Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:57 22/11/2024
27. Vì người phạm tội trọng mà cầu nguyện thì được lòng thương xót cao nhất. Vì yêu mến Thiên Chúa, nên khi con cầu nguyện thì luôn nhớ đến những linh hồn này.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:01 22/11/2024
100. KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ CHUYỆN NHỎ
Trong thôn có một gia đình giàu có làm lễ đính hôn, một hàng người mang giỏ trúc để đầy sính lễ vàng bạc, đi ngang qua cổng nhà của Vu công.
Vợ chồng Vu công đứng coi, nói:
- “Chúng ta thử đếm đồ sính lễ này có bao nhiêu?”
Vợ nói:
- “Tôi coi có khoảng hai trăm lượng bạc”.
Vu công nói:
- “Tôi coi thì năm trăm lượng”.
Vợ nói không có như thế, nhưng Vu công nói nhất định là có, tranh cãi với nhau hồi lâu thì cùng nhau ẩu đả loạn lên.
Vợ nói:
- “Tôi đánh không lại ông, thôi thì ba trăm lượng vậy”.
Vu công miệng vẫn còn chửi, hàng xóm đến khuyên can, Vu công đổi sắc mặt nói:
- “Còn hai trăm lượng không rõ ràng minh bạch, lẽ nào đó là chuyện nhỏ sao?”
(Vu Tiên biệt ký)
Suy tư 100:
Chuyện của hàng xóm mà vợ chồng lại ẩu đả nhau thì đúng là...vô duyên lắm chuyện.
Có những người vô công rỗi việc cứ chăm chăm nhìn hàng xóm coi có chuyện gì không để bình luận, đặt điều và phê bình, mà thường là nói xấu chứ không nói tốt cho hàng xóm, bởi vì người lười biếng làm việc thì là người luôn có tâm địa không mấy tốt đẹp, vì họ không để tâm vào việc làm để suy tư sáng tạo...
Hai trăm lượng, năm trăm lượng hay nhiều hơn nữa thì cũng là của người hàng xóm chứ không phải của mình, tranh cải làm gì, nếu cứ lo làm việc nhà, chuyên tâm săn sóc con cái dạy bảo chúng nên người thì làm gì có chuyện đứng coi nhà hàng xóm trong lễ đính hôn có bao nhiêu tiền sính lễ !
Hạnh phúc gia đình không từ ngoài vào nhưng là từ trong nhà mà có, nhưng phá hoại hạnh phúc gia đình thì từ ngoài vào chứ không phải trong nhà, ít người biết được như thế nên họ thường đem chuyện bên ngoài về trong nhà để tranh cãi và làm phá vỡ hạnh phúc gia đình đang êm ấm của mình...
Ai hiểu được thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trong thôn có một gia đình giàu có làm lễ đính hôn, một hàng người mang giỏ trúc để đầy sính lễ vàng bạc, đi ngang qua cổng nhà của Vu công.
Vợ chồng Vu công đứng coi, nói:
- “Chúng ta thử đếm đồ sính lễ này có bao nhiêu?”
Vợ nói:
- “Tôi coi có khoảng hai trăm lượng bạc”.
Vu công nói:
- “Tôi coi thì năm trăm lượng”.
Vợ nói không có như thế, nhưng Vu công nói nhất định là có, tranh cãi với nhau hồi lâu thì cùng nhau ẩu đả loạn lên.
Vợ nói:
- “Tôi đánh không lại ông, thôi thì ba trăm lượng vậy”.
Vu công miệng vẫn còn chửi, hàng xóm đến khuyên can, Vu công đổi sắc mặt nói:
- “Còn hai trăm lượng không rõ ràng minh bạch, lẽ nào đó là chuyện nhỏ sao?”
(Vu Tiên biệt ký)
Suy tư 100:
Chuyện của hàng xóm mà vợ chồng lại ẩu đả nhau thì đúng là...vô duyên lắm chuyện.
Có những người vô công rỗi việc cứ chăm chăm nhìn hàng xóm coi có chuyện gì không để bình luận, đặt điều và phê bình, mà thường là nói xấu chứ không nói tốt cho hàng xóm, bởi vì người lười biếng làm việc thì là người luôn có tâm địa không mấy tốt đẹp, vì họ không để tâm vào việc làm để suy tư sáng tạo...
Hai trăm lượng, năm trăm lượng hay nhiều hơn nữa thì cũng là của người hàng xóm chứ không phải của mình, tranh cải làm gì, nếu cứ lo làm việc nhà, chuyên tâm săn sóc con cái dạy bảo chúng nên người thì làm gì có chuyện đứng coi nhà hàng xóm trong lễ đính hôn có bao nhiêu tiền sính lễ !
Hạnh phúc gia đình không từ ngoài vào nhưng là từ trong nhà mà có, nhưng phá hoại hạnh phúc gia đình thì từ ngoài vào chứ không phải trong nhà, ít người biết được như thế nên họ thường đem chuyện bên ngoài về trong nhà để tranh cãi và làm phá vỡ hạnh phúc gia đình đang êm ấm của mình...
Ai hiểu được thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 23/11: Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
VietCatholic Media
02:09 22/11/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”
Đức Giê-su đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.”
Bấy giờ có mấy người thuộc nhóm kinh sư lên tiếng nói: “Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm.” Thế là họ không dám chất vấn Người điều gì nữa.
Đó là lời Chúa
Chúa Kitô Vua sự thật
Lm Nguyễn Xuân Trường
05:16 22/11/2024
Chúa Kitô Vua sự thật
Tại sao Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ Giáo Hội mừng lễ Chúa Kitô Vua? Vì Chúa không chỉ là vua của người Công Giáo, mà là vua của nhân loại, vua của vũ trụ trời đất. Ngài không chỉ là vua một triều đại, mà là vua muôn đời. Chúa không là vua chính trị, mà là vua giá trị: giá trị Sự Thật.
1. Vua Sự Thật. Vua là người đứng đầu vương quốc, và Chúa Giêsu đứng đầu vương quốc Sự Thật. Các tôn giáo chủ trương những con đường giải thoát khác nhau, còn con đường giải thoát của Chúa Giêsu là “Sự thật sẽ giải thoát anh em.” Phúc Âm hôm nay Chúa công bố: “Tôi đến thế gian để làm chứng cho sự thật.” Chúa là sự thật. Ngài đã rao giảng, đã sống, đã chết để làm chứng và mạc khải một sự thật vĩ đại nhất: Thiên Chúa là tình yêu. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã chết để cứu chuộc con người.
2. Sống Sự Thật. Sống sự thật không dễ vì “Sự thật mất lòng.” Hơn nữa, Thế giới này còn được gọi là thế gian vì đầy dẫy gian dối, hàng giả, tin giả- fake news tràn lan đến nỗi gian dối được coi là chuyện bình thường. Nguy hiểm hơn nữa khi các đảng phái chính trị và các phong trào dùng truyền thông tuyên truyền lèo lái khiến cho người ta tưởng giả là thật, sai lại là đúng, thế sự đảo điên. Trong bối cảnh như thế, thì nhân loại rất cần can đảm sống sự thật. Khi sống sự thật thì chúng ta bước vào vương quốc vua Giêsu như Ngài tuyên bố: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” Sự thật của Chúa đi liền với tình yêu.
Tạ ơn Chúa cho chúng ta hạnh phúc làm con Vua Giêsu Kitô. Nhận ai làm vua thì phải phục tùng người đó. Thế nên, xin cho chúng ta cũng biết phục tùng Chúa Kitô, để Chúa ngự trị và làm chủ cuộc đời chúng ta. Thế sự xoay vần, người này thay người nọ nắm quyền chính trị xã hội, nhưng dù là ai, thì Chúa Giêsu luôn mãi là vua vĩnh cửu. Amen.
Tại sao Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ Giáo Hội mừng lễ Chúa Kitô Vua? Vì Chúa không chỉ là vua của người Công Giáo, mà là vua của nhân loại, vua của vũ trụ trời đất. Ngài không chỉ là vua một triều đại, mà là vua muôn đời. Chúa không là vua chính trị, mà là vua giá trị: giá trị Sự Thật.
1. Vua Sự Thật. Vua là người đứng đầu vương quốc, và Chúa Giêsu đứng đầu vương quốc Sự Thật. Các tôn giáo chủ trương những con đường giải thoát khác nhau, còn con đường giải thoát của Chúa Giêsu là “Sự thật sẽ giải thoát anh em.” Phúc Âm hôm nay Chúa công bố: “Tôi đến thế gian để làm chứng cho sự thật.” Chúa là sự thật. Ngài đã rao giảng, đã sống, đã chết để làm chứng và mạc khải một sự thật vĩ đại nhất: Thiên Chúa là tình yêu. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã chết để cứu chuộc con người.
2. Sống Sự Thật. Sống sự thật không dễ vì “Sự thật mất lòng.” Hơn nữa, Thế giới này còn được gọi là thế gian vì đầy dẫy gian dối, hàng giả, tin giả- fake news tràn lan đến nỗi gian dối được coi là chuyện bình thường. Nguy hiểm hơn nữa khi các đảng phái chính trị và các phong trào dùng truyền thông tuyên truyền lèo lái khiến cho người ta tưởng giả là thật, sai lại là đúng, thế sự đảo điên. Trong bối cảnh như thế, thì nhân loại rất cần can đảm sống sự thật. Khi sống sự thật thì chúng ta bước vào vương quốc vua Giêsu như Ngài tuyên bố: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” Sự thật của Chúa đi liền với tình yêu.
Tạ ơn Chúa cho chúng ta hạnh phúc làm con Vua Giêsu Kitô. Nhận ai làm vua thì phải phục tùng người đó. Thế nên, xin cho chúng ta cũng biết phục tùng Chúa Kitô, để Chúa ngự trị và làm chủ cuộc đời chúng ta. Thế sự xoay vần, người này thay người nọ nắm quyền chính trị xã hội, nhưng dù là ai, thì Chúa Giêsu luôn mãi là vua vĩnh cửu. Amen.
Lễ Chúa Ki-tô Vua
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 22/11/2024
CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
Tin mừng : Ga 18, 33b-37
“Chính ngài nói rằng tôi là vua”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là chủ nhật cuối cùng kết thúc năm phụng vụ, kết thúc để bắt đầu một năm phụng vụ mới với tất cả tâm tình mới của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan thánh sử đã cho chúng ta nghe thấy cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với quan Philatô về vương quốc và vương quyền của Ngài, để cho chúng ta biết rằng: Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua trên các vua, và vương quyền của Ngài vô cùng tận – vĩnh hằng, vì Ngài là Thiên Chúa.
Vương quốc của Đức Chúa Giê-su không giới hạn từ đông sang tây, trên trời hay dưới đất hoặc trong biển khôi, nhưng vô tận, bởi vì tất cả vạn vật đều do Ngài dựng nên; con dân của Ngài không những chỉ là những người đã tin và đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Ngài mà thôi, nhưng Ngài còn muốn “tập hợp tất cả đoàn dân lại như gà mẹ tập hợp đàn con dưới cánh”, nghĩa là trong ý định của Thiên Chúa, tất cả mọi người trên thế gian đều là con dân của Ngài.
Đức Chúa Giê-su không những là vua trên hết các vua, mà còn là tôi tớ của các tôi tớ đầy lòng khiêm tốn khi tự hạ làm con người như chúng ta. Ngài là vua trên các vua vì Ngài là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, Ngài là tôi tớ của các tôi tớ vì Ngài đã tự huỷ mình ra không, chấp nhận và gánh vác tội lỗi của nhân loại hơn một nô lệ thấp hèn, để cứu chuộc chúng ta. Đó chính là điều khó hiểu cho quan tổng trấn Philatô đầy quyền lực sinh sát, nhưng lại không nhận ra chân lí là cái gì khi đối diện với chân lí là Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Alpha và Omega –khởi đầu và chung kết- chính là Đức Chúa Ki-tô, bởi vì “Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, mà mọi vinh quang đều quy về Thiên Chúa là Cha toàn năng, cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời muôn thuở. Amen”. Đó chính là lời chúc tụng của Giáo Hội, của tất cả mọi miệng lưỡi trên trời và dưới đất dành cho Ngài là vị vua cao cả và uy quyền.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta là những công dân của Nước Trời vì chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa Tội, nhưng không có nghĩa là chúng ta quên mất bổn phận của một công dân trần thế, nhưng khi chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng hạnh phúc, công bằng, bác ái cho tha nhân trong một tổ quốc ở trần gian, là chính khi đó chúng ta đã thực hành bổn phận của công dân của Nước Trời.
Hãy hãnh diện và ngẫng đầu cao vì mình là công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su chính là vua và là Thiên Chúa của chúng ta, chính Ngài đã dẫn đưa chúng ta đến vương quốc của hằng sống bằng chính cái chết trên thập giá của Ngài.
Câu gợi ý:
1. Ngày lễ Đức Chúa Giê-su Kitô vua vũ trụ, tôi có thói quen kiểm điểm lại đời sống đức tin của mình trong năm qua?
2. Là người Kitô hữu, tôi có ý thức được mình là công dân của Nước Trời khi tham gia xây dựng tổ quốc ở trần gian?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
Tin mừng : Ga 18, 33b-37
“Chính ngài nói rằng tôi là vua”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là chủ nhật cuối cùng kết thúc năm phụng vụ, kết thúc để bắt đầu một năm phụng vụ mới với tất cả tâm tình mới của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan thánh sử đã cho chúng ta nghe thấy cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với quan Philatô về vương quốc và vương quyền của Ngài, để cho chúng ta biết rằng: Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua trên các vua, và vương quyền của Ngài vô cùng tận – vĩnh hằng, vì Ngài là Thiên Chúa.
Vương quốc của Đức Chúa Giê-su không giới hạn từ đông sang tây, trên trời hay dưới đất hoặc trong biển khôi, nhưng vô tận, bởi vì tất cả vạn vật đều do Ngài dựng nên; con dân của Ngài không những chỉ là những người đã tin và đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Ngài mà thôi, nhưng Ngài còn muốn “tập hợp tất cả đoàn dân lại như gà mẹ tập hợp đàn con dưới cánh”, nghĩa là trong ý định của Thiên Chúa, tất cả mọi người trên thế gian đều là con dân của Ngài.
Đức Chúa Giê-su không những là vua trên hết các vua, mà còn là tôi tớ của các tôi tớ đầy lòng khiêm tốn khi tự hạ làm con người như chúng ta. Ngài là vua trên các vua vì Ngài là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, Ngài là tôi tớ của các tôi tớ vì Ngài đã tự huỷ mình ra không, chấp nhận và gánh vác tội lỗi của nhân loại hơn một nô lệ thấp hèn, để cứu chuộc chúng ta. Đó chính là điều khó hiểu cho quan tổng trấn Philatô đầy quyền lực sinh sát, nhưng lại không nhận ra chân lí là cái gì khi đối diện với chân lí là Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Alpha và Omega –khởi đầu và chung kết- chính là Đức Chúa Ki-tô, bởi vì “Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, mà mọi vinh quang đều quy về Thiên Chúa là Cha toàn năng, cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời muôn thuở. Amen”. Đó chính là lời chúc tụng của Giáo Hội, của tất cả mọi miệng lưỡi trên trời và dưới đất dành cho Ngài là vị vua cao cả và uy quyền.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta là những công dân của Nước Trời vì chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa Tội, nhưng không có nghĩa là chúng ta quên mất bổn phận của một công dân trần thế, nhưng khi chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng hạnh phúc, công bằng, bác ái cho tha nhân trong một tổ quốc ở trần gian, là chính khi đó chúng ta đã thực hành bổn phận của công dân của Nước Trời.
Hãy hãnh diện và ngẫng đầu cao vì mình là công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su chính là vua và là Thiên Chúa của chúng ta, chính Ngài đã dẫn đưa chúng ta đến vương quốc của hằng sống bằng chính cái chết trên thập giá của Ngài.
Câu gợi ý:
1. Ngày lễ Đức Chúa Giê-su Kitô vua vũ trụ, tôi có thói quen kiểm điểm lại đời sống đức tin của mình trong năm qua?
2. Là người Kitô hữu, tôi có ý thức được mình là công dân của Nước Trời khi tham gia xây dựng tổ quốc ở trần gian?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bi Kịch và tín điều
Vũ Văn An
14:01 22/11/2024
Cha Benedict Kiely, trên The Catholic Thing, Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024, có bài viết tựa là “The Drama and the Dogma” (Bi kịch và Tín điều):
Gần đây, tôi thấy trên mạng xã hội một yêu cầu mọi người nói lý do tại sao họ là Ki-tô hữu trong năm chữ hoặc ít hơn. Tôi đã định diễn giải lại lý do Chesterton theo đạo Công Giáo và dùng mấy chữ: "Đó là sự thật". Sau đó, tôi nhớ đến tiểu thuyết gia và người trở lại Công Giáo Walker Percy, khi được hỏi tại sao ông trở lại Công Giáo, đã trả lời: "Còn gì khác nữa ở đó?"
Có tuyên bố sứ mệnh nào lớn hơn thế mà dường như mọi giáo xứ đều yêu cầu hay một bản thiết kế tốt hơn cho công cuộc truyền giáo không? Tất nhiên, chỉ có một tuyên bố sứ mệnh thực sự, đó là "Ủy mệnh vĩ đại" của Chúa Kitô trong Tin Mừng Thánh Mát-thêu. Khi bạn xem xét các lựa chọn thay thế được đưa ra cho con người thế kỷ 21 - tôn giáo xanh, cách mạng tình dục, chủ nghĩa hư vô hoặc quay trở lại Chủ nghĩa cộng sản, nghĩa là bất cứ hy vọng sai lầm nào vào một giải pháp chính trị cho nhu cầu của con người - "Còn gì khác nữa ở đó?" đều có thể diễn đạt tốt sự thật của đức tin Công Giáo.
Câu “còn gì khác nữa ở đó” của Công Giáo hàm ý một niềm tin mãnh liệt, không những vào tín điều mà, như Dorothy L. Sayers đã nói, vào cả “bi kịch” nữa. Trọng tâm của bi kịch là phụng vụ, các Mầu nhiệm Thần thiêng. Không có tín điều, sẽ không có bi kịch. Nên, như Chesterton mô tả, nền chính thống mạnh mẽ chính là nhiên liệu thắp sáng ngọn lửa.
Không đi sâu vào tranh luận, sau sáu mươi năm kể từ khi Công đồng khai mạc, chúng ta nên thành thật xem xét tác động của sự tục hóa đối với cả bi kịch và tín điều.
Trong một bài viết của ngài, Đức Bênêđictô XVI đã nhắc đến lời của nhà văn Eugène Ionesco, một trong những người sáng lập ra Nhà hát Phi lý. Viết vào năm 1975, Ionesco đã mô tả sự tục hóa mà ông trải qua trong Giáo hội là “thực sự đáng thương”. Ông nói thêm rằng trong khi “thế giới đang lạc lối, thì Giáo hội đang đánh mất chính mình trong thế giới”. Những lời nói từ gần năm mươi năm trước nghe có vẻ rất đương thời.
Đức Bênêđictô XVI đã đề xuất một giải pháp, trả lời Ionesco: Giáo hội đương thời cần "lòng can đảm để đón nhận những gì thánh thiêng", chứ không phải, điều mà ngài gọi là "tính hiếu sự [officiousness] tầm thường".
Phản ứng của phần lớn Giáo hội đối với đại dịch do virus Corona gây ra đã tiết lộ nhiều "tính hiếu sự tầm thường". Nó phơi bày những gì đã ẩn núp bên dưới bề mặt trong một thời gian, trong thế giới thánh thiêng và thế tục.
Trong thế giới thế tục, Nhà nước luôn xâm lược đã mở rộng quyền kiểm soát của mình bằng các luật lệ hà khắc đối với mọi khía cạnh của cuộc sống trong những gì mà nhiều người ngây thơ tin là nền dân chủ tự do. Đáng buồn thay, trong Giáo hội, cũng có nhiều thứ có vẻ tầm thường và hời hợt. Ionesco mô tả thế giới khi đó, cũng như bây giờ, là "thay đổi liên tục", "không còn gì cho chúng ta; không có gì là vững chắc", nhưng "những gì chúng ta cần là một tảng đá".
Khi thế giới đang thay đổi, khi không có gì là vững chắc, Giáo hội phải là tảng đá, trình bày tín điều và bi kịch của Công Giáo cho những người tìm kiếm chân lý.
Trong một dịp khác, Walker Percy nhận xét rằng thế giới phương Tây "quá thối nát và nhàm chán" đến nỗi cuối cùng, những người trẻ tuổi "sẽ chán ngấy và tìm kiếm thứ gì đó khác". Những vùng ngoại vi thực sự trong xã hội thế tục hiện đại nằm ở những người tìm kiếm điều tốt, điều chân thực và điều đẹp đẽ. Sẽ vô ích khi cung cấp cháo khi cần thịt cứng, cũng như phủ nhận rằng có một vấn đề.
Trong cuốn sách The Next Pope của Edward Pentin, Đức Hồng Y Willem Eijk được trích dẫn (chúng ta có được phép nói "Tôi thích Eijk không"). Đức Hồng Y so sánh công việc của giám mục ngày nay giống như một nhà khí tượng học: "một giám mục có nhiều nhiệm vụ, nhưng giả vờ rằng thời tiết tốt đang đến không phải là một phần của nó". Ngài nói tiếp, "một mặt trận bão tố thực sự đang đến".
Tuy vậy, ngài tiếp tục nói rằng chúng ta không nên khuyến khích sự rút lui thụ động vào sự tối tăm, hoặc thừa nhận rằng sứ mệnh đã thất bại. Thay vào đó, điều ngược lại phải xảy ra; Giáo hội một lần nữa phải được đề nghị trong tất cả sự thật và vẻ đẹp của nó.
Một mặt trận bão tố thực sự có thể đang đến, chắc chắn là đối với phần lớn Tây Âu, và ngày càng tăng ở Hoa Kỳ. Nhưng lời tiên tri của Đức Hồng Y, nếu được đối đầu một cách thực tế và với sự sáng suốt và lòng nhiệt thành tông đồ, sẽ mang đến cho Giáo hội một khoảnh khắc hoàn hảo để thuyết phục thế giới rằng thực sự có câu trả lời cho câu hỏi "Còn gì khác nữa ở đó?"
Cần phải có sự lãnh đạo can đảm, chính thống, tầm nhìn và sự sáng tạo đích thực, không phải là thứ gì đó, thật không may, đang được trưng bày rộng rãi ngay bây giờ tại các cuộc tụ họp đông đảo của những người kế vị các tông đồ.
Hiển nhiên không phải chỉ có hàng giáo sĩ. Chúng ta đã thấy nhiều sự sáng tạo, chính thống và tầm nhìn từ giáo dân tín hữu: trong các phương tiện truyền thông, học thuật và nhiều lĩnh vực khác.
Có thời điểm nào tốt hơn không, khi thế giới đang thay đổi – với những đám mây chiến tranh bao phủ khắp nơi, các chính phủ đưa ra luật an tử, và những câu hỏi cơ bản về cái chết và vị trí của nhân loại trên trái đất này, bị đại dịch làm trầm trọng thêm – để Giáo hội công bố Tin Mừng về sự sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, và hy vọng thực sự mà Tin Mừng mang lại?
Đây là thời điểm để cung cấp trợ giúp và vẻ đẹp, trải nghiệm về sự siêu việt, về sự thờ phượng đích thực, để các giáo xứ trở thành trường học cầu nguyện, như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã khuyến khích. Thay vì khóa chặt cửa theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, đây là lúc mở toang chúng ra để tiết lộ điều thánh thiêng, với cả tín điều lẫn bi kịch làm nền tảng cho một xã hội đổi mới.
Lòng can đảm để đón nhận điều thánh thiêng bao gồm việc trình bày cho những người "phát ngán" với những gì thế giới phải cung cấp, không phải, như Đức Bênêđictô XVI đã viết, "sự xác nhận" của thế giới, mà là "chủ nghĩa cấp tiến của Tin Mừng".
Thế giới, hoặc ít nhất là phương Tây, có thể "đã là một đống đổ nát", như Whittaker Chambers đã từng nhận xét với William F. Buckley Jr. Nhưng ít nhất chúng ta, những người tin Chúa, có thể là những con người, Chambers nói, "vào lúc màn đêm buông xuống, đã dùng suy nghĩ yêu thương để bảo tồn những dấu hiệu của hy vọng và sự thật".
VietCatholic TV
Khủng bố Putin tấn công Ukraine bằng Oreshnik, hăm dọa căn cứ Mỹ. Tướng Bắc Hàn trúng Storm Shadow?
VietCatholic Media
03:22 22/11/2024
1. Putin tuyên bố Nga đã sử dụng hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa tầm trung ‘Oreshnik’ mới chống lại Ukraine
Putin cho biết trong cuộc tấn công ngày Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một, vào Dnipro, Nga đã thử nghiệm một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung mới gọi là Oreshnik.
Lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào thành phố vào đầu ngày, được cho là sử dụng một loại hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa tầm trung mới. Chính quyền Ukraine vẫn chưa xác nhận loại hỏa tiễn được sử dụng trong cuộc tấn công.
Putin tuyên bố Ukraine đã tấn công vào các cơ sở ở tỉnh Kursk và Bryansk của Nga bằng hỏa tiễn ATACMS tầm xa và Storm Shadow vào ngày 19 và 20 tháng 11. Để đáp trả, lực lượng Nga đã phát động một cuộc tấn công kết hợp vào một cơ sở công nghiệp quốc phòng ở Dnipro, theo lời trùm mafia Vladimir Putin.
Hỏa tiễn Oreshnik được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Putin cho biết nó không được trang bị đầu đạn hạt nhân trong trường hợp này.
Putin cảnh báo rằng Nga sẽ sử dụng vũ khí chống lại bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ khí để tấn công các mục tiêu của Nga.
Putin tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang có kế hoạch sản xuất và điều động hỏa tiễn tầm trung và tầm ngắn ở Ukraine.
Nhà độc tài cũng hứa sẽ cảnh báo người dân Ukraine và công dân các nước khác trước để họ rời khỏi khu vực có khả năng bị tấn công bằng vũ khí.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trước đó đã nói rằng Putin đang sử dụng Ukraine làm “nơi thử nghiệm” bằng cách phóng hỏa tiễn vào các thành phố của Ukraine.
Vụ tấn công gần đây đã làm hư hại một doanh nghiệp công nghiệp, hai ngôi nhà và chín gara và gây ra hai vụ cháy, Thống đốc tỉnh Dnipropetrovsk Serhii Lysak cho biết. Một trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật cũng bị hư hại. Có hai người bị thương trong vụ tấn công.
[Kyiv Independent: Russia used new 'Oreshnik' intermediate-range ballistic missile against Ukraine, Putin says]
2. Nga cảnh báo căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Ba Lan là ‘mục tiêu ưu tiên’
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết căn cứ chống hỏa tiễn của Hoa Kỳ tại Redzikowo, Ba Lan “là mục tiêu ưu tiên để vô hiệu hóa”.
Lời cảnh báo được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa của Mỹ nhằm vào các mục tiêu của Nga, Kyiv được cho là đã phóng 10 hỏa tiễn Storm Shadow của Anh san bằng Bộ Tư Lệnh chiến dịch tái chiếm Kursk của Nga. Đáp lại, Điện Cẩm Linh đã mở rộng các điều kiện mà Mạc Tư Khoa có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của mình. Trong một diễn biến đáng quan ngại, Putin đã ra lệnh phóng hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa tầm trung vào Ukraine, trong khi các tuyên truyền viên trên TV của Điện Cẩm Linh kêu gọi Ukraine đầu hàng vô điều kiện để tránh bị hủy diệt.
Những diễn biến này - cùng với việc Mạc Tư Khoa gần đây sử dụng quân đội Bắc Hàn trên chiến trường chống lại Ukraine - đã làm gia tăng nỗi lo sợ trên toàn cầu rằng cuộc chiến của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đang leo thang sang một giai đoạn mới.
“Với mức độ đe dọa do các cơ sở quân sự phương Tây như vậy gây ra, căn cứ phòng thủ hỏa tiễn ở Ba Lan từ lâu đã được đưa vào danh sách các mục tiêu ưu tiên để vô hiệu hóa tiềm năng. Nếu cần thiết, điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng nhiều loại vũ khí tiên tiến”, Zakharova tuyên bố, theo một bài báo của hãng thông tấn nhà nước Nga TASS.
Đề cập đến cơ sở của Mỹ, bà cho biết “điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng rủi ro chiến lược và do đó, làm tăng mức độ nguy hiểm hạt nhân nói chung”.
Căn cứ quân sự này được đưa vào sử dụng vào ngày 13 tháng 11, vừa qua sau khi được cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khánh thành năm 2009. Là một phần của lá chắn chống hỏa tiễn của Hoa Kỳ, đây là cơ sở thường trực đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ tại Ba Lan.
Điện Cẩm Linh cũng đã cắt ngang cuộc họp báo trực tiếp về các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng để ra lệnh cho Zakharova không bình luận về báo cáo của Kyiv rằng một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM của Nga đã tấn công Dnipro vào sáng sớm hôm đó.
“Masha, đừng bình luận gì về cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo vào Yuzhmash, vì người phương Tây đã bắt đầu nói về nó,” người ta nghe thấy qua máy thu. Yuzhmash có thể ám chỉ đến một nhà máy ở Dnipro.
Tờ Kyiv Independent mô tả đoạn video này là “một bài thuyết trình mang tính sân khấu có thể được thiết kế để gieo rắc nỗi sợ hãi vào lòng các chính trị gia phương Tây ngây thơ”. Nói cách khác, tất cả là một vở tuồng, cú gọi điện thoại được tăng âm cho mọi người bên ngoài nghe rõ, câu trả lời lớn tiếng của Zakharova để mọi người hiểu nội dung cuộc điện thoại. Tất cả đều là trò kịch nghệ kệch cỡm của người Nga.
Zakharova sau đó vẫn còn sợ người ta chưa hiểu chuyện gì xảy ra, đã nói với các phóng viên báo chí rằng bà đã hỏi các chuyên gia liệu cuộc tấn công có phải là chủ đề trong phạm vi thẩm quyền của bà hay không. “Câu trả lời đã có trong cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao không bình luận, vì vậy không có gì là hấp dẫn”, hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin.
[Politico: US military base in Poland is ‘priority target,’ Russia warns]
3. NATO điều động chiến đấu cơ phản lực vì Nga tấn công Ukraine
Quân đội Ba Lan cho biết, quốc gia thành viên NATO đã điều chiến đấu cơ đến gần biên giới của liên minh này với Ukraine sau khi Nga tiến hành các cuộc không kích mới vào ban đêm và Hoa Kỳ đóng cửa đại sứ quán tại Kyiv vì lo ngại về các cuộc tấn công quy mô lớn từ Mạc Tư Khoa.
Quân đội Ba Lan cho biết vào sáng Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một, rằng “máy bay Ba Lan và đồng minh đã bắt đầu hoạt động trong không phận của chúng tôi” sau khi Mạc Tư Khoa tấn công lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả phía tây nước này. Quân đội cho biết quân đội Warsaw đã “kích hoạt mọi lực lượng và nguồn lực sẵn có”, bao gồm cả việc điều động chiến đấu cơ và đặt các hệ thống phòng không và radar trên mặt đất vào “trạng thái sẵn sàng cao nhất”.
Một số chính quyền khu vực ở miền tây Ukraine, bao gồm Lviv và vùng Volyn giáp Ba Lan, đã ban hành cảnh báo không kích vào đêm qua. Không quân Kyiv cho biết Nga đã tấn công thành phố Dnipro ở miền trung bằng một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, cũng như một trong những hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal và bảy hỏa tiễn hành trình Kh-101. Lực lượng phòng không Ukraine đã đánh chặn sáu hỏa tiễn Kh-101, trong khi ba hỏa tiễn còn lại không gây ra thiệt hại đáng kể, lực lượng không quân cho biết.
Các cuộc tấn công của Nga đôi khi lan sang các nước thành viên NATO như Ba Lan và Rumani, giáp ranh với các vùng phía tây và phía nam Ukraine, khi Mạc Tư Khoa nhắm vào các khu vực phía tây của nước láng giềng.
Trước đó, Hoa Kỳ đã đóng cửa đại sứ quán của mình tại thủ đô Ukraine sau khi “nhận được thông tin cụ thể về một cuộc không kích đáng kể có thể xảy ra” vào hôm thứ Tư. Nga đã không tấn công vào hôm qua nhưng tấn công vào hôm nay.
Cơ quan tình báo quân sự GUR của Kyiv cho biết riêng thông tin lan truyền trong người dân Ukraine về cuộc tấn công lớn của Nga vào hôm thứ Tư là “giả mạo”.
Trong bài phát biểu buổi tối hôm thứ Tư, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết “cơn sốt thông tin”, bao gồm cả việc lan truyền “những thông điệp gây hoảng loạn khắp nơi—tất cả những điều này chỉ có lợi cho Nga”.
Ngày hôm trước, Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tầm xa do Mỹ sản xuất trên lãnh thổ Nga lần đầu tiên kể từ khi các quan chức Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho động thái này sau nhiều tháng từ chối.
Nga cho biết hôm thứ Ba rằng họ đã ghi nhận cuộc tấn công đầu tiên của Ukraine sử dụng Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội do Hoa Kỳ sản xuất, hay ATACMS, vào lãnh thổ của mình tại khu vực biên giới Bryansk.
Một số hãng thông tấn Anh cũng đưa tin rằng Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn hành trình tầm xa Storm Shadow do Anh cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga lần đầu tiên. 10 hỏa tiễn Storm Shadow đã được các chiến đấu cơ Ukraine phóng xuyên biên giới chui xuống các hầm trú ẩn của bộ chỉ huy Nga phụ trách chiến dịch tái chiếm tỉnh Kursk.
Các quốc gia NATO đã phải điều động chiến đấu cơ vào cuối tuần sau khi Mạc Tư Khoa thực hiện một cuộc tấn công trên không quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Kyiv trên khắp đất nước đang bị chiến tranh tàn phá này.
Mạc Tư Khoa đã phát động “một cuộc tấn công kết hợp lớn” với khoảng 120 hỏa tiễn và 90 máy bay điều khiển từ xa trên khắp Ukraine, Zelenskiy cho biết trong một tuyên bố vào sáng Chúa Nhật. Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã thực hiện “một cuộc tấn công lớn với vũ khí trên không và trên biển có độ chính xác cao, tầm xa và máy bay điều khiển từ xa tấn công” vào sáng sớm Chúa Nhật.
Chính phủ Nga cho biết Mạc Tư Khoa nhắm vào “các cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Kyiv hỗ trợ hoạt động của tổ hợp công nghiệp quân sự và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm quân sự của Ukraine”. “Tất cả các mục tiêu đã lên kế hoạch đều bị tấn công”.
[Newsweek: NATO Scrambles Fighter Jets Over Russian Strikes On Ukraine]
4. Cựu Tổng Tư Lệnh Ukraine cho biết Thế chiến thứ III đã chính thức bắt đầu
Cựu Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaluzhny cho biết sự tham gia trực tiếp của các đồng minh độc tài của Nga vào cuộc chiến với Ukraine có nghĩa là Thế chiến III đã bắt đầu.
“Tôi tin rằng vào năm 2024, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu”, Zaluzhny, hiện là Đại Sứ của Ukraine tại Vương quốc Anh, đưa ra lập trường trên tại lễ trao giải UP100 của Ukrainska Pravda.
“Bởi vì vào năm 2024, Ukraine không chỉ phải đối mặt với Nga mà thôi. Những người lính từ Bắc Hàn đang đứng ở tiền tuyến Ukraine. Hãy thành thật mà nói. Ngay tại Ukraine, những 'Shahedis' của Iran đã giết hại dân thường một cách công khai, không hề biết xấu hổ”, Zaluzhny nói, đồng thời cho biết thêm rằng vũ khí của Bắc Hàn và Trung Quốc đang bay vào Ukraine.
Zaluzhny kêu gọi các đồng minh của Ukraine đưa ra kết luận đúng đắn.
“Vẫn có thể ngăn chặn nó ở đây, trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng vì một lý do nào đó, các đối tác của chúng ta không muốn hiểu điều này. Rõ ràng là Ukraine đã có quá nhiều đối thủ. Ukraine sẽ tồn tại bằng công nghệ, nhưng không rõ liệu họ có thể chiến thắng trận chiến này một mình hay không”, ông nói.
Bài phát biểu của Zaluzhny tại buổi lễ phù hợp với quan điểm ảm đạm của ông về cuộc chiến. Trong những bình luận tương tự trong bài luận của mình cho tờ The Economist năm ngoái khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tức giận, Zaluzhny đã so sánh tình hình xung đột với thế bế tắc như Thế chiến thứ nhất.
Zelenskiy đã sa thải Zaluzhny vào tháng 2 sau khi căng thẳng gia tăng giữa hai người về cách thức tiến hành cuộc chiến ở Ukraine.
Zaluzhny được ghi nhận vì đã ngăn chặn và đẩy lùi thành công cuộc tấn công ban đầu của Nga được phát động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, sau đó bị hoen ố bởi thất bại của cuộc phản công năm ngoái. Vai trò của ông được tiếp quản bởi Tướng Oleksandr Syrskyi, người được coi là gần gũi hơn với tổng thống.
[Politico: World War III has officially begun, Ukraine’s ex-top general says]
5. Các chỉ huy Bắc Hàn có thể đã vào bên trong hầm trú ẩn bộ chỉ huy của Nga bị Kyiv tấn công bằng hỏa tiễn Storm Shadow
Theo các báo cáo, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine đã phá hủy tan tành một sở chỉ huy ngầm trong khu phức hợp của Kursk được thiết kế cho tổng thống Nga trú ẩn trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Theo các nguồn tin tình báo Nam Hàn, có các sĩ quan cao cấp của Bắc Hàn đồn trú trong hầm trú ẩn khi 10 hỏa tiễn Storm Shadow được các chiến đấu cơ Ukraine phóng vào khu phức hợp.
Theo Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cuộc tấn công vào Bộ Tư Lệnh Kursk của Nga được thực hiện bằng hỏa tiễn Storm Shadow của Anh và Pháp, vũ khí dẫn đường chính xác được thiết kế để sử dụng chống lại các mục tiêu kiên cố.
Theo tờ The Moscow Times, cuộc tấn công được cho là nhằm vào một trung tâm chỉ huy của quân đội Nga nằm trong khu phức hợp dành cho tổng thống Nga tại Maryino Estate.
Newsweek không thể xác nhận liệu có các sĩ quan cao cấp Bắc Hàn ở trong khu phức hợp hay không và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận qua email.
Hơn 10.000 quân Bắc Hàn đã được điều động tới tiền tuyến ở Kursk.
Một báo cáo trên Defense Express cho biết sự hiện diện của lực lượng Bắc Hàn trong khu vực đã dẫn đến suy đoán rằng “các sĩ quan cao cấp, thậm chí có thể là các tướng lĩnh Bắc Hàn” đã có mặt tại khu liên hợp này. Nếu họ thực sự có mặt ở đó, khả năng rất cao là họ đã tử trận. Hỏa tiễn Storm Shadow có hai đầu đạn. Đầu đạn thứ nhất dùng để khoét một lỗ vừa đủ cho đầu đạn thứ hai chui vào bên trong trước khi nó va chạm và kích nổ.
Những bức ảnh và video về cuộc tấn công đã được lan truyền trong các bài đăng trên X, trước đây gọi là Twitter.
Một người dùng, Ukraine Battle Map, đã đăng một bức ảnh vệ tinh và video về cuộc tấn công với chú thích: “Ukraine đã tấn công một sở chỉ huy quân sự ngầm ở Marino, Kursk, cách Ukraine khoảng 40km. Sở chỉ huy này bị khoảng một chục hỏa tiễn hành trình Storm Shadow của Anh bắn trúng và có thể có các chỉ huy người Nga, và có thể là các quan chức quân sự Bắc Hàn.”
Một người dùng X khác, Tendar, đã đăng ảnh và video và viết: “Lực lượng Ukraine đã công bố cảnh quay bằng máy bay điều khiển từ xa về các cuộc tấn công của Storm Shadow vào Mar'ino, khu vực Kursk, Nga. Nó cho thấy các hỏa tiễn đã nhắm vào các tòa nhà của cơ sở đó và đánh trúng ít nhất 3 tòa nhà. Tôi đã đánh dấu các điểm va chạm trên bản đồ. Đây là một hoạt động quan trọng. Chắc chắn là vậy. Thực tế là hệ thống phòng không của Nga đã thất bại đến mức các hỏa tiễn đã xuyên qua và thậm chí máy bay điều khiển từ xa giám sát cũng có thể hoạt động mà không bị cản trở đã nói lên rất nhiều điều.”
Anh trước đây đã cung cấp hỏa tiễn Storm Shadow cho Ukraine và gần đây đã chuẩn bị một gói quân sự mới với nhiều hỏa tiễn hơn cho Ukraine.
Hỏa tiễn này có thể mang đầu đạn nặng 450 kg và có tầm bắn 500 km.
Cuộc tấn công diễn ra sau khi Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga và diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ukraine lần đầu tiên bắn hỏa tiễn ATACMS do Hoa Kỳ cung cấp vào Nga, tấn công vào một cơ sở lưu trữ đạn dược gần thành phố Karachev ở tỉnh Bryansk.
Trước đó, Ukraine đã tấn công vào ba trung tâm chỉ huy của Nga tại Ukraine bằng hỏa tiễn Storm Shadow vào tháng 10.
Nga đã bắt đầu đáp trả sau các cuộc tấn công mới nhất của Kyiv bằng cách lần đầu tiên bắn một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa vào Ukraine, nhắm vào thành phố Dnipro.
[Newsweek: North Korean Commanders May Have Been Inside Putin's Compound Hit by Kyiv]
6. Hung Gia Lợi điều động phòng không gần biên giới với Ukraine khi Kyiv được phép tấn công sâu vào Nga
Hung Gia Lợi điều động phòng không gần biên giới với Ukraine khi Kyiv được phép tấn công sâu vào Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Hung Gia Lợi Kristóf Szalay-Bobrovniczky đã ra lệnh điều động hệ thống phòng không tại các khu vực của Hung Gia Lợi gần biên giới với Ukraine nhất, với lý do lo ngại căng thẳng leo thang sau khi Ukraine được phép sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Hung Gia Lợi cho biết ông đã ra lệnh điều động các hệ thống phòng không ở phía đông bắc đất nước, giải thích rằng quy mô của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine “lớn hơn bao giờ hết và cuộc chiến đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất”.
Ông cho rằng điều này đặc biệt liên quan đến việc dỡ bỏ các hạn chế tầm xa đối với Ukraine và liên hệ với việc Putin chấp thuận học thuyết hạt nhân được cập nhật, trong đó Nga mở rộng các điều kiện có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cuối tuần trước, khi một số hỏa tiễn của Nga bị bắn hạ gần biên giới với Hung Gia Lợi ở dãy núi Carpathian, Ngoại trưởng Hung Gia Lợi Péter Szijjártó đã phản ứng bằng cách nói rằng cần phải tăng cường nỗ lực mang lại hòa bình.
Sau tin tức về việc dỡ bỏ lệnh hạn chế sử dụng hỏa tiễn tầm xa đối với Ukraine, Szijjártó đã cáo buộc chính quyền Hoa Kỳ hiện tại đang tấn công vào thực tế mới xuất hiện sau chiến thắng bầu cử của Ông Donald Trump và đe dọa mở rộng chiến tranh.
Sau cuộc tấn công đầu tiên của Ukraine, được cho là bằng hỏa tiễn do phương Tây cung cấp vào sâu trong lãnh thổ Nga, Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng để thảo luận về mối đe dọa leo thang chiến tranh.
Một số blogger quân sự Ukraine cảnh giác ý đồ của Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, lo ngại một cuộc tấn công vào sườn phía Tây Nam của Ukraine. Tuy nhiên, hầu hết người Ukraine tin rằng Hung Gia Lợi không hề có ý đó. Hung Gia Lợi là một quốc gia NATO, và có chân trong Liên Hiệp Âu Châu.
Chính phủ của Thủ tướng Viktor Orbán có lẽ chỉ muốn mị dân để kiếm phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới.
[Ukrainska Pravda: Hungary to deploy air defence near border with Ukraine as Kyiv has been authorised to strike deep into Russia ]
7. Zelenskiy cáo buộc Nga bắn hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên vào Ukraine
Các quan chức cao cấp ở Kyiv cho biết hôm Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một, rằng Nga đã lần đầu tiên bắn một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM vào Ukraine.
Mạc Tư Khoa đã phát động một cuộc tấn công vào thành phố Dnipro, miền trung Ukraine vào sáng thứ năm, nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng. Không quân Ukraine cho biết rằng hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, gọi tắt là ICBM — một vũ khí tầm xa mạnh mẽ có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa hàng ngàn km và mang đầu đạn hạt nhân — đã được phóng từ Astrakhan ở miền nam nước Nga.
“Hôm nay, có một hỏa tiễn mới của Nga. Tất cả các tính năng của nó — tốc độ, độ cao — cho thấy đó là một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa. Một cuộc phân tích đang được tiến hành”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu video trên kênh Telegram của mình
Không quân cho biết thêm: “Cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào về thương vong hay bị thương”.
Sự leo thang diễn ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào cuối tuần trước đã cho phép Kyiv sử dụng hỏa tiễn tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, cuối cùng là để đáp lại yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về việc các đồng minh phương Tây nới lỏng các hạn chế đối với vũ khí được tài trợ.
Điện Cẩm Linh cảnh báo động thái này sẽ phải chịu hậu quả.
Tại Anh, một phát ngôn viên của Phủ Thủ tướng cho biết: “Các báo cáo đưa ra từ Ukraine trong đêm qua thực sự đáng lo ngại, nhưng như bạn sẽ hiểu, đây là một tình hình đang diễn biến nhanh chóng. Tôi không muốn đi trước các cơ quan tình báo của chúng tôi, những người đang xem xét các báo cáo này một cách khẩn cấp, nhưng nếu đúng, rõ ràng, đây sẽ là một ví dụ khác về hành vi đồi trụy, liều lĩnh và leo thang từ Nga … điều đó chỉ giúp củng cố quyết tâm của chúng tôi.”
Ukraine cũng được cho là đã bắn hỏa tiễn hành trình Storm Shadow của Anh vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga trong tuần này. Về phần mình, Nga đã bắn phá Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa giết người của Iran và hỏa tiễn của Bắc Hàn trong cuộc xâm lược kéo dài 1.000 ngày của mình.
[Politico: Zelenskyy accuses Russia of firing first intercontinental ballistic missile at Ukraine]
8. Nga vô tình ném bom chính mình 150 lần trong năm 2024: Báo cáo
Hôm Thứ Tư, 20 Tháng Mười Một, một quả bom của Nga đã “hạ cánh bất thường” xuống một trường học ở làng Bykovka thuộc quận đô thị Yakovlevsky, đánh dấu lần thứ 150 Nga vô tình tự ném bom mình trong năm nay bằng bom FAB, theo cơ quan truyền thông độc lập tiếng Nga Astra. Quả bom hàng không UMBP nặng 550 pound của Nga được cho là do một máy bay Nga thả xuống và xuyên thủng mái trường vào sáng thứ Tư khi nó rơi xuống. Nó không gây ra bất kỳ cuộc di tản nào hoặc thương vong nào.
Nga đã vô tình ném bom các vùng lãnh thổ của Nga và các khu vực miền đông Ukraine mà họ chiếm giữ nhiều lần kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, bao gồm cả lần một chiến binh của Nga vô tình ném bom Belgorod, gây ra một hố bom lớn và một vụ nổ lớn trong thành phố vào tháng 4 năm 2023.
Astra phát hiện rằng Nga thường vô tình đánh bom chính mình bằng bom FAB-250 và FAB-500, loại bom thường được lực lượng Nga sử dụng để tấn công vào các khu vực Donetsk và Kharkiv, và vào thành phố Kharkiv.
Người dân địa phương cũng cho biết Nga đã vô tình đánh bom chính mình vào ngày 16 Tháng Mười Một, và một quả bom FAB-250 khác đã rơi vào ngày 15 tháng 11 gần làng Bely Kolodez ở quận đô thị Shebekinsky. Không có thương vong hoặc thiệt hại nào trong vụ đánh bom ngày 15 tháng 11.
Khi bom rơi xuống “bất thường”, người ta nói rằng chúng không phát nổ và các chuyên gia phá dỡ sẽ phá hủy quả bom sau đó. Các tài liệu nội bộ của Nga mà tờ The Washington Post có được vào mùa hè này cho biết lý do tại sao Nga liên tục vô tình đánh bom chính mình là do hệ thống dẫn đường bị lỗi.
Các tài liệu tổng hợp 38 sự việc xảy ra ở khu vực Belgorod trên biên giới với Ukraine từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024, lưu ý rằng bom lượn thời Liên Xô thường được trang bị hệ thống dẫn đường bị lỗi, nhưng thường không phát nổ khi điều động.
Ruslan Leviev, một chuyên gia quân sự của Nhóm tình báo xung đột, nói với tờ The Washington Post: “Một tỷ lệ phần trăm nhất định bom của Nga bị lỗi. Vấn đề này đã tồn tại kể từ khi họ bắt đầu sử dụng các bộ dụng cụ UMPK này và về cơ bản vẫn chưa được giải quyết. Chúng tôi cho rằng những vụ phát hành ngẫu nhiên này là do các bộ dụng cụ này không đáng tin cậy, điều này dường như không làm Không quân bận tâm”.
Leviev cho biết: “Theo ước tính của chúng tôi, chỉ một phần nhỏ trong số những quả bom này bị hỏng, do đó, điều này không ảnh hưởng đến hiệu quả thực tế của loại vũ khí này, bất kể điều đó có vẻ vô lý đến đâu”.
Những trường hợp đáng chú ý khác trong năm nay mà Nga vô tình đánh bom chính mình bao gồm vụ đánh bom nhầm thị trấn Shebekino ở vùng Belgorod gần biên giới Ukraine bốn lần tính đến tháng 5 năm ngoái.
Trong những trường hợp trước đây, chính quyền Nga được cho là đã thừa nhận một số sự việc và cho biết đã có “một vụ xả đạn bất thường”, nhưng cũng đã cố gắng che đậy các sự cố.
[Newsweek: Russia Accidentally Bombed Itself 150 Times in 2024: Report]
9. Nga có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân?
Điện Cẩm Linh cho biết đường dây nóng khủng hoảng đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Nga hiện không hoạt động sau khi Putin chấp thuận thay đổi thời điểm Mạc Tư Khoa có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Mạc Tư Khoa có khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, gọi tắt là FAS cho biết vào đầu năm nay. Theo FAS, khoảng 1.200 trong số này đã được loại bỏ và khoảng 4.380 đầu đạn được dự trữ.
“Chúng tôi có một đường dây liên lạc an toàn đặc biệt giữa hai tổng thống, Nga và Hoa Kỳ”, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti. Nhưng kênh này hiện không được sử dụng, ông cho biết trong các phát biểu được Reuters đưa tin.
Hôm thứ Ba, Putin đã chính thức phê chuẩn một sự thay đổi trong học thuyết hạt nhân của Nga, theo đó nêu rõ Mạc Tư Khoa có thể biện minh cho một cuộc tấn công hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công vào Nga do một quốc gia không có vũ khí hạt nhân thực hiện, nếu quốc gia đó được một quốc gia có vũ khí hạt nhân hậu thuẫn.
Tài liệu này cũng cho biết Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân nếu bị tấn công bằng một cuộc tấn công trên không phi hạt nhân quy mô lớn. Điều này cũng áp dụng cho đồng minh chủ chốt Belarus, Điện Cẩm Linh cho biết. Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, nơi mà họ sử dụng làm bàn đạp cho cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Hơn 1.000 ngày chiến tranh ở Ukraine đã đánh dấu sự suy giảm tồi tệ nhất trong quan hệ giữa Washington và Mạc Tư Khoa kể từ Chiến tranh Lạnh. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết đầu tuần này rằng Tòa Bạch Ốc đã chấp thuận cho Ukraine sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tầm xa của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga, điều mà Mạc Tư Khoa lên án là “giai đoạn mới của cuộc chiến tranh phương Tây” và là sự leo thang của cuộc xung đột.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, theo sát là kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Tổng cộng, Mạc Tư Khoa và Washington kiểm soát khoảng 90 phần trăm vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Số lượng chính xác có thể khác nhau, nhưng hiện tại có chín quốc gia sở hữu tổng cộng khoảng 12.100 vũ khí hạt nhân - Hoa Kỳ, Pháp và Vương quốc Anh trong NATO, cũng như các quốc gia không thuộc NATO là Nga, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Hàn.
Tổ chức này cho biết ước tính có khoảng 1.710 đầu đạn có thể được quân đội Nga sử dụng được điều động trên các hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa hoặc tại các căn cứ máy bay ném bom chiến lược. Theo FAS, Hoa Kỳ có khoảng 1.670 đầu đạn chiến lược được điều động.
Vũ khí hạt nhân chiến lược bị giới hạn bởi Hiệp ước New START ở mức 1.550 đầu đạn và tối đa 700 hỏa tiễn tầm xa và máy bay ném bom. Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí cho biết tính đến tháng 7, Hoa Kỳ điều động 1.419 và Nga điều động 1.549 đầu đạn chiến lược trên máy bay ném bom và hỏa tiễn.
Vũ khí hạt nhân phi chiến lược hoặc chiến thuật, có tầm bắn ngắn hơn và ít phá hủy hơn, không được các hiệp ước vũ khí bảo vệ. Bộ Ngoại giao cho biết vào tháng 4 rằng họ tin rằng Nga có từ 1.000 đến 2.000 đầu đạn hạt nhân phi chiến lược, bao gồm cả đầu đạn trên hỏa tiễn không đối đất, ngư lôi, bom trọng lực và mìn hạt nhân.
Nga đã đình chỉ hợp tác với Hiệp ước START mới vào tháng 2 năm 2023. Sau đó, Hoa Kỳ đã hạn chế mức độ minh bạch về vũ khí hạt nhân của mình với Nga, mặc dù cả hai bên đều tuyên bố sẽ tuân thủ các giới hạn của hiệp ước cho đến năm 2026.
Nga từ lâu đã hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat và Yars.
Khi quân đội Mạc Tư Khoa đổ vào Ukraine vào cuối tháng 2 năm 2022, Putin đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của đất nước mình vào tình trạng báo động cao. Vài tháng sau, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết rủi ro xung đột hạt nhân đã trở nên “đáng kể”.
Các quan chức nổi tiếng của Nga, như cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, người vẫn là tiếng nói cứng rắn trên chính trường Điện Cẩm Linh, cũng như các nhà bình luận truyền hình nhà nước Nga, thường xuyên đề cập đến viễn cảnh chiến tranh hạt nhân.
Một số người dẫn chương trình và khách mời của phương tiện truyền thông nhà nước đã gợi ý rằng Mạc Tư Khoa nên tấn công hạt nhân vào các quốc gia như Hoa Kỳ và Anh, những nước ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Kyiv.
Putin đã nói vào tháng 3 năm nay rằng Nga đã được trang bị quân sự và “sẵn sàng” cho chiến tranh hạt nhân. António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã nói vào tháng 9 năm 2022 rằng ý tưởng về chiến tranh hạt nhân “trước đây là điều không thể nghĩ tới”, nhưng giờ đây là “chủ đề gây tranh cãi”.
“Bản thân điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, Guterres nói.
[Newsweek: How Many Nuclear Warheads Does Russia Have?]
10. Đồng minh của Nga là Belarus bắt giữ hàng trăm người vì ủng hộ Ukraine. Người mới bị bắt ở Việt Nam sẽ bị xử nặng.
Hôm Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một, các nhà hoạt động nhân quyền cho biết Belarus, một đồng minh Đông Âu của Nga, đã bắt giữ hàng trăm người vì ủng hộ Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa. Một người trong số đó đã bị bắt ở Việt Nam vào ngày 13 Tháng Mười Một, và đã bị dẫn độ về Belarus. Anh ta đã từng chiến đấu cho quân Ukraine, và được tin là sẽ bị xử rất nặng.
Một báo cáo của trung tâm nhân quyền Viasna cho thấy ít nhất 1.671 người Belarus đã bị giam giữ vì lập trường phản chiến hoặc bày tỏ tình đoàn kết với những người hàng xóm phía nam của họ ở Ukraine.
Theo báo cáo, ít nhất 200 người bị giam giữ đã bị tuyên án tù từ một đến 25 năm với các tội danh “cực đoan” và “âm mưu chống lại nhà nước”.
