Phụng Vụ - Mục Vụ
Vua Giêsu : Vị mục tử nhân ái
Lm. Đan Vinh
09:26 18/11/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN C
LỄ CHÚA GIÊSU VUA
2 Sm 5,1-3 ; Cl 1,12-20 ; Lc 23,35-43
VUA GIÊSU: VỊ MỤC TỬ NHÂN ÁI
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 23,35-43
(35) Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lanh thì buông lời chế nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn”. (36) Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống, (37) và nói: “Nếu ông là vua dân Do thái, thì cứu lấy mình đi! (38) Phía trên đầu Người có bản án viết: “Đây là Vua người Do thái”. (39) Một trong hai tên gian phi bị treo trên thap giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”. (40) Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà có Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”. (42) Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi! Khi vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (43) Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh: Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng”.
2. Ý CHÍNH: Tin mừng hôm nay cho thấy Đức Giêsu trên thập giá như một ông Vua ngự trên ngai vàng của mình. Hầu hết những kẻ hiện diện vì đã quen với hình ảnh một ông vua trần tục nên không nhận ra Đức Giêsu là Vua Mêsia: Dân chúng thì im lặng đứng nhìn. Các đầu mục Do thái thì lên tiếng cười nhạo. Lính tráng cũng chế giễu Người. Trên đầu Người có bản án viết như sau: “Đây là Vua người Do thái”. Hai tên gian phi thì một tên không tin đã nhục mạ Người, còn kẻ tin thì bênh vực và cầu xin Người thương xót nên cuối cùng anh là người đầu tiên đã nhận được ơn cứu độ của Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 35-38: + Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo: Khi đối diện với thập giá của Đức Giêsu, dân chúng thì ngỡ ngàng đứng nhìn hậu quả của việc mình đã về hùa với kẻ mạnh mà lên án bất công cho người công chính. Còn các đầu mục Do thái thì hả hê vì đã hạ gục được một kẻ dám chống lại họ. + Là Đấng Kitô: Kitô (Christos) là tiếng Hy Lạp, tương đương với từ Mêsia trong tiếng A-ram hay Do thái. Cả hai từ Mêsia và Kitô đều có nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Xức dầu là một nghi thức tấn phong, giống như Sa-mu-en đã xức dầu phong cho Đa-vít làm Vua (x. 1 Sm 16,13) ; như Môsê đã xức dầu phong A-a-ron làm Tư tế (x. 1 V 19,16) ; như Êlia được lệnh xức dầu phong Ê-li-sê làm Ngôn sứ thay thế mình (x. 1 V 19,16; Is 61,1). + Là người được tuyển chọn: Đây là tước hiệu đã được Chúa Cha xác nhận trước mặt ba môn đệ khi Người hiển dung (x. Lc 9,35), phù hợp với lời tuyên sấm của Isaia về Đức Giêsu là người Tôi Trung, được Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện công trình cứu độ, nhưng lại bị người đời khinh dể (x. Is 42,1). + Lính tráng cũng chế giễu Người: Lính tráng ở đây là binh sĩ Rôma. Chúng thi hành án lệnh của quan Tổng trấn Philatô đóng đinh Đức Giêsu. Bọn lính này cũng vào hùa với các đầu mục Do thái chế giễu nhục mạ Người. + Chúng lại gần đưa giấm cho Người uống: Giấm là một thứ nước có pha giấm chua gọi là Pos-ca mà lính Rôma hay dùng. + Đây là Vua người Do thái: Câu này do quan Philatô truyền viết gắn lên thập giá như một bản án. Ngày nay trên cây Thánh Giá, ta thấy có chữ INRI, là chữ viết tắt của câu tiếng La tinh: “JESUS NAZARETH REX JUDEORUM”, nghĩa là: “Giêsu Na-da-rét Vua dân Do thái” (x. Ga 19,19).
- C 39-41: + “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”: Tên gian phi này đã nghĩ Đức Giêsu chỉ là một ông Vua Thiên Sai giả, không thể làm được những điều kỳ diệu, nên đã lên tiếng chế giễu Người. Đây cũng là cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa, yêu cầu Người làm phép lạ phục vụ cho mình, giống như ma quỷ đã cám dỗ Người lúc Người bắt đầu rao giảng Tin mừng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy”... (Lc 4,3). Dân làng Na-da-rét cũng có lần đã cám dỗ Người như thế (x. Lc 4,23). + Nhưng tên kia mắng nó...: Chỉ Tin mừng Luca mới nhắc đến thái độ khác biệt của người gian phi có lòng sám hối này.
- C 42-43: + Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!: Trong hoàn cảnh đau thương như vậy thì lời bênh vực và kêu xin của người gian phi, dù có yếu ớt, nhưng cũng an ủi Người rất nhiều. Người đã lập tức tha tội và hứa ban hạnh phúc Thiên đàng cho anh. Thật đúng như lời Người đã nói: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10). + “Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng”: Đối với một số người Do thái thì Thiên Đàng là nơi những người công chính ở, chờ ngày sống lại (x. Lc 16,22-31). Còn đối với chúng ta thì Thiên Đàng là “Trời cao” như lời thánh Phaolô: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20). Thiên Đàng còn là “Trời Mới, Đất Mới” thay cho “trời cũ đất cũ” bị biết mất (x. Kh 21,1). Nơi đó sẽ “không có sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (x. Kh 21,4).
4. CÂU HỎI: 1) Tin mừng Luca ghi nhận những thái độ của dân chúng. đầu mục Do thái, lính canh, hai tên gian phi trước cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu như thế nào ? 2) Kitô hay Mêsia nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Trong Thánh kinh, ba chức vụ nào được xức dầu tấn phong ? 3) Chữ INRI được gắn trên cây Thánh Giá có ý nghĩa thế nào ? 4) Cơn cám dỗ cuối cùng Đức Giêsu phải đương đầu trên cây Thánh Giá là gì ? 5) Câu nào của Đức Giêsu trên cây Thánh Giá cho thấy Người tỏ ra ưu ái đặc biệt đối với tội nhân có lòng sám hối ăn năn ? 6) Theo Thánh kinh thì Thiên Đàng là gì ? 7) Tại sao lại gọi thập giá Đức Giêsu là cây Thánh Giá ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Phía trên đầu Người có bản án viết: “Đây là Vua người Do thái” (Lc 23,38).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ANH KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ CHO EM HƠN THẾ NỮA:
Gần đây, các thợ lặn đã tìm được một con tàu đã bị đắm ở ngoài khơi biển Bắc Ái nhĩ lan cách đây 400 năm. Trong số các báu vật tìm được trên con tàu này, có một chiếc nhẫn cưới của một người đàn ông. Sau khi được lau chùi sạch sẽ, trên mặt nhẫn hiện ra một hàng chữ kèm theo hình một bàn tay đang cầm một quả tim đưa ra. Người ta đọc được câu ấy như sau: “Anh không còn gì để cho em hơn thế này nữa”. Trong tất cả những báu vật tìm thấy trên con tàu, không vật nào khiến cho các tay thợ lặn cảm động cho bằng chiếc nhẫn với hàng chữ khắc ghi trên đó.
2) TÌNH YÊU ĐƯỢC BIỂU LỘ BẰNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ:
Truyện cổ tích Ai-len có kể lại một nhà vua không có con nối dòng. Khi biết mình sắp chết, đã mở một cuộc tuyển chọn hoàng tử để truyền ngôi. Cuộc thi nêu ra điều kiện duy nhất là hoàng tử phải có lòng nhân ái. Đến ngày thi, rất đông các con nhà quý tộc ăn mặc sang trọng đã đến dự thi và nói năng hoạt bát để định nghĩa thế nào là một ông vua nhân ái. Tuy nhiên tất cả lời nói của bọn họ đều không có sức thuyết phục được nhà vua. Sau cùng, một chàng thanh niên đã đến trình diện trong bộ đồ cũ rách nát. Vừa nhìn thấy anh với bộ dạng nghèo hèn, mọi người đều cười nhạo tỏ vẻ khinh dể, nhưng riêng nhà vua lại vui vẻ bước xuống ngai vàng đến đón tiếp và sau đó đã chính thức chọn anh làm hoàng tử lên nối ngôi vua sau này. Tại sao vậy?
Số là vào chiều hôm trước, khi ban giám khảo ra lệnh tập trung kiểm tra các thí sinh, thì nhà vua đã cải trang thành một người hành khất đứng ngay ở lối đi vào hoàng cung để thử lòng các vị hoàng tử tương lai. Nhiều thí sinh con nhà quyền quý giàu có khi đi ngang qua người ăn xin đã tỏ thái độ khinh thường quay mặt đi chỗ khác. Duy chỉ có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú nhưng thuộc giới bình dân là dừng lại. Anh đã chủ động hỏi thăm về hoàn cảnh của người ăn xin, rồi sẵn sàng chia sẻ tất cả số tiền mang theo giúp đỡ. Thấy người ăn xin mặc áo cũ rách, anh còn cởi chiếc áo lành lặn đang mặc cho người ăn xin này. Hôm nay trong buổi thi chính thức, do không còn chiếc áo nào khác nên anh đành mặc chiếc áo cũ rách của người ăn xin hôm trước để vào trình diện nhà vua. Vừa thấy anh, nhà vua đã nhận ra chàng thanh niên hôm trước và đã chọn anh làm hoàng thái tử nối ngôi. Từ đó anh được vào sống trong triều đình nhà vua để được học tập và ít lâu sau khi nhà vua băng hà anh đã được lên nối ngôi vua.
Câu chuyện trên cho thấy lòng nhân ái không hệ tại ở lời nói, nhưng ở việc làm cụ thể, sẵn sàng hy sinh nhường cơm sẻ áo cho những người bất hạnh gặp phải giữa đời thường.
3. SUY NIỆM:
Sau Thế Chiến lần thứ nhất (1914-1918), cuộc chiến đã làm gần 9 triệu người bị chết, ngày 11.12.1925, Đức Piô XI đã truyền thiết lập Lễ Chúa Kitô Vua, để cầu nguyện cho những người lãnh đạo các quốc gia đừng nuôi mộng bá chủ địa cầu để gây ra chiến tranh tàn sát lẫn nhau, nhưng mọi dân tộc hãy chấp nhận nhau là anh em trong cùng một Vương Quốc dưới quyền Vua Giêsu.
1) Vương quyền của Đức Giê-su:
Trong Thánh Kinh có nhiều chỗ đề cập đến vương quyền của Đức Giêsu: Bài đọc Một trích sách Samuen, ghi lại sự kiện cậu bé Đavít đã được Samuen xức dầu tấn phong làm vua Itraen. Vua Đavít nói đây chính là hình bóng của Vua Giêsu trong thời Tân Ước sau này. Tin Mừng Luca thuật lại việc Đức Giêsu được Thánh Thần xức dầu tấn phong là Vua Thiên Sai để đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa (x. Lc 4,18-19). Trong cuộc khổ nạn, khi đứng trước tòa Philatô, Đức Giêsu đã khẳng định: “Quan nói đúng: Tôi là Vua”.
2) Đặc điểm của Vua Giêsu:
- Đức Giê su là Vua, nhưng không giống các ông vua trần thế “Hành quyền trên dân và bắt dân hầu hạ mình”. Đức Giêsu là Vua nhưng là Vua Mục Tử. Người đã rửa chân hầu hạ môn đồ, sẵn sàng chịu chết để bảo vệ đàn chiên, luôn chăm lo cho chiên “được sống và sống dồi dào”. Người là Vua Hòa Bình khi ngồi trên lưng lừa thay vì mình ngựa khải hoàn vào thành Giêrusalem. Người còn là Vua Nhân Ái, dành trọn tình yêu thương thần dân đến nỗi sẵn sàng bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn, để máu và nước từ trái tim chảy ra hầu thanh tẩy tội lỗi của nhiều người. Tình yêu ấy đã được Tin Mừng Gioan ghi nhận: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1b).
- Khi chịu chết trên thập giá, phía trên đầu Đức Giêsu, quan Philatô truyền gắn bản án: “INRI” viết tắt của câu bằng tiếng La tinh: “Giêsu Nadarét Vua dân Do thái”. Đức Giêsu là Vua, nhưng vương miện của Người lại là vòng gai nhọn cuốn trên đầu, cẩm bào của Người là sự trần trụi ô nhục. Khi ấy không có những lời tung hô vạn tuế, mà chỉ có những lời đả đảo nhạo báng khinh chê của các đầu mục dân Do thái, của đám đông cuồng nộ, của bọn lính canh thờ ơ và lời nhạo báng của tên trộm gian ác bị treo trên thập giá bên trái Đức Giêsu.
3) Tuyên xưng “Đức Giêsu Kitô là Vua”:
- Ngày nay mỗi lần nhìn lên cây Thánh giá, thay vì vô cảm đứng nhìn, chúng ta hãy thành tín dâng lời cầu nguyện như người kẻ trộm bên phải có lòng sám hối: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”. Nhờ đó chúng ta cũng sẽ nhận được lời Chúa hứa như Người đã nói: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,42-43).
- Các bà mẹ Công Giáo nên theo gương của một bà mẹ đạo đức kia chỉ tay vào cây Thánh Giá của Chúa để khuyên đứa con của mình: “Con ơi! Hãy nhìn cho kỹ. Chính Chúa Giêsu đã chết đau thương trên cây Thánh giá như vậy để đền tội của con đó”.
- Ngày nay, dù có tin nhận Chúa Giêsu là Vua hay không, nhưng mọi dân nước trên thế giới đều nhận lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu (25/12) làm cột mốc đánh dấu thời gian năm tháng chung cho nhân loại, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói : “Con người sẽ không bao giờ loại bỏ được Đức Kitô ra khỏi lịch sử của mình”. Quả thật, Chúa Giêsu lôi kéo mọi người lên với Người như Người đã nói: “Khi nào tôi bị treo lên, tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng tôi” (Ga 12,32).
4) Để Vương quyền của Vua Giêsu ngày một lan rộng:
- Để tin nhận Chúa Giêsu là Vua và trở thành công dân trong Nước Thiên Chúa, người tín hữu phải sẵn sàng từ bỏ mọi thứ vua giả dối như: Các loại thần tượng, danh vọng, chức quyền, của cải vật chất… để luôn sống chan hòa yêu thương, khiêm tốn phục vụ tha nhân, sẵn sàng hy sinh tất cả để giúp mọi người ngày một ấm no, an vui hạnh phúc hơn. Tin nhận và tuyên xưng Chúa Giêsu là Vua là phải kết hiệp với Người xây dựng một “Trời Mới, Đất Mới”, Vương quốc huynh đệ, yêu thương, công lý và hòa bình bắt đầu từ trần gian hôm nay và kết thúc vào ngày tận thế.
- Mừng lễ Chúa Giêsu Vua, chúng ta hãy để cho Vua Giêsu chiếm trọn tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Từ nay chúng ta không còn được sống theo thói thế gian, không được sống theo ma quỷ và các đam mê tội lỗi... nhưng cần sống theo Chúa Giêsu như lời thánh Phaolô : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
- Mỗi buổi tối chúng ta hãy xét mình để biết Vua của tâm hồn chúng ta hiện giờ là ai? Là Vua Giêsu hay một ai khác…? Mỗi ngày hãy năng cầu nguyện noi gương người trộm lành xưa: “Lạy Chúa Giêsu là Vua lòng con. Xin thương con hôm nay và nhất là trong giờ chết”.
4. THẢO LUẬN: 1) Bạn có đồng ý câu: “Yêu thương là cho đi. Cho nhiều là dấu yêu thương nhiều. Cho cả mạng sống của mình là dấu chứng tỏ tình yêu tột đỉnh”? 2) Trong những ngày này bạn sẽ dâng cho Chúa Giêsu những gì để biểu lộ tình yêu của bạn?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊSU VUA VŨ TRỤ. Nếu Chúa thực sự là vua của hơn bốn trăm ngàn linh mục, của hơn tám trăm ngàn nữ tu, của trên một tỉ người Công Giáo… thì thế giới này chắc đã đổi mới từ lâu rồi. Quả thật, men đức tin của các tín hữu chúng con tuy không ít, nhưng sở dĩ khối bột thế giới chưa dậy lên men tình yêu của Chúa, là do men của chúng con đã bị mất phẩm chất. Ngày nay sự dữ vẫn đang tràn lan trên thế giới, mà trong đó không ít điều dữ lại do chính các tín hữu là chúng con gây ra. Nhiều người trong chúng con mới chỉ tôn vinh vương quyền Chúa trong nhà thờ, nên ngoài xã hội vẫn đang vắng bóng tình yêu của Chúa. Ước gì mọi người Công Giáo đều quyết tâm thực hiện lối sống yêu thương khiêm nhường phục vụ và giới thiệu Chúa là Tình Thương cho mọi người, thì chắc chắn Vương quyền của Chúa sẽ mau hiển trị trên toàn thế giới.
- LẠY VUA GIÊSU. Xin cho mỗi tín hữu chúng con biết chọn lối sống hy sinh quên mình và vác thập giá mình hằng ngày, là những bệnh tật, những người trái tính trái nết đang sống chung quanh, là những tai ương rủi ro chúng con gặp phải trong cuộc sống hằng ngày... để bước theo chân Chúa. Nhờ đó, chúng con sẽ trở nên những môn đệ trung tín và khôn ngoan, sẽ được Chúa tha tội, và được nghe Chúa ưu ái nói với chúng con trong giờ chết như đã nói với người trộm lành trong Tin mừng hôm nay: “Ta bảo thật, hôm nay, con sẽ được ở với Ta trên Thiên đàng”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
LỄ CHÚA GIÊSU VUA
2 Sm 5,1-3 ; Cl 1,12-20 ; Lc 23,35-43
VUA GIÊSU: VỊ MỤC TỬ NHÂN ÁI
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 23,35-43
(35) Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lanh thì buông lời chế nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn”. (36) Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống, (37) và nói: “Nếu ông là vua dân Do thái, thì cứu lấy mình đi! (38) Phía trên đầu Người có bản án viết: “Đây là Vua người Do thái”. (39) Một trong hai tên gian phi bị treo trên thap giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”. (40) Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà có Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”. (42) Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi! Khi vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (43) Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh: Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng”.
2. Ý CHÍNH: Tin mừng hôm nay cho thấy Đức Giêsu trên thập giá như một ông Vua ngự trên ngai vàng của mình. Hầu hết những kẻ hiện diện vì đã quen với hình ảnh một ông vua trần tục nên không nhận ra Đức Giêsu là Vua Mêsia: Dân chúng thì im lặng đứng nhìn. Các đầu mục Do thái thì lên tiếng cười nhạo. Lính tráng cũng chế giễu Người. Trên đầu Người có bản án viết như sau: “Đây là Vua người Do thái”. Hai tên gian phi thì một tên không tin đã nhục mạ Người, còn kẻ tin thì bênh vực và cầu xin Người thương xót nên cuối cùng anh là người đầu tiên đã nhận được ơn cứu độ của Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 35-38: + Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo: Khi đối diện với thập giá của Đức Giêsu, dân chúng thì ngỡ ngàng đứng nhìn hậu quả của việc mình đã về hùa với kẻ mạnh mà lên án bất công cho người công chính. Còn các đầu mục Do thái thì hả hê vì đã hạ gục được một kẻ dám chống lại họ. + Là Đấng Kitô: Kitô (Christos) là tiếng Hy Lạp, tương đương với từ Mêsia trong tiếng A-ram hay Do thái. Cả hai từ Mêsia và Kitô đều có nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Xức dầu là một nghi thức tấn phong, giống như Sa-mu-en đã xức dầu phong cho Đa-vít làm Vua (x. 1 Sm 16,13) ; như Môsê đã xức dầu phong A-a-ron làm Tư tế (x. 1 V 19,16) ; như Êlia được lệnh xức dầu phong Ê-li-sê làm Ngôn sứ thay thế mình (x. 1 V 19,16; Is 61,1). + Là người được tuyển chọn: Đây là tước hiệu đã được Chúa Cha xác nhận trước mặt ba môn đệ khi Người hiển dung (x. Lc 9,35), phù hợp với lời tuyên sấm của Isaia về Đức Giêsu là người Tôi Trung, được Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện công trình cứu độ, nhưng lại bị người đời khinh dể (x. Is 42,1). + Lính tráng cũng chế giễu Người: Lính tráng ở đây là binh sĩ Rôma. Chúng thi hành án lệnh của quan Tổng trấn Philatô đóng đinh Đức Giêsu. Bọn lính này cũng vào hùa với các đầu mục Do thái chế giễu nhục mạ Người. + Chúng lại gần đưa giấm cho Người uống: Giấm là một thứ nước có pha giấm chua gọi là Pos-ca mà lính Rôma hay dùng. + Đây là Vua người Do thái: Câu này do quan Philatô truyền viết gắn lên thập giá như một bản án. Ngày nay trên cây Thánh Giá, ta thấy có chữ INRI, là chữ viết tắt của câu tiếng La tinh: “JESUS NAZARETH REX JUDEORUM”, nghĩa là: “Giêsu Na-da-rét Vua dân Do thái” (x. Ga 19,19).
- C 39-41: + “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”: Tên gian phi này đã nghĩ Đức Giêsu chỉ là một ông Vua Thiên Sai giả, không thể làm được những điều kỳ diệu, nên đã lên tiếng chế giễu Người. Đây cũng là cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa, yêu cầu Người làm phép lạ phục vụ cho mình, giống như ma quỷ đã cám dỗ Người lúc Người bắt đầu rao giảng Tin mừng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy”... (Lc 4,3). Dân làng Na-da-rét cũng có lần đã cám dỗ Người như thế (x. Lc 4,23). + Nhưng tên kia mắng nó...: Chỉ Tin mừng Luca mới nhắc đến thái độ khác biệt của người gian phi có lòng sám hối này.
- C 42-43: + Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!: Trong hoàn cảnh đau thương như vậy thì lời bênh vực và kêu xin của người gian phi, dù có yếu ớt, nhưng cũng an ủi Người rất nhiều. Người đã lập tức tha tội và hứa ban hạnh phúc Thiên đàng cho anh. Thật đúng như lời Người đã nói: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10). + “Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng”: Đối với một số người Do thái thì Thiên Đàng là nơi những người công chính ở, chờ ngày sống lại (x. Lc 16,22-31). Còn đối với chúng ta thì Thiên Đàng là “Trời cao” như lời thánh Phaolô: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20). Thiên Đàng còn là “Trời Mới, Đất Mới” thay cho “trời cũ đất cũ” bị biết mất (x. Kh 21,1). Nơi đó sẽ “không có sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (x. Kh 21,4).
4. CÂU HỎI: 1) Tin mừng Luca ghi nhận những thái độ của dân chúng. đầu mục Do thái, lính canh, hai tên gian phi trước cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu như thế nào ? 2) Kitô hay Mêsia nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Trong Thánh kinh, ba chức vụ nào được xức dầu tấn phong ? 3) Chữ INRI được gắn trên cây Thánh Giá có ý nghĩa thế nào ? 4) Cơn cám dỗ cuối cùng Đức Giêsu phải đương đầu trên cây Thánh Giá là gì ? 5) Câu nào của Đức Giêsu trên cây Thánh Giá cho thấy Người tỏ ra ưu ái đặc biệt đối với tội nhân có lòng sám hối ăn năn ? 6) Theo Thánh kinh thì Thiên Đàng là gì ? 7) Tại sao lại gọi thập giá Đức Giêsu là cây Thánh Giá ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Phía trên đầu Người có bản án viết: “Đây là Vua người Do thái” (Lc 23,38).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ANH KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ CHO EM HƠN THẾ NỮA:
Gần đây, các thợ lặn đã tìm được một con tàu đã bị đắm ở ngoài khơi biển Bắc Ái nhĩ lan cách đây 400 năm. Trong số các báu vật tìm được trên con tàu này, có một chiếc nhẫn cưới của một người đàn ông. Sau khi được lau chùi sạch sẽ, trên mặt nhẫn hiện ra một hàng chữ kèm theo hình một bàn tay đang cầm một quả tim đưa ra. Người ta đọc được câu ấy như sau: “Anh không còn gì để cho em hơn thế này nữa”. Trong tất cả những báu vật tìm thấy trên con tàu, không vật nào khiến cho các tay thợ lặn cảm động cho bằng chiếc nhẫn với hàng chữ khắc ghi trên đó.
2) TÌNH YÊU ĐƯỢC BIỂU LỘ BẰNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ:
Truyện cổ tích Ai-len có kể lại một nhà vua không có con nối dòng. Khi biết mình sắp chết, đã mở một cuộc tuyển chọn hoàng tử để truyền ngôi. Cuộc thi nêu ra điều kiện duy nhất là hoàng tử phải có lòng nhân ái. Đến ngày thi, rất đông các con nhà quý tộc ăn mặc sang trọng đã đến dự thi và nói năng hoạt bát để định nghĩa thế nào là một ông vua nhân ái. Tuy nhiên tất cả lời nói của bọn họ đều không có sức thuyết phục được nhà vua. Sau cùng, một chàng thanh niên đã đến trình diện trong bộ đồ cũ rách nát. Vừa nhìn thấy anh với bộ dạng nghèo hèn, mọi người đều cười nhạo tỏ vẻ khinh dể, nhưng riêng nhà vua lại vui vẻ bước xuống ngai vàng đến đón tiếp và sau đó đã chính thức chọn anh làm hoàng tử lên nối ngôi vua sau này. Tại sao vậy?
Số là vào chiều hôm trước, khi ban giám khảo ra lệnh tập trung kiểm tra các thí sinh, thì nhà vua đã cải trang thành một người hành khất đứng ngay ở lối đi vào hoàng cung để thử lòng các vị hoàng tử tương lai. Nhiều thí sinh con nhà quyền quý giàu có khi đi ngang qua người ăn xin đã tỏ thái độ khinh thường quay mặt đi chỗ khác. Duy chỉ có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú nhưng thuộc giới bình dân là dừng lại. Anh đã chủ động hỏi thăm về hoàn cảnh của người ăn xin, rồi sẵn sàng chia sẻ tất cả số tiền mang theo giúp đỡ. Thấy người ăn xin mặc áo cũ rách, anh còn cởi chiếc áo lành lặn đang mặc cho người ăn xin này. Hôm nay trong buổi thi chính thức, do không còn chiếc áo nào khác nên anh đành mặc chiếc áo cũ rách của người ăn xin hôm trước để vào trình diện nhà vua. Vừa thấy anh, nhà vua đã nhận ra chàng thanh niên hôm trước và đã chọn anh làm hoàng thái tử nối ngôi. Từ đó anh được vào sống trong triều đình nhà vua để được học tập và ít lâu sau khi nhà vua băng hà anh đã được lên nối ngôi vua.
Câu chuyện trên cho thấy lòng nhân ái không hệ tại ở lời nói, nhưng ở việc làm cụ thể, sẵn sàng hy sinh nhường cơm sẻ áo cho những người bất hạnh gặp phải giữa đời thường.
3. SUY NIỆM:
Sau Thế Chiến lần thứ nhất (1914-1918), cuộc chiến đã làm gần 9 triệu người bị chết, ngày 11.12.1925, Đức Piô XI đã truyền thiết lập Lễ Chúa Kitô Vua, để cầu nguyện cho những người lãnh đạo các quốc gia đừng nuôi mộng bá chủ địa cầu để gây ra chiến tranh tàn sát lẫn nhau, nhưng mọi dân tộc hãy chấp nhận nhau là anh em trong cùng một Vương Quốc dưới quyền Vua Giêsu.
1) Vương quyền của Đức Giê-su:
Trong Thánh Kinh có nhiều chỗ đề cập đến vương quyền của Đức Giêsu: Bài đọc Một trích sách Samuen, ghi lại sự kiện cậu bé Đavít đã được Samuen xức dầu tấn phong làm vua Itraen. Vua Đavít nói đây chính là hình bóng của Vua Giêsu trong thời Tân Ước sau này. Tin Mừng Luca thuật lại việc Đức Giêsu được Thánh Thần xức dầu tấn phong là Vua Thiên Sai để đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa (x. Lc 4,18-19). Trong cuộc khổ nạn, khi đứng trước tòa Philatô, Đức Giêsu đã khẳng định: “Quan nói đúng: Tôi là Vua”.
2) Đặc điểm của Vua Giêsu:
- Đức Giê su là Vua, nhưng không giống các ông vua trần thế “Hành quyền trên dân và bắt dân hầu hạ mình”. Đức Giêsu là Vua nhưng là Vua Mục Tử. Người đã rửa chân hầu hạ môn đồ, sẵn sàng chịu chết để bảo vệ đàn chiên, luôn chăm lo cho chiên “được sống và sống dồi dào”. Người là Vua Hòa Bình khi ngồi trên lưng lừa thay vì mình ngựa khải hoàn vào thành Giêrusalem. Người còn là Vua Nhân Ái, dành trọn tình yêu thương thần dân đến nỗi sẵn sàng bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn, để máu và nước từ trái tim chảy ra hầu thanh tẩy tội lỗi của nhiều người. Tình yêu ấy đã được Tin Mừng Gioan ghi nhận: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1b).
- Khi chịu chết trên thập giá, phía trên đầu Đức Giêsu, quan Philatô truyền gắn bản án: “INRI” viết tắt của câu bằng tiếng La tinh: “Giêsu Nadarét Vua dân Do thái”. Đức Giêsu là Vua, nhưng vương miện của Người lại là vòng gai nhọn cuốn trên đầu, cẩm bào của Người là sự trần trụi ô nhục. Khi ấy không có những lời tung hô vạn tuế, mà chỉ có những lời đả đảo nhạo báng khinh chê của các đầu mục dân Do thái, của đám đông cuồng nộ, của bọn lính canh thờ ơ và lời nhạo báng của tên trộm gian ác bị treo trên thập giá bên trái Đức Giêsu.
3) Tuyên xưng “Đức Giêsu Kitô là Vua”:
- Ngày nay mỗi lần nhìn lên cây Thánh giá, thay vì vô cảm đứng nhìn, chúng ta hãy thành tín dâng lời cầu nguyện như người kẻ trộm bên phải có lòng sám hối: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”. Nhờ đó chúng ta cũng sẽ nhận được lời Chúa hứa như Người đã nói: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,42-43).
- Các bà mẹ Công Giáo nên theo gương của một bà mẹ đạo đức kia chỉ tay vào cây Thánh Giá của Chúa để khuyên đứa con của mình: “Con ơi! Hãy nhìn cho kỹ. Chính Chúa Giêsu đã chết đau thương trên cây Thánh giá như vậy để đền tội của con đó”.
- Ngày nay, dù có tin nhận Chúa Giêsu là Vua hay không, nhưng mọi dân nước trên thế giới đều nhận lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu (25/12) làm cột mốc đánh dấu thời gian năm tháng chung cho nhân loại, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói : “Con người sẽ không bao giờ loại bỏ được Đức Kitô ra khỏi lịch sử của mình”. Quả thật, Chúa Giêsu lôi kéo mọi người lên với Người như Người đã nói: “Khi nào tôi bị treo lên, tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng tôi” (Ga 12,32).
4) Để Vương quyền của Vua Giêsu ngày một lan rộng:
- Để tin nhận Chúa Giêsu là Vua và trở thành công dân trong Nước Thiên Chúa, người tín hữu phải sẵn sàng từ bỏ mọi thứ vua giả dối như: Các loại thần tượng, danh vọng, chức quyền, của cải vật chất… để luôn sống chan hòa yêu thương, khiêm tốn phục vụ tha nhân, sẵn sàng hy sinh tất cả để giúp mọi người ngày một ấm no, an vui hạnh phúc hơn. Tin nhận và tuyên xưng Chúa Giêsu là Vua là phải kết hiệp với Người xây dựng một “Trời Mới, Đất Mới”, Vương quốc huynh đệ, yêu thương, công lý và hòa bình bắt đầu từ trần gian hôm nay và kết thúc vào ngày tận thế.
- Mừng lễ Chúa Giêsu Vua, chúng ta hãy để cho Vua Giêsu chiếm trọn tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Từ nay chúng ta không còn được sống theo thói thế gian, không được sống theo ma quỷ và các đam mê tội lỗi... nhưng cần sống theo Chúa Giêsu như lời thánh Phaolô : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
- Mỗi buổi tối chúng ta hãy xét mình để biết Vua của tâm hồn chúng ta hiện giờ là ai? Là Vua Giêsu hay một ai khác…? Mỗi ngày hãy năng cầu nguyện noi gương người trộm lành xưa: “Lạy Chúa Giêsu là Vua lòng con. Xin thương con hôm nay và nhất là trong giờ chết”.
4. THẢO LUẬN: 1) Bạn có đồng ý câu: “Yêu thương là cho đi. Cho nhiều là dấu yêu thương nhiều. Cho cả mạng sống của mình là dấu chứng tỏ tình yêu tột đỉnh”? 2) Trong những ngày này bạn sẽ dâng cho Chúa Giêsu những gì để biểu lộ tình yêu của bạn?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊSU VUA VŨ TRỤ. Nếu Chúa thực sự là vua của hơn bốn trăm ngàn linh mục, của hơn tám trăm ngàn nữ tu, của trên một tỉ người Công Giáo… thì thế giới này chắc đã đổi mới từ lâu rồi. Quả thật, men đức tin của các tín hữu chúng con tuy không ít, nhưng sở dĩ khối bột thế giới chưa dậy lên men tình yêu của Chúa, là do men của chúng con đã bị mất phẩm chất. Ngày nay sự dữ vẫn đang tràn lan trên thế giới, mà trong đó không ít điều dữ lại do chính các tín hữu là chúng con gây ra. Nhiều người trong chúng con mới chỉ tôn vinh vương quyền Chúa trong nhà thờ, nên ngoài xã hội vẫn đang vắng bóng tình yêu của Chúa. Ước gì mọi người Công Giáo đều quyết tâm thực hiện lối sống yêu thương khiêm nhường phục vụ và giới thiệu Chúa là Tình Thương cho mọi người, thì chắc chắn Vương quyền của Chúa sẽ mau hiển trị trên toàn thế giới.
- LẠY VUA GIÊSU. Xin cho mỗi tín hữu chúng con biết chọn lối sống hy sinh quên mình và vác thập giá mình hằng ngày, là những bệnh tật, những người trái tính trái nết đang sống chung quanh, là những tai ương rủi ro chúng con gặp phải trong cuộc sống hằng ngày... để bước theo chân Chúa. Nhờ đó, chúng con sẽ trở nên những môn đệ trung tín và khôn ngoan, sẽ được Chúa tha tội, và được nghe Chúa ưu ái nói với chúng con trong giờ chết như đã nói với người trộm lành trong Tin mừng hôm nay: “Ta bảo thật, hôm nay, con sẽ được ở với Ta trên Thiên đàng”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Lễ Kitô Vua : Do đâu, tên trộm nhận ra Giêsu là Vua
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
22:09 18/11/2016
CN 34C QN : LỄ KITÔ VUA
Đề tài : Do đâu, tên trộm nhận ra Giêsu là Vua
Từ bài Tin Mừng về người trộm lành mà chúng ta vừa nghe, người ta dệt nên câu chuyện huyền thoại này : 30 năm về trước, trên đướng lánh nạn sang Ai Cập để Ấu Chúa Giêsu trốn khỏi cơn giận của vua Hêrôt, thánh Giuse và Đức Nữ Trinh Maria đã dừng lại một hàng quán hẻo lánh. Đức Maria xin thau nước để tắm cho Hài Nhi Giêsu. Bà chủ quán giữ lại nước đã tắm cho bé Giêsu để tắm cho con trai của bà đang mắc bệnh cùi. Nước đó chảy tới đâu, bệnh cùi lùi tới đó. Và đứa trẻ được lành bệnh. Nhưng khi lớn lên, đứa trẻ đó đã trở thành một tên trộm cướp. Tên nó là Đích-Ma (Dismas). Và hôm nay chính Đích-Ma lại bị treo trên thập giá bên phải Đức Giêsu. Dĩ nhiên đây là câu chuyện huyền thoại. Nhưng nhiều khi những huyền thoại cũng có giá trị của nó. Như những huyền thoại dân gian Việt Nam : Âu Cơ lấy Lạc Long Quân sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con, từ đó ta là “đồng bào” với nhau. Huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh nói cho ta phải biết khiếp sợ trước sức mạnh của thiên nhiên. Huyền thoại cây tre trăm mắt khắc xuất khắc nhập, tỏ cho ta hay Trời hay thương kẻ hiền lành thành thật. Vì thế chúng ta cứ để huyền thoại về người trộm lành lẫn những gì Thánh Kinh mô tả lần dẫn chúng ta xem : “Do đâu mà tên trộm nhận ra Vương quyền Vua Giêsu”. Và đó cũng là đề tài bài chia sẻ này.
-Không biết có phải vì nhớ lại chuyện xưa bà mẹ kể rằng mình được chữa khỏi do nước đã tắm của ấu vương mà nay tên trộm nhìn Đức Kitô bằng con mắt hoà dịu chăng ?
-Cũng biết đâu có lẽ trong thời gian hành nghề đạo chích (ăn trộm) chàng đã có lúc dừng lại nghe (hay dừng để rình cơ hội móc túi) nhưng lúc đó lại nghe ông Giêsu giảng về dụ ngôn người Samaritano rằng : Có người từ Yêrusalem xuống Yêricô dọc đường bị trộm cướp đánh trọng thương, mà chàng trộm cướp Đích Ma này cảm thấy lương tâm ray rứt chăng ?
Nhưng có lẽ chắc hơn cả để tên trộm nhận ra vương quyền của Giêsu đó là chàng có đôi mắt và tâm hồn.
1. Đôi mắt
Liếc đôi mắt nhìn qua bên trái, tên trộm đọc được bảng đề 3 thứ tiếng – Tên : Giêsu ; nguyên quán : Nazareth ; tội trạng : Vua dân Do thái ; vương miện : vòng gai cài trên đầu.
Nhưng cũng có biết bao hạng người còn đôi mắt nhìn thấy rõ mà lại không nhận ra Chúa, không gặp được Vua. Đgm Bùi Tuần, trong cuốn sách “Nói với chính mình” đã kể ra 4 hạng người này:
-Hạng người thứ nhất là những kẻ qua đường:
Kinh thánh ghi (Mt 27, 39-40): có người qua đường thấy Chúa bị đóng đinh thì cười chê : “Ông này có tiếng làm phép lạ, dám phá đền thờ, ba ngày sau xây lại, sao không tự cứu mình đi.”
Nghe thế, Chúa Giêsu lặng thinh, vì những người qua đường nhìn lên thập giá chỉ thấy Giêsu là người đáng khinh, mà không nhận ra Chúa. Tại sao vậy? Vì họ nhẫn tâm. Gặp một người đang đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần, không chút xót thương đã chớ lại còn nỡ lòng chế nhạo. Thái độ nhẫn tâm của những kẻ qua đường đã không cho họ nhận ra Chúa, gặp được Vua.
-Hạng người thứ hai không gặp được Vua, không nhận ra Chúa là các trưởng tế và luật sĩ.
Kinh thánh ghi (Mt 27, 42-43): “Họ thách thức Chúa rằng: Nếu người là vua Israel hãy xuống khỏi thập giá đi, rồi chúng tôi tin.” Nghe thế Chúa lặng thinh. Đối với họ, ông Giêsu chỉ là người thất trận. Họ không nhận ra đó là Vua. Tại sao vậy. Vì họ ác tâm.
Chính họ bôi nhọ Chúa, bày mưu bắt Chúa, xúi dân xin giết Chúa. Bây giờ Chúa như kẻ sa cơ mà họ vẫn chưa thoả lòng, muốn làm nhục thêm, nên thái độ ác tâm của họ không cho họ nhận ra Chúa, không cho họ gặp được Vua.
-Hạng người thứ ba không gặp được Chúa, không nhận ra Vua là những binh lính và lý hình thi hành án.
Phúc âm kể (Lc 23, 36-37): “Mấy người lính cũng nghỉnh đầu lên buông lời chế giễu Chúa: Nếu là vua, cứ nhảy xuống xem.” Nghe vậy Chúa lặng thinh. Đối với họ, Giêsu chỉ là một tử tội. Họ không nhận ra đó là Vua. Tại sao vậy ? vì họ dã tâm.
Đành rằng họ hành hạ Chúa, họ đóng đinh Ngài theo lệnh thượng cấp, nhưng họ đã đi quá giới hạn: đánh đòn nhiều hơn con số cho phép là 39 roi. Cấp trên cũng chẳng bắt họ chế giễu tử tội, nhưng họ đã buông lời đùa cợt. Thái độ dã tâm của họ làm cho họ không nhận ra Chúa, không gặp được vua.
-Hạng người thứ tư không nhận ra Chúa, không gặp được Vua, đó là đồng nghiệp của Đích-Ma, tức là tên trộm bên tả.
Phúc Âm kể (Lc 23, 36-37): “Một kẻ trộm bên tả quay ra khiêu khích Chúa: Nếu ông là vị Cứu thế hãy cứu ông và cứu cả chúng tôi đi.” Nghe thế, Chúa lặng thinh. Tên trộm đó coi Giêsu chỉ là một tội nhân tầm thường. Hắn không nhận ra Giêsu là Cứu Chúa. Tại sao vậy? Vì hắn tiểu tâm. Hắn đang chịu đóng đinh nên biết mùi đau đớn là gì, lẽ ra phải cảm thông với người cùng cảnh ngộ. Nhưng hắn lại khích bác Chúa và ích kỷ chỉ nghĩ đến mình: Hãy cứu tôi với, nếu như ông là Vua. Thái độ tiểu tâm của người trộm dữ đã ngăn cản hắn nhận ra Chúa, đã cản trở hắn gặp được Vua.
2. Tấm lòng
Bốn hạng người trên cùng có đôi mắt cả, nhưng không nhận ra Chúa, không gặp được Vua, vì họ thiếu tấm lòng. Chính hạng người thứ năm là kẻ trộm lành vì có từ tâm, có tấm lòng mà anh nhận ra Chúa, anh gặp được Vua.
Anh không nhẫn tâm về hùa với đám đông nhưng dám một mình lên tiếng bênh Chúa vô tội.
Anh không ác tâm như trưởng tế, luật sĩ muốn hạ Chúa xuống tận đất đen, vì anh thưa: Khi nào Ngài lên tới trời, xin nhớ tới tôi. Nói theo ý ngày lễ Kitô Vua hôm nay, thì kẻ trộm lành sẽ thưa: Khi nào Bệ hạ hồi loan Thiên Quốc, xin nhớ đến kẻ hạ thần này.
Anh cũng không dã tâm như bọn lý hình, vì anh biết phân biệt ai tội ai không: chúng ta chịu tội thì đáng lắm, còn người này làm gì nên tội.
Anh cũng không tiểu tâm như tên đồng nghiệp kia, vì thái độ lên tiếng công khai bênh vực mạnh mẽ cho Giêsu, chắc đã an ủi Đức Mẹ rất nhiều.
Tấm lòng của anh, từ tâm của anh đã giúp anh gặp được Chúa, tìm được Vua. Anh thấy cạnh anh có người đau đớn bị đóng đinh chịu cực hình, anh động lòng thương. Anh lại để ý thấy người ấy bị oan, nên anh lên tiếng bênh vực trong khi không một ai dù là những người thân tín nhất của Chúa dám hé môi nửa lời để làm vơi oan ức.
Thấy anh có từ tâm, Đức Giêsu đã cho anh nhận ra Ngài và cho anh vào Vương quốc Ngài : Hôm nay anh sẽ về Thiên Quốc với tôi.
Kể cũng lạ, bốn hạng người trên kia làm đủ cách thách đủ điều cũng chẳng cạy được miệng Chúa thốt ra một lời, thì hạng người thứ năm này: người từ tâm đã dễ dàng khiến Chúa mở môi : “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên đàng.”
Vậy do đâu mà tên trộm nhận ra vương quyền Chúa ? Hay đúng hơn do đâu mà Chúa cho tên trộm nhận ra Ngài là Vua. Thưa vì anh ta có đôi mắt biết nhìn và nhất là có tấm lòng biết cảm, tức là có từ tâm. Nói đổi lời: Thương người sẽ được gặp Chúa Tình thương, yêu người sẽ nhận ra Vương quyền của Vua Tình yêu.
Kết 2 : Từ tâm sẽ gặp được Chúa. Nhưng người trộm lành cũng còn một cái tâm khác quan trọng không kém giúp anh ta gặp được Vua, đó là Hồi tâm, để rồi Hối tâm. Anh ta nói : Tôi chịu thế này thật đáng tội. Đây là đề tài lớn, hy vọng có dịp sẽ khai thác rộng hơn. Nhưng nay từ bây giờ ta hãy xin với Vua Giêsu : Lạy Chúa Giêsu , xin giúp con hồi tâm, và xin cho con từ tâm để con nhận ra Ngài là Vua mang tên Tình Yêu.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(với gợi ý từ Đức Giám Mục GB Bùi Tuần)
Đề tài : Do đâu, tên trộm nhận ra Giêsu là Vua
Từ bài Tin Mừng về người trộm lành mà chúng ta vừa nghe, người ta dệt nên câu chuyện huyền thoại này : 30 năm về trước, trên đướng lánh nạn sang Ai Cập để Ấu Chúa Giêsu trốn khỏi cơn giận của vua Hêrôt, thánh Giuse và Đức Nữ Trinh Maria đã dừng lại một hàng quán hẻo lánh. Đức Maria xin thau nước để tắm cho Hài Nhi Giêsu. Bà chủ quán giữ lại nước đã tắm cho bé Giêsu để tắm cho con trai của bà đang mắc bệnh cùi. Nước đó chảy tới đâu, bệnh cùi lùi tới đó. Và đứa trẻ được lành bệnh. Nhưng khi lớn lên, đứa trẻ đó đã trở thành một tên trộm cướp. Tên nó là Đích-Ma (Dismas). Và hôm nay chính Đích-Ma lại bị treo trên thập giá bên phải Đức Giêsu. Dĩ nhiên đây là câu chuyện huyền thoại. Nhưng nhiều khi những huyền thoại cũng có giá trị của nó. Như những huyền thoại dân gian Việt Nam : Âu Cơ lấy Lạc Long Quân sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con, từ đó ta là “đồng bào” với nhau. Huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh nói cho ta phải biết khiếp sợ trước sức mạnh của thiên nhiên. Huyền thoại cây tre trăm mắt khắc xuất khắc nhập, tỏ cho ta hay Trời hay thương kẻ hiền lành thành thật. Vì thế chúng ta cứ để huyền thoại về người trộm lành lẫn những gì Thánh Kinh mô tả lần dẫn chúng ta xem : “Do đâu mà tên trộm nhận ra Vương quyền Vua Giêsu”. Và đó cũng là đề tài bài chia sẻ này.
-Không biết có phải vì nhớ lại chuyện xưa bà mẹ kể rằng mình được chữa khỏi do nước đã tắm của ấu vương mà nay tên trộm nhìn Đức Kitô bằng con mắt hoà dịu chăng ?
-Cũng biết đâu có lẽ trong thời gian hành nghề đạo chích (ăn trộm) chàng đã có lúc dừng lại nghe (hay dừng để rình cơ hội móc túi) nhưng lúc đó lại nghe ông Giêsu giảng về dụ ngôn người Samaritano rằng : Có người từ Yêrusalem xuống Yêricô dọc đường bị trộm cướp đánh trọng thương, mà chàng trộm cướp Đích Ma này cảm thấy lương tâm ray rứt chăng ?
Nhưng có lẽ chắc hơn cả để tên trộm nhận ra vương quyền của Giêsu đó là chàng có đôi mắt và tâm hồn.
1. Đôi mắt
Liếc đôi mắt nhìn qua bên trái, tên trộm đọc được bảng đề 3 thứ tiếng – Tên : Giêsu ; nguyên quán : Nazareth ; tội trạng : Vua dân Do thái ; vương miện : vòng gai cài trên đầu.
Nhưng cũng có biết bao hạng người còn đôi mắt nhìn thấy rõ mà lại không nhận ra Chúa, không gặp được Vua. Đgm Bùi Tuần, trong cuốn sách “Nói với chính mình” đã kể ra 4 hạng người này:
-Hạng người thứ nhất là những kẻ qua đường:
Kinh thánh ghi (Mt 27, 39-40): có người qua đường thấy Chúa bị đóng đinh thì cười chê : “Ông này có tiếng làm phép lạ, dám phá đền thờ, ba ngày sau xây lại, sao không tự cứu mình đi.”
Nghe thế, Chúa Giêsu lặng thinh, vì những người qua đường nhìn lên thập giá chỉ thấy Giêsu là người đáng khinh, mà không nhận ra Chúa. Tại sao vậy? Vì họ nhẫn tâm. Gặp một người đang đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần, không chút xót thương đã chớ lại còn nỡ lòng chế nhạo. Thái độ nhẫn tâm của những kẻ qua đường đã không cho họ nhận ra Chúa, gặp được Vua.
-Hạng người thứ hai không gặp được Vua, không nhận ra Chúa là các trưởng tế và luật sĩ.
Kinh thánh ghi (Mt 27, 42-43): “Họ thách thức Chúa rằng: Nếu người là vua Israel hãy xuống khỏi thập giá đi, rồi chúng tôi tin.” Nghe thế Chúa lặng thinh. Đối với họ, ông Giêsu chỉ là người thất trận. Họ không nhận ra đó là Vua. Tại sao vậy. Vì họ ác tâm.
Chính họ bôi nhọ Chúa, bày mưu bắt Chúa, xúi dân xin giết Chúa. Bây giờ Chúa như kẻ sa cơ mà họ vẫn chưa thoả lòng, muốn làm nhục thêm, nên thái độ ác tâm của họ không cho họ nhận ra Chúa, không cho họ gặp được Vua.
-Hạng người thứ ba không gặp được Chúa, không nhận ra Vua là những binh lính và lý hình thi hành án.
Phúc âm kể (Lc 23, 36-37): “Mấy người lính cũng nghỉnh đầu lên buông lời chế giễu Chúa: Nếu là vua, cứ nhảy xuống xem.” Nghe vậy Chúa lặng thinh. Đối với họ, Giêsu chỉ là một tử tội. Họ không nhận ra đó là Vua. Tại sao vậy ? vì họ dã tâm.
Đành rằng họ hành hạ Chúa, họ đóng đinh Ngài theo lệnh thượng cấp, nhưng họ đã đi quá giới hạn: đánh đòn nhiều hơn con số cho phép là 39 roi. Cấp trên cũng chẳng bắt họ chế giễu tử tội, nhưng họ đã buông lời đùa cợt. Thái độ dã tâm của họ làm cho họ không nhận ra Chúa, không gặp được vua.
-Hạng người thứ tư không nhận ra Chúa, không gặp được Vua, đó là đồng nghiệp của Đích-Ma, tức là tên trộm bên tả.
Phúc Âm kể (Lc 23, 36-37): “Một kẻ trộm bên tả quay ra khiêu khích Chúa: Nếu ông là vị Cứu thế hãy cứu ông và cứu cả chúng tôi đi.” Nghe thế, Chúa lặng thinh. Tên trộm đó coi Giêsu chỉ là một tội nhân tầm thường. Hắn không nhận ra Giêsu là Cứu Chúa. Tại sao vậy? Vì hắn tiểu tâm. Hắn đang chịu đóng đinh nên biết mùi đau đớn là gì, lẽ ra phải cảm thông với người cùng cảnh ngộ. Nhưng hắn lại khích bác Chúa và ích kỷ chỉ nghĩ đến mình: Hãy cứu tôi với, nếu như ông là Vua. Thái độ tiểu tâm của người trộm dữ đã ngăn cản hắn nhận ra Chúa, đã cản trở hắn gặp được Vua.
2. Tấm lòng
Bốn hạng người trên cùng có đôi mắt cả, nhưng không nhận ra Chúa, không gặp được Vua, vì họ thiếu tấm lòng. Chính hạng người thứ năm là kẻ trộm lành vì có từ tâm, có tấm lòng mà anh nhận ra Chúa, anh gặp được Vua.
Anh không nhẫn tâm về hùa với đám đông nhưng dám một mình lên tiếng bênh Chúa vô tội.
Anh không ác tâm như trưởng tế, luật sĩ muốn hạ Chúa xuống tận đất đen, vì anh thưa: Khi nào Ngài lên tới trời, xin nhớ tới tôi. Nói theo ý ngày lễ Kitô Vua hôm nay, thì kẻ trộm lành sẽ thưa: Khi nào Bệ hạ hồi loan Thiên Quốc, xin nhớ đến kẻ hạ thần này.
Anh cũng không dã tâm như bọn lý hình, vì anh biết phân biệt ai tội ai không: chúng ta chịu tội thì đáng lắm, còn người này làm gì nên tội.
Anh cũng không tiểu tâm như tên đồng nghiệp kia, vì thái độ lên tiếng công khai bênh vực mạnh mẽ cho Giêsu, chắc đã an ủi Đức Mẹ rất nhiều.
Tấm lòng của anh, từ tâm của anh đã giúp anh gặp được Chúa, tìm được Vua. Anh thấy cạnh anh có người đau đớn bị đóng đinh chịu cực hình, anh động lòng thương. Anh lại để ý thấy người ấy bị oan, nên anh lên tiếng bênh vực trong khi không một ai dù là những người thân tín nhất của Chúa dám hé môi nửa lời để làm vơi oan ức.
Thấy anh có từ tâm, Đức Giêsu đã cho anh nhận ra Ngài và cho anh vào Vương quốc Ngài : Hôm nay anh sẽ về Thiên Quốc với tôi.
Kể cũng lạ, bốn hạng người trên kia làm đủ cách thách đủ điều cũng chẳng cạy được miệng Chúa thốt ra một lời, thì hạng người thứ năm này: người từ tâm đã dễ dàng khiến Chúa mở môi : “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên đàng.”
Vậy do đâu mà tên trộm nhận ra vương quyền Chúa ? Hay đúng hơn do đâu mà Chúa cho tên trộm nhận ra Ngài là Vua. Thưa vì anh ta có đôi mắt biết nhìn và nhất là có tấm lòng biết cảm, tức là có từ tâm. Nói đổi lời: Thương người sẽ được gặp Chúa Tình thương, yêu người sẽ nhận ra Vương quyền của Vua Tình yêu.
Kết 2 : Từ tâm sẽ gặp được Chúa. Nhưng người trộm lành cũng còn một cái tâm khác quan trọng không kém giúp anh ta gặp được Vua, đó là Hồi tâm, để rồi Hối tâm. Anh ta nói : Tôi chịu thế này thật đáng tội. Đây là đề tài lớn, hy vọng có dịp sẽ khai thác rộng hơn. Nhưng nay từ bây giờ ta hãy xin với Vua Giêsu : Lạy Chúa Giêsu , xin giúp con hồi tâm, và xin cho con từ tâm để con nhận ra Ngài là Vua mang tên Tình Yêu.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(với gợi ý từ Đức Giám Mục GB Bùi Tuần)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng Giám Mục Venezuela: Đại diện chính phủ nói năng nhảm nhí để câu giờ, không có thiện chí đối thoại
Đặng Tự Do
00:22 18/11/2016
Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 cho đến nay “không có chút tiến triển nào”. Đức Tổng Giám Mục Baltazar Porras của tổng giáo phận Merida đã cho biết như trên.
Đức Tổng Giám Mục giải thích:
“Các đại diện của chính phủ trong ủy ban đối thoại rất cực đoan, không dễ dàng gì để đối thoại với họ.”
Đức Tổng Giám Mục bực mình nói:
“Họ chỉ lặp đi lặp lại các quan điểm nhảm nhí để câu giờ”.
Cùng với Đức Tổng Giám Mục Emil Paul Tscherrig, sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela, Đức Cha Baltazar Porras là thành viên trong một ủy ban củaa Tòa Thánh giúp làm trung gian thương thuyết giữa chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro và phe đối lập.
Các cuộc đàm phán, được tiến hành trên đảo Margarita, ngoài khơi bờ biển Venezuela, đã được công bố hôm 25 tháng 10 chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela đã có một cuộc họp bất ngờ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican.
Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro Venezuela luôn tìm cách lợi dụng Tòa Thánh để tìm cách trì hoãn thảo luận các yêu cầu chính đáng của phe đối lập. Phe chính phủ Maduro và phe đối lập Liên minh Dân chủ Thống nhất đã không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng, đã gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men, dẫn đến sự sụp đổ các dịch vụ về y khoa, năng lượng và vệ sinh.
Source: Catholic World News - Venezuelan archbishop: government negotiators take ‘very radical’ stand in crisis talks
Đức Tổng Giám Mục giải thích:
“Các đại diện của chính phủ trong ủy ban đối thoại rất cực đoan, không dễ dàng gì để đối thoại với họ.”
Đức Tổng Giám Mục bực mình nói:
“Họ chỉ lặp đi lặp lại các quan điểm nhảm nhí để câu giờ”.
Cùng với Đức Tổng Giám Mục Emil Paul Tscherrig, sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela, Đức Cha Baltazar Porras là thành viên trong một ủy ban củaa Tòa Thánh giúp làm trung gian thương thuyết giữa chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro và phe đối lập.
Các cuộc đàm phán, được tiến hành trên đảo Margarita, ngoài khơi bờ biển Venezuela, đã được công bố hôm 25 tháng 10 chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela đã có một cuộc họp bất ngờ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican.
Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro Venezuela luôn tìm cách lợi dụng Tòa Thánh để tìm cách trì hoãn thảo luận các yêu cầu chính đáng của phe đối lập. Phe chính phủ Maduro và phe đối lập Liên minh Dân chủ Thống nhất đã không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng, đã gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men, dẫn đến sự sụp đổ các dịch vụ về y khoa, năng lượng và vệ sinh.
Source: Catholic World News - Venezuelan archbishop: government negotiators take ‘very radical’ stand in crisis talks
Cuba phóng thích 787 tù nhân theo yêu cầu của Đức Thánh Cha nhân bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót
Đặng Tự Do
00:20 18/11/2016
Hôm 16 tháng 11, nhà cầm quyền Cuba đã công bố việc trả tự do cho 787 tù nhân, theo một yêu cầu do Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra nhân bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Chính phủ của chủ tịch Raul Castro nói các tù nhân được phóng thích dịp này được chọn trên cơ sở thời gian họ đã thi hành án, mức độ nghiêm trọng của tội phạm và hành vi của họ trong khi bị giam giữ. Các tù hình sự không được bao gồm trong chương trình ân xá này.
Chính phủ Cuba đã không cho biết có bao nhiêu tù nhân chính trị được trả tự do trong dịp này.
Source: Catholic World News - Cuba releases prisoners in response to Pope’s request for Jubilee
Chính phủ của chủ tịch Raul Castro nói các tù nhân được phóng thích dịp này được chọn trên cơ sở thời gian họ đã thi hành án, mức độ nghiêm trọng của tội phạm và hành vi của họ trong khi bị giam giữ. Các tù hình sự không được bao gồm trong chương trình ân xá này.
Chính phủ Cuba đã không cho biết có bao nhiêu tù nhân chính trị được trả tự do trong dịp này.
Source: Catholic World News - Cuba releases prisoners in response to Pope’s request for Jubilee
Công Giáo Nigeria khánh thành kênh truyền hình satellite đầu tiên
Đặng Tự Do
02:24 18/11/2016
Tổng Giáo phận Abuja của thủ đô Nigeria sẽ ra mắt một kênh truyền hình vệ tinh phát liên tục 24 giờ một ngày vào năm 2017. Các phương tiện truyền thông Nigeria đã cho biết như trên.
Cha Patrick Alumuku, giám đốc truyền thông của tổng giáo phận, nói rằng kênh truyền hình mới được thực hiện để “truyền giáo và phát triển của xã hội” và “câu chuyện của Giáo Hội sống động ở Nigeria” giờ đây sẽ được vươn tới tất cả các nước khác ở Phi Châu “cũng như phần còn lại của thế giới. “
Năm 2014, Đức Hồng Y John Onaiyekan của Abuja, khi bàn về sáng kiến truyền hình, đã nói, “Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã sử dụng rất có hiệu quả các phương tiện truyền thông để truyền bá đức tin. Chính vì lý do này sau khi được khích lệ bởi sự ổn định của tờ báo của tổng giáo phận, giờ đây tôi muốn hỗ trợ cho sự phát triển của một dự án truyền thông mới trong tổng giáo phận của chúng ta.”
Source: Catholic World News - Church in Nigeria to launch TV channel
Cha Patrick Alumuku, giám đốc truyền thông của tổng giáo phận, nói rằng kênh truyền hình mới được thực hiện để “truyền giáo và phát triển của xã hội” và “câu chuyện của Giáo Hội sống động ở Nigeria” giờ đây sẽ được vươn tới tất cả các nước khác ở Phi Châu “cũng như phần còn lại của thế giới. “
Năm 2014, Đức Hồng Y John Onaiyekan của Abuja, khi bàn về sáng kiến truyền hình, đã nói, “Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã sử dụng rất có hiệu quả các phương tiện truyền thông để truyền bá đức tin. Chính vì lý do này sau khi được khích lệ bởi sự ổn định của tờ báo của tổng giáo phận, giờ đây tôi muốn hỗ trợ cho sự phát triển của một dự án truyền thông mới trong tổng giáo phận của chúng ta.”
Source: Catholic World News - Church in Nigeria to launch TV channel
Video phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ 2016
VietCatholic Network
10:03 18/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước khi bắt đầu chương trình VietCatholic xin lưu ý quý vị và anh chị em, từ tháng 12, bên cạnh các kênh xã hội trên mạng lưới điện toán toàn cầu như Youtube và Vimeo; và trên các kênh truyền hình hiện nay, các chương trình truyền hình của VietCatholic cũng sẽ được phát trên các kênh truyền hình của VieTV tại các thành phố lớn trên toàn cõi Hoa Kỳ mỗi ngày từ 6h30’ đến 6h53’ sáng. Los Angeles trên kênh 56.7; San Jose trên kênh 20.3; Dallas trên kênh 55.5; Houston trên kênh 55.5; các nơi khác trên kênh UNO IPTV 105
Xin quý vị và anh chị em đón xem và giới thiệu cho nhiều người cùng xem.
1. Trong phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ từ thứ hai 14 tháng 11 đến thứ Năm 17 tháng 11, các Giám Mục Hoa Kỳ đã bày tỏ lòng biết ơn sâu xa với vị chủ tịch vừa mãn nhiệm là Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville, Kentucky.
Đức Tổng Giám Mục đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục với các đức tính nổi bật thanh bần, nhẹ nhàng nhưng rất kiên quyết.
Trong các chuyến tông du nước ngoài, người ta có thể thấy ngài giữa các hàng ghế economy của một chuyến bay rẻ tiền như trên chuyến bay sang Phi Luật Tân này để thăm các nạn nhân của một trận bão kinh hoàng.
Nhiệm kỳ của ngài diễn ra trong 4 năm cuối cùng của triều đại Obama nơi các chính sách điên nhất được tung ra trong một loạt các xung đột liên tục với Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Cộng đồng Công Giáo 68 triệu người tại Hoa Kỳ đã có thể nghe thấy tiếng nói của ngài trước các vấn đề thời sự gây xôn xao dư luận, tuy nhẹ nhàng nhưng, thẳng thắn, dõng dạc và dứt khoát.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Edward Kurtz sinh ngày 18 tháng 8 năm 1946 tại Pennsylvania, Hoa Kỳ. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 18 tháng Ba năm 1972. Ngày 26 tháng 10 năm 1999, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài là Giám Mục KnoxVille, Tennessee. Ngày 12 tháng 6 năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Louisville, Kentucky.
Ngài từng phục vụ nhiều năm trong tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Hôn Nhân và Gia Đình của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trước khi được bầu làm phó chủ tịch vào năm 2010, và chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2013.
2. Như VietCatholic đã tường thuật, trong phiên họp sáng thứ Ba 15 tháng 11, các Giám Mục Hoa Kỳ đã bầu Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston, làm chủ tịch và Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của tổng giáo phận Los Angeles làm phó chủ tịch.
Đức Cha Gomez là người Mỹ La tinh đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Đức Cha Jose Gomez sinh năm 1951 tại Monterrey, Mễ Tây Cơ. Ngài đã được thụ phong linh mục Opus Dei năm 1978, sau một thời gian theo học tại Rôma và lúc đầu đã thực thi sứ vụ linh mục của ngài ở Mễ Tây Cơ. Từ 1987 đến 1999, ngài làm mục vụ tại giáo xứ Our Lady of Grace, San Antonio, Texas và trở thành công dân Mỹ vào năm 1995.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Catholic News Service, là cơ quan thông tấn của Hội Đồng Giám Mục, Đức Cha cho biết:
“Tôi cám ơn các Giám Mục anh em đã tín nhiệm tôi trong chức vụ phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục. Điều này thể hiện thực tại hiển nhiên về sự hiện diện của người Công Giáo Mỹ Châu La Tinh tại Hoa Kỳ. Sự hiện diện của người Mỹ La Tinh ngày càng hiển nhiên trên toàn cõi Hoa Kỳ. Ngày nay 40% người Công Giáo tại Mỹ là người Mỹ La Tinh. Và hơn 50% người Công Giáo ở độ tuổi 20 là người Mỹ La Tinh, 90% trong số họ sinh ra trên đất Mỹ. Mọi người đều thấy Giáo Hội tại Hoa Kỳ cần cởi mở và chào đón hơn với người Mỹ gốc La Tinh”.
3. Trong phiên họp các Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã nghe sứ điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi cho các ngài trong đó Đức Thánh Cha khuyến khích tất cả các giáo phận tại Hoa Kỳ tích cực tham gia cuộc gặp gỡ toàn quốc lần thứ 5 các tín hữu Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha, để canh tân và dấn thân truyền giáo.
Cuộc gặp gỡ các tín hữu Hispanic nói tiếng Tây Ban Nha, sẽ bắt đầu từ tháng Giêng tới đây, 2017, tại các giáo phận, và kết thúc với cuộc cử hành toàn quốc vào tháng 9 năm 2018. Các sinh hoạt này nhắm nhìn nhận và đề cao những hồng ân đặc thù mà các tín hữu Công Giáo Hispanic đã và tiếp tục cống hiến cho Giáo Hội tại Mỹ. Hơn nữa, đó là thành phần một tiến trình rộng lớn hơn để canh tân và dấn thân truyền giáo mà tất cả các giáo phận tại Mỹ được kê gọi thực hiện.
Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng Giáo Hội tại Mỹ, ở mọi cấp độ, sẽ đồng hành với cuộc gặp gỡ sắp tới, qua những suy tư và sự phân định mục vụ, đặc biệt Ngài xin các giáo phận hãy cứu xét xem mình có thể làm gì để đáp ứng tốt đẹp hơn sự hiện diện ngày càng gia tăng của cộng đồng Hispanic. Để ý đến sự đóng góp của cộng đồng này cho đời sống quốc gia, Đức Thánh Cha cầu nguyện để Cuộc gặp gỡ toàn quốc kỳ 5 của các tín hữu Công Giáo Hispanich mang lại thành quá cho sự canh tân xã hội Mỹ và cho hoạt động tông đồ tại nước này.
Các Giám mục Hoa kỳ ủng hộ việc xin mở án phong thánh cho 4 tín hữu
Hồng Thủy
12:42 18/11/2016
Baltimore – Trong đại hội mùa thu diễn ra từ 14-16 tại Baltimore, các Giám mục Hoa kỳ đã bỏ phiếu đồng thuận việc xin mở án phong thánh cho 4 tín hữu Hoa kỳ. Việc hỏi ý kiến hội đồng Giám mục là một phần của tiến trình phong thánh, trước khi các Giám mục địa phương xin phép Bộ phong thánh mở án.
4 tín hữu đó là Julia Greeley, nguyên là một nô lệ sống tại Colorado, nữ tu Blandina Segale, dòng Bác ái phục vụ ở biên giới, cha Patrick Ryan, thi hành sứ vụ giúp những người bị sốt vàng da và đức ông Bernard Quinn, người đã chống lại sự cuồng tín và lập một nhà thờ và cô nhi viện cho người gốc Phi ở Brooklyn, New York. 4 trường hợp trên đã được các Giám mục địa phương lần lượt trình bày cho các Giám mục tại đại hôị, trước khi các ngài bỏ phiếu vào ngày 15/11.
Julia Greeley sinh ra trong một gia đình nô lệ ở Hannibal, Missouri giữa các năm 1838-1848. Sau tuyên ngôn giải phóng nô lệ vào năm 1863, Greeley đến sống ở Colorado, giúp đỡ những người nghèo dù cho chính mình cũng nghèo. Greeley qua đời năm 1918.
Nữ tu Blandina sinh tại Italia năm 1850 và nhập cư vào Cincinnati khi lên 4. Cô gia nhập dòng bác ái khi 16 tuổi và làm việc trong các trường học, cô nhi viện và bệnh viện ở Ohio, New Mexico và Colorado, trở thành người bảo vệ người nghèo, người bệnh, người bị xã hội gạt bỏ, người bản xứ và các người Mêxicô và Italia nhập cư. Sơ thường thăm các nhà tù và hoạt động để giải quyết các vấn đề xã hội như buôn người và các tội phạm vị thành niên. Sơ qua đời năm 1941 khi 91 tuổi.
Cha Patrick Ryan là một người Ai len nhập cư, sinh năm 1845 và chịu chức Linh mục năm 1869 tại Nashville, Tennessee. Cộng đoàn của cha bị bệnh dịch lây truyền làm cho hàng trăm người chết. Cha đã đi đến những vùng bị lây nhiễm của thành phố để giúp các người bệnh và người nghèo khổ. Cha bị nhiễm bệnh và qua đời năm 1878 khi mới 33 tuổi.
Một Linh mục khác là đức ông Bernard Quinn, cũng là một người gốc Ai len, sinh năm 1888 tại Newark, New Jersey. Ngài được thụ phong Linh mục năm 1912 và phục vụ trong giáo phận Brooklyn nơi cha chú tâm đến ơn gọi Linh mục và tu sĩ cho các tín hữu Công Giáo gốc Phi. Năm 1922 cha thành lập nhà thờ thánh Phêrô Claver cho các tín hữu Công Giáo gốc Phi và vài năm sau cha xây một cô nhi viện cho cộng đoàn người Mỹ gốc Phi. (CNS 16/11/2016)
Julia Greeley sinh ra trong một gia đình nô lệ ở Hannibal, Missouri giữa các năm 1838-1848. Sau tuyên ngôn giải phóng nô lệ vào năm 1863, Greeley đến sống ở Colorado, giúp đỡ những người nghèo dù cho chính mình cũng nghèo. Greeley qua đời năm 1918.
Nữ tu Blandina sinh tại Italia năm 1850 và nhập cư vào Cincinnati khi lên 4. Cô gia nhập dòng bác ái khi 16 tuổi và làm việc trong các trường học, cô nhi viện và bệnh viện ở Ohio, New Mexico và Colorado, trở thành người bảo vệ người nghèo, người bệnh, người bị xã hội gạt bỏ, người bản xứ và các người Mêxicô và Italia nhập cư. Sơ thường thăm các nhà tù và hoạt động để giải quyết các vấn đề xã hội như buôn người và các tội phạm vị thành niên. Sơ qua đời năm 1941 khi 91 tuổi.
Cha Patrick Ryan là một người Ai len nhập cư, sinh năm 1845 và chịu chức Linh mục năm 1869 tại Nashville, Tennessee. Cộng đoàn của cha bị bệnh dịch lây truyền làm cho hàng trăm người chết. Cha đã đi đến những vùng bị lây nhiễm của thành phố để giúp các người bệnh và người nghèo khổ. Cha bị nhiễm bệnh và qua đời năm 1878 khi mới 33 tuổi.
Một Linh mục khác là đức ông Bernard Quinn, cũng là một người gốc Ai len, sinh năm 1888 tại Newark, New Jersey. Ngài được thụ phong Linh mục năm 1912 và phục vụ trong giáo phận Brooklyn nơi cha chú tâm đến ơn gọi Linh mục và tu sĩ cho các tín hữu Công Giáo gốc Phi. Năm 1922 cha thành lập nhà thờ thánh Phêrô Claver cho các tín hữu Công Giáo gốc Phi và vài năm sau cha xây một cô nhi viện cho cộng đoàn người Mỹ gốc Phi. (CNS 16/11/2016)
Đức Thánh Cha trả lời phỏng vấn của báo Avvenire
Lm. Trần Đức Anh OP
12:44 18/11/2016
ROMA. Hôm 18-11-2016, báo Công Giáo Avvernire, Tương Lai, ở Italia, đã đăng bài phỏng vấn dài ĐTC đã dành cho báo này nhân dịp kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Bài phỏng vấn đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Đặc biệt về những lời phê bình ĐTC đã ”tin lành hóa” Giáo Hội Công Giáo, nhất là sau cuộc viếng thăm ở thành phố Lund bên Thụy Điển hồi cuối tháng 10 vừa qua kể tưởng niệm cuộc cải cách của Luther, ĐTC nói:
"Những lời phê bình không làm cho tôi mất ngủ. Tôi tiếp tục tiến bước trên con đường đã đi trước. Tôi theo Công Đồng. Về các ý kiến, cần luôn luôn phân biệt tinh thần trong đó những ý kiến được nêu lên. Khi không có một ác ý, thì những ý kiến ấy cũng giúp tiến bước. Nhiều lần khác người ta thấy ngay những lời phê bình đây đó để biện minh cho một lập trường cố hữu, và những lời phê bình ấy không lương thiện, được làm với ác ý, để nuôi dưỡng chia rẽ. Người ta thấy ngay một số thái độ cứng cỏi, nghiêm ngặt, phát sinh từ một sự thiếu sót, từ ý muốn giấu kín đằng sau áo giáo một sự bất mãn buồn thảm của mình. Nếu ta xem phim ”Bữa ăn trưa của Barbette”, thì thấy có thái độ nghiêm ngặt như vậy”.
Về vấn đề ĐTC cổ võ đại kết thực hành và không đặt nặng những tranh biện thần học, ĐTC nói rằng: ”Đây không phải là gạt ra một cái gì. Phục vụ người nghèo có nghĩa là phục vụ Chúa Kitô, vì người nghèo là thân mình của Chúa Kitô. Và chúng ta cùng nhau phục vụ người nghèo, có nghĩa là các tín hữu Kitô hiệp nhất trong sự đụng chạm đến những vết thương của Chúa Kitô. Tôi nghĩ đến công việc mà Caritas và cac tổ chức bác ái của Tin Lành Luther có thể thực hiện sau cuộc gặp gỡ ở thành phố Lund. Đó không phải là một cơ chế, nhưng là một con đường. Trái lại, một số cách thức đặt những điều đạo lý đối nghịch vơi những điều bác ái mục vụ, có không phải là hành động theo Tin Mừng, và chúng tạo nên sự lẫn lộn”.
Về Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC nói: ”Tôi không đề ra một kế hoạch. Tôi chỉ làm điều mà Chúa Thánh Linh soi sáng. Và những điều ấy đã xảy ra. Tôi đã cho Chúa Thánh Linh dẫn đi. Đây chỉ là ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh, để cho Ngài làm. Giáo Hội là Tin Mừng, là hoạt động của Chúa Giêsu. Giáo Hội không phải là một con đường các ý kiến, một dụng cụ để khẳng định các ý kiến. Và trong Giáo Hội những sự việc đi vào trong thời gian, khi thời gian chín mùi, khi có cơ hội”.
ĐTC nói thêm rằng ”Ai khám phá thấy mình được yêu thương thì bắt đầu ra khỏi sự cô đơn xấu xa, khỏi sự chia cách khiến họ ghét người khác và ghét chính mình. Tôi hy vọng bao nhiêu người đã khám phá thấy mình được Chúa Giêsu yêu thương rất nhiều và để cho Chúa ôm ấp. Lòng thương xót chính là danh xưng của Thiên Chúa và cũng là sự yếu đuối của Thiên Chúa, là điểm yếu của Ngài. Lòng thương xót làm cho Chúa luôn tha thứ, quên các tội lỗi của chúng ta”. (Vat. Insider 18-11-2016)
Bài phỏng vấn đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Đặc biệt về những lời phê bình ĐTC đã ”tin lành hóa” Giáo Hội Công Giáo, nhất là sau cuộc viếng thăm ở thành phố Lund bên Thụy Điển hồi cuối tháng 10 vừa qua kể tưởng niệm cuộc cải cách của Luther, ĐTC nói:
"Những lời phê bình không làm cho tôi mất ngủ. Tôi tiếp tục tiến bước trên con đường đã đi trước. Tôi theo Công Đồng. Về các ý kiến, cần luôn luôn phân biệt tinh thần trong đó những ý kiến được nêu lên. Khi không có một ác ý, thì những ý kiến ấy cũng giúp tiến bước. Nhiều lần khác người ta thấy ngay những lời phê bình đây đó để biện minh cho một lập trường cố hữu, và những lời phê bình ấy không lương thiện, được làm với ác ý, để nuôi dưỡng chia rẽ. Người ta thấy ngay một số thái độ cứng cỏi, nghiêm ngặt, phát sinh từ một sự thiếu sót, từ ý muốn giấu kín đằng sau áo giáo một sự bất mãn buồn thảm của mình. Nếu ta xem phim ”Bữa ăn trưa của Barbette”, thì thấy có thái độ nghiêm ngặt như vậy”.
Về vấn đề ĐTC cổ võ đại kết thực hành và không đặt nặng những tranh biện thần học, ĐTC nói rằng: ”Đây không phải là gạt ra một cái gì. Phục vụ người nghèo có nghĩa là phục vụ Chúa Kitô, vì người nghèo là thân mình của Chúa Kitô. Và chúng ta cùng nhau phục vụ người nghèo, có nghĩa là các tín hữu Kitô hiệp nhất trong sự đụng chạm đến những vết thương của Chúa Kitô. Tôi nghĩ đến công việc mà Caritas và cac tổ chức bác ái của Tin Lành Luther có thể thực hiện sau cuộc gặp gỡ ở thành phố Lund. Đó không phải là một cơ chế, nhưng là một con đường. Trái lại, một số cách thức đặt những điều đạo lý đối nghịch vơi những điều bác ái mục vụ, có không phải là hành động theo Tin Mừng, và chúng tạo nên sự lẫn lộn”.
Về Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC nói: ”Tôi không đề ra một kế hoạch. Tôi chỉ làm điều mà Chúa Thánh Linh soi sáng. Và những điều ấy đã xảy ra. Tôi đã cho Chúa Thánh Linh dẫn đi. Đây chỉ là ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh, để cho Ngài làm. Giáo Hội là Tin Mừng, là hoạt động của Chúa Giêsu. Giáo Hội không phải là một con đường các ý kiến, một dụng cụ để khẳng định các ý kiến. Và trong Giáo Hội những sự việc đi vào trong thời gian, khi thời gian chín mùi, khi có cơ hội”.
ĐTC nói thêm rằng ”Ai khám phá thấy mình được yêu thương thì bắt đầu ra khỏi sự cô đơn xấu xa, khỏi sự chia cách khiến họ ghét người khác và ghét chính mình. Tôi hy vọng bao nhiêu người đã khám phá thấy mình được Chúa Giêsu yêu thương rất nhiều và để cho Chúa ôm ấp. Lòng thương xót chính là danh xưng của Thiên Chúa và cũng là sự yếu đuối của Thiên Chúa, là điểm yếu của Ngài. Lòng thương xót làm cho Chúa luôn tha thứ, quên các tội lỗi của chúng ta”. (Vat. Insider 18-11-2016)
Công bố Tông Thư Misericordia et Misera
Đặng Tự Do
15:50 18/11/2016
Chiều ngày thứ Sáu 18 tháng 11, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo cho các ký giả có ghi danh với Tòa Thánh về một buổi họp báo đặc biệt tại số 54 đường Hoà Giải (Via della Conciliazione).
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hoá sẽ chủ tọa một buổi họp báo lúc 12 giờ trưa ngày thứ Hai 21 tháng 11 để công bố một Tông Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp kết thúc Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót. Tông thư có tựa đề “Misericordia et Misera” theo nghĩa đen là Thương Xót và Khốn Cùng.
Khi kết thúc Năm Thánh 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã công bố một Tông thư như thế có tựa đề “Novo Millennio ineunte” nghĩa là “Khởi đầu ngàn năm mới”.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hoá sẽ chủ tọa một buổi họp báo lúc 12 giờ trưa ngày thứ Hai 21 tháng 11 để công bố một Tông Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp kết thúc Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót. Tông thư có tựa đề “Misericordia et Misera” theo nghĩa đen là Thương Xót và Khốn Cùng.
Khi kết thúc Năm Thánh 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã công bố một Tông thư như thế có tựa đề “Novo Millennio ineunte” nghĩa là “Khởi đầu ngàn năm mới”.
Top Stories
Malaisie: Dans une nation au bord d’une crise grave, les Eglises chrétiennes s’engagent en faveur des libertés et de la démocratie
Eglises d'Asie
10:20 18/11/2016
Si le ton du message est mesuré, le titre du document diffusé le 11 novembre dernier par la Fédération chrétienne de Malaisie ne laisse aucune place au doute : « Prier pour une nation en crise ». A quelques jours de la manifestation de masse à laquelle appelle le mouvement citoyen Bersih pour ce samedi 19 novembre, les responsables des Eglises chrétiennes du pays ont pris parti : la liberté de manifester doit être respectée et les appels à la haine, issus de personnalités ou d’organismes affiliés à la majorité actuellement au pouvoir, ne peuvent être tolérés.
Dans un pays où l’islam a le statut de « religion officielle » et où les équilibres entre les religions et les communautés ethniques font l’objet de toutes les attentions du pouvoir en place (1), les chrétiens forment une minorité d’environ 9 % des près de 30 millions d’habitants de la Fédération de Malaisie. La Fédération chrétienne de Malaisie (CFM - Christian Federation of Malaysia) réunit la quasi-totalité des dénominations chrétiennes du pays (dont l’Eglise catholique) et prend régulièrement position dans le débat public pour défendre les droits et les intérêts des chrétiens. Avec le communiqué du 11 novembre, c’est toutefois la première fois qu’elle prend la parole sur un terrain directement politique.
Escalade de la tension
Signé par le président de la CFM, le Rév. Eu Hong Seng, le communiqué commence par appeler à « prier » pour la Malaisie « à mesure que nous sommes témoins de l’escalade de la tension dans notre pays bien-aimé ». Se plaçant sous un verset du Livre de Michée, dans l’Ancien Testament, qui enjoint l’homme droit à « pratiquer la justice, aimer la miséricorde et marcher humblement avec [son] Dieu » (Michée 6,8), les responsables des Eglises chrétiennes dénoncent « les menaces » et « les violences » qui vont crescendo depuis des semaines ; ils affirment ensuite que « les manifestations pacifiques doivent être respectées » et stigmatisent « l’inaction des autorités, mandatées pour maintenir la paix dans notre nation, » face à ceux qui se livrent à des violences. Ils appellent le gouvernement et ses agents à « protéger tous les citoyens » et à prendre des mesures pour contenir « une situation potentiellement incendiaire ». Ils mettent en exergue le fait que « des personnes, des organisations de la société civile et des médias » ont reçu des menaces de mort, au point que des instances non partisanes telles que la Commission internationale des juristes a fait appel aux responsables chrétiens de Malaisie pour enquêter sur « ces actes illégaux d’intimidation ». Le communiqué de la CFM conclut en appelant à « des enquêtes impartiales » au sujet du financement de la vie politique ; il livre également un vibrant appel à défendre la démocratie et les droits fondamentaux inscrits dans la Constitution fédérale et nourrit l’espoir que les médias resteront libres et indépendants pour que la Malaisie « poursuive sa marche vers le statut de nation développée ».
Le communiqué de la CFM intervient dans un contexte bien particulier. Depuis des mois, les tensions ethnico-politiques montent au sein de la société malaisienne, à mesure notamment que l’insatisfaction croît à l’encontre du Premier ministre Najib Razak, malais et président de l’UMNO (United Malays National Organization), principal parti d’une coalition au pouvoir depuis l’indépendance du pays en 1957. Soupçonné de détournement de fonds dans l’affaire dite du 1MDB (« 1 Malaysia Development Barhad »), le fonds d’investissement stratégique de l’Etat, Najib Razak aurait touché, sur ses comptes privés, la somme colossale de 700 millions de dollars en provenance de ce fonds.
Manifester pour une « Malaisie nouvelle »
Fondé en 2006 autour d’une revendication pour la réforme du système électoral et des élections sans fraude, une organisation citoyenne a pris de plus en plus d’ampleur, au gré notamment des rassemblements pacifiques de masse organisés à Kuala Lumpur et d’autres grandes villes du pays. Baptisé Bersih 2.0 (bersih signifie « propre » en malais), le mouvement appelle à une manifestation géante pour ce samedi 19 novembre sur la Place de l’indépendance à Kuala Lumpur. Ce sera la cinquième manifestation du genre de ces dernières années, et les Malaisiens sont appelés à descendre dans la rue pour ce « Bersih 5 » afin, revêtus de T-shirt jaune, la couleur du mouvement, de manifester « pacifiquement contre la corruption en grand du 1MDB, pour des réformes institutionnelles et une Malaisie nouvelle ».
Face à Bersih, le pouvoir en place a recours à ses techniques habituelles pour faire taire les voix dissonantes et tenter d’enrayer la montée de l’opposition : des enquêtes judiciaires au nom « d’activités organisées contre la démocratie » ont été diligentées et diverses personnalités politiques, dont des membres du Parlement, ont cherché à diviser les communautés sur des lignes liées à l’appartenance de « race » ou de religion. Signe cependant de l’inquiétude du pouvoir, les attaques ont été particulièrement vives : des menaces de mort, dénoncées par dans le communiqué de la CFM, ont été proférées à l’encontre de partisans de Bersih et la presse a senti encore plus qu’à l’accoutumée le poids du pouvoir. Face aux « jaunes » de Bersih, le parti au pouvoir, l’UMNO, a suscité l’essor des « Chemises rouges » et ces derniers ont promis de semer le chaos en venant manifester eux aussi le 19 novembre sur la Place de l’indépendance. Le leader des Chemises rouges, Jamal Yunos, agite le spectre des émeutes raciales de 1969 qui avaient opposé Malais et Chinois et fait des centaines de morts. Le Premier ministre lui-même, Najib Razak, a laissé entendre que s’il ne voulait pas « de clash physique », « ceux qui veulent protéger le gouvernement pourraient se sentir obligés de sortir [dans la rue] ».
Face à cette escalade de la tension, les responsables de Bersih ne reculent pas. Ils insistent sur le caractère pacifique de la manifestation de samedi prochain, à l’image des quatre autres qui l’ont précédée. Ils mettent en avant leur service d’ordre interne, fort de 1 400 personnes, qui « remettra immédiatement à la police tout éventuel agent provocateur ».
Au sein de l’Eglise catholique, la mobilisation est notable en faveur de Bersih. L’évêque de Melaka-Johor, l’un des neuf diocèses de l’Eglise catholique de Malaisie, Mgr Bernard Paul, a clairement affiché sur sa page Facebook que « prendre part à Bersih est un droit des citoyens ». Il a invité « tous les Malaisiens » à se joindre à la manifestation du 19 novembre et à placer, à compter du 14 novembre, une lampe « jaune » sur le pas de leur porte. Mgr Bernard Paul a fait savoir qu’il ne serait pas à Rome ce 19 novembre pour le consistoire organisé pour les dix-sept nouveaux cardinaux annoncés par le pape François le 9 octobre dernier, quand bien même un évêque malaisien se trouve parmi eux ; Mgr Paul a en effet annoncé qu’il se trouverait parmi les manifestants à Kuala Lumpur. (eda/ra)
(1) En Malaisie, 60,5 % de la population sont considérés par les autorités comme appartenant à l’islam, qui a le statut de religion officielle. Dans ses statistiques, l’Etat additionne ainsi aux 54,6 % de citoyens considérés comme malais (et qui, de ce fait, sont considérés comme musulmans), 5,9 % de citoyens classés parmi les Bumiputeras (‘fils du sol’), soit d’origine indigène. Les chrétiens, quant à eux, sont estimés à un peu plus de 9 % de la population, toutes dénominations confondues.
(Source: Eglises d'Asie, le 18 novembre 2016)
Dans un pays où l’islam a le statut de « religion officielle » et où les équilibres entre les religions et les communautés ethniques font l’objet de toutes les attentions du pouvoir en place (1), les chrétiens forment une minorité d’environ 9 % des près de 30 millions d’habitants de la Fédération de Malaisie. La Fédération chrétienne de Malaisie (CFM - Christian Federation of Malaysia) réunit la quasi-totalité des dénominations chrétiennes du pays (dont l’Eglise catholique) et prend régulièrement position dans le débat public pour défendre les droits et les intérêts des chrétiens. Avec le communiqué du 11 novembre, c’est toutefois la première fois qu’elle prend la parole sur un terrain directement politique.
Escalade de la tension
Signé par le président de la CFM, le Rév. Eu Hong Seng, le communiqué commence par appeler à « prier » pour la Malaisie « à mesure que nous sommes témoins de l’escalade de la tension dans notre pays bien-aimé ». Se plaçant sous un verset du Livre de Michée, dans l’Ancien Testament, qui enjoint l’homme droit à « pratiquer la justice, aimer la miséricorde et marcher humblement avec [son] Dieu » (Michée 6,8), les responsables des Eglises chrétiennes dénoncent « les menaces » et « les violences » qui vont crescendo depuis des semaines ; ils affirment ensuite que « les manifestations pacifiques doivent être respectées » et stigmatisent « l’inaction des autorités, mandatées pour maintenir la paix dans notre nation, » face à ceux qui se livrent à des violences. Ils appellent le gouvernement et ses agents à « protéger tous les citoyens » et à prendre des mesures pour contenir « une situation potentiellement incendiaire ». Ils mettent en exergue le fait que « des personnes, des organisations de la société civile et des médias » ont reçu des menaces de mort, au point que des instances non partisanes telles que la Commission internationale des juristes a fait appel aux responsables chrétiens de Malaisie pour enquêter sur « ces actes illégaux d’intimidation ». Le communiqué de la CFM conclut en appelant à « des enquêtes impartiales » au sujet du financement de la vie politique ; il livre également un vibrant appel à défendre la démocratie et les droits fondamentaux inscrits dans la Constitution fédérale et nourrit l’espoir que les médias resteront libres et indépendants pour que la Malaisie « poursuive sa marche vers le statut de nation développée ».
Le communiqué de la CFM intervient dans un contexte bien particulier. Depuis des mois, les tensions ethnico-politiques montent au sein de la société malaisienne, à mesure notamment que l’insatisfaction croît à l’encontre du Premier ministre Najib Razak, malais et président de l’UMNO (United Malays National Organization), principal parti d’une coalition au pouvoir depuis l’indépendance du pays en 1957. Soupçonné de détournement de fonds dans l’affaire dite du 1MDB (« 1 Malaysia Development Barhad »), le fonds d’investissement stratégique de l’Etat, Najib Razak aurait touché, sur ses comptes privés, la somme colossale de 700 millions de dollars en provenance de ce fonds.
Manifester pour une « Malaisie nouvelle »
Fondé en 2006 autour d’une revendication pour la réforme du système électoral et des élections sans fraude, une organisation citoyenne a pris de plus en plus d’ampleur, au gré notamment des rassemblements pacifiques de masse organisés à Kuala Lumpur et d’autres grandes villes du pays. Baptisé Bersih 2.0 (bersih signifie « propre » en malais), le mouvement appelle à une manifestation géante pour ce samedi 19 novembre sur la Place de l’indépendance à Kuala Lumpur. Ce sera la cinquième manifestation du genre de ces dernières années, et les Malaisiens sont appelés à descendre dans la rue pour ce « Bersih 5 » afin, revêtus de T-shirt jaune, la couleur du mouvement, de manifester « pacifiquement contre la corruption en grand du 1MDB, pour des réformes institutionnelles et une Malaisie nouvelle ».
Face à Bersih, le pouvoir en place a recours à ses techniques habituelles pour faire taire les voix dissonantes et tenter d’enrayer la montée de l’opposition : des enquêtes judiciaires au nom « d’activités organisées contre la démocratie » ont été diligentées et diverses personnalités politiques, dont des membres du Parlement, ont cherché à diviser les communautés sur des lignes liées à l’appartenance de « race » ou de religion. Signe cependant de l’inquiétude du pouvoir, les attaques ont été particulièrement vives : des menaces de mort, dénoncées par dans le communiqué de la CFM, ont été proférées à l’encontre de partisans de Bersih et la presse a senti encore plus qu’à l’accoutumée le poids du pouvoir. Face aux « jaunes » de Bersih, le parti au pouvoir, l’UMNO, a suscité l’essor des « Chemises rouges » et ces derniers ont promis de semer le chaos en venant manifester eux aussi le 19 novembre sur la Place de l’indépendance. Le leader des Chemises rouges, Jamal Yunos, agite le spectre des émeutes raciales de 1969 qui avaient opposé Malais et Chinois et fait des centaines de morts. Le Premier ministre lui-même, Najib Razak, a laissé entendre que s’il ne voulait pas « de clash physique », « ceux qui veulent protéger le gouvernement pourraient se sentir obligés de sortir [dans la rue] ».
Face à cette escalade de la tension, les responsables de Bersih ne reculent pas. Ils insistent sur le caractère pacifique de la manifestation de samedi prochain, à l’image des quatre autres qui l’ont précédée. Ils mettent en avant leur service d’ordre interne, fort de 1 400 personnes, qui « remettra immédiatement à la police tout éventuel agent provocateur ».
Au sein de l’Eglise catholique, la mobilisation est notable en faveur de Bersih. L’évêque de Melaka-Johor, l’un des neuf diocèses de l’Eglise catholique de Malaisie, Mgr Bernard Paul, a clairement affiché sur sa page Facebook que « prendre part à Bersih est un droit des citoyens ». Il a invité « tous les Malaisiens » à se joindre à la manifestation du 19 novembre et à placer, à compter du 14 novembre, une lampe « jaune » sur le pas de leur porte. Mgr Bernard Paul a fait savoir qu’il ne serait pas à Rome ce 19 novembre pour le consistoire organisé pour les dix-sept nouveaux cardinaux annoncés par le pape François le 9 octobre dernier, quand bien même un évêque malaisien se trouve parmi eux ; Mgr Paul a en effet annoncé qu’il se trouverait parmi les manifestants à Kuala Lumpur. (eda/ra)
(1) En Malaisie, 60,5 % de la population sont considérés par les autorités comme appartenant à l’islam, qui a le statut de religion officielle. Dans ses statistiques, l’Etat additionne ainsi aux 54,6 % de citoyens considérés comme malais (et qui, de ce fait, sont considérés comme musulmans), 5,9 % de citoyens classés parmi les Bumiputeras (‘fils du sol’), soit d’origine indigène. Les chrétiens, quant à eux, sont estimés à un peu plus de 9 % de la population, toutes dénominations confondues.
(Source: Eglises d'Asie, le 18 novembre 2016)
Vietnam: En poste depuis peu, le chef d’Etat vietnamien sur le point de rendre visite au pape François
Eglises d'Asie
10:23 18/11/2016
Un communiqué du ministère des Affaires étrangères vietnamien, publié le 16 novembre, annonce le voyage en Italie du chef d’Etat vietnamien, Trân Dai Quang, et de son épouse. Ce voyage se déroulera du 21 aux 25 novembre. Selon le Courrier du Vietnam, le communiqué précise que, le 23 novembre, le chef d’Etat rendra visite au Vatican sur invitation du pape François. L’information a été ensuite rendue publique par certaines sources proches du Saint-Siège ainsi que par le site Sismografo basé à Rome.
Ce n’est pas la première fois qu’un président de la République socialiste du Vietnam rend une visite au Souverain pontife de Rome. Le 11 décembre 2009, Nguyên Minh Triêt, le prédécesseur de l’actuel président, avait rencontré le pape Benoît XVI. L’entretien avait été chaleureux et le responsable vietnamien avait fait l’éloge des conseils donnés par le Souverain pontife à l’Eglise du Vietnam.
Le XIIe Congrès du Parti communiste vietnamien, qui s’est déroulé au mois de janvier 2016, a renouvelé les autorités de haut niveau, dans le Parti aussi bien que dans le gouvernement, à l’exception du secrétaire général du Parti, Nguyên Phu Trong. Dans les années qui ont précédé, les quatre plus hautes instances du gouvernement et du Parti avaient, chacune à leur tour, rendu visite au Souverain pontife. Après le Premier ministre Nguyên Tân Dung en 2007, après le chef de l’Etat Nguyên Minh Triêt en 2009, et après le secrétaire général du Parti Nguyên Phu Trong au début de l’année 2013, le président de l’Assemblée nationale Nguyên Sinh Hung avait été le quatrième (dans l’ordre chronologique et hiérarchique) à être reçu en audience au Saint-Siège ; c’était au mois de mars 2014 par le pape François. Les actuels détenteurs du pouvoir gouvernemental, qui, dans certains domaines, se sont écartés de la politique de leurs prédécesseurs, n’ont pas varié sur la volonté du Vietnam de développer les relations avec le Vatican.
On peut en outre signaler que la rencontre actuelle aura lieu quelques semaines seulement après la réunion à Rome du « groupe mixte de travail Vietnam-Vatican » qui est sensé préparer l’établissement d’éventuelles relations diplomatiques.
C’est en janvier 2016 que Trân Dai Quang a été proposé par le XIIe Congrès du Parti communiste pour le poste de chef d’Etat (chu tich nuoc : ‘président du pays’) dont les fonctions sont largement honorifiques. Le 2 avril 2016, il avait été légitimé à ce poste par un vote du Parlement vietnamien (par 460 voix sur 465). Le nouveau président est un général de la police vietnamienne âgé de 60 ans. Il est originaire de la province de Ninh Binh, au Nord-Vietnam. Dès son plus jeune âge, il a reçu une formation spécialisée dans les écoles de la police, avant d’étudier le droit à l’université de Hanoi et à l’Académie nationale des sciences politiques. Membre du Parti communiste, il a rapidement gravi les échelons de la hiérarchie au sein du ministère la Sécurité publique. En 2009, il est membre du Comité central du Parti. En 2011, il est ministre de l’Intérieur et obtient le grade de général l’année suivante. Il accomplit sa tâche de ministre avec rigueur. Dans un rapport présenté à l’Assemblée nationale en 2015, il informe celle-ci que, depuis 2012, son ministère a arrêté près de 2 700 personnes pour atteinte à la sécurité publique. Dans cette même intervention, il dresse un bilan élogieux de sa lutte contre les dissidents et les organisations dites illégales. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 18 novembre 2016)
Ce n’est pas la première fois qu’un président de la République socialiste du Vietnam rend une visite au Souverain pontife de Rome. Le 11 décembre 2009, Nguyên Minh Triêt, le prédécesseur de l’actuel président, avait rencontré le pape Benoît XVI. L’entretien avait été chaleureux et le responsable vietnamien avait fait l’éloge des conseils donnés par le Souverain pontife à l’Eglise du Vietnam.
Le XIIe Congrès du Parti communiste vietnamien, qui s’est déroulé au mois de janvier 2016, a renouvelé les autorités de haut niveau, dans le Parti aussi bien que dans le gouvernement, à l’exception du secrétaire général du Parti, Nguyên Phu Trong. Dans les années qui ont précédé, les quatre plus hautes instances du gouvernement et du Parti avaient, chacune à leur tour, rendu visite au Souverain pontife. Après le Premier ministre Nguyên Tân Dung en 2007, après le chef de l’Etat Nguyên Minh Triêt en 2009, et après le secrétaire général du Parti Nguyên Phu Trong au début de l’année 2013, le président de l’Assemblée nationale Nguyên Sinh Hung avait été le quatrième (dans l’ordre chronologique et hiérarchique) à être reçu en audience au Saint-Siège ; c’était au mois de mars 2014 par le pape François. Les actuels détenteurs du pouvoir gouvernemental, qui, dans certains domaines, se sont écartés de la politique de leurs prédécesseurs, n’ont pas varié sur la volonté du Vietnam de développer les relations avec le Vatican.
On peut en outre signaler que la rencontre actuelle aura lieu quelques semaines seulement après la réunion à Rome du « groupe mixte de travail Vietnam-Vatican » qui est sensé préparer l’établissement d’éventuelles relations diplomatiques.
C’est en janvier 2016 que Trân Dai Quang a été proposé par le XIIe Congrès du Parti communiste pour le poste de chef d’Etat (chu tich nuoc : ‘président du pays’) dont les fonctions sont largement honorifiques. Le 2 avril 2016, il avait été légitimé à ce poste par un vote du Parlement vietnamien (par 460 voix sur 465). Le nouveau président est un général de la police vietnamienne âgé de 60 ans. Il est originaire de la province de Ninh Binh, au Nord-Vietnam. Dès son plus jeune âge, il a reçu une formation spécialisée dans les écoles de la police, avant d’étudier le droit à l’université de Hanoi et à l’Académie nationale des sciences politiques. Membre du Parti communiste, il a rapidement gravi les échelons de la hiérarchie au sein du ministère la Sécurité publique. En 2009, il est membre du Comité central du Parti. En 2011, il est ministre de l’Intérieur et obtient le grade de général l’année suivante. Il accomplit sa tâche de ministre avec rigueur. Dans un rapport présenté à l’Assemblée nationale en 2015, il informe celle-ci que, depuis 2012, son ministère a arrêté près de 2 700 personnes pour atteinte à la sécurité publique. Dans cette même intervention, il dresse un bilan élogieux de sa lutte contre les dissidents et les organisations dites illégales. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 18 novembre 2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ các thánh tử đạo tại Melbourne, Australia
Khắc Thái & Trần Văn Minh
00:35 18/11/2016
Melbourne, 13/11/2016, hợp cùng với Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, đã hân hoan mừng kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thật trọng thể tại Nhà thờ Chánh tòa Saint Patrick Melbourne. Thánh lễ và rước kiệu do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh nguyên Giám mục Giáo phận Kontum chủ tế cùng 20 Linh mục Việt Nam trong TGP đồng tế, với rất đông giáo hữu khắp nơi về hiệp dâng Thánh lễ. Ngôi Thánh đường Chánh Tòa rộng lớn đã không còn ghế trống.
Từ rất sớm, trong một ngày thời tiết tương đối, trời trong xanh, gió nhẹ, mọi thành phần Dân Chúa ở khắp các Cộng đoàn trong Cộng đồng từ khắp mọi nơi kéo về ngôi nhà Chúa. Các Cộng đoàn, đoàn thể mang theo cờ, phướn, huy hiệu, đoàn kỳ trong các bộ đồng phục như: xanh Legio Mariae, Hội Mân Côi Úc châu, Vest đen Liên Minh Thánh Tâm, Ngành nữ Tông đồ, áo dòng trắng Đa Minh, áo dòng xám Phan Sinh, Thiếu Nhi Thánh Thể và Liên Ca đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam trong tà áo dài hồng, và nhiều tà áo dài truyền thống Việt Nam đủ mầu, đủ sắc thật đẹp để cùng rước kiệu Đức Mẹ Lavang và kiệu ảnh Các Thánh Tử đạo Việt Nam anh hùng đi chung quanh khuôn viên Nhà thờ Chánh tòa.
Đúng 2 giờ chiều, sau khi các đoàn thể tập trung trong ngôi nhà chung để nhận cờ và chương trình rước. Đức Cha Micae có lời chào mừng đến Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne trước khi cuộc rước kiệu bắt đầu khởi hành. Đoàn rước đi đầu là Thánh Giá nến cao, tiếp đến là quốc kỳ Úc Việt Nam Cộng Hòa và cờ Hội Thánh cùng với cờ các cộng đoàn thật đẹp và uy nghi. Đoàn rước tiến ra cửa chính của ngôi Thánh đường cổ kính và to lớn, để bắt đầu cuộc rước kiệu mừng kính Các Thánh tử Đạo Việt Nam anh dũng Năm 2016.
Các đoàn thể trật tự trong hàng ngũ, giương cao cờ đoàn thể tung bay trong gió trong khi các chị em đứng bên cửa ngang cánh trái nhà thờ xướng kinh để hướng dẫn đoàn rước cùng đọc theo qua các máy phát lưu động. Đoàn rước được toàn thể mọi người hiện diện tham dự cùng các đoàn thể nên rất dài, phải đi vòng ra phía đường mới tạm đủ chỗ cho mọi người theo kiệu.
Khi kiệu Đức Mẹ Lavang và kiệu Các Thánh Tử Đạo an vị trong Thánh Đường, đúng 3 giờ, đoàn đồng tế tiến lên bàn Thánh dâng lễ sau lời dẫn ý nghĩa của Lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Liên Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cất vang lời ca bài ca nhập lễ thật hào hùng để mừng kính Các Thánh Tử Đạo.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Đức Cha Micae đã nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Các Ngài cũng chỉ là những người bình thường, yêu nước, và sống đời công chính, nhưng do cuộc sống có những khác biệt với những người khác nên bị ghét bỏ! Như lời Chúa đã phán bảo: người ta ghét thầy nên cũng ghét anh em. Đức Cha cũng nhắn nhủ, chúng ta phải có niềm tin vì có niềm tin, có ơn Chúa chúng ta mới làm được mọi sự. Trách nhiệm của chúng ta là phải đi truyền giáo.
Trong dịp này. Đức Cha cũng nói về tình hình của đồng bào tại Miền Trung Việt Nam, nơi đang hứng chịu biết bao tai ương do lũ lụt, do thiên tai và cả nhân tai gây ra cho đồng bào. Đức Cha kêu gọi mọi người cũng rộng tay giúp đỡ cho đồng bào trong cơn hoạn nạn đang phải gánh chịu. Trong Thánh lễ có quyên góp để giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung.
Trước khi kết thúc đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm nay. Ban tuyên úy gồm quý Linh mục: Hoàng Kim Huy, Nguyễn Hữu Quảng, Trần Ngọc Tân, Vũ Ngọc Tuyển chính thức ra mắt cộng đồng. Tiếp đến là nghi thức tuyên hứa của tân Ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne niên khóa 2016-2018 do ông Nguyễn Ngọc Trúc làm trưởng ban. Sau phần tuyên hứa của ban mục vụ là phần chúc lành cho các đôi tân hôn có thời gian chung sống từ 10 năm đến 2, 30 năm được nhận phép lành của Tòa Thánh. Nghi thức chúc lành do Đức Cha chủ tế đọc lời chúc lành cho các đôi tân hôn hiện diện.
Trong phần cám ơn của ông Phaolo Nguyễn Ngọc Trúc trưởng ban Mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng giáo phận Melbourne, thay mặt cho toàn thể Cộng đồng, đã hết lòng cám ơn đến Đức Cha Micae. Quý Linh mục Việt Nam, quý cộng đoàn, Liên Ca đoàn và toàn thể mọi người đã hết lòng ủng hộ để cho đại lễ thành công thật tốt lành, xứng đáng là con cháu tiền nhân anh dũng là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Cuối cùng, Đức Cha Micae ban phép lành cuối lễ cho cộng đoàn nhân dịp kết thúc năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Mọi người ra về trong niềm hãnh diện vì được chung hưởng niềm vui đến dâng lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trời Melbourne về chiều trước khi Thánh lễ kết thúc đã có một cơn mưa thật lớn, nhưng khi mọi người ra về thì trời lại tạnh hẳn và nắng hồng tươi, khiến ai cũng tươi cười chào hỏi nhau thật rạng rỡ trước khi chia tay.
Từ rất sớm, trong một ngày thời tiết tương đối, trời trong xanh, gió nhẹ, mọi thành phần Dân Chúa ở khắp các Cộng đoàn trong Cộng đồng từ khắp mọi nơi kéo về ngôi nhà Chúa. Các Cộng đoàn, đoàn thể mang theo cờ, phướn, huy hiệu, đoàn kỳ trong các bộ đồng phục như: xanh Legio Mariae, Hội Mân Côi Úc châu, Vest đen Liên Minh Thánh Tâm, Ngành nữ Tông đồ, áo dòng trắng Đa Minh, áo dòng xám Phan Sinh, Thiếu Nhi Thánh Thể và Liên Ca đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam trong tà áo dài hồng, và nhiều tà áo dài truyền thống Việt Nam đủ mầu, đủ sắc thật đẹp để cùng rước kiệu Đức Mẹ Lavang và kiệu ảnh Các Thánh Tử đạo Việt Nam anh hùng đi chung quanh khuôn viên Nhà thờ Chánh tòa.
Đúng 2 giờ chiều, sau khi các đoàn thể tập trung trong ngôi nhà chung để nhận cờ và chương trình rước. Đức Cha Micae có lời chào mừng đến Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne trước khi cuộc rước kiệu bắt đầu khởi hành. Đoàn rước đi đầu là Thánh Giá nến cao, tiếp đến là quốc kỳ Úc Việt Nam Cộng Hòa và cờ Hội Thánh cùng với cờ các cộng đoàn thật đẹp và uy nghi. Đoàn rước tiến ra cửa chính của ngôi Thánh đường cổ kính và to lớn, để bắt đầu cuộc rước kiệu mừng kính Các Thánh tử Đạo Việt Nam anh dũng Năm 2016.
Các đoàn thể trật tự trong hàng ngũ, giương cao cờ đoàn thể tung bay trong gió trong khi các chị em đứng bên cửa ngang cánh trái nhà thờ xướng kinh để hướng dẫn đoàn rước cùng đọc theo qua các máy phát lưu động. Đoàn rước được toàn thể mọi người hiện diện tham dự cùng các đoàn thể nên rất dài, phải đi vòng ra phía đường mới tạm đủ chỗ cho mọi người theo kiệu.
Khi kiệu Đức Mẹ Lavang và kiệu Các Thánh Tử Đạo an vị trong Thánh Đường, đúng 3 giờ, đoàn đồng tế tiến lên bàn Thánh dâng lễ sau lời dẫn ý nghĩa của Lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Liên Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cất vang lời ca bài ca nhập lễ thật hào hùng để mừng kính Các Thánh Tử Đạo.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Đức Cha Micae đã nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Các Ngài cũng chỉ là những người bình thường, yêu nước, và sống đời công chính, nhưng do cuộc sống có những khác biệt với những người khác nên bị ghét bỏ! Như lời Chúa đã phán bảo: người ta ghét thầy nên cũng ghét anh em. Đức Cha cũng nhắn nhủ, chúng ta phải có niềm tin vì có niềm tin, có ơn Chúa chúng ta mới làm được mọi sự. Trách nhiệm của chúng ta là phải đi truyền giáo.
Trong dịp này. Đức Cha cũng nói về tình hình của đồng bào tại Miền Trung Việt Nam, nơi đang hứng chịu biết bao tai ương do lũ lụt, do thiên tai và cả nhân tai gây ra cho đồng bào. Đức Cha kêu gọi mọi người cũng rộng tay giúp đỡ cho đồng bào trong cơn hoạn nạn đang phải gánh chịu. Trong Thánh lễ có quyên góp để giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung.
Trước khi kết thúc đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm nay. Ban tuyên úy gồm quý Linh mục: Hoàng Kim Huy, Nguyễn Hữu Quảng, Trần Ngọc Tân, Vũ Ngọc Tuyển chính thức ra mắt cộng đồng. Tiếp đến là nghi thức tuyên hứa của tân Ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne niên khóa 2016-2018 do ông Nguyễn Ngọc Trúc làm trưởng ban. Sau phần tuyên hứa của ban mục vụ là phần chúc lành cho các đôi tân hôn có thời gian chung sống từ 10 năm đến 2, 30 năm được nhận phép lành của Tòa Thánh. Nghi thức chúc lành do Đức Cha chủ tế đọc lời chúc lành cho các đôi tân hôn hiện diện.
Trong phần cám ơn của ông Phaolo Nguyễn Ngọc Trúc trưởng ban Mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng giáo phận Melbourne, thay mặt cho toàn thể Cộng đồng, đã hết lòng cám ơn đến Đức Cha Micae. Quý Linh mục Việt Nam, quý cộng đoàn, Liên Ca đoàn và toàn thể mọi người đã hết lòng ủng hộ để cho đại lễ thành công thật tốt lành, xứng đáng là con cháu tiền nhân anh dũng là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Cuối cùng, Đức Cha Micae ban phép lành cuối lễ cho cộng đoàn nhân dịp kết thúc năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Mọi người ra về trong niềm hãnh diện vì được chung hưởng niềm vui đến dâng lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trời Melbourne về chiều trước khi Thánh lễ kết thúc đã có một cơn mưa thật lớn, nhưng khi mọi người ra về thì trời lại tạnh hẳn và nắng hồng tươi, khiến ai cũng tươi cười chào hỏi nhau thật rạng rỡ trước khi chia tay.
ĐGH Phanxicô sẽ tiếp kiến Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Việt Nam ngày 23/11/2016
Đồng Nhân
10:47 18/11/2016
Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam được công bố vào ngày 16/11/2016 về cuộc hành trình tới Italia của Chủ tịch Việt Nam, ông Trần Đại Quang và vợ ông. Chuyến đi này sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 25/11/2016. Theo Courier du Vietnam cho biết vào ngày 23 tháng 11, ông Trần Đại Quang cũng sẽ có cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô. Thông tin này sau đó cũng đã được một số nguồn tin thân cận với Tòa Thánh công bố.
Đây không phải là lần đầu tiên một chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới viếng thăm Vị Giáo Hoàng tại Tòa thánh Vatican. Ngày 11 tháng 12 năm 2009, ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước Việt Nam cũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. Cuộc họp này đã được các quan chức Việt Nam biểu dương và tán đồng vì những lời khuyên mà Đức Giáo Hoàng Benedictô đưa ra cho Giáo Hội Việt Nam là “giáo dân tốt và là công dân tốt”.
Trong những năm trước, bốn quan chức cao cấp nhất của chính phủ và Đảng, mỗi người lần lượt cũng đã tới Vatican và được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến. Khởi đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2007, rồi tới chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào năm 2009, tiếp tới là Tổng thư ký Nguyễn Phú Trọng vào đầu năm 2013, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hưng là người thứ tư tới Vatican vào tháng 3 năm 2014 và được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến.
Hầu như những cuộc tiếp xúc từ đó đến nay vẫn không có những tiến triển khả quan hay những đột phát về ngoại giao, mà trong một số lĩnh vực, vẫn duy trì các chính sách của người tiền nhiệm, không thay đổi tương quan giữa Việt Nam với Tòa thánh Vatican.
Cuộc thăm viếng của ông Trần Đại Quang tới Vatican lần này sẽ diễn ra chỉ vài tuần sau cuộc họp tại Roma của "Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican" thì không biết có những bước tiến triển gì mới hơn trong chuẩn bị quan hệ ngoại giao hay không.
Đây không phải là lần đầu tiên một chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới viếng thăm Vị Giáo Hoàng tại Tòa thánh Vatican. Ngày 11 tháng 12 năm 2009, ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước Việt Nam cũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. Cuộc họp này đã được các quan chức Việt Nam biểu dương và tán đồng vì những lời khuyên mà Đức Giáo Hoàng Benedictô đưa ra cho Giáo Hội Việt Nam là “giáo dân tốt và là công dân tốt”.
Trong những năm trước, bốn quan chức cao cấp nhất của chính phủ và Đảng, mỗi người lần lượt cũng đã tới Vatican và được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến. Khởi đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2007, rồi tới chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào năm 2009, tiếp tới là Tổng thư ký Nguyễn Phú Trọng vào đầu năm 2013, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hưng là người thứ tư tới Vatican vào tháng 3 năm 2014 và được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến.
Hầu như những cuộc tiếp xúc từ đó đến nay vẫn không có những tiến triển khả quan hay những đột phát về ngoại giao, mà trong một số lĩnh vực, vẫn duy trì các chính sách của người tiền nhiệm, không thay đổi tương quan giữa Việt Nam với Tòa thánh Vatican.
Cuộc thăm viếng của ông Trần Đại Quang tới Vatican lần này sẽ diễn ra chỉ vài tuần sau cuộc họp tại Roma của "Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican" thì không biết có những bước tiến triển gì mới hơn trong chuẩn bị quan hệ ngoại giao hay không.
Huynh đoàn Martino mừng bổn mạng 2016
Trần Văn Minh
22:51 18/11/2016
Melbourne, vào lúc 10 giờ 30 sáng thứ Bảy Ngày 19 Tháng 11 Năm 2016, tại Thánh đường Giáo xứ Our Lady vùng Maidstone. Huynh đoàn Đa Minh Martino thuộc Liên huynh Victoria Tổng Giáo phận Melbourne, hân hoan dâng lễ mừng kính Thánh Martino là bổn mạng của huynh đoàn.
Mời xem hình
Đúng 10 giờ 30. Sau khi chị Đỗ Thị Nhơn đại diện huynh đoàn đọc tiểu sử Thánh nhân. Huynh đoàn đã cùng với liên huynh đoàn và cộng đoàn sốt sắng đọc kinh thần vụ. Sau kinh thần vụ các đoàn viên trong những chiếc áo dòng trắng, cùng chào đón Linh mục Giuse Đinh Trọng Chính OP. chủ tế cùng với quý Linh mục Rene Chánh xứ Our Lady, và Anthony tiến lên bàn Thánh dâng lễ đồng tế mừng bổn mạng cùng huynh đoàn. Ca đoàn Đa Minh do Soeur Đa Minh hướng dẫn, đã dùng lời ca tiếng hát dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ thật sốt mến và long trọng.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Linh mục chủ tế đã nói về những sự kiện mới đây như Hội nghi Apec và cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ để nói tới sự kỳ thị của con người hiện nay, để trở về hơn 500 năm trước, thời của Thánh Martino sinh sống mới hiểu rõ hơn về sự kỳ thị còn khủng khiếp biết mấy. Một câu chuyện nhỏ của Thánh Martino cũng được kể lại là lòng thương người, theo gương Ngài, linh mục chủ tế kêu gọi chúng ta đừng vô cảm với đồng loại, nhất là đồng bào của chúng ta đang sống tại quê nhà với biết bao những khổ đau do con người gây ra, từ nhà cầm quyền cộng sản vô nhân, cho đến các nhóm lợi ích, rồi thiên tai, bão lụt, xả lũ! Mong mọi người theo gương Thánh Martino cũng biết thương xót để giúp đỡ cho đồng bào. Qua dụ ngôn muối và ánh sáng để nhắc nhở các đoàn viên Đa Minh nên sống như muối, như ánh sáng toả lan soi sáng trong thế gian như tinh thần của Cha Thánh Đa minh. Sống theo gương Thánh Martino qua đức ái và sự khiêm nhường.
Được biết, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne có nhiều hội đoàn, đoàn thể chọn Thánh Martino làm bổn mạng cho đoàn thể, nên từ cuối Tháng Mười, lễ mừng bổn mạng Thánh Martino đã được mừng kính và trong suốt Thánh Mười Một mỗi cuối tuần đều có một đoàn thể mừng kính bổn mạng Thánh Martino cho khỏi bị trùng ngày. Huynh đoàn Martino là một trong sáu huynh đoàn trong Liên huynh Victoria, có thời gian sinh hoạt lâu đời tại Giáo xứ Our Lady Victoria.
Sau lời cám ơn của chị Phạm Thị Ty đại diện ban phục vụ huynh đoàn, mọi người được mời qua hội trường nhà xứ để cùng chia sẻ niềm vui qua bữa ăn nhẹ trong tình huynh đệ Dòng Đa Minh cũng như cộng đoàn.
Mời xem hình
Đúng 10 giờ 30. Sau khi chị Đỗ Thị Nhơn đại diện huynh đoàn đọc tiểu sử Thánh nhân. Huynh đoàn đã cùng với liên huynh đoàn và cộng đoàn sốt sắng đọc kinh thần vụ. Sau kinh thần vụ các đoàn viên trong những chiếc áo dòng trắng, cùng chào đón Linh mục Giuse Đinh Trọng Chính OP. chủ tế cùng với quý Linh mục Rene Chánh xứ Our Lady, và Anthony tiến lên bàn Thánh dâng lễ đồng tế mừng bổn mạng cùng huynh đoàn. Ca đoàn Đa Minh do Soeur Đa Minh hướng dẫn, đã dùng lời ca tiếng hát dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ thật sốt mến và long trọng.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Linh mục chủ tế đã nói về những sự kiện mới đây như Hội nghi Apec và cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ để nói tới sự kỳ thị của con người hiện nay, để trở về hơn 500 năm trước, thời của Thánh Martino sinh sống mới hiểu rõ hơn về sự kỳ thị còn khủng khiếp biết mấy. Một câu chuyện nhỏ của Thánh Martino cũng được kể lại là lòng thương người, theo gương Ngài, linh mục chủ tế kêu gọi chúng ta đừng vô cảm với đồng loại, nhất là đồng bào của chúng ta đang sống tại quê nhà với biết bao những khổ đau do con người gây ra, từ nhà cầm quyền cộng sản vô nhân, cho đến các nhóm lợi ích, rồi thiên tai, bão lụt, xả lũ! Mong mọi người theo gương Thánh Martino cũng biết thương xót để giúp đỡ cho đồng bào. Qua dụ ngôn muối và ánh sáng để nhắc nhở các đoàn viên Đa Minh nên sống như muối, như ánh sáng toả lan soi sáng trong thế gian như tinh thần của Cha Thánh Đa minh. Sống theo gương Thánh Martino qua đức ái và sự khiêm nhường.
Được biết, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne có nhiều hội đoàn, đoàn thể chọn Thánh Martino làm bổn mạng cho đoàn thể, nên từ cuối Tháng Mười, lễ mừng bổn mạng Thánh Martino đã được mừng kính và trong suốt Thánh Mười Một mỗi cuối tuần đều có một đoàn thể mừng kính bổn mạng Thánh Martino cho khỏi bị trùng ngày. Huynh đoàn Martino là một trong sáu huynh đoàn trong Liên huynh Victoria, có thời gian sinh hoạt lâu đời tại Giáo xứ Our Lady Victoria.
Sau lời cám ơn của chị Phạm Thị Ty đại diện ban phục vụ huynh đoàn, mọi người được mời qua hội trường nhà xứ để cùng chia sẻ niềm vui qua bữa ăn nhẹ trong tình huynh đệ Dòng Đa Minh cũng như cộng đoàn.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh đạo tình yêu vợ chồng
Trần Văn Cảnh
09:08 18/11/2016
“Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,
Ăn ở theo đường lối của Người
Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng,
Bạn quả là lắm phúc nhiều may.
Hiền thê bạn trong cửa trong nhà
Khác nào cây nho đầy hoa trái;
Và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn,
xúm xít tại bàn ăn.
Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người.
Xin Chúa từ Sion xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc.
Ước chi trong suốt cả cuộc đời
Bạn được thấy Giêrusalem phồn thịnh,
được sống lâu bên đàn con cháu.
Nguyện chúc Israel vui hưởng thái bình!” (Tv 128,1-6).
Bài ca này cho thấy bên trong ngôi nhà có người chồng và người vợ đang ngồi tại bàn ăn, con cái quây quần bên họ như “những cây ô-liu mơn mởn” (Tv 128,3), tức là tràn đầy sinh lực. Nếu cha mẹ như là nền móng của ngôi nhà, thì con cái như là “những viên đá sống động” của gia đình [[1]].
Đó là nền tảng của gia đình, một bí quyết của hạnh phúc, một linh đạo của tình yêu vợ chồng và của gia đình. Linh đạo này có gốc là Niềm Vui Tình Yêu vợ chồng và có ngọn là Niềm Vui Tình Yêu gia đình. Sợi dây nối kết hai niềm vui này là việc dạy bảo con cái của cha mẹ về và bằng tình yêu ; và việc học tập của con cái về và bằng tình yêu, một tình yêu tinh khiết, hoàn hảo, an bình và vui vẻ, được biểu lộ và nhận diện bằng niềm vui, niềm vui của tình yêu.
Niềm vui của Tình yêu vợ chồng đã được biểu lộ một cách công khai qua nghi thức hôn phối. Nghi thức này nhắc nhớ và đòi buộc hai bạn đời những gì khi chính thức tuyên bố và nguyện hứa yêu nhau ? Những điều tuyên bố và nguyện hứa yêu nhau nào ? Những lời tuyên bố và nguyện hứa yêu nhau đã tạo thành một linh đạo tình yêu nào ?
Ý thức rằng tình yêu là một phương pháp giáo dục con cái rất hiệu năng và xác tín rằng tình yêu là một lý lẽ, là một cùng đích, thậm chí là một bản chất của đời sống, mời bạn đọc nhìn lại nghi thức hôn phối, rồi phân tích để nhận ra những đặc tính thiết yếu của tình yêu vợ chồng, trước khi đi đến một tổng hợp trong « linh đạo tình yêu vợ chồng ».
1. Nghi thức Hôn Phối :
Phần Bí Tích [[2]]
Hai người làm chứng tiến lên hai bên "cô dâu chú rể" (cùng đứng trước vị linh mục chủ sự). Linh mục chủ sự hỏi:
- Anh chị thân mến, anh chị đưa nhau tới đây, để trước mặt người đại diện Hội Thánh, cũng như toàn thể cộng đoàn, mối tình của anh chị được công nhận và mặc lấy một giá trị thiêng liêng, được ơn trên làm cho trở nên cao đẹp vững bền. Nhờ vậy, anh chị có thể vẹn nghĩa thủy chung và đảm nhận những trách nhiệm khác của cuộc đời đôi bạn. Bởi đó, trước mặt Hội Thánh, tôi xin hỏi anh chị:
- Anh T và chị T, anh chị sắp kết hôn với nhau, anh chị có thật sự tự do, hay là bị ép buộc?
* Thưa thật sự tự do. (cô dâu và chú rể lần lượt trả lời)
- Một khi đã thành hôn, anh chị có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời không?
* Thưa sẵn sàng. (cô dâu và chú rể lần lượt trả lời)
(Có thể bỏ câu hỏi sau đây, nếu thấy không thích hợp, thí dụ: trường hợp hai người đã quá tuổi).
- Anh chị có sẵn sàng âu yếm đón nhận con cái Chúa ban, và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và Hội Thánh không?
* Thưa sẵn sàng. (cô dâu và chú rể lần lượt trả lời)
Lời ưng thuận
Chủ sự mời cô dâu chú rể nói lên sự ưng thuận:
Anh chị đã ưng thuận kết hôn với nhau, thì giờ đây, trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, anh chị hãy cầm tay nhau và nói lên sự ưng thuận ấy.
Cô dâu và chủ rể nắm tay phải của nhau.
Chú rể nói:
* Anh là T, nhận em T làm vợ, và hứa giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em suốt đời anh.
Cô dâu nói:
* Em là T, nhận anh T làm chồng, và hứa giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh suốt đời em.
Sau khi nghe đôi bên nói lên sự ưng thuận, chủ sự nói:
Trước mặt Hội Thánh, anh chị vừa nói lên sự ưng thuận kết hôn với nhau. Xin Chúa thương xác nhận lời ưng thuận ấy, và xin Người tuôn đổ hồng phúc trên anh chị.
Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.
* Thưa: Amen
Qua nghi thức của Bí Tích Hôn Phối mà ta vừa xem qua trên đây, đâu là những ý nghĩa căn bản có thể đưa ra một « Linh Đạo Tình Yêu Vợ Chồng » ? Thưa có 3 ý nghĩa căn bản ; và rõ rệt đã được ĐGH Phanxicô liệt kê vào những yếu tố nền tảng của « Linh Đạo Tình Yêu Vợ Chồng » mà Ngài vừa đề xuất trong thông điệp Niềm Vui của Tình Yêu [[3]].
2. Tình yêu vợ chồng là tình yêu nhận vị bình đẳng và tự do
Tình yêu vợ chồng được công khai cử hành qua bí tích hôn nhân là tình yêu giữa người nam và người nữ, cả hai đều là những nhân vị, hoàn toàn bình đẳng.
Nhân vị con người, theo giảng dậy của Giáo Hội trong hiến chế mục vụ Vui Mừng và Hy Vọng, có cái gì khác với con vật. Đó là nó có trí khôn, có lý tính, có nhân vị. Con người, nam hay nữ, đều đã được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Đó là lời kinh thánh “Và Thiên Chúa đã phán: "Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh của Ta. Chúng hãy trị trên cá biển và chim trời, và trên súc vật và mọi loài mãnh thú và mọi thứ côn trùng nhung nhúc trên đất. Và Thiên Chúa đã dựng nên người theo hình ảnh mình. Theo hình ảnh của Thiên Chúa Người đã dựng nên nó. Là nam là nữ, Người đã dựng nên chúng. (Gn 1, 26-27).
Vì con ngưới là nhân vị, có trí khôn, nên trong thái cử yêu thương, nó không chỉ tuân theo những thúc đẩy của xác thịt hay những áp đặt của văn hóa. Nhưng nơi con người còn có một cái gì khác nữa, mà ta gọi là tự do. Có những hành động tự do, con người chọn lựa, quyết định, dấn thân, và tạo nên cá vị của mình. Tình yêu hôn nhân do đó, là một tình yêu tự do, có suy nghĩ, có chọn lựa, có quyết định, có dấn thân.
Giống hình ảnh Chúa, con người không chỉ bình đẳng với nhau, cũng không chỉ có trí khôn, có tự do, nhưng còn là một hữu thể liên hệ mà chỉ được hoàn thiện khi có một hiện hữu hiệp thông. Tự do của con người là tự do cho người khác, cho tha nhân. Sống không phải chỉ cho mình, vì mình, nhưng còn là cho tha nhân. Mà sống cho tha nhân là hiệp thông với họ. Mà không có sự hiệp thông nào chân thành, đích thực hơn là sự hiệp thông giữa những con người tự do dấn thân cho nhau, tự do trao tặng cho nhau, dâng hiến cho nhau. Chính vì vậy mà sự dâng hiến và sự hiệp thông, cùng với sự tự do, là biểu hiện bản chất nhân vị của hữu thể con người. Tình yêu hôn nhân do đó, còn là tình yêu vị tha, hiệp thông, chia sẻ, đối thoại.
Tóm lại, có thân xác và có tinh thần, tình yêu hôn nhân của con người có những thúc đẩy của thân xác, những thèm muốn của tiềm thức và những bức xúc của xã hội ; Nhưng cũng có suy nghĩ, chọn lựa, quyết định, tự do, dấn thân, chung thủy, hiệp thông và dâng hiến. Tình yêu hôn nhân không là một định mệnh mà là một huyền nhiệm sâu thẳm trong nhân vị con người, từ đó trào ra tự do và phát sinh tình yêu đích thực. Đó là tình yêu hôn nhân, vợ chồng.
Tình yêu vợ chồng có một « Linh đạo của tình yêu tự do và độc hữu »
Trong thông điệp « Niềm vui của Tình yêu »[[4]], mới viết ngày 19.03.2016, ĐGH Phanxicô đã xác quyết rằng « Trong hôn nhân người ta còn sống cảm thức hoàn toàn chỉ thuộc về một người duy nhất. Vợ chồng đảm nhận thách đố này và ước nguyện cùng nhau sống cho đến mãn đời, và như thế họ phản ánh lòng trung tín của Thiên Chúa. Xác quyết ấy, vốn định hình một lối sống, là một “đòi hỏi thâm sâu của giao ước tình yêu vợ chồng”[[5]], bởi lẽ “người nào không nhất quyết yêu thương mãi mãi thì khó có thể yêu thật lòng dù chỉ một ngày”[[6]]. Thế nhưng, điều đó có lẽ chẳng có ý nghĩa gì về mặt thiêng liêng, nếu nó chỉ đơn thuần là vấn đề tuân giữ luật với thái độ cam chịu. Đây là chuyện của con tim, nơi chỉ có Thiên Chúa nhìn thấu (cf. Mt 5,28). Mỗi sáng khi thức dậy, chúng ta hãy lặp lại trước mặt Chúa quyết định trung tín này của mình, cho dù có điều gì sẽ xảy ra trong ngày. Và mỗi người, khi đi ngủ, lại mong đợi đến lúc thức dậy để tiếp tục cuộc phiêu lưu này, nhờ tín thác vào sự giúp đỡ của Chúa. Như thế, giữa vợ chồng, người này đối với người kia sẽ là một dấu chỉ và khí cụ của sự gần gũi của Chúa, Đấng không bao giờ để chúng ta đơn độc: “Này đây, Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Sẽ đến một lúc mà tình yêu vợ chồng đạt tới đỉnh cao của sự tự do và trở thành một không gian độc lập lành mạnh: khi đó người này khám phá ra người kia không thuộc về riêng mình, mà có một chủ nhân quan trọng hơn rất nhiều, đó là Chúa duy nhất của người ấy. Không ai có thể tham vọng chiếm được nơi thầm kín riêng tư và bí mật nhất của người mình yêu và chỉ có Chúa mới là trung tâm điểm của cuộc sống người ấy. Đồng thời, nguyên tắc duy thực luận thiêng liêng yêu cầu người này đừng đòi người kia phải hoàn toàn thỏa mãn các nhu cầu của mình. Hành trình tâm linh của mỗi người – như Dietrich Bonhoeffer đã diễn tả rất hay – cần giúp mình đạt được sự “vỡ mộng” nào đó liên quan tới người kia[[7]], để ngừng kì vọng từ người kia một điều gì đó vốn chỉ thuộc về tình yêu Thiên Chúa mà thôi. Điều này đòi hỏi một sự tự hủy nội tâm. Không gian riêng mà mỗi người dành cho tương quan cá vị với Thiên Chúa không chỉ giúp chữa lành các thương tích của đời sống chung, mà còn giúp người ấy tìm ra ý nghĩa cuộc đời mình trong tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta cần khẩn cầu sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần mỗi ngày để có thể đạt được sự tự do nội tâm này ».
3. Tình yêu vợ chồng là tình yêu giao ước
Sự hiệp thông tào khang hôn nhân nối kết hai người nam và nữ lại với nhau, vừa khác nhau, vừa bình đẳng với nhau. Sự nối kết này không tạo thành một hợp chất làm biến mất những cá tính riêng của mỗi người. Nhưng là một giao ước, mà vì tình yêu, vợ và chồng, mỗi người vẫn phát triển và xác định nhân cách của mình. Là một giao ước, tình yêu hôn nhân vợ chồng bao hàm những chọn lựa và từ bỏ, hầu cùng thực hiện tốt hơn mà sống vì và cho bạn mình và cùng xây dựng một lứa đôi, một nhà, một gia đình.
Giao ước hôn nhân, theo mạc khải của thánh kinh, không phải là một giao ước suông mà người ta có thể hủy bỏ khi không được thỏa mãn. Giao ước hôn nhân lấy nguồn và lấy mẫu từ sự nối kết giữa Đức Kytô và Giáo Hội, là một giao ước mới, trong đó, cả hai vợ chồng đều là những người ký kết và chứng tá. Lới thưa « Tôi bằng lòng » mà hai người vợ chồng đã hứa với nhau trong ngày cưới là giống như lời « Xin vâng ý Cha » mà Chúa Kytô đã nói với Giáo Hội, một lời xin vâng cương quyết và không thể thay đổi.
Qua Chúa Kytô, hiện ra tính chất của tình yêu mà hai vợ chồng Công Giáo phải vác trên vai. Chúng ta nhấn mạnh đến chữ vác trên vai, phải chịu đựng lẫn nhau. Nói như vậy để chúng ta thấy rõ hơn cố gắng hằng ngày mà chúng ta cần có và ơn Chúa mà ta cần được để đương đầu với những ảo tưởng, nghịch cảnh của cuộc sống.
Cuộc sống hằng ngày cho ta nghe và thấy những cạm bẫy của tình yêu, ích kỷ, vụ lợi, cãi cọ, bất đồng, ly thân, ly dị. Trước những cảnh này, ta mới thấy giáo huấn của Giáo Hội đòi tình yêu hôn nhân phải một vợ một chồng và bất khả ly, là một tin mừng. Giáo Hội vạch cho thấy tình yêu là có thể, một tình yêu chung thủy suốt đời, một giao ước làm đôi bên thỏa lòng vì mỗi bên đều trước nhất tìm làm vừa lòng bạn mình hơn là cho mình. Chúng ta không chối rằng con đường tình yêu là con đường có nhiều đòi hỏi, có nhiều khó khăn. Nhưng biết rằng có thể có tình yêu chung thủy và bền vững, há đó chẳng phải là một tin mừng sao ?
Tình yêu vợ chồng đi theo một linh đạo « Hiệp thông siêu nhiên và Họp nhau cùng cầu nguyện trong ánh sáng Phục sinh [[8]]
Chúng ta vẫn thường nói Thiên Chúa cư ngụ trong tâm hồn những ai sống trong ơn sủng của Ngài. Ngày nay chúng ta cũng có thể nói Chúa Ba Ngôi hiện diện trong đền thờ của mối hiệp thông hôn nhân. Như Thiên Chúa ở trong những lời tán tụng của dân Ngài (cf. Tv 22,4) thế nào, thì Ngài cũng sống thâm sâu trong tình yêu vợ chồng đang tôn vinh Ngài thế ấy.
Sự hiện diện của Chúa trong gia đình là sự hiện diện thực tế và cụ thể, cùng với mọi khổ đau, chiến đấu, niềm vui và những cố gắng hằng ngày của nó. Khi sống trong gia đình, chúng ta không thể mang một bộ mặt nạ vì khó mà giả vờ hay nói dối. Nếu như tình yêu linh hoạt sự chân thực ấy, thì đúng là Chúa đang ngự trị ở đó, bằng niềm vui và sự bình an của Người. Linh đạo tình yêu gia đình được cấu thành từ hàng ngàn cử chỉ thực tế và cụ thể. Trong tình hiệp thông được xây dựng từ bao nhiêu là dâng hiến và gặp gỡ, Thiên Chúa có chỗ ngự trị của Ngài. Sự dâng hiến cho nhau đó kết hợp “những giá trị nhân văn và thần linh”[[9]], vì nó là sự tròn đầy của tình yêu Thiên Chúa. Cuối cùng, linh đạo hôn nhân là một linh đạo của mối dây ràng buộc, trong đó tình yêu Thiên Chúa cư ngụ.
Sống tốt đẹp tình hiệp thông gia đình là một hành trình đích thực để nên thánh trong đời sống hằng ngày và để được lớn lên trong kinh nghiệm thần bí, một phương thế để kết hợp thâm sâu với Thiên Chúa. Quả thật những đòi hỏi của đời sống huynh đệ và cộng đoàn trong gia đình là một cơ hội để người ta không ngừng mở lòng ra hơn nữa, và nhờ đó có thể gặp gỡ Chúa ngày càng trọn vẹn hơn. Lời Chúa nói với chúng ta rằng “ai ghét anh em mình thì ở trong bóng tối, và kẻ ấy bước đi trong bóng tối” (1 Ga 2,11); người ấy “ở lại trong sự chết” (1 Ga 3,14) và “không biết Thiên Chúa” (1 Ga 4,8). Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Bênêđictô XVI, đã nói rằng “nhắm mắt trước tha nhân cũng sẽ làm ta đui mù trước Thiên Chúa”[[10]], và tình yêu xét cho cùng là ánh sáng duy nhất “luôn luôn soi chiếu một thế giới tối tăm”[[11]]. Chỉ cần chúng ta “yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta và tình yêu của Ngài sẽ nên hoàn hảo nơi chúng ta” (1 Ga 4,12). Vì “nhân vị đã sẵn có một chiều kích xã hội trong cấu trúc tự nhiên của nó”[[12]], và “biểu hiệu đầu tiên và nguyên thủy của chiều kích xã hội ấy của nhân vị là đôi vợ chồng và gia đình”[[13]], nên linh đạo nhập thể trong mối hiệp thông gia đình. Vì thế, những ai có niềm khao khát tâm linh sâu xa không nên nghĩ rằng gia đình tách biệt sự khát khao tâm linh khỏi đời sống trưởng thành trong Thánh Thần, nhưng hãy xem đó như một lối đường mà Chúa đang dùng để dẫn mình tới những tầm cao của sự nhiệm hiệp.
Nếu gia đình luôn qui hướng về Đức Kitô, Người sẽ hiệp nhất và soi sáng toàn thể đời sống của gia đình. Những khổ đau và những vấn đề của gia đình trải nghiệm trong sự thông hiệp với Thập Giá của Chúa, và được Người ôm lấy sẽ giúp gia đình chịu đựng được những thời khắc tồi tệ. Trong những ngày giờ cay đắng của gia đình, việc kết hợp với Đức Giêsu bị bỏ rơi có thể giúp tránh được sự đổ vỡ. Các gia đình dần dần, “đạt đến sự thánh thiện của mình qua đời sống hôn nhân, bằng ân sủng của Thánh Thần và bằng việc tham dự vào mầu nhiệm thập giá Đức Kitô, nhờ đó những khó khăn và đau khổ chuyển hóa thành một hiến lễ tình yêu”[[14]]. Mặt khác, những khoảnh khắc của niềm vui, thư giãn hay những dịp lễ mừng, và ngay cả tình dục cũng được xem như một sự tham dự vào sự viên mãn của Đấng Phục Sinh. Bằng những cử chỉ khác nhau trong đời sống hằng ngày, các đôi vợ chồng tạo nên một “không gian đối thần, trong đó họ có thể cảm nghiệm sự hiện diện bí nhiệm của Chúa phục sinh”[[15]].
Cầu nguyện trong gia đình là một phương thế ưu việt để diễn tả và củng cố đức tin phục sinh[[16]]. Gia đình có thể dành vài phút mỗi ngày để qui tụ với nhau trước Thiên Chúa hằng sống, nói với Ngài những về những lo lắng bận tâm, cầu xin với Ngài cho những nhu cầu của gia đình, cho một ai đó đang gặp khó khăn, xin Ngài trợ giúp ta biết sống yêu thương, tạ ơn Ngài về cuộc sống và về bao ơn lành khác, cầu xin Đức Trinh Nữ che chở chúng ta dưới tà áo Mẹ. Với những lời đơn sơ như thế, giờ cầu nguyện này có thể đem lại điều tốt lành lớn lao cho gia đình. Những diễn tả khác nhau của lòng đạo đức bình dân là một kho tàng linh đạo cho nhiều gia đình. Hành trình cầu nguyện chung của gia đình đạt tới đỉnh điểm trong việc tham dự Thánh lễ, nhất là trong khung cảnh ngày nghỉ lễ Chúa Nhật. Đức Giêsu gõ cửa các gia đình chia sẻ với họ bữa tiệc Thánh Thể (cf. Kh 3,20). Ở đó, vợ chồng luôn luôn có thể kí kết lại giao ước Vượt Qua vốn là giao ước đã kết hợp họ và phản ảnh Giao ước mà Thiên Chúa đã kí kết với nhân loại trên thập giá[[17]]. Thánh Thể là bí tích của Giao Ước Mới, trong đó công trình cứu chuộc của Đức Kitô được thực hiện (cf. Lc 22,20). Như thế mối liên kết sâu xa giữa đời sống hôn nhân và Thánh Thể càng trở nên càng rõ nét hơn[[18]]. Lương thực Thánh Thể là sức mạnh và động lực cần thiết cho đôi vợ chồng để sống hôn ước mỗi ngày như một “Hội thánh tại gia”[[19]].
4. Tình yêu vợ chồng là tình yêu con người toàn diện
Hiến Chế Mục Vụ Vui Mừng và Hy Vọng (49, 1) xác định rằng « Tình yêu hôn nhân vợ chồng bao gồm hạnh phúc của con người toàn diện., có xác, có hồn ; với những khía cạnh : sinh lý cơ thể, cảm xúc tình cảm, suy tính lý trí, cương quyết ý chí, tâm tình con tim ; và những chiều hướng thời gian và xã hội.
Trước nhất ở lãnh vực các khía cạnh, mà khía cạnh đầu tiên là sinh lý cơ thể. Tình yêu hôn nhân vơ chồng là tình yêu duy nhất bao gồm khía cạnh tính dục. Giáo Hội chấp nhận và dậy rằng khía cạnh tình dục sẽ đạt đầy giá trị nhân bản và luân lý nếu nó được hội nhập theo một cam kết tình yêu. Nó là một sự dâng hiến hỗ tương mà đôi vợ chồng ban tặng cho nhau. Nói là hội nhập, vì tình yêu vợ chồng có bao gồm tình dục. Nhưng tình dục suông thì không phải là tình yêu vợ chồng. Hội nhập còn hàm ý hội nhập, tốt hay xấu, vào liên hệ giữu người với người.
Nhưng con người còn có cảm xúc của tình cảm. Cảm xúc của tình yêu thì muôn mặt : khám phá, dò dẫm, thẹn thùng, ngất ngây, đam mê, điêu đứng, đau khổ, .. Nhưng mặt nào thì tình yêu cũng là hạnh phúc. Đo đó để được hạnh phúc phải có tình yêu. Tình yêu đã trở thành thần thánh của thời đại này. Chỉ cưới khi yêu. Và khi không yêu nữa thì phải ly thân, ly dị !
Công Đồng Vatican II đã xác định rõ rằng : Hôn nhân là một hiệp thông thân mật cho suốt đời và trong tình yêu. Bởi vậy, vợ chồng cần lưu tâm làm sao cải tiến liên tục và suốt đời liên lạc tình yêu và hiệp thông tình yêu để làm đẹp lòng bạn mình hơn, ngay từ trong những việc nhỏ, những dáng cử và ngôn từ hằng ngày.
Dưới khía cạnh lý trí và ý chí, ngày nay ít người còn cưới vợ gả chồng vì tính toán lời lỗ của lý trí nữa. Nhưng nhiều người lại dùng lý trí để tính toán thử nghiệm hay huỷ bỏ. Cam kết suốt đời thực là khó. Bởi vậy, muốn chắc có được hay không, nên sống thử trước. Thực ra tình yêu vơ chồng không phải là việc thử, việc có được hay không. Nhưng tình yêu vợ chồng là một quyết định chung của vợ chồng để xây dựng một nối kết, một gia đình, để cùng nhau đương đầu với những khó khăn có thể xuất hiện trên đường đời. Tình yêu vợ chồng là một ý muốn làm tốt cho bạn mình, làm vừa lòng bạn mình. Nghĩa là chia vui, sẻ buồn, sống với, sống cùng, chấp nhận bạn như bạn là, chứ không phải như mình muốn bạn là, không chèn ép, hiếp đáp, lấn át, nhưng tiếp tay, hỗ trợ, lắng nghe, nâng đỡ, không làm phiền lòng, cũng không dạy luân lý,…Cưới là nhận một bạn đời. Để làm được những điều trên, ta cần phải vận dụng đến thông minh cụa lý trí và sức mạnh của ý chí. Mà nét độc đáo nhất là chữ nhẫn, chữ tha thứ, chữ nhịn nhục, và cả vâng lời làm theo ý bạn nữa.
Khía cạnh sau nữa là tâm tình của con tim. Trong túp lều tranh, hai trái tim vàng. Hai trái tim vàng là hai trái tim đập nhịp tôn trọng nhau và tìm hiểu, khám phá nhau thêm mỗi ngày, để thấy những sâu thẳm của con tim bạn mình, mà tôn trọng và quý mến hơn, hầu yêu thương hơn.
Còn về hai chiều hướng quan trọng trong tình yêu vợ chồng, thì ai cũng biết rằng đó là chiều hướng thời gian và chiều hướng xã hội, là tình yêu chung một đời và mở ra với xã hội.
Chiều hướng thời gian, trong tình yêu vợ chồng, đi về hai hướng quá khứ và tương lai. Bạn ta là vợ hay chồng, hôm nay ta biết và yêu đã có một quá khứ. Cưới bạn là nhận quá khứ của bạn. Để cùng nhau viết ra một lịch sử chung, xây dựng một cuộc đời chung. Làm vợ làm chồng với nhau không phải là ngừng lại một chỗ, một thời, một nơi, nhưng là cùng nhau tiến về tương lai, tìm ra đường đi những khi mịt mù. Cưới nhau là tay đan tay trong tình yêu để tìm hiểu nhau mỗi ngày mà cùng xây dựng, cùng phục vụ và bổ khuyết cho nhau, chứ không phải ngồi đó mà chờ đợi được phục vụ hoặc soi bói tìm cái xấu để chỉ trích. Tình yêu vợ chồng không phải là hướng về những hối tiếc quá khứ, nhưng là một tình yêu tích cực mở ra về tương lai. Mà cái tương lai vui mừng nhất là sinh con. Sinh con là tiếp nối đời sống, là sống một « kinh nghiệm làm người ». Vui mừng nhưng bận rộn hơn nhiều, khó khăn hơn nhiều. Nhưng qua việc sinh con và dậy con, tình yêu hôn nhân đã biến vợ chồng thành những người tiếp tay với tình yêu tạo dựng của Thiên Chúa.
Chiều hướng xã hội là mạng lưới liên hệ xã hội. Khi yêu mà chưa ai biết, ta yêu một mình. Nhưng tình yêu chín mùi dần, ta dần dà khám phá ra gia dình, anh em, bố mẹ, họ hàng,… rồi bạn bè, đồng nghiệp,…của bạn. Rồi ngày cưới, ta sẻ gia nhập vào gia đình của bạn. Sự gia nhập này không phải không có khó khăn. Không thể bắt buộc vợ chồng đi đâu cũng phải có nhau. Đời sống xã hội của mỗi người có những lúc người bạn không thể dự cùng được. Không có một luật chung nào. Vợ chồng phải tự tìm ra cách dung hòa quân bình cho đời sống gia đình. Nhưng không chỉ có mạng lưới gia đình. Vì gia đình chỉ là một thành phần của xã hội. Tình yêu gia đình khi đạt mức trưởng thành sẽ khám phá ra mạng lưới xã hội, bao phủ chung quanh gia đình : xã hội tôn giáo, xã hội hành chánh, xã hội nghề nghiệp, xã hội làng xóm,…Nội việc cử hành lễ nghi hôn nhân, ta đã thấy mạng lưới xã hội tôn giáo, là cha sở, là Giáo Hội, là các giáo dân khác, … và mạng lưới hành chánh với đại diện xã, làng, hội, nhóm,…Một đôi tân hôn, một gia đình dù muốn dù không đều là thành phần của xã hội to nhỏ, Và phải mở ra với xã hội và thế giới bao quanh nó thì mới hội nhập và phát triển bền vững được. Sống cho vợ chồng mình, con cái mình, gia đình mình. Nhưng không quên xã hội và Giáo Hội, theo dõi những biến chuyển để thích ứng, những nhu cầu để đáp ứng và những thời cơ để hội nhập.
Vậy, tình yêu vợ chồng của một con người toàn diện là gì ? Nó là một dâng hiến về thân xác, một hiệp thông về tình cảm, một tha thứ chịu đựng theo lý trí, một hòa thuận theo ý chí và một tâm tình kính yêu của con tim. Theo dòng thời gian, nó chấp nhận quá khứ của bạn đời, để cùng xây dựng một cuộc đời chung và mở ra với tương lai qua sự sinh sản con cái và giáo dục chúng. Nhập vào mạng lưới xã hội, trước nhất nó nhập vào mạng lưới gia đình của bạn đời và nhập vào mạng lưới Giáo Hội và Xã hội bao quanh, để thích ứng, đáp ứng và phát triển.
Tình yêu vợ chồng đi theo một linh đạo « chăm sóc, an ủi, khích lệ và mở ra» [[20]]
“Các đôi vợ chồng Kitô hữu là những cộng tác viên của ân sủng và là những chứng nhân đức tin cho nhau, cho con cái và cho các thành viên khác trong gia đình”[[21]]. Thiên Chúa mời gọi họ thông truyền và chăm sóc sự sống. Đó là lí do tại sao gia đình “bao giờ cũng là ‘bệnh viện’ gần nhất”[[22]]. Chúng ta hãy chăm sóc nhau, nâng đỡ nhau và khích lệ nhau, đồng thời hãy sống tất cả những điều này như thành phần linh đạo gia đình của chúng ta. Đời sống của vợ chồng là một sự thông dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, và mỗi người – đối với người kia – là một sự gợi ý thường xuyên từ Chúa Thánh Thần. Tình yêu của Thiên Chúa được diễn tả “qua những ngôn từ sống động và cụ thể nhờ đó hai người nam và người nữ diễn tả tình yêu phu phụ của mình”[[23]]. Như thế hai người phản ánh cho nhau tình yêu thần linh, tình yêu có sức an ủi bằng lời nói, ánh nhìn, bằng sự giúp đỡ, vuốt ve, một vòng tay ôm ấp. Do đó, “ý muốn xây dựng một gia đình là can đảm tham gia vào giấc mơ của Thiên Chúa, dám ước mơ với Ngài, dám xây dựng với Ngài, dám nhập cuộc chơi với Ngài trong lịch sử này, để xây dựng một thế giới trong đó không ai cảm thấy cô đơn”[[24]].
Toàn bộ đời sống gia đình là một “mục vụ” với lòng thương xót. Mỗi chúng ta, bằng sự chăm sóc, đều khắc họa vào cuộc đời của người khác: “Thư giới thiệu chúng tôi chính là anh em, thư ấy được viết trong tâm hồn chúng tôi […] không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (2 Cr 3,2-3). Mỗi chúng ta là một “ngư phủ chài lưới người” (Lc 5,10), nhân danh Đức Giêsu thả lưới (cf. Lc 5,5) kéo những người khác, hay là một nông dân canh tác mảnh đất tươi tốt đó là những người thân, bằng việc khích lệ những gì tốt nhất trong họ. Sự phong nhiêu của đời sống hôn nhân bao hàm việc thăng tiến người khác, vì “yêu ai là mong đợi nơi người ấy một cái gì đó bất định mà cũng bất ngờ; đồng thời một cách nào đó, tạo điều kiện cho họ đáp lại sự mong đợi này”[[25]]. Đây là một cách thờ phượng Thiên Chúa, vì Ngài đã gieo rất nhiều điều tốt lành nơi người khác với hi vọng chúng ta sẽ làm cho nó triển nở.
Chiêm ngắm từng người thân trong gia đình bằng đôi mắt của Thiên Chúa và nhận ra Đức Kitô nơi họ là một kinh nghiệm tâm linh sâu xa. Điều này đòi hỏi một sự sẵn sàng đáp ứng cách vô cầu giúp ta quí trọng phẩm giá của họ. Người ta chỉ có thể hiện diện trọn vẹn với một người nếu biết hiến thân không vì một lí do nào và quên đi mọi chuyện xảy ra xung quanh. Như thế người được yêu thương là người xứng đáng được quan tâm đầy đủ. Đức Giêsu là mẫu gương về điều này, bởi vì khi bất cứ người nào đến nói chuyện với Người, Người đều chăm chú nhìn và đem lòng yêu thương (cf. Mc 10,21). Không ai cảm thấy bị mất hút khi hiện diện cùng Người, vì những lời nói và cử chỉ của Người thể hiện trong câu hỏi này: “Bạn muốn tôi làm gì cho bạn?” (Mc 10,51). Đây là điều chúng ta kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày của gia đình. Trong đó chúng ta được nhắc nhở rằng mỗi người sống bên ta đều xứng đáng được ta lưu tâm cách tận tình, vì họ có phẩm giá vô hạn vì là đối tượng của tình yêu vô biên của Chúa Cha. Từ đó sẽ nảy sinh sự dịu dàng vốn có thể “khơi lên trong lòng người khác niềm vui cảm thấy mình được yêu thương. Sự dịu dàng được diễn tả một cách đặc biệt trong việc quan tâm cách tinh tế trước những hạn chế của người khác, nhất là khi chúng hiển lộ rõ ràng”[[26]].
Được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, gia đình không chỉ đón nhận sự sống bằng cách sinh sản trong phạm vi gia đình, nhưng còn mở ra, đi ra khỏi chính mình để tuôn ban những thiện ích của mình cho người khác và để quan tâm chăm sóc họ và tìm kiếm hạnh phúc cho họ. Sự cởi mở này được thể hiện đặc biệt nơi lòng hiếu khách[[27]], như Lời Chúa khơi gợi và khích lệ: “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết” (Dt 13,2). Một khi gia đình rộng mở đón tiếp và đi đến gặp gỡ những người khác, nhất là người nghèo và người bị bỏ rơi, thì đó là “biểu hiệu, chứng từ và là sự tham dự vào thiên chức làm mẹ của Hội thánh”[[28]]. Bác ái xã hội, một phản ảnh về Thiên Chúa Ba Ngôi, trong thực tế là điều hiệp nhất ý nghĩa thiêng liêng của gia đình và sứ mạng ra khỏi chính mình, vì nó làm cho lời rao giảng tiên khởi (kerygma) hiện diện với tất cả những đòi hỏi mang tính cộng đồng. Gia đình sống linh đạo đặc thù của mình nhờ, cùng lúc, vừa là một Hội thánh tại gia, vừa là một tế bào sống động để biến đổi thế giới[[29]].
Đọc lại « Nghi thức Hôn Phối, phần nghi thức Bí Tích », chúng ta đã nhận ra 3 lời công bố và 1 lời nguyện hứa quan trọng mà mỗi người đã công khai nói ra trước sự chứng giám của gia đình, họ hàng và bạn bè đôi bên để công khai tình yêu vợ chồng của mình.
1. Lời công bố thật sự tự do kết hôn
2. Lời công bố sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời
3. Lời công bố sẵn sàng âu yếm đón nhận con cái Chúa ban, và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và Hội Thánh
4. Lời nguyện hứa : Anh là T, nhận em T làm vợ, và hứa giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em suốt đời anh.
5. Lời nguyện hứa : Em là T, nhận anh T làm chồng, và hứa giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh suốt đời em.
Những lời công bố và nguyện hứa này rõ rệt chứa đựng một số những đặc tính thiết yếu của tình yêu vợ chồng :
1. Một tình yêu nhân vị, bình đẳng và tự do
2. Một tình yêu giao ước
3. Một tình yêu con người toàn diện
Gom góp và tổng hợp những tính chất thiết yếu này của tình yêu vợ chồng lại, rồi tóm kết thành những nguyên tắc ứng xử sống hằng ngày trong đời sống cụ thể, là thiết kế được một linh đạo Công Giáo hôm nay về tình yêu vợ chồng. Linh đạo này, theo Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxicô [[30]], gồm những nguyên tắc chính yếu sau đây :
1. Một linh đạo của tình yêu tự do và độc hữu [[31]]
2. Một linh đạo của tình yêu hợp thông siêu nhiên, và họp nhau cùng cầu nguyện trong ánh sáng phục sinh [[32]]
3. Một linh đạo của tình yêu chăm sóc, an ủi khích lệ và mở ra [[33]]
Giữa bài ca dao bình dân việt nam và bài thánh vịnh 128, 1-6 ; giữa « Một quan niệm binh dân cổ truyền việt nam về tình yêu vợ chồng » và « Một linh đạo Công Giáo hôm nay về tình yêu vợ chồng », có những khác biệt về ngôn ngữ, về hình ảnh, về cách diễn đạt. Nhưng về nội dung rõ rệt có những điểm chung, đồng thuận căn bản và nền tảng. Văn hóa tình yêu vợ chồng là nơi hội tụ của lương tri bình dân cổ truyền việt nam và linh đạo Công Giáo hôm nay : một tình yêu tào khang chung thủy, hoà hợp, một tình yêu xây dựng gia đình bền vững và phong nhiêu đón nhận con cái và giáo dục chúng.
Việc giáo dục con cái phải là sự cộng tác thống nhất của cha mẹ về đường hướng và nội dung giáo dục ; hướng về con người toàn diện, có nội dung huấn luyện đạo đức cho chúng, truyền thông đức tin cho chúng ; có uốn nắn, đào tạo, theo dõi, sửa phạt, thẩm lượng ; có kích hoạt, khuyến khích, bày vẽ, chỉ dậy cách học tập.
Nhưng trong việc giáo dục con cái ở gia đình, quan trọng nhất là cha mẹ phải ý thức và thiết lập được một « Đời sống gia đình như một khung cảnh giáo dục ». Đó là ý nghĩa của lời chia sẻ của ĐGH Phanxicô rằng : « Gia đình là trường học đầu tiên dạy các giá trị nhân bản, nơi đây người ta học biết sử dụng tự do một cách tốt đẹp. Có những xu hướng đã được hình thành chín chắn trong thời thơ ấu bám rễ sâu trong con người và chúng vẫn còn tồn tại suốt cuộc đời, như một cảm xúc thuận lợi đối với một giá trị, hoặc như một sự chối bỏ tự phát những lối cư xử nhất định. Nhiều người hành động trong cả cuộc sống theo một cung cách nhất định nào đó vì họ xem như vậy là đáng giá, cái cung cách hành động như đã thấm sâu và trở thành con người của họ từ thời thơ ấu: “Tôi đã được dạy như thế”; “Đó là những gì tôi đã học” » [[34]].
Paris, ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
13.12.2016
Trần Văn Cảnh
[1] ĐGH Phanxicô ; Tông huấn « Niềm vui của tình yêu » vừa được công bố ngày 19.03.2016, số 14
[2] http://giaoxuvnparis.org/bai-viet/335-cu-hanh-bi-tich-h0n-ph0i.html
[3] PHANXICÔ “Niềm vui của Tình Yêu” ngày 19/03/2016, số 314-325
[4] PHANXICÔ “Niềm vui của Tình Yêu” ngày 19/03/2016, số 319-320
[5] FC, 11: AAS 74 (1982), 93.
[6] Gioan Phaolô II, Bài giảng trong Thánh Lễ với Các Gia Đình, Cordoba, Argentina (8.4.1987), 4: Insegnamenti X/1 (1987), 1161-1162.
[7] Cf. Dietrich Bonhoeffer, Gemeinsames Leben, Munich, 1973, tr. 18.
[8] Phanxicô ; Niềm vui của Tình Yêu, số 314-318
[9] GS, 49.
[10] DCE, 16: AAS 98 (2006), 230.
[11] Ibid., 250.
[12] Gioan Phaolô II, Th. Christifideles Laici (30.12.1988), 40: AAS 81 (1989), 468.
[13] Ibid.
[14] RF 2015, 87.
[15] Gioan Phaolô II, Th. Vita Consecrata (25.3.1996), 42: AAS 88 (1996), 416.
[16] CF. RF 2015, 87.
[17] FC, 57: AAS 74 (1982), 150.
[18] Chúng ta cũng không được quên rằng giao ước của Thiên Chúa với dân Ngài được diễn tả như một sự đính hôn (Cf. Ed 16,8. 60; Is 62,5; Hs 2,21-22), và giao ước mới cũng được trình bày như một hôn ước (Cf. Kh 19,7; 21,2; Ep 5,25).
[19] CĐ Vatican II, HCh. Tín lí về Giáo Hội Lumen Gentium, 11.
[20] Phanxicô ; Niềm vui của Tình Yêu ; s ố 321-325
[21] CĐ Vatican II, Sl. Apostolicam Actuositatem về Tông đồ Giáo dân, 11.
[22] HG (10.6.2015): L’Osservatore Romano, 11.6.2015, tr. 8.
[23] FC, 12: AAS 74 (1982), 93.
[24] Diễn từ tại buổi Canh Thức Đại Hội Các Gia Đình, Philadelphia (26.9.2015): L’Osservatore Romano, 28-29.9.2015, tr. 6.
[25] Gabriel Marcel, Homo Viator: prolégomènes à une métaphysique de l’espérance, Paris, 1944, tr. 66. Anh ngữ: Homo Viator. Dẫn nhập vào một Siêu hình học về Hi Vọng, London, 1951, tr. 49.
[26] RF 2015, 88.
[27] Cf. FC, 44: AAS 74 (1982), 136.
[28] Cf. Ibid., 49: AAS 74 (1982), 141.
[29] Về những khía cạnh xã hội của gia đình, Cf. HĐTT VỀ CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH, Tóm lược Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, 248-254.
[30] PHANXICO, Niềm vui của tình yêu, chương IX, số 314-325
[31] Ibid, số 319-320
[32] Ibid, số 314-318
[33] Ibid, số 321-325
[34] Ibid, chương VII ; Củng cố việc giáo dục con cái, số 274
Hình phạt hỏa ngục dành cho ai?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
18:50 18/11/2016
Nhân tháng dành riêng để cầu cho các linh hồn (tháng 11), xin cha cho biết:
1- Chúa có phạt ai xuống hỏa ngục không?
2- Luyện ngục ,hỏa ngục khác nhau như thế nào?
3- Tín điều các Thánh thông công là gì?
Trả lời:
1- Chúa có phạt ai xuống hảo ngục không?
Thiên Chúa là tình thương, Người chậm bất bình và hay tha thứ. Người tạo dựng con người chỉ vì yêu thương vô vị lợi và “ muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1 Tm 2: 4). Nghiã là Chúa muốn cho mọi người được vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người trên Thiên Đàng, là nơi không còn đau khổ , bệnh tật, nghèo nàn, bất công và chết chóc nữa.
Hạnh phúc Thiên Đàng là hạnh phúc mà “ mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe lòng người chưa hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người.” (1 Cor 2: 9) Như Thánh Phaolô đã dạy.
Nhưng muốn hưởng hạnh phúc Thiên Đàng thì phải yêu mến Chúa và tuân giữ các giới răn của Người.
Tại sao? tại vì Thiên Chúa là “ tình thương” nên “ ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa” (1 Ga 4: 8)
Biết Thiên Chúa là tình thương , mà quả thật Người là tình thương, thì lẽ tự nhiên ta phải yêu mến Người với tất cả tâm trí và nghị lực để đáp trả phần nào tình thương quá lạ lùng của Chúa dành cho con người. Vả Lại, yêu mến Chúa chỉ có lợi cho ta chứ Chúa không được lợi lộc gì vì Người đã quá đủ hạnh phúc , vinh quang và giầu sang nên không cần ai thêm gì cho Người nữa.
Tuy nhiên, vì Thiên Chúa tạo dựng con người với hai đặc tính độc đáo là có lý trí và ý muốn tự do (intelligence and free will) và Thiên Chúa hoàn toàn tôn trọng cho con người sử dụng hai khả năng đó, nên vấn đề thưởng phạt mới được đặt ra cho riêng con người mà thôi.Nghĩa là nếu con người , qua lý trí, nhận biết có Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời đất và muôn vật – trong đó có con người- thì con người phải sử dụng ý muốn tự do của mình để chọn yêu mến Chúa và sống theo đường lối của Người để được cứu rỗi và vui hưởng hạnh phúc Nước Trời.
Nhưng con người phải tỏ thiện chí muốn yêu mến Chúa bằng hành động cụ thể để chứng minh, chứ không thể nói suông ngoài môi miệng được, như Chúa Giê su đã nói rõ với các môn đệ xưa là:
“ Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa !, Lậy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu, nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” (Mt 7: 21)
Nhưng thế nào là thi hành ý muốn của Chúa Cha?
Chúa Giêsu đã chỉ cho ta cách thi hành ý muốn của Chúa Cha như sau: "Ai yêu mến Thầy , thì sẽ giữ lời Thầy, Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14: 23)
Giữ lời Thầy có nghĩa là thực thi những gì Chúa đã rao giảng và dạy bảo , cụ thể là hai Điều Răn quan trọng nhất, đó là mến Chúa và yêu người, như Chúa đã nói với một luật sĩ Do Thái xưa. (Mt 22: 37-39)
Như vậy , thực thi hai Điều Răn đó là chứng minh cụ thể lòng yêu mến Chúa để xứng đáng được “ Cha Thầy và Thầy đến ở” với ta như Chúa Giêsu nói trên đây.
Là con người , ai lại không muốn hạnh phúc, sung sướng và bình an? nên yếu mến Chúa là yêu mến chính nguồn hạnh phúc, an vui vĩnh cửu đó.Như thế, chỉ có lợi cho con người khi chọn yêu mến Chúa, chứ tuyệt đối không có lợi lộc gì cho Chúa hết. Chúng ta phải xác tín điều này, để đừng ai nghĩ rằng Thiên Chúa được lợi lộc gì khi ta yêu mến và tuân giữ các giới răn của Người. .
Đó là điều chắc chắn ta phải tin khi thi hành các Điều Răn của Chúa để không giết người, trộm cắp. gian dâm, thông dâm, mãi dâm, ấu dâm, phái thai, ly dị, thù oán người khác, kỳ thị chủng tộc, nói xấu , vu cáo làm hại danh dự và đời tư của người khác, bất công , bóc lột người làm công cho mình, và dửng dưng trước sự đau khổ, nghèo đói của anh chị em đồng loại, và buôn bán phụ nữ và trẻ gái cho
Kỹ nghệ mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn và tội lỗi,như thực trạng của thế giới vô luân vô đạo hiện nay.
Nếu ta tuân giữ các Điều Răn của Chúa để không làm những sự dữ hay tội lỗi nói trên, thì chúng ta đã yêu mến Chúa cách cụ thể để được “ ở lại trong tình thương của Người” như Chúa Giêsu đã dạy trên đây. Ngược lại, nếu ai dùng “ ý muốn tự do= free will để làm những sự dữ nói trên thì đã tự ý và công khai khước từ Thiên Chúa và tình thương của Người. Như thế họ phải lãnh chịu mọi hậu quả của việc mình làm vì tự do chọn lựa.
Chính vì con người có tự do để chọn lựa , hoặc sống theo đường lối của Chúa để được chúc phúc; hay khước từ Chúa để sống theo ý riêng mình và chạy theo những lôi cuốn của thế gian , nhất là những cám dỗ của ma quỉ để tôn thờ tiền bạc, của cải vật chất và mọi thú vui vô luân vô đạo, như thực trạng sống của con người ở khắp nơi trong thế gian tục hóa ngày nay.Nếu ai chọn sống như vậy, thì cũng đã tự ý chọn nơi cư ngụ cuối cùng cho mình, sau khi phải chết trong thân xác có ngày phải chết đi này.Thiên Chúa yêu thương con người và đã cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô. Nhưng Thiên Chúa cũng gớm ghét mọi tội lỗi, vì tội lỗi và sự dữ đi ngược lại với bản chất yêu thương, công bình và thánh thiện của Người. .
Nhưng cho dù Thiên Chúa quá yêu thương con người như vậy, mà con người không cộng tác với ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, bằng quyết tâm sống theo đường lối của Chúa và xa tránh mọi sự dữ và tội lỗi thì Chúa vẫn không thể cứu ai được. Lý do là Chúa không tiêu diệt hết mọi tội lỗi và vì con người còn có tự do để cộng tác với ơn cứu chuộc của Chúa , hay khước từ ơn cứu chuộc này để sống theo thế gian và làm nô lệ cho ma quỉ, kẻ thù của Thiên Chúa.
Như vậy, nếu Thiên Đàng là nơi dành cho những ai thực tâm yêu mến Chúa, tuân giữ các giới răn của Người và quyết tâm xa tránh mọi tội lỗi, thì hỏa ngục phải là nơi dành cho những ai đã cố ý khước từ Chúa và tình thương của Người để sống theo ma quỷ và làm những sự dữ nói trên , như đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới trống vắng niềm tin này. Như thế, phải có hỏa ngục dành cho những kẻ gian ác đã tự ý chọn cho mình nơi ở vinh viễn xa lìa Thiên Chúa ngay từ ở đời này. Nghĩa là họ đã tự ý chọn hỏa ngục vì cách sống của họ, chứ không phải vì Thiên Chúa muốn phạt ai ở chốn này, vì Người là Cha đầy yêu thương và “ không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải.” (2 Pr 3: 9).
2- Sự khác biệt giữa hỏa ngục và Luyên tội:
Chúa Giê su thường nói đến hỏa ngục là nơi lửa không bao giờ tắt (Mt 5: 22).
Thánh Gioan Tông Đồ đã coi những kẻ sát nhân là những kẻ không có sự sống đời đời ,tức là phải xa lìa Thiên Chúa trong nơi gọi là hỏa ngục: “ Phàm ai ghét anh em mình, thì là kẻ sát nhân, Và anh em biết: Không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó” (1 Ga: 15)
Nhưng cần phân biệt điều này: con người dù tội lỗi đến đâu, mà biết sám hối ăn năn thì vẫn được Chúa thương tha thứ. Cụ thể là Chúa Giêsu đã tha thứ cho người gian phi (kẻ trộm lành) nhận biết tội mình và xin Chúa tha thứ:
“ Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23: 39-43) .
Ngược lại, chỉ những ai tội lỗi mà không hề sám hối để xin Chúa tha thứ , đặc biệt là tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội hoàn toàn từ chối lòng thương sót của Chúa cho đến chết , thì sẽ không bao giờ được tha thứ, như Chúa Giê su đã nói rõ trong Tin Mừng Thánh Marcô.(Mc 3: 29)
Lại nữa, những ai chết đang khi mắc tội trọng (mortal sin) thì cũng chịu hình phạt hỏa ngục, căn cứ theo giáo lý của Giáo Hội. (X SGLGHCG, số 1035) . Tuy nhiên , cần nói lại là Thiên Chúa không tiền định cho ai phải xuống hỏa ngục , hoặc muốn phạt ai trong nơi “lửa không hề tắt” này. Nhưng vì con người có tự do trong đời sống thiêng liêng, nên nếu ai dùng tự do này để xa lìa Chúa , để tự do làm những sự dữ mà không hề biết ăn năn, xin Chúa thứ tha thì đã tự ý chọn hỏa ngục làm nơi cư ngụ cuối cùng cho mình.
Trái với hỏa ngục , Luyên ngục hay Luyên tội (Purgatory) là nơi các linh hồn thánh (holy souls) được thanh luyện để đạt được sự thánh thiện cần thiết trước khi vào Thiên Đàng vui hưởng Thánh Nhan Chúa là nguồn vui hạnh phúc của các thánh và các thiên thần.Các linh hồn đang “ tạm trú” ở đây là những người đã ra đi trong ơn nghĩa Chúa, tức là được bảo đảm về ơn cứu độ, nhưng vẫn cần được thanh luyện để đạt mức thánh thiện cân xứng trước khi gia nhập hàng ngũ các Thánh trên Thiên Quốc. Các linh hồn thánh này không thể làm thêm việc thiện, và cũng không thể phạm tội được nữa vì thời giờ đã mãn cho họ trên trần gian này. Vì thế, trong khi còn được thanh luyện ở nơi đây, các linh hồn mong đợi các Thánh trên Thiên Đàng và các tín hữu còn sống cứu giúp họ bằng lời cầu nguyện và các việc lành. Ngược lại, các linh hồn cũng có thể cầu xin đắc lực cho các tín hữu còn sống trên trần thế và trong Giáo Hội lữ hành. Nhưng các Thánh trên Trời, các linh hồn thánh trong Luyện ngục và các tin hữu còn sống không thể giúp gì cho các linh hồn đã lìa xa Chúa trong hỏa ngục, vì không có sự hiệp thông nào giữa nơi này với Thiên Đàng, Luyện ngục và Giáo Hội đang lữ hành trên trần thế.
3 – Tín điều các Thánh Thông Công (communion of Saints )
Tín điều này dạy: chỉ có sự hiệp thông giữa Giáo Hội vinh thắng (Triumphal Church) trên trời và Giáo Hội lữ hành (Pilgrim Church) trên trần thế cùng với Giáo Hội đau khổ (Suffering Church) trong Luyện Tội. Nghĩa là các Thánh trên Trời , các linh hồn thánh trong Luyện tội và các tín hữu còn sống và đang hiệp thông với Giáo Hội, cả ba thành phần này được hiệp thông với nhau trong cùng một niềm tin, tôn thờ Thiên Chúa , nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần.
Các Thánh nam nữ trên trời hiệp thông với các linh hồn thánh trong Luyện Tội và các tín hữu trên trần gian bằng lời nguyện giúp cầu thay đắc lực trước Tòa Chúa cho các linh hồn và các tín hữu còn sống. Các linh hồn trong Luyện tội không thể tự giúp mình được nhưng có thể cầu xin cho các tin hữu còn sống. Các tín hữu có thể làm việc lành như cầu nguyện. làm việc bác ái và xin lễ cầu cho các linh hồn trong Luyên Tội (cách riêng trong tháng 11 là thánh dành cầu nguyện cho các linh hồn) được mau vào Thiên Đàng hưởng Thánh Nhan Chúa.
Đó là nội dung tín điều các Thánh thông Công giữa các Thánh trên Thiên Đàng, các linh hồn thánh trong Luyện Tội và các Tín hữu trên trần thế.
Như thế, chỉ có những ai đang xa lìa Chúa ở chốn hỏa ngục thì không được thông hiệp với các Thánh trên trời , các Linh hồn trong Luyện tội và các Tín hữu còn sống trên trần gian này.Do đó, không ai có thể làm gì để cứu giúp họ được nữa.
Vậy chúng ta hãy cố gắng làm việc lành trong tháng 11 này để cầu cho các linh hồn được mau hưởng Thánh Nhan Chúa.Chắc chắn các linh hồn sẽ biết ơn và cầu xin Chúa cách đắc lực cho chúng ta.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Của Mẹ
Nguyễn Đức Cung
19:40 18/11/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Không ai thương con bằng mẹ
Chẳng ai yêu mẹ bằng con
Thương, Yêu cộng lại núi non nào bằng.
(nđc)