Ngày 21-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm thánh lễ An táng: Sân khấu cuộc đời
Lm Giuse Đinh lập Liễm
13:38 21/11/2011
I. SUY NIỆM PHÚC ÂM

Chúng ta đọc: Ga 12,23-33 - Theo lời Kinh Thánh :

"Ngươi là bụi tro và sẽ phải trở về cùng bụi tro”(St 3,19) thì mọi người sẽ phải chết. Đã là con cháu Adong Evà thì không ai có thể tránh được vì đó là một công lệ.

Mọi người giầu nghèo, sang hèn, giỏi dốt ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nghề gì, thì cũng có ngày phải rời bỏ cõi đời này để trở về với thế giới bên kia.

Người đời cũng chủ trương : con người thường phải đi qua bốn giai đoạn “sinh, lão. Bệnh, tử”. Tử là giai đoạn kết thúc cuộc đời ở trần gian, vì đã có sinh thì phải có tử, và kết thúc này là một định mệnh khắt khe, không ai tránh được.

Vậy chết có ý nghĩa gì không ? Phải chăng chết là một kết thúc trong thất bại ? Không, chết không phải là đi vào ngõ cụt, đi vào hư vô trống rỗng mà chết là một chuyển đổi như ngày xưa Hoài Nam Tử nói : “Sinh ký, tử qui”.

Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu nói :”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Chính lúc hạt giống mục nát ra là lúc báo hiệu một mùa thu hoạch vì hạt giống mục nát ra, đâm chồi nảy lộc thành cây và sinh hoa kết quả (x. Mt 12,24).

Vì thế, Chúa Giêsu mới nói cho chúng ta biết giờ chết của Ngài khi Ngài nói :”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (Mt 12,23). Giờ chết của Ngài là giờ được tôn vinh vì nhờ cái chết đó Ngài cứu chuộc được tội lỗi của loài người.

Do đó, giờ chết của chúng ta cũng là giờ được tôn vinh vì chúng ta đã làm trọn nhiệm vụ Chúa đã trao cho ở trần gian này.

II. SÂN KHẤU TRẦN GIAN

Chúng ta có thể ví trần gian này như một đại sân khấu đang diễn ra một đại trường kịch. Trong đại trường kịch này có rất nhiều vai, mỗi người đóng một vai. Có người đóng vai quan trọng, có những người đáng vai phụ chẳng mấy ai để ý tới.

Thông thường người ta để ý đến những người đóng vai chính. Vì vậy người đóng vai chính phải cực kỳ xuất sắc nếu không sẽ bị chê, còn vai phụ thì ít bị chê.

Nhưng khi đứng về phương diện nghệ thuật, người ta chú ý đến cách trình diễn của từng vai xem có đóng đúng vai mình không, đóng có hay không. Có khi người ta không khen người đóng vai chính mà lại khen người đóng vai phụ vì người này đóng rất đúng với vai của mình, ví dụ người đáng yêu phải làm cho người ta mến và người đáng ghét phải làm cho ngườ ta ghét.

Truyện : Đóng kịch Thương Khó
Khi xưa, lúc Đức Cha Nguyễn Bá Tòng có cho diễn tuồng Thương khó ở chủng viện Sài gòn. Hay hay dở, cứ nhìn vào trong rạp không còn một chỗ trống thì biết. Trong số các vai tuồng, ông Jacques Đức ở Mỹ tho làm Chúa Giêsu, ông biện Chức ở Tân định làm thánh Phêrô, còn tay Giuđa về tay… ông Cúc ở Tha La.

Vai Giuđa hay quá xá, đến nỗi có một bà lão ở tỉnh xa miền Hậu giang lên Sài gòn xem tuồng, thấy bộ tịch Giuđa nào là tham lam, phản bội, xảo quyệt… bà ghét quá, không nói, bà đứng dậy lủi thủi lên phía sân khấu (vì bà ngồi hạng bét) sẵn trong tay cầm cái “ngoáy trầu” bà quăng cho Giuđa một cái ngay bảng mặt. Rồi bà rủa thầm :”Tao cho mày phun máu đầu ra cho biết tay ! Đồ… thằng nộp Chúa, đứa bán Thầy…”.

May ông Cúc lanh mắt lé khỏi… và Đức Cha Tòng phải xuống “can thiệp” và “an ủi” bà lão. Nhắc cho bà nhớ lại đây chẳng qua là diễn tuồng chớ không phải là Giuđa … thật. Hú hồn !

Trong Hội thánh, mỗi người cũng phải đóng một vai trò, tùy theo khả năng của mình và được Thiên Chúa trao ban cho. Trong thư gửi cho tín hữu Corintô thánh Phaolô nói :”Trong Hội thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông đồ, thứ hai là các tiên tri, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ” (1Cr 12,28).

Toàn thể anh chị em chỉ là giáo dân, ít ai lãnh nhận một chức vụ gì trong Hội thánh, nhưng phải đóng đúng vai trò giáo dân, là những nhân chứng của Chúa Kitô vì là Kitô hữu. Dó đó phải đóng đúng vai trò là muối đất và ánh sáng trần gian như Chúa Giêsu đã dạy :”Các con là muối đất, là ánh sáng trần gian… Ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha của các con, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,13-16).

Một cách cụ thể, anh chị em phải đóng đúng vai trò trong gia đình : là cha, là mẹ, là con cái. Mỗi người phải đóng đúng vai trò của mình, đừng lẫn lộn, như chương trình giáo dục của Đức Khổng Tử :”Quân, thần. phụ, tử” : vua phải ra vua, quan phải ra quan, cha phải ra cha, con phải ra con. Nếu đóng sai vai trò của mình thì gia đình sẽ tan hoang, và thế giới sẽ hỗn loạn.

Theo thời gian, vai trò có thể thay đổi, nhưng trách nhiệm phải đóng đúng vai trò của mình thì không thay đổi, phải đóng đúng với vai trò của mình bao lâu mình còn đóng, còn thời gian không quan trọng.

Một y sĩ nổi danh nói rằng :”Một người có thể sống mạnh đến 81 tuổi”. Dĩ nhiên với điều kiện là người ấy phải là người bình thường.

Y sĩ này nói thêm :”Mặc dầu người ta có thể tìm ra được thuốc chữa cho những căn bệnh giết người như ung thư hay cứng động mạch, thì thiên nhiên sẽ buông một cú đánh cuối cùng, cái mà người ta gọi là “chết”.

Bàn về câu nói trên, một tờ báo đã viết :”Điều đáng kể không phải là sống bao lâu, nhưng ta đã sử dụng thời gian như thế nào”? Đúng như thế, vì một số những phần đóng góp quan trọng nhất của công ích nhân loại đã từng và hiện đang được thực hiện do những bộ óc trên 81 tuổi (Giọt nước mắt cuối cùng, tr 114).

Người ta đọc tấm bia dựng trên mộ một thanh niên câu :”Anh thọ 20 tuổi”. Có người buột miệng nói :”Ít quá – Ít quá thật không ? Không ! Nếu anh ta đã sống 20 năm, đã đóng đúng vai trò của mình 20 năm theo thánh ý của Chúa, không để phút nào phí đi, thì trong mấy năm ấy, anh làm được nhiều việc vĩ đại, một thời gian bao lâu là dài ?

III. SÂN KHẤU KHÉP LẠI

Một ngày nào đó sân khấu cuộc đời của từng người sẽ khép lại : giờ chết đến.

Đây là chân lý đức tin, là án lệnh phổ cập, không ai có thể tránh né . “Đã qui định là mỗi người phải chết một lần” (Dt 9,27). Sớm hay muộn, cách này hay cách khác, đột ngột hay dần dần, tại rủi ro hay ngẫu nhiên hay tại cơn bệnh trầm trọng hơn kém, sự chết sẽ đến, đến với mỗi phàm nhân, trong đó có chúng ta.

Một tập tục dã man rất thịnh hành trong đạo binh Rôma lúc tao loạn mà ai ai cũng biết, là bắt thăm “mười người giết một”. Tập tục này chưa được hoàn toàn hủy bỏ trong thời cận lai.

Đứng trước định luật phổ cập của cái chết, chúng ta có thể nói rằng : sự kiện “mười người giết một” vẫn được thi hành liên tục và được chấp hành thường xuyên, vì theo quan niệm của chúng ta, sự chết luôn luôn giữ việc tính sổ và tiêu diệt trong mọi giây phút, cứ mười giết một, và rồi nó tóm lấy người mà lần trước đã được kiêng nể (P. Bianchi, Tĩnh tâm Linh mục, tr 103).

Chúng ta phải luôn chuẩn bị cho cuộc rút lui khỏi sân khấu trần gian, sớm hay muộn sẽ đến. Có lẽ chúng ta nên đọc tâm sự của Mike Tyson, nhà võ sĩ quyền Anh thượng thặng, phải bị tù vì tội cưỡng dâm. Trong tù anh viết những dòng sau đây trong nhật ký : “Nhắm mắt xuôi tay, con người ta chỉ để lại trên bia mộ một nét gạch nối nằm giữa những con số mà gói gọn cả cuộc đời ta, thể hiện cho người đời thấy ta đã sống như thế nào và hệ quả của lối sống ấy là hạnh phúc hay bất hạnh (Thế giới mới, số 101, 1996, tr 44).

KẾT LUẬN

Qua những suy nghĩ trên, chúng ta có thể rút ra được hai bài học thực hành sau đây :

1. Sống như sẵn sàng chết

Tục ngữ có câu :”Sống khôn, chết thiêng”. Câu tục ngữ ấy dạy chúng ta rằng ai sống lành cũng sẽ chết lành, ai sống dữ cũng sẽ chết dữ. Phải chuẩn bị sẵn sàng vì Chúa Giêsu không phán :”Hãy dọn mình chết” nhưng lại phán :”Các con hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44), nghĩa là hãy luôn chuẩn bị cho cuộc kinh qua này, chúng ta phải sống như thể đã chết (Cl 3,3).

2. Sống như ngày cuối cùng của cuộc đời

Thánh Grêgôriô Cả đã nói :”Sở dĩ Chúa muốn giữ kín giờ sau hết của chúng ta, là để chúng ta không dự đoán được, thì ngày nào cũng phải sống như ngày cuối đời”(Hom. 13 in Evang).

Vì nghĩ rằng hôm nay có thể là ngày cuối đời, nên chúng ta cũng phải thoát ly cuộc đời, thoát ly thế gian, thoát ly những sự vật và nhân vật trần thế, nhất là thoát ly và xa lánh tất cả những chi là tội.

Chính Chúa Giêsu cũng phòng ngừa chúng ta cho khỏi điều mà những người thời ông Noe đã làm, ấy là họ cứ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Noe vào tầu, và hồng thủy đến mà tiêu diệt họ hết thảy.

Cũng vào thời ông Lót thiên hạ cũng ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây nhà, nhưng ngày ông Lót ra khỏi Sôđôma, thì tự trời mưa lửa và diêm sinh xuống mà tiêu diệt họ hết thảy (x. Lc 17,26-29),

Vì thế, điều hay nhất là mỗi buổi chiều chúng ta hãy nhìn lại xem đã đóng đúng vai trò của mình chưa, có đóng cho hoàn hảo không, và hãy phó dâng linh hồn mình cho Chúa, và đừng bỏ qua ngày nào mà không dọn mình chết, để đêm đến có thể vượt từ sự an nghỉ phần xác đến an nghỉ ngàn thu.
 
Tỉnh thức và cầu nguyện
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
20:41 21/11/2011
Chúa nhật I mùa Vọng (BĐ1. Is 63,16b-17; 64,1.3b-8. BĐ2. 1Cor 1,3-9. PÂ. Mc 13,33-37).

Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng của niên lịch Phụng Vụ 2012. Lời đầu tiên Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ: Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào (Mc 13,33). Lời của Chúa luôn là lời hướng dẫn và cảnh tỉnh đời sống chúng ta. Đôi khi chúng ta cảm thấy chán ngấy vì sự nhắc nhở phải tỉnh thức luôn. Biết rồi, nói mãi! Giáo Hội như người mẹ luôn luôn yêu thương và quan tâm đến con cái mình. Giáo Hội đã trung thành dùng lời Chúa trong Kinh Thánh để mời gọi chúng ta hãy đi trong đường lối của Chúa.

Cách đây khoảng 2700 năm, những lời nguyện cầu khẩn thiết của tiên tri Isaia vẫn còn vang vọng hôm nay: Lạy Chúa, tại sao Ngài lại để chúng con lạc xa đường lối Ngài? Tại sao Ngài làm cho lòng chúng con ra chai đá, chẳng còn biết kính sợ Ngài?(Is 63,17). Tiên tri Isaia rao giảng cho dân Do-thái khoảng giữa những năm 742-701 B.C. tại Giêrusalem. Hướng dẫn theo quan niệm thần học căn bản nói về Thiên Chúa thánh thiện và công chính đòi hỏi con phải người đáp trả tình yêu. Trong cơn thử thách, tiên tri Isaia biết rằng con người yêu đuối, đầy vết nhơ tội lỗi và sống lơ là với lề luật nhưng tiên tri Isaia vẫn van xin Chúa thương xót. Và đôi khi Isaia còn trách cứ tại sao Chúa để cho con người lạc xa đường lối của Chúa. Mặc dầu con người bị đoán xét nhưng Isaia tin rằng số người còn lại trong dân Chúa đã chọn vẫn được duy trì để đón nhận Vua Vũ Trụ từ dòng dõi Vua Đavid.

Con người trong mọi thời luôn có khuynh hướng tự lập và xuôi theo bản tính tự nhiên. Tìm thỏa mãn những khát vọng và ước muốn về cả tinh thần lẫn vật chất. Thiên Chúa rất kiên nhẫn đợi chờ trong sự hướng dẫn và huấn luyện dân riêng của Ngài. Người ta thường nói: Ngựa theo đường cũ hay tính nào tật ấy. Hướng thượng luôn là một mời gọi cố gắng không ngừng. Buông mái chèo, thuyền lại chảy xuôi theo dòng. Bước lên đường trọn lành thì chúng ta cần phải miệt mài, phấn đấu và ngước nhìn lên đích nhắm. Sống theo luật của Chúa, dân Chúa chọn cần phải hy sinh tránh xa những cách sống phàm tục và thoái hóa của cách sống tự nhiên. Qua lịch sử Cúu Độ, chúng ta biết Dân Do-thái ngày xưa cũng bị mê hoặc bởi biết bao cám dỗ của cuộc sống tục hóa, tự do, thờ thần ngoại bang và tìm thỏa mãn nhu cầu bản năng tự nhiên.

Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu nhắc nhở: Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào (Mc 13,33). Những lời dặn dò chỉ dậy của Chúa Giêsu đã cách xa chúng ta cả 2000 năm rồi. Hôm nay đây lời này còn có ý nghĩa gì? Đã biết bao nhiêu thời đại và thế hệ con người đã đi qua. Thế hệ này tiếp nối thê hệ kia đã đến và đã đi qua. Không có thế hệ nào hiện diện kéo dài mãi. Dù có các vua chúa quyền uy, những chế độ độc tài, những con người khát máu cũng lần lượt xuất hiện và rồi trở về cát bụi. Vinh quang đạt tới tột đỉnh trong xã hội, rồi cũng một ngày ra đi với cái xác không hồn và bàn tay trắng.

Qua nhiều thời đại, con người thời nào cũng bị nhiễm các thứ văn hóa hưởng thụ, vô thần, vật chất, tương đối và văn hóa của sự chết. Con người dần xa lối bước của Chúa. Nhất là trong thời buổi văn minh và tục hóa ngày nay, con người bị kéo lôi vào cuộc sống hưởng thụ vật chất liền tay. Có nhiều người không còn nhận ra những giá trị về tinh thần và luân lý đạo đức. Nhiều người chủ trương sống hiện thực. Tìm đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu đòi hỏi cả tinh thần lẫn vật chất. Chỉ muốn cúi xuống tìm kiếm những nhu cầu hiện sinh mà quên đi nhu cầu khẩn khiết của tâm linh. Nhiều người không còn muốn nghĩ đến niềm tin vào Thượng Đế, cứu cánh của cuộc đời, không còn đến nhà thờ, không học hỏi Kinh Thánh và không cầu nguyện. Họ không còn quan tâm đến đời sống tâm linh. Sống theo cá nhân chủ nghĩa, nghĩ rằng mình là tất cả và tự mình đủ cho chính mình.

Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Côrintô, đã cầu chúc anh chị em đầy ân sủng và bình an trong Chúa. Trong khi mong chờ Chúa Kitô tỏ hiện, thánh Phaolô khuyên dạy các tín hữu hãy tin tưởng nơi Chúa Kitô. Hãy sống trung tín và hiệp nhất với Ngài. Chúa đã ban cho chúng ta đầy đủ các ơn cần thiết để bền vững trong ơn Chúa. Ngày Chúa tỏ hiện không phải với đám đông hay tất cả mọi người cùng một lúc mà là mỗi người hãy tỉnh thức. Vì mỗi cá nhân có một ơn gọi, sứ vụ và số mệnh riêng. Mỗi người phải chu toàn bổn phận của mình.

Theo lời dạy của Phúc âm, đã có rất nhiều người sống trong tư thế tỉnh thức và cầu nguyện. Vì không ai biết được ngày giờ Chúa sẽ viếng thăm. Giáo Hội không ngừng nhắc nhở con cái mình qua mọi hoàn cảnh đều nhớ tỉnh thức. Như dân Do-thái xưa, chúng ta cũng sẽ dễ dàng lơ là với lề luật và đường lối của Chúa. Chúng ta viện cớ là qúa bận bịu và không có đủ thời giờ. Chúng ta để mình rơi vào những bon chen vô bổ. Nhất là cuộc sống xã hội lôi kéo vào nhiều những nhu cầu đòi hỏi cần phải thỏa mãn ngay. Ngày nay có nhiều người thích sống theo kiểu thuyết tương đối. Sống đạo trung bình. Tránh không làm điều gì quá sai. Chủ trương rằng người ta sống sao, tôi sống thế. Chạy theo thói đời. Đôi khi còn ganh đua với những người ngoại để tỏ ra mình cũng rành rõi sự đời.

Bước vào Mùa Vọng là mùa mong chờ. Mong chờ Chúa ngự đến thăm viếng tâm hồn chúng ta. Không phải Chúa chỉ xuất hiện như thần chết đến mang lại sự sợ hãi nhưng Chúa đến mang sự bình an. Chúa sẽ đến gặp gỡ chúng ta qua nhiều cách thế. Chúa gặp gỡ chúng ta nơi các Bí Tích, qua Lời Chúa, qua việc cử hành Phụng Vụ và chuyên tâm cầu nguyện lắng nghe tiếng Chúa. Nhất là Chúa đến với chúng ta qua sự gặp gỡ các người anh chị em xung quanh. Chúng ta cần mở rộng cửa tâm hồn để đón Chúa. Biết rộng mở tâm hồn, chúng ta sẽ đón nhận được nhiều thứ ân sủng. Như xưa Đức Trinh Nữ Maria đã rộng mở tâm hồn nói lời Xin Vâng, Chúa đã đến cư ngụ trong cung lòng Mẹ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tỉnh thức đón nhận ân sủng của Chúa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng con sẽ không bị lỡ chuyến tầu. Ý thức rằng, con người có hướng để theo và có đích để nhắm. Cuộc lữ hành trần thế này sẽ có ngày chấm dứt và mọi người sẽ bước vào đời sống mới. Đời sống viên mãn hạnh phúc bên Chúa đời đời. Amen
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:55 21/11/2011
KHÔNG ĐƯỢC CHẾT
N2T

Một người chúc thọ, nói:
- “Chúc ngài thọ như cây tùng cây bá”.
Phú ông mặt buồn xo nói:
- “Cây tùng cây bá sẽ có lúc khô héo !”
Một người khác chúc:
- “Chúc ngài thọ tỉ nam sơn”.
Phú ông cũng mặt mày không vui, nói:
- “Núi nam rồi cũng có lúc bị nát vụn !”
Cả hai người đều hỏi ông ta:
- “Cây tùng cây bá và núi nam đều là những thứ đặc biệt lâu dài mà ngài đều không thích, vậy thì ngài thích như thế nào ?”
Phú ông gật gật đầu nói:
- “Theo như lòng ta muốn thì bất kể qua mấy ngàn mấy vạn năm, chỉ cần ta không chết là được rồi !”

Suy tư:
Mừng sinh nhật của mình hay nhớ đến ngày sinh của người khác để chúc mừng là một thói quen –tự nó là tốt lành- nhưng cũng phát sinh nhiều lạm dụng và tiêu cực, có khi là gánh nặng cho người khác.
Có những người tổ chức sinh nhật của mình như là một ngày…thu thuế, nờm nợp người đến “đóng thuế” tại bàn ký tên “đóng thuế” và trả nợ ân tình, rồi thì những lời chúc tụng khách sáo tuôn tràn theo từng ly rượu và sự quen biết với chủ nhân.
Có những người tổ chức sinh nhật mình thì mời toàn những người có “máu mặt” để chứng tỏ mình là người quen biết nhiều, quen biết lớn trong xã hội.
Chúc nhau sống lâu trăm tuổi làm điều tốt, mong cho người thương yêu sống lâu trăm tuổi là chuyện bình thường, nhưng cầu nguyện cho họ được ân sủng của Chúa trong cuộc sống thì lại càng tốt hơn, bởi vì thân xác có ngày cũng phải chết, chúc sống lâu trường thọ thì giỏi lắm cũng chỉ sống đến chín mươi hoặc trăm tuổi, rồi thì cũng phải chết.
Cầu cho linh hồn được trường sinh là điều đáng chúc, bởi vì linh hồn không phải chết, nhưng sẽ “chết” đời đời trong hỏa ngục nếu mất đi ân sủng của Chúa.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:57 21/11/2011
N2T

18. Xua đi sự yêu thích cuộc sống đời này để bồi dưỡng tình yêu ở đời sau, bởi vì đời sau không có ngịch cảnh quấy rầy con người, không có nhu cầu cấp thiết đe dọa, không có sự buồn khổ khiến cho con người bất an, mà chỉ có cảnh vui vẻ hân hoan không ngừng.

(Thánh Augustine)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kết quả ban đầu chuyến đi của ĐTC trên đất châu Phi
Nguyễn Trọng Đa
09:23 21/11/2011
Kết quả ban đầu chuyến đi của ĐTC trên đất châu Phi

ROMA – ĐTC Biển Đức XVI đã nói với quốc gia Benin và châu Phi lòng yêu mến và tình cảm cùa Ngài, và Ngài đặt các hy vọng lớn cho lục địa: mong châu Phi có thể nêu ra cho thế giới thấy "con đường huynh đệ chân chính".

Khi sắp chào từ giã đất nước và chính quyền, ngày chủ nhật 20-11-2011, tại sân bay Hồng Y Bernardin Gantin, ĐTC Biển Đức XVI đã tiết lộ nhiều điều về mối quan hệ của Ngài với châu Phi: "Tôi muốn thăm lần nữa lục địa châu Phi mà tôi thương mến và có tình cảm đặc biệt, bởi vì tôi tin chắc rằng đây là một vùng đất của hy vọng. Tôi đã nói nhiều lần về điểm này. Các giá trị đích thực, có thể dạy cho thế giới, đang hiện diện ở đây và chỉ mong muốn triển nở, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa và quyết tâm của người châu Phi".

Ngài hy vọng rằng tông huấn "Africae Munus" (Sự cam kết của châu Phi) “sẽ kích thích các sáng kiến thú vị", và Ngài đã giao phó Tông huấn này cho mọi người đã rửa tội, để họ "nghiên cứu nó", và diễn dịch nó "thành hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của họ".

Về xã hội Benin, ĐTC Biển Đức XVI mong rằng xã hội này thể hiện "khả năng cùng sống chung cách hài hòa trong đất nước, và giữa Giáo hội và Nhà nước". Ngài nhấn mạnh đặc biệt "thiện chí và sự tôn trọng lẫn nhau" là các yếu tố của "sự đối thoại" và "hiệp nhất giữa con người, các dân tộc và người dân".

ĐTC ca ngợi tình huynh đệ được ghi trong khẩu hiệu của nước Benin là "Huynh Đệ, Gia đình, Lao động”: "Sống chung với nhau như anh em, mặc dù có các khác biệt hợp pháp, không phải là một điều không tưởng".

Ngài thậm chí nhìn thấy ở đó một ơn gọi cho Benin trong xã hội của các quốc gia: "Tại sao một nước châu Phi không nêu cho phần còn lại của thế giới một lộ trình cần đi, để sống tình huynh đệ chân chính trong công lý, dựa vào tính cao thượng của gia đình và lao động? Cầu mong người châu Phi sống hòa giải trong hòa bình và công lý! Đây là những mong muốn mà tôi nêu ra, với niềm tin và hy vọng, trước khi rời Benin và lục địa châu Phi"

Về phần mình, Tổng thống Thomas Boni Yayi đã cám ơn ĐTC Biển Đức XVI về "thông điệp hòa bình" của Ngài, lời mời gọi của Ngài cho "đối thoại liên tôn", "sự hiệp nhất", và "hòa bình giữa các dân tộc".

Ông nhấn mạnh rằng Benin vui mừng biết bao khi tiếp nhận tông huấn "Africae Munus", vốn gợi ra "các vùng mới cho việc truyền giáo".

Hân hoan nhiệt thành, Tổng thống Benin đã khẳng định rằng "nhân dân", "chính phủ", các "đoàn đại biểu châu Phi" đang hiện diện, được “tràn đầy hân hoan” bởi chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI, trước khi ông kết luận: "Xin cám ơn, xin cám ơn ĐTC nhiều! Chúc thượng lộ bình an! Chúc chuyến trở về Vatican bình an! Xin Thiên Chúa chúc phúc cho ĐTC”. (ZENIT.org 20-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tông huấn ''Africae Munus'' mở ra một giai đoạn mới của lịch sử
Phạm Kim An
09:24 21/11/2011
Tông huấn "Africae Munus" mở ra một giai đoạn mới của lịch sử

Tông huấn được trao cho các Giám mục Châu Phi

ROMA – Tông huấn "Africae Munus" (Sự cam kết của châu Phi) mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử của người Công giáo trên lục địa châu Phi, - ĐTC Biển Đức XVI tuyên bố như thế.

ĐTC Biển Đức XVI đã trao cho các Giám mục từ khắp châu Phi Tông huấn của Ngài "Africae Munus" (Sự cam kết của châu Phi) sáng ngày 20-11, tại Cotonou, sân vận động Hữu nghị, sau Thánh lễ chủ nhật.

ĐTC Biển Đức XVI giao phó "lộ trình" này, của Giáo Hội Công Giáo tại Châu Phi, về sự "hòa giải, công lý và hòa bình", cho 42 Giám mục phụ trách 35 Hội đồng Giám mục quốc gia, và bảy Hội đồng Giám mục khu vực của châu lục này.

Giáo hội Công giáo tại châu Phi đang bước vào một giai đoạn mới trong lịch sử của nó, ĐTC đã tuyên bố: "Sau khi nhận văn kiện này, bắt đầu giai đoạn hấp thụ và áp dụng các dữ kiện thần học, giáo hội học, tu đức và mục vụ chứa đựng trong Tông Huấn này".

Vì vậy, Tông huấn không chỉ là một tập hợp các suy tư, sự tổng hợp các công việc của các Giám mục tại Thượng hội đồng hồi tháng 10-2009 tại Roma, nhưng còn bắt đầu một giai đoạn mới trong lịch sử của lòng Chúa thương xót: "Theo gương Chúa Kitô, mọi Kitô hữu được mời gọi phản chiếu lòng thương xót của Chúa Cha và ánh sáng của Chúa Thánh Thần ", - ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh, như thể lặp lại bài giảng của Ngài tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Từ Bi, ngày 18-11. (ZENIT.org 20-11-2011)

Phạm Kim An
 
Vấn đề tôn giáo ở Á châu
Trầm Thiên Thu
09:35 21/11/2011
THÁI LAN (UCANews, 21-11-2011) – Vấn đề tôn giáo ở các nước Myanmar, Indonesia, Bắc Hàn, Trung quốc và Việt Nam được nêu bật tại quốc hội Hoa kỳ vào cuối tuần qua.

Bênêđictô Rogers, trưởng nhóm Đông Á thuộc Hội Đoàn kết Kitô giáo Thế giới, nói rằng các tu sĩ Phật giáo tại Myanmar bị tù vì phản đối chế độ.

Rohingyas, theo Hồi giáo, cũng đối mặt với sự bách hại và nhà thờ Kitô giáo đã bị tấn công ở Kachin, ông cũng nói với phó ủy viên Hạ nghị viện về nhân quyền.

Ông cho biết: “Có thảo luận về sự thay đổi. Tuy nhiên, vì nhà nước bắt các tu sĩ Phật giáo và các tù nhân lương tâm khác, tấn công các dân tộc thiểu số và vi phạm tự do tôn giáo, Hoa Kỳ nên duy trì áp lực”.

Ông Rogers cũng nói với ủy ban về các cuộc tấn cống vào cộng đồng Hồi giáo Ahmadiyya và các nhà thờ Kitô giáo ở Indonesia, đó là mối quan ngại quan trọng về luật pháp.

Hoàn toàn không có tự do tôn giáo ở Bắc Hàn, ông thúc giục Hoa Kỳ tăng áp lực đối với Trung quốc để buộc phải ngưng hồi hương số người tỵ nạn của Bắc Hàn, một số người Kitô giáo và họ sẽ đối mặt với “các hình phạt và bạo lực nghiêm trọng” khi họ trở về Bắc Hàn.

Tại Trung quốc, ông Rogers nêu bật các trường hợp các Kitô hữu bị tù như giáo sĩ Shi Enhao và Alumijiang Yimiti. Ông nói thêm rằng các đề nghị sửa đổi luật pháp một cách hiệu quả để hợp thức hóa là nguyên nhân gây quan ngại nhiều.

Ông Rogers nói với ủy ban rằng tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn “mong manh” lắm.
 
Top Stories
Thai Ha priest insulted and threatened during Mass
Asia-News
16:19 21/11/2011
A uniformed man bursts into the church in front of indifferent police agents, scaring children who were attending a weekly mass for Eucharistic groups. Some fear the act might be followed by more terrorist actions.

Hanoi (AsiaNews) – Hundreds of children from Eucharistic groups were attending Mass yesterday morning in Thai Ha Parish Church, Hanoi, when a local uniformed civil defence team member (pictured) entered the building shouting and proffering threats against the celebrating priest. His actions had the effect of frightening the children. Outside, dozens of plainclothes police agents witnessed the incident but chose not to intervene.

In an open attempt at intimidation, the man crossed the church courtyard, patrolled by plainclothes police, shouting and swearing. Wielding an electric baton, he burst into the church, smoking. When he reached the altar where Fr Martin Vu Dong was celebrating the weekly Mass for the parish’s Eucharistic groups, he began hurling insults and threats at him.

Since police did not move in to remove the man, adults present in the church apprehended him and escorted him out of the building. “It was true act of terrorism that really scared the children,” said Bac, a parishioner present at the incident, “especially if you consider that uniformed police were pacing up and down in the church courtyard with a scary attitude.”

Yesterday’s sacrilegious act not only offended Catholics and others, but also raised fear that it might be the harbinger of terrorist acts against a parish resisting the unjust action of the state over disputed church land.

In the Thai Ha case, where the church has been under siege since 2008, religious and lay people have been protesting the latest arbitrary decision by local authorities to build a sewage treatment plant for a nearby hospital on the little land that is left to the Redemptorist community.

Instead of meeting the parish demand to stop a potential dangerous plan, the authorities responded on 3 November by attacking the church and monastery with police agents and agents provocateurs, accompanied by a TV crew.

However, the attacks against Thai Ha Redemptorists and parishioners has backfired, causing a wave of solidarity in Vietnam and abroad. For example, the archbishop of Hanoi wrote a letter defending the Redemptorists. Mgr Michael Hoang Duc Oanh, bishop of Kontum, did the same. Mgr Francis Nguyen Van Sang, bishop of Thai Binh, personally visited the church. Prayer vigils have been held across the country, but also in the United States and Australia.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang, Tổng giáo phận Miami, Florida
Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
00:21 21/11/2011
MIAMI - Tuần trước, Cộng đoàn đã bùi ngùi chia tay với cha Quản nhiệm Isodore Nguyễn bá Kỳ sau hơn 22 năm hướng dẫn và phục vụ Cộng đoàn, nay ngài về hưu và từ giã Cộng đoàn. Việc ngài chia tay với Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang đã để lại bao nhiêu niềm cảm mến và ân tình vì sự hy sinh, trung thành, đạo đức và ân cần ngài đã làm cho Cộng đoàn. Toàn thể giáo dân Cộng đoàn luôn ghi ân cha và cầu chúc cha những tháng ngày tới được nhiều niềm vui và ân thánh.

Xem hình ảnh

Sáng hôm nay Chúa Nhật 20-11-2011, bầu trời vùng biển thành phố Fort Lauderdale, Florida hơi se lạnh vì cơn mưa lớn đêm thứ Bảy vẫn còn ảnh hưởng. Cái lạnh mang hơi gió biển này không ngăn cản niềm vui của Cộng đoàn vì hôm nay sẽ đón chào cha Tân Quản nhiệm Giuse Nguyễn Kim Long, đến từ Giáo xứ Tam Biên, Giáo phận Orange để thay thế cha Isodore Nguyễn bá Kỳ.

Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang, thuộc Tổng Giáo phận Miami, Cộng đoàn này được thành lập từ tháng 5 năm 1983 do Đức Cha cố San Pedro, Giám mục Giáo phận Galverston, TX. Ngài đã từng làm việc ở Việt Nam 13 năm, dạy học tại Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt. Khi còn làm giáo sư tại Đại Chủng viện Thánh Vincent de Paul tại Boynton Beach, FL, Ngài đã quy tụ các gia đình Việt Nam rải rác từ Boca Raton tới Homestead tại một tư gia và dâng lễ Chúa nhật cho họ. Cộng đoàn nhỏ bé này lớn dần và đã quy tụ về nhà thờ Our Lady of Perpetual Help ở Opa-Locka dưới sự hướng dẫn của Cha Phêrô Trần Công Vang, Dòng Chúa Cứu Thế.

Năm 1990 Cha Vang rời Cộng đoàn để đi giúp người tị nạn tại Hồng Kông, Cha Isidore Nguyễn Bá Kỳ từ địa phận Pensacola-Tallahassee về phụ trách Cộng đoàn. Cộng đoàn mỗi ngày gia tăng về dân số cũng như về các mặt sinh hoạt tôn giáo và xã hội. Hiện nay Cộng đoàn trực thuộc giáo xứ St. Helen, với cha xứ Willie Dever và địa chỉ: 3033 NW 33rd Ave., Fort Lauderdale, Fl 33311.

Thánh Lễ chào đón cha Tân Quản nhiệm diễn ra vào ngày Giáo hội mừng kính Chúa Giêsu, Vua vũ trụ và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ có cha Giuse Trần xuân Lãm, bạn của cha Isodore đến từ Toronto, Canada.

Mở đầu Thánh Lễ là phần niệm hương kính dâng Chúa và các Thánh Tử Đạo. Rồi cha chánh xứ Dever giới thiệu cha Tân Quản nhiệm Nguyễn kim Long đến Cộng đoàn giáo dân. Thánh Lễ diễn ra tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm và hân hoan của cả Cộng đoàn được phụ họa bởi tiếng hát truyền cảm của ca đoàn. Trong bài giảng, cha Long suy tư về hình ảnh vị Vua Giêsu khiêm nhường, dùng quyền hành không phải để thống trị người khác, nhưng là để phục vụ và đem lại an bình cho con người. Bên cạnh đó, tấm gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cha ông của chúng ta, cũng cho thấy sự lựa chọn của các ngài trong cuộc sống: lựa chọn theo Chúa hay lựa chọn sống theo những cám dỗ trần gian.

Hôm nay số giáo dân tham dự rất đông khoảng trên 600 người (có 150 em thiếu nhi và huynh trưởng) ngồi kín các dãy ghế. Đến phần rước lễ, cha chánh xứ đã ra giúp trao mình thánh. Sau lời nguyện Hiệp Lễ, ông chủ tịch Trần Linh, thay mặt Cộng đoàn lên chào đón cha Tân Quản nhiệm. Khi Thánh Lễ kết thúc, tất cả mọi người được mời ra Patio phía ngoài Nhà thờ để dự tiệc trà gặp gỡ và chụp hình với cha Tân Quản nhiệm.

Một ngày Chúa Nhật lại qua đi như bao ngày Chúa Nhật khác. Tuy nhiên ngày Chúa nhật cuối năm Phụng vụ tại Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang, Fort Lauderdale, thật là vui vì Cộng đoàn đã trưởng thành trong đức tin, tiếp tục vươn tới cùng với cha Tân QN và Ban Thường vụ Cộng đoàn trẻ trung, nhiệt thành.

 
Giám mục Mỹ Tho đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung tâm Hành hương Ba Giông
BTT Mỹ Tho
00:25 21/11/2011
MỸ THO - Buổi sáng ngày 19 tháng 11 năm 2011, tại Giáo xứ Ba Giồng, ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức thánh lễ mừng kính 150 năm Cha Thánh Phê-rô Nguyễn Văn Lựu, Bổn mạng Giáo phận Mỹ Tho. Nhân dịp này, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám Mục Giáo phận Mỹ Tho – đã cử hành Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung Tâm Hành Hương Ba Giồng để làm nơi tĩnh tâm, cầu nguyện và hội họp cho khách hành hương.

Xem hình ảnh

Vào lúc 8g30, Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh chủ sự phần sám hối cộng đồng ngay tại lễ Đài trước Nhà Xứ, cạnh bên Nhà thờ Ba Giồng. Để chuẩn bị tâm hồn cho cộng đoàn phụng vụ, Cha nhắc đến lịch sử hào hùng và dòng máu các thánh, các anh hùng tử đạo tại linh địa Ba Giồng làm mạnh thêm đức tin cho thế hệ con cháu. Cha cũng mời gọi mọi người hiện diện sống đạo thật tốt để xứng đáng với sự hy sinh của các bậc tiền nhân, và kêu gọi sám hối lãnh ơn hòa giải trước khi dâng thánh lễ. Ca đoàn Giáo xứ Ba Giồng cũng hát lên những bài thánh ca đầy tâm tình giúp mọi người lắng đọng tâm hồn để gặp Chúa và nhìn lại lỗi lầm đã qua. Sau nghi thức sám hối, Cha mời mọi người ai muốn xưng tội thì vào Nhà thờ Ba Giồng; nơi đó có đặt các Tòa Giải Tội và có quí Cha đang sẵn sàng cho giáo dân xưng tội.

Sau nghi thức sám hối thì bắt đầu phần Rước Kiệu xương Cha Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu. Đoàn kiệu từ cửa Nhà Xứ tiến ra Lễ Đài. Thứ tự đoàn kiệu như sua: Đi đầu là thánh giá đèn hầu, các em nam nữ thiếu nhi mặc đồng phục trắng như các thiên thần rất đẹp, các cô thanh nữ mặc áo dài màu đỏ tử đạo, giúp lễ và linh mục chủ sự - Cha Sở GB. Nguyễn Tấn Sang, 4 ông trong HĐMVGX khiêng kiệu xương thánh Cha Phêrô, và sau cùng là Các bà Mẹ Công Giáo. Đoàn kiệu đi một bên tiến ra phía cổng, rồi đi vào theo lối chính giữa cộng đoàn từ từ tiến lên Lễ Đài.

Kế đến là phần diễn nguyện được khai mạc bằng những hồi trống đầy khí phách, vang vọng và dập dồn do các Soeurs Dòng Thánh Phaolô biểu diễn. Các Soeurs mặc đồng phục rất đẹp, kèm theo những động tác đánh trống và biểu diễn đồng bộ, rập ràng và dứt khoát tạo nên không khí sôi nỗi và phấn khởi cho ngày lễ hội. Các Soeurs biểu diễn bài trống vừa xong, thì tất cả ca đoàn Giáo xứ Ba Giồng họp ca diễn nguyện bài “Lòng trung nghĩa” do Dì Maria Đặng Thị Lẹ đánh nhịp. Trong tiết mục cuối cùng, các Soeurs Dòng Thánh Phaolô và giới trẻ đã múa diễn nguyện cảnh Cha Thánh Phêrô Lựu chịu tử đạo gây xúc động lòng người. Lời tuyên xưng hào hùng của Cha Thánh trước khi chịu tử đạo vẫn còn vang vọng mãi trong tim những người tham dự: “Đạo đã thấm nhập trong xương tủy tôi, tôi làm sao bỏ được. Vả lại, một người giáo hữu thường, một Thầy giảng còn không có quyền bỏ, huống nữa tôi đây là Đạo Trưởng.” Phần diễn nguyện này đã giúp cộng đoàn hiểu rõ và sâu hơn về lịch sử Vị Thánh Bổn Mạng của Giáo phận Mỹ Tho.

Đúng 09g30, Thánh Lễ đồng tế trọng thể kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức Cha Phaolô chủ sự. Đồng tế với Đức Cha có Cha Tổng Đại Diện và 24 Cha trong Giáo phận. Tham dự Thánh lễ có quý Thầy, Quý Dì Dòng Mến Thánh Giá Tân An, Quý Soeurs Dòng Thánh Phaolô và khoảng 600 giáo dân. Trong phần gợi ý đầu lễ, Đức Cha khơi dậy lòng tự hào đức tin vì các Thánh và các anh Hùng tử đạo tại Việt Nam; cách riêng với Cha Thánh Phêrô Lựu và các Hùng tử đạo tại Ba Giồng. Nhờ đức tin ấy mà các thế hệ hậu duệ con cháu các ngài đón nhận được dồi dào ơn Chúa và chiều sâu đức tin. Giáo phận Mỹ Tho có một Trung Tâm Hành Hương tại Giáo xứ Ba Giồng; Trung Tâm Hành Hương của Giáo phận là nơi thể hiện chiều sâu đức tin của Giáo phận.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha diễn giải ba bài đọc sách Thánh để hướng mọi người đến lòng trung thành với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh thử thách đau thương. Để áp dụng vào thực tế cuộc sống ngày hôm nay, Đức Cha còn mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các Kitô hữu đang bị bách hại đó đây trên thế giới. Việt Nam chúng ta sống đạo tương đối tự do, nhưng có một số nước trên thế giới còn rất khó khăn không được tự do như chúng ta, thậm chí có những nước mà các tín hữu bị tấn công bởi những người quá khích của tôn giáo bạn. Hãy cầu nguyện cho họ!

Sau bài giảng, Cha Quản Hạt Đaminh Phạm Văn Khâm đọc quyết định đặt viên đá xây dựng Trung Tâm Hành Hương Ba Giồng. Đức Cha đã chọn Ba Giồng làm Trung Tâm Hành Hương vào ngày 24.11.2004, và đặt Thánh Phêrô Lựu làm Bổn Mạng Giáo phận vào ngày 27.11.2009. Sau khi Cha Quản Hạt đọc quyết định xong, Đức Cha cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên để xây dựng Trung Tâm Hành Hương Ba Giồng; Trung Tâm này được xây dựng sau lễ Đài với một phần trên nền Nhà Xứ hiện tại. Sau đó thánh lễ như thường lệ và kết thúc vào khoảng 10g30. Sau Thánh lễ là chương trình văn nghệ do các ca sĩ được mời trình bày; chương trình cũng được đóng góp từ “cây nhà lá vườn” nữa. Trong lúc đó, Đức Cha, quí Cha, quí Dì và quí Soeurs ăn trưa tại Nhà Xứ. Quí khách đã đăng ký phần ăn trưa thì được phân phát bởi Ban Tổ Chức.
 
Những sinh hoạt đặc biệt tại giáo xứ Kim Ngọc
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:29 21/11/2011
PHAN THIẾT - ngày 20.11.2011 tại giáo xứ Kim Ngọc:

1. Đoàn Bác Sĩ khám bệnh và phát quà.

Xem hình ảnh

Nhân ngày Nhà giáo Việt nam, đoàn Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quân 1, Sài gòn đến khám và phát thuốc cho hơn 400 bệnh nhân nghèo trong địa phương 3 Xã Hàm thắng, Hàm đức và Hàm nhơn. Đoàn cũng phát 100 phần quà, mỗi phần 10kg gạo cho 100 người tàn tật già cả neo đơn. Cariras Kim ngọc nhiệt thành cộng tác từ việc phát phiếu khám bệnh cho đến việc hổ trợ các Bác sĩ giúp các bệnh nhân và người nghèo.

Ngày Chúa Nhật để nghĩ ngơi sau 1 tuần làm việc, nhưng các Bác Sĩ, Y Sĩ ,Dược Sĩ, Điều Dưỡng Viên đã hy sinh niềm vui riêng của gia đình để vui niềm vui chia sẽ với các bệnh nhân nghèo. Từ 3 giờ sáng, họ đã thức dậy để đi hơn 200km đến Kim Ngọc. Đến nơi là bắt đầu công việc, nhiều bệnh nhân đang chờ đợi từ sáng sớm. Suốt một ngày làm việc bận rộn, khám cho đến bệnh nhân cuối cùng rồi đoàn vội vàng trở về Sài gòn để hôm sau đi làm sớm.

Đa số bác sĩ là bên Lương. Tấm lòng quãng đại của họ gợi cho tôi suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 34. Họ đã sống tinh thần Tin Mừng (Mt 25 31-46).

Thánh Matthêu tường thuật quang cảnh ngày cánh chung. Ngày Chúa Giêsu quang lâm và phân xử rõ ràng mọi người tốt hay xấu, lành hay dữ, thiện hảo hay ác độc. Tiêu chuẩn để phân tách là tất cả những gì người ta làm cho anh em mình.

Nội dung của cuộc xét xử ấy thật là bất ngờ. Chúa chỉ xét hỏi người ta về tình thương. Không phải tình thương chung chung, hay là tình thương trong ý tưởng, trong mơ ước, nhưng là một tình thương cụ thể được chứng tỏ bằng những việc làm thiết thực đối với những con người bằng xương bằng thịt.

Nội dung phán xét mà lại thấm đẫm tình yêu: đưa ra một bản liệt kê những việc thực hành cụ thể của tình bác ái đối với người nghèo khó. Sáu trong bảy việc làm ơn làm phúc trong truyền thống tôn giáo được kể ra:

- Cho kẻ đói ăn.
- Cho kẻ khát uống.
- Cho khách lạ đỗ nhà.
- Cho kẻ rách rưới ăn mặc.
- Thăm kẻ yếu đau.
- Viếng người tù tội.

Điều bất ngờ hơn nữa chính là lời Đức Kitô tuyên bố: “Mỗi lần các ngươi làm những điều ấy cho một kẻ bé nhỏ nhất là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”.

Vương quốc của Vua Giêsu Kitô là vương quốc của tình yêu. Ai sống trong tình yêu thì thuộc về Chúa Kitô và là công dân của Nước Thiên Chúa. Tình yêu, nói được là như “chứng minh nhân dân”, như “thẻ căn cước” của Nước Thiên Chúa. Tình yêu không đòi hỏi nhiều lời nói cho bằng nhiều hành động thiết thực, sống động. Cụ thể là chia sẻ chính những lo lắng, khó khăn, khốn khổ, cùng cực của đồng bào trong hoàn cảnh xã hội chúng ta đang sống. Ai sống yêu thương sẽ được Chúa Kitô Vua mời gọi chúng: “Hãy đến, hỡi những người Cha Ta chúc phúc. Hãy đến thừa hưởng vương quốc đã dành sẵn cho anh em từ thuở đời đời”.

2. Mừng Ngày Nhà Giáo các Anh Chị Giáo Lý viên.

Ngày 20 tháng 11 năm 2011 có sự trùng lắp đặc biệt giữa các con số biểu thị 20.11 và 2011. Đặc biệt hơn là hôm nay, Ngày nhà giáo Việt Nam. Xưa nay, nghề giáo vẫn được coi là một nghề cao quý; và người thầy luôn được người đời ca tụng, biết ơn. Thầy cô giáo là “kỹ sư tâm hồn”, cách nói này thật ý nghĩa và xứng đáng biết bao!

Năm nay lần đầu tiên, Giáo xứ tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho GLV vào chiều Chúa Nhật Lễ Thiếu Nhi. Các anh chị Giáo lý Viên nhận được những lời chúc mừng trong Ngày Nhà Giáo và nhận những quà tặng của đoàn Thiếu Nhi. Người Giáo lý Viên tích cực cộng tác với cha xứ để đào tạo cho các thế hệ Thiếu nhi lớn lên trong đức tin. Dạy giáo lý là hình thức phục vụ Lời Chúa của Giáo Hội nhằm mục đích làm cho từng người và từng cộng đoàn trưởng thành trong đức tin. Căn tính của giáo lý xoay quanh 3 trục chính: Lời Chúa, Đức tin và Giáo Hội.

- Dạy giáo lý là tác vụ Lời Chúa. Vì vậy, dạy giáo lý là phục vụ Tin Mừng, là thông truyền sứ điệp Kitô giáo và loan báo Đức Kitô.
- Dạy giáo lý là giáo dục đức tin. Trong công cuộc giáo dục này, Giáo Hội giữ vai trò trung gian để giúp cho đức tin nảy sinh và tăng trưởng nơi từng người cũng như nơi cộng đoàn.
- Dạy giáo lý là hoạt động của Giáo Hội. Hoạt động này diễn tả thực tại và sứ mạng chính yếu của Giáo Hội.

Giáo Hội luôn coi trọng vai trò Giáo Lý Viên.

- Đức Hồng Y Jozep Tomko, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo đã nói: Trong giai đọan lịch sử hết sức nhạy bén và thuận lợi này, vì nhiều lý do, do ảnh hưởng của sứ điệp kitô giáo, Bộ Truyền giáo đặc biệt quan tâm đến một số người giữ vai trò quyết định trong họat động truyền giáo: Quả vậy, sau khi duyệt xét việc huấn luyện trong các đại chủng viện (1986), nhận định đời sống và sứ vụ các linh mục (1989), Bộ quan tâm đến các giáo dân là giáo lý viên, trong Hội nghị khoáng đại tháng 4 năm 1992.

- Thông điệp Redemptoris Missio đã quả quyết: Các giáo lý viên luôn đóng góp phần quan trọng trong công cuộc truyền bá Tin Mừng của Hội Thánh tại thế. Ngày nay họ vẫn được xem là những người truyền bá Tin Mừng không thể thay thế được, như Chính Đức Thánh Cha đã xác định vai trò đặc biệt của giáo lý viên như sau: Trong các cuộc thăm viếng mục vụ, tôi nhận thấy các giáo lý viên, nhất là trong các xứ truyền giáo, góp phần đặc biệt và hết sức cần thiết cho việc loan truyền đức tin và mở mang Hội Thánh.

- Cũng trong Thông Điệp Redemptoris Missio, Đức Gioan-Phaolô II đã mô tả lực lượng giáo lý viên hôm nay như “những chuyên viên, những chứng nhân trực tiếp, những người loan báo Tin Mừng không thể thiếu, những người tiêu biểu cho sức mạnh cơ bản của các cộng đoàn tín hữu, đặc biệt trong các giáo hội trẻ.”.

Giáo Hội xem ơn gọi làm Giáo Lý Viên là một đặc sủng. Ơn gọi Giáo Lý Viên không những bắt nguồn từ bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, mà còn do lời mời gọi đặc biệt của Chúa Thánh Thần, hay một ‘đặc sủng được Giáo Hội nhìn nhận’ và được giám mục minh nhiên ủy nhiệm… Trong thực tế truyền giáo, ơn gọi giáo lý viên vừa có tính ‘chuyên biệt’ vì dành riêng cho Huấn giáo, vừa có tính ‘tổng quát’ vì tham gia vào các tác vụ tông đồ để gieo trồng và phát triển Giáo Hội.

Bởi vậy giáo lý viên không phải đơn thuần chỉ là người giúp đỡ vị linh mục, nhưng thực sự là chứng nhân của Đức Kitô trong cộng đoàn của mình. Giáo lý viên, theo định nghĩa của Bộ Truyền giáo, là một giáo dân được Giáo Hội đặc cử, tùy theo những nhu cầu tại chỗ, để làm cho Đức Kitô được nhận biết, yêu mến và noi theo, nơi những người chưa biết Chúa cũng như nơi các tín hữu.”.

Nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam, tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho GLV cũng là dịp nhắc nhớ các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi nhớ ơn những “thầy dạy đức tin” âm thầm phục vụ tận tụy theo gương Chúa Giêsu vị Thầy mẫu mực. Nhớ ơn để tri ân. Đó cũng là nét đẹp trong giáo dục đức tin.
 
Thánh lễ tạ ơn tân Linh Mục và tạ ơn kết thúc Giáo Lý Bao Đồng tại Gx Tam Hà
Giuse Nguyễn Gia Khánh
09:30 21/11/2011
Lời chào mừng Tân Linh mục và mừng các em mãn khóa giáo lý

Trọng kính :
Cha Giuse Chánh xứ, Cha Bề trên dòng Đồng Công Cha Fx Nguyễn Công Chính , và quý Cha Đồng Tế
Sr Bề Trên Dòng FMA, quý Sr, Quý Khách cùng công đoàn dân Chúa Gx Tam Hà


Xem hình ảnh

Con xin thay mặt cộng đoàn dân Chúa gx Tam hà thân thưa cùng Quý Cha , Quý Sr và Cộng Đoàn

Hôm nay Giáo hội Hoàn vũ mừng kính lễ Chúa Giê su Ki Tô Vua vũ trụ một cách trọng thể và Gx của chúng ta cũng thế tuy nhiên

Được sự đồng ý của Cha Giuse hôm nay Gx chúng ta còn long trọng tổ chức thánh lễ để tạ ơn Thiên Chúa . vì Ngài đã chính thức chọn một người thân của chúng ta đây là Thầy Sáu Fx. Nguyễn Công Chính Dòng Đức Mẹ Cát Minh và đặt Thầy vào thiên chức linh mục sau nhiều năm miệt mài đèn sách , học hỏi trên con đường tu đức từ trong nước lẫn nước ngoài và một thời gian cũng khá dài Thầy đã đến sinh hoạt và giúp giáo xứ chúng ta

Thưa Cha FX chúng con còn nhớ sự hoan hỉ của cộng đoàn Gx như thế nào khi Cha Chánh xứ thông báo trước cộng đoàn Gx là hãy tạ ơn Chúa vì Thầy sáu Fx đã được thụ phong linh mục tại Hoa Kỳ vào ngày 27/8/2011 và hôm nay cộng đoàn chúng con rất vui mừng lại được hội ngộ cùng Cha để dâng lên Thiên Chúa những lời kinh nguyện cảm tạ, tri ân và chia sẻ với Cha trong thiên chức Linh Mục

Thay mặt công đoàn gx con xin kính chúc Cha FX và quý Cha luôn tràn đầy ơn Chúa Thánh linh và sức khỏe để Quý Cha có thể hoàn thành những công việc mà Thiên Chúa trao phó

Với trọng trách của một người mục tử dẫn dắt đoàn chiên Gx. Tam Hà . Cha Chánh xứ của chúng ta luôn cầu nguyện , cổ võ ,và hỗ trợ ơn kêu gọi, sự dấn thân trong đời sống tu sỹ , phục vụ, hiệp thông , lòng quảng đại và hy sinh của từng cá nhân , gia đình , khu xóm và hội đoàn

Theo truyền thống hằng năm , hôm nay cộng đoàn Gx chúng ta cũng rất là vui mừng vì sau nhiều năm theo học các lớp giáo lý nay đã hoàn tất khóa học giáo lý căn bản của 29 em , mà chúng ta thường gọi là tốt nghiệp giáo lý bao đồng hay là gia quan Ki tô giáo

Các em thân mến :

Để đạt tới thành quả ngày hôm nay chúng con hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã đáp lại lời cầu nguyện và ban cho Cha Xứ chúng con những người cộng tác tuyện vời là

Quý Sr FMA đã luôn đồng hành hướng dẫn dạy dỗ các em về giáo lý Công Giáo và nhân bản

Quý Cha và quý Thầy Dòng Don bosco , Quý Cha và quý Thầy Dòng Tên , luôn linh hướng và Huấn giáo những kỹ năng sinh hoạt cộng đồng và lòng đạo đức

Quý Phụ huynh đã luôn nhắc nhở, hy sinh và tạo mọi điều kiện để con em mình theo học các lớp giáo lý

Quý BMV các giáo khu , các Anh Chị GLV luôn sinh hoạt và theo cùng các em trên một đoạn đường dài để đạt tới thành quả ngày hôm nay .

Với gói hành trang cơ bản về giáo lý và niềm tin Ki tô giáo mà mọi người đã dày công trang bị cho các em .

Các em hãy ra đi vào đời hoàn thiện bản thân và hãy mang Chúa đến với mọi người

Một ngày trọng đại các em luôn phải ghi nhớ và lãnh nhận trọng trách của mình để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa trong mọi sứ vụ của mỗi người chúng ta

Chúng con xin chân thành cảm ơn và kính mong mọi người luôn cầu nguyện , đồng hành và hiệp thông cùng Cha Xứ , Quý Cha , Quý SR và cộng đoàn Gx để Danh Cha được vinh hiển và Giáo Hội ngày càng triển nở trên chính quê hương của chúng ta góp phần xây dựng giáo hội Hoàn Vũ ngày càng vững mạnh.
 
Legio Mariae: Thánh Lễ thành lập Curia Xã Đoài tại giáo xứ Bố Sơn
Joseph Tô Đức Lân
09:40 21/11/2011
XÃ ĐOÀI - Sáng ngày 21/11/2011, anh chị em trong gia đình Legio, khoảng 250 hội viên thuộc bốn giáo xứ: Xã Đoài, Làng Nam, Bố Sơn, Thượng Lộc tề tựu đông đủ tại thánh đường giáo xứ Bố Sơn để tập huấn và bầu Ban Quản Trị cho Curia Hạt Xã Đoài.

Xem hình ảnh

Buổi tập huấn có sự tham dự của cha linh giám Giuse Nguyễn Viết Nam, cha Antôn Hoàng Trung Hoa và cha Antôn Nguyễn Quang Trung. Về phía Hội Đồng Comitium Vinh có anh trưởng Hội đồng Giuse Hoàng Trung Thông, anh Giuse Khiêm, thành viên ban quản trị và 5 uỷ viên khác. Đồng thời có sự tham dự của Hội Đồng Mục Vụ bốn giáo xứ kể trên. Sự có mặt đông đủ của các thành phần nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của buổi tập huấn và Thánh lễ thành lập Curia Xã Đoài.

Buổi tập huấn kéo dài từ 7h30 đến 11h30 được chia làm 3 phần: Từ 7h30 – 9h00 ban quản trị hội đồng Comitium Vinh đã giảng huấn cho các hội viên về công tác tông đồ. Với việc làm này, các hội viện được hâm nóng lại tinh thần và trách nhiệm của người tông đồ giáo dân. Nhiều người vẫn xem việc tông đồ giáo dân là một lý thuyết có vẻ trừu tượng và lạnh lùng. Người ta thường coi việc đó là không hấp dẫn. Vì thế, nhiều giáo dân chưa hoặc không hưởng ứng thiên chức cao cả này của họ. Đáng lo ngại hơn, một số cho rằng, giáo dân không thể làm việc tông đồ. Buổi tập huấn thực sự đem lại hiệu quả cao khi ban giảng huấn đã trình bày về các nguyên tắc và sự trọng đại của việc tông đồ một cách hấp dẫn, cụ thể và thực sự quyến rũ. Điều này giúp đánh tan mọi ý nghĩ tiêu cực về việc tông đồ giáo dân nơi mỗi hội viên Legio.

Phần thứ hai của buổi tập huấn từ 9h15-10h00, Phía Hội Đồng Comitium và các uỷ viên đến từ các Praesida đã họp và bầu ra ban quản trị hội đồng cho Curia Xã đoài nhiệm kỳ 3 năm (2011-2014) như sau:

1. Anh Giuse Lê Xuân Chính, trưởng Hội Đồng Curia Xã Đoài.
2. Anh Giuse Đinh Thiên Mệnh, phó.
3. Anh Antôn Nguyễn Thế Duyệt, thư ký.
4. Chị Maria Nguyễn Thị Long, thủ quỹ.

Vào lúc 10h 30 cùng ngày, bắt đầu Thánh lễ Đức Mẹ Dâng Mình do cha linh giám Giuse Nguyễn Viết Nam chủ tế. Quả là một sự tình cờ khi các con cái của Mẹ lại tề tựu bên nhau và bên Mẹ trong ngày lễ Mẹ Dâng Mình cho Thiên Chúa. Khi Ðức Mẹ được đem vào đền thánh Giêrusalem để được Thiên Chúa thánh hiến, Mẹ đã hoàn toàn thuộc trọn về Chúa. Nơi đền thánh, Mẹ đã sống hy sinh, cố gắng vượt qua gian khổ với một tâm hồn quảng đại và một lòng mến sắt son. Hội viên Legio được mời gọi luyện tập những nhân đức anh hùng của Mẹ để trở nên con người hoàn hảo. Mẹ âm thầm cầu nguyện, kết hiệp với Chúa, làm việc, cầu nguyện, suy gẫm lời Chúa. Ðó cũng phải là chương trình sống của mỗi hội viên Legio mỗi ngày. Sự hy sinh, từ bỏ, kiên nhẫn trong phận vụ thường xuyên của hội viên phải được gợi hứng từ các nhân đức của Đức Mẹ.

Trong bài giảng thánh lễ, cha Trung đã chia sẻ với các hội viên về Tinh thần liên đới của Đức Maria và bản tình ca ca ngợi quyền năng của Thiên Chúa. Tinh thần liên đới thể hiện cụ thể qua việc Mẹ viếng thăm người chị họ Elizabeth. Mẹ cho chúng ta thấy rằng, hồng ân ta đã lãnh nhận nơi Thiên Chúa phải được chia sẻ cho người khác. Hồng ân đó thúc bách chúng ta lên đường dấn thân cho tha nhân, vì tha nhân. Với công tác thăm viếng của mình, hội viên Legio được mời gọi cùng với Mẹ, thay Mẹ đến thăm tất cả mọi người nhất là người đau khổ; chia sẻ cho họ Tin mừng mà mình đã lãnh nhận.

Buổi tập huấn kết thúc với bữa cơm thân mật đậm tình huynh đệ cho tất cả các hội viên và các vị khác mời. Chúc mừng Hội Legio, chúc mừng Comitium Vinh có thêm Curia mới. Chúc mừng anh chị em hội viên Legio thuộc Curia Xã Đoài.
 
Đại Hội Liên Tu Sĩ Giáo phận Phan Thiết 2011
Hồng Hương
18:52 21/11/2011
PHAN THIẾT - Sáng thứ hai ngày 21.11.2011, tại Giáo xứ Vinh Tân, Hạt Hàm Tân trong niềm vui mừng Lễ Mẹ Dâng Mình, Bổn mạng Liên Tu sĩ, các nữ tu trên toàn Giáo phận đã về tham dự Ngày Thánh Hóa Liên Tu Sĩ Giáo phận Phan Thiết với chủ đề: “Tu Sĩ Dấn Thân Loan Tin Mừng”.

Hình ảnh Đại hội Liên Tu sĩ Phan thiết

Hình ảnh Liên Tu sĩ Phan Thiết bên Chúa Thánh Thể

Ngay từ chiều 20.11, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Vinh Tân đã trang hoàng và chuẩn bị chu đáo mọi mặt để sáng ngày 21.11, nhà thờ Vinh Tân rực rỡ cờ hoa rộn ràng đón quý nữ tu về hội ngộ. Đây cũng là dịp để chị em dâng tâm tình tri ân mừng Ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam đến Quý Đức Cha, Đặc trách Liên tu sĩ, quý cha Hạt trưởng và quý cha hiện diện.

Sau vài phút khởi động giao lưu, Nữ tu Anna Trần Thị Hương, Trưởng Liên tu sĩ (LTS) GP Phan Thiết, tuyên bố khai mạc Đại hội Liên tu sĩ Gp Phan Thiết 2010 chủ đề “Tu Sĩ Dấn Thân Loan Tin Mừng” trước sự hiện diện của cha Đặc trách LTS cũng là cha xứ Vinh Tân, cha phó Vinh Tân, thầy phó tế và quý nữ tu các Hội Dòng hiện đang phục vụ trên Gp Phan Thiết.

Ngỏ lời với Đại hội, cha Tổng đại diện GB Hoàng Văn Khanh, Đặc trách LTS Phan Thiết sau lời chào mừng đã nêu lên đôi nét ý nghĩa của ngày Lễ Mẹ Dâng Mình. Ngài cầu chúc cho chị em nữ tu luôn noi gương Mẹ Maria, sống đời tu dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa và đem Chúa đến với mọi người. Đây chính là sự hiệp thông với GP Phan Thiết trong “Năm Loan Báo Tin Mừng” 2012 này.



Nữ tu Maria Quỳnh Liên, thay mặt Ban điều hành đọc tường trình sinh hoạt LTS Giáo phận Phan Thiết năm 2011. Theo thống kê thì GP Phan Thiết hiện có 18 Hội Dòng, Tu Hội, Tu Đoàn, Huynh Đoàn hiện diện với tổng số nữ tu là 445, phục vụ trong 96 cộng đoàn từ thành phố đến thôn quê, từ đèo heo hút gió hay vùng sâu vùng xa, nơi đâu cũng có bóng dáng các tu sĩ âm thầm làm công việc mục vụ và phục vụ xã hội với nhiều hình thức.



Tiếp đến, cha Đặc trách thuyết trình cách tóm tắt “Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” qua 11 điểm. Đồng thời ngài nhắc nhở một số điều mà người tu sĩ phải quan tâm: Trước hết là đề cao đời sống nội tâm trên mọi hoạt động; Chuẩn bị cho Năm Đức Tin của Giáo Hội, hai cuốn sách Tin Mừng và Giáo lý Hội Thánh Công Giáo phải luôn bên mình người tu sĩ; Ý thức trách nhiệm truyền giáo trong môi trường phục vụ; Chú trọng đến công tác giáo dục, nhất là giáo dục lương tâm cho giới thanh-thiếu niên, đặc biệt là các cháu tuổi Mầm Non và đẩy mạnh đối thoại liên tôn với các tôn giáo bạn.



Thánh lễ trọng thể Mẹ Dâng Mình do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết, chủ tế. Quý cha Hạt trưởng hạt Hàm Thuận Nam và Đức Tánh, quý cha và bà con giáo dân Vinh Tân cùng đến dâng lễ để hiệp lời tạ ơn và cầu nguyện cho Liên tu sĩ. Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse nhắc đến ý nghĩa của biến cố Mẹ dâng mình với 3 nét: Đây là một biến cố ân sủng, bởi từ ngày được cha mẹ dâng vào đền thánh, Mẹ Maria từ việc thụ động chuyển qua chủ động sống tâm tình hiến dâng cho Thiên Chúa. Người tu sĩ cũng có chuyển biến này, từ những xúc cảm tự nhiên ban đầu muốn hiến dâng cho Chúa đến khi tự nguyện dấn thân trọn vẹn cho Chúa qua việc khấn giữ 3 lời khuyên Phúc Âm (Khiết tịnh – khó nghèo- vâng phục); Là hình ảnh của thời gian hun đúc bởi dâng mình là cả một hành trình dài. Là người tu sĩ, chúng ta học theo Mẹ trong dáng đứng biết lắng nghe – cầu nguyện và dâng hiến trọn vẹn. Sau cùng, Đức Cha gợi ý cho các tu sĩ có quyết tâm gì để nối gót theo Mẹ sống đời dâng hiến cho Thiên Chúa. Đức Cha tóm kết những điều ngài chia sẻ bằng lời của ĐGH Gioan Phaolô II trong Thông điệp “Xuất phát lại từ Đức Kitô” nhắn gởi người tu sĩ phải luôn ý thức sống với Chúa như “Tình như tình đầu, khơi lại sức sống mới đời dâng hiến”.



Đức Cha cũng thay mặt Giáo phận cám ơn những đóng góp của chị em nữ tu trên khắp các giáo xứ từ thành thị đến thôn quê. Ngài cầu chúc từng hội dòng, từng cộng đoàn, từng cá nhân tìm được hạnh phúc trong đời hiến dâng phục vụ của mình. Cuối thánh lễ, Ban đại diện dâng lời tri ân Đức Cha, cha Đặc trách và quý cha.



Chương trình buổi chiều, Đại Hội có những giây phút cầu nguyện qua phần diễn nguyện ngắn gọn nhưng sâu sắc biến cố trong lịch sử cứu độ qua lời xin vâng của Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đại Hội kết thúc bằng giờ Chầu Thánh Thể.



“Tu sĩ dấn thân loan Tin Mừng, Hiệp thông trong gia đình Thiên Chúa”, chia tay nhau từ Đại hội, trở về với môi trường mình đang phục vụ, các nữ tu sống một quyết tâm mới gắn bó với Thiên Chúa và hăng say phục vụ mọi người theo gương Mẹ Maria.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đến thăm Thái hà, tùy viên Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà nội ngỡ ngàng, sững sờ...
Gx Thái Hà
08:57 21/11/2011
HÀ NỘI - Vào lúc 15 giờ 20, ngày 18/11/2011, ông Michael Orana, tùy viên của Toà Đại Sứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã đến thăm các linh mục, tu sĩ và bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà.

Ông Michael Orana cho biết: ông ngỡ ngàng vì mới cách đây 1 tuần tại Washington, D.C vị đại diện nhà cầm quyền Việt Nam đã báo cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam được tôn trọng, mà bây giờ những việc vừa xảy ra tại giáo xứ Thái Hà thì hoàn toàn ngược lại những gì được báo cáo.

Sau cuộc trò chuyện, gặp gỡ các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, ông đi bắt tay từng người để diễn tả sự cảm thông với những nỗi đau của anh chị em giáo xứ Thái Hà đang phải gánh chịu.


(Nguồn: www.giaoxuthaiha.org)
 
Văn Hóa
Có chăng một tình yêu trọn hảo trong thời hiện đại!?!
Tạ Ân Phúc
09:33 21/11/2011
Tình yêu, một phạm trù không xa lạ đối với bất kỳ ai, nhưng mỗi người lại hiểu và đi vào tình yêu bằng mỗi con đường khác nhau, không ai giống ai. Tuy nhiên, vẫn có những xu hướng chung ở mỗi thời đại. Đã qua lâu rồi cái thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, hãy cứ cưới nhau rồi mới bắt đầu dò dẫm, khám phá tình yêu từ đời sống gia đình. Và cũng qua rồi cái thời tình yêu được dệt nên từ những bức thư tình viết tay, dẫu hai người yêu nhau chỉ cách nhau “cái giậu mồng tơi” hay xa cách về không gian. Con người thời xưa nuôi dưỡng tình yêu bằng những nét đẹp dịu dàng, e ấp, bằng sự kiên nhẫn đợi chờ... Con người thời nay thì sao? Những khái niệm mới về yêu đương tưởng chừng như xa lạ với những người thuộc thế hệ trước lại quá quen thuộc với người trẻ và được cổ vũ, thổi phồng trên truyền thông như: góp gạo thổi cơm chung, tình một đêm, sống thử, tình dục thoáng, yêu qua mạng, ngoại tình ảo…

Nhằm giúp các bạn trẻ có định hướng về một tình yêu trong sáng và chân thật, nhất là trong thời đại phát triển khoa học công nghệ ngày nay, chiều thứ Bảy 12/11/2011, diễn giả Ngô Minh Uy, Cao học tham vấn tâm lý, Giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố đã chọn chia sẻ đề tài: “Yêu đương thời @” trước gần 200 khán giả tại Trung Tâm Mục Mụ TGP. Sài Gòn, do Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình tổ chức.

Điều gì làm cho cách nhìn nhận, cách tiếp cận về tình yêu thay đổi theo thời gian? Đó chính là bối cảnh xã hội. Thời xưa, ông bà ta ít nhiều ảnh hưởng những tư tưởng của Nho giáo, được gò trong lễ giáo gia phong, những người yêu nhau không dám vượt qua những khuôn phép này. Ngày nay, với toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ mà người ta gọi là thời @, phạm trù tự do đã ngấm vào mọi khía cạnh của đời sống, kể cả tình yêu mà không có bất cứ sự giới hạn, sự chọn lọc nào, làm cho những giá trị bị thay đổi một cách chóng vánh, có khi đối nghịch với những khái niệm truyền thống. Có thể nói cách sống, lối suy nghĩ của người trẻ đã bị ảnh hưởng nhiều bởi bối cảnh sống hiện đại, trong đó bao hàm các yếu tố:

Các giá trị được định nghĩa lại: Từ những câu nói không nghiêm túc, vô thưởng vô phạt, tưởng chừng như đùa giỡn, dần dần nó hình thành nên cách nghĩ, cách làm lệch chuẩn nơi người trẻ, xem như đó là cách định nghĩa lại, xem xét lại, xác định lại các vấn đề mà trước đây là những giá trị cần phải tuân giữ. Những câu nói nhan nhản trên các diễn đàn, trên câu nói cửa miệng của các công dân mạng như: “Không bao giờ bán đứng bạn của mình trừ khi được giá”, “Một con ngựa đau, cả tàu được ăn thêm cỏ”, “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn”, “Yêu nhau trong sáng, phang nhau trong tối”... Rõ ràng, khi nghe, khi thấy những lời lẽ như vậy, lúc đầu người ta nghĩ là người trẻ nhất thời đùa giỡn nhưng những diễn tiến trong lối sống của giới trẻ đã minh chứng rằng những giá trị truyền thống đã bị thay đổi đúng theo cách như vậy.

Các giá trị vật chất “lên ngôi”: Tất cả những giá trị trong đời sống con người như tình yêu, sự trung thực, sự chân thành, sự khiêm nhường,… dường như bị các vấn đề vật chất lấn át, và điều này có thể dẫn đến sự suy thoái con người. Nó đã diễn ra gần như trên toàn thế giới, tuy Việt Nam đi sau Phương Tây vài chục năm nhưng vẫn không rút ra kinh nghiệm, vẫn thấy nó mới mẻ và hấp dẫn.

Chủ nghĩa tiêu dùng và hưởng thụ: Hành vi tiêu dùng của con người trở thành mục tiêu cho các nhà tâm lý học tiêu dùng nghiên cứu, nhằm mục đích tìm cách làm cho con người tiêu dùng nhiều hơn.

Chủ nghĩa cá nhân được đề cao quá mức, dễ khiến người ta chỉ biết sống cho riêng mình: Văn hóa Á Châu là nền văn hóa cộng đồng nên khi xảy ra điều này, xem như nó mang tính chất trầm trọng hơn so với xã hội Phương Tây. Một ví dụ điển hình là các nhân viên làm việc trong các công ty, thường chọn cách là việc mạnh ai người ấy làm, chuyện của người khác không cần bận tâm.

Chủ nghĩa độc thân: Ngoại trừ chọn đời sống độc thân vì một lý tưởng nào đó (như đi tu, hy sinh sống độc thân để nuôi cha mẹ, người thân) hay có khó khăn về tâm lý, khiếm khuyết về thể lý, thì sống độc thân vì những lý do khác đều là ích kỷ.

Cô đơn trong xã hội, bàng quan với tha nhân: Hiện nay, trung bình thời gian các bậc cha mẹ dành cho con cái chỉ khoảng 1,5 giờ, giới trẻ ngày càng thấy mình cô đơn trong gia đình. Còn xã hội ngày nay dường như có rất nhiều thứ phục vụ cho con người, nhưng con người lại không có thời gian để đến với nhau, và từ đó cảm thấy cô đơn và bàng quan với tha nhân.

Không còn thời gian chăm sóc tinh thần: Người ta dành quá nhiều thời gian cho việc lao động kiếm tiền và tiêu thụ, nên chẳng còn thời gian chăm sóc cho đời sống tinh thần.

Sống thật trong thế giới ảo: Xu hướng này đang diễn ra tại Việt Nam và trên toàn thế giới, nó có thể dẫn đến các vấn đề về bệnh lý trong tâm lý học, vì trên xa lộ thông tin họ cũng yêu đương, trao đổi tâm tình, cảm xúc… nhưng không xuất phát từ con người thật của mình.

Đời sống hôn nhân trở nên dễ đổ vỡ hoặc phải chấp nhận sự phản bội theo kiểu “mắt nhắm mắt mở”: Hôn nhân rạn nứt nhưng nếu làm lớn chuyện thì sẽ đổ vỡ nên người ta phớt lờ, ngậm ngùi cho qua chuyện. Thậm chí có người còn đặt lại vấn đề là liệu người vợ, người chồng ngoại tình bên ngoài có còn đáng là vấn đề đạo đức phải lên tiếng hay không?

Các giá trị tâm linh biến thành “mốt”: Người ta tham gia vào các nghi thức tôn giáo, lễ hội theo thời trang mà không có sự biến đổi nội tâm, không là đời sống thực của con người.

Với những thực trạng nêu trên, chưa bàn đến chuyện tốt hay xấu, rõ ràng đây quả là một vấn đề cần phải xem xét khi phải sống trong một bối cảnh như thế. Giới trẻ phải làm cách nào để tồn tại, làm cách nào để yêu thương, và làm sao để duy trì được một tình yêu chân thành, bền vững. Đó là cả một vấn đề lớn.

Sau khi nêu lên thực trạng môi trường sống của thời đại ngày nay, nhà tham vấn tâm lý Ngô Minh Uy đã đặt ra một số câu hỏi và đề nghị khán giả dừng lại và suy nghĩ để đưa ra ý kiến trao đổi về các vấn đề sau: Tình yêu của người trẻ trong thời hiện đại có điều gì khác với các thế hệ trước? Thời nay, có một tình yêu hoàn hảo không? Làm sao để có thể tin tưởng tuyệt đối vào một người khác trong tình yêu?

Sau những trao đổi thảo luận, diễn giả cho hay để hiểu rõ về tình yêu, cần tìm hiểu bản chất của tình yêu dưới nhiều góc nhìn khác nhau :

Theo tâm lý học tiến hóa, tự bản nhân mỗi người có khả năng nhạy cảm tìm kiếm người phù hợp để tiến tới một trải nghiệm yêu đương, và được tác động bởi một dấu hiệu tiềm ẩn từ người ấy, để cả hai cùng duy trì nòi giống một cách tốt nhất. Đó là căn nguyên của tình yêu và làm cho tình yêu đến một cách tự nhiên, vì thế hôn nhân không thể gượng ép được.

Theo tâm lý học, tình yêu, theo nghĩa chung nhất, là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định. Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách hóa, còn lại đều là con người. Còn chủ thể tác động của tình yêu thì rất đa dạng, có thể là bất kỳ thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình đến vô hình.

Theo nghiên cứu hóa thần kinh của Schally và Guillemin thì Oxytocin trong cơ thể phụ nữ và Testosterone ở đàn ông là các hooc-mon sinh dục chịu trách nhiệm về việc “hấp dẫn” người khác phái. Nồng độ các chất này càng cao thì càng tạo nhiều sự hấp dẫn đối tác.

Về khía cạnh văn hóa thì Á Đông thường nhấn mạnh đến yếu tố chăm sóc và yêu thương, yêu nhau phải nâng đỡ, lo toan cho nhau, ít đề cập đến khía cạnh tình dục và thỏa mãn, chủ yếu là hy sinh cho nhau. Trong khi đó Phương Tây nhấn mạnh đến sự đam mê, hấp dẫn tình dục trong tình yêu. Có thể nói biểu tượng điển hình của tình yêu Á Đông là Ngưu Lang - Chức Nữ, còn Phương Tây là Romeo - Juliet.

Quan niệm của Phật giáo truyền thống thì một tình yêu tốt được đánh giá qua 3 khía cạnh, trong đó: Tình dục bị xem là chướng ngại của con đường giác ngộ, vì thế một mối quan hệ được đặt trên sắc dục là mối quan hệ không được đánh giá cao; Tình thương, lòng trắc ẩn cần thiết cho con đường Giác ngộ; Sự nhân từ, thân thiện, đòi hỏi tính độc lập, không lệ thuộc và không ích kỷ không gây hại cho người khác.

Theo các nhà khoa học thì Kitô giáo quan niệm rằng tình yêu cần có sự nhân từ, lòng khoan dung (Agape) và tình bạn hữu, sự thân thiện (Philia). Tình yêu của người Kitô giáo được nhìn nhận như sự mô phỏng tình yêu của Chúa Giêsu Kitô dành cho con người và cụ thể qua các vị tông đồ, đó là tình yêu hy sinh mạng sống mình, và phải diễn tà tình yêu hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn. Lấy tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người làm điểm mốc, làm tham chiếu, tình yêu đích thực là con người phải yêu theo cách yêu của Thiên Chúa.

Theo dân gian, tình yêu là do duyên số đã được định sẵn từ “kiếp trước”, vì thế nhiều gia đình tuy đổ vỡ nhưng không đi đến ly hôn là do họ nghĩ rằng duyên số buộc như vậy nên họ đành phải chấp nhận.

Giá trị của tình bạn hữu mà các nhà khoa học nói về quan niệm của Kitô giáo dựa trên các giá trị: Cảm thấy hài lòng khi mang lại điều tốt nhất cho bạn của mình; Thông cảm và thấu cảm: hiểu được cảm xúc của người bạn mình đã trải qua; Trung thực; Hiểu biết và trắc ẩn; Thích thú với thành quả của bạn; Tin tưởng; Cho và nhận một cách tích cực; Cơ hội/ khả năng là chính mình.

Khi trao đổi về chủ đề tình yêu, người ta thường nghĩ đến tính lãng mạng, nên thơ nhưng diễn giả đã hướng đề tài này về dưới cái nhìn khoa học tâm lý. Để có được tình yêu mà con người hài lòng, cần phải có những yếu tố do chính con người tạo ra. Theo lý thuyết tam giác tình yêu của nhà tâm lý học Robert Sternberg, có ba khía cạnh của tình yêu toàn vẹn:

Sự thân thiện/gần gũi: Phải xuất phát từ tình bằng hữu, thường phải có quãng thời gian tiếp xúc nhau lúc chưa yêu với những trải nghiệm tốt với nhau bằng sự kết thân, tôn trọng, giúp đỡ, chia sẻ, tin tưởng, hiểu biết, quan tâm, động viên… nhằm làm cho người kia hài lòng.

Sự đam mê/lãng mạn: Nhớ nhung, ham muốn, thích gặp nhau, gần nhau, muốn đi riêng với nhau… thể hiện sự cuốn hút lẫn nhau. Cao điểm nhất của sự đam mê lãng mạng là những yếu tố rung động của tình dục như vuốt ve, âu yếm, hôn (không có nghĩa là ăn ở với nhau), mức độ của những rung động này liên quan đến luân lý và xã hội.

Sự cam kết/gắn bó: Không có dấu hiệu chạy trốn, khẳng định trách nhiệm với nhau, đòi hỏi thủy chung, cùng xây dựng những định hướng chung, và dù thế nào cũng quyết đến với nhau suốt cuộc đời.

Từ ba khía cạnh của tình yêu có thể phân loại các kiểu tình yêu/hôn nhân:

- Nếu chỉ có yếu tố gần gũi thì chỉ mới ở mức độ bạn bè thích nhau.

- Nếu chỉ có yếu tố đam mê thì đó là tình yêu cuồng dại, người ta bị si mê, hấp dẫn bởi những yếu tố bề ngoài. Rất nhiều người trẻ hiện nay bị rơi vào trường hợp này, người ta hiểu lầm đó là yêu, nhưng đó chỉ là sự mê đắm, có thể mất đi bất cứ lúc nào.

- Gần gũi và đam mê tạo ra tình yêu lãng mạn, hầu hết các bạn trẻ trải qua giai đoạn này, giai đoạn màu hồng, nhìn cái gì cũng thấy đẹp, nhưng người ta có thể dễ dàng chấm dứt mối quan hệ yêu đương trong giai đoạn này do không bền vững, thiếu sự cam kết.

- Tình yêu trống rỗng giống như hợp đồng hôn nhân khi chỉ có cam kết, không có cảm xúc, không có cảm nhận, chẳng có tương quan, trường hợp này xảy ra khi hai người không hề quen biết cưới nhau do sự ép buộc.

- Nếu kết hợp sự gần gũi và cam kết sẽ tạo ra mối quan hệ tình yêu bè bạn theo kiểu thỏa thuận, nghĩa là mối quan hệ dàn xếp khi lý trí đã hiểu nhau và đi đến hôn nhân.

- Nếu kết hợp yếu tố đam mê và cam kết được gọi là tình yêu ngu ngốc, mù quáng do gặp nhau rất lãng mạn, hấp dẫn qua tiếng sét ái tình rồi cưới nhau, không có thời gian hiểu nhau.

- Khi có cả ba khía cạnh của tình yêu là gần gũi, đam mê và cam kết thì người ta mới có được tình yên trọn hảo, trong đó hai người yêu nhau thật sự trưởng thành, đến với nhau một cách trọn vẹn, từ đó có thể đạt đến hạnh phúc bền vững.

Mối quan hệ yêu đương, mối quan hệ hôn nhân sẽ bắt đầu có vấn đề khi một trong ba yếu tố bị trục trặc, chẳng hạn người ta không còn gần gũi nhau nữa, không nói chuyện, chia sẻ với nhau nữa, không thông cảm, giúp đỡ, không nỗ lực để làm hài lòng nhau. Tương tự, nếu như yếu tố cam kết bị ảnh hưởng, như ngoại tình, phản bội hay hai người không còn cảm thấy hấp dẫn nhau, sự đam mê không còn nữa thì chắc chắn tình yêu sẽ đổ vỡ.

Một số vấn nạn người thời nay đang phải đối mặt:

- Phản bội: Đây là vấn đề lớn trong tương quan của con người. Các tờ nhật báo thường đưa tin về sự phản bội của người đàn ông, có thể thấy người đàn ông thành đạt thường phải có cô bồ bên cạnh. Sự phản bội cũng lan sang phụ nữ và trở nên phổ biến. Nó trở thành đề tài bàn tán khi gặp nhau, người ta cảm thấy bình thường trong việc cặp bồ với người khác ngoài vợ hoặc chồng, và giá trị một vợ một chồng đang bị hạ xuống như điều gì đó không đáng phải bận tâm.

- Tình dục đơn thuần - không quan tâm đến hôn nhân: Với quan niệm tình dục mang lại sự khoái cảm, người ta đến với nhau chỉ vì sự vui thích, đến khi không thích thì thôi, chia tay để không bị ràng buộc nhau, hiện tượng này có vẻ như ngày càng gia tăng.

- Đại gia - kiều nữ chân dài: Điều này trở thành mốt trong xã hội, có nghĩa là chuẩn mực tự nhiên của xã hội có vấn đề, sự thu hút tự nhiên của con người bị phá vỡ bởi đồng tiền.

- Cách hành xử rất bạo lực - gây hấn: Khi tranh cãi, từ ngữ, cách thức nói chuyện với nhau rất bạo lực, gây hấn. Theo nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, thời nay lại có thêm hiện tượng có khi vợ chồng hay những người yêu nhau lại giết nhau và hiện tượng này trở nên tràn lan hết sức nguy hiểm.

Có rất nhiều vấn đề khó khăn trong tâm lý, được các nhà tâm lý học tiếp cận phân tích để đưa ra những nguy cơ ảnh hưởng đến tình yêu, nó là những điều hấp dẫn làm cho người ta bị lôi cuốn vào và mắc kẹt trong đó:

- Tôn sùng vật chất: Nếu cả hai tôn sùng vật chất, có nguy cơ cả hai gặp bất hạnh do lao vào kiếm tiền, không có thời gian dành cho nhau.

- Ích kỷ/ đề cao bản thân quá mức: Người ta lấy lý do phải tôn trọng nhau để bảo vệ cái ích kỷ của mình. Trong khi đó, hôn nhân sẽ không tồn tại nếu không có sự hy sinh, phải có sự hy sinh thì tình yêu, hôn nhân mới kéo dài.

- Kiểm soát/ Sở hữu: Không tôn trọng đời sống cá nhân, không tôn trọng ranh giới người bạn của mình.

- Lối sống bản thân không khỏe mạnh: Khi yêu nhau, người ta cố tạo cho mình một vỏ bọc giả tạo, nhưng thực tế không làm được như vậy.

- Thiếu độc lập hoặc lệ thuộc quá mức: Nhiều cô gái nghĩ rằng sau khi cưới nhau, ở nhà chăm chồng, chăm lo việc nhà, chăm sóc con cái để chồng đi làm thì vợ chồng sẽ có hạnh phúc. Điều đó không còn phù hợp trong thời hiện đại vì sẽ tạo cho người chồng tâm lý đánh giá thấp người vợ.

- Lòng tự tôn thấp

- Mê đắm nhục dục: Chỉ thỏa mãn xác thịt mà không có các yếu tố khác.

- Thiếu các kỹ năng (giải quyết vấn đề, giao tiếp…): Dẫn đến không thông hiểu nhau, không chia sẻ được với nhau.

Bên cạnh những nguy cơ, những người đang yêu cần biết đến những yếu tố bảo vệ tình yêu như: Hiểu biết và tôn trọng; Trung thực và chân thành; Nâng đỡ và khích lệ; Nhân cách khỏe mạnh; Chung thủy.

Để kết thúc phần trình bày của mình diễn giả đã đưa ra những gợi ý nhằm duy trì sự bền vững và hạnh phúc trong tình yêu hay hôn nhân trọn hảo, theo đó cần có các tố chất: Phải có lý trí, phải nhận thức rõ ràng việc muốn xây dựng mối quan hệ tình yêu, những việc phải làm để hài lòng nhau; Phải có sự tin tưởng, đã chọn nhau thì phải hoàn toàn tin tưởng nhau; Có cảm hứng, thích thú nhau; Phải có sự cam kết bền vững với nhau.

Tại sao giới trẻ thời nay gặp nhiều vấn đề hơn không chỉ trong tình yêu mà cả trong nhiều lĩnh vực khác? Xã hội hôm nay đã không tạo điều kiện thuận lợi giúp con người phát triển toàn diện. Để con người trở thành nên khỏe mạnh thật sự, cần có 4 yếu tố:

- Thể xác khỏe mạnh: Tập thể dục, rèn luyện thân thể

- Có kiến thức: có nhận thức tốt, có tri thức, học hành đến nơi đến chốn

- Phát triển cảm xúc và mối quan hệ với người khác: Nhạy cảm các vấn đề của xã hội để có thể sống với người khác

- Đời sống tâm linh: quan tâm đến những gì vượt lên trên giá trị đời thường, lên trên giá trị của vật chất

Ngày nay, giới trẻ được giáo dục một cách phiến diện, chỉ lo phát triển về kiến thức mà quên đi những yếu tố khác hình thành nên nhân cách con người. Ngay cả kiến thức đôi khi cũng không đạt, nên xã hội và con người trong xã hội phát triển không bền vững, gặp nhiều khó khăn trắc trở, vấn nạn xã hội ngày càng tăng lên rõ rệt, con người ngày càng trở nên vô cảm. Thiết nghĩ, sống trong bối cảnh xã hội như thế, để có được những tố chất cần thiết cho tình yêu trọn hảo, trước hết, giới trẻ cần chọn lọc để học hỏi, trang bị cho mình các yếu tố cần thiết để phát trển con người toàn diện qua các lớp tâm lý, các lớp kỹ năng sống, và nhất là các lớp học đào sâu tâm linh.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Dừng Chân
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:52 21/11/2011
PHÚT DỪNG CHÂN
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Dòng đời cuồn cuộn thẳm khơi
Tìm nơi đá tảng nghỉ ngơi cho mình,
Dừng chân dưỡng sức tâm linh…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Nghi thức cầu nguyện cho Thái Hà, Giáo Hội và Quê Hương tại Melbourne
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:44 21/11/2011
 
Benin và Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu Kỳ 2
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:46 21/11/2011
Sáng 18 tháng 11, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đáp trực thăng từ Vatican ra phi trường quốc tế Fiumicino để lên đường sang thăm Benin. Tại đây ngài sẽ công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu Kỳ 2.

Tại phi trường quốc tế Fiumicino, Đức Thánh Cha đã có cuộc tiếp xúc ngắn với tân thủ tướng Italia ông Mario Monti đến chào đón và tiễn biệt. Tiếp theo sau việc từ chức của cựu thủ tướng Silvio Berlusconi, ông Mario Monti đã được mời thành lập nội các mới. Ngày 16 tháng 11, nội các của ông trình diện trước quốc hội Italia và ông chính thức tuyên thệ nhậm chức thủ tướng.

Lúc 9h 15, chiếc máy bay Airbus A330 của hãng Alitalia chở Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng, cùng với 50 ký giả, đã cất cánh bay đi phi trường Cotonou.

Trong số 30 vị thuộc đoàn tùy tùng của Đức Thánh Cha, đặc biệt có 3 vị Hồng Y và 1 Giám Mục Phi châu tại Tòa Thánh, trong đó có Đức Hồng Y Arinze, người Nigeria, nguyên tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích, Đức Hồng Y Robert Sarah người Guinea Equatoriale, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, và Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình; và Đức Cha Barthélémy Adoukounou, người Benin, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa.

Trên chuyến bay của hãng hàng không Alitalia, Đức Thánh Cha đã có cuộc họp báo ngắn với các ký giả tháp tùng chuyến bay.

Trả lời câu hỏi đâu là sứ điệp mà Đức Thánh Cha muốn gửi đến các vị hữu trách chính trị của Phi châu và đâu là sự đóng góp đặc thù mà Giáo Hội có thể mang lại cho sự kiến tạo một nền hòa bình lâu dài tại đại lục này,” Đức Thánh Cha nói với các ký giả:

“Có ý hướng tốt thôi thì chưa đủ. Cần phải có những hành động cụ thể. Những hành động vượt qua được sự ích kỷ”

Khi được hỏi về sự phát triển nhanh chóng của các giáo phái Tin Lành, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng “dù rất thành công, sự ổn định của Kitô Giáo trên đại lục này vẫn còn là vấn đề” Ngài nói:

“Kitô Giáo không thể được xem như một điều gì đó phức tạp và chuyên biệt cho Âu Châu. Giáo Hội phải trình bày một thông điệp đơn giản, cụ thể và dễ hiểu cho tất cả mọi người”.

Đức Thánh Cha đã mô tả Benin như là một quốc gia hiền hòa nơi sự khoan dung tôn giáo đã cho phép sự sống chung hòa bình của các tôn giáo khác nhau.

Sau 6 giờ bay, Đức Thánh Cha đã đến phi trường quốc tế Contonou lúc 3 giờ chiều. Đây là chuyến viếng thăm Phi Châu lần thứ hai và cũng là chuyến tông du thứ 22 của Đức Thánh Cha bên ngoài Phi Châu.

Một trong những lý do Đức Thánh Cha chọn nước Benin để viếng thăm trong chuyến tông du thứ 22 tại hải ngoại, và là nơi ngài công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu kỳ 2 là vì Giáo Hội tại đây đang mừng kỷ niệm 150 năm truyền giáo, với chủ đề “Hỡi người thừa kế và xây dựng tương lai, Kitô hữu, hãy tường trình về niềm hy vọng nơi bạn”.

Ra đón Đức Thánh Cha tại phi trường Cotonou, thủ đô kinh tế của Benin, có tổng thống Thomas Yayo Boni và phu nhân là bà Chantal. Hàng trăm các vũ công với quần áo mầu sắc rực rỡ đã nhảy múa với các điệu nhạc truyền thống của Phi Châu.

Trong bài diễn văn đầu tiên của ngài, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở quốc gia này đừng quên những di sản lịch sử phong phú trong khi tiếp tục kiến tạo tương lai.

“Cần phải thận trọng chú ý đến thiện ích của tất cả mọi người hầu tránh những cạm bẫy đang hiện diện tại Phi Châu cũng như những nơi khác chẳng hạn như việc đầu hàng vô điều kiện các luật lệ thị trường hay tài chính, chủ nghĩa quốc gia hay bộ lạc quá khích”.

Đức Thánh Cha đã nói đến sự hiện diện của Giáo Hội đặc biệt trong các lãnh vực giáo dục và chăm sóc y tế.

“Giáo Hội muốn gần gũi với những ai đang quẫn bách, và những ai đang tìm kiếm Thiên Chúa. Giáo Hội muốn phản bác luận cứ cho rằng Thiên Chúa không hiện hữu hay không liên quan gì với chúng ta như nhiều người muốn chúng ta tin như thế. Giáo Hội muốn nói với thế giới rằng Thiên Chúa là bạn của con người.”

Đây là chuyến tông du thứ hai của Đức Thánh Cha đến Phi Châu nhưng là lần đầu tiên Đức Thánh Cha đến Benin. Ba lý do chính cho chuyến tông du này đã được Đức Thánh Cha đề cập trong bài diễn văn.

Lý do thứ nhất là để vinh danh Đức Cố Hồng Y Bernard Gantin ngay tại quê hương của ngài là Benin. Đức Cố Hồng Y Gantin đã từng là niên trưởng Hồng Y Đoàn và hoạt động rất gần gũi với Đức Thánh Cha.

“Cả hai chúng tôi đã từng là những phụ tá của vị tiền nhiệm của tôi là Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong thừa tác vụ Phêrô của ngài. Chúng tôi đã có nhiều dịp để gặp gỡ, trao đổi sâu xa, và cầu nguyện chung với nhau.”

Ngài cũng nói đến hai lý do khác là việc Đức Thánh Cha sẽ công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu kỳ 2 và mừng kỷ niệm 150 năm truyền giáo tại Benin. Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ là tài liệu hướng dẫn công việc mục vụ tại Phi Châu.

Nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu với quý vị vài nét về Cotonou và Benin

Cotonou là thành phố lớn nhất của Benin với 800 ngàn dân cư và là nơi có các trụ sở của chính quyền quốc gia, tuy không phải là thủ đô.

Cộng hòa Benin là một nước nhỏ và nghèo, xưa kia được gọi là nước Dahomey, rộng gần 113 ngàn cây số vuông, bằng một phần ba Việt Nam, nhưng dân số chỉ có 9 triệu 400 ngàn người, với thủ đô là Porto-Novo, nhưng trụ sở của chính phủ và các tổ chức chính đặt tại Cotonou, thành phố lớn nhất nước.

Benin được độc lập từ năm 1960, và tiếp theo đó là thời kỳ xáo trộn với nhiều vụ đảo chánh, rồi tới chế độ mác xít của Mathieu Kérékou. Cuối thập niên 1980, Kérékou quyết định từ bỏ chế độ mác xít và dân chủ đa đảng. Trong tiến trình này có sự đóng góp quan trọng của Giáo hội Công Giáo.

Danh hiệu “Benin” được chọn làm tên chính thức của quốc gia này kể từ năm 1975. Tại đây có khoảng 40 bộ tộc khác nhau, trong số này bộ tộc Fon là đông nhất, chiếm 40% dân số toàn quốc. Phần lớn các bộ tộc này có ngôn ngữ riêng, trong khi tiếng Pháp được sử dụng như tiếng chính thức và thường được dân chúng tại các thành phố và vùng phụ cận sử dụng.

Các tín hữu Công Giáo chiếm 34% dân số tức là gần 3 triệu người, Hồi giáo 24%, Tin Lành 5%, trong khi các tôn giáo cổ truyền của Phi châu chiếm 29%. Giáo Hội tại đây được chia làm 10 giáo phận, với 338 giáo xứ, do 810 Linh mục phụ trách, trong số này có 684 linh mục giáo phận. Ngoài ra có 1.250 nữ tu, 500 đại chủng sinh.

Tin mừng được truyền giảng tại Benin cách đây 150 năm, tức là từ ngày 18 tháng 4 năm 1861. Cha Francisco Fernandez người Tây Ban Nha, cùng với cha Francesco Borghero, người Italia, cả hai thuộc dòng Thừa sai Phi châu, quen gọi là các cha dòng Trắng, đổ bộ lên Ouidah. Hai vị được ủy thác nhiệm vụ thành lập giáo hạt đại diện tông tòa Dahomey.

Dịp kỷ niệm này đã được cử hành trọng thể tại thành phố Ouidah, với sự tham dự của đại diện 10 giáo phận toàn quốc, các GM và hơn 400 LM, đông đảo các giáo lý viên và giáo dân dấn thân. Tổng thống Boni Yayi cũng hiện diện tại buổi lễ.

Thứ bẩy 19-11-2011 là ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm mục vụ ba ngày của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Benin. Lúc 7 giờ rưỡi sáng thứ bẩy 19-11-2011 Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ riêng trong nhà nguyện Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Lúc 8 giờ 45 phút ngài đã đi xe tới Dinh tổng thống, cách đó 3 cây số, để gặp gỡ các giới chức chính quyền, ngoại giao đoàn và đại điện các tôn giáo chính.

Tổng thống Boni đã tiếp đón Đức Thánh Cha tại chân cầu thang dẫn lên Đại thính đường Nhân Dân trong Dinh tổng thống, là một phòng rộng lớn có thể tiếp đón 3.000 người.

Ngỏ lời với giới lãnh đạo đạo đời Benin và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha đã đề cập tới cuộc sống xã hội chính trị kinh tế của đại lục Phi châu và cuộc đối thoại liên tôn. Ngài mời gọi toàn đại lục Phi châu tin tưởng hy vọng đứng lên và đừng sợ hãi. Đức Thánh Cha cho biết trong các lần nói về Phi chầu ngài thường hay nối liền nó với từ hy vọng. Đây cũng là từ được nhắc tới nhiều lần trong Tông huấn hậu thượng hội đồng Giám Mục Phi Châu mà ngài sẽ ký và trao cho Giáo Hội tại Phi châu. Khi nói về Phi châu, rất thường khi người ta chỉ có cái nhìn giản lược với nhiều thành kiến tiêu cực và thiếu tôn trọng, chỉ coi Phi châu và người dân Phi châu như một vựa chứa năng lực, quặng mỏ, nông nghiệp và nhân lực có thể khai thác dễ dàng cho các lợi lộc, thường khi không cao qúy.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong diễn văn đọc trước giới lãnh đạo đạo đời và ngoại giao đoàn: Giáo Hội không đem lại giải pháp kỹ thuật nào và không áp đặt giải pháp chình trị nào. Giáo Hội lập lại rằng “Đừng sợ hãi!” Nhân loại không lẻ loi một mình trước các thách đố của thế giới. Thiên Chúa hiện diện. Đó là một sứ điệp hy vọng, một niềm hy vọng làm nảy sinh ra nghị lực khích lệ trí thông minh và ban cho ý chí tất cả năng động của nó.

Cũng như bàn tay có 5 ngón, mỗi ngón đều có một bổn phận sống động, cần phải dậy cho tín hữu các tôn giáo khác nhau biết điều đó. Thù hận là một thất bại, thờ ơ là một bế tắc, và đối thoại là sự rộng mở. Giơ tay ra có nghĩa là hy vọng để tiến tới rồi yêu thương. Thiên Chúa muốn chúng ta giơ tay ra để dâng hiến và nhận lãnh. Thiên Chúa không muốn bàn tay giết chết hay gây ra khổ đau, nhưng Ngài muốn nó săn sóc và trợ giúp sự sống. Bên cạnh con tim và trí thông minh, bàn tay có thể trở thành dụng cụ của sự đối thoại.

Sau bài diễn văn đọc trước các giới chức đạo đời và ngoại giao đoàn Đức Thánh Cha đã hội kiến riêng với tổng thống trên văn phòng của ông ở lầu ba. Tiếp đến hai bên đã trao đổi qùa tặng và Đức Thánh Cha đã ký tên vào sổ vàng lưu niệm. Rồi ngài gặp phu nhân và gia đình của tổng thống.

Vào lúc 10 giờ rưỡi Đức Thánh Cha đã lên xe đi tới thành phố Ouidah, cách đó 43 cây số, để thăm đại chủng viện Saint Gall. Ouidah là nơi buôn bán nô lệ xưa kia. Tại đây có một cổng gọi là “Cổng không trở lại”. Những ai chết trước khi qua cổng này, thì được chôn cất trên đất liền. Còn ai qua cổng rồi mà chết, thì bị ném xuống biển. Năm 2000 các Kitô hữu đã xây thêm một cổng gọi là “Cổng tha thứ”. Ở đây cũng có pháo đài do người Bồ Đào Nha xây năm 1721 và đóng vai trò quan trọng trong việc buôn bán nô lệ.

Chủng viện Saint Gall được khánh thành năm 1914 và là chủng viện cổ xưa nhất của miền Tây Phi châu. Từ năm 1923 chủng viện nhận các ứng sinh linh mục thuộc các nước Togo, Nigeria, Côte d'Ivoire, Trung Phi và Congo.

Vì số chủng sinh ngày càng đông nên phải nới rộng chủng viện. Việc nới rộng được Giám Mục giáo phận Saint Gall bên Thụy Sĩ tài trợ, vì thế chủng viện mang tên gọi này. Trong các năm 1955-1971 các cha Hiệp Hội Saint Sulpice điều hành đại chủng viện, sau đó chủng viện được giao lại cho cho hàng giáo sĩ địa phương. Hiện nay đại chủng viện có 147 thầy, trong đó có 23 thầy ngoại trú thuộc các dòng Capucino và Camilliani.

Sau khi viếng Mình Thánh Chúa, Đức Thánh Cha đã viếng mộ của Đức Hồng Y Bernardin Gantin trong nhà nguyện đại chủng viện dâng kính thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, Bổn Mạng các xứ truyền giáo. Tại đây cũng có mộ của Đức Cha Louis Parisot, Giám quản tông tòa Dahomey và Ouidah, và là Tổng Giám Mục đầu tiên của giáo phận Cotonou.

Sau khi viếng mộ Đức Hồng Y Gantin, Đức Thánh Cha đã đi xe đến nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội để gặp gỡ các linh mục, chủng sinh, tu sĩ và giáo dân nam nữ. Buổi gặp gỡ diễn ra tại khu vực gần đại chủng viện. Đức Thánh Cha đã khích lệ mọi người sống niềm tin đích thực, sống động là nền tảng của một cuộc sống kitô thánh thiện, và giúp xây dựng một thế giới mới. Qua Giáo Hội Benin, ngài cám ơn hàng giáo sĩ, chủng sinh, tu sĩ và giáo dân toàn đại lục Phi châu. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục như sau:

“Cũng như thủy tinh không giữ ánh sáng lại, nhưng phản chiếu nó và tái trao ban nó, linh mục phải để tỏ lộ điều mình cử hành và nhận lãnh.”

Ngài khích lệ các tu sĩ nam nữ triệt để dấn thân sống ơn gọi hoạt động cũng như chiêm niệm, thực thi ba lời khấn phúc âm khiến cho họ hoàn toàn tự do vâng phục Tình Yêu Chúa và giúp họ nên thánh.

“Nếu không có luận lý của việc nên thánh, thừa tác vụ của anh em chỉ đơn thuần là một công việc xã hội. Tương lai anh em ra sao tùy thuộc vào quan hệ cá vị của anh em với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, tùy thuộc vào sự hy sinh của anh em, vào vào sự hội nhập đúng đắn những yêu cầu trong việc đào tạo hiện nay”.

Riêng đối với các giáo dân nam nữ Đức Thánh Cha nhắn nhủ họ đừng quên mình là muối đất và ánh sáng thế gian trong các thực tại cuộc sống thường ngày, và dấn thân cho công lý, hòa bình và hòa giải. Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến việc cầu nguyện:

“Nhờ sức mạnh của lời cầu nguyện cá nhân và gia đình cuộc sống chúng ta được chuyển hóa, dần dần được nâng cao và phong phú hoá qua đối thoại, đức tin được truyền lại cho con cháu, gia tăng ước mong được sống chung với nhau và như thế mái ấm gia đình càng thêm hiệp nhất và không ngừng được củng cố”.

Kết luận Đức Thánh Cha nói ngài tin tưởng nơi từng linh mục, chủng sinh, giáo dân và giáo lý viên nam nữ Benin, để làm cho Giáo Hội được sống động và trưởng thành.

Sau khi ban phép lành cho mọi người Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng viếng thăm nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Thánh Cha đã viếng Mình Thánh Chúa rồi nghe lời giới thiệu của Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đức Thánh Cha đã ngỏ lời bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Bồ Đào Nha. Ngài nói biến cố Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Phi châu kỳ II kết thúc với việc ký Tông huấn Africae munus. Nó đã khiến cho Giáo Hôi tại Phi châu cầu nguyện, suy tư, thảo luận về đề tài hòa giải, công lý và hòa bình và tạo ra sự gần gũi giữa Người Kế Vị Thánh Phêrô với các Giáo Hội Phi châu.

Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Phi châu kỳ I “Ecclesia in Africa” đã được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố, trong đó người đã nhấn mạnh rằng không thể tách rời sự cấp thiết rao truyền Tin Mừng cho đại lục này khỏi việc thăng tiến nhân bản.

Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Phi châu kỳ II tập trung vào đề tài hòa giải, công lý và hòa bình, là những điểm quan trọng đối với toàn thế giới, nhưng rất thời sự tại Phi châu, là đại lục đang phải gánh chịu các căng thẳng, bạo lực, chiến tranh, bất công và lạm dụng đủ loại. Hòa giải với Thiên Chúa và với tha nhân. Một Giáo Hội hòa giải trong chính mình và giữa các thành phần với nhau có thể trở thành dấu chỉ ngôn sứ của hòa giải trên bình diện xã hội của mọi nước và của toàn đại lục.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã ký vào Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu Kỳ II.