Báo cáo cũng cáo buộc rằng mọi người đã bị tra tấn, bị giam giữ trong điều kiện vô nhân đạo và bị phạt tiền. Một số người đã bị ép buộc điều trị tâm thần, theo báo cáo.
Ihor Kyzym, một nhà ngoại giao Ukraine trước đây từng là đại sứ của Kyiv tại Belarus, cho biết ít nhất 12 người Ukraine tại Belarus đã bị kết án vì tội “cực đoan” và có liên hệ với các cơ quan an ninh Ukraine. Những người bị kết án đã bị phạt tù.
Kyzym cho biết trong số những người bị kết án có một sinh viên 16 tuổi, một quan chức Ukraine và những người có họ hàng ở Belarus.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết Belarus đang giam giữ khoảng 1.300 tù nhân chính trị, nhiều người trong số họ bị từ chối chăm sóc y tế đầy đủ và không được liên lạc với gia đình.
Trong khi đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ân xá cho một số tù nhân chính trị trong một động thái rõ ràng cho thấy ông sẵn sàng đối thoại với Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu, những quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với chế độ đàn áp của Lukashenko.
Hôm Thứ Tư, 20 Tháng Mười Một,, văn phòng của Lukashenko cho biết 32 tù nhân chính trị đã được thả, thêm vào 146 người được ân xá kể từ tháng 7. Những tù nhân được thả này có vấn đề về sức khỏe, đã viết đơn xin ân xá và cho biết họ đã ăn năn.
Belarus có chung biên giới với Ukraine ở phía nam và Nga ở phía đông.
Belarus và Ukraine có mối quan hệ lâu đời về văn hóa và lịch sử khi nhiều người ở miền nam Belarus có họ hàng ở bên kia biên giới phía nam.
Nhưng Lukashenko, người đã nắm quyền trong hơn 30 năm, đã dựa vào sự trợ cấp và hỗ trợ của Nga.
Lukashenko đã cho phép Nga sử dụng lãnh thổ của nước mình để xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và để Mạc Tư Khoa điều động một số vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình ở Belarus.
Alexander Lukashenko tìm kiếm nhiệm kỳ thứ bảy
Chính quyền Belarus đã tăng cường đàn áp những người bất đồng chính kiến trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Giêng, trong đó Lukashenko đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ bảy.
Bộ Nội vụ Belarus đã phát động cuộc tập trận chống bạo loạn vào thứ ba, báo hiệu rằng chính phủ sẽ không dung thứ cho bất kỳ cuộc biểu tình nào.
Các cuộc biểu tình lớn nổ ra sau cuộc bầu cử gây tranh cãi rộng rãi của Lukashenko năm 2020. Chính quyền đã phản ứng bằng cách bắt giữ khoảng 65.000 người.
[Newsweek: Russian Ally Belarus Arrests Hundreds of People for Ukraine Support]
11. Kyiv đang nói gì về các cuộc tấn công tầm xa vào bên trong lãnh thổ Nga?
Nhà lập pháp Ukraine kiêm chủ tịch chính sách đối ngoại của quốc hội Oleksandr Merezhko trả lời tờ Kyiv Independent rằng về mặt chính thức, việc nắm giữ lãnh thổ ở Tỉnh Kursk không phải là để giữ con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán trong tương lai mà là để bảo vệ Tỉnh Sumy của Ukraine khỏi các cuộc tấn công.
Nhưng ông nói thêm rằng ngoài mục đích quân sự, nó còn có giá trị chính trị trong bối cảnh đàm phán hòa bình.
“Điều này có thể giúp buộc Putin phải đàm phán nghiêm chỉnh”, ông nói và nói thêm: “Bởi vì việc nắm giữ lãnh thổ này cho thấy sự yếu kém của Putin, sự bất lực của ông trong việc bảo đảm an ninh trong nước”.
Mặc dù đây có thể không phải là lập trường chính thức, Zelenskiy đã ám chỉ đến quyền mặc cả khi giữ lãnh thổ ở Tỉnh Kursk, khi phát biểu vào ngày 4 tháng 9 rằng “thái độ tương tự” cũng được áp dụng đối với việc trao đổi các lãnh thổ bị chiếm giữ như trao đổi tù binh chiến tranh.
Và tâm trạng ở Kyiv đã thay đổi đáng kể kể từ cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11, khi Zelenskiy tuyên bố vào ngày 16 tháng 11 rằng chiến tranh sẽ “kết thúc nhanh hơn” dưới chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump, đồng thời nói thêm rằng Ukraine phải làm mọi cách có thể để chấm dứt chiến tranh thông qua các biện pháp ngoại giao.
Mathers cho biết: “Có xu hướng coi cuộc bầu cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump và nhiệm kỳ tổng thống sắp tới không gì khác ngoài tin xấu đối với Ukraine, nhưng cảm giác rằng giai đoạn này của cuộc chiến đang đi đến một giải pháp nào đó có thể đã tạo ra sự cấp bách và tốc độ có thể có lợi cho Ukraine”.
“Nếu không có cảm giác về thời gian đang trôi qua khi Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp nhậm chức, sẽ có nguy cơ là các lợi ích lãnh thổ của Ukraine tại Nga có thể dần dần giảm xuống mức rất ít hoặc không còn gì nữa theo thời gian.
“Vì vậy, bằng cách tạo ra động lực mới, tôi nghĩ Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tác động khá nhiều đến các sự kiện.”
100.000 lính Bắc Hàn giúp Nga, Ukraine không nao núng, kêu gọi thêm THAAD, ATACMS và Storm Shadow
VietCatholic Media
16:00 22/11/2024
1. Các thành viên NATO chuẩn bị thêm vũ khí cho Ukraine sau khi nước này được cấp phép tấn công vào Nga bằng ATACMS
Hai thành viên nổi bật nhất của NATO đang chuẩn bị gửi thêm vũ khí tới Ukraine sau khi Tổng thống Joe Biden phê duyệt chương trình hỏa tiễn tầm xa.
Anh và Pháp đều đã bắt đầu lắp ráp các gói vũ khí quân sự mới, bao gồm hỏa tiễn Storm Shadow, sau tuyên bố của Tổng thống Biden rằng Ukraine sẽ được phép điều động hỏa tiễn tầm xa của Mỹ nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Quyết định được đưa ra vào ngày 17 tháng 11 đã dỡ bỏ các hạn chế trước đây đối với Ukraine. Quyết định này được đưa ra sau khi quân đội Nga điều động 50.000 quân đến khu vực phía nam Kursk, dọc theo biên giới phía bắc của Ukraine.
Động thái này đã nhận được lời khen ngợi từ các nhà lãnh đạo NATO Âu Châu, những người là một trong những bên ủng hộ lớn nhất của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết việc dỡ bỏ các hạn chế của chính quyền Tổng thống Joe Biden này là một “quyết định đúng đắn”. Tổng thống Macron nói với các phóng viên tại hội nghị thượng đỉnh G20 rằng Nga chịu trách nhiệm cho sự leo thang này.
“Nga là cường quốc duy nhất đưa ra quyết định leo thang... chính sự thay đổi này đã dẫn đến quyết định của Hoa Kỳ”, Macron nói.
Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của chính phủ Nga, nói với truyền thông nhà nước Nga rằng thông báo này là một bước tiến tới căng thẳng lớn hơn, mô tả chính sách hỏa tiễn mới là “một tình hình mới về mặt phẩm chất liên quan đến sự tham gia của Hoa Kỳ trong cuộc xung đột này”.
Chính sách mới có nghĩa là hỏa tiễn ở Pháp và Anh được sản xuất bằng công nghệ của Hoa Kỳ hiện có thể được trao cho Ukraine và sử dụng trong biên giới Nga. Trước đây, cần có sự cho phép từ Hoa Kỳ trước khi các đồng minh NATO đưa chúng vào các gói hàng cho Ukraine vì họ dựa vào dữ liệu theo dõi do tình báo Hoa Kỳ cung cấp.
Sau quyết định của Tổng thống Biden, Anh đã tổ chức một gói quân sự mới bao gồm hỏa tiễn Storm Shadow, có tầm bắn 500 km và đầu đạn 450 kg. Trước đó, các hỏa tiễn được phóng từ chiến đấu cơ bị hạn chế sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Ukraine bị Nga tạm chiếm.
Không phải tất cả các đồng minh NATO đều tận dụng sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ. Đức, quốc gia có truyền thống nghiêm ngặt hơn trong các điều khoản đặt ra cho viện trợ quân sự cho Ukraine, cho biết họ sẽ tiếp tục chính sách không cung cấp bất kỳ hỏa tiễn tầm xa nào trong chiến tranh.
“Có một số giới hạn nhất định đối với thủ tướng Olaf Scholz,” một phát ngôn viên của chính phủ Đức cho biết với các phóng viên vào thứ Hai. “Ông ấy không muốn những vũ khí tầm xa này được chuyển giao. Quan điểm này sẽ không thay đổi.”
[Ukrainska Pravda: NATO Members Prepare More Weapons for Ukraine After Tổng thống Biden Missile All-Clear]
2. Cơ quan tình báo Hán Thành tiết lộ viện trợ quân sự mới nhất của Bắc Hàn cho Nga
Cơ quan tình báo Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đã vận chuyển thêm vũ khí tới Nga, càng làm sâu sắc thêm cam kết của Bình Nhưỡng đối với cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin.
Căng thẳng đang gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Bắc Hàn thử hỏa tiễn và thả bóng bay mang rác, phóng vệ tinh do thám, và Nam Hàn có động thái tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Hán Thành cho biết Bình Nhưỡng đã chuyển hàng ngàn container đạn dược để bổ sung cho kho dự trữ của lực lượng Nga. Tiếp tục thúc đẩy căng thẳng liên Triều, Bắc Hàn đã gửi hàng ngàn binh lính tham gia cuộc xung đột, hiện đã bước sang tháng thứ 33, trong điều mà Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin gọi là “leo thang nguy hiểm và gây mất ổn định”.
Theo hãng thông tấn Yonhap, các nhà lập pháp trong ủy ban tình báo Nam Hàn đã trích dẫn nguồn tin từ Cơ quan Tình báo Quốc gia, gọi tắt là NIS cho biết rằng các chuyến hàng vũ khí gần đây được cho là bao gồm cả lựu pháo và bệ phóng hỏa tiễn.
Trong cuộc họp báo của ủy ban, các quan chức tình báo cũng cho biết khoảng 11.000 binh lính Bắc Hàn đã hoàn thành khóa huấn luyện thích nghi ở đông bắc nước Nga và được điều động đến tiền tuyến tại khu vực Kursk của Nga, nơi lực lượng của Mạc Tư Khoa đang phải vật lộn chống lại cuộc phản công của Ukraine kể từ tháng 8.
NIS cho biết thêm rằng những binh lính Bắc Hàn này đang được huấn luyện về chiến thuật và chống máy bay điều khiển từ xa, một số đã tham gia chiến đấu với Thủy quân lục chiến và Lữ đoàn Không quân của Nga.
Newsweek đã liên hệ với Đại sứ quán Bắc Hàn tại Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận ngoài giờ làm việc.
Ước tính có 11.000 quân lính Bắc Hàn trên thực địa ở Kursk phù hợp với những gì Ukraine đã nói. Đặc phái viên hàng đầu của nước này tại Hán Thành, Dmytro Ponomarenko, gần đây cho biết con số đó có thể tăng lên 15.000.
Ông cho biết một số lượng quân tương tự của Bắc Hàn có thể được gửi đến khu vực Donetsk của Ukraine bị Nga tạm chiếm.
Cơ quan gián điệp này cũng cho biết nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Hàn, Choe Son Hui, đã thảo luận các chủ đề “nhạy cảm” với Putin trong chuyến thăm Nga của bà vào đầu tháng này và rằng ông Kim có thể thực hiện chuyến đi tương tự.
Các quan chức Nam Hàn và Hoa Kỳ đã lên tiếng lo ngại rằng, để đổi lấy việc tăng cường nhân lực, Nga có thể cung cấp cho chế độ Kim công nghệ và chuyên môn kỹ thuật cho các chương trình vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo của nước này, dẫn đến lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Đại sứ Nam Hàn tại Vương quốc Anh, Doãn Nhữ Triết (Yoon Yeo-cheol), cho biết Hán Thành sẽ theo dõi chặt chẽ sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc xung đột và “sẽ không bao giờ ngồi yên”. Ông lưu ý rằng đất nước của ông đã gửi 400 triệu đô la máy phát điện và các thiết bị quan trọng khác tới Kyiv, cũng như một gói dài hạn trị giá hơn 2 tỷ đô la.
Nhà ngoại giao này nhắc lại lập trường của chính phủ rằng Hán Thành sẽ xem xét cung cấp vũ khí trực tiếp cho lực lượng Ukraine lần đầu tiên nếu Bắc Hàn “có vẻ như đang đi quá xa”.
[Newsweek: Seoul's Spy Agency Reveals Latest North Korean Military Aid to Russia]
3. Ukraine kêu gọi phòng không THAAD trong bối cảnh có báo cáo về cuộc tấn công ICBM của Nga
Cuộc tấn công của Nga vào một thành phố mà Ukraine cho biết bao gồm việc sử dụng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM đã củng cố lời kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp Hệ thống Phòng thủ hỏa tiễn tầm cao giai đoạn cuối, gọi tắt là THAAD cho Kyiv.
Tuyên bố của lực lượng không quân Ukraine rằng trong số chín hỏa tiễn được phóng vào thành phố Dnipro hôm Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một, có một ICBM thông thường vẫn chưa được xác nhận độc lập, nhưng viễn cảnh Mạc Tư Khoa sử dụng vũ khí có khả năng hạt nhân đã làm dấy lên báo động.
Sau một đợt tấn công khác của Nga vào một thành phố của Ukraine, Kira Rudik, lãnh đạo đảng Holos của nước này, đã nói với Newsweek rằng “hệ thống phòng không của chúng tôi là vấn đề sống còn đối với chúng tôi”.
Bà cho biết: “Mỗi lớp phòng không và đạn dược phòng không bổ sung sẽ mang đến cho chiến binh của chúng tôi cơ hội hạ gục những hỏa tiễn đó và giúp người dân chúng tôi có cơ hội sống sót thêm một ngày nữa”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hỏa tiễn này có “đặc điểm” của ICBM và vụ tấn công đang được điều tra. Vài giờ sau đó đích thân trùm mafia Vladimir Putin xác nhận đó là hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa tầm trung mới tinh Oreshnik. Trong khi đó, các tuyên truyền viên trên TV của Điện Cẩm Linh đưa ra lời kêu gọi Ukraine đầu hàng vô điều kiện để tránh bị diệt vong.
Richard Gardiner, một nhà phân tích cao cấp tại công ty an ninh S-RM, nói với Newsweek: “Nếu được xác nhận, việc Nga sử dụng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa sẽ đánh dấu sự leo thang đáng kể trong giai đoạn xung đột vốn đã bất ổn”.
Các tài khoản ủng hộ Ukraine trên X đã nhanh chóng kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp hệ thống THAAD mà Kyiv đã yêu cầu vào tháng 12 năm 2023, theo Reuters. Hệ thống này có thể đánh chặn và phá hủy hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa cả bên trong và bên ngoài bầu khí quyển của Trái đất trong giai đoạn được gọi là giai đoạn cuối của chuyến bay.
“ Ukraine hiện không có vũ khí nào có thể bắn hạ ICBM”, hãng tin Visegrád 24 viết trên X. “Gần đây, Hoa Kỳ đã gửi THAAD tới Israel, một hệ thống có khả năng bắn hạ ICBM”, ám chỉ việc điều động hệ thống này vào tháng trước để chống lại các mối đe dọa trên không của Iran.
“Ngoài Hoa Kỳ, THAAD hiện cũng được Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất vận hành. Liệu Ukraine có phải là nước tiếp theo không?” bài đăng nói thêm.
“Cần có THAAD”, một bài đăng trên X của tài khoản Liveuamap bên cạnh một video cho thấy cảnh Dnipro bị tấn công.
“Chỉ có hệ thống phòng không THAAD của Mỹ mới có khả năng bắn hạ hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa”, Jürgen Nauditt viết trên X. “Hệ thống hỏa tiễn này có thể đánh chặn mục tiêu bên ngoài và bên trong bầu khí quyển”.
Hỏa tiễn được phóng từ vùng Astrakhan ở miền nam nước Nga, cách Dnipro hơn 430 dặm về phía đông. Sự việc diễn ra sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh hạn chế Ukraine bắn hỏa tiễn ATACMS vào lãnh thổ Nga.
Rudik, chính trị gia Ukraine, cho biết: “Điều quan trọng là khi Nga đang chiến đấu mà không có bất kỳ hạn chế nào thì các đồng minh của chúng tôi sẽ ngừng hạn chế chúng tôi trong việc tự vệ và cung cấp cho chúng tôi các thiết bị bổ sung cho phép chúng tôi hạ gục nhiều loại hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Iran do Nga sản xuất”.
[Newsweek: Ukrainians Call for THAAD Air Defenses Amid Reported Russian ICBM Strike]
4. Nga đã thông báo trước cho Hoa Kỳ về cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ‘Oreshnik’ trước khi tấn công Dnipro
Theo bình luận của một quan chức chính quyền Hoa Kỳ tại cuộc họp báo ngày 21 tháng 11, Nga đã cảnh báo ngắn gọn cho Hoa Kỳ về cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo tầm trung vào Dnipro trước khi diễn ra cuộc tấn công.
Phụ tá phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Sabrina Singh cho biết: “Hoa Kỳ đã được thông báo trước một thời gian ngắn trước vụ phóng, thông qua các kênh giảm thiểu rủi ro hạt nhân”.
Cảnh báo được đưa ra 30 phút trước vụ phóng cũng đã được phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov xác nhận.
Trước đó, Hoa Kỳ đã cảnh báo Ukraine và các đồng minh rằng Nga có thể thử nghiệm một loại hỏa tiễn thử nghiệm như vậy.
Vào sáng sớm ngày 21 tháng 11, lệnh báo động không kích trên toàn quốc đã vang lên do mối đe dọa từ hỏa tiễn đạn đạo, và sau đó là sự xuất hiện của một số máy bay ném bom Tu-95MS của Nga.
Theo Không quân Ukraine, cuộc tấn công nhằm vào thành phố Dnipro bằng nhiều loại hỏa tiễn khác nhau.
Vào cuối ngày 21 tháng 11, Putin phát biểu trên truyền hình rằng cuộc tấn công là cuộc thử nghiệm “hỏa tiễn mới nhất” của Nga, một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa có tên gọi là “Oreshnik”.
Nga thường xuyên sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tầm gần và tầm ngắn trong các cuộc tấn công trên không nhằm vào Ukraine, nhưng IRBM và ICBM lớn hơn nhiều, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công mục tiêu ở tầm xa hơn nhiều.
[Kyiv Independent: Russia pre-notified US of 'Oreshnik' missile strike before attack on Dnipro]
5. Chúng tôi phá hoại cáp ngầm dưới biển? Thật nực cười, Nga nói
Mạc Tư Khoa đã bác bỏ những ý kiến cho rằng Nga có liên quan đến các tuyến cáp viễn thông bị hư hỏng ở Biển Baltic là “vô lý” sau khi một quan chức cao cấp của Đức cho biết vụ việc có vẻ là cố ý, vì Âu Châu nhìn thấy sự can thiệp của Mạc Tư Khoa.
“Thật vô lý khi tiếp tục đổ lỗi cho Nga về mọi thứ mà không có căn cứ nào”, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov phát biểu tại cuộc họp báo hôm Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một.
“Điều này có vẻ nực cười trong bối cảnh không có bất kỳ phản ứng nào đối với các hoạt động phá hoại của Ukraine ở Biển Baltic. Chính Ukraine thích tham gia vào các hành động phá hoại và khủng bố ở đáy Biển Baltic, ý tôi là các vụ nổ đường ống Nord Stream,” ông nói.
Công ty mạng Phần Lan Cinia cho biết hôm thứ Hai rằng họ đang điều tra một tuyến cáp internet ngầm dưới biển kết nối Phần Lan với Đức bị hỏng — chỉ một ngày sau khi một tuyến cáp viễn thông khác chạy giữa Lithuania và Thụy Điển bị cắt đứt.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius gọi vụ việc này là “phá hoại”, trong khi người đồng cấp Phần Lan Antti Häkkänen cho biết Nga “có ý định và năng lực phá hoại ở Âu Châu”. Häkkänen cũng kêu gọi NATO và Liên Hiệp Âu Châu hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa hỗn hợp và bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển.
Kênh truyền hình Thụy Điển SVT hôm thứ Ba đưa tin rằng có hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu Nghị Bằng (Yi Peng, 毅鹏) 3 của Trung Quốc — là tàu đã cập cảng Nga lần cuối, theo dữ liệu hàng hải — ở gần đó khi cáp bị hư hỏng. Hải quân Đan Mạch xác nhận hôm thứ Tư rằng tàu hiện đang có mặt ở khu vực xung quanh biến cố đứt cáp.
[Politico: Us, sabotaging undersea cables? Ridiculous, says Russia]
6. Mất điện gia tăng ở Kyiv và 16 tỉnh của Ukraine
Việc cắt điện luân phiên đã được thắt chặt tại thành phố Kyiv và 16 trong số 24 tỉnh của Ukraine vào ngày 21 tháng 11.
Dịch vụ báo chí của Ukrenergo, công ty phân phối năng lượng quốc gia của Ukraine, cho biết như trên hôm Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một, sau cuộc không kích dữ dội của quân xâm lược Nga.
Lý do tạm thời tăng cường hạn chế là do đường dây truyền tải bị hư hại do các cuộc tấn công của Nga.
[Ukrainska Pravda: Power outages intensified in Kyiv and 16 Ukraine's oblasts]
7. Anh loại bỏ tàu chiến, trực thăng và máy bay điều khiển từ xa cũ trong kế hoạch tiết kiệm chi phí
Hôm Thứ Tư, 20 Tháng Mười Một, Bộ trưởng Quốc phòng John Healey cho biết rằng Vương quốc Anh sẽ loại bỏ năm tàu chiến, cùng với hàng chục máy bay trực thăng và máy bay điều khiển từ xa quân sự, như một phần của chương trình cắt giảm chi phí cho quân đội.
Theo cách làm của Úc Đại Lợi, các máy bay trực thăng và máy bay điều khiển từ xa bị loại bỏ sẽ được cấp cho Ukraine. Số phận của 5 tàu chiến vẫn chưa rõ.
Healey nói các biện pháp này có thể tiết kiệm tới nửa tỷ bảng Anh trong năm năm tới.
Việc cắt giảm này nhằm mục đích giảm bớt “áp lực tài chính”, mặc dù Healey cho biết Vương quốc Anh vẫn cam kết đạt mục tiêu chi 2,5 phần trăm GDP cho quốc phòng.
Healey cho biết “Việc loại bỏ các thiết bị cũ” là cần thiết khi Vương quốc Anh hướng tới “chuyển đổi sang các năng lực mới và giúp quân đội của chúng ta phù hợp với tương lai”.
Theo kế hoạch, hai tàu tấn công HMS Albion và HMS Bulwark sẽ bị loại bỏ sớm hơn một thập niên, trong khi các tàu hậu cần RFA Wave Knight và RFA Wave Ruler cũng sẽ bị loại bỏ cùng với tàu khu trục HMS Northumberland, hiện đang trong quá trình tái trang bị.
Ngoài ra, các phi đội trực thăng Puma và CH-47 Chinook cũ sẽ bị loại bỏ và 47 máy bay điều khiển từ xa trinh sát Watchkeeper cũng sẽ bị cắt giảm.
Healey cho biết: “Để bảo đảm nước Anh được an toàn trong nước và mạnh mẽ ở nước ngoài trong một thế giới đang thay đổi, quốc phòng cũng cần phải có những thay đổi”, đồng thời nói thêm rằng “Cần phải đưa ra những quyết định khó khăn”.
Động thái này đã bị Đảng Bảo thủ đối lập lên án.
Phát biểu tại quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng James Cartlidge cho biết quyết định này có nguy cơ “làm suy yếu an ninh quốc gia của chúng ta”.
[Politico: UK scraps older warships, helicopters and drones in cost-saving plan]
8. Estonia cho biết thỏa thuận hòa bình của Tổng thống đắc cử Donald Trump cần sự tham gia của Âu Châu để bảo vệ Ukraine
Các nhà lãnh đạo Âu Châu nên sẵn sàng cử lực lượng quân sự để bảo vệ bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Nga và Ukraine do Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump làm trung gian, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna cho biết như trên hôm Thứ Tư, 20 Tháng Mười Một.
Trong khi tư cách thành viên NATO của Kyiv sẽ là sự bảo đảm an ninh tốt nhất, Tsahkna cho biết, việc điều động quân đội tới Ukraine để bảo đảm một thỏa thuận có thể là giải pháp tốt nhất tiếp theo.
“Nếu chúng ta đang nói về những bảo đảm an ninh thực sự, điều đó có nghĩa là sẽ có một nền hòa bình công bằng. Khi đó, chúng ta đang nói về tư cách thành viên NATO”, Tsahkna cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times.
“Nhưng nếu không có Hoa Kỳ, điều đó là không thể. Và khi đó, chúng ta đang nói về bất kỳ hình thức bảo đảm nào theo nghĩa là sự tham gia của quân đội”, ông nói.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đe dọa sẽ rời khỏi liên minh quân sự nếu các thành viên Âu Châu không tăng chi tiêu quốc phòng.
Ông cũng hứa sẽ nhanh chóng thiết kế một thỏa thuận hòa bình sau khi nhậm chức vào tháng Giêng, làm dấy lên lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ không công bằng với Kyiv.
Ngoại trưởng Estonia cho biết ông không tin Tổng thống đắc cử Donald Trump thực sự sẽ rút khỏi NATO, vì việc để Âu Châu cho Nga không nằm trong lợi ích của Hoa Kỳ.
Nhưng người Âu Châu sẽ phải nâng cao vai trò của họ khi nói đến chi tiêu quốc phòng, Tsahkna nói, và kêu gọi các quốc gia khác noi gương Estonia bằng cách tăng thuế để tài trợ cho chi tiêu quốc phòng lớn hơn.
Estonia, một trong những người ủng hộ trung thành nhất của Ukraine, chi 3,4 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng, cao thứ hai trong liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương sau Ba Lan.
“Chúng tôi không thể chờ đợi bất cứ điều gì Hoa Kỳ quyết định nhưng phải sẵn sàng cho mọi tình huống”, Tsahkna nói.
[Politico: A Tổng thống đắc cử Donald Trump peace deal needs European boots on the ground to secure Ukraine, Estonia says]
9. Pistorius nổi tiếng nhường đường cho Scholz đang gặp khó khăn để khởi động chiến dịch tái tranh cử ở Đức
Chính trị gia nổi tiếng nhất nước Đức, Boris Pistorius, đã rút lui khỏi cuộc chạy đua để lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SPD, khi nước này tiến hành tổng tuyển cử sớm, nhường đường cho Olaf Scholz — vị thủ tướng không được yêu mến nhất trong ký ức gần đây — trong một chiến dịch tái tranh cử đầy rủi ro.
Bộ trưởng Quốc phòng 64 tuổi tuyên bố trong một đoạn video dài ba phút được phát trên mạng xã hội rằng ông “không có mặt” để ra tranh cử, nói rằng quyết định này là “có chủ quyền, cá nhân và hoàn toàn của riêng tôi”.
“Chúng ta có Olaf Scholz, một thủ tướng xuất sắc,” Pistorius nói thêm, ca ngợi Scholz vì đã lãnh đạo liên minh ba đảng của mình vượt qua nhiều năm khủng hoảng và các cuộc tấn công vào nền dân chủ. “Và ông ấy là ứng cử viên thủ tướng phù hợp.”
Trong những ngày gần đây, ngày càng nhiều chính trị gia SPD cấp cơ sở kêu gọi các nhà lãnh đạo đảng từ bỏ Scholz không được ưa chuộng và đưa Pistorius trở thành ứng cử viên hàng đầu của họ. Tuy nhiên, ban lãnh đạo SPD vẫn kiên định ủng hộ Scholz — và lo ngại rằng một cuộc tranh luận kéo dài sẽ chỉ gây tổn hại thêm cho đảng.
Pistorius đã đề cập đến mối lo ngại đó trong thông điệp video của mình.
“Những cuộc thảo luận về ứng cử thủ tướng trong những tuần gần đây đã gây ra sự bất ổn ngày càng tăng trong SPD, và điều này cũng gây tổn hại đến đảng của tôi, nơi tôi đã là thành viên trong 48 năm nay,” Pistorius nói. “Tôi không khởi xướng, tôi không muốn và tôi không tự đề cử mình cho bất cứ điều gì. Bây giờ chúng ta có trách nhiệm chung là chấm dứt cuộc tranh luận này, vì có rất nhiều thứ đang bị đe dọa.”
SPD đang thăm dò sự ủng hộ của cử tri sau sự sụp đổ của liên minh trung tả của Scholz vào đầu tháng này. Đảng đối lập Dân chủ Thiên chúa giáo của Friedrich Merz dẫn đầu với 33 phần trăm, tiếp theo là đảng cực hữu Alternative for Germany với 18 phần trăm.
Không rõ liệu việc chấm dứt đồn đoán về khả năng ứng cử của Pistorius có giúp ích cho Scholz hay không. Thủ tướng đã bị chỉ trích vì khả năng lãnh đạo yếu kém của liên minh vì sự bất đồng chính kiến thường xuyên của ông với Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do cấp tiến. Trong khi đó, ở nước ngoài, trong mắt nhiều người, ông đã không giữ được lời hứa về một Zeitenwende — hay bước ngoặt lịch sử — trong chính sách đối ngoại và an ninh quyết đoán hơn sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022.
Ông đã vận động tranh cử trong cuộc bầu cử Âu Châu vào tháng 6 bằng cách tự giới thiệu mình là Friedenskanzler hay “thủ tướng hòa bình” nhưng đã thua thê thảm. Không hề nao núng, ông đã định hình lại chiến lược đó trong một cuộc bầu cử bất ngờ, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 2 sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội mà ông gần như chắc chắn sẽ thua vào giữa tháng 12.
Việc tái khởi động Scholz đã có một khởi đầu đầy rắc rối sau khi ông gây sốc cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và khiến các đồng minh phương Tây tức giận vào tuần trước khi thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên sau hai năm cho Putin. Cuộc gọi điện thoại ấy đã được tiếp nối bằng cuộc tấn công trên không dữ dội nhất của Nga vào Ukraine trong nhiều tháng.
Scholz, mặc dù nhiều lần tuyên bố ủng hộ, đã loại trừ khả năng gửi hỏa tiễn tầm xa Taurus của Đức tới Ukraine — ngay cả khi Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp đã gửi hỏa tiễn của riêng họ và nới lỏng các hạn chế về việc sử dụng chúng để cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga.
[Politico: Popular Pistorius makes way for struggling Scholz to launch German reelection bid]
10. Ukraine là quốc gia đầu tiên phải đối mặt với việc Nga sử dụng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, cơ quan Stratcom của Ukraine tuyên bố
Trung tâm Truyền thông Chiến lược (Stratcom) của Ukraine cho biết vào ngày 21 tháng 11 rằng Ukraine là quốc gia đầu tiên trên thế giới bị tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM.
Stratcom cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để bảo đảm rằng nước Nga chỉ được lịch sử ghi nhớ vì những tội ác của nước này”.
Lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào thành phố Dnipro vào đầu ngày, được cho là sử dụng ICBM thông thường. Cuộc tấn công đã làm hai người bị thương.
Nếu Nga sử dụng ICBM chống lại Ukraine, đây sẽ là lần đầu tiên một loại vũ khí được thiết kế để tấn công hạt nhân tầm xa được sử dụng trong chiến tranh.
Theo Không quân Ukraine, hỏa tiễn được phóng từ Tỉnh Astrakhan, một khu vực của Nga cách Dnipro 740 km, hay 460 dặm.
Vụ tấn công đã làm hư hại một doanh nghiệp công nghiệp, hai ngôi nhà và chín gara và gây ra hai vụ cháy, Thống đốc tỉnh Dnipropetrovsk Serhii Lysak cho biết. Một trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật cũng bị hư hại, Thị trưởng Borys Filatov cho biết.
Đài truyền hình Suspilne của Ukraine đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cơ quan thực thi pháp luật giấu tên, Nga bị cáo buộc đã sử dụng hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa Rubezh, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành nhưng lưu ý rằng “tốc độ và độ cao của hỏa tiễn cho thấy khả năng đạn đạo xuyên lục địa”.
“Rõ ràng là Putin đang sử dụng Ukraine như một nơi thử nghiệm. Cũng rõ ràng là ông ta sợ cuộc sống bình thường bên cạnh mình. Một cuộc sống mà mọi người sống trong phẩm giá”, Zelenskiy phát biểu nhân Ngày phẩm giá và tự do của Ukraine, kỷ niệm Cách mạng Cam năm 2004 và Cách mạng EuroMaidan năm 2013-14.
[Kyiv Independent: Ukraine first country to face intercontinental ballistic missile use, Ukraine's Stratcom agency claims]
11. QUÂN ĐỘI TỬ THẦN Bắc Hàn ‘có thể gửi cho Putin 100.000 quân để lao vào cuộc chiến tranh xay thịt’ sau lời cảnh báo ‘lá chắn sống’ lạnh lùng của kẻ đào tẩu
Một người trong cuộc cảnh báo rằng con số 100.000 cho thấy Putin có kế hoạch tiếp tục chiến tranh trong một thời gian dài
Kim Chính Ân có thể đang chuẩn bị 100.000 quân để giúp người bạn thân Vladimir Putin trong cuộc chiến đang bị trì hoãn ở Ukraine.
Nhà độc tài Bắc Hàn đã gửi 10.000 quân lính của mình đến chiến trường khi Putin tìm cách giành lại Kursk
Bất chấp cảnh báo rằng quân đội của ông có thể được sử dụng làm “lá chắn sống”, Kim có thể chuẩn bị điều động thêm tới 100.000 quân để hỗ trợ quân đội đang suy yếu của Putin, các nguồn tin tình báo Nam Hàn cho biết.
Putin và Kim đang trở nên gần gũi hơn trên trường thế giới - và những người trong cuộc tin rằng nếu mối quan hệ của họ sâu sắc hơn, Bình Nhưỡng có thể sẵn sàng hỗ trợ Mạc Tư Khoa nhiều hơn.
Các nguồn tin thân cận với các đánh giá của một số quốc gia trong Nhóm 20 cho biết Bắc Hàn có thể điều động tới 100.000 quân, Bloomberg đưa tin.
Người ta hiểu rằng có thể luân chuyển nhiều nhóm quân theo thời gian thay vì dồn hết vào một đợt điều động duy nhất.
Những người trong cuộc cho biết động thái này không được cho là sắp xảy ra - nhưng con số 100.000 cho thấy Putin có kế hoạch tiếp tục chiến tranh trong một thời gian dài.
Kim đã cử Quân đoàn Bão táp, lực lượng tương đương với lực lượng đặc nhiệm của đất nước, để chiến đấu vì trùm mafia Vladimir Putin.
Lực lượng 10.000 người này sẽ bị gọi nhập ngũ trên chiến trường trong những ngày tới khi bạo chúa Nga đặt mục tiêu chiếm lại Kursk, nơi bị Ukraine chiếm giữ vào tháng 8.
Putin đã tập hợp 40.000 quân của mình - được tăng cường thêm 10.000 quân Bắc Hàn - khi ông ta lên kế hoạch tấn công Kursk.
Tuy nhiên, một người đào tẩu khỏi Bắc Hàn nói với tờ The Sun rằng toàn bộ đơn vị lính của Kim có thể đào ngũ ngay khi họ ra tiền tuyến.
Lý Hiền Thăng (Hyun-Seung Lee), một sĩ quan trong quân đội Kim vào đầu những năm 2000, cho biết quân đội ở Nga sẽ tìm cách thoát khỏi cuộc chiến ở Ukraine “ngay từ đầu”.
Người ta đã đặt ra câu hỏi về việc binh lính Bắc Hàn sẽ chiến đấu tốt đến mức nào khi chưa từng tham chiến kể từ Chiến tranh Việt Nam và trong các đơn vị được trang bị vũ khí, trang phục và chỉ huy bởi người Nga.
Ông Thăng nói với tờ The Sun rằng những người lính ở Bắc Hàn sẽ bị buộc phải ra đi và họ còn trẻ nên sẽ không quá quyết tâm chiến đấu.
Ông cho biết: “Lúc đầu chỉ là những cá nhân, nhưng theo thời gian, tôi nghĩ sẽ có nhiều nhóm đào tẩu hơn, bao gồm cả sĩ quan.”
Theo Ông Thăng, đó là bởi vì người Nga có thể sẽ coi họ là những người “có thể hy sinh” và thậm chí sẽ có những phân biệt đối xử.
Ông nói: “Những người lính Nga không tôn trọng họ như những chiến binh đồng đội.
“Họ sẽ coi họ như lá chắn sống của mình.”
Sự việc xảy ra sau khi Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cho phép sử dụng hỏa tiễn do Hoa Kỳ sản xuất để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Quyết định đột ngột của Tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Tổng thống Biden đã khiến hỏa tiễn tầm xa được sử dụng lần đầu trong vụ tấn công vào một tổng kho ở Bryansk.
Các nguồn tin cho biết cuộc tấn công đầu tiên đã được thực hiện bằng hỏa tiễn ATACMS của Mỹ, có tầm bắn lên tới 190 dặm.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm của Hoa Kỳ cũng đã khiến Thủ tướng Anh Keir Starmer cho phép Zelenskiy sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow của Anh để tấn công mục tiêu.
Putin trước đó đã nói rằng bất kỳ quyết định nào như vậy cũng sẽ kéo NATO vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga. Tuy nhiên, cho đến nay sau vụ tấn công đầu tiên phản ứng của Nga chỉ thuần túy là đánh võ mồm.
[The Sun: ARMY OF DEATH North Korea ‘may send Putin 100k troops to hurl into meatgrinder war’ after defector’s chilling ‘human shield’ warning]
12. Anh trừng phạt nhà tài phiệt Ukraine Dmytro Firtash và những người khác trong chiến dịch chống tham nhũng
Theo tuyên bố trên trang web của chính phủ Anh vào ngày 21 tháng 11, Anh đã trừng phạt nhà tài phiệt Ukraine Dmytro Firtash, cùng với tỷ phú người Angola Isabel dos Santos và chính trị gia người Latvia Aivars Lembergs.
Tuyên bố lưu ý rằng việc đóng băng tài sản của họ là một phần trong chiến dịch trấn áp tham nhũng toàn cầu và “tiền bẩn”.
Firtash bị cáo buộc đã “rút hàng trăm triệu bảng Anh từ Ukraine” và đầu tư số tiền thu được vào bất động sản tại Anh.
Vợ ông, Lada Firtash, cũng bị trừng phạt vì bà “hưởng lợi từ sự tham nhũng của ông và nắm giữ tài sản tại Anh thay mặt ông”.
Ngoại trưởng David Lammy nhấn mạnh các lệnh trừng phạt này là một bước hướng tới việc buộc giới tinh hoa tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc khai thác tài nguyên công.
Firtash, trước đây là cộng sự thân cận của cựu Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych, đã tích lũy được phần lớn tài sản của mình bằng cách mua khí đốt của Nga và bán lại ở quê nhà.
Các công tố viên Hoa Kỳ đã buộc tội Firtash về tội tống tiền và hối lộ vào năm 2014 và ông đã bị bắt giữ một thời gian ngắn tại Áo trước khi nộp tiền bảo lãnh. Cho đến nay, ông trùm người Ukraine này vẫn tránh được việc dẫn độ khỏi thủ đô Áo, nơi ông cư trú.
[Kyiv Independent: UK sanctions Ukrainian oligarch Dmytro Firtash and others in anti-corruption crackdown]
Thượng nghị sĩ Công Giáo Marco Rubio được bổ nhiệm Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Phép lạ Thánh Thể BRUSSELS
VietCatholic Media
17:10 22/11/2024
1. Phép lạ Thánh Thể BRUSSELS BELGIUM, 1370
Trong Nhà thờ chính tòa Brussels có nhiều bằng chứng nghệ thuật về phép lạ Thánh Thể được xác minh vào năm 1370. Những kẻ phạm thánh đã đánh cắp Bánh Thánh và dùng dao đâm vào các bánh thánh như một cách thể hiện sự phản loạn của chúng. Từ những bánh thánh bị đâm này chảy ra những dòng máu sống.
Phép lạ này đã được tôn vinh cho đến tận vài thập niên trước. Có nhiều hộp đựng thánh tích của các thời đại khác nhau được sử dụng để chứa các Thánh Thể kỳ diệu của phép lạ Bí tích Thánh Thể được lưu giữ cho đến ngày nay trong bảo tàng gần nhà thờ chính tòa trong một nhà nguyện cổ dành để biệt kính Bí tích Thánh Thể. Có những tấm thảm trang trí từ thế kỷ 18 mô tả sự kiện kỳ diệu này. Năm cửa sổ kính màu tô điểm cho gian giữa bên hông của nhà thờ chính tòa đưa chúng ta qua các giai đoạn của phép lạ Thánh Thể. Chúng được lắp đặt vào nhiều thời điểm khác nhau từ năm 1436 đến năm 1870. Các vị vua của Bỉ, Leopold I và Leopold II đã tặng những cửa sổ đầu tiên ở tầng dưới.
Những thứ còn lại là quà tặng từ nhiều gia đình quý tộc trong nước.
Mười ô cửa sổ đầu tiên đại diện cho câu chuyện khi nó đến Brussels vào giữa thế kỷ 15. Tài liệu cổ xưa viết: “Vào năm 1369, một thương gia giàu có từ Enghien, người ghét đạo Công Giáo, đã đánh cắp một số Bánh Thánh đã được thánh hiến. Ông ta làm việc đó cùng với một thanh niên từ Louvain.
Người thương gia đã bị ám sát một cách bí ẩn vài ngày sau đó. Người vợ góa của ông, cho rằng đó là sự trừng phạt từ Thiên đường, đã vứt bỏ các Bánh Thánh bằng cách trao chúng cho những người bạn của chồng bà. Những người bạn này tràn đầy lòng căm thù đối với những thứ Công Giáo. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1370, những người bạn đã gặp nhau và bắt đầu dùng dao chém Bánh Thánh – và Bánh Thánh bắt đầu chảy máu! Những kẻ phạm thánh đã vô cùng sợ hãi và giao Bánh Thánh cho một thương gia Công Giáo quan trọng.
Người buôn bán này đã tiết lộ toàn bộ câu chuyện cho cha xứ của Nhà thờ Đức Bà. Cha xứ đã đón nhận lại các Bánh Thánh và những kẻ phạm thánh đã bị Công tước Brabant kết án tử hình. Các Bánh Thánh sau đó được rước đến nhà thờ chính tòa St. Gudula”.
Phép lạ Thánh Thể này, cho đến nay, vẫn là một phần quan trọng trong truyền thống của Brussels và là một biểu tượng quốc gia.
2. Thượng nghị sĩ Công Giáo Marco Rubio được Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio, một người Công Giáo, là người được Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn cho vị trí quan trọng là ngoại trưởng Hoa Kỳ.
“Marco là một nhà lãnh đạo được kính trọng và là tiếng nói mạnh mẽ cho tự do. Ông sẽ là người ủng hộ mạnh mẽ cho quốc gia của chúng ta, một người bạn thực sự của các đồng minh của chúng ta và là một chiến binh không sợ hãi, người sẽ không bao giờ lùi bước trước đối phương của chúng ta,” Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố vào thứ Tư.
“Tôi rất vinh dự khi được Tổng thống đắc cử Donald Trump tin tưởng”, Rubio cho biết trong bài đăng ngày 13 tháng 11 trên X. “Là ngoại trưởng, tôi sẽ làm việc mỗi ngày để thực hiện chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của ông ấy”, ông tiếp tục. “Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống đắc cử Donald Trump, chúng tôi sẽ mang lại hòa bình thông qua sức mạnh và luôn đặt lợi ích của người dân Mỹ và nước Mỹ lên trên hết”.
Trong một cuộc phỏng vấn với EWTN News tuần trước trước khi được đề cử, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết ông muốn biến nhiệm vụ mà Tổng thống đắc cử Donald Trump trao phó “thành hành động để nó trở thành liên minh cầm quyền tại đất nước này cho phép chúng ta thực sự làm được những điều tốt đẹp cho nước Mỹ”.
Trong tiểu sử của thượng nghị sĩ, được đưa vào thông báo của Tổng thống đắc cử Donald Trump, có ghi rằng “Rubio sinh năm 1971 tại Miami, là con trai của hai người nhập cư Cuba theo đuổi giấc mơ Mỹ. Cha ông làm nhân viên pha chế tiệc trong khi mẹ ông chia thời gian làm bà nội trợ và giúp việc khách sạn. Từ khi còn nhỏ, Rubio đã học được tầm quan trọng của đức tin, gia đình, cộng đồng và công việc đàng hoàng đối với cuộc sống tốt đẹp.”
Rubio đã rước lễ lần đầu vào năm 1984. Ông đã lãnh nhận bí tích thêm sức và kết hôn theo Giáo Hội Công Giáo với Jeanette Dousdebes, người đã sinh cho ông bốn người con.
Phát biểu dài dòng về đức tin của mình trong quá trình tranh cử tổng thống năm 2016, Rubio cho biết ông “hoàn toàn đồng nhất về mặt thần học và giáo lý với Giáo Hội Công Giáo Rôma”.
Source:Catholic News Agency
3. Xung đột phụng vụ tái diễn ở Tổng giáo phận Syro-Malabar của Ấn Độ đang gặp khó khăn
Lễ phong chức linh mục cho 8 phó tế bị trì hoãn trong tháng này tại Tổng giáo phận Ernakulam thuộc Giáo hội Syro-Malabar, gọi tắt là SMC tại Ấn Độ đã làm nổi bật sự chia rẽ đang tiếp diễn trong tổng giáo phận đang gặp khó khăn, nơi vẫn bị tê liệt bởi cuộc đấu tranh phụng vụ cay đắng nổ ra cách đây ba năm.
Lễ tấn phong — bị hoãn lại từ Giáng Sinh năm 2023 vì tranh chấp phụng vụ — diễn ra tại tiểu chủng viện của tổng giáo phận vào ngày 4 tháng 11, với hàng chục cảnh sát được điều động bên ngoài. Và trong khi hơn 200 linh mục của tổng giáo phận tham dự, phần lớn trong số họ đã tẩy chay Thánh lễ do Đức Cha Bosco Puthur, quản lý của tổng giáo phận, chủ trì vì phụng vụ mà ngài sử dụng.
Bên cạnh tranh chấp phụng vụ này, nhiều giáo sĩ và giáo dân địa phương đã tức giận hơn nữa về việc Đức Cha Puthur gần đây bổ nhiệm Cha Joshy Puthuva làm thủ quỹ của tổng giáo phận. Cha Puthuva có 15 vụ án hình sự đang chờ giải quyết bắt nguồn từ nhiệm kỳ trước của ngài với tư cách là viên chức tài chính của tổng giáo phận.
Giáo hội Syro-Malabar là một trong ba Giáo hội Ấn Độ hiệp thông trọn vẹn với Rôma, cùng với Giáo Hội Công Giáo La tinh địa phương và Giáo hội Syro-Malankara. Giáo hội này có khoảng 5 triệu thành viên, bao gồm hơn 600.000 thành viên tại Tổng giáo phận Ernakulam.
Vào tháng 8 năm 2021, Thượng hội đồng giám mục của SMC đã ra lệnh rằng các linh mục cử hành Thánh lễ phải quay về phía bàn thờ sau lời cầu nguyện dâng lễ, một quyết định đã gây ra tranh chấp về phụng vụ. Mặc dù các giáo phận SMC khác đã chấp nhận quyết định này, nhưng phần lớn trong số 460 linh mục của Tổng giáo phận Ernakulam đã từ chối tuân theo chỉ thị, thay vào đó, các ngài vẫn tiếp tục cử hành Thánh lễ như trong các nhà thờ Công Giáo Latinh, nghĩa là quay mặt về phía mọi người trong suốt thời gian diễn ra Thánh lễ, như đã được thực hiện trong tổng giáo phận kể từ Công đồng Vatican II.
Đức Cha Puthur được Vatican bổ nhiệm làm giám quản tông tòa của tổng giáo phận sau đơn từ chức nghỉ hưu vào tháng 12 năm 2023 của Đức Tổng Giám Mục Andrews Thazhath cùng với Đức Hồng Y George Alencherry, nhà lãnh đạo của Giáo hội Syro-Malabar, người đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ do tranh cãi về phụng vụ.
Mối bất hòa cay đắng dường như đã được giải quyết sau khi hội đồng đưa ra một công thức thỏa hiệp vào tháng 7, yêu cầu các giáo xứ trong tổng giáo phận phải cử hành ít nhất một Thánh lễ theo công đồng vào các ngày Chúa Nhật và những ngày bắt buộc khác nhưng cho phép các Thánh lễ khác tiếp tục với phụng vụ luôn hướng về mọi người. Việc truyền chức cho tám phó tế, vốn đã bị trì hoãn vì ban đầu họ từ chối ký vào bản tuyên bố rằng họ sẽ cử hành Thánh lễ theo quyết định công đồng Syro Malabar, đã được chấp thuận sau khi họ ký vào bản tuyên bố sau khi công thức mới được đưa vào.
Nhưng việc các linh mục tẩy chay Thánh lễ truyền chức cho thấy hòa bình phụng vụ vẫn chưa đạt được.
Lá thư gây ra nhiều tranh cãi hơn
Vào ngày 30 tháng 10, Đức Cha Puthur đã công bố một lá thư không khoan nhượng cảnh báo về hành động kỷ luật nếu Thánh lễ bắt buộc hàng tuần của Thượng hội đồng không được tổ chức như một Thánh lễ giáo xứ theo lịch trình thay vì chỉ là một sự bổ sung. Nó cũng cấm bất kỳ thông báo hoặc tuyên bố nào chống lại các quyết định chính thức của Giáo hội trong Thánh lễ, trong các cuộc họp cấp giáo xứ hoặc trên phương tiện truyền thông xã hội, cũng như cấm bất kỳ sự liên kết nào với các nhóm nổi loạn chống lại thẩm quyền của Giáo hội địa phương. Và nó khuyên rằng “sự trợ giúp của cảnh sát” sẽ được sử dụng để bảo đảm việc quản lý có trật tự trong tòa tổng giám mục.
Bức thư của Đức Cha được đưa ra sau những cuộc phản đối mạnh mẽ của cả giáo sĩ và giáo dân chống lại các cuộc bổ nhiệm mới của giáo xứ cho tổng đại diện, hiệu trưởng và giám đốc tài chính được công bố vào giữa tháng 10. Các cuộc phản đối chủ yếu tập trung vào việc bổ nhiệm Cha Puthuva, người đã bị cách chức giám đốc tài chính vào năm 2017 vì liên quan đến các giao dịch đất đai gây tranh cãi dưới thời Alencherry dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể cho tổng giáo phận.
Cha Kuriakose Mundadan, thư ký hội đồng linh mục tổng giáo phận, nói với tờ Register: “Sự bình yên đang được xây dựng trong tổng giáo phận sau ngày 3 tháng 7 đã bị phá hỏng khi cha Puthuva được tái bổ nhiệm, người đã bị cách chức vào năm 2017 theo yêu cầu của hội đồng linh mục vì vai trò của ngài trong vụ bê bối đất đai.”
“Đây là một nỗ lực cố ý nhằm kích động các linh mục và giáo dân để đưa chúng tôi vào thế xấu. Chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối những động thái bất công như vậy”, Cha Mundadan, người dẫn đầu một phái đoàn gồm một chục linh mục cao cấp đã gặp Đức Cha Puthur sau khi ngài không trả lời đơn thỉnh cầu của giáo sĩ yêu cầu hủy bỏ các cuộc bổ nhiệm mới vào tòa Giám Mục.
Cảnh sát túc trực tại dinh thự của tổng giám mục ban đầu đã từ chối cho phái đoàn gặp giám mục, nhưng sau khi trao đổi với ngài, họ đã nhượng bộ.
Theo Mundadan, cuộc họp ngày 28 tháng 10 đã không diễn ra tốt đẹp.
“Chúng tôi đã bị sốc khi ba viên chức cảnh sát ngồi trong phòng với chúng tôi khi chúng tôi nêu vấn đề nghiêm trọng về các bổ nhiệm mới của Tòa Giám Mục là không thể chấp nhận được và những lo ngại khác”, ông nói.
“Giám mục Bosco không đưa ra bất kỳ bình luận nào, và phản ứng của ngài là thông tư cứng rắn được ban hành hai ngày sau đó. Đó là lý do tại sao các linh mục quyết định không đọc thông tư này trong các giáo xứ.”
Biểu tình của giáo dân
Sự phản đối mạnh mẽ cũng được thể hiện trong số các giáo dân tụ tập tại Giáo xứ St. Joseph ở khu phố Vazhakkala của Kochi vào ngày 3 tháng 11 sau Thánh lễ Chúa Nhật lúc 6:30 sáng để chứng kiến cảnh công khai đốt lá thư của giám mục.
Trong khi nhiều kênh tin tức ghi lại cuộc biểu tình, hàng chục người, bao gồm cả phụ nữ lớn tuổi, đã tiến lên, đốt các bản sao của bức thư và bỏ chúng vào thùng rác đặt trước nhà thờ.
“Chúng tôi không phải là những kẻ nổi loạn. Chúng tôi muốn công lý được thực thi trong Giáo hội. Một linh mục ô uế không thể tham gia vào việc quản lý Giáo hội,” giáo dân Kuriakose Kalarickal, một người ủy thác của giáo xứ 640 gia đình cho đến khi ông hoàn thành nhiệm kỳ của mình cách đây hai tháng, nói với Register.
“Bạn có thấy ai ở đây phản đối không? Điều đó cho thấy tâm trạng của giáo xứ,” Kalarickal nói.
Tại Vương cung thánh đường St. Mary của tổng giáo phận, hai chục người Công Giáo khác cũng đã thực hiện một “cuộc đốt thông tư” tương tự vào cùng ngày, theo thời gian đã được thông báo trước với giới truyền thông.
Riju Kanjookaran, phát ngôn nhân của nhóm Almaya Munnetam đã kêu gọi đốt bức thư này, trả lời tờ Register vào ngày 7 tháng 11 rằng: “Tờ thông tư đã bị đốt tại hơn 200 giáo xứ, và thậm chí không có ai đọc nó tại 10 trong số hơn 320 giáo xứ trong tổng giáo phận”.
Kanjookaran nói thêm: “Sự đoàn kết của giáo dân với các cuộc biểu tình cho thấy sự tức giận của họ trước những gì đang xảy ra trong tổng giáo phận của chúng tôi”.
Bảo vệ giám mục
Cha Jacob Palackapilly, vị tổng đại diện mới của tổng giáo phận, đã phản bác lại những lời chỉ trích về việc bổ nhiệm giáo sĩ.
“Lãnh đạo Giáo hội đang hành động theo chỉ thị của Tòa thánh. Giám mục được tự do bổ nhiệm các thành viên Tòa Giám Mục,” ngài nói với Register.
“Cha Puthuva chưa từng bị kết án trong bất kỳ trường hợp nào. Chừng nào ngài chưa bị kết án, thì không thể có rào cản nào đối với việc bổ nhiệm ngài vào các vị trí trong Giáo hội”, Cha Palackapilly, cũng là phó tổng thư ký và phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Kerala, cho biết.
Khi được hỏi về phản ứng của ngài trước những lời đe dọa tẩy chay Tòa Giám Mục và thậm chí là giữ lại tiền quyên góp của giáo xứ, Cha Palackapilly trả lời: “Chúng tôi sẽ có hành động thích hợp để lập lại trật tự và giải quyết những thách thức”.
Cha Antony Vadakkekara, phát ngôn nhân của Giáo hội Syro-Malabar, cũng ủng hộ Đức Cha Puthur khi được hỏi về việc bổ nhiệm Puthuva.
Cha Vadakkekara cho biết: “Theo luật giáo luật, việc bổ nhiệm các viên chức là đặc quyền của giám mục và toàn thể giáo phận phải tuân theo chỉ thị của giám mục”.
Nghị sĩ George, chủ tịch Hiệp hội Công Giáo Nazrani, một nhóm ủng hộ lập trường của giáo sĩ về tranh chấp phụng vụ, nói với tờ Register rằng cần phải có hành động mạnh mẽ để kiểm soát các cuộc biểu tình.
“Lãnh đạo Giáo hội Syro-Malabar nên hành động cứng rắn để giải quyết cuộc nổi loạn ở Tổng giáo phận Ernakulam,” ông nói. “Nếu không, tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.”
Source:Catholic News Agency