Ngày 24-12-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hăng say làm việc thiện để mừng Chúa Giáng Sinh
Lm. Jude Siciliano, OP
10:00 24/12/2013
GIÁNG SINH LỄ ĐÊM -
Isaia 9: 1-6; T,vịnh 96; Titô 2: 11-14; Luca 2: 1-14

HĂNG SAY LÀM VIỆC THIỆN ĐỂ MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

Bài phúc âm của thánh Luca nói về lúc Chúa Giêsu sinh ra có vẻ hơi ảm đạm, hầu như là một đề tài tách ra khỏi phúc âm. Các thần sứ Thiên Chúa, các nhà chiêm tính và ngôi sao lạ ở đâu? Sao lại không có ở đó để đón chờ sự việc sắp xảy ra? Lúc Chúa Giêsu sinh ra, lại là một sự việc diễn ra trong chốc lát: có lệnh kiểm tra dân số, thành phố đầy nghẹt người, không có chỗ trong quán trọ, vì thế khi hài nhi vừa sinh ra phải dược bế đặt trong máng cỏ. Luca viết câu chuyện như một nhà báo tường thuật sự việc hơn là một tác giả của phúc âm loan báo tin mừng khởi màn việc cứu rỗi đến cho loài người.

Những lời nói về nơi chốn, các nhân vật lịch sử đã làm nhẹ đi chủ điểm vì đó là một sự việc xảy ra thôi. Nhưng, Luca có thêm vào những điều Luca đã học hỏi khi là một tín hữu như: hài nhi sinh trong "thành Vua Đavit" như Kinh Thánh đã báo trước (Is 1: 3; Gr 14: 8). Có những nhân vật quyền uy cai trị thế giới vào thời điểm Chúa Giêsu sinh ra: là để quốc Lamã. hoàng đế trị vì là Caesar Augustus và ông Quirinius làm tổng trấn ở Xyria. Luca viết rõ như thế để chứng tỏ Thiên Chúa có thể dùng quyền uy thế gian để thực hiện dự định của Ngài. Đối với người đời, đế quốc Lamã đã dùng quyền uy để đổi thay đời sống dân chúng. Và đúng thế, đế quốc Lamã đã hành động như vậy. Các người có quyền uy có thể ra lệnh kiểm tra dân số để làm dân chúng đi tứ tán. Nhưng với nhãn quan đức tin, chúng ta thấy đó là bàn tay Thiên Chúa hành động, dùng quyền uy thế gian để thực hiện việc Thiên Chúa dự định cho chúng ta. Các bạn có nhớ chuyện thánh Phaolô bị bắt đưa về Lamã không? Nhờ đó Phaolô có thể rao giảng ở Lamã.

Luca bắt đầu câu chuyện với những sự việc có vẻ như không chú trọng vào vấn đề. Bây giờ (từ câu 8 đến câu 14) Luca quy chiếu vào việc loan báo đức tin. Trong hang đá không có thiên thần, nhưng các người chăn chiên đã đến tìm do họ đã nghe sứ thần Chúa loan báo. Chúng ta có thể nghĩ rằng ít ra nên có một sứ thần Chúa đến viếng thăm như lúc sứ thần truyền tin cho Đức Maria thì có vẻ an ủi biết bao. Tôi thích một lời bình luận về Kinh Thánh của một tác giả như sau: Đức Maria ở xa nhà, đang ở trong một hang đá, và vừa sinh hạ một hài nhi, không có sứ thần Chúa ở đó nên Maria suy nghĩ trong lòng.

Ai là người không muốn có người nâng đỡ trong lúc gặp khó khăn? Maria có thể tự hỏi: tôi làm việc này có đúng hay không? Nếu tôi làm đúng thì sao lại khó khăn như thế này? Sao tôi lại không được người khác an ủi và giúp đỡ? Thiên Chúa ở đâu trong việc này? Rối sự việc sẽ ra sao? Trong lúc Maria nhìn vào hài nhì và suy nghĩ những điều ấy trong lòng, thì ông Giuse có nghĩ như vậy không? Trước đó Maria được sứ thần Chúa báo là "Maria đẹp lòng Chua" (Lc 1: 30). Điều sứ thần nói với Maria là điều đã được nói với mọi người trong chúng ta. Chúa Giêsu là dấu chỉ Thiên Chưa được đẹp lòng vì chúng ta; nhất là khi chúng ta nhìn xung quanh chúng ta trong trường hợp có biết bao nhiêu câu hỏi. Nhưng, tiếc thay là chúng ta không được an ủi trong lời cầu nguyện và trong đời sống hàng ngày. Nhưng, phúc âm hôm này quả quyết với chúng ta là Thiên Chúa ở trong chổ ẩn khuất, và không có sứ thần nào cả.

Ở Hoa Kỳ, người ta đang liên tục bàn cải về vấn đề người di cư. Sáng hôm nay tôi lại nghe tin tức là 12,000 em bé đã chết vì chiến tranh ở Syria. Có trên 4 triệu người phải di tản ở Syria, và 2 triệu người đã chạy tránh bạo lực chiến tranh và đang sống trong lều vài ở các nước lân cận. Lại thêm tin tức dân chúng ở Nam Sudan, và ở Trung Tâm Phi Châu. Bao nhiêu đau thương và nạn di dân lan tràn trên khắp thế giới.

Việc Chúa Giêsu sinh ra, nằm trong máng cỏ thuộc dạng chuyện ngoài lề xã hội. Cha mẹ Chúa Giêsu không tìm được chỗ trong quán trọ, nên Chúa Giêsu sinh ra đặt nằm trong máng cỏ giữa các gia súc. Thiên Chúa đến trong thế giới chúng ta như một người di dân, ở trong một gia đình bình thường, sống dưới ách bạo tàn của một đế quốc. Lịch sử còn cho biết thêm về vua Herode Cha, là người đã giết vợ và 3 con trai để tranh dành quyền lực. Thánh Mátthêu lại nói về việc các hài nhi bị giết. Khi các nhà chiêm tinh đến Giêrusalem để tìm nơi "Vị vua Do thái mới sinh", vua Herode tìm cách gạt bỏ tất cả những gì có thể ngăn trở quyền lực của mình.

Những thông tin nầy trái ngược với những bài ca hát mừng lễ Giáng Sinh, và những tiệc tùng ở các sở làm, và những quà tặng vào dịp Lễ Giáng Sinh. Chúa Giêsu sinh ra trong một xã hội đang bị cái trị bởi đế quốc Lamã. Cha Gustavo Gutierrez, O.P. nói là chúng ta nên quên đi những sự việc thật sự đang xảy ra trong xã hội chúng ta, nếu không thì việc Chúa Giêsu sinh ra là một ảo ảnh trong thế giới chúng ta. Đấng Cứu thế đã sinh ra trong một thế giới đang bị đô hộ. Ngài sinh ra trong nghèo hèn, không như một vị vua, nhưng như là một tôi tớ.

Hôm nay thánh Phaolô tóm tắc mầu nhiệm nhập thể, và thách đố chúng ta "Ân sũng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Nó giúp chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân, và những đam mê trần thế, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này". Thư thánh Phaolo viết cho Titô chỉ đọc trong lễ Giáng Sinh, và nâng cao bài phúc âm của Luca về việc Chúa Giêsu sinh ra, gồm cả Đấng Hài Nhi, các sứ thần Chúa trên trời. Mặc dù đó là đêm lễ Giáng Sinh, bài trích thư Titô không nói đến việc Chúa Giêsu sinh ra. Hơn nữa, hình như thánh Phaolo làm bối cảnh lễ Giáng Sinh thêm ảm đạm cho các tín hữu khi nói họ hãy từ bỏ "lối sống vô luân và những đam mê trần tục". Vậy đừng mời thánh Phaolo đến dự tiệc tùng ở sở làm nhé!

Phaolo không nói rõ về vấn để Chúa Giêsu sinh ra. Ông chỉ loan báo "Ân sũng của Thiên Chúa đã được biểu lộ" đem ơn cứu độ với việc Chúa Kitô đến lần thứ nhất. Rồi Phaolô nhắc đến việc Chúa Kito sẽ trở lại một lần nữa. Thánh Phaolo gọi lần thứ hai Chúa Kitô đến là "ngày hồng phúc". Đây là hình ảnh giúp chúng ta suy ngẫm một chút trong phụng vu hôm nay. Linh mục chủ tế sẽ tóm tắc lời cầu nguyện sau khi đọc kinh Lạy Cha..." trong lúc chúng ta chờ đợi ngày hồng phúc và ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta lại đến".

Mùa Vọng không chỉ là mùa mong đợi ngày sinh của Đấng Mêsia. Đó cũng là lúc nhắc chúng ta nhớ đến việc chúng ta chờ đợi trong hy vọng ngày Chúa Kitô đến lần thứ hai. Hôm nay chúng ta có thể mừng ngày sinh Chúa Kito. Với việc vui mừng nầy, chúng ta hy vọng tương lai Chúa Kito sẽ trở lại một lần nữa.

Tuần vừa qua thánh Giuse được báo mộng là hài nhi thụ thai trong lòng Đức Maria "sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ".(Mt 1:21). Hôm nay chúng ta nghe loan báo một tin lớn hơn là sứ thần Chúa báo cho các người chăn chiên tin mừng "Một Đấng cứu độ đã sinh ra cho tất cả toàn dân". Thánh Phaolo cũng loan báo tin mừng "Ân sũng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, và đem ơn cứu độ đến cho mọi người". Chúa Kito đến và bày tỏ ân sũng của Thiên Chúa cho tất cả mọi người.

Đời sống chúng ta phải biểu lộ ân sũng mà chúng ta đã lãnh nhận qua việc Chúa Kito đến. Trong khi ân sũng là để cho tất cả mọi người, thử hỏi chúng ta có chấp nhận ân sũng đó không? Lối sống của chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này: vì ân sũng sẽ dạy chúng ta thay đổi lối sống của mình. Vì thế Phaolo kêu gọi chúng ta hãy "từ bỏ lối sống vô luân". Chúng ta có thể nâng ly rượu chúc mừng lễ Giáng Sinh, xung quanh cây thông. Nhưng thật sự ly rượu là để mừng Chúa Kito sinh ra để giúp chúng ta thay đổi lối sống của chúng ta, một biểu lộ của "hy vọng thánh thiện" vào Đấng sẽ đến một lần nữa.

Kito Hữu khi nghe tin mừng phổ quát này, không nên bó hẹp thành quả ơn cứu độ của Chúa Kito vào một xã hội, một thế giới kinh tế và chính trị mà thôi. Chúng ta sống trong niềm hy vọng qiữa 2 lần Chúa Kito đến. Phaolo báo, Chúa Kito đã tự hiến tế để "cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Đàn riêng của Người, một đàn hăng say làm việc thiện". Để nếu chúng ta trong lúc chờ đợi giử đừng phạm tôi cho đến ngày "Đức Kito Giêsu là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta xuất hiện trong vinh quang" thì chưa đủ. Đàn mà Chúa Kito đến để cứu độ phải sống trong thế gian với ân sũng Thiên Chúa mà họ đã lãnh nhận: sống trong các nhà máy, ở các ruộng vườn, ở các sở làm, nơi trường học, và ngay cả trong gia đình. Bất kỳ chúng ta ở nơi nào chúng ta cũng phải sống "chừng mực, công chính, và đạo đức trong thế gian này". Và chúng ta phải "hăng say làm việc thiện".

Khi mùa lễ qua rồi, chúng ta sẽ còn biết bao thực phẩm dư thừa, quẳng vào các thùng rác đầy ứ - nơi mà biết bao người đang đói khát trên thế giới và không được mừng lễ. Nạn đói tràn lan: ở Hoa Kỳ trong số 5 trẻ em, có một trẻ em bị đói. Chúng ta, những người "hăng say làm việc thiện" cần phải dùng năng lực và sáng kiến của chúng ta để có một nơi dành bàn ăn cho người khác, nhất là trong ngày hôm nay. Phaolo bảo chúng ta "Ân sũng Thiên Chúa đã được biểu lộ, để cứu chuộc tất cả..." Kito hữu là những người đầy ảo mộng: chúng ta mơ mộng Chúa Kito đến lần thứ 2. Phaolo lại nhắc chúng ta là những người hăng say hành động "hăng say làm việc thiện".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



Christmas Midnight
Isaiah 9: 1-6; Psalm 96; Titus 2: 11-14; Luke 2: 1-14

St. Luke’s account of the birth of Jesus has a somber, almost detached opening. Where are the angels, wise men and moving stars, to get us ready for what is about to happen? The birth event itself is brief: there is a census, people have crowded into the town, there is no room at the inn, so the newborn is laid in a manger. It is as if Luke is a newspaper reporter narrating observable events and not an evangelist proclaiming the opening scenes that will lead to our salvation.

The references to places and historical figures can be a little distracting, they seem so matter of fact. But Luke has embedded his Christian leanings in them. The child is born in "the city of David," as the Scriptures anticipated (Isaiah 1:3; Jeremiah 14:8). There were powerful figures ruling the world Jesus was born into, the Roman Empire; at that time the rule of Caesar Augustus and Quirinius. By being so specific Luke is showing how God can even use mighty rulers to accomplish God’s plans. To the casual eye it would seem that Rome had sway over people’s lives, and of course, in so many ways, it did. The rulers could move a population around for the sake of a census. But with the eyes of faith we can see God’s hand at work, using the powerful to accomplish what God has in mind for us. Remember, for example, that Paul’s arrest brought him to Rome where he could preach the gospel.

Having begun in a seeming disinterested way, Luke now shifts (8- 14) to a more explicit faith proclamation. There are no angels at the stable, but shepherds bring the news they heard from the angelic choir. One would think that a heavenly visitor, like the one at the Annunciation, would have been a comforting and reassuring presence for Mary before, during and after the labors of childbirth. I like how the authors of one biblical commentary put it ("Preaching Through the Christian Year: Year A: Philadelphia, Trinity International Press, 1992). Mary away from home, in a stable and having given birth is, "one angel short, left to ponder these things in her heart" (page 34).

Who doesn’t wish for confirmation when going through difficult times? Am I doing the right thing? If I am, why is it so difficult? Why aren’t I receiving more consolation and support from others? Where is God in all this? How will it turn out? Were those some of the things Mary pondered in her heart as she looked at the child, her husband and surroundings? Earlier she was told she had "found favor with God" (1:30). What the angel told Mary is also spoken over each of us. Jesus is the sign of God’s favoring us; especially when we look around at our circumstances and questions arise. Unfortunately we don’t always get consolation in prayer and daily life. But today’s gospel assures us that God is in the darkness, minus the angels.

There is an on-going debate over immigration in our country. (Cf. "Quotable" below). I also heard on the news this morning that over 12,000 children have died in the Civil War in Syria. There are over 4 million internally displaced people in that country and 2 million have fled the violence and a living in tent cities in neighboring countries. Added to the news report was the suffering of civilians in Sudan and Central African Republic. Displacement and misery blot the map of the world.

Marginality marks Jesus’ birth. His parents could not find a place in the inn for him, so he is born in a stable amid animals. God enters our world as a displaced person to an insignificant family under the rule of arrogant powers. History tells us more about Herod the Great, who murdered his wife and three of his sons and clawed his way to a place of power. Matthew also describes an event known as the "Massacre of the Innocent," when the wise men came looking for the "King of the Jews," and Herod attempted to eliminate any threat to his power.

It’s jarring to contrast the jingle bells, office parties and extravagant giftgiving of some with the reality of Jesus’ birth. He was born into a people dominated by a military empire. Gustavo Gutierrez, O.P. says we shouldn’t forget these realities less Christ’s entrance into our world become an abstraction. Into a world of domination and power our Savior was born into lowliness – not as a ruler, but as a servant.

Today Paul summarizes the mystery of the incarnation and challenges us. "The grace of God has appeared, saving all and training us to reject godless ways and worldly desires, and to live temperately, justly and devoutly in this age…." The Letter to Titus appears only at Christmas and is upstaged by Luke’s infancy narrative, which includes the babe, angels, and heavenly hosts in the night sky. Though it is Christmas night, the Titus reading doesn’t even mention the birth. Plus, Paul seems to ruin the atmosphere with his somber warnings about rejecting "godless ways and worldly desires." Don’t invite him to the office party!

Paul doesn’t make explicit reference to Christ’s birth instead, he announces the "appearance" of God’s grace with Christ’s first coming. Then he reminds us of a second "appearance" when Christ will come again. He calls this second coming of Christ our "blessed hope." This is an image that inspires a moment and our liturgy today. Our presider will end the prayer after the Lord’s Prayer, "...as we await the blessed hope and the coming of our Savior Jesus Christ."

Advent wasn’t just about waiting for the birth of the Messiah; it also refreshed our hopeful waiting for Christ’s second coming. We may be celebrating the birth of Christ this day but, along with this, is our hope in the future moment, when Christ will come again.

Last week Joseph was told in a dream that the child conceived in Mary would "save his people from their sins" (Matthew 1:21). Today we hear an even broader proclamation. The angel tells the shepherds that the good news of the savior’s birth "will be for all the people." Paul also announces this message, "The grace of God has appeared saving all…." God’s grace appeared in the coming of Christ and it is for every one.

Our lives must reflect the grace we have received in Christ’s coming. While grace has been made available for all, will we accept it? Our lives will answer the question; for grace should instruct and redirect our lives. So, Paul calls us to "reject godless ways." We may offer a Christmas toast with eggnog around the glittering tree. But the real toast we can offer for the birth of Christ, is to make some change in our lives; a visible expression of our "blessed hope" in the one who someday will appear again.

Christians who hear this universal message shouldn’t shrink from taking the effects of Christ’s salvation into their social, economic and political world. We live in hope between the two comings of Christ. Paul says, Christ gave himself to "deliver us from lawlessness" and "to cleanse for himself a people as his own, eager to do what is good." Then, waiting around trying to remain in a sinless state until "the appearance of the glory of our great God," isn’t enough. The people Christ came to save are to live out their graced lives in the world; in their factories, farms, offices, classrooms and homes. Wherever we find ourselves we are to live "temperately, justly and devoutly in this age." And, we are to be "eager [zealous] to do what is good."

When the holidays are done we will throw out mountains of food. Our curbside garbage bins will be overflowing – where the starving of the world could find a feast. Hunger is close at hand: one in five children in our country go hungry. We who are "eager to do what is good" need to use our creativity and energy so that all will have a place at the table of our bounty, especially this day when, Paul tells us, "The grace of God has appeared, saving all…." Christians are dreamers: we dream of Christ’s second appearance. Paul reminds us we are also doers, "eager to do what is good."
 
Giáng Sinh : Nụ hôn nồng nàn của Thiên Chúa
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
00:08 24/12/2013
Giáng Sinh : Nụ hôn nồng nàn của Thiên Chúa

Bài giảng thánh lễ đêm Giáng Sinh 2013

Kính thưa Ông Bà Anh Chị em giáo dân, Kính thưa Quý Vị và các bạn ngoài Kitô giáo,

Trước hết, thay mặt cho bà con giáo dân giáo xứ Quảng Ngãi, giáo hạt Quảng Ngãi, tôi xin được trân trọng gởi đến quý vị không có chung niềm tin Kitô đang có mặt ở-đây-giờ-nầy lời cám ơn chân tình và lời chúc mừng Giáng Sinh tốt đẹp và trân trọng nhất.

Tôi muốn dành những lời đầu tiên nầy để chia sẻ cùng quý vị không cùng niềm tin với chúng tôi. Chúng tôi cám ơn quý vị, quý bạn đã đến đây để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với chúng tôi, để tham quan ngôi từ đường của đại gia đình kitô hữu Quảng Ngãi, để chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, để nghe những bài thánh ca Noel, để lòng lắng đọng trước một đôi gợi ý của Kinh Thánh về huyền nhiệm đức tin Kitô,… và đối với các bạn trẻ hoặc một số người, Giáng Sinh còn mang theo cả một trời kỷ niệm, kỷ niệm của những mối tình đầu thơ mộng, mà bài hát “Hai Mùa No-en” của Ns Nguyên Vũ đã phần nào diễn tả :

Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường
Mùa Noel đó anh đón em vào tình yêu
Quỳ bên hang sâu nghe lời kinh thánh van cầu
Nhìn nhau không nói nên câu
Vì biết nói nhau gì đâu…


Với chúng tôi, những người Công Giáo của miền Núi Ấn-Sông Trà, quả thật đây là dịp duy nhất trong một năm, chúng tôi được đón tiếp quý vị như những vị khách quý để có thể chia sẻ với quý vị đôi điều về niềm tin của chúng tôi, để giới thiệu đôi nét đan thanh về Chúa Giêsu, mà với niềm xác tín của những người Kiô hữu chúng tôi, là Đấng Cứu Độ duy nhất, một Đấng mà chắc chắn quý vị còn rất mù mờ, có khi được hiểu cách lệch lạc và rất nhiều khi được thông tin với một ý đồ không mấy thiện chí, nếu không muốn nói là xuyên tạc và thù nghịch.

Đặc biệt năm nay, Năm mà Giáo Hội Công Giáo muốn các gia đình đem Tin Mừng hiện thực trong chính mái ấm của mình, tôi xin được chia sẻ cùng cônghj đoàn Kitô hữu và toàn thể quý vị một khía cạnh, một ý nghĩa đặc biệt về Chúa Giêsu và về cuộc Giáng Sinh của Ngài :

Chúa Giáng Sinh : Nụ hôn nồng nàn của Thiên Chúa.

Để minh họa cho ý nghĩa nầy, tôi xin được kể một câu chuyện nhỏ mang tựa đề : NHỮNG NỤ HÔN TRONG CHIẾC HỘP RỖNG.

Gia đình nghèo và việc chi tiêu rất eo hẹp. Nhưng cô bé lại dùng cuộn giấy gói xa xỉ đó chỉ để bọc một cái hộp đặt dưới gốc cây thông Nô-en. Người cha tỏ ra vô cùng giận dữ trước sự phí phạm của con gái. Mặc dù vậy, buổi sáng hôm sau, cô bé vẫn mang hộp quà đó tới trước mặt cha và hớn hở nói: “Cha ơi, con tặng cha món quà Giáng sinh!”. Người cha cảm thấy vô cùng bối rối bởi phản ứng thái quá trước đó của mình: Cô con gái nhỏ dù sao cũng chỉ muốn một hộp quà bọc gói thật đẹp để tặng cha. Nhưng khi mở gói quà ra, nụ cười vừa nở trên môi ông đã tắt lịm. Trước mắt ông chỉ là một chiếc hộp rỗng! Nhìn thẳng vào mắt con gái, người cha quát rất to: “Con không biết điều này hay sao? Khi con tặng quà ai đó, chắc chắn phải có gì đó bên trong gói quà!”. Cô bé nước mắt giàn giụa nhìn cha và nói: “Không, cha ơi. Chiếc hộp con tặng cha có rỗng đâu. Con đã thổi rất nhiều nụ hôn vào đó. Tất cả những nụ hôn đó con dành tặng cha mà.”...

Một thời gian ngắn sau đó, tai nạn xảy ra cướp đi cuộc sống của cô bé dễ thương. Còn người cha vẫn giữ bên mình chiếc hộp bọc giấy vàng tuyệt đẹp nhiều năm sau đó.

Và bất cứ khi nào ông cảm thấy tuyệt vọng, chán nản, ông đều lấy chiếc hộp ra và hình dung đến con gái bé bỏng yêu thương đang ôm và thơm vào má cha – những nụ hôn trong chiếc hộp ngọt ngào...

Kính thưa ông bà và anh chị em,

Phải chăng, ý nghĩa đầu tiên và sâu sắc nhất của mầu nhiệm Thiên Chúa Giáng Sinh chính là “Chiếc hộp bằng vàng chứa đựng nụ hôn tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta”, đúng như lời khẳng định trong Tin Mừng Thánh Gioan :

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).

Vâng, chúng ta chỉ hiểu được, chỉ chấp nhận được mầu nhiệm Giáng Sinh nầy trong chiều kích TÌNH YÊU, trong ý nghĩa tình yêu.

- Giáng sinh : đó là tình yêu của Thiên Chúa

- Giáng sinh : đó là tình yêu của Thiên Chúa hiện thực trong lịch sử con người.

- Giáng sinh : đó là tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện cách trọn vẹn và hết mình.

- Giáng sinh : đó là cách thế để Thiên Chúa dạy cho con người biết thế nào là yêu thương và phải đáp trả tình yêu dành Ngài và cho nhau phải được thể hiện làm sao.

Thi sĩ linh mục Trăng Thập Tự đã cảm nhận sâu xa ý nghĩa nầy trong bài thơ Tại Sao mà xin được trích ra đây đôi dòng tiêu biểu :

Còn Ngài yêu con, Ngài đã làm người

Để có thể khóc, để có thể cười,

Để có thể chết thay con mà chuộc tội,

Và nhờ đó con hiểu thế nào là tội lỗi,

Thế nào là lòng Chúa thương yêu.

Để con hiểu ra vẽ diễm kiều

Khi được làm người, khi được làm con Thiên Chúa.

Lạy Đấng Cứu Thế, là Trời, là Tạo Hóa,

Chiều nay trên thập giá,

Chúa có ân hận đã làm người?

Con hỏi và con tự trả lời

Khi con đã biết

Ngài yêu là yêu cho đến đời đời kiếp kiếp

Lạy Thượng Đế làm người, lạy Chúa Giêsu

(Trăng Thập tự, “Có ai về Cát Minh”, Bài “Tại Sao”, tr.184-186)

Thiên Chúa vẫn tiếp tục giáng sinh trong thế giới nầy.

Tuy nhiên, trong đêm nay cũng có kẻ sẽ tự nói rằng : Giáng Sinh đó là câu chuyện huyển tưởng của bọn Kitô giáo, có liên hệ gì đến mình đâu.

Không có liên hệ đấy quý vị. Chỉ cần 6 ngày nữa, khi tấm lịch cuối cùng ngày 31 tháng 12 năm 2013 được xé bỏ để bắt đầu tờ lịch mới 1.1.2014, cũng đã nói với quý vị rầng : Ngày sinh của Chúa Giêsu mà hôm nay chúng ta mừng kính đã được chọn làm cột mốc của khởi đầu cho Công lịch. Kể từ năm sinh của Ngài đến hôm nay đã được 2013 năm.

Nhưng điều chúng ta cần dừng lại đó lại là ý nghĩa tâm linh và chiều kích nhân sinh, xã hội mà mầu nhiệm Giáng Sinh mang đến cho con người.

Chúng tại phải trở về với lời Kinh Thánh, đặc biệt sứ điệp Tin Mừng được công bố hôm nay để tìm những chỉ dẫn cho những ý nghía nầy :

Bài Tin mừng Luca, với giọng văn lịch sử mang phong cách Hy lạp, tác giả Luca đã làm bật nổi biến cố Giáng Sinh với những lời và bối cảnh thật ấn tượng : “Trong vùng ấy có những người chăn chiên sống ngoài đồng…bổng sứ thần Chúa trong vinh quang sáng láng hiện ra loan báo rằng : “Anh em đừng sợ. Nầy tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân : là hôm nay, trong thành vua Đa-vít, Đấng Cưứ thế đã giáng sinh…”

Với những lời tiên báo đó, với những sứ điệp vui mừng và hy vọng về một Đấng Cứu thế ra đời đó, quả thật loài người đã tìm được điều gì nơi Đấng Cứu Thế giáng sinh cách đây 2013 năm ?

Thật trái với mong đợi của bao khát vọng trần tục của loài người.

- Thay vì một hoàng tử sinh ra trong gác tía lầu son, Đấng Cứu Thế lại là một em bé sinh ra trong hang lừa máng cỏ.

- Thay vì một Đế vương chấp chính oai phong trên ngai vàng lẫm liệt, Đấng Cứu Thế lại được Chúa Cha giới thiệu với loài người đang khi chen lẫn giữa đám dân đen tụ tập cùng nhau sám hối bên bờ sông Gio-đan.

- Thay vì công bố giữa triều đình oai nghi những đề cương kinh tế chính trị xã hội bài bản, Đấng Cứu thế lại rao giảng một Tin Mừng “Tám Mối Phúc Thật” chỉ thích hợp cho những kẻ nghèo khổ bất hạnh.

- Thay vì chinh phạt với vó ngựa, gươm đao để mở rộng cõi bờ, sát phạt muôn dân, Đấng Cứu thế lại chủ trương “phúc cho ai xây dựng hòa bình, phúc cho ai bị bách hại vì chính đạo...”

- Thay kéo bè kết cánh với những thế lực uy quyền và giàu có, Đấng Cứu thế lại giao du thân mật với những người nghèo, kẻ bất hạnh và chọn lựa những kẻ thất học, dân chài vai u thịt bắp để làm môn sinh và xây dựng. Giáo Hội

- Thay vì đăng quang chấp chánh trên ngai vàng lẫm liệt bắt muôn dân sấp mặt cuối đầu thì Đấng Cứu thế lại chấp nhận một bản án bất công và chịu tử hình Thập Giá, một cái chết dành riêng cho hàng nô lệ, giữa những người tội lỗi…

Và phải chăng, đó chính là ý nghĩa cuối cùng của mùa nhiệm Giáng Sinh, mầu nhiệm EMMANUEL, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

Quả thật, sự xuất hiện và cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế mãi mãi là một thách đố để chúng ta tin nhận, là một huyền nhiệm để chúng ta đi tìm. Nếu hôm nay, chúng ta đến đây, chúng ta cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh nầy, chúng ta tìm kiếm một “Ông Giêsu” chỉ với mục đích là được no cơm ấm áo, chỉ với một ước nguyện là được tiền tài danh vọng và những bảo đảm vật chất, chỉ với một mưu cầu là đạt được những mưu đồ chính trị…thì có lẽ chúng ta sẽ ra về trong thất vọng. Bởi vì Tin Mừng Giáng Sinh, Chân lý của Đức Kitô, con đường nhân sinh của Kitô giáo không đề nghị cho chúng ta những giải pháp trần tục đó, những hứa hẹn vật chất chóng tàn đó. Bởi vì Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài tuyệt đối không phải là một ý thức hệ, một chủ nghĩa, một học thuyết chính trị-kinh tế, cho dù đã có không ít đề nghị, chủ trương Ngài là Nhà Cách mạng vô sản, Ngài là lãnh tụ của thành phần dân nghèo đứng lên đòi quyền giả phóng.... Bởi vì Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay và mãi mãi duy nhất là Đấng Cứu Độ, là Đấng, như lời kinh thánh “ trong Bài đọc 2 vừa được công bố hôm nay “đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta khiến chúng ta thành dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện” (BĐ 2), là Đấng qui tụ nhân loại thành anh em trong gia đình Thiên Chúa để dẫn tất cả vượt qua kiếp sống trần gian tiến về hạnh phúc vĩnh hằng.

Tin và đón nhận Đức Ki-tô đó chính là không ngừng khám phá và gặp gỡ chính Ngài đang hiện diện thật sự trong thế giới nầy, trong nhân loại nầy, đặc biệt, Ngài hiện diện trong những con người bé nhỏ khó nghèo, bị chà đạp, bị tổn thương, bị vất bỏ bên vệ đường xã hội…

Câu chuyện trong kho tàng khôn ngoan của Ấn Độ sau đây đã phần nào diễn tả ý nghĩa nầy :

“Có một vị linh sư Ấn giáo và các môn sinh ngồi quây quần bên một bếp lửa hồng. Sức nóng của than hồng và hơi nóng của từng người làm cho căn phòng ấm hẳn ra….Nhưng bổng chốc, vị linh sư già run lập cập, môi ông bập bẹ không nói ra lời. Các môn sinh lo lắng cho sức khỏe của thầy : “Thưa thầy, chắc thầy yếu trong người, chúng con xin phép được cho thêm củi vào lò sưởi”. Trong cơn thổn thức, vị linh sư già cố gắng nói từng tiếng : “Lửa và sức nóng trong căn phòng nầy quá đủ cho ta…Ta cảm thấy lạnh là bởi vì bên ngoài có một người hành khất đang run lập cập”. Quả thật, đúng như lời của vị thầy, các môn sinh đã mở cửa và nhìn ra ngoài, và họ đã tìm thấy một người hành khất đang rét run vì đói và lạnh….Họ đưa ngươi đó vào trong căn phòng, săn sóc cho anh và từ giây phút ấy, vị linh đạo sư cũng trút bớt nổi rét run của mình...”

Kính thưa cộng đoàn và toàn thể ông bà anh chị em,

Trong năm vừa qua, chúng ta đã ghe biết và chứng kiến bao nhiêu đau thương, tệ nạn liên tiếp xảy ra trong các gia đình Việt Nam chúng ta. Từ vụ xác của chị Lê thị Huyền bị bác sĩ thẩm mỹ Cát Tường ném xuống sống Hồng Hà cho đến hành vi chém và đốt xác người yêu tại Đà Nẵng hay sự kiện người bảo mẫu hành hạ đến chết trẻ em được giao chăm sóc…thì quả thật, sứ điệp Giáng Sinh hôm nay quả thật cần thiết biết bao ! Cần thiết biết bao cuộc nhập thể giáng sinh của Ngôi Lời trong mọi cơ cấu của xã hội để hoán cải , để chữa lành, để phục sinh, như chính lời của Đức Thánh Cha Phanxicô đã cắt nghĩa trong bài huấn dụ trước lễ Giáng Sinh ngày 18.12.2013 tại Quảng trường Rôma :

“Lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu biểu lộ cho thấy Thiên Chúa đã đứng về phía con người một lần cho tất cả, để cứu vớt chúng ta, để nâng chúng ta dậy từ bụi đất của các nỗi bần cùng, khó khăn và tội lỗi của chúng ta. Từ đó phát xuất ra món quà vĩ đại của Hài Nhi Bếtlehem: một năng lực tinh thần giúp chúng ta không chìm sâu trong các mệt nhọc, thất vọng, buồn sầu của chúng ta; bởi vì nó là một năng lực sưởi ấm và biến đổi con tim. Thật thế việc sinh ra của Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta một tin vui: đó là chúng ta được Thiên Chúa yêu thương vô cùng và một cách đặc biệt, và tình yêu này Ngài không chỉ làm cho chúng ta nhận biết, mà còn ban tặng và thông truyền nó cho chúng ta nữa! “

Kính thưa ông bà và anh chị em,

Trong mùa Giáng Sinh nầy chúng ta đã từng nhận được rất nhiều cánh thiệp chúc mừng Giáng Sinh cùng với những lời chúc tốt đẹp, và chắc chắn ai trong chúng ta cũng ước mơ những lời chúc ấy sẽ trở thành hiện thực. Riêng tôi, tôi ước mong anh chị em phải biến cuộc đời mình, gia đình mình, cộng đoàn mình thành Tin Mừng Giáng Sinh, thành một Quà Tặng Sự sống, quà tặng của sự trung thành và hy sinh trong mái ấm gia đình, quà tặng của yêu thương và phục vụ ở giữa cộng đoàn, quà tặng của bác ái vị tha với mọi người chung quanh, quà tặng của bao dung tha thứ dành cho những người ghét ghen đố kỵ và xúc phạm đến mình. Chắc chắn, khi có được những quà tặng như thế, chúng ta sẽ nhận được “chiếc hộp vàng đựng nụ hôn chúc phúc của Chúa Hài Nhi Giêsu”, nụ hôn của niềm vui và an bình, nụ hôn của tin yêu và hạnh phúc hôm nay để dẫn dắt chúng ta đi trót cuộc hành trình dương thế để nhận được nụ hôn của Ba Ngôi Thiên Chúa trong hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi vì, đó chính là lời chúc mà các thiên sứ đã hát lên trong đêm Giáng Sinh đầu tiên ở Bê-lem : ”Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương” ; và đó cũng chính tiêu đích của cuộc Nhập thể - Giáng sinh mà chính Chúa Giêsu đã từng khẳng định : “Ta đến để chúng được sống và sống phong phú”. Amen.

LM. Jos. Trương Đình Hiền
 
Xin Ơn Bình An Ngày Chúa Giáng Sinh
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
11:43 24/12/2013
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”

Các thiên sứ cất lên như thế vào đêm Con Thiên Chúa sinh ra làm người nơi hang cỏ nhỏ bé. Cứ mỗi khi ta nghe một bài hát giáng sinh, trong lòng ta thường cảm thấy một sự bình an nhè nhẹ nhưng sâu thẳm lạ kỳ. Những bài hát ấy làm sống lại trong ta bầu không khí rộn ràng và hân hoan của cả triều thần Thiên Quốc. Chỉ cần tưởng tượng ra những cây thông được trang trí, hay máng cỏ với những ánh đèn lung linh là ta đã cảm thấy có chút gì đó khang khác trong người rồi. Chẳng hiểu vì sao và từ khi nào, việc Con Thiên Chúa hạ giới làm người trong đêm Noel lại gợi nhắc chúng ta về sự bình an, lại mang đến cho chúng ta một sự ấm cúng. Bình an, dường như đó là một mong ước cố tri và sâu thẳm của con người đến độ dường như chúng cứ tự nhiên bộc phát ra mà không cần ý thức. Trong đêm giáng sinh, ta cầu mong cho nhau được bình an, ta cảm nghiệm được sự bình an. Bình an, chứ không phải là một điều gì khác!

Sở dĩ ta mong ước cho mình được bình an, là bởi vì cuộc sống đã mang đến cho ta bao nỗi bất an không thể tả. Cảm giác bất an được thể hiện dưới dạng những nỗi lo lắng phập phồng của kiếp mưu sinh. Vòng xoay của nhân thế cứ lôi kéo ta vào hết chuyện này đến chuyện khác, khiến ta cứ phải chạy theo, một cách điên cuồng và bất chấp. Ít có khi nào ta thấy lòng mình lắng xuống như mặt hồ phẳng lặng, để nghe được bóng liễu lướt qua. Ta bất an là vì trong đầu ta có quá nhiều thứ, những toan tính, những hoạch định, những ước vọng xa xăm, chứ chưa lúc nào ta khoét rỗng tất cả để sống giây phút thực tại trong sự trọn vẹn của nó. Ta luôn phải vận động, luôn hối hả như một guồng máy, chứ không thanh bình như cảnh tượng hang đá mà ta đang chiêm ngưỡng đây.

Đêm Noel, một đêm bình thường như bao đêm khác, nhưng lại trở nên đặc biệt vì có sự hiện diện của Hài Nhi Giêsu. Một sự sống mới vừa chào đời xua tan đi hết tất cả những mệt mỏi của dặm trường xa xôi, của cơn đau sinh nở. Mẹ và Giuse chỉ ngồi đó chiêm ngắm Ngôi Lời vừa giáng sinh. Nhìn Hài Nhi, họ cảm thấy hạnh phúc vô vàn vì biết rằng mình vẫn còn nằm trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Họ biết là mình đang được yêu, và vì thế, họ hạnh phúc. Họ gạt đi hết tất cả những khó khăn đang hiển lộ trước mắt. Lạnh lẽo của mùa đông ư, hôi hám của chuồng bò ư… tất cả giờ đây chẳng còn là điều gì to tát nữa. Nhìn Hài Nhi đang cựa quậy trong chiếc khăn, họ thấy đất trời như kết nối với nhau, họ thấy cả vũ trụ như đang cười sung sướng, họ thấy từng cọng cỏ cũng hân hoan, từng giọt sương cũng bồi hồi hạnh phúc. Hang đá đơn sơ, máng cỏ hôi tanh… chẳng còn là vấn đề nghiêm trọng nữa. Chúng đã hóa Thiên Đường.

Trong đêm Noel, các thiên sứ ca bài ca an bình, là bởi vì những ai có tâm hồn ngay chính nhìn về Hài Nhi sẽ thấy lóe lên một niềm hy vọng khôn tả. Họ thấy nơi đó một Thiên Chúa giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo khó vì họ. Thế nên, những khó khăn về vật chất có còn là điều gì ghê gớm nữa đâu. Thiên Chúa đã vì họ là bỏ đi tất cả, lẽ nào Người chẳng thể lo cho họ bữa cơm no đủ hay sao? Họ thấy Thiên Chúa đã tước bỏ đi vinh quang, thì vì lẽ gì mà mình cứ mãi đắm chìm trong lạc thú hão huyền ấy? Họ thấy Thiên Chúa đã đến trong đời họ, thì tại sao mình còn phải lắng lo? Có Chúa là có tất cả rồi còn gì? Hơn nữa, họ thấy Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời này và cứu thoát họ trong thân phận của một con người, y hệt như họ, chứ không phải là một vị thần xa xôi khuất dạng nào đấy. Vậy nếu Chúa mang trong mình thân phận con người, họ còn lo ngại gì chuyện Chúa không hiểu những nỗi niềm, những khó khăn, những căng thẳng trong đời sống của kiếp con người. Những ai có thiện tâm thì sẽ cảm nghiệm được một niềm hy vọng lớn lao từ trời gửi xuống, rằng dù họ có ở đâu, làm gì, ra sao thì hồng ân của Chúa vẫn che phủ lấy họ, bao bọc họ, giúp họ sống trọn vẹn ơn gọi làm người của mình. Nhờ đó, bao nỗi bất an bị xua tan, và hơi ấm Thiên Đường lan tỏa khắp con người họ.

Mùa giáng sinh năm nay, chúng ta hãy tiếp tục cầu chúc cho nhau được bình an. Không phải là bình an theo kiểu sung túc hay an phận thủ thường, nhưng là bình an của một người hoàn toàn tự do, với niềm hy vọng luôn bừng cháy, vì biết được rằng mình luôn luôn được yêu bởi một Thiên Chúa Tối Cao. Chính tình yêu mới làm cho lòng ta được ấm áp. Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới đảm bảo cho ta một sự an tâm thực thụ và vẹn toàn. Bình an của Thiên Chúa không thể có được bằng tính toán hay mưu toan, càng không đặt trên nền tảng tiền tài danh vọng. Bình an của Thiên Chúa chỉ có thể đến với những ai hoàn toàn đặt hết mọi tín thác vào Chúa, để cho Ngài yêu mình, để cho tình yêu của Ngài đốt cháy con tim mình.
 
Chiêm ngắm Mầu nhiệm Giáng Sinh
Lm Thái Nguyên
11:47 24/12/2013
Chúng ta mừng lễ Chúa Giáng Sinh không chỉ để tưởng niệm một biến cố đã qua hơn 2000 năm nay, hoặc để kỷ niệm ngày sinh của một con người siêu vượt, nhưng là một thực tại phát sinh ơn cứu độ cho tất cả nhân loại chúng ta, đúng như Lời Kinh Thánh: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Những ai tin nhận và yêu mến Ngài thì tràn đầy hy vọng đạt tới chính Thiên Chúa, là niềm vui sự sống muôn đời.

Ai cũng có một khát vọng sâu xa là muốn được tồn tại và hạnh phúc mãi mãi. Người ta đua nhau đi tìm kiếm điều đó nơi các thần tượng, các triết thuyết, các chế độ, các tổ chức xã hội... Nhưng chẳng có thần minh nào, triết thuyết nào, cũng chẳng có tổ chức xã hội hay hệ thống kinh tế nào, hay bất cứ ai có thể ban cho chúng ta điều đó, vì tất cả chỉ là tạm bợ, là hư vô, là những kẻ phải chết.

Chỉ có Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô mới làm cho chúng ta được toại nguyện khát vọng vĩnh cửu đó thôi. Vì thế, những ai chỉ lo đi tìm thỏa mãn vật chất, danh vọng, tiền tài trong cuộc đời này mà quên mất lẽ sống chân thật của mình là chính Thiên Chúa, thì đều là những kẻ chạy theo ảo vọng.

Gốc gác của mỗi người chúng ta là thần linh. Dù tin hay không tin, dù nhận biết hay không nhận biết, thì đó vẫn là sự thật, bởi vì chúng ta được sinh ra từ chính sự sống và tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Và chỉ có Thiên Chúa mới đưa chúng ta trở về cội nguồn là chính Ngài. Chỉ có Ngài mới ban cho chúng ta khả năng hoàn thành một cuộc đời tốt đẹp nhất, và cho chúng ta đạt tới cuộc sống sung mãn nhất. Chính vì vậy mà Thiên Chúa đã làm người, đã sống trọn kiếp người, và trở nên mô mẫu của việc làm người cho mỗi người chúng ta.

Khi chiêm ngắm Mầu Nhiệm Giáng Sinh, ta mới thấy Thiên Chúa yêu thương nhân loại chúng ta sâu thẳm dường nào, và từ đó ta cũng nhận ra thân phận cao cả của mình là con cái Thiên Chúa. Vì yêu thương vô biên, nên Chúa đã chọn bước xuống làm người bé mọn, chọn cha mẹ quê mùa, chọn gia đình vô danh, chọn nơi chốn sinh ra tồi tàn, chọn cuộc sống nghèo hèn, chọn hoàn cảnh bấp bênh, chọn một dân tộc cứng đầu cứng cổ, chọn những môn đệ yếu kém, chọn con đường thập giá, chọn chén đắng ô nhục, và cuối cùng, chọn cái chết bi thảm (x.Pl 2, 6-8).

Có ai được tự do hoàn toàn và quyền năng vô cùng, mà lại lựa chọn cuộc sống như thế không? Chẳng ai làm thế ngoài một mình Thiên Chúa. Thiên Chúa đã chọn làm người như thế, để không ai còn có thể than trách về số phận hay tình cảnh của mình, mà phải nhận ra thân phận Chúa trong chính thân phận mình. Dù cuộc đời mình có gian nan khốn khó nào đi nữa thì cũng là cuộc đời của chính Thiên Chúa đã làm người.

Mầu nhiệm Thiên Chúa làm người cho ta tuyệt đối xác tín rằng: Chúa đã một lần giáng sinh trong cuộc đời ta, Ngài đã bước xuống lòng ta. Từ đó Ngài ở trong ta và âm thầm sống cho ta. Ngài thật sự đảm nhận trọn vẹn cuộc đời ta qua mọi tình trạng và hoàn cảnh. Ngài đã đón nhận và cùng đau cái nỗi đau của ta qua những vấp váp, yếu đuối, trì trệ và thất bại; Ngài đang đón đợi và hoàn thiện hoá từng nổ lực kiên trì vươn lên của bản thân ta trong mọi lúc. Quả thật, chính Chúa đang sống trong ta, và cho ta kinh nghiệm sống trong Chúa.

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở, mời gọi và thúc đẩy ta biết chọn Chúa một cách quyết liệt hơn để hoàn thành sự sống cao cả của mình. Hãy để cho Chúa Giêsu bước vào cuộc đời mình, được cư ngụ trong tâm hồn mình. Hãy để Ngài được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, để chúng ta được trở nên khuôn mặt và tấm lòng của Ngài ở giữa mọi người. Để từ đó ta có thể trao ban Chúa Giêsu cho người khác bằng chính sự hiện diện của mình: một sự hiện diện khiêm hạ và đầy nhân ái yêu thương; một sự hiện diện đem lại bình an, vui mừng và tràn đầy hy vọng cho mọi người chung quanh.
 
Chúa đã làm người
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:24 24/12/2013
LỄ GIÁNG SINH BAN NGÀY
Ga 1, 1-18

CHÚA ĐÃ LÀM NGƯỜI

Hát lên mừng chúa giáng sinh ra đời, một bài ca nổi tiếng của cố nhạc sĩ hải linh đang vang vọng nơi tâm hồn mỗi Kitô hữu. Thánh lễ Giáng sinh ban ngày không còn vẻ xôn xao như lễ ban đêm, nhưng Giáng sinh vẫn là một Lời, một Con trẻ đã hạ sinh cho thế giới, cho chúng ta. Đã từ lâu bài thánh ca nổi tiếng “ Silent Night, Holy Night” , Đêm Thánh Vô Cùng luôn được cất lên trong các Nhà thờ loan báo một Tin Vui, loan báo một Tin Mừng, Hài Nhi Giêsu đã sinh ra để cứu độ nhân loại.

Ngày hôm nay, khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hiểu tình yêu Thiên Chúa cứu độ nhân loại. Con người từ muôn thế hệ luôn cần đến ánh sáng dịu hiền và ấm áp từ chính hang đá nơi Thiên Chúa nhập thể.Đấng Cứu Thế đã nhập thể trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần, đã hoàn toàn khiêm tốn, chấp nhận kiếp sống khó nghèo. Việc Chúa được sinh ra nơi hang đá đêm đông lạnh giá nói lên rằng cuộc đời của Ngài luôn vâng phục Chúa Cha, cuộc đời của Ngài thật mong manh, bị người ta lùng giết ngay khi mới sinh ra. Con Thiên Chúa được sinh ra trong sự vui mừng và cảm tạ, nhưng Ngài cũng bị từ chối ngay nơi những người mà Ngài mong muốn đến cư ngụ.Đi theo các mục đồng, chúng ta nhận ra Hài Nhi Giêsu được Mẹ Maria bọc tã đặt trong máng cỏ. và trong sự khiêm nhượng tuyệt đỉnh của Con Thiên Chúa, chúng ta nhận ra sự giầu sang vô biên của Con Thiên Chúa làm người. Đức Giêsu Kitô trong thân phận nhỏ bé của kiếp sống con người, chúng ta cảm nhận sự bao dung, dấu chỉ hiệp nhất và sự nhân từ Chúa dành cho tất cả nhân loại, cho mỗi con người. Tình yêu của Hài Đồng Giêsu là tình yêu cao vời, tình yêu khôn ví, Ngài không yêu thương con người cách chung chung, nhưng nơi trái tim của Người luôn có chỗ đứng cho mỗi người chúng ta. Bởi vì, Ngôi Lời đã trở nên phàm nhân…Con Thiên Chúa làm người để chúng ta được trở nên anh em với nhau.Chúa đón nhận mọi người. Vì thế, Ngài cũng kêu mời chúng ta mở rộng tâm hồn đón tiếp mọi người. Một nụ cười, một lời an ủi, một cái bắt tay, một sự tế nhị, chúng ta học được sự cao cả của Thiên Chúa trong việc đón nhận anh em.

Chính nơi hang đá, chúng ta nhận ra ý nghĩa của cuộc sống. Các mục đồng xưa khi nghe tiếng hát của các thiên thần và được các thiên thần loan báo, họ đã vội vã đi tới hang đá, họ nhận ra Hài Đồng Giêsu, và rồi khi nhận ra Con Thiên Chúa Giáng Sinh làm người, họ đã vững tin trong cuộc sống. Vì rằng, cuộc sống của các mục đồng rất mong manh, họ sống lang thang với đàn cừu, khắp nơi khắp chốn, không có gì được bảo đảm cả…Nhưng gặp được Giêsu, họ đã vững tin vào cuộc sống, họ đã can đảm lướt thắng những chông gai, thử thách trong cuộc đời này…Các mục đồng nhận ra Chúa Giêsu là tình thương. Ngài là tình yêu cứu độ. Thánh Gioan thánh sử đã không ngại viết với tất cả xác tín của mình :” Thiên Chúa là tình yêu “. Chúa Giêsu chính là tình thương cứu độ mà Thiên Chúa Cha đã trao ban cho nhân loại này. Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài để tất cả những ai tin ở Ngài thì được ơn cứu độ…Lễ Giáng Sinh là lễ của Tình Yêu. Lễ Giáng Sinh là lễ của Ánh Sáng. Tình yêu và Ánh sáng đan quyện lấy nhau để cứu rỗi con người, cứu rỗi chúng ta. Thánh vịnh 97, 3 viết :” Toàn cõi đất này được xem thấy Ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta “.

Ca nhập lễ giới thiệu :” Một trẻ thơ chào đời để cứu ta . Một người con được ban cho nhân loại.Người mang quyền bính ở trên vai. Danh hiệu Ngài là Cố Vấn kỳ diệu “ ( Is 9, 6 ). Con Thiên Chúa Giáng Sinh làm người để ban an bình cho nhân loại. Chính nơi người con này mà chúng nhận ra Tin Mừng. Tin mừng là chính Đức Kitô, nơi Người chúng ta được ơn cứu độ…

Xin mượn lời của René Pageau để kết luận bài suy niệm này :” Hãy để cho chúng ta nhận ra Người; Người cũng sẽ làm cho chúng ta nhận thấy nhau trong tình yêu của Người ! Ước mơ của ta, niềm hy vọng của ta, sự khao khát hạnh phúc, chính Người đang hiện diện trong niềm khát khao của ta, trên Thập giá hay trên bàn thánh ! Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta để chúng ta ngày qua ngày càng trở nên người con yêu dấu, dám mạnh dạn và vững lòng tin loan báo tin Đấng Cứu Độ đến với chúng ta, Đấng hiện hữu và Người sẽ lại đến “.

Xin Chúa Giêsu Hài Đồng đã Giáng Sinh và còn tiếp tục sinh ra nơi tâm hồn chúng ta để qua Ngài chúng ta gặp được chính Chúa nơi anh chị em chúng ta. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Thánh lễ Giáng Sinh ban ngày cho ta những tâm tình gì ?
2.Hài Nhi Giêsu là ai ?
3.ngày nay người ta quan niệm lễ Giáng Sinh thế nào ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Câu chuyện muà Giáng Sinh ở Mỹ: Đức Phanxicô và những giòng sữa ngọt.
Trần Mạnh Trác
15:05 24/12/2013


Nếu chưa hết năm, Đức Giáo Hoàng rất có thể sẽ được tặng thêm vinh dự là Nhân Vật Trong Năm của một vài tờ báo phụ nữ hoặc một vài ấn bản về dinh dưỡng ở Hoa Kỳ.

Chúng ta đều biết Ngài đã được báo Time chọn làm Người cuả Năm 2013, rồi ngay sau đó một tờ báo cổ động cho đồng tính và luôn luôn tìm cách chống đối Giáo Hội là tờ The Advocate cũng chọn Ngài làm Người cuả Năm!

Tờ The Advocate biểu lộ một ý đồ thiếu trong sạch khi họ lợi dụng tên cuả ĐGH để 'chửi xéo' những người mà họ gọi là ' 9 tay Công Giáo cần phải biết nghe theo Giáo Hoàng' trong đó họ liệt kê những nhân vật nổi tiếng cuả Giáo Hội HK như ĐHY Timothy Dolan, ĐGM Thomas Tobin và chủ tịch các đoàn thể Công Giáo ở NY, ông Bill Donohue.

Thảo nào, không có mấy tờ báo khác đã bàn thêm hoặc phụ hoạ cho tờ The Advocate.

Nhưng ngược lại, những lời khen cuả giới phụ nữ thì tỏ ra nghiêm túc và trong sáng, và đã nhận được nhiều hưởng ứng từ hệ thống truyền thông cuả Hoa Kỳ cũng như cuả Anh Quốc.

Kéo dài cả một tuần qua, người ta bàn hết chuyện này qua chuyện khác, lân la đến cả những câu chuyện muà Giáng Sinh, rồi bàn đến việc Đức Mẹ là một bà mẹ nuôi con.

Lời kêu gọi cuả Đức Giáo Hoàng.

Những lời khen ngợi bắt nguồn từ một đọan phỏng vấn cuả ĐGH trên tờ La Stampa cuả Ý. Đoạn văn đó đã được anh Vũ Văn An dịch như sau:

“Với những thực phẩm dư thừa và bị ném đi, ta có thể nuôi sống nhiều người. Nếu ta có khả năng chấm dứt việc hoang phí và bắt đầu tái chế biến thực phẩm, thì nạn đói trên thế giới sẽ giảm đi rất nhiều. Tôi ngỡ ngàng trước con số thống kê cho rằng cả mười ngàn trẻ em chết vì đói mỗi ngày trên khắp thế giới. Hiện có quá nhiều trẻ em đang kêu than vì đói. Trong một buổi yết kiến hôm thứ tư trước đây, có một bà mẹ trẻ đứng phía sau hàng rào cản, tay bồng đứa con sơ sinh chừng vài tháng. Đứa trẻ gào khóc đến lòi con ngươi ra lúc tôi bước qua. Người mẹ vuốt ve em. Tôi nói với bà: thưa bà, tôi nghĩ đứa trẻ đang đói bụng. Bà trả lời: “Vâng, có lẽ đã đến giờ…”. Tôi bảo: “Xin bà cho em thứ gì để ăn đi!”. Bà mắc cỡ và không muốn vạch vú cho con bú ở nơi công cộng, trong khi giáo hoàng đứng đó. Tôi muốn nói với nhân loại cùng một điều ấy: cho người ta thứ gì đó để họ ăn đí! Người đàn bà đó có sữa để cho con mình; chúng ta có đủ thực phẩm trên thế giới để nuôi sống mọi người. Nếu ta chịu làm việc với các tổ chức nhân đạo và có thể nhất trí đừng phí phạm thực phẩm nhưng gửi nó tới những người cần nó, ta đã làm rất nhiều để giúp giải quyết vấn đề đói khát trên thế giới. Tôi muốn nhắc lại với nhân loại điều tôi nói với người đàn bà kia: hãy cho người đói thực phẩm họ cần! Ước chi niềm hy vọng và sự dịu hiền của Ngày Giáng Sinh Chúa sẽ lay tận gốc sự dửng dưng của chúng ta”.

Trong đoạn phỏng vấn trên, Đức Giáo Hoàng kêu gọi mọi người hãy cứu đói và Ngài lấy việc một đưá bé khóc làm thí dụ dẫn chứng. Nhưng khi báo chí Hoa Kỳ thuật lại, thì câu chuyện biến thành là vấn đề 'Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ' và 'tranh đấu cho quyền cuả các bà mẹ được cho con bú'.

-"Đức Giáo Hoàng Phanxicô ủng hộ việc cho con bú ở nơi công cộng" (Pope Francis endorses breastfeeding in public) tờ San Francisco viết.

-"Quan điểm cuả Đức Thánh Cha Phanxicô về việc cho con bú có thể làm bạn ngạc nhiên" (Pope Francis' Stance on Public Breastfeeding Might Surprise You), tờ The Stir viết.

-"Chúa Giêsu hài đồng ăn gì? Đức Thánh Cha hỗ trợ việc cho con bú ở nơi công cộng " (What would baby Jesus eat? Pope supports breast-feeding in public) theo tờ Today.

-"Cho con bú ở nơi công cộng ư? Đức Thánh Cha Phanxicô okay với việc đó" (Breastfeeding in public? Pope Francis is okay with that) The Globe and Mail ở Anh Quốc tuyên bố.

Với giọng điệu có khí sắc tranh đấu hơn, tờ Today viết: " Các bà mẹ ơi, các bà có dám cho con bú trong nhà thờ không?" (Moms, would you breast-feed a baby in church?)

Không bỏ lỡ một cơ hội truyền bá dinh dưỡng, viện Mayo Clinic viết: "Dinh dưỡng cho con bú sữa mẹ: Lời khuyên cho các bà mẹ" ( Mayo Clinic Breast-feeding nutrition: Tips for moms)

Vấn đề cho con bú ở Mỹ.

Người Việt Nam chắc hẳn sẽ ngạc nhiên vì cường độ sôi nổi cuả báo chí Mỹ về việc những bà mẹ cho con bú. Hồi ở Việt Nam tôi chưa từng chứng kiến một câu chuyện bất bình nào về vấn đề đó cả.

Dĩ nhiên các bà mẹ Việt Nam thì rất tế nhị, các bà thường dùng chiếc nón lá mà che cho đưá con rồi thì, rất thoải mái, để cho đứa bé được thoả mãn.

Có lẽ chúng ta nên 'tiếp thị' chiếc nón lá qua bên Mỹ để giúp các bà mẹ cho con bú ở bên đây, có nên chăng?

Trở lại vấn đề, không rõ vì lý do gì (hoặc vì thiếu một phương tiện như chiếc nón lá) mà hình như công luận ở Mỹ chống đối mạnh mẽ việc cho con bú nơi công cộng. Nói là chống đối cho nhẹ nhàng, chứ nếu xét theo lời tường thuật cuả báo chí thì phải nói là người ta 'đàn áp' các bà mẹ.

-Tờ San Francisco Gate mô tả như thế này:

"Nhiều vị thẩm phán đã cấm phụ nữ không được làm việc đó tại tòa. Tài xế xe buýt đã yêu cầu hành khách phải che đậy trong khi làm việc đó hoặc phải xuống xe. Một Mục sư đã gọi một phụ nữ là vũ nữ thoát y khi cô ta làm việc đó trong nhà thờ.

Trong thập kỷ qua đã có đầy dẫy những tin tức với những câu chuyện dọa nạt các bà mẹ nuôi con trước công chúng.

Bây giờ, những người ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể vui mừng. Đức Thánh Cha Phanxicô, Nhân vật trong năm của báo Time, đã hỗ trợ việc cho con bú và Ngài tỏ ra không bận tâm nếu bạn làm điều đó ở nơi công cộng. Amen."


-Tờ The Huffington Post viết:

Ở Texas, một phụ nữ (cô Lucy Eades) đã bị yêu cầu phải che đậy trong khi tìm cách nuôi đứa con tại một trung tâm giải trí. Ở New York tháng 7 vừa qua một phụ nữ khác đã bị cảnh sát gán cho tội làm khủng bố.

-Những việc 'khủng bố' chống lại các bà mẹ cho con bú như vậy đã gây ra một vài biểu tình phản đối:

Tháng Tám vừa qua tại Knoxville, Tennessee, quản lý cuả nhà hàng Chick-fil-A đã rầy rà một bà mẹ cho con bú trong tiệm, thế là 25 bà mẹ khác lập tức rủ nhau đến chiếm tiệm và cho con bú tại trận.

Tại phi trường Baltimore-Washington International Airport một phụ nữ đã bị giữ lại không cho lên máy bay vì cho con bú đã gây ra một cuộc phản đối ầm ĩ cuả những bà mẹ cho con bú trước hãng American Airlines.

-Những hồ sơ ở toà án thì đầy dẫy những câu chuyện về các bà mẹ cho con bú:

Tại một phòng xử ở Connecticut, cô Danielle Gendron 25 tuổi đã bị tống cổ ra khỏi phòng khi cô kín đáo nuôi đứa con trai 3 tháng, cô kể lại cho đài truyền hình WTNH:

"Khi bà cảnh sát ra dấu hiệu, tôi tự nghĩ 'Chắc không phải là tôi đâu,' vì vậy tôi không để ý lắm, và nhìn quanh để xem bà ấy ra hiệu cho ai, thế là bà ấy quát lên, ' Ra ngoài ngay,' " cô Gendron cho biết phận sự cuả cô là làm nhân chứng tại toà và cô đã phải bỏ việc ngày thứ Tư để đến. " Nó làm cho bạn xấu hổ, thật là khủng khiếp."

Sau khi đài WTNH tường thuật sự việc, tòa án đã ngỏ lời xin lỗi.

Nhưng ở Missouri thì khác, toà đã phạt cô Laura Trickle về tội "cố ý và khinh xuất trong nhiệm vụ làm bồi thẩm với đứa con của mình. "

Vào tháng Mười, cô Laura Trickle đã bị phạt tội khinh thường tòa án khi cho đứa con trai bú trong khi trình diện làm bồi thẩm đoàn. Cô giải thích vì không tìm được ai chăm sóc cho đứa trẻ. Nhưng quan toà nói rằng ông bị ràng buộc bởi pháp luật, vì không có điều lệ nào miễn trừ cho các bà mẹ cho con bú cả.

Giải thích về các việc như thế, nữ luật sư Jake Marcus ở Philadelphia cho biết mỗi một sự cố cuả việc cho con bú là một trường hợp riêng biệt vì " Các phòng xử không nhất thiết phải có một phòng dành cho những việc riêng tư, và pháp luật (Cho phép cho con bú nơi công cộng) không áp dụng ở mọi nơi." Cô Marcus giải thích thêm "Do đó phòng xử là lãnh địa riêng cuả vị quan toà. Nếu ông ta muốn mọi người mặc áo màu xanh, thì tất cả mọi người phải mặc áo xanh. "

Nói chung, cô Marcus thấy còn thiếu sự nhận thức quanh việc cho con bú, cần phải thay đổi dư luận, và cần giáo dục về pháp luật. Nhưng có luật không thôi thì chưa đủ, cô lưu ý, vì chỉ có một số luật ở một số ít tiểu bang - như Connecticut, Vermont và New Jersey -, có nghĩa là trong hầu hết các tiểu bang khác, không có gì cản trở những hành động chống lại những bà mẹ cho con bú.

"Quấy rầy là một vấn đề lớn", cô Marcus nhấn mạnh. " Không chỉ vì hồ sơ về những sự quấy rầy đã là một con số rất lớn, nhưng còn là vì hiệu ứng làm cho những phụ nữ muốn cho con bú ở nơi công cộng phải lo sợ. Nó tác động như một thứ răn đe. "

Bà Marsha Walker, giám đốc điều hành cuả Liên Minh Quốc Gia ủng Hộ việc cho con bú (National Alliance for Breastfeeding Advocacy) tóm tắt ý kiến cuả liên minh về vấn đề như sau:

"Chủ yếu thì đây là là một vấn đề về nhận thức...Chúng ta cần phải giúp công chúng hiểu rằng đó là một phương tiện để nuôi con - chứ không phải là khiêu dâm, và sẽ không gây ô nhiễm cho các hồ bơi tại địa phương," bà có ý đề cập đến một vài nỗi lo sợ vẩn vơ mà bà mới được nghe gần đây. Cuối cùng thì, bà nói, "việc cho con bú nên được thực hiện một cách kín đáo, vì mọi người vẫn không quen nhìn thấy như vậy ở nơi công cộng."

Hiệu ứng Phanxicô về vấn đề cho con bú.

Đức Giáo Hoàng tuy không có ý dính líu đến cuộc 'tranh đấu cho con bú' ở Hoa Kỳ, nhưng hiệu ứng cuả lời Ngài thì to lớn.

-Tờ báo TODAY viết:

"Hỡi những người ủng hộ việc cho con bú nơi công cộng, các bạn đang có một người bạn ở nơi cao. Vatican" ("Supporters of public breast-feeding, you've got a friend in high places: The Vatican.")

-Tờ báo Parenting chuyên về việc nuôi con cái viết:

"Những ai mà còn coi việc cho con bú nơi công cộng là một dấu hiệu cuả tình dục đáng xấu hổ thì nên có vài lời với Đức Thánh Cha Phanxicô."

-Tờ bích báo Yahoo Shine thuật lại lời bà Marsha Walker, giám đốc điều hành cuả Liên Minh Quốc Gia ủng Hộ việc cho con bú như sau:"Đó là một lời tuyên bố đầy uy quyền cho bất cứ phụ nữ nào đã từng bị kết án vì nuôi con ở nơi và lúc mà cô ấy thích. Về bản chất, những gì Ngài (ĐGH) đã làm là bình thường hóa việc cho con bú", bà Walker nói thêm "Và lời nói ấy có lẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều những chiến dịch mà chúng tôi đã làm và những cuộc 'thập tự chinh' mà chúng tôi đang thực hiện."

-The Stir với một giọng văn hài hước viết:

"Chuá ôi, đến từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô lận, các bà mẹ cho con bú vừa nhận được một món quà từ trên rất cao. Vậy thì hãy quên đi những ngôi sao nổi tiếng đã được khen ngợi không tiếc lời vì đã cho những tay săn ảnh chụp hình với những đưá con sơ sinh, vì đã có một cổ động viên mới mà lại có một tầm vóc to lớn che khuất tất cả mọi người khác. Bạn đã nghe nói về Đức Phanxicô chưa?"

"Vị Giáo Hoàng còn tương đối mới mẻ này đã một lần nữa chứng tỏ mình thực sự là một vị giáo hoàng của người dân, và lần này người dân của Ngài chính là tất cả các bà mẹ cho con bú, là những người chưa từng được tôn trọng. 'Đấng tôn nghiêm' (His eminence) có thể vừa giải quyết xong cuộc tranh luận giữa hai giá trị dinh dưỡng và vấn đề khiêu dâm mỗi khi có một bà mẹ vắt sữa ra để nuôi con trước công chúng."

-Bà Jeanne Sager cuả báo Parenting phụ hoạ thêm:

"Mèng đéc ơi (Ahem!)Qúi bà đã nghe thấy không, hỡi những mệnh phụ đoan trang cuả thế giới? Một người đàn ông độc thân có cái tai 'gần cận thế này' (thisclose) với Thiên Chúa mà lại không có một vấn đề gì khi nhìn thấy một người mẹ cho con bú. Vị chí thánh của các vị thánh trên THẾ GIỚI đã không thấy là khiêu dâm khi Ngài nhìn thấy một em bé bú mẹ! Ngài chỉ nhìn thấy một đứa trẻ đang đói. .. và bà mẹ đáp ứng tiếng khóc cuả đứa con."

-Hàng ngàn người sử dụng Twitter đã tỏ lộ sự vui sướng cao độ, ngả mũ chào ngưỡng mộ và gọi Đức Giáo Hoàng là "tuyệt vời" và "cao quí."

-Còn bà Denene Millner, báo Parenting, thêm vào một ước mơ như sau:

"Tôi hối tiếc đã không đề cập đến việc cho con bú cuả mẹ tôi trong lúc đọc điếu văn trong lể an táng cuả bà..."

"Tôi không chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô có ảnh hưởng gì không tới Giáo Hội Baptist hay với những người ngoại đạo và bất cứ những ai ở giữa hai thái cực đó," bà viết. "Nhưng tôi biết rằng tôi đang theo dõi khít khao anh chàng này (this dude) - vì lập trường về đồng tính luyến ái, phá thai, nghèo đói và bây giờ, quyền cuả một người mẹ có thể nuôi con mình theo yêu cầu, bất cứ nơi nào mà đứa trẻ đòi hỏi. "

"Cứ tiến lên đi, hỡi Đức Thánh Cha Phanxicô. "

Việc nuôi con bằng sữa mẹ qua truyền thống Công Giáo.



David Gibson, một nhà văn và đạo diễn phim Công Giáo từng đoạt nhiều giải thưởng, là tác giả cuả cuốn tiểu sử mới nhất của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã giải thích vấn đề này trên quan điểm tôn giáo như sau:

" Vậy thì Đức Phanxicô ủng hộ việc cho con bú ở nơi công cộng ! Điều đó chắc chắn sẽ làm ấm lòng những người phụ nữ đang cổ động cho việc nuôi con bằng sữa mẹ và sẽ làm cau mày một vài vị bảo thủ truyền thống ", David Gibson viết trên báo Religion News Service. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng những ý nghĩ của Đức Giáo Hoàng hoàn toàn phù hợp với truyền thống Công Giáo.

" Biểu tượng đầu tiên của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại là Chúa Giêsu hài đồng bú mẹ là Đức Maria, " Gibson viết.

Nhiều người đề cập đến việc Đức Giáo Hoàng nói về những đứa trẻ bú mẹ là một bằng chứng của một tư tưởng tươi mới hơn, ​​tiến bộ hơn, nhưng thực sự mối quan hệ của Giáo Hội và việc cho con bú đã có từ thời cổ đại. Đức Giáo Hoàng dường như chỉ nhắc lại một truyền thống đã có sẵn hơn là trình bày một cái gì đó mới.

Nhìn lại thời Trung Cổ, hình ảnh của một em bé Giêsu bú Đức Maria là biểu tượng được công nhận rộng rãi nhất.

Ông David Gibson nói rằng sự phát minh ra máy in đã 'nhục dục hoá' bộ ngực của phụ nữ. (Xin xem note *) Hình ảnh của một Đức Mary để lộ ngực trần trở thành điều cấm kỵ và theo thời gian, Gibson nói, chỉ còn cảnh đóng đinh là biểu tượng chính của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại, thay thế biểu tượng cho con bú. Bây giờ có vẻ như Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể mang lại những hình ảnh cho con bú cuả Đức Maria trở lại.

Bài viết cuả Gibson có thể đã đánh trúng vào một nốt nhạc âm hưởng cao:

-Bà Mandy Velez phụ hoạ trên tờ The Huffington Post:

Những người đây đó tin rằng họ đang thực thi một khái niệm về đức "khiêm tốn" thì thực sự lại đang hành động chống lại truyền thống. Sự thay đổi văn hóa làm cho bộ ngực trở thành đối tượng tình dục chỉ mới xuất hiện gần đây mà thôi, trong nhiều thế kỷ trước những hình ảnh của Đức Maria cho con bú được coi là thiêng liêng với các tín hữu. Đức Maria cho con bú đã được vẽ trong nhiều bối cảnh, và đã có những " phép lạ cuả sữa " (Xin xem note **) và " đền thánh sữa " nở rộ trong thế giới Kitô giáo.

- Bà Denene Miller cuả báo Parenting viết trên mục My Brown Baby, tuy không phải là người Công Giáo, bà ấy viết:

"Thành thật mà nói, tôi muốn nhà thờ Baptist của tôi cũng có một mức độ suy nghĩ sâu sắc như thế. Khi đưá con gái cuả tôi còn bé tôi đã cho nó bú", bà viết. "Mỗi ngày Chúa Nhật trước khi vào ghế nhà thờ, tôi đã phải lo liệu cho đưá con được no bụng trước khi buổi lễ bắt đầu, nhưng sau đó tôi vẫn luôn luôn cảm thấy lo lắng khi thấy nó bắt đầu cựa quạy. "

"Tin tức về việc Giáo Hoàng khuyến khích các bà mẹ cho con bú ở nơi công cộng có thể làm cho tôi thăm viếng một nhà thờ Công Giáo gần bên một vài lần..."

-Phản ứng về bài viết cuả Gibson, một phụ nữ tên là Audrey đã tâm sự: "Là một người mẹ cho con bú và không Công Giáo nhưng kết hôn trong một gia đình Công Giáo, bài viết này đã đặt một nụ cười trên khuôn mặt của tôi. .. có lẽ tôi sẽ đi lễ."

-Báo The New York Times trong mục Motherlode lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng đã không né tránh những phụ nữ đang cho con bú, Ngài từng hôn một em bé ngay bên cạnh một em bé khác đang bú sữa mẹ.

"Tôi thường cho con bú khi đi lễ", một bà tên là Gloria viết ý kiến với Motherlode. "Tôi luôn luôn kín đáo. .. đứa con tôi sẽ luôn luôn trôi vào giấc ngủ và tôi sau đó có thể tham dự đầy đủ trong việc cử hành Thánh Lễ. Thật là tuyệt vời khi được nghe Đức Giáo Hoàng xác nhận sự tương tác tự nhiên của con người, giữa mẹ và con."

...



Bài viết cuả ông Gibson cũng gây ra một hoạt động khá rộn ràng trên Mạng, nhiều người tra hỏi về những hình ảnh cổ xưa cuả Đức Mẹ nuôi Chuá Hài đồng. Đã có nhiều hình ảnh được loan truyền rộng rãi, từ những hoạ sĩ vô danh cho đến những bậc thầy như Leonardo Da Vinci.

Theo thói tục thời Trung Cổ thì bậc giàu sang thường thuê các bà vú (wetnurses) để nuôi con cho nên những hình ảnh mô tả Đức Mẹ nuôi Chuá Hài Đồng thường được vẽ theo mô hình Đức Mẹ Khiêm Cung (Madonna of Humility) với quần áo bình dân thay vì những hình ảnh lộng lẫy cuả mô hình Đức Mẹ Đăng Quang (Coronation of the Virgin).

Nhân dịp Giáng Sinh, thiết tưởng không có gì làm vinh danh cho một người Mẹ đã mang Chuá Cứu Thế đến với Nhân Loại bằng cách tôn vinh những giòng sữa ngọt của Mẹ Maria.

Và như thế cũng là vinh danh thiên chức làm mẹ cuả tất cả các bà mẹ trần thế.

Kính chúc mọi bà mẹ một muà Giáng Sinh đầy ơn phúc.

Note:

* Công đồng Trento giữa thế kỷ 16 bài bác các loại ảnh tượng khoả thân, do đó loại 'Madonna Lactans iconography' ('Hình ảnh Đức Mẹ cho con bú') từ từ bị cất giấu đi.

** Có một sự tích về thánh Bernard được Đức Mẹ nhỏ sữa vào miệng cứu sống.
 
Thánh lễ Vọng Giáng Sinh tại Bethlehem nơi Ngôi Hai Con Chúa xuống thế làm người
VietCatholic Network
20:15 24/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Bethlehem, hay Bêlem (Tiếng Ả rập بيت لحم, Tiếng Hêbrơ: בית לחם, Tiếng Hy Lạp: Βηθλεέμ) có nghĩa là ‘nhà bánh’, là một thành phố nằm ở Tây Ngạn sông Jordan, cách Giêrusalem 10 km về phía Nam. Thành phố Bethlehem nằm ở độ cao 765 m trên mặt biển, tức là cao hơn Giêrusalem 30m.

Bêlem là thành phố có ý nghĩa quan trọng đối với Kitô Giáo vì đây chính là nơi Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Đây cũng là nơi cộng đoàn Công Giáo tại Thánh Địa tập trung đông đảo nhất. Thành phố này cũng có ý nghĩa đối với Do Thái Giáo vì ở ngoại ô thành phố có mộ bà Rachel, là vợ ông Giacóp, người đã qua đời khi sinh Ben Giamin.

Thành phố Bêlem cũng bao gồm hai thị trấn nhỏ là Beit Jala và Beit Sahour. Beit Jala là nơi tập trung các cơ sở giáo dục Kitô Giáo như trường thần học Chính Thống Giáo Nga, chủng viện Công Giáo Nghi Lễ La Tinh, trường đại học Talitha Kumi của Tin Lành Luther. Beit Sahour là nơi theo truyền thống Thiên Thần đã hiện ra báo cho các mục đồng Chúa đã xuống thế làm người.

Trung tâm của thành phố Bêlem là nhà thờ Giáng Sinh được đại đế Constantine (272-337) xây dựng vào năm 330 trên hang đá nơi Chúa giáng sinh. Đây có lẽ là ngôi nhà thờ cổ nhất trên thế giới mà vẫn còn tồn tại cho đến nay. Gần đó, là trường Đại Học Bethlehem của Giáo Hội Công Giáo.

Nghị quyết năm 1947 của Liên Hiệp Quốc xếp Bêlem vào khu vực quản trị đặc biệt của Liên Hiệp Quốc chung với Giêrusalem. Tuy nhiên năm 1948, Jordan chiếm Bêlem trong cuộc chiến với Do Thái. Trong cuộc chiến này làn sóng người tản cư ập vào Bêlem đã làm thay đổi sâu xa cấu trúc dân cư tại đây. Từ một thành phố đa số dân là Kitô Giáo, Bêlem biến dần thành một thành phố Hồi Giáo!

Jordan chiếm giữ thành phố này cho đến năm 1967 khi quân Do Thái tái chiếm cùng với toàn bộ vùng Tây Ngạn. Trong suốt thời gian này, người ta chứng kiến cảnh người Kitô hữu lũ lượt ra đi và người Hồi Giáo ùn ùn kéo tới.

Ngày 21/12/1995, Bêlem trở thành một phần lãnh thổ dưới sự kiểm soát hoàn toàn của của nhà nước Palestine. Giờ đây, Bêlem có 40,000 dân. Trong đó, Kitô hữu chỉ chiếm 12%. Tuy nhiên, theo các công ước quốc tế, thị trưởng Bêlem phải là người Kitô hữu và người Kitô Giáo phải chiếm đa số trong Hội Đồng Thành Phố.

Các lễ nghi do Đức Thượng Phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal chủ sự theo một chương trình đã có từ nhiều thập niên qua. Chiều 24 tháng 12 Đức Thượng Phụ được các hướng đạo sinh và dân chúng tiếp đón khi đến Bethlehem, và ngài chủ sự buổi hát Kinh Chiều Thứ Nhất trọng thể trong đền thờ Giáng Sinh. Sau đó Đức thượng Phụ chủ sự buổi rước kiệu xuống Hang Đá, xông hương nơi Chúa Giêsu đã sinh ra, và bàn thờ Ba Vua, rồi đi ngang qua các hang dưới lòng đất có các bàn thờ kính Thánh Giuse, các Thánh Anh Hài, rồi lên nhà thờ thánh nữ Catarina ở bên cạnh.

Sau đó có giờ Kinh Phụng Vụ các bài đọc và Thánh Lễ nửa đêm. Tham dự thánh lễ do Đức Thượng Phụ cử hành, có tổng thống Abu Mazen, bà thị trưởng Bethlehem Vera Baboun và các vị lãnh đạo chính trị xã hội, cùng với các vị lãnh sự các nước Italia, Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ và hơn 1.500 tín hữu. Sau thánh lễ tượng Chúa Hài Đồng được rước xuống Hang Đá Giáng Sinh và được đặt ở đây cho tới ngày mùng 6 tháng Giêng, rồi sau đó được rước trở lại nhà thờ thánh nữ Catarina.
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ Đêm Vọng Giáng Sinh
J.B. Đặng Minh An dịch
22:53 24/12/2013
Lúc 9h30 tối thứ Ba 24 tháng 12, 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Vọng Giáng Sinh đầu tiên với tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô.

Dưới đây là bài giảng của ngài trong thánh lễ:


1. " Dân tộc bước đi trong tăm tối đã thấy xuất hiện luồng sáng lớn" (Is 9:1)

Lời tiên tri này của Isaiah không ngừng làm thổn thức con tim chúng ta, đặc biệt khi chúng ta nghe công bố lời ấy trong phụng vụ Đêm Giáng Sinh. Đây không chỉ là một cảm xúc. Nó lay động chúng ta bởi vì nó nói lên thực tại sâu sắc về chúng ta – đó là một dân tộc đang tiến bước; và về tất cả những gì xung quanh chúng ta - và cả trong chúng ta nữa – đó là bóng tối và ánh sáng. Trong đêm nay, khi bóng tối vẫn đè nặng trên thế giới, đã diễn ra một sự kiện luôn luôn làm kinh ngạc chúng ta: dân tộc bước đi trong tăm tối đã thấy xuất hiện luồng sáng lớn. Một ánh sáng làm cho chúng ta phải suy tư về mầu nhiệm này: mầu nhiệm của bước đi và nhìn thấy.

Bước đi. Động từ này làm cho chúng ta suy nghĩ về quá trình lịch sử, đó là cuộc hành trình dài, là lịch sử ơn cứu độ, khởi đi với Abraham, tổ phụ của chúng ta trong đức tin, là người mà một ngày kia Chúa đã kêu gọi ông ra đi, rời khỏi đất nước mình để tiến về miền đất hứa mà Ngài sẽ chỉ cho ông. Kể từ đó, căn tính Kitô hữu của chúng ta đã luôn luôn là một dân tộc đang hành hương về miền đất hứa. Lịch sử này đã luôn luôn được Chúa đồng hành! Ngài luôn trung thành với giao ước và những lời hứa của mình. "Thiên Chúa là ánh sáng, và trong Ngài chẳng hề có sự tối tăm nào cả" (1 Ga 1:5). Tuy nhiên, trên một phần của dân tộc luôn có những thời khắc của cả ánh sáng lẫn bóng tối, lòng trung thành lẫn sự bất trung, sự vâng lời, và những cuộc nổi loạn; những khoảng khắc của một người hành hương và những thời gian của một người trôi dạt.

Lịch sử cá nhân của mỗi người chúng ta cũng vậy, có cả những khoảnh khắc tươi sáng lẫn những thời điểm chập chùng tối tăm, cả ánh sáng lẫn bóng tối. Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta, chúng ta đi trong ánh sáng, nhưng nếu con tim chúng ta đóng lại, nếu chúng ta bị chi phối bởi niềm tự hào, sự lừa dối, vụ lợi, thì khi đó màn đêm buông xuống trong chúng ta và xung quanh chúng ta. "Thánh Gioan Tông Đồ viết: bất cứ ai ghét anh em mình thì đang trong bóng tối, người ấy bước đi trong bóng tối, và không biết con đường nào để đi, bởi vì bóng tối đã làm mù mắt người ấy" (1 Ga 2:11).

2. Đêm nay lời loan báo của Thánh Tông Đồ vang lên như sự bùng nổ của ánh sáng huy hoàng: "Ân sủng của Thiên Chúa đã được mạc khải, và làm cho ơn cứu rỗi nên một khả thể cho toàn thể nhân loại" ( Tit 2:11).

Ân sủng đã được mạc khải trong thế giới của chúng ta là Chúa Giêsu, được sinh hạ bởi Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là người thật và là Thiên Chúa thật. Ngài đã đi vào lịch sử của chúng ta, đã chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta. Ngài đã đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng tối và ban cho chúng ta ánh sáng. Nơi Ngài, Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta ân sủng, lòng thương xót và tình yêu dịu dàng của Chúa Cha: Chúa Giêsu là tình yêu nhập thể. Ngài không chỉ đơn giản là một thầy dạy về trí tuệ, Ngài không phải là một lý tưởng cao vời mà chúng ta cố gắng vươn tới trong khi biết rằng chúng ta vô phương đạt đến gần lý tưởng ấy. Ngài là ý nghĩa của cuộc sống và lịch sử, là người dựng lều đóng trại giữa chúng ta.

3. Các mục đồng là những người đầu tiên nhìn thấy "lều" này, và nhận được tin báo Chúa Giêsu giáng sinh. Họ là những người đầu tiên bởi vì họ là những người sau rốt, những kẻ bị bỏ rơi. Và họ là những người đầu tiên bởi vì họ đã tỉnh táo, đã tỉnh thức trong đêm trong khi bảo vệ đàn gia súc của họ. Cùng với họ, chúng ta hãy dừng lại trước Hài Nhi, chúng ta hãy ngưng lại trong im lặng. Cùng với họ, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì đã ban Chúa Giêsu cho chúng ta, và với họ chúng ta hãy cất lên từ sâu thẳm tâm hồn chúng ta những lời ca khen lòng trung tín của Ngài: Chúng ta chúc tụng Chúa là Thiên Chúa cực cao cực trọng, Đấng đã hạ mình vì ơn ích của chúng ta. Chúa vĩ đại dường bao, đã làm mình nhỏ lại, Chúa cao sang biết bao nhưng đã hạ mình nghèo khó, Chúa quyền phép vô cùng nhưng đã hạ mình thành hài nhi dễ bị tổn thương.

Đêm nay chúng ta hãy chia sẻ niềm vui của Tin Mừng: đó là Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Con Một của Ngài để chúng ta là anh em với nhau, là ánh sáng trong bóng tối của chúng ta. Chúa lặp đi lặp lại với chúng ta: " Đừng sợ ! " (Lc 2:10). Và tôi cũng xin được nhắc lại: Đừng sợ! Cha của chúng ta rất kiên nhẫn, Ngài yêu thương chúng ta, và ban Chúa Giêsu cho chúng ta để hướng dẫn chúng ta trên con đường dẫn đến miền đất hứa. Chúa Giêsu là ánh sáng xua tan bóng tối. Ngài là hòa bình của chúng ta. Amen.
 
ĐTC Phanxicô thăm và chúc mừng Giáng Sinh ĐGH danh dự Bênêđíctô thứ 16
Đặng Tự Do
23:41 24/12/2013
Hôm thứ Hai 23 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến tu viện Mater Ecclesiae – Mẹ Giáo Hội - nơi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đang nghỉ hưu để thăm viếng và chúc mừng Giáng Sinh.

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nhìn khỏe mạnh và linh hoạt. Ngài dùng một cây gậy màu đen trong việc di chuyển. Ngài đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại ngưỡng cửa.

Khi bắt tay chào Đức Giáo Hoàng danh dự, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

- Rất vui trông thấy ngài rất khoẻ mạnh.

Cả hai vị bước vào nhà nguyện Mater Ecclesiae và đứng cầu nguyện trong ít lâu.

Sau cuộc trò chuyện kéo dài khoảng 30 phút, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các nữ tu đang giúp đỡ chăm sóc cho Đức Thánh Cha Bênêđictô 16.

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô từ biệt, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tiễn ngài ra tận cửa và hứa cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Thành GP. Vinh : Giáng Sinh cho người nghèo
Tân Thành
09:46 24/12/2013
Sáng ngày 7/12 vừa qua, cha Phêrô Nguyễn Phương Hướng đã tổ chức khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho gần 800 bệnh nhân gồm cả giáo dân và lương dân.

Phần lớn các bệnh nhân vùng nông thôn là những người có hoàn cảnh khó khăn. Chất lượng cuộc sống quá thấp đã dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu, ốm đau bệnh tật xấy ra thường xuyên.

Xem Hình

Tân Thành là một giáo xứ thuộc vùng nông thôn nghèo, tỉ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp, suy gan, suy thận... rất phổ biến. Trong hoàn cảnh đó, Cha Phêrô đã hướng việc mừng Giáng Sinh năm nay cho người nghèo nhiều hơn. Đây là một việc làm thể hiện rõ nét bác ái Kitô giáo và phản ảnh tính thiết thực nhất của việc mừng Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh. Có thể nói ý nghĩa căn bản của Chúa Giáng Sinh là vì người nghèo và cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật... “Phúc Âm kêu gọi Kitô hữu phải quan tâm đến nhu cầu của người nghèo trước hết. Một xã hội có luân lý là một xã hội đối xử tốt với người nghèo. Bất cứ đâu có sự bất công, người Kitô đều được kêu gọi để chống với sự bất công ấy. Người thiếu thốn nhiều thì cần được đáp ứng nhiều” (GHXHCG).

Tổng kinh phí cho đợt khám, tư vấn, cấp phát thuốc là hơn 50 triệu đồng. Với đội ngũ 13 y bác sĩ, chủ yếu là công chức Công Giáo Hà Tĩnh, chia làm 10 phòng khám, 1 phòng siêu âm, 2 bàn tiếp đón bệnh nhân, 1 phòng nhận đơn, hướng dẫn và phát thuốc; kết quả: siêu âm và chẩn bệnh cho 120 bệnh nhân; khám và phát thuốc cho hơn 650 bệnh nhân.

Tân Thành
 
Khai mạc triển lãm Mỹ thuật Giáng Sinh 2013
Dominiart
11:14 24/12/2013
SAIGÒN - Và lúc 18 giờ 30 ngày thứ bảy, 21/12/2013. Giáo xứ Đa Minh Ba Chuông & Ban Mỹ Thuật Đa Minh, đả khai mạc triển lãm mỷ thuật mừng đại lể Giáng Sinh 2013 với chủ đề: “ Lời Ngỏ Tình Yêu” nhằm mục đích gây quỹ từ thiện “ Đêm Đông Không Nhà lần V”.

Hình ảnh

Cuộc triển lãm được sự động viên và khích lệ của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước chủ tịch Ũy Ban Truyền Thông Xả Hội- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Tổng thư ký Ũy Ban Nghệ Thuật Thánh – HĐGMVN, Cha Giuse Ngô Sĩ Đình, Giám Tình Dòng Đa Minh VN, Cha Micae Nguyễn Văn Bắc, chánh xứ Đa Minh Ba Chuông, Cha Giuse Phạm Hưng Thịnh, Linh Hướng Mỹ Thuật Đa Minh, Cha Px Đào Trung Hiệu, Linh Mục Đồng Hành Mỹ Thuật Đa Minh. Cùng quý tu sĩ nam nữ, anh em nghệ sĩ từ mọi miền đất nước về tham dự lể khai mạc.



Đặc biệt triển lãm “ Đêm Đông Không Nhà lần V”, đã lập nên một sự kiên xưa nay chưa từng có là quy tụ được nhiều tấm lòng nhân ái và tài năng của các nghệ sĩ từ Huế vào như Họa sĩ Nguyễn Tuấn, Hs Nguyễn Đăng Sơn, Hs Đặng Mậu Triết, Hs Đặng Mậu Tựu, Chủ Tịch Hội Văn Học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế. Từ Hà Nội vào Hs Minh Huyền, Hs Pana Tun. Đồng bằng sông Cữu Long, Hs Lê Triều Điễn chủ nhiệm câu Lạc Bộ Mekongart, v. v......đả tham gia 114 tác phẩm Hội Họa, Điêu Khắc cùa 53 tác giả.

Để động viên và khích lệ tinh thần anh em Mỹ Thuật Đa Minh, Đức Cha Chủ tịch Ũy Ban Truyền Thông Xã Hội đả ủng hộ và chọn tác phẩm “ Giáng Sinh” của Họa sĩ Lê Hiếu, và một nhà nhà sưu tập đả mua 1 tác phẩm “Hoa Hướng Dương” của Họa sĩ Minh Duy.



Lời Ngõ Tình Yêu là một mầu nhiệm, Lảm cho mổi người chúng ta cảm nghiệm từ sâu thẵm của lòng mình một cảm giác “ Tưởng chừng như ôm trọn yêu thương – rồi bổng nhiên biến mất như chưa từng tồn tại” Thật vậy cuộc sống này vốn dĩ là phù vân và vô nghĩa. Nhung qua cuộc sống Thiên Chúa đả làm cho nó có ý nghĩa với mầu nhiệm Giáng Sinh. Và hôm nay Tình Yêu đả Giáng Sinh qua Lời Ngõ Tình Yêu.
 
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn mừng Chúa Giáng Sinh
Anmai. CSsR
11:02 24/12/2013
Rực rỡ đèn hoa và ánh sáng rực rỡ, bầu khí Giáng Sinh đã về muôn nơi, cách riêng nơi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Từ nhiều ngày trước, thầy Phòng Thánh và nhiều cộng tác viên đã dốc công dốc sức để trang trí cho Đại Lễ Giáng Sinh. Ý tưởng khung tre xanh và những lồng đèn treo trên khung tre thật bắt mắt và dễ thương, thêm chiếc đèn lồng kéo quân trước phòng khách Tu Viện làm đã thu hút mọi ánh nhìn.

Xem Hình

Bên cạnh đó, những người lo âm thanh ánh sáng cũng đã thử máy để cho Thánh Lễ mừng Chúa Giáng sinh thêm phần trang nghiêm sốt sắng. Vẫn thấy hình ảnh của những người trong ban vệ sinh và trật tự đã làm đẹp Thánh Đường và Tu Viện.

Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng cho Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh.

Và, hôm nay, hòa cùng niềm vui Chúa Giáng Sinh, từ chiều tối Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã cử hành Thánh Lễ Vọng cũng như canh thức Giáng Sinh.

18 giờ 00, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Cha Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh - Giám Học Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế - chủ tế cũng như chia sẻ Thánh Lễ Vọng Giáng sinh.

19 g 30, cũng tại Đền Thờ, Cha Phêrô Thành Tâm - đặc trách thiếu nhi, đã chủ tế Thánh Lễ canh thức Giáng Sinh đặc biệt dành cho thiếu nhi. Chia sẻ trong Thánh Lễ thiếu nhi canh thức Giáng Sinh này là Cha giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế - Vinhsơn Phạm Trung Thành.

Đúng 21 giờ 30, cộng đoàn dân Chúa quy tụ trước Lễ Đài trong sân Tu Viện để bắt đầu nghi thức canh thức Giáng sinh.

22 g 15, cộng đoàn cùng hướng về Lễ Đài để dâng Lễ canh thức Giáng Sinh. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha Giuse Hồ Đắc Tâm - bề trên chánh xứ - chủ tế cùng quý cha trong cộng đoàn Sài Gòn.

Chia sẻ trong Thánh Lễ hôm nay là Cha G.B. Lê Đình Phương - Trưởng văn phòng đào tạo Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Trong bài chia sẻ, Cha G.B. mời gọi cộng đoàn cùng suy nghĩ về niềm vui của Tin Mừng dựa trên tông huấn niềm vui của Tin Mừng do Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra vào ngày 24 tháng 11 vừa qua. .. Thiên Chúa đã đến nhà của Ngài nhưng người nhà Ngài đã không đón nhận. .. Khi xuống thế làm người, Thánh Giuse, Mẹ Maria và vài mục đồng đã đón nhận trong khi đó thành Giêrusalem ngủ yên. Vua đã sợ vì sự xuất hiện của Con Thiên Chúa làm người. .. Thiên Chúa đã xuống thế làm người cứu độ con người. .. dù chúng ta là ai.

Niềm vui Tin Mừng đó chính là niềm vui của người con hoang đàng khi trở về, là niềm vui của Giakêu khi gặp Chúa, khi người phụ nữ ngồi bên bờ giếng Giacob. .. Đức Thánh Cha Phanxicô khi được phỏng vấn hỏi Ngài là ai, Ngài đã trả lời: "Tôi là một tội nhân" được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn. .. đó là niềm vui Tin Mừng.

Cha giảng cũng nhắc đến chuyện ngày hôm nay là ngày của niềm vui và ở trong lòng mẹ thì đứa con được bảo đảm an toàn nhất nhưng rồi ngày mỗi ngày có cả ngàn đứa trẻ bị giết hại. Trước mặt Chúa, mỗi người chúng ta đều có một giá trị, không ai là vô nghĩa trước mặt Chúa. .. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta cũng trở thành niềm vui Tin Mừng cho những người chúng ta gặp gỡ. ..

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha Bề trên chánh xứ gửi lời cảm ơn quý cha quý thầy cùng toàn thể cộng đoàn đã góp phần cho Thánh Lễ hôm nay thêm phần long trọng, trang nghiêm và sốt sắng. ..

Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn nhận ơn lành của Chúa Giáng Sinh.

Niềm vui Tin Mừng hôm nay được nối tiếp nơi những người còn nán lại để chụp những bức ảnh lưu niệm với gia đình nhân ngày trọng đại này.

Anmai, CSsR
 
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Đêm diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh
Micae Yên Lưu
11:17 24/12/2013
GP VINH -Hoà chung niềm vui mừng sinh nhật lần thứ 2013 của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa giáng sinh làm người, tối 23 tháng 12, tại sân vận động Phêrô Vũ Đăng Khoa, giới trẻ của 13 Giáo xứ thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa tổ chức giao lưu văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh.

Hình ảnh

Hiện diện trong đêm giao lưu văn nghệ có Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, cha đặc trách giới trẻ giáo hạt Phanxicô Đinh Văn Minh, quý Cha trong Giáo hạt, Hội đồng mục vụ các giáo xứ và đông đảo Giới trẻ và giáo dân trong toàn giáo hạt.

“Chúa giáng trần làm người là món quà quý giá nhất, niềm vui lớn nhất mà nhân loại nhận được, chúng ta hãy trở nên quà tặng cho mọi người, hãy chia sẽ niềm vui giáng sinh cho nhân loại”. Đó là lời Cha quản hạt mời gọi mọi người trong đêm diễn nguyện mừng Chúa Chúa đến lần thứ 2013 năm nay.

Sau bài diễn văn khai mạc là các tiết mục văn nghệ của các đoàn múa, các ca sĩ đến từ 13 giáo xứ trong giáo hạt. Chương trình diễn nguyện là món quà dành tặng Chúa Hài Đồng, vì thế mà các đoàn của các giáo xứ chuẩn bị rất chu đáo và dày công sức. Điều đó đã tiếp sức cho hơn hai mươi tiết mục của các giáo xứ diễn ra một cách năng động và hoàn tất thật tuyệt vời hơn cả sự mong đợi.

Chương trình đêm diễn nguyễn cho thấy sức sống dồi dào của giới trẻ trong giáo hạt. Toàn cảnh quảng trường Thánh Vũ Đăng Khoa đã bừng lên ánh sáng muôn màu: đó là màu sáng tươi vui chung quanh các hội trại của giới trẻ trong sáu giáo họ thuộc giáo xứ Thuận Nghĩa; đó là ánh sáng của cây thông Noel cao vút với những giàn bóng được trang trí thật lộng lẫy; và đẹp nhất là ánh sáng tổng thể được kết nên bởi những khuôn mặt rạng rỡ, những tiết mục đa dạng, những giọng ca ngọt ngào, những vũ điệu đẹp mắt… đã đưa thông điệp “Hiệp nhất-Yêu thương” bay tới các tầng trời cao vút.

Kết thúc đêm diện nguyện, các đoàn tham gia cùng mọi người vỗ tay chúc mừng, những nét mặt mãn nguyện hồ hởi ra về trong an vui và hạnh phúc. Lạy Chúa Hài Đồng xin Chúa hướng dẫn chúng con đến hang đá Bê-lem mà thờ lạy Chúa, và hãy thực hiện như lời Ngài đã hứa với chúng con.

“Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương,
mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính;
đất mở ra đi cho nẩy mầm ơn cứu độ,
đồng thời chính trực sẽ vươn lên”
(Is 45, 8).
 
Đêm Giáng Sinh tại Perth – Australia
VietCatholic Network
17:07 24/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Đêm Giáng Sinh Tuyệt Vời Tại Giáo Xứ St Margaret Mary Brunswick - Úc Châu
Thanh Quảng
19:04 24/12/2013
Tối qua Cộng đoàn giáo xứ St Margaret Mary Việt Nam Brunswick Úc Châu đã có những giây phút tuyệt vời và cảm nghiệm sâu sắc của Mầu nhiệm Giáng sinh bắt đầu từ 8 giời tối với sự trình diễn Thánh ca của ca đoàn Don Bosco. Những bài Thánh ca dẫn nhập từ tinh thần Mùa Vọng dẫn tới Nguồn Sáng niềm vui Giáng sinh… Trong đợi chờ và tâm từ ước vọng một Mùa Giáng sinh an bình chan chứa tình yêu thương cho nhân thế như Thiên thần đã xướng ca trong đêm xưa được hiện thực cho Quê hương… Ca đoàn đã thắp lên những ngọn nến lúc hợp ca bài Giáng sinh cho Quê hương, cầu nguyện cho hòa bình công lý và nhân quyền trên quê hương Việt Nam mến yêu… và những bài Thánh ca được khép lại với những bản thánh ca tràn trề ánh sáng tình yêu và hy vọng tươi vui của Mùa Giáng sinh.

Kế tiếp Đoàn thanh thiếu niên Salesian cùng các trưởng đã trình bày một hoạt cảnh từ Tạo dựng với các loài thụ tạo mà những em nhỏ đơn sơ trình bày với các điệu ca múa… Những nét đẹp đó, tài năng đó đã bị hủy diệt do tội lỗi, bài bạc, rượu chè trai gái và ngay cả cảnh giết nhau, một thực tại u buồn của nhân thế… Trong những lúc đen tối ấy Thiên Chúa không bỏ rơi dân Người, Chúa đã gửi nhiều ngôn sứ cùng các chủ chăn tới như cảnh Don Bosco thăm các em trong tù và biến đổi các em… Với tâm tư hoán cải và trở về đã làm bừng lên những luồng sáng và hy vọng khi các trường và các em từ các góc cạnh của thánh đường tiến lên hát ca và nhẩy múa để khép lại thời Cựu ước dẫn vào thánh lễ…

Trong Thánh lễ một lần nữa các em trình bày bài Phúc âm Chúa giáng trần thật hay với các mục đồng, Thiên thần và cảnh thánh Giuse và Mẹ Maria sinh hạ Chúa Giêsu… Em bé làm Chúa Hài Nhi đơn sơ làm mọi người như đang sống những giờ phút ân thiêng của người thế lòng ngay cúi lạy tôn thờ Ngôi Thánh Tử năm xưa…

Trong bài giảng thuyết rất ngắn linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng đã xoáy sâu vào sự bất ngờ của các hoạt cảnh Giáng sinh do các em thiếu nhi trình diễn để quảng diễn tư tưởng “Thiên Chúa luôn là một bất ngờ cho chúng ta”… Dù là Vua trời nhưng giáng sinh hang đá khó nghèo, dù là Đấng rao giảng quyền uy nhưng đã chết ô nhục… Dù là Thày là Chúa nhưng đã hạ mình rửa chân cho môn sinh… An Bình Chúa đã mang đến 2000 năm trước, thế nhưng tại sao hòa bình vẫn chưa ngự trị? Không phải vì Chúa không ban sự an bình tròn đầy mà vì lòng người còn qúa nhiều tham vọng, tâm trí con người lắm hận thù làm cho bình an của Chúa ban chưa được hiện thực…
 
Thánh lễ Vọng Giáng Sinh tại Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne.
Trần Văn Minh
19:16 24/12/2013
Melbourne. Vào lúc 8 giờ 00 chiều 24/12/2013. Tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, với thời tiết rất đẹp, trời trong, không gío. Trong niềm vui chung của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Mọi người với đủ mọi thành phần Dân Chúa trong cộng đoàn đã hội tụ về trước lễ đài ngoài trời trong khuôn viên trung tâm để tham dự Thánh Lễ vọng mừng đón Con Thiên Chúa giáng trần.

Trên lễ đài, đã được trang trí dựng lại cảnh thành Bêlem khi xưa, và ở giữa thiên nhiên hoang vu, với muôn vì sao sáng và tinh tú lấp lánh, xa xa ánh đèn sáng của thành phố rọi về, là nơi hang đá Chúa sinh ra, có một ngôi sao lớn. Và trên cao là băng rôn Mừng Chúa Giáng Sinh.

Do thời tiết tốt, giáo dân trong cộng đoàn, khách từ các tiểu bang khác đến và cả các giáo dân trong các cộng đồng sắc tộc bạn về tham dự thật đông. Số người tham dự lên tới hơn nghìn người, ngồi kín cả khuôn viên trước lễ đài.

8 giờ chương trình ca nhạc Thánh ca và hoạt cảnh Giáng Sinh mở màn với các tiếng hát của các chị thuộc Ca đoàn Babylon đơn ca, song ca. Với các giọng ca thánh thót và điêu luyện, các chị đã cống hiến cho cộng đoàn những bản nhạc giáng sinh tuyệt vời.

Kế tiếp là hoạt cảnh các em trong Ca Đoàn Vô Nhiễm và liên ca đoàn trong những bộ đồng phục như Thiên Thần và thể hiện những vai diễn xuất sắc với những giọng ca trong trẻo, trẻ trung diễn lại các câu chuyện, những cảnh đời cơ hàn như “cô bé bán diêm” “cậu bé bán báo” đã diễn tả lại những câu chuyện thật cảm động, và là món quà cực quý cho cộng đoàn trong đêm Giáng Sinh.

Kết thúc cho phần Thánh ca và hoạt cảnh Giáng Sinh. Với mọi thành phần của các ca đoàn và gia đình tham gia trình diễn, các em nhỏ trong vai mục đồng, chiên nhỏ và cả các Thiên thần bé nhỏ xinh tươi vây quanh đấng Cứu thế Giáng Sinh làm người, đã là một tặng vật vô giá cho nhân loại.

Đúng 9 giờ 15, Thánh lễ mừng Giáng Sinh năm 2013, được cử hành trọng thể, do Linh mục Raphael Võ Đức Thiện quản nhiệm Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm và Linh mục GB. Thinh đồng tế. Hai tay trịnh trọng cung nghinh tượng Chúa Hài Đồng, linh mục chủ tế đặt Chúa Hài Đồng lên bệ thờ được trang trí hình tròn màu trắng nơi máng cỏ.

Thánh lễ vọng Giáng Sinh, với tiếng đàn, tiếng hát thật du dương trầm bổng của Liên ca đoàn Vinh Sơn Liêm chào mừng Thiên Chúa giáng trần trong niêm vui hân hoan của toàn thể nhân loại.

Sau cùng, Bà Hồ Thị Thanh đại diện cộng đoàn lên ngỏ lời cám ơn đến Linh mục quản nhiệm và toàn thể cộng đoàn. Buổi lễ Giáng Sinh kết thúc vào lúc 10 giờ 30 đêm trong niềm hân hoan của mọi người trong cộng đoàn.Hôm nay cũng là sinh nhật của cha quản nhiệm, bà cũng thay mặt cộng đoàn gửi cha lời chúc Happy Birthday.

Khi mọi người chuẩn bị ra về, các anh chị trong các ca đoàn có phát kẹo cho các cháu thiếu nhi để vui mừng Chúa Giáng Sinh Năm 2013. Trong khi những người lớn vui bắt tay nhau chúc mừng nhau một Giáng Sinh vui vẻ.

24/12/2013.
Trần Văn Minh.

 
Phỏng vấn ĐC Nguyễn Văn Long và cha Nguyễn Hữu Quảng
VietCatholic Network
22:21 24/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Việc rời nhà thờ ngay sau Rước lễ là sai như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
09:33 24/12/2013
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thật không may, một số giáo dân có thói quen xấu là rời nhà thờ ra về ngay sau khi Rước lễ. Tôi ước tính khoảng 30%, tương đương khoảng 225 người, ra về sớm. Nhà thờ của chúng tôi có sức chứa 750 người, vì vậy sự vắng 30% số người dự lễ là rất dễ nhận biết. Xin cha cho một lập luận thần học về lý do tại sao việc rời nhà thờ như thế không phải là hành vi thích hợp. - D. S., Port Charlotte, bang Florida, Mỹ.


Đáp: Đây là một vấn đề “muôn thuở”, nhưng người ta phải giải quyết nó bằng sự kiên nhẫn, bằng cách hãy lên tiếng “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (opportune et inopportune, 2 Tm 4, 2) như Thánh Phaolô nói, cho đến khi kết quả tốt đạt được.

Câu hỏi này làm tôi nhớ đến câu chuyện của một linh mục thánh thiện. Linh mục này có cùng vấn đề như thế với một trong các giáo dân mộ đạo của mình. Họ tham dự thánh lễ hàng ngày nhưng lại rời nhà thờ ra về ngay lập tức sau khi rước lễ. Cha đã giải quyết vấn đề bằng cách bảo hai chú giúp lễ cầm đèn nến sáng đi hai bên ông ấy, khi ông ấy đi ra khỏi nhà thờ và cùng đi với ông cho đến khi ông lên xe ra về.

Sau ba ngày sự việc cứ diễn ra như thế, ngưởi giáo dân lịch lãm ấy cảm thấy bối rối và lấy làm lạ, nên xin cha xứ giải thích sự việc. Cha trả lời rằng bởi vì Chúa Kitô vẫn còn hiện diện trong ông khi ông rời khỏi nhà thờ, nên sự hiện diện của ông cần được tôn vinh bằng đèn nến thắp sáng. Không cần phải nói thêm gì nữa, kể từ đó người ấy không bao giờ ra về sớm nữa.

Giai thoại này có thể được sử dụng như là một điểm khởi đầu cho vị linh mục, để giải thích với giáo dân về tầm quan trọng của việc tạ ơn vì hồng ân của Thánh Lễ, của việc được Lời Chúa dưỡng nuôi, của việc tham dự vào hy tế độc nhất của Chúa Kitô, và của việc Rước lễ.

Điều này cũng đòi hỏi phải một khoảng thời gian thực sự thinh lặng sau bài thánh ca hiệp lễ, và linh mục, phó tế và các thừa tác viên khác cần làm gương cho giáo dân, bằng cách ngồi thinh lặng chiêm niệm trong 2-3 phút.

Vào lúc này, linh mục có thể giúp giáo dân bằng suy niệm một lời kinh tạ ơn ngắn gọn. Điều này đặc biệt là có hiệu quả trong các Thánh lễ dành cho thiếu nhi, vì trong khi lời kinh được hướng tới cách rõ ràng cho trẻ em, nó cũng có ích cho người lớn nữa.

Một điểm khác cần được nhấn mạnh là tầm quan trọng của việc tham dự trọn Thánh Lễ. Có nhiều hình ảnh tạo hình để minh họa cho điều này, nhưng đa số có thể hiểu một việc đơn giản là nếu ông chủ của họ, hoặc thị trưởng địa phương chẳng hạn, triệu tập họ đến dự một cuộc họp, họ sẽ không dám ra về, trước khi người chủ ấy chính thức kết thúc buổi họp. Thậm chí điều này còn là đúng hơn khi người cha người mẹ, anh chị em ruột hoặc người bạn thân mời chúng ta dành thì giờ ở bên họ.

Nếu chúng ta ứng xử như vậy trước các người khác và các mối quan hệ, thì điều này cần phải đúng hơn nhiều khi người chủ của chúng ta là Chúa Cha tạo dựng nên ta, Chúa Con chết và phục sinh vì chúng ta, và Chúa Thánh Thần ban sự sống cho chúng ta.

Chúng ta hãy bỏ phép lịch sự qua một bên, và trở về với sự tạ ơn. Thánh Lễ là một cái mà chúng ta cùng cử hành với nhau với tư cách là Giáo Hội, và với tư cách là một cộng đoàn thờ phượng được hiệp nhất với Chúa Kitô qua vị linh mục. Do đó, thánh lễ không chỉ là một cái mà chúng ta cử hành với tư cách cá nhân Kitô hữu.

Trong cùng một cách thức như vậy, việc tạ ơn của chúng ta cho Thánh Lễ không thể được giản lược vào lĩnh vực cá nhân, nhưng phải được thực hiện với tư cách Giáo Hội. Việc tạ ơn tập thể này được làm qua vị linh mục trong lời nguyện kết lễ, mà tất cả đồng thanh thưa "Amen".

Cuối cùng, Thánh Lễ được kết hiệp mật thiết với đời sống và sứ mạng của Kitô hữu. Nghi thức kết lễ (phép lành và lời chúc đi bình an) sai chúng ta ra về để thông chuyển cho anh chị em mình những gì chúng ta đã nhận được. Do đó, nếu chúng ta rời nhà thờ ngay sau khi Rước Lễ, thì chúng ta mất đi thành phần quan trọng của đời sống thiêng liêng của chúng ta.

Về một quan điểm vật chất, người ta cũng có thể thấy liệu có động lực hữu hình nào làm cho người ta rời nhà thờ sớm chăng. Sợ bị kẹt xe ở bãi xe chăng? Giờ hai thánh lễ quá gần nhau chăng? Nếu thực sự có sự bất tiện liên quan như thế, thì một mình thần học là không hiệu quà trong việc thay đổi thói quen của người ta, cho đến khi các bất tiện ấy được giải quyết trước đã. (Zenit.org 21-7-2008)

Nguyễn Trọng Đa
 
Nguồn gốc dòng dõi Chúa Giêsu Kitô
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:40 24/12/2013
Trong dân gian khi tìm hiểu về lịch sử thân thế người nào, người ta tra cứu nguồn gốc tổ tiên nơi cuốn gia phả của dòng họ người đó.

Cuốn gia phả dòng dõi của dòng tộc được viết xây dựng như một cây có gốc rễ rồi vươn lên cao thành thân cây tủa nảy sinh các nhánh cành. Bắt đầu từ gồc rễ tổ tiên nảy sinh ra ra các thế hệ dòng dõi kế tiếp theo nhau vươn lên cao.

Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, sinh xuống trần gian làm người, cũng thuộc về một dòng dõi tổ tiên như bao người khác trên trần gian.

Nguồn gốc dòng dõi của Chúa Giêsu được ghi viết lại thành gia phả trong Kinh Thánh nơi Tin mừng Chúa Giêsu Kito theo Thánh Matheo Mt 1, 1-17.

„ Gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Đavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara ?bởi bà Thamar; Phares sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Đavít.

Đavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.

Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Sala-thiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Đức Kitô.

Vậy, từ Abraham đến Đavít có tất cả mười bốn đời, từ Đavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.“

1. Tổ phụ Abraham

Trong cuốn gia phả Chúa Giêsu Kito theo Thánh sử Matheo ghi lại, hai nhân vật chính được đề cập đến thủy tổ nguồn gốc của Chúa Giêsu: Tổ phụ Abraham và Vua Davít.

Sau khi con người bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, và sự rối loạn do hậu qủa xây tháp Babel, lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người được khởi sự.

Ông Abraham được tuyển chọn là dòng dõi gốc rễ. Ông là người lữ hành sống nếp sống du mục di chuyển. Có thể nói được, đó là lối sống lữ hành di chuyển từ hiện tại tiến về tương lai. Lối sống lữ hành du mục của Ông nói lên chiều kích năng động tiến về đàng trước, đi vào con đường tương lai đang xuất hiện. Trong thư gửi tín hữu Do Thái đã có lời viết về Abraham: „ Ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng.“ (Dt 11,10)

Lời đoan hứa ơn cứu độ của Thiên Chúa không chỉ dành cho riêng Abraham, nhưng còn vươn trải rộng đến mọi thế hệ dòng dõi kế tiếp của Ông nữa: “Ông sẽ trở thành một dân tộc lớn mạnh và mọi dân tộc sẽ được chúc phúc.“ (ST 18,18.)

Và như thế toàn thể lịch sử khởi đầu từ Abraham dẫn trải tới Chúa Giêsu. Gia phả Chúa Giêsu Kito theo Thánh Matheo với tổ phụ Abraham khởi đầu lời hứa ơn cứu độ hướng tới đoạn chót của Tin mừng với lời của Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ: „Anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy.“ (Mt 28,19). Đoạn ghi gia phả Chúa Giêsu bắt đầu căng trải toàn thể hướng về thời hiện tại, tính cách toàn cầu hóa với lời sai đi của Chúa Giêsu loan báo về nguồn gốc của Ngài.

Nhân vật thứ hai trong giả phả Chúa Giêu Kito được Thánh sử Matheo viết đến như nguồn gốc của lịch sử lời hứa ơn cứu độ là Vua Thánh David.

2. Chi nhánh dòng dõi vua David

Gia phả được chia ra ba thời kỳ,Thời kỳ thứ nhất từ Tổ Abraham đến Vua David có 14 đời, thời kỳ thứ hai từ Vua Salomon đến thời bị lưu đày sang Babylon với 14 đời, và thời kỳ thứ ba từ sau thời lưu đầy đến Chúa Giêsu Kito sinh ra, lời hứa ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện, cũng có 14 đời.

Tại sao lại có con số 14? Con số 14 là một con số tượng trưng suy ra từ tên Vua David theo nguyên ngữ Do Thái - theo nguyên ngữ tiếng Do Thái những vần chữ tên David hợp chung lại thành con số 14: D=4, W = 6 và D= 4. Và dựa theo tên Vua Davit, tổ tiên của Chúa Giêsu, nên gia phả cũng chia làm ba giai đoạn. Ba giai đoạn với ba lần 14 thế hệ trong lịch sử từ gốc rễ Abraham và Vua David đến Chúa Giêsu là cung ngai vĩnnh cửu.

3. Sứ mạng của Chúa Giêsu

Gia phả Chúa Giêsu theo Thánh sử Matheo hầu hết nói đến tên những người đàn ông. Có thể nói đó là gia phả theo chế độ phụ hệ. Nhưng trước đức mẹ Maria, người được nói đến sau cùng trong gia phả, cũng đã có 4 tên người phụ nữ khác được nói đến: Tamar, Rahab, Ruth và vợ của Urija.

Tại sao lại có bốn tên người phụ nữ ở trong gia phả, và với ý nghĩa gì?

Người ta kể bốn người phụ nữa đây đã là những người tội lỗi. Họ được nói đến trong gia phả Chúa Giêsu, Đấng cứu Thế, nói lên Chúa Giêsu đến trần gian để tẩy xóa tội lỗi cùng ban ơn tha thứ cho người phạm tội.

Bốn người phụ nữ này không phải là người Do Thái. Và như thế họ đại diện cho mọi dân tộc trên hoàn vũ có chỗ đứng trong gian phả Chúa Giêsu. Và qua đó sứ mạng của Chúa Giêsu đến với người Do Thái cùng với người ngoại các dân tộc được hiển thị rõ ràng thêm ra.

4. Cha mẹ Chúa Giêsu

Gia phả Chúa Giêsu kết thúc với tên một người phụ nữ: mẹ Maria, là một khởi đầu mới và làm cho toàn thể gia phả trở nên nhẹ nhàng. Gia phả viết theo một thứ tự „ Abraham sinh Isaak...“ nhưng ở đoạn kết thúc nói về Chúa Giêsu sinh ra lại khác: Giacop sinh Giuse là bạn đường của đức mẹ Maria, người sinh hạ Chúa Giêsu Kitô.

Liền tiếp theo gia phả Chúa Giêsu, Thánh sử Matheo viết về Thánh Giuse không phải cha Chúa Giêsu. Thiên Thần Chúa hiện ra nói với Giuse: hãy nhận Maria làm vợ. Thai nhi trong cung lòng Maria là do quyền năng Chúa Thánh Thần Mt 1, 18-20.

Đức mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, đóng vai trò moột khởi đầu mới trong chương trìng lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Thai nhi Giêsu là công trình sáng tạo mới do đức Chúa Thánh Thần tác động.

Thánh Giuse theo phương diện pháp lý là cha Chúa Giêsu, nhưng cha thật của Giêsu là Thiên Chúa. Nguồn gốc Chúa Giêsu theo dòng dõi người trần thế được viết lại trong gia phả, nhưng vẫn còn là mầu nhiệm bí ẩn cho tâm trí con người về nguồn gốc thật sự thiên tính của Người.

Gia phả của Chúa Giêsu là gia phả theo chế độ phụ hệ, nhưng phần cuối gia phả đức mẹ Maria có chỗ đứng quan trọng trong chương trình lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa. Maria là một phụ nữ sống khiêm nhường ở làng quê Nazareth. Nơi người phụ nữ này đã diễn ra một khởi đầu mới của chương trình Thiên Chúa cho con người.

Đức Thánh Cha Phanxico hôm 17.12.2013 trong phần suy niệm phúc âm vể gia phả Chúa Giêsu theo Thánh sử Matheo đã nêu lên ý nghĩa ẩn chứa trong phần này: „ Đã có lần tôi nghe người ta nói, đoạn phúc âm nói về gia phả Chúa Giêsu giống như liệt kê tên trong cuốn sổ điện thoại. Nhưng không phải như vậy đâu, nó khác biệt hơn thế nhiều. Chương đoạn viết gia phả Chúa Giêsu trong phúc âm là một tường thuật lịch sử liên quan đến những điều quan trọng. Là lịch sử như Thánh giáo hoàng Leo cả đã nói, vì Thiên Chúa đã sai con của Ngài đến. Và Chúa Giêsu đồng bản tính với Thiên Chúa là Cha, đồng thời cũng đồng bản tính với mẹ mình, một người phụ nữ. Thiên Chúa đã trở thành lịch sử. Ngài muốn đi vào lịch sử với chúng ta, cùng đồng hành đi với chúng ta.“

Thánh Matheo viết phúc âm Chúa Giêsu đặt trọng tâm đến nguồn gốc dòng dõi con người của Chúa Giêsu. Nên ngay chương đầu tiên Thánh nhân đã viết gia phả Chúa Giêsu ngay phần mở đầu. Vì thế phúc âm theo Thánh Matheo có biểu tượng hình người có đôi cánh và tay cầm chiếc bút viết.

Lễ Chúa giáng sinh 25.12. 2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Lấy hứng từ:

- Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Prolog die Kindheitsgeschichten, 1. Kapitel Woher bist Du? Seite 16- 19, Herder Freiburg i.Breisgau 2012

- R. Schnackenburg, Matthaeusevangelium 1,1₫- 16,20, Die neueechter Bibel, Echter Verlag 2. Aufl. 1991, Seite 17 ff.

- Joachim Gnilka, Das Mathaeusevangelum 1,1- 132,58, 1. Teil, Herder Freiburg i. Breisgau 2000, Sonderausgabe, Seite 2 - 6.

- Alexander Sand, Das Evangelium nach Nathaeus, St. Benno Verlag 1989, Seite 41- 46.
 
Suy niệm về Mùa Giáng Sinh
Bùi Hữu Thư
11:44 24/12/2013
Mùa Vọng dẫn chúng ta tới niềm vui của Mùa Giáng Sinh. Đối với người Công Giáo, Giáng Sinh không chỉ là một ngày lễ mà là cả một mùa Phụng Vụ. Trong suốt Mùa Vọng trình bầy cho chúng ta biết việc tưởng niệm Chúa Kitô giáng trần hết sức linh thiêng và là sự tiên báo Đấng Cứu Thế ra đời mà tất cả trần gian phải tin. Sau việc cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh trong Tam Nhật Thánh và Lễ Phục Sinh, đây là những ngày Giáo Hội coi là linh thiêng nhất. Mùa Giáng Sinh khởi sự từ kinh chiều 1 ngày vọng Giáng Sinh tới Chúa Nhật sau Lễ Hiển Linh, là Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa. Trong những ngày này, chúng ta cử hành tất cả những gì chúng ta đã chuẩn bị trong Mùa Vọng. Các ngọn đèn trong nhà thờ được thắp sáng để phản ảnh sự chói lòa của vinh quang Chúa Kitô chiếu soi trên khắp dương gian. Qua việc giáng sinh, đời sống, cái chết và sự Phục Sinh, Chúa Giêsu đã hoàn toàn vượt thắng những tối tăm.

Sau phụng vụ ngày Lễ Giáng Sinh, Giáo Hội cử hành Lễ Thánh Gia, năm nay trùng vào ngày 29 tháng 12. Mục đích của ngày lễ này là để khuyến khích các gia đình sống đức tin. Vào ngày thứ tám của tuần bát nhật Giáng Sinh, là ngày 1 tháng 1, Giáo Hội cử hành Lễ Maria Mẹ Thiên Chúa. Đây là danh hiệu xưa cổ nhất được Giáo Hội trao tặng cho Mẹ Maria. Mẹ là hình ảnh của Giáo Hội và là gương mẫu của người môn đệ và sự thánh thiện. Đây cũng là ngày chúng ta mừng việc đặt tên cho Chúa Giêsu: và cũng có liên quan đến việc cắt bì, là một truyền thống được thực hành tám ngày sau khi một bé trai Do Thái được sanh ra.

Lễ trọng sau đó chúng ta cử hành trong Mùa Giáng Sinh là Lễ Hiển Linh. Lễ này rơi vào ngày 5 tháng 1 năm nay. Đa số người Công Giáo quen thuộc với ngày này vì là ngày ba đạo sĩ đi theo ngôi sao để đến chiêm ngắm Giêsu, đem dâng lên Chúa các tặng vật để tôn vinh Người. Lễ Hiển Linh có nghĩa là “tỏ hiện”, cũng cho chúng ta cơ hội để suy niệm xâu xa về mầu nhiệm nhập thể. Chúa Giêsu, đến như một con người, bầy tỏ Thiên Chúa cho chúng ta. Chúa đã là, và muôn đời vẫn sẽ là Emmanuel—Chúa ở cùng chúng ta—Đấng Cứu Độ chúng ta và Cứu Độ Thế Giới. Vì thế chúng ta ca ngợi và tôn vinh Người.

Mùa Giáng Sinh kết thúc với một sự tỏ hiện khác: Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Trong biến cố Chúa Giêsu chịu Phép Rửa được tường thuật năm nay trong Phúc Âm thánh Mát Thêu, Thần Khí của Thiên Chúa hiện xuống trên Chúa Giêsu, và một tiếng nói từ Trời giới thiệu Người: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người " (Mát thêu 3:17). Căn tính của Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Đấng Xức Dầu được mạc khải trong biến cố này. Ngoài ra, cũng như Phép Rửa dánh dấu khởi đầu của sứ mệnh rao giảng của Chúa Giêsu, phép rửa của chúng ta đánh dấu khởi đầu của đời sống chúng ta trên trần gian như những môn đệ của Người.

Bài Đọc 1

Khi Mùa vọng chấm dứt và Mùa Giáng Sinh khởi đầu, chúng ta tiếp tục đươc nghe nhiều về tiên tri Isaiah. Ngài loan báo việc cứu độ—và chân lý là Chúa không bỏ rơi con người, Chúa cứu chuộc—lời tiên tri vang vọng với những lời thơ đẹp đẽ và trang trọng. Vào ngày Lễ Thánh Gia, chúng ta được nghe lời giảng dậy trong sách Huấn Ca về việc con cái phải tôn kính và chăm sóc cho cha mẹ. Rồi vào ngày Lễ Hiển Linh, tiên tri Isaiah khuyên Giêrusalem phải trỗi dậy trong huy hoàng vì được Thiên Chúa cứu độ, nhắc chúng ta phải chiếu dọi ánh sáng của chúng ta ngày hôm nay. Qua gương sáng của chúng ta, như Giêrusalem chúng ta phản ảnh vinh quang của Chúa, để cho muôn nước và muôn dân sẽ cùng đi trong ánh sáng của chúng ta. Vào ngày Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Bài Đọc 1 là một trong bốn bài nói về người tôi tớ của Isaiah. Bài này nói về người tôi tớ được Chúa chọn, và phù hợp với bài Phúc Âm tường thuật Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi thánh Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan.

Thánh Vịnh đáp ca

Trong Mùa Giáng Sinh, các thánh vịnh đáp ca nhấn mạnh vào ánh sáng, việc cứu độ và quyền năng cứu chuộc của Chúa. Vào ngày Lễ Thánh Gia; Lễ Maria Mẹ Thiên Chúa; và Lễ Chúa chịu Phép Rửa, thánh vịnh nói về những ai đi theo con đường của Chúa sẽ được chúc lành, và về hai ngày lễ sau đó, thánh vịnh nói về niềm tin rằng Thiên Chúa sẽ chúc bình an cho dân Người, và khuyến khích dân Do Thái cũng như chúng ta cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta qua lòng thương xót của Người.

Bài Đọc 2

Bài đọc 2 trong Mùa Giáng Sinh cũng giống như cả ba năm trong chu kỳ phụng vụ, ngoại trừ vào hai ngày Lễ Thánh Gia và Chúa chịu Phép Rửa. Tuy nhiên, vào hai ngày này. Bài đọc Năm A có thể được đọc trong cả ba năm trong chu kỳ phụng vụ. Bài dọc 2 cho 4 thánh lễ Giáng Sinh tuyên xưng những gì Thiên Chúa đã nói hết với chúng ta qua Con của Người; với Người, chúng ta phải làm nhân chứng y như thánh Phaolô tông đồ. Vào ngày lễ kế tiếp là ngày Lễ trọng Giáng Sinh, bài đọc 2 trích từ thư gửi tín hữu Côlôsê, Galát, Êphêsô, và Công Vụ Tông Đồ. Các bài này lại nói về nhân đức của đời sống gia đình, về Con Thiên Chúa được sinh ra bởi một phụ nữ, việc chia xẻ với người dân ngoại và tất cả những ai tin vào những hứa hẹn của Phúc Âm, và nhân chứng của Thánh Phêrô là Thiên Chúa đã xức dầu cho Chúa Giêsu bằng Thánh Thần.

Bài Phúc Âm

Lễ Trọng Chúa Giáng Sinh đánh dấu khởi đầu của Mùa Giáng Sinh, có bốn loạt bài đọc đặc biệt, được dùng cho cả ba năm trong chu kỳ phụng vụ. Mỗi Phúc Âm được dành cho một Thánh Lễ Giáng Sinh nhất định, phản ảnh một sự chú tâm đặc biệt vào việc nhập thể—biến cố Thiên Chúa trở thành người phàm trong Giêsu. Phúc Âm của Lễ Vọng Giáng Sinh của Mát Thêu kể lại gia phả của Chúa Giêsu. Trong Thánh Lễ đêm, Phúc Âm Luca kể lại chuyện các thiên thần loan báo việc Chúa Giêsu giáng sinh tại Bê Lem. Phúc Âm buổi sáng của Luca mô tả các mục đồng tìm thấy Mẹ Maria, thánh Giuse, và hài nhi nằm trong máng cỏ. Trong Phúc Âm này, chúng ta nghe nói về bản tính suy niệm của mẹ Maria và sự say sưa của các mục đồng khi chúng trở về nhà và ngợi khen Thiên Chúa về những gì chúng đã được chứng kiến. Trong Thánh Lễ trọng thứ tư, Thánh Lễ ban ngày, Phúc Âm được chọn từ một đoạn trong Lời Tựa của Thánh Goan. Đoạn này có tính cách thần học xâu xa, tuyên dương chân lý mầu nhiệm là Ngôi Lời trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta. Chúng ta nghe nói về vinh quang của Ngôi Lời chiếu dọi trong bóng tối, và không bao giờ để cho bóng tối khuất phục.

Trong khi Mùa giáng Sinh tiếp diễn với Lễ Thánh Gia, Phúc Âm nói về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Năm nay cũng thế, nhân vật chính là Thánh Giuse, là người lần thứ hai lại được một thiên thần báo mộng là phải đưa Mẹ Maria và Giêsu đến một nơi an toàn tránh cho hài nhi khỏi bị sát hại vì sự báo thù của vua Hêrôđê.

Phúc Âm về ngày Lễ Chúa Hiển Linh cũng giống như các năm khác trong ba năm của chu kỳ phụng vụ, và là trình thuật về các đạo sĩ đi theo ngôi sao để tôn vinh Giêsu. Vào ngày lễ Chúa chịu Phép Rửa, là ngày lễ cuối cùng của Mùa Giáng Sinh, Phúc Âm của mỗi năm là một trong ba Phúc Âm nhất lãm về việc Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi thánh Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan, được tuyên xưng trong Năm A, nhấn mạnh Chúa Giê su là sự viên mãn của kế hoạch của Thiên Chúa về việc cứu độ nhân loại.
 
Tin Đáng Chú Ý
Xì-căng-đan chính trị - Quan thuế ''tóm cổ'' vị Đại sứ Việt Nam
Hà Long
10:00 24/12/2013
Frankfurt - Tựa đề của tờ báo Bild ở Đức (Politik-Skandal – Zoll schnappt Botschafter) gắn cho ông Đại sứ Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ như thế, khi ông đi quá cảnh tại phi trường Frankfurt - Đức quốc để về Việt Nam vào ngày 19.12.2013 lúc 21g45 thì bị quan thuế Đức "tóm cổ" vào đồn cảnh sát.

Nhà ngoại giao Thế Cường Nguyễn đáp chuyến bay của Hàng Không Thổ „Turkish Airlines“, - mang số „TK 1619“ đến phi trường Rhein-Main (Frankfurt) vào lúc 21g45.

Tờ báo tường thuật: Khi ông Thế Cường Nguyễn đi qua cổng hải quan, các viên chức thuế vụ ngăn chặn ông ta. Người đứng đầu của đại diện Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ mang theo gần 20.000 € (= 27.346 Đôla) - không khai báo. Đây là một vụ Xì-căng-đan Chính Trị liên quan đến một nhà ngoại giao cao cấp của Việt Nam: "Bị tình nghi buôn lậu tiền" (Geldschmuggel-Verdacht)!

Vi phạm luật hình sự của Đức vì thế ông Thế Cường Nguyễn bị giải vào đồn cảnh sát để lập thủ tục tố tụng hình sự do "tình nghi rửa tiền" (Verdacht auf Geldwäsche)!

Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt phải can thiệp khẩn cấp để cứu người bạn "đồng liêu" và phàn nàn quan thuế Đức vi phạm Công ước Vienna về đặc quyền miễn nhiễm ngoại giao.

Tuy nhiên ông đại sứ Cường đã phải nộp tiền cọc 3.500 Đôla thì mới ra được khỏi đồn cảnh sát.

Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt một đàng đang to miệng bắt bẻ về quy chế ngoại giao, nhưng đàng khác nhà nước csVN sẽ tìm cách giải quyết êm thắm chuyện này, nếu không giới báo chí Đức sẽ có dịp khai thác thêm về Xì-căng-đan chính trị sẽ làm bất lợi cho họ.

Theo cách diễn nghĩa đột xuất của csVN tại đồn cảnh sát, ông Thế Cường Nguyễn nói "số tiền mang lậu" là muốn mang về Việt Nam giúp cho các nạn nhân lũ lụt (Sic!).

Khi về đến VN ông đại sứ Cường to miệng cũng như can đảm phân bua thêm trên các trang báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên rằng: "Ông đã không biết rằng chính quyền Đức chỉ cho phép lượng tiền mặt ít hơn 10.000 Euro (hay 13.673 USD) được mang vào quốc gia của họ" (Sic!).

Trong khi đó ông Thế Cường Nguyễn phải biết rõ ràng số tiền mang vào Việt Nam không được quá 7.000 Đôla – hơn thì phải khai báo, thì mang danh một nhà ngoại giao cao cấp lại được phép quên đi các quốc gia khác cũng có điều luật tương tự và khắt khe như thế. Với 27.346 Đôla mang theo không khai báo tại hải quan Frankfurt thì ông Cường đã mang gần 4 lần hơn số tiền 7.000 Đôla vào cửa khẩu Việt Nam.

Luật mang tiền của VN khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam:

+ Theo Quyết định số 337 ngày 10-10-1998 và Quyết định số 921 ngày 27-6-2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định 160 ngày 28-12-2006 của Chính phủ, cá nhân khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam có mang theo người ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch) và đồng Việt Nam bằng tiền mặt trên mức quy định dưới đây thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và phải xin giấy xác nhận mang ngoại tệ ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước hoặc các ngân hàng được phép: 7.000 USD (bảy ngàn đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Tên gọi Thế Cường Nguyễn, đồng thời là vị Đại sứ Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành chuyện đàm tiếu tại cửa khẩu Frankfurt quan trọng ở Đức: Kẻ rửa tiền! Buôn lậu tiền! Thật là nhục nhã, xấu hổ cho một vị đại diện quốc gia Việt Nam ở nước ngoài.

Hà Long

- Tham khảo tiếng Đức:
http://www.bild.de/regional/frankfurt/zollfahndung/schnappt-botschafter-33931354.bild.html

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Thánh/ Chúc Mừng Giáng Sinh
Nguyễn Đức Cung
19:23 24/12/2013
ĐÊM THÁNH / CHÚC MỪNG GIÁNG SINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Khắp toàn cầu đang trong khung cảnh tưng bừng hân hoan
đón mừng ngày Đấng Cứu Thế giáng trần. Trong bầu không khí linh thiêng ấy
, Gia Đình Trang Ảnh Chiêm/Niệm/Thiền - Mục Ảnh Nghệ Thuật

Trang trọng kính chúc quí vị độc giả và qúi quyến:
- Lễ Giáng Sinh tràn đầy an bình, hạnh phúc.
- Năm mới 2014 thân tâm an lạc và muôn vàn như ý.
Trân trọng.