(MSNBC, 16/8/02)
Những nhân vật chính của cuộc chiến tranh vùng Vịnh nay đặt nhiều câu hỏi về sự chuẩn bị của Mỹ trong kế hoạch tấn công Iraq. Ðại Tướng hồi hưu Norman Schwarzkopf và cựu Cố Vấn An Ninh Brent Scowcroft nói rằng sự ủng hộ của quốc tế là điều tối cần cho cuộc tấn công lật đổ Saddam Hussein.
Tướng Schwarzkopf, nói chuyện trên chương trình “Hardball” của MSNBC, biện luận rằng Hoa Kỳ sẽ cần có tình báo tốt hơn, trước khi mưu tính “thay đổi chế độ”tại Iraq.
Ông nêu lên một điều là trong chiến tranh vùng Vịnh năm xưa, khi ông làm tổng tư lệnh một lực lượng đồng minh quốc tế đánh bại Iraq, quân đội đã không bao giờ biết được Saddam Hussein ở nơi nào.
Ông Schwarzkopf chỉ huy một lực lượng gồm hơn 40 quốc gia vào năm 1991 và vị tướng này nói rằng một liên minh ủng hộ việc lật đổ Saddam rất cần thiết. Ông nói “chúng ta cần có một sự ủng hộ như thế.”
Tướng Schwarzkopf nói với phái viên Chris Matthews của MSNBC hôm thứ Năm rằng một chiến dịch quân sự không có sự trợ giúp của Ả Rập Saudi sẽ rất khó khăn. Trong cuộc chiến năm 1991, hơn 200,000 quân Mỹ đồn trú tại nước hoàng tộc trên sa mạc này nhưng nay các lãnh tụ xứ này đã từ khước ủng hộ một cuộc tấn công mới đánh vào Iraq.
Trong một tuyên bố riêng biệt, ông Scowcroft, cựu cố vấn an ninh cho các Cựu Tổng Thống Gerald Ford và Goerge Bush, cảnh cáo không nên tấn công Iraq trong khi cuộc chiến chống khủng bố đang tiếp diễn.
Ông này viết trên tờ Wall Street Journal hôm thứ Năm rằng có rất ít bằng chứng liên kết Saddam Hussein với những tổ chức khủng bố và ông cho rằng “Ông takhông dại gì làm cho những đầu tư về vũ khí hủy diệt tập thể của y bị nguy hiểm đừng nói gì đến làm hiểm nguy cho nước ông ta, bằng cách trao cho quân khủng bố những loại khí giới này để chúng dùng cho những mục đích riêng.”
Thêm vào đó, nếu không có sự đồng tình của quốc tế, điều này có nghĩa rằng Hoa Kỳ sẽ phải đánh Iraq một mình, “khiến cho bất cứ một chiến dịch quân sự nào cũng sẽ khó khăn và tốn kém.”
Các ông Scowcroft và Schwarzkopf gia nhập vào một danh sách ngày càng nhiều những nhân vật chính yếu của Hoa Kỳ, những người bình thường có thể kỳ vọng rằng họ sẽ ủng hộ chính quyền Bush. Ông Scowcroft lên tiếng về những quan tâm của ông trong vấn đề này lần đầu nhân cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “Face The Nation” của truyền hình CBS hồi đầu tháng này.
Một tuần trước đây, lãnh tụ đa số Hạ Viện Dick Armey cảnh cáo không nên tấn công nếu không bị khiêu khích trước đánh Saddam. Ông ta nói “Nếu Saddam vẫn không phá rối và ở yên trong phạm vi nước hắn, chúng ta không nên bỏ công và tài nguyên tấn công chống lại y,”
Các nước đồng minh của Hoa Kỳ đã biểu lộ sự hoài nghi về kế hoạch của chính phủ Bush.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm, Cố Vấn An Ninh Condoleeza Rice nói với BBC rằng Hoa Kỳ tin rằng “trường hợp luân lý” trong vấn đề lật đổ Saddam khỏi quyền lực vẫn không suy xuyễn.
Bà nói rằng “Ðây là một người độc ác, nếu để cho ông ta có được những dụng cụ, sẽ gây tang thương chính cho dân tộc của ông ta và các nước láng giềng và tất cả chúng ta, nếu ông ta có được vũ khí hủy diệt tập thể và khả năng chuyên chở những khí giới này. Vấn đề luân lý để thay đổi chế độ này rất là mãnh liệt, Chúng ta không có được sự xa xỉ ngồi khoanh tay mà không làm gì cả,”
Phản ảnh lời Tổng Thống Bush, bà Rice nói rằng Saddam đang theo đuổi những vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân trái ngược với lời hứa giảm binh sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, là một trường hợp bào chữa mạnh mẽ cho việc lật đổ chế độ.
Bà Rice nói “Ông ta đã sử dụng khí giới hóa học chống lại chính nhân dân của ông và chống lại các láng giềng, ông ta đã xâm lược các nước lân bang, ông ta đã giết hại hàng ngàn dân Iraq,”
“Ông ta bắn vào máy bay chúng ta, những phi cơ tuần hành trong vùng cấm bay khi đang thi hành những nghị quyết của Hội Ðồng Bảo An LHQ.”
Bà Rice nói rằng việc đánh tan mạng lưới al-Qaeda là một ưu tiên sau ngày 11 tháng Chín “bởi vì chúng ta không biết được còn có bao nhiêu tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới nữa đã bị nhắm tới và sẵn sàng bị tấn công” nhưng nay Saddam là một mục tiêu được chú trọng đến.
Bà nói “Rõ ràng rằng nếu Saddam vẫn còn có quyền lực để làm những gì hắn ta đang làm hiện nay thì đây là một đe dọa cho hiện tình một cách đáng sợ.”
Bà nói thêm rằng “Lịch sử đầy dẫy những trường hợp không làm gì cả đưa đến những hậu quả tang thương cho thế giới. Chúng ta nên nhìn lại quá khứ và đặt câu hỏi rằng có bao nhiêu nhà độc tài cuối cùng trở thành sự đe dọa to lớn cho toàn cầu và giết hại hàng ngàn, hàng triệu người, chúng ta có nên chấm dứt con đường đi của họ hay chăng,”
Một đồng minh mà Hoa Kỳ có thể tin vào được là Do Thái, họ bắn tiếng sẽ hỗ trợ Hoa Thịnh Ðốn để lật đổ Saddam. Hôm thứ Sáu, một phụ tá của Thủ Tướng Ariel Sharon thúc dục giới chức Hoa Kỳ không nên trì hoãn tấn công quân sự.
Các viên chức tình báo Do Thái đã thu thập bằng chứng rằng Iraq đang gia tăng nỗ lực chế tạo vũ khí hóa học và sinh hóa, theo ông Ranaan Gissin, phụ tá của Thủ Tướng Sharon.
Gissin nói với thông tấn AP rằng “Mọi sự trì hoãn tấn công Iraq ở thời điểm này sẽ không giúp được gì hết, điều này chỉ cho hắn ta (Saddam) thêm một cơ hội khẩn trương thực hiện chương trình vũ khí hủy diệt tập thể của y.”
Trong khi Do Thái ủng hộ chính quyền Hoa Kỳ trong hành động chống Iraq, hiện đang có quan tâm tại Do Thái rằng để phản ứng, Iraq có thể sẽ mở cuộc tấn công hỏa tiễn đánh vào Tel Aviv và những thành phố Do Thái khác.
Trong chiến tranh vùng Vịnh hồi 1991, khi lực lượng do Mỹ dẫn đầu đẩy lui quân xâm lược Iraq khỏi lãnh thổ Kuwait, Iraq đã bắn 39 hỏa tiễn Scud vào Do Thái - không có hỏa tiễn nào mang đầu đạn hóa học hay sinh học - gây một ít thương vong nhưng làm tổn thất rất nhiều. Trong cuộc chiến năm 1991, Hoa Kỳ lo ngại mất sự ủng hộ của khối Ả Rập nếu Do Thái trả đũa những vụ tấn công, và vì vậy đã đặt áp lực mạnh làm cho Do Thái cắn răng chịu đựng. Tuy nhiên, Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái Binyamin Ben-Eliezer nói rằng Do Thái sẽ phòng ngự chống lại bất cứ một vụ tấn công mới nào.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu, ông Ben-Eliezer nói với nhật báo Yediot Ahronot rằng Do Thái chắc chắn sẽ là mục tiêu trong một cuộc chiến như vậy và sẽ trả đũa cùng với lực lượng của Hoa Kỳ.
“Chúng ta sẽ là một trong những mục tiêu chính”, ông này nói với nhà báo rằng “Ðiều tôi nói với người Mỹ là, và tôi lặp lại rằng, đừng hy vọng chúng tôi tiếp tục sống trong tình trạng kềm hãm. Nếu họ đánh vào chúng tôi, chúng tôi dành tòan quyền có phản ứng.”
Những nhân vật chính của cuộc chiến tranh vùng Vịnh nay đặt nhiều câu hỏi về sự chuẩn bị của Mỹ trong kế hoạch tấn công Iraq. Ðại Tướng hồi hưu Norman Schwarzkopf và cựu Cố Vấn An Ninh Brent Scowcroft nói rằng sự ủng hộ của quốc tế là điều tối cần cho cuộc tấn công lật đổ Saddam Hussein.
Tướng Schwarzkopf, nói chuyện trên chương trình “Hardball” của MSNBC, biện luận rằng Hoa Kỳ sẽ cần có tình báo tốt hơn, trước khi mưu tính “thay đổi chế độ”tại Iraq.
Ông nêu lên một điều là trong chiến tranh vùng Vịnh năm xưa, khi ông làm tổng tư lệnh một lực lượng đồng minh quốc tế đánh bại Iraq, quân đội đã không bao giờ biết được Saddam Hussein ở nơi nào.
Ông Schwarzkopf chỉ huy một lực lượng gồm hơn 40 quốc gia vào năm 1991 và vị tướng này nói rằng một liên minh ủng hộ việc lật đổ Saddam rất cần thiết. Ông nói “chúng ta cần có một sự ủng hộ như thế.”
Tướng Schwarzkopf nói với phái viên Chris Matthews của MSNBC hôm thứ Năm rằng một chiến dịch quân sự không có sự trợ giúp của Ả Rập Saudi sẽ rất khó khăn. Trong cuộc chiến năm 1991, hơn 200,000 quân Mỹ đồn trú tại nước hoàng tộc trên sa mạc này nhưng nay các lãnh tụ xứ này đã từ khước ủng hộ một cuộc tấn công mới đánh vào Iraq.
Trong một tuyên bố riêng biệt, ông Scowcroft, cựu cố vấn an ninh cho các Cựu Tổng Thống Gerald Ford và Goerge Bush, cảnh cáo không nên tấn công Iraq trong khi cuộc chiến chống khủng bố đang tiếp diễn.
Ông này viết trên tờ Wall Street Journal hôm thứ Năm rằng có rất ít bằng chứng liên kết Saddam Hussein với những tổ chức khủng bố và ông cho rằng “Ông takhông dại gì làm cho những đầu tư về vũ khí hủy diệt tập thể của y bị nguy hiểm đừng nói gì đến làm hiểm nguy cho nước ông ta, bằng cách trao cho quân khủng bố những loại khí giới này để chúng dùng cho những mục đích riêng.”
Thêm vào đó, nếu không có sự đồng tình của quốc tế, điều này có nghĩa rằng Hoa Kỳ sẽ phải đánh Iraq một mình, “khiến cho bất cứ một chiến dịch quân sự nào cũng sẽ khó khăn và tốn kém.”
Các ông Scowcroft và Schwarzkopf gia nhập vào một danh sách ngày càng nhiều những nhân vật chính yếu của Hoa Kỳ, những người bình thường có thể kỳ vọng rằng họ sẽ ủng hộ chính quyền Bush. Ông Scowcroft lên tiếng về những quan tâm của ông trong vấn đề này lần đầu nhân cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “Face The Nation” của truyền hình CBS hồi đầu tháng này.
Một tuần trước đây, lãnh tụ đa số Hạ Viện Dick Armey cảnh cáo không nên tấn công nếu không bị khiêu khích trước đánh Saddam. Ông ta nói “Nếu Saddam vẫn không phá rối và ở yên trong phạm vi nước hắn, chúng ta không nên bỏ công và tài nguyên tấn công chống lại y,”
Các nước đồng minh của Hoa Kỳ đã biểu lộ sự hoài nghi về kế hoạch của chính phủ Bush.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm, Cố Vấn An Ninh Condoleeza Rice nói với BBC rằng Hoa Kỳ tin rằng “trường hợp luân lý” trong vấn đề lật đổ Saddam khỏi quyền lực vẫn không suy xuyễn.
Bà nói rằng “Ðây là một người độc ác, nếu để cho ông ta có được những dụng cụ, sẽ gây tang thương chính cho dân tộc của ông ta và các nước láng giềng và tất cả chúng ta, nếu ông ta có được vũ khí hủy diệt tập thể và khả năng chuyên chở những khí giới này. Vấn đề luân lý để thay đổi chế độ này rất là mãnh liệt, Chúng ta không có được sự xa xỉ ngồi khoanh tay mà không làm gì cả,”
Phản ảnh lời Tổng Thống Bush, bà Rice nói rằng Saddam đang theo đuổi những vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân trái ngược với lời hứa giảm binh sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, là một trường hợp bào chữa mạnh mẽ cho việc lật đổ chế độ.
Bà Rice nói “Ông ta đã sử dụng khí giới hóa học chống lại chính nhân dân của ông và chống lại các láng giềng, ông ta đã xâm lược các nước lân bang, ông ta đã giết hại hàng ngàn dân Iraq,”
“Ông ta bắn vào máy bay chúng ta, những phi cơ tuần hành trong vùng cấm bay khi đang thi hành những nghị quyết của Hội Ðồng Bảo An LHQ.”
Bà Rice nói rằng việc đánh tan mạng lưới al-Qaeda là một ưu tiên sau ngày 11 tháng Chín “bởi vì chúng ta không biết được còn có bao nhiêu tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới nữa đã bị nhắm tới và sẵn sàng bị tấn công” nhưng nay Saddam là một mục tiêu được chú trọng đến.
Bà nói “Rõ ràng rằng nếu Saddam vẫn còn có quyền lực để làm những gì hắn ta đang làm hiện nay thì đây là một đe dọa cho hiện tình một cách đáng sợ.”
Bà nói thêm rằng “Lịch sử đầy dẫy những trường hợp không làm gì cả đưa đến những hậu quả tang thương cho thế giới. Chúng ta nên nhìn lại quá khứ và đặt câu hỏi rằng có bao nhiêu nhà độc tài cuối cùng trở thành sự đe dọa to lớn cho toàn cầu và giết hại hàng ngàn, hàng triệu người, chúng ta có nên chấm dứt con đường đi của họ hay chăng,”
Một đồng minh mà Hoa Kỳ có thể tin vào được là Do Thái, họ bắn tiếng sẽ hỗ trợ Hoa Thịnh Ðốn để lật đổ Saddam. Hôm thứ Sáu, một phụ tá của Thủ Tướng Ariel Sharon thúc dục giới chức Hoa Kỳ không nên trì hoãn tấn công quân sự.
Các viên chức tình báo Do Thái đã thu thập bằng chứng rằng Iraq đang gia tăng nỗ lực chế tạo vũ khí hóa học và sinh hóa, theo ông Ranaan Gissin, phụ tá của Thủ Tướng Sharon.
Gissin nói với thông tấn AP rằng “Mọi sự trì hoãn tấn công Iraq ở thời điểm này sẽ không giúp được gì hết, điều này chỉ cho hắn ta (Saddam) thêm một cơ hội khẩn trương thực hiện chương trình vũ khí hủy diệt tập thể của y.”
Trong khi Do Thái ủng hộ chính quyền Hoa Kỳ trong hành động chống Iraq, hiện đang có quan tâm tại Do Thái rằng để phản ứng, Iraq có thể sẽ mở cuộc tấn công hỏa tiễn đánh vào Tel Aviv và những thành phố Do Thái khác.
Trong chiến tranh vùng Vịnh hồi 1991, khi lực lượng do Mỹ dẫn đầu đẩy lui quân xâm lược Iraq khỏi lãnh thổ Kuwait, Iraq đã bắn 39 hỏa tiễn Scud vào Do Thái - không có hỏa tiễn nào mang đầu đạn hóa học hay sinh học - gây một ít thương vong nhưng làm tổn thất rất nhiều. Trong cuộc chiến năm 1991, Hoa Kỳ lo ngại mất sự ủng hộ của khối Ả Rập nếu Do Thái trả đũa những vụ tấn công, và vì vậy đã đặt áp lực mạnh làm cho Do Thái cắn răng chịu đựng. Tuy nhiên, Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái Binyamin Ben-Eliezer nói rằng Do Thái sẽ phòng ngự chống lại bất cứ một vụ tấn công mới nào.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu, ông Ben-Eliezer nói với nhật báo Yediot Ahronot rằng Do Thái chắc chắn sẽ là mục tiêu trong một cuộc chiến như vậy và sẽ trả đũa cùng với lực lượng của Hoa Kỳ.
“Chúng ta sẽ là một trong những mục tiêu chính”, ông này nói với nhà báo rằng “Ðiều tôi nói với người Mỹ là, và tôi lặp lại rằng, đừng hy vọng chúng tôi tiếp tục sống trong tình trạng kềm hãm. Nếu họ đánh vào chúng tôi, chúng tôi dành tòan quyền có phản ứng.”