Ngày 23-12-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật thứ Tư Mùa Vọng 24/12 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:55 23/12/2023

BÀI ĐỌC 1 

Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ hai.

Khi vua Đa-vít được yên cửa yên nhà và Đức Chúa đã cho vua được thảnh thơi mọi bề, không còn thù địch nào nữa, thì vua nói với ngôn sứ Na-than: “Ông xem, tôi được ở nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa thì ở trong lều vải.” Ông Na-than thưa với vua: “Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì Đức Chúa ở với ngài.”

Nhưng ngay đêm ấy, có lời Đức Chúa phán với ông Na-than rằng: “Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đa-vít: Đức Chúa phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao? Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Ít-ra-en. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi, Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi. Ta sẽ làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừng, như tên tuổi những bậc vĩ nhân trên mặt đất. Ta sẽ cho dân Ta là Ít-ra-en một chỗ ở, Ta sẽ định cư chúng, và chúng sẽ ở luôn tại đó, chúng sẽ không còn run sợ, và quân gian ác cũng không còn tiếp tục áp bức chúng như thuở ban đầu, kể từ thời Ta đặt các thủ lãnh cai quản dân Ta là Ít-ra-en. Ta sẽ cho ngươi được thảnh thơi, không còn thù địch nào nữa, Đức Chúa báo cho ngươi biết là Đức Chúa lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi -một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. Trước mặt Ta, nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững, và ngai vàng của ngươi sẽ được củng cố đến muôn đời.”

Đó là lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2 

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

Thưa anh em, vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê-su Ki-tô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa. Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giê-su Ki-tô. A-men.

Đó là lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG 

Alleluia. Alleluia.

Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.

Alleluia.

TIN MỪNG 

Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca

Khi ấy, bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng, vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

Bấy giờ bà Ma-ri-a nói với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Đó là lời Chúa.
 
Xin Vâng và những diệu kỳ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:29 23/12/2023

XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG 2013

Không ai có thể nói chính xác, Tổng lãnh Gabriel đến gặp Đức Mẹ để truyền tin cho Đức Mẹ về việc Đức Mẹ mang thai Con Thiên Chúa, được diễn ra trong thời gian bao lâu.

Qua cuộc đối thoại mà thánh Luca ghi nhận, cuộc truyền tin không dài, không vòng vo: Tổng lãnh chào; Đức Mẹ bối rối; Tổng lãnh trấn an cùng lúc báo tin Đức Mẹ sẽ mang thai “Con Đấng Tối Cao” và hãy đặt tên Người Con ấy là Giêsu; Đức Mẹ thắc mắc về việc mang thai và được giải đáp, bào thai trong lòng Đức Mẹ là do ơn Chúa Thánh Thần; Đức Mẹ xin vâng để đón nhận bào thai Giêsu trong lòng dạ; tổng lãnh chào ra đi.

I. NHỮNG LẠ THƯỜNG TRONG CUỘC TRUYỀN TIN.

Tuy rất ngắn, nhưng trong những mẫu đối thoại lại chứa đầy những điều lạ thường, chưa từng có bao giờ:

- Trước hết tập trung vào chính đấng truyền tin: Một thụ tạo bậc cao lại cúi mình trước, không chỉ thụ tạo bậc thấp, mà còn là thiếu nữ nhà quê: Tổng lãnh Gabriel cúi mình trước một thôn nữ tầm thường, yếu đuối, không tiếng tăm, không chút địa vì, không bao giờ là loại chức sắc nào dù trong đạo ngoài đời.

- Lạ thường trong lời chào của vị truyền tin: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà". Từ xưa tới nay chắc chưa có lời chào nào vừa trịnh trọng, vừa thân thương như thế. Ngay trong lời chào, Tổng lãnh Gabriel đã bộc lột sự kính trọng lớn hết sức đối với Đấng mà chính Tổng lãnh biết là đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế.

- Ngay sau lời chào cao quý, Tổng lãnh thông báo: "BÀ SẼ THỤ THAI, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu". Một trinh nữ, giờ đây bỗng dưng được biết, mình sẽ thụ thai. Đúng là lạ thường quá sức tưởng tượng.

- Việc mang thai của Đức Maria càng lạ thường hơn: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà". Như vậy, Đức Mẹ mang thai hoàn toàn do ơn Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa, chứ không phải ai khác, trực tiếp tác tạo bào thai, lấy từ chính thân xác của Đức Mẹ.

- Mang thai một cách nhiệm lạ, vì thế Người Con trong lòng Đức Mẹ cũng hết sức lạ thường. Người Con ấy được cho biết trước, là "Đấng Thánh", là "Con Thiên Chúa", và là "Đức Chúa". Sự cao cả của Người Con ấy, tương xứng với vương quyền mà sau này Người Con sẽ lãnh nhận: "Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Đavit, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận".

Tất cả những điều lạ thường ấy, kết thúc bằng sự kết thúc câu chuyện truyền tin bởi lời thưa "Xin Vâng" của Đức Mẹ: "VÂNG, TÔI ĐÂY LÀ NỮ TỲ CỦA CHÚA, XIN CHÚA CỨ LÀM CHO TÔI NHƯ LỜI SỨ THẦN NÓI".

Tiếng "Xin Vâng" của Đức Mẹ thật nhẹ nhàng, thật êm ái, thật nhanh và cũng thật đẹp.

II. CHÍNH THIÊN CHÚA, TÁC GIẢ CỦA NHỮNG KỲ DIỆU.

Thiên Chúa đã thành công trong việc mời gọi Đức Mẹ cộng tác vào chương trình cứu rỗi. Từ đó, Người cũng sẽ thành công trong việc trao ban Chúa Giêsu, Con Một của mình cho thế giới, để cứu chuộc thế giới.

Có ai ngờ, một nữ tỳ bé nhỏ là thế, yếu đuối là thế, nghèo hèn là thế, chỉ với vài lời "Xin vâng", lập tức trở nên Bà Hoàng cao cả: MẸ THIÊN CHÚA.

Có ai ngờ, chỉ với những lời thưa "Xin vâng" quá đơn giản của một thụ tạo, Thiên Chúa đã biến đổi cả một dòng lịch sử, làm mới tất cả những gì mà loài người xưa đã phá hỏng.

Có ai ngờ, chỉ với những tiếng "Xin vâng" xem ra tầm thường, lại có thể làm cho cả thế giới, qua mọi thời, đón nhận món quà vô giá: THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI. Người là chính con người sống giữa con người. Nhờ Người, bỗng dưng con người trở nên thành viên của gia đình Thiên Chúa.

Riêng cá nhân Đức Mẹ, có ai ngờ, chỉ với những lời "Xin vâng" ngắn gọn, đã làm cho Đức Mẹ không chỉ là Mẹ của Thiên Chúa, mà từ nay trở nên Mẹ của cả gia đình nhân loại, có Thiên Chúa ở giữa gia đình ấy.

Có ai ngờ, chỉ với những lời "Xin vâng" đơn sơ ấy, Thiên Chúa đã dẫn dắt Đức Mẹ hoàn toàn đi vào nhiệm cuộc cứu độ của Người. Nhờ đó Đức Mẹ trở nên Đấng hiệp công hoàn hảo trong ơn cứu độ mà chính Người Con của Mẹ thực hiện.

III. "XIN VÂNG" NHƯ Đức Mẹ.

Khi tạo dựng, Chúa đã có chương trình cho mỗi chúng ta. Nếu ta không cộng tác, chương trình ấy không thực hiện được. Để chương trình của Chúa được thực hiện, ta hãy noi gương Đức Mẹ, nói tiếng "Xin vâng" với Chúa:

Đó là: Bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa; bỏ chương trình riêng để đi vào chương trình của Chúa.

Đó là: Xin vâng khi vui cũng như lúc buồn; khi hạnh phúc cũng như lúc khổ đau.

Đó là: Noi gương Đức Mẹ, chúng ta xin vâng thánh Chúa, dù phải đối diện cùng bất cứ hoàn cảnh nào trong đời. Xin vâng từng giây phút để chương trình của Chúa được thực hiện. Xin vâng để tâm hồn ta hạnh phúc và đem hạnh phúc cho những người chung quanh.

Hãy nhớ: "Xin vâng" là lời đáp trong khoảnh khắc nhưng sẽ phải sống một đời. Đó là lời cho một lần nhưng ảnh hưởng trên trọn kiếp sống. Đó là tiếng nói chỉ cần thốt ra không cần nhiều thời gian nhưng vĩnh viễn không bao giờ rút lại.

Hãy luôn ý thức: "Xin vâng" là lời đoan hứa nhưng cũng xác quyết đặt trọn niềm tín thác cho thánh ý quan phòng của Chúa, để tùy nghi Chúa sử dụng cuộc đời và sự hào phóng hiến dâng của người dám thưa "Xin vâng".

Hãy luôn khắc ghi: "Xin vâng" là lời dù chỉ một lần cúi đầu đáp sẽ là tất cả những lần cúi đầu chấp nhận, cho dẫu đó là những lo âu của ngày Giáng Sinh hay lưỡi gươm đâm nát tâm hồn của ngày ôm xác Con đớn đau, tê buốt.

Và không thể khác được cho những ai dám phiêu lưu sống trọn niềm "Xin vâng": Đó là tiến tới vinh quang bất diệt của Đấng đã từng đoan hứa: "Này, Ta đến mau chóng, mang theo lương bổng để trả cho mỗi người tùy theo việc mình làm" (Kh 22, 12)

Và như Đức Mẹ, vượt qua tất cả những gì được xem là cái giá phải trả cho trọn kiếp làm người anh dũng "Xin vâng", sẽ được Chúa đỡ nâng, như chính Người đã hứa: "Phúc cho ai khóc lóc, họ sẽ được ủi an" (Mt 5,5).

Ngày chiến thắng của những ai can đảm và trung thành hiến dâng trọn đời cho lý tưởng "Xin vâng", chắc chắn họ sẽ chiếm lĩnh Thiên Chúa đời đời. Chắc chắn trong ngày chiến thắng ấy, họ sẽ được "Thiên Chúa lau sạch nước mắt". Họ sẽ không còn nhìn thấy sự chết. Muôn đời những "tang tóc, kêu than hay đau khổ" sẽ không còn đeo bám lấy họ (x.Kh 21,4).
 
Lễ Vọng Giáng Sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:25 23/12/2023
LỄ GIÁNG SINH

Thánh Lễ Đêm


Tin mừng: Lc 2, 1-14.

“Hôm nay, Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em.”


“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

Bình an dưới thế cho người Chúa thương”.


Lễ đêm Giáng Sinh, người Công Giáo Trung Quốc gọi là Đêm Bình An, tên gọi rất có ý nghĩa, và quả thật là như vậy, vì đêm Bình An chính là đêm mà Con Thiên Chúa đã làm người vì yêu thương nhân loại.

Đêm nay được gọi là Đêm Bình An, vì là đêm đánh dấu một kỷ nguyên mới cho nhân loại: kỷ nguyên của tình yêu.

Đêm Bình An có các thiên thần bởi trời xuống hát mừng và loan báo tin vui cứu độ cho người nghèo, người công chính và những người có một tâm hồn lương thiện...

Đêm Bình An có ánh sao lạ dẫn đường cho muôn dân nhận biết dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người.

Đêm Bình An là đêm mà trời hoan ca và đất hát mừng, vì tất cả đều được đổi mới bởi Đấng Làm Người là Đức Chúa Giê-su.

Đêm Bình An người người vui mừng, vì ơn cứu độ đã đến...

Đêm nay, toàn thể nhân loại, không phân biệt màu da tín ngưỡng đều hoan ca vui vẻ và hát mừng Thiên Chúa Giáng Sinh, từ các cửa hàng sang trọng cho đến các sạp buôn bán nhỏ, chúng ta đều thấy được không khí của Bình An, của Hòa Bình, người người chen chúc mua sắm mùa giáng sinh, trên khuôn mặt mỗi người đều rạng lên nét hân hoan và nếu quan sát kỷ thì chúng ta sẽ thấy hình như tâm hồn của họ đổi thay, mà cái đổi thay dễ thấy nhất chính là họ rất dễ dàng thông cảm bỏ qua những lỗi lầm cho nhau, bởi vì tâm hồn họ tràn ngập sự bình an của ngày giáng sinh của Con Thiên Chúa.

Đêm nay là Đêm Bình An, là đêm của Hoà Bình, bởi vì như lời tiên tri Ê-li-a nói: “Một trẻ thơ chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta, danh hiệu Người là Cố Vấn kì diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, thủ Lãnh hoà bình” (Is 9, 5). Trẻ thơ ấy chính là Đức Chúa Giê-su, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, đem lại cho đêm tối một sự bình an và hy vọng.

Bóng tối là tội lỗi, là chết chóc, là thù hận; ánh sáng là bình an, là sự sống, là tình yêu; đi trong ánh sáng chúng ta sẽ thấy anh chị em mình cũng có những ưu điểm hơn mình; đi trong ánh sáng, chúng ta cũng rất dễ dàng nhìn thấy những thói hư tật xấu của chúng ta, vì ánh sáng chiếu soi cho cả người tốt cũng như người không tốt. Ánh sáng đã chiếu soi trần gian từ rất lâu rồi, nhưng vì cứ mãi mê trong những ánh đèn mờ của hưởng thụ và thích những nơi tăm tối, nên nhân loại vẫn chưa nhận ra được ánh sáng đích thực đang chiếu soi trên trần thế, ánh sáng ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, một hài nhi bé nhỏ đang nằm trong máng cỏ.

Đêm nay là Đêm Bình An, là đêm mà ma quỷ và mọi thế lực của nó đều sững sờ kinh ngạc, vì ánh sáng đã đến, vị cứu tinh nhân loại đã đến để xua tan bóng đêm thống trị địa cầu, ánh sáng ấy chính là Đức Chúa Ki-tô.

Mừng Chúa Giáng Sinh cũng có nghĩa là mừng Ơn Cứu Độ đã đến, chúng ta –những người Công Giáo- đã chuẩn bị cho việc giáng trần của Con Thiên Chúa trong những ngày tháng của mùa vọng, chúng ta chuẩn bị tâm hồn theo lời mời gọi của thánh Gioan Tiền Hô: sửa đường lối cho ngay thẳng, tức là sửa đổi cuộc sống của minh cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm; chúng ta cũng chuẩn bị tâm hồn như Đức Trinh Nữ Ma-ri-a: sống phục vụ người thân cận với tất cả tâm tình khiêm tốn. Và giờ đây chúng ta đang vui mừng hân hoan kỷ niệm ngày Con Thiên Chúa làm người đang chọn tâm hồn của mình thành nơi sinh hạ của Ngài.

Anh chị em thân mến,

Đêm Bình An rồi cũng sẽ qua đi, và con người sẽ trở lại với công việc thường ngày của mình, nhưng chúng ta quyết tâm biến mỗi giây phút của mình trở thành đêm Bình An, nghĩa là chúng ta sống thật hoà bình với người thân cận của chúng ta. Sống thật hoà bình tức là diễn tả lại việc Con Thiên Chúa làm người cho mọi người thấy, đó chính là lòng khiêm hạ của một tâm hồn đầy ắp tình yêu thương của Thiên Chúa...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Giáng Sinh tình tham gia
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:46 23/12/2023

GIÁNG SINH TÌNH THAM GIA

Khắp thế giới đang hân hoan mừng Chúa Giáng sinh. Hãy hòa chung niềm vui bằng việc tham gia vào ơn Chúa cứu độ và tham gia vào đời sống Hội Thánh.

1. Chúa tham gia cứu con. Thiên Chúa không ngồi trên trời cao và từ xa cứu độ con người, nhưng Chúa đã xuống thế ở giữa loài người để cứu độ chúng ta. Chúa đã tham gia vào thân phận con người, cùng chung chia mọi buồn vui sướng khổ với phận người sa ngã và yếu đuối. Chúa đã nhiệt tình tham gia đến độ trở nên giống con người mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Chúa đã dấn thân tham gia làm một con người bé nhỏ khiêm hạ ở nơi thấp nhất, để rồi từ đó, Chúa nâng cao phẩm giá con người giống hình ảnh Thiên Chúa.

2. Con tham gia đón Chúa. Chúa Nhập thể thì không chỉ có Đức Mẹ, thánh Giuse tham gia cưu mang và tìm nơi cho Chúa giáng sinh làm người; không chỉ có thánh Gioan làm chứng Ngôi Lời là ánh sáng thật đã đến thế gian, mà đặc biệt còn có sự tham gia nhiệt tình của những người chăn chiên. Ngay giữa đêm khi được các thiên thần báo tin hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em, thì họ đã bảo nhau: “Nào ta sang Bêlem.” Rồi họ hối hả ra đi và đã gặp cả nhà Hài Nhi Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse. Mẹ Hội Thánh đang cần các con cái của mình tham gia vào đời sống Đạo hăng hái nhiệt tình như vậy.

Chúa đã xuống thế làm người hơn 2 ngàn năm, nhưng thế giới hôm nay vẫn còn nhiều người chưa tin nhận Chúa. Có nhiều lý do khác nhau, nhưng có 1 lý do là vì những người tin Chúa nhưng lại sống đức tin thụ động và dửng dưng với sứ vụ loan báo Tin Mừng, nên không thể chiếu tỏa ánh sáng và sự sống của Chúa cho thế giới. Thế nên, Giáng sinh là dịp thuận lợi để chúng ta hăng hái nhiệt thành tham gia xây dựng Hội Thánh và thực thi sứ mạng làm chứng cho Chúa ở giữa đời. Amen.
 
Tìm Hiểu Lời Truyền Tin
Lm Vũđình Tường
18:53 23/12/2023
Thiên Thần Chúa cho biết con người không thể trực tiếp hiểu thấu Lời Thiên Chúa. Chúa nói với nhân loại qua sứ thần Chúa. Sứ thần Gabriel được sai đến cùng Trinh Nữ Maria. Sứ thần không mang tin của mình nhưng mang tin của Thiên Chúa. Sứ thần đến tận nhà cô Maria, một miền quê nghèo, hẻo lánh. Thiên Chúa không chọn kẻ cao sang, quyền quí, có thế giá, danh vọng nhưng chọn một người tầm thường không mấy ai biết đến. Người này có cuộc sống đơn sơ, khiêm tốn và được Chúa chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Bài ca ngợi khen Chúa được biết đến như là lời kinh Magnificat, Đức Trinh Nữ cho biết khiêm nhu, chân thành là đường lối Chúa.

'Chúa hạ bệ kẻ quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường... Kẻ đói nghèo, Chúa ban ơn dư đầy, người giầu có, đuổi về tay không' Lc 1,52.

Đức Trinh Nữ âm thầm tự nguyện hiến cuộc sống mình cho Thiên Chúa bằng cách chọn cuộc sống trinh nữ trọn đời. Sứ thần nói cùng Trinh Nữ,

'Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng. Đức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, tự hỏi lời chào có í nghĩa gì' Lc 1,28

Đức Trinh Nữ không thấu hiểu lời chào, nên hỏi thêm cho rõ í. Sứ thần giải thích,

'Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai và đặt tên em là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa ban cho Ngài ngôi báu và Người sẽ trị vì nhà Jacob đến muôn đời' Lc 1,30-33

Lời giải thích trên mặc khải một số tín điều quan trọng trong niềm tin Kitô giáo.

Thứ nhất, Đức Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa. Người con bà sinh ra mang tên Giêsu. Quyền đặt tên cho em bé không thuộc về cha mẹ em, mà do chính Thiên Chúa quyết định, điều này có nghĩa Thiên Chúa chủ động chương trình Ngài thực hiện.

Thứ hai, Ngài là vua toàn thể vũ trụ. Không phải vua quan quyền thế, ngai vàng, châu báu, kẻ hầu, người vâng, dạ. Đức Kitô vua tình yêu. Những ai yêu mến Ngài đều được Ngài đón nhận vào nước hằng sống. Ngài là vua của Kitô hữu, vua lòng tin, vua những tâm hồn khiêm nhu đón nhận Ngài.

Thứ ba, Ngài quy tụ dân Ngài vào trong nước Ngài, và triều đại Ngài tồn tại muôn đời, không có ngày kết thúc. Ba điểm trên là niềm tin của Kitô hữu.

Toàn bộ Kinh thánh Luca giải thích rõ hơn về loan báo trên.

Đức Trinh Nữ 'Được đầy ân sủng Chúa' Lc 1,28. Cuộc sống Đức Trinh Nữ không tránh khỏi đau khổ, phiền muộn, nhưng đau khổ, sầu ải, bi ai hoà chung trong cuộc sống. Tiên tri Simeon tóm gọn đau khổ của Đức Trinh Nữ trong một câu vắn, gọn,

'Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà' Lc 2,35.

Đức Trinh Nữ can đảm đón nhận tất cả những bi ai, sầu khổ đó bởi bà tin, 'Thiên Chúa ở cùng bà' Lc 1,28. Đây cũng là một gương sáng cho mọi Kitô hữu bởi đau khổ là một phần của cuộc sống và nhờ đau khổ mà con người biết thân phận nhỏ bé, hạn hẹp, yếu đuối của mình. Đồng thời cũng nhận ra sức chịu đựng giẻo dai của mình.

Như thế Đức Trinh Nữ không đau khổ một mình nhưng có Chúa chung đau khổ và đau khổ chung cho nhân loại. Mẹ Thiên Chúa đón nhận đau khổ cùng với Con mình, trong đó có cả đau khổ của nhân loại. Khi đau khổ, gian truân tràn đến, Đức Trinh Nữ gắn bó mật thiết với Thiên Chúa. Ngài là trung tâm điểm gánh vác, chia sẻ mọi đau khổ Đức Trinh Nữ đang chịu. Trái lại, con người không đặt Thiên Chúa vào trung tâm điểm của gian nan. Con người chú trọng cách đặc biệt đến đau khổ riêng mình đang quằn quại. Thiên Chúa dường như không dính dáng gì đến việc cùng chung chia sẻ đau khổ với con người. Lối suy nghĩ này dẫn đến than van, trách móc Thiên Chúa bỏ rơi con. Con tội tình gì mà bị phạt thê thảm đến thế. Điều này xảy ra bởi yếu kém niềm tin. Thay vì tin vào một Thiên Chúa yêu thương, lại đi tìm hình ảnh một Thiên Chúa thẳng tay trừng phạt. Nên thay đổi niềm tin sai lạc đó bằng niềm tin đúng đắn, niềm tin trung thực. Tin một Thiên Chúa tràn đầy yêu thương. Đức Maria đón nhận mọi đau khổ, gian truân bởi Mẹ ghi nhớ lời sứ thần loan báo,

'Mừng vui lên, hỡi Đấng dầy ân sủng. Đức Chúa ở cùng bà' Lc 1,28

Chính vì tin mãnh liệt có ân sủng Chúa ở cùng mà Đức Trinh Nữ sống phó thác trong tay Chúa trong mọi hoàn cảnh, vui buồn trong cuộc sống.

Nghe lời sứ thần loan báo, Đức Trinh Nữ hiểu rất chung chung về câu sứ thần loan báo. Bà nhận biết Thiên Chúa đến cùng nhân loại, ở giữa nhân loại, qua hình ảnh con người như chúng ta để thâu tóm những tâm hồn có cuộc sống hiển lành, ngay thẳng, thiện tâm vào trong nước hằng sống. Thiên Chúa là Đấng làm chủ cuộc đời mọi người và làm chủ chương trình cứ độ. Con người được mời gọi trở thành khí cụ trong tay Chúa. Bằng cách này, Thiên Chúa liên kết thập giá cá nhân mỗi người vào thập giá, mạo gai của chính Đức Kitô. Đức Kitô xuống trần gian nhận đau khổ thay cho nhân loại. Đau khổ cá nhân có í nghĩa khi đau khổ đó kết hợp với đau khổ của Đức Kitô. Đức Kitô có lần nói rõ để trở thành môn đệ Đức Kitô, hãy vác thập giá mình bước theo Mat 16,24.

Mùa Giáng Sinh chúng ta hay tặng quà cho nhau với hy vọng món quà tình yêu đó mang lại niềm vui, hy vọng cho người nhận quà. Giáng Sinh toàn thể nhân loại đón nhận món quà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại đó là Con Một Thiên Chúa. Món quà Giêsu hài nhi ban ơn thay đổi cho những ai thành tâm đón nhận món quà Chúa ban, bởi Ngài đến ban ơn tái sinh, ơn làm con Chúa và ơn được sống muôn đời trong nước hằng sống.

Học từ Đức Trinh Nữ xin thưa vâng để nhận ơn tái sinh và ơn trường sinh.

TiengChuong.org

Unpacked the Message

The Annunciation tells us that, we humans, can't directly hear God's voice. God talks to us through God's angel. God sent the angel Gabriel to bring God's message to Mary. The message is God's message; the angel is a messenger. The angel appeared to Mary in a promoted village, her private home. God didn't choose a popular, powerful, well-known person, but chose a young, ordinary, humble, and unknown girl to be the mother of God. In her Magnificat, God's grace awakens her to know that humility is God's way.

'He has looked upon his servant in her lowliness...He has put down the mighty from their thrones...., but has sent the rich away empty' Lk 1,52.

Mary had quietly dedicated herself to serving God in a single lifestyle. The angel said to her,

'Rejoice, full of grace, the Lord is with you' Lk 1,28.

Mary couldn't understand the message. She wondered what the greeting could mean, and asked for clarification. The angel unpacked the greeting,

'You shall conceive and bear a son, and you shall call him Jesus..... The Lord will give him the kingdom of David, his ancestor; he will rule over the people of Jacob forever, and his reign shall have no end' Lk 1,31-33.

The announcement foretells what Jesus shall do to God's people.

First, He will rule over all the nations implies He is king of the universe. Second, His reign shall have no end implies that He will gather people to live in his kingdom and his kingdom has no end.

The rest of St Luke's gospel slowly unpacks this Good News message. Mary is 'full of grace and has won God's favour' Lk 1,28. Her life was not free from grief and mourning; but blended with pain and sorrow. Simeon summed up her suffering very well in one single sentence, saying 'A sword will pierce your own soul' Lk 2,35. She was able to bear all of it simply because she believed. 'The Lord is with you'. She would not bear pain and endure sorrow alone, but with God and for God's people.

When sufferings and sorrow, tragedies, and pains happen, we tend to lose our focus on God; but project self-pity on ourselves. This makes us wonder about God's love. When our faith in Jesus is weakened, and when our love for him is dimmed; we think our suffering is a sign of punishment for something we have said or done. We have a wrong image of God. Instead of having a loving God; we have a god of vengeance. Mary accepted pain and sorrow through faith and love for God. She recalled and pondered on Gabriel's greetings: 'Rejoice, full of grace, the Lord is with you.' This graces her strength to endure whatever the Lord asks of her, because 'The Lord is with her'

Hearing the message, Mary asked the angel for clarification, but she had some sense of it. She understood: God became one of us, to live amongst us and to gather us into his kingdom of love and grace.

Second, God allows us to take part in God's plan. God is the main power to carry God's plan; and allows us to be an instrument in God's hands. In this way, God makes a connection between each individual cross to his own cross. Jesus comes to share and bear our sufferings, and pains, and that would give meaning to our pains and suffering. His Cross, and his crown of thorns give meanings to ours. Jesus once called his disciples to take up their own cross to follow Mat 16,24.

At Christmas, we give gifts in the hope that they will bring joy to others. Gifts do remind us about the love made visible we have received. Christmas is the celebration of the gift of God's only Son given to us in the person of Jesus. We celebrate the gift of life because Jesus comes to give us life and eternal life. God gives us not just a part of Jesus but the whole person. Learn from Mary, say 'yes' to God, and receive the whole person of Jesus.
 
Quy Tụ dân Chúa
Lm Vũđình Tường
19:34 23/12/2023
Đức Trinh Nữ Maria và thánh cả Giuse dâng hiến Đức Kitô cho Thiên Chúa, làm tròn lề luật Môisen truyền dậy. Con trai đầu lòng phải dâng hiến cho Thiên Chúa (Xuất Hành 13:1). Những gia đình có thể thì việc dâng hiến kèm theo vật hiến tế là con chiên non hay con bò non. Gia đình gặp hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì đôi bồ câu được chấp thuận. Ông bà Giuse-Maria dâng hiến cặp bồ câu làm lễ vật. Đức Kitô sanh ra dưới lề luật Môisen và cha mẹ Ngài vâng lời, kiện toàn lề luật theo luật định.

Phúc Âm nhắc đến tiên tri Simeon và nữ tiên tri Anna có mặt tại Đền Thờ là do Thánh Thần hướng dẫn. Cả hai vào Đền Thờ gặp hài nhi. Được Thánh Thần hướng dẫn cho biết dù ở nhà hay ở đền thờ, hai vị nhiệt thành, thánh thiện này không lúc nào ngưng lời ca tụng Thiên Chúa. Cả hai đều nhận ơn đặc biệt, đó là ơn nhận biết tiếng của Thánh Thần. Simeon ngày đêm không ngưng chúc tụng, ngợi khen Chúa. Anna thì suốt đời ăn chay, cầu nguyện. Cả hai đều học hỏi nhận biết đâu là tiếng công chính mời gọi; đâu là tiếng thế gian quyến rũ. Các ngài lắng nghe và loại bỏ tiếng thế gian quyến rũ, từ chối chiều theo tiếng xác thịt. Các ngài chọn nghe tiếng duy nhất đó là tiếng của Thánh Thần. Nhờ kiên tâm cầu nguyện, một đời chay tịnh, các ngài nhận biết tiếng Thánh Thần hướng dẫn; một lòng trung thành theo sự hướng dẫn của Thánh Thần.

Theo Thánh Thần hướng dẫn, các ngài vào đền thờ. Nơi đây các ngài cảm thấy tâm hồn thanh thản lạ thường; con tim vui hưởng an bình, thư thái nhẹ nhàng, phẳng lặng, linh thiêng hơn trước đây. Toàn thể con người như hội nhập vào hào quang nơi thánh điện, lâng lâng bay bổng thoát khỏi mọi vướng mắc, ràng buộc cát bụi trần thế. Từ tâm trí toả ra ánh sáng huyền diệu quyện chặt vào hào quang hài nhi. Niềm vui chưa từng có đó bừng lên niềm hy vọng khiến các ngài cảm thấy như đang được nếm thử niềm vui bất tận trong nước trời; chìm đắm trong hào quang của thần thiêng. Chính những cảm xúc này xác định cách vững chắc, không còn nghi ngờ gì nữa: Đấng thánh đang hiện diện trong thánh điện.

Theo truyền thống, tiên tri Simeon đã cao niên, mắt đã loà, không còn nhìn rõ bước đi. Ông nhận biết hài nhi Giêsu không bằng con mắt thể lí, mà bằng con mắt tâm linh, con mắt đức tin. Thánh Thần Chúa hướng dẫn ông vào thánh điện, thì cũng chính Thánh Thần Chúa giúp ông nhận biết hài nhi chính là Đấng Chí Thánh, Con Thiên Chúa. Bồng hài nhi trong tay, miệng ông vang lời ca tụng Thiên Chúa.

Cả hai vị tiên tri không gặp trở ngại trong việc cầu nguyện lâu giờ trong đền thờ. Các ngài coi việc thăm viếng đền thờ ngày này qua ngày khác là một đặc ân. Đền thờ, nơi thánh điện các ngài cảm thấy niềm hy vọng được sống trong nhà Chúa gần hơn, thật hơn, rõ nét hơn. Các ngài không bao giờ cảm thấy mệt mỏi ca tụng Chúa; trái lại còn cảm nghiệm niềm vui lan tràn. Dâng lời tạ ơn, ngợi khen, tán tụng Danh Thánh, và kì công tác tạo Chúa tạo dựng. Các ngài cũng nhận biết tình yêu Chúa ẩn hiện nơi tạo vật Chúa dựng nên. Những ai so đo, tính toán, ngần ngại giành chút thời gian trong cầu nguyện, hay tham dự các bí tích thánh trong nghi thức phụng vụ. Nhất là những người năm thì, mười hoạ mới đến nhà thờ một lần thì việc tính toán thời gian của nghi thức thánh là điều họ quan tâm đầu tiên. Người ta viện lí do còn công việc khác sau đó nữa, nên phải mau chóng ra đi. Điều chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trong chọn lựa. Câu hỏi đặt ra là ai có thời gian để cho ai? Ta cho Thiên Chúa thời gian hay chính Thiên Chúa ban ta thời gian? Như thế mỗi ngày dành một ít thời gian, dâng lời cảm tạ, tán tụng hồn ân Chúa là việc cần làm và chính đáng. Như thế mới thể hiện tấm lòng biết ơn Thiên Chúa, Đấng rộng lượng ban cho ta nhiều hơn điều ta xin.

Lời Simeon ca tụng, tán dương hài nhi tóm tắt, vắn gọn, nhưng mặc khải ba điều. Thứ nhất nói về chính niềm hy vọng của ngài. Thứ hai nói chung về nhân loại, và thứ ba tiên báo về cuộc thương khó của Đức Trinh Nữ.

Về chính mình, tiên tri Simeon cảm tạ, ngợi khen Chúa ban cho ông được toại nguyện, nhìn thấy Đấng Cứu Độ trước khi chết.

'Xin cho tôi tớ này ra đi bình an, vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ' Lc 2,30

Đối với Simeon, chết trong hoàn cảnh này là một hồng ân. Một điều Kitô hữu nào cũng cầu mong được chết trong ơn nghĩa Chúa. Simeon được chết trong ơn nghĩa Chúa mà còn vững tin được vào cư ngụ trong nhà Chúa muôn đời, vì thế chết với Simeon là lời cầu cuối đời.
Về nhân loại, Simeon tiên báo có sự khác biệt rất lớn giữa những người nhận biết, tôn thờ Thiên Chúa và những người chạy theo đường lối thế gian.

'Cháu bé này là duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên' Lc 2,34

Về Đức Trinh Nữ Maria, Simeon nói lên sự liên kết mật thiết giữa Đức Kitô và Mẹ Ngài, khi ông tiên báo,

'Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà' Lc 2,35.

Trên thập tự, quân lính dùng gươm đâm cạnh sườn Đức Kitô. Chứng kiến sự việc đó, Đức Trinh Nữ cảm thấy con tim mình cũng bị đâm thâu qua.

Phúc Âm không thuật nhiều về tiên tri Simeon, nhưng cho biết một số chi tiết về tiên tri Anna. Bà thuộc dòng dõi Asher, con của Phanuel, lập gia đình được bảy năm, sau đó sống goá bụa lâu năm. Bà chuyên tâm phục vụ đền thánh. Bà hiện đang ở tuổi giữa tám mươi. Ăn chay trường, liên lỉ cầu nguyện và phục vụ đền thờ là lối sống bà tự chọn. Bà ca tụng hài nhi Giêsu và tiên báo về ơn cứu độ hài nhi ban cho những ai thành tâm, khiêm nhường đến với Thiên Chúa. Lời tiên tri của bà ăn khớp, chung điệu với lời tiên tri của Simeon nói về kẻ được Thiên Chúa cho 'đứng lên'. Đứng lên là người được Thiên Chúa cất nhắc, nâng lên vào hàng con cái Chúa, do lòng chân thành, khiêm nhu trong cuộc sống.

Hai ông bà Giuse-Maria dâng hiến Đức Kitô trong đền thờ, nơi mà sau này Đức Kitô gọi là 'Nhà Cha Ta' (Gn 2,14).

Nơi thánh điện, Đức Kitô quy tụ dân Ngài, đại diện là Simeon và Anna, những tâm hồn thánh thiện, đơn sơ, hiền lành, ngày đêm chăm lo cầu nguyện mong gặp Thiên Chúa. Cả hai đều nhận biết uy quyền, hào quang rực ngời sáng và là Đức Chúa là Chúa của mọi nguồn sống.
Chúng ta xin ơn lắng nghe tiếng Thánh Thần phán bảo.

TiengChuong.org

Gather Your People

Mary and Joseph present Jesus to the Temple to fulfil the requirement of the Mosaic Law, that a firstborn male must be consecrated to God (Ex 13:1). The ceremony involves a sacrificial offering. For those who can, a lamb offering was a requirement. For those who struggled financially, a turtledove offering is sufficient. Mary and Joseph offered a turtledove. Jesus was born under the Jewish Law, and his parents strictly observed it.

The text says both the prophets Simeon and prophetess Anna were prompted by the Spirit coming to the Temple. The prompting brought them to meet the baby Jesus. Whether at home or the Temple, they had never stopped praising God. Both were experts in listening to the voice of the Spirit. Simeon was praising God day and night; while Anna was fasting and praying. They trained their ears to reduce the voices of the world; and their own voices. They focused upon one single voice- the voice of the Spirit. Continuous praying, fasting and praising God help them to know the difference. Both followed voices that led them to move from where they were to the Temple. The whole Temple was filled with great delight. They felt the heavenly peace fill their minds and hearts. Their everlasting great feelings confirmed the presence of God.

Tradition says that Simeon's sight was poor. He recognized the baby Jesus as his Saviour not by his physical eyes, but by faith. The Spirit led them to the Temple; it would be the same Spirit that helped them to recognize the baby Jesus as their Saviour. Both the prophets had no trouble spending time in the Temple praising God day after day. The Temple was a holy place where they felt at home with God, and lived in hope. Day after day, they gave thanks to God and praised God's Holy Name. For them, praising God is their joy; they would never get tired of doing it. They praised the greatness of God; His power to save, and His boundless love for all creation. It is very often, that irregular church attendants pose their questions about the timing of Church services. They cite other commitments to attend, and how they do not want to be late for those commitments. We need to think hard about the question of who gives time to whom. Timing at the Church service reveals something about our faith.

Simeon held the baby Jesus in his hands prophesising about himself, mankind and Mary's future.

About himself, he praised God for the fulfilment of his hope, seeing the Messiah before dying, 'You can dismiss your servant in peace... my eyes have seen your salvation' Lk 2,30.

About the difference between the children of God, and children of the world, Simeon prophesised about the 'rising and falling of many in Israel' Lk 2, 34.

About Mary, Simeon prophesised about the unity between Mother and Son, 'A sword will pierce your soul' Lk 2,35. On the cross, Jesus was pierced on his side; while Mary felt it in her heart.

Simeon's background was not mentioned. We know something about Anna, namely: her parents, and tribe, her family and that she was a long-time widow. She is now in her mid-eighties. Fasting, praying and serving in the Temple day and night were her way of life. She praised the baby Jesus and talked specifically about the salvation Jesus will bring for all who long to have it. Her prophesy seems to resonate with Simeon about 'the rising' of many in Jerusalem.

Jesus is presented in the Temple, a place He later claimed as 'My Father House' Jn 2,14.

At the Temple, Jesus gathered God's people. Simeon and Anna represented all the faithful servants. Both prophesied about God's saving power, glory and sovereignty.

We pray to be faithful to the voice of the Spirit.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:27 23/12/2023

23. Để làm một người thật phục tùng thì không chỉ bản thân phục tùng, mà còn ở nơi thái độ phục tùng phải sảng khoái. Dù cho mệnh lệnh không dễ như các mệnh lệnh khác, nhưng vẫn vui vẻ làm tốt việc của mệnh lệnh ấy.

(Thánh Philip Neri)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:29 23/12/2023
34. MỘT TRẬN NÁO NHIỆT

Lý Trọng Nguyên ở thành Khuê Lý, bởi vì nhờ người giới thiệu nên được gọi ra và làm đến chức huyện lệnh.

Người trong làng bèn làm tiệc tiễn đưa, nhà này nhà nọ thay nhau mời đã hơn tháng, cấp trên thúc giục lên đường nhậm chức, Lý Trọng Nguyên cười nói:

- “Tôi vốn không thích ra làm quan, chỉ là mượn cơ hội này để mọi người náo nhiệt một trận ấy mà.”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 34:

Lên chức thăng tước là dịp để cho bà con bạn bè đãi tiệc chung vui, bởi vì đó là việc chính đáng của tình cảm giữa người với nhau.

Có người lâu quá không có dịp để nhậu nên bày cớ này đến cớ nọ để được uống rượu; có người anh em lâu ngày không gặp nhau (vì không có lý do) nên lợi dụng sinh nhật của vợ mình hay dịp thôi nôi của con cái mà làm tiệc mời anh em đến nhậu cho vui; lại có người muốn làm ngày lễ kỷ niệm sinh nhật của mình...trước mấy ngày để có dịp anh em bạn bè tập họp ăn uống cho vui... tất cả những cái “mượn cớ” này đều không phải là tội, cho nên không nên oán trách, bởi vì ý tốt là để mọi người gặp nhau cho vui. Nhưng sẽ là đáng trách nếu lợi dụng những dịp “mượn cớ” này để nhậu nhẹt đến say xỉn, rồi chửi rủa nói xấu và đánh nhau thì dứt khoát là không chấp nhận được...

Thiên Chúa là tình yêu, mỗi ngày Ngài đều mời gọi chúng ta đến để ăn và uống Máu Thịt của Đức Chúa Giê-su trong thánh lễ, Ngài muốn quy tụ chúng ta và những bạn bè lại chung quanh bàn tiệc thánh để chúng ta bày tỏ sự đoàn kết yêu thương nhau, và để chúng ta cùng nhau lãnh nhận nguồn ân sủng của Ngài để chúng ta đủ sức làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.

Cứ mời bạn bè đến ăn uống dịp sinh nhật, bổn mạng hay những ngày trọng đại của mình, nhưng trước hết xin mời họ cùng nhau tham dự tiệc thánh là thánh lễ với chúng ta, sau đó chia sẻ ly bia miếng bánh thật chân thành vui vẻ...

Thật hạnh phúc cho người mời và người được mời khi chúng ta làm được như thế.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Zalewski được bổ nhiệm làm đại diện của Đức Thánh Cha thường trú tại Việt Nam
Thanh Quảng sdb
16:59 23/12/2023
Đức Tổng Giám Mục Zalewski được bổ nhiệm làm đại diện của Đức Thánh Cha thường trú tại Việt Nam

Đức Tổng Giám Mục Zalewski, 60 tuổi, người Ba Lan, cũng là Sứ thần tại Singapore, được bổ nhiệm làm đại diện Đức Thánh Cha thường trú tại Việt Nam. Tháng 7 năm ngoái, trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Võ Văn Thưởng tới Vatican, một thỏa thuận về tư cách đại diện thường trú của Đức Thánh Cha đã được ký nhận.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, 60 tuổi gốc Ba Lan và là Tổng Giám mục hiệu tòa Châu Phi, làm đại diện cho Đức Thánh Cha thường trú tại Việt Nam.

Thỏa thuận đạt được trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Việt Nam

Vào ngày 27 tháng 7, Tòa Thánh và chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đạt được Thỏa thuận về tư cách của Đại diện Đức Thánh Cha thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.

Thỏa thuận được ký kết trong chuyến thăm Vatican của Thủ tướng, ông Võ Văn Thưởng, là kết quả của phiên họp thứ 10 của các Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh ngày 31 tháng 3 tại Vatican, được tổ chức với ước mong tiến tới quan hệ song phương.

Trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Việt Nam và Đức Thánh Cha Phanxicô, và sau đó với Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, một thông cáo chung cho biết “hai bên đánh giá cao về những tiến bộ đáng kể trong quan hệ song phương và những đóng góp tích cực của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng Công Giáo trong nước.”

Thư của Đức Thánh Cha gửi Giáo hội Việt Nam

Trong Thư gửi Giáo hội địa phương vào tháng 9 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tín hữu hãy sống như “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”, làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa”.

Sau khi quan hệ bị gián đoạn vào năm 1975, những phát triển đáng khích lệ bắt đầu vào năm 1990 dẫn đến việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI bổ nhiệm một Đại diện không thường trú tại quốc gia vào năm 2011.
 
Sự mơ hồ cố ý của Fiducia Supplicans tạo điều kiện cho việc nhân rộng những diễn giải sai lạc
J.B. Đặng Minh An dịch
22:42 23/12/2023


Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Trên tờ National Catholic Register, ngài có bài viết nhan đề “Ambiguity of ‘Fiducia Supplicans’ Makes Way for Multiplying Misinterpretations”, nghĩa là “Sự mơ hồ của 'Fiducia Supplicans' tạo điều kiện cho việc nhân rộng những diễn giải sai lạc”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Trong “Tuyên ngôn” Fiducia Supplicans từ Bộ Giáo lý Đức tin, vị tổng trưởng, Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández, đã lập kỷ lục mới trong khả năng sáng tạo của mình bằng cách đề xuất “các phép lành mục vụ” dành cho các cặp vợ chồng, kể cả những người cùng giới tính, trong các kết hiệp ngoài hôn nhân.

John Bursch đã nhanh nhẩu nhấn mạnh rằng, “bất cứ ai tuyên bố rằng tài liệu của Vatican cho phép ban phước lành cho các cặp đồng giới đều chưa đọc nó hoặc đang cố tình hiểu sai nó”.

Tuyên ngôn của các giám mục Hoa Kỳ có thể đồng ý với quan điểm đó, nhưng nói ở mức độ chung chung đến mức vô nghĩa, ngoại trừ việc nói rằng giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân không thay đổi. Các giám mục Canada đã nói rõ hơn nhiều:

Trong khi khẳng định một cách rõ ràng sự hiểu biết truyền thống của Giáo hội về hôn nhân, Fiducia Supplicans cho phép các mục tử ban phép lành cho những người tự do yêu cầu phép lành, tìm kiếm sự trợ giúp thiêng liêng để sống trung thành với ý Chúa. Tuyên ngôn nêu rõ rằng những phép lành như vậy phải hướng đến chính con người chứ không phải đến hoàn cảnh của họ và chúng phải được yêu cầu một cách tự phát chứ không phải là những hành động mang tính nghi lễ hay phụng vụ.

Nhân rộng những diễn giải sai lạc

Có lẽ Bursch đã đúng khi tin tưởng Đức Hồng Y Fernández về những gì vị Hồng Y định làm. Tuy nhiên, trong vòng 36 giờ sau khi xuất bản, có một câu chuyện, kèm theo một bức ảnh, đăng trên tờ The New York Times, về Linh mục Dòng Tên James Martin - một người lâu năm ủng hộ việc thay đổi giáo huấn của Giáo hội về vấn đề đồng tính luyến ái – đã chúc lành cho một cặp đồng giới và nói rõ quan điểm của mình theo đó vị linh mục Dòng Tên này hiểu rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép và khuyến khích ông làm như vậy.

Cha Martin cũng tweet vào ngày tài liệu được công bố: “Tôi đồng ý với Tuyên ngôn lịch sử của Vatican về các phước lành đồng tính. ‘Là một linh mục, tôi mong được chúc lành cho các cặp đồng giới, chia sẻ với họ những ân sủng mà Thiên Chúa mong muốn cho mọi người, là điều mà tôi đã chờ đợi nhiều năm để thực hiện.’”

Jason Steidl Jack, một nửa của cặp đôi đồng giới được Cha Martin ban phước, đã viết cho Outreach, “một nguồn tài liệu Công Giáo LGBTQ” mà Cha Martin là biên tập viên: “Phước lành cho các cặp đồng giới là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy các cặp đồng giới chia sẻ cùng một kênh ân sủng mà tất cả mọi người đều được hưởng.”

Nếu Cha Martin phạm tội “cố ý hiểu sai” Fiducia Supplicans, liệu chúng ta có thể mong đợi Đức Hồng Y Fernández bày tỏ sự thất vọng của mình theo cách tương xứng với việc đưa tin nổi bật trên tờ The New York Times không? Liệu Cha Martin, người được Đức Thánh Cha Phanxicô ủng hộ một cách lộ liễu, có được sửa sai rằng ông đã phạm sai lầm không?

Trái lại, phải chăng Fiducia Supplicans đã được cố ý viết để bị “hiểu sai” theo đúng cách mà Cha Martin đã làm?

Cha Martin không đơn độc. Với vô số phản ứng từ khắp nơi trên thế giới, có vẻ như “những hiểu lầm” đang gia tăng. Một số giám mục hàng đầu của Âu Châu mong muốn các cặp đồng giới được ban phước trong giáo phận của các ngài và đã hoan nghênh Fiducia Supplicans cho phép chính xác điều đó.

Nếu một tài liệu bị “hiểu sai” một cách nhanh chóng và rộng rãi như vậy thì hoàn toàn hợp lý khi đặt câu hỏi phải chăng tài liệu đó đã được viết nhằm cố ý gây ra ngộ nhận. Lời giải thích khác là nó được viết bởi một người thiếu năng lực, nhưng Đức Hồng Y Fernández không phải là người kém cỏi.

Có thể tin tưởng vào Fiducia không?

Thật không phải là một suy nghĩ vui vẻ khi cho rằng một Tuyên ngôn của Bộ Giáo Lý Đức Tin lại được xây dựng một cách tinh quái nhưng chúng ta đang ở trong thời điểm bất hạnh. Tuyên ngôn cuối cùng của Bộ Giáo Lý Đức Tin là tài liệu Năm Thánh Dominus Iesus về căn tính và sứ mệnh duy nhất của Chúa Giêsu Kitô. Sự chú ý của Giáo hội vào thời điểm hiện nay là vào những điều nhỏ nhặt hơn rất nhiều. Chiều sâu thần học của Fiducia Supplicans đáp ứng được tiêu chuẩn thấp kém đó.

Thật đáng tò mò khi nhận ra rằng chỉ vài ngày trước lễ Giáng Sinh, Vatican sẽ chú ý đến cách ban phước cho các cặp vợ chồng sống thử, hoặc các cặp ngoại tình, hoặc các “cặp vợ chồng” đa thê, hay các cặp đồng giới. Có lẽ ít tò mò hơn là tin tức gây chấn động hôm thứ Hai đã loại bỏ một cách hiệu quả bất kỳ tin tức nào khác về các phán quyết hình sự liên quan đến tham nhũng tài chính của Vatican được đưa ra vào hôm thứ Bảy.

Lịch sử của Đức Hồng Y Fernández, một cộng tác viên thân cận của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Buenos Aires – được bổ nhiệm làm vị Giám Mục cao cấp thứ hai ở Á Căn Đình hai tháng sau cuộc bầu cử của Đức Thánh Cha vào năm 2013 – là có liên quan. Là người soạn thảo chính các tài liệu quan trọng của Đức Thánh Cha Phanxicô, ông đã được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin vào đầu năm nay.

Khi soạn thảo Amoris Laetitia vào năm 2015, Đức Tổng Giám Mục Fernández lúc đó đã gặp phải một vấn đề khó khăn: Nếu một người Công Giáo sống chung trong một kết hiệp vợ chồng với một người nào đó không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình - có lẽ sau khi ly hôn và tái hôn dân sự - muốn được rước lễ, thì một trạng thái đạo đức mới sẽ phải được hình dung ra.

Cá nhân hoặc cặp vợ chồng đó biết là tội trọng nhưng tự do kiên trì sống như thế, và đồng thời về mặt chủ quan, lại không nghĩ mình phạm tội trọng. Trải nghiệm tâm lý chủ quan sẽ tạo ra một phạm trù đạo đức khác. Điều khó khăn là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phán quyết quan điểm đó không phù hợp với sự thật về các hành vi luân lý trong Veritatis Splendor, là thông điệp năm 1993 của ngài về thần học luân lý.

Đức Tổng Giám Mục Fernández đã nghĩ ra một phương pháp chữa trị và trở thành văn bản mà Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành. Vấn đề sẽ được chôn vùi trong một chú thích mơ hồ và để các nhà hoạt động trong giáo hội tự mình tiến hành, với sự khuyến khích của Đức Giáo Hoàng nhưng không được sự chấp thuận minh nhiên. Về phần Veritatis Splendor, Đức Thánh Cha và Fernández coi như thông điệp đó không tồn tại. Là một trong những tài liệu giáo hoàng dài nhất từng được ban hành, với hơn 400 chú thích, Amoris Laetitia không hề đề cập đến một dòng nào về Veritatis Splendor.

Do đó, Amoris Laetitia đã mang đến cho Giáo hội một sự mơ hồ mới lạ chưa từng có khi một điều là bí tích ở Đức, lại là một tội trọng ở Ba Lan –[quốc gia có chung đường biên giới với Đức] - đó là rước lễ trong sự kết hợp vợ chồng ngoài hôn nhân.

Áp dụng sự mơ hồ của Amoris

Fiducia Supplicans cố gắng làm điều tương tự với các phép lành mà Amoris Laetitia đã làm với việc Rước lễ, để chuyển từ trạng thái khách quan của mối quan hệ sang đánh giá chủ quan về mối quan hệ của họ.

Điều đó sẽ dễ dàng hơn, ngoại trừ thách thức đối với Đức Hồng Y Fernández không phải là đi vòng quanh những gì Thánh Gioan Phaolô II đã dạy vào năm 1993, mà là những gì chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói vào năm 2021. Chỉ hai năm trước, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn một giáo huấn của Bộ Giáo Lý Đức Tin rằng các kết hiệp đồng giới không cách nào được chúc phúc vì Giáo Hội không thể xin Thiên Chúa “chúc lành cho tội lỗi”.

Vào năm 2021, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã dạy những điều sau:

“Không được phép chúc lành cho các mối quan hệ, hoặc các mối quan hệ đối tác, cho dù là ổn định đi chăng nữa, liên quan đến hoạt động tình dục ngoài hôn nhân... như trường hợp kết hợp giữa những người cùng giới tính. Sự hiện diện của các yếu tố tích cực trong các mối quan hệ như vậy.. không thể biện minh cho những mối quan hệ này và biến chúng thành đối tượng hợp pháp của phúc lành từ Giáo hội”.

Bây giờ Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn một văn bản khác của Bộ Giáo Lý Đức Tin dạy điều ngược lại. Đức Hồng Y Fernández ẩn náu trong sự mơ hồ của các phước lành.

Fiducia Supplicans là đứa con đẻ hoàn toàn của Hồng Y Fernández. Nó dài, khoảng 5.000 từ bao gồm nhiều chủ đề thú vị nhưng không liên quan trực tiếp, giống như Amoris Laetitia đã lướt qua bảy chương trước khi đi vào vấn đề chính. Đức Hồng Y Fernández viết về các phép lành “đi lên” và “đi xuống”, bao gồm một số đoạn gay gắt khuyên các linh mục đừng tỏ ra khó chịu, và trình bày một cuộc diễn hành thực sự của các giáo sĩ mặc áo ren, những người được cho là buộc những người qua đường muốn xin phép lành phải chịu sự xem xét kỹ lưỡng của Đại Quan Tòa Dị Giáo.

Tất cả những điều đó nhằm giải quyết vấn đề, được các giám mục Canada tóm tắt khá công bằng, rằng mọi người có thể được ban phúc mà không cần chúc phúc cho các mối quan hệ hoặc hành vi của họ. Suy cho cùng, các linh mục ban phước cho những cậu bé mà không ban phước cho những điều xấu xa mà chúng làm với em gái của chúng, hoặc ban phước cho những cây gậy bóng chày mà không ban phước với mục đích dùng nó để đánh chết ai đó. Vì vậy, nếu có ai xin một phép lành như một dấu chỉ sự gần gũi của Thiên Chúa, thì nói chung họ sẽ nhận được mà không cần thắc mắc gì.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó không có gì đáng chú ý đến mức nó đặt ra câu hỏi tại sao nó lại được nói ra, đặc biệt nếu nó vừa được nói đến vào năm 2021. Có lẽ diễn từ dài dòng nhằm che khuất rằng điều gì đó khác thực sự đang được đề cập đến. Rốt cuộc, chính Đức Hồng Y Fernández trong Fiducia Supplicans nói rằng ngài đang cống hiến một điều gì đó thực sự “sáng tạo”.

Những đổi mới trong sự mơ hồ

Sự đổi mới đó là thế này: Bất kỳ cặp “bất quy tắc” nào cũng có thể cầu xin một lời chúc phúc một cách “tự phát” với tư cách là một cặp vợ chồng. “Bất quy tắc” ở đây có nghĩa là một cặp không có hôn nhân hợp pháp, bao gồm một cặp sống thử, một cặp vợ chồng hờ không sống chung, một cặp đồng giới, một cặp ngoại tình, “các cặp vợ chồng” đa phu đa thê, và có lẽ thậm chí một cặp vợ chồng loạn luân.

Sau đó, họ có thể được chúc lành như một cặp vợ chồng mà không có bất kỳ sự mô phỏng nào về hôn nhân. Phước lành, không có bất kỳ nghi lễ quy định nào, sau đó sẽ ban phước cho những điều tốt đẹp trong mối quan hệ - đoàn kết với nhau, dọn phòng ngăn nắp, trò chuyện sôi nổi - nhưng không phải là những khía cạnh tội lỗi. Đức Hồng Y Fernández coi những phép lành này là “mục vụ” và cần được khuyến khích, hơn là “phụng vụ”, vốn vẫn bị cấm như một nỗ lực để chúc lành cho tội lỗi.

Điều đó có thể gây nhầm lẫn. Nó hơi giống các giáo lý khác nhau về Bí tích Thánh Thể trong một số giáo phái Tin Lành. Mục sư có thể không tin vào sự Hiện diện Thực sự, trong khi giáo dân thì tin, vì vậy khi Rước lễ, người cầu xin tin tưởng đang nhận được trong tâm trí một điều gì đó mà mục sư không tin rằng mình đang ban cho. Nếu bạn không quá bận tâm về vẻ đẹp lộng lẫy của chân lý thì đó là một giải pháp tiện lợi.

Làm thế nào điều này có thể xảy ra trong thực tế, ngoài căn nhà của Cha Martin? Một chàng trai trẻ có thể xin một linh mục ban phước lành cho anh ta và người bạn gái sống chung của anh ta, hy vọng rằng cuối cùng anh ta có thể khiến bà ngoại của anh ta bị khuất phục và ngừng càm ràm về việc anh ta “sống trong tội lỗi”. Suy cho cùng, nếu linh mục chúc lành cho họ như một cặp vợ chồng thì điều đó có phải là tội lỗi không, bà ngoại à? Giáo hội sẽ không ban phước cho tội lỗi phải không bà ngoại?

Vị linh mục, sau khi nghiên cứu 5.000 từ của Fiducia Supplicans, ban phước lành, biết rằng cặp vợ chồng trẻ là người vui tính và khía cạnh vui tính của mối quan hệ là điều đang được ban phước.

Fiducia Supplicans bảo đảm rằng không ai biết chính xác điều gì đang được ban phước, vì nó tuyệt đối cấm bất kỳ văn bản nghi lễ nào có thể chỉ rõ điều đó. Vị linh mục có ý định ban phước cho sự vui tính của họ; cặp đôi hiểu đó như một sự chúc phúc cho họ được chung giường.

Một số phản ứng gay gắt quyết liệt chống lại thủ đoạn rõ ràng là tinh quái đó. Larry Chapp, tác phẩm của ông đã xuất hiện trên Register, gọi Fiducia Supplicans là một “thảm họa” “làm suy yếu” giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân và tính dục. Ở First Things, Dan Hitchens, biên tập viên của The Catholic Herald¸ đã mô tả Fiducia Supplicans như một triều đại giáo hoàng “tự sụp đổ” giống như một “lỗ đen” từ “nơi mà ánh sáng lý trí không thể xuyên qua”.

Trở lại với Cha Martin, người đối với Đức Thánh Cha Phanxicô cũng giống như Cha Richard John Neuhaus đối với Thánh Gioan Phaolô II, thông dịch viên người Mỹ đáng tin cậy của triều đại giáo hoàng.

Vào tối thứ Hai, chỉ vài giờ sau khi Fiducia Supplicans được tung ra, nói rằng các linh mục có thể ban phép lành nếu họ được yêu cầu một cách tự phát hoặc tự do, Cha Martin đã chủ động. Ngài đã nhắn tin cho một cặp đồng giới mà ngài quen biết để nhận được lời chúc phúc và gọi điện cho tờ New York Times. Sáng hôm sau, họ và người phóng viên báo chí có mặt tại căn nhà của Cha Martin để làm phép lành. Ngày hôm sau, tất cả đều được công bố, bao gồm một bức ảnh khác của cặp đôi “trong ngày cưới của họ tại Nhà thờ Tưởng niệm Judson ở West Village năm 2002”. Fiducia Supplicans trực tiếp hướng dẫn rằng không được ban phước lành liên quan đến bất kỳ nghi lễ dân sự nào.

Điều gì có thể được mong đợi nếu Đức Hồng Y Fernández sử dụng khuôn mẫu Amoris Laetitia của mình cho Fiducia Supplicans? Cha Martin có thể viết một lá thư riêng cho Đức Thánh Cha giải thích cách thức ngài chúc phúc cho “các cuộc kết hợp đồng giới” như thế nào. Đức Thánh Cha Phanxicô có thể viết lại một lá thư riêng khen ngợi Cha Martin. Những bức thư sau đó sẽ được xuất bản hoặc bị rò rỉ ở Rôma hoặc New York, hoặc cả hai.

Sau đó, trong cuộc tiếp kiến với Đức Hồng Y Fernández, Đức Thánh Cha Phanxicô có thể nâng cuộc trao đổi bằng thư tín đó lên thành một tông thư huấn quyền. Đó là giải pháp Buenos Aires mà Đức Hồng Y Fernández đã sắp xếp cho Amoris Laetitia khi ngài còn là tổng giám mục của La Plata.

Việc đó mất nhiều tháng khi Đức Hồng Y Fernández còn ở nước ngoài. Ở Rôma, việc này có thể được thực hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, có lẽ vào dịp lễ Thánh Gia Thất (31 tháng 12) hoặc Lễ Hôn Nhân của Đức Maria và Thánh Giuse (23 Tháng Giêng), cả hai ngày lễ đều là dịp tốt để nhấn mạnh rằng giáo huấn về hôn nhân không hề thay đổi.


Source:National Catholic Register
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Liên Thi Khúc Giáng Sinh
Đinh văn Tiến Hùng
05:36 23/12/2023

*Liên Thi Khúc Giáng Sinh*

+ GLORIA- KINH VINH DANH +

“Cloria in Excelsis Deo, et in terra pax hominibus bonae voluntatis.” (*)
‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm’
( Lc.2: 14 )

Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: “Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”.
Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
( Phúc Âm Lc.2: 1- 14 )

VINH quang Thánh Tử giáng trần,
Từ trời đổ xuống hồng ân cứu đời,
Đêm đông sương tuyết tuôn rơi,
Vương Nhi sinh xuống làm người vì ta.

DANH Ngài tỏa sáng chan hòa,
Không trung Thánh nhạc hòa ca nhiệm mầu,
Mục đồng chỗi dậy cho mau,
Lên đường vội vã cùng nhau chào mừng.

THIÊN thần bay lượn trên không,
Ánh sao rực sáng cánh đồng hoang sơ,
Ngẩn ngơ cả những chiên bò,
Chạy theo mục tử cũng vừa tới nơi.

CHÚA trong máng cỏ xinh tươi,
Song Thân trìu mến mỉm cười yêu thương,
Khó nghèo không chút vấn vương,
Từ đây khai mở con đường cứu nhân.

TRÊN trời Thần Thánh đội ân,
Loài người dưới thế muôn phần hân hoan,
Thánh Tử bỏ chốn cao sang,
Hạ sinh nghèo khó trong hang bò lừa.

TRỜI đêm đồng vắng hoang sơ,
Dâng dâng tuyết phủ bơ vơ thôn nghèo,
Nhưng được diễm phúc bao nhiêu,
Chúa Trời lại chọn thương yêu chốn này.

*BÌNH minh cứu chuộc khởi đầu,
Xua tan bóng tối, địa cầu sáng trưng,
Muôn loài bừng tỉnh reo mừng,
Thỏa lòng mong đợi chờ trông đêm ngày.

AN hòa khởi sự từ đây,
Đất trời say đắm ngất ngây diệu vời,
Tin Mừng gieo khắp muôn nơi,
Thế nhân hồng phúc cuộc đời đổi thay.

DƯỚI hỏa ngục chốn lưu đầy,
Sa-tan chạy trốn sợ quay về trần
Thời điểm tận diệt đã gần,
Quyền năng Vương Tử giáng ân cứu đời.

THẾ nhân hối cải đi thôi,
Tin Mừng loan báo Chúa Trời hạ sinh,
Chịu bao cay đắng nhục hình,
Để cho ta sống hiển vinh đời đời.

CHO con tuân giữ những lời,
Xưa Chúa truyền dạy ngàn đời còn đây,
Tâm niệm lời Chúa đêm ngày,
Hãy vác Thánh Giá theo Thày mà đi.

NGƯỜI ơi đeo đuổi những gì !
Đừng ham chém giết, duy trì chiến chinh.
Hãy đem no ấm an bình,
Và ta sẽ thấy chính mình an vui.

THIỆN tâm là ở lòng người,
Ý thành tâm đức Chúa thời độ cho,
Sông sâu còn có thể dò,
Lòng người nham hiểm sao đo cho tường.

TÂM thành nhân thế xót thương,
Trên cao Thiên Chúa luôn thường giúp ta,
Bình an trần thế gần xa,
Vinh danh Thiên Chúa ngợi ca muôn đời.

(*) Ghi chú: CLORIA là kinh Vinh danh Thiên Chúa, thường dùng mở đầu trong nghi lễ của Giáo Hội Công Giáo, vì thế không nên lạm dụng mượn làm chủ để thương mại những buổi trình diễn ca nhạc trên Cung Thánh Nhà Thờ lẫn lộn với nhạc đời không thích hợp, mất ý nghĩa, không tôn nghiêm. –Xin đừng quên trong Phúc Âm Chúa đã đuổi bọn buôn thần bán thánh ra khỏi Đền Thờ ( Phúc Âm St Gioan C2: 13-15 )
Nên trình diễn trên sân khấu ngoài Thánh đường với chủ đề Ca nhạc mừng Giáng Sinh thích hợp hơn.


+ Lời nguyện HÒA BÌNH +

* Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gởi Sứ Điệp nhân ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/17 với lời Chúa dạy trich trong Thanh Kinh: “Chiến trương đích thực trong đó Bạo lực và Hòa bình đương đầu với nhau, chính là tâm hồn con người.” ( Mc.7: 21 )

* “Bấy giờ họ sẽ lấy lưỡi gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước này chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng mước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh” ( E-sai.2: 4 )

Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như ngày nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tình thương thay cho lòng tàn bạo.
Mang an bình trải rộng khắp muôn nơi,
Đổ Man-na cứu độ cho loài người
Để nhân loại sống hòa bình bất diệt.

Ôi Đêm Thánh! Đêm Hồng ân diễm tuyệt!
Con dâng Ngài lời nguyện ước Hoà bình
Cho địa cầu chấm dứt cảnh đao binh,
Mượn danh Thượng Đế, mưu đồ quỉ quyệt,
Thôi thù hận đừng bày trò chém giết,
Vì an bình thật sự ở trong tim,
Ngông cuồng càng cao,càng lạc hướng tìm,
Hòa bình sẽ chôn vùi trong ác mộng,
Cho nhân loại đừng lao vào tuyệt vọng,
Biết nhận ra một chân lý ngàn đời,
Trong Phúc âm mang ấn tích từ trời,
Đuổi Ác quỉ và dẹp tan Thần chết.
Hòa bình – Chiến tranh thật là khác biệt,
Bom bạo tàn khác hoa nở yêu thương,
Say chiến thắng làm sao thấy Thiên đường,
Mà nhân loại muôn đời hằng mong ước.

Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như ngày nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tinh thương thay cho lòng tàn bạo.
Con cúi đầu trước Máng cỏ Chúa sinh,
Thiết tha dâng LỜI NGUYỆN ƯỚC HÒA BÌNH,
Cho nhân loại và hồn con tội lỗi……

+ Bài Học khó nghèo +

‘Ca lên hỡi triều thần, ca lên nữa !
Nào reo vui nhảy múa hỡi muôn dân,
Đấng Chí Tôn giờ đây đã giáng trần,
Nên bé nhỏ hầu cứu dân độ thế.
( Thánh Thi Phụng Vụ )

Đêm đông
Sương tuyết Be-lem,
Đồng hoang thôn xóm nghèo hèn bơ vơ,
Không gian chìm đắm trong mơ,
Be-lem diễm phúc đón chờ hồng ân.

Hài Nhi sinh xuống gian trần,
Không manh áo mỏng che thân cơ hàn,
Chúa Trời bỏ chốn cao sang,
Xuống nơi máng cỏ trong hang chiên lừa.

Giu-se thân phụ của Người,
Lặng yên tuân phục một đời Bõ nuôi.
Ma-ri-a Mẹ Chúa Trời,
Nhìn con suy gẫm một đời xin vâng.

Không trung vang tiếng Thiên Thần,
Tin mừng loan báo xa gần chờ mong.
Dậy mau hỡi các thế nhân,
Cứu tinh nhân loại hồng ân dâng đầy.

Lẻ loi vài vật rẽ bầy,
Vây quanh máng cỏ đến đây chiên lừa,
Thở hơi cho Chúa ngủ yên,
Ấm thân nhỏ bé nơi miền đồng hoang.

Mục đồng chỗi dậy vội vàng,
Tìm đến hang đá lòng tràn niềm vui.
Hài Nhi Con Một Chúa Trời,
Hạ sinh nghèo khó ở nơi hang lừa,

Ba vua suy gẫm lời xưa,
Nhìn ngôi sao lạ cũng vừa hiện lên,
Hành trình ngàn dặm không quên,
Nhũ hương, mộc dược, vàng thời tiến dâng…

Đất trời xao động đêm nay,
Nhân loại chờ đón phút giây ngàn đời
Vính danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.

* Mừng Chúa Giáng Trần *

‘Đã vang dội lời của bao ngôn sứ,
Loan tin mừng Con Chúa đến trần gian,
Vị Cứu Tinh giờ đây đã tới gần,
Sẽ giải thoát đưa ta vào cõi phúc’ (*)

*Dâng dâng tuyết phủ núi đồi,
Lâng lâng khúc nhạc chơi vơi diệu huyền,
Say say giấc ngủ bày chiên,
Mơ mơ mục tử trên miền đồng hoang.

Chúa đã đến giữa muôn ngàn tinh tú,
Sao sáng ngời rực chói toả không gian,
Nghe tiếng Ngài bọn ác quỉ kinh hoàng,
Vụt trốn chạy tìm đường về địa ngục.

Chúa đã đến lúc tinh cầu rạn nứt,
Quay cuồng điên và sắp nổ tan tành,
Vì hận thù trong lửa khói chiến tranh,
Ngài giáng thế đem tình yêu hòa giải.

Chúa đã đến giữa chứng nhân khắc khoải,
Hang bò lừa trong khung cảnh đơn sơ,
Ba Đạo sĩ lặng chiêm bái kính thờ,
Hài Nhi đấy chính Con Vua trời đất.

Chúa đã đến với tâm hồn chân thật,
Yêu tha nhân và khao khát hòa bình.
Đêm nhiệm mầu Con Thiên Chúa Giáng sinh,
Ngài chọn kẻ chính tâm làm chứng tá.

Chúa đã đến cho chúng ta tất cả,
Cả cuộc đời mạng sống và tình yêu,
Ngài cho nhiều nhưng đáp lại bao nhiêu,
Ta hãy đến với tâm hồn thống hối.

Ôi Lạy Chúa con biết mình tội lỗi,
Thân yếu hèn một lãng tử đi hoang,
Ngài đến rồi con tỉnh giấc bàng hoàng,
Sao rực sáng trên đầu đang soi lối.

Dậy mau ta báo tin đây,
Con Chiên Thiên chúa đêm nay giáng trần

+ Tình yêu Nhập Thể +

*Chiên Thiên Chúa đã từ nơi thượng giới,
Xuống cõi trần đền tội vạ chúng ta,
Nào cùng nhau chạy đến lượng hải hà,
Xin tha thứ bằng lời kinh thấm lệ. (*)

Chúa Giáng thế như lời tiên báo trước,
Một đêm đông sương tuyết phủ đầy trời,
Hang Bê-lem máng cỏ đó là nơi,
Người sinh xuống mang xác thân nghèo khó.

Đem tình thương cùng nguồn ơn cứu độ,
Cho muôn loài cuộc sống mới hơn
Từ không trung vang khúc nhạc thiên đình,
Trời sáng rực với muôn ngàn tinh tú.

Cả đất trời đầy hồng ân bao phủ,
Đêm thần diệu thật tràn ngập anh linh.
Từ trời cao Thần Thánh cúi nghiêng mình
Thờ lạy Chúa đã hạ sinh trần thế.

Đấng nhân loại đợi trông bao thế kỷ,
Nơi Hài Nhi nhập thể giữa đêm đông
Các mục tử đang yên giấc ngoài đồng,
Chợt bừng tỉnh khi Thiên thần báo gọi :

“Hỡi các ngươi thức đậy mau đi tới
Để tôn thờ Con Thiên Chúa Giáng Sinh,
Cho các ngươi này dấu chỉ tôn vinh
Một Con Trẻ bọc mình trong máng cỏ”

Nơi chân trời một vì sao sáng tỏ,
Soi dẫn đường ba đạo sĩ phương đông,
Hành trình vạn dặm nhất quyết một lòng,
Tìm được Đấng mà muôn dân mong đợi.

Dâng tôn kính vàng,nhũ hương,mộc dược.
Lửa tin yêu đốt cháy cả tấm lòng,
Đấng Cứu Thế mà nhân loại chờ mong,
Đã sinh xuống qua Hài Nhi Nhập Thể.

Nay Chúa đến đổi tâm hồn nhân thế,
Luôn tâm thành mến Chúa,yêu tha nhân.
Tiếng Bê-lem vang vọng khắp thế trần,
Lời Thiên sứ truyền tin trong Đêm Thánh :

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”

Ghi chú (*) Trích Thánh Thi Phụng Vụ

*LIÊN KHÚC GIÁNG SINH*

*Nguyện xin Chúa Hài Đồng ban bình an cho nhân loại*
“… Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến.” (Tc. Is.2: 2-5)

+ Liên Khúc Giáng Sinh +

* Đêm đông:
Đêm đông sương tuyết Be-lem,
Đồng hoang thôn xóm nghèo hèn bơ vơ,
Không gian chìm đắm trong mơ,
Tỏa lan diễm phúc đón chờ hồng ân

* Hài Nhi
Hài Nhi sinh xuống gian trần,
Không manh áo mỏng che thân cơ hàn,
Chúa Trời bỏ chốn cao sang,
Xuống nơi máng cỏ trong hang chiên lừa.

* Song Thân:
Giu-se Thân phụ của Người,
Lặng yên tuân phục một đời Bõ Nuôi.
Ma-ri-a Mẹ Chúa Trời,
Nhìn Con suy gẫm một lời Xin vâng.

* Thiên Thần
Không trung vang dậy tiếng ca,
Thiên Thần loan báo gần xa tin mừng,
Dậy mau hỡi các mục đồng,
Cứu Tinh nhân loại đợi trông đến rồi.

* Chiên lừa:
Hãy nhìn gia súc gần đây,
Vây quanh máng cỏ một bày lừa chiên,
Thở hơi cho Chúa ngủ yên,
Âm thầm nhỏ bé nơi miền đồng hoang.

* Mục Đồng:
Mục đồng trỗi dậy bảo nhau,
Tìm đến hang đá qùi chầu Hài Nhi,
Tâm hồn đơn thật nghĩ suy,
Bài học nghèo khó khắc ghi trong lòng.

* Ba Vua:
Ba Vua xa tận phương Đông,
Nhìn ngôi sao lạ trên không sáng ngời,
Hành trình ngàn dặm đến nơi,
Nhũ hương,mộc dược,vàng thời tiến dâng.

* Nhân trần:
Đất trời mở rộng đêm nay,
Nhân loại chờ đón phút giây ngàn đời.
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.

Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp
 
Thông Báo
Thiệp Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới của Ban Giám Đốc Vietcatholic
Khanh Lai
06:54 23/12/2023
 
Thiệp Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới của Tuyên Úy Đoàn – Vietnamese Catholic
Khanh Lai
06:59 23/12/2023
 
Church Documents
Thủy 23 Dec 2023
J.B. Đặng Minh An dịch
02:53 23/12/2023
1. Các Giám mục Công Giáo ở Phi Châu triệu tập phiên khoáng đại trước các chỉ trích rằng Tuyên ngôn Fiducia supplicans cổ vũ đồi phong bại tục

Các Giám mục Công Giáo ở Phi Châu đang tham khảo ý kiến lẫn nhau để đưa ra “tuyên bố chung duy nhất” về Fiducia Supplicans, là Tuyên ngôn của Vatican về khả năng chúc lành cho “các cặp đồng giới” và các cặp vợ chồng trong “các tình huống bất hợp lệ” khác.

Trong một tuyên bố được lưu hành vào thứ Năm, ngày 21 tháng 12, Chủ tịch Hội nghị chuyên đề của Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar (SECAM) đã liên hệ với các Giám mục anh em của mình để lấy ý kiến về tài liệu mà Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố hôm thứ Hai, Ngày 18 tháng 12 nhằm đưa ra “sự hướng dẫn dứt khoát” cho dân Chúa trên lục địa lớn thứ hai và đông dân thứ hai thế giới.

Đức Hồng Y Fridolin Ambongo nói: “Bản chất tế nhị của Tuyên ngôn này, mở ra nhiều cách giải thích và thao túng khác nhau, đã dẫn đến sự hoang mang đáng kể nơi các tín hữu”, Đức Hồng Y Fridolin Ambongo nói, ám chỉ sự chia rẽ sâu sắc giữa các Giám mục Công Giáo trên toàn cầu về Tuyên bố của Vatican cho phép các phép lành ngoài phụng vụ của các cặp đôi đồng giới. Phi Châu là nơi cấm gần như triệt để tính dục đồng giới. Các phương tiện truyền thông bài Công Giáo cho rằng Giáo Hội đang cổ vũ đồi phong bại tục, và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội truyền giáo của Giáo Hội.

Trong tuyên bố dài một trang ngày 20 tháng 12 và gửi tới các Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi Châu và các đảo ở đó, Đức Hồng Y Ambongo cho biết thêm, “Là các mục tử của Giáo hội ở Phi Châu, chúng ta có nhiệm vụ phải đưa ra sự rõ ràng rõ ràng về vấn đề này, đưa ra hướng dẫn dứt khoát cho cộng đồng Kitô hữu của chúng ta.”

“Tôi viết thư cho các vị Chủ tịch thân mến, để xin ý kiến của các vị về Tuyên ngôn nêu trên của Bộ Giáo lý Đức tin, để chúng ta có thể đưa ra một tuyên bố chung duy nhất, có giá trị cho toàn thể Giáo hội ở Phi Châu,” Chủ tịch SECAM cho biết, khi trích dẫn Chương 19#d của Báo cáo Tổng hợp Thượng hội đồng về Truyền giáo được công bố vào ngày 28 tháng 10 với tiêu đề, “Một Giáo hội Thượng hội đồng trong Truyền giáo”.

Đức Tổng Giám Mục Kinshasa ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) giải thích rằng mục đích tìm kiếm “quan điểm từ tất cả các Hội đồng Giám mục” của Phi Châu và các Quần đảo của nó là để SECAM “có vị trí thích hợp để đưa ra tuyên bố mục vụ về” khả năng ban phép lành “các cặp đôi đồng giới” và các cặp trong “những tình huống bất thường” khác trên lục địa.

Một tuyên bố mục vụ của SECAM, thành viên người Congo của Dòng Tu sĩ Capuchin (OFM Cap) cho biết, sẽ “cung cấp những hướng dẫn toàn diện cho tất cả các Giáo hội địa phương trong lục địa của chúng ta”.

Đức Hồng Y Ambongo, người đã lãnh đạo SECAM kể từ tháng 2, đã giao cho các Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo trên khắp Phi Châu và các Quần đảo của nó đến “đầu nửa cuối Tháng Giêng” để trình bày quan điểm của họ lên Tổng Thư ký Accra-Ghana. “Phản hồi kịp thời của bạn sẽ là công cụ giúp hình thành chỉ thị quan trọng này”.

Ngài kết luận: “Xin lời FIAT của Đức Maria, dạy chúng ta đón nhận Lời Chúa, Lời nhập thể, để chúng ta cũng có thể mang lại ơn cứu độ cho con người trong thời đại chúng ta”.

Một bộ phận các Giám mục Công Giáo ở Phi Châu, bao gồm cả các Giám mục ở Malawi và Zambia, đã ra lệnh cấm thực hiện Fiducia Supplicans ở các quốc gia tương ứng của các ngài.

“Chúng tôi truyền rằng vì các lý do mục vụ, các phép lành dưới bất kỳ hình thức nào cho các kết hợp đồng giới dưới bất kỳ hình thức nào đều không được phép ở Malawi,” các thành viên của Hội đồng Giám mục Malawi (ECM) cho biết trong tuyên bố ngày 19 tháng 12 của họ.

Trong một tuyên bố ngày 20 tháng 12, các thành viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Zambia nói rằng các hướng dẫn trong Fiducia Supplicans là “để suy ngẫm thêm chứ không phải để thực hiện ở Zambia”.

Các thành viên Hội đồng Giám mục Công Giáo Zambia cho biết, quyết định của các ngài được đưa ra dựa trên nhu cầu “tránh bất kỳ sự nhầm lẫn và mơ hồ nào về mặt mục vụ cũng như không vi phạm luật pháp của đất nước chúng tôi vốn cấm các hoạt động và kết hợp đồng giới, đồng thời lắng nghe di sản văn hóa của chúng tôi vốn không chấp nhận mối quan hệ đồng giới.”

Tại Nigeria, các Giám mục Công Giáo cho biết “Giáo hội không có quyền ban phước lành cho các cuộc kết hợp và hoạt động đồng tính,” các thành viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria (CBCN) nói trong tuyên bố ngày 20 tháng 12 của họ, và nói thêm rằng việc cho phép những phép lành như vậy “sẽ đi ngược lại luật Chúa, những lời dạy của Giáo hội, luật pháp của đất nước chúng tôi và sự nhạy cảm về văn hóa của người dân chúng tôi.”

2. Tổng giám mục Ukraine nói rằng tài liệu ban phép lành đồng giới không áp dụng cho các Giáo hội Đông phương

Lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine hôm thứ Sáu cho biết tuyên bố gần đây của Vatican về việc ban phép lành cho người đồng tính ngoài phụng vụ không áp dụng cho các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nói rằng tuyên bố của ngài nhằm đáp lại nhiều lời kêu gọi từ các giám mục, giáo sĩ, tu sĩ, các phong trào Giáo Hội và cá nhân giáo dân của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine” liên quan đến Tuyên ngôn “Fiducia Supplicans”, một tuyên bố từ Bộ Giáo lý của Giáo hội Faith xuất bản ngày 18 tháng 12.

Tuyên ngôn đó nói rằng “Các phép lành là một trong những bí tích phổ biến và đang phát triển nhất” và có thể ban “các phép lành cho các cặp vợ chồng trong những tình huống bất hợp lệ và cho các cặp đồng tính”.

Tuyên bố nêu rõ rằng giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân giữa một nam và một nữ không thay đổi và nhấn mạnh rằng những phép lành như vậy “không bao giờ” xảy ra trong nghi thức kết hợp dân sự “và thậm chí không liên quan đến chúng” để tránh nhầm lẫn hoặc tai tiếng.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho biết, “Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia liên quan và các tổ chức có thẩm quyền, tôi muốn thông báo cho anh chị em những điều sau:

“Tuyên bố nói trên giải thích ý nghĩa mục vụ của các phép lành trong Giáo hội Latinh, không phải trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương”, Đức Tổng Giám Mục nói, đề cập đến Fiducia Supplicans.

“Nó không đề cập đến các vấn đề về đức tin hay đạo đức Công Giáo, không đề cập đến bất kỳ quy định nào của Bộ Giáo luật dành cho các Giáo hội Đông phương, và không đề cập đến các Kitô hữu Đông phương. Vì vậy, trên cơ sở khoản giáo luật 1492, Tuyên ngôn này chỉ áp dụng cho Giáo hội Latinh và không có hiệu lực pháp lý đối với các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine”, ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói: “Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine là một trong những Giáo Hội Công Giáo Đông phương, do đó Giáo hội có di sản phụng vụ, thần học, giáo luật và truyền thống thiêng liêng riêng mà tất cả các tín hữu buộc phải tuân theo và trân trọng.”

Ngài nói rằng ý nghĩa của từ “chúc lành” có một ý nghĩa khác trong Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine so với Giáo hội Latinh.

Đức Cha Shevchuk nói rằng theo thực hành phụng vụ trong Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, “phép lành của linh mục hoặc giám mục là một cử chỉ phụng vụ không thể tách rời khỏi phần còn lại của nội dung của nghi thức phụng vụ và chỉ thu gọn vào hoàn cảnh và nhu cầu của lòng đạo đức”

Ngài nói thêm: “Theo truyền thống của nghi lễ Byzantine, khái niệm ‘phép lành’ có nghĩa là sự chấp thuận, cho phép hoặc thậm chí là mệnh lệnh cho một loại hành động, cầu nguyện và thực hành khổ hạnh nhất định, bao gồm một số loại ăn chay và cầu nguyện”.

Ngài nhấn mạnh rằng phép lành của một linh mục “luôn có chiều kích truyền giáo và giáo lý” và nói thêm rằng phép lành “không thể nào mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về gia đình như một sự kết hợp tình yêu chung thủy, bất khả phân ly và sinh hoa trái giữa một người đàn ông và một người phụ nữ được Chúa Giêsu Kitô nâng lên hàng Bí tích Hôn phối.”

Ngài nói: “Sự phân định mục vụ thúc giục chúng ta tránh những cử chỉ, cách diễn đạt và khái niệm mơ hồ có thể bóp méo hoặc xuyên tạc lời Chúa và giáo huấn của Giáo hội”.

Có lẽ trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo chưa bào giờ có một Tuyên ngôn bị chỉ trích mạnh như Tuyên ngôn Fiducia supplicans.

Nhiều người đang kêu gọi rút lại Tuyên ngôn này và vị Hồng Y tổng trưởng nên từ chức.

3. Tổng Giám Mục Charles J. Chaput: Chi Phí Của Việc Gây Ra Hỗn Loạn

Trên tờ First Things, Đức Cha Charles J. Chaput, nguyên là Tổng Giám Mục Philadelphia có bài viết nhan đề “THE COST OF “MAKING A MESS”“, nghĩa là “CHI PHÍ CỦA VIỆC GÂY RA HỖN LOẠN”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh. Tuy nhiên, trước hết xin được nói rõ rằng trước những chao đảo và hoang mang trong Giáo Hội, chúng tôi trình bày bài này xuất phát từ lòng yêu mến Giáo Hội và phần rỗi các linh hồn, không có ý chống báng ai.

Một trong những tiêu chuẩn mà Giáo hội sử dụng để đo lường phẩm chất của những người lãnh đạo là một câu đơn giản trong Kinh thánh: “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa gây hỗn loạn, nhưng là Thiên Chúa tạo bình an.” (1 Cr 14:33). Lời đó đã dành cho Thánh Phaolô. Lời đó cũng đúng cho thời nay. Lời đó cũng dành cho cho các mục tử và giám mục địa phương, kể cả giám mục Rôma. Sự nhầm lẫn giữa các tín hữu thường có thể là vấn đề của những cá nhân vô tội nghe nhưng không hiểu Lời Chúa. Tuy nhiên, giáo huấn gây ngộ nhận lại là một vấn đề khác. Nó không bao giờ có thể tha thứ được. Việc truyền tải chân lý Kitô giáo đòi hỏi sự thận trọng và kiên nhẫn vì con người không phải là những cỗ máy. Việc truyền tải chân lý Kitô giáo cũng đòi hỏi sự rõ ràng và nhất quán. Sự mơ hồ có chủ ý hoặc dai dẳng—bất cứ điều gì gây ra sự hiểu lầm hoặc dường như tạo cơ hội cho hành vi tội lỗi một cách khách quan— đều không phải là của Chúa. Và nó chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại cho tâm hồn cá nhân và đời sống chung của Giáo hội chúng ta.

Tôi đề cập đến điều này vì một lý do. Một người bạn Tin lành của tôi, một học giả Cải cách, đã gửi một tin nhắn cho những người bạn Công Giáo của anh ấy vào ngày 18 tháng 12 với tin tức rằng “Đức Phanxicô đã gây ra sự hỗn loạn trong sự hiệp thông của các bạn”. Người bạn Tin lành ấy đang đề cập đến văn bản Fiducia Supplicans (“Về ý nghĩa mục vụ của các phép lành”). Bộ Giáo lý Đức tin của Rôma, do Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández lãnh đạo—một người thân cận của Đức Thánh Cha Phanxicô—vừa công bố nó vào ngày hôm đó. Tài liệu này là một tác động hai chiều vì vừa khẳng định lại vừa bác bỏ giáo huấn Công Giáo về bản chất của các phước lành và việc áp dụng chúng vào các mối quan hệ “bất thường”. Và nó nhanh chóng được hiểu là một sự thay đổi đáng kể trong thực tiễn của Giáo hội. Cha James Martin, một người ủng hộ lâu năm cho những mối quan tâm của cộng đồng LGBTQ, đã nhanh chóng được chụp ảnh đang chúc phúc cho một cặp đồng tính nam trong một bài báo trên tờ New York Times.

Cha Martin đã chờ đợi nhiều năm để có đặc ân được nói một lời cầu nguyện như vậy, dù đơn giản đến đâu, một cách công khai.

Cha ấy nói hôm thứ Ba “Thật là tuyệt khi có thể làm điều đó một cách công khai.”

Quyết định của Đức Giáo Hoàng được chào đón như một chiến thắng mang tính bước ngoặt bởi những người ủng hộ người Công Giáo đồng tính, những người mô tả đây là một cử chỉ quan trọng của sự cởi mở và chăm sóc mục vụ, đồng thời là một lời nhắc nhở rằng một tổ chức có tuổi đời được tính bằng thiên niên kỷ cũng có thể thay đổi.

Bài báo của Times tiếp tục thừa nhận rằng “Quyết định này không lật đổ đạo lý của Giáo Hội rằng hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ”. Nó cũng không “cho phép các linh mục cử hành đám cưới đồng giới”. Nhưng hương vị chủ đạo và mục đích cơ bản của bài viết đã được nắm bắt rõ nhất bởi nhiều người đồng tính nam được phỏng vấn, những người đã nói về Giáo hội “quan tâm” đến tính hợp pháp của các mối quan hệ đồng giới và các cặp đồng giới “đòi quyền lợi cho không gian của chúng tôi. “

Nơi để bắt đầu?

Đầu tiên, vai trò quan trọng của Đức Giáo Hoàng là hiệp nhất Giáo hội chứ không phải chia rẽ Giáo hội, đặc biệt là về các vấn đề đức tin và luân lý. Ngài có nhiệm vụ tương tự là đoàn kết các giám mục và không chia rẽ họ.

Thứ hai, nhiệm vụ thiết yếu của một mục tử yêu thương là sửa dạy cũng như đồng hành. Phước lành nên khuyến khích nhưng cũng có thể thách thức khi cần thiết. Những người đồng giới và các cuộc kết hợp tình dục ngoài hôn nhân khác cần có sự đồng hành đầy thách thức của Giáo hội. Các giáo hoàng, giám mục, linh mục và phó tế được mời gọi làm tiên tri cũng như mục tử theo ơn gọi của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô dường như thường tách biệt những vai trò này trong khi chính Chúa Giêsu luôn thể hiện cả hai vai trò này trong sứ vụ của Ngài. Lời của Ngài với người phụ nữ bị bắt ngoại tình không chỉ đơn giản là “Tội lỗi của con đã được tha” mà còn là “Hãy đi và đừng phạm tội nữa”.

Thứ ba, những mối quan hệ mà Giáo hội luôn coi là tội lỗi giờ đây thường được mô tả là “bất thường”. Điều này bình thường hóa thực tại của hành vi sai trái về mặt đạo đức và dẫn đến sự nhầm lẫn về những gì chúng ta có thể và không thể gọi là “tội lỗi”.

Cuối cùng, mặc dù trên thực tế, tài liệu này không thay đổi giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân, nhưng nó dường như thay đổi giáo huấn của Giáo hội về tội lỗi của hoạt động đồng tính. Hôn nhân không phải là mục đích của Fiducia Supplicans. Quan điểm của nó là bản chất đạo đức của các cặp đồng giới, và đây là điểm khác biệt cốt yếu.

Các giám mục trong và ngoài nước đã đưa ra các tuyên bố nhắc lại giáo huấn Công Giáo về các vấn đề tình dục con người và các mối quan hệ đồng giới. Các giám mục Nigeria lưu ý rằng “Giáo hội không có khả năng ban phước cho các cuộc kết hợp và hoạt động đồng giới” bởi vì chúng “đi ngược lại luật pháp của Chúa và những lời dạy của Giáo hội”. Và một số lời phê bình sâu sắc đối với tài liệu của Vatican (cùng với một số tài liệu khá gay gắt) đã xuất hiện. Những người khác đang trong quá trình thực hiện. Nhưng tất cả những bình luận như vậy đều nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại đã gây ra. Cho dù người nghe vui mừng hay tức giận với văn bản mới nhất của Vatican, hậu quả thực tế là một làn sóng bối rối trong dòng máu của Giáo hội vào dịp Giáng Sinh - một mùa có ý nghĩa là niềm vui, nhưng giờ đây lại bị vướng vào sự thất vọng, nghi ngờ và xung đột.

Để đáp lại sự phản đối tài liệu này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với nhân viên Vatican, theo báo cáo của đài truyền hình PBS, rằng điều quan trọng là tiếp tục tiến lên và phát triển trong sự hiểu biết của họ về chân lý. Ngài nói: “Việc sợ hãi bám víu vào các quy tắc có thể có vẻ như là tránh né các vấn đề nhưng cuối cùng chỉ làm tổn hại đến việc phục vụ mà Giáo triều Vatican được kêu gọi cung cấp cho giáo hội”.

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cảnh giác chống lại những quan điểm ý thức hệ cứng nhắc thường, dưới vỏ bọc của những ý định tốt, tách chúng ta ra khỏi thực tế và ngăn cản chúng ta tiến về phía trước”. “Thay vào đó, chúng ta được mời gọi lên đường và hành trình, giống như các Đạo sĩ, đi theo ánh sáng luôn mong muốn dẫn chúng ta đi, đôi khi dọc theo những con đường chưa được khám phá và những con đường mới.”

Những lời phàn nàn về “các quan điểm ý thức hệ cứng nhắc” hiện là phản ứng mặc định của Tòa thánh đối với bất kỳ sự dè dặt có lý do hoặc những lời chỉ trích trung thực về các hành động của Tòa thánh. Mỗi giáo hoàng đều có những điều thích, những điều không thích và những tình tiết gia trọng. Đó là bản chất đất sét của con người. Như tôi đã nói ở nơi khác, và thường xuyên, Đức Thánh Cha Phanxicô có những sức mạnh mục vụ quan trọng cần chúng ta hỗ trợ bằng lời cầu nguyện. Nhưng những lời phàn nàn công khai của ngài đã làm giảm phẩm giá của sứ vụ Phêrô và con người gánh vác sứ vụ đó. Nó cũng coi thường sự tôn trọng đồng đoàn dành cho các anh em giám mục đang đặt câu hỏi về đường lối hiện tại của Vatican. Và một lần nữa, nó không phải của Chúa. Mô tả sự trung thành với niềm tin và thực hành Công Giáo như là “sợ hãi bám víu vào các quy tắc” là vô trách nhiệm và sai lầm. Các tín hữu xứng đáng nhận được sự đối xử tốt hơn như vậy. Cũng cần lưu ý rằng việc đi xuống “những con đường chưa được khám phá và những con đường mới” có thể dễ dàng dẫn đến sa mạc hơn là Bethlehem.

Trong thập kỷ qua, sự mơ hồ về một số vấn đề trong giáo lý và thực hành Công Giáo đã trở thành khuôn mẫu cho triều đại giáo hoàng hiện tại. Những lời chỉ trích của Đức Giáo Hoàng đối với người Công Giáo Mỹ thường là không công bằng và thiếu hiểu biết. Phần lớn Giáo hội Đức thực sự đang ở trong tình trạng ly giáo, tuy nhiên, trước tiên, Rôma đã dung túng “Tiến Trình Công Nghị” của Đức một cách thiếu khôn ngoan, và sau đó phản ứng quá chậm để ngăn chặn những kết quả tiêu cực. Vào thời điểm mà vai trò làm cha và vai trò lãnh đạo tinh thần của nam giới Kitô giáo đang gặp khủng hoảng, Đức Thánh Cha đã yêu cầu Ủy ban Thần học Quốc tế của ngài làm việc để “phi nam tính hóa” Giáo hội. Thách thức cấp bách nhất mà các Kitô hữu phải đối mặt trong thế giới ngày nay là nhân học: con người là ai và là gì; liệu chúng ta có mục đích cao cả hơn nào đó để bảo đảm phẩm giá đặc biệt của chúng ta với tư cách là một loài hay không; liệu chúng ta có phải là loài vật thông minh khác thường có thể phát minh và tái tạo lại chính mình hay không. Tuy nhiên, trọng tâm của chúng ta cho năm 2024 lại là một thượng hội đồng về tính đồng nghị.

Tất nhiên, nói những điều này sẽ dẫn đến những cáo buộc về “sự không trung thành”. Nhưng sự không chung thủy thực sự là không nói ra sự thật bằng tình yêu. Và từ “tình yêu” đó không phải là một quả bóng thiện chí đang trôi tự do. Đó là một cái vỏ trống rỗng không có sự thật lấp đầy nó. Tại Brazil vào năm 2013, Đức Thánh Cha đã khuyến khích giới trẻ “gây ra hỗn loạn”. Điều đó đã xảy ra theo những cách chắc chắn là ngoài ý muốn của Đức Giáo Hoàng. Nhưng cuối cùng, những người lãnh đạo mục vụ phải chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình. Bởi vì, như Thánh Phaolô đã nói từ lâu, “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa gây hỗn loạn, nhưng là Thiên Chúa tạo bình an”.

4. Điện Cẩm Linh dọa 'hậu quả nghiêm trọng' nếu xảy ra vụ tịch thu chưa từng có những tài sản Nga cất giữ ở nước ngoài

Điện Cẩm Linh đã đe dọa Âu Châu và Mỹ với “những hậu quả nghiêm trọng”, bao gồm các vụ tịch thu tài chính ăn miếng trả miếng hoặc thậm chí cắt đứt quan hệ ngoại giao, nếu tài sản của Nga ở nước ngoài được cung cấp để hỗ trợ ngân sách và nỗ lực chiến tranh của Ukraine.

Phát ngôn nhân của Vladimir Putin hôm thứ Sáu nói với các phóng viên rằng nếu chính quyền Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo Âu Châu lên kế hoạch tịch thu tài sản của ngân hàng trung ương Nga được cho là vượt quá 300 tỷ Mỹ Kim đã bị đóng băng sau khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2017. Tháng 2 năm 2022, họ nên “nhận ra rằng Nga sẽ không bao giờ để những người làm điều đó yên”.

Tờ New York Times hôm thứ Năm đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Biden đã bắt đầu các cuộc thảo luận khẩn cấp với các quốc gia G7 về cách họ có thể lên kế hoạch tịch thu số tiền chưa từng có, hầu hết được cho là được giữ ở Âu Châu, và liệu số tiền này có thể được chi trực tiếp vào nỗ lực quân sự của Ukraine hoặc chỉ để tái thiết và sử dụng ngân sách.

Tờ báo đưa tin Tổng thống Joe Biden được cho là chưa ký vào chiến lược này. Nhưng các cuộc thảo luận đã tăng tốc khi chưa đạt được một thỏa thuận tại Quốc hội nhằm cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine, có khả năng làm suy yếu nỗ lực chiến tranh của Ukraine vào thời điểm tuyệt vọng sau khi một cuộc phản công của Ukraine không mang lại bước đột phá mang tính quyết định trong cuộc chiến.

“ Việc tịch thu tài sản của chúng tôi một cách bất hợp pháp luôn nằm trong chương trình nghị sự ở cả Âu Châu và Mỹ,” phát ngôn nhân của Putin, Dmitry Peskov, cho biết khi có báo cáo cho rằng chính quyền Tổng thống Biden đang thúc ép các nước Âu Châu lên kế hoạch cho một cuộc tịch thu có thể xảy ra vào tháng 2, nhân kỷ niệm hai năm ngày xâm lược toàn diện của Nga. “Vấn đề này là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi. Có khả năng nó cực kỳ nguy hiểm đối với hệ thống tài chính toàn cầu.”

Trong một dấu hiệu cho thấy các quốc gia Âu Châu có thể sẵn sàng tham gia chiến lược này, các công tố viên ở Đức cho biết trong tuần này rằng họ đang nộp đơn xin tịch thu hơn 720 triệu euro từ tài khoản ngân hàng Frankfurt của một tổ chức tài chính Nga.

Tổng thống Biden hôm thứ Sáu cũng đã ký một sắc lệnh hành pháp sẽ đưa vào danh sách đen các ngân hàng và tổ chức tài chính khác hỗ trợ các ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Nga, trong nỗ lực loại bỏ cỗ máy chiến tranh của Nga về các thành phần quan trọng như chất bán dẫn và máy công cụ.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen, cho biết Hoa Kỳ sẽ “không ngần ngại sử dụng các công cụ mới do cơ quan này cung cấp để thực hiện hành động mang tính quyết định và mang tính phẫu thuật”. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu kim cương và hải sản, cả hai đều có nguồn gốc từ Nga nhưng chủ yếu được chế biến ở nước ngoài.

Nga đã cảnh báo về hậu quả ngoại giao nếu leo thang hơn nữa. Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao, cho biết ông “không muốn nghĩ đến những kịch bản tiêu cực”, nhưng cho rằng việc tịch thu tài sản có thể là “ngòi nổ cho một cuộc đối đầu có thể xảy ra và có khả năng dẫn đến rạn nứt quan hệ”.

Ông nói, các tác nhân khác có thể bao gồm “leo thang quân sự hơn nữa”, bao gồm việc bố trí hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung ở Âu Châu hoặc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

Chính phủ Ukraine trước đây đã kêu gọi những người ủng hộ họ ở phương Tây tịch thu tài sản của Nga để tạo quỹ tái thiết cho Ukraine, nhưng chính quyền Tổng thống Biden đã từ chối, với việc Yellen nói vào năm 2022 rằng việc tịch thu “không phải là điều được phép hợp pháp ở Hoa Kỳ”. bang” mà không có đạo luật của Quốc hội.

Nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết: “Cần phải nghiên cứu các cơ chế cụ thể để sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để bù đắp cho những thiệt hại do Nga gây ra”. “Đây sẽ là một hành động kiến tạo hòa bình trên quy mô toàn cầu. Những kẻ xâm lược tiềm năng phải nhìn thấy điều này và nhớ rằng thế giới có thể mạnh mẽ.”

Một số ngân hàng Âu Châu, như Raiffeisen của Áo, vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga. Họ tuyên bố rằng họ đang bị bắt làm con tin vì Điện Cẩm Linh nói rằng họ sẽ không để các ngân hàng nước ngoài rời khỏi đất nước một cách dễ dàng.

Putin đã ký một sắc lệnh vào tháng 4 cho phép nhà nước tạm thời kiểm soát tài sản của các công ty nước ngoài ở Nga nhằm trả đũa việc phong tỏa tài sản của Nga ở nước ngoài. Kể từ đó, Nga đã tấn công vào một số doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động ở Mạc Tư Khoa, bao gồm công ty sản xuất bia Carlsberg Group và công ty thực phẩm Pháp Danone.

Putin tuần này đã ra lệnh trao cổ phần do Wintershall Dea của Đức và OMV của Áo nắm giữ trong các liên doanh sản xuất khí đốt và condensate ở Siberia cho các công ty Nga.

Peskov nói về kế hoạch tịch thu tài sản của Nga ở nước ngoài: “Cả người Âu Châu và người Mỹ đều nhận thức rõ ràng về những hậu quả pháp lý sẽ gây ra cho những người khởi xướng và thực thi”. “Cuối cùng, nếu ai đó tịch thu thứ gì đó của chúng tôi, chúng tôi sẽ xem chúng tôi có thể tịch thu lại thứ gì. Và nếu tìm thấy điều gì đó, tất nhiên chúng tôi sẽ làm ngay lập tức. Vì vậy, đây là những bước đi không thể tránh khỏi gây ra hậu quả nghiêm trọng.”
 
VietCatholic TV
TT Zelenskiy: Kyiv sắp có 18 chiếc F-16. Sinh viên Tiệp học đòi Nga, cha ruột và 14 bạn học mất mạng
VietCatholic Media
02:16 23/12/2023


1. Đại tang của Cộng Hòa Tiệp trong vụ xả súng kinh hoàng

Ký giả Ladka Bauerova của tờ The Guardian có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “Day of mourning declared after 14 killed in Prague university shooting,” nghĩa là “Ngày quốc tang được tuyên bố sau vụ xả súng ở trường đại học Praha khiến 14 người thiệt mạng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

25 người khác bị thương trong vụ tấn công tại Đại học Charles. Theo truyền thông địa phương nghi phạm là tên David Kozák

Cộng hòa Tiệp hôm thứ Bảy tuyên bố một ngày để tang sau khi một sinh viên 24 tuổi giết chết 14 người và làm bị thương 25 người khác tại trường đại học Praha của anh ta trong vụ được cho là vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước.

Bộ trưởng Nội vụ Vit Rakušan cho biết trên truyền hình Tiệp hôm thứ Sáu rằng số người chết trong vụ xả súng hôm thứ Năm tại Đại học Charles ở trung tâm Thủ đô là 14 người. Nhà chức trách cho biết 3 người nước ngoài, 2 người đến từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và một người đến từ Hà Lan, nằm trong số 25 người bị thương.

Cảnh sát trưởng thành phố, Martin Vondrášek, hôm thứ Năm mô tả vụ nổ súng là “một cuộc tấn công bạo lực có tính toán trước”.

Các cơ quan thực thi pháp luật hôm thứ Sáu đã xác nhận tên của nghi phạm 24 tuổi là David K. Anh ta được truyền thông địa phương nêu tên là David Kozák, một sinh viên tại tòa nhà khoa triết học nơi vụ nổ súng xảy ra.

Ông Vondrášek cho biết đầu tiên nghi phạm đã giết cha mình sau đó tiếp tục tấn công trường đại học. Thi thể của người cha đã được tìm thấy tại nhà riêng ở một thị trấn phía tây Praha,

Cảnh sát trưởng mô tả nghi phạm là một sinh viên xuất sắc, không có tiền án tiền sự. Cảnh sát cho biết nghi phạm đã tự bắn mình hôm qua khi đối mặt với cảnh sát.

Vondrášek cho biết kẻ tấn công “lấy cảm hứng từ một sự kiện khủng khiếp tương tự ở nước Nga” mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Rakušan cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy vụ giết người xảy ra tại khoa xây dựng nghệ thuật của trường đại học, có “bất kỳ mối liên hệ nào với các nhóm khủng bố quốc tế”.

Vụ nổ súng diễn ra gần một khu du lịch sầm uất ở Phố cổ Praha, cách Quảng trường Phố cổ lịch sử một phút đi bộ. Khi cuộc tấn công diễn ra, một số sinh viên đã đăng hình ảnh những cánh cửa bên trong trường đại học bị đóng kín. Những người khác trèo lên những gờ đá hẹp trong nỗ lực tuyệt vọng để chạy trốn kẻ xả súng.

Jakob Weizman, một nhà báo và sinh viên thạc sĩ, đã mô tả cảnh tượng hoảng loạn trong và ngoài trường đại học. “Tôi nghĩ kẻ xả súng đã đi từ bên trong khoa ra ngoài ban công và bắn vào những người từ bên ngoài,” chàng trai 25 tuổi nói. “Có người đang cố gắng trốn thoát qua mỏm đá.”

Cảnh sát đã chiếu cảnh quay từ camera gắn trên người về các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm xông vào tòa nhà trường đại học, lục soát các hành lang, phòng học và tiến hành cứu giúp các nạn nhân.

Đám đông người đến viếng để tỏ lòng thành kính với các nạn nhân của vụ xả súng hôm thứ Sáu, mang nến và hoa đến một số đài tưởng niệm tạm bợ xung quanh trung tâm Praha. Nhiều người đứng thành từng nhóm khóc lóc an ủi nhau. Nhiều người quá bàng hoàng không nói nên lời và chỉ lặng lẽ lắc đầu.

Tereza, cựu sinh viên Đại học Charles, người đã đến Praha từ Brno, nơi cô đang theo đuổi các nghiên cứu sâu hơn, nói với Guardian: “Mọi người ở trường đều thực sự sợ hãi”.

“Mọi người đều hoàn toàn bị sốc ngày hôm qua. Có cảm giác rằng trường học không còn an toàn nữa. Chúng tôi thực sự rất sợ hãi”.

Đứng gần đó, một nhóm học sinh trung học cho biết họ đến để ủng hộ giáo viên dạy tiếng Tiệp, bản thân cô cũng là sinh viên Đại học Charles. Nhiều người cho biết họ biết rõ về tòa nhà trường đại học vì họ đã theo học các khóa dự bị ở đó. Emma, 18 tuổi, cho biết: “Chúng tôi quyết định không học ở đây nữa. Sẽ thực sự khó chịu và đáng sợ khi quay lại học tập trong môi trường đó”.

Alena, 17 tuổi, bạn của cô, nói: “Thật khủng khiếp khi biết rằng điều tương tự có thể xảy ra ở đây”.

Một sinh viên khác, Bara, nói: “Tôi hy vọng đây là một sự việc cá biệt, giống như những gì đã xảy ra ở Na Uy,” cô nói, đề cập đến vụ tấn công năm 2011 của tên khủng bố cực hữu Anders Breivik. “Tôi thực sự hy vọng từ bây giờ chúng ta sẽ không còn phải sợ hãi khi đến trường nữa.”

Cảnh sát Tiệp cho biết họ đang điều tra một số trường hợp trong đó người dân trên mạng xã hội hoan nghênh vụ xả súng hàng loạt hôm thứ Năm hoặc đe dọa sẽ tiếp tục cuộc tàn sát. Trong một trường hợp, một người dùng Instagram đã đăng một bức ảnh về vũ khí tấn công với dòng chữ “Đến lượt tôi”.

Cảnh sát cho biết họ có “thông tin liên quan” rằng kẻ nổ súng cũng liên quan đến vụ sát hại một người đàn ông và đứa con gái hai tháng tuổi của anh ta ở phía đông Praha hồi đầu tháng này.

Cảnh sát cho biết nghi phạm sở hữu một số súng.

Tội phạm sử dụng súng tương đối hiếm ở Cộng hòa Tiệp, nhưng quốc gia này lại nằm ngoài danh sách ở Âu Châu vì những nỗ lực nới lỏng luật sử dụng súng. Quốc gia Trung Âu này là quốc gia duy nhất trên lục địa có quyền mang vũ khí hợp pháp, nhưng trước tiên công dân phải chứng minh năng lực của mình thông qua một loạt bài kiểm tra trước khi có được vũ khí.

Vào tháng 12 năm 2019, một tay súng 42 tuổi đã giết chết 6 người tại phòng chờ của bệnh viện ở thành phố phía đông Ostrava, và vào năm 2015, một người đàn ông 63 tuổi đã bắn chết 7 người đàn ông và một phụ nữ ở thị trấn phía đông nam Ostrava, Uhersky Brod.

Tổng thống Tiệp cho biết ông bị sốc trước sự kiện hôm thứ Năm và gửi lời chia buồn tới gia đình và người thân của các nạn nhân.

Các nhà lãnh đạo Âu Châu cũng gửi lời chia buồn. “Bị sốc trước hành vi bạo lực vô nghĩa của vụ xả súng cướp đi sinh mạng của nhiều người ngày hôm nay ở Praha,” Chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, nói trên X. “Chúng tôi đoàn kết và thương tiếc cùng các bạn.”

Nạn nhân đầu tiên của vụ xả súng hàng loạt được xác định là Lenka Hlávková, nhà lãnh đạo Viện Âm nhạc thuộc Khoa Nghệ thuật của trường đại học. Bộ Nội Vụ cho biết : “Chúng tôi bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất tới tất cả những người thiệt mạng, đặc biệt là gia đình. “Đó là một tin cực kỳ tàn khốc đối với tất cả chúng ta. Hãy tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau.”

2. Putin nhận định rằng hệ thống vệ tinh của Nga có quá nhiều vấn đề

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Demands Global Reach for Russia's Web of Satellites Amid 'Problems'“, nghĩa là “Putin đòi mạng lưới các vệ tinh của Nga phải có khả năng tiếp cận toàn cầu trong bối cảnh có 'vấn đề’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 đã bộc lộ một số “vấn đề” trong quân đội Nga.

Putin đưa ra nhận xét này trong cuộc họp mở rộng của Bộ Quốc phòng Nga tại Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Quốc gia ở Mạc Tư Khoa, khi ông vạch ra rằng nước này phải hiện đại hóa mạng lưới vệ tinh của mình.

Các chuyên gia cho rằng, mạng lưới vệ tinh Glossnass thời Liên Xô của Nga có những nhược điểm đang ảnh hưởng đến nỗ lực chiến tranh của nước này ở Ukraine, dẫn đến sai số trong vũ khí tiên tiến của họ.

Nhà độc tài nói: “Cuộc chiến ở Ukraine bộc lộ nhiều vấn đề.”

“Chúng ta cần nghiêm chỉnh xây dựng lại hệ thống thông tin liên lạc, sử dụng các phương tiện trinh sát, tấn công và tác chiến chống pháo hiện đại hiệu quả hơn nhiều, đồng thời tăng cường khả năng của nhóm vệ tinh của chúng ta, không chỉ trong khu vực chiến tranh ở Ukraine mà còn ở cấp độ toàn cầu.”

Ông Putin cũng cho biết Nga cần tăng cường sản xuất trong nước và cung cấp đạn có độ chính xác cao cũng như nhiều loại máy bay không người lái khác nhau, cũng như cải thiện hệ thống phòng không.

“Tôi biết rằng những thay đổi đang diễn ra, chúng diễn ra khá nhanh chóng, tôi sẽ kể cho các bạn nghe thêm về điều đó. Nhưng chúng ta vẫn cần phải nỗ lực, chúng ta cần củng cố xu hướng này. Công tác phòng không cũng cần được cải thiện”, ông Putin nói.

“Các hệ thống Pantsir, Buki, S-300, S-400 nổi tiếng của chúng ta hoạt động hoàn hảo. Chúng là những người giỏi nhất thế giới, không hề cường điệu chút nào,” anh nói.

Nhà độc tài nói với các quan chức rằng nguồn cung cấp vũ khí cho quân đội của ông đang chiến đấu ở Ukraine đã tăng gấp ba lần trong năm nay so với năm 2022.

Tiết lộ này được đưa ra chỉ vài tháng sau khi ông cho biết lực lượng của ông thiếu vũ khí hiện đại cho cuộc xâm lược đang diễn ra của ông vào nước láng giềng.

Phát biểu trong một cuộc họp của các blogger quân sự ở Điện Cẩm Linh vào tháng 6, Putin nói rằng trong cuộc chiến hiện nay, “rõ ràng là chúng ta đang thiếu hụt nhiều thứ - đạn dược dẫn đường chính xác, thiết bị liên lạc, máy bay, máy bay không người lái, v.v.”

Ông nói: “Chúng ta có, nhưng tiếc là chúng ta không có đủ”.

Putin nói thêm: “Cần có máy bay không người lái, vũ khí chống tăng hiện đại và xe tăng hiện đại”.

Các quan chức Ukraine thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tổn thất quân sự của Nga. Hôm thứ Năm, Bộ tham mưu lực lượng vũ trang Ukraine cho biết cho đến nay, Nga đã mất 5.828 xe tăng, 10.825 xe thiết giáp, 8.226 hệ thống pháo, 932 bệ phóng hỏa tiễn đa năng, 611 hệ thống phòng không, 324 máy bay, 6.342 thiết bị tác chiến-chiến thuật. Máy bay không người lái, 22 tàu/thuyền, 1 tàu ngầm, 10.919 xe chuyển quân và nhiên liệu, 324 máy bay trực thăng.

3. Để giảm thiểu tổn thất và kéo dài chiến tranh, Nga đang giữ lại xe tăng của mình và bắt bộ binh đi bộ tấn công

Đó là tựa đề của một báo cáo trên tờ Forbes của ký giả David Axe. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nga có thể chịu được tổn thất lên đến 50 xe tăng mỗi tháng trong cuộc chiến rộng lớn hơn ở Ukraine. Vào tháng 10, nó đã mất hơn 100 xe trong một tuần - chủ yếu là trong một cuộc tấn công vào Avdiivka ở miền đông Ukraine.

Những tổn thất quá mức đó đã gây nguy hiểm cho chiến lược mới của Nga nhằm giành chiến thắng trong cuộc chiến tiêu hao sinh lực và đòi hỏi phải tồn tại lâu hơn Ukraine. Và điều đó giúp giải thích tại sao, vào tháng 11, các trung đoàn Nga đã giữ lại xe tăng và các phương tiện bọc thép khác của họ - đồng thời cử bộ binh tấn công Avdiivka một mình và đi bộ.

Bộ binh bị thảm sát: 13.000 người Nga thiệt mạng hoặc bị thương xung quanh Avdiivka vào tháng 10 và tháng 11. Nhưng các cuộc tấn công vẫn tiếp tục cho đến tháng 12. Có vẻ như Điện Cẩm Linh dễ thay thế con người hơn là xe cộ.

Một lực lượng gồm khoảng chục lữ đoàn và trung đoàn Nga - có lẽ tổng cộng là 40.000 quân và vài ngàn phương tiện - đã phát động một cuộc tấn công kiên quyết vào đơn vị đồn trú của Ukraine ở Avdiivka, tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine, vào ngày 10 tháng 10.

Nhằm mục đích bao vây Avdiivka và cắt đứt nơi đồn trú, lực lượng tấn công chuyển hướng về phía bắc và phía nam xung quanh thành phố. Trong cả hai khu vực, quân Nga đều đi vào các bãi mìn cũng như các khu vực máy bay không người lái và pháo binh Ukraine đã tiên liệu trước. Trong vài tuần đẫm máu, một số lữ đoàn Ukraine ở Avdiivka đã tiêu diệt không dưới 211 xe Nga. Mười phần trăm tổng lực lượng của Nga xung quanh Avdiivka.

Những mất mát này là không thể chịu nổi. Sau năm 2022 thảm khốc, khi lực lượng Nga mất khoảng 1.500 trong số 4.000 xe tăng trước chiến tranh, người Nga vào năm 2023 đã cố gắng duy trì tổn thất hàng tháng ở mức trung bình chỉ 50 hoặc hơn một chút mỗi tháng.

50 xe tăng bị phá hủy hoặc bị bắt giữ mỗi tháng là số tiền mà các lực lượng vũ trang Nga có thể chấp nhận để mất mà không gây ra nguy cơ xói mòn dần các đơn vị cơ giới của họ. Có nghĩa là, 50 xe tăng mỗi tháng là con số mà người Nga có thể bù đắp mà vẫn giành chiến thắng trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài.

Đó là bởi vì ngành công nghiệp Nga dường như đang xây dựng hoặc phục hồi sau thời gian lưu kho dài hạn, có thể là 1.500 xe tăng mỗi năm. Mặc dù rõ ràng là một nhà phân tích Thụy Điển tin rằng sản lượng xe tăng của Nga thấp hơn nhiều.

Con số cao hơn thể hiện sự gia tăng đáng kể trong sản xuất và hiện đại hóa xe tăng so với thời kỳ trước chiến tranh, nhưng nó vẫn kém xa con số sản xuất hàng năm thời Liên Xô - và nó vừa đủ để bù đắp tổn thất hàng tháng từ năm 2023.

Dự án dài hạn là mở rộng quân đoàn xe tăng Nga để bắt kịp với sự phát triển gần đây về cơ cấu lực lượng quân sự tổng thể của Nga – nhưng đó là chuyện về lâu về dài.

Với hàng ngàn xe tăng thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn được cất giữ và nhiều nhà máy sản xuất phương tiện bọc thép hoạt động suốt ngày đêm, Nga có thể duy trì một quân đoàn bọc thép gồm 3 hoặc 4 ngàn xe tăng trong vài năm nữa.

Đúng vậy, tuổi thọ trung bình của xe tăng Nga sẽ tiếp tục tăng khi ngày càng có nhiều chiếc T-80, T-72 và T-62 cũ hơn bù đắp cho việc sản xuất những chiếc T-90 mới hơn đang chậm lại. Tuy nhiên, tuổi thọ của xe tăng ngày càng ít quan trọng hơn khi pháo binh, máy bay không người lái và mìn ngày càng thống trị chiến trường trong cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine.

Khi từ chối hỗ trợ xe tăng cho một số cuộc tấn công tốn kém nhất, Nga rõ ràng đang điều chỉnh các hoạt động của mình để làm cho cuộc chiến bền vững hơn về lâu dài. Liệu Ukraine có thể duy trì được cuộc chiến tiêu hao tương tự này hay không vẫn chưa rõ ràng.

Kyiv phụ thuộc rất nhiều vào các đồng minh nước ngoài về tiền bạc và vũ khí. Và đồng minh lớn nhất của nước này là Mỹ đang trong cơn khủng hoảng chính trị. Quốc hội Hoa Kỳ trong nhiều tháng đã trì hoãn gói viện trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim để Ukraine tiếp tục chiến đấu thêm một năm nữa.

4. Chính phủ Hà Lan cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine

Chính phủ Hà Lan sẽ gửi 18 máy bay phản lực F-16 đầu tiên tới Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố hôm thứ Sáu sau cuộc trò chuyện với thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.

“Chúng tôi đã thảo luận về những diễn biến ở tiền tuyến, tình hình ở Hắc Hải và các nhu cầu quân sự hiện tại của Ukraine, bao gồm pháo binh, máy bay không người lái và phòng không”, Tổng thống Zelenskiy nói.

“Chúng tôi đồng thanh tiếp tục công việc chung về bảo đảm an ninh sau Tuyên bố Vilnius của G7. Chúng tôi cũng thảo luận về cuộc họp Công thức Hòa bình tiếp theo và những nỗ lực nhằm củng cố hơn nữa sự ủng hộ của quốc tế đối với tầm nhìn của Ukraine về một nền hòa bình công bằng.”

Thủ tướng Rutte cho biết thêm, việc giao chiến đấu cơ vẫn đang chờ Bộ Ngoại giao Hà Lan cấp phép xuất khẩu và việc đáp ứng các tiêu chí về nhân viên và cơ sở hạ tầng ở Ukraine, Thủ tướng Rutte nói thêm mà không đưa ra mốc thời gian cho những quyết định này.

Nhưng chính phủ cho biết, thông báo này có thể giúp dự trữ kinh phí và nhân lực để chuẩn bị giao máy bay.

Thủ tướng Rutte viết trên X. “Hôm nay tôi đã thông báo với Tổng thống Zelenskiy về quyết định của chính phủ chúng tôi chuẩn bị 18 chiến đấu cơ F-16 ban đầu để giao cho Ukraine”.

“Việc cung cấp F-16 là một trong những yếu tố quan trọng nhất của các thỏa thuận được ký kết về hỗ trợ quân sự cho Ukraine.”

Hà Lan đã gửi những chiếc F-16 đầu tiên do Mỹ sản xuất tới một cơ sở đào tạo mới dành cho phi công và nhân viên Ukraine ở Rumani vào tháng trước. Đan Mạch, Na Uy và Bỉ cũng tuyên bố sẽ cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, sau khi chính phủ Mỹ chấp thuận gửi chúng tới để bảo vệ chống lại Nga ngay khi khóa đào tạo phi công hoàn tất.

5. Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã đến thăm Kyiv

Phát ngôn nhân của Bộ cho biết Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã đến thăm Kyiv hôm thứ Sáu để trình bày một gói viện trợ cho Ukraine trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của ông.

Ba Lan đã tham gia hỗ trợ nhân đạo và quân sự cho nước láng giềng Ukraine kể từ khi Nga xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Ba Lan cũng chào đón hàng triệu người tị nạn Ukraine.

Hãng thông tấn PAP dẫn lời phát ngôn nhân Bộ này, Pawel Wronski, cho biết: “Đây là chuyến thăm quan trọng vì ông ấy là chính trị gia đầu tiên thuộc cấp bậc này xuất hiện ở Kyiv sau quyết định của Liên Hiệp Âu Châu bắt đầu quá trình gia nhập với Ukraine và Moldova”..

Tuần trước, tất cả 27 quốc gia Liên Hiệp Âu Châu ngoại trừ Hung Gia Lợi đã đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine.

Phát ngôn nhân cho biết Sikorski cũng sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

Ông nói: “Bộ trưởng đang chuẩn bị và trình bày một gói viện trợ cho Ukraine cũng như ý tưởng về hợp tác và hỗ trợ chính trị”.

“Ba Lan không chỉ là một trung tâm quân sự mà còn phải là một trung tâm kinh tế và chính trị trong việc hỗ trợ cho Ukraine. Bộ trưởng sẽ tuyên bố ủng hộ nguyện vọng của Ukraine và sự chuẩn bị của Ukraine để trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu.”

Một vấn đề đã làm lu mờ mối quan hệ Ba Lan-Ukraine trong những tuần gần đây là vấn đề ngũ cốc từ Ukraine và việc các tài xế xe tải phong tỏa một số cửa khẩu biên giới. Bộ trưởng nông nghiệp của các nước đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tuyến, Ukraine cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram hôm thứ Sáu.

6. Nga mất 10.000 quân trên mỗi km thu được xung quanh Avdiivka

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Losing 10,000 Troops per Kilometer Gained Around Avdiivka: Ukraine”, nghĩa là “Nga mất 10.000 quân trên mỗi km tiến lên xung quanh Avdiivka.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Phát ngôn nhân của quân đội Kyiv cho biết, Nga đang mất khoảng 10.000 binh sĩ trên mỗi km có được xung quanh thành phố Avdiivka ở miền đông Ukraine.

Phát ngôn nhân của nhóm lực lượng Tavria của Ukraine, Đại tá Oleksandr Shtupun hôm thứ Sáu cho biết lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất khoảng 25.000 binh sĩ khi chiến đấu ở khu vực Donetsk trong khoảng hai tháng qua và 80% tổn thất này xảy ra xung quanh Avdiivka.

Các cuộc đụng độ ngày càng gia tăng ở khu vực Donetsk khi Nga chiến đấu để chiếm Avdiivka. Kể từ ngày 10/10, Nga đã điều hàng ngàn binh sĩ, xe tăng và xe thiết giáp vào khu vực được coi là cửa ngõ vào thành phố Donetsk.

Mạc Tư Khoa và Kyiv đều được cho là đã chịu tổn thất nặng nề về quân đội và trang thiết bị.

Hôm thứ Năm, Newsweek được một tình nguyện viên Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu từng tham gia cuộc chiến ở Ukraine cho biết rằng các đội cấp cứu có mặt trong khu vực nói rằng “đây là số thi thể người Nga nhiều nhất mà họ từng thấy trên toàn bộ chiến trường trong toàn bộ cuộc chiến”.

Shtupun nói trên truyền hình quốc gia: “Nếu chúng ta tính từ ngày 10 tháng 10, khi đối phương hoạt động tích cực hơn, ở một số nơi chúng đã tiến thêm một km rưỡi đến hai km”.

“Nhưng họ phải trả giá đắt. Trong hơn hai tháng đối phương đã mất gần 25.000 người chết và bị thương, khoảng 200 xe tăng và hơn 400 xe thiết giáp trong khu vực trách nhiệm của nhóm Tavria ở tỉnh Donetsk,” Shtupun nói thêm.

Ông cũng cho biết, quân đội Nga thường thành lập các đại đội mới từ các đơn vị đã xuống cấp để tiến hành các cuộc tấn công gần Avdiivka, mặc dù một số đơn vị được huấn luyện tốt và được trang bị tốt vẫn tiếp tục chiến đấu trong khu vực, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một cơ quan của Mỹ cho biết trong một bản cập nhật vào thứ Tư.

Viện nghiên cứu cho biết các lực lượng Nga được cho là đã tiến gần Avdiivka vào hôm thứ Tư, nhưng không có thay đổi nào được xác nhận ở tiền tuyến ở khu vực này.

ISW cho biết mặc dù một blogger quân sự Nga đã tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã đạt được những bước tiến nhỏ về phía tây nam Avdiivka gần Pervomaiske, ISW vẫn chưa thấy bất kỳ bằng chứng trực quan nào chứng minh cho tuyên bố này.

“Các nguồn tin của Nga và Ukraine cho biết lực lượng Nga đã tấn công vào phía tây bắc, tây và tây nam Avdiivka cũng như gần khu công nghiệp và nhà máy than cốc Avdiivka”, tổ chức cố vấn cho biết. “Một blogger quân sự người Nga tuyên bố rằng lực lượng Ukraine đang phản công xung quanh Avdiivka.”

7. Điện Cẩm Linh cáo buộc Wall Street Journal 'xuất bản các câu chuyện hư cấu' về Prigozhin

Điện Cẩm Linh hôm thứ Sáu cáo buộc tờ Wall Street Journal xuất bản các câu chuyện hư cấu sau khi tờ này đưa tin rằng cái chết của trùm lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin trong một vụ tai nạn máy bay do quan chức an ninh Nga Nikolai Patrushev dàn dựng.

WSJ đưa tin máy bay riêng của Prigozhin đã bị bắn rơi bởi một quả bom nhỏ đặt dưới cánh, trích dẫn các cuộc phỏng vấn với các cơ quan tình báo phương Tây, các cựu quan chức an ninh và tình báo Mỹ và Nga cũng như các cựu quan chức Điện Cẩm Linh. Báo cáo cũng cho biết việc Điện Cẩm Linh phủ nhận sự liên quan và gợi ý của Putin rằng một quả lựu đạn đã phát nổ trên tàu là sai sự thật.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết ông đã xem câu chuyện nhưng không bình luận về nó, trước khi nói thêm: “Thật không may, gần đây, tờ Wall Street Journal lại rất thích sản xuất những tiểu thuyết hư cấu”.

Tạp chí cho biết vụ ám sát được thực hiện trong hai tháng và được đồng minh và cựu điệp viên của Putin, Nikolai Patrushev, chấp thuận, theo các quan chức tình báo phương Tây và một cựu sĩ quan tình báo Nga.

Báo cáo cho biết: “Trên đường băng của một phi trường Mạc Tư Khoa vào cuối tháng 8, Yevgeny Prigozhin đã đợi trên chiếc Embraer Legacy 600 của mình để hoàn tất quá trình kiểm tra an toàn trước khi nó có thể cất cánh”.

“Qua thời gian trì hoãn, không ai trong cabin nhận thấy thiết bị nổ nhỏ được gắn dưới cánh. Cuối cùng, khi chiếc máy bay cất cánh, nó đã bay lên độ cao 28.000 feet trong khoảng 30 phút trước khi cánh bị nổ tung, khiến máy bay lao xuống đất theo hình xoắn ốc.”

8. Bữa tiệc dâm ô toàn những người nổi tiếng trong xã hội Nga gây phẫn nộ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Celebrity-Filled 'Almost-Naked' Party Sparks Outrage”, nghĩa là “Bữa tiệc 'gần như khỏa thân' toàn người nổi tiếng ở Nga gây phẫn nộ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một bữa tiệc được tổ chức tại một câu lạc bộ ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Tư đã gây ra một vụ tai tiếng ở Nga do có nhiều báo cáo về hành vi đồi trụy và được cho là vi phạm luật “tuyên truyền” LGBTQ+ của đất nước.

Sự kiện này - với quy định về trang phục “gần như khỏa thân” - được cho là đã thu hút những người nổi tiếng của Nga như rapper Vacio, ngôi sao nhạc pop Philipp Kirkorov và ca sĩ/diễn viên lolita Milyavskaya. Các hãng tin Nga đã đặc biệt chú ý đến sự hiện diện của Ksenia Sobchak, một nhân vật truyền hình được đồn đại là con gái đỡ đầu của Putin. (Người cha quá cố của cô, cựu thị trưởng Saint Petersburg Anatoly Sobchak, là cố vấn của Putin.)

Maria Butina, một thành viên quốc hội Nga, người đã bị bỏ tù ở Hoa Kỳ trong hơn một năm sau khi thừa nhận âm mưu hoạt động như một điệp viên nước ngoài bí mật, là một trong những người chỉ trích nổi bật nhất cuộc họp.

Trên nền tảng mạng xã hội VK của Nga, Butina cho biết cô đã yêu cầu Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa Nga điều tra xem liệu bữa tiệc này có tuân thủ lệnh cấm “tuyên truyền” LGBTQ+ của Nga hay không, cũng như liệu bữa tiệc này có vi phạm sắc lệnh về “các hoạt động và giá trị đạo đức truyền thống của Nga hay không”. Mặc dù luật pháp của Nga liên quan đến điều mà các nhà lập pháp Mạc Tư Khoa gọi là “tuyên truyền” LGBTQ+ có từ năm 2013, nhưng Putin đã ký thành luật một dự luật vào tháng 12 năm 2022 nhằm mở rộng các lệnh cấm “tuyên truyền”. Luật mới quy định công dân Nga thúc đẩy các mối quan hệ đồng giới là bất hợp pháp và hạn chế việc “biểu dương” các hành vi LGBTQ+.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga vào thứ Năm qua email để yêu cầu bình luận.

Các tờ báo Nga đăng tải thông tin về sự kiện này cho biết những người đàn ông đang hôn nhau trên sàn nhảy và hình ảnh khỏa thân được chiếu. Người tổ chức bữa tiệc, blogger và người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Nastya Ivleeva, cũng chia sẻ những bức ảnh trên tài khoản Instagram của cô cho thấy cô và những vị khách khác trong trang phục hở hang.

Ngoài Butina, nhiều nhóm hoạt động xã hội đã kêu gọi chính quyền điều tra bữa tiệc này. Vitaly Borodin, nhà lãnh đạo Tổ chức An ninh Liên bang và Chống Tham nhũng, người đã đăng video trên Telegram cáo buộc các khách mời của bữa tiệc đã vi phạm luật pháp Nga.

Nhà tuyên truyền nổi tiếng của Điện Cẩm Linh Vladimir Solovyov cũng lên án bữa tiệc này này.

Solovyov nói: “Có một cuộc chiến đang diễn ra, nhưng những con quái vật, những kẻ cặn bã này đang tổ chức tất cả những điều này, đó là những kẻ không quan tâm đến chuyện gì đang xảy ra”.

Cơ quan truyền thông độc lập của Nga Meduza viết rằng Ivleeva đã giải quyết cuộc tranh cãi mà bữa tiệc của cô gây ra trong một tin nhắn âm thanh đăng trên Telegram.

Ivleeva nói: “Nó đáng giá và tôi thích việc sau mỗi bữa tiệc của tôi, mọi người viết bình luận rằng đây là sự trụy lạc, một loại ma quỷ và chủ nghĩa Satan, mặc dù đó chỉ là những người mặc trang phục đẹp đẽ”.

Sobchak cũng bảo vệ cuộc tụ tập, viết trong một bài đăng rằng “người lớn đi đâu và khi nào để mông trần là việc cá nhân của họ”.

9. Nga cho biết máy bay không người lái bị bắn hạ gần Mạc Tư Khoa

Nga cho biết lực lượng phòng không của họ đã chặn 5 máy bay không người lái của Ukraine ở phía nam Mạc Tư Khoa trong khoảng thời gian chưa đầy một giờ vào hôm thứ Sáu. Diễn biến này xảy ra sau khi có các báo cáo về các vụ nổ rất lớn gần Mạc Tư Khoa.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết 4 chiếc máy bay đã bị chặn trên khu vực Kaluga và chiếc thứ 5 đã bị phá hủy bên trong khu vực Mạc Tư Khoa.

Thị trưởng Mạc Tư Khoa, Sergei Sobyanin, đề cập đến chiếc máy bay không người lái thứ 5, cho biết các mảnh vỡ của máy bay không người lái đã rơi ở thành phố Podolsk nhưng không có thương vong hay thiệt hại nào được báo cáo.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào Mạc Tư Khoa đã giảm bớt kể từ mùa hè, khi chúng liên tục tấn công một khu thương mại của thủ đô và khiến phi trường thường xuyên phải đóng cửa.

10. Điện Cẩm Linh đáp trả trước việc 300 tỷ Mỹ Kim tài sản Nga bị tịch thu có thể được chuyển cho Ukraine

Điện Cẩm Linh đã lên tiếng cảnh báo Mỹ và Âu Châu về tin Ukraine có thể sử dụng tài sản bị tịch thu của Nga.

“Nga sẽ không bao giờ để bất kỳ quốc gia nào tịch thu tài sản của mình được yên,” Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh. Dmitry Peskov, cho biết hôm thứ Sáu, đồng thời cho biết họ sẽ xem xét những tài sản nào của phương Tây có thể tịch thu để trả đũa trong một kịch bản như vậy.

Điện Cẩm Linh đang bình luận về một ý tưởng đang được thảo luận sôi nổi ở phương Tây, nơi một số chính trị gia đề nghị giao tài sản bị phong tỏa trị giá 300 tỷ Mỹ Kim của Nga cho Ukraine.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói trong một cuộc họp ngắn rằng bất kỳ vụ tịch thu nào như vậy sẽ giáng một đòn nghiêm trọng vào hệ thống tài chính quốc tế và rằng Nga sẽ bảo vệ các quyền của mình trước tòa án và thông qua các biện pháp khác nếu điều đó xảy ra.

11. Lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ 24 trong số 28 máy bay không người lái của Nga

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 23 Tháng Mười Hai,, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết Ukraine đã bắn hạ 24 trong số 28 máy bay không người lái Shahed do Nga triển khai trong một cuộc tấn công qua đêm nhằm làm hư hại các tòa nhà dân cư ở Kyiv cũng như một cơ sở hạ tầng và kho chứa ngũ cốc ở các khu vực phía Nam.

Ông cho biết hơn hai chục máy bay không người lái của Nga đã tấn công vào thủ đô Ukraine, tấn công các tầng 24, 25 và 26 của một tòa nhà chung cư và làm hai người bị thương, đồng thời gây thiệt hại ít hơn cho một số tòa nhà dân cư khác.

Ở phía nam, Nga một lần nữa cố gắng tấn công cơ sở hạ tầng cảng - mục tiêu thường xuyên kể từ khi nước này rút khỏi thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc làm trung gian cho phép các chuyến hàng ngũ cốc của Ukraine được vận chuyển an toàn qua Hắc Hải.
 
QH Mỹ kêu gọi trừng phạt nếu Hương Cảng không trả tự do cho Jimmy Lai. Số Kitô hữu tại TQ suy giảm
VietCatholic Media
05:30 23/12/2023


1. Ủy ban Quốc hội kêu gọi trừng phạt nếu Hương Cảng không trả tự do cho Jimmy Lai

Một ủy ban quốc hội đang kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt các công tố viên và thẩm phán Hương Cảng nếu họ không trả tự do cho nhà hoạt động và nhà báo ủng hộ dân chủ Công Giáo Jimmy Lai, người đang bị xét xử vì cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia gây tranh cãi của Trung Quốc.

Nhà hoạt động 76 tuổi, người lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc và là người ủng hộ dân chủ và tự do hơn ở Hương Cảng, đã nhận được sự ủng hộ từ các quan chức Mỹ và Âu Châu kể từ khi ông bị bắt vào ngày 10 tháng 8 năm 2020.

Lai đã bị giam ba năm trong nhà tù an ninh tối đa, bị buộc nhiều tội danh khác nhau, bao gồm cả thông đồng với lực lượng nước ngoài theo luật an ninh quốc gia năm 2020. Các quan chức Trung Quốc tuyên bố rằng luật này tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng các nhà phê bình cho rằng nó trao cho các quan chức quyền rộng rãi để coi các đối thủ chính trị là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Phiên tòa xét xử Lai bắt đầu vào tuần này và anh ta có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết án.

Dân biểu Chris Smith, của Đảng Cộng Hòa đơn vị New Jersey, và Thượng nghị sĩ Jeff Merkley, của đảng Dân Chủ đơn vị Oregon, những người giữ chức chủ tịch và đồng chủ tịch Ủy ban điều hành Quốc hội về Trung Quốc, gọi tắt là CECC, đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden “xử phạt các thẩm phán và các công tố viên liên quan đến vụ án này và các vụ án khác liên quan đến Luật An ninh Quốc gia” nếu các quan chức từ chối trả tự do cho Lai và những người khác đang bị cầm tù vì phát ngôn chính trị.

Tuyên bố ngày 17 tháng 12 viết: “Phiên tòa xét xử ông ấy… là một cuộc truy tố chính trị rõ ràng và đơn giản, đồng thời là một ví dụ đáng buồn khác về các chính sách ngày càng đàn áp của chính phủ Hương Cảng”. “Trong 4 năm qua, chỉ có các chế độ độc tài như Miến Điện và Belarus mới giam giữ tù nhân chính trị với tỷ lệ cao hơn Hương Cảng. Nên hủy bỏ cáo buộc chống lại Jimmy Lai và thả anh ta cùng với hơn 1.000 tù nhân chính trị khác.”

Bộ Ngoại giao đã đưa ra một tuyên bố vào Chúa Nhật kêu gọi chính quyền Hương Cảng “ngay lập tức thả Jimmy Lai và tất cả những người khác đang bị cầm tù vì bảo vệ quyền lợi của họ” nhưng không đưa ra các biện pháp trừng phạt đe dọa.

Matthew Miller, phát ngôn nhân của bộ cho biết: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Bắc Kinh và Hương Cảng tôn trọng quyền tự do báo chí ở Hương Cảng”. “Các hành động ngăn chặn tự do báo chí và hạn chế luồng thông tin tự do – cũng như những thay đổi của Bắc Kinh và chính quyền địa phương đối với hệ thống bầu cử của Hương Cảng nhằm giảm bỏ phiếu trực tiếp và ngăn cản các ứng cử viên của đảng độc lập và dân chủ tham gia – đã làm suy yếu các thể chế dân chủ của Hương Cảng.” và làm tổn hại đến danh tiếng của Hương Cảng như một trung tâm tài chính và kinh doanh quốc tế.”

Phiên tòa đã nhận được sự chú ý đáng kể từ các nhà lãnh đạo quốc tế, trong đó các quốc gia phương Tây khác bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Lai. Phát ngôn nhân của Chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh Âu Châu cho biết các cáo buộc được đưa ra vì Lai “ủng hộ quyền tự do ngôn luận và dân chủ ở Hương Cảng”.

Tuyên bố ngày 18 tháng 12 cho biết: “Liên minh Âu Châu lấy làm tiếc về những cáo buộc chống lại anh ta và các nhà báo [khác]… và đang theo dõi chặt chẽ phiên tòa”. “Phiên tòa chống lại anh ta làm suy yếu niềm tin vào nền pháp quyền ở Hương Cảng và gây bất lợi cho sức hấp dẫn của thành phố cũng như vị thế của nó như một trung tâm kinh doanh quốc tế.”

Ngoại trưởng Anh David Cameron đã đưa ra một tuyên bố tương tự vào ngày 18 tháng 12, nói rằng luật an ninh quốc gia “đã gây tổn hại cho Hương Cảng, với các quyền và tự do bị xói mòn đáng kể” và rằng “các vụ bắt giữ theo luật đã làm im lặng tiếng nói của phe đối lập”.

“Tôi thực sự lo ngại rằng bất kỳ ai cũng phải đối mặt với việc bị truy tố theo Luật An ninh Quốc gia, và đặc biệt lo ngại về vụ truy tố có động cơ chính trị đối với công dân Anh Jimmy Lai,” ông Cameron nói. “Là một nhà báo và nhà xuất bản nổi tiếng và thẳng thắn, Jimmy Lai đã trở thành mục tiêu trong một nỗ lực rõ ràng nhằm ngăn chặn việc thực thi ôn hòa các quyền tự do ngôn luận và lập hội của mình.”

Một số giám mục Công Giáo nổi tiếng cũng đã thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Lai, bằng cách ký một bản kiến nghị hồi tháng 11 kêu gọi trả tự do cho ông Lai. Ba giám mục Mỹ đã ký thỉnh nguyện: Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York; Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng Giáo phận Quân đội, Hoa Kỳ; và Giám mục Robert Barron của Winona-Rochester, Minnesota.

Lai thành lập tờ báo ủng hộ dân chủ Apple Daily vào năm 1995, tờ báo này phải đóng cửa vào giữa năm 2021 sau khi các quan chức phong tỏa tài sản của công ty. Vào năm 2020, Lai cho rằng đức tin Công Giáo của mình là một trong những lý do khiến anh ở lại Hương Cảng bất chấp cuộc đàn áp.

“Nếu tôi ra đi, tôi không chỉ từ bỏ số phận của mình, tôi từ bỏ Chúa, tôi từ bỏ tôn giáo của mình, tôi từ bỏ những gì tôi tin tưởng”, Lai nói.

2. Số Kitô hữu tại Trung Quốc suy giảm

Theo phân tích của Trung Tâm nghiên cứu ứng dụng về tôn giáo (Pew Research Center) ở thủ đô Washington, công bố trong tuần vừa rồi, số tín hữu Kitô tại Trung Quốc đang giảm sút, sau khi gia tăng trong thập niên 1980 và 1990.

Những người bênh vực nhân quyền và học giả nói với hãng tin Công Giáo CNA ở Mỹ rằng điều này không gây ngạc nhiên vì những nỗ lực trong những năm gần đây của Đảng cộng sản Trung Quốc nhắm loại trừ việc thực hành Kitô giáo tại nước này.

Việc thực hành tôn giáo gia tăng mạnh tại Trung Quốc trong hai thập niên nói trên, nhờ sự nới lỏng sau thời kỳ bị hạn chế trong thời Cách mạng Văn hóa thập niên 1960 và 1970.

Trong khoảng thời gian từ 1982 đến 1997, số tín hữu Kitô thực hành đạo tại các nhà thờ có ghi danh đã gia tăng quá gấp đôi, từ 6 triệu lên 14 triệu người, theo Cơ quan khảo sát xã hội tổng quát của Trung Quốc (Chinese General Social Survey). Trong thời kỳ đó dân số ở nước này tăng 22%.

Cuộc khảo sát trong tuần trước đây, do các tổ chức học thuật ở Trung Quốc thực hiện, nhận thấy rằng sự tăng trưởng của việc thực hành Kitô giáo trong những năm gần đây giảm bớt. Từ năm 2010 đến 2018, số người lớn nhận mình là Kitô hữu liên tục giảm sút, từ khoảng 2% xuống còn 1% trong năm 2021.

Tuy nhiên, Trung tâm nghiên cứu tôn giáo ứng dụng nhận xét rằng vì những khó khăn trong việc điều nghiên thời Covid, những con số trong năm 2021 không thể so sánh với những năm trước đó.

Theo một số học giả, sự giảm sút vừa nói không phải là điều gây ngạc nhiên. Nó có liên hệ tới chính sách hạn chế Kitô giáo, gọi là chiến dịch “Hoa hóa”: trong 5 năm qua, nhà nước Trung Quốc nghiêm cấm mọi tiếp xúc của trẻ em với tôn giáo, với các nhà thờ. Sự canh chừng được thực hiện bằng hệ thống máy nhận diện mặt và gắn liền với những điểm tín dụng xã hội.

Trong thời kỳ vừa nói, Kinh thánh bị giới hạn và kiểm duyệt. Nhà nước Bắc Kinh giam giữ các giám mục và chức sắc của Giáo hội, kiểm soát các bài giảng xem có phù hợp với tư tưởng Tập Cận Bình hay không.

Trong một diễn văn hồi tháng Mười Hai năm 2021, Chủ tịch Tập nói rõ ông muốn đưa mọi tôn giáo, Công Giáo, Tin lành, Hồi giáo, Lão giáo và Phật giáo, dưới sự kiểm soát của Đảng và làm sao để các tôn giáo phục vụ cho mục tiêu của Đảng. Ông nói: “Tôn giáo nào không dạy cho các tín hữu yêu Đảng và chủ nghĩa xã hội là tôn giáo lạc hậu, dấn thân trong những hoạt động tôn giáo bất hợp pháp và sẽ bị loại trừ... Tôn giáo chỉ được phép sinh hoạt tại những nơi được phép thờ phượng, và không được xen vào đời sống xã hội hoặc việc giáo dục người trẻ”.

3. Giám đốc Viện Yad Vashem bị “sốc” vì trào lưu bài Do thái gia tăng

Giám đốc Viện Yad Vashem, Bảo tàng viện về diệt chủng Do thái ở Giêrusalem, ông Dani Dayan, tỏ ra bị “sốc” và phê bình trào lưu bài Do thái gia tăng mạnh tại các đại học ở Mỹ và Đức.

Ông Dayan tuyên bố như trên với báo “Welt am Sonntag”, Thế giới Chúa nhật, xuất bản hôm 16 tháng Mười Hai vừa qua tại Đức, rằng khi viếng thăm nhiều đại học ở Mỹ trong vài tuần qua, ông thực sự cảm thấy bị “sốc” mạnh vì hiện tượng này.

Ngay cả trước ngày 07 tháng Mười vừa qua, khi xảy ra cuộc tấn công của Hamas chống Israel, ông đã ý thức có vấn đề bài Do thái, “nhưng tôi không được chuẩn bị trước mức độ bài Do thái hoàn toàn khác hẳn. Tôi đã gặp các sinh viên Do thái cảm thấy bị loại trừ. Họ bị loại khỏi cộng đoàn vì tín ngưỡng của họ và vì chủ nghĩa phục quốc Do thái, Sionism. Tựu trung, vì họ là người Do thái”.

Ông Dayan thấy có nguy cơ những lý thuyết “ngụy học thuật” tại các đại học, kêu gọi bãi bỏ quốc gia Israel. Nhưng vấn đề lớn nhất không phải là các sinh viên. Ông nói: “Bạn hãy tưởng tượng một giáo sư xã hội học ở Đại học Yale viết một cuốn sách, trong đó họ kêu gọi loại trừ mọi người LGBTQ đồng tính luyến ái, lưỡng tính, đổi giống ra khỏi xã hội. Đó là tự do ngôn luận. Nhưng bạn sẽ thấy giáo sư ấy sẽ mất ghế ngay ngày hôm sau. Nhưng nếu giáo sư ấy kêu gọi bãi bỏ quốc gia Israel, thì họ rất có cơ may được thăng chức. Đó thực sự là vấn đề. Không phải là các sinh viên nhưng là giáo sư xách động”.

Giám đốc Viện Yad Vashem cảnh giác rằng chủ nghĩa bài Do thái là khởi đầu sự chấm dứt dân chủ...

Về nước Đức, ông Dayan cho biết là không muốn hùa theo những người cho rằng những người di dân đến từ các nước Hồi giáo là những người bài Do thái. Ông nói: “Tôi không chống Hồi giáo và không chống di dân. Nếu có những người nghĩ là mình giúp người Do thái bằng cách chống di dân, thì họ hoàn toàn sai lầm”. Nhưng theo ông, dân Đức cần đảm nhận trách nhiệm nào đó đối với dân tộc Do thái. “Chính phủ Đức cần nghiêm chỉnh đối phó với thách thức này.
 
Tư Lệnh Không Quân Kyiv: 3 chiếc Su-34 Nga bị bắn hạ. TT Biden tìm ra 300 tỷ của Putin. Nga hét lên
VietCatholic Media
15:11 23/12/2023


1. Chỉ trong một ngày duy nhất, ba máy bay ném bom Su-34 của Nga bị bắn hạ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Just Lost Three Su-34 Bombers in One Day”, nghĩa là “Nga vừa mất ba máy bay ném bom Su-34 trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine tuyên bố thêm ba máy bay ném bom Su-34 của Nga bị bắn rơi hôm thứ Sáu, tất cả đều ở khu vực hoạt động phía Nam vốn là trọng tâm của các nỗ lực phản công của Kyiv trong sáu tháng qua.

Quân đội Ukraine đã công bố tuyên bố này—do Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk đưa ra—vào hôm thứ Sáu. Điều này nâng tổng số máy bay Nga mà Kyiv tuyên bố đã phá hủy kể từ tháng 2 năm 2022 lên 327 chiếc.

Cuộc chiến ở Ukraine đã gây tổn thất nặng nề cho lực lượng không quân Nga, bất chấp ưu thế về quân số. Các báo cáo của kênh Baza cho rằng ba máy bay Su-34 bị phá hủy hôm thứ Sáu là do hệ thống phòng không MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất, chiếc đầu tiên đã đến Ukraine vào tháng Tư.

Những tổn thất – nếu được xác nhận – càng tạo thêm một bức tranh đau đớn cho lực lượng không quân Nga. Mạc Tư Khoa đã không thể ngăn chặn các hoạt động trên không của Ukraine bất chấp lực lượng không quân đông đảo hơn nhiều và được tuyên bố là có hỏa tiễn tầm xa dự kiến sẽ được sử dụng để tiêu diệt máy bay của Kyiv trên mặt đất trong những giờ đầu của cuộc xâm lược toàn diện.

Sự xuất hiện của các hệ thống phòng không phương Tây, trong số đó có Patriot, chỉ làm trầm trọng thêm tình hình khó chịu cho các phi công Nga ở Ukraine, những người được cho là hiện hiếm khi gặp rủi ro khi hoạt động trong không phận Ukraine hoặc không phận tranh chấp.

Lực lượng không quân Nga đã trải qua nhiều ngày đặc biệt tốn kém trong những tháng gần đây. Ví dụ, cuối tuần trước, một máy bay hỗ trợ tầm gần Su-34 và Su-25 đã bị phá hủy trong vòng 24 giờ. Chiếc Su-25 là do hỏa lực của chính lực lượng phòng không Nga bắn hạ.

Và vào tháng 5, Kyiv đã ghi nhận một trong những hệ thống phòng không Patriot của mình đã bắn hạ 3 máy bay trực thăng và 2 máy bay phản lực chỉ trong một ngày.

Các nhà lãnh đạo Ukraine muốn làm cho bầu trời trở nên nguy hiểm hơn đối với các phi công Nga trong những tháng và năm tới, và khi mùa đông đến đang thúc ép các đối tác phương Tây cung cấp thêm khả năng phòng không và máy bay.

Trong chuyến thăm Washington, DC, hồi đầu tháng 12, Andriy Yermak – nhà lãnh đạo văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymy Zelenskiy – đã phát biểu tại một sự kiện của Viện Hòa bình Hoa Kỳ: “Chúng tôi vẫn cần phòng không, điều này cực kỳ quan trọng”.

Yermak nói thêm: “Nếu chúng tôi nhận được nó, bạn có thể thấy kết quả”, đặc biệt đề cập đến hiệu suất của hệ thống Patriot.

Yermak nói: “Chúng tôi là nhà quảng bá tốt nhất cho nhiều loại vũ khí của Mỹ.

Ukraine dự kiến sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động cung cấp máy bay vào năm 2024 với việc nhận được chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất từ các nước ủng hộ phương Tây. Các phi công Ukraine hiện đang được huấn luyện lái máy bay và chiếc máy bay đầu tiên dự kiến sẽ bay trên bầu trời Ukraine từ mùa xuân năm 2024.

David Jordan, đồng giám đốc Viện Hàng không và Vũ trụ Freeman tại King's College Luân Đôn, nói với Newsweek vào tháng 5: “Tôi nghĩ rằng những chiếc F-16 trong tay Ukraine sẽ là một thách thức ghê gớm”.

2. Xe tăng T-72B3M được ca tụng một cách khoa trương của Nga bị tiêu diệt trong vụ nổ Kherson

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Much Touted T-72B3M Tank Annihilated in Kherson Blast”, nghĩa là “Xe tăng T-72B3M được ca tụng của Nga bị tiêu diệt trong vụ nổ Kherson.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một trong những chiếc xe tăng hiện đại nhất của Nga đã gặp phải kết cục bi thảm ở miền nam Ukraine trong tuần này, khi các lực lượng Nga và Ukraine giao tranh để giành lợi thế trên chiến trường trong bối cảnh mùa đông đang bao phủ trên chiến tuyến dài 600 dặm.

Cảnh quay từ máy bay không người lái được công bố trên kênh Telegram do các thành viên của đơn vị trinh sát trên không Magyar Birds của Ukraine điều hành cho thấy vụ nổ một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M theo hướng Kherson, được cho là gần khu định cư Krynky ở tả ngạn sông Dnipro.

Giao tranh đã diễn ra ác liệt dọc theo vùng hạ lưu sông Dnipro trong những tháng gần đây, khi lực lượng Ukraine thiết lập các cứ điểm nhỏ nhưng quan trọng trên bờ phía đông của tuyến đường thủy do Nga nắm giữ, kể từ tháng 11 năm 2022 đã đóng vai trò là đường phân giới phía nam giữa quân Nga và các đơn vị của Kyiv.

Nga đã chứng tỏ không thể phá hủy được các đầu cầu của Ukraine. Người ta tin rằng có hàng trăm binh sĩ Ukraine trải rộng khắp ba địa điểm ở bờ đông: Krynky, Pishchanivka và Poyma.

Lực lượng của Kyiv nằm trong vòng 3 dặm cách đường cao tốc M-14, nối tất cả các thành phố lớn ở miền nam Ukraine từ Odesa ở phía tây đến Mariupol ở phía đông. Con đường chạy qua Kherson và tới Melitopol bị tạm chiếm, men theo bờ biển Biển Azov đến biên giới Nga.

Quân đội Ukraine chiến đấu trên bờ sông Dnipro cũng chỉ cách lối vào Bán đảo Crimea bị tạm chiếm chưa đầy 50 dặm, việc giải phóng bán đảo này vẫn là mục tiêu chính của Kyiv.

Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine và hiện là cố vấn cho ủy ban tình báo, quốc phòng và an ninh quốc gia của quốc hội Ukraine, nói với Newsweek vào tháng trước rằng M-14 là một “mục tiêu tốt”, mặc dù gợi ý rằng lực lượng Ukraine có thể muốn tiến tới tận cảng Skadovsk ở Hắc Hải, cắt đứt các lực lượng Nga bảo vệ Kinburn Spit.

3. Người Nga buộc một chiếc máy bay không người lái vào một chiếc máy kéo chứa đầy chất nổ: Robot tự nổ tức thì

Đó là tựa đề của một báo cáo trên tờ Forbes của ký giả David Axe. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Mùa hè này, lực lượng Nga ở Ukraine đã phát minh ra một loại vũ khí mới đầy uy lực. Vâng, mới là mới đối với họ.

Họ chất đầy lên những chiếc xe thiết giáp cũ kỹ hàng tấn thuốc nổ và thiết bị kích hoạt từ xa, cài đặt bộ điều khiển để thực hiện các hoạt động không người lái và đẩy chúng lao về phía phòng tuyến của Ukraine.

Đúng vậy: đó là thiết bị nổ tự chế trên xe, hay còn gọi là VBIED. Giống như các nhóm chiến binh đã và đang sử dụng ở Iraq, Afghanistan và Syria.

VBIED của Nga thô kệch... nhưng ngày càng ít thô kệch. Sự ứng biến mới nhất là điềm báo đáng lo ngại nhất đối với Ukraine. Một đoạn video được lan truyền trực tuyến trong tuần này mô tả một chiếc máy kéo bọc thép MT-LB chứa đầy chất nổ và có đeo thêm một máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất trên thân của nó.

Sự ghép đôi này có vẻ hài hước trên khuôn mặt của nó. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không hoạt động. Một máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất hay FPV có một camera quan sát truyền phát video trực tiếp tới người điều khiển nó. Việc gắn máy bay không người lái vào VBIED ngay lập tức mang lại cho VBIED một camera hướng về phía trước giúp cải thiện đáng kể nhận thức tình huống của người điều khiển.

VBIED của Nga lần đầu tiên xuất hiện vào mùa hè này. Chúng rất đơn giản: những chiếc xe tăng T-55 cũ và những chiếc MT-LB được trang bị hàng tấn mìn, đạn pháo hoặc dây dẫn kích hoạt bằng sóng vô tuyến. Một người điều khiển dũng cảm sẽ lái chiếc xe chở quả bom về phía phòng tuyến của Ukraine và vào phút cuối sẽ cài bộ điều khiển xe theo chế độ tự động và nhảy ra ngoài.

Những chiếc VBIED này không có người lái nhưng chúng không phải là robot vì chúng không thể điều khiển được khi người lái đã nhảy ra ngoài.

Các VBIED gần đây hơn đang tiến gần hơn đến việc trở thành robot thực sự, với điều khiển từ xa cho phép người vận hành điều khiển chúng theo thời gian thực. Bạn sẽ không gắn máy bay không người lái FPV vào VBIED như một dạng tầm nhìn từ xa thô sơ nếu bạn không cài đặt các điều khiển từ xa dựa trên sóng vô tuyến đơn giản trong cùng một phương tiện.

Việc thêm tầm nhìn từ xa và điều khiển từ xa vào VBIED khiến VBIED đắt hơn nhưng cũng có thể giảm thiểu một trong những lỗ hổng lớn nhất của VBIED. Nhiều, có thể là hầu hết, các VBIED của Nga, không đến được gần phòng tuyến của Ukraine - vì chúng chạy qua mìn khi đang di chuyển.

Với tầm nhìn từ xa và điều khiển từ xa, người vận hành VBIED có thể nhìn thấy và tránh các quả mìn chưa được chôn lấp. Đó không phải là những gì đã xảy ra với chiếc MT-LB gắn FPV trong video vừa tung lên mạng xã hội: cuối cùng nó đã chạy qua một quả mìn. Nhưng theo thời gian và sự lặp lại, những người điều khiển VBIED của Nga có thể trở nên tốt hơn—hoặc ít nhất là may mắn hơn.

Khả năng hủy diệt là rất lớn. VBIED rất phổ biến với các nhóm chiến binh thánh chiến Hồi Giáo vì chúng là một cách dễ dàng để cung cấp nhiều chất nổ. Một VBIED với bốn hoặc năm tấn thuốc nổ có thể tiêu diệt đối phương không được bảo vệ từ khoảng cách 150 mét—và làm họ bị thương từ khoảng cách xa đến 900 mét.

4. Điện Cẩm Linh dọa 'hậu quả nghiêm trọng' nếu xảy ra vụ tịch thu chưa từng có những tài sản Nga cất giữ ở nước ngoài

Điện Cẩm Linh đã đe dọa Âu Châu và Mỹ với “những hậu quả nghiêm trọng”, bao gồm các vụ tịch thu tài chính ăn miếng trả miếng hoặc thậm chí cắt đứt quan hệ ngoại giao, nếu tài sản của Nga ở nước ngoài được cung cấp để hỗ trợ ngân sách và nỗ lực chiến tranh của Ukraine.

Phát ngôn nhân của Vladimir Putin hôm thứ Sáu nói với các phóng viên rằng nếu chính quyền Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo Âu Châu lên kế hoạch tịch thu tài sản của ngân hàng trung ương Nga được cho là vượt quá 300 tỷ Mỹ Kim đã bị đóng băng sau khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2017. Tháng 2 năm 2022, họ nên “nhận ra rằng Nga sẽ không bao giờ để những người làm điều đó yên”.

Tờ New York Times hôm thứ Năm đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Biden đã bắt đầu các cuộc thảo luận khẩn cấp với các quốc gia G7 về cách họ có thể lên kế hoạch tịch thu số tiền chưa từng có, hầu hết được cho là được giữ ở Âu Châu, và liệu số tiền này có thể được chi trực tiếp vào nỗ lực quân sự của Ukraine hoặc chỉ để tái thiết và sử dụng ngân sách.

Tờ báo đưa tin Tổng thống Joe Biden được cho là chưa ký vào chiến lược này. Nhưng các cuộc thảo luận đã tăng tốc khi chưa đạt được một thỏa thuận tại Quốc hội nhằm cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine, có khả năng làm suy yếu nỗ lực chiến tranh của Ukraine vào thời điểm tuyệt vọng sau khi một cuộc phản công của Ukraine không mang lại bước đột phá mang tính quyết định trong cuộc chiến.

“ Việc tịch thu tài sản của chúng tôi một cách bất hợp pháp luôn nằm trong chương trình nghị sự ở cả Âu Châu và Mỹ,” phát ngôn nhân của Putin, Dmitry Peskov, cho biết khi có báo cáo cho rằng chính quyền Tổng thống Biden đang thúc ép các nước Âu Châu lên kế hoạch cho một cuộc tịch thu có thể xảy ra vào tháng 2, nhân kỷ niệm hai năm ngày xâm lược toàn diện của Nga. “Vấn đề này là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi. Có khả năng nó cực kỳ nguy hiểm đối với hệ thống tài chính toàn cầu.”

Trong một dấu hiệu cho thấy các quốc gia Âu Châu có thể sẵn sàng tham gia chiến lược này, các công tố viên ở Đức cho biết trong tuần này rằng họ đang nộp đơn xin tịch thu hơn 720 triệu euro từ tài khoản ngân hàng Frankfurt của một tổ chức tài chính Nga.

Tổng thống Biden hôm thứ Sáu cũng đã ký một sắc lệnh hành pháp sẽ đưa vào danh sách đen các ngân hàng và tổ chức tài chính khác hỗ trợ các ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Nga, trong nỗ lực loại bỏ cỗ máy chiến tranh của Nga về các thành phần quan trọng như chất bán dẫn và máy công cụ.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen, cho biết Hoa Kỳ sẽ “không ngần ngại sử dụng các công cụ mới do cơ quan này cung cấp để thực hiện hành động mang tính quyết định và mang tính phẫu thuật”. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu kim cương và hải sản, cả hai đều có nguồn gốc từ Nga nhưng chủ yếu được chế biến ở nước ngoài.

Nga đã cảnh báo về hậu quả ngoại giao nếu leo thang hơn nữa. Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao, cho biết ông “không muốn nghĩ đến những kịch bản tiêu cực”, nhưng cho rằng việc tịch thu tài sản có thể là “ngòi nổ cho một cuộc đối đầu có thể xảy ra và có khả năng dẫn đến rạn nứt quan hệ”.

Ông nói, các tác nhân khác có thể bao gồm “leo thang quân sự hơn nữa”, bao gồm việc bố trí hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung ở Âu Châu hoặc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

Chính phủ Ukraine trước đây đã kêu gọi những người ủng hộ họ ở phương Tây tịch thu tài sản của Nga để tạo quỹ tái thiết cho Ukraine, nhưng chính quyền Tổng thống Biden đã từ chối, với việc Yellen nói vào năm 2022 rằng việc tịch thu “không phải là điều được phép hợp pháp ở Hoa Kỳ”. bang” mà không có đạo luật của Quốc hội.

Nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết: “Cần phải nghiên cứu các cơ chế cụ thể để sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để bù đắp cho những thiệt hại do Nga gây ra”. “Đây sẽ là một hành động kiến tạo hòa bình trên quy mô toàn cầu. Những kẻ xâm lược tiềm năng phải nhìn thấy điều này và nhớ rằng thế giới có thể mạnh mẽ.”

Một số ngân hàng Âu Châu, như Raiffeisen của Áo, vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga. Họ tuyên bố rằng họ đang bị bắt làm con tin vì Điện Cẩm Linh nói rằng họ sẽ không để các ngân hàng nước ngoài rời khỏi đất nước một cách dễ dàng.

Putin đã ký một sắc lệnh vào tháng 4 cho phép nhà nước tạm thời kiểm soát tài sản của các công ty nước ngoài ở Nga nhằm trả đũa việc phong tỏa tài sản của Nga ở nước ngoài. Kể từ đó, Nga đã tấn công vào một số doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động ở Mạc Tư Khoa, bao gồm công ty sản xuất bia Carlsberg Group và công ty thực phẩm Pháp Danone.

Putin tuần này đã ra lệnh trao cổ phần do Wintershall Dea của Đức và OMV của Áo nắm giữ trong các liên doanh sản xuất khí đốt và condensate ở Siberia cho các công ty Nga.

Peskov nói về kế hoạch tịch thu tài sản của Nga ở nước ngoài: “Cả người Âu Châu và người Mỹ đều nhận thức rõ ràng về những hậu quả pháp lý sẽ gây ra cho những người khởi xướng và thực thi”. “Cuối cùng, nếu ai đó tịch thu thứ gì đó của chúng tôi, chúng tôi sẽ xem chúng tôi có thể tịch thu lại thứ gì. Và nếu tìm thấy điều gì đó, tất nhiên chúng tôi sẽ làm ngay lập tức. Vì vậy, đây là những bước đi không thể tránh khỏi gây ra hậu quả nghiêm trọng.”

5. Đối đầu trực tiếp giữa Nga và Mỹ ngày càng khó tránh

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia and US Heading for Major Escalation “, nghĩa là “Nga và Mỹ hướng tới leo thang lớn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một nhà ngoại giao cao cấp của Nga cho biết Nga và Mỹ có thể đang tiến tới một sự leo thang lớn. Ông ta cho biết việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga có thể khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt.

Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga phụ trách quan hệ với Mỹ về không phổ biến vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí, đã đưa ra nhận xét này trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga Interfax sau khi có thông tin cho rằng chính quyền Tổng thống Biden có thể sắp thu giữ được hơn 300 tỷ Mỹ Kim tài sản của ngân hàng trung ương Nga được cất giữ ở các quốc gia phương Tây và giao chúng cho Ukraine để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của nước này.

Mối quan hệ giữa Washington và Mạc Tư Khoa ngày càng trở nên căng thẳng sau quyết định của Putin tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Các quan chức Nga và khách mời trên truyền hình nhà nước Nga thường xuyên kêu gọi tấn công vào đất Mỹ vì viện trợ và vũ khí do Mỹ cung cấp.

Mỹ đã trục xuất hai nhà ngoại giao Nga vào tháng 10 để đáp trả động thái tương tự của Mạc Tư Khoa nhưng hai nước vẫn duy trì quan hệ ngoại giao. Reuters đưa tin, cựu đại sứ Mỹ tại Mạc Tư Khoa, John Sullivan, đã kêu gọi Nga vào tháng 6 năm ngoái không đóng cửa Đại sứ quán Mỹ để duy trì kênh liên lạc.

Hôm thứ Năm, tờ New York Times dẫn lời các quan chức cao cấp giấu tên của Mỹ và Âu Châu nói rằng Tòa Bạch Ốc đang âm thầm ra hiệu ủng hộ cho việc tịch thu các tài sản chủ quyền bất động sản của Nga. Chính quyền Tổng thống Biden, phối hợp với các chính phủ G7, đang tìm hiểu xem liệu họ có thể sử dụng các luật lệ hiện có của mình hay có nên yêu cầu quốc hội hành động để tạo ra các cơ sở pháp lý hay không.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng việc Mỹ tịch thu số tài sản đó là không hợp pháp. Cô nói: “Đó không phải là điều được pháp luật cho phép ở Hoa Kỳ.

Ryabkov nói rằng một trong những ranh giới đỏ có thể xảy ra đối với sự đổ vỡ quan hệ giữa Washington và Mạc Tư Khoa có thể là việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga.

Mở rộng những nhận xét đó, Thứ trưởng cho biết, bản thân quan hệ ngoại giao “không phải là một thứ cần được tôn thờ, nó không phải là con bò thiêng liêng mà mọi người đều phải bảo vệ”.

“Nhưng chúng tôi sẽ không chủ động tiêu diệt, xé nát họ. Quy tắc của chúng tôi không phải là hành động theo cách này, bao gồm cả việc dựa trên sự hiểu biết của chúng tôi rằng Nga và Mỹ có vai trò trung tâm trong việc duy trì an ninh quốc tế và ổn định chiến lược”, ông nói.

“Về nguyên nhân có thể xảy ra một vòng đối đầu với nguy cơ đổ vỡ quan hệ, nguyên nhân có thể là tịch thu tài sản, leo thang quân sự hơn nữa, v.v. Tôi sẽ không đi vào dự báo tiêu cực ở đây. Tôi chỉ nói tất cả những điều này để mọi người hiểu rõ - chúng tôi sẵn sàng cho mọi tình huống, và Hoa Kỳ không nên ảo tưởng, rằng Nga, như họ nói, sẽ giữ quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ bằng cả hai tay,” ông nói thêm.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để lấy bình luận qua email.

6. Sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Joe Biden tăng cường các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga

Phó Bộ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho biết hôm thứ Sáu rằng sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Joe Biden tăng cường các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ gây áp lực mới lên các ngân hàng để bảo đảm rằng dịch vụ của họ không được sử dụng để hỗ trợ các nỗ lực của Nga nhằm lách các lệnh trừng phạt.

Adeyemo cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC rằng hầu hết các tổ chức tài chính lớn đều tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm ngăn chặn Nga mua nguyên liệu cần thiết cho nỗ lực chiến tranh của nước này. Tuy nhiên, sắc lệnh hành pháp mới sắp được ký vào thứ Sáu cho phép Bộ Tài chính tấn công vào các ngân hàng ở các quốc gia như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, là những quốc gia có thể sẵn sàng hoặc vô tình giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt, Adeyemo nói.

Ông nói: “Điều mà công cụ này nói lên là nếu bạn là một tổ chức tài chính, bạn cần phải thực hiện các bước để bảo đảm rằng bạn không bị các công ty bình phong của Nga lợi dụng” để trốn tránh các lệnh trừng phạt.

7. Putin gọi điện thoại cho Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas

Điện Cẩm Linh cho biết Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hôm thứ Sáu để thảo luận các cách giảm leo thang xung đột ở Gaza cũng như các nỗ lực cứu trợ nhân đạo.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hai người đã đồng ý rằng ông Abbas sẽ đến thăm Nga vào một ngày đã được thống nhất.

Theo các quan sát viên, Nga đang được hưởng lợi từ cuộc chiến tại Israel khi thế giới bị phân tâm khỏi cuộc xâm lược của Nga.

8. Hoa Kỳ tung ra thêm các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng nước ngoài hỗ trợ cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine

Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cho biết họ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng nước ngoài hỗ trợ cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, trong một nỗ lực mới nhằm gây áp lực kinh tế lên Mạc Tư Khoa khi nước này tìm cách lách các lệnh trừng phạt của phương Tây qua ngã Trung Quốc.

Các quan chức nói với Agence France-Presse rằng, theo lệnh hành pháp được Tổng thống Joe Biden ký vào thứ Sáu, Hoa Kỳ sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các tổ chức tài chính hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.

Một quan chức cao cấp giấu tên cho biết Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang gửi thông điệp tới các tổ chức tài chính rằng họ có “một sự lựa chọn rất rõ ràng”.

“Cuối cùng, đối với hầu hết mọi ngân hàng trên thế giới, bạn cho họ lựa chọn giữa việc tiếp tục bán một lượng hàng hóa khiêm tốn cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga hoặc kết nối với hệ thống tài chính Hoa Kỳ - họ sẽ chọn kết nối với Hệ thống tài chính của Hoa Kỳ, vì nền kinh tế của chúng tôi lớn hơn nhiều và đồng tiền của chúng tôi là đồng tiền được sử dụng trên toàn thế giới,” ông nói.

Nhưng Nga đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đô la, euro và yên kể từ khi xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, gây ra làn sóng trừng phạt của phương Tây.

Các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã cấp khoản tín dụng trị giá hàng tỷ Mỹ Kim bằng đồng nhân dân tệ cho Nga kể từ sau chiến tranh khi các tổ chức phương Tây rút lui.

Quan chức Mỹ bày tỏ hy vọng các ngân hàng Âu Châu và Mỹ dù không đầu tư trực tiếp vào Nga sẽ gây áp lực lên các đối tác hoạt động tại nước này.

9. Bộ Ngoại giao Uzbekistan đã triệu tập đại sứ Nga sau lời kêu gọi của một chính trị gia Nga muốn sáp nhập nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này.

Nhà văn theo chủ nghĩa dân tộc Nga Zakhar Prilepin, đồng chủ tịch đảng A Just Russia - For Truth, cho biết trong tuần này rằng ông tin rằng Nga nên sáp nhập Uzbekistan và các quốc gia khác có công dân đông đảo đến Nga làm việc.

Bộ Ngoại giao Uzbek nói với đại sứ Nga, Oleg Malginov, hôm thứ Năm rằng Tashkent “quan ngại sâu sắc” về những bình luận “khiêu khích”.

Ngược lại, Malginov cho biết bình luận của Prilepin không liên quan gì đến quan điểm chính thức của Điện Cẩm Linh, Bộ này cho biết.

Hàng triệu lao động nhập cư từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á làm việc ở Nga và sự hiện diện của họ đôi khi dẫn đến căng thẳng kinh tế và sắc tộc. Việc Nga sáp nhập Crimea và sau đó là các khu vực khác của Ukraine đã gây khó chịu cho các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác.

10. Putin gia tăng khủng bố đối lập

Nhà văn Nga nổi tiếng Boris Akunin, người bị Mạc Tư Khoa tuyên bố là “kẻ khủng bố” và trở thành mục tiêu của cuộc điều tra hình sự trong tuần này, nói rằng ông lo ngại những động thái này báo hiệu một cột mốc mới trong lịch sử đất nước dưới thời Vladimir Putin.

Akunin, người sống lưu vong, nói với Agence France-Presse trong một cuộc phỏng vấn video: “Chế độ của Putin rõ ràng đã quyết định thực hiện một bước đi mới rất quan trọng trên con đường từ một nhà nước cảnh sát, chuyên quyền trở thành một nhà nước toàn trị”.

“Mở rộng sự đàn áp sang lĩnh vực văn học ở một đất nước có truyền thống lấy văn học làm trung tâm như Nga là một bước tiến lớn.”

Nga đã đưa tiểu thuyết gia trinh thám nổi tiếng Grigory Chkhartishvili – được biết đến với bút danh Boris Akunin – vào danh sách “những kẻ cực đoan và khủng bố” vì những lời chỉ trích của ông về cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.

Sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào năm 2022, chính quyền đã đưa cuộc đàn áp lên một tầm cao mới, áp dụng cơ chế kiểm duyệt và đóng cửa các phương tiện truyền thông độc lập.

Tuần này, các nhà chức trách đã gây ra làn sóng chấn động khắp giới văn học Nga khi thêm tên Akunin vào danh sách “những kẻ khủng bố và cực đoan” của Mạc Tư Khoa và mở một cuộc điều tra hình sự chống lại ông vì những lời chỉ trích của ông về cuộc xâm lược của Nga.

Các biện pháp này được công bố ngay sau khi ông Putin cho biết ông sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ năm vào năm 2024.

“Điều này đã không xảy ra kể từ thời Stalin và thời kỳ Đại khủng bố,” Akunin nói, đề cập đến danh hiệu “kẻ khủng bố” của mình.
 
ĐHY cựu Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin vạch ra những sai lầm của Tuyên ngôn Fiducia Supplicans
VietCatholic Media
18:14 23/12/2023

Giữa những chỉ trích vang lên khắp nơi trên thế giới, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố ảnh chụp cuộc hẹn với Đức Thánh Cha để chứng minh rằng việc công bố Tuyên ngôn đang gây tranh cãi này không phải là việc làm của riêng Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết, Tuyên ngôn Fiducia supplicans chưa hề được thảo luận hay phê chuẩn bởi Đại hội đồng các Hồng Y và Giám mục của Bộ Giáo Lý Đức Tin, chứ đừng nói đến việc tham khảo ý kiến các Giám Mục trên thế giới như các vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin thường làm.

Trong bài báo được đăng trên tờ Pillar Catholic với tiêu đề “Müller - ‘Fiducia supplicans’ is ‘self-contradictory’”, nghĩa là Đức Hồng Y Müller cho rằng Tuyên ngôn Fiducia supplicans là tự mâu thuẫn,” ngài cũng đi xa hơn và giải thích những lầm lạc của Tuyên ngôn Fiducia supplicans. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Phước lành duy nhất của Mẹ Giáo Hội là Sự Thật Sẽ Giải Thoát Chúng Ta. Lưu ý về Tuyên ngôn Fiducia supplicans

Với Tuyên ngôn Fiducia supplicans về “Ý nghĩa mục vụ của các Phép lành”, Bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra một khẳng định chưa từng có trong giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Trên thực tế, tài liệu này khẳng định rằng một linh mục có thể ban phép lành (không phải theo phụng vụ, nhưng riêng tư) cho các cặp vợ chồng sống trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, kể cả các cặp đồng giới. Nhiều câu hỏi được các giám mục, linh mục và giáo dân nêu ra khi đáp lại những tuyên bố này xứng đáng nhận được câu trả lời rõ ràng và dứt khoát.

Phải chăng Tuyên ngôn này mâu thuẫn rõ ràng với giáo huấn Công Giáo? Các tín hữu có buộc phải chấp nhận giáo huấn mới này không? Liệu vị linh mục có thể thực hiện những thực hành mới vừa được phát minh ra không? Và liệu vị giám mục giáo phận có thể cấm các thực hành này nếu chúng diễn ra trong giáo phận của ngài không?

Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy xem chính xác tài liệu này dạy gì và nó dựa vào những lập luận nào.

Tài liệu này, chưa hề được thảo luận hay phê chuẩn bởi Đại hội đồng các Hồng Y và Giám mục của Bộ Giáo Lý Đức Tin, thừa nhận rằng giả thuyết (hoặc giáo huấn?) mà nó đề xuất là mới và nó chủ yếu dựa trên huấn quyền mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Theo đức tin Công Giáo, giáo hoàng và các giám mục có thể đặt ra một số điểm nhấn mục vụ nhất định và liên hệ một cách sáng tạo chân lý của Mặc khải với những thách thức mới của mỗi thời đại, chẳng hạn như trong lĩnh vực học thuyết xã hội hoặc đạo đức sinh học, nhưng đồng thời phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Nhân học Kitô giáo. Hơn thế nữa, những đổi mới này không thể vượt quá những gì đã được các tông đồ mạc khải một lần và mãi mãi như lời Thiên Chúa (Dei verbum 8). Trên thực tế, không có văn bản Kinh thánh hoặc văn bản nào của các Giáo phụ và Tiến sĩ Hội Thánh hoặc các tài liệu trước đây của huấn quyền hỗ trợ cho kết luận của Tuyên ngôn Fiducia supplicans. Hơn thế nữa, những gì chúng ta thấy không phải là một sự phát triển mà là một bước đứt đoạn về mặt giáo lý. Vì người ta chỉ có thể nói về một sự phát triển giáo lý nếu lời giải thích mới được chứa đựng, ít nhất một cách ngầm định, trong Mạc Khải và trên hết, nó không mâu thuẫn với các định nghĩa tín lý. Và sự phát triển giáo lý đạt đến ý nghĩa sâu sắc hơn phải diễn ra tiệm tiến, nghĩa là phải trải qua một thời gian trưởng thành lâu dài. Trên thực tế, Tuyên bố huấn quyền cuối cùng về vấn đề này đã được Bộ Giáo lý Đức tin đưa ra trong một bản phản hồi được công bố vào tháng 3 năm 2021, chưa đầy ba năm trước, và tuyên bố ấy đã dứt khoát bác bỏ khả năng chúc lành cho những kết hợp này. Điều này áp dụng cả cho các phước lành công cộng lẫn các phước lành riêng tư cho những người sống trong hoàn cảnh tội lỗi.

Làm thế nào để Tuyên ngôn Fiducia supplicans biện minh cho việc đề xuất một học thuyết mới mà không mâu thuẫn với tài liệu năm 2021 trước đó?

Trước hết, Tuyên ngôn Fiducia supplicans công nhận rằng cả phản hồi của Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 2021 và giáo huấn truyền thống, có giá trị và ràng buộc về các phép lành đều không cho phép việc chúc lành trong những tình huống trái với luật Chúa, như trong trường hợp kết hợp tình dục ngoài hôn nhân. Điều này là rõ ràng đối với các bí tích, cũng như đối với các phép lành khác mà Tuyên ngôn Fiducia supplicans gọi là phép lành “phụng vụ”. Những phép lành “phụng vụ” này thuộc về điều mà Giáo hội gọi là “bí tích”, như được ghi nhận trong Sách Lễ Rôma. Hai loại phép lành này đều đòi phải có sự thống nhất giữa phép lành và giáo huấn của Giáo hội (FS 9-11).

Vì vậy, để chấp nhận phép lành trong những hoàn cảnh trái ngược với Tin Mừng, Bộ Giáo Lý Đức Tin đề xuất một giải pháp độc đáo: đó là mở rộng khái niệm phép lành (FS 7; FS 12). Điều này được biện minh như sau:

“Người ta cũng phải tránh nguy cơ giản lược ý nghĩa của các phép lành vào quan điểm này mà thôi [tức là giản lược vào các phép lành 'phụng vụ' của các bí tích và á bí tích], vì nó sẽ khiến chúng ta mong đợi cùng những điều kiện luân lý cho một phép lành đơn giản được đòi hỏi khi lãnh nhận các bí tích. (FS 12). Nghĩa là, cần phải có một khái niệm mới về phép lành, một khái niệm vượt xa các phép lành bí tích để đồng hành về mặt mục vụ với hành trình của những người sống trong tội lỗi.

Trên thực tế, việc mở rộng ra ngoài các bí tích này đã diễn ra thông qua các phép lành khác đã được phê chuẩn trong Nghi lễ Rôma. Giáo hội không đòi hỏi những điều kiện đạo đức để ban phép lành giống như khi lãnh nhận bí tích. Chẳng hạn, điều này xảy ra trong trường hợp một hối nhân không muốn từ bỏ hoàn cảnh tội lỗi, nhưng có thể khiêm tốn xin một phép lành riêng để Chúa ban cho họ ánh sáng và sức mạnh để hiểu và tuân theo những lời dạy của Tin Mừng. Trường hợp này không đòi hỏi một loại phép lành “mục vụ” mới.

Vậy thì tại sao cần phải mở rộng ý nghĩa của “chúc lành”, nếu phép lành như được hiểu trong Nghi thức Rôma đã vượt xa phép lành được ban trong bí tích? Lý do là vì các phép lành mà Nghi lễ Rôma dự trù chỉ có thể thực hiện được trên “những sự vật, địa điểm hoặc hoàn cảnh không mâu thuẫn với luật pháp hoặc tinh thần Tin Mừng” (FS 10, trích dẫn Nghi lễ Rôma). Và đây chính là điểm mà Bộ Giáo Lý Đức Tin muốn khắc phục, vì họ muốn chúc phúc cho các cặp vợ chồng trong những hoàn cảnh, chẳng hạn như các mối quan hệ đồng tính, trái với luật pháp và tinh thần Tin Mừng. Đúng là Giáo hội có thể thêm “các á bí tích mới” vào các á bí tích hiện có (Vatican II: Sacrosanctum Concilium 79), nhưng Giáo hội không thể thay đổi ý nghĩa của chúng theo cách bình thường hóa tội lỗi, đặc biệt trong một môi trường văn hóa mang tính ý thức hệ cao dễ làm các tín hữu hiểu lầm. Và sự thay đổi ý nghĩa này chính xác là những gì xảy ra trong Tuyên ngôn Fiducia supplicans. Tuyên ngôn này phát minh ra một loại phước lành mới ngoài những loại liên quan đến các bí tích hoặc phước lành như Giáo hội đã hiểu. Tuyên ngôn Fiducia supplicans nói rằng đây là những phép lành phi phụng vụ thuộc về lòng đạo đức bình dân. Như thế, theo đề xuất của Tuyên ngôn Fiducia supplicans sẽ có ba loại phước lành:

a) Các chúc lành liên quan đến các bí tích, đòi hỏi người nhận lãnh phải ở trong trạng thái thích hợp để lãnh nhận các bí tích, hoặc đòi hỏi người đó phải đón nhận sức mạnh để từ bỏ tội lỗi.

b) Các phép lành, như được ghi trong Nghi thức Rôma và như giáo lý Công Giáo luôn hiểu, có thể được ban cho con người, ngay cả khi họ sống trong tội lỗi, nhưng không dành cho “những sự việc, địa điểm hoặc hoàn cảnh… trái ngược với luật pháp hoặc tinh thần Tin Mừng” (FS 10, trích Sách Nghi Lễ Rôma). Vì vậy, chẳng hạn, một phụ nữ đã phá thai có thể được chúc lành, nhưng phòng khám phá thai thì không thể được chúc phúc.

c) Các phép lành mới do Tuyên ngôn Fiducia supplicans đề xuất sẽ là các phép lành mục vụ, không phải các phép lành phụng vụ hay nghi lễ. Vì vậy, các phép lành như thế sẽ không còn bị giới hạn như các phép lành “nghi lễ” hay loại “b”. Chúng có thể được áp dụng không chỉ cho những người tội lỗi, như trong các phép lành “nghi thức”, mà còn cho những sự việc, địa điểm hoặc hoàn cảnh trái ngược với Tin Mừng.

Những phước lành loại “c” hay những phước lành “mục vụ” này là một điều mới lạ. Không mang tính phụng vụ mà là “lòng đạo đức bình dân”, chúng được cho là sẽ không đòi phải nhượng bộ các giáo lý Phúc âm và sẽ không nhất quán với các chuẩn mực đạo đức hoặc giáo lý Công Giáo.

Chúng ta có thể nói gì về loại phước lành mới này?

Nhận xét đầu tiên là không có cơ sở cho cách sử dụng mới này trong các văn bản Kinh thánh được Tuyên ngôn Fiducia supplicans trích dẫn, cũng như trong bất kỳ Tuyên ngôn nào trước đây của Huấn quyền. Các văn bản do Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra cũng không cung cấp nền tảng cho kiểu chúc lành mới này. Việc chúc lành theo Nghi thức Rôma (loại “b”) thật sự đã cho phép các linh mục chúc lành cho những người sống trong tội lỗi. Và kiểu “chúc lành [loại b] này có thể dễ dàng áp dụng cho những người đang ở trong tù hoặc trong một nhóm cải tạo, như Đức Phanxicô nói (FS 27).

Trái lại, phép lành “mục vụ” đổi mới loại “c” này, vượt xa những gì Đức Phanxicô đề cập đến, bởi vì người ta có thể ban phép lành như vậy cho một thực tại trái với luật Chúa, chẳng hạn như chúc lành cho mối quan hệ ngoài hôn nhân. Trên thực tế, theo tiêu chí của loại phước lành này, người ta thậm chí có thể chúc lành cho một phòng khám phá thai hoặc một nhóm mafia.

Điều này dẫn đến nhận xét thứ hai: thật nguy hiểm khi phát minh ra những thuật ngữ mới đi ngược lại cách sử dụng ngôn ngữ truyền thống. Thực hành này có thể dẫn đến việc thực thi quyền lực một cách tùy tiện. Trong trường hợp đang được đề cập đến, sự thật là một phép lành có một thực tại khách quan của riêng nó và do đó không thể được xác định lại tùy ý để phù hợp với ý định chủ quan trái ngược với bản chất của phép lành. Ở đây tôi chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của Humpty Dumpty trong cuốn “Alice Trong Xứ Sở Thần Tiên”: “Khi tôi sử dụng một từ, nó chỉ có nghĩa theo những gì tôi chọn, không hơn không kém.” Alice trả lời: “Vấn đề là liệu bạn có thể làm cho các từ có nhiều nghĩa khác nhau hay không.” Và Humpty Dumpty nói: “Vấn đề là ai sẽ là chủ; đó là tất cả.”

Quan sát thứ ba liên quan đến chính khái niệm cho rằng “phép lành phi phụng vụ” không nhằm mục đích phê chuẩn bất cứ điều gì (FS 34), như phép lành “mục vụ” (loại “c”). Nó khác với phép lành loại “b” được trình bày trong Nghi lễ Rôma như thế nào? Sự khác biệt không nằm ở bản chất tự phát của phép lành, điều này đã có thể xảy ra trong các phép lành loại “b”, vì chúng không cần phải được quy định hoặc phê chuẩn trong Nghi thức Rôma. Cũng không có sự khác biệt về lòng đạo đức bình dân, vì các phép lành theo Nghi lễ Rôma đã được điều chỉnh cho phù hợp với lòng đạo đức bình dân, vốn yêu cầu làm phép đồ vật, địa điểm và con người. Có vẻ như phép lành “mục vụ” mang tính đổi mới được tạo ra đặc biệt để chúc lành cho những tình huống trái với luật pháp hoặc tinh thần Phúc Âm.

Điều này đưa chúng ta đến nhận xét thứ tư liên quan đến đối tượng của phép lành “mục vụ” này, được chế ra để phân biệt với phép lành “nghi thức” của Sách Lễ Rôma. Phép lành “mục vụ” có thể bao gồm những tình huống trái ngược với Tin Mừng. Lưu ý rằng ở đây không chỉ những người tội lỗi mới được chúc lành, mà bằng cách chúc lành cho một cặp, chính mối quan hệ tội lỗi cũng được chúc lành. Thiên Chúa không thể ban ân sủng cho một mối quan hệ trực tiếp đối nghịch với Ngài và người ta không thể ra lệnh cho Ngài. Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân không thể đưa con người đến gần Thiên Chúa hơn và do đó không thể mở lòng đón nhận phúc lành của Thiên Chúa. Vì vậy, nếu phước lành này được ban, tác dụng duy nhất của nó là làm bối rối những người nhận nó hoặc những người tham dự nó. Họ sẽ nghĩ rằng Thiên Chúa đã chúc lành cho những gì Ngài không thể chúc lành. Phép lành “mục vụ” này sẽ không phải là phép lành mục vụ cũng không phải là một sự chúc phúc. Đúng là Đức Hồng Y Fernandez, trong những phát biểu sau này với Infovaticana, đã nói rằng không phải sự kết hợp được chúc phúc mà là cặp đó. Tuy nhiên, điều này làm mất đi ý nghĩa của một từ, vì điều định nghĩa một cặp chính là sự kết hợp của họ.

Khó khăn trong việc chúc lành cho một sự kết hiệp hay một cặp đặc biệt rõ ràng trong trường hợp đồng tính luyến ái. Vì trong Kinh thánh, phước lành có liên quan đến trật tự mà Thiên Chúa đã tạo ra và Ngài đã tuyên bố là tốt lành. Trật tự này dựa trên sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ, được gọi là một xương một thịt. Việc chúc phúc cho một thực tại trái ngược với sáng tạo không những không thể thực hiện được mà còn là một sự báng bổ. Một lần nữa, vấn đề không phải là chúc phúc cho những người “sống trong một sự kết hợp không thể so sánh được với hôn nhân “ (FS số 30), mà là chúc phúc cho chính sự kết hợp không thể so sánh được với hôn nhân. Chính vì mục đích này mà một loại phúc lành mới đã được tạo ra (FS 7, 12).

Một số lập luận xuất hiện trong văn bản nhằm cố gắng biện minh cho những phước lành này. Thứ nhất, khả năng có những điều kiện giảm nhẹ tội lỗi của tội nhân. Tuy nhiên, những điều kiện này đề cập đến con người chứ không phải bản thân mối quan hệ. Người ta cũng nói rằng việc xin phép lành là điều tốt lành mà những người này có thể thực hiện được trong điều kiện hiện tại của họ, như thể việc xin phép lành tự nó đã tạo nên một sự mở ra với Thiên Chúa và cho sự hoán cải. Điều này có thể đúng với những người cầu xin phước lành cho cá nhân mình, nhưng không đúng cho những người cầu xin phước lành cho hai người như một cặp. Trường hợp thứ hai, khi xin phép lành cho một cặp, người ta ngầm tìm cách biện minh hay minh nhiên cho mối quan hệ của họ trước Thiên Chúa, mà không nhận ra rằng chính mối quan hệ của họ đã khiến họ xa cách Thiên Chúa. Cuối cùng, người ta khẳng định rằng có những yếu tố tích cực trong mối quan hệ và những yếu tố này có thể được chúc lành, nhưng những yếu tố tích cực này (ví dụ, một người giúp đỡ người kia khi bị bệnh) chỉ là thứ yếu so với bản thân mối quan hệ - mà đặc điểm xác định mối quan hệ đó là sự chia sẻ hoạt động tình dục—và những yếu tố gọi là tích cực ấy không làm thay đổi bản chất của mối quan hệ này, vì mối quan hệ như thế trong mọi trường hợp không thể hướng về Thiên Chúa, như đã được ghi nhận trong Bản Phản hồi năm 2021 của Bộ Giáo lý Đức tin. Ngay cả trong một phòng khám phá thai cũng có những yếu tố tích cực, từ các bác sĩ gây mê ngăn chặn nỗi đau thể xác, đến mong muốn của các bác sĩ bảo vệ dự án cuộc sống của người phụ nữ đang phá thai.

Nhận xét thứ năm liên quan đến sự mâu thuẫn nội tại của phép lành “mục vụ” mang tính đổi mới này. Liệu có thể ban một phép lành ngoài phụng vụ, một phép lành, mà không chính thức đại diện cho giáo huấn của Chúa Kitô và của Giáo hội không? Chìa khóa để trả lời câu hỏi này không phải là liệu các nghi lễ có được phê duyệt chính thức hay được ứng biến một cách tự phát hay không. Vấn đề là người ban phép lành có phải là linh mục, đại diện cho Chúa Kitô và Giáo hội hay không. Tuyên ngôn Fiducia supplicans khẳng định rằng không có vấn đề gì đối với linh mục khi tham gia cầu nguyện cho những người thấy mình ở trong hoàn cảnh trái ngược với Tin Mừng (FS 30), nhưng trong phép lành này, linh mục không chỉ đơn giản tham gia vào lời cầu nguyện của họ, mà còn khẩn cầu Chúa, nài van những ân sủng của Chúa giáng xuống chính mối quan hệ. Trong tư cách linh mục, linh mục hành động nhân danh Chúa Kitô và Giáo hội. Bây giờ cho rằng người ta có thể tách biệt ý nghĩa của phước lành này khỏi lời dạy của Chúa Kitô là thừa nhận một thuyết nhị nguyên giữa những gì Giáo hội làm và những gì Giáo hội nói. Nhưng như Công đồng Vatican II dạy, mạc khải được ban cho chúng ta bằng việc làm và lời nói, không thể tách rời (Dei Verbum 2), và lời loan báo của Giáo hội không thể tách rời việc làm và lời nói. Chính những người bình dân, những người mà tài liệu muốn ưu ái bằng cách cổ vũ lòng đạo đức bình dân, là những người dễ bị lừa dối nhất bởi một hành động mang tính biểu tượng mâu thuẫn với giáo lý, vì họ nắm bắt được nội dung giáo lý của hành động đó một cách trực giác.

Trước vấn đề này, một người Công Giáo trung thành có thể chấp nhận lời dạy của Tuyên ngôn Fiducia supplicans không? Với sự thống nhất giữa việc làm và lời nói trong đức tin Kitô giáo, người ta chỉ có thể chấp nhận rằng việc chúc lành cho những sự kết hợp này là điều tốt, thậm chí theo cách mục vụ, nếu người ta tin rằng những sự kết hợp như vậy không trái với luật Chúa một cách khách quan. Như thế, chừng nào Đức Thánh Cha Phanxicô còn tiếp tục khẳng định rằng việc kết hợp đồng giới luôn trái với luật Thiên Chúa, thì ngài đang ngầm khẳng định rằng những phúc lành như vậy không thể được ban tặng. Do đó, giáo huấn trong Tuyên ngôn Fiducia supplicans có tính chất tự mâu thuẫn và do đó cần được làm rõ thêm. Giáo hội không thể cử hành một điều và dạy một điều khác bởi vì, như Thánh Ignaxiô thành Antiôkia đã viết, Chúa Kitô là Thầy “đã nói và việc đó được thực hiện” (Ê-phê-sô 15:1), và người ta không thể tách xác thịt của mình ra khỏi lời của mình.

Câu hỏi khác mà chúng tôi được hỏi là liệu một linh mục có thể đồng ý chúc lành cho những kết hợp này hay không, khi các kết hợp này diễn ra song song với một cuộc hôn nhân hợp pháp [chẳng hạn, một người đàn bà ngoại tình dẫn tình nhân đến gặp một linh mục xin chúc lành thì sao?] hay trong trường hợp sự kết hợp này liên quan đến sự thay đổi người bạn tình.

Theo Tuyên ngôn Fiducia supplicans, các ngài có thể chúc lành với một phép lành “mục vụ” phi phụng vụ, không chính thức. Điều này có nghĩa là linh mục sẽ phải ban những phép lành này mà không nhân danh Chúa Kitô và Giáo hội. Nhưng điều này có nghĩa là ngài sẽ không hoạt động như một linh mục. Trên thực tế, ngài sẽ phải ban những phước lành này không phải với tư cách là một linh mục của Chúa Kitô, mà là một người đã bác bỏ Chúa Kitô. Thực ra, qua hành động của mình, vị linh mục ban phép lành cho những cuộc kết hợp này trình bày chúng như con đường dẫn đến Đấng Tạo Hóa. Vì vậy, hành động của vị linh mục là phạm thánh và phạm thượng chống lại kế hoạch của Đấng Tạo Hóa và chống lại cái chết của Chúa Kitô cho chúng ta, nhằm hoàn thành kế hoạch của Đấng Tạo Hóa. Giám mục giáo phận cũng phải quan ngại. Với tư cách là mục tử của Giáo Hội địa phương, ngài có nghĩa vụ ngăn chặn những hành vi phạm thượng này, nếu không ngài sẽ trở thành đồng phạm với những hành động ấy và sẽ từ chối nhiệm vụ mà Chúa Kitô trao cho ngài là củng cố đức tin cho anh em mình.

Các linh mục phải công bố tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa cho mọi người, đồng thời giúp đỡ những người tội lỗi và những người yếu đuối và gặp khó khăn trong việc hoán cải bằng lời khuyên và lời cầu nguyện. Điều này rất khác với việc chỉ đưa ra cho họ những dấu hiệu và lời nói tự tạo ra nhưng gây hiểu lầm rằng Thiên Chúa không quá khắt khe về tội lỗi, do đó che giấu sự thật rằng tội lỗi trong suy nghĩ, lời nói và việc làm khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa. Không có phước lành nào, không chỉ nơi công cộng mà cả nơi riêng tư, cho những điều kiện sống tội lỗi trái ngược một cách khách quan với thánh ý Chúa. Và không có bằng chứng nào về một lối giải thích lành mạnh mà những người dũng cảm bảo vệ giáo lý Kitô giáo lại bị coi là những người theo chủ nghĩa cứng nhắc, quan tâm đến việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của họ một cách hợp pháp hơn là đến việc cứu rỗi những con người cụ thể. Vì đây là điều Chúa Giêsu nói với những người bình thường: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Ta, và hãy học với Ta, vì t Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Ta êm ái, và gánh Ta nhẹ nhàng.” (Mt 11:28-30). Và thánh tông đồ giải thích điều đó như thế này: “Quả thật, yêu mến Thiên Chúa là tuân giữ các điều răn của Người. Mà các điều răn của Người có nặng nề gì đâu, vì mọi kẻ đã được Thiên Chúa sinh ra đều thắng được thế gian. Và điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta. Ai là kẻ thắng được thế gian, nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa?”(1 Ga 5:3-5). Vào thời điểm mà khoa nhân chủng học sai lầm đang phá hoại thể chế thiêng liêng về hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, với gia đình và con cái, Giáo hội nên nhớ những lời của Chúa và là Thủ lãnh của mình: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy”. (Mt 7:13-14).


Source:Pillar Catholic