Ngày 23-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:58 23/11/2013
NĂM NAY CHẾT CÓNG.
N2T

Tề vương vì muốn được thảnh thơi mãi mãi, bèn muốn bắt lính xây bức trường thành dài bốn ngàn dặm, nhưng trước mắt quốc sự chưa được yên ổn.
Ngải tử bèn nói với Tề vương:
- “Sáng hôm nay tuyết rơi rất sớm, tôi đến triều bái đại vương, nhìn thấy hai bên đường dân nghèo lõa thể nằm trên tuyết, nhìn trời mà hát, tôi liền trách chúng nó không được làm như thế và hỏi duyên cớ, đám dân nghèo nói : “Nếu hôm nay tuyết lành rơi đúng lúc, thì điềm báo trước là sang năm được mùa bội thu. Chỉ đáng tiếc là năm nay chúng tôi phải chết cóng, việc này không giống với việc xây thành hôm nay sao ?”
(Ngải tử tạp thuyết)
Suy tư:
Tâm lý con người ta ai cũng muốn được nghỉ ngơi thoải mái, nhưng nghỉ ngơi thoải mái mà để người khác phải mệt xác, đau khổ vì mình, thì quả thật không nên.
Chỉ có tinh thần tự nguyện mới làm cho con người vui sướng thoải mái.
Có một bà giáo dân nọ nói với tôi: “Thưa cha, nếu con không vào đạo binh Đức Mẹ thì con sẽ chửi nát mả thằng cha đó !”; lại có một giáo dân khác nói: ”Nếu không phải là mùa chay thì con đánh bỏ mẹ bà nó !”...
Cuộc sống phục vụ của các nữ tu nơi các bệnh viện thật là thú vị, vì các chị phục vụ với tinh thần tự nguyện, các chị tự nguyện mệt mỏi nơi thể xác và có khi trong tâm hồn để cho các bệnh nhân được thoải mái, sung sướng và cảm thấy được an ủi. Các chị đã tự nguyện phục vụ Đức Chúa Giê-su đang ở trong các bệnh nhân, tinh thần tự nguyện ấy thật cao cả và đáng khâm phục, các chị không nói: “Nếu tôi không phải là nữ tu thì tôi cóc mà thèm những chuyện mệt nhọc như thế này...”, nhưng các chị luôn tâm niệm rằng: “Tôi là một nữ tì của Thiên Chúa, tôi tự nguyện phục vụ Chúa trong những anh chị em bệnh nhân của tôi, vì đó là bổn phận của tôi –bổn phận của một tôi tớ.
Phục vụ là tự nguyện trở nên tối tớ của tha nhân trong Đức Chúa Giê-su.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Đức Chúa Ki-tô vua
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:01 23/11/2013
Chúa Nhật LỄ ĐỨC CHÚA KI-TÔ VUA

Tin mừng : Lc 23, 35-43.
“Khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi.”


Anh chị em thân mến,
Hiện nay có rất nhiều người hãnh diện vì mình được mang quốc tịch Mỹ, đi đâu họ cũng khoe khoang thân phận công dân nước Mỹ của mình, và có lúc họ chê đất nước này lạc hậu, đất nước kia chậm tiến thua nước Mỹ…

Chúng ta mang danh công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su -Đấng đã chết và sống lại vinh quang- chính là vị vua cao cả của chúng ta; được làm con dân của một vị vua trên các vua, hoàng tử trên các hoàng tử mà lại không lấy làm hãnh diện, thì quả là chúng ta không hiểu được giá trị tuyệt vời của cuộc sống làm con Thiên Chúa.

Như những người tự hào mình là công dân của một cường quốc, nên chúng ta đã trở nên miếng mồi ngon cho ma quỷ cám dỗ bằng nhiều hình thức, nhất là sự ỷ lại vào tình thương và ân sủng của Thiên Chúa :

Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua trên các vua- nhưng chúng ta chưa ca tụng tán dương Ngài với tất cả sự cao cả mà Ngài đã ban cho chúng ta, nhất là giới luật yêu thương mà chính Ngài đã dạy, cho nên chúng ta coi thường những người khác tôn giáo với mình, rồi kiêu ngạo coi việc thờ phượng Thiên Chúa như là một bố thí cho Ngài: thích thì cầu nguyện đến tán dương ca tụng, không thích thì ở nhà nhậu nhẹt đàn đúm. Trái lại những người mà chúng ta khinh thường là tin những điều nhảm nhí thì lại rất thành kính trước bụt thần, ước gì chúng ta có một tâm hồn thành kính với Đức Chúa Giê-su là vua và là chủ tể mọi loài…

Chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua, nhưng trong cuộc sống thực tế chúng ta đã không nhìn nhận Ngài là vua và là Đấng cứu chuộc của mình, chúng ta đã sống cuộc đời buông tuồng không phù hợp với Lời Chúa dạy, và, có thể nói chúng ta đã chọn ma quỷ làm vua chúng ta khi chúng ta trở thành kẻ hưởng thụ vật chất, trở thành kẻ coi trọng danh giá của thế gian mà coi thường nhân phẩm của người nghèo khó bất hạnh…

Chúng ta tin tưởng Đức Chúa Giê-su là vua trong ngay phán xét, nhưng chúng ta vẫn sống như không có ngày phán xét, cho nên chúng ta vẫn cứ nói xấu người này đến người khác, chúng ta vẫn còn có những âm mưu hại người anh em, chúng ta vẫn lừa đảo người này đến người khác vì những tham lam của mình…

Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Chúa Giê-su Ki-tô là Vua vũ trụ trong ngày Chúa Nhật cuối năm phụng vụ, là Giáo Hội nhắc nhở cho chúng ta biết rằng thế gian này sẽ có một ngày bị hủy diệt, cuộc sống của con người cũng sẽ có ngày kết thúc, lúc đó Đấng sẽ quyết định số phận đời đời của chúng ta là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Vua vũ trụ, chứ không phải là ông tổng thống hoặc ông vua hoặc ông chủ tịch nước nào cả…

Gợi ý :
1. Trong cuộc sống có lúc nào chúng ta nhớ đến mình là một công dân Nước Trời, để sống đẹp lòng Thiên Chúa ?
2. Chúng ta có tự hào mình là con dân của vua trên các vua, chúa trên các chúa, và có can đảm sống như danh phận ấy của mình ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tỉnh thức để chờ Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:51 23/11/2013
Chúa Nhật I MÙA VỌNG, năm A
Mt 24, 37-44

TỈNH THỨC ĐỂ CHỜ CHÚA

Tỉnh thức, chờ đợi và sẵn sàng là những ngôn từ Kinh Thánh dùng rất nhiều để nói đến tính đột xuất, bất ngờ của việc Chúa đến. Hôm nay, Chúa Nhật I Mùa Vọng năm A, lại vang lên điệp khúc này :”…Anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến “. Tỉnh thức, sẵn sàng là lời thúc bách, là sự cảnh tỉnh của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô đối với nhân loại, đối với con người và đối với mỗi người chúng ta.

Thực tế, Chúa đã đến trần gian từ lâu, cách đây vài ngàn năm. Suốt thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã cho biết bao người chuẩn bị để dọn đường cho Con Chúa đến và Chúa đã đến khi Mẹ Maria nói lời “ Xin vâng” làm theo ý Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhân loại vẫn chưa đón nhận Tin Mừng cách tích cực. Nhiều người sống ngay bên Chúa nhưng vẫn không nhận ra Chúa. Do đó, hằng năm, Giáo Hội vẫn mời gọi mọi người hãy sẵn sàng tỉnh thức để chờ đón Chúa đến.Ở đây việc chờ đợi Chúa đến có hai ý nghĩa : chờ Chúa đến, mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người và ý khác chờ Chúa đến trong ngày sau hết hay là đón đợi ngày, giờ chết của mỗi người.

Trong Tin Mừng, chúng ta đọc thấy những dấu chỉ như kẻ trộm đến bất ngờ, lụt đại hồng thủy thời ông Noe, quả thực không phải là những điều hù dọa con người, hù dọa chúng ta nhưng những dấu chỉ xẩy đến cho chúng ta hay không biết lúc nào, không biết giờ nào vì Chúa đến bất ngờ, đến đột xuất. Chúa Giêsu nói như thế có nghĩa là Ngài vẫn luôn đến, Ngài thường đến, nhưng con người nào ai hay, nào ai nhận biết.

Tuy nhiên, nói như thế, Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu toàn bộ Tin Mừng, toàn bộ lịch sử cứu độ. Chúa đến cách bất ngờ, đột xuất ngay khi chúng ta đang làm việc, sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ, học hành, dựng vợ gả chồng …thì Chúa đến. Điều này nói lên tính bất ngờ, đột xuất của giờ Chúa đến. Thiên Chúa luôn hiện diện giữa nhân loại, giữa con người, giữa chúng ta.

Chính vì thế, chờ đợi không có nghĩa là thụ động nhưng phải luôn làm việc tích cực, ý thức và hoàn toàn tự chủ. Chúa luôn hiện diện.Chúa luôn can thiệp vào đời sống của con người như khi chúng ta đọc Tin Mừng của Chúa. Ngài giúp đỡ mọi người, mọi kẻ ốm đau tật nguyền, nghèo đói, Ngài luôn có mặt…

Ngay thời Chúa Giêsu, có những người đã nhận ra Ngài nhưng có những người làm ngơ, cố tình không nhận ra Ngài…Ngày nay, Chúa vẫn có đó, Chúa can thiệp vào mọi trạng huống cuộc đời của con người, miễn là chúng ta mở to đôi mắt đức tin để nhận ra Ngài. Chúa đã đồng hóa mình với những kẻ khó nghèo, kẻ đói khát, kẻ tù tội, kẻ trần truồng, kẻ cô đơn, già nua, neo đơn vv…những kẻ như thế là hiện thân của Chúa, tuy nhiên chúng ta đã làm ngơ hay cố tình không nhận ra ngài.

Vâng, các dụ ngôn của Chúa Giêsu hôm nay mang tính hết sức thời sự giúp chúng ta suy nghĩ :

Chúa vẫn tiếp tục đến. Nhưng chúng ta phải can đảm chờ đợi. Ngài đến thật bất ngờ, thật đột xuất trong giờ sau hết của chúng ta, bởi vì chúng ta đâu có biết lúc nào chúng ta chết đâu ! Chúa đến như đã đến với năm cô trinh nữ khôn ngoan…” Ta đứng ngoài cửa mà gõ “.

Chúa đến với chúng ta ngay khi chúng ta đang làm việc, vậy như thánh Đaminh Saviô, chúng ta cứ tiếp tục làm việc, cứ tiếp tục chơi khi biết rằng Chúa sẽ đến…Chúa đến gặp chúng ta lúc đó thật hạnh phúc.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết sẵn sàng, tỉnh thức và cầu nguyện để đón chờ Chúa đến. Xin giúp chúng con biết khôn ngoan như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn mà lại mà lại mang dầu, để khi tân lang đến thì thắp đèn sáng để đón chàng rể vào tiệc cưới. Maranatha! Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :


1.Những dấu hiệu báo trước ngày Chúa đến ?
2.Tỉnh thức, sẵn sàng nói lên tính gì ?
3.ý nghỉa kẻ trộm và lụt đại hồng thủy thời ông Noe nói gì ?
4.Khi biết giờ Chúa sắp đến, khi đang làm việc ông bà anh chị em sẽ làm gì?
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:06 23/11/2013
GIẬN DỮ
“Vì khi nóng giận, con người không thực thi đường lối công chính của Thiên Chúa.” (Gc 1, 20)
N2T

1. Giận dữ là cửa của các sự ác.

(Thánh Gregory)
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:13 23/11/2013
PHỤC VỤ
Có một vài giáo dân “có máu mặt” trong giáo xứ dọa cha sở là họ sẽ bỏ đi nhà thờ khác, nếu cha sở không loại người này bỏ người kia theo ý họ.
Cha sở nghiêm khắc nói:
- “Nếu các ông bà theo đạo vì những người này thì cứ việc đi nhà thờ khác, nhưng nếu các ông bà theo đạo vì Chúa, vì đức tin, thì hãy có lòng khiêm tốn và yêu thương khi phục vụ. ”
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Chúa là vua - Vua như thế nào
LM. Vũ Xuân Hạnh
08:51 23/11/2013
Chúa Nhật 34 THƯỜNG NIÊN – CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ

CHÚA LÀ VUA – VUA NHƯ THẾ NÀO?

Trong gần nửa thế kỷ, từ năm 1870-1914, Hội Thánh của Chúa Kitô liên tục đối diện với nhiều khó khăn. Trong những khó khăn ấy, rất nhiều đe dọa có thể gây nguy hiểm cho Hội Thánh về mặt đức tin cũng như về ngoại giao, kinh tế và nền hòa bình.

Bằng chứng là vào năm 1870, nước Tàa Thánh đã bị giải thể. Đó là ngày 22.9.1870, khi người Ý tiến vào Rôma và chiếm đóng Rôma.

Chưa đầy nửa tháng sau, ngày 2.10, Tòa Thánh và chính quyền Rôma tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Người ta đi đến nhất trí nước Tòa Thánh phải thuộc về đất Ý. Ngay sau đó ba tuần, chính quyền Ý tuêyn bố Rôma trở thành thủ đô của nước Ý.

Tuy lãnh thổ bị mất, nhưng sứ mạng của Hội Thánh không mất. Cùng với cuộc phát kiến đất mới khắp nơi, lịch sử của Hội Thánh cũng từ đó mở sang trang mới: Hội Thánh bung ra toàn thế giới. Đúng là việc Chúa làm, Người đã sử dụng những khó khăn để tạo ra những thuận lợi lớn lao: phong trào truyền bá Phúc Âm lan nhanh. Công tác truyền giáo gặt hái nhiều thành công.

Tuy nhiên, thuận lợi trong việc mở mang đức tin, chỉ là thuận lợi riêng cho giới Công Giáo về mặt tinh thần. Thực tế, Tòa Thánh đã bị giải thể. Nhưng đó chỉ là một sự kiện nằm trong toàn bộ những đe dọa và bất ổn chung cho cả nhân loại.

Đọc lại lịch sử thế giới, chúng ta thấy, từ cuối thế kỷ XIX, do các đế quốc đi tìm thuộc địa, tranh giành thuộc địa và nhiều lý do khác, đã có những mâu thuẫn ngấm ngầm hay trở thành những cuộc chiến lớn nhỏ. Chúng ta ghi nhận bốn cuộc chiến lớn như:

- Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (1898) dẫn đến việc Mỹ chiếm Cuba và Phi Luật Tân.

- Chiến tranh Anh – Buren (1899-1902): Anh chiếm hai quốc gia của người Buren, sáp nhập họ vào Nam Phi.

- Liên quân tám đế quốc can thiệp vũ trang vào Trung Quốc (1900) đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

- Và từ 1904-1905, Nga – Nhật tuyên chiến.

Sự đe dọa và bất ổn ấy cứ âm ỷ trong đời sống và lịch sử nhân loại. Vì thế, phải đến một ngày, tất cả những âm ỷ ấy vỡ ra, vỡ mạnh, bùng nổ trên khắp thế giới.

Năm 1914, một trong hai cuộc chiến tranh tàn khốc nhất thế giới, có chiều rộng kinh khủng: bao trùm cả thế giới, đã làm cho cả nhân loại phải sống trong bầu khí của hận thù, giết hại, máu đổ khắp nơi. Đó chính là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Lý do chủ yếu của cuộc chiến là bởi các đế quốc tranh chắp về ảnh hưởng và quyền lợi trên các thuộc địa. Từ đó, thế giới hình thành hai phe kình địch nhau: Khối Liên Minh gồm các nước Đức, Áo Hung và Ý – và Khối Hiệp Ước gồm Anh, Pháp, Nga, đã liên tiếp gây nên không biết bao nhiêu xáo trộn và giết chóc kinh hoàng.

Gánh chịu mất mát, đau đớn hàng đầu trong các cuộc chiến giành giật quyền lợi của đế quốc vẫn là dân thuộc địa và các nước nghèo. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất này đưa tới một kết quả thảm khốc: tám triệu người chết; 20 triệu người bị thương; nền kinh tế thế giới kiệt quệ; bản đồ thế giới được sắp xếp lại.

Nhưng giữa những cảnh thương tâm cho cả thế giới như thế, người Công Giáo lại đón nhận một tin mừng vô cùng trọng đại, đó là một niềm hạnh phúc vĩ đại: Năm 1917, liên tiếp sáu tháng từ tháng Năm đến tháng Mười, tại làng Phatima ở Bồ Đào Nha, Mẹ Thiên Chúa đã nhiều lần viếng thăm thế giới. Qua ba trẻ chăn súc vật ngoài đồng là Phanxicô, Giacinta, Lucia, Đức Maria, Đấng được tuyên xưng là Nữ Vương Hòaa Bình, đã an ủi thế giới nói chung và con cái mình là Giáo Hội nói riêng.

Tại Phatima, ngoài những mệnh lệnh Đức Mẹ đòi người tín hữu phải thực hiện, đó là: ăn năn đền tội, siêng năng lần chuỗi và tôn sùng Trái tim Đức Mẹ, Đức Mẹ còn tiên báo: chiến tranh thế giới sắp kết thúc.

Đúng như lời Đức Mẹ, cuối năm sau, tức năm 1918, cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc. Chiến tranh tự nó đã là một điều khủng khiếp. Giờ đây, chiến tranh đi qua, nhưng hậu quả của chiến tranh còn khủng khiếp hơn: hàng chục vạn người nghèo đói khắp nơi. Nó còn để lại cho nhân loại vô vàn sự đổ nát, tan vỡ và thiếu thốn trầm trọng. Bây giờ thế giới phải bắt tay xây dựng lại.

1. Tuyên xưng Chúa Kitô Vua Bình an và Hiến dâng thế giới cho Người.

Sau những năm tương tàn, giết hại nhau quá sức đau lòng như thế, năm 1925, Đức Thánh Cha Piô XI thiết lập lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Đức Giáo hòang lập lễ này với một lý do quan trọng: Hiến dâng thế giới và nền hòa bình của nhân loại cho Chúa Kitô.

Thiết lập và tiếp theo là mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ hàng năm, Hội Thánh xin Chúa Kitô, vì tình thương của Người, hãy làm cho thế giới được bình an. Xin Chúa Kitô giải phóng con người khỏi nỗi sợ hãi của chiến tranh bạo tàn.

Nhất là trong thời buổi chúng ta đang sống đây, hầu như không ngày nào thế giới được bình yên. Hầu như ngày nào thế giới cũng có cảnh chém giết lẫn nhau. Hiếm có ngày nào nhân loại hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

Bởi đó, ta cầu xin Cha Kitô, Vua Tình Yêu ban cho thế giới ơn bình an và xin cho lòng ta cũng được bình an, đừng hận thù, đừng nuôi lòng oán ghét anh em mình. Xin Chúa thương giải thóat thế giới khỏi chiến tranh, tai ương và giết chóc kinh hoàng.

Nhưng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ được thiết lập, không chỉ có một lý do duy nhất này mà thôi. Lễ này còn có hai ý nghĩa khác:

2. Tuyên xưng Vương quyền vĩnh cửu và không giới hạn của Chúa Kitô.

Chúa Kitô làm Vua không phải trong một thời đại nào, nhưng làm Vua đời đời. Vương quyền của Chúa không bao giờ mất đi, không bao giờ lung lay hay bất cứ ai cĩ thể lấy được.

Chúa là Vua tối cao: Vua trên các vua, Vua của các vua; Chúa trên các chúa, Chúa của các chúa. Các vua cha trần gian phải thờ lạy một mình Vua Kitô.

Chúa Kitô làm vua, nhưng Vương quyền của Người không phải là một quốc gia, một dân tộc, cũng không bị giới hạn bởi bất cứ một ranh giới nào. Nhưng Vương quyền của Chúa thể hiện trên toàn cõi vũ trụ. Cả vũ trụ này là của Chúa Kitô. Người nắm tất cả trong tay của Người. Vận mạng của vũ trụ thuộc về Vua Kitô.

Nhưng vẫn còn một điều hơn cả vũ trụ bao la ấy: Chúa Kitô làm vua trong lòng người ta.

Nếu các vị vua chúa hoặc bất cứ nhà lãnh đạo nào, nếu cai trị, thì cùng lắm cai trị những gì là vật chất, và gìn giữ nề nếp, kỷ cương trong một khuôn phép. Nếu có cai trị thần dân của mình, chỉ là một hình thức cai trị, nắm lấy cái bên ngoài, nắm lấy những biểu hiện bên ngoài mà mọi người có thể để lộ ra đúng hoặc sai. Cùng lắm chỉ nắm được thể xác của người khác, để trong một hoàn cảnh nào đó bắt họ phải chết, cho họ sống, hay giam cầm họ.

Chỉ một mình Chúa Kitô làm Vua và chiếm trọn tấm lòng con người.

Làm vua ở bề nổi, làm vua về mặt vật chất, hay tỏ uy quyền của mình nơi thân xác con người không khó.

Làm vua lòng người, làm vua trong tâm hồn con người, làm vua nơi nội tâm của từng người, trong cả nhân loại, đó là điều không dễ thực hiện chút nào. Chỉ một mình Vua Kitô chiếm trọn vẹn nơi mỗi một người vừa tinh thần, vừa vật chất như thế.

Nói một cách chính xác hơn, trong cuộc trần này, chẳng ai có thể làm vua. Chỉ Vương quyền của Chúa Kitô mới là Vương quyền đúng nghĩa, tuyệt đối. Vì thế, ta tuyên xưng Vương quyền của Chúa Kitô là Vương quyền vĩnh cửu, không giới hạn.

3. Tuyên xưng Chúa Kitô là Vua Tình Yêu.

Chỉ duy nhất một mình Chúa Kitô nắm quyền. Mọi quyền hành nằm trong tay Người. Người là Vua vĩnh cửu và tuyệt đối.

Nhưng dù Vương quyền của Người là Vương quyền không giới hạn, chỉ có một không hai trong cõi loài người, Chúa Kitô không bao giờ cai trị bằng quyền lực của mình. Ngược lại, Người cai trị bằng tình yêu.

Đúng hơn, nếu hiểu theo nghĩa của lòai người, cai trị là thị uy, là bắt mọi người lụy phục mình, là “ăn trên ngồi trước”, thì nơi Chúa Kitô chẳng phải là cai trị. Nhưng Người là Nguồn yêu thương rót đầy nơi chúng ta và nơi cả thế giới này lòng yêu thương ấy.

Tình yêu thương ấy chảy tràn trề, chảy lai láng, bất cứ ai chân thành tìm gặp đều có thể bắt gặp và nương nhờ, để được triều mến và được ấp ủ.

Vương quyền dẫu lớn lao, tuyệt đối là thế, nhưng Chúa Kitô, trước sau vẫn chỉ có một đường lối duy nhất là yêu thương, săn sóc và cứu chữa mà thôi.

Chính vì tình yêu vời vợi như thế, Chúa Kitô đã chấp nhận chết cho thần dân của mình. Người hiến thân hy sinh cho cả Hội Thánh.

Như vậy, qua cuộc hiến tế của Chúa, chúng ta nhận ra, Vua Kitô không chỉ là Vua hiền lành, nhân từ, Người còn là vị Vua hạ mình đến tận cùng. Đến nổi khi nhìn ngắm sự hạ mình của Người trong cuộc hiến tế thương đau, ta chỉ còn biết lặng người đi, chim ngắm, thờ lạy, cảm tạ, chúc tụng, nguyện một lòng mang ơn Người và trung thành theo Người đến trọn cuộc đời.

Bởi chỉ có thể là một vị Vua yêu thương tận cùng nên mới hạ mình đến tận cùng như thế.

Cũng bởi Chúa yêu thương như thế, nhiều anh chị em Kitô hữu nhiệt thành đã để Người chiếm trọn bản thân mình, và lấy làm hạnh phúc vì được sống trong chiếc nôi tình yêu của Vua Giêsu.

Cũng giống một người mẹ yêu thương con mình, hình ảnh của người mẹ ấy lấp đầy trong tâm hồn đứa con. Bằng lòng yêu thương không gì bằng, người mẹ đã chiếm trọn đứa con của mình. Tình yêu giữa Chúa Kitô và những ai khám phá ra tình yêu của Người, cũng sẽ được Người chiếm trọn vẹn như thế.

Vì thế, đối với tôi, tuyên xưng Chúa Kitô là Vua Tình yêu vẫn chưa có thể nói hết được nội dung của lòng yêu thương mà Chúa trao ban.

Chỉ có ai sống bằng một đời sống cầu nguyện thâm sâu và cảm nghiệm bằng tất cả nội tâm và lòng yêu mến của mình, mới hiểu được tròn đầy ba tiếng VUA TÌNH YÊU.

Bạn thân mến, bằng một vài suy niệm như thế trong lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, chúng ta chân thành nhận ra rằng: trên thế giới hiện nay có khoảng năm trăm ngàn linh mục, khoảng một triệu năm trăm ngàn tu sĩ nam nữ và hơn một tỷ người Công Giáo. Chỉ cần bằng ấy số lượng người biết để Chúa làm Vua lòng mình thực thụ, thế giới đã có một khối lượng men và muối cho cuộc đời lớn không thể tả.

Nhưng thật nghịch lý và mâu thuẫn làm sao, khi trong chính cộng đoàn ấy, cộng đoàn của những con người nhìn nhận Vương quyền đích thực của Chúa Kitô, lại có bao nhiêu người để cho Chúa làm vua lòng mình hẳn hoi, bao nhiêu người miệng thì tuyên xưng Chúa là Vua Tình Yêu, nhưng lòng lại xua đuổi Chúa?

Chính vì thế, ngay trong cộng đoàn ấy, lẽ ra phải là một cộng đoàn chan chứa yêu thương như chính Vua Kitô yêu thương mình, thì lại cũng có quá nhiều những chia rẽ, mất bình an, mất tình huynh đệ, gây gương mù, thậm chí không thiếu thù hận và nuôi lòng thù hận thay vì tha thứ!

Chúng ta cầu nguyện cho thế giới được bình an, Hội Thánh được bình an, đó là điều hợp lý.

Chúng ta cầu xin cho ngày càng có nhiều người nhìn nhận Vương quyền của Chúa Kitô, đó lại càng là trách nhiệm phải làm.

Nhưng có một điều trước tiên ta phải thực hiện, thì mình lại hay quên, đó là để cho lòng mình bình an, hòa nhã, yêu thương và chấp nhận anh chị em xung quanh. Có như thế, ta mới có thể làm chứng tá cho Vương quyền của Chúa Kitô cách hữu hiệu.

Đàng khác, nếu mỗi cá nhân có bình an, thế giới sẽ bình an. Mỗi Kitô hữu có bình an, Giáo Hội mới bình an. Người với người theo đuổi ơn bình an, người với người thật sự bình an…

Vậy từ nay, bạn và tôi hãy để Chúa Kitô làm Vua lòng mình, để với Vương quyền của Người, ta sẽ sống cùng anh chị em xung quanh như Người đã sống.

Lạy Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ, ước gì mỗi người Công Giáo chúng con chịu để Chúa chi phối đời mình, và tha thiết mang Chúa trong tâm hồn mình. Nhờ thế, chúng con sẽ dễ dàng, chứ không để một trở ngại nào cản lối mình, đưa Chúa đến mọi nơi trên thế giới. Nhất là đưa Chúa đến những nơi đầy thác ghềnh, chông chênh, để với tình yêu của Chúa, chúng con đủ sức mang hòa bình biếu tặng thế giới và mỗi anh chị em.

Chỉ có như thế, vũ trụ này mới xứng đáng là vũ trụ của Chúa, chúng con mới xứng là những hoàng tử, công chúa của Vua Kitô!

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha thăm đan viện dòng Camaldolese của Thánh Antôn
Đặng Tự Do
15:52 23/11/2013
Trong khuôn khổ chương trình Bế Mạc Năm Đức Tin, hôm thứ Năm 21 tháng 11, Đức Thánh Cha đã đến thăm đan viện dòng Camaldolese của Thánh Antôn tại Rôma. Ngày 21 tháng 11 được gọi là ngày Pro Orantibus để vinh danh những người sống đời chiêm niệm.

Trong diễn từ với các nữ đan sĩ, Đức Thánh Cha đã mô tả Đức Trinh Nữ Maria là "Mẹ của hy vọng", là người đã lấp đầy ngôi mộ của Chúa Giêsu với ánh sáng. Suy tư về mẫu gương Đức Maria, Đức Thánh Cha nói:

"Ánh sáng duy nhất trong ngôi mộ của Chúa Giêsu là hy vọng của một người mẹ và trong giờ khắc đó, hy vọng của Mẹ cũng là hy vọng của toàn thể nhân loại. Tôi hỏi bản thân mình và tôi cũng đặt câu hỏi với chị em: Những tu viện nào tiếp tục giữ sáng niềm hy vọng trên? Có phải các tu viện đang chờ đợi ‘Thiên Chúa của ngày mai không?’"

Đức Thánh Cha cũng giải thích rằng Đức Maria hiểu rằng ý muốn của Thiên Chúa vượt trên mọi thứ luật tự nhiên khi suy tư về tình yêu và sự tin tưởng vô điều kiện của Đức Maria, và mô tả Mẹ như gương mẫu cho tất cả các Kitô hữu.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

"Chúng ta nợ Đức Mẹ khá nhiều. Mẹ liên tục có mặt trong suốt lịch sử cứu rỗi. Trong Mẹ, chúng ta thấy một bằng chứng mạnh mẽ của niềm hy vọng. Mẹ là Mẹ của một niềm hy vọng nâng chúng ta lên trong những khoảnh khắc của bóng tối. "

Sau buổi kinh chiều, Đức Thánh Cha đã cùng Chầu Thánh Thể với các nữ tu dòng kín. Chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến đan viện này đánh dấu những ngày cuối của "Năm Đức Tin" đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 công bố từ 11 tháng 10 năm ngoái và sẽ chính thức kết thúc vào ngày Chúa Nhật 24 tháng 11, lễ Chúa Kitô Vua.
 
ĐGH Phanxicô: ''Ai không tôn trọng ông bà, thì không có tương lai''
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
20:23 23/11/2013
ĐGH Phanxicô: "Ai không tôn trọng ông bà, thì không có tương lai"

Vatican - 19.11.2013. Theo lời của ĐGH Phanxicô "Một quốc gia không tôn trọng ông bà thì đánh mất những kỷ niệm và như thế không có tương lai". ĐGH Phanxicô đã nhắc nhở điều này trong Thánh Lễ vào sáng thứ ba, 19.11.203, vì ngày nay người già bị lãng quên: "Thật đau lòng để phải nói rằng, người ta loại bỏ người già bởi vì họ gây ra phiền hà." Thay vào đó, chính những người già truyền đạt lại cho chúng ta lịch sử cũng như đức tin.

Cuộc sống của người già gặp bao khó khăn, là kết quả của bệnh tật và yếu đau. Nhưng họ là một "kho báu của xã hội", Đức Giáo Hoàng, 76 tuổi cho biết như thế. ĐGH Phanxicô kể lại một câu chuyện lúc Ngài luôn được nghe từ thời ấu thơ của mình: Vào buổi ăn trưa tại một gia đình đông con, ông nội già nua luôn làm văng vãi thức ăn. Ông bố đưa ông nội qua một chiếc bàn khác và cô lập với mọi người trong gia đình. Một thời gian ngắn sau, khi ông bố này thấy đứa con trai của mình chơi với các đống gỗ. Khi được hỏi điều gì đứa con mình muốn làm, thì đứa bé trả lời: Một cái bàn cho bố, khi bố già như ông nội.

Câu chuyện này đã làm cho tôi nhiều suy nghĩ, ĐGH Phanxicô nói thêm và làm "tốt cho cả cuộc đời" của tôi.

Cũng như thế vào cuối tháng 7.2013 trên máy bay đi từ Brasil dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới để trở về Rôma, ĐGH Phanxicô đã trả lời cho các phóng viên tháp tùng biết về cách cư xử của Ngài đối với ĐTC Bênêđitcô XVI sống ngay bên cạnh nhà: "Điều này giống như có Ông Nội trong nhà vậy, nhưng là một Ông Nội khôn ngoan. Nếu một gia đình có Ông Nội trong nhà, thì người được tôn kính, yêu mến và lắng nghe... Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI là thân phụ của tôi. Nếu gặp khó khăn hay có việc gì không hiểu tôi sẽ điện thoại hỏi Ngài: Xin nói cho con biết, con có thể làm việc đó không?"

Những lời giảng dạy và tâm sự của Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn là tấm gương tốt cho người Việt Nam chúng ta về sự kính trọng Ông Bà, Cha Mẹ luôn được đặt lên hàng đầu trong cuộc sống gia đình. ĐGH Phanxicô có thể giúp chúng ta suy nghĩ thêm về điều hệ trọng này.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
Đại học Giáo Hoàng Gregorian tổ chức tọa đàm về sự hình thành vũ trụ
Chỉnh Trần, S.J.
08:54 23/11/2013
Đại học Giáo Hoàng Gregorian tổ chức tọa đàm về sự hình thành vũ trụ

Hoạt động của các ngôi sao, các hành tinh và các dải thiên hà luôn làm nảy sinh nơi chúng ta những câu hỏi liên quan đến tiến trình hình thành của vũ trụ: Vũ trụ được tạo nên thế nào và tại sao? Vũ trụ có phải được tạo nên từ hư không? Những câu hỏi đã được các chuyên gia tại Đại học Gregorian của Vatican, nơi đã từng thảo luận về thuyết ‘Big Bang’ và những thuyết ít phổ biến khác, bàn luận.

“Có khả thể khoa học cho thấy rằng không hẳn chỉ có một vũ trụ nhưng có nhiều ‘vũ trụ’ và chúng song song với nhau, độc lập, cái này nảy sinh từ cái kia,” cha Gabriele Gionti thuộc Đài Thiên văn Vatican cho biết.

Cha Gionti là một linh mục Dòng Tên sống tại Castel Gandolfo nơi đặt một trong 2 đài thiên văn của Vatican. Ngài đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu toán học, khoa học và đặc biệt là ‘vật lý lượng tử.’ Ngài chỉ ra một thực tế rằng vũ trụ vốn vận hành theo một trật tự thông minh và hợp lý, có thể là bằng chứng gián tiếp cho thấy Thiên Chúa đã tạo nên vũ trụ.

“Điều này có thể giải thích được bằng toán học và khoa học và không hề trái với quan niệm về một Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới này,” cha Gionti quả quyết.

Bà Michelina Tenace, phụ trách khoa thần học nền tảng tại Đại học Gregorian cho biết: “Chính vì lý do này, những khám phá khoa học và mọi thứ mà khoa học mang đến là một phúc lành. Nghiên cứu khoa học và khao khát được thúc đẩy bởi đức tin không phải là 2 điều đối lập nhau.”

Diễn đàn đã bàn về các lý thuyết dựa trên khoa học, triết học và thần học vì đôi khi các lý thuyết có vẻ trái ngược nhau, thường lại có một mẫu số chung.

“Big Bang có vẻ tương hợp Khởi nguyên và Sáng tạo, nhưng Sáng tạo là một quan niệm không thuộc về khoa học,” cha Gionti nói.

Trong một phạm vi mà nghiên cứu khoa học được dựa trên những bằng chứng, các tham dự viên thừa nhận rằng, không phải mọi thứ đều có thể giải thích được nhờ đức tin, nhưng học cũng thêm rằng cũng không hẳn mọi thứ đều có thể được giải thích nhờ khoa học.

Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các cầu thủ bóng bầu dục: Hãy sống cuộc đời anh em như đang chơi trên sân cỏ
Đặng Tự Do
11:47 23/11/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô là người yêu thích thể thao, đặc biệt trên phương diện là thể thao có thể giúp xây dựng tinh thần và tính cách của các thể tháo gia. Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Sáu 22 tháng 11 với các thành viên hai đội bóng bầu dục của Ý và Á Căn Đình, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến các giá trị của thể thao nói chung, và đặc biệt là của môn bóng bầu dục.

Đức Thánh Cha nói:

"Đó là một môn thể thao khó khăn, rất nhiều va chạm thể lý, nhưng không chỗ cho bạo lực. Trong môn này nổi lên lòng trung thành tuyệt vời, và sự tôn trọng lẫn nhau. Chơi bóng bầu dục rất mệt mỏi. Đó không phải là môn dễ dàng. Và tôi nghĩ rằng nó rất hữu ích để tăng cường tính cách, và ý chí con người. "

Trong thể thao, cũng như trong cuộc sống, người ta phải chiến đấu để đạt được mục tiêu. Đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng kêu gọi tất cả cầu thủ phải chiến đấu trong cuộc sống của họ với cùng một tinh thần như trên sân cỏ.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh:

"Tất cả cuộc sống của chúng ta dẫn đến một mục tiêu. Việc tìm kiếm mục tiêu này rất mệt mỏi, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, và cố gắng. Nhưng điều quan trọng không phải là chạy một mình. Để đạt được điều đó chúng ta cần phải chạy cùng với nhau, và bóng phải được giao từ tay này đến tay kia, và cứ như cho đến khi chúng ta đạt đến mục tiêu. Sau đó, chúng ta vui mừng."

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các đội tuyển quốc gia Á Căn Đình. Lần cuối cùng là vào tháng Tám với hai đội tuyển túc cầu của hai nước.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha yêu cầu các cầu thủ hãy cầu nguyện cho ngài và tất cả các cộng tác viên của ngài, để họ cũng có thể là các cầu thủ xuất sắc trong tình đồng đội.

Ngài nói:

"Tôi cầu nguyện cho anh em, và cầu chúc cho anh em những điều tốt nhất. Nhưng cũng cầu nguyện cho tôi, để cả tôi, cùng với các cộng tác viên của mình, có thể là một đội bóng tốt và có thể đạt tới đích."

Hai vị đội trưởng của hai đội bóng đã tặng Đức Giáo Hoàng chiếc áo của đội bóng của mình, và một nhánh cây ô liu mà họ sẽ trồng tượng trưng trong sân vận động, trước khi bắt đầu trận đấu vào hôm thứ Bảy 23 tháng 11. Sau đó, cây ôliu sẽ được chuyển đến Vườn Vatican.
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ Thủ tướng nước Bosnia và Herzegovina
Đặng Tự Do
11:47 23/11/2013
Hôm thứ Sáu 22 Tháng Mười Một, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp Thủ tướng Bosnia và Herzegovina, là ông Vjekoslav Bevanda, tại Điện Tông Tòa của Vatican. Trong cuộc họp hai vị đã nói về các vấn đề như khủng hoảng kinh tế và các thỏa thuận song phương đã ký kết vài năm trước đây, được gọi là “Hiệp định cơ bản năm 2006”

Tài liệu này phác thảo các vấn đề liên quan đến các hoạt động của các trường Công Giáo và sự hỗ trợ tinh thần Giáo Hội có thể mang lại cho bệnh nhân, các tù nhân và các thành viên của quân đội.

Trong nhiều năm người Hồi giáo, Chính thống giáo và Công Giáo đã sống chung hòa bình với nhau tại quốc gia này, nhưng sau chiến tranh Bosnia vào năm 1992, trước làn sóng bất khoan dung tôn giáo, dân số Công Giáo đã giảm đáng kể từ khoảng 1 triệu đến nay chỉ còn khoảng 460,000.

Sau khi gặp gỡ các thành viên trong đoàn cùng đi với thủ tướng, Đức Giáo Hoàng đã làm phép nhiều cỗ tràng hạt. Sau đó, hai vị đã trao đổi quà tặng. Thủ tướng đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một phiến đá có từ thế kỷ 13, trên đó khắc bằng các ký tự Bosnia Cyrillic tên các vị vua Bosnia và những tham chiếu đến Thiên Chúa Ba Ngôi.

"Điều này cho thấy người Công Giáo đã hiện diện tại quốc gia này trước người Hồi Giáo."

Đức Giáo Hoàng cũng đã tặng Thủ tướng một bức ảnh khắc hình Thánh Phêrô. Vào cuối cuộc họp, Đức Thánh Cha cám ơn chuyến viếng thăm của Thủ tướng và như thường lệ, ngài nói:

“Và hãy cầu nguyện cho tôi.”
 
Chủ tịch FIFA tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một món quà độc đáo
Đặng Tự Do
11:47 23/11/2013
Hôm thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2013, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, nhưng cuộc gặp với chủ tịch FIFA có một nét đặc biệt vì túc cầu là môn thể thao Đức Thánh Cha rất ưa thích.

“Chào đón ngài, tôi vui mừng gặp ngài ở đây"

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với ông Joseph Blatter, chủ tịch FIFA, cơ quan lãnh đạo các liên đoàn túc cầu thế giới. Trong cuộc họp đầy hào hứng của hai vị, ông Joseph Blatter đã giới thiệu với Đức Giáo Hoàng một số quan chức FIFA cùng đi.

"Anh ta cần phải chơi thể thao nhiều hơn một chút."

Ông Blatter đã chuẩn bị một loạt các quà tặng cho Đức Giáo Hoàng.

Ông cũng mang theo hai áo cầu thủ, một cái màu đen và một cái màu xanh, với tên của Đức Giáo Hoàng và số 10 ở phía sau. Số 10 thường được dành cho các đội trưởng. Ông cũng tặng Đức Giáo Hoàng một huy chương, và một biểu tượng cho World Cup 2014 sẽ diễn ra tại Brazil.

Nhưng có lẽ là món quà độc đáo nhất là bản sao của tạp chí FIFA, có một bài viết về đội bóng yêu quý của Đức Giáo Hoàng, San Lorenzo di Almagro.

Đức Giáo Hoàng tặng chủ tịch FIFA và các quan chức khác mỗi người một huy chương triều đại Giáo Hoàng của ngài.
 
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi phải chăng chúng ta đã đánh mất đi ý nghĩa của việc thờ phượng?
Đặng Tự Do
11:48 23/11/2013
Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Sáu 22 Tháng Mười Một tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến đền thờ, cả về cấu trúc và lẫn ý nghĩa biểu tượng. Ngài giải thích rằng bất cứ khi nào một nhóm anh chị em tín hữu tập hợp tại một giáo xứ, Thiên Chúa phải luôn luôn là trọng tâm.

Đức Giáo Hoàng nói:

"Tôi nghĩ rằng, và tôi nói điều này một cách khiêm nhường, có lẽ Kitô hữu chúng ta đã phần nào đánh mất đi cảm thức của chúng ta về thờ phượng. Chúng ta thường nói: ‘Hãy đến giáo xứ và gặp gỡ tất cả mọi người ở đó.’ Điều này là tốt đẹp, nhưng trọng tâm cốt lõi phải là Thiên Chúa. Chúng ta đến để thờ phượng Thiên Chúa. "

Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng một giáo xứ phải là một nơi mà tất cả mọi người được mời gọi cùng nhau cầu nguyện, ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa.
 
Một cựu Tổng Giám Mục Canterbury cảnh báo rằng đức tin Kitô giáo có thể tuyệt chủng tại Anh.
Đặng Tự Do
16:36 23/11/2013
Chỉ một thập niên trước đây, những ai kêu gọi áp dụng luật Hồi Giáo Sharia tại Anh chắc chắn sẽ bị xem là điên rồ hay ngu xuẩn. Nhưng ngày nay đó đã là một thực tế với những cuộc biểu tình rầm rộ của người Hồi Giáo. Tại nhiều nơi trong thành phố Luân Đôn, nhiều người bị những nhóm Hồi Giáo tấn công khi lai vãng đến các quán bia.

Trong khi những đền thờ Hồi Giáo mọc lên như nấm và các buổi cầu kinh ngày thứ Sáu thu hút đông đảo các tín đồ Hồi Giáo, báo cáo, nộp cho Thượng Hội Đồng chung của Anh Giáo và thượng tuần tháng 11 năm nay cho thấy chỉ có 1,5% tín hữu Anh Giáo tham dự các nghi lễ ngày Chúa Nhật.

Lên tiếng về báo cáo này Lord Carey, cựu Tổng Giám Mục thành Cantebury, là người lãnh đạo Anh Giáo từ 1991 đến 2002, nói rằng ông đã nhìn thấy một "cảm giác thất bại" trong hàng ngũ các giáo sĩ Anh Giáo, và thêm rằng trừ khi có một "bước đột phá đáng kể" trong việc thu hút những người trẻ, Anh Giáo sẽ ngừng tồn tại như một định chế quốc gia.
 
Scalfari, người phỏng vấn Đức Phanxicô, thú nhận
Vũ Văn An
20:41 23/11/2013
Chủ bút Eugenio Scalfari thú nhận rằng “rất có thể” một số lời của Đức Giáo Hoàng được ông tường thuật trong cuộc phỏng vấn đăng trên tờ La Republica ngày 1 tháng Mười “không được chính Đức Giáo Hoàng chia sẻ”.

Cuộc phỏng vấn trên đã dẫn tới nhiều lời phê phán đối với Đức GH Phanxicô, nhất là đoạn Scalfari cho rằng Đức Giáo Hoàng nói về lương tâm: “mọi người đều có ý niệm riêng về điều thiện và điều ác và phải chọn điều thiện và chống điều ác theo nhận định của họ. Điều ấy đủ để làm thế giới nên tốt đẹp hơn”.

Theo tường thuật của Scalfari, Đức Phanxicô cũng mô tả Giáo Triều Rôma như “cơn bệnh hủi”.

Sau khi cuộc phỏng vấn được đăng tải, giám đốc báo chí của Vatican là linh mục Federico Lombardi cho rằng bản văn xét chung trung thành với tư tưởng của Đức Giáo Hoàng, dù không thể coi đây như một phần huấn quyền của ngài. Bài phỏng vấn cũng được lồng trong số các diễn từ của Đức Giáo Hoàng trên trang mạng của Vatican, và được dịch sang 6 thứ tiếng.

Tuy nhiên, trong các tuần lễ sau đó, bài phỏng vấn tạo ra nhiều lời chỉ trích và người ta nghi ngờ tính chính xác của nó đối với các lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng.

Gần đây, bản văn đã bị lấy khỏi trang mạng của Vatican vì “tín liệu trong bài phỏng vấn tuy đáng tin trên bình diện tổng quát, nhưng không đáng tin trên bình diện phân tích từng điểm một”. Cha Lombardi nói với các nhà báo như thế vào ngày 15 tháng Mười Một.

Trong một buổi gặp gỡ với các nhà báo thuộc Hiệp Hội Báo Chí Ngoại Quốc ở Rôma, Scalfari cho rằng mọi cuộc phỏng vấn của ông đều tiến hành không có máy ghi âm, cũng như ghi chép gì khi nhân vật được phỏng vấn đang nói. Ông bảo: “Tôi cố gắng hiểu người tôi đang phỏng vấn, và sau đó, tôi viết lại các câu trả lời của họ bằng chính ngôn từ của tôi”.

Ông nhìn nhận rằng vì thế rất có thể “một số lời của Đức Giáo Hoàng do tôi tường thuật đã không được Đức Phanxicô chia sẻ”.

Scalfari kể rằng sau khi La Republica cho đăng trọn các câu hỏi gửi Đức GH Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Giovanni Becciu của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh có viết cho ông và nói rằng Đức GH Phanxicô đã đọc các bài của ông và khi thời gian cho phép, ngài sẽ viết trả lời.

Scalfari phúc đáp thư của Đức TGM Becciu, cám ơn ngài đã quan tâm và viết thêm rằng ông thích được gặp mặt đối mặt với Đức Giáo Hoàng hơn. Sau đó vài tuần, Scalfari nhận được lá thư dài chín trang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kèm theo lời giới thiệu của Đức TGM Becciu.

Scalfari điện thoại tới nơi cư ngụ của Đức GH Phanxicô tại Vatican và nói với Đức Ông Alfred Xuereb, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng, rằng ông sẽ cho đăng lá thư nhận được.

Lá thư ấy được đăng trên tờ La Republica ngày 11 tháng Chín. Và rồi ngày 20 tháng Chín, Đức GH Phanxicô điện thoại cho Scalfari và sắp xếp buổi gặp nhau vào chiều ngày 24 tháng Chín.

Scalfari cho hay: cuối buổi đàm đạo dài 80 phút, ông có xin Đức Giáo Hoàng cho phép tường thuật buổi đàm đạo. Đức Giáo Hoàng chấp thuận và Scalfari đề nghị sẽ gửi bản văn cho ngài trước khi cho đăng. Theo Scalfari, Đức Giáo Hoàng bảo ông “đừng mất thì giờ” gửi bản văn làm chi, vì “tôi tin ông”.

Scalfari cho hay: tuy nhiên, ông vẫn đã gửi bản văn ghi lại cuộc đàm đạo tới Vatican ngày 29 tháng Chín cùng với một lá thư đính kèm. Trong lá thư này, ông nói ông đã viết rằng “Tôi phải giải thích rằng tôi viết ra cuộc đàm đạo của chúng ta để mọi người hiểu cuộc đối thoại của chúng ta. Xin ngài nhớ cho rằng tôi không tường thuật một số điều ngài nói với tôi nhưng lại tường thuật một số điều ngài không nói với tôi mà là do tôi muốn lồng vào để độc giả hiểu ngài là ai”.

Theo Scalfari, hai ngày sau, Đức Ông Xuereb gọi cho ông và nói rằng Đức Giáo Hoàng cho phép đăng tải, và sau đó, nó đã được đăng tải thực sự.

Theo một nguồn tin từ Vatican ngỏ với Hãng Tin CNA ngày 19 tháng Mười Một, cuộc phỏng vấn “phải được gỡ bỏ khỏi trang mạng của Vatican vì nó không tường thuật trung thành các lời Đức Giáo Hoàng nói”.

Nguồn tin trên đặc biệt muốn nhấn mạnh rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô không bao giờ gọi Giáo Triều là phong cùi cả; ngài chỉ đánh giá tổng quát các triều đình Trung Cổ nói chung mà thôi. Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất buồn khi các nhân viên của Giáo Triều cảm thấy khó chịu về các lời ngài nói”.


 
Đức Thánh Cha nói với người Phi Luật Tân: Đừng ngại hỏi Thiên Chúa tại sao?
Đặng Tự Do
11:48 23/11/2013
Cộng đồng người Phi Luật Tân tại Rôma đã tập trung tại Đền Thờ Thánh Phêrô chiều hôm thứ Năm 21 tháng 11 để cầu nguyện cho quê hương và các nạn nhân của trận bão Haiyan tàn khốc.

Đức Hồng Y Antonio Tagle Luis của tổng giáo phận Manila đã không dằn được cảm xúc khi ngài đề cập đến các nạn nhân của cơn bão Haiyan ở Phi Luật Tân.

"Quá nhiều những mất mát xung quanh chúng tôi... Ngay cả trong đêm đen này... Chúng tôi đã chứng kiến một sự can đảm rất lớn trong dân chúng khi cố gắng cứu gia đình của mình. "

Đức Thánh Cha Phanxicô, đã lắng nghe những lời của Đức Hồng Y với một niềm cảm thông sâu xa. Ngài đã trìu mến ôm Đức Hồng Y.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu nói với anh chị em hiện diện trong đền thờ. Ngài nói rằng họ không nên sợ hỏi Chúa tại sao Ngài lại để cho tất cả các đau khổ này có thể xảy ra.

Đức Thánh Cha nói:

"Tại sao những điều này xảy ra? Không thể giải thích được. Có rất nhiều điều chúng ta không thể hiểu được. Trong những giây phút đau khổ, anh chị em đừng né tránh câu hỏi 'Tại sao?' như trẻ em thường hỏi. Anh chị em sẽ thu hút ánh mắt của Cha chúng ta trên anh chị em. Anh chị em sẽ thu hút sự dịu dàng của Cha chúng ta trên Trời"

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng khi trẻ em hỏi ' Tại sao?' với cha mẹ chúng, những gì chúng thực sự muốn xin là tình yêu. Đó là lý do tại sao, người lớn nên làm như thế trong những bi kịch như cơn bão vừa qua.

Ngài nói:

"Trong những giây phút đau khổ, có lẽ đây là lời cầu nguyện hữu ích nhất. Đó là hỏi tại sao trong lời cầu nguyện. "

Đức Thánh Cha sau đó đã làm phép một bức ảnh Thánh Pedro Calungsod tử đạo, là vị đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 phong thánh vào năm 2012. Sau đó, Đức Hồng Y Tagle đã cử hành Thánh Lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đọc Thư Chung nhân dịp lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
13:09 23/11/2013
Hoàn cảnh ra đời

Trong kỳ họp thường niên lần thứ XII của HĐGM Việt Nam tại Trung Tâm Mục Vụ Saigon, Thư Chung được soạn thảo đề ngày 10 tháng Mười năm 2013 nhằm công bố cho toàn thể cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam được biết “định hướng và chương trình mục vụ” trong ba năm tới đây của Hội Thánh tại Việt Nam. Mở đầu thư là lời chào và lời cám ơn các tín hữu đã cầu nguyện cho kỳ Đại Hội. Nội dung Thư Chung được chứa đựng trọn vẹn trong 7 số. Phần kết thúc là lời cầu nguyện với Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để xin các Ngài bầu cử cho thế hệ con cháu biết sống theo gương đức tin sáng chói mà các bậc tiền nhân để lại.

Vấn nạn thực tiễn

Làm thế nào để sống triệt để Tin Mừng như Chúa Giêsu, Người đã đến trần gian để không những rao giảng Nước Thiên Chúa mà còn bảo vệ các nạn nhân của bất công và bênh vực những người bị gạt ra ngoài lề của xã hội ? (x. số 3). Trước tình trạng nhiều người bỏ đạo tại nhiều nước, Giáo Hội tại Việt Nam cần làm gì để tránh “rơi vào tình trạng băng giá của mùa đông đức tin như một số nơi trên thế giới” ? (số 4). Đó là những trăn trở của các Đấng Bản Quyền tại các giáo phận ở Việt Nam trong bối cảnh thực tiễn hiện nay.

Trọng tâm

Thư Chung đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo” như là hướng đi cho Giáo Hội tại Việt Nam trong ba năm tới. Điều này cũng phù hợp với đường hướng của Giáo Hội Hoàn Vũ nói chung thể hiện qua kỳ Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII nhóm họp tại Rôma từ ngày 7 đến ngày 28 tháng Mười 2012, cách riêng với bối cảnh trong năm nay Giáo Hội Việt Nam kỷ niệm 25 năm Đức Chân Phước Gioan-Phaolô II tuyên phong 117 chứng nhân đức tin (x. số 2).

Quá trình thực hiện

“Kế hoạch mục vụ” này sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm, bắt đầu từ 2014 đến hết 2016. Cụ thể là trong năm 2014 đặt trọng tâm vào “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”, năm 2015 đề cao “Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn”, và cuối cùng năm 2016 thực thi “Phúc Âm hóa đời sống xã hội” (x. số 4).

Trong đó, “Phúc Âm hóa đời sống gia đình” được ưu tiên thực hiện ngay trong năm đầu tiên của chương trình mục vụ, năm 2014, vì gia đình có mối tương quan chặt chẽ với Giáo Hội: “Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình” (số 5). Với tầm quan trọng này, các Đức Giám Mục mời gọi mỗi tín hữu hãy “xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng” (số 6).

Về phía Giáo Hội Việt Nam cũng nêu ra những hành động cụ thể để nâng đỡ gia đình, như : lưu tâm đến các khóa học hỏi giáo lý dành cho các bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân ; đồng hành với các gia đình trẻ ; nâng đỡ những trường hợp nhôn nhân đổ vỡ ; cổ võ các phong trào hiệp hội dấn thân phục vụ gia đình ; mỗi giáo phận nên chú trọng đến việc đào tạo những chuyên viên về mục vụ gia đình. (x. số 7).

Ưu tư cá nhân

1. Ngoài những hoạt động tiêu biểu phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương trên toàn quốc như đã nêu ở trong Thư Chung, thiết nghĩ Ủy Ban Mục Vụ Gia đình trực thuộc HĐGM Việt Nam đóng vai trò chủ động trong việc soạn thảo cẩm nang áp dụng chung cho các giáo phận học hỏi, tổ chức những buổi thuyết trình liên quan đến đề tài Phúc Âm hóa đời sống gia đình, nhất là nếu có thể quy tụ một kỳ đại hội gia đình trên cấp độ toàn quốc như là cao điểm của năm này.

2. Tất cả chỉ là khởi đầu và vẫn còn phải tiếp tục đào sâu. Giáo Hội Việt Nam trong ba năm vừa qua (2010-2013) không phải là đã thực hiện xong mục tiêu đề ra là “sống ý nghĩa Giáo Hội : màu nhiệm - hiệp thông - sứ vụ”. Chính vì thế, để xuyên suốt hướng đi, Thư Chung lần này cũng có nhắc lại mục tiêu ấy và cũng tái khẳng định kế hoạch mục vụ được trình bày trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thời còn làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, vào dịp kỷ niệm 20 năm bế mạc Công Đồng Vaticano II đã có lý khi nói rằng : “Không có Giáo Hội trước hay sau Công Đồng mà chỉ có một và duy nhất Giáo Hội đang tiến về phía Thiên Chúa, càng ngày càng đào sâu và càng hiểu biết hơn kho tàng đức tin mà chính Người đã trao phó cho Giáo Hội” (x. Joseph RATZINGER, Entretien sur la foi, Fayard, 1985, trang 37).

Ngày 23 tháng 11 năm 2013
 
Hội nghị tổng kết Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
20:24 23/11/2013
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN GĐPTTTCG VN

Vào lúc 14g00 ngày 21/11/2013 tại Hội trường Giáo xứ Tân Hưng – Hóc Môn đã diễn ra Hội nghị Tổng kết Hoạt động và Phát triển Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu Việt Nam (GĐPTTTCG VN) với sự chủ tọa của Cha Tổng Linh hướng Vincentê Nguyễn Văn Hồng. Về tham dự Hội nghị có 91 đại biểu GĐPTTTCG các Giáo phận (Gp) Bùi Chu, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Kon Tum, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cần Thơ, Bến Tre, Xuân Lộc, Đà Lạt và Phan Thiết. Ngoài ra còn có hơn 50 đoàn viên (Đv) đến từ các Giáo hạt của TGP Tp. HCM và đại diện BCH 14 Xứ đoàn (Xđ) thuộc Giáo hạt Hóc Môn.

Xem Hình

Hội nghị nhằm báo cáo tình hình hoạt động và phát triển của đoàn thể tại các Gp từ năm 1999 đến nay; kiện toàn nhân sự để tiến tới hình thành GĐPTTTCG VN chính thức vào năm 2014. Theo số liệu hiện nay có 298 Xđ đang hoạt động với số lượng 35.979 Đv trong đó có 07 Xđ (253 Đv) thuộc Giáo phận Phnom Penh, 01 Xđ (61 Đv) thuộc Gp Kompong Cham của Giáo Hội Vương quốc Campuchia. Kế hoạch sắp tới sẽ phát triển GĐPTTTCG tại các Gp Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh và Phan Thiết.

GĐPTTTCG là một đoàn thể Công Giáo tiến hành, hoạt động dưới hình thức Tông Đồ Giáo Dân. Dựa trên Linh Đạo “Yêu mến Trái Tim tình yêu Giêsu để đáp trả lại Tình Yêu Thiên Chúa”. Mục đích hướng tới thánh hóa bản thân đoàn viên, gia đình và mời gọi mọi người hoạt động Tông đồ; biết cộng tác với Giáo Hội địa phương trong việc loan truyền Tin Mừng. Trong 15 năm qua được sự quan tâm chăm sóc của Hàng Giáo Phẩm VN, GĐPTTTCG VN đã được hồi sinh, tái lập và phát triển mạnh mẽ tại nhiều Gp. Bên cạnh những kết quả nhất định, tổ chức sinh hoạt của Đoàn thể vẫn còn mang tính chất bề nối, hiệu qủa còn hạn chế nơi nhiều Xđ, sức sống thiêng liêng chưa thể hiện đầy đủ đúng với Tôn chỉ - Mục đích – Linh đạo.

Trên cơ sở đó Hội nghị được giới thiệu sơ đồ tố chức và hoạt động GĐPTTTCG VN; nghe tham luận về xây dựng nền tảng Toán GĐPTTT và ý kiến của một số đại biểu tham dự. Hội nghị cũng đã được Cha TLH và Cha đặc trách phát triển GĐPTTT chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong công tác xây dựng và phát triển Đoàn thể. Các đại biểu tham dự cũng đã được tham dự một phiên họp thường kỳ BCH mở rộng của GĐPTTTCG Giáo hạt Hóc Môn, qua đó mỗi đại biểu rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho cộng tác hội họp ở địa phương mình.

Tin và hình: Jos. Hoàng Mạnh Hùng
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Uỷ ban ''Đàn Két'' với ''báo cáo láo'' và thành tích ''nhận vơ''
Việt Tùng
09:54 23/11/2013
ỦY BAN ĐÀN KÉT VỚI “BÁO CÁO LÁO” VÀ THÀNH TÍCH “NHẬN VƠ”

Tờ báo Công Giáo & Dân tộc số 1933 tuần lễ từ 15.11 đến 21.11.2013 đăng một lúc 2 bản tin về 2 cuộc hội nghị của 2 “đàn két” thuộc tỉnh Đồng Nai và Hậu Giang: Ủy ban đoàn kết Công Giáo tỉnh Đồng Nai tổng kết 30 năm hoạt động; Đại hội lần V Ủy ban đoàn kết Công Giáo tỉnh Hậu Giang với một cấu trúc bất di bất dịch vốn thấy từ khi cái tổ chức này ra đời từ cấp trung ương xuống địa phương:

1. Điểm mặt các khách mời vị vọng của phần đời và nêu tên các đấng bậc thuộc nhà đạo theo phương châm càng có sự hiện diện của các vị đạo-đời chức càng to càng khoái…

2. Báo cáo về hoạt động của giới Công Giáo trong địa bàn qua những con số: những số tiền hàng triệu, hàng tỷ; những cơ sở bác ái, giáo dục của các giáo xứ, dòng tu…

3. Đề cử và bầu bán các ủy viên của đàn két theo phương châm càng có nhiều linh mục, tu sĩ tham gia càng tốt…

Thoáng nhìn cái cấu trúc 3 phần của diễn tiến các hội nghị của “đàn két”, chúng ta chẳng thể tìm thấy chút tinh thần Công Giáo nào từ những hội nghị của cái tổ chức mượn danh Công Giáo này.

Thứ nhất, phòng họp hay hội trường của “đàn két” từ trung ương đến địa phương không hề có bất cứ dấu chỉ hay biểu tượng Công Giáo nào mà chỉ có: cờ tổ quốc và cờ búa liềm của cộng sản, tượng ông Hồ và dòng chữ viết tắt UBĐKCG (chắc sợ tốn chỗ trang trí). Bề ngoài đã như thế thì chắc chắn việc làm dấu Thánh Giá và hát kinh xin ơn Chúa Thánh Thần, những cử chỉ thường thấy của bất cứ nhóm, đoàn thể và tổ chức Công Giáo nào, chẳng hề có trong mấy cái hội nghị của những tham dự viên vẫn xưng mình là linh mục, tu sĩ và giáo dân này. Ngoài ra, trong tất cả các bản tin, những kẻ bồi bút không bao giờ ghi tên thánh của các linh mục và tu sĩ tham dự. Chẳng hạn, bản tin về hội nghị “đàn két” Đồng Nai ghi là: linh mục Nguyễn Văn Việt, Chưởng ấn, đại diện TGM Xuân Lộc và “đàn két” Hậu Giang cũng theo một hình thức như thế (xin xem hình chụp nội dung của 2 bản tin) Nhìn vô những biểu tượng và dấu chỉ như thế ai mà chẳng nghĩ đây là hội nghị của một tổ chức thuộc về nhà cầm quyền cộng sản thay vì là tổ chức, đoàn thể Công Giáo.

Thứ hai, mấy cái hội nghị của “đàn két” không có tinh thần Công Giáo khi luôn lớn tiếng kể lể về những thành tích mà giới Công Giáo địa phương đã đạt được như:

- “Đàn két” Đồng Nai: tiền bác ái xã hội là 387 tỷ 133 triệu đồng, tiền dành cho xã hội hóa giao thông là 107 tỷ 514 triệu đồng, tiền cho việc xã hội hóa giáo dục 2003-2007 là khoảng 20 tỷ đồng và 2009-2012 là 70 tỷ 356 triệu đồng; hoạt động y tế hàng năm là từ 6-9 tỷ, riêng 5 năm qua là 35 tỷ 76 triệu; cơ sở bác ái: 17 cơ sở chăm sóc trẻ khuyết tật, mồ côi, người già neo đơn với 188 nhân viên phục vụ, 14 cơ sở y tế chăm sóc cho 2000 bệnh nhân…

- “Đàn két” Hậu Giang: hoạt động từ thiện xã hội 967 triệu đồng; xây dựng 524 nhà tình thương, tu sửa 700 nhà; tiền cứu trợ thiên tai 1,5 tỷ đồng, cứu tế các hộ nghèo 2 tỷ 397 triệu; 3870 suất học bổng trị giá 1 tỷ 935 triệu; giúp 1120 xe đạp cho học sinh; Dòng Nữ tử Bác ái Vinh Sơn hỗ trợ khuyến học 790 triệu đồng; nhiều họ đạo khám bệnh và phát thuốc trị giá 1 tỷ 634 triệu đồng; tu sửa 26.170m lộ nông thôn với số tiền 3 tỷ 453 triệu đồng, tráng nhựa, bê tông hóa 28.200m trị giá 1 tỷ 540 triệu đồng; khoan 1.600 cây nước trị giá 3 tỷ 200 triệu đồng; 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 130 thương binh, 138 liệt sĩ Công Giáo..

Mấy còn số này quả là đặc trưng cho những báo cáo của các tổ chức nhà nước từ trung ương đến địa phương thay vì tinh thần “Khi làm việc lành phúc đức, […] chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen […] chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo [...]” mà Chúa Giêsu đã dạy trong Tin Mừng. Đặc biệt, mấy cái đại hội kiểu này toàn lấy những thành quả bác ái xã hội và giáo dục của các giáo phận, giáo xứ, dòng tu, đoàn thể… để đọc như thể đó chính là do công lao của đàn két hoặc do đàn két vận động…trong khi trong thực tế, các thành viên của “đàn két” chẳng hề làm gì, chỉ ngồi chơi xơi nước rồi cuối năm tổ chức 1 hội nghị hành tráng để nhận vơ công lao của người khác. Thế mà huân chương, huy chương, cờ hiệu… cứ ào ào được đeo đầy ngực cho các đồng chí “đàn két” trung ương như: Công Danh, Thiện Cẩm, dòng Đaminh, Khắc Từ… Mấy cái báo cáo loại này chẳng phải là báo cáo láo là gì?!

Thứ ba, việc bầu bán vốn chủ trương càng có nhiều linh mục, tu sĩ tham gia càng tốt lại càng phi tinh thần Công Giáo hơn nữa. Rõ ràng ủy ban “đàn két” được xếp vào loại các tổ chức chính trị xã hội của nhà cầm quyền Việt Nam, thế nên những ai tham gia đều ít nhiều đang tham gia vào chuyện chính trị. Giáo luật cấm các linh mục tham gia vào chính trị. Thế mà trong hội nghị của “đàn két” Hậu Giang, có 14 linh mục và 4 nữ tu tham gia. Cụ thể, “linh mục Nguyễn Văn Chính, họ đạo Trà Rầm đảm nhận Chủ tịch UBĐKCG tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ V. Các Phó Chủ tịch là các linh mục Đinh Ngọc Khải (họ Lương Hiệp), Nguyễn Văn Thọ (Vịnh Chèo), Lê Kim Thạch (Nữ Vương Hòa Bình) và ông Nguyễn Văn Thật (họ Vị Thanh)” (trích nguyên văn bài báo) Phải chăng công việc mục vụ họ đạo và chăm sóc đời sống thiêng liêng của anh chị em giáo dân là chưa đủ đối với những linh mục này hay họ phải tham gia vì một áp lực hay lợi ích nào đó? Phải chăng 1 số dòng tu không có đủ sứ mạng cho tu sĩ của mình nên giờ họ phải đảm nhận “sứ mạng” làm thành viên của “đàn két”?

Trở lại với sự xuất hiện của 1 số đấng bậc giáo quyền trong mấy cái đại hội của “đàn két”, chúng tôi không hiểu các vị ấy nghĩ gì khi tham dự mấy cái hội nghị này? Họ có biết rằng quý danh của họ đang góp phần tô điểm cho một tổ chức mà các Đức Giám Mục và Giáo Hội Việt Nam không hề khuyến khích và ủng hộ?

Theo bài viết Ủy ban “đàn két” sắp đại hội VI, nhiều trò hay đang diễn (http://www.vietcatholic.net/News/Html/119083.htm) “đàn két” đang chuẩn bị được “thay máu” khi các vị chóp bu: Danh, Từ, Thiện Cẩm, dòng Đaminh đang ở cái độ tuổi xế chiều và đã bao năm thay phiên giữ “ghế két đầu đàn”. “Đàn két” đang ráo riết tìm người (linh mục càng tốt) để thay cho những “két đầu đàn” đang già nua và bệnh tật. “Két đầu đàn” Thiện Cẩm, dòng Đaminh, sau khi hí hửng lên rinh cái bằng khen độc lập hạng nhì, hạng ba gì đó của chủ tịch nước… (xem bài viết Thấy gì trong đại hội của cái gọi là “ủy ban đoàn kết Công Giáo” http://vietcatholic.com/News/Html/116113.htm ) nay đã liệt gường vì tai biến và đang chờ ngày đi gặp bác Lênin, Các-mác và Hồ Chí Minh tại một cõi nào không ai biết; “két” Công Danh đã được Đức Hồng Y cho nghỉ hưu; “két” Khắc Từ cũng bị cho thôi chính xứ Vườn Xoài và rút lui khỏi sinh hoạt Giáo Hội vì Xì căng đan có vợ có con do linh mục Chân Tín khui ra.

Có thể thấy rằng, những đại hội từ trung ương đến địa phương với những báo cáo láo của cái ủy ban “đàn két” này chỉ nhằm che đậy cho một thực tế nó đã chẳng hề có vai trò gì trong đời sống Giáo Hội Việt Nam nếu không muốn nói là phá hoại…

Sẽ có một lúc mọi sự thật sẽ được phơi bài và họ phải chịu sự phán xét của lịch sử. Vì thế, vẫn còn kịp cho những kẻ tham gia “đàn két” rút lui ngay từ bây giờ nếu không muốn bị lưu tên vào sổ đen của dòng lịch sử.



Việt Tùng
 
Văn Hóa
Thư gửi con gái ''Ra Khơi''
Tuyết Mai
12:12 23/11/2013
Con gái của mẹ đã cho mẹ từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác … Nhưng mẹ mừng vui nhất là con đem giấc mơ của mẹ làm thành hiện thực, đó là dấn thân cho Chúa. Mẹ cảm ơn con hiếu thảo của mẹ!. Hằng ngày mẹ cảm tạ Thiên Chúa ban cho gia đình ta món quà quý hiếm ấy là “chính bản thân con”.

Tuần vừa rồi con đi New York ba ngày để học hỏi về Hiệp Hội Nhân Quyền trong nước rồi đến đầu tháng 12 tới đây con lại được bổ nhiệm đi qua Nam Mỹ nước Ecuardor ở đó một tuần lễ và kỳ đi này là do quỹ Hiệp Hội Nhân Quyền của cả Thế Giới bảo trợ cho con đi.

Quả con gái của mẹ được Thiên Chúa ban thêm cho sức khỏe và sinh lực để có thể chu toàn mọi bổn phận và trách nhiệm. Nào là trách nhiệm học hành, thi cử toàn thời gian của khóa học. Rồi đi làm bán thời gian để phụ giúp ngân quỹ gia đình và lại dành nhiều thời giờ cho công tác thiện nguyện. Công nhận Chúa đã tuyển con trong số của bao nhiêu người có bệnh, có trí thông minh thật yếu kém.

Có phải Thiên Chúa Người luôn chứng minh là Người thích tuyển chọn những tông đồ của Chúa có sức học yếu kém, thất học, hay chẳng là gì trong xã hội; phần đông thì đều có cảnh sống nghèo như gia đình ta vậy!?. Chỉ có là trái tim biết thương cảm cho những người cùng khổ như bà góa nghèo chỉ có 2 đồng xu thì giúp gì được cho ai?.

Con là đứa con gái mà cha mẹ rất lo khi con ở ngoài đường lúc trời chập tối nhưng cha mẹ biết là cha mẹ lo sợ không đúng vì con đã được huấn luyện qua mấy năm trong Trường Huấn Luyện Quân Đội của ngành Bộ Binh. Con cũng đã được học qua nhiều trường Võ và hiện cũng còn học lớp Võ để phòng thân dành riêng cho đàn bà.

Khi được con báo tin sẽ đi qua nước Ecuardor thì mẹ vừa mừng và vừa lo, tuy mẹ hiểu chóng muộn gì con cũng sẽ bước theo Con Đường Chúa đã vạch sẵn cho con đi …. Là ngoài kia ở những nơi nghèo nàn, đổ nát, hoang tàn, dơ bẩn thì kìa anh chị em con đang chờ đợi con để đến với họ.

Có phải vì Chúa đã vặt sẵn Con Đường cho con Đi nên Người cũng đã chuẩn bị sẵn cho con những khí cụ, tiền bạc, và khả năng rất có giới hạn để con sẽ Ra Trường với 2 tấm bằng Cử Nhân Luật và cử nhân ngành Giáo Dục ở cái tuổi 26 muộn màng vào Mùa Xuân năm 2014 tới đây. Ơn Chúa tuôn đổ xuống trên con thật dồi dào như máng xối tắm gội con hằng ngày để con luôn sống trong lạc quan, trong sự tin tưởng tuyệt đối vào Chúa của con.

Có điều làm mẹ thì hình như mẹ muốn gạt hẳn ra ngoài ý tưởng rằng con mẹ đã “già” và đã “lớn” lắm rồi phải không con?. Mẹ nghĩ chắc bà mẹ nào thì cũng giống bà mẹ nào, dẫu biết rằng từng bước chân con đi luôn có Chúa đồng hành, gìn giữ con để con luôn là khí cụ hữu dụng, hữu ích cho Chúa và cho tha nhân. Như mẹ thánh Têrêsa cũng chỉ có Ra Đi lúc đầu với một Đức Tin vững mạnh và phó thác.

Mẹ cảm tạ Thiên Chúa lại chọn con là đứa con gái yếu ớt đầu lòng của mẹ vì như thế con đã chứng minh và làm gương tốt lành cho hai em con bắt chước và noi theo chị của nó và cha mẹ cũng được nhờ lắm vào phần Phúc của con làm ra như câu “Một người làm quan thì cả họ được nhờ” nhưng người đời thì họ cần Tiền và Của Cải, riêng phần cha mẹ chỉ cần Phúc Lộc của Chúa ban cho thì đã quá dư đủ.

Vì cuộc đời này thì “Như cơn gió thoảng, như hoa chóng tàn” mà chẳng bao lâu ai cũng sẽ tuần tự, lần lượt đến Nghĩa Trang mà nằm thì báu bổ gì chứ mà ai cũng khổ công “Như con Dã Tràng cây cát Biển Đông …. Xây hoài mà chẳng ra công cán gì?” ….

Cha mẹ chúc con gái luôn là Thiên Thần bé nhỏ, hăng say công việc Nhà Chúa để Yêu Thương và Phục Vụ sẽ là điều an ủi cho nhiều người và cha mẹ cùng hai em luôn hãnh diện về con. Để Thế Giới hầu bớt đi đau khổ và Thế Giới luôn cần lắm những tông đồ trẻ có trái tim nhân hậu và cùng muốn xây dựng một thế giới mới; thế giới chỉ có yêu thương và xây dựng.

Lạy Thiên Chúa là Đấng toàn năng hằng hữu! Xin thương ban cho hết thảy những người trẻ của thời đại ngày hôm nay được có lòng nhiệt huyết. Giúp cho những ai chưa có cơ hội biết Chúa sẽ được nhận biết là có Thiên Chúa, Người là Đấng đầy quyền năng là Đấng duy nhất luôn Yêu Thương con người.

Chúc tất cả các cháu trẻ Ra Khơi trong bình an, trong Ánh Sáng Đức Tin được thắp lên bởi Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết cho tội lỗi của con người và đã Phục Sinh để hết thảy những ai tin vào Ngài sẽ có được cuộc sống Hạnh Phúc vĩnh viễn, muôn thuở, muôn đời sau. Amen.
 
Tĩnh tâm Linh mục đoàn Phát Diệm 2013 : Vẻ đẹp chiều sâu
Lm Phêrô Hồng Phúc
10:05 23/11/2013
VẺ ĐẸP CHIỀU SÂU

(Tĩnh tâm Linh mục đoàn Phát Diệm 2013)

Phát Diệm, một bầu khí trầm lắng tới mức mà người ta chỉ nghe thấy tiếng máy trộn bê-tông đang thi công cho công trình Nhà xứ Chính toà và trong khu Nhà hành hương của Toà giám mục Phát Diệm. Đây là tuần tĩnh tâm năm của Linh mục đoàn Phát Diệm từ 11 - 16/11/2013.

Nói đúng ra, đó không phải là sự trầm lắng, mà là Phát Diệm đi vào chiều sâu. Nói đến chiều sâu Phát Diệm, người ta nghĩ đến công trình trị móng Nhà thờ Chính toà, gồm hàng triệu cọc tre và tầng tầng lớp đất đá trị nện từ độ sâu lút đầu người đi lên. Không! Đấy là độ sâu kiến trúc, đây là chiều sâu tâm linh, cũng bắt đầu từ nền móng vững chắc theo cách diễn tả của thánh Phaolô tông đồ: "Anh em… đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su."(Ep 2,19-20). Nền móng này cũng là đề tài của Đức Cha phụ tá giáo phận Xuân Lộc Giuse Đinh Đức Đạo giảng phòng cho Linh mục đoàn Phát Diệm. Đức Cha đã đào sâu ơn gọi tông đồ, khởi đi tù ơn gọi của bốn tông đồ đầu tiên, tới ơn gọi của Lê-vi người thu thuế và sau nữa là ơn gọi Mười hai Tông đồ. Lược đồ giảng phòng bao gồm:

Ba sứ mệnh của tông đồ:

- Nhận thức Nước Thiên Chúa

-Sám hối.

-Tin vào Tin Mừng.

Mục đích: Để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô ( Pl 3,10)

Phương tiện: Học với Chúa Kitô chiến thắng cám dỗ, thắng vượt khó khăn trong đời sống ơn gọi tông đồ bao hàm những thái độ:

1. Hời hợt nhìn Chúa như người xa lạ.

2. Sự cứng lòng ví như lăng kính dị dạng làm cho ta có thiên kiến không nhận ra Chúa.

3. Khủng hoảng ơn gọi do dục vọng lôi cuốn, địa vị, thành công, tư lợi ...

Lời khuyên thích hợp nhất là người tông đồ phải biết lựa chọn để gieo hạt giống tốt. Vì hạt giống Nước Trời đích thực thì "Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên” ( Mc 4,27)

Từ nhận thức tới thực hành. Mầu nhiệm ơn gọi tông đồ phải được trở thành sự sống nơi các linh mục:

1. Vác Thánh giá mỗi ngày – một đòi hỏi theo sứ vụ.

2. Hiến mạng sống mình – một sứ điệp của mầu nhiệm ơn gọi tông đồ

3. Uống cạn Chén đắng của Thầy- chấp nhận đau khổ, sự chết.

Cuối cùng là đạt tới đời sống chứng nhân: làm tông đồ được sai đi.

Từ đó luôn " Khơi dậy sống động trong con ơn sủng của Chúa mà con đã lãnh nhận nhờ việc cha đặt tay trên đầu con" (2Tm 1,6).

Nội dung lược đồ và cung cách diễn tả của Đức Cha giảng phòng toát lên một niềm xác tín, một chiều sâu tích lũy trong cuộc đời và một tâm huyết "Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi"( 2Cr 5,14). Đức Cha Giuse giáo phận nhận xét:"Ngài giảng sâu và sắc nữa. Ngài xác tín và đầy Chúa nên chỉ giảng về Chúa mà đầy hấp dẫn. Chúng ta sợ giảng không hấp dẫn nên minh hoạ hàng trăm thứ, nhưng chính vì thế mà không còn hấp dẫn, vì chỉ có mình Chúa mới là sự hấp dẫn. Ước mong các cha sẽ tận dụng được để được biến đổi trong tuần tĩnh tâm này".

Tôi bỗng trào lên những cảm xúc về Đức Cha già Phaolô Bùi Chu Tạo kính yêu. Cùng một phong cách như Đức Cha giảng phòng hôm nay, các ngài không phải dùng những phương pháp thính thị hiện đại qua đồ họa vi tính (line show, power point …) nhưng bằng trực cảm và chứng từ cuộc sống, đã đi thẳng vào tâm huyết của người nghe. Để sau mỗi bài giảng người ta lại muốn trở về thay đổi một điều gì trong lối sống. Phải chăng đó là cách giảng của Phêrô thời Công vụ tông đồ, chỉ sau bài giảng đầu tiên đã tiếp nhận tới 3000 tân tòng? (Cv 2, 14-37).

Danh sách Linh mục đoàn Phát Diệm năm nay là 71 linh mục (kể cả các cha già hưu, nhưng chưa kể các cha du học). Thực tế về tĩnh tâm là 64. Con số này gấp 5 lần so với năm 1980, khi đó giáo phận Phát Diệm chỉ còn 12 cha, mười cha già và chỉ có hai cha trẻ vừa được thụ phong.

Thời gian qua đi, các cha già lần lượt như "Hạt lúa mì gieo xuống đất"( Ga 12,24)

Cha già Antôn Nguyễn Thế Vịnh qua đời ngày 18/12/1981

Cha già Giuse Vũ Bá Nghiễm qua đời ngày 17/12/1983.

Cha già Phêrô Vũ Hiếu Cúc qua đời ngày 19/06/1984

Cha già Gioan B. Khổng Đức Hậu qua đời ngày 1985

Cha già Phaolô Phạm Văn Ven qua đời ngày 1990

Cha già Phanxico X. Nguyễn Hữu Tường qua đời ngày 13/10/2001.

Đức Ông Phaolô J. Tịnh Quang Thiều qua đời ngày 12/08/2000.

Cha già Luca Trần Hùng Sỹ qua đời ngày 27/07/2005.

Cha già Phaolô Nguyễn Chu Trình qua đời ngày 24/05/2006.

Số các cha già hiện chỉ còn cha già Phêrô Trần Cao Vọng đang ở tại Sở hưu Phú Vinh thuộc TGM Phát Diệm. 62 linh mục trẻ hôm nay chưa bằng 1/2 số linh mục của giáo phận năm 1953 là 153. Đạt được con số trên, Phát Diệm phải chờ đợi thêm hơn chục năm nữa. Tuy nhiên, con số đó đã gợi lại những kỷ niệm đẹp về những số tương đương:

Năm 2009 Linh mục đoàn Phát Diệm cùng với hai giáo phận Thanh Hóa, Bắc Ninh do ba Đức Cha của ba giáo phận tổ chức tĩnh tâm chung tại Phát Diệm quy tụ 157 linh mục.

Năm 2012 Linh mục đoàn Thanh Hóa cùng với hai giáo phận Phát Diệm, Lạng Sơn do ba Đức Cha của ba giáo phận tổ chức tĩnh tâm chung tại Thanh Hóa quy tụ 156 linh mục.

Trong tuần tĩnh tâm, mười bốn ban trực thuộc Tòa Giám mục đã lần lượt báo cáo những hoạt động và định hướng cho tương lai. Đức Cha Giuse Nguyễn Năng trong tư cách chủ chăn giáo phận đồng thời là chủ tịch Ủy ban giáo lý Đức tin trực thuộc HĐGMVN đã nhấn mạnh tới việc mục vụ gia đình và quan tâm tới việc thành lập Thiếu nhi Thánh Thể tại các giáo xứ.

Tuần tĩnh tâm diễn ra trong khung cảnh êm đềm và thuận lợi, thời tiết hanh khô, các cha mạnh khỏe. Một sức mạnh toát ra từ tuổi trẻ của Linh mục đoàn giáo phận. Một sức sống tỏa ra trong bước đi và báo hiệu bình minh của ngày mới.

Con số 71 linh mục làm tôi liên tưởng tới con số tương đương là 72 môn đệ được Chúa Giêsu sai đi từng hai người vào các làng loan báo Tin Mừng. Các ông trở về hân hoan thưa với Chúa: “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con." (Lc 10,17). Trong lúc cao hứng, tôi hình dung Chúa Giêsu rạng rỡ nhìn trời và trả lời: "Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời." (Lc 10,18,20).

Mở tiếp Tin Mừng Mt 5, 14-16 tôi bỗng hình dung thấy Chúa Giêsu quay lại và nghiêm giọng nói: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”. Từ khi Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm được Nhà Nước xếp hạng Di tích Lịch sử, Văn hóa vào ngày 18/01/ /1998, nhiều khách du lịch, hành hương về đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp “Bộ dạng đang qua đi”( 1Ga 2,17) của Phát Diệm. Giờ đây, muốn thấy được vẻ đẹp chiều sâu thì cần phải “lật vỉa” vấn đề. Công việc khó khăn như phải đi đoạn đường mà người ta vẫn nói: “Đoạn đường xa nhất là từ trán tới lòng bàn tay” – Từ lý thuyết tới thực hành. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Môisê ngày xưa đã lên núi gặp Chúa. Khi xuống, ánh sáng của Chúa đã rạng tỏa trên gương mặt ông. (Xh 34,29). Thì ra vẻ đẹp chiều sâu, thật bất ngờ, lại là vẻ đẹp “Để dưới đáy thùng” mà chỉ ai theo Môisê lên núi, đặt lại “Đèn trên giá hầu soi sáng cho mọi người trong nhà”(Mt 5,16) thì người ta mới được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đó và ngợi khen Cha trên trời.

Tĩnh tâm cũng được gọi là một cuộc lên núi theo bước chân Môisê. Hôm nay xuống núi, bước chân tôi chạm đất miền duyên hải Phát Diệm. Gió muối hương biển đậm đà thổi tràn trên tôi. Tâm trí tôi hiện lên rõ nét lời Chúa: “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.”( Mt 5,13).

Một cảm giác mặn đắng nghẹn trong cổ họng tôi. Không biết tôi nghẹn khi nói về muối mặn hay muối nghẹn khi thấm vào người tôi.

Tôi gác bút, xin cầu nguyện và đành chờ lời giải đáp vào tuần tĩnh tâm năm sau.

Lm Phêrô Hồng Phúc
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hãy Cầu Nguyện
Nguyễn Đức Cung
09:15 23/11/2013
HÃY CẦU NGUYỆN
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn cố
Nhiếp Ảnh Gia Linh mục Trần Cao Tường.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News