Ngày 29-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mẹ ghi nhớ và suy ngẫm những điều đó trong lòng
Lm Trần Bình Trọng
11:38 29/12/2011
Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Năm B (Ds 6:22-27; Gl 4:4-7; Lc 2:16-21)

Mẫu tử là mối tình gần gũi, bền vững, đầy hi sinh vô vị lợi nhất trong các mối tình loài người. Vì tác dụng đa cảm của người đàn bà mà trong gia đình, con cái thường cảm thấy gần gũi mẹ hơn bố. Mẹ thường không trách phạt, lại để ý săn sóc cho con hơn, nhất là khi con còn nhỏ dại. Dù con có bệnh hoạn tật nguyền, người mẹ vẫn thương yêu và săn sóc.

Có những bà mẹ có thói quen lưu trữ những hình ảnh chụp về con vào dịp đặc biệt, hay ghi chép những mẩu chuyện về con từ khi sinh ra. Lại có những bà làm thành thói quen cầu nguyện cho con cái hằng ngày. Khi nhìn thấy con làm linh mục, thì bà vui mừng không kể siết mặc dầu có thể không biểu lộ ra bề ngoài như người Á đông.

Tình mẫu tử của mẹ Maria đối với người Con của Mẹ cũng phải rất đặc biệt vì Mẹ biết Con mình được thụ thai cách lạ lùng và sứ mệnh Con mình thật là cao vời. Phúc âm hôm nay ghi lại: Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng (Lc 2:19). Vậy ta cần tìm hiểu xem Mẹ ghi nhớ những gì? Mẹ ghi nhớ làm sao? Và Mẹ suy gẫm thế nào?

Trước hết Mẹ phải ghi nhớ cảnh truyền tin, suy gẫm ý nghĩa của lời sứ thần chào: Kính chào bà Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà (Lc 1:26). Khi sứ thần nói trinh nữ sẽ thụ thai Con Ðấng Tối Cao, Mẹ cũng đã phải suy gẫm và thưa với sứ thần rằng việc đó không thể xẩy ra vì không biết đến việc vợ chồng. Khi thiên thần bảo đảm việc thụ thai là do quyền phép Chúa Thánh thần thì Mẹ chấp nhận cưu mang Ðấng Tối Cao.

Mẹ đã phải suy gẫm tại sao bà Êlisabét lại nói: Bởi đâu tôi được diễm phúc là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy (Lc 1:43). Mẹ cũng phải suy gẫm tại sao hài nhi trong lòng bà Êlisabét lại nhảy mừng (Lc 1:44). Mẹ đã phải suy niệm lời Thánh kinh Cựu ước đã được tiên báo cả bảy trăm năm trước về người trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai (Is 7:14) là ám chỉ về Mẹ và về Con mình. Mẹ đã phải suy đi nghĩ lại và suy gẫm trong lòng nên mới có thể cất tiếng ca tụng Thiên Chúa về những hồng ân Chúa đã làm nơi Mẹ trong bài ca Ngợi Khen Magnificat như vậy (Lc 1:46-55).

Và dĩ nhiên Mẹ phải ghi nhớ cảnh Con mình sinh ra nghèo khó nơi hang bò lừa, xa nhà, không được quán trọ chứa chấp, nhưng lại có thiên thần ca hát, chúc tụng và ba vị Ðạo sĩ đến thờ lạy. Khi dâng Con vào Ðền thờ, Mẹ cũng đã phải sửng sốt ghi nhớ lời ngôn sứ Simêon tiên báo về ơn cứu độ mà Con mình đem lại: Chính mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân (Lc 2:30-31). Mẹ phải kinh ngạc khi ông Simêon tiên báo: Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà (Lc 2:35). Và Mẹ phải suy gẫm cả lời bà Anna, một nữ ngôn sứ độc nhất vô nhị trong Thánh kinh, nói về Con mình nữa (Lc 2: 38). Khi tìm thấy Con bị lạc trong đền thờ và được Con trả lời: Cha Mẹ không biết con phải thi hành thánh ý Chúa Cha sao? (Lc 2:49). Ở đây Thánh kinh cũng ghi lại: Mẹ Người ghi nhớ những sự việc đó trong lòng (Lc 2:51).

Trong đời sống công khai của Con mình, Mẹ cũng phải suy gẫm những gì đã xẩy ra cho Con Mẹ: khi được người ta thán phục, ca tụng, khi bị người đời chống đối, tẩy chay. Dưới chân thánh giá, nghe Ðức Giêsu trối thánh Gioan cho Mẹ: Ðây là con của bà (Ga 19:26) và trối Mẹ cho thánh Gioan: Ðây là mẹ của con (Ga 19:27), Mẹ cũng phải ghi nhớ những gì đã xẩy ra vào những ngày cuối đời của Con Mẹ: chịu bách hại, chịu tra tấn, chịu đánh đòn, chịu đội mão gai và chịu chết trên thập giá.

Thực tế thì Mẹ đã suy gẫm những lời Thánh kinh tiên báo về Con trong chín tháng mười ngày cưu mang và trong suốt cả cuộc đời Mẹ. Mẹ ghi nhớ và suy gẫm xem những sự việc, những biến cố xẩy ra cho Con của Mẹ, không phải để cho lo âu, buồn khổ nằm bất động trong đầu óc và làm ứ đọng tâm hồn, nhưng để xem những sự việc xẩy ra ăn khớp với những lời tiên báo trong Thánh kinh như thế nào. Mẹ ghi nhớ và suy niệm với niềm tin chấp nhận để hoà nhịp vào những đau khổ, mà Con Mẹ phải chịu theo chương trình cứu độ, để được tới vinh quang phục sinh.

Noi gương Mẹ, ta cũng suy gẫm lời Chúa trong Thánh kinh. Ta còn suy gẫm về những sự việc, những biến cố xẩy ra trong vũ trụ, và trên thế giới cũng như trong gia đình và chính cá nhân, để tìm ra ý nghĩa của mỗi sự việc và biến cố, hầu rút tỉa kinh nghiệm và học bài học, rồi làm lại cuộc đời. Ðể cho những sự việc và những biến cố xẩy ra trong đời ta và trên thế giới khỏi bị quên lãng, ta có thể ghi vào sổ nhật kí để tới ngày kỉ niệm ta ôn lại, rồi suy gẫm và cầu nguyện. Có những việc xẩy ra trong đời ta, ta coi là thiệt thòi, thất bại và đau khổ lúc đó. Rồi với thời gian trôi qua và suy gẫm lại, ta lại thấy có ích lợi cho ta trên đường dài về phương diện khác, nhất là về phương diện thiêng liêng chẳng hạn.

Hôm nay ta cần tự hỏi xem có bao giờ ta suy tư về những hoạn nạn xẩy ra cho cá nhân hay cho gia đình như bệnh tật, chết chóc không? Có bao giờ ta suy nghĩ về những thiên tai xẩy ra trong vũ trụ như động đất, bão lụt, hoả hoạn, hoặc những tai nạn về đắm tầu, máy bay rớt hay xe cộ đụng nhau chăng? Có bao giờ ta suy nghĩ về những tai họa xẩy ra trên thế giới như chiến tranh, khủng bố, bạo động không? Hay là ta để cho những hoạn nạn, những thiên tai, những tai hoạ và tai nạn qua đi, rồi đi vào quên lãng? Hoặc giả ta có nhớ, nhưng lại để nằm bất động trong đầu óc chăng?

Khi có mấy người đương thời kể cho Chúa về chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết chết, thì Chúa bảo, không phải những người Galilê đó tội lỗi hơn những người Galilê khác, nên mới bị giết. Chúa chỉ bảo họ cần sám hối để khỏi bị như vậy (Lc 13:2-3). Còn mười tám người bị tháp Silôa đổ xuống đè chết, Chúa cũng bảo không phải họ mắc tội nặng hơn dân thành Giêrusalem. Chúa chỉ bảo họ phải sám hối để khỏi phải xẩy ra như vậy (Lc 13: 4-5). Như vậy thì hoạn nạn, thiên tai, tai nạn và tai họa có thể là những dấu chỉ Chúa muốn nói với ta điều gì đó chăng? Có phải Chúa bảo ta phải làm lại cuộc đời không?

Lời cầu nguyện: xin cho được ơn làm con của Mẹ:

Lạy Mẹ Maria! Dưới chân thánh giá,
Thánh Tử đã trối Mẹ lại cho thánh Gioan.
Từ nay con xin nhận Mẹ là Mẹ.
Xin Mẹ cũng là Mẹ con,
để con được đồng hành với Mẹ
trên mọi nẻo đường đời.
Xin dạy con biết ghi nhớ và suy gẫm lời Chúa,
thứ đến những sự việc xẩy ra trong Giáo hội,
trong vũ trụ, trên thế giới và trong đời con,
để con biết tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống. Amen.


(Nguồn: chuanoitadap.net)
 
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Lm Jude Siciliano OP
16:32 29/12/2011
ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA
Dân số 6: 22-27; Tv 67; Galát; Luca 2: 16-21

Hẳn chúng ta biết điều gì diễn ra trước câu chuyện Tin mừng hôm nay. Quán trọ đã hết phòng và vì thế Hài Nhi Giêsu phải nằm trong máng cỏ. Như thể Luca cho chúng ta hay rằng thế giới mà chúng ta biết, sự hỗn loạn của cuộc sống thường nhật, lãnh vực kinh tế chính trị và thậm chí cả trong các thể chế tôn giáo của chúng ta, cũng không còn chỗ dành cho Đấng Cứu Thế – không theo cách mà Người đến với chúng ta. Các quán trọ của thế giới chúng ta đã quá tải không còn chỗ cho Người. Nếu chúng ta cũng đã làm như vậy, thì chúng ta có lẽ nên sắp xếp lại đồ đạc trong quán trọ của mình, kể cả phải bỏ bớt đồ đi.

Chẳng còn phòng nào dành cho Hài Nhi Giêsu trong các quán trọ chỉ biệt đãi những thượng khách và các ông chủ có quyền lực hơn là những người bình dân, thấp cổ bé miệng. Trong khi người ta chỉ quan tâm đến nhau và đến công việc trước mắt, thì Hài Nhi Giêsu trong mang cỏ không thể thấy được hàng chữ “không phận sự miễn vào” sau những cánh cửa. Họ tiếp tục cuộc sống và công việc như bình thường, chẳng cần biết những gì Thiên Chúa đang trao tặng cho họ.

Trong khi đó, Thiên Chúa thì quá bận rộn. Thiên Chúa có thứ “công việc” khác để hoàn thành – công cuộc cứu độ nhân loại. Thiên Chúa tiếp tục thực hiện những gì Người đã luôn làm: chú ý đến nhu cầu của chúng ta và đap ứng. Thực ra, nhiều câu chuyện tương tự đã diễn ra trước câu chuyện hôm nay, không chỉ trong Tin mừng Luca, nhưng từ ngay những trang đầu của Kinh thánh. Thiên Chúa luôn nhớ đến chúng ta, dù cho chúng ta có nhớ hay đã quên Người.

