Ngày 28-11-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:31 28/11/2014
CON RÙA ĐẮC Ý
N2T

Có một con rùa rất ngưỡng mộ chim ưng tự do bay lượn trên bầu trời, thế là hắn ta yêu cầu chim ưng có thể mang hắn cùng bay lượn trên trời cao được không ? Chim ưng đồng ý và yêu cầu con rùa ngậm thật chặt chân của nó và không được mở miệng nói chuyện.
Khi chúng nó bay trên trời cao, thì rất nhiều động vật trên mặt đất tấm tắc khen ngợi là thần kỳ, chúng nó không những ngưỡng mộ bằng ánh mắt mà còn thốt ra những lời khen ngợi hết ý, con rùa nghe được thì lấy làm đắc ý vô cùng, lúc ấy nó nghe có tiếng người hỏi:
- “Người nào mà thông minh quá vậy, nghĩ ra được phương pháp tuyệt vời ?”
Lúc này con rùa trong lòng như nở hoa, nó không còn nhớ những lời căn dặn của chim ưng nữa, e rằng sợ không kịp nói cho người ấy biết phương pháp đó là do nó nghĩ ra, nên vừa mới mở miệng thì từ trên trời cao rơi xuống...
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Có rất nhiều người Ki-tô hữu cũng ngưỡng mộ các thánh nam nữ, nhưng họ chỉ ngưỡng mộ “tài” làm phép lạ của các ngài, mà không ngưỡng mộ các nhân đức anh hùng của các ngài đã thực hành khi còn sống ở trần gian.
- Họ ngưỡng mộ thánh tu sĩ da đen Martin de Porres hay làm phép lạ, thế là ngày nào cũng đến nơi tượng của ngài mà rờ rờ thoa thoa bàn chân của ngài đến tróc sơn mòn đá, thế nhưng họ không bắt chước đời sống rất yêu người của ngài.
- Họ ngưỡng mộ thánh bổn mạng của mình, nhưng không hề bắt chước các nhân đức anh hùng trổi vượt của các ngài.
- Họ ngưỡng mộ Đức Mẹ La Vang ở Quảng Trị, Đức Mẹ Fatima ở Bình Triệu, Đức Mẹ Tà Pao ở Phan Thiết, ngưỡng mộ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Saigon.v.v...nên thường hay đi hành hương hoặc đến cầu nguyện xin ơn này ơn nọ với Mẹ, nhưng không hề xin Mẹ ban ơn cho mình được ơn bắt chước các nhân đức khiêm nhường kính Chúa yêu người của Mẹ.
Ngưỡng mộ Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh rồi đắc ý nói với những người khác: đạo Công Giáo của tôi có người Mẹ tuyệt vời rất yêu thương và ban ơn, có ông thánh này bà thánh nọ hay làm phép lạ, nhưng chính họ thì lại vẫn cứ không sửa đổi cách sống của mình cho phù hợp với niềm tin của mình thì có ích chi !
Ngưỡng mộ tài đức của người khác không gì khác hơn là học hỏi tài đức của họ, đó mới là sự ngưỡng mộ thật sự. Cũng vậy, người Ki-tô hữu đắc ý ngưỡng mộ và yêu mến các thánh nam nữ thì nhất định phải học hỏi gương lành của các ngài mới phải.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:33 28/11/2014
N2T

13. Quan tâm đến Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ quan tâm anh.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lời gọi mời đầu năm phụng vụ 2015
Hoàng Nam và Đình Ngọc
18:24 28/11/2014
Lời gọi mời đầu năm phụng vụ 2015

Bạn thân mến,

Lời-gọi-mời-đầu-năm-phụng-vụ-2015Kết thúc năm Tân phúc âm hoá đời sống gia đình 2014, Giáo Hội bắt đầu năm phụng vụ 2015 với Thánh lễ CN thứ nhất Mùa Vọng. Với thánh lễ này, Giáo Hội hân hoan khai mạc năm “Tân phúc-âm-hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”. Mong muốn của Giáo Hội là mỗi thành viên trong gia đình giáo xứ phải để cho niềm vui Tin mừng của Chúa lan toả, và chiếu sáng cho mình và cho người khác. Bởi lẽ, niềm vui Tin mừng chính là nguồn mạch giúp mỗi thành phần trong giáo xứ biến đổi chính mình và cộng đoàn, để góp phần xây dựng giáo xứ nên một đền thờ sống động, một dấu chỉ tình yêu của Chúa cho mọi người.

Không biết có bao giờ các bạn tự hỏi: tại sao phải tân phúc âm hóa đời sống giáo xứ? Có thể nói, giáo xứ là một Giáo Hội thu nhỏ của các tín hữu Công Giáo. Dưới cái nhìn thiêng liêng, đó là một gia đình, nơi mà mọi tín hữu thuộc về. Nơi giáo xứ, chúng ta được tái sinh để trở thành con cái Thiên Chúa nhờ bí tích Rửa Tội. Cũng nơi giáo xứ, chúng ta được thừa hưởng muôn vàn phúc lành của Chúa qua các cử hành phụng vụ và bí tích khác. Cùng tham gia vào các hoạt động của giáo xứ, cùng thờ phượng Chúa trong môi trường giáo xứ, chúng ta thấy mình như là những anh chị em của nhau, gần gũi với nhau, cùng nhau chia sẻ một đức tin vào người Cha Chí Ái trên trời.

Sở dĩ giáo xứ cần phải tân phúc âm hóa là vì tuy giáo xứ đã được phúc âm hóa rồi, nhưng phúc âm ấy đã bị làm cho mai một bởi sự thờ ơ, lơ đễnh của con dân trong giáo xứ. Họ sống trong giáo xứ nhưng như thể mình chẳng thuộc về giáo xứ. Họ chỉ biết lãnh nhận từ giáo xứ nhưng không biết đóng góp để xây dựng giáo xứ. Hay tệ hơn, họ không để cho phúc âm của Chúa thấm vào mình, khiến cho đời sống của họ ngày càng nhạt nhẽo hơn, chẳng có chút hương vị gì. Họ sống trong giáo xứ nhưng chẳng bận tâm gì đến những chuyện xảy ra trong giáo xứ. Ngày nay, có những giáo xứ không còn toát lên hình ảnh của một gia đình nữa. Các mục tử chỉ biết chăm lo cho đời sống vật chất của mình. Các con chiên chỉ đến nhà thờ để chu toàn bổn phận tối thiểu nhất. Không có mối dây tình thân liên kết, không có niềm vui phúc âm làm nền tảng, đời sống giáo xứ trở nên ngột ngạt và lạnh tanh vô cùng. Trong năm phụng vụ này, Giáo Hội mời gọi mỗi tín hữu hãy làm mới lại cảm thức thuộc về của mỗi tín hữu trong giáo xứ, hãy làm cho giáo xứ được vững mạnh hơn, thiêng liêng hơn.

Để được như thế, các vị chủ chăn khuyên rằng “giáo xứ phải là nơi quy tụ các gia đình cũng như các cộng đoàn dâng hiến, để cùng nhau siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng”. Nơi đó, vị mục tử, các tu sĩ nam nữ và mọi thành viên trong gia đình được kín múc niềm vui thiêng liêng khi tham dự thánh lễ, đọc kinh và cầu nguyện. Ngoài ra, “giáo xứ phải là cộng đoàn chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, chia sẻ Lời của Thiên Chúa” để Lời Chúa có thể là ngọn đèn thắp sáng niềm tin yêu và hân hoan cho cuộc đời mỗi người. “Giáo xứ còn là cộng đoàn luôn luôn hiệp thông với nhau”, nghĩa là, giữa linh mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân luôn được liên kết bền chặt. Chúng ta chỉ có thể đạt được điều này nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Người sẽ khơi lên trong lòng chúng ta một niềm vui thiêng liêng sâu thẳm, đó chính là tin mừng cứu độ mà Đức Kitô đã trả giá máu để mang đến cho chúng ta.

Cũng qua thánh lễ này, Giáo Hội khai mạc “Năm về Đời Sống Thánh Hiến”. Giáo Hội mời gọi mỗi tín hữu suy nghĩ về Ơn Gọi này. Đây không phải là một ơn gọi “cao hơn” những ơn gọi khác, nhưng là một ơn gọi có chút “khác” hơn, vì người được mời gọi sẽ sống một cuộc sống chỉ dành riêng cho Chúa để phụng sự Người và phục vụ các linh hồn. Với lời mời gọi này, Giáo Hội muốn đánh thức lý tưởng hiến dâng của những bạn trẻ cũng như muốn các tu sĩ hãy ý thức rõ hơn về đời sống của mình. Chính các bậc cha mẹ cũng góp phần vào điều này, khi chuyên tâm giáo dục cho con cái theo đường lối Chúa và khuyến khích, ủng hộ con cái mình khi phát hiện ra chúng “được sinh ra để sống cho những điều cao quý hơn”.

Một năm phụng vụ mới đã bắt đầu, đó cũng là lúc chúng ta phải làm mới lại tương quan giữa ta với Thiên Chúa, để Người có thể biến đổi ta và giúp ta được nên hoàn thiện hơn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi các bạn tự hỏi mình: trong năm phụng vụ mới này, tôi sẽ sống đức tin của mình ra sao? Tôi sẽ đóng góp xây dựng giáo xứ của tôi ra sao? Tôi có tâm tưởng gì khi nghĩ về đời sống thánh hiến?

Gói gọn tất cả những tâm tình đó, chúng ta hãy cùng nhau dâng lên Chúa lời cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con bước vào năm phụng vụ mới này với lòng hăng say dấn thân vào các hoạt động của giáo xứ; nhất là khi cử hành phụng vụ hay các buổi kinh nguyện. Từ đó, con có thể kín múc được nguồn ơn thiêng để góp phần làm cho gia đình giáo xứ của con trở nên sống động và yêu thương hơn. Xin cho con đừng ngại ngùng hay lười biếng lui tới nhà của Chúa, đừng thờ ơ với những công việc chung của cộng đoàn. Con tin rằng chính môi trường thánh đức của gia đình giáo xứ luôn là nơi ươm mầm và nâng đỡ ơn gọi thánh hiến cho từng người trẻ chúng con. Xin Chúa Giêsu quy tụ chúng con vui vầy quanh bàn thờ của Chúa, nơi khuôn viên đền Chúa. Amen

Hoàng Nam và Đình Ngọc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC thăm Thổ Nhĩ Kỳ và gặp Thượng Phụ Constantinople
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:58 28/11/2014
ROMA - Tiếp theo sau chuyến viếng thăm Nghị Viện Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu hôm Thứ Ba, 25/11/2014 vừa qua tại Strasbourg, Pháp Quốc, cũng trong tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô còn thực hiện một chuyến công du khác tại một quốc gia cũng thuộc lục địa này, nước Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu từ Thứ Sáu ngày 28/11 đến Chúa Nhật 30/11/2014.

Mục đích của chuyến viếng thăm lần này, theo cha Lombardi, SJ, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nằm trong khuôn khổ đại kết nhằm đáp lại lời mời của Thượng Phụ Đại Kết Constantinople, Đức Bartholomaios Đệ Nhất, nhân dịp lễ thánh Anrê Tông Đồ, vị thánh Bổn Mạng của ngài.

Theo dự kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có buổi cầu nguyện đại kết vào ngày 29/11 tại nhờ thuộc tầm thượng phụ mang tước hiệu thánh Georges và ngay sau đó sẽ có cuộc gặp riêng với Thượng Phụ Bartholomaios Đệ Nhất.

Ngày cuối cùng, Chúa Nhật 30/11, ngài sẽ cùng tham dự một buổi Phụng Vụ Thánh. Ngay sau đó sẽ ký một tuyên bố chung với Thượng Phụ. Điều này đã được các vị tiền nhiệm là Đức Bênêđictô XVI và thánh Gioan-Phaolô II từng làm.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha Phanxicô còn có cuộc gặp với viên chức chính phủ đặc trách vụ tôn giáo, thăm một ngôi đền thờ Hồi Giáo Ahmet, còn được biết đến dưới tên Đền Thờ Xanh, hội kiến với bậc đại giáo trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Isak Haleva.

Chuyến viếng thăm lần này được Đức Thánh Cha coi như cuộc gặp gỡ của thánh Phêrô với người anh em ruột Anrê của mình. Điều này đã được ngài nhắc đến vào cuối buổi tiếp kiến chung hôm Thứ Tư 26/11/2014 đồng thời xin mọi người cầu nguyện cho mình trong chuyến đi ấy : « Như anh chị em biết, từ thứ sáu này đến Chúa Nhật tới đây, tôi sẽ thực hiện cuộc tông du tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi mời gọi tất cả hãy cầu nguyện để cuộc viếng thăm của Phêrô nơi người anh em là Anrê mang lại nhiều thành quả an bình, cuộc đối thoại chân thành giữa các tôn giáo và sự hòa hợp trong quốc dân Thổ Nhĩ kỳ ».

Tưởng cũng nhắc lại đây là chuyến công du thứ sáu của Giáo Hoàng Phanxicô : chuyến đầu tiên được ngài thực hiện trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Brasil vào tháng Bảy 2013 ; tiếp đến là hành hương Đất Thánh vào tháng Năm 2014 ; chuyến tông du Hàn Quốc được thực hiện vào tháng Tám ; tiếp theo là chuyến thăm Albania vào dịp tháng Chín, chuyến thứ năm tại Nghị Viện Châu Âu hôm thứ ba, 25/11 vừa qua.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ
Lm. Trần Đức Anh OP
10:02 28/11/2014
VATICAN. Sáng ngày 28-11-2014, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm Thổ Nhĩ kỳ trong 3 ngày, cho đến chiều Chúa Nhật 30-11 tới đây.

Cơ hội chính trong cuộc viếng thăm của ngài lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng của Giáo Hội Chính Thống Constantinople, là Giáo Hội đứng đầu trong số 15 Giáo Hội Chính Thống trên thế giới.

ĐTC Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 đến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Vị đầu tiên là Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô 6, đến thăm nước này cách đây 47 năm, tức là trong hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 1967.

Vài nét về Thổ Nhĩ kỳ

Thổ nhĩ kỳ có diện tích rộng gấp đôi Việt Nam, với gần 780 ngàn cây số vuông, và hiện có 76 triệu dân cư, trong đó 98% là tín hữu Hồi giáo gồm 68% là người Sunnit và 30% là người Shiite. Giáo Hội Công Giáo chỉ là một đoàn chiên rất bé nhỏ với 53 ngàn người, tương đương với 0,07% thuộc 7 giáo phận với 54 giáo xứ và 13 trung tâm mục vụ khác. Nhân sự mục vụ của Công Giáo tại đây chỉ có 6 GM phụ trách 3 hạt đại diện tông tòa theo lễ nghi la tinh, với sự cộng tác của 58 LM, trong số này chỉ có 6 LM giáo phận, phần còn lại 52 vị thuộc các dòng tu. Cả nước chỉ có 7 tu huynh và 54 nữ tu, 4 chủng sinh.

Cách đây 8 năm khi ĐGH Biển Đức 16 thăm Thổ nhĩ kỳ, số LM giáo phận tại đây là 13 vị, như vậy, có nghĩa là số LM tại đây trong thời gian qua bị giảm mất quá một nửa!

Theo Hiệp ước hòa bình ký ở Lausanne Thụy Sĩ hồi năm 1923, các tôn giáo thiểu số tại Thổ Nhĩ Kỳ được bình đẳng về quyền lợi như các công dân Hồi giáo khác và được hưởng các quyền tự do lương tâm, tín ngưỡng và tư tưởng, như hiến pháp quốc gia qui định. Nhưng trong thực tế, Kitô hữu vẫn còn bị kỳ thị về nhiều mặt, Giáo Hội Công Giáo vẫn không được công nhận về mặt pháp lý, và người dân Thổ nhĩ kỳ vẫn coi Kitô giáo là đạo từ nước ngoài.

Viếng thăm lăng Ataturk

Ngày đầu tiên trong cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thổ Nhĩ kỳ được dành cho các nghi thức ngoại giao: viếng thăm lăng nhà lập quốc Thổ, thăm Tổng thống và chính quyền, gặp Phân bộ tôn giáo vụ.

ĐTC đã tới phi trường Ankara lúc 1 giờ trưa sau 3 giờ bay từ Roma. Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được một vị Bộ trưởng đại diện chính quyền cùng với giáo quyền địa phương tiếp đón. Liền đó ngài đến viếng lăng của Mustafa Kemal Ataturk cách đó 45 cây số. Ông là nhà sáng lập và là tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ kỳ từ năm 1923 đến 1938, và thường được gọi là ”Người cha già của dân tộc Thổ nhĩ kỳ”. Với chế độ Cộng hòa, Thổ Nhĩ Kỳ vĩnh biệt chế độ Vương quốc Ottoman trước kia, Hồi giáo không còn được coi là quốc giáo, Nhà Nước Thổ giữ vị thế ”đời”, trung lập đối với tôn giáo, bãi bỏ chế độ Vua Hồi giáo, thay luật Coran bằng dân luật, bỏ mẫu tự Arập và thay bằng mẫu tự la tinh.

Tại lăng Ataturk, ĐTC và đoàn tùy tùng đã được vị Chỉ Huy Trưởng binh đoàn canh giữ đón tiếp và ngài đã đặt vòng hoa màu trắng và đỏ trước mộ bằng cẩm thạch của nhà lập quốc Thổ, trước khi tiến sang sảnh đường ở nhà bên cạnh để ký tên vào sổ vàng.

Ngài viết trong sổ này: ”Tôi chân thành cầu chúc cho Thổ Nhĩ kỳ, chiếc cầu thiên nhiên nối liền giữa hai Đại Lục, không những là ngã tư đường, nhưng còn là nơi gặp gỡ, đối thoại và sống chung thanh thản giữa những con người nam nữ thiện chí thuộc mọi nền văn hóa, chủng tộc và tôn giáo”.

Gặp tổng thống

Rời lăng vị lập quốc, ĐTC đã tới phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cách đó 8 cây số, nơi diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức.

Dinh tổng thống này mới được khánh thành cách đây 2 năm, quen gọi là Dinh Thự trắng, thay thế phủ tổng thống cũ. Dinh mới này có 1 ngàn căn phòng, và có một Đền thờ Hồi giáo có thể chứa được 5 ngàn tín hữu.

Có nhiều người phê bình việc xây phủ Tổng thống nguy nga như vậy, trên một diện tích hơn 300 ngàn mét vuông, hơn cả Tòa Bạch Cung của Mỹ, điệm Kremli của Nga hoặc điện Buckingham của Anh quốc. Chi phí xây tòa nhà này lên tới 350 triệu Euro. Có những người xin ĐGH đừng đến đó, nhưng Cha Lombardi Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết lời yêu cầu này không để nhận được theo nghi thức ngoại giao quốc tế: vị quốc khách phải chấp nhận nơi mình được tiếp đón.

Tại Phủ tổng thống lúc quá 2 giờ rưỡi chiều hôm qua, giờ địa phương, đã diễn ra nghi thúc đón tiếp chính thức, với các kỵ, đoàn quân danh dự và quốc ca, và sự giới thiệu hai phái đoàn. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan năm nay 60 tuổi, đón tiếp ĐTC tại cổng vào dinh. Ông nguyên là thị trưởng thành Istanbul rồi làm thủ tướng trong 11 năm trời, trước khi được bầu tổng thống ngày 28-8 năm nay.

ĐTC và tổng thống đã giới thiệu hai phái đoàn liên hệ, trước khi hội kiến riêng trong dinh, rồi tiến ra sảnh đường trước sự hiện diện của đông đảo các giới chức chính quyền Thổ Nhĩ kỳ và ngoại giao đoàn.

Diễn văn của ĐTC

Lên tiếng sau lời chào mừng của Tổng Thống Erdogan, ĐTC nhắc đến vẻ đẹp, lịch sử phong phú, đầy những vết tích văn minh, và là chiếc cầu tự nhiên nối liền hai đại lục Âu Á, cũng như là phần đất quí giá đối với lịch sử Kitô giáo, ĐTC đề cao sức sinh động, sự cần cù và quảng đại của dân tộc Thổ Nhĩ kỳ hiện nay. Ngài cũng nói rằng:

”Thật là một lý do vui mừng đối với tôi được cơ hội tiếp tục với quí vị một cuộc đối thoại thân hữu, quí chuộng và tôn trọng, theo vết các vị tiền nhiệm của tôi, chân phước Phaolô 6, thánh Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16, cuộc đối thoại đã được chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi nhờ hoạt động của vị Khâm Sứ Tòa Thánh bấy giờ là ĐGM Angelo Giuseppe Roncalli, nay là thánh Gioan 23, và nhờ Công đồng chung Vatican 2.

Chúng ta cần một cuộc đối thoại đào sâu sự hiểu biết và với sự phân định, đề cao giá trị của bao nhiêu điều chúng ta có chung với nhau, và đồng thời giúp chúng ta cứu xét những khác biệt, với tâm hồn khôn ngoan và thanh thản, để có thể rút ra những bài học từ đó.

Cần kiên nhẫn tiếp tục thi hành quyết tâm kiến tạo một nền hòa bình vững chắc, dựa trên sự tôn trọng các quyền lợi và nghĩa vụ căn bản gắn liền với phẩm giá con người. Nhờ con đường này, chúng ta có thể vượt thắng những thành kiến và những sợ hãi sai trái, và thay vào đó dành chỗ cho sự quý chuộng, gặp gỡ, phát triển những nghị lực tốt đẹp nhất để mưu ích cho mọi người.

Để đạt mục tiêu ấy, điều cơ bản là các công dân Hồi giáo, Do thái và Kitô giáo, - trong các qui định của luật pháp cũng như trong thực thực thi các luật ấy - được hưởng cùng những quyền và tôn trọng cùng nghĩa vụ. Như thế, họ sẽ dễ dàng nhận ra mình là anh chị em và là những người đồng hành, ngày càng tránh được những hiểu lầm và tạo điều kiện cho sự cộng tác và cảm thông. Tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, nếu được bảo đảm thực sự cho tất cả mọi người, thì sẽ kích thích sự triển nở tình thân hữu, trở thành một dấu chỉ hùng hồn về hòa bình.

ĐTC nói thêm rằng: ”Trung Đông, Âu Châu, thế giới đang chờ đợi sự triển nở ấy. Đặc biệt Trung Đông, từ quá lâu rồi là nơi diễn ra các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, dường như chiến tranh này sinh ra chiến tranh khác, như thể câu trả lời duy nhất cho chiến tranh và bạo lực luôn luôn phải là một cuộc chiến tranh mới và bạo lực mới.

ĐTC đặt câu hỏi:

”Trung Đông còn phải chịu đau khổ đến bao giờ nữa vì thiếu hòa bình? Chúng ta không thể cam chịu sự tiếp tục các cuộc xung đột như thể không thể có một sự cải tiến nào cho tình thế! Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta có thể và luôn luôn phải canh tân lòng can đảm hòa bình! Thái độ này dẫn đến việc chân thành, kiên nhẫn và quyết liệt sử dụng mọi phương thế thương thuyết, và nhờ đó đạt tới những mục tiêu cụ thể hòa bình và phát triển lâu dài.

”Thưa Tổng Thống, để đạt tới mục tiêu cao cả và cấp thiết ấy, một đóng góp quan trọng có thể đến từ đối thoại liên tôn và liên văn hóa, để loại trừ mọi hình thức cực đoan và khủng bố, nó gây thương tổn trầm trọng cho phẩm giá của mỗi người và lạm dụng tôn giáo.

Cần chống lại trào lưu cuồng tín và cực đoan, những sự sợ hãi vô lý kích thích sự hiểu lầm và kỳ thị, bằng cách thực thi tình liên đới của tất cả những người có tín ngưỡng, với những cột trụ là tôn trọng sự sống con người, tự do tôn giáo, là tự do phụng tự và tự do sống theo luân lý đạo đức tôn giáo, cố gắng bảo đảm cho tất cả mọi người những gì cần thiết để sống xứng đáng, và chăm sóc môi trường thiên nhiên. Các dân tộc và quốc gia ở Trung Đông đang cấp thiết cần điều này để có thể lượt ngược xu thế, và thi hành hữu hiệu một tiến trình bình định, nhờ sự loại bỏ chiến tranh và bạo lực, và theo đuổi đối thoại, công pháp và công lý.

Thực vậy, cho đến nay, rất tiếc là chúng ta còn chứng kiến những cuộc xung đột trầm trọng. Đặc biệt tại Siria và Irak, bạo lực khủng bố không có dấu hiệu suy giảm. Người ta ghi nhận có sự vi phạm các luật lệ cơ bản nhất về nhân đạo đối với các tù nhân và toàn bộ các nhóm chủng tộc; chúng ta đã và còn thấy những cuộc bách hại nặng nề chống lại các nhóm thiểu số, đặc biệt là những người Kitô và Yézidi, và không phải chỉ có họ mà thôi: hàng trăm ngàn người buộc lòng phải rời bỏ gia cư và quê hương của họ để thoát thân và trung thành với tín ngưỡng của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ, khi quảng đại đón nhận một số lớn người tị nạn, đang trực tiếp chịu hậu quả của tình trạng bi thảm này ở vùng biên giới của mình, và cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ luân lý phải trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ trong việc săn sóc những người tị nạn. Cùng với sự trợ giúp nhân đạo cần thiết, ta không thể dửng dưng trước những gì gây nên những thảm trạng ấy. Trong khi tái khẳng định sự hợp pháp ngăn chặn kẻ gây hấn bất chính, tôi cũng muốn nhắc nhớ rằng không thể ủy thác việc giải quyết vấn đề bằng giải pháp quân sự mà thôi.

Cần có sự dấn thân chung mạnh mẽ, dựa trên sự tín nhiệm lẫn nhau, là cho hòa bình được lâu bền và sau cùng giúp dành những tài nguyên không phải cho việc võ trang, nhưng cho những cuộc chiến thực sự xứng đáng với con người: cuộc chiến chống nghèo đói và bệnh tật, để phát triển dài hạn và bảo tồn thiên nhiên, cứu giúp bao nhiêu hình thức nghèo đói và bị loại bỏ vẫn còn trong thế giới tân tiến ngày nay.

Do lịch sử của mình và do vị trí địa lý, cũng như vì tầm quan trọng trong miền này, Thổ Nhĩ Kỳ có một trách nhiệm lớn: những chọn lựa và gương của nước này có một giá trị đặc biệt và có thể là trợ lực lớn để tạo điều kiện cho một gặp gỡ giữa các nền văn minh và tìm ra những con đường hòa bình và tiến bộ có thể thực hiện được.

Xin Đấng Tối Cao chúc lành và bảo vệ Thổ Nhĩ kỳ và giúp đất nước này là người xây dựng hòa bình hữu hiệu và đầy xác tín!

Gặp chủ tịch cơ quan lãnh đạo Hồi giáo

Sau bài diễn văn, ĐTC còn gặp thủ tướng Ahmet Davutoglu cũng tại Phủ tổng thống, rồi ngài đến trụ sở của phân bộ tôn giáo vụ gọi là Diyanet cách đó 10 cây số để hội kiến với giáo sư Mehmet Gormez chủ tịch của cơ quan này. Đây là thẩm quyền cao nhất của Hồi giáo tại Thổ nhĩ kỳ và do chính phủ bổ nhiệm. Phân bộ tôn giáo vụ có quyền tài phán trên tất cả các Hội đường Hồi giáo trên toàn quốc và giám sát để việc giải thích kinh Coran được phù hợp với đường hướng của Nhà Nước.

Mặc dù Thổ nhĩ kỳ có đại đa số dân là tín hữu Hồi giáo, nhưng Hồi giáo không còn là quốc giáo kể từ năm 1923.

Tại trụ sở Phân bộ Tôn giáo vụ, ĐTC đã được giáo sư Gormez cùng với hai đại Mufti của cộng đoàn hồi giáo ở thủ đô Ankara và thành Istanbul đón tiếp và hội kiến cùng với các Hồng Y thuộc đoàn tùy tùng và giới báo chí quốc tế.

Giáo Sư Gormez năm nay 55 tuổi (1959), tốt nghiệp Hồi giáo học tại Đại học Ankara và giảng dạy tại đại học Hacettep trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ này cách đây 4 năm. Từ khi giữ chức vụ này, nhiều lần ông lên tiếng tố giác trào lưu ghét bỏ Hồi giáo tại các nước tây phương, cả những vụ tấn công các Đền thờ Hồi giáo, như thường xảy ra ở Cộng hòa Liên bang Đức, nơi có hơn 4 triệu người gốc Thổ nhĩ kỳ sinh sống. Hồi tháng 9 năm nay, ông đã lên tiếng cho rằng ĐGH chưa làm đủ để bênh vực Hồi giáo trước làn sóng ghét bỏ và giải thích sai lầm về Hồi giáo.

Sau khi hội kiến, ĐTC và ông Chủ tịch Gormez đã tiến sang sảnh đường trước sự hiện diện của giới báo chí quốc tế.

Diễn văn của ĐTC

Lên tiếng sau lời chào mừng của Ông Gormez, ĐTC nhắc đến những quan hệ tốt đẹp và cuộc đối thoại giữa các vị lãnh đạo tôn giáo và ngài gọi đây là một sứ điệp rõ ràng gửi đến các cộng đồng liên hệ, nói lên rằng sự tôn trọng lẫn nhau và tình thân hữu là điều có thể, mặc dù có những khác biệt. Đó là sứ điệp có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng trong thời đại khủng hoảng như ngày nay, tại một số vùng trên thế giới cuộc khủng hoảng ấy trở thành những thảm trạng thực sự cho toàn thể dân chúng. Chiến tranh, những căng thẳng và xung đột giữa các chủng tộc và tôn giáo; đói nghèo đang đè nặng trên hằng triệu người; chúng tạo nên những thiệt hại cho môi trường thiên nhiên, cho không khí, nước, và đất. Tình trạng tại Trung Đông thực là bi thảm, nhất là tại Irak và Siria. Vì một nhóm cực đoan và duy căn, toàn bộ các cộng đoàn, nhất là các tín hữu Kitô và người Yézidi, và không phải chỉ họ mà thôi, đã phải bỏ mọi sự để thoát thân và khỏi chối bỏ đức tin. Bạo lực cũng giáng xuống trên các nơi thánh, các đền đài, các biểu tượng tôn giáo và gia sản văn hóa, hầu như muốn xóa bỏ mọi vết tích, mọi ký ức của người khác.

ĐTC nhận xét rằng trong tư cách là các vị lãnh đạo tôn giáo, chúng ta có nghĩa vụ tố giác mọi vi phạm phẩm giá và các quyền con người. Sự sống con người, là hồng ân của Thiên Chúa Tạo Hóa, có tính chất thánh thiêng. Bạo lực dùng tôn giáo để biện minh cho hành động của mình là điều đáng bị lên án quyết liệt, vì Đấng Toàn Năng là Thiên Chúa của sự sống và hòa bình. Thế giới đang chờ đợi nơi tất cả những người tôn thờ Chúa, mong họ trở thành những người hòa bình, có khả năng sống với nhau như anh chị em, mặc dù có những khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, văn hóa hoặc ý thức hệ.

Cần làm việc chung để tìm ra những giải pháp thích hợp. Điều này đòi có sự cộng tác của tất cả mọi phía: chính quyền, các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo, các đại diện của xã hội dân sự, và mọi người nam nữ thiện chí. Đặc biệt các vị lãnh đạo các cộng đoàn tôn giáo. Là tín hữu Hồi giáo và Kitô giáo, chúng ta mang theo những kho tàng tinh thần vô giá, trong đó chúng ta nhận ra những yếu tố chung, tuy được sống theo những truyền thống riêng: đó là sự tôn thờ Thiên Chúa từ bi, sự tham chiếu tổ phụ Abraham, việc cầu nguyện, làm phúc, chay tịnh - đó là những yếu tố nếu được sống chân thành, thì có thể biến đổi cuộc sống và mang lại một nền tảng vững chắc cho phẩm giá và tình huynh đệ của con người.

Sự kiện cùng nhau nhìn nhận tính chất thánh thiêng của nhân vị cũng hỗ trợ sự cảm thông chung, tình liên đới và sự trợ giúp thực sự dành cho những người đau khổ.

Sau cùng, ĐTC bày tỏ lòng quí chuộng đối với những gì dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, dù là người Hồi giáo hay Kitô giáo, đang làm cho hàng trăm ngàn người tị nạn rời bỏ quê hương họ vì chiến tranh. Ngài cũng bày tỏ hài lòng vì những quan hệ tốt đẹp và sự cộng tác giữa Phân bộ Tôn giáo Diyanet và Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, như một dấu chỉ sự đối thoại chân thành để mưu ích cho tất cả mọi người, là dấu chỉ hy vọng cho một thế giới đang rất cần hòa bình, an ninh và thịnh vượng.
 
Ngày đầu tiên của Đức GH Phanxicô tại Thổ Nhĩ Kỳ
Vũ Văn An
18:12 28/11/2014
Đúng 13.00 giờ, giờ Ankara, chuyến máy bay Alitalia chở Đức Phanxicô và đoàn tùy tùng đã đáp xuống phi trường Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Đức Giáo Hoàng tươi cười bước xuống máy bay, tới bắt tay chào hỏi vác vị vọng Thổ Nhĩ Kỳ, quay mặt lại chào tiểu đội danh dự bồng súng chào, rồi tiến vào phòng danh dự của Phi Trường. Khung cảnh bên trong không được phát hình, nên không rõ nghi lễ tiếp đón ngài như thế nào.

Chừng 15 phút sau, Đức Phanxicô xuất hiện và lên xe hơi rời phi trường để vào thành phố. Chỉ có một xe môtô hộ tống, dù số xe hơi đi theo khá đông. Lúc xe mới bắt đầu chuyển bánh, chỉ có hai nhân viên an ninh đi bên cạnh xe của Đức Giáo Hoàng. Truyền hình ngưng phát hình, khi đoàn xe vừa rời khỏi phi trường. Không như chuyến viếng thăm Quốc Hội Âu Châu mới đây, khi mọi di chuyển của Đức Giáo Hoàng đều được trực tiếp truyền hình. Cũng không có cảnh dân chúng chào đón Đức Giáo Hoàng tại sân bay, như ở phi trường Strasbourg. Tuy nhiên số phóng viên và nhiếp ảnh gia không thua gì biến cố Strasbourg.

Mãi tới 13 giờ 45, giờ địa phương, truyền hình cũng không có hình ảnh nào về đoàn xe chở Đức Giáo Hoàng vào thành phố. Thay vào đó là hình ảnh công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô hoặc hàng chữ TRT The Pope’s Visit to Turkey.

Hurriyet Dailynews ở Ankara, dù thuật lại chi tiết từng giờ ngày đầu tiên của chuyến đi, cũng không nói nhiều về buổi tiếp đón tại phi trường Esenboga. Sau đây là tường trình của họ:

13.45 – Máy bay Đức GH hạ cánh xuống Phi Trường Esenboga, Ankara.

13.58 – Đức GH tới Anitkabir, lăng “cha già dân tộc” Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk. Tờ bao viết rằng “Với một quyết định không định trước, ngài đã sử dụng ‘Con Đường Su Tử’ trước khi tôn kính nhà sáng lập của Thổ Nhĩ Kỳ”.

13.59 - Đức GH cầu nguyện trước mộ Ataturk

14.01 - Đức GH viết sổ lưu niệm tại Anitkabir. Thổ Nhĩ Kỳ không những là cây cầu tự nhiên giữa hai lục địa, ngài viết thế trước khi mong muốn nước này cũng trở nên “một nơi đối thoại”. Trước đó, có tường trình cho hay “đối thoại” sẽ là tập chú của chuyến đi. Thực vậy, theo ký giả Sevil Erkus, cũng của tờ Hurriyet Dailynews, giữa nhiều bất ổn đang diễn ra ở Trung Đông, cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng đang được coi như một cơ hội để cổ vũ đối thoại và khoan dung giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo cũng như giữa Vatican và Giáo Hội Chính Thống Giáo. Đây cũng là nhận định của phát ngôn viên bộ ngoại giao Thổ, Tanju Bilgic. Ông này nói rằng vấn đề “liên minh giữa các nền văn minh, đối thoại giữa các nền văn hóa, việc bài ngoại, cuộc chiến chống kỳ thị chủng tộc và việc phát triển chính trị trong vùng” sẽ thuộc nghị trình của chuyến viếng thăm này.

14.02 – Trong một động thái không định trước khác, Đức GH Phanxicô viếng viện bảo tàng Atatuk bên trong Anitkabir.

14.08 - Đức GH Phanxicô rời viện bảo tàng tới trung tâm chỉ huy quân sự Anitkabir nghỉ ngơi trong chốc lát.

14.21 - Đức GH Phanxicô rời Anitkabir. Đoàn hộ tống đưa ngài tới dinh mới xây, vốn gây tranh cãi, của tổng thống tên là “Ak Saray” (Bạch Dinh), nơi người ta cho rằng ngài sẽ đọc bài diễn văn mở đầu kết án bạo lực do những người quá khích gây ra nhân danh Thiên Chúa và bày tỏ tình liên đới với các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác từng bị người duy thánh chiến tại Syria và Irak tấn công.

14.28 – Tổng Thống Recep Tayyip Erdoğan rời dinh tổng thống ra gặp Đức GH Phanxicô tại cổng dinh thự vĩ đại thuộc Khu Beştepe tại Ankara. Các kiến trúc sư Thổ Nhĩ Kỳ từng kêu gọi Đức Giáo Hoàng không tham dự nghi lễ tại Dinh Ak Saray “không có phép xây dựng” này. Nhưng phát ngôn viên Tòa Thánh cho hay: nghi thức ngoại giao không cho phép khách mời yêu cầu địa điểm được nguyên thủ quốc gia nơi đến tiếp đón.

14.36 – Xe Đức GH tới dinh, được hộ tống bởi đoàn vệ binh cỡi ngựa đúng nghi thức.

14.37 - Tổng Thống Erdoğan chào mừng Đức GH Phanxicô tại cổng Dinh Tổng Thống.

14.43 – Nghi thức chào mừng chấm dứt. Đức GH Phanxicô trở thành nguyên thủ nước ngoài đầu tiên được tiếp đón tại dinh tổng thống mới của Thổ Nhĩ Kỳ. Hai nhà lãnh đạo bước vào tòa nhà chính để hội kiến với nhau. Người ta mong đợi Đức GH sẽ xuất hiện trong cuộc họp báo chung chưa từng có; cuộc họp báo này sẽ được truyền hình, sau buổi hội kiến.

16.01 - Tổng Thống Recep Tayyip Erdoğan và Đức GH Phanxicô tổ chức buổi họp báo chung tại Dinh Tổng Thống tại Ankara sau khi hội kiến với nhau. Hai nhà lãnh đạo không dự định trả lời các câu hỏi.

16.03 – Sau khi đả kích “chủ nghĩa bài ngoại và kỳ thị chủng tộc tại Tây Phương”, TT Erdogan cho hay sở dĩ “các tổ chức khủng bố như ISIL, Boko Haram và al-Qaeda có khả năng khai thác người ta” là vì các thất bại về chính sách.

16.07 – “Các cuộc đảo chánh quân sự, các cuộc tàn sát, vi phạm nhân quyền và đổ máu tại một số quốc gia đã không được thế giới phản ứng một cách thích đáng. Thực vậy, chúng gần như được khuyến khích” Ông Erdogan nói như thế, và mô tả các hành động của quốc tế là “hai mặt” đặc biệt là “chủ nghĩa khủng bố PKK” (của người Kurd) và các chính sách của chế độ Syria.

16.09 - Nhấn mạnh đến “các cải tổ có tính lịch sử” của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ “từng cải thiện quyền lợi cho các nhóm thiểu số”, TT Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng giúp “tạo ra các giải pháp chống kỳ thị chủng tộc, kỳ thị Hồi Giáo và bất khoan dung” trong khi cũng nhắc tới Liên Minh Các Nền Văn Minh, một sáng kiến chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha.

16.11 – TT Erdogan nói thêm: “Chúng ta dò thấy và cảm thấy nguy cơ đang đến, mời gọi nhân loại phải đề cao cảnh giác”.

16.14 - Đức GH Phanxicô bắt đầu bài diễn văn của ngài bằng cách nhận định rằng Anatolia là một địa điểm hành hương của các Kitô hữu khắp thế giới.

16.16 – Ngài nói rằng “Chúng ta cần đối thoại. Người Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Kitô Giáo nên có cùng các quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật”.

16.18 - Đức GH Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do báo chí; ngài nói thêm rằng thế giới, nhất là Trung Đông, đang chờ đợi sự “nở rộ” của nền dân chủ.

16.20 – Đức Giáo Hoàng kêu gọi: cảnh huynh đệ tương tàn ở Trung Đông phải được chặn đứng, và chủ nghĩa cuồng tín và cực đoan phải bị mọi người chống lại. Ngài nói thêm: “các cuộc tấn công khủng bố được nhìn thấy đặc biệt tại Iraq và Syria, trong đó, nhiều cuộc tấn công nhắm vào các nhóm thiểu số”. Ngài cám ơn Thổ Nhĩ Kỳ đã đón nhận người tỵ nạn chiến tranh một cách đại lượng.

16.23 – Rõ ràng nói tới cuộc chiến quốc tế chống ISIL, Đức GH Phanxicô cho hay: “Các vấn đề [tại Trung Đông] không thể được giải quyết bằng duy các phương tiện quân sự mà thôi. Chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa cực đoan và cả các nỗi sợ sệt vô lý vốn nuôi dưỡng hiểu lầm và kỳ thị, cần được phản công bằng tình liên đới giữa các tín hữu”.

16.24 - Kết luận bài diễn văn, Đức GH Phanxicô nói rằng: Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề trong vùng. Ngài nói: “Thiên Chúa chúc lành cho Thổ Nhĩ Kỳ và biến nó thành người xây dựng hòa bình vĩ đại”. Hai nhà lãnh đạo rời phòng họp báo với nhau sau khi đã bắt tay nhau.

17.15 - Đức GH Phanxicô tới Nha Giám Đốc Tôn Giáo Sự Vụ của Thổ Nhĩ Kỳ, gọi là Diyanet, để gặp vị trưởng cơ quan này là Mehmet Görmez. Sau cuộc hội kiến, người ta mong sẽ có cuộc họp báo chung.

17.32 – Trong cuộc họp báo chung, trưởng cơ quan Diyanet là Mehmet Görmez nhấn mạnh rằng Hồi Giáo là một “tôn giáo của hòa bình”. Ông cho hay: “Chúng ta đã kéo thế giới tới bờ đại họa bằng chính bàn tay chúng ta. Chúng ta không thể đổ trách nhiệm lên đầu các sức mạnh của sự ác”. Ông cho rằng mọi người đều có trách nhiệm đối với việc diễn ra các thảm kịch hiện nay. Những kẻ lên tiếng nhân danh Thiên Chúa, như những kẻ cực đoan chẳng hạn, dĩ nhiên, cũng là thành phần gây ra vấn đề. Chủ nghĩa khủng bố là “làm loạn chống lại Thiên Chúa, và trong tư cách người Hồi Giáo, chúng tôi bác bỏ chủ nghĩa qúa khích và việc đổ máu này”.

17.43 - Đức GH Phanxicô bắt đầu bài diễn văn của ngài bằng cách cám ơn ông Gormez “trong tư cách trưởng đáng kính của định chế quan trọng này”.

17.48 – Sau khi nhắc lại rằng Đức GH Bênêđíctô XVI cũng đã viếng Diyanet trong chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006, Đức GH Phanxicô cho hay “đối thoại đang thu hái được nhiều tầm quan trọng hơn trong thời điểm có nhiều khủng hoảng này” như “thảm kịch” đang diễn ra tại Iraq và Syria.

17.50 - Đức GH Phanxicô nhấn mạnh tới các thực hành tôn giáo chung của Kitô hữu và người Hồi Giáo như tôn kính Ápraham, coi ngài như tổ phụ, và ăn chay. Kết thúc bài diễn văn, ngài hứa sẽ cầu nguyện cho ông Gormez.

18.00 – Chương trình chính thức trong ngày đầu tiên viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức GH Phanxicô chấm dứt.
 
Đức Thánh Cha bàn về chán nản và hy vọng
Đặng Tự Do
18:47 28/11/2014
Thực tại có thể bẽ bàng, nhưng bất chấp đau khổ, băng hoại và sự thờ ơ trong thế giới ngày nay, là những Kitô hữu chúng ta phải ngẩng cao đầu trong hy vọng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Năm, 27 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta.

Suy tư trên các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về số phận của hai thành Babylon và Giêrusalem. Ngài chỉ ra rằng cả hai bài đọc trích từ sách Khải Huyền và từ Tin Mừng của Thánh Luca đều lôi cuốn sự chú ý của chúng ta đến thời kỳ thế mạt.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng các bài đọc đã đề cập đến sự sụp đổ của hai thành phố đã từ chối đón nhận Chúa và xa lánh Ngài. Hai thành phố này đã sụp đổ vì những lý do khác nhau. Babylon là “biểu tượng của sự dữ, và tội lỗi” và “sụp đổ vì sự băng hoại của nó”. Thành phố này tin rằng nó là “phi tần của thế giới và của chính nó”. Khi “tội lỗi chất chứa anh chị em sẽ mất khả năng chống trả và bắt đầu băng hoại”. Điều này cũng xảy ra với “một dân tộc băng hoại, là những người không còn sức để chống trả nữa”.

“Sự băng hoại đem lại cho con người chút hoan lạc nào đó. Nó đem lại cho anh chị em quyền lực và làm cho anh chị em cảm thấy hài lòng với chính mình. Nhưng nó khiến cho chúng ta không còn chỗ cho Chúa, cho sự ăn năn hoán cải. Kinh thành này băng hoại … Từ ‘băng hoại’ nói với chúng ta rất nhiều điều. Không chỉ băng hoại trong kinh tế, nhưng còn băng hoại với nhiều thứ tội lỗi đa dạng, băng hoại của một tinh thần ngoại giáo, tinh thần thế gian!

Nền “văn hóa băng hoại” làm cho anh chị em cảm thấy như đang ở trên thiên đường, ngay tại thế này” nhưng “bên trong, nền văn hóa băng hoại là một nền văn hóa thối nát”. Babylon là biểu tượng cho “mọi xã hội, mọi nền văn hóa trong đó con người tách mình ta khỏi Thiên Chúa. Họ tách ra khỏi tình yêu tha nhân và cuối cùng dẫn đến thối nát”.

Giêrusalem lại sụp đổ “vì lý do khác”. Giêrusalem là hôn thê của Thiên Chúa, nhưng lại không đón nhận Đấng Phu Quân của mình. Nó làm Chúa Giêsu bật khóc”.

Babylon sụp đổ vì băng hoại; còn Giêrusalem thì vì mất đi căn tính của mình, đã không tiếp nhận Chúa, là Đấng đến để giải thoát mình. Cô dâu này thấy không cần đến ơn cứu độ. Kinh thành này đã có luật của Mosê, và nó cảm thấy như thế là đủ rồi. Nhưng những luật lệ ấy là những bản văn đóng kín làm cho kinh thành ấy không còn chỗ cho ơn cứu độ. Nó đã đóng cửa không để Chúa đến. Ngài đã đến gõ cửa nhà nhưng gia nhân Ngài đã không tiếp nhận Ngài. Họ đã không lắng nghe tiếng Ngài hầu được cứu sống. Và vì vậy Giêrusalem sụp đổ.

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng sự sụp đổ của hai thành này giúp chúng ta suy nghĩ về thái độ sống của chính chúng ta. Chúng ta có “băng hoại như Babylon và tự mãn như Giêrusalem” hay không?

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “sứ điệp của Giáo Hội trong những ngày này không kết thúc với sự hủy diệt. Thật thế, cả hai bài đọc đều chứa đựng những lời hứa đầy hy vọng”. Chúa Giêsu khích lệ chúng ta ngẩng đầu lên “đừng sợ hãi trước phường ngoại giáo.” Những kẻ này “có thời của chúng, và chúng ta phải kiên nhẫn, như Chúa đã kiên nhẫn chịu đựng cuộc Thương Khó của Ngài.”

“Khi chúng ta nghĩ về thời thế mạt, với tất cả những tội lỗi của chúng ta, lịch sử của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ đến bàn tiệc sẽ được ban cho chúng ta cách nhưng không và chúng ta hãy ngẩng đầu lên. Đừng chiều theo tuyệt vọng! nhưng hãy hy vọng! Thực tế có thể bẽ bàng: có rất nhiều người, nhiều thành phố và dân chúng sẽ phải chịu đau khổ, với cơ man những cuộc chiến tranh, vô vàn những thù hận, và ghen tị, tinh thần thế gian thống trị thế giới và bao nhiêu những băng hoại. Vâng, thật thế! Nhưng tất cả những điều này sẽ qua đi! Chúng ta hãy nài xin Chúa ban ơn để biết luôn luôn sẵn sàng cho bàn tiệc đang đón đợi chúng ta, và luôn luôn biết ngẩng cao đầu”.
 
Tất cả dành cho Chúa và tha nhân
Đặng Tự Do
21:40 28/11/2014
Khi nào Giáo Hội sống khiêm nhường và khó nghèo, và trao ban tất cả những gì mình có cho Chúa và tha nhân, mà không giữ lại gì cho riêng mình thì khi đó Giáo Hội “trung thành” với Chúa Kitô. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 24 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta.

Suy tư của Đức Thánh Cha dựa vào bài Tin Mừng trong đó kể lại câu chuyện một bà góa nghèo đã dâng cúng vào đền thờ tất cả những gì bà có dù chỉ là hai đồng xu, trong khi những kẻ giàu có dâng cúng những của dư thừa của họ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Tin Mừng trình bày hai khuynh hướng luôn luôn tái hiện trong lịch sử Giáo Hội. Một Giáo Hội bị cám dỗ vì sự phù hoa của thế giới và một “Giáo Hội nghèo”, không có thứ giàu sang nào khác hơn là vị Phu Quân của mình, như một bà goá khiêm nhường.

“Tôi thích thấy Giáo Hội trong hình ảnh của một bà goá, vì theo một nghĩa nào đó, Giáo Hội đang chờ đợi Phu Quân của mình sẽ trở lại. Nhưng hiện nay nàng đã gặp vị hôn phu của mình trong bí tích Thánh Thể, trong Lời Chúa, nơi những người nghèo khó. Vâng đúng là như vậy! Nhưng nàng vẫn còn phải chờ vị hôn phu của mình trở lại. Đó chính là thái độ của Giáo Hội. Bà góa nghèo này không phải là nhân vật quan trọng. Tên bà không được nêu trên báo chí. Chẳng ai biết bà là ai. Bà không có bằng đại học…không có gì cả. Bà không tỏa sáng bởi hào quang của chính mình. Đó là những gì khiến tôi thích nhìn Giáo Hội trong hình ảnh bà goá nghèo này. Giáo Hội không nên tỏa sáng trong hào quang của riêng mình nhưng trong ánh sáng đến từ vị Hôn phu của nàng. Trong suốt bao nhiêu thế kỷ, bất cứ khi nào Giáo Hội đi tìm vinh quang cho riêng mình thì lúc đó Giáo Hội đi sai đường.”

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Thật thế, đôi khi Thiên Chúa muốn Giáo Hội của Ngài có hào quang riêng, và tỏa sáng hào quang ấy, nhưng đó là vì sứ mạng của Giáo Hội là chiếu soi cho nhân loại ánh sáng mà Giáo Hội đã nhận được từ Chúa Kitô với một thái độ khiêm nhường.

Tất cả mọi thứ chúng ta thực hiện trong Giáo Hội là làm sao để chúng ta có thể nhận được ánh sáng này. Sứ vụ nào không được thực hiện dưới ánh sáng này đều là không tốt: nó sẽ làm cho Giáo Hội giàu có, quyền thế, hay khiến cho Giáo Hội say sưa tìm kiếm quyền lực, và đi lạc đường như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, và trong cuộc đời chúng ta khi chúng ta muốn có một thứ ánh sáng khác, không phải là ánh sáng từ Chúa Kitô mà chỉ là ánh sáng của chúng ta.

Đức Thánh Cha lặp lại rằng: Khi nào Giáo Hội trung thành với Hôn Phu của mình thì Giáo Hội vui mừng đón nhận ánh sáng từ Ngài theo đúng nghĩa của từ “góa bụa”: nghĩa là chờ đợi, như mặt trăng mong mặt trời ló dạng.

“Khi Giáo Hội khiêm nhường và khó nghèo, ngay cả khi Giáo Hội thú nhận những thê thảm của mình như tất cả chúng ta đã từng thấy thì Giáo Hội trung tín với Chúa Kitô. Giáo Hội nói: ‘Tôi đang trong tối tăm, nhưng ánh sáng của tôi đến từ phía bên kia!’ Điều này mang lại thiện ích cho chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin cùng bà góa nghèo này, là người chắc chắn giờ đây đang trên nước Thiên Đàng, xin bà dạy dỗ chúng ta để trở nên một Giáo Hội như thế, một Giáo Hội trao ban mọi thứ mình có mà không giữ lại riêng cho mình điều gì. Tất cả mọi thứ đều dành cho Chúa và cho tha nhân. Một Giáo Hội khiêm nhường. Không bao giờ tìm hào quang cho mình nhưng luôn luôn tìm kiếm ánh sáng đến từ Thiên Chúa.”
 
Top Stories
Vietnam: Des militants des droits de l’homme demandent au gouvernement de tenir ses engagements internationaux
Eglises d'Asie
09:56 28/11/2014
Une réunion qui a rassemblé quelque 70 personnes, le 26 novembre dernier, au cœur de la capitale du Vietnam pourrait bien, malgré cette modeste affluence, ouvrir une brèche dans le contrôle sévère exercé par les autorités sur les activités des défenseurs des droits de l’homme.

Pour la première fois en effet, des militants et des représentants de différents Etats européens se sont réunis publiquement afin de demander au gouvernement de tenir ses engagements internationaux.

Ce jour là, dans un bâtiment de la paroisse rédemptoriste de Thai Ha, à Hanoï, était organisé un colloque intitulé « Le mécanisme de contrôle mis en place par les Nations unies: la défense des défenseurs des droits de l’homme ». Dans le comité d’organisation du colloque s’étaient rejointes deux associations différentes: la Tribune de la société civile, une organisation fondée au Vietnam et le groupe de travail de la commission UPR du Vietnam: celle-ci se consacre à la promotion du mécanisme d'Examen Périodique Universel (UPR) du Conseil des droits des Nations Unies à Genève.

Quelques jours avant la tenue du colloque, le comité d’organisation avait invité le ministère de la Sécurité publique ainsi que le service de la sécurité de ville de Hanoï à venir participer au débat. Les intéressés n’ont pas répondu à l’invitation. Seuls un certain nombre d’agents de la sûreté étaient présents pour d’autres raisons… Environ 70 personnes participaient au colloque. Parmi elles se trouvaient un représentant de l’Union européenne et sept représentants des ambassades de pays étrangers présents au Vietnam. Les autres étaient des militants des droits de l’homme.

Certains avaient éprouvé de grandes difficultés à se rendre sur les lieux. Ce fut le cas du Dr. Nguyên Quanh A, prévu pour être l’un des principaux animateurs de la réunion. Dès la veille, deux employés de la Sécurité étaient venus le trouver et avaient essayé de le persuader de remettre la réunion à une autre date et un autre lieu. Le lendemain, la police locale l’avait tout d’abord empêché de prendre l’autobus pour se rendre à la paroisse de Thai Ha. Après avoir essayé d’appeler un taxi sans succès, le vieil homme s’est résolu à faire le chemin à pied. Il a été escorté jusqu’au bout par un groupe important de policiers. Plusieurs autres dissidents et militants des droits de l’homme ont, eux aussi, reçu des visites policières. Certains d’entre eux ont été dans l’impossibilité de se rendre au colloque.

La réunion avait pour objectif de vérifier l’application effective des recommandations demandées au Vietnam lors de la dernière session de l’Examen Périodique Universel du Conseil des droits de l’homme qui s’était tenu en juin dernier. Lors de cette session, le Vietnam avait accepté des recommandations émanant du Luxembourg, de la Norvège et de la Tunisie. Ces pays avaient engagé le Vietnam à assurer des conditions favorables aux activités des défenseurs des droits de l’homme.

La première partie de ce colloque du 26 novembre fut consacrée à trois exposés qui chacun à leur manière ont exploré la situation des droits de l’homme au Vietnam. La seconde partie laissa la place aux débats. De nombreux militants présents se sont exprimés avec franchise et ont confié à l’assemblée les difficultés et les persécutions rencontrées lors de leur lutte pour les droits de l’homme.

Selon les déclarations du Dr. Nguyên Quang A, les organisateurs espéraient aussi faire connaître au public vietnamien les militants des droits de l’homme, et leur montrer qu’il était possible pour eux d’avoir des relations non polémiques avec les autorités vietnamiennes (1). (eda/jm)

(1) Voir RFA, émissions en langue vietnamienne, le 26 novembre 2014.. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/conf-prot-mechanism-hr-defenders-in-vn-gm-11262014071718.html

Légende photo: La police a tenté en vain d'empêcher Nguyên Quanh A, militant des droits de l'homme, de participer à la réunion du 26 novembre 2014. DR

(Source: Eglises d'Asie, le 28 novembre 2014)
 
Pope Francis: Interreligious dialogue can help end forms of fundamentalism
Vatican Radio
10:05 28/11/2014
(Vatican 2014-11-28) Pope Francis has urged more interreligious dialogue to help bring peace and end all forms of "fundamentalism,terrorism and irrational fears." His appeal came in a speech to Turkey’s President Erdogan and other top political leaders on the first day of his pastoral visit to the cities of Ankara and Istanbul. In his discourse, the Pope also stressed the importance of religious freedom, respect for human dignity and said we must never "resign ourselves" to ongoing conflicts in the Middle East. He spoke of his concern over the conflicts in Iraq and Syria along with the "grave persecution" of minorities there and praised Turkey’s "generous" response in welcoming a large number of refugees from these regional conflicts.

Please find below an English translation of the full text of Pope Francis’ address to President Erdogan and other Turkish political leaders:

Mr President
Mr Prime Minister,
Distinguished Authorities,
Ladies and Gentlemen,

I am pleased to visit your country so rich in natural beauty and history, and filled with vestiges of ancient civilizations. It is a natural bridge between two continents and diverse cultures. This land is precious to every Christian for being the birthplace of Saint Paul, who founded various Christian communities here, and for hosting the first seven Councils of the Church. It is also renowned for the site near Ephesus which a venerable tradition holds to be the “Home of Mary”, the place where the Mother of Jesus lived for some years. It is now a place of devotion for innumerable pilgrims from all over the world, not only for Christians, but also for Muslims.

Yet, the reasons why Turkey is held with such regard and appreciation are not only linked to its past and ancient monuments, but also have to do with the vitality of its present, the hard work and generosity of its people, and its role in the concert of nations.

It brings me great joy to have this opportunity to pursue with you a dialogue of friendship, esteem and respect, in the footsteps of my predecessors Blessed Paul VI, Saint John Paul II and Benedict XVI. This dialogue was prepared for and supported by the work of the then Apostolic Delegate, Angelo Giuseppe Roncalli, who went on to become Saint John XXIII, and by the Second Vatican Council.

Today what is needed is a dialogue which can deepen the understanding and appreciation of the many things which we hold in common. Such a dialogue will allow us to reflect sensibly and serenely on our differences, and to learn from them.

There is a need to move forward patiently in the task of building a lasting peace, one founded on respect for the fundamental rights and duties rooted in the dignity of each person. In this way, we can overcome prejudices and unwarranted fears, leaving room for respect, encounter, and the release of more positive energies for the good of all.

To this end, it is essential that all citizens – Muslim, Jewish and Christian – both in the provision and practice of the law, enjoy the same rights and respect the same duties. They will then find it easier to see each other as brothers and sisters who are travelling the same path, seeking always to reject misunderstandings while promoting cooperation and concord. Freedom of religion and freedom of expression, when truly guaranteed to each person, will help friendship to flourish and thus become an eloquent sign of peace.

The Middle East, Europe and the world all await this maturing of friendship. The Middle East, in particular, has for too long been a theatre of fratricidal wars, one born of the other, as if the only possible response to war and violence must be new wars and further acts of violence.

How much longer must the Middle East suffer the consequences of this lack of peace? We must not resign ourselves to ongoing conflicts as if the situation can never change for the better! With the help of God, we can and we must renew the courage of peace! Such courage will lead to a just, patient and determined use of all available means of negotiation, and in this way achieve the concrete goals of peace and sustainable development.

Mr President, interreligious and intercultural dialogue can make an important contribution to attaining this lofty and urgent goal, so that there will be an end to all forms of fundamentalism and terrorism which gravely demean the dignity of every man and woman and exploit religion.

Fanaticism and fundamentalism, as well as irrational fears which foster misunderstanding and discrimination, need to be countered by the solidarity of all believers. This solidarity must rest on the following pillars: respect for human life and for religious freedom, that is the freedom to worship and to live according to the moral teachings of one’s religion; commitment to ensuring what each person requires for a dignified life; and care for the natural environment. The peoples and the states of the Middle East stand in urgent need of such solidarity, so that they can “reverse the trend” and successfully advance a peace process, repudiating war and violence and pursuing dialogue, the rule of law, and justice.

Sadly, to date, we are still witnessing grave conflicts. In Syria and Iraq, particularly, terrorist violence shows no signs of abating. Prisoners and entire ethnic populations are experiencing the violation of the most basic humanitarian laws. Grave persecutions have taken place in the past and still continue today to the detriment of minorities, especially – though not only – Christians and Yazidis. Hundreds of thousands of persons have been forced to abandon their homes and countries in order to survive and remain faithful to their religious beliefs.

Turkey, which has generously welcomed a great number of refugees, is directly affected by this tragic situation on its borders; the international community has the moral obligation to assist Turkey in taking care of these refugees. In addition to providing much needed assistance and humanitarian aid, we cannot remain indifferent to the causes of these tragedies. In reaffirming that it is licit, while always respecting international law, to stop an unjust aggressor, I wish to reiterate, moreover, that the problem cannot be resolved solely through a military response.

What is required is a concerted commitment on the part of all, based on mutual trust, which can pave the way to lasting peace, and enable resources to be directed, not to weaponry, but to the other noble battles worthy of man: the fight against hunger and sickness, the promotion of sustainable development and the protection of creation, and the relief of the many forms of poverty and marginalization of which there is no shortage in the world today.

Turkey, by virtue of its history, geographical position and regional influence, has a great responsibility: the choices which Turkey makes and its example are especially significant and can be of considerable help in promoting an encounter of civilizations and in identifying viable paths of peace and authentic progress.

May the Most High bless and protect Turkey, and help the nation to be a strong and fervent peacemaker!
 
Pope Francis' visit to Turkey: its political and religious dimensions
Vatican Radio
10:06 28/11/2014
(Vatican 2014-11-28) What is the main significance and chief highlights of Pope Francis’s three day pastoral visit to Turkey this week? And what message is he likely to bring to the Christian and Muslim communities during his time in Ankara and Istanbul? These were some of the questions Susy Hodges put to Vatican Radio’s correspondent Philippa Hitchen who is travelling with the Pope during his trip.

Listen to the full interview with Philippa Hitchen just before her departure for Turkey:


Philippa explained that Pope Francis is visiting Turkey after receiving invitations both from the Turkish government and from Patriarch Bartholomew I, spiritual leader of the Orthodox Church, who asked him to participate in celebrations marking the feast of St. Andrew, founder of the Eastern Church. She said because of these two separate invitations, the papal visit to Turkey has a two-fold significance.

“There’s a political dimension to it and there’s a religious dimension to it.”

One of the most keenly-awaited moments of the Pope’s visit will be his meeting with Bartholomew I and Philippa pointed out that this encounter comes against the backdrop of a “particularly good friendship” that has been struck up between the two leaders.

The political dimension to this visit, observed Philippa, comes from the Pope’s meetings with Turkey’s president and prime minister and with the nation’s Department of Religious Affairs which will give him a chance to address a message to “ the wider Muslim world.” She said Pope Francis is likely to use these meetings with Turkey’s political and Muslim representatives to stress once again his conviction that religion has never be used to justify violence.

“The Pope will say very clearly once again, I’m sure, that no believer, nobody who has any faith in God can ever carry out any acts of violence in the name of religion.” In this context, Philippa also noted how Turkey’s religious leaders have clearly condemned the violence being waged by the Islamic State militants in Iraq and Syria.

When it comes to Turkey’s tiny Catholic community, Philippa said she expected the Pope to urge them to be “more united… to witness together … to tackle their problems together,” saying it will be “an important message of encouragement.”
 
Pope Francis condemns “barbaric” violence by fundamentalists against minorities
Vatican Radio
11:33 28/11/2014
(Vatican 2014-11-28) Speaking on the first day of his visit to Turkey, Pope Francis condemned the “barbaric violence” waged by fundamentalists in Iraq and Syria against entire communities, especially Christians and Yazidis, because of their ethnic and religious identity. His remarks came in a speech to Turkey’s Department for Religious Affairs which is the nation’s highest Islamic authority. As religious leaders, Pope Francis said, we are obliged to denounce all violations against human dignity and human life and “any violence which seeks religious justification warrants the strongest condemnation.”

Please find below the English translation of the full text of Pope Francis’ speech to the Department for Religious Affairs:

Mr President,
Religious and Civil Authorities,
Ladies and Gentlemen,

I am pleased to meet with you today in the course of my visit to your country. I thank the President of this distinguished office for his cordial invitation which affords me the opportunity to share these moments with political and religious leaders, both Muslim and Christian.

It is a tradition that Popes, when they visit different countries as part of their mission, meet also with the leaders and members of various religions. Without this openness to encounter and dialogue, a Papal Visit would not fully correspond to its purposes. And so I have wished to meet you, following in the footsteps of my venerable predecessors. In this context, I am pleased to recall in a special way Pope Benedict XVI’s visit to this very same place in November 2006.

Good relations and dialogue between religious leaders have, in fact, acquired great importance. They represent a clear message addressed to their respective communities which demonstrates that mutual respect and friendship are possible, notwithstanding differences. Such friendship, as well as being valuable in itself, becomes all the more meaningful and important in a time of crises such as our own, crises which in some parts of the world are disastrous for entire peoples.

Wars cause the death of innocent victims and bring untold destruction, interethnic and interreligious tensions and conflicts, hunger and poverty afflicting hundreds of millions of people, and inflict damage on the natural environment – air, water and land.

Especially tragic is the situation in the Middle East, above all in Iraq and Syria. Everyone suffers the consequences of these conflicts, and the humanitarian situation is unbearable. I think of so many children, the sufferings of so many mothers, of the elderly, of those displaced and of all refugees, subject to every form of violence. Particular concern arises from the fact that, owing mainly to an extremist and fundamentalist group, entire communities, especially – though not exclusively – Christians and Yazidis, have suffered and continue to suffer barbaric violence simply because of their ethnic and religious identity. They have been forcibly evicted from their homes, having to leave behind everything to save their lives and preserve their faith. This violence has also brought damage to sacred buildings, monuments, religious symbols and cultural patrimony, as if trying to erase every trace, every memory of the other.

As religious leaders, we are obliged to denounce all violations against human dignity and human rights. Human life, a gift of God the Creator, possesses a sacred character. As such, any violence which seeks religious justification warrants the strongest condemnation because the Omnipotent is the God of life and peace. The world expects those who claim to adore God to be men and women of peace who are capable of living as brothers and sisters, regardless of ethnic, religious, cultural or ideological differences.

As well as denouncing such violations, we must also work together to find adequate solutions. This requires the cooperation of all: governments, political and religious leaders, representatives of civil society, and all men and women of goodwill. In a unique way, religious leaders can offer a vital contribution by expressing the values of their respective traditions. We, Muslims and Christians, are the bearers of spiritual treasures of inestimable worth. Among these we recognize some shared elements, though lived according to the traditions of each, such as the adoration of the All-Merciful God, reference to the Patriarch Abraham, prayer, almsgiving, fasting… elements which, when lived sincerely, can transform life and provide a sure foundation for dignity and fraternity. Recognizing and developing our common spiritual heritage – through interreligious dialogue – helps us to promote and to uphold moral values, peace and freedom in society (cf. JOHN PAUL II, Address to the Catholic Community in Ankara, 29 November 1979). The shared recognition of the sanctity of each human life is the basis of joint initiatives of solidarity, compassion, and effective help directed to those who suffer most. In this regard, I wish to express my appreciation for everything that the Turkish people, Muslims and Christians alike, are doing to help the hundreds of thousands of people who are fleeing their countries due to conflicts. There are two million. This is a clear example of how we can work together to serve others, an example to be encouraged and maintained.

I wish also to express my satisfaction at the good relations which exist between the Diyanet and the Pontifical Council for Interreligious Dialogue. It is my earnest desire that these relations will continue and be strengthened for the good of all, so that every initiative which promotes authentic dialogue will offer a sign of hope to a world which so deeply needs peace, security and prosperity. And also after my discussions with the President, I hope that this dialogue becomes creative in new forms.

Mr President, I renew my gratitude to you and your colleagues for this meeting, which fills my heart with joy. I am grateful also to each one of you, for your presence and for your prayers which, in your kindness, you offer for me and my ministry. For my part, I assure you of my prayers. May the Lord grant us all his blessing.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội nghị thường niên Caritas Việt Nam: “Một gia đình yêu thương và phục vụ”.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
16:37 28/11/2014
HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CARITAS VIỆT NAM 2014
Chủ đề “Một gia đình yêu thương và phục vụ”.
Từ ngày 25/-27/11/2014, Caritas Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên tại TGM Bùi Chu.


Hình ảnh

Tham dự hội nghị có 4 vị Giám mục: Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Gm Gp Bùi Chu, Chủ tịch UBBAXH - Caritas VN; Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, Gm Phụ tá Gp Long Xuyên, Phó Chủ tịch UBBAXH, Đức Cha Anphongso Nguyễn Hữu Long, Gm Phụ tá Gp Hưng Hoá, Chủ tịch UBLBTM, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến. Có 80 thành viên cùng tham dự: Hội đồng Quản trị Caritas Việt Nam, quý Cha Giám đốc và phó Giám đốc Caritas 26 Giáo phận, các tu sĩ thành viên của Caritas và giáo dân trong các chuyên ngành khác nhau, đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời.

Văn phòng Caritas VN đã tổ chức đi chung cho các giáo phận thuộc giáo tỉnh Sài gòn. Chúng tôi đến sân bay Nội bài lúc 13g30. Chờ lấy hành lý tới 15g mới đi xe đưa đón thêm hành trình 120km tới Nam định, lúc 18g30 mới về đến TGM. Đức cha Tôma và ban tổ chức đón tiếp ân cần. Các đại biểu từ các Giáo phận vùng Cao nguyên, miền Trung, miền Bắc đã đến từ ban chiều. TGM Bùi Chu có khuôn viên rộng mênh mông với nhiều cơ sở, khang trang, các tham dự viên được phục vụ thật tận tình chu đáo.

Sân khấu của Hội trường được trang trí bằng 1.000 bông hoa tươi thắm tương trưng lời chào mừng và lòng hiếu khách của 186 linh mục, 159 chủng sinh, 824 Tu sĩ thuộc 5 Hội dòng và 400 ngàn giáo dân giáo phận Bùi chu dành cho quý đại biểu tham dự Hội nghị.

Qua 3 ngày, các tham dự viên đã lắng nghe các bài tham luận về Linh đạo Caritas Việt Nam, Loan báo Tin mừng, giáo dục, y tế, các báo cáo về hoạt động một số Caritas Giáo phận, tổng kết hoạt động của Caritas trung ương.

Mỗi ngày mới đều khởi đầu bằng Kinh Sáng, Thánh Lễ và Kinh chiều.

Ngày 25/11

Thánh lễ ban sáng do Đức Cha Giuse Trần Văn Toản chủ tế.

Đến 8g bắt đầu chương trình.

Cha Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng SDB, giám đốc Caritas Việt Nam giới thiệu thành phần tham dự và chương trình làm việc. Sau đó Đức Cha Tôma ngỏ lời chào thăm các tham dự viên.

Ngày đầu tiên dành cho việc học hỏi về linh đạo Caritas.

Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, Phó Chủ tịch UBBAXH trình bày về Linh đạo Caritas Việt Nam. Là một chuyên viên về Linh đạo, Ngài giúp các tham dự viên hiểu rõ sự khác biệt và nối kết giữa Căn tính - Sứ vụ và Linh đạo. Ngài chia sẻ những suy tư thần học cá nhân và tham chiếu với các tài liệu của Hội thánh Công Giáo để đề xuất những nét chính cho Linh đạo Caritas Việt Nam. Ngài cũng trình bày những dấu chỉ thời đại trong Hội thánh hoàn vũ, trong khu vực Á châu và tại đất nước Việt Nam, giúp các tham dự viên nhận ra bối cảnh trong đó Caritas Việt Nam đang sống, đang phục vụ… hầu nhận ra Caritas Việt Nam là ai giữa lòng Hội Thánh và xã hội Việt Nam.

Đức Cha Giuse trích dẫn những trình thuật Tin Mừng cho thấy những giá trị của Caritas được cắm rễ sâu trong Kinh Thánh, hoạ lại hình ảnh của Đức Giêsu Kitô - Đấng không chỉ chia sẻ thân phận của những người cùng khốn mà còn đồng hoá chính mình với họ. Đức Cha Giuse nhấn mạnh trong Hội thảo về Linh đạo Caritas Việt Nam. “Mầu nhiệm Đức Kitô Vượt Ranh thể hiện trong biến cố Nhập Thể - Nhập Thế - Khổ Nạn và Phục Sinh. Người Vượt Ranh để đối thoại, để tháp tùng, để phục vụ con người toàn diện, để chữa lành và ưu tiên chọn lựa người nghèo”. Ngài khích lệ Caritas Việt Nam: Vượt Ranh không gian địa lý, tâm lý, quyền lực, công việc để hiện diện - sống chan hoà, để hoà giải – xây cầu liên đới, để tự huỷ - trở nên mọi sự cho mọi người, để hiệp thông - lột xác trong Nước Thiên Chúa, như Đức Thánh Cha Phanxicô không ngừng mời gọi.

Ban chiều thảo luận nhóm. Các tham dự viên trao đổi với nhau về những yếu tố riêng biệt của Linh đạo Caritas Việt Nam và những hoạt động hữu ích thúc đẩy sự thể hiện căn tính và linh đạo Caritas một cách rõ nét hơn. Hội nghị cũng trao đổi về mạng lưới Hội viên Caritas Việt Nam tại các giáo phận với nhiều kinh nghiệm chia sẻ từ quý cha giám đốc Caritas.

Ngày 26/11

Thánh lễ khai mạc Hội nghị do Đức Cha Tôma chủ tế cùng với quý Đức Cha, quý Cha đồng tế cầu khẩn Chúa Thánh Thần xuống trên các đại biểu tham dự Hội nghị lúc 7g30.

Bài giảng lễ, Đức Cha Tôma nói đến chạnh lòng thương: “Caritas được mời gọi thể hiện lòng chạnh thương của Chúa Giêsu. Lòng chạnh thương ấy biến thất vọng thành hy vọng, nỗi buồn thành niềm vui, đau khổ thành hạnh phúc. Ngài chạnh thương đám đông bơ vơ không người chăn dắt để nâng dậy cả một cộng đồng; Ngài chạnh thương người goá phụ thành Naim mất đứa con trai duy nhất để an ủi, đỡ nâng phận người và trao lại sự sống; Ngài chạnh thương các bệnh nhân để chạm tới và chữa lành…”. Lời mời gọi của Đức Cha đi đến tận cùng: “Không có tình yêu thì tất cả hoạt động trở nên vô nghĩa”. Xin Chúa Thánh Thần đổ tràn Thần Khí nơi mỗi chúng ta, giúp mỗi người biết chạnh lòng thương thật sự đến những mảnh đời thống khổ, biết xoa dịu những vết thương lòng, biết hy sinh phục vụ trong những việc làm bé nhỏ âm thầm ngay cả khi chịu hiểu lầm, chịu gian nan thử thách hay bắt hại. Xin Chúa thương giúp sức và chúc lành cho tất cả chúng ta.

Đến 9g: chương trình hội nghị khởi đầu với bài nói chuyện của Đức Cha Tôma trình bày đề tài: “Caritas là một Gia đình yêu thương và phục vụ”. Hoạt động của gia đình Caritas là của tập thể, không thuộc về một cá nhân nào. Gia đình này cùng nắm tay dựng xây một xã hội công bằng hơn, nhờ đức ái trọn hảo. Những hoạt động của gia đình Caritas làm cho Hội Thánh trở nên dấu chứng về Chúa Kitô như chính Ngài đã nói: Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau (Ga 13,35). Bài chia sẻ có nội dung mạch lạc và súc tích khai triển hầu hết những nét chính yếu mà Hội nghị nhắm tới. Đức Cha đặc biệt thúc đẩy sự hiệp nhất trong gia đình Caritas, khơi dậy ý thức đồng trách nhiệm trong việc phục vụ người nghèo trong xã hội. “Tất cả mọi người trong Hội Thánh đồng trách nhiệm phục vụ người nghèo trong xã hội, bất kể là ai. Thế nên, gia đình Caritas là gia đình tình yêu hướng đến những người kém may mắn… Mặc dù hoạt động của Caritas của mỗi Giáo phận mang tính độc lập, nhưng không phải là biệt lập. Tất cả các gia đình Caritas của các Giáo phận đồng thuận với nhau trong công tác bác ái dưới nhiều hình thức theo nhu cầu Giáo phận”. Động cơ sâu xa của hoạt động bác ái là tình yêu thương: “ Mọi thành viên trong gia đình Caritas phục vụ người nghèo bằng điều thiện hảo, không có một chút ý đồ nào, sẽ trở thành chứng nhân của Thiên Chúa và của Đức Kitô… Gia đình Caritas hoạt động bác ái phải khiêm tốn, không đặt mình vào vị trí cao hơn người khác, không lên mặt kẻ cả vì hoạt động bác ái là một hồng ân… Trên hết, gia đình Caritas phải thực hiện bằng tinh thần đạo đức, rút ra từ cầu nguyện”.

Sau bài chia sẻ, Cha Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng - Giám đốc Caritas Việt Nam báo cáo hoạt động của Văn phòng Caritas Việt Nam, tình hình của Caritas các Giáo phận. Cha Vinh Sơn cũng đưa ra đôi nét phác hoạ cho Kế hoạch hoạt động năm 2015 và một vài nhận định liên quan tới bối cảnh hiện tại của Caritas tại Việt Nam.Bản báo cáo cho thấy sự hợp tác tích cực, tinh thần liên đới bổ trợ giữa Caritas Việt Nam và Caritas các Giáo phận trong việc huấn luyện, điều hành và những lãnh vực chuyên môn. Thách thức mà các địa phương vẫn đang phải đối diện là nhân sự chuyên môn và thiếu hụt tài chánh trong việc vận hành các hoạt động.

Đến 10g30, hội nghị đón tiếp phái đoàn chính quyền đến chào thăm. Ông Dương Ngọc Tấn, Phó ban Tôn giáo Chính phủ, Ông Nguyễn Dương Long, Vụ phó vụ Công giáo, quý chính quyền Tỉnh Nam định và Huyện Xuân trường. Ông Dương Ngọc Tấn đọc diễn văn chào mừng, tặng hoa và quà lưu niệm. Ban tổ chức cũng tặng quà lưu niệm đến các vị khách chính quyền.

Hội nghị tiếp tục với 2 bài tham luận. Cha Giuse Nguyễn Văn Uy, giám đốc Caritas Xuân lộc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm của Trường Trung Cấp Nghề Hoà Bình. Thầy Antôn Nguyễn Thành Chương, Bác sĩ -Dòng Gioan Thiên Chúa chia sẻ về khung pháp lý ngành y tế.

Ban trưa tiệc liên hoan rộn ràng niềm vui.

Buổi chiều, các tham dự viên hân hạnh đón tiếp Đức Cha Anphôngsô Nguyễn Hữu Long – Chủ tịch Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng.Ngài chia sẻ với Hội nghị: “Ủy ban Bác ái xã hội – Caritas Việt Nam và Ủy ban Loan báo Tin Mừng là anh em song sinh”. Thật vậy, đạo chúng ta tìm mọi cách nâng đỡ người anh em thiếu thốn được no ấm phần xác và cứu độ phần hồn. Nhờ thấy Kitô hữu sống yêu thương bác ái với mọi người mà anh chị em lương dân có thể nhận biết đức tin như lời Chúa dạy “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy là anh em yêu thương nhau”. Theo Đức Cha, khi nói đến yêu thương và phục vụ con người, nhãn quan bác ái xã hội quan tâm nhiều đến người nghèo vật chất, thiếu cơm ăn áo mặc. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến những người nghèo luân lý và người nghèo tâm lý, như chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập trong Sứ điệp Mùa Chay năm 2014 vừa qua. Đây cũng là đối tượng quan tâm ưu tiên của Ủy ban Loan báo Tin Mừng. Chúng ta cần giúp họ tìm lại được chỗ dựa tinh thần, chỗ dựa cho niềm tin. Có những người nghèo vật chất bị xô đẩy vào cái nghèo luân lý, có khi thiếu công bằng xã hội làm cho họ trở nên khốn khổ hơn nữa. Có những người nghèo tâm linh vì họ không biết đến hoặc có khi vì chính họ từ khước Thiên Chúa. Khi chúng ta làm bác ái xã hội cùng với loan báo Tin Mừng là lo cho họ cả hồn lẫn xác. Vì vậy sự phối hợp giữa hai Ủy ban này đem lại sự quan tâm toàn diện cho người. Ngài kết luận: “Mong rằng UBBAXH cho phép UBLBTM được cộng tác để lo lắng cho người dân cả hồn lẫn xác. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đang tham dự Hội nghị hôm nay, dù trên bình diện giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn, gia đình hay cá nhân, sẽ cảm thấy được phấn khích hơn, để từ Hội nghị này, và trong năm Mục vụ 2015 sắp bắt đầu, chúng ta nỗ lực đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng cho Chúa, trong việc thực hiện hai sứ mạng thiết yếu của Giáo Hội: yêu thương phục vụ và loan báo Tin Mừng”.

Hội nghị lắng nghe báo cáo hoạt động điển hình của Caritas đại diện 3 Giáo tỉnh: Bùi Chu, Đà nẵng và Sài gòn. Sau đó 3 iGáo tỉnh gặp gỡ riêng để cùng thảo luận về sự hổ trợ lẫn nhau giữa các giáo phận, những khó khăn và thuận lợi trong việc thiết lập Caritas các giáo xứ, mối tương quan giữa văn phòng Caritas trung ương và văn phòng Caritas các giáo phận… Kết thúc ngày thứ hai của Hội nghị, Đức Cha Giuse Trần Văn Toản kể một số câu chuyện giáo dục để rút ra những bài học trong Linh đạo Caritas. Ngài cũng chia sẻ những cảm nhận thiêng liêng trong đời sống riêng và mời gọi các Đại biểu quan tâm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của tất cả các Hội viên Caritas, như thế mới có sự dấn thân hiệu quả và bền vững trong hoạt động bác ái.

Ban tối, TGM Bùi Chu tổ chức đêm văn nghệ hoành tráng chào mừng hội nghị. Với sự góp phần của 250 diễn viên đến từ Đại Chủng viện, 5 Hội Dòng, Nhà Dục Anh và Caritas Bùi chu đã làm nên nhiều sắc màu tạ ơn và rộn rã niềm vui yêu thương.

Ngày 27/11

Ngày cuối cùng của Hội nghị Thường niên Caritas Việt Nam khởi đầu với Thánh Lễ tạ ơn do Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch UBBAXH – Caritas Việt Nam chủ tế, cùng với quý Đức Cha và quý Cha đồng tế lúc 5g30.

Sau điểm tâm, các Đại biểu Hội nghị tham quan các phòng Truyền thống của Giáo phận Bùi Chu, khu nhà các Thánh Tử Đạo… nơi lưu trữ những vật phẩm mang chở lịch sử và văn hóa từ những đầu Tin Mừng đến mảnh đất Việt thân thương.

Hội nghị bắt đầu sớm hơn thường lệ lúc 7g45, với phần báo cáo tài chánh của Văn phòng Caritas Việt Nam và đúc kết thảo luận nhóm từ các Giáo tỉnh. Tất cả các Đại biểu đều nhất trí về việc cần phải thiết lập mạng lưới Caritas tại các Giáo hạt và Giáo xứ. Dẫu điều này cần có một sự dấn thân lâu dài và lao nhọc, nhưng không thể không thực hiện, để các hoạt động bác ái đem lại hiệu quả bền vững và thăng tiến liên tục.

Đức Cha Tôma - Chủ tịch UBBAXH – Caritas Việt Nam và Cha Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng – Giám đốc văn phòng Caritas Việt Nam chủ toạ buổi thảo luận chung, cùng các Đại biểu phân tích những thuận lợi, khó khăn liên quan đến hoạt động của Caritas tại các Giáo phận. Những mối tương quan với các Đấng bản quyền trong Hội thánh, với các Linh mục quản xứ, với các tín hữu trong Giáo phận… cần phải được kiến tạo cách tốt đẹp, để có được sự đồng thuận và hợp lực trong hoạt động.

Các Đại biểu trao đổi thêm về vai trò của văn phòng Caritas Giáo phận, như một nhịp cầu hết sức thiết yếu cho mối tương quan giữa Caritas Việt Nam với Caritas Giáo phận, giữa các Caritas Giáo phận với nhau và với các Giáo hạt, Giáo xứ. Sự hiện diện đã quan trọng, năng lực của nhân viên càng quan trọng hơn cho một hoạt động hữu hiệu và lâu bền.

Cha Giám đốc Caritas Việt Nam tổng kết Hội nghị vào lúc 10g15, lược lại những hoạt động trong gần 3 ngày vừa qua cùng với những đề xuất và định hướng cho năm Mục vụ 2015.

Tất cả Đại biểu hợp nhất trong giờ Chầu Thánh Thể để tạ ơn Thiên Chúa, phó dâng cho Ngài niềm vui và nỗi ưu tư cho hoạt động của Caritas ngày càng hữu hiệu hơn, thể hiện được Caritas là một Gia đình yêu thương và phục vụ, làm chứng cho Tình yêu Thiên Chúa. (x. caritasvietnam.org).

Hội nghị thường niên năm 2014 kết thúc trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và cảm ơn nhau, cùng mở ra cho một năm mới của Caritas Việt Nam với nhiều đổi mới và nổ lực hơn trong việc phục vụ bác ái.

Sau cơm trưa thân mật, mọi người chia tay trở về nhiệm sở với những công việc bề bộn cuối năm Phụng vụ.
 
Giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh – Orlando mừng kỉ niệm 10 năm thành lập
Nguyễn Ngọc Sáng
10:27 28/11/2014
Thứ năm 27 tháng 11 năm 2014, giáo xứ thánh Minh mừng ba dịp trong một thánh lễ thật long trọng. Cùng với cả nước, lễ Tạ Ơn (Thansgiving) được cử hành. Dân tộc Hoa Kỳ tưởng nhớ đến ngày mà tổ tiên họ đã đến được phần đất nhiều “sữa mật” này để lập nghiệp. Trải qua bao khó khăn, gian lao thuở ban đầu, nhờ ơn trên, tất cả đều được vượt qua. Và một đất nước giàu mạnh đã được thành lập.

Hình ảnh

Cùng tâm trạng với những người di dân bản xứ, người Việt Nam là những người đã di cư đến xứ này. Trải qua nhiều hiểm nguy, người Việt Nam đã đến được đất nước này, được đùm bọc bởi những người bản xứ Hoa Kỳ, như ngày xưa tổ tiên họ đã được giúp đỡ bởi những người da đỏ Wampanoag. Nay nhân ngày lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ, chúng ta nhân dịp cám ơn Thiên Chúa đã phù hộ cho chúng ta được đến đây bình yên, sống trên một đất nước bình yên, cám ơn dân tộc Hoa Kỳ đã dành cho chúng ta nhiều ưu ái trên miền đất mới này đối với chúng ta. Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ cũng chính là lễ Tạ Ơn của người Việt Nam.

Cũng trong ngày hôm nay, giáo xứ mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam. Các đấng là ông cha chúng ta đã can đảm chịu đổ máu đào để làm chứng đức tin, để tỏ lòng trung kiên với Thiên Chúa. Máu các đấng đổ ra đã thành hạt giống làm trổ sinh nhiều hoa trái, mà chúng ta là con cháu. Nay kính dâng lễ này để tỏ lòng biết ơn và để noi gương. Cuối thánh lễ, có cho hôn xương các thánh.

Cũng trong ngày hôm nay, giáo xứ mừng kỷ niệm 10 năm thành lập giáo xứ. Đây là dịp để cảm tạ ơn Chúa đã thương ban cho giáo dân xứ này có nơi để thờ phượng Chúa. Đây là dịp để nhớ lại và cám ơn những người đã ra công đóng góp để xây dựng nên ngôi thánh đường này.
 
Phóng sự bằng hình Thanksgiving tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Arlington, TX
Ban Nhiếp Ảnh VietCatholic
22:46 28/11/2014
Xem hình ảnh


Hàng năm Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (GXCTTDVN) tại thành phố Arlington, Texas thuộc Giáo Phận Fort Worth tổ chức mừng kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và cũng là bổn mạng của giáo xứ vào Ngày Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ - Thanksgiving Day.

Được biết Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là giáo xứ tòng nhân lớn nhất cuả người VN trong Giáo Phận Fort Worth với trên 6500 giáo dân cư ngụ tại thành phố Arlington và các vùng lân cận. Ngôi thánh đường cuả GX cũng là nhà thờ lớn nhất cuả người VN tại Hoa Kỳ với khoảng 2000 chỗ ngồi.

Thánh Đường GXCTDDVN đã được thánh hiến cách đây 3 năm, vào ngày 10 tháng 12, 2011, với chi phí xây cất khoảng 6.8 triệu US dollars.

Một điểm son nổi bật trong ngày mừng lễ bổn mạng năm nay là nhờ vào sự đóng góp tài chánh và công sức của giáo dân, giáo xứ đã hoàn tất trả xong số tiền xây cất.

Trong niềm hân hoan và cảm tạ tri ân về những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho, giáo dân đã tụ họp rất đông để tham dự Thánh lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và mừng kính tố tiên, đồng thời để chia sẻ niềm vui chung của giáo xứ.

Những hình ảnh được các anh em phóng viên VietCatholic ghi nhận, gồm có quí anh: Lê Thiện, Trịnh Hiệp và Nguyễn Vàng.

Trần Trọng Long tường trình.
 
Thánh lễ tạ ơn và nghi thức sai đi của khóa Thừa Tác Viên CGVN Melbourne
Trần Bá Nguyệt
22:45 28/11/2014
Melbourne, Vào lúc 8 giờ tối Thứ Năm 27/11/14. Tại Nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Thánh lễ Tạ ơn và nghi thức Sai Đi của Khóa Thừa Tác Viên trong Cộng đồng Công giáo Việt Nam Tổng giáo phận Melbourne đã được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn đồng tế cùng Linh mục Philip Lê Văn Sơn.

Mời xem hình.

Khoá huấn luyện Thừa Tác Viên

Trong hai ngày thứ Ba, 25/11/14 và thứ Tư, 26/11/14, 140 anh chị em giáo dân thuộc nhiều giáo xứ trong Tổng Giáo Phận Melbourne đã tề tựu tại Trung Tâm Công Giáo Vinh Sơn Liêm Flemington, từ 19:30 đến 21:00, để nghe Cha Quản Nhiện Trung tâm, Linh Mục Giuse Trần Ngọc Tân trình bày về vai trò và những đòi hỏi để làm thừa tác viên đọc sách cũng như thừa tác viên Thánh thể.

Bằng lối nói chuyện thân mật, dí dỏm và đôi khi pha những câu chuyện hài hước, Cha Quản nhiệm đã dẫn các tham dự viên đi từ những hiểu biết cơ bản về Kinh Thánh, bao gồm sự quan trọng của Lời Chúa là Lời Hằng Sống làm cơ bản, đến việc thực thi vai trò “người giáo dân được giao phó nhiệm vụ phụ giúp công việc trong Thánh Lễ”. Những qui định của Giáo Hội, những hướng dẫn của sách Giáo Lý Công Giáo, của Huấn Quyền Giáo Hội đã được linh mục diễn giảng, thu tóm đầy đủ để người nghe hiểu được vai trò tư tế và tiên tri của mình theo hướng dẫn của những văn bản Giáo Hội.

Có hai loại thừa tác vụ:

- Thừa tác vụ có chức thánh (giám mục, linh mục và phó tế) nhằm phục vụ các tín hữu (x. GLHTCG 1536).

- Thừa tác vụ không có chức thánh (Cha giảng thuyết gọi là ‘ngoại thường’) được trao cho một số tín hữu được tuyển chọn để giúp việc phục vụ Bàn Thánh (giúp lễ, trao Mình Thánh Chúa) và phục vụ Lời Chúa (đọc Sách Thánh) và cử hành một số á bí tích hay nghi thức chúc lành (x. GLHTCG 1669).

Để được hợp pháp và đạt hiệu năng thiêng liêng, các thừa tác viên cần hội đủ các tiêu chuẩn sau:

- Thi hành phận sự một cách công khai, nhân danh cộng đoàn Dân Chúa;

- Được Hội Thánh truyền chức thánh hay trao cho nhiệm vụ;

- Thi hành phận sự ấy theo qui định của Hội Thánh x. GLHTCG 1143).

Sau hai ngày thuyết giảng cho các học viên về nhiệm vụ cao cả của người Thừa Tác Viên đọc lời Chúa và Thừa Tác Viên Thánh Thể. Trước Thánh lễ tạ ơn hôm nay, linh mục quản nhiệm dành ra 30 phút để trả lời các thắc mắc mà các học viên nào muốn biết thêm, biết rõ hơn, hầu yên tâm phục vụ phần trách vụ thiêng liêng của mình trước khi được “sai đi.” Linh mục quản nhiệm đã giải đáp rõ ràng và thoả mãn mọi câu hỏi của học viên.

Trước khi Thánh lễ tạ ơn và nghi thức sai đi. Ông Phaolô Nguyễn Ngọc Trúc Chủ tịch Cộng đồng Công giáo Việt Nam TGP Melbourne đã hướng dẫn các thừa tác viên về nghi thức sai đi sẽ tiến hành sau phần Lời Chúa trong Thánh lễ. Trong bài chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế nhấn mạnh đến lời Chúa khi Ngài sai các môn đệ đi, Ngài luôn nói khi các môn đệ đi đến đâu thì đều chúc bình an cho người mà môn đệ gặp. Sau khi có bình an thì mọi việc đều tiến triển một cách tốt lành.

Nghi thức sai đi đã được ông chủ tịch xướng danh từng thừa tác viên, khi mọi người hiện diện đầy đủ. Linh mục chủ tế chúc lành và trao tượng trưng sách Lời Chúa, cùng sai đi rao giảng và mang Mình Thánh Chúa đến với những ai vì không thể đến nhà thờ được, nhưng trong lòng khát khao đón nhận Chúa ngự vào nhà linh hồn, sau khi họ đã được hưởng bí tích hòa giải.

Sau phần nghi thức, Linh mục Philip Lê Văn Sơn đã trao chứng chỉ, chúng nhận học viên đã hoàn thành khóa học Thừa Tác Viên, và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mà các linh mục chánh xứ giao phó.

Sau lễ, mọi người được mời xuống hội trường trung tâm để giải khát và cũng là dịp chào hỏi cùng trao đổi, trong niềm tin yêu an bình của những người con Chúa.

Nhóm phóng viên Báo Dân Chúa Úc Châu.

 
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm
Nguyễn Trung Tây
18:02 28/11/2014
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm

□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.


Sáng nay làng họp bữa chợ phiên, em hí hửng xách giỏ tới chợ tính kiếm miếng thịt heo về nấu nồi thịt đông. Làng hai tháng một lần mới họp chơ, bởi thế người làng nườm nượp kéo nhau về cửa chợ, rộn ràng như trẩy hội. Đông thì đông, nhưng thật bất ngờ, vừa tới cửa chợ em đã gặp bác. Bác rõ ràng tay xách giỏ đi chợ, nhưng không hiểu sao cứ vòng vòng đi tới đi lui như gà mắc đẻ, mặt mũi bác ngơ ngơ như gà trống mới bị thiến. Thấy bác như người trúng gió độc, em bỏ ngang miếng thịt lợn xuống hàng thịt. Tới trước mặt bác, em cúi đầu,

— Em chào bác! Gớm, lâu quá làng mới họp bữa chợ phiên. Bác cũng xách giỏ đi chợ…

Nhưng thật quái lạ, mặc cho em cất nhời chào hỏi, bác chẳng nói chi, chân vẫn cứ bước tới, mặt vẫn cứ ngơ ngơ như người cám lợn dở hơi. Em hốt hoảng giơ tay chặn bác lại,

— Ơ bác! Bác sao thế? Mặt sao xanh lét như người mới ốm dậy vậy?
Bác dừng lại những bước chân. Nhìn quan em, bác mở miệng, giọng thiểu não như nhà có đại tang,

— Chết rồi ông ơi! Khổ! Mất, mất hết cả rồi...

Thấy bác hốt hoảng, em cố gắng trấn an,

— Bác bình tĩnh lại. Mất, mà mất cái gì?

Mặt chảy dài trái bí rợ, bác thều thào như người chết đói,

— Mất trộm ông ạ! Tối hôm qua. Có mấy chục bạc dành dụm cho cái đám cưới của cháu Hoa dấu kín trong tủ, khóa tới hai lần cửa hẳn hoi, thế mà nó cũng mò ra, lấy đi tất tật...

Em trợn mắt như người bị ma đuổi,

— Chết chửa!

Bác thều thào như người hấp hối sinh thì,

— Chính miệng mình đã dặn dò vợ con cửa nẻo là phải trông nom cho cẩn thận, nhất là vào dịp cuối năm, trộm nó cứ như rươi. Tối nào tôi cũng phải đi một vòng nom nom cửa trước ngõ sau. Rõ là khổ! Chiều hôm qua bu nó lại dẫn mấy cháu về bên ngoại...

Bác dừng lại, giọng ngần ngại,

— ...Mà nhà Hai Thoan họ lại mời ăn đám giỗ...

Bác nói nho nhỏ vào tai quan em,

— Mà khổ một cái, ông biết rồi đó, rượu nếp than với thịt chó cuốn lá mơ tam thể của cái nhà đó thật là nhất vùng, cho nên về được tới nhà là chui thẳng vào trong buồng...

Miệng ngão ra như cá trê mắc cạn, bác chép miệng,

— Sáng dậy, mở banh mắt ra, nhà trước cửa sau là sạch sành sanh. Trộm nó vét tất tật. Đôi lợn nuôi trong chuồng vỗ béo cho cái đám cưới, nó cũng ôm đi tất tật. Chuồng lợn giờ trống trơn. Chết thiệt.

Bác lại đi tới đi lui như kiến bò trong bát, em nhắc nhở,

— Bác đã trình với quan chửa?

Bác dừng lại bước chân, cáu gắt mắm tôm,

— Trình với chả trình… Chả khéo lại mất thêm một mớ bạc nữa đấy.

Em nhìn bác,

— Ơ! Bác này đến là hay! “Đau ốm mang tới thầy lang. Gặp nhà mất trộm cửa quan thì trình” chứ lị.

Bác nói nho nhỏ vào tai em, phân tích tỉ mỉ,

— Biết, khổ lắm! Ông quên rồi à? Tháng trước nhà chị Thìn cũng mất trộm. Lên trình quan, quan phái thầy lý xuống viết biên bản. Nhưng chả lẽ người ở cửa quan tới nhà mà chỉ có được cốc nước vối với vài hơi thuốc lào. Vậy là mất đứt tám hào cho mâm cơm gà trống thiến luộc với một cút rượu để đãi thầy lý với lính huyện. Thế đã xong đâu, lại còn phải dúi vào tay thầy lý một hào, hào kia là biếu hai ông lính. Nhưng rõ là vãi tội, cả tháng rồi có thấy của nó bò về lại nhà đâu. Của thì mất, vốn liếng trong nhà lại thâm mất đúng ba đồng bạc. Này nhé, tám hào mâm cơm, hai hào dúi tay, hai đồng cho biên bản và con triện son của quan. Cộng lại không phải ba đồng thì là mấy. Một đống của. Cái nhà chị Thìn, rõ là khổ!

Em thôi không nói chi, nhưng nghĩ sao, chép miệng nói, nửa an ủi nửa mắng mấy mắng,

— Nói bác đừng giận. Đã biết là cuối năm, trộm cướp như rươi mà bác còn uống…

Bác buồn bún thiu, tần ngần nhận tội như bị cáo đứng trước mặt quan tòa,

— Thì biết. Sáng dậy tỉnh men rượu là biết có chuyện rồi.

Em giọng hờn mát, nửa đùa nửa thật,

— Khổ! Chỉ vì mấy chén rượu của nhà Hai Thoan...

Bình thường bị quan em ăn nói mát mẻ, quan bác sẽ không bỏ qua; nhưng lần này, biết tội mình, bác chỉ chép miệng,

— Mấy đêm trước, nửa đêm về sáng thấy con Đốm con Vàng sủa vang là đã nghi rồi. Cho nên bận chi thì bận, tối nào cũng đánh một vòng xem xét cửa nẻo trước sau. Ai ngờ, chỉ sểnh ra một phút! Rõ khổ. Giờ bu nó đang ngồi khóc thút thít trong buồng như nhà có tang. Tuần tới nhà trai mang trầu cau sang dạm hỏi rồi, mà bây giờ trong nhà không còn một hào. Tôi là đến chết mất…

Em nhìn bác, suy nghĩ, cuối cùng... cúi xuống, móc móc ruột tượng,

— Thôi, bác cho phép để em nói mấy nhời. Bán anh em xa không bằng láng giếng gần. Đây, bác nể mặt em cầm tạm mấy chục đồng này về mà lo cái đám cưới cho cháu... Cái này cũng là quà cưới em tặng cho cháu. Thôi bác cho phép để em mừng trước vậy. Cũng vẫn là tiền mừng. Bác không cầm là em giận cho mà coi.

Bác nhìn em, nước mắt tự nhiên lưng tròng. Trời tháng Mười Hai giá rét cá chết nổi lình bình ngoài sông Cái mà sao trong hồn ấm áp như đang ngồi trong bếp lửa than hồng.



□ Lời Chúa

"Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. Ðiều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!" (Mark 13:33-37).

□ Suy Niệm

Chúa phán, “Vào thời ông Noah thế nào, ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy… Anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã canh thức, không để nó khoét vách nhà mình” (Matt 24:37, 42-43).

Noah đóng tàu báo hiệu lụt đại hồng thủy, nhưng thiên hạ thản nhiên ăn uống đám cưới. Mưa trời đổ xuống, nước lụt dâng lên cuốn trôi tất cả.

Tỉnh thức! Chúa đang tới.

Ngực đau nhoi nhói báo hiệu bệnh tim, nhưng trần gian có người vẫn thản nhiên uống rượu, hút thuốc, làm việc quần quật, cày ngày hai jobs. Đau tim! Mổ nối ba bốn động mạch. Sinh mạng bấp bênh như ngọn nến trước cơn bão.

Tỉnh thức! Chúa đang tới.

Rượu báo hiệu cửa ngỏ tâm hồn lỏng lẻo khóa. Trộm ghé vào. Mất tất cả. Rượu báo hiệu mất khả năng tự chủ. Lái xe, đụng cột đèn. Bể đầu xe và bể đầu mình. Rượu báo hiệu đèn xe cảnh sát chớp chớp phía sau. Cảnh sát thổi rượu. DUI! Mất bằng lái.

Tỉnh thức! Chúa đang tới.

Nhức đầu, cáu gắt, tâm thần bất ổn báo hiệu hồn và xác mệt nhoài bởi đời sống vật chất cuồng quay. Mùa Vọng tới, mùa tham dự tĩnh tâm, mùa nhận lãnh bí tích Hòa Giải.

Tỉnh thức! Chúa đang tới.

Mùa Vọng của bốn cây nến đốt lên báo hiệu giờ phút linh thiêng Ngôi Hai Thiên Chúa ghé xuống viếng thăm địa cầu. Trần gian ơi, máng cỏ nào đã được đan kết để chào đón giây phút diệu huyền Ngôi Hai nhập thể hóa nên người trần!

Tỉnh thức! Chúa đang tới.

□ Nguyễn Trung Tây
www,nguyentrungtay.webs.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tranh Thu
Tấn Đạt
10:48 28/11/2014
TRANH THU
Ảnh của Tấn Đạt
Xuân về hoa nở rộn ràng
Thu sang muôn sắc lá vàng vẽ tranh.
(bt)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hạnh Phúc Trẻ Thơ
Richard Drysdale
22:17 28/11/2014
HẠNH PHÚC TRẺ THƠ
Ảnh của Richard Drysdale
Bà cho bé cái kem que
Thơm-ngon-mát-ngọt, mắt.. xoe, miệng cười.
(nđc)