Ngày 12-12-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:42 12/12/2013
BỒ CÂU CỦA HOÀNG GIA.
N2T

Na-lu-tin trở thành thủ tướng của một vương quốc nọ, có một lần lúc dạo chơi qua hoàng cung, lần đầu tiên nhìn thấy con chim ưng của hoàng gia; ông ta từ trước đến nay chưa thấy qua loại “bồ câu” như thế, thế là cầm lại một cái kéo, sửa lại toàn bộ móng vuốt, cánh và mỏ cho con chim ưng ấy.
Sau khi làm xong, ông ta nói: “Bây giờ nhìn mới thấy giống, đây là sự sơ suất của người coi sóc mày”.

Suy tư:
Một vị thủ tướng thì không thể nhìn con chim ưng thành con bồ câu, bởi vì hình dáng của chim ưng thì hùng dũng, mỏ nhọn cứng, cánh lớn và thân cũng lớn; còn chim bồ câu thì ngược lại, dáng vẻ dịu dàng nhìn là biết ngay, thế nhưng một vị thủ tướng mà không phân biệt được chim ưng và chim bồ câu thì mới lạ !
Con chim ưng và con bồ câu thì phân biệt rất rõ ràng, nhưng những người tốt và người xấu thì khó mà phân biệt được, bởi vì người xấu vẫn có thể bố thí giúp người, vẫn đi lễ đọc kinh, vẫn nói Lời Chúa như những người Công Giáo chính hiệu, cho nên Đức Chúa Giê-su dặn dò chúng ta không nên xét đoán ai, mà chỉ cầu nguyện và làm gương tốt cho mọi người.
Bổn phận và trách nhiệm của linh mục là dùng cuộc sống thánh thiện đạo đức của chính mình và ân sủng của Thiên Chúa ban cho, để lôi kéo mọi người đến với Thiên Chúa. Các ngài phải dùng cái kéo cương nghị nhưng hiền hòa để sửa lại cái dáng kiêu ngạo nơi những người tự cao tự đại; các ngài phải dùng con dao đơn sơ nhưng thẳng thắn, để sửa lại tính ghen ghét và hưởng thụ vật chất nơi những người tự cho mình là tâm điểm của tha nhân, để họ ngày càng nên giống Đức Chúa Giê-su hơn.
Mỗi linh mục là một vị thủ tướng của hoàng gia Nước Trời, nên phải yêu thương mọi người và trở thành gương sáng cho mọi người.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:44 12/12/2013
N2T

8. Không để căm hận nảy nở trong tâm hồn.

(Thánh Benedict)
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Đêm tối của đức tin ấy là kiếp người
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:14 12/12/2013
ĐÊM TỐI CỦA ĐỨC TIN ẤY LÀ KIẾP NGƯỜI


Dữ kiện “đêm tối đức tin” có lẽ là chuyện thường tình trong cuộc đời của nhiều vị thánh như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Têrêxa Avila hay thánh Gioan Thánh Giá và gần đây thông tin cho hay rằng nó hiện diện cả trong cuộc đời của mẹ Têrêxa Calcutta. Và dù rằng được chúc phúc vì đã tin nhưng ngay cả Mẹ Maria cũng không tránh được những thời điểm hay giai đoạn phải lần bước trong đêm tối.

Bài trích Tin Mừng theo thánh Matthêu của Chúa Nhật III mùa Vọng năm A mà Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta một cách nào đó nói đến đêm tối đức tin của thánh Gioan Tẩy giả. Ý thức mình được kêu gọi làm tiếng hô trong sa mạc để dọn đường cho Đấng Cứu Thế, Gioan Tẩy Giả nhiệt thành, hăng say mời gọi mọi người, mọi thành phần dân Chúa xưa sám hối ăn năn. Dân chúng tuôn đến với Ngài trên bờ sông Giođan nhiều khôn xiết. Dân nghèo hay người thất học có đó. Kẻ giàu sang hay người quyền quý cũng không thiếu. Người thu thuế hay binh lính vẫn có mặt. Thậm chí đến các vị đang được xem là đạo đức như người biệt phái hay các vị tinh thông lời Chúa như các luật sĩ vẫn hiện diện. Tất cả dường như nghe theo lời khuyên bảo của Gioan, cho dù Ngài thỉnh thoảng nói với họ những lời chói tai, khó nghe.

Mình chỉ là người dọn đường, người tiền hô cho Đấng Cứu Thế. Và kìa, Đấng Cứu Thế, Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian đã đến. Đã như xong phận vụ, giờ thì cần Người phải lớn lên còn mình thì phải nhỏ lại (x.Ga 3,30). Người mà lớn lên thì triều đại nước Thiên Chúa sẽ hiển trị. Và chắc chắn nhiều sự sẽ có đổi thay, dĩ nhiên là theo hướng tốt đẹp, đặc biệt những gì Ngôn Sứ Isaia loan bào sẽ trở thành hiện thực. Mình đã thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Người. Chắc chắn Người sẽ “loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giập nát, giải thoát những kẻ bị giam cầm…” (x.Is 61,1-2). Thế mà cớ sao mình vẫn mãi chịu cảnh chôn chân trong bốn bức tường ngục tù? Không lẽ Đấng Cứu Thế lại thua một bạo vương Hêrôđê? Ngài có phải là Đấng phải đến chăng, hay mình còn phải đợi Đấng nào khác? Không được gặp trực tiếp với Người thì mình đành nhờ các môn đệ gửi lời nhắn hỏi.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà chú giải Thánh Kinh hiện nay, chính Gioan cũng đã phải trải qua sa mạc đức tin. Quả vậy, nhiều khi vì quá lo bảo vệ sự tinh tuyền của đức tin của Gioan Tẩy giả nên nhiều nhà tu đức đã từng cắt nghĩa rằng thánh nhân tận dụng dịp thuận tiện để củng cố đức tin cho các môn đồ. Không thể tiên thiên loại trừ giả thiết này. Tuy nhiên nhiều khi vì qua lo chuyện bao đồng mà ta vô tình hay hữu ý lãng quên một hiện thực của kiếp người. Đang còn lữ thứ trần gian thì chúng ta mãi vẫn còn thấy cách “lờ mờ” về các thực tại. Và đêm tối đức tin là một sự thật luôn tồn tại với kiếp người trần gian khó có thể chối cãi.

Vào trần gian, mang lấy kiếp người Đức Kitô cũng không là ngoại lệ cho dù Người là Con Chiên tinh tuyền, vẹn sạch. Cơn xao xuyến bồi hồi của Chúa Giêsu là rất thật. Máu của Người đã rỉ ra theo các tuyến mồ hôi không phải là kiểu nói phóng đại. “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”(Mc 15,34). Những lời than thở của Người trên cây thập giá, phút giây hấp hối minh chứng cho ta sự thật này: Dù là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô vẫn phải trải qua nhiều thử thách. Dù luôn tín thác vào Cha nhưng Người cũng đã trải qua những đau khổ, một cách nào đó giống như những cuộc thử thách đức tin mà chúng ta phải chịu.

Trong số các Tông đồ thì dường như thánh tông đồ dân ngoại là người chịu thử thách lớn lao hơn cả. Hăng say, nhiệt tình loan báo tin mừng thế mà số phận của Ngài thật lắm truân chuyên: “năm lần bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh trên biển khơi.” (2Cor 11,24-25). Ngục tù là nơi thường đón đợi thánh nhân. Những khó khăn bên ngoài do hoàn cảnh, do tha nhân mà Ngài phải chịu thì đã đành, thế mà ngay cả cái dằm trong thân xác của Ngài cũng chẳng để Ngài yên. Thánh Phaolô cảm nghiệm rằng Chúa không để ta chịu thử thách quá sức đâu. Ơn Người luôn đủ cho ta. Và ai bền đổ đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ.

Hãy bền chí trong gian truân và kiên nhẫn trong đêm tối, rồi Chúa sẽ đến cứu thoát chúng ta. Đây là những lời động viên của thánh Giacôbê tông đồ, qua bài đọc thứ hai (x.Gia 5,7-10), đã nói với đoàn tín hữu thời sơ khai cũng như với chúng ta mọi thời.

Tuy nhiên, Thiên Chúa lại muốn bày tỏ sự hiện diện của Người qua con người, qua chính chúng ta. “Hãy làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, và hãy làm tăng sức những đầu gối mõi mòn. Phải nói cho những người nhát đảm rằng: Hãy can đảm lên, đừng sợ hãi” (Is 35, 3-4). Làm sao để nâng đỡ tinh thần những người đang chao đảo? Làm sao giúp họ thêm vững tin vào Chúa Kitô là Đấng Thiên sai mà Thánh Kinh đã loan báo? Tiên tri Isaia đã phác họa những việc làm cụ thể của đấng Thiên sai bằng những hình ảnh: “người mù sẽ thấy; người điếc sẽ được nghe và người què sẽ nhảy như nai” (Is 35,5-6).

Trước sự chao đảo của Gioan Tiền Hô, Chúa Kitô cũng đã nhắn gửi các môn đệ ông rằng: “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy: người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó.” (Mt 11,5).

Đức Kitô đã thắng thế gian, nhưng cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn, nghĩa là chưa chấm dứt nơi con cái loài người. Thần dữ và những kẻ đồng minh với nó vẫn đang ra sức hoạt động, hòng làm lung lay niềm tin chúng ta. Với sự công phá của thế lực đen tối, không ít Kitô hữu hôm nay như mất phương hướng. Thậm chí có người dám tuyên bố là đã đến thời kỳ hậu Kitô giáo. Thiết nghĩ không gì hơn là kiên trì thực thi những dấu chỉ của Nước Trời: Loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, làm cho người câm nói được, người què lại nhảy như nai… Chính khi ta góp phần với Chúa một tay dù là bé nhỏ để làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, làm tăng sức cho những đầu gối mõi mòn thì chúng ta lại được vững vàng và mạnh mẽ trong đức tin. Trong tình yêu, có nhiều điều như nghịch lý mà rất hiện thực, như lời thánh Phanxicô Axidi trong lời “kinh hoà bình”. Quả thật, chính khi trao ban là lúc lãnh nhận và chắc chắn sẽ lãnh nhận gấp muôn ngàn lần.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Chờ đợi Chúa trong vui tươi
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
16:36 12/12/2013
Chúa Nhật 3 MÙA VỌNG A.
CHỜ ĐỢI CHÚA TRONG VUI TƯƠI


A. DẪN NHẬP

Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa Nhật mầu hồng nhắc nhở chúng ta hướng về ngày Chúa Quang lâm :”Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa Quang lâm đã gần tới”(Gc 5,8). Chúa đã đến và Ngài sẽ lại đến. Việc Ngài đến làm cho chúng ta phải ngóng đợi. Chúng ta không biết khi nào Ngài đến, nên chúng ta phải kiên tâm chờ đợi. Giáo Hội là Mẹ chúng ta, muốn dùng Phụng vụ Chúa Nhật III Mùa Vọng để giúp chúng ta nghe lại sứ điệp hy vọng.

Đời là một cuộc chiến đấu không ngừng. Con người phải gặp biết bao gian lao thử thách trên đường đời, những đau khổ hằng ngày có thể làm cho chúng ta nản lòng bỏ cuộc. Vì thế, thánh Giacôbê, trong bài đọc 2, đã khuyên các tín hữu hãy kiên tâm bền chí chờ ngày Chúa Quang lâm giải thóat. Hãy học đòi những người nhà nông chờ đợi cho đất trổ sinh hoa mầu, nghĩa là phải kiên tâm chịu đựng mọi gian khổ, đừng nóng lòng vội vã mà nản lòng vì “dục tốc bất đạt” mà !

Vậy chúng ta hãy hướng tâm hồn tới niềm vui, và niềm vui này sẽ biến đổi những thực tại trần gian. Cuộc đời còn lắm chông gai nhưng chúng không biến thành trở ngại khiến chúng ta chùn bước khi đã có một niềm tin vững mạnh và niềm vui tràn đầy. Chúng ta hãy tiến bước trong hân hoan với tư cách là con cái Chúa, Đấng là nguồn vui và hy vọng của chúng ta. Tuy vậy, niềm vui đó hiện nay vẫn còn là niềm vui chờ đợi.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

1. Bài đọc 1 : Is 35,1-10

Dân Do thái sống trong đau khổ, bị áp bức đủ bề. Dân mong đợi được giải thóat, nhưng hy vọng bị coi như ảo tưởng vì tương lai mù mịt, không có một chút ánh sáng nào cuối đường hầm. Dân chúng chán nản thất vọng. Lúc đó, tiên tri Isaia xuất hiện, khuyên dân chúng hãy vui lên , hãy can đảm lên vì “Thiên Chúa anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em”.

Tiên tri cho biết :”Những người được Đức Chúa giải thóat sẽ trở về, tiến đến Sion giữa tiếng hò reo, mặt rạng rỡ niềm vui vĩnh cửu. Họ sẽ được hớn hở tươi cười, đau khổ và khóc than sẽ biến mất”. Lời loan báo này giúp cho dân chúng lấy lại được hy vọng, hãy kiên nhẫn chờ đợi và hãy vui lên.

2. Bài đọc 2 : Gc 5,7-10

Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia nói lên những điều hứng khởi và thi vị, còn trong bài 2, thánh Giacôbê xem ra nói những lời bình dân hơn. Ngài khuyên tín hữu hãy noi gương các người nhà nông cứ giao việc lo toan mùa lúa chín vàng cho thời gian, để khuyên chúng ta sống kiên nhẫn chờ đợi.

Thánh nhân nói với những người dân thường, với những người đang bị cuộc đời thử thách, Ngài khích lệ họ kiên nhẫn chịu đựng những âu lo và khó nhọc hiện tại. Kiên nhẫn theo Tin mừng không phải là nhẫn nhục cằn cỗi, nhưng nó là hy vọng tích cực và sinh động, luôn tìm cách làm cho ngày của Chúa chóng đến. Trong khi chờ đợi Chúa đến, anh em cố sống thuận hòa với nhau.

3. Bài Tin mừng : Mt 11,2-11

Bẵng đi một thời gian khá dài, khỏang 800 năm, bỗng một tiên tri siêu đẳng xuất hiện, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mình mặc áo da thú, rao giảng đanh thép, thúc giục mọi người hóan cả tâm hồn. Thiên hạ nô nức tuốn đến nghe Gioan giảng, chịu phép rửa và có nhiều người coi ông là Đấng Cứu Thế.

Gioan đã biết ai là Đấng Cứu Thế rồi, nhưng môn đệ ông cứ tin tưởng ông là Đấng Cứu Thế. Nên ông kín đáo sai họ đến với Đức Giêsu để cho họ mở mắt ra và tin theo Chúa Cứu Thế. Ông sai họ đến và hỏi Đức Giêsu:”Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác”? Đức Giêsu không trả lời trực tiếp Ngài là ai mà chỉ bảo họ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe, những phép lạ Chúa làm như người mù xem thấy, kẻ què bước đi, người cùi được sạch, kẻ chết chỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin mừng, đúng như lời tiên tri Isaia đã báo trước về Đấng Cứu Thế.

Ông Gioan đã khôn khéo giới thiệu Đức Giêsu cho môn đệ ông biết Ngài là Đấng Cứu Thế muôn dân trông đợi và đã chuyển tòan bộ môn đệ mình sang cho Đức Giêsu. Ông sai họ đến với Ngài, giới thiệu Ngài cho họ, trước khi đầu ông bị bỏ vào đĩa.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Chờ đợi trong kiên nhẫn và vui tươi.

I. NHỮNG THẮC MẮC VÀ GIẢI ĐÁP.

1. Gioan, vị Tiền hô xuất hiện

Gioan là con thượng tế Zacharias thời ấy đứng vào hàng quí phái, là con một được sinh ra trong tuổi già của cha mẹ, nên được cưng chiều hết cỡ. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành. Gioan đã tự ý từ giã cha mẹ đi vào sa mạc dọn lòng thi hành sứ mạng Tiền hô. Phần lớn đời sống Ngài ẩn dật trong sa mạc. Sống trong sa mạc đồng nghĩa với khổ hạnh. Ngòai sự khắc nghiệt của thời tiết, sự hoang vu cô tịch, sự đe dọa của thú dữ, Gioan còn tự nguyện sống khó nghèo, đơn sơ, đạm bạc. Y phục của Ngài chỉ là mảnh da thú quấn quanh thân thể. Thức ăn của Ngài là châu chấu và mật ong rừng, và bạn hữu của Ngài chỉ là muông chim cầm thú. Thiên hạ tìm đến cùng Ngài, kẻ xin làm môn đệ, người xin làm phép rửa để tỏ lòng ăn năn thống hối (Lc 3,7-8).

Trên dòng sông Giorđan có một khúc cạn nước, cách Biển Chết không xa. Như người ta còn ghi nhớ, đây là chỗ băng qua sông thuận tiện cho các đòan tuần hành có xe ngựa kéo, các thương buôn và các du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là chỗ đại chúng thường gặp gỡ nhau để trao đổi đủ thứ tin tức từ khắp mọi nơi. Chính tại chỗ này, Gioan Tẩy giả đã rao giảng và rửa tội cho dân chúng. Ông cũng bận áo da thú như các tiên tri thuở xưa. Và đám dân bắt đầu thắc mắc :”Ông này là ai vậy ? Ông ta có phải là Đấng Messia được Thiên Chúa hứa không ? Hay ông là vị sứ giả dọn đường cho Đấng Messia” ?

Đang lúc Gioan được danh giá và hoan nghênh tột bậc thì Đức Giêsu xuất hiện. Và bài Tin mừng hôm nay sẽ soi sáng cho chúng ta để hiểu được những thắc mắc ấy.


2. Gioan thắc mắc

Như chúng ta thấy trong Chúa Nhật vừa qua, Gioan Tiền hô không ngừng loan báo Đấng Cứu Thế sẽ đến, “sức mạnh của Ngài giáng xuống” như sấm sét. Nhưng thái độ của Đức Giêsu rất không phù hợp với những lời khuyên bảo nghiêm khắc của ông. Không hề có ý định tiêu diệt những người tội lỗi, Ngài đi từ làng này sang làng khác, mở rộng đôi tay đón nhận tất cả những cảnh khốn khổ cùng quẫn của con người, chữa lành bệnh nhân, tha thứ tội lỗi, kêu gọi một người thu thuế bước theo Ngài, đồng bàn với những người tội lỗi. Khác xa với vị quan tòa đáng sợ mà Gioan đã loan báo, Đức Giêsu xuất hiện như người tôi tớ kín đáo, người ta không nghe tiếng Ngài trong quảng trường, Ngài không bẻ gẫy cây sậy bị giập nát và không làm tắt tim đèn còn bốc khói.

Ở đây Gioan đối đầu với cớ vấp phạm nghĩa là đối đầu với một chướng ngại có nguy cơ làm ông sụp ngã. Một Đấng Cứu Thế Tôi Tớ, khiêm nhường và đau khổ, khác xa với Đấng mà ông đã loan báo. Đó là thử thách đức tin của ông, đang chờ đợi một sự biểu lộ công bình, thì ông lại gặp lòng thương xót của Thiên Chúa.

Vì thế, từ trong tù ngục Machéronte, từ đáy suy tư mà hòan cảnh đã nhận chìm ông vào, Gioan, vị tiên tri bị hoang mang, đã sai các môn đệ đến đặt cho Đức Giêsu câu hỏi từ lâu thiêu đốt tâm hồn và môi miệng ông :”Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi con phải chờ đợi Đấng nào khác”.

Tuy nhiên, một số người cho rằng câu hỏi đó không phải cho Gioan mà cho các môn đệ của ông. Có thể Gioan đàm đạo với các môn đệ của ông ở trong tù, họ hỏi ông là Đức Giêsu có thật là Đấng phải đến không ? Gioan bảo họ : Nếu các ngươi nghi ngờ Đức Giêsu là ai thì hãy đi xem Ngài đang làm gì, và có thể làm được những gì, lúc đó các ngươi sẽ hết nghi ngờ ngay. Ý kiến này được xác nhận khi Gioan chỉ vào Đức Giêsu mà nói với các môn đệ của ông :”Chính Ngài là Đấng ta đã nói : Đấng đến sau tôi đã vượt trước tôi, vì Ngài đã có trước tôi (Ga 1,15). Tôi chưa hề biết Ngài, nhưng Đấng đã sai tôi đến thanh tẩy bằng nước, chính Ngài đã nói với tôi : ngươi thấy Thánh Thần đáp xuống và lưu lại trên ai thì chính Ngài là Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần. Và tôi đã được xem thấy, và xin đoan chứng : chính Ngài là Đấng Thiên Chúa chọn”(Ga 1,33-34).

3. Đức Giêsu giải đáp

Đức Giêsu không trực tiếp trả lời cho phái đòan Gioan về thắc mắc trên nghĩa là Ngài không khẳng định cũng không phủ định Ngài là Đấng Cứu Thế muôn dân trông đợi mà cứ xem việc Ngài làm mà kết luận :”Các ngươi cứ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe : người mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin mừng”(Mt 11,4-5).

Đến đây, chúng ta nhớ lại lời loan báo của tiên tri Isaia khi ông loan báo về ngày của Thiên Chúa trong bài đọc 1 hôm nay. Trong ngày Thiên Chúa đến ban ơn cứu độ thì “Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, và tai người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy lên như nai, và lưỡi người câm sẽ reo lên vui mừng ! bởi vì, nước sẽ chảy vọt ra trong hoang địa và thác sẽ trào dâng trong thảo nguyên”(Is 35,5-6). Và giờ đây, những điều đó đang được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu, thì điều đó là một minh chứng tỏ tường : Đức Giêsu chính là Đức Messia mà Thiên Chúa đã hứa. Ngài chính là vị Thiên Chúa ở giữa nhân lọai, ở giữa chúng ta.

Và sau cùng là lời cảnh cáo :”Phúc cho kẻ nào không vấp phạm vì Ta”(Mt 11,6). Phải chăng Đức Giêsu nói điều này với Gioan vì Gioan chỉ nắm có phân nửa chân lý. Gioan rao giảng Tin mừng về sự thánh thiện với sự hủy diệt từ trời, còn Đức Giêsu rao giảng Tin mừng về sự thánh thiện với sự yêu thương từ trời. Vì vậy Đức Giêsu nói với Gioan rằng “có thể Ta không làm điều ngươi trông đợi nơi Ta, nhưng những quyền năng đang bị đánh bại không phải bởi sức mạnh vô địch mà bởi tình yêu vô hạn”.

“Phúc cho kẻ nào không vấp ngã vì Ta” hay “Phúc cho những kẻ nào không đánh mất niềm tin vào Ta”, qua câu này Đức Giêsu có ý khuyên những người nghe Ngài giảng đừng bất bình với lối cư xử của Ngài. Ở đây Ngài có ý nhắc đến sự chậm tin của các môn đệ Gioan và của mọi người khác. Ngài thật là Đấng Thiên Sai, vậy đừng vì những vẻ bề ngòai : con bác thợ mộc, sống nghèo khó, đón tiếp kẻ tội lỗi, chết đau thương trên thập giá… mà vấp phạm, không tin vào vai trò cứu thế của Ngài.

II. CHỜ ĐỢI TRONG KIÊN NHẪN

Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều có những lời đầy an ủi. Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia nói “Hãy can đảm lên, đừng sợ”. Trong bài đọc 2, thánh Giacôbê nói “Hãy kiên nhẫn, đừng nản lòng”. Trong bài Tin mừng Đức Giêsu nói với Gioan Tẩy giả “Phúc cho những người nào không đánh mất niềm tin vào Ta”.

Dân Do thái bị lưu đầy bên Babylon suốt 70 năm, thời gian trở nên dài lê thê đối với họ vì “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngọai”, dân chúng đã thấy chán nản và tuyệt vọng vì không còn lối thóat, chân trời tương lai còn mịt mờ. Nhưng tiên tri Isaia xuất hiện đem chút ánh sáng đến cho đêm tối. Dân Chúa được ví như hoang địa cằn cỗi, sẽ bừng lên niềm hy vọng tựa hồ dân trước viễn ảnh một cuộc xuất hành mới. Isaia thấy được sự huy hòang ấy và lên tiếng kêu gọi dân Chúa.

Chính chúng sẽ nhìn thấy vinh quang của Chúa và huy hòang của Thiên Chúa chúng ta. Chúa đến giữa dân Ngài, dẫn đầu một cuộc xuất hành và những bàn tay rời rã nên mạnh mẽ, đầu gối mỏi mòn được tăng sức, người sợ hãi thêm can đảm. Sự thay đổi lớn lao này có thể hiểu được khi Thiên Chúa ra tay cứu độ.

Việc dân Do thái được giải phóng khỏi ách nô lệ bên Babylon là hình ảnh Chúa sẽ đến giải thóat dân Ngài lần cuối cùng để đem lại niềm hoan lạc tuyệt đối cho con người. Nhưng thời đó chưa đến và cũng không biết bao giờ mới đến. Trong khi chờ đợi, chúng ta phải trải qua biết bao đau khổ, thử thách gian nan khốn khổ. Phật giáo gọi “đời là bể khổ”, theo kinh Lạy Nữ Vương thì chúng ta gọi “đời là thung lũng nước mắt”. Nhưng thánh Giacôbê khuyên :”Hãy kiên nhẫn, đừng nản lòng.

Thánh Gioan Tẩy giả là con người thánh thiện, kính sợ Thiên Chúa, tuy nhiên cuối cùng, ngài cũng bị cầm tù với bản án tử hình. Chúng ta có thể làm hết sức mình, nhưng những sự việc vẫn có thể diễn tiến không tốt. Chúng ta cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Chúng ta nghi ngờ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, và có lẽ nghi ngờ cả sự hiện diện của Ngài nữa. Trong những lúc như vậy, chúng ta hãy lắng nghe những lời của Đức Giêsu :”Phúc cho những ai không đánh mất niềm tin vào Ta”.

Cái chết tạo ra một thử thách nghiêm khắc nhất đối với lòng tin của chúng ta. Chúng ta sống cuộc sống của mình dưới bóng tối của sự chết. Tất cả chúng ta, đặc biệt là đối với những người mới mất người thân yêu, và những người đang ở trong cảnh tối tăm, và sống trong bóng tối của sự chết, hãy nhớ lại tiên tri Isaia nói với dân Do thái :”Hãy can đảm lên, đừng sợ”.

Trong bài đọc 2, thánh Giacôbê khuyên tín hữu hãy kiên tâm chờ đợi ngày Chúa Quang lâm. Trong khi chờ đợi chúng ta phải kiên nhẫn và chịu đựng trong gian khổ. Trước mọi vấn đề quan trọng cần giải quyết, người ta chia thành hai hạng người khác nhau :
- Những người nóng vội : muốn giải quyết ngay tức khắc, bằng cách nào cũng được, kết quả thế nào cũng không quan trọng.
- Những người kiên nhẫn : tìm hiểu kỹ vấn đề, suy nghĩ cách giải quyết thỏa đáng nhất, chờ có đủ điều kiện thuận lợi nhất.

Phần Thiên Chúa, Ngài không nóng vội nhưng rất kiên nhẫn, bởi vì Ngài muốn cứu chữa tận căn, muốn cải tạo con người, muốn canh tân thế giới.

Truyện : Thần Shiva của Ấn độ.
Chuyện thần thọai Ấn độ kể rằng : Shiva là vị thần tạo dựng muôn lòai. Ngài sung sướng trong công việc tạo dựng với đôi bàn tay của Ngài, nhưng dẫu là thần Ngài không tránh khỏi sự nhàm chán. Shiva chán ngán những gì Ngài tạo dựng. Phải làm gì ? Dễ dàng, Shiva phá hủy những gì đã tạo dựng và làm nên cái mới. Cái mới cũng lại dần trở nên quen thuộc và Ngài lại phá hủy rồi bắt đầu lại. Tiến trình tạo dựng, tiêu hủy, tạo dựng, tiêu hủy vẫn tiếp diễn liên tục. Shiva là vị thần không kiên nhẫn.

So sánh thần Shiva với Thiên Chúa, chúng ta thấy có sự tương phản rõ rệt. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa kiên nhẫn. Dù con người sa ngã phạm tội, Ngài không bất nhẫn hủy diệt. Ngài không chỉ tạo dựng nhưng còn hứa cứu chuộc. Thánh Phêrô đã nói trong thư của ngài:”Chúa không chậm trễ thực hiện Lời hứa, như có kẻ cho là Ngài chậm trễ. Kỳ thực, Ngài kiên nhẫn đối với anh em, vì Ngài không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi đến chỗ ăn năn hối cải”(2Pr 3,8b-9).

Chúng ta sống trong một xã hội đòi hỏi giải pháp nhanh chóng ngay lập tức cho mọi vấn đề. Nhanh hơn thì tốt hơn, người ta bảo chúng ta vậy. Và điều đòi hỏi nhanh chóng ngay lập tức còn đi sâu vào cả lãnh vực tâm linh nữa. Chúng ta muốn Đức Giêsu đến và đến nhanh. Chúng ta muốn được ơn cứu độ ngay mà không muốn đón nhận đau khổ do sự từ bỏ mình hay phải chờ đợi. Nếu Thiên Chúa không hòa hợp với chương trình thời gian tính của chúng ta, chúng ta cảm thấy mình bị lường gạt hay tệ hơn nữa, Thiên Chúa đã quên chúng ta rồi .

III. CHỜ ĐỢI TRONG VUI TƯƠI

1. Niềm vui thời Thiên Sai

Ngay những lời đầu tiên trong sách Isaia có đầy những từ ngữ : hoan lạc, hân hoan, trổ hoa, nhiệt liệt, reo hò. Diễn tả hết ý của tiên tri thật là khó. Niềm vui trong lòng ông rất to lớn, nhưng đó chỉ là niềm vui trong tương lai mà khi trình bầy, tác giả chưa được nếm. Ông nói về niềm vui sau lưu đầy khi dân Chúa hồi hương. Đất nước tuy tan hoang nhưng hứa hẹn sẽ nở hoa. Isaia muốn diễn tả niềm vui đó, niềm vui được nhìn thấy quê hương sau những năm bị đô hộ, nô lệ và lưu đầy.

Giáo Hội mượn lại lời ông để nói lên niềm vui khi Chúa đến. Và thật ra những lời tiên tri kia cũng chỉ thực hiện đầy đủ khi Chúa đến và cứu chuộc chúng ta. Thế nên, đó là niềm vui của thời Thiên Sai, của ngày Chúa trở lại. Tất cả mọi khổ sở, đau phiền, bệnh tật, chết chóc bấy giờ mới chấm dứt; và người ta mới có thể nói như Isaia : vĩnh biệt phiền sầu than vãn.

Nhưng mọi sự xẩy ra trong ngày Chúa đến đều đã khởi sự từ ngày Chúa Giáng sinh. Những điều đó Chúa đã làm từ ngày Ngài xuất hiện. Đó là dấu chỉ thời Thiên Sai đã tới. Phải vui mừng ! Nhưng chưa phải là ngày Chúa đến lần sau hết. Niềm vui hiện nay còn là niềm vui đợi chờ.
2. Niềm vui của ngày hôm nay

a) Cuộc đời vui hay buồn ?

Tùy theo quan niệm của từng người, tùy theo tâm trạng của từng người mà cuộc đời trở nên vui hay buồn. Đời chỉ là một nhưng được nhìn dưới những khía cạnh khác nhau, có khi trái ngược nhau.
. Phải nhận định rằng, đời có rất nhiều lúc buồn với sinh, lão, bệnh, tử, không mấy khi được vừa ý.
. Nhưng cũng phải công nhận rằng : đời cũng có nhiều lúc vui. Phải chăng cái cười của chúng ta chẳng là biểu hiệu của niềm vui ?
. Cho nên phải kết luận rằng : vui buồn ở tại lòng ta. Ta vui thì đời là vui mà ta buồn là đời buồn. Chính mình phóng chiếu tâm hồn mình trên cảnh vật, tâm hồn mình vui hay buồn thì cũng theo đó cảnh vật trở nên vui hay buồn. Thi sĩ Nguyễn Du đã mô tả tình trạng tâm lý ấy rất đúng :

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Truyện : Dễ tính và khó tính.
Buổi sáng tại trạm xăng ở San Francisco, một người ngồi xe hơi đến :
- Xin cho hỏi thăm ông chủ một chuyện. Hai tuần lễ vừa qua, tôi nghỉ mát ở Santa Cruz. Thật hứng thú. Phong cảnh ở đó đẹp. Dân ở đó dễ thương. Còn về Redwood-Highway, ông chủ có ý kiến gì không ?
Ông chủ cây xăng hớn hở trả lời :
- Ở Redwood-Highway dân cũng dễ mến lắm.
Chưa đầy một tiếng đồng hồ, một người khác cũng muốn biết nơi nghỉ mát này, chàng ta nhăn nhó :
- Vừa rồi, tôi đã uổng mất hai tuần lễ nghỉ mát. Chỉ thấy bực mình. Phòng ngủ thì thiếu tiện nghi. Dân ở đó dễ ghét. Còn về chỗ nghỉ mát ở Redwood-Highway, ông chủ nghĩ thế nào ?
Ông chủ rầu rầu đáp :
- Miền Redwood-Highway cũng chẳng hơn gì.
Khách đi rồi, người ta mới hỏi ông:
- Tại sao thay đổi ý kiến chóng vậy ?
Ông nói :
- Đâu có. Tôi chỉ nhận xét rằng hai ông khách kia mỗi người theo đuổi một cảm nghĩ, không ai muốn thay đổi. Ông thứ nhất yêu người đã gặp, và thích phong cảnh đã được xem. Vậy chắc là đi tới nơi nào ông cũng thích, cũng yêu nơi đó. Còn người thứ nhì thì khó tính, hay càu nhàu. Vậy tôi nghĩ rằng đi tới đâu ông ta cũng bất mãn với nơi đó (Vũ minh Nghiễm, Sống sống, 1971, tr 210-212).

b) Đời phải là vui tươi

* Chúa là nguồn vui tươi.

Thiên Chúa là sự thánh thiện, sáng láng, đẹp đẽ vô cùng, nơi Ngài không có gì đen tối, buồn thảm. Nơi Ngài chỉ thấy có sự vui tươi và yên ủi. Chúa như thế chẳng lẽ dựng nên toàn tiếng khóc, toàn đau khổ mà không dựng nên được những tiếng cười, những niềm vui tươi phấn khởi sao ? Chẳng thế mà thánh vịnh 42 đã quả quyết :”Introibo ad altare Dei, ad Deum qui laetificat juventutem meam”. Chúa là nguồn sự hoan lạc, những ai đến cùng suối hoan lạc ấy cũng sẽ được vui tươi.


* Mọi sự đều vui tươi.

Nhìn vào cảnh vật, có người cho là vui, có người cho là buồn. Nhưng thực sự, mọi cảnh vật đều là vui tươi phấn khởi vì nó là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng là chính nguồn vui của muôn vật, và Ngài thông ban nguồn vui ấy ra nơi vạn vật. Ai chỉ coi khía cạnh tiêu cực của vạn vật, công trình sáng tạo của Chúa thì kẻ ấy chỉ làm nhục cho Chúa, là kẻ vô ơn thôi.

* Thế nào là vui ?

Vui không phải là cái gì vật chất, không có hình dáng, không có trọng lượng hay mầu sắc vì niềm vui chỉ là trạng thái trong tâm hồn. Chúng ta chưa tìm được một câu định nghĩa đầy đủ khả dĩ thoả mãn được sự hiểu biết của chúng ta. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng đã có lần cảm thấy vui mà không tả ra được. Chúng ta chỉ cảm thấy niềm vui đang man mác trong lòng. Chỉ có thể cảm nghiệm được niềm vui chứ không thể định nghĩa hay mô tả đầy đủ được. Chúng ta sẽ cảm thấy có niềm vui khi lương tâm chúng ta không hối hận về một việc gì mình đã làm, song còn được vui sướng hoặc hãnh diện về công việc đó.

* Vui khi có tâm hồn trong sạch

Những người tội lỗi không bao giờ được vui vẻ như :
. Cain sau khi giết em đâu tìm được giây phút bình yên vui vẻ vì con mắt lương tâm tức con mắt Chúa luôn theo dõi ông khắp nơi, khiến tinh thần ông bị rối loạn.
. Philatô sau khi đã tuyên án bất công cho Chúa, cũng cảm thấy lương tâm cắt rứt và muốn đi tự tử cho xong đời.

Truyện : Núi Philatô.
Theo truyền khẩu, sau khi Chúa Giêsu chết, Philatô không được bình yên nữa. Ban đêm hắn bỗng giật mình dậy. Chúa Cứu thế đẫm máu hiện ra trước mặt hắn và bảo :”Philatô, tại sao ngươi để ta bị xử oan vô tội” ? Thế rồi không thể chịu nổi sự hiển hiện khủng khiếp, cái con người có trái tim hèn nhát kia bèn trốn nhà đi. Hắn đi ra ngoại quốc, nhưng khắp nơi hắn đến, nơi nào Chúa Cứu thế đẫm máu cũng đứng trước mặt hắn.

Sau cùng, muốn trút hết những điều hối hận, bứt rứt, hắn nhảy xuống hồ BỐN TỔNG. Nhưng cái hồ cũng không nhận hắn bình yên. Một ngọn núi bỗng nổi lên trên xác hắn, thành một cái mồ khủng khiếp.

3. Niềm vui trong hy sinh và chấp nhận

Bao lâu người ta chưa biết hy sinh, chưa biết chấp nhận cuộc sống hiện tại, bấy lâu chưa có niềm vui trong lòng. Trái lại, chính sự hy sinh xả kỷ đã đem lại cho con người một niềm vui tươi man mác mà không một ai, hay của cải vật chất có thể đem lại được. Ông Phạm đình Tân đã nhận thấy như vậy và ông đã diễn tả tư tưởng ấy trong cuốn Thời bút như sau :

Xuân chỉ đến với những tâm hồn chu toàn bổn phận, với những tâm hồn biết chia vui sẻ buồn với tất cả mọi người.

Ai biết được cái vui xuân của người lính gác trong đêm giao thừa ở nơi biên giới vắng vẻ ? Chỉ họ mới biết. Vì họ biết họ thức cho bao nhiêu người ngủ, họ canh gác cho bao nhiêu đồng bào bình yên, họ lẻ loi để bao nhiêu người xum họp.

Ai biết được cái vui xuân của một bà Phước trong ngày mồng một Tết vẫn cắm cúi lau chùi những vết thương đau của người khốn khổ ? Ít ai biết được. Chỉ có bà ta biết được lòng mình, vì bà biết sự hy sinh của bà đã yên ủi đôi ba tâm hồn chơ vơ trong cảnh vui chung.

Ai biết được cái vui xuân của một tu sĩ một mình lặng lẽ cầu nguyện trong bóng tối của tu viện. Ít người biết được. Chỉ có người đó biết lòng mình thôi, vì họ biết họ cầu nguyện cho người giầu sang thiếu sự an ủi, cho người cao qúi thiếu sự bình an, cho người nghèo khó no đầy ơn phúc (Phạm đình Tân, Thời bút 1967, tr 157).

Ta mỉm cười trong đau khổ không phải luôn là hình phạt, nhưng có khi là nguyên do của một vui mừng. Chúa Giêsu đã phán :”Hạt giống gieo xuống đất phải mục nát ra, mới sinh ra trăm ngàn hạt khác’. Người mẹ lúc sinh con phải buồn phiền, nhưng sẽ khoan khoái khi biết mình đã thêm cho đời một mụn con.

Ta sẽ mỉm cười trong khi làm ăn thất bại hay phải thất nghiệp, vì có khi ta thất bại vì ta chán nản. Ta sẽ tìm giải quyết mọi sự trong vui tươi như thi sĩ Alfred de Musset đã để lại cho chúng ta mấy vần thơ sau đây :

Tôi đi qua cánh đồng vắng,
Một con chim hát trên tổ
Dưới chân nó, bầy chim con chết lăn lóc,
Thế mà chim mẹ vẫn hát trước cảnh bình minh.
Hỡi hồn ta, mày đừng khóc nữa,
Vì cho đi mày mất hết mọi sự
Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời thanh thẳm
Vẫn là nguồn hy vọng ở trần gian cho mày.
(Alfred de Musset)

Trong khi chờ đợi Chúa Quang lâm, chúng ta vẫn còn phải ở trong thế gian này, phải vật lộn với bao sóng gió cuộc đời, chúng ta hãy an tâm, đừng sợ, kiên nhẫn chờ đợi trong vui tươi, Chúa sẽ đến giải thóat chúng ta và lúc đó niềm hoan lạc chúng ta sẽ được tràn đầy.

Hãy tin tưởng, hãy cầu nguyện vì biết rằng “bên trên thế giới của trăng sao, có một người Cha yêu thương đang âu yếm nhìn ta”(Trích Bài ngợi ca Niềm vui trong Bản giao hưởng số 9 của Beethoven).













 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày 12/12: Sự tích Lễ mừng Đức Bà Guadalupe - Người Nữ chiến thắng con rắn
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
11:59 12/12/2013
... Trong chuyến viếng thăm mục vụ Mêhicô lần thứ hai, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005) nâng thổ dân Juan Diego (1474-1548) lên hàng Á Thánh vào Chúa Nhật 6-5-1990. Hôm ấy, Đức Thánh Cha âu yếm gọi tân chân phước là ”người tâm phúc của Đức Bà dịu hiền Tepeyac”. (Thổ dân Juan Diego được Đức Mẹ MARIA (Đức Bà Guadalupe) hiện ra 5 lần vào năm 1531).

12 năm sau, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thủ đô Mêhicô lần thứ năm và chủ sự lễ tôn phong hiển thánh cho chân phước thổ dân Juan Diego vào ngày 31-7-2002.

Xin lược thuật 5 lần Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA hiện ra cùng thổ dân Juan Diego trên đồi Tepeyac. Lần đầu vào sáng thứ bảy 9-12-1531 và lần cuối vào chiều thứ ba 12-12-1531. Trong lần hiện ra sau cùng, Đức Mẹ MARIA tỏ lộ danh thánh là ”Đức Bà Guadalupe”. ”Guadalupe” trong tiếng thổ dân có nghĩa ”Người Nữ Chiến Thắng con rắn”.

Các cuộc hiện ra được thổ dân Antonio Valeriano (1520-1605) kể lại tỉ mỉ. Thổ dân Antonio Valeriano sống đồng thời với thổ dân Juan Diego. Vào năm 1531, thổ dân Juan Diego 57 tuổi và thuộc về nhóm thổ dân thiểu số rất ít người. Trước đó 7 năm, ông Juan Diego lãnh bí tích Rửa Tội cùng với người vợ hiền đức là bà Maria Lucia. Bà Maria Lucia qua đời năm 1529.

LẦN HIỆN RA THỨ NHẤT

Hôm đó là sáng thứ bảy 9-12-1531, ông Juan Diego đến nhà thờ Thánh Giá ở Tlatelolco để tham dự buổi học giáo lý. Khi đến gần đồi Tepeyac, ông nghe tiếng líu lo êm ái, tiếng ríu rít nhẹ nhàng, với các cung trầm bổng tuyệt vời của muôn ngàn chim sẻ, như tiếng nhạc réo rắt vọng xuống từ trời cao. Thổ dân Juan Diego vô cùng bỡ ngỡ. Ông dồn dập tự hỏi: ”Liệu mình có xứng đáng với những gì đang nghe không? Hay mình đang mơ? Mình đã tỉnh hẳn chưa? Mình đang ở nơi nào đây? Có lẽ mình đang ở địa đàng, nơi cõi trần hạnh phúc mà các bậc tiên tổ đã nói tới chăng? Hay là mình đã vào thiên đàng rồi?” Còn đang đảo mắt nhìn chung quanh, bỗng tiếng hót im bặt và ông nghe một tiếng nói xa xôi, vọng xuống từ trên cao và gọi rõ tên ông:

- Juan Diego, Juan Diego bé nhỏ!

Juan Diego không hề cảm thấy sợ hãi, trái lại, ông sung sướng tiến nhanh về hướng đồi cao. Khi leo lên tới đỉnh, Juan Diego trông thấy một Bà đang đứng đó. Bà ra hiệu mời Juan Diego tiến lại gần Bà. Khi đến trước mặt Bà, Juan Diego vô cùng bỡ ngỡ và kinh ngạc trước vẽ đẹp siêu thoát của Bà. Áo Bà long lanh các tia sáng mặt trời. Tảng đá nơi Bà đặt chân như toàn bằng đá quí và mặt đất chung quanh Bà tỏa sáng như cầu vòng.

Thổ dân Juan Diego kính cẩn quì xuống và cảm động lắng nghe lời Bà nói cách êm ái dịu dàng:

- Hỡi Juan bé nhỏ, người con nhỏ bé nhất trong các con Mẹ, con đang đi đâu đấy?

Juan Diego trả lời:

- Thưa Bà, con phải đến Nhà Bà ở Messico-Tlatelolco để tiếp tục học về các mầu nhiệm của Thiên Chúa do các Linh Mục dạy. Các Linh Mục là các thừa tác viên thánh của Chúa chúng ta.

Bà Đẹp liền bày tỏ cùng Juan Diego ước muốn của Bà:

- Con hãy cẩn trọng ghi khắc nơi lòng con rằng con là người bé mọn nhất trong các con của Mẹ, và Mẹ chính là Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, Mẹ Thiên Chúa thật, Đấng là suối nguồn sự sống, là Đấng Tạo Dựng muôn loài. Ngài là Chủ Tể trên trời và dưới đất. Mẹ hết sức mong ước người ta xây cất nơi đây một đền thánh, hầu Mẹ có thể minh chứng và trao ban cho mọi người tình thương của Mẹ, lòng cảm thông, sự trợ giúp và che chở của Mẹ. Bởi vì, Mẹ là Mẹ Từ Bi của các con, Mẹ của riêng con, cũng như của toàn dân sống trên phần đất này và của tất cả những ai thành khẩn kêu cầu cùng Mẹ với trọn lòng tin tưởng. Mẹ nghe rõ tiếng kêu than ai oán của họ. Mẹ muốn trao ban cho mọi người phương thuốc chữa trị các nỗi đau đớn, các khó khăn cùng các sầu khổ buồn phiền. Và để có thể thực hiện các nguyện ước khoan nhân của Mẹ, con hãy đi tới tòa Giám Mục Mêhicô và thưa với Đức Giám Mục rằng, chính Mẹ sai con tới và Mẹ ước ao người ta xây cho Mẹ một đền thánh trên ngọn đồi này. Con hãy kể lại tỉ mỉ cho Đức Giám Mục tất cả những gì con thấy và nghe. Con hãy tin chắc rằng, Mẹ sẽ nhớ ơn con, Mẹ sẽ ban thưởng cho con. Mẹ sẽ làm cho con được hạnh phúc và con, con sẽ xứng đáng với phần thưởng, dành cho các cố gắng và các nhọc mệt con hy sinh để chu toàn sứ mệnh Mẹ trao phó. Đấy nhé, con đã nghe rõ mệnh lệnh của Mẹ, hỡi con Mẹ, đứa con nhỏ bé nhất trong tất cả các con Mẹ. Bây giờ con hãy đi và dùng trọn sức lực để thi hành công tác.

Thổ dân Juan Diego kính cẩn cúi mình nói:

- Thưa Bà, con sẽ đi ngay và thực hiện lệnh Bà truyền. Giờ đây đứa đầy tớ khiêm hạ của Bà xin được phép lui gót.

Ông Juan Diego mau mắn xuống khỏi đồi và trực chỉ thành phố Mêhicô. Vào thành, ông đi thẳng đến tòa Giám Mục. Vị Giám Mục sở tại lúc bấy giờ là Đức Cha Juan de Zumárraga thuộc dòng Anh Em hèn mọn thánh Phanxicô. Juan Diego xin gặp Đức Cha và thưa với ngài về sứ điệp của Bà Đẹp Thiên Quốc. Nhưng Đức Cha không tin lời ông nói. Juan Diego buồn bã ra về, lòng thất vọng vì nhiệm vụ giao phó không hoàn thành.

LẦN HIỆN RA THỨ HAI

Cùng ngày thứ bảy 9-12-1531, thổ dân Juan Diego quay trở lại đồi Tepeyac. Khi lên tới đỉnh đồi, Juan Diego trông thấy Bà Đẹp Thiên Quốc đang đứng chờ mình. Ông quỳ sụp xuống và nói:

- Thưa Bà, con đã mang sứ điệp của Bà đến cho Đức Giám Mục. Ngài ưu ái lắng nghe con nói, nhưng ngài không tin lời con. Có lẽ ngài nghĩ là con bịa chuyện. Vì vậy, con tha thiết xin Bà, xin Bà hãy trao phó nhiệm vụ này cho một người khác quan trọng hơn. Có thế, Đức Giám Mục mới tin. Bởi vì con chỉ là người chót bét, một sợi dây mỏng manh, một chiếc thang bằng gỗ, một cái đuôi, một mảnh giấy. Con thuộc về một nhóm dân cùng đinh, nghèo khổ, vậy mà Bà lại sai con đến một nơi quá cao xa đối với con, đến một chỗ mà con không bao giờ dám đặt chân tới. Xin Bà tha thứ cho con, nếu con làm phật ý Bà, nếu con làm Bà nổi giận. Hỡi Bà là Bà Chủ của con!

Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA trả lời:

- Hỡi người con bé nhỏ nhất của Mẹ, hãy lắng nghe lời Mẹ nói đây. Mẹ biết rõ là có nhiều tôi tớ khác của Mẹ có thể thi hành mệnh lệnh Mẹ truyền. Tuy nhiên, Mẹ rất cần đến sự giúp đỡ của con. Vậy thì, Mẹ truyền cho con trở lại tòa Giám Mục một lần nữa. Ngày mai, con đến tòa Giám Mục và thưa với Đức Cha rằng con đến nhân danh Mẹ và xin ngài xây cất một đền thờ theo ý hướng của Mẹ. Con lập lại với ngài lần nữa rằng chính Mẹ là Đức Trinh Nữ MARIA, Mẹ Thiên Chúa, chính Mẹ đã đích thân sai con đến với ngài.

Thổ dân Juan Diego khiêm tốn thưa:

- Thưa Bà, con không hề muốn làm phiền lòng Bà, con sẽ trung tín thi hành nhiệm vụ Bà trao phó. Con không quản ngại đường xa cũng không lưu ý việc Đức Giám Mục không tin lời con nói. Ngày mai, con sẽ mang đến cho Bà câu trả lời của Đức Giám Mục. Bây giờ xin Bà cho phép con ra đi. Trong khi chờ đợi, xin Bà nghỉ ngơi!

Sáng hôm sau, Chúa Nhật 10-12-1531, thổ dân Juan Diego rời nhà thật sớm đi tới Tlatelolco để tham dự các buổi cử hành phụng vụ. Trong lòng, ông cương quyết tìm mọi cách gặp cho bằng được Đức Giám Mục. Thánh Lễ kết thúc, thổ dân Juan Diego phải nài nĩ mãi người ta mới cho ông được hầu chuyện với vị Giám Mục. Ông quì gối trước mặt Đức Giám Mục, vừa khóc ông vừa lập lại lệnh truyền của Bà Đẹp Thiên Quốc. Ông khẩn khoản xin Đức Giám Mục tin lời ông. Ông tha thiết xin ngài chấp thuận thi hành ước nguyện của Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm.

Với mục đích kiểm chứng thực hư, Đức Cha Juan de Zumárraga đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi. Thổ dân Juan Diego kiên nhẫn trả lời rõ ràng từng câu một, thật chính xác. Sau khi tỉ mỉ tra vấn, Đức Giám Mục truyền cho ông Juan Diego phải xin Bà Đẹp Thiên Quốc tỏ lộ một ”dấu chỉ”. Mặt khác, ngài còn cẩn thận sai vài người giúp việc nơi tòa Giám Mục hãy đi theo ông Juan Diego xa xa, và theo dõi mọi hành động của ông. Thế nhưng, khi đến chân đồi Tepeyac thì những người này không còn trông thấy bóng dáng thổ dân Juan Diego đâu nữa.

LẦN HIỆN RA THỨ BA

Cùng ngày Chúa Nhật 10-12-1531, thổ dân Juan Diego lên đồi trình bày với Đức Mẹ về câu trả lời của Đức Giám Mục. Nghe xong, Đức Mẹ liền nói:

- Hỡi con bé nhỏ của Mẹ, con đã thi hành tốt đẹp lệnh truyền của Mẹ. Được rồi. Ngày mai con hãy trở lại đây để đón nhận ”dấu chỉ” mà vị Giám Mục xin. Như thế, ngài sẽ tin lời Mẹ, sẽ không hoài nghi cũng không còn ngờ vực con nữa. Phần con, con luôn ghi nhớ rằng Mẹ sẽ trả công bội hậu cho con vì tất cả khó nhọc con dành để phục vụ Mẹ. Giờ đây con hãy chạy nhanh về đi. Ngày mai Mẹ đợi con cũng nơi ngọn đồi này!

Ngày hôm sau, thứ hai 11-12-1531, thổ dân Juan Diego không đến nơi hẹn với Đức Trinh Nữ. Lý do vì chiều Chúa Nhật hôm trước, khi về đến nhà, ông Juan Diego trông thấy người chú Juan Bernardino lâm bệnh nặng. Ông Juan Diego vội vã chạy đi tìm thầy thuốc đến chữa bệnh cho chú. Thầy thuốc đến ngay. Nhưng cơn bệnh đã đến hồi trầm trọng, vô phương cứu chữa. Biết thế, ông chú liền xin Juan Diego đi mời Linh Mục đến, để ông được lãnh nhận các phép Bí Tích sau cùng và dọn mình chết lành.

LẦN HIỆN RA THỨ TƯ VÀ THỨ NĂM

Sáng tinh sương ngày thứ ba 12-12-1531, ông Juan Diego nhanh nhẹn đi đến Tlatecolco để mời Linh Mục cho chú. Ông cẩn thận chọn một con đường khác, đi vòng quanh ngọn đồi về hướng đông, để có thể vào ngay thành phố Mêhicô, và khỏi bị Bà Đẹp Thiên Quốc giữ lại nói chuyện! Tuy nhiên, ông Juan Diego rất đỗi ngạc nhiên khi trông thấy Bà Đẹp từ trên đồi đi xuống. Khi đến gần, Bà hỏi ông Juan Diego:

- Có chuyện gì xảy ra vậy con? Con đang đi đâu đó?

Thổ dân Juan Diego cảm thấy vừa sợ hãi vừa xấu hổ thẹn thùng. Ông nghiêng mình thưa:

- Con hy vọng Bà hài lòng! Sáng nay Bà có cảm thấy dễ chịu không? Sức khoẻ Bà như thế nào? Con biết Bà sẽ phật ý. Nhưng xin Bà hiểu cho rằng, chú con bị bệnh nặng vì bị lây bệnh dịch hạch. Con đi mời Linh Mục đến giải tội cho chú con. Xin Bà thứ lỗi cho con. Xin Bà vui lòng chờ đợi con. Con không đánh lừa Bà đâu. Ngày mai con sẽ đến đây thật sớm để gặp Bà!

Sau khi lặng lẽ nghe ông Juan Diego bào chữa một hơi dài, Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA Nhân Từ dịu dàng trả lời:

- Con hãy lắng nghe và hiểu cho kỹ, hỡi đứa con bé nhỏ nhất của Mẹ. Con đừng xao xuyến trong lòng. Con đừng lo lắng về bệnh tình của chú con cũng như về bất cứ điều gì không may sẽ xảy ra. Mẹ đang có mặt nơi đây, không như là Người Mẹ của con sao? Con không tìm thấy an nghỉ dưới bóng rợp mát của Mẹ sao? Mẹ không phải là sức khỏe của con sao? Con không được Mẹ ấp ủ sao? Hãy nói cho Mẹ biết con đang cần gì? Con chớ nên âu lo và buồn phiền, ngay cả bệnh tình trầm trọng của chú con. Bởi vì chú con chưa chết bây giờ đâu. Con hãy tin tưởng vững chắc rằng, ngay chính lúc này đây, chú con sẽ được khỏi bệnh!

Lắng nghe những lời nói dịu dàng của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA, thổ dân Juan Diego cảm thấy lòng tràn ngập niềm an ủi. Ông mau mắn leo lên đồi cao, theo lệnh truyền của Bà Đẹp Thiên Quốc. Ông hái những đóa hồng Tây-Ban-Nha nở tươi, thơm phức, tuyệt đẹp, ngoại lệ, vì lúc bấy giờ là tháng 12. Thổ dân Juan Diego nhanh nhẹn hái hết và bỏ vào chiếc áo choàng, đan bằng sợi cây xương rồng. Giờ đây ông trở thành vị sứ giả đáng tin cậy. Ông hăng hái trở lại con đường tiến thẳng vào thành phố Mêhicô.

Ông Juan Diego vào tòa Giám Mục, quì gối trước mặt Đức Cha Juan de Zumárraga. Thổ dân Juan Diego lập lại sứ điệp của Đức Mẹ MARIA rồi từ từ mở chiếc áo choàng, mà cho đến lúc ấy, ông vẫn còn giữ chặt trước ngực. Vừa khi những đóa hồng tươi rơi xuống đất, tức khắc, xuất hiện trên chiếc áo choàng hình ảnh thật đẹp của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, Mẹ Thiên Chúa.

Vị Giám Mục cùng tất cả những người hiện diện liền sấp mình xuống đất, tôn kính hình ảnh lạ được Đức Mẹ MARIA in trên áo choàng. Vị Giám Mục thật ân hận vì không tin ngay lời thổ dân Juan Diego nói. Ngài muốn giữ chiếc áo choàng lạ nơi nhà nguyện riêng của ngài ở tòa Giám Mục. Ngày hôm sau, Đức Giám Mục cùng với một đoàn người đông đảo, đi hành hương kính viếng nơi Đức Mẹ đã hiện ra trên đồi Tepeyac.

Về phần thổ dân Juan Diego, ngoài hồng phúc được tận mắt trông thấy Đức Mẹ MARIA, ông còn cảm thấy thật sung sướng vì chứng kiến phép lạ đầu tiên thực hiện theo lời hứa của Đức Mẹ. Đó là cuộc khỏi bệnh lạ lùng của người chú Juan Bernardino. Chính với người chú này - ông Juan Bernardino - mà trong lần hiện ra thứ năm, cũng là lần sau cùng, Đức Mẹ tỏ lộ danh thánh:

- Đức Bà Guadalupe.

”Guadalupe” trong tiếng thổ dân có nghĩa ”Người Nữ Chiến Thắng con rắn”.

Chiếc áo choàng với hình Đức Mẹ MARIA được rước từ nhà nguyện riêng của Đức Giám Mục ra Nhà Thờ Chính Tòa và được trưng bày cho các tín hữu đến kính viếng. Hơn 2 tuần sau, ngày 26-12-1531, chiếc áo choàng lạ lại được rước tới nhà nguyện nhỏ đầu tiên do chính các thổ dân xây cất dâng kính Đức Bà Guadalupe trên đồi Tepeyac.

Trong vòng 17 năm trời, tức cho đến ngày nhắm mắt từ trần vào năm 1548, thổ dân Juan Diego sống cạnh đền thánh tí hon này, làm người canh giữ đền thánh. Nhưng nhất là, ông trở thành người đầy tớ đơn sơ khiêm hạ, trở thành vị chứng nhân và tông đồ nhiệt thành của Đức Bà Guadalupe.

Cuộc hiện ra của Đức Bà Guadalupe với thổ dân Juan Diego đã ghi dấu ấn sâu đậm nơi cuộc sống người dân Mêhicô. Đức Bà Guadalupe trở thành biểu tượng sức mạnh của kẻ bé nhỏ, yếu đuối và là niềm hy vọng của tất cả những ai đang lo âu sầu khổ.

Hình ảnh Đức Mẹ MARIA in trên áo choàng vẫn còn trông thấy rõ ràng mãi cho đến ngày nay, sau 480 năm. Chiếc áo choàng hiện được tôn kính nơi đền thánh trên đồi Tepeyac. Đền thánh mang tên Đức Bà Guadalupe.

Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe là Trung Tâm Thánh Mẫu lớn nhất thế giới. Mỗi năm có khoảng 20 triệu tín hữu đến hành hương.

Đức Mẹ Guadalupe được tuyên xưng bổn mạng nước Mêhicô vào năm 1737, bổn mạng toàn Mỹ Châu vào năm 1910 và bổn mạng nước Phi-Luật-Tân vào năm 1935.

... Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.
Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.


(CSD 1009, ”Contesto Storia e Significato della Apparizione Guadalupe”, 13-7-2002)
 
Top Stories
Vietnam: Droits de l’homme : le gouvernement vietnamien est rappelé à l’ordre
Eglises d'Asie
11:41 12/12/2013
Le 12 novembre 2013, le Vietnam a obtenu un siège au Conseil des droits de l’homme des Nations Unies. Cette admission a été critiquée par un certain nombre d’instances internationales, qui ont pointé les manquements au respect des droits de l’homme dans ce pays.

Cette attention à la situation des droits de l’homme au Vietnam s’est faite encore plus vive aux alentours du 10 décembre dernier, jour anniversaire de la Déclaration universelle des droits de l’homme. Des rappels à l’ordre concernant la situation générale du Vietnam ont été adressés aux autorités vietnamiennes par voie diplomatique. Certaines interventions ont porté sur des cas concrets de violations des droits de l’homme, tandis que des dissidents notoires obtenaient des prix de diverses associations internationales.

A l’occasion de la célébration de cet anniversaire du 10 décembre, les représentations diplomatiques au Vietnam de trois grands pays, les Etats-Unis, la Grande-Bretagne et l’Allemagne, se sont officiellement exprimées sur ce sujet. Un communiqué de presse publié sur le site de l’ambassade américaine à Hanoi a notamment affirmé les Etats-Unis s’étaient engagés à soutenir « un Vietnam fort, prospère, indépendant, mais en même temps respectueux de droits de l’homme ».

Selon le communiqué, des progrès notables dans le domaine des droits de l’homme étaient encore nécessaires afin que les relations entre les deux pays se renforcent et que des résultats soient acquis dans les autres domaines comme l’économie, la politique, la société et la sécurité. Les Etats-Unis appelaient ainsi le Vietnam à libérer tous les prisonniers de conscience, à accorder la liberté de conscience à tous les Vietnamiens et à protéger la liberté de religion sur tout le territoire.

La veille du 10 décembre, les représentations diplomatiques de l’Allemagne et de la Grande-Bretagne ont signé un communiqué commun. Il y était dit, entre autres, que l’élection du Vietnam au Conseil des droits de l’homme des Nations Unies mettait ce pays devant une responsabilité nouvelle (1).

Le représentant de l’Allemagne, tout en reconnaissant que le Vietnam avait progressé dans le domaine des droits socio-économiques, regrettait que beaucoup de citoyens du pays soient emprisonnés pour avoir exprimé leur opinion. Citant des rapports de l’Union européenne, il mentionnait les dizaines de prisonniers politiques actuellement internés pour avoir exercé leur droit à la liberté d’opinion et à la liberté d’association et de rassemblement.

Les deux signataires du communiqué exhortaient le Vietnam à ouvrir ses portes aux divers représentants et observateurs des Nations Unies pour que ces derniers puissent librement accomplir leurs enquêtes.

L’élection du Vietnam au Conseil des droits de l’homme des Nations Unies a également incité diverses associations humanitaires à redoubler d’efforts dans leur lutte pour la libération des prisonniers politiques et l’amélioration de leur sort. Le 12 novembre dernier, jour même de l’admission du Vietnam au Conseil, le Groupe de travail sur les arrestations arbitraires, dépendant des Nations Unies, affirmait dans un communiqué que l’avocat catholique dissident Lê Quôc Quân avait été condamné à cause de son activité de blogueur, et qu’il devait être libéré immédiatement ou jugé à nouveau par un tribunal indépendant.

Le 4 décembre, douze organisations de défense des droits de l’homme, dont certaines très connues, déclaraient dans un texte commun que l’avocat Lê Quôc Quân avait été arrêté et condamné pour avoir exercé son droit à la liberté d’expression et à la liberté d’association.

Les semaines qui ont suivi l’attribution au Vietnam d’un siège au Conseil des droits de l’homme des Nations Unies ont par ailleurs été riches en événements concernant les droits de l’homme. Il faut citer en particulier le prix des droits de l’homme attribué à trois prisonniers de conscience, le 8 décembre dernier à Paris, par l’importante association de la diaspora vietnamienne Mang Kuoi Nhân Quyên Viêt Nam, à laquelle s’étaient associés pour la circonstance Reporters sans frontières et Avocats sans frontières. Les trois prisonniers sont : Nguyên Hoang Quôc Hung, 32 ans, militant d’action sociale condamné à neuf ans de prison en octobre 2010 ; Lê Quôc Quân, avocat catholique et défenseur des droits de l’homme, condamné à 30 mois de prison le 13 septembre dernier ; et enfin Trân Huynh Duy Thuc, ingénieur et chef d’entreprise, dissident politique, condamné à seize ans de prison en janvier 2010.

On peut signaler aussi la création au Vietnam même, d’associations indépendantes dont l’objectif est la défense des droits de l’homme. Le 5 novembre dernier, a été ainsi fondée à Saigon l’Association des femmes pour les droits de la personne humaine, groupe indépendant de l’officielle Association des femmes. Enfin, ce 12 décembre, a été annoncée la création du groupe caritatif Bâu Bi Tuong Thân, qui se consacrera à aider les prisonniers de conscience et les personnes spoliées de leurs droits.

(1) Le 12 novembre 2013 à Genève, outre le Vietnam, des pays comme la Chine, la Russie, l’Arabie saoudite et Cuba ont été élus pour siéger au Conseil des droits de l’homme de l’ONU. Quatorze des 47 sièges de cet organe des Nations Unies étaient à pourvoir. Ses membres sont élus par l’assemblée générale de l’ONU.
L’Afrique du Sud, le Vietnam, l’Algérie, le Maroc, la Namibie, les Maldives, la Macédoine et le Mexique ont également été élus le 12 novembre, comme la France et le Royaume-Uni qui y ont regagné un siège.
Les membres du Conseil sont élus pour un mandat de trois ans. Ils ne peuvent être réélus immédiatement après avoir siégé pendant deux mandats consécutifs, soit six ans.
Le Conseil, qui siégera à compter du 1er janvier, sera l’un des plus divisés depuis la création de cet organe en mars 2006. Son but, précise le site internet de l’ONU, est « d’aborder des situations de violation des droits de l’homme et d’émettre des recommandations à leur encontre ».

(Source: Eglises d'Asie, le 12 décembre 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Thuận Nghĩa : 300 em thiếu nhi được xưng tội và rước lễ lần đầu.
Pv Thuận Nghĩa
13:05 12/12/2013
GP VINH - Sau một thời gian học giáo lý, hôm nay ngày 11 tháng 12 năm 2013, gần 300 em thiếu nhi thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa được xưng tội và rước lễ lần đầu. Thánh lễ do Cha xứ Antôn Nguyễn Văn Đính cử hành với sự tham dự của đông đảo bà con trong giáo xứ, đặc biệt là Cha mẹ của các em.

Hình ảnh

Trong phần chia sẻ, Cha xứ nhắc lại giáo lý về bí tích Giao hoà và bí tích Thánh Thể. Sự cần thiết của hai bí tích này trong đời sống người kitô hữu. Phần hiệp lễ, các em được rước lễ cùng với Cha mẹ đứng hai bên. Việc cha mẹ đứng hai bên nói lên tinh thần trách nhiệm của Cha mẹ trong việc trọng đại này. Chắc chắn Chúa Giêsu rất vui thích khi ngự vào tâm hồn đơn sơ nhỏ bé của các em. Rước lễ xong các em quỳ cám ơn Chúa Giêsu Thánh Thể và sốt sắng cầu nguyện.

Kết thúc thánh lễ, đại diện các em đứng lên cám ơn Cha xứ, quý thầy cô, cha mẹ và cộng đoàn: “Chúng con thật xúc động và nghẹn lời khi đứng trước toà Chúa trong ngôi thánh đường này để trao gửi thân phận và cuộc đời hiện tại cũng như tương lai của chúng con nơi bàn tay quan phòng đầy tình thương của Thiên Chúa.

Nơi bàn tiệc thánh này, đã được Chúa Giê su Thánh Thể viếng thăm tâm hồn chúng con, là để chúng con tăng thêm đức tin, đức cậy và đức mến để sống đẹp lòng Thiên Chúa. Chúng con có được hạnh phúc lớn lao này là nhờ sự quan tâm và thương yêu của Cha. Cha đã tạo mọi điều kiện để chúng con được học hỏi giáo lý, chuẩn bị những điều cần thiết trước lúc bước lên bàn tiệc Thánh. Nhất là qua Thánh lễ hôm nay, Cha đã mang muôn ơn lành của Chúa cho chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm ơn Cha.

Chúng con cũng không thể quên được công ơn sinh thành, dạy dỗ, dưỡng dục và một đời hy sinh lao nhọc của các đấng bậc sinh thành chúng con. Giờ đây, trước nhan Thánh Chúa, trong giây phút linh thiêng này chúng con muốn được nói lên những tâm tình biết ơn sâu sắc nhất của chúng con đối với cha mẹ, dẫu còn sống hay đã qua đời.

Chúng con cũng xin cảm ơn quý Thầy, quý xơ, các thầy cô giáo lý viên và những ai đã đồng hành dạy dỗ, lo lắng chuẩn bị chu đáo cho chúng con có được thánh lễ này.

Chúng con cũng xin cảm ơn hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo họ, ca đoàn, nhạc đoàn, cùng toàn thể cộng đoàn đã dành cho chúng con những tình cảm hết sức nồng ấm và nhất là hiện diện trong thánh lễ này để cầu nguyện cho chúng con. Con Chúa ghi ơn và trả công bội hậu cho tất cả mọi người.

Hôm nay cuộc đời chúng con khoác lên một màu áo trắng tinh tuyền. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu của chúng con biết Chúa. Trước mắt chúng con là cả một cuộc hành trình thập giá đầy chông gai. Xin Cha và cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ và dạy dỗ chúng con, để mọi người chúng con biết ký thác cuộc đời mình vào Chúa, hầu vượt qua những chông gai cuộc đời một cách bình an”.

Trước khi ra về, các em cùng với Cha xứ chụp hình lưu niệm. Mong rằng Chúa Giêsu Thánh Thể mà các em lãnh nhận hôm nay luôn ngự trong tâm hồn các em, đồng hành với các em mọi ngày trong đời sống đạo, để các em trở thành những người con ngoan trong gia đình và người kitô hữu tốt giữa mọi môi trường sống của các em.
 
Lễ phong chức 16 phó tế giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
13:13 12/12/2013
PHAN THIẾT - Hôm nay 12.12.2013, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức cho 16 Thầy Phó Tế tại Nhà thờ Chính toà. Các Thầy tốt nghiệp khóa II, Đại Chủng Viện Giuse Xuân Lộc, sau 6 tháng đi giúp xứ nay các Thầy được gia nhập hàng giáo sĩ.

Hình ảnh

1. Thầy Phêrô Trần Đình Dũng Gx Vũ Hòa
2. Thầy Gioan Trần Lữ Đô Gx Thanh Hải
3. Thầy Giuse Lê Minh Hà Gx Tân Châu
4. Thầy Gioan Nguyễn Huỳnh Hải Gx Châu Thủy
5. Thầy Phaolô Nguyễn Sĩ Hiệp Gx Hòa Thuận
6. Thầy Gioankim Phạm Văn Hoạt Gx Vũ Hòa
7. Thầy Phêrô Hoàng Phồn Gx Tân Lập
8. Thầy GB Trần Thái Quốc Gx Vinh Lưu
9. Thầy Phaolô Nguyễn Ngọc Trác Gx Vinh Lưu
10. Thầy Augustinô Nguyễn Công Trứ Gx Kim Ngọc
11. Thầy Phêrô Nguyễn Anh Tuấn Gx Vinh Phú
12. Thầy FX Huỳnh Thiên Vũ Gx Hiệp Đức
13.Thầy Phêrô Nguyễn Hoài Vũ Gx Thọ Tràng
14.Thầy Augustinô Nguyễn văn Vụ Gx Chính Tâm
15. Thầy Đaminh Lê Hoàng Vương Gx Vô Nhiễm
16. Thầy Giuse Lê Văn Hiếu Gx Tánh Linh

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đồng tế thánh lễ với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và khoảng 100 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân và cộng đoàn Dân Chúa chung lời cầu nguyện.

Khởi đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse nói đến niềm vui của gia đình Giáo Phận với những hoa trái năm đức tin. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng hiệp ý Tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo phận 16 tân Phó Tế. Ngài cám ơn các gia đình đã quảng đại dâng những người con ưu tú cho Giáo Hội. Ngài mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các tân chức để quý thầy chu toàn nhiệm vụ sắp tới của mình.

Trong bài giảng huấn, Đức Cha Giuse nói đến chức Phó tế.

Anh chị em thân mến, vì những người này là con cái chúng tôi và là thân nhân bạn hữu của anh chị em sắp được cất nhắc lên chức phó tế, xin anh chị em hãy chú ý suy nghĩ xem họ sắp bước lên bậc như thế nào trong thừa tác vụ. Được dũng mãnh nhờ ơn Chúa Thánh Thần, họ sẽ giúp giám mục và hàng linh mục của ngài, đồng thời tỏ mình là tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Họ sẽ là thừa tác viên phục vụ bàn thờ, loan báo Phúc Âm, chuẩn bị lễ tế, trao Mình và Máu Chúa cho các tín hữu. Ngoài ra theo lệnh giám mục, họ sẽ khuyên bảo lương dân cũng như tín hữu, dạy giáo lý, chủ tọa kinh nguyện, ban phép Thánh Tẩy, chứng hôn và chúc lành cho hôn phối, đem của ăn đàng cho người hấp hối, chủ sự các nghi thức an táng.

Qua việc đặt tay từ thời các Tông Đồ truyền lại, họ được thánh hiến và liên kết chặt chẽ hơn với bàn thờ, sẽ nhân danh giám mục hay các linh mục quản xứ chu toàn thừa tác vụ bác ái. Nhờ ơn Chúa giúp, họ hãy làm mọi công việc ấy, để anh chị em biết rằng họ thật sự là môn đệ của Đấng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ.

Các Phó Tế sẽ phục vụ bàn tiệc Lời Chúa qua việc đọc sách thánh và giúp vào việc rao giảng; phục vụ bàn tiệc Thánh Thể qua việc chuẩn bị của lễ, giúp lễ, trao mình Thánh Chúa; phục vụ một chiếc bàn thứ ba nữa là bàn tiệc bác ái,đồng thân đồng lân với những người nghèo khổ, những người có nhu cầu cần đến sự giúp đỡ của Giáo Hội.

Còn các con thân mến, các con sắp lên chức phó tế, Chúa đã nêu gương để các con làm theo như Người đã làm. Vậy, phó tế là thừa tác viên của Đức Giêsu Kitô, Đấng ở giữa các môn đệ như người phục vụ, các con hết lòng làm theo ý Thiên Chúa trong lòng mến, các con hân hoan phục vụ Chúa thế nào thì hãy hân hoan phục vụ tha nhân như thế. Vì không ai có thể làm tôi hai chủ, nên các con hãy coi mọi đam mê xác thịt và tiền tài là ách nô lệ tà thần.

Vì các con tự nguyện tiến lên chức phó tế, các con phải là những người có tiếng tốt, đầy khôn ngoan và Thánh Thần, giống như những người ngày xưa các Tông Đồ tuyển chọn để thi hành thừa tác vụ bác ái. Các con sẽ thi hành thừa tác vụ của các con trong bậc độc thân. Vì chưng, đó vừa là dấu chỉ vừa là động lực bác ái mục vụ, đồng thời cũng là nguồn mạch phát sinh nhiều hoa trái trong thế gian. Bởi vì khi được lòng mến chân thành đối với Đức Kitô thúc đẩy, và sống đạo đức hoàn hảo trong bậc này, các con sẽ gắn bó dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một con tim không chia sẻ, sẽ được tự do để phục vụ Thiên Chúa và con người, sẽ thuận lợi hơn trong việc giúp cho người ta được tái sinh.

Được bén rễ sâu trong đức tin, các con hãy ăn ở trong sạch và không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa và người đời, là điều phù hợp với các thừa tác viên của Đức Kitô và với các người ban phát những mầu nhiệm Thiên Chúa. Các con đừng để mất niềm tin cậy vào Phúc Âm, vì các con không phải chỉ là những người nghe, mà còn phải là thừa tác viên của Phúc Âm. Gìn giữ mầu nhiệm đức tin trong lương tâm ngay thẳng, các con hãy minh chứng bằng việc làm Lời Chúa mà các con rao giảng bằng miệng, để dân Kitô hữu được Chúa Thánh Thần làm cho sống, trở nên của lễ tinh tuyền được Chúa chấp nhận. Và tới ngày thế mạt, khi ra đón Chúa, các con có thể nghe Người phán: “Hỡi tôi tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng vui mừng với Chúa của ngươi.”

Trong lời nguyện nhập lễ, anh em cũng để ý ở đó Giáo Hội đã cố ý nhắc đến 3 chữ K: Khôn Ngoan trong hành động, Kiên trì trong cầu nguyện, Khiêm Nhường trong phục vụ. Xin được nhắc lại để anh em nhớ và cũng như là châm ngôn cho đời sống của anh em. Cầu chúc anh em biết cách sống và vận dụng 3 chữ K ấy trong đời sống phục vụ của mình.

Lãnh nhận chức thánh Phó tế, các Thầy tiếp tục đi giúp xứ, thi hành tác vụ để chuẩn bị tiến tới chức thánh Linh mục.

Xin cho các thầy được dồi dào các nhân đức Phúc Âm: chân thành yêu thương, lo cho người bệnh và người nghèo, khiêm tốn thi hành quyền bính, sống đời trong sạch, tuân giữ kỷ luật đời sống thiêng liêng. Xin cho nếp sống các Thầy chiếu giãi luật Chúa, để nhờ làm gương về cách ăn nết ở, các Thầy được dân thánh noi theo. Và khi nêu bằng chứng lương tâm tốt lành, các thầy được kiên trì và vững mạnh trong Đức Kitô cũng như ở trần gian, noi gương Đức Kitô là Đấng không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ.(Lời nguyện phong chức).

Cầu chúc các Thầy Phó Tế lên đường thi hành tác vụ thánh trong niềm vui hạnh phúc và tương lai sẽ trở nên những linh mục đạo đức thánh thiện.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam làm gì có tự do báo chí
Phạm Trần
11:17 12/12/2013
VIỆT NAM LÀM GÌ CÓ TỰ DO BÁO CHÍ

Sau chuyện Quốc hội 13 thông qua “Hiến pháp không cho dân mà chỉ cho Đảng” ngày 28/11/2013 tưởng đâu Việt Nam đã hết chuyện khôi hài, nào ngờ lại có người quyền cao chức trọng mà dám nói “ngang như cua bò” rằng “đông đảo các giai cấp, giai tầng xã hội ở Việt Nam tự thấy không có nhu cầu xuất bản báo chí tư nhân.”

Người phát ngôn không cần “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” câu đó là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vinh,Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Bài viết của ông Vinh, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân Nhân được Việt Nam Thông Tấn Xã tóm lược phổ biến vào dịp Thế giới kỷ niệm 65 năm Ngày nhân quyền thế giới 10/12, nhưng vô số người dân ở Việt Nam lại bị Công an và Dân phòng đánh đập ở khắp nơi khi họ muốn tập trung cổ võ và nói chuyện về nhân quyền.

Dưới tựa đề “Tự do ngôn luận, tự do báo chí phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật”, ông Nguyễn Hồng Vinh viết : “ Một lý do thường được những kẻ thiếu thiện chí đem ra “làm cớ” để phê phán ta “không có tự do báo chí”, chính là “ở Việt Nam không có báo chí tư nhân” (!). Phải chăng họ cố tình lờ đi rằng, trong những năm qua, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển nhanh về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ những người làm báo, số lượng công chúng, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính cũng như sự tác động và ảnh hưởng xã hội tích cực của các cơ quan báo chí, truyền thông đều tăng nhanh. Hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các giai cấp, giai tầng, các hội nghề nghiệp, các giới, các tôn giáo lớn, các thành phần trong xã hội đều có tờ báo của mình.” (TTXVN, 11/12/2013)

Tổ tiên người Việt từng dậy “chiếc áo không làm nên thầy tu”. Đem câu này áp dụng cho “nền báo chí trăm hoa đua nở” ở Việt Nam thì không sai vào đâu được.

Việt Nam dưới thời “qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” mà chưa ai biết nó sẽ ra sao hay bao giờ mới đến đích ở cuối dường hầm vì Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã phán rằng : “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” (báo Tuổi Trẻ, 23/10/2013) thì chuyện có nhiều báo đài cũng không ngạc nhiên bởi vì cơ quan nào, đợn vị nào, chi bộ nào và đòan thể nào cũng muốn có tiếng nói để khoe thành tích và để bảo vệ nhau. Ấy là chưa kể khỏan lợi nhuận của những người làm công tác này cũng rất vững chắc để bảo đảm cuộc sống.

Cho nên nhiều báo, nhiều đài chưa hẳn đã hãnh diện gì !

Nhưng ông Vinh vẫn cứ khoe : “Tính đến tháng 2 năm 2013, cả nước có 812 cơ quan báo in với 1.084 ấn phẩm, trong đó 197 cơ quan có báo (gồm 84 báo chí Trung ương, 113 báo địa phương); 615 cơ quan có tạp chí (488 tạp chí Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Toàn quốc có 67 đài phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 Đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Ngoài hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầu thử nghiệm công nghệ IPTV. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Hội Nhà báo Việt Nam quản lý hơn 19.000 hội viên, trong đó gần 17.000 nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương, luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi nhà báo hoạt động tự do, sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật.”

BÁO RA VÌ AI-LÀM BÁO CHO AI ?

Nếu chỉ lấy con số để làm thước do lường trình độ người làm báo và uy tín của cơ quan báo đài thì Việt Nam chỉ xứng đáng đứng hạng bét trong bảng số các nước Đông Nam Á, sau cả Cao Miên và Ai Lao !

Ngay cả ông Vinh cũng đã thừa nhận trong bài viết rằng : “Ở Việt Nam, báo chí đã thật sự là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghệ nghiệp.”

Nhưng ngay sau đó ông lại “tam quốc chí diễn nghĩa” các cơ quan ngôn luận này còn là “diễn đàn và công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của các tầng lớp nhân dân” là “vung tay qúa trán” đấy.

Biết bao nhiêu “lợi ích” và “quyền tự do” của dân có được báo chí bênh vực và bảo vệ đâu. Chẳng hạn như báo chí không được phép đăng tin, hay có đăng thì phải viết theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo nói sai đi các cuộc biểu tình trong hai năm 2011, 2012 chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam và tấn công ngư dân ở Biển Đông.

Báo chí nhà nước cũng rửng rưng trước các vụ công an, côn đồ, dân phòng tấn công dân oan đi khiếu kiện, nằm la liệt trên hè phố Sài Gòn và Hà Nội hay trong các vụ đán áp dân dã man ở Văn Giang (Hưng Yên), Vụ Bản (Nam Định), người Công Giáo ở Giáo điểm Con Cuông (Nghệ An) và nhiều nơi khác trong Giáo phận Vinh và Giáo phận Kontum ?

Ngay cả vụ công an, quân đội võ trang nổ súng phá nhà của gia đình ông Đòan Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) lúc đầu được báo chí và dư luận cả nước phản ứng quyết liệt, nhưng sau đó đã nín thinh trước bản án oan sai giáng xuống gia đình nông dân này và “tự ý cho chìm luôn” theo ý muốn của nhà nước về khiếu kiện đền bù 40 tỷ đồng.

Các báo đài đảng đã không dám điều tra Dự án Bauxite chỉ có lợi cho Trung Quốc trên Tây Nguyên và vụ một số địa phương đã cho người Tầu thuê đất trồng rừng dài 50 năm ở các vị trí chiến lược dọc biện giới Trung-Việt, và các vụ nhà nước dành “đặc quyền trúng thầu” cho các Công ty Trung Quốc ?

Báo chí Việt Nam cũng không dám “sờ mó” đến các khu du lịch tiền thu như nước của người Tầu dọc theo bờ biển Việt Nam và cũng làm ngơ luôn các dịch vụ nhập vô tội vạ các loại hàng thực dụng của Trung Quốc vào Việt Nam đang làm điệu đứng hàng hoá sản xuất trong nước ?

Lý do báo chí Việt Nam “không dám chạm đến Trung Quốc” vì đảng không muốn ai có hành động làm sai lạc ý nghĩa của phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt của Trung Quốc đã trao cho lãnh đạo Việt Nam phải giữ là : “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”

Vì vậy trong Lời mở đầu, Luật Báo chí sửa đổi 1999 đã viết luật này có mục đích :"Để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;

Để phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Nhưng có ai giải thích được thế nào là “phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân” ? Và tại sao báo chí không có quyền chất vấn đảng và chính phủ về những chính sách sai lầm không đem lại phúc lợi cho dân như trong việc điều hành nền kinh tế, giáo dục, y tế-xã hội và giao thông ?

Rõ ràng hơn, trong “Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí”, Điều 6 đã bắt người làm báo phải “làm loa tuyên truyền” cho đảng như sau:

Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1- Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;

2- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Về Quyền và nghĩa vụ của nhà báo, Điều 15 quy định :

a) Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân;

b) Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm.”

Với trách nhiệm này, người làm báo trong chế độ Cộng sản Việt Nam đã phải biến thành những “con người máy” để làm theo lệnh đảng và nhà nước, không còn xứng đáng là người làm báo chân chính nữa.

Ngoài những điều căn bản này, báo chí Việt Nam còn phải chịu kiểm soát của hệ thống cầm quyền từ Trung ương xuống Địa phương theo chế độ được gọi là “quản lý nhà nước”

Đó cũng là điều dễ hiểu vì căn cứ theo Điều 17c nói về “ Tài chính của cơ quan báo chí” thì Luật Báo chí đã nói rõ: “Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngân sách và tạo điều kiện cho báo chí phát triển.”

Như vậy rõ ràng cái gọi là “báo chí của Việt Nam” chỉ là công cụ để cho đảng và nhà nước sử dụng để tuyên truyền và kiềm soát dự luận quần chúng.

KHÔNG CẦN CÓ BÁO TƯ NHÂN

Do đó khi có người nào đòi được tự do báo chí, tự do ngôn luận như quy định trong Hiến pháp thì lập tức bị phản ứng bằng đủ mọi luận điệu từ chụp mũ nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” đến tay sai của “các thế lực thù địch”.

Lập luận của Ban Tuyên giáo là Việt Nam không cần có báo tư nhân vì người dân đã có đủ mọi loại báo để đọc, có đủ mọi tổ chức, hội đòan, đảng đòan có báo cho đòan viên nên không cần phải có báo tư nhân.

Đó cũng là “lý luận cù nhầy” của ông Nguyễn Hồng Vinh khi ông viết rằng : “Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Đồng thời, khi tham gia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào, họ đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó nhằm đáp ứng mọi nhu cầu và bảo đảm quyền được thông tin của mình. Chính vì lẽ đó, đông đảo các giai cấp, giai tầng xã hội ở Việt Nam tự thấy không có nhu cầu xuất bản báo chí tư nhân.”

Nhưng ông Vinh đâu biết rằng, sở dĩ “quốc nạn” tham nhũng vẫn còn tồn tại và càng ngày càng diễn biến phức tạp và nghiệm trọng vì báo đài đảng không dám tự mình điều tra tham nhũng, điều tra tội phạm và điều tra các “nhóm ợi ích” trong hệ thống cầm quyền.

Nếu Việt Nam có báo đài tư nhân thì việc điều tra và phòng chống tham nhũng-lãng phí không đến nỗi phá sản và vô hiệu qủa như lời thú nhận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng “hiện tượng “tham nhũng vặt” khá phổ biến như “ngứa ghẻ hằng ngày” (báo Quân đội Nhân dân, 06/12/2013)

RĂN ĐE HAY SỢ HÃI ?

Trước khi kết thúc bài viết, “nhà lý luận” Nguyễn Hồng Vinh không quên khuyên báo chí phải “cẩn thận” để đừng mắc mưu gây mất ổn định khi làm cônbg tác thông tin.

Ông viết : “Điều cần nhấn mạnh là, ngoài các qui định về pháp luật, mỗi nhà báo khi thao tác nghề nghiệp, đều cần cân nhắc kỹ lưỡng khi xử lý một thông tin, một sự kiện đều suy nghĩ, cân nhắc để tự trả lời câu hỏi: Nên hay không nên, hoặc chưa nên thông tin, bình luận nếu sự kiện đó làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Các thế lực cơ hội, thù địch từng la lối: “Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến” (!) Đây là sự quy chụp, vu cáo trắng trợn, vì trong thực tế, một số người bị ta xử lý về hành chính hoặc pháp luật chính là vì họ đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin xuyên tạc, bịa đặt, kích động chống lại Đảng, Nhà nước ta. Một số sự kiện “nóng” vừa qua trên Biển Đông; ở Mường Nhé (Điện Biên); ở Con Cuông (Nghệ An); ở Tiên Lãng (Hải Phòng); ở Văn Giang (Hưng Yên)… rất đáng để người cầm bút suy ngẫm về trách nhiệm xã hội cao cả của nhà báo khi cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng để tìm ra bản chất sự việc, quyết định thời điểm và dung lượng thông tin nhằm phục vụ thiết thực lợi ích của nhân dân, góp sức ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng lớn của bầu bạn năm châu dành cho Việt Nam.”

Rất tiếc là những “răn đe, khuyến cáo” của ông Nguyễn Hồng Vinh không thể làm giảm liều lượng thông tin “các mặt trái” từ Việt Nam của các Mạng lưới Truyền thông Xã hội (Bloggers). Các báo “lề Dân” đã biết cách thông tin nhanh gấp vạn lần hơn các báo đài nhà nước, hay còn được người dân gọi là báo “lề Đảng” nên càng tìm cách che đậy thì càng bị lộ ra ngoài.

Với kỹ thuật tân tiến của nhân loại nên chỉ cần vài giây đồng hồ thôi cả thế giới có thể đọc và xem hình, và coi các đọan phim tường thuật chi tiết về các cuộc biểu tình khiếu kiện chống bất công của dân oan, của những người Việt Nam yêu nước chống xâm lược Tầu ở Biển Đông và trên đất liền, hay các vụ Công an, Dân phòng và côn đồ được nhà nước thuê mướn đàn áp Tôn giáo ở đồng bằng Cửu Long và ở các vùng cao và vùng sâu.

Nhưng tại sao Cơ quan Thông tấn của Chính phủ Việt Nam, Thống Tấn xã Việt Nam (TTXVN), đã chọn bài viết về tự do báo chí của ông Nguyễn Hồng Vinh,Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương để phổ biến vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Quốc tế Nhân quyền với mục đích gì ?

Nếu muốn để trả lời cho những chỉ trích của Quốc tế và của chính người Việt Nam trong và ngoài nước lên án chế độc độc tài đảng trị đang bóp nghẹt tự do ngôn luận bằng nhiều hình thức thì cả ông Vinh và TTXVN đều thất bại.

Đơn giản vì bài viết của ông Vinh chỉ có giá trị như “tấm vải thưa” nên không thể che được mắt thánh và mắt nhân dân, những nạn nhân trực tiếp hàng ngày của chế độ.

Sự thể này đã chứng minh khi quân bài tẩy của ông Vinh bị lòi ra với lời hăm dọa của ông viết rằng:“Nếu ai đó cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh bằng hành chính hoặc bằng pháp luật. Điều này là hiển nhiên và không có gì khác biệt so với bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào!”

Rất tiếc, mặt trái của thói hù họa quen thuộc này đã lộ ra điều không thể chối cãi : Ở Việt Nam không có tự do báo chí. Vì nếu có tự do thì tại sao Đảng lại sợ tranh luận với dân hay phải dùng thủ đọan chụp mũ “chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc” lên đầu những người đối lập ?

Phạm Trần

(12/013)
 
Hợp tác Việt-Đức nhân Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam 07.12.2013 tại Berlin
Trần Văn Tích
11:39 12/12/2013
Năm nay tại Cộng hoà Liên bang Đức Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam được chính thức tổ chức ở thủ đô Berlin và gồm hai phần sinh hoạt riêng biệt : Biểu tình trước Đại sứ quán Việt cộng tại Berlin-Treptow và Hội thảo Chính trị Văn nghệ Đấu tranh tại Berlin-Wedding. Địa điểm hội thảo là Hội trường Thánh đường St. Aloysius, Schwyzerstr. 2, 13349 Berlin.

Biểu tình tuần hành là một hình thức đấu tranh chính trị rất quen thuộc của cộng đồng người Việt tỵ nạn trên khắp thế giới. Tham gia biểu tình tuần hành nhân Ngày Quốc Hận, Ngày Nhân Quyền đã trở thành một bổn phận đương nhiên của tất cả những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản còn một chút lòng nghĩ đến Quê hương.

Nhằm tạo một không khí sinh hoạt mới mẻ và nhằm thực hiện một hình thức hợp đồng hành động sáng tạo, năm nay, nhân Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam vào thứ bảy 07.12 tại thủ đô Berlin, Liên Hội Người Việt Tỵ nạn Cộng sản tại Cộng hoà Liên bang Đức đưa ra một phương sách mới : thiết lập thế liên kết chẳng những giữa các Hội đoàn, Đảng phái, Tập thể, Câu lạc bộ người Việt nam với nhau mà còn tiến xa hơn qua cố gắng xây dựng mối giao thiệp hữu hão với Chính quyền Liên Bang Đức cùng với các tổ chức thuộc chủng tộc Nhật Nhĩ Man có chung mục tiêu hành động chống độc tài cộng sản và bảo vệ quyền con người. Cho nên Đêm Hội thảo Văn nghệ Đấu tranh tại Hội trường Thánh đuờng St. Aloysius gồm hai phần hoàn toàn riêng biệt : phần đấu tranh chính trị với sự tham gia của quan khách Đức và phần ca nhạc văn nghệ hoàn toàn thuần túy Việt nam. Phần thứ hai chỉ tiến hành sau khi khán thính giả đồng hương đã xúc tiến thủ tục đưa tiễn khách Đức ra về với lời ước hẹn quen thuộc mong ngày tái ngộ Auf Wiedersehen.

Ngay lễ khai mạc đã mang tính cách biểu tượng cho mô hình kết hợp Việt-Đức. Thông thường trong các buổi sinh hoạt chính trị của đồng hương tỵ nạn chỉ có chào quốc kỳ và cử quốc ca Việt Nam Cộng Hoà. Lần này trên sân khấu bố trí hai giàn cờ cả Việt lẫn Đức. Theo lễ nghi trọng thể, cả hai bài hát chính thức của hai nước đều được lần lượt cử hành. Đồng bào đã cùng quan khách Đức tham gia hát quốc ca Đức theo nhạc điệu phát thanh qua máy và dựa vào lời ca chiếu trên màn ảnh.

Tiếp theo lời chào của Ban Tổ chức bằng hai ngôn ngữ Việt-Đức và sau tiết mục liên tôn cầu nguyện Phật giáo và Thiên Chúa giáo, Lời Chào Mừng của bà Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng Đặc trách Di dân, Tỵ nạn và Hội nhập, Giáo sư Tiến sĩ Maria Böhmer, xuất hiện trên màn ảnh cùng lúc với lời tuyên đọc bản dịch sang Việt ngữ do anh Phạm Công Hoàng phụ trách. Không phải buổi sinh hoạt nào của người tỵ nạn Việt Nam cũng có tiết mục liên kết Việt-Đức này.

Chấp bút và khai bút chào mừng đồng hươngViệt Nam, Bà Bộ trưởng viết : “der Bundesverband der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland e.V. leistet als Brückenbauer einen wichtigen Beitrag zur Integration der Vietnamesinnen und Vietnamesen in Deutschland.“ (Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại Cộng hoà Liên bang Đức, qua vai trò bắc cầu, góp phần quan trọng vào tiến trình hội nhập của người Việt nam nam và nữ tại Đức quốc). Rồi Bà tuyên dương thành tích học tập của thế hệ trẻ Việt Nam trong môi trường giáo dục đào tạo Đức, nó là một tấm gương sáng có giá trị. (Der überdurchschnittliche Bildungserfolg der jungen Generation zeigt die außerordentliche Leistungsbereitschaft der vietnamesischen Familien. Damit nehmen sie eine wichtige Vorbildfunktion ein). Nói tóm lại, thay mặt chính quyền trung ương Liên bang, Bà Bộ trưởng công khai và chính thức xác nhận sự hiện hữu và tính chức năng của Liên Hội Người Việt Tỵ nạn trong cộng đồng ly hương Việt Nam và trong xã hội đa chủng Đức quốc1.

Lần đầu tiên, Liên Hội sát cánh hành động chống cộng sản, bảo vệ nhân quyền trên cùng một bình diện hợp tác với người Đức. Khách mời danh dự đêm thứ bảy 07.12 gồm hai vợ chồng ông bà Goßler thuộc UOKG và Tiến sĩ Josef Bordat, một blogger độc lập cư trú tại Berlin. Bà Anita Goßler là thành viên Ban Chấp hành UOKG, Đặc trách Khu vực Thủ đô Berlin. Thực ra theo dự trù sẽ có sự hiện diện của Luật sư Florian Kresse, chuyên viên cố vấn pháp luật của UOKG, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành UOKG, đại diện ông Rainer Wagner, Chủ tịch Ban Chấp hành. Ngoài ra Bà Sybille Ploog, Phụ trách Toà soạn tờ chuyên san của UOKG, cũng đã hứa sẽ có mặt tại buổi Hội thảo. Rất tiếc vào giờ chót vì những lý do bất khả kháng thuộc lĩnh vực y khoa, cả Luật sư Kresse lẫn Bà Ploog cùng cáo lỗi không đến được.

UOKG (Union der Opferverbände kommunistischer Gewaltherrschaft, Liên minh các Hiệp hội Nạn nhân của Chuyên chính Cộng sản) là một tổ chức được thành lập năm 1992 và đặt cơ quan trong trụ sở của tập đoàn Mật vụ Stasi Đông Đức cũ, tại Berlin-Lichtenberg. Mục đích chính của UOKG là đấu tranh để những nỗi đau khổ do chế độ vô sản chuyên chính gây ra không bị lãng quên. Nhằm đạt mục đích này, UOKG tổ chức những buổi sinh hoạt trong quần chúng và nơi học đường với các chứng nhân thời đại. Trên bình diện quốc tế, UOKG cũng trao đổi kinh nghiệm rất mật thiết với các Hiệp hội Nạn nhân Cộng sản thuộc các quốc gia Đông Âu. Lần đầu tiên từ ngày thành lập, UOKG cộng tác với một Hội đoàn Nạn nhân Cộng sản không thuộc Âu châu, đó là Liên hội Người Việt Tỵ nạn tại Cộng hoà Liên bang Đức. Liên hội đang cùng UOKG thực hiện chung một số dự án. Theo chiều hướng cộng tác này và một tuần lễ trước đó, vào ngày thứ bảy 30.11.2013, Ban Chấp hành Liên hội vì không thu xếp được chương trình làm việc nên đã đề cử ba hội viên tích cực là Nguyễn Ngọc Hùng, Hoàng Kim Thiên và Nguyễn Đình Tùng cùng tham gia Đại Hội đồng Thường niên của UOKG tại Berlin.

Ngoài ra, qua tờ chuyên san Der Stacheldraht (Dây kẽm gai) xuất bản định kỳ tại Berlin, UOKG đăng tải bài viết của Chủ tịch Ban Chấp hành Liên hội Người Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức trên số tháng tám năm 2013, tại hai trang 8 và 9, dưới nhan đề Verschleierte Enteignung, Währungswechsel unter kommunistischer Herrschaft in Vietnam (Cướp đoạt trá hình, Đổi tiền ở Việt nam duới quyền thống trị cộng sản). Nội dung của bản văn chính luận trình bày tổng quát các tội ác của chủ nghĩa xã hội trên mảnh đất chữ S vốn đã được nhân loại biết đến rõ ràng : đàn áp và chia rẽ tôn giáo, tù đày quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà, xua đuổi người dân đi kinh tế mới v.v.. Kết quả là cả mấy triệu người Việt vì tuyệt vọng đã phải vượt biển vượt biên, trong số này riêng chiếc tàu Cap Anamur đã cứu vớt trên mười một ngàn người. Tuy nhiên đề tài chính với nội dung riêng của tài liệu nhằm mô tả bốn lần đổi tiền kể từ năm 1975 : lần thứ nhất ngày 22.09.1975 phát hành “tiền giải phóng“, lần thứ hai ngày 02.05.1978 phát hành “tiền thống nhất“, lần thứ ba vào tháng chín 1985 để chống tiền tệ mất giá và lần thứ tư vào năm 2003 nhân dịp phát hành tiền giấy polyme. Chế độ cộng sản đổi tiền trong thực chất chỉ là cướp cạn tài sản của dân chúng nên chúng luôn luôn tiến hành một cách đột ngột, không hề thông báo trước; đồng thời số tiền được đổi cũng hết sức hạn chế, chẳng hạn lần đổi tiền thứ nhất, mỗi gia đình chỉ được đổi hai trăm đồng tiền mới. Kế hoạch thâm độc này khiến vô số người một sáng một chiều mất hết tài sản của cải nên nhiều người có máu mặt đã tự tử. Dẫu vận dụng cung cách ma giáo lưu manh nhưng cộng sản vẫn không thể nào ngăn chặn được lạm phát phi mã. Theo thời giá hiện tại, tỷ giá một Âu kim đối với đồng tiền Việt nam vào khoảng 30.000 đồng. Năm 1957 dưới chính quyền quốc gia, một Mỹ kim đổi được 100 đồng Việt Nam Cộng Hoà. Minh hoạ cho bài viết Đức ngữ là bản chụp nguyên dạng “Giấy ra trại“ cấp cho “tên sĩ quan ngụy phản động“ Trần Văn Tích kèm theo lời giải thích nội dung. Ấn bản kỳ tới của tờ Stacheldraht sẽ đăng bài viết của tác giả Phạm Trương Long ở Frankfurt dịch một bài viết về nhân vật đối kháng quốc nội Hoàng Ngọc Tuấn.

Tiến sĩ Josef Bordat dự định đến tham gia Hội thảo Việt-Đức cùng với phu nhân nhưng vào giờ chót Bà Bordat cũng bị trở ngại ngoài ý muốn nên đành thoái thác xin lỗi khiếm diện. Tiến sĩ Bordat đã đơn thân độc mã thu thập trên hai ngàn chữ ký để gửi cho ông Markus Löning, Giới chức Đặc trách Nhân quyền của Chính phủ Liên bang Đức với nội dung chủ yếu yêu cầu chính quyền Đức sử dụng quan hệ ngoại giao liên quốc nhằm bênh vực, che chở và giúp đỡ, động viên các bloggers Việt Nam tại quốc nội. Theo luật pháp Đức, nếu có một thỉnh nguyện thư do công dân đề bạt qui tụ được trên hai ngàn chữ ký thì chính quyền bắt buộc phải cứu xét. Rất tiếc ông Markus Löning, người phụ trách tiếp nhận và nghiên cứu thỉnh nguyện thư vốn thuộc đảng FDP mà đảng này lại vừa thất cử trong kỳ bầu cử tháng chín vừa qua nên đảng viên không còn tư cách tham gia chính phủ. Tuy nhiên Tiến sĩ Bordat hứa sẽ bắt đầu trở lại từ bước xuất phát và tất nhiên Ông đã nhân cơ hội tiếp xúc cùng đồng bào Việt Nam để kêu gọi chuẩn bị ký tên nay mai, khi chính phụ liên hiệp mới chính thức nhậm chức.

Đồng bào tham dự Đêm Hội thảo đã rất tích cực đóng góp ý kiến, nhất là nữ giới, do tấc lòng đồng cảm tự nhiên giữa những người mẹ vì bà Goßler từng bị tù năm năm dưới chế độ cộng sản Đông Đức và bà đã mất người con trai bị cơ quan Mật vụ Đông Đức cướp đoạt khi bà hai mươi tuổi, sau đó chúng biến anh ta thành một thanh niên cộng sản cuồng tín. Hai ông bà quen nhau sau khi bà ra tù rồi cùng nhau vượt biên.

Quí bà Phương thị Phi Nga thuộc Hội Phụ nữ Văn hoá Việt Nam tại Đức quốc, bà Nguyễn thị Khiếu đảng viên Việt Tân, ông Đào Văn Bất thuộc Hội Người Việt Tỵ nạn tại Köln và một số người khác đã lần lượt nêu câu hỏi cũng như góp ý. Tổng kết cụ thể của toàn quá trình đối thoại là phía Đức sẽ vận dụng phương tiện truyền thông và ưu thế pháp lý để thường xuyên liên tục tố cáo các vi phạm nhân quyền của người cộng sản Việt Nam; trong khi đồng hương chúng ta sẽ cộng tác mật thiết và hữu hiệu với UOKG và Tiến sĩ Bordat trong lĩnh vực đấu tranh đòi hỏi bạo quyền độc tài đảng trị tôn trọng các qui ước về quyền cơ bản của con người; ví dụ qua cung cấp các tin tức thời sự xảy ra tại quốc nội.

Trong lúc cử tọa đang đặt câu hỏi cho các quan khách Đức thì anh Ngô Trí Dũng đã nối mạng được với Luật sư Nguyễn Văn Đài để Luật sư Đài có thể trực tiếp trò chuyện cùng Tiến sĩ Bordat và bà Goßler qua sự thông dịch trực tiếp của hai anh Nguyễn Đình Tùng ở Berlin và Nguyễn Ngọc Trinh ở München. Luật sư Đài kể về buổi gặp gỡ với đại diện các tòa đại sứ Đức, Thụy Điển cùng các blogger Việt Nam khác tại Hà Nội dù bị công an liên tục sách nhiễu, cản trở, có lúc chúng bắt người chủ một tiệm ăn phải đóng cửa nhằm ngăn cản không cho cuộc gặp gỡ thành hình. Luật sư Nguyễn Văn Đài đã lên tiếng mong mỏi được sự hỗ trợ từ phía những người Đức yêu chuộng tự do và ước ao sẽ có cơ hội trở lại viếng thăm nước Đức một khi Việt Nam hết cộng sản2. [Luật sư Đài nguyên là “du sinh“ tại Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức cũ)].

Sau khi tiễn chân quan khách Đức, Luật sư Lê Thị Công Nhân cũng được nối mạng để trình bày về suy tư của mình trong ngày quốc tế nhân quyền năm nay. Cô được dành cho khoảng mười phút; cô là nạn nhân “nóng hổi“ của sự vi phạm nhân quyền thô bạo vì trong tháng mười một vừa qua, công an đã bắt giữ và hành hung cô.

Chủ đích của tiết mục nối mạng trực tiếp với quốc nội là để cụ thể nói lên phần nào sự quan tâm của quốc ngoại đối với các thành phần đấu tranh trong nước, để bày tỏ lòng lân tuất đối với các anh chị em, đồng thời để biểu thị tinh thần liên đới trách nhiệm trong công cuộc đấu tranh chung theo phương châm đồng bào đang được sống tự do luôn luôn sẵn sàng dốc lòng yểm trợ đồng bào đang mất tự do. Kế hoạch này là một hành động của người Việt hải ngoại nhằm chủ động, tích cực động viên, khuyến khích giới trẻ đấu tranh cho tự do qua tạo lập mối liên hệ giao thiệp cụ thể; thay vì chỉ hô hào, hứa hẹn bằng lời nói. Người trong nước được người ngoài nước mời gọi lên tiếng qua không gian liên lục địa.

Khi đồng ý để anh Ngô Trí Dũng thực hiện tiết mục nối mạng trực tiếp, đã có trù hoạch dự án một cách chu đáo nhằm tránh phản tác dụng vì có thể vô hình trung khiến người Đức nghĩ rằng các thành phần tranh đấu quốc nội không gặp khó khăn gì khi liên lạc với cộng đồng tỵ nạn quốc ngoại. Cho nên quí khách người Đức đã được giải thích cặn kẽ, chi tiết rằng những cá nhân đang sinh sống ở Việt Nam sắp tham gia chương trình nối mạng là những thành viên quả cảm của phong trào chống đối; họ từng ra vào các trụ sở công an mật vụ như đi chợ, họ từng lãnh án tù đày, họ từng bị khủng bố đàn áp, họ từng bị hành hung có khi đến trọng thương nhưng họ sẵn sàng chấp nhận mọi gian nguy, nghịch cảnh xảy đến cho họ. Dùng tiến bộ tin học liên lục địa là một đường vòng để giúp họ có dịp trao gửi tới khán thính giả đang sống tự do những tâm tư, tình cảm, đề nghị, yêu cầu của họ, qua mặt bộ máy công an mật vụ cộng sản. Mười giờ đêm Berlin là bốn giờ sáng Sàigòn-Hànội, mạng lưới an ninh chỉ điểm kiểu Stasi của Việt cộng có thể gặp bất ngờ không kịp ứng phó. Trong thực tế, phần thu tiếng và phát tiếng giữa Luật sư Lê thị Công Nhân và tập thể đồng hương ngồi nghe chật hội trường Thánh đường St. Aloysius đã không hoàn toàn suôn sẻ, âm thanh không thực rõ ràng. Anh Ngô Trí Dũng ước đoán có lẽ công an đã phá sóng.

Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam vào thứ bảy 07.12.2013 tại Berlin xem như đã khai thác một hình thức đấu tranh mới tạo mối liên kết giữa người tỵ nạn Việt Nam với những thành phần chống cộng người Đức. Bên cạnh biểu tình tuần hành, văn nghệ chính trị là hai phương thức sinh hoạt hết sức quen thuộc, cung cách hợp tác Việt-Đức tạo thế liên hoàn hỗ tương nhằm đóng góp thêm vào tiến trình giải thể đảng cộng sản, thanh toán xã hội chủ nghĩa mà dân tộc Đức đã hoàn tất một cách hữu hiệu và vinh quang.

(1) Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2012-2014 của Liên hội Người Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức được các Hội đoàn và Tổ chức Đấu tranh địa phương bầu cử vào ngày thứ bảy 28.04.2012. Trước đó không lâu, vào ngày Hội nhập Toàn Liên bang do Phủ Thủ tướng CHLB Đức triệu tập, cơ cấu người Việt được mời tham gia là Hội Diên Hồng, do ông Nguyễn Duy Long đại diện, tổ chức này có trụ sở ở...Rostock trên vùng lãnh thổ Đông Đức cũ!!

(2) Đoạn văn này được tôi chép lại theo phóng viên Văn Ngọc trên Thông Tin Đức Quốc ngày 10.12.2013.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
50 Năm thờ cúng tổ tiên
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
16:16 12/12/2013
50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ 38

CẦN XÉT LẠI NGÀY THÁNG MỪNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Rồi tháng Mười Một cũng đã trôi nhanh và ngày 24-11 Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng đã qua. Có ngày mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thì thật tuyệt vời, nhưng lịch mừng ngày 24-11 thì thật trớ trêu và bất lợi. Đã 25 năm rồi, chưa năm nào Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được mừng trọng thể đúng vào chính ngày 24-11, kể cả năm 2013 này, khi ngày ấy trùng vào Chúa Nhật. Chúa Nhật cuối năm phụng vụ là để mừng lễ Chúa Kitô Vua, cho nên Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam buộc lòng phải cử hành sớm đi một tuần, vào Chúa Nhật 33 Quanh Năm.

Có một điều dễ bị lãng quên, là thông điệp quan trọng đặc biệt của phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật 33 Quanh Năm. Cả ba năm A, B và C Lời Chúa của ngày này luôn tập trung vào chủ đề ngày cánh chung. Quên là dễ hiểu, vì một phần tư thế kỷ rồi, người Công Giáo Việt Nam không còn biết đến Chúa Nhật 33 Quanh Năm nữa.

Mỗi năm 365 ngày chỉ có một ngày để nói về sự cùng tận của lịch sử nhân loại, nhưng từ 25 năm qua người Công Giáo Việt Nam không còn được nghe và suy ngẫm về điều ấy, đang khi văn minh vật chất ra rả 24/24 giờ dạy họ bám lấy hạnh phúc đời này như sẽ chẳng bao giờ phải chết.

Ngày 24-11 được chọn làm lễ kính CTTĐVN là để ghi nhớ ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, nhằm gián tiếp khẳng định lòng trung thành của giáo đoàn Việt Nam với Tòa Thánh Phêrô, thế nhưng suốt 25 năm qua có mấy ai đã nhắc đến ý nghĩa này? Ngay cả Đại Hội Dân Chúa mừng 50 năm Hàng Giáo Phẩm Việt Nam hình như cũng không quan tâm gì đến (Xem bản đề cương “Giáo Hội tại VN”). Đang khi đó ngày mừng lễ vào 24-11 hết sức bất tiện cho Dân Chúa tại Việt Nam. Hơn 25 năm đã qua, mọi người đã quá rõ là không gì lay chuyển được tấm lòng trung thành của Giáo Hội Việt Nam đối với Tòa Thánh Phêrô. Việc khẳng định sự trung thành ấy bằng ngày 24-11 có còn cần thiết không?

Năm nào, việc kính trọng thể Lễ CTTĐVN cũng lấn mất chỗ của Chúa Nhật 33 Thường Niên. Chúa Nhật này không mang tên một ngày lễ riêng nhưng có đặc điểm là các bài đọc luôn nói về mầu nhiệm cánh chung. Đã 25 năm qua, giáo dân Việt Nam không còn được nghe giảng về cánh chung. Nếu chúng ta cứ tiếp tục mất cơ hội nói về cánh chung, chúng ta cũng mất mát rất nhiều trong đời sống tâm hồn của tín hữu. Cần đặt nặng câu hỏi liệu việc mừng trọng thể Lễ CTTĐVN vào Chúa Nhật 33 Thường Niên có gián tiếp gây phản tác dụng? Cần nhớ rằng những lý do đưa đến việc ban hành huấn thị Ex quo singulari năm 1742 rất nghiêm túc, không dừng lại nơi chuyện thắp nhang hay không thắp nhang nhưng chạm đến những sự thật về cánh chung học và cứu chuộc học.

Trước lễ phong thánh, Giáo Hội Việt Nam có một tháng kính CTTĐVN: Tháng 9. Sau lễ phong thánh, tháng này biến mất không kèn không trống. Nhưng phải hỏi xem, trong tâm tư một giáo dân, tháng 9 ấy và ngày lễ 24-11, bên nào có âm hưởng sâu xa hơn? Để lập lại tháng 9 ấy, cần chuyển lễ CTTĐVN về lại một Chúa Nhật của tháng 9. Chúa Nhật thứ nhất gần với lễ Quốc khánh, có thể gặp phải những hiểu lầm tế nhị nào đó ở một số địa phương hẻo lánh, cho nên xin được đề nghị chọn ngày lễ này sao đó để có thể mừng trọng thể vào Chúa Nhật thứ hai của tháng Chín, trước lễ Suy tôn Thánh giá Chúa.

Nếu chúng ta không thể xin thay đổi ngày lễ CTTĐVN trong lịch phụng vụ toàn cầu, ít ra cần xin một biệt lệ là mừng trọng thể lễ ấy trên lãnh thổ Việt Nam vào Chúa Nhật thứ hai tháng 9. Mừng lễ vào đầu tháng 9, không chỉ để khỏi lấn mất giáo lý cánh chung của tháng 11, nhưng còn để đem lại ánh sáng phục sinh cho nỗi buồn tháng 7 âm lịch của người Việt.

50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ 39

MƯỜI BÀI TÂM CA MÙA BÁO HIẾU

Tôi đã đề xuất ngà
y truyền thống các dòng họ để dễ gặp gỡ anh chị em lương dân và giúp họ hiểu giáo lý đạo Chúa. Điều ấy chỉ thiết thực với những ai ở gần nhà thờ, những người ở xa xôi thật khó. Như tại giáo phận Qui Nhơn chúng tôi, tỉ lệ người Công Giáo chỉ chiếm 1,8% dân số, khắp ba tỉnh chỉ có hơn 50 ngôi nhà thờ, cả những người Công Giáo lắm khi cũng sống rất xa nhà thờ. Vậy thì phải làm sao đây?

Những ai trong quý độc giả thường đi xe đò, hẳn đã có lần được tặng sách báo và băng đĩa Phật giáo. Tôi đã nhiều lần thấy người ta tặng sách và đã hai lần nhận sách. Một lần có vẻ tình cờ, người ngồi bên cạnh tôi đọc một quyển sách song ngữ của Hòa thượng Tịnh Không, tôi hỏi chuyện và người ấy tặng luôn quyển sách. Lần kia là một phụ nữ mặc áo lam, đem theo một giỏ xách đầy những đĩa CD và những cuốn sách mỏng. Bà lớn tiếng giới thiệu và tặng cho bất cứ ai muốn nhận. Tôi xin hai đĩa, một có tựa đề “Tại sao phải tu theo Đạo Phật” và một có nội dung bảo vệ sự sống.

Mỗi lần dạy giáo lý, tôi thường đi in bài ở quầy photocopy của một thiếu nữ khuyết tật rất vui vẻ và quảng đại. Thỉnh thoảng, khi nội dung bài giáo lý dễ đọc, tôi tặng cho cô một bản. Có lần thấy trên bàn một chồng sách mỏng hướng dẫn cách tụng kinh niệm Phật trong các dịp cúng giỗ, tôi hỏi thăm thì được cô tặng luôn một bản. Thật bất ngờ, tên người “ấn tống” ghi ở cuối, không ai khác hơn là chính cô ấy. “Ấn tống” là thuật ngữ chuyên môn có nghĩa là đóng góp để in sách Phật giáo và phát hành miễn phí.

Nhân một mùa Vu Lan, nhận được một CD thuyết pháp về “báo hiếu”, tôi đã tặng đáp lễ một CD mười bài “cầu cho cha mẹ” của nhạc sĩ Phanxicô Nguyễn Đình Diễn. Phản hồi tích cực từ người bạn Phật tử ấy khiến tôi nghĩ đến việc phát hành rộng rãi CD của anh Diễn. Mười bài ca đã khiến nhiều phụ huynh rơi lệ và đã giúp nhiều bạn trẻ quyết sống tốt lành để đáp đền nghĩa mẹ tình cha, tự nó sẽ có sức lan tỏa vượt khỏi hàng rào các giáo xứ. Tôi trao đổi với một cha phó ở miền quê, anh đề nghị nên chèn vào giữa các bài hát một vài lời ngắn về Đạo Hiếu theo quan điểm Công Giáo. Tôi viết năm lời giới thiệu chèn vào CD và tặng thử. Một số giáo dân lại đề nghị phải cho thêm hình, để người ta vừa nghe nhạc vừa xem hình ảnh.

Quả là một gợi ý hết sức hay. Một CD mười bài hát cầu cho cha mẹ, có lời dẫn về Đạo Hiếu, lại kèm thêm cả hình ảnh người Công Giáo đang thắp hương cúng lễ gia tiên, sẽ len lỏi vào mọi ngõ ngách để nói cho người lương hiểu giáo lý Công Giáo về Đạo Hiếu. Tôi gọi cho nhạc sĩ Phanxicô. Anh đồng ý cho tôi thực hiện. Lúc ấy trên mạng Dũng Lạc đã có mấy bài được anh Xuân Minh làm thành slideshow. Tôi liên lạc với anh Minh và anh nhận lời làm thêm mấy bài. Một nhiếp ảnh gia ở giáo xứ Tân Phước, Sài Gòn, là anh Phong nhận làm giúp những bài còn lại. Sau bốn tháng, tôi đã có được DVD mong đợi với tựa đề: “Tâm ca mùa báo hiếu”. Cả bà con người giáo và người lương đều rất thích.

Hy vọng trong dịp kỷ niệm 50 năm áp dụng huấn thị về Tôn kính Tổ Tiên, nhạc sĩ Phanxicô sẽ chính thức xin lại giấy phép xuất bản đĩa nhạc này để phát hành rộng rãi trong mọi thành phần lương, giáo.

Ước gì sẽ có đông đảo anh chị em giúp ấn tống hoặc mua tặng cho bà con lương dân nhân dịp đám giỗ, đám tang, đám cưới, mùa Vu lan, Giáng sinh hoặc Tết Nguyên đán. Nếu các linh mục và cả giáo dân không có dịp gặp gỡ những người ở xa để hóa giải thành kiến “theo Đạo bỏ Ông bỏ Bà” thì DVD Tâm Ca Mùa Báo Hiếu sẽ làm thay. Khi mỗi gia đình Công Giáo đều quan tâm mua DVD này tặng cho những gia đình lương dân mình quen rồi chú tâm cầu nguyện cho họ thì có thể nói chương trình mỗi gia đình một tiểu tổ truyền giáo đã khởi sự cách nhẹ nhàng.

50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ kết thúc

THƯ GỬI NGƯỜI EM CHỦNG SINH:

NHỮNG GÀU NƯỚC VÀ TRẬN MƯA TẦM TÃ


Tôi đã tự hỏi nên chăng phải viết đủ 50 bài để đánh dấu cuộc kỷ niệm 50 năm? Tuy nhiên đó là một kiểu tạo thành tích không nên có, vì e rằng chẳng còn dành chỗ cho ai đóng góp ý kiến. Xin được dừng lại với bài này và mong sẽ nhận được nhiều bài tương cầu tương ứng, như bài đóng góp của tác giả Mạc Tường ở chia sẻ 27, để không chỉ đạt tới tổng số 50 mà cả tới 100 và hơn nữa. Cách riêng tôi mong nhận được phản hồi của những người em chủng sinh từ mọi ngõ ngách của Đất nước và Giáo Hội.

Này em chủng sinh, tôi viết những dòng này cho em trong đêm canh thức giã từ một nhà đào tạo là cha Phêrô Đặng Xuân Thành, giám học Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Cha bị đột quỵ sau khi vừa tan buổi học, hôn mê mấy ngày rồi được về với Chúa hôm 27-11 và sẽ an táng vào sáng mai, 02-12-2013. Có thể em đã từng thụ giáo với cha qua các lớp học, qua các tuần tĩnh tâm hoặc qua sách vở do cha biên soạn hay dịch thuật. Vị linh mục 60 tuổi này để lại một tấm gương sống âm thầm, giản dị, vui tươi, chuyên cần cầu nguyện, hiếu học, quảng đại phục vụ, trung thực và quả cảm sống theo những gì mình giảng dạy.

Ngót 32 năm làm linh mục triều, cha chưa một ngày coi xứ, chưa làm một nhà nguyện nhỏ nào, nhưng có lẽ những đóng góp của cha cho Giáo Hội Việt Nam đáng quý hơn cả trăm cả ngàn ngôi nhà thờ, bởi lẽ cha đầu tư toàn bộ đời linh mục của mình để đào tạo người cho Giáo Hội.

Cũng vậy, có thể Chúa sẽ không dành cho em trách nhiệm trong một cơ sở đào tạo nhưng chắc hẳn Chúa chọn em làm linh mục không vì mục đích nào khác hơn là rao giảng Tin mừng cho đồng loại và đưa họ về với Chúa. Thánh Gioan Thánh giá quả quyết rằng chỉ một linh hồn người ta thôi đã đáng quý hơn tất cả vũ trụ này. Em hãy khắc ghi điều ấy để loại hẳn khỏi tâm trí mọi ý tưởng vẽ vời khiến em lệch khỏi lý tưởng cứu rỗi các linh hồn. Hãy ghi khắc để khi được nên người của Chúa, em sẽ không phí phạm năng lực tuổi trẻ linh mục của mình vào việc xây cất cơ sở vật chất. Ma quỷ luôn tìm cách dùng những điều tốt giả hiệu để cầm chân, khiến ta hoang phí tâm huyết vào những điều phù phiếm, không còn lắng nghe và thực hiện ý Chúa nữa. Ngay ngày đầu mùa Vọng hôm nay, Hội thánh gửi đến các linh mục và tu sĩ của mình, qua bài đọc I giờ Kinh Sách, lời cảnh cáo nghiêm khắc của sách Isaia: “Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương, Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạt linh đình. Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa” (Is 1,13-14). Hội Thánh muốn chúng ta đọc lại những lời ấy không phải để nghĩ về những người thời Isaia nhưng để nghĩ về chính bản thân chúng ta.

Trong bài giảng lúc 7 giờ tối nay, trước quan tài cha Phêrô Đặng Xuân Thành, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chuyển từ lời kêu gọi tỉnh thức của Mùa Vọng sang lời kêu gọi truyền giáo. Ngài nhắc lại nhận định của một viên chức nhà nước: “Người Công Giáo quý vị giỏi xây cất nhà thờ nhưng không giỏi truyền giáo như người Tin lành” và nhận định khác của một số anh em Tin lành: “Người Công Giáo không thật sự yêu Chúa Kitô. Họ không dám chết vì Chúa và không dám nói về Chúa. Người Công Giáo chỉ lo cho người ta về cơm áo, thuốc men, còn người Tin lành cho người ta chính Chúa Giêsu”.

Nhũng lời ấy có lẽ chỉ đúng với người Công Giáo Việt Nam chứ không đúng với người Công Giáo Nam Hàn. Năm 1950, tại Hàn Quốc, cả Tin lành và Công Giáo cộng lại chỉ mới được 1% dân số. Năm nay người Tin lành đã lên khoảng 28% và người Công Giáo khoảng 10% dân số. Năm 1950 người Công Giáo Việt Nam chiếm khoảng 8% và năm 1963 khoảng 10% dân số. Hiện nay con số lạc quan nhất là 7%.

Thời Êlia, Dân Chúa vẫn chai lì sau ba năm rưỡi hạn hán, khiến vị ngôn sứ phải thốt lên: “Các ngươi còn đi nước đôi đến bao giờ?”. Ngày nay chúng ta hứng chịu cơn hạn hán đã tròn nửa thế kỷ mà vẫn bình chân như vại. Ta vẫn còn cứ say sưa với những hình thức hào nhoáng bên ngoài. Bao giờ ta mới can đảm dứt bỏ những Baal của tự hào, khoa trương, chiếm hữu, cầu an và hưởng thụ để quay về với Thiên Chúa hằng sống, Đấng vô cùng giàu sang phú quý mà đã trở thành nghèo khó vì ta?

Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn hiện đang theo đuổi kế hoạch 20-20, nghĩa là quyết tâm hành động để năm 2020 số người Công Giáo sẽ đạt tới 20% dân số.

Em nghĩ liệu Giáo Hội Việt Nam chúng ta còn có thể bắt kịp họ chăng? Theo tôi, nếu chúng ta dám buông bỏ những dự phóng to lớn mang tính nhân loại để chuyên chăm làm theo những gợi ý nhỏ của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày, Ngài sẽ ban chúng ta ơn ấy, nếu không ở năm 2020 thì ở năm 2033 khi chúng ta mừng kỷ niệm 500 người Việt đón nhận Tin mừng. Nếu chạy theo những kế hoạch loài người, mãi mãi ta chỉ hứng được những giọt sương, còn nếu theo đuổi gợi ý của Thiên Chúa, ta sẽ được ngụp lặn trong nguồn suối dạt dào (Thánh Âu Tinh, xem bài đọc 2 Kinh Sách, Thứ Ba tuần 34 Thường niên). Chạy theo kế hoạch nhân loại, ta sẽ vất vả kéo từng gàu nước giữa cơn hạn hán. Làm theo gợi ý của Thiên Chúa trong giây phút hiện tại, ta sẽ nhận được cơn mưa tầm tã. Không phải tôi quả quyết với em điều ấy nhưng là Thánh nữ Têrêxa Avila, bậc thầy trong Hội thánh về đời sống tâm linh và đời sống hoạt động mà chúng ta sắp mừng 500 sinh nhật vào năm 2015 tới đây. Tôi thoáng thấy cơn mưa đang chờ đợi khi nhận ra rằng Việt Nam cũng có sẵn con đường để thoát khỏi cái mệt mỏi của nỗ lực truyền giáo lẻ tẻ từng người và chuyển sang cung cách hành động mới: tập thể loan Tin mừng cho tập thể. Ở Nam Hàn, người ta loan Tin mừng từ gia đình đến gia đình. Ở Việt Nam, nếu ta biết nhập cuộc kịp thời, Chúa sẽ cho ta cơ hội loan Tin mừng khởi đầu từ những người cùng dòng họ, họ nào truyền giáo cho họ nấy.

Và em biết không, để đạt mục tiêu đã đề ra, Hội thánh tại Hàn Quốc tập trung đào tạo các ngành giới trong Dân Chúa theo định hướng ấy, nhưng cách riêng là tập trung đào tạo các chủng sinh. Mục tiêu các chủng viện của họ không phải là đào tạo những chuyên viên coi xứ nhưng là đào tạo những nhà truyền giáo.

Em hãy tự đào tạo, đúng hơn, hãy để Chúa Thánh Thần đào tạo em thành nhà truyền giáo. Ngay từ hôm nay, em hãy tha thiết cầu xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban cho một tâm hồn truyền giáo. Hãy xin, Chúa sẽ không chối từ. Hãy ngỏ lời với Mẹ Maria, Ngài sẽ ủng hộ em. Niềm ước mơ của em trên ghế chủng viện sẽ định hướng cả đời linh mục của em. Cha Thành đã như thế, tôi cũng thế và em rồi cũng thế.

Cha Phêrô Đặng Xuân Thành lên đường theo Chúa năm 1965, khi 12 tuổi (12 tuổi ta – tuổi tây là 11). Còn hết sức bé, so với em ngày nay.

Còn tôi, năm 1960, khi đã 14 tuổi. Cả bên nội và bên ngoại tôi đều đã theo Chúa từ nhiều thế hệ. Ngày tôi còn bé, toàn bộ gia tộc hai bên nội ngoại định cư ở gần trung tâm thị xã Tuy Hòa, miền Trung. Chỉ riêng có bác Thân tôi ở cách khu trung tâm 3 km về phía Bắc. Bác không theo Công Giáo nhưng xuất phát từ cùng một huyện ở quê tôi và lại mang cùng họ, cho nên cha tôi và các chú tôi nhận bác làm anh. Gia đình bác là một gạch nối để tâm hồn trẻ thơ của tôi tiếp cận với thế giới người lương cách thân thương và kính trọng. Nhờ đó, ngay từ những ngày đầu vào Tiểu chủng viện (lớp Sáu ngày nay), tôi đã mơ làm sao chia sẻ Tin mừng cho đông đảo người lương tại xã và huyện quê nhà của tôi, cách riêng là cho những người cùng dòng họ. Khi Hội Đồng Giám Mục miền Nam Việt Nam ra thông cáo 1965, tôi mới học xong lớp Đệ Tam (lớp Mười ngày nay). Vào năm học tiếp đó, cha Phêrô Hoàng Kym, nay là Tổng đại diện Giáo phận Qui Nhơn, đã giải thích cho lớp chúng tôi nội dung thông cáo ấy.

Năm tôi học lớp dự bị của Giáo Hoàng Học Viện thì Đức Cha Kontum ngày nay đang là thầy Micae Hoàng Đức Oanh của lớp sắp ra trường. Một hôm ngài đưa cho tôi mấy trang giấy đánh máy và bảo:

- Chú đọc và sửa văn giúp anh, sao cho người lương nghe qua là hiểu ngay.

Tôi còn nhớ rõ đó là bản văn Tin mừng theo Thánh Luca kể chuyện Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabét.

Rồi tôi được mời tham dự buổi suy tôn Lời Chúa ngoài trời của ngài dành cho bà con cả lương lẫn giáo tại khóm Đông Tĩnh, Hà Đông, Đà Lạt. Mục tiêu cử hành buổi ấy là để giúp người dân suy tư, đi từ việc tôn kính Ông Bà Tổ Tiên đến việc kính thờ Thiên Chúa. Niềm ước mơ của cậu tiểu chủng sinh kia giờ đây được Giáo Hội đẩy vào một định hướng thật rõ...

Về sau tôi đọc thấy trong quyển “Bảy thói quen giúp bạn trẻ thành đạt” lời khuyên của tác giả của Sean Covey: “Hãy định rõ mục tiêu trong đầu trước khi bắt tay vào việc”. Chính gia đình, lớp giáo lý, đoàn thể thiếu nhi Công Giáo rồi Tiểu chủng viện đã được Chúa Thánh Thần dùng để giúp tôi khẳng định ngay từ đầu mục tiêu đơn giản của ơn gọi là tôn vinh Danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Với ý thức ấy, tôi đã háo hức suốt cuộc hành trình hơn 50 năm của đời tận hiến và ngót 50 năm được đồng hành với niềm thao thức của Hội thánh qua việc áp dụng huấn thị “Plane compertum est”.

Hôm nay tôi cũng ước mong được nhìn thấy em, người chủng sinh yêu dấu của Chúa, khắc sâu chọn lựa của mình vào tâm trí: chọn lựa Chúa Kitô cùng với nỗi khắc khoải cứu rỗi các linh hồn dù bằng con đường hẹp của Ngài, để rồi 50 năm nữa khi tổng kết hành trình ơn gọi, em nhận ra rằng một khi ta đã miệt mài tìm kiếm Chúa, Chúa sẽ làm cho cả những đóng góp vô nghĩa nhất của ta nở hoa.

Em hãy định rõ trong tâm trí điều Chúa đang mong chờ em và hãy để chính Chúa trang bị em cho công cuộc của Ngài.

Viết xong tại nhà xứ Nam Hải, giáo phận Sài Gòn, rạng sáng ngày 02-12-2013.

Linh mục Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
 
Tin Đáng Chú Ý
Thanh trừng tại Bắc Hàn: Chú của Chủ Tịch Kim Jong Un bị hành quyết
Nguyễn Long Thao
18:07 12/12/2013
Thanh trừng lớn tại Bắc Hàn: Chú của Chủ Tịch Kim Jong Un là Jang Song Thaek đã bị hành quyết

Tin của hãng thông tấn CNN cho biết chú của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là ông Jang Song Thaek đã bị hành quyết trong ngày thứ Sáu 13 tháng 12 năm 2013 (Giờ Triều Tiên). Tin trên do hãng thông tấn Trung Ương của Bắc Hàn loan tải.

Theo hãng thông tấn nói trên, tòa án quân sự Bắc Hàn đã xử ông Jang Song Thaek trong ngày thứ Năm với tội danh phản quốc, có âm mưu lật đổ chính quyền. Cũng theo hãng tin của Bắc Hàn, trong phiên tòa ,tất cả các tôi ác của ông Jang Song Thaek đã được tuyên đọc và bị can đã cúi đầu nhận tội.

Cũng nên nhắc lại ông Jang Song Thaek kết hôn với em gái của bố Kim Jong Un. Gần đây ông này được coi là nhân vật quyền uy vào bậc thứ hai sau Kim Jong Un tại Bắc Hàn.
Các nhà quan sát thời cuộc Bắc Hàn cho rằng đây là vụ Kim Jong Un, 30 tuổi, muốn thâu tóm quyền lực.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Hôm Cần Cù
>Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
22:45 12/12/2013
SỚM HÔM CẦN CÙ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Hãy dành thì giờ để làm việc
Đó là giá của thành công.
(Lời của Mẹ Têrêsa Calcutta)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06/12 -12/12/2013 - Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Rôma - ĐTC Phanxicô là Nhân Vật Năm 2013 của báo Time
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:40 12/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha đã được tạp chí TIME chọn là nhân vật năm 2013.

Bà Nancy Gibbs, chủ bút báo Time, đã công bố quyết định này sáng thứ Tư 11 tháng 12. Bà cho biết thật là rất hiếm khi có một nhân vật mới xuất hiện trên sân khấu thế giới mà đã có thể nhanh chóng gây được rất nhiều sự chú ý như thế, từ người trẻ đến người già, những người có lòng tin và cả những người hoài nghi.

Trước tin này cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã đưa ra một bản tuyên bố trong đó có đoạn viết: “Thật là một dấu hiệu tích cực khi một trong những cơ quan truyền thông có uy tín nhất quốc tế trao danh dự cho một người rao giảng các giá trị tinh thần, tôn giáo và đạo đức; và lên tiếng một cách hiệu quả cho hòa bình và công lý.”

Cha Federico Lombardi nói thêm: ‘Đức Thánh Cha không tìm kiếm những lời ngợi khen hay danh tiếng, nhưng chú trọng đến việc rao giảng Tin Mừng và khích lệ con người ngày nay sống theo tinh thần Phúc Âm. Nếu việc được chọn là nhân vật trong năm lôi cuốn con người ngày nay đến với thông điệp Tin Mừng nhiều hơn thì Đức Thánh Cha hoan nghênh việc ngài được chọn này.”

2. Đức Thánh Cha nói nạn đói hiện nay trên thế giới là tai tiếng trầm trọng nhất của nhân loại

Trong buổi triều yết chung sáng thứ Tư 11 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng chống lại tai ương của nạn đói trên thế giới. Ngài nói rằng đó là “vụ tai tiếng” trầm trọng vì trước tình cảnh hàng triệu người bị đói, thế giới vẫn thờ ơ, và những tình cảnh thê thảm này không làm con người xao xuyến và không thúc đẩy được con người trên thế giới ra tay hành động, cụ thể từng cá nhân, gia đình, cộng đồng, các tổ chức, các chính phủ, cần phải hành động để loại bỏ sự bất công này .

Đức Thánh Cha đã đề cập đến chiến dịch gần đây của Caritas Quốc tế với chủ đề "Một gia đình nhân loại, và thực phẩm cho mọi người", để chấm dứt nạn đói và việc phung phí thực phẩm.

Khi chiến dịch này được Caritas đề ra, Đức Thánh Cha đã ngay lập tức hỗ trợ chiến dịch với một video đã được Tòa Thánh đưa ra trong tuần này, trong đó ngài lưu ý rằng gần một tỷ người vẫn bị đói trên toàn thế giới ngày hôm nay, và nói: "Chúng ta không thể nhìn hướng khác và giả vờ như chuyện này không hề tồn tại.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nhấn mạnh rằng bài Tin Mừng hôm nay chỉ cho chúng ta con đường: đó là tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa và chia sẻ lương thực hàng ngày của chúng ta đồng thời không lãng phí thực phẩm.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm ngài khích lệ Caritas thực hiện sáng kiến này, và mời mọi người tham gia trong “làn sóng liên đới” do Caritas đề xướng.

Tiếp tục bài giáo lý hàng tuần về Kinh Tin Kính, Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu hiện diện rằng chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa về những điều mình đã làm và những điều mình lẽ ra phải làm nhưng đã không làm trong cuộc sống này.

Ngài nói thêm rằng Giáo Hội mời gọi chúng ta suy tư về phán quyết chung thẩm này với hy vọng vui tươi vì Chúa Giêsu sẽ luôn ở bên cạnh chúng ta. Tuy nhiên, ngài lưu ý rằng "Phán xét của Thiên Chúa diễn ra trong cuộc sống của chúng tôi mỗi ngày, đối với cách thức chúng ta đáp lại những lời giảng dạy của Chúa Kitô và bắt chước ngài trong việc phục vụ anh chị em của chúng ta"

3. Kết thúc khóa họp của Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha

Đức Thánh Cha đã chấp nhận đề nghị của các Hồng Y cố vấn và sẽ thành lập một Ủy ban đặc biệt của Tòa Thánh để bảo vệ các trẻ em.

Trong cuộc họp báo sáng thứ Năm mùng 5 tháng 12, Đức Hồng Y Sean O'Malley, dòng Capuchino, Tổng Giám Mục giáo phận Boston, Hoa Kỳ, là một trong tám vị Hồng Y cố vấn của Đức Giáo Hoàng về việc cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh, cho biết Ủy ban đặc biệt mà Đức Thánh Cha đồng ý thành lập, có nhiệm vụ cố vấn cho ngài về sự quyết tâm của Tòa Thánh trong việc bảo vệ các trẻ em, và quan tâm săn sóc mục vụ cho các nạn nhân bị lạm dụng. Ủy ban cũng trình báo về tình trạng hiện nay của các chương trình bảo vệ trẻ em, đưa ra những đề nghị về những sáng kiến mới từ phía các cơ quan trung ương Tòa Thánh, trong sự cộng tác với các Giám Mục, các Hội Đồng Giám Mục, các Bề trên và Hiệp Hội các Bề trên dòng tu, đề nghị tên của những người thích hợp để đồng loạt thực hiện các sáng kiến mới, trong số này có cả giáo dân, linh mục, tu sĩ nam nữ, chuyên về vấn đề an ninh trẻ em, về quan hệ với các nạn nhân, về sức khỏe tâm thần, và việc áp dụng luật pháp, v.v..

Đức Hồng Y O'Malley cũng nói rằng thành phần và thẩm quyền của Ủy ban sẽ được Đức Thánh Cha thông báo với một văn kiện thích hợp.

Cũng trong cuộc họp báo, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong 3 ngày họp, Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn đã duyệt qua các Bộ của Tòa Thánh với mục đích tiến hành việc cải tổ sâu rộng, cụ thể là đi tới một Tông Hiến mới, thay thế Tông Hiến Pastor bonus (Mục Tử nhân lành) do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 ban hành hồi tháng 6-1988 về các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Trong khóa họp thứ 3 từ ngày 17 đến 19 tháng 2 năm tới, Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn sẽ tiếp tục các công tác theo chiều hướng này, liền sau đó là công nghị các Hồng Y, trong hai ngày 20 và 21 tháng 2. Ngày 22 tháng 2, Đức Thánh Cha sẽ tấn phong các tân Hồng Y. Ngày 23 tháng 2 sau đó, ngài sẽ chủ sự thánh lễ với các tân Hồng Y và Hồng Y đoàn.

Tiếp đến, trong hai ngày 24 và 25 tháng 2, sẽ có khóa họp của Hội đồng chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa đặc biệt, sẽ tiến hành từ ngày 5 đến 19 tháng 10 năm tới, 2014, về ”Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh truyền giảng Tin Mừng”

4. Đức Thánh Cha tiếp kiến Ủy ban Thần Học quốc Tế

Trong buổi tiếp kiến sáng thứ Sáu mùng 6 tháng 12, dành cho Ủy ban thần học quốc tế, Đức Thánh Cha tái khẳng định rằng không thể sử dụng bạo lực nhân danh Thiên Chúa.

30 nhà thần học quốc tế nhóm khóa họp thường niên trong tuần này tại Vatican từ 2 đến 6-12, dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Chủ tịch Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin. Điều hợp khóa họp là linh mục Tổng thư ký Serge-Thomas Bonino, Dòng Đaminh người Pháp.

Trong 5 ngày họp, 30 nhà thần học quốc tế tiếp tục nghiên cứu 3 đề tài quan trọng: trước tiên là độc thần giáo, tiếp đến là ý nghĩa đạo lý xã hội của Hội Thánh trong bối cảnh rộng lớn hơn của đạo lý Kitô; sau cùng là vấn đề sensus fidei, tức là cảm thức đức tin.

Chào đón Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục Gerhard Mueller, chủ tịch Ủy ban thần học quốc tế nói:

“Chúng con chân thành cám ơn Tòa Thánh và đặc biệt là Bộ giáo lý đức tin”.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đề cập đến đề tài thứ nhất được Ủy ban thần học quốc tế bàn tới là “tương quan giữa tôn giáo độc thần và bạo lực”, và ngài khẳng định rằng

“Thiên Chúa không phải là một đe dọa cho con người! Niềm tin nơi Thiên Chúa và Ba Ngôi Chí Thánh không thể và không bao giờ có thể sinh ra bạo lực và bất bao dung.”

Trái lại, theo Đức Thánh Cha, đặc tính phù hợp với lý trí mang lại cho đức tin một chiều kích đại đồng, có khả năng liên kết những người thiện chí với nhau.

Đức Thánh Cha nói thêm:

“Anh em có nghĩa vụ quan trọng là phải đề ra những tiêu chuẩn giúp phân định những sự diễn tả đích thực cảm thức của các tín hữu”

Đức Thánh Cha không quên cảnh giác các nhà thần học trước những cám dỗ như tâm hồn trở nên khô cằn, kiêu ngạo, và thậm chí cả tham vọng nữa. Ngài nói: “Thánh Phanxicô Assisi có lần đã gửi một thư ngắn cho thầy Antonio thành Padova, trong đó ngài viết: “Tôi muốn thầy dạy thánh khoa thần học cho anh em, miễn là trong việc nghiên cứu, thầy không dập tắt tinh thần nguyện gẫm và sùng mộ”.

5. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 8 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm

Theo lịch chung của Giáo Hội hoàn vũ, ngày 8 tháng 12 là Chúa Nhật thứ 2 mùa vọng, nên lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm được dời sang ngày thứ hai hôm sau, 9-12. Nhưng Bộ Phụng Tự đã đặc biệt cho phép tất cả các giáo phận tại Italia được mừng kính Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm vào ngày Chúa Nhật 8 tháng 12 này.

Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa mầu nhiệm Đức Mẹ được đặc ân vô nhiễm nguyên tội, dựa trên bài Tin Mừng của ngày lễ. Ngài nói:

Anh chị em thân mến, chào Anh Chị em!

Chúa Nhật thứ hai mùa vọng này, trùng vào lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, và vì thế, cái nhìn của chúng ta bị thu hút vì vẻ đẹp của Mẹ Chúa Giêsu, là Mẹ chúng ta! Giáo Hội rất vui mừng chiêm ngắm Mẹ là “Người đầy ơn phúc” (Lc 1,28), và khi bắt đầu bằng những lời này, tất cả chúng ta hãy kinh chào Mẹ: “Đầy ơn phúc”. Chúng ta hãy nói ba lần: “Đầy ơn phúc!”. Tất cả: “Đầy ơn phúc... Thiên Chúa đã nhìn Mẹ ngay từ lúc đầu tiên trong kế hoạch yêu thương của Chúa. Mẹ Maria nâng đỡ chúng ta trong hành trình hướng về Lễ Giáng Sinh, vì Mẹ dạy chúng ta cách sống Mùa Vọng này trong sự chờ đợi Chúa.

Tin Mừng theo thánh Luca trình bày cho chúng ta một thiếu nữ ở thành Nazareth, một thị trấn nhỏ bé của miền Galilea, ở vùng biên cương của đế quốc Roma và ở ngoài lề của Israel. Vậy mà Mẹ đã được Thiên Chúa đoái nhìn đến, đã chọn Mẹ làm mẹ của Chúa. Do chức phận làm mẹ ấy, Đức Maria đã được gìn giữ khỏi mắc tội tổ tông truyền, nghĩa là khỏi sự rạn nứt trong tình hiệp thông với Thiên Chúa, với tha nhân và với thiên nhiên, vốn làm thương tổn sâu xa cho mỗi người. Nhưng sự rạn nứt ấy đã được chữa lành trước nơi Mẹ của Đấng đã đến để giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi. Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội đã được ghi trong kế hoạch của Thiên Chúa; là kết quả của tình yêu Thiên Chúa Đấng cứu độ thế giới.

Và Đức Mẹ không bao giờ xa lìa tình yêu ấy; trọn cuộc sống, trọn con người của Mẹ là một lời “xin vâng” đối với Thiên Chúa. Nhưng thực ra điều ấy không dễ dàng đối với Mẹ! Khi Sứ thần gọi Mẹ là “Người đầy ơn phúc”, Mẹ rất “xao xuyến”, vì trong sự khiêm hạ, Mẹ cảm thấy mình không là gì cả trước Thiên Chúa. Sứ thần Chúa trấn an Mẹ: “Hỡi Maria, xin đừng sợ, vì Trinh Nữ đã được ân phúc nơi Thiên Chúa. Và này đây Trinh Nữ sẽ thụ thai một con trai.. và sẽ gọi Người là Giêsu”. Lời loan báo này càng làm cho Mẹ Maria giao động hơn nữa, vì Mẹ chưa thành hôn với Giuse; nhưng Sứ thần nói thêm: “Thánh Linh sẽ ngự xuống trên Trinh Nữ.. vì thế hài nhi sinh ra sẽ là thánh và được gọi là Con Thiên Chúa”. Mẹ Maria lắng nghe, trong tâm hồn vâng phục và thưa lại: “Này tôi là nữ tỳ Chúa: xin xảy đến cho tôi theo lời ngài”.

“Mầu nhiệm về thiếu nữ thành Nazareth ấy là người ở trong con tim của Thiên Chúa, không phải là điều xa lạ đối với chúng ta. Thực vậy, Thiên Chúa yêu thương đoái nhìn mỗi người nam nữ! Thánh Phaolô Tông đồ quả quyết rằng Thiên Chúa “đã chọn chúng ta trước khi tạo thành vũ trụ để chúng ta được nên thánh thiện và không tỳ ố”. Cả chúng ta, từ đời đời, đã được Thiên Chúa chọn để sống một cuộc đời thánh thiện, được giải thoát khỏi tội lỗi. Đó là một dự phóng yêu thương mà Thiên Chúa lập lại mỗi khi chúng ta đến cùng Ngài, nhất là qua các bí tích.

Vì thế, trong đại lễ này, khi chiêm ngắm Đức Mẹ vô nhiễm của chúng ta, chúng ta cũng nhìn nhận vận mệnh đích thực nhất của chúng ta, ơn gọi sâu xa nhất của chúng ta, đó là: được yêu mến, được tình thương biến đổi. Chúng ta hãy nhìn Mẹ, và để cho Mẹ nhìn ngắm chúng ta; để học cách trở nên khiêm nhường hơn, can đảm hơn trong việc sống theo Lời Chúa; để đón nhận vòng tay dịu dàng của Chúa Giêsu, Con của Người, vòng tay ban cho chúng ta sự sống, hy vọng và an bình.

6. Kính viếng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm

Lúc 4 giờ chiều Chúa Nhật 8 tháng 12, tiếp nối một truyền thống từ lâu đời, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến đặt vòng hoa tôn kính và cầu nguyện trước cột đài Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Quảng trường Tây Ban Nha và trước trụ sở của Bộ truyền giáo. Cột đài này được Đức Chân phước Giáo Hoàng Piô 9 khánh thành ngày 8 tháng 9 năm 1857, tức là 3 năm sau khi tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cột cao 11,81 mét trên đó có tượng Đức Mẹ đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.

Khi Đức Thánh Cha tiến vào con đường Condotti, đã có đông đảo các tín hữu chờ hai bên đường để chào đón ngài. Ngài đừng lại trước Nhà thờ Chúa Ba Ngôi của các cha dòng Đa Minh người Tây Ban Nha, để nhận sự chào đón của Hiệp hội các thương gia tại khu vực có những cửa tiệm nổi tiếng nhất của thành Roma.

Tại Quảng trường Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Vallini, Giám quản Roma và ông đô trưởng Roma, Ignazio Marino, và ông chủ tịch miền Lazio, Nicola Zingaretti đón tiếp. Đặc biệt tại đây có sự hiện diện của 150 anh chị em bệnh nhân ngồi trên xe lăn, do tổ chức từ thiện Unitalsi giúp đưa từ đảo Sardegna tới đây, cùng với hàng ngàn tín hữu. Ngoài ra cũng có sự hiện diện của Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo và hai vị Tổng Giám Mục Tổng thư ký của Bộ là Savio Hàn Đại Huy và Protase Rugambwa.

Sau lời nguyện mở đầu và đoạn sách Tông Đồ công vụ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh nguyện dâng lên Mẹ Thiên Chúa:

“Lạy Đức Trinh Nữ thánh và vô nhiễm, với lòng tín thác và yêu mến, chúng con hướng về Mẹ, Mẹ là vinh dự của dân tộc chúng con và là người ân cần bảo vệ thành thị của chúng con.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Đấng tuyệt đẹp, chẳng có tội lỗi nơi Mẹ. Xin khơi dậy trong chúng con một ước muốn mới là được nên thánh: xin cho ánh quang chân lý được rạng ngời trong lời nói của chúng con, cho bài ca bác ái vang dội trong các hoạt động của chúng con, và sự tinh tuyền và khiết tịnh ngự trị trong thân xác và tâm hồn chúng con, cho trọn vẹn vẻ đẹp của Tin Mừng hiện diện trong đời sống chúng con.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Đấng tuyệt đẹp! Lời của Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong Mẹ.

Xin làm cho chúng con đừng đánh mất ý nghĩa hành trình trần thế của chúng con: xin cho ánh sáng dịu dàng của đức tin chiếu sáng những ngày đời của chúng con, cho sức mạnh an ủi của hy vọng hướng dẫn bước chân của chúng con, cho sức nóng lan tỏa của tình yêu linh hoạt con tim của chúng con, cho mắt của tất cả chúng con hướng nhìn về nơi Thiên Chúa, nơi có niềm vui đích thực.

Lạy Mẹ Maria là Đấng tuyệt đẹp, xin lắng nghe lời nguyện của chúng con, nghe lời khẩn cầu của chúng con: xin Mẹ là vẻ đẹp của tình yêu thương xót của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu trong chúng con, xin Mẹ là vẻ đẹp thần linh đến cứu thoát chúng con, thành thị của chúng con và toàn thế giới. Amen

Rồi Đức Thánh Cha đã dâng vòng hoa tôn kính Đức Mẹ, trong khi cộng đoàn hát kinh cầu Đức Bà, rồi bài ca Ave Maria, trước khi ngài ban phép lành cho mọi người. Ngài chào thăm một số bệnh nhân ngồi trên xe lăn.

Rời đài Đức Mẹ, trên đường về, Đức Thánh Cha còn đến Đền thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của Dân Roma. Thói quen này đã được Đức Gioan 23 khởi sự, rồi được Đức Gioan Phaolô 2 tiếp nối cho đến năm 1995, rồi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 năm 2006.

Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài đến kính viếng và cầu nguyện trước Ảnh Đức Mẹ tại đây ngay sáng hôm 14 tháng 3 sau khi được bầu làm Giáo Hoàng.

7. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói về tình trạng sức khoẻ của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 “vẫn minh mẫn và thỉnh thoảng vẫn tiếp khách”, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã cho biết như trên hôm thứ Bẩy 7 tháng 12.

Đức Cha Georg Gänswein đóng một vai trò rất đặc biệt. Ngài hợp tác chặt chẽ với cả hai vị Giáo Hoàng. Ngài là chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, và đồng thời là thư ký riêng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và sống chung với ngài tại tu viện Mater Ecclesiae. Đức Cha là một trong rất ít người có cơ hội tiếp xúc với cả hai vị hàng ngày.

Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein cho biết:

"Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 có tiếp khách. Tuy nhiên, với một số lượng lành mạnh, nghĩa là không quá nhiều. Việc tiếp khách là niềm vui của ngài, và không phải là một gánh nặng. "

Cụ thể nhất là sau lễ Giáng Sinh, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ tiếp một vị khách đặc biệt là Đức Ông Georg Ratzinger, bào huynh của ngài.

Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói thêm:

"Bào huynh của ngài sẽ đến sau lễ Giáng sinh, và sẽ ở đây cho đến cuối tháng Giêng năm tới. Chúng tôi biết Đức Ông sẽ mừng sinh nhật thứ 90 vào tháng Giêng, và Đức Ông sẽ ở đây với chúng tôi."

Đức Cha Georg Gänswein cũng cho biết Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 có sức khỏe tốt và tinh thần vẫn sáng suốt.

"Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 khoẻ mạnh. Dù lớn tuổi, nhưng ngài có một tinh thần minh mẫn, rất sáng suốt. Mùa Vọng đối với người Đức là rất đẹp vì chúng tôi có lòng sùng kính đặc biệt, rất rõ ràng biến cố này và điều này cũng áp dụng với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16."

Ngày 27 tháng Tư năm tới, 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phong thánh cho Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Được hỏi liệu Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 sẽ hiện diện trong buổi lễ hay không, Đức Cha Georg Gänswein nói khả năng ấy có thể xảy ra.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã phong Chân Phước cho vị tiền nhiệm của ngài ngày 1 tháng Năm năm 2011.

8. Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân

Trong buổi tiếp kiến 80 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, sáng thứ Bẩy ngày 7 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ các tín hữu hãy linh hoạt sự hiện diện của Giáo Hội trong lãnh vực truyền thông, theo tinh thần Tin Mừng.

Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân nhóm họp trong 3 ngày từ thứ Năm mùng 5 tháng 12 về đề tài “Loan báo Chúa Kitô trong thời đại kỹ thuật số”, dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Stanislaw Rylko người Ba Lan, là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân. Trong số các tham dự viên có 12 Hồng Y, hơn 20 giáo dân thành viên cùng với một số chuyên gia cố vấn.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến truyền thống của Giáo Hội ngay từ những thế kỷ đầu tiên vẫn quan tâm đến vấn đề đức tin và văn hóa: tìm hiểu, đối thoại với nền văn hóa xung quanh, đón nhận và thăng hoa những yếu tố tích cực. Đó cũng là điều các Giáo Phụ đã làm, đứng trước các nền triết học sâu xa. Các vị đã không thỏa hiệp với một số ý tưởng trái ngược với đức tin, nhưng biết nhìn nhận và hấp thụ những ý niệm cao cả nhất, biến đổi chúng từ bên trong dưới ánh sáng Lời Chúa.

Cũng vậy đối với văn hóa truyền thông và kỹ thuật tân tiến ngày nay. Đức Thánh Cha nói: “Giữa những cơ may và nguy hiểm của các mạng internet, cần thẩm định giá trị của mọi sự, với ý thức rằng chắc chắn chúng ta sẽ thấy trong đó những 'đồng tiền giả', những ảo tưởng nguy hiểm và những cạm bẫy cần tránh. Nhưng được Thánh Linh hướng dẫn, chúng ta cũng sẽ khám phá những cơ may quí giá để dẫn đưa con người tới tôn nhan rạng ngời của Chúa”.

Đức Thánh Cha nhận định rằng “Trong số những khả thể mà ngành truyền thông kỹ thuật số cống hiến, điều quan trọng nhất liên hệ tới việc loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, thủ đắc những khả năng chuyên môn mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn cần gặp gỡ những con người nam nữ thực sự, nhiều khi bị thương tổn và ngỡ ngàng lạc hướng, để cống hiến cho họ những lý lẽ hy vọng chân thực. Việc loan báo còn phải có những quan hệ chân chính giữa con người với nhau và nhắm đến một cuộc gặp gỡ với Chúa.”

Vì thế, - Đức Thánh Cha nói- Internet mà thôi thì chưa đủ, kỹ thuật cũng không đủ. Cần làm sao để Giáo Hội hiện diện trên Internet với lối sống Tin Mừng; cần hiện diện trong các môi trường mà đối với bao nhiêu người, nhất là người trẻ, đó là một thứ môi trường sống của họ, để khơi dậy những thắc mắc không thể dồn nén được của con tim về ý nghĩa của cuộc sống, và chỉ dẫn con đường dẫn tới Đấng là câu trả lời, là Lòng Từ Bi Chúa nhập thể, là chính Chúa Giêsu Kitô”

9. Đức Thánh Cha Phanxicô gởi điện văn chia buồn với nhân dân Nam Phi trước cái chết của cố tổng thống Nelson Mandela.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Hôm thứ Sáu mùng 5 tháng 12, Đức Thánh Cha đã vinh danh ông Nelson Mandela và bày tỏ hy vọng rằng gương sáng của cố Tổng thống sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ người dân Nam Phi trong việc thăng tiến công lý và lợi ích chung lên hàng đầu trong những khát vọng chính trị của họ.

Trong điện văn chia buồn gởi Tổng thống Jacob Zuma của Nam Phi, Đức Thánh Cha viết:

Thật là nỗi buồn khi tôi nhận được tin về cái chết của cựu Tổng thống Nelson Mandela. Tôi gửi lời chia buồn và cầu nguyện đến gia đình ông Mandela, và tới các thành viên của Chính phủ và tất cả người dân Nam Phi. Xin phó thác linh hồn của người quá cố cho lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa toàn năng. Tôi cầu xin Chúa an ủi và nâng đỡ tất cả những ai đang than khóc sự mất mát này. Xin cho các cam kết kiên định mà ông Nelson Mandela đã dấn thân tiếp tục thăng tiến nhân phẩm của tất cả các công dân Nam Phi, và góp phần xây dựng một Nam Phi mới trên nền tảng vững chắc về bất bạo động, hòa giải và sự thật. Tôi cầu nguyện rằng gương của cố Tổng thống sẽ truyền cảm hứng cho những thế hệ người dân Nam Phi để đưa công lý và công ích lên hàng đầu trong những ước vọng chính trị của họ. Với những tâm tình này, tôi nguyện xin Thiên Chúa cho tất cả người dân Nam Phi những ân sủng của hòa bình và thịnh vượng.

10. Một cuốn sách giáo dục trẻ em về ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh

Dưới những quảng cáo thương mại ồn ào, đối với nhiều trẻ em Giáng Sinh dường như đồng nghĩa với những cây thông lớn, những đồ trang trí , quà tặng và tất cả mọi thứ tương tự. Cuốn sách dành cho trẻ em có tiêu đề “Bambinelli Sunday” cố gắng đưa mọi sự trở lại đúng với những ý nghĩa thực sự bằng cách tập trung vào ý nghĩa việc Chúa xuống thế làm người ở giữa chúng ta.

Từ “Bambinelli” có nghĩa là Hài Nhi Giêsu. Cuốn sách kể về câu chuyện của một cậu bé mà ông ngoại cậu có một cửa hàng thủ công mỹ nghệ ở Naples. Nhưng gần đến lễ Giáng sinh, trong khi chơi đá banh, cậu bé lại vô tình phá vỡ một phần của một cảnh Giáng sinh, cụ thể là cậu làm bể tượng Chúa Hài Nhi Giêsu .

Những gì xảy ra tiếp theo là cuộc hành trình với ông bà của cậu, bạn bè và thậm chí cả những người lạ. Cuối cùng, cậu có một kinh nghiệm đáng ngạc nhiên ở Rôma khi tham dự với hàng ngàn người Công Giáo khác trong những lễ nghi ở Quảng trường Thánh Phêrô cùng với Đức Giáo Hoàng .

Cuốn sách được ưa chuộng tại Ý này viết bằng tiếng Anh bởi Amy Welborn và được minh họa bởi những hình ảnh của hoạ sĩ Ann Kissane Engelhart. Cuốn sách đã được khởi sự từ năm ngoái với ý hướng dành riêng cho Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

11. Cao ủy tị nạn Liên Hợp Quốc cám ơn Đức Giáo Hoàng về những hỗ trợ cho người tị nạn

Hôm thứ Sáu mùng 6 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ông António Guterres là chủ tịch Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc.

Hai vị đã đề cập đến cuộc khủng hoảng trong vùng Địa Trung Hải. Ông Guterres đã cảm ơn Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần kêu gọi toàn thế giới chú ý đến cuộc sống của những người rời bỏ quê hương của họ để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.

Các vị cũng đã đề cập đến tình hình ở Syria. Bạo lực vẫn tiếp tục hoành hành tại đất nước này, và bây giờ đã có đến hai triệu người Syria trốn sang các nước láng giềng. Guterres cũng bày tỏ mối quan tâm của ông với chính sách gần đây của các nước châu Âu muốn hạn chế việc tiếp nhận những người tị nạn Syria.

12. Đức Thánh Cha nói hãy bền bỉ trong lời cầu nguyện

Khẩn khoản và bền đỗ trong lời cầu nguyện, và đừng sợ rằng cầu nguyện như thế là làm phiền Thiên Chúa, vì người Kitô hữu xác tín rằng Thiên Chúa đang lắng nghe những lời cầu nguyện của họ. Đó là ý tưởng chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng thứ Sáu mùng 6 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha nói:

"Thiên Chúa có thể làm điều đó. Khi nào hoặc Ngài làm cách nào thì chúng ta không biết. Đó là sự bảo đảm của lời cầu nguyện. Điều cần thiết là phải nói cách trung thực với Chúa: ‘Lạy Chúa, con mù lòa, con đang cần điều đó. . con bị bệnh này, con phạm tội kia, con đang phải chịu những đau đớn này.’ Nhưng luôn luôn phải đúng với sự thật. Chúng ta hãy nghĩ đến nhu cầu của mình trong lời cầu nguyện của chúng ta. Nếu chắc chắn chúng ta có nhu cầu thực sự và chúng ta nói trong sự thật, thì chúng ta có thể tin chắc chắn rằng Chúa có thể thực hiện những gì chúng ta xin."

Đức Thánh Cha đã trích dẫn những thí dụ trong Tin Mừng khi có những người xin Chúa Giêsu giúp họ, và Ngài đã nhận lời. Đó là những người không bao giờ bỏ cuộc, và họ tin tưởng nơi Ngài.

13. Đức Thánh Cha tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Vọng của giáo triều Rôma

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Vọng đầu tiên vào sáng thứ Sáu mùng 6 tháng 12, tại Nhà nguyện Redemptoris Mater. Cha Raniero Cantalamessa thuộc dòng Phanxicô, và là giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng đã trình bày những suy tư về những cống hiến mà đời sống và sứ điệp của Thánh Phanxicô có thể mang lại cho Giáo Hội, đặc biệt là trong dịp Giáng sinh .

Chủ đề bài giảng của ngài là “Hướng tới biến cố Giáng sinh với sự đồng hành của Thánh Phanxicô thành Assisi”

Cantalamessa nói rằng việc cải cách của Giáo Hội phải được thực hiện thông qua con đường thánh thiện. Ngài cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự khiêm nhường trong cung cách sống của Thánh Phanxicô thành Assisi. Sau khi hoán cải, ngài dành toàn tâm toàn trí phục sự Chúa và Giáo Hội.

14. Hàng trăm ngàn Kitô hữu chạy trốn cuộc thanh trừng tôn giáo tại Trung Phi. Đức Giáo Hoàng gặp tổng thống Congo.

Sáng thứ Hai 9 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Congo là ông Denis Sassou Nguesso tại Điện Tông Tòa của Vatican. Cuộc gặp gỡ này có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt xét vì những gì đang diễn ra tại nước lân bang là Cộng hòa Trung Phi.

Tháng Ba vừa qua phong trào Hồi Giáo cực đoan Séléka cướp chính quyền tại Cộng hòa Trung Phi sau cuộc đảo chính lật đổ tổng thống hợp hiến là ông François Bozizé. Phong trào này lập tức tăng tốc một cuộc thanh trừng tôn giáo trên quy mô toàn quốc nhằm Hồi Giáo hóa toàn đất nước.

Trong bản tin đánh đi hôm Chúa Nhật 8 tháng 12, thông tấn xã AP ghi nhận 40,000 Kitô hữu đang trốn trong Trung Tâm Truyền Giáo Bossangoa của Giáo Hội Công Giáo dưới sự bảo vệ của 400 quân nhân của quân đội Pháp. Bossangoa là một thành phố nhỏ ở phía Tây nước này nơi bình thường chỉ có 35,000 dân sinh sống.

Tổng thống Pháp hứa tăng quân Pháp trong vùng lên 1,600. Trong khi đó, 2,500 quân nhân thuộc Liên Hiệp Phi Châu cũng đang được điều tới thủ đô Bangui nơi một linh mục nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc là có 5,000 người đang trốn trong nhà thờ của ngài và các thành viên Séléka sẵn sàng bắn chết bất cứ Kitô hữu nào chúng bắt được trên đường phố.

Đức Tổng Giám Mục Dieudonné Nzapalainga của tổng giáo phận thủ đô Bangui ước lượng phải có đến hàng trăm ngàn các Kitô hữu đang phải tản cư.

Đức Thánh Cha đã có cuộc hội kiến riêng với tổng thống Denis Sassou Nguesso trong thư viện Giáo Hoàng về những gì đang diễn ra trong khu vực. Hai vị cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa hai nước, cũng như vai trò của Giáo Hội ở Congo, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

Sau cuộc tiếp kiến riêng, tổng thống Congo đã giới thiệu với Đức Thánh Cha phái đoàn của mình, trong đó có các vị Bộ trưởng và Đại sứ Congo cạnh Tòa Thánh.

Tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng đã hai tạp chí về địa lý chính trị Phi Châu, trong đó có những bài ông viết về một phương thế phát triển bền vững và an ninh ở châu Phi. Đáp lại, Đức Giáo Hoàng đã cho tặng tổng thống một huy chương triều đại giáo hoàng của Ngài.

15. Đức Thánh Cha nói: Các Kitô hữu đừng nói một đàng làm một nẻo

Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Năm 5 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng các Kitô hữu Kitô hữu đừng nói một đàng làm một nẻo. Làm như thế chỉ gây đau thương và chia rẽ trong Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói:

"Những lời nói của người tín hữu Kitô vắng bóng Chúa Kitô chỉ dẫn đến hư không, tự mãn, và quyền lực. Thiên Chúa hạ bệ những kẻ như thế. Chúng ta thấy điều ấy thường xuyên trong suốt lịch sử ơn cứu độ. Bà Anna, mẹ của tiên tri Samuel đã nói như thế. Đức Maria trong kinh Magnificat cũng nói như vậy. Chúa phá hủy những gì là phù hoa, là vênh váo tự hào của những ai tin rằng họ vững chãi như đá tảng. "

Đức Giáo Hoàng nói khi chúng ta nghe Lời Chúa và đưa Lời Chúa vào thực tế cuộc sống, thì đó là lúc chúng ta xây dựng đời mình trên một tảng đá ổn định.

16. Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ với Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Công Giáo Coptic Ai Cập

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho tình trạng chia rẽ và thù nghịch sớm được chấm dứt Thánh Địa và Trung Đông, và hòa bình được vãn hồi tại các miền này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài giảng thánh lễ đồng tế sáng ngày 9 tháng 12, tại nguyện đường Nhà Trọ Thánh Marta ở Vatican, cùng với Đức Thượng Phụ Ibrahim Isaas Sidrak, Giáo chủ Công Giáo Coptic Ai Cập, đến Roma để cử hành thánh lễ hiệp thông với Đức Thánh Cha sau khi đắc cử Thượng Phụ.

Hiện diện trong thánh lễ cũng có Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, một số Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ và tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo Coptic.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

"Tôi vui mừng vì lần đầu tiên trong tư cách là Giám Mục Rôma tôi được chào đón Đức Thượng Phụ đến đây để hoàn thành một hành động quan trọng trong sự hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô."

Dựa vào các bài đọc trong thánh lễ, Đức Thánh Cha khích lệ cộng đoàn Công Giáo tại Ai Cập hãy “can đảm, đừng sợ hãi” dù đang phải chịu tình trạng bất an và bạo lực, nhiều khi chỉ vì đức tin Kitô. Ngài cũng nói rằng:

“Chúng ta hãy tín thác cầu nguyện để tại Thánh Địa và toàn vùng Trung Đông, hòa bình luôn có thể trỗi dậy từ những chướng ngại quá thường xuyên và nhiều khi ở trong tình trạng thê thảm. Ước gì những chia rẽ và hận thù được chấm dứt mãi mãi. Ước gì những hiệp định hòa bình, nhiều khi bị tê liệt vì những đối nghịch và những quyền lợi đen tối, được mau lẹ mở lại. Và sau cùng ước gì những bảo đảm thực sự về tự do tôn giáo được thực hiện cho tất cả mọi người, cùng với quyền của các tín hữu Kitô được sống thanh thản tại nơi họ sinh ra, nơi quê hương mà họ yêu mến từ 2 ngàn năm nay, hầu góp phần như từ trước đến nay cho thiện ích của mọi người”.

Giáo Hội Công Giáo Coptic Ai Cập chỉ có gần 166 ngàn tín hữu với 1 Thượng Phụ, 6 Giám Mục chính tòa và 3 Giám Mục phụ tá. Ngoài Giáo Hội Công Giáo Coptic, tại Ai Cập còn có Giáo Hội Chính Thống Coptic chiếm khoảng 8% trong tổng số 85 triệu dân.

17. Cuốn sách đầu tiên viết về Đức Thánh Cha Phanxicô.

Theo truyền thống, các vị Giáo Hoàng thường không chấp nhận các cuộc phỏng vấn. Nhưng linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro đã phá vỡ khuôn sáo ấy thành công trong cuộc phỏng vấn được Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho tạp chí "American Magazine", một ấn phẩm của Dòng Tên tại Hoa Kỳ.

Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp nhận. Cuộc phỏng vấn đã phác thảo ra những ưu tiên hàng đầu của Đức Tân Giáo Hoàng trong việc loan báo Tin Mừng và cải cách hệ thống quản trị của Giáo Hội.

Cha Antonio Spadaro, là Giám Đốc Civilttà Cattolica, cho biết như sau:

"Đức Giáo Hoàng nhẹ nhàng từ tốn, nhưng ngài cũng giống như một ngọn núi lửa. Khi nói, ngài không theo một cuộc trò chuyện thẳng thừng, thay vào đó khi lên khi xuống. Đầu tiên ngài tung ra một cái gì đó để thách đố bạn, sau đó, ngài lại tiếp tục tung ra những thách đố khác. Thành ra, để sản phẩm cuối cùng có ý nghĩa bạn phải xâu tất cả lại với nhau và trình bày lại toàn bộ cuộc đối thoại. Phỏng vấn ngài không thể thực hiện theo dạng thức những câu hỏi và trả lời đơn giản."

Nội dung cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha giờ đây được viết thành sách với nhan đề “My Door is Always Open” – Cánh cửa của tôi lúc nào cũng rộng mở.

Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga, một trong 8 vị Hồng Y cố vấn cho Đức Thánh Cha cho biết như sau:

"Tựa đề của cuốn sách đã nói rất nhiều về thái độ của Đức Giáo Hoàng. Với Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị, cụm từ chính của ngài là : ‘Đừng sợ’. Đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 là ‘Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô’ và bây giờ với Đức Thánh Cha Phanxicô đó là ‘Cánh cửa của tôi lúc nào cũng rộng mở’"

Cha Antonio Spadaro nói thêm:

"Khi viết và xuất bản cuộc phỏng vấn này, tôi nhận thấy rằng vẫn còn rất nhiều việc phải nói. Tôi thấy cần chia sẻ những điều tôi đã do dự chưa muốn xuất bản, vì rất khó để giải thích."

Cuộc phỏng vấn đã được thực hiện trong ba buổi chiều hồi vào tháng Tám. Đó là khoảng thời gian khi Đức Giáo Hoàng đang chuẩn bị cho tông huấn đầu tiên của Ngài.

Vì đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên của Đức Giáo Hoàng, cho nên trong buổi ra mắt cuốn sách người ta thấy đông đủ rất nhiều vị như cha Fabian Padacchio, người Á Căn Đình, là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng và Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

18. Đức Giáo Hoàng nói: Một Kitô hữu không có niềm hy vọng đang sống một cuộc đời vô nghĩa

Trong bài giảng sáng thứ Ba 10 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến sự dịu dàng của Thiên Chúa. Ngài nói rằng Thiên Chúa an ủi mỗi Kitô hữu với sự dịu dàng, và mang lại hy vọng cho cuộc đời của họ. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo về những nguy cơ con người đánh đi mất hy vọng.

Đức Thánh Cha nói:

"Khi người tín hữu Kitô quên đi hy vọng của mình, hoặc tệ hơn, là đánh mất đi niềm hy vọng, thì cuộc sống của người ấy là vô nghĩa. Lúc đó đời người ấy như húc phải một một bức tường: Tất cả là hư vô. Nhưng Chúa an ủi chúng ta và dẫn đưa chúng ta về phía trước với niềm hy vọng."

Kết thúc bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nói rằng Thiên Chúa không bao giờ sợ tiếp cận con người với sự dịu dàng. Ngược lại, các Kitô hữu cũng đừng bao giờ sợ hãi tìm kiếm niềm ủi an nơi Thiên Chúa.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 13/12 -19/12/2013 - Phép lành và ơn Toàn Xá nhân Lễ Giáng Sinh - Những biến cố nổi bật trong năm qua
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:40 12/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Phép lành và ơn Toàn Xá nhân Lễ Giáng Sinh.

Sáng thứ Tư 25 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đọc thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Sau khi đọc thông điệp, Đức Thánh Cha sẽ đọc công thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới theo dõi thông điệp của ngài qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu.

Điều kiện để được ơn toàn xá là các tín hữu cần giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện LUẬT định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Xin quý vị và anh chị em đón xem phóng sự đặc biệt này. Bên cạnh đó, Lan Vy cũng xin lưu ý quý vị và anh chị em là VietCatholic sẽ có những phóng sự đặc biệt sau đây:

- Lễ Vọng Giáng Sinh tại Giêrusalem do Đức Thượng Phụ Fouad Twal cử hành tại chính ngay nơi ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng thế làm người.
- Lễ Vọng Giáng Sinh tại Vatican do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành.
- Lễ Giáng Sinh tại Giêrusalem với các hiệp sĩ trong đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ.
- Lễ Giáng Sinh tại Vatican, cùng với thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi dân thành Rôma và toàn thế giới.

2. Điểm qua những biến cố nổi bật trong 12 tháng qua.

Năm 2013 đang sắp trôi qua, một năm đầy những biến cố trọng đại và ngoại thường trong đời sống Giáo Hội Hoàn Vũ. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin điểm qua một số những biến cố nổi bật.

3. Đức Thánh Cha tiếp ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Năm 2012 kết thúc với một làn sóng khủng bố nhắm vào các Kitô hữu ở khắp nơi trên thế giới: từ Pakistan đến Iraq, Ai Cập và toàn vùng Trung Đông. Ngay cả ở các nước phương Tây cũng tồn tại một xu hướng muốn đẩy lùi tôn giáo vào chiều kích riêng tư cá nhân.

Chính vì thế, trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh sáng ngày mùng 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã mạnh mẽ lên tiếng bênh vực tự do tôn giáo cho các tín hữu Kitô. Ngài nói:

“Hòa bình thế giới và trong các xã hội cũng bị lâm nguy do những vi phạm tự do tôn giáo. Đôi khi đây là sự gạt bỏ tôn giáo ra ngoài lề đời sống xã hội; trong một số trường hợp khác, đó là thái độ bất bao dung hoặc bạo hành chống lại các tín hữu, các tổ chức tôn giáo, và những biểu tượng xác định căn tính tôn giáo. Cũng xảy ra tình trạng này là các tín hữu, đặc biệt là các Kitô hữu, bị cấm cản không được góp phần cho công ích qua các tổ chức giáo dục và từ thiện của họ. Để bảo vệ hữu hiệu việc thực thi tự do tôn giáo, điều thiết yếu là tôn trọng quyền phản kháng lương tâm.”

Hiện diện tại buổi tiếp kiến trong dinh Tông Tòa có đại diện của 179 quốc gia có quan hệ cấp đại sứ cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới. Buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cũng là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.

Sau khi điểm qua các điểm nóng trên thế giới như Đức Thánh Cha đã làm trong thông điệp Urbi et Orbi hôm 25 tháng 12, Đức Thánh Cha đã đưa ra một nhận xét quan trọng về thế giới Tây Phương.

Ngài nói:

“Đáng tiếc thay, tại Tây phương, người ta phải chứng kiến rất nhiều những mơ hồ về ý nghĩa các quyền con người và nghĩa vụ đi kèm. Các quyền thường được lẫn lộn với những biểu thị thái quá về sự tự quyết của con người. Con người tự tham chiếu mình, và không còn cởi mở đối với cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa và với tha nhân; con người co cụm vào mình khi chỉ tìm cách thỏa mãn những nhu cầu riêng của mình. Sự bảo vệ quyền con người một cách chân chính phải xét toàn diện con người trong chiều kích cá nhân và cộng đoàn”.

4. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 quyết định thoái vị.

Sáng thứ Hai 11 tháng Hai vừa qua, tại Điện Tông Tòa của Vatican đã diễn ra Công Nghị Hồng Y bàn về án phong Thánh cho ba vị Thánh mới.

Khoảng quá 11 giờ sáng, sau khi Công Nghị quyết định rằng lễ phong Thánh cho ba vị Thánh mới của Giáo Hội sẽ được cử hành vào ngày 12 tháng 5 tới đây, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bất ngờ công bố quyết định thoái vị của ngài. Quyết định này gây ngỡ ngàng cho các vị Hồng Y có mặt trong Công Nghị và sau đó cho toàn thế giới.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đọc một bản văn bằng tiếng La Tinh do ngài viết tay như sau:

Các Hiền Huynh thân mến,

Tôi đã triệu tập các Hiền Huynh đến Công Nghị này, không chỉ để bàn về ba án phong Thánh nhưng còn là để trao đổi với các Hiền Huynh một quyết định rất quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội. Sau nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa, tôi đã đi đến sự xác tín rằng năng lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để cáng đáng đầy đủ sứ vụ Giáo Hoàng. Tôi biết rằng sứ vụ này, do bản tính siêu nhiên của nó, phải được thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, nhưng phải đi kèm với không ít những lời cầu nguyện và đau khổ. Tuy nhiên, trước một thế giới với quá nhiều những thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết. Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình. Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành động này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị khỏi sứ vụ của Giám Mục Roma, Người kế vị Thánh Phêrô, đã được giao phó cho tôi bởi các Hồng Y ngày 19 Tháng Tư năm 2005. Như thế, kể từ 20 giờ ngày 28 Tháng Hai năm 2013, Ngai Tòa Thánh Phêrô, sẽ được bỏ trống và một Mật Nghị Hồng Y sẽ được triệu tập để bầu vị Giáo Hoàng bởi những vị có thẩm quyền.

Bầu không khí hân hoan và vui mừng trước biến cố Giáo Hội vừa có thêm ba vị Thánh mới đã trở nên ảm đạm, im lặng và ngỡ ngàng của các vị Hồng Y vì trong 600 năm vừa qua không có vị Giáo Hoàng nào thoái vị, Trước đó, cũng chỉ có hai trường hợp là Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ 12 thoái vị năm 1415 và Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ vào tháng 12 năm 1294.

Lúc 4:55 chiều thứ Năm 28 tháng Hai, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã rời khỏi Vatican.

Lúc 20 giờ ngày thứ Năm 28 tháng Hai, đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ trú đóng tại Castel Gandolfo đã giải tán.

Triều đại Giáo Hoàng rạng ngời của Đức Bênêđíctô thứ 16 đã chấm dứt.

Giáo Hội chúng ta đã rơi vào tình trạng trống ngôi Giáo Hoàng.

Theo đúng các thủ tục kết thúc một triều Giáo Hoàng, "Chiếc Nhẫn Ngư Phủ" mà chúng ta thấy Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thường đeo đã bị phá hủy cùng với dấu ấn triều đại giáo hoàng của ngài.

5. Mật Nghị bầu Tân Giáo Hoàng

Ngày thứ Sáu 1 tháng Ba là ngày đầu tiên Giáo Hội rơi vào tình trạng trống ngôi Giáo Hoàng

Buổi trưa ngày thứ Sáu 1 tháng Ba, tại Vatican đã diễn ra cuộc họp báo do cha Federico Lombardi Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh chủ toạ. Ngài cho biết là Đức Hồng Y Niên Trưởng Angelo Sodano đã gởi thư mời các vị Hồng Y đến Vatican để dự buổi họp chung tại Hội Trường mới của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lúc 9 giờ sáng ngày thứ Hai 4 tháng Ba. Vào thời điểm đó, Giáo Hội có 208 vị Hồng Y trong đó có 117 vị còn quyền bầu Giáo Hoàng. Tất cả 208 vị đều được mời tham dự buổi họp chung.

Sau một tuần họp chung tại Hội Trường mới của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, các Hồng Y cử tri đã bước vào Mật Nghị bầu Giáo Hoàng vào chiều thứ Ba 12 tháng Ba.

6. Giáo Hội có tân Giáo Hoàng

Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô, vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo, được bầu trong lần bỏ phiếu thứ 5 vào ngày 13 tháng Ba năm 2013, năm nay 76 tuổi và sẽ mừng sinh nhật thứ 77 vào tháng 12 tới đây. Ngài nguyên là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục Buenos Aires, Á Căn Đình, sinh ngày 17 tháng 12 1936.

Ngài sẽ đi vào lịch sử như là vị Giáo Hoàng đầu tiên được sinh ra ở châu Mỹ.

Khi kết quả bầu cử đã rõ ràng, Đức Hồng Y Jean Louis Tauran đã triệu tập vào phòng bầu cử: vị Thư ký của Hồng Y Đoàn và Chưởng nghi phụng vụ Tòa Thánh. Kế đó, Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn đã hỏi: Ngài có chấp thuận việc ngài được bầu theo giáo luật làm Đức Giáo Hoàng không? Và, sau đó Đức Hồng Y Angelo Sodano đã hỏi về tông hiệu Giáo Hoàng. Sau đó, Chưởng nghi phụng vụ Tòa Thánh, hành xử như một công chứng viên và có hai Chưởng nghi khác được triệu tập thêm ngay lúc ấy, đã soạn thảo một văn bản xác nhận sự chấp nhận của tân Giáo Hoàng và tông hiệu của Ngài.

Các Hồng Y cử tri đã đến trước Đức Tân Giáo Hoàng để tỏ lòng kính trọng và vâng phục.

Tiến ra trước bao lơn thềm Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

Chào anh chị em thân mến,

Tất cả anh chị em cũng biết nghĩa vụ của Mật Viện là bầu ra một Giám Mục Rôma. Có vẻ như là các hiền huynh Hồng Y của tôi đã phải đi đến cùng trời cuối đất để tìm một vị như thế... kết cuộc là... Tôi cảm ơn anh chị em về sự đón tiếp nồng nhiệt đã đến từ cộng đoàn giáo phận Rôma.

Trước hết tôi xin anh chị em hiệp ý trong lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 của chúng ta .. Tất cả chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho ngài, xin Chúa ban phép lành cho ngài và xin Đức Mẹ chở che ngài.

Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình của Đức Giám Mục và dân chúng thuộc Giáo Hội Rôma, là Giáo Hội lãnh đạo trong đức ái tất cả các Giáo Hội trên thế giới, một cuộc hành trình của tình huynh đệ trong yêu thương, và tin cậy lẫn nhau. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thế giới có được một cảm nhận to lớn về tình huynh đệ. Hy vọng của tôi là cuộc hành trình của Giáo Hội mà chúng ta bắt đầu ngày hôm nay, cùng với sự giúp đỡ của vị Hồng Y Giám Quản của tôi, đem lại hiệu quả cho việc truyền giáo tại thành phố xinh đẹp này.

Và giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em, nhưng trước hết tôi xin anh chị em điều này. Trước khi tôi ban phép lành cho anh chị em xin anh chị em cầu xin Chúa ban phép lành cho tôi – trong lời cầu nguyện của người dân cho vị Giám Mục của mình. Anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi trong im lặng.

Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế thông báo rằng tất cả những ai nhận được phép lành, dù trực tiếp hay qua truyền hình, đài phát thanh hoặc bằng các phương tiện truyền thông mới đều nhận được ơn toàn xá theo các điều kiện quy định bởi Giáo Hội.

Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế cũng đã cầu nguyện xin Thiên Chúa toàn năng đoái thương bảo vệ Đức Giáo Hoàng để ngài có thể hướng dẫn Giáo Hội trong nhiều năm tới, và xin Chúa ban hòa bình cho Giáo Hội Ngài trên toàn thế giới.

Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đã ban phép lành Urbi et Orbi – Cho Rôma và toàn thế giới. Ngài nói:

Giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em và cho toàn thế giới, và cho tất cả các người nam nữ thiện chí.

Thưa các anh chị em, tôi thân ái chào anh chị em. Cảm ơn anh chị em đã chào đón tôi. Hãy cầu nguyện cho tôi và tôi sẽ sớm gặp lại anh chị em.

Ngày mai, tôi sẽ đi cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Mẹ bảo vệ Rôma.

Chúc anh chị em ngủ ngon!

7. Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô

Ngày 19 tháng Ba, trùng vào ngày Lễ Trọng Kính Thánh Giuse, tại Vatican đã diễn ra thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô với sự tham dự của 200 ngàn tín hữu cùng với đại diện chính quyền 132 quốc gia cũng như nhiều phái đoàn các Giáo Hội Kitô và liên tôn.

Trước thánh lễ, lúc 9 giờ 20 phút, Đức Thánh Cha đã xuống hầm dưới bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô và đến trước mộ của Thánh Tông Đồ Phêrô. Tại đây, cùng với 10 thủ lãnh các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương, trong đó có 4 vị Thượng Phụ Giáo Chủ, 4 vị Tổng Giám Mục trưởng, trong số này 4 vị là Hồng Y, ngài cầu nguyện và xông hương trên mộ Thánh Nhân.

Bên trái bàn thờ là 200 Giám Mục và 33 phái đoàn của các Giáo Hội Kitô anh em, đứng đầu là Đức Thượng Phụ Barthôlômêô đệ Nhất, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople bên Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng được coi là vị thủ lãnh danh dự chung của toàn Chính Thống giáo. Các vị lãnh đạo các Giáo Hội Tin Lành, Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, và cả thầy Alois Loeser, tu viện trưởng tu viện Đại kết Taizé bên Pháp.

Cũng ở bên trái nhưng xuống phía trước bàn thờ là phái đoàn của các tôn giáo bạn, từ Do thái giáo, Phật giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Jaina và Ấn Giáo. Sau đó là 1,200 linh mục và chủng sinh.

Bên hông phải bàn thờ là chỗ dành cho 132 phái đoàn chính thức của các nước, đứng đầu là Tổng thống Cộng hòa Italia, ông Giorgio Napolitano, Bà Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner của Argentina, 6 vị vua, 32 vị Tổng thống, 3 thái tử, phần còn lại là các thủ tướng chính phủ, phu nhân Tổng thống, hoặc Phó tổng thống.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành thánh lễ khởi đầu sứ vụ của tân Giám Mục Rôma, người Kế Vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính nhất định. Cố nhiên Chúa Giêsu Kitô đã ban quyền cho thánh Phêrô, nhưng đó là quyền bính gì? Sau ba câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô về tình yêu, có 3 lời mời gọi: hãy chăn các chiên con, hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ và cả Giáo Hoàng, để thi hành quyền bính này, ngày càng phải tiến sâu hơn vào việc phục vụ ấy, việc phục vụ có tột đỉnh sáng ngời trên Thập Giá; Giáo Hoàng phải được linh hứng bởi sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, trung tín của thánh Giuse và như thánh nhân, ngài phải mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và đón nhận với lòng từ ái toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất, những người mà thánh Mathêu mô tả trong cuộc phán xét chung về đức bác ái: những người đói, khát, ngoại kiều, những người trần trụi, đau yếu, tù đày (Xc Mt 25,31-46).

8. Vị Giáo Hoàng đầu tiên rửa chân cho phụ nữ ngày Thứ Năm Tuần Thánh

Đức Thánh Cha Phanxicô đã là vị Giáo Hoàng đầu tiên rửa chân cho một phụ nữ trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Lúc 5:30 chiều Thứ Năm Tuần Thánh 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà nguyện của nhà tù Casa del Marmo nơi giam giữ các trẻ vị thành niên phạm pháp tại Rôma.

Trong số 12 tù nhân được chọn để Đức Giáo Hoàng rửa chân, có 2 nữ tù nhân người Hồi Giáo. Đây là lần đầu tiên tại Vatican phụ nữ được chọn để Đức Giáo Hoàng rửa chân. Tuy nhiên, với Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, khi còn là Hồng Y cai quản Tổng Giáo Phận Buenos Aires ở Á Căn Đình, Ngài đã từng rửa chân cho các tù nhân và phụ nữ trong nghi thức Thứ Năm tuần thánh.

Trong bài giảng ngắn gọn và ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói với các tù nhân rằng tất cả mọi người, kể cả Giáo Hoàng, cần phải có tinh thần phục vụ người khác như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là đấng cao cả mà đã nêu gương rửa chân cho người khác, thì chúng ta thiết yếu là phải có tinh thần phục vụ người khác.

9. Ngày Giới Trẻ Thế giới tại Brazil

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp nối truyền thống của các vị tiền nhiệm ngài trong sáng kiến về ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Ngày Giới Trẻ Thế giới tại Brazil diễn ra từ 23 đến 28 tháng 7 đã thành công vượt quá lòng mong ước của nhiều người. Dưới đây là những con số chính thức do Ban Tổ Chức Ngày Giới Trẻ Thế giới tại Brazil đưa ra:

Mặc dù chỉ có 427,000 người hành hương đã đăng ký chính thức, lễ khai mạc ngày Giới Trẻ Thế giới hôm thứ ba, 23 Tháng Bảy, đã thu hút 600,000 người. Đến ngày thứ Sáu, số lượng khách hành hương tăng lên đến 2 triệu.

Đêm Canh Thức hôm thứ Bảy 27 tháng 7 với buổi cầu nguyện tại bãi biển Copacabana đã thu hút con số đáng kinh ngạc là 3.5 triệu người. Thánh Lễ Chúa Nhật là sự kiện lớn nhất, với 3.7 triệu người tham dự.

Gần nửa triệu người hành hương đến từ 175 quốc gia, và 60 phần trăm trong số họ ở độ tuổi từ 19 đến 35. Những nước có số lượng lớn nhất của người đăng ký tham dự là Brazil, Á Căn Đình, Mỹ, Chile và Ý.

Có hơn 7800 linh mục tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Các tín hữu nhận Thánh Thể hơn 4 triệu lần, trong các Thánh Lễ khác nhau trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

10. Hơn 60 nhà thờ bị đốt phá tại Ai Cập.

Hôm 14 tháng 8, một ngày trước Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Giáo Hội tại Ai Cập đã phát đi lời kêu cứu khẩn cấp trước cơn cuồng nộ của người Hồi Giáo khi 23 nhà thờ bị đồng loạt tấn công và đốt phá ngay tại thủ đô Cairo.

Sáng thứ Hai 20 tháng 8, cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ai Cập, nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng rằng ít nhất 60 nhà thờ đã bị đốt phá trong đó có 14 nhà thờ Công Giáo, 1 nhà thờ Tin Lành, số còn lại thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic.

Trong một tháng trời sau đó, các nhà thờ Kitô Giáo hầu như phải tạm ngưng hoạt động để tránh bị đặt bom khủng bố.

11. Đức Thánh Cha tái thánh hiến thế giới cho Đức Mẹ Fatima

Trong khuôn khổ Ngày Thánh Mẫu trong Năm Đức Tin, và kỷ niệm đúng 96 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng tại Fatima, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành nghi thức tái thánh hiến thế giới cho Trái Tim Đức Mẹ vào chiều ngày thứ Bẩy 12 và sáng Chúa Nhật 13 tháng 10 tại quảng trường Thánh Phêrô.

Tượng Đức Mẹ Fatima đã được chở tới phi trường Fiumicino ở Roma chiều 12 tháng 10. Từ đây lúc 1 giờ rưỡi, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa đã đón rước và tháp tùng về Vatican trên một máy bay trực thăng tối tân của không quân Italia.

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây là lúc máy bay trực thăng từ phi trường Fiumicino đang đáp xuống tu viện Mater Ecclesiae là nơi Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16 đang nghỉ hưu.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã chào đón bức tượng và đi cùng với tượng vào nhà nguyện bên trong tu viện.

Ngài cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cùng với Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella và Đức Tổng Giám Mục Octavio Ruiz Arenas, thư ký của Hội đồng Tòa Thánh Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa.

Bức tượng sau đó được rước đến nhà nguyện Casa Santa Marta, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô cư ngụ. Từ đó, bức tượng đã được đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô, nơi hàng trăm ngàn người đang chờ đợi.

Lúc gần 4 giờ chiều, tượng Đức Mẹ Fatima đã được long trọng rước ra Quảng trường thánh Phêrô. Dẫn đường là Đức Tổng Giám Mục Fisichella và Tượng được 4 Vệ Binh Thụy Sĩ và Hiến Binh Vatican tháp tùng. Các tín hữu đã tụ tập tại đây từ hàng giờ trước đó. Họ đứng tràn ra tới giữa đại lộ Hòa Giải. Hiện diện cạnh lễ đài có hơn 30 Hồng Y và Giám Mục.

Tượng Đức Mẹ được rước qua các khu vực khác nhau ở Quảng trường để các tín hữu chào kính. Họ vẫy khăn tay màu trắng khi Tượng Đức Mẹ đi qua, theo như thói quen tại Fatima, trong khi đó ca đoàn hát bài Ave Maria.

Mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón thánh tượng bằng cách hôn chân Đức Mẹ.

Đứng cách tượng Đức Mẹ Fatima chỉ vài bước chân, Đức Giáo Hoàng, đã khuyến khích các Kitô hữu đừng xem việc Chúa Giêsu nhập thể như một biến cố đã lùi sâu vào quá khứ.

Đức Thánh Cha đưa ra những lời khích lệ sau:

"Tin vào Chúa Giêsu có nghĩa là dâng hiến cho Chúa trọn thân xác chúng ta với lòng khiêm nhu và can đảm của Đức Maria, để Chúa có thể tiếp tục ngự trong tâm hồn chúng ta."

Buổi canh thức chiều thứ Bẩy đã lôi cuốn khoảng 150,000 người từ 50 quốc gia.

Sau buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô, Tượng Đức Mẹ Fatima đã được trực thăng của không quân Italia chở đến Đền Thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa, cách trung tâm Roma hơn 10 cây số. Tại đây có buổi đọc kinh Mân Côi được nối qua truyền hình với một số Trung tâm Thánh Mẫu tại 10 nước trên thế giới, trong đó có Lộ Đức, Nazareth, Lujan (Argentina), Guadalupe (Mêhicô), Nairobi (Kenya), Banneux (Bỉ), Czestochowa (Ba Lan), Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm (Washington, USA), Akia (Nhật Bản) và Vailankani (Ấn Độ), Aparecida (Brazil).

Sau đó là buổi canh thức cầu nguyện với sự tham dự của các tín hữu hành hương thuộc giáo phận Roma, cho đến bình minh.

Sáng Chúa Nhật trực thăng lại chở Thánh Tượng Đức Mẹ về Vatican. Tại đây từ lúc 9 giờ sáng. Tượng Đức Mẹ lại được rước qua các khu vực ở quảng trường Thánh Phêrô trước khi Đức Thánh Cha bắt đầu cử hành thánh lễ và nghi thức Phó Thác thế giới cho Đức Mẹ. Hơn một ngàn linh mục đã đồng tế với Đức Thánh Cha.

Trong bài giảng Thánh Lễ, dựa vào các bài đọc của Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm C, Đức Thánh Cha nêu bật tấm gương của Mẹ Maria để cho Chúa làm kinh ngạc, trung thành với Chúa và xác tín Chúa là sức mạnh của chúng ta.

Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cũng là trưởng ban tổ chức đã đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha.

Rồi Đức Thánh Cha tiến đến trước Tượng Đức Mẹ Fatima và đọc kinh phó thác:

“Lạy Đức Trinh Nữ Fatima diễm phúc, với lòng biết ơn được đổi mới vì sự hiện diện từ mẫu của Mẹ, chúng con hợp tiếng với tất cả mọi thế hệ đã chúc tụng Mẹ là người diễm phúc.

Nơi Mẹ chúng con ngợi khen những công trình bao la của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ mệt mỏi, từ bi cúi mình trên nhân loại sầu muộn vì sự ác và tổn thương vì tội lỗi, để chữa lành và cứu vớt loài người!

Xin Mẹ vui lòng đón nhận hành động phó thác mà hôm nay, với lòng tin tưởng chúng con thực hiện trước ảnh tượng này của Mẹ mà chúng con rất quí mến.

Chúng con chắc chắn rằng mỗi người chúng con đều quí giá trước mắt Mẹ và không điều gì trong tâm hồn chúng con xa lạ đối với Mẹ. Chúng con để cái nhìn rất dịu dàng của Mẹ đi tới chúng con và đón nhận sự âu yếm an ủi qua nụ cười của Mẹ.

Xin Mẹ giữ gìn cuộc sống của chúng con trong vòng tay của Mẹ: xin chúc phúc và củng cố mọi ước muốn làm điều thiện; xin khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin, nâng đỡ và soi sáng đức cậy, khích động và linh hoạt đức ái; xin Mẹ hướng dẫn tất cả chúng con trên con đường thánh thiện.

Xin dạy chúng con tình yêu thương của Mẹ ưu tiên dành cho những người bé nhỏ nghèo hèn, những người bị loại trừ và đau khổ, các tội nhân và những người có tâm hồn lạc hướng, xin tập họp tất cả dưới sự che chở của Mẹ và giao phó tất cả cho Con Yêu Dấu của Mẹ là Chúa Giêsu của chúng con. Amen

12. Bế Mạc Năm Đức Tin

Năm Đức Tin do Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 công bố đã bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 và đã kết thúc vào ngày Chúa Nhật 24 tháng 11, Lễ Chúa Kitô Vua.

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Phúc Âm) cho một số đại diện các tầng lớp Dân Chúa.

Trong Năm Đức Tin, đã có hơn 8 triệu tín hữu đến hành hương và tuyên xưng đức tin tại Mộ Thánh Phêrô Tông Đồ. Đây chỉ là một dấu hiệu nhỏ bé trong bao nhiêu sáng kiến trên bình diện địa phương để cử hành Năm Đức Tin.

- Lúc 5 giờ kém 15 phút chiều thứ Năm 21 tháng 11, ngày cầu nguyện cho các đan sĩ chiêm niệm, Đức Thánh Cha đã cử hành kinh chiều với các nữ đan sĩ tại Đan viện Camaldolesi trên đồi Avventino ở Roma, là nơi có những vết tích đầu tiên về đời sống nữ đan tu ở Roma. Sau đó, ngài gặp riêng cộng đồng các nữ đan sĩ tại đây.

Tiếp đến chiều thứ Bẩy 23 tháng 11, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ khoảng 500 dự tòng tại đền thờ Thánh Phêrô. Họ thuộc 47 quốc tịch khác nhau. Ngài đón tiếp 35 dự tòng tại cửa Đền thờ và đặt cho họ những câu hỏi theo nghi thức truyền thống: tên con là gì? Con xin gì với Giáo Hội của Thiên Chúa? Đức tin mang lại cho con điều gì?

- Sau cùng là thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật 24-11 để bế mạc Năm Đức Tin.

Tại buổi lễ này, Đức Thánh Cha đã trao Tông Huấn “Niềm Vui Phúc Âm” như một quyết tâm mà Giáo Hội được yêu cầu đón nhận. Tin có nghĩa là chia sẻ cho tha nhân niềm vui được gặp gỡ với Chúa Kitô. Tông Huấn này của Đức Thánh Cha trở thành một sứ mạng được ủy thác cho mỗi tín hữu đã chịu phép rửa để họ trở thành người loan báo Tin Mừng.

Việc công bố chính thức Tông Huấn “Niềm Vui Phúc Âm” đã được trình bày sau đó trong cuộc họp báo lúc 12 giờ ngày thứ Ba, 26 tháng 11 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Thông thường một tông huấn thường là bản tóm tắt các chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cho nên, chúng ta thường nghe những cụm từ như Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng. Thực tế là vào năm 2012 đã có một cuộc họp của Thượng Hội Đồng dành cho việc tân phúc âm hóa. Tuy nhiên, tông huấn này không phải là Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hoá. Vào tháng Sáu vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố rằng ngài sẽ đưa ra một tông huấn trong đó trình bày những suy tư của ngài về truyền giáo nói chung, trong khi đưa các chủ đề của Thượng Hội Đồng vào một "khuôn khổ rộng lớn hơn."