Có rất nhiều người chúng ta mong họ hiện diện ở biến cố vĩ đại của sinh nhật Đức Kitô – nhưng họ đã không đến. Vua và các tư tế vắng mặt. Các thế lực chính trị cũng không; các học giả tôn giáo cũng thế. Những người muốn có cơ hội ở trong hình lại không có. Tại sao họ không nhận lời mời? Phải chăng họ quên kiểm tra thư? Hay thư kí của họ đã để thiệp được in chữ vàng không đúng chỗ? Không phải, bởi vì thiệp mời đến dự sinh nhật của Thái tử Hòa bình đã không được gửi đến họ. Thiên Chúa có ý định mời một số khách đặc biệt đến dự biến cố hoàng gia. Các vị khách được mời đang ở trên cánh đồng. Họ không có hộp thư hay thư kí để mà liên lạc, vì thế Thiên Chúa sáng tạo đã gửi sứ giả đặc biệt để chuyển lời mời.

Còn ai ngạc nhiên bằng các mục đồng? Họ đã được loan báo tin vui mà thế giới cần và mong đợi từ lâu. Một sự chuyển trao đặc biệt, tin vui được dành cho những con người đặc biệt thấp kém nhất trong xã hội (cùng với những người thu thuế và những cô gái bán hoa, nhưng sau này họ sẽ nhận được thiệp mời trong Tin mừng). Các mục đồng là một nhóm đáng ngờ. Họ luôn di chuyển và khi họ thu dọn để đến đồng cỏ khác thì những người ở lại sẽ kiểm tra những vật dụng để xem có bị mất gì không.

Tuy nhiên, những mục đồng ở bên máng cỏ, những người kém nhất trong phụng tự, đến từ quốc gia có nhiều đồi núi. Họ đã làm gì để có được ơn huệ này, một lời mời đặc biệt, từ Thiên Chúa? Chẳng gì cả. Giáng sinh chính là việc tặng quà. Nó khởi đi bằng chính sự quan tâm của Thiên Chúa đến kẻ bé mọn và trao cho họ món quà. Câu chuyện Tin mừng này là duy nhất trong chi tiết của nó, nhưng dòng cuối cùng tỏ cho thấy thông điệp then chốt của Kinh thánh mà Thiên Chúa dành cho mỗi chúng ta. Tất cả là ân sủng. Chúng ta bất xứng, nhưng nó vẫn dành cho chúng ta.

Đức Giêsu sinh ra giữa một dân tộc bị đô hộ, trong một thế giới khắc nghiệt. Khác về thời gian, nhưng không khác với chúng ta về điều kiện. Ánh sáng đến thế gian nơi bóng tối xem ra đang thống trị: nghèo đói, chiến tranh, tha hương, nô lệ, cô độc, bệnh tật, bóc lột và chết chóc. Tuy nhiên, việc sinh hạ của Người mang đến cho chúng ta niềm hy vọng rằng cho dù bóng tối hay chết chóc mà chúng ta trải nghiệm, thì Đức Kitô bảo đảm cho chúng ta một đời sống mới. Một Đấng Cứu Tinh đã sinh ra cho chúng ta.

Chúng ta cùng với Đức Maria khi chúng ta suy niệm về “tất cả những điều này” có thể có ý nghĩa cho chúng ta và cho thế giới. Chúng ta khởi đi bằng việc tìm kiếm Đức Kitô trong những nơi thấp kém nhất. Nếu câu chuyện của chúng ta là một sự chỉ dẫn, thì Người có thể được tìm thấy giữa những người không cùng tôn giáo với chúng ta và trong những nơi không ai có thể ngờ tới. Những người có quyền lực có lẽ đã xem ngôi làng Bêlem chẳng đáng gì – không nói gì về điều họ nghĩ về chuồng bò lừa và máng cỏ là nơi sinh dành cho Đấng cứu thế!

Tôi nhận được những tấm thiệp Giáng sinh từ bạn bè và gia đình. Nhiều thiệp có những hình trẻ thơ được đưa vào làm biểu tượng cho Giáng sinh. Những đứa trẻ nhìn thật hoàn hảo (tôi chắc cha mẹ tôi hiểu cách khác). Những bức hình Giáng sinh này đang hiện ra trong tâm trí tôi khi tôi cố hình dung khung cảnh Tin mừng hôm nay. Sự hạ sinh đã diễn ra trong hang bò lừa, hay một hang động nào đó phía sau quán trọ. Dù thế nào đi chăng nữa, đó chẳng giống một căn phòng dành cho một Vị Vua hạ sinh. Dẫu chẳng giống như khung cảnh mà Tin mừng vẽ lên cho chúng ta, nhưng đó cũng là bức hình của một sự sum họp gia đình – Maria, một cô nông dân cùng với người chồng thương mến và những mục đồng ở bên cạnh trẻ mới sinh. Đó là một mẫu gia đình phong phú mà Đức Giêsu đã đến làm thành viên.

Qua phép rửa chúng ta trở thành thành viên của gia đình đó. Thiên Chúa biết đời sống chúng ta không phải là bức hình hoàn hảo. Có những lúc, hay lắm khi trong cuộc sống, chúng ta không thể chau chuốt để có một bức hình đẹp trong kỳ nghỉ. Cách nào đó, chúng ta giống những mục đồng này, bị xem thường và bị gạt ra bên lề xã hội, nhưng lại được mời.

Những ngày này, truyền thông đầy ắp với những chính khách đang cố thể hiện cho chúng ta thấy sự hoàn hảo của họ. Xem ra họ là những người không như chúng ta. Họ chuẩn bị những thông điệp để nói với đại chúng. Họ tranh thủ sự ủng hộ của chúng ta. Tôi tưởng sẽ không thể thoải mái khi dùng bữa với họ bên những đĩa mì và rượu vang. Tôi thích chia sẻ bữa ăn với các mục đồng hơn.

Nghĩ về điều đó, tôi thường làm ở mỗi Thánh lễ. Chúng ta đến từ những cánh đồng và những sườn đồi của cuộc sống, mệt nhoài với công việc, bận tâm với những lo toan cho mình, cho con cái và cho thế giới. Một số người trong chúng ta chỉ xuất hiện vào những dịp lễ như thế này, Giáng sinh và Phục sinh. Một số phải gánh chịu những vết thương bên trong hay bên ngoài của gia đình. Một số bị mất mát.

Tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái bên bàn cùng với Đức Maria, người mẹ gương mẫu và dấu yêu của chúng ta. Cùng với Mẹ chúng ta “ghi nhớ những kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng”. Những “điều” mẹ thấy và nghe là lời mời của Thiên Chúa dành cho những ai thấp kém và túng thiếu. Đó là lý do chúng ta qui tụ ở Thánh lễ, vì chúng ta cũng là những người túng thiếu. Khi chúng ta nhận những điều tốt lành Thiên Chúa ban, chúng ta sẽ đi ra và tìm các mục đồng khác nơi các cánh đồng để chia sẻ tin vui với họ.

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

MARY, MOTHER OF GOD
Numbers 6: 22-27; Ps 67; Galatians 4: 4-7;Luke 2: 16-21

We know what preceded today’s gospel story. There was no room in the inn and so the Christ child is lying in a manger. It is as if Luke is telling us that the world we know, the helter-skelter of daily life, the political and economic realm and, yes, even some in our religious institutions, have no room for the Savior – not in the way he comes to us. The inns of our world are too full to let him in. If we did, we would have to rearrange, even throw out, a lot of furniture in our inn.

There is no room for Jesus in any inn that favors the high-paying guests and the movers and shakers over the simple, powerless and voiceless. While the special are preoccupied with one another and the business at hand, the child in the manger cannot be seen behind their "members-only" doors. They carry on life and business as usual, unaware of what God is offering them.

Meanwhile, God is far from idle. God has a different kind of "business" to accomplish – the work of our salvation. God continues to do what God has always done: notice our need and address it. Indeed, many similar stories preceded today’s, not just in Luke’s gospel, but from the first pages of the Bible. God has always kept us in mind, especially when we were in most need or did not keep God in mind.

There are a lot of people whom we would have expected to be at the great event of Christ’s birth – but they weren’t there. The king and the priests aren’t there. The political powers are missing; as are the learned religious scholars. Those who would have wanted a photo oportunity were out of the picture. Why didn’t they get their invitation? Had they forgotten to check their mail? Did their secretaries misplace the gold embossed invitation? No, because the invitation to the birth of the Prince of Peace wasn’t sent to them. God had some special guests in mind for the royal occasion. These invitees were out in the fields. They had no mailboxes or social secretaries to contact so, our ever-inventive God sent special messengers to deliver the invitation.

Who could have been more surprised than the shepherds? To them was announced the good news the world needed and waited long to hear. It was a special delivery piece of good news to the least special people in society (along with tax collectors and prostitutes, but they’ll get their invitation later in the gospel). Shepherds were a suspect group. They were on the move a lot and when they packed up to go to another pasture the people they left behind checked their belongings to see what was missing.

Nevertheless, the shepherds were at the manger, the least likely worshipers, in from the hill country. What had they done to earn this favor, a special invitation, from our God? Nothing, that’s the point. Christmas is about gift giving. It starts with God’s noticing the least and giving them a gift. This gospel story may be unique in its details, but its bottom line reveals the key biblical message God has for each of us. It’s all about grace. We don’t deserve or earn it, but it’s there for us anyway.

Jesus was born among a subjugated people, into a hard world. Different in time, but not different in conditions, than our own. The light comes into our world where darkness seems to have the upper hand: poverty, war, exiles, slavery, loneliness, sickness, exploitation and death. Still, his birth gives us hope that whatever darkness or death we experience, Christ assures us that new life is possible. A Savior has been born to us.

We join Mary as we reflect on what "all these things" can mean for us and our world. We begin by looking for Christ in the least-likely places. He can be found, if our story is any guide, among the outsiders and in the most surprising places. The influential and powerful would consider Bethlehem a no-account village – to say nothing of what they would have thought about the stable and manger as the birth site for God’s Savior!

I have been getting Christmas cards from friends and family. Many contain special photos of the children taken just for Christmas. The kids look perfect (I’m sure their parents know otherwise). Those Christmas photos are on my mind as I try to picture today’s gospel scene. The birth happened in a stable, or some cave out back of the inn. Wherever it was, it was the most unlikely royal birthing room for a King. As unlikely a scene as the gospel pictures for us, it’s nevertheless a picture of a family gathering – Mary, the peasant girl with a loving husband and those shepherds at the newborn’s side. It’s just the kind of diverse family Jesus has come to be part of.

Through our baptism we are members of that family. Lord knows our lives aren’t picture-perfect. There are parts, or even a lot of our lives, that we can’t spruce up for a holiday picture. In some ways we’re like those shepherds, ragged and living on the edge of things, but invited nevertheless.

Our media is filled these days with politicians trying to show their perfect selves to us. They hardly seem human, not like one of us. They arrange their messages to speak to the majority. They are after our vote. I can’t imagine relaxing with them over a plate of pasta and the house wine. I’d rather share a meal with the shepherds.

Come to think of it, I frequently do at each Eucharist. We come in from the fields and hillsides of life, weary with work, preoccupied with worry for ourselves, our kids and the whole world. Some of us show up only on occasions like this, Christmas and Easter. Some carry wounds inflicted inside or outside our homes. Some are just plain lost.

All of us make ourselves at home around the table, with Mary, our model and loving mother. With her we "keep all these things, reflecting on them." The "things" she saw and heard was God’s invitation to the least and those in need. That’s why we have gathered at Eucharist, we are in need too. When we receive the good things God has for us we will go out and find other shepherds in the fields to share the glad tidings with them.
 
Cái mới của Năm Mới này
+ GM Gioan B. Bùi Tuần
18:19 29/12/2011
1. Những ngày cuối năm thường vội vã. Những ngày đầu năm thường rộn ràng. Những vội vã và rộn ràng ấy thường gây nên nhiều cảm xúc. Tất cả đều mau qua.

Nhưng đàng sau những gì mau qua ấy vẫn có một cái gì còn lại lâu dài. Sự còn lại đó là một hiện diện. Tôi nhận ra hiện diện đó chính là Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu hiện diện trong lịch sử và trong tôi một cách mầu nhiệm. Người gọi tôi hãy dấn thân vào lịch sử Năm Mới với cái nhìn của đức tin.

Cùng với lời gọi đó, Chúa cho tôi nhìn lịch sử bằng câu nói của tiên tri Isaia: “Hỡi Giêrusalem điêu tàn và hoang phế, hãy đồng thanh cất tiếng reo mừng, vì Đức Chúa an ủi dân Người và cứu chuộc Giêrusalem” (Is 52,9).

2. Chúa dạy tôi hãy áp dụng câu Kinh Thánh trên đây vào thế giới hiện nay nói chung và cho Việt Nam hôm nay nói riêng.

Quả thực, khi nhìn sâu vào hiện tình, tôi thấy vô số cảnh hoang tàn đó đây rải rác.

Hoang tàn do biến đổi khí hậu.
Hoang tàn do thiên tai.
Hoang tàn do chiến tranh.
Hoang tàn do dịch bệnh.
Hoang tàn do nạn đói.

Bên cạnh những hoang tàn trong lãnh vực vật chất, còn có vô số loại hoang tàn trong lãnh vực tinh thần. Như:

- hiện tượng mất niềm tin.
- hiện tượng sa lầy tội ác.
- hiện tượng tự huỷ cuộc sống.
- hiện tượng sống không phương hướng trong trống rỗng thê thảm.

Với cái nhìn Phúc Âm, tôi thấy bao cảnh bên ngoài thì giàu sang, nhưng bên trong thì đạo đức suy đồi. Cơ chế hoành tráng nhưng lòng người tan hoang.

Ngay trong lãnh vực tôn giáo, xưa Chúa đã cảnh báo vô số những vỏ bề ngoài mang dáng vẻ đạo đức, nhưng bên trong chỉ là điêu tàn, hoang phế, thối tha, hư hỏng. Nay vẫn còn.

3. Tất cả mọi cảnh điêu tàn, hoang phế, hư hỏng, bất cứ trong lãnh vực nào đều rất đáng thương. Những cảnh thương tâm đó đang kêu gọi giải cứu.

Tìm đường giải cứu, đó là một vấn đề cấp bách. Nhiều giải đáp đã và đang được thực thi. Nhưng tất cả đều mong manh.

Chính trong tình hình như vậy, lời Chúa trong tiên tri Isaia đã vang lên: “Hãy cất tiếng đồng thanh reo mừng vì Đức Chúa an ủi dân Người và cứu chuộc Giêrusalem” (Is 52,9). Đó là điều mới rất đáng được quan tâm.

Lời Chúa trên đây vang vọng trong tôi một cách nhẹ nhàng. Lời Chúa đến từ chính Chúa hiện diện trong lịch sử và trong tôi.

Lời Chúa trên đây cũng đến từ sự hiện diện của Chúa trong những người môn đệ Chúa đang âm thầm rải rác khắp nơi, trên thế giới và tại Việt Nam. Ở đây tôi xin nhấn mạnh ở điểm chứng nhân.

4. Thực vậy, như Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu, những chứng nhân đó sống đơn sơ khiêm tốn, khó nghèo như cảnh hang đá Bêlem.

Cách sống ấy sẽ được kết thúc ở thánh giá như cảnh đồi Gôngôtha. Lựa chọn đó là do tình yêu cứu độ.

Như Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu, họ sống gần gũi với mọi kẻ nghèo hèn, bé mọn, yếu đuối, bị bỏ rơi, bị loại trừ. Lựa chọn đó là dấu chỉ chắc chắn của tình yêu phục vụ vị tha.

Như Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu, họ khám phá thấy trong từng giây phút hiện tại niềm vui được sai đi làm chứng cho một Thiên Chúa tự nguyện trở nên bé mọn nghèo khó để được ở giữa những người khổ đau thiếu thốn. Lựa chọn đó là do tình yêu hiến dâng.

Như Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu, họ bước xuống những chỗ thấp hèn nhất, để ủi an, để chia sẻ, để đem lại hy vọng cho tất cả những ai chìm trong cảnh khổ. Lựa chọn đó là do tình yêu hy sinh.

Như Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu, họ gieo rắc tình yêu hy vọng một cách tế nhị. Nhưng những ai có thiện chí sẽ thấy được, nghe được. Họ cảm nhận ra là chính Chúa trong họ luôn là động lực dẫn dắt họ. Lựa chọn của họ là do tình yêu kết hợp với Chúa.

5. Họ kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu như cành nho với thân cây nho.

Chúa Giêsu chia sẻ cho họ sự sống của Người, tâm tình của Người, ý muốn của Người. Họ đón nhận Chúa ở mọi lúc, ở mọi nơi. Đặc biệt qua phép bí tích Thánh Thể, sự cầu nguyện, suy gẫm và việc chu toàn bổn phận thường ngày. Sự biết đón nhận Chúa là rất cần thiết, không những để biết cùng với Chúa dấn thân vào việc phục vụ yêu thương, cứu độ loài người, mà còn để biết phân định. Bởi vì phân định là việc hết sức quan trọng trong thời thế hiện nay.

Phải phân định điều gì là thực sự đẹp lòng Chúa, điều gì là thực sự do Chúa soi sáng thúc giục, điều gì là thực sự làm sáng danh Chúa. Việc phân định như thế không dễ chút nào.

Người môn đệ nào của Chúa quen đi vào nội tâm mình, thích cầu nguyện, thấm nhuần Lời Chúa và khiêm tốn lắng nghe Chúa Thánh Thần, sẽ được ơn biết phân định. Phân định là một đặc ân, là một cảm nhận tế nhị. Nhất định đó không là kết quả của một lý luận theo kiểu trần thế.

6. Những người môn đệ bé nhỏ của Chúa sẽ gặp khó khăn không những do ma quỷ, do thế gian, mà nhiều khi cũng do nội bộ và do chính mình.

Nhưng bất cứ trong hoàn cảnh nào, họ vẫn làm chứng Chúa Giêsu đang đến an ủi dân Chúa và cứu độ những người thiện chí.

Qua đời sống của họ, họ làm chứng rằng: Chúa Giêsu là Đấng cứu thế. Đời sống chứng tá của họ bừng sáng ngọn lửa hy vọng hướng về Người.

Hy vọng ấy vượt trên mọi ước muốn và mọi cố gắng của bất cứ ai và của bất cứ thế lực nào trên trần thế.
Hy vọng ấy là một đợi chờ không mệt mỏi, dựa trên đức tin nơi Thiên Chúa giàu lòng thương xót và quyền năng vô cùng.
Hy vọng ấy là một tỉnh thức. Tỉnh thức cả trong những đêm tối đầy thất vọng.
Hy vọng, đợi chờ, tỉnh thức đều do Chúa. Thực sự, họ đã được gặp Chúa. Họ tin và cảm nhận mình được Chúa yêu thương, được Chúa cứu độ, được Chúa gọi, được Chúa sai đi.
Hy vọng của họ là tin chắc chắn sẽ được hưởng hạnh phúc viên mãn đời đời nơi Thiên Chúa là nguồn tình yêu vô biên vô tận.
Với vài suy nghĩ trên đây, tôi xin kính chúc quý vị và anh chị em thân mến Năm Mới 2012 được nhiều ơn lành mới của Chúa giàu lòng thương xót.
 
Thời gian
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:17 29/12/2011
“Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống…” (TV 90)

Năm 2011 đã trôi qua. Ngày 01.01.2012 là thời gian khởi đầu một năm mới. Năm cũ kết thúc để lại dấu ấn 12 tháng đã trôi qua. Thời gian là một vòng tròn, tuần hoàn đều đặn trong đó, 60 phút trong một giờ, 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần... cứ lặp đi lặp lại. Nhưng thời gian là một đường thẳng gồm những sự kiện, phút, giờ, ngày, tháng, năm riêng biệt, mỗi đơn vị trôi qua trong một chuỗi nối tiếp nhau không bao giờ kết thúc. Thời gian đang xoay vần từ những ngày đông chí đến lập xuân, để bắt đầu một mùa xuân mới. Rõ ràng là thời gian đang qua đi, và thời gian không bao giờ trở lại. Thời gian luôn luôn mới, và thời gian không thể luân hồi.

Nếu không gian là môi trường chứa đựng vạn vật thì thời gian là môi trường chứa đựng sự thay đổi của muôn loài. Một đóa hoa từ lúc nở đến lúc úa tàn cần một khoảng thời gian nào đó tùy loại.Một đời người từ lúc sinh ra cho đến lúc qua đời cũng cần một khoảng thời gian nào đó. Như vậy sự thay đổi của vạn vật trôi trên dòng thời gian lịch sử.

Thời gian là chiều kích tự nhiên của đời người và người đời.Thời gian gắn liền với thân phận mỗi người. Sống trong thời gian là có một khởi đầu và sẽ có một kết thúc.

Thánh Vịnh 90 nói đến cái mau qua của thời gian:

“Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi!”
(câu 4)

“Đời chúng con tàn tạ, kiếp sống thoảng qua, một tiếng thở dài.
Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,mạnh giỏi chăng là được tám mươi,mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khó, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi.”
(câu 9-10).

Quả thật, những nhăn nheo của làn da, những vết chân chim ở đuôi mắt, già nua của tuổi tác, bệnh tật của thân xác… là “dấu tàn phá của thời gian”.

Nhìn thực tế chóng qua của dòng thời gian,Thánh Vịnh 90 mời gọi con người hãy biết hướng về Thiên Chúa là chủ của thời gian để cầu xin với một niềm tin tưởng lạc quan: “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.” (câu 12). Mỗi sớm mai thức dậy cần nguyện xin: “Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca.” (câu 14).

Thời gian năm tháng năm cũ trôi qua và đi vào qúa khứ. Nhưng cuộc sống con người không vô tình xuôi chảy như dòng nước. Bởi lẽ, con người sống trong thời gian là để yêu thương nhau.

Người ta vẫn thường nói thời giờ là tiền bạc. Đúng hơn, thời gian là tình yêu. Đơn giản là vì một trong những điều tốt nhất con người có thể dành cho nhau, đó là thời gian.

Thời gian thật quí. Thời gian là hồng ân. Sống trong thời gian là yêu để sống. Ai đang yêu là người đang sống trong thời gian.

Báo Tuổi trẻ Chúa nhật số 44/2000 có đăng câu chuyện thật ý nghĩa về tình yêu và thời gian.

Ngày xưa các vị Thần Hạnh Phúc,Khổ Đau,Tình Yêu,Giàu Sang và nhiều vị khác nữa cùng sống chung với nhau trên một hoang đảo.Một hôm cơn đại hồng thuỷ tràn đến, hòn đảo xinh xắn sắp chìm trong biển nước.Tất cả các vị Thần đều chuẩn bị thuyền để vượt biển vào đất liền lánh nạn.Riêng Thần Tình Yêu vì quá nghèo nên không có nổi một chiếc thuyền để ra đi.Thần đành ngồi im lặng đợi chờ đến giây phút cuối cùng mới quyết định quá giang các vị Thần khác.

Khi Thần Giáu Sang đi ngang qua,Thần Tình Yêu xin : Anh mang tôi đi cùng với.

Không được đâu, tôi có biết bao vàng bạc quý giá phải mang theo sao còn chỗ cho bạn.

Thần Đau Khổ đến gần. Thần Tình Yêu nài nỉ: Anh cho tôi đi với nhé.

Tôi bất hạnh và buồn chán quá,tôi chỉ muốn ở một mình thôi.

Thần Hạnh Phúc đi ngang qua cũng thế. Thần quá hạnh phúc cho đến nỗi không nghe được tiếng kêu cứu của Thần Tình Yêu.

Bỗng nhiên có giọng nói của một cụ già : Này tình yêu, tôi sẽ đưa anh vào đất liền.

Thần Tình Yêu nghe thế liền chạy nhanh đến thuyền của cụ già.Quá vui mừng vì thoát nạn,Thần Tình Yêu quên hỏi tên cụ già tốt bụng.

Khi tất cả các vị thần đều đến được đất liền, cụ già lẳng lặng bỏ đi mất. Khi đó Thần Tình Yêu mới sực nhớ là đã quên cám ơn người đã giúp mình thoát nạn liền quay sang hỏi Thần Kiến Thức : Thưa ông, cụ già vừa giúp tôi khi nãy tên gì vậy?

Thần Kiến Thức đáp: Đó là Thần Thời Gian

Thần Thời Gian ư ? Nhưng vì sao ông ta lại giúp tôi ?

Thần Kiến Thức mỉm cười : Vì chỉ có thời gian mới có thể hiểu được tình yêu vĩ đại như thế nào.

Tình yêu và thời gian là hai phạm trù khác biệt nhưng lại có tương quan chặt chẽ.Thời gian nuôi dưỡng tình yêu. Thời gian đo lường tình yêu.Tình yêu lớn lên hay lụi tàn theo dòng chảy của thời gian.Sống trong thời gian là yêu để sống.Thời gian không có tình yêu sẽ cô đơn lạnh lùng buồn chán.Tình yêu ý nghĩa hoá và thắp hồn cho thời gian. Bởi đó, kẻ đang yêu là người sống trong thời gian với đầy ắp niềm vui êm ả. Kẻ biết yêu là người biết nhìn thời gian như dòng ngọc bạc.

Kinh Thánh định nghĩa : Thiên Chúa là Alpha và Omêga,là khởi nguyên và cùng tận (Is 44,6). Điều ấy có thể diễn tả cách khác : Thiên Chúa là thời gian.

Thánh Gioan xác định : “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8)

Thiên Chúa là thời gian và là tình yêu. Như thế tình yêu và thời gian song hành là một. Sống trong Thiên Chúa là sống để yêu và sống trong thời gian là yêu để sống. Kẻ sống trong Thiên Chúa là người biết quý chuộng thời gian.

Mỗi buổi sáng thức dậy, nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, ngắm một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm... Mỗi một thực thể xinh đẹp ấy đều nhắc nhở cho ta biết là đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm mầu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người quanh mình.

Thời gian quý giá vẫn liên tục trôi qua không dừng nghỉ. Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng sông, một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó. Chỉ như thế chúng ta mới không bỏ phí đi giá trị của thời gian, và mới nhận ra được tình yêu đong đầy trong từng phút giây cuộc sống.

Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình. Chúng ta còn được bao nhiêu thời gian trong cuộc sống? Đó là một câu hỏi không ai có thể trả lời được. Có thể là mười năm, hai mươi năm, có thể là một năm, có thể là vài ba tháng... nhưng cũng có thể chỉ là trong chốc lát nữa thôi. Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là mình đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và đời sống của mọi người quanh ta cũng quý giá không thể lấy gì đánh đổi được.

Thánh Augustine từng nhận định rằng thời gian nếu xem như một hiện tượng chủ quan có thể rất khác so với thời gian nếu xem như một khái niệm trừu tượng. Nếu thời gian ở dạng trừu tượng, ta chẳng thể biết tương lai vì nó không ở đây, và cũng chẳng biết mặt mũi quá khứ là gì. Ta có thể có ký ức, có kỷ niệm, nhưng diễm xưa đã xa rồi còn đâu thấy nữa. Điều duy nhất hiện hữu là hiện tại, đó là con đường duy nhất về quá khứ và đến tương lai. Thánh Augustine viết: "Do đó, hiện tại có ba chiều: hiện tại của những chuyện quá khứ, hiện tại của những chuyện hiện tại và hiện tại của những chuyện tương lai".

Con người không làm chủ được thời gian. Quá khứ đã qua rồi. Tương lai chưa tới. Chỉ còn hiện tại. Hiện tại là thời gian quý nhất mà con người có trong tay.Sự giàu có của chúng ta là giây phút hiện tại. Sống giây phút hiện tại bằng yêu thương chính là hạnh phúc.Thời gian là một cái gì đó rất chậm đối với kẻ đang chờ, rất nhanh đối với người đang sợ, rất dài đối với kẻ đang buồn, rất ngắn đối với người đang vui. Nhưng đối với kẻ đang yêu thì thời gian hình như không hiện hữu.

Suy tư về thời gian, ĐGM Bùi Tuần viết: “Những ngày cuối năm thường vội vã. Những ngày đầu năm thường rộn ràng. Những vội vã và rộn ràng ấy thường gây nên nhiều cảm xúc. Tất cả đều mau qua. Nhưng đàng sau những gì mau qua ấy vẫn có một cái gì còn lại lâu dài. Sự còn lại đó là một hiện diện. Tôi nhận ra hiện diện đó chính là Chúa Giêsu.Chúa Giêsu hiện diện trong lịch sử và trong tôi một cách mầu nhiệm. Người gọi tôi hãy dấn thân vào lịch sử Năm Mới với cái nhìn của đức tin.”(x. Cái mới của Năm Mới 2012).

Tình yêu cần thời gian để kiến tạo hạnh phúc. Như thế sống là để yêu và yêu là để sống. Tình yêu cho cuộc sống màu xanh. Thời gian luôn đong đầy hạnh phúc. Vì thế phải yêu cho thật tình đừng dối gian nhau. Yêu cho thật nhiều không hề toan tính. Chúa Giêsu đã tha thiết kêu mời: Hãy yêu nhau “Như Thầy đã yêu anh em” (Ga 15,12).Chúa đã yêu bằng hành động cụ thể là hy sinh cho người mình yêu. Khi yêu nhau, người ta có thể hy sinh cho nhau thời giờ, tiền bạc, sức khỏe, công việc…Hy sinh cao cả nhất là hy sinh mạng sống “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Chúa đã thực thi sự hy sinh cao độ ấy “ Đức Kitô đã chết vì chúng ta” ( Rm 5,6; Ep 5,2; 1Ga 3,16), để chúng ta yêu thương “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế thì chúng ta phải thương yêu nhau” (1 Ga 4,19), nhờ đó mà “niềm vui được nên trọn vẹn” (Ga 15,9). Tình yêu thật vĩ đại cho những ai sống theo gương Chúa Giêsu trong hành trình cuộc đời mình.

Chúng ta cũng sẽ không phung phí thời gian để mơ mộng về tương lai hay nuối tiếc quá khứ. Từng giây phút ta đang sống trong bầu không khí trong lành quanh ta đều quý giá. Từng con người mà ta có may mắn được tiếp xúc cũng đều quý giá. "Thời gian là một cái gì đó rất chậm đối với kẻ đang chờ, rất nhanh đối với người đang sợ, rất dài đối với kẻ đang buồn, rất ngắn đối với người đang vui. Nhưng đối với kẻ đang yêu thì thời gian hình như không hiện hữu."

Thời gian là Tình yêu. Sử dụng thời gian quý giá mà Thiên Chúa ban cho mỗi người.

Dùng thời gian để suy nghĩ, đó là nguồn sức mạnh.
Dùng thời gian để đọc, đó là nền tảng sự khôn ngoan.
Dùng thời gian để tìm hiểu, đó là cơ hội để giúp người khác.
Dùng thời gian để cười, đó là âm nhạc của tâm hồn.
Dùng thời gian để ước mơ, đó là kiến tạo những gì thuộc về tương lai.
Dùng thời gian để thinh lặng, đó là cơ hội để gặp Chúa.
Dùng thời gian để yêu và được yêu, đó là món quà vĩ đại nhất của Thiên Chúa.
Dùng thời gian để cầu nguyện, đó là sức mạnh vĩ đại nhất trên trái đất này.

Lạy Chúa,
“Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.”.
Mỗi một ngày mới, xin cho chúng con luôn biết sống tâm tình:
“Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca.”. Amen.

Kim ngọc 30.12.2011
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:12 29/12/2011
CHÂN GIỐNG QUAN ÂM
N2T

Có một người thường khoe vợ mình rất đẹp.
Một hôm, anh ta chỉ cho một em bé nhìn vợ mình rồi nói:
- “Mày coi, vợ tao có giống pho tượng Quan Âm sống không ?”
Em bé nhìn kỷ một lúc, nói:
- “Rất giống”.
Người ấy vui vẻ quá chừng, hỏi lại:
- “Giống chỗ nào ?”
Em bé trả lời:
- “Giống cái chân”.

Suy tư:
Con người ta khi so sánh thì không ai dám so sánh mình hoặc người khác với thánh nhân, nhưng khoe vợ mình đẹp giống như bà phật Quan Âm sống thì quả là hết nước nói.
Nhưng những người Ki-tô hữu thì được Giáo Hội khuyên bảo phải nên giống Chúa Giê-su, không phải hóa trang diện mạo cho giống Ngài, nhưng là phải sống như Ngài đã sống, mà Chúa Giê-su đã sống như thế nào, cuộc đời của Ngài có thể tóm gọn trong hai chữ: yêu thương.
1. Hy sinh mạng sống mình để cứu chuộc nhân loại, như thánh Phao-lô tông đồ nói: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa , nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế”, đó chính là vì yêu thương nhân loại.(Pl 2, 6-7)
2. Yêu thương tất cả mọi người không loại trừ một ai, từ người khỏe mạnh đến người đau yếu, người giàu đến người nghèo, người bất hạnh đến người hạnh phúc.v.v...Ngài đều yêu thương hết thảy, điều này người ta có thể tìm thấy trong các sách Tin Mừng của thánh Mát-thêu, thánh Lu-ca, thánh Mác-cô và thánh Gioan.
Tất cả những người Ki-tô hữu đều được mời gọi sống như Chúa Giê-su, tức là sống biết hy sinh và yêu thương tha nhân như Chúa Giê-su đã sống, để xây dựng một Giáo Hội tinh tuyền và thánh thiện, để xây dựng một thế giới bình an và hạnh phúc.
Không nên so sánh mình với ai cả, mà nên đem Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria làm mẫu gương sáng và đẹp cho cuộc sống của mình.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:14 29/12/2011
N2T

35. Cuộc sống là một cuộc thi đi bộ, nơi cuộc thi đi bộ này của chúng ta, mục đích là được mũ triều thiên ở đời sau.

(Thánh Hieronymus)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: tầm qua trọng của việc cầu nguyện gia đình
Jos. Tú Nạc, NMS
06:54 29/12/2011
Sau cuối tuần bận rộn của những nghi thức kỷ niệm Lễ Giáng Sinh, ĐTC Benedict đã chào đón các tín hữu hôm thứ Tư 27/ 12 tập trung tại sảnh đường Thánh Phao-lô cho buổi yết triều thường lệ cuối cùng của Ngài năm 2011. Tiếp tục những bài giáo lý về cầu nguyện của Ngài, Đức Thánh Cha đã nói với những người tề tựu rằng gia đình là những trường học của việc cầu nguyện. Ngài nói tiếp, chúng ta noi gương Thánh Gia Nazareth.

“Cầu xin Thánh Gia tạo cảm giác sinh động cho tất cả gia đình Ki-tô giáo trở thành những ngôi trường cầu nguyện, nơi mà cha mẹ và con cái cùng nhau nhận biết rằng sự gần gũi với Thiên Chúa điều mà chúng ta cử hành những nghi thức kỷ niệm trong những ngày Giáng Sinh này.” Đức Thánh Cha giải thích rằng đó là mô thức không thể thiếu đối vơi Ki-tô hữu, bởi vì qua cầu nguyện, “mà chúng ta được lại gần gũi với Thiên Chúa với sự mật thiết và thâm sâu.”

Mối quan hệ duy nhất của Chúa Giê-su với Cha trên trời được phản ảnh trong đời sống cầu nguyện của Thánh Gia và trạng thái tâm hồn của của tất cả sự cầu nguyện Ki-tô giáo. Đức Thánh Cha trình bày tiếp rằng đó là điều quan trọng mà các bậc cha mẹ nêu gương suy gẫm cầu nguyện cho con cái mình y như Mẹ Maria và Thánh Giuse đã làm.

“Trong ngôi nhà của Chúa Giê-su, Mẹ Maria và Thánh Giuse, chúng ta học hỏi để suy tưởng mầu nhiện về sự hiện diện của Thiên Chúa và để trưởng thành như những môn đệ trung nghĩa của Đức Ki-tô. Những Tin Mừng giới thiệu Mẹ Maria như mẫu gương siêu phàm của sự hòa giải kêu cầu khẩn thiết về sự kỳ diệu của cuộc đời Đức Ki-tô; bằng việc đoc kinh Mân Côi, quả thực, chúng ta tự hiệp nhất với suy gẫm của Mẹ và về những mầu nhiệm đức tin và hy vọng đó. Thánh Giuse mãn nguyện về ơn gọi của mình với tư cách là người cha của Thánh Gia bằng việc dạy dỗ Chúa Giê-su sự quan trọng của lòng trung thành âm thầm trước việc làm, cầu nguyện và tuân thủ những nguyên tắc của Lề Luật.”

Kết luận bài giáo lý của mình, ĐTC Benedict đã nhấn với các tìn hữu để “tái phát hiện vẻ đẹp của việc đọc kinh chung như một gia đình.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã có lời chào với tất cả những người trong Sảnh đường Thánh Phao-lô bằng những ngôn ngữ khác nhau kể cả Anh ngữ.

“Tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến những sinh viên và thầy giáo của Học viện Quốc tế Oak. Về phần tất cả những khách du lịch nói tiếng Anh có mặt nơi đây gồm nhưng nhóm hành hương từ Ireland và Hoa Kỳ, tôi chân thành cầu xin niềm hân hoan và an bình dồi dào trong Đức Ki-tô mới sinh hạ của chúng ta.”
 
Pakistan: Hai cuốn sách tiếng Urdu ra mắt dịp lễ Giáng Sinh ở Faisalabad
Nguyễn Trọng Đa
09:57 29/12/2011
Pakistan: Hai cuốn sách tiếng Urdu ra mắt dịp lễ Giáng Sinh ở Faisalabad

Faisalabad - Giữa nhiều bó hoa và tràng hoa, Giáo phận Faisalabad đã giới thiệu hai cuốn sách bằng tiếng Urdu, được viết bởi hai linh mục Pakistan.

Đối với Vị Tổng đại diện của giáo phận, linh mục Khalid Rasheed Asi, hai cuốn sách này "là những công cụ mà các giáo viên có thể sử dụng để giải thích ý nghĩa lễ Giáng sinh cho học sinh viên của họ".

Cuốn đầu tiên có nhan đề Pratish (Việc thờ phượng) là tác phẩm của linh mục Iftikhar Moon. Cuốn thứ hai mang tên “Lễ Giáng sinh và Basharat (Phúc âm hóa)” là của cha Younas Shahzad.

Việc ra mắt hai cuốn sách đã được tổ chức tại Giáo xứ Công giáo Mân Côi tại Faisalabad, và có sự tham dự của các linh mục, giáo lý viên, nữ tu, giáo viên, học sinh và nhân viên xã hội.

Cuốn “Lễ Giáng sinh và Basharat (Phúc âm hoá)” của cha Younas được đặc biệt đón nhận. Cha Tổng đại diện Khalid Rasheed Asi nói: “Với linh đạo của mình, tác giả soi sáng cho các độc giả. Cuốn sách này giải thích một cách rõ ràng rằng sự ra đời của Chúa Giêsu và Tin Mừng được tập trung vào người nghèo, người nghèo khổ và người tội lỗi".

Cha Iftikjar Moon, tác giả cuốn “Việc thờ phượng” phát biểu: “Cuốn sách của cha Younas giải thích tầm quan trọng của một số biểu tượng Giáng Sinh như hang đá, cây Giáng sinh và các ngôi sao. Đây là một kết hợp tuyệt đẹp của tình yêu, hòa bình, và truyền giáo, mà xã hội ngày nay đang cần".

Còn cha Younas giải thích thêm: “Cuốn sách được viết bằng một văn phong đơn giản để cho nhiều người có thể hưởng lợi từ việc đọc nó. Tôi hy vọng nó sẽ giúp độc giả tăng trưởng về đức tin, kiến thức và sự khôn ngoan. (AsiaNews 28-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Hơn 18 triệu tín hữu đã gặp Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI
LM Trần Đức Anh OP
11:41 29/12/2011
VATICAN - Từ năm 2005 đến nay, 18.193.770 tín hữu đã tham dự các buổi tiếp kiến hoặc gặp gỡ ĐTC Biển Đức 16 tại Roma.

Theo thống kê do Phủ Giáo Hoàng Công bố ngày 29-12-2011, trong năm nay, 2011, có 2.553.000 tín hữu gặp ĐTC đương kim, tức là tăng 281.150 ngàn người so với năm 2010.

Trong năm 2011, có 400 ngàn người dự các buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ĐTC, 101.800 người dự các buổi tiếp kiến đặc biệt, 846.000 dự các buổi cử hành phụng vụ và 1.206.000 tham dự các buổi đọc kinh Truyền Tin do ĐTC chủ sự. Tháng 10-2011, số tín hữu dự các buổi tiếp kiến chung của ngài đông nhất với 74 ngàn người.

Sở dĩ con số tín hữu gặp ĐTC trong năm nay trội hơn so với năm ngoái, một phần cũng vì có lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 ngày 1-5-2011.

Những con số thống kê trên đây chỉ có tính chất tương đối và chỉ tính những người đến Roma hoặc Castel Gandolfo, và không kể những người ĐTC gặp hoặc họ thấy ngài trong 4 cuộc viếng thăm ở Italia và 4 cuộc viếng thăm tại hải ngoại: Cộng hòa Croát, Tây Ban Nha nhân ngày Quốc tế giới trẻ, Cộng hòa Liên bang Đức và Benin bên Phi châu.

Trong gần 7 năm ĐTC Biển Đức 16 làm Giáo Hoàng, số tín hữu đông nhất gặp ngài ở Roma và Castel Gandolfo là năm 2006 với 3.222.820 người.

 
Hát Ba Vua, Sternsinger 2012: ''Hãy gõ cửa, đòi quyền lợi!''
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
16:26 29/12/2011
"Klopft an Türen, pocht auf Rechte!" - "Hãy gõ cửa, đòi quyền lợi!"

Chương trình này của các em Thiếu Nhi Đức rất nổi tiếng nhằm quyên góp cho các Thiếu Nhi nghèo trên thế giới vào dịp đầu năm mới. Chương trình bắt đầu từ mồng 01.1. đến 06.1.2012 (Lễ Ba Vua). Đây là lần tổ chức quyên góp từ 54 năm qua của Hội hát Sternsinger, trụ sở đặt tại Aachen, Đức quốc.

Năm 2012 Ban Tổ Chức chọn nước Nicaragua làm chủ đề: "Klopft an Türen, pocht auf Rechte!" (Hãy gõ cửa, đòi quyền lợi!) để đặt trọng tâm giúp đỡ các Trẻ Em nghèo trên 110 quốc gia.

Năm 2011 Hội hát Sternsinger đã tài trợ cho 2.100 dự án với 41 triệu Euro cho trẻ em nghèo tại Phi Châu, Á Châu, Đông Âu, Châu Mỹ La Tinh.

Khoảng 500.000 Thiếu Nhi Đức xuất phát từ 12.743 họ đạo, giáo xứ, hội đoàn tham gia chương trình này trong năm 2011. Cho chương trình hàng năm ban tổ chức phải cần đến 80.000 huynh trưởng chăm sóc và hướng dẫn.

Hội Hát Ba Vua Sternsinger được khởi sự từ Giáo Hội Đức vào năm 1959 và trở thành một cơ quan Bác Ái cho Thiếu Nhi (Kindermissionswerk). Hiện nay Hội Hát Ba Vua được lan rộng qua Áo, Bỉ, Thụy Sĩ và miền Bắc Ý.

Từ thế kỷ VIII Ba Vua đã được đặt tên là Caspar, Melchior và Balthasar. Trong thế kỷ XVI đã có thể chứng minh chương trình Hát Ba Vua thành tục lệ trong Giáo Hội Đức. Cho đến đầu thế kỷ XX những trẻ em nghèo tại Đức đã dựa theo sáng kiến đi từ nhà này đến nhà khác để quyên góp hiện vật và tiền bạc cho bản thân và gia đình họ. Đến giữa thế kỷ XX Giáo Hội Đức, Áo và Bỉ đã tổ chức quy mô từ trung ương cho chương trình quyên góp giúp đỡ các trẻ em nghèo. Và ngày nay cơ quan Bác Ái cho Thiếu Nhi – Kindermissionswerk ở Aachen luôn tài trợ cho hơn 2.000 dự án hằng năm về Thiếu Nhi tại 110 quốc gia nghèo trên thế giới.

Hội Hát Ba Vua Sternsinger đã làm được một việc to lớn mà ít nơi nào, cơ quan nào có thể làm cho các Trẻ Em nghèo trên thế giới. Hơn 50 năm qua Hội Hát Ba Vua đã quyên góp được 772.000.000 Euro (xấp xỉ hơn 1 tỷ Đôla Mỹ) và thực hiện được tất cả 60.000 dự án cho thiếu nhi tại 110 quốc gia.

Mục tiêu giúp đỡ của Hội Hát Ba Vua Sternsinger được nhìn nhận như thế nào? Đức Hồng Y Karl Lehmann kể cho chúng ta nghe vào ngày 28.12.2011 lúc khai mạc Sternsinger 2012 như sau:

"Những gì chúng tôi làm với số tiền quyên góp cho các trẻ em nghèo ở 110 quốc gia, đặc biệt là lần này ở Nicaragua? Chúng tôi muốn giúp đỡ nhiều nhất có thể. Thực lòng, chúng tôi muốn giúp đỡ trẻ em nghèo trên toàn thế giới. Quan trọng nhất cho sự giúp đỡ để đủ ăn, về dinh dưỡng, y tế, chăm sóc sức khỏe, trường học và cơ sở giáo dục. Giúp đỡ cho cơ thể và tâm hồn, tạo một xã hội hài hòa, thúc đẩy linh đạo mục vụ cho các mục tiêu này. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều thứ khác cần phải hỗ trợ: mua xe cộ giúp trẻ em nghèo có phương tiện di chuyển ở những vùng xâu xa, xây dựng các hệ thống điện lấy từ năng lượng mặt trời.

Chúng tôi muốn giúp đỡ không chỉ từ bên ngoài, điều này đã đạt được rất nhiều, nhưng chúng tôi muốn kích thích trí tưởng tượng và sức mạnh của các trẻ em trên toàn thế giới, để họ tự giúp được chính mình".

Năm 2004 Hội Hát Ba Vua Sternsinger đã được trao giải Hòa Bình Westfälischen Friedens (Preis des Westfälischen Friedens), một giải thưởng nổi tiếng dành cho những nhân vật dấn thân kiến tạo hòa bình trên thế giới. Những nhà chính trị quan trọng đã nhận được giải thưởng này: Václav Havel, Helmut Kohl, Kofi Annan…

Ngày 28.12.2011 hội Hát Ba Vua trên toàn nước Đức đã được khai mạc tại GP Mainz với ĐHY Karl Lehmann. Khoảng 3.000 Thiếu Nhi của GP Mainz đã cải trang thành các vị vua và mang theo ngôi sao dẫn đường đến nhà thờ chính tòa St. Martin của Mainz để được chúc lành.

Đức Hồng Y Karl Lehmann cảm nhận: "Chúng tôi muốn được gần gũi với thiếu nhi trên toàn thế giới và muốn xây dựng chiếc cầu nối với thế giới của họ. Cha xin chân thành cảm ơn các con thiếu nhi, đã đến Mainz từ khắp mọi nơi trong Giáo Phận".

Hàng trăm cánh sao của Hội hát Sternsinger giơ cao chào mừng vị cha chung và giăng lên các biểu ngữ liên đới với các trẻ em nghèo trên thế giới như: "Chúng tôi muốn tất cả trẻ em trên thế giới có đủ ăn" hoặc "Một mái ấm cho tất cả trẻ em".

Ngày 05.01.2012 các em Sternsinger sẽ được nữ thủ tướng Angela Merkel đón tiếp tại Phủ Thủ Tướng ở thủ đô Berlin và hôm sau, 06.01 các em đến Phủ Tổng Thống hát cho tổng thống Christian Wulff nghe.

Khi đi đến thăm các gia đình Hội Hát Ba Vua Sternsinger đọc kinh, hát thánh ca và sau đó sẽ ghi bằng phấn lên các cửa nhà như sau:

20+C+B+M+12 (Ý nghĩa: Chúa Kitô chúc lành cho mái ấm này trong năm 2012)

C+B+M được viết tắt từ tiếng Latinh: "Christus mansionem benedicat"
 
Lào: Đàn áp kitô hữu mùa Giáng Sinh
Bùi Hữu Thư
19:15 29/12/2011
Những đợt bắt bớ và đe doạ mới

ROME, Ngày thứ tư 28 tháng 12, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Những đợt bắt bớ và đe dọa mới đối với các kitô hữu đang xẩy ra trong các tỉnh khác nhau tại Lào, lập lại tình trạng đáng buồn của các năm trước, theo "Giáo Hội Á Châu" (Eglises d’Asie), là bản tin của cơ quan truyền thông của Hội Thừa Sai Ba Lê (Missions étrangères de Paris), có nhắc đến nhiều "nguồn tin từ các hội thánh Tin Lành khác nhau."

Hôm qua, ngày 27 tháng 12, các giới chức của làng Huey, nằm trong quận Adsaphangthong (ad-sapanthong) thuộc tỉnh Savannakhet, đã từ chối không cho chôn cất một kitô hữu, qua đời ngày 25 tháng 12 vừa qua.

Uỷ ban nhân dân của làng - gồm có ông lý trưởng, đặc uỷ 'các vấn đề tôn giáo' và trưởng đoàn nhân dân tự vệ điạ phương - đã ngăn cấm gia đình của một người chết không được chôn cất theo nghi thức kitô trong làng.

Dưới áp lực của các giới chức trong làng, nhưng cũng vì e ngại việc xác người chết bị hư thối, gia đình đã phải buộc lòng ưng chịu việc thi hành một nghi thức an táng Phật giáo. Nhưng vào lúc khởi sự nghi lễ, nhà sư phụ trách việc chủ trì nghi thức đã từ chối không tụng kinh cho một người đã tuyên xưng mình là kitô hữu, theo thông cáo của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền về Tự Do Tôn Giáo tại Lào (Organisation Human Rights Watch for Lao Religious Freedom (HRWLRF).

Tại Huey có tám gia đình kitô sinh sống, tổng cộng chỉ có trên bốn mươi người. Không ai đã có thể lay chuyển quyết định của uỷ ban nhân dân làng, và thân xác người chết vẫn không có mồ chôn.

Biến cố này xẩy ra vài ngày sau khi bốn gia đình Tin Lành - khoảng năm chục người - đã bị triệu tập bởi giới chức của làng của họ, vẫn nằm trong tỉnh Savannakhet, là phải từ bỏ việc thực thi đức tin kitô giáo nếu không sẽ bị trục xuất ngay lập tức.

Ngày 21 tháng 12 vừa qua, các đại diện của các gia đình kitô giáo thuộc làng Natoo, trong quận Palansai (Phalansay), cũng bị ủy ban nhân dân làng triệu tập. Họ đã được báo là "phải từ bỏ tất cả mọi tin ngưỡng và thực hành liên quan đến đức tin kitô giáo, nếu họ muốn tiếp tục sinh sống trong cộng đồng", nếu không ngay ngày hôm sau họ phải rời khỏi làng. Ông trùm của cộng đồng kitô giáo đã đến sở công an điạ phương để than phiền về việc vi phạm quyền tự do tôn giáo đã được ghi trong hiến pháp quốc gia. Nhưng từ ngày đó, không có một tin tức nào được phổ biến thêm về số phận của cộng đồng 47 người này - trong số đó có nhiều phụ nữ và trẻ em - bị đe dọa trục xuất như trường hợp năm ngoái đối với những gia đình kitô giáo khác đã bị đuổi khỏi làng của họ ngay đúng dịp Lễ Giáng Sinh.

Cách làng Natoo 5 cây số, tại làng Boukham đã xẩy ra việc bắt bớ tám chức sắc của cộng đồng kitô giáo gồm 200 người, ngày Chúa Nhật 16 tháng 12 trong khi họ mừng Lễ Giáng Sinh với sự chấp thuận của cơ quan hành chánh điạ phương. Chính uỷ ban nhân dân làng, một lần nữa, đã quyết định bắt giữ và tống giam những kitô hữu này, lấy cớ là việc cử hành nghi lễ của tôn giáo họ đã làm phật lòng các vị thần thánh của làng.

Số tiền phạt để thế chân được Giáo Hội Phúc Âm Lào (Lao Evangelical Church) là cơ quan Tin Lành độc nhất được chính phủ Lào công nhận, phải trả cho một trong tám kitô hữu được ấn định là 100 đồng Euro (một số tiền thật to lớn tại quốc gia này). Một người đã được phóng thích còn bẩy người kia vẫn còn bị giam cầm, chân tay bị còng trong các cái cùm bằng gỗ.

Phong trào Lào cho Tự Do Tôn Giáo (Le mouvement lao pour la liberté religieuse: LMDH) cùng với một nhóm các các tổ chức phi chính phủ (ONG) Lào và Hmong đã phổ biến ngày 25 tháng 12 vừa qua một tuyên ngôn gửi cho chính phủ Lào, yêu cầu tôn trọng những giao ước đối với Liên Hiệp Quốc, và chấm dứt việc vi phạm các nhân quyền đã được ghi trong chính Hiến Pháp của họ.

Trong bản tuyên ngôn mang tiêu đề "Chúc mừng Giáng Sinh vui vẻ cho những kitô hữu bị đe dọa, đàn áp và bắt bớ tại Lào", các tổ chức phi chính phủ (ONG) đã bầy tỏ "sự lo ngại sâu xa của họ về số phận của những kitô hữu trong nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (République populaire Lao: RDPL) đang là nạn nhân của những vụ đe dọa, bắt bớ trong những ngày vừa qua, và đang là những mục tiêu cho một chiến dịch đe doạ nhằm ngăn cản việc cử hành ngày Lễ Giáng Sinh (...), một ngày vui mừng, ngày của tình yêu và hy vọng cho các kitô hữu trên toàn thế giới."

Bản tuyên ngôn kết luận với nhu cầu phải phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả mọi tù nhân bị bắt vì lý do đức tin hay quan điểm, và chấm dứt hoàn toàn tất cả mọi hình thức đàn áp tôn giáo tại quốc gia này.

Cộng đồng kitô giáo ngày nay chỉ vỏn vẹn có trên 1 phần trăm dân số Lào một chút, trong khi Phật giáo nắm đại đa số. Các điều khoản số 6 và 30 của Hiến Pháp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào bảo đảm sự tự do tôn giáo, nhưng sự thật là vẫn có những hạn chế, bất kể đến sự cởi mở gia tăng của quốc gia này đối với các trao đổi quốc tế. Các sắc dân thiểu số mới đây theo đạo kitô cũng trở nên mục tiêu của chiến dịch đàn áp tái diễn này.
 
Tân linh mục người dân tộc Paharia
Trầm Thiên Thu
20:28 29/12/2011
BANGLADESH (UCANews, 29-12-2011) – Ngày 28-12-2011, Giáo hội Công giáo thuộc GP Rajshahi đã phong chức linh mục cho một người dân tộc Paharia đầu tiên sau hơn 100 năm Tin Mừng đến với họ.

ĐGM Gervas Rozario phong chức LM Biswas
ĐGM Gervas Rozario, GP Rajshahi, đã phong chức linh mục cho phó tế Manik William Biswas, 37 tuổi, thuộc Hội Truyền giáo Phanxicô, và phó tế Nikhil Martin Ghorami.

Khoảng 5.000 người, kể cả 30 linh mục và 26 nữ tu, đã tham dự thánh lễ phong chức tại nhà thờ Chúa Chiên Lành ở Rajshahi, cách Dhaka khoảng 300 km.

ĐGM Rozario gọi sự kiện phong chức linh mục cho người dân tộc Paharia đầu tiên này là “cột mốc lịch sử”. Ngài nói: “Tạ ơn Chúa về buổi lễ tốt đẹp này, và hy vọng buổi lễ này sẽ dẫn đưa các tín hữu tới những ngày tốt đẹp hơn trong tình đoàn kết và tình huynh đệ”.

Tân LM Biswas nói với mọi người tham dự rằng ngài vui mừng vì đã vượt qua nhiều thử thách để đạt tới chức linh mục. Ngài nói: “Con đã phải đấu trnh với cả cộng đồng và dân tộc thiểu số. Nhiều người đã được đào tạo làm linh mục trước con, nhưng họ đã bỏ cuộc giữa đường. Cộng đồng dân tộc của con cũng nghĩ rằng con cũng sẽ bán đồ nhi phế”.

LM Biswas nói thệm: “Con có thể đạt tới mục đích nhờ là nhờ sự nâng đỡ của gia đình và xã hội. Không phải ai cũng tích cực, nhưng một mố người đã hỗ trợ bằng cách khuyên bảo, cầu chúc và cầu nguyện. Con xin cảm ơn mọi người”.

Nguồn gốc dân tộc Paharia ở Bangladesh từ thời kỳ đô hộ của Anh, khi đó họ phải di cư tới Đông Bengal từ nhiều nơi của Ấn Độ.

Dân tộc này đón nhận Tin Mừng từ năm 1904, phần nhiều nhờ công của một người Ý làLM Tabezzio, thuộc Viện Giáo hoàng Truyền giáo.

Khoảng 70% trong số 10.000 người Paharia là Công giáo, họ vẫn còn nghèo và khó có điều kiện đi học. Một số người nói rằng lễ phong chức linh mục cho tu sĩ Biswas có thể dẫn tới sự hồi sinh đối với các gia đình đang phải chiến đấu với cái nghèo.

Ông Julian Biswas (không bà con với tân linh mục), tộc trưởng Paharia, nói: “Chúng tôi vui mừng dâng hiến người con của chúng tôi đi làm vườn nho cho Thiên Chúa từ hôm nay sau nhiều năm khao khát. Chúng tôi hy vọng tân linh mục sẽ làm thăng hoa đức tin và đời sống. Giáo hội và cộng đồng có thể hướng tới những ngày tốt đẹp hơn đang ở phía trước”.
 
Top Stories
No Christmas for Lao Christians
Philip Smith
17:01 29/12/2011
Bangkok, Thailand - Again this year, many Christians in Laos are prohibited from celebrating Christmas, or are being arrested and imprisoned for seeking to practice their faith independent of government control.

Lao and Hmong Christians continue to be arrested, imprisoned and tortured in Laos by security forces and the army.

On December 21, authorities of Natoo village, Phalansay district, Savannakhet province threatened four leaders of a community of 47 Christians and "chased them from the village unless they renounced their faith''. This intimidation happened less than a week after authorities of Boukham village, Adsaphanthong district, Savannakhet province, arrested eight leaders of a community of 200 Christians for having organised Christmas celebrations, although a formal authorisation had already been obtained. The arrested persons are still in prison, their hands and legs blocked by wooden stocks.

On January 4, 2011 the police of Nakoon village, Hinboun district, Khammouane province arrested nine Christians for having celebrated Christmas without authorisation. To this day, Pastor Vanna and Pastor Yohan are imprisoned.

On March 28, 2011 four Christians of Phoukong village, Viengkham district, Luang Prabang province were arrested for "spreading foreign religion and evading Lao traditional religion''. In the same village on July 11 another Christian, Mr Vong Veu, was arrested for having chosen the Christian religion, and is still imprisoned.

On July 16, 10 Christians were forced by the authorities to leave their village in Nonsavang, Thapangthong district, Savannakhet province after they refused to renounce their religion. They took refuge in their rice fields, building a temporary bamboo shelter, but were chased away at the end of August, with the warning that they could return to the village only if they renounced their religion.

The Lao Movement for Human Rights firmly condemns these basic human rights violations that are contrary to the International Conventions ratified by the Lao People's Democratic Republic and contrary to the LPDR Constitution's provisions on religious freedom. The Lao Movement for Human Rights asks the Lao government to implement its international engagements related to the UN agreements on human rights with the immediate and unconditional release of all prisoners detained for their faith or their opinion and in ending all forms of religious repression.

(Source: http://www.nationmultimedia.com/opinion/No-Christmas-for-Lao-Christians-30172761.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nơi Giáng Sinh đi qua
Gioan Lê Quang Vinh
20:30 29/12/2011
Ngày Lễ Giáng Sinh, người người hân hoan vui sướng vì “Tin Mừng trọng đại” đã được loan báo cho muôn dân từ hơn hai ngàn năm nay. Bởi vì Thiên Chúa là Chúa của vũ trụ và Chúa của lịch sử, cho nên mọi con người, mọi nơi chốn, mọi biến cố đều là nơi bàn tay Chúa đặt xuống. Và như vậy, Giáng Sinh cũng đi qua mọi nơi, mọi tâm hồn và qua mọi biến cố trên cuộc đời này.

Có lần tôi hỏi một giảng viên có chức vụ ở trường đại học: “Tại sao các nước văn minh nghỉ lễ Giáng Sinh mà chúng ta không được nghỉ?”. Thầy ấy vốn là trí thức thật nên không trả lời kiểu cù nhây như các vị bằng giả rằng “đó là lễ của Tây phương”, mà thầy lại nói: “Nếu nghỉ lễ Giáng Sinh thì cũng phải nghỉ lễ Phật Đản”. Cũng được chứ sao. Nhưng kiểu lập luận từ chuyện này nhảy qua chuyện kia để tránh vấn đề là cách nói của người có học trong xã hội “văn minh” thì phải (?!)

Giáng Sinh năm nay, nước Cuba cộng sản phóng thích hơn 2,900 tù nhân, đa phần là tù nhân lương tâm. Nhiều người cho rằng đó là món quà mà lãnh tụ cộng sản Cuba dâng tặng Đức Thánh Cha Benedictô nhân chuyến công du sắp tới của ngài. Số tù nhân được phóng thích lần này gấp mười lần số người mà Fidel Castro trả tự do nhân chuyến công du của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1998.

Chuyện nghỉ Lễ khắp nơi, chuyện tù nhân được phóng thích, chuyện người nghèo được quan tâm, chuyện người giàu ăn mừng... tất cả đều là dấu vết cho thấy Giáng Sinh đi qua. Ngôi Lời chọn lấy thân phận con người chỉ vì yêu thương, để từ đó, ai sống yêu thương là sống theo mầu nhiệm Giáng Sinh.

Điều cảm động là ở các trường học, dù ít trường nào cho nghỉ lễ Giáng Sinh (trừ các trung tâm ngoại ngữ có ánh sáng văn hoá Tây Âu), học sinh vẫn ăn mừng, đơn giản thôi, nhưng chan chứa tình thân yêu và sự đồng cảm.

Giáng Sinh năm nay người ta chứng kiến những chuyện bi hài. Chuyện một bài giảng rất vu vơ, lạc điệu, bị phê bình dữ dội. Chuyện những tấm lòng ngay thẳng chịu cảnh gian truân. Chuyện người nghèo vẫn còn bị ngược đãi. Chuyện nhiều Hội Thánh tin Chúa Giêsu không được mừng Sinh Nhật của Người. Gọi là bi vì quá buồn. Gọi là hài vì phải cười cái cảnh khác người, cười ra nước mắt mà vẫn phải cười.

Đành rằng Giáng Sinh đi qua là phủ xuống niềm vui, như mặt trời đi qua là toả nắng ấm. Nhưng trong từng phận đời đau đớn vẫn có dấu vết của Giáng Sinh. Bởi một lẽ đơn giản, Ngôi Lời đến là vì những cảnh đời ấy. Có thể ánh sáng bị chối từ, có thể ánh sáng bị những bàn tay gian hùng muốn che khuất. Nhưng hừng đông đã bừng lên thì dù có núi cũng phải cúi mình. Huống chi những mô đất nhấp nhô làm sao che nổi vầng hào quang chói lọi.

Sàigòn có một nét văn hoá đẹp nhưng đã bị dẹp bỏ nhiều năm nay. Ấy là phố bán thiệp Noel ở góc Hàn Thuyên gần Nhà thờ Đức Bà. Kể cũng tiếc thật, nhưng không phải vì thế mà người ta có thể phá vỡ niềm vui Giáng Sinh. Bây giờ giới trẻ gửi e-card, chia sẻ hình ảnh, âm nhạc và lời chúc mừng trên các trang mạng xã hội. Thành ra, Internet cũng là nơi Giáng Sinh đi qua.

Nếu thời Đức Maria có email, mà Mẹ mệt quá, Mẹ có lẽ sẽ gửi email và ecard cho bà Ysave. Nếu gửi email Mẹ sẽ viết gì nhỉ. Chắc chắn sẽ là lời kinh Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi”. Bây giờ, con cái của Mẹ cũng chung lời ca ngợi Chúa cùng với Mẹ qua mạng lưới điện toán mỗi ngày.

Như thế, Giáng Sinh đang đi qua và sẽ còn đi qua cuộc đời này, đi qua các tâm hồn. Chúa là Thiên Chúa muôn cơ binh và cũng là Chúa của những tâm hồn thơ bé, Chúa đi qua để giãi chiếu ánh quang huy hoàng của ngày Cứu độ cho mọi tâm hồn.

Nhưng thời nào cũng vậy và ở đâu cũng vậy, có những người đau yếu sợ ánh nắng và có những tâm hồn bệnh hoạn sợ ánh sáng công chính của Đấng mà Isaia đã báo trước từ hàng ngàn năm trước. Có những thứ bệnh chữa được khi ra ánh sáng, mà có những thứ bệnh dị ứng với ánh sáng. Kẻ nào sống với bóng tối thì không hiểu được hoa quả sinh ra từ nơi Giáng Sinh đi qua.

Có những thứ bóng tối dễ nhận biết. Như khi điện bị cúp giữa khuya chẳng hạn. Nhưng cũng có những loại bóng tối khó nhận ra. Như việc thiếu kiến thức. Như việc sống với những mưu chước gian hùng. Như việc cướp bóc (dù giữa ban trưa vẫn là hành vi của bóng tối). Sống trong bóng tối mà cứ tưởng mình là ánh sáng trí tuệ thì quả là nghịch cảnh.

Mừng mầu nhiệm Giáng Sinh là mừng kính Ánh Sáng của muôn dân. Đồng thời những ai vui mừng cũng không quên anh em mình, đồng loại mình còn bám lấy đêm đen để làm nơi ẩn náu. Khi Giáng Sinh đi qua, chúng ta cùng nguyện xin Chúa Hài Nhi cho ân sủng của Người đổ xuống trên trần gian tối tăm này, để không ai và không nơi nào còn khước từ hồng ân bao la.

Và dường như, khi Giáng Sinh đã đi qua, trần gian lại phải hát: “Trời cao hãy đổ sương xuống”, bởi vì còn nhiều mảnh đất quá cằn khô.
 
Liên Cộng Đoàn CGVN tại Cộng Hòa Tiệp Đại Hội kỳ VI, mừng Chúa Giáng Sinh 2011
Anthony Trương
12:03 29/12/2011
Chiều ngày 24-12-2011 tai Hotel Olšanka Praha, là nơi diễn ra kỳ Đại Hội kỳ VI của Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Tiệp từ 24-26/12/2011. Tấp nập từng đoàn người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trên khắp nước Tiệp trở về tham dự. Mặc dù buôn bán kém, hay công việc chưa ổn vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kính tế toàn cầu nhưng trên khuôn mặt ai cũng ràng ngời niềm vui hội ngộ, bởi đây là dịp tốt để gặp gỡ, hỏi thăm nhau, chia sẻ và cùng nhau mừng Chúa Giáng Sinh.

Xem hình ảnh

Tối khai mạc là chương trình canh thức mừng chúa Giáng sinh, diễn ra rất trang trọng, sốt sắng. tình yêu thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa được diễn tả qua một số hoạt cảnh:, Tạo Dựng và Sa Ngã, Hiến Tế, Truyền Tin, Ba Vua; Đêm canh thức như lời kinh nguyện mà tất cả thành viên Liên Công Đoàn đồng thanh dâng lên Chúa Hài Đồng.

Ngày 25 là đại lễ Mừng Chúa Giáng Sinh và là ngày trọng tâm của Đai Hội. Năm nay với chủ đề ‘‘ Thiên Chúa Viếng Thăm Cứu Chuộc Dân Người``. Trong phần giảng lời Chúa thánh lễ Cha Giuse Maria Vũ Đức Tùng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế hải ngoại tại Hoa Kỳ đã phác họa hình ảnh Thiên Chúa tình yêu qua Ngôi Lời nhập thể. Ngài nói “ Chúng ta hãy vui lên, bởi Chúa Giê- su Ngài đã sinh ra cho chúng ta, vì chúng ta, sinh ra trong hang đá lạnh giá Ngài vẫn vui, sinh ra không có nhà vẫn vui, không có chăn ấm nệm êm như chúng ta Ngài vẫn vui, lớn lên trong cảnh nghèo Ngài vẫn vui…, tại sao Chúa Giê su lại như vậy ? Thưa là vì tình yêu thương chúng ta…``.

Sau thánh lễ là các phần sinh hoạt, hội thảo sinh hoạt của Liên Cộng Đoàn, bầu ban đại diện mới ( hết nhiệm kỳ 3 năm)…. Tối đến là chương trình văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh và Đại Hội. Với sự hy sinh, cống hiến hết mình các Ca sỹ, diễn viên trong Liên Cộng Đoàn, đã đem đến cho khán giã một đêm thật thú vị và ấn tượng.

Ngày 26 là ngày cuối của Đại Hội, là ngày dành lễ kính Thánh Gia Thất chủ tế thánh lễ là Đức cha Đaminh Duka Tổng Giám Mục Praha, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tiệp. Trong bài giảng của mình Giám Mục Chủ tế nhắn nhủ tất cả mọi người rằng “ Hôm nay là ngày người Công Giáo Việt Nam tại Tiệp mừng lễ kính Gia đình Thánh Gia, chúng ta hảy nhìn vào tấm gương của Gia Đình Thánh. Một gia đình muốn tốt trước hết bố mẹ phải tốt, rồi đến con cái biết lắng nghe bố mẹ, chúng ta phải hiệp nhất với nhau như Ba Ngôi Thiên Chúa. Và tôi nhận thấy gia đình của Công Giáo Việt Nam hiện diện nơi đây là một hình ảnh đẹp cho những gia đình người Tiệp chúng tôi phải học hỏi….´´

Đại Hội kỳ 6 đã khép lại tất cả mọi người cùng chia tay ra về hẹn gặp lại nhau trong Đại Hội kỳ tới. Hy vọng rằng trong những ngày tham dự, chiêm ngắm, suy niệm Mầu Nhiệm Giáng Sinh, tinh thần của Đại Hội sẻ ở lại với chúng ta qua cuộc sống thường ngày.
 
Văn Hóa
Xuân niệm
Jos. Tú Nạc, NMS
11:03 29/12/2011
Đếm đốt ngón tay tính từng ngày,
Quen em từ độ gió heo may.
Đông tàn là lúc mình nhận diện,
Xuân về hai đứa một cành mai.
Đầu xuân năm ấy mình trẩy hội,
Môi run em khấn nguyện đầu năm.
Lời nguyện vấn vương tình ấp ủ,
Quyện theo hương khói mắt xa xăm.
Yêu nhau ánh mắt nhờ nói hộ,
Thổn thức nhịp tim cõi lòng rung.
Đam mê chất ngất hồn say mộng,
Tìm chốn mây mưa hảnh phúc cùng.
Dan díu mùa xuân tình xuân ấy,
Muộn màng dẫu vẫn mãi là xuân.
Xuân thời với xuân đời là mấy,
Một cánh vàng mai rạng đất trời.
 
“lỗi kỹ thuật” !
lykhách
16:17 29/12/2011
Một sao , năm sao hay sáu sao
Sao thêm, sao bớt cũng chả sao
Cũng giống vàng sao đỏ nền máu
Kiểu bất nhân nơi chủ nghĩa Ta-Tàu

Đứa hống hách chủ - đứa chịu làm chư hầu
Cùng bám phao một chủ nghĩa lạc hậu
Ấy thế thằng lớn vẫn chơi xấu
Thằng nhỏ bịt miệng cấm dân gào!

Tình “đồng chí tốt” chúng với nhau
Lớn vẫn quen thói cỡi cổ đè đầu
Nhỏ ngậm mồm để làm “Láng giềng tốt”
“Bạn bè tốt”? .. Ôi! mấy ngàn năm vẫn dốt
“Đối tác tốt” thỉnh thoảng lại chọi nhau!

Ngừng đánh để “Ổn định lâu dài”
Nhưng sẽ còn đánh ở “Hướng tới tương lai”
“Hữu nghị láng giềng” chắc chắn còn tranh cãi
“Hợp tác toàn diện” dĩ nhiên cần tay sai!

Thêm sao, bớt sao, nào đã sao
Nghi lễ xưa nay vẫn dốt từ cấp cao
Nếu chẳng đồng chí nào báo cáo
Ai biết cờ Tàu nó mấy sao?!

Lại có miệng bàn ra tán vào:
“Sao lớn là Hán rộng giám khảo
Bốn sao nhỏ là Hồi-Mông-Tân-Tạng
Sao thừa thêm chính là …siêu sao!”

Ấy chỉ chút “lỗi kỹ thuật” tào lao
Cũng lỗi kỹ thuật mà co biển mất đảo
Lỗi kỹ thuật có từ khi nền máu
Vẽ vời lên dăm cái búa-liềm-sao!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Đông
Lê Trị
22:26 29/12/2011
CHỚM ĐÔNG
Ảnh của Lê Trị
Thu vừa từ giã đón đông sang
Thi sĩ gieo vần thơ muộn màng
Hoa tuyết mênh mông trong giá lạnh
Hoang vu rừng vắng bước lang thang
(Trích thơ của Như Phương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền