Ngày 20-11-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hát theo Cecilia
Trăng Thập Tự - Cao Huy Hoàng
01:12 20/11/2008


Ghi chú: Bài hát dành cho sinh hoạt.
 
Nước Trời chỉ dành cho người biết yêu mến anh em
Lm Jude Siciliano OP
08:28 20/11/2008
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ VUA (A)

Êzêkien. 34: 11-12, 15-17; Tv. 23; 1 Côrintô 15: 20-26, 28; Matthêu 25: 31-46

Anh chị em thân mến,

Chúng ta đều biết Thiên Chúa đối với người nghèo khó như thế nào. Trong Kinh Thánh cựu và tân ước có hơn 2 ngàn câu nói về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với người nghèo khó.

Bởi thế, ngôn sứ Êzêkien nói rõ Thiên Chúa không vừa lòng với giới lãnh đạo dân Chúa đã được chọn ra, và Ngài quyết định tự nhận nhiệm vụ chăm sóc những con chiên lạc, bị bệnh tật hay bị thương tích. "Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm sóc chúng.. .Ta sẽ chăn dẫn chúng nơi đồng cỏ tốt. Ở đó chúng sẽ thảnh thơi". Ngôn sứ Êzêkien diễn tã Thiên Chúa như một người chăn chiên nhân từ, chăm lo cho đàn chiên của mình, không như những người lãnh đạo gian trá chỉ lo cho cái lợi bản thân mình trước tiên. Và đoàn chiên họ có bổn phận chăn dắt bị tan tác, và bây giờ Thiên Chúa sẽ chăm sóc chúng và đem chúng về chuồng để chữa lành vết thương.

Như trong những chương trình truyền hình chúng ta đã xem từ trước đến nay, tòa án là nơi sẽ đưa ra xét xử người có tội hay vô tội. Hôm nay Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra một phiên tòa đặc biệt diễn ra trong dụ ngôn của thánh Matthêu. Năm phụng vụ vừa qua luôn dẫn trưng đến phúc âm thánh Matthêu..

Đây là ngày cuối năm phụng vụ và là cảnh cuối về sứ vụ của Chúa Giêsu, Vì ngay sau dụ ngôn này thánh Matthêu mở ra chương về sự thương khó của Chúa Giêsu. Bởi thế thánh Matthêu nhấn mạnh dụ ngôn nói về sứ vụ giảng dạy của Chúa Giêsu. Tuần sau là mùa Vọng, sẽ nói về dụ ngôn diễn tả những gì môn đệ Chúa Giêsu phải làm trong lúc đợi ngày Chúa Giêsu lại đến trong vinh quang.

Cách đây một tháng (Chúa nhật thứ 30 Mt. 22:34-40) chúng ta nghe Chúa Giêsu tóm tắc bổn phận chúng ta là thương yêu Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết tâm hồn và trí khôn, cùng thương yêu người khác như thương yêu chính mình. Ngài lại nói đây là tóm tắc tất cả các luật và những lời của các ngôn sứ. Chúa Giêsu còn dạy là nếu chúng ta muốn yêu thương và phục vụ Thiên Chúa mà chúng ta không nhìn thấy được, thì hãy yêu thương và phục vụ tha nhân mà chúng ta có thể trông thấy. Hôm nay Chúa Giêsu lại tiếp tục nhấn mạnh lời Ngài đã dạy bằng việc nhắc nhở cho chúng ta biết là chính Ngài ở trong những người nghèo khó, người đau yếu, và Ngài cũng tiếp tục đau khổ với họ. Vì đây là lời dạy cuối cùng của Chúa Giêsu, nên chúng ta xem như là lời di chúc mà Ngài để lại cho chúng ta.

Chúa Giêsu lại còn nói là khi đến trước tòa phán xét ngày sau hết, lời xét xử sẽ tập trú vào tình thương của chúng ta đối với những người cần đến sự giúp đở của chúng ta. Lòng thương yêu không chỉ dựa trên lời nói mà còn trên những việc làm. Chúa Giêsu, vị quan tòa, có đưa ra một vài thí dụ rõ ràng về những người cần được hưởng sự quan tâm của các môn đệ Ngài. Các Kitô Hữu không chỉ là một nhóm những người chia sẻ một hệ thống tín ngưỡng, cùng chung một phương thức phụng vụ và cùng một ngôn phong tín ngưỡng. Mà chúng ta cùng được Thiên Chúa mời gọi để thực hiện những việc làm cụ thể nhằm chăm sóc những người có nhu cầu vật chất mà chúng ta nhận biết được qua các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền hình, báo chí, hay internet v.v...

Nếu chúng ta cho kẻ khác quần áo mặc, cho kẻ đói ăn, chăm sóc người đau yếu và người tù tội, thi ngày mai nếu những người đó lại đói khát, lại đau yếu lại bị tù tội nữa thì chúng ta sẽ làm gì? Vậy điều chúng ta giúp đỡ họ cấp thời là điều quan trọng nhất như trong dụ ngôn của thánh Matthêu nói về người tôi tớ trung thành ( 25:14-30)

Người tôi tớ trung thành sau khi giúp đở lần thứ nhất rồi không buông tay. Anh ta sẽ tiếp tục làm việc giúp đỡ kẻ khác. Và người môn đệ khôn ngoan mà Chúa Giêsu khen ngợi trong phúc âm sẽ luôn tay tiếp tục chăm sóc những người nghèo khó thiếu thốn. Vì thế trong nhiều giáo xứ có những tổ chức luôn đem thức ăn, áo quần để giúp kẻ khác, và có những chương trình đi thăm người tù tội v.v.... Và những sự giúp đỡ ấy vẫn cứ tiếp tục mãi mãi. Có nhiều người như bác sĩ, luật sư, giáo chức,y tá,những người chuyên xây dựng v.v... để dành thì giờ giúp những người cần họ ngoài những nhu cầu vật chất hằng ngày như cơm, gạo, áo.v.v....

Những nhu cầu của người nghèo, người đau yếu và người tù tội thường cấp thiết hơn nhiều, vì thế người tình nguyện còn thiếu nhiều. Thế nên hôm nay dụ ngôn nhắc chúng ta là nhu cầu ấy còn nhiều ở các chương trình trợ giúp các khó khăn ở địa phương đến chiến dịch phát triễn con người toàn quốc. (có những tổ chức của các Giám mục, hay các chương trình viện trợ khác).

Có nhiều người muốn đáp ứng lời mời gọi của lời Chúa hôm nay, họ sẽ để ý đến lời kêu gọi của những cơ quan từ thiện xin sự giúp đỡ cho các người nghèo hay những quy định trong luật pháp về việc này. Các Kitô Hữu nên quan tâm lên tiếng kêu gọi sự nâng đỡ người nghèo thông qua các luật định, vì chính Chúa Giêsu đang ở trong những người đó.

Chúng ta cần nhấn mạnh đến việc giúp đỡ những người khốn khó trong cộng đoàn chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không quên những người nghèo đói trên toàn thế giới. Như khi Đức Thánh Cha viếng Hoa Kỳ, Ngài có nhắc đến vấn đề những người di cư, cùng với những vụ việc xã hội được nảy sinh do số người di cư này. Các Giám Mục cũng đã lên tiếng kêu gọi sửa các quy định của luật pháp về người di cư ở Mỹ.

Trong khi vẫn xác định nhiệm vụ giử gìn bờ cỏi quốc gia, các Giám Mục Hoa Kỳ vẫn kêu gọi tu chỉnh luật pháp để giúp người di cư được nhận lãnh quốc tịch nơi họ sống. Có đến hơn 11 hay 12 triệu dân sống trong bóng tối của luật pháp nơi họ đang làm việc. Giáo hội đã lên tiếng kêu gọi những chương trình chăm sóc về vật chất và quyền lợi của những người này. Chính họ là những người đói khát, đau yếu, thiếu quần áo, họ là những người xa lạ trong xã hội này. Chúng ta cần những quy định của luật để đáp ứng hoàn cảnh của những di dân đang làm việc trong xã hội chúng ta. Và Chúa Giêsu cũng muốn thêm một câu vào phúc âm "Ta là một người di cư đến đây để làm việc và để rồi trở thành công dân của nước này."

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Vương quốc của Chúa Kitô
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:32 20/11/2008
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN: LỄ CHÚA KITÔ VUA

Mt 25,31-46

Trên thế giới ngày nay, chỉ còn một số nước có vua, nhưng vua thực ra chỉ để cho có vị và hình thức, chứ thực quyền nằm ở tay tổng thống hoặc thủ tướng mà thôi. Do đó, danh từ vua thực sự không gây được ấn tượng cho chúng ta được bao nhiêu. Bởi vì xưa thời phong kiến đã có những vị vua tàn bạo, làm khổ dân lành. Chính vì thế, lễ Chúa Giêsu Vua thoạt nghĩ, xem ra khó gây cảm hứng và ấn tượng khi chúng ta nghĩ tới những vị vua chúa đã có một thời làm mưa làm gió trên nhiều đất nước. Tuy nhiên, Chúa Giêsu Vua lại hoàn toàn khác, bởi vì Vương Quyền của Ngài không thuộc trần gian này. Chúa là Vua vì Ngài là Thiên Chúa và Ngài là Tình yêu.

CHÚA GIÊSU LÀ VUA, VÌ NGÀI LÀ THIÊN CHÚA:

Chúng ta vẫn còn nhớ rất kỹ trong vụ án của Chúa Giêsu. Philatô sau khi trao đổi với người Do Thái ngoài phủ đường. Ông vào trong và cho truyền điệu Đức Giêsu Kitô đến. Ông hỏi Chúa Giêsu: ” Ông mà lại là Vua dân Do Thái ? “. Câu hỏi này của Philatô minh chứng Ông đã biết trước điều mà người Do Thái cáo tội Chúa Giêsu. Đối với Philatô cũng như trong bản cáo trạng của người Do Thái đã tố Chúa Giêsu, thì tước hiệu “ Vua Do Thái “ mang ý nghĩa chính trị. Đáp lại lời của Philatô, Chúa Giêsu đặt câu hỏi: ” Tự mình ông, ông nói thế, hay có ai khác đã nói với ông về Tôi ? “. Chúa Giêsu muốn phân biệt từ Vua về tôn giáo và từ Vua có nghĩa chính trị. Nếu Philatô hiểu theo nghĩa chính trị, Chúa Giêsu sẽ phủ nhận, còn nếu Philatô hiểu theo nghĩa tôn giáo, tức là Vua Mêsia của dân Do Thái, thì Ngài sẽ nhận. Chúa Giêsu nói rõ cho Philatô biết Ngài có một Nước, nhưng nước Ngài không thuộc thế gian này.Nước của Chúa Giêsu không mang sắc thái chính trị như Philatô và người Do Thái nghĩ.” Nếu Nước Tôi thuộc về thế gian này, thì bộ hạ của Tôi đã cố chiến đấu không để Tôi bị nộp cho người Do Thái “. Philatô hỏi tiếp:”Vậy thì ông là Vua sao ? “. “ Ông nói đó: Tôi là Vua !”. Đây là lời khẳng định hết sức long trọng và quan trong của Chúa Giêsu vì Ngài xác nhận: ” Tôi là Vua “.Chúa Giêsu cứ từ từ giải thích cho Philatô ý nghĩa Vương quyền của Ngài: ” Chính vì lẽ này mà Tôi đã sinh ra, và chính vì lẽ này mà Tôi đã đến trong thế gian: Ấy là để làm chứng cho sự thật. Phàm ai thuộc về sự thật, thì nghe được tiếng Tôi “( Ga 18,37 ). Đức Giêsu là Thiên Chúa bởi vì chính Thiên Chúa đã sai Ngài đến thế gian:” Quả vì Thiên Chúa đã yêu mến thế gian như thế ( đó ) đến nỗi đã thí ban Người Con Một, ngõ hầu phàm ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi, nhưng được có sự sống đời đời” ( Ga 3, 16 ). Đức Giêsu là Thiên Chúa độc nhất, vô cùng thánh thiện, vô cùng công minh, Ngài luôn chạnh thương và giầu lòng thương xót.

CHÚA GIÊSU LÀ VUA, VÌ NGÀI LÀ THIÊN CHÚA TÌNH YÊU:

Thánh Gioan đã nói “ Thiên Chúa là Tình Yêu “. Chúa Giêsu là Vua, nhưng là Vua khiêm nhượng, hiền từ, Ngài ngồi trên lưng lừa để vào Giêrusalem. Ngài tạo lập một Vương Quốc toàn Kitô hữu sống tình yêu. Ngài là Vua Tình Yêu, Vua phục vụ, không ai trên thế gian này yêu thương như Ngài. Bởi vì yêu thương nhân loại tội lỗi, Đức Giêsu đã gánh hết tội cho thế gian, chết cho thế gian để nhân loại được giải thoát, được ơn cứu độ: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15, 13 ). Chúa Giêsu yêu thương như người cha đón nhận người con hoang đàng, phung phá trở về ( Lc 15, 11-13 ). Chúa hy sinh cho đàn chiên, bảo vệ đàn chiên ( Ga 10, 11 ). Ngài đến cho chiên được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ). Ngài yêu thương tha thứ cả người tội lỗi bị con người kết án tử hình ( Ga 8, 1-11 ).Chúa Giêsu yêu thương cả kẻ thù ( Mt 5, 43-48 ). Chúa Giêsu quảng đại tha thứ và tha thứ không giới hạn, tha thứ không ngừng. “ Tôi đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ mọi người “ ( Mc 10, 42-45 ). Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa duy nhất như trong mười giới răn, Ngài dạy nhân loại: ” Thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự “ ( Giới luật thứ I ). Tuy là Thiên Chúa tối cao, nhưng Ngài đã hủy mình ra không, nhận kiếp người phàm, ngọai trừ tội lỗi ( Philip 2, 6-8 ). Chúa Giêsu chính là Tình Yêu vì Ngài luôn vâng lời Thiên Chúa Cha, tự nguyện phục vụ nhân loại, rửa chân cho các môn đệ. Chúa là Tình Yêu nhưng Ngài luôn muốn mọi người đáp trả lại Tình Yêu của Ngài.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:

Vương Quốc của Chúa Giêsu là Vương Quốc của sự thật, công lý. Do đó, mỗi Kitô hữu được mời gọi để trở nên một bí tích tình yêu cho Vương Quốc của Chúa Giêsu, trở nên một dấu chỉ cho thế giới về những gì mà Vương Quốc sự thật của Thiên Chúa làm trong trần gian này.Vương Quốc của Chúa Giêsu thuộc về mỗi Kitô hữu, và chính Vương Quốc của Chúa Giêsu sẽ mang lại cho con người, cho mỗi Kitô hữu, cho Giáo Hội sự sống mới, sự sống hoàn hảo khi Chúa Kitô đến lần sau hết trong vinh quang của Ngài. Do đó, Chúa nhật Chúa Kitô Vua mời gọi mọi Kitô hữu, mời gọi Hội Thánh trung thành với Đức Kitô.

Lạy Chúa Kitô Vua, xin cho chúng con được trung thành với Ngài.

Xin cho chúng con nhận biết Vương Quốc của Ngài là Vương Quốc Tình Yêu, Sự Thật và Ân Sủng.

Xin cho chúng con càng lúc càng nhận ra Vương Quốc của Ngài là Vương Quốc của Sự Thánh Thiện và Vương Quốc của Sự Sống, Vương Quốc của Bình An, Công Bình và Chân Lý.
Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1. Tước hiệu “ Vua Israel “ ( Ga 1, 49 ) có nghĩa gì ?

2. Tước hiệu “ Vua dân Do Thái “ ( Ga 18, 34 ) có nghĩa gì ?

3. Vương Quốc của Đức Giêsu là Vương Quốc nào ?

4. Philatô có để ý gì về Vương Quốc của Chúa Giêsu theo nghĩa “ Vua dân Do Thái không ? “.

5. Chúa Giêsu là Vua theo nghĩa nào ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
11:08 20/11/2008
KHIÊM TỐN

N2T


Có một người khách tự cho mình là người đi tìm chân lý. Đại sư nói: “Nếu điều ông tìm kiếm là chân lý, như thế thì trong hết thảy tài năng, ông vẫn còn cần phải có đủ một loại tính chất đặc biệt.”

- “Tôi biết, đó là phải có nhiệt tình cực đoan để theo đuổi chân lý.”

- “Không phải, đó là bất cứ lúc nào nội hàm bên trong luôn muốn thừa nhận mình có thể phạm những sai lầm.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Vâng, người khiêm tốn thì luôn luôn thấy mình là người tội lỗi, là người thấp hèn và do đó mà họ luôn sẵn sàng hồi tâm suy nghĩ.

Người khiêm tốn thì thấy mình luôn dễ dàng phạm tội, nên họ luôn cầu nguyện mỗi ngày để xin ơn sức mạnh để chống trả với chước cám dỗ.

Người khiêm tốn khi đi tìm chân lý thì không khoe khoang đánh tiếng cho người khác biết, nhưng họ âm thầm cầu xin cho mình gặp được Chúa mà không kiêu ngạo.

Người khiêm tốn thì biết chỗi dậy khi ngã xuống, biết nhận ra mình là kẻ vạn phần yếu đuối mà không oán trời trách người.

Người khiêm tốn không câu nệ hình thức đền tội, nhưng rất coi trọng ơn Chúa trong khi đền tội mình...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
11:09 20/11/2008
N2T


10. Nên thường luôn nhớ đến khuyết điểm của mình, và nên tha thứ nhiều lần những lỗi phạm của người khác.

(Thánh Dirar)
 
10 nguyên tắc thọ thêm nhiều tuổi
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
11:13 20/11/2008
10 NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI


1. Câu châm ngôn thứ nhất:

“Trong thiên hạ, không có chuyện làm biếng mà có thể có một thân thể khỏe mạnh.”

2. Câu châm ngôn thứ hai:

"Đối với những việc không vui vẻ của dĩ vãng và nghịch cảnh, không thấy khó chịu.

Đối với những ngày sắp tới không có ước vọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an hạnh phúc."

3 DƯỠNG

1. Bảo dưỡng.

2. Dinh dưỡng.

3. Tu dưỡng.

4 QUÊN

1. Quên tuổi tác.

2. Quên tiền tài.

3. Quên con cái.

4. Quên buồn phiền.

5 PHÚC

1. Có thân thể mạnh khỏe, gọi là phúc.

2. Có vui thú đọc sách, gọi là phúc.

3. Có bạn bè tri kỷ, gọi là phúc.

4. Có người nhớ đến anh, gọi là phúc.

5. Làm những việc mà mình thích làm, gọi là phúc.

6 VUI

Một vui là hưu nhưng không nghĩ.

Hai vui là con cái độc lập.

Ba vui là vô dục tắc cương.

Bốn vui là vui vẻ vấn tâm mà không xấu hổ.

Năm vui là có nhiều bạn hữu.

Sáu vui là tâm tình không già.

7 SUNG SƯỚNG

1. Biết đủ thường sung sướng.

2. Biết giải trí khi nhàn rỗi.

3. Biết đắc chí tìm niềm vui.

4. Khi cấp thời biết tìm niềm vui.

5. Biết dùng người làm vui.

6. Biết vui khi hành thiện.

7. Bình an là vui nhất.

8 CHÚT XÍU

1. Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa.

2. Đầu óc hoạt động thêm một chút nữa.

3. Nóng giận ít thêm một chút nữa.

4. Độ lượng nhiều hơn một chút nữa.

5. Lòng rộng rãi thêm một chút nữa.

6. Làm việc nhiều thêm một chút nữa.

7. Nói năng nhẹ nhàng thêm chút xíu nữa.

8. Mĩm cười nhiều thêm chút nữa.

9 THƯỜNG

1. Răng thường ngậm.

2. Nước miếng thường nuốt.

3. Mũi thường vê.

4. Mắt thường động.

5. Mặt thường lau.

6. Chân thường xoa (bóp).

7. Bụng thường xoay.

8. (Tứ) chi thường vươn.

9. Hậu môn thường co bóp.

10 NGUYÊN TẮC KHỎE MẠNH

1. Ít thịt, nhiều rau.

2. Ít mặn, nhiều chua.

3. Ít đường, nhiều trái cây.

4. Ít ăn, nhai nhiều.

5. Ít áo quần, tắm nhiều.

6. Ít nói, làm nhiều.

7. Ít muốn, bố thí nhiều.

8. Ít ưu tư, ngủ nhiều hơn.

9. Ít đi xe, đi bộ nhiều.

10. Ít nóng giận, cười nhiều hơn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa


-----------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Chúa Kitô Vua: một tước hiệu bị ngộ nhận
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa
11:59 20/11/2008
MỘT TƯỚC HIỆU DỄ BỊ NGỘ NHẬN

LỄ CHÚA KITÔ VUA (Chúa Nhật XXXIV TN A – Mt 25,31-46)

Tin Mừng thánh Matthêu chương 25 mẹ Hội Thánh đưa vào trong Thánh Lễ cuối năm Phụng vụ, dễ bị ngộ nhận như là gai chướng. Sự gai chướng dễ bị ngộ nhận này không nguyên chỉ vì tước hiệu Vua vũ trụ mà Hội Thánh suy tôn Thầy Chí Thánh và còn cả nơi nội dung lời giảng dạy của Người qua dụ ngôn “cuộc phán xét chung”.

Hình ảnh của một minh quân trong lịch sử quả là hiếm hoi so với nhiều ông vua gian ác, độc tài, chuyên chế. Nghĩ đến thể chế phong kiến người ta dễ có tâm tình không mấy thiện cảm. Đã là quân chủ với một ông vua cai trị kiểu cha truyền con nối thì sự chuyên chế hà khắc thường xảy ra. Thế mà Hội Thánh vẫn không ngần ngại suy tôn Chúa Kitô với danh hiệu Vua vũ trụ. Qua danh hiệu này Hội Thánh không chỉ nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Kitô trên mọi vật mọi loài thọ tạo, hữu hình và vô hình, mà còn tuyên bố với mọi người về niềm hạnh phúc và vinh dự của mọi loài thọ tạo khi có Đức Kitô làm vua của mình.

Đã là loài thọ tạo thì phải thần phục Đấng dựng nên mình. Tuy nhiên chúng ta không sống tâm tình thần phục như nguời nô lệ. Đấng xứng đáng là Vua, là chủ tể của chúng ta đã tự nguyện làm anh cả giữa loài người. Đấng tạo thành đã tự nguyện trở nên con của loài người. Và đặc biệt Người đã chọn hạnh phúc của con người, của từng người làm vinh quang của chính Người. Có thể nói không ngoa ngữ chút nào rằng Người tự nhận số phận của con người, của từng người, nhất là những người yếu thế, kém phận, làm số phận của chính Người.

Chúa Kitô làm vua của một vương quốc mà trong đó mọi người từ cổ chí kim đều là con dân của Người. Chúng ta hãnh diện và vui mừng vì vương quốc mà Chúa Kitô thống trị là một vương quốc mà trong đó “dân vi quý, dân vạn đại”. Chúng ta vui mừng và hãnh diện trong vương quốc này vì vị Vua cai trị chúng ta là Đấng có thể nói theo kiểu phàm nhân rằng “ luôn lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ”. Chúng ta lại càng hãnh diện và vui mừng vì vương quốc Chúa Kitô thiết lập là một vương quốc mà trong đó không một ai là đáng bỏ đi, không một ai là thành phần hạ đẳng.

Khi các người làm hay không làm điều tốt cho một trong những kẻ bé mọn này là các ngươi đã làm hay đã không làm cho chính Ta ( x.Mt 25,31-46 ). Hiến pháp, luật lệ của vương quốc này thật đơn giản. Đó là phải sống cho có lòng, có tâm với nhau, đặc biệt với người anh chị em yếu thế, kém may mắn cận kề chúng ta.

“Thầy bảo thật cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” ( Mt 5,20 ). Và Chúa Giêsu đã quảng diễn sự phải “công chính hơn” là không được phép loại bỏ bất cứ một ai dù chỉ là trong cung cách hành xử hay trong tâm trí. Không loại bỏ tha nhân chưa đủ, Người còn đòi hỏi phải biết liên đới với tha nhân trong hạnh phúc của họ. “ Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” ( Mt 5,23-24 ). Dĩ nhiên, nếu vì lỗi của ta thì việc bỏ của lễ lại để đi làm hòa trước đã, là điều dễ hiểu. Còn nếu không phải do lỗi của ta mà do lỗi của người anh em, thì ta cũng phải làm như thế. Nếu không, ta sẽ mắc phải món nợ tình yêu, khi ta thờ ơ với số phận của người anh em mình. Người có lỗi, người có tội là một trong những bé mọn mà ta cần quan tâm nâng đỡ. Mẹ Hội Thánh đã hiểu chân lý này khi dạy chúng ta những mối thương người: “Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dạy kẻ mê muội; An ủi kẻ âu lo; Răn bảo kẻ có tội…”

Không ai có thể lên trời “một mình”. Không ai có thể làm con dân Nước trời với sự ích kỷ, với thái độ bàng quan, hững hờ trước người anh em. Mặc dù vẫn có đó sự gai chướng của hình ảnh vị quân vương trần thế của quá khứ lịch sử. Thế nhưng đã đón nhận chân lý trong niềm tin thì chúng ta cùng với toàn thể thụ tạo phải thần phục tuyệt đối Đấng tạo thành nên mình. Đã con thần dân của vương quốc tình yêu thì ta phải sống theo thể chế và luật lệ của vương quốc mà thôi. Luật lệ và thể chế ấy không gì hơn là sự hiệp thông liên đới huynh đệ trong tình yêu của Vị Vua trên các vua đã yêu thương chúng ta. Đã có biết bao người xưa lẫn nay đã đón nhận sự gai chướng đã ít nhiểu dễ bị ngộ nhận ấy và rồi họ đã cảm nghiệm nó thật là “êm ái và nhẹ nhàng” ( x.Mt 11,28-30 ).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói, các vị ẩn tu chỉ cho biết trọng tâm của mọi việc
Bùi Hữu Thư
21:43 20/11/2008

Đức Thánh Cha nói, các vị ẩn tu chỉ cho biết trọng tâm của mọi việc



Ngài ghi nhận các dòng tu là các ốc đảo cho nhân loại

VATICAN CITY, ngày 20, tháng 11, 2008
(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói ơn gọi của các tu viện là chỉ cho thế giới biết cái gì là thiết yếu trong đời: tìm Chúa Kitô và không để một cái gì lên trên tình yêu Chúa.

ĐTC khẳng định như vậy hôm nay khi ngài tiếp kiến các đại diện của các hội dòng và tu hội tông đồ, đang mừng kỷ niệm đệ bách chu niên năm nay. Hội nghị ba ngày của họ chấm dứt ngày hôm nay.

ĐTC nhắc đến chủ đề của hội nghị, “Đời sống tu trì và tầm quan trọng trong Giáo Hội và thế giới ngày nay,” ngài nói chủ đề này “đặc biệt quý giá,” vì ngài đã chọn tên Thánh Benedict, người sáng lập lối sống ẩn tu Tây Phương cho sứ vụ Thánh Phêrô của ngài.

ĐTC giải thích, các dòng ẩn tu, “tìm kiếm Đức Kitô và chiêm ngắm các thực tại vĩnh cửu, đã trở nên các ốc đảo để chỉ cho nhân loại biết uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa, qua sự liên tục tôn thờ sự hiện diện huyền bí, nhưng chính thực và thiêng liêng này, và qua việc sống trong cộng đồng huynh đệ với điều răn mới về tình yêu và phục vụ lẫn nhau.”

ĐTC Benedict XVI mời gọi các vị ẩn tu “sống Phúc Âm một cách triệt để […] trong khi nuôi dưỡng sâu đậm sự kết hiệp với Chúa Kitô như người bạn đời” trong khi chờ đợi “sự khải hiện vinh quang của Đấng Cứu Chuộc."

Ngài tiếp, nếu ơn gọi được sống như thế, “thì lối sống ẩn tu có thể bao gồm cho tất cả mọi hình thức của đời sống tu trì và tận hiến một nhắc nhớ về cái gì là thiết yếu và cái gì là tiên quyết trong đời sống của tất cả mọi người đã được rửa tội: đó là tìm kiếm Chúa Kitô và không đặt một sự gì trên tình yêu Người. "

ĐTC thêm là các dòng ẩn tu “phải mãi mãi là các ốc đảo cho đời sống khổ tu,” nơi kiến thức về Thánh Kinh được trau dồi.

Ngài nói, "Chính qua việc lắng nghe Lời Chúa trong cầu nguyện mà kinh nguyện thinh lặng được dâng lên trong các tu viện, và trở nên bằng chứng cho những ai được chào đón như chính Đức Kitô trong những nơi chốn bình an này."
 
Top Stories
Government-backed mob ransacks Catholic chapel in Hanoi
Catholic News Agency
11:27 20/11/2008
Hanoi, Nov 20, 2008 / 12:23 am (CNA).- A government-backed mob attacked and ransacked the chapel of Hanoi Redemptorist Monastery on Saturday night in a continuation of the dispute between Catholics and the communist government over confiscated property.

“At 10 p.m. local time, on Saturday night, a delegate of the People’s Committee of Quang Trung precinct came to Hanoi Redemptorist Monastery asking for an urgent meeting with Redemptorists while hundreds of people attacked our Saint Gerardo Chapel,” reported Fr. Joseph Nguyen Van That, vice superior of Hanoi Redemptorist Monastery.

The vice superior believed that the purpose of the meeting was a diversionary tactic to prevent the Redemptorists from rescuing the chapel.

“It was an organized night time attack of the government aiming at Hanoi Redemptorist Monastery,” he said.

Fr. Joseph Dinh Huu Thoai, the secretary of Vietnam’s Redemptorist Province, sent an urgent e-mail to Redemptorists in the nation, reporting the incident and asking for intense prayer for Redemptorists in Hanoi.

Condemning “the government’s organized attack at night time,” Fr. Joseph Dinh explained that Hanoi Redemptorists rang bells to summon nearby parishioners to rescue the monastery. Thousands of Catholics and nearby parish priests rushed to the site to stop the mob from destroying the chapel, J.B. An Dang tells CNA.

Hundreds of police with stun guns prevented Catholics from entering the chapel in what Fr. An Dang calls “an obvious attempt to buy time for the gang to ransack it.”

A parishioner reported that at one point a subgroup of the mob ransacking the chapel ran out to ask police if they could set it on fire.

They were instructed to “wait for an order from higher ranking officials.”

The Saint Gerardo Chapel was previously attacked by a government-backed gang on Sunday, September 21.

In that incident, the chapel was ransacked, its statues destroyed and its books torn to shreds.

Fr. Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery, wrote to the People’s Committee of Hanoi City and local police agencies saying in the September attack the assailants “yelled, smashed everything on their way, threw stones into our monastery, and shattered the gate of Saint Gerardo Chapel.”

The latest attack prompted thousands of Catholics to gather at the monastery, known as Thai Ha parish, on Sunday afternoon. They rallied support for the Redemptorists, holding special services around the Archdiocese of Hanoi to pray for the parish.

News of the attack spread on Sunday when Catholics gathered at churches to celebrate the Feast of Vietnamese Martyrs.

“It was significant that the government struck Thai Ha parish right on the day Catholics in Vietnam celebrated the Feast of Vietnamese Martyrs,” Fr. Joseph Nguyen said. “This attack reminds people that since its very first outset, the seed of Faith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs from all walks of life, from the courageous missionary clergy as well as the local clergy and the Christian people of Vietnam.”

“The Church in Vietnam today is not better or even worse than in the past,” he warned.

“The Catholic Church in Vietnam as a whole is now the subject of Vietnam government’s persecution by definition,” a student of Hanoi University said in reaction to the mob’s assault. “And this attack is a challenge to the conscience of the world," he asserted.

(Source: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=14385)
 
Vietnam: L’évêque de Kontum s’élève contre le maintien des examens scolaires le jour de Noël
Eglises d'Asie
11:37 20/11/2008
Vietnam: L’évêque de Kontum s’élève contre le maintien des examens scolaires le jour de Noël

A l’occasion de la célébration du « jour des maîtres » (enseignants), qui, chaque année, donne lieu à de nombreuses manifestations dans les milieux scolaires, Mgr Michel Hoang Duc Oanh, évêque de Kontum, sur les hauts plateaux du Centre-Vietnam, a adressé une lettre commune aux élèves et étudiants catholiques de son diocèse (1). Entre autres choses, l’évêque s’interroge, avec une certaine ironie, sur les raisons pour lesquelles l’Education nationale vietnamienne persiste, depuis de nombreuses années, à maintenir les examens de fin de premier trimestre, le jour de Noël, jour où les chrétiens fêtent la naissance du Christ.

Le jour de Noël est, aujourd’hui, affirme l’évêque, une fête internationale, chômée dans la majorité des pays du monde, à l’exception de quelques-uns, parmi lesquels le Vietnam. Même Cuba a placé cette fête parmi les jours fériés. Au cours des trente dernières années, la hiérarchie vietnamienne a très souvent alerté les pouvoirs publics sur cette anomalie. Mgr Oanh se demande si les responsables de l’Education nationale vietnamienne ont été mis au courant de l’existence du droit des enfants catholiques à pratiquer leur religion.

L’évêque conseille alors aux élèves de préparer leurs examens le mieux possible, de garder leur calme et de maîtriser leur énervement devant l’obstination des responsables à maintenir cette irritante coutume. Certains affirment qu’elle est directement destinée à offenser le christianisme et ses adeptes. D’autres voient là une marque de discrimination ou encore une forme déguisée de persécution. L’évêque de Kontum, lui, évoque Voltaire et certaines de ses réflexions avant sa mort, affirmant que l’on ne pouvait être athée que devant sa table de travail et non pas devant sa mort.

L’évêque conclut en donnant aux élèves un certain nombre de conseils pour le cas où les examens seraient maintenus le jour de Noël. Il leur suggère d’imaginer que, ce jour-là, leur salle de classe est devenue la crèche de Bethléem, qu’ils pénètrent dans la salle d’examen comme autrefois les bergers étaient entrés dans l’étable, même si celle-ci était beaucoup moins propre que l’établissement où ils poursuivent leurs études ! Ils vivront ce jour-là dans un esprit de prière et l’action de grâces. Ainsi, ils seront missionnaires et porteront la bonne nouvelle de Noël auprès de leurs maîtres et de leurs camarades.

Dans la première partie de sa lettre, l’évêque de Kontum a exalté « la sublime vocation des enseignants ». Il a énuméré leurs mérites et précisé la façon dont les élèves pouvaient exprimer leur reconnaissance. Il a également condamné avec une grande vigueur l’usage, de plus en plus répandu, des cours supplémentaires, qui empoisonnent la vie des enseignants comme celle des élèves.

(1) La lettre est datée du 16 novembre 2008. Elle a été diffusée sur Internet par Cong Giao Viet Nam.

(Source: Eglises d'Asie, 20 novembre 2008)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vai trò giáo dục của bà mẹ dòng ba Phanxicô Huế được đề cao trong thánh lễ
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
11:53 20/11/2008
Huế, Việt Nam (20-11-2008)-- Vai trò giáo dục của các bà mẹ thuộc Hội dòng ba Phan sinh Tại thế -Huế được đề cao nhân ngày bổn mạng của hội dòng.

Bà Têrêxa Dương thị Minh Nguỵêt, phó ban điều hành hội cho biết, ngoài việc thăm viếng, giúp đỡ kẻ nghèo, các bà mẹ thuộc hội dòng ba Phan Sinh, còn chú trọng đến giá trị giáo dục con cái trong đời sống đạo đức Kitô giáo’’.

Mở đầu buổi lễ mừng bổn mạng Thánh nữ Ê-li-sa-bét Hung-ga-ri, hôm 17-11-2008, là những bài nói chuyện của các linh mục, nhằm đề cao giá trị và thiên chức của người phụ nữ được ơn gọi theo chân thánh Phanxicô Assisi

Trong bài chia sẻ của linh mục Phaolô Trần Thắng Thế, ngài nói rằng các mẹ hội viên Phan Sinh, phải là người biết thưa vâng với Thiên Chúa và nói không với sự dữ. Cha Thế, trợ uý miền Huế, khuyên hội viên đừng bao giờ thoả hiệp với những người dối gian và xảo trá, phải cầu nguyện để giúp họ nhận ra chính giá trị của bản thân mình.

Chương trình ngày tĩnh tâm tại nguyện đường dòng Thánh Tâm Huế. gồm đọc kinh phụng vụ, nghe thuyết giãng, Thánh lễ, và giao lưu. Có 160 hội viên tuổi từ 50 đến 90, đến từ 9 giáo xứ trong giáo phận Huế về tham dự.

Khi được hỏi về kinh nghiệm trong việc giáo dục đức tin cho con cái, cụ bà Lucia Nguyễn Thị Chúc, 93 tuổi, giáo xứ Dương Sơn mẹ của một nữ tu dòng Mến Thánh Giá Huế nói:’’ khi bị người đời bêu xấu, ngược đãi vì danh Chúa, chúng ta cứ nhìn lên Thánh Giá như thánh Phanxicô mà nói con cảm tạ Chúa’’.

Sau thánh lễ, 9 hội đoàn, diễn tả lại công việc tông đồ bằng đóng các tiểu phẩm, nói về lòng trung thành, sự dấn thân của những bà mẹ Công giáo trong việc đào tạo con cái sống có ích cho xã hội và trung thành giữ luật Chúa.

Vở kịch gây xúc động nhất, được ban giám khảo chấm giải cao trong cuộc thi sống theo Tin Mừng, thuộc về các bà giáo xứ Lăng Cô, hạt Hải Vân, các bà nhập vai cách trung thực về chuyện một bà mẹ trong Kinh thánh thời vua Antiochus, giáo dục 7 ngưòi con sẵn sàng hy sinh phần xác, không chối bỏ Đức Tin hơn là mất linh hồn vì tội chối Chúa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Truyền thông Việt Nam bị cơ quan WHO (Tổ chức sức khỏe thế giới) phản đối vì ''phiạ chuyện''
BBC
10:20 20/11/2008
WHO bất bình về báo chí VN

WHO (Tổ chức sức khỏe thế giới) nói họ không hề có báo cáo về 'hoa quả ngoại nhập có chất bảo quản độc hại'.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, tại Hà Nội đã lên tiếng phản đối truyền thông Việt Nam đưa tin không chính xác về WHO và yêu cầu ngừng ngay việc sử dụng thông tin này.

Trong thông cáo gửi tới các cơ quan báo chí, WHO cho biết việc các phương tiện truyền thông tuyên bố “một bản báo cáo của WHO đã cảnh báo 24,5% hoa quả ngoại nhập trên thị trường Việt Nam có chất bảo quản độc hại” là không chính xác. WHO khẳng định “Thông tin này là không thể chứng minh được và không có bằng chứng nào cho thấy có bản báo cáo đó”.

Được biết việc lưu truyền thông tin sai lạc này bắt đầu từ ngày 11/11 trên báo Đất Việt.

WHO chờ báo Đất Việt đính chính lại thông tin không chính xác họ đã đưa Shelaye Boothey, WHO Hà Nội Trả lời BBC Việt Ngữ ngày 20/11, bà Shelaye Boothey, cán bộ truyền thông của WHO nói: "Ngoài báo điện tử Đất Việt ra thì truyền thông tại Việt Nam nói chung thật đáng tiếc là cũng đã lấy lại một phần tin của bài viết của báo này để chạy tin mà không hề liên lạc với WHO để xác minh. Bà nói thêm: "Chính báo Đất Việt cũng không rõ nguồn mà họ dựa vào để đưa tin là từ đâu.

"Khi chúng tôi liên lạc Đất Việt, Tổng biên tập thì đang đi công tác và phóng viên viết bài này thì nói là thông tin có được là từ một người bạn dự hội thảo an toàn thực phẩm vào khoảng tháng Mười năm ngoái, tức là cách đây hơn một năm".

'Chờ đính chính'

Một dân biểu VN mới đây còn sử dụng thông tin này để chất vấn Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu trong kỳ họp Quốc hội về luật vệ sinh an toàn thực phẩm.

WHO cho biết họ không nhận được bất cứ yêu cầu nào của các phóng viên về việc cung cấp thông tin hay xác nhận sự tồn tại của bản báo cáo nói trên. Do đó, WHO yêu cầu các cơ quan báo chí dừng ngay việc sử dụng thông tin này.

Đại diện WHO nói: "Qua đây phóng viên và nhà báo Việt Nam nói chung cũng nên lấy đó làm bài học rằng cần phải kiểm chứng thông tin hoặc nguồn tin họ có."

"WHO chờ Đất Việt đính chính lại thông tin không chính xác họ đã đưa. Còn việc nhà chức trách có quyết định điều tra thêm tại sao lại có tin sai được đưa như vậy thì tùy họ".
 
Thấy người bầu cử mà ham!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
11:01 20/11/2008
Thấy người bầu cử mà ham!

‘Cơn sốt’ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã hạ nhiệt. Tên tuổi ‘hoàng đế’ mới của quốc gia giàu mạnh nhất hành tinh này trong 4 năm tới không còn là ẩn số, Barack Obama 47 tuổi người Mỹ gốc Kenya, Châu Phi như mọi người đều đã biết.

Theo dõi các cuộc bầu cử Mỹ, đặc biệt là năm 2008 này hẳn mọi người đều có chung nhận xét, để được ngồi vào chiếc ghế trong phòng bầu dục của Nhà Trắng 4 năm quả là một cuộc tranh đua “trầy da tróc vảy”.

Chỉ nội chuyện vượt qua được ‘gà nhà’ thôi cũng đã quá vất vả, nói chi đến những cuộc so găng với đối thủ khác đảng ‘tài sắc vẹn toàn’ còn hơn đồng đội mình. Đã thế, còn phải leo lên TV ‘đấu kiếm’ Online trước mặt hàng triệu khán giả cả nước, gia tài vốn liếng kiến thức trong đầu có bao nhiêu, chỉ xài được đúng bấy nhiêu vì chẳng thể vay mượn quay cóp gì được.

Hồi xưa lần đầu tiên nghe nói đến những trận ‘đấu võ mồm’ trên TV, tôi đã vội kết tội nước Mỹ bầu bán cái kiểu gì sao mà giống ‘găng-xtơ’ quá vậy? Nhưng sau này mỗi lần bị anh công an khu vực ‘thúc đít’ đi bầu, cầm lá trong tay mà tôi phân vân, bầu cho ai khi tất cả đều là ‘cá mè một lứa’ như nhau, mới thấy chính nhờ có những cuộc quyết đấu sòng phẳng như vậy, mà dân Mỹ chẳng mấy khi chọn nhầm tổng thống cho họ. Bởi có kẻ nào lại muốn ‘phơi thây’ trước ống kính cùng với hàng triệu cặp mắt khi tự thấy mình thộc hạng ‘tài hèn đức mọn’? Ở Mỹ đâu có cái cơ quan nào gọi “Mặt trận Tổ quốc” chuyên ăn tiền thuế của dân mà tối ngày chỉ lo bảo kê chuyện đậu rớt cho các đảng viên cộng sản giống VN mình.

“Đảng ta” nghĩ gì về bầu cử Mỹ?

Trong số những ngưòi thường quan tâm đến bầu cử Mỹ trong nước chắc hẳn không thể thiếu các quan chức cao cấp của đảng. Cùng là lãnh đạo một đất nước, các quí ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết chắc chắn phải hiểu rõ và thèm khát hơn ai hết tính chính danh của các ông B.Clinton, G.Bush và B.Obama. Những cái không thể dùng tiền để mua hoặc dùng Điều 4 mà chiếm đoạt bất hợp pháp như họ.

Quan sát cái cung cách các nhà lãnh đạo VN mỗi khi có dịp gặp các tổng thống Mỹ những năm gần đây, tôi vừa thương cho tư cách của họ và tủi thay nước mình. Vì ngay cả khi là chủ nhà, như lần VN tổ chức hội nghị APEC cuối năm 2006 qua, lãnh đạo ta đứng cạnh họ nom vẫn cứ thập thò thò thập thật lạ mắt, khác xa với cái vẻ tự nhiên đường bệ của những người như ông G.Bush dù họ chỉ là khách.

Nếu nói theo sách vở tâm lý, thì đó chính là tâm trạng của những kẻ mặc cảm thua sút về phương diện nào đó và sự thiếu tự tin này được bộc qua cái vẻ bối rối của họ. Nếu chỉ vì chuyện giàu nghèo chắc cũng không ra nông nỗi lộ rõ ra bên ngoài nhiều đến như vậy.

Nhìn cái vẻ khép nép ấy, tôi bỗng chợt nhớ lại cái cảnh ngày còn đi học thỉnh thoảng hôm nào xui xẻo bị thầy cô giáo gọi lên trả bài mà trong bụng vốn liếng chẳng có lấy nửa con chữ. Ngày ấy, giá mà ‘thằng nhỏ’ cũng có được mảnh giấy con con trong tay, lúc úp lúc mở như ông Thủ tướng Phan Văn Khải tại White House ngày nào thì tốt biết mấy?

Thèm là vậy nhưng nếu bây giờ có tỷ phú đôla hào hiệp nào bảo sẵn sàng tài trợ cho VN tổ chức một cuộc bầu cử thủ tướng và chủ tịch nước giống kiểu bầu tổng thống Mỹ.

- Nghĩa là để đổi lấy tính chính danh họ phải chấp nhận một cuộc hơi sòng phẳng với đối thủ là các ‘thí sinh tự do’ trong số 80 triệu dân hiện đang sống trong nước.

- Nghĩa là các ông Dũng và Triết cũng phải tự mình tất tả ngược xuôi khắp 63 tỉnh thành để kiếm phiếu và phải ‘trổ tài khoe sắc’ trước trăm họ cũng giống như các ứng viên của nước Mỹ, chắc chắn cả hai ông đều lắc đầu.

Sự hấp dẫn của bầu cử Mỹ đối với họ chắc cũng chỉ cỡ như khi chúng ta lúc còn nhỏ hay xem những bộ phim ma, “Con ma nhà họ Hứa” chẳng hạn, hấp dẫn và thèm coi nhưng lại luôn phải co rúm người lại vì sợ hãi.

Cách nay chưa lâu, khi dư luận mới nổi lên những tranh luận về việc nên để cho người ngoài đảng CS ra ứng cử quốc hội thôi, mà ông TBT họ Nông đã giãy nảy lên “trò chơi dân chủ này cần phải dẹp ngay” đủ biết lãnh đạo đất nước chúng ta ngoài miệng hay nhắc đến mấy chữ “bản lĩnh chiến đấu” mà thật ra trong lòng sự tự tin chỉ là những con số zéro to tướng!

Trở lại với chuyện ‘đấu võ đài’ trong bầu cử Mỹ. Muốn trở thành lãnh đạo tầm cỡ quốc gia, ở các nước dân chủ mọi quan chức đều phải chứng tỏ mình thực sự là một ‘võ sĩ quyền Anh’ hạng cực nặng trên sàn đấu chính trị. Hoàn toàn không có chuyện chỉ cần băng đảng gật đầu với nhau trong phòng họp kín là xem như đã xong bầu cử, những gì còn lại chỉ là thủ tục che mắt được mặt trận tổ quốc thu xếp hộ.

Hấp dẫn là vậy, nên mặc dù bầu cử Mỹ vừa qua là chuyện của xứ Huê Kỳ. Obama hay McCain ai thắng cũng chẳng ảnh hưởng trực tiếp cái ‘nồi cơm’ nhỏ bé nhà mình vốn đã nhỏ, chẳng còn thể nào teo tóp hơn. Nhưng chính cái sự công bằng trong sự tiến thân của xã hội Mỹ đã lôi cuốn cả thế giới này như muốn nhảy cẫng theo họ, khi lần đầu tiên họ thấy một người da màu đường đường bước vào Nhà Trắng. Sự ‘hỉ nộ ái ố’ của họ tuôn ra không khác gì khi theo dõi trận chung kết FIFA World Cup cũng bốn năm một lần, mặc dù US Elec-Cup coi bộ còn ‘nghèo’ hơn vì mùa nào cũng chỉ với hai đội cũ mèm, Dân chủ và Cộng Hòa ra sân.

Nhìn người ngẫm đến ‘thân tàn’ chúng ta !

Chả nhẽ trình độ yêu nước ở VN chỉ là hò hét kiểu này hay sao!
Dân VN hâm mộ đá banh cũng thuộc vào loại bậc nhất Châu Á. Điều này khỏi cần khoe chắc ai cũng biết. Chỉ cần nhìn vào con số vài trăm xe gắn máy bị giam giữ do quậy phá mỗi khi đội tuyển quốc gia chiến thắng ai đó, cùng với vài chục ca nhập viện chỉ trong một đêm ăn mừng chiến thắng, cho thấy rõ điều này.

Hâm mộ dữ dội là vậy, nhưng nhiều người chỉ dám nghĩ rằng do bị ảnh hưởng bởi yếu tố bất ngờ của môn thể thao vua này, mà họ không muốn nhận ra còn có một lý do rất quan trọng khác, đó là vì trong máu người Việt luôn có thừa ‘gen’ ganh đua. Một loại tố chất quí mà nếu có được một môi trường phát triển tốt, chất men ấy không chỉ dùng vào việc gây nên những đám đông hừng hừng khí thế tụ tập reo hò sau, mà chắc chắn còn rất dễ giúp đất nước vượt trội hơn hẳn các quốc gia khác trong khu vực, những nơi luôn ganh tỵ với VN về mức độ cuồng nhiệt với bóng đá.

Mừng chiến thắng Obama ở Chicago
Phải có nhận ra điều này, thì khi nhìn vào đám đông 100 ngàn người tụ tập tại Grant Park, Chicago trong đêm ăn mừng chiến thắng 4/11/2008 vừa qua của đảng Dân Chủ cùng tân tổng thống B.Obama, mới thấy cái đám đông cũng không hề ít vài chục ngàn người đổ ra khắp đường phố Sàigòn, cờ đỏ sao vàng quấn đầu, phèng la thau chậu trên tay, lạng lách xe bóp còi inh ỏi, sau mỗi trận thắng của đội tuyển quốc gia, sao mà vô lý quá thể !!!

Những đám đông kiểu ấy chỉ có thể nói lên được một điều duy nhất, rằng chẳng có gì đáng xem là tự hào với yêu nước gì hết mà là đảng Csvn đã quá thành công trong việc tận cùng hoá sự nghèo nàn nhận thức của người dân về quyền lợi chính trị của họ.

Lòng yêu nước của một dân tộc mà đã bị đánh tráo bằng những ‘trò chơi’ vô bổ rẻ tiền đến như thế là cùng!

Đảng CSVN chắc chắn phải rất rất thích thú với cảnh cờ đỏ sao vàng bay rợp trời trước hàng vạn cặp mắt ngơ ngác của người nước ngoài trong những cơ hội như vậy. Vì thế, mặc dù đã từng gây ra không ít tai nạn nhưng chính quyền không hề có ý định ngăn cản, thậm chí các đài truyền hình còn tổ chức các xe truyền hình lưu động để đưa tin. Quả là những trò hề mỵ dân không thể chấp nhận.

Tôi hy vọng những điều vừa trình bày trên nhân chuyện bầu cử Mỹ, sẽ làm thức tỉnh những ai có đạo mê bóng đá, nhất là giới trẻ hãy nhìn lại những kiểu ăn mừng đối với đội tuyển quốc gia như đã từng diễn ra trước nay. Các bạn đang bị lạm dụng mà không hề hay biết, những vụ tụ tập la hét cờ với cờ đỏ sao vàng rợp trời như hiện nay, chẳng khác các bạn đã vô tình giúp sức cho đảng Csvn thêm mạnh miệng tuyên bố với thế giới “Ai bảo độc đảng dân không được dân yêu? Quí vị hãy ra đường phố SG, HN những ngày hội bóng đá này mà xem!”

Mà hãy học cách tụ tập ăn mừng một cách khôn ngoan chính đáng như những ủng hộ viên đảng Dân Chủ tại Chicago hôm 4/11 vừa qua, bằng cách quan tâm đến việc bầu cử trong nước nhiều hơn, đó là những quan tâm đến chính tương lai bạn và con cháu các bạn.

Chỉ khi nào Csvn nhận thấy ngày càng có thêm nhiều người phát hiện ra quyền lợi chính trị của họ đang bị đảng này chiếm dụng trái phép, khi ấy mới mong đất nước này mới có được thứ hạng tương xứng với cái hào khí yêu nước đang hừng hực nơi con người các bạn.

Được như thế, thì ngay cả cái đội tuyển bóng đá quốc gia cũng sẽ không còn cảnh thắng thua quá thất thường như hiện nay và các bạn cũng sẽ không phải đau lòng khi thấy đạo công giáo chúng ta bị chính quyền chà đạp thô bạo như ở Thái Hà, Tòa Khâm Sứ thời gian qua.

Bao giờ tổng thống Mỹ là… Việt Kiều?

Sau khi B.Obama đắc cử một ngày, Đài Truyền Hình Trung Ương VN có phát một chương trình về tiểu sử vị tổng thống thứ 44 da màu của nước Mỹ này, trong đó có đoạn “Câu chuyện về cuộc đời của Obama, câu chuyện về lý do một người nghèo khó có thể trở thành lãnh đạo, câu chuyện về lý do một người Mỹ gốc Phi có thể bước vào vũ đài chính trị của nước Mỹ...” (http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2008/11/5/185898/ ).

Quả là những lời tán dương quá hay, quá đẹp không còn thể nào tốt hơn được thoát ra từ miệng một cơ quan truyền thông chủ lực của Csvn.

Nghe họ nói, xem họ viết không một người Việt Nam nào không khỏi thèm thuồng cố gắng làm theo những gợi ý ấy. Chỉ có điều họ có biết rằng, nếu B.Obama mà sinh ra ở VN, với hoàn cảnh gia đình là dân thiểu số như vậy, liệu ông ta sẽ làm được gì? Cuộc đời ông liệu có khác gì mấy người chân đất đầu trần, lưng đeo gùi mà tôi thường thấy dọc đường lên các vùng cao nguyên? Liệu ông ta có leo nổi qua cái chức… phó thường dân để ngồi vào ghế quan như vài triệu đảng viên hiện nay?

Mấy ngày qua tôi cố tìm hiểu xem tổ tiên ông B.Obama đến Châu Mỹ vào năm nào mà vẫn chưa tìm ra. Sở dĩ tôi muốn tìm là vì trên nước Mỹ cũng đang có hàng triệu người Việt sinh sống kể từ sau cuộc chạy nạn 30/4/1975 đến nay. Người Mỹ gốc Kenya tôi không biết có đông bằng người gốc Việt nhưng nếu so về dân số thì chắc họ không bằng, Kenya hiện chỉ có 28 triệu dân trong khi VN mình đã trên 80 triệu dân.

Người Việt vốn chăm chỉ làm lụng và hiếu học nên mới chỉ sau hơn một thế hệ trên 30 năm, cộng đồng VN tại một số bang đã có người trở thành nghị viên. Vậy thêm 2-3 thế hệ nữa, nếu nước Mỹ có tổng thống người gốc Việt cũng không phải là chuyện gì lạ lẫm cho lắm.

Nhưng lỡ ngày ấy mà chế độ cộng sản VN trong nước vẫn còn tồn tại nhờ biết cách nối thêm vào sau mấy chữ “XHCN” những cái đuôi’ thị trường khác nhau, khi ấy dân tộc chắc sẽ có khối chuyện ‘cười ra nước mắt’ với lắm chứ chẳng chơi !

Chẳng hạn khi công du VN, tổng thống Mỹ phải lo thu xếp thời gian về Vũng Tàu Bà Rịa hay xuống Rạch Giá Kiên giang thắp mấy nén nhang tưởng nhớ hương hồn ông bà tổ tiên đã phải bỏ mạng vì đã từng chạy trốn khỏi những bậc đàn anh của các lãnh đạo hiện đang long trọng đón tiếp ông.

Và cũng không biết khi ấy Đài Truyền Hình Trung Ương có còn làm phóng sự ca tụng tổ tiên ông tổng thống đã anh hùng vì chẳng ngại hiểm nguy dẫn dắt ông bà, cha mẹ ông ta chạy trốn khỏi VN năm xưa như đã ca tụng ông B.Obama hôm nay?

Sàigòn, 20/11/2008
 
Trận hồng thủy nào?
Tự Do Ngôn Luận
11:34 20/11/2008
Trận hồng thủy nào?

Đúng là Hà Nội vừa trải qua một cơn hồng thủy kể từ 31-10-2008 vừa qua. Hôm 10-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của CSVN và Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương đã gặp gỡ các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế để thông báo tình hình thiên tai, than nghèo kể khổ, hầu kêu gọi giúp khôi phục nông nghiệp và cứu vớt nạn nhân. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo, trong đợt lũ lụt kéo dài toàn miền Bắc từ giữa tháng 10 đến nay, có tất cả 82 người chết, 5 mất tích, 9 bị thương. Riêng về số tử vong, Hà Nội và Nghệ An mỗi nơi 22 người, Hà Tĩnh 15 người, Vĩnh Phúc 8 người, Hưng Yên, Bắc Giang, Hòa Bình mỗi tỉnh 3 người, Hà Nam 2 người, Quảng Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên mỗi tỉnh 1 người. Mưa lũ còn làm sập 183 căn nhà, khiến 180.244 căn bị hư hại, 208.719 mẫu lúa và hoa màu bị úng, 202 cây số đường giao thông nông thôn hư hỏng. Tổng thiệt hại vật chất ước tính khoảng 6316 tỉ đồng. Đó là hồng thủy thiên tai. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều cơn hồng thủy nhân tai nữa vốn đang tràn ngập nhận chìm đất nước và xã hội Việt Nam hôm nay.

1- Ngay trong thời gian lũ lụt, người ta đã thấy cơn hồng thủy của thói vô trách nhiệm. Ngày thứ hai của thiên tai (hôm 01-11), bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết lãnh đạo vẫn bận họp "tổng kết vấn đề tôn giáo". Đối với họ, đối phó với Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, Giáo phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà còn quan trọng hơn là đối phó với lụt bão! Sang ngày hôm sau, 02-11, nhân một chuyến vi hành, Nghị phát biểu với báo chí: "Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm" rồi "Thiên tai thì không tính trước được". Ngày 3-11, ông ta lại hùng hồn khẳng định: "Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai" !?! Đây là những lời nói vừa ngu xuẩn, vừa tàn nhẫn, vừa vô trách nhiệm của một kẻ từng là bộ trưởng Văn hóa Thông tin và nay đang là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thủ đô. Sao lại có thể dửng dưng trước nỗi đau của người dân như thế? Phải chăng đảng chỉ chuyên lo giữ đất đai, tiền thuế của toàn dân, lo chia hoa hồng với tư bản ngoại quốc, lo xuất khẩu tài nguyên quốc gia (trong đó có các công nhân và thiếu nữ nghèo) để làm giàu cho riêng mình, còn người dân phải lo tự cứu trước mọi loại thiên tai? Sao dám gọi quốc nạn với gần cả trăm người chết, hàng ngàn tỷ đồng thiệt hại, hàng triệu cư dân đang bị nạn đói, dịch bệnh, vỡ đê đe dọa là một cuộc "tổng diễn tập lớn"? Điều đó có khác chi xem tính mạng con dân mình, tài sản đất nước mình như là vật thí nghiệm!

Chưa hết, sau khi nước lụt đã ra khỏi Hà Nội ba hôm, chiều ngày 06-11, lãnh đạo CS mới huy động quân đội (vốn có vô số xe lội nước, thuyền cứu nạn) tiến vào thủ đô để cứu giúp nhân dân!?! Thế nhưng đó chỉ là màn trình diễn, vì cùng ngày, một vị thuộc viện Khoa học xã hội VN cho đài Á châu Tự do biết: "Người dân bây giờ lo tự cứu mình thôi chứ không có lực lượng chủ lực nào thực hiện việc này cho họ". Rồi đang khi thắc mắc vì sao chỉ sau một cơn mưa lớn (500mm), gần như cả thành phố (đặc biệt tại khu đô thị mới Mỹ Đình) chìm sâu trong biển nước, có nơi trên 1m, người ta lại biết thêm: Hà Nội từ lâu đã có một dự án thoát nước với chi phí 550 triệu đôla (giai đoạn 1 đã hoàn thành với 180 triệu, giai đoạn 2 sắp sửa tiến hành với 370 triệu). Nhưng cho dù có xong sau 5 năm nữa (như dự trù) thì công trình thoát nước cũng chỉ giúp thủ đô chống chọi được cơn mưa trên 300mm mà thôi. Hẳn nhiên món tiền khổng lồ ấy (do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cho mượn và toàn dân phải nai lưng trả) đã và đang chạy vào túi những kẻ lãnh đạo vừa bất lương vừa bất tài!

Cơn hồng thủy vô trách nhiệm còn tìm thấy nhiều chỗ khác. Chẳng hạn nơi Bộ giáo dục & Đào tạo với chính sách tiếp tục tăng học phí đầu niên khóa này, khiến học sinh nghèo bỏ học ngày càng nhiều thêm. (Một thống kê chính thức của Bộ cho thấy từ năm 2003 đến 2008, cả nước đã có 907.307 trẻ em Tiểu học bỏ học, trong khi bậc Trung học có tới 2.177.981 em phải nghỉ ở nhà). Hóa ra nguyên tắc rất tốt lành và nhân bản của thời Việt Nam Cộng Hòa: "Ai học được phải được học" đã bị CSVN vất vào sọt rác từ lâu! Rồi còn chuyện đầu niên khóa này, vì nghe những lời nguyền rủa của nhân dân và giáo chức về bộ sách giáo khoa biên soạn ẩu tả (chưa kể mắc tiền), bộ GD&ĐT đã vội vàng cho ra một cuốn sách sửa lại những sai sót trong bộ giáo khoa đó. Thế nhưng chính cuốn sửa sai này lại có vô số điều sai cần sửa! Tệ hại hơn nữa là trong các viên chức quản lý ngành giáo dục, có không ít nhà mô phạm đóng vai trò công an, chuyên đe dọa và ngăn chận sinh viên học sinh bày tỏ lòng yêu nước hay bênh vực lẽ phải. Chẳng hạn ngài phó hiệu trưởng Đại học Công nghệ Hà Nội với công văn ngày 07-12-2007 nghiêm cấm sinh viên biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc nhân vụ Hoàng Trường Sa; ngài phó giám đốc Sở GD&ĐT Sài Gòn với công văn ngày 24-9-2008 cản trở học sinh, sinh viên tụ tập ủng hộ cuộc tranh đấu của Thái Hà; ngài thứ trưởng Bộ GD&ĐT với công điện khẩn ngày 19-09-2008 cũng nhằm ngăn chận học sinh sinh viên đến ủng hộ giáo dân tại tòa Khâm sứ. Trách nhiệm giáo dục của họ nằm ở chỗ đấy ư?

Góp phần vào cơn lũ vô trách nhiệm này là Bộ Điện lực vốn không bao giờ bảo đảm điện đủ cho sinh hoạt của quốc dân và sản xuất của xã hội, khiến bao công ty xí nghiệp phải điêu đứng và bao tập thể lớn nhỏ bị tổn hại. Rồi thay vì dùng kinh phí để hoàn thiện mạng lưới điện quốc gia, Bộ lại đem tiền đi kinh doanh việc khác, còn luôn miệng than "lỗ quá trời!". Đến khi bị điều tra thì lòi gian dối: lời đến 2763 tỷ! Vậy mà với thành tích vô trách nhiệm đó, bộ lại xin trích thưởng 1002 tỷ. (Tuổi trẻ cười ngày 01-11-2008). Bộ Y tế thì luôn được công luận nhắc nhở về chuyện cắt cổ trong bệnh viện, để bệnh nhân nằm dưới đất, bán dược phẩm giá trên trời, tiêm vắc-xin gây tử vong hay thương tật... Mới đây, ngày 30-9-2008, bộ lại ban hành bảng 82 tiêu chí về thể lực (mà một số rất quái đản) khiến cho hàng triệu người bình thường (huống chi kẻ tàn tật) bị coi là "không đủ điều kiện sức khỏe để điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ". Dư luận chung nhận định là.. ..bộ chỉ muốn phối hợp với bộ công an để moi thêm tiền của người dân mà thôi, đồng thời để làm nhẹ tội liên bộ là xây đường xấu, cấp bằng lái giả, giáo dục cộng đồng tệ, nhập xe không an toàn... Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn trong cuộc họp Quốc hội kỳ này (phiên chất vấn ngày 11-11-2008) cũng đã lên bàn mổ công luận về việc giá cả tăng cao, thuốc trừ sâu chất lượng kém, dự báo thời tiết sai lạc khiến nông dân khốn khổ. Giá gạo tăng liên tục do tin đồn nhảm rồi lại giảm liên tiếp do sản lượng dư thừa, gây thiệt hại vô vàn cho nông dân. Bộ Tài nguyên & Môi trường thì bị chất vấn về công tác quản lý nhà nước quanh chuyện môi sinh, về trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm không khí, đất đai, sông ngòi, đặc biệt là vụ Vedan ở sông Thị Vải mà cho tới nay vẫn có sự đùn đẩy trách nhiệm, vẫn có việc nhân dân gặp khó khăn trong chuyện khởi kiện. Nhưng rồi các vị "phụ mẫu chi dân" này chỉ trả lời loanh quanh, giả bộ nhận trách nhiệm và hứa suông về việc sửa sai điều chỉnh như hàng ngàn hàng vạn lần khác.

2- Một cơn hồng thủy khác là cơn hồng thủy của bạo lực, bạo lực vũ khí lẫn bạo lực hành chánh, đi kèm với dối trá lật lọng, vu khống thóa mạ, ngụy biện quàng xiên. Điển hình là vụ tòa Khâm sứ, xứ Thái Hà với những nạn nhân tiêu biểu là các giám mục, linh mục và giáo dân. Làm sao quên được những lời phát biểu của chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo kết án Đức Tổng Kiệt "đã kích động, lôi kéo, khuyến khích bằng các văn bản, thư hiệp thông, trả lời phỏng vấn có nội dung xấu, xuyên tạc sự thật đăng tải trên một số phương tiện truyền thông nước ngoài", đã vi phạm pháp luật có hệ thống, không sống đúng chức trách tu sĩ, đúng bổn phận công dân, còn phát ngôn miệt thị đất nước, dân tộc, rất đáng bị tống cổ khỏi Hà Nội! Làm sao quên được những màn đàn áp bằng dùi cui, hơi cay, nhà tù, những câu đao to búa lớn của Viện kiểm sát Nhân dân quận Đống Đa trong bản cáo trạng ngày 24-10 nhằm vu khống các giáo dân Thái Hà là "đã vi phạm pháp luật với mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây sức ép với chính quyền nhằm mục đích đòi lại khu đất... Các bị can đã phạm vào tội gây rối trật tự công cộng được quy định ở điều 245 Bộ luật hình sự, đáng bị án tù từ 2 đến 7 năm...". Rồi mới đây lại thêm trò gian trá lố bịch, phi pháp bất công là cho rằng bản cáo trạng đã "bỏ sót tội danh" dù các bị can chưa ra trước vành móng ngựa.

Còn phải kể vụ án trừng phạt 4 người chống tham nhũng trong phiên tòa ngày 14-10-2008 tại Hà Nội, vụ xét xử chiến sĩ dân oan Lê Thị Kim Thu hôm 08-11 mới rồi vì tội "gây rối trật tự công cộng", việc chuẩn bị đưa ra tòa 11 nhà dân chủ xứ Bắc bị tống ngục kể từ hôm 10-09 với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước". Mới nhất là vụ Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ thị cho báo chí "thông tin chừng mực, không ồn ào, chớ nói rõ tên" về việc tuần dương hạm Trịnh Hòa của Trung Quốc sẽ cập cảng Đà Nẵng từ 18 đến 22-11-2008. Đô đốc Trịnh Hòa là biểu tượng cho cuồng vọng bá chủ mặt biển của Trung Quốc nên nhân dân phải mù tịt về động thái thần phục Bắc triều mới này của đảng (xem bài trong bns). Đó là chưa kể bao vụ trấn áp, cướp bóc tài sản nhân dân gần đây tại Kiên Giang, Thừa Thiên, Sài Gòn, Ninh Thuận...

3- Tuy nhiên, Phải nói cơn hồng thủy ghê gớm nhất, hậu quả của các cơn hồng thủy trên, chính là cơn hồng thủy của lòng dân phẫn nộ. Hơn 60 năm chế độ CS với vô số sai lầm, tội ác và hàng chục triệu đồng bào nạn nhân đang làm cho trận cuồng lũ của toàn dân Việt ngày càng dâng cao và không sớm thì muộn sẽ quét sạch tất cả cái chế độ phi nhân bất nghĩa, dối trá bạo tàn này. Tập đoàn lãnh đạo CS dù đã không tính trước được cơn giận của thiên nhiên thì cũng phải tính đến cơn giận của người và của Trời đó, nếu không muốn chịu số phận của Ceausescu, Jaruzelski, Saddam Hussein và bao tên tội đồ của nhân loại.

(Nguồn: Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 63 (15-11-2008).
 
Thư của ĐTGM Toronto gởi Đại Sứ Việt Nam tại Canada
+ ĐTGM Thomas Collins
14:33 20/11/2008
M. Rev. Thomas Collins
Tổng Giám Mục Toronto

1155 Yonge St
Toronto, Ontario M4T 1W2
(416) 934-0606. Fax (416) 934-3452


Ngày 20 tháng Mười, 2008

Kính thưa ông Nguyễn Đức Hùng
Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền,

Tòa Đại Sứ CHXHCN Việt Nam tại Canada
470 Wilbrod St
Ottawa, Ontario K1N 6M8

Thưa ông Nguyễn,

Sự công phẫn càng ngày càng gia tăng khi tôi được biết về những hành vi của nhà cầm quyền VN chống lại đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giu-Se Ngô Quang Kiệt và cộng đoàn Công Giáo Hà Nội.

Xin bảo đảm với ông rằng sự ngược đãi này sẽ không qua mắt được cộng đồng quốc tế và sẽ gây thiệt hại lớn lao đến vị trí của Việt Nam trong đại gia đình các quốc gia.

Tôi hối thúc ông và chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền công dân của người Công Giáo VN

Thành thật,

M. Rev.Thomas C. Collins
Tổng Giám Mục Toronto
(đã ký)
 
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức kêu gọi cứu trợ lũ lụt Việt Nam
Vincenz Nguyễn văn Rị
22:20 20/11/2008

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức kêu gọi cứu trợ lũ lụt Việt Nam

Kính gửi:

Quý vị Chủ Tịch Vùng và Đại Biểu
Quý vị Đại Diện các cộng đoàn và đoàn thể
Quý ông bà và anh chị em.

Theo tin tức của các các cơ quan truyền thông trong nước và hải ngoại từ mấy tuần vừa qua, mưa lớn kéo dài đã gây nên ngập lụt trong nhiều tỉnh phía Bắc, một trận lụt hiếm thấy trong lịch sử, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội. Hậu quả trận lụt vừa qua gây thiệt hại nhiều về nhân mạng, nhà cửa và đồ đạc bị hư hỏng, gây ra cảnh màn trời chiếu đất, nhiều nơi tại miền quê hoa mầu bị lũ lụt tàn phá, mất hết cơ nghiệp trở thành trắng tay. Nhiều gia đình trước đây đã sống trong cảnh nghèo nàn thiếu thốn, đã nghèo nay lại cùng cực, nghèo khó thêm.

Kính thưa toàn thể quý vị, chúng ta đã từng sống, từng chứng kiến và từng hiểu thế nào về hoàn cảnh cũng như thân phận cùng cực của đồng bào dân tộc chúng ta. Do đó chúng ta không thể làm ngơ trước những khổ cực, khó khăn của đồng bào tại VN.

Đáp lời kêu gọi giúp đỡ nạn nhân lũ lụt miền Bắc của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Liên Đoàn Công Giáo VN tại Đức thiết tha kêu gọi các hội đoàn, cộng đoàn công giáo, quý ông bà và anh chị em trong tâm tình: "máu chảy ruột mềm", "lá lành đùm lá rách", "lá rách đùm lá tả tơi". Xin quý vị hãy mở lòng quảng đại đóng góp giúp đỡ nạn nhân lũ lụt miền Bắc vì: „một miếng khi đói bằng một gói khi no“. Chúng ta thể hiện tinh thần Bác Ái, Yêu Thương qua việc tích cực đóng góp cứu trợ lũ lụt Việt Nam. Đặc biệt trong Mùa Vọng chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Hài Đồng Giáng Sinh và Năm Mới, chúng ta có thể bớt tiêu xài, chia sẻ cơm áo, tích cực cứu trợ đồng bào đang bị lâm nạn không phân biệt lương giáo trong các vùng bị thiên tai lũ lụt.

Mọi đóng góp xin gửi về Liên Đoàn trước ngày theo 15.01.2009 theo tài khoản sau đây:

Le Minh Thu Hong
Stichwort: «LU LUT VN»
Konto-Nr. 222237007
BLZ: 611 616 96
Volksbank Filder eG


Thay mặt những nạn nhân lũ lụt xin chân thành tri ân quý vị ân nhân, nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và trả ơn bội hậu cho những tấm Lòng Vàng quý báu.

Trân trọng kính chào

T/M Ban Chấp Hành
Vincenz Nguyễn văn Rị
Phó Chủ Tịch LĐCGVN tại Đức
 
Tin thêm về nhân viên Tòa Đại Sứ VN tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác
BBCVietnamese
22:32 20/11/2008
'Con dại cái mang'

Với vụ bà Vũ Mộc Anh bị triệu về nước, như thế hai năm qua đã có một tham tán thương mại và một bí thư thứ nhất của Việt Nam phải rời Đại sứ quán ở Nam Phi vì liên quan tới tê giác.

Nói chuyện với BBC trước khi danh tính bà Anh được xác nhận, Đại sứ Việt Nam ở Pretoria Trần Duy Thi khẳng định ông đã đề nghị các nhân viên không tham gia vào các hoạt động buôn lậu.

Cảnh vụ buôn lậu trước sứ quán Việt Nam
Mặc dù vậy hai cán bộ trực tiếp dưới quyền ông đã lần lượt phải về nước vì cùng một cáo buộc buôn lậu sừng tê giác.

Ông nói ''người Việt Nam có câu 'con dại cái mang'', gợi ý rằng nếu người ta cố tình vi phạm ông cũng đành bó tay.

Trong một diễn biến khác, chính ông Thi cũng sắp hết nhiệm kỳ đại sứ và hiện đã có tên người sẽ thay ông.

'Bất động'

Cáo buộc cán bộ ngoại giao trong Đại Sứ quán Việt Nam ở Cộng hòa Nam Phi buôn lậu sừng tê giác thực tế đã được đưa ra từ ít nhất là hai năm nay.

Nam Phi cấm vận chuyển tê giác
Ba nguồn tin khác nhau từ Nam Phi và Việt Nam nói với BBC rằng cựu tham tán Trần Mạnh là một trong những người đầu tiên liên quan tới việc buôn bán này.

Ông Mạnh, hiện vẫn đang ở Pretoria, được tin là lập ra hẳn một công ty mang tên Newtato S.A. và dùng quan hệ đặc biệt để trợ giúp việc buôn lậu sừng tê giác.

Vợ của ông Mạnh, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cũng được nguồn tin ở Nam Phi nói là có trong đường dây vận chuyển sừng và tiền mặt về Việt Nam.

Nguồn tin chưa được kiểm chứng cho hay bà Thủy đã từng bị bắt ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng sau đó đã được thả.

Nhà của hai ông bà Mạnh, Thủy tại Pretoria được cho là một trong những điểm chứa sừng tê giác trước khi chúng được chuyển đi tiếp.

Ông Mạnh cũng bị cáo buộc tiếp tục sử dụng hộ chiếu ngoại giao để có thể mang hàng hóa ra khỏi Nam Phi sau khi ông đã không còn làm ở Đại sứ quán.

Người ta nói cảnh sát Nam Phi đã án binh bất động cho dù họ cũng đã được thông báo những cáo buộc này.

'Buôn người'

Một nguồn tin từ Nam Phi nói nhân viên sứ quán Việt Nam tại Nam Phi có hành vi có thể coi là 'buôn người' khi đưa những thanh niên trẻ sang Pretoria để từ đó làm 'chân sai vặt' trong đường dây buôn sừng tê giác.

Những thanh niên này sang với danh nghĩa làm ăn và lập công ty nhưng hoạt động mà họ quan tâm hơn cả là thu mua và vận chuyển sừng tê giác.

Nguồn tin cũng nói với BBC rằng có những thanh niên trong số này tham gia cả vào đường dây rửa tiền và các hoạt động mờ ám khác.

Mặc dù Nam Phi cho phép săn bắn tê giác, một giấy phép để đi săn và vận chuyển tê giác tốn thời gian và tiền bạc tới mức ít người có thể có được các giấy phép này.

Báo chí Nam Phi nói hầu hết mọi đầu mối trong đường dây buôn lậu đều 'chỉ tay' về phía các băng đảng Việt Nam.

Hiện truyền thông Nam Phi vẫn tiếp tục điều tra vụ việc này và ngày mai, 21/11 báo Mail & Guardian, tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ việc sẽ có gặp gỡ với cảnh sát để lấy thêm thông tin.

(Nguồn: BBC, ngày 20.11.2008, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081120_rhino_links.shtml)
 
Thông Điệp từ Thái Bình, Xuân Lộc đến Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội
Lai Thế Hùng
22:52 20/11/2008
Thông Điệp từ Thái Bình, Xuân Lộc đến Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội

Nhờ vào kỹ thuật truyền thông tiến bộ và quảng đại hóa nên những biến cố Thái Bình - Xuân Lộc trong thập niên 90 đến biến cố Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội đang xẩy ra ngay cứ địa của tập đoàn thống trị Cộng Sản Hà Nội (CSHN) đã được ba triệu người Việt tỵ nạn Cộng Sản hải ngoại nói riêng và nói chung, dư luận quốc tế theo dõi một cách tường tận. Tùy vào hoàn cảnh, vị trí, chức năng và chủng tộc của từng thành phần dân chúng trên thế giới mà ý nghĩa của những biến cố này được thu nhận một cách khác nhau. Nói một cách khác, biến cố Thái Bình, Xuân Lộc, Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội đã gửi đi những thông điệp mang nội dung tuy khác nhau; nhưng rất rõ ràng và nghiêm chỉnh là đòi lại quyền làm người, quyền hưởng tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, vốn đã bị chủ nghĩa và cơ chế độc tài toàn trị CSHN tước đoạt.

1- Đối với nhân loại, thông điệp Thái Bình, Xuân Lộc, Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội đã xác quyết rằng: "tự do, dân chủ và nhân bản là hướng tiến của nhân loại hôm nay". Thế kỳ XX đã qua là một thế kỷ sát nhân bởi những chủ thuyết huyền hoặc, những chủ nghĩa độc tôn, độc tài và chuyên chính Cộng Sản quái thai chủ nghĩa, phải được chấm dứt, vứt bỏ để người người bước vào thế kỷ XXI với một kỷ nguyên mới trong niềm tự tin và dũng cảm rằng, "không một chủ thuyết độc đoán nào, không một guồng máy thống trị độc tài nào hoặc một phương thức nhồi sọ, tẩy não, áp bức và khống chế nào, lại có thể tiêu diệt được lòng yêu chuộng tự do, dân chủ của con người". Biến cố Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội còn được coi là những biến cố khởi đầu kỷ nguyên đòi "tự do, dân chủ, nhân bản, nhân quyền" của thế kỷ XXI. Đó chính là những mối liên hệ và tương quan mật thiết chẳng những đối với Thái Bình, Xuân Lộc, Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội mà còn là niềm hy vọng cho cả tương lai và hạnh phúc của dân tộc Việt ta nữa. Thế kỷ XXI phải là một kỷ nguyên hòa bình, nhân ái với một thế giới văn minh tiến bộ đầy lòng vị tha giữa người với người và không còn thảm trạng người bóc lột người, người hành hạ người như tại quê hương đau khổ Việt Nam ngày nay.

2- Đối với nhân dân Việt Nam, thông điệp Thái Bình, Xuân Lộc, Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội mang nhiều ý nghĩa:

- Thứ nhất, tuy được biểu dương qua các khẩu hiệu đòi tự do tôn giáo, nhân quyền, công lý và sự thật. Đó là "chúng tôi cần cơm áo, nhưng tự do tôn giáo, tôn trọng nhân quyền, dân quyền, công lý và sự thật cần thiết hơn". Nói một cách khác, con người khác con vật. CS và cơ chế chuyên chính phải trả lại cho người dân những quyền làm người, hãy trả lại cho dân tộc những quyền của dân tộc mà Cộng đảng VN đã tước đoạt hơn một nửa thế kỷ qua.

- Thứ hai, xác quyết với dân tộc ý thức trách nhiệm của thế hệ hiện tại. Dù bị nhồi sọ đến đâu thì lý thuyết Mác Lê vẫn không thể biến con người không còn lương tâm, thiếu suy nghĩ và chỉ biết nghe một chiều, nhìn một phía. Trái lại, thế hệ hôm nay với tinh thần bất khuất, ý chí quật cường và lòng dũng cảm đang thắp lên ngọn lửa đấu tranh bằng chính máu xương của mình cho tự do, dân chủ, nhân của toàn dân, khởi đầu cho một chu trình đi vào "cuộc Cách Mạng Dân Tộc, Dân Quyền và Nhân Quyền" trong tương lai.

- Thứ ba, đặc biệt gửi đến cho ba triệu con dân Việt đang lưu bạt nơi xứ người hải ngoại, lời kêu gọi đại đoàn kết dân tộc và ý thức trách nhiệm với tổ quốc và quê hương nước Việt. Thông điệp đã được người Việt tỵ nạn chúng ta trân trọng đón nhận và đang thi hành nghiêm túc sứ mệnh của mình, từ Mỹ Châu, Úc Châu, đến Âu Châu và ngay cả Á Châu mà không có sự phân biệt về tôn giáo, địa phương, thuyền nhân, HO, đoàn tụ hay cũ mới, v.v.. . Và tất thảy ai nấy đều cảm thấy đồng nhất trong niềm tự hào chung về sự dũng cảm, lòng can đảm và ý chí quật cường, quyết vùng lên của nhân dân Thái Bình, Xuân Lộc, Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng, và nói chung của đồng bào mọi giới khắp ba miền quê hương hiện nay Lẽ cố nhiên, tập thể người Việt tỵ nạn hải ngoại càng khinh miệt và căm phẫn tập đoàn thảo khấu CSHN, một lòng quyết tâm góp phần nghĩa vụ của những con dân trước quốc biến vào đại cuộc, giải cứu dân tộc ra khỏi bóng ma duy vật biện chứng độc tài toàn trị CS, của cái gọi là "chủ nghĩa đói nghèo và nghèo đói về chủ nghĩa để dựng lại một quê hương Việt Nam thực sự tự do, dân chủ, nhân bản và giầu mạnh".

2-Đối với tập đoàn thống trị CS Hà Nội, thông điệp Thái Bình, Xuân Lộc, Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội, mang năm (5) ý nghĩa chính:

a/ Cơ chế chuyên chính độc tài toàn trị CS Hà Nội đã đi vào giai đoạn thoái trào vô phương cứu chữa và đang đứng bên nghĩa trang của dòng lịch sử, vì nó đã tạo ra những giai cấp thống trị đầy bè phái, đầy đặc ân, đầy quyền hành, và đầy bất công, vẫn tiếp tục hoành hành và làm băng hoại toàn bộ xã hội, bất chấp thương đau của mọi giới đồng bào. Sự căm phẫn của nhân dân quốc nội đối với CS Hà Nội giờ đây đã đến cùng độ.

b/ Chính sách ngu dân do cơ chế chuyên chính CS chủ trương đã không còn hữu hiệu với kỹ thuật truyền thông tiến bộ, hiện đại và quảng đại hóa của thế giới ngày nay. Bức màn tre hay bức màn sắt mà CS HN vốn tự hào cũng không thể nào ngăn cản được ý chí đấu tranh của toàn dân quốc nội và người Việt hải ngoại chúng ta trong quyết tâm theo đuổi cuộc "Cách Mạng Dân Tộc và Xây Dựng Nhân Bản".

c/ Không thể chỉ có cải tổ kinh tế mà không cải tổ hệ thống chính trị và sinh hoạt xã hội, chẳng khác chi "lấy râu ông này đem cắm cằm bà kia". Vì không cải tổ cơ cấu chính trị thì công cuộc cải tổ kinh tế không thể nào thành công được. Nếu có, cũng chỉ được một phần nhỏ nhoi nào đó, càng làm cho xã hội thêm bất công, các tệ đoan như hối lộ, cửa quyền, tham nhũng thối nát càng gia tăng và nạn lạm phát phi mã mà quảng đại quần chúng đói khổ, lầm than, chính là những nạn nhân phải gánh chịu như hiện nay. Chỉ có cơ chế tự do và dân chủ pháp trị thực sự thì công cuộc cải tổ kinh tế mới thành tựu vả đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân.

d/ Từ sự ngu dốt, giáo điều, mù quáng, cộng với những tồi dở trong lãnh đạo và một nền hành chánh, luật pháp tăm tối, thoái hóa về nhận thức của tập đoàn thống trị CS Hà Nội hiện nay bởi các phe nhóm giáo điều, thủ cựu và phe phái cải cách, giữa những bè nhóm sắt máu và những bè nhóm ôn hòa, đang là những mâu thuẫn đối kháng nội tại, vô phương giải quyết, xẩy ra ngay trong lòng nhóm chóp bu Bắc Bộ Phủ bạo quyền, ngày một gia tăng, ngày một quyết liệt và sẵn sàng chém giết nhau bất cứ lúc nào. Những sự kiện này chính là chất xúc tác một cách trực tiếp hay gián tiếp cho các tầng lớp thanh niên, sinh viên, chuyên viên, công nhân,v.v…đang được tiếp cận hoặc được giáo dục bởi nền văn minh cơ khí hiện đại với khoa học siêu kỹ thuật và toàn cầu hóa cùng những cải tiến xã hội, lấy nhân quyền, nhân bản và hạnh phúc của người dân là hướng tiến chung cho mọi dân tộc; chắc chắn sẽ ảnh hưởng và đổi thay đến những suy tư và khả năng phán đoán của các tầng lớp thanh niên, sinh viên, chuyên viên, công nhân này. Đó cũng là những nguyên nhân sẽ tạo cho mọi tầng lớp nhân dân quốc nội nhận thức được về tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền và phân biệt được đâu là quyền làm người và đâu là thân phận kẻ làm nô lệ.

e/ Dù tập đoàn thống trị CS Hà Nội có độc tài, có tài khát máu và lỳ lợm đến thể nào đi chăng nữa, chúng cũng không thể nào tiêu hủy được ý chí, quyết tâm và sự đoàn kết vùng lên đấu tranh đòi quyền làm người, tự do tôn giáo, v v... của đồng bào quốc nội hiện nay. Đại bác, xe tăng, súng đạn, tù đầy và ngay kể cả sự chết chóc có thể tiêu diệt và hành hạ hàng trăm người, hàng ngàn người hay hàng vạn người dân; nhưng cường quyền CS Hà Nội không thể nào tiêu diệt được khát vọng tự do, dân chủ, nhân bản và nhân quyền trong lòng của mỗi con dân Việt trong cũng như ngoài nước. Vì đó là lẽ tất yếu của lịch sử dân tộc đòi hỏi.

3- Đối với chính phủ và nhân dân các nước tự do, thông điệp Thái Bình, Xuân Lộc, Thái Hà, An Bẳng và Tổng Giáo Phận Hà Nội, mang tính chất cảnh giác rằng, hòa bình và an ninh của nhân loại sẽ bị đe dọa trầm trọng nếu thế giới chỉ dựa vào quyết định bởi một thiểu số các quốc gia có kỹ thuật cao và có khả năng chiến tranh hùng mạnh. Chế độ độc tài toàn tri CS Hà Nội nói riêng hay các chế độ độc tài CS nói chung, chúng đã thản nhiên khống chế, đàn áp người dân một cách tàn bạo thì chúng cũng có thể thực hiện những tham vọng cuồng điên nếu một khi chúng có khả năng. Do đó, các chính phủ và nhân dân các quốc gia tự do cần cảnh giác xét lại các chương trình viện trợ kinh tế, viện trợ kỹ thuật và kể cả chương trình viện trợ nhân đạo cho các cơ chế chuyên chính này.

4-Đối với nhân dân quốc gia có cơ chế chuyên chính CS cai trị, thông điệp Thái Bình, Xuân Lộc,Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội nhắc nhở rằng nhân quyền và dân quyền là những quyền linh thiêng của con người. Các dân tộc bị CS tước đoạt dân quyền và nhân quyền phải lấy chính máu xương của mình để phục hồi lại các quyền linh thiêng đó và bảo vệ bằng bất cứ giá nào. Trông chờ vào sự tự nguyện trao trả các quyền tự do căn bản cho dân tộc của các cơ chế độc tài toàn trị CS là một điều ảo vọng. Chỉ có một con đường duy nhất để thu lại các quyền tự do căn bản này cũng như để mưu cầu hạnh phúc cho chính thế hệ hiện tại và cho các thế hệ về sau là phải đấu tranh để triệt tiêu cho kỳ được chủ nghĩa và cơ chế toàn trị CS độc hại này. Nói một cách khác, các dân tộc bị CS cai trị phải quyết tâm tiến đến một cuộc "Cách Mạng Dân Tộc, Dân Quyền Và Nhân Quyền".

Nếu như thông điễp đánh đuổi thực dân và dành độc lập được viết bằng chính máu của anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sỹ Việt Nam Quốc Dân Đảng vào sàng ngày 17 tháng 8 năm 1930 trong khoảnh đất nhỏ nhoi, vô tư cạnh đồn khố xanh Yên Bái đã chuyển đến cho các thế hệ cha ông, thế hệ chúng ta và mãi mãi về sau, không bao giờ dám quên: "Cờ Độc Lập phải nhuộm bằng máu, hoa Tự Do phải tưới bằng máu. Tổ Quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa. Rồi thế nào Cách Mạng cũng thành công để cho Việt Nam muôn năm", thì những thông điệp sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, phải được coi là "những thông điệp mở đầu trang sử giải trử Cộng Sản, dành lại tự do, dân chủ, nhân bản, nhân quyền và quang phục quê hương" cũng được viết bằng chính máu xương của Cụ bà Nguyễn Thị Thu (chức sắc Phật Giáo Hòa Hảo), Thượng Tọa Thích Chân Hỷ (Giáo Hội Phật Giáo VNTN), Hiền Tài Hồ Thái Bạch (Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh), GS Trần Văn Bá (Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris), Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, Lê Quốc Quân (Sỹ Quan QLVNCH),…cùng biết bao những anh hùng nghĩa sỹ trong hàng ngũ quân, cán, chính VNCH và đồng bào mọi giới khắp ba miền quê hương đất nước đã và đang âm thầm hy sinh thân xác trong lao tù CS hay trong bưng biền quê mẹ Việt Nam, chẳng những chúng ta không bao giờ được quên lãng mà còn phải tiếp nối sự nghiệp cao cả của những anh hùng đó, tiếp nối sự nghiệp dựng nước và giữ nước của tổ tiên, của cha ông nòi giống để dân tộc được trường tồn và hùng mạnh.

Thái Bình, Xuân Lộc,Thái Hà, An Bằng và Tòa Khân Sứ Công Giáo Hà Nội tuy đã bị bạo quyền thống trị CS Hà Nội dẹp tan, nhưng biểu tượng này đã in sâu vào tâm khảm của hàng triệu con dân Việt quốc nội cũng như hải ngoại. Trái lại, cơ chế chuyên chính CS Hà Nội hiện nay, giống như ngôi nhà tường vách mục nát, rạn nứt khắp nơi. Sự rạn nứt, mục nát này đang xẩy ra từng ngày giờ ngay trong lòng tập đoàn thống trị và trong hàng ngũ đảng viên, cán bộ, bộ đội cùng bè nhóm, có chức có quyền và những đảng viên, cán bộ, bộ đội, thất thế, bị phục viên về vườn. Đáng kể nhất là sự tiêu tan mối liên hệ giữa bộ đội, công an, cán bộ Cộng đảng và người dân, càng làm cho ngọn lửa đấu tranh đòi quyền làm người ngày một dâng cao, đang biến khát vọng tự do, dân chủ của toàn dân thành cuộc Cách Mạng Dân Tộc, Dân Quyền và Nhân Quyền. Sự kiện này đã đưa đến những lời khẳng khái, quyết liệt và đầy dũng khí can trường "dù có phải tranh đấu bằng mọi phương cách, chúng tôi cương quyết đòi cho kỳ được công lý và sự thực" của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Giáo Phận Hà Nội trước cường quyền thống trị CS Hà Nội. Vậy thì cuối cùng, cuộc đấu tranh của đồng bào Thái Hà, An Bằng và Tổng Giáo Phận Hà Nội phải đạt đến thành công. Bạo quyền phải đổ, bạo chính phải tan và tập đoàn thống trị CS Hà Nội chắc chắn phải tiêu vong. Đó là quy luật tất yếu của lịch sử sẽ đến với dân tộc ta trong những năm tháng tới đây.

(Bruxelles, ngày 19-11-2008)
 
Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ed Royce đưa nghị quyết đòi đưa Việt Nam trở lại CPC
Người Việt
23:01 20/11/2008
WASHINGTON, D.C. - Hôm qua, 19 Tháng Mười Một, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Ed Royce đã giới thiệu một nghị quyết tại Hạ Viện kêu gọi chính quyền Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Ðặc Biệt (Countries of Particular Concern - CPC) vì những vi phạm tự do tôn giáo mới đây, một thông cáo báo chí của văn phòng dân biểu này gởi đến nhật báo Người Việt cho biết như vậy.

Dân Biểu Ed Royce
Cách đây hơn một tháng, trong buổi gặp gỡ giữa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak và cộng đồng Việt Nam ở nhà thờ King of Glory Lutheran Church, Fountain Valley, Dân Biểu Ed Royce có hứa sẽ giới thiệu dự luật này khi Hạ Viện tái nhóm sau cuộc bầu cử tổng thống.

“Nghị quyết này sẽ được ghi trong hồ sơ chính thức của Hạ Viện Hoa Kỳ là tình hình tại Việt Nam không thể chấp nhận được. Nếu Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Hoa Kỳ, họ phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân, bao gồm cả tự do tôn giáo,” Dân Biểu Ed Royce cho biết trong thông báo.

Kể từ năm 1999, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xếp các quốc gia “can dự hoặc cho phép vi phạm tự do tôn giáo một cách nặng nề” vào danh sách CPC.

Sự xếp hạng này không những tố cáo vi phạm của các quốc gia này mà còn là một vũ khí ngoại giao quan trọng trong việc giúp cải thiện nhân quyền.

“Mới đây, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho thấy họ bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp qua vấn đề tranh chấp đất đai. Thêm vào đó, sự ngược đãi các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn tiếp tục,” ông Royce cho biết tiếp.

Vì những vi phạm nhân quyền quá mức của Việt Nam, Bộ Ngoại Giao trước đây đã đưa Việt Nam vào danh sách CPC.

Năm 2006, Việt Nam được lấy ra khỏi danh sách này.

Dân Biểu Ed Royce cho biết tiếp: “Một số người cho rằng đã có những bước tiến bộ tại Việt Nam, nhưng thật sự, tôi không thấy như vậy. Tự do tôn giáo vẫn bị vi phạm. Chính quyền Cộng Sản vẫn tiếp tục làm phiền và ngược đãi những tín đồ không theo đường lối của nhà nước. Vào Tháng Giêng tới, chúng ta sẽ có một chính quyền mới. Tôi muốn cho mọi người thấy rằng tự do tôn giáo đang bị vi phạm tại Việt Nam và chính quyền mới của Hoa Kỳ phải có hành động thích đáng.”

Trung Quốc, Miến Ðiện và Bắc Hàn hiện bị xếp vào danh sách CPC.

Dân Biểu Ed Royce hiện là thành viên cao cấp Tiểu Ban Châu Á, Thái Bình Dương và Môi Trường Toàn Cầu thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện.

Ông cũng là thành viên hai nhóm Congressional Caucus on Vietnam và Caucus on Human Rights tại Hạ Viện Hoa Kỳ.

Ông Ed Royce đại diện Ðịa Hạt 40 của tiểu bang California, bao gồm một phần hoặc toàn bộ các thành phố Anaheim, Buena Park, Cypress, Fullerton, Garden Grove, La Palma, Los Alamitos, Orange, Placentia, Stanton, Westminster và Villa Park. (Ð.D.)

(Người Việt, Wednesday, November 19, 2008)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gia Tô Bí Lục Tân Thời (6)
Vũ Văn An
01:57 20/11/2008
Gia Tô Bí Lục Tân Thời(tiếp theo và hết)

Chiến dịch mạ lỵ

Trên đây chúng tôi có nhắc đến William D. Rubinstein và các con số của ông cho thấy số người Do-Thái bị Quốc Xã giết tại các nuớc Công giáo thí ít hơn con số tại các nước không Công giáo. Nhận xét vế tác giả Hitler’s Pope, Rubinstein cho rằng mặc dù chân dung đức Piô do Cornwell vẽ có phức tạp hơn chân dung do Hochhuth vẽ, nhưng rõ ràng đã được vẽ trong cùng một tinh thần. Vì thẩy đều là những chiến dịch quái ác nhằm mạ lỵ và ám hại danh thơm tiếng tốt người khác. Tác giả sách ấy nhất đán đọc sai và hiểu sai cả các hành động của Pacelli lẫn ngữ cảnh (context) trong đó các hành động kia xẩy ra. Cornwell đơn cử hai trường hợp để lên án đức Piô XII: đó là việc ngài án binh bất động trước việc đầy 2,000 người Do-Thái Rôma đi Auschwitz trong hai tháng 9 và 10 năm 1943, và việc ngài không có hành động cương quyết đối với vụ đầy hàng loạt người Do-Thái Hung gia lợi đi Auschwitz trong các tháng 5,6 và 7 năm 1944, đợt diệt chủng cuối cùng của Quốc Xã. Tuy nhiên, nếu nhìn vào chi tiết, câu chuyện sẽ ra khác.

Người ta biết rằng năm 1938, có tất cả 12,800 người Do-Thái tại Rome. Ðầu năm 1943, con số ấy là 12,000 người. Ðến tháng 9 năm đó, nhiều người trong số ấy đã trốn đi, chỉ còn vào khoảng 8,000 người ở lại. Trong tháng ấy, khỏang 1,000 bị bắt, và tháng sau, 1,000 người khác bị bắt. Chính Cornwell khẳng định rằng: “một số không rõ người Do-Thái còn ở lại đã thoát khỏi bị bắt nhờ đi trốn tại các cơ sở tôn giáo có qui chế ngoại giao do Vatican bảo vệ tại Rome, gồm luôn chính Kinh Thành Vatican”. Con số ấy hiện nay ai cũng rõ: vào khoảng 5,000 trong số 8,000 người kia đã được che chở kiểu này. Nói cách khác, vào khoảng 5/6 tổng số người Do-Thái tại Rome trước chiến tranh đã sống còn chủ yếu do sự giúp đỡ của công giáo. Còn tại Hung gia lợi, mấy trăm ngàn người Do-Thái bị đầy vào chỗ chết trong một khoảng thời gian ngắn ngủi không thể tin được tức trong khoảng từ 15 tháng 5 đến 8 tháng 7 năm 1944. Vụ diệt chủng được tổ chức với độ chính xác kiểu dây chuyền này là do chính hung thần Adolf Eichmann chỉ huy. Mặc dù nhìn nhận rằng “các sáng kiến của Pacelli tại Hung cũng như tại các nơi khác chắc chắn có góp phần vào các cố gắng cứu người của Công Giáo”, nhưng “việc phản kháng của ngài quá chậm không ngăn cản được vụ đầy ải gần nửa triệu người Do-Thái khỏi các vùng tỉnh” (chỉ tại các vùng nông thôn Hung gia lợi mà thôi, người Do-Thái tại Budapest không bị đầy ải). Tuy nhiên, sự thật có khác thế. Trước nhất, Cornwell nói lầm rằng nhà cai trị Hung lúc đó, Ðô Ðốc Miklos Horthy (1868-1957), là một người Công giáo. Ðúng ra ông theo giáo phái Calvin. Không cần nói cũng đủ thấy Horthy không coi đức Piô XII là đại diện đức Kitô trên trần gian. Thứ hai, ngày 25 tháng 6 năm 1944, Pacelli có kêu gọi Horthy ngưng vụ đầy ải. Horthy đồng ý với lệnh trực tiếp từ Hitler phải đầy người Do-Thái dưới chiêu bài đưa họ đi lao động chân tay tại các nhà máy ở Ðức. Tuy nhiên, một loạt các nguồn tin ngoại quốc cũng như Hung gia lợi liên tiếp cho ông biết sự thật giữa các tháng 3 và 7 năm 1944 và thúc giục ông chấm dứt các vụ đầy ải. Một số các thúc giục này có trước các thúc giục của Pacelli, một số có sau. Nếu những thúc giục ấy có ‘quá trễ’ thì chúng vẫn còn sớm hơn so với các thúc giục của Franklin Roosevelt, của Hồng Thập Tự Quốc Tế, của Quốc Vương Gustaf của Thụy Ðiển, và của Văn Phòng Do-Thái tại Palestine (do David Ben-Gurion cầm đầu). Cuối cùng Horthy ngưng các vụ đầy ải vào ngày 8 tháng 7. Ðiều quan trọng hơn nữa, là nếu Horthy hành động sớm hơn, Quốc Xã có thể không những không đếm xỉa đến quyết định của ông mà chắc chắn còn đảo chính lật đổ ông để đưa ra một chính phủ cực đoan thân Quốc Xã thay thế. Thực tế chuyện ấy đã xẩy ra thật vì giữa tháng 10, Ðức đã dàn dựng cuộc đảo chính đưa Ferenc Szalasi, một lãnh tụ thân Quốc Xã của Arrow Cross, lên làm thủ tướng. Thật rất khó mà thấy được Pacelli đã có thể làm được gì để xoay chiều các biến cố bi thảm trên. Một sự kiện mà chính Cornwell cũng phải thừa nhận là các đại diện Công giáo tại Hung, nhất là Angelo Rotta, sứ thần Tòa Thánh, đã tỏ ra hết sức tích cực nhân danh người Do-Thái.

Đánh lạc chú ý

Ðiểm chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là thế này: uy quyền của đức Giáo hoàng, hay của Roosevelt hay của bất cứ ai khác trong việc gián chỉ Hitler khỏi nạn diệt chủng rất có giới hạn, vì lúc ấy hắn đã nắm được quyền bá chủ Âu Châu. Chỉ chú mục vào các hành động của đức Giáo Hoàng hay của Ðồng Minh mà thôi là quên mất sự kiện luân lý chính yếu này là chính Hitler và bọn Quốc Xã đã thi hành Nạn Diệt Chủng, chính bọn chúng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những gì đã xẩy ra. Ðối với quá nhiều sử gia, trong vụ Diệt Chủng, bọn Quốc Xã xuất hiện như một lực lượng tự nhiên không giải thích được và sức mạnh tàn diệt của nó có tra vấn cũng bằng thừa, trong khi phê phán lại chú mục vào những thiếu sót đổ trên đầu những ai không có khả năng ngăn cản được cuộc sát nhân của chúng. Cái điều hoàn toàn bất công ấy đáng ra phải là hiển nhiên, ấy vậy mà các kệ sách vẫn đầy các công trình về “các thất bại” của Ðồng Minh cũng như những sách chỉ trích Pacelli. Nhẹ nhất, những sách đó đã có công dụng đánh lạc chú ý khỏi các thủ phạm thực sự; nặng hơn, chúng hàm nghĩa một đồng cân luân lý (moral equivalence) giữa những tên sát nhân hàng loạt và những người, dù hữu hiệu hay không, đã cố gắng chận đứng bàn tay tội ác của chúng lại.

Cũng cần nhấn mạnh một khía cạnh bất công khác: tại sao lại chỉ chú mục vào Công Giáo mà thôi? Tiến sĩ Margherita Marchione, một chuyên gia về Vatican, nhân khi đề cập đến Ủy Ban Sử Học Hỗn Hợp giữa Công Giáo và Do-Thái, có nhắc lại một sự việc liên quan đến vụ Kristallnacht (Ðêm Kính Bể) trong đó Quốc Xã triệt hạ 1,400 hội đường và cửa hàng Do-Thái tại Ðức và Áo. Mấy ngày sau, báo chí Ðức đăng tải các lời tuyên bố của các thần học gia Lutheran là những người, thay vì kết án hành vi bạo ngược trên, đã tỏ ra hài lòng vì cuộc bách hại ấy đã khởi sự đúng vào ngày sinh nhật của Martin Luther. Theo Andrea Tornielli, trên tờ Il Giornale ngày 13 tháng 11 năm 1998, các đồ đệ của Hitler khi thi hành kế hoạch bách hại trên đã tìm thấy kế hoạch đó ngay trong chính cuốn Von den Juden und ihren Lugen của Luther viết năm 1543 được Justus Jonas dịch từ tiếng Ðức qua tiếng Latinh. Năm 1936, cuốn này được lưu hành với lời biên tập của nhà thần học tin lành, tiến sĩ Linden. Ấn bản tiếng Ý, với lời bình luận của Attilio Agnoletto, được ấn hành năm 1997. Trong cuốn sách này, Luther khuyên rằng: “các Ðạo Trưởng (Do-Thái) không được phép dạy học và người Do-Thái phải bị công chúng không tin tưởng và cấp giấy thông hành”. Ông cũng cho rằng: “phải áp đặt mọi thanh niên và người tráng kiện Do-Thái, cả đàn ông lẫn đàn bà, phải làm việc, để tự họ kiếm lấy miếng ăn bằng chính mồ hôi của họ”. Khỏi nói ai cũng thấy, bọn Quốc Xã đã dùng những lời ấy để biện hộ cho các trại tập trung của chúng ra sao. Ấy thế mà trong các buổi tưởng niệm Ðêm Kính Bể, người ta chỉ tố cáo đức Piô XII, mà không nhắc gì đến những nhà thần học từng vỗ tay và cho in lại những luận điệu phỉ báng người Do-Thái!

4. THÔNG ÐIỆP DẤU KÍN

Ðạo trưởng Melanie Aron, trong bài Edith Stein – Jewish Saint? mà chúng tôi giới thiệu trên đây cho rằng năm 1938, Edith Stein có thỉnh cầu đức Piô XI viết một tông thư bênh vực người Do-Thái. Ðạo trưởng cho hay: “theo tài liệu chính thức của Công giáo, thỉnh cầu trên không được thỏa mãn lúc ấy, phần lớn do việc xử lý nó một cách thiếu sót”. Cũng theo ông, “Năm 1986, tuyên bố của Chủ Tịch Đại Học Thánh Giá giải thích rằng Ðức Giáo Hoàng có ủy nhiệm cho hai linh mục Dòng Tên soạn thảo một tài liệu lên án việc bách hại vì lý do chủng tộc. Việc bùng nổ Thế Chiến II và cái chết của Ðức Giáo Hoàng đã ngăn cản việc công bố các cố gắng ấy”.

Nữ Thánh Edith Stein

Ở đây, ta thấy một điều đáng lưu ý. Dù Ðạo Trưởng Aron đã có nhiều tiếp xúc với Công Giáo qua các cố gắng đối thoại của ông, nhưng khi nói về Công Giáo và lịch sử của Giáo Hội này, ông tỏ ra không thành thạo bao nhiêu, và do đó, người ta rất hoài nghi phẩm chất các điều ông viết. Tỉ như khi ông đề cập đến Chủ Tịch Đại Học Thánh Giá, người ta không hiểu ông nói về ai. Mặt khác, ai cũng biết bức thư Edith Stein thỉnh cầu đức Piô XI lên tiếng phê phán Quốc Xã được viết và gửi cho ngài ngày 12 tháng 4 năm 1933, chứ không phải năm 1938. Bức thư này được tìm thấy trong các Văn Khố của thời 1922-1939 vừa được Tòa Thánh mở cho công chúng. Bà viết như sau: “Với tư cách một đứa con của dân tộc Do-Thái, người nhờ ơn Chúa, trong 11 năm qua cũng là một đứa con của Giáo Hội Công Giáo, con xin mạo muội thưa với người Cha của thế giới Kitô giáo về điều đang áp chế hàng triệu người Ðức. Ðã mấy tuần nay, chúng con nhìn thấy nhiều tội ác tại Ðức đang chế nhạo bất cứ cảm thức nào về công lý và nhân đạo, chứ đừng nói chi đến lòng yêu người lân cận. Ðã nhiều năm nay, các lãnh tụ của chủ nghĩa Quốc Xã từng rao giảng lòng thù hận đối với người Do-Thái. Giờ đây khi đã nắm được chính quyền và đã trang bị vũ khí cho các kẻ ủng hộ, trong đó nhiều thành phần là tội phạm có chứng cớ, cái hạt giống thù ghét kia đã nẩy mầm. Vừa mới đây, chính phủ nhìn nhận có những quá trớn đã xẩy ra. Ðến mức nào, chúng con không thể nói được, vì công luận hiện đang bị bịt miệng. Tuy nhiên, xét theo những gì con đã học được qua các liên hệ bản thân, đó không hề chỉ là những ngoại lệ đặc thù. Dưới áp lực của phản ứng ngoại quốc, chính phủ phải quay về với những phương pháp dịu nhẹ hơn. Khẩu hiệu của Chính phủ hiện nay là không một người Do-Thái nào bị hại dù chỉ là một sợi tóc. Nhưng qua các biện pháp tẩy chay - cướp kế sinh nhai, các danh dự dân chính và cả quê cha đất tổ nữa – chính phủ đã đưa nhiều người đến chỗ tuyệt vọng; chỉ trong vòng tuần qua, qua các báo cáo tư, con được thông báo về 5 trường hợp tự tử do hậu quả các vụ thù nghịch trên. Con xác tín rằng đây là tình trạng phổ quát sẽ còn liên lụy đến nhiều nạn nhân khác. Người ta có thể lấy làm tiếc những người bất hạnh kia đã không đủ sức mạnh nội tâm thâm hậu hơn để chịu đựng nỗi bất hạnh của mình. Nhưng dù gì thì trách nhiệm cũng phải đổ lên đầu những kẻ đẩy họ tới điểm tuyệt vọng ấy và cũng đổ trên đầu những ai im hơi lặng tiếng trước những việc xẩy ra như vậy.

“Mọi chuyện đã xẩy ra và đang tiếp tục xẩy ra trên căn bản hàng ngày từ một chính phủ tự mệnh danh là “Kitô giáo”. Nhiều tuần rồi, không những người Do-Thái mà cả hàng ngàn tín hữu Công giáo tại Ðức, và con tin, khắp thế giới nữa, đang chờ đợi và hy vọng Giáo Hội đức Kitô sẽ gióng lên tiếng nói của mình để chặn đứng sự lạm dụng nhân danh đức Kitô này. Há việc ngẫu tượng hóa chủng tộc và quyền lực nhà nước đang được truyền thanh rót vào ý thức quần chúng không phải là một rối đạo (heresy) công khai hay sao? Há các cố gắng tiêu diệt máu huyết Do-Thái không phải là một xúc phạm đến nhân tính thánh thiêng nhất của Chúa Cứu Thế chúng ta, của đức Nữ Trinh chí thánh và của các Tông Ðồ đó sao? Há điều đó không 180 độ đi ngược lại hành xử của Chúa và Ðấng Cứu Thế chúng ta, đấng, ngay trên Thập Giá vẫn còn cầu nguyện cho những kẻ bách hại đó sao? Và há điều này lại không là một vết đen đối với hồ sơ Năm Thánh vốn được hoạch định như là một năm của hòa bình và hoà giải hay sao?

“Chúng con hết thẩy, là con cái trung thành của Giáo Hội và là những người nhìn thấy các điều kiện tại Ðức bằng con mắt rộng mở, sợ rằng nếu sự im lặng còn tiếp tục lâu hơn, thì uy tín của Giáo hội sẽ tệ hại hơn nữa. Chúng con xác tín rằng về lâu về dài sự im lặng này không thể mua được hòa bình với chính phủ hiện nay của Ðức. Vì hiện nay, cuộc đấu tranh chống Công Giáo đang được tiến hành thầm lặng và ít tàn bạo hơn so với người Do-Thái, nhưng cũng không kém phần hệ thống hơn. Chẳng bao lâu nữa, không còn một người Công Giáo nào có thể còn giữ được chức vụ tại Ðức trừ khi vô điều kiện hiến mình cho diễn trình hành động mới.”

Lời tiên đoán của Edith Stein thật đúng. Nhưng không hẳn đúng vì sự im lặng của Giáo Hội Công Giáo, cho bằng đúng vì đó là chiến thuật giai đoạn của Quốc Xã. Chẳng phải một sớm một chiều Quốc Xã có chủ trương diệt Do-Thái và diệt bất cứ ai chống đối lại đường lối của nó, trong đó có Công Giáo. Chủ trương ấy đã có từ lâu, từ cả chục năm trước khi chúng nắm quyền. Giáo hội Công giáo biết rõ kế hoạch của Quốc Xã: một khi tiêu diệt được các lực lượng đối kháng về quân sự, họ sẽ tính tội giáo hội Công Giáo, như trên kia ta đã thấy. Sự im lặng mà Edith Stein nhắc đến như một tín hữu, Giáo Hội, như một định chế, đã xem sét và đã có đáp ứng mà Giáo Hội cho là thích hợp.

Tông thư Mit brennender Sorge

Trái với điều Ðạo Trưởng Aron viết trên kia, đức Piô XI đã đáp ứng thư thỉnh cầu của Edith Stein (cũng như nguyện vọng của nhiều người, như chính Edith Stein nhìn nhận) qua việc công bố tông thư Mit brennender Sorge và cho đọc trong mọi nhà thờ Ðức, Chúa nhật Lễ Lá năm 1937. Cornwell không nhắc gì đến đóng góp của Edith Stein mà cho rằng công lớn nhất trong việc công bố tông thư là của phái đoàn đại diện các giám mục Ðức do 3 hồng y dẫn đầu gồm Bertram, Faulhaber và Schulte tới Rome trung tuần tháng Giêng năm 1937. Trước phái đoàn hùng hậu này, “Pacelli không còn lựa chọn nào khác hơn là phải liên lụy đến Ðức Thánh Cha”. Ngài đưa phái đoàn đến gặp đức Piô XI lúc đó đang đau nặng. Nghe lời trình bầy của phái đoàn, đức Piô XI đồng ý ban hành một tông thư. Faulhaber bèn lập tức viết dự thảo đầu tiên và trao cho văn phòng Quốc Vụ Khanh vào sáng ngày 21 tháng 1. Pacelli hiệu đính dự thảo và thêm các tư liệu về lịch sử của tông hiệp. Tông thư gửi toàn thể giám mục hoàn cầu này là tài liệu duy nhất thuộc chuyên loại được viết bằng tiếng Ðức. Như thế để mọi người thấy rõ tài liệu ấy lo lắng đến hoàn cảnh nào và nước nào. Trong Tông thư này, đức Piô XI cho hay trong nhiều năm qua, phía ký tông hiệp với Giáo Hội đã “gieo cỏ lùng của ngờ vực, bất hòa, thù hận, vu khống, hận thù tận gốc công khai và giấu ẩn chống lại Ðức Kitô và Giáo Hội Người, được nuôi dưỡng bằng hàng ngàn gốc nguồn khác nhau và xử dụng bất cứ phương tiện nào có được”. Thay thế cho niềm tin đích thực vào Thiên Chúa, ngài cho hay, họ đã thần thánh hóa chủng tộc, dân tộc và nhà nước. Ngài cảnh giác các giám mục phải canh chừng những thực hành độc hại tất yếu phải phát sinh từ những chủ trương trên và ngài kêu gọi phải nhìn nhận luật tự nhiên.

Cornwell nhìn nhận rằng dù với lối văn nói quanh (circumlocution) quen thuộc của một vị giáo hoàng, tông thư này “chứa những ngôn từ mạnh mẽ. Bọn Quốc Xã coi tông thư như một hành vi phá hoại chế độ. Các cơ sở nhận in tài liệu này bị trưng thu và nhiều nhân viên của các cơ sở này bị bỏ tù; khi hồng y Bertram và tổng giám mục Orsenigo phản kháng, họ nhận được lời phản công gay gắt từ bộ ngoại giao Ðức và bộ Giáo Vụ của Kerrl. Heydrich ra lệnh trưng thu mọi ấn bản của tài liệu. Kerrl gửi các giám mục Ðức một bức thư cho rằng tông thư “nguyên tuyền đi ngược lại tinh thần tông hiệp… đầy những vụ tấn kích chống lại phúc lợi và lợi ích của quốc Gia Ðức”. Hitler giận đến độ công kích tông thư này trong diễn văn ngày Quốc Tế Lao Ðộng mồng 1 tháng 5. Nhân khi kêu gọi các công dân phải vâng lệnh, hắn cảnh giác mọi người phải “khuất phục nếu không sẽ bị nghiền nát”, cho hay: nhà nước không bao giờ khoan thứ bất cứ cuộc thách thức nào phạm đến uy quyền của mình. Ðối với các giáo hội cũng thế “Khi họ dùng đủ mọi cách – tác phẩm, tông thư, v.v…- với ý đồ đảm nhiệm những quyền lợi vốn chỉ thuộc nhà nước, chúng ta sẽ đẩy họ trở lại các sinh hoạt thiêng liêng đặc trưng của họ”. (Hitler’s Pope, tr.183).

Không phải chỉ riêng bọn Quốc Xã nhìn ra bản chất tông thư duy nhất nhằm vào chúng. Theo Cornwell, bản chất tông thư này cũng được nhiều người Công Giáo cũng như không Công giáo coi như “biểu tượng cho việc lên tiếng đầy can đảm của ngôi vị giáo hoàng”. Chỉ có điều mặc dù nhìn nhận phần đóng góp quan trọng của Pacelli trong bản văn cuối cùng cũng như trong việc dàn xếp khéo léo để tông thư được công bố tại Ðức, Cornwell hàm ý cho rằng vì Pacelli, “tông thư đã tới trễ và không đích danh lên án chủ nghĩa Quốc Xã và Hitler”. Thử hỏi liệu nêu đích danh Quốc Xã và Hitler, tông thư có xoay chiều được bọn chúng hay không. Hãy đọc phản ứng của Hitler trên đây hoặc nhận định của Goebbels về việc chúng chỉ chịu rời các phủ bộ trong bộ áo quan!

Humani Generis Unitas

Hình như Ðạo Trưởng Aron liên hệ sai hai tài liệu khi cho rằng Vatican không thỏa mãn thỉnh cầu của Edith Stein. Quả thế, ngoài tông thư Mit brenneder Sorge, đức Piô XI còn nghĩ đến việc công bố một tông thư khác mà có người cho là nhằm đả kích chủ nghĩa bài Do-Thái. Tông thư này được soạn cho ngài ít ngày trước khi ngài qua đời vào năm 1939 nhưng sau đó người ta cho rằng đã bị đấng kế vị là Piô XII dẹp bỏ, và việc dẹp bỏ này, như trên đã nói, được nêu lên như một yếu tố tố cáo khuynh hướng bài Do-Thái của đức Piô XII. Bây giờ, bản thảo tông thư ấy đã được công bố qua cuốn The Hidden Encyclical of Pius XI, do Georges Passelecq và Bernard Suchecky biên tập, Harcourt Brace xuất bản. Cornwell gọi bản thảo tông thư này là “Tông Thư Thất Lạc” (the Lost Encyclical). Ông cho hay dự án soạn thảo được trao cho Bề Trên Dòng Tên, người Ba-Lan, tên là Wladimir Ledochowski. Vị này ủy dự án cho ba linh mục thuộc Dòng mình là Gustav Gundlach (Ðức), Gustav Desbuquois (Pháp) và John LaFarge (Mỹ). LaFarge đã từng tham dự chiến dịch chống chủ nghĩa chủng tộc tại Mỹ và là tác giả cuốn Inter-Racial Justice mà đức Piô XI, một ‘con mọt sách’, có đọc. Ðối với LaFarge, Giáo Hội Công Giáo phải coi việc thực hiện sự bình đẳng chủng tộc như mục tiêu hàng đầu trong thế kỷ 20. Còn Gundlach vốn là tác giả một mục chống chủ nghĩa bài Do-Thái trong ấn bản năm 1930 của bộ Lexikon fur Theologie und Kirche trong đó ông chủ trương chủ nghĩa bài Do-Thái về sắc cũng như chủng tộc là phản Kitô-giáo.

Trước khi đề cập thêm về diễn trình soạn thảo, Cornwell cho biết rằng không chắc đức Piô XI có đọc dự thảo đệ trình hay không vì lúc đó ngài bệnh nặng, chỉ sống thêm ít lâu nữa mà thôi. Cũng không có bằng chứng gì về phản ứng của Ngài đối với dự thảo tông thư. Càng không có bằng chứng gì về chỉ thị công bố dự thảo ấy, nhưng “có bằng chứng chắc chắn là giữa lúc đức Piô XI qua đời và mật nghị viện hồng y, Pacelli đã cho dẹp bỏ bản tông thư đó” (Hitler’s Pope, tr.191). Bằng chứng như thế nào, Cornwell không nói thêm.

Cả Cornwell lẫn George Sim Johnston, trong bài Pius XI’s “Hidden Encyclical” on Anti-Semitism: An Appraisal, cho hay dự thảo trên được hoàn thành tại Paris và qua Thu năm 1938 được trình cho Vatican. Nếu điều này đúng, thì rất có thể đức Piô XI đã đọc dự thảo này và phản ứng của Ngài là một phản ứng đau buồn. Thực vậy, Cornwell kể lại câu chuyện chung quanh diễn trình soạn thảo này như sau: đức Piô XI tiếp John LaFarge tại biệt thự mùa hè Castel Gandolfo ngày 22 tháng 6 năm 1938, ngài nói với ông: “Con hãy nói điều con phải nói nếu con là giáo hoàng”. Với lời tâm huyết ấy, đương nhiên ngài hy vọng LaFarge tiếp nối tinh thần tông thư Mit brennender Sorge. Nhưng như ta sẽ thấy, dự thảo tông thư do LaFarge lãnh trách nhiệm soạn thảo đã không làm được như vậy. Và đó có thể là lý do khiến ngày 6 tháng 9, đức Piô XI vừa khóc vừa nhắc đến thân phận người Do-Thái tại Âu Châu. Cornwell tiếp tục câu chuyện như sau: “Một nhóm hành hương Bỉ tặng ngài cuốn sách lễ cổ. Mở đến lời cầu nguyện thứ hai sau khi nâng Mình Thánh lên trong Thánh Lễ, đức Giáo Hoàng đọc to đoạn trong đó Thiên Chúa được cầu xin chấp nhận lễ vật dâng hiến như đã nhận lễ vật của Abraham. Ngài nói: Mỗi lần Ta đọc những lời: của lễ của tổ phụ Abraham chúng con, Ta không khỏi xúc động sâu xa. Các con nhớ kỹ: chúng ta gọi Abraham là tổ phụ chúng ta, là tổ tiên chúng ta. Chủ nghĩa bài Do-Thái như thế không thể dung hợp với ý niệm cao vời này, với cái thực tại cao thượng mà lời cầu nguyện này diễn tả. Rồi vừa khóc, ngài vừa nhắc đến thân phận người Do-Thái tại Âu-Châu. Ngài nói: Kitô hữu không thể tham gia chủ nghĩa bài Do-Thái. Chúng ta nhìn nhận rằng mỗi người có quyền tự vệ và có quyền xử dụng những phương thế cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Nhưng chủ nghĩa bài Do-Thái không chấp nhận được. Về phương diện thiêng liêng, tất cả chúng ta đều là Do-Thái” (Hitler’s Pope, tr.190).

Trên đây là trích đoạn từ Hitler’s Pope, không phải từ đâu khác. Tháng 9 là gì nếu không là “qua Thu”, mà “qua Thu” thì dự thảo trên đã được đệ trình cho Vatican. Với Một Lo Lắng Nẫu Lòng (dịch thoáng Mit brenneder Sorge), hẳn đức Piô XI phải đòi đọc cho bằng được dự thảo chính ngài ra lệnh soạn thảo, để nếu được thì cho công bố ngay, vì ngày giờ của ngài kể như là gần lắm rồi. Nhưng không ngờ, dự thảo tông thư không đáp ứng nguyện vọng của Ngài. Thực thế, đọc nó người ta mới thấy tại sao nó đã không được công bố: bởi nó chỉ là một bước thụt lùi trong liên hệ giữa Giáo Hội và cộng đồng Do-Thái. Có một điều nghịch lý là nhà xuất bản Harcourt Brace, khi cho công bố tài liệu trên, có mục đích tố giác Vatican. Họ nhờ Gary Wills, một nhà văn chống Vatican hàng đầu, viết dẫn nhập. Nhưng ngay cả Gary Wills cũng không tránh khỏi kết luận là không nên cho công bố thông điệp này vào lúc đó. Dù ý định của họ có là gì đi nữa, hai người chủ biên là Georges Passelecq và Bernard Suchecky đã mang lại cho ta câu chuyện về hành động của Chúa Thánh Thần trong việc gìn giữ Giáo Hội khỏi mắc một lỗi lầm tai hại.

Thực thế, bản thảo Humani Generis Unitas (tên của tông thư) khởi đầu rất hay, đưa ra nhiều luận chứng vững chắc chống chủ nghĩa chủng tộc dựa trên tính ‘đơn nhất’ của loài người. Các soạn giả nói rất hay về phẩm giá của nhân vị và việc các nền triết học duy chủng tộc tân thời đã phá hoại cái phẩm giá ấy ra sao. Nhưng khi bàn đến chủ đề đặc thù về các mối liên hệ của Giáo Hội với Do-Thái Giáo (Judaism), các soạn giả không còn nhắc gì đến nhân phẩm nữa mà gần như coi người Do-Thái là một thứ pariah (đẳng cấp thấp nhất theo quan điểm Ấn Ðộ) về tôn giáo và xã hội. Bởi họ cho rằng việc người Do-Thái từ khước Ðức Kitô ‘là căn bản chính đáng cho việc phân biệt người Do-Thái ra khỏi toàn bộ nhân loại về phương diện xã hội’, và ‘tiếp xúc với người Do-Thái có thể dẫn tới những nguy hiểm thiêng liêng cho linh hồn’. Tóm lại, các soạn giả rất đúng trong nỗ lực kết án chủ nghĩa bài Do-Thái về chủng tộc, nhưng họ sai lầm khi ủng hộ chủ nghĩa bài Do-Thái về tôn giáo. Họ vẫn còn duy trì ý niệm lỗi thời cho rằng người Do-Thái bị chúc dữ lịch sử đổ lên họ, một chúc dữ khiến họ trở thành kẻ bị ruồng bỏ của nhân loại. Cái ý niệm này vẫn chưa ra khỏi đầu óc lớn như LaFarge, một phần vì người Công giáo lúc ấy vẫn còn sợ người Do-Thái “chuyên chở” mầm độc tân thời. Phải chăng cái dai dẳng thành kiến này khiến đức Piô XI đau buồn chăng và chính ngài quyết định không cho công bố dự thảo tông thư. Thành ra, việc không cho công bố tài liệu ấy là một may mắn, chứ không phải bất hạnh như Cornwell chủ trương.

Lạ một điều chính Cornwell cũng phải nhận đây là một bản văn thiếu sót. Nó “chứa đầy tính chất bài Do-Thái cổ truyền của Công giáo. Tông thư cho rằng người Do-Thái phải chịu trách nhiệm về chính số phận họ. Thiên Chúa đã chọn họ để dọn đường cho công cuộc cứu chuộc của đức Kitô nhưng họ đã khước từ và hạ sát Người. Thì nay, mù quáng vì giấc mộng chiếm hữu trần gian và thành công vật chất, họ đáng bị nạn huỷ diệt trần đời và thiêng liêng mà họ đã tự chuốc lấy cho chính họ. Trong một phần khác, bản văn nhắc đến những nguy hiểm thiêng liêng do việc tiếp xúc với người Do-Thái gây ra, bao lâu việc thiếu lòng tin và lòng thù nghịch đối với Kitô giáo của họ còn tiếp tục. Do đó, theo dự thảo, Giáo Hội Công Giáo buộc phải cảnh cáo và giúp đỡ những ai bị đe dọa bởi các phong trào cách mạng mà những người Do-Thái bất hạnh và bị hướng dẫn sai lạc kia tham gia với quan điểm lật đổ trật tự xã hội” (Hitler’s Pope, tr.191).

Cornwell cũng trích nhiều đoạn khác để chỉ trích dự thảo tông thư này, như đoạn nói Giáo hội không nên tham dự vào các sinh hoạt thuần túy chính trị. Bản văn chỉ ra cái nguy hiểm của việc “Giáo hội có thể tự hại mình trong việc bênh vực các nguyên tắc Kitô giáo và nhân đạo bằng cách tự để mình bị kéo vào những nền chính trị hoàn toàn của trần đời”. Theo Cornwell, cái ý niệm nhiêu khê diễn tả trong mấy giòng trên đã được triển khai thêm ở phần cuối bản văn như sau: “Giáo hội chỉ quan tâm đến việc giữ gìn gia tài chân lý của mình… Những vấn đề hoàn toàn thế tục, trong đó dân tộc Do-Thái có thể thấy mình đang can dự vào, không phải là các quan tâm của Giáo Hội”.

Dù thế, Cornwell vẫn đặt câu hỏi: “Tại sao tông thư đã không được hoàn tất đúng thì giờ và trao cho Ðức Giáo Hoàng?”. Ông tự trả lời như sau: “Chúng ta không biết. Vì tất cả những thiếu sót trong tư cách một bản kết án toàn bộ chủ nghĩa bài Do-Thái, dường như các linh mục Dòng Tên và có lẽ cả Pacelli nữa, người có ảnh hưởng chủ yếu suốt thời bệnh hoạn của đức Piô XI, đã không muốn đổ dầu thêm cho Quốc Xã qua việc công bố tài liệu này” (Hitler’s Pope, tr.192). Nếu thế thì đây là một cái công chứ đâu phải là một cái tội! Thật đúng như linh mục Pierre Blet từng nói với các phóng viên Ý: Cornwell có những cái nhìn hết sức lộn xộn về lịch sử.

Chú Thích

1) Về tờ New York Times, ta thấy Kenneth L. Woodward, trên tờ Newsweek số 30 tháng 3 năm 1998, trích lại hai bài xã luận. Một của ngày 25 tháng 12 năm 1941: “Tiếng nói của đức Piô XII là một tiếng nói đơn độc trong cái thinh lặng và tối tăm bao phủ Âu Châu mùa Giáng Sinh này… Ngài có lẽ là nhà cai trị duy nhất còn lại của Lục Ðịa Âu Châu dám dóng tiếng lên phản đối”. Hai của ngày 18 tháng 3 năm 1998, một vài ngày sau khi Vatican công bố tài liệu We Remember: “Người ta cần một khảo sát đầy đủ về các hành xử của Giáo Hoàng Piô… Giờ đây trách nhiệm trên vai Gioan Phaolô và các vị kế nhiệm là phải đưa ra những bước kế tiếp để hoàn toàn nhìn nhận sự thất bại của Vatican không dám chân phương chống lại tội ác từng tác quái khắp Âu Châu”.

Quả thế, trước đây, nghĩa là trong chính Thế Chiến II và cả thời gian sau này, New York Times luôn ca ngợi nghĩa cử của đức Piô XII đối với người Do-Thái. Ðến nỗi Ðức Ông Stephen DiGiovanni, một sử gia Giáo Hội và chánh xứ một họ đạo thuộc giáo phận Bridgeport, CT, đã thu thập và in ra một cuốn tài liệu trích đăng lại các bài tường thuật của New York Times, tựa là Pius XII and the Jews as Reported by the New York Times.

2) Tờ New York Times, số Chúa Nhật 17 tháng 10 năm 1999, trên trang nhất, có báo động độc giả về việc bắt giam 13 người Iran gốc Do-Thái bị kết tội làm gián điệp cho Israel. Cái viễn tượng những phiên tòa trình diễn nhằm khích động các cảm quan chống Do-Thái của đa số quần chúng Hồi Giáo tại Iran sẽ gây họa lớn cho cộng đồng Do-Thái tuy nhỏ bé nhưng rất đáng kính tại đây. Tờ báo này phúc trình rằng: “Các nhóm nhân quyền bên ngoài Iran cho hay các lời kết tội đã được thổi phồng vì lý do chính trị. Còn tại Iran, các phát ngôn viên của các tổ chức Do-Thái phần lớn tránh không muốn thảo luận đến trường hợp này, họ nói rằng các phản kháng của người Do-Thái, ở đây cũng như ở ngoại quốc, chỉ tổ làm vấn đề ra xấu hơn”. Bề ngoài mà xét, thật khó mà chọn lựa thái độ. Nếu những người Iran gốc Do-Thái kia bị kết án về các tội danh thổi phồng và bị toà án “cách mạng” của Iran xử treo cổ, những người lên tiếng phản kháng việc bắt giữ họ có thể bị mang tội đã làm cho số phận họ ra tệ hơn lắm ạ. Mặt khác, nếu những thương thảo im lặng của cộng đồng Do-Thái tại Iran cứu được mạng của 13 người kia, thì sự khôn ngoan trong việc thể hiện thận trọng và theo đuổi đường lối ngoại giao trước một kẻ tử thù hẳn sẽ được khen ngợi. Tuy nhiên nếu hành động ngoại giao ấy thất bại, những người chủ xướng nó hẳn sẽ bị kết tội đồng loã hoặc tệ hơn nữa phạm tội chống quốc gia (Commonweal, Nov 5, 1999)

3) Ý tưởng cho rằng Vatican, hay người công giáo Ðức không chịu ảnh hưởng tai hại của Vatican, có thể ngăn cản được Hitler, sau khi hắn được bổ nhiệm làm thủ tướng năm 1933, là một cách đọc lịch sử vừa theo lối tiểu thuyết vừa sai lạc.Hãy nghe lời ghi của Joseph Goebbels trong nhật ký của hắn: “Một khi chúng tôi đã nắm được quyền, chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ nó. Họ sẽ phải kéo xác chết của chúng tôi ra khỏi các phủ bộ”. Ðã đành không một định chế quan trọng nào tại Ðức, kể cả Giáo Hội Công Giáo, thoát được trách nhiệm về sự xụp đổ của Cộng Hòa Weimar. Nhưng nếu đặt trách nhiệm cuối cùng của việc Hitler nắm quyền lên đôi vai khổ hạnh của đức Piô XII thì quả là một cách đọc các biến cố một cách quá đơn giản đến thành vô lý. Như chính nhà kiểm sách, John Morley, đã nhận xét, Cornwell vừa khuếch đại uy quyền và ảnh hưởng của đức Piô XII (cả dám tố cáo ngài đã góp tay khởi đầu Thế Chiến I) vừa không chịu ngữ cảnh hóa theo lịch sử các chọn lựa Pacelli phải đối đầu trong tư cách Quốc Vụ Khanh và sau đó trong tư cách Giáo Hoàng. Những sai lầm tê dại này, tuy thế, vẫn không ngăn cản được James Carroll khỏi công bố một điểm sách không phê phán về cuốn Giáo Hoàng Hitler trên Atlantic Monthly (October 1999) và cũng không ngăn cản được người điểm sách của New York Times (26/9/1999) nuốt trửng luôn từ lưỡi câu, cần câu đến phao câu cuốn niên biểu đầy những điểm gây tranh luận của Cornwell. Một lần nữa, cái khôn ngoan ước lệ xem ra rất khoái coi đạo công giáo và chủ nghĩa phát xít đồng nghĩa với nhau. Cái bản năng lại giống (atavistic instinct) này liều mình chỉnh bệnh sai các căn bệnh hiện nay của Công Giáo trong khi tầm thường hóa cả bản chất căn để của chủ nghĩa Quốc Xã lẫn những khủng khiếp đáng tởm của Nạn Diệt Chủng. (Commonweal, Nov 5, 1999)

4) Không riêng gì đức Piô XII, cả các vị tiền nhiệm của ngài cũng không thoát khỏi ngọn bút bất kính của Cornwell. Hãy nghe ông nói về đám tang của đức Piô IX: “Khi đoàn xe tang tới gần sông Tiber, một bọn phản giáo sĩ người Roma đe dọa liệng quan tài của ngài xuống sông. Chỉ nhờ có một toán dân quân xuất hiện, xác của Piô Thứ Chín mới thoát cơn xỉ nhục cuối cùng” (tr.15). Và về đám tang của đức Lêô XIII: “Xác ngài chỉ được tẩm liệm vào ngày hôm sau, và vì nóng bức, nghi thức hôn chân trần vị giáo hoàng quá cố đã được bỏ qua trong dịp này. Sau nghi thức an táng theo tập tục, nhân viên chôn cất buộc phải dùng chân đá vào quan tài mới xô được xác ngài vào vị trí. Biến cố này lọt vào mắt Giuseppe Sarto, Thượng phụ Venise, khiến ngài khiếp đảm nhận xét như sau với một đồng nghiệp: ‘Xem kìa. Các Giáo Hoàng kết liễu như thế kià!” (tr.34)

5) Các văn khố sau khi triều đại của Ðức Piô XI bắt đầu hiện vẫn còn niêm phong. Thông báo mới nhất của Văn Khố cho hay theo quyết định của Ðức Thánh Cha, các văn khố ngoại giao thuộc Toà Khâm Sứ tại Munich và Berlin cũng như thuộc Phân Bộ Thứ Hai của Phủ Quốc Vụ Khanh - trước đây gọi là Giáo Vụ Ðặc Biệt, {Extraordinary Ecclesiatical Business}, sẽ chỉ được mở cho các học giả từ tháng 2 năm 2003

6) Không chỗ nào cho thấy Cornwell dựa vào các công trình bác học lớn về đức Piô XII do các nhà nghiên cứu quan trọng thuộc cả hai phía Do-Thái và Kitô giáo biên soạn như Micahel Marrus, John Morley, John Conway và Owen Chadwick. Một số tác phẩm của họ tuy có được liệt kê trong thư mục của Cornwell nhưng xem ra ông không xử dụng chút nào. Ông còn không thừa nhận công trình lớn lao của Marrus trong lãnh vực này. Ông cũng không xử lý một cách tổng hợp và đầy đủ các tài liệu văn khố đã được Vatican công bố (John T. Pawlikowski, Christian Century, Feb 23, 2000).

7) Cornwell, trong lời bạt, viết như sau về Scholder: “Món nợ lớn nhất của tôi và cũng là lời tán dương (homage) của tôi xin dành cho công trình bác học bậc thầy của cố văn hào Klaus Scholder với công trình của ông về Tông Hiệp Liên Bang của Pacelli với Hitler và các hậu quả của nó đối với giáo hội Công giáo tại Ðức đã đưa lại một tiêu điểm mới trên sự thất bại của Công Giáo chống lại việc lên cầm quyền cuả Hitler và bọn Quốc Xã” (tr. 373).

8) Ở chương cuối cùng của Sách, Cornwell có nhắc đến phúc trình này như một bằng chứng cho thấy bộ tài liệu ADSS của Tòa Thánh không đầy đủ và do đó Tòa Thánh vẫn chưa nói hết về đức Piô XII và trách nhiệm của ngài đối với Holocaust. Trong hồi ký Ne Jamais Desespérer (đừng bao giờ thất vọng) xuất bản tại Paris năm 1998, Riegner có cho hay: “phúc trình của chúng tôi tiết lộ hoàn cảnh bi thảm của người Do-Thái tại một số các quốc gia Công Giáo, hoặc tại một số quốc gia có đông người Công Giáo, như Pháp, Romania, Poland, Slovakia, Croatia…. Các hoàn cảnh ấy được trình bầy chi tiết theo từng quốc gia. Chúng tôi đã có thể miêu tả các biện pháp Quốc Xã xử dụng để tiêu diệt toàn bộ dân tộc Do-Thái”. Bộ ADSS cho thấy Quốc Vụ Viện Tòa Thánh có nhận được phúc trình trên của Riegner và đồng nghiệp của ông là Richard Lichtheim, và tài liệu đó vẫn còn thuộc sở hữu của Toà Thánh, vì trong cuốn thứ 8, trong phần phụ chú (footnote) có nhắc đầy đủ đến nội dung văn kiện này về những biện pháp bài Do-Thái. Nhưng chính phúc trình thì không được in trọn trong bộ tài liệu này.

9) Ðiều óai oăm, là chính thái độ của Riegner. Robert A. Graham S.J, một trong bốn thành viên trong ban ấn hành bộ tài liệu thời chiến của Vatican, khi nhận định về chiến dịch công kích đức Piô XII, cho biết Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới, dưới sự lãnh đạo của Tổng thư ký Visser’t Hooft, đã quyết định không công khai lên án Quốc Xã, nhưng âm thầm triển khai các kế hoạch giúp người Do-Thái của mình. Hội Hồng thập tự Quốc tế có trụ sở tại Geneva cũng thế: Nhiều thành viên muốn có lời kết án công khai trước các tàn ác dã man của Quốc Xã, nhưng Hội đã đi đến kết luận rằng một phản đối công khai a) sẽ không đem lại hiệu quả nào, và b) nó còn phương hại đến các điều lợi mà Hội đang thực hiện cho các người bị giam giữ. Không ai ngày nay đi tra vấn sự hợp lý của các quyết định trên. Nhưng lại chĩa mũi dùi công kích vào đức Piô XII là người có cùng một quyết định. Trong phản ứng riêng của mình đối với quyết định tiêu cực (không công khai phản đối) của Hồng Thập Tự, chính đại diện tại Geneva của Tổng Hội Do-Thái Thế Giới (World Jewich Congress), Gerhart Riegner, đã chấp nhận tính cách hợp lý thích đáng của nó. Nếu có điều cần làm để cứu các người Do-Thái đang bị đe dọa, thì điều đó cần được theo dõi, thay vì phản đối: ‘Tôi tin rằng – ông ta (Carl Burckhardt) nói với Ðại diện Ủy Ban - phản đối chỉ cần trong trường hợp thực sự không còn gì khác phải làm trong lúc ấy. Nhưng nếu ai đó vẫn còn có thể có một chút ảnh hưởng nào đó và họ muốn tự chế không muốn phản đối, thì điều cần là phải hành động chứ không phải tự mãn với việc thụ động ghi chép những tin tức về người bị đầy ải’. Quan điểm của Riegner, chuộng hành động hơn lời nói, quả trái ngược với ám ảnh trổi vượt hiện nay muốn có những phản kháng công khai, như thể những phản kháng ấy là những mục đích tự tại không bằng.”(How to Manufacture a Legend: The Controversy over the Alleged Silence of Pope XII in World War II). Ấy thế mà nay, Riegner đang góp phần vào chiến dịch công kích đức Piô XII một cách khá mạnh mẽ (xem thêm nhận định của ông nhân dịp công bố tài liệu We Remember của Tòa Thánh).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giọt Lệ Thiên Thu
Nguyễn Ngọc Danh
13:18 20/11/2008

Giọt Lệ Thiên Thu



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Mai Ta chết dưới cội đào.

Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.

(Trích thơ Phạm Thiên Thư)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Khấp Khởi
Lm. Trần Cao Tường
13:21 20/11/2008

KHẤP KHỞI



Ảnh của Cao Tường (Mùa Thu ở Smoky Mountains)

Người yêu đang tới đây rồi

Nhảy băng qua núi qua đồi như nai.

(CT chuyển ý Kinh Thánh Diễm Ca 2: 8)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền