Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhắn nhủ giới trẻ: '' Hãy lắng nghe ông bà của chúng con''
Thanh Quảng sdb
00:12 20/12/2016
Đức Thánh Cha nhắn nhủ giới trẻ: " Hãy lắng nghe ông bà của chúng con"
Đài Vatican ngày 19/12/2016 phát đi bài nhắn nhủ của Đức Thánh Cha dành cho giới trẻ hãy vun đắp mối giao hảo giữa họ với các bậc ông bà.
Nhắn nhủ cho một nhóm người trẻ, những người thuộc về một hiệp hội giáo dân Công Giáo Ý gọi là 'Azione Cattolica Italiana ", Đức Thánh Cha đã nói về niềm vui khi mừng ngày đản sinh của Chúa Giêsu, niềm vui ấy được tăng lên nhiều gấp bội khi chúng ta chia sẻ nó.
Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ đón nhận niềm vui của Mùa Vọng khi họ lãnh nhận món quà trở nên nhân chứng trong gia đình, trường học, giáo xứ và các nơi họ hiện diện.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt mời gọi họ chia sẻ hồng ân ấy với ông bà - và với những người già cả nói chung - Đức Thánh Cha khuyến khích họ hãy lắng nghe người già, vì theo ý Đức Thánh Cha thì các ngài "có sự khôn ngoan của đường đời".
"Cha muốn nhắn nhủ các con một trách nhiệm: Hãy năng chuyện vãn với ông bà của các con, hãy hỏi các ngài vì các ngài có nhiều ký ức về lịch sử, kinh nghiệm cuộc sống, những điều này quả là một món quà tuyệt vời cho các con, giúp các con trong hành trình cuộc sống của các con".
Và Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh cho quí ông bà cần phải "lắng nghe con cháu, hiểu biết nguyện vọng và những hòai vọng của con cháu”.
Đức Thánh Cha cám ơn những người hiện diện đã nỗ lực chung sống hòa bình và 'đoàn kết' mà họ đang thực hiện bằng hỗ trợ những người trẻ đang sinh sống trong những khu vực bị suy thoái tại vùng Napoli. Đức Thánh Cha "Nguyện xin Chúa chúc lành cho dự án tốt lành này”.
Hiệp hội 'Azione Cattolica Italiana "được Đức Giáo Hoàng Piô X thành lập ở Ý vào năm 1905 như là một tổ chức tôn giáo phi chính trị được đặt dưới sự trông coi trực tiếp của các giám mục.
Đài Vatican ngày 19/12/2016 phát đi bài nhắn nhủ của Đức Thánh Cha dành cho giới trẻ hãy vun đắp mối giao hảo giữa họ với các bậc ông bà.
Nhắn nhủ cho một nhóm người trẻ, những người thuộc về một hiệp hội giáo dân Công Giáo Ý gọi là 'Azione Cattolica Italiana ", Đức Thánh Cha đã nói về niềm vui khi mừng ngày đản sinh của Chúa Giêsu, niềm vui ấy được tăng lên nhiều gấp bội khi chúng ta chia sẻ nó.
Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ đón nhận niềm vui của Mùa Vọng khi họ lãnh nhận món quà trở nên nhân chứng trong gia đình, trường học, giáo xứ và các nơi họ hiện diện.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt mời gọi họ chia sẻ hồng ân ấy với ông bà - và với những người già cả nói chung - Đức Thánh Cha khuyến khích họ hãy lắng nghe người già, vì theo ý Đức Thánh Cha thì các ngài "có sự khôn ngoan của đường đời".
"Cha muốn nhắn nhủ các con một trách nhiệm: Hãy năng chuyện vãn với ông bà của các con, hãy hỏi các ngài vì các ngài có nhiều ký ức về lịch sử, kinh nghiệm cuộc sống, những điều này quả là một món quà tuyệt vời cho các con, giúp các con trong hành trình cuộc sống của các con".
Và Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh cho quí ông bà cần phải "lắng nghe con cháu, hiểu biết nguyện vọng và những hòai vọng của con cháu”.
Đức Thánh Cha cám ơn những người hiện diện đã nỗ lực chung sống hòa bình và 'đoàn kết' mà họ đang thực hiện bằng hỗ trợ những người trẻ đang sinh sống trong những khu vực bị suy thoái tại vùng Napoli. Đức Thánh Cha "Nguyện xin Chúa chúc lành cho dự án tốt lành này”.
Hiệp hội 'Azione Cattolica Italiana "được Đức Giáo Hoàng Piô X thành lập ở Ý vào năm 1905 như là một tổ chức tôn giáo phi chính trị được đặt dưới sự trông coi trực tiếp của các giám mục.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắn chết Đại sứ Nga trước mặt các ký giả tại thủ đô Ankara
Đặng Tự Do
05:11 20/12/2016
Cảnh sát viên Melvut Mert Aydintas bắn chết Đại Sứ Andrey Karlov |
Hung thủ được xác định tên là Melvut Mert Aydintas, 22 tuổi, cảnh sát viên chống bạo động của Ankara, đã bắn chết Đại sứ Karlov từ phía sau khi ông đang phát biểu tại lễ khai mạc một cuộc triển lãm nhiếp ảnh tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhiếp ảnh gia và các ký giả bàng loàng đến lặng người đi trước những gì đang diễn ra trước mắt họ một cách không thể nào tin là sự thật được.
Hung thủ, sau đó, đi đi lại lại gần cơ thể của nạn nhân, lên án vai trò quân sự của Nga tại Syria, hét lên: “Đừng quên Aleppo! Đừng quên Syria!” và bắn thêm nhiều phát súng vào cơ thể bất động của viên Đại sứ Nga.
Tay súng cũng hét lên “Allahu akbar”, là cụm từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “Thiên Chúa thật cao cả”, và nói với các ký giả đang chết điếng người rằng: “Chúng tôi là con cháu của những người ủng hộ tiên tri Muhammad cho các cuộc thánh chiến”
Nguồn tin của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Aydintas sau đó đã bị giết chết trong một cuộc đọ súng với cảnh sát, trong khi ba người khác bị thương trong vụ tấn công này.
Đức Thánh Cha chia buồn và lên án vụ khủng bố tại Berlin
LM Trần Đức Anh OP dịch
10:44 20/12/2016
VATICAN. ĐTC xúc động, chia buồn với các nạn nhân và lên án vụ khủng bố tại Berlin, thủ đô Cộng hòa Liên bang Đức, tối ngày 19-12-2016.
Những kẻ khủng bố đã dùng xe vận tải đâm vào dân chúng tại chợ Giáng Sinh ở thủ đô Berlin làm cho 12 người chết và 48 người bị thương.
Trong điện văn nhân danh ĐTC gửi đến Đức Cha Heiner Koch, TGM giáo phận Berlin, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết:
“ĐTC xúc động sâu xa khi được biết về hành vi bạo lực kinh khủng xảy ra ở Berlin, trong đó, ngoài một số đông người bị thương, có nhiều người bị thiệt mạng. ĐTC chia buồn với thân nhân của các nạn nhân, bày tỏ sự cảm thông và gần gũi họ trong đau khổ. Trong kinh nguyện Ngài phó thác những người quá cố cho lòng thương xót của Thiên Chúa, và cũng xin Chúa cho những người bị thương sớm được chữa lành. Ngoài ra Ngài cám ơn các nhân viên cứu cấp và an ninh vì sự dấn thân tích cực. ĐGH Phanxicô hiệp với tất cả những người thiện chí đang dấn thân để vụ giết người điên rồ của trào lưu khủng bố này không còn tìm được chỗ đứng trong thế giới chúng ta nữa. Theo ý hướng đó, ĐTC khẩn cầu Thiên Chúa là Cha Thương Xót ban ơn an ủi, bảo vệ và chúc phúc chữa lành.
+ Hồng Y Pietro Paroli, Quốc vụ khanh Tòa Thánh
Những kẻ khủng bố đã dùng xe vận tải đâm vào dân chúng tại chợ Giáng Sinh ở thủ đô Berlin làm cho 12 người chết và 48 người bị thương.
Trong điện văn nhân danh ĐTC gửi đến Đức Cha Heiner Koch, TGM giáo phận Berlin, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết:
“ĐTC xúc động sâu xa khi được biết về hành vi bạo lực kinh khủng xảy ra ở Berlin, trong đó, ngoài một số đông người bị thương, có nhiều người bị thiệt mạng. ĐTC chia buồn với thân nhân của các nạn nhân, bày tỏ sự cảm thông và gần gũi họ trong đau khổ. Trong kinh nguyện Ngài phó thác những người quá cố cho lòng thương xót của Thiên Chúa, và cũng xin Chúa cho những người bị thương sớm được chữa lành. Ngoài ra Ngài cám ơn các nhân viên cứu cấp và an ninh vì sự dấn thân tích cực. ĐGH Phanxicô hiệp với tất cả những người thiện chí đang dấn thân để vụ giết người điên rồ của trào lưu khủng bố này không còn tìm được chỗ đứng trong thế giới chúng ta nữa. Theo ý hướng đó, ĐTC khẩn cầu Thiên Chúa là Cha Thương Xót ban ơn an ủi, bảo vệ và chúc phúc chữa lành.
+ Hồng Y Pietro Paroli, Quốc vụ khanh Tòa Thánh
Kinh tế Venuzuela tiếp tục xuống giốc, cướp giật lan tràn, Giảo Hội phải lên tiếng.
Kateri Diễm Châu
14:16 20/12/2016
Ciudad Bolivar (Agenzia Fides, 20/12 / 2016) - ".. Chúng tôi tin tưởng rằng giải pháp cho tình hình hiện nay không phải là những hành động man rợ, phá hoại và phi lý. Chúng ta có thể giải quyết xung đột trong một khuôn khổ văn minh, hòa bình và dân chủ. Bạo lực là vũ khí của những kẻ mù quáng", là tuyên bố của Đức Tổng Giám mục Ulises Antonio Reyes Gutiérrez của Ciudad Bolivar, công bố vào ngày 19 tháng 12 sau khi xảy ra phá hoại và cướp giật tại các cửa hàng trong thành phố trong nhiều ngày cuối tuần.
"Chúng ta là một dân tộc tôn trọng công lý và hòa bình, tôn trọng các giá trị đạo đức bắt rễ từ gia đình của chúng ta. Venezuela đang trải qua một giai đoạn khó khăn ... Chúng ta đang sống trong một xã hội mà ở đó tội lỗi xảy ra từ ở gốc rễ, văn hóa sự chết bị áp đặt , tạo ra nhiều hỗn loạn và nhầm lẫn ", theo tuyên bố.
"Chúng tôi mời tất cả mọi người vẫn còn tán thành sự công ích, hãy làm cho tiếng nói của chúng tôi được nghe, để thúc đẩy việc thực thi các quyền công dân, từ chối tất cả hình thức bạo lực, và không tham gia vào các hành vi đi ngược lại với nhân cách cuả một Kitô hữu" Đức Tổng Giám mục nói. "Chúng tôi rất quan tâm về sự im lặng của các phương tiện truyền thông, ở cấp độ quốc gia cũng như địa phương, làm cho những tin đồn thất thiệt lan rộng, tạo ra hoảng loạn và lo lắng trong dân chúng ", lời tuyên bố kết luận.
Theo tin tức Fides thâu thập được, thì khoảng 450 cửa hàng đã hoàn toàn bị cướp sạch và bị phá hủy, nhiều cửa hàng bị đốt cháy một cách vô lý. "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà một chuyện như vậy xảy ra ở Ciudad Bolivar, một thành phố phát triển mạnh về thương mại . 80% kinh tế của thành phố là do bởi thương mại, không có công nghiệp, cho nên điều này (những đốt phá) ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều ", theo lời cuả Chủ tịch Phòng thương mại của bang Bolivar.
Nhiều ý kiến trên mạng xã hội tố cáo các biện pháp kinh tế mới nhất của chính phủ đã làm thiệt hại cho người dân là nguyên nhân chính của tình trạng thê thảm này.
Dân Chủ Cộng Hoà Congo hỗn loạn: nhiệm kỳ Tổng thống hết, không bầu cử, cướp phá khởi sự
Moses Trương Võ
14:39 20/12/2016
Kinshasa (Agenzia Fides, 20/12/2016) -"Người dân, đặc biệt là ở các vùng ngoại ô, đã xuống đường để phản đối. Nhiều đụng độ với cảnh sát, súng nổ. Chúng tôi được tin một sinh viên đã bị giết chết vì đạn lạc. Xe bị đốt và một số cửa hàng bị cướp phá. Một giáo xứ cũng bị cướp phá ", là nguồn tin cuả Agenzia Fides từ Lubumbashi, thành phố lớn thứ hai của nước Cộng hòa Dân chủ Congo và cũng là cựu thủ phủ của bang Katanga.
"Bây giờ thì tình hình đã bớt căng thẳng, nhưng đường phố trống không, và phương tiện giao thông công cộng ngưng hẳn, chỉ có cảnh sát và quân đội ".
Người ta đã xuống đường để phản đối vì không có bầu cử tổng thống mà đáng lẽ phải được tổ chức trong năm nay, trong khi ngày hôm qua vào lúc nửa đêm thì nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của Tổng thống mãn nhiệm Joseph Kabila đã hết hạn.
Thành phố Lubumbashi là vùng ảnh hưởng của ông Moise Katumbi, cựu thống đốc Katanga, được coi là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ Tổng thống. Nhưng ông Katumbi bị buộc tội âm mưu đảo chính và đang lưu vong ở nước ngoài.
Ông Kabila, TT đã màn nhiệm, có âm mưu kéo dài quyền lực cho đến khi người kế nhiệm, bổ nhiệm một chính phủ mới do Hiệp định ngày 18 tháng 10 được ký kết giữa ông và phe đối lập. Nhưng hầu hết các đối thủ cuả ông, gọi chung là khối "Le Rassemblement" thì đòi hỏi ông Kabila phải rời chức vụ ngay lập tức. Người lãnh đạo của khối "Le Rassemblement", Etienne Tshisekedi, đã kêu gọi người dân không công nhận Kabila là người đứng đầu nhà nước nữa.
Thủ đô Kinshasa, cũng như các thành phố lớn khác đã bị tê liệt. Người dân không dám ra ngoài, chỉ có cảnh sát tuần tra các đường phố.
Nguy cơ bất ổn ở Đất Thánh, TGM Pizzaballa lo ngại luật 'cấm phỏng thanh từ các đền thờ' sẽ gây ra nguy hiểm.
Xavier Nguyễn Đông
15:14 20/12/2016
Jerusalem (Agenzia Fides,20/12/2016) - Đức Tổng Giám mục Pierbattista Pizzaballa OFM, giám quản tông toà của Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem, đã bày tỏ quan ngại về một dự luất cuả chính phủ Israel nhằm dẹp bỏ những loa phóng thanh từ các đền Hồi giáo ở Israel. Những loa phóng thanh đó được dùng để truyền bá 'Adhan,' tức là lời gọi cầu nguyện cuả các giáo sĩ hồi giáo, phát ra từ các tháp (minaret) năm lần một ngày.
"Tôi tin rằng đây là một tiền lệ nguy hiểm. Tôi hy vọng dự luật này không được thông qua. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề ô nhiễm tiếng ồn", là tuyên bố cuả Tổng giám mục Pizzaballa trong cuộc họp báo trước Giáng sinh được tổ chức ngày hôm qua, 19 Tháng Mười Hai, tại Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem.
Dự luật, soạn thảo và phê duyệt bởi Ủy ban Bộ trưởng vào giữa tháng mười, bây giờ được đưa ra Quốc hội. Những công dân Israel thì ủng hộ, coi như là một biện pháp bảo vệ họ khỏi bị "ô nhiễm vì tiếng ồn", đối với người Palestine, thì đó là một khiêu khích.
Theo Tổng thống Palestine Abu Mazen, khả năng "làm cho cả vùng sẽ rơi vào một vực thẳm".
Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa cũng nhắc lại câu chuyện ở thung lũng Cremisan, mà một bức tường phân cách đã được xây dựng "bất chấp vô số lời kêu gọi của chúng tôi đế́n các nhà chức trách Israel".
Sự tước đoạt đất của các gia đình Kitô hữu để xây bức tường "là một sự cưỡng đoạt làm mất đi di sản của họ"
Hung thủ thật sự gây ra vụ khủng bố tại Berlin chưa bị bắt và có thể tiếp tục gây án
Đặng Tự Do
18:38 20/12/2016
Chiếc xe tải bị điều khiển tông vào ngôi chợ Giáng Sinh |
Người tị nạn Pakistan này đã đến Đức xin tị nạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. Anh đã bị bắt tại một công viên sau khi các nhân chứng nói là anh ta chạy trốn khỏi hiện trường vụ án. Tuy nhiên, anh ta nhất mực phủ nhận không hề dính líu gì đến cuộc tấn công. Cảnh sát nói rằng họ cũng không có đủ bằng chứng để kết tội anh nên đã trả tự do cho anh. Cùng với tuyên bố này cảnh sát Đức kêu gọi dân chúng cảnh giác vì những kẻ khủng bố vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và có khả năng gây án thêm lần nữa.
Trong khi đó, thông qua cái gọi là thông tấn xã Aamaq, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công này. Bọn khủng bố cho rằng một “người lính của Nhà nước Hồi giáo”, là người đã hành động theo lời kêu gọi tấn công vào các công dân của các quốc gia trong khối liên minh đang tấn công “Nhà nước Hồi giáo”.
Cảnh sát Berlin tìm thấy một người đàn ông đã chết trong chiếc xe tải tên là Lukasz Urban, quốc tịch Ba Lan. Lukasz Urban, 37 tuổi, có vợ và một con nhỏ, là tài xế của chiếc xe này. Cảnh sát tin là anh đã cố gắng chiến đấu chống lại bọn khủng bố khi bị cướp xe nên đã bị bắn chết.
Hệ thống định vị trên xe cho thấy lúc 15:44 ngày thứ Hai một người nào đó đã cố gắng khởi động chiếc xe và chạy tới, de lui một lúc như đang học điều khiển nó. Chuyện này xảy ra thêm hai lần nữa vào lúc 16:52 và 17:37. Lúc 19:34, động cơ xe được khởi động một lần nữa và lúc 20:15 chiếc xe tông vào đám đông cùng một kiểu như trong vụ khủng bố tại thành phố Nice, bên Pháp.
Chính sách quảng đại và khoan dung của bà Angela Merkel chịu thử thách nặng nề
Đặng Tự Do
16:47 20/12/2016
Bà Angela Merkel đặt hoa tại nơi xảy ra vụ khủng bố |
Frauke Petry, Đồng Chủ Tịch của đảng Alternative für Deutschland (Lựa chọn khác cho nước Đức) nói:
“Dưới chiêu bài giúp đỡ mọi người Merkel đã hoàn toàn bán đứng an ninh quốc nội của chúng ta”.
Người Đức ngày càng tỏ ra thận trọng hơn sau hai cuộc tấn công do người tị nạn gây ra vào mùa hè năm ngoái đã được bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm. Năm người đã bị thương trong một vụ tấn công bằng rìu trên một chuyến tàu gần Wuerzburg và 15 người khác bị thương trong một vụ đánh bom bên ngoài một quán bar ở Ansbach, cả hai đều diễn ra ở bang Bayern, miền Nam nước Đức. Cả hai kẻ tấn công đều bị thiệt mạng.
Những cuộc tấn công này và những rắc rối khác không liên quan gì đến chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo đã đóng góp vào tình trạng căng thẳng ở Đức sau khi 890,000 người di cư được nhận vào quốc gia này trong năm qua.
Trong những báo cáo đầu tiên, người ta nghi ngờ một người tị nạn Pakistan là kẻ đã gây ra vụ tấn công khủng bố tại Berlin. Trong tuyên bố trên đài truyền hình, bà Merkel, dù đã chịu áp lực rất lớn về dòng người di cư lũ lượt vào Đức, đã quyết định đương đầu với khả thể là một người tìm kiếm tự do tại Đức đã gây ra cuộc tàn sát này.
Bà nói:
“Tôi biết rằng thật rất là khó khăn cho tất cả chúng ta nếu việc này được xác nhận là gây ra bởi một người đã xin được bảo vệ và được tị nạn ở Đức”
“Điều này sẽ thật buồn đối với nhiều người, với rất nhiều người Đức đã làm việc mỗi ngày để giúp người tị nạn và cho những người thực sự cần sự giúp đỡ của chúng ta và đang nỗ lực để hội nhập vào đất nước chúng ta.”
“Mười hai người vẫn còn ở giữa chúng ta ngày hôm qua, những người đã mong đón Giáng sinh, những người đã có kế hoạch cho những ngày nghỉ. Họ không còn sống giữa chúng ta nữa. Một hành động khủng khiếp và thực tình không thể hiểu nổi đã cướp đi mạng sống của họ.”
Trong tuyên bố hôm thứ Ba, bà Angela Merkel cho biết thêm như sau.
“Chúng ta không muốn sống trong sự sợ hãi cái ác. Cả nước chúng ta hiệp nhất với các nạn nhân và những người bị mất người thân trong nỗi buồn sâu sắc. Tất cả chúng ta đều hy vọng và nhiều người trong chúng ta sẽ cầu nguyện để họ có thể tìm được sự an ủi và hỗ trợ, để họ có thể tiếp tục sống sau cú sốc khủng khiếp này.”
Vụ thảm sát Đại sứ Nga có những điểm tương đồng đáng sợ với vụ ám sát Quận Công Franz Ferdinand dẫn đến Thế Chiến Thứ Nhất
Đặng Tự Do
18:29 20/12/2016
Cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử loài người đã được châm ngòi khi Quận Công Ferdinand của Áo bị ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 bởi Gavrilo Princip, một thành viên của Đảng Quốc gia Nam Tư.
Vụ giết người thừa kế ngai vàng của Đế Quốc Áo-Hungary đến nhanh chóng gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao mà cuối cùng đã dẫn đến cái chết của 16 triệu người, trong đó có 7 triệu thường dân.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã rất căng thẳng trong thời gian qua.
Nga bị cáo buộc vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 năm 2015 khi khởi đầu sự can thiệp quân sự của Mạc Tư Khoa trong cuộc nội chiến tại Syria. Chưa đầy ba tháng sau đó, một chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi SU-24 của Nga gần biên giới khu vực Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24 tháng 11, năm 2015.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án vụ này như một nhát dao “đâm sau lưng bởi các đồng phạm của những kẻ khủng bố”, và Mạc Tư Khoa nhanh chóng đưa một tàu tuần dương chở tên lửa công nghệ cao đến tỉnh Latakia của Syria để bảo vệ máy bay của mình.
Vài ngày sau đó, tổng thống Putin đổ thêm dầu vào lửa bằng cách buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ cho phép bọn khủng bố Hồi Giáo IS thực hiện một ống dẫn dầu qua biên giới với Syria, và người đứng đầu các cơ quan thông tấn nhà nước của Nga cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trên đài truyền hình như “một kẻ không biết kiềm chế và dối trá nhằm mua dầu với giá rẻ từ bọn nhà nước Hồi Giáo dã man. ''
Ngay sau đó, Nga công bố tái tục việc chuyển giao cho Iran, một trong những đối thủ chính trong khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ, các tên lửa địa đối không S-300 - và một loạt các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ về kinh tế và hạn chế đi lại giữa hai nước.
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga một lần nữa vi phạm không phận của mình vào tháng Giêng, nhưng ngay lập tức Mạc Tư Khoa kết giao với những nhóm Kurd Syria đang tìm cách giành độc lập khỏi Thổ Nhĩ Kỳ - khiến Erdogan phải lùi bước và xin lỗi về vụ bắn rơi máy bay Nga.
Đức Thánh Cha ân xá cho thủ phạm vụ Vatileak II
Đặng Tự Do
18:59 20/12/2016
Đức Ông Angelo Vallejo Balda và bà Francesca Chaouqui |
Đức Ông Angelo Vallejo Balda, người đã bị kết án vào tháng Bẩy, vì vai trò của mình trong vụ tai tiếng “Vatileak II”, đã được một “ân xá có điều kiện” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và được trả tự do.
Đức Ông Vallejo Balda, nguyên là thư ký của Ủy Ban Cải Tổ Kinh Tế Tòa Thánh, đã bị một tòa án Vatican kết án mười tám tháng tù giam. Ông đã thú nhận lấy cắp các tài liệu bí mật của Vatican để trao cho các phóng viên, mặc dù ông nói rằng ông đã hành động dưới áp lực của tình nhân là bà Francesca Chaouqui.
Hôm 20 Tháng Mười Hai, Tòa Thánh công bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định ân xá, chỉ vài ngày trước lễ Giáng Sinh, cho Đức Ông Vallejo Balda. Ông được trả tự do lập tức.
Tuy nhiên, ông sẽ bị cấm không được làm việc tại Vatican trong tương lai. Đức Ông Vallejo Balda vẫn có thể phục vụ tại giáo phận quê nhà là giáo phận Astorga, bên Tây Ban Nha. Tòa Thánh giải thích rằng “Tuy chưa thọ án đủ, nhưng ông được ân xá”.
Đức Ông Vallejo Balda đã viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô vài tháng trước để xin ân xá cho các tội lỗi của mình. Ông bày tỏ hy vọng là sự tha thứ có thể được ban như một cử chỉ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Năm 2012, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 cũng đã tha thứ cho ông Paolo Gabriele, là người cũng bị kết án 18 tháng tù với một tội ác tương tự trong vụ “Vatileak” đầu tiên.
Đức Thánh Cha ngỏ tình liên đới với Nước Nga sau khi đại sứ Karlov bị ám sát
Bùi Hữu Thư
19:08 20/12/2016
Đức Thánh Cha ngỏ tình liên đới với Nước Nga sau khi đại sứ Karlov bị ám sát
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bầy tỏ “tình liên đới ” với Nước Nga ngày hôm sau khi đại sứ Nga tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, Andrei Karlov bị ám sát ngày 19 tháng 12, 2016
Thực vậy một điện tín phân ưu đã được Tổng Trưởng Ngọai Giao Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin gửi đến Tổng Thống Nước Nga, Vladimir Putin nhân danh Đức Thánh Cha. Tòa Thánh lên tiếng nhấn mạnh về “cuộc tấn công tàn bạo ngày thứ hai 19 tháng 12 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Ky, ông Andrei Karlov bị thiệt mạng.”
Điện tín viết: “Đức Thánh Cha Phanxicô rất đau buồn khi nghe tin về cuộc tấn công tàn bạo tại Ankara khiến cho đại sứ Andrei Karlov bị thiệt mạng. Đức Thánh Cha gửi lời phân ưu đến tất cả những người đang khóc than về sự ra đi vĩnh viễn của ông đại sứ, nhất là những thân nhân trong gia đình đại sứ Karlov.
Gửi gấm linh hồn ông đại sứ cho Thiên Chúa toàn năng, Đức Thánh Cha Phanxicô cam đoan với tất cà toàn dân Nước Nga là ngài sẽ cầu nguyện cho họ và ngài muốn bầy tỏ tình liên đới thiêng liêng với họ trong lúc này.”
Ông đại sứ đã bị một cảnh sát viên trẻ tuổi lúc đó không có phận sự canh gác ám sát trong khi ông khai mạc một cuộc triển lãm tại Ankara. Người này đã tuyên bố lý do hành quyết nhân danh Alepo (Syria), nhất là tại các khu vực phía Đông nơi các quân nổi dậy Hồi Giáo chiếm đóng đã bị các phi cơ Nga san bằng trong các tuần qua.
Buổi sáng nay, Tòa Thánh cũng cho hay vị bộ trưởng ngọai giao, Đức Cha Richard Gallagher đã điện thọai cho đại sứ Nga tại Tòa Thánh, ông Alexander Avdeev, để phân ưu về việc ông đại sứ Karlov bị ám sát.
Bùi Hữu Thư
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bầy tỏ “tình liên đới ” với Nước Nga ngày hôm sau khi đại sứ Nga tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, Andrei Karlov bị ám sát ngày 19 tháng 12, 2016
Thực vậy một điện tín phân ưu đã được Tổng Trưởng Ngọai Giao Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin gửi đến Tổng Thống Nước Nga, Vladimir Putin nhân danh Đức Thánh Cha. Tòa Thánh lên tiếng nhấn mạnh về “cuộc tấn công tàn bạo ngày thứ hai 19 tháng 12 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Ky, ông Andrei Karlov bị thiệt mạng.”
Điện tín viết: “Đức Thánh Cha Phanxicô rất đau buồn khi nghe tin về cuộc tấn công tàn bạo tại Ankara khiến cho đại sứ Andrei Karlov bị thiệt mạng. Đức Thánh Cha gửi lời phân ưu đến tất cả những người đang khóc than về sự ra đi vĩnh viễn của ông đại sứ, nhất là những thân nhân trong gia đình đại sứ Karlov.
Gửi gấm linh hồn ông đại sứ cho Thiên Chúa toàn năng, Đức Thánh Cha Phanxicô cam đoan với tất cà toàn dân Nước Nga là ngài sẽ cầu nguyện cho họ và ngài muốn bầy tỏ tình liên đới thiêng liêng với họ trong lúc này.”
Ông đại sứ đã bị một cảnh sát viên trẻ tuổi lúc đó không có phận sự canh gác ám sát trong khi ông khai mạc một cuộc triển lãm tại Ankara. Người này đã tuyên bố lý do hành quyết nhân danh Alepo (Syria), nhất là tại các khu vực phía Đông nơi các quân nổi dậy Hồi Giáo chiếm đóng đã bị các phi cơ Nga san bằng trong các tuần qua.
Buổi sáng nay, Tòa Thánh cũng cho hay vị bộ trưởng ngọai giao, Đức Cha Richard Gallagher đã điện thọai cho đại sứ Nga tại Tòa Thánh, ông Alexander Avdeev, để phân ưu về việc ông đại sứ Karlov bị ám sát.
Bùi Hữu Thư
Lời khuyên của một Giám Mục: Khi tình yêu hôn nhân nhạt dần, hãy chạy đến với Mẹ Maria.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:14 20/12/2016
Lời khuyên của một Giám Mục: Khi tình yêu hôn nhân nhạt dần, hãy chạy đến với Mẹ Maria.
(EWTN News/CNA) - Trong thư mục vụ gởi tín hữu, Đức Giám Mục Tây Ban Nha Demetrio Fernandez Gonzalez nói rằng tình yêu hôn nhân ví như rượu cưới tại tiệc cưới Cana, chúng ta hãy chạy đến với Mẹ Maria khi gặp khó khăn để xin Mẹ canh tân rượu tình yêu trong mỗi cặp cũng như trong mỗi gia đình.
Một khi tình yêu không còn nữa thì dường như mọi sự chấm dứt và cách giải quyết duy nhất là xa nhau thôi. Không phải thế, hãy chạy đến Mẹ Maria để Mẹ xin Chúa Giêsu “Họ hết rượu rồi. Khi Chúa hiện diện trong hoàn cảnh ấy, Ngài sẽ hóa ra rượu… như rượu ngon ở tiệc cưới Cana.”
ĐGM nói rằng “Khi tình yêu trở nên lạnh lẽo, hãy khiêm nhường kêu xin Chúa Giêsu và Ngài sẽ đến để bằng mọi cách đổ đầy tình yêu trong lòng chúng ta, nhất là tình yêu trong hôn nhân.”
Nhắc đến đoạn Phúc Âm nói về việc Chúa làm phép lạ đầu tiên hóa nước thành rượu tại Cana, ĐGM nhắc lại tầm quan trọng của hôn nhân là “nền tảng của gia đình theo kế hoạch của Thiên Chúa”, sự kết hợp giữa người nam và người nữ được Thiên Chúa chúc phúc, họ sống kết hợp với nhau, tương trợ nhau cho đến hết đời.
Chính Chúa đã lập ra bí tích hôn phối do vậy hôn nhân là một phép bí tích được thánh hóa với quyền năng của Chúa Thánh Thần để đôi vợ chồng trao trọn cuộc đời cho nhau trong một tình yêu tận hiến, và tình yêu đích thực ấy họ dành cho nhau từng ngày trong cuộc sống.
ĐGM Fernandez nhắc các cặp vợ chồng hãy khiêm nhường van xin để “ không bị thiếu rượu an vui trong gia đình, để có đầy rượu tình yêu mà Chúa đã ban cho gia đình trong ngày cưới của họ.”
Tình yêu hôn nhân được chính Chúa thiết lập và thánh hóa sẽ giúp cho các cặp vợ chồng có thể trung thành với nhau suốt đời, yêu nhau suốt đời và mãi mãi hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta phải biết khiêm nhưòng, tin tưởng van xin ơn ấy mỗi ngày.
Đây là phép lạ mà Chúa Giêsu tiếp tục làm trong thời đại của chúng ta, do vậy sẽ không bao giờ chúng ta bị thiếu rượu để canh tân tình yêu trong mỗi người và trong mỗi gia đình.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) - Trong thư mục vụ gởi tín hữu, Đức Giám Mục Tây Ban Nha Demetrio Fernandez Gonzalez nói rằng tình yêu hôn nhân ví như rượu cưới tại tiệc cưới Cana, chúng ta hãy chạy đến với Mẹ Maria khi gặp khó khăn để xin Mẹ canh tân rượu tình yêu trong mỗi cặp cũng như trong mỗi gia đình.
Một khi tình yêu không còn nữa thì dường như mọi sự chấm dứt và cách giải quyết duy nhất là xa nhau thôi. Không phải thế, hãy chạy đến Mẹ Maria để Mẹ xin Chúa Giêsu “Họ hết rượu rồi. Khi Chúa hiện diện trong hoàn cảnh ấy, Ngài sẽ hóa ra rượu… như rượu ngon ở tiệc cưới Cana.”
ĐGM nói rằng “Khi tình yêu trở nên lạnh lẽo, hãy khiêm nhường kêu xin Chúa Giêsu và Ngài sẽ đến để bằng mọi cách đổ đầy tình yêu trong lòng chúng ta, nhất là tình yêu trong hôn nhân.”
Nhắc đến đoạn Phúc Âm nói về việc Chúa làm phép lạ đầu tiên hóa nước thành rượu tại Cana, ĐGM nhắc lại tầm quan trọng của hôn nhân là “nền tảng của gia đình theo kế hoạch của Thiên Chúa”, sự kết hợp giữa người nam và người nữ được Thiên Chúa chúc phúc, họ sống kết hợp với nhau, tương trợ nhau cho đến hết đời.
Chính Chúa đã lập ra bí tích hôn phối do vậy hôn nhân là một phép bí tích được thánh hóa với quyền năng của Chúa Thánh Thần để đôi vợ chồng trao trọn cuộc đời cho nhau trong một tình yêu tận hiến, và tình yêu đích thực ấy họ dành cho nhau từng ngày trong cuộc sống.
ĐGM Fernandez nhắc các cặp vợ chồng hãy khiêm nhường van xin để “ không bị thiếu rượu an vui trong gia đình, để có đầy rượu tình yêu mà Chúa đã ban cho gia đình trong ngày cưới của họ.”
Tình yêu hôn nhân được chính Chúa thiết lập và thánh hóa sẽ giúp cho các cặp vợ chồng có thể trung thành với nhau suốt đời, yêu nhau suốt đời và mãi mãi hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta phải biết khiêm nhưòng, tin tưởng van xin ơn ấy mỗi ngày.
Đây là phép lạ mà Chúa Giêsu tiếp tục làm trong thời đại của chúng ta, do vậy sẽ không bao giờ chúng ta bị thiếu rượu để canh tân tình yêu trong mỗi người và trong mỗi gia đình.
Giuse Thẩm Nguyễn
Cảnh sảt Indonesia sẽ không thi hành Fatwa cấm trang phục Giáng Sinh
Xavier Nguyễn Đông
20:27 20/12/2016
Jakarta (AsiaNews, 20/12/2016) - "Fatwa do Hội đồng Chuyên gia Hổi Giáo (Indonesian Ulema Council , MUI) không có cơ sở pháp lý và cả cảnh sát lẫn người dân không phải coi nó như là một đạo luật," vị tống tư lếnh cảnh sát công an tướng Tito Karnavian cho biết. Quan điểm cuả vị tống tư lếnh này được đưa ra sau khi cỏ 2 vị cảnh sát trưởng ở 2 khu vực lên tiếng sẽ thi hành Fatwa là cấm mọi trang phục Giáng sinh.
Nhắc lại vào ngày 14 tháng 12, MUI đã ban hành giáo lệnh số 56/2016 xác định là 'haram' (bị cấm) để sử dụng các trang trí phi-Hồi giáo trong mùa Giáng sinh. Do đó, mặc một bộ trang phục ông già Noel hay giăng đèn cho lể Noel đều bị cấm.
Sau Fatwa, một số cực đoan, trong đó có Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo (FPI), đã quấy nhiễu các cửa hàng ở Surabaya (Đông Java) và Bekasi (Tây Java) không cho chủ nhân cho nhân viên ăn mặc đồ Giáng sinh.
Tướng Karnavian đả kích sắc lệnh và các cuộc biểu tình là bất khoan dung, ông nói rằng đa nguyên và tinh thần khoan dung tôn giáo là căn bản cuả Indonesia và phải được bảo vệ.
"Tôi ra lệnh cho cảnh sát trưởng ở Bekasi và ở Kulon Progo phải ngăn chặn không cho phân phát những truyền đơn hỗ trợ fatwa cuả MUI," ông nói.
Gần đây, các ông cảnh sát trưởng Bekasi và Umar Surya Fana đã in tờ rơi "giải thích" fatwa cuả MUI, gây áp lực lên các thương gia địa phương không được bắt nhân viên phi-Thiên Chúa giáo mặc quần áo Noel để thu hút khách hàng.
Với sự hỗ trợ của cảnh sát như vậy, những kẻ cực đoan đã cảm thấy khích lệ. Hôm qua một số thành viên FPI ở Surabaya, được nhân viên cảnh sát hộ tống, tới đe dọa các thương gia, .
"Nhiều sự kiện xấu xa đã được kích hoạt bởi fatwa này," tướng Karnavian nói. "Fatwa đã được sử dụng bởi các nhóm cực đoan để thực hiện các cuộc tấn công và gây áp lực lên các siêu thị."
Tướng Karnavian không chỉ quở mắng các ông cảnh sát trưởng, nhưng ông cũng ra lệnh cho họ phải bắt đám gây rối. "Nếu họ sử dụng vũ lực, thì các ông bị ràng buộc về mặt pháp lý phải đưa chúng ra trước công lý, không được thỏa hiệp," ông nói.
Vị tư lếnh cũng nói rằng ông sẽ thảo luận vấn đề với các nhà lãnh đạo MUI, "thúc giục họ thảo luận nghiêm túc hơn để bảo vệ tinh thần khoan dung."
Chợ Pháo ở thủ đô Mễ Tây Cơ phát nổ, thiệt hại nhân mạng nặng nề
Đặng Tự Do
21:17 20/12/2016
Những tiếng nổ long trời đã diễn ra tại San Pablito, một ngôi chợ bán pháo hoa nổi tiếng nhất của nước này, ở vùng ngoại ô phía bắc của thủ đô Mexico City. Từ xa, người ta có thể thấy những cụm khói lớn bốc cuồn cuộn lên bầu trời.
Thống đốc Eruviel Avila cho biết đến nay đã có 29 người bị thiệt mạng trong vụ này. Khoảng 13 trẻ em bị phỏng trên 90 phần trăm cơ thể và đã được gửi đến thành phố Galveston, thuộc bang Texas của Mỹ để điều trị
Ông tuyên bố sẽ tìm ra và trừng phạt những ai chịu trách nhiệm về vụ nổ này, đồng thời hỗ trợ kinh tế cho những ai đã mất đi sinh kế của họ.
Hơn 80 phần trăm trong số hơn 300 gian hàng tại ngôi chợ đã bị phá hủy bởi vụ nổ. Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết đã có 300 tấn pháo hoa được bày bán tại ngôi chợ này vào tại thời điểm xảy ra vụ nổ.
Nhìn lại Giáo Hội Hoàn Cầu năm 2016
Vũ Văn An
23:40 20/12/2016
Ký giả Inés San Martín của tờ Crux tiếp tục loạt bài của cô về Giáo Hội Công Giáo trong năm 2016. Lần này, cô đề cập tới các biến cố thế giới dưới cái nhìn của người Công Giáo. Các biến cố này bao gồm hiệp ước hòa bình tại Colombia, Ủy Ban Tòa Thánh Bảo Vệ Vị Thành Niên, chiến tranh Syria, việc Anh rút chân khỏi Liên Hiệp Âu Châu (Brexit), việc bách hại các Kitô hữu gia tăng, và các tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục vẫn tiếp tục.
Brexit và nói “không” với hoà ước Colombia
Biến cố chính trị gây ngỡ ngàng hơn hết của năm 2016, tức cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh Quốc) ủng hộ việc nước này rút chân ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, được mọi người coi như thất bại của Đạo Công Giáo ở Âu Châu, là định chế từ lâu vốn cổ vũ sự thống nhất của lục địa này.
Chỉ cần nghĩ tới chính khách người Đức, Robert Schuman, một trong các cha đẻ của Liên Hiệp Âu Châu cũng đã đủ. Ông đang trên đường được phong thánh trong Đạo Công Giáo.
Mấy tháng trước cuộc bỏ phiếu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô quyết định đứng ngoài cuộc tranh luận; ngài nhấn mạnh tầm quan trọng phải tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia.
Ấy thế nhưng, khi thấy ngài hết sức nhấn mạnh tới một xã hội biết xây những cây cầu liên kết và một Âu Châu biết chào đón di dân, thì cuộc đầu phiếu trên, một cuộc đầu phiếu bị thúc đẩy một phần bởi tâm thức không sẵn sàng chào đón người Tỵ Nạn phát xuất từ Châu Phi và Trung Đông, đối với nhiều người, quả là một thất bại cho Vatican.
Trên chuyến bay trở về Rôma từ Armenia hồi cuối tháng Sáu, sau cuộc đầu phiếu Brexit, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “một điều gì đó không ổn tại liên hiệp khổng lồ này” và kêu gọi phải dành “nhiều độc lập và tự do hơn cho mỗi quốc gia” của Liên Hiệp Âu Châu.
Ngài nói với các ký giả tháp tùng rằng “qúy bạn hãy nghĩ tới một hình thức liên hiệp khác, có tính sáng tạo”, nhưng ngài bác bỏ khả thể kết thúc liên hiệp này. Vì theo ngài, cuộc khủng hoảng ở Liên Hiệp Âu Châu không có nghĩa “ta phải liệng bỏ cả bé thơ lẫn nước đã tắm”.
Mấy ngày sau, khi mực trên ly thư giữa Vương Quốc Thống Nhất và Liên Hiệp Âu Châu chưa khô, Đức Phanxicô đã cho công bố một video, lên tiếng cảnh cáo rằng Âu Châu ngày nay hình như đang xây “những bức tường chính trị và kinh tế ích kỷ, không còn kính trọng sự sống và phẩm giá mọi con người”.
Tuy không đích danh nhắc tới Brexit, Đức Giáo Hoàng nói rằng tinh thần thống nhất tại Âu Châu ngày nay “cần thiết hơn bao giờ hết”.
Nói đến tương lai của lục địa, vào một thời điểm trong đó, nhiều quốc gia như Đức và Pháp, đang lo sợ hậu quả domino sau lá phiếu tại Vương Quốc Thống Nhất, Đức Phanxicô cho rằng để Âu Châu có thể trở thành “một gia đình các dân tộc”, nó cần đặt con người nhân bản “trở lại vị trí trung tâm”.
Ngài nói: “Nó phải là một lục địa cởi mở, biết chào đón, và liên tiếp thiết lập ra các phương thức làm việc với nhau không chỉ về phương diện kinh tế mà cả về phương diện xã hội và văn hóa”.
Nhiều vị trong hàng giáo phẩm Công Giáo nắm lấy cơ hội này đã trực diện đề cập tới vấn đề Brexit.
Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, lên tiếng ngay sau cuộc đầu phiếu để trả lời một số biến cố biểu lộ rõ khuynh hướng bài ngoại. Ngài nói: “Sự bộc phát của chủ nghĩa kỳ thị và căm thù chủng tộc này là một điều ta không nên dung túng. Ta phải nói rằng điều này đơn giản là điều không thể chấp nhận được trong một xã hội nhân ái và ta không bao giờ nên kích thích hoặc cổ vũ nó”.
Đức Hồng Y cũng cho rằng “mọi nhà lãnh đạo cần phải suy tư về sự thất bại của chúng ta trong việc lắng nghe và dành tiếng nói cho những người cảm thấy không có tiếng nói’. Ngài nói thêm “mục đích của chúng ta phải là ích chung, ích lợi của mọi người không trừ ai”.
Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ Tịch Ủy Ban các Hội Đồng Giám Mục của Cộng Đồng Âu Châu, mô tả kết quả Brexit là điều “đáng tiếc”. Ghi nhận rằng Liên Hiệp Âu Châu là “một dự án cộng đồng và liên đới”, vị giáo phẩm người Đức này cho rằng “việc một thành viên cố ý rút chân ra là một điều đau lòng và gây hậu quả cho mọi thành viên khác”.
Ngài nói thêm: “chủ nghĩa duy quốc gia đang gia tăng tại nhiều nước, một lần nữa, không nên trở thành ngòi súng cho việc phân ranh, thù nghịch và bất hòa có tính ý thức hệ. Là Giáo Hội, chúng ta sẽ hết sức dấn thân cho điều này”.
Nhìn từ xa, cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Mười ở Colombia về hòa ước đã ký giữa Tổng Thống Juan Manuel Santos và Các Lực Lượng Cách Mạng Vũ Trang Colombia (FARC) xem ra ít có ý nghĩa. Tuy nhiên, đáng lẽ ra nó đã có thể kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 6 thập niên qua, làm thiệt hại 220,000 sinh mạng.
Trong số các nạn nhân, người ta thấy có 2 giám mục Công Giáo, 85 linh mục, 8 tu sĩ nam nữ và 2 chủng sinh, tất cả đã bị sát hại từ 1984 đến nay. Trong nhiều năm qua, Colombia vốn được coi là nước nguy hiểm nhất để làm linh mục.
Giáo Hội Công Giáo ở Colombia đóng một vai trò chủ yếu trong việc xây dựng lại lòng tin giữa các cựu thù, ấy thế nhưng khi hoà ước được loan báo, nó đã bị chào đón một cách dè dặt. Như Đức Tổng Giám Mục Luis Augusto Castro, ở Tunja, đã nói lúc ấy, “ngưng chiến tranh là một chuyện… còn xây dựng hòa bình lại là một chuyện khác”.
Cả Đức Phanxicô cũng thế, ngài cũng đã và đang đóng một vai trò quan yếu trong vấn đề hòa ước và tiếp tục hành động trong phạm vi này sau khi đa số dân chúng nói “không” đối với bản hòa ước nguyên thủy hồi tháng Mười.
Chiến dịch nói “không” góp một số yếu tố vào sự thất bại, nhưng phe đối lập với Tổng Thống Santos được lãnh đạo bởi cựu Tổng Thống Alvaro Uribe. Như một món quà Giáng Sinh sớm sủa gửi nhân dân Colombia, những người đang hết sức mong chờ việc công bố chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng vào năm 2017, Đức Phanxicô đã thành công trong việc sắp xếp để đôi bên gặp nhau vào ngày 16 tháng Mười Hai trong vòng 25 phút.
Bạo lực chống Kitô hữu
Dù đây là một vấn đề đã xẩy ra trước tháng Giêng năm 2016, và chắc chắn sẽ còn kéo dài sau tháng Mười Hai, năm 2016, vẫn đã có những vụ bạo động chống người Kitô hữu đáng ghi nhớ.
Bắt đầu với vụ bách hại mới đây nhất, xẩy ra ngày 11 tháng Mười Hai, tức vụ đặt bom tại một nhà nguyện cạnh Nhà Thờ Chính Tòa Coptic của Ai Cập sát hại 25 người và làm bị thương 49 người khác đang khi họ dâng Thánh Lễ, trong một cuộc tấn công gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử của nhóm tôn giáo thiểu số này.
Ở Trung Đông, nhất là ở Syria và Iraq, con số tử vong cao hơn, và hầu như không thể uớc lượng được. Tuy nhiên, một vài chính phủ, trong đó, có Hoa Kỳ, đã nhìn nhận rằng Nhà Nước Duy Hồi Giáo (ISIS) phạm tội diệt chủng chống người Kitô hữu và các thiểu số tôn giáo khác như Yazidi.
Dù không châm ngòi cho các thay đổi tức khắc trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ cũng như không thay đổi gì trong việc chấp nhận người tỵ nạn hoặc tầm trú, việc trên vẫn quan trọng ở chỗ cả luật quốc nội lẫn luật quốc tế đều đòi phải điều tra các hành vi diệt chủng và lên án cùng truy tố những kẻ có trách nhiệm.
Bạo lực do tôn giáo thúc đẩy cũng là chuyện thường ngày ở một số nước ở Châu Phi.
Hồi tháng Tám, tân lãnh tụ của Boko Haram ở Nigeria thề sẽ giết hết mọi Kitô hữu trong nước. Nhóm Hồi Giáo quá khích này sát hại hàng ngàn người, cả Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo, và đã tấn công nhiều nhà thờ Kitô Giáo, đền thờ Hồi Giáo, và cả chợ búa nữa. Trong cuộc tấn công mới nhất, ngày 11 tháng Mười Hai, hai bé gái 7 và 8 tuổi đã banh thây, gây tử thương cho một người khác và làm bị thương 17 người.
Tệ hơn nữa, nhóm này trước đây chỉ quanh quẩn ở Nigeria, nay đã tràn qua một số lân bang như Niger và Chad.
Tại Ấn Độ, dù kém hiển thị hơn, nhưng cũng đã có một số vụ bạo động chống Kitô hữu. Suốt một thập niên qua, người ta đã ghi nhận rằng trung bình cứ cách một ngày lại có một biến cố bạo động chống lại người Kitô hữu.
Cuối năm 2016, các nhóm Kitô hữu làm việc bác ái đã tố cáo nhiều vụ sách nhiễu do chính phủ của Thủ Tướng Narendra Modi gây ra.
Năm 2008, khu vực Kandhamal thuộc vùng phía đông Ấn Độ đã chứng kiến vụ sát hại Kitô hữu dã man nhất vào đầu thế kỷ 21; vụ sát hại này diễn ra suốt nhiều ngày khiến cho hơn 100 Kitô hữu nghèo khổ, mù chữ chết và 50,000 người phải lánh nạn vào những cánh rừng lân cận.
Điều cũng đáng lưu ý là việc sách nhiễu các Kitô hữu không chỉ xẩy ra tại các nước họ chỉ là thiểu số hay không là đa số cách rõ rệt.
Hồi tháng Bẩy, vị linh mục già nua Jacques Hamel đã bị sát hại tại phía bắc Nước Pháp trong khi đang cử hành Thánh Lễ, sau khi bị bắt làm con tin cùng với nhiều người khác, trong đó có hai nữ tu.
Cha Hamel không phải chỉ là linh mục Công Giáo duy nhất bị sát hại một cách dã man vào năm nay. Ít nhất có 5 vị khác cũng đã bị sát hại trong các hoàn cảnh bạo động, và Cha Tom Uzhunnalil, một linh mục dòng Salêdiêng người Ấn Độ bị các nhóm quá khích bắt cóc ở Yemen hồi tháng Ba, hiện vẫn còn mất tích, không ai biết tình thế của ngài ra sao.
Hồi tháng Chín, một nữ tu 81 tuổi bị bắt cóc và cưỡng hiếp ở Bolivia, nói là bởi bọn cướp muốn chiếm đất đai của Giáo Hội Công Giáo.
Thêm vào đó, ít nhất có 5 nữ tu và hai nhân viên của cơ quan Caritas đã bị giết khiến Á Châu trở thành lục địa nguy hiểm nhất. Một giáo dân bị giết ở Syria, một nữ tu bị giết ở Phi Luật Tân và 4 nữ tu bị giết ở Yemen, trong vụ tấn công trong đó Cha Uzhnunnlil bị bắt cóc.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi 4 nữ tu thuộc Dòng của Mẹ Têrêxa là “các tử đạo vì sự dửng dưng”; ngài nói rằng các nữ tu này “là các vị tử đạo thời nay… họ hiến máu mình cho Giáo Hội, (ấy thế nhưng) không được đăng tin trên báo chí, họ không phải là tin tức”.
Theo Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo năm 2016 của cơ quan Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu, tần số và cường độ của các vụ tàn bạo chống lại người Yazidi, người Kitô hữu, người Bahai’i, người Do Thái và người Hồi Giáo Ahmaddiyya đang gia tăng, và được phản ảnh trong khối lượng các tường trình về bạo lực cực đoan chống các nhóm thiểu số tôn giáo.
Giáo sĩ lạm dụng tình dục
Một câu truyện khác vẫn còn đang tiếp diễn đối với Giáo Hội Công Giáo trong năm 2016 đó là tai tiếng về việc xử lý hay xử lý sai lầm các lời tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục với một vài vụ mới được khám phá, nhất là ở thế giới đang phát triển.
Dù có nhiều vụ khác nhau, nhưng vụ có tiếng vang hơn cả là vụ ở Guam, trong đó Đức Tổng Giám Mục Anthony Apuron, 71 tuổi, bị tố cáo đã lạm dụng ít nhất 5 cậu giúp lễ trong hai thập niên 1960 và 1970. Ngài đã bị Tòa Thánh ngưng chức hồi tháng Sáu, chỉ vài tháng sau khi bị tố cáo.
Hồi tháng Mười, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm giám mục phụ tá của Detroit, Đức Cha Michael Jude Byrnes, đứng đầu Giáo Hội tại Guam. Một tháng sau, Đức Cha Byrnes loan báo rằng hiện đang có cuộc xử án vị tiền nhiệm của ngài theo giáo luật, người từng lãnh đạo Giáo Hội tại hòn đảo này hơn 3 thập niên qua.
Tin tức mới về các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục cũng đã xuất hiện tại Châu Mỹ La Tinh. Trong một vụ vẫn còn đang khai diễn tại Mendoza, thuộc Á Căn Đình, quê hương của Đức Phanxicô, 2 linh mục bị tố cáo lạm dụng ít nhất 22 trẻ em dưới sự chăm sóc của họ tại một trường dành cho các thiếu niên khuyết tật.
Trước đó, hồi tháng Tư, các giám mục Uruguay đã lập một đường dây điện thoại để các nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục mạnh dạn tố giác. Trong phiên họp toàn thể của các ngài hồi tháng Mười Một, các giám mục đã loan báo rằng kết quả có hàng tá vụ đã được đem ra ánh sáng.
Tại Pháp, Đức Hồng Y Philippine Barbarin bị tố cáo là che đậy việc lạm dụng tình dục các hướng đạo sinh, nhưng vụ này bị công tố viên loại bỏ hồi tháng Tám.
Trong khi các lời tố cáo tiếp tục xuất hiện khắp thế giới, tại Vatican, Ủy Ban Bảo Vệ Vị Thành Niên của Đức Phanxicô vẫn đang cố gắng hành động.
Hồi tháng Hai, một trong các thành viên của nó, tức Peter Saunders, người sống thoát việc bị lạm dụng, đã rời khỏi Ủy Ban. Trong một lá thư được tờ Catholic Herald công bố, ông ta quả quyết rằng dù được khuyến khích từ chức, nhưng thực ra ông chỉ nghỉ vắng mặt mà thôi.
Bất chấp việc thay đổi nhân sự đầu năm nay, Ủy Ban tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp cụ thể hướng tới việc ngăn ngừa các giáo sĩ lạm dụng tình dục, đạt được một chiến thắng vào hồi tháng Chín, khi được yêu cầu tham gia việc huấn luyện các tân giám mục trên thế giới tụ tập về Rôma để dự cái gọi là “trại huấn luyện các giám mục bé thơ”.
Đầu tháng Mười Hai, Ủy Ban này phát động trang mạng của mình trong đó có mẫu hướng dẫn việc chống lạm dụng mà mọi giáo phận đều được yêu cầu phải đưa ra từ hồi năm 2011.
Brexit và nói “không” với hoà ước Colombia
Biến cố chính trị gây ngỡ ngàng hơn hết của năm 2016, tức cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh Quốc) ủng hộ việc nước này rút chân ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, được mọi người coi như thất bại của Đạo Công Giáo ở Âu Châu, là định chế từ lâu vốn cổ vũ sự thống nhất của lục địa này.
Chỉ cần nghĩ tới chính khách người Đức, Robert Schuman, một trong các cha đẻ của Liên Hiệp Âu Châu cũng đã đủ. Ông đang trên đường được phong thánh trong Đạo Công Giáo.
Mấy tháng trước cuộc bỏ phiếu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô quyết định đứng ngoài cuộc tranh luận; ngài nhấn mạnh tầm quan trọng phải tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia.
Ấy thế nhưng, khi thấy ngài hết sức nhấn mạnh tới một xã hội biết xây những cây cầu liên kết và một Âu Châu biết chào đón di dân, thì cuộc đầu phiếu trên, một cuộc đầu phiếu bị thúc đẩy một phần bởi tâm thức không sẵn sàng chào đón người Tỵ Nạn phát xuất từ Châu Phi và Trung Đông, đối với nhiều người, quả là một thất bại cho Vatican.
Trên chuyến bay trở về Rôma từ Armenia hồi cuối tháng Sáu, sau cuộc đầu phiếu Brexit, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “một điều gì đó không ổn tại liên hiệp khổng lồ này” và kêu gọi phải dành “nhiều độc lập và tự do hơn cho mỗi quốc gia” của Liên Hiệp Âu Châu.
Ngài nói với các ký giả tháp tùng rằng “qúy bạn hãy nghĩ tới một hình thức liên hiệp khác, có tính sáng tạo”, nhưng ngài bác bỏ khả thể kết thúc liên hiệp này. Vì theo ngài, cuộc khủng hoảng ở Liên Hiệp Âu Châu không có nghĩa “ta phải liệng bỏ cả bé thơ lẫn nước đã tắm”.
Mấy ngày sau, khi mực trên ly thư giữa Vương Quốc Thống Nhất và Liên Hiệp Âu Châu chưa khô, Đức Phanxicô đã cho công bố một video, lên tiếng cảnh cáo rằng Âu Châu ngày nay hình như đang xây “những bức tường chính trị và kinh tế ích kỷ, không còn kính trọng sự sống và phẩm giá mọi con người”.
Tuy không đích danh nhắc tới Brexit, Đức Giáo Hoàng nói rằng tinh thần thống nhất tại Âu Châu ngày nay “cần thiết hơn bao giờ hết”.
Nói đến tương lai của lục địa, vào một thời điểm trong đó, nhiều quốc gia như Đức và Pháp, đang lo sợ hậu quả domino sau lá phiếu tại Vương Quốc Thống Nhất, Đức Phanxicô cho rằng để Âu Châu có thể trở thành “một gia đình các dân tộc”, nó cần đặt con người nhân bản “trở lại vị trí trung tâm”.
Ngài nói: “Nó phải là một lục địa cởi mở, biết chào đón, và liên tiếp thiết lập ra các phương thức làm việc với nhau không chỉ về phương diện kinh tế mà cả về phương diện xã hội và văn hóa”.
Nhiều vị trong hàng giáo phẩm Công Giáo nắm lấy cơ hội này đã trực diện đề cập tới vấn đề Brexit.
Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, lên tiếng ngay sau cuộc đầu phiếu để trả lời một số biến cố biểu lộ rõ khuynh hướng bài ngoại. Ngài nói: “Sự bộc phát của chủ nghĩa kỳ thị và căm thù chủng tộc này là một điều ta không nên dung túng. Ta phải nói rằng điều này đơn giản là điều không thể chấp nhận được trong một xã hội nhân ái và ta không bao giờ nên kích thích hoặc cổ vũ nó”.
Đức Hồng Y cũng cho rằng “mọi nhà lãnh đạo cần phải suy tư về sự thất bại của chúng ta trong việc lắng nghe và dành tiếng nói cho những người cảm thấy không có tiếng nói’. Ngài nói thêm “mục đích của chúng ta phải là ích chung, ích lợi của mọi người không trừ ai”.
Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ Tịch Ủy Ban các Hội Đồng Giám Mục của Cộng Đồng Âu Châu, mô tả kết quả Brexit là điều “đáng tiếc”. Ghi nhận rằng Liên Hiệp Âu Châu là “một dự án cộng đồng và liên đới”, vị giáo phẩm người Đức này cho rằng “việc một thành viên cố ý rút chân ra là một điều đau lòng và gây hậu quả cho mọi thành viên khác”.
Ngài nói thêm: “chủ nghĩa duy quốc gia đang gia tăng tại nhiều nước, một lần nữa, không nên trở thành ngòi súng cho việc phân ranh, thù nghịch và bất hòa có tính ý thức hệ. Là Giáo Hội, chúng ta sẽ hết sức dấn thân cho điều này”.
Nhìn từ xa, cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Mười ở Colombia về hòa ước đã ký giữa Tổng Thống Juan Manuel Santos và Các Lực Lượng Cách Mạng Vũ Trang Colombia (FARC) xem ra ít có ý nghĩa. Tuy nhiên, đáng lẽ ra nó đã có thể kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 6 thập niên qua, làm thiệt hại 220,000 sinh mạng.
Trong số các nạn nhân, người ta thấy có 2 giám mục Công Giáo, 85 linh mục, 8 tu sĩ nam nữ và 2 chủng sinh, tất cả đã bị sát hại từ 1984 đến nay. Trong nhiều năm qua, Colombia vốn được coi là nước nguy hiểm nhất để làm linh mục.
Giáo Hội Công Giáo ở Colombia đóng một vai trò chủ yếu trong việc xây dựng lại lòng tin giữa các cựu thù, ấy thế nhưng khi hoà ước được loan báo, nó đã bị chào đón một cách dè dặt. Như Đức Tổng Giám Mục Luis Augusto Castro, ở Tunja, đã nói lúc ấy, “ngưng chiến tranh là một chuyện… còn xây dựng hòa bình lại là một chuyện khác”.
Cả Đức Phanxicô cũng thế, ngài cũng đã và đang đóng một vai trò quan yếu trong vấn đề hòa ước và tiếp tục hành động trong phạm vi này sau khi đa số dân chúng nói “không” đối với bản hòa ước nguyên thủy hồi tháng Mười.
Chiến dịch nói “không” góp một số yếu tố vào sự thất bại, nhưng phe đối lập với Tổng Thống Santos được lãnh đạo bởi cựu Tổng Thống Alvaro Uribe. Như một món quà Giáng Sinh sớm sủa gửi nhân dân Colombia, những người đang hết sức mong chờ việc công bố chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng vào năm 2017, Đức Phanxicô đã thành công trong việc sắp xếp để đôi bên gặp nhau vào ngày 16 tháng Mười Hai trong vòng 25 phút.
Bạo lực chống Kitô hữu
Dù đây là một vấn đề đã xẩy ra trước tháng Giêng năm 2016, và chắc chắn sẽ còn kéo dài sau tháng Mười Hai, năm 2016, vẫn đã có những vụ bạo động chống người Kitô hữu đáng ghi nhớ.
Bắt đầu với vụ bách hại mới đây nhất, xẩy ra ngày 11 tháng Mười Hai, tức vụ đặt bom tại một nhà nguyện cạnh Nhà Thờ Chính Tòa Coptic của Ai Cập sát hại 25 người và làm bị thương 49 người khác đang khi họ dâng Thánh Lễ, trong một cuộc tấn công gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử của nhóm tôn giáo thiểu số này.
Ở Trung Đông, nhất là ở Syria và Iraq, con số tử vong cao hơn, và hầu như không thể uớc lượng được. Tuy nhiên, một vài chính phủ, trong đó, có Hoa Kỳ, đã nhìn nhận rằng Nhà Nước Duy Hồi Giáo (ISIS) phạm tội diệt chủng chống người Kitô hữu và các thiểu số tôn giáo khác như Yazidi.
Dù không châm ngòi cho các thay đổi tức khắc trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ cũng như không thay đổi gì trong việc chấp nhận người tỵ nạn hoặc tầm trú, việc trên vẫn quan trọng ở chỗ cả luật quốc nội lẫn luật quốc tế đều đòi phải điều tra các hành vi diệt chủng và lên án cùng truy tố những kẻ có trách nhiệm.
Bạo lực do tôn giáo thúc đẩy cũng là chuyện thường ngày ở một số nước ở Châu Phi.
Hồi tháng Tám, tân lãnh tụ của Boko Haram ở Nigeria thề sẽ giết hết mọi Kitô hữu trong nước. Nhóm Hồi Giáo quá khích này sát hại hàng ngàn người, cả Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo, và đã tấn công nhiều nhà thờ Kitô Giáo, đền thờ Hồi Giáo, và cả chợ búa nữa. Trong cuộc tấn công mới nhất, ngày 11 tháng Mười Hai, hai bé gái 7 và 8 tuổi đã banh thây, gây tử thương cho một người khác và làm bị thương 17 người.
Tệ hơn nữa, nhóm này trước đây chỉ quanh quẩn ở Nigeria, nay đã tràn qua một số lân bang như Niger và Chad.
Tại Ấn Độ, dù kém hiển thị hơn, nhưng cũng đã có một số vụ bạo động chống Kitô hữu. Suốt một thập niên qua, người ta đã ghi nhận rằng trung bình cứ cách một ngày lại có một biến cố bạo động chống lại người Kitô hữu.
Cuối năm 2016, các nhóm Kitô hữu làm việc bác ái đã tố cáo nhiều vụ sách nhiễu do chính phủ của Thủ Tướng Narendra Modi gây ra.
Năm 2008, khu vực Kandhamal thuộc vùng phía đông Ấn Độ đã chứng kiến vụ sát hại Kitô hữu dã man nhất vào đầu thế kỷ 21; vụ sát hại này diễn ra suốt nhiều ngày khiến cho hơn 100 Kitô hữu nghèo khổ, mù chữ chết và 50,000 người phải lánh nạn vào những cánh rừng lân cận.
Điều cũng đáng lưu ý là việc sách nhiễu các Kitô hữu không chỉ xẩy ra tại các nước họ chỉ là thiểu số hay không là đa số cách rõ rệt.
Hồi tháng Bẩy, vị linh mục già nua Jacques Hamel đã bị sát hại tại phía bắc Nước Pháp trong khi đang cử hành Thánh Lễ, sau khi bị bắt làm con tin cùng với nhiều người khác, trong đó có hai nữ tu.
Cha Hamel không phải chỉ là linh mục Công Giáo duy nhất bị sát hại một cách dã man vào năm nay. Ít nhất có 5 vị khác cũng đã bị sát hại trong các hoàn cảnh bạo động, và Cha Tom Uzhunnalil, một linh mục dòng Salêdiêng người Ấn Độ bị các nhóm quá khích bắt cóc ở Yemen hồi tháng Ba, hiện vẫn còn mất tích, không ai biết tình thế của ngài ra sao.
Hồi tháng Chín, một nữ tu 81 tuổi bị bắt cóc và cưỡng hiếp ở Bolivia, nói là bởi bọn cướp muốn chiếm đất đai của Giáo Hội Công Giáo.
Thêm vào đó, ít nhất có 5 nữ tu và hai nhân viên của cơ quan Caritas đã bị giết khiến Á Châu trở thành lục địa nguy hiểm nhất. Một giáo dân bị giết ở Syria, một nữ tu bị giết ở Phi Luật Tân và 4 nữ tu bị giết ở Yemen, trong vụ tấn công trong đó Cha Uzhnunnlil bị bắt cóc.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi 4 nữ tu thuộc Dòng của Mẹ Têrêxa là “các tử đạo vì sự dửng dưng”; ngài nói rằng các nữ tu này “là các vị tử đạo thời nay… họ hiến máu mình cho Giáo Hội, (ấy thế nhưng) không được đăng tin trên báo chí, họ không phải là tin tức”.
Theo Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo năm 2016 của cơ quan Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu, tần số và cường độ của các vụ tàn bạo chống lại người Yazidi, người Kitô hữu, người Bahai’i, người Do Thái và người Hồi Giáo Ahmaddiyya đang gia tăng, và được phản ảnh trong khối lượng các tường trình về bạo lực cực đoan chống các nhóm thiểu số tôn giáo.
Giáo sĩ lạm dụng tình dục
Một câu truyện khác vẫn còn đang tiếp diễn đối với Giáo Hội Công Giáo trong năm 2016 đó là tai tiếng về việc xử lý hay xử lý sai lầm các lời tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục với một vài vụ mới được khám phá, nhất là ở thế giới đang phát triển.
Dù có nhiều vụ khác nhau, nhưng vụ có tiếng vang hơn cả là vụ ở Guam, trong đó Đức Tổng Giám Mục Anthony Apuron, 71 tuổi, bị tố cáo đã lạm dụng ít nhất 5 cậu giúp lễ trong hai thập niên 1960 và 1970. Ngài đã bị Tòa Thánh ngưng chức hồi tháng Sáu, chỉ vài tháng sau khi bị tố cáo.
Hồi tháng Mười, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm giám mục phụ tá của Detroit, Đức Cha Michael Jude Byrnes, đứng đầu Giáo Hội tại Guam. Một tháng sau, Đức Cha Byrnes loan báo rằng hiện đang có cuộc xử án vị tiền nhiệm của ngài theo giáo luật, người từng lãnh đạo Giáo Hội tại hòn đảo này hơn 3 thập niên qua.
Tin tức mới về các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục cũng đã xuất hiện tại Châu Mỹ La Tinh. Trong một vụ vẫn còn đang khai diễn tại Mendoza, thuộc Á Căn Đình, quê hương của Đức Phanxicô, 2 linh mục bị tố cáo lạm dụng ít nhất 22 trẻ em dưới sự chăm sóc của họ tại một trường dành cho các thiếu niên khuyết tật.
Trước đó, hồi tháng Tư, các giám mục Uruguay đã lập một đường dây điện thoại để các nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục mạnh dạn tố giác. Trong phiên họp toàn thể của các ngài hồi tháng Mười Một, các giám mục đã loan báo rằng kết quả có hàng tá vụ đã được đem ra ánh sáng.
Tại Pháp, Đức Hồng Y Philippine Barbarin bị tố cáo là che đậy việc lạm dụng tình dục các hướng đạo sinh, nhưng vụ này bị công tố viên loại bỏ hồi tháng Tám.
Trong khi các lời tố cáo tiếp tục xuất hiện khắp thế giới, tại Vatican, Ủy Ban Bảo Vệ Vị Thành Niên của Đức Phanxicô vẫn đang cố gắng hành động.
Hồi tháng Hai, một trong các thành viên của nó, tức Peter Saunders, người sống thoát việc bị lạm dụng, đã rời khỏi Ủy Ban. Trong một lá thư được tờ Catholic Herald công bố, ông ta quả quyết rằng dù được khuyến khích từ chức, nhưng thực ra ông chỉ nghỉ vắng mặt mà thôi.
Bất chấp việc thay đổi nhân sự đầu năm nay, Ủy Ban tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp cụ thể hướng tới việc ngăn ngừa các giáo sĩ lạm dụng tình dục, đạt được một chiến thắng vào hồi tháng Chín, khi được yêu cầu tham gia việc huấn luyện các tân giám mục trên thế giới tụ tập về Rôma để dự cái gọi là “trại huấn luyện các giám mục bé thơ”.
Đầu tháng Mười Hai, Ủy Ban này phát động trang mạng của mình trong đó có mẫu hướng dẫn việc chống lạm dụng mà mọi giáo phận đều được yêu cầu phải đưa ra từ hồi năm 2011.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ ra mắt tân Ban Thường Vụ Liên Đoàn CGVN Miền Tây Nam Hoa Kỳ
William Nguyễn
12:35 20/12/2016
NAM CALI - Hôm Chúa Nhật 18/12/2016 trong Thánh Lễ vào lúc 1:30 chiều tại nhà thờ Holy Spirit, Fountain Valley do đức ông Phạm quốc Tuấn chủ tế đã diễn ra nghi thức Trình diện Tân Ban Thường Vụ nhiệm kỳ (2016 – 2020) của Liên Đoàn Công Giáo VN Miền Tây Nam Hoa Kỳ như sau:
Chủ Tịch: ĐÔ. Phạm Quốc Tuấn
Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Lm. Trần Công Nghị
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Ls. Nguyễn Đình Khương
Tổng Thư Ký: Lm. Trần Cao Thượng.
Hình ảnh
Đồng thời Đức ông Tân Chủ tịch cũng cám ơn Linh mục nguyên chủ tịch mới mãnh nhiệm là Cha Micae Mai Khải-Hoàn và Linhg mục Tổng Thư Ký: Cha Thái quốc Bảo cùng các thành viên Ban thường vũ mới mãnh nhiệm.
Chủ Tịch: ĐÔ. Phạm Quốc Tuấn
Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Lm. Trần Công Nghị
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Ls. Nguyễn Đình Khương
Tổng Thư Ký: Lm. Trần Cao Thượng.
Hình ảnh
Đồng thời Đức ông Tân Chủ tịch cũng cám ơn Linh mục nguyên chủ tịch mới mãnh nhiệm là Cha Micae Mai Khải-Hoàn và Linhg mục Tổng Thư Ký: Cha Thái quốc Bảo cùng các thành viên Ban thường vũ mới mãnh nhiệm.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Việc giáo dân lãnh chúc lành thay vì Rước lễ được qui định thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
19:11 20/12/2016
Giải đáp phụng vụ: Việc giáo dân lãnh chúc lành thay vì Rước lễ được qui định thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Hồi tháng 11-2008, vị phụ tá thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích đã viết một bức thư chống lại việc chúc lành cho giáo dân, thay vì cho rước lễ. Thư này chứa đựng các chỉ dẫn rất rõ ràng, và qui chiếu đến Bộ giáo luật và Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM]. Tôi lo ngại rằng việc thực hành này vẫn được cho phép bởi một số cha xứ. Thưa cha, có điều gì hơn nữa từ Thánh bộ trong vấn đề này không? - J. M., Sydney, Australia.
Đáp: Chúng tôi đã công bố hầu hết bản văn của bức thư này trong bài trả lời của chúng tôi ngày 29-3-2009, và đã đề cập đến chủ đề trong các năm trước đó (ngày 10 và 24-5-2005).
Trong bài trả lời năm 2009, chúng tôi đã nói: "Gần đây, một tài liệu đã xuất hiện trong nhiều nguồn Internet, cho thấy rằng Tòa Thánh hướng về một quan điểm phủ nhận việc thực hành ấy. Tài liệu này là một bức thư (số 930/08/L) ngày 22-11-2008, được gửi để trả lời cho một câu hỏi riêng tư, và được ký tên bởi Linh mục Anthony Ward, SM, phụ tá thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích.
"Là một câu trả lời riêng tư, nên bức thư chưa là một qui định với hiệu lực pháp luật và, rõ ràng nó không là một câu trả lời chính thức dứt khoát. Tuy nhiên, nó cung cấp một số gợi ý có giá trị về tính hợp pháp của sự thực hành này, và quan điểm của Tòa Thánh liên quan đến sự thực hành ấy.
"Bức thư nói rằng ‘vấn đề này hiện đang nẳm trong sự nghiên cứu chu đáo của Thánh bộ', do đó ‘hiện nay, Thánh Bộ muốn tự giới hạn cho các nhận xét sau đây':
"1. Việc ban phép lành phụng vụ của Thánh Lễ được trao cho mỗi người và mọi người vào cuối Thánh Lễ, chỉ ít phút sau phần Rước lễ.
"2. Giáo dân, trong bối cảnh của Thánh Lễ, không thể trao ban phép lành. Việc chúc lành, đúng hơn, thuộc thẩm quyền của linh mục (xem Ecclesia de Mysterio, Notitiae 34 (15-8-1997), điều 6, §2; Bộ Giáo luật, điều 1169, §2; và Roman Ritual De Benedictionibus (sách Nghi thức Phép lành Rôma, 1985), số 18.
"3. Hơn nữa, việc đặt một bàn tay hoặc hai bàn tay – vốn có ý nghĩa bí tích riêng của nó, là không thích hợp ở đây - bởi các vị đang cho Rước Lễ, nhằm thay thế cho việc Rước lễ, là không được khuyến khích một cách minh nhiên.
"4. Tông Huấn Familiaris Consortio, số 84 'cấm tất cả mọi chủ chăn, dù bất cứ vì nguyên do nào hay bất cứ vịn cớ gì, ngay cả vì lý do mục vụ, đều không được cử hành bất cứ một thứ nghi thức nào cho những người ly dị tái hôn’. Đáng sợ là bất kỳ hình thức ban phép lành nào, nhằm thay thế cho việc Rước lễ, sẽ tạo ra ấn tượng rằng các người ly dị và tái hôn đã được trở về, theo nghĩa nào đó, với tình trạng của người Công Giáo trong điều kiện tốt như trước.
"5. Theo cách tương tự, đối với những người không được Rước lễ theo qui định của luật, kỷ luật Giáo Hội đã nói rõ rằng họ không được Rước lễ hoặc nhận phép lành. Điều này cũng bao gồm người không Công Giáo, và các người được nói đến trong điều 915 (tức là, các người đang bị vạ tuyệt thông hoặc cấm chế, và các người cố chấp trong một tội nặng công khai).
"Mặc dù bức thư không có tính ràng buộc về pháp lý, một số điểm của nó, chẳng hạn như số 2 về việc cấm thừa tác viên giáo dân ban phép lành phụng vụ, chỉ đơn thuần nhắc lại luật lệ hiện hành, và như vậy đã là bắt buộc.
"Bức thư cũng không giải quyết mọi tình huống có thể, chẳng hạn trường hợp các trẻ nhỏ. Do đó, một số giáo phận đã lấy một thái độ thận trọng chờ xem về các phép lành này. Thí dụ, văn phòng phụng vụ của Tổng Giáo Phận Atlanta, trong khi nhắc lại rằng ‘Tổng Giáo Phận không có chính sách cấm việc ban phép lành vào lúc cho rước lễ, 'đã thận trọng đề nghị các vị mục tử rằng ‘thật là thích hợp để tránh cổ vũ sự thực hành này, cho đến khi một phán quyết dứt khoát hơn về giá trị của nó trong việc cử hành phụng vụ có thể được ban bố'".
Có rất ít thay đổi kể từ thời điểm đó đối với luật phổ quát. Tình trạng pháp lý của việc sử dụng vẫn còn mù mờ, với việc các Giám mục đưa ra các nhận định đứng vào hai phía của lập luận. Tuy nhiên, hình như có xu hướng trong các tài liệu gần đây để ngăn cản việc thực hành, hoặc ít nhất là cho thấy sự do dự nào đó.
Do đó, Giáo Phận thánh Âu-tinh (Saint Augustine) ở Hoa Kỳ có đưa ra các qui định như sau cho các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, nhưng trong trường hợp này, chúng cũng được áp dụng cho các linh mục và phó tế nữa:
"26. Việc chúc lành cho trẻ em hoặc người không Rước lễ không nên được khuyến khích trong khi cho Rước lễ. Nếu các cá nhân tự trình diện, hoặc trẻ em, để nhận chúc lành trong đoàn người lên Rước lễ, thừa tác viên có thể làm dấu Thánh giá lên trán họ. Cử chỉ này không kèm theo bất kỳ lời nói nào khác”.
Giáo phận Orlando, trong khi cởi mở hơn, đưa ra một số hạn chế rõ ràng:
"A. Chúc lành - Trong các năm gần đây, việc thực hành đã phát triển rằng các người không Rước lễ, nhưng tham gia đoàn người lên Rước lễ, để nhận sự chúc lành của thừa tác viên. Đối với các cộng đồng đã chọn áp dụng sự thực hành này, xin nhớ rõ điều sau đây: a. Các thừa tác viên giáo dân không chúc lành theo cử chỉ hoặc công thức được sử dụng bởi các giáo sĩ. Thí dụ, họ không được làm dấu Thánh giá trên một người nào, trong khi sử dụng công thức Chúa Ba Ngôi. Một lời đơn giản 'Xin hãy đón nhận Chúa Giêsu vào lòng’, với có hoặc không một chạm nhẹ tay vào đầu hoặc vai người ấy là thích hợp. b. Tương tự như vậy, không ai (giáo sĩ hay giáo dân) được chúc lành với Mình Thánh trong tay mình, mô phỏng việc Ban Phép Lành".
Còn Giáo phận Prince George tại Canada nói:
"Trong Thánh Lễ, cử chỉ chúc lành thuộc về thừa tác viên có chức thánh - Giám mục, linh mục hay phó tế - chứ không phải giáo dân (Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo (CCC), số 1669; Bộ Giáo luật (CIC), điều 1169). Nếu một người không Rước lễ đến gần một thừa tác viên ngoại thường, vị này chỉ nói lời chúc đơn giản, chẳng hạn ‘Xin Chúa chúc lành cho bạn’. Thừa tác viên ngoại thường không làm bất kỳ cử chỉ nào, chẳng hạn đặt một bàn tay lên người ấy. Việc đặt tay có ý nghĩa bí tích riêng của nó, và là không phù hợp trong bối cảnh này (Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, ngày 22-11-2008)".
Và Giáo phận Austin, tiểu bang Texas, nói:
"F. Các thừa tác viên ngoại thường không thể ban phép lành phụng vụ cho những người không Rước lễ".
Hội đồng Giám mục Anh quốc và xứ Wales đã công bố một tuyên bố có thẩm quyền về vấn đề này, mặc dù trước khi có bức thư năm 2008; xin mời đọc:
"Mặc dù một số người trong cộng đoàn không thể Rước lễ 'bí tích', tất cả mọi người được hiệp nhất trong cách nào đó bởi Chúa Thánh Thần. Ý tưởng truyền thống về việc Rước lễ thiêng liêng là một điều quan trọng cần ghi nhớ và tái khẳng định. Việc mời gọi thường được đưa ra trong Thánh lễ cho các người không Rước lễ bí tích - thí dụ, trẻ em trước Rước lễ lần đầu,. và người lớn không Công Giáo - để nhận ‘phép lành’ trong đoàn người lên Rước lễ, nhấn mạnh rằng một sự rước lễ thiêng liêng sâu xa là có thể được, thậm chí khi chúng ta không chia sẻ với nhau bí tích Mình và Máu Chúa Kitô "(Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh quốc và xứ Wales, "Cử hành Thánh Lễ: Một giới thiệu mục vụ", Catholic Truth Society, tháng 4-2005, trong số 212, trang 95).
Cuối cùng, Giáo phận Melbourne, Australia, nêu rõ:
"Một tín hữu, cho dù trẻ em hay người lớn, có thể tiến lên trong đoàn người, làm một cử chỉ vắt chéo tay trước ngực theo hình thánh giá, để nêu ra mong muốn của họ là Rước lễ thiêng liêng chứ không Rước lễ bí tích. Trong trường hợp đó, hãy tuân theo chỉ thị của giáo phận về lời nói hoặc cử chỉ thích hợp. Một lựa chọn có thể là cầm Mình Thánh trước mặt người ấy và nói ‘Xin Chúa Giêsu Kitô ngự trong tâm hồn bạn”.
Vì vậy, tôi sẽ kết luận rằng xu hướng dường như phủ nhận việc ban phép lành, nhưng, ở nơi đâu mà sự thực hành ấy đã có rồi, nó có thể được giải thích như là một loại Rước lễ thiêng liêng, được đi kèm với một lời cầu nguyện rằng Chúa Kitô ở trong tâm hồn người đó.
Điều này dường như là một cách tiếp cận trung dung, mà tôi nghĩ là có thể chấp nhận được, trong khi chờ đợi một giải pháp dứt khoát, nếu cần. (Zenit.org 20-12-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Hồi tháng 11-2008, vị phụ tá thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích đã viết một bức thư chống lại việc chúc lành cho giáo dân, thay vì cho rước lễ. Thư này chứa đựng các chỉ dẫn rất rõ ràng, và qui chiếu đến Bộ giáo luật và Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM]. Tôi lo ngại rằng việc thực hành này vẫn được cho phép bởi một số cha xứ. Thưa cha, có điều gì hơn nữa từ Thánh bộ trong vấn đề này không? - J. M., Sydney, Australia.
Đáp: Chúng tôi đã công bố hầu hết bản văn của bức thư này trong bài trả lời của chúng tôi ngày 29-3-2009, và đã đề cập đến chủ đề trong các năm trước đó (ngày 10 và 24-5-2005).
Trong bài trả lời năm 2009, chúng tôi đã nói: "Gần đây, một tài liệu đã xuất hiện trong nhiều nguồn Internet, cho thấy rằng Tòa Thánh hướng về một quan điểm phủ nhận việc thực hành ấy. Tài liệu này là một bức thư (số 930/08/L) ngày 22-11-2008, được gửi để trả lời cho một câu hỏi riêng tư, và được ký tên bởi Linh mục Anthony Ward, SM, phụ tá thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích.
"Là một câu trả lời riêng tư, nên bức thư chưa là một qui định với hiệu lực pháp luật và, rõ ràng nó không là một câu trả lời chính thức dứt khoát. Tuy nhiên, nó cung cấp một số gợi ý có giá trị về tính hợp pháp của sự thực hành này, và quan điểm của Tòa Thánh liên quan đến sự thực hành ấy.
"Bức thư nói rằng ‘vấn đề này hiện đang nẳm trong sự nghiên cứu chu đáo của Thánh bộ', do đó ‘hiện nay, Thánh Bộ muốn tự giới hạn cho các nhận xét sau đây':
"1. Việc ban phép lành phụng vụ của Thánh Lễ được trao cho mỗi người và mọi người vào cuối Thánh Lễ, chỉ ít phút sau phần Rước lễ.
"2. Giáo dân, trong bối cảnh của Thánh Lễ, không thể trao ban phép lành. Việc chúc lành, đúng hơn, thuộc thẩm quyền của linh mục (xem Ecclesia de Mysterio, Notitiae 34 (15-8-1997), điều 6, §2; Bộ Giáo luật, điều 1169, §2; và Roman Ritual De Benedictionibus (sách Nghi thức Phép lành Rôma, 1985), số 18.
"3. Hơn nữa, việc đặt một bàn tay hoặc hai bàn tay – vốn có ý nghĩa bí tích riêng của nó, là không thích hợp ở đây - bởi các vị đang cho Rước Lễ, nhằm thay thế cho việc Rước lễ, là không được khuyến khích một cách minh nhiên.
"4. Tông Huấn Familiaris Consortio, số 84 'cấm tất cả mọi chủ chăn, dù bất cứ vì nguyên do nào hay bất cứ vịn cớ gì, ngay cả vì lý do mục vụ, đều không được cử hành bất cứ một thứ nghi thức nào cho những người ly dị tái hôn’. Đáng sợ là bất kỳ hình thức ban phép lành nào, nhằm thay thế cho việc Rước lễ, sẽ tạo ra ấn tượng rằng các người ly dị và tái hôn đã được trở về, theo nghĩa nào đó, với tình trạng của người Công Giáo trong điều kiện tốt như trước.
"5. Theo cách tương tự, đối với những người không được Rước lễ theo qui định của luật, kỷ luật Giáo Hội đã nói rõ rằng họ không được Rước lễ hoặc nhận phép lành. Điều này cũng bao gồm người không Công Giáo, và các người được nói đến trong điều 915 (tức là, các người đang bị vạ tuyệt thông hoặc cấm chế, và các người cố chấp trong một tội nặng công khai).
"Mặc dù bức thư không có tính ràng buộc về pháp lý, một số điểm của nó, chẳng hạn như số 2 về việc cấm thừa tác viên giáo dân ban phép lành phụng vụ, chỉ đơn thuần nhắc lại luật lệ hiện hành, và như vậy đã là bắt buộc.
"Bức thư cũng không giải quyết mọi tình huống có thể, chẳng hạn trường hợp các trẻ nhỏ. Do đó, một số giáo phận đã lấy một thái độ thận trọng chờ xem về các phép lành này. Thí dụ, văn phòng phụng vụ của Tổng Giáo Phận Atlanta, trong khi nhắc lại rằng ‘Tổng Giáo Phận không có chính sách cấm việc ban phép lành vào lúc cho rước lễ, 'đã thận trọng đề nghị các vị mục tử rằng ‘thật là thích hợp để tránh cổ vũ sự thực hành này, cho đến khi một phán quyết dứt khoát hơn về giá trị của nó trong việc cử hành phụng vụ có thể được ban bố'".
Có rất ít thay đổi kể từ thời điểm đó đối với luật phổ quát. Tình trạng pháp lý của việc sử dụng vẫn còn mù mờ, với việc các Giám mục đưa ra các nhận định đứng vào hai phía của lập luận. Tuy nhiên, hình như có xu hướng trong các tài liệu gần đây để ngăn cản việc thực hành, hoặc ít nhất là cho thấy sự do dự nào đó.
Do đó, Giáo Phận thánh Âu-tinh (Saint Augustine) ở Hoa Kỳ có đưa ra các qui định như sau cho các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, nhưng trong trường hợp này, chúng cũng được áp dụng cho các linh mục và phó tế nữa:
"26. Việc chúc lành cho trẻ em hoặc người không Rước lễ không nên được khuyến khích trong khi cho Rước lễ. Nếu các cá nhân tự trình diện, hoặc trẻ em, để nhận chúc lành trong đoàn người lên Rước lễ, thừa tác viên có thể làm dấu Thánh giá lên trán họ. Cử chỉ này không kèm theo bất kỳ lời nói nào khác”.
Giáo phận Orlando, trong khi cởi mở hơn, đưa ra một số hạn chế rõ ràng:
"A. Chúc lành - Trong các năm gần đây, việc thực hành đã phát triển rằng các người không Rước lễ, nhưng tham gia đoàn người lên Rước lễ, để nhận sự chúc lành của thừa tác viên. Đối với các cộng đồng đã chọn áp dụng sự thực hành này, xin nhớ rõ điều sau đây: a. Các thừa tác viên giáo dân không chúc lành theo cử chỉ hoặc công thức được sử dụng bởi các giáo sĩ. Thí dụ, họ không được làm dấu Thánh giá trên một người nào, trong khi sử dụng công thức Chúa Ba Ngôi. Một lời đơn giản 'Xin hãy đón nhận Chúa Giêsu vào lòng’, với có hoặc không một chạm nhẹ tay vào đầu hoặc vai người ấy là thích hợp. b. Tương tự như vậy, không ai (giáo sĩ hay giáo dân) được chúc lành với Mình Thánh trong tay mình, mô phỏng việc Ban Phép Lành".
Còn Giáo phận Prince George tại Canada nói:
"Trong Thánh Lễ, cử chỉ chúc lành thuộc về thừa tác viên có chức thánh - Giám mục, linh mục hay phó tế - chứ không phải giáo dân (Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo (CCC), số 1669; Bộ Giáo luật (CIC), điều 1169). Nếu một người không Rước lễ đến gần một thừa tác viên ngoại thường, vị này chỉ nói lời chúc đơn giản, chẳng hạn ‘Xin Chúa chúc lành cho bạn’. Thừa tác viên ngoại thường không làm bất kỳ cử chỉ nào, chẳng hạn đặt một bàn tay lên người ấy. Việc đặt tay có ý nghĩa bí tích riêng của nó, và là không phù hợp trong bối cảnh này (Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, ngày 22-11-2008)".
Và Giáo phận Austin, tiểu bang Texas, nói:
"F. Các thừa tác viên ngoại thường không thể ban phép lành phụng vụ cho những người không Rước lễ".
Hội đồng Giám mục Anh quốc và xứ Wales đã công bố một tuyên bố có thẩm quyền về vấn đề này, mặc dù trước khi có bức thư năm 2008; xin mời đọc:
"Mặc dù một số người trong cộng đoàn không thể Rước lễ 'bí tích', tất cả mọi người được hiệp nhất trong cách nào đó bởi Chúa Thánh Thần. Ý tưởng truyền thống về việc Rước lễ thiêng liêng là một điều quan trọng cần ghi nhớ và tái khẳng định. Việc mời gọi thường được đưa ra trong Thánh lễ cho các người không Rước lễ bí tích - thí dụ, trẻ em trước Rước lễ lần đầu,. và người lớn không Công Giáo - để nhận ‘phép lành’ trong đoàn người lên Rước lễ, nhấn mạnh rằng một sự rước lễ thiêng liêng sâu xa là có thể được, thậm chí khi chúng ta không chia sẻ với nhau bí tích Mình và Máu Chúa Kitô "(Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh quốc và xứ Wales, "Cử hành Thánh Lễ: Một giới thiệu mục vụ", Catholic Truth Society, tháng 4-2005, trong số 212, trang 95).
Cuối cùng, Giáo phận Melbourne, Australia, nêu rõ:
"Một tín hữu, cho dù trẻ em hay người lớn, có thể tiến lên trong đoàn người, làm một cử chỉ vắt chéo tay trước ngực theo hình thánh giá, để nêu ra mong muốn của họ là Rước lễ thiêng liêng chứ không Rước lễ bí tích. Trong trường hợp đó, hãy tuân theo chỉ thị của giáo phận về lời nói hoặc cử chỉ thích hợp. Một lựa chọn có thể là cầm Mình Thánh trước mặt người ấy và nói ‘Xin Chúa Giêsu Kitô ngự trong tâm hồn bạn”.
Vì vậy, tôi sẽ kết luận rằng xu hướng dường như phủ nhận việc ban phép lành, nhưng, ở nơi đâu mà sự thực hành ấy đã có rồi, nó có thể được giải thích như là một loại Rước lễ thiêng liêng, được đi kèm với một lời cầu nguyện rằng Chúa Kitô ở trong tâm hồn người đó.
Điều này dường như là một cách tiếp cận trung dung, mà tôi nghĩ là có thể chấp nhận được, trong khi chờ đợi một giải pháp dứt khoát, nếu cần. (Zenit.org 20-12-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Đông
Nguyễn Bá Khanh
19:40 20/12/2016
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Giá Đông bay, cũng âm thầm
Hang lừa, đồng vắng, Chúa nằm đơn sơ.
(Trích thơ của Hoàng Tâm)
Thánh Ca
Tâm tình Hòa Bình 2 – Trình bày: Têrêsa Phương Thảo
Br. Đạt Phùng
22:29 20/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây