Ngày 20-11-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tòng thuộc
Lm. Minh Anh
15:04 20/11/2023

TÒNG THUỘC
“Hỡi mọi xác phàm, hãy lặng thinh trước nhan Thiên Chúa!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Bài đọc Zacharia được chọn một cách kỹ lưỡng trong ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình nêu bật mối quan hệ ‘tòng thuộc’ tuyệt đối của con người Đức Maria vào Thiên Chúa.

Thiếu nữ Sion Zacharia nói đến không chỉ là hình ảnh của Israel, nhưng còn là hình ảnh của Maria, người Thiên Chúa chọn, “Hỡi con gái Sion, hãy vui sướng reo hò, vì này Ta đang đến để ở lại giữa ngươi”. Thiên Chúa ở lại giữa Israel vì Israel thuộc về Ngài; Ngài ở lại, “ở cùng” Maria, vì Mẹ ‘tòng thuộc’ Ngài tuyệt đối. Để có thể hiểu được hồng ân được “ở cùng” này, con người phải biết lặng thinh và chìm sâu vào trong Thiên Chúa. Ngôn sứ Zacharia thật thâm trầm khi kết luận, “Hỡi mọi xác phàm, hãy lặng thinh trước nhan Thiên Chúa!”.

Tin Mừng ngày lễ nói đến cuộc tìm thăm Chúa Giêsu của Mẹ Maria và anh em Ngài. Ở đó, Ngài đã thốt lên những lời ‘gây sốc’, “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Chúa Giêsu thường không ngại nói ra những lời vượt quá trí hiểu. Nhưng thật thú vị, Ngài không quen làm sáng tỏ chúng một cách chóng vánh; đúng hơn, Ngài thường để những ai không hiểu phải biết lặng thinh, hầu lời Ngài có thể chìm sâu vào trong. Từ đó, họ mới có thể hiểu nó.

Hẳn đã có một sự im lặng vần vũ đám đông khi Chúa Giêsu thốt ra những lời trên. Nhiều người nghĩ, Ngài khá cứng cỏi. Nhưng không phải thế, Ngài muốn Lời phải được chìm sâu vào trong nơi những ai đang nghe Ngài. Vì sau đó, đưa tay chỉ các môn đệ, Ngài nói, “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi!”. Qua đó, Chúa Giêsu đề cao người Mẹ Đầy Ơn Phúc của mình vì sự vâng phục tuyệt đối ý muốn của Chúa Cha. Ngài cho biết, quan hệ ‘huyết thống’ đã quan trọng, nhưng mối quan hệ ‘tòng thuộc’ vào Thiên Chúa sẽ quan trọng hơn. Như vậy, một ‘Maria vâng phục’ sẽ là mẹ của Ngài ‘nhiều hơn’ một ‘Maria huyết thống!’.

Với một đức tin trọn vẹn, một lòng mến sắt son, Maria hẳn đã hiểu hơn ai hết; và tất nhiên, cũng hơn ai hết, Mẹ đầy niềm vui. Sự hiểu biết sâu sắc đó tất yếu dẫn đến một niềm vui thẳm sâu nơi Mẹ. Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ tâm tình này, “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!”.

Một người mẹ kia có thói quen lạ thường! Mỗi khi con trai cô có điều gì bất ổn, cô dắt nó vào rừng, đặt nó ngồi trên một tảng đá, bảo nó nhắm mắt lại. Đoạn, lấy cây sáo mang theo, cô thổi cho nó nghe từ ca khúc này đến ca khúc khác, từ trầm buồn đến réo rắt. Cô sẽ thổi cho đến khi nào con trai cô vui trở lại, và nó mỉm cười. Bấy giờ, hai mẹ con mới ra về.

Anh Chị em,

“Hãy lặng thinh trước nhan Thiên Chúa!”. Thánh Gioan Phaolô II gọi Maria là “Người Nữ Thánh Thể”. Liệu bạn và tôi có để Đức Mẹ ‘dẫn vào rừng’, chìm sâu vào Thánh Thể mỗi ngày, nhất là khi gặp những khó khăn trong đời? Với Thánh Thể, chúng ta sẽ lặng thinh, chìm sâu vào trong Ngài, trong Lời Ngài; ở đó, chúng ta chờ đợi thánh ý Chúa như Mẹ, lắng nghe tiếng của Thánh Thần như Mẹ thay vì chạy vạy tìm câu trả lời ở nơi đâu khác. Và từ Thánh Thể, một câu hỏi quan trọng sẽ luôn đặt ra cho chúng ta, dù chúng ta là ai, ở bất cứ đấng bậc nào, “Con thuộc về ai?”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Mẹ Maria, dạy con biết ‘tòng thuộc’ tuyệt đối vào Chúa. Để được vậy, cho con vui thích cầm tay Mẹ ‘vào rừng’ mỗi ngày, để lặng thinh, để chìm sâu vào trong ‘vực Giêsu!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 21/11: Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ – Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:14 20/11/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy.” Người bảo kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:05 20/11/2023

16. Nếu con người ta không yêu sự gì ở thế gian, thì họ sẽ không sợ điều gì.

(Thánh Gregorius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:09 20/11/2023
5. MỘT CON NGỖNG HÓT

Ở Thiệu Hưng có một bà lão nuôi một con ngỗng biết hót, Vương Nghĩa Chi sau khi nghe nói thì rất thích, đã nhiều lần sai người đến bà lão để mua lại con ngỗng ấy, nhưng bà lão lại không muốn bán.

Sau đó, Vương Nghĩa Chi bèn dắt bạn bè đi coi con ngỗng ấy, bà lão nghe tin Vương Nghĩa Chi đến bèn làm thịt con ngỗng ấy tiếp đãi, Vương Nghĩa Chi vì chuyện này mà thở dài đến mấy ngày.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 5:

Con ngỗng biết hót thì có gì là lạ, cái lạ là thời nào cũng có những người nghèo khảng khái, hảo tâm hơn những người giàu có tiền bạc nhưng lại rất thiếu và rất nghèo về tình nghĩa.

Thời xưa có bà lão già đã hảo tâm làm thịt con ngỗng biết hót để đãi khách, thời nay có những người nghèo đạp xe xích lô kiếm cơm ngày hai bữa đã khảng khái đem một bữa cơm của gia đình chia sẻ với đồng bào bị thiên tai bảo lụt; ngày xưa vào thời Đức Chúa Giê-su đã có bà lão nghèo đã khảng khái bỏ vào hòm dâng cúng một đồng xu là gia tài của mình, ngày nay có những em bé bán vé số để giúp gia đình đã hảo tâm đem một phần ba tiền lời còm chia sẻ cho những người bệnh ở trại phong...

Con ngỗng biết hót làm cho người giàu có hiếu kỳ đòi mua cho bằng được dù tốn nhiều tiền, nhưng những người nghèo có lòng hảo tâm thì người nhà giàu không lấy làm đó là một tấm gương sáng, một bài học về đức ái để bắt chước noi theo, thì đúng là những người nhà giàu đã bị đồng tiền làm cho đôi mắt bị mù, nhìn mà không thấy.

Con ngỗng biết hót không thể nào quý bằng người có tâm hồn hảo tâm khảng khái, biết chia sẻ với tha nhân những gì mình có.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ: Dẫn nhập mới vào tài liệu Đào tạo các Lương tâm cho một nền Công dân Tín trung
Vũ Văn An
13:47 20/11/2023

Như đã loan tin, nhân mùa bầu cử sắp tới vào năm 2024, trong đại hội mùa Thu tại Baltimore của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, với 225 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 7 phiếu trắng, các vị đã thông qua một ghi chú dẫn nhập và tài liệu mới (bản tin phụ trang và một đoạn video mẫu) hỗ trợ tài liệu giáo huấn của các giám mục về trách nhiệm chính trị của người Công Giáo, Đào tạo Lương tâm cho một nền Công dân Tín trung, trong đó, nổi bật là nạn phá thai. Chúng tôi chuyển ngữ nội dung của cả các ghi chú dẫn nhập lẫn 5 Bản tin Phụ trang và một đoạn video đính kèm.



Các ghi chú dẫn nhập vào Văn kiện Đào tạo các Lương tâm cho một nền Công dân Tín trung

“Chúng ta hãy nhìn vào gương của người Samaritanô nhân hậu. Dụ ngôn của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta khám phá lại ơn gọi của chúng ta trong tư cách công dân của các quốc gia tương ứng và của toàn thế giới, những người xây dựng một mối liên kết xã hội mới. Lời kêu gọi này luôn mới mẻ, nhưng nó đặt nền tảng trên một quy luật căn bản của con người chúng ta: chúng ta được kêu gọi hướng dẫn xã hội trong việc theo đuổi ích chung và với mục đích này trong tâm trí, kiên trì củng cố trật tự chính trị và xã hội, cơ cấu các mối quan hệ của nó, các mục tiêu nhân bản của nó.”

--Đức Thánh Cha Phanxicô, Fratelli tutti, số 66.

Là người Công Giáo và người Hoa Kỳ, chúng ta thật may mắn khi có thể tham gia vào đời sống chính trị và xã hội của đất nước chúng ta. Các quyền tự do của chúng ta tôn trọng phẩm giá của cá nhân và lương tâm của họ và cho phép chúng ta đến với nhau vì ích chung. Do đó, mùa bầu cử nên chứa đựng một cảm thức biết ơn và hy vọng. Tình yêu của chúng ta đối với đất nước này, lòng yêu nước của chúng ta thôi thúc chúng ta bỏ phiếu.

Nhưng dường như mùa bầu cử ngày càng là thời điểm của lo lắng và thử thách về mặt tinh thần. Những lời hoa mỹ chính trị ngày càng giận dữ, tìm cách động viên chủ yếu thông qua sự chia rẽ và thù hận. Sợ hãi có thể trở thành một công cụ quyên tiền hữu hiệu. Những cuộc tranh luận sôi nổi nhất trên mạng thường nhận được nhiều lượt nhấp chuột nhất. Biến người khác thành quỷ quái có thể giành được phiếu bầu.

Chúng tôi đề xuất một lần nữa khuôn khổ đạo đức của việc Đào tạo Lương tâm cho Nền công dân Tín trung chính trong tư cách mục tử, được truyền cảm hứng từ Người Samaritanô nhân hậu, với hy vọng băng bó được các vết thương và chữa lành những chia rẽ cay đắng này. Tài liệu này không dựa trên các nhân cách hoặc tinh thần phe phái, chu kỳ tin tức mới nhất hoặc các xu hướng đang thịnh hành trên các phương tiện truyền thông xã hội. Thay vào đó, nó phản ảnh vai trò muôn thuở của Giáo hội trong đời sống công cộng trong việc công bố những nguyên tắc vượt thời gian: giá trị vô hạn và phẩm giá của mỗi sự sống con người, ích chung, tình liên đới và tính phụ trợ. Không chắc chắn những điều này có nghĩa là gì ư? Chúng tôi mời bạn đọc bản Đào tạo Các Lương tâm cho một Nền Công dân Tín trung và tìm hiểu thêm.

Việc để cho lương tâm của bạn được mở rộng và đào tạo bởi những suy tư này có thể mang lại cho bạn bình an! Chúng chỉ rõ thách thức của Chúa Giêsu trong việc bày tỏ lòng thương xót đối với những người đang cần giúp đỡ, giống như người Samaritanô nhân hậu.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Ở đây, tất cả sự phân biệt, nhãn hiệu và mặt nạ của chúng ta đều rơi rụng: đây là thời điểm của sự thật. Liệu chúng ta có cúi xuống chạm vào và chữa lành vết thương của người khác không?” (Fratelli tutti, số 70.) Hãy để điều này ở trong trái tim chúng ta khi chúng ta nói về chính trị và đưa ra những lựa chọn chính trị.

Một số người có thể bị cám dỗ muốn nói: vâng, tất nhiên, chúng tôi sẽ là người giúp đỡ bằng cách cổ vũ điều thiện và chống lại điều ác. Nhưng khi phải đối diện với rất nhiều điều tốt đang gặp nguy hiểm và rất nhiều điều xấu xa, thách thức lớn là tránh sợ hãi và tức giận. Mối đe dọa phá thai vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta bởi vì nó tấn công trực tiếp vào những người anh chị em dễ bị tổn thương và không có tiếng nói nhất của chúng ta và phá hủy hơn một triệu sinh mạng mỗi năm chỉ riêng ở nước ta. Các mối đe dọa nghiêm trọng khác đối với tính mạng và nhân phẩm của con người bao gồm cái chết êm dịu, bạo lực súng đạn, khủng bố, án tử hình và việc buôn người. Ngoài ra còn có việc tái định nghĩa hôn nhân và phái tính, các mối đe dọa đối với tự do tôn giáo ở trong và ngoài nước, thiếu công lý cho người nghèo, nỗi đau khổ của người di cư và tị nạn, chiến tranh và nạn đói trên khắp thế giới, phân biệt chủng tộc, nhu cầu tiếp cận nhiều hơn với chăm sóc sức khỏe và giáo dục, chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, và hơn thế nữa. Tất cả đều đang đe dọa phẩm giá con người.

Vì vậy, chính cách chúng ta cổ vũ điều thiện và chống lại điều ác là một phần thiết yếu để đáp lại Lời Chúa mời gọi làm môn đệ. Như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta:

Đừng bao giờ để lời nói xấu xa vượt qua môi miệng anh chị em; chỉ nói những điều tốt đẹp người ta cần nghe, những điều sẽ thực sự giúp ích cho họ. Đừng làm điều gì làm buồn lòng Chúa Thánh Thần, Đấng mà với Người anh chị em được niêm phong ngày được cứu chuộc. Hãy vứt bỏ mọi cay đắng, mọi đam mê và giận dữ, lời nói gay gắt, vu khống và mọi loại ác ý. Thay vì những điều này, hãy tử tế với nhau, có lòng thương xót và tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh chị em trong Chúa Kitô (Eph 4:29-32).

Vì vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên chúng ta “đối thoại chân thành và cởi mở với người khác”, nhờ đó chúng ta có thể “thẳng thắn và cởi mở về niềm tin của chúng ta, đồng thời tiếp tục thảo luận, tìm kiếm các điểm tiếp xúc và trên hết là cùng nhau làm việc và đấu tranh” (Fratelli tutti, số 203). Điều này áp dụng cho cả các tín hữu với tư cách cử tri và ứng cử viên—chúng ta phải xem xét không những quan điểm của ứng cử viên về những vấn đề này mà còn cả tính cách cũng như sự chính trực của họ.

Làm thế nào chúng ta có thể đáp ứng được thách thức này? Một lần nữa, Thánh Phaolô cho chúng ta một con đường: Hãy mặc lấy “tâm trí của Chúa Kitô” (1 Cr 2:16). Đừng dành thời gian cho các phương tiện truyền thông xã hội nhưng dành nó cho Kinh Thánh và Bí Tích Thánh Thể. Tắt TV và podcast đi để lắng nghe trong im lặng. Làm tình nguyện viên tại một nhà bếp nấu cháo từ thiện, tại nơi tạm trú cho người vô gia cư, trung tâm chăm sóc thai sản đang gặp khủng hoảng. Phục vụ người nghèo, người thiếu thốn, người bị ruồng bỏ. Cầu nguyện thường xuyên, hãy để đức tin thông tri việc tham gia chính trị của anh chị em.

Việc tham gia vào đời sống chính trị cũng đòi hỏi những phán đoán về hoàn cảnh cụ thể. Trong khi các giám mục giúp đào tạo giáo dân theo những nguyên tắc căn bản, họ không nói với giáo dân bỏ phiếu cho các ứng cử viên đặc thù. Về những vấn đề thường phức tạp này, trách nhiệm của giáo dân là đào luyện lương tâm và phát triển nhân đức khôn ngoan để tiếp cận nhiều vấn đề khác nhau thời mình với tâm trí của Chúa Kitô. Lương tâm là “sự phán đoán của lý trí” nhờ đó, người ta xác định một hành động là đúng hay sai (Xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo số 1778). Nó không cho phép chúng ta biện minh cho việc làm bất cứ điều gì chúng ta muốn, cũng không đơn thuần là "cảm giác." Lương tâm—được hình thành một cách đúng đắn theo sự mặc khải của Thiên Chúa và sự dạy dỗ của Giáo Hội - là phương tiện qua đó người ta lắng nghe Thiên Chúa và phân định cách hành động phù hợp với sự thật. (1) Sự thật là điều chúng ta nhận được, không phải là điều chúng ta tạo ra. Chúng ta chỉ có thể phán đoán bằng cách sử dụng lương tâm chúng ta có, nhưng sự phán đoán của chúng ta không làm cho sự việc trở thành sự thật.

Trách nhiệm của chúng ta là học hỏi thêm về giáo huấn và truyền thống Công Giáo, tham gia vào Đời sống Giáo hội, học hỏi từ những nguồn đáng tin cậy về những vấn đề mà cộng đồng chúng ta đang phải đối diện và làm hết sức mình để đưa ra những phán đoán sáng suốt về các ứng cử viên và hành động của chính phủ.

Chúng ta cũng phải tìm kiếm sự khôn ngoan, như Kinh Thánh dạy:

Sự khôn ngoan từ trên cao trước hết là vô tội. Nó cũng hiền hòa, nhân hậu, ngoan ngoãn, giàu thiện cảm và những việc làm tử tế vốn là thành quả của nó, vô tư và chân thành. Việc thu hoạch của công lý được gieo trong hòa bình cho những ai vun đắp hòa bình (Gcb 3:17-18).

Hơn nữa, các giáo huấn của Giáo Hội cung cấp một viễn kiến hy vọng, nơi có rất nhiều công lý và lòng thương xót, bởi vì Thiên Chúa là nguồn vô tận của mọi sự tốt lành và tình yêu. Với sự khôn ngoan và hy vọng này, chúng ta có thể tìm cách cúi xuống như người Samaritanô nhân hậu đã làm, vượt qua nỗi sợ hãi và sự chia rẽ, để chạm vào và chữa lành các vết thương.

Xin Chúa ban phước lành cho anh chị em khi anh chị em cân nhắc và cầu nguyện trước những quyết định đầy thử thách này. Cầu xin Thiên Chúa ban phước cho đất nước chúng ta bằng sự khôn ngoan thực sự, hòa bình và sự tha thứ lẫn nhau, để chúng ta có thể cùng nhau quyết định duy trì phẩm giá của cuộc sống và ích chung, thông qua các tiến trình dân chủ của chúng ta.
____________________________________________________________________________________________________________
(1) Gaudium et spes (Giáo hội trong thế giới hiện đại), số 16. Xem thêm, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1785.

Bản tin Phụ trang số 2 trong 6 bản tin – Vai trò của Giáo hội trong Đời sống Công cộng

Giáo Hội là thân thể của Chúa Kitô, Đấng ngự trị trên mọi tạo vật. Mọi sự, kể cả đời sống chính trị thuộc về Chúa Giêsu Kitô, và do đó việc tham gia vào đời sống chính trị thuộc về sứ mệnh của Giáo Hội. “Nhiệm vụ của chúng ta là ‘đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật’ (Mc 16:15).... Ở đây, “tạo vật” ám chỉ mọi khía cạnh của đời sống con người....

‘Không có gì nhân bản có thể xa lạ với nó’” (Evangelii gaudium, số 181, trích dẫn Tài liệu Aparecida, số 380).

Vai trò của Giáo hội trong Đời sống Chính trị Hoa Kỳ

Truyền thống quốc gia của chúng ta về tự do tôn giáo cho phép và khuyến khích tất cả những người có đức tin đem các hiểu biết sâu sắc trong các truyền thống tôn giáo của họ ảnh hưởng tới các vấn đề chính trị. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định trong chuyến thăm Hoa Kỳ của ngài, “tự do tôn giáo, về bản chất, vượt xa những nơi thờ phượng và lĩnh vực riêng tư của cá nhân và gia đình…. bản thân tôn giáo, chiều kích tôn giáo, không phải là một nền văn hóa phụ; nó là một phần văn hóa của mỗi dân tộc và mỗi quốc gia.” (1)

“Nếu xã hội muốn có tương lai, nó phải tôn trọng sự thật về phẩm giá con người và phục tùng sự thật đó... Một xã hội cao quý và tử tế không nhỏ vì nó ủng hộ việc theo đuổi sự thật và tuân thủ những sự thật căn bản nhất” (Fratelli tutti, số 207). Những sự thật hướng dẫn đời sống công cộng có thể được biết bằng lý lẽ tự nhiên. Sự thánh thiêng của sự sống con người, phẩm giá bình đẳng của mọi cá nhân, nghĩa vụ bảo vệ những người dễ bị tổn thương, bản chất và mục đích của tình dục, hôn nhân và gia đình— đây không chỉ là những sự thật “tôn giáo”, mà là những sự thật mà tất cả những người có thiện chí có thể nhận biết mà không cần sự trợ giúp của mặc khải. Đức tin Công Giáo của chúng ta soi sáng những chân lý này, và vì vậy chúng ta có nhiệm vụ mang lại ánh sáng đó cho đất nước chúng ta.

Nhiều bộ phận, tất cả chỉ một thân thể

Các giám mục và các cộng tác viên mục vụ của họ, mỗi người đều có những vai trò riêng biệt trong sứ mệnh của Giáo hội.

Các giám mục có trách nhiệm cai trị xã hội Giáo hội, truyền đạt tín lý và truyền thống và cử hành các bí tích. Giáo dân được kêu gọi mang Tin Mừng ảnh hưởng tới thế giới. Trong khi nhiều giáo dân tham gia vào vai trò lãnh đạo và phục vụ trong Giáo hội, thì vai trò chủ yếu của giáo dân vẫn là vận động cho công lý, phục vụ trong cơ quan công quyền và thông tri cuộc sống hàng ngày bằng Tin Mừng. “Trách nhiệm trực tiếp nhằm xây dựng trật tự công bằng cho xã hội là của riêng hàng ngũ giáo dân” (Deus caritas est, số 29).

Việc tham gia vào đời sống chính trị đòi hỏi phải có những phán đoán về các hoàn cảnh cụ thể. Trong khi các giám mục cùng với các cộng sự viên của các ngài giúp đào tạo giáo dân theo những nguyên tắc căn bản, họ không nói với giáo dân bỏ phiếu cho các ứng cử viên đặc thù. Về những vấn đề thường phức tạp này, trách nhiệm của giáo dân là đào luyện lương tâm và phát triển nhân đức khôn ngoan để tiếp cận các vấn đề khác nhau trong thời mình với tâm trí của Chúa Kitô.

Đào tạo lương tâm cho một nền công dân tín trung

Lương tâm là “sự phán đoán của lý trí” nhờ đó người ta xác định xem liệu một hành động là đúng hay sai (Xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1778). Nó không cho phép chúng ta biện minh cho việc làm bất cứ điều gì chúng ta muốn, nó cũng không phải chỉ là một “cảm giác”. Lương tâm—được đào tạo một cách đúng đắn theo mặc khải của Thiên Chúa và và giáo huấn của Giáo Hội – là phương tiện để người ta lắng nghe Thiên Chúa và phân định làm thế nào để hành động phù hợp với sự thật. (2) Sự thật là điều chúng ta nhận được, không phải là điều chúng ta tạo ra. Chúng ta chỉ có thể phán đoán bằng lương tâm mà chúng ta có, nhưng sự phán đoán của chúng ta không làm cho sự việc thành sự thật.

Trách nhiệm của chúng ta là tìm hiểu thêm về giáo huấn và truyền thống Công Giáo, tham gia vào đời sống Giáo hội, học hỏi từ các nguồn đáng tin cậy về các vấn đề mà cộng đồng của chúng ta đang phải đối diện và làm hết sức để đưa ra những phán đoán sáng suốt về các ứng cử viên và hành động của chính phủ. Những quyết định này nên tính đến các cam kết, tính cách, tính chính trực và khả năng ảnh hưởng đến một vấn đề. Được trang bị như vậy và được thúc đẩy hơn nữa bởi ý thức yêu nước, chúng ta thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử và mặt khác là tham gia tích cực vào đời sống công cộng. (3) Bằng cách rèn luyện lương tâm của chúng ta để trở thành công dân tín trung, chúng ta có thể theo đuổi ích chung tốt hơn và do đó tuân theo mệnh lệnh của Chúa chúng ta là yêu thương những người lân cận của chúng ta.

Chú thích:

(1) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Cuộc gặp gỡ vì Tự do Tôn giáo với Cộng đồng Tây Ban Nha và những người nhập cư khác, ngày 26 tháng 9 năm 2015.
(2) Gaudium et spes (Giáo hội trong thế giới hiện đại), số 16. Xem thêm, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1785.
(3) Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các số 2239-40.

Kỳ tới: Các bản tin Phụ trang 3-6 và đoạn video
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Chúa Nhật 19/11/2023, tại Melbourne.
Phan Thanh Giới.
14:41 20/11/2023
Video Đại lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam, tại Tổng Giáo Phận Melbourne Ngày Chúa Nhật 19/11/23.

Video

Mời mọi người cùng xem.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ Tạ Ơn Của Người Mỹ
Đinh văn Tiến Hùng
22:56 20/11/2023

*Thanksgiving Day *
Lễ Tạ Ơn Của Người Mỹ


Lịch sử Lễ Tạ Ơn

Lễ Tạ Ơn được cho là bắt nguồn từ lễ kỷ niệm tại Plymouth, Massachusetts, Mỹ – nơi những người hành hương tị nạn tôn giáo Anh đã mời người da đỏ bản địa đến một bữa tiệc thu hoạch sau một mùa vụ mùa bội thu để tỏ lòng biết ơn.
Vụ thu hoạch của năm trước bị thất bát và vào mùa đông năm 1620, một nửa số người hành hương bị chết đói. Những người sống sót may mắn được các thành viên của bộ lạc Wampanoag địa phương dạy cách trồng ngô, đậu, bí đỏ và đánh bắt cá hải sản.
Bữa tiệc được tổ chức kéo dài trong 3 ngày, gồm các món như ngỗng, tôm hùm, cá tuyết và nai.

Vì sao người Mỹ lại ăn gà tây trong lễ Tạ Ơn?
Tại Mỹ, hơn 50 triệu con gà tây được đưa lên bàn ăn mỗi năm và hầu hết để phục vụ cho lễ Tạ Ơn. Cho tới ngày nay, chưa ai xác định được chính xác vì sao gà tây lại được chọn làm món ăn truyền thống trong ngày lễ Tạ Ơn ở Mỹ, các nhà sử học có một vài giả thiết.
Trong những lá thư của các cư dân tới Mỹ thời kỳ đầu, bữa ăn lịch sử giữa những người khai phá và bộ tộc Wampanoag có thịt bò và một loại thịt gà. Sau này, bữa ăn đó được biết tới như là lễ Tạ Ơn đầu tiên. Tuy không xác định được loại gà nào được sử dụng trong bữa ăn nhưng trong một lá thư của người hành hương Edward Winslow thời ấy có viết về một bữa ăn nổi tiếng vào năm 1621 đề cập đến một cuộc đi săn gà tây trước bữa ăn tối.
Một giả thuyết khác về món gà tây trong lễ Tạ Ơn là món ăn này được truyền cảm hứng từ Nữ hoàng Anh Elizabeth I. Trong thế kỷ 16, Nữ hoàng Elizabeth nhận được tin một đội tàu chiến của Tây Ban Nha đã chìm trên đường tấn công nước Anh, trong khi đang ăn tối, bà vui mừng đến mức đã yêu cầu phục vụ thêm một con ngỗng quay. Một số người cho rằng, lấy cảm hứng từ sự kiện này, những người định cư đầu tiên ở Mỹ đã quay một con gà tây.
Một số khác cho rằng, sở dĩ gà Tây trở thành món truyền thống trong lễ Tạ Ơn bởi gà tây hoang dã có nguồn gốc từ lâu.

Thanksgiving là gì?

Thanksgiving Day hay còn gọi là Lễ Tạ Ơn, đây là ngày mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho cuộc sống no đủ. Thanksgiving là ngày nghỉ lễ chính thức của Mỹ và Canada, dành cho những người lao động. Trong suy nghĩ của nhiều người trên thế giới, ngày Lễ Tạ Ơn thường gắn liền với những chú gà tây.

Nguồn gốc của Thanksgiving Day

Lễ Tạ Ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa ở Châu Âu thời xưa. Tại Bắc Mỹ, lễ hội này được tổ chức tại Newfoundland bởi nhóm thám hiểm Frobisher, để tạ ơn chúa đã cho họ sống sót sau hành trình dài nhiều bão tố. Qua các năm, càng có nhiều buổi tiệc tạ ơn diễn ra bởi nhiều nhóm người. Ngày Lễ Tạ Ơn chính thức đầu tiên diễn ra vào năm 1623 để cảm ơn cơn mưa đã kết thúc hạn hán. Đến năm 1789, tổng thống mỹ George Washington đã công nhận Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ chính thức của Mỹ. Năm 1863, ngày Lễ Tạ Ơn trở thành ngày nghỉ hàng năm cho người lao động Mỹ. Vào Thanksgiving Days, gia đình và bạn bè sẽ sum họp bên nhau để ăn một bữa ăn đặc biệt. Hoặc dành ngày lễ này để đi du lịch, thăm gia đình, bạn bè.

Sự tích ngày Lễ Tạ Ơn Thanksgiving Day

Khoảng thế kỷ 16 – 17, những người theo Công Giáo và Thanh giáo tại Anh bị hoàng đế bắt cải đạo. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau một thời gian, họ vẫn không chịu cải đạo theo ý nhà vua. Vì vậy hoàng đế quyết định không giam giữ họ nữa, mà nói với họ rằng nếu không theo đạo của ông thì phải rời khỏi nước Anh. Những người này chấp nhận rời Anh đến Hà Lan sinh sống, được gọi là người Pilgrims. Nhưng họ nhận ra, mình không thể hòa nhập với nơi ở mới và lo sợ con cháu bị mất đi nguồn gốc, vì vậy một nhóm người đã rời Anh đến Châu Mỹ. Những người này đi trên một con thuyền, và đặt chân đến thuộc địa Plymouth khi đang mùa đông.

Thời tiết khắc nghiệt, vừa đói vừa lạnh khiến một nửa số họ không qua được. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng cho họ chút lương thực. Người da đỏ dạy họ cách sinh tồn ở vùng đất này. Đến khi họ có thể tự lo được cho bản thân, họ bắt đầu tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa trời vì đã cho họ sống đến ngày hôm nay. Từ đó về sau, con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức Lễ Tạ Ơn hàng năm để cảm ơn những điều tốt đẹp trong cuộc sống vừa qua.

Chắc hẳn bạn đã biết Thanksgiving là gì? Vậy Thanksgiving diễn ra vào thời điểm nào? Thanksgiving là ngày lễ truyền thống của nước Mỹ và Canada. Theo văn khố của Mỹ, Tổng thống George Washington đã công bố ngày thứ năm 26 /11/1789 là ngày Thanksgiving toàn quốc đầu tiên ở Mỹ. Sau đó, Thanksgiving tiếp tục được các đời tổng thống Mỹ duy trì tổ chức. Ngày cố định của Thanksgiving được tuyên bố năm 1863, bởi Abraham Lincoln. Theo đó, vị tổng thống này chọn ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 hàng năm để làm ngày Lễ Tạ Ơn. Tuy nhiên, do một số tranh cãi xảy ra, cuối cùng quốc hội Mỹ đã sửa đổi luật ngày Thanksgiving là thứ năm thứ 4 của tháng 11 sẽ là ngày Lễ Tạ Ơn. Thông thường, mọi người sẽ được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Mỹ. Tại Canada, ngày Lễ Tạ Ơn thường được nghỉ vào thứ hai thứ nhì của tháng mười mỗi năm.

Các hoạt độngThanksgiving Day

Thanksgiving Day sẽ được tổ chức như một buổi tiệc tối cùng gia đình và bạn bè. Món ăn chính trong ngày Lễ Tạ Ơn Thanksgiving Day là món gà tây quay. Ngoài ra, còn có các món ăn như khoai tây, nước sốt việt quất, bánh bí ngô, ranh xan

Xá tội gà tây & Diễu hành

Vào Thanksgiving Day, tổng thống Mỹ sẽ chọn một con gà tây xá tội. Con gà này sẽ không bị mang đi làm thịt, mà được đưa đến trang trại nuôi gà để sống hết những ngày tháng còn lại của cuộc đời. Truyền thống này có từ thời tổng thống Lincoln, khi con trai ông viết một lời xá tội dành cho con gà tây sắp được dùng trong bữa ăn của gia đình.

Vào Thanksgiving Day, diễu hành đường phố Thanksgiving Macy’s cũng được diễn ra. Lễ diễu hành sẽ được phát trực tiếp trên cả nước qua kênh truyền hình quốc gia, đi qua quãng được trung tâm New York. Điểm nhấn của cuộc diễu hành này là các bóng bay khổng lồ, với hình thù nhân vật hoạt hình và động vật.

Với những chia sẻ Thanksgiving là gì? Thanksgiving Day diễn ra vào ngày nào? trên đây, mọi người đã nắm rõ hơn về ngày Lễ Tạ Ơn này. Hy vọng những thông tin của JA & Partners sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc cho mọi người, và đừng quên thường xuyên truy cập trang web của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin thú vị về nước Mỹ nhé.

* Bài ca TẠ ƠN *

Cảm tạ tình người :
*Tạ ơn tình người.
-Tạ ơn người đã cho ta,
Những ngày đầm ấm chan hòa nguồn vui,
Tạ ơn tình cảm sáng ngời,
Trong cơn hoạn nạn luôn thời chở che,
Tạ ơn trong lúc xa quê,
Nhận quê hương mới chẳng hề vấn vương.
Tạ ơn xoa dịu buồn thương,
Vượt qua sóng gió mở đường dựng xây.
Tạ ơn ngày tháng từ đây,
Cuộc sống hy vọng dâng đầy an vui.
Tạ ơn cùng với tiếng cười,
Tương lai đời sống vui tươi sáng ngời.

*Tạ ơn Thượng Đế.
-Tạ ơn Thượng Đế vô cùng,
Bảo toàn cuộc sống trong vòng tử sinh.
Tạ ơn Thượng Đế thương tình,
Hỗ trợ năm tháng giúp mình vươn lên.
Tạ ơn Thượng Đế uy quyền,
Nâng cao đời sống nơi miền hoang vu.
Tạ ơn thoát cảnh lao tù
,Dồi dào lương thực đắp bù khổ đau.
Tạ ơn Chúa nhận lời cầu,
Đơi sống tốt đẹp trước sau vui hòa.
Tạ ơn con cất tiếng ca,
Tình thương Chúa thật bao la nghìn trùng.



 
Đại Lễ Phong Hiển Thánh 117 Vị Tử Đạo Việt Nam
Đinh văn Tiến Hùng
23:07 20/11/2023
Đại Lễ Phong Hiển Thánh 117 Vị Tử Đạo Việt Nam

Do ĐGH Gioan Phaolô II chủ phong tại Rôma 19/6/1988.

----------o----------



+Kỷ niệm 33 năm Phong Hiển Thánh (19/6/1988- 19/6/2019)

-Bài tường thuật của Đức Ông Trần Ngọc Thụ, Bí thư ĐTC Gioan Phaolô II,

- Cáo Thỉnh Viên Án Phong Thánh.

*Trước ngày Đại Lễ.

1-Trong vụ Án Phong Thánh VN, tất cả 117 vị đã là Chân Phước, đã được tôn vinh trong 4 đợt trước (những năm 1900,1906, 1909 và 1951) đã có 4 phép lạ ( bệnh nhân được chữa lành và được bác sĩ đoàn xác nhận- Trần Ngọc Thụ: Giáo Hội VN I- vụ Án Phong Thánh, St. Michael Printing, USA, 1987, tr.48-54), chỉ còn làm lại hồ sơ theo thủ tục hành chánh để nộp lên Bộ Phong Thánh. Bởi vì tất cả 117 Vị đều là Thánh tử Đạo, nên chỉ cần một phép lạ duy nhất, hay là còn có thể xin Tòa Thánh tha cho nữa. Vì là một đặc ân quá lớn lao, chúng tôi chỉ xin Đức Hồng Y Palazzini, trong tư thế Bộ Trưởng Bộ Phong Thánh, đại diện cho hàng Giám Mục VN, đứng lên xin Tòa Thánh tha điều kiện phép lạ. Lý do mạnh mẽ ủng hộ điều kiện này chính là sự thăng tiến kỳ diệu của Giáo Hội VN qua hơn 400 năm lịch sử hào hùng đã trình bày trước đây. Không thể giải thích sự thăng tiến đó ngoài thiên định của Thiên Chúa: hơn 400 năm khai nguyên và phát triển hùng mạnh là một phép lạ triền miên.

2-Tin ngày Phong Thánh vừa được ĐGH Phaolô II tuyên bố, khác nào tiếng sấm động, vang ra khắp năm châu bốn bể. Tinh thần giáo dân nổi dậy như sóng cồn, chỗ nào cũng nghe bàn tán chuyện đi Rô-ma dự lễ Phong Thánh. Ủy Ban Phong Thánh được thành lập cấp tốc. Ba lần các linh mục VN khắp thế giới về họp tại La-Mã để hoặch định chương trình và phân phối công tác tỉ mỉ cho từng cộng đoàn, từng lục địa. Các khách sạn lớn chung quanh Vương Cung Thánh Đường Phêrô đã được giữ hết chỗ một năm trước. Người ta dự đoán số người về tham dự tối đa là 5000. Ba tháng trước đại lễ con số đã 6 ngàn rồi tăng lên 7 ngàn,

Sau cùng là 8250 giáo dân VN từ 27 nước trên 4 lục địa Á Châu, Âu Châu, Mỹ Châu và Úc Châu…Từng đoàn người đổ về các ga xe lửa và sân bay Ý Đại Lợi. Thêm vào đó, 560 linh mục, nam nữ tu sĩ tới Rô-ma với tư cách riêng, hay là tháp tùng các đoàn thể của mình theo tư cách tuyên úy. Các tiệm bán ảnh tượng chung quanh Tòa Thánh Vatican, các tiệm ăn thấy toàn áo dài và khăn xếp VN. Trên các nẻo đường nghe rõ tiếng con cháu Rồng Tiên thao thao bất tuyệt và gọi nhau ơi ới. Sao mà vui nhộn đến thế ! Tất cả rừng người này, chiều hôm thứ bảy 18/6/1988 sẽ kéo nhau về Quảng Trường Thánh Phêrô, để dự cuộc rước kiệu di hài các Thánh Tử Đạo VN và dâng hoa kính Đức Mẹ.

Cuộc rước kiệu là một cảnh tượng hết sức lạ mắt và vô cùng ngoạn mục, nhất là trước con mắt người ngoại quốc. Họ trèo lên tường, lên đế cột đèn điện, lên ghế cá nhân để bàn tán, chiêm ngưỡng. Đây là công lao vượt mức trong việc chuẩn bị, may sắm, tập dượt, từ ca nhạc đến đoản kịch, nghi lễ…đủ mọi bộ môn theo truyền thống văn hóa dân tộc. Phải ca ngợi và thán phục tinh thần phục vụ tối đa của giáo dân VN tại Mỹ Châu trong dịp này. Từng đoàn quí ông mặc áo thụng màu xanh, từng đoàn quí bà mặc áo dài nhung, gấm màu đỏ, rồi đồng phục màu vàng của các ca đoàn, của 50 em thiếu nhi trong ban vũ đến từ Portland. Đấy là chưa kể đến các thiếu nữ trong đội lính thú ngày xưa với y phục nón chóp xà cạp đỏ và ban Văn Tế, cùng đội chiêng trống, lọng chầu…với y phục nghi lễ Á Đông. Người bản xứ rất thích thú trước hoạt cảnh một vị hưởng chức trong trong y phục đại lễ cổ truyền với khăn xếp màu đỏ, cứ tiến một bước lại lùi một bước, và trịnh trọng điểm một dùi trống lên mặt chiếc đại cổ (trống lớn) do hai chàng thanh niên vạm vỡ khiêng trên vai. Lúc 21 giờ đêm, từ Điện Vatican, chứng kiến cuộc rước kiệu này, ĐTC Gioan Phao-lô II đã cho lệnh mở cửa sổ văn phòng để đích thân ban phép lành cho đoàn con VN đang diễn hành trên Quảng Trường Thánh Phêrô.



3-Ngày hôm sau, Chúa Nhật 19/6/88, biển người nói trên lại tập chung về Quảng Trường Thánh Phêrô, chung hàng ngũ với 10 ngàn người Tây Ban Nha, gần 4 ngàn người Pháp và chừng 10 ngàn du khách thập phương, cùng với giáo dân người Ý, nghe tin đồn thổi cũng tuốn đến dự lễ Phong Thánh Tử Đạo VN. Vì ở vào giữa tháng 6, nghĩa là đã giữa mùa hè, mặc trời mọc sớm, khí hậu nóng nực, do đó để cho dễ thở và bớt mức độ oi ả, ĐTC đã đồng ý bắt đầu nghi lễ sớm hơn một giờ. Vào dự lễ hôm đó, mọi giáo dân VN phải đeo khăn quàng cổ in hình 117 Thánh Tử Đạo VN, để cho các đoàn thể dễ nhận ra nhau.

4-Trước khi tường thuật giai đoạn chung kết, chúng tôi xin kể một sự việc rất quan trọng đối với sự thành công của đại lễ, đó là vấn đề tài chính của ban tổ chức. Mỗi lần nhớ đến việc này chúng tôi không khỏi ngậm ngùi xúc động trước sự quan phòng của Thiên Chúa. Lý do hết sức hiển nhiên là ban tổ chức lúc ban đầu hoàn toàn tay không, chưa có ai dâng cúng một đồng nào. Giải quyết vấn đề này là một việc rất khó khăn, nhưng đồng thời là việc rất thiết thực và rất cấp bách. Đi vay mượn các Hội Dòng ngoại quốc đã từng hoạt động bên VN là điều có thể, nhưng chạm lòng tự ái dân tộc, cho nên chúng tôi đề nghị vay chính Ngân hàng Tòa Thánh. Chúng tôi liều mạng đi thương thuyết và ký giấy giao kèo với nhân viên Ngân hàng vay 50 triệu tiền Ý ( tương đương 30 ngàn Mỹ Kim ). Ký giấy giao kèo mà tay run cầm cập vì đã 3 đêm lo lắng không ngủ.

Quả thật từ ngày cha sinh mẹ đẻ, chúng tôi chưa bao giờ táo bạo đến thế. Ký xong chúng tôi lủi thủi đi ra chưa tới cửa Ngân hàng thì Đức Ông Bonis, người Ý (bây giờ là Giám mục) từ đâu đuổi theo.

Đức Ông hỏi: “Cha làm gì mà tiêu sài với số tiền lớn như vậy? ”. Hơi chạm tự ái, chúng tôi ngập ngừng chưa kịp trả lời thì ngài lại nhấn mạnh: “Cha làm gì? cha đừng dại lấy tiền ra vội, vì lấy ngày nào cha phải trả lãi ngày đó. Mượn 50 triệu ngày 1 đầu tháng thì 30 cuối tháng cha phải trả 53 triệu.”

Chúng tôi buộc lòng dẹp tự ái thưa: “Đây không phải là tiêu xài cá nhân con, nhưng là để lo tổ chức Đại lễ Phong Thánh 117 vị

Chân Phước Tử Đạo mà Hội Đồng GMVN đã trao phó cho con và nay vụ án đã xong đã được Đức Giáo Hoàng châu phê và tháng 6 sắp tới sẽ cử hành long trọng.”

Đức Ông Bonis nói: “Trước tôi tưởng cha lo việc cá nhân, chứ bây giờ biết chuyện Phong Thánh. Vậy cha cứ việc làm, tốn phí bao nhiêu tôi sẽ chịu cho.” Thật sự, ngài đã cho một số quan.

Quả thực, là một giấc mơ ! Nhưng nếu mơ thì phải mơ ban đêm chứ đâu giữa thanh thiên bạch nhật. Trước đây, ba bốn đêm chúng tôi không ngủ vì lo sợ, bây giờ thì chúng tôi cũng ba bốn đêm không ngủ vì ngỡ ngàng, như còn đang trong ảo mộng. Làm sao có chuyện kỳ diệu đến thế !

*Ngày Vinh Quang.

Từ sáng sớm, Quảng Trường Thánh Phêrô đã đen nghịt dân chúng. Từ 3 quốc gia, hàng ngàn vạn giáo dân tập trung về đây.

Trước kia họ không quen biết nhau, nhưng giờ phút này họ chào nhau, vui cười với nhau, vì trong thâm tâm họ cùng một cảm nghĩ tự hào vì tấm gương anh dũng, trung kiên, thành tín của tổ tiên mình.

Đúng chương trình, 8 giờ 30 Đức Thánh Cha và đoàn tháp tùng (28 Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục), mặc đại phục đỏ đồng tế, từ trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tiến ra Quảng Trường vĩ đại, giữa muôn vàn tiếng vỗ tay. ĐGH Phao-lô II luôn giơ tay chào đón và chúc lành. Ca đoàn Sixtina của Tòa Thánh hát kinh nhập lễ bằng La ngữ. Trước đó, ca đoàn tổng hợp từ Mỹ qua, đã hát bài Ngày Vinh Thắng của Linh mục Ngô Duy Linh, rồi trong Thánh Lễ bài ca Khúc Trầm Hương của Dao Kim, cuối lễ là bài Tiếng Nhạc Oai Hùng của Hải Linh. Những bài nhạc này hôm ấy vang dội gữa thủ đô Giáo Hội có một ý nghĩa đặc biệt, vì được hát bằng tiếng Việt, tiếng nước ta.

Một sự kiện lạ là Thánh lễ đang cử hành đẹp đẽ trang nghiêm, thì tự nhiên bầu trời thay đổi. Một vài cơn mây đen nghịt từ đâu kéo đến và mưa bắt đầu nhỏ giọt. Từ trong thánh đường người ta đã khiêng lọng ra che phủ bàn thờ. Cả ngàn con tim, nhất là giáo dân VN, như thể đã bị ngừng đập, tất cả trăm người như một, thầm thì kêu van: Lạy Chúa ! Cả Giáo Hội chúng con, từ ba bốn trăm năm, đã mong chờ hôm nay, được trông thấy ngày này huy hoàng trọng thể, xin Chúa cất mọi trở ngại để danh Chúa được thể hiện nơi các Thánh Tử Đạo chúng con. Quả thật, sau mấy phút đám mây đen đã bị luồng gió cuốn đi xa và trời thanh quang xuất hiện như trước.

Lễ nghi Phong Thánh bắt đầu sau kinh Thương Xót, Đức Hồng Y Palazzimi, Bộ Trưởng Bộ Phong Thánh, cùng với luật sư của Bộ và 3 Cáo thỉnh Viên Việt, Pháp, Tây Ban Nha, ra trước bàn thờ xin ĐTC cử hành Đại Lễ. Toàn thể cử tọa, theo lệnh viên chức nghi lễ, đều quì hát Kinh Cầu Các Thánh, xin sự trợ giúp của Thần Thánh trên trời, trước khi nghe tuyên xưng 117 Vị Thánh mới.

Sau đó, ĐHY Palazzimi trở lại trước bàn thờ và tuyên đọc:

‘Kính thưa Đức Thánh Cha, Giáo Hội là Mẹ, xin ĐTC ghi tên các vị sau đây: Chân Phước Anrê Dũng Lạc, Linh mục Toma Thiện,và Emmanuele Phụng, giáo dân. Girolamo Hermosilla, Valentino Berrio Ochoa, 2 Giám Mục Đa Minh và 6 Giám mục khác- Teophan Venard, Linh mục Hội Thừa Sai Ba Lê và 105 bạn Tử Đạo VN, vào sổ bộ Các Thánh và được các giáo hữu kêu cầu bằng danh xưng Hiển Thánh.

Kính thưa Đức Thánh Cha, trên mảnh đát gieo nhiều hạt giống đẫm máu, mảnh đất đó càng phát sinh nhiều vị Tử Đạo và rồi hạt giống đó sẽ kết thành mùa lúa vàng cho Giáo Hội. Các Thánh Tử Đạo chết đi càng là chứng nhân cho Chúa Ki-tô hơn là lúc còn bình sinh. Ngày nay, các ngài vẫn còn đang nói, vẫn còn giảng thuyết. Miệng lưỡi tuy im bặt, nhưng bao niêu sự việc còn vang dội sâu xa.

Lời suy niệm trên đây của Thánh Augustino áp dụng trong niên lịch ngày 19 tháng 6. Lễ kính hai Thánh Gervatsio và Protasio, tử đạo thành Milan, hôm nay có thể trưng lại vì rất thích hợp với niên hiệu và lễ nghi, để tôn vinh 117 Vị Thánh khác cũng là huynh đệ trong đức tin và trong tử nạn: trước đây, suốt thời gian từ 1745 đến 1862, đã hy sinh tính mạng tại VN, trong vùng Đông Nam Á Châu, hồi đó gọi là Tonkin, An Nam và Cocincina. Máu cúa các ngài cũng như máu của hàng ngàn anh chị em khác, hôm nay đã kết thành mùa lúa vàng cho Giáo Hội VN.

Là cha mẹ trong đức tin, 5 Vị Giám Mục Pháp và Tây Ban Nha, đã sinh các vị khác trong Chúa Ki-tô, y như lời Thánh Kinh

(1Cr.4- 15). Các vị đã là nhân chứng xứng đáng theo lời mình đã rao giảng, bằng khổ hình, bằng thập giá, và theo gương Chúa

Giê-su Vị Mục Tử Tối cao nhân hậu, các ngài thật là gương mẫu cho đoàn chiên (1Ph.5)

50 Linh mục, 13 Âu Châu, 37 Việt Nam, cùng đứng trong hàng ngũ chăn chiên thuyết giảng lời Chúa và cùng chịu xiềng xích lao tù, đã lấy xương máu để hoàn tất nghĩa vụ thi hành các bí tích, đúng là những cộng tác viên của hàng Giám Mục (LG.số 28), tức là những người phân phát máu Con Chiên vô tội, cũng là máu đã thánh hóa bản thân các ngài. Sau hết, 59 giáo dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, hầu hết là gia trưởng, một số là thày giảng giáo lý, hồi xưa trong các gia đình, trong các cộng đoàn đã sống tốt lành, đã là những chứng nhân cho Bí Tích Thánh Tẩy bằng nước, bằng Thánh Linh và bằng Lửa (Mt.3: 11)

Kính thưa Đức Thánh Cha,

Con số 117 Vị này sắp được Đức Thánh Cha nghị quyết đưa lên hàng danh dự và được tôn phong phẩm hàm các Thánh Tử Đạo,

được toàn thể Giáo Hội tôn kính. Với các ngài, cũng như con cháu các ngài, giờ đây văng vẳng dội lại lời Thánh Phê-rô khuyên nhủ: Nếu ai trong anh em phải chịu khổ hình, vì mình là Ki-tô hữu, thì đừng có xấu hổ thẹn thùng, nhưng phải hiên ngang tôn vinh Thiên Chúa vì danh hiệu đó (1Ph.4: 6)

Trong Quảng trường linh thiêng này, bên cạnh mồ vị Tiên Chủ các Thánh Tông Đồ, đang hiện diện hơn 8 ngàn giáo dân Việt Nam, từ khắp năm châu bốn bể qui tụ về đây, họ như đang cầm ngành thiên tuế ngước mắt nhìn lên các vị đồng hương tiên tổ, sắp đón nhận vòng hoa chiến thắng như các vĩ nhân anh tài. Chung quanh họ còn có gần 10 ngàn giáo dân Tây Ban Nha và 3 ngàn giáo dân Pháp. Tất cả là anh em kết nghĩa trong Chúa Ki-tô, cũng như giáo dân hai quốc gia này là anh em của những vị thừa sai khi xưa, đã mang danh Chúa Ki-tô có thần lực cứu vớt nhân loại (Cv.: 12), rao giảng trên khắp lãnh thổ xa xăm Việt Nam. Trong số đó, có những người con của Thánh Đa-minh, 34 vị vừa Tây Ban Nha vừa VN hồi xưa đã nhập dòng Anh Em Thuyết Giáo theo đúng danh xưng của họ. Ngoài ra, còn 10 thành viên của Hội Thừa Sai Ba Lê.

Trên những địa hạt hồi xưa được trao phó cho hai hội dòng Thừa Sai nói trên, từ năm 1960 đã thành lập 25 giáo phận. Số người Công Giáo hiện nay gần 7 triệu giáo dân. Tất cả giáo đoàn này, trong cũng như ngoài nước, đang tiến bước hùng mạnh, sát cánh bên nhau, họ phấn khởi đi về Tổ Quốc Trường Sinh vĩnh cửu. Vì họ xác tín vào lời giáo huấn của Thánh Phaolô. Từ nay được cả khối chứng nhân đông đảo như thể nâng đỡ họ, kiên trì chấp nhận cuộc thi đua đã bắt đầu. Từ nay nhìn lên Chúa Giê-su, Vị tiên phong ban phát đức tin hoàn hảo, thay vì hưởng niềm hoan lạc vẫn có, Ngài đã giang tay ôm lấy Thánh Giá và hiện giờ đang ngự bên hữu tòa Thiên Chúa (Heb.12: 1-2).

Đức Hồng Y vừa đọc xong lời thỉnh nguyện và Kinh Cầu Các Thánh vừa chấm dứt, toàn thể dân chúng đứng lên hợp ý với Đức Thánh Cha, Ngài kết thúc Kinh Cầu Các Thánh bằng lời nguyện:

‘Lạy Chúa nhân từ, xin nghe lời dân Chúa cầu xin và xin chiếu dọi ánh sáng của Thần Linh Chúa vào tâm trí chúng con, để việc phụng thờ của chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Chúa Ki-tô Chúa chúng con-Amen’

Toàn thể cộng đồng dân Chúa vẫn đứng nghiêm chỉnh. Đức Thánh Cha lại ngồi trên ngai và long trọng đọc công thức Phong Thánh:

“Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, để phát huy đức tin Công Giáo, và củng cố đời sống Ki-tô hữu, vói quyền lực của Chúa Ki-tô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông Đồ Phê-rô, Phao-lô và của riêng tôi. Sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin sự trợ giúp của Thiên Chúa, đã tham khảo nhiều ý kiến của Chư Huynh Giám Mục, tôi quyết định tuyên bố:

Các Chân Phước Anrê Dũng Lạc, Linh mục- Tôma Thiện và Emanuele Phụng, giáo dân- Girolamo Hermosilla và Valentino Berrio Ochoa, hai Giám Mục Dòng Đa-Minh va 6 Giám Mục khác. Teophan Venard, Linh mục Hội Thừa Sai Ba Lê và 105 bạn Tử Đạo Việt Nam, là các vị Thánh và Ngài đã được liệt kê vào sổ Các Thánh. Tôi cũng quyết định rằng Giáo hữu trong toàn thể Giáo Hội sốt sáng mừng kính các Ngài như các Thánh Tử Đạo- Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần- Amen.”

Từ trên cao mặt tiền Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, một bức tranh thật lớn, dài 4 thước, rộng 3 thước 20, đã họa đủ số 117 Thánh Tử Đạo, từ từ được mở ra giữa muôn vàn tiếng vỗ tay hô vang. Đại phong cầm của Ca đoàn Sixtina cử bài nhạc rộn rã ca ngợi và tri ân Thiên Chúa. Từ Quảng Trường Thánh Phêrô lễ nghi được tiếp vận trực tiếp về Việt Nam. Đài vô tuyến Truyền thanh Truyền hình của chính phủ Ý, liên tiếp trong 3 tiếng đồng hồ, đã tường thuật tất cả nghi lễ đi khắp nước Ý. Nhiều người trong đoàn giáo dân VN, nhất là các cụ già, đã xúc động và rút khăn lau nước mắt, vì cảm thấy vinh hạnh sung sướng, đưoạc là con cháu các vị anh hùng. Trong suốt thời gian lưu lại Rô-ma, Chúa Quan phòng cũng đã ban ơn lành, gìn giữ hơn 8 ngàn giáo dân VN, không một ai đau ốm hay bị tai nạn nào, ai cũng tươi cười, vui vẻ và phấn khởi…

(*)Ghi chú: Trích từ tác phẩm ‘Đức Ông Vinh sơn TRẦN NGỌC THỤ Bí thư Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II’ do Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương và Bạch Diện Thư Sinh Trần Vinh biên soạn.



Hùng Sử Ca TỬ ĐẠO VIỆT NAM

+ Cảm xúc khi đọc ‘Thiên Hùng Sử 117 Hiển Thánh Tử Đạo VN’

- (Lễ kính hàng năm ngày 24/11)

* “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thày mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ mọi điều xấu. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em

Trên Trời lớn lao.” ( Mt.5: 10- 12 & Lc.6: 22 )

Alleluia. Alleluia.Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ Alleluia.

TIN MỪNG

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca

Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.

Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,

Đã mở đầu vang dội Bản Hùng Ca,

Ba trăm năm mươi năm không xóa nhòa,

Ấn tích Anh Hùng Tử Đạo còn đó,

Gông cùm, tra tấn, đầu rơi, máu đổ,

Cho hoa muôn màu trổ đẹp hôm nay,

Giáo Hội Việt Nam hy vọng tràn đầy,

Vươn cao mãi trên bầu trời oanh liệt.

Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,

Lời ngợi ca vang vọng khắp năm châu,

Tiếng Thánh Ca tràn ngập cả tinh cầu,

Của hơn Một Trăm Ngàn Vị Tử Đạo,

Nhận cái chết lòng không hề than oán,

Để chứng minh một Đạo Giáo Tình Yêu,

Dâng cuộc đời làm của Lễ Toàn Thiêu,

Theo gương Chúa Hiến Mình trên Thập Giá.

Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,

Hùng Sử Thi bất diệt rọi ngàn sau,

Xuyên suốt qua bốn thế kỷ ngẩng đầu,

Không khiếp nhược trước xích xiềng gươm giáo,

Máu tuôn chảy giữa pháp trường tàn bạo,

Tưới nẩy mầm bao hạt giống Đức Tin,

Chuông báo tử chính là chuông Phục Sinh,

Nơi hàng triệu con tim đang thổn thức.

Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,

Nét oai hùng rạng rỡ vẫn còn đây,

Cả địa cầu lòng ngưỡng mộ dâng đầy,

Vinh Hiển Thánh Một Trăm Mười Tám Vị,

Những Anh Hùng mang tâm hồn tuyệt mỹ,

Xin cúi đầu kính bái và cậy trông,

Phù trợ con yêu cuộc sống Vĩnh Hằng,

Như Các Ngài hân hoan vào Đất Hứa.

Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,

Đã mở đầu vang dội Bản Hùng Ca,

Ba trăm năm mươi năm không xóa nhòa,

Đây Sở Kiện bảo tàng còn ghi dấu,

Anh hùng Tử đạo muôn đời khoe sắc

Giáo Hội Việt bao biến cố xoay vần,

Vẫn nở hoa hơn tám triệu giáo dân,

Cùng đón nhận hồng ân mừng Chư Thánh.

 
Church Documents
Thu Trinh – News 21 November 2023
VietCatholic Media
17:30 20/11/2023
1. Ukraine sa thải hai quan chức phòng thủ mạng cao cấp

Hôm thứ Hai, Ukraine đã sa thải hai quan chức phòng thủ mạng cao cấp, một quan chức chính phủ cho biết, khi các công tố viên công bố một cuộc điều tra về cáo buộc tham ô trong cơ quan an ninh mạng của chính phủ.

Quan chức cao cấp nội các Taras Melnychuk cho biết rằng ông Yuuri Shchyhol, nhà lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Thông tin và Truyền thông Đặc biệt Nhà nước Ukraine, và cấp phó của ông, Viktor Zhora, đã bị chính phủ sa thải.

Shchyhol viết trên Facebook rằng anh tin tưởng mình có thể chứng minh mình vô tội, Interfax Ukraine đưa tin. Không có bình luận ngay lập tức từ Zhora.

Ukraine đã tăng cường nỗ lực hạn chế tham nhũng khi theo đuổi việc trở thành thành viên của Liên Hiệp Âu Châu, điều này khiến cuộc chiến chống tham nhũng trở thành điều kiện tiên quyết để bắt đầu các cuộc đàm phán.

2. Nga phóng hỏa tiễn vào thành phố Kherson

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 21 Tháng Mười Một, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết hai người đã thiệt mạng ở Kherson do pháo kích của Nga bằng hỏa tiễn.

“Vào buổi sáng, quân đội Nga pháo kích vào bãi đậu xe của một công ty vận tải tư nhân ở Kherson. Hậu quả của cuộc tấn công là 2 tài xế tử vong, và một người khác bị thương. Xe hơi và một tòa nhà dân cư bị hư hại,” cô nói.

Alyona lưu ý rằng các cuộc tấn công vào thành phố Kherson đã giảm bớt do quân Nga bị đẩy lui từ 3 đến 8 km tính từ tả ngạn sông Dnipro. Quân xâm lược không còn khả năng tấn công bằng súng cối vào thành phố Kherson. Tuy nhiên, cô nhấn mạnh rằng quân Nga vẫn có thể bắn hỏa tiễn vào thành phố.

3. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bày tỏ lo ngại trước sự can thiệp đầy ác ý vào khu vực Balkan

NATO ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Bosnia và lo ngại trước “sự can thiệp ác ý của nước ngoài”, bao gồm cả Nga, vào khu vực Balkan đầy biến động từng trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc vào những năm 1990. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đưa ra lập trường trên trong chuyến viếng thăm Sarajevo.

Sarajevo là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của Stoltenberg tới các nước Tây Balkan, trong đó cũng sẽ bao gồm Kosovo, Serbia và Bắc Macedonia.

Ông Stoltenberg nói với các phóng viên: “Liên minh NATO ủng hộ mạnh mẽ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Bosnia-Herzegovina”. “Chúng tôi lo ngại trước những lời lẽ ly khai và gây chia rẽ cũng như sự can thiệp ác ý của nước ngoài, bao gồm cả Nga.”

Có những lo ngại lan rộng rằng Nga đang cố gắng gây bất ổn cho Bosnia và phần còn lại của khu vực nhằm chuyển sự chú ý của thế giới khỏi cuộc chiến ở Ukraine.

4. Phản ứng của Điện Cẩm Linh trước nguy cơ lệnh cấm nhập khẩu kim cương vào Liên Hiệp Âu Châu

Hôm thứ Hai, đối mặt với nguy cơ bị Liên minh Âu Châu cấm nhập khẩu kim cương từ Nga, Điện Cẩm Linh cho biết các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu có xu hướng tạo ra “hiệu ứng boomerang” đối với những người áp dụng chúng.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã bình luận về đề xuất cấm nhập khẩu kim cương của Liên Hiệp Âu Châu từ Nga như một phần của gói trừng phạt mới chống lại Mạc Tư Khoa liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Nga là nước sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới tính theo khối lượng. Peskov nói với các phóng viên rằng động thái này đã được dự đoán từ lâu nhưng có khả năng phản tác dụng.

“Theo quy luật, hóa ra hiệu ứng boomerang được kích hoạt một phần: lợi ích của chính người Âu Châu bị ảnh hưởng. Cho đến nay, chúng tôi đã tìm được cách giảm thiểu hậu quả tiêu cực của các lệnh trừng phạt”, ông ta nói.

Các nguồn tin ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu cho biết tuần trước đề xuất đang được thảo luận là cấm nhập khẩu kim cương trực tiếp từ Nga từ ngày 1 Tháng Giêng và từ tháng 3 sẽ thực hiện cơ chế truy nguyên nguồn gốc nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu đá quý của Nga được chế biến ở nước thứ ba.

5. Ấn Độ mời Putin tham dự G20 trực tuyến

Điện Cẩm Linh hôm thứ Hai cho biết Vladimir Putin sẽ đưa ra quan điểm của Nga về điều mà họ coi là “tình hình thế giới vô cùng bất ổn” khi ông phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến sắp tới.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết đây sẽ là “sự kiện đầu tiên sau một thời gian dài” có sự tham gia của cả Putin và các nhà lãnh đạo phương Tây.

Theo hãng thông tấn nhà nước RIA, hội nghị thượng đỉnh ảo G20 sẽ được tổ chức vào thứ Tư 22 Tháng Mười Một.

6. Phái đoàn Nhật Bản đến Kyiv để bàn về việc tái thiết sau chiến tranh

Một phái đoàn Nhật Bản do các quan chức cao cấp của ngành công nghiệp và bộ ngoại giao dẫn đầu, cùng với các đại diện doanh nghiệp, đã đến thăm Ukraine vào hôm thứ Hai để đàm phán trước hội nghị tái thiết mà Nhật Bản sẽ đăng cai. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã cho biết như trên hôm thứ Ba 21 Tháng Mười Một.

Nhật Bản, quốc gia đã hỗ trợ Ukraine bằng tiền và tiếp nhận người tị nạn kể từ khi Nga xâm chiếm vào tháng 2 năm 2022, cũng đang thúc đẩy hỗ trợ cho Ukraine ở cấp độ G7 mà Nhật Bản làm chủ tịch trong năm nay.

Thủ tướng Denys Shmyhal cho biết các ông Kazuchika Iwata, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp và Bộ trưởng Ngoại giao Kiyoto Tsuji, đang đến thăm cùng với đại diện các công ty Nhật Bản.

Tại Kyiv, phái đoàn, bao gồm các thành viên của Keidanren, tổ chức vận động hành lang kinh doanh lớn nhất Nhật Bản, phụ trách ủy ban tái thiết Ukraine, đã có cuộc hội đàm với thủ tướng Denys Shmyhal, các quan chức chính phủ và các công ty.

Shmyhal cho biết trong tháng này Ukraine sẽ cần hỗ trợ ngân sách khoảng 42 tỷ Mỹ Kim trong năm nay và năm tới để bù đắp thâm hụt lớn và viện trợ tái thiết sau sự tàn phá do cuộc xâm lược của Nga gây ra.

Phái đoàn Nhật Bản cho biết chuyến thăm là cơ hội để tìm hiểu nhu cầu của Ukraine và thảo luận về các dự án cụ thể cũng như thúc đẩy các nỗ lực giúp đỡ của khu vực công và tư nhân.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy – người đã đến thăm Nhật Bản vào tháng 5 trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G7 – và thủ tướng Nhật Bản, Fumio Kishida, đã đồng ý trong tháng này sẽ tổ chức Hội nghị Nhật Bản-Ukraine để thúc đẩy Tái thiết kinh tế tại Tokyo vào ngày 19 tháng 2.
 
VietCatholic TV
NATO: F35 vừa đụng độ máy bay siêu thanh Nga. Kherson: Đoàn xe tiếp tế nổ tung, quân Putin rối loạn
VietCatholic Media
14:56 20/11/2023


1. NATO tiết lộ cuộc đụng độ với máy bay ném bom siêu thanh của Nga

Hai ký giả Katie Davis và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “DEFCON ONE Nato F-35 stealth jets intercept Putin’s supersonic ‘White Swan’ bombers & spy planes on nuclear drill in sky clash”, nghĩa là “Tình trạng sẵn sàng ứng chiến số một. Trong cuộc đụng độ trên bầu trời, máy bay tàng hình F-35 của Nato đánh chặn máy bay ném bom siêu thanh 'Thiên nga trắng' của Putin và máy bay do thám trong cuộc tập trận hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

NATO buộc phải triển khai máy bay tàng hình F-35 để đánh chặn máy bay ném bom chiến lược siêu thanh của Vladimir Putin bay gần nước Anh.

Hai chiếc Tupolev Tu-160 - được gọi là Thiên nga trắng - một cặp MiG-31 và hai chiếc IL-78 Midas được nhìn thấy đang bay trên Biển Na Uy.

Các máy bay phản lực đã bay gần miền bắc nước Anh trong cuộc tập trận kéo dài hơn 13 giờ khi Nga cố gắng phô trương sức mạnh hạt nhân của Điện Cẩm Linh.

Lộ trình bay băng ngang phía bắc Quần đảo Shetland và cũng gần Na Uy.

Bộ Tư lệnh Không quân Nato hôm Chúa Nhật đã tweet: “Hôm qua F-35 đã xuất kích từ Evenes, Na Uy do máy bay Nga bay gần không phận của Đồng minh #NATO.

“Các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đã xác định được 2 máy bay ném bom Tu-160, 2 MiG-31 và 2 chiếc IL-78 Midas.

“Máy bay đã quay trở lại Nga ngay sau khi gặp F-35.”

Họ cũng đi qua Hắc Hải - một phần của vùng chiến sự trong cuộc xung đột của Putin ở Ukraine - và Biển Barents.

Máy bay ném bom mang hỏa tiễn chiến lược Tu-160 và máy bay ném bom siêu thanh tầm xa Tu-22M3 là một phần chủ chốt của lực lượng tấn công hạt nhân của Nga.

Hộ tống trên không được cung cấp bởi các máy bay Su-30SM và MiG-31 của lực lượng hàng không vũ trụ Nga và máy bay hải quân của Hạm đội phương Bắc.

Mạc Tư Khoa gọi các chuyến bay này là “thường lệ” nhưng chúng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây về việc Putin xâm lược Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Các máy bay tầm xa của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã thực hiện các chuyến bay thường lệ trong không phận trên vùng biển quốc tế ở Biển Barents, Biển Na Uy và Hắc Hải.

“Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 đã tham gia các nhiệm vụ.”

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nói thêm: “Tất cả các chuyến bay được thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quốc tế về sử dụng không phận”.

Chiến đấu cơ tầm xa là thành phần trên không trong bộ ba hạt nhân của Nga, nhưng chúng cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom thông thường, bao gồm cả hỏa tiễn hành trình.

Các nhà tuyên truyền của Putin đã nhiều lần yêu cầu ông triển khai hỏa tiễn hạt nhân chiến thuật trong cuộc xung đột - hoặc chống lại các nước phương Tây cung cấp vũ khí hiện đại cho Kyiv, một lời đe dọa cũng được một số quan chức Nga lên tiếng.

Tu-160 - còn được gọi là Blackjack - là máy bay ném bom chiến lược mang hỏa tiễn siêu thanh cánh cụp biến thiên của Nga có từ thời Liên Xô.

Máy bay Tu-22M3 đã được sử dụng để tấn công Ukraine bằng vũ khí thông thường, nghĩa là không có đầu đạn hạt nhân.

Diễn biến này xảy ra sau khi Putin tuyên bố chuẩn bị sẵn sàng các hỏa tiễn siêu thanh “thiên thạch” tốc độ 20.000 dặm/giờ để chiến đấu.

Loại vũ khí có khả năng hạt nhân này có thể được bắn ra ngoài bầu khí quyển trái đất trước khi tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa đầy 30 phút.

Putin đã cảnh báo rằng đây là loại vũ khí duy nhất trên thế giới và phương Tây không có cách nào để ngăn chặn nó.

Hỏa tiễn mang phương tiện lướt siêu thanh Avangard được nhìn thấy đang được lắp đặt trong hầm phóng dưới lòng đất tại căn cứ của Quân đoàn hỏa tiễn số 31 ở vùng Orenburg của Nga.

2. Nga vẫn tiếp tục đi nghêng ngang thành từng đoàn xe dài. Quân Ukraine sử dụng chiến thuật cổ điển để tiêu diệt.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Hit The First Vehicle, Hit The Last & Trap The Rest: The Ukrainians Used A Classic Tactic To Devastate A Russian Ammo Convoy”, nghĩa là “Đánh chiếc xe đầu tiên, đánh chiếc cuối cùng và bẫy chiếc còn lại: Quân Ukraine sử dụng chiến thuật cổ điển để tiêu diệt đoàn xe chở đạn của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Đó là một chiến thuật phục kích cổ điển. Cho nổ chiếc xe đầu tiên và chiếc xe cuối cùng trong đoàn xe, giam hãm những chiếc xe khác và lực lượng của họ giữa đống đổ nát. Sau đó bắt sống những chiếc còn lại.

Ngay cả khi nó không hoạt động hoàn hảo, chiến thuật này vẫn có thể tàn phá. Quân Ukraine thực hành chiến thuật đập tan một trung đoàn xe tăng Nga ở Brovary, ngoại ô Kyiv, vào tháng 3/2022. Họ lặp lại chiến thuật này ở Vuhledar vào tháng 2 này.

Và họ đã làm điều đó một lần nữa ở Hladkivka, ở Kherson, miền nam Ukraine, vào hôm Thứ Bẩy, 18 Tháng Mười Một. Một đoàn xe với hàng chục xe tải quân sự của Nga - Urals và Kamaz - đang vận chuyển đạn dược về tiền tuyến thì hỏa tiễn Ukraine phát nổ ở phía trước và phía sau đoàn xe.

Các hỏa tiễn được cho là M30 được bắn bởi Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao do Mỹ sản xuất. Mỗi chiếc M30 tấn công mục tiêu bằng 180.000 quả bóng vonfram, chỉ một số ít trong số đó có thể xuyên thủng một chiếc xe tải và phá hủy hàng hóa trên đó.

Và nếu hàng hóa là đạn, có thể xảy ra vụ nổ thứ cấp. Phần lớn đoàn xe Nga ở Hladkivka đã thoát khỏi cuộc phục kích của hỏa tiễn. Nhóm Tình báo Xung đột độc lập, gọi tắt là CIT, lưu ý: “Cuộc tấn công đã gây hoảng loạn cho các quân nhân Nga, khiến họ phải chạy tán loạn trên những phương tiện còn sống sót”. Hỏa tiễn và các vụ nổ thứ cấp sau đó được cho là đã phá hủy 16 xe tải và giết chết 25 người Nga.

Cuộc phục kích có thể không thể thực hiện được chỉ vài tuần trước. Trong khi HIMARS của Ukraine với hỏa tiễn M30 tầm bắn 40 dặm có thể tấn công khắp miền nam Kherson bị Nga tạm chiếm, thì các bệ phóng cần được vệ tinh, máy bay không người lái hoặc quân đội trên mặt đất dẫn đường. Cuộc tấn công gần đây rõ ràng phụ thuộc vào việc trinh sát bằng máy bay không người lái; một máy bay không người lái vẫn ở trên cao để đánh giá thiệt hại khi hỏa tiễn rơi xuống.

Máy bay không người lái của Ukraine ngày càng hoạt động tự do trên khắp Kherson - một hệ quả của nỗ lực miệt mài của lực lượng Ukraine trong mùa hè này nhằm đạt được ưu thế trên không đối với vùng này.

Các phi công, xạ thủ, người điều khiển máy bay không người lái và chuyên gia tác chiến điện tử Ukraine đã săn lùng các hệ thống phòng không của Nga và - có lẽ nghiêm trọng hơn - nhắm vào các hệ thống tác chiến điện tử của Nga để ngăn chặn người Nga gây nhiễu máy bay không người lái của Ukraine.

Ngày nay, không khí trên Kherson thuộc về các nhà điều hành máy bay không người lái của Ukraine. CIT giải thích: “Cuộc tấn công ở Hladkivka có thể xảy ra một phần là do máy bay không người lái của Ukraine có thể xâm nhập sâu vào hậu phương của lực lượng vũ trang Nga”. “Theo một số blogger thân Nga, điều này được cho là do tác chiến điện tử của Nga chưa đủ tốt”.

Sự thống trị trên không cục bộ này, tuy bị hạn chế về mặt địa lý, đã là một yếu tố hỗ trợ sâu sắc. Thủy quân lục chiến Ukraine bắt đầu từ giữa tháng 10 đã vượt sông Dnipro và giải phóng khu định cư Krynky khỏi quân xâm lược của Nga, chiếm giữ một đầu cầu có thể dẫn đến những bước tiến xa hơn của Ukraine vào miền nam Kherson. Mỗi dặm quân Ukraine tiến tới đây sẽ làm mất đi sự kiểm soát của quân Nga trên Bán đảo Crimea liền kề.

Quân đội Nga và các đoàn xe của họ không còn có thể tiến ra vùng đất trống ở Kherson mà không thu hút sự chú ý của máy bay không người lái Ukraine cũng như pháo binh và hỏa tiễn mà họ điều khiển. Chỉ cần hỏi đội phòng không Nga đã bị bắt quả tang đang cố triển khai lại trên một chiếc xe máy. Và hãy hỏi những người bất hạnh trên những chiếc xe tải mà người Ukraine đã cho nổ tung ở Hladkivka.

Người Ukraine “liên tục bắn vào chúng tôi bằng pháo, sử dụng bom chùm và quan trọng nhất là họ sử dụng cả một đàn máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất và máy bay không người lái thả lựu đạn, hoạt động suốt ngày đêm, ngăn chặn việc di tản người bị thương và việc cung cấp đạn dược”, một phóng viên quân sự Nga viết.

Nếu có bất kỳ sự an ủi nào mà người Nga tìm thấy trong cuộc phục kích Hladkivka thì đó có thể là mọi chuyện lẽ ra đã có thể tồi tệ hơn. Nếu cuộc tấn công hỏa tiễn ban đầu thành công trong việc giam hãm toàn bộ đoàn xe giữa những đống đổ nát, nhiều người Nga khác có thể đã thiệt mạng. Con đường lớn quá cho nên khi chiếc đầu tiên nổ tung, những chiếc khác vượt qua bỏ chạy được.

Điều khiến người Nga lo lắng nhất không phải là việc mất một vài chiếc xe tải. Điều này có nghĩa là Ukraine sẽ leo thang tấn công vào các tuyến đường tiếp tế của Nga dọc miền nam Ukraine - và đặc biệt là ở Kherson.

Không phải vô cớ mà các trung đoàn Nga không thể tổ chức một cuộc phản công cơ giới hóa để đẩy Thủy Quân Lục Chiến Ukraine ra khỏi Krynky và quay trở lại Dnipro. Điện Cẩm Linh đang gặp khó khăn trong việc cung cấp cho các trung đoàn này. “Hãy tưởng tượng đối phương kiểm soát không gian xung quanh đầu cầu từ trên không chặt chẽ đến mức nào”, một binh sĩ Nga cho biết.

3. Ngoại trưởng Latvia muốn tranh chức Tổng thư ký NATO

Ký giả Elisa Braun của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Latvia’s Kariņš eyes NATO top job”, nghĩa là “Kariņš của Latvia để mắt tới vị trí hàng đầu của NATO”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Ngoại trưởng Latvia Krišjānis Kariņš hôm Chúa Nhật đã tuyên bố quan tâm đến việc trở thành tổng thư ký tiếp theo của NATO, đồng thời ngả mũ chào đón cuộc chạy đua gay cấn để kế nhiệm Jens Stoltenberg khi ông từ chức vào tháng 10 năm tới.

“Krišjānis Kariņš đã sẵn sàng tham gia cuộc thi,” phát ngôn nhân của Kariņš' cho biết trong một tuyên bố vào hôm Chúa Nhật.

Kariņš, người đã từ chức thủ tướng Latvia vào tháng 8, có thể mang đến cho NATO “kinh nghiệm lãnh đạo của ông với tư cách là thủ tướng, hiểu biết rõ ràng về mối đe dọa của Nga, lập trường mạnh mẽ đối với Ukraine và thành tích đã được chứng minh là người xây dựng sự đồng thuận quốc tế”, theo tuyên bố.

Kariņš cùng với Thủ tướng Estonia Kaja Kallas và Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte cạnh tranh để trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của liên minh quốc phòng. Nhiệm kỳ của Stoltenberg, đã được gia hạn bốn lần, kết thúc vào tháng 10 năm 2024.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng POLITICO tuần trước, Kallas cho biết cô muốn được xem xét cho vị trí này. Rutte vào cuối tháng trước cho biết vị trí tổng thư ký NATO là “rất thú vị” đối với ông.

Việc lựa chọn vị trí này đòi hỏi phải có sự chấp thuận đồng thanh của 31 đồng minh NATO - đặc biệt là từ Mỹ, quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất khi dẫn đầu các khoản đóng góp quân sự.

Kariņš bày tỏ sự quan tâm của mình khi các nhà lãnh đạo các nước vùng Baltic và Đông Âu ngày càng lo lắng rằng sự hỗ trợ của Mỹ đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine đang dao động và khi vai trò của NATO đang phát triển như một lực lượng chủ chốt hỗ trợ các nỗ lực của Ukraine nhằm đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga.

4. Không quân Ukraine khẳng định: Máy bay phản lực F-16 sẽ lật ngược tình thế chiến tranh

Chiến đấu cơ F-16 sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến một cách rất sâu sắc, vì chúng sẽ giúp đẩy lùi máy bay Nga và hỗ trợ lực lượng bộ binh Ukraine từ trên không.

Phát ngôn nhân của Lực lượng Không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, đã đưa ra lập trường trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 20 Tháng Mười Một.

“Tôi muốn tranh luận với tất cả những người chỉ trích vấn đề máy bay phản lực này. Các máy bay sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến và chúng sẽ thay đổi nó một cách rất sâu sắc”, ông nói.

Ông lưu ý rằng “đây không phải là những máy bay có thông số kỹ thuật và chiến thuật yếu hơn đáng kể so với máy bay của Nga”, bởi vì Ukraine cần các chiến đấu cơ hiện đại có thể giành được ưu thế trên không trước đối phương.

Ihnat nhận xét rằng máy bay F-16 trong một sửa đổi nhất định mà Không quân Ukraine cần, có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không, đồng thời bảo vệ quốc gia khỏi hỏa tiễn và máy bay không người lái.

“Tôi nghĩ rằng những hệ thống máy bay như vậy – và những hệ thống máy bay đa năng khác có khả năng giải quyết được hàng loạt nhiệm vụ – sẽ có thể ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của cuộc chiến. Sử dụng các hệ thống máy bay như F-16, chúng ta sẽ có thể đẩy lùi máy bay Nga và hỗ trợ lực lượng mặt đất của chúng tôi từ trên không,” ông nói.

Lập luận của Đại Tá Yurii Ihnat là để đáp lại một nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur. Trước đó, Pevkur nhận định rằng các chiến đấu cơ mà Ukraine có thể sớm nhận được sẽ không làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Theo ông, Ukraine cần tập trung vào đạn dược, đặc biệt là hỏa tiễn tầm xa.

5. Cảnh báo của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về các cuộc tấn công cường tập của Nga trong bối cảnh mệt mỏi vì cuộc chiến

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Powerful' Russian Attacks on Fatigued Ukraine Are Imminent: Zelensky”, nghĩa là “Các cuộc tấn công cường tập của Nga vào Ukraine mệt mỏi sắp xảy ra.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga sẽ sớm tiến hành các cuộc tấn công “mạnh mẽ hơn” vào Ukraine, trong khi Kyiv đang phải đối mặt với “sự mệt mỏi” và gánh nặng của điều kiện mùa đông khắc nghiệt hơn trong cuộc chiến chống lại Mạc Tư Khoa.

“Khi mùa đông đến gần, Nga sẽ có nhiều nỗ lực hơn nhằm thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn”, ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối hàng ngày hôm Chúa Nhật.

Ông nói thêm: “Điều quan trọng là tất cả chúng ta ở Ukraine phải hoạt động hiệu quả 100%. “Bất chấp mọi khó khăn. Bất chấp mọi mệt mỏi. Bất chấp mọi nỗ lực nhằm làm suy yếu Ukraine.”

Kể từ khi Điện Cẩm Linh tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine vào cuối tháng 2 năm 2022, Mạc Tư Khoa đã duy trì chiến dịch tấn công bằng hỏa tiễn, máy bay không người lái và pháo binh vào nước này. Trong mùa đông ở Ukraine năm 2022, Nga đã tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Kyiv – một chiến thuật mà nước này dự kiến sẽ lặp lại trong những tuần tới.

Frederik Mertens, nhà phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, nói với Newsweek vào cuối tháng 10: “Trong những tháng vừa qua, Nga đã sử dụng hỏa tiễn một cách tiết kiệm và có lẽ họ phải tích lũy một lượng hỏa tiễn kha khá”. Ông nói thêm: “Mục tiêu hợp lý nhất của nó sẽ là cơ sở hạ tầng năng lượng của Kyiv và thời điểm hợp lý nhất khi nó cần thiết nhất”.

Đầu tháng 11, Zelenskiy cảnh báo người dân Ukraine rằng họ nên chuẩn bị “cho thực tế là đối phương có thể tăng số lượng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hoặc hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng của chúng ta”.

“Ở Ukraine, mọi sự chú ý nên tập trung vào phòng thủ”, ông Zelenskiy nói hôm 12/11, đồng thời nhắc lại tầm quan trọng của hệ thống phòng không ở nước này. Nhà lãnh đạo Ukraine trước đó đã tuyên bố rằng Kyiv sẽ không chỉ tự vệ trước các cuộc tấn công mà còn “phản ứng”.

Đầu tuần này, các quan chức Ukraine cho biết Nga đã dự trữ khoảng 800 hỏa tiễn trên bán đảo Crimea do Mạc Tư Khoa kiểm soát để tấn công ngành năng lượng của Ukraine vào mùa đông.

Natalia Humeniuk, phát ngôn nhân của lực lượng miền Nam Ukraine cho biết, lực lượng Nga đã tăng cường cung cấp hỏa tiễn hành trình Kalibr phóng từ biển và hỏa tiễn hành trình chống hạm Onyx ở Crimea. Nga “rõ ràng đang tích lũy tiềm năng hỏa tiễn của mình”, Humeniuk nói trong bài phát biểu được truyền thông Ukraine đưa tin hôm thứ Năm.

Hôm Chúa Nhật, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết họ đã chặn một loạt máy bay không người lái chiến lược do Nga phóng vào nước này trong đêm. Bộ Tổng tham mưu cho biết hệ thống phòng không của Kyiv đã phá hủy 15 trong số 20 máy bay không người lái Shahed do Iran thiết kế được Mạc Tư Khoa sử dụng.

Trong một tuyên bố, quân đội Kyiv cho biết thêm, trong 24 giờ trước đó, Nga đã phóng 5 hỏa tiễn và 76 cuộc không kích nhằm vào Ukraine. Kyiv cho biết, hơn 150 khu định cư của Ukraine ở phía bắc, phía đông và phía nam đất nước đã bị pháo kích trong ngày qua.

“Tôi cảm ơn tất cả các binh sĩ thuộc nhóm hỏa lực cơ động, lực lượng không quân của chúng tôi và lực lượng hỏa tiễn phòng không,” ông Zelenskiy nói trong bình luận hôm thứ Bảy.

Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ca ngợi quân đội Mạc Tư Khoa kỷ niệm Ngày Lực lượng Hỏa tiễn và Pháo binh hàng năm của nước này. “Hôm nay, trong chiến dịch quân sự đặc biệt, các binh sĩ hỏa tiễn và pháo binh đã giải quyết thành công các nhiệm vụ phức tạp trong điều kiện chiến đấu khó khăn”, ông Shoigu nói trong bài phát biểu vào cuối tuần này, sử dụng thuật ngữ “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Mạc Tư Khoa dùng để chỉ cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

6. Hamas, Gaza và 'chiến đấu nhỏ hơn'

Ký giả Tanya Goudsouzian của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Hamas, Gaza and ‘fighting smaller’”, nghĩa là “1. Hamas, Gaza và 'chiến đấu nhỏ hơn'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Hamas chắc chắn sẽ không thắng nhưng cũng không thể thua hoàn toàn.

Tanya Goudsouzian là nhà báo người Canada gốc Istanbul chuyên đưa tin về Trung Đông và Afghanistan. Tác phẩm của cô đã được xuất bản trên các tờ báo bao gồm Washington Post, Al-Jazeera English và Newsweek.

Trong bài viết mới nhất về 2 cuộc chiến ở Ukraine và Israel, cô cho biết như sau:

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine, các hoạt động quân sự đã mở ra làn sóng công nghệ mới.

Không giống như các cuộc chiến tranh trước đây, giờ đây chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chiều sâu của chiến trường; vũ khí có độ chính xác phẫu thuật; và công nghệ - dù là máy bay không người lái, thiết bị chặn thông tin liên lạc, hình ảnh vệ tinh hay GPS - đều tương đối rẻ tiền. Máy bay không người lái thương mại có thể phá hủy các chiến hào, hỏa tiễn nhỏ có thể xé toạc xe thiết giáp và ngay cả những mối đe dọa nhỏ cũng có thể khiến tàu chiến phải chạy tán loạn.

Tuy nhiên, trong khi nhiều nhà phân tích có thể tuyên bố một kỷ nguyên mới trong chiến tranh trên bộ, khi Israel củng cố sự kiểm soát của mình ở Thành phố Gaza, thì có thể Ukraine lại chứng tỏ mình là một ngoại lệ.

Ở Ukraine, cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều quyết định tiến hành các hoạt động thông thường đối xứng. Những thay đổi công nghệ trên mặt trận này đã được chứng minh là đáng kể, nhưng khi cả hai bên điều chỉnh chiến thuật của mình, nó mang lại lợi ích hoạt động ít hơn nhiều so với dự đoán của nhiều chuyên gia và nhà phân tích. Và sau 18 tháng, chiến trường đã trở thành tiền tuyến tĩnh và một thứ chiến tranh chiến hào không có hồi kết.

Theo một bản tóm tắt gần đây của Trung tâm Soufan, “bốn tháng sau cuộc phản công của Ukraine, chiến tuyến hầu như không nhúc nhích, đưa ra bằng chứng rằng cuộc chiến có thể trở thành một cuộc xung đột kéo dài mà các đồng minh của Ukraine có thể không muốn hỗ trợ”.

Rõ ràng, cả Ukraine và Nga đều đã thích nghi để vô hiệu hóa tác động của công nghệ mới.

Tuy nhiên, ở Gaza không có sự cân xứng về công nghệ, lực lượng hay chiến thuật như vậy. Hamas đã quyết định không đánh quân đội Israel theo cách Ukraine đang đánh Nga. Hamas không thể cho dù có muốn như thế đi chăng nữa.

Về cơ bản, việc Hamas tấn công trên địa hình trống trải với ít phương tiện cơ giới và súng cối là một hành động tự sát. Do đó, thừa nhận sự thiếu ngang bằng, nhóm chiến binh đang chiến đấu theo cách điều chỉnh để phù hợp với ưu thế về số lượng và công nghệ của Israel, và đã có những ví dụ minh họa cách Hamas sẽ thích ứng với sự bất cân xứng này.

Ví dụ, trong khi sự phổ biến của máy bay không người lái ở Ukraine đã giúp tầm nhìn chiến trường tốt hơn, khiến nó gần như minh bạch - có nghĩa là có rất ít nơi để che giấu sức mạnh chiến đấu đáng kể, chẳng hạn, các cơ sở hậu cần và sở chỉ huy đặc trưng của các hoạt động thông thường — Ngược lại, Hamas, đang cố gắng tước đi lợi thế đó ở Gaza, ẩn náu trong các tòa nhà dân cư, mê cung đường hầm, cũng như đền thờ Hồi giáo, trường học và bệnh viện để trà trộn vào dân thường.

Điều quan trọng không kém là bằng cách phân tán lực lượng và kho dự trữ hậu cần, Hamas cũng “trông nhỏ hơn” và bộc lộ ít mục tiêu có giá trị cao.

Tiếp theo, với sự cải thiện đáng kể về tín hiệu tình báo, các sở chỉ huy là một mục tiêu sinh lời khác trên cả chiến trường Ukraine và Gaza. Các sở chỉ huy của Nga rất lớn, tập trung và phát ra các tín hiệu điện tử độc đáo, đáng kể; chúng cũng yêu cầu liên lạc nhiều lớp và dự phòng để điều phối các đơn vị, pháo binh, hỗ trợ trên không và các hoạt động hậu cần. Do đó, việc phát hiện những thông tin liên lạc này bằng khả năng thu thập điện tử tiên tiến là tương đối đơn giản, cũng như việc kết nối những địa điểm đó với pháo, hỏa tiễn và hỏa tiễn tầm xa.

Trong khi đó, Hamas đã điều chỉnh để thích ứng với khả năng phát hiện tín hiệu vượt trội của Israel bằng cách “nói nhỏ hơn”. Nhóm chiến binh này phát đi một dấu chân điện tử nhẹ hơn nhiều so với nhu cầu cần thiết, vì họ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nhận ra rằng điện thoại, bộ đàm và liên lạc bằng văn bản sẽ bị phát hiện. Do đó, Hamas đã phát triển việc sử dụng điện thoại di động một cách có kỷ luật, giảm thiểu việc truyền tải xung quanh các sự kiện quan trọng như vụ tấn công ngày 7 tháng 10.

Tuy nhiên, nhiều cuộc tấn công do lực lượng không quân Israel thực hiện kể từ đó chứng tỏ rằng các cơ sở tình báo của Israel vẫn có thể phát hiện các mục tiêu quan trọng - mặc dù chắc chắn gặp nhiều khó khăn hơn so với những gì đã trải qua ở Ukraine.

Cuối cùng, vũ khí chính xác là một trong những tiến bộ lớn đã tác động đến cuộc chiến ở Ukraine nhưng một lần nữa sẽ có ít tác động hơn ở Gaza. Những người thay đổi cuộc chơi trong việc làm giảm sức mạnh của các loại vũ khí tấn công chính xác của Nga - từ Javelin cho đến hỏa tiễn ATACM dẫn đường tầm xa - hiện có mặt ở khắp mọi nơi. Và khả năng kết nối các cảm biến của máy bay không người lái với pháo dẫn đường chính xác, hỏa tiễn Đạn tấn công trực tiếp chung (JDAM) và vũ khí chống tăng đã thực hiện ước mơ của mọi chỉ huy: Một phát, tiêu diệt sạch. Hàng trăm quả đạn pháo hoặc bom câm không còn cần thiết để tấn công mục tiêu – chỉ cần một hỏa tiễn JDAM hoặc máy bay không người lái cảm tử có thể làm nổ tung toàn bộ trụ sở.

Israel có khả năng “cảm biến đối với người bắn” chính xác tương tự, nhưng chắc chắn nó sẽ có ít tác dụng hơn ở Thành phố Gaza. Ở đó, lợi thế vượt trội về độ chính xác bị giảm đi do ngụy trang và đường hầm, cũng như thực tế đơn giản là chỉ có một số bãi phóng hỏa tiễn và vị trí súng cối - cũng như hầu như không có đội quân lớn, phương tiện cơ giới hoặc kho dự trữ đạn dược lớn để tấn công. Độ chính xác là một lợi thế, nhưng lại bị hạ cấp đáng kể trước một nhóm ẩn náu trong khu vực đô thị lớn và có kỹ năng chiến thuật đơn vị nhỏ.

Cũng cần lưu ý rằng bên nào có thể lựa chọn thời gian, địa điểm và phương thức chiến đấu sẽ giành được lợi thế lớn trong trận chiến. Napoléon là bậc thầy trong lĩnh vực này, và Hamas cũng không hề thua kém - việc tổ chức này lựa chọn chiến đấu ở địa hình đô thị đông đúc, dày đặc của Gaza là có chủ ý. Đây là hình thức chiến đấu khó khăn nhất và làm giảm đi ưu thế vượt trội về quân số, trang thiết bị và công nghệ của Israel.

Có thể nói nhiều điều về chiến lược truyền thông vượt trội của Hamas, dân số cuồng nhiệt và ý thức hệ cấp tiến. Nhưng trong khi những khả năng này sẽ tỏ ra quan trọng, không thể bỏ qua khả năng của Hamas trong việc vô hiệu hóa các công nghệ quan trọng gần đây đã được chứng minh là rất quan trọng ở Ukraine.

Trong năm qua, thế giới đã theo dõi Goliath của Nga chiến đấu với một David nhỏ hơn của Ukraine, với công nghệ mới cho phép Kyiv chiến đấu ngang tầm với Nga, đưa Putin vào một thế bế tắc - nhưng điều này sẽ không xảy ra ở Gaza.

Hamas chắc chắn sẽ không thắng. Nhưng nó cũng có thể không bị triệt tiêu hoàn toàn.

7. Bằng chứng về 109.000 tội ác chiến tranh của Nga

Ký giả Maggie Miller của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Ukraine says it has evidence of 109,000 Russian war crimes”, nghĩa là “Ukraine tuyên bố có bằng chứng về 109.000 tội ác chiến tranh của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Chính phủ Ukraine đã thu thập bằng chứng về khoảng 109.000 cáo buộc tội ác chiến tranh của Nga, bao gồm cả các cuộc tấn công vật lý và mạng, theo Tổng công tố Ukraine Andriy Kostin.

Kostin nói với POLITICO bên lề Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax hôm thứ Bảy rằng các quan chức Ukraine đã xác định được hơn 400 nghi phạm là thủ phạm của những tội ác này. Khoảng 300 người đã bị truy tố và 66 người bị kết án.

“Phạm vi rộng, quy mô lớn của những sự việc và tội ác chiến tranh này đòi hỏi rất nhiều công sức và nhiều đường lối mới,” ông Kostin phát biểu tại diễn đàn, nơi cuộc chiến Ukraine-Nga là chủ đề nổi bật. “Chúng tôi cam kết lập hồ sơ, truy tố từng vụ việc, bởi vì mỗi vụ tội ác chiến tranh đều có nạn nhân.”

Khi Ukraine nỗ lực đạt được tiến bộ trong cuộc chiến chống lại Nga, Kyiv đã thu thập bằng chứng về tội ác chiến tranh kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào năm ngoái để trình lên Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Haye.

Phần lớn các cáo buộc bị truy tố đều được coi là tội ác chống lại loài người, chẳng hạn như vụ hành quyết hàng loạt người Ukraine ở Bucha vào năm 2022.

Số liệu của Kostin cũng bao gồm 265 cuộc điều tra về tội ác chống lại môi trường, chẳng hạn như vụ tấn công của Nga vào đập Nova Kakhovka của Ukraine hồi Tháng Sáu, năm nay khiến hàng nghìn người Ukraine phải di tản.

Cho đến nay, 4 trường hợp cũng đã bị khởi tố vì tội phạm chiến tranh mạng.

Kostin cho biết việc đưa tội phạm mạng và tội phạm chống lại môi trường làm bằng chứng cho Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, là một sáng kiến mới của Ukraine trong cuộc chiến này, đồng thời nhấn mạnh rằng “mọi tội ác đều có nạn nhân”.

Ông cũng thừa nhận thách thức trong việc kết án những công dân Nga có thể không ở Ukraine hoặc trốn tránh bị bắt, mặc dù ông lưu ý rằng một số đã bị đưa ra xét xử.

“Phần lớn hơn là tội phạm chiến tranh Nga mà chúng tôi buộc tội và xét xử vắng mặt. Đây là một quá trình khá dài vì nó đòi hỏi nhiều hành động mang tính thủ tục hơn”, Kostin nói. “Mặc dù tất cả bọn họ đều phạm những tội ác kinh hoàng, nhưng quan điểm của chúng tôi là bảo đảm xét xử công bằng cho tất cả mọi người, bao gồm cả tội phạm chiến tranh Nga.”
 
Em phải sống. Câu chuyện người Phi Châu làm Đức Thánh Cha rơi lệ. Tuyên chân phước 20 vị tử đạo Tây Ban Nha
VietCatholic Media
17:38 20/11/2023


1. Lễ phong chân phước 20 vị tử đạo Tây Ban Nha

Thứ Bảy, ngày 18 tháng Mười Một vừa qua, Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô, chủ sự lễ tôn phong 20 vị tử đạo Tây Ban Nha lên bậc chân phước.

Đồng tế với Đức Hồng Y, tại Nhà thờ chính tòa Tổng giáo phận Sevilla ở miền nam Tây Ban Nha, có đông đảo các giám mục, linh mục, trước sự hiện diện của các tín hữu.

Các vị tử đạo đã bị sát hại vì đức tin trong thời nội chiến từ 1936 đến 1939. Trong số này có 10 linh mục, một chủng sinh và chín giáo dân, kể cả một phụ nữ giúp việc cho giáo xứ, bị giết hồi năm 1936. Đứng đầu danh sách là cha Sở Manuel González. Các giáo dân khác gồm các luật gia, nông dân, một dược sĩ, một ông từ nhà thờ và một người thợ mộc. Chủng sinh bị giết là con của một giáo dân tử đạo.

Trong số các linh mục, nhiều vị đã bị bạo hành do trào lưu bài giáo sĩ trước khi nội chiến bùng nổ. Một số là những nhà giáo dục. Các vị khác coi xứ và thánh đường của các vị bị đốt phá.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y Semeraro nhắc đến một số chi tiết về các vị tử đạo: Cha sở Manuel González khi bị xử bắn, muốn được ở cạnh sách Tin mừng. Một linh mục khác, cha Miguel Borrero Picón, lúc chịu tử đạo, đã muốn mặc áo chùng thâm của linh mục để công khai chứng tỏ căn tính của mình. Việc sát hại các vị khác diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tất cả, trong lúc quyết liệt ấy, đã chấp nhận cái chết như dấu chỉ lòng trung thành với Chúa Kitô. Cha Juan María Coca Saavedra, trong năm ngày bị giam trong tù, đã thi hành sứ vụ giải tội; và các vị khác, cầu nguyện và nâng đỡ nhau, và cũng bày tỏ sự tha thứ cho những kẻ giết mình.

Đức Hồng Y nói: “Các nhân chứng kể lại rõ rằng một trong các vị tử đạo của chúng ta, cha Francisco de Asís Arias Rivas đã làm chứng rõ ràng rằng, tuy đã phải chịu những sỉ nhục đặc biệt từ phía những kẻ bách hại, cha đã chết trong khi tha thứ cho họ; cũng vậy, cha Mariano Caballero Rubio và cha Pedro Carballo Corrales chết trong lúc khẩn cầu lòng thương xót của Chúa và ơn tha thứ những kẻ hành hình mình. Xét cho cùng, vị tử đạo không phải chỉ là người chịu bách hại, nhưng cũng là một người, như Chúa Giêsu trên Thánh Giá, có khả năng nói: Lạy Cha, xin tha thứ”.

Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Sevilla hy vọng lễ tôn phong 20 chân phước tử đạo là một cơ hội ân phúc để hồi sinh đức tin của các cộng đoàn Kitô, biến các cộng đoàn này thành nơi có công lý, tình thương, an bình, sự sống chung và hòa giải, vì các vị tử đạo là kho tàng tinh thần phong phú đối với mỗi người”.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô có cuộc gặp gỡ đầy xúc động với người di cư Phi Châu đã mất vợ và con gái

Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ đầy xúc động với một người di cư Phi Châu có vợ và con gái sáu tuổi đã chết khi băng qua sa mạc ở Tunisia.

Với đôi mắt ngấn lệ, Mbengue Nyimbillo Crepin, 30 tuổi, đã chia sẻ câu chuyện của mình trong cuộc gặp tại Casa Santa Marta, dinh thự của Giáo hoàng ở Thành phố Vatican vào ngày 17 tháng 11.

Crepin, người được truyền thông Ý biết đến với biệt danh “Pato”, gốc ở Cameroon nhưng đã quyết định rời quê hương sau khi chị gái của anh bị giết trong bối cảnh bạo lực của cuộc khủng hoảng Anglophone ở Cameroon.

Khi ở tại một trại di cư ở Libya vào năm 2016, anh gặp vợ mình, Matyla, người Bờ Biển Ngà. Hai người đã cố gắng vượt biển Địa Trung Hải để đến Âu Châu năm lần, kể cả khi Matyla đang mang thai, mỗi lần đều bị đưa vào các trung tâm giam giữ ở Libya sau khi nỗ lực của họ thất bại.

Vào tháng 7 năm 2023, cặp vợ chồng quyết định trốn sang Tunisia với hy vọng rằng con gái của họ, Marie, sẽ được học tập ở đó, nhưng khi đến nơi, họ đã bị cảnh sát Tunisia đánh đập và bỏ mặc họ ở một sa mạc hẻo lánh không có nước.

“Chúng tôi đi bộ ít nhất một giờ trước khi tôi bất tỉnh, vợ và con gái tôi bắt đầu khóc. Tôi yêu cầu họ rời đi và để tôi lại vì nếu ở lại họ sẽ chết cùng tôi nên tốt nhất là đuổi kịp những người khác và vào Libya”, Crepin nói với tổ chức Người tị nạn ở Libya.

Trong đêm, những người lạ mặt ở Sudan tình cờ gặp Crepin nằm trên sa mạc, cho anh uống nước và đưa anh trở về Libya. Nhưng khi trở về, anh được biết vợ và con gái mình đã không qua khỏi mà đã chết trên sa mạc.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Crepin rằng ngài đã cầu nguyện rất nhiều cho vợ và con gái sau khi nghe câu chuyện bi thảm của họ và ban phép lành cho họ.

Đức Hồng Y Michael Czerny, Bộ trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, Cha Mattia Ferrari, tuyên úy của Tổ chức Cứu nhân loại Địa Trung Hải, và đại diện của các tổ chức khác đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho Crepin đến Ý năm nay cũng có mặt tại cuộc họp.

Theo một thông cáo của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô “cảm ơn những người có mặt vì những nỗ lực của họ và nhắc lại đặc ân được sinh ra ở những nơi mà người ta có thể học tập và làm việc”.

Đức Thánh Cha nói: “Đặc ân này là một món nợ”. “Những gì anh chị em làm không phải là một điều gì đó tùy ý nhưng đó là một nghĩa vụ.”


Source:Catholic News Agency

3. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ gia đình các con tin Israel và người Palestine có người thân ở Gaza

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các gia đình của những người Israel đang bị Hamas bắt làm con tin trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư tới, và ngài cũng sẽ gặp riêng với một nhóm người Palestine có thân nhân đang đau khổ ở Gaza.

Phát ngôn nhân Vatican Matteo Bruni đã xác nhận rằng Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng các phái đoàn Israel và Palestine vào ngày 22 tháng 11 bên lề buổi tiếp kiến chung của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Ông Bruni nói với các nhà báo: “Với những cuộc gặp gỡ mang tính chất nhân đạo hoàn toàn này, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn thể hiện sự gần gũi tinh thần của ngài với nỗi đau khổ của mỗi người”.

Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên cầu nguyện cho hòa bình ở Thánh địa trong các buổi tiếp kiến công khai kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Israel-Hamas vào tháng trước. Ngài cũng nhiều lần kêu gọi trả tự do cho các con tin đang bị Hamas bắt giữ cũng như bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo cho dân thường ở Gaza.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 12 tháng 11, ngài nói: “Tôi gần gũi với tất cả những người đang đau khổ, người Palestine và người Israel. Tôi ôm họ trong khoảnh khắc đen tối này. Và tôi cầu nguyện cho họ rất nhiều.”

“Ở Gaza, hãy để những người bị thương được cứu ngay lập tức, hãy để thường dân được bảo vệ, hãy để nhiều viện trợ nhân đạo được phép đến tay những người dân bị ảnh hưởng nặng nề đó. Cầu mong các con tin được giải thoát, đặc biệt là người già và trẻ em”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Mỗi con người, Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, thuộc bất kỳ dân tộc hay tôn giáo nào, mỗi con người đều thiêng liêng, quý giá trước mắt Thiên Chúa và có quyền sống trong hòa bình”.

Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 240 người đang bị Hamas bắt làm con tin. Cho đến nay, bốn con tin đã được thả và một con tin khác được lực lượng Israel giải thoát vào tháng 10. Quân đội Israel hôm 16/11 cho biết đã tìm được thi thể của hai con tin là Yehudit Weiss, 65 tuổi và Noa Marciano, 19 tuổi.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican, đã nhấn mạnh rằng Tòa Thánh coi việc thả các con tin và lệnh ngừng bắn là những bước cơ bản trong việc giải quyết cuộc xung đột.

“Việc thả con tin là một trong những điểm cơ bản để giải quyết tình hình hiện tại, có tính đến các khía cạnh nhân đạo của những người đang bị giam giữ – đàn ông, phụ nữ, trẻ em, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai”, Đức Hồng Y Parolin nói vào ngày 11/11

Ngài nói: “Những điểm điểm cơ bản khác là lệnh ngừng bắn, có tính đến các khía cạnh nhân đạo đi kèm với nó, và viện trợ, cũng như việc chữa trị cho những người bị thương; và các khía cạnh khác nữa”.


Source:Catholic News Agency
 
Moscow nổ long trời. Kyiv cũng bị tấn công. Hệ thống bất khả chiến bại của Putin lại vừa bị bại
VietCatholic Media
02:44 20/11/2023


1. Những tiếng nổ long trời ở Thủ đô Mạc Tư Khoa. Kyiv cũng bị tấn công

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Moscow and Kyiv Both Targeted by Drones During Overnight Strikes”, nghĩa là “Mạc Tư Khoa và Kyiv đều bị máy bay không người lái tấn công trong các cuộc tấn công qua đêm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Mạc Tư Khoa và Kyiv đều hứng chịu các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong đêm Chúa Nhật rạng sáng Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một, phần lớn bị lực lượng phòng không của hai bên chặn lại.

Khi Ukraine chuẩn bị bước vào mùa đông thứ ba kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Đông Âu vào tháng 2 năm 2022, Kyiv gần đây đã giành được chỗ đứng ở bờ phía đông của Kherson quanh sông Dnipro. Trong khi đó, Mạc Tư Khoa đang tập trung vào việc giành lại lãnh thổ ở miền đông Ukraine khi giao tranh vẫn tiếp diễn xung quanh Bakhmut và Donetsk.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng lực lượng Ukraine đã cố gắng tấn công “các cơ sở của Liên bang Nga” nhưng không thành công. Theo Bộ Quốc phòng, máy bay không người lái “đã bị phá hủy bởi thiết bị phòng không... trên lãnh thổ quận đô thị Bogorodsky ở khu vực Mạc Tư Khoa”.

Tuyên bố của Konashenkov có vẻ mâu thuẫn với những tiếng nổ mạnh làm vỡ hàng loạt cửa sổ trong khu vực. Thị trưởng Mạc Tư Khoa, Sergei Sobyanin, sau đó cho biết trên Telegram rằng cuộc tấn công đã thất bại “không gây ra bất kỳ thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất hay thương vong nào”.

Trong khi đó, Nga cũng tấn công vào Kyiv bằng một cuộc oanh tạc bằng máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất vào tối Chúa Nhật, và chính quyền địa phương báo cáo “sự gia tăng” các cuộc tấn công vào thủ đô của Ukraine.

Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết: “Trong ngày thứ hai liên tiếp, đối phương đã tấn công thủ đô bằng máy bay không người lái”. Hôm thứ Bảy, lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 29 trong số 38 máy bay không người lái Shahed trong một cuộc tấn công của Nga.

Popko nói rằng các máy bay không người lái hôm Chúa Nhật “đã được phóng theo nhiều nhóm và tấn công Kyiv bằng các đợt từ các hướng khác nhau”. Tuy nhiên, “không có thương vong hoặc thiệt hại nghiêm trọng nào được ghi nhận”.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết thêm trong một tuyên bố khác rằng “15 trong số 20 máy bay không người lái của đối phương đã bị phá hủy”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một video trên X: “Chúng tôi đã chuẩn bị các bước đi mới, các bước nhằm tăng cường an ninh trong những tuần tới”. “Điều này bao gồm việc tăng cường phòng không.”

Ông nói thêm: “Khi mùa đông đến gần, Nga sẽ có nhiều nỗ lực hơn nhằm thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng đối với tất cả chúng ta ở Ukraine là phải hoạt động hiệu quả một trăm phần trăm. Bất chấp mọi khó khăn, Bất chấp mọi mệt mỏi. Bất chấp mọi nỗ lực nhằm làm suy yếu Ukraine.”

Đầu tuần này, các quan chức Ukraine cho biết Nga đã dự trữ hơn 800 hỏa tiễn ở Crimea, được cho là để chuẩn bị cho các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng.

Natalia Humenyuk, phát ngôn nhân của Bộ chỉ huy tác chiến miền Nam Ukraine, cho biết hôm thứ Năm trên United News của Ukraine rằng các hỏa tiễn sẽ “được đối phương sử dụng cho giai đoạn khủng bố năng lượng”.

2. Tướng Oleksandr Tarnavskyi cho biết hai hai hệ thống phòng không S-400 của Nga bị phá hủy

Hôm Chúa Nhật 19 Tháng Mười Một, Quân đội Ukraine đã tiêu diệt hai hệ thống phòng không S-400 được Putin hứa hẹn là bất khả chiến bại.

Bên cạnh đó, lực lượng Phòng vệ Ukraine cũng đã phá hủy 9 xe chiến đấu bọc thép của Nga, 4 hệ thống pháo binh, và 2 kho đạn dược ở hướng Tavria.

Tướng Oleksandr Tarnavskyi, Tư lệnh Nhóm chiến lược và hoạt động Tavria, đã cho biết như trên. Ông nói thêm trong ngày qua, quân đội Nga đã tiến hành 10 cuộc không kích và 839 cuộc tấn công bằng pháo binh. 51 trận giao tranh đã xảy ra.

Ông cũng lên án người Nga pháo kích vào dân lành vô tội trong khu vực Zaporizhzhia khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.

Hoạt động tấn công của Ukraine tiếp tục theo hướng Melitopol.

3. Liên Hiệp Âu Châu và những lỗ hổng trong lệnh trừng phạt Belarus

Ký giả EDDY WAX của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “EU closing eyes to Belarus sanctions loopholes, opposition leader says”, nghĩa là “Lãnh đạo phe đối lập nói: Liên Hiệp Âu Châu đang nhắm mắt làm ngơ trước những lỗ hổng trong lệnh trừng phạt Belarus”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Lãnh đạo phe đối lập của đất nước Sviatlana Tsikhanouskaya cáo buộc rằng Liên Hiệp Âu Châu đang cố tình bỏ qua những sai sót trong chế độ trừng phạt đối với Belarus.

Tsikhanouskaya nói với POLITICO trong một cuộc phỏng vấn tại một cuộc họp quốc tế của các đảng dân chủ xã hội ở Tây Ban Nha: “Các biện pháp trừng phạt có những lỗ hổng lớn đến mức chúng không hoạt động hiệu quả”.

Brussels đã áp đặt các làn sóng trừng phạt đối với chế độ độc tài của Alexander Lukashenko ở Belarus sau cuộc bầu cử tổng thống giả tạo năm 2020, vụ cướp máy bay Ryanair và xúi giục cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Liên Hiệp Âu Châu vào năm 2021. Lukashenko cũng ủng hộ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine kể từ năm 2022. Các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Belarus bao gồm từ tấn công vào lĩnh vực du lịch hàng không, tài chính và vũ khí cho đến xuất khẩu hydrocarbon, gỗ và kali.

Tuy nhiên, Tsikhanouskaya cho biết những biện pháp trừng phạt đó thường bị phá vỡ, bao gồm cả việc gỗ bạch dương Belarus bị trừng phạt được xuất khẩu sang Liên Hiệp Âu Châu do được dán nhãn là đến từ Kyrgyzstan. “Thật vô nghĩa, nhưng họ nhắm mắt lại,” cô nói, đề cập đến một cách giải quyết mà các nhà báo điều tra đã ghi lại.

Cô cáo buộc: “Đôi khi có vẻ như các quốc gia giữ chính sách định hướng kinh doanh chứ không phải chính sách định hướng giá trị”, đồng thời kêu gọi một cơ chế thực thi tốt hơn ở Liên Hiệp Âu Châu để có thể đánh bại những kẻ độc tài quỷ quyệt.

Gói trừng phạt mới của Belarus nhằm mục tiêu gian lận đã bị đóng băng chính trị trong nhiều tháng, bởi vì một số nước Liên Hiệp Âu Châu, bao gồm cả Lithuania, phản đối khả năng miễn trừ đối với phân bón của Belarus. Quốc gia vùng Baltic này lập luận rằng việc cho phép phân bón Belarus chảy qua Liên Hiệp Âu Châu vừa mang lại nguồn tài chính huyết mạch cho chế độ của Lukashenko nhưng không giúp giảm bớt tình trạng mất an ninh lương thực.

Tsikhanouskaya đang sống lưu vong ở Liên Hiệp Âu Châu sau khi trở thành ứng cử viên đối lập chính chống lại Lukashenko vào năm 2020. Ông ta đã đàn áp một cách thô bạo các cuộc biểu tình của quần chúng sau cuộc bầu cử mà Liên Hiệp Âu Châu cho rằng không tự do cũng như không công bằng.

Chồng cô, Sergei Tikhanovsky, người tiền nhiệm của cô với tư cách là lãnh đạo phe đối lập, đang bị giam ở Belarus. Cô nói không có tin tức gì anh ấy về kể từ tháng 3 năm nay vì luật sư của anh đã bị cấm đến thăm anh.

Tại sự kiện Xã hội chủ nghĩa ở Tây Ban Nha, cô đã gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz và gây áp lực buộc ông phải buộc Lukashenko phải chịu trách nhiệm trước tòa án quốc tế, cô nói.

Hai đảng của Belarus - không liên kết với Tsikhanouskaya - đã tham gia Đảng Xã hội Âu Châu cấp Liên Hiệp Âu Châu với tư cách là quan sát viên tại cuộc họp ở Tây Ban Nha.

“Các nhà dân chủ xã hội tồn tại ở Belarus. Các đảng phái ở Belarus đã bị hủy hoại và đất nước chúng tôi đang bị sa mạc hóa chính trị”, cô nói. “Đúng, Lukashenko đã phá hỏng mọi thứ nhưng mong muốn tiếp tục làm việc của mọi người vẫn còn đó.”

Tsikhanouskaya cũng đưa ra lời kêu gọi đừng lãng quên những cuộc đấu tranh của đất nước cô, đặc biệt khi sự chú ý của toàn cầu đã chuyển từ Ukraine sang Gaza, nơi Israel đang tiến hành chiến tranh với Hamas.

“Đừng quên những quốc gia đang chiến đấu chống lại những kẻ độc tài khi những vấn đề mới xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta phải nhớ rằng Belarus, Ukraine, bây giờ là Trung Đông-Israel cũng là một phần của vấn đề tương tự”, cô nói. Nhưng cô cũng hạ thấp tác động của cuộc chiến ở Trung Đông đối với mục tiêu của mình, nói rằng mặc dù cô ấy không nhận được nhiều sự chú ý như năm 2020, nhưng cô ấy đang nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng từ Washington và Berlin.

Cô nói, căng thẳng giữa cô và chính phủ Ukraine cũng đang tan băng.

Cô nói: “Mối quan hệ tốt hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine,” mặc dù vẫn chưa có cuộc gặp nào giữa cô và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.

Khi tiến trình gia nhập khối của Ukraine đang dần tiến triển, Tsikhanouskaya cho biết đã đến lúc bắt đầu suy nghĩ về tương lai của Belarus ở Liên Hiệp Âu Châu.

Cô nói: “Điều quan trọng đối với mọi người là được nghe từ các đồng minh Âu Châu của chúng tôi rằng, hãy nhìn xem, chúng tôi đang chờ đợi các bạn”.

4. Tổng thống Biden khẳng định Mỹ không lùi bước trước thách thức của Putin, Hamas

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng hành động gây hấn do Vladimir Putin và Hamas gây ra đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ và của toàn thế giới, vì vậy Mỹ sẽ duy trì vai trò lãnh đạo của mình để ứng phó với những thách thức này.

Tổng thống Biden đã đưa ra lập trường trên trong bài viết đăng trên The Washington Post hôm Chúa Nhật 19 Tháng Mười Một.

“Ngày nay, thế giới phải đối mặt với một điểm uốn, trong đó những lựa chọn mà chúng ta đưa ra - kể cả trong các cuộc khủng hoảng ở Âu Châu và Trung Đông - sẽ quyết định hướng đi tương lai của chúng ta cho các thế hệ mai sau”, Tổng thống Biden nói.

Ông nhấn mạnh rằng cả Putin và Hamas đều đang cố gắng “xóa sổ nền dân chủ láng giềng khỏi bản đồ”. Cả Putin và Hamas đều hy vọng sẽ làm sụp đổ sự ổn định và hội nhập khu vực rộng hơn và lợi dụng tình trạng hỗn loạn sau đó. Hoa Kỳ “không thể và sẽ không để điều đó xảy ra”, Tổng thống biden nhấn mạnh.

Ông lưu ý rằng việc bảo vệ các nền dân chủ là vì lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Và vì mục đích này, Mỹ tập hợp các đồng minh và đối tác để chống lại những cuộc xâm lược.

“Thế giới trông cậy vào chúng ta để giải quyết những vấn đề của thời đại chúng ta. Đó là nhiệm vụ của người lãnh đạo và nước Mỹ sẽ dẫn đầu. Vì nếu chúng ta tránh xa những thách thức ngày nay, nguy cơ xung đột có thể lan rộng và chi phí để giải quyết chúng sẽ chỉ tăng lên”.

Đồng thời, ông nhấn mạnh Mỹ sẽ không cho phép kịch bản như vậy phát triển.

“Niềm tin đó / là gốc rễ trong đường lối của tôi nhằm hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tiếp tục bảo vệ quyền tự do của mình trước cuộc chiến tàn khốc của Putin.”

Tổng thống cũng nhấn mạnh rằng cam kết của Mỹ đối với an ninh của Ukraine ngày nay là một khoản đầu tư vào an ninh của chính nước Mỹ vì “nó ngăn chặn một cuộc xung đột rộng lớn hơn vào ngày mai”.

Tổng thống cũng lưu ý rằng Hoa Kỳ không gửi quân đội của mình tham gia các cuộc chiến này mà đang hỗ trợ quân đội Ukraine và Israel bằng vũ khí và các hỗ trợ khác cùng với hơn 50 quốc gia khác.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ đồng minh lâu năm Israel, quốc gia hiện đang đáp trả cuộc tấn công tàn bạo của Hamas.

5. Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng 'Ngừng bắn không phải là hòa bình'

Ngay cả khi nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội kêu gọi ngừng bắn và đặt câu hỏi về cuộc tấn công của Israel, Tổng thống Biden vẫn kiên quyết rằng Israel đang thực hiện quyền tự vệ của mình.

Tổng thống Joe Biden nhắc lại sự phản đối của ông đối với lệnh ngừng bắn ở Gaza trong một bài xã luận được xuất bản hôm thứ Bảy, trong đó ông cũng than thở về cái giá phải trả quá đắt đối với người Palestine và đưa ra tầm nhìn của mình về giải pháp hai nhà nước.

“Chừng nào Hamas còn bám vào ý thức hệ hủy diệt của mình, lệnh ngừng bắn không phải là hòa bình,” Tổng thống Biden viết trong một bài bình luận trên Washington Post nêu chi tiết những thách thức mà các cuộc chiến ở Trung Đông và Ukraine đặt ra.

Ngay cả khi nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội kêu gọi ngừng bắn và đặt câu hỏi về cuộc tấn công của Israel, Tổng thống Biden vẫn kiên quyết rằng Israel đang thực hiện quyền tự vệ của mình. Tuy nhiên, Tổng thống Biden ủng hộ việc tạm dừng vì mục đích nhân đạo.

Những lần tạm dừng này, được thực hiện vào tuần trước, được thiết kế để cho phép người Palestine chạy trốn khỏi các vùng đang có các cuộc giao tranh và tìm kiếm thực phẩm và chăm sóc y tế.

Tổng thống Biden cho biết ông “đau lòng” trước hàng nghìn thường dân thiệt mạng ở Gaza và đổ lỗi cho Hamas vì đã sử dụng thường dân Palestine làm lá chắn sống. Tổng thống viết: “Con đường dẫn đến hòa bình phải dẫn đến giải pháp hai nhà nước”.

“Mục tiêu của chúng ta không chỉ đơn giản là dừng chiến tranh ngày hôm nay - mà phải là chấm dứt chiến tranh mãi mãi, phá vỡ chu kỳ bạo lực không ngừng và xây dựng một cái gì đó mạnh mẽ hơn ở Gaza và khắp Trung Đông để lịch sử không tiếp tục lặp lại, “ Tổng thống Biden nói.

6. Nga cho biết Ukraine đã cố gắng tấn công khu vực Bogorodsky, gần Mạc Tư Khoa bằng máy bay không người lái

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết trong một tuyên bố vào sáng Thứ Hai, 20 tháng 11, rằng: “Nỗ lực của chính quyền Kyiv nhằm thực hiện một cuộc tấn công khủng bố bằng cách sử dụng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở của Liên bang Nga đã bị ngăn chặn”.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào Mạc Tư Khoa đặc biệt thường xuyên vào mùa xuân, trước khi bắt đầu cuộc phản công vào tháng 6, nhưng chúng rất hiếm trong những tuần gần đây.

Theo Konashenkov, chiếc máy bay không người lái được đề cập “đã bị phá hủy bởi thiết bị phòng không… trên lãnh thổ quận đô thị Bogorodsky, thuộc khu vực Mạc Tư Khoa”.

Tuyên bố của Konashenkov có vẻ mâu thuẫn với những tiếng nổ mạnh làm vỡ hàng loạt cửa sổ trong khu vực. Thị trưởng Mạc Tư Khoa, Sergei Sobyanin, sau đó cho biết trên Telegram rằng cuộc tấn công đã thất bại “không gây ra bất kỳ thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất hay thương vong nào”.

7. Đồng minh của Putin tuyên bố như đinh đóng cột rằng chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Nuclear War Will Happen, Putin Ally Warns”, nghĩa là “Đồng minh của Putin cảnh báo rằng chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.

Một nhà tuyên truyền Nga có quan hệ mật thiết với Vladimir Putin đã cảnh báo chiến tranh hạt nhân là “không thể tránh khỏi” nhưng nó sẽ không dẫn đến sự sụp đổ của nhân loại bằng cách viện dẫn các vụ nổ hạt nhân trước đó.

Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình nhà nước vào hôm Thứ Bẩy,, người dẫn chương trình Rossiya-1 Vladimir Solovyov đã biện minh cho quan điểm của mình bằng cách nói rằng một cuộc tấn công hạt nhân sẽ không dẫn đến chết chóc và hủy diệt trên phạm vi rộng lớn nếu “được sử dụng để chống lại một quốc gia không có vũ khí hạt nhân” - có lẽ là một điềm báo về cuộc xâm lược đang diễn ra của Ukraine, nơi đã trở thành một cuộc chiến tranh tiêu hao với hơn 300.000 người Nga thương vong.

Việc sử dụng vũ khí hạt nhân là điều mà Tổng thống Nga trước đây đã đe dọa, gây ra sự phẫn nộ từ NATO, nhưng vẫn chưa hành động vì lo ngại trước kho vũ khí hạt nhân do các thành viên của liên minh này nắm giữ, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, mối đe dọa tấn công hạt nhân từ Nga là điều mà các nhà tuyên truyền ngày càng nhắc đến nhiều hơn khi tình hình quân sự ở Ukraine ngày càng nghiêm trọng.

Theo bản dịch của đơn vị Giám sát Truyền thông Nga của Daily Beast, Solovyov nói với những người tham gia hội thảo rằng chiến tranh hạt nhân là “không thể tránh khỏi” và nói thêm: “Nó sẽ xảy ra, không còn nghi ngờ gì nữa”.

Khi Vitaly Tretykov, một nhà báo người Nga và là trưởng khoa truyền hình tại Đại học bang Lomonosov, bày tỏ mong muốn chính phủ Nga bảo đảm điều đó không xảy ra, Solovyov không đồng ý.

Ông nói: “Chiến tranh hạt nhân là phương tiện để đạt được điều gì đó. Thật kỳ lạ khi tranh cãi về phương tiện giành chiến thắng; một cuộc chiến tranh hạt nhân hoàn thành một mục tiêu nhất định. Không phải mọi cuộc chiến tranh hạt nhân đều dẫn đến sự hủy diệt.”

Solovyov nói thêm: “Chúng ta đã có một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hai quả bom hạt nhân đã được thả xuống lãnh thổ Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.”

Tretykov cho rằng đây không phải là một cuộc chiến tranh hạt nhân theo nghĩa thông thường.

Solovyov đáp lại: “Tại sao không? Vũ khí hạt nhân đã được sử dụng. Không phải mọi cuộc chiến tranh hạt nhân đều dẫn đến sự hủy diệt.

“Nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng để chống lại một quốc gia phi hạt nhân, nó sẽ không dẫn đến sự sụp đổ hạt nhân của nhân loại. Mọi người trong quân đội đều nghiên cứu cách sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật—họ biết...và họ hiểu chúng có thể được sử dụng như thế nào và ở đâu.”

“Thật bi thảm, chúng ta đã hai lần quan sát thấy hậu quả của phóng xạ, ít nhất là đối với thế hệ của chúng ta: một trong số đó là trên lãnh thổ Liên Xô,” ông nói tiếp, dường như đề cập đến vụ nổ hạt nhân ở Chernobyl, “một lần khác, trên lãnh thổ của Nhật Bản. Nó không dẫn đến sự diệt vong toàn cầu của nhân loại.”

Để thể hiện sự bất đồng chính kiến bị bóp nghẹt của mình, Tretykov kết thúc phân đoạn bằng cách nói: “Tôi hoàn toàn không đồng ý, nhưng điều đó không thành vấn đề.”

Những quả bom được Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến thứ hai có sức công phá lần lượt tương đương 15 và 20 kiloton TNT. Để so sánh, quả đạn hạt nhân lớn nhất trong kho vũ khí của Mỹ có sức công phá 1,2 megaton - mạnh gấp 60 lần so với đầu đạn thả xuống Nagasaki - trong khi Nga được biết là có bom có sức công phá 800 kiloton hay quả đạn thả xuống Nagasaki.

Vụ nổ ở Chernobyl ước tính có sức công phá tương đương 20 kiloton TNT. Vì nó xảy ra trên mặt đất và lò phản ứng tiếp tục thải ra lượng phóng xạ cao nên một vùng rộng nghìn dặm vuông của Ukraine ngày nay phần lớn vẫn không có người ở.

Đây không phải là lần đầu tiên Solovyov hoặc các nhà tuyên truyền Nga khác đe dọa chiến tranh hạt nhân; Tuần trước, chuyên gia này nói rằng Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân “ngay lập tức” trong trường hợp xảy ra xung đột với NATO.

Vào tháng 10, nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, cho biết vũ khí hạt nhân là tác phẩm của “sự quan phòng thiêng liêng tuyệt vời khôn tả”, trong khi hồi đầu năm nhà bình luận chính trị Nga Yevgeny Satanovsky cảnh báo chiến tranh hạt nhân “chắc chắn sẽ xảy ra” với Mỹ về vấn đề Ukraine..

8. Thiếu niên Ukraine bị bắt từ Mariupol đã trở về nhà

Kyiv cho biết hôm Chúa Nhật rằng một cậu bé mồ côi Ukraine được đưa từ Mariupol sau khi lực lượng Nga chiếm được thành phố Ukraine trong những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược đã trở về nhà.

Trường hợp của Bogdan Yermokhin, người vừa tròn 18 tuổi vào Chúa Nhật, đã gây chú ý quốc tế sau khi Nga đưa cho cậu lệnh gọi nhập ngũ ngay cả trước sinh nhật thứ 18 của cậu.

Có thông báo rằng cậu sẽ trở lại Ukraine vào ngày 10 tháng 11 nhưng Kyiv cho biết mãi đến hôm Chúa Nhật 19 Tháng Mười Một, cậu mới quay trở lại Ukraine sau một loạt cuộc đàm phán gay go với sự tham gia của các quan chức ở Mạc Tư Khoa, Kyiv và Belarus.

Andriy Yermak, chánh văn phòng của tổng thống Ukraine, cho biết: “Nhóm của chúng tôi đã đưa trở về Ukraine Bogdan Yermakhin, một cậu bé người Ukraine bị Nga đưa từ Mariupol bị tạm chiếm sang vùng Mạc Tư Khoa”.

Điện Cẩm Linh đã bị cáo buộc bắt cóc bất hợp pháp hàng nghìn trẻ em Ukraine sang Nga và tòa án hình sự quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Vladimir Putin và Lvova-Belova vì cáo buộc bắt cóc.

Thanh tra nhân quyền của Ukraine Dmytro Lubinets cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng sự trở lại của Yermokhin được môi giới bởi Qatar và cơ quan trẻ em của Liên Hiệp Quốc, Unicef.

Ông cũng đăng bức ảnh Yermokhin cầm cờ Ukraine ở biên giới.

Trước đó, Ủy viên trẻ em của Vladimir Putin, Maria Lvova-Belova, tuyên truyền rằng Bogdan đã được quân đội Nga giải cứu khỏi một thành phố do Mạc Tư Khoa xâm lược; và rằng em đã hoan hỉ nhận được lệnh triệu tập gia nhập quân đội Nga khi sắp tròn 18 tuổi vào 3 tuần nữa.

Câu chuyện của Bogdan Ermokhin xảy ra khi Mạc Tư Khoa tiếp tục phải đối mặt với cáo buộc rằng họ đã bắt cóc hàng nghìn trẻ em khỏi các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.

Vào ngày 18 tháng 3, Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và ủy viên phụ trách trẻ em của ông ta, là Maria Lvova-Belova, vì giám sát việc bắt cóc bất hợp pháp trẻ em Ukraine sang Nga. Ukraine cho biết trên thực tế, hơn 19.000 trẻ em đã bị bắt cóc từ các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm và gửi đến Nga kể từ tháng 2 năm 2022.

Công ước Geneva về Bảo vệ dân thường trong thời chiến nghiêm cấm việc cưỡng bức tái định cư hoặc bắt cóc thường dân khỏi lãnh thổ bị tạm chiếm đến một quốc gia xâm lược hoặc một quốc gia thứ ba.

Vào tháng 4, Lvova-Belova đã đề cập đến trường hợp của Ermokhin, người mà cô cho biết đã bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ ở biên giới với Belarus khi cậu đang cố gắng trở về Ukraine. Điều này xảy ra sau một số nỗ lực không thành công để quay trở lại đất nước của cậu.

Cô cho biết cậu được đưa từ Mariupol, nơi cậu nằm trong nhóm khoảng 30 đứa trẻ được tìm thấy dưới tầng hầm của một tòa nhà. Đài Âu Châu Tự do đưa tin cậu đã mồ côi từ năm 8 tuổi.

Kể từ đó, Ermokhin đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ vào ngày 19 tháng 12, một tháng sau khi cậu tròn 18 tuổi, luật sư của cậu, Kateryna Bobrovska, nói với cơ quan truyền thông Graty của Ukraine.

Bobrovska nói rằng cô đã kháng cáo trước các cơ quan Liên Hiệp Quốc Lvova-Belova và Thanh tra viên Nga Tatyana Moskalkova yêu cầu trả lại Ermokhin cho người giám hộ hợp pháp của cậu, là chị gái Valeria. Bobrovska nói rằng Ermokhin đang bị đe dọa và được lệnh phải ở lại Nga, bất chấp mong muốn trở về nhà.

Vào ngày 28 tháng 8, cậu được triệu tập đến một cuộc gặp gỡ với Lvova-Belova, trong đó cậu phải viết một tuyên bố bày tỏ mong muốn ở lại Nga và tham gia vào quân đội Nga chống lại quê hương mình, là điều mà luật sư của cậu cho rằng được thực hiện dưới sự ép buộc khi bị đe dọa đưa vào bệnh viện tâm thần.

“Tôi không còn nghi ngờ gì về kế hoạch của Nga. Khi Bogdan tròn 18 tuổi sau ba tuần nữa, cậu ấy sẽ đủ tuổi hợp pháp và rất có thể cậu ấy sẽ được đưa đến phục vụ trong quân đội Nga”, Bobrovska nói với Graty.

Theo Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraine, tại các khu vực bị tạm chiếm ở vùng Donetsk và Luhansk, chính quyền Nga đang tuyển trẻ em từ 16 tuổi đi thi hành quân dịch và việc nhập ngũ là bắt buộc ở tuổi 18.

Lvova-Belova trước đó đã nói rằng trẻ em ở các khu vực do Nga kiểm soát ở Ukraine đã được cha mẹ chúng “tự nguyện” gửi đến “viện điều dưỡng” và trại y tế để “nghỉ ngơi” và bảo vệ khỏi các hành động thù địch.
 
Con đừng ngoảnh mặt với người nghèo. Bài giảng cảm động của ĐTC Ngày Thế Giới Người Nghèo 19/11
VietCatholic Media
04:15 20/11/2023

Sáng Chúa nhật, 19 tháng Mười Một, nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, bắt đầu lúc gần 10 giờ trước sự tham dự của hơn 7.000 tín hữu.

Chủ đề Ngày Thế giới Người nghèo năm nay được trích từ sách ông Tobia, “Con đừng ngoảnh mặt đi đối với những người nghèo” (Tb 4,7). Đó là lời nhắn nhủ của ông Tobi dành cho con là Tobia, trong cảnh lưu đày tại Ninivê.

Đồng tế với Đức Thánh Cha, có hơn 100 linh mục và 26 Hồng Y và giám mục.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Ba người đàn ông nhận được một số tiền khổng lồ nhờ vào lòng hảo tâm của người chủ của họ, là người đang khởi hành một cuộc hành trình dài. Người chủ đó một ngày nào đó sẽ quay lại và triệu tập những người tôi tớ đó, tin tưởng rằng ông ta có thể vui mừng cùng họ về cách họ đã làm cho của cải của ông ta tăng lên và sinh hoa trái. Dụ ngôn chúng ta vừa nghe (x. Mt 25,14-30) mời gọi chúng ta suy ngẫm về hai hành trình: hành trình của Chúa Giêsu và hành trình cuộc đời chúng ta.

Cuộc hành trình của Chúa Giêsu. Ở đầu dụ ngôn, Chúa nói về “người kia đi đường, gọi đầy tớ đến và giao phó tài sản của mình cho họ” (c. 14). “Cuộc hành trình” này nhắc nhở chúng ta về cuộc hành trình của chính Chúa Kitô, trong sự nhập thể, phục sinh và lên trời của Người. Chúa Kitô, Đấng từ Chúa Cha xuống để ở giữa chúng ta, đã dùng cái chết của Người tiêu diệt sự chết và sau khi sống lại từ cõi chết, đã trở về với Chúa Cha. Khi kết thúc sứ mệnh trần thế của mình, Chúa Giêsu đã thực hiện “cuộc hành trình trở về” với Chúa Cha. Tuy nhiên, trước khi ra đi, Ngài đã để lại cho chúng ta khối tài sản của Ngài, một số “vốn” đích thực. Chính Ngài đã để lại chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Ngài đã để lại cho chúng ta những lời hằng sống, Ngài đã ban cho chúng ta Người Mẹ thánh thiện của Ngài để làm Mẹ của chúng ta, và Ngài đã phân phát các ân sủng của Chúa Thánh Thần để chúng ta có thể tiếp tục công việc của Ngài trên trái đất. Tin Mừng cho chúng ta biết những “tài năng” này được trao ban “tùy theo khả năng của mỗi người” (c. 15) và do đó phục vụ cho sứ mệnh mà Chúa giao phó cho chúng ta một cách cá vị trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội và trong Giáo hội. Tông đồ Phaolô cũng nói điều tương tự: “Mỗi người trong chúng ta đã được ban ân sủng theo mức độ Đức Kitô ban tặng”. Vì thế, có lời Kinh Thánh nói: “Người đã lên cao, dẫn theo một đám tù; Người đã ban ân huệ cho loài người” (Êphêsô 4:7-8).

Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu một lần nữa, Đấng đã nhận mọi sự từ tay Chúa Cha, nhưng không giữ kho tàng này cho mình: “Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Philíp 2:7). Ngài mặc lấy nhân tính yếu đuối của chúng ta. Là một người Samaritanô nhân lành, Người đã đổ dầu lên vết thương của chúng ta. Ngài trở nên nghèo để làm cho chúng ta nên giàu có (2 Côrinhtô 8:9), và bị treo trên thập tự giá. “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.” (2 Cr 5,21). Vì phần rỗi của chúng ta. Chúa Giêsu đã sống vì chúng ta, vì chúng ta. Đó là mục đích cuộc hành trình của Người trong thế gian trước khi trở về cùng Chúa Cha.

Dụ ngôn hôm nay cũng cho chúng ta biết rằng “Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ” (Mt 25:19). Cuộc hành trình đầu tiên của Chúa Giêsu đến với Chúa Cha sẽ được tiếp nối bằng một cuộc hành trình khác, vào thời sau, khi Người sẽ trở lại trong vinh quang và gặp gỡ chúng ta một lần nữa, để “giải quyết sổ sách” lịch sử và đưa chúng ta vào niềm vui vĩnh cửu. Vậy chúng ta cần tự hỏi: Chúa sẽ tìm thấy chúng ta trong tình trạng nào khi Ngài trở lại? Tôi sẽ xuất hiện trước mặt Ngài như thế nào vào thời điểm đã định?

Câu hỏi này đưa chúng ta đến suy tư thứ hai: cuộc hành trình của cuộc đời chúng ta. Chúng ta sẽ đi con đường nào trong cuộc đời mình: con đường của Chúa Giêsu, mà chính cuộc đời Ngài là quà tặng, hay con đường ích kỷ? Con đường với đôi tay rộng mở hướng về người khác để cho đi, cho đi chính mình, hay con đường khép tay lại để có nhiều thứ hơn và chỉ quan tâm đến bản thân mình? Dụ ngôn cho chúng ta biết rằng, tùy theo khả năng của mình, mỗi người chúng ta đều đã nhận được những “tài năng” nhất định. Để tránh bị lầm lạc bởi cách nói thông thường, chúng ta cần nhận ra rằng những “tài năng” đó không phải là khả năng của chúng ta, mà như chúng ta đã nói, là những ân huệ của Chúa mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta khi Người về cùng Chúa Cha. Cùng với những hồng ân đó, Người đã ban cho chúng ta Thánh Thần của Người, trong Người chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa và nhờ đó chúng ta có thể dành cả đời mình để làm chứng cho Tin Mừng và làm việc cho vương quốc của Thiên Chúa đang đến. “Vốn” to lớn mà chúng ta đang nắm giữ là tình yêu của Chúa, nền tảng của cuộc sống và nguồn sức mạnh của chúng ta trên hành trình của chúng ta.

Do đó, chúng ta phải tự hỏi: Tôi đang làm gì với “tài năng” này trên hành trình cuộc đời mình? Dụ ngôn cho chúng ta biết rằng hai người đầy tớ đầu tiên đã nâng cao giá trị của món quà họ đã nhận được, trong khi người thứ ba, thay vì tin tưởng người chủ đã ban cho mình yến bạc, lại sợ hãi, tê liệt vì sợ hãi. Từ chối mạo hiểm, không đặt mình vào tình thế nguy hiểm, cuối cùng anh đã chôn vùi tài năng của mình. Điều này cũng đúng với chúng ta. Chúng ta có thể nhân lên sự giàu có mà chúng ta đã được ban tặng và biến cuộc sống của mình thành một món quà tình yêu vì lợi ích của người khác. Hoặc chúng ta có thể sống cuộc sống của mình bị ngăn cản bởi hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa, và vì sợ hãi nên chôn vùi kho báu mà chúng ta đã nhận được, chỉ nghĩ đến bản thân mình, không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoại trừ sự tiện lợi và lợi ích của chính mình, không cam kết và không dấn thân. Câu hỏi rất rõ ràng: hai người đầu tiên chấp nhận rủi ro thông qua các giao dịch của họ. Và câu hỏi chúng ta phải đặt ra là: “Tôi có mạo hiểm trong cuộc sống của mình không? Tôi có mạo hiểm nhờ sức mạnh đức tin của mình không? Là một Kitô Hữu, tôi có biết chấp nhận rủi ro hay tôi khép mình lại vì sợ hãi hay hèn nhát?

Thưa anh chị em, trong Ngày Thế giới Người nghèo này, dụ ngôn về nén bạc là một lời mời gọi xem xét tinh thần mà chúng ta đang đối mặt trên hành trình cuộc đời mình. Chúng ta đã nhận được từ Chúa món quà tình yêu của Người và chúng ta được mời gọi trở thành món quà cho người khác. Tình yêu mà Chúa Giêsu chăm sóc chúng ta, dầu thơm của lòng thương xót, lòng trắc ẩn mà Ngài chăm sóc các vết thương của chúng ta, ngọn lửa Thánh Thần qua đó Ngài đổ đầy tâm hồn chúng ta niềm vui và hy vọng – tất cả những điều này là những kho báu mà chúng ta không thể chỉ giữ lại cho chính chúng ta, sử dụng cho mục đích riêng của chúng ta hoặc chôn dưới lòng đất. Được tắm rửa với những món quà, chúng ta lần lượt được kêu gọi để tự làm cho mình một món quà. Ai trong chúng ta đã nhận được nhiều quà tặng thì phải biến mình thành quà tặng cho người khác. Những hình ảnh được dụ ngôn sử dụng rất hùng hồn: nếu chúng ta không lan tỏa tình yêu ra xung quanh mình, cuộc sống của chúng ta sẽ chìm vào bóng tối; nếu chúng ta không tận dụng tốt những tài năng đã nhận được thì cuộc đời chúng ta sẽ bị chôn vùi trong lòng đất, như thể chúng ta đã chết rồi (x. câu 25.30). Anh chị em thân mến, biết bao Kitô hữu đang bị “chôn dưới lòng đất”! Nhiều Kitô hữu sống đức tin của mình như thể họ sống dưới lòng đất!

Vì vậy, chúng ta hãy nghĩ đến tất cả những hình thức nghèo đói về vật chất, văn hóa và tinh thần đang tồn tại trên thế giới của chúng ta, đến những đau khổ to lớn hiện diện trong các thành phố của chúng ta, đến những người nghèo bị lãng quên mà tiếng kêu đau đớn của họ không được nghe thấy trong sự thờ ơ chung của một xã hội nhộn nhịp và tất bật. Một xã hội xao lãng. Khi nghĩ đến nghèo đói, chúng ta không được quên tính chất kín đáo của nó: nghèo đói có tính che đậy; nó ẩn mình. Chúng ta phải can đảm đi tìm nó. Chúng ta hãy nghĩ đến tất cả những người bị áp bức, mệt mỏi hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội, những nạn nhân của chiến tranh và những người bị buộc phải rời bỏ quê hương trước nguy hiểm đến tính mạng, những người bị đói, những người không có việc làm và không có hy vọng. Quá nhiều cảnh nghèo đói hàng ngày: không phải một, hai hay ba mà là vô số. Người nghèo thì đông. Khi chúng ta nghĩ đến số đông người nghèo ở giữa chúng ta, sứ điệp của Tin Mừng hôm nay thật rõ ràng: chúng ta đừng chôn vùi sự giàu có của Chúa! Chúng ta hãy lan tỏa sự giàu có của lòng bác ái, chia sẻ cơm bánh và nhân lên tình yêu thương! Nghèo đói là một tai tiếng. Khi Chúa trở lại, Người sẽ tính sổ với chúng ta và – theo lời của Thánh Ambrôsiô – Người sẽ nói với chúng ta: “Tại sao các ngươi lại để cho quá nhiều người nghèo chết đói trong khi các ngươi có vàng để mua lương thực cho họ? Tại sao có nhiều nô lệ bị buôn bán và ngược đãi mà không có ai ra tay chuộc lại?” (De Officiis: PL 16, 148-149).

Chúng ta hãy cầu nguyện để mỗi người chúng ta, tùy theo hồng ân chúng ta đã lãnh nhận và sứ mệnh được giao phó, có thể cố gắng “làm cho việc bác ái sinh hoa trái” và đến gần một số người nghèo. Chúng ta hãy cầu nguyện để vào cuối cuộc hành trình của chúng ta, sau khi đón tiếp Chúa Kitô nơi anh chị em của chúng ta, những người mà chính Chúa Giêsu đã đồng hóa với họ (x. Mt 25:40), chúng ta cũng có thể nghe Người nói với chúng ta: “Hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín, được lắm! … Hãy vào mà hưởng niềm vui cùng chủ anh” (Mt 25:21).


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Con Nương Tựa Chúa - Trải nghiệm cận tử
Khắc Thái
02:10 20/11/2023