Ngày 23-12-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm lễ kính Thánh Gia : Gia đình là kiệt tác của Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:46 23/12/2015
GIA ĐÌNH LÀ KIỆT TÁC CỦA Thiên Chúa

Suy Niệm Lễ Kính Thánh Gia

(Lc 2, 41-52)

Hôm nay chúng ta cùng nhau cử hành lễ kính Thánh Gia Thất, trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, và Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình vừa kết thúc với đề tài “Ơn gọi và sứ mệnh của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới”. Mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh cũng là mừng Gia Đình Thánh, nơi Người sinh sống.

Gia đình là tác phẩm tuyệt đẹp của Thiên Chúa

Quả thật, Gia đình là điều đẹp đẽ nhất mà Thiên Chúa đã dựng nên. Người dựng nên loài người có nam có nữ, và ban cho họ mọi sự. Người ban cho họ quyền toàn thế giới! Họ chan hòa trong tình yêu của Người. Mọi tình yêu Thiên Chúa, mọi vẻ đẹp Thiên Chúa, mọi sự thật Thiên Chúa có trong Chúa, Chúa đều ban hết cho gia đình. Ađam và Evà sống tình thân nghĩa thiết với Thiên Chúa và với nhau, rất hạnh phúc, không phải đau khổ và không phải chết.

Gia đình tan vỡ do Tội Nguyên Tổ

Nhưng rồi con người tự tách ra khỏi Đấng đã dựng nên họ. Thế là đánh mất tất cả, tình nghĩa vợ chồng phân tán, hết anh em (huynh đệ tương tàn), hết hòa bình, hết tình yêu, cái đẹp và sự thật. Hậu quả là từ đó cho đến nay gia đình luôn ở trong tình trang bị đe dọa do tội lỗi, phá thai, coi thường người già, bất hiếu, sống chung, ly dị.

Thiên Chúa cứu vớt trong tình thương

Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ rơi gia đình. Vì gia đình được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa trong tình yêu. Nếu Thiên Chúa không yêu thương chúng ta thì Ngài không tạo dựng nên chúng ta. Ngài không dựa vào những gì chúng ta làm, hay thành quả chúng ta có được, Ngài chỉ nhờ vào công nghiệp của Con Ngài là Đức Giêsu giáng thế. Ngài yêu thương chúng ta vô bờ bến. Không ai yêu chúng ta bằng Thiên Chúa. Ngài yêu chúng ta hơn cả chúng ta yêu chúng ta. Muốn cứu vớt gia đình nhân loại, Thiên Chúa đã chọn một gia đình để đến cứu vớt! Đẹp biết bao khi nhìn vào hang đá chúng ta thấy Chúa Cứu Thế đến trần gian, đã chọn sinh ra trong một gia đình nhân loại, mà chính Người đã thiết lập.

Noi gương Thánh Gia sống Năm Thánh Lòng thương Xót

Các bài đọc hôm nay từ Cựu Ước đến Tân Ước thật là đẹp, đẹp về cách hành văn, đẹp về nội dung, nhất là đẹp tuyệt vời về cách đối nhân xử thế trong gia đình. Nếu bài đọc I trích sách Đức Huấn Ca dạy con cái phải thảo cha kính mẹ, kèm theo phần phúc là sống lầu dài (x. Hc 3, 3-7. 14-17a). Thì bài đọc II, Thánh Phaolô khuyên: “Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt” (Cl 3, 21). Bài Tin Mừng nêu bật vai trò quan trọng của Thánh Giuse, mẫu gương cho bậc làm cha, làm chủ, làm chồng trong các gia đình.

Gia đình ngày hôm nay rất cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa và sự thương cảm lẫn nhau trong cách sống trong gia đình nói riêng và gia đình nhân loại cả thể nói chung. Chúng ta thấy ai bị thương một cơ phận nào đó, không phải chỉ một cơ phận mà thôi, nhưng là cả con người bị. Không ai là không bị đau thương về thể lý, tinh thần, tình cảm…dẫn đến hậu quả cũng khác nhau. Tất cả đều chịu ảnh hưởng, và những vết thương đó càng đau khổ khi người thân của chúng ta đau khổ, nhất là những người trong gia đình. Bởi vậy, rất cần sự cảm thông. Nhiều nơi không quan tâm đến tương quan giữa người với người nữa. Nhưng gia đình vẫn là nơi có thể mang lại an ủi, và có thể hàn gắn vết thương.

Có nhiều loại vết thương rất lớn và sâu do thiếu thốn nhu cần cần thiết, thiếu tiền bạc, thiếu giáo dục. Những chính sách không ủng hộ gia đình, kỳ thị tôn giáo, văn hoá, hành hạ trẻ em, bạo động trong gia đình, chiến tranh, xung khắc giữa các chủng tộc, biến đổi khí hậu. Tất cả đều hằn sâu những thương tích.

Đó là những lý do khiến Đức Giêsu Kitô phải thân hành xuống thế để rao giảng, để chữa lành những vết thương, kèm theo nhưng dấu lạ. Người đi vào trong các làng mạc và chữa lành mọi bệnh tật (x. Mt 10, 7-8).

Người không chỉ cứu chúng ta khỏi sự yếu đuối, nhưng Ngài muốn trở nên như chúng ta để cảm nghiệm được những đau khổ, sự thất lạc, vô gia cư, sỉ nhục khi ở trên thánh giá, chết và an táng trong một ngôi mộ không phải của mình. Người mang lấy vào thân những đau khổ của chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, Ngài sống lại vẫn còn vết thương.

Gia đình nào trong chúng ta cũng cần được Chúa thương xót, thì chúng ta phải xót thương nhau trong gia đình. Chúa Giêsu Kitô, người mang thương tích và cầu nguyện với Chúa Cha. Khi sống lại, chan tay và hình hài của Ngài vẫn còn những vết sẹo, những dấu ấn.

Nguyện xin Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta trở thành những ngôn sứ loan báo Niềm Vui Phúc Âm về gia đình, về tình yêu gia đình, trở thành những ngôn sứ như môn đệ của Chúa, và xin Chúa ban cho chúng ta ơn được xứng đáng với con tim thanh khiết, không cảm thấy bị vấp phạm vì Tin Mừng.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Suy niệm lễ Chúa Giáng Sinh (Lễ ban ngày)
Lm. Anthony Trung Thành
11:48 23/12/2015
Suy Niệm LỄ CHÚA GIÁNG SINH (Lễ Ngày)

Chúng ta vừa cùng với Giáo Hội khai mạc năm Thánh Lòng Thương Xót với chủ đề “Thương Xót Như Chúa Cha”. Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Đây là một biến cố thể hiện rõ nét Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Để hiểu hơn điều này, xin được gợi ý suy niệm những điểm sau đây: tình trạng nguyên thuỷ của con người; tình trạng sau khi Nguyên tổ phạm tội; ơn Cứu chuộc mà Thiên Chúa mang lại cho con người; sự cộng tác của con người với ơn cứu chuộc và cuối cùng chúng ta có trách nhiệm nối dài lòng thương xót của Thiên Chúa tới mọi người.

1. Tình trạng nguyên thuỷ của con người

Vì yêu thương, Thiên Chúa đã dựng nên con người và cho ở trong vườn địa đàng, được sống hạnh phúc, được sống trong tương quan gần gũi và thân mật với Thiên Chúa. Công đồng Trentô (năm 1546) gọi đó là tình trạng “công chính nguyên thuỷ”. Nghĩa là Thiên Chúa ban cho con người có đầy đủ các ơn siêu nhiên và ơn ngoại nhiên.

Các ơn siêu nhiên: ơn Thánh sủng để biến đổi con người nên con Thiên Chúa; các nhân đức đối thần: tin, cậy, mến; các nhân đức luân lý: khôn ngoan, công bình, dũng cảm và tiết độ; các hiện sủng là ơn trợ giúp trong mọi công việc theo bổn phận.

Các ơn ngoại nhiên: Đó là tình trạng con người được trong trắng vô tội (x. St 3,7); không phải đau khổ, vất vả, cực nhọc (x. St 3,16-19); ơn bất tử (x. St 2,17).

2. Hậu quả của tội nguyên tổ

Nhưng con người đã phạm tội, đánh mất “tình trạng nguyên thuỷ” đó, nên gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Hậu quả thứ nhất là con người tự đặt mình vào thế địch thù với Thiên Chúa, cắt đứt giây liên lạc thân tình với Thiên Chúa, đánh mất ơn nghĩa với Ngài. Họ không còn hoà thuận với nhau, đổ tội cho nhau: Adam đổ tội cho Evà. Evà đổ tội cho con rắn.

Hậu quả thứ hai là mất sự hoà hợp với người khác và với thiên nhiên, quyền làm chủ thế giới vật chất bị suy giảm. Chúa nói với ông Adam: "Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: ‘Ngươi đừng ăn nó’, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng”(St 3,17-18).

Hậu quả thứ ba là hậu quả nặng nề nhất: con người phải đau khổ và phải chết. Chúa phán: “Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3, 19).

3. Đức Giêsu Kitô đến để cứu độ con người

Nếu Thiên Chúa không can thiệp thì con người sẽ phải sống trong đêm tối tội lỗi. Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi con người, trái lại vì tình thương, Ngài đã hứa ban Đấng Cứu Thế đến để cứu con người. Ngài nói với con rắn rằng: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Đây là lời hứa của Tình Yêu. Lời hứa đó đã hoàn toàn ứng nghiệm qua biến cố Giáng Sinh. Thiên Chúa ban chính Con Một của Ngài cho thế gian vì yêu thương thế gian. Thánh Gioan nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống đời đời”. Như vậy, Đức Giêsu Kitô là quà tặng vô giá Thiên Chúa ban cho con người. Tột đỉnh của quà tặng đó chính là chết vì yêu: “Không có tình yêu nào cao quí cho bằng tình yêu của người thì mạng sống mình vì bạn hữu”.

Như vậy, nhờ Đức Giêsu Kitô, chúng ta được trở thành Con Thiên Chúa, được tham dự vào hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa. Đó là hạnh phúc Nước trời.

4. Sự cộng tác của con người với ơn Chúa

Nhưng để được hạnh phúc Nước trời, con người cần phải cộng tác với ơn Chúa, thánh Augustinô đã nói rằng: "Để dựng nên ta, Thiên Chúa không cần đến ta, nhưng để cứu rỗi ta, Thiên Chúa không thể làm được nếu ta không cộng tác với Ngài". Thật vậy, để được cứu chuộc con người cần phải lãnh nhận Bí tích rửa tội (Ngoại trừ những người không phải vì lỗi của họ mà không biết Thiên Chúa và Giáo Hội của Người nhưng vẫn theo tiếng lương tâm mà ăn ở ngay chính thì cũng có thể được rỗi (x. Gl HTCG số 1281)). Bởi vì, Bí tích rửa tội không những tha tội tổ tông mà còn tha các tội riêng trước đó. Hơn nữa, Bí tích rửa tội là cửa ngõ để dẫn vào các bí tích khác. Chính Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ và ông Nicôđêmô rằng: “không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thần khí”(Ga 3,5).

Nhưng chỉ lãnh nhận Bí tích rửa tội mà thôi thì chưa đủ, bởi vì bí tích rửa tội không tiêu diệt hết mọi mầm mống của tội và trả lại tình trạng “nguyên thuỷ ban đầu”. Nói cách khác, nơi người đã được rửa tội “một số những hậu quả của tội lỗi vẫn tồn tại, như những đau khổ, bệnh tật, sự chết, hoặc những sự yếu đuối gắn liền với sự sống như những yếu đuối về tính tình vv…và nhất là sự hướng chiều về tội lỗi mà Truyền Thống gọi là nhục dục, hay còn gọi là ‘lò sinh ra tội lỗi’. ‘Được để đó cho ta phải chiến đấu với nó, tình dục không có khả năng gây hại cho những người không chiều theo nó mà còn chống lại cách can đảm nhờ ân sủng của Chúa Kitô’. Hơn nữa, ‘Ai chiến đấu đúng luật sẽ được tặng vòng hoa’(2Tm 2,5)” (x. GL HTCG số 1264). Như vậy, Phép rửa và ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô chỉ có ích cho những ai có thiện chí cộng tác với ơn Chúa sau khi được rửa tội bằng quyết tâm sống ơn tái sinh như lời thánh Phaolô mời gọi “anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4,22-24).

5. Phải nối dài lòng xót thương của Thiên Chúa tới mọi người

Tất cả những điểm chúng ta vừa đề cập trên đây đều thể hiện Lòng Xót thương của Thiên Chúa: Vì lòng xót thương nên Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người. Vì lòng xót thương nên Thiên Chúa đã cứu chuộc con người sau khi con người sa ngã. Thiên Chúa muốn con người phải thể hiện Lòng Thương Xót đối với nhau, đặc biệt là trong dịp Giáng Sinh này.

Vào buổi sáng nọ, bác thợ giầy thức dậy thật sớm. Bác quyết định sửa soạn chiếc xưởng nhỏ của bác cho tươm tất rồi vào phòng chờ cho được vị khách quí. Và người khách đó không ai khác là Chúa, bởi vì tối qua trong giấc mơ, Ngài đã hiện ra và báo cho bác biết Ngài sẽ đến thăm bác trong ngày hôm sau.

Người thợ giầy ngồi đợi, tâm hồn tràn ngập hân hoan. Khi những tia nắng vừa rọi qua khung cửa, bác đã nghe được tiếng gõ cửa. Lòng bác hồi hộp, sung sướng, hẳn là Chúa đã đến. Bác ra mở cửa. Thế nhưng người đang đứng trước mặt bác không phải là Chúa mà là người phát thư.

Sáng hôm đó là ngày cuối đông. Cái lạnh đã khiến mặt mũi, tay chân người phát thư đỏ như gấc. Người thợ giầy không nỡ để ông run lẩy bẩy ngoài cửa. Bác mời ông ta vào nhà và pha trà mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm, người phát thư đứng dậy cám ơn và tiếp tục công việc.

Người thợ giầy trở vào phòng khách chờ Chúa. Nhìn ra cửa sổ bác thấy có một em bé đang khóc sướt mướt trước cửa nhà. Bác gọi em bé đó lại để hỏi cho biết lý do. Nó mếu máo cho biết đã lạc mất mẹ và không biết đường về nhà. Người thợ giầy lấy tờ giấy viết vài chữ để trên bàn, báo cho người khách quí biết là mình phải đi ra ngoài và tìm đường dẫn đứa bé về nhà. Mãi đến chiều tối bác ta mới tìm thấy nhà đứa bé, và khi bác về lại nhà thì phố xá đã lên đèn.

Vừa bước vào nhà bác thấy có người đang đợi, nhưng không phải là Chúa mà là một người đàn bà với dáng vẻ tiều tụy. Suốt mấy ngày nay, bà đã không có gì bỏ bụng. Vì bị đói như thế cho nên bà cũng không còn sữa cho con bú. Bác thợ giầy tận tụy lo lắng cho cả hai mẹ con.

Công việc xong xuôi thì đã quá nửa đêm. Mệt quá bác để nguyên quần áo và lên giường ngủ.

Thế là một ngày đã qua mà chưa thấy Chúa đến, nhưng đột nhiên trong giấc ngủ người thợ giày nghe thấy tiếng Chúa nói với bác: “Cám ơn con đã dọn trà nóng cho Ta uống. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta về nhà. Cám ơn con đã săn sóc ủi an Ta. Cám ơn con đã tiếp đón Ta trong ngày hôm nay”.

Như người thợ dày trong câu chuyện trên đây, Chúa muốn mọi người chúng ta luôn biết trao ban tình thương cho người khác. Sự trao ban đó có thể là một nụ cười, một cái bắt tay, một sự cảm thông, một lời động viên, một tin nhắn, một lá thư, một tấm thiệp…tuy đơn sơ nhưng gửi gắm vào đó tất cả lòng yêu mến của chúng ta tới những người thân. Vì khi chúng ta làm như vậy là chúng ta đang làm cho chính Chúa (x.Mt 25 31,46).

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, vì yêu thương nên Cha đã tạo dựng nên chúng con. Vì yêu thương nên Cha đã sai Con Một xuống thế làm người để cứu chuộc chúng con. Xin cho chúng con biết cộng tác với ơn Chúa để xa tránh tội lỗi, hầu bảo toàn sự trong sạch khi lãnh nhận bí tích Rửa tội. Xin cho chúng con biết xót thương người như Chúa đã thương xót chúng con. Amen

Lm. Anthony Trung Thành
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 23/12/2015
82. LẤY NHÀ Ở LÀM Y PHỤC.
N2T

Lưu Linh mỗi ngày uống rượu tràn cung mây, rất ít có ngày không say.
Một hôm, sau khi uống rượu thì cởi áo lót nằm phơi thân thể ra trong nhà, vừa đúng lúc có người đi tới, liền giểu cợt Lưu Linh.
Lưu Linh phản bác lời chế giểu, nói:
- “Lưu Linh tôi lấy trời đất làm nhà cửa, lấy nhà cửa làm y phục, tại sao anh lại chui vào trong quần tôi chứ ?”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)

Suy tư 82:
Người say rượu là một người điên...ngắn hạn.
Người điên thì không muốn ở trong nhà của mình, thích lang thang ngoài đường, xó chợ, áo quần tốt đẹp không chịu mặc, thích lấy lá cây, lấy giẻ rách làm áo quần mặc...cho đẹp. Người say rượu cũng như thế, cũng vô tri vô giác như người điên, cũng ăn nói xằng bậy không đầu không đuôi và có khi dẫn tới hành vi giết người, phạm pháp...
Ki-tô hữu là người có niềm tin, họ sống không như những người khác, cuộc sống của họ phản ảnh lại niềm tin vào Đấng mà họ tin là Thiên Chúa làm người – Đức Giê-su Ki-tô- cho nên họ không say sưa chè chén; họ không say, nhưng họ không coi thế gian này là chỗ ờ vĩnh viễn của họ; họ không điên, nhưng họ sống niềm vui của Nước Trời –quê hương thật của họ- bằng cách yêu thương tha nhân như chính bản thân mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Vọng Giáng Sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 23/12/2015
LỄ GIÁNG SINH
(Lễ vọng)

Tin Mừng : Lc 2, 1-14
“Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay, toàn thể nhân loại vui mừng hân hoan mừng lễ giáng sinh của Chúa Giê-su Ki-tô –vị cứu tinh nhân loại- ngày nhân loại đợi chờ đã đến, Ngài đã đến trong hang đá Bê-lem nghèo nàn, với những con người nghèo nàn chất phác là các mục đồng chăn chiên...

Hôm nay, tất cả mọi dân nước trên địa cầu cất tiếng hoan ca mừng ngày Con Thiên Chúa giáng trần, với những cung điệu vang vang vui tai và thánh thiện...

Hôm nay, trên mọi nẻo đường trong thành phố nhộn nhịp hơn mọi khi, người người tuôn đến nơi những thánh đường để hát mừng Con Thiên Chúa làm người, với tất cả tâm tình hân hoan, hạnh phúc trong tâm hồn...

Hôm nay, trong thành phố có những con đường không ánh điện, không nhạc mừng, không hoan ca, bởi vì nơi đó còn có rất nhiều người bất hạnh đang co ro trong cái rét của mùa đông của trời đất, mùa đông của xã hội và mùa đông của tâm hồn...

Hôm nay, bên cạnh những mâm cỗ thịnh soạn được chuẩn bị cho ngày Chúa giáng sinh trong gia đình, thì bên ngoài đường vẫn còn có những Hài Nhi Giê-su nho nhỏ đang đứng nhìn người qua lại, bụng đói meo và hi vọng nơi lòng bố thí của mọi người đang tuôn đến nhà thờ...

Anh chị em thân mến,
Lời của các thiên thần loan báo cho các mục đồng mà chúng ta vừa đang nghe trong bài Tin mừng hôm nay: “Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” vẫn mãi mãi là điệp khúc nhắc nhở chúng ta rằng: Đấng Cứu Độ đã đến, đang đứng ngoài cửa nhà co ro vì lạnh đang chờ chúng ta mời vào nhà, cùng chia vui với niềm vui chung của nhân loại trong đêm huyền nhiệm này.

Đấng Cứu Thế đã sinh ra để chúng ta cùng đến chiêm ngưỡng và phục vụ Ngài, Ngài đang hóa thân làm em bé mồ côi đang nằm bên hiên nhà bên vệ đường, Ngài đang hóa thân làm người hành khất, âm thầm trong đêm tối trở về căn nhà vắng lặng vì không đủ tiền để trả tiền điện, Ngài đến rồi, đang đứng đó bên cổng nhà thờ, bên gốc cây tủi nhục, nơi xó chợ hôi tanh...

Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy nổi bật lên những ánh đèn điện chớp nháy vui mắt đẹp đẽ, những cây thông thật và giả với muôn vẻ màu sắc của dây kim tuyến lấp lánh, lòng chúng ta rộn lên niềm vui ngày Chúa giáng trần. Nhưng niềm vui ấy sẽ dâng đầy nếu đêm nay chúng ta tự nguyện trở thành một thiên thần, đem vật chất và tinh thần đến phân phát cho những Giê-su Hài Nhi mồ côi, những Ma-ri-a và Giu-se nghèo khổ bên cạnh chúng ta...

Xin Chúa Hài Nhi ban muôn phúc lành cho chúng ta trong đêm thánh này...
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Vọng Giáng Sinh Năm C - .24.12.2015
Lm Francis Lý văn Ca
17:32 23/12/2015
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Đêm nay, cùng với những người Tin Vào Mầu Nhiệm Chúa đã Giáng Sinh Làm Người, chúng ta long trọng Mừng Kính Trọng Thể Năm Hồng Ân - Năm Thánh Kính Lòng Thương Xót
Lễ Giáng Sinh đêm nay, đối với người tín hữu chúng ta phải được hiểu với 3 ý nghĩa rõ rệt: Thứ nhất, kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh làm người; kế đến, mỗi người chúng ta phải sống mầu nhiệm Giáng Sinh trong thế giới hôm nay, đặc biệt là trong Năm Thánh của Lòng Thương xót .
Sau cùng, mong chờ ngày Chúa đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nói một cách khác, đó là mầu nhiệm CHÚA KITÔ HÔM QUA, HÔM NAY và MÃI MÃI hiển trị.
Mừng lễ Chúa Giáng Sinh Làm Người, là kỷ niệm ngày Chúa mang ơn cứu rỗi vào thế gian. Mừng lễ Giáng Sinh là nhắc lại tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại: Thiên Chúa đã làm người như chúng ta, Do đó, Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu; tình yêu của Thiên Chúa đã được mạc khải. Chúng ta sẽ không thấu hiểu hết được tình yêu của Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, nếu chúng ta còn chôn giấu con người mình trong bức tường ích kỷ. Nói cách khác, chính những cái vị kỷ sẽ hạn hẹp chúng ta trong biên giới của xiềng xích và bất an bình.
Hai chữ bình an mà Thiên Thần đã báo tin ngày giáng sinh của Hài nhi Giêsu đêm nay chỉ thể hiện được nơi những tâm hồn đơn sơ. Hãy phá đổ những bức tường ích kỷ, hãy đến với anh em đồng loại trong tinh thần chia sẻ như Chúa đã đến để chia sẻ kiếp người với chúng ta. Đó là sứ điệp của Mùa Giáng Sinh - mùa yêu thương – Mùa Yêu Thưong của Năm Thánh Lòng Thương Xót - Đó cũng là chủ đề mà Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta trong Mùa Sao mỗi năm.
Giờ đây, cùng với ca đoàn…. chúng ta bắt đầu thánh lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2015 với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Tiên tri Isaia đã loan báo về ánh sáng đã bừng lên trong đêm tối - chúng ta đã được chuẩn bị để hiểu bài đọc sắp nghe qua phần Canh Thức vừa qua - Ánh Sáng đó chính là Đức Kitô đã giáng trần.

TRƯỚC BÀI II:
Ân sủng của Đức Kitô - qua việc nhập thể và nhập thế - đã mang đến cho nhân loại sự sống thật. Chúng ta lãnh nguồn sống thật đó từ Đức Kitô. Cho nên, trong cuộc sống phải làm cho nguồn sống đó phát triển cách sung mãn.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài Tin Mừng hôm nay đã xác định cách rõ rệt biến cố nhân loại mừng kính mỗi năm là một biến cố có thật; về thời gian và nơi chốn Đức Kitô đã giáng trần.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng liên kết với những người tin vào biến cố lịch sử của đêm nay, chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha, những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam: Hồng Y, Giám mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và cộng đồng Dân Chúa đang mừng lễ Chúa Giáng Sinh với tinh thần sống đạo kiên cường. Xin cho chúng ta, biết noi gương sống đức tin kiên cường giữa lòng dân tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta đang vui hưởng giáng sinh an bình, thì trên thế giới còn biết bao quốc gia đang có những cuộc chiến tương tàn, tôn giáo bị bách hại tàn khốc. Xin Chúa ban cho thế giới chúng ta đang sống, được sự bình an, mà Chúa đã đem xuống trần gian trong đêm cực thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa giúp chúng ta biết chia sẻ cho tha nhân, những gì có thể chia sẽ được, để niềm vui, sự an bình Chúa đã mang đến cho nhân loại, không phải chỉ hạn hẹp nơi cá nhân hay một số ít người, nhưng là cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Trong đêm nay, chúng ta cùng hiệp thông trong lời kinh, trong tiếng hát, trong lời nguyện cầu cho Quê Hương và Giáo Hội. Xin cho tinh thần hiệp thông được thể hiện cách cụ thể, trong sự chia sẻ trách nhiệm, và giúp nhau sống đạo giữa đời, hầu dáp lại sứ điệp của Năm Thánh Lòng Thương Xót mà Đức Thánh Cha đã khai mạc trong ngày lễ Kính Mẹ Maria Vô Nhiễm Thai vừa qua. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng con phải nhớ đến cách riêng trong Mùa Giáng Sinh năm nay, xin cho các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Đêm nay, chúng con hướng đến đồng anh chị em đồng loại đang đau khổ vì chiến tranh, nghèo đói… Xin Chúa ban cho quê hương được luôn an bình và nhân loại được hưởng những điều may mắn trong năm mới sắp đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Lễ Giáng Sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 23/12/2015
LỄ GIÁNG SINH
(Thánh lễ ban ngày)

Tin mừng : Ga 1, 1-18
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.


Anh chị em thân mến,
Hôm nay đúng là ngày lễ Giáng Sinh, ngày đại lễ của toàn thể dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu, ngày mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại bằng việc Con Thiên Chúa giáng trần, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, là vừng thái dương xuất hiện xua tan bóng đêm của ác thần tội lỗi đang thống trị địa cầu.

Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của chân lý,
Ánh sáng này đã bừng lên trở thành dấu lạ soi dẫn ba nhà hiền sĩ đi tìm chân lí bởi trời xuống.

Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của người thiện tâm,
Ánh sáng này đã làm cho tiên tri Si-mê-on thao thức chờ đợi trước khi trở về cùng tổ tiên, ánh sáng này cũng đã làm cho bà tiên tri An-na cất giọng ngợi ca Hài Nhi cho hết thảy mọi ngư

Đức Chúa Giê-su là sáng sáng của người nghèo,
Ánh sáng này đã rực lên giữa bóng đêm lạnh lẽo của miền Bê-lem với các mục đồng, ánh sáng này đã chiếu soi tận tâm hồn của họ, khiến họ vui mừng hân hoan đi xem sự lạ mới xảy ra, và họ đã tin và bái lạy ánh sáng của Thiên Chúa là Hài Nhi đang nằm trần truồng lạnh rét trong hang đá.

Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của Tình Yêu,
Vì yêu mà Ngài đã giáng trần,
vì yêu mà Ngài đã trở nên thấp hèn rốt hết trong con cái loài người,
vì yêu mà Ngài đã chịu chết trên thánh giá,
vì yêu mà ngài đã nhẫn nại với những tội lỗi của nhân loại,
vì yêu mà Ngài đã trở nên ánh sáng cho mọi tình yêu ở trần gian,

do đó ai không được ánh sáng tình yêu của Ngài chiếu dọi, thì không biết yêu thương và không biết dâng hiến phục vụ, ai không có ánh sáng tình yêu của Ngài soi sáng thì tình yêu của họ chỉ là một tình yêu giả dối, hưởng thụ và giai cấp mà thôi...

Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa đã trở nên người phàm và ở giữa thế gian, ở giữa bạn và tôi, nhưng Ngài vẫn là ánh sáng, để hướng dẫn và soi sáng cho những tâm hồn biết đi tìm ánh sáng chân thật, để thay đổi cuộc sống trì trệ của mình, thay đổi tư tưởng hận thù ghét ghen của mình, thay đổi những cuồng vọng đam mê của mình...

Mừng đại lễ Chúa giáng sinh là mừng ngày chúng ta được giải thoát khỏi ách thống trị của ma quỷ, là ngày mà Thiên Chúa trao sứ mạng cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu khác, hãy trở nên ánh sáng cho mọi người, hãy phản ánh lại ánh sáng chân thật của Ngài cho tha nhân bằng chính việc làm bác ái, yêu thương và phục vụ anh chị em đồng loại như Ngài đã làm, và như thế, chúng ta đã loan báo cho mọi người biết rằng: Thiên Chúa đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài chính là anh, là chị, là em, là bạn, là tôi và Ngài chính là tất cả những ai đang hết lòng phục vụ anh chị em chung quanh mình...

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 23/12/2015

6. Ở đâu trinh khiết càng lớn, ở đó tình yêu càng lớn hơn.

(Thánh Anselm)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Top Stories
Vietnam: Vives réactions après l'arrestation de l'avocat Nguyên Van Dai
Eglises d'Asie
09:17 23/12/2015
Il est difficile de conclure à une simple coïncidence ! La Sécurité publique de Hanoi a procédé à l’arrestation et à l'inculpation de l’avocat des droits de l’homme le plus connu du pays, Nguyên Van Dai, le 15 décembre 2015, le jour même où était organisé, dans la capitale, l’entretien annuel sur les droits de l’homme entre le Vietnam et les représentants de l’Union européenne. Interrogée par une radio étrangère, l’épouse de l’avocat a souligné que celui-ci avait rendez-vous dans la journée avec des délégués de l’Union européenne. La presse officielle vietnamienne, qui pourtant a rapporté dans le détail les circonstances de l’arrestation de l’avocat, est restée muette sur les protestations virulentes des représentants européens.

En effet, ces derniers n’ont pas caché leur déception et, pour certains, leur colère. Le 17 décembre, deux jours après l’arrestation de l’avocat, le responsable de la Délégation européenne au Vietnam a mis en ligne un message sans ambiguïté. Le diplomate Bruno Angelet, chef de la Délégation de l’Union européenne au Vietnam, et les ambassadeurs des nations membres de l’Union ont déclaré : « L’arrestation, la détention et l’inculpation de l’avocat Nguyên Van Dai ont provoqué une profonde déception car elles ont eu lieu le jour même d’un dialogue sur les droits de l’homme entre le Vietnam et l’Union européenne, un jour après la visite du Premier ministre Nguyên Tan Dung à Bruxelles et le renouvellement d’accords commerciaux entre les deux parties. »

Pourtant, au premier abord, tout en soupçonnant des liens entre les deux événements, les observateurs, dans les milieux diplomatiques et médiatiques comme chez les opposants, ont peiné à trouver les raisons de cet acte de force, presque une provocation, de la police vietnamienne face à un parterre de diplomates qui ne pouvaient pas ne pas en être irrités. Cela a surpris en premier lieu les opposants et dissidents. Le blogueur Huynh Ngoc Chênh a confié à Radio Free Asia que l’arrestation de l’avocat l’avait étonné. L’engagement récent du Vietnam dans le Trans-Pacific Partnership (TPP), le traité multilatéral de libre-échange signé le 5 octobre 2015 sous l’égide des Etats-Unis, avait obligé les autorités de Hanoi à une certaine ouverture et quelques progrès avaient été accomplis.

Assez rapidement cependant, on a proposé une explication raisonnable. Un marxo-sceptique de vieille date, Ha Sy Phu, de Dalat, a déclaré que cette arrestation confirmait ses doutes sur la possibilité d’une réforme politique au Vietnam.

Le dissident bien connu Truong Van Dung a donné une explication simple à cette apparente provocation de la police vietnamienne. « Ce que craignent le plus les autorités policières, c’est l’influence exercée à l’intérieur comme à l’extérieur du pays par des personnalités hors du commun comme Nguyên Van Dai. » Cette arrestation est, en quelque sorte, une démonstration visible par tous de leur pouvoir de neutraliser l’opposition. L’épouse de l’avocat pense également que c’est l’influence grandissante de son époux dans le domaine des droits de l’homme qui est à l’origine de la décision de la police. Au début du mois de décembre, à son retour de la province du Nghê An où il avait été animer une session sur les droits de l’homme, Nguyên Van Dai avait déjà eu certains ennuis avec la police.

Quelle que soit la cause véritable de cette provocation, elle a porté ses fruits. La plupart des grandes organisations internationales de défense des droits de l’homme ont fait connaître leur indignation publiquement. Comme l’Union européenne, les Etats-Unis ont immédiatement réagi. Le porte-parole des Affaires étrangères américaines, John Kirby, a fait connaître à ce propos « la profonde préoccupation » de Washington devant cette arrestation. Il a incité le Vietnam à se conformer à ses devoirs et à ses engagements internationaux. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 23 décembre 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ca đoàn miền Hưng Yên mừng Năm Thánh và hội diễn Thánh ca mừng Giáng Sinh 2015
Hương Lúa
19:18 23/12/2015
Ca đoàn miền Hưng Yên mừng Năm Thánh và hội diễn Thánh ca mừng Giáng Sinh 2015

"Giáng Sinh yêu thương" là chủ đề ngày mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình và hội diễn Thánh ca của các ca đoàn miền Hưng Yên được tổ chức tại Giáo xứ Thành Phố Hưng Yên vào chiều và tối ngày 23.12.2015.

Xem Hình

Lung linh và rực sáng trong màn đêm giữa Thành Phố Hưng yên, khuôn viên nhà cổ kính và đẹp đẽ của Giáo xứ Tp. Hưng Yên đã khiến mọi người đều cảm nhận được ngay một không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày hội.

Có rất đông cộng đoàn gần xa về với ngày hội, đặc biệt là có sự góp mặt của hầu hết các anh chị em ca đoàn đến từ 21 giáo xứ của hai giáo hạt thuộc miền Hưng Yên; bên cạnh đó còn có sự cộng tác của nhóm Giới trẻ Don Bosco do cha Hoàng dẫn đầu đoàn, và ban kim nhạc trẻ Giáo xứ Nhà thờ Chính Tòa Thái Bình. Ngoài ra còn có sự hiện của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Chủ chăn Giáo phận, cha Đại diện Giám mục miền Hưng Yên, quý cha Quản hạt, quý cha trong Ban Tổ chức và quý cha trong Giáo hạt, quý tu sĩ, cộng đoàn dân Chúa và anh chị em tôn giáo bạn. Nhân dịp này quý cấp chính quyền tỉnh và thành phố Hưng Yên cũng đến tặng hoa chúc mừng Giáng Sinh Đức Cha Phêrô và Giáo xứ Hưng Yên.

Chương trình mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận của giới ca đoàn miền Hưng Yên được bắt đầu từ lúc 13g30 với phần nghe huấn đức và hồi tâm lãnh Bí tích Hòa giải.

Đỉnh cao của ngày này là thánh lễ do Đức Cha Phêrô chủ tế, được cử hành một cáh long trọng tại lễ đài khu khuôn viên phía đầu Nhà thờ vào hồi 15g00. Mặc dù ngồi giữa trời nắng, nhưng cộng đoàn vẫn nhiệt thành và tham dự nghi thức Phụng vụ một cách tích cực và sốt sắng.

Trong bài giảng, Đức Cha đã nhấn mạnh rằng: Người Công Giáo chúng ta luôn xác tín niềm tin của mình là đích thực và chân chính. Bởi vì cha ông ta đã được ơn hiểu biết về Chúa Trời là ai, và Con Chúa Trời xuống thế để làm gì, nên các ngài đã dám đánh đổi chính mạng sống của mình để làm chứng cho niềm tin ấy. Nhờ đó mà chúng ta được thừa hưởng gia sản đức tin vô cùng quý giá. Nhưng nếu chúng ta chỉ thừa hưởng không thì chưa đủ, mà còn cần phải xác định mạnh mẽ và loan truyền đức tin ấy cho mọi người được biết.

Giờ ăn tối đã đến, mỗi người nhận một phần cơm suất, quây quần bên nhau cũng thật là vui vẻ đấm ấm tình gia đình, ai cũng cười nói vui vẻ và thân tình, rồi ổn định chờ đón giờ khai mạc của đêm hội diễn Thánh ca mừng Giáng Sinh.

Phần thứ hai là đêm nhạc “Giáng Sinh yêu thương” chính thức được bắt đầu vào hồi 18g00, với tâm tình nhắn nhủ và lời trịnh trọng tuyên bố khai mạc của Đức Cha phêrô – Chủ chăn Giáo phận Thái Bình.

Những âm hưởng thánh thót, du dương và êm dịu của các bài Thánh ca lần lượt được vang lên bởi các ca đoàn thuộc miền Hưng Yên và nhóm Giới trẻ Don Bosco. Tâm tình của những bản nhạc Thánh ca làm thức tỉnh cộng đoàn, ai nấy đều cảm thấy như được mời gọi nhớ lại khung cảnh của Con Chúa Trời giáng thế cách đây trên 2000 năm. Cùng hướng lòng về nơi hang đá Bêlem, nhưng thính giả cũng không bỏ qua sự quan tâm chú ý để cổ vũ nhiệt tình cho các ca viên. Sự khích lệ được thể hiện qua những tràng pháo tay nồng nhiệt tán thưởng sau mỗi tiết mục của từng đoàn.

Đêm hội Thánh nhạc được khép lại vào hồi 21g30, một lần nữa Đức Cha Phêrô gửi lời chúc mừng Giáng Sinh 2015 và Năm Mới 2016 tới mọi thành phần miền Hưng Yên và cám ơn Ban Tổ chức. Đồng thời ngài dâng lời cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa và ban phép lành cho cộng đoàn. Nhân dịp này, Đức Cha cũng không quên mang theo những phần bánh kẹo để trao gửi cho các em Thiếu nhi nơi đây.

Đêm nhạc đã để lại cho mỗi người tham dự một dư âm tràn đầy hương vị êm ái ngọt ngào của nhạc thánh ca qua chất giọng nồng ấm du dương của một miền Hưng Yên giàu truyền thống văn hóa dân tộc và tôn giáo.

Hương Lúa
 
Thánh lễ làm phép Nhà nguyện Tòa Giám mục Thái Bình
Hương Lúa
19:25 23/12/2015
Thánh lễ làm phép Nhà nguyện Tòa Giám mục Thái Bình

Hướng tới Đại lễ Giáng Sinh 2015, như một món quà của tấm lòng thành dâng về Chúa Hài Đồng, sáng thứ Tư (23.12.2015), Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đã long trọng dâng thánh lễ và làm phép Nhà nguyện chính của Tòa Giám mục (tầng II ngôi Nhà chung).

Thánh lễ được cử hành vào hồi 10g00. Đồng tế với Đức Cha có đông đủ quý cha trong gia đình Tòa Giám mục, quý cha gia đình Đại Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, cha Giám đốc Xây dựng Nhà chung, cùng với sự hiệp thông của quý thầy phó tế, quý thầy chủng sinh và tu sinh.

Mở dầu thánh lễ, Đức Cha đã nói lên ý nghĩa của Nhà nguyện này chính là để tôn thờ Thiên Chúa, tâm điểm mang lại ơn ích cho đời sống thiêng hàng ngày của gia đình Tòa Giám mục, cũng như các dịp tĩnh tâm hàng tháng của linh mục đoàn Giáo phận.

Sau lời hiệu triệu, Đức Cha long trọng dâng lời cầu nguyện, làm phép Nhà nguyện này. Khi đó, khói hương trầm nghi ngút ngát thơm tỏa bay lên trước tòa Chúa, như những ước nguyện chân thành của cộng đoàn Phụng vụ dâng về tôn nhan Ngài.

Trong bài giảng, Đức Cha đã nói: nhân dịp chuẩn bị mừng lễ Chúa giáng trần, chúng ta dâng lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa, vì Ngài đã thương ban muôn phúc lành xuống cho Giáo phận. Đáp lại tình thương của Chúa, hôm nay chúng ta dâng lên Ngài món quà của lòng mến yêu là ngôi Nhà nguyện này để thờ kính Ngài.

Đứng trước bàn tòa và bàn thờ là những khối gỗ liền và lớn, Đức Cha đã quảng diễn hai ý nghĩa: Thứ nhất, việc thờ phượng Thiên Chúa là điều quan trọng nhất, do đó những khối gỗ liền và lớn, nguyên vẹn không ráp nối dùng để làm bàn tòa là vô cùng có ý nghĩa, bởi vì điều đó sẽ nhắc nhở cuộc đời dâng hiến của mỗi người chúng ta cũng cần dâng cho Chúa một trái tim trọn vẹn, không bị chia cắt. Thứ hai, tâm điểm của Nhà nguyện này là chính Đức Kitô chịu chết trên Thánh giá và Thánh Thể của Người. Thánh giá đã được gắn liền với bông lúa, như dấu chỉ những hạt lúa phải tự hủy mình đi thì mới sinh nhiều bông hạt khác. Nhà tạm để Mình Thánh có hình tròn mang biểu tượng tấm bánh. Chính hạt lúa ấy đã bị nghiền nát để trở nên tấm bánh – Thánh Thể Chúa – làm của ăn nuôi dưỡng con người.

Sau bài giảng, Đức Cha tiếp tục cử hành nghi thức làm phép bàn thờ mới bằng phiến gỗ quý, là nơi hằng ngày được tái diễn Hy tế của Đức Kitô.

Kết thúc lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha cung kính kiệu Thánh Thể Chúa đặt vào nhà tạm, một lần nữa ngài xông hương và cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa.

Từ nay, Nhà nguyện chính của Tòa Giám mục có Chúa Hiện diện, chính Ngài là nguồn sống thiêng liêng nuôi dưỡng mọi người trong gia đình Giáo phận nói chung và cách riêng là gia đình Tòa Giám mục.

Thánh lễ được khép lại với tâm tình hướng về Mẹ Maria qua bài ca kết lễ “Nguyện cầu cho Giáo phận” của Nhạc sĩ Văn Chi.

Sau thánh lễ, Đức Cha, quý cha và quý thầy cùng chụp chung tấm hình lưu niệm tại nơi cung thánh của Nhà nguyện mới này.

Hương Lúa
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng XII họp làm gì cho phí tiền dân
Phạm Trần
11:51 23/12/2015
ĐẢNG XII HỌP LÀM GÌ CHO PHÍ TIỀN DÂN

Phạm Trần


Đảng Cộng sản Việt Nam tiếm quyền dân là điều không lạ nhưng ngay đến quyền bầu cử của đảng viên cũng bị tước bỏ thì tổ chức đại hội làm gì cho phí tiền dân ?
Việc làm phản dân chủ này được công bố tại Hội nghị Trung ương 13 sau 8 ngày họp ở Hà Nội từ ngày 14 đến 21/12 để bàn về nhân sự khóa đảng XII.

Trước Hội nghị 13, Bộ Chính trị và Ban Tổ chức Trung ương đã trực tiếp thảo luận một danh sách dài những cán bộ được đề bạt vào thành phần được gọi là “cán bộ cấp chiến lược” để lãnh đạo đảng từ cơ sở lên trung ương trước mắt và lâu dài.

Từ danh sách này, Bộ Chính trị đã lọc ra một danh sách ứng viên dự bị cho Ban Chấp hành Trung ương XII để trộn vào với số Ủy viên khóa XI được chọn cho tái ứng cử.
Cả hai danh sách được tổng kết dựa theo những tiêu chuẩn đã do chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra tại Hội nghị Trung ương 11 từ ngày 04 đến ngày 07-5-2015.

TIÊU CHUẨN MỚI

Trước tiên, những ngưởi này phải:”Có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động, làm việc có hiệu quả.”

Thứ đến phải: “Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc; dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, của đất nước. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ.”
Thứ ba là phải: “ Có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới; qua thực tiễn thể hiện rõ là người có năng lực, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đoàn kết, quy tụ, phát huy được đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công, lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; có ý thức, trách nhiệm và khả năng tham gia thảo luận, đóng góp vào các quyết định chung của Ban Chấp hành Trung ương; đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ.”

Đó là những tiêu chuẩn rất mới và kiên quyết mà trong suốt 6 đời Tổng Bí thư , từ thời Lê Duẩn, đến Trường Chinh rồi qua Nguyễn Văn Linh đến Đỗ Mười sang tay Lê Khả Phiêu rồi Nông Đức Mạnh, chưa có ai dám quy định rạch ròi và nghe mát lòng mát dạ đến như thế.

Nhưng ông Trọng và đảng CSVN có làm được như nói không hay sẽ tiếp tục đánh trống bỏ dùi như đã và đang xẩy ra trong nội bộ đảng trong suốt 40 năm qua ?


TIÊU CHUẨN BỘ CHÍNH TRỊ

Đối với những người để được chọn vào Bộ Chính trị, tuy chỉ có 16 người như trong khóa XI nhưng nắm trọn quyền sinh sát tòan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả nước thì ông Trọng quy định: “Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có khả năng phân tích, dự báo, tổng hợp, đề xuất những vấn đề mới một cách đúng đắn; có trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, biết phát hiện và sử dụng người có đức có tài; đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khoẻ để đảm đương nhiệm vụ.”

Với những tiêu chuẩn về con người, kinh nghiệm phục vụ của bản thân và khả năng lãnh đạo như vậy thì danh sách mới được Hội nghị Trung ương 13 bỏ phiếu “thông qua” để “giới thiệu” với Đại hội XII “xem xét quyết định” có hội đủ các điều kiện khe khắt và chắt lọc của Nguyễn Phú Trọng không ?

Bằng chứng quốc nạn tham nhũng; chạy chức chạy quyền; tham quyền cố vị; kèn cựa, nói xấu nhau; đùn đẩy trách nhiệm cho nhau; tổ chức phe nhóm để ăn chia của dân, lãng phí công qũy; manh múng với chủ thầu nước ngoải, đa phần là Trung Quốc, để xà xẻo công sản quốc gia, chiếm đất của dân để làm giầu phi pháp là tệ nạn đã được cấp lãnh đạo thừa nhận.

Do đó, danh sách sau cùng gồm Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Chấp hành Trung ương XII dù sẽ do Đại hội bỏ phiếu bầu ra trong khỏang thời gian từ ngày 20/1/2016 đến 28/1/2016, nhưng ai có thể bảo đảm với tòan đảng và tòan dân đã không có tình trạng phe phái và lợi ích nhóm chen vào quyết định của Trung ương 13 ?

Liệu những kẻ đặt quyền lợi cá nhân, phe đảng trên quyền lợi của dân từ khóa đảng này sang khóa đảng khác có để lọt vào hàng ngũ lãnh đạo đảng XII mới ?

Đơn giản dân phải hoài nghi vì Hội nghị 13 không có cơ chế kiểm tra để công bố cho đảng viên và tòan dân biết những ngưởi được chọn là ai và tại sao họ đã được chọn.

Cũng không thấy bất cứ ủy viên Trung ương đảng nào, gồm 175 chính thức và 25 dự khuyết của khoá XI nêu lên thắc mắc đối với số người được Trung ương 13 “thông qua”, làm như họ tòan là những “ông thánh”, “bà tiên” cả !

NỘI DUNG NÓI GÌ ?
Ngoài những việc nổi do đảng công khai trên báo chí, các đảng viên và người dân chỉ biết ông Trọng đã nói trong diễn văn bế mạc Trung ương 13 , tập trung vào 4 điểm:
1.- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ và biểu quyết, nhất trí cao thông qua danh sách đề cử các đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI (cả chính thức và dự khuyết) trong độ tuổi và các đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XII.
2.-Bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhân sự các đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII;

3.-Bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhân sự Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

4.-Các đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI (cả chính thức và dự khuyết) cũng đã viết phiếu giới thiệu các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Nên biết 4 chức danh chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng phải là những Ủy viên Bộ Chính trị của khoá XII.
Như vậy, khi Trung ương 13 tự ý giới thiệu thì có đặt cái cầy trước con trâu không, hay cứ mắc cầy vào để bắt kéo mà không cần biết kẻ kéo cầy của đảng XII có đồng ý hay không ?

Trong khi đó, câu chữ trong Thông cáo cuối cùng của Hội nghị 13 lại nói rõ hơn nội dung diễn văn của ông Trọng.

Thông cáo viết: “ Thực hiện trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo truyền thống từ nhiều nhiệm kỳ Đại hội của Đảng ta, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận dân chủ, cân nhắc kỹ lưỡng, thông qua danh sách các đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xem xét, quyết định.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã thảo luận dân chủ, cân nhắc kỹ lưỡng, thông qua danh sách các đồng chí đủ điều kiện, trong độ tuổi được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; đồng thời giao Bộ Chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình Hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định.

Khi nói đến 3 chữ “trong độ tuổi thì phải nhắc lại quyết định do chính ông Trọng đề ra tại Hội nghị Trung ương 11, theo đó: “ Ban Chấp hành Trung ương khoá XII cần có 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.”

Đó cũng là quyết định của Trung ương 13 vừa làm theo đúng ý muốn của ông Trọng liên quan đến các “Trường hợp đặc biệt” và “ ngoài độ tuổi”

Tứ trụ triều đình gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ 72 tuổi vào lúc Đại hội đảng XII diễn ra; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, 70 tuổi ; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng tuổi 65 vào năm 2016 là những lãnh đạo thuộc diện đặc biệt và ngoài độ tuổi.

Do đó khi ông Trọng quy định “và từ 61 tuổi trở lên” trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 11 thì không biết ông có ngụ ý muốn ngồi lại thêm nhiệm kỳ nữa hay sẽ nghỉ hưu ?

KHÔNG CÓ AI BỊ KHIỂN TRÁCH

Ngoài những điểm quan trọng nêu trên, Trung ương 13 cũng đã thào luận và thông qua:

- “Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.”

- Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay."

Về kiểm điểm lãnh đạo, không thấy Trung ương kỷ luật ai. Riêng ông Trọng lại tự khoe: “Trước những diễn biến mới, phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bình tĩnh, tỉnh táo, xử lý các tình huống một cách khôn khéo, đúng đắn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.”

Cũng không thấy cả ông Trọng lẫn Trung ương nói gì đến tình hình biển đảo Việt Nam ở Biển Đông đang bị Trung Quốc công khai lấn chiếm và ngư dân Việt Nam không ngừng bị lính Trung Hoa đánh đập, xua đuổi khi họ đánh bắt ở hai khu vực Hòang Sa và Trường Sa.

Về kết qủa thực hiện “Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (21/05/2012), Trung ương 13 không nêu ra chi tiết thành công cũng như nhìn nhận những thất bại, dù ai cũng biết là ông Trọng đã thất bại trong công tác phòng, chống tham nhũng, dù ông là “Trưởng ban Trung ương chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng.”

Vì vậy, tham nhũng lúc nào cũng “rất nghiêm trọng và tinh vi”. Tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức và tư tưởng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng cũng đã được ông Trọng, Thanh tra đảng và Thanh tra Chính phủ thừa nhận trong quốt nhiệm kỳ 5 năm, bắt đầu từ tháng 01/2011.
Nhưng qua nội dung thảo luận tại Trung ương 13, đảng vẫn không tìm được lối thoát. Chỉ thấy cả ông Trọng lẫn Trung ương cùng nói cho xong việc : “Khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của việc ban hành và kiên trì, kiên quyết tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ và phương thức lãnh đạo. Nhấn mạnh yêu cầu, nhiệm vụ phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương.”

Suốt 5 năm qua, ông Trọng và các lãnh đạo khác đã không ngừng nói từ “đấu tranh” đến “ngăn chặn” để “đẩy lùi” nhưng các tệ nạn này không giảm mà mỗi ngày một sinh sôi nẩy nở thêm ở mọi nơi mọi chốn đến hoa cả mắt.

Sau Trung ương 13, khóa đảng XI lại đang lo tổ chức họp Trung ương 14 để chốt lại nhân sự cho khoá XII. Nhưng mọi việc bầu bán hầu như đã quyết rồi thì cần gì phải họp đảng XII cho tốn tiền mồ hôi nước mắt của dân ?
Đảng đã chọn lại bầu để chia chác quyền hành và chỗ ngồi cho nhau thì chỉ cần một bản Thông cáo trên báo chí là xong. Cách làm này vừa mau, vừa gọn mà lại tiết kiệm được công qũy đang cần để cứu hàng triệu dân vùng xa, vùng sâu bớt đói trong mấy ngày Tết có phải được phúc hơn không ? -/-

Phạm Trần
(12/015)



 
Văn Hóa
Món quà mùa Giáng Sinh:“Maria, Người Phụ Nữ Đầy Quyền Năng nhất Thế Giới”
Trần Oanh
17:14 23/12/2015

National Geographic đã chọn “Maria, Người Phụ Nữ Đầy Quyền Năng nhất Thế Giới” trong ấn bản cuối năm 2015.
Becky Roach 2015 | Evangelization | Holy Mary16/12/2015 (phóng dịch by Oanh Tran)

Cho dù không phải là một độc giả thường xuyên của tạp chí National Geographic, bạn vẫn muốn có trong tay ấn bản của tháng Mười Hai này. Mẹ của chúng ta, Maria, chiếm toàn trang bìa với tiêu đề "Maria, Người Phụ Nữ Đầy Quyền Năng Nhất Thế Giới ". Thật thế, không phải là điều thông thường khi xã hội thế tục trao tặng một danh hiệu cao quý như vậy cho Mẹ Thiên Chúa đầy lòng khiêm nhường, Đấng mà những người Công Giáo yêu mến một cách rất sâu sắc. Có gì trong con người Maria mà đã làm cho niềm tin vào Đức Mẹ mạnh mẽ vĩ đại đến như thế?

Tôi đã không tin khi nhìn thấy tờ bìa này và thật sự cũng có thoáng chút âu lo về phong cách mà tác giả, Maureen Orth, sẽ mô tả về Đức Mẹ. Tôi đã đọc quá nhiều bài viết xuyên tạc và nhạo báng người Công Giáo về chính đức tin mà chúng ta đang gìn giữ. Ngạc nhiên thay, bài viết rất trang trọng, hấp dẫn, và đầy dữ liệu. Sau khi đọc được một phần tư bài viết này, tôi không thể cầm được nước mắt. Những câu chuyện của hàng triệu tín hữu hành hương đến những nơi Thánh Địa của Đức Mẹ để xin ơn chữa lành là những gì đã mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc. Cái gì về Mẹ mà đã thu hút mọi người về lại bên Mẹ đến như vậy?

Tác giả chia sẻ một số những câu chuyện cá nhân và dẫn đưa vào một hành trình rất chi tiết về những cuộc hiện ra hay hiển linh của Đức Mẹ. Tác giả viết không chỉ về việc tôn kính của người Công Giáo đối với Đức Mẹ, mà còn là sự tôn kính của người Hồi giáo với Người; Mẹ Maria được bày tỏ rất cao trọng trong kinh Koran và vì người Hồi giáo hay thường xuyên ghé thăm các nhà thờ Công Giáo để dành danh dự này cho Mẹ. Cái gì về một cô gái trẻ đến từ một thị trấn nhỏ nhiều thế kỷ về trước mà vẫn còn có ảnh hưởng cho đến nền văn hóa hiện nay?

Hình ảnh trong bài viết là những cảnh quang tuyệt vời làm gia tăng thêm nét lôi cuốn của nó. Lòng tôn kính của các tín hữu trong những hình ảnh đó đã bày tỏ hùng hồn hơn bất cứ từ ngữ nào trong bài. Tình yêu và niềm cảm xúc được thể hiện rõ trên khuôn mặt của họ khi họ tôn kính Đức Maria. Chỉ cần những bức ảnh cũng có thể được sử dụng như là những chứng cứ cho sức mạnh của Maria. Hãy dành ít phút để suy tư về những bức ảnh này. Cái gì về Đức Maria mà làm cho mọi người khụy gối của mình, rơi lệ, và cũng vừa được tràn đầy niềm vui?

Tiến sĩ Matthew Bunson, nguyên giáo sư tại Catholic Distance University, giải thích những điều quyến rũ về Mẹ Maria qua suốt nhiều thế hệ. " Những cuộc hiện ra đã được chuẫn nhận của Đức Mẹ khắp nơi là những nhắc nhở hùng hồn nhất về vai trò đồng hành thường xuyên của Đức Mẹ trong đời sống của Giáo Hội", ông Bunson nói. "Trong thông điệp của mình, Đức Mẹ mời gọi sự ăn năn, với lời hứa sẽ bảo vệ và chăm sóc chúng ta, Đức Mẹ như là mô hình của một môn đệ giúp chúng ta luôn tập trung vào Con của Người, Chúa Giêsu Kitô. Thông qua cuộc hiện ra của Mẹ, hàng triệu người đã hoán cải cuộc sống để từ bỏ tội lỗi và đã được về với Chúa Kitô. "

Tôi không phải là một chuyên gia thần học về Đức Maria vì vậy tôi không thể khẳng định chắc chắn rằng tất cả những gì được viết về Mẹ Maria trong bài viết này gắn liền với giáo huấn của Hội Thánh. Không phải tất cả các sự hiện ra đề cập trong bài viết này đều đã được sự chấp thuận của Giáo Hội Công Giáo. Đây đó vẫn có một vài cụm từ có lẽ đã chệch đi, và một tài liệu tham khảo ở cuối bài viết như có vẻ quảng bá về một loạt bài của tạp chí National Geographic như là một giáo phái riêng của Mẹ Maria, ngoài những điểm đó ra, bài viết đưa tới một cảm nhận của sự tôn kính và hoàn mỹ . Có cái gì đó về Đức Maria làm cho ngay cả thế giới trần tục cũng tò mò?

Hãy đọc bài viết và xem phần video trong tâm tình của nguyện cầu, và dùng nó như là một khí cụ để truyền giáo. Tờ hình bìa giúp khởi đầu cuộc đối thoại tuyệt vời với các bạn đồng nghiệp hay bạn bè. Đơn giản thì chỉ cần hỏi, "Anh có thấy hình bìa của National Geographic? Bạn nghĩ gì về Đức Maria là "một phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới?" Đó là một cách để có thể khởi đầu vào một cuộc thảo luận về Maria và đức tin. Vào phần cuối của mỗi đoạn văn trong bài này cũng có một câu hỏi có thể được sử dụng để nói về những đức tính mà Mẹ Maria chứng tá cho chúng ta.

Không có một ai khác mà sự vâng lời và lòng khiêm nhường lại đầy quyền năng đến như thế. Mẹ Maria thật khác xa với những con người quyền lực của thế giới hôm nay. Hãy chỉ rõ ra như thế với mọi người. Nhưng đồng thời, không gì khác hơn là sức mạnh của Thiên Chúa đã khiến cho Mẹ Maria có được nhiều ảnh hưởng. Có rất nhiều bài học mà chúng ta có thể rút tỉa trong bài tham luận này cho những hội đoàn của giáo xứ. Và sau cùng là cũng đừng ngại chia sẻ chính những câu chuyện của chúng ta về quyền năng và tình yêu của Mẹ.

Xin dành ít phút ngày hôm nay để nâng tâm hồn lên trong lời cầu nguyện cho tất cả những ai sẽ đọc bài viết này trong tạp chí National Geographic. Nó sẽ tự tìm đến với rất nhiều bàn tay, khối óc, và những con tim mà có lẽ chưa hoàn toàn hiểu thấu hoặc hiểu rõ được những ân phúc mà chúng ta đang có từ Đức Mẹ Maria. Hãy hiệp thông cùng nhau trong lời cầu nguyện cho ngay cả những trái tim khô khan nhất cũng dịu lại và mở ra đón nhận tình yêu của Chúa Giêsu, qua Mẹ Maria. Hãy đặt Mẹ Maria là người phụ nữ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống của bạn và noi theo tấm gương khiêm tốn của Người về tình yêu, sự vâng phục, và niềm tin tưởng vào Chúa chúng ta.

Tôi hết sức khuyến khích nên đọc, nghiên cứu các hình ảnh và chia sẻ việc tông đồ về toàn bộ bài viết này từ tờ National Geographic (National Geographic, December 2015 issue).

Nguyên bài có thể đọc ở đây
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hang Belem
Tấn Đạt
21:43 23/12/2015
HANG BELEM
Ảnh của Tấn Đạt
Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như ngày nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tinh thương thay cho lòng tàn bạo.
Con cúi đầu trước Máng cỏ Chúa sinh,
Thiết tha dâng LỜI NGUYỆN ƯỚC HÒA BÌNH,
Cho nhân loại và hồn con tội lỗi..
(Trích thơ của Đinh Văn Tiến Hùng)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 17/12 – 23/12/2015: Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Triều Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:48 23/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Các buổi cử hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha từ đây đến cuối năm

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 9h30 tối thứ Năm 2 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ cử hành lễ Vọng Giáng Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Đồng tế với ngài sẽ có 30 Hồng Y, 40 Tổng Giám Mục và Giám Mục, và 250 linh mục.

Trưa thứ Sáu 25 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ đọc thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ban phép lành Tòa Thánh và ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi. Chúng tôi sẽ có buổi tường thuật về các biến cố này, xin quý vị và anh chị em nhớ theo dõi.

Lúc 5g chiều ngày 31 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh chiều tạ ơn tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

2. Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Triều Roma

Trong buổi tiếp kiến giáo triều Rôma sáng thứ Hai ngày 21-12-2015, Đức Thánh Cha đã liệt kê một danh sách 12 cặp đức tính cần thiết cho những người phục vụ trong giáo triều và tất cả những ai muốn phong phú hoá đời sống thánh hiến của họ cũng như việc phục vụ của họ dành cho Giáo Hội.

Các Hồng Y, Giám Mục và các chức sắc cấp cao của Tòa Thánh đến chúc mừng Đức Thánh Cha nhân dịp lễ giáng sinh và năm mới. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trong dịp gặp gỡ năm ngoái, ngài đã nói đến 15 thứ bệnh và cám dỗ có thể xảy ra cho mỗi Kitô hữu, mỗi giáo triều hay giáo phủ, các cộng đoàn, dòng tu, giáo xứ và phong trào Giáo Hội. Các thứ bệnh đó đòi phải phòng ngừa, cảnh giác, chữa trị và đôi khi có những can thiệp đau thương và kéo dài. Một vài thứ bệnh đó, rất tiếc là đã xảy ra trong năm nay, gây đau khổ không ít cho toàn thể thân mình và làm tổn thương bao nhiêu linh hồn”.

Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng: “Thật là một bất công rất lớn nếu không biểu lộ lòng biết ơn sâu đạm và khích lệ đúng phép đối với tất cả những người lành mạnh và lương thiện đang tận tụy làm việc, với lòng trung thành và khả năng chuyên môn, cống hiến cho Giáo Hội và người kế vị Thánh Phêrô, sự an ủi, liên đới, vâng phục cũng như kinh nguyện quảng đại của họ”.

Rồi Đức Thánh Cha lần lượt liệt kê và giải thích các đức tính mà những người phục vụ tại Tòa Thánh và Giáo Hội cần phải đó. Ngài cũng kêu gọi các vị Tổng trưởng, Chủ tịch và các Bề trên hãy đào sâu thêm và bổ túc các đức tính này cho các cơ quan liên hệ thuộc quyền.

Trong số các đức tính đó có: tinh thần truyền giáo và mục vụ, khả năng thích hợp và tinh tế, linh đạo và tình người, gương mẫu và trung thành, hợp lý và dễ mến, thận trọng và cương quyết, bác ái và sự thật, lương thiện và trưởng thành, tôn trọng và khiêm tốn, quảng đại và quan tâm, can đảm và mau mắn, đáng tín nhiệm và điều độ.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng tất cả các đức tính trên đây có thể là một sự vắn tắt về lòng thương xót, và trong phần kết luận, ngài nói:

“Lòng thương xót không phải là một tình cảm chóng qua, nhưng là tổng hợp Tin Mừng, là sự chọn lựa của người muốn có những tâm tình của Trái Tim Chúa Giêsu, của người muốn nghiêm túc bước theo Chúa, Đấng yêu cầu chúng ta: “Các con hãy có lòng thương xót như Cha các con” (Lc 6,36, Xc 5,48).

Vì vậy, “Ước gì lòng thương xót hướng dẫn những bước đường của chúng ta, soi sáng các cuộc cải tổ và những quyết định của chúng ta. Ước gì lòng thương xót là cột trụ nâng đỡ hoạt động của chúng ta, dạy chúng ta khi nào chúng ta phải tiến bước và khi nào chúng ta phải bước lui..

3. Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép Bộ Phong thánh công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của chân phước Mẹ Têrêxa Calcutta.

Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến chiều ngày 17-12 và đã nhận được sự cho phép này.

Mẹ Têrêxa Calcutta tục danh là Agnès Gonxha Bojaxhiu, sáng lập dòng các nữ tu thừa sai bác ái, sinh ngày 26-8 năm 1910 tại Skopje và qua đời tại Calcutta, Ấn độ ngày 5-9 năm 1997, hưởng thọ 87 tuổi

Chỉ 2 năm sau khi Mẹ qua đời, tức là năm 1999, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã chuẩn chước qui luật và cho phép mở án điều tra trước 3 năm, để thu thập hồ sơ xin phong chân phước cho Mẹ. Mẹ được phong chân phước ngày 19-10 năm 2003.

Hôm 15-12, Hội đồng các Hồng Y và Giám Mục thành viên Bộ Phong thánh đã đồng thánh bỏ phiếu nhìn nhận là phép lạ vụ khỏi bệnh của một kỹ sư người Brazil 35 tuổi được khỏi bệnh tức khắc một cách lạ lùng ngày 9 tháng 12 năm 2008 khi vợ ông khẩn cầu sự cứu giúp của Mẹ Têrêsa. Bệnh nhân lúc đó đang nằm trên bàn giải phẫu và hôn mê vì ung thư não bộ. Lúc đó vợ ông đến nhà xứ để cầu nguyện với Mẹ Têrêxa, xin cho chồng được khỏi bệnh.

Việc cứu xét vụ khỏi bệnh này đã được giáo phận Santos sở tại khởi sự hồi tháng 6 cùng năm 2008, và sau đó được ban giám định y khoa bộ Phong thánh, trong phiên họp ngày 10-9 năm nay, đã đồng thanh nhìn nhận là không thể giải thích được về phương diện khoa học.

Ngày phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa sẽ được Đức Thánh Cha thông báo trong một công nghị Hồng Y, nhưng báo Công Giáo Tương Lai (Avvenire) ở Italia cho rằng buổi lễ đó có thể được cử hành vào Chúa Nhật 4-9 năm tới, 2016, 1 ngày trước lễ giỗ Mẹ Têrêsa, như một biến cố lớn trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Đức Cha Henry D'Souza, nguyên TGM Calcutta Ấn độ, và các nữ tu thừa sai bác ái bày tỏ vui mừng và biết ơn vì tin trên đây. Đức TGM nói với hãng Asia News: “Tôi rất vui mừng, vì phép lạ thứ hai này của Mẹ Têrêxa được Đức Thánh Cha phê chuẩn. Mẹ Têrêxa vẫn luôn nói với tôi rằng Mẹ là mẹ tôi, và mẹ tiếp tục sự bảo vệ từ mẫu cho tôi và nay cho toàn nhân loại”.

Tại trụ sở trung ương dòng thừa sai bác ái ở Calcutta, nơi có mộ của Mẹ Têrêsa, mỗi ngày có hàng trăm người thuộc các tôn giáo khác nhau đến cầu nguyện, và xin sự chuyển cầu của Mẹ.

4. Đức Thánh Cha cám ơn ân nhân tặng thông giáng sinh hang đá

Sáng ngày 18-12, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến và cám ơn các ân nhân đã tặng cây thông giáng sinh và hang đá máng cỏ tại Quảng trường thánh Phêrô.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có 700 người gồm các giới chức đạo đời ở miền Bavaria nam Đức đã tặng cây thông cao 25 mét, và tỉnh Trento bắc Italia đã kiến tạo và trang trí hang đá.

Đức Thánh Cha nói rằng: “Chúa Giêsu không phải chỉ hiện ra trên trái đất, không phải chỉ dành cho chúng ta một ít thời gian của Ngài, nhưng Chúa đã đến để chia sẻ cuộc sống và đón nhận các ý muốn của chúng ta. Vì Chúa đã và còn muốn sống tại đây, cùng với chúng ta và cho chúng ta.”

Đức Thánh Cha nói thêm:

“Chúa quan tâm đến thế giới chúng ta, và từ biến cố giáng sinh, thế giới này trở thành thế giới của Ngài. Hang đá máng cỏ nhắc nhở chúng ta điều này: vì lòng thương xót bao la, Thiên Chúa đã xuống cùng chúng ta để cư ngụ với chúng ta.... Ngoài ra, hang đá nói với chúng ta rằng Chúa không bao giờ dùng võ lực để áp đặt. Để cứu chúng ta, Ngài không thay đổi lịch sử bằng cách thực thi một phép lạ vĩ đại. Trái lại, Chúa đến trong sự đơn sơ, khiêm tốn và dịu dàng... Ngài trở nên bé nhỏ, trở thành hai nhi, để lôi kéo chúng ta bằng tình thương, để đánh động con tim chúng ta bằng lòng từ nhiên khiếm tốn của ngài”.

Lễ nghi thắp sáng cây thông và hang đá máng cỏ tại Quảng trường thánh Phêrô diễn ra lúc 4 giờ rưỡi do Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, Chủ tịch Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican, và Bà Beate Merk, Quốc vụ khanh đặc trách Âu Châu vụ, đại diện chính quyền bang Bavaria, Đức TGM giáo phận Trento và Đức Cha Voderholzer, Giám Mục giáo phận Regensburg bên Đức.

5. Đức Thánh Cha tiếp trẻ em Công Giáo tiến hành Italia

Sáng ngày 17-12, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 60 em đại diện cho hàng chục ngàn các bạn đồng lứa thuộc phong trào Công Giáo tiến hành Italia, đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha đề cao vai trò và ảnh hưởng của Phong trào Công Giáo tiến hành, giúp các em cảm thấy liên hệ và gắn bó hơn với Giáo Hội, cảm thấy Chúa Giêsu không phải là người xa lạ, nhưng gần gũi và ở giữa chúng ta, và điều này mang lại cho chúng ta bao nhiêu vui mừng.

Nhắc đến chủ đề sinh hoạt của Phong trào Công Giáo tiến hành thiếu nhi ở Italia là “Du hành hướng về Chúa”, Ngài nói: “Điều này thật là đẹp! Đúng vậy, chúng cả chúng ta đều đang tiến về Chúa, nhưng nhiều người không nghĩ đến điều ấy. Du hành hướng về Chúa, có nghĩa là tiến bước trên con đường sự thiện, chứ không theo điều ác; con đường tha thứ chứ không báo thù, con đường hòa bình, chứ không phải con đường chiến tranh, con đường liên đới chứ không phải con đường ích kỷ.”

Đức Thánh Cha không quên ca ngợi sáng kiến bác ái của các thiếu nhi Công Giáo tiến hành Italia, đóng góp phần bé nhỏ của mình để giúp những người di dân trong giáo phận Agrigento, nam Italia.

6. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói: Do Thái là quốc gia duy nhất tại Trung Đông bảo vệ các Kitô hữu

Hôm thứ Sáu 18 tháng 12, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhắc nhở một cử tọa gồm các tín hữu Kitô tại Giêrusalem rằng Israel là quốc gia duy nhất ở Trung Đông, nơi các Kitô hữu được bảo vệ bởi chính phủ.

Phát biểu với Diễn Đàn Israel Christian Recruitment - một nhóm khuyến khích các Kitô hữu gia nhập các lực lượng vũ trang Do Thái – ông Netanyahu nói rằng “bây giờ hơn bao giờ điều thật rõ ràng là Israel là quốc gia duy nhất ở Trung Đông có chính sách cụ thể nhằm bảo vệ các dân tộc và các tôn giáo thiểu số, nơi các Kitô hữu sống trong hòa bình và các cộng đồng của họ đang gia tăng.”

Tuy nhiên, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc lưu ý rằng các giám mục Công Giáo tại Thánh Địa đã chỉ trích chính phủ Israel về việc tích cực tuyển dụng các Kitô hữu Ả Rập vào quân đội. Các ngài nói rằng việc tuyển dụng này “rõ ràng là một nỗ lực nhằm chia rẽ các Kitô hữu và người Hồi giáo tại Israel.”

7. Đức Thánh Cha ca ngợi sáng kiến bác ái của Sở Hỏa Xa Italia

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 19-12, dành cho 7 ngàn nhân viên các cấp của sở Hoa Xa Italia, Đức Thánh Cha ca ngợi nhiều sáng kiến bác ái của sở này.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cảm tạ Chúa vì những thành tựu của sở Hỏa Xa Italia trong 110 năm qua từ khi được thành lập và cám ơn tất cả những người đã đóng góp vào sự hình thành và phát triển tổ chức chuyên chở này. Ngài cũng nhận xét rằng “Lịch sử Sở Hỏa Xa Italia chứng tỏ một sự quan tâm đặc biệt đến những người nghèo nhất, với những sáng kiến liên đới, trước kia và gần đây. Một trong những sáng kiến đó là Help Center, (Trung tâm trợ giúp), hiện diện tại hàng chục thành phố lớn ở Italia, được thành lập với sự công tác của Sở Hỏa Xa, các cơ quan địa phương và lãnh vực thứ ba trong xã hội. Đó là những trạm ăng ten giúp những người gặp khó khăn tìm được sự lắng nghe, cứu giúp và hỗ trợ.

Đức Thánh Cha nói:

“Tất cả chúng ta đều cần những ăng-ten ấy để bắt được những tín hiệu của những gì xảy ra quanh chúng ta, để nhận thức những đau khổ của người khác, không dửng dưng lãnh đạm. Những trạm ăng-ten đó là một phương thế Sở Hỏa Xa muốn để góp phần giữ cho đất nước được thống nhất không những về mặt địa lý, nhưng cả về mặt xã hội, góp phần để tránh tình trạng những người bị lọt lại đằng sau”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Nhà Trọ của Caritas Italia được sở Hỏa Xa nhường lại ở nhà ga Termini nơi mà ngài đã mở cửa Bác Ái Năm Thánh chiều thứ sáu 18-12. Đức Thánh Cha nói: “Ai bước qua cửa bác ái này, với lòng yêu thương, trì sẽ tìm được sự tha thứ và hòa giải, và sẽ được thúc đẩy để trao ban và hiến thân quảng đại hơn cho phần rỗi của bản thân và tha nhân. Tất cả chúng ta hãy để cho mình được đổi mới nhờ tiến qua cửa tinh thần này, để đánh dấu nội tâm đời sống chúng ta”

8. Trong bài giảng Mùa Vọng trước Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma, cha Raniero Cantalamessa phê bình một số thái độ của người Công Giáo và Tin Lành đối với Đức Mẹ

Cha Raniero Cantalamessa, tu sĩ dòng Capuchin Phanxicô, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng từ năm 1980, đã dành những bài giảng tĩnh tâm Mùa Vọng để trình bày về đề tài “Đức Maria trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội.”

Mỗi ngày thứ Sáu trong Mùa Vọng và Mùa Chay, cha Raniero Cantalamessa giảng một bài giảng cho Đức Giáo Hoàng và các thành viên trong giáo triều Rôma. Chủ đề của các bài giảng trong Mùa Vọng năm 2015 của cha Cantalamessa là “Chúa Kitô là ánh sáng các dân nước: Hiến Chế Tín Lý Ánh Sáng Muôn Dân dưới cách đọc Kitô học”.

Trong bài giảng ngày thứ Sáu 18 tháng 12 tại nhà nguyện Redemptoris Mater của Dinh Tông Tòa, cha đã trình bày ba đề tài là “Thánh mẫu học trong Hiến Chế Tín Lý Ánh Sáng Muôn Dân”, “Một cái nhìn đại kết về Đức Maria là Mẹ của các tín hữu,” và “Maria, là Mẹ và là Nữ Tử của Lòng Thương Xót Thiên Chúa.”

Trong bài giảng, cha Cantalamessa nhận xét rằng:

“Đặc biệt trong những thế kỷ gần đây, chúng ta những người Công Giáo, đã góp phần làm cho Đức Mẹ trở nên không thể chấp nhận được đối với người Tin Lành bằng cách vinh danh Mẹ bằng những cách thường là phóng đại quá đáng và thiếu khôn ngoan; và trên tất cả là không giữ cho lòng sùng kính Mẹ trong một khuôn khổ Kinh Thánh rõ rệt, trong đó, cho thấy vai trò của Mẹ ở một mức khiêm tốn hơn so với vai trò của Lời Chúa, của Chúa Thánh Thần, và của chính Chúa Giêsu. Thánh mẫu học trong những thế kỷ gần đây đã trở thành một nhà máy không ngừng tạo ra các danh xưng mới, các hình thức tôn sùng mới, thường là nhằm bút chiến với người Tin lành, đôi khi sử dụng Đức Maria - Mẹ chung của chúng ta - như một vũ khí chống lại họ ...

Về phía người Tin Lành, tôi ghi nhận những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ những cuộc bút chiến chống Công Giáo mà còn từ chủ nghĩa duy lý trong thái độ của họ đối với Đức Mẹ. Đức Maria không phải là một ý tưởng nhưng một con người cụ thể, một người phụ nữ, và như thế người ta không thể đơm đặt tùy tiện các giả thuyết về Mẹ hoặc giản lược Mẹ đến mức chỉ còn là một ý tưởng trừu tượng. Mẹ là biểu tượng sự đơn sơ của Thiên Chúa. Vì lý do này, trong một bầu không khí thống trị nặng nề bởi chủ nghĩa duy lý, người ta tìm cách loại bỏ Mẹ khỏi ngữ cảnh thần học.

9. Đức Thánh Cha cổ võ văn hóa liên đới và chống dửng dưng

Đức Thánh Cha kêu gọi chính quyền các nước cộng tác để thăng tiến trên thế giới nền văn hóa liên đới có thể chống lại trào lưu hoàn cầu hóa sự dửng dưng.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên trong buổi tiếp kiến sáng ngày 17-12, dành cho các vị đại sứ mới của 4 nước cạnh Tòa Thánh đến trình quốc thư, đó là Guinea, Lettonia, Ấn độ và Bahrein.

Trong diễn văn chào mừng, Đức Thánh Cha nhắc đến Sứ điệp của ngài mới được công bố nhân Ngày Hòa Bình thế giới 1-1-2016 tới đây với chủ đề “Chiến thắng sự dửng dưng, chinh phục hòa bình”. Ngài nhận xét rằng: “Rất tiếc là hoàn cầu hóa sự dửng dưng là một trong những xu hướng tiêu cực của thời đại chúng ta ngày nay. Có nhiều hình thức qua đó thái độ dửng dưng được biểu lộ và cũng có nhiều nguyên nhân góp phần nuôi dưỡng thái đọ này, nhưng chủ yếu các nguyên nhân ấy có thể tóm gọn trong chủ thuyết nhân bản thiếu quân bình, trong đó con người chiếm vị thế của Thiên Chúa, và đồng thời trở thành nạn nhân của nhiều hình thức tôn thờ thần tượng.”

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Để đáp lại xu hướng tiêu cực trên đây, cần có một thuyết nhân bản mới, đặt con người trong tương quan đúng đắn với Đấng Tạo Hóa, với tha nhân và với thiên nhiên. Vấn đề ở đây là thăng tiến một nền văn hóa liên đới và chia sẻ, và điều này đòi phải có sự dấn thân của những người có trách nhiệm trong lãnh vực chính trị, xã hội. văn hóa và giáo dục.”

Ngài cũng nhận định rằng: “Cả các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay, vốn có ảnh hưởng đáng kể trên thái độ của cá nhân và xã hội, cũng giữ một vai trò quan trọng. Vì thế cần nhắm tới sự gia tăng khả năng chuyên nghiệp và luân lý đạo đức của những ngừơi hoạt động trong lãnh vực truyền thông xã hội đồng thời tiếp tục đầu tư vào học đường”.

10. Tòa Thánh tăng cường khả năng của các tòa án và hiến binh

Tòa Thánh đón nhận lời mời gọi của Ủy ban Moneyval tăng cường thêm khả năng của các tòa án và của hiến binh Vatican để điều tra quyết liệt hơn về các tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Trên đây là nội dung thông báo của Phòng báo chí Tòa Thánh công bố hôm 15-12, để trả lời cho phúc trình do Ủy ban các chuyên gia thẩm định các biện pháp chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, gọi tắt là Moneyval, công bố hôm 8-12 trước đó.

Ủy ban Moneyval xác nhận rằng trong 2 năm qua, Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thiết định các cơ quan và qui luật để phòng ngừa và chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố. Các cơ quan và qui luật đó thích hợp và đang hoạt động tốt. Các tòa án tại Vatican đã phong tỏa 11 triệu 200 ngàn Euro như kết quả của các cuộc điều tra đang tiến hành.

Về Văn phòng của vị Ủy viên công tố, các cuộc điều tra có tính chất phức tạp về phương diện chuyên môn và đòi phải có một sự phân tích chính xác. Các cuộc điều tra đó có tính chất quốc tế và liên quốc, liên quan tới những tội phạm xảy ra ngoài lãnh thổ Vatican và những người ở ngoài Vatican.

Tòa Thánh đã thiết lập một hệ thống quốc tế giúp cộng tác tích cực với các nước khác trong những trường hợp này, trên bình diện cơ quan điều tra tài chánh AIF cũng như trên bình diện các tòa án. Các thông tin và thống kê trong phúc trình chứng tỏ rõ ràng. Tòa án Vatican đã thỉnh cầu và nhận được sự giúp đỡ tư pháp của các nước khác. Phúc trình của Moneyval chứng tỏ sự trợ giúp tư pháp hỗ tương đã được sử dụng rộng rãi.

11. Tuyên bố chung của Ủy Ban Do Thái - Công Giáo về người di cư

Các quan chức Tòa Thánh và các giáo sĩ Do Thái tại Israel đã ra một tuyên bố chung kêu gọi một phản ứng quảng đại trước “cuộc khủng hoảng nhân đạo người di cư” hiện nay.

Vào lúc kết thúc cuộc họp 2 ngày tại Jerusalem, một ủy ban song phương của các trưởng giáo Israel và Ủy ban về Quan hệ với người Do Thái của Tòa Thánh đã thông qua một tuyên bố chung nhấn mạnh nghĩa vụ “yêu người như mình ta vậy” trong khi vẫn chú ý đến nhu cầu của cộng đồng mình. Tuyên bố kêu gọi việc đối xử tôn trọng với những người di cư và các thủ tục hiệu quả hơn nhằm xét duyệt các đơn xin tị nạn.

Ủy ban song phương đã gặp nhau vào ngày 16 và 17 tháng 12 dưới sự lãnh đạo chung của Rabbi trưởng Rasson Arousi và Đức Hồng Y Peter Turkson.

12. Đức Thánh Cha tiếp các nhân viên làm việc tại Vatican và gia đình họ

Trong buổi tiếp kiến dành cho các nhân viên của Tòa Thánh và Quốc Gia Thành Vatican Nhà nước, và gia đình của họ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài muốn “xin tha thứ vì những vụ tai tiếng đã xảy ra tại Vatican trong năm qua”

“Tuy nhiên, tôi muốn thái độ của tôi và cuả anh chị em, đặc biệt trong những ngày này, trên tất cả phải là một lời cầu nguyện: cầu nguyện cho những người dự phần vào các vụ tai tiếng ấy, để những ai đã sai phạm biết ăn năn và tìm đường ra đường ngay nẻo chính một lần nữa”

Đức Thánh Cha nói thêm:

“Tôi khuyến khích anh chị em chăm sóc cho mối hôn nhân của mình và cho con cái của anh chị em ... Một cuộc hôn nhân là một thực tại sống động: cuộc sống của hai vợ chồng không bao giờ được coi là đương nhiên, trong mọi giai đoạn của con đường gia đình. Chúng ta hãy nhớ rằng món quà quý giá nhất cho trẻ em chính là tình yêu của cha mẹ - và tôi muốn đề cập đến không chỉ tình yêu của cha mẹ đối với con cái, nhưnglà tình yêu của cha mẹ dành cho nhau.”

13. Thắp sáng cây Giáng sinh tại Vatican

Cây Giáng sinh khổng lồ tại Quảng trường Thánh Phêrô đã được thắp sáng cùng với việc khánh thành máng cỏ Giáng Sinh trong một buổi lễ vào ngày thứ Sáu 18 tháng 12.

Cây Giáng sinh năm nay tại Vatican, là một món quà từ Bavaria, cao hơn 100 feet và được trang trí bằng đèn LED để tiết kiệm năng lượng.

Cảnh Giáng Sinh, từ tổng giáo phận Trento tại Ý, bao gồm 24 pho tượng có kích thước như người thật, trong đó có một con tượng khá đặc biệt là tượng của một người đàn ông già được những người khác dìu bước, như một thông điệp cho năm thánh Lòng Thương Xót.

14. Đức Thánh Cha mở cửa thánh tại trung tâm dành cho người vô gia cư

Hôm thứ Sáu 18 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một trung tâm vô gia cư mới tại nhà ga Termini của Rôma, còn được gọi là nhà ga xe lửa Gioan Phaolô II. Tại đây, Đức Thánh Cha đã mở một cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Đây là cửa Năm Thánh thứ Tư đã được mở tại Rôma, sau lễ mở cửa thánh trọng thể tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đền Thờ Thánh Gioan Laterano bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Cửa Thánh ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành đã được mở bởi Đức Hồng Y James Harvey, linh mục trưởng của Đền Thờ.

Đền Thờ Giáo Hoàng thứ tư là Đền Thờ Đức Bà Cả, sẽ được Đức Thánh Cha mở cửa vào ngày 1 tháng Giêng Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.

Quyết định mở một cửa Thánh đặc biệt tại một trung tâm dành cho người vô gia cư là một nét độc đáo của Năm Thánh ngoại thường Lòng Thương Xót. Điều này nhấn mạnh vai trò trung tâm của các tổ chức bác ái trong đời sống của Giáo Hội.

Trong bài giảng ứng khẩu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã không được sinh ra như một hoàng tử trong hoàng cung, nhưng Ngài đã đến trong sự khiêm tốn dân giã ở một vùng ngoại ô của Đế quốc La Mã. Thánh Giuse cũng đã hành động trong sự khiêm nhường. Ngài đã lấy Maria làm vợ, bất chấp những tin đồn và những vu khống xung quanh cái thai của bà.

Cũng thế, ngày hôm nay, chúng ta sẽ không tìm thấy Thiên Chúa ở giữa những người giàu có và quyền thế nhưng chúng ta tìm thấy Ngài ẩn dật giữa những người thiếu thốn cơ bần, những người bệnh, những người đói khát và những tù nhân.

Đức Thánh Cha cảnh báo rằng: “Anh chị em không thể trả tiền để được lên thiên đàng”. Ngài nói thêm rằng ngài đã mở trung tâm vô gia cư này để mở rộng trái tim của tất cả người dân Rôma. Con đường cứu rỗi, không được tìm thấy nơi những gì là sang trọng, phù phiếm, giàu có hay quyền lực, mà là thông qua vòng tay âu yếm và sự tha thứ của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha kết luận rằng:

Trong khi rất nhiều người, bị xã hội từ chối, đang được trợ giúp thông qua cánh cửa này, xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ân sủng để cảm thấy bị từ chối và hiểu rằng chúng ta cũng đang cần lòng thương xót của Thiên Chúa.

15. Khám phá ra Thiên Chúa tại ba nơi của sự kinh ngạc là tha nhân, lịch sử và Giáo Hội

Để cử hành lễ Giáng Sinh một cách hữu ích, chúng ta cần dừng lại tại “những nơi” của sự kinh ngạc là tha nhân, lịch sử, và Giáo Hội, bằng cách nhìn các thực tại này với đôi mắt đức tin, và khám phá ra trong đó sự hiện diện của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 60,000 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng 12. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: Tin Mừng Chúa Nhật Mùa Vọng hôm nay minh nhiên gương mặt của Đức Maria. Chúng ta trông thấy Người đương đầu với cuộc hành trình từ Nagiarét vùng Galilea đến các núi non vùng Giuđêa để đi thăm và trợ giúp bà Eldabét, ngay sau khi đã thụ thai Con Thiên Chúa trong lòng tin. Thiên thần Gabriel đã vén mở cho Mẹ biết rằng người bà con cao niên không có con nhưng giờ đây đã có thai được sáu tháng (x. Lc 1,26.36). Chính vì thế Đức Mẹ mang trong mình một món quà và một mầu nhiệm còn cao cả hơn, đi tìm bà Elidabét và ở lại với bà ba tháng.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Trong cuộc gặp gỡ giữa hai người đàn bà, anh chị em hãy tưởng tượng xem: một người già, người kia trẻ, người phụ nữ trẻ là Maria lên tiếng chào trước: “Vào nhà ông Dakharia bà chào bà Elidabét” (Lc 1.40). Và sau lời chào ấy, bà Elidabét cảm thấy mình được bao bọc bởi sự kinh ngạc lớn lao, anh chị em đừng quên từ này “kinh ngạc”. Kinh ngạc. Ba Elisabét cảm thấy mình được bao bọc bởi sự kinh ngạc lớn lao, vang vọng lên trong các lời nói của bà: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (c. 43). Họ ôm nhau, hôn nhau, vui mừng, hai phụ nữ: người già ngưởi trẻ, cả hai đều mang thai.

Để cử hành lễ Giáng Sinh một cách hữu ích chúng ta được mời gọi dừng lại trên “các nơi” của sự kinh ngạc. Vậy đâu là các nơi của sự kinh ngạc trong cuộc sống thường ngày của chúng ta? Có ba nơi. Nơi thứ nhất là tha nhân, trong đó nhận ra một người anh em, bởi vì từ khi đã xảy ra biến cố Giáng Sinh của Chúa Giêsu, thì mỗi một gương mặt đều mang các dấu ấn giống Con Thiên Chúa. Nhất là khi đó là gương mặt của người nghèo, bởi vì Thiên Chúa đã bước vào trần gian như người nghèo, và trước hết Ngài để cho người nghèo đến gần Ngài.

Một nơi khác nữa của sự kinh ngạc, nơi thứ hai, trong đó, nếu chúng ta nhìn với đức tin, chúng ta cảm nhận được chính sự kinh ngạc là lịch sử. Biết bao lần chúng ta tưởng mình nhìn nó trong khía cạnh đúng đắn, nhưng trái lại chúng ta có nguy cơ đọc nó lộn ngược. Chẳng hạn điều này xảy ra, khi đối với chúng ta xem ra nó được xác định bởi kinh tế thị trường, được quy định bởi tài chánh, các vụ làm ăn và bị thống trị bởi các người quyền lực thay nhau chỉ huy. Thiên Chúa của lễ Giáng Sinh, trái lại, là một vì Thiên Chúa “trộn lẫn lộn các lá bài” – Ngài thích làm điều đó: như Mẹ Maria hát trong bài thánh thi Magnificat, chính Chúa lật nhào các người quyền thế khỏi ngai cao và nâng kẻ hèn mọn lên, ban tràn đầy của cải cho kẻ đói nghèo và đuổi người giầu có ra về tay không” (x. Lc 1,52-53). Đó là sự kinh ngạc thứ hai, sự kinh ngạc của lịch sử.

Đề cập đến nơi kinh ngạc thứ ba là Giáo Hội Đức Thánh Cha nói:

Một nơi thứ ba của sự kinh ngạc là Giáo Hội: nhìn nó với sự kinh ngạc của đức tin có nghĩa là không hạn hẹp chỉ coi Giáo Hội là một cơ cấu tôn giáo, nó là cơ cấu tôn giáo, nhưng cảm nhận Giáo Hội như là một Bà Mẹ, dù có các vết nhơ và nếp nhăn - chúng ta có biết bao nhiêu nếp nhăn - cũng vẫn để tỏa thoát ra các đường nét của Hiền Thê được Chúa Kitô yêu thương và thanh tẩy. Một Giáo Hội biết nhận ra nhiều dấu chỉ của tình yêu trung thành, mà Thiên Chúa liên tục gửi tới cho mình. Một Giáo Hội mà Chúa Giêsu sẽ không bao giờ là một chiếm hữu cần bảo vệ một cách ghen tương cho chính nó; ai làm như thế là sái lầm; nhưng luôn luôn là Đấng đến gặp gỡ nó, và Giáo Hội biết chờ đợi với lòng tin tưỏng và tươi vui, bằng cách trao ban tiếng nói cho niềm hy vọng của thế giới: Giáo Hội gọi Chúa “Lậy Chúa Giêsu, xin hãy đến!”. Giáo Hội mẹ luôn luôn có các cánh cửa mở toang để tiếp đón tất cả mọi người. Còn hơn thế nữa, Giáo Hội mẹ ra khỏi các cửa của mình để tìm kiếm với nụ cười của bà mẹ tất cả những người ở xa, và đem họ đến với lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó là sự kinh ngạc của lễ Giáng Sinh!

Trong lễ Giáng Sinh Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả chính Người bằng cách ban cho chúng ta Con Duy Nhất của Người, là tất cả niềm vui của Người. Và chỉ với con tim của Mẹ Maria, con gái Sion khiêm hạ và nghèo khó, đã trở thành Mẹ của Con Đấng Tối Cao, mới có thể nhảy mừng và vui sướng vì ơn trọng đại của Thiên Chúa và vì sự kinh ngạc không thể thấy trước được của Ngài. Xin Mẹ giúp chúng ta nhận thức được sụ kinh ngạc – ba sự kinh ngạc tha nhân, lịch sử và Giáo Hội - đối với biến cố Chúa Giêsu sinh ra, là ơn của các ơn, là món quà nhưng không đem lại cho chúng ta ơn cứu độ. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu cũng sẽ làm cho chúng ta cảm thấy nơi mình sự kinh ngạc vĩ đại này. Nhưng chúng ta không thể có sự kinh ngạc này, chúng ta không thể gặp gỡ Chúa Giêsu, nếu không gặp gỡ Ngài nơi các người khác, trong lịch sử và trong Giáo Hội.

16. Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho các nước

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa 0 tháng 12, Đức Thánh Cha cũng đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình cho Syria, Libia, Costa Rica và Nicaragua, cũng như cho các nạn nhân bão lụt bên Ấn Độ. Ngài nói: Cả hôm nay nữa tôi cũng hướng một tư tưởng tới nước Syria yêu quý, bằng cách bầy tỏ sự đánh giá sinh động đối với thỏa thuận mà cộng đồng quốc tế vừa đạt được. Tôi xin khích lệ tất cả mọi người quảng đại hăng say theo đuổi con đường dẫn tới việc ngưng các bạo lực và dẫn tới một giải pháp thương thảo đem lại hoà bình. Cũng thế tôi nghĩ tới nước Libia láng giềng, nơi việc dấn thân mới đây giữa các phe cho một chính quyền hiệp nhất quốc gia, mời gọi hy vọng vào tương lai.

Tôi cũng ước ao ủng hộ dấn thân cộng tác của hai nước Costa Rica và Nicaragua. Tôi cầu mong một tinh thần huynh đệ canh tân củng cố việc đối thoại và cộng tác với nhau giữa hai bên, cũng như giữa tất cả các quốc gia trong vùng.

Tôi cũng nghĩ tới các dân tộc bên Ấn Độ bị bão lụt trầm trọng mới đây. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các anh chị em này đang đau khổ vì tai ương ấy, và chúng ta hãy phó thác linh hồn những người đã qua đời cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha mời mọi người cùng ngài đọc một kinh Kính Mừng cầu nguyện cho các anh chị em bên Ấn Độ.

Ngài đã đặc biệt chào các trẻ em Roma đem tượng Chúa Hài Đồng đến cho ngài làm phép trong buổi đọc kinh Truyền Tin để sau đó đặt vào hang đá, theo một truyền thống được các trung tâm giáo xứ Roma tổ chức.

Ngài nói:

Các trẻ em thân mến, hãy chú ý nghe rõ này: khi các con cầu nguyện trước hang đá của các con, xin cũng nhớ cầu nguyện cho cha nữa, và cha cũng nhớ cầu nguyện cho các con. Cha cám ơn các con và chúc các con lễ Giáng Sinh tốt lành!
 
Chương Trình Giáo Hội Năm Châu: Một Năm Nhìn Lại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:37 23/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây