Ngày 23-12-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Gia phả Chúa Giêsu
Trần Thị Liên Minh
13:24 23/12/2008
Gia phả Đức Giêsu được liệt kê từ thuỷ tổ cho tới thánh Giuse, nhưng thánh nhân không liên hệ gì tới sự thụ thai Đức Giêsu cả. Giải thích sau đây sẽ dọi sáng vào một vấn đề tưởng chừng thật dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta có hai bản gia phả Đức Giêsu liệt kê trong hai Tin Mừng:

- Mathêu 1:1-17 và Luca 3:23-38

Vì có quá nhiều khác biệt chính yếu trong hai bản (chẳng hạn như nhiều tên tổ tiên liệt kê không phù hợp nhau) nên trải qua bao thời đại hai bản phổ hệ này đã làm nhức đầu nhiều học giả. Một thí dụ: ai là thân phụ của thánh Giuse? Là Jacob (theo Matthêu) hay Êli (theo Luca)?

Có thể đưa ra một câu trả lời là: cả hai bản gia phả đều chỉ là sổ gia đình, nhưng Mathêu cho ta sổ gia đình của thánh Giuse trong khi Luca cho ta sổ gia đình của Đức Maria. Nhưng câu trả lời đó lại đi trật với nguyên tác vì Luca tỏ rõ rằng ông liệt kê tổ tiên Đức Giêsu từ đầu cho đến thánh Giuse. Với những hiểu biết của chúng ta về các dân tộc ở Trung Đông thời cổ xưa thì ta cũng thấy có điều không ổn. Một phổ hệ theo dòng họ người mẹ là điều không bình thường vào thời điểm đó và nơi chỗ đó trong lịch sử.

Chúng ta phải nhớ rằng khởi thuỷ của dân tộc Israel là bộ lạc. Người đứng đầu bộ tộc, điều cần yếu, là một nam nhân vượt trội hơn hết. Muốn sống còn, cá nhân phải gia nhập vào bộ lạc. Trong cuộc sống thực tại nhiều sự việc có thể xảy đến cho dòng máu, vì thế một số luật lệ và phong tục phụ có thể phát triển thêm. Một cá nhân có thể trở thành một phần tử của một bộ tộc mà không nhất thiết phải là người sinh ra trong bộ tộc đó. Một cách là trở thành con nuôi. Một cách khác là sinh ra do một bà mẹ kết hôn với người trong bộ tộc. Cho dầu người chồng của bà đó không phải là cha ruột của đứa bé, ông ta vẫn chính thức là cha hợp pháp của đứa bé, chỉ đơn thuần vì ông ta là chồng của mẹ đứa nhỏ.

Trong Kinh Thánh, các bản gia phả còn có những mục đích khác nữa. Ngoài việc liệt kê lý lịch, các bản này còn có thể được dùng để sắp đặt lịch sử thành những thời đại và xác định dòng họ các người cầm quyền. Đó là lý do tại sao một cá nhân có thể phù hợp ở hai hoặc nhiều bản gia phả tuỳ theo mục đích mà các bản gia phả này được lập ra. Rất ít khi các bản gia phả cổ xưa trong Kinh thánh cho ta một danh sách các bậc tổ tiên chỉ đơn thuần theo huyết tộc. Vậy thì đâu là mục đích của Matthêu và Luca khi liệt kê gia phả của Đức Giêsu? Cả hai liệt kê các tổ tiên khác nhau nhưng đều đồng ý một sự kiện quan trọng nhất: Giuse không phải là cha ruột của Đức Giêsu.

Muốn coi Matthêu đã nhấn mạnh đến điểm này ra sao hãy đọc chậm rãi Tin Mừng Matthêu chương 1 từ câu 1 đến 17. Những câu lặp đi lặp lại “A sinh ra B, B sinh ra C… vân vân, theo nhịp điệu trầm trầm đến buồn ngủ. Điều gì xảy ra khi ta đọc tới câu 16? Mô thức đều đặn, cố định bỗng nhiên đổi khác: “Jacob sinh ông Giuse, chồng của Maria. Và bởi nàng mà Giêsu được gọi là đấng Cứu thế sinh ra.” Với lối liệt kê phổ hệ như vậy Matthêu có thể tuyên bố hai điều: Đức Giêsu được thụ thai trinh nguyên và Ngài hợp pháp là “con của Đavit, con của Abraham (1:1). Đối với tín hữu Do thái của Matthêu thì cách tuyên xưng như thế cũng không khác gì cách nói Đức Giêsu là đấng Messia.

Luca tuyên xưng sự thụ thai trinh khiết của Đức Giêsu khi ông nói rằng Giêsu – thiên hạ vẫn coi Người là - con của Giuse trong câu 3:23. Rồi ông liệt kê gia phả ngược lại cho tới Ađam và đến cả Chúa Cha nữa. Làm thế ông chỉ muốn nói rằng Đức Giêsu là con Thượng đế không hơn không kém.

Vì cả hai nhà chép Tin mừng đều không quan tâm đến tổ tiên huyết tộc của Đức Giêsu, nên danh sách liệt kê trong gia phả có khác nhau và mỗi người có thể trình bày một truyền thống phổ thông khác nhau sao cho phù hợp với mục đích riêng biệt của mỗi vị. Như vậy ta thấy Giuse không phải là cha ruột của Đức Giêsu, nhưng là cha theo pháp luật. Cả hai bản gia phả đều nhấn mạnh điều đó. Và vì vậy chúng ta có thể tuyên xưng theo với Thánh Kinh rằng quả thật Đức Giêsu là con của Đavit, con của Abraham và con của Chúa Cha.

(dịch theo báo Linguori, Dòng Chúa Cứu Thế)
 
Xin chinh phục những bóng mờ trong đời con
Rabbouni
13:41 23/12/2008
Lạy Chúa Giêsu,
ánh sáng và bóng tối thì dễ phân biệt,
còn bóng mờ thì khó nhận ra hơn.
Con đã mạnh dạn khước từ bóng tối
nhưng khi nhìn thật sâu vào lòng mình,
con vẫn thấy có nhiều bóng mờ tác động.
Con an tâm ở lại trong bóng mờ,
vì thấy đó chưa phải là một tội.
Nhưng con cũng áy náy
vì biết rằng bóng mờ là nơi
ánh sáng Chúa chưa thấm nhập trọn vẹn.
Con không muốn bóng mờ thành ánh sáng,
vì con vẫn muốn giữ lại
một điều gì đó rất quý đối với con.
Xin giải phóng con khỏi những tình cảm lệch lạc
để con được tự do yêu mến và phụng sự Chúa hơn.
Xin chinh phục những bóng mờ trong lòng con
để con được thuộc trọn về Chúa.
Xin kéo con ra khỏi thái độ lấp lửng, nước đôi,
để dứt khoát đặt Chúa trên mọi sự.
Ước gì con có đủ can đảm
để dám nhìn thẳng vào những bóng mờ trong đời con.
Và ước gì con được trở nên trong suốt
nhờ để ánh sáng Chúa
tràn ngập mọi vùng mờ tối nơi con. Amen.

(Trích: Các Lời Nguyện RABBOUNI)
 
Đánh mất cơ hội ngàn vàng
LM Inhaxiô Trần Ngà
13:43 23/12/2008
Có một vị hoàng thái tử vào rừng săn bắn tình cờ gặp một cô gái quê đang kiếm củi một mình. Không hiểu Trời xui đất khiến làm sao mà hai con người có địa vị cách biệt quá xa lại tỏ ra tâm đầu ý hợp và hai bên lại yêu nhau tha thiết ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.

Hoàng tử quay về triều như kẻ mất hồn, ngày đêm tương tư cô gái nghèo mà anh đã đem lòng thương mến. Thế rồi, do lòng yêu thương thúc đẩy, anh khẩn khoản xin vua cha cưới nàng cho bằng được.

Để tìm hiểu xem cô gái có thực sự yêu thương con trai mình bằng tình yêu chân thực, hay chỉ yêu chàng vì gia tài, địa vị, quyền thế của chàng, vua cha khiến hoàng tử cải trang làm nông dân để thử lòng cô gái.

Thế là vị hoàng tử quyền quý hoá thành người nông dân, đến cắm lều gần nhà cô gái, ngày ngày vác cuốc ra đồng làm lụng, làn da cháy nắng, đôi tay chai sần. Anh lân la đến làm quen với cô gái trong hình hài một nông dân.

Mặc dù cô gái vẫn thầm yêu và khát mong được kết hôn với vị hoàng tử mà cô đã gặp trong rừng, nhưng trớ trêu thay, cô ta không nhận ra vị hoàng tử nầy trong hình hài người nông dân nghèo khổ. Cô đã đối xử với anh rất lạnh nhạt và cuối cùng đã xua đuổi anh đi, trong khi lòng cô vẫn thổn thức nhớ thương chàng hoàng tử hào hoa mà cô đã gặp trong rừng!

Tiếc thay, cô đã đánh mất cơ hội vô cùng quý báu: mất một người yêu lý tưởng, mất luôn cả vinh dự trở thành công nương, thành hoàng hậu tương lại.

* * *

Như vị hoàng tử rời khỏi hoàng cung, hoá thân thành nông dân đến cắm lều ở bên cạnh nhà cô gái, Ngôi Hai Thiên Chúa đã từ bỏ ngai trời, hoá thân thành người phàm và đến ở giữa chúng ta. Người là Emmanuen, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Người tự đồng hoá mình với những người láng giềng đang sống quanh ta.

Chúa Giê-su khẳng định rằng tha nhân là hiện thân của Người. Những ai cho người đói lang thang vất vưởng trên vỉa hè một bát cơm thì Người nói là họ đã cho Người ăn. Những ai cho kẻ bần cùng thiếu thốn một tấm áo, thì Người nói là họ đã cho Người mặc. Những ai cho người vãng lai một chỗ trọ qua đêm thì Người nói là họ đã tiếp rước Người… (Matthêu 25, 34 - 40)

Và hôm xưa, đang khi Sao-lô rong ruổi trên đường Đa-mát, tìm bắt các môn đệ của Chúa, thì chính Chúa Giê-su quật ngã ông xuống ngựa và cảnh cáo ông: "tại sao ngươi bắt bớ Ta?" (chứ không nói là tại sao ngươi bắt bớ các môn đệ Ta) (Rm 9,4).

Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II cũng dựa vào giáo huấn nầy để nhắn nhủ các gia đình: "Thiên Chúa đã tự đồng hoá với người cha, người mẹ, người con trong gia đình. Những gì mà cha, mẹ, con cái làm cho nhau là làm cho chính Chúa" (tâm thư gửi các gia đình)

Thật trớ trêu, đang khi chúng ta vẫn yêu mến, suy tôn chúc tụng Thiên Chúa ngự trên cõi trời cao hoặc cung kính bái lạy hình ảnh Người trên bàn thờ, thì chúng ta lại tỏ ra thờ ơ hờ hững và thậm chí còn đối xử tồi tệ với tha nhân là những chi thể sống động của Người, là hiện thân của Người đang hiện diện chung quanh.

Thánh Phanxicô Assisi nhận ra người phong cùi là một phần chi thể đang bị ung nhọt của Chúa nên người đã ôm hôn người phong ấy với tình yêu thắm thiết.

Mẹ Tê-rê-xa thành Calcutta cũng đã nhận ra những người bệnh tật, hấp hối là những phần chi thể bị tổn thương của Chúa Giê-su nên Mẹ đã dành phần lớn đời mình yêu thương chăm sóc họ. Mẹ còn dạy các tập sinh hãy trân trọng những người hấp hối cùng khổ trong nhà Lâm Chung như tôn trọng Mình thánh Chúa Giê-su.

Hôm nay, Thiên Chúa vẫn tiếp tục đóng vai người nông dân, người cùng khổ, người láng giềng, người bạn đồng nghiệp và cả những người nhà, để sống với chúng ta. Thế nhưng chúng ta rất khó nhận ra đó là hiện thân của Thiên Chúa nên thường đối xử tệ bạc với tha nhân. Thế là bi kịch cô gái nghèo hết lòng yêu thương chàng hoàng tử hào hoa nhưng lại phụ bạc anh ta dưới lốt nông dân nghèo khổ vẫn còn đang tiếp diễn từng ngày, từng giờ từng phút. Thế là "Người đã đến nhà của Người mà người nhà đã không tiếp nhận Người." (Gioan 1, 11)

Thật vô cùng đáng tiếc cho cô gái trong câu chuyện trên đây vì cô đã đánh mất cơ hội ngàn vàng: cơ hội trở thành công nương chốn cung đình, cơ hội được hạnh phúc trăm năm bên hoàng tử giàu sang phú quý!

Và cũng vô cùng đáng tiếc cho chúng ta khi chúng ta tiếp tục lặp lại bi kịch ấy trong cuộc đời mình.
 
Maria - mẫu mực của thiên chức làm Mẹ
Tú Nạc
13:48 23/12/2008
Những trung tâm Giáng sinh trên Nativity (birth; the Nativity, that of Christ; a festival celebrating this), sự ra đời của Chúa Giêsu, Người xuống thế để chuộc tội cho chúng ta. Sẽ không có sự ra đời, trất nhiên, nếu không có mẹ. Nhà thơ Conventry Pattmore đã nhận xét, Maria là " duy có Đấng Cứu Thế của chúng ta là Đức Kitô mầu nhiệm", có nghĩa Ngài được sinh ra mà không phải tạo thành.

Nếu có một sứ điệp thứ hai mà lễ Giáng Sinh đem lại, thì vẫn còn sự ràng buộc mật thiết với sứ điệp thứ nhất. Đó là thiên chức làm mẹ của Maria mà mãi mãi là tấm gương mẫy mực về thiên chức làm mẹ. Sứ điệp này mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong một thời đại mà đạo đúc làm mẹ, trong nhiều trường hợp bị phủ nhận vì có "sự lựa chọn".

Hans Urs von Balthasar, một trong những nhà thần học có nhiều tác phẩm sáng giá trong thời đại của chúng ta, mở đầu tập III trong cuốn Exploration in Theology của ông với câu tuyệt mỹ và đầy sức gợi cảm: " The little child awakens to self-consciousness through being addressed by the love of his mother."

Vì thời điểm này là của tình yêu bao la tha thiết mà nhà thơ Samuel Taylor Coleridge nói thiên chức làm mẹ như "the holiest of all things". Trong hình ảng này, "cái tôi" của đứa trẻ đã thức tỉnh để đáp lại nụ cười yêu thương cùa mẹ mình, thần học và thi ca có sự gặp gỡ, giao điểm trùng phùng. Von Balthasar thận trọng về sự gặp gỡ này khi ông nói " the child is not consider" dù điều đó sẽ được phúc đáp với niềm yêu thương hay lãnh đạm trước nụ cười chào đón của người mẹ hay không, vì chỉ có ánh sáng mặt trời mới tác động mạnh mẽ đến diệp lục tố, nên chỉ có tình yêu mới đánh thức được tình yêu. Trong sự chuyển động này, đó là hướng về phía "Chúa" rằng "Tôi" trở thành nhận thức tự thân. Bởi chính bản thân của sự cho đi nó trải qua "bản ngã". Bởi trải qua từ chính nó vào trong điều gì là khác hơn chính nó, vào trong một thế giới rộng mở mà mang đến cho nó một khoảng không gian, nó trải qua sự tự do của nó, kinh nghiệm của nó, tri thức của nó.

Đức Chúa Trời đã tao thiên chức làm mẹ, một nhiệm vụ của sự sống, một sự trợ giúp không thể thiếu trong những trở ngại cuối cùng từ những điều xuất hiện để cuộc sống tồn tại, mà sự sống là nhận thức tồn vong để đứa trẻ vượt xa hơn thế - một vấn đề, một ý thức, Tôi, ngừơi đã được định sẵn để yêu thương và sống trong một thế giới bao la đầy thử thách.

Không có người mẹ chân chính nào tha thiết gắn bó như Maria trong việc hoàn thành mệnh lệnh sáng tạo, chỉ có thể là người vô thần.

Sự linh ứng này, một người mẹ đặt tên cho con trai mình đã được chú ý bởi nhà thần học lỗi lạc và Nobel Laureate, Henri Bergson. Trong cuốn sách của mình, "The Two Sources of Morality and Religion", ông đã xoáy vào sự chú ý của độc giả, đến sự nhạy cảm đặc biệt bà mẹ đặt tên cho con mình, điều gì đó mà đứa trẻ tin là "tri thức đã được viết trước, trong đó nó trở nên tiên tri.", "mọi việc sẽ phát triển như thế nào trong ánh mắt của một người mẹ khi bà nhìn chăm chú trong sự ngạc nhiên về con trẻ cửa mình? Đúng hơn, chúng ta hãy nói rằng thực tế quá bao la so với khả năng của chúng ta, và từ đó, người mẹ thấy trong con mình những gì mà nó sẽ trở nên, nếu đứa trẻ không bị gò bó, với mỗi bước đi trong cuộc sống để lựa chọn và từ đó để loại trừ

Người mẹ, Maria, tiên đoán được những việc của con trai mình mà không người mẹ nào có thể, bà vừa là người thấy trước và là người biết trước. Phẩm chất đặc biệt này như một yếu tố cần thiết đối với nhân loại vì là khả năng của bà được nhận lãnh việc sinh hạ cho chúng ta con trẻ.

Nhà thơ William Butler Yeats đã khuyến cáo rằng: "Những nhà mỹ từ học nên quyết đoán những người bên cạnh mình, chính là người đa cảm," trong khi lại khuyên: "Nghệ thuật là cái nhìn của thực tế." Ấy sẽ là cảm xúc để miêu tả thiên chức làm mẹ vì tất cả sự ngọt ngào và sáng láng, không còn những gánh nặng, những gian nan, lo lắng và đau buồn.

Chắc chắn, không còn gì xúc động hơn việc thay đổi tã lót thường xuyên, chúng ta đừng chối bỏ công việc của người mẹ, có thể là, ngay lúc này, vất vả khôn lường. Nhưng G.K.Chesterton lưu ý chúng ta về hai lớp nghĩa của từ đó: " Nếu sự vất vả hiểu theo nghĩa đơn thuần là làm lung cực nhọc. tôi thừa nhận phụ nữ vất vả việc trong nhà." Nhưng công việc của một người mẹ không vất vả cực nhọc, ông nói thêm, " bởi vì đó là những công việc vặt, nhạt nhẽo và một chút bận tâm."

Thực tế là công việc của một bà mẹ khó khăn không ngăn được tầm nhìn của trẻ thơ từ sự sống thi ca và thần học. Hoặc không từ chối thiên chức của người mẹ là vĩ đại, diệu kỳ. Ý nghĩa hàm ẩn bất diệt cùa viên kim cương trên chiếc nhẫn cưới của bà vẫn mãi lấp lánh trong lúc thay tã.

Yeats cũng nhắc nhở chúng ta về những mỹ từ giả dối phản lại thi ca (thậm chí phản lại tình nồng của mẹ), những nhà mỹ từ học đã thuyết phục vô số người rằng thiên chức làm mẹ chỉ là "sự lựa chọn". Tuy nhiên, để ca ngợi thiên chức làm mẹ từ một ngẫu cảm nhằm diễn tả sự cao cả bằng những hư cấu. Như nhà triết hoc Peter Kreaft đã đặt nó vào " Thiên chức làm mẹ với âm tố M hoa là sức manh siêu hình mà trong đó có những bà mẹ thế gian, nhưng chỉ là những người cưu mang." Thiên ý của bà đã nói với sự ủy quyền," một mệnh lệnh tuyệt đối, một mặc khải thiêng liêng." Maria là người mẹ mẫu mực đầuu tiên, các bà mẹ hãy noi theo gương bà.
 
Giáng Sinh chia sẻ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
14:12 23/12/2008
“Một Hài Nhi đã sinh ra” để cùng chia sẻ thân phận con người.

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt suy niệm lễ đêm Giáng sinh với chủ đề “Chia sẽ”. Mỗi dịp Noel, tôi thừơng đứng trước máng cỏ, nhìn ngắm Đức Giêsu bé thơ và hỏi xem Người muốn nhắn gửi điều gì nhân ngày lễ Giáng sinh trong tình hình xã hội hiện tại. Năm nay, khi nhìn ngắm Người rét run giữa mùa đông lạnh giá, tôi chợt thấy tái hiện cảnh những đồng bào nạn nhân bão lụt trong năm qua. Và tôi nghe tiếng Người mời gọi “ Chia sẻ”.Chia sẻ không phải là bố thí, cũng không phải là ban ơn. Bố thí và ban ơn là đứng từ trên cao ban xuống và chỉ cho những gì dư thừa. Chia sẻ là đứng ngang hàng và cho đi những gì chính bản thân cần thiết. Hiểu như thế, Đức Giê su chính là mẫu gương chia sẻ…Nằm trong hang đá nghèo hèn, với bầy chiên bò, giữa đêm đông giá rét, Đức Giêsu trở nên một lời mời gọi chia sẻ. (Vietcatholic 22.12.2008)

Anh JB Nguyễn Hữu Vinh, trong bài “Cảm nhận trước Noel 2008 ở Hà Nội”(Vietcatholic 22.12 2008), viết về những trăn trở …năm nay Hà Nội có một Noel buồn, nhưng đong đầy ý nghĩa chia sẻ. Toà TGM Hà Nội vẫn như mọi ngày, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tiếp từng đoàn sinh viên, giáo dân, linh mục… từ nhiều nơi đến chúc mừng Giáng sinh. Trong các buổi nói chuyện, Ngài luôn nhắc nhở mọi người cần quan tâm đến những người nghèo. Trong xã hội còn quá nhiều những người nghèo, họ nghèo không chỉ về vật chất, mà còn là nghèo về tinh thần, về công lý và sự thật. Tất cả đều đáng được thương yêu và giúp đỡ…Thời gian qua, kể từ sau nạn lụt lội ở Hà Nội và các tỉnh, Đức TGM hầu như không tuần nào không có vài chuyến đi đến với những người nghèo khổ, đau ốm và cần sự cứu trợ, nâng đỡ, giúp đỡ của Ngài từ miền Vinh đến các tỉnh phía Bắc… Trong câu chuyện với các vị chủ chăn, tôi được biết các Ngài đang hướng cộng đồng đi tới tìm niềm vui trong việc thực hiện ơn cứu độ qua việc chăm sóc những người nghèo khó, thay cho những niềm vui rộn rã trần thế đời thường. Đặc biệt là trong Noel năm nay.

Thiên Chúa làm người và làm một Hài Nhi, một biến cố tầm thường nhưng rất vĩ đại, mời gọi nhân loại chia sẻ tình yêu thương.

Trong các trình thuật ngôn sứ của Cựu Ước, Is 9,1-6 là lời sấm thích hợp rõ ràng đã khơi lên mầu nhiệm Giáng Sinh. Lời sấm trên đây là một ám chỉ về việc sinh ra của một vị thừa kế ngai báu và sự thực hiện “dấu Emmanuel” đã được nói đến trong (Is 7,14).

Một Hài Nhi đã sinh ra là điểm nhấn vĩ đại đánh dấu lịch sử Tình Yêu Thiên Chúa.

Tin mừng Lc 2,1-20 kể lại một câu chuyện tầm thường nhất nhưng cũng là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

Một biến cố tầm thường nhất:

Một gia đình nghèo khổ không tìm ra chỗ trọ trong lữ quán. Số người Do thái trở về Giêrusalem để làm sổ khai sinh quá đông. Hai ông bà Giuse - Maria không có tiền để vào khách sạn, vào các nhà nghỉ đắt tiền, các quán trọ đã hết chỗ, mùa tăng giá và bắt chẹt khách hàng. Tăng giá để loại trừ người nghèo, ở đó không có chỗ trống cho tình người. Họ đành phải qua đêm ngoài đồng hoang tại Bêlem trong một hang đá nơi dành riêng cho chiên bò nghỉ ngơi. Đêm đông hôm ấy trong cảnh sương tuyết gió lạnh, Maria đã hạ sinh một con trai, bà đặt con trong máng cỏ, bạn hữu thân nhân chẳng có ai, chỉ có vài mục đồng đến thăm viếng, sự kiện chỉ có thế, thật là đơn giản.

Một biến cố vĩ đại nhất.

Thế nhưng, em bé ra đời trong cảnh nghèo hèn đó lại là một vị Thiên sai, đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên, trước và sau ngày giáng sinh của Người. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ, hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía. Thiên Chúa đã chọn làm một người nghèo sinh ra trong một gia đình nghèo chứ không phải quyền quý giàu sang. Bởi vậy, biến cố giáng sinh hôm nay bên ngoài xem ra thật tầm thường nhưng lại là một biến cố vĩ đại. Quá vĩ đại đến nỗi nhiều người đã không tin. Ngay trong số những người tin có Thiên Chúa cũng đã có người không dám nghĩ rằng Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Tin vào một Thiên Chúa là Đấng thần linh thì hầu hết các tôn giáo đều tin nhận; nhưng tin vào một Thiên Chúa nhập thể làm người, chấp nhận thân phận con người thì còn rất nhiều tranh luận. Làm sao một Thiên Chúa lại có thể làm những chuyện quá tầm thường như được cưu mang, được sinh ra ? Môt sự kiện táo bạo. Táo bạo đến độ sững sờ sợ hãi,chẳng phải vì khó tin giật gân cho bằng vì không dám tin vào điều vượt tầm quan niệm.Thiên Chúa Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được.Thiên Chúa Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình,và Thiên Chúa Đấng cứu độ trước đây chỉ muốn bày tỏ với con người khốn khổ qua trung gian của các thụ tạo được tuyển chọn,giờ đây lại ngỏ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nắm trong máng cỏ.Quả là sự kiện táo bạo

Đứng trước hang đá máng cỏ, nơi có Hài Nhi, Đức Mẹ, Thánh Giuse, các mục đồng, các bò lừa, chắc hẳn mỗi người luôn tự hỏi:

-Tại sao Thiên Chúa lại chọn sinh ra bởi Maria, một thôn nữ vô danh tiểu tốt mà không chọn sinh ra bởi một công chúa thuộc hoàng tộc giàu sang phú quý?

-Tại sao lại chọn Giuse làm cha nuôi, một bác thợ mộc quá đỗi tầm thường ?

-Tại sao Chúa lại không chọn sinh ra nơi cung điện nhà vua lầu son gác tía mà lại chọn sinh ra nơi hang bò lừa ?

-Tại sao Chúa lại không chọn sinh ra ở thủ đô Giêrusalem huy hoàng tráng lệ mà lại chọn sinh ra ở làng Bêlem bé nhỏ ?

-Tại sao Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ ?

Và còn nhiều câu hỏi tại sao trước Một Hài Nhi đã sinh ra. Tìm cách giải đáp là tìm cách tiếp cận mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Giáng Sinh. Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, Thiên Chúa siêu việt muốn tự bộc lộ mình là một Thiên Chúa yếu ớt, bé nhỏ, mong manh, không quyền lực, không sức mạnh trong tay, cần được che chở, bảo vệ cũng như cần được chăm sóc dưỡng nuôi. Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ chính là để yêu thương và hoà đồng, trở nên dễ gần gũi, ai cũng có thể gặp Ngài, ai cũng có thể tìm thấy niềm vui và bình an nơi Ngài. Thiên Chúa làm người và làm một em bé sơ sinh yếu ớt cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.

Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chúa làm người vì tình yêu. Một Hài Nhi đã sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn, dưới mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những hài nhi khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi này lại là một niềm vui cao cả, một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.

Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc: Thiên Chúa trở nên một trẻ thơ. Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ, bàn tay nâng niu của Đức Mẹ, ánh mắt âu yếm của Thánh Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim.

Đêm nay, Đêm Thánh Vô Cùng, chiêm ngắm Hài nhi trong máng cỏ, chúng ta được mời gọi chia sẻ:

- Hãy mở rộng vòng tay: Đôi tay Chúa giang rộng như muốn ôm tất cả nhân loại, cử chỉ đó nhắn gửi chúng ta hãy mở rộng vòng tay tiếp đón mọi người.

- Hãy mở rộng tầm nhìn: Anh mắt Hài nhi đơn sơ trong sáng như muốn nhắn bảo: Đừng chỉ nhìn hạn hẹp vào bản thân mình, hãy biết mở rộng tầm nhìn ra xã hội, ra giáo hội, ra thế giới. Đừng hạn chế tầm nhìn vào lãnh vực vật chất kinh tế, hãy mở rộng tầm nhìn sang lãnh vực tinh thần tâm linh.

- Hãy mở rộng trái tim: Mở rộng trái tim mình ra để đón Chúa sinh vào, để nghe và hiểu Lời Chúa, Lời Chúa nói thì thầm vào trái tim, Lời ấy nhẹ nhàng sâu thẳm.

Trong đêm hồng phúc này, chúng ta chiêm niệm Hài Nhi nơi máng cỏ, hãy cầu xin cho mọi người trên thế giới được đón nhận giáo lý cao đẹp của Chúa Giêsu. Đó là Tin Mừng cho nhân loại, Tin Mừng dẫn đường soi lối cho nhân loại xây dựng hoà bình trên công lý và tình yêu.

Sau Thánh Lễ, mỗi người về nhà mình, lòng đầy ắp niềm vui Giáng Sinh chia sẻ.

Niềm vui Giáng Sinh không đến từ bữa tiệc có đầy thức ăn mỹ vị, nhưng đến từ sự kiện mọi người cùng nắm tay nhau hát vang lời ca Giáng Sinh chung quanh máng cỏ có Chúa Giêsu Hài Đồng: ”Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta. Một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta”. Niềm vui Giáng Sinh đến từ tâm hồn rộng mở để chia sẻ, mọi người đón nhận ơn Chúa, cùng nhau đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu bé thơ trong hang đá Bê lem.
 
Bản nhạc: Lời Kinh con dâng lên Chúa
Ngô Ngọc Thành
14:33 23/12/2008


 
„Transeamus usque Bethlehem – Nào chúng ta cùng đi đến Bét-le-hem“
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:23 23/12/2008
„Transeamus usque Bethlehem – Nào chúng ta cùng đi đến Bét-le-hem“

Sứ điệp đêm thánh mừng Chúa Giêsu giáng sinh trên trần gian là sứ điệp hòa bình. Sứ điệp này là sứ điệp của Trời cao gửi xuống trần gian, đồng thời là sứ điệp của Giáo Hội Chúa. Sứ điệp đó được viết tường thuật trong Phúc âm thánh Luca.

Sứ điệp Hòa bình của Trời cao mang đến niềm vui cho mọi con người trong công trình của Thiên Chúa ở trần gian. Sứ điệp này thể hiện nơi Hài nhi Giêsu, Đấng là vừa Thiên Chúa và vừa là con người. Sứ điệp này bắt đầu ngay trong đời sống giữa con người với nhau.

Thánh Luca (Lc,2,1-14) thuật lại sứ điệp tin mừng hòa bình không chỉ trong khung cảnh sự sinh ra của Chúa Giêsu trên cánh đồng Bethlehem năm xưa, nhưng còn lồng trong khung cảnh lịch sử chính trị con người đất nước lúc đó: Thời điểm Hoàng đế Oktavian có tên hiệu Augustus trị vì đế quốc Roma, vị quan toàn quyền Quirinus xứ Syria, và Herode đại đế là vua xứ Judea ( Lc 2,2).

Qua những sự kiện lịch sử đó, Thánh sử Luca muốn viết trình bày sự sinh ra của Chúa Giêsu có căn cứ vào thời gian, nơi chốn địa điểm lịch sử, cùng những nhân vật cầm quyền chính trị lúc đó. Những chi tiết đó như những nhân chứng lịch sử còn ghi chép lại trong sử sách cho hậu thế. Và đây không phải là chuyện thần thọai hoang đường do lòng đạo đức kính mến dàn dựng ra. Trái lại có căn cứ lịch sử thời đại con người.

Bài tường thuật về lễ giáng sinh của Thánh Luca không là một trình thuật theo cung cách thông tin về thân thế của Chúa Giêsu.

Không, không phải như thế. Thánh sử Luca muốn qua đó nói nhiều đến: Trong khung cảnh lịch sử đế quốc Roma lúc đó, Thiên Chúa hiện thân trong Chúa Giêsu Kitô thành Nazareth đã sinh xuống trần gian làm người. Ngài đi vào cuộc sống trần gian với chặng mốc thời điểm về không gian địa lý và thời gian. Ngài đã trở thành một con người sống ở giữa xã hội chúng ta.

Và hơn thế nữa, nơi Chúa Giêsu lời đoan hứa của Thiên Chúa từ ngàn xưa đã được thực hiện đầy đủ: Đấng Cứu Thế từ dòng dõi Vua David, sinh ra ở Bethlehem, là vị vua mới đồng thời là vị cứu tinh mới có quyền năng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Đấng cứu tinh cho trần gian.

Thời đế quốc Roma, hoàng đế được tung hô là vị „cứu tinh“ „ Chúa tể“ „ Thiên tử“. Hình như những tước hiệu này từ xa xưa trong lịch sử nhân lọai cũng đều là danh xưng cho những vua chúa ở mọi nơi trên trần gian! Trong đế quốc Roma thời xa xưa, hòang đế là người có quyền lực mang đến hòa bình, theo như lòng tin tưởng mong đợi cho người dân. Những vị Hoàng đế thiết lập trật tự hòa bình với sức mạnh của vũ khí quyền lực. Vì thế nền hòa bình đó có tên Pax Romana.

Chúa Giêsu Kitô giáng sinh là Con Thiên Chúa, vị cứu tinh mới, vị vua mới là một em bé sơ sinh không có sức mạnh quyền uy vũ lực nào trong tay. Bề ngoài em bé, vị cứu tinh hòa bình này, không chiếu tỏa một điều gì quyền uy, nhưng nội tâm chiếu tỏa vẻ vinh quang của Thiên Chúa. Trong thâm tâm con người em bé Giêsu sức sống Đức Chúa Thánh Thần là nguồn mạch thúc đẩy làm thay đổi lòng con người qua tiếng nói cung cách sống của trẻ Giêsu. Sức sống nội tâm có Chúa Thánh Thần là động cơ hướng dẫn đến một đời sống mới có niềm hy vọng vượt qua bóng tối tội lỗi.

Hòa bình đến không do sức mạnh quyền uy vũ lực bên ngoài, nhưng trong tâm hồn. Và con đường đạt tới điều đó khởi đầu từ hang đá giáng sinh hèn mọn và thánh gía đau khổ cho trẻ Giêsu và cho cả chúng ta nữa.

Khi vị vua hòa bình Giêsu sinh ra, các người mục đồng chăn đàn súc vật được Thiên Thần báo tin đến thăm viếng đầu tiên. Họ đến nhận ra vị cứu tinh hòa bình là một em bé sơ sinh quấn khăn tã đặt nằm trong máng rơm cỏ chuồng bò lừa. Khung cảnh đời sống thật nghèo hèn khốn khó. Nhưng họ đã nhận ra nơi em bé sơ sinh đó là dấu chỉ sự thánh thiêng lạ lùng của Trời cao.

Niềm vui mừng thánh đức chiếu tỏa nơi tâm hồn họ từ ngày đó. Và niềm vui mừng đó là ước vọng hòa bình của mọi tâm hồn. Vì thế hằng năm, trong đêm thánh vô cùng, toàn thể địa cầu sống trong vui mừng của ánh sáng hòa bình từ Trời cao tỏa xuống trần gian.

„ Transeamus usque Bethlehem – nào chúng ta cùng đi đến Bét-le-hem!“

Chúc mừng lễ Chúa Giáng sinh
 
Suy niệm Giáng Sinh: Thân nhân Người đã không tiếp nhận Người
LM. Nguyễn Hữu Thy
16:50 23/12/2008

Suy niệm Giáng Sinh: Thân nhân Người đã không tiếp nhận Người



(Ga 1,1-18)

«Nhưng thân nhân Người đã không tiếp nhận Người. Người đã đến trong thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng thế gian lại không nhận biết Người».

Ðiều đó có nghĩa là gì?

Ðiều đó có nghĩa là thế gian muốn được yên thân, chứ không muốn để Thiên Chúa can thiệp vào cuộc sống họ, không muốn để Thiên Chúa ngăn cản lối sống phóng túng và lệch lạc cố hữu của mình. Con người muốn được yên thân tiếp tục sống theo con đường đã chọn dầu hậu quả ra sao thì mặc, chứ không muốn chấp nhận con đường Thiên Chúa đề nghị: Con đường đòi phải từ bỏ, phải hy sinh ép xác, phải canh tân cuộc sống, nhưng cũng chính là con đường dẫn tới sự cứu rỗi vĩnh cửu, dẫn tới hạnh phúc chân thật! Bởi vậy, tuy thế gian nhờ Thiên Chúa mà có, nghĩa là chính Thiên Chúa đã dựng nên thế gian, nhưng thế gian lại tìm cách xa lánh Thiên Chúa. Ðó là tâm trạng muôn thủa của con người – xưa kia cũng như ngày nay. Chúng ta không thể nói được rằng, lời đó chỉ nói về những ai không nghe hay không muốn nghe lời Thiên Chúa mà thôi. Nhưng nếu lời đó lại nói về chính chúng ta, thì chúng ta cần phải biết điều gì sẽ xảy đến cho chúng ta.

Tiếp đến, lời sau đây có ý nghĩa gì: «Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm»? Ðiều đó có nghĩa là Thiên Chúa đã chấp nhận con người, Thiên Chúa đã chấp nhận chúng ta và cho chúng ta được tham dự vào cuộc sống của Người khi chính Người thực sự tham dự vào cuộc sống phàm hèn của chúng ta. Nói cách khác, Thiên Chúa đã chấp nhận tất cả mọi người trong một người: trong Ðức Giêsu Kitô, Con Một Người. Nhờ Thiên Chúa mà tất cả những gì có thể hiện hữu, đã hiện hữu. Thiên Chúa và con người cùng liên kết chặt chẽ với nhau, cả hai không được phân ly, nhưng là trở nên một. Ðó là ý nghĩa của câu: «Và Ngôi lời đã mặc lấy xác phàm!»

Còn chúng ta: Chúng ta có chấp nhận Thiên Chúa không? Chúng ta có thực sự kết hiệp với Thiên Chúa không? Chúng ta cần phải kiểm điểm lại thái độ sống cũng như những tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Chấp nhận Thiên Chúa có nghĩa là chấp nhận người đồng loại như Thiên Chúa đã chấp nhận. Ai không muốn chấp nhận người đồng loại của mình, thì người đó gánh chịu lời khiển trách: «Thân nhân Người đã không chấp nhận Người». Vâng, Thiên Chúa chấp nhận con người, nhưng chúng ta là người, lại không muốn tiếp cận với người khác, chúng ta không muốn chấp nhận người đồng loại của mình.

Ðó là thực tại cụ thể của cuộc sống xã hội loài người. Nếu chúng ta nghĩ đến những người hằng ngày tiếp cận và chung đụng với chúng ta qua cuộc sống hay qua công việc, chắc chắn chúng ta đã cảm nhận được sự khó khăn khi phải chấp nhận kẻ khác, nhất là những kẻ không giống chúng ta, những kẻ khác quan điểm hay đối nghịch với chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu với những người gần gũi chúng ta nhất trong gia đình: với chồng, vợ, con cái, và với cha mẹ. Chúng ta có đối xử với nhau như những người được Thiên Chúa chấp nhận và yêu thương hay không? Chúng ta có thể chấp nhận những người hằng ngày cùng đi chung với chúng ta trên một con hẻm, ở chung với chúng ta trong cùng một căn nhà, trên cùng một đường phố, hay những người ở sát bên cửa nhà chúng ta và những người cùng làm chung với chúng ta trong một hãng xưởng? Chúng ta nghĩ gì về những người có ý kiến khác với chúng ta? Chúng ta đối xử thế nào với những người có quan điểm sống và lập trường chính trị khác với chúng ta? Chúng ta xét đoán thế nào về những người đã một lần lầm lỡ sa ngã và có lẽ đã sa đi ngã lại nhiều lần? Một điều chắc chắn mà chúng ta cần biết là tất cả họ đều được Thiên Chúa yêu thương và chấp nhận.

Giáng Sinh luôn là một đại lễ của tình yêu. Kinh Thánh ghi rõ. «Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian». Ðó chính là biến cố mà chúng ta vui mừng cử hành hôm nay. Qua đó Thiên Chúa cũng muốn nói cho chúng ta hay là chúng ta cũng cần phải quan tâm săn sóc anh em đồng loại như thế nào, cần phải gặp gỡ và nghĩ tưởng về họ như thế nào, cần phải thông cảm và yêu thương họ như thế nào. Lời Ðức Giêsu: «Ðiều gì các con làm cho một kẻ bé mọn nhất trong các anh em của Thầy, là các con đã làm cho Thầy» là một mệnh lệnh bất khả thoái thác. Ðúng vậy, tình bác ái đối với đồng loại là một điều bất khả thoái thác. Ðàng khác, đức ái nhân, lòng bác ái đối với tha nhân, không thể nhường chỗ cho bất cứ thứ tình yêu nào khác. Ðức ái phải vượt lên trên tất cả mọi thứ tình yêu vị kỷ, tình yêu xác thịt, lòng ích kỷ.

Ðến đây chúng ta còn phải đối mặt với một vấn nạn: Ðiều gì ngăn cản chúng ta trong việc chấp nhận kẻ khác và coi họ như những người được Thiên Chúa yêu thương và chấp nhận? Ðiều gì ngăn cản chúng ta trong việc nhìn nhận kẻ khác một cách đúng đắn và có thể thành thật nói với anh ta: bao lâu anh còn sống với chúng tôi trên cõi đời này, anh vẫn luôn là một người đã được Thiên Chúa chấp nhận? Phải chăng tất cả không phải là lòng ích kỷ, sự tự ái quá độ của chúng ta?

Lễ Giáng Sinh muốn chúng ta biết mở rộng lòng mình chấp nhận thế giới và con người, như Thiên Chúa đã mở lòng mình để chấp nhận thế giới và con người. Ðó cũng chính là ý nghĩa của câu: «Và Ngôi Lời mặc lấy xác phàm và ở giữa chúng ta. »
 
Lễ đêm Giáng Sinh: Đêm Ánh Sáng
+ TGM. Ngô Quang Kiệt
17:58 23/12/2008
Lễ Đêm Giáng Sinh; ĐÊM ÁNH SÁNG

Lc 2, 1-14

Đêm Giáng sinh chìm trong lớp lớp bóng tối dày đặc. Bóng tối tự nhiên của một đêm mùa đông ảm đạm. Bóng tối cay đắng của đêm dài nô lệ khi đất nước chìm trong ách thống trị ngoại bang. Bóng tối âm thầm nhẫn nhục của những kiếp người nghèo hèn lam lũ. Bóng tối âm u trong túp lều lúc nhúc súc vật hôi tanh. Bóng tối u mê của tội lỗi nhơ nhớp. Giữa màn đêm dày đặc, Hài nhi Giêsu xuất hiện như một làn ánh sáng rực rỡ.

Đó là ánh sáng tình yêu.

Tình yêu vốn là một ngọn lửa vừa chiếu sáng vừa sưởi ấm. Hài nhi Giêsu là kết tinh tình yêu của Thiên chúa dành cho nhân loại. Tình yêu đã đi đến tận cùng vì đã trao ban cho nhân loại món quà cao quí nhất không gì có thể so sánh được. Trao ban Chúa Giêsu là cho tất cả, không còn có thể cho thêm gì nữa. Chúa Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên chúa đi tìm con người. Thiên chúa đã hạ mình thẳm sâu để xuống gặp con người. Thiên chúa đã tìm thấy con người trong những khốn cùng tột độ của nó. Thật lạ lùng, Thiên chúa quá yêu thương đến độ kết hợp với sự khốn cùng của nhân loại. Bóng đêm nhân loại nhận được ánh sáng của Thiên chúa. Bóng đêm khổ đau nhận được ánh sáng yêu thương. Anh sáng Thiên chúa soi sáng kiếp người tăm tối. Ánh sáng Thiên chúa sưởi ấm cho nhân loại lạnh lẽo.

Đó là ánh sáng niềm tin.

Ánh sáng Giáng sinh chiếu toả trên những tâm hồn thiện chí. Đêm nhân gian vẫn còn mê đắm. Nhưng vẫn có những tâm hồn thiện chí tỉnh thức. Đó là những tâm hồn bé nhỏ nghèo hèn. Đó là những cuộc đời khiêm tốn sống âm thầm trong bóng tối. Đó là những người nghèo của Thiên chúa. Đó là thánh Giuse, Đức Mẹ. Đó là Ba Vua. Đó là các mục đồng. Khiêm nhường nên các ngài sẵn sàng đón nhận thánh ý Thiên chúa. Tỉnh thức nên các ngài nhạy bén đón nhận những dấu chỉ Thiên chúa gửi đến. Thiện chí nên các ngài hăng hái lên đường ngay khi nhận được tín hiệu. Đơn sơ nên các ngài nhận được ánh sáng. Hê rô đê và Giê ru sa lem chìm trong mê đắm nên ngôi sao đã tắt. Trái lại "vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh các mục đồng". Và ngôi sao xuất hiện dẫn đường cho Ba Vua. Ánh sáng đã bao phủ các ngài. Ánh sáng đã dẫn đưa các ngài đến bên máng cỏ. Ánh sáng đã khiến các ngài nhìn thấy "một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ" và các ngài đã tin.

Đó là ánh sáng hi vọng.

Hài nhi Giêsu là hạt giống bé bỏng Thiên Chúa gieo vào thế giới. Những tâm hồn thiện chí là mảnh đất phì nhiêu. Những người nghèo của Thiên chúa âm thầm kiên trì chờ đợi. Những tâm hồn thiện chí như Ba Vua ngước mắt lên trời tìm kiếm. Niềm khao khát đã được đáp ứng. Đã đến mùa Thiên chúa gieo hạt. Hạt mầm thần linh gieo vào xác phàm sẽ thần hoá cả nhân loại. Hạt giống Giêsu sẽ triển nở thành cây cao bóng cả cho muôn loài trú ngụ. Mặt trời bé nhỏ Giêsu sẽ trở thành mặt trời chính ngọ soi chiếu đêm tối nhân gian. Ánh bình minh Giêsu hứa hẹn một ngày mới chan hoà ánh sáng. Với Hài nhi Giêsu, một thời đại mới khởi đầu: những người bé nhỏ được nâng lên, những người nghèo hèn được kính trọng. Giê su chính là hạt mầm hi vọng Thiên chúa gieo vào thế giới.

Đó là ánh sáng Tin mừng.

Được thắp lửa, những tâm hồn thiện chí trở thành những ngọn đuốc, không chỉ sáng lên niềm vui, niềm tin, niềm hi vọng, mà còn chia sẻ ánh sáng với những người chung quanh. "Họ kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này". Tin mừng được loan đi. Niềm vui lan tới mọi tâm hồn. Ánh sáng bừng lên phá tan đêm tối.

Hài nhi Giêsu như mầm cây vừa nhú. Mầm cây cần bàn tay ân cần chăm bón để vươn thành cổ thụ cành lá xum xuê. Hài nhi Giêsu như ngọn nến đem ánh sáng vào đêm tối. Ngọn nến cần được nhiều bàn tay liên đới chuyền nhau cho ánh sáng lan rộng.

Xin cho con được trái tim của các mục đồng biết mở lòng ra đón nhận ánh sáng và biết đem ánh sáng của Chúa đi khắp nơi, để đêm tối trần gian được ngập tràn ánh sáng huy hoàng của Chúa.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1-Tôi có mở lòng để đón nhận ánh sáng của Chúa vào tâm hồn tôi không?

2- Những miền nào trong tâm hồn tôi còn trong bóng tối: chưa có đức tin, chưa có tình yêu, chưa có hi vọng, chưa có Tin mừng?

3- Tôi phải làm gì để Đêm Giáng Sinh soi sáng cho mọi người chung quanh tôi?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mục Sư Rick Warren bị thách thức duyệt xét lại việc tham dự các nghi thức tấn phong tổng thống
Bùi Hữu Thư
04:49 23/12/2008

Mục Sư Rick Warren bị thách thức duyệt xét lại việc tham dự các nghi thức tấn phong tổng thống



Front Royal, Va, ngày 20, tháng 12, 2008
(CNA).- Chủ Tịch Hội Đời Sống Con Người Quốc Tế (Human Life International,) Linh Mục Thomas J. Euteneuer, đã thách thức Mục Sư Rick Warren suy nghĩ lại về việc nhận lời tham dự các nghi thức tấn phong Tổng Thống Barack Obama. Mục sư Warren, một người yểm trợ mạnh mẽ cả phong trào bảo vệ đời sống lẫn hôn nhân gia đình truyền thống, được lựa chọn để đọc lời nguyện lúc ông Obama nhận chức tổng thống tháng tới.

Trong một tuyên cáo, linh mục Euteneuer ngợi khen mục sư Thánh Đường Saddleback tại Lake Forest, California, về việc ông lãnh đạo phong trào bảo vệ đời sống, nhưng bầy tỏ ưu tư là “tiếng tăm của ông và lời nguyện lúc ông Obama nhận chức tổng thống có thể được hiểu là một sự yểm trợ, hay ngay cả một sự chúc lành, cho một chính phủ có lẽ chống lại đời sống mạnh mẽ nhất trong lịch sử quốc gia này.”

Mục sư Warren cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Một Đời Sống Có Mục Đích.” (The Purpose Driven Life.)

Cha Euteneuer tiếp, “Tổng thống đắc cử Obama đã cho thấy nhiều lần ông không kính trọng đời sống của các thai nhi, và mỗi khi có dịp đều hứa sẽ ủng hộ các yêu cầu quá đáng của các nhóm chống lại đời sống. "Chương trình quá khích này không nên được coi như được yểm trợ bởi một vị lãnh đạo phong trào bảo vệ đời sống như Mục sư Warren."

Cha Euteneuer nói, "Tôi tôn trọng mối tương quan giữa Mục sư Warren và ông Obama. Nhưng một sự yểm trợ có tính cách công cộng và Kitô giáo tại lễ khai mạc này chắc chắn làm cho những người biết rõ thành tích của ông Obama về các vấn đề liên quan đến đời sống con người phải hoang mang.”

Vị chủ tịch Hội Đời Sống Con Người Quốc Tế kết luận, "Chúng tôi thành khẩn xin Mục Sư Warren xét lại việc tham gia vào các nghi thức tấn phong, vì lý do các quan điểm chống đời sống quá khích của ông Obama.”

Linh Mục Thomas Euteneuer
Ông Obama và Mục Sư Rick Warren
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI suy tư về các chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Úc và Pháp
Bùi Hữu Thư
05:22 23/12/2008

Đức Thánh Cha Benedict XVI suy tư về các chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Úc và Pháp



VATICAN ngày 22, tháng 12, 2008
(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của các chuyến tông du năm 2008 – tới Hoa Kỳ, Úc, và Pháp.

ĐTC nhắc lại các chuyến đi này hôm nay khi ngài trao đổi theo truyền thống các lời chúc mừng Giáng Sinh với các giám mục và thành viên của Giáo Triều Rôma. Trong bài hiểu thị hàng năm, ĐTC đề cao các biến cố quan trọng trong năm; năm nay ngài cũng đề cập đến Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10 và việc khai mạc Năm Thánh Phaolô.

ĐTC nói, “các chuyến tông du là sự hiện diện của Lời Chúa, của chính Thiên Chúa trong thời điểm hiện tại của lịch sử. Mục tiêu cuả các chuyến đi “chỉ có thể là để phục vụ cho sự hiện diện này [của Thiên Chúa].”

Ngài tiếp, "Vào các dịp này, Giáo Hội được công chúng nhận biết, [và cùng với việc này], đức tin, và vì thế, ít nhất cũng làm phát hiện câu hỏi về Thiên Chúa.”

ĐTC nói là các cuộc biểu dương trước công chúng là lời mời gọi cho những ai “cố gắng tìm hiểu thời đại này và các quyền lực đang hoạt động trong đó."

Ngài đặc biệt nhắc đến chuyến viếng thăm Úc, với Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng Bẩy, nói rằng các biến cố này đã tạo nên một loại văn hóa giới trẻ.

Còn về hai chuyến thăm Hoa Kỳ tháng Tư, và Pháp tháng Chín, ĐTC nói, “chính Giáo Hội tự bầy tỏ trước thế giới và cho thế giới, như một quyền lực thiêng liêng ấn định lối đi cho đời sống, và qua các nhân chứng đức tin, đem lại ánh sáng cho thế gian.”

Ngài nói, các chuyến đi này, là những ngày “chiếu rõi ánh sáng, chiếu rõi chân lý về đời sống và quyết tâm cho mọi sự lành."
 
ĐTC nói: Giới trẻ cần trân qúy nền giáo dục
Nguyễn Toàn Tâm
13:15 23/12/2008
Vatican, ngày 21 tháng 12, năm 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói: "Giới trẻ cần một nền giáo dục toàn diện, không chỉ về tư tưởng và còn về những giá trị vốn hình thành nên nền tảng của một cuộc sống sung mãn và một xã hội nhân văn."

ĐTC đã nói về tầm quan trọng của nền giáo dục vào thứ năm trong lúc nhận những là thư ủy nhiệm từ ông Oscar Ayuso, tân đại sứ của Belize ở Tòa Thánh.

Ngài nói rằng dân tộc Belize nên tự hào về một nền lịch sử phong phú và rằng di sản đồ sộ của quốc gia không thể được coi là điều dĩ nhiên, nhưng nó cần được tái gìn giữ liên tục và cẩn trọng trao lại cho thế hệ trẻ hơn ở mọi cấp độ của nền giáo dục và đời sống cộng đồng."

ĐTC đã nói rằng nhiệm vụ này rất cấp bách, vì những giá trị vốn hình thành nên đời sống và bản sắc đất nước Belze theo truyền thống đang gặp phải thách đố bởi sự du nhập của mhững kiểu mẫu văn hóa nào đó mà khốn thay, nó bào mòn sinh lực và quà tặng mà những người trẻ manh lại cho xã hội, đó là: chủ nghĩa duy tâm, sự rộng lượng, niềm vui, hy vọng và lòng hăng say.”

ĐTC nói thêm: "Bằng cách cổ võ xu thế thuyết khuyển nho và sự xa lánh, họ tạo điều kiện bành trướng nền phản văn hóa của bạo động và thoát ly khỏi thực tế, và tạo đào kiện tìm kiếm điều không tưởng sai lầm qua việc lạm dụng rượu chẻ và ma túy."

ĐTC Benedicto XVI đã trách cứ những ảnh hưởng “tàn phá” của việc lạm dụng rượu chè và ma túy, và đã gọi nó một “nguồn bận tâm đặc biệt đối với tất cả những ai đã dấn thân vào việc phúc lợi xã hội, không chỉ đối với người trẻ mà còn đối với xã hội xét như một tổng thể.”

Ngài nói tiếp: "Về phần mình, Giáo Hội ước mong ra sức giúp đỡ để giải quyết những thách đố này bằng cách giúp người trẻ nhận định – dưới ánh sáng Tin Mừng – những chân lý bền vững vốn là nền tảng của một cuộc sống thật sự sung mãn chắc chắn."

Gia đình là then chốt

ĐTC đã khẳng định rằng gia đình mang yếu tố then chốt đối với tương lai của bất kỳ xã hội nào."

Ngài nói tiếp: “Trong thông điệp ngày thế giới hòa bình năm 2008, tôi đã nhấn mạnh vai trò độc nhất của gia đình xét như là nền tảng của xã hội và là thầy dạy bình an đầu tiên và không thể thiếu được.”

"Từ lâu, những gia đình bền vững là dấu chỉ đời sống quốc gia của các bạn, và cộng đồng Công Giáo ở Belize đã dấn thân làm việc với tất cả mọi người thiện chí nhằm đương đầu cách có trách nhiệm đối với những hiểm họa đang ngày càng đe dọa đến các định chế về hôn nhân và gia đình, đặc biệt là việc ủng hộ tính tự nhiên của hôn nhân dựa trên sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ, gìn giữ những quyền cụ thể của gia đình, và tôn trọng nhân phẩm bất khả xâm phạm của sự sống con người, từ lúc đầu thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên."

ĐTC nói thêm: "Chứng tá này - chứng tá nhắm đến việc nêu lên quan điểm chung và nuôi dưỡng những chính sách gia đình khôn ngoan và có tầm nhìn sâu rộng - có ‎ ý nghĩa đến việc đóng góp vào công ích bằng sự bảo vệ một định chế vốn đã và đang tiếp tục trở thành sáng kiến cốt thiết nhằm phục vụ cho hòa bình và tiến bộ xã hội.”
 
Chính phủ Pakistan mừng Lễ Giáng Sinh
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:27 23/12/2008
Chính phủ Pakistan mừng Lễ Giáng Sinh

Islamabad (AsiaNews) – Năm nay, các Kitô hữu không đơn độc trong việc mừng Lễ Giáng Sinh ở Pakistan. Trong những ngày trước 25/12, các cộng đoàn và các tổ chức tôn giáo đang chuẩn bị rất nhiều các sự kiện công cộng, nhưng những người khác cũng đang làm như thế. Thật vậy, một số đảng phái chính trị và các tổ chức chính phủ đang tổ chức điều gì đó đánh dấu sự kiện vui mừng này.

Bộ Người thiểu số Pakistan đã tổ chức lễ kỷ niệm Giáng Sinh tại Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia Pakistan (PNCA) ở thủ đô của quốc gia này, do Thủ tướng Syed Yousuf Raza Gilani tiếp đón và chiêu đãi.

Với mong muốn Chúc mừng ngày lễ và Chúc mừng Năm mới tất cả các Kitô hữu Pakistan, ông Gilani nói rằng đất nước có một nghĩa vụ đạo đức để bảo vệ và thúc đẩy một nền văn hóa của hòa bình và hòa hợp.

Nhắc lại cam kết của chính phủ nhằm phát triển kinh tế của các sắc tộc thiểu số và bảo tồn bản sắc tôn giáo, ngôn ngữ và truyền thống của họ, ngài Thủ tướng loan báo rằng chính phủ sẽ dành 5 phần trăm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ công liên bang cho những người thiểu số. Ông cho hay: "Đó là trách nhiệm của chúng tôi đối với niềm tin của chúng tôi vào sức mạnh của người dân và sự thành đạt của người thiểu số".

Ông Gilani cũng cho biết rằng Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) dự định tăng số ghế đại diện cho người thiểu số trong hội đồng tỉnh và quốc gia, và mở đường cho họ được đại diện trong thượng viện, nơi thực sự quyết định cơ chế đất nước.

Cuối cùng, ông nhấn mạnh đến ý định cử hành kỷ niệm Ngày của Người thiểu số bằng sự tin phục và nhiệt tình vào 11/08 tới, ngày mà đất nước ghi nhớ bài phát biểu đầu tiên của người sáng lập đất nước, Quaid-e-Azam Mahomed Ali Jinnah, người cha của Pakistan hiện đại, đối với Hội đồng lập hiến.

Nói về tuyên bố của ông Gilani, Peter Jacob, Thư ký điều hành của Ủy ban Quốc gia về Công lý và Hòa bình của Giáo Hội Công Giáo (NCJP) nói rằng người dân tham gia vào việc cử hành mừng lễ Giáng Sinh đánh dấu mong muốn hòa giải và điều này bất chấp tình hình khó khăn mà đất nước đang trải qua.

Căng thẳng với Ấn Độ và bóng râm bao phủ bởi chủ nghĩa khủng bố cũng không ngăn được mọi giai cấp, các tầng lớp xã hội tham dự vào việc mừng Lễ Giáng sinh.

Các cộng đồng từ nhiều tín ngưỡng của Pakistan đang tham gia đặc biệt vào việc tổ chức nhiều hoạt động và nghi lễ, mặc dù Kitô hữu của đất nước này chỉ đại diện 2,5 phần trăm dân số 170 triệu người, vốn đa số là người Hồi giáo.

Ông Jacob cho hay các đảng phái chính trị và cơ quan chính phủ đã thúc đẩy các sự kiện trong một dịp như thế này cho thấy một dấu hiệu rất tích cực. Thật là ý nghĩa khi được dự bữa tối Giáng Sinh tại Dinh Tổng Thống.

Hy vọng rằng các sáng kiến sẽ được thực hiện nhằm ủng hộ hàng trăm ngàn người hầu hết là Kitô hữu nghèo để làm vơi đi đau khổ của họ và đáp ứng nhu cầu của họ.

Thư ký của NCJP cũng nói rằng thông báo của ông Gilani được NCJP lưu tâm và mong rằng lời hứa hẹn sẽ được thực hiện "bởi vì trong quá khứ cũng đã có rất nhiều thông báo, nhưng chúng không được triển khai thực hiện."
 
Top Stories
Ăn nói sao với thế hệ mai sau?Vietnam: Regierung verhindert Weihnachtsfeiern ''illegaler Christen'' Religionsfreiheit – Gnade oder Recht? (tiếng Đức)
Quelle: Jesus.de
02:40 23/12/2008
Vietnam: Regierung verhindert Weihnachtsfeiern "illegaler Christen" Religionsfreiheit – Gnade oder Recht? (tiếng Đức)

(Việt Nam: Nhà nước ngăn cản mừng lễ Giáng Sinh của "những người Kitô hữu chui" Tự do tôn giáo – Đặc ân hay quyền lợi?)

Einigen hundert Christen wurde die Teilnahme an der Teilnahme der Weihnachtsfeier in der nordvietnamesischen Stadt Thanh Hoa am 21. Dezember verwehrt, weil die Polizei sogenannten „illegalen Christen“ den Zugang versperrte. Trotz jahrelanger Bemühung hatten die evangelischen Hausgemeinden in Thanh Hoa keine Registrierungsbescheinigung bekommen und wurden somit als illegal eingestuft. Die Lage der Christen in dem kommunistischen Land hat im Jahr 2008 wieder verschlechtert, berichtet die Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM). Der katholische Erzbischof von Hanoi stellte fest, dass die vietnamesische Regierung Religionsfreiheit als Gnade und nicht als Recht ansehe. Wegen eines bereits neun Monate öffentlich geführten Streits über die Rückgabe von konfiszierten Besitztümern der katholischen Kirche fordert die Regierung die Redemptoristen erneut auf, vier ihrer Priester aus Hanoi zu versetzen. Davor hatte Vietnam acht Katholiken wegen „Störung der öffentlichen Ordnung“ zu Haftstrafen bis zu 15 Monaten auf Bewährung verurteilt. In der zweiten Auflage überarbeitet die IGFM die Dokumentation „Der gescheiterte Dialog“ mit neuen Erkenntnissen.

Zwei Gesichter der Regierung zu Weihnachten

Die im August gegründete „Föderation der Evangelischen Christen in Thanh Hoa“, der Zusammenschluss aller evangelischen Hausgemeinden in der Provinz, hatte große Probleme, einen Saal für ihre Weihnachtsfeier zu finden. Unter dem Druck der Polizei kündigte das Hotel den Mietvertrag kurzfristig am 19. Dezember, obwohl die Einladungen bereits verschickt waren. Dreimal mussten die Christen den Veranstaltungsort wechseln. Am 21. Dezember erreichten aber nur einige hundert Teilnehmer den vorgesehenen Saal. Die übrigen mussten vor dem Hotel bleiben, weil die Polizei den Treppenaufgang gesperrt und den Strom abgestellt hatte. In dem Polizeiprotokoll, von dem der IGFM eine Kopie vorliegt, warf man den „illegalen evangelischen Gruppen“ um Pastor Nguyen Dac Phuc vor, illegale Missionierungsaktivitäten durchgeführt zu haben. Die Polizei habe das Hotel gebeten, „den Mietvertrag zu kündigen und die Versammlung aufzulösen“. Das Hotel Sao Mai soll zur Rechenschaft gezogen werden, weil es trotz Vorwarnung über die illegalen Aktivitäten keine Gegenmaßnahmen unternommen hatte.

Wie die ethnischen Christen in den nordwestlichen Bergregionen werden evangelische Hausgemeinden in der Provinz Thanh Hoa von der Regierung nicht anerkannt. Trotz Beteuerung einer neuen Religionspolitik werden sie verfolgt und diskriminiert. Ihre Versammlungen werden brutal aufgelöst, die Teilnehmer geschlagen.

Vietnam zeigt zwei Gesichter in der Behandlung von Christen. Während die Regierung der staatlich anerkannten „Evangelischen Kirche Vietnam (Süd)“ erlaubt hatte, eine große Weihnachtsfeier mit rund 10.000 Teilnehmern am 12. und 13. Dezember in einem Fußballstadion in der Ho Chi Minh Stadt zu veranstalten, beklagten Hausgemeinden in anderen Großstädten, dass sie keinen Saal zu Weihnachten mieten konnten. Die von privaten und halbstaatlichen Hotels abgeschlossenen Mietverträge wurden aus Angst vor Repressionen gekündigt. Selbst Hochzeiten nach evangelischen Zeremonien in Ho Chi Minh Stadt wurden nicht erlaubt. Veranstaltungen von christlichen Gruppen in kleinen Orten, die bislang keine Registrierung erlangen konnten, wurden sofort unterbunden. Christliche Schüler beklagten außerdem, dass die Halbjahresprüfungen in diesem Jahr am 24. Dezember stattfinden würden.

IGFM-Dokumentation „Der gescheiterte Dialog“

Seit Ende 2007 versucht die katholische Kirche in Vietnam, den Kampf um kirchliches Eigentum öffentlich zu führen und damit mehr Druck auf die Regierung auszuüben. Die friedlichen Massengebete zum Jahreswechsel 2007/2008 in Hanoi auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur und Januar bis Mitte September 2008 auf dem Gelände des Redemptoristenklosters in Thai Ha hatten tausende Katholiken mobilisiert.

Am Beispiel des Landstreits in der Gemeinde Thai Ha setzt sich die 48-seitige IGFM-Analyse „Der gescheiterte Dialog“ mit dem Dialog zwischen Staat und Kirche in Vietnam auseinander. Die IGFM schreibt: „Das Beispiel Thai Ha zeigt deutlich, dass Vietnam noch einen langen Weg zum Rechtsstaat vor sich hat und nicht bereit ist, die Aufarbeitung seiner Vergangenheit zuzulassen. Die Regierung setzt weiterhin auf listige, willkürliche und brutale Maßnahmen zur Beendigung eines zivilen Streits mit der Kirche. Auch der acht Monate lang dauernde Dialog um die Rückgabe der Nuntiatur in Hanoi, welcher durch Beendigung der Massenversammlung der Katholiken Anfang Februar 2008 und mit hoffnungsvollen Versprechen der Regierung begann, wurde mit brutaler Gewalt beendet. Die Entscheidung der Regierung, an beiden Plätzen öffentliche Parks einzurichten, stieß bei den Katholiken auf Unverständnis, denn sie glaubten, dass die Regierung die Gelände auch an die Kirche hätte zurückgeben können. Der offizielle Grund, die dicht bevölkerte Stadt Hanoi bräuchte Grünfläche, ist ihrer Meinung nach vorgeschoben mit der Absicht, die Bevölkerung gegen die Kirche aufzuwiegeln. Das Vertrauen zum Staat ist schwer ramponiert."

Der Dialog ist gescheitert, weil die Grundsätze zu unterschiedlich waren, so die IGFM. Während die Kirche auf Wahrheit, Gerechtigkeit, Rechtsstaatlichkeit und Fairness setzte, verlangte die Regierung absolute Gehorsamkeit und unbedingten Respekt vor den Behörden. Die Frage des Eigentumsrechts ist akuter denn je. Vietnam hat den Widerspruch zwischen seiner Konsfiszierungspolitik in der Vergangenheit und dem Nutzungsrecht in der heutigen Politik der „Marktwirtschaft mit sozialistischer Orientierung“ nie deutlich klären können.

(Source: Quelle: Jesus.de http://eins.scm-digital.net/show.sxp/5857_vietnam__regierung_verhindert_weihnachtsfeiern__ille.html?&mantemp=jdeartikel&kein_pdf_anzeigen=1)
 
Wietnam: Trwa ofensywa przeciwko katolikom (tiếng Ba Lan)
Katolicka Agencja Informacyjna
02:42 23/12/2008
Wietnam: Trwa ofensywa przeciwko katolikom (tiếng Ba Lan)

(Việt Nam: Cuộc tấn công vào khối Công Giáo)

2008-12-20 - Trwa wymierzona w Kościół kontrofensywa wietnamskich władz. Po tym jak na początku miesiąca osądzono wiernych, którzy uczestniczyli w protestach w stołecznej parafii Thai Ha, rząd domaga się teraz wydalenia z Hanoi niektórych redemptorystów, a także sięga po kolejne kościelne dobra.

Z tonu listu, w którym władze domagają się od prowincjała przeniesienia niektórych członków naszej wspólnoty, jasno wynika, że szykuje się kolejna konfrontacja - uważa przełożony stołecznego klasztoru, o. Joseph Nguyen. Prowincjał redemptorystów odmówił już jakichkolwiek zmian personalnych, ponieważ, jak twierdzi, jego podwładni nie zrobili nic złego. Władze zapowiadają, że taka decyzja pogorszy tylko relacje między państwem i Kościołem. Wykorzystują przy tym powstały po tegorocznych zamieszkach stan zastraszenia, by podejmować kolejne decyzje w sprawie dóbr kościelnych.

I tak w Vinh Long na południu Wietnamu postanowiono przerobić były sierociniec sióstr szarytek na czterogwiazdkowy hotel. Przeciwko tej decyzji bardzo stanowczo wystąpił miejscowy biskup Thomas Nguyen Van Tan, który wystosował w tej sprawie list pasterski. Broni w nim sióstr przed pomówieniami władz, które twierdzą, że szarytki chciały wykorzystać sierociniec do wychowywania nowych generacji kontrrewolucjonistów. Przypomina też, że kiedy komuniści konfiskowali sierociniec, obiecali go przerobić na szpital pediatryczny, a nie na hotel.

Jeszcze gorszy los spotkał klasztor szarytek w Ho Chi Minh, który przemieniony został na dyskotekę. W zeszłym roku została ona zamknięta przez miejscowe władze, ponieważ okazało się, że funkcjonował w niej dom publiczny. Teraz postanowiono, że były klasztor zostanie zburzony, a na jego miejscu zostanie wybudowany hotel i klub nocny.

(Source: Katolicka Agencja Informacyjna http://wyborcza.pl/1,91446,6087443,Wietnam__Trwa_ofensywa_przeciwko_katolikom.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đã Tìm Thấy Thủ Phạm giết giáo dân Phạm Hòa tại Philadephia, Mỹ
Jos. Vĩnh SA
22:58 23/12/2008
Đã Tìm Thấy Thủ Phạm giết giáo dân Phạm Hòa tại Mỹ


UPPER DARBY, Philadelphia - Trong năm 2008, vào khoảng giữa tháng Mười Một vừa qua, báo chí Mỹ đã loan tin một giáo dân ngoan đạo và là cựu Sĩ Quan QLVNCH bị tra tấn và bị đâm chết ngay trong nhà ở vùng Upper Darby, Philadelphia.

Theo nguồn tin của NBC vùng Philadelphia, thì cảnh sát cho biết đã tìm ra nghi can,.

Ông Phạm Hòa 60 tuổi và vợ là bà Nguyễn Thái 58 tuổi đang ngủ, thì bị hung thủ đột nhập vào nhà, tấn công, tra khảo, rồi bị sát hại nạn nhân, vào đêm thứ Hai, 10 tháng Mười Một,

Qua các cuộc theo dõi và điều của cảnh sát tiểu bang và liên bang, họ đã bắt được nghi can trong vụ này. Hung thủ là một người đàn ông gốc da đen tên là Jermaine Burgess 37 tuổi.

Cảnh sát tin rằng hung thủ đã lấy dây điện trói hai vợ chồng ông bà Hòa lại với nhau rồi tấn công tình dục, hãm hiếp vợ ông Hòa.

Ngay trong lúc đó, hung thủ đã dùng búa và đục để tấn công và tra khảo tiền bạc cũng như cố tình giết chết cả hai người, là ông bà Hòa.

Ông Hòa qua đời ngay tại nhà, còn bà Thái thì may mắn thoát chết, mặc dù bị thương tích trầm trọng. Bà đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần và được cứu sống tại bệnh viện.

Ông Hòa được mô tả là một giáo dân ngoan đạo, và cũng là một người hoạt động tích cực trong cộng đồng, giáo xứ.

Cảnh sát sau khi thử nghiệm DNA đã thu được tại chỗ xẩy ra án mạng, để truy tìm thủ phạm. Kết quả cuộc thử nghiệm cho biết, đã trùng hợp với DNA của Jermaine Burgess. Lúc bị bắt thì nghi can đang bị giam giữ vì tội cướp xe của hai phụ nữ và đã tháo chạy.

Jermaine Burgess bị truy tố về tội giết chết ông Hòa, tấn công bà vợ, trộm cướp và nhiều tội danh khác trong vụ này.

Các thám tử cảnh sát gọi Jermaine Burgess là tên tội phạm hình sự chuyên nghiệp, vì hắn đã từng vào tù ra khám, kể từ thập niên 80 đến nay.

Các giới chức thi hành pháp luật có thể kết luận rằng ông bà Phạm Hòa là nạn nhân xui rủi, ngẫu nhiên trên bước đường tội ác của Jermaine Burgess.

Nghi can còn đang trong vòng điều tra về hai vụ sát nhân khác: Vụ bà Jane Morgan 80 tuổi bị đánh chết và một vụ giết người khác ở Ridley Township cũng ở phía Ðông tiểu bang Pennsylvania. (vunivercial)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thử nhìn qua vài bộ mặt lãnh đạo UBĐKCGVN qua Đại Hội kỳ V và thành tích của họ
Đồng Nhân
03:41 23/12/2008
Qua những cuộc cầu nguyện của người Công giáo từ Bắc xuống Nam đòi công lý trong cả năm qua, nhưng không thấy bóng dáng các vị Đoàn Kết yêu Nước "đồng hành với đồng đạo" của mình, mà chỉ thấy các vị đó "đồng hành với cửa quan cửa quyền", thế rồi trong những ngày qua lại thấy tên tuổi của một số vị trong UBĐKCGVN được nhắc tới. Tưởng đâu các vị Yêu Nước này đã tìm chỗ chạy trốn cho êm đời được đạo, dù không muốn nhắc tới danh tính các vị này, nhưng cực chẳng đã lại phải làm một vòng điểm danh về tính cách "xôi thịt" và "ham danh ham lợi" của những người lãnh đạo cái Ủy Ban Đàn Két này. Chỉ cần tường trình qua về diễn tiến và những tranh chấp của các thành viên UBĐKCGVN qua kì đại hội V là chúng ta có thể đánh giá được phẩm chất và tài cán của những con người này.

Đại hội V của UBĐKCGVN
Đại hội V của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam được tổ chức vào hai ngày 19-20 tháng 11 năm 2008, sau hơn 1 năm quá hạn vì tranh cãi nội bộ, nguyên nhân chủ yếu là giữa linh mục Nguyễn Tấn Khoá (chủ tịch vừa mất chức) và linh mục Phan Khắc Từ – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký.

Các linh mục Thiện Cẩm, Trương Bá Cần cũng yêu cầu linh mục Khoá nghỉ nhưng linh mục Khoá lại đồng hương với ông Vũ Trọng Kim (Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký MTTQVN), cho nên dùng dằng mãi và để “động viên” linh mục Khoá lại được trao thêm huân chương độc lập hạng ba nữa. Nhờ có “phần thưởng này, linh mục Khoá mới không tẩy chay Đại hội và tham dự cho đến phút chót. Dĩ nhiên linh mục Từ cũng ngại mang tiếng là “đảo chính” nên chỉ nhận vị trí thứ hai và đẩy cho linh mục Nguyễn Công Danh là Chủ tịch. Cũng nhờ có huân chương động viên mà một số linh mục đã làm đơn xin nghỉ như linh mục Nguyễn Văn Hậu (Vũng Tàu) lại tiếp tục ở lại làm Phó chủ tịch.

Đại hội có 421 đại biểu trong đó có trên 100 linh mục, 25 nữ tu, còn lại là giáo dân. Hầu hết các linh mục ở phía Nam. Phía Bắc chỉ có Bùi Chu là đông vì Uỷ ban ĐKCG nơi đây vừa đòi được nhà thờ Khoái Đồng (Nam Định) nên Giám mục Bùi Chu có lẽ vì muốn đền ơn mà cho các linh mục của mình tham gia đông.

Đoàn Chủ tịch 30 vị và xin để được vào làm thành phần chứ có bầu bán gì đâu! Trường hợp như LM Phạm Văn Tuyên ở Hải Dương (thuộc giáo phận Thái Bình) theo lời kể của một người biết truyện cho hay là linh mục này thuộc dạng “lẩm cẩm” dù không được giới thiệu nhưng linh mục này "cố nằn nỉ xin với linh mục Từ" nên lại được ghi danh. Dĩ nhiên cũng có vị trí thoả thuận. Linh mục Từ nhờ linh mục Hiệp viết thư cho Chủ tịch Nguyễn Minh Triết mà được giữ lại nên linh mục Từ quyết đưa linh mục Hiệp vào ban Thường trực dù linh mục này ốm yếu đi không nổi. Còn linh muc Từ muốn đưa ông Lâm văn Cách nguyên Vụ trưởng Ban tôn giáo chính phủ vào chức chánh văn phòng Uỷ ban thì lại phải “làm đơn xin” ông Trần Văn Khánh - người nhà ông Vũ Trọng Kim về làm Phó văn phòng.

Đại hội của UBĐKCGVN cũng như mọi Đại hội khác của Nhà nước Việt Nam, chưa họp đã biết rõ nhân sự, biết rõ sẽ thành công tốt đẹp thì UBĐKCGVN cũng thế. Cũng vỗ tay chúc mừng, cũng tặng huân chương, bức trướng nhưng rồi họp xong là lại như cũ bởi dù linh mục Thiện Cẩm nói, "chúng tôi không muốn làm cây cảnh, là bù nhìn, là con rối và nếu là bình hoa nhựa thì cũng phải có hương sắc 'công giáo'”. Nhưng khổ quá, hoa nhựa lấy đâu ra hương, sắc!

Sắc là người ta nhuộm, hương thì đổ nước hoa vô. Cho nên khi mấy linh mục của Đoàn Chủ tịch vào chào đức TGM Ngô Quang Kiệt. (Ông Trương Tấn Sang- Thường trực Ban Bí thư muốn UBĐK là cầu nối, lấy lại quan hệ bình thường với TGM Kiệt nhất là khi Giáng sinh sắp tới). Ngài nói thẳng, Uỷ ban Công giáo mà bao gồm cả những người không có đạo hoặc chẳng còn giữ đạo thì căn tính công giáo uỷ ban có còn không? Hơn nữa, Uỷ ban làm được gì khi các vụ việc vừa qua ở Toà Khâm sứ, Thái Hà?

Các vị của UBĐK chẳng biết trả lời ra sao?

Chúng tôi cũng nghe được nguồn tin là Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn cũng có lá thư gửi cho linh mục Từ trước khi Đại hội nói rằng Uỷ ban luôn đề cao nhiệm vụ bênh vực quyền lợi chính đáng của Giáo hội thì Uỷ ban đã làm được những công việc gì?

Đức cha Bùi Tuần cũng nói tương tự như vậy.

Dĩ nhiên, chẳng ai biết nội dung các ý kiến trên, người ta chỉ thông báo có nhiều thư từ, điện văn chúc mừng đại hội của các vị chủ chăn.

Linh mục Khoá biết rõ nhất vị trí của UBĐKCG khi nói rằng: "Nhà nước chỉ muốn mình là người mẫu. Khi mít tinh có ông áo vàng (Phật giáo) thì có ông áo đen (Công giáo) cho nhiều sắc màu. Thế thôi!".

Đại hội lần vừa qua cũng chẳng có gì mới và UBĐK cũng chẳng làm được gì vì Nhà nước có cho tiền mới làm nổi- Kể cả đại hội vừa qua, Nhà nước không bỏ ra 1 tỷ đồng thì làm gì có cờ quạt, công an dẹp đường, khách sạn, phòng họp sang trọng cho các đại biểu về họp?

Chả lẽ những con người có ăn có học, được huấn luyện một thời gian về tu đức về luân lý về cách làm người lãnh đạo mà nay đã tha hóa như vầy rồi hay sao?
 
Chúc Mừng Lễ Giáng Sinh
VietCatholic Network
12:37 23/12/2008
Trong niềm hân hoan đón mừng Lễ Giáng Sinh, dấu chứng tình yêu cao cả Thiên Chúa dành cho nhân loại khi sai Ngôi Hai xuống thế làm người ở cùng chúng ta, VietCatholic xin kính chúc hai Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em một mùa Giáng Sinh an bình, tràn đầy hồng ân khi được Chúa ngự đến trong tâm hồn chúng ta.

Xin kính chúc một Năm Mới phúc, lộc, thọ, khang, ninh trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Xin cho mọi công việc chúng ta làm được sáng danh Chúa, mang lại phần rỗi cho chúng ta và anh chị em, và cho dân tộc sớm được hưởng tự do, hòa bình và công lý.

Lm. Gioan Trần Công Nghị và Ban Biên Tập VietCatholic.

 
Nhân Lễ Giáng Sinh 2008 tại nhà thờ chính tòa Hà Nội, nhớ về một vài Lễ Giáng Sinh năm xưa
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
14:56 23/12/2008
Vừa trở về sau cuộc xuất ngoại 2 tháng để cảm tạ, đội ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse vì những ơn tôi đã được lãnh nhận trong thời gian 50 năm Linh mục và 28 năm Giám mục của mình, tôi được tin Lễ Giáng Sinh năm nay tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội và một số Nhà thờ trong khu vực Hà Nội sẽ không trang hoàng đèn nến đẹp đẽ như những năm xưa. Có tin cho rằng các đấng bề trên muốn dành những phí tổn trong dịp Giáng Sinh này cho người nghèo, những nạn nhân trận lũ lụt giữa lòng Thủ đô vừa qua... Thật là một cử chỉ đáng ca ngợi, chắc Chúa Hài Nhi sẽ hài lòng với cử chỉ này, rất hợp với cảnh khó nghèo Người đã được sinh ra trong hang đá năm xưa.

Song lại có dư luận cho rằng đây là cách "để tang" về việc mất nhà, mất đất, nhất là mất đi tượng Đức Mẹ vốn có dưới gốc cây đa cổ thụ hàng trăm năm là nơi linh thánh không chỉ với người Công giáo Thủ đô mà cả mọi người Việt Nam đang hướng về tâm linh trong xã hội ngày nay. Đức Mẹ trong những ngày Giáng Sinh này không biết tản cư đi đâu, có được trở về chốn xưa nơi cũ cùng với Chúa Hài Đồng trong những đêm giá lạnh của đợt gió mùa đông bắc tràn xuống miền bắc hiện nay?

Sự kiện các ngôi Nhà thờ không được trang hoàng lộng lẫy năm nay làm tôi nhớ đến một vài Lễ Giáng Sinh vào những năm 1960... Những năm đó chính quyền được thực hiện trên một nửa đất nước, nhưng có lẽ còn chịu ảnh hưởng của các nước Liên Xô cũ, chưa đi vào thời kỳ đổi mới, chính sách Tôn giáo còn cứng nhắc gây nhiều khó khăn không đáng có cho các Tôn giáo, nhất là đạo Công giáo. Dịp Giáng Sinh tới đây là thời gian thuận tiện để nhấn mạnh tới chính sách Tự Do Tín Ngưỡng đối với các Tôn giáo để chứng minh cho mọi người trong cũng như ngoài nước được biết.

Các Nhà thờ thường được khuyến khích nếu không phải là bó buộc phải trang hoàng cờ hoa đèn nến rực rỡ. Tác hại thay chính quyền lại dùng tới một Uỷ ban không được sự đồng tình của Giáo quyền và số đông giáo hữu lúc đó, như Ủy Ban Liên Lạc... Về mục đích và thành phần như thế nào chắc chúng ta đều rõ. Nhưng thực tế trong các buổi hội họp, báo chí...thường hay phê bình các chức sắc trong đạo, nhiều khi đến độ gay gắt làm mất đi uy tín của Uỷ ban.

Trong các Nhà thờ nội thành Hà Nội, có hai điểm đáng chú ý hơn cả là Nhà thờ Lớn và Nhà thờ Hàm Long đã tự thành lập các Hội Đồng Mục Vụ do UB Liên Lạc hỗ trợ, gồm một số ông chánh trương thường làm áp lực với Linh mục xứ đương thời, ví dụ ông chánh Hân ở Nhà thờ Hàm Long, hay là ông chánh Bưởi ở Nhà thờ Lớn Hà Nội. Có chuyện gì muốn gây áp lực với cha xứ thường qua các vị này làm phiền lòng các ngài rất nhiều, nhất là tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội do Cha Giuse Trịnh Văn Căn trông coi, vốn tính hiền hoà và dịu dàng nhưng rất cương quyết khi bảo vệ những quyền lợi chính đáng của đạo Công giáo.

Giáo phận Hà Nội lúc đó có cha tổng đại diện (cha chính) là Cha J.B. Nguyễn Văn Vinh, với tính cách cương trực, sốt sáng, trọng công bình và xã hội nên đã có nhiều câu chuyện rất anh hùng, gan dạ và dám đối lập với chính quyền thực dân lúc đó, điển hình là vụ De Lattre De Cassigni... Năm đó vào khoảng 1960, UB Liên Lạc Công giáo được lệnh vận động các cha xứ trang hoàng Nhà thờ trọng thể để đón Lễ Noel. Mục đích để phô bày cho thiên hạ biết chính sách Tự Do Tín Ngưỡng của nhà nước... Nhưng các Nhà thờ lúc đó rất nghèo nàn, các đồ trang hoàng không được như ngày nay, vừa đẹp lại rất rẻ. Do đó các cha xứ cũng phải cân nhắc trong việc chi tiêu ngân quỹ... Không rõ còn có ý kiến nào không hài lòng về sự phô bày có tính cách chính trị nào nữa chăng? Nhà thờ chính toà quen gọi là Nhà thờ Lớn Hà Nội do linh mục Giuse Trịnh Văn Căn làm cha xứ (sau này Ngài là Hồng Y) cũng quyết định không trang hoàng rực rỡ đèn nến tại cửa và quảng trường Nhà thờ. Điều đó đã bị "Ban Hành Giáo" do chánh trương Bưởi cầm đầu phản đối, tự động vượt quyền cha xứ, thuê thợ điện đến treo đèn nhấp nháy từ Thánh giá trở xuống. Linh mục Căn lúc đó còn nhút nhát đã báo tin cho cha chính Vinh được biết sự kiện. Cha chính rất thẳng thắn, liền đi ra quảng trường Nhà thờ, trèo lên tháp chuông lôi mấy người thợ điện xuống, giật các dây đèn và ra lệnh không được trang trí nữa.

Lúc đó có mấy người thuộc UB Liên Lạc được sự hậu thuẫn của công an chìm nổi xông tới giữ chặt cha chính Vinh và ra lệnh cho các thợ điện tiếp tục trang trí. Linh mục Căn thấy thế thì cuống cuồng sợ hãi, liền ra lệnh cho kéo chuông Nhà thờ báo động, các giáo hữu nghe được tiếng chuông đã kéo nhau đến Nhà thờ rất đông gây xôn xao liên tiếp trong mấy giờ liền. Sau cùng ông trưởng khu công an phải đến can thiệp ra lệnh ngừng kéo chuông và thôi trang trí... Một tháng sau, liên tiếp cha chính Vinh và linh mục Căn bị triệu ra "làm việc" và cũng bị đưa ra toà án về tội gây rối trật tự công cộng (như một số bị can ở Giáo xứ Thái Hà vừa qua). Sau đó phiên toà được xử công khai (hơn sự công khai của toà án quận Đống Đa vừa qua đối với 8 bị can thuộc Giáo xứ Thái Hà), vì một số giáo hữu theo sau cha Căn khóc nức nở trước toà... Kết quả là toà tuyên án cha chính Vinh chịu 18 tháng tù giam, linh mục Căn chịu 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Cha chính Vinh bị lột áo chức đang mặc và bị đưa lên xe đến trại cải tạo. Hết hạn 18 tháng tù, cha lại bị cộng thêm những tháng năm tập trung cải tạo và Người đã qua đời tại trại giam ở Phú Thọ. Một số người ngày nay đang truy tìm chứng tích để xin Toà thánh phong chân phước cho linh mục J.B. Nguyễn Văn Vinh - Tổng đại diện Gp Hà Nội. Còn linh mục Giuse Trịnh Văn Căn trên đường về nhà được các giáo hữu vây quanh thăm hỏi, khóc nóc và chia sẻ...

Ôi! Một Lễ Giáng Sinh thảm thiết biết bao vì đã khởi đầu bằng sự xung đột và kết thúc bằng sự giam hãm hai người công chính vô tội trong tù!

Năm nay Giáng Sinh về với toàn thể nhân loại, đặc biệt với dân tộc Việt Nam, với hàng chức sắc trong Giáo Hội và mọi người trong Tổng Gp Hà Nội. Có chút gì thê thảm đau thương như Giáng Sinh xưa kia chăng? Tôi thành tâm mong rằng đất nước mình, đạo thánh của mình cũng không thiếu những người có tấm lòng thiện chí, dám can trường chịu thử thách và chấp nhận những kết quả đau thương như các bậc tiền nhân cho xã hội an bình.

Nguyện xin lời hát của các thiên thần xưa kia trong đêm Giáng Sinh được thực hiện cả với người giáo cũng như người lương, người giàu cũng như nghèo khó, trong đạo cũng như ngoài đời, nhất là cho những ai đang phải chịu cảnh bất công oan ức:

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm"


Thái Bình, ngày 23 tháng 12 năm 2008
 
Thư mừng Giáng Sinh của Linh mục Bề Trên DCCT Thái Hà
LM Matthêu Vũ Khởi Phụng
16:24 23/12/2008
Kính gửi các Ân nhân và Thân hữu của Thái Hà
Kính thăm các Ân nhân và Thân hữu,


Mỗi năm đến lễ Giáng sinh chúng ta lại được nghe trang Tin Mừng rất êm đềm của thánh Luca: những mục đồng giữa đêm khuya được nghe tiếng các thiên thần hát mừng vinh quang Thiên Chúa và bình an cho loài người được Chúa yêu thương. Thiết tưởng ít ai cảm nhận được sự lạnh lẽo băng giá của kiếp người bằng các mục đồng nghèo ấy: “Trong vùng ấy, có mục đồng sống ngoài trời và thức đêm canh giữ đàn cừu” (Lc. 2,8). Nhưng cũng ít ai cảm nhận được nguồn hạnh phúc bình an và ấm cúng bằng những mục đồng ấy: “Và bỗng đâu đến hợp đoàn với Sứ Thần có muôn vàn Thiên binh cất tiếng ngợi ca Thiên Chúa rằng: “Vinh quang Thiên Chúa trên trời cao thẳm, và dưới thế bình an cho loài người Chúa thương” (Lc. 2,13-14). Lời ca ấy làm cho các mục đồng hối hả cùng nhau đi Bêlem và họ đã “ gặp bà Maria, ông Giuse và Hài Nhi nằm trong máng cỏ” (Lc 2,16). Tín hữu chúng ta dường như cũng được chia sẻ phần nào cả cái lạnh lẽo tình đời lẫn niềm vui hân hoan chan hòa ấm cúng của các mục đồng. Chính vì thế chúng ta vẫn gửi lời mừng lễ Giáng sinh cho thân nhân và bạn hữu.

ở Thái Hà chúng tôi cũng có truyền thống tốt đẹp ấy. Nhưng đến năm 2008 này, tự nhiên số thân nhân và bạn hữu của Thái Hà tăng đột biến, đến nỗi gửi bao nhiêu thiệp chúc mừng cũng không đủ. Chúng tôi thì lại không muốn thiếu sót một ai, vì thế xin gửi lá thư ngỏ này đến tất cả các ân nhân và thân nhân trong cả nước và khắp năm châu. Xin các vị và các bạn nhận ở đây một lời cảm tạ vì tất cả những tình sâu nghĩa nặng mà thập phương đã dành cho Thái Hà trong năm qua.

Hiệp ý với Tổng Giáo phận Hà Nội, phong trào cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình ở Thái Hà phát động ngày lễ Hiển Linh 2008, ngay lập tức đã có những anh chị em ở Hà Nội, ở miền Bắc nói chung và nhiều “cư dân mạng” trong và ngoài nước hưởng ứng. Phong trào cầu nguyện này đã phát triển vượt bậc vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác về trời 15/8, khi mọi người tiến vào mảnh đất bỏ hoang mà ngày xưa Tu viện và Giáo xứ đã dùng. Cũng từ đấy Thái Hà thường xuyên bị báo đài nhà nước đả kích nặng nề và bị kết án là phạm pháp, phá rối trật tự công cộng và xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa.

Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng từ ngày 28/08: ba anh chị em bị bắt giữ, đưa tới buổi cầu nguyện đông người trước trụ sở Công An quận Đống Đa, rồi vụ đàn áp bằng dùi cui, roi điện, và bạo hành. Sau đó đến tối 31/08, cộng đoàn cầu nguyện bị xịt hơi cay, khiến nhiều người bất tỉnh đau đớn, và phải đi bệnh viện. Kể từ lễ Đức Mẹ Sầu Bi, ở Hà Nội mừng vào ngày 21/9, Thái Hà được vinh dự chung phần với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lãnh những đòn hằn ác liệt cả bằng lời nói lẫn những hành động bạo lực xẩy ra đêm 21/9 chung quanh Tu Viện và Nhà Thờ. Kể từ đó mảnh đất mà Thái Hà muốn thu hồi đã được biến thành công viên. Tuy không đạt được nguyện vọng xây Nhà Thờ trên mảnh đất cha ông để lại, nhưng Thái Hà cũng được một phần an ủi là mảnh đất ấy đã không bị chia xẻ, bán chác, tư túi. Từ ngày đó, sự đả kích và bạo động đối với Thái Hà có giảm dần, với một cuộc phá rối nữa vào đêm lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam 15/11/2008.

Đến lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8/12 thì Đức Mẹ đã ban tặng cho Thái Hà một món quà. 8 anh chị em bị truy tố lãnh án treo và bị cảnh cáo. Tuy anh chị em khẳng định mình vô tội và do đó dù án treo hay cảnh cáo thì anh chị em vẫn kháng cáo, nhưng Thái Hà đã hết sức vui mừng đón anh chị em trở về bình an với gia đình. Có thể nói chưa bao giờ Thái Hà có một ngày vui như buổi chiều và tối hôm ấy.

Chúng tôi xin ôn lại mấy chặng đường đã qua để được bày tỏ lòng tri ân với tất cả các bậc ân nhân và anh chị em thân hữu đã chí tình đồng hành với Thái hà trong một hành trình gian khổ.

Trước hết, Thái Hà xin cảm tạ các vị chủ chăn, đứng đầu là Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Ngài đã có văn thư ủng hộ Thái Hà ngay từ những ngày đầu sôi động. Ngài lại đích thân đến thăm và cùng cầu nguyện với cộng đoàn trên “Linh địa Đức Bà”. Tuy sau đó vụ Tòa Khâm Sứ là nguyên nhân trực tiếp khiến lời nói của Ngài bị bóp méo và bản thân Ngài bị vu khống và đả kích tàn bạo, nhưng Thái Hà có cảm giác rất rõ là thái độ của Ngài đối với Thái cũng là một nguyên nhân gây ra sự đả kích đó.

Sau Đức Tổng Giám Mục thì hầu hết các Đức Cha ở miền Bắc đều đã đến thăm, cầu nguyện với cộng đoàn ở hiện trường và có những tuyên bố bênh vực Thái Hà. Tất cả những sự kiện này đã được thông tin rộng rãi trong và ngoài nước. Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế đã đến các Tòa Giám Mục để cảm tạ các Đức Cha. ở đây chúng tôi chỉ xin nói rằng sự xuất hiện của các Đức Cha đã làm nức lòng cộng đoàn dân nghèo đang cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình. Qua các Đức Cha, chúng tôi cảm thấy mình được tất cả Hội Thánh bao bọc và nâng đỡ.

Nhiều vị Giám mục khác ở ngoài Giáo Tỉnh Hà Nội cũng đã lên tiếng bênh vực Thái Hà. Thái Hà xin cảm tạ Đức Hồng Y Gioan-Baotixita Phạm Minh Mẫn ở Sài Gòn đã lên tiếng giữa lúc Thái Hà đang bị đả kích ác liệt. Đức Giám mục Kontum cũng có thái độ ủng hộ rất dứt khoát. Ngoài ra còn nhiều đấng khác tuy kín đáo nhưng cũng đã đến thăm Thái Hà và tỏ ý hiệp thông cầu nguyện.

Chỉ bốn ngày sau khi Thái Hà gặp đại nạn “Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” được công bố tại Xuân Lộc ngày 25/09/2008 đã là một nguồn ánh sáng khiến cho Thái Hà vững tâm hơn. Các Đức Giám Mục lên tiếng cho toàn thể Giáo Hội và ngỏ lời với mọi người thiện chí. Thái Hà chỉ là một thành phần bé nhỏ trong Dân Chúa, nhưng có lẽ vì đang ở giữa một thứ “tâm bão” nên đã đón nhận những định hướng ấy với nhiều cảm kích. Một lần nữa xin tạ ơn Hội Thánh.

Theo chân các Đức Giám mục có rất nhiều linh mục và nam nữ tu sĩ đã tới Thái Hà. Nhiều vị từ miền Nam ra, nhưng nhất là trong Giáo Tỉnh miền Bắc từ Lạng Sơn đến Vinh - Xã Đoài. Trước hết là linh mục đoàn Hà Nội, đặc biệt các cha hạt trưởng và các cha xứ, cha phó trong nội thành. Toàn thể linh mục đoàn của Bắc Ninh và Lạng Sơn cũng đến thăm viếng và sát cánh với Thái Hà. Xa hơn cả, các cha Giáo Phận Vinh tuy không thể về Thái Hà hết được, nhưng sự biểu lộ đoàn kết và đồng tâm cầu nguyện lan rộng khắp Giáo Phận tạo cho chúng tôi một ấn tượng sâu sắc tuyệt vời về tình hiệp thông trong Hội Thánh. Nhiều linh mục từ các giáo phận khác, từ miền Nam, miền Trung cũng đã cầu nguyện và khuyến khích chúng tôi bằng đủ cách, khiến chúng tôi được an ủi và nâng đỡ rất nhiều. Nhiều cha đã dẫn đầu giáo dân của mình về Thái Hà dâng lễ và cầu nguyện. Nhiều cộng đoàn nữ tu đông đúc đã ra khỏi bầu khí bình an của tu viện để trong nhiều ngày liên tiếp hòa mình dự lễ và cầu nguyện giữa cộng đoàn Thái Hà, chia sẻ với Thái Hà mọi khốn khó.

Anh chị em giáo dân từ khắp các miền gần xa về với Thái Hà là cả một hiện tượng. Vụ Thái Hà là một chất xúc tác làm lộ rõ tấm lòng son của Dân Chúa trên đất nước này. Lòng tin, lòng mến vẫn ẩn tàng trong thâm tâm tín hữu đã hiển hiện hết sức nồng nhiệt.

Anh chị em giáo dân các nơi trong Tổng Giáo Phận đã hợp đoàn với Thái Hà cầu nguyện từ những ngày đầu. Nhưng từ hôm cộng đoàn Thái Hà bị đánh đau đớn đêm 28/08, thì anh chị em bốn phương không hẹn nhau trước mà cùng nhau đổ về Thái Hà như những dòng thác lũ. Anh chị em đã tìm về ngồi chung với chúng tôi để cầu nguyện, bất chấp những lời phỉ báng, khiêu khích, vu khống, đe dọa. Trước tất cả mọi hằn học, anh chị em chỉ đáp lại bằng thái độ bình an, bằng lời Kinh Hòa Bình. Trong những ngày đó, Nhà Thờ, Tu Viện, bên trong, bên ngoài chỗ nào cũng chật ních người. Tu viện tăng thêm giờ lễ, tăng thêm các tòa giải tội. Anh em Dòng Chúa Cứu Thế bỡ ngỡ bảo nhau: “Mình không tổ chức mà một cuộc Đại Phúc đã ngẫu phát”.

Chúng tôi không thể quên được từ đêm 21/09 trở đi, có bao nhiêu anh chị em phương xa đã tự nguyện thức qua đêm bên Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như thấp thỏm canh giữ một kho báu vô giá. Cả đến đêm 15/11 sự kiện xảy ra khi mọi người tưởng rằng bão táp đã tạm yên, chỉ cần một hồi chuông nhà thờ và vài cú điện thoại bạn bè gọi nhau mà anh chị em từ khắp các giáo xứ ở Hà Nội đã đồng loạt phóng xe về Thái hà, có cả cha xứ, cha phó cùng đi, khiến cho những người gây rối biến tan trong phút chốc. Bao nhiêu đêm sau đó, trời đã trở lạnh, nhiều anh em các giáo xứ bạn vẫn thức suốt đêm ở ngoài sân; chúng tôi mời anh em vào trong nhà cho ấm, anh em vẫn một mực ngồi canh ngoài trời. Khi ấy chúng tôi mới hiểu rằng người ta sẽ không bao giờ ngồi canh giữ một đền thờ bằng gạch ngói, nếu như không có một đền thờ trong tâm linh, một đền thờ không dựng bằng tay người.

Thế rồi đến ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 08/12, các cha và anh chị em các nơi đổ về từ đêm trước, từ sáng sớm để cùng ra tòa với 8 bị cáo. Nhiều người ở các nơi xa tiếp tục kéo nhau về từ sáng đến trưa cùng với anh chị em Thái Hà đứng dưới nắng bên ngoài nơi xử án cho đến tận chiều. Khi các bị cáo bình an và hiên ngang ra về, đôi khi chúng tôi thấy những anh chị em ở xa lại còn vui mừng hân hoan hơn cả anh chị em Thái Hà nữa. Người ta nói: “Cả đời chưa bao giờ vui thế”. Biết bao nhiêu cú điện thoại, biết bao nhiêu tin nhắn, biết bao nhiêu Email tới tấp thăm hỏi, chia vui. Thậm chí từ nước ngoài người ta cũng điện về báo tin đang ăn mừng 8 người vô tội. Hôm đó, Thái Hà dâng lễ tạ ơn, nhưng những hôm sau, biết bao nhiêu giáo xứ khác cũng tạ ơn với Thái Hà.

Thật ra, nếu đừng có những nhân tố ngoại lai xen vào nhiễu động, thì bản thân vụ việc chẳng có gì ghê ghớm, không đáng để bàn. Nhưng từ một vụ việc nhỏ, anh chị em bốn phương lại nhận ra lòng mình, lại nhận ra lòng nhau, đó mới là điều vĩ đại phi thường. Chúa đã dùng những sự bé mọn thế gian để ban hồng ân nhớ đời trong ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 2008.

Chúng tôi biết rằng không thể nào kể hết ân tình của vô số các đấng bậc và anh chị em dành cho Thái Hà. Chỉ xin gợi lên vài nét để bày tỏ lòng cảm tạ. Thái Hà đã được đón nhận quá nhiều nên biết rằng cảm tạ bao nhiêu cũng chưa cân xứng. Hồng ân của Chúa vẫn đầy tràn khi giờ đây Thái Hà tiếp tục cùng anh chị em khắp nước, và anh chị em hải ngoại đêm đêm thắp nến cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình. Chính lời cầu nguyện đó là sợi dây vô hình nối kết chúng ta với nhau vô cùng chặt chẽ.

Còn một nhóm anh chị em nữa mà chúng tôi không thể nào quên, đó là các vị và các bạn chuyên lẫn không chuyên ngành truyền thông, các cơ quan và từng cá nhân trong và ngoài nước đã truyền đi rất nhiều thông tin. Nhờ mạng lưới thông tin của các vị và các bạn, những ước vọng của Thái Hà, và mọi biến cố lớn nhỏ xảy ra đều được cả nước và cộng đồng Việt Nam khắp năm châu theo dõi từng ngày, từng giờ. Chính mạng lưới thông tin góp phần rất mạnh tạo ra sự hiệp thông mãnh liệt trong nước, ngoài nước mà Thái Hà được hưởng. Nếu không có thông tin, Thái Hà đã tan nát rồi. Chúng tôi biết có những xứ đạo ở xa, khi bị quấy nhiễu như Thái Hà, thì sự bạo động kéo dài mấy đêm liền chứ không phải là một chốc lát như ở Thái Hà. Thử thách của Thái Hà như thế còn là ngắn, được thế trước hết là nhờ sự đoàn kết thương yêu của toàn dân Chúa, nhưng nếu không có các phương tiện truyền thông, thì dân Chúa làm sao biết được để có phản ứng tuyệt vời, thì mọi sự sẽ chìm đắm trong yên lặng vô vọng mà thôi. Xin các vị và các bạn đã tham gia công tác truyền thông nhận nơi đây lòng biết ơn sâu sắc của chúng tôi.

Chúng tôi không khỏi bùi ngùi nghĩ rằng ở những vùng sâu, vùng xa, hay ngay ở các thành phố và thị xã, thị trấn, vẫn còn biết bao nhiêu người nghèo đành phải chịu áp bức, bóc lột, chẳng qua chỉ vì thiếu truyền thông và thông tin. Được hưởng ân huệ của các cơ quan và phương tiện truyền thông, chúng tôi cũng xin quý vị và quý bạn lưu tâm đến những nỗi đau oan khiên lớn nhỏ còn chưa có dịp được nói nên lời.

Chúng tôi xin cảm tạ các luật sư đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ các anh chị em chúng tôi lâm vòng lao lý để mọi quyền lợi hợp pháp của anh chị em được bảo đảm. Các bạn đã chứng kiến niềm vui và tình cảm của cộng đồng trong ngày 8 tháng 12 và những ngày sau đó, từ Hà Nội đến Sài Gòn. Xin để niềm vui và tình cảm đó thay lời chúng tôi cảm ơn các bạn.

Chúng tôi biết còn rất nhiều người thiện chí đã hiểu và đã ủng hộ chúng tôi trong giai đoạn vừa qua, trong đó có nhiều vị thuộc tôn giáo bạn, nhiều vị là cán bộ, đảng viên. Có những vị đã gặp chúng tôi trực tiếp bày tỏ sự cảm thông. Có những vị không cần gặp chúng tôi, nhưng chúng tôi đã được nghe biết về những phát biểu và phản ứng của quý vị và các bạn. Chúng tôi chỉ tiếc là hoàn cảnh quá bề bộn, không cho chúng tôi được hân hạnh tiếp xúc với từng vị, từng bạn. Dẫu được gặp, hay chỉ được nghe biết, hay thậm chí không được nghe, biết nhưng chúng tôi tin rằng mọi thiện chí vẫn gặp nhau trong tinh thần tôn trọng Công lý và Chân lý, trong sự yêu thương và phục vụ con người và xã hội, dân tộc và đất nước. Xin quý vị và quý bạn nhận nơi đây niềm tri ân của chúng tôi.

Từ đầu tới giờ, chúng tôi ngỏ lời với các ân nhân, thân nhân, bạn hữu của Thái Hà. Nhưng với tất cả những gì đã xảy ra, thì ai cũng hiểu có những người không muốn làm ơn, làm thân và làm bạn với Thái Hà. Xin cho chúng tôi được thưa với các vị ấy một đôi lời vắn tắt: Thái Hà đã làm những gì mình tin là lẽ phải, đã đi tìm những gì mình cho là chính đáng, và không mong điều gì khác ngoài Công lý. Trong quá trình ấy, Thái Hà đã thẳng thắn nói lên cảm nghĩ và phản ứng của mình. Nhưng Thái Hà không nuôi lòng thù hận một ai. Thậm chí có lẽ Thái Hà còn phải nói lên lời cám ơn các báo đài Hà Nội đã góp phần làm cho cả nước và nước ngoài biết đến và nâng đỡ Thái Hà. Nhưng Thái Hà sẽ không nói lên lời cảm ơn đó, sợ rằng các vị sẽ cho đó là một lời mỉa mai. Thật tình khi ở trước máng cỏ của Chúa Giáng sinh, chúng tôi không thể có ý mỉa mai ai. Nhưng nếu Thái Hà đã làm quý vị bực bội và nổi giận, thì Thái Hà lấy làm tiếc vì sự tức giận là một tâm cảnh không được bình an. Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện để quý vị tìm thấy ơn bình an chân thật.

Kính thưa các ân nhân và thân hữu,

Xin cho chúng tôi được trở về bên máng cỏ với các mục đồng và lời ca Noel. Nếu Thái Hà trong những ngày khó khăn vừa qua, đã từng nếm thân phận mục đồng nghèo, thì sự hiệp thông cầu nguyện, yêu thương đùm bọc, nâng đỡ mọi mặt từ các ân nhân, bạn hữu, anh chị em khắp nơi trong nước và ngoài nước chính là ánh sáng và vang âm của tiếng hát thiên thần xưa kia. Bây giờ đã đến lúc chúng ta cùng nhau tìm gặp “bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi nằm trong máng cỏ” (Lc 2,16). Dù chúng ta ở trăm nghìn nơi chốn khác nhau, thì suy cho cùng chỉ có một máng cỏ thôi. Bên máng cỏ ấy dù ở xa nhau, chúng ta lại trở nên gần gũi, thân thương, chung vai sát cánh.

Trước máng cỏ, Thái Hà nhớ tới tất cả các ân nhân và thân hữu của mình và xin thành tâm cầu nguyện tạ ơn.

Kính chúc tất cả quý vị và quý bạn một lễ Giáng Sinh, một mùa Giáng Sinh bình an, hạnh phúc, một đoạn đường trước mặt đầy nhân ái và cảm hứng.

Vinh quang Thiên Chúa trên trời
Và bình an dưới thế cho loài người Chúa thương
”.

Thái Hà ngày 23-12-2008
 
Thái Hà - Tòa Khâm Sứ: Tôi tự hào là người Việt Nam
LM. Vĩnh Sang. DCCT
17:48 23/12/2008
TÔI TỰ HÀO LÀ NGƯỜI VIỆT NAM !

Nỗi mặc cảm thua kém của người dân một nước chậm tiến luôn đeo đuổi những ai có dịp ra nước ngoài. Nhìn người ta tự tin, thoải mái, vững vàng trong đi đứng, mạnh dạn trong giao tiếp, tự trọng trong ứng xử nhiều khi thấy thèm thuồng.

Mấy hôm nay báo chí ( Bao Tiền Phong ngày 17.12.2008 ) lại đăng tải một nguồn tin từ Báo cáo phát triển Việt Nam của tổ chức Ngân Hàng Thế giới ( WB )… Nếu đây là một nguồn tin đáng tin cậy, những con số quái ác này càng đẩy người dân ta đến mặc cảm nhiều hơn. 158 năm mới theo kịp Singapore, 95 năm mới kịp Thái Lan và 51 năm mới kịp Indonesia, một con số quá dài, không biết trong khi mình chạy người ta có chạy thêm và tăng tốc hơn nữa không ? Mà nếu người ta có chạy với tốc dộ cao hơn thì minh chạy đến bao giờ mới vói tới được người ta ? Thua kém vẫn mãi là kém thua !

Nhớ lại những ngày thập niên sáu mươi bẩy muơi, lớp trẻ chúng tôi ở Sài-gòn tuy đau khổ vì chiến tranh, nhưng không bao giờ mặc cảm trước các nước trong vùng Đông Á. Chúng tôi mạnh dạn và tự tin khi gặp gỡ những người dân Philippines, chẳng ngại ngùng khi đối diện với Thái Lan, chẳng lúng túng khi giao tiếp vơi Hàn Quốc, thậm chí chúng tôi còn hãnh diện với một “Sài-gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông”, hãnh diện thật sự chứ không phải thứ hãnh diện hão.

Bây giờ, đến Manila của Philippines, thành phố gần gũi chúng ta, nhìn đoàn xe metro quá đơn giản của người mà lòng xót xa tự hỏi đến bao giờ ta mới có. Đến Singapore càng làm mặc cảm to thêm... Thế đấy, đang khi ta huênh hoang tự kiêu với hàng trăm khẩu hiệu rỗng tuếch, tự ru ngủ mình và mặc sức phá hoại, thì người ta bình tĩnh nắm thời cơ vững vàng đi lên, giật mình thì đã quá muộn.

Cứ nhìn đoàn người lo âu xếp hàng từ sớm, nghiêm trang tuân thủ các hướng dẫn của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài-gòn, cố gắng để làm sao có cái chiếu khán nhập cảnh thì đủ thấy ta thua kém chừng nào, cái tự hào hiên ngang biến đâu mất sạch. Giả dụ mình không chậm tiến, mình không bê bối, làm gì mà phải mang nỗi u buồn này.

Có một lần đến Hoa Kỳ, cùng đi với gia đình em tôi, nhưng khi đến bàn làm thủ tục nhập cảnh, tôi phải tách ra vì tôi mang hộ chiếu Việt Nam, còn gia đình em tôi mang hộ chiếu Úc, tôi bị kiểm soát chiếu khán, gia đình em tôi không cần chiếu khán. Trên đơn xin chiếu khán của tôi vẫn ghi hàng chữ với nội dung quái ác: Chiếu khán này được cấp, nhưng không có giá trị, việc nhập cảnh tùy thuộc vào nhân viên thị thực nhập cảnh. Đã đến Hoa Kỳ lần thứ ba, nhưng tôi vẫn bị nhân viên nhập cảnh hoạnh họe đôi điều trước khi đóng dấu nhập cảnh, nhìn chung quanh chẳng ai bị như mình.

Hôm qua đọc báo, lại một nỗi buồn và tủi nhục bị rao lên, phi công Việt Nam, tiếp viên Việt Nam, dính dáng đến một vụ ăn cắp mỹ phẩm tại Nhật, mà chính sinh viên Việt Nam là chủ mưu ( báo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ sáu 19.12.2008 ). Nỗi đau cán bộ ăn cắp hàng siêu thị ở Singapore chưa xong, thì cái nỗi đau Tham Tán Sứ Quán Việt Nam ở Châu Phi buôn lậu sừng tê giác ập đến, vụ án Đại Lộ Đông Tây đang là mối nhục lớn trước con mắt của dân Nhật. Trách sao người ta không coi thường mình ?

Nói mãi cũng nhàm, chuyện buồn chẳng phải riêng mình, rồi cứ cắm đầu cúi mặt mãi sao ?

Thế rồi, vừa qua tôi có dịp đi công việc ở Roma, khi trở về, sau khi làm thủ tục đăng ký chuyến bay và cân hành lý xong, cô nhân viên người Ý của hãng Air France trao lại thẻ lên máy bay và hộ chiếu cho tôi, nhoẻn miệng cuời rất tươi, nhìn tôi mặc y phục Giáo Sĩ, mang hộ chiếu Việt Nam, cô đứng lên hơi nghiêng mình và nói với tôi: “Tôi kính phục Đức Hồng Y Thuận”. Quá bất ngờ, tôi ấp úng câu cám ơn không ra lời. Bước đi rồi, tôi vẫn còn bàng hoàng như ở trong mơ.

Khi vào máy bay, mọi người đã ổn định xong chỗ ngồi, không hiểu sao chuyến bay chậm lại một giờ, các tiếp viên rảnh rỗi. Bỗng một cô tiếp viên đến bên tôi hỏi thăm: “Có phải ông là Linh Mục Việt Nam ?” Tôi nghĩ bụng, lại một chuyện gì rắc rôi nữa đây, nhưng không thể làm khác, tôi trả lời xác nhận.

Cô tiếp viên hỏi tiếp: “Thế ông có biết chuyện Thái Hà ?” Dĩ nhiên là tôi gật đầu. Trao đổi một chút trong bầu khí thân thiện, cô chào tôi rồi đi. Nhưng chỉ ít phút sau cô trở lại, mời tôi ra khoang sau máy bay, nơi các tiếp viên chuẩn bị các bữa ăn, nơi đó đã có năm tiếp viên ngồi đợi, họ xin tôi nói về Thái Hà cho họ nghe, vắn tắt vài lời, họ tỏ ra rất cảm thông và nể phục chúng ta. Tôi trở về ghế ngồi, lòng vui mừng khó tả. Chuyến bay đó, tôi được săn sóc đặc biệt, tuy ngồi ghế hạng thường, nhưng tôi được phục vụ như hạng thương nhân, dĩ nhiên ghế vẫn nhỏ, nhưng thức ăn nước uống thì... không nhỏ !

Một vị Thánh đã làm thay đổi cái nhìn về một dân tộc mà ngài thuộc về, một “hành vi Thánh” có khả năng thuyết phục người khác. Đức Hồng Y Thuận đã làm cho người ta kính phục các Giáo Sĩ của dân tộc Việt Nam, tầm thường và nhỏ bé như tôi mà cũng được lây hương thơm thánh thiện. Một “hành vi thánh”, dám sống chết cho sự thật đã làm cho thế giới bị thu hút và ngưỡng vọng. Chẳng ai ngưỡng vọng sự nhát đảm, luồn cúi, và đê hèn.

Xin hết lòng cảm tạ Đức Hồng Y kính mến của dân tộc và của Giáo Hội Việt Nam, xin tri ân anh chị em Thái Hà với niềm cảm phục hiệp thông, đã cho tôi tìm lại được niềm tự hào mình là người Việt Nam.

Chúa Cứu Thế sẽ đến trong vinh quang nhưng đã khởi đi từ cuộc hạ sinh thẳm sâu khiêm tốn, xin chúc lành cho chúng con.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, thứ bảy 20.12.2008
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu Thánh Kinh (7): Việc Xây Cất Thời Thánh Kinh
Vũ Văn An
10:21 23/12/2008
Tư Liệu Thánh Kinh: Việc Xây Cất Thời Thánh Kinh

Kỹ thuật xây cất phát triển khá chậm tại Ít-ra-en. Khi còn làm nô lệ bên Ai Cập, người Do Thái đã làm gạch để xây những tòa dinh thự đồ sộ. Nhưng khi vào đất Ca-na-an, họ không tha thiết đến chuyện xây cất nữa. Những người đi do thám trở về báo cáo đã thấy những thành thị ‘lớn và được phòng thủ kỹ càng’ tại đất Ca-na-an (Ds 13:28). Nhiều thành ấy đã bị người Do Thái hủy diệt và để thay thế, họ xây những thành kém kiên cố nhiều lắm.

Phải đợi đến thời Đa-vít và Sa-lô-môn, kỹ thuật xây cất mới thực sự được sử dụng, nhưng phần lớn nhờ sự giúp đỡ và chỉ vẽ của những tay thợ nề và thợ mộc người Phê-ni-xi do Vua Khi-ram của Tia phái đến (xem 1 Sb 14:1). Các dinh thự xây sau này khi không còn liên minh với Phe-ni-xi nữa, có phẩm chất tệ hơn nhiều. Những dinh thự kỳ công của những thời kỳ mãi sau này phần lớn chịu ảnh hưởng của Ba Tư, Hy Lạp, và La Mã.

Các vật liệu xây cất thường là đất bùn, đá tảng, đá vôi và gỗ.

Gạch được sử dụng nhiều ở những nơi đá hiếm. Ðất bùn trộn với rơm rạ rồi lên khuôn bằng tay hay bằng khuôn gỗ thành những viên hình vuông hay chữ nhật, và phơi khô dưới nắng. Bùn cũng được sử dụng như là vữa để giữ cho những viên đá rời dính lại với nhau thành những bức tường đá vụn.

Ðá vôi vùng Pa-lét-tin khá mềm và dễ cắt, nhưng người ta không dùng nhiều trong việc xây cất bình thường. Người ta đã tìm ra nhiều địa điểm hầm đá xưa với những vết búa bổ và nhiều tảng đá chưa bể. Búa, cưa, cuốc chim và rìu đã được dùng làm dụng cụ. Ðể có được những tảng lớn, búa được dùng để chẻ đá nương theo những đường nứt tự nhiên và những chiếc nêm gỗ được đóng vào và được tẩm ướt. Khi gỗ nở ra, đá sẽ nứt.

Ðá chỉ được đẽo qua loa tại hầm rồi được chuyển tới địa điểm xây cất để gọt dũa lần chót. Ðiều ấy thấy rõ nơi những đống đá được đào xới lên tại lâu đài La-khít và tại nhiều thành quách Giê-ru-sa-lem. Tuy nhiên, theo Sách Các Vua quyển 1, câu 6:7, đối với đền thờ do Sa-lô-môn xây, các phiến đá đã được gọt đẽo cẩn thận ngay tại hầm, để không một tiếng búa, tiếng rìu hay dụng cụ bằng kim khí nào được phép vang lên nơi cực thánh.

Vào thời đó, tại Ít-ra-en, có rất nhiều rừng, nhất là tại Ga-li-lê. Ðôi khi, gỗ thông cũng được dùng cho việc xây cất.

Các công thự xây cất thường được hiểu là nhà cửa, tường thành, giếng, bể nước, đường dẫn nước và vựa ngũ cốc. Các công trình ấy thường là những cố gắng của cá nhân hay cộng đồng làng xóm. Chứ không phải chỉ là việc của các tay thợ chuyên nghiệp mà thôi.

Nhà cửa thường xây trên nền đá, nhưng tường thì bằng gạch, được trát bùn hai bên. Ðôi khi những tảng đá dài được sử dụng thêm cho vững và những chiếc cột gỗ được dựng lên dọc theo nền đá để tăng cường độ cao căn nhà. Tường đá vụn sau đó được xây giữa những hàng cột này, tạo nên những căn phòng nhỏ dẫn ra chiếc sân rộng. Nhưng thường nhà chỉ có một phòng. Những chiếc xà bằng gỗ được đặt trên các bờ tường và mái được lợp bằng những tấm phên làm bằng rơm trộn lẫn với bùn và vôi. Nhà thường chỉ có một tầng, nhưng đôi khi mái được dùng làm nơi làm việc, có cầu thang ngoài nhà hay một chiếc thang trong nhà để leo lên. Chung quanh mái vì vậy có hàng lan can bao quanh để tránh tai nạn.

Tường thành thường được xây bằng đá vụn hay đá đảng được gọt đẽo, đôi khi được trát vữa và được tăng cường bằng những tháp canh. Những đá tảng này chỉ được gọt đẽo sơ sài, nhưng phải ăn rất khớp với nhau. Nhà cửa được xây bên trong những tường thành này, nhưng không có bất cứ một thứ kế hoạch hóa đô thị nào, ai muốn xây đâu thì xây, miễn có chỗ trống.

Với thời gian, nhiều nhà đào bể chứa ngay bên dưới để đựng nước mưa. Ðó là những chiếc bể chứa đục ngay vào đá, nhưng cần phải trám chung quanh bằng vôi tôi để giữ cho nước khỏi thoát đi. Những hồ chứa nước cũng thường được đào vào đá và tại nhiều thành phố, các cuộc khai quật cho thấy có những đường mương dẫn nước đi khắp nơi. Một hệ thống đường mương ấy tại Mơ-gít-đô có từ thời dân It-ra-en mới lập nghiệp.

Thợ nề và thợ mộc cũng chế biến nhiều dụng cụ cho sinh hoạt hàng ngày, chậu đá, bình nuớc, đồ chặn khung dệt, thớt cối, ách gỗ, cày, khung đập lúa, xe đẩy và bàn ghế.

Những công trình đặc biệt: Những công trình xây dựng đặc biệt thời Cựu Ước bao gồm cung điện vua Đa-vít; thành lũy Sa-lô-môn; đền thờ và các dinh thự bao quanh tại Giê-ru-sa-lem; cung điện A-kháp tại Sa-ma-ri; hệ thống hầm dẫn nước của Khít-ki-gia tại Giê-ru-sa-lem; việc tái kiến thiết Giê-ru-sa-lem sau thời lưu lạc; và rất nhiều công trình dưới thời Hê-rô-đê đại đế cũng như các người kế vị (đền thờ, cung Hê-rô-đê, pháo đài Machaerus, cung Hê-rô-đêium, Massada, và hải cảng Xê-da-rê). Dưới thời tổng trấn Philatô, một thệ thống dẫn thủy (aquaduct) đã được xây để cung cấp nước cho Giê-ru-sa-lem.

Trong số những công trình đầu tiên, đền thờ do Sa-lô-môn xây tại Giê-ru-sa-lem là hùng vĩ hơn hết. Những cây tuyết tùng được Khi-ram, vua Tia, một đồng minh của Sa-lô-môn, cung cấp. Khi-ram cũng gửi những tay thợ thiện nghệ sang giúp. Lần đầu tiên, từ ngày dân Ít-ra-en chiếm cứ đất này, ta mới thấy những viên đá được đẽo gọt đẹp đẽ mịn màng mà sau này người ta gọi là ashlar. Góc của chúng được ăn khớp và nối với nhau rất khéo; từng khối liên kết với nhau thẳng băng mà không cần đến vữa; kỹ thuật ‘đầu’ và ‘ngang’ (headers and stretchers) được sử dụng lần đầu (đá được ghép lần lượt theo chiều dọc và chiều dài cho vững thêm).

Các tường của đền thờ Sa-lô-môn có ba lớp đá được phủ gạch trên những chiếc xà bằng gỗ tuyết tùng. Gỗ này giúp giảm tác động khi bị động đất. Mái và cửa làm bằng gỗ; sàn, tường và trần được ghép bằng ván gỗ thông hay tuyết tùng, được trạm trổ tinh vi. (Xem 1V 6).

Những thành lũy của Sa-lô-môn tại Kha-do, Mơ-gít-đô và Ghe-dê có những tường thành xây theo kiểu hầm trú (với hai bức tường được ngăn ra và khoảng trống được đổ đá vụn hay để trống làm kho chứa) và cửa thành có ba vọng gác mỗi bên. Dưới sàn cổng lát đá là đường thoát nước.

Ðường hầm Khít-ki-gia được xây để đem nước từ suối Ghi-khôn vào thành Giê-ru-sa-lem. Năm 1880, người ta tìm thấy một bản khắc do các công nhân thời ấy thực hiện. Nó thuật lại hai nhóm thợ hầm làm việc ở độ sâu 45 mét dưới mặt đất sắp sửa gặp nhau ở giữa chừng sau một đoạn đường khúc khủy dài 530 mét từ hai phía tính lại. Họ có thể nghe tiếng búa chim của nhau. ‘Ngày xuyên thủng, các tay đục đá đã đục thủng để gặp nhau, rìu gặp rìu. Và nước từ suối tràn vào hồ...’

Nhờ chương trình xây cất của Hê-rô-đê, kỹ nghệ xây dựng thời Chúa Giê-su có được một thế đứng khá quan trọng tại Giê-ru-sa-lem. Người ta cho rằng Hê-rô-đê đã chuẩn bị 1,000 cỗ xe để chở đá, mà một số có thể đã được khai thác ngay tại các hầm trong thành phố. Những khối đá nặng từ 5 đến 10 tấn đã được khai thác và chuyên chở tới các địa điểm xây cất, có thể bằng những xe lăn (rollers). Các khung và vòm đã được dựng lên theo khuôn mẫu La Mã. Giê-ru-sa-lem thời Hê-rô-đê cũng là một thành phố tiêu biểu của Ðế quốc La Mã. Những cuộc khai quật về Giê-ru-sa-lem thuộc thế kỷ thứ nhất cho thấy nhiều ngôi nhà lớn được xây cất với tiện nghi đáng kể, có cả hệ thống sưởi dưới sàn và ống dẫn nước. Con đường lát gạch theo kiểu La Mã tại một ngôi làng bên cạnh còn có những giá bằng đá dọc hai bên để cắm đuốc làm đèn đường. Tuy nhiên nhà cửa dân nghèo vẫn chỉ đơn giản, nhưng đa số rất có thể có hơn một lầu.
 
Văn Hóa
Giáng Sinh ngày xưa
Trương Phú Thứ
17:05 23/12/2008
Mùa Giáng Sinh năm 1957, gia đình tôi vừa mới tạm yên ổn nơi ăn chốn ở tại miền đất mịt mùng có tên gọi là Cái Sắn, ngay gần cuối cái đuôi khoằm khoằm trên bản đồ nước Việt Nam có hình chữ S. Khu định cư Cái Sắn thuộc tỉnh Kiên Giang là đất tạm dung của dân miền Bắc, những người vào năm 1954 đã phải rứt ruột bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, mồ mả tổ tiên chạy vào miền Nam lánh nạn cộng sản. Hầu hết dân di cư ở Cái Sắn đều là những người đã một đời bầu bạn với con trâu cái cầy và là dân “co đạo”. Kiểu cách ăn nói thông thường của người miền Bắc ngày xưa gọi những người theo đạo Công giáo là người “có đạo” và những người theo các tín ngưỡng khác hoặc không theo một tôn giáo nào là dân “ngoại đạo”. Người “có đạo” hay dân “ngoại đạo” chẳng ai suy bì hay thắc mắc về cái tên gọi đời thường đã trở nên quen miệng và được mọi người mặc nhiên chấp nhận. Cả vùng định cư Cái Sắn mênh mông với trời nước bạt ngàn cũng thi thoảng có một gia đình “ngoại đạo” hoặc một ít người đã từng sinh sống ở nơi đô thị của các tỉnh miền Bắc, được gọi là dân tỉnh thành. Sau này vùng Cái Sắn trở nên trù phú với ruộng lúa chạy dài đến tận chân trời, tôm cá đầy kinh rạch thì những người “ngoại đạo” cũng đã hết thảy trở thành “có đạo” và dân tỉnh thành cũng đã biến mất khỏi nơi ruộng đồng chân lấm tay bùn.

Gia đình tôi đến lập nghiệp ở Cái Sắn từ một vùng quê miền duyên hải Bắc Việt. Dòng họ nội ngoại từ ông cố ông sơ cho đến thế hệ ăn không biết no, ngủ không biết chán chúng tôi chỉ biết bám chặt vào mảnh vườn sào ruộng đắp đổi khoai sắn sống qua ngày. Quê tôi nghèo lắm. Cả làng chỉ có dăm ba cái nhà ngói còn toàn là nhà tranh vách đất. Ruộng đồng thì phèn chua nước mặn, cầy cấy mùa được mùa mất nên nhà nào cũng chỉ tiệm tạm đủ ăn. Thế nhưng làng tôi lai có một ngôi nhà thờ “kiểu Tây” bề thế nhất vùng. Cho đến bây giờ, cũng đã đến cả nửa thế kỷ rồi, tôi vẫn còn nhớ đến từng chi tiết ngôi thánh đường mà dòng họ tôi đã một lòng rau cháo qua ngày nhưng nhất định phải xây một đền thờ xứng đáng là nơi Chuá ngự. Tôi đã được đi thăm nhiều nhà thờ to lớn nổi tiếng trên thế giới nhưng lại chẳng có một cảm xúc nào với những kiến trúc đồ sộ và những công trình mỹ thuật vô tiền khoáng hậu qua nhiều thời đại. Bao nhiêu tâm tình mến thương, tình nghĩa chất ngất dạt dào tôi đã để lại nơi tháp chuông của ngôi nhà thờ làng tôi. Chẳng biết ngày xưa làm thế nào mà cha ông chúng tôi chỉ với hai bàn t ay gầy guộc và chiếc thang tre yếu ớt đã lại có thể xây được cái tháp chuông cao vút ngaọ nghễ dưới trời xanh. Ngọn tháp có ba quả chuông mua từ bên Tây về. Mỗi ngày ba lần tiếng chuông vang lên mời gọi con cái “chạy vội” về nhà Chúa kinh nguyện sớm tối. Tiếng chuông đánh thức dân làng thức dậy sau giấc ngủ miệt mài, người nào người nấy vội vơ cái áo đi mau ra nhà thờ cho kịp lễ. Những buổi trưa bận rộn công việc nhà cửa đồng áng không đến nhà thờ được nhưng khi vừa nghe tiếng chuông đổ hồi, mọi người đều nghỉ tay đồng áng đứng lên quay mặt về phía nhà thờ để cùng hợp lòng hợp ý đọc kinh nguyện rất sốt sắng. Tiếng chuông ngân nga vào mỗi buổi chiều lúc dân làng quang gánh về nhà sau một ngày làm lụng vất vả. Nhiều người chỉ kịp chạy ào xuống dưới cầu ao giũ quàng bùn đất rồi vội vàng vào nhà thờ bắt đầu buổi kinh chiều. Tiếng kinh trầm bổng lãng vãng trên rặng soan già bay cao vút lên chín tầng mây, âm vang vọng xa tới những cánh đồng xanh mầu mạ non con gái chạy dài đến tận chân trời. Lời kinh sốt sắng lan toả ra như hương trầm từ bao tấm lòng cung kính nguyện cầu xin cho sống đời bình an. Nhà thờ làng tôi là địa chỉ cư trú thứ hai của dân làng, là nơi ẩn náu của những ngày loạn lạc và cũng là nơi hội hè đình đám trong những ngày lễ tết quanh năm. Nghe tin Việt Minh về đến gần làng là mọi người già trẻ lớn bé chạy vào nhà thờ đóng chặt cưả lại rồi xướng kinh cầu nguyện xin Chúa giữ gìn. Nếu chết thì cả làng cùng chết. Chết trong nhà Chúa. Chết an lành trong tay Chúa. Kỳ diệu thay là Việt Minh cũng đã về đến làng nhưng chẳng đứa nào dám phá cửa nhà thờ để bắt “bọn phản động”. Mọi người vẫn bình an dưới sự che chở của Chúa. Ngày Tết thì vui biết bao, những trò chơi và đám múa sư tử đều lấy cái sân thượng ngay cuối nhà thờ như là nơi mở hội. Sáng ngày mùng Một Tết tiếng trống của đội múa sư tử ngay khi thánh lễ đầu năm vừa xong là một đợi chờ náo nức của bọn trẻ chúng tôi. Sau ngày mùa, dân làng cười nói vui vẻ mừng Xuân đón Tết dưới bóng nhà thờ, đầm ấm yêu thương như nụ hoa đang độ xuân thì.

Nhà tôi chỉ cách nhà thờ một quãng đường. Từ cổng nhà tôi đi ngang con đường làng, qua cái ao lềnh bềnh những mảng bèo trôi chậm chạp là đã đến cuối nhà thờ. Con đường quá quen thuộc, tôi có thể nhắm mắt đi cũng chẳng sợ ngã xuống ao. Đã mấy năm rồi tôi học chữ quốc ngữ, học giáo lý ở gian nhà phía hông trái nhà thờ. Suốt ngày tôi chỉ quanh quẩn ở ngoài nhà thờ. Mỗi lần nghe tiếng chuông là tôi chạy vội vào nhà thờ ôm chặt cái sợi giây thừng to tướng mà ông bõ vóc người gầy ốm nhỏ thó đang cố đu cả thân mình lên để giật chuông. Nhiều lần người bõ già này chỉ bám vào giây để giữ nhịp cho hồi chuông. Lần nào được giật chuông tôi cũng khoe với u tôi để nhìn nụ cười dịu hiền với chút hãnh diện cuả bà mẹ suốt đời hy sinh, nhịn ăn nhịn mặc cho con cái.

Cứ đến những ngày lễ trọng thì nhà thờ làng tôi chật như nêm cối. Không kể dân làng mà những giáo hữu từ các làng lân cận cũng đến dự lễ cho long trọng và nhất là được nghe tiếng phong cầm réo rắt từ trên gác đàn. Thày tôi đã lặn lội lên Hà Nội, đi lên đi về mấy lần mới mua được chiếc đàn này cho nhà thờ. Chiếc đàn có hai bàn đạp phía dưới, người đánh đàn phải đạp đều chân trong khi tay lướt trên những phím đàn hai mầu đen trắng. Ngày mang chiếc đàn về, tôi đã được nhìn ngắm sờ mó đến thoả thích. Sau khi khiêng chiếc đàn vào nhà thờ cho hội hát thì tôi chỉ được đứng xa mà nghe âm thanh trầm bổng vọng lên.

Trước khi chạy nạn cộng sản di cư vào Nam, tôi vưà mới lên tám. Chắc là tôi đã “to xác” nên u tôi mới khâu cho chiếc áo dài đen để “đi nhà thờ nhà thánh”. U tôi khâu chiếc áo khá rộng, phòng thằng con giai lớn lên “còn có cái mà mặc”. Chiếc áo dài đen rộng quá khổ đã làm tôi chững chạc hẳn lên, u tôi bảo “làng mình đã có thêm một xuất đinh rồi”. Lần đầu tôi diện chiếc áo dài đen còn cứng bột hồ đi sau thày tôi ra nhà thờ mừng Chúa ra đời. Các anh chị tôi đã ra nhà thờ từ sớm để dọn dẹp và trang hoàng cho thánh lễ nửa đêm. Tôi không còn phải ngồi với đám trẻ con trên một chiếc chiếu gần gian cung thánh. Tôi đã mặc áo dài đi nhà thờ, hơn nữa tôi lại còn thông thạo chữ quốc ngữ và biết làm bốn phép tính cũng tạo ra một khoảng cách nào đó với bọn trẻ con cùng lứa trong làng mà đa số chỉ biết đi chăn trâu và làm những công việc lặt vặt ngoài đồng.

Tôi ngồi cạnh thày tôi trên băng ghế dài có bàn qùy dành cho người lớn. Bên trong nhà thờ không còn đến một chỗ trống, nhiều người phải đứng ngoài nhìn vào qua những khung cửa sổ được mở rộng. Mặc cho thời tiết giá lạnh của mùa đông nhưng người này chen vai người kia truyền hơi ấm cho nhau trong tiềng kinh cầu rầm rì cũng tạo nên môt khoảng không gian ấm cúng. Từ đáy lòng của mỗi người là một tâm tư khấn hứa chân thành qua những nét mặt nghiêm trang kính cẩn nguyện cầu. Tiếng đàn phong cầm nhịp nhàng đệm theo những bài hát tiếng La Tinh với âm thanh quen thuộc trong không khí thinh lặng giữa nửa khuya quyện vào Đất Trời giao hoà trong Đêm Thánh Vô Cùng đón mừng Chúa xuống thế.

Thánh lễ xong, thày tôi dẫn lên hang đá viếng Chúa Hài Đồng. Mùa đông miền Bắc cũng giá rét lắm nhưng tôi đi chân đất mà chẳng thấy lạnh lẽo gì bởi vì đã mấy ngày rồi tôi đợi chờ đến quên ăn quên ngủ cho giây phút được đến bên hang đá dưới những lồng đèn hình ngôi sao phất giấy bóng kính mầu xanh đỏ mà chiêm ngưỡng tượng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ. Chúa sinh ra trong nghèo khó để an ủi và đem bình an đến cho con cái khó nghèo. Đức Mẹ qùy bên Chúa, đôi mắt đầm ấm thiết tha như sưởi ấm thân thể Hài Nhi trong không khí giá buốt giữa đêm đông nơi đồng không mông quạnh. Những sợi giây kim tuyến treo lững lờ trước cửa hang đá bay dật dờ theo ánh nến lung linh huyền diệu. Tôi viếng hang đá mà lòng ước mơ được làm người mục đồng lang thang nơi đồng cỏ dưới ánh sáng an bình từ Trời Cao.

Giây phút háo hức mong chờ để được chiêm ngắm bộ tượng Thánh Gia trong hang đá cũng chẳng được lâu. Tôi qùy bên cạnh thày tôi nhỏ nhẹ lập lại những lời cầu nguyện của thày tôi rồi phải nhường chỗ cho những người đứng sau. Giữa thời loạn lạc hai cha con tôi nguyện cầu Chúa Hài Đồng xin cho chiến tranh ngừng tan, xin cho chúng con sống đời bằng an. Đôi mắt thày tôi nhắm chặt, đầu cúi xuống như muốn gục vào vòng tay thương yêu trìu mến của Thánh Gia.

Tôi chạy xuống phía dưới nhà thờ tìm u tôi. Trong bóng tối chập chờn của chút ánh sáng từ cái đèn chai treo trên cột nhà thờ, u tôi ngước nhìn lên hang đá, miệng thầm thì khấn xin. Chắc hẳn thế nào mà u tôi lại không cầu xin cho thằng con giai hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang và sau này trở thành người hữu ích cho xã hội. Tôi cầm vạt áo dài của u tôi lần mò ra ngoài đường làng đi về nhà. Lúc gần rẽ vào ngõ, u tôi móc trong túi ra hai cái kẹo bột làm quà Giáng Sinh cho tôi. Thật sự thì ở vào thời điểm đó tôi cũng chẳng có một ý niệm gì về cái gọi là quà Giáng Sinh. Hai chiếc kẹo bột chỉ là một phần thưởng đặc biệt cho tôi vì đã ngoan ngoãn đi lễ nửa đêm. Sáng hôm ngày lễ thày u tôi không ra đồng như mọi ngày. Lúc thức dậy tôi đã ngửi thấy mùi xôi đậu thơm ngào ngạt từ dưới nhà bếp. Bao giờ u tôi cũng dành cho tôi nắm xôi to gói trong lá chuối với cục đường phèn. U tôi mong ngày mong đêm cho thằng con chóng lớn để gửi ra tỉnh học nên nhà có đồng quà tấm bánh hay miếng ngon miếng ngọt bao giờ u tôi cũng dành phần hơn cho tôi. Nhà tôi ăn mừng lễ cũng như đa số dân làng, một chõ xôi đậu nhưng vui vẻ hạnh phúc biết bao. Quà bánh nhà quê chỉ có nắm xôi hay củ khoai luộc mà sao đậm đà thân thương đến như vậy.

Chạy nạn cộng sản vào đến miền Nam, dẫn dắt nhau xuống miệt Cái Sắn, thày u tôi cũng cắm được miếng đất gần nhà thờ để sớm tối đi về đọc kinh cầu nguyện. Cuộc đời của thày u tôi gắn liền với cửa ngõ nhà thờ. Bóng mát của ngôi nhà thờ là tài sản trân qúy và tiếng chuông nhà thờ là hạnh phúc vô biên của thày u tôi. Từ nhà tôi đi ra nhà thờ là con đường cạnh một kinh nước có những cây bình bát quanh năm xanh tươi. Dân di cư chia nhau mỗi gia đình một lô đất làm nhà dọc theo hai bờ con kinh. Thấm thoát cũng đã hơn hai năm từ khi những người đến từ nhiều nơi ở miền Bắc gồng gánh nồi niêu với vài cái quần áo tả tơi đến vùng đất này. Những tấm phên lá dừa lợp nhà đã đổi mầu và nền nhà đất gập ghềnh bây giờ cũng đã nhẵn nhụi. Cuộc sống của dân di cư chưa thể nói là sung túc nhưng chẳng ai thiếu thốn. Mỗi ngày ba lần tiếng kinh từ nhà thờ ngân vang đến tận đầu thôn cuối xóm. Mọi người cần cù cầy cấy sống đời đạo nghĩa tạo lập cuộc sống mới nơi miền đất mưa nắng hai mùa.

Lối tắt đến nhà thờ phải đi trên một cái cầu khỉ ngang qua rạch nước trong veo rộng độ ba bốn xải tay với nhữn g bụi hoa dại không tên đủ mầu. Vừa bước xuống khỏi cầu là tới nhà chị Lan bánh đa. Chúng tôi đặt tên như vậy vì nhà chị làm bánh đa. Nghe nói ở ngoài Bắc gia đình chị ở ngoài tỉnh, nhưng vào Nam theo bà con họ hàng ở đây để đêm hôm tối lửa tắt đèn còn có người ruột thịt máu mủ mà nương nhờ. Chị Lan xinh đẹp, dáng người mảnh mai và đã học đến lớp Nhất. Khi đi nhà thờ chị luôn mặc áo dài trắng trông thật thanh lịch và duyên dáng. Tôi rất gần gũi với chị Lan vì mỗi tuần ít nhất một lần tôi đều đến nhà chị mượn mấy tờ báo cũ về đọc. Chị coi tôi như một đứa em và tôi cũng rất qúy mến chị. Từ ngày vào Nam, chị Lan bỏ học và ở nhà phụ giúp gia đình làm bánh đa, sau mở thêm hàng tạp hoá ngay tại nhà. Chị sống đơn sơ mộc mạc và rất được lòng mọi người.

Lễ nửa đêm Giáng Sinh năm 1957, một mùa Giáng Sinh thật an hoà. Mọi người hân hoan mừng lễ trong không khí thanh bình hoan lạc. Nhà thờ xứ tôi cũng đã mua được máy phát điện. Mấy ngọn đèn ống và dăm chục bóng đèn nhỏ đủ mầu trước mặt tiền nhà thờ đã thay đôi hẳn sinh thái của cả xứ đạo. Chúng tôi đang lần mò đi trên lối mòn chập chững bước vào ngưỡng cửa của một đời sống tiện nghi vật chất. Giáo hữu dự lễ năm nay người nào cũng ăn mặc chỉnh tề. Các bà các cô mặc áo dài ni-lông đủ mầu. Các ông ngoài một số lớn tuổi mặc quốc phục, các anh thanh niên đa số mặc quần áo tây có người lại còn thắt cà-ra-vát nữa. Vừa bắt đầu lễ, ban kèn đồng đứng ngoài cửa chính thổi bài Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…, mọi người hát theo thật trang nghiêm sốt sắng. Đến lúc cha xứ dâng Mình Thánh Chúa lại còn có đốt pháo, tiếng nổ ròn tan trong đêm khuya thanh vắng giữa trời nước bao la thật vui vẻ rộn ràng. Bên cạnh nhà thờ là hang đá lộ thiên với những giây đèn mầu chớp chớp dưới một rừng đèn ngôi sao huy hoàng.

Tôi vẫn mặc chiếc áo dài đen u tôi khâu cho mấy năm về trước, đứng từ xa ngắm bộ tượng Thánh Gia trong hang đá to gần bằng người thật mà chẳng dám chen chân giữa những bộ quần áo đẹp đủ kiểu đủ mầu đến gần để nhìn cho tỏ tường. Gia đình tôi lúc này thật sa sút, gần như trắng tay. Có bao nhiêu vốn liếng thày tôi mang hết lên Sài Gòn để lo sắp đặt chỗ ăn học ở bậc trung học cho anh em tôi. Trên một chuyến xe buýt, thày tôi bị kẻ trộm chen lấn móc túi lấy không còn đồng nào. Thày tôi về nhà như người mất hồn nhưng u tôi vẫn không một lời than vãn. U tôi tin là bằng cách này hay cách khác, Chúa sẽ lo liệu cho chúng tôi học hành đến nơi đến chốn. Từ ngày gia cảnh nghèo túng, thày u tôi gần như xa lạ với chòm xóm láng giềng. Mặc cảm tự nhiên chẳng hề dầy vò cuộc sống của gia đình tôi nhưng thày u tôi đã tự đào ra một cái hố cách biệt ngay cả với những người thân quen trong các hội đoàn thuộc xứ đạo.

Tôi đi ra khỏi đám đông, thất thểu trong bóng đêm về nhà. Những giây đèn mầu chớp chớp trên hang đá cũng từ từ mờ dần. Lúc đi ngang qua nhà chị Lan, tôi nghe tiếng chị gọi. Tôi bước mau hơn đến cái cổng xinh xắn làm bằng những cây tre to trên ngõ vào nhà chị. Chị Lan đưa qua hàng rào một gói giấy báo có buộc giây gọn ghẽ nói là quà Noel. Tôi nhùng nhằng không dám lấy thì chị bảo phải nghe lời chị. Tôi chưa biết nói lời cám ơn, cầm gói quà đi vội ra khỏi ngõ. Trời cuối năm tối âm u, những vì sao mờ lấp lánh trong cõi không gian vô tận cũng không đủ sáng để soi lối mòn đầy cỏ dại. Tôi nhẩy chân sáo mang gói quà Noel đến nhà anh Đáo để anh em chia xẻ niềm vui Giáng Sinh. Anh Đáo vừa mới mười chín tuổi, tướng người cao lớn rắn chắc là một thanh niên rất hoạt bát và vui tính. Nhà anh cách nhà tôi một quãng đường ngắn. Anh ở với bà mẹ và một người chị gái đã lớn tuổi. Nghe nói anh Đáo tu xuất, học giỏi nhưng đi thi hoài mà cũng chẳng đậu bằng cấp gì. Anh rất khéo tay, việc gì cũng làm được và làm một cách thành thạo nhuần nhuyễn. Anh có ngón đàn ghi ta mượt mà. Những bài nhạc cổ điển chằng chịt những nốt nhạc lên xuống tạo nên những âm thanh khi dìu dặt lúc dồn dập dưới mười ngón tay điệu nghệ của anh là cả một công trình nghệ thuật. Trong khu xóm tôi chẳng có ai xứng đáng với chị Lan cho bằng anh Đáo, mặc dầu anh thua chị Lan vài tuổi.

Anh Đáo đang ngồi trước thềm nhà nhìn trăng sao. Thấy tôi, anh vội chạy ra đón và tôi khoe anh gói quà Noel của chị Lan. Tôi theo anh Đáo xuống dưới nhà bếp chỗ gần chuồng heo cách xa nhà trên một cái vườn rộng có những luống rau cải thẳng đến men bờ kinh. Chúng tôi ngồi trên một cái chiếu rách trải trên lớp rạ khô còn thơm mùi nắng, bên nùi rơm cháy âm ỉ khói nghi ngút để đuổi muỗi và chút hơi ấm giữa đêm khuya. Gói quà Noel của chị Lan cho tôi chỉ mươi cái kẹo và dăm cái bánh quy nhưng cũng đủ cho hai anh em có được chút gì nhấm nháp giữa đêm khuya trong không khí mừng vui thánh thiện của ngày lễ. Anh Đáo rút trong túi ra một điếu thuốc lá Cotab mồi lửa hút. Mùi thuốc lá thơm ngào ngạt. Tôi xin anh Đáo thử một hơi cho biết. Lần đầu tiên “kéo” thuốc lá thơm làm tôi ho sặc sụa. Anh Đáo dạo đàn rồi bắt đầu hát những bài mừng lễ Chúa Giáng Sinh bằng tiếng Pháp và tiếng La Tinh. Giọng anh trầm buồn nhưng giai điệu reo vui của những cung nhạc ngày lễ cũng làm cho cả hai chúng tôi rạo rực. Tôi nhìn lên một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và tin rằng nơi đó Chúa Hài Đồng đang nhìn xuống chúng tôi với tất cả lòng thương yêu trìu mến. Anh Đáo nói không có duyên với chữ nghĩa nên kỳ này nghỉ ở nhà vài tháng rồi tình nguyện đi học lớp sĩ quan Thủ Đức. Thôi thì không có số làm quan văn thì làm quan võ vậy. Tôi chẳng có một ý niệm gì về việc binh lính nên cũng chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Kẹo bánh cũng gần hết, tôi và anh Đáo lăn xuống cái chiếu rách ngủ cạnh bếp rơm cháy âm ỉ. Buổi sáng lúc tôi thức dậy thì mặt trời đã lên cao.

Thời gian qua đi như một giấc mơ. Năm 1972 tôi đã là một thanh niên chững chạc làm công chức tại một tỉnh ở ngay cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn. Tôi đã cố công học hành để thày u tôi vui lòng và nhất là để lời cầu nguyện ngày đêm của u tôi được thể hiện nơi sự xếp đặt và quan phòng của Chúa. Một buổi chiều gần đến ngày lễ Chúa Giáng Sinh, tôi sang ty Cảnh Sát thăm anh bạn. Chúng tôi liên lạc mật thiết với nhau vì thành phần có chút chức tước trong tỉnh thì chỉ có tôi và anh còn độc thân. Lúc đi ngang qua một cái sân rộng đến văn phòng của anh tôi nhìn thấy nhóm mấy người đàn bà đi theo một viên cảnh sát. Người phụ nữ đi cuối cùng nhìn tôi bằng ánh mắt cầu khẩn thiết tha. Gương mặt và vóc dáng quen thuộc tôi làm sao quên được:Chị Lan! Tôi chạy đến hỏi “Chị Lan trước ở Cái Sắn phải không?”. Chị đáp nhỏ nhẹ “Dạ, thưa ông…” Nghe giọng nói của chị, tôi không còn một chút nghi ngờ gì nữa. Đúng là chị Lan bánh đa của tôi rồi.

Tôi đi vội vào văn phòng của anh bạn mà tôi vẫn gọi đùa là Ông Cò. Chuyện gẫu một lúc về mấy cô giáo sư bên trường trung học, tôi hỏi anh về mấy người đàn bà chắc là đang ngồi ở trong phòng tạm giam. Anh cho biết là mấy người này bị bắt vì buôn bán đồ Mỹ ở ngoài chợ. Ngày nào cũng bắt mấy người. Kỳ này cảnh sát bố ráp thường xuyên vì nhiều người bán những đồ quân dụng mà văn phòng cố vấn Mỹ đã nhiều lần nhắc nhở cần phải có biện pháp tích cực ngăn chận, người nào chậm chân chạy không kịp là bị bắt. Mấy người bị bắt vì tội này thường thì chỉ bị giữ lại mấy tiếng đồng hồ, ngoài giờ làm việc có thể bị giam qua đêm, tịch thu hiện vật, làm mấy cái giấy tờ rồi thả. Sáng hôm sau đã nhìn thấy họ ra chợ buôn bán lại. Bắt lui bắt tới cũng chẳng giải quyết được gì. Tôi nói với anh bạn về chị Lan và ngỏ ý nếu không có gì trở ngại thì tôi xin lãnh chị ra. Đàn bà con gái bị nhốt ở phòng tạm giam một đêm nguyên cái vụ muỗi cắn cũng đủ khốn khổ, nói chi đến chồng con đang từng giây từng phút mong chờ. Anh bạn cười xuề xoà nói mấy phút nữa sẽ đưa “người đẹp” lên đây để tôi nhận bà con rồi ra về thơ thới hân hoan. Chúng tôi trở lại với đề tài cố hữu mà đối tượng vẫn là mấy cô giáo sư. Cô Vân dậy toán có mái tóc đẹp như suối mơ. Cô Hảo dậy sinh ngữ có nụ cười tình tứ hớp hồn người. Cô Thanh có thân hình mời gọi, và nhiều cô nữa.

Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa dồn dập chạy nhẩy trong miền ký ức vốn rất đậm đà của tôi ngay khi chị Lan vừa bước vào văn phòng. Sau vài câu thăm hỏi, hai chị em nhìn nhau ngỡ ngàng. Chị nói: “Không ngờ lại gặp…ông ở đây.” Tôi cố vồn vã: “Em vẫn là em của chị mà.” Sau một lúc ôn lại những kỷ niệm Cái Sắn thiết tha với tiếng cười và nước mắt nghẹn ngào, tôi xin phép Ông Cò đưa chị về nhà. Ngồi trên xe, hai chị em ôn lại những chuyện cũ và tôi được biết chồng chị Lan chính là anh Đáo qúy mến. Anh chị có hai con. Cô con gái lớn đi tu được nhà dòng gửi sang bên Pháp học. Đứa con trai trọ học ở nhà người bà con trên Sài Gòn. Anh Đáo mang lon đại úy và hiện đang dưỡng thương ở nhà. Trong một cuộc hành quân, anh bị đạn gẫy chân trái, vết thương khá nặng chắc không có ngày trở lại quân ngũ. Chị Lan phân bua lương sĩ quan không đủ nuôi sống gia đình, do vậy phải chạy ra ngoài chợ bươn chải kiếm đồng ra đồng vào. Hôm nay chỉ mất vài cây thuốc lá vì phần lớn số hàng đã chạy kịp vào nhà một người quen ở ngay chợ.

Nhà chị Lan ở chỗ rẽ từ xa lộ Biên Hoàvào quận Đức Tu. Từ ngày Mỹ lập căn cứ Long Bình, dân tứ xứ về đây lập nghiệp biến khu đất này trở nên nhộn nhịp đô hội. Chị Lan chỉ cho tôi ngừng xe ngay trước một căn nhà hai tầng xinh xắn với giàn hoa giấy mầu tím. Chị xuống xe, chạy vội vào trong nhà. Đứng trước cửa nhìn vào đã thấy một hang đá Noel nhỏ nhắn xinh xinh ở góc phòng khách. Anh Đáo chống nạng đi ra. Anh nói oang oang không ngờ anh em mình lại gặp nhau ở đây, trái đất nhỏ xíu, trái đất tròn mà. Mắt anh đỏ quạch, nước mắt nhạt nhoà. Anh Đáo trông phong sương và đẫy đà hơn trước nhiều. Chuyện xưa chuyện nay với vợ chồng anh Đáo đã hơn hai giờ đồng hồ, tôi xin phép về và hẹn chắc sẽ trở lại vào đêm lễ Noel để cùng đi nhà thờ và sau đó về nhà ăn mừng lễ Chúa Giáng Sinh.

Đêm lễ Noel, tôi trở lại nhà anh Đáo. Chị Lan diện thật đẹp. Anh Đáo mặc quân phục, chân trái bó bột khập khiễng với đôi nạng. Chúng tôi đi nhà thờ lúc 10 giờ tối. Thời buổi chinh chiến, rất ít nơi còn cử hành thánh lễ nửa đêm. Tôi đỡ anh Đáo vào nhà thờ đã gần hết chỗ đứng. Thấy anh Đáo, vài thanh niên đứng dậy nhường chỗ ngồi cho thương binh. Ban hợp ca từ phía trên gian cung thánh đã bắt đầu những cung điệu Giáng Sinh, trong đêm u tối chúng con mong ngày mau tới. Tôi ngước mắt nhìn lên phía trái nhà thờ, tấm bảng đỏ kẻ hàng chữ mầu vàng Bình An Cho Người Thiện Tâm Dưới Thế. Tiếng đàn lời ca hợp cùng với những tiếng thầm thì nguyện cầu cũng không át đi được âm thanh ầm ĩ của những loạt đạn pháo binh từ xa vọng lại. Xương máu của con dân Việt Nam vẫn đổ ra ngay trong đêm rất thánh nhiệm mầu. Tôi ôm mặt cúi đầu khấn nguyện Chúa Hài Đồng, xin ban bình an cho chúng con.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Nguồn Ơn Sủng
Nguyễn Ngọc Danh
22:58 23/12/2008

Suối Nguồn Ân Sủng



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Gần sông Babylon, Ta ngồi ta khóc ta nhớ Sion.

Gần Sông Babylon, Ta ngồi ta khóc ta nhớ Sion.

Bọn dẫn ta đi đầy xa - Chúng xin ta ca.

Bọn áp chế ta - Chúng xin ta ca một khúc Sion

Có lẽ nào ta hát Thánh ca trong nơi đất lạ.

Salem hỡi nếu ta quên Người thì tay này ta quên nôt đi thôi

Lưỡi ta không dính trong họng ta, nếu ta không nhớ tới người.

Nếu ta không để Salem trên hết các thứ hân hoan.

(Thánh Ca Lên Núi Sion)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ra Đời
Lm. Trần Cao Tường
23:01 23/12/2008

RA ĐỜI



Ảnh của Cao Tường

Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc

Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác

Rất phương phi, trên hết cả anh hoa.

(Thơ Hàn Mặc Tử)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền