Ngày 07-12-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:00 07/12/2016
81. THỊ LANG BA GIẤC (NGỦ).
Triệu Thúc Vấn lúc đảm nhiệm chức quan thị lang thì thân thể mập phì và rất thích ngủ, do đó mà rất ghét khách tới thăm.
Dù ở nơi quan phủ hay ở nơi nhà riêng, trước cửa thường thường treo một tấm bảng “nghỉ”, xin miễn tiếp khách.
Người ta gọi ông là “thị lang ba giấc (ngủ)”, nghĩa là sáng hồi triều liền ngủ, ăn cơm xong phải ngủ, về nhà liền ngủ.
(Kê Lặc thiên)

Suy tư 81:
Có một câu vè mà tôi ngẫm nghĩ thấy rất đúng, câu vè như thế này: “Ham ăn thì lú (hay quên), ham ngủ thì ngu”, xét về mặt tâm lý, sinh lý, bệnh lý thì ham ăn ham ngủ đều không có gì là đẹp là lợi cả, và xét về mặt tướng học thì rõ ràng càng tệ hơn, nghĩa là người ham ăn, ăn xồm xoàm, nhai thức ăn kêu chép chép là người hay chấp xét những chuyện nhỏ nhặt, thích hưởng thụ và thích nói về mình, cố chấp và hẹp hòi; người ham ngủ là người ham mê nhục dục, không thích làm việc và có cuộc sống bần tiện...
Chuyện ăn và uống đối với người Ki-tô hữu là để nuôi thân xác khỏe mạnh để làm đẹp xã hội và phục vụ Chúa trong mọi người, do đó, đối với họ chuyện ăn uống không phải là số một trong cuộc sống, cho nên khi ăn uống ngon hay dở, họ không hề phê bình người làm bếp, họ không chê món này ăn ngon món kia ăn dở, nhưng tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa ban cho họ.
Thời nay có một sự cám dỗ rất hợp lý mà các linh mục và các tu sĩ nam nữ thường hay dùng để biện minh cho sự lười biếng và ăn ngon của mình, đó là: phải ăn cho có chất bổ dưỡng để làm việc, phải ngủ nghỉ cho đúng giờ để thân thể khỏe mạnh...
Chuyện ăn uống đối với các linh mục và tu sĩ thì rất tế nhị, bởi vì khi nhìn thấy một linh mục hay một tu sĩ ham ăn ham ngủ, thì người ta có thể đánh giá con người họ là như thế nào rồi: họ không có hy sinh và thích hưởng thụ. Mà khi một linh mục hay tu sĩ mà không có hy sinh và thích hưởng thụ thì họ cũng như những người khác mà thôi, không trở thành mô phạm cho người khác được.
Nếu những người dâng mình làm tôi tớ Chúa mà mỗi ngày đều ngủ...ba lần thì chắc là Chúa buồn lắm, và giáo dân càng chán nản hơn nữa...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:02 07/12/2016

28. Nếu linh hồn tùy thuộc theo ân sủng thì lập tức tiến vào ranh giới của ánh sáng.

(Thánh Teresa of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tôi tin và Chúa Thánh Thần
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương chuyển ngữ
22:22 07/12/2016
TÔI TIN VÀO CHÚA THÁNH THẦN

Bài giảng I của cha Raniero Cantalamessa cho Phủ Giáo Hoàng

Mùa Vọng Năm A 2016

1- Sự canh tân sau Công Đồng

Với việc cử hành năm mươi năm kết thúc Công Đồng Vatican II, giai đoạn đầu tiên “hậu công đồng” kết thúc và mở ra một giai đoạn mới. Nếu giai đoạn đầu được đánh dấu bởi những vấn đề liên quan đến “việc tiếp nhận” Công Đồng, thì tôi tin rằng giai đoạn mới này sẽ mang tính chất nhờ sự hoàn tất và hòa nhập Công Đồng – nói cách khác, nhờ việc đọc lại Công Đồng trong ánh sáng của những hoa trái mà nó mang lại khi vẫn làm sáng tỏ điều mà trong Công Đồng còn thiếu hoặc mới chỉ trình bày một phương diện căn bản.

Sự canh tân lớn lao trong thần học và trong đời sống Giáo Hội sau Công Đồng có một tên gọi đặc biệt: Chúa Thánh Thần. Dĩ nhiên, Công Đồng đã không lãng quên hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội, tuy nhiên, nói về hoạt động của Người hầu như “ngẫu nhiên,” thường đề cập về Người nhưng không nhấn mạnh vai trò trung tâm của Người, ngay cả trong Hiến Chế về Phụng Vụ. Trong một cuộc đàm thoại vào lúc chúng tôi họp nhau về Hội Đồng Thần Học Quốc Tế, tôi nhắc lại rằng Cha Yves Congar đã dùng một hình ảnh nổi bật liên quan đến vấn đề này: Cha nói về một Chúa Thánh Thần, Đấng được rải ở nơi đây và nơi kia nhờ những bản văn giống như đường được rải trên các bánh ngọt, dẫu không phải nó là thành phần của công thức làm bánh. Tuy nhiên, hương vị của nó bắt đầu tan ra. Chúng ta có thể nói rằng trực giác của Đức Giáo Hoàng XXIII về Công Đồng như “một Lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội” đã được thấy sự thực hiện của nó chỉ sau khi kết thúc Công Đồng, như thường đã xảy ra tương tự trong lịch sử của các Công Đồng.

Trong năm tới, kỷ niệm 50 năm đầu tiên của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng trong Giáo Hội Công Giáo sẽ được tổ chức. Nó là một trong nhiều dấu chỉ - một dấu chỉ đáng chú ý nhất bởi vì sự lớn mạnh của hiện tượng – về một sự phục hưng cho Chúa Thánh Thần và các đặc sủng trong Giáo Hội.

Công Đồng đã dọn đường cho sự đón nhận này, khi nói trong Lumen Lentium về chiều kích đặc sủng của Giáo Hội bên cạnh chiều kích cơ cấu và phẩm trật, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các đặc sủng. Trong bài giảng của mình tại Lễ Dầu vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2012, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định:

““Ai quan sát lịch sử của thời đại sau Công đồng có thể nhận ra tiến trình của sự canh tân đích thực thường mang những hình thức gây ngạc nhiên trong những phong trào đầy sức sống và hầu như làm xác thực sức sống vô biên của Hội Thánh, sự hiện diện và hiệu quả của Chúa Thánh Thần.”

Đồng thời, kinh nhiệm canh tân về Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy suy tư thần học. Liền sau Công Đồng, những chuyên đề về Chúa Thánh Thần được gia tăng: trong số những nhà thần học Công Giáo, đó là Yves Congar, Karl Rahner, Heribert Mühlen, và Hans Urs von Balthasar; trong số những nhà thần học Tin Lành, đó là Jürgen Moltmann, Michael Welker và nhiều người khác nữa. Về phía Huấn Quyền có Hiến Chế Dominum et vivificantem (Về Chúa Thánh Thần trong Đời Sống của Giáo Hội và Thế Giới) của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vào năm 1982 nhân dịp kỷ niệm sáu thế kỷ của Công Đồng Constantinople 381, cũng chính Đức Giáo Hoàng này đã tổ chức Công Nghị Quốc Tế về Thánh Linh Học tại Vatican, và Công Nghị này đã xuất bản hai tập dày có tựa đề là “Credo in Spiritum Sanctum.”

Trong những năm gần đây, chúng ta đã được chứng kiến một giai đoạn quan trọng theo chiều hướng này. Khi gần kết thúc sự nghiệp của mình, Karl Barth đã thực hiện một tuyên bố có tính khiêu khích phần nào như là một sự tự phê bình. Ông nói rằng trong tương lai một nền thần học mới sẽ được phát triển, “thần học về tín khoản thứ ba.” Dĩ nhiên, với “tín khoản thứ ba”, ông muốn nói về tín khoản trong tín biểu về Chúa Thánh Thần. Đề nghị của ông đã không rơi vào quên lãng. Từ đó khởi đầu cho một trào lưu thần học hiện tại gọi một cách chính xác là “Thần học về tín khoản thứ ba.”

Tôi không nghĩ rằng trào lưu thần học này có mục đích thay thế cho nền thần học truyền thống (và nó sẽ là sai lầm nếu nó làm như thế); đúng hơn nó mở rộng và làm sống động nền thần học này. Nó đề nghị lấy Chúa Thánh Thần không chỉ như đối tượng của một khảo luận, Thánh Linh Học, nhưng còn là bầu khí, có thể nói như vậy, trong đó toàn bộ đời sống của Giáo Hội và toàn bộ nghiên cứu thần học phát triển – vì Chúa Thánh Thần là “ánh sáng của các tín điều,” như các Giáo Phụ cổ xưa đã mô tả về Người.

Hầu hết những nghiên cứu đầy đủ về trào lưu thần học hiện hành chứa đựng trong một suy tập nhờ những nhà nghiên cứu, được xuất bản trong Anh ngữ cuối tháng 9 này với tựa đề là “Thần học tín khoản thứ ba.” Bắt đầu với truyền thống vĩ đại về học thuyết Ba Ngôi, các nhà thần học từ nhiều Giáo Hội Kitô Giáo cống hiến những đóng góp của họ cho cuốn sách này như là một sự dẫn nhập cho một nền thần học hệ thống để nó mở ra hơn với Chúa Thánh Thần và đáp ứng hơn cho những nhu cầu hiện tại. Với tư cách Công Giáo, tôi cũng được mời để đóng góp cho cuốn sách với bài viết về “Kitô học và Thánh Linh Học trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội.”

2. Tín biểu đọc từ dưới

Những lý do mà chúng biện hộ cho khuynh hướng thần học mới này không chỉ thuộc tín lý nhưng còn thuộc lịch sử.

Nói cách khác, chúng ta có thể hiều “thần học về tín khoản thứ ba” là gì và nó có mục đích gì nếu chúng ta để ý làm sao tín biểu hiện tại của Công Đồng Nicê – Constantinople được ra đời. Từ lịch sử này, rõ ràng là rất có ích để đọc “ngược lại” một lần tín biểu này, nghĩa là khởi đi từ phần kết, thay vì từ phần khởi đầu.

Hãy để tôi giải thích điều tôi muốn nói. Tín biểu Nixê – Constantinople phản ánh Đức Tin Kitô Giáo trong câu cuối cùng của nó sau mọi tuyên bố của Công Đồng và những định tín được hoàn tất trong thế kỷ thứ năm. Nó phản ánh trật tự đạt được ở phần kết thúc của tiến trình hình thành tín điều, nhưng không phản ảnh chính tiến trình hình thành.

Nói cách khác, nó không tướng ứng với tiến trình mà với nó đức tin của Giáo Hội được hình thành theo lịch sử, cũng không tương ứng với tiến trình mà hôm nay người ta đến với đức tin, được hiểu như là một đức tin sống động trong một Thiên Chúa sống động.

Trong Kinh Tin Kính hiện nay, nó được bắt đầu với Thiên Chúa là Cha và Đấng Tạo Thành và khởi đi từ Người đến Chúa Con và công trình cứu chuộc của Người, và cuối cùng là tới Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội. Trong thực tế, niềm tin đi theo một con đường ngược lại. Đó là kinh nghiệm Hiện Xuống về Chúa Thánh Thần đã đưa Giáo Hội tới khám phá Chúa Giêsu đích thật là ai và đâu là giáo huấn của Người. Với Phaolô và nhất là với Gioan, chúng ta đi lên từ Chúa Giêsu tới Chúa Cha. Chính Đấng Bảo Trợ, theo lời hứa của Chúa Giêsu (x. Ga 16,13), hướng dẫn các môn đệ tới “chân lý vẹn toàn” về chính Người và về Chúa Cha.

Thánh Basiliô thành Cêsarê tóm tắt sự phát triển của mạc khải và lịch sử cứu độ theo cách này:

“Con đường cho sự hiểu biết thần linh đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành tự nhiên, sự thánh thiện nội tại và phẩm giá vương giả đến từ Chúa Cha, qua Con Một Yêu Dấu tới Thánh Thần.”

Nói cách khác, trên mức độ của tạo thành và hữu thể, mọi sự đến từ Chúa Cha, đi qua Chúa Con và đến với chúng ta qua Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, trong trật tự cứu chuộc và nhận thức, mọi sự bắt đầu với Chúa Thánh Thần, đi qua Chúa Con, Đức Giêsu Kitô, và trở về với Chúa Cha. Chúng ta có thể nói rằng thánh Basiliô là người tiên phong của thần học về tín khoản thứ ba! Trong truyền thống Tây Phương, điều này được diễn tả một cách súc tích trong khổ thơ cuối cùng của thánh thi “Veni creator.” Khi nói về Chúa Thánh Thần, Giáo Hội cầu nguyện:

Per te sciamus da Patrem

noscamus atque Filium,

Te utriusque Spiritum

credamus omni tempore.

Xin Ngài dạy cho biết Cha từ ái,

Cùng am tường về Thánh Tử khoan nhân,

Và tin rằng: Ngài là chính Thánh Thần,

Nguồn thương mến giữa Hai Ngôi bền chặt.

Điều này không có nghĩa ít ra Kinh Tin Kính của Giáo Hội không hoàn hảo hoặc nó cần được định tín lại. Nó không thể là gì khác hơn nó là. Tuy nhiên, đôi lúc điều hữu ích là cần thay đổi lối tiếp cận của chúng ta để tái hiện hành trình nó được hình thành. Giữa hai cách sử dụng tín biểu – như một thành quả đã thực hiện, hoặc trong chính tiến trình thực hiện – có một sự khác biệt khi từ sáng sớm chính mình treo lên núi Sinai, khởi đi từ tu viện thánh Catarina hay khi đọc tường thuật của một người đã trèo lên đó trước chúng ta.

3- Một chú giải về “tín khoản thứ ba”

Với cái nhìn này, tôi muốn cống hiến những suy tư về một số khía cạnh hoạt động của Chúa Thánh Thần trong ba suy niệm cho Mùa Vọng, một cách chính xác bắt đầu với tín khoản thứ ba của tín biểu nói về Người. Tín khoản bao gồm ba tuyên tín rất ý nghĩa. Chúng ta hãy bắt đầu tuyên bố thứ nhất:

a) “Tôi tin Chúa Thánh Thần, là Đức Chúa và là Đấng ban sự sống.”

Tín biểu không nói rằng Chúa Thánh Thần là “một” Đức Chúa (chỉ trên trong tín biểu chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô”!). “Đức Chúa” (trong nguyên bản là Kyrion, giống trung!) ở đây muốn nói bản tính, chứ không phải ngôi vị; nó diễn tả Chúa Thánh Thần là gì, chứ không muốn nói Người là ai. “Đức Chúa” có nghĩa là Chúa Thánh Thần chia sẻ uy quyền của Thiên Chúa, Người ngang hàng với Đấng Tạo Hóa, và không phải thuộc hàng một thụ tạo. Nói cách khác, Người có bản tính Thiên Chúa.

Giáo Hội đã có được sự chắc chắn này không chỉ dựa trên Kinh Thánh, nhưng còn dựa trên kinh nghiệm của mình về ơn cứu độ. Thánh Athanasiô viết rằng Chúa Thánh Thần không thể là một thụ tạo bởi vì khi chúng ta được Người tác động (trong các bí tích, trong Lời và trong cầu nguyện), chúng ta có kinh nghiệm đi vào gặp gỡ với Thiên Chúa trong ngôi vị và không phải với trung gian của Người. Nếu Chúa Thánh Thần thần hóa chúng ta, điều đó có nghĩa Người là Thiên Chúa.

Chúng ta không thể nói điều gì tương tự trong tín biểu đức tin theo một cách thế rõ ràng hơn, khi định tín Chúa Thánh Thần hoàn toàn và tuyệt đối là “Thiên Chúa và đồng bản thể với Chúa Cha” như được làm cho Chúa Con không?

Chắc chắn rồi, và nó chính là sự phê bình đối với định tín mà ngay lập tức một số giám mục đưa ra, trong đó có cả Gregôriô Nazianzus. Tuy nhiên, vì những lý do về tính thiết thực và hòa bình, người ta ưu thích nói điều tương tự với những diễn tả tương đương, khi gán cho Chúa Thánh Thần, hơn cả tước hiệu “Đức Chúa,” còn thêm một bình đẳng bản tính (isotimia), nghĩa là Người ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Con khi được Giáo Hội tôn thờ và ca ngợi.

Sự mô tả về Chúa Thánh Thần như là “Đấng ban sự sống” được rút ra từ rất nhiều đoạn trong Tân Ước: “Thần Khí ban sự sống” (Ga 6,63); “luật Thần Khí của sự sống trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 8,2); “Ađam cuối cùng trở thành thần khí ban sự sống” (1 Cr 15,45); “Luật chữ viết thì giết chết, nhưng Thần Khí ban sự sống” (1 Cr 3,6).

Chúng ta hãy đặt ba câu hỏi ở đây. Trước hết, Chúa Thánh Thần ban sự sống nào? Câu trả lời là: sự sống thần linh, sự sống của Đức Kitô. Một sự sống siêu nhiên, nhưng không phải là ‘siêu – sự sống tự nhiên.’ Người tạo dựng con người mới, không phải là siêu nhân của Nietzsche với “niềm kiêu hãnh sự sống” của ông. Thứ đến, Người ban sự sống này cho chúng ta ở đâu? Câu trả lời là: trong bí tích Rửa Tội, mà quả thật nó được miêu tả như là “sự tái sinh trong Thần Khí” (x. Ga 3,5), trong các bí tích, trong Lời Chúa, trong lời cầu nguyện, trong đức tin, và trong đau khổ mà chúng ta chấp nhận trong sự hiệp thông với Chúa Kitô. Thứ ba, làm sao Chúa Thánh Thần ban sự sống cho chúng ta? Câu trả lời là: nhờ việc làmcho những việc làm của xác thịt chết đi! Người ban cho chúng ta sự sống này nhờ một cái chết. “Nếu nhờ Thần Khí anh em phải chết đi cho những việc làm của xác thịt, anh em sẻ được sống,” thánh Phaolô nói trong thư Rôma 8,13.

b) “... Người phát xuất từ Chúa Cha (và Chúa Con), Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con.”

Giờ đây chúng ta hãy chuyển sang tuyên tín thứ hai của tín biểu về Chúa Thánh Thần. Theo quan điểm này, tín biểu đã nói với chúng ta về bản tính của Chúa Thánh Thần nhưng không nói về ngôi vị của Chúa Thánh Thần. Nó nói Ngài là gì, chứ không nói Ngài là ai. Nó nói với chúng ta về Thánh Thần là gì và điều mà Chúa Cha và Chúa Con có chung với nhau – Người là Thiên Chúa và ban sự sống. Tuy nhiên, với khẳng định hiện tại, chúng ta cần phân biệt Chúa Thánh Thần là gì khác với Chúa Cha và Chúa Con. Điều phân biệt Người với Chúa Cha là Người phát xuất từ Chúa Cha. (Đấng phát xuất là một Đấng khác hơn Đấng từ đó Người phát xuất!). Điều phân biệt Chúa Thánh Thần với Chúa Con là Người phát xuất từ Chúa Cha, chứ không nhờ sự sinh ra (generation), nhưng nhừ sự nhiệm xuất (spiration), một sự thở ra. Để diễn tả điều này trong những hạn từ thuộc tín biểu, Người không giống như một ý tưởng (logos) phát xuất từ lý trí nhưng giống như một hơi thở phát xuất từ miệng.

Điều này là phần nòng cốt của tín khoản trong tín biểu, nhờ đó người ta đã có ý định xác định vị trí Đấng Bảo Trở nắm giữ trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Phần này của tín biểu được biết đến trước hết vì vấn đề của Filioque mà suốt một ngàn năm là điểm chính của sự bất đồng giữa Đông và Tây. Tôi sẽ không mất thời gian về vấn đề này bởi vì nó đã được thảo luận đầy đủ hơn nhiều và cũng bởi vì tôi đã nói điều đó trong Mùa Chay năm ngoái khi đề cập những điểm của sự đồng thuận trong đức tin giữa Đông và Tây rồi.

Tôi sẽ tự giới hạn để làm sáng tỏ điều chúng ta có thể giữ lại từ một phần của tín biểu, nó làm phong phú cho đức tin chúng ta, khi đặt sang một bên những tranh luận thần học. Nó nói với chúng ta rằng Chúa Thánh Thần không chỉ đơn thuần là “Đấng có liên hệ nghèo nàn”, nói được như vậy, trong Ba Ngôi. Người không phải là “một cách thế mà Thiên Chúa hoạt động,” một năng lực hoặc một chất lỏng thấm vào vũ trụ như những người thuộc phái Khắc Kỷ suy nghĩ (Stoics). Người thuộc “tương quan bản thể” và vì thế là một ngôi vị.

Người cũng không phải là “một ngôi vị thứ ba số ít”, vì Người là “một ngôi vị thứ ba số nhiều.” Người là “Chúng Tôi – We” của Cha và Con. Để diễn tả trong cách thức nhân loại, khi Chúa Cha và Chúa Con nói về Chúa Thánh Thần, họ không nói “ngài – he”; thay vào đó họ gọi “We” bởi vì Người là sự hiệp nhất giữa Cha và Con. Ở đây chúng ta có thể thấy sự phong phú ngoại thường của tư tưởng thánh Augustinô mà trong đó Chúa Cha là Đấng đang yêu, Chúa Con là Đấng được yêu, và Chúa Thánh Thần là tình yêu liên kết họ, là quà tặng hỗ tương. Niềm tin của Giáo Hội Tây Phương rằng Chúa Thánh Thần phát xuất “từ Chúa Cha và Chúa Con” dựa trên điều đó.

Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần luôn là vị Thiên Chúa ẩn dấu, cho dù chúng ta có thể biết về Người nhờ những hiệu năng của Người. Người giống như gió: không ai biết gió từ đâu đến và gió thổi ở đâu, nhưng chúng ta có thể thấy những hiểu năng của gió đi qua. Người giống như ánh sáng soi sáng mọi sự xung quanh nhưng vẫn là vô hình.

Đó là lý do tại sao Chúa Thánh Thần được ít biết đến và ít được yêu mến trong Ba Ngôi, mặc dầu Người là Tình Yêu trong ngôi vị. Thật dễ dàng hơn để suy nghĩ về Chúa Cha và Chúa Con như “những ngôi vị,” nhưng đây còn hơn một mầu nhiệm. Để nói về Chúa Cha, chúng ta có sự trợ giúp của triết học, Người đóng vai trò Nguyên Lý đệ nhất (Thiên Chúa của các triết gia); để nói về Chúa Con, chúng ta có sự loại suy nhân loại về tương quan cha – con, và chúng ta cũng đã có lịch sử về Ngôi Lời trở thành nhục thể. Tuy nhiên, để nói về Chúa Thánh Thần chúng ta không có gì cả, ngoài mạc khải và kinh nghiệm. Chính Kinh Thánh nói về Người hầu hết bằng dùng những hình ảnh từ tự nhiên: như ánh sáng, lửa, gió, nước, hương thơm, chim bồ câu.

Chúng ta sẽ hiểu cách đầy đủ Chúa Thánh Thần là ai chỉ khi ở trong Thiên Đàng. Nơi đó chúng ta sẽ sống một cuộc sống không còn sự kết thúc, trong một sự hiểu biết sâu xa về Người, Đấng bán cho chúng ta niềm vui vô tận. Người sẽ giống như một ngọn lửa cao quý sẽ tràn ngập tâm hồn chúng ta và đổ đầy chúng ta bằng niềm vui sướng, giống như tình yêu đổ đầy trái tim một người và người đó sẽ hạnh phúc.

c) ... “Người nhờ các tiên tri mà phán dạy”

Bây giờ chúng ta chuyển sang tuyên tín thứ ba và là khẳng định cuối cùng về Chúa Thánh Thần. Sau khi chúng ta tuyên xưng niềm tin chúng ta vào hoạt động ban sự sống và thánh hóa của Chúa Thánh Thần ở phần thứ nhất của tín khoản (Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng ban sự sống), bây giờ các hoạt động đoàn sủng cũng sẽ được đề cập đến. Liên quan đến những hoạt động này, có một đặc sủng được đề cập, một đặc sủng mà Phaolô cho là quan trọng nhất, đó là ngôn sứ (x. 1 Cr 14).

Liên quan đến đặc sủng ngôn sứ, tín khoản đề cập chỉ một trong nhiều sự bày tỏ của ngôn sứ nhờ Chúa Thánh Thần: Người “nhờ các tiên tri mà phán dạy,” nghĩa là, các tiên tri trong Cựu Ước. Khẳng định này dựa trên nhiều bản văn trong Kinh Thánh nhưng đặc biệt trong 2 Phêrô 1,21: “Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa.”

4- Một tín khoản để hoàn thành

Thư gửi Tín hữu Do Thái nói: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1).

Vì thế, Chúa Thánh Thần không ngừng nói nhờ các trung gian các ngôn sứ; Người cũng là như thế nhờ Chúa Giêsu và hôm nay Người vẫn tiếp tục nói trong Giáo Hội. Điểm này và những lỗ hổng khác trong tín biểu dần dần được lấp đầy nhờ sự thực hành của Giáo Hội mà không cần phải thay đổi bản văn của tín biểu vì điều đó (như không may đã xảy ra trong thế giới La Tinh với sự thêm vào Filioque). Chúng ta có một bản mẫu về điều này trong lời khẩn cầu (epiclesis) của phụng vụ Chính Thống Giáo được gán cho thánh Giacôbê đã cầu nguyện như sau:

“Xin gửi... Thánh Thần của Ngài, là Đức Chúa và Đấng ban sự sống, là Đấng ngự với Ngài, Thiên Chúa và Chúa Cha, và với Thánh Tử yêu dấu Ngài; Người đồng bản thể và hằng hữu hiển trị với Ngài. Người phán dạy qua Lề Luật, các tiên tri và Tân Ước; Người ngự xuống dưới hình chim bồ câu trên Chúa chúng con Đức Giêsu Kitô trong sống Giorđan, khi đậu trên Người, và ngự xuống trên các thánh Tông Đồ... trong ngày lễ Hiện Xuống.”

Bất cứ ai cố gắng tìm bất cứ điều gì trong tín biểu về Chúa Thánh Thần, sẽ đi đến thất vọng. Sự kiện này cho thấy bản tính và giới hạn của mỗi định tín thuộc tín lý. Nó có mục đích không phải nói hết mọi sự về một đạo lý của đức tin nhưng là để đưa ra một vành đai trong đó mỗi khẳng định về học thuyết này phải được đặt và không khẳng định nào có thể nói trái ngược. Trong trường hợp này, có những dữ kiện thêm vào mà tín khoản được hình thành khi suy tư về Đấng Bảo Trở chỉ là bắt đầu và như tôi đã nói ở trên, còn phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử (ước muốn của hoàng đế vì hòa bình) đã hướng dẫn tới một sự thỏa hiệp giữa các bên với nhau.

Tuy nhiên, chúng ta không được bỏ qua những lời trong tín biểu về Đấng Bảo Trợ. Thần học, phụng vụ, và lòng đạo đức Kitô Giáo, cả Đông lẫn Tây, đã gắn bó trong “thân xác và máu huyết” những định tính súc tích về tín biểu đức tin. Trong ca tiếp liên của Lễ Hiện Xuống phụng vụ La Tinh, tương quan thân mật của Chúa Thánh Thần với mỗi linh hồn không được đề cập trong tín biểu, lại được diễn tả bằng tước hiệu như là “Cha của kẻ nghèo khó,” “ánh sáng của cỏi lòng,” “vị khách dễ thương của tâm hồn,” và “Đấng an ủi tuyệt vời.” Cũng trong ca tiếp liên này nói về một loạt những lời cầu khẩn rất đẹp đẽ và đáp ứng với nhu cầu chúng ta tới Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy kết luận bằng việc cùng nhau tuyên xưng những lời này, hy vọng khi cố gắng xác định giữa chúng có một lời mà chúng ta cảm thấy cần nhất.

Lava quod est sordidum,

riga quod est aridum,

sana quod est saucium.

Flecte quod est rigidum,

fove quod est frigidum,

rege quod est devium.

Xin Chúa rửa sạch bợn nhơ,

tưới gội chỗ khô khan,

chữa cho lành thương tích.

Xin uốn nắn điều cứng cỏi,

sưởi ấm chỗ lạnh lùng,

chỉnh đốn sai lầm.

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương

Chuyển ngữ

Thư mục

1. Lumen gentium (The Dogmatic Constitution on the Church), no. 12.

2. See Klaus Heitmann and Heribert Mühlen, eds., Erfahrung und Theologie des Heiligen Geistes (Munich: Kösel, 1974).

3. Yves Congar, I Believe in the Holy Spirit, trans. Geoffrey Chapman (New York: Crossroad, 1983), p. 73ff; original, 1979-1980 in French.

4. Karl Rahner, The Spirit in the Church, trans. J. G. Cumming (New York: Crossroad, 1985); original, 1977 in German.

5. Heribert Mühlen, Der Heilige Geist als Person: Ich—Du—Wir [The Holy Spirit as a Person: I-You-We] (Munich: Aschendorf, 1963).

6. Hans Urs von Balthasar, Creator Spirit, vol. 3, Explorations in Theology, trans. Brian McNeil (San Francisco: Ignatius Press, 1993); original, 1967 in German.

7. Jürgen Moltmann, The Spirit of Life: A Universal Affirmation, trans. Margaret Kohl (Minneapolis: Fortress Press, 2001), pp. 180-197; original, 1991 in German.

8.Michael Welker, God the Spirit, trans. John F. Hoffmeyer (Minneapolis, MN: Fortress 1994), pp. 40-44; original, 1992 in German.

9. Jose Saraiva Martins, ed., Credo in Spiritum Sanctum, 2 vols. (Vatican City: Libreria Editrice Vaticana, 1983).

10. See Karl Barth, “Concluding Unscientific Postscript on Schleiermacher,” in The Theology of Schleiermacher, ed. Dietrich Ritschl, trans. Geoffrey Bromiley (Grand Rapids: Eerdmans, 1982), p. 278, and Karl Barth’s Table Talk, trans. John D. Godsey (Edinburgh: Oliver and Boyd, 1963), p. 28.

11. Myk Habets, ed., Third Article Theology: A Pneumatological Dogmatics (Minneapolis, MN: Fortress Press, 2016).

12. Basil of Caesarea, On the Holy Spirit, XVIII, 47, in Nicene and Post-Nicene Fathers, vol. 8, p. 29; see De Spiritu Sancto, XVIII, 47 (PG 32, 153).

13. See St. Athanasius, “First Epistle to Serapion,” in The Letters of St. Athanasius Concerning the Holy Spirit, 1, 24, trans. C. R. B. Shapland (London: Epworth Press, 1951), p. 61ff; see also PG 26, p. 585.

14. See Raniero Cantalamessa, Due polmoni, un solo respiro. Oriente e occidente di fronte ai grandi misteri della fede ( Rome: Libreria Editrice Vaticana 2016), pp. 51-66 (French trans. Deux poumons, une seule respiration: Vers une pleine communion de foi entre Orient et Occident [Nouan le Fuzelier, France: Editions des Béatitudes, 2016], pp. 49-64).

15. See Mühlen, Der Heilige Geist als Person: Ich—Du—Wir. The first person to describe the Holy Spirit as the “divine we” was Søren Kierkegaard, Diary, 2A 731, April 23, 1838.

16. See St. Augustine, “On the Trinity,” Basic Writings of St. Augustine, vol. 2, ed. Whitney J. Oates (Grand Rapids: Baker Books, 1992), p. 790.

17. For the “Anaphora of St. James,” see Anton Hänggi and Irmgard Pahl, Prex Eucharistica: Textus e variis liturgiis antiquioribus selecti (Fribourg: Éditions Universitaires, 1968), p. 250.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một người Marốc cực đoan đe dọa tấn công Vatican dịp lễ Giáng Sinh
Nguyễn Long Thao
11:09 07/12/2016
Một người Marốc cực đoan đe dọa tấn công khách hành hương đến Vatican vào dịp Giáng Sinh đã bị trục xuất khỏi nước Ý.

Nghi can này được giấu tên đã tiết lộ kế hoạch tấn công cho một tù nhân khác trong lúc anh bị chính quyền Ý giam giữ.

Nghi can này nói dự định của anh là dùng một chiếc xe chở đầy chất nổ để phá Vatican. Anh cũng nói thêm là một người bạn sẽ giúp anh đưa lậu một khẩu AK vào Rome.

Bộ trưởng Nội Vụ Ý là ông Angelino Alfano nói kẻ tấn công là người “không tự kiểm soát được mình, cuồng tín và muốn chết để Chúa của ông cho lên thiên đường".

Ông Bộ Trưởng cũng cho cho biết là nghi can đã được khuyến khích tấn công trả thù nước Ý. Và trong lúc bị giam tại Ý, nghi can này cũng đã tuyên truyền tư tưởng quá khích cho bạn tù khác

Trong năm 2016 và 2015 Italia đã trục xuất mỗi năm khoảng 60 phần tử cực đoan ra khỏi nước Ý.

Giới an ninh Ý chưa biết rõ người Marốc nói trên có liên hệ gì với nhà nước Hồi Giáo ISIS không. Tuy nhiên trong các video tuyên truyền của nhà nước Hồi Giáo, Roma là mục tiêu tấn công với hình ảnh chiếc xe tăng tiến vào đấu trường Coloseum đổ nát. Phá huỷ thánh giá và bắt phụ nữ Kitô Giáo làm nộ lệ

Tuy bị đe dọa nhưng người đứng đầu về an ninh của tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha không có ý định thay đổi cung cách tiếp đón khách hành hương đến Vatican
 
ĐGH Gioan Phaolô II đã thay đổi não trạng Fidel Castro như thế nào về lễ Giáng Sinh.
Nguyễn Long Thao
12:20 07/12/2016
ĐGH Gioan Phaolô II đã thay đổi não trạng Fidel Castro như thế nào về lễ Giáng Sinh.

Tin của CNA cho biết - Sau khi Fidel Castro nắm được chính quyền ở Cuba vào năm 1959, ông đã áp đặt chủ nghĩa xã hội trên cả nước, và chủ trương một nước Cuba vô thần.

Năm 1960, một số giám mục Công Giáo Cuba ký một lá thư tái khẳng định lập trường cố hữu của Giáo Hội là bác bỏ chủ nghĩa cộng sản và kêu gọi người Công Giáo từ chối chủ nghiã đó. Đáp lại, chính phủ của Fidel Castro ra lệnh tịch thu tài sản Công Giáo, bắt giữ giáo sĩ và giáo dân Công Giáo. Sau đó, vào năm 1969, ông ra lệnh tất cả Cuba không được cử hành lễ Giáng Sinh.

Lệnh cấm này kéo dài gần 30 chục năm. Đến năm 1998 khi Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm Cuba, Chủ Tịch Fidel Castro đã cho phép dân Cuba được cử hành lễ Giáng Sinh.

Câu chuyện này đã được phát ngôn viên Tòa Thánh lúc đó là Tiến Sĩ Joaquín Navarro-Valls kể như sau:

“Tôi nói với ông Fidel Castro rằng chuyến viếng thăm của ĐGH Gioan Phaolô II đến Cuba đã được định vào ngày 21 tháng Giêng năm 1998. Thật là vui mừng nếu chuyến viếng thăm này đạt đưọc thành công lớn. Muốn vậy Cuba phải làm một cái gì cả thế giới kinh ngạc.”

Ông Fidel Castro đồng ý lời tôi nói.

Tôi lại nói thêm về điều làm ĐGH sẽ ngạc nhiên và mong đợi:

“Lễ Giáng Sinh sắp đến rồi, xin cho lễ này là lễ nghỉ chính thức của dân Cuba kể từ khi có cuộc cách mạng”.

Ông Castro trả lời:

“Nhưng thật là khó vì ngày lễ nghỉ rơi vào lúc mùa thu hoạch mía đang diễn ra.”

Tôi đáp lại:

"Nhưng Đức Thánh Cha muốn chính thức cám ơn nghiã cử của Ông khi Ngài đặt chân xuống Havana.”

Sau một lúc bàn thảo, Ông Castro đã đồng ý đề nghị của tôi nhưng lại thêm:

“Chỉ cho phép nghỉ năm nay thôi”

Tôi đáp lại"

“Rất tốt. Đức Thánh Cha sẽ rất tri ân ông về nghiã cử này”

Nhờ sự can thiệp của Tòa Thánh,ngày nay, dân chúng Cuba được chính thức cử hành lễ Giáng Sinh và ngày lễ đã đó trở thành ngày lễ nghỉ chính thức được chính quyền công nhận.
 
Venezuela tiếp tục bất ổn: Các Giám Mục kết án việc thảm sát 12 nạn nhân, kêu gọi thả tù nhân chính trị.
Kateri Diễm Châu
12:32 07/12/2016

Coro (07/12/2016) - Ủy ban "Công lý và Hòa bình" của Hội đồng Giám Mục Venezuela bày tỏ sự đau buồn sâu sắc về những gì đã xảy ra trong khu vực Barlovento, tiểu bang Miranda. Thi thể của 12 thanh niên nam nữ, bị quân đội bắt giữ ngày 15 tháng 10, đã được tìm thấy ngày 28 tháng 11 trong một ngôi mộ tập thể. Những hành vi này xảy ra sau cái gọi là hoạt động giải phóng và bảo vệ nhân dân (OLP), thực hiện bởi các lực lượng an ninh quốc gia.

Bản văn viết: "Chúng tôi tố cáo những hoạt động của OLP ở những nơi mà cơ quan nhà nước chưa làm tròn nghĩa vụ là ngăn chặn những hành vi vi phạm nhân quyền, đảm bảo quyề̀n tự do cá nhân, thủ tục pháp lý và tôn trọng tư gia. Chúng tôi cũng tố cáo thái độ kênh kiệu và không lắng nghe cuả nhà nước, đã vi phạm và tiếp tục vi phạm luật pháp quốc tế, và sự kém hiệu quả của nhà nước trong việc thi hành công vụ để kiểm soát bạo lực".

Bản văn kêu gọi những người có thẩm quyền và còn lương tâm hãy "đảm bảo các quyền cơ bản cuả tất cả các công dân của đất nước" và kết luận bằng cách bày tỏ tình đoàn kết với các gia đình của 12 thanh niên thiệt mạng. Văn bản được ký bởi Đức Cha Roberto Luckert Leon, Tổng Giám Mục hồi hưư cuả Coro, và là Chủ tịch Ủy ban "Công lý và Hòa bình".


Cũng cùng trong ngày tại thủ đô Caracas, sau một lo sợ là việc đàm phán giữa các phe sẽ bị tan vỡ, Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, Tổng Giám Mục Caracas, đà lên tiếng kêu gọi thả tù nhân chính trị: "Chúng ta phải thả các tù nhân chính trị ra ngay lập tức. Chính phủ cần làm việc này ngay, vì họ bị bắt giữ một cách vô cớ. Giáo Hội sẽ không chấm dứt đối thoại và vẫn dự tính đối thoại. Nhưng đây là lúc cần phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã ký trong tháng mười một. Đây cũng là những gì Đức Hồng Y Pietro Parolin (Quốc Vụ Khanh Toà Thánh) nói trong thư gửi cho chính phủ."

Nhắc lại, Toà Thánh đã chấp nhận làm trung gian hoà giải cho cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị cuả Venezuela. Kể từ đầu tháng 11, hai phe Chính phủ và đối lập đã ngồi vào bàn đàm phán với đại diện cua Vatican là TGM Claudio Maria Celli. Hội đồng Các giám mục Venezuela đóng vai trò hỗ trợ cho cuộc đàm phán này.

"Hội đồng Các giám mục Venezuela đồng một lòng với Đức Thánh Cha Phanxicô, và ước muốn hỗ trợ những nỗ lực để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiến pháp", ĐHY nói.

"Đức Hồng Y Parolin đã chỉ ra các điều kiện để có đối thoại thực sự. Là thả các tù nhân chính trị, ấn định một lịch trình bầu cử và tôn trọng Quốc hội, trong số nhiều điều khác. Đối thoại phải là một công cụ để giải quyết vấn đề, và ở đây các vấn đề chúng ta có thì rất nghiêm trọng ", ĐHY Urosa kết luận.

Hôm qua đã có nhiều căng thẳng giữa các phe, và cả hai bên, chính phủ và đối lập, đã phải bàn bạc riêng với trung gian. Vào cuối ngày, mọi bên đã quyết định nối lại đối thoại, sẽ tiếp tục ngày 13 tháng Giêng năm tới.
 
Tin dữ từ Indonesia: Hồi Giáo quá khích gia tăng, thống đốc gốc Hoa ra toà, động đất giết hại hàng trăm người.
Xavier Nguyễn Đông
18:44 07/12/2016
Nhiều tin dữ đã xảy ra ở Indonesia cùng một ngày, hôm nay:

Thống đốc gốc Hoa sẽ phải ra toà


Theo tin từ Jakarta, thống đốc cuả Jakarta, Basuki Tjahaja Purnama, là một Kitô hữu, người gốc Hoa, dân thiểu số Khách Gia (Hakka) còn gọi là người Hẹ, biệt danh là "Ahok", sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 13 tháng 12 tới.

Ông đã bị các đối thủ chính trị tố cáo phạm tội báng bổ chống lại đạo Hồi. Lý do buộc tội là việc ông đã phát biểu hồi tháng Chín năm ngoái, dùng một câu thơ trong một sura (đoạn) của kinh Koran, để̉ chứng minh rằng mọi công dân Indonesia có quyền hợp pháp khi bỏ phiếu cho ông,

Một số nhà lãnh đạo Hồi giáo tuyên bố rằng, theo Kinh Koran, chỉ có một người Hồi giáo mới có thể hướng dẫn một người Hồi giáo khác.

Nhiều cuộc biểu tình lớn do các nhóm Hồi giáo cực đoan đã bùng nổ ra ngày 04 tháng 11 và 02 tháng 12, đòi hỏi phải bắt giữ vị thống đốc.

Ngược lại, một cuộc biểu tình ôn hoà cũng được tổ chức vào ngày 30 tháng 11, tái khẳng định các nguyên tắc khoan dung, thương yêu, hợp nhất trong đa dạng, thượng tôn pháp luật.

Theo các nhà quan sát chính trị ở Indonesia, thì nguyên cớ thực sự là do cuộc đối đầu đang diễn ra giữa những người chủ trương cải cách, tức là Tổng thống Joko Widodo và thống đốc Ahok, và nhóm đối lập do cựu Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cầm đầu. Nhóm đối lập đã lợi dụng nhóm Hồi giáo vũ trang như là một phương tiện để chống lại nhóm cải cách.

Những lời buộc tội báng bổ và những quấy nhiễu chống người Kitô giáo gần ây, thực sự chỉ là sự khai thác đám 'cuồng tín' Hồi giáo cho mục đích chính trị.


Tây Java: Côn đồ Hồi giáo phá rối lễ nghi Tin Lành



Một cuộc tụ họp lớn cuả các tín hữu Tin Lành trước Giáng sinh đã bị giải tán bởi một nhóm Hồi giáo cực đoan, dùng lời lẽ thô tục, đe dọa và bạo lực.

Vụ việc xảy ra ngày 06/12/2016 tại đại sánh viện Sabuga Hall ở Bandung, thủ phủ của tỉnh Tây Java.

Các tín hữu Tin Lành là những tín đồ cuả nhà thờ The Messiah church ở Jakarta, là một nhà thờ lớn vào bậc nhất Đông Nam Á.

Họ tụ tập vào buổi chiều để lắng nghe mục sư Stephen Tong Eng Tjong giảng thuyết và hoà nhạc. Mục sư Tjong vưà là giảng sư vưà là một nhạc sĩ nổi danh từ Trung Hoa sang. Chương trình "Tăng cường tôn giáo" (KKR) cuá ông thường lôi kéo nhiều tín đồ và thường đông hơn sức chứa cuả một giáo đường nên phải tổ chức ở hội trường.

Vào lúc xế chiều thì xuất hiện nhiều chục người Hồi giáo, họ tiến vào hội trường, gián đoạn buổi hợp ca và giải tán đám đông bằng bạo lực.

Những tên côn đồ la ó là các Kitô hữu thực hiện một hoạt động tôn giáo ở một nơi không thích hợp. Họ tranh cãi về lời giảng dạy cuả Stephen Tjong Eng Tông, cáo buộc ông làm "phép lạ" và thao tác đám đông để cải đạo.

Theo một báo cáo phát hành tháng 11 năm 2015 cuà International Religious Freedom Report, thì Tây Java là tỉnh tồi tệ nhất nước về khoan dung tôn giáo.

Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, và Hiến pháp bảo đảm quyền tự do cá nhân (trong đó có việc thờ phượng). Tuy thế trong những tháng gần đây đã có nhiều biến động bất khoan dung bùng phát bởi những người Hồi giáo quá khích.

Như ngày 23 tháng 9, hàng chục người Hồi giáo quá khích đã biểu tình chống giấy phép xây dựng cuả một nhà thờ Tin lành ở Makassar (South Sulawesi). Ngày 12 tháng Chín, một giáo lý viên Công Giáo bị bắn chết bởi những kẻ tấn công giấu mặt trong huyện Puncak Jaya, tỉnh Papua. Ngày 7 tháng 9 một nhóm Hồi giáo cực đoan gián đoạn việc cử hành thánh lễ tại một giáo xứ ở Surakarta (Central Java).


Động đất ở Aceh giết hàng trăm người


Gần 100 người đã thiệt mạng, 273 người bị thương và ít nhất có hàng chục người vẫn còn mắc kẹt trong đống đổ nát sau khi xảy ra một cơn động đất 6,5 độ richter ở Aceh trên đảo Sumatra của Indonesia vào ngày 07 Tháng Mười Hai.

Nha khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết trận động đất 6,5 độ richter xảy ra lúc 05:03 (17:03 Thứ ba ET) tập trung khoảng 12 dặm về phía đông nam của Sigli, một thị trấn gần khu cực bắc của Aceh, ở độ sâu 11 dặm. Tuy ở sát biển, nó không tạo ra sóng thần.

Đại Tướng Tatang Sulaiman, tư lệnh quân đội ở tỉnh Aceh, cho biết có bốn người mới được kéo ra từ đống đổ nát, còn sống, trong khi bốn hoặc năm người khác vẫn bị chôn vùi, không biết họ đã chết hay còn sống . "Hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể cứu họ ra khỏi đống đổ nát trước khi mặt trời lặn," ông nói.

Có tới 245 tòa nhà bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc bị phá hủy, chủ yếu là ở Pidie Jaya, trong đó có 14 đền thờ Hồi giáo, còn lại phần lớn là nhà ở và cửa tiệm.
 
Nữ tu học nghề kỹ sư không gian để làm gì?
Trần Mạnh Trác
20:10 07/12/2016


Một 'bà Sơ kín' và một 'Tiến sĩ về không gian' thì có gì khác nhau?

Xin thưa ngay, cá hai là một, và một điều thú vị nữa là cả hai công việc đều nhắm vào trời cao, nghĩa đen và nghĩa bóng!

Theo tin CNA ngày 07 Tháng 12 năm 2016, thì Sơ Benedicta cuả hội dòng Holy Face (Thánh Nhan) vừa được xuất viện, tức là rời khu dòng kín, vì một lý do bất thường: để tham dự buổi lễ tốt nghiệp và nhận lãnh văn bằng tiến sĩ tại trường Hindustan Aerospace And Engineering, Ấn Độ.

"Tôi vào nhà dòng sau khi thi xong phầ̀n vấn đáp cuối cùng hồi năm ngoái, và đây là lần đầu tiên tôi đi ra ngoài. Quy tắc cuả nhà dòng cấm chúng tôi đi ra khỏi tu viện, nhưng tôi đã được cho phép đặc biệt để tham dự lễ mãn khoá," Sơ Benedicta nói cho tờ báo Matters India biết như vậy.

Người nữ tu 32 tuổi này hiện sống trong dòng kín của các nữ tu Biển Đức, hội dòng Thánh Nhan.

Sinh trưởng ở Kuwait trước khi có Chiến tranh vùng Vịnh, Sơ Benedicta tốt nghệp trường Cao đẳng St Xavier ở Mumbai và sau đó lấy bằng thạc sĩ về khoa học không gian ở Đại học Pune, bang Maharashtra, cách Mumbai 90 dặm.

Sơ lắy Tiến Sĩ từ Viện Công Nghệ Quốc Phòng Tiền Tiến ở thành phố Pune. Theo báo Matters India, thì luận án tiến sĩ của Sơ liên hệ đến lĩnh vực kỹ thuật hàng không vũ trụ, liên quan đến động cơ phản lực scramjet, chủ yếu sử dụng cho các động cơ siêu thanh và phi thuyền không gian.

Sơ Benedicta đã từng cảm thấy ơn gọi về đời sống thánh hiến, nhưng việc quyết định trở thành một nữ tu xảy ra sau khi tham dự một khóa tĩnh tâm ở Pune. Sơ đã kết thúc cuộc nghiên cứu tiến sĩ của mình trước khi nói với gia đình rằng sơ muốn gia nhập một dòng tu kín.

Cộng đoàn các nữ tu dòng Biển Đức đền tạ Nhan Thánh Chúa được thành lập vào năm 1950 bởi đan viện trưởng Hildebrand Gregory. Năm 1977, đã trở thành một cộng đoàn thống thuộc toà thánh và đã có nhiều tu viện trên nhiều châu lục.
 
Huấn thị mới của Bộ Giáo Sĩ khẳng định những người đồng tính nam không được thụ phong linh mục
Chân Phương
20:47 07/12/2016
Huấn thị mới của Bộ Giáo Sĩ khẳng định những người đồng tính nam không được thụ phong linh mục

Trong một huấn thị mới đây mang tựa đề “Hồng ân Ơn gọi Linh mục” nói về việc đào tạo chủng sinh, Bộ Giáo Sĩ tuyên bố rằng “Giáo Hội không thể chấp nhận các chủng sinh hay những người tiến đến chức thánh có hành vi tình dục đồng tính, thể hiện khuynh hướng đồng tính sâu xa, hoặc ủng hộ cho cái gọi là "văn hóa đồng tính".

Huấn thị mới của Vatican trích dẫn các quy định có trong một tuyên bố hồi năm 2005 của Bộ Giáo dục Công Giáo nói rằng: "Nếu một ứng viên có hành vi tình dục đồng tính hoặc thể hiện khuynh hướng đồng tính sâu xa thì vị giám đốc tâm linh của đương sự cũng như cha giáo của đương sự có nhiệm vụ ngăn cản người này vì lương tâm không được tiến đến chức thánh”. Huấn thị năm 2005 này đã bị phớt lờ tại nhiều giáo phận bởi lẽ các vị giám đốc chủng viện cho rằng cần thận trọng áp dụng chỉ khi người đồng tính đó đã có hành vi công khai.

Việc xác nhận rõ ràng rằng người đồng tính không được thụ phong linh mục có trong một tài liệu chỉnh lí làm thành bộ tiêu chuẩn mới cho việc đào tạo linh mục trên toàn thế giới. Huấn thị mới này được công bố với sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha Phanxicô, Thánh Bộ Giáo Sĩ giải thích rằng huấn thị gần đây nhất quy định về việc đào tạo linh mục đã được công bố hồi năm 1970 (và sau đó được sửa đổi vào năm 1985), nhưng nhiều lời giáo huấn mới đây của Đức Thánh Cha cho thấy cần có một bộ tiêu chuẩn mới.

Huấn thị mới này xây dựng một mẫu hình cho chức linh mục – gọi là Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis (Đại cương Cơ bản cho Việc Huấn luyện Linh mục) - và Bộ Giáo Sĩ chỉ thị cho các hội đồng giám mục ở mỗi quốc gia phải chuẩn bị thêm các tiêu chuẩn địa phương mới của riêng mình dựa trên Đại cương này.

Huấn thị của Vatican nhấn mạnh sự cần thiết phải đào tạo kỹ lưỡng về mặt trí thức cho các chủng sinh và đồng thời cũng mạnh mẽ cho mặt tâm linh. Huấn thị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo các nam thanh niên tận hiến cho Chúa Kitô và Giáo Hội. "Việc truyền chức linh mục đòi hỏi người nhận lãnh nó phải tận hiến hoàn toàn bản thân để phục vụ Dân Chúa, như là một hình ảnh của hiền thê Chúa Kitô", huấn thị viết.

Huấn thị này cũng nói rằng các linh mục phải được đào tạo để bảo vệ "giáo quyền" và chống lại sự cám dỗ trong việc mưu tìm sự nổi tiếng; họ nên được cảnh báo “không được nghĩ rằng Giáo Hội là một tổ chức nhân loại trần tục".

Trong một cuộc phỏng vấn do Bộ Giáo Sĩ thực hiện nhân việc công bố Huấn thị “Hồng ân Ơn gọi Linh mục”, Đức Hồng Y Benjamin Stella, Tổng trưởng của Bộ này kêu gọi hãy lưu tâm đặc biệt đến những điểm nhấn trong huấn thị nói về đặc tính của các ứng viên chức linh mục. Đức Hồng Y Stella nhận xét rằng "người ta không thể trở thành một linh mục mà không cân bằng được lý trí và con tim, và không trưởng thành được cảm xúc, mọi khiếm khuyết hoặc vấn nạn trong khía cạnh này nếu chưa được giải quyết thì tiềm tàng trở nên điều nguy hại nghiêm trọng cho cả người bình thường cũng như cho Dân Chúa". (Catholic Culture)

Chân Phương
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hơn 600 người tham dự chương trình “Thánh ca tiếng Anh” tại Sài Gòn
Bách Thập
19:29 07/12/2016
Hơn 600 người tham dự chương trình “Thánh ca tiếng Anh” tại Sài Gòn

Tối 06/12, chương trình “Thánh ca tiếng Anh” mùa Vọng và Giáng Sinh được trình diễn tại Nhà Thờ Phanxicô Đakao (50 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Q.1, TP.HCM), do OCP - Nhà xuất bản Công Giáo tổ chức.

Thành phần tham dự gồm các ca đoàn thuộc Nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn, Nhà thờ Đaminh Ba Chuông, trung tâm mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, nhóm Lumen và hơn 600 bạn trẻ.

Các ca khúc diễn ra hết sức thu hút và trang trọng, mang theo giai điệu cổ điển và âm hưởng quốc tế, làm cho cộng đoàn chìm vào không gian tĩnh lặng và cầu nguyện.

Không những thế, chương trình “Thánh ca tiếng Anh” không những thể hiện các ca khúc truyền thống Giáng Sinh, mà còn trình diễn các ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới. Điều này đã làm cho chương trình mang tầm cỡ quốc gia.

Cha Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J., Tổng Thư ký Ủy ban di dân trực thuộc HĐGMVN - Đại diện Giám mục đặc trách mục vụ ngoại kiều, tâm tình chia sẻ: “Anh chị em là người Việt lại hát nhạc tiếng Anh rất giỏi là vì anh chị em hát bằng trái tim, bằng tình yêu dành cho Chúa cũng như dành cho cộng đoàn phụng vụ. Điều đó không còn là rào cản của ngôn ngữ nữa”.

Chị Phan Thị Phương Thảo, một giáo viên mầm non tham dự cho biết: “Đây là lần đầu tiên chị tham dự chương trình thánh ca này, chị cảm thấy hết sức ấn tượng và rất hay. Mặc dù ngôn ngữ tiếng Anh của chị không khá, nhưng khi chị nghe các ca đoàn biểu diễn bằng tiếng Anh. Điều đó sẽ là nguồn động lực để chị đăng kí khóa học tiếng Anh tại trung tâm”.

Sau đây là danh sách các ca khúc được trình diễn:

1. Companions on the Journey (Đồng hành trong cuộc hành trình) - by Cary Landry.

2. Tell the Good News (Hãy loan báo Tin Mừng) - GELOBT SEI GOTT

3. Behold the Lamb (Đây Chiên Thiên Chúa) - by Martin Willett

4. You Gather In the Outcast (Ngài quy tụ những ai bất hạnh) - by Scot Crandal

5. Come, Lord! Maranatha (Lạy Chúa! Xin hãy đến) - by Ricky Manalo, CSP

6. Love Has Come (Tình yêu đã đến) - by Matt Maher

7. How Can I Keep From Singing (Làm sao con có thể ngừng hát) - ENDLESS SONG

8. Ashes to Ashes (Tro bụi rồi sẽ trở về bụi tro) - by Dan Schutte

9. Story: The Angle Gabriel Comes to See Mary (Thiên Thần Gabriel đến gặp Đức Mẹ Maria) - Storyteller: Truc Nguyen

Song: An Angle came to Heaven

10. How Can I Keep From Singing - LUMEN CHOIR

11. Medley of three Christmas Songs - LUMEN CHOIR

12. Magnificat/ Ang Puso Ko’y Nagpupuri - by Eduardo P.Hontiveros, SJ

13. Cantate Domino - by Jay Althouse

14. O Come, O Come, Emmanuel

Bách Thập
 
Đức TGM Hamburg Stefan Heße đến thăm mục vụ Cộng Đoàn CGVN tại thành phố cảng Hamburg
Bắc Đức
10:07 07/12/2016
Đức TGM Hamburg Stefan Heße đến thăm mục vụ Cộng Đoàn CGVN tại thành phố cảng Hamburg

Hôm Chúa Nhật 2 Mùa Vọng, 04.12.2016 Đức TGM Stefan Heße đã đến nhà thờ St. Joseph, Hamburg dâng thánh lễ cho Cộng Đoàn Việt Nam. TGP Hamburg là một giáo phận non trẻ nhất nước Đức, được ĐGH Gioan Phaolô II thành lập vào năm 1995 sau khi nước Đức được thống nhất.

Xem Hình

Hiện nay Đức Cha Stefan Heße là vị Tổng giám mục trẻ nhất tại Đức - tuổi vừa đúng 50, được phong chức Giám mục vào ngày 14.03.2015 tại Hamburg. TGM Stefan Heße đang chăm sóc cho 400.000 giáo dân sống trong một diện tích lớn nhất tại Đức (32.489 cây số vuông) được nối dài qua nhiều thành phố lớn nằm trong các tiểu bang Hamburg, Mecklenburg-Vorpommern và Schleswig-Holstein. Tỷ lệ phần trăm so với tổng dân số trong TGP Hamburg, người Công Giáo chỉ chiếm được 10%. Tỷ lệ người Tin Lành nhiều hơn khoảng 30%, vì thế Giáo Hội Công Giáo tại vùng Bắc Đức được mệnh danh là miền đất Diaspora, vùng đất rất ít người Công Giáo.

TP cảng Hamburg có một lịch sử gắn liền với thân phận Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam, được gọi là Boat People với con tàu Cap Anamur do ông Dr. Rupert Neudeck cùng với phu nhân Christel sáng lập vào năm 1979. Nơi đây đã là nơi kết thúc trang sử của chuyển đi cuối cùng Cap Anamur 2 vớt thuyền nhân VN vào năm 1986, lúc ấy Cap Anamur đã chở trực tiếp 357 thuyền nhân Việt Nam được vớt từ Biển Đông đến thẳng cảng Hamburg sau cuộc hành trình dài từ Á sang Âu suốt 3 tháng lên đênh trên biển.

Từ năm 1980 Cộng Đoàn CGVN tại Hamburg được thành lập từ những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên được Cap Anamur cứu vớt và sau đó được đưa định cư đến Hamburg. Cha xứ Đức của GX St. Joseph lúc bấy giờ là Đức ông Franz von de Berg đã mở rộng bàn tay đón tiếp những người CGVN đầu tiên vào GX của ngài và từ đó người CGVN đã dâng thánh lễ và sinh hoạt mục vụ suốt 36 năm liên tục tại Hamburg này.

Hôm nay Đức TGM Stefan Heße dâng thánh lễ lần đầu tiên với giáo dân Việt Nam và có dịp tưởng niệm đến vị đại ân nhân Dr. Rupert Neudeck mới qua đời ngày 31.5.2016 và Đức ông Franz von de Berg qua đời năm 2002. Trong thánh lễ ngài nói về Mùa Vọng là thời gian mong đợi Đấng Cứu Thế, Mùa Vọng không phải chỉ sống trong 4 tuần lễ mà là Mùa Vọng mỗi ngày trong cuộc sống. Điển hình ngài đã nhắc đến Đức cố HY Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận mà ngài luôn mộ mến. ĐHY Thuận đã nêu gương cho chúng ta biết sống Mùa Vọng mỗi ngày khi ngài còn bị giam trong ngục tù. Lòng bàn tay trái là chén lễ và bàn tay phải là chén đựng bánh lễ mà ĐHY Thuận đã có thể sốt sắng, âm thầm dâng thánh lễ mỗi ngày trong ngục tù. Mùa Vọng cũng mang lại tia hy vọng vì thế trong ngục tù ngài đã viết ra tác phẩm „Đường Hy Vọng“ trên những trang lịch cho hậu thế chúng ta. Đó là tấm gương sống Mùa Vọng sốt sắng đầy ý nghiã và thiết thực nhất.

Sau thánh lễ cộng đoàn là tiệc liên hoan chào mừng vị chủ chăn của TGP Hamburg. Ca Đoàn Thánh Linh chủ động trình diễn trong các tiết mục văn nghệ. Đức TGM Stefan Heße ngồi chăm chú thưởng thức. Ngài dễ mến và hòa đồng đến nỗi cũng muốn hòa nhịp múa luôn với đội Múa Nón, bằng cách tự tiến lên sân khấu kết thúc bài Múa Nón với đội hình chữ S bằng chính chiếc nón đỏ giám mục của ngài thật dễ thương, ngộ nghĩnh, trông như một điểm son đỏ thắm tô đẹp thêm cho tấm bản đồ Việt Nam. Điều này làm cho người Công Giáo Việt Nam tham dự phấn khởi cổ võ nồng nhiệt. Ngài vui đến nỗi mượn luôn chiếc nón lá đội lên đầu để trở thành một thành viên trong đội Múa Nón.

Giáo dân Việt Nam biểu lộ lòng biết ơn đến TGP Hamburg bằng cách rộng lòng hảo tâm quyên góp giúp vào quỹ cứu trợ người tỵ nạn của TGP Hamburg được 1.300 Euro và trao tận tay cho Đức TGM Stefan Heße. Vị chủ chăn đã ở lại cho đến phút cuối cùng của buổi liên hoan và Ca Đoàn với Đức TGM cùng nhau kết thúc tạ ơn Thiên Chúa cho một ngày đẹp, nhiều ý nghĩa với bài hát Khúc Cảm Tạ: „Khúc cảm tạ từ đó âm ba vọng ngân, rộn rã trong tim ngày đêm, tán dương Tình Yêu Thiên Chúa“, điều này Cộng Đoàn CGVN tại Hamburg luôn cảm nghiệm được trong suốt 36 năm sống trong an bình và tự do.

Bắc Đức ghi lại
 
Hiệp Hội Thánh Mẫu Tổng Giáo phận Sài Gòn : Mừng bổn mạng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội
Martino Lê Hoàng Vũ
22:28 07/12/2016
Hiệp Hội Thánh Mẫu Tổng Giáo phận Sài Gòn: Mừng bổn mạng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội

Chiều thứ tư 7.12.2016,tại Nguyện đường Thánh Mẫu thuộc giáo hạt Chí Hòa,Sài gòn,những người con Đức Mẹ thuộc hội viên Hiệp Hội Thánh Mẫu ở các xứ đoàn đã về hiệp dâng thánh lễ mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,bổn mạng của Hiệp Hội Thánh Mẫu Sài Gòn,tại nhà nguyện Trung ương,và hôm nay cũng là bổn mạng của Nhà thờ Thánh Mẫu.

Xem Hình

Lúc 16g30 phút, Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục phụ tá TGP.Sài Gòn lần đầu tiên ngài về thăm Nguyện đường Thánh Mẫu và chủ tế thánh lễ,Đồng tế có Cha Tổng Giám huấn Hiệp Hội Thánh Mẫu Đaminh Đinh Văn Vãng và quý cha.

Trong lời mở đầu thánh lễ,Đức Cha Giuse đã nói khái quát về lịch sử Hiệp Hội Thánh Mẫu trong quá khứ.Hiệp Hội Thánh Mẫu là tổ chức sống đạo của Hội Thánh,đã hiện diện ở Việt Nam trên 100 năm qua,nhưng được chính thức thành lập tại Việt Nam từ năm1955.Năm1964,HĐGMVN đã bổ nhiệm Linh mục Giacôbê Đỗ Minh Lý làm tổng giám đốc.Sau năm 1975,Hiệp Hội Thánh Mẫu gặp những khó khăn và phải ngưng hoạt động.Nhưng khi cha Đaminh Đinh Văn Vãng được bổ nhiệm làm Tổng Giám huấn,Tổng Giám đốc Hiệp Hội Thánh Mẫu vào năm 1994,Hiệp Hội Thánh Mẫu đã tái lập lại cấu trúc,điều hành và đang phát triển.



Trong bài giảng,Đức Cha Giuse khai triển đặc ân Đức Maria được hồng ân vô nhiễm nguyên tội.Đức Maria là người duy nhất trong nhân loại được gìn giữ không mắc nguyên tội.Mẹ Maria đã được chuẩn bị để thuộc về Thiên Chúa hoàn toàn,không bị lệ thuộc vào ma quỷ.Nếu như tội nguyên tổ là tình trang Ađam và Eva bất phục tùng Thiên Chúa,ông bà bị đổi ra khỏi vườn địa đàng,đó vườn sự sống bình an và hạnh phúc của Thiên Chúa,có nghĩa là con người đi ra khỏi tương quan với Thiên Chúa.

Đức Maria được sứ thần chào “Kính chào trinh nữ Maria đầy ơn phúc”.Mẹ Đức Maria luôn có Thiên Chúa ở cùng.Mẹ có Đức Giêsu trong lòng mình,Mẹ nhận được tràn đầy ơn phúc của Thiên Chúa.

Chúng ta mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội,mỗi hội viên chúng ta hãy trọn vẹn thuộc về Thiên Chúa,sống gắn bó với Đức Giêsu như Mẹ Maria,vâng phục Thánh ý Thiên Chúa.Đức Maria đã chấp nhận làm Mẹ chăm sóc nuôi dưỡng dạy dỗ Chúa Giêsu,nhưng con đường làm Mẹ không tránh khỏi những khó khăn gian nan.Dù sao,Mẹ xin vâng cho đến cuối cùng khi Mẹ đứng dưới chân thập giá Đức Giêsu,từ đó Mẹ Maria đã chấp nhận xin vâng làm Mẹ của Hội Thánh khi trở về nhà với Thánh Gioan Tông đồ.Và từ đó cho đến nay,suốt trong dòng lịch sử của Hội Thánh luôn có Mẹ Maria ở kề bên.Mẹ chăm sóc từng con cái bằng tâm tình của người mẹ hiền.

Mỗi hội viên hiệp hội Thánh Mẫu chúng ta được đào luyện bằng Lời Chúa, tu đức và nhân bản, bằng việc thực thi thánh ý Thiên Chúa,qua những buồn vui cuộc sống,chúng ta phải biết trọn vẹn thuộc về Chúa như Mẹ Maria.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ,ông Lê Giang -Liên Hội Trưởng Hiệp Hội Thánh Mẫu VN chào mừng và cám ơn quý cha và quý khách, ông cũng ôn lại những nét hình thành và phát triển Hiệp Hội Thánh Mẫu tại Việt Nam và Tổng giáo phận Sài gòn.

Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội kết thúc trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa của con cái Mẹ khắp nơi thuộc Hiệp Hội Thánh Mẫu cùng làm chứng tá cho Tin Mừng, học tập theo nhân đức Mẹ Maria.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nền Giáo Dục ở Miền Nam Thời Trước Năm 1975
Phạm Cao Dương
16:56 07/12/2016
Nền Giáo Dục ở Miền Nam Thời Trước Năm 197

Nhân vụ các cô giáo tỉnh Hà Tĩnh bị ép “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke cho quan chức tỉnh”, nhìn lại những đặc tính truyền thống cơ bản của Nền Giáo Dục ở Miền Nam Thời Trước Năm 1975

Bồng bồng mẹ bế con sang,

Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.

Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày. (Ca dao Việt Nam)

“Tôi muốn thấy có sự kính trọng trong một trường học. Ông thày tới, học trò phải nghiêm chỉnh đứng dạy chào thày…” Nicolas Sarkozy, khi tranh cử Tổng Thống Pháp


Một người bạn mới về thăm Việt Nam trở lại Mỹ trước ngày Lễ Tạ Ơn 2016 ít ngày cho biết rất nhiều người trong nước hiện tại đã đánh giá cao nền giáo dục ở Miền Nam thời trước năm 1975; riêng bà con ở Miền Nam lại lấy làm hãnh diện là đã được đào tạo bởi nền giáo dục ấy, trong những học đường Miền Nam và bởi các thày cô Miền Nam.

Bạn tôi là một nhà nghiên cứu. Anh đã khách quan kể lại không thêm bớt. Sau đó dư luận lại ồn ào về chuyện xảy ra ở trong nước: 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh bị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ép phải “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke” cho quan khách. Chưa hết, các nạn nhân lại còn bị vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ông Phùng Xuân Nhạ, thay vì bênh vực cho những nhân viên thấp cổ bé miệng nhất của bộ mình, trước sự bắt nạt của những ông vua con ở các địa phương, lại công khai trách cứ họ là không biết phản đối, khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ, nhiều người lấy làm tủi hổ.

Việc làm của các quan chức Cộng Sản tỉnh Hà Tĩnh này phải nói là chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn luôn hãnh diện tự coi mình là có nhiều ngàn năm văn hiến.

Nhân dịp này, tôi xin được cùng bạn đọc ôn lại những ưu điểm qua một số những đặc tính cơ bản của sinh hoạt giáo dục ở Miền Nam thời trước năm 1975 nói riêng và văn hóa miền Nam nói chung, chính yếu là sự liên tục lịch sử. Nói như vậy không phải là trong thời gian này miền đất của tự do và nhân bản mà những người Quốc Gia còn giữ được không phải là không trải qua nhiều xáo trộn. Chiến tranh dưới hình thức này hay hình thức khác luôn luôn tồn tại và có những thời điểm người ta nói tới các chế độ độc tài hay quân phiệt và luôn cả cách mạng. Nhưng ngoại trừ những gì liên hệ tới chế độ chính trị, quân sự hay an ninh quốc gia, sinh hoạt của người dân vẫn luôn luôn diễn ra một cách bình thường, người nào việc nấy, người nào trách nhiệm nấy và được tôn trọng hay tôn trọng lẫn nhau. Sự liên tục lịch sử do đó đã có những nguyên do để tồn tại, tồn tại trong sinh hoạt hành chánh, tồn tại trong sinh hoạt tư pháp, trong văn chương và nghệ thuật và tồn tại đương nhiên trong sinh hoạt giáo dục.

Trong bài này tôi chỉ nói tới tới giáo dục và giáo dục công lập. Đây không phải là một bài khảo cứu mà chỉ là một bài nhận định và những nhận định được nêu lên chỉ là căn bản, sơ khởi, và tất nhiên là không đầy đủ. Đồng thời mỗi người có thể có phần riêng của mình. Một sự nghiên cứu kỹ càng, có phương pháp hơn và đầy đủ hơn là một điều cần thiết.

Giáo dục và người làm giáo dục

Giáo dục công lập ở Việt Nam đã có từ lâu đời và tùy theo nhận định của các sử gia, tới một mức độ nào đó định chế này đã tồn tại trên dưới mười thế kỷ. Mục đích của nó là để đào tạo nhân tài cho các chế độ, nói riêng, và cho đất nước, nói chung. Các vua chúa Việt Nam thời nào cũng vậy, cũng coi trọng việc học cả. Có điều coi trọng thì coi trọng, các vua Việt Nam, nói riêng và các triều đình Việt Nam, nói chung, chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào sinh hoạt giảng dạy của các trường, hầu hết là các trường tư ở rải rác khắp trong nước. Sinh hoạt này hoàn toàn do các thày ở các trường do các tư nhân đảm trách. Giáo dục là của người dân và của những người làm giáo dục, và cho đến khi người Pháp sang, nó là của giới trí thức đương thời, đúng hơn là của các nhà Nho với tất cả những học thuyết, những nguyên tắc căn bản của giới này. Sang thời Pháp, do nhu cầu bảo vệ và phát triển văn minh và văn hóa của họ, người Pháp lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành, việc soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà giáo được huấn luyện chuyên môn hay ít ra là lựa chọn nghề dạy học với tinh thần quí trọng kiến thức và yêu mến nghề dạy học dù chỉ là tạm thời về phía người Pháp cũng như về phía người Việt. Họ mở các trường sư phạm để huấn luyện giáo chức chuyện nghiệp.

Đặc tính kể trên đã liên tục được tôn trọng trong suốt thời gian miền Nam tồn tại và luôn cả trước đó, từ thời Chính Phủ Quốc Gia của Cựu Hoàng Bảo Đại. Chức vụ Bộ trưởng hay Tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng trong việc lựa chọn nhân sự điều hành trong bộ, ngoại trừ các chức vụ có tính cách chính trị như đổng lý văn phòng, chánh văn phòng, bí thư tức thư ký riêng của Bộ trưởng... tất cả các chức vụ chỉ huy khác trong bộ, từ Thứ trưởng, Tổng thư ký, Tổng giám đốc, Giám đốc cho tới các Hiệu trưởng các trường và đương nhiên là các Giáo sư, Giáo viên, đều là những nhà giáo chuyên nghiệp, không có đại diện đảng phái chính trị ở bên cạnh.

Lý do rất đơn giản: họ là những người vô tư, biết việc, rành công việc và có kinh nghiệm, chưa kể tới sự yêu nghề. Chính trị đối với họ chỉ là nhất thời, tương lai của cả một dân tộc, hay ít ra là của những thế hệ tới mới, là quan trọng. Trong phạm vi lập pháp, rõ hơn là ở Quốc hội, các chức vụ đứng đầu các ban hay tiểu ban, dù là Thượng viện hay Hạ viện đều do các Nghị sĩ hay Dân biểu gốc nhà giáo phụ trách. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đã ngưng lại trước ngưỡng cửa của học đường. Thày cô giáo là nhân viên của Bộ giáo dục, do Bộ giáo dục bổ nhiệm, trực thuộc vị Hiệu trưởng của trường sở tại, rồi các nha sở của bộ giáo dục ở trung ương chứ không trực thuộc các Quận hay Tỉnh trưởng.

Về tên các trường, tất cả các trường trung, tiểu học đều được gọi bằng tên của các danh nhân hay anh hùng dân tộc thời trước, được mọi người công nhận, Trưng Vương, Ngô Quyền, Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Gia Long, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Lê Ngọc Hân, …không hề có tên nào là của các lãnh tụ đương thời dù đó là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, kể cả Trần Văn Hương gốc nhà giáo… thay vì những tên hoàn toàn xa lạ đối với quảng đại quần chúng Miền Nam về sau này như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám…, những người của một đảng chính trị hay, tệ hơn nữa, là ngụy tạo, không có thật.

Tôn chỉ - mục đích - quốc gia - dân tộc và con người

Nói tới ba nguyên tắc căn bản, đồng thời cũng là tôn chỉ và mục đích tối hậu của nền giáo dục của miền Nam trước năm 1975, có người tỏ ý không thích ba nguyên tắc này. Lý do có lẽ, tôi chỉ đoán như vậy, là vì ba nguyên tắc này phần nào đã được người Cộng Sản Việt Nam nêu lên trong Đề Cương Văn Hóa 1943 của họ. Ba nguyên tắc đó là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, sau này là Nhân Bản, Dân Tộc và Khoa Học trong khi trong Đề Cương Văn Hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì là Dân Tộc, Đại Chúng và Khoa Học.

Ở đây người viết không đi sâu vào khía cạnh này vì dù không thích, không đồng ý, ba nguyên tắc Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng này vẫn đã trở thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam mà không ai lưu tâm tới vấn đề là không biết. Chúng đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách vững vàng từng bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời… Tính cách liên tục lịch sử của nền giáo dục của miền Nam sở dĩ có được, phần nào là dựa trên những nguyên tắc này, đặc biệt là nguyên tắc Dân Tộc. Nó cho phép người ta đề cao và bảo tồn những truyền thống dân tộc trong học đường, dù đó là những truyền thống thuần túy Việt Nam hay những truyền thống của Khổng giáo. Đôi câu đối được khắc trên cổng chính của một trong những trường trung học lớn nhất của miền Nam là trường Petrus Trương Vĩnh Ký sau đây là một trường hợp điển hình:

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt

Âu Tây khoa học yếu minh tâm

Sự khủng hoảng hiện tại của nền giáo dục ở trong nước là do ở sự thiếu những yếu tố chỉ đạo này. Điều này đã được thấy rõ qua sự vô cùng lúng túng của Ông Vũ Đức Đam, đương kim Phó Thủ Tướng, đặc trách văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo trong một buổi điều trần trước Quốc hội và bị hỏi câu hỏi là “có hay không một triết lý giáo dục Việt Nam?” Điều khiến cho người ta ngạc nhiên là không lẽ là một cán bộ ở cấp cao chuyên lo về văn hóa, như vậy, ông lại không biết tới Đề Cương Văn Hóa 1943 của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đó ba nguyên tắc cơ bản chỉ đạo cho các vận dụng văn hóa, nói chung, văn học và giáo dục… nói riêng, là: dân tộc hóa, đại chúng hóa, và khoa học hóa đã được nêu cao hay sao? Không lẽ ba nguyên tắc này đã trở thành lạc hậu trong tình thế mới, trước quyền hành và quyền lợi của Đảng Cộng Sản Việt Nam?

Liên tục trong phạm vi nhân sự

"Tôi muốn nói tới các nhà giáo tốt nghiệp từ các trường sư phạm, những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học hãnh diện với vai trò làm thày, làm cô của mình, dù đó là sư phạm Tiểu học hay sư phạm Trung học. Một nghề bị coi là “bạc nghệ”, là bị xếp sau so với các nghề khác:

Dưa leo ăn với cá kèo,

Cha mẹ anh nghèo, anh học noọc-man. ( nghề Thầy giáo, theo hệ thống giáo dục Pháp xưa )

Tất cả các vị này vẫn còn nguyên vẹn khi đất nước bị qua phân và đã ở các trường trong Nam khi các trường này được mở cửa trở lại sau một thời gian chiến tranh bị tạm đóng cửa, không mấy người tập kết ra Bắc.

Sau khi đất nước bị chia cắt và qua cuộc di cư của non một triệu người từ miền Bắc vô Nam, họ lại được tăng cường thêm bởi một số đông các đồng nghiệp của họ từ miền Bắc vô cùng với các trường được gọi là Bắc Việt di chuyển: Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục... Tất cả đã cùng nhau hướng dẫn và điều hành các học đường miền Nam trong thời kỳ chuyển tiếp từ Pháp thuộc sang độc lập, đồng thời cũng là những giảng viên cơ bản trong các trường huấn luyện giáo chức thuộc thế hệ mới.

Từ phong thái đến cách giảng dạy, từ cách vào lớp, cho phép học trò ngồi, tới cách viết bảng và xóa bảng, cách chấm bài hay phê bài, các vị này đã để toát ra một sự chừng mực và vô cùng thận trọng của những nhà sư phạm nhà nghề, khác hẳn với một số các đồng nghiệp của họ từ ngoại quốc về chỉ lo dạy các môn học chuyên môn. Học đường do đó đã tránh được nạn chánh trị hóa, tránh được nạn cán bộ chánh trị xâm nhập. Nhiều vị vào những lúc tình thế vô cùng tế nhị đã giữ được thế vô tư và độc lập, nghiêm chỉnh của học đường và tư cách của giáo chức. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này nhiều vị xuất thân là cử, tú, kép, mền, luôn cả tiến sĩ của thời trước, những người tinh thâm Nho học, vẫn còn có mặt ở các học đường, đặc biệt là các Đại Học Văn Khoa ở Saigon và Huế như Tiến Sĩ Nguyễn Sĩ Giác, Cử Nhân Thẩm Quỳnh, Tú Tài Kép Vũ Huy Chiểu... mà không ai là không quý trọng.

Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của Chương Trình Pháp và Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, Phan Huy Quát

Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc. Người Việt ở miền Nam trong tinh thần cởi mở và tự do đã biết phân định những gì là kìm kẹp và những gì là hay đẹp mà một chế độ chính trị đem lại, thay vì cứ nhắm mắt đập bỏ để sau này hối tiếc. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam đã tỏ ra vô cùng thận trọng trong mọi quyết định. Những gì gọi là cách mạng vội vã, nhất thời dường như không được chấp nhận. Họ chủ trương cải tổ để thích ứng với hoàn cảnh mới và cải tổ từ từ, kể cả khi thế lực và ảnh hưởng của người Mỹ, từ đó áp lực của họ đã trở nên rất mạnh.

Hệ thống giáo dục do người Pháp từ tiểu học cho đến đại học đã tồn tại dưới hình thức Việt hóa bắt đầu từ thời chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945, với chương trình Hoàng Xuân Hãn, vị bộ trưởng giáo dục đương thời, sau này là Phan Huy Quát thời Quốc Gia Việt Nam mới được thành lập. Nó cho phép người ta, từ thày đến trò, dễ dàng chuyển sang một nền giáo dục mới của một quốc gia độc lập không hề có chuyện trục trặc. Ngay từ cuối niên học 1944-1945, trong rất nhiều khó khăn, từ giao thông, vận chuyển đến thông tin, liên lạc, người ta đã tổ chức đươc những kỳ thi ở bậc tiểu học bằng tiếng Việt mà không hề có chuyện than phiền, khiếu nại. Điều nên nhớ là Chính Phủ Trần Trong Kim chỉ tồn tại có vẻn vẹn bốn tháng hay hơn một trăm ngày, vô cùng ngắn ngủi, với những phương tiện giao thông và liên lạc hết sức nghèo nàn. Sau này khi gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, miền Nam đã không gặp phải những khó khăn trong việc đối chiếu bằng cấp, hệ thống học và khả năng của các đương sự, không phải chỉ riêng cho những ai muốn sang du học bên Pháp mà luôn cả cho những ai muốn sang các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Nhật... vì đó là một hệ thống giống như các hệ thống khác thuộc thế giới tây phương, một hệ thống gần với hệ thống chung của quốc tế.

Duy trì mối liên tục lịch sử cũng cho phép người ta sử dụng được các sách giáo khoa của người Pháp và những sách giáo khoa về lịch sử và văn chương Việt Nam do chính người Việt soạn thảo từ thời trước năm 1945 và sau đó là từ năm 1947 đến năm 1954 ở những vùng đất của người quốc gia. Điển hình là các sách toán và khoa học bằng tiếng Pháp, do các tác giả Pháp soạn và xuất bản ở bên Pháp nhưng đã được không những các thày mà luôn cả các trò sử dụng làm tài liệu hay để tự học. Trong phạm vi văn chương, những sách của Dương Quảng Hàm, đặc biệt là hai cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển đã được dùng rất lâu dù cho nhiều sách giáo khoa khác đầy đủ hơn đã được soạn thảo. Cũng vậy, trong phạm vi sử học với cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Về nội dung, đặc biệt là trong văn học, người ta cũng thấy nền giáo dục của miền Nam vẫn giữ được tinh thần tự do, cởi mở. Các tác giả được đem dạy hay trích dẫn đã được lựa chọn căn cứ vào giá trị của các công trình của họ thay vì gốc gác và sự lựa chọn chế độ của họ, thay vì căn cứ vào chuyện họ ở miền Bắc hay ở miền Nam trong thời gian này. Tô Hoài, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân... là những trường hợp điển hình.

Trong phạm vi thi cử, các kỳ thi được thiết lập từ thời Pháp hay có ở bên Pháp vẫn được duy trì, đặc biệt là hai kỳ thi tú tài. Ở bậc đại học hệ thống tổ chức cũng tương tự. Ảnh hưởng của người Mỹ chỉ được chấp nhận một cách từ từ với nhiều thận trọng, mặc dầu người Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân sự qua các chương trình viện trợ khiến cho nhiều người Mỹ đã tỏ vẻ bất bình. Hình thức thi trắc nghiệm áp dụng cho các kỳ thi tú tài chỉ được thực hiện rất trễ về sau này và dư luận đã đón nhận nó với những nhận định khác nhau. Tiếc rằng chỉ vài năm sau Miền Nam đã không còn nữa.

Trong phạm vi tổ chức thi cử, người ta có thể thấy không riêng gì quan niệm, cách tổ chức, cách coi thi và chấm thi cũng như cách cho điểm, định kết quả và công bố kết quả hãy còn chịu ảnh hưởng nhiều của người Pháp mà còn luôn cả những thời quân chủ trước đó nữa. Quyền uy của các giám khảo, các chánh phó chủ khảo, các giám thị đã luôn luôn được tôn trọng và nhiều vị chủ khảo đã tỏ ra vô cùng can đảm giữ thế độc lập cho mình hay biết khôn ngoan né tránh cho mình và cho các đồng nghiệp của mình khi phải lãnh nhiện vụ ở những vùng xa thủ đô Saigon, an ninh và giao thông không bảo đảm.

Nên nhớ là trong thờ gian này hệ thống trung ương tập quyền vẫn còn tồn tại. Ra đề thi, in đề thi và gửi đề thi về địa phương với tất cả sự bảo mật cần thiết là vô cùng khó khăn, tế nhị và phức tạp. Về phía chính quyền thì từ trung ương đến địa phương hầu như không hề có sự trực tiếp can thiệp. Báo chí, các cơ quan truyền thông vẫn luôn luôn hiện diện và sẵn sàng phanh phui mọi chuyện.

Xã hội tôn trọng sự học và những người có học

Đây là một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam mà xã hội Miền Nam nói chung và nền giáo dục Miền Nam nói riêng thời trước năm 1975 được thừa hưởng. Đặc tính này đã được biểu lộ không riêng qua tinh thần tôn sư trọng đạo mà còn được coi như một giá trị và là một giá trị đứng đầu trong mọi giá trị. Sự học là một giá trị và giáo dục là một giá trị. Sự học hay giáo dục làm nên con người chứ không phải là những yếu tố khác, dù đó là quyền uy và tiền bạc. Người làm công tác giáo dục được tôn trọng và từ đó có được những điều kiện ít ra là về phương diện tinh thần để thực thi sứ mạng của mình mà những người làm chánh trị, những nhà chủ trương cách mạng, kể cả những người cấp tiến nhất cũng phải kiêng nể. Nhưng bù lại, người ta lại trông đợi rất nhiều ở các người làm công tác giáo dục, ở đây là các thày, cô. Giữa những người cùng làm công tác dạy học cũng vậy, tất cả đã tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng các bậc tôn trưởng, kể cả những người đã khuất.

Sự thiết lập những bàn thờ tiên sư ở các trường trung học Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ phải được kể là tiêu biểu cho tinh thần giáo dục của miền Nam. Đối với các phụ huynh học sinh, sự trong đợi các thày nhiều khi qua mức, ngày nay khó ai có thể nghĩ được điển hình là chuyện “giáo sư mà cũng ăn phở”. Câu chuyện do một vị giáo sư từ Bắc vô Nam sau Hiệp Định Genève và được cử xuống Mỹ Tho chấm thi tú tài kể lại. Buổi sáng, các thày rủ nhau đi ăn phở trước khi nhập trường. Ở tiệm phở, ông nghe người địa phương thầm thì “giáo sư mà cũng ăn phở”. Nên nhớ là Mỹ Tho là một tỉnh nhỏ và hồi giữa thập niên 1950, bằng tú tài là to lắm rồi trong khi các vị giáo sư này lại là giám khảo chấm thi tú tài lận!

Tạm thời kết luận

Bài này bắt đầu được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục ở nước Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần không nhỏ trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chờ đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến. Nhiều người còn dùng hai chữ “phá sản” để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người khác còn tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975.

Ở đây, như đã nói trong phần mở đầu, người viết chỉ vắn tắt ghi nhận một số những dữ kiện căn bản liên hệ tới nền giáo dục ở Miền Nam thời truớc năm 1975. Một công trình nghiên cứu qui mô hơn và kỹ càng hơn còn cần phải được thực hiện trước khi người ta có thể khẳng định những nhận xét này. Tuy nhiên có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng. Người ta có thể xóa bỏ một chế độ chính trị bằng cách mạng, từ đó đoạn tuyệt với quá khứ nhưng người ta không thể theo đà đó mà làm cách mạng trong những phạm vi sinh hoạt khác trong đó có giáo dục một cách máy móc, không thận trọng. Nhận định này có thể bị coi là bảo thủ, nhưng đó là một sự thật và là một sự thật bắt đầu bằng kinh nghiệm. Có điều vì bằng kinh nghiệm nên khi biết được là sai lầm thì đã quá muộn. Những gì thuộc về quá khứ, kể cả quá khứ bị coi là phong kiến, lạc hậu không phải là luôn luôn tệ hại, là cổ hủ và những gì được coi là canh tân, đổi mới không phải luôn luôn là tốt đẹp. Tất cả cần phải có thời gian để “gạn đục, khơi trong”. Duy có một điều không bao giờ thay đổi là: khi giáo dục không còn được coi là một giá trị và khi các thày cô không còn được coi trọng thì xã hội sẽ không còn là xã hội của loài người nữa.

Trở về với thực tế trước mắt, với vụ 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, nhiều người tự hỏi nếu các cô không được chính Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, cơ quan trực tiếp phải lo cho đời sống và điều kiện hành nghề của các cô bênh vực, thì nghiệp đoàn giáo chức của các cô ở đâu? Tự hỏi nhưng ai cũng biết là ở Việt Nam hiện tại làm gì có nghiệp đoàn vì các luật về lập hội, lập nghiệp đoàn, biểu tình vẫn chưa được Quốc Hội đem ra thảo luận.

Tưởng cũng nên nhớ là ngay từ thời Vua Bảo Đại, qua Chính Phủ Trần trọng Kim, các đạo Dụ về tự do hội họp, tự do lập hội, tự do lập nghiệp đoàn đã được ban hành ngay từ Tháng Bảy năm 1945. Tất cả đã xảy ra trong một tuần lễ đầu tháng Bảy khiến cho báo chí đương thời đã mệnh danh tuần lễ này là Tuần Lễ Của Các Tự Do. Nhưng chỉ chưa tới ba tuần lễ sau ngày tuyên bố nền độc lập và thành lập Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh ngày 22 tháng 9 năm 1945, bãi bỏ các nghiệp đoàn trên toàn cõi Việt Nam. Đồng thời Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp đã ký nghị định giải tán Hội Khai Trí Tiến Đức và cho Hội Văn Hóa Cứu Quốc tư cách pháp nhân. Trong khi đó, ở các nước tiền tiến, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, các nghiệp đoàn giáo chức rất mạnh và được phía chính quyền kính nể. Tương lai của các giáo chức Việt Nam, nói riêng, và nền giáo dục Việt Nam, nói chung, quả thật không có gì sáng sủa.

Phạm Cao Dương

Quận Cam Hoa Kỳ Mùa Lễ Tạ Ơn 2016
 
Thách báo Nhân Dân - Ban Tuyên Giáo đối thoại.
Phạm Trần
17:03 07/12/2016
THÁCH BÁO NHÂN DÂN –BAN TUYÊN GIÁO ĐỐI THỌAI

“Những năm gần đây, một thủ đoạn mà các thế lực xấu, thù địch với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thường tiến hành là khai thác một số hiện tượng rồi suy đoán, bịa đặt, dựng chuyện để đưa lên in-tơ-nét. Vì thế, cảnh giác, tỉnh táo đấu tranh với thông tin loại này trở thành một yêu cầu cấp bách trong cuộc đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị.”

Câu viết này là của Hồng Quang, trong bài “ Cảnh giác và đấu tranh với luận điệu bịa đặt, dựng chuyện” đăng trong mục “Bình luận-Phê phán” ngày 02/12/2016 của báo Nhân dân, cơ quan Trung ương của đảng Cộng sàn Việt Nam.

Là một dư luận viên có đầu óc suy diễn phong phú nhưng hoang tưởng của ban Tuyên giáo nên Hồng Quang và báo Nhân dân chỉ biết nhắm mắt phóng loa tuyên truyền mà quên rằng mấy chữ “suy đoán, bịa đặt, dựng chuyện để đưa lên in-tơ-nét” được dùng trong trường hợp này lại nói về bản thân mình hơn là thành phần chống đảng.

Bởi vì ai cũng biết nhiệm vụ viết bài chống người chống đảng của cán bộ Tuyên giáo được tính bằng tiền trong đồng lương cán bộ nên vì “ăn cây nào thì phải rào cây ấy”, hay ”ăn cơm chủ thì phải múa tối ngày”, thế thôi. Hơn nữa, nghĩa vụ này này là một định hướng và là chỉ tiêu đã được quy định cho loại cán bộ máy nước và loa phường nên nhiều khi họ tưởng mình nói xuôi mà hóa nói ngược nhưng cứ cảng cổ ra cãi lấy được.

Chẳng hạn như khi Hồng Quang chụp mũ cho những ai “thù địch với Đảng, Nhà nước” cũng đồng thời là thù địch của “nhân dân Việt Nam” thì có phải là đã xuyên tạc để hòng tăng tội cho đối phương ? Không dè, hành động lệch lạc này lại hóa ra lố lăng, ngây ngô và kịch cỡm vì nhân dân không có trách nhiệm gì với những lời nói và việc làm sai trái của đảng và nhà nước đang bị lên án ?

Vì vậy khi kêu gọi phải “cảnh giác, tỉnh táo đấu tranh với thông tin loại này (chống đảng) trở thành một yêu cầu cấp bách” là chính lúc dự luận viên Hồng Quang và đội ngũ cán bộ Tuyên giáo lộ ra bối rối, mất bình tĩnh trước trận cuồng phong của dư luận trái chiều với đảng.

Nhưng để bảo vệ cho lập luận méo mó của mình, Tác gỉa Hồng Quang đã tưởng tượng ra sản phẩm huyễn hoặc được gọi là “thuyết âm mưu” để cảnh giác sự nhẹ dạ và cả tin của những ai mà Tuyên giáo coi như đang sai lầm hoài nghi về đảng.

Hồng Quang viết:”Do khả năng lan truyền, ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nhiều sản phẩm từ thuyết âm mưu đến tâm lý tiếp nhận của người đọc mà nhiều năm nay, các thế lực xấu, thù địch ngày càng tỏ ra hết sức thâm độc trong việc sử dụng thuyết âm mưu làm công cụ xuyên tạc, vu cáo, vu khống, dựng chuyện,… để gieo rắc thông tin bịa đặt, từng bước gây mơ hồ, hoang mang, làm xói mòn niềm tin vào Đảng, Nhà nước Việt Nam.”

XUYÊN TẠC LÀM GÌ ?

Nhưng đâu cần phải dựa vào “thuyết âm mưu” và cũng chẳng có ma nào vô công rỗi nghề để “xuyên tạc, vu cáo, vu khống, dựng chuyện” khi mà tất cả những chứng hư tật xấu và suy thoái của cán bộ đảng viên đã đã được đảng vạch trần cho thiên hạ thấy tận mắt trong Nghị quyết số 04-NQ/TW (khóa XII) ngày 30-10-2016.

Nội dung Nghị quyềt này, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phổ biến nói về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.”

Tài liệu chứng minh Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

Trong 3 lĩnh vực tư tưởng chính trị, hành động và lối sống của cán bộ, đảng viên, Nghị quyết nêu một số biểu hiện cơ bản và quan trọng hàng đầu gồm:

1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.

5) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.

6) Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích.

Như thế thì đã nát chưa, hay chiếc áo tươi tả của đảng hãy còn tốt chán ?

Chưa hết. Nghị quyết sau đó còn nói cho dân biết về lối sống xấu xa của đám “đầy tớ nhân dân” ai đọc cũng phải lắc đầu tội nghiệp cho phận dân đen. Chúng bao gồm :

1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

4) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".

5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

THÁCH ĐỐI THỌAI

Với một đội ngũ có nhiều người xấu như thế mà đảng chỉ nói mập mờ “một số không nhỏ cán bộ, đảng viên” suy thoái trong tổng số trên 4 triệu đảng viên thì ai cũng biết chế độ này đã tàn tạ đến mức thê thảm chứ chẳng còn vẻ vang như đám dư luận viên Tuyên giáo đã tô son để che lấp.

Vì vây việc làm của cán bộ tuyên giáo đã không giấu được ai nên khi bị người khác vạch lưng cho mọi người thấy để phê bình thì họ đã cay cú và tìm đủ mọi chữ nghĩa thiếu văn hóa để chụp mũ và chạy tội. Nhưng đồng thời cũng để “đái công chuộc tội” vì đã không làm tròn nhiệm vụ của những cái loa thùng rỗng của một đội ngũ chỉ biết “ăn cơm chúa múa tối ngày”.

Đọan viết dưới đây của Hồng Quang trong bài “Cảnh giác và đấu tranh với luận điệu bịa đặt, dựng chuyện” là một tỷ dụ của một dư luận viên Tuyên giáo chỉ biết viết bừa nói cuội :“Đặc biệt từ khi in-tơ-nét phát triển, bài vở xuất phát từ thuyết âm mưu ngày càng nhiều hơn, điển hình trong đó là sản phẩm của mấy kẻ như Phạm Trần, Ngô Nhân Dụng, Tưởng Năng Tiến, Kami, Bùi Thanh Hiếu (blogger Người buôn gió),… và một số “nhà báo, chuyên gia, nhà nghiên cứu” là người nước ngoài! Thủ đoạn chung trong sản phẩm của mấy người này là khai thác, tận dụng, dựa trên một (hay một số) con người, hiện tượng, sự kiện, vấn đề được dư luận quan tâm, để ghép nối với một (hay một số) con người, hiện tượng, sự kiện, vấn đề hiện tượng khác, và nhặt nhạnh một số tư liệu đã công bố bổ sung cho có vẻ xác thực, thêm thắt một số chi tiết mùi mẫn, giật gân để gợi sự tò mò của người đọc, sau đó bình luận, bịa đặt, suy đoán có lớp lang để biến thành vấn đề hệ trọng, khẳng định đó là hậu quả của âm mưu, thủ đoạn của “bàn tay vô hình”. Để gia cố sự thuyết phục, khi trình bày, những kẻ này cố tỏ ra rất am hiểu, nắm chắc vấn đề, trích dẫn đông tây tạo vẻ uyên bác, điểm xuyết bằng loại thông tin không thể kiểm chứng như “một nguồn tin cao cấp cho biết”, “một lãnh đạo giấu tên khẳng định”, “một tài liệu mật phổ biến trong nội bộ viết”,… Sau khi công bố, những sản phẩm này thường lập tức được khai thác, đăng tải tại rất nhiều địa chỉ trên mạng, từ trang tiếng Việt của RFA, BBC, VOA, RFI,… đến blog, facebook của một số cá nhân, tổ chức xấu, thù địch với Việt Nam…”

Trước luận điệu vu khống, gắp lửa bỏ bàn tay của cán bộ tuyên giáo Hồng Quang, người chỉ biết “Việc người thì sáng, việc mình thì quáng”, hay” Nói láo quá, hóa vụng” tôi, Phạm Trần, là một trong số người bị Hồng Quang nêu đích danh để vu khống trân trọng tuyên bố trước dư luận Việt Nam và Thế giới:

“Tôi công khai thách đố Hồng Quang, báo Nhân Dân và Ban Tuyên giáo của chế độ CSVN đối thọai để chứng minh bài viết nào, hay những bài nào của tôi viết về Việt Nam trong suốt 41 năm qua đã có nội dung “ghép nối, nhặt nhạnh thêm thắt một số chi tiết mùi mẫn, giật gân để gợi sự tò mò của người đọc, sau đó bình luận, bịa đặt, suy đoán có lớp lang để biến thành vấn đề hệ trọng khẳng định đó là hậu quả của âm mưu, thủ đoạn của “bàn tay vô hình”.

Tôi cam đoan đối thọai công khai, công bằng, trong sáng để minh bạch lời vu cáo của Hồng Quang, báo Nhân dân và Ban Tuyên giáo Trung ương là Tổ chức đã đăng lại và phổ biến bài viết của Hồng Quang.

Lý do tôi thách thức cuộc đối thọai vì hầu như bài viết nào của tôi về Việt Nam cũng có trích dẫn tài liệu dựa theo lời nói hay văn bản là sản phẩm của Lãnh đạo, Đại biểu Quốc hội, cán bộ nhà nước, các nhân chứng hay báo chí trong nước liên quan đền sự việc xẩy ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam, hay bên ngoài Việt Nam nhưng là chuyện của Việt Nam.

Vì lý do này, tôi long trọng lên án thái độ bất cẩn trọng, có chủ tâm bôi nhọ và xuyên tạc của Hồng Quang, báo Nhân Dân và Ban Tuyên giáo.

Tôi tân trọng thời giờ qúy báu và biết ơn lỏng qúy mến của độc giả khắp nơi trên Thế giới, đặc biệt từ Việt Nam, đã dành cho tôi trong 41 năm qua.

Tôi sẽ tiếp tục viết ngay và viết thẳng để nhìn vào sự thật của đất nước và con người Việt Nam. -/-

Phạm Trần

(12/016)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh sử Mattheo
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:50 07/12/2016
Thánh sử Mattheo ( 1)

Trong đại thánh đường Thánh Phero ở Vatican, nơi đầu cột ở bốn góc bên trên vòm cung thánh chung quanh bàn thờ chính - bàn thờ tuyên xưng đức tin của Đức Giáo Hoàng - khắc hình bốn khuôn mặt khác nhau có cánh. Đó là hình tượng các Thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu.

Hình tượng một người có cánh tay cầm bút đang viết là hình tượng Thánh sử Mattheo. Đây là nét đặc điểm của Phúc âm Thánh Mattheo

Những khuôn mẩu biểu tượng đó cũng được vẽ hay khắc tạc ở nhiều nơi trong các Thánh đường trên thế giới, hay nơi các bục đọc sách Lời Chúa.

Thánh sử Mattheo là ai và ở đâu cùng vào hoàn cảnh lịch sử văn hóa nào Ông đã viết phúc âm Chúa Giêsu?

Sau Công đồng Vaticano II. ( 1962-1965) nền Phụng Vụ trong Giáo Hội Công Giáo được cải tổ. Những bài đọc phúc âm lời Chúa vào các ngày Chúa Nhật được chia làm ba chu kỳ A, B, và C. Năm A đọc phúc âm của Thánh sử Mattheo, năm B đọc phúc âm của Thánh sử Marco, và năm C đọc phúc âm của thánh sử Luca.

Vì thế, khi đọc phúc âm linh mục khởi đầu long trọng bằng lời: Phúc âm - hay Tin mừng - Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mattheo (… Thánh Marco hay Thánh Luca).

Thông thường xưa nay khi viết sách tác gỉa thường đề tên mình là người viết cuốn sách đó. Nhưng sách Phúc âm Chúa Giêsu thì không như thế. Không tác gỉa nào đã để lại bút tích tên mình viết cuốn phúc âm đó.

Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh sử Mattheo được các Cộng đòan Kitô hữu thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh nêu lên đặt cho. Có thể khi đó các Cộng đoàn Kitô tiên khởi có nhiều bản văn viết về Lời Chúa khác nhau. Và để phân biệt cho rõ ràng họ đã đặt cho mỗi bản văn giáo lý một tên, dựa theo xuất xứ cùng hoàn cảnh cụ thể mà họ biết. Đây cũng là điều dễ hiểu, và có nền tảng căn nguyên lịch sử nguồn gốc theo như họ biết nguồn gốc truyền thống để lại. Và bản văn phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo thời Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu rất được yêu chuộng thường được đọc trong các buổi hội họp phụng vụ cầu nguyện suy niệm Lời Chúa, như sách giáo lý cho Cộng đoàn.

Giám mục Papias thành Hieropolis , trong thời gian vào năm 130 sau Chúa giáng sinh, đã viết về lịch sử Giáo Hội có ghi chú: Mattheo đã ghi chép lại những lời của Chúa Giêsu bằng tiếng Do Thái thời cổ - thổ ngữ Aramer ngôn ngữ nói trong dân gian lúc thời Chúa Giêsu. Ông đã viết diễn dịch lại đúng theo như Ông hiểu biết.

Trong bản văn phúc âm theo Thánh sử Mattheo ( 9,9) và trong Phúc âm theo Thánh sử Marco ( 2,14) tên Mattheo , một người làm nghề thu thuế được chính Chúa Giêsu gọi đi theo làm Tông đồ cho ngài. Như thế, Mattheo là nhân chứng mắt thấy tai nghe lời của chính Giêsu lúc còn sống trên trần gian.

Theo ý kiến các nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng Mattheo là một nhà trí thức Do Thái tin theo Chúa Giêsu Kitô thuộc vào thế hệ thứ hai. Là người Do Thái trở thành tín hữu Chúa Kitô nên Ông có cung cách cởi mở với những người không phải là Kitô giáo, điều này thể hiện rõ nét nơi nội dung bản văn phúc âm Ông viết ra.

Sách phúc âm Mattheo được viết trước tác vào khoảng từ năm 80 đến năm 90 sau Chúa giáng sinh ở Antiochia, nơi người tín hữu Chúa Kitô sống chung với những cộng đoàn người Do Thái, Hy Lạp và những nhóm dân tộc khác.

Nơi Phúc âm theo thánh sử Mattheo, Chúa Giêsu được trình bày trong tương quan với Do Thái giáo, là người chính thực cắt nghĩa về lề luật từ thời Mose.

Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo nhấn mạnh đến lòng nhân từ thương xót của Chúa. Thánh sử Mattheo trích dẫn lời Ngôn sứ Hosea ( 6,6): Hãy đi và học cho biết ý nghĩa câu này: Ta muốn lòng nhân từ chứ đâu cần lễ tế. Vì ta không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi. ( Mt 9,13 và 12,7).

Hãy đi và học nơi trường học của Chúa Giêsu về lòng nhân từ thương xót. Vì Thiên Chúa là Đấng giầu lòng nhân từ thương xót. Ngài không muốn lễ tế. Vì nó làm cho con người tự ti bé nhỏ lại, cùng phá hủy chính họ.

Ngài muốn con người với lòng biết ơn nhận hiểu ra Thiên Chúa là Đấng nhân từ thương xót mọi người.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Môt Cánh Chim Trời
Dominic Đức Nguyễn
20:23 07/12/2016
MỘT CÁNH CHIM TRỜI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ta muốn bay như cánh chim trời
Đến những đất xa, tình người còn ấm
Và ta sẽ yêu hơn - đời đẹp lắm
Những cỏ hoa, khuôn mặt rạng ngời.
(Trích thơ của NMT)