Ngày 18-11-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 1 - Lời Chúa là gì?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:12 18/11/2008
Hội Thánh dành Năm Phụng Vụ mới này để khuyến khích mọi người Công Giáo học hỏi Lời Chúa, cầu nguyện với Lời Chúa, và sống theo Lời Chúa.

Để mở đầu Năm Lời Chúa, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vào Tháng 10 vừa qua để các Nghị Phụ cầu nguyện và bàn thảo về đề tài “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh”. Thượng Hội Đồng đã kết thúc ngày 26 thánh 10, 2008 và các Nghị Phụ đã đệ trình lên Đức Thánh Cha 55 đề nghị. Giờ đây chúng ta hãy cùng Hội Thánh Hoàn Vũ học hỏi, cầu nguyện, suy niệm và sống Lời Chúa. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ chia sẻ về ý nghĩa của Lời Chúa.

Lời Chúa là gì?

Khi nói đến Lời Chúa, nhiều người nghĩ ngay đến Sách Thánh Kinh. Phần lớn người Tin Lành coi Thánh Kinh là Lời duy nhất của Thiên Chúa, nghĩa là tất cả mặc khải của Thiên Chúa được chứa đựng trong Thánh Kinh. Nhưng đối với người Công Giáo, “Lời Chúa” có nhiều ý nghĩa và vượt trên Sách Thánh Kinh. Cụm từ “Lời Chúa” có thể được dùng để nói về:

  • Lời Hằng Hữu, tức là Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi, Con Thiên Chúa;

  • Lời Thiên Chúa lúc tạo dựng, nhờ Người mà mọi sự hiện hữu được tạo thành;

  •  Chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời làm người và ở cùng chúng ta;

  • Thánh Kinh, Lời được Thiên Chúa linh hứng và viết thành văn tự;

  • Truyền Thống Thống của Hội Thánh, là điều vang vọng cách trung thực Lời của Thiên Chúa cho mọi thế hệ.

Trong Năm Thánh Kinh này chúng ta được mời gọi để suy niệm về ý nghĩa trọn vẹn của “Lời Chúa”, về liên hệ của chính chúng ta với Lời Hằng Sống, và xét lại vai trò của mình trong việc sống và đem Lời Chúa đến cho tha nhân.

Lời Hằng Hữu

Trước hết, Lời Chúa là Ngôi Lời Thiên Chúa, là Lời Hằng Hữu của Thiên Chúa. Tin Mừng Thánh Gioan mở đầu bằng cách trình bày Đức Chúa Giêsu Kitô như sau:

Từ nguyên thủy (khởi đầu) đã có Ngôi Lời.

Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa,

và Ngôi Lời là Thiên Chúa (Ga 1:1).

Ngôi Lời “có từ trước (hằng hữu)” bởi vì Ngôi Lời có trước khi bất cứ điều gì hay người nào hiện hữu. Ngôi Lời không những ở cùng Thiên Chúa, mà Ngôi Lời chính là Thiên Chúa. Giáo huấn của Thánh Gioan về việc Ngôi Lời có trước khi tạo dựng là tâm điểm của tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi của Công Giáo. Thiên Chúa có Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng chỉ là Một Thiên Chúa Duy Nhất.

Lời Chúa: Khi Tạo Dựng

Tin Mừng Thánh Gioan không phải là một sách duy nhất trong Thánh Kinh mở đầu với từ “Từ khởi đầu.” Sách Sáng Thế bắt đầu: “Lúc khởi đầu,  khi Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1:1). Thánh Gioan cố ý ám chỉ Sách Sáng Thế bằng cách mở đầu Tin Mừng của ngài với cùng một cụm từ. Thánh Gioan thường ám chỉ Sách Sáng Thế trong Tin Mừng của ngài bởi vì ngài muốn độc giả thấy sự liên hệ giữa hai Sách với nhau: Sách Sáng Thế mở đầu với một câu truyện về tạo dựng tất cả mọi sự, bắt đầu với ánh sáng. Tin Mừng Thánh Gioan là câu truyện tái tạo dựng về tinh thần đã được mặc khải và hoàn thành nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô, là ánh sáng thế gian.

Trong sách Sáng Thế, Thiên Chúa tạo dựng tất cả mọi sự bằng cách dùng Lời mà phán. “Rồi Thiên Chúa phán, ‘Hãy có ánh sáng’, và liền có ánh sáng... . Rồi Thiên Chúa phán, ‘Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước’” (St 1:3a, 6a). Mỗi ngày, Thiên Chúa tạo dựng bằng cách phán Lời Ngài. Vào ngày thứ sáu, “Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta’” (St 1:26a). Một lần nữa Lời được phán ra và chúng ta, người nam và người nữ, đã hiện hữu theo chính hình ảnh Thiên Chúa.

Trong Tin Mừng Thánh Gioan chúng ta học biết rằng Lời tạo dựng này, mà nhờ đó mà muôn vật được tạo thành, là Ngôi Lời hằng hữu của Thiên Chúa, có mặt trước thời gian: Người ở với Thiên Chúa từ nguyên thủy, và là Thiên Chúa.

Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành,

và không có Người, thì không có gì được tạo thành (Ga 1:3a).

Ngôi Lời Làm Người

Ngôi Lời Hằng Hữu, nguồn mạch của tất cả những gì hiện hữu, đã làm người và ở giữa chúng ta:

Ngôi Lời đã trở thành nhục thể

và ở giữa chúng ta.

Và chúng tôi đã thấy vinh quang của Người,

như vinh quang của Con Một Chúa Cha,

Ðầy ân sủng và chân lý (Ga 1:14).

Ngôi Lời thật sự đã làm người thật và đã ở giữa chúng ta trong một giai đoạn của lịch sử, ở vùng Palestine, làm người Do Thái, và sống dưới quyền đô hộ của Đế Quốc Rôma. Nhưnh hiện nay Người vẫn còn ở giữa chúng ta trong Thánh Kinh, trong các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, trong Hội Thánh, trong tha nhân và trong mỗi người chúng ta. Chúng ta có nhận ra vinh quang của Người không?

Thánh Kinh: Lời Hằng Sống của Thiên Chúa

Thánh Kinh là Lời Chúa được các Thánh Sử ghi lại bằng văn tự qua dòng Lịch Sử Cứu Độ. Chúng ta trích dẫn Thánh Kinh như là một Sách có thẩm quyền trong việc tìm kiếm chân lý bởi vì chúng ta tin rằng Thánh Kinh là Lời được Thiên Chúa linh hứng, rằng Thiên Chúa nói với chúng ta qua Thánh Kinh. Theo nghĩa này, Thiên Chúa cũng là tác giả của Thánh Kinh. Thiên Chúa đã dùng ngôn ngữ và khả năng hữu hạn của các Thánh Sử mà mặc khải cho ta qua Thánh Kinh như xưa kia Ngôi Lời đã làm người để nói với chúng ta.

Mặc dù Thánh Kinh được chia làm Cựu Ước và Tân Ước, nhưng chúng ta chỉ có một Thánh Kinh. Thánh Kinh là một câu truyện, câu truyện về tình yêu của Thiên Chúa đối với Dân Ngài. Mặc khải cuối cùng của tình yêu Thiên Chúa là Lời Chúa, Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng trở thành một người trong số chúng ta, đã sống lại từ cõi chết, Đấng ban cho chúng ta sự sống đời đời, và tiếp tục ở cùng chúng ta. Một trong những cách mà Đức Kitô Phục Sinh tiếp tục ở giữa chúng ta là qua Thánh Kinh. Lời Chúa này nòng cốt của đời sống và sứ vụ Hội Thánh. Lời Chúa cũng là ngọn đèn soi đường cho