Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Các Thánh Nam Nữ 1/11/2024 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:12 31/10/2024
BÀI ĐỌC 1 Kh 7:2-4,9-14
Bài trích sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ.
Tôi là Gio-an, tôi thấy một thiên thần mang ấn của Thiên Chúa hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên. Thiên thần ấy lớn tiếng bảo bốn thiên thần khác, là những vị được quyền phá hại đất liền và biển cả. Thiên thần ấy nói: “Xin đừng phá hại đất liền, biển cả và cây cối, trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta”.
Rồi tôi nghe nói đến con số những người được đóng ấn: một trăm bốn mươi bốn ngàn người thuộc mọi chi tộc con cái Ít-ra-en.
Sau đó, tôi thấy: một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô: “Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta.”
Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các Kỳ Mục và bốn Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô rằng: “A-men! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta, lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời! A-men!”
Một trong các Kỳ Mục lên tiếng hỏi tôi: “Những người mặc áo trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu đến?”
Tôi trả lời: “Thưa Ngài, Ngài biết đó.”
Vị ấy bảo tôi: “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Ga 3:1-3
Bài trích thư thứ nhất của thánh Gio-an tông đồ.
Anh em thân mến, anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa. Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta, là vì thế gian đã không biết Người.
Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Ki-tô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mt 11:28
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Chúa nói: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.
Ha-lê-lui-a.
TIN MỪNG Mt 5:1-12a
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi.
Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ rằng:
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả,
bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở,
vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.”
Đó là Lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:25 31/10/2024
9. Nhờ lời cầu nguyện khiêm tốn và kiên trì lâu dài, thì linh hồn có thể được các loại đức hạnh.
(Thánh nữ Catherine of Siena)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 31/10/2024
82. TRÂU DỊCH QUA SÔNG
Có một ông thầy giáo tên là “Quá Giang過江” (1).
Một lần nọ, ông ta đưa ra một câu đối và bắt học trò đối lại:
- “Cách hà tịnh mã”.
Học trò nghe chữ “tịnh並” thì tưởng chữ “bệnh病” nên mở miệng đối lại:
- “Trâu dịch qua sông (過江瘟牛)” (2).
Thầy giáo nghe như thế thì dở khóc dở cười.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 82:
Trong cuộc sống có rất nhiều điều bất ngờ xảy ra mà không ai lường trước được, cũng có những sự việc chắc ăn như hai với hai là bốn thế nhưng rồi cũng bất ngờ đảo lộn, thì huống gì là cái tên gọi trùng nhau hoặc ý nghĩa giống nhau, cái quan trọng là khi làm việc, khi nói năng chúng ta có để ý đến cho khỏi bị người khác bắt bẻ, chế giễu vì lời nói của mình hay không mà thôi, bởi vì khi sự vui vẻ đến quá độ thì ăn nói bốc đồng, dễ khiến cho những người không thích mình hoặc chống đối Giáo Hội có cớ để nhạo báng...
Quá giang là qua sông, “trâu dịch qua sông” là câu đối của học trò vì đã nghe không rõ lời của thầy mà đối sai, đã làm cho thầy giáo “méo mặt” vì phạm húy “Quá Giang” tên của mình.
Cũng vậy, những ai thường nghe bộp chộp, nghe không rõ mà không hỏi lại kỷ càng, thì cũng sẽ làm cho người khác méo mặt và hiểu lầm vậy.
Lấy tài ba của mình ra thử người khác chơi thì coi chừng, nếu ăn nói không rõ ràng thì cũng sẽ có ngày “phạm húy” nặng mà ân hận suốt đời...
(1) “Quá giang過江” là qua sông.
(2) “Quá giang ôn ngưu” là “trâu dịch qua sông過江瘟牛”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một ông thầy giáo tên là “Quá Giang過江” (1).
Một lần nọ, ông ta đưa ra một câu đối và bắt học trò đối lại:
- “Cách hà tịnh mã”.
Học trò nghe chữ “tịnh並” thì tưởng chữ “bệnh病” nên mở miệng đối lại:
- “Trâu dịch qua sông (過江瘟牛)” (2).
Thầy giáo nghe như thế thì dở khóc dở cười.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 82:
Trong cuộc sống có rất nhiều điều bất ngờ xảy ra mà không ai lường trước được, cũng có những sự việc chắc ăn như hai với hai là bốn thế nhưng rồi cũng bất ngờ đảo lộn, thì huống gì là cái tên gọi trùng nhau hoặc ý nghĩa giống nhau, cái quan trọng là khi làm việc, khi nói năng chúng ta có để ý đến cho khỏi bị người khác bắt bẻ, chế giễu vì lời nói của mình hay không mà thôi, bởi vì khi sự vui vẻ đến quá độ thì ăn nói bốc đồng, dễ khiến cho những người không thích mình hoặc chống đối Giáo Hội có cớ để nhạo báng...
Quá giang là qua sông, “trâu dịch qua sông” là câu đối của học trò vì đã nghe không rõ lời của thầy mà đối sai, đã làm cho thầy giáo “méo mặt” vì phạm húy “Quá Giang” tên của mình.
Cũng vậy, những ai thường nghe bộp chộp, nghe không rõ mà không hỏi lại kỷ càng, thì cũng sẽ làm cho người khác méo mặt và hiểu lầm vậy.
Lấy tài ba của mình ra thử người khác chơi thì coi chừng, nếu ăn nói không rõ ràng thì cũng sẽ có ngày “phạm húy” nặng mà ân hận suốt đời...
(1) “Quá giang過江” là qua sông.
(2) “Quá giang ôn ngưu” là “trâu dịch qua sông過江瘟牛”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Lễ Các Thánh Nam Nữ (1-11)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:45 31/10/2024
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
(Ngày 1.11)
Tin mừng: Mt 5, 1-12.
“Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng lễ kính các thánh nam nữ trên thiên đàng, qua thánh lễ này chúng ta càng thấu hiểu hơn nữa về mầu nhiệm các thánh thông công của Giáo Hội, và khi suy niệm đến mầu nhiệm thông công này, chúng ta càng đặt niềm tin tưởng của mình vào Thiên Chúa và Hội Thánh hơn.
Các thánh là những con người như chúng ta, không ai có thể nên thánh nếu không đi qua cuộc sống làm người với những khổ đau hy sinh; không đi qua đau khổ hy sinh thì không thể trở thành một thánh nhân, bởi vì chính Đấng cứu chuộc nhân loại là Đức Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị đóng đinh vào thập giá, và cuối cùng chết trên thập giá, hy sinh để chuộc tội cho nhân loại, tức là Ngài đã đi qua đau khổ và dùng đau khổ để cứu chuộc nhân loại tội lỗi.
Các thánh nam nữ là những con người như chúng ta, khi còn sống ở thế gian các ngài cũng có những tham sân si, cũng có kiêu căng, có giận hờn, có ghét ghen, có tham lam, có những tội lỗi mà chúng ta đã phạm hôm nay. Nhưng các ngài đã biết cậy vào ơn của Chúa và biết quyết tâm đứng lên cố gắng làm lại cuộc đời mình, biết chiến đấu với những cám dỗ, để rồi hôm nay các ngài được hưởng phúc với Thiên Chúa, với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thiên thần trên thiên đàng.
Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, có vị đã từng làm vua, có vị đã từng làm quan, làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm thấy giáo, làm nô lệ, có vị làm giáo hoàng, có vị làm giám mục, làm linh mục, phó tế, có các vị là nam nữ tu sĩ.v.v... nghĩa là các ngài có đủ mọi thành phần giai cấp trong xã hội, có những đời sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng các ngài đã có một mục đích để sống, đó chính là phải trở nên thánh, phải trở thành những bạn hữu của Thiên Chúa trong chính bổn phận hằng ngày của mình.
Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, nhưng các ngài đã biết thực hiện “hiến chương Nước Trời” tức là “Tám Mối Phúc thật” ngay tại trần gian này:
Các ngài giàu có nhưng đã sống tinh thần khó nghèo vì Nước Trời.
Các ngài bị người khác vu oan giá họa nhưng vẫn hiền lành với họ.
Các ngài đã chia vui với người vui và buồn với người buồn, nên được Thiên Chúa an ủi ngay khi còn ở đời này.
Các ngài mong muốn được trở nên người công chính giữa một xã hội đầy mưu mô xảo trá, nên được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Các ngài biết thương xót người, tức là biết động lòng trước cảnh thương tâm của người khác, nên được Thiên Chúa xót thương.
Các ngài sống trong danh vọng, sống giữa bụi trần với những đam mê của nó, nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sạch, nên các ngài được nhìn thấy Thiên Chúa.
Các ngài đi đến đâu là đem bình an của Thiên Chúa đến nơi đó, các ngài được gọi là những người biết kiến tạo hoà bình, nên các ngài được gọi là con Thiên Chúa.
Các ngài bị bắt bớ, bị đánh đập, bị tra tấn, bị tù đày vì các ngài sống và tin vào Đức Đức Chúa Giê-su, Đấng sẽ ban Nước Trời cho những kẻ tin vào Ngài, nên các ngài đã được Nước Trời làm của mình sau khi từ giã cõi đời tạm này...
Bạn thân mến,
Các thánh nam nữ đều là những con người như chúng ta, các ngài đã trở nên những vị thánh thì chúng ta cũng có thể trở nên thánh như các ngài, bởi vì nên thánh là đòi hỏi của Phúc Âm và là mục đích sống ở đời của chúng ta –những người Ki-tô hữu.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ trên thiên đàng cầu bàu cho chúng ta, là những người đang trên đường đi về quê trời, được noi gương của các ngài biết quyết tâm đổi mới cuộc sống của mình, biết đứng dậy khi ngã xuống trong tội, biết phục vụ và tha thứ cho nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
(Ngày 1.11)
Tin mừng: Mt 5, 1-12.
“Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng lễ kính các thánh nam nữ trên thiên đàng, qua thánh lễ này chúng ta càng thấu hiểu hơn nữa về mầu nhiệm các thánh thông công của Giáo Hội, và khi suy niệm đến mầu nhiệm thông công này, chúng ta càng đặt niềm tin tưởng của mình vào Thiên Chúa và Hội Thánh hơn.
Các thánh là những con người như chúng ta, không ai có thể nên thánh nếu không đi qua cuộc sống làm người với những khổ đau hy sinh; không đi qua đau khổ hy sinh thì không thể trở thành một thánh nhân, bởi vì chính Đấng cứu chuộc nhân loại là Đức Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị đóng đinh vào thập giá, và cuối cùng chết trên thập giá, hy sinh để chuộc tội cho nhân loại, tức là Ngài đã đi qua đau khổ và dùng đau khổ để cứu chuộc nhân loại tội lỗi.
Các thánh nam nữ là những con người như chúng ta, khi còn sống ở thế gian các ngài cũng có những tham sân si, cũng có kiêu căng, có giận hờn, có ghét ghen, có tham lam, có những tội lỗi mà chúng ta đã phạm hôm nay. Nhưng các ngài đã biết cậy vào ơn của Chúa và biết quyết tâm đứng lên cố gắng làm lại cuộc đời mình, biết chiến đấu với những cám dỗ, để rồi hôm nay các ngài được hưởng phúc với Thiên Chúa, với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thiên thần trên thiên đàng.
Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, có vị đã từng làm vua, có vị đã từng làm quan, làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm thấy giáo, làm nô lệ, có vị làm giáo hoàng, có vị làm giám mục, làm linh mục, phó tế, có các vị là nam nữ tu sĩ.v.v... nghĩa là các ngài có đủ mọi thành phần giai cấp trong xã hội, có những đời sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng các ngài đã có một mục đích để sống, đó chính là phải trở nên thánh, phải trở thành những bạn hữu của Thiên Chúa trong chính bổn phận hằng ngày của mình.
Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, nhưng các ngài đã biết thực hiện “hiến chương Nước Trời” tức là “Tám Mối Phúc thật” ngay tại trần gian này:
Các ngài giàu có nhưng đã sống tinh thần khó nghèo vì Nước Trời.
Các ngài bị người khác vu oan giá họa nhưng vẫn hiền lành với họ.
Các ngài đã chia vui với người vui và buồn với người buồn, nên được Thiên Chúa an ủi ngay khi còn ở đời này.
Các ngài mong muốn được trở nên người công chính giữa một xã hội đầy mưu mô xảo trá, nên được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Các ngài biết thương xót người, tức là biết động lòng trước cảnh thương tâm của người khác, nên được Thiên Chúa xót thương.
Các ngài sống trong danh vọng, sống giữa bụi trần với những đam mê của nó, nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sạch, nên các ngài được nhìn thấy Thiên Chúa.
Các ngài đi đến đâu là đem bình an của Thiên Chúa đến nơi đó, các ngài được gọi là những người biết kiến tạo hoà bình, nên các ngài được gọi là con Thiên Chúa.
Các ngài bị bắt bớ, bị đánh đập, bị tra tấn, bị tù đày vì các ngài sống và tin vào Đức Đức Chúa Giê-su, Đấng sẽ ban Nước Trời cho những kẻ tin vào Ngài, nên các ngài đã được Nước Trời làm của mình sau khi từ giã cõi đời tạm này...
Bạn thân mến,
Các thánh nam nữ đều là những con người như chúng ta, các ngài đã trở nên những vị thánh thì chúng ta cũng có thể trở nên thánh như các ngài, bởi vì nên thánh là đòi hỏi của Phúc Âm và là mục đích sống ở đời của chúng ta –những người Ki-tô hữu.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ trên thiên đàng cầu bàu cho chúng ta, là những người đang trên đường đi về quê trời, được noi gương của các ngài biết quyết tâm đổi mới cuộc sống của mình, biết đứng dậy khi ngã xuống trong tội, biết phục vụ và tha thứ cho nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Muốn Sống Đời Đời, Hãy Ăn Bánh Giêsu
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
02:30 31/10/2024
Lễ Nhất
Muốn Sống Đời Đời, Hãy Ăn Bánh Giêsu
Suy Niệm Lễ Nhất - Ngày Lễ Các Linh Hồn
(Ga 6, 51 – 59)
Con người sinh ra là để sống, để vươn lên. Ai trong chúng ta cũng đều có một mơ ước một khát vọng riêng cho mình, cho dù đó là mơ ước nhỏ hay to, cao xa hay thấp hèn. Nếu con người sống mà không có mơ ước thì chỉ như một cỗ máy. Khát vọng vươn lên đó chính là mục đích sống của con người. Niềm tin Kitô giáo dạy cho chúng biết, con người có xác có hồn, có đời này và đời sau. Vì thế, ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc ở đời tạm thế này, người tín hữu phải đạt được sự sống đời đời mai sau nữa. Nhưng đâu là bí quyết để sống trường sinh là một câu hỏi lớn?
Khởi đi từ việc thấy đám đông dân chúng theo mình, Chúa Giêsu đã "chạnh lòng thương", làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống họ, sống đời tạm này. Từ của ăn vật chất nuôi sống thể các, Chúa gợi lên nơi lòng họ sự khát vọng tìm kiếm thay vì của ăn hay hư nát, thì tìm kiếm của ăn thiêng liêng, lương thực trường tồn, lương thực ấy là chính Chúa Giêsu (x. Ga 6). Thế là khát vọng sống trường sinh nổi lên trong họ, Chúa mạc khải luôn cho họ: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51).
Ngày xưa Chúa Giêsu gọi mời những người Do thái, ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy đến mà ăn Bánh Giêsu. Nếu chúng ta muốn sống trường sinh, thì đây là cơ hội tốt để có được mầm sống ấy. Hãy đến gặp Chúa Giêsu và đón nhận Người, bởi chính Người: "Là Bánh Hằng Sống... ai ăn... sẽ được sống đời đời" (Ga 6,51).
Sự sống đời đời, tự chúng ta không thể có được, phải cậy nhờ vào Thiên Chúa là Đấng làm cho sống, là nguồn mạch sự sống. Vì thế, chúng ta thật hạnh phúc khi được mời gọi ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu để được sống đời đời (x.Ga 6, 54). Hơn nữa còn được Chúa đến cắm lều ngay nơi lòng chúng ta: "Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy" (Ga 6, 56).
Chúa Giêsu khẳng định, Người là bánh bởi trời xuống, Người đến làm no thỏa cái đói, cái khát, nhất là lấp đầy khát vọng lớn nhất của con người mọi nơi mọi thời là trường sinh bất tử.
Nếu như trong sa mạc xưa kia, Manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, lương thực cứu đói tạm thời, thì nay Mình Máu Thánh Chúa là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức, đủ nghị lực vượt qua trần thế về tới quê trời hưởng phúc vinh quang. Chẳng có gì chân thật và an ủi hơn cho những linh hồn khát khao nên thánh.
Phụng vụ lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm qua, với lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt qua không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng Các Thánh, những người được coi là diễm phúc của Thiên Chúa. Khi chiếm ngắm các ngài, chúng ta có thêm động lực để phấn đấu hầu lấp đầy khát vọng làm thánh của chúng ta.
Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết tìm kiếm Chúa là sự sống trường sinh, ẩn mình trong Bí tích Thánh Thể, và siêng năng lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa để được sống đời đời. Xin cho những kẻ khi còn sống đã tin tưởng vào lời hứa của Chúa đã rước Mình và Máu Thánh Chúa được sống muôn đời. Amen.
Muốn Sống Đời Đời, Hãy Ăn Bánh Giêsu
Suy Niệm Lễ Nhất - Ngày Lễ Các Linh Hồn
(Ga 6, 51 – 59)
Con người sinh ra là để sống, để vươn lên. Ai trong chúng ta cũng đều có một mơ ước một khát vọng riêng cho mình, cho dù đó là mơ ước nhỏ hay to, cao xa hay thấp hèn. Nếu con người sống mà không có mơ ước thì chỉ như một cỗ máy. Khát vọng vươn lên đó chính là mục đích sống của con người. Niềm tin Kitô giáo dạy cho chúng biết, con người có xác có hồn, có đời này và đời sau. Vì thế, ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc ở đời tạm thế này, người tín hữu phải đạt được sự sống đời đời mai sau nữa. Nhưng đâu là bí quyết để sống trường sinh là một câu hỏi lớn?
Khởi đi từ việc thấy đám đông dân chúng theo mình, Chúa Giêsu đã "chạnh lòng thương", làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống họ, sống đời tạm này. Từ của ăn vật chất nuôi sống thể các, Chúa gợi lên nơi lòng họ sự khát vọng tìm kiếm thay vì của ăn hay hư nát, thì tìm kiếm của ăn thiêng liêng, lương thực trường tồn, lương thực ấy là chính Chúa Giêsu (x. Ga 6). Thế là khát vọng sống trường sinh nổi lên trong họ, Chúa mạc khải luôn cho họ: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51).
Ngày xưa Chúa Giêsu gọi mời những người Do thái, ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy đến mà ăn Bánh Giêsu. Nếu chúng ta muốn sống trường sinh, thì đây là cơ hội tốt để có được mầm sống ấy. Hãy đến gặp Chúa Giêsu và đón nhận Người, bởi chính Người: "Là Bánh Hằng Sống... ai ăn... sẽ được sống đời đời" (Ga 6,51).
Sự sống đời đời, tự chúng ta không thể có được, phải cậy nhờ vào Thiên Chúa là Đấng làm cho sống, là nguồn mạch sự sống. Vì thế, chúng ta thật hạnh phúc khi được mời gọi ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu để được sống đời đời (x.Ga 6, 54). Hơn nữa còn được Chúa đến cắm lều ngay nơi lòng chúng ta: "Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy" (Ga 6, 56).
Chúa Giêsu khẳng định, Người là bánh bởi trời xuống, Người đến làm no thỏa cái đói, cái khát, nhất là lấp đầy khát vọng lớn nhất của con người mọi nơi mọi thời là trường sinh bất tử.
Nếu như trong sa mạc xưa kia, Manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, lương thực cứu đói tạm thời, thì nay Mình Máu Thánh Chúa là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức, đủ nghị lực vượt qua trần thế về tới quê trời hưởng phúc vinh quang. Chẳng có gì chân thật và an ủi hơn cho những linh hồn khát khao nên thánh.
Phụng vụ lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm qua, với lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt qua không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng Các Thánh, những người được coi là diễm phúc của Thiên Chúa. Khi chiếm ngắm các ngài, chúng ta có thêm động lực để phấn đấu hầu lấp đầy khát vọng làm thánh của chúng ta.
Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết tìm kiếm Chúa là sự sống trường sinh, ẩn mình trong Bí tích Thánh Thể, và siêng năng lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa để được sống đời đời. Xin cho những kẻ khi còn sống đã tin tưởng vào lời hứa của Chúa đã rước Mình và Máu Thánh Chúa được sống muôn đời. Amen.
Xin Nhớ Đến Con Cùng
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
02:34 31/10/2024
Lễ Nhì
Xin Nhớ Đến Con Cùng
(Luca 23, 33. 39-43)
Mọi tạo vật đều muốn mình được nhớ đến
Có một loài hoa tên là Lưu ly có màu tím, màu trắng, xanh hoặc vàng tuyệt đẹp, người ta hay hái để tặng nhau. Các cô thiếu nữ thường gọi tên hoa là " xin đừng quên em ", còn các chàng trai một mực khăng khăng gọi Lưu ly là "xin đừng quên anh". Cho dù gọi hoa theo tên nào thì đây cũng là một loại hoa luôn luôn gợi nhớ một niềm thương cảm mênh mông, một kỷ niệm sâu xa thầm lặng không quên được.
Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau. Một sáng mùa xuân trời trong vời vợi. Họ dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối, hoa Lưu ly mọc dày, cố vươn cành, nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong xanh. Trong khi chàng trai tần ngần ngắm nhìn dòng thác đổ thì cô gái say sưa hái hoa. Cô nhoài người ra bờ suối hái mấy nhành hoa đẹp, chẳng may nàng bị trượt chân ngã xuống suối bị dòng nước cuốn trôi. Nàng cố hết sức ném lại nhành hoa có ý trao tặng người yêu và gọi với "Xin đừng quên em".
Một truyền thuyết khác kể rằng, có một người du hành nọ đang lang thang trong thung lũng hoang vắng thì nhìn thấy một bông hoa lạ mà anh chưa từng gặp bao giờ ngay dưới chân mình. Anh hái bông hoa, ngay lập tức, cạnh dốc núi hé mở ra. Anh bước vào trong và thấy trước mắt mình không biết cơ man nào là vàng và ngọc ngà châu báu. Anh sung sướng và bắt đầu thu nhặt chúng, nhưng lại vô tình đánh rơi bông hoa bé nhỏ. Bông hoa thầm thì một cách yếu ớt : “Xin đừng quên tôi ! Xin đừng quên tôi !”
Còn theo một truyền thuyết Công Giáo, ngày nọ, Thiên Chúa đi ngang qua vườn địa đàng sau khi sáng tạo ra thế giới muôn loài. Người bỗng chú ý đến một bông hoa nhỏ và hỏi nó tên gì. Bông hoa ngượng ngùng thì thầm : "Thưa Chúa, con sợ rằng con đã bị lãng quên mất rồi ạ". Thiên Chúa ôn tồn trả lời : "Uh, Ta sẽ không bao giờ quên con".
Chúng ta thấy, chẳng những con người luôn mong mình được người khác nhớ đến, mà cả loài hoa cũng muốn mình không bị lãng quên.
Giáo hội lữ hành nhớ đến Giáo hội khổ đau
Sau khi đã cử hành lễ vinh quang và danh dự của Giáo hội Khải Hoàn (Các Thánh), Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta hôm nay đặc biệt nhớ đến đến và cầu nguyện cho Giáo hội Khổ Đau : những tâm hồn tội lỗi đang ở trong thời gian thanh luyện đang rất cần sự nhớ đến và lời cầu nguyện, lễ hy sinh, việc đền tội của chúng ta, để họ nhanh chóng được giảm bớt hình phạt hiện tại, được thứ tha tội lỗi mà giờ đây họ không làm được gì cho chính mình.
Hôm nay không phải là ngày buồn và tang tóc : nhưng là ngày Giáo hội là Mẹ năn nỉ nài van cùng Thiên Chúa cho con cái mình đã qua đời còn đang bị giam cầm nơi Luyện Tội chờ ngày thanh luyện cho đủ sớm được giải thoát. Vì thế, Giáo hội kêu lên : "Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn... "
Xin nhớ đến con cùng
Trong khi tất cả những người khác nói với Chúa Giêsu một cách khinh miệt : "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa!" Thì người trộm lành đã phạm bao lỗi lầm trong cuộc sống, cuối cùng lại sám hối, níu lấy Chúa Giêsu đang chịu đóng đinh và cầu xin : "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi" (Lc 23, 42). Chính vì anh xin Chúa một đặc ân là nhớ đến anh, nên Chúa Giêsu hứa với anh : "Quả thật, Ta bảo ngươi : ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23, 43).
Chúa Giêsu là Con Một Chúa Cha, chỉ nói lời tha thứ, chứ không nói lời kết án; và khi con người biết can đảm xin ơn tha thứ, Chúa không bao giờ bỏ rơi lời cầu xin ấy. Lời hứa của Chúa Giêsu với người trộm lành cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao : lời ấy nói với chúng ta rằng, ơn Chúa bao giờ cũng phong phú hơn lời cầu xin. Người rất quảng đại, luôn ban cho nhiều hơn điều con người cầu xin.
Ngày lễ nhớ cầu cho các linh hồn tổ tiên, các đấng, các bậc, ông bà cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đã qua đời hôm nay gợi lên cho chúng ta về sự nhớ thương và đừng quên những người đã khuất. Khi dâng lễ giỗ cầu cho người thân, chúng ta như nhắc nhớ Chúa : "Lạy Chúa… người thân yêu này, chúng con không thể quên, lẽ nào Chúa lại không nhớ đến” (Lời nguyện nhập lễ giỗ - Ngoài Mùa Phục Sinh SLRM tr. 1005). Và trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, chúng ta vẫn xin Chúa : "Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người…"
Hôm nay chúng ta tưởng nhớ và dâng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ để cầu nguyện cho họ mà thôi, chúng ta còn phải nài xin Chúa thương xót tất cả chúng ta nữa, để chúng ta cũng được đồng hưởng sự sống đời đời, cùng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, thánh Giuse Bạn Đức Trinh Nữ, các Thánh Tông Ðồ, và toàn thể các Thánh đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại, và cùng với các Ngài, chúng ta được ca ngợi và tôn vinh Chúa.
Lạy Chúa, Chúa từng phán cùng kẻ trộm lành : "Quả thật, Ta bảo ngươi : ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23, 43). Xin Chúa thương nhớ đến những tín hữu đã qua đời còn trong Luyện Tội nơi thiên đàng của Chúa và xin đừng để họ phải trầm luân đời đời trong Hỏa ngục! Amen.
Xin Nhớ Đến Con Cùng
(Luca 23, 33. 39-43)
Mọi tạo vật đều muốn mình được nhớ đến
Có một loài hoa tên là Lưu ly có màu tím, màu trắng, xanh hoặc vàng tuyệt đẹp, người ta hay hái để tặng nhau. Các cô thiếu nữ thường gọi tên hoa là " xin đừng quên em ", còn các chàng trai một mực khăng khăng gọi Lưu ly là "xin đừng quên anh". Cho dù gọi hoa theo tên nào thì đây cũng là một loại hoa luôn luôn gợi nhớ một niềm thương cảm mênh mông, một kỷ niệm sâu xa thầm lặng không quên được.
Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau. Một sáng mùa xuân trời trong vời vợi. Họ dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối, hoa Lưu ly mọc dày, cố vươn cành, nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong xanh. Trong khi chàng trai tần ngần ngắm nhìn dòng thác đổ thì cô gái say sưa hái hoa. Cô nhoài người ra bờ suối hái mấy nhành hoa đẹp, chẳng may nàng bị trượt chân ngã xuống suối bị dòng nước cuốn trôi. Nàng cố hết sức ném lại nhành hoa có ý trao tặng người yêu và gọi với "Xin đừng quên em".
Một truyền thuyết khác kể rằng, có một người du hành nọ đang lang thang trong thung lũng hoang vắng thì nhìn thấy một bông hoa lạ mà anh chưa từng gặp bao giờ ngay dưới chân mình. Anh hái bông hoa, ngay lập tức, cạnh dốc núi hé mở ra. Anh bước vào trong và thấy trước mắt mình không biết cơ man nào là vàng và ngọc ngà châu báu. Anh sung sướng và bắt đầu thu nhặt chúng, nhưng lại vô tình đánh rơi bông hoa bé nhỏ. Bông hoa thầm thì một cách yếu ớt : “Xin đừng quên tôi ! Xin đừng quên tôi !”
Còn theo một truyền thuyết Công Giáo, ngày nọ, Thiên Chúa đi ngang qua vườn địa đàng sau khi sáng tạo ra thế giới muôn loài. Người bỗng chú ý đến một bông hoa nhỏ và hỏi nó tên gì. Bông hoa ngượng ngùng thì thầm : "Thưa Chúa, con sợ rằng con đã bị lãng quên mất rồi ạ". Thiên Chúa ôn tồn trả lời : "Uh, Ta sẽ không bao giờ quên con".
Chúng ta thấy, chẳng những con người luôn mong mình được người khác nhớ đến, mà cả loài hoa cũng muốn mình không bị lãng quên.
Giáo hội lữ hành nhớ đến Giáo hội khổ đau
Sau khi đã cử hành lễ vinh quang và danh dự của Giáo hội Khải Hoàn (Các Thánh), Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta hôm nay đặc biệt nhớ đến đến và cầu nguyện cho Giáo hội Khổ Đau : những tâm hồn tội lỗi đang ở trong thời gian thanh luyện đang rất cần sự nhớ đến và lời cầu nguyện, lễ hy sinh, việc đền tội của chúng ta, để họ nhanh chóng được giảm bớt hình phạt hiện tại, được thứ tha tội lỗi mà giờ đây họ không làm được gì cho chính mình.
Hôm nay không phải là ngày buồn và tang tóc : nhưng là ngày Giáo hội là Mẹ năn nỉ nài van cùng Thiên Chúa cho con cái mình đã qua đời còn đang bị giam cầm nơi Luyện Tội chờ ngày thanh luyện cho đủ sớm được giải thoát. Vì thế, Giáo hội kêu lên : "Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn... "
Xin nhớ đến con cùng
Trong khi tất cả những người khác nói với Chúa Giêsu một cách khinh miệt : "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa!" Thì người trộm lành đã phạm bao lỗi lầm trong cuộc sống, cuối cùng lại sám hối, níu lấy Chúa Giêsu đang chịu đóng đinh và cầu xin : "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi" (Lc 23, 42). Chính vì anh xin Chúa một đặc ân là nhớ đến anh, nên Chúa Giêsu hứa với anh : "Quả thật, Ta bảo ngươi : ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23, 43).
Chúa Giêsu là Con Một Chúa Cha, chỉ nói lời tha thứ, chứ không nói lời kết án; và khi con người biết can đảm xin ơn tha thứ, Chúa không bao giờ bỏ rơi lời cầu xin ấy. Lời hứa của Chúa Giêsu với người trộm lành cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao : lời ấy nói với chúng ta rằng, ơn Chúa bao giờ cũng phong phú hơn lời cầu xin. Người rất quảng đại, luôn ban cho nhiều hơn điều con người cầu xin.
Ngày lễ nhớ cầu cho các linh hồn tổ tiên, các đấng, các bậc, ông bà cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đã qua đời hôm nay gợi lên cho chúng ta về sự nhớ thương và đừng quên những người đã khuất. Khi dâng lễ giỗ cầu cho người thân, chúng ta như nhắc nhớ Chúa : "Lạy Chúa… người thân yêu này, chúng con không thể quên, lẽ nào Chúa lại không nhớ đến” (Lời nguyện nhập lễ giỗ - Ngoài Mùa Phục Sinh SLRM tr. 1005). Và trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, chúng ta vẫn xin Chúa : "Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người…"
Hôm nay chúng ta tưởng nhớ và dâng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ để cầu nguyện cho họ mà thôi, chúng ta còn phải nài xin Chúa thương xót tất cả chúng ta nữa, để chúng ta cũng được đồng hưởng sự sống đời đời, cùng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, thánh Giuse Bạn Đức Trinh Nữ, các Thánh Tông Ðồ, và toàn thể các Thánh đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại, và cùng với các Ngài, chúng ta được ca ngợi và tôn vinh Chúa.
Lạy Chúa, Chúa từng phán cùng kẻ trộm lành : "Quả thật, Ta bảo ngươi : ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23, 43). Xin Chúa thương nhớ đến những tín hữu đã qua đời còn trong Luyện Tội nơi thiên đàng của Chúa và xin đừng để họ phải trầm luân đời đời trong Hỏa ngục! Amen.
Cậy Trông Và Hy Vọng Vào Chúa
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
02:36 31/10/2024
Lễ Ba
Cậy Trông Và Hy Vọng Vào Chúa
Giữa ngày hôm qua và hôm nay, biết bao nhiêu người đi viếng thăm vườn thánh là « nơi an nghỉ » chờ ngày sống lại của những người đã chết. Chúng ta đi viếng họ với niềm tin yêu, dừng lại bên mộ của những người đã yêu thương và làm điều tốt cho chúng ta trong sự cậy trông và lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa tình yêu.
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho các tâm hồn chết khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, trong một mầu nhiệm đáng sợ mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Tin vào yêu Thiên Chúa tạo dựng, hy sinh và cứu chuộc của Thiên Chúa, chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, săn sóc mồ mả và nhất là dâng lễ Misa xin Chúa thứ tha và sớm giải thoát họ là chứng tá của niềm tin ấy.
Cậy trông vào Thiên Chúa Tình Yêu
Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó.
Thiên Chúa đã yêu con người bằng một tình yêu hào phóng khi tạo dựng con người, ban cho con người những hồng ân bên trong và bên ngoài; Ngài cũng đã yêu chúng ta với một tình yêu khổ đau để cứu chuộc ta, khi nghĩ ra cách hủy diệt chính mình, chịu đau đớn nhất, để minh chứng cho ta thấy: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Trong tác phẩm Quo Vadis, một người ngoại giáo hỏi Thánh Phêrô khi ngài mới đến Rôma như thế này : Nhã Điển đem đến cho chúng tôi sự thông thái, Rôma đem đến quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại cho chúng tôi điều gì? Thánh Phêrô trả lời: Tình yêu!
Vâng, Thiên Chúa yêu con người bằng một Tình yêu hào phóng, không những trao ban nhưng không, mà tình yêu đó còn mang theo tha thứ. Thánh Phaolô thốt lên “Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân” (Rm 5, 7-8). Con người có thể là kẻ thù của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa mãi mãi không là kẻ thù của con người.
Hy vọng vào Chúa
Vốn là Tình yêu, mang trong mình một tình yêu thương xót, thứ tha và cứu chuộc nên Thiên Chúa luôn canh cánh trong lòng, mong sao cho nhân loại được cứu chuộc. Người khẩn cầu tha thiết cùng Thiên Chúa Chúa : « Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thi Con muốn rằng : Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con ». Chúa Giêsu cầu nguyện tiếp : “Con muốn rằng Con ở đâu thì chúng cũng ở đó với Con.” Chúa Giêsu ở đâu? Ở trong tình yêu Chúa Cha; ở trong sự thật; ở trong Thánh Ý Chúa Cha; Ở trên Thập Giá và ở trên thiên đàng.
Chính Cha đã sai Con và yêu thương họ như đã yêu thương Con.” Trước khi về trời, Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta rằng Chúa Cha đã yêu thương chúng ta như đã yêu thương Chúa Giêsu.
Như vậy, Chúa Giêsu Nadarét ngày nào cũng như chúng ta hôm nay, và cũng được Chúa Cha yêu thương bằng một tình Cha thật gần gũi. Nhưng khác một điều Người đã nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình, dù trong những lúc đau thương nhất của cuộc sống. Còn chúng ta, chúng ta cũng tin vào tình yêu của Thiên Chúa, nhưng không mấy xác tín rằng Chúa Cha đã yêu thương tôi như đã yêu thương Chúa Giêsu.
Cậy Trông Và Hy Vọng Vào Chúa
Giữa ngày hôm qua và hôm nay, biết bao nhiêu người đi viếng thăm vườn thánh là « nơi an nghỉ » chờ ngày sống lại của những người đã chết. Chúng ta đi viếng họ với niềm tin yêu, dừng lại bên mộ của những người đã yêu thương và làm điều tốt cho chúng ta trong sự cậy trông và lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa tình yêu.
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho các tâm hồn chết khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, trong một mầu nhiệm đáng sợ mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Tin vào yêu Thiên Chúa tạo dựng, hy sinh và cứu chuộc của Thiên Chúa, chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, săn sóc mồ mả và nhất là dâng lễ Misa xin Chúa thứ tha và sớm giải thoát họ là chứng tá của niềm tin ấy.
Cậy trông vào Thiên Chúa Tình Yêu
Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó.
Thiên Chúa đã yêu con người bằng một tình yêu hào phóng khi tạo dựng con người, ban cho con người những hồng ân bên trong và bên ngoài; Ngài cũng đã yêu chúng ta với một tình yêu khổ đau để cứu chuộc ta, khi nghĩ ra cách hủy diệt chính mình, chịu đau đớn nhất, để minh chứng cho ta thấy: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Trong tác phẩm Quo Vadis, một người ngoại giáo hỏi Thánh Phêrô khi ngài mới đến Rôma như thế này : Nhã Điển đem đến cho chúng tôi sự thông thái, Rôma đem đến quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại cho chúng tôi điều gì? Thánh Phêrô trả lời: Tình yêu!
Vâng, Thiên Chúa yêu con người bằng một Tình yêu hào phóng, không những trao ban nhưng không, mà tình yêu đó còn mang theo tha thứ. Thánh Phaolô thốt lên “Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân” (Rm 5, 7-8). Con người có thể là kẻ thù của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa mãi mãi không là kẻ thù của con người.
Hy vọng vào Chúa
Vốn là Tình yêu, mang trong mình một tình yêu thương xót, thứ tha và cứu chuộc nên Thiên Chúa luôn canh cánh trong lòng, mong sao cho nhân loại được cứu chuộc. Người khẩn cầu tha thiết cùng Thiên Chúa Chúa : « Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thi Con muốn rằng : Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con ». Chúa Giêsu cầu nguyện tiếp : “Con muốn rằng Con ở đâu thì chúng cũng ở đó với Con.” Chúa Giêsu ở đâu? Ở trong tình yêu Chúa Cha; ở trong sự thật; ở trong Thánh Ý Chúa Cha; Ở trên Thập Giá và ở trên thiên đàng.
Chính Cha đã sai Con và yêu thương họ như đã yêu thương Con.” Trước khi về trời, Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta rằng Chúa Cha đã yêu thương chúng ta như đã yêu thương Chúa Giêsu.
Như vậy, Chúa Giêsu Nadarét ngày nào cũng như chúng ta hôm nay, và cũng được Chúa Cha yêu thương bằng một tình Cha thật gần gũi. Nhưng khác một điều Người đã nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình, dù trong những lúc đau thương nhất của cuộc sống. Còn chúng ta, chúng ta cũng tin vào tình yêu của Thiên Chúa, nhưng không mấy xác tín rằng Chúa Cha đã yêu thương tôi như đã yêu thương Chúa Giêsu.
Lửa Tình Yêu
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
02:38 31/10/2024
Suy niệm Lễ III
Lửa Tình Yêu
Suy niệm Ngày Lễ Các Linh Hồn
(Lc 23, 33. 39-43)
Từ trưa ngày lễ Các Thánh cho đến hôm nay, biết bao nhiêu người đi viếng thăm vườn thánh là “nơi an nghỉ” của những người đã chết chờ ngày sống lại. Chúng ta đi viếng họ với niềm tin yêu, dừng lại bên mộ của những người đã yêu thương và làm điều tốt cho chúng ta trong sự cậy trông, phó thác họ cho lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa Tình Yêu.
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho những người chết trong khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, săn sóc phần mộ và nhất là dâng lễ Misa nại vào Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đã tạo dựng, hy sinh và cứu chuộc chúng ta, nay lại dùng tình yêu mà thanh luyện những người đã qua đời và sớm cho họ được hưởng tôn nhan Chúa.
Tin vào Thiên Chúa Tình Yêu
Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó.
Thiên Chúa đã yêu con người bằng một tình yêu hào phóng khi tạo dựng con người, ban cho con người những hồng ân bên trong và bên ngoài; Ngài cũng đã yêu chúng ta với một tình yêu khổ đau để cứu chuộc ta, khi nghĩ ra cách hủy diệt chính mình, chịu đau đớn nhất, để minh chứng cho ta thấy: “Tình Yêu là bản chất của Thiên Chúa”.
Trong tác phẩm Quo Vadis, một người ngoại giáo hỏi Thánh Phêrô khi ngài mới đến Rôma như thế này : Nhã Điển đem đến cho chúng tôi sự thông thái, Rôma đem đến quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại cho chúng tôi điều gì? Thánh Phêrô trả lời: Tình yêu!
Vâng, Thiên Chúa yêu con người bằng tình yêu hào phóng, mang theo sự tha thứ và nguyện cầu. Thánh Phaolô thốt lên “Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân” (Rm 5, 7-8). Con người có thể là kẻ thù của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa mãi mãi không là kẻ thù của con người. Kinh nguyện vô cùng cảm động của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cầu cho con người chứng minh tình yêu vô biến ấy (x. Ga 17, 1-26).
Sau khi tôn vinh Chúa Cha (x. Ga 17, 1); cầu nguyện cho các môn đệ (x. Ga 17, 11), và những kẻ nhờ các môn đệ mà tin vào Chúa : “Con còn cầu cho tất cả những kẻ, nhờ chúng mà tin vào con (Ga 17, 20-26 ); Người cầu cho chúng ta nên “một” : “Để cả chúng cũng nên một trong Ta” (Ga 17,22). Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu thì luôn luôn hiệp nhất, do đó, trong Thiên Chúa không có sự chia rẽ ở đời này, kể cả đời sau nữa.
Hy vọng và cậy trông vào Chúa
Bản chất là Tình yêu, mang trong mình một tình yêu thương xót, thứ tha và cứu chuộc nên Thiên Chúa luôn canh cánh trong lòng, mong sao cho nhân loại được cứu chuộc. Người khẩn cầu tha thiết cùng Thiên Chúa Cha : “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thi Con muốn rằng : Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga 17,24). Chúa Giêsu ở đâu? Ở trong tình yêu Chúa Cha, trong lòng Chúa Chúa; ở trong sự thật; ở trong Thánh Ý Chúa Cha; Ở trên Thập Giá và ở trên thiên đàng và Người muốn chúng ta cũng ở với Chúa.
Chính Chúa Cha đã sai Chúa Con đến trần gian để yêu thương con người như Chúa Cha đã yêu thương Chúa Con. Nên trước khi về trời, Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta rằng Chúa Cha đã yêu thương chúng ta như đã yêu thương Chúa Giêsu.
Lạy Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu, xin cho những người đã qua đời được ở trong tình yêu của Chúa luôn mãi, và cho chúng con ngay từ khi còn ở dưới thế cũng luôn ở trong vòng tay yêu thương của Chúa. Amen.
Lửa Tình Yêu
Suy niệm Ngày Lễ Các Linh Hồn
(Lc 23, 33. 39-43)
Từ trưa ngày lễ Các Thánh cho đến hôm nay, biết bao nhiêu người đi viếng thăm vườn thánh là “nơi an nghỉ” của những người đã chết chờ ngày sống lại. Chúng ta đi viếng họ với niềm tin yêu, dừng lại bên mộ của những người đã yêu thương và làm điều tốt cho chúng ta trong sự cậy trông, phó thác họ cho lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa Tình Yêu.
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho những người chết trong khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, săn sóc phần mộ và nhất là dâng lễ Misa nại vào Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đã tạo dựng, hy sinh và cứu chuộc chúng ta, nay lại dùng tình yêu mà thanh luyện những người đã qua đời và sớm cho họ được hưởng tôn nhan Chúa.
Tin vào Thiên Chúa Tình Yêu
Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó.
Thiên Chúa đã yêu con người bằng một tình yêu hào phóng khi tạo dựng con người, ban cho con người những hồng ân bên trong và bên ngoài; Ngài cũng đã yêu chúng ta với một tình yêu khổ đau để cứu chuộc ta, khi nghĩ ra cách hủy diệt chính mình, chịu đau đớn nhất, để minh chứng cho ta thấy: “Tình Yêu là bản chất của Thiên Chúa”.
Trong tác phẩm Quo Vadis, một người ngoại giáo hỏi Thánh Phêrô khi ngài mới đến Rôma như thế này : Nhã Điển đem đến cho chúng tôi sự thông thái, Rôma đem đến quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại cho chúng tôi điều gì? Thánh Phêrô trả lời: Tình yêu!
Vâng, Thiên Chúa yêu con người bằng tình yêu hào phóng, mang theo sự tha thứ và nguyện cầu. Thánh Phaolô thốt lên “Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân” (Rm 5, 7-8). Con người có thể là kẻ thù của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa mãi mãi không là kẻ thù của con người. Kinh nguyện vô cùng cảm động của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cầu cho con người chứng minh tình yêu vô biến ấy (x. Ga 17, 1-26).
Sau khi tôn vinh Chúa Cha (x. Ga 17, 1); cầu nguyện cho các môn đệ (x. Ga 17, 11), và những kẻ nhờ các môn đệ mà tin vào Chúa : “Con còn cầu cho tất cả những kẻ, nhờ chúng mà tin vào con (Ga 17, 20-26 ); Người cầu cho chúng ta nên “một” : “Để cả chúng cũng nên một trong Ta” (Ga 17,22). Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu thì luôn luôn hiệp nhất, do đó, trong Thiên Chúa không có sự chia rẽ ở đời này, kể cả đời sau nữa.
Hy vọng và cậy trông vào Chúa
Bản chất là Tình yêu, mang trong mình một tình yêu thương xót, thứ tha và cứu chuộc nên Thiên Chúa luôn canh cánh trong lòng, mong sao cho nhân loại được cứu chuộc. Người khẩn cầu tha thiết cùng Thiên Chúa Cha : “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thi Con muốn rằng : Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga 17,24). Chúa Giêsu ở đâu? Ở trong tình yêu Chúa Cha, trong lòng Chúa Chúa; ở trong sự thật; ở trong Thánh Ý Chúa Cha; Ở trên Thập Giá và ở trên thiên đàng và Người muốn chúng ta cũng ở với Chúa.
Chính Chúa Cha đã sai Chúa Con đến trần gian để yêu thương con người như Chúa Cha đã yêu thương Chúa Con. Nên trước khi về trời, Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta rằng Chúa Cha đã yêu thương chúng ta như đã yêu thương Chúa Giêsu.
Lạy Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu, xin cho những người đã qua đời được ở trong tình yêu của Chúa luôn mãi, và cho chúng con ngay từ khi còn ở dưới thế cũng luôn ở trong vòng tay yêu thương của Chúa. Amen.
Của Lễ Toàn Thiêu
Lm Vũđình Tường
03:11 31/10/2024
Nhóm Kinh Sư tranh biện và bất đồng í kiến điều răn nào quan trọng nhất. Bất đồng gây chia rẽ, phe nhóm chống đối, kình bác nhau. Vì thế một trong số họ đến gặp Đức Kitô xin Ngài cho í kiến. Đức Kitô đáp. Tất cả lề luật được gồm tóm trong hai điều. Thứ nhất, yêu mến Thiên Chúa hết tất cả tấm lòng; thứ đến yêu tha nhân như chính mình. Thực hiện trong cuộc sống hai điều răn trên là sống đẹp lòng Thiên Chúa.
Người ta yêu thích ngắm nhìn vẻ bao la, bát ngát hùng vĩ của đại dương, yêu thích không khí mát dịu nơi rừng xanh, thả hồn giữa cánh đồng hoa ngút tầm mắt, thích ngắm trời xanh cao thẳm, thích có bông hoa tươi thắm trước nhà, vui nghe tiếng chim hát líu lo, chiều dạo bộ cùng con chó ngoan hiền, trung thành mến chủ. Yêu thiên nhiên, sông núi, cỏ cây, sinh vật là tốt, cần khích lệ, cổ võ nhưng không thể yêu chúng hơn tha nhân, con người. Tình yêu ta dành cho tha nhân phải cao hơn tình yêu ta dành cho vật chất trong thiên nhiên. Thứ nhất, tất cả vật chất trong thiên nhiên được tạo dựng cho con người hưởng dùng. Thứ hai, trình thuật Sáng Thế Kí 1:27 cho biết Thiên Chúa sáng tạo con người phỏng theo hình ảnh Thiên Chúa. Yêu tha nhân như chính mình vì con người do Chúa tạo thành. Đây chính là yêu hình ảnh Thiên Chúa trong con người đó. Vật chất trong vũ trụ cũng được Thiên Chúa tạo thành, chúng không mang hình ảnh Thiên Chúa. Riêng loài người được diễm phúc mang hình ảnh Thiên Chúa. Chỉ một lí do này cũng đủ để ta yêu tha nhân hơn mọi sự vật chất trong vũ trụ.
Nghe Đức Kitô đáp, vị Kinh Sư vui mừng; khúc mắc gây bất bình, tranh cãi trong nhóm có câu trả lời thoả đáng. Ông ta thưa:
'Thưa Thầy, hay lắm. Thầy dậy rất phải.... Điềy này quí hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ'. Mc 12:32.
Đức Kitô đáp:
'Ông không còn xa nước Thiên Chúa đâu' Mc 12:34
Của lễ toàn thiêu trở thành quí hoá không phải do giá trị của lễ vật mà do tâm tình và cách thức hiến dâng. Khi tâm tình hiến dâng thể hiện lòng chân thành yêu mến; cách thức hiến dâng biểu lộ lòng thành kính thì việc hiến dâng trở nên quan trọng. Dâng tiến lễ vật với lòng thành, tự nguyện và tôn kính đến từ lòng yêu mến biến của lễ hiến dâng trở thành hoàn thiện. Vị Kinh Sư nhận ra chân lí trong việc dâng tiến lễ vật khi ông tuyên xưng yêu mến Chúa hết tâm tình thì cao trọng hơn cả lễ vật. Lễ vật chỉ là biểu tượng hữu hình một tấm lòng yêu mến qua hành động tiến dâng lễ vật.
'Ông không còn xa nước Thiên Chúa đâu'. Câu này cho biết trong nước Thiên Chúa buộc yêu mến Thiên Chúa hết tâm tình, hết tấm lòng và yêu tha nhân. Mọi thứ trên trần gian đều có giá trị nhất thời. Chúng đến rồi đi. Đức Kitô cho biết, có hai giá trị vĩnh cửu ai tìm kiếm sẽ nhận được. Thứ nhất và quan trọng nhất là tình yêu ta dành cho Chúa. Thứ hai là lòng mến ta dành cho tha nhân. Hai giá trị này bền vững muôn đời không phải do bản chất chúng mà chính là Thiên Chúa, Đấng hằng sống, ban giá trị cho chúng nên chúng trở nên có giá trị muôn đời. Mọi hành động, lời nói, việc làm của ta dù bất xứng, bất toàn, không toàn thiện nhưng một khi ta làm vì chân thành yêu mến Thiên Chúa, làm để làm Sáng Danh Chúa và làm vì yêu mến hình ảnh Chúa nơi tha nhân. Thiên Chúa ban cho chúng giá trị tuyệt vời.
TiengChuong.org
Người ta yêu thích ngắm nhìn vẻ bao la, bát ngát hùng vĩ của đại dương, yêu thích không khí mát dịu nơi rừng xanh, thả hồn giữa cánh đồng hoa ngút tầm mắt, thích ngắm trời xanh cao thẳm, thích có bông hoa tươi thắm trước nhà, vui nghe tiếng chim hát líu lo, chiều dạo bộ cùng con chó ngoan hiền, trung thành mến chủ. Yêu thiên nhiên, sông núi, cỏ cây, sinh vật là tốt, cần khích lệ, cổ võ nhưng không thể yêu chúng hơn tha nhân, con người. Tình yêu ta dành cho tha nhân phải cao hơn tình yêu ta dành cho vật chất trong thiên nhiên. Thứ nhất, tất cả vật chất trong thiên nhiên được tạo dựng cho con người hưởng dùng. Thứ hai, trình thuật Sáng Thế Kí 1:27 cho biết Thiên Chúa sáng tạo con người phỏng theo hình ảnh Thiên Chúa. Yêu tha nhân như chính mình vì con người do Chúa tạo thành. Đây chính là yêu hình ảnh Thiên Chúa trong con người đó. Vật chất trong vũ trụ cũng được Thiên Chúa tạo thành, chúng không mang hình ảnh Thiên Chúa. Riêng loài người được diễm phúc mang hình ảnh Thiên Chúa. Chỉ một lí do này cũng đủ để ta yêu tha nhân hơn mọi sự vật chất trong vũ trụ.
Nghe Đức Kitô đáp, vị Kinh Sư vui mừng; khúc mắc gây bất bình, tranh cãi trong nhóm có câu trả lời thoả đáng. Ông ta thưa:
'Thưa Thầy, hay lắm. Thầy dậy rất phải.... Điềy này quí hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ'. Mc 12:32.
Đức Kitô đáp:
'Ông không còn xa nước Thiên Chúa đâu' Mc 12:34
Của lễ toàn thiêu trở thành quí hoá không phải do giá trị của lễ vật mà do tâm tình và cách thức hiến dâng. Khi tâm tình hiến dâng thể hiện lòng chân thành yêu mến; cách thức hiến dâng biểu lộ lòng thành kính thì việc hiến dâng trở nên quan trọng. Dâng tiến lễ vật với lòng thành, tự nguyện và tôn kính đến từ lòng yêu mến biến của lễ hiến dâng trở thành hoàn thiện. Vị Kinh Sư nhận ra chân lí trong việc dâng tiến lễ vật khi ông tuyên xưng yêu mến Chúa hết tâm tình thì cao trọng hơn cả lễ vật. Lễ vật chỉ là biểu tượng hữu hình một tấm lòng yêu mến qua hành động tiến dâng lễ vật.
'Ông không còn xa nước Thiên Chúa đâu'. Câu này cho biết trong nước Thiên Chúa buộc yêu mến Thiên Chúa hết tâm tình, hết tấm lòng và yêu tha nhân. Mọi thứ trên trần gian đều có giá trị nhất thời. Chúng đến rồi đi. Đức Kitô cho biết, có hai giá trị vĩnh cửu ai tìm kiếm sẽ nhận được. Thứ nhất và quan trọng nhất là tình yêu ta dành cho Chúa. Thứ hai là lòng mến ta dành cho tha nhân. Hai giá trị này bền vững muôn đời không phải do bản chất chúng mà chính là Thiên Chúa, Đấng hằng sống, ban giá trị cho chúng nên chúng trở nên có giá trị muôn đời. Mọi hành động, lời nói, việc làm của ta dù bất xứng, bất toàn, không toàn thiện nhưng một khi ta làm vì chân thành yêu mến Thiên Chúa, làm để làm Sáng Danh Chúa và làm vì yêu mến hình ảnh Chúa nơi tha nhân. Thiên Chúa ban cho chúng giá trị tuyệt vời.
TiengChuong.org
VietCatholic TV
Lính Dù thắng lớn ở Kursk, tiểu đoàn Nga và Chechnya chỉ còn 2 người. Âm mưu ám sát anh em nhà Kim
VietCatholic Media
03:03 31/10/2024
1. Hán Thành cho biết Bắc Hàn tăng cường an ninh cho Kim Chính Ân vì mối đe dọa ám sát
Các nhà lập pháp Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đang tăng cường an ninh xung quanh nhà độc tài Kim Chính Ân trước khả năng xảy ra một vụ ám sát, trích dẫn thông tin từ cơ quan tình báo Hán Thành.
Các nguồn tin cho rằng kế hoạch của anh em nhà Kim Chính Ân bán xương máu của hơn 10.000 người Bắc Hàn cho Putin đã vấp phải những chống đối ngầm bên trong đất nước.
Theo hãng thông tấn nhà nước Nam Hàn, Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn đã thông báo với quốc hội rằng lực lượng an ninh của Kim đã tăng cường nỗ lực bảo vệ ông, bao gồm cả việc sử dụng các thiết bị gây nhiễu liên lạc và thiết bị phát hiện máy bay điều khiển từ xa.
Cơ quan gián điệp không trích dẫn mối đe dọa cụ thể nào đối với Kim — nhưng lưu ý rằng mặc dù có những mối đe dọa đến sự an toàn của ông, ông vẫn xuất hiện trước công chúng thường xuyên hơn.
Sự tăng cường an ninh của Kim diễn ra khi Ngũ Giác Đài cảnh báo hôm thứ Hai rằng Bắc Hàn đã gửi khoảng 10.000 quân đến Nga để huấn luyện. Một số trong số này đã di chuyển về phía tiền tuyến gần biên giới Ukraine để giúp quân đội Điện Cẩm Linh chiến đấu với lực lượng của Kyiv.
NATO cũng xác nhận hôm thứ Hai rằng quân đội Bắc Hàn đã được triển khai tới Kursk, khu vực của Nga do quân đội Ukraine kiểm soát một phần.
Putin đã đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 6, nơi ông đã ký một hiệp ước tương trợ lẫn nhau với Kim trong bối cảnh mối quan hệ ngoại giao giữa hai nhà lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ.
[Politico: North Korea ramps up Kim Jong Un’s security over assassination threat, Seoul says]
2. Ukraine bắt giữ Thủy Quân Lục Chiến Nga bị cáo buộc giết tù nhân
Theo một trang blog của Ukraine, lính dù Ukraine cho biết họ đã bắt giữ hai Thủy Quân Lục Chiến Nga thuộc một lữ đoàn được cho là đã sát hại các tù nhân Ukraine vào đầu tháng này.
Kyiv cho biết Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến Biệt lập số 155 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã được nhìn thấy trong đoạn phim quay bằng máy bay điều khiển từ xa đang bắn chết các tù nhân Ukraine sau một cuộc tấn công vào các nhân viên điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào ngày 10 tháng 10.
Theo bài đăng trên Facebook của Lực lượng Dù thuộc Quân đội Ukraine, một cuộc tấn công trả đũa ở Kursk giữa “các chiến binh của Lữ đoàn Dù 95 thuộc”, lực lượng Dù Ukraine và Thủy Quân Lục Chiến Nga đã dẫn đến sự đầu hàng của hai tù nhân người Nga.
Quân đội Ukraine viết rằng quân đội Ukraine “tiêu diệt kẻ xâm lược một cách không thương tiếc, nhưng vẫn thương xót bảo toàn mạng sống của họ nếu đối phương hạ vũ khí và đầu hàng!”
Bài đăng trên Facebook cũng cho biết Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến Biệt lập số 155 của Nga đã thực hiện “hành vi tàn ác đặc biệt đối với người Ukraine”. Vì thế, trong cuộc tấn công, Lữ Đoàn Dù 95 của Ukraine đã “tiêu diệt toàn bộ cái gọi là Đơn vị Đặc nhiệm Akhmat và Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 155”.
Bài đăng trên blog cho biết, hai Thủy Quân Lục Chiến Nga đầu hàng đã được chăm sóc y tế và “chỉ những người tự nguyện đầu hàng mới sống sót”.
Cuộc tấn công của thủy quân lục chiến Ukraine được hỗ trợ bởi máy bay điều khiển từ xa chiến đấu và pháo binh sử dụng bom chùm.
Lực lượng tấn công Dù của Quân đội Ukraine cũng đã đăng lên Telegram một đoạn video về vụ tấn công và cảnh quay cho thấy hai tù nhân người Nga trong rừng.
Trong cuộc tấn công ngày 10 tháng 10, Thủy Quân Lục Chiến Nga thuộc lữ đoàn 155 đã tấn công các đơn vị điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Ukraine ở khu vực phía Tây Tỉnh Kursk và bắt họ làm tù binh.
Kyiv cho biết Thủy Quân Lục Chiến Nga sau đó đã buộc lính Ukraine cởi bỏ quần áo và nằm xuống đất trước khi nổ súng giết chết chín người.
Sau khi đoạn phim quay bằng máy bay điều khiển từ xa về cảnh chín binh sĩ Ukraine bị lột quần áo và giết chết được công bố, người dân Ukraine đã kêu gọi các tổ chức quốc tế bao gồm Liên Hiệp Quốc và Hội Hồng Thập Tự Quốc tế lên án vụ tấn công và có phản ứng.
Sau vụ việc, Tổng công tố viên Ukraine Andriy Kostin cho biết văn phòng của ông đã mở cuộc điều tra hình sự.
Sự trả đũa của Quân đội Ukraine đối với lữ đoàn Nga bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh đã khiến nhiều gia đình người Nga lên mạng xã hội để bày tỏ sự tức giận.
Sau đó, Lữ đoàn Dù số 95 của Ukraine đã tấn công một trung đội Thủy Quân Lục Chiến Nga vào ngày 18 tháng 10, giết chết 30 lính Nga và phá hủy nhiều xe thiết giáp.
Lực lượng Ukraine bắt đầu chiến đấu ở Kursk vào đầu tháng 8 và đã chiến đấu ở vùng Kursk thuộc lãnh thổ Nga để “bảo vệ các khu vực biên giới của Ukraine khỏi các cuộc tấn công của lực lượng Nga”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đưa ra thông báo vào ngày 16 tháng 10 rằng kế hoạch chiến thắng của ông, được ông trình bày với nhiều nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm việc tiếp tục hoạt động ở Kursk và cải thiện khả năng tấn công của Ukraine.
[Newsweek: Ukraine Captures Russian Marines Accused of Murdering Captives]
3. Các quan chức Ukraine và Nga sẽ tiếp tục thảo luận về việc ngăn chặn các cuộc tấn công vào nhà máy năng lượng, Financial Times đưa tin
Tờ Financial Times đưa tin ngày 29 tháng 10 rằng Ukraine và Nga đang có các cuộc thảo luận sơ bộ về việc ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.
Các cuộc đàm phán trước đó do Qatar làm trung gian vào tháng 8 đã gần đạt được thỏa thuận nhưng đã thất bại sau khi Ukraine tấn công xuyên biên giới vào Kursk của Nga. Các cuộc thảo luận, trong giai đoạn đầu, dự kiến sẽ sớm được nối lại.
Mạc Tư Khoa vẫn kiên quyết yêu cầu quân đội Ukraine phải rút khỏi Kursk trước khi bất kỳ thỏa thuận nào được đưa ra.
Ukraine đã phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk vào đầu tháng 8, được và đã chiếm giữ khoảng 100 thị trấn và hơn 1.300 km2. Nga bắt đầu một cuộc phản công trong khu vực vào tháng 9, với thành công được cho là tối thiểu.
Theo một quan chức cao cấp của Ukraine, các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng đã giảm trong vài tuần qua, dựa trên thỏa thuận được thiết lập thông qua các cơ quan tình báo tương ứng của Ukraine và Nga.
Khi mùa đông đang đến gần, Ukraine phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về năng lượng do thiệt hại trước đó do các cuộc không kích lớn của Nga gây ra.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 25 tháng 9 trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, từ tháng 3 đến tháng 8 năm nay, Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy điện nhiệt và hầu hết công suất thủy điện ở Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukrainian and Russian officials to resume discussions on stopping energy plant attacks, FT reports]
4. Nhà khoa học bị giam giữ tại Kharkiv vì hỗ trợ người Nga cải tiến máy bay điều khiển từ xa Shahed
Một nhà khoa học từ một trường đại học ở Kharkiv đã bị bắt giữ vì phát triển bản thiết kế và thực hiện các tính toán để cải tiến máy bay điều khiển từ xa kamikaze và hệ thống phóng của chúng theo yêu cầu của quân đội Nga.
Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết như trên hôm Thứ Tư, 30 Tháng Mười.
Ông cho biết một nhà khoa học cơ khí 72 tuổi được cho là đang tạo ra bản thiết kế để cải tiến máy bay điều khiển từ xa Shahed kamikaze, được gọi là Geran-2. Công việc của ông tập trung vào việc nâng cấp động cơ và hệ thống phóng máy phóng.
Các nhà điều tra báo cáo rằng ông đã chia sẻ những phát triển kỹ thuật này từ xa với một người liên lạc là giám đốc điều hành của một nhà máy cơ khí của Nga chuyên sản xuất phụ tùng máy bay điều khiển từ xa.
Nhà khoa học này đã trao đổi với các cộng sự người Nga của mình qua email và ứng dụng nhắn tin, ngụy trang sự hợp tác của họ dưới dạng nghiên cứu học thuật về máy bay điều khiển từ xa.
Cuộc điều tra cho thấy ông đã nhờ một cựu sinh viên hỗ trợ dự án – một sinh viên đã chạy trốn khỏi Tỉnh Kharkiv sang Nga khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra.
Nhà khoa học này đã đảm nhiệm một vị trí tại Đại học Công nghệ Mạc Tư Khoa, nơi ông phát triển máy bay điều khiển từ xa cho quân đội Nga.
Các nhân viên phản gián của SSU đã ghi lại tội ác của nhà khoa học Kharkiv và giam giữ ông tại nhà riêng ở Kharkiv.
Trong quá trình khám xét, họ đã thu giữ được thiết bị máy tính, một điện thoại di động và ổ đĩa flash chứa bằng chứng về các hoạt động phá hoại ủng hộ Nga.
Các điều tra viên của SSU đã gửi cho người bị giam giữ thông báo về tình nghi theo Điều 111-2.1 của Bộ luật Hình sự Ukraine về tội danh hỗ trợ kẻ xâm lược cấp nhà nước.
Tòa án đã ra lệnh bắt giữ ông và ông có thể phải đối mặt với mức án tù 12 năm cùng với việc tịch thu tài sản.
Ngoài ra, SSU cho biết, họ đang có kế hoạch gửi thông báo nghi ngờ đến cộng sự của ông ta - một cựu sinh viên của Đại học Kharkiv hiện đang trốn ở Nga.
[Ukrainska Pravda: Scientist detained in Kharkiv for assisting Russians in enhancing Shahed drones]
5. Biệt kích thân Kyiv cho nổ tung cây cầu quan trọng ở Berdyansk do Nga nắm giữ
Một cây cầu hỏa xa ở một thành phố bị Nga tạm chiếm tại Ukraine được cho là đã bị tình báo quân sự Ukraine và lực lượng kháng chiến ủng hộ Kyiv phá hoại.
Một nguồn tin từ Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là GUR nói với tờ The Kyiv Independent vào thứ Hai rằng cây cầu ở Berdiansk đã bị đánh bom.
Cây cầu được cho là nằm giữa tòa nhà của công ty tiện ích Vodokanal và một tiệm rửa xe tại Đại lộ Skhidnyi, hãng tin Ukraine đưa tin. Trên bản đồ Google, một tòa nhà có tên Berdyanskvodokanal trên Đại lộ Skhidnyi nằm cạnh một tiệm rửa xe có tên Atlantida. Có một tuyến hỏa xa chạy phía sau cả hai tòa nhà.
Hình ảnh về địa điểm được báo cáo, mà người dùng mạng xã hội cho biết là một phần của cây cầu bị tấn công, đã được đăng trên X. Có vẻ như đó là một phần của cây cầu ngay phía sau tòa nhà rửa xe và tiện ích.
Một bài đăng của chính quyền quân sự thành phố Berdyansk trên Telegram vào ngày 28 tháng 10 cho biết một tiếng nổ lớn đã được nghe thấy trong thành phố và người ta tin rằng cây cầu đã bị nổ tung.
Chính quyền cho biết thêm rằng họ đang “chờ đợi thông tin chi tiết”.
Một nguồn tin nói với hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine rằng vụ nổ trên cầu đã phá hủy tuyến hỏa xa kết nối với Berdiansk.
Theo Ukrinform, nguồn tin cho biết “lực lượng xâm lược tại thành phố tạm thời phải hạn chế sử dụng nhiên liệu và chất bôi trơn cũng như vũ khí và đạn dược”.
Tờ Kyiv Post đưa tin rằng các hoạt động của GUR tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm như Berdiansk là nhằm phá hủy các mục tiêu chiến lược như cầu, kho đạn dược và căn cứ tiếp tế của đối thủ để phá hoại nỗ lực chiến tranh của Nga.
Chính quyền Ukraine báo cáo rằng Nga đã thả một quả bom lượn vào tòa nhà Derzhprom nổi tiếng ở trung tâm thành phố Kharkiv, khiến bảy người bị thương.
Hai thành phố lớn nhất của Ukraine, Kyiv và Kharkiv, cũng được cho là đã bị máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn và bom của Nga tấn công vào thứ Ba, khiến bốn thường dân thiệt mạng và 15 người khác bị thương.
[Newsweek: Pro-Kyiv Saboteurs Blow Up Critical Bridge in Russia-Held Berdyansk: Report]
6. Điện Cẩm Linh cảnh báo nhà máy vũ khí của Đức là mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga
Điện Cẩm Linh hôm thứ Ba cho biết các nhà máy vũ khí bên trong Ukraine do nhà thầu quốc phòng Đức Rheinmetall điều hành là mục tiêu dễ nhắm tới của lực lượng Putin.
Khi được hỏi liệu một nhà máy bảo dưỡng xe mới được công ty mở bên trong đất nước Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá có phải là mục tiêu hợp pháp hay không, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trả lời: “Chắc chắn là vậy”, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.
Đầu năm nay, Giám đốc điều hành của Rheinmetall, Armin Papperger - ông trùm vũ khí quyền lực nhất Âu Châu - đã trở thành mục tiêu của một vụ ám sát do các điệp viên Nga thực hiện nhưng đã bị Hoa Kỳ và Đức ngăn chặn.
Công ty có trụ sở tại Düsseldorf này có kế hoạch vận hành bốn nhà máy bên trong Ukraine để sản xuất mọi thứ, từ đạn pháo đến thuốc súng và hệ thống phòng không, cùng với cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng xe cộ.
Rheinmetall — công ty mà Papperger khẳng định là có lợi nhuận cao nhất thế giới — đầu tháng này cho biết họ đã gửi khoảng 200 xe chiến đấu bộ binh Marder tới Ukraine, và chính phủ Đức cũng đã tặng hệ thống phòng không của Rheinmetall cùng với hàng ngàn quả đạn pháo.
Papperger đã biện minh cho việc đầu tư vào các nhà máy sản xuất bên trong Ukraine bằng cách nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Welt rằng Kyiv cần bốn triệu viên đạn pháo để bổ sung vào kho vũ khí của mình khi chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Putin
[Politico: Kremlin warns German weapons factory is legit target for Russia’s military]
7. Có báo cáo về vụ nổ ở Luhansk bị tạm chiếm, quan chức Ukraine cho rằng các kho đạn dược đã bị tấn công
Khói và tiếng nổ được ghi nhận tại thành phố Luhansk bị Nga tạm chiếm vào ngày 29 tháng 10 sau những gì Thống đốc Artem Lysohor gọi là các cuộc tấn công vào các kho đạn dược của Nga.
Lysohor cho biết: “Kể từ sáng, người dân địa phương đã chia sẻ cảnh quay về vụ nổ đạn dược”, đồng thời đăng tải các video do người chứng kiến ghi lại trên kênh Telegram của ông.
Nga đã xâm lược thành phố Luhansk, trung tâm khu vực cực đông của Ukraine, kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược vào năm 2014.
Các video cho thấy khói dày bốc lên trên Luhansk và một vụ nổ. Theo Lysohor, chính quyền Nga đã đóng cửa một khu vực gần công viên, điều này có nghĩa là lực lượng Nga đã giấu vật liệu ở những nơi công cộng có nhiều người dân thường lui tới.
Lysohor viết: “Những vụ nổ ngày nay sẽ phản ánh rõ ràng vào các hoạt động chiến đấu ở tiền tuyến: sẽ mất rất nhiều thời gian để bổ sung kho hàng và xây dựng các tuyến hậu cần mới”.
Chính quyền xâm lược Nga tuyên bố rằng Ukraine đã thực hiện một “cuộc tấn công hỏa tiễn không thành công” vào Luhansk, sử dụng loại vũ khí chưa xác định.
Hệ thống phòng không đã chặn được các hỏa tiễn, một số trong số chúng phát nổ ở khu công nghiệp của thành phố, gây hư hại cho một số tòa nhà, các đại diện của Nga và phương tiện truyền thông nhà nước cáo buộc. Không có thương vong nào được báo cáo.
Lực lượng Ukraine đã phá hủy đạn dược phía sau chiến tuyến để làm chậm bước tiến của Nga dọc theo chiến tuyến, vì lực lượng của Mạc Tư Khoa đang tiến quân với tốc độ chưa từng thấy kể từ tháng 3 năm 2022.
Trong những tháng gần đây, quân đội Ukraine đã tấn công các kho đạn dược ở tỉnh Voronezh của Nga, gần Mariupol bị tạm chiếm, và Toropets ở tỉnh Tver của Nga, vụ nổ sau này đã được ghi nhận trên màn hình theo dõi động đất.
[Kyiv Independent: Explosions reported in occupied Luhansk, Ukrainian official suggests ammunition depots hit]
8. Financial Times cho biết: Khoảng 3.000 quân lính Bắc Hàn được điều động cách biên giới Ukraine 50 km tại Tỉnh Kursk
Tờ Financial Times đưa tin rằng khoảng 3.000 quân nhân Bắc Hàn đã được đưa đến Tỉnh Kursk của Nga trong tuần này và triển khai chỉ cách biên giới Ukraine 50 km.
Tờ báo cho biết “Các quan chức tình báo cao cấp của Ukraine nói với tờ Financial Times rằng khoảng 3.000 quân lính Bắc Hàn đã được bí mật vận chuyển bằng xe tải dân sự từ Viễn Đông của Nga đến Tỉnh Kursk phía tây nước này.
Một viên chức cho biết chỉ có vài trăm trong số 3.000 người đó là lực lượng đặc biệt, những người khác là quân đội chính quy. Họ được bố trí ở doanh trại cách biên giới Ukraine khoảng 50 km vào thứ Hai, nơi họ đang chờ lệnh tiếp theo từ bộ chỉ huy Nga.
Đồng thời, bài viết cho biết các quan chức tình báo Ukraine nghi ngờ phẩm chất và khả năng chiến đấu của các chiến binh Bắc Hàn, mô tả hầu hết họ là “lính bộ binh cấp thấp thiếu kinh nghiệm”.
Vào ngày 29 tháng 10, trong một cuộc điện đàm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt đã đồng thanh huy động các cuộc tiếp xúc ở mọi cấp độ giữa hai nước và tăng cường chia sẻ thông tin tình báo trong bối cảnh Nga triển khai quân đội Bắc Hàn trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Vào ngày 13 tháng 10, Zelenskiy cho biết Bắc Hàn không chỉ cung cấp vũ khí cho Nga mà còn cung cấp nhân sự cho lực lượng quân sự của mình, và kêu gọi các đối tác tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Vào ngày 14 tháng 10, Zelenskiy tuyên bố rằng Bắc Hàn về cơ bản đã tham gia vào cuộc chiến. Vào ngày 17 tháng 10, Zelenskiy nhấn mạnh rằng Nga có ý định đưa khoảng 10.000 binh lính từ Bắc Hàn vào cuộc chiến chống lại Ukraine.
Các đơn vị quân đội Bắc Hàn đầu tiên đã trải qua huấn luyện tại các bãi tập ở miền đông nước Nga đã đến vùng chiến sự. Họ được phát hiện tại Kursk của Nga, nơi lực lượng Ukraine đang tiến hành một chiến dịch, vào ngày 23 tháng 10.
Vào ngày 28 tháng 10, Tổng thư ký NATO Mark Rutte xác nhận sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn tại Nga, đặc biệt là ở Tỉnh Kursk.
[Ukrainska Pravda: About 3,000 North Korean troops deployed 50 km from Ukrainian border in Kursk Oblast – Financial Times]
9. Hôm Chúa Nhật, bà ấy đã thắng cử ở Lithuania. Bây giờ, bà không chắc mình có muốn công việc này không.
Lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của Lithuania, Vilija Blinkevičiūtė, đã gợi ý rằng bà muốn tiếp tục là thành viên của Nghị viện Âu Châu hơn là trở thành thủ tướng nước này.
Blinkevičiūtė sẽ công bố quyết định của mình vào sáng thứ Tư theo giờ địa phương Lithuania, nhưng bà đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda, truyền thông địa phương đưa tin.
Nausėda cho biết ông không muốn công khai lý do của Blinkevičiūtė và rằng nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội có thể tạm thời giữ chức thủ tướng và bàn giao sau.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng vấn đề sức khỏe có thể là nguyên nhân dẫn đến quyết định này của lãnh đạo đảng.
Mặc dù có nhiều dấu hỏi ngay từ đầu chiến dịch tranh cử của Lithuania về việc liệu bà có đảm nhận vai trò này hay không, Blinkevičiūtė đã xác nhận trong cuộc bầu cử vòng hai diễn ra vào Chúa Nhật rằng bà sẽ trở thành thủ tướng.
Tuy nhiên, sau khi kết quả vòng bầu cử thứ hai được công bố vào đêm Chúa Nhật, bà đã không đưa ra câu trả lời rõ ràng khi được hỏi liệu bà có còn muốn lãnh đạo đất nước hay không.
“Mọi tình huống sẽ được cân nhắc, tất cả những điều này sẽ được đánh giá và sau đó quyết định sẽ được đưa ra tại đoàn chủ tịch của chúng tôi… Hãy chấm dứt đề cập đến chức vụ thủ tướng ngay bây giờ,” Blinkevičiūtė phát biểu tại một cuộc họp báo vào sáng thứ Hai.
Bây giờ, khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng bà có khả năng vẫn là một thành viên của Nghị Viện Âu Châu, một số chính trị gia đồng nghiệp của bà đã rất tức giận. “Tôi nghĩ đó là một sai lầm”, Juozas Olekas, cựu thành viên của Nghị Viện Âu Châu của Đảng Dân chủ Xã hội, nói với đài truyền hình công cộng LRT. “Đó sẽ là một sai lầm. Và chúng ta thực sự nên nỗ lực hết mình để lấy lại lòng tin của người dân mà giờ đây đã dành cho chúng ta”.
Theo cổng thông tin 15min, phó thủ tướng Blinkevičiūtė là Gintautas Paluckas có khả năng sẽ tiếp quản chính phủ từ Liên minh của đảng Quê Hương và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Lithuania đã bị lật đổ, và Olekas cũng được coi là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí này.
[Politico: On Sunday, she won Lithuania’s election. Now, she’s not sure she wants the job.]
10. Điều tra gian lận bầu cử ở Georgia: Tổng thống được triệu tập để làm chứng
Tổng thống Georgia Salome Zourabichvili đã được triệu tập để làm chứng trước văn phòng công tố về vụ án gian lận bầu cử ở Georgia.
Ekho Kavkaza hay Tiếng vọng của Kavkaz, một dự án của Radio Liberty cho biết như trên chiều Thứ Tư, 30 Tháng Mười.
Các công tố viên đã mở cuộc điều tra về khả năng gian lận bầu cử quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban Bầu cử Trung ương, gọi tắt là CEC.
Các công tố viên dường như tin rằng có bằng chứng về tội phạm được thực hiện theo Điều 164 của Bộ luật Hình sự Georgia – ảnh hưởng đến việc thể hiện ý chí của cử tri và/hoặc vi phạm quyền bí mật bỏ phiếu.
Họ lập luận rằng “Zourabichvili có thể có bằng chứng về gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội” và do đó đã được mời làm chứng vào ngày 31 tháng 10.
Văn phòng công tố Georgia đã hứa sẽ thực hiện “mọi hành động điều tra và tố tụng cần thiết, như đã nêu trong đơn kháng cáo của CEC”, cũng như sẽ “xem xét các sự kiện do Tổng thống Georgia, đại diện các đảng phái chính trị và phái đoàn quan sát viên nêu ra”.
“Là một phần của cuộc điều tra, tất cả những người có thông tin về tội ác bị cáo buộc sẽ được lấy lời khai”, tuyên bố của văn phòng công tố cho biết.
Văn phòng này cũng đang điều tra nhiều hành vi phạm tội xảy ra trong thời gian trước bầu cử và trong ngày bầu cử.
Trước đó, Tổng thống Georgia Salome Zourabichvili đã cáo buộc đảng Giấc mơ Georgia cầm quyền sử dụng chiến thuật và tuyên truyền theo kiểu Nga trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 26 tháng 10.
Sau cuộc bầu cử quốc hội ở Georgia, nơi đảng Giấc mơ Georgia cầm quyền chính thức giành chiến thắng, các nhà quan sát quốc tế đã chú ý đến các vụ việc gây sức ép và đe dọa cử tri.
Các đảng đối lập không công nhận kết quả bầu cử, nhấn mạnh rằng Giấc mơ Georgia đã đánh cắp chúng. Phe đối lập kêu gọi biểu tình.
Trong cuộc biểu tình ngày 28 tháng 10, các đảng đối lập Georgia cho biết họ không công nhận kết quả cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức tại nước này vào ngày 26 tháng 10 và yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử mới.
[Ukrainska Pravda: Election fraud investigations in Georgia: president summoned for questioning]