Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật tuần 2a Mùa Vọng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:42 03/12/2019
(Mt 3, 1-12)
HOÁN CẢI
Một cha bề trên đang đi dạo với các đệ tử, một em trong nhóm hỏi: Thưa cha, khi nào con người nên hối cải? Cha bề trên trả lời cách nhẹ nhàng: “Con hãy bảo đảm rằng con sẽ hối cải vào ngày sau cùng của cuộc đời”. Nhưng rồi có vài em khác phản kháng lại, chúng ta không bao giờ biết được ngày giờ nào là ngày sau cùng của cuộc đời. Cha bề trên cười và nói: “Cách đơn giản nhất là hãy hối cải ngay bây giờ”.
Thánh Gioan được sai đến để dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Ngài kêu gọi rằng hãy dọn đường Chúa và hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Dọn đường bằng cách hoán cải cuộc sống. Sự hoán cải sẽ giúp cải đổi và chuyển biến trong cách sống. Đã bao lần chúng ta có những thái độ quanh co, dối trá, dối mình và dối người. Hoán cải sẽ dẫn chúng ta tới hành động cụ thể. Hoán cải đưa ta ra khỏi sự tự mãn trong sự công chính.
Sự hoán cải sẽ sinh hoa quả tốt. Hối cải phải là nỗ lực thường xuyên để điều chỉnh hướng đi của mình. Giống như người hoa tiêu luôn điều khiển con tàu đi đúng hướng. Hối cải tự bản chất là một ơn huệ Chúa ban. Một lời mời gọi thân thương trở về. Trở về với lòng mình và trở về với Thiên Chúa, Đấng yêu thương và chờ đợi chúng ta. Chúa Giêsu đến không phải để tiêu diệt nhưng là để cứu độ.
Mỗi người chúng ta, ai cũng là tội nhân. Chúng ta sa ngã phạm tội nhiều lần. Chúa mời gọi chúng ta đừng ngụp lặn trong vũng tội. Những giây phút hoan lạc, những con đường rộng rãi thênh thang và những ánh sáng chập chờn dễ đưa chúng ta vào con đường trụy lạc xa Chúa.
Lắng nghe lời thánh Gioan kêu gọi, chúng ta hãy bắt đầu hối cải từ chính mình. Thật ra từ bỏ con đường cũ không dễ, xa tránh dịp vui sẽ không thoải mái và chừa tội như cảm thấy mất mát thiệt thòi. Biết rằng tất cả những thú vui trong tội chỉ mau qua chóng hết. Hãy bắt đầu trở về ngay bây giờ. Không khi nào trễ nếu chúng ta biết bắt đầu.
Rìu đã để sẵn gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa. Mùa Vọng là cơ hội tốt giúp mỗi người tự sửa mình và dọn đường đón Chúa. Chúa sẽ đến đem sự bình an và an vui đích thực. Chúa chính là niềm hoan lạc của tuổi xuân.
TUẦN 2 MÙA VỌNG
THỨ HAI
Luca 5: 17-26
Người ta khiêng một người bất toại đến để xin Chúa chữa bệnh. Chúa đã tha tội cho ông ta. Ông ta đã khỏi bệnh. Giữa sự bất toại thân xác và sự tha tội có liên quan đến nhau. Chúa Giêsu có quyền tha tội vì Ngài là Con Thiên Chúa. Chúa cũng có uy quyền để chữa tất cả các loại bệnh tật.
Bệnh tật là dấu chỉ bất toàn của thân xác. Con người kết hợp giữa hồn và xác. Chúa thấu tỏ tận đáy tâm tư của từng tâm hồn. Chúa tha tội cho người bất toại cũng như Chúa chữa cho ông. Hơn thế nữa, Chúa chữa cả hồn lẫn xác cho ông.
Những người biệt phái nghĩ: Người này là ai mà dám nói phạm thượng? Chỉ một mình Thiên Chúa có quyền tha tội. Biệt phái suy nghĩ rất chính xác. Họ rất tôn trọng và dành ưu quyền tha tội cho Thiên Chúa. Nhưng họ không nhận biết Chúa Giêsu là ai. Tất cả các sự lạ lùng mà Chúa Giêsu đã thực hiện không thuyết phục được lòng tin của họ.
Có nhiều người đã nhận biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa qua việc Chúa tha tội, chữa bệnh, trừ qủy và cho kẻ chết sống lại.
THỨ BA
Mt. 18: 12-14
Thiên Chúa yêu thương mỗi người như một cá nhân. Mỗi người được tạo dựng giống hình ảnh Chúa. Thiên Chúa muốn mọi người đều được chung hưởng hạnh phúc bên Chúa. Chúa cho con người có tự do thờ phượng Chúa. Đây là quyền cao qúi nhất của con người.
Chúa ghé mắt đoái nhìn đến từng thụ tạo với tình yêu thương vô bờ. Chúa không muốn một ai bị xa lạc hay bị đoán phạt. Dụ ngôn người chủ chiên bỏ lại 99 con chiên để đi tìm con chiên lạc. Đây là hình ảnh Thiên Chúa rất nhân từ, Ngài dong duổi đêm ngày tìm chiên lạc. Chúa yêu thương từng con chiên.
Chúng ta là những chiên con của Chúa. Chúng ta đã nhiều lần chạy xa, lẩn trốn, ngoảnh mặt làm ngơ và chối từ tình yêu của Chúa. Chúa vẫn chờ đợi chúng ta quay trở về. Hằng năm, Giáo Hội đã tạo cơ hội qua các mùa lễ để chúng ta xem xét lại cách sống của mình. Không khi nào trể, hãy trở về bên lòng Chúa. Chúa không bao giờ chối bỏ người con đã xa ngã biết hối lỗi quay về với tình yêu của Chúa.
Lạy Chúa, lòng Chúa khoan dung vô bờ. Xin Chúa đừng chấp tội. Con nay trở về cùng Chúa, Chúa ơi!
THỨ TƯ
Mt. 11: 28-30
Chúa Giêsu phán rằng: Hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Chúa chính là nguồn ủi an và là nguồn suối mát cho tâm hồn. Chúng ta sẽ tìm được sự thanh thản và nhẹ nhàng bên Chúa.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa có kinh nghiệm chạy đến với Chúa. Chúng ta còn cậy dựa vào khả năng và sức mọn hèn của mình để chống trả những khổ đau chúng ta gặp trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta chạy đi cầu khấn, vái lạy tứ phương và nghĩ rằng trời phật ngoài kia sẽ lắng nghe lời chúng ta van nài. Chúng ta đã tự dối mình và cảm thấy thỏa mãn ước vọng trần thế của mình.
Hãy chạy đến với Chúa, Ngài sẽ nâng đỡ và bổ sức cho. Chúa là Đấng có uy quyền và Ngài thấu tỏ tâm can của con người. Ngài đâu nỡ bỏ rơi chúng ta nếu chúng ta biết chạy đến cùng Ngài. Những ai biết tin tưởng vào Chúa, Chúa sẽ nâng đỡ và cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa
Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quyền năng hằng hữu. Chỉ duy có một Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô vàn. Không có Chúa nào khác ngoài Thiên Chúa của chúng ta. Hãy đến với Chúa, Chúa sẽ nâng đỡ bổ sức cho.
THỨ NĂM
Mt. 11: 11-15
Chúa Giêsu nói với dân chúng: Nước trời phải đối phó với sức mạnh và những người mạnh mẽ mới chiếm được. Chúng ta cần sức mạnh của lòng tin, lòng cậy và lòng mến để chiếm hữu nước trời.
Nước trời là vườn ươm mầm sự sống đời đời. Gia nhập vào nước trời là gia nhập vào cuộc phấn đấu để nên hoàn thiện. Nên hoàn thiện trong cuộc lữ hành về nhà Chúa. Cuộc lữ hành phải cố gắng tiến tới không ngừng. Chúng ta cần luôn ở trong tư thế tỉnh thức. Vì nuớc trời không hiện diện ở đó để chúng ta chiếm hữu, mà là một tranh đấu bản thân liên tục không ngừng nghỉ để đạt tới.
Vào Nước Trời là vào theo đường cửa hẹp. Thế gian và ma qủi luôn kề cận để mở những khoảng đường thênh thang mời gọi chúng ta bước vào. Con người chúng ta với bản tính yếu đuối mỏng dòn dễ bị rơi vào bẫy của thú vui hoan lạc. Trên đường lữ hành, chúng ta phải cầu nguyện và kiên trì tin tưởng vào Chúa.
Thánh Gioan Tẩy Giả là người cao trọng trong nước trời vì ông đã dám hy sinh máu đào để làm nhân chứng cho sự thật. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chấp nhận hy sinh và gian khổ để vượt qua ngõ cửa hẹp.
THỨ SÁU
Mt. 11: 16-19
Thiên hạ thấy Gioan Tẩy Giả xuất hiện không ăn uống rượu chè, thì người ta nói: Ông ta bị qủy ám. Chúa Giêsu đến có ăn có uống, người ta lại nói: Đó là người chè chén say sưa. Thật vậy, ở sao cho vừa lòng người, ở hẹp người cười, ở rộng người chê.
Dân chúng như những con chiên theo đàn, đôi khi họ không có những nhận định sáng suốt trong cuộc sống. Họ muốn người khác trở nên giống họ. Lưỡi không xương lắt léo nhiều đường. Cách nào họ cũng nói được. Đôi khi chúng ta cũng rơi vào những điều tiêu cực như họ. Chúng ta phê phán người khác, rồi đoán xét và đi đến kết luận theo như cách chúng ta suy bụng ta ra bụng người. Kết tội luận án người khác như một quan án mà không có căn cớ và lý lẽ.
Thánh Gioan và Chúa Giêsu đều bị họ đặt ra hai bên lề, đều là những điều thái quá hoặc bất cập. Thế là họ chê bai và chối bỏ Chúa. Chúng ta cần nhận định rõ ràng các dấu chỉ thời đại. Đọc được ý nghĩa các dấu chỉ là điều rất quan trọng. Chúa đã đến mang ơn cứu độ, Chúa muốn trở nên đồng hình đồng dạng với con cái loài người để cứu độ.
Ơn cứu độ đã gần kề, hãy mở rộng tâm hồn đón nhận ơn của Chúa đặc biệt trong Mùa Vọng này.
THỨ BẢY
Mt. 17: 10-13
Tiên tri Êlia đã đến nhưng người ta không nhận biết Ngài. Suốt thời gian Cựu Ước, để huấn dụ và hướng dẫn dân Chúa chọn đi trong đường lối của Chúa, Chúa đã sai nhiều tiên tri đến với dân chúng.
Êlia là một trong các tiên tri đã đến và người ta đã đối xử rất tệ với Ngài. Êlia phải chạy trốn sự ruồng bắt của quan quyền và người đời tẩy chay. Ngài đã phải chạy loạn và trốn tránh nơi nhà một bà góa nghèo ở Sarépta. Chúa đã làm các dấu lạ nơi tiên tri Êlia cho bánh và dầu ăn không cạn trong suốt thời gian Ngài cư ngụ nơi nhà bà.
Tiên tri Êlia đã thách thức các sư sãi thần Ba-al trong việc dâng cúng lễ toàn thiêu lên Thiên Chúa. Ngài đã hoàn toàn tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Chúa đã cho lửa từ trời thiêu đốt của lễ dâng để chứng minh là Chúa là Thiên Chúa thật.
Chúa Giêsu nói: Thật, Êlia phải đến để tu sửa mọi sự. Êlia đã đến hoàn thành sứ vụ được Chúa trao phó. Nhưng người dân vẫn cứ chờ mong Êlia trở lại. Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ rằng: Người ta nói Thầy là ai? Có người nghĩ Thầy là tiên tri Êlia. Người ta đã đối xử với Êlia thế nào, người ta cũng sẽ đối xử với Chúa Giêsu như thế.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:14 03/12/2019
98. Thiên Chúa chí cao vô thượng, nhưng Ngài cúi xuống với những tâm hồn khiêm tốn.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
------------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 03/12/2019
78. THÍCH SỨ ÉP DẦU
Thích sứ Giản châu là An Trọng Bá tham tiền vô hạn.
Có tên bán dầu họ Quách biết đánh cờ tướng, An Trọng Bá bèn triệu hắn ta lại đánh cờ, nhưng lại không cho phép người bán dầu cùng ngồi đánh cờ với ông ta, mỗi lần đi xong một con cờ thì bắt người bán dầu lui về góc tường đợi ông ta đi cờ, và nói:
- ”Đợi ta tính xong nước cờ thì mày có thể đến coi”.
Đánh cả ngày mà chưa hết mười con cờ, người bán dầu đứng lâu bụng đói rã rời chịu không nổi.
Qua ngày hôm sau An Trọng Bá lại kêu người bán dầu đến đánh cờ, người biết An Trọng Bá tham tiền liền nói với người bán dầu:
- “Đó là ông ta đợi ông đem lễ vật đến biếu thì ông ta mới không kêu đánh cờ nữa, ông đứng như thế thì chi bằng đem quà đến biếu rồi đi về có hay hơn không”.
Người bán dầu làm như thế, quả nhiên An Trọng Bá không kêu ông ta đến đánh cờ nữa.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 78:
Vì lòng tham mà bày ra nhiều trò chơi “cút bắt” làm khó dễ để người ta dâng biếu quà cáp cho mình, đó là những người vừa có lòng tham vừa có lòng ác và lòng độc hiểm, đó là những ông quan tham tiền tham ngày xưa của chế độ phong kiến.
Có những Ki-tô hữu khi trong giáo xứ có tổ chức hoạt động gì mà cần đến họ giúp đỡ tham gia, thì họ phải đòi cho được ông cha sở đích thân đến nhà mời mới tham gia, chứ ban hành giáo mời thì cũng như nói chuyện với…cột trụ không nhúc nhích được họ, đó là hạng người tham danh.
Có những người Ki-tô hữu khi được mời tham gia sinh hoạt giáo xứ thì nhận lời, nhưng đòi cha sở phải để cho mình toàn quyền làm việc chứ không muốn nghe theo ý kiến của ai cả bằng không thì gút-bai, đó là hạng người tham quyền.
Những người tham danh tham quyền thì cũng thường là những người tham tiền.
Có những cái “tham” đẹp lòng Thiên Chúa và có ích cho tha nhân, đó là: tham phục vụ mọi người, tham làm việc lành phúc đức, tham hy sinh khắc khổ, tham đọc kinh dâng lễ, tham cầu nguyện…
Những cái “tham” thánh thiện ấy làm cho chúng ta nên thánh giữa đời…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thích sứ Giản châu là An Trọng Bá tham tiền vô hạn.
Có tên bán dầu họ Quách biết đánh cờ tướng, An Trọng Bá bèn triệu hắn ta lại đánh cờ, nhưng lại không cho phép người bán dầu cùng ngồi đánh cờ với ông ta, mỗi lần đi xong một con cờ thì bắt người bán dầu lui về góc tường đợi ông ta đi cờ, và nói:
- ”Đợi ta tính xong nước cờ thì mày có thể đến coi”.
Đánh cả ngày mà chưa hết mười con cờ, người bán dầu đứng lâu bụng đói rã rời chịu không nổi.
Qua ngày hôm sau An Trọng Bá lại kêu người bán dầu đến đánh cờ, người biết An Trọng Bá tham tiền liền nói với người bán dầu:
- “Đó là ông ta đợi ông đem lễ vật đến biếu thì ông ta mới không kêu đánh cờ nữa, ông đứng như thế thì chi bằng đem quà đến biếu rồi đi về có hay hơn không”.
Người bán dầu làm như thế, quả nhiên An Trọng Bá không kêu ông ta đến đánh cờ nữa.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 78:
Vì lòng tham mà bày ra nhiều trò chơi “cút bắt” làm khó dễ để người ta dâng biếu quà cáp cho mình, đó là những người vừa có lòng tham vừa có lòng ác và lòng độc hiểm, đó là những ông quan tham tiền tham ngày xưa của chế độ phong kiến.
Có những Ki-tô hữu khi trong giáo xứ có tổ chức hoạt động gì mà cần đến họ giúp đỡ tham gia, thì họ phải đòi cho được ông cha sở đích thân đến nhà mời mới tham gia, chứ ban hành giáo mời thì cũng như nói chuyện với…cột trụ không nhúc nhích được họ, đó là hạng người tham danh.
Có những người Ki-tô hữu khi được mời tham gia sinh hoạt giáo xứ thì nhận lời, nhưng đòi cha sở phải để cho mình toàn quyền làm việc chứ không muốn nghe theo ý kiến của ai cả bằng không thì gút-bai, đó là hạng người tham quyền.
Những người tham danh tham quyền thì cũng thường là những người tham tiền.
Có những cái “tham” đẹp lòng Thiên Chúa và có ích cho tha nhân, đó là: tham phục vụ mọi người, tham làm việc lành phúc đức, tham hy sinh khắc khổ, tham đọc kinh dâng lễ, tham cầu nguyện…
Những cái “tham” thánh thiện ấy làm cho chúng ta nên thánh giữa đời…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám Mục Úc phản đối động thái buộc các linh mục phải tiết lộ các cuộc xưng tội
Vũ Văn An
01:02 03/12/2019
Bản tin ngày 2 tháng 12 năm 2019 của Hãng tin CNA cho hay: các Giám Mục Úc ủng hộ các tiêu chuẩn báo cáo “có tính nhất quán toàn quốc” việc lạm dụng các vị thành niên, nhưng các Giám Mục cho biết không thể ủng hộ các tiêu chuẩn luật lệ mới áp dụng khắp nước buộc các linh mục báo cáo việc lạm dụng trẻ em có thực hoặc hoài nghi biết được nhờ tính bảo mật hoàn toàn của bí tích xưng tội.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc, nói trong một tuyên bố với hãng tin Reuters rằng “Việc loại bỏ các biện pháp bảo vệ theo pháp luật sẽ không hiệu quả, phản tác dụng và bất công: không hiệu quả vì những kẻ lạm dụng không tìm cách xưng tội và chắc chắn sẽ không tìm cách nếu họ biết các hành vi phạm tội của họ sẽ bị báo cáo”.
Ngài nói thêm “phản tác dụng vì cơ hội hiếm hoi trong đó một linh mục có thể khuyên những kẻ lạm dụng tự thú với cảnh sát và sửa đổi cuộc sống của họ sẽ bị mất; và bất công bởi vì nó sẽ xác lập, như một vấn đề pháp luật, một tình huống trong đó một linh mục sẽ không thể tự bảo vệ mình trước một lời buộc tội chống lại ngài”.
Các bộ trưởng tư pháp trong các Chính phủ liên bang và tiểu bang tại Úc đã đồng ý về các tiêu chuẩn báo cáo buộc các linh mục phá vỡ ấn tín bí tích hoặc vi phạm các quy tắc báo cáo lạm dụng bắt buộc của Úc. Hơn nữa, các linh mục sẽ không thể sử dụng việc bảo vệ các việc truyền thông đặc quyền trong ấn tín giải tội để tránh đưa ra bằng chứng chống lại bên thứ ba trong tố tụng hình sự hoặc dân sự.
Một thông cáo chung được đưa ra sau cuộc họp ngày 29 tháng 11 của các bộ trưởng tư pháp nói rằng “Đặc quyền giải tội không thể dựa vào để tránh việc bảo vệ trẻ em hoặc nghĩa vụ hình sự để báo cáo các tin tưởng, các nghi ngờ hoặc kiến thức về việc lạm dụng trẻ em”.
Nếu các linh mục phải tuân theo các đòi hỏi mới này và phá vỡ tính bảo mật, họ sẽ phạm tội trọng và tự động bị tuyệt thông. Bộ Giáo luật năm 1983 cho rằng ấn tín bí tích là “bất khả xâm phạm” và “tuyệt đối cấm một vị giải tội phản bội bằng bất cứ cách nào một hối nhân bằng lời nói hay bằng bất cứ cách nào và vì bất cứ lý do gì”. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng sự bí mật của tòa giải tội “không chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào”.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10 về một đạo luật của tiểu bang Victoria tìm cách vi phạm tính bảo mật của tòa giải tội trong các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên, Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của Melbourne nói rằng bản thân ngài sẽ giữ ấn tín.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng những lời thú tội lạm dụng tình dục trẻ em trong bối cảnh xưng tội cực kỳ hiếm hoi. Ngài sẽ thúc giục bất cứ ai thú tội lạm dụng tự báo cáo với cảnh sát. Tuy nhiên, thực hành Công Giáo cấm một linh mục ra lệnh cho một hối nhân phải tự thú với các nhà cầm quyền.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli cho biết ngài cũng sẽ khuyến khích người thú tội lạm dụng lặp lại việc thú nhận một lần nữa bên ngoài bối cảnh xưng tội, nơi ấn tín sẽ không được áp dụng và vị linh mục sẽ được tự do báo cáo kẻ lạm dụng với cảnh sát.
Ủy ban Hoàng gia về Các Đáp ứng của các Định Chế đối với việc Lạm dụng Tình dục Trẻ em, tức cuộc điều tra kéo dài năm năm của chính phủ Úc, đã kết thúc vào năm 2017 với hơn 100 khuyến cáo. Các khuyến cáo này bao gồm việc đòi các nhà lãnh đạo tôn giáo báo cáo việc lạm dụng trẻ em.
Các giáo viên, cảnh sát và các người thực hành y khoa đã bị luật lệ đòi phải báo cáo các cáo buộc lạm dụng thể chất và tình dục trẻ em.
Vào tháng 9, khi cơ quan lập pháp Tasmania thông qua luật báo cáo bắt buộc không dự liệu về tính bảo mật của tòa giải tội, Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous của Hobart nói rằng Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố rõ ràng rằng “không thể có ngoại lệ đối với tính bất khả xâm phạm của ấn tín xưng tội”.
Ngài nói, Giáo hội sẽ tuân thủ tất cả các đòi hỏi khác của luật báo cáo bắt buộc.
Các linh mục và tất cả những người làm việc cho Giáo hội hiểu nghĩa vụ của họ trước pháp luật trong việc báo cáo về các vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em. Tuy nhiên, các linh mục không thể tuân thủ luật pháp buộc họ vi phạm cam kết của họ đối với giáo huấn Giáo hội nhất quán về tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích.
Ngài nói, “Các chính phủ có thể đưa ra mọi loại biện minh cho việc muốn biết những gì đã được xưng thú với một linh mục, từ những biện minh cao quý nhất (bảo vệ cuộc sống của người vô tội) đến những biện minh đê tiện nhất (duy trì quyền lực chính trị)”.
Trích dẫn gương sáng của các vị thánh đã hy sinh mạng sống của họ thay vì vi phạm ấn tín xưng tội, Đức Tổng Giám Mục Porteous nói “Nếu một linh mục phá vỡ nó, các tín hữu sẽ mất tin tưởng rằng những gì họ xưng thú có thể được công khai hoặc sử dụng để chống lại họ”.
Hiến pháp Úc xác lập tự do tôn giáo. Điều không rõ là liệu thách thức pháp lý đối với các quy tắc này có thể thành công hay không.
Tờ Mail, hôm Chúa Nhật, tường trình rằng đạo luật đầu tiên buộc các linh mục phải báo cáo những lời thú tội lạm dụng đã được thông qua năm 2018 tại Lãnh thổ Thủ đô Úc. Các tiểu bang New South Wales, Queensland và Tây Úc đã bảo vệ các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các linh mục tìm cách giữ bí mật.
Đức Hồng Y George Pell, người từng là Tổng Giám mục Sydney từ năm 2001 đến 2014, hiện đang kháng cáo bản án về năm cáo buộc rằng ngài đã lạm dụng tình dục hai ca viên vị thành niên sau Thánh lễ Chúa Nhật trong khi ngài là Tổng Giám mục Melbourne trong các năm 1996 và 1997. Ngài hiện đang thi hành bản án sáu năm tù.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc, nói trong một tuyên bố với hãng tin Reuters rằng “Việc loại bỏ các biện pháp bảo vệ theo pháp luật sẽ không hiệu quả, phản tác dụng và bất công: không hiệu quả vì những kẻ lạm dụng không tìm cách xưng tội và chắc chắn sẽ không tìm cách nếu họ biết các hành vi phạm tội của họ sẽ bị báo cáo”.
Ngài nói thêm “phản tác dụng vì cơ hội hiếm hoi trong đó một linh mục có thể khuyên những kẻ lạm dụng tự thú với cảnh sát và sửa đổi cuộc sống của họ sẽ bị mất; và bất công bởi vì nó sẽ xác lập, như một vấn đề pháp luật, một tình huống trong đó một linh mục sẽ không thể tự bảo vệ mình trước một lời buộc tội chống lại ngài”.
Các bộ trưởng tư pháp trong các Chính phủ liên bang và tiểu bang tại Úc đã đồng ý về các tiêu chuẩn báo cáo buộc các linh mục phá vỡ ấn tín bí tích hoặc vi phạm các quy tắc báo cáo lạm dụng bắt buộc của Úc. Hơn nữa, các linh mục sẽ không thể sử dụng việc bảo vệ các việc truyền thông đặc quyền trong ấn tín giải tội để tránh đưa ra bằng chứng chống lại bên thứ ba trong tố tụng hình sự hoặc dân sự.
Một thông cáo chung được đưa ra sau cuộc họp ngày 29 tháng 11 của các bộ trưởng tư pháp nói rằng “Đặc quyền giải tội không thể dựa vào để tránh việc bảo vệ trẻ em hoặc nghĩa vụ hình sự để báo cáo các tin tưởng, các nghi ngờ hoặc kiến thức về việc lạm dụng trẻ em”.
Nếu các linh mục phải tuân theo các đòi hỏi mới này và phá vỡ tính bảo mật, họ sẽ phạm tội trọng và tự động bị tuyệt thông. Bộ Giáo luật năm 1983 cho rằng ấn tín bí tích là “bất khả xâm phạm” và “tuyệt đối cấm một vị giải tội phản bội bằng bất cứ cách nào một hối nhân bằng lời nói hay bằng bất cứ cách nào và vì bất cứ lý do gì”. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng sự bí mật của tòa giải tội “không chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào”.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10 về một đạo luật của tiểu bang Victoria tìm cách vi phạm tính bảo mật của tòa giải tội trong các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên, Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của Melbourne nói rằng bản thân ngài sẽ giữ ấn tín.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng những lời thú tội lạm dụng tình dục trẻ em trong bối cảnh xưng tội cực kỳ hiếm hoi. Ngài sẽ thúc giục bất cứ ai thú tội lạm dụng tự báo cáo với cảnh sát. Tuy nhiên, thực hành Công Giáo cấm một linh mục ra lệnh cho một hối nhân phải tự thú với các nhà cầm quyền.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli cho biết ngài cũng sẽ khuyến khích người thú tội lạm dụng lặp lại việc thú nhận một lần nữa bên ngoài bối cảnh xưng tội, nơi ấn tín sẽ không được áp dụng và vị linh mục sẽ được tự do báo cáo kẻ lạm dụng với cảnh sát.
Ủy ban Hoàng gia về Các Đáp ứng của các Định Chế đối với việc Lạm dụng Tình dục Trẻ em, tức cuộc điều tra kéo dài năm năm của chính phủ Úc, đã kết thúc vào năm 2017 với hơn 100 khuyến cáo. Các khuyến cáo này bao gồm việc đòi các nhà lãnh đạo tôn giáo báo cáo việc lạm dụng trẻ em.
Các giáo viên, cảnh sát và các người thực hành y khoa đã bị luật lệ đòi phải báo cáo các cáo buộc lạm dụng thể chất và tình dục trẻ em.
Vào tháng 9, khi cơ quan lập pháp Tasmania thông qua luật báo cáo bắt buộc không dự liệu về tính bảo mật của tòa giải tội, Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous của Hobart nói rằng Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố rõ ràng rằng “không thể có ngoại lệ đối với tính bất khả xâm phạm của ấn tín xưng tội”.
Ngài nói, Giáo hội sẽ tuân thủ tất cả các đòi hỏi khác của luật báo cáo bắt buộc.
Các linh mục và tất cả những người làm việc cho Giáo hội hiểu nghĩa vụ của họ trước pháp luật trong việc báo cáo về các vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em. Tuy nhiên, các linh mục không thể tuân thủ luật pháp buộc họ vi phạm cam kết của họ đối với giáo huấn Giáo hội nhất quán về tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích.
Ngài nói, “Các chính phủ có thể đưa ra mọi loại biện minh cho việc muốn biết những gì đã được xưng thú với một linh mục, từ những biện minh cao quý nhất (bảo vệ cuộc sống của người vô tội) đến những biện minh đê tiện nhất (duy trì quyền lực chính trị)”.
Trích dẫn gương sáng của các vị thánh đã hy sinh mạng sống của họ thay vì vi phạm ấn tín xưng tội, Đức Tổng Giám Mục Porteous nói “Nếu một linh mục phá vỡ nó, các tín hữu sẽ mất tin tưởng rằng những gì họ xưng thú có thể được công khai hoặc sử dụng để chống lại họ”.
Hiến pháp Úc xác lập tự do tôn giáo. Điều không rõ là liệu thách thức pháp lý đối với các quy tắc này có thể thành công hay không.
Tờ Mail, hôm Chúa Nhật, tường trình rằng đạo luật đầu tiên buộc các linh mục phải báo cáo những lời thú tội lạm dụng đã được thông qua năm 2018 tại Lãnh thổ Thủ đô Úc. Các tiểu bang New South Wales, Queensland và Tây Úc đã bảo vệ các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các linh mục tìm cách giữ bí mật.
Đức Hồng Y George Pell, người từng là Tổng Giám mục Sydney từ năm 2001 đến 2014, hiện đang kháng cáo bản án về năm cáo buộc rằng ngài đã lạm dụng tình dục hai ca viên vị thành niên sau Thánh lễ Chúa Nhật trong khi ngài là Tổng Giám mục Melbourne trong các năm 1996 và 1997. Ngài hiện đang thi hành bản án sáu năm tù.
Giám Mục Trung Quốc hô hào yêu nước hơn yêu mến Giáo Hội, và phép nước phải trọng hơn phép đạo
Đặng Tự Do
07:41 03/12/2019
“Tình yêu dành cho quê hương phải lớn hơn tình yêu dành cho Giáo Hội; và phép nước phải trọng hơn phép đạo”, Giám Mục Trung Quốc Phòng Hưng Diệu (Fang Xingyao - 房興耀) nói như trên trong Hội Nghị Tham Vấn Chính Trị Về Các Tôn Giáo được tổ chức vào ngày 26 tháng 11 vừa qua tại thủ đô Bắc Kinh.
Cuộc họp được chủ tọa bởi Uông Dương (Wang Yang - 汪洋), chủ tịch Ủy Ban Tham Vấn Chính Trị Toàn Quốc, gọi tắt là CPPCCP, và là một thành viên trong Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, với sự tham gia của các chuyên gia, học giả, các nhân vật tôn giáo và các cố vấn chính trị.
Mục đích của hội nghị này là phát triển một hệ thống “ý thức hệ tôn giáo với đặc điểm Trung Quốc, phù hợp với yêu cầu của thời đại” do Chủ tịch Tập Cận Bình triệu tập nhằm mục đính “Trung Hoa hóa” các tôn giáo. Theo thông tấn xã Asia News của Liên Hiệp Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, điều này có nguy cơ đặt các tôn giáo dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản ngay cả về mặt thần học.
Ông Phòng Hưng Diệu là giám mục Yên Đài (Yantai - 烟台)thuộc tỉnh Sơn Đông (Shandong - 山东) và là thành viên của Ban Thường vụ CPPCC. Ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc và là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc. Cả hai cơ cấu này đều không được Tòa thánh công nhận.
Tuyên bố của Giám Mục Phòng Hưng Diệu đã được tường thuật trong một bài viết dài được công bố trên trang web của CPCPC, trong đó những người tham gia đều đề cao tinh thần yêu nước.
Một số người Công Giáo Trung Quốc xem những lời của Giám Mục Phòng Hưng Diệu, về tầm quan trọng tuyệt đối của tình yêu đối với quê hương và luật pháp quốc gia, như là một thứ gây ô nhiễm cho mối quan hệ hiệp nhất của người Công Giáo với Tòa Thánh. Tòa Thánh luôn nói rằng “một người Công Giáo tốt” cũng là một “công dân tốt”, nghĩa là không đặt tình yêu quê hương và tình yêu đối với Giáo Hội ở thế đối kháng với nhau. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, trong Thư gửi người Công Giáo Trung Quốc (năm 2007) đã nhấn mạnh đến yếu tố này, và kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc dành không gian cho tự do tôn giáo, để Giáo Hội có thể “thúc đẩy công lý” cho xã hội (số 4).
Source:Asia NewsBishop Fang Xingyao: The homeland before the Church; Chinese law before Canon law
Cuộc họp được chủ tọa bởi Uông Dương (Wang Yang - 汪洋), chủ tịch Ủy Ban Tham Vấn Chính Trị Toàn Quốc, gọi tắt là CPPCCP, và là một thành viên trong Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, với sự tham gia của các chuyên gia, học giả, các nhân vật tôn giáo và các cố vấn chính trị.
Mục đích của hội nghị này là phát triển một hệ thống “ý thức hệ tôn giáo với đặc điểm Trung Quốc, phù hợp với yêu cầu của thời đại” do Chủ tịch Tập Cận Bình triệu tập nhằm mục đính “Trung Hoa hóa” các tôn giáo. Theo thông tấn xã Asia News của Liên Hiệp Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, điều này có nguy cơ đặt các tôn giáo dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản ngay cả về mặt thần học.
Ông Phòng Hưng Diệu là giám mục Yên Đài (Yantai - 烟台)thuộc tỉnh Sơn Đông (Shandong - 山东) và là thành viên của Ban Thường vụ CPPCC. Ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc và là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc. Cả hai cơ cấu này đều không được Tòa thánh công nhận.
Tuyên bố của Giám Mục Phòng Hưng Diệu đã được tường thuật trong một bài viết dài được công bố trên trang web của CPCPC, trong đó những người tham gia đều đề cao tinh thần yêu nước.
Một số người Công Giáo Trung Quốc xem những lời của Giám Mục Phòng Hưng Diệu, về tầm quan trọng tuyệt đối của tình yêu đối với quê hương và luật pháp quốc gia, như là một thứ gây ô nhiễm cho mối quan hệ hiệp nhất của người Công Giáo với Tòa Thánh. Tòa Thánh luôn nói rằng “một người Công Giáo tốt” cũng là một “công dân tốt”, nghĩa là không đặt tình yêu quê hương và tình yêu đối với Giáo Hội ở thế đối kháng với nhau. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, trong Thư gửi người Công Giáo Trung Quốc (năm 2007) đã nhấn mạnh đến yếu tố này, và kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc dành không gian cho tự do tôn giáo, để Giáo Hội có thể “thúc đẩy công lý” cho xã hội (số 4).
Source:Asia News
VietCatholic News được xếp hạng thứ 13 trong 100 kênh Youtube Công Giáo hàng đầu thế giới
Đặng Tự Do
14:50 03/12/2019
Feedspot là bộ phận thống kê cho các mục đích tiếp thị (marketing) của Google nhằm theo dõi và giới thiệu với các doanh nhân trên thế giới các con số thống kê cho thấy khuynh hướng của những người truy cập vào Internet.
Trong bản thống kê có tựa đề “Top 100 Catholic Youtube Channels on Church, Bible, Pope, Christ and Gospel News Videos” – “100 Kênh Youtube Công Giáo hàng đầu về Giáo Hội, Kinh Thánh, Đức Giáo Hoàng, Chúa Kitô, Phúc Âm và Tin tức” được công bố hôm 30 tháng 11, 2019; Feedspot đã đưa ra một bảng sắp hạng 100 kênh Youtube Công Giáo hàng đầu thế giới.
Toàn bộ phúc trình này có thể xem ở đây: https://blog.feedspot.com/catholic_youtube_channels/
Theo thống kê này, kênh đứng đầu là EWTN của Công Giáo Hoa Kỳ. Kế đến là kênh của Tòa Thánh. Kênh VietCatholic News được xếp hạng thứ 13 với 96,052 người theo dõi, 42,700,000 lượt người xem.
Một số kênh Công Giáo nổi tiếng thế giới là kênh Word on Fire của Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Los Angeles được xếp thứ 4. Kế đó là Rome Reports, xếp thứ 5; và KTO TV của Công Giáo Pháp, được xếp thứ 6.
Catholic News Service, cơ quan thông tấn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xếp thứ 18. Salt and Light, thông tấn xã lớn của Canada xếp thứ 25. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xếp thứ 27. Tờ American Magazine của Dòng Tên xếp thứ 37. Hội Các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố xếp thứ 43.
Trong số các giáo phận và tổng giáo phận Hoa Kỳ, kênh Youtube của Giáo phận Phoenix được coi là hàng đầu, xếp thứ 45.
So với những khoản đầu tư của các kênh khác, kinh phí cho VietCatholic News gần như là không có gì và không ai được trả lương. Do đó, xin cám ơn công lao khó nhọc của quý cha, quý anh chị em ký giả, nghệ sĩ, cộng tác viên; và sự ủng hộ nhiệt tình của các khán thính giả từ trong nước đến hải ngoại.
Xin Chúa chúc lành cho công việc của chúng ta.
Source:FeedspotTop 100 Catholic Youtube Channels on Church, Bible, Pope, Christ and Gospel News Videos
Trong bản thống kê có tựa đề “Top 100 Catholic Youtube Channels on Church, Bible, Pope, Christ and Gospel News Videos” – “100 Kênh Youtube Công Giáo hàng đầu về Giáo Hội, Kinh Thánh, Đức Giáo Hoàng, Chúa Kitô, Phúc Âm và Tin tức” được công bố hôm 30 tháng 11, 2019; Feedspot đã đưa ra một bảng sắp hạng 100 kênh Youtube Công Giáo hàng đầu thế giới.
Toàn bộ phúc trình này có thể xem ở đây: https://blog.feedspot.com/catholic_youtube_channels/
Theo thống kê này, kênh đứng đầu là EWTN của Công Giáo Hoa Kỳ. Kế đến là kênh của Tòa Thánh. Kênh VietCatholic News được xếp hạng thứ 13 với 96,052 người theo dõi, 42,700,000 lượt người xem.
Một số kênh Công Giáo nổi tiếng thế giới là kênh Word on Fire của Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Los Angeles được xếp thứ 4. Kế đó là Rome Reports, xếp thứ 5; và KTO TV của Công Giáo Pháp, được xếp thứ 6.
Catholic News Service, cơ quan thông tấn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xếp thứ 18. Salt and Light, thông tấn xã lớn của Canada xếp thứ 25. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xếp thứ 27. Tờ American Magazine của Dòng Tên xếp thứ 37. Hội Các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố xếp thứ 43.
Trong số các giáo phận và tổng giáo phận Hoa Kỳ, kênh Youtube của Giáo phận Phoenix được coi là hàng đầu, xếp thứ 45.
So với những khoản đầu tư của các kênh khác, kinh phí cho VietCatholic News gần như là không có gì và không ai được trả lương. Do đó, xin cám ơn công lao khó nhọc của quý cha, quý anh chị em ký giả, nghệ sĩ, cộng tác viên; và sự ủng hộ nhiệt tình của các khán thính giả từ trong nước đến hải ngoại.
Xin Chúa chúc lành cho công việc của chúng ta.
Source:Feedspot
Một nữ tu khó nghèo may mắn trúng giải một triệu Mỹ Kim
Đặng Tự Do
16:19 03/12/2019
Một nữ tu đã chuyển từ bàng hoàng, xúc động mạnh sang vui mừng, phấn khởi, hân hoan sau khi được báo cho biết là chị đã được chọn để trao một giải thưởng lên đến 780,000 bảng Anh, tức là tương đương với một triệu Mỹ Kim.
Sơ Catherine Mutindi, người may mắn được trao giải thưởng, là một thành viên của dòng các Nữ tu Bác ái Con Đức Bà của Chúa Chiên Lành. Đó là một dòng đề cao cuộc sống khó nghèo và gần gũi với những người kém may mắn trong xã hội.
Sơ đã thành lập một dự án giúp đỡ các gia đình nghèo ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Sự thành công của dự án này đã là lý do khiến sơ Catherine được trao giải thưởng Opus.
Công việc của sơ Catherine bắt đầu vào năm 2012 khi sơ được một giám mục địa phương mời đến thành phố Kolwezi để giúp đỡ các góa phụ và trẻ mồ côi. Khu vực này bị ảnh hưởng nặng bởi ngành công nghiệp khai thác mỏ. Cạnh tranh công ăn việc làm dẫn đến các vụ bạo động và tình trạng nhân công bị bóc lột với đồng lương rất thấp.
Dự án của sơ, có tên là Bon Pasteur Kolwezi, đã cung cấp việc đào tạo, hỗ trợ tài chính và các dịch vụ, nhằm giúp trẻ em tiếp cận được với một nền giáo dục cần thiết; và các công nhân khai thác mỏ có thể chọn một nghề khác với thu nhập cao hơn trong ngành nông nghiệp và vải sợi. Dự án cũng đã giúp giải quyết nhiều vấn đề vi phạm nhân quyền.
Dự án của sơ Catherine đang được mở rộng. Dự án bắt đầu tại cộng đồng Kanina, giờ đây nó được mở rộng đến sáu cộng đồng khác xung quanh Kolwezi, và con số người được phục vụ tăng từ 5,000 đến 23,000.
Sơ Catherine cho biết: “Còn nhiều việc phải làm vì tình trạng nhân quyền bị vi phạm có hệ thống trong vùng này.”
Dự án của sơ Catherine cũng đang giúp giải quyết các điều kiện làm việc của công nhân trong ngành khai thác cobalt tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng Bon Pasteur là tổ chức duy nhất “hoạt động hiệu quả” trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em tại Cộng Hoà Dân Chủ Congo.
Source:Catholic HeraldOverlooked: religious Sister wins million-dollar humanitarian prize
Sơ Catherine Mutindi, người may mắn được trao giải thưởng, là một thành viên của dòng các Nữ tu Bác ái Con Đức Bà của Chúa Chiên Lành. Đó là một dòng đề cao cuộc sống khó nghèo và gần gũi với những người kém may mắn trong xã hội.
Sơ đã thành lập một dự án giúp đỡ các gia đình nghèo ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Sự thành công của dự án này đã là lý do khiến sơ Catherine được trao giải thưởng Opus.
Công việc của sơ Catherine bắt đầu vào năm 2012 khi sơ được một giám mục địa phương mời đến thành phố Kolwezi để giúp đỡ các góa phụ và trẻ mồ côi. Khu vực này bị ảnh hưởng nặng bởi ngành công nghiệp khai thác mỏ. Cạnh tranh công ăn việc làm dẫn đến các vụ bạo động và tình trạng nhân công bị bóc lột với đồng lương rất thấp.
Dự án của sơ, có tên là Bon Pasteur Kolwezi, đã cung cấp việc đào tạo, hỗ trợ tài chính và các dịch vụ, nhằm giúp trẻ em tiếp cận được với một nền giáo dục cần thiết; và các công nhân khai thác mỏ có thể chọn một nghề khác với thu nhập cao hơn trong ngành nông nghiệp và vải sợi. Dự án cũng đã giúp giải quyết nhiều vấn đề vi phạm nhân quyền.
Dự án của sơ Catherine đang được mở rộng. Dự án bắt đầu tại cộng đồng Kanina, giờ đây nó được mở rộng đến sáu cộng đồng khác xung quanh Kolwezi, và con số người được phục vụ tăng từ 5,000 đến 23,000.
Sơ Catherine cho biết: “Còn nhiều việc phải làm vì tình trạng nhân quyền bị vi phạm có hệ thống trong vùng này.”
Dự án của sơ Catherine cũng đang giúp giải quyết các điều kiện làm việc của công nhân trong ngành khai thác cobalt tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng Bon Pasteur là tổ chức duy nhất “hoạt động hiệu quả” trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em tại Cộng Hoà Dân Chủ Congo.
Source:Catholic Herald
Top Stories
HongKong: Maranatha! Come, Lord Jesus : Pastoral Letter of Cardinal John Tong Hon for Advent 2019
Églises d'Asie
09:45 03/12/2019
Cardinal John Tong Hon, Apostolic Administrator of Hong Kong (who was bishop of the diocese from 2009 to 2017), sent a pastoral letter for the Advent season to the Hong Kong faithful. In his letter, published on November 24, the day of the solemnity of Christ the King, Cardinal John Tong invited Hong Kong Catholics to take the example of early Christians, while the political crisis continues to shake Hong Kong after several months of protests against the Chinese authorities: "'Maranatha' [Come, Lord Jesus!] is the cry of Christians in distress, who seek strength and consolation. It is also their prayer as they wait in the faith for the coming of the Prince of Peace. "
Dear brothers and sisters in Christ,
Because early Christians believed that Christ was the only true God and that they refused to recognize Caesar as a god as well, the Romans regarded them as traitors, as disloyal subjects to the state, and they subjected to exclusion and persecution. It lasted three hundred years. Whenever they met, Christians greeted each other with the Aramaic word "Maranatha" ("Come, Lord Jesus!") As a sign of encouragement and remembrance. Because Christians believe that Christ the King is not only a temporal power, but that He reveals and makes present the Kingdom of Heaven on earth. The Lord promised that He would come again to establish the Kingdom of God. This is why "Maranatha" is the cry of Christians in distress who seek strength and consolation. It is also their prayer as they wait for the coming of the Prince of Peace in the faith. Later, at each Advent season, the Church began using the word "Maranatha" as a sign of mutual encouragement. The idea is to strengthen his faith, to remain vigilant, and to discern the signs of the times as we move towards the advent of the Kingdom.
As Catholics in Hong Kong, during this time of Advent, we feel more than ever the urgency of this prayer. Since mid-June, the extradition bill has led many Hong Kong citizens to gather and protest in the streets. But events have worsened in recent months, despite the official withdrawal of the bill: mutual suspicion, rejection and hostility between groups of various political positions are not appeased. The situation has tended even between friends and families. The Church is a microcosm of Hong Kong society. Thus, many Catholics suffer from this social crisis, and experience stress, anxiety, depression or even anger; even their faith is shaken. How to deal with this situation? Take for example the early Christians, and cry:"Come, Lord Jesus! Come and deliver us trials and difficulties, come bring us inner peace and lasting peace. " The early Christian experience tells us when they were praying, they experienced the coming of the Savior. They were touched by the consolation, liberation, healing and conversion brought by the Risen Christ.
To accompany and listen, to revive hope
Here are biblical stories that we can meditate. Chapter 24 of the Gospel according to St. Luke tells us of two disciples who, after the apparent failure of Jesus on the Cross, left Jerusalem in sadness, troubled by the future. They met Jesus on the road, telling him their pain and despair. Jesus listened to them patiently, before asking them: "Was it not necessary for Christ to suffer this to enter his glory? " (Lk 24: 26) The disciples later said: " Our heart was not it burning within us while he talked to us on the road and opened the Scriptures? "(Lk 24:32) Because Jesus listened to them and walked with them, because he enlightened them about the mystery of the Passion, they recognized the risen Christ. They found hope and returned to Jerusalem to tell the apostles what had happened on the road.
Chapter 20 of the Gospel of St. John tells the story of how the risen Christ appeared to his disciples. Thomas was not with them. Later, when he heard their story, he refused to believe. He had to verify the truth by himself: "If I do not see in his hands the mark of the nails, if I do not put my finger in the mark of the nails, if I do not put the hand in his side No, I will not believe! "(John 20:25) Jesus appeared to him later with the apostles, and invited him to examine his wounds. In the mystery of the Resurrection, Jesus not only showed Thomas the reality of violence, but he also showed him how the Resurrection changes cruelty and destruction into sacrifice and giving for love. Finally, Thomas believed that even though he died, Jesus is resurrected and still alive today. In March 2019, Pope Francis wrote in his post-synodal apostolic exhortation Christus Vivit addressed to "the young people and all the people of God":"Your savior lives. If he lives, it is a guarantee that the good can make a way in our life, and that our hardships will serve something. We can stop complaining, and look forward because, with him, we can always. This is the security we have. " ( Christus Vivit , Section 127)
Pray for Hong Kong
This is why I announce that during this new liturgical year, the diocese will use the expression "Come, Lord Jesus! As a pastoral theme for the year. For this reason, I appeal to all our brothers and sisters in the Church. In addition to the fervent prayers asking the Lord to give us strength and consolation in suffering, let us help the many communities, organizations, parishes and diocesan offices, help each one of us to recognize the Lord Jesus who still lives among them. He will always walk with us in trials, to revive our hope. He will cast out prejudices from our hearts so that we may see with the loving Father's eyes, and so that we may recognize each other as brothers and sisters. And he will touch the wounds of our hearts and minds, to turn them into sources of joy and mercy. Let us pray for one another, and continue to pray fervently for the well-being of Hong Kong society.
(Source: Églises d'Asie - le 3/11/2019, Sunday Examiner / Cardinal John Tong Hon)
Dear brothers and sisters in Christ,
Because early Christians believed that Christ was the only true God and that they refused to recognize Caesar as a god as well, the Romans regarded them as traitors, as disloyal subjects to the state, and they subjected to exclusion and persecution. It lasted three hundred years. Whenever they met, Christians greeted each other with the Aramaic word "Maranatha" ("Come, Lord Jesus!") As a sign of encouragement and remembrance. Because Christians believe that Christ the King is not only a temporal power, but that He reveals and makes present the Kingdom of Heaven on earth. The Lord promised that He would come again to establish the Kingdom of God. This is why "Maranatha" is the cry of Christians in distress who seek strength and consolation. It is also their prayer as they wait for the coming of the Prince of Peace in the faith. Later, at each Advent season, the Church began using the word "Maranatha" as a sign of mutual encouragement. The idea is to strengthen his faith, to remain vigilant, and to discern the signs of the times as we move towards the advent of the Kingdom.
As Catholics in Hong Kong, during this time of Advent, we feel more than ever the urgency of this prayer. Since mid-June, the extradition bill has led many Hong Kong citizens to gather and protest in the streets. But events have worsened in recent months, despite the official withdrawal of the bill: mutual suspicion, rejection and hostility between groups of various political positions are not appeased. The situation has tended even between friends and families. The Church is a microcosm of Hong Kong society. Thus, many Catholics suffer from this social crisis, and experience stress, anxiety, depression or even anger; even their faith is shaken. How to deal with this situation? Take for example the early Christians, and cry:"Come, Lord Jesus! Come and deliver us trials and difficulties, come bring us inner peace and lasting peace. " The early Christian experience tells us when they were praying, they experienced the coming of the Savior. They were touched by the consolation, liberation, healing and conversion brought by the Risen Christ.
To accompany and listen, to revive hope
Here are biblical stories that we can meditate. Chapter 24 of the Gospel according to St. Luke tells us of two disciples who, after the apparent failure of Jesus on the Cross, left Jerusalem in sadness, troubled by the future. They met Jesus on the road, telling him their pain and despair. Jesus listened to them patiently, before asking them: "Was it not necessary for Christ to suffer this to enter his glory? " (Lk 24: 26) The disciples later said: " Our heart was not it burning within us while he talked to us on the road and opened the Scriptures? "(Lk 24:32) Because Jesus listened to them and walked with them, because he enlightened them about the mystery of the Passion, they recognized the risen Christ. They found hope and returned to Jerusalem to tell the apostles what had happened on the road.
Chapter 20 of the Gospel of St. John tells the story of how the risen Christ appeared to his disciples. Thomas was not with them. Later, when he heard their story, he refused to believe. He had to verify the truth by himself: "If I do not see in his hands the mark of the nails, if I do not put my finger in the mark of the nails, if I do not put the hand in his side No, I will not believe! "(John 20:25) Jesus appeared to him later with the apostles, and invited him to examine his wounds. In the mystery of the Resurrection, Jesus not only showed Thomas the reality of violence, but he also showed him how the Resurrection changes cruelty and destruction into sacrifice and giving for love. Finally, Thomas believed that even though he died, Jesus is resurrected and still alive today. In March 2019, Pope Francis wrote in his post-synodal apostolic exhortation Christus Vivit addressed to "the young people and all the people of God":"Your savior lives. If he lives, it is a guarantee that the good can make a way in our life, and that our hardships will serve something. We can stop complaining, and look forward because, with him, we can always. This is the security we have. " ( Christus Vivit , Section 127)
Pray for Hong Kong
This is why I announce that during this new liturgical year, the diocese will use the expression "Come, Lord Jesus! As a pastoral theme for the year. For this reason, I appeal to all our brothers and sisters in the Church. In addition to the fervent prayers asking the Lord to give us strength and consolation in suffering, let us help the many communities, organizations, parishes and diocesan offices, help each one of us to recognize the Lord Jesus who still lives among them. He will always walk with us in trials, to revive our hope. He will cast out prejudices from our hearts so that we may see with the loving Father's eyes, and so that we may recognize each other as brothers and sisters. And he will touch the wounds of our hearts and minds, to turn them into sources of joy and mercy. Let us pray for one another, and continue to pray fervently for the well-being of Hong Kong society.
(Source: Églises d'Asie - le 3/11/2019, Sunday Examiner / Cardinal John Tong Hon)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ Ơn 50 Năm Hồng Ân Linh Mục Của Đức Nguyên Tổng Giám Mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng
Trương Trí
10:41 03/12/2019
Sáng ngày 3/12/2019, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Tổng Giáo phận Huế đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn mừng hồng ân 50 năm linh mục, đồng thời cũng là mừng thượng thọ 80 tuổi và mừng lễ Thánh Phanxico Xavie Bổn mạng của Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế.
Xem Hình
Linh mục Mattheo Phan Văn Tùng dẫn lễ đã giới thiệu sơ qua về tiểu sử của Đức Tổng Giám Mục phanxico Xavie: ngài sinh ngày 30 tháng 6 năm 1940 tại làng Trí Bưu Quảng Trị, sau khi hoàn thành chương trình học tại Giáo hoàng Học viện PIO X Đà Lạt, ngài được Đức Giám Mục J.B. Urruthia truyền chức linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1969 tại nhà thờ Trí Bưu quê hương của ngài. Ngày 19/02/2005, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá và ngày 18/8 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế.
Hiện diện trong tâm tình hiệp thông huynh đệ của Đức nguyên Tổng Giám mục Huế Stephano Nguyễn Như Thể, tuy đã tuổi cao sức yếu là một nguồn khích lệ lớn lao, đặc biệt hơn nữa là sự hiện diện của ba vị Tổng Giám mục đều là GIUSE của ba Giáo tỉnh: Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn; Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Phó Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngoài ra còn có Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin mừng, Giám mục Giáo phận Vinh; Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa; Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột. Hiệp dâng lời cầu nguyện trong thánh lễ hôm nay có các linh mục Tổng Đại diện các Giáo phận, Linh mục đoàn Tổng Giáo phận Huế và các linh mục trong và ngoài nước, tu sĩ nam nữ các Hội dòng, ân nhân và thân nhân linh tông và huyết tộc của Đức Tổng Phanxico Xavie; đại diện các HĐGX. Phụ lễ trong thánh lễ hôm nay là hai linh mục Nghĩa tử của ngài.
Trước khi đi vào thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh với tư cách là chủ nhà, giới thiệu quý Đức Tổng và quý Đức Cha cùng linh mục tham dự thánh lễ tạ ơn hồng ân 50 năm linh mục của Đức Tổng Phanxico Xavie. Ngài trân trọng giới thiệu Đức nguyên Tổng Giám mục Stephano với một tâm tình quý mến: Đức Tổng Stephano dù tuổi cao sức yếu, ngài đi ra khỏi phòng đã là khó khăn, đi ra khỏi Tòa Giám mục lại càng khó khăn hơn, đi lên Nhà thờ Chính tòa thì càng cực kỳ không đơn giản, ngài là cây cao bóng cả của Tổng Giáo phận Huế chúng ta. Sự hiện diện của Ngài là một tấm gương hiệp thông huynh đệ với người Tổng Giám mục đàn em của mình để tất cả chúng ta cùng noi theo.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, Đại diện Đức Tổng Giám Mục, Đặc trách đào tạo linh mục và tu sĩ, thay mặt Tòa Tổng Giám mục công bố thư của Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo Tin mừng chúc mừng Kim khánh Linh mục của Đức Tổng Phanxico Xavie Lê Văn Hồng.
Linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh thay mặt toàn thể cộng đoàn dân Chúa chúc mừng Kim khánh Linh mục, thượng thọ bát tuần và mừng lễ Thánh Phanxico Xavie, Bổn mạng của Đức Tổng Phanxico Xavie. Đại diện các Hội Dòng dâng lên Đức Tổng Phanxico Xavie lẵng hoa tươi thăm và món quà lưu niệm, nói lên tấm lòng yêu quý và biết ơn của cộng đoàn Giáo phận, các em thiếu nhi Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam lên trao tặng quý Đức Tổng và quý Giám mục những bó hoa tươi thể hiện tâm tình tri ân với các ngài.
Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng nói lời cảm ơn quý Đức Tổng Giám Mục, quý Đức Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, ân nhân và bà con thân nhân cùng bạn bè thân hữu, toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã hiệp dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho ngài dịp mừng Kim khánh Linh mục hôm nay. Xin cảm tạ Thiên Chúa đã cho ngài còn sống để mừng 50 năm lãnh nhận chức Thánh cao cả này.Đây là một cơ hội quý báu để cảm tạ Chúa là Cha nhân lành và giàu lòng thương xót đã đoái thương đến phận hèn tôi tớ, ngài cũng tỏ bày lòng biết ơn đối với Mẹ Giáo hội là Mẹ nhân lành đã rộng tay đón nhận ngài vào hàng tư tế của Chúa. Ngài cúi đầu khắc ghi và tri ân công ơn cao dày của các bậc tiền nhân đã yêu thương nâng đỡ ngài trong suốt cuộc đời: ngài được vào Giáo hoàng Học viện PIO X Đà Lạt khi Đức Cha Phero Martino Ngô Đình Thục vừa nhậm chức Tổng Giám mục Huế; Đức Tổng Giám Mục Philipphe Nguyễn Kim Điền đã chọn gọi ngài lên chức Phó tế và sau đó được truyền chức Linh mục vào năm 1969; Đức Cha J.B. Urruthia đã đặt tay truyền chức Linh mục tại Nhà thờ Trí Bưu Quảng Trị khi ngài đang hưu dưỡng tại Đông Hà; Đức Cha Stephano Nguyễn Như Thể, vị tiền nhiệm đáng kính đã giới thiệu và đề cử ngài làm Giám Mục Phụ Tá năm 2005, và bảy năm sau đã đề cử ngài vào chức vụ Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Và không thể không nhắc đến Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh, vị Tổng Giám mục đương nhiệm Tổng Giáo phận Huế của chúng ta. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các cha Giáo sư Chủng viện Phú Xuân, các cha giáo trường Thiên Hữu, các cha Dòng Tên Hội Thừa sai Paris đã bảo trợ cho ngài trong suốt những năm tháng du học tại Pháp. Ngài tỏ bày lòng biết ơn đối với song thân đã được Chúa gọi về, quý ân nhân, thân nhân và bạn hữu đã nâng đỡ ngài trong suốt 80 năm cuộc đời và 50 năm linh mục.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Cha An phong Nguyễn Hữu Long nhấn mạnh về quê hương Trí Bưu của Đức Tổng Phanxico Xavie, một làng Công Giáo mà ai cũng biết là có nhiều tín hữu lấy mạng sống mình minh chứng cho Đức Tin, gần đó là Linh địa La vang, nơi Đức Mẹ đã hiện ra để an ủi các tín hữu trong cơn bắt Đạo. Nhờ tình yêu thương của Thiên Chúa và nhờ sự phù trợ của Đức Mẹ La Vang, nhờ vào công phúc của Tổ tiên Tử đạo mà ngài được nhiều ân sủng cao cả. Cũng tại Nhà thờ Trí Bưu, ngaiaf được trao ấn tín Linh mục. Sau nửa thế kỷ đảm nhận nhiều chức vụ trong Giáo hội, giờ đây ngài được Chúa ban cho những năm tháng an hưởng thảnh thơi. Như Nguyễn Công Trứ ngâm nga trong bài thơ: “Đường mây rộng thênh thang cử bộ, Nơ tang bồng trang trắng vỗ tay reo. Thảnh thơi thơ túi rượu bầu…”.
Chúng ta mang nặng lòng biết ơn Thiên Chúa, tiếng Anh chỉ có mỗi chữ “Thank you”, tiếng Pháp cũng chỉ mỗi chữ “Merci”. Người ta dùng chữ này cho cả Chúa và cho cả mọi người để đáp lại ơn nhỏ hay cả ơn lớn. Tiếng Việt ta thì phong phú hơn, có nhiều từ: cảm ơn, ghi ơn, nhớ ơn, tạ ơn, cảm tạ, tri ân. Nhưng có một chữ rất nhà Đạo đó là “Đội ơn”: “Lạy Chúa, con đội ơn Chúa vì mọi ơn lành Chúa đã ban cho con xưa nay…”.
Sự hiện diện của mọi người trong thánh lễ này nói lên lòng yêu mến của ta đối với Đức Tổng, đáp lại tình thương của ngài dành cho Tổng Giáo phận Huế và mọi người. Thánh Phanxico Xavie bổn mạng của ngài cũng vì yêu thương mà hiến thân ra đi “NHƯ MỘT NGƯỜI PHỤC VỤ” cho bao người Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Hoa, đến nỗi Ngài kiệt sức và chết khi còn quá trẻ: mới 46 tuổi.
Kết thúc thánh lễ, các cháu thiếu nhi trường Mầm non Hồng Ngọc thuộc Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam trình bày hoạt cảnh nêu lên những hoa trái ơn gọi gồm nhiều Hội dòng Nam nữ trong Giáo phận.
Trương Trí
Xem Hình
Linh mục Mattheo Phan Văn Tùng dẫn lễ đã giới thiệu sơ qua về tiểu sử của Đức Tổng Giám Mục phanxico Xavie: ngài sinh ngày 30 tháng 6 năm 1940 tại làng Trí Bưu Quảng Trị, sau khi hoàn thành chương trình học tại Giáo hoàng Học viện PIO X Đà Lạt, ngài được Đức Giám Mục J.B. Urruthia truyền chức linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1969 tại nhà thờ Trí Bưu quê hương của ngài. Ngày 19/02/2005, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá và ngày 18/8 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế.
Hiện diện trong tâm tình hiệp thông huynh đệ của Đức nguyên Tổng Giám mục Huế Stephano Nguyễn Như Thể, tuy đã tuổi cao sức yếu là một nguồn khích lệ lớn lao, đặc biệt hơn nữa là sự hiện diện của ba vị Tổng Giám mục đều là GIUSE của ba Giáo tỉnh: Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn; Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Phó Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngoài ra còn có Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin mừng, Giám mục Giáo phận Vinh; Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa; Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột. Hiệp dâng lời cầu nguyện trong thánh lễ hôm nay có các linh mục Tổng Đại diện các Giáo phận, Linh mục đoàn Tổng Giáo phận Huế và các linh mục trong và ngoài nước, tu sĩ nam nữ các Hội dòng, ân nhân và thân nhân linh tông và huyết tộc của Đức Tổng Phanxico Xavie; đại diện các HĐGX. Phụ lễ trong thánh lễ hôm nay là hai linh mục Nghĩa tử của ngài.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, Đại diện Đức Tổng Giám Mục, Đặc trách đào tạo linh mục và tu sĩ, thay mặt Tòa Tổng Giám mục công bố thư của Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo Tin mừng chúc mừng Kim khánh Linh mục của Đức Tổng Phanxico Xavie Lê Văn Hồng.
Linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh thay mặt toàn thể cộng đoàn dân Chúa chúc mừng Kim khánh Linh mục, thượng thọ bát tuần và mừng lễ Thánh Phanxico Xavie, Bổn mạng của Đức Tổng Phanxico Xavie. Đại diện các Hội Dòng dâng lên Đức Tổng Phanxico Xavie lẵng hoa tươi thăm và món quà lưu niệm, nói lên tấm lòng yêu quý và biết ơn của cộng đoàn Giáo phận, các em thiếu nhi Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam lên trao tặng quý Đức Tổng và quý Giám mục những bó hoa tươi thể hiện tâm tình tri ân với các ngài.
Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng nói lời cảm ơn quý Đức Tổng Giám Mục, quý Đức Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, ân nhân và bà con thân nhân cùng bạn bè thân hữu, toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã hiệp dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho ngài dịp mừng Kim khánh Linh mục hôm nay. Xin cảm tạ Thiên Chúa đã cho ngài còn sống để mừng 50 năm lãnh nhận chức Thánh cao cả này.Đây là một cơ hội quý báu để cảm tạ Chúa là Cha nhân lành và giàu lòng thương xót đã đoái thương đến phận hèn tôi tớ, ngài cũng tỏ bày lòng biết ơn đối với Mẹ Giáo hội là Mẹ nhân lành đã rộng tay đón nhận ngài vào hàng tư tế của Chúa. Ngài cúi đầu khắc ghi và tri ân công ơn cao dày của các bậc tiền nhân đã yêu thương nâng đỡ ngài trong suốt cuộc đời: ngài được vào Giáo hoàng Học viện PIO X Đà Lạt khi Đức Cha Phero Martino Ngô Đình Thục vừa nhậm chức Tổng Giám mục Huế; Đức Tổng Giám Mục Philipphe Nguyễn Kim Điền đã chọn gọi ngài lên chức Phó tế và sau đó được truyền chức Linh mục vào năm 1969; Đức Cha J.B. Urruthia đã đặt tay truyền chức Linh mục tại Nhà thờ Trí Bưu Quảng Trị khi ngài đang hưu dưỡng tại Đông Hà; Đức Cha Stephano Nguyễn Như Thể, vị tiền nhiệm đáng kính đã giới thiệu và đề cử ngài làm Giám Mục Phụ Tá năm 2005, và bảy năm sau đã đề cử ngài vào chức vụ Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Và không thể không nhắc đến Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh, vị Tổng Giám mục đương nhiệm Tổng Giáo phận Huế của chúng ta. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các cha Giáo sư Chủng viện Phú Xuân, các cha giáo trường Thiên Hữu, các cha Dòng Tên Hội Thừa sai Paris đã bảo trợ cho ngài trong suốt những năm tháng du học tại Pháp. Ngài tỏ bày lòng biết ơn đối với song thân đã được Chúa gọi về, quý ân nhân, thân nhân và bạn hữu đã nâng đỡ ngài trong suốt 80 năm cuộc đời và 50 năm linh mục.
Chúng ta mang nặng lòng biết ơn Thiên Chúa, tiếng Anh chỉ có mỗi chữ “Thank you”, tiếng Pháp cũng chỉ mỗi chữ “Merci”. Người ta dùng chữ này cho cả Chúa và cho cả mọi người để đáp lại ơn nhỏ hay cả ơn lớn. Tiếng Việt ta thì phong phú hơn, có nhiều từ: cảm ơn, ghi ơn, nhớ ơn, tạ ơn, cảm tạ, tri ân. Nhưng có một chữ rất nhà Đạo đó là “Đội ơn”: “Lạy Chúa, con đội ơn Chúa vì mọi ơn lành Chúa đã ban cho con xưa nay…”.
Sự hiện diện của mọi người trong thánh lễ này nói lên lòng yêu mến của ta đối với Đức Tổng, đáp lại tình thương của ngài dành cho Tổng Giáo phận Huế và mọi người. Thánh Phanxico Xavie bổn mạng của ngài cũng vì yêu thương mà hiến thân ra đi “NHƯ MỘT NGƯỜI PHỤC VỤ” cho bao người Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Hoa, đến nỗi Ngài kiệt sức và chết khi còn quá trẻ: mới 46 tuổi.
Kết thúc thánh lễ, các cháu thiếu nhi trường Mầm non Hồng Ngọc thuộc Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam trình bày hoạt cảnh nêu lên những hoa trái ơn gọi gồm nhiều Hội dòng Nam nữ trong Giáo phận.
Trương Trí
Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Thế Hùng
17:39 03/12/2019
Xem hình ảnh
Như thông lệ, vào dịp Lễ Tạ Ơn hằng năm, Giáo xứ Việt Nam Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thành phố Garland thuộc Giáo phận Dallas cử hành trọng thể Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Vì thế, mọi người thuộc các đoàn thể ban ngành đều lo chuẩn bị cho ngày lễ đặc biệt này. Tuy nhiên, năm nay vì dự báo thời tiết cho biết có khả năng 70% mưa vào ngày Lễ Tạ Ơn nên tất cả đều lo lắng không biết có thể rước kiệu được không. Do vậy, cả một tuần lễ trước đó, Cha Chính xứ Phaolô Nguyễn Tất Hải, C.Ss.R., kêu gọi các giáo dân cầu nguyện xin Đức Mẹ ngưng không cho mưa ít nhất là 2 tiếng đồng hồ để có thể rước kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Đức Mẹ La Vang ngoài trời.
Đúng là Đức Mẹ sẵn lòng lắng nghe tiếng con cái kêu xin! Từ 1 giờ cho đến 8 giờ 45 phút sáng thứ năm ngày Lễ Tạ Ơn 28/12, cả vùng Dallas mưa không ngơi. Nhưng rồi khi Giáo xứ bắt đầu rước kiệu lúc 9 giờ sáng thì mặc dầu trời âm u nhưng không mưa nên mọi người đều có thể rước kiệu ngoài trời. Nhưng do thời tiết lạnh giá 40 độ Fahrenheit và lo rằng những vị cao niên sẽ bị cảm lạnh, nên Cha Chính xứ yêu cầu đoàn rước chỉ đi một đoạn ngắn kéo dài khoảng 25 phút trong khuôn viên sân đậu xe mà thôi. Sau đó, đoàn rước tiếp tục vào trong Nhà thờ để hoàn tất chương trình.
Sau đó là hoạt cảnh về cuộc tử đạo của Thánh Phanxicô Đỗ Văn Chiểu (1797-1838) do một số anh chị em trong Giáo xứ thực hiện và do Sơ Nguyễn Châu thuộc Dòng Đaminh Tam Hiệp hướng dẫn công phu. Mọi người đều có cơ hội suy gẫm lại về đời sống đức tin kiên vững của cha ông mà cụ thể là tấm gương của vị thánh vùng Nam Định.
Thánh lễ trọng thể mừng kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam bắt đầu lúc 10 giờ sáng do Cha Chính xứ chủ tế và giảng thuyết, cùng với sự đồng tế của Cha Phó Đaminh Phạm Ngọc Hảo, C.Ss.R., Cha khách Giuse Nguyễn Hữu Triết là Chánh xứ Tân Sa Châu và Trưởng ban Văn hóa của Tổng Giáo phận Sàigòn. Thánh lễ được diễn ra rất sốt sắng và trang nghiêm với những lời ca thắm thiết của Ca đoàn Tổng hợp của Giáo xứ (Giáo xứ có đến 6 Ca đoàn). Trong bài giảng, Cha Chính xứ liên kết việc mừng Lễ Tạ Ơn của người dân Hoa Kỳ với tâm tình tạ ơn các Thánh Tử đạo Việt Nam vì các Ngài đã anh dũng hy sinh mạng sống mình để chúng ta vẫn giữ được đức tin nơi đất khách quê người.
Cuối Thánh lễ, Cha Chính xứ chúc mừng Lễ Tạ Ơn đến mọi người và cũng không quên cảm tạ ơn Chúa và Đức Mẹ một cách đặc biệt. Cha nói: “Vì sợ Đức Mẹ trách là được voi đòi tiên nên chỉ dám cầu xin Đức Mẹ cho trời không đổ mưa để có thể rước kiệu; nếu không chúng ta đã cầu xin Đức Mẹ cho trời nắng ấm nữa rồi!”
Xin tạ ơn Chúa, Đức Mẹ, Thánh cả Giuse cùng các Thánh Tử đạo Việt Nam đã ban cho Giáo xứ có một ngày Lễ Tạ Ơn tuyệt diệu!
Đúng là Đức Mẹ sẵn lòng lắng nghe tiếng con cái kêu xin! Từ 1 giờ cho đến 8 giờ 45 phút sáng thứ năm ngày Lễ Tạ Ơn 28/12, cả vùng Dallas mưa không ngơi. Nhưng rồi khi Giáo xứ bắt đầu rước kiệu lúc 9 giờ sáng thì mặc dầu trời âm u nhưng không mưa nên mọi người đều có thể rước kiệu ngoài trời. Nhưng do thời tiết lạnh giá 40 độ Fahrenheit và lo rằng những vị cao niên sẽ bị cảm lạnh, nên Cha Chính xứ yêu cầu đoàn rước chỉ đi một đoạn ngắn kéo dài khoảng 25 phút trong khuôn viên sân đậu xe mà thôi. Sau đó, đoàn rước tiếp tục vào trong Nhà thờ để hoàn tất chương trình.
Sau đó là hoạt cảnh về cuộc tử đạo của Thánh Phanxicô Đỗ Văn Chiểu (1797-1838) do một số anh chị em trong Giáo xứ thực hiện và do Sơ Nguyễn Châu thuộc Dòng Đaminh Tam Hiệp hướng dẫn công phu. Mọi người đều có cơ hội suy gẫm lại về đời sống đức tin kiên vững của cha ông mà cụ thể là tấm gương của vị thánh vùng Nam Định.
Thánh lễ trọng thể mừng kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam bắt đầu lúc 10 giờ sáng do Cha Chính xứ chủ tế và giảng thuyết, cùng với sự đồng tế của Cha Phó Đaminh Phạm Ngọc Hảo, C.Ss.R., Cha khách Giuse Nguyễn Hữu Triết là Chánh xứ Tân Sa Châu và Trưởng ban Văn hóa của Tổng Giáo phận Sàigòn. Thánh lễ được diễn ra rất sốt sắng và trang nghiêm với những lời ca thắm thiết của Ca đoàn Tổng hợp của Giáo xứ (Giáo xứ có đến 6 Ca đoàn). Trong bài giảng, Cha Chính xứ liên kết việc mừng Lễ Tạ Ơn của người dân Hoa Kỳ với tâm tình tạ ơn các Thánh Tử đạo Việt Nam vì các Ngài đã anh dũng hy sinh mạng sống mình để chúng ta vẫn giữ được đức tin nơi đất khách quê người.
Cuối Thánh lễ, Cha Chính xứ chúc mừng Lễ Tạ Ơn đến mọi người và cũng không quên cảm tạ ơn Chúa và Đức Mẹ một cách đặc biệt. Cha nói: “Vì sợ Đức Mẹ trách là được voi đòi tiên nên chỉ dám cầu xin Đức Mẹ cho trời không đổ mưa để có thể rước kiệu; nếu không chúng ta đã cầu xin Đức Mẹ cho trời nắng ấm nữa rồi!”
Xin tạ ơn Chúa, Đức Mẹ, Thánh cả Giuse cùng các Thánh Tử đạo Việt Nam đã ban cho Giáo xứ có một ngày Lễ Tạ Ơn tuyệt diệu!
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sứ Mệnh Xã Hội
Trần Xuân Thời
13:52 03/12/2019
Tín hữu Công Giáo thường rất tích cực trong công tác xây dựng xã hội, nghĩa là tham gia vào hầu hết các công tác trong đời sống trần thế, ngoài công tác dâng Thánh Lễ hàng ngày hoặc hàng tuần nơi Thánh Đường. “Chúng ta có sứ mệnh xây dựng Vương Quốc Chúa bằng cách dấn thân vào các công tác trần thế và quy hướng các công tác nầy theo chương trình cuả Thiên Chúa- To seek the Kingdom of God by engaging in temporal affairs and ordering them to the plan of God” (Lumen Gentium, 31)
Sứ mệnh xã hội mặc nhiên đã được bao hàm trong giáo điều dạy mỗi tín hữu phải "Mến Chúa yêu người". Mến Chúa, nói một cách giản dị là "Thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự và yêu tha nhân như mình ta vậy. Yêu người là thực thi sứ mệnh xã hội, xây dựng trần thế về mọi phương diện liên quan đến đời sống con người. Từ những việc hàng ngày như lấy "lời lành mà khuyên người, mở miệng dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội." cho đến các công tác quan trọng ảnh hưởng đến đời sống con người như về phương diện xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị nhằm xây dựng một thể chế công quyền nhân bản "vì dân, bởi dân và cho dân", tôn trọng nhân vị, vì mỗi người sinh ra trên trần thế " đều mang hình ảnh của Chúa".
Các chế độ phi nhân, độc tài đảng trị, coi rẻ sinh mạng con người, dù thuộc hữu phái hay tả phái, đều phải được loại bỏ. Vì các thể chế chính trị nầy cản trở con người tìm kiếm hạnh phúc trái với Thiên Luât. “Law of God or of nature forbids all political systems that are destructive of man’s real happiness”.
Về phương diện giáo dục, phát triển giáo dục và dân trí đóng góp vào nền văn minh nhân loại, về phương diện kinh tế, khích lệ và xây dựng nền kinh tế nhân bản, nâng cao đời sống con người, nhất là giới bị trị, nhân công, thợ thuyền lao động...
Việt ngữ có danh từ "Quốc Tự" có nghĩa nhà chung của quốc gia. Công có nghĩa công chính và còn có nghĩa là chung của mọi người và giáo là đạo. Công Giáo “Catholic “ có nghĩa là đạo chung của nhân thế. Đã quan niệm là đạo chung thì trách nhiệm chẳng những lo phần linh hồn mà phải xây dựng trần thế: Một trần thế thịnh vượng, tự do, no ấm cho mọi công dân, cho mọi quốc gia. “Chúa đến để giúp cho đời sống của nhân thế được sung mãn”. Mọi người phải được sống hạnh phúc xứng đáng với nhân vị con người mang hình ảnh của Chúa.
Đó là triết lý hành động căn bản cho mọi tín hữu trong tình "Mến Chúa, Yêu Người". Đường hướng đã rõ rệt thì còn gì phải e ngại khi phải dấn thân vào công tác xây dựng cộng đồng, xã hội. Chúng ta có nhiệm vụ xây dựng và cải tiến xã hội, đó là truyền thống chung của tín hữu Công Giáo.
Truyền thống hành hiệp, quan tâm đến sinh hoạt trần thế đã được thể hiện qua chính sách của Giáo hội trải qua hơn 2000 năm lịch sử sau Chúa Giáng Sinh. Chính sách của các Đức Giáo Hoàng về xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục, đã là kim chỉ nam hướng dẫn hành động của mỗi giáo hữu khi phải chấp nhận thái độ thích ứng đối với các vấn đề trọng đại của cuộc sống, đối với xã hôi, cộng đồng, quốc gia dân tộc và nhân loại.
I. VỀ PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ:
Suốt 300 năm đầu của lịch sử Giáo hội, sau công nguyên, Giáo hội đã trải qua nhiều gian lao và thử thách. Triết lý căn bản của các vị Giáo Hoàng là xem gian lao là những nấc thang để xây dựng Giáo Hội. Các vị Giáo Hoàng tiên khởi không quản ngại khó khăn càng bị bách hại bao nhiêu, các Ngài càng phấn đấu cho sự sinh tồn và bành trướng của Giáo Hội, đem công bằng, bác ái, xây dựng trần thế, "Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo".
Tinh thần nhập cuộc xây dựng trần thế của các vị Giáo Hoàng tiên khởi đã gây ảnh hưởng sâu đậm trong nhân gian. Minh chứng cụ thể là Hoàng đế La Mã Constantine, người đã thiết lập vương triều của Đế Quốc La Mã tại Constantinople và ban hành lệnh “Chuá Nhật là ngày quốc lễ”, mọi công dân đều được nghỉ việc, tục nầy được áp dụng cho đến ngày nay. Hoàn Đế Constantine trị vì đế quốc La Mã từ năm 324 đến năm 337 đã trở lại đạo Công Giáo. Bà mẹ của HĐ Constantine đã đi tìm cây Thánh Giá nguyên thủy mang hình hài của Chúa Kitô trên đồi Golgota để được bảo quản.
Năm 380, Hoàng Đế La Mã Theodorius tôn sùng Thiên Chúa giáo như quốc giáo. “In 380, Emperor Theodorius made Christianity the only and official religion of the Roman Empire - To be a Roman was to be a Christian” (Catholic Church History, Bellito). Từ đó, Thiên Chúa Giaó đã ảnh hưởng lớn lao đến đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và luật pháp của La Mã và nền văn minh Tây Phương sau nầy được mệnh danh là nền văn minh Thiên Chúa Giáo. Giáo hội đã tích cực đóng góp vào sự xây dựng một nền chính trị nhân bản bằng cách gây ảnh hưởng đến chính quyền cai trị của đế quốc La Mã.
Vào năm 494 sau Công nguyên, Đức Giáo Hoàng Gelasius I đã gởi thông điệp cho Hoàng đế La Mã Anastasius vạch rõ hai hệ thống quyền hành ngự trị đế quốc La Mã, đó là: Thần Quyền tức là Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và Thế Quyền tức là đế quốc La Mã. Thần Quyền như hồn và Thế Quyền như thể xác. Hồn điều khiển xác. Hồn và xác không thể tách rời nhau được. Như vậy Thần Quyền hướng đạo Thế Quyền về phương diện tinh thần và chính sách cai trị vì thế phải phù hợp với những giá trị tinh thần của Tòa Thánh.
Ảnh hưởng của Giáo quyền đối với đế quốc La Mã mỗi ngày một bành trướng đến nỗi Hoàng đế La Mã còn mang ý nghĩa "Thọ mệnh Trời trị vì thiên hạ" qua nghi thức tấn phong do Đức Giáo Hoàng chủ Ịễ.
Năm 800, Đức Giáo Hoàng Lêô thứ III đã tấn phong Charlemagnes lên ngôi Hoàng đế La Mã. Ngược lại, các vua, chúa, cũng đã bổ nhiệm các vị Giám Mục, tu sĩ, vào các chức vụ của triều đình. Quyền tấn phong song hành với quyền truất phế hoặc truất phép thông công và chế tài các vị vương tước phạm lỗi.
Năm 1077, Đức Giáo Hoàng Gregory VII đã phạt Hoàng đế Henry IV đứng ba ngày trong tuyết giá trước điện Canossa, trước khi cho triều kiến. Đức Giáo Hoàng Gioan XXII đã truất phép thông công nhiều viên chức cao cấp của triều đình vi phạm giáo luật. Viên chức bị truất phép thông công cũng mất luôn quyền công dân.
Chính trị trải dài qua lịch sử bao gồm cả vấn đề cải tiến nhân sinh, tránh những hiểm họa chiến tranh, độc tài đảng trị của các chế độ phi nhân như các chế độ vua chúa chuyên chế, các chính thể độc tài phát xít của Đức quốc xã, độc tài chuyên chế của Cộng sản.
Đứa Giáo Hoàng Piô X đã nỗ lực chặn đứng Thế chiến thứ I và Giáo Hoàng Benedicto nỗ lực chấm dứt chiến tranh. Công nghiệp của các Ngài đã được ghi vào sử sách. Sử gia Edward Rice đã viết lại trong cuốn "The Church: A Pictorial History" "His repeated efforts at negotiations were spurned by the governments on either sides. Yet Benedicto continued to work for peace both openly and secretly".
Năm 1922, Giáo Hoàng Piô XI lên kế vị Giáo Hoàng Benedicto tiếp nối công trình tranh đấu cho hòa bình thế giới và tình trạng sinh sống của lao công thế giới. Ngài đã cảnh cáo chế độ Đức Quốc Xã qua bản văn "Mit Brennender Sarge" có nghĩa là những chiếc hòm đang bốc cháy nhằm cảnh giác tai họa thế chiến do nhóm quân phiệt Hitler, đang đe dọa phát động.
Năm 1937, Giáo Hoàng Piô XII lên nhậm chức đã quyết liệt bài trừ các chính quyền độc tài chuyên chế Cộng sản Nga Sô chà đạp nhân quyền, và sau đó, cộng sản Trung Hoa với chính sách tàn bạo giết hàng triệu dân Trung Hoa, đã bị Đức Giáo Hoàng cực lực phản đối. Công tác xây dựng xã hội trần thế nhân bản của Ngài đã làm thay đổi sâu rộng đơì sống của nhân loại, chẳng những về phương diện chính trị mà cả xã hội và giáo dục "There were marked and profound changes in all areas, not only politically but socially and intellectually".
Năm 1971, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã công bố bản văn về "Công bình trên thế giới - Justice in the world" nhấn mạnh về vấn đề bảo vệ công lý cho nhân thế vì thế giới đang bị bất công, đàn áp, làm tiêu hủy giá trị làm người. "We have been able to perceive the serious injustices which are building around the world of men a network of domination, oppression and abuses which stifle freedom and which keep the greater part of humanity from sharing in the building up and enjoyment of a more just and fraternal world".
II. VỀ PHƯƠNG BIỆN PHÁP CHẾ:
Về phương diện luật pháp, từ thời Hoàng Đế Constantine, các bộ luật Tư pháp và Công pháp của La Mã đều biến cải và thiết lập theo giá trị luân lý của Thiên Chúa Giáo. Phúc Âm được rao giảng tự do trong toàn đế quốc. Các bộ luật này về sau dùng làm mẫu mực cho các quốc gia Tây phương mô phỏng để hình thành các bộ luật riêng cho mọi quốc gia trong tinh thần Thiên Chúa Giáo, kể cả luật pháp của Hoa Kỳ hiện nay, đều có sự hội nhập của thiên luật vào nhân luật. “The law of God is binding over all the globe, in all countries and at all times”. Tại Đông phương Đức Khổng Tử đã phản ảnh tinh thần nầy qua danh ngôn” Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong “ Thuận Thiên thì sống, chống Thiên thì chết.”
Abraham Lincoln, Tổng Thống Hoa Kỳ, đã xác nhận quốc gia Hoa Kỳ được tạo dựng trong ơn Thánh Sủng của Thiên Chúa trong bài diễn văn lịch sử đọc tại Gettyburg, Pennsylvania năm 1863. "This Nation, under God, shall have a new birth of freedom and shall not perish on the earth".
Tinh thần Thiên Chúa Giáo đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của công dân Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật dựa trên tinh thần và giá trị xã hội của Thiên Chúa Giáo. Trong sinh hoạt hàng ngày, đâu đâu cũng văng vẳng lời cầu nguyện thể hiện trong mọi sinh hoạt của quốc gia như:
- Lời cầu nguyện xin Chúa chúc phúc lành trong mọi điệp văn của Tổng Thống.
- Lời nguyện xin Chúa chúc phúc trước khi khai mạc các phiên họp của Lưỡng Viện Quốc Hội.
- Lời nguyện cầu trong lúc tuyên thệ tại Tòa án "So help me God".
- Các phiên tòa khai mạc bằng câu "God save the United States and his Honorable Court".
- Lễ Tạ ơn hàng năm được cử hành trọng thể.
- Trên các công thự và giấy bạc đều có khắc câu: "In God we trust" câu này thể hiện biểu hiệu của Hoa Kỳ được dùng từ năm 1860 và được Quốc Hội Hoa Kỳ thứ 84 biểu quyết dùng làm châm ngôn của Hoa Kỳ. Tinh thần tôn giáo quả đã gây ảnh hưởng trầm trọng dẫn mọi khía cạnh sinh hoạt của xã hội Hoa Kỳ.
III. VỀ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA GIÁO DỤC:
Từ thế kỷ thứ 4, ngôn ngữ mục vụ đã được biến cải từ ngôn ngữ Aramaic sang tiếng Latin. Từ đó, tiếng Latin được dùng trong nghi lễ cho đến năm 1963. Cộng đồng Vatican II đã quyết định chuyển phụng vụ lời Chuá từ ngôn ngữ Latin qua ngôn ngữ địa phương.
Phát triển giáo dục là mối lưu tâm lớn lao của Giáo Hội đối với các dân tộc. Giáo hội đã bành trướng giáo dục cấp đại học đầu tiên trên thế giới qua sự hình thành các tu viện và các cơ quan nghiên cứu kinh tế, xã hội, chính trị và khoa học đầu tiên của nền giáo dục Tây phương phát xuất từ các tu viện.
Các tu viện như Dominicans, Francisco đã đóng góp vào sự phát triển giáo dục từ thế kỷ thứ 8 với công trình diễn giảng về triết học, khoa học nhân văn. Đặc biệt, Giáo Hội đã đóng góp vào sự bành trướng ngành ngoại giao. Khoa chính trị học được phát triển với sự cộng tác của Machavelli. Machavelli viết cuốn sách "Sứ Quân". The Prince, được xem như tác phẩm đầu tiên phân tích tư tưởng và kỹ thuật chính trị được hệ thống hóa cho các vua chúa nghiên cứu và đã góp phần lớn lao vào sự trưởng thành của khoa học chính trị thế giới.
Năm 1540, Giáo sĩ Loyola lập Dòng Tên - Society of Jesus - được Giáo Hoàng Paul III chấp thuận. Dòng Tên đã huấn luyện các giáo sĩ và thành lập các phái bộ truyền giáo gởi đi khắp năm châu, bốn bể đễ rao giảng phúc âm cho Mỹ Châu, Phi Châu, Á Châu, Úc Châu...Tạp chí liên lạc "Relationés" đã mô tả những phong tục tập quán mới lạ của các miền xa đất lạ. Giáo hội cô đọng gia tài văn hóa nhân loại để nghiên cứu, phổ biến trong các cơ sở giáo dục đaị học giúp phát triển khoa học nhân văn và thay đổi chính sách của Giáo hội cho phù hợp với lối sống và hành đạo của mối địa phương.
Sự cải tổ chính sách và huấn luyện tăng lữ đã được Giáo hội lưu ý trước tình trạng biến chuyển của thời Phục Hưng - Renaissance - như một luồng gió mới thổi qua Âu Châu. Phong trào lãng mạn - Romanticism – cũng đã bành trướng qua các sinh hoạt văn hóa và dùng tôn giáo làm đề tài sáng tác.
Giáo hội nghiễm nhiên trở thành cơ quan bảo trợ cho các công trình phát triển nghệ thuật. Văn chương, thi phú, kịch nghệ, tranh vẽ, đều tìm nguồn cảm hứng qua các đề tài tôn giáo. Các công trình kiến trúc thể hiện nền văn minh Âu Châu đều thể hiện tinh thần Thiên Chúa Giáo, với các hình tượng Thiên thần trên các lâu đài nguy nga, tráng lệ.
Các phái bộ truyền giáo đến các lục địa xa lạ, học nói ngôn ngữ địa phương, hội nhập vào đời sống bản xứ và lập các trường học, cơ quan giáo dục, tu viện, đại học, để giảng huấn và truyền bá văn hóa và văn minh, thực thi sứ mệnh văn hóa, mờ mang kiến thức cho nhân loại. Như LM Đắc Lộ ( Alexandre de Rhode) đến Ba Làng đã đóng góp công lao dùng mẫu tự Latinh a,b, c… để viết tiếng Việt như chữ Quốc ngữ chúng ta đang dùng ngày nay.
Dòng Jean Baptist De La Salle cũng đã đóng góp lớn lao vào công tác phát triển giáo dục cho toàn thế giới và một hệ thống giáo dục Lasalle toàn cầu. Tại Việt Nam công trình nầy thể hiện qua các trường như Taberd, Pellerin, Puginier tại Saigòn, Huế và Hà Nội và các thị xã đã đóng góp lớn lao vào sự phát triển giáo dục tại Việt Nam.
IV. VỀ PHƯƠNG ĐIỆN KINH TẾ :
Đức Giáo Hoàng Gregory I, từ năm 590-604, đã là hình ảnh sáng ngời về khoa quản trị kinh tế, chẳng những phát triển tài chánh của Giáo Hội đến giai đoạn tự túc, mà còn ảnh hưởng đến nền quản trị tài chánh và giao thương thế giới.
Ngài đã lập một hệ thống cung cấp các sản phẩm ngũ cốc và lâm sản cho đế quốc La Mã, phát triển về kinh tế cho Giáo hội La Mã và cho nhân gian, xây thêm nhiều Thánh đường, tạo công ăn việc làm cho nhân công trong đế quốc. Ngày nay, trong khoa Quản trị học - Management Science - được diễn giảng tại các đại học, các học giả phải công nhận rằng Giáo hội Thiên Chúa Giáo là cơ quan có kỹ năng quản trị hữu hiệu nhất thế giới. “The Roman Catholic would have to be considered the most effective organization of all time" (Organization - Behavior Structure and Processes by Gibson, Ivancevich and Dinelly) nhờ sự nghiên cừu của các giaó sĩ, tu sĩ và giáo dân uyên bác.
Giáo hội đã thực thi sứ mệnh kinh tế và xã hội suốt tiến trình phát triển của Giáo hội bằng cách luôn luôn lưu tâm đến đời sống kinh tế và nêu cao chủ thuyết bảo vệ và thăng tiến đời sống lao động thợ thuyền.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã công bố Thông điệp Tân Sự - Rerum Novarum - năm 1891, đề cập đến những sự việc mới, xảy ra sau bản Tuyên Ngôn Cộng Sản quốc tế năm 1948 đã làm xáo trộn đời sống của người dân tại Âu Châu. Giáo hội muốn đưa ra Học Thuyết Xã Hội Công Giáo để xây dựng và trấn an thế giới, thể hiện mối ưu tư của Giáo hội, không phải chỉ lo phần cứu rỗi linh hồn mà quên phần xây dựng đời sống chính trị, xã hội trần thế.
Chúa sinh ra nhân loại và dành cho nhân loại của cải thế gian để sinh tồn, sự phân phối tài sản phải được quân bình và hữu ích cho mọi người và mọi người phải được sinh sống hạnh phúc. Giáo Hoàng Piô XI đã tiếp nối sứ mệnh kinh tế, công bố thông điệp năm thứ 40 - Guadregesimo Anno - Kỷ niệm năm thứ 40 ngày công bố Thông điệp Tân Sự - nhắc lại mối bận tâm của Giáo Hội đối với đời sống xã hội, nhân loại phải được sống hạnh phúc, thoát khỏi cảnh áp bức, bóc lột bởi chánh quyền độc tài, đảng trị, dành hết đặc quyền, đặc lợi cho môt thiểu số “Áo xiêm buộc trói lấy nhau” và đàn áp, bốc lột đại đa số quần chúng.
Thêm vào đó, Thông điệp về con người lao động - Laborem Exercens - năm 1981, kêu gọi cải tiến tình trạng lao tác và nhất là dành cơ hội thăng tiến đồng đều cho nhân công. "To foster the rights of disable people to professional training and work, so that they can be given a productive activity suited to them".
Như vậy, tất cả chính sách nhân bản về kinh tế xã hội đều nhằm vào luật Mến Chúa Yêu Người: Yêu người tức là "Nhân - Humanity". Giúp người tức là "Nghĩa - Righteousness". Kính trọng người tức là "Lễ - Propriety". Hiểu biết để xử thế sáng suốt tức là "Trí - Wisdom" và thành thực, đáng tin cậy tức là "Tín - Faithfulness". Năm đức tính của người Việt cao quý cũng là năm đức tính của người tín hữu sáng suốt.
Như đã nói, Thiên Chúa Giáo là đạo nhập thế, đem triết lý hành động xây dựng trần thế về mọi phương diện chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội, cá nhân và gia đình.
Các chủ điểm này đã được Cộng đồng Vatican II, năm 1963, hội luận và chấp thuận làm tiêu chuẩn hướng dẫn thái độ và hành động của giáo dân: từ sự giản dị hóa vấn đề tế tự và dùng ngôn ngữ địa phương thay thế cho tiếng Latin nhằm mục đích đem văn hóa, tình tự của mỗi dân tộc vào việc tế tự, tạo sự thông công toàn vẹn vào viêc Tế Lễ và Phụng vụ Lời Chúa.
Hiến Chế Mục vụ đã viết "The rites should be clear, and free from useless repetitions. They should be within the people power of comprehension, and normally should not require much explanation". (Constitution of Sacred Liturgy) - đến sự hướng dẫn đời sống cá nhân. Công Đồng Vatican II ngăn chặn tự do, đống tính luyến ái, phá thai, đa hôn và ly dị để bảo vệ hạnh phúc gia đình và tương lai đạo đức của nhân loại.
Tạm kết
Lược qua trình diển tiến triển của Giáo Hội để chúng ta có một ý niệm tổng quát về triết lý hành động của Giáo Hội đối với các vấn đề trần thế.
Người tín hữu sáng suốt phải thực thi sứ mệnh xã hội theo tôn chỉ của Giáo Hội. Chống độc tài đảng trị chà đạp nhân quyền của các chế độ chuyên chế. Chúng ta không nên quá do dự, e ngại khi phải dấn thân vào con đường tranh đấu chính trị để giải thoát con người khỏi cảnh sống lầm than cơ cực.
Bầy tỏ thái độ chính trị là nhiệm vụ của mỗi giáo dân để xây dựng một thế giới hòa bình và công chính. Tranh đấu cho nhân quyền, nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho đồng loại chống bóc lột của giới chủ nhân. Chúng ta không nên e ngại vì phải có những tác động tiêu cự như phản đối, đình công, để cải tiến đời sống lao động thợ thuyền, đồng thời cũng phải thực hiện các công tác tích cực khác để xây dựng xã hội.
Phát triển tình đồng loại, đoàn kết qua các chương trình văn hóa, xã hội giáo dục. Chúng ta không nên e ngại khi phải bỏ thì giờ cá nhân để sinh hoạt xã hội, văn hóa, để nâng cao uy tín của người dân Việt và nâng cao dân trí, điều kiện tiên quyết chuẩn bị cho mọi phát triển trong công trình cải tiến nền văn minh nhân loại. Đem điều hay lẽ phải để “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” là nhiệm vụ chung của chúng ta, vì thật ra "Biết mà không nói cũng bất nhân, nói mà không nói hết cũng bất nghĩa".
Thế giới "động" và biến chuyến nhanh chóng, chúng ta không thể duy trì thế ngồi yên hay "tĩnh tọa", “mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi đến”, mà phải tích cực giải quyết vấn đề, bằng lòi nói và hành động. Chúng ta cần phải hiệp nhất ý chí hành động theo chính sách chung của Giáo hội. Muốn biét chính sách chung của Giáo Hội, phải hy sinh thì giờ tìm tòi học hỏi. Nhờ đó chúng ta sẽ giảm bớt được dị biệt trong tiêu thức hành động, tiến đến sự hợp quần gây sức mạnh.” With God all things are possible”.
Khi đã có hải đăng soi đường thì người tín hữu giáo dân sẽ vững tiến "đấu sức với ba đào, thi gan cùng sương tuyết" để góp phần kiến tạo một thế giới công bình hạnh phúc theo tôn chỉ
"Mến Chúa, Yêu Người".
Sứ mệnh xã hội mặc nhiên đã được bao hàm trong giáo điều dạy mỗi tín hữu phải "Mến Chúa yêu người". Mến Chúa, nói một cách giản dị là "Thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự và yêu tha nhân như mình ta vậy. Yêu người là thực thi sứ mệnh xã hội, xây dựng trần thế về mọi phương diện liên quan đến đời sống con người. Từ những việc hàng ngày như lấy "lời lành mà khuyên người, mở miệng dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội." cho đến các công tác quan trọng ảnh hưởng đến đời sống con người như về phương diện xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị nhằm xây dựng một thể chế công quyền nhân bản "vì dân, bởi dân và cho dân", tôn trọng nhân vị, vì mỗi người sinh ra trên trần thế " đều mang hình ảnh của Chúa".
Các chế độ phi nhân, độc tài đảng trị, coi rẻ sinh mạng con người, dù thuộc hữu phái hay tả phái, đều phải được loại bỏ. Vì các thể chế chính trị nầy cản trở con người tìm kiếm hạnh phúc trái với Thiên Luât. “Law of God or of nature forbids all political systems that are destructive of man’s real happiness”.
Về phương diện giáo dục, phát triển giáo dục và dân trí đóng góp vào nền văn minh nhân loại, về phương diện kinh tế, khích lệ và xây dựng nền kinh tế nhân bản, nâng cao đời sống con người, nhất là giới bị trị, nhân công, thợ thuyền lao động...
Việt ngữ có danh từ "Quốc Tự" có nghĩa nhà chung của quốc gia. Công có nghĩa công chính và còn có nghĩa là chung của mọi người và giáo là đạo. Công Giáo “Catholic “ có nghĩa là đạo chung của nhân thế. Đã quan niệm là đạo chung thì trách nhiệm chẳng những lo phần linh hồn mà phải xây dựng trần thế: Một trần thế thịnh vượng, tự do, no ấm cho mọi công dân, cho mọi quốc gia. “Chúa đến để giúp cho đời sống của nhân thế được sung mãn”. Mọi người phải được sống hạnh phúc xứng đáng với nhân vị con người mang hình ảnh của Chúa.
Đó là triết lý hành động căn bản cho mọi tín hữu trong tình "Mến Chúa, Yêu Người". Đường hướng đã rõ rệt thì còn gì phải e ngại khi phải dấn thân vào công tác xây dựng cộng đồng, xã hội. Chúng ta có nhiệm vụ xây dựng và cải tiến xã hội, đó là truyền thống chung của tín hữu Công Giáo.
Truyền thống hành hiệp, quan tâm đến sinh hoạt trần thế đã được thể hiện qua chính sách của Giáo hội trải qua hơn 2000 năm lịch sử sau Chúa Giáng Sinh. Chính sách của các Đức Giáo Hoàng về xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục, đã là kim chỉ nam hướng dẫn hành động của mỗi giáo hữu khi phải chấp nhận thái độ thích ứng đối với các vấn đề trọng đại của cuộc sống, đối với xã hôi, cộng đồng, quốc gia dân tộc và nhân loại.
I. VỀ PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ:
Suốt 300 năm đầu của lịch sử Giáo hội, sau công nguyên, Giáo hội đã trải qua nhiều gian lao và thử thách. Triết lý căn bản của các vị Giáo Hoàng là xem gian lao là những nấc thang để xây dựng Giáo Hội. Các vị Giáo Hoàng tiên khởi không quản ngại khó khăn càng bị bách hại bao nhiêu, các Ngài càng phấn đấu cho sự sinh tồn và bành trướng của Giáo Hội, đem công bằng, bác ái, xây dựng trần thế, "Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo".
Tinh thần nhập cuộc xây dựng trần thế của các vị Giáo Hoàng tiên khởi đã gây ảnh hưởng sâu đậm trong nhân gian. Minh chứng cụ thể là Hoàng đế La Mã Constantine, người đã thiết lập vương triều của Đế Quốc La Mã tại Constantinople và ban hành lệnh “Chuá Nhật là ngày quốc lễ”, mọi công dân đều được nghỉ việc, tục nầy được áp dụng cho đến ngày nay. Hoàn Đế Constantine trị vì đế quốc La Mã từ năm 324 đến năm 337 đã trở lại đạo Công Giáo. Bà mẹ của HĐ Constantine đã đi tìm cây Thánh Giá nguyên thủy mang hình hài của Chúa Kitô trên đồi Golgota để được bảo quản.
Năm 380, Hoàng Đế La Mã Theodorius tôn sùng Thiên Chúa giáo như quốc giáo. “In 380, Emperor Theodorius made Christianity the only and official religion of the Roman Empire - To be a Roman was to be a Christian” (Catholic Church History, Bellito). Từ đó, Thiên Chúa Giaó đã ảnh hưởng lớn lao đến đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và luật pháp của La Mã và nền văn minh Tây Phương sau nầy được mệnh danh là nền văn minh Thiên Chúa Giáo. Giáo hội đã tích cực đóng góp vào sự xây dựng một nền chính trị nhân bản bằng cách gây ảnh hưởng đến chính quyền cai trị của đế quốc La Mã.
Vào năm 494 sau Công nguyên, Đức Giáo Hoàng Gelasius I đã gởi thông điệp cho Hoàng đế La Mã Anastasius vạch rõ hai hệ thống quyền hành ngự trị đế quốc La Mã, đó là: Thần Quyền tức là Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và Thế Quyền tức là đế quốc La Mã. Thần Quyền như hồn và Thế Quyền như thể xác. Hồn điều khiển xác. Hồn và xác không thể tách rời nhau được. Như vậy Thần Quyền hướng đạo Thế Quyền về phương diện tinh thần và chính sách cai trị vì thế phải phù hợp với những giá trị tinh thần của Tòa Thánh.
Ảnh hưởng của Giáo quyền đối với đế quốc La Mã mỗi ngày một bành trướng đến nỗi Hoàng đế La Mã còn mang ý nghĩa "Thọ mệnh Trời trị vì thiên hạ" qua nghi thức tấn phong do Đức Giáo Hoàng chủ Ịễ.
Năm 800, Đức Giáo Hoàng Lêô thứ III đã tấn phong Charlemagnes lên ngôi Hoàng đế La Mã. Ngược lại, các vua, chúa, cũng đã bổ nhiệm các vị Giám Mục, tu sĩ, vào các chức vụ của triều đình. Quyền tấn phong song hành với quyền truất phế hoặc truất phép thông công và chế tài các vị vương tước phạm lỗi.
Năm 1077, Đức Giáo Hoàng Gregory VII đã phạt Hoàng đế Henry IV đứng ba ngày trong tuyết giá trước điện Canossa, trước khi cho triều kiến. Đức Giáo Hoàng Gioan XXII đã truất phép thông công nhiều viên chức cao cấp của triều đình vi phạm giáo luật. Viên chức bị truất phép thông công cũng mất luôn quyền công dân.
Chính trị trải dài qua lịch sử bao gồm cả vấn đề cải tiến nhân sinh, tránh những hiểm họa chiến tranh, độc tài đảng trị của các chế độ phi nhân như các chế độ vua chúa chuyên chế, các chính thể độc tài phát xít của Đức quốc xã, độc tài chuyên chế của Cộng sản.
Đứa Giáo Hoàng Piô X đã nỗ lực chặn đứng Thế chiến thứ I và Giáo Hoàng Benedicto nỗ lực chấm dứt chiến tranh. Công nghiệp của các Ngài đã được ghi vào sử sách. Sử gia Edward Rice đã viết lại trong cuốn "The Church: A Pictorial History" "His repeated efforts at negotiations were spurned by the governments on either sides. Yet Benedicto continued to work for peace both openly and secretly".
Năm 1922, Giáo Hoàng Piô XI lên kế vị Giáo Hoàng Benedicto tiếp nối công trình tranh đấu cho hòa bình thế giới và tình trạng sinh sống của lao công thế giới. Ngài đã cảnh cáo chế độ Đức Quốc Xã qua bản văn "Mit Brennender Sarge" có nghĩa là những chiếc hòm đang bốc cháy nhằm cảnh giác tai họa thế chiến do nhóm quân phiệt Hitler, đang đe dọa phát động.
Năm 1937, Giáo Hoàng Piô XII lên nhậm chức đã quyết liệt bài trừ các chính quyền độc tài chuyên chế Cộng sản Nga Sô chà đạp nhân quyền, và sau đó, cộng sản Trung Hoa với chính sách tàn bạo giết hàng triệu dân Trung Hoa, đã bị Đức Giáo Hoàng cực lực phản đối. Công tác xây dựng xã hội trần thế nhân bản của Ngài đã làm thay đổi sâu rộng đơì sống của nhân loại, chẳng những về phương diện chính trị mà cả xã hội và giáo dục "There were marked and profound changes in all areas, not only politically but socially and intellectually".
Năm 1971, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã công bố bản văn về "Công bình trên thế giới - Justice in the world" nhấn mạnh về vấn đề bảo vệ công lý cho nhân thế vì thế giới đang bị bất công, đàn áp, làm tiêu hủy giá trị làm người. "We have been able to perceive the serious injustices which are building around the world of men a network of domination, oppression and abuses which stifle freedom and which keep the greater part of humanity from sharing in the building up and enjoyment of a more just and fraternal world".
II. VỀ PHƯƠNG BIỆN PHÁP CHẾ:
Về phương diện luật pháp, từ thời Hoàng Đế Constantine, các bộ luật Tư pháp và Công pháp của La Mã đều biến cải và thiết lập theo giá trị luân lý của Thiên Chúa Giáo. Phúc Âm được rao giảng tự do trong toàn đế quốc. Các bộ luật này về sau dùng làm mẫu mực cho các quốc gia Tây phương mô phỏng để hình thành các bộ luật riêng cho mọi quốc gia trong tinh thần Thiên Chúa Giáo, kể cả luật pháp của Hoa Kỳ hiện nay, đều có sự hội nhập của thiên luật vào nhân luật. “The law of God is binding over all the globe, in all countries and at all times”. Tại Đông phương Đức Khổng Tử đã phản ảnh tinh thần nầy qua danh ngôn” Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong “ Thuận Thiên thì sống, chống Thiên thì chết.”
Abraham Lincoln, Tổng Thống Hoa Kỳ, đã xác nhận quốc gia Hoa Kỳ được tạo dựng trong ơn Thánh Sủng của Thiên Chúa trong bài diễn văn lịch sử đọc tại Gettyburg, Pennsylvania năm 1863. "This Nation, under God, shall have a new birth of freedom and shall not perish on the earth".
Tinh thần Thiên Chúa Giáo đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của công dân Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật dựa trên tinh thần và giá trị xã hội của Thiên Chúa Giáo. Trong sinh hoạt hàng ngày, đâu đâu cũng văng vẳng lời cầu nguyện thể hiện trong mọi sinh hoạt của quốc gia như:
- Lời cầu nguyện xin Chúa chúc phúc lành trong mọi điệp văn của Tổng Thống.
- Lời nguyện xin Chúa chúc phúc trước khi khai mạc các phiên họp của Lưỡng Viện Quốc Hội.
- Lời nguyện cầu trong lúc tuyên thệ tại Tòa án "So help me God".
- Các phiên tòa khai mạc bằng câu "God save the United States and his Honorable Court".
- Lễ Tạ ơn hàng năm được cử hành trọng thể.
- Trên các công thự và giấy bạc đều có khắc câu: "In God we trust" câu này thể hiện biểu hiệu của Hoa Kỳ được dùng từ năm 1860 và được Quốc Hội Hoa Kỳ thứ 84 biểu quyết dùng làm châm ngôn của Hoa Kỳ. Tinh thần tôn giáo quả đã gây ảnh hưởng trầm trọng dẫn mọi khía cạnh sinh hoạt của xã hội Hoa Kỳ.
III. VỀ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA GIÁO DỤC:
Từ thế kỷ thứ 4, ngôn ngữ mục vụ đã được biến cải từ ngôn ngữ Aramaic sang tiếng Latin. Từ đó, tiếng Latin được dùng trong nghi lễ cho đến năm 1963. Cộng đồng Vatican II đã quyết định chuyển phụng vụ lời Chuá từ ngôn ngữ Latin qua ngôn ngữ địa phương.
Phát triển giáo dục là mối lưu tâm lớn lao của Giáo Hội đối với các dân tộc. Giáo hội đã bành trướng giáo dục cấp đại học đầu tiên trên thế giới qua sự hình thành các tu viện và các cơ quan nghiên cứu kinh tế, xã hội, chính trị và khoa học đầu tiên của nền giáo dục Tây phương phát xuất từ các tu viện.
Các tu viện như Dominicans, Francisco đã đóng góp vào sự phát triển giáo dục từ thế kỷ thứ 8 với công trình diễn giảng về triết học, khoa học nhân văn. Đặc biệt, Giáo Hội đã đóng góp vào sự bành trướng ngành ngoại giao. Khoa chính trị học được phát triển với sự cộng tác của Machavelli. Machavelli viết cuốn sách "Sứ Quân". The Prince, được xem như tác phẩm đầu tiên phân tích tư tưởng và kỹ thuật chính trị được hệ thống hóa cho các vua chúa nghiên cứu và đã góp phần lớn lao vào sự trưởng thành của khoa học chính trị thế giới.
Năm 1540, Giáo sĩ Loyola lập Dòng Tên - Society of Jesus - được Giáo Hoàng Paul III chấp thuận. Dòng Tên đã huấn luyện các giáo sĩ và thành lập các phái bộ truyền giáo gởi đi khắp năm châu, bốn bể đễ rao giảng phúc âm cho Mỹ Châu, Phi Châu, Á Châu, Úc Châu...Tạp chí liên lạc "Relationés" đã mô tả những phong tục tập quán mới lạ của các miền xa đất lạ. Giáo hội cô đọng gia tài văn hóa nhân loại để nghiên cứu, phổ biến trong các cơ sở giáo dục đaị học giúp phát triển khoa học nhân văn và thay đổi chính sách của Giáo hội cho phù hợp với lối sống và hành đạo của mối địa phương.
Sự cải tổ chính sách và huấn luyện tăng lữ đã được Giáo hội lưu ý trước tình trạng biến chuyển của thời Phục Hưng - Renaissance - như một luồng gió mới thổi qua Âu Châu. Phong trào lãng mạn - Romanticism – cũng đã bành trướng qua các sinh hoạt văn hóa và dùng tôn giáo làm đề tài sáng tác.
Giáo hội nghiễm nhiên trở thành cơ quan bảo trợ cho các công trình phát triển nghệ thuật. Văn chương, thi phú, kịch nghệ, tranh vẽ, đều tìm nguồn cảm hứng qua các đề tài tôn giáo. Các công trình kiến trúc thể hiện nền văn minh Âu Châu đều thể hiện tinh thần Thiên Chúa Giáo, với các hình tượng Thiên thần trên các lâu đài nguy nga, tráng lệ.
Các phái bộ truyền giáo đến các lục địa xa lạ, học nói ngôn ngữ địa phương, hội nhập vào đời sống bản xứ và lập các trường học, cơ quan giáo dục, tu viện, đại học, để giảng huấn và truyền bá văn hóa và văn minh, thực thi sứ mệnh văn hóa, mờ mang kiến thức cho nhân loại. Như LM Đắc Lộ ( Alexandre de Rhode) đến Ba Làng đã đóng góp công lao dùng mẫu tự Latinh a,b, c… để viết tiếng Việt như chữ Quốc ngữ chúng ta đang dùng ngày nay.
Dòng Jean Baptist De La Salle cũng đã đóng góp lớn lao vào công tác phát triển giáo dục cho toàn thế giới và một hệ thống giáo dục Lasalle toàn cầu. Tại Việt Nam công trình nầy thể hiện qua các trường như Taberd, Pellerin, Puginier tại Saigòn, Huế và Hà Nội và các thị xã đã đóng góp lớn lao vào sự phát triển giáo dục tại Việt Nam.
IV. VỀ PHƯƠNG ĐIỆN KINH TẾ :
Đức Giáo Hoàng Gregory I, từ năm 590-604, đã là hình ảnh sáng ngời về khoa quản trị kinh tế, chẳng những phát triển tài chánh của Giáo Hội đến giai đoạn tự túc, mà còn ảnh hưởng đến nền quản trị tài chánh và giao thương thế giới.
Ngài đã lập một hệ thống cung cấp các sản phẩm ngũ cốc và lâm sản cho đế quốc La Mã, phát triển về kinh tế cho Giáo hội La Mã và cho nhân gian, xây thêm nhiều Thánh đường, tạo công ăn việc làm cho nhân công trong đế quốc. Ngày nay, trong khoa Quản trị học - Management Science - được diễn giảng tại các đại học, các học giả phải công nhận rằng Giáo hội Thiên Chúa Giáo là cơ quan có kỹ năng quản trị hữu hiệu nhất thế giới. “The Roman Catholic would have to be considered the most effective organization of all time" (Organization - Behavior Structure and Processes by Gibson, Ivancevich and Dinelly) nhờ sự nghiên cừu của các giaó sĩ, tu sĩ và giáo dân uyên bác.
Giáo hội đã thực thi sứ mệnh kinh tế và xã hội suốt tiến trình phát triển của Giáo hội bằng cách luôn luôn lưu tâm đến đời sống kinh tế và nêu cao chủ thuyết bảo vệ và thăng tiến đời sống lao động thợ thuyền.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã công bố Thông điệp Tân Sự - Rerum Novarum - năm 1891, đề cập đến những sự việc mới, xảy ra sau bản Tuyên Ngôn Cộng Sản quốc tế năm 1948 đã làm xáo trộn đời sống của người dân tại Âu Châu. Giáo hội muốn đưa ra Học Thuyết Xã Hội Công Giáo để xây dựng và trấn an thế giới, thể hiện mối ưu tư của Giáo hội, không phải chỉ lo phần cứu rỗi linh hồn mà quên phần xây dựng đời sống chính trị, xã hội trần thế.
Chúa sinh ra nhân loại và dành cho nhân loại của cải thế gian để sinh tồn, sự phân phối tài sản phải được quân bình và hữu ích cho mọi người và mọi người phải được sinh sống hạnh phúc. Giáo Hoàng Piô XI đã tiếp nối sứ mệnh kinh tế, công bố thông điệp năm thứ 40 - Guadregesimo Anno - Kỷ niệm năm thứ 40 ngày công bố Thông điệp Tân Sự - nhắc lại mối bận tâm của Giáo Hội đối với đời sống xã hội, nhân loại phải được sống hạnh phúc, thoát khỏi cảnh áp bức, bóc lột bởi chánh quyền độc tài, đảng trị, dành hết đặc quyền, đặc lợi cho môt thiểu số “Áo xiêm buộc trói lấy nhau” và đàn áp, bốc lột đại đa số quần chúng.
Thêm vào đó, Thông điệp về con người lao động - Laborem Exercens - năm 1981, kêu gọi cải tiến tình trạng lao tác và nhất là dành cơ hội thăng tiến đồng đều cho nhân công. "To foster the rights of disable people to professional training and work, so that they can be given a productive activity suited to them".
Như vậy, tất cả chính sách nhân bản về kinh tế xã hội đều nhằm vào luật Mến Chúa Yêu Người: Yêu người tức là "Nhân - Humanity". Giúp người tức là "Nghĩa - Righteousness". Kính trọng người tức là "Lễ - Propriety". Hiểu biết để xử thế sáng suốt tức là "Trí - Wisdom" và thành thực, đáng tin cậy tức là "Tín - Faithfulness". Năm đức tính của người Việt cao quý cũng là năm đức tính của người tín hữu sáng suốt.
Như đã nói, Thiên Chúa Giáo là đạo nhập thế, đem triết lý hành động xây dựng trần thế về mọi phương diện chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội, cá nhân và gia đình.
Các chủ điểm này đã được Cộng đồng Vatican II, năm 1963, hội luận và chấp thuận làm tiêu chuẩn hướng dẫn thái độ và hành động của giáo dân: từ sự giản dị hóa vấn đề tế tự và dùng ngôn ngữ địa phương thay thế cho tiếng Latin nhằm mục đích đem văn hóa, tình tự của mỗi dân tộc vào việc tế tự, tạo sự thông công toàn vẹn vào viêc Tế Lễ và Phụng vụ Lời Chúa.
Hiến Chế Mục vụ đã viết "The rites should be clear, and free from useless repetitions. They should be within the people power of comprehension, and normally should not require much explanation". (Constitution of Sacred Liturgy) - đến sự hướng dẫn đời sống cá nhân. Công Đồng Vatican II ngăn chặn tự do, đống tính luyến ái, phá thai, đa hôn và ly dị để bảo vệ hạnh phúc gia đình và tương lai đạo đức của nhân loại.
Tạm kết
Lược qua trình diển tiến triển của Giáo Hội để chúng ta có một ý niệm tổng quát về triết lý hành động của Giáo Hội đối với các vấn đề trần thế.
Người tín hữu sáng suốt phải thực thi sứ mệnh xã hội theo tôn chỉ của Giáo Hội. Chống độc tài đảng trị chà đạp nhân quyền của các chế độ chuyên chế. Chúng ta không nên quá do dự, e ngại khi phải dấn thân vào con đường tranh đấu chính trị để giải thoát con người khỏi cảnh sống lầm than cơ cực.
Bầy tỏ thái độ chính trị là nhiệm vụ của mỗi giáo dân để xây dựng một thế giới hòa bình và công chính. Tranh đấu cho nhân quyền, nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho đồng loại chống bóc lột của giới chủ nhân. Chúng ta không nên e ngại vì phải có những tác động tiêu cự như phản đối, đình công, để cải tiến đời sống lao động thợ thuyền, đồng thời cũng phải thực hiện các công tác tích cực khác để xây dựng xã hội.
Phát triển tình đồng loại, đoàn kết qua các chương trình văn hóa, xã hội giáo dục. Chúng ta không nên e ngại khi phải bỏ thì giờ cá nhân để sinh hoạt xã hội, văn hóa, để nâng cao uy tín của người dân Việt và nâng cao dân trí, điều kiện tiên quyết chuẩn bị cho mọi phát triển trong công trình cải tiến nền văn minh nhân loại. Đem điều hay lẽ phải để “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” là nhiệm vụ chung của chúng ta, vì thật ra "Biết mà không nói cũng bất nhân, nói mà không nói hết cũng bất nghĩa".
Thế giới "động" và biến chuyến nhanh chóng, chúng ta không thể duy trì thế ngồi yên hay "tĩnh tọa", “mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi đến”, mà phải tích cực giải quyết vấn đề, bằng lòi nói và hành động. Chúng ta cần phải hiệp nhất ý chí hành động theo chính sách chung của Giáo hội. Muốn biét chính sách chung của Giáo Hội, phải hy sinh thì giờ tìm tòi học hỏi. Nhờ đó chúng ta sẽ giảm bớt được dị biệt trong tiêu thức hành động, tiến đến sự hợp quần gây sức mạnh.” With God all things are possible”.
Khi đã có hải đăng soi đường thì người tín hữu giáo dân sẽ vững tiến "đấu sức với ba đào, thi gan cùng sương tuyết" để góp phần kiến tạo một thế giới công bình hạnh phúc theo tôn chỉ
"Mến Chúa, Yêu Người".
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Hướng của Thánh giá trong Thánh lễ
Nguyễn Trọng Đa
10:49 03/12/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con viết thư để xin một số giải thích rõ ràng về hướng của thánh giá, nếu thánh giá được đặt trên một bàn thờ không có giá đỡ (freestanding altar, kiểu mẫu Biển Đức) trong một Thánh lễ quay về tín hữu. Liệu hình Chúa chịu nạn hướng về đâu? Hướng về phía linh mục? Hay hướng về phía tín hữu? Con thấy trong Thánh lễ hàng ngày của Mạng lưới Truyền hình Lời Hằng hữu của Mỹ (EWTN) rằng mạng nảy sử dụng kiểu mẫu Biển Đức, mà trong đó thánh giá được đặt trên bàn thờ, và có hai hình Chúa chịu nạn, một hình hướng về linh mục và một hình hướng về tín hữu. - J. G., Cebu, Philippines.
Đáp: Các chỉ dẫn trong Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) là rất ít về hướng của thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Chúng ta có các số sau đây:
“117. […] Hơn thế, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá, có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách bài đọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ.
“122. Khi tới bàn thờ, linh mục và các thừa tác viên cúi mình. Thánh giá có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh đã cầm đi rước, có thể dựng bên cạnh bàn thờ để làm thánh giá tại bàn thờ hoặc cất đi và đặt vào nơi xứng đáng vì bàn thờ chỉ được có một thánh giá. Còn đèn thì đặt trên bàn thờ hoặc cạnh bàn thờ. Sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ.
“188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá đi giữa hai thừa tác viên cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy dựng thánh giá bên cạnh bàn thờ để thành thánh giá tại bàn thờ; nếu không, thì đặt thánh giá tại một nơi xứng đáng, rồi về chỗ của mình trong cung thánh.
“308. Trên hoặc gần bàn thờ, cũng phải đặt một Thánh giá có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh cho dân được tập họp nhìn thấy rõ. Để nhắc các tín hữu nhớ đến cuộc thương khó sinh ơn cứu độ của Chúa, nên đặt cây thánh giá này gần bàn thờ, ngay cả khi không cử hành phụng vụ.
“350. Hơn nữa, hết sức quan tâm đến những gì trực tiếp liên quan đến bàn thờ và việc cử hành Thánh lễ, chẳng hạn như: Thánh giá để trên bàn thờ và Thánh giá cầm đi rước.” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Điều đáng chú ý là bản văn không thực sự sử dụng thuật ngữ “thánh giá hình Chúa chịu nạn, crucifix”, mặc dù điều này có nghĩa rõ ràng như thế trong các số 117, 122 và 308.
Tài liệu cũng cho phép thánh giá được đặt trên hoặc gần bàn thờ. Không có yêu cầu rằng thánh giá phải được đặt trực tiếp trên bàn thờ.
Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nhấn mạnh rằng chỉ nên có một thánh giá bàn thờ. Điều này là phù hợp với tập quán lâu đời của Hội Thánh, mặc dù, trước khi có cải cách phụng vụ, toàn thể cộng đoàn, linh mục và các tín hữu, là đối mặt với cả bàn thờ và thánh giá hình Chúa chịu nạn theo cùng một hướng, và đôi khi chữ đỏ hướng dẫn linh mục nhìn vào thánh giá hình Chúa chịu nạn.
Tập tục dùng một thánh giá cũng có thể được nhìn thấy từ một sắc lệnh của Giáo hoàng Biển Đức XIV (1740-1758), khi sắc lệnh này xác định rằng một cây thánh giá khác là không cần thiết, nếu một thánh giá lớn hình Chúa chịu nạn được vẽ hoặc điêu khắc như một phần của bàn thờ (Const. Accepimus, sắc lệnh 1270).
Mặc dù sắc lệnh này không còn hiệu lực, các nguyên tắc của nó có thể được áp dụng cho các tình huống hiện tại, chẳng hạn một thánh giá lớn hình Chúa chịu nạn, được treo lơ lửng từ trần nhà hoặc đặt trên bức tường phía sau bàn thờ.
Ai cũng biết rằng trước khi trở thành giáo hoàng, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã ủng hộ việc sử dụng một thánh giá lớn hình Chúa chịu nạn trên chính bàn thờ, như một phương tiện để thiết lập điều mà Ngài gọi là một phía đông phụng vụ, hoặc một phương tiện tập trung linh mục và các tín hữu vào mầu nhiệm trung tâm của sự cứu chuộc, vốn là hiện diện trong Thánh lễ, và được tượng trưng bằng thánh giá hình Chúa chịu nạn
Trong thời giáo hoàng của ngài, sự hiện diện của một thánh giá hình Chúa chịu nạn như vậy trên bàn thờ đã trở thành quen thuộc trong các Thánh lễ giáo hoàng, và việc thực hành này đã được tiếp tục dưới thời Giáo hoàng Phanxicô. Việc thực hành này đã được làm sáng tỏ một cách ngắn gọn vào năm 2009 bởi một thông tin từ Văn phòng Đặc Trách Các Lễ nghi Phụng vụ của Giáo hoàng (the office of the Master of Papal Liturgical Celebrations) về tầm quan trọng của vị trí trung tâm của thánh giá trong cử hành Thánh lễ.
Mặc dù đôi khi có hai thánh giá tại một số Thánh lễ giáo hoàng, đặc biệt là ở bên ngoài Rôma, cho đến nay không có sắc lệnh hay văn bản pháp lý nào khác được ban hành, để quy định sự thay đổi luật. Do đó, các quy định của Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), vốn nói chỉ cần một thánh giá bàn thờ, vẫn còn hợp lệ và có hiệu lực pháp lý của chúng.
Do đó, trong khi tôn trọng tính độc nhất của thánh giá, có một số lựa chọn hợp pháp được đưa ra liên quan đến vị trí của thánh giá bàn thờ, và luật hiện tại không thích một giải pháp nào hơn một giải pháp nào khác. Do đó, thánh giá hình Chúa chịu nạn có thể được đặt trên bàn thờ, bên cạnh bàn thờ, ngay phía sau hoặc lơ lửng phía trên bàn thờ. Thánh giá nên được liên quan rõ ràng với bàn thờ, cũng như được các tín hữu nhìn thấy.
Như Giám mục Peter J. Elliott bình luận trong cẩm nang phụng vụ của ngài, “Thánh Giá hình Chúa chịu nạn dùng trong phụng vụ không phải chủ yếu dành cho sự sùng kính riêng tư của vị chủ tế, mà là một dấu hiệu ở giữa cộng đoàn Thánh Thể để tuyên bố rằng Thánh lễ cũng là Hy tế như đồi Canvê.” Như thế, nói đúng ra, thánh giá bàn thờ có mối quan hệ với bàn thờ, chứ không chỉ với linh mục.
Vì thánh giá là đặc biệt liên quan đến bàn thờ, nên hình Chúa chịu nạn thường được quay về phía bàn thờ trong Thánh lễ.
Chữ đỏ của Sách Lễ nghi Giám mục, được sử dụng trước cải cách Công đồng, đã thấy trước khả năng của bàn thờ hướng về các tín hữu (versus populum.) Cuốn sách này, trong khi quy định rằng thánh giá phải được mọi người nhìn thấy, cũng quy định rằng hình Chúa chịu nạn hướng về phía bàn thờ (“cum imagine sanctissimi Crucifixi versa ad interiorem altaris faciem”).
Năm 1966, bản tin Notitiae đã đưa ra một câu trả lời cho một câu hỏi về sự mới lạ của các bàn thờ không có giá đỡ, và sự nghi ngờ chính xác về hình Chúa chịu nạn quay về hướng nào.
Trước tiên, bản tin nhận ra tình huống mới mà luật cũ không còn áp dụng. Thứ hai, bản tin nói rằng thật là không phù hợp khi thánh giá là quá nhỏ đến mức không thể nhìn thấy, và cũng là không phù hợp khi thánh giá là quá lớn đến nỗi cản trở tầm nhìn cho các nghi thức.
Cuối cùng, bản tin giải quyết câu hỏi về một thánh giá bàn thờ không được đặt trên bàn thờ. Bản tin nói: “Tách biệt với bàn thờ có ba khả năng: đặt thánh giá đi rước trước bàn thờ với hình Chúa chịu nạn hướng về chủ tế, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng kết hợp tốt với các yếu tố khác của cung thánh; một thánh giá lớn treo từ trần nhà, hoặc đặt trên tường của nhà thờ. Trong cả hai trường hợp sau, một thánh giá khác trên bàn thờ là không cần thiết, nhưng một thánh giá lớn duy nhất, vốn trong Thánh lễ hướng về các tín hữu, chỉ được xông hương, khi linh mục, lúc ngài di chuyển xung quanh bàn thờ, đứng trước cả thánh giá và bàn thờ.” Notitiae 2 (1966): 290-291, số 101. (bản dịch không chính thức).
Đối với giải pháp của Mạng lưới Truyền hình Lời Hằng hữu của Mỹ (EWTN) là có một cây thánh giá bàn thờ được thiết kế với hình Chúa chịu nạn ở cả hai bên: Mặc dù dường như không có các quy định hiện hành để cấm sự thực hành này, nhưng nó đã không được phép trong thời gian trước đây. Một số sách hướng dẫn phụng vụ cũ đã khuyến nghị sử dụng các hình ảnh khác ở phía bên thánh giá đối diện với mọi người, chẳng hạn như biểu tượng con cá, hoặc thậm chí một hình ảnh khác của Đấng Cứu Chuộc, chẳng hạn Mục tử nhân lành hay Vua các Vua.
Khi các đề nghị này được đưa ra, các bàn thờ không có giá đỡ và Thánh lễ đối mặt với mọi người là còn quá đặc biệt. Đây không còn là trường hợp hiện giờ nữa, và tôi tin rằng giải pháp của thánh giá có hình Chúa chịu nạn cả hai bên là một lựa chọn hợp pháp cho phụng vụ ngày nay. (Zenit.org 3-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/liturgy-q-a-orientation-of-the-cross-at-mass/
Hỏi: Con viết thư để xin một số giải thích rõ ràng về hướng của thánh giá, nếu thánh giá được đặt trên một bàn thờ không có giá đỡ (freestanding altar, kiểu mẫu Biển Đức) trong một Thánh lễ quay về tín hữu. Liệu hình Chúa chịu nạn hướng về đâu? Hướng về phía linh mục? Hay hướng về phía tín hữu? Con thấy trong Thánh lễ hàng ngày của Mạng lưới Truyền hình Lời Hằng hữu của Mỹ (EWTN) rằng mạng nảy sử dụng kiểu mẫu Biển Đức, mà trong đó thánh giá được đặt trên bàn thờ, và có hai hình Chúa chịu nạn, một hình hướng về linh mục và một hình hướng về tín hữu. - J. G., Cebu, Philippines.
Đáp: Các chỉ dẫn trong Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) là rất ít về hướng của thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Chúng ta có các số sau đây:
“117. […] Hơn thế, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá, có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách bài đọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ.
“122. Khi tới bàn thờ, linh mục và các thừa tác viên cúi mình. Thánh giá có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh đã cầm đi rước, có thể dựng bên cạnh bàn thờ để làm thánh giá tại bàn thờ hoặc cất đi và đặt vào nơi xứng đáng vì bàn thờ chỉ được có một thánh giá. Còn đèn thì đặt trên bàn thờ hoặc cạnh bàn thờ. Sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ.
“188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá đi giữa hai thừa tác viên cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy dựng thánh giá bên cạnh bàn thờ để thành thánh giá tại bàn thờ; nếu không, thì đặt thánh giá tại một nơi xứng đáng, rồi về chỗ của mình trong cung thánh.
“308. Trên hoặc gần bàn thờ, cũng phải đặt một Thánh giá có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh cho dân được tập họp nhìn thấy rõ. Để nhắc các tín hữu nhớ đến cuộc thương khó sinh ơn cứu độ của Chúa, nên đặt cây thánh giá này gần bàn thờ, ngay cả khi không cử hành phụng vụ.
“350. Hơn nữa, hết sức quan tâm đến những gì trực tiếp liên quan đến bàn thờ và việc cử hành Thánh lễ, chẳng hạn như: Thánh giá để trên bàn thờ và Thánh giá cầm đi rước.” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Điều đáng chú ý là bản văn không thực sự sử dụng thuật ngữ “thánh giá hình Chúa chịu nạn, crucifix”, mặc dù điều này có nghĩa rõ ràng như thế trong các số 117, 122 và 308.
Tài liệu cũng cho phép thánh giá được đặt trên hoặc gần bàn thờ. Không có yêu cầu rằng thánh giá phải được đặt trực tiếp trên bàn thờ.
Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nhấn mạnh rằng chỉ nên có một thánh giá bàn thờ. Điều này là phù hợp với tập quán lâu đời của Hội Thánh, mặc dù, trước khi có cải cách phụng vụ, toàn thể cộng đoàn, linh mục và các tín hữu, là đối mặt với cả bàn thờ và thánh giá hình Chúa chịu nạn theo cùng một hướng, và đôi khi chữ đỏ hướng dẫn linh mục nhìn vào thánh giá hình Chúa chịu nạn.
Tập tục dùng một thánh giá cũng có thể được nhìn thấy từ một sắc lệnh của Giáo hoàng Biển Đức XIV (1740-1758), khi sắc lệnh này xác định rằng một cây thánh giá khác là không cần thiết, nếu một thánh giá lớn hình Chúa chịu nạn được vẽ hoặc điêu khắc như một phần của bàn thờ (Const. Accepimus, sắc lệnh 1270).
Mặc dù sắc lệnh này không còn hiệu lực, các nguyên tắc của nó có thể được áp dụng cho các tình huống hiện tại, chẳng hạn một thánh giá lớn hình Chúa chịu nạn, được treo lơ lửng từ trần nhà hoặc đặt trên bức tường phía sau bàn thờ.
Ai cũng biết rằng trước khi trở thành giáo hoàng, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã ủng hộ việc sử dụng một thánh giá lớn hình Chúa chịu nạn trên chính bàn thờ, như một phương tiện để thiết lập điều mà Ngài gọi là một phía đông phụng vụ, hoặc một phương tiện tập trung linh mục và các tín hữu vào mầu nhiệm trung tâm của sự cứu chuộc, vốn là hiện diện trong Thánh lễ, và được tượng trưng bằng thánh giá hình Chúa chịu nạn
Trong thời giáo hoàng của ngài, sự hiện diện của một thánh giá hình Chúa chịu nạn như vậy trên bàn thờ đã trở thành quen thuộc trong các Thánh lễ giáo hoàng, và việc thực hành này đã được tiếp tục dưới thời Giáo hoàng Phanxicô. Việc thực hành này đã được làm sáng tỏ một cách ngắn gọn vào năm 2009 bởi một thông tin từ Văn phòng Đặc Trách Các Lễ nghi Phụng vụ của Giáo hoàng (the office of the Master of Papal Liturgical Celebrations) về tầm quan trọng của vị trí trung tâm của thánh giá trong cử hành Thánh lễ.
Mặc dù đôi khi có hai thánh giá tại một số Thánh lễ giáo hoàng, đặc biệt là ở bên ngoài Rôma, cho đến nay không có sắc lệnh hay văn bản pháp lý nào khác được ban hành, để quy định sự thay đổi luật. Do đó, các quy định của Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), vốn nói chỉ cần một thánh giá bàn thờ, vẫn còn hợp lệ và có hiệu lực pháp lý của chúng.
Do đó, trong khi tôn trọng tính độc nhất của thánh giá, có một số lựa chọn hợp pháp được đưa ra liên quan đến vị trí của thánh giá bàn thờ, và luật hiện tại không thích một giải pháp nào hơn một giải pháp nào khác. Do đó, thánh giá hình Chúa chịu nạn có thể được đặt trên bàn thờ, bên cạnh bàn thờ, ngay phía sau hoặc lơ lửng phía trên bàn thờ. Thánh giá nên được liên quan rõ ràng với bàn thờ, cũng như được các tín hữu nhìn thấy.
Như Giám mục Peter J. Elliott bình luận trong cẩm nang phụng vụ của ngài, “Thánh Giá hình Chúa chịu nạn dùng trong phụng vụ không phải chủ yếu dành cho sự sùng kính riêng tư của vị chủ tế, mà là một dấu hiệu ở giữa cộng đoàn Thánh Thể để tuyên bố rằng Thánh lễ cũng là Hy tế như đồi Canvê.” Như thế, nói đúng ra, thánh giá bàn thờ có mối quan hệ với bàn thờ, chứ không chỉ với linh mục.
Vì thánh giá là đặc biệt liên quan đến bàn thờ, nên hình Chúa chịu nạn thường được quay về phía bàn thờ trong Thánh lễ.
Chữ đỏ của Sách Lễ nghi Giám mục, được sử dụng trước cải cách Công đồng, đã thấy trước khả năng của bàn thờ hướng về các tín hữu (versus populum.) Cuốn sách này, trong khi quy định rằng thánh giá phải được mọi người nhìn thấy, cũng quy định rằng hình Chúa chịu nạn hướng về phía bàn thờ (“cum imagine sanctissimi Crucifixi versa ad interiorem altaris faciem”).
Năm 1966, bản tin Notitiae đã đưa ra một câu trả lời cho một câu hỏi về sự mới lạ của các bàn thờ không có giá đỡ, và sự nghi ngờ chính xác về hình Chúa chịu nạn quay về hướng nào.
Trước tiên, bản tin nhận ra tình huống mới mà luật cũ không còn áp dụng. Thứ hai, bản tin nói rằng thật là không phù hợp khi thánh giá là quá nhỏ đến mức không thể nhìn thấy, và cũng là không phù hợp khi thánh giá là quá lớn đến nỗi cản trở tầm nhìn cho các nghi thức.
Cuối cùng, bản tin giải quyết câu hỏi về một thánh giá bàn thờ không được đặt trên bàn thờ. Bản tin nói: “Tách biệt với bàn thờ có ba khả năng: đặt thánh giá đi rước trước bàn thờ với hình Chúa chịu nạn hướng về chủ tế, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng kết hợp tốt với các yếu tố khác của cung thánh; một thánh giá lớn treo từ trần nhà, hoặc đặt trên tường của nhà thờ. Trong cả hai trường hợp sau, một thánh giá khác trên bàn thờ là không cần thiết, nhưng một thánh giá lớn duy nhất, vốn trong Thánh lễ hướng về các tín hữu, chỉ được xông hương, khi linh mục, lúc ngài di chuyển xung quanh bàn thờ, đứng trước cả thánh giá và bàn thờ.” Notitiae 2 (1966): 290-291, số 101. (bản dịch không chính thức).
Đối với giải pháp của Mạng lưới Truyền hình Lời Hằng hữu của Mỹ (EWTN) là có một cây thánh giá bàn thờ được thiết kế với hình Chúa chịu nạn ở cả hai bên: Mặc dù dường như không có các quy định hiện hành để cấm sự thực hành này, nhưng nó đã không được phép trong thời gian trước đây. Một số sách hướng dẫn phụng vụ cũ đã khuyến nghị sử dụng các hình ảnh khác ở phía bên thánh giá đối diện với mọi người, chẳng hạn như biểu tượng con cá, hoặc thậm chí một hình ảnh khác của Đấng Cứu Chuộc, chẳng hạn Mục tử nhân lành hay Vua các Vua.
Khi các đề nghị này được đưa ra, các bàn thờ không có giá đỡ và Thánh lễ đối mặt với mọi người là còn quá đặc biệt. Đây không còn là trường hợp hiện giờ nữa, và tôi tin rằng giải pháp của thánh giá có hình Chúa chịu nạn cả hai bên là một lựa chọn hợp pháp cho phụng vụ ngày nay. (Zenit.org 3-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/liturgy-q-a-orientation-of-the-cross-at-mass/
Thông Báo
Phân Ưu: LM Giuse Maria Trần Minh Phú qua đời tại Saigon
LM Joseph Phạm Bá Lãm
10:14 03/12/2019
Thưa Quý Linh mục, Tu Sĩ và Giáo dân gốc Phát Diệm,
Ngày cuối năm phụng vụ C, 30.11.2019, trong khi TGP Sàigòn đón chào Đức Tân TGM Giuse Nguyễn Năng,
thì Gia đình gốc Phát Diệm lại nhận tin buồn:
Cha cố GIUSE MARIA TRẦN MINH PHÚ
Sinh ngày 27.11.1937 tại Hà Nội
Linh mục gốc Phát Diệm nhập GP Xuân Lộc
Qua đời lúc 10g55 thứ bảy 30.11.2019 tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM,
hưởng thọ 82 tuổi với 54 năm Linh mục.
- Nhập quan: 8g30 Chúa Nhật 1/12 tại Trụ sở Tông Đồ Nhỏ, Gx. Bạch Lâm - Gia Kiệm.
- Sau đó Di quan đến Nhà thờ Bạch Lâm lúc 9g00.
- Thánh lễ Di quan 15g00 thứ hai 2/12, sau đó chuyển cữu về Gx. Văn Hải, Long Thành.
- Thánh lễ an táng tại Nhà thờ Văn Hải: 8g30 thứ tư 04.12.2019.
- Mai táng tại khuôn viên Gx. Văn Hải.
Xin Quý Cha dâng lễ, Quý Tu sĩ và Giáo dân dâng lời cầu nguyện cho Cố Lm. Giuse M. Trần Minh Phú.
LM Joseph Phạm Bá Lãm
(được tin muộn nay thông báo).center>
Văn Hóa
Hòa Lan – Hy Vọng Và Đợi Chờ
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
11:18 03/12/2019
Hòa Lan – Hy Vọng Và Đợi Chờ
Không khí lạnh đã tràn về trên khắp u châu nói chung và Hòa Lan nói riêng, và mỗi khi màn đêm buông xuống thì người ta thấy những ánh đèn lấp lánh được trang trí khá bắt mắt chuẩn bị cho một mùa Giáng Sinh sắp đến.
Mùa Vọng đã bắt đầu để chuẩn bị đón mừng Lễ Chúa sinh ra và đây là một mùa Vọng-Giáng Sinh thứ ba chúng tôi sống tại Hoà Lan. Thời gian trôi đi nhanh quá và biết bao điều cũng đã xảy đến trong cuộc sống của mình. Ngồi ngẫm nghĩ lại mới thấy được những điều kỳ diệu Chúa đã thực hiện và mình chỉ là người cộng tác với Ngài.
Với người Công Giáo thì mùa Vọng là bắt đầu cho chu kỳ phụng vụ mới và năm nay trở lại năm A với các bài đọc Tin Mừng theo thánh Mattheu. Người thu thuế tội lỗi ngày nào lại được Chúa gọi trở thành tông đồ của Ngài và trở nên nhà viết sử để loan báo Tin Vui của Chúa- Tin Mừng Cứu Độ, Bình An và Hạnh Phúc nếu ai muốn trở nên môn đệ của Ngài. Mùa Vọng có hai ý nghĩa là mùa chuẩn bị đón mừng Chúa sinh ra và mong chờ ngày Chúa quang lâm. Bầu khí của mùa Vọng không u ám như mùa Chay nhưng cũng có vài dấu chỉ diễn tả sự thống hối để đón mừng con Chúa sinh ra trong ngày lễ Giáng sinh.
Người Công Giáo thường hay có thói quen là mỗi dịp mùa Chay hay mùa Vọng thường tổ chức những buổi tĩnh tâm để lắng đọng tâm hồn và để làm hòa với Chúa và tha nhân qua bí tích giải tội. Khi chúng ta lãnh nhận bí tích giao hoà, chúng ta mới nhìn nhận ra con người bất toàn, mỏng dòn và yếu đuối của mình để biết yêu thương hơn và biết thế giới này có Đấng Công Minh sẽ thưởng phạt những việc ta làm và sẵn sàng tha thứ nếu ta lạc lối và biết quay trở về. Nhiều người nghĩ khi xưng tội với một linh mục là không xứng vì linh mục cũng chỉ là con người bình thường với những tham-sân-si của kiếp làm người. Tuy nhiên linh mục là người được thánh hiến qua bí tích truyền chức nên qua linh mục- khí cụ của Thiên Chúa, chính Chúa là người lắng nghe, tha thứ và ban ơn cho chúng ta để chúng ta trờ thành con cái của Người.
Chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxico đến hai quốc gia Á châu là Thái Lan và Nhật Bản vào cuối tháng 11 vừa qua đã để lại nhiều dấu ấn cho người dân ở xứ Chùa Vàng và xứ Phù Tang vốn là những quốc gia có số phần trăm người Công Giáo khá khiêm tốn. Nhiều người Việt trong nước cũng như hải ngoại đã tìm cách đến hai quốc gia này để được tận mắt chứng kiến vị đại diện của Chúa ở trần gian, và ước mong một ngày nào đó Đức Thánh Cha cũng viếng thăm quê hương Việt Nam với một lịch sử oai hùng của biết bao thánh tử đạo và lòng nhiệt thành phụng sự Chúa của người Công Giáo thuộc 27 giáo phận. Ước muốn ấy khá đơn giản nhưng khó thành hiện thực vì các quốc gia vô thần cộng sản không mấy quan tâm đến các tôn giáo và cũng chẳng cần biết các tôn giáo mong muốn điều gì ngoại trừ muốn các tôn giáo ấy phải biết tuân phục chính quyền như những bầy cừu.
Những ngày cuối tháng 11 cũng là tháng cao điểm của những cuộc biểu tình ở Hongkong và qua truyền thông chúng ta thấy có những cuộc đụng độ đẫm máu giữa chính quyền và tầng lớp trí thức ở các trường đại học. Kết quả là nhiều giáo sư lẫn sinh viên bị đánh đập, bắt bớ và cầm tù chỉ vì cất lên tiếng nói dân chủ cho quyền con người nhưng bị chính thể độc tài đàn áp thô bạo và nhiều người chỉ nhìn bề ngoài những gì xảy ra hay muốn an phận thì cho là rằng những người biểu tình đó là điên khùng, thiếu suy nghĩ. Ngay cả chuyện mới xảy ra ở Hà Nội khi có vài em sinh viên Công Giáo đi nhặt thai nhi ở các trung tâm phá thai hay các thùng rác y tế để về chôn cất cho tử tế cũng bị nhiều người rượt đuổi, đánh đập và cho rằng các em này bị điên khùng. Tuy nhiên, nếu ta bình tĩnh xem xét lại thì những việc làm ấy thật đáng khâm phục vì ai cũng mong muốn sống có mục đích, có ý nghhĩa và thánh Phaolo cũng đã từng nói trong thư của ngài: “Cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.” (1Cr 1, 25).
Thế giới hiện nay với biết bao bất công, lãnh đạm, thờ ơ và nhiều người chỉ biết sống cho mình và cho rằng không còn niềm tin nữa. Tuy nhiên, trong bóng đêm vẫn còn có những tia sáng đâu đó để soi chiếu và chính nhờ những ánh sáng ấy mà nhiều người có thể đến nơi mà họ muốn đến. Cuộc sống này vẫn còn có nhiều điều hay mà chúng ta cần phải khám phá và mùa Vọng chính là mùa mà chúng ta có nhiều hi vọng để có thể đạt đến điều chúng ta mong chờ. Chúa Giêsu đã đến, đang đến và sẽ đến trong cuộc sống của chúng ta nhưng Ngài luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta và mong muốn chúng ta có một sự thay đổi tận căn. Đứng truớc những nghịch cảnh của cuộc sống nhiều lúc làm chúng ta chùn bước và tự hỏi liệu chúng ta có vượt qua được những chướng ngại đó không. Cuộc bầu cử địa phương ở Hongkong đã toát lên tia hi vọng cho một thể chế dân chủ khi các đảng phái thân cộng đều thất bại và nhưỡng chỗ cho những tiếng nói bênh vực cho tự do và công lý.
Thời ông Noe, dân chúng mải mê ăn chơi thoải mái, trong khi gia đình ông Noe lại tất bật với việc đóng tàu. Dân chúng đi qua đó, thấy đó, nhưng họ lại chẳng lưu tâm gì với những điều Kinh Thánh đã loan báo. Có lẽ ông Noe cũng đã thông tin cho nhiều người chung quanh, khi họ hỏi ông đóng tàu làm gì, nhưng họ đâu có tin ông, vì họ đang mê mải ăn chơi, hưởng thụ. Chính thái độ thiếu tỉnh thức ấy đã khiến cho họ chết vùi, chết thảm trong trận hồng thuỷ thời bấy giờ. Mùa Vọng là mùa giúp chúng ta phải cảnh tỉnh trước những dấu chỉ thời đại và đừng nên thờ ơ trước những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Hôm nay giáo hội mừng kính thánh Phanxico Xavie, tu sĩ Dòng Tên- bổn mạng các xứ truyền giáo. Chúng tôi có dịp đến thăm ngôi làng và nhà riêng của vị thánh nhân này ở Tây Ban Nha nơi ngài từng sống những năm thiếu thời với gia đình trước khi đến đến Pháp học hành rồi trở nên nổi tiếng, và sau đó trở thành một tu sĩ Dòng Tên. Cuộc đời của thánh Phanxico thật đáng ngưỡng mộ vì sinh ra trong một gia đình quyền quý, học hành khoa bảng, bằng cấp đầy mình, giảng dạy ở một truờng danh tiếng tại Pháp nhưng đã từ bỏ tất cả chỉ vì theo gương Chúa Giêsu “Lời lãi được cả thế giới mà mất linh hồn thì được ích gì” (Mt 16,26). Ngài đã đến vùng đất Viễn Đông ở Á châu để rao giảng Tin Mừng và được mệnh danh là Tông đồ của châu Á khi những quốc gia giàu truyền thống về Phật-Lão-Khổng như Nhật Bản, Ấn Độ hay Trung quốc đều đón nhận Tin Mừng nhờ tài giảng thuyết và tài hùng biện của một nhà trí thức như ngài và các nhà truyền giáo Dòng Tên. Từ nhỏ chúng tôi đã mong có một ngày trở thành tu sĩ Dòng Tên nhưng không có duyên và cuối cùng cũng trở thành nhà truyền giáo với một tên khác của Ngôi Hai Thiên Chúa là Dòng Truyền giáo Ngôi Lời. Bôn ba nhiều năm ở Á châu, Mỹ La-tinh, u châu và sắp tới đây nếu Chúa muốn sẽ đến một châu lục khác để làm mục vụ cho những người kém may mắn nếu sức khoẻ của mình cho phép. Nhìn lại cuộc đời trôi nỗi của mình với biết bao thăng trầm nhưng so với thánh Phanxico Xavie thì chỉ là hạt cát trên sa mạc. Chúng tôi rất yêu quí ơn gọi truyền giáo nhưng lực bất tòng tâm và cảm thấy nhiều lúc cũng hơi nhụt chí trước những lời gièm pha, chỉ trích của người khác. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hi vọng vì những người bạn chân tình ở bên cạnh quan tâm, cầu nguyện và nhìn vào tấm gương của các vị thánh, cách riêng vị thánh Phanxico Xavie, một trong những thần tượng của mình mà cố gắng đứng lên. Xin thánh Phanxico Xavie luôn đồng hành và phù hộ cho con để con biết đứng dậy dù nhiều lần vấp ngã và xin ngài giúp con luôn biết cậy vào Chúa chứ đừng ỷ lại với sức mình. Mừng lễ Giáng Sinh và Năm Mới đến tất cả mọi người và chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho nhau.
Hòa Lan, 03 tháng 12 năm 2019- lễ thánh Phanxico Xavie,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Không khí lạnh đã tràn về trên khắp u châu nói chung và Hòa Lan nói riêng, và mỗi khi màn đêm buông xuống thì người ta thấy những ánh đèn lấp lánh được trang trí khá bắt mắt chuẩn bị cho một mùa Giáng Sinh sắp đến.
Với người Công Giáo thì mùa Vọng là bắt đầu cho chu kỳ phụng vụ mới và năm nay trở lại năm A với các bài đọc Tin Mừng theo thánh Mattheu. Người thu thuế tội lỗi ngày nào lại được Chúa gọi trở thành tông đồ của Ngài và trở nên nhà viết sử để loan báo Tin Vui của Chúa- Tin Mừng Cứu Độ, Bình An và Hạnh Phúc nếu ai muốn trở nên môn đệ của Ngài. Mùa Vọng có hai ý nghĩa là mùa chuẩn bị đón mừng Chúa sinh ra và mong chờ ngày Chúa quang lâm. Bầu khí của mùa Vọng không u ám như mùa Chay nhưng cũng có vài dấu chỉ diễn tả sự thống hối để đón mừng con Chúa sinh ra trong ngày lễ Giáng sinh.
Người Công Giáo thường hay có thói quen là mỗi dịp mùa Chay hay mùa Vọng thường tổ chức những buổi tĩnh tâm để lắng đọng tâm hồn và để làm hòa với Chúa và tha nhân qua bí tích giải tội. Khi chúng ta lãnh nhận bí tích giao hoà, chúng ta mới nhìn nhận ra con người bất toàn, mỏng dòn và yếu đuối của mình để biết yêu thương hơn và biết thế giới này có Đấng Công Minh sẽ thưởng phạt những việc ta làm và sẵn sàng tha thứ nếu ta lạc lối và biết quay trở về. Nhiều người nghĩ khi xưng tội với một linh mục là không xứng vì linh mục cũng chỉ là con người bình thường với những tham-sân-si của kiếp làm người. Tuy nhiên linh mục là người được thánh hiến qua bí tích truyền chức nên qua linh mục- khí cụ của Thiên Chúa, chính Chúa là người lắng nghe, tha thứ và ban ơn cho chúng ta để chúng ta trờ thành con cái của Người.
Chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxico đến hai quốc gia Á châu là Thái Lan và Nhật Bản vào cuối tháng 11 vừa qua đã để lại nhiều dấu ấn cho người dân ở xứ Chùa Vàng và xứ Phù Tang vốn là những quốc gia có số phần trăm người Công Giáo khá khiêm tốn. Nhiều người Việt trong nước cũng như hải ngoại đã tìm cách đến hai quốc gia này để được tận mắt chứng kiến vị đại diện của Chúa ở trần gian, và ước mong một ngày nào đó Đức Thánh Cha cũng viếng thăm quê hương Việt Nam với một lịch sử oai hùng của biết bao thánh tử đạo và lòng nhiệt thành phụng sự Chúa của người Công Giáo thuộc 27 giáo phận. Ước muốn ấy khá đơn giản nhưng khó thành hiện thực vì các quốc gia vô thần cộng sản không mấy quan tâm đến các tôn giáo và cũng chẳng cần biết các tôn giáo mong muốn điều gì ngoại trừ muốn các tôn giáo ấy phải biết tuân phục chính quyền như những bầy cừu.
Thế giới hiện nay với biết bao bất công, lãnh đạm, thờ ơ và nhiều người chỉ biết sống cho mình và cho rằng không còn niềm tin nữa. Tuy nhiên, trong bóng đêm vẫn còn có những tia sáng đâu đó để soi chiếu và chính nhờ những ánh sáng ấy mà nhiều người có thể đến nơi mà họ muốn đến. Cuộc sống này vẫn còn có nhiều điều hay mà chúng ta cần phải khám phá và mùa Vọng chính là mùa mà chúng ta có nhiều hi vọng để có thể đạt đến điều chúng ta mong chờ. Chúa Giêsu đã đến, đang đến và sẽ đến trong cuộc sống của chúng ta nhưng Ngài luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta và mong muốn chúng ta có một sự thay đổi tận căn. Đứng truớc những nghịch cảnh của cuộc sống nhiều lúc làm chúng ta chùn bước và tự hỏi liệu chúng ta có vượt qua được những chướng ngại đó không. Cuộc bầu cử địa phương ở Hongkong đã toát lên tia hi vọng cho một thể chế dân chủ khi các đảng phái thân cộng đều thất bại và nhưỡng chỗ cho những tiếng nói bênh vực cho tự do và công lý.
Thời ông Noe, dân chúng mải mê ăn chơi thoải mái, trong khi gia đình ông Noe lại tất bật với việc đóng tàu. Dân chúng đi qua đó, thấy đó, nhưng họ lại chẳng lưu tâm gì với những điều Kinh Thánh đã loan báo. Có lẽ ông Noe cũng đã thông tin cho nhiều người chung quanh, khi họ hỏi ông đóng tàu làm gì, nhưng họ đâu có tin ông, vì họ đang mê mải ăn chơi, hưởng thụ. Chính thái độ thiếu tỉnh thức ấy đã khiến cho họ chết vùi, chết thảm trong trận hồng thuỷ thời bấy giờ. Mùa Vọng là mùa giúp chúng ta phải cảnh tỉnh trước những dấu chỉ thời đại và đừng nên thờ ơ trước những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Hòa Lan, 03 tháng 12 năm 2019- lễ thánh Phanxico Xavie,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bát Ngát Trên Ngàn
Vũ Đình Huyến Lm.
22:55 03/12/2019
BÁT NGÁT TRÊN NGÀN
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Thu về bát ngát trên ngàn
Khiến lòng lữ khách bàng hoàng ngẩn ngơ
(bt)
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Thu về bát ngát trên ngàn
Khiến lòng lữ khách bàng hoàng ngẩn ngơ
(bt)
VietCatholic TV
Các Giám Mục Úc phản đối động thái buộc các linh mục phải tiết lộ ấn tòa giải tội
Giáo Hội Năm Châu
04:22 03/12/2019
Bản tin ngày 2 tháng 12 năm 2019 của Hãng tin CNA cho hay: các Giám Mục Úc ủng hộ các tiêu chuẩn báo cáo “có tính nhất quán toàn quốc” việc lạm dụng các vị thành niên, nhưng các Giám Mục cho biết không thể ủng hộ các tiêu chuẩn luật lệ mới áp dụng khắp nước buộc các linh mục báo cáo việc lạm dụng trẻ em có thực hoặc hoài nghi biết được nhờ tính bảo mật hoàn toàn của bí tích xưng tội.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc, nói trong một tuyên bố với hãng tin Reuters rằng “Việc loại bỏ các biện pháp bảo vệ theo pháp luật sẽ không hiệu quả, phản tác dụng và bất công: không hiệu quả vì những kẻ lạm dụng không tìm cách xưng tội và chắc chắn sẽ không tìm cách nếu họ biết các hành vi phạm tội của họ sẽ bị báo cáo”.
Ngài nói thêm “phản tác dụng vì cơ hội hiếm hoi trong đó một linh mục có thể khuyên những kẻ lạm dụng tự thú với cảnh sát và sửa đổi cuộc sống của họ sẽ bị mất; và bất công bởi vì nó sẽ xác lập, như một vấn đề pháp luật, một tình huống trong đó một linh mục sẽ không thể tự bảo vệ mình trước một lời buộc tội chống lại ngài”.
Các bộ trưởng tư pháp trong các Chính phủ liên bang và tiểu bang tại Úc đã đồng ý về các tiêu chuẩn báo cáo buộc các linh mục phá vỡ ấn tín bí tích hoặc vi phạm các quy tắc báo cáo lạm dụng bắt buộc của Úc. Hơn nữa, các linh mục sẽ không thể sử dụng việc bảo vệ các việc truyền thông đặc quyền trong ấn tín giải tội để tránh đưa ra bằng chứng chống lại bên thứ ba trong tố tụng hình sự hoặc dân sự.
Một thông cáo chung được đưa ra sau cuộc họp ngày 29 tháng 11 của các bộ trưởng tư pháp nói rằng “Đặc quyền giải tội không thể dựa vào để tránh việc bảo vệ trẻ em hoặc nghĩa vụ hình sự để báo cáo các tin tưởng, các nghi ngờ hoặc kiến thức về việc lạm dụng trẻ em”.
Nếu các linh mục phải tuân theo các đòi hỏi mới này và phá vỡ tính bảo mật, họ sẽ phạm tội trọng và tự động bị tuyệt thông. Bộ Giáo luật năm 1983 cho rằng ấn tín bí tích là “bất khả xâm phạm” và “tuyệt đối cấm một vị giải tội phản bội bằng bất cứ cách nào một hối nhân bằng lời nói hay bằng bất cứ cách nào và vì bất cứ lý do gì”. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng sự bí mật của tòa giải tội “không chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào”.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10 về một đạo luật của tiểu bang Victoria tìm cách vi phạm tính bảo mật của tòa giải tội trong các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên, Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của Melbourne nói rằng bản thân ngài sẽ giữ ấn tín.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng những lời thú tội lạm dụng tình dục trẻ em trong bối cảnh xưng tội cực kỳ hiếm hoi. Ngài sẽ thúc giục bất cứ ai thú tội lạm dụng tự báo cáo với cảnh sát. Tuy nhiên, thực hành Công Giáo cấm một linh mục ra lệnh cho một hối nhân phải tự thú với các nhà cầm quyền.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli cho biết ngài cũng sẽ khuyến khích người thú tội lạm dụng lặp lại việc thú nhận một lần nữa bên ngoài bối cảnh xưng tội, nơi ấn tín sẽ không được áp dụng và vị linh mục sẽ được tự do báo cáo kẻ lạm dụng với cảnh sát.
Ủy ban Hoàng gia về Các Đáp ứng của các Định Chế đối với việc Lạm dụng Tình dục Trẻ em, tức cuộc điều tra kéo dài năm năm của chính phủ Úc, đã kết thúc vào năm 2017 với hơn 100 khuyến cáo. Các khuyến cáo này bao gồm việc đòi các nhà lãnh đạo tôn giáo báo cáo việc lạm dụng trẻ em.
Các giáo viên, cảnh sát và các người thực hành y khoa đã bị luật lệ đòi phải báo cáo các cáo buộc lạm dụng thể chất và tình dục trẻ em.
Vào tháng 9, khi cơ quan lập pháp Tasmania thông qua luật báo cáo bắt buộc không dự liệu về tính bảo mật của tòa giải tội, Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous của Hobart nói rằng Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố rõ ràng rằng “không thể có ngoại lệ đối với tính bất khả xâm phạm của ấn tín xưng tội”.
Ngài nói, Giáo hội sẽ tuân thủ tất cả các đòi hỏi khác của luật báo cáo bắt buộc.
Các linh mục và tất cả những người làm việc cho Giáo hội hiểu nghĩa vụ của họ trước pháp luật trong việc báo cáo về các vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em. Tuy nhiên, các linh mục không thể tuân thủ luật pháp buộc họ vi phạm cam kết của họ đối với giáo huấn Giáo hội nhất quán về tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích.
Ngài nói, “Các chính phủ có thể đưa ra mọi loại biện minh cho việc muốn biết những gì đã được xưng thú với một linh mục, từ những biện minh cao quý nhất (bảo vệ cuộc sống của người vô tội) đến những biện minh đê tiện nhất (duy trì quyền lực chính trị)”.
Trích dẫn gương sáng của các vị thánh đã hy sinh mạng sống của họ thay vì vi phạm ấn tín xưng tội, Đức Tổng Giám Mục Porteous nói “Nếu một linh mục phá vỡ nó, các tín hữu sẽ mất tin tưởng rằng những gì họ xưng thú có thể được công khai hoặc sử dụng để chống lại họ”.
Hiến pháp Úc xác lập tự do tôn giáo. Điều không rõ là liệu thách thức pháp lý đối với các quy tắc này có thể thành công hay không.
Tờ Mail, hôm Chúa Nhật, tường trình rằng đạo luật đầu tiên buộc các linh mục phải báo cáo những lời thú tội lạm dụng đã được thông qua năm 2018 tại Lãnh thổ Thủ đô Úc. Các tiểu bang New South Wales, Queensland và Tây Úc đã bảo vệ các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các linh mục tìm cách giữ bí mật.
Đức Hồng Y George Pell, người từng là Tổng Giám mục Sydney từ năm 2001 đến 2014, hiện đang kháng cáo bản án về năm cáo buộc rằng ngài đã lạm dụng tình dục hai ca viên vị thành niên sau Thánh lễ Chúa Nhật trong khi ngài là Tổng Giám mục Melbourne trong các năm 1996 và 1997. Ngài hiện đang thi hành bản án sáu năm tù.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc, nói trong một tuyên bố với hãng tin Reuters rằng “Việc loại bỏ các biện pháp bảo vệ theo pháp luật sẽ không hiệu quả, phản tác dụng và bất công: không hiệu quả vì những kẻ lạm dụng không tìm cách xưng tội và chắc chắn sẽ không tìm cách nếu họ biết các hành vi phạm tội của họ sẽ bị báo cáo”.
Ngài nói thêm “phản tác dụng vì cơ hội hiếm hoi trong đó một linh mục có thể khuyên những kẻ lạm dụng tự thú với cảnh sát và sửa đổi cuộc sống của họ sẽ bị mất; và bất công bởi vì nó sẽ xác lập, như một vấn đề pháp luật, một tình huống trong đó một linh mục sẽ không thể tự bảo vệ mình trước một lời buộc tội chống lại ngài”.
Các bộ trưởng tư pháp trong các Chính phủ liên bang và tiểu bang tại Úc đã đồng ý về các tiêu chuẩn báo cáo buộc các linh mục phá vỡ ấn tín bí tích hoặc vi phạm các quy tắc báo cáo lạm dụng bắt buộc của Úc. Hơn nữa, các linh mục sẽ không thể sử dụng việc bảo vệ các việc truyền thông đặc quyền trong ấn tín giải tội để tránh đưa ra bằng chứng chống lại bên thứ ba trong tố tụng hình sự hoặc dân sự.
Một thông cáo chung được đưa ra sau cuộc họp ngày 29 tháng 11 của các bộ trưởng tư pháp nói rằng “Đặc quyền giải tội không thể dựa vào để tránh việc bảo vệ trẻ em hoặc nghĩa vụ hình sự để báo cáo các tin tưởng, các nghi ngờ hoặc kiến thức về việc lạm dụng trẻ em”.
Nếu các linh mục phải tuân theo các đòi hỏi mới này và phá vỡ tính bảo mật, họ sẽ phạm tội trọng và tự động bị tuyệt thông. Bộ Giáo luật năm 1983 cho rằng ấn tín bí tích là “bất khả xâm phạm” và “tuyệt đối cấm một vị giải tội phản bội bằng bất cứ cách nào một hối nhân bằng lời nói hay bằng bất cứ cách nào và vì bất cứ lý do gì”. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng sự bí mật của tòa giải tội “không chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào”.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10 về một đạo luật của tiểu bang Victoria tìm cách vi phạm tính bảo mật của tòa giải tội trong các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên, Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của Melbourne nói rằng bản thân ngài sẽ giữ ấn tín.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng những lời thú tội lạm dụng tình dục trẻ em trong bối cảnh xưng tội cực kỳ hiếm hoi. Ngài sẽ thúc giục bất cứ ai thú tội lạm dụng tự báo cáo với cảnh sát. Tuy nhiên, thực hành Công Giáo cấm một linh mục ra lệnh cho một hối nhân phải tự thú với các nhà cầm quyền.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli cho biết ngài cũng sẽ khuyến khích người thú tội lạm dụng lặp lại việc thú nhận một lần nữa bên ngoài bối cảnh xưng tội, nơi ấn tín sẽ không được áp dụng và vị linh mục sẽ được tự do báo cáo kẻ lạm dụng với cảnh sát.
Ủy ban Hoàng gia về Các Đáp ứng của các Định Chế đối với việc Lạm dụng Tình dục Trẻ em, tức cuộc điều tra kéo dài năm năm của chính phủ Úc, đã kết thúc vào năm 2017 với hơn 100 khuyến cáo. Các khuyến cáo này bao gồm việc đòi các nhà lãnh đạo tôn giáo báo cáo việc lạm dụng trẻ em.
Các giáo viên, cảnh sát và các người thực hành y khoa đã bị luật lệ đòi phải báo cáo các cáo buộc lạm dụng thể chất và tình dục trẻ em.
Vào tháng 9, khi cơ quan lập pháp Tasmania thông qua luật báo cáo bắt buộc không dự liệu về tính bảo mật của tòa giải tội, Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous của Hobart nói rằng Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố rõ ràng rằng “không thể có ngoại lệ đối với tính bất khả xâm phạm của ấn tín xưng tội”.
Ngài nói, Giáo hội sẽ tuân thủ tất cả các đòi hỏi khác của luật báo cáo bắt buộc.
Các linh mục và tất cả những người làm việc cho Giáo hội hiểu nghĩa vụ của họ trước pháp luật trong việc báo cáo về các vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em. Tuy nhiên, các linh mục không thể tuân thủ luật pháp buộc họ vi phạm cam kết của họ đối với giáo huấn Giáo hội nhất quán về tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích.
Ngài nói, “Các chính phủ có thể đưa ra mọi loại biện minh cho việc muốn biết những gì đã được xưng thú với một linh mục, từ những biện minh cao quý nhất (bảo vệ cuộc sống của người vô tội) đến những biện minh đê tiện nhất (duy trì quyền lực chính trị)”.
Trích dẫn gương sáng của các vị thánh đã hy sinh mạng sống của họ thay vì vi phạm ấn tín xưng tội, Đức Tổng Giám Mục Porteous nói “Nếu một linh mục phá vỡ nó, các tín hữu sẽ mất tin tưởng rằng những gì họ xưng thú có thể được công khai hoặc sử dụng để chống lại họ”.
Hiến pháp Úc xác lập tự do tôn giáo. Điều không rõ là liệu thách thức pháp lý đối với các quy tắc này có thể thành công hay không.
Tờ Mail, hôm Chúa Nhật, tường trình rằng đạo luật đầu tiên buộc các linh mục phải báo cáo những lời thú tội lạm dụng đã được thông qua năm 2018 tại Lãnh thổ Thủ đô Úc. Các tiểu bang New South Wales, Queensland và Tây Úc đã bảo vệ các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các linh mục tìm cách giữ bí mật.
Đức Hồng Y George Pell, người từng là Tổng Giám mục Sydney từ năm 2001 đến 2014, hiện đang kháng cáo bản án về năm cáo buộc rằng ngài đã lạm dụng tình dục hai ca viên vị thành niên sau Thánh lễ Chúa Nhật trong khi ngài là Tổng Giám mục Melbourne trong các năm 1996 và 1997. Ngài hiện đang thi hành bản án sáu năm tù.