25. Nên nhớ rằng, trong công việc mà lấy phục tùng để hoàn thành thì phát ra tia sáng chói lọi, có thể đi thẳng tới thiên đàng.
(Thánh Ignatius de Loyola)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tư Mã Triệu tấn phong Nguyễn Tịch làm thừa tướng nước Đông Bình.
Nguyễn Tịch cưỡi lừa đến Đông Bình, đem các bức bình phong trong phủ xá quăng hết để cho mọi người trong ngoài nhà đều có thể thấy nhau. Khi nghe bàn ý kiến về chính trị thì không làm theo tình cảm riêng và không giả dối, không lâu sau đó thì phong tục tập quán của nước Đông Bình rất tốt đẹp.
Tư Mã Triệu lại tấn phong Nguyễn Tịch làm trung lang đại tướng quân. Có quan tư thượng báo cáo:
- “Có người giết mẹ.”
Nguyễn Tịch nói:
- “Ái dà, giết cha thì còn có thể, sao lại giết mẹ chứ !”
Người bên cạnh nghe được liền trách Nguyễn Tịch nói tầm bậy, Nguyễn Tịch nói:
- “Loài cầm thú chỉ biết mẹ chứ không biết cha. Giết cha thì giống như loài cầm thú, giết mẹ thì cầm thú cũng không thể như thế !”
Nghe đến đây mọi người mới gật đầu khen phải.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 36:
Chỉ có loài cầm thú mới không biết cha cho nên có thể giết cha, nhưng giết mẹ thì loài cầm thú nào cũng không làm, như thế người giết mẹ thì tệ hơn cả loài cầm thú, mà hơn loài cầm thú thì chỉ có...ma quỷ mà thôi.
Thời nay cũng có người không những giết cha mà còn chém mẹ, đó là những đứa con hư từ nhỏ đã không biết nghe lời cha mẹ dạy bảo, con cái giết cha mẹ là vì cha mẹ không đáp ứng nhu cầu nhậu nhẹt, hút sách và cờ bạc của chúng nó; con cái giết cha mẹ là vì con cái đã trở thành con cái của ma quỷ, tức là con cái của sự tối, vì bóng tối cũng có nghĩa là nơi ở của ma quỷ và loài thú dữ.
Cha và mẹ tuy hai nhưng là một, cho nên con cái không thể giết cha và cũng không thể giết mẹ, bởi vì cả cha lẫn mẹ đều là những người thay mặt Thiên Chúa nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta, cho nên –có thể nói- khi con cái giết cha mẹ là chúng nó giết luôn cả Thiên Chúa ngay trong tâm hồn của chúng nó...
Loài cầm thú thì không giết mẹ nhưng có thể giết cha vì chúng nó không có trí óc để suy nghĩ như con người, hơn nữa nó cũng không biết cha là ai khi lớn lên, còn người Ki-tô hữu thì luôn luôn đặt nền tảng đạo đức gia đình lên trên tất cả mọi tổ chức, cho nên con cái cần phải chăm sóc cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như đã qua đời.
Đó chính là đạo hiếu của người Ki-tô hữu vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna chạy đến gặp Simon Phêrô và môn đệ kia mà Chúa Giêsu yêu, bà nói: "Người ta đã lấy xác Chúa khỏi mộ rồi, chúng tôi không biết họ để đâu".
Bấy giờ Phêrô ra đi với môn đệ kia đến mộ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô và đến mộ trước ông. Cúi nhìn vào, người môn đệ đó thấy tấm khăn liệm xác hãy còn, nhưng không vào. Bấy giờ Simon Phêrô theo sau cũng đến, và đi vào trong mộ, thấy khăn liệm xác còn đó, và khăn che mặt để trên phía đầu Người, không để chung với khăn liệm xác, nhưng đã cuốn riêng để vào một chỗ. Bấy giờ môn đệ đã đến trước cũng vào; ông đã thấy và đã tin.
Đó là lời Chúa
LỄ THÁNH GIA THẤT
St 15,1-6.21,1-3; Hr 11,8.11-12.17-19; Lc 2,22-40
TUỔI GIÀ LÀ QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA
Sau Chúa Nhật Giáng Sinh, phụng vụ cử hành lễ Thánh Gia. Chúa Giêsu đã muốn sinh ra trong lòng một gia đình nhân loại, nhờ công trình của Chúa Thánh Thần và sự cộng tác của Mẹ Đồng Trinh.
Gia đình được thiết lập bởi một tổng thể các mối tương quan. Trước hết, đó là tương quan giữa chồng và vợ; rồi đến tương quan giữa cha mẹ và con cái. Đó là mẫu gia đình cơ bản. Còn có những tương quan khác rộng hơn như tương quan ông bà với con cháu, giữa người già và người trẻ, là một phần của mọi gia đình bình thường.
Năm nay, các bài đọc cho chúng ta cơ hội để suy niệm về nhân tố sau cùng của gia đình, đó là những người già. Họ là những nhân vật chính trong các bài đọc: mỗi bài giới thiệu một cặp đôi bạn già: bài đọc I và II nói về vợ chồng già Ápraham và Xara; bài Tin Mừng nói đến cặp đôi ông Simêon và bà Anna.
Thật vậy, ngày nay, những người già sống một hoàn cảnh mới của thế giới; họ là những người phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thay đổi chóng mặt của xã hội hiện đại. Có hai dữ kiện đã đóng góp vào sự thay đổi tận căn về vai trò của những người già. Trước hết là do việc tổ chức hiện đại về việc làm. Xã hội ưu tiên cho việc cập nhật và hiểu biết những kỹ thuật tân tiến, hơn là kinh nghiệm, và vì thế, người ta thích dùng người trẻ; nhiều người già không thể cập nhật với thời đại, nên phải bỏ nghề của mình và nghỉ hưu.
Ở những nước phát triển, một sự kiện khác là người ta quan niệm gia đình theo hình thức “đơn bào – monocelle” nghĩa là chỉ có chồng, vợ và con cái. Thậm chí còn bị giảm thiểu chỉ vợ-chồng mà thôi. Những người già không còn cơ hội sống chung với con cái và cháu chắt. Họ phải sống trong các viện dưỡng lão.
Tất cả những điều này tạo ra những vấn đề như chúng ta chứng kiến: sự cô đơn, sự loại trừ, đau khổ trong đời sống gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, ông bà là những nhân vật quan trọng trong việc giáo dục họ nên người.
Truyền thống từ xa xưa thì không như thế. Trong Kinh Thánh, nói chung, trong xã hội ngày xưa, những người già được coi là cột trụ đích thực cho gia đình và xã hội. Tuổi già là đáng kính trọng. Người ta gọi họ là các “cụ” (signore) để diễn tả sự kính trọng. Ngày xưa, các linh mục cũng được gọi là “các cụ” theo nghĩa kính trọng đó.
Tìm hiểu điều này không phải để tò mò, nhưng là giúp những người già tìm lại ý tưởng đúng đắn của chính mình và khám phá hồng ân mà Thiên Chúa phú ban trong tuổi già.
Chúng ta nói về thời gian hưu dưỡng trong tuổi già. Hưu dưỡng và dưỡng lão đích thực không phải là bị tách khỏi cuộc sống đích thực. Nhiều người sau một thời gian dài lao động, xây dựng gia đình, giáo dục con cái thành người, giờ đây là lúc họ được nghỉ ngơi, họ có thể dành toàn bộ thời gian và tự do để hun đúc tinh thần đạo đức, tâm linh cho họ. Tuổi già là thời gian để lo phần rỗi linh hồn của mình và để hoạt động tông đồ. Nhiều người già đã nhiệt tâm cộng tác trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, họ cộng tác vào các hoạt động bác ái của giáo xứ và phục vụ cộng đoàn. Họ là những người đang thực hiện điều mà Thánh Vịnh nói:
“Già cỗi rồi, vẫn sinh hoa kết quả,
tràn đầy nhựa sống, cành lá vẫn xanh rờn” (Tv 92,15).
Chúa Giêsu nói đến điều này, trong dụ ngôn về người làm thuê vào giờ thứ mười một, họ vẫn nhận được chính đồng lương bằng những người đến làm vào giờ đầu tiên. Người muốn nói rằng không có gì là quá muộn. Chúng ta nghĩ tới những người, vì cuộc sống khó khăn, hay vì quá lo kiếm sống mà lơ là đời sống đức tin của mình, không còn thời giờ để đón nhận các bí tích. Tuy nhiên, Thiên Chúa cho họ một khả năng mới khi họ về già, đó là lúc họ dành thời gian lo phần hồn của mình. Như một người không bao giờ đóng góp gì cả, nhưng ông chủ vẫn ban cho họ chính số lương hưu cao nhất. Rất nhiều người được vào thiên đàng nhờ những năm về già họ đã sống thánh thiện.
Kinh Thánh cũng phác họa những đường nét cho một nền tu đức của người già, đó là các nhân đức phù hợp với đời sống của họ:
“Hãy khuyên các cụ ông phải tiết độ, đàng hoàng, chừng mực, vững mạnh trong đức tin, đức mến và đức nhẫn nại. Các cụ bà cũng vậy, phải ăn ở sao cho xứng là người thánh, không nói xấu, không rượu chè say sưa, nhưng biết dạy bảo điều lành. Như vậy, họ sẽ dạy cho người vợ trẻ biết yêu chồng, thương con” (Tt 2,2-4).
Đây là những điều căn bản để giúp người lớn tuổi trở thành một người tốt lành, thánh thiện. Trong tuổi già, các ông các bà trước hết phải chứng tỏ một sự bình thản, đạo đức, quân bình, để họ thực sự là cột trụ và nơi nương tựa cho người trẻ trong gia đình. Người già mang lại trật tự, bình an, hiệp thông trong gia đình. Nếu có sự cãi vã, bất hòa giữa những người trẻ, người già phải là người giúp họ hòa giải với nhau. Người già cũng có thể giúp người trẻ có những quyết định đúng đắn cho cuộc sống của họ nhờ kinh nghiệm từng trải của mình. Với những người phụ nữ già, họ được mời gọi “giúp những người vợ trẻ biết yêu thương chồng con.”
Một nhân đức khác mời gọi người già sống là cởi mở với thế hệ trẻ. Điều này mời gọi người già cần có khả năng cập nhật với thời đại đã thay đổi, đón nhận những sự mới mẻ, những giá trị tích cực mà người trẻ hôm nay mang lại. Một trong những sai lầm là những người già luôn chê bai những người trẻ nhưng lại cứ ca ngợi về những gì họ đã làm trong quá khứ. Khuyết điểm này nhiều lúc cũng xảy ra nơi các linh mục, giám mục già, khi đối diện với những thay đổi trong Giáo Hội…
Có những hướng dẫn khác quý báu cho tuổi già mà bài đọc II hôm nay nói tới: đó là mẫu gương của Ápraham và Xara. Họ là những mẫu gương tuyệt vời về đức tin:
“Nhờ đức tin, ông Ápraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi…, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu (Hr 11,8).
“Nhờ đức tin, cả bà Xara vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín” (Hr 11,11).
“Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Ápraham đã hiến tế Ixaác” (Hr 11,17).
Ápraham có một người con duy nhất là Ixaác khi đã về già, như là quà tặng quý nhất của Thiên Chúa. Đó là tất cả đối với ông. Đến một ngày Thiên Chúa yêu cầu ông mang nó lên núi đế hiến tế cho Thiên Chúa. Chúng ta hình dung được nỗi đau của một người cha già. Điều này làm cho tôi nghĩ đến những cha mẹ già đã phải theo con tới mộ của chúng, cả khi đó là người con duy nhất, và tôi không biết phải an ủi họ thế nào cả. Họ đau khổ lắm!
Chúng ta biết rằng nhờ đức tin, Ápraham nhận lại người con còn sống; Thiên Chúa chỉ muốn thử thách sự vâng phục của ông. Tôi cũng muốn nói với các bậc cha mẹ phải tuyệt vọng khi đã mất những người con yêu quý: Họ cũng sẽ có những người con đang sống, không phải trong một thời gian nào đó, nhưng là sống mãi, nếu chúng ta có đức tin vào Thiên Chúa. Vì chỉ có đức tin làm cho chúng ta biết rằng họ đang sống bên cạnh với Thiên Chúa.
Từ nhân vật Simêôn và bà Anna, cặp đôi bạn già của Tin Mừng, chúng ta học được một nhân đức nền tảng khác cho người già: đó là niềm hy vọng. Ông Simêon đã hy vọng suốt cả đời để được thấy Đấng Mêsia. Khi cuộc đời đã xế chiều, mọi sự xem ra như kết thúc; ông tiếp tục hy vọng, và vào một ngày ông đã có niềm vui khi được bồng ẵm trên tay Hài Nhi Giêsu. Ai biết được có những người già ở giữa chúng ta mà cả đời họ có một ước mơ như là được nhìn thấy con trai mình làm linh mục và dâng lễ trên bàn thờ, hay được thấy con mình có ngày ra trường, có việc làm, có gia đình… hay có rất nhiều người mẹ suốt đời chỉ mong đứa con mình trở về xưng tội và rước lễ với Giáo Hội… Đôi lúc chỉ là đêm tối với họ, nhưng một ngày nào đó, giấc mơ của họ được hiện thực. Đó là việc Chúa làm vì họ biết hy vọng!
Chúng ta hãy học nơi ông Simêôn và bà Anna luôn biết hy vọng và cầu nguyện. Hy vọng là bài thuốc đích thực cho sự trẻ trung vĩnh cửu. Như người ta nói: “Còn sống là còn hy vọng.” Chúng ta có thể đảo lại: “Còn hy vọng là còn sống.”
Trong Thánh Vịnh, chúng ta tìm thấy một lời cầu nguyện rất cảm động của một người già mà tất cả chúng ta có thể làm thành của mình:
“Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng,
chớ bỏ rơi khi sức lực suy tàn.
Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa,
con đã được Ngài thương dạy dỗ…
Cả lúc con già nua, da mồi tóc bạc,
lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con” (Tv 71,9.17-18).
Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA NĂM B : LC 2,22-40
Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”. Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.
Hồi ấy, ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en. Và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để làm điều người ta quen làm theo Luật dạy, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en dân Ngài”.
Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những điều người ta nói về Người. Ông Si-mê-ôn chúc lành cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra”.
Lại cũng có một bà ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở góa, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.
Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của mình là Na-da-rét miền Ga-li-lê. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa”.
TRÌNH DIỆN - HIẾN DÂNG - TỎ LỘ TRONG ĐỀN THỜ
Phần cuối cùng trong Tin Mừng thời Thơ ấu theo Lu-ca được làm thành bởi hai giai thoại có chung một khung cảnh là Đền thờ Giê-ru-sa-lem (đoản văn hôm nay và chuyện cậu Giê-su ở lại tại đó). Chắc đây không phải là sự ngẫu nhiên. Tin Mừng Lu-ca đã được khai mào bằng một trình thuật có khung cảnh là Đền thờ : việc truyền tin cho Da-ca-ri-a, và chấm dứt bằng những tiếng liên quan tới Đền thờ: “Họ (các Sứ đồ) luôn ở trong Đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (24,53). Làm như thế, Lc muốn cho thấy con người của Đức Giê-su và Đền thờ có liên hệ mật thiết với nhau.
Chủ ý của Lc trong đoản văn hôm nay, vốn kết thúc câu chuyện Đức Giê-su giáng sinh, là nói tới việc Hài nhi Giê-su đến trong Đền thờ Giê-ru-sa-lem, những gì đã xảy tới cho Người, qua ba biến cố sống động và ba lời tiên tri ý nghĩa.
1- Ba biến cố sống động
Ba biến cố này thuộc về “ngày thứ bốn mươi” : “thanh tẩy” Đức Ma-ri-a; “chuộc lại” con đầu lòng Giê-su bằng một lễ vật do luật quy định, và “trình dâng” Đức Giê-su trong Đền Thờ.
Trong toàn bộ câu chuyện thời thơ ấu, đặc biệt nơi đoạn này, dễ nhận ra nền tảng Ki-tô Do-thái xuất phát từ truyền thống của gia đình Đức Giê-su. Nhưng nó rõ ràng đã được tái diễn đạt bởi một người Hy-lạp là Lu-ca. Trong việc biên soạn này, một mặt, tác giả như thiếu hiểu biết chính xác về pháp luật Cựu Ước, và mặt khác, mối quan tâm của ông không nằm trên những chi tiết như thế, nhưng trên cốt lõi thần học của sự kiện mà ông muốn cho độc giả mình hiểu rõ ràng.
Trong sách Lê-vi có đặt ra quy tắc rằng sau khi sinh một bé trai, sản phụ bị ô uế trong vòng 7 ngày (nghĩa là không được tham gia việc thờ phượng), rằng em bé phải được cắt bì vào ngày thứ tám, và người đàn bà khi ấy phải ở nhà thêm 33 ngày nữa để máu được thanh tẩy (x. Lv 12,1-4). Sau đó bà phải dâng một hy tế thanh tẩy : một con chiên làm của lễ toàn thiêu và một con bồ câu non hay một con chim gáy làm của lễ tạ tội. Người nghèo thì chỉ cần mang tới một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.
Đức Ma-ri-a đã dâng lễ vật của người nghèo (x. Lc 2,24). Nền thần học về người nghèo khó và sự khó nghèo của Lu-ca một lần nữa cho thấy hết sức rõ ràng gia đình Đức Giê-su thuộc hạng nghèo của Ít-ra-en và rằng chính ngay giữa những kẻ như họ mà các lời hứa được hoàn tất. Nơi đây cũng vậy, chúng ta tái khám phá câu “sống dưới Lề Luật” (Gl 4,4) có nghĩa là gì, và đâu là ý nghĩa việc Đức Giê-su nói với Gio-an Tẩy Giả rằng phải giữ trọn đức công chính (x. Mt 3,15). Đức Ma-ri-a không cần phải được thanh tẩy do việc sinh ra Đức Giê-su : sự giáng sinh của Người đã mở ra việc thanh tẩy thế giới. Nhưng bà đã vâng phục Lề luật, và bằng cách ấy giúp hoàn tất các lời hứa.
Biến cố thứ hai là chuộc lại con đầu lòng vốn thuộc về Thiên Chúa không hạn chế. Giá chuộc lại là năm đồng sê-ken và người ta có thể nộp cho bất cứ tư tế nào mình chọn trên khắp xứ sở. Lu-ca bắt đầu bằng cách trích dẫn rõ ràng luật liên quan đến việc thánh hiến con trai đầu lòng : “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa” (Lc 2,23; x. Xh 13,2; 13,12-13.15). Cái khác thường trong trình thuật này là lúc đó, thay vì kể lại việc chuộc lại Đức Giê-su, nó nói đến biến cố thứ ba : trình dâng Đức Giê-su.
Hiển nhiên Lu-ca muốn bảo rằng thay vì được “chuộc lại” và trả lại cho cha mẹ mình, đứa bé ấy được đích thân trao cho Thiên Chúa trong Đền thờ, dâng cho Thiên Chúa trọn vẹn. Động từ paristánai, ở đây dịch là “trình diện”, nhưng cũng có nghĩa là “dâng hiến”, theo cách các hy lễ được “dâng” trong Đền Thờ. Ngôn ngữ dâng hy lễ và chức tư tế được gợi lại ở đây. “Trình dâng” là vậy !
Thay vì nói đến hành động “chuộc lại” được luật quy định, Lu-ca cho thấy điều trái ngược : Hài nhi được trao cho Thiên Chúa, và từ nay em thuộc về Người hoàn toàn. Thật ra luật chẳng buộc phải đem con trẻ đến Đền thờ. Nhưng đối với Lu-ca, việc Đức Giê-su lần đầu tiên đi vào Đền Thờ như tâm điểm của biến cố là điều thiết yếu. Ở đây, nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa với dân Người, thay vì chuyện đòi lại đứa con đầu lòng, cái xảy đến là Đức Giê-su được trao công khai cho Thiên Chúa, Cha của Người.
Còn hơn thế nữa, Lc muốn cho thấy chuyện Đức Giê-su vào Đền thờ khai mào việc cư ngụ mang tính cánh chung của “Vinh quang” Thiên Chúa, việc cư ngụ mà các ngôn sứ từng hứa trước bao lần. Chẳng hạn lời tiên tri Ma-la-khi 3, lời nhắm đến Gio-an Tẩy giả và vai trò tiền hô của ông mà Lc đã trích nguyên văn một câu khi tường thuật cuộc truyền tin cho Da-ca-ri-a (x. Lc 1,17). Lời tiên tri đó viết như thế này: “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào thánh điện của Người” (Ml 3,1). Thành thử theo Lu- ca, việc Đức Giê-su vào Đền thờ dịp Trình dâng là dấu thực hiện nhiều sấm ngôn tiên báo việc Đức Chúa long trọng tiến vào Đền thờ Người khi chấm dứt thời kỳ trông đợi Đấng Mê-si-a. Vì thế ngày lễ Dâng Chúa Giê-su trong Đền Thánh (mồng 2 tháng 2), phụng vụ cho ta nghe đoạn Ml 3,1-3. Và cũng vì thế, ta hiểu tại sao ông Si-mê-on, khi thấy Vinh quang Đức Chúa rồi, liền tuyên bố là giờ đây mình có thể chết. Đó là ý nghĩa cuối cùng của kinh Nunc dimittis (An bình ra đi), bài thánh ca cánh chung tuyệt hảo, như thấy dưới đây.
2- Ba lời tiên tri ý nghĩa
Hành vi dâng trình ấy -một hành vi phụng tự và mang tính cánh chung theo ý nghĩa sâu xa nhất của từ ngữ– được tiếp nối trong Tin Mừng Lu-ca bởi một cảnh mang tính tiên tri. Cụ già Si-mê-ôn và nữ ngôn sứ An-na, được Thần khí Thiên Chúa thúc đẩy, xuất hiện trong Đền thờ; và như những đại diện cho Ít-ra-en trung thành, họ đón chào "Đấng Ki-tô của Đức Chúa" (Lc 2,26).
Si-mê-ôn được mô tả là người công chính, sùng đạo và đang mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en. Toàn thể con người ông hướng về Thiên Chúa, sống trong sự gặp gỡ Thiên Chúa và luôn mong đợi Ít-ra-en được an ủi. Ông sống vì Đấng Cứu chuộc, vì Đấng phải đến. Trong từ “an ủi” (paráklēsis), chúng ta nghe các âm vang của tên mà thánh Gio-an dùng gọi Chúa Thánh Thần –Paraclete, Thiên Chúa an ủi. Ông Si-mê-ôn là một kẻ hy vọng và chờ đợi, và theo nghĩa này, ông đã có Thánh Thần trên mình. Có thể nói ông là một con người đầy Thần khí, và vì thế quen thuộc với tiếng gọi của Thiên Chúa, với sự hiện diện của Người. Nên nhân cơ hội này, ông nói như một ngôn sứ.
Trước tiên, ông ẵm Hài nhi Giê-su trong vòng tay và ca tụng Thiên Chúa mà rằng : “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi…” (Lc 2,29). Hình thức bản văn, như Lu-ca trình bày, đã mang tính phụng vụ rồi. Trong các Giáo hội Đông và Tây phương, nó đã làm nên thành phần kinh đêm của phụng vụ từ thời rất xa xưa. Trong lời dâng lên Thiên Chúa như thế, Hài nhi Giê-su được gọi là “ơn cứu độ của Ngài", vang vọng từ ngữ sõtẽr (Đấng Cứu Độ) mà chúng ta đã gặp nơi sứ điệp của thiên thần trong đêm Giáng sinh (x. Lc 2,11)
Bài ca Si-mê-on chứa hai phát biểu Ki-tô học. Đức Giê-su là “Ánh sáng soi đường / mạc khải cho Dân ngoại” và ban “vinh quang cho Ít-ra-en, Dân Ngài” (Lc 2,32). Hai thành ngữ đều lấy từ ngôn sứ I-sai-a. Lời nhắc tới “ánh sáng soi đường cho Dân ngoại” đến từ bài ca thứ nhất và thứ hai về Người Tôi trung Đau khổ (x. Is 42,6; 49,6). Đức Giê-su được đồng hóa với Người Tôi trung Đau khổ của I-sai-a –một khuôn mặt bí ẩn, hướng về tương lai. Trung tâm sứ mạng của vị Tôi trung là tính phổ quát, là mạc khải cho lương dân, mang ánh sáng Thiên Chúa đến cho họ. Bản văn quy chiếu về vinh quang của Ít-ra-en được tìm thấy trong các lời ngôn sứ an ủi dân Ít-ra-en đang khốn khổ, hứa cho họ ơn trợ giúp từ quyền lực cứu độ của Thiên Chúa (x. Is 46,13).
Chúc tụng Thiên Chúa với Hài nhi trên tay xong, ông Si-mê-ôn quay sang Đức Ma-ri-a với một lời tiên tri khác. Sau mấy câu tràn đầy niềm vui về Hài nhi, điều ông nói với bà là một loại sấm ngôn về Khổ nạn (x. Lc 2,34-35). Đức Giê-su được đặt làm “duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên”, một dấu hiệu cho người đời chống báng. Thần học về Vinh quang luôn liên kết bất khả phân với thần học về Thập giá. Người Tôi trung Đau khổ có sứ mạng lớn lao là mang ánh sáng của Thiên Chúa cho trần gian. Nhưng chính trong bóng tối Thập giá mà sứ vụ này được hoàn thành.
Bên dưới ngôn ngữ về việc ngã xuống và đứng lên của nhiều người, có những âm vang của một lời tiên tri từ Is 8,14, trong đó chính Thiên Chúa được chỉ rõ như một hòn đá làm cho con người vấp và ngã. Như thế, bên trong lời nói về Khổ nạn, chúng ta thấy sợi dây sâu xa nối kết Đức Giê-su với chính Thiên Chúa. Thiên Chúa và Đức Giê-su, Lời của Người, là những “dấu chỉ”, thách thức chúng ta chọn lựa. Việc con người “chống đối” Thiên Chúa xuyên suốt cả lịch sử. Điều chứng tỏ Đức Giê-su như dấu chỉ đích thực của Thiên Chúa là Người mang lấy trên mình sự chống đối Thiên Chúa, kéo nó về mình suốt con đường cho đến sự chống đối bằng Thập giá trên đồi Can-vê.
Tất cả chúng ta biết rằng tới mức độ nào Đức Ki-tô vẫn là một dấu chỉ chống đối hôm nay, một sự chống đối mà suy cho cùng nhắm vào chính Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa luôn bị coi như một giới hạn đặt trên tự do của chúng ta, mà phải bị hất qua một bên nếu phàm nhân muốn hoàn toàn là chính mình. Thiên Chúa, với chân lý của Người, đứng đối nghịch với những lời nói dối đa dạng của phàm nhân, với việc nó tự tư tự lợi và tự kiêu tự hào.
Thiên Chúa là Tình yêu. Nhưng tình yêu cũng có thể bị ghét bỏ khi nó thách thức chúng ta siêu vượt chính mình. Đó chẳng phải là một “tình cảm” lãng mạn. Ơn cứu độ không hưởng đến một sự buông thả chính mình; trái lại đó là một sự giải thoát khỏi nhà tù của thói chỉ quan tâm bản thân. Sự giải thoát này có một cái giá phải trả : đau khổ của thập giá. Lời tiên tri về ánh sáng và về Thập giá đi đôi với nhau vậy.
Cuối cùng, lời tiên tri về khổ nạn của Si-mê-ôn trở nên đặc thù trong những từ ngỏ trực tiếp với Đức Ma-ri-a: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà”. Sự chống đối Người Con cũng hướng đến người mẹ và xé nát trái tim bà. Đối với bà, Thập giá của sự chống đối triệt để trở thành lưỡi gươm xuyên qua tâm hồn bà. Từ Đức Ma-ri-a, chúng ta có thể học hỏi được sự đồng cảm đích thực là gì : đảm nhận, không vì đa cảm ủy mị, những khổ đau của kẻ khác như chính khổ đau của mình. Thiên Chúa của Ki-tô giáo là vị Thiên Chúa đau khổ với con người, và do đó kéo chúng ta vào trong “com-passion” (cùng chịu khổ=đồng cảm nhận) của Người. Mater dolorosa (Mẹ sầu bi), người Mẹ có trái tim bị một lưỡi gươm xuyên qua, là một ảnh thánh cho thái độ cơ bản này của đức tin Ki-tô giáo.
Và kề bên ngôn sứ Si-mê-ôn là “nữ ngôn sứ An-na (Lu-ca xác định), một phụ nữ tám mươi bốn tuổi, mà sau 7 năm hôn phối, đã sống nhiều thập niên như một góa phụ. “Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa” (Lc 2,37). Bà là mẫu gương của con người thực sự đạo đức. Trong Đền thờ, bà cảm thấy hoàn toàn như ở nhà. Bà sống với Thiên Chúa và cho Thiên Chúa, cả tâm hồn lẫn thể xác. Như thế, bà thật sự là một phụ nữ tràn đầy Thánh Thần, một nữ ngôn sứ. Vì trải qua cuộc đời nơi Đền thờ -trong sự thờ phượng- bà có mặt vào giờ Đức Giê-su xuất hiện. “Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem” (Lc 2,38). Lời tiên tri của bà nằm trong lời bà công bố : chuyển sang những người khác niềm hy vọng đã giúp bà sống thực.
MÔN ĐỆ VÔ DANH
“Ông đã thấy và đã tin!”.
“Niềm tin nhỏ đưa linh hồn lên thiên đàng, niềm tin lớn đưa thiên đàng xuống linh hồn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hơn cả nhận định trên về niềm tin, Tin Mừng hôm nay cho thấy một điều gì đó còn ‘hơn cả thiên đàng’. Thật bất ngờ, ngay sau đại lễ Giáng Sinh, chúng ta nghe Tin Mừng đại lễ Phục Sinh; bởi lẽ, hôm nay, Hội Thánh kính nhớ một chứng nhân phục sinh, Gioan tông đồ thánh sử, dẫu cho trong Phúc Âm của mình, Gioan chỉ là một ‘môn đệ vô danh!’.
Theo truyền thống, Gioan được đồng nhất với “môn đệ kia” trong Phúc Âm thứ tư. Môn đệ này thực sự không bao giờ được ‘nêu tên’ nhưng luôn ‘núp bóng’ giản dị dưới danh hiệu “người Chúa Giêsu yêu”. Điều này không có nghĩa là Chúa Giêsu yêu Gioan hơn những người khác. Thực ra, con người vô danh này đã đáp lại tình yêu đối với Thầy mình trọn vẹn hơn các bạn đồng môn khác. Bằng chứng là dưới chân thập giá, khi cả nhóm Mười Hai bỏ chạy, Gioan vẫn ngoan cường đứng đó với nhóm phụ nữ; vì thế, Gioan trở nên kiểu mẫu cho tất cả môn đệ mọi thời.
Tin Mừng cho biết, chính tình yêu nồng nàn đã cho phép Gioan trực giác một điều gì đó về Thầy nhanh hơn những người khác. Chẳng hạn, Phêrô và Gioan nhìn thấy những dải vải gấp gọn trong ngôi mộ trống; nhưng chỉ với Gioan, “Ông đã thấy và đã tin!”. Gioan nhận ra sự hiện diện của ‘một Ai đó’ ‘đằng sau những gì có thể nhìn thấy’. Gioan nhìn sự việc với đôi mắt của một tình yêu sắt son nên có thể nhận ra Chúa Phục Sinh ngay trong khoảng không đời mình, một khoảng không xám xịt, chẳng hy vọng, chẳng có sự sống!
“Ông đã thấy và đã tin!”. Gioan thấy gì? Bài đọc thứ nhất trả lời, “Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống”. Ôi! ‘Đằng sau những gì có thể nhìn thấy’ từ máng cỏ, Gioan - Khải Huyền cho biết - là “phượng hoàng” chấp cánh bay cao tận mút cùng thời gian, mút cùng không gian để thấy và chiêm ngưỡng Ngôi Lời hằng sống. ‘Đằng sau những gì có thể nhìn thấy’ từ ngôi mộ trống, Gioan tin nhận Đấng Phục Sinh! Đó là Giêsu, Ngôi Lời mặc lấy xác phàm hèn yếu như chúng ta mà đại lễ Giáng Sinh vừa mừng kính, cũng là Đấng đang sống, đang hoạt động với Thánh Thần của Ngài trong Hội Thánh và qua Hội Thánh.
Anh Chị em,
“Ông đã thấy và đã tin!”. Sở dĩ ông tin; vì lẽ suốt cả cuộc đời, Gioan đã để những gì mình thấy, những gì mình nghe đi vào tâm trí, vào con tim; từ đó, khám phá dần, Giêsu là ai. Vì thế, Gioan trầm lắng dưới chân thập giá, bình tâm trong khủng hoảng. Cũng vậy, đầu mùa Giáng Sinh, khi cho con cái lắng nghe Tin Mừng Phục Sinh, Mẹ Hội Thánh muốn hỏi bạn và tôi, “Con thấy gì?”. Thấy nhân loại nhẫn tâm đẩy Con Thiên Chúa ra tận đồng vắng; thấy con người ác tâm treo Đấng Cứu Độ lên giá tội nhân! Đổi lại sự vô tâm, Hội Thánh mời chúng ta chiêm ngắm và tin vào tình yêu khôn lường của Thiên Chúa dành cho chính mình; và như thế, niềm tin cũng sẽ kéo thiên đàng Giêsu xuống tận linh hồn bạn và tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con thường chỉ muốn hữu danh, nổi tiếng; nên niềm tin èo uột của con đẩy con xa khỏi thiên đàng. Cho con thêm lòng kính tin, để thiên đàng Giêsu cũng kéo xuống tận linh hồn con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
GIOAN CHỨA CHAN THƯƠNG MẾN
Gioan là môn đệ được Chúa thương yêu và chính ngài đã định nghĩa: Thiên Chúa là Tình Yêu. Thế nào là yêu thương thật? Lời Chúa lễ thánh Gioan cho 4 đặc điểm của tình yêu, đó là: Gần, Vui, Nhường và Khoe.
1. GẦN. Yêu luôn muốn gần. Chúa yêu muốn gần nhân loại nên đã làm người, để Gioan nghe, thấy, ngắm, chạm đến Chúa. Nói yêu thì cần phải gần Chúa, gần nhau.
2. VUI. Yêu luôn làm cho vui. Lời đáp ca vang lên: “Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng.” Yêu nhau cần cảm nhận được niềm vui bên nhau và muốn đem niềm vui cho nhau.
3. NHƯỜNG. Yêu luôn sẵn sàng nhường. Phúc Âm kể Gioan chạy nhanh hơn, nhưng đến nơi lại nhường cho Phêrô vào mộ Chúa trước. Tình yêu đi bước trước nhưng không giành phần thắng. Vì thương nên nhường. Không nhường, cứ chỉ muốn tranh giành, chỉ muốn phần hơn thì không yêu thương thật.
4. KHOE. Yêu thì thích khoe: khoe người yêu, khoe vợ đẹp, khoe con ngoan. Dùng từ trang trọng hơn là giới thiệu, loan báo. Thế nên, nếu chúng ta yêu Chúa thì cũng phải như Gioan hân hoan loan báo và làm chứng về Chúa.
Gioan đã làm gương cho chúng ta về tình yêu thương thật cần: Gần, Vui, Nhường và Khoe. Amen.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi các đạo sĩ ra đi, thiên thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông: “Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrođê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người”. Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-cập đang lúc ban đêm. Ông ở lại đó cho tới khi Hêrođê băng hà, hầu làm trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng: “Ta gọi con Ta ra khỏi Ai-cập”.
Bấy giờ Hêrođê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các đạo sĩ. Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đã nói: Tại Rama, người ta nghe tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà không còn nữa.
Đó là lời Chúa
Ký giả Phil Lawler, chủ biên của thông tấn xã Catholic World News có bài nhận định nhan đề “Fiducia Supplicans and the defense of ritual purity” nghĩa là “Fiducia Supplicans và việc bảo vệ sự trong sạch trong nghi lễ.” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Tại trường trung học Công Giáo dành cho nam sinh của tôi, một ngày trong lớp học về tôn giáo trong năm cuối cấp, thầy giáo đã cho phép thảo luận về một vấn đề mà ít nhất một học sinh đang nghĩ đến: “Em có thể cởi bao nhiêu nút trên áo sơ mi của bạn gái trước khi hành động đó trở thành một tội trọng?”Người đọc có thể tự nhận xét về sự thận trọng của người giáo viên trưởng thành khi để cuộc trò chuyện đó diễn ra trong một lớp học toàn thanh thiếu niên. Bây giờ tôi muốn tập trung vào thái độ đằng sau câu hỏi của chàng trai trẻ – một thái độ không may lại khá phổ biến. Điều tối thiểu tôi phải làm để tránh bị án phạt muôn đời là gì? Đâu là giới hạn? Tôi có thể nuông chiều bản thân đến mức nào mà không mạo hiểm làm mất linh hồn bất tử của mình?
Tin xấu là nếu bạn hỏi những câu hỏi đó thì tâm hồn bạn đã gặp nguy hiểm rồi. Nếu bạn đang vui vẻ bước đi trên con đường cám dỗ và tự tin rằng mình sẽ biết khi nào nên dừng lại thì đáng buồn là sự tự tin đó đã đặt nhầm chỗ. Nếu bạn dự định phạm tội theo cách nhỏ, rất có thể bạn sẽ phạm tội theo cách lớn. Bạn biết điều đó nếu bạn thành thật với chính mình.
Tất cả những điều này có liên quan gì đến Fiducia Supplicans? Đó là điều này: Những thanh niên dâm đãng trong lớp học đó vẫn có thể khẳng định rằng họ không có ý định phạm tội—ít nhất là không phạm tội trọng. Thầy giáo có thể khẳng định rằng ông không khuyến khích học trò của mình cười nhạo Điều Răn Thứ Sáu và Thứ Chín. Họ bảo tồn một loại lễ nghi thuần khiết kỳ lạ: một thái độ rất gần với sự phủ nhận thẳng thừng. Và Bộ Giáo lý Đức tin đã duy trì sự trong sạch về nghi thức tương tự như thế trong tài liệu của mình về việc ban phước lành cho các cặp đồng giới.
Chúng ta đã thấy loại nghi lễ thanh khiết này diễn ra trong hàng giáo phẩm Công Giáo trong nhiều năm. Một chính trị gia Công Giáo tán thành việc phá thai theo yêu cầu, và vị giám mục giáo phận của ông phản ứng bằng cách đưa ra một tuyên bố nhắc lại việc Giáo hội lên án việc phá thai. Nhóm ủng hộ sự sống ở địa phương hoan nghênh. Vị giám mục duy trì sự trong sạch về mặt nghi thức của mình, nhưng ông đã không thực hiện nghĩa vụ của mình, là nắm lấy cây tầm ma và đối đầu với chính trị gia ương ngạnh. Một Hồng Y tổng giám mục đã nghỉ hưu bị vạch trần là một kẻ quấy rối tình dục hàng loạt, và các đồng nghiệp của ông ấy bày tỏ sự bàng hoàng - mặc dù các báo cáo về hành vi phạm tội của ông ta đã được lưu hành trong vài năm - và khiến họ mất tinh thần. Vì vậy, họ có thể khẳng định sự trong sạch về mặt nghi lễ, nhưng vẫn từ chối tiến hành một cuộc điều tra mạnh mẽ về câu hỏi làm thế nào mà vị giám mục hiện đang bị thất sủng đó lại vươn lên được đến một vị trí có ảnh hưởng như vậy.
Với Fiducia Supplicans, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cải tiến việc bảo vệ sự thuần khiết trong nghi lễ lên một mức độ tinh vi mới. Tài liệu của Vatican không xác nhận phép lành của Giáo Hội dành cho các cặp đồng giới. Ngược lại, văn bản liên tục nhấn mạnh rằng Giáo hội không thể ban phước lành cho sự kết hợp đồng tính luyến ái. Do đó, sự trong sạch về nghi thức được bảo đảm, trong khi Bộ Giáo Lý Đức Tin tiếp tục đưa ra một thông điệp mà cả thế giới hiểu là một bước hướng tới sự công nhận các cặp đồng giới.
Vậy có phải cả thế giới đều sai không? Chúng ta có nên đổ lỗi sự náo động cho các báo cáo truyền thông vô trách nhiệm không? Hay chúng ta nên nhận ra rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin của Hồng Y Victor Fernandez đang gửi một thông điệp được mã hóa một cách tinh ranh?
Nếu tài liệu chỉ đơn thuần xác nhận những gì Giáo hội luôn dạy—nếu không có gì mới ở đây, như rất nhiều người bảo vệ nhiệt thành của Vatican hy vọng bảo đảm với chúng ta—thì Fiducia không phải là một “đóng góp cụ thể và đổi mới” mà chính Hồng Y Victor Fernandez đã tuyên bố như vậy. Nếu văn bản chỉ nói rằng một cặp tham gia vào một cuộc kết hợp bất thường không thể được một linh mục chúc lành, thì nó chỉ lặp lại thông điệp của một tuyên bố năm 2021 từ cùng một Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican, trong đó tuyên bố khá rõ ràng rằng Giáo hội không thể chúc lành cho một cuộc kết hợp đồng tính luyến ái.
Nếu không có gì mới trong tuyên bố thì tại sao lại phải đưa nó ra? Bộ Giáo Lý Đức Tin tuyên bố rằng tài liệu này cung cấp một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của một phước lành. Phải không? Bất cứ ai, ở bất cứ đâu đều cũng có thể xin linh mục ban phép lành; điều đó chưa bao giờ được đặt ra. Và bất kỳ linh mục tốt lành nào cũng sẽ bắt buộc phải ban. Trừ khi…
Trừ khi linh mục hiểu rằng mình đang được yêu cầu ban phước cho một điều gì đó trái đạo đức. Một cặp người leo núi có thể cầu xin linh mục ban phước lành trước chuyến thám hiểm của họ. Một cặp cướp ngân hàng không thể cầu xin phước lành cho vụ cướp đã lên kế hoạch của họ. Nếu linh mục được yêu cầu chúc lành cho sự kết hiệp, ngài nên hỏi về cơ sở của sự kết hiệp đó.
Hoặc nếu không, vị linh mục có thể cố tình chọn không hỏi về cơ sở của mối quan hệ - đặc biệt nếu ngài đã biết - và tiến hành chúc phúc. Đó là những gì Fiducia Supplicans khuyến nghị.
Tài liệu Vatican được soạn thảo cẩn thận này mang lại cho các linh mục Công Giáo cấp tiến một cách để thể hiện sự cảm thông của họ đối với các cuộc kết hợp đồng giới mà không thực sự trái với luật của Giáo hội. Nó thậm chí còn giúp các giáo sĩ thiếu kiên quyết, những người có thể ngần ngại ban phước cho các mối quan hệ đồng giới, hãy làm tới, và cảnh cáo họ phải chống lại quan điểm “về bản chất cứng nhắc của một số khuôn mẫu giáo lý hoặc kỷ luật nhất định”.
Tuy nhiên, Bộ Giáo Lý Đức Tin biết chính xác lý lẽ của mình sẽ được đẩy tới đâu. Bằng cách liên tục nói rằng nó không có ý định thay đổi giáo lý hoặc kỷ luật của Giáo hội, tài liệu này bảo đảm rằng nhiều người Công Giáo trung thành sẽ coi giáo lý và kỷ luật của Giáo hội chỉ là những giá trị bề ngoài, và thậm chí còn đả kích những người dám chỉ trích Fiducia Supplicans. Đừng bận tâm rằng những người có hiểu biết sẽ coi đó là bước đứt đoạn với giáo huấn truyền thống của Giáo Hội. Đừng bận tâm rằng những người chỉ trích giáo huấn Công Giáo đang reo mừng. Theo những người bảo vệ tuyên bố của Vatican, tất cả những người vừa nêu ở trên đều sai. Không có gì trong tài liệu mâu thuẫn trực tiếp với những lời dạy của Giáo hội.
Và đó chính xác là vấn đề. Không có sự mâu thuẫn trực tiếp nào với giáo lý của Giáo hội, không có sự thay đổi mang tính cách mạng nào trong kỷ luật của Giáo hội. Tuy nhiên, mục đích không thể nhầm lẫn của văn kiện là khuyến khích sự chấp nhận nhiều hơn đối với hành vi đồng tính luyến ái, và ngăn cản việc khuyên răn các tội nhân. Bộ Giáo Lý Đức Tin đã khuyến khích những người Công Giáo đang nỗ lực thay đổi giáo huấn của Giáo hội, đồng thời bao gồm vừa đủ việc trình bày lại giáo lý chính thống để xoa dịu những người Công Giáo bảo thủ hơn, cho họ một cách để duy trì sự trong sạch về nghi lễ của riêng họ—”Không có gì thay đổi!”— ngay cả khi mặt đất đang dịch chuyển dưới chân họ.
Source:Catholic World News
Nhân ngày Lễ Thánh Stephen, vị tử đạo Kitô giáo đầu tiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài “gần gũi với các cộng đồng Kitô giáo đang phải chịu đựng sự phân biệt đối xử” và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria, Gaza và Ukraine.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại lời kêu gọi hòa bình cho Trung Đông và Ukraine.
Phát biểu sau khi đọc Kinh Truyền Tin nhân Lễ Thánh Stephen, Đức Thánh Cha ngỏ lời với một đám đông đang tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Chiến tranh và đàn áp
Ngài nói vào lễ Thánh Stephen, ngài “gần gũi với các cộng đồng Kitô giáo đang phải chịu sự phân biệt đối xử”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi kêu gọi họ hãy kiên trì trong tình bác ái đối với tất cả mọi người, đấu tranh một cách hòa bình cho công lý và tự do tôn giáo”.
Đức Thánh Cha nói thêm ngài cũng giao phó cho Thánh Stephen “việc kêu xin hòa bình của các dân tộc đang bị chiến tranh tàn phá”.
ĐTC nói: “Các phương tiện truyền thông cho chúng ta thấy chiến tranh tạo ra những gì. “Chúng ta đã chứng kiến ở Syria; bây giờ chúng ta thấy ở Gaza. Chúng ta nghĩ đến đất nước Ukraine tử đạo, một sa mạc chết chóc.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Mọi người mong muốn hòa bình, chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình. Chúng ta hãy nỗ lực xây dựng hòa bình.”
Ngạc nhiên và tôn thờ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mời gọi các tín hữu đến thăm Hang đá Giáng sinh được dựng tại Quảng trường Thánh Phêrô.
ĐTC nói: “Khi bạn nhìn vào những bức tượng, bạn sẽ thấy trên khuôn mặt và thái độ của các nhân vật một đặc điểm chung: sự ngạc nhiên. Bạn sẽ thấy một điều kỳ diệu trở thành sự tôn thờ.”
Tin nhắn giáng sinh
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng dành một chút thời gian để cảm ơn các Kitô hữu trên khắp thế giới về những lời chúc Giáng sinh mà họ đã gửi cho ngài.
ĐTC nói: “Tôi nhân cơ hội này, cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp từ Rôma và từ rất nhiều nơi trên thế giới”.
“Cảm ơn các bạn, đặc biệt những lời cầu nguyện của các bạn! Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho Đức Thánh Cha! Tôi cần lắm!"
Cộng Đoàn Thánh Linh Tempe Tiểu Bang Arizona Mừng Đại Lễ Giáng Sinh 2023
Xem Hình
(Tempe-Arizona) Hằng năm đến ngày 25 tháng 12 Giáo Hội Hoàn Vũ long trọng tổ chức Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, ghi dấu một biến cố lịch sữ, đó là Thiên Chúa đã yêu thương loài người đến nỗi ban tặng chính Ngài cho chúng ta.
Trong tâm tình nêu trên cộng đoàn Thánh Linh Tempe thuộc tiểu bang Arizona cũng tổ chức Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh thật trang nghiêm và sốt sáng với phần Diễn Nhạc Thánh Ca Giáng Sinh rất tâm tình và nhiều cảm xúc.
Hôm nay toàn dân Chúa Trời
Vui mừng chiến thắng khải hoàn
Hân hoan trông về Bê-Lem với muôn lòng thành
Chúa ta đã giáng sinh
Vua vũ trụ vua thiên đình
Nhân gian hãy mau đến tôn thờ
Nhân gian hãy mau đến tôn thờ
Nay Đấng muôn dân mong chờ
Đã sinh làm người.
Trên đây là những lời ca nguyện được ca đoàn và cộng đoàn Thánh Linh Tempe tiểu bang Arizona cùng hát lên để chào đón vị chủ tế Đức Cha Thomas Nguyễn Thái Thành (Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, California) Đức Ông Peter Bùi Đại Quản Nhiệm Cộng Đoàn, Linh mục Giuse Vương Thiện Quốc phụ tá Giáo xứ Holy Spirit cùng đồng tế từ từ tiến về cung thánh.
Trong phần nhập lễ vị chủ tế mời gọi mọi người hãy sám hối ăn năn tội lỗi của mình để xứng đáng cử hành thánh lể cực trọng hôm nay.
Qua phần chia sẽ Lời Chúa vị Chủ tế đã đề cao tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người chúng ta.
Ôi nhiệm mầu! Kỳ diệu, tình yêu tuyệt vời, Ngài tìm chổ để được sinh ra, nhưng mọi người, mọi nơi đều từ chối, phòng đã chật, đi chổ khác, v.v. điệp khúc này xảy ra trong bao nhiêu nhiêu năm mõi mòn đợi chờ giây phút linh thiêng này, tại sao loài người vẫn không nghe thấy?
Tiếng Thiên thần từ trời xanh hoang vắng: “Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời, Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm”.
Trong cánh đồng vắng lặng các Mục Đồng đã nghe tiếng và đã đáp lời kêu gọi của Thiên Thần, họ đã bỏ đàn chiên vất vả chạy đến hang Bêlem và ngạc nhiên thay họ đã nhận ra Đấng Cứu Độ muôn dân, khi Hài Nhi Giêsu mĩm cười với đám mục đồng lem luốc khờ khạo.
Mẹ Maria say sưa hạnh phúc an bình, Mẹ nhìn con thơ yêu dấu, Mẹ nguyện cầu và thì thầm 2 chữ “Xin Vâng”.
Thánh Giuse sau những ngày lo lắng mệt mỏi, giờ đây yên lòng trở lại, dù cho tương lai mịt mờ, nhưng nghỉ đến hạnh phúc của gia đình, bên vợ, bên con, mang lại bao nhiêu sung sướng tuyệt vời.
Ôi nhiệm mầu! kỳ diệu, tuyệt vời, Ngôi Lời đã làm Người và ở giữa chúng ta và tình yêu này tha thứ những tội lỗi, cũng như chữa lành và đem ánh cùng niềm tin đến cho tất cả mọi người chúng ta.
Tình yêu này cũng đưa Ngài lên Đồi Canvê để chịu đóng đinh cứu chuộc nhân loại.
Và giờ đây tình yêu này Ngài đang ẩn mình trong hình bánh và rượu nho để trở nên lương thực cho chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin trên trần thế.
Chúng ta hãy lắng đọng lại vài giây phút suy niệm câu chuyện giáng sinh xưa để thấu hiểu tình yêu thương vời vợi của Thiên Chúa, tình yêu không ngần ngại bỏ ngai vàng từ trời xuống làm người và ở giữa chúng ta,và tình yêu ấy đã mang đến an bình cho những người chân thật, ngay lành, thành tâm và thiện chí.
Chúng ta hiệp dâng thánh lễ hôm nay để cầu xin cho mọi người có một chổ đứng trong hang đá, mong sao cho chúng ta sẽ là cọng rơm khô êm dịu dưới lưng Chúa Hài Nhi Giêsu, để mang lại sự ấm áp cho Chúa trong mùa Giáng Sinh này, mong sao chúng ta được như Mẹ Maria hạnh phúc tuyệt vời khi được ôm Chúa vào lòng, và từ đây mang Chúa đến cho kẻ khác, mong sao chúng ta được như Thánh Giuse một đời lam lủ vì Chúa, chu toàn bổn phận và trách nhiệm trong 2 lãnh vực đạo đời,
Và hạnh phúc thay chúng ta như ngôi sao tỏa sáng, không ngại mây che gió cuốn tiếp tục hướng dẫn những tâm hồn thiện chí tìm về với Chúa.
Ước gì chúng ta là những mục đồng đơn sơ, chất phát, biết lắng nghe và nhận được những tiếng hát thanh cao của Thiên thần đến thờ lạy Chúa, với sự nghèo hèn, với sự túng thiếu, không lễ vật cao sang nhưng tâm hồn đầy ấp tình yêu, và ước gì chúng ta cũng như các thiên thần ca tụng Chúa với lời ca tiếng hát, đem tin vui đến cho những người đau khổ và lầm than.
Cuối cùng ước gì chúng ta như những con vật trung thành dâng chính hơi thở của mình, để sưởi ấm Vua Tình Yêu Bé Bỏng của đời ta.
Trong thánh lễ hôm nay còn có nghi thức cầu nguyện và chúc lành cho Đức Ông Peter Bùi Đại nhân dịp kỷ niệm 20 năm thụ phong linh mục.
Nguyện chúc quý Đức Giám Mục, quý Đức Ông, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà và cộng đoàn dân Chúa tìm được vai trò của mình trong hang đá,và đem niềm vui này chia sẽ với những người thành tâm đang mong tìm thấy niềm an bình trong mùa Giáng Sinh và trong Năm Mới 2024.
Giáng Sinh 2023
Nhân loại xưa nay luôn mong muốn đời sống có trật tự bình an. Nhưng rất tiếc, thực tế đời sống lại không diễn xảy ra như mong muốn trong không gian và thời gian vũ trụ hoàn cầu.
Năm 2023 sắp bước qua ngưỡng cửa giới hạn của mình kết thúc lúc 24.00 giờ đêm ngày 31.12. đi vào lịch sử qúa khứ, nhường chỗ cho thời gian năm mới 2024 xuất hiện tiến vào không gian đời sống xã hội. Đó là cách tính phân chia niên lịch theo khoa học thiên văn của nhân loại xưa nay.
Không chỉ trong đời sống xã hội đã có nhiều biến chuyển thay đổi có nhiều tiêu cực.Nhưng trong cả lãnh vực tinh thần đạo cũng có nhiều hình ảnh tiêu cực trong đời sống Giáo hội Công gíao hoàn cầu, ít là bên Âu châu, như có nhiều biến cố tiêu cực lấn át mặt tích cực. Số người tham dự thánh lễ ở thánh đường ngày càng giảm thưa thớt, nhiều người thờ ơ với đời sống Giáo Hội khiến số người quay lưng xin ra khỏi đạo, hay không còn muốn đến tham dự lễ nghi phụng vụ ngày càng nhiều, nội bộ Giáo hội xảy ra nhiều tranh cãi chia rẽ đòi hỏi cải cách muốn thay đổi xóa bỏ nếp truyền thống từ 20 thế kỷ nay, cùng có nhiều lạm dụng quyền bính…gây ra nhiều xì căng đan khiến uy tín Giáo hội suy giảm thảm khốc, các xứ đạo dần thu nhỏ gom chung lại với nhau thành khu vực cụm vùng giáo xứ có nhiều thánh đường xứ đạo, và việc Giáo Hội Roma chính thức cho phép chúc lành cho những người đồng phái tính sống chung với nhau, mà trước đây không lâu đã bác bỏ không cho phép, gây nên thắc mắc suy diễn hoang mang lo lắng…
Thật là một bức tranh mùa đông ảm đạm nhuốm mầu mù mịt tối tăm trong đời sống đức tin của Giáo Hội vào Thiên Chúa lúc này nơi trần gian!
Dịp cuối năm cũ 2023 nhìn lại hình ảnh đã diễn xảy như thế người tín hữu Chúa Kitô, lẽ tất nhiên buồn lo lắng cùng hoan mang nhiều, nhưng cũng cần phải sống thế nào để tinh thần đức tin cá nhân cùng cả Giáo hội không bị nhận chìm xuống vùng tối tăm tiêu cực ảm đạm mùa đông.
Có cách thế hình ảnh nào giúp nâng đỡ tinh thần đức tin trong cơn chao đảo khủng hoảng không?
Lẽ tất nhiên không có một toa thuốc tiên hay màn ảo thuật nào như giải pháp cho việc này. Và càng không có phép mầu lạ lùng nào bỗng dưng xuất hiện xóa bỏ hay làm thay đổi tình trạng này được. Việc do con người làm ra, thì chính con người phải tìm ra phương cách thế hóa giải thôi.
Là người tín hữu Chúa Kitô tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, là bến bờ niềm hy vọng và là cùng đích của đời sống con người, họ có nhiệm vụ cùng sống cộng tác vào đời sống Gíao hội giúp duy trì cùng phát triển sao cho triển nở tốt đẹp trong chính đời sống đức tin của mình.
Nhà nghiên cứu về hiện trạng tôn gíao Yasenmin El-Menouar đã đưa ra kết qủa sau những khảo cứu suy tìm về tình trạng tôn giáo: Tôn giáo là một nguồn về ý nghĩa cho đời sống con người giữa những mơ hồ bất an. Nguồn đó không chỉ là một nguồn riêng tư cá nhân tư cho mỗi riêng một ai, nhưng là nâng đỡ cần thiết trong những thời gian gặp khủng hoảng chao đảo xảy ra.
Và Evelyn Finger có suy tư lạc quan tin tưởng: Trong khủng hoảng cũng có cơ may!
Cho dù vướng trong chao đảo khủng hoảng hoang mang nơi cơ cấu Giáo hội con người, nhưng người tín hữu Chúa Kitô không vì thế phó mặc cho những các vị hữu trách thay cho mình sống đức tin vào Thiên Chúa. Trái lại hơn khi nào hết, mỗi người tín hữu Chúa Kitô bị đòi buộc không được đem kho tàng đức tin Công Giáo châu báu đem chôn vùi cất dấu trong ruộng đất, hay giữ trong trạng thái nghỉ hưu, nhưng phải thể hiện ra sao cho sống động trong chính đời sống mình.
Kho tàng đức tin vào Thiên Chúa tựa như viên ngọc qúy gía đã được khắc ghi vào trong tâm hồn từ ngày lãnh nhận làn nước Bí Tích Rửa tội.
Kho tàng đức tin này tựa như hạt lúa giống, hạt giống cây cải cần phải được gieo xuống nền đất đời sống. Và sau khi đã trải qua những giai đoạn tiến trình mục nát, nó sẽ mọc lên thành cây lúa, cây cải to lớn cành lá xum xuê mang lại nhiều lợi ích nuôi dưỡng cho đời sống mọi loài trong thiên nhiên.
Kho tàng đức tin đó là Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô đã rao giảng để lại cho trần thế, là những Bí Tích, là nếp sống thói quen đạo đức cầu nguyện, nếp sống bác ái tình liên đới giữa con người với nhau.
Trước tình trạng uy tín Giáo Hội đang trong chiều hướng suy giảm vì khủng hoảng, đã có suy nghĩ xác tín không vì thế mà chất lượng đời sống đức tin bị xóa bỏ rơi vào quên lãng. Trái lại nội dung kho tàng đức tin vẫn luôn có đó, không bị hư hao, cùng là nguồn nâng đỡ củng cố tâm hồn tinh thần khi gặp chao đảo khủng hoảng. Một trong những nguồn đó là Kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu Kitô đã dậy để cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh đời sống cho chính bản thân mỗi người, cùng cho mọi người chung sống trong Giáo hội, trong vũ trụ.
Cung cách cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha nói lên rõ nét cùng sâu đậm lòng tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa là người Cha sinh thành nuôi dưỡng con người, và thể hiện tình liên đới với mọi người trong Giáo Hội, trong vũ trụ.
Cung cách cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha giúp đào bới khai quật kho tàng đức tin qúy báu thể hiện rõ ra, để không bị rơi vào quên lãng, bị chôn vùi trong nền đất đời sống.
Trước ngưỡng cửa năm cũ 2023 đang dần đi vào qúa khứ trong thánh đường, ở nhà tư, Kinh Lạy Cha được đọc lên như cao điểm lời tạ ơn Thiên Chúa, và là cầu xin sự phù trợ che chở của Thiên Chúa cho đời sống trong mọi giai đọan lên xuống khác nhau của năm mới 2024 đang dần xuất hiện tiến vào không gian đất trời.
Kinh Lạy Cha do Chúa Giêsu Kitô dạy cách cầu nguyện cùng Thiên Chúa, là kho tàng đức tin giúp khơi lên lòng can đảm, cùng sự an ủi, niềm vui cho tâm hồn đời sống. Tâm tình lời Kinh đó nói lên niềm tin tưởng đời sống của ta được nâng đỡ che chở trong bàn tay của Thiên Chúa tình yêu, Đấng hằng ẩn hiện bên cạnh đời sống và chúc lành cho con người.
Cha mẹ trong dòng nước mắt vui mừng hạnh phúc đọc Kinh Lạy Cha dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, khi gia đình hân hoan sung sướng đón nhận một thành viên mới của gia đình, em bé vừa mở mắt chào đời.Em bé là qùa tặng, là kho tàng tình yêu Thiên Chúa ban cho con người.
Ngày em bé nhận lãnh làn nước Bí tích Rửa tội, cha mẹ, thân nhân gia đình đọc Kinh Lạy Cha nói lên kho tàng hạt giống đức tin vào Thiên Chúa được gieo vào trong tâm hồn đời sống em bé, đầu tư vào thửa đất Giáo Hội Chúa nơi trần gian cho ngày mai.
Ngày các bạn trẻ lần đầu tiên nhận lãnh Bí Tích Mình Thánh Chúa, kho tàng đức tin vào Thiên Chúa được khai tâm cho họ qua học tiếp xúc với giáo lý, với cung cách cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha cùng tiếp rước Tấm Bánh Thánh Thẻ Chúa Giêsu Kitô cho tâm hồn đức tin. Mọi người cùng các em đọc Kinh Lạy Cha xin Thiên Chúa soi dẫn cho biết qúy trọng kho tàng đức tin.
Lớn lên thành người trưởng thành các bạn trẻ lãnh nhận Bí tích các ơn Đức Chúa Thánh Thần. Bí Tích Thêm xức với những ân đức của Đức Chúa Thánh Thần giúp họ can đảm vượt qua những khó khăn thử thách trên con đường đi tìm khám phá phát triển kho tàng đức tin cho tâm hồn đời sống.
Ngày đôi bạn trẻ Nữ Nam cùng trao cho nhau lời ưng thuận và chiếc nhẫn tình yêu lòng trung thành nhận nhau làm vợ chồng, mọi người cùng dâng lời kinh Lạy Cha cầu nguyện cho họ được Thiên Chúa, Đấng là kho tàng sự sống và tình yêu, chúc phúc lành được có hạnh phúc trong đời sống hôn nhân hôm nay và ngày mai.
Xưa nay đời sống con người có ngày mở mắt chào đời, và rồi cũng có ngày nhắm từ gĩa đời sống trần gian. Thiên Chúa, Đấng ban cho con người kho tàng sự sống trên trần gian, và Ngài cũng gọi con người trở về với Ngài. Trong dòng nước mắt đau buồn chia ly với người qúa cố, cây nến nguyện cầu được thắp lên cùng với lời Kinh Lạy Cha được đọc lên cho người đã nghe tiếng Thiên Chúa kêu gọi ra đi khỏi trần gian. Ngọn nến thắp sáng và lời kinh cầu nguyện với tên người qúa cố như ánh sáng chỉ đường hướng về kho tàng thần thánh trên trời, và sự nhớ nhung người thân yêu đã ra đi về bên kia thế giới.
Lời cầu nguyện kinh Lạy Cha ngày cuối năm cũ 2023 và trước thềm năm mới 2024 đang tiến vào đất trời, được đọc lên trong ý hướng tâm tình tạ ơn cùng xin chúc lành của Thiên Chúa, nguồn sự sống, như những người tín hữu Chúa Kitô bên nước Brasil có tâm tình cầu nguyện xác tín:
“Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho năm mới: chúng con muốn đón nhận những gì Ngài trao ban cho.
Xin chúc phúc lành cho thời tiết bốn mùa, để hoa trái cây cối phát triển, nở bông trổ sinh hoa trái mang lại mùa màng thịnh vượng.
Xin chúc phúc lành cho thời gian 12 tháng. Thời gian 12 tháng của năm là người loan báo sự sống cho được tràn đầy.
Xin chúc phúc lành cho 52 tuần lễ trong năm. Những tuần lễ trong năm là hương vị báo trước về Trời cao.
Xin chúc phúc lành cho 365 (366) ngày trong năm, để đời sống không là gánh nặng nữa, khi chúng con phải chịu đựng.”
Đây là một cung cách thể hiện nếp sống kho tàng đức tin thành sống động, nhất là trong thời gian năm mới 2024 với 366 ngày đang dần xuất hiện đi vào không gian vũ trụ.
Chúc mừng Năm Mới Dương Lịch 2024.
Một bất ngờ khác đến từ Ba Lan. Chỉ 5 năm sau biến cố Sokółka, một tình tiết mới đã diễn ra, một tình tiết rất giống cả về cách nó diễn ra lẫn những kết luận khoa học rút ra từ đó. Ý nghĩa đằng sau sự nhấn mạnh này của Thiên đàng đối với cùng một dân tộc và trên cùng một vùng đất vẫn chưa được biết. Đó có thể là một giải thưởng hay một lời cảnh cáo? Có phải Ba Lan đã nhận được một lời cảnh cáo tuyệt vời để chống lại chủ nghĩa thế tục mang tính hủy diệt đang gia tăng và tránh nhượng bộ trước sự xu nịnh của chủ nghĩa duy hiện đại? Suy cho cùng, Ba Lan đã rèn luyện khả năng phục hồi của mình qua một lịch sử đau khổ và vẫn chưa bị thế giới phương Tây “tự do” làm tha hóa hoàn toàn. Thay vào đó, có phải thông điệp thần thiêng là một lời kêu gọi hoán cải đối với người Ba Lan để bù đắp cho những thiếu sót của họ trong Đức tin, cũng như việc họ ngày càng bỏ bê và băng hoại các giá trị tôn giáo?
Legnica là một thành phố có một trăm nghìn dân ở Lower Silesia, phía tây nam Ba Lan. Điều đáng lưu ý là nó nằm ở cực đối diện của đất nước với Sokółka. Nó là một phần của Đức cho đến Thế chiến thứ hai. Sau chiến tranh, Ba Lan bị chia cắt rồi sáp nhập lại với quy mô nhỏ hơn một chút và di chuyển vài trăm km về phía tây để làm hài lòng Stalin và các cường quốc đã giành chiến thắng trong cuộc xung đột thế giới. Việc di dời bắt buộc này đã gây ra những hy sinh to lớn cho hàng triệu người dân Đức và Ba Lan. Do đó, Liegnitz của Đức đã trở thành Legnica của Ba Lan. Ở Legnica, trọng tâm của chúng tôi là khu dân cư thuộc tầng lớp lao động, không xa trung tâm thành phố và nhà thờ giáo xứ Thánh Hyacinth theo phong cách tân Gothic trang nhã. Vào ngày lễ Giáng sinh năm 2013, Thánh lễ sáng đầu tiên đã được cử hành. Ở đó, cùng một biến cố từng diễn ra ở Sokółka năm năm trước lại diễn ra: một bánh thánh vô tình rơi xuống đất, chính xác hơn là trên một tấm thảm, trong không gian thánh thiêng của cung thánh. Đó là bánh thánh vừa được nhúng vào rượu thánh và khi chạm đất đã trở nên bẩn thỉu. Sau đó, vị linh mục quyết định, giống như ở Sokółka, làm theo thủ tục mà chúng ta đã biết, và ngài đặt bánh thánh vào một hộp đựng, một chén kim loại, với nước máy đơn giản để hòa tan. Chén thánh sau đó được giữ trong nhà tạm vài ngày. Vào ngày 5 tháng 1 năm 2014, một linh mục khác, người lớn tuổi nhất trong cộng đồng, kiểm tra bình thánh và nhận thấy một phần bánh thánh hình lưỡi liềm, kích thước khoảng 0.5 x 1.5 cm, đã tách ra khỏi phần còn lại của bánh không men và được chuyển sang màu đỏ. Bạn có thể xem một số bức ảnh rất rõ ràng cho thấy các giai đoạn khác nhau của hiện tượng này trên trang web của giáo xứ. Đức cha Stefan Cichy, giám mục của Legnica vào thời điểm đó, đã được thông báo và ngài yêu cầu tiếp tục quan sát. Sau hai tuần, phần màu của bánh thánh vẫn còn nổi trên mặt nước, trong khi phần còn lại đã tan hoàn toàn. Vào giai đoạn đó, giám mục đã thành lập một ủy ban gồm bốn chuyên gia để theo dõi các biến cố.
Với sự cho phép của vị giám mục, ủy ban đã bắt đầu một số cuộc điều tra khoa học. Vào ngày 26 tháng 1 năm 2014, một số mẫu vi mô của chất liệu đã được lấy và phân tích bước đầu tại Đại học Wrocław gần đó. Sau đó, chúng được gửi đi thử nghiệm thêm tại Đại học Szczecin.
Vào ngày 10 tháng 2 năm 2014, chất liệu sinh học màu đỏ sẫm có khả năng kháng cự và bí ẩn đã được lấy ra khỏi mặt nước và đặt trên một tấm khăn thánh, trên đó nó vẫn được gắn vào. Ban đầu, nó trông giống như một chiếc nút màu đỏ nổi lên gần giống hình trái tim, mặc dù nó đã thu nhỏ kích thước vài mm do khô đi trong những tuần tiếp theo và cuối cùng có hình dáng như hiện tại và kể từ đó vẫn không thay đổi.
Trong báo cáo chính thức do giáo phận công bố, chúng ta có thể đọc bản tóm tắt các phát hiện khoa học:
“Cục Pháp y có thể đưa ra kết luận như sau: ‘Hình ảnh mô bệnh học cho thấy các mảnh mô chứa các phần cơ vân bị phân mảnh. Hình ảnh mà mô được kiểm tra nhìn chung giống nhất với... đó là của cơ tim... thể hiện những thay đổi thường đi kèm với trạng thái đau đớn.’ Xét nghiệm DNA xác nhận rằng mô này có nguồn gốc từ con người”.
Vào tháng 1 năm 2016, Đức Giám Mục Zbigniew Kiernikowski, người đã kế nhiệm Đức cha Cichy, đã trình bày báo cáo vụ việc cho Bộ Giáo lý Đức tin tại Vatican. Cuối cùng, vào ngày 10 tháng 4 năm 2016, ngài đã công bố một tuyên bố cho rằng biến cố Thánh Thể xảy ra tại giáo xứ Thánh Hyacinth có những đặc tính của một phép lạ. Ngài yêu cầu Cha Andrzej Ziombra sắp xếp một địa điểm thích hợp cho việc trưng bày thánh tích và sự tôn kính của các tín hữu trong cùng một nhà thờ. Hơn nữa, ngài yêu cầu những vị khách tương lai sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ và các buổi dạy giáo lý thường xuyên cũng sẽ diễn ra. Cuối cùng, một cuốn nhật ký được lập ra để ghi lại bất cứ ân sủng nào mà tín hữu nhận được, như thường được thực hiện đối với bất cứ sự kiện phép lạ nào khác. Vào mùa hè năm 2016, mặt nhật đựng thánh tích đã được long trọng chuyển đến nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót ở một gian bên trong cùng một nhà thờ Thánh Hyacinth. Nhiều người hành hương hiện đang đến thăm nhà thờ từ toàn bộ khu vực xung quanh, và thông lệ là linh mục giáo xứ vẫn dành thời gian với du khách vào cuối Thánh lễ để giải thích những gì đã xảy ra vào năm 2013.
Một văn bản tham khảo, do Giáo phận Legnica biên tập, đã được cung cấp vào năm 2017. Nó bao gồm những lời chứng nguyên gốc cũng như một bộ sưu tập ảnh phong phú.
Bên cạnh những tài liệu chính thức này, bây giờ tôi sẽ thảo luận thêm một số chi tiết về các nghiên cứu khoa học mà cá nhân tôi đã được biết bởi Bác sĩ Barbara Engel, trưởng khoa tim mạch tại bệnh viện Legnica. Bà cũng là một trong những thành viên của ủy ban khoa học do Đức cha Cichy thành lập.
Mười lăm mẫu vật đã được lấy từ mảnh bánh thánh và chính xác là để tránh những tranh cãi diễn ra ở Sokółka, quy trình lấy mẫu diễn ra với sự có mặt của các nhân chứng và được ghi lại bằng hình ảnh từng bước một. Một số mẫu đối chứng cũng được chuẩn bị với bánh, rượu và nước máy không được truyền phép. Những thứ này đã được chuẩn bị cẩn thận bằng cách sử dụng các bánh được lấy từ cùng một lô sản xuất với bánh thánh truyền phép sắp được xét nghiệm. Thử nghiệm ban đầu được giao cho Viện Pháp y ở Wrocław gần đó và cho thấy những điều sau:
1. Chất liệu đã bị phân hủy do quá trình tự phân hủy đáng kể và do tồn tại trong nước trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cấu trúc mô học nhìn thấy dưới kính hiển vi phù hợp nhất với mô cơ vân. Thật không may, sự suy thoái mô đáng kể đã ngăn cản sự xác nhận hóa mô miễn dịch dứt khoát của giả thuyết này.
2. Mô không được làm từ vi khuẩn. Vi khuẩn có mặt chỉ đại diện cho sự ô nhiễm cục bộ không đáng kể. Đặc biệt, không có vi khuẩn nào được biết là có khả năng tạo ra chất tạo màu như Serratia marcescens.
3. Không có sự nhiễm nấm đáng kể: Thuốc nhuộm bạc của Grocott, dành riêng cho nấm, nấm men, tảo và bào tử, thực sự mang lại kết quả âm tính.
4. Không thu được khuếch đại DNA bằng kỹ thuật PCR.
5. Việc biến bánh thánh thành mô được kiểm tra được cho là không thể giải thích được về mặt khoa học.
Không hoàn toàn hài lòng với kết quả chưa hoàn thiện ở Wroclaw, ủy ban khoa học đã quay sang Đại học Szczecin - nơi đã sẵn sàng để thử nghiệm thêm - và yêu cầu đưa ra ý kiến thứ hai sau vài tháng. Các slide kính hiển vi tương tự được chuẩn bị ở Wroclaw, báo cáo Wroclaw và một mảnh chất liệu ban đầu được bảo quản bằng parafin còn sót lại đã được chuyển tiếp đến Szczecin. Các phương pháp phân tích mô bệnh học khác nhau đã được sử dụng ở đó và một nỗ lực phát hiện DNA khác đã được thực hiện. Tóm lại, những điều sau đây đã được chứng minh:
1. Kiểm tra bằng kính hiển vi dưới tia cực tím, với bộ lọc màu cam, cuối cùng đã cho phép xác định nguồn gốc cơ tim của mô cơ, với các dấu hiệu phân mảnh rõ ràng. Những hình ảnh hiển vi đó rất giống với những hình ảnh của Sokółka.
2. Tại Đại học Szczecin cũng vậy, xét nghiệm bằng các dấu hiệu hóa mô miễn dịch cụ thể cho kết quả âm tính.
3. Điều đáng ngạc nhiên là người ta đã tìm thấy các mảnh DNA hạt nhân và ty lạp thể đủ để chứng minh nguồn gốc của mô con người mà không còn nghi ngờ gì nữa. Các nhà nghiên cứu và giáo phận đã giữ bí mật thêm thông tin chi tiết về các xét nghiệm DNA này do lo ngại về sự hiểu lầm và chủ nghĩa giật gân không thích đáng.
Như ở Sokółka, mặc dù khía cạnh vĩ mô của thánh tích trông giống như cục máu đông, nhưng không tìm thấy tế bào máu và khả năng có sự hiện diện của kháng nguyên nhóm máu ABO cũng không được kiểm tra. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng ngay cả khi không có tế bào máu, xét nghiệm đó vẫn có thể được thực hiện về mặt lý thuyết (như đã được thực hiện ở Lanciano), vì kháng nguyên ABO không chỉ giới hạn ở các tế bào hồng cầu mà còn hiện diện ở các loại tế bào khác của cơ thể.
Thư mục
Sanktuarium sw Jacka. 2019. Sanktuarium sw Jacka w Legnicy [Thánh địa Saint Jacek ở Legnica]. Trang mạng. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021. https://www.jacek-legnicasanktuarium.pl/info/en. Phiên bản tiếng Anh của trang web Giáo xứ Thánh Hyacinth về sự kiện Thánh Thể kèm theo những bức ảnh và tuyên bố chính thức trước công chúng của Đức Giám Mục vào ngày 10 tháng 4 năm 2016.
Kandra, Greg. 2016. “Miracolo eucaristico ở Polonia phê duyệt dal vescovo.[ Phép lạ Thánh Thể ở Ba Lan phê duyệt của Giám Mục]” Aleteia. Trang mạng. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2020. https://it.aleteia.org/2016/04/19/miracolo-eucaristico-in-poloniaapprovato-dal-vescovo/? utm_campaign=NL_it&utm_source=daily_newsletter&utm_medium=mai l&utm_content=NL_it-Apr%2019,%202016%2010:36%20am. Báo cáo tóm tắt các sự kiện ngày 19 tháng 4 năm 2016 của hãng thông tấn Ý Aleteia.
Cenci, Federico. 2016. “Polonia: un’ostia Presenta ‘le caratteristiche di un miracolo eucaristico.[Ba Lan: một bánh thánh cho thấy những đặc điểm của phép lạ Thánh Thể]’” Zenit. Trang mạng. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021. https://it.zenit.org/2016/04/20/polonia-unostia- Presenta-le-caratteristichedi-un-miracolo-eucaristico/. Báo cáo tóm tắt các sự kiện ngày 20 tháng 4 năm 2016 của hãng thông tấn Zenit của Ý.
Truyền hình Legnica Dami. 2016. “O cudzie coraz głośniej.[ Điều lạ lỳng ngày càng lớn hơn]” YouTube. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021. https://www.youtube.com/watch?v=Vms6tomfSvU. Video tóm tắt buổi họp báo giới thiệu phép lạ.
Kiernikowski, Zbigniew. 2017. Bóg przemówił w Legnicy [Chúa phán bằng tiếng Legnica]. Kraków: Wydawnictwo M. Báo cáo tóm tắt chính thức về các biến cố Legnica do giáo phận ban hành và xuất bản vào năm 2017. Phần nghiên cứu y học và khoa học của nó rất chính xác, mặc dù rất cô đọng.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trước thềm Năm Mới 2024, chương trình tin Giáo Hội Hoàn Vũ xin kính chúc quý vị và anh chị em cùng toàn gia quyến một năm mới phúc, lộc, thọ, khang, ninh trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em. Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh chị em và dủ lòng thương anh chị em. Nguyện Chúa ghé mắt nhìn anh chị em và ban bình an cho anh chị em”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thánh lễ đầu năm dương lịch 2024, cũng là Thánh Lễ Mẹ Thiên Chúa và cũng là ngày hòa bình thế giới lần thứ 57 đã diễn ra lúc 10g sáng ngày đầu năm mới 1/1/2024 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Ngày 4 tháng 10 năm 1965, trong diễn văn lịch sử đọc trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của tổ chức này, Đức Phaolô VI đã long trọng nhắc lại sứ vụ khó khăn, nhưng là sứ mệnh cao quý nhất của Liên hiệp quốc: đó là “Hành động để nối kết các quốc gia, để liên kết nước này với nước khác, là nhịp cầu, là mạng lưới tương giao giữa các dân tộc, là kiến tạo tình huynh đệ không phải chỉ cho một số, mà cho tất cả các dân tộc…” và ngài tha thiết kêu gọi: “Đừng bao giờ có chiến tranh! Hòa bình phải hướng dẫn vận mệnh các dân tộc và của toàn thể nhân loại”.
Để biểu lộ quyết tâm của Giáo Hội đối với vấn đề công lý và hòa bình, năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo hoàng “Công lý và Hòa bình”. Kể từ năm 1968, ngài thiết lập thêm ngày “Hoà bình Thế giới”. Hằng năm theo thông lệ, vào ngày 01 tháng Giêng, các vị Giáo hoàng công bố một sứ điệp hòa bình với một chủ đề rõ ràng.
Chủ đề của Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 57 là “Trí tuệ nhân tạo và hòa bình”.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
BRK4LV-News28DEC2023
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là bản tin thời sự đặc biệt trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Các Giám mục Công Giáo ở Cameroon tuyên bố “Chúng tôi chính thức cấm mọi phép lành dành cho các cặp đồng tính luyến ái”
Trong một diễn biến chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo đối với một Tuyên ngôn chính thức của Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, Giám Mục, Hội Đồng Giám Mục và cả một Giáo Hội Công Giáo Đông phương đã lên tiếng bác bỏ tài liệu này. Diễn biến mới nhất đến từ Hội Đồng Giám Mục Cameroon giữa những lời kêu gọi Hồng Y Víctor Manuel Fernández nên từ chức, nếu không có nguy cơ triều Giáo Hoàng Phanxicô “tự sụp đổ” dưới sức nặng của Tuyên ngôn Fiducia supplicans, như dự đoán của Dan Hitchens từ Catholic Herald.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình nhan đề “‘We formally forbid all blessings of homosexual couples’: Catholic Bishops in Cameroon”, nghĩa là “Các Giám mục Công Giáo ở Cameroon tuyên bố “Chúng tôi chính thức cấm mọi phép lành dành cho các cặp đồng tính luyến ái”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Các Giám mục Công Giáo ở Cameroon đã thêm tiếng nói của các ngài với các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo khác, những người đã cấm việc thực hiện Fiducia Supplicans trong các giáo phận và vùng lãnh thổ mà các ngài quản lý.
Trong một tuyên bố, các thành viên của Hội đồng Giám mục Quốc gia Cameroon, gọi tắt là NECC, đã cân nhắc về tài liệu mà Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican ban hành vào ngày 18 tháng 12 cho phép ban phép lành cho “các cặp đồng giới” và các cặp vợ chồng ở các quốc gia khác trong “tình huống bất thường”.
Các thành viên NECC có lập trường giống như các đối tác của các ngài ở Malawi và Zambia. Các ngài cấm các thành viên của hàng giáo sĩ ban phước lành cho “các cặp đồng tính luyến ái” và gọi chỉ thị của Bộ Giáo Lý Đức Tin rằng những phước lành phi phụng vụ là “đạo đức giả”.
Các ngài nói: “Chúng tôi, các Giám mục của Cameroon, nhắc lại sự không tán thành của chúng tôi đối với đồng tính luyến ái và kết hợp đồng tính luyến ái,” và tiếp tục đưa ra chỉ thị của mình, “Do đó, chúng tôi chính thức cấm mọi phép lành dành cho 'các cặp đồng tính' trong Giáo hội Cameroon.”
Trong tuyên bố dài hai trang chín điểm đề ngày 21 tháng 12, mà Chủ tịch NECC, Đức Tổng Giám Mục Andrew Fuanya Nkea của Tổng giáo phận Bamenda, đã ký, các Giám mục Công Giáo ở Cameroon nói: “Sự khác biệt giữa bối cảnh phụng vụ và phi phụng vụ để áp dụng phép lành cho cùng một 'cặp' tình dục là đạo đức giả.”
Các ngài giải thích, “Hành động làm phép lành, dù được thực hiện trong cộng đoàn phụng vụ hay riêng tư, vẫn là một phép lành.”
“Do đó, chúng tôi tuyên bố không tuân thủ bất kỳ hình thức ban phước nào, công cộng hay riêng tư, có xu hướng công nhận 'các cặp đồng giới' như là một trạng thái cuộc sống,” các Giám mục Công Giáo ở Cameroon nói, đồng thời nhấn mạnh và giải thích cơ sở của lập trường và chỉ thị.
“Theo nghĩa đen, 'Chúc phúc là nói tốt'. Và ‘nói tốt’ để nhận được ân sủng qua cử chỉ chúc lành cho một ‘cặp đồng tính’ sẽ tương đương với việc khuyến khích một sự lựa chọn và một thực hành cuộc sống không thể được nhìn nhận là tuân theo các kế hoạch đã được mặc khải của Thiên Chúa một cách khách quan.” Các Giám Mục Cameroon giải thích.
Các ngài nói khi bắt đầu tuyên bố chung của mình rằng Fiducia đã gợi ra “sự lạm dụng ngữ nghĩa nhằm bóp méo giá trị của thực tế và ý nghĩa thực sự của các khái niệm về gia đình, vợ chồng, vợ/chồng, tình dục và hôn nhân”.
Chỉ thị cấm ban phước lành có thể có cho “các cặp đồng tính” ở Cameroon nhằm giải quyết “làn sóng phẫn nộ, thắc mắc và lo ngại mà Tuyên bố 'Fiducia supplicans' về vấn đề chúc phúc cho các cặp đồng giới đã khơi dậy trong dân Chúa,” các thành viên NECC nói thêm.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo cho biết, quyết định tập thể và “nhất trí” cấm thực hiện Fiducia Supplicans ở Cameroon là “vì phẩm giá con người và sự cứu rỗi của toàn thể nhân loại trong Chúa Giêsu Kitô”.
Các thành viên NECC cho biết, việc chỉ đạo các Giáo sĩ ở Cameroon không ban phước lành cho “các cặp đồng tính luyến ái” là phù hợp với “Tuyên bố năm 2013 về Đồng tính luyến ái” của các ngài, trong đó các Giám Mục nói rằng các ngài “tái khẳng định mạnh mẽ” “sự thật của Giáo hội, Người mẹ và Nhà giáo dục, dạy dỗ sự thiêng liêng của bản sắc giới tính của người nam và người nữ được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa.”
“Con người được tạo dựng có nam và có nữ,” các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nói khi đề cập đến Sách Sáng Thế, và nói thêm, “Sự khác biệt bất di bất dịch này, vốn là nền tảng của mối quan hệ và sự bổ sung cho nhau của họ, được thể hiện trong mối ràng buộc hôn nhân”.
Các ngài nói rằng các thành viên NECC chỉ đạo chống lại việc chúc phúc cho “các cặp đồng tính” vì “đồng tính luyến ái làm sai lệch và làm băng hoại nhân học con người và tầm thường hóa tình dục, hôn nhân và gia đình, những nền tảng của xã hội”.
Các Giám mục Công Giáo Cameroon nói tiếp, “trong nền văn hóa Châu Phi, thực hành đồng tính luyến ái không phải là một phần của các giá trị gia đình và xã hội. Đó là sự vi phạm trắng trợn đối với di sản mà tổ tiên chúng ta để lại.”
“Trong lịch sử các dân tộc, việc thực hành đồng tính luyến ái chưa bao giờ dẫn đến sự tiến hóa xã hội, nhưng là một dấu hiệu rõ ràng về sự suy đồi đang bùng nổ của các nền văn minh. Trên thực tế, đồng tính luyến ái khiến nhân loại chống lại chính mình và hủy diệt nó”, các Giám mục Công Giáo ở Cameroon nhấn mạnh.
Các ngài cũng lý luận rằng “đồng tính luyến ái không phải là một nhân quyền,” và giải thích rằng đồng tính luyến ái “là một sự tha hóa gây tổn hại nghiêm trọng đến nhân loại vì nó không dựa trên bất kỳ giá trị nào dành riêng cho con người: đó là sự phi nhân hóa của tình yêu.
Đề cập đến sách Lê-vi 18:22, các ngài mô tả việc thực hành đồng tính luyến ái là “một điều ghê tởm”.
Các ngài nói, việc từ chối ban phước lành cho “các cặp đồng tính luyến ái” “không hề mang tính phân biệt đối xử: đó là sự bảo vệ hợp pháp các giá trị bất biến của nhân loại trước một thói xấu đã trở thành đối tượng của yêu cầu được pháp luật công nhận và hôm nay là chủ đề về một phước lành.”
Khi cấm thực hiện Fiducia Supplicans ở Cameroon, các thành viên NECC nói rằng họ “trung thành với giáo huấn thường xuyên của Truyền thống Giáo hội vốn tuyên bố các hành vi đồng tính luyến ái về bản chất là rối loạn và trái với luật tự nhiên” và trích dẫn điều 2357 trong Sách Giáo Lý Công Giáo.
“Vì Thiên Chúa không muốn cái chết của những người tội lỗi, nhưng muốn họ hoán cải sang cuộc sống vĩnh cửu, nên chúng tôi khuyến khích những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái hãy nghe những lời cầu nguyện và lòng trắc ẩn của Giáo hội, nhằm giúp họ hoán cải triệt để”, các Giám mục Cameroon nói.
Các ngài nói thêm khi đề cập đến những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái: “Chúng tôi cũng mời gọi họ từ bỏ tâm lý coi mình là nạn nhân, trong đó họ tự coi mình là 'nạn nhân', 'yếu đuối', 'thiểu số'; để nắm bắt cơ hội hoán cải mà Thiên Chúa ban cho họ qua nhiều lời khuyến khích của Lời Ngài.”
Fiducia Supplicans đã gây ra những phản ứng trái chiều và chia rẽ sâu sắc giữa các Giám mục Công Giáo trên toàn cầu.
Tại Kenya, Bản quyền Địa phương của Tổng Giáo phận Công Giáo Nairobi, Đức Tổng Giám Mục Philip Anyolo đã cấm thực thi tài liệu của Vatican vài ngày sau khi một số thành viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Kenya bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với tài liệu này.
Ban lãnh đạo Hội nghị chuyên đề của Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, gọi tắt là SECAM đã khởi xướng các cuộc tham vấn trên khắp lục địa nhằm đưa ra một “tuyên bố chung duy nhất” về Fiducia Supplicans.
https://www.aciafrica.org/news/9892/we-formally-forbid-all-blessings-of-homosexual-couples-catholic-bishops-in-cameroon
1. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy chúc mừng không quân bắn hạ 5 máy bay Nga trong 3 ngày, tạo khí thế cho năm tới
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Celebrates Downing of Russian Jets Setting 'Mood' for Next Year”, nghĩa là “Zelenskiy ăn mừng việc bắn rơi máy bay phản lực Nga, tạo ra 'khí thế' cho năm tới.”
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn rơi 5 máy bay Nga trong vòng chưa đến 72 giờ, và bày tỏ niềm tin rằng điều này sẽ củng cố đất nước trong cuộc xung đột với Nga.
Zelenskiy cho biết nỗ lực này rất đáng khích lệ cho tinh thần nghỉ lễ Giáng Sinh của đất nước.
“Những kẻ khủng bố Nga đã mất 5 máy bay trong một tuần. Giáng Sinh này tạo ra khí thế phù hợp cho cả năm sắp tới – khí thế về năng lực của chúng ta”, ông Zelenskiy viết. “Khả năng đàm phán với đối tác. Khả năng củng cố lá chắn bầu trời của chúng ta. Khả năng bảo vệ quê hương của chúng ta khỏi những kẻ khủng bố Nga.”
Zelenskiy nói rằng trong 24 giờ qua binh lính Ukraine đã bắn hạ được khoảng 30 máy bay không người lái Shahed và một số hỏa tiễn, đồng thời còn bắn hạ thêm hai máy bay Su của Nga.
Nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm: “Phòng không của chúng ta càng mạnh thì càng ít đối phương Nga xuất hiện trên bầu trời và trên đất liền của chúng ta”.
Ukraine trước đó hôm thứ Hai cho biết lực lượng vũ trang của họ đã phá hủy hai chiến đấu cơ của Nga, một chiếc Su-30 và một chiếc Su-34, vào đêm Giáng Sinh. Tuần trước, Kyiv cho biết lực lượng của họ đã bắn hạ 3 máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Nga.
Đánh dấu Giáng Sinh thứ hai của Ukraine trong chiến tranh, Tổng thống Zelenskiy đã cảm ơn quân đội nước này.
Ông viết: “Tôi đánh giá cao tất cả những người bảo đảm sự phòng thủ của đất nước chúng ta cả vào dịp Giáng Sinh và các ngày trong tuần, những người chống lại các cuộc tấn công của đối phương và thể hiện sự kiên định dù họ ở đâu”. “Mọi người giúp đỡ nhé. Tôi biết ơn từng người trong số các bạn!
“Giáng Sinh vui vẻ, người Ukraine thân mến! Cầu mong thời điểm tươi sáng này sẽ làm cho toàn bộ năm tới trở nên tươi sáng hơn đối với chúng ta”, ông nói thêm.
Ukraine đã tham gia vào cuộc chiến kéo dài gần hai năm với Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm vào tháng 2 năm 2022. Sau sự hỗ trợ ban đầu từ Mỹ và các cường quốc Âu Châu, nguồn hỗ trợ tài trợ cho nỗ lực chiến tranh đã giảm dần.
Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden đang bế tắc với Quốc hội về việc tài trợ cho viện trợ Ukraine. Các quan chức gần đây cho biết Ngũ Giác Đài và Tòa Bạch Ốc sắp hết tiền hỗ trợ Ukraine vào cuối năm nay.
Dư luận về sự ủng hộ của Ukraine ở Mỹ ngày càng trở nên thờ ơ và một số thành viên Quốc hội cũng ngày càng hoài nghi về việc tiếp tục ủng hộ quốc gia Đông Âu này trong cuộc chiến chống lại Nga.
Zelenskiy đã đến thăm Washington vào đầu tháng này để tranh luận về việc cần thêm viện trợ cho đất nước của mình. Chuyến thăm tỏ ra kém hiệu quả hơn những gì ông mong đợi và các nhà lập pháp đã rời đi nghỉ lễ vào tuần trước mà không đạt được thỏa thuận tài trợ viện trợ cho đất nước.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine có vẻ lạc quan về sự hỗ trợ từ Washington.
“Tôi tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ không phản bội chúng ta”, ông Zelenskiy nói với các phóng viên vào tuần trước.
2. Vị tướng hàng đầu của Putin phụ trách vũ khí hạt nhân ngày tận thế 'Satan-2' của Nga bất ngờ bị bắt trong vụ tai tiếng gây sốc
Đó là tựa đề của một bài báo của hai ký giả Henry Holloway và Will Stewart trên tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một tướng Nga phụ trách vũ khí hạt nhân “Satan-2” đáng sợ của Vladimir Putin đã bị bắt giữ trong một vụ tai tiếng gian lận nghiêm trọng làm rung chuyển Mạc Tư Khoa.
Trung tướng Oleg Frolov, 61 tuổi, phó giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, bị bắt cùng với hai kẻ đồng lõa khác.
Người bạn thân của Putin đã bị cáo buộc đóng vai trò trong một vở kịch nhằm đánh cắp 4 triệu bảng Anh từ nhà nước Nga - nơi được biết đến là nơi đầy rẫy tham nhũng.
Nó xảy ra sau một loạt cái chết nổi bật trong giới thượng lưu Mạc Tư Khoa, với các báo cáo cho rằng “cơn cuồng gián điệp” và chứng hoang tưởng đã lan tràn ở Điện Cẩm Linh.
Hàng chục nhà lãnh đạo doanh nghiệp, quân sự và chính trị có ảnh hưởng đã bị giết hoặc bị giam giữ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến của Putin ở Ukraine.
Vụ bắt giữ Frolov cũng diễn ra sau cái chết bí ẩn do “ngạt thở” của Evgeny Postrigan, một nhà điều hành không gian đang làm việc trong một dự án tuyệt mật khác của Putin.
Frolov, người được chụp ảnh cùng Putin, chịu trách nhiệm về chương trình vũ khí nhà nước của Nga tại Roscosmos.
Ông đã giám sát sự phát triển và sản xuất những loại vũ khí mới nhất - chẳng hạn như loại Satan-2 bị trì hoãn, được biết đến ở Mạc Tư Khoa với cái tên Sarmat.
Đây là hỏa tiễn đạn đạo lớn nhất thế giới, vũ khí hạt nhân liên lục địa ngày tận thế nặng 208 tấn, có kích thước bằng tòa tháp 14 tầng.
Putin đã ca ngợi hỏa tiễn này là “không thể ngăn cản” khi nó bay vào không gian trước khi thả trọng tải xuống đối phương của ông.
Ở Nga đã có tin đồn hỏa tiễn tận thế chưa được thử nghiệm kỹ lưỡng và có thể bị trì hoãn đến cuối năm 2024.
Tuyên bố của Ủy ban Điều tra Nga cho biết: “Frolov đã sử dụng chức vụ của mình để âm mưu với hai người đồng phạm khác trong vụ án này”.
“Trong quá trình thực hiện hợp đồng, họ đã đánh cắp ít nhất 435 triệu rúp từ quỹ công hay 4.73 triệu Mỹ Kim dành cho việc mua thiết bị.”
Nếu bị kết án, anh ta và những người đồng phạm bị cáo buộc có thể phải đối mặt với án tù 10 năm.
Frolov cũng tham gia vào dự án hỏa tiễn siêu thanh có khả năng hạt nhân “thiên thạch” Avangard - một loại vũ khí siêu thanh mới khác của Putin - đưa hỏa tiễn tới mục tiêu với tốc độ gấp 27 lần tốc độ âm thanh.
Các nhà điều tra đang điều tra toàn bộ cáo buộc gian lận liên quan đến Frolov, cùng với Yevgeny Fomichev.
Fomichev là giám đốc nghiên cứu tại Geophysical-Cosmos, một công ty phát triển hệ thống dẫn đường vũ khí cho hỏa tiễn của Vlad.
Fomichev được cho là đã hợp tác chặt chẽ với Frolov.
Ông cũng là bạn bè với giám đốc Roscosmos, Yury Borisov, cựu phó thủ tướng Nga, và người tiền nhiệm thân thiện với Putin, Dmitry Rogozin, người đã tránh được một vụ ám sát vào tháng 12 năm ngoái.
Danh tính của người đồng phạm thứ ba bị cáo buộc vẫn chưa được công bố.
Đầu tuần này, Evgeny Postrigan, 50 tuổi, kế toán trưởng của công ty Hệ thống Vệ tinh Thông tin Reshetnev, có liên hệ chặt chẽ với Geophysicals-Cosmos và cơ quan vũ trụ Nga, được phát hiện đã chết “vì ngạt thở” ở Zheleznogorsk.
Các báo cáo trích dẫn cơ quan thực thi pháp luật cho biết thi thể của anh ta được vợ anh ta tìm thấy trong gara một ngày sau khi anh ta ra ngoài.
Trong khi nghi ngờ tự sát, các cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm ra nguyên nhân cái chết.
Zheleznogorsk là một thị trấn đóng cửa đối với người nước ngoài và những người khác mà không được phép vào.
Nó được nhà độc tài Điện Cẩm Linh Stalin thành lập cách Mạc Tư Khoa 2.600 dặm về phía đông vào năm 1950 để sản xuất plutonium.
Nó có nhiều cơ sở hạt nhân được xây dựng bên trong các hang động được khai quật trên núi đá granite cũng như các doanh nghiệp nghiên cứu vũ trụ.
Công ty của Postrigan đã bị Mỹ, Thụy Sĩ, Nhật Bản và Ukraine trừng phạt vì cuộc xâm lược Ukraine.
Công ty vệ tinh này “rất quan trọng đối với khả năng phòng thủ của Nga” và là một phần của cơ quan vũ trụ nước này.
Danh sách trừng phạt của Mỹ cho biết công ty vệ tinh Reshetnev “đã hỗ trợ các hệ thống không gian của chính phủ Nga mà quân đội Nga sử dụng để tiến hành cuộc chiến chống lại Ukraine.
3. Nga mất 33 hệ thống pháo binh, 31 xe tăng APV và 19 xe tăng trong một ngày: Ukraine
Theo các quan chức Ukraine, Nga đã mất hàng chục hệ thống pháo binh, xe thiết giáp và xe tăng chỉ trong một ngày giao tranh.
Báo cáo mới nhất của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Nga đã mất 33 hệ thống pháo binh, 31 xe thiết giáp chuyển quân và 19 xe tăng từ đêm Giáng Sinh đến ngày Giáng Sinh.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Kyiv tuyên bố Nga đã mất tổng cộng 5.877 xe tăng, 8.347 hệ thống pháo và 10.919 xe thiết giáp.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết vào sáng thứ Ba 26 Tháng Mười Hai, rằng 760 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến, cùng 2 máy bay và 2 hệ thống tác chiến phòng không.
Kyiv tuyên bố Nga đã phải chịu 353.950 binh sĩ thương vong, 329 máy bay và 613 hệ thống tác chiến phòng không kể từ khi chiến tranh bùng nổ.
Bất kể các tổn thất kinh hoàng, Putin đang tiếp tục cố thể hiện mình là một nhà lãnh đạo duyên dáng, quan tâm đến hạnh phúc của quân nhân khi chiến tranh tiếp tục diễn ra.
“Nhà báo Điện Cẩm Linh Pavel Zarubin đã công bố đoạn phim vào ngày 24 tháng 12 về buổi lễ ngày 19 tháng 12 tại Trung tâm Quản lý Quốc phòng Nga, nơi ông Putin nói chuyện với các quân nhân Nga, những người nói rằng họ muốn gặp người thân nhưng chỉ huy của họ không cho họ đi,” Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết trong báo cáo ngày 24/12.
“Putin trả lời: 'Hãy để họ nghỉ ngơi. Chỉ huy đã quyết định rồi. Chính là tôi.'
ISW cho biết việc Putin cho phép nhân viên nghỉ phép có vẻ tự phát là một nỗ lực nhằm thể hiện mình là một nhà lãnh đạo thời chiến có tư duy chiến lược, đáp ứng yêu cầu của quân đội và khen thưởng những người trung thành với ông.
Tuy nhiên, một đoạn video được cho là của một người lính Nga cho thấy có căng thẳng giữa quân đội nước này và các nhà lãnh đạo.
Người lính, người tuyên bố được quay phim gần Mar'inka - ngay phía tây nam thành phố phía đông Donetsk, đã tấn công Putin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và đặt câu hỏi phần còn lại của quân đội quốc gia đang ở đâu.
“Hãy nhìn những thứ này: Khi chúng tôi chiến đấu ở đây khi chúng tôi đang mục nát trong chiến hào, họ đeo chiếc vòng cổ trị giá 23 triệu rúp và họ khoe khoang về điều đó.” Con số này tương đương khoảng 250.000 Mỹ Kim.
“Đồng chí Putin, đồng chí, chết tiệt, điều này có nghĩa là gì? Có phải chúng tôi đang ngồi trong chiến hào vì những kẻ chó chế này không? Bạn có thể cho chúng tôi biết khi nào thời hạn nghĩa vụ quân sự của chúng tôi kết thúc không?
4. Bầu trời Ukraine quang đãng hơn sau khi Nga mất hàng loạt các chiến đấu cơ ném bom
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Pulling Back on Air Strikes After Series of Plane Losses: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Nga cắt giảm các cuộc không kích sau hàng loạt vụ mất máy bay.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đã cắt giảm các cuộc không kích vào tiền tuyến của Ukraine sau khi lực lượng Kyiv bắn hạ một số máy bay của nước này vào tuần trước, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ dẫn lời các quan chức Ukraine cho biết.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết trong một báo cáo hôm Chúa Nhật: “Phát ngôn nhân của Lực lượng Không quân Ukraine, Đại tá Yuriy Ihnat tuyên bố vào ngày 24/12 rằng lực lượng Nga đã giảm việc sử dụng bom lượn và các cuộc không kích ở miền nam Ukraine”.
Động thái này diễn ra sau khi lực lượng Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 3 máy bay ném bom Su-34 của Nga vào ngày 22 Tháng Mười Hai. Các quan chức Ukraine cho biết lực lượng vũ trang của họ đã phá hủy 2 chiến đấu cơ khác của Nga vào đêm Giáng Sinh. Trong bản cập nhật ngày Giáng Sinh, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết lực lượng phòng không của họ đã tiêu diệt một máy bay Su-30 và một máy bay Su-34 của Nga.
Máy bay Nga thả bom lượn cách mục tiêu tới 45 dặm, nghĩa là máy bay ít bị ảnh hưởng bởi hỏa lực phòng không Ukraine hơn. ISW cho biết: “Việc Nga giảm sử dụng bom lượn cho thấy lực lượng Nga lo ngại về khả năng phòng không của Ukraine sau những tổn thất gần đây”.
ISW dẫn lời nhà quan sát quân sự Ukraine Kostyantyn Mashovets ngày 24/12 cho biết lực lượng Nga đang hạn chế sử dụng máy bay có người lái gần Crimea bị Nga tạm chiếm, đặc biệt là ở khu vực Tây Bắc Hắc Hải.
Nó lưu ý rằng phát ngôn nhân lực lượng Lục Quân Ukraine, Trung tá Volodymyr Fityo, cho biết vào ngày 23 tháng 12 rằng các lực lượng Nga cũng đã giảm việc sử dụng không quân và tăng cường sử dụng máy bay không người lái tấn công ở khu vực Kupiansk và Bakhmut ở miền đông Ukraine.
Lực lượng Không quân Ukraine mô tả các phi công Nga đã tỏ ra “tự mãn” như thế nào trước khi lực lượng Kyiv bắn hạ ba máy bay ném bom chiến đấu của Nga vào tuần trước khi họ cố gắng thả bom sâu phía sau chiến tuyến của Ukraine.
Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Ukraine Ihnat cho biết: “Họ tỏ ra tự mãn, đến gần hơn và cố gắng tấn công quân đội của chúng tôi bằng bom dẫn đường sâu hơn trong các vị trí phòng thủ”. “Nhưng khi bạn muốn tấn công sâu như thế, bạn phải bay lại gần hơn,” ông nói. “Họ đã mạo hiểm – nhưng không thành công.”
Ukraine không tiết lộ nguyên nhân ba máy bay Nga bị bắn hạ. Tuy nhiên, các blogger quân sự Nga bày tỏ lo ngại về việc lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ máy bay Nga, trong đó có một phiên bản lưu ý rằng Kyiv có thể đã sử dụng hỏa tiễn đất đối không MIM-104 Patriot.
Theo ISW, Ihnat ngày 24/12 cũng tuyên bố rằng lực lượng Ukraine “có thể triển khai hệ thống phòng không theo bất kỳ hướng nào, không chỉ ở những nơi lực lượng Nga bị tổn thất máy bay”.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong bản cập nhật ngày 25/12 rằng Nga đã mất 329 máy bay kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Tuy nhiên, ISW cho biết trong báo cáo của mình rằng lực lượng Nga đã thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn nhằm vào Ukraine vào ngày 23 và 24/12.
ISW cho biết Nga đã phóng 16 máy bay không người lái Shahed 131/-136 từ Krasnodar Krai, một khu vực của Nga ngay phía đông Bán đảo Crimea, mặc dù 15 chiếc đã bị Ukraine bắn hạ.
Phát ngôn nhân của cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Andriy Yusov, cho biết Nga tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, mặc dù ông cho biết nhiều hỏa tiễn đã bị bắn hạ.
5. Xe tải vào Ukraine 'như thường lệ' sau khi người biểu tình Ba Lan chấm dứt phong tỏa
Các xe tải lại bắt đầu băng qua biên giới sang Ukraine sau khi các tài xế xe tải Ba Lan bỏ phong tỏa cửa khẩu biên giới quan trọng Shehyni-Medyka.
Các tài xế xe tải đã chặn một số điểm qua lại ở biên giới với Ukraine kể từ ngày 6 tháng 11, yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu khôi phục một hệ thống theo đó các công ty Ukraine cần có giấy phép để hoạt động trong khối, và điều tương tự đối với các tài xế xe tải Âu Châu đang tìm cách vào Ukraine.
Sau đó, những người nông dân đã tham gia cùng họ, yêu cầu chính phủ trợ cấp cho ngô và không tăng thuế.
Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng kinh tế Kyiv Yulia Svyrydenko tuyên bố chấm dứt phong tỏa vùng Shehyni-Medyka, trong khi cơ quan biên giới Ukraine xác nhận sáng thứ Ba 26 Tháng Mười Hai, rằng hoạt động di chuyển của xe tải đã được khôi phục hoàn toàn.
Cơ quan này cho biết: “Giao thông xe tải đã được khôi phục: nông dân Ba Lan đã chấm dứt lệnh phong tỏa trước ngã tư Medyka – Shehyni”.
Cơ quan này dẫn lời lực lượng biên phòng Ba Lan cho biết, hành động biểu tình trước cửa khẩu đã kết thúc vào lúc 9h30 sáng Chúa Nhật theo giờ Kyiv.
“Việc ghi danh và qua đường của xe tải vào Ukraine vẫn được thực hiện như bình thường”, cơ quan này cho biết thêm.
6. Người lính Nga kịch liệt chỉ trích Putin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldier Tears Into Putin in Furious Video Message”, nghĩa là “Người lính Nga kịch liệt chỉ trích Putin trong tin nhắn video giận dữ” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một người đàn ông được cho là binh sĩ Nga đã chỉ trích Vladimir Putin và các quan chức khác trong một đoạn video có nội dung tục tĩu được chia sẻ trên mạng xã hội.
Đoạn clip về người được cho là quân nhân đã được cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko tải lên X, vào ngày 23/12.
Các quan chức Ukraine tuyên bố Nga đã phải chịu hơn 350.000 thương vong kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Mạc Tư Khoa và các nhà bình luận quốc tế trước đây đã tranh cãi về số liệu của Kyiv.
Trong video, người lính này tuyên bố đang ở gần Mar'inka - ngay phía tây nam thành phố phía đông Donetsk - và tấn công Putin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và đặt câu hỏi phần còn lại của quân đội nước này ở đâu.
“Tôi vừa được huy động. Tôi đang ở hướng Donetsk, gần Mar'inka”, người lính nói. “Chúng tôi muốn nói gì với chính phủ này?” người lính nói.
“Hãy nhìn những thứ này: Khi chúng tôi chiến đấu ở đây khi chúng tôi đang mục nát trong chiến hào, họ đeo chiếc vòng cổ trị giá 23 triệu rúp và họ khoe khoang về điều đó.”
Con số này tương đương khoảng 250.000 Mỹ Kim.
“Đồng chí Putin, đồng chí, chết tiệt, điều này có nghĩa là gì? Có phải chúng tôi đang ngồi trong chiến hào vì những thứ chó chết này không? Ông có thể cho chúng tôi biết khi nào thời hạn nghĩa vụ quân sự của chúng tôi kết thúc không?
“Những người bị kết án được đưa đi chiến đấu ở Ukraine sẽ chấm dứt nghĩa vụ quân sự. Ông tha thứ cho những kẻ giết người, hiếp dâm khốn kiếp này trong khi chúng tôi đã chết tiệt ở đây với lũ chuột trong chiến hào suốt một năm rưỡi nay. Khi nào điều này sẽ kết thúc vì lợi ích của nước Nga?
Putin khốn kiếp. Shoigu, khốn kiếp. Khi nào điều khốn kiếp này sẽ kết thúc? Chúng tôi phát ngán vì điều đó rồi. Đội quân chết tiệt mà bạn đã nói với chúng tôi trong nhiều năm qua ở đâu, đồ khốn kiếp?
Người lính sau đó lặp lại câu hỏi của mình về quân đội Nga và tiếp tục tấn công các quan chức nước này, những người mà anh ta cho rằng đang sống cuộc sống xa hoa.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, ông Putin đã phát đi tín hiệu quan tâm đến một lệnh ngừng bắn nhằm đóng băng các chiến tuyến hiện tại.
Tổ chức cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ tuyên bố mối quan tâm của ông đối với lệnh ngừng bắn là “phù hợp hơn” với những nỗ lực liên tục của Nga nhằm trì hoãn và ngăn cản sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine.
“ISW đã quan sát thấy những nỗ lực tương tự của Điện Cẩm Linh nhằm đánh lừa các nhà hoạch định chính sách phương Tây nhằm gây áp lực buộc Ukraine phải đàm phán với Nga vào mùa đông 2022-2023, đồng thời chuyển hướng tập trung của phương Tây vào các cuộc đàm phán giả định một cách hiệu quả thay vì bảo đảm rằng Ukraine có đủ trang thiết bị trước cuộc phản công vào mùa xuân”, tổ chức nghiên cứu cố vấn này cho biết.
“Điện Cẩm Linh có thể sử dụng các kênh hậu trường để đạt được hiệu quả tương tự trong bối cảnh các cuộc tranh luận của phương Tây về việc viện trợ quân sự thêm cho Ukraine.”
7. Các cuộc tấn công của Nga ở Kherson khiến 4 thường dân thiệt mạng và 9 người khác bị thương
Làn sóng pháo kích và tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào khu vực Kherson phía nam Ukraine hiện đã cướp đi sinh mạng của 4 người.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 26 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, đã cáo buộc Nga tấn công tàn bạo trong ngày Lễ Giáng Sinh tại Ukraine.
Cô cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã giết chết một người đàn ông ở thị trấn Stanislav, phía đông nam thành phố Kherson vào chiều ngày Lễ Giáng Sinh. Cô đã xác nhận thêm ba trường hợp tử vong xảy ra vào đúng Lễ Giáng Sinh.
Cô cho biết rằng một cặp vợ chồng ở độ tuổi 80 đã thiệt mạng sau khi một quả đạn pháo của Nga bắn trúng một tòa nhà dân cư, trong khi thi thể của một người đàn ông thiệt mạng được phát hiện ở trung tâm Kherson sau khi đống đổ nát được dọn sạch. Cô nói thêm, danh tính của anh ta vẫn đang được xác định.
Lyutnytska nhấn mạnh rằng khu vực này đã bị tấn công 88 lần trong ngày Lễ Giáng Sinh.
8. Ukraine đưa ra cảnh báo cho những kẻ muốn cộng tác với Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Issues Ominous Warning to Potential Russia Collaborators”, nghĩa là “Ukraine đưa ra cảnh báo đáng ngại cho các cộng tác viên tiềm năng của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các quan chức Ukraine đã đưa ra một cảnh báo lạnh lùng đối với những người có ý định hợp tác với Nga ở các khu vực bị sáp nhập, nói rằng họ sẽ bị “thanh lý”.
Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraine, gọi tắt là NRCU, một chi nhánh của Lực lượng Vũ trang Ukraine, đã gửi một thông điệp rõ ràng tới những người cộng tác tiềm năng ở khu vực phía đông và phía nam do lực lượng Điện Cẩm Linh xâm lược.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh lo ngại rằng Nga có thể sẽ hoàn tất việc sáp nhập chính thức và lãnh thổ của Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhia vào cuối năm nay.
Năm ngoái, bốn khu vực đã bỏ phiếu đồng ý hội nhập với Mạc Tư Khoa, nhằm giúp Vladimir Putin biện minh cho việc sáp nhập những lãnh thổ này vào Nga. Nhưng Mỹ và các đồng minh đã chỉ trích kết quả trưng cầu dân ý và mô tả chúng là “giả tạo”.
“Trung tâm Kháng chiến Quốc gia nhắc nhở tất cả những người cộng tác và những người có ý định giúp đỡ đối phương rằng nếu hợp tác với chính quyền xâm lược, bạn sẽ bị giải quyết hoặc bị kết án theo luật pháp hiện hành của Ukraine”
Theo NRCU, Nga đã phải đối mặt với “những vấn đề nghiêm trọng” trong việc tuyển dụng nhân sự có trình độ để hỗ trợ quá trình cấp quyền công dân Nga cho người dân ở các khu vực bị tạm chiếm.
Tổ chức này được thành lập sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine và đưa ra lời khuyên cho người dân về cách tham gia vào cuộc phản kháng bất bạo động.
Các khu vực này có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến thuật đối với Nga vì chúng cung cấp một cầu nối đất liền không bị gián đoạn cho Bán đảo Crimea mà nước này đã sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.
Tuy nhiên, sự toàn vẹn lãnh thổ của các khu vực bị tạm chiếm vẫn bị Ukraine tranh chấp và cả Kyiv và Mạc Tư Khoa đều đang tiếp tục đấu tranh để giành quyền kiểm soát.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết trong báo cáo ngày 23 tháng 12 rằng chính quyền Nga nhằm mục đích củng cố quyền kiểm soát hành chính đối với các khu vực, đang buộc công dân Ukraine phải hội nhập vào hệ thống quản lý của đất nước.
Báo cáo của ISW cho biết: “Chính quyền xâm lược của Nga đang xây dựng cơ sở hạ tầng bầu cử ở Ukraine bị tạm chiếm để đặt ra các điều kiện cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới”.
“Các nguồn tin của Nga đưa tin vào ngày 23 tháng 12 rằng trụ sở bầu cử đã bắt đầu thu thập chữ ký cho đề cử của Putin tại các tỉnh Crimea và Zaporizhia, Kherson, Donetsk và Luhansk bị tạm chiếm.
“Thông tấn xã TASS của nhà nước Nga lưu ý rằng chính quyền xâm lược đã mở một điểm thu thập chữ ký ở Henichesk, Kherson bị tạm chiếm, trong một khu chợ địa phương để 'thuận tiện' cho người dân, cho thấy rằng các quan chức xâm lược đang đặt cơ sở hạ tầng bầu cử cùng với cơ sở hạ tầng dịch vụ cơ bản để ép buộc người dân tham gia vào quá trình bầu cử.”
9. Tân Ngoại trưởng của Ba Lan cảnh báo Âu Châu trước mối đe dọa từ Nga
Tân Ngoại trưởng Ba Lan đã kêu gọi các nước Âu Châu tái vũ trang trước mối đe dọa từ Nga, lập luận rằng các cuộc chiến tranh “không được quyết định bởi sự tham gia chiến thuật mà bởi năng lực công nghiệp”.
Radosław Sikorski, người đảm nhận chức ngoại trưởng trong tháng này, đã đưa ra nhận xét trên trong một cuộc phỏng vấn sau khi trở về từ chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Ukraine.
Là phương Tây, chúng ta giàu hơn Nga 20 lần, nhưng nếu Nga đặt nền kinh tế của mình trên nền tảng thời chiến và chúng ta tiếp tục phát triển trên cơ sở thời bình, thì họ có thể sản xuất ra vũ khí nhanh hơn chúng ta nhiều. Các cuộc chiến tranh không được quyết định bởi sự tham gia chiến thuật mà bởi năng lực công nghiệp, và chúng ta đang ở phía sau.
Trong chuyến đi, Sikorski đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và thủ tướng Denys Shmyhal, cũng như các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của nước này.
Anh chị em thân mến, Giáng Sinh vui vẻ!
Đôi mắt và trái tim của các Kitô hữu trên khắp thế giới hướng về Bêlem; trong những ngày này, đó là một nơi đau buồn và im lặng, nhưng cũng chính ở đó mà thông điệp được chờ đợi từ lâu đã lần đầu tiên được công bố: “Hôm nay, tại thành vua Đavít, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” (Lk 2:11). Những lời thiên thần nói trên không trung Bêlem cũng được nói với chúng ta. Chúng ta tràn đầy hy vọng và tin tưởng khi nhận ra rằng Chúa đã sinh ra cho chúng ta; rằng Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Thiên Chúa vô hạn, đã ngự trị giữa chúng ta. Người đã hóa thành phàm nhân; Người đã đến “ở giữa chúng ta” (Ga 1:14). Đây là tin vui đã thay đổi tiến trình lịch sử!
Sứ điệp Bêlem thực sự là “tin vui trọng đại” (Lc 2:10). Những loại niềm vui nào? Thưa: Không phải niềm hạnh phúc thoáng qua của thế gian này, không phải niềm vui giải trí mà là niềm vui “tuyệt vời” vì nó khiến chúng ta trở nên vĩ đại. Vì hôm nay, tất cả chúng ta, với tất cả những thiếu sót của mình, ôm ấp lời hứa chắc chắn về một món quà chưa từng có: đó là niềm hy vọng được sinh ra cho thiên đàng. Vâng, Chúa Giêsu là anh em của chúng ta đã đến để Cha của Người trở thành Cha của chúng ta; là một đứa trẻ nhỏ, Người mạc khải cho chúng ta tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa và nhiều hơn thế nữa. Ngài, Con Một của Chúa Cha, ban cho chúng ta “quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12). Đây là niềm vui an ủi tâm hồn, đổi mới niềm hy vọng và ban bình an. Đó là niềm vui của Chúa Thánh Thần: niềm vui sinh ra từ việc được làm con cái yêu dấu của Thiên Chúa.
Thưa anh chị em, hôm nay tại Bêlem, giữa bóng tối bao trùm khắp vùng đất, một ngọn lửa bất diệt đã được thắp lên. Ngày nay bóng tối của thế giới đã bị khuất phục bởi ánh sáng của Thiên Chúa, ánh sáng “soi sáng mọi người nam nữ” (Ga 1:9). Anh chị em thân mến, chúng ta hãy hân hoan đón nhận hồng ân này! Hãy vui mừng, hỡi những người đã mất niềm tin vào những xác tín của mình, vì anh chị em không đơn độc: Chúa Kitô đã sinh ra cho anh chị em! Hãy vui mừng, hỡi những người đã từ bỏ mọi hy vọng, vì Thiên Chúa ban cho anh chị em bàn tay dang rộng của Ngài; Chúa không chỉ tay vào anh chị em mà đưa cho anh chị em bàn tay bé nhỏ của Hài Nhi, để giúp anh chị em thoát khỏi nỗi sợ hãi, giảm bớt gánh nặng cho anh chị em và để cho anh chị em thấy rằng, trong mắt Người, anh chị em có giá trị hơn bất cứ thứ gì khác. Hãy vui mừng, hỡi những ai không thấy bình an trong tâm hồn, vì lời tiên tri cổ xưa của Isaia đã được ứng nghiệm vì anh chị em: “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, một người Con được ban cho chúng ta, và Người được đặt tên là… Hoàng Tử Hòa Bình” (9: 6). Kinh Thánh mặc khải rằng sự bình an của Ngài, vương quốc của Ngài “sẽ vô cùng vô tận” (9:7).
Trong Kinh Thánh, Hoàng Tử Hoà Bình bị chống đối bởi “Hoàng Tử của thế gian này” (Ga 12:31), là kẻ gieo hạt giống sự chết, âm mưu chống lại Chúa, “Đấng yêu sự sống” (x. Kn 11). :26). Chúng ta thấy điều này diễn ra ở Bêlem, nơi mà sự ra đời của Đấng Cứu Thế được theo sau bởi sự tàn sát những người trẻ thơ vô tội. Có bao nhiêu người vô tội đang bị tàn sát trên thế giới của chúng ta! Trong bụng mẹ, trong những cuộc phiêu lưu được thực hiện trong tuyệt vọng và tìm kiếm hy vọng, trong cuộc sống của tất cả những đứa trẻ có tuổi thơ bị tàn phá bởi chiến tranh. Các em là những Chúa Giêsu bé nhỏ của ngày hôm nay, những người bé nhỏ có tuổi thơ bị tàn phá bởi chiến tranh.
Vì vậy, nói “vâng” với Hoàng tử Hòa bình có nghĩa là nói “không” với chiến tranh, với mọi cuộc chiến và làm như vậy với lòng can đảm, với chính tư duy chiến tranh, vốn dĩ là một chuyến đi không mục đích, một thất bại không có người chiến thắng, một sự điên rồ không thể tha thứ được.. Chiến tranh là như thế này: một chuyến đi không mục đích, một thất bại không có người chiến thắng, một sự điên rồ không thể tha thứ được. Nói “không” với chiến tranh có nghĩa là nói “không” với vũ khí. Lòng người yếu đuối và bốc đồng; nếu chúng ta tìm thấy những công cụ giết người trong tay mình, sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ sử dụng chúng. Và làm sao chúng ta có thể nói đến hòa bình khi việc sản xuất, buôn bán và vận chuyển vũ khí đang gia tăng? Ngày nay, cũng như thời vua Hêrôđê, sự dữ chống lại ánh sáng của Thiên Chúa đang thực hiện những âm mưu của nó dưới bóng tối đạo đức giả và che giấu. Bao nhiêu bạo lực và giết chóc diễn ra giữa sự im lặng đến chói tai mà nhiều người không hề hay biết! Những người không muốn vũ khí mà muốn bánh mì, những người đấu tranh để kiếm sống và chỉ mong muốn hòa bình, không biết có bao nhiêu công quỹ đang được chi cho vũ khí. Tuy nhiên, đó là điều họ nên biết! Nó phải được nói đến và viết ra để làm sáng tỏ những lợi ích và lợi nhuận đang điều khiển những sợi dây bù nhìn của chiến tranh.
Tiên tri Isaia, người đã nói tiên tri về Hoàng tử Hòa bình, đã mong chờ một ngày mà “nước này sẽ không vung gươm chống lại nước khác”, một ngày mà con người “không còn học cách chiến tranh nữa”, mà thay vào đó “lấy gươm rèn thành lưỡi cày, và rèn giáo thành lưỡi liềm” (2:4). Với sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta hãy nỗ lực hết mình để ngày đó đến!
Cầu mong điều đó đến với Israel và Palestine, nơi mà chiến tranh đang tàn phá cuộc sống của những dân tộc đó. Tôi ôm hôn tất cả họ, đặc biệt là các cộng đồng Kitô giáo ở Gaza, giáo xứ Gaza và toàn bộ Thánh địa. Tâm hồn tôi đau buồn cho các nạn nhân của vụ tấn công ghê tởm ngày 7 tháng 10 vừa qua, và tôi nhắc lại lời kêu gọi khẩn cấp của tôi hãy giải thoát những người vẫn đang bị bắt làm con tin. Tôi kêu gọi chấm dứt các hoạt động quân sự gây thiệt hại kinh hoàng cho các nạn nhân dân sự vô tội, đồng thời kêu gọi một giải pháp cho tình trạng nhân đạo tuyệt vọng bằng cách mở cửa cung cấp viện trợ nhân đạo. Cầu mong việc nuôi dưỡng bạo lực và hận thù được chấm dứt. Và cầu mong vấn đề Palestine sẽ được giải quyết thông qua cuộc đối thoại chân thành và kiên trì giữa các bên, được duy trì bởi ý chí chính trị mạnh mẽ và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình ở Palestine và Israel.
Suy nghĩ của tôi cũng hướng về người dân Syria bị chiến tranh tàn phá và người dân Yemen đau khổ từ lâu. Tôi cũng nghĩ đến dân tộc Li Băng thân yêu và cầu nguyện cho sự ổn định chính trị và xã hội sẽ sớm đạt được.
Khi chiêm ngưỡng Hài Nhi Giêsu, tôi cầu xin hòa bình cho Ukraine. Chúng ta hãy đổi mới sự gần gũi thiêng liêng và nhân bản của chúng ta với những người đang chiến đấu, để qua sự hỗ trợ của mỗi người chúng ta, họ có thể cảm nhận được thực tại cụ thể của tình yêu Thiên Chúa.
Cầu mong ngày hòa bình dứt khoát giữa Armenia và Azerbaijan đến gần. Cầu mong nó được thúc đẩy bằng việc theo đuổi các sáng kiến nhân đạo, bằng việc đưa những người tị nạn trở về nhà của họ một cách hợp pháp và an ninh, cũng như bằng việc tôn trọng lẫn nhau đối với các truyền thống tôn giáo và nơi thờ tự của mỗi cộng đồng.
Chúng ta đừng quên những căng thẳng và xung đột đang gây rắc rối cho khu vực Sahel, vùng Sừng Phi Châu và Sudan, cũng như Cameroon, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.
Mong sao chúng ta tiến gần đến ngày mà mối dây huynh đệ sẽ được củng cố trên Bán đảo Triều Tiên bằng cách thực hiện các tiến trình đối thoại và hòa giải có khả năng tạo ra các điều kiện cho hòa bình lâu dài.
Xin Con Thiên Chúa, Đấng đã trở thành một Hài nhi thấp hèn, truyền cảm hứng cho các nhà chức trách chính trị và tất cả những người có thiện chí ở Mỹ Châu tìm ra những cách thức phù hợp để giải quyết các xung đột xã hội và chính trị, chống lại các hình thức nghèo đói xúc phạm phẩm giá con người, giảm thiểu bất bình đẳng và để giải quyết hiện tượng đáng lo ngại về phong trào di cư.
Từ máng cỏ, Hài nhi Giêsu yêu cầu chúng ta trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói. Tiếng nói của những đứa trẻ vô tội đã chết vì thiếu bánh và nước; tiếng nói của những người không tìm được việc làm hoặc bị mất việc làm; tiếng nói của những người bị buộc phải chạy trốn khỏi vùng đất của mình để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, liều mạng trong những cuộc hành trình mệt mỏi và làm mồi cho những kẻ buôn người vô đạo đức.
Anh chị em thân mến, chúng ta đang tiến đến mùa ân sủng và hy vọng, đó là Năm Thánh, sẽ bắt đầu sau một năm nữa. Ước gì thời gian chuẩn bị cho Năm Thánh này là một cơ hội để hoán cải tâm hồn, từ chối chiến tranh và ôm lấy hòa bình, và vui vẻ đáp lại lời mời gọi của Chúa, như lời tiên tri của Isaia, “báo tin mừng” cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân (61:1).
Những lời đó đã được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu (x. Lc 4:18), Đấng sinh ra hôm nay tại Bêlem. Chúng ta hãy chào đón Người! Chúng ta hãy mở lòng mình ra với Ngài, Đấng Cứu Thế, Hoàng Tử Hòa Bình!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
1. Vào bất cứ lúc nào từ hôm nay trở đi, Ukraine sẽ lặng lẽ nhận được F-16
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Any Day Now, Ukraine Will Finally Get Its F-16s”, nghĩa là “Bất cứ ngày nào từ giờ trở đi, Ukraine cuối cùng cũng sẽ nhận được F-16”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Bất cứ ngày nào, lực lượng không quân Ukraine cũng có thể nhận được những chiếc chiến đấu cơ Lockheed Martin F-16 đã qua sử dụng đầu tiên.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã cảm ơn chính phủ Hà Lan “vì quyết định bắt đầu chuẩn bị 18 máy bay phản lực F-16 ban đầu để chuyển giao cho Ukraine”.
Bộ Quốc phòng Hà Lan nhấn mạnh rằng F-16 sẽ không được xuất xưởng cho đến khi mọi thủ tục giấy tờ được hoàn tất và Bộ Quốc phòng Ukraine có căn cứ không quân phù hợp cũng như đủ nhân lực được đào tạo.
Các phi công Ukraine đã đến Rumani học cách lái chiếc F-16 nhanh nhẹn. Có lẽ không có lý do gì mà lô F-16 đầu tiên của Ukraine lại không được giao trong vòng vài tuần, thậm chí là vài ngày tới đây.
Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy đều đã cam kết cung cấp cho Ukraine những chiếc F-16 dư thừa của họ. Có khả năng Ukraine sẽ có được hơn 60 chiến đấu cơ siêu thanh một động cơ, một chỗ ngồi, siêu âm để hỗ trợ các chiến đấu cơ MiG và Sukhoi hiện có (và ít phức tạp hơn nhiều).
18 chiếc F-16 đầu tiên này - trong số 42 chiếc mà lực lượng không quân Hà Lan có thể cung cấp trong khoảng thời gian tới - đã được “cải tiến”, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết,
Đó là sự thật: Bản cập nhật giữa vòng đời của F-16A/B, hay MLU, được cải tiến so với chiếc F-16 ban đầu từ đầu những năm 1980. Nhưng đừng hy vọng máy bay Ukraine sẽ nhận được những cải tiến mới nhất mà Không quân Mỹ đang bổ sung cho những chiếc F-16 của mình.
Chiếc MLU cổ điển của những năm 1990, được một số lực lượng không quân Âu Châu sử dụng hoặc gần đây đã được sử dụng—không chỉ lực lượng không quân Hà Lan, mà cả lực lượng không quân Đan Mạch, Na Uy và các lực lượng không quân khác—có radar Northrop Grumman APG-66V2.
Đó là radar nhanh hơn và đáng tin cậy hơn APG-66 ban đầu. Nhưng nó vẫn là một radar cơ học có thể theo dõi đồng thời nhiều nhất một vài mục tiêu. Radar mới mà USAF đang lắp đặt trên những chiếc F-16—APG-83 được quét điện tử của Northrop—đồng thời có thể theo dõi hàng chục mục tiêu.
Chỉ mất vài ngày để đổi một chiếc APG-66 lấy một chiếc APG-83 mới, nhưng không rõ Ukraine có bận tâm đến điều đó hay không – nhất là khi nhu cầu về chiến đấu cơ mới của họ là cấp thiết. Đặc biệt, mỗi chiếc APG-83 có giá hơn 2 triệu Mỹ Kim.
Lực lượng không quân Ukraine có lẽ chỉ có chưa đến một trăm chiếc Mikoyan MiG-29 và Sukhoi Su-27 cổ điển của thập niên 1980 để chống lại các chiến đấu cơ, máy bay không người lái và hỏa tiễn của Nga. Và trong khi người Mỹ đã giúp Ukraine sửa đổi các máy bay phản lực này để mang bom lượn và hỏa tiễn chống bức xạ do Mỹ sản xuất, thì người Mỹ dường như chưa làm gì để cải thiện khả năng không đối không của máy bay Ukraine.
Để chiến đấu tốt hơn trên không, Ukraine cần máy bay mới. Họ cần F-16.
F-16 dễ bay hơn máy bay phản lực kiểu Liên Xô, tự hào có phần cứng cảnh báo radar và gây nhiễu radar hiệu quả và trong điều kiện thích hợp, có thể theo dõi mục tiêu trên không và bắn hỏa tiễn AIM-120 trên không từ khoảng cách 50 dặm hoặc xa hơn, tất nhiên tùy thuộc vào mẫu AIM-120 cụ thể mà Ukraine treo trên máy bay F-16 của mình.
Khoảng cách đó có thể xa hơn hàng chục dặm so với khả năng một chiếc MiG hoặc Sukhoi có thể theo dõi mục tiêu và bắn hỏa tiễn R-27.
Các máy bay đánh chặn tốt nhất của lực lượng không quân Nga, Mikoyan MiG-31 và Sukhoi Su-35, có thể tấn công các mục tiêu trên không ở khoảng cách 80 dặm hoặc xa hơn bằng hỏa tiễn R-37 của chúng, vì vậy phi công F-16 Ukraine có thể chọn tránh thay vì giao chiến với một chiếc MiG. -31 hoặc Su-35.
Nhưng so với các loại chiến đấu cơ, hỏa tiễn hoặc máy bay không người lái khác, F-16 thể hiện sự cải tiến rõ rệt so với MiG-29 và Su-27.
Những chiếc F-16 cũ của Hà Lan đã tích lũy rất nhiều sự mệt mỏi của khung máy bay trong quá trình phục vụ lâu dài ở Hà Lan. Nhưng ít nhất trong vài năm tới, chúng sẽ tăng cường đáng kể khả năng và năng lực phòng không của lực lượng không quân Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết: “Với F-16, Ukraine có thể tự vệ tốt hơn trước các cuộc tấn công của Nga”.
2. Cựu tư lệnh NATO dự đoán ngày tàn của Vladimir Putin sẽ sớm đến, bạo chúa có thể bị xử bắn
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Former NATO Commander's Bleak Prediction for Vladimir Putin”, nghĩa là “Dự đoán ảm đạm của cựu tư lệnh NATO dành cho Vladimir Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cựu chỉ huy NATO, Đô đốc James Stavridis dự đoán rằng Putin sẽ có kết cục giống như Nicholas II, Sa hoàng cuối cùng của nước Nga.
Đầu tháng này, truyền thông Nga đưa tin ông Putin, người đã nắm quyền trong hơn hai thập kỷ trên cương vị tổng thống và thủ tướng, sẽ tái tranh cử tổng thống với tư cách là một ứng cử viên độc lập. Chức vụ này có nhiệm kỳ sáu năm. Tin tức về việc nhà lãnh đạo Nga ra ứng cử được đưa ra khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, sắp bước sang năm thứ hai.
Hôm thứ Sáu, truyền thông nhà nước Nga, Sputnik, dẫn lời Stavridis cho thấy “cách NATO công nhận sức mạnh quân sự của Nga vào cuối năm 2023” trong một bài đăng trên X.
Truyền thông Nga dẫn lời Stavridis nói: “'Nền kinh tế của Putin đang phát triển... Và quân đội của ông ấy... đã trở thành những lực lượng phòng thủ có năng lực đằng sau vành đai mìn, rào chắn và xe tăng - tất cả được bảo vệ bởi sức mạnh không quân mà Ukraine không thể sánh được.”
Stavridis, một đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, từng là chỉ huy đồng minh tối cao của NATO từ năm 2009 đến năm 2013, đã trả lời Sputnik và khẳng định rằng Sputnik đã cắt cúp những nhận định của ông. Ông nói: “Bạn đã không nhắc nhở những người theo dõi mình. Tôi cũng đã nói trong năm nay rằng: Putin đã sát hại Yevgeny Prigozhin, rằng Putin là người bán hàng vĩ đại nhất cho tư cách thành viên NATO từ trước đến nay, và ông ấy nghĩ mình là Stalin nhưng cuối cùng sẽ giống như Nicholas II, Sa hoàng cuối cùng của Nga.”
Nicholas Alexandrovich Romanov, hay Nicholas II, thoái vị năm 1917 sau 23 năm cai trị chuyên quyền. Nicholas II và gia đình ông bị xử bắn vào năm 1918.
“Putin tiếp tục nắm giữ quyền lực thống nhất ở Nga, nhưng chắc chắn những âm thanh bất mãn đang hiện rõ - từ cuộc nổi dậy Prigozhin đến hàng trăm ngàn nam thanh niên trong độ tuổi quân nhân bỏ phiếu bằng chân và rời bỏ quê hương,” Stavridis nói với Newsweek.
“Theo thời gian, tôi cho rằng khả năng Putin bị lật đổ như Nicolas II sẽ cao hơn khả năng ông ấy gặp một cái chết tự nhiên như Stalin. Putin cần phải đàm phán để đi đến một kết luận cho sự bất hạnh của mình ở Ukraine, cho phép ông ta tuyên bố chiến thắng và giữ Crimea cũng như một cây cầu đất liền với Nga, nếu không khả năng chống lại ông ta sẽ tăng lên một cách không thể tránh khỏi. Theo nghĩa đó, ông ta đã thua trong cuộc chiến rồi.”
Khi Ukraine chuẩn bị cho một mùa đông chiến tranh khắc nghiệt khác, Stavridis đã kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp thêm viện trợ cho quốc gia Đông Âu này. Mỹ là nước ủng hộ lớn thứ hai cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh, sau Liên minh Âu Châu.
Tuy nhiên, một số thành viên Quốc Hội ngày càng mệt mỏi trong việc cấp tiền cho một đồng minh nước ngoài khi Mỹ đang chật vật trong nước để bảo đảm an ninh biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ trước tình trạng người nhập cư bất hợp pháp.
Chủ tịch Hạ viện lúc bấy giờ Kevin McCarthy, nói với các phóng viên vào tháng 9, “Nếu họ muốn tập trung vào Ukraine và không tập trung vào biên giới phía nam, tôi nghĩ các ưu tiên của Đảng Dân chủ là lạc hậu”.
Nói chuyện với John Catsimatidis trên chương trình radio The Cats Roundtable, Stavridis nói hôm Chúa Nhật: “Đó là một tình huống rất nguy hiểm và ở đây, hành động thực sự không diễn ra ở Kyiv. Hành động thực sự là ở Washington. Chúng ta phải cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Nguyên nhân của họ là chính đáng. Chúng ta có đủ khả năng để làm điều này và chúng ta nên làm như vậy. Vì vậy, tôi chỉ lo lắng về cuộc chiến ở Ukraine nếu Mỹ và các đồng minh Âu Châu của chúng ta không thực hiện đúng cam kết mà chúng ta đã đưa ra để hỗ trợ Ukraine”.
Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu viện trợ Ukraine 61 tỷ Mỹ Kim vào tháng 10, nhưng Quốc hội vẫn chưa phê duyệt khoản tài trợ này. Ngoài ra, Ngũ Giác Đài tuần này còn cảnh báo Quốc hội rằng nước này sắp hết tiền dành cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng đang chi 1,07 tỷ Mỹ Kim cuối cùng để mua vũ khí mới cho Ukraine nhằm bổ sung vào kho dự trữ của Mỹ, Kiểm soát viên Ngũ Giác Đài Mike McCord nói với các nhà lãnh đạo quốc hội trong một bức thư hôm thứ Hai.
McCord viết trong bức thư mà Newsweek đã thấy: “Một khi những khoản tiền này được yêu cầu, Bộ sẽ cạn kiệt nguồn tài trợ dành cho chúng tôi để hỗ trợ an ninh cho Ukraine”.
3. Tuyên truyền viên trên TV của Điện Cẩm Linh kêu gọi quân đội Mỹ bàn giao các căn cứ của Mỹ ở Âu Châu cho Nga để đổi lấy hòa bình
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Host Demands Moscow Troops Take Over US Bases”, nghĩa là “Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga yêu cầu quân đội Mạc Tư Khoa tiếp quản các căn cứ của Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Nhà tuyên truyền và người dẫn chương trình truyền hình của Điện Cẩm Linh Vladimir Solovyov đã đưa ra yêu cầu đối với quân đội Hoa Kỳ trong một chương trình phát sóng gần đây.
Trong một đoạn clip được Nexta, một cơ quan truyền thông Đông Âu chia sẻ trên X, Solovyov yêu cầu Mỹ bàn giao các căn cứ quân sự của mình ở Âu Châu cho Nga. Solovyov, người dẫn chương trình Buổi tối với Vladimir Solovyov, cho biết Nga nên kiểm soát các căn cứ của Mỹ ở Đức, Ý và Bồ Đào Nha.
Ông nói: “Tôi tin rằng tất cả quân xâm lược của Mỹ nên rút khỏi Âu Châu và các căn cứ quân sự của Nga nên nằm sâu cả bên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga”. “Ví dụ, việc chiếm giữ một phần căn cứ quân sự đã được người Mỹ chuẩn bị ở Tây Âu là hoàn toàn có thể. Ramstein có thể là căn cứ của chúng ta. Chúng tôi rất có thể đóng quân tại một số căn cứ ở Ý.
“Nếu vậy thì không có vấn đề nào được đặt ra nữa. Khi đó, chúng tôi sẽ chắc chắn rằng Âu Châu sẽ cư xử rất tử tế và sẽ không có mối đe dọa nào đối với đất nước chúng tôi đến từ lãnh thổ Âu Châu.”
Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, khoảng 70.000 lính Mỹ đồn trú lâu dài ở Âu Châu và Đức là nơi tiếp đón khoảng một nửa trong số đó. Bộ Tư lệnh Âu Châu thống nhất của quân đội Hoa Kỳ có trụ sở tại Stuttgart và Quân đội giám sát năm đơn vị đồn trú ở Đức. Các hoạt động ở Âu Châu của Không quân có trụ sở chính tại Căn cứ Không quân Ramstein.
Bình luận này được đưa ra ngay sau khi Solovyov cho rằng sự hợp tác giữa các thành viên NATO cho thấy phương Tây đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Nga.
Putin mới đây đã phản ứng trước tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng nếu đánh bại Ukraine, Nga sẽ “tiếp tục” tấn công một thành viên liên minh. Một động thái như vậy sẽ viện dẫn Điều 5 trong hiến chương NATO, trong đó nói rằng một cuộc tấn công vào một quốc gia là tấn công vào tất cả.
Ông Putin nói với đài truyền hình nhà nước hôm Chúa Nhật 17 Tháng Mười Hai, rằng Mạc Tư Khoa “không có lợi ích địa chính trị, kinh tế, chính trị hay quân sự nào để chiến đấu với các nước NATO”.
Tổng thống Biden đưa ra cảnh báo khi cố gắng thuyết phục Quốc Hội tiếp tục ủng hộ hỗ trợ quân sự cho Ukraine, vốn đang bị đình trệ tại Quốc hội.
Nhưng Solovyov vẫn tin rằng các nước NATO muốn đánh Nga.
“Có phải họ đang cố trêu chọc chúng tôi không,” ông nói với người xem trong một đoạn clip được cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko chia sẻ trên X. “Mặc dù Putin đã giải thích rõ ràng lần thứ 156 rằng chúng tôi sẽ không gây chiến với NATO... nhưng chúng tôi sẽ không ngây thơ nữa”.
Solovyov không phải là nhân vật duy nhất trong quỹ đạo của Putin nhắm tới Mỹ và các nước Âu Châu.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã chỉ trích tỷ lệ lạm phát của Âu Châu cũng như sự ủng hộ của các nước này dành cho người Ukraine trong một bài đăng đêm Giáng Sinh trên X. Ông chỉ ra những khó khăn kinh tế của Âu Châu khi chúc khu vực này một Giáng Sinh vui vẻ.
“Lạm phát cao liên tục và thiếu tăng trưởng kinh tế, tẩy chay hoàn toàn các nguồn cung cấp năng lượng từ Nga và thị trường của nước này, đám đông người Ukraine nhàn nhã đi lang thang trên đường phố Âu Châu, với mức trợ cao cấp hơn lương hưu của người Âu Châu, các chính trị gia thoái hóa la hét về chiến tranh giữa Ukraine và Nga cho đến khi chiến thắng... Âu Châu, xin chào! Bạn bị sao vậy, bạn bị bệnh nặng à? Giáng Sinh vui vẻ! “ Medvedev nói.
4. David Cameron có thể viết lại một số di sản quốc tế của mình bằng cách cung cấp vũ khí quan trọng cho Ukraine.
Khi còn làm thủ tướng, Cameron thuộc thế hệ tin rằng hợp tác kinh doanh nhiều hơn với Nga sẽ bảo đảm hòa bình và lợi nhuận. Với tư cách là ngoại trưởng, ông hiện đang tập trung kiên quyết vào việc hỗ trợ Ukraine và kiềm chế Nga.
Để làm được điều đó, Cameron đang đi đầu trong việc tạo ra chuỗi cung ứng quân sự thống nhất cho Kyiv và bảo đảm khuôn khổ trừng phạt mạnh mẽ.
Ông cho biết: “Anh nên dẫn đầu trong việc tạo ra một đơn vị chuỗi cung ứng quân sự và các biện pháp trừng phạt phối hợp nhằm tập hợp các nỗ lực của Anh, Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu. Điều này sẽ lập bản đồ các chuỗi cung ứng quân sự phức tạp của Nga ở từng bước trên đường đi, xác định các điểm nghẽn và kết hợp các nguồn lực để phá vỡ chúng bằng cách sử dụng đầy đủ các công cụ - thực thi pháp luật, ngoại giao, hành động công khai và bí mật.”
5. Tàu phá băng chở hàng chạy bằng năng lượng hạt nhân thời Liên Xô bốc cháy
Hôm thứ Hai 25 Tháng Mười Hai, thông tấn xã Tass của nhà nước Nga, cho biết các nhân viên cấp cứu khẩn cấp đã dập lửa trên một tàu phá băng chở hàng chạy bằng năng lượng hạt nhân thời Liên Xô và công ty nhà nước điều hành con tàu này cho biết không có thương vong cũng như không có mối đe dọa nào đối với an ninh của lò phản ứng.
Bộ Tình trạng khẩn cấp cho biết, đám cháy bùng phát hôm Chúa Nhật tại một trong các cabin của con tàu Sevmorput do Liên Xô sản xuất, đang neo đậu ở thành phố Murmansk phía bắc nước Nga.
Bộ cho biết, ngọn lửa lúc đỉnh điểm bao phủ một khu vực rộng khoảng 30 mét vuông và đã được dập tắt mà không có thương vong.
“Ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt”, Atomflot, công ty sở hữu con tàu, cho biết trong một tuyên bố.
“Không có vết thương nào cả. Không có mối đe dọa nào đối với các hệ thống hỗ trợ quan trọng hoặc đối với nhà máy lò phản ứng”.
Reuters đưa tin Atomflot điều hành đội tàu phá băng hạt nhân của Nga và là một đơn vị của tập đoàn hạt nhân bang Rosatom.
Vùng Murmansk, ở phía tây bắc nước Nga, có chung biên giới với Phần Lan và Na Uy, cũng như với Biển Barents và Bạch Hải.
Theo Rosatom, con tàu này được đưa vào sử dụng năm 1988 và được nâng cấp rộng rãi cách đây một thập kỷ, là tàu vận tải phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của Nga.
6. Thế giới kinh ngạc trước tốc độ của Ukraine trong việc bắn hạ máy bay ném bom Su-34 tốt nhất của Nga
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russia’s Best Su-34 Fighter-Bombers Are Falling From The Sky In Startling Numbers”, nghĩa là “Máy bay ném bom Su-34 tốt nhất của Nga đang rơi từ trên trời xuống với số lượng đáng kinh ngạc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Trong một cuộc phục kích hỏa tiễn chết người ở phía nam Kherson, ba trong số những máy bay ném bom chiến đấu tốt nhất của lực lượng không quân Nga đã rơi từ trời cao xuống. Hai ngày sau khi, Ukraine tuyên bố họ đã bắn hạ chiếc chiến đấu cơ ném bom SU-34 thứ tư và một chiếc SU-30 khác.
Đó là bốn chiếc Sukhoi Su-34 trong ba ngày, tỷ lệ tổn thất hàng tuần là một trong những điều tồi tệ nhất đối với lực lượng không quân Nga cho đến nay, sau 22 tháng kể từ cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine.
Và nó có thể còn tồi tệ hơn đối với người Nga. Lực lượng không quân Ukraine sắp được nâng cấp đáng kể dưới dạng chiến đấu cơ F-16 Lockheed Martin cũ của Hà Lan.
Lực lượng không quân Ukraine đã đánh bại ba chiếc Su-34 đó vào khoảng trưa ngày thứ Sáu, ngay phía nam sông Dnipro ở phía nam tỉnh Kherson. Các máy bay Sukhoi được cho là đang bay ở độ cao lớn, xếp hàng để ném bom lượn do vệ tinh dẫn đường vào đầu cầu Ukraine ở Krynky, trên bờ trái sông Dnipro do Nga nắm giữ.
Không rõ bằng cách nào Ukraine đã bắn hạ ba chiếc Sukhoi hai động cơ, hai chỗ ngồi đó vào hôm thứ Sáu, được cho là đã giết chết hầu hết các phi công trên máy bay. Nhưng điều đáng chú ý là gần đây Đức đã chuyển giao tổ hợp hỏa tiễn phòng không Patriot, tổ hợp thứ ba cho Ukraine.
Hỏa tiễn Patriot PAC-2 có tầm bắn xa tới hàng trăm dặm trong điều kiện tốt nhất, khiến nó trở thành hỏa tiễn phòng không có tầm bắn xa nhất của Ukraine. Một khẩu đội Patriot nằm ngay phía sau chiến tuyến ở Kherson có thể dễ dàng bắn trúng máy bay ném bom lượn của Nga ở điểm phóng xa nhất, cách mục tiêu dọc theo Dnipro khoảng 25 dặm.
Ba vụ bắn hạ Su-34 đã được xác nhận gần đây — bốn nếu bạn tính cả vụ bắn hạ được tuyên bố hôm Chúa Nhật — nâng tổng số chiến đấu cơ-ném bom mà người Nga đã mất ở Ukraine lên con số 25 hoặc 26, trong tổng số phi đội trước chiến tranh có lẽ là khoảng 26 chiếc.
Su-34 là máy bay ném bom chiến đấu tốt nhất của lực lượng không quân Nga và là loại duy nhất trong kho của Nga có sự kết hợp giữa cảm biến, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí thông minh cho phép nó phát hiện và tấn công các mục tiêu bất ngờ trong thời gian ngắn.
Justin Bronk, Nick Reynolds và Jack Watling lưu ý trong một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2022 cho Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở Luân Đôn: Lực lượng không quân Nga “gần như chắc chắn đang mong muốn giảm thiểu thiệt hại thêm cho những chiếc máy bay phức tạp và đắt tiền này”.
Vào thời điểm RUSI công bố nghiên cứu, người Nga chỉ mất 17 chiếc Su-34. Giờ đây, họ đã mất tới 26 chiếc trong số những chiếc máy bay trị giá tối thiểu 50 triệu Mỹ Kim – tức là gần 1/5 số máy bay đắt tiền của Nga - nỗi lo lắng của người Nga chắc chắn còn tồi tệ hơn nhiều.
Không phải vô cớ mà sau khi Ukraine tiêu diệt ba chiếc Sukhoi hôm thứ Sáu, lực lượng không quân Nga được cho là đã tạm dừng - ít nhất là tạm thời - các cuộc tấn công ném bom lượn vào đầu cầu Dnipro của Ukraine.
Nhà máy sản xuất máy bay Chkalov Aviation có trụ sở tại Novosibirsk hàng năm chỉ sản xuất một số ít Su-34 mới. Mạc Tư Khoa không thể duy trì tỷ lệ tổn thất hiện tại, chứ đừng nói đến việc duy trì tỷ lệ tổn thất có thể cao hơn một khi các máy bay F-16 mới của Ukraine tham gia cuộc chiến trong những tuần tới.
7. Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo rằng Vladimir Putin sẽ không “hài lòng với một chiến thắng lãnh thổ hạn chế” ở Ukraine.
Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết, sự tồn tại của Liên minh Âu Châu đang bị đe dọa ở Ukraine. Ông tin rằng tương lai của khối này đang bị đe dọa bởi cả cuộc xung đột này và cuộc chiến ở Gaza.
Ông đưa ra lập trường trên về cuộc xâm lược Ukraine mới nhất của Nga khi thảo luận về lo ngại rằng tình trạng bất ổn đang diễn ra có thể thúc đẩy cử tri lựa chọn các đảng dân túy cánh hữu cho quốc hội Âu Châu.
Có lẽ đây là lúc chúng ta phải nhìn vào mối nguy hiểm đến từ một cường quốc đang đe dọa nền dân chủ của chúng ta, đe dọa chính Âu Châu chứ không chỉ Ukraine.
Và nếu chúng ta không nhanh chóng thay đổi hướng đi, nếu chúng ta không huy động mọi năng lực của mình thì Putin sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine. Tương tự như vậy, nếu chúng ta không thể ngăn chặn thảm kịch đang xảy ra ở Gaza, tôi nghĩ dự án của chúng ta sẽ bị thiệt hại rất nhiều.
Putin không thể hài lòng với một phần Ukraine và để phần còn lại của Ukraine thuộc về Liên minh Âu Châu, nhưng ông cũng không thể hài lòng với một chiến thắng lãnh thổ hạn chế.
Ông ta sẽ không từ bỏ cuộc chiến, đặc biệt là trước cuộc bầu cử Mỹ, điều này có thể mang đến cho ông ta một kịch bản thuận lợi hơn nhiều. Vì vậy chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc xung đột có cường độ cao trong thời gian dài.
8. Ukraine hôm thứ Ba cho biết họ đã bắn hạ 28 máy bay không người lái của Nga trong số 31 chiếc được phóng từ bán đảo Crimea sáp nhập.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 26 Tháng Mười Hai, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết “Vào ngày 25 tháng 12, đối phương tấn công bằng 31 máy bay không người lái tấn công 28 máy bay không người lái Shahed-136/131 đã bị bắn hạ”.
Lực lượng không quân cũng đã bắn hạ hai hỏa tiễn và hai chiến đấu cơ của Nga, một trên khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine và một trên Hắc Hải.
Lực lượng phòng vệ ở miền nam Ukraine cho biết 17 chiếc máy bay không người lái bị bắn rơi ở khu vực phía nam Odesa và 5 chiếc nữa ở các khu vực khác ở phía nam.
Tại Odesa, Lực lượng phòng vệ cho biết cơ sở hạ tầng cảng bị hư hại nhưng không có thương vong.
9. Nga đổ thừa cho phương Tây về các cuộc biểu tình chống gian lận bầu cử ở Serbia
Hôm thứ Hai, Nga đã cáo buộc các nước phương Tây khuấy động căng thẳng ở Serbia, quốc gia thân thiện với Mạc Tư Khoa, đang bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình phản đối cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 17 tháng 12.
Chỉ một ngày trước đó, những người biểu tình đã cố gắng xông vào tòa thị chính thủ đô Belgrade của Serbia. Những người biểu tình phản đối kết quả của cuộc bầu cử quốc hội và địa phương, trong đó đảng của tổng thống Aleksandar Vučić cho biết họ đã giành được chiến thắng áp đảo, điều này đã được Điện Cẩm Linh hoan nghênh.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết Mạc Tư Khoa hy vọng kết quả này sẽ giúp “tăng cường hơn nữa tình hữu nghị” giữa hai nước.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti: “Những nỗ lực của phương Tây nhằm gây bất ổn cho tình hình ở Serbia là rõ ràng”. Bà ta nói như trên mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.
Belgrade không tham gia các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại Mạc Tư Khoa vì cuộc tấn công vào Ukraine, nhưng Serbia đã lên án hành động gây hấn của Nga tại Liên Hiệp Quốc và sự ủng hộ của nước này đã gây ra tranh cãi.
Serbia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga, AFP đưa tin.
1. Fiducia Supplicans và việc bảo vệ sự trong sạch trong nghi lễ
Ký giả Phil Lawler, chủ biên của thông tấn xã Catholic World News có bài nhận định nhan đề “Fiducia Supplicans and the defense of ritual purity” nghĩa là “Fiducia Supplicans và việc bảo vệ sự trong sạch trong nghi lễ.” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Tại trường trung học Công Giáo dành cho nam sinh của tôi, một ngày trong lớp học về tôn giáo trong năm cuối cấp, thầy giáo đã cho phép thảo luận về một vấn đề mà ít nhất một học sinh đang nghĩ đến: “Em có thể cởi bao nhiêu nút trên áo sơ mi của bạn gái trước khi hành động đó trở thành một tội trọng?”Người đọc có thể tự nhận xét về sự thận trọng của người giáo viên trưởng thành khi để cuộc trò chuyện đó diễn ra trong một lớp học toàn thanh thiếu niên. Bây giờ tôi muốn tập trung vào thái độ đằng sau câu hỏi của chàng trai trẻ – một thái độ không may lại khá phổ biến. Điều tối thiểu tôi phải làm để tránh bị án phạt muôn đời là gì? Đâu là giới hạn? Tôi có thể nuông chiều bản thân đến mức nào mà không mạo hiểm làm mất linh hồn bất tử của mình?
Tin xấu là nếu bạn hỏi những câu hỏi đó thì tâm hồn bạn đã gặp nguy hiểm rồi. Nếu bạn đang vui vẻ bước đi trên con đường cám dỗ và tự tin rằng mình sẽ biết khi nào nên dừng lại thì đáng buồn là sự tự tin đó đã đặt nhầm chỗ. Nếu bạn dự định phạm tội theo cách nhỏ, rất có thể bạn sẽ phạm tội theo cách lớn. Bạn biết điều đó nếu bạn thành thật với chính mình.
Tất cả những điều này có liên quan gì đến Fiducia Supplicans? Đó là điều này: Những thanh niên dâm đãng trong lớp học đó vẫn có thể khẳng định rằng họ không có ý định phạm tội—ít nhất là không phạm tội trọng. Thầy giáo có thể khẳng định rằng ông không khuyến khích học trò của mình cười nhạo Điều Răn Thứ Sáu và Thứ Chín. Họ bảo tồn một loại lễ nghi thuần khiết kỳ lạ: một thái độ rất gần với sự phủ nhận thẳng thừng. Và Bộ Giáo lý Đức tin đã duy trì sự trong sạch về nghi thức tương tự như thế trong tài liệu của mình về việc ban phước lành cho các cặp đồng giới.
Chúng ta đã thấy loại nghi lễ thanh khiết này diễn ra trong hàng giáo phẩm Công Giáo trong nhiều năm. Một chính trị gia Công Giáo tán thành việc phá thai theo yêu cầu, và vị giám mục giáo phận của ông phản ứng bằng cách đưa ra một tuyên bố nhắc lại việc Giáo hội lên án việc phá thai. Nhóm ủng hộ sự sống ở địa phương hoan nghênh. Vị giám mục duy trì sự trong sạch về mặt nghi thức của mình, nhưng ông đã không thực hiện nghĩa vụ của mình, là nắm lấy cây tầm ma và đối đầu với chính trị gia ương ngạnh. Một Hồng Y tổng giám mục đã nghỉ hưu bị vạch trần là một kẻ quấy rối tình dục hàng loạt, và các đồng nghiệp của ông ấy bày tỏ sự bàng hoàng - mặc dù các báo cáo về hành vi phạm tội của ông ta đã được lưu hành trong vài năm - và khiến họ mất tinh thần. Vì vậy, họ có thể khẳng định sự trong sạch về mặt nghi lễ, nhưng vẫn từ chối tiến hành một cuộc điều tra mạnh mẽ về câu hỏi làm thế nào mà vị giám mục hiện đang bị thất sủng đó lại vươn lên được đến một vị trí có ảnh hưởng như vậy.
Với Fiducia Supplicans, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cải tiến việc bảo vệ sự thuần khiết trong nghi lễ lên một mức độ tinh vi mới. Tài liệu của Vatican không xác nhận phép lành của Giáo Hội dành cho các cặp đồng giới. Ngược lại, văn bản liên tục nhấn mạnh rằng Giáo hội không thể ban phước lành cho sự kết hợp đồng tính luyến ái. Do đó, sự trong sạch về nghi thức được bảo đảm, trong khi Bộ Giáo Lý Đức Tin tiếp tục đưa ra một thông điệp mà cả thế giới hiểu là một bước hướng tới sự công nhận các cặp đồng giới.
Vậy có phải cả thế giới đều sai không? Chúng ta có nên đổ lỗi sự náo động cho các báo cáo truyền thông vô trách nhiệm không? Hay chúng ta nên nhận ra rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin của Hồng Y Victor Fernandez đang gửi một thông điệp được mã hóa một cách tinh ranh?
Nếu tài liệu chỉ đơn thuần xác nhận những gì Giáo hội luôn dạy—nếu không có gì mới ở đây, như rất nhiều người bảo vệ nhiệt thành của Vatican hy vọng bảo đảm với chúng ta—thì Fiducia không phải là một “đóng góp cụ thể và đổi mới” mà chính Hồng Y Victor Fernandez đã tuyên bố như vậy. Nếu văn bản chỉ nói rằng một cặp tham gia vào một cuộc kết hợp bất thường không thể được một linh mục chúc lành, thì nó chỉ lặp lại thông điệp của một tuyên bố năm 2021 từ cùng một Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican, trong đó tuyên bố khá rõ ràng rằng Giáo hội không thể chúc lành cho một cuộc kết hợp đồng tính luyến ái.
Nếu không có gì mới trong tuyên bố thì tại sao lại phải đưa nó ra? Bộ Giáo Lý Đức Tin tuyên bố rằng tài liệu này cung cấp một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của một phước lành. Phải không? Bất cứ ai, ở bất cứ đâu đều cũng có thể xin linh mục ban phép lành; điều đó chưa bao giờ được đặt ra. Và bất kỳ linh mục tốt lành nào cũng sẽ bắt buộc phải ban. Trừ khi…
Trừ khi linh mục hiểu rằng mình đang được yêu cầu ban phước cho một điều gì đó trái đạo đức. Một cặp người leo núi có thể cầu xin linh mục ban phước lành trước chuyến thám hiểm của họ. Một cặp cướp ngân hàng không thể cầu xin phước lành cho vụ cướp đã lên kế hoạch của họ. Nếu linh mục được yêu cầu chúc lành cho sự kết hiệp, ngài nên hỏi về cơ sở của sự kết hiệp đó.
Hoặc nếu không, vị linh mục có thể cố tình chọn không hỏi về cơ sở của mối quan hệ - đặc biệt nếu ngài đã biết - và tiến hành chúc phúc. Đó là những gì Fiducia Supplicans khuyến nghị.
Tài liệu Vatican được soạn thảo cẩn thận này mang lại cho các linh mục Công Giáo cấp tiến một cách để thể hiện sự cảm thông của họ đối với các cuộc kết hợp đồng giới mà không thực sự trái với luật của Giáo hội. Nó thậm chí còn giúp các giáo sĩ thiếu kiên quyết, những người có thể ngần ngại ban phước cho các mối quan hệ đồng giới, hãy làm tới, và cảnh cáo họ phải chống lại quan điểm “về bản chất cứng nhắc của một số khuôn mẫu giáo lý hoặc kỷ luật nhất định”.
Tuy nhiên, Bộ Giáo Lý Đức Tin biết chính xác lý lẽ của mình sẽ được đẩy tới đâu. Bằng cách liên tục nói rằng nó không có ý định thay đổi giáo lý hoặc kỷ luật của Giáo hội, tài liệu này bảo đảm rằng nhiều người Công Giáo trung thành sẽ coi giáo lý và kỷ luật của Giáo hội chỉ là những giá trị bề ngoài, và thậm chí còn đả kích những người dám chỉ trích Fiducia Supplicans. Đừng bận tâm rằng những người có hiểu biết sẽ coi đó là bước đứt đoạn với giáo huấn truyền thống của Giáo Hội. Đừng bận tâm rằng những người chỉ trích giáo huấn Công Giáo đang reo mừng. Theo những người bảo vệ tuyên bố của Vatican, tất cả những người vừa nêu ở trên đều sai. Không có gì trong tài liệu mâu thuẫn trực tiếp với những lời dạy của Giáo hội.
Và đó chính xác là vấn đề. Không có sự mâu thuẫn trực tiếp nào với giáo lý của Giáo hội, không có sự thay đổi mang tính cách mạng nào trong kỷ luật của Giáo hội. Tuy nhiên, mục đích không thể nhầm lẫn của văn kiện là khuyến khích sự chấp nhận nhiều hơn đối với hành vi đồng tính luyến ái, và ngăn cản việc khuyên răn các tội nhân. Bộ Giáo Lý Đức Tin đã khuyến khích những người Công Giáo đang nỗ lực thay đổi giáo huấn của Giáo hội, đồng thời bao gồm vừa đủ việc trình bày lại giáo lý chính thống để xoa dịu những người Công Giáo bảo thủ hơn, cho họ một cách để duy trì sự trong sạch về nghi lễ của riêng họ—”Không có gì thay đổi!”— ngay cả khi mặt đất đang dịch chuyển dưới chân họ.
Source:Catholic World News
2. Sự mơ hồ cố ý của Fiducia Supplicans tạo điều kiện cho việc nhân rộng những diễn giải sai lạc
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Trên tờ National Catholic Register, ngài có bài viết nhan đề “Ambiguity of ‘Fiducia Supplicans’ Makes Way for Multiplying Misinterpretations”, nghĩa là “Sự mơ hồ của 'Fiducia Supplicans' tạo điều kiện cho việc nhân rộng những diễn giải sai lạc”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong “Tuyên ngôn” Fiducia Supplicans từ Bộ Giáo lý Đức tin, vị tổng trưởng, Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández, đã lập kỷ lục mới trong khả năng sáng tạo của mình bằng cách đề xuất “các phép lành mục vụ” dành cho các cặp vợ chồng, kể cả những người cùng giới tính, trong các kết hiệp ngoài hôn nhân.John Bursch đã nhanh nhẩu nhấn mạnh rằng, “bất cứ ai tuyên bố rằng tài liệu của Vatican cho phép ban phước lành cho các cặp đồng giới đều chưa đọc nó hoặc đang cố tình hiểu sai nó”.
Tuyên ngôn của các giám mục Hoa Kỳ có thể đồng ý với quan điểm đó, nhưng nói ở mức độ chung chung đến mức vô nghĩa, ngoại trừ việc nói rằng giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân không thay đổi. Các giám mục Canada đã nói rõ hơn nhiều:
Trong khi khẳng định một cách rõ ràng sự hiểu biết truyền thống của Giáo hội về hôn nhân, Fiducia Supplicans cho phép các mục tử ban phép lành cho những người tự do yêu cầu phép lành, tìm kiếm sự trợ giúp thiêng liêng để sống trung thành với ý Chúa. Tuyên ngôn nêu rõ rằng những phép lành như vậy phải hướng đến chính con người chứ không phải đến hoàn cảnh của họ và chúng phải được yêu cầu một cách tự phát chứ không phải là những hành động mang tính nghi lễ hay phụng vụ.
Nhân rộng những diễn giải sai lạc
Có lẽ Bursch đã đúng khi tin tưởng Đức Hồng Y Fernández về những gì vị Hồng Y định làm. Tuy nhiên, trong vòng 36 giờ sau khi xuất bản, có một câu chuyện, kèm theo một bức ảnh, đăng trên tờ The New York Times, về Linh mục Dòng Tên James Martin - một người lâu năm ủng hộ việc thay đổi giáo huấn của Giáo hội về vấn đề đồng tính luyến ái – đã chúc lành cho một cặp đồng giới và nói rõ quan điểm của mình theo đó vị linh mục Dòng Tên này hiểu rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép và khuyến khích ông làm như vậy.
Cha Martin cũng tweet vào ngày tài liệu được công bố: “Tôi đồng ý với Tuyên ngôn lịch sử của Vatican về các phước lành đồng tính. ‘Là một linh mục, tôi mong được chúc lành cho các cặp đồng giới, chia sẻ với họ những ân sủng mà Thiên Chúa mong muốn cho mọi người, là điều mà tôi đã chờ đợi nhiều năm để thực hiện.’”
Jason Steidl Jack, một nửa của cặp đôi đồng giới được Cha Martin ban phước, đã viết cho Outreach, “một nguồn tài liệu Công Giáo LGBTQ” mà Cha Martin là biên tập viên: “Phước lành cho các cặp đồng giới là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy các cặp đồng giới chia sẻ cùng một kênh ân sủng mà tất cả mọi người đều được hưởng.”
Nếu Cha Martin phạm tội “cố ý hiểu sai” Fiducia Supplicans, liệu chúng ta có thể mong đợi Đức Hồng Y Fernández bày tỏ sự thất vọng của mình theo cách tương xứng với việc đưa tin nổi bật trên tờ The New York Times không? Liệu Cha Martin, người được Đức Thánh Cha Phanxicô ủng hộ một cách lộ liễu, có được sửa sai rằng ông đã phạm sai lầm không?
Trái lại, phải chăng Fiducia Supplicans đã được cố ý viết để bị “hiểu sai” theo đúng cách mà Cha Martin đã làm?
Cha Martin không đơn độc. Với vô số phản ứng từ khắp nơi trên thế giới, có vẻ như “những hiểu lầm” đang gia tăng. Một số giám mục hàng đầu của Âu Châu mong muốn các cặp đồng giới được ban phước trong giáo phận của các ngài và đã hoan nghênh Fiducia Supplicans cho phép chính xác điều đó.
Nếu một tài liệu bị “hiểu sai” một cách nhanh chóng và rộng rãi như vậy thì hoàn toàn hợp lý khi đặt câu hỏi phải chăng tài liệu đó đã được viết nhằm cố ý gây ra ngộ nhận. Lời giải thích khác là nó được viết bởi một người thiếu năng lực, nhưng Đức Hồng Y Fernández không phải là người kém cỏi.
Có thể tin tưởng vào Fiducia không?
Thật không phải là một suy nghĩ vui vẻ khi cho rằng một Tuyên ngôn của Bộ Giáo Lý Đức Tin lại được xây dựng một cách tinh quái nhưng chúng ta đang ở trong thời điểm bất hạnh. Tuyên ngôn cuối cùng của Bộ Giáo Lý Đức Tin là tài liệu Năm Thánh Dominus Iesus về căn tính và sứ mệnh duy nhất của Chúa Giêsu Kitô. Sự chú ý của Giáo hội vào thời điểm hiện nay là vào những điều nhỏ nhặt hơn rất nhiều. Chiều sâu thần học của Fiducia Supplicans đáp ứng được tiêu chuẩn thấp kém đó.
Thật đáng tò mò khi nhận ra rằng chỉ vài ngày trước lễ Giáng Sinh, Vatican sẽ chú ý đến cách ban phước cho các cặp vợ chồng sống thử, hoặc các cặp ngoại tình, hoặc các “cặp vợ chồng” đa thê, hay các cặp đồng giới. Có lẽ ít tò mò hơn là tin tức gây chấn động hôm thứ Hai đã loại bỏ một cách hiệu quả bất kỳ tin tức nào khác về các phán quyết hình sự liên quan đến tham nhũng tài chính của Vatican được đưa ra vào hôm thứ Bảy.
Lịch sử của Đức Hồng Y Fernández, một cộng tác viên thân cận của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Buenos Aires – được bổ nhiệm làm vị Giám Mục cao cấp thứ hai ở Á Căn Đình hai tháng sau cuộc bầu cử của Đức Thánh Cha vào năm 2013 – là có liên quan. Là người soạn thảo chính các tài liệu quan trọng của Đức Thánh Cha Phanxicô, ông đã được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin vào đầu năm nay.
Khi soạn thảo Amoris Laetitia vào năm 2015, Đức Tổng Giám Mục Fernández lúc đó đã gặp phải một vấn đề khó khăn: Nếu một người Công Giáo sống chung trong một kết hiệp vợ chồng với một người nào đó không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình - có lẽ sau khi ly hôn và tái hôn dân sự - muốn được rước lễ, thì một trạng thái đạo đức mới sẽ phải được hình dung ra.
Cá nhân hoặc cặp vợ chồng đó biết là tội trọng nhưng tự do kiên trì sống như thế, và đồng thời về mặt chủ quan, lại không nghĩ mình phạm tội trọng. Trải nghiệm tâm lý chủ quan sẽ tạo ra một phạm trù đạo đức khác. Điều khó khăn là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phán quyết quan điểm đó không phù hợp với sự thật về các hành vi luân lý trong Veritatis Splendor, là thông điệp năm 1993 của ngài về thần học luân lý.
Đức Tổng Giám Mục Fernández đã nghĩ ra một phương pháp chữa trị và trở thành văn bản mà Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành. Vấn đề sẽ được chôn vùi trong một chú thích mơ hồ và để các nhà hoạt động trong giáo hội tự mình tiến hành, với sự khuyến khích của Đức Giáo Hoàng nhưng không được sự chấp thuận minh nhiên. Về phần Veritatis Splendor, Đức Thánh Cha và Fernández coi như thông điệp đó không tồn tại. Là một trong những tài liệu giáo hoàng dài nhất từng được ban hành, với hơn 400 chú thích, Amoris Laetitia không hề đề cập đến một dòng nào về Veritatis Splendor.
Do đó, Amoris Laetitia đã mang đến cho Giáo hội một sự mơ hồ mới lạ chưa từng có khi một điều là bí tích ở Đức, lại là một tội trọng ở Ba Lan –[quốc gia có chung đường biên giới với Đức] - đó là rước lễ trong sự kết hợp vợ chồng ngoài hôn nhân.
Áp dụng sự mơ hồ của Amoris
Fiducia Supplicans cố gắng làm điều tương tự với các phép lành mà Amoris Laetitia đã làm với việc Rước lễ, để chuyển từ trạng thái khách quan của mối quan hệ sang đánh giá chủ quan về mối quan hệ của họ.
Điều đó sẽ dễ dàng hơn, ngoại trừ thách thức đối với Đức Hồng Y Fernández không phải là đi vòng quanh những gì Thánh Gioan Phaolô II đã dạy vào năm 1993, mà là những gì chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói vào năm 2021. Chỉ hai năm trước, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn một giáo huấn của Bộ Giáo Lý Đức Tin rằng các kết hiệp đồng giới không cách nào được chúc phúc vì Giáo Hội không thể xin Thiên Chúa “chúc lành cho tội lỗi”.
Vào năm 2021, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã dạy những điều sau:
“Không được phép chúc lành cho các mối quan hệ, hoặc các mối quan hệ đối tác, cho dù là ổn định đi chăng nữa, liên quan đến hoạt động tình dục ngoài hôn nhân... như trường hợp kết hợp giữa những người cùng giới tính. Sự hiện diện của các yếu tố tích cực trong các mối quan hệ như vậy.. không thể biện minh cho những mối quan hệ này và biến chúng thành đối tượng hợp pháp của phúc lành từ Giáo hội”.
Bây giờ Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn một văn bản khác của Bộ Giáo Lý Đức Tin dạy điều ngược lại. Đức Hồng Y Fernández ẩn náu trong sự mơ hồ của các phước lành.
Fiducia Supplicans là đứa con đẻ hoàn toàn của Hồng Y Fernández. Nó dài, khoảng 5.000 từ bao gồm nhiều chủ đề thú vị nhưng không liên quan trực tiếp, giống như Amoris Laetitia đã lướt qua bảy chương trước khi đi vào vấn đề chính. Đức Hồng Y Fernández viết về các phép lành “đi lên” và “đi xuống”, bao gồm một số đoạn gay gắt khuyên các linh mục đừng tỏ ra khó chịu, và trình bày một cuộc diễn hành thực sự của các giáo sĩ mặc áo ren, những người được cho là buộc những người qua đường muốn xin phép lành phải chịu sự xem xét kỹ lưỡng của Đại Quan Tòa Dị Giáo.
Tất cả những điều đó nhằm giải quyết vấn đề, được các giám mục Canada tóm tắt khá công bằng, rằng mọi người có thể được ban phúc mà không cần chúc phúc cho các mối quan hệ hoặc hành vi của họ. Suy cho cùng, các linh mục ban phước cho những cậu bé mà không ban phước cho những điều xấu xa mà chúng làm với em gái của chúng, hoặc ban phước cho những cây gậy bóng chày mà không ban phước với mục đích dùng nó để đánh chết ai đó. Vì vậy, nếu có ai xin một phép lành như một dấu chỉ sự gần gũi của Thiên Chúa, thì nói chung họ sẽ nhận được mà không cần thắc mắc gì.
Tuy nhiên, tất cả những điều đó không có gì đáng chú ý đến mức nó đặt ra câu hỏi tại sao nó lại được nói ra, đặc biệt nếu nó vừa được nói đến vào năm 2021. Có lẽ diễn từ dài dòng nhằm che khuất rằng điều gì đó khác thực sự đang được đề cập đến. Rốt cuộc, chính Đức Hồng Y Fernández trong Fiducia Supplicans nói rằng ngài đang cống hiến một điều gì đó thực sự “sáng tạo”.
Những đổi mới trong sự mơ hồ
Sự đổi mới đó là thế này: Bất kỳ cặp “bất quy tắc” nào cũng có thể cầu xin một lời chúc phúc một cách “tự phát” với tư cách là một cặp vợ chồng. “Bất quy tắc” ở đây có nghĩa là một cặp không có hôn nhân hợp pháp, bao gồm một cặp sống thử, một cặp vợ chồng hờ không sống chung, một cặp đồng giới, một cặp ngoại tình, “các cặp vợ chồng” đa phu đa thê, và có lẽ thậm chí một cặp vợ chồng loạn luân.
Sau đó, họ có thể được chúc lành như một cặp vợ chồng mà không có bất kỳ sự mô phỏng nào về hôn nhân. Phước lành, không có bất kỳ nghi lễ quy định nào, sau đó sẽ ban phước cho những điều tốt đẹp trong mối quan hệ - đoàn kết với nhau, dọn phòng ngăn nắp, trò chuyện sôi nổi - nhưng không phải là những khía cạnh tội lỗi. Đức Hồng Y Fernández coi những phép lành này là “mục vụ” và cần được khuyến khích, hơn là “phụng vụ”, vốn vẫn bị cấm như một nỗ lực để chúc lành cho tội lỗi.
Điều đó có thể gây nhầm lẫn. Nó hơi giống các giáo lý khác nhau về Bí tích Thánh Thể trong một số giáo phái Tin Lành. Mục sư có thể không tin vào sự Hiện diện Thực sự, trong khi giáo dân thì tin, vì vậy khi Rước lễ, người cầu xin tin tưởng đang nhận được trong tâm trí một điều gì đó mà mục sư không tin rằng mình đang ban cho. Nếu bạn không quá bận tâm về vẻ đẹp lộng lẫy của chân lý thì đó là một giải pháp tiện lợi.
Làm thế nào điều này có thể xảy ra trong thực tế, ngoài căn nhà của Cha Martin? Một chàng trai trẻ có thể xin một linh mục ban phước lành cho anh ta và người bạn gái sống chung của anh ta, hy vọng rằng cuối cùng anh ta có thể khiến bà ngoại của anh ta bị khuất phục và ngừng càm ràm về việc anh ta “sống trong tội lỗi”. Suy cho cùng, nếu linh mục chúc lành cho họ như một cặp vợ chồng thì điều đó có phải là tội lỗi không, bà ngoại à? Giáo hội sẽ không ban phước cho tội lỗi phải không bà ngoại?
Vị linh mục, sau khi nghiên cứu 5.000 từ của Fiducia Supplicans, ban phước lành, biết rằng cặp vợ chồng trẻ là người vui tính và khía cạnh vui tính của mối quan hệ là điều đang được ban phước.
Fiducia Supplicans bảo đảm rằng không ai biết chính xác điều gì đang được ban phước, vì nó tuyệt đối cấm bất kỳ văn bản nghi lễ nào có thể chỉ rõ điều đó. Vị linh mục có ý định ban phước cho sự vui tính của họ; cặp đôi hiểu đó như một sự chúc phúc cho họ được chung giường.
Một số phản ứng gay gắt quyết liệt chống lại thủ đoạn rõ ràng là tinh quái đó. Larry Chapp, tác phẩm của ông đã xuất hiện trên Register, gọi Fiducia Supplicans là một “thảm họa” “làm suy yếu” giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân và tính dục. Ở First Things, Dan Hitchens, biên tập viên của The Catholic Herald¸ đã mô tả Fiducia Supplicans như một triều đại giáo hoàng “tự sụp đổ” giống như một “lỗ đen” từ “nơi mà ánh sáng lý trí không thể xuyên qua”.
Trở lại với Cha Martin, người đối với Đức Thánh Cha Phanxicô cũng giống như Cha Richard John Neuhaus đối với Thánh Gioan Phaolô II, thông dịch viên người Mỹ đáng tin cậy của triều đại giáo hoàng.
Vào tối thứ Hai, chỉ vài giờ sau khi Fiducia Supplicans được tung ra, nói rằng các linh mục có thể ban phép lành nếu họ được yêu cầu một cách tự phát hoặc tự do, Cha Martin đã chủ động. Ngài đã nhắn tin cho một cặp đồng giới mà ngài quen biết để nhận được lời chúc phúc và gọi điện cho tờ New York Times. Sáng hôm sau, họ và người phóng viên báo chí có mặt tại căn nhà của Cha Martin để làm phép lành. Ngày hôm sau, tất cả đều được công bố, bao gồm một bức ảnh khác của cặp đôi “trong ngày cưới của họ tại Nhà thờ Tưởng niệm Judson ở West Village năm 2002”. Fiducia Supplicans trực tiếp hướng dẫn rằng không được ban phước lành liên quan đến bất kỳ nghi lễ dân sự nào.
Điều gì có thể được mong đợi nếu Đức Hồng Y Fernández sử dụng khuôn mẫu Amoris Laetitia của mình cho Fiducia Supplicans? Cha Martin có thể viết một lá thư riêng cho Đức Thánh Cha giải thích cách thức ngài chúc phúc cho “các cuộc kết hợp đồng giới” như thế nào. Đức Thánh Cha Phanxicô có thể viết lại một lá thư riêng khen ngợi Cha Martin. Những bức thư sau đó sẽ được xuất bản hoặc bị rò rỉ ở Rôma hoặc New York, hoặc cả hai.
Sau đó, trong cuộc tiếp kiến với Đức Hồng Y Fernández, Đức Thánh Cha Phanxicô có thể nâng cuộc trao đổi bằng thư tín đó lên thành một tông thư huấn quyền. Đó là giải pháp Buenos Aires mà Đức Hồng Y Fernández đã sắp xếp cho Amoris Laetitia khi ngài còn là tổng giám mục của La Plata.
Việc đó mất nhiều tháng khi Đức Hồng Y Fernández còn ở nước ngoài. Ở Rôma, việc này có thể được thực hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, có lẽ vào dịp lễ Thánh Gia Thất (31 tháng 12) hoặc Lễ Hôn Nhân của Đức Maria và Thánh Giuse (23 Tháng Giêng), cả hai ngày lễ đều là dịp tốt để nhấn mạnh rằng giáo huấn về hôn nhân không hề thay đổi.
Source:National Catholic Register