Ngày 15-12-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật IV Mùa Vọng A - 18.12.2016
Lm Francis Lý văn Ca
17:18 15/12/2016
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Tất cả ba bài đọc hôm nay đều tập trung vào ba nhân vật chính của biến cố ghi mốc lịch sử nhân loại. Đó là Giuse, Maria và Hài Nhi Giêsu.

Hội Thánh muốn tất cả con cái mình dọn lòng đón Vị Cứu Tinh theo gương mẫu của Giuse và Maria. Chúng ta dọn lòng đón tiếp vị Thiên Chúa Emmanuel với tâm hồn chính trực của Giuse và lòng thanh khiết của Maria, nghĩa là:
* Trước mọi thánh ý của Thiên Chúa, trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời, luôn thưa Vâng.
* Luôn chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao phó với lòng chính trực và quảng đại trong các bổn phận như: làm cha mẹ, làm vợ làm chồng, làm con cái đối với cha mẹ...
* Hãy tin tưởng và phó thác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa và ơn kêu gọi của Thiên dành cho mọi tâm hồn trong chương trình ấy.

Trong thánh lễ hôm nay, Giáo Hội mời gọi mỗi người trong chúng ta suy nghĩ về vai trò của mình trong đời sống gia đình nơi mình sinh trưởng và lớn lên. Nhìn vào mẫu gương tuyệt hảo của Maria và Giuse, tiếp nhận chương trình của Thiên Chúa một cách vui tươi và thực thi điều tiếp nhận đó với lòng tích cực. Nếu được như thế, chúng ta sẽ trực tiếp đóng góp vào sự kiện toàn chương trình của Thiên Chúa một cách hoàn hảo.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia loan báo về tương lai: Một Trinh Nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, tên con trẻ là Emmanuel: Nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

TRƯỚC BÀI II:
Khởi đầu bức thư gởi cho giáo đoàn Rôma, thánh Phaolô đã xác quyết nhiệm vụ làm tông đồ của Ngài là minh chứng về dòng dõi của Đức Kitô: Ngài thuộc về dòng Vua Đavít.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện thánh sử Matthêô trình bày về việc Chúa sinh ra, như để kiện toàn những gì đã được Thiên Chúa hứa trong thời Cựu Ước với dân Người. Đó là việc Đấng Cứu Thế sẽ giáng sinh.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chi Em thân mến,
Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại, Con Thiên Chúa đã sinh ra bởi người nữ tên là Maria. Thiên Chúa đã hiện diện giữa nhân loại như là dâu chỉ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Qua Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Xin cho toàn thể Giáo Hội, qua Mùa Vọng, với tinh thần canh tân và ơn Chúa ban, sẽ biến đổi theo một tinh thần mới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình hay cà nhân đang gặp những chuyện buồn phiền, đau khổ gặp được những anh chị em có tâm hồn chia sẻ, thông cảm đến với họ trong mùa giáng sinh nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả nhũng tín hữu trong cộng đoàn-xứ đạo đều sửa soạn cho chính mình một hang đá nhỏ nơi cung lòng, để đón rước Chúa ngự đến. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Mùa Giáng Sinh là Mùa của Quà Tặng - xin Chúa giúp chúng ta biết nhớ đến tha nhân bằng môt chút chia sẻ Qua Chiến Dịch tình thương của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ. Xin cho họ được đón mừng lễ giáng sinh bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin đổ tràn đầy tâm hồn chúng con ánh sáng của Ngôi Ba. Xin giúp chúng con biết noi gương Đức Trinh Nữ Maria va Thánh Giuse: Luôn tìm thánh ý Chúa và thực hiện ý Chúa trong mọi hoàn cảnh sống hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen



 
Người ta sẽ gọi con trẻ là Emmanuel
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:26 15/12/2016
NGƯỜI TA SẼ GỌI TÊN CON TRẺ LÀ EMMANUEL

(CN IV Mùa Vọng A)

Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đây thật là niềm mơ ước bất tận của con người nếu có niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là căn nguyên và là cùng đích của mọi vật, mọi loài. Trong cuộc sống, nhất là trong cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, không biết bao lần ta chúc nhau đuợc Thiên Chúa ở cùng: “Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng cha”. Xin được chia sẻ đôi nét về sự biểu hiện của tình trạng được có Thiên Chúa ở cùng và một vài điều kiện để được Thiên Chúa ở cùng.

I. Sự biểu hiện của tình trạng có Chúa ở cùng: “Kính chào bà đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28).

Dựa trên lời chào chúc của sứ thần Gabriel với Mẹ Maria ta có thể chắc chắn rằng Mẹ chính là người được Chúa ở cùng. Tình trạng có Chúa ở cùng này được trình bày như là tình trạng “đầy ân sủng”. Một tâm hồn đầy ân sủng Chúa là tâm hồn được “rợp bóng” Thánh Thần, là Tình Yêu bản vị giữa Chúa Cha và Chúa Con, một Tình yêu hoàn toàn “hướng tha”. Chính vì thế người đầy ân sủng là người luôn lấy lợi ích của tha nhân làm mục đích của lẽ sống, của mọi hành vi của mình.

Tương tự một số nam nhân thời bấy giờ, chẳng hạn nhóm “tu trì” ở Qumrân, khi tự nguyện sống đời khiết tịnh, Mẹ Maria đã tự nguyện hiến dâng đời mình, tự nguyện hy sinh hạnh phúc cá nhân để góp phần cầu mong Đấng Thiên Sai mau đến. Sự cao cả của tấm lòng vị tha của Mẹ hiện rõ qua việc Mẹ tự nguyện chọn lấy tình cảnh như bị Thiên Chúa chúc dữ trước mặt người đời. Người Do Thái xưa và thời bấy giờ vẫn xem những phụ nữ không sinh con là đồ bị chúc dữ. Đã đính hôn với thánh Giuse, nghĩa là vẫn lập gia đình, thế mà Mẹ tự nguyện sẽ không có con thì quả là một quyết định anh dũng trong tình yêu vị tha. Không sinh con trong đời độc thân tự hiến đã là một hành vi cao cả, còn lập gia đình mà quyết định sẽ không có con thì có thể nói rằng đó là trường hợp ngoại thường. Căn cứ vào quy định của Giáo Luật về hôn nhân Công Giáo thì đây là trường hợp kết hôn không thành sự vì loại bỏ một trong hai mục đích của hôn nhân.

Khi Sứ Thần truyền tin cho Mẹ rằng Mẹ sẽ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh một con trai thì tiếng thưa “xin vâng” của Mẹ bày tỏ rõ nét tâm hồn tràn đầy tình yêu vị tha cách hoàn hảo. Các nhà chú giải Thánh Kinh cho ta hay nội hàm của hai từ xin vâng không phải là thái độ thụ động mà ngược lại đó chính là tâm tình tích cực trong hân hoan của thiếu nữ Sion. Vì tha nhân, vì hạnh phúc của nhân loại, Mẹ Maria đã chọn con đường Thiên Chúa vạch ra. Rất có thể bị Giuse hiểu lầm, rất có thể chuốc lấy nhuốc nhơ cho danh giá giá của mình và số phận Mẹ có thể bị kết liễu dưới những viên đá vô tâm cạn tình theo luật pháp thời bấy giờ. Mẹ hân hoan đón nhận tất cả chỉ vì hạnh phúc của đồng loại. Đúng là một trái tim tràn đầy ân sủng Chúa.

II. Một vài điều kiện để có Chúa ở cùng:

1. “Đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình…người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel (Mt 1,20-23).

Đón nhận nhau là một trong những nghĩa cử yêu thương. Đã yêu thì không chỉ đón nhận những gì dễ yêu, những gì đáng thương hay thích hợp với mình mà còn đón nhận cả những gì khó yêu, những điều mình chẳng muốn. “Thương cả đuờng đi” thì mới là thương yêu thật sự. Đón nhận cả những gì mà lòng mình không mong và nhiều khi chưa hiểu rõ thì mới là tình yêu không tính toán, không tham vọng cách ích kỷ.

Dù chỉ được Sứ Thần tỏ bày qua một giấc mơ thế mà Giuse đã mau mắn “tiếp nhận bạn mình”. Động thái tiếp nhận nhau như là bạn hữu đòi hỏi ta từ bỏ mình và tự hủy mình một cách nào đó. Khi đón nhận các môn đồ thành bạn hữu của mình Đức Kitô đã từ bỏ tước vị là Thầy, đã tự hủy thân phận là Chúa của mình (x.Ga 13). Khi đón nhận Maria và Con trẻ trong dạ về nhà, Giuse đã tự nguyện từ bỏ vị thế làm cha của Ngài. Nét cao cả của Giuse còn thể hiện qua việc Ngài đón nhận cả sự hiểu lầm của họ hàng, dòng tộc, xóm giềng khi họ nghĩ rằng Ngài chính cha ruột của con trẻ.

Việc thánh Giuse đón nhận Maria về nhà làm bạn cũng chính là việc Ngài đón nhận chương trình của Thiên Chúa. Dĩ nhiên đây là chương trình ngoài dự kiến, ngoài ý định của Ngài. Tin Mừng tường thuật “khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Sứ Thần truyền” (Mt 1,24). Sự mau mắn, không đắn đo này nói lên thái độ tin tưởng trong an bình của chính Ngài. Đón nhận tha nhân với toàn bộ hiện trạng tha nhân đang có, đang là trong sự tin tưởng và an bình đó là một trong những điều kiện tuyệt hảo để được Thiên Chúa ở cùng.

2. “Bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu” (Mt 1,21).

Theo Thánh kinh, việc đặt tên có ý nghĩa rất quan trọng. Tên là người và tên cũng là sứ mạng. Vì thế người đặt tên là người có trách vụ hướng dẫn và đào tạo. Khi dẫn các con vật đến với Ađam để Ađam đặt tên cho chúng, Thiên Chúa đã trao phó trách nhiệm cai quản, huớng dẫn muôn loài cho con người (x.St 2,19). Khi đặt tên cho Abram thành Abraham, Thiên Chúa đã huấn luyện một người bán du mục cao niên, son sẻ đang chăn nuôi súc vật trong tư thế tìm sự bảo đảm, an toàn, trở thành một người cha của đoàn lũ con cái đông đúc trong niềm tin phó thác (x.St 17,5). Khi đặt tên cho Giacop thành Israel, Thiên Chúa cũng đã huấn luyện một người láu cá “hất cẳng anh” thành một người đã “gặp gỡ, chiến đấu với Thiên Chúa” và dĩ nhiên sau đó tuân phục Thiên Chúa (x.St 32,23-30).

Thánh Giuse đã dùng gương sáng, lời nói, hành vi của mình để dạy dỗ, hướng dẫn con trẻ thành một Giêsu, Đấng cứu nhân độ thế. Quả thật các áng văn Tin Mừng minh chứng cho ta thấy nhân cách và lối hành xử của Chúa Giêsu mang đượm dấu ấn của thánh Giuse. “Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng vậy” (x.Ga 5,17). “Lương thực của Ta là làm theo thánh ý Cha Ta trên trời” (x.Ga 4,34). “Ta không làm điều gì mà không nhìn việc Cha Ta làm” (x.Ga 5,19). Các thái độ, hành vi, cung cách ứng xử của Đấng Cứu Thế chắc hẳn có sự góp phần không nhỏ của thánh Giuse, đặc biệt trong thời thơ ấu và ẩn dật của Người.

Có Emmanuel, có Thiên Chúa ở cùng chúng ta chính là hạnh phúc đích thật. Dù rằng ở trần gian này hạnh phúc ấy chưa vĩnh viễn nhưng nó có thể là đích thực một đôi lúc nào đó. Và những thời điểm có được hạnh phúc này chính là bảo chứng cho hạnh phúc hoàn hảo vĩnh viễn mai sau. Hạnh phúc ấy chính là tình trạng khi ta hết lòng vì lợi ích của tha nhân trong sự quên mình. Để có được điều này tiên vàn hãy biết tiếp nhận nhau với toàn vẹn con người của nhau, cả nhưng ưu điểm lẫn những hạn chế, cả những sự tốt lành lẫn những điều tồi tệ. Và đồng thời cần nỗ lực giáo dục dệt xây cho đời những Giêsu. Trước tòa án phong thánh cho Cha Gioan Maria Vianey, một cụ già đã thề trên Thánh Kinh rằng: “Con đã nhìn thấy Thiên Chúa nơi một con người”. Mong sao không phải đợi đến những dịp phong thánh mà ngay trong cuộc sống thường nhật người ta, bà con tín hữu lẫn anh em lương dân hay khác đạo có thể thốt lên rằng: “Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta”.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Luôn sẵn sàng đón Chúa đến đồng hành với chúng ta trong cuộc sống
Lm Jude Siciliano OP
22:15 15/12/2016
Chúa nhật IV Vọng -A-
Isaia 7: 10-14; T.vịnh 23; Rôma 1: 1-7; Mátthêu 1: 18-24
LUÔN SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN ĐỒNG HÁNH VỚI CHÚNG TA TRONG CUỘC SỐNG

Nếu mới nghe lần thứ nhất thì bài sách Isaia hơi lộn xộn. Giáo dân ngồi trong nhà thỏ̀ có thể không biết Ông A-Khát là ai, và mỏ́i đầu họ có thể đồng ý vỏ́i ông A-Khát, vì ông ta có vẽ nhủ ngủỏ̀i có đủ́c tin khi ông ta không chịu xin Thiên Chúa một dẩu chỉ. Dấu chỉ về điều gì vậy? Có phải chúng ta không nên xin Thiên Chúa cho dấu chỉ để cũng cố đủ́c tin của chúng ta phải không? Vậy, chuyện gì đang xãy ra vậy? Có lẽ chúng ta cần biết bối cảnh để giúp chúng ta hiểu câu chuyện.

Lúc đó là vào thế kỷ thủ́ 8 trủỏ́c kỷ nguyên Thiên Chúa, và trủỏ́c đó, ngôn sủ́ Isaia đã nhiều lần cố gắng đối đáp vỏ́i các vua chúa và dân chúng xủ́ Judea về việc họ không trung thành vỏ́i Thiên Chúa. Các vua phải là bàn tay của Thiên Chúa dẫn dắt dân chúng đi theo đủỏ̀ng lối của Ngài, và thi hành giao ủỏ́c Thiên Chúa đã làm vỏ́i họ. Trủọ̉c sụ̉ đe dọa của quân đội Assyria đang tiến vào Judea, vua A-Khát không chịu liên kết vỏ́i các nủỏ́c lân cận để chống lại Assyria. Trái lại, vua A-Khát lại liên kết vỏ́i Assyria.

Vì thế, ngôn sủ́ Isaia cảnh báo với vua A-Khát, về việc ông đang âu lo về việc chống với quân Assyria, nên ông cần thêm tin tủỏ̉ng vào sụ̉ che chỏ̉ của Thiên Chúa và nên xin Thiên Chúa cho một dấu chỉ bảo vệ cho họ. Cũng như chúng ta; trong những lúc chống chọi lại những khó khăn hiện hữu đang vây phủ chúng ta, chúng ta cũng cần những dấu chỉ đở nâng của Chúa xuất hiện cho chúng ta

Trủỏ́c hết vua A-Khát tủ̀ chối không muốn xin dấu chỉ, và ông ta tỏ ra ông ta là ngủỏ̀i có đủ́c tin. Nhủng, ông ta là một ngủỏ̀i giả dối. Ông không có niềm tin nỏi hành vi mà Ngài đã làm cho ông, nên ông ta tủ̀ chối không muốn xin Thiên Chúa một dấu chỉ, mà chính do ông ta liên kết vỏ́i quân Assyria. Dù vậy ngôn sủ́ nói Thiên Chúa sẽ ban cho một dấu chỉ: Này đây, người trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh con trai và bà sẽ đặt tên con là "Thiên Chúa ỏ̉ cùng chúng ta".

Đôi khi, trong nhủ̃ng lúc chúng ta gặp khó khăn, chúng ta đủọ̉c dấu nâng đỏ̃ bỏ̉i Thiên Chúa qua: gia đình, bạn bè, và ngay cả ngủỏ̀i xa lạ tỏ ra muốn giúp chúng ta. Nhủng, mặc dù vỏ́i nhủ̃ng sụ̉ giúp đỏ̃ đó chúng ta có thể vẫn cần sụ̉ cam kết nhiều hỏn bỏ̉i lỏ̀i hủ́a của Thiên Chúa. Đó là Đấng sẽ đủọ̉c ban cho chúng ta, Emmanuel, mang dấu của Thiên Chúa vỏ́i bằng chủ́ng rõ rệt là Thiên Chúa ỏ̉ cùng chúng ta, ngay cả trong nhủ̃ng lúc không có cam kết gì vỏ́i chúng ta cả.

Emmanuel, không phải chỉ là một tước hiệu, mà chúng ta, những người Kitô hủ̃u, đặt cho Chúa Giêsu. Đó là một hành động căn bản để tỏ lòng tín thành là Thiên Chúa luôn có mặt ngay hôm nay, và luôn luôn ỏ̉ vỏ́i chúng ta. Thiên Chúa không phải là Đấng quan sát chúng ta tủ̀ đằng xa, hay là một ngủỏ̀i khuyến khích thúc đẩy chúng ta tủ̀ xa. Trái lại, Ngài đã làm theo lỏ̀i nói hiện tại là "cùng đi và cùng nói chuyện" vỏ́i chúng ta. Chúa Giêsu là sụ̉ cam kết, không phải chỉ trong quá khủ́, mà ngay cả hiện tại. Ngài là Thiên Chúa đồng hành vỏ́i chúng ta trên cuộc hành trình xuyên suốt đỏ̀i sống chúng ta, ngay cả trong nhủ̃ng khi đủ́c tin chúng ta bị trái gió trở trời, và chúng ta buông thả, không chú trọng đến Ngài. Ngôn sủ́ Isaia đang nói vỏ́i chúng ta để lôi kéo chúng ta ra khỏi nhủ̃ng cam kết giả dối, và nhủ̃ng hành động tụ̉ tin điên rồ để trỏ̉ về vỏ́i Đấng ̀ "Thiên Chúa ỏ̉ vỏ́i chúng ta".

Đối vỏ́i chúng ta, các Kitô hủ̃u. Chúa Giêsu Kitô là Đấng Emmanuel của chúng ta. Một lần nủ̃a, Ngài là quà mà chúng ta lãnh nhận trong lễ Giáng Sinh. Ngài đem ánh sáng vào trong chốn u tối của chúng ta. Tình yêu thủỏng đã chiếu rọi qua sụ̉ giá lạnh của thế giỏ́i chúng ta, và thổi hỏi vào chúng ta vỏ́i vòng ôm choàng siết chặt chúng ta: "Thiên Chúa ỏ̉ vỏ́i chúng ta".

Phúc âm bày tỏ cho chúng ta một lần nủ̃a Thiên Chúa thi hành lỏ̀i Ngài đã hủ́a là: một hài nhi sẽ đến vỏ́i chúng ta để cam đoan vỏ́i chúng ta là Thiên Chúa đang làm việc mà thiên thần nói vỏ́i ông Giuse "hoàn tất" nhủ̃ng gì đã nói qua miệng các ngôn sủ́. Thánh Mátthêu viết phúc âm cho các Kitô hủ̃u Do thái. Thánh Mátthêu nói đến các tổ phụ đủ́c tin của họ là Thiên Chúa giủ̃ và hoàn tất giao ủỏ́c đã làm vỏ́i các tổ phụ của họ: "tất cả sụ̉ việc này đã xãy ra, là để ủ́ng nghiệm lỏ̀i xủa kia Chúa phán qua miệng các ngôn sủ́..." Đó là đủ́c tin của ngủỏ̀i Do thái: sụ̉ ủ́ng nghiệm một lỏ̀i hủ́a xủa kia đã làm cho dân Israel.

Chúng ta nghe tên "Emmanuel" và chúng ta nghĩ rằng có thể chỉ là một chủ́c hiệu xủa kia của Thiên Chúa, và bây giỏ̀ ám chỉ vào Chúa Giêsu. Nhủng, tên đó còn hỏn là một tước hiệu, tên đó có nghĩa là sụ̉ ủ́ng nghiệm của một lỏ̀i hủ́a. Tên đó có thể cho chúng ta một lỏ̀i cầu xin ngay vào vấn đề trong nhủ̃ng khi chúng ta cần đến. Khi nào chúng ta cảm thấy quá chán nản chúng ta gọi tên đó để nhắc chúng ta là Thiên Chúa đang ỏ̉ vỏ́i chúng ta trong nhủ̃ng lúc chúng ta phải chống chọi. Vậy tên Emmanuel không chỉ là một tước hiệu, nhủng là một lỏ̀i cầu xin chúng ta dâng lên vỏ́i lòng tín nhiệm "Xin Thiên Chúa ỏ̉ cùng chúng con".

Chúng ta không nên lãng mạn hoá cho hoàn cảnh Đủ́c Maria và ông Giuse trong tình yêu thủỏng. Chúng ta tin câu chuyện của Đủ́c Maria chủ́? Chắc ông Giuse biết ông ta không phải là cha của bào thai trong lòng Đủ́c Maria. Ông Giuse là một ngủỏ̀i biết thông cảm, nên ông ta muốn tránh khỏi hoàn cảnh một cách thinh lặng. Rồi thiên thần đến trong mộng vỏ́i ông ta. Vỏ́i sụ̉ chấp thuận lỏ̀i thiên thần, ông Giuse trỏ̉ thành cha nuôi của ngủỏ̀i con đó. Ông Giuse chấp nhận đủ́a bé và ngủỏ̀i mẹ đã lập nên một gia đình.

Các gia đình mủ̀ng lễ Giáng Sinh vỏ́i nhau. Con cái đủọ̉c yêu quý, và chúng muốn đem hạnh phúc vui vẻ đến cho gia đình. Nhủng, lễ Giáng Sinh có thể gây nên đau khổ thêm cho trẻ con, nểu chúng không đủọ̉c chấp nhận, và bị coi như là gánh nặng, thêm phần khó khăn cho sụ̉ nghèo khó. Sẽ có nhủ̃ng gia đình mà phụ huynh không đủ sủ́c lo cho con cái ngay cả nhủ̃ng nhu cầu cần thiết còn đâu đủ sủ́c mua sắm quà lễ Giáng Sinh. Có thể vì trong gia đình có ngủỏ̀i qua đỏ̀i, nên lễ Giáng Sinh đau đỏ́n. Sụ̉ ly dị có thể làm con cái xa cha mẹ hay chia lìa nhau. Đó là nhủ̃ng gia đình gặp khó khăn trong mùa lễ Giáng Sinh.

Thiên Chúa đòi hỏi ông Giuse một điều khó khăn và ông ta chấp nhận vỏ́i lòng tín nhiệm. Trong khi Thiên Chúa đặt gánh nặng trong các gia đình, bài phúc âm hôm nay cam đoan vỏ́i chúng ta là ngay cả trong nhủ̃ng hoàn cảnh đối nghịch hay bối rối đi nủ̃a, Thiên Chúa vẫn trung tín. Mặc dù chúng ta gặp nhủ̃ng sụ̉ không chắc chắn và khó khăn, Thiên Chúa sinh ra một lần nủ̃a trong đỏ̀i sống chúng ta, xây dụ̉ng và ỏ̉ vỏ́i chúng ta, vì Thiên Chúa là Đấng Emmanuel "Thiên Chúa thật ỏ̉ vc̉́i chúng ta".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF ADVENT (A)
Isaiah 7: 10-14; Psalm 24; Romans 1: 1-7; Matthew 1: 18-24

On first hearing, the Isaiah reading can be confusing. People in the pews will probably not know who Ahaz is and, initially, they may side with him because he sounds like a person of faith: he refuses Isaiah’s suggestion that he ask God for a sign. A sign about what? Aren’t we not supposed to ask God for signs to back up our faith? What’s going on here? A little background and context may help.

It’s the eighth century BCE and previously, the prophet tried again and again to confront Judah’s kings and people with their infidelities to God. Kings were supposed to be God’s instruments, guiding the people in God’s ways and the observance of the covenant God made with them. Under threat from advancing Assyrian forces, King Ahaz refused to join with neighboring countries in an alliance against Assyria. Instead he tried to align with Assyria.

Isaiah had warned Ahaz about relying on military might and foreign nations for security. He was a prophet to the royal court and he called the King and nation to trust in God for their security. That’s hard to do isn’t it, when the forces lined against us are tangible, within eyesight and hearing? – like the encroaching Assyrian army.

That is why Isaiah is offering the fearful Ahaz a sign to bolster his faith in God’s protection. At first Ahaz’s refusal to seek such a sign seems like the response of a faithful person. But he’s a hypocrite and it’s not faith in God that moves him not to ask for a sign, but his own plans for an alliance with the advancing Assyrians. Still, Isaiah says God will give a sign: a young woman of marriageable age will conceive and bear a child and the child’s name will be "God is with us."

Sometimes, when we are in difficult situations, we get assuring signs of God with us: family, friends, even strangers show up to help us. But even with such support we may need further assurance of the promises God has made to us. That’s who is given to us, Emmanuel, who bears the seal of God, proof positive that God is with us, even when nothing else will quite convince us.

Emmanuel isn’t just a title we Christians bestow on Jesus. It expresses a basic act of trust that God is present and will always be with us. God is not a distant observer, or a cheerleader who roots for us from afar. Instead God has, in modern lingo, "walked the walk and talked the talk" with us. Jesus is the assurance, not only in the past but now, that God travels with us through our lives, our entire lives, even when our faith is chilled and we slacken in our attentiveness to God’s ways. The prophet Isaiah is speaking now to us, drawing us away from false securities and foolish self-reliance, back to the One who is "God is with us".

For us Christians, Jesus Christ is our Emmanuel. Once again he is our Christmas gift who brings light into our darkness and hope to our struggles. Love has pierced the chill of our world and warmed us with an embrace that will not let go of us – "God is with us."

The gospel shows us that once again God is keeping God’s word: a child is given to us to assure us that God is doing what the angel told Joseph: "fulfilling" what had been spoken through the prophets. Matthew wrote for a predominantly Jewish Christian audience. He is referring to their ancestral faith; that God keeps and fulfills the covenant made with their forebearers. "All this took place to fulfill what the Lord had said through the prophet…." There it is, the faith of the Jewish people: the fulfillment of the ancient promise made to Israel.

We hear the name "Emmanuel" and we might presume it is just one more ancient title for God, now applied to Jesus. But it’s more than a title, it signifies a promise fulfilled. It can serve us as a brief, to-the-point prayer in time of need. When we feel overwhelmed and distressed we invoke the name that reminds us of God’s presence with us in whatever we are going through. Emmanuel then, isn’t simply a title, but a prayer we pray with confidence: "God Be with us!"

We shouldn’t romanticize the situation Mary and Joseph find themselves in. Who would believe Mary’s story? Certainly Joseph knew he wasn’t the father of the child Mary was carrying. He was a compassionate man and though he wouldn’t know what had happened to Mary, he decided to step out of the picture quietly. Then the angel appeared to him in a dream. By Joseph’s acceptance of the angel’s message he became the adoptive father of the child. He chose to accept the child and his mother and form a family.

Families will be celebrating Christmas together. Children will be treasured and wanted and they will bring joy to their families. But Christmas will add pain to children who are not wanted, treated as burdens, who are seen as adding to their family’s poverty. There will also be single-parent families who are unable to provide the necessities for their children, much less buy them Christmas gifts. Because of a death, there will be grieving families. Divorce will have separated children from parents and even one another. All families under stress at Christmas.

God asked a difficult thing of Joseph and he accepted what was being asked of him in trust. While God doesn’t put burdens on families, today’s gospel reassures us all that, even in situations of conflict and confusion, God is faithful. Despite all our uncertainties and difficulties God is born again into our lives, builds us up and stays with us. For our God is named Emmanuel – truly God is with us.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video buổi tiếp kiến chung với ĐTC ngày 14/12/2016: “Đẹp thay bước chân trên núi của sứ giả loan báo hòa bình.”
VietCatholic Network
00:47 15/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Hôm nay thứ Tư lúc 9 giờ sáng ngày 14 tháng 12 năm 2016, trong buổi tiếp kiến 8 ngàn tín hữu đoàn hành hương từ khắp nơi về Roma, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa ban niềm hy vọng, dù sống trong hoàn cảnh tối tăm và khó khăn. Buổi tiếp kiến diễn ra tại đại Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican bắt đầu với phần lắng nghe đoạn sách ngôn sứ Isaia, đoạn 52, câu 7, 9 và 10: “Đẹp thay bước chân trên núi của sứ giả loan báo hòa bình.” Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã trình bày đề tài “niềm hy vọng Kitô”. Sứ điệp Tin Mừng được ủy thác cho chúng ta thật là cấp thiết, cả chúng ta cũng phải chạy nhanh như sứ giả trên núi, vì thế giới không thể chờ đợi, nhân loại đang đói khát công lý, sự thật và an bình. Ngài nói:

“Chúng ta đang đến gần lễ Giáng Sinh, và ngôn sứ Isaia một lần nữa giúp chúng ta cởi mở đối với niềm hy vọng bằng cách đón nhận Tin Mừng về ơn cứu độ đã đến.

Chương 52 của sách Isaia bắt đầu bằng lời mời gọi Jerusalem hãy tỉnh dậy, phủi bụi bặm và vứt bỏ xiềng xích và mặc y phục đẹp đẽ nhất, vì Chúa đã đến để giải thoát dân Ngài (vv.1-3). Và thêm rằng: ”Dân Ta sẽ nhận biết danh Ta, sẽ hiểu trong ngày Ta nói: Này Ta đây!” (v.6).

Tương ứng với lời ”Này Ta đây” của Chúa tóm tắt trọn vẹn ý muốn cứu độ của Ngài, ý muốn đến gần chúng ta, có bài ca vui mừng của Jerusalem, theo lời mời của Ngôn Sứ. Đó là một thời điểm lịch sử rất quan trọng, là sự chấm dứt cuộc lưu đày ở Babilone, là cơ hội để Israel tìm lại Thiên Chúa, và trong niềm tin, tìm lại chính mình. Chúa trở nên gần gũi, và ”đoàn dân nhỏ còn lại”, những người đã kháng cự được trong đức tin vào thời lưu đày, đã trải qua cuộc khủng hoảng mà tiếp tục tin và hy vọng, kể cả giữa tối tăm, đoàn người nhỏ bé ấy có thể thấy những kỳ công của Thiên Chúa.

Đến đây, ngôn sứ thêm vào một bài ca vui mừng:

“Đẹp thay trên núi những bước chân của sứ giả loan báo hòa bình, sứ giả của Tin Mừng loan báo ơn cứu độ, nói với Sion: ”Thiên Chúa của ngươi hiển trị” [...].. Hỡi những đổ vỡ của Jerusalem, hãy cùng nhau bừng lên những bài ca vui mừng, vì Chúa đã an ủi dân Ngài, đã cứu chuộc Jerusalem. Chúa đã giang cánh tay thánh của Ngài trước mọi dân nước; mọi biên cương của trái đất sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta” (Is 52,7.9-10).
ĐTC giải thích rằng: “Những lời này của ngôn sứ Isaia, mà chúng ta muốn suy niệm ở đây, ám chỉ đến phép lạ hòa bình, và trình bày một cách rất đặc biệt, đặt cái nhìn không phải trên người sứ giả, nhưng trên đôi chân của họ đang chạy nhanh: Đẹp thay trên núi những bước chân của sứ giả..”

Dường như đó là vị hôn phu trong sách Diễm Ca đang chạy đến người yêu của mình: “Này đây, chàng đến, chạy nhảy trên núi, nhảy qua các ngọn đồi” (Dc 2,8). Người sứ giả hòa bình cũng chạy như thế, loan báo tin vui giải thoát, ơn cứu độ, và công bố rằng Thiên Chúa đang hiển trị.

Thiên Chúa không bỏ rơi dân Ngài và không để mình bị sự ác đánh bại, vì Ngài trung tín, và ơn sủng của Ngài lớn hơn tội lỗi. Điều này có nghĩa là “Thiên Chúa đang hiển trị”; đó là những lời tin tưởng nơi một vị Chúa với quyền năng Ngài cúi mình xuống trên nhân loại để trao ban lòng thương xót và giải thoát con người khỏi những gì làm biến thái hình ảnh tươi đẹp của Thiên Chúa nơi họ. Và sự viên mãn của bao nhiêu yêu thương chính là Nước được Chúa Giêsu thiết lập, Nước tha thứ và an bình mà chúng ta cử hành với lễ Giáng Sinh và được thể hiện chung kết trong lễ Phục Sinh. Và niềm vui đẹp nhất của lễ Giáng Sinh là niềm vui an bình nội tâm: Chúa đã xóa bỏ các tội lỗi của tôi, Chúa đã tha thứ cho tôi, Chúa đã thương xót tôi và đã đến cứu độ tôi. Đó là niềm vui Giáng Sinh.

ĐTC nói thêm rằng: Anh chị em thân mến, đó chính là những lý do khiến chúng ta hy vọng. Khi tất cả mọi sự dường như chấm dứt, khi đứng trước bao nhiêu thực tại tiêu cực, đức tin trở nên khó khăn và có cám dỗ nói rằng không còn gì có ý nghĩa nữa, trái lại đây là tin vui được những bước chân mau lẹ mang tới: Thiên Chúa đang đến để thực hiện cái gì mới mẻ, để thiết lập nước hòa bình; Thiên Chúa đã giang cánh tay của Ngài, và đến để mang tự do và an ủi. Sự ác sẽ không chiến thắng mãi mãi, có một chấm dứt đau khổ. Tuyệt vọng bị khắc phục.

Cả chúng ta cũng được yêu cầu hãy thức dậy, như thành Jerusalem, theo lời mời mà ngôn sứ gửi tới họ; chúng ta được kêu gọi trở thành những người nam nữ hy vọng, bằng cách cộng tác với Nước Chúa đang đến, Nước ánh sáng và dành cho tất cả mọi người. Thật là buồn dường nào khi thấy một Kitô hữu mất hy vọng, một tín hữu Kitô không có khả năng nhìn những chân trời hy vọng và trước con tim họ chỉ có một bức tường. Nhưng Thiên Chúa đang phá hủy những bức tường đó bằng sự tha thứ! Vì thế chúng ta cầu xin Chúa hằng ngày ban cho chúng ta niềm hy vọng, ban hy vọng cho tất cả mọi người, niềm hy vọng nảy sinh khi chúng ta thấy Thiên Chúa trong hang đá Bethlehem.

Sứ điệp Tin Mừng được ủy thác cho chúng ta thật là cấp thiết, cả chúng ta cũng phải chạy nhanh như sứ giả trên núi, vì thế giới không thể chờ đợi, nhân loại đang đói khát công lý, sự thật và an bình.

Và khi thấy Chúa Hài Nhi ở Bethlehem, những người bé nhỏ của thế giới sẽ biết rằng lời hứa được ứng nghiệm, sứ điệp được thực hiện. Nơi Hài nhi vừa mới sinh, cần mọi sự, được bọc trong tã và đặt trong máng cỏ, có chứa đựng tất cả quyền năng của Thiên Chúa Đấng cứu độ. Cần phải mở rộng con tim cho bao nhiêu điều bé nhỏ, bao nhiêu việc diệu kỳ. Đó là sự kỳ diệu của Lễ Giáng Sinh mà chúng ta đang chuẩn bị, với niềm hy vọng, trong mùa Vọng này. Đó là một sự ngạc nhiên về một vị Thiên Chúa hài nhi, một Thiên Chúa nghèo, một Thiên Chúa yếu đuối, một Thiên Chúa từ bỏ sự cao cả vĩ đại của Ngài để trở nên gần gũi mỗi người chúng ta.

Sau bài giáo lý dài bằng tiếng Ý, các Linh mục tại Tòa Thánh lần lượt tóm tắt bài huấn giáo của ĐTC bằng các sinh ngữ chính, bắt đầu là tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Ba Lan, Ả-rập.. Các vị đều đại diện mọi người chúc mừng ĐTC nhân dịp sinh nhật thứ 80 của ngài vào ngày thứ Bảy 17 tháng 12 tới đây. Các vị cũng dịch những lời chào thăm và nhắn nhủ của ĐTC gửi đến mỗi nhóm sinh ngữ.
Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ngài mời gọi họ, khi đứng trước hang đá máng cỏ, hãy để cho Thiên Chúa đánh động, Đấng vì chúng ta đã trở nên Hài Nhi, từ bỏ sự vĩ đại của Ngài đến gần mỗi người chúng ta.
Với các tín hữu nói tiếng Arập, ĐTC nhắn nhủ rằng: ”Anh chị em thân mến, Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã viết: Tôi không thể sợ một Thiên Chúa, vì tôi, đã trở nên bé nhỏ như vậy..”. Chúng ta hãy cởi mở tâm hồn cho sự bé nhỏ, và diệu kỳ này và để cho Thiên Chúa hài nhi làm cho ngạc nhiên. Ngài trở nên gần gũi với mỗi người chúng ta!
Sau cùng, khi chào thăm các tín hữu bằng tiếng Ý, ĐTC đăc biệt chào đón 36 tân linh mục của dòng Đạo Binh Chúa Kitô và thân nhân của các vị, cũng như các chủng sinh của giáo phận Brescia, bắc Italia. Ngài nói: ”Tôi cầu chúc anh em có thể sống thiên chức linh mục của anh em trong sự chân thực, trong tinh thần phục vụ và có khả năng làm trung gian giữa ơn thánh của Chúa và sự dòn mỏng của thân phận con người.”
ĐTC cũng chào thăm và cám ơn các tín hữu ở Petrignano Assisi đã trao tặng hang đá nghệ thuật, cám ơn các binh sĩ đã dấn thân trong các cuộc hành quân “đường lộ an ninh” trong dịp Năm Thánh vừa qua. ĐTC không quên chào thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi tân hôn. Ngài nhắc nhở rằng: “Hôm nay phụng vụ kính nhớ thánh Gioan Thánh Giá, vị mục tử nhiệt thành và tiến sĩ thần bí của Giáo Hội. Các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy suy niệm về sự cao cả của tình yêu Chúa Giêsu Đấng đã giáng sinh và chết vì chúng ta; Hỡi anh chị em bệnh nhân quí mến, anh chị em hãy dịu dàng đón nhận thánh giá của mình trong niềm kết hiệp với Chúa Giêsu để cầu cho kẻ có tội được hoán cải; và hỡi anh chị em tân hôn quí mến, hãy dành chỗ cho việc cầu nguyện, nhất là trong Mùa Vọng này, để cuộc sống vợ chồng của anh chị em trở thành con đường trọn lành theo tinh thần Kitô giáo.

Sau cùng Đức Thánh Cha đã ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Nhát gan sợ Hồi giáo, không dám trưng bày máng cỏ, một linh mục Ý bị hố to.
Biển Đức Phan Anh
11:17 15/12/2016


Milan, Ý, (15/12/2016) Theo tin tức cuả báo Corriere della Sera thì một linh mục người Ý đang bị chỉ trích dữ dội vì đã quyết định bỏ không trưng bày cảnh Giáng sinh tại nghĩa trang cuả thị trấn.

Linh mục Sante Braggie đã lo ngại rằng cảnh Giáng Sinh sẽ xúc phạm người Hồi giáo, người vô thần và những người thuộc các tôn giáo khác.

Cha Braggie là tuyên úy của Nghĩa trang thành phố Cremona, ở miền bắc Ý, và là cha phó của giáo xứ địa phương. Cảnh Giáng sinh vẫn thường được trưng bày trong nghĩa trang. "Từ phiá nghĩa trang dành riêng cho Hồi giáo người ta cũng có thể nhìn thấy được," theo lời vị linh mục nói.

"Một máng cỏ đặt trong tầm nhìn của họ có thể được xem như là một sự thiếu tôn trọng đối với những người theo các tôn giáo khác, làm tổn thương sự nhạy cảm của người Hồi giáo, cũng như người Ấn Độ và thậm chí cả những người vô thần," Cha Braggie cho biết.

"Trong ngắn hạn, nó sẽ tạo ra một mớ hỗn độn."

Cha Oreste Mori, trước đây cũng đã là tuyên úy cuả nghĩa trang này, cho biết một hành động như thế thì không thể tin được.

"Chúng ta không thể từ bỏ nền văn hóa và truyền thống của chúng ta. Đó sẽ là một điểm yếu không thể tha thứ, "Ngài nói. "Tôi, ít ra là bây giờ, đang sống ở Ý chứ không phải là ở Saudi Arabia," Cha Mori nói thêm.

Sau khi tin tức được loan ra, một số nghị viên hội đồng thành phố cũng đã vội vàng can thiệp để khôi phục lại việc trưng bày máng cỏ. Úy viên hội đồng Cristina Cappellini nói rằng Giáng sinh là một biểu tượng "của nền văn hóa của chúng tôi, truyền thống của chúng tôi, căn tính Kitô giáo của chúng tôi."

Nước Ý có một dân số Hồi giáo khoảng 1,6 triệu. Hơn một nửa số người Hồi giáo sống ở miền bắc. Theo một nghiên cứu từ Bộ Nội vụ, nhóm Hồi giáo lớn nhất - khoảng 120.000 - sống ở Milan, 60 dặm phiá bắc của Cremona.

Cũng giống như Châu Âu, Hồi giáo và người tị nạn từ Trung Đông đã gia tăng ở Ý từ hai năm qua.

Hồi giáo không phải là một tôn giáo được công nhận chính thức ở Ý.
 
Bạo lực chống Kitô hữu trong dịp Giáng Sinh gia tăng ở Ấn Độ
Xavier Nguyễn Đông
12:13 15/12/2016


New Delhi (15/12/2016), Nhiều biến cố đáng lo ngại đã xảy ra cho các Kitô hữu ở Ấn Độ trong bối cảnh mừng đón Giáng Sinh.

Theo tin cuả TTX Fides thì ngày 14 Tháng 12 một nhóm khoảng 30 chiến binh Hindu đã tấn công một nhóm tín hữu Công Giáo ở Tikariya, một làng ở ngoại ô thành phố Banswara, ở Rajasthan. Họ đánh đập vị linh mục Công Giáo là Cha Stefphan Rawat, tấn công phụ nữ và nhiều Kitô hữu khác.

Theo lời kể cuả ông Sajan K George, chủ tịch Hội đồng toàn cầu Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), thì theo như truyền thống vẫn có tử lâu, sau Thánh Lễ, người Công Giáo đi rước qua các đường phố trong làng để hát những bản nhạc truyền thống Giáng sinh. Các phần tử cực đoan, trang bị gậy gộc và dùi cui, đã xông vào đánh họ, cho dù sự tự do tôn giáo được bảo đảm bởi Hiến pháp.

Đó chỉ là một hành vi mới nhất, gần đây đã xẩy ra nhiều bạo lực phi lý khác, chẳng hạn như vào đầu tháng mười hai một phụ nữ Kitô giáo ở bang Chhattisgarh là bà Samari Kasabi, 55 tuổi, làng Dokawaya, đã bị giết chết trong một cuộc tấn công tàn bạo khi dân làng đòi buộc các Kitô hữu phải chuyển đổi qua Ấn Độ giáo. Bà Kasabi bị lột trần truồng, bị đánh chết và sau đó bị đốt cháy bởi những người hàng xóm trong một đêm kinh hoàng. Họ giết bà Samari vì đám chiến binh đã cố tìm kiếm cho được người con trai cuả bà là Sukura, 35 tuổi, và gia đình của anh, nhưng vì không tìm thấy họ, họ quyết định giết bà ta. Cảnh sát địa phương đã bắt giữ người xã trưởng cuả làng trong hai ngày rồi thả ra mà không luận tội.

Trước đó nữa thì một số người cuà một gia đình đã bị bắt cóc bởi một nhóm tên là Naxalites, là một nhóm du kích cộng sản Ấn Độ, trong khi họ đang cầu nguyện cho các bệnh nhân và những người nghèo trong làng. Các thành viên khác cuả gia đình cho biết rằng họ đã bị bức hại như thế nhiều lần rồi.

Ở bang Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ, trong những ngày gần đây một số phần tử cực đoan Hindu đã tấn công một nhà thờ Tin Lành và ném đá các tín hữu trong khi họ cử hành phụng vụ. Về phiá Công Giáo thì ở giáo xứ Đức Mẹ Cứu Tế ở huyện Udupi, bang Karnataka, tượng của Thánh Anthony và Thánh Lawrence đã bị đập bể do những kẻ phá hoại trong đêm 11 tháng 12.

Hội đồng toàn cầu Kitô hữu Ấn Độ (GCIC) đã thu thập nhiều tài liệu về một loạt các sự cố và bạo lực chống Kitô hữu ở Ấn Độ trong dịp Giáng sinh, đặc biệt là ở các bang Karnataka và Orissa. Vì lý do này GCIC kêu gọi lực lượng an ninh phải gia tăng sự bảo vệ cần thiết để "các cộng đồng Kitô hữu nhỏ và dễ bị tổn thương có thể cầu nguyện trong hòa bình, an ninh và chào đón thời gian linh thiêng cuà muà Giáng sinh này".

Ở Ấn Độ, dân số 1,3 tỷ, Kitô hữu chiếm khoảng 2,5% dân số, trong khi 80% là người Ấn giáo. Chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo thì bị nghiêm cấm bởi luật pháp ở năm bang của Ấn Độ. Còn ở cấp liên bang, chính phủ Ấn Độ dẫn đầu bởi Đảng Bharatiya Janata (BJP), đảng dân tộc Hindu, bị cáo buộc đã làm ngơ về các cuộc tấn công chống lại thiểu số tôn giáo trong nước.
 
Kỷ niệm bách chu niên ngày Đức Mẹ hiện ra, ĐGH Phanxicô sẽ viếng thăm Fatima
Nguyễn Long Thao
12:25 15/12/2016
Lisbon, Bồ Đào Nha. - Theo tin của chính quyền Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Fatima vào tháng 5 năm 2017 để kỷ niệm bách chu niên Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

Theo tin được đăng trên mạng lưới của văn phòng Tổng Thống Bồ Đào Nha, ĐGH sẽ đến Fatima vào các ngày 12 và 13 tháng 5 năm 2017. Ngày 13 tháng 5 năm 1917 là ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên trên cây sồi với ba trẻ.

Thông thường Tòa Thánh chỉ công bố lịch trình tông du của ĐGH một hai tháng trước. Nhưng trong năm qua ĐGH đã nhiều lần cho biết Ngài sẽ đến Fatima kỷ niệm bách chu niên ngày Đức Mẹ hiện ra.

ĐGH Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 đến viếng Fatima

Hàng năm đông đảo khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới về Lourdes ở Pháp hay Fatima, Bồ Đào Nha để kính viếng Đức Mẹ. Chính quyền điạ phương cho biết hàng năm có đến 6 triệu người đến kính viếng Đức Mẹ Fatima

Được biết ba trẻ em được Đức Mẹ hiện ra là anh em họ với nhau, Francisco Marto và Jacinto, qua đời ở lứa tuổi 9 và 11 vì bị viêm phổi. Người thứ ba là Chị Dòng Lucia Marto, qua đời năm 2005 thọ 97 tuổi.
 
Miả mai trò hề Tấn Phong Giám Mục ở nước Tàu: khó nuốt như cơm trộn với cát!
Trần Mạnh Trác
14:34 15/12/2016


Theo Linh mục Phê Rô Bác Đa Thẩm Phúc (Bo Duo Shen Fu) thì việc Nhà Nước cài đặt một giám mục bất hợp pháp và bị rút phép thông công tham gia vào việc tấn phong các giám mục hợp pháp thì cũng giống như 'cơm trộn với cát', thật là tai tiếng, mỉa mai và khó nuốt.

Những sự tham gia ấy thì không thể chấp nhận được; Người ta không thể ăn "cơm trộn với cát" mà có thể nói là ngon, là dễ nuốt.

Với một văn phong nhẹ nhàng nhưng đầy mỉa mai, một linh mục ở đông bắc của Trung Quốc, một blogger nổi tiếng, Cha Phê Rô Bác Đa Thẩm Phúc, đã lên án cái "tâm lý nô lệ" của những Kitô hữu ở Trung Quốc, chấp nhận sự cai trị cuả đế quốc trên Giáo Hội.

Ngài có ý nói đến các lễ tấn phong giám mục ở Thành Đô và Tây Xương, là những nơi mà một vị giám mục bất hợp pháp - do sự áp đặt cuả cảnh sát - tham gia vào buổi lễ với các Giám Mục khác. Cha Phêrô cảnh báo không nên lấy lý do về lịch sử khó khăn của Giáo Hội tại Trung Quốc mà thỏa hiệp đức tin: như thể một cô gái bị cưỡng hiếp lại đi cảm ơn tên côn đồ vì "đã thương xót cô ta và yêu cô ta"

Xin lược dịch nguyên bài cuà Cha Phêrô như sau:


Lần đầu tiên tôi nghe thấy cụm từ "cơm trộn với cát" là từ người cha tinh thần của tôi, cha Nghiêm Văn Đạt (Yan Wenda.) Do hoàn cảnh xã hội vào thời điểm đó, chủ trương cuả chính quyền là phủ nhận tính ưu việt của giáo hoàng. Vì vậy, "Tân Ước" mà chúng tôi sử dụng, được xuất bản với một "lưu ý" cuả các nhà thần học "chuyên gia" cuả Trung Quốc. Hơn thế nữa, chúng tôi cũng bất lực vì sách tôn giáo thì rất thiếu thốn, cho nên các linh mục đã phải quảng bá những quyển sách ấy cho các tín hữu. Cha Đạt đã nói: ".. Chúng ta là đám ăn xin. Chúng ta biết rằng điều này là cơm trộn với cát. Nhưng chúng ta phải nuốt nó, tất cả như nhau, nếu không, chúng ta chết đói."

Sau những giải thích từ cha Đạt, tôi cũng đành chấp nhận "Tân Ước". Sau đó thì các giáo sĩ trung thành với đức tin đã lén lút ban hành một "errata corrige" (bản đính chính) về cuốn "Tân Ước", làm cho chúng tôi bắt đầu lưu ý hơn về cách đọc nó một cách chính xác hơn, mà không rơi vào sự nhầm lẫn [tạo ra] bởi những "lưu ý" dị giáo.

Trong những năm gần đây, một số người đã gọi sự tham gia của các giám mục bất hợp pháp trong lễ tấn phong giám mục hợp pháp như thể là "cơm trộn với cát". Trong thực tế, dưới nhãn quan đức tin Công Giáo thánh thiện, thì sự tham gia ấy là một xúc phạm nghiêm trọng.

Có lẽ bởi vì mọi người đã quen với những việc "thô tục" như thế, cho nên có người đã nghĩ rằng đó không có gì là đáng quan tâm, họ cũng có thể không còn thấy chướng tai gai mắt. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là, có những người đã quen với việc ăn "cơm trộn với cát", giờ đây thậm chí đã nói rằng điều đó là tốt, là thực sự ngon.

Chúng tôi không thế hiểu cái niềm đam mê của họ với các "hột cát" thì đặc biệt ở điểm nào, nhưng có lẽ họ đã làm những điều đó là để liếm những chiếc giầy cuả những bậc thầy đã bố thí cho họ "cơm trộn với cát". Họ thực sự đã phản bội lương tâm của chính mình.

Tư tưởng sâu sắc cuả Nho Giáo có nói "Người quân tử không uống nước cuả kẻ ăn cắp; người chân chính không ăn cơm cuả kẻ khinh nhờn." Phương châm này tiếp tục ăn sâu trong đầu óc tôi. Liệu nước từ một nguồn bị đánh cắp có làm dịu cơn khát của tôi không? Hoặc, các thực phẩm nhận được từ những người xem thường chúng ta có tính nuôi dưỡng không? Và, thậm chí có thể chấp nhận rằng, nếu một cô gái bị cưỡng hiếp, nên đánh giá cao kẻ hãm hiếp mình vì anh ấy đẹp trai, mạnh mẽ, lực lưỡng, và có thể nói rằng cử chỉ xâm phạm này là "lòng thương xót" và "tình yêu"? Nếu một tên cướp đã lột quần áo và để tôi khỏa thân với chỉ một bộ đồ lót cho đỡ xấu hổ, thì tôi có phải cảm ơn hắn và gọi hắn là "anh Hai ăn cướp" ư?

Mặc dù có một lịch sử cay đắng và một quá khứ thật là thê thảm, Giáo Hội tại Trung Quốc (cuả chúng ta) không thể cho rằng tất cả mọi thứ là 'đã được định đoạt xong rồi' và như thế là bình thường, và chấp nhận "làm quen" với cái thực tế là chúng ta luôn luôn bị "xúc phạm" và bị "trộn lẫn với cát".

Văn hóa đế quốc của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra cái tâm lý nô lệ này. Tất cả chúng ta luôn phải hoan nghênh và kêu lên "hoan hô!", dù đó là trước một màn đánh đòn công khai với tội danh "tôn giáo Taliban", mà kẻ phạm tội chỉ là người phát biếu tư tưởng theo đúng lương tâm của mình.

Nhưng, như mọi người đều biết, văn hóa đế quốc của Trung Quốc đã ảnh hưởng trên đất Trung Quốc hơn 5000 năm, thì thật là khó khăn mà hòa giải với các ý tưởng của Kitô giáo. Trong văn hóa Nho giáo, hoàng đế là hoàng đế; các cận thần là cận thần; cha là cha; con trai là con trai. Hoàng đế thống lĩnh các cận thần; cha chi phối các con: Đây là cơ sở lý thuyết của hệ thống đẳng cấp, đóng một vai trò quyết định trong việc duy trì sự cai trị của các triều đại phong kiến. Việc nhập thể của Con Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta rằng chúng ta đều là con của Một Cha, chúng ta phải yêu thương nhau. Không có vấn đề ai là hoàng đế, hoặc viên chức, hay một công dân bình thường, chúng ta đều bình đẳng trước Thiên Chúa. Đây là một giá trị Kitô giáo và cũng là phổ quát. Cho nên khi phải đối mặt với "cơm trộn với cát", ít nhất tôi có thể thì thầm rằng: "Tôi không thể nuốt được nó." Vậy thì bạn cũng có thể nói như thế không?

Fr. Peter Duo Bo Shen Fu
 
BBC thừa nhận sai lầm đã loan tin Giáo hội Công giáo 'im lặng' khi phát xít Đức tiêu diệt người Do Thái
Biển Đức Phan Anh
16:51 15/12/2016

Ngày 13/12 vừa qua, BBC đã thừa nhận sai lầm khi loan tin rằng Giáo Hội Công Giáo đã 'im lặng' trước việc phát xít Đức cố gắng 'tiêu diệt người Do Thái ở châu Âu'

BBC thừa nhận rằng trong phần tin tức buổi tối khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm Auschwitz hồi đầu năm, họ đã hành động "trái ngược và bỏ qua bằng chứng" trong một phóng sư,̣ buộc tội Giáo Hội Công Giáo im lặng không phản ứng chính sách khủng bố của Đức Quốc xã đối với người Do Thái.

Văn phòng giải quyết khiếu nại của BBC đã thừa nhận rằng các phóng viên cuả họ đã không "cân bằng xem xét tới các lời công bố công khai của các vị giáo hoàng kế tiếp hoặc những nỗ lực được thực hiện dựa theo các hướng dẫn của Đức Piô XII để cứu người Do Thái khỏi sự đàn áp của Đức Quốc xã, và BBC đã duy trì và kéo dài một cái nhìn méo mó, mâu thuẫn với sự cân bằng bằng chứng ".

Cái nhìn méo mó nói trên liên quan đến một kết luận cuả bản tin lúc 6g chiều, kết luận với một phán xét rằng "Im lặng là phản ứng của Giáo Hội Công Giáo khi phát xít Đức mô tả người Do Thái là một lũ quỉ và sau đó cố gắng tiêu diệt họ khỏi châu Âu."

Cứu xét lại lời kết luận trên, Ngài Alton, Nam Tước của Liverpool, đã đệ đơn khiếu nại chính thức với BBC cùng với Cha Leo Chamberlain, cựu hiệu trưởng của trường Công Giáo Ampleforth.

Trớ trêu thay, phần báo cáo của BBC lại là phần để kể câu chuyện cuả một linh mục (nay là Thánh) Maximilian Kolbe tại Auschwitz. Thánh Maximilian đã bị bắt giữ vì xuất bản một tố cáo chống Đức Quốc Xã trong tạp chí 'Knight' của mình, mà lúc đó số lưu hành là trên một triệu tờ.

"Như thế thì im lặng là ở điểm nào?" Ngài Alton nói.

Ngài Alton cũng chỉ ra rằng nhiều sử gia đã ca ngợi Đức Giáo Hoàng Piô XII vì những hành động của ngài trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Sử gia Do Thái Pinchas Lapide viết rằng đức Piô " đã góp công cứu sống ít nhất là 700.000, có lẽ lên đến 860.000 người Do Thái, khỏi cái chết chắc chắn trong tay Đức Quốc Xã."

Tòa thánh Vatican cũng đã can thiệp để giúp đỡ người Do Thái thoát khỏi cuộc đàn áp ở Đông Âu, đã cấp cho họ giấy chứng nhận rửa tội và giấu họ trong thành phố Vatican. Ngoài ra, hơn 6.000 người Ba Lan, hầu hết là người Công Giáo, đã được Israel chính thức công nhận là "Người Công Chính trong số các dân tộc" cho vai trò của họ trong việc cứu mạng sống của người Do Thái Ba Lan.

Ngài Alton kết luận rằng, nếu phán xét một cách nhẹ nhàng, thì bản tin Auschwitz cuả BBC đơn giản là quá lười biếng.

"Cẩu thả, lười biếng, nhận xét theo thời - là những dấu hiệu của một loại 'mù chữ tôn giáo' có thể gây ra rất nhiều sai phạm; và là một phần của loại tin tức mơ hô,̀ sử dụng một báo cáo đơn giản nhưng thêm vào những cường điệu để làm tăng gia vị lên, sợ rằng sự thật hay chân lý làm hỏng một câu chuyện hay, " Ngài Alton viết.

"Nhưng nếu phán xét một cách nghiêm khắc hơn, thì bản tin của BBC có thể được xem như là một ví dụ mới nhất của một nỗ lực lâu dài muốn viết lại lịch sử."
 
Đức Bênêđíctô XVI không chỉ vĩ đại vì đã từ chức, nhận định của Peter Seewald
Vũ Văn An
17:19 15/12/2016
Peter Seewald, người nhiều lần phỏng vấn Đức Bênêđíctô XVI và xuất bản thành sách, vừa cho xuất bản cuốn “Đức Bênêđíctô XVI, Chúc Thư Cuối Cùng, Bằng Chính Lời Ngài” do Nhà Bloomsbury phát hành. Sau đây là lời giới thiệu của ông:

Với cuốn Chúc Thư Cuối Cùng của tôi, chúng ta bước vào cuộc đời của Joseph Ratzinger một cách không hạn chế, một cuộc đời trải dài gần hết thế kỷ 20, và bước vào một con người vốn là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thời nay, một trong những nhân vật xuất sắc và lôi cuốn nhất của thời đại chúng ta.

Tôi thường được người ta hỏi làm thế nào cuốn sách này đã ra đời. Một số người hỏi có phải Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã không giữ lời hứa rút vào im lặng của ngài sau khi từ chức. Không, ngài không thất hứa. Những bản ghi chép các cuộc trò chuyện của chúng tôi khởi đầu vốn không nhằm dẫn đến một dự án riêng biệt nào mà đúng hơn chỉ là một trợ cụ giúp tôi viết tiểu sử của Ratzinger. Quả không dễ cho tôi chút nào khi phải thuyết phục để Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô chịu nhận rằng điều quan trọng là công bố bản văn này trước nhất.

Chúc Thư Cuối Cùng là một tài liệu thế giới hàng đầu có tính lịch sử. Trong lịch sử lâu dài của Giáo Hội, chưa bao giờ có một vị Giáo Hoàng nào đã mang triều giáo hoàng của mình đến chỗ kết thúc. Vì vậy, chúng ta có cơ hội có được tín liệu chân xác ở đây, không bị các phương tiện truyền thông bóp méo. Trọng điểm của dự án là giữ cho con đường mở ra để chúng ta tham dự vào cuộc đời và việc làm của ngài.

Điều làm tôi nổi giận là thấy một cái hiểu hết sức ngớ ngẩn về ngài đã len vào nhận thức của công chúng. Họ bảo: người ta đã chọn lầm Ratzinger làm Giáo Hoàng, việc làm lớn nhất của ngài là việc từ chức! Nhảm nhí. Điều này không những mâu thuẫn với sự thật lịch sử, nó còn nguy hiểm nữa. Vì nó ngăn cản chúng ta không lãnh hội được thông điệp quan trọng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

Chúc Thư Cuối Cùng không phải là để biện minh cho việc làm của Đức Giáo Hoàng, cũng không bàn tới những cáo buộc nhằm vào ngài, và chắc chắn không phải là một nỗ lực nhằm minh oan cho di sản của ngài. Đúng hơn, đây là việc thông tri, và là việc cung cấp những cái nhìn thấu đáo vào cuộc đời và việc làm của một trong những nhân vật vĩ đại của thời đại. Nó cũng làm tịt ngòi các suy đoán và các lý thuyết cho rằng có âm mưu quanh việc từ chức của Đức Bênêđíctô. Trong cuốn sách này, chúng ta biết thực sự việc từ chức này là như thế nào.

Các cuộc phỏng vấn cho cuốn sách đã diễn ra trong một bầu không khí rất dễ chịu tại một đan viện nhỏ ở Vườn Vatican nơi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô ẩn dật sau triều giáo hoàng của ngài. Tôi đến đó để gặp ngài, bắt tay ngài, và hỏi như thường lệ: "Đức Thánh Cha sức khoẻ lâu nay ra sao?" Ngài trả lời: "thì cũng như bất cứ ông già nào”. Và sau đó tôi đi thẳng vào các câu hỏi để tận dụng thời gian tôi có với ngài.

Điều quan trọng đối với tôi là giữ một khoảng cách theo kiểu nhà báo. Dù sao, nhân vật Joseph Ratzinger cũng không phải là một loại người thân mật sẵn sàng vỗ lưng bạn. Nhưng ngài không ngạo mạn và tự cao tự đại, và ngài khiến ta dễ dàng đặt loại câu hỏi không hẳn dễ dàng đối với ngài. Và ngài gây ấn tượng bằng những câu trả lời rất cởi mở. Rồi cái đẹp trong ngôn ngữ ngài dùng sẽ đưa bạn vào sâu hơn cái sâu sắc của tư duy ngài.

Một cuộc gặp gỡ với ngài luôn luôn rất vui tươi bởi vì ngài là người của âm nhạc, một nhà thơ, một nghệ sĩ. Chúng tôi đã cười rất nhiều với nhau. Một trong các bằng hữu của ngài từng nói: "Ratzinger không bao giờ phàn nàn cả". Ngài giống Mozart về phương diện này, không bao giờ để những vấn đề bản thân che phủ niềm vui tươi trong công việc mình làm. Về phương diện này, ngài không thay đổi gì trong 20 năm tôi dành thì giờ với ngài. Tôi phải nói rằng: bất cứ nhân chứng đầu tay nào đối với cuộc đời của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đều phải lắc đầu trước hình ảnh của cái gọi là 'Panzerkardinal' (Hồng Y áo giáp), mà một số người trong các phương tiện truyền thông tiếp tục tuyên truyền. Là một thần học gia của người dân, ngài không bao giờ quên rằng mình xuất thân từ những hoàn cảnh rất tầm thường.

Với tôi, mãi mãi vẫn còn là một bí ẩn việc Ratzinger có thể chu toàn chức vụ Thượng Tế đầy tính sử thi của Giáo Hội Công Giáo La Mã, với 1.3 tỷ thành viên, mà đồng thời, với tuổi già và nhiều vấn đề sức khỏe, vẫn viết được tác phẩm ba cuốn về Chúa Giêsu Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nhận mình đã kiệt sức về cuối triều đại giáo hoàng của ngài. Ngài đã hiến mình cho đến phút cuối cùng của chức vụ ngài. Các vị giáo hoàng khác được xác định đặc điểm trước hết nhờ triều giáo hoàng của các ngài. Với Đức Ratzinger, chính toàn bộ các trước tác mới có ý nghĩa và tuyệt vời bất kể chức vụ giáo hoàng của ngài. Và ở đây, chúng ta không những có một nhà trí thức quan trọng một cách sâu sắc. Chúng ta còn có một bậc thầy linh đạo, một giáo phụ thời hiện đại của Giáo Hội, một người đã để lại cả một kho trước tác gần như vô tận. Trên hết, Ratzinger cho chúng ta thấy: tôn giáo và khoa học, đức tin và lý trí, không đối nghịch nhau.

Ngay từ đầu, tôi đã rất cảm phục tính hiện thực, lòng can đảm và nhiệt tình mạnh mẽ của ngài. Ratzinger coi Giáo Hội của mình như một phong trào kháng chiến chống lại sự hư đốn của thời đại, chống lại sự lãng quên Thiên Chúa của chủ nghĩa vô thần cực đoan và các hình thức ngoại đạo mới. Ngài khuyến khích chúng ta đừng choáng mắt hoặc bị lôi cuốn bởi các xu hướng hiện đại mới nhất. Ấy thế nhưng, cùng một lúc, ngài ngăn ngừa chúng ta khỏi tính cứng ngắc hay hẹp hòi, và thay vào đó, ngài dẫn chúng ta đến chỗ cởi mở chào đón các thay đổi cần thiết mà thời đại chúng ta đang sống đem lại.

Bản thân ngài vốn sẵn sàng làm những việc không ai đã làm trước đó. Được hỏi về bản chất của vị kế nhiệm, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nói: "Tôi nghĩ bản chất ấy tốt". Điều này không có nghĩa ngài thấy mọi điều đều có thể nhất trí được. Mặt khác, Đức Phanxicô nói rằng Đức Bênêđictô là "một vị Giáo Hoàng vĩ đại". Đức Phanxicô nói với chúng ta: “tinh thần của ngài sẽ cao cả hơn và mạnh mẽ hơn từ thế hệ này qua thế hệ nọ". Với Đức Bênêđíctô XVI, một thời đại đã kết thúc. Ngài là vị giáo hoàng của thời thay đổi, một người bắc cầu cho một tân thời đại đang tới, bất kể thời này sẽ như thế nào. Xem ra lời nhắc nhở quan trọng nhất của Ngài đối với chúng ta là lúc ngài nói: "Một xã hội, nếu thiếu vắng Thiên Chúa, sẽ tự hủy hoại chính mình. Đó là điều chúng ta đã thấy trong các thử nghiệm độc tài vĩ đại của thế kỷ trước”.
 
ĐTC tiếp kiến Cộng Đoàn Nhà Thương Nhi Đồng của Tòa Thánh ngày 15/12/2016
VietCatholic Network
18:51 15/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Sáng ngày 15 tháng 12 năm 2016, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Cộng đoàn bệnh viện Chúa Hài Đồng (Ospedale Pediatrico Bambino Gesù), Chúa Hài Đồng Giêsu là bệnh viện duy nhất thuộc quyền sở hữu của Tòa Thánh. Bệnh Viện Nhi Đồng Chúa Hài Đồng Giêsu được thành lập năm 1869 như bệnh viện nhi đồng đầu tiên ở Italia do sáng kiến của gia đình quận công Salviati, theo kiểu mẫu Bệnh viện Nhi đồng ở Paris. Năm 1924, gia đình Salviati đã tặng nhà thương này cho Tòa Thánh và từ đó trở thành bệnh viện của ĐGH. Ngày nay, Bệnh viện Nhi Đồng Chúa Hài Đồng Giêsu là bệnh viện đa khoa và là trung tâm nghiên cứu bệnh nhi đồng lớn nhất ở Âu Châu với hơn 2500 nhân viên, được liên kết với các trung tâm lớn trên thế giới trong lãnh vực này.

Được ngồi hàng đầu trong Đại thính đường Phaolô 6 có 150 trẻ em bệnh nhân đến từ Italia và 15 nước khác, trong đó có 15 em đến từ Cộng hòa Trung Phi được ĐHY Dieudonné Nzapalainga, TGM giáo phận Bangui thủ đô của nước này hướng dẫn đến đây. Trong số 7 ngàn người hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, các bác sĩ, y tá, các nhân viên khác, những người thiện nguyện, các gia đình và các bệnh nhân.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Bà Mariella Enoc, Chủ tịch Hội đồng quản trị bệnh viện Chúa Hài Đồng Giêsu, đã chính thức cám ơn ĐTC vì đã cho phép sử dụng bãi đáp trực thăng trong Nội thành Vatican dành cho những trường hợp khẩn cấp. Từ khi khởi động chương trình này, đã có 80 trường hợp chuyên chở khẩn cấp các em bệnh nhân, với sự cộng tác của sở Hiến binh Vatican, Sở y tế Vatican và sở xe cứu thương Ares 118 của Italia.

Tiếp lời bà Enoc, một nữ y tá, Valentina Vanzi, một nhân viên trợ tá Ông Dino Pantaleoni, một sinh viên ngành y tá Luca Adriani, sau cùng là một nữ bệnh nhân Serana Antonucci, lần lượt trình bày hoạt động của mình và nêu vài câu hỏi xin ĐTC giải đáp.

ĐTC đã trả lời cho các câu hỏi đó, và nói rằng:

Valentina, câu hỏi của bà về các trẻ em đau khổ thật là một câu hỏi lớn lao và khó khăn, tôi không có một câu trả lời, nhưng tôi nghĩ tốt hơn nên bỏ ngỏ câu hỏi này. Cả Chúa Giêsu cũng không đưa ra câu trả lời bằng lời nói. Đứng trước một vài trường hợp xảy ra bấy giờ, tức là những người vô tội đã chịu đau khổ trong những hoàn cảnh đau thương, Chúa Giêsu không đưa ra một bài giảng, một diễn văn lý thuyết. Chắc chắn là Ngài có thể làm, nhưng Ngài không làm. Khi sống giữa chúng ta, Chúa không giải thích tại sao ta đau khổ. Trái lại Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta con đường để mang lại ý nghĩa cho kinh nghiệm đau khổ của con người: Chúa không giải thích tại sao người ta đau khổ, nhưng khi chịu đựng đau khổ với tình yêu thương, Chúa chỉ cho chúng ta thấy Ngài chịu đau khổ cho ai. Chúa đã hiến mạng sống vì chúng ta và qua món quà đó, món quà rất quí giá đối với Ngài, Chúa đã cứu thoát chúng ta. Và ai theo Chúa Giêsu thì cũng làm như vậy: thay vì tìm hiểu tại sao, thì họ sống mỗi ngày cho người nào đó.

Bà Valentina thật là yêu sách và cũng xin một liều thuốc cho người đang chịu đau khổ. Thật là một yêu cầu đẹp đẽ; tôi chỉ nói một điều nhỏ thôi, đó là chúng ta có thể học nơi các trẻ em: khám phá mỗi ngày giá trị của lòng biết ơn, biết nói ”cám ơn”. Chúng ta dạy điều đó cho các trẻ em nhưng rồi nhiều khi những người lớn chúng ta lại không làm. Nói cám ơn, chỉ vì chúng ta đứng trước một người, đó là một liều thuốc làm cho niềm hy vọng khỏi bị giảm bớt, lạnh lẽo, và đó là một thứ bệnh hay lây. Nói lời cám ơn sẽ nuôi dưỡng hy vọng, niềm hy vọng trong đó chúng ta được cứu rỗi, như thánh Phaolô đã nói (Xc Rm 8,24). Niềm hy vọng chính là nhiên liệu cho đời sống Kitô, làm cho chúng ta tiến bước mỗi ngày. Vì thế, thật là đẹp khi sống như người biết ơn, như con cái Thiên Chúa, đơn sơ và vui mừng, bé nhỏ và vui tươi.

Và cũng để trả lời anh Luca hỏi đâu là nhãn hiệu của công xưởng là nhà thương “Chúa Hài Đồng Giêsu” ngoài những khả năng chuyên môn cần thiết. ĐTC đáp:

Với những người trẻ Kitô như anh Luca, sau khi học hành bắt đầu đối diện với thế giới công việc, một thế giới phải được mở ra cho người trẻ, chứ không phải cho thị trường, tôi khuyên hai yếu tố này. Trước tiên là giữ cho những giấc mơ của mình được sinh động. Đừng bao giờ làm cho những giấc mơ ấy bị tê liệt! Chúng ta sẽ nghe đọc trong bài Tin Mừng Chúa Nhật tới đây, chính Thiên Chúa đôi khi thông báo qua những giấc mơ, nhưng nhất là Chúa mời gọi chúng ta thực hành những giấc mơ lớn, dù khó khăn. Chúa thúc đẩy chúng ta đừng ngừng làm điều thiện, đừng bao giờ dập tắt ước muốn sống những dự án to lớn. Tôi thích nghĩ rằng chính Chúa cũng có những giấc mơ, cả trong lúc này, cho mỗi người chúng ta. Một cuộc sống không có mơ ước thì không xứng đáng với Thiên Chúa, một cuộc sống mệt mỏi và cam chịu, không hài lòng, thì người ta sống vất vưởng, không phấn khởi, sống cho qua ngày vậy thôi.

Tôi nói thêm yếu tố thứ hai này là sau những giấc mơ, còn cần phải có sự trao tặng. Bà Serena đã là làm chứng cho chúng ta về sức mạnh của người trao tặng, cho đi. Xét cho cùng, người ta có thể sống theo hai đối tượng: một là đặt sở hữu lên trên sự cho đi. Ta có thể làm việc và nghĩ trước tiên tới sự kiếm tiền, hoặc là tìm cách cố gắng hết sức để mưu ích cho tha nhân. Khi ấy công việc, tuy có đủ loại khó khăn, nó trở thành một sự đóng góp vào công ích, nhiều khi cho một sứ mạng. Và chúng ta luôn đứng trước hai ngã đường: một là làm cái gì để mưu ích cho tôi, để đạt thành công, để được nổi tiếng; hai là đi theo trực giác phục vụ, trao ban và yêu thương. Nhiều khi hai điều này trộn lẫn với nhau, nhưng luôn luôn phải nhận ra điều nào chiếm chỗ thứ nhất. Mỗi sáng ta có thể nói: bây giờ tôi phải đi đến nơi đó, làm việc này, gặp người kia, đương đầu với các vấn đề, nhưng tôi muốn sống ngày hôm nay như Chúa muốn: không phải như một gánh nặng, nhưng như một hồng ân. Nay đến lượt tôi phải làm một chút điều thiện, để mang Chúa Giêsu, để làm chứng không phải bằng lời nói, nhưng bằng việc làm. Mỗi ngày ta có thể ra khỏi nhà với một tâm hồn khép kín vào mình, hay là với một tâm hồn cởi mở, sẵn sàng gặp gỡ và trao ban. Thật là niềm vui lớn khi sống với một con tim cởi mở, hơn là một con tim khép kín. Các con có đồng ý không.

Tôi cầu chúc anh chị em một lễ Giáng Sinh sống với một con tim cởi mở, giữa tinh thần tươi đẹp như thế của gia đình.

Cám ơn Anh chị em thật nhiều.
 
Phi Luật Tân: Hoa Hậu Hoàn Vũ tặng đồ đạc cá nhân cho Caritas để gây quỹ
Chân Phương
21:29 15/12/2016
Phi Luật Tân: Hoa Hậu Hoàn Vũ tặng đồ đạc cá nhân cho Caritas để gây quỹ

Đương kim Hoa Hậu Hoàn Vũ (Miss Universe) đã đóng góp những món quà sang trọng để bán gây quỹ viện trợ cho Caritas Manila.

Cô Pia Wurtzbach - người Phi Luật Tân thứ ba đón nhận danh hiệu Hoa Hậu Hoàn Vũ hồi năm 2015 - đã trao tặng các túi xách, giày dép và trang phục cho một sự kiện gọi là "Celebrity and Friends Pre-loved Luxury Brands Sale" (tức là bán những món đồ sang trọng và quý giá của người nổi tiếng hoặc bạn bè trao tặng).

Tất cả khoản tiền thu được từ sự kiện này sẽ đưa vào các công tác của Caritas Manila hướng về phía người nghèo trên toàn thành phố.

Hôm Thứ Hai, cô Wurtzbach có một cuộc gặp gỡ xã giao với Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle - Tổng giám mục Manila - tại tòa giám mục để trao khoản đóng góp của riêng cô với tư cách cá nhân.

Đức Hồng Y Tagle đã cảm ơn cô Wurtzbach vì đã đóng góp cho việc bán hàng gây quỹ này. Ngài trao tặng cô Wurtzbach tràng chuỗi Mân Côi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng ngài để bày tỏ lòng cảm ơn.

"Chúng ta ở đây vì cùng chung một mục đích là để phục vụ anh chị em chúng ta, không có động cơ nào khác ngoài đức mến", ngài nói.

Sau cuộc gặp với Đức Hồng Y, nữ hoàng sắc đẹp đã kêu gọi mọi người chia sẻ phước lành của mình trong mùa Giáng Sinh này. Cô Wurtzbach nói: "Chúng ta hãy chia sẻ với nhau. Hãy cùng cho đi chứ đừng mong nhận lại điều gì".

Wurtzbach cũng tiết lộ rằng cô muốn cộng tác với tổ chức bác ái Công Giáo này sau nhiệm kỳ Hoa Hậu Hoàn Vũ của cô.

Trong số các tặng phẩm có nhiều thứ được làm bởi những nhà thiết kế danh tiếng như Chanel, Prada và Louis Vuitton.

Caritas Manila đang muốn gây quỹ 40.000 Mỹ Kim từ sự kiện này để giúp cho một chương trình giáo dục thanh thiếu niên. (CatholicHerald)

Chân Phương
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn linh mục nhạc sĩ Phaolô Nguyễn Xuân Đường, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Br. Đạt Phùng – Phương Thảo – Đình Trinh
20:20 15/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cuối năm đảng vẫn lạnh chân
Phạm Trần
10:02 15/12/2016
CUỐI NĂM ĐẢNG VẪN LẠNH CHÂN

Chỉ còn ít ngày nữa, khóa đảng XII của Đảng Cộng sản Việt Nam bước vào năm thứ hai của nhiệm kỳ 5 năm (2016-2020), nhưng sự tồn tại của chế độ tiếp tục bị đe dọa hơn bao giờ hết bởi “Tự diễn biến, Tự chuyển hoá” và “Tham nhũng” đã vượt ngưỡng nghiêm trọng.

Bằng chứng là vào ngày 9/12 (2016), Bộ Chính trị đã phải tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc để “ phổ biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Theo đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) thì:”Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị trực tuyến từ Trung ương đến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc để nghiên cứu, học tập Nghị quyết.”

Ngoài Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, nhân vật chính của Hội nghị, tham dự và phát biểu chỉ đạo còn có 18 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 200 Ủy viên chính thức và dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương. Ngoài ra, theo tin VOV, còn có Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng tham dự.

Vậy sự có mặt của lãnh đạo hàng đầu của đảng cầm quyền để nghe ông Trọng giải thích thêm về tầm mức quan trọng và phải khẩn trương thi hành Nghị quyết 4, ban hành ngày 30/10/2016, có ý nghĩa gì vào những ngày cuối năm 2016 ?

Trước hết, hãy nghe ông Trọng giải thích mục đích của Hội nghị là để:”Quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, những nội dung cốt lõi của Nghị quyết và Kế hoạch triển khai thực hiện, tạo sự thống nhất cao về nhận thức để các đồng chí lãnh đạo chủ chốt từ Trung ương tới cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết một cách có hiệu quả ở địa phương, đơn vị, cơ quan mình.”

Tuy nhiên, hội họp kiểu này không mới vì vẫn thường được tổ chức sau mỗi Nghị quyết của Trung ương. Chỉ khác lần này là đảng bắt mọi lãnh đạo và tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở phải học tập và tập trung đối phó với ba lĩnh vực đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ. Đó là tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ đảng viên đang diễn biến phức tạp và quốc nạn “tham nhũng” đã vượt qua lằn ranh nghiêm trọng để không còn trị được nữa.

Điểm khác thứ hai là việc học tập và thi hành Nghị quyết 4 phải đi song song với công tác “xây dựng Đảng về đạo đức “. Công tác này, theo lời ông Trọng là phải “gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.”

NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT

Nhưng đâu phải đợi đến khóa đảng XII năm 2016, cán bộ, đảng viên mới phải học tập về ông Hồ. Đảng đã bắt họ, Quân đội, Công an và dân cả nước, kể cả sinh viên, học sinh, nhất là đám con ông cháu cha trong Tổ chức Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải tích cực “học ngày không đủ thì tranh thủ học đêm” từ năm 2007.

Có bốn bài học cốt lõi của phong trào này là làm theo “lời dậy của Bác” để biết : “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; “chống chủ nghĩa cá nhân”; “đòan kết nội bộ và là đầy tớ của nhân dân” và phải “tuyệt đối trung thành với đảng”.

Ngoài ra cán bộ đảng viên phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Khổ nỗi là trong thời đại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và “hòn đất ném di thì hòn chì” cũng phải biết ném lại để “anh có ăn thì em cũng phải có chén” nên cán bộ, nhất là những kẻ có chức có quyền, đã lơ là học tập, hay học cho có lệ và đúng quy trình để có điều kiện được tự do làm trái lời ông Hồ.

LUẬT CÓ NHẰM NHÒ GÌ ?

Bằng chứng là tuy Luật phòng chống tham nhũng, lãng phí đã có từ 2005, nhưng 10 năm sau, các Đại biểu Quốc hội đã đánh gía:”Quyết tâm chống tham nhũng chỉ nằm trên văn bản, còn hành động trên thực tế lại chưa tương xứng. Đáng lưu ý, có một số cán bộ còn bao che, tiếp tay,

“bảo kê” cho vi phạm”. (báo Tuổi Trẻ online (TTOL) ngày 28/10/2016)

Trong báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2016 của tổng Thanh tra chính phủ trước Quốc hội, cơ quan này nhìn nhận:”Tình hình tham nhũng vẫn đang diễn ra phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng”.

Ba chữ “rất nghiêm trọng” đã được nâng cấp từ “nghiêm trọng” từng được phía đảng sử dụng bấy lâu nay để mô tả mức độ nguy hiểm của “quốc nạn tham nhũng”. Ngay nhóm chữ “quốc nạn tham nhũng” là biểu hiện tình trạng lan rộng trên cả nước cũng đã được sử dụng từ năm 2007.

Như vậy thì đảng và chính phủ có chống nổi tham nhũng đâu.

Đó là lý do tại sao vào ngày 24 tháng 05 năm 2016, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Đại biểu Lê Thị Nga đã nói tại Cuộc hội thảo về một số vấn đề lớn cần sửa đổi trong Luật PCTN (Phòng chống Tham nhũng):”Khi ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2005, chúng ta nói rằng, có luật thì tham nhũng sẽ giảm hẳn. Nhưng kỳ thực, sau 10 năm và sau hai lần sửa, đến nay tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng. Do đó, lần này phải tổng kết một cách sâu sắc, thực chất, chứ không phải là tổ chức hội nghị, hội thảo để rồi vỗ tay”.

Rất tiếc là đảng CSVN, nhất là cấp lãnh đạo, vẫn hồ hởi để phấn khởi thi đua vỗ tay xem ai vỗ lớn mỗi khi nói đến chống tham nhũng từ nhiều năm rồi.

Đảng cũng đã nhiều lần ra nghị quyết và các Tổng Bí thư, từ thời ông Nguyễn Văn Linh (1986) đến Nguyễn Phú Trọng (2016) cả thảy là 5 ông đã nối đuôi nhau ra chỉ thị cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu phải “nói đi đôi với làm”, hay “không được đánh trống bỏ dùi” nhưng tham nhũng vẫn cứ cười nhăn răng ra thì tại ai ?

Một trong những lý do, theo báo TTOL, Ủy ban Tư pháp cho rằng:”Báo cáo của Chính phủ đã nêu lên nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN nhưng “chưa chỉ rõ địa chỉ của tồn tại, hạn chế đó và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền”.

“Trong nhiều phiên thảo luận”, báo TTOL viết tiếp, “ đại biểu Quốc hội khóa XIII đánh giá một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động của bộ máy nhà nước trì trệ, nhất là tình hình tham nhũng còn nghiêm trọng, là do trong nhiều năm các báo cáo này vẫn còn biểu hiện nể nang, ngại va chạm, đánh giá chung chung: “có một số nơi”, “có một bộ phận”, “một số người đứng đầu”, “một số cơ quan, đơn vị”... mà không có địa chỉ cụ thể nên không xác định được trách nhiệm cá nhân và không có tác dụng mạnh mẽ để chỉnh đốn, thay đổi.”

Từ lâu, đảng và nhà nước CSVN đã chứng minh họ hòan tòan bất lực trong công tác chống tham nhũng vì :

1.- Các cơ quan điều tra đã lạm dụng hai chữ “bảo mật thông tin” để không công khai các vụ tham nhũng, nhất là trong các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) để che giấu cho nhau.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, được báo trong nước trích lời cho rằng:” Tình trạng không công khai, lạm dụng yêu cầu bảo mật thông tin để không công khai hoặc có công khai nhưng nội dung không cụ thể, thiếu minh bạch, công khai trong phạm vi hẹp vẫn diễn ra, nhất là trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong công tác tổ chức cán bộ, tài chính, ngân sách nhà nước và giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị... gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói trước Quốc hội ngày 29/07/2016:”Tình trạng tham nhũng còn nghiêm trọng, xảy ra nhiều vụ tham nhũng lớn trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng, đất đai...”

2.- Vì nhờ tham nhũng mà cán bộ, đảng viên có nhiều tài sản, nhà lầu, xe ô tô và dư tiền gửi con ra nước ngoài ăn học từ nhiều năm qua chứ chẳng mới mẻ gì.

Có điều là bây giờ tình trạng tham nhũng của cán bộ không những lộ liễu mà còn toa rập, tổ chức thành các “nhóm lợi ích” để ăn chia ai cũng biết mà đảng không làm gì nổi.

Vì vậy, ông Thủ tướng Phúc mới nói thẳng ra rằng:”Việc kê khai tài sản còn hình thức; giám sát, kiểm tra, thanh tra hiệu quả thấp; lãng phí trong cơ quan nhà nước và toàn xã hội còn lớn.”

Người dân nào ở Việt Nam mà không biết, cán bộ ăn lương công chức loại trung bình mà có nhà lầu, xe ôtô, dư tiền gửi con du học nước ngòai thì phải thuộc hàng ngũ “siêu công chức” có nhiều quan hệ mới làm được như thế.

Vậy mà nhà nước không cạo trọc đầu được chúng thì chuyện mấy “ông thần” này chỉ thấy nhởn nhơ ở Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà thôi, khó mà tìm đâu ra trên thế giới.

Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) được báo chí trong nước trích lời ông thừa nhận:”Hiện nay mới chỉ kiểm soát được các khoản chi trả qua tài khoản, các khoản kê khai nộp thuế, hoặc tài sản đã được đăng ký, còn những khoản khác là rất khó.”

Ông nói tại cuộc hội thảo bàn vê sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng :”Để tránh bị phát hiện, xử lý, những kẻ tham nhũng thường tìm cách chuyển tài sản cho bố, mẹ, anh, chị… Ngay cả trường hợp phát hiện người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản không đúng, cũng không có cơ chế để xử lý.”

Ông Hùng tiết lộ:“Qua kiểm tra chúng tôi phát hiện nhiều trường hợp che giấu tài sản lớn nhưng không có cơ chế nào để xác minh đó có phải là tài sản tham nhũng không, vì không truy được nguồn gốc”.

Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cũng cho rằng:” Nếu cứ để tình trạng “kê khai tài sản xong lại đút vào ngăn kéo”, không xác minh, giám sát thì mãi không phát huy được hiệu quả. Nhìn bảng kê khai nhiều người nói rằng, sao cán bộ nghèo, lương thấp thế mà lại đi ô tô rất nhiều.Chúng ta thử hỏi những người đang có mặt ở hội nghị này mà xem, nếu chỉ dùng đồng lương thì tiết kiệm bao nhiêu năm mới có thể mua được ô tô. Thế mà công chức giờ đây mua ô tô nhiều thế. Tiền ở đâu ra? Những cái đó cần phải được làm rõ.”(theo báo Tiền Phong, ngày 25 tháng 05 năm 2016)

CƯỜI VÀO MŨI ĐẢNG

Bằng chứng đảng thua to, tham nhũng thắng lớn đã được chứng minh trong báo cáo của nhà nước.

Ngày 27-10-2016, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tổ chức họp báo thường kỳ quý III-2016 để công bố kết qủa kê khai tài sản.

Báo Người Lao Động viết:”Về minh bạch tài sản , thu nhập của cán bộ, công chức, tính đến ngày 10-9, đã có 101 cơ quan, bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả minh bạch tài sản, thu nhập về Thanh tra Chính phủ. Số người đã hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2015 là 1.004.231 người, đạt tỉ lệ 99,1% so với số người phải kê khai; số bản kê khai đã công khai: 993.127 bản, đạt tỉ lệ 98,9%.”

Nhưng kết qủa ra sao ? Phóng viên Nguyễn Quyết của Người Lao Động tường thuật:”Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng: Trong Quý III-2016, có 3 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 1 người (1 trường hợp ở Hoà Bình và 2 trường hợp ở Tây Ninh).”(Nguyễn Quyết-báo Người Lao Động)

Kết qủa như thế thì phải mừng cho đảng đã “khéo tay khéo chân” chứ tại sao nhiều giới trong nước lại bêu rếu chuyện khai báo tài sản chỉ là hình thức nên mới phát hiện được 3 trường hợp ?

Nhưng chuyện khai báo cười ra nước mắt này còn nhiêu khê hơn là trong 10 năm mà Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ) chỉ phát giác được 1 vụ không khai báo trung thực.

Báo Tuổi Trẻ viết :”Ngày 19-8 (2016) , thông tin từ UBND TP.HCM cho biết UBND TP đã có báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (2006-2016).

UBND TP.HCM nhận định tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu: số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Thành phố”.

Tuổi Trẻ loan tin tiếp:” Theo báo cáo, việc triển khai công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức trong 10 năm qua được thực hiện cơ bản đúng thời gian, đúng trình tự thủ tục theo quy định.

Tuy nhiên, việc kê khai chưa phát huy hiệu quả cao, còn nặng hình thức, chủ yếu quản lý bản kê khai, chỉ sử dụng khi có vấn đề phản ánh, tố cáo, chưa được kiểm tra, xác minh giữa tài sản kê khai và tài sản thực tế cũng như nguồn gốc tài sản của người kê khai.

Trong thời gian từ ngày 1-1-2007 đến 30-6-2016, đã xảy ra 1 trường hợp xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập và đã bị kết luận kê khai không trung thực.

“Theo đó, kết luận số 63/KL-UBND ngày 5-6-2014 của chủ tịch UBND huyện Bình Chánh kết luận ông Hà Đức An - chuyên viên Đội quản lý trật tự đô thị thuộc Phòng Quản lý đô thị huyện Bình Chánh không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập.” (Mai Hương, báo Tuổi Trẻ)

ÔNG TRỌNG ĐE DỌA AI ?

Tham nhũng như thế thì tất nhiên đó là hậu qủa của vấn đề nan giải “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang diễn ra trong nội bộ đảng CSVN.

Tin trong nước của nhiều giới cán bộ và trí thức đã xác nhận có rất nhiều đảng viên đã tự xa lìa đảng, vì họ không còn tin vào khả năng chống tham nhũng và làm sạch bộ máy nhà nước của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bởi vì trong khi lãnh đạo đảng hô hào “cần, kiệm, liêm, chính” thì chính họ hay anh em dòng tộc và bạn bè họ lại cứ tự do tham nhũng đến giấu nứt mắt. Khi ông Trọng ra lệnh phải “tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh” thì ai ở Việt Nam cũng thấy ông là người giáo điều, bảo thủ, chậm tiến và lạc hậu đến cùng cực.

Bởi vì trên thế giới ngày nay chỉ còn 4 nước tiếp tục “cố đấm ăn xôi” theo Chủ nghĩa Cộng sản gồm Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn, nhưng Cuba đã ngả sang Mỹ sau khi nối lại bang giao còn Bắc Hàn thì nghèo mạt rệp. Chỉ còn lại duy nhất có Trung Quốc giầu có nên đã nắm đầu buộc Việt Nam đi theo để được bảo hộ kinh tế mà tồn tại.

Vì vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đã mất bình tĩnh khi thấy đảng đang rã ra từng mảnh vì “một số không nhỏ cán bộ, đảng viên” và vô số người dân không còn tin vào đảng nữa.

Dù vậy, ông vẫn cương khi nói tại Hội nghị cán bộ tòan quốc ngày 9/12/ (2016) tại Hà Nội:” Chúng ta không sợ nói ra khuyết điểm, tiêu cực; đồng thời cũng không cho phép ai lợi dụng việc đấu tranh khắc phục khuyết điểm, tiêu cực để bôi nhọ, kích động chống phá Đảng ta, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.”

Nhưng nói rồi, nhìn nhận khuyết điểm xong có sửa được không ?

Bằng chứng là chính ông Trọng cũng không chống nổi tham nhũng và không ngăn cản được cán bộ, đảng viên và người dân bỏ đảng đi kiếm ăn là nhu cầu thiết yếu và thực tế hơn bây giờ.

Nhưng không riêng ông Trọng đã đe dọa những ai chỉ trích đảng mà ngay cả báo Quân đội Nhân dân cũng vào cuộc để tát nước theo mưa khi họ quanh co để đùn đây trách nhiệm và đổ lỗi.

Quân đội Nhân dân viết trong bài “Không cho phép xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta” :”Sự suy thoái về đạo đức, lối sống có nguồn gốc sâu xa, diễn ra từ nhiều nhiệm kỳ trước. Lẽ tất nhiên sự suy thoái về đạo đức, lối sống trước hết thuộc trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên, sự suy thoái còn liên quan đến môi trường kinh tế thị trường, đến thể chế một đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền... Vấn đề kiểm soát quyền lực như đồng chí Tổng Bí thư đã nói, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Cơ chế kiểm soát quyền lực không chỉ tùy thuộc vào quyết định của Đảng mà còn tùy thuộc vào thể chế của Nhà nước, của Quốc hội, của Chính phủ. Đây là một nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành một cách thận trọng, bài bản... Với sự quyết tâm của Đảng, sự đồng tình của nhân dân, chúng ta có quyền tin tưởng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm”... do Đảng ta khởi xướng. “

Kết luận, Tác gỉa Bắc Hà của QĐND cũng lên giọng thách đố:”Chúng ta không cho phép bất cứ ai được xuyên tạc về những kết quả đã đạt được bằng quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh này.”

Chả ai muốn tranh cầm cờ với ông Trọng hay Bắc Hà để đi tiên phong trong trận chiến chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” và chống “tham nhũng”. Những kẻ đang quay lưng lại với đảng và tham nhũng là người của đảng thì đảng phải lo một mình chứ biết trông chờ vào ai bây giờ ? -/-

Phạm Trần

(12/016)
 
Văn Hóa
Âm giai ngũ cung qua tiếng gà gáy năm Dậu
Lê Đình Thông
10:45 15/12/2016
ÂM GIAI NGŨ CUNG QUA TIẾNG GÀ GÁY NĂM DẬU

Giao thừa năm nay nhằm giờ Hoàng Đạo. Năm cũ Bính Thân chưa kịp khăn gói ra đi mà đã gà Đinh Dậu đã gáy oang oang, qua vần thơ Huy Cận:

Gà gáy đầu thôn, gáy giữa thôn,

Mưa tinh sương mát tận tâm hồn.

Đêm qua tắt gió cây không ngủ,

Mưa sớm hàng cây đứng ngủ ngon.

Gà gáy trong mưa tiếng vẫn trong,

Giọng kim giọng thổ rộn vang đồng.

Được mùa giống mới, gà no bữa,

Tiếng gáy tròn như lúa nặng bông.

Núi Tản như con gà cổ đại

Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh.

Mênh mông gọi nắng cho mùa chín,

Từ buổi Sơn Tinh thắng Thủy Tinh.

Gà ta gáy trong mưa dầm mà tiếng vẫn trong, giọng kim giọng thổ rộn vang cánh đồng. Câu thơ Huy Cận nói lên nhạc tính của tiếng gà gáy. Bên trời tây, tiết lập đông rét mướt mà chú gà trống vẫn gân cổ gáy ‘‘cocorico’’. Thì ra ngôn ngữ của gà cũng đổi thay theo nơi chốn (vernaculaire), ngữ pháp tây gọi là onomatopée (tượng thanh). Nhân tháng giêng ngày rộng tháng dài, bài viết này xin chỉ bàn về tiếng gà gáy.

Gà ta gáy: ò ó o ò o cho đủ ngũ cung: hò, cống, xư, xang, xê. Gà mái kêu cục tác, còn gà con kêu chíp chíp đòi ăn. Nhưng tại sao gà trống ta chỉ đơn điệu vần o, vừa tượng thanh, lại vừa tượng hình. Phải chăng vì anh gà há mỏ thật to để tiếng gáy ‘‘rộn vang đồng’’ ?

Người Pháp dùng động từ ‘‘chanter’’ hoặc ‘‘coqueriquer’’ gán cho gà trống, ‘‘caqueter’’ hoặc ‘‘claquetter, glousser’’ cho gà mái, ‘‘pépier’’ hoặc ‘‘piauler’’, ‘‘piailler’’ cho gà con. Gà tây gáy ‘‘cocorico’’. Chú gà Đức ở bên kia sông Rhin thay đổi cung điệu: ‘‘kikeriki’’. Lội qua biển Manche, gà trống nước Anh cất tiếng gáy ‘‘cock-a-doodle-doo’’ đượm hơi hướng bảo hoàng. Gà ba tầu: gwou-gwou cục mịch, gà Hàn quốc: kko-kki-yo. Đi chu du vòng quanh trái đất, chỉ có chú gà Bồ Đào Nha gân cổ gáy ngũ âm gần giống gà ta: cococoroco. Gà xứ Phù Tang hùng dũng gáy: kokekokko.

Từ thời Phục hưng, người Pháp lấy chú gà trống làm biểu tượng dân tộc, vì chú gà trống gô loa (le coq gaulois) độc lập, không chịu phục tòng đế quốc La Mã. Thi nhân La Mã gọi gà trống là ‘‘gallus’’. Isidore de Séville cắt nghĩa ‘‘gallus’’ do tiếng la tinh ‘‘castratio’’ có nghĩa là gà trống thiến.

Kinh thánh coi gà là con vật thông minh, sắc sảo (Job 38,36). Gà trống còn là biểu tượng của rạng đông, sau một đêm dài tăm tối. Trước khi có tháp chuông nhà thờ, người Công Giáo đọc kinh sáng vào lúc gà gáy. Vào thế kỷ thứ V, trên tháp chuông nhà thờ bắt đầu xuất hiện hình tượng gà trống. Vì vậy, ở nước ta, người ta quen gọi nhà thờ chánh tòa Đà Lạt là nhà thờ con gà.

Nhà thờ con gà Đà Lạt

Trước khi phát minh ra đồng hồ, tiếng gà gáy điểm giờ, bên đông cũng như bên tây. Gà trống cất tiếng gáy vào lúc rạng đông, và gáy tiếng cuối vào lúc hoàng hôn chạng vạng. Gà trống còn được nói đến trong sách Khải huyền. Tứ thư Phúc âm thuật lời Chúa phán với Phêrô: "Thầy bảo thật, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." (Lc 22:34)

Bỏ qua chuyện con gà trống thiến, bên tây có gà trống gô loa không chịu khuất phục La Mã. Gà Đinh Dậu nước ta nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc, qua Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙) hiệu Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士). Trạng Trình am tường Thái Ất Thần Kinh, tinh thông lý học. Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Lê, đã nhận định Trạng Trình nắm được huyển cơ của tạo hóa. Trạng Trình thất lộc ngày 28/11 năm Ất Dậu, thọ 95 tuổi.

Sấm Ký Trạng Trình có nhiều dị bản, lưu giữ ở Thư viện Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Extrême-Orient). Vào năm 1939, Sở Cuồng Lê Dư có công sưu tầm Sấm Ký Trạng Trình, Mai Lĩnh xuất bản. Từ câu 398 đến 401 có bốn câu thơ chữ hán nói về năm Dậu:

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh

龍 尾 蛇 頭 起 戰 爭

Can qua xứ xứ động đao binh

杆 戈 處 處 動 刀 兵

Mã đề dương cước anh hùng tận

馬 啼 羊 腳 英 雄 盡

Thân Dậu niên lai kiến thái bình

申 酉 年 來 見 太 平

Tôi mạn phép dịch ý như sau:

Rồng bay rắn lượn lửa binh đao

Máu đỏ hôi tanh nhuộm chiến hào

Ngựa dê hùng anh người đâu tá

Thân dậu khắp nơi sẽ thở phào.

Cũng như bất cứ người Việt nào một lòng một dạ với đất nước, hằng mong quê hương sớm thoát khỏi điêu linh, thống khổ, chính quyền có đủ khả năng bảo đảm cho người dân no cơm ấm áo, tổ quốc được tự do, độc lập, không bị đế quốc bắc phương thống trị, tôi khấn xin cụ Trạng linh thiêng ban ân phước lớn: trong năm Đinh Dậu 2016, dân lành thấy được thái bình thịnh trị: Thân Dậu niên lai kiến thái bình.

Paris, ngày 13/12/2016

Lê Đình Thông
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Nở Bên Thềm
Thérésa Nguyễn
19:06 15/12/2016
HOA NỞ BÊN THỀM
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Sớm mai hoa nở sau thềm
Bâng khuâng lòng thấy êm đềm bình yên.
(tn)
 
Thánh Ca
Giáng sinh trong mái nghèo - Trình bày: Cẩm Yến
Khắc Thái
05:41 15/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đêm nay con không được tới nhà thờ, thì xin thắp lên thắp lên ngọn nến đơn sơ mừng chúa ngày xưa giáng sinh hàng lừa, và nay trong mái tranh nghèo cuối thôn làng xóm tả tơi.

Đêm nay con dâng ngài tấm lòng thành, niềm vui Thánh Ân chứa chan ngày Chúa sinh ra, ngài đến cùng bao trái tim thật thà, Để ban ánh sáng chan hòa, muôn đời chúa mãi thương ta. DK Ôi chúa trên trời đã nên con người giống ta mọi bề, con chúa sinh ra xác thân nhục nhằn khó khăn chẳng nề. ngài đã bơ vơ lạnh buốt như ta, ôi chúa thiên đàng đã đến cơ hàn bước chung nhân trần

Ngôi hai sinh ra đổi mới nhân trần, nguyện xin chúa ban khắp nơi người biết thương nhau, mảnh áo dù tơi tả cũng chia đều, dù mưa nắng cũng chung lều êm đềm chan chứa tình cha

DK Ôi chúa trên trời đã nên con người giống ta mọi bề, con chúa sinh ra xác thân nhục nhân khó khăn chẳng nề, ngài đã bơ vơ lạnh buốt như ta, ôi chúa thiên đàng đã đến cơ hàn bước chung nhân trần

Ngôi hai sinh ra đổi mới nhân trần, nguyện xin chúa ban khắp nơi người biết thương nhau, mảnh áo dù tơi tả cũng chia đều, dù mưa nắng cũng chung lều, êm đềm chan chứa tình cha

mảnh áo dù tơi tả cũng chia đều, dù mưa nắng cũng chung lều, êm đềm chan chứa tình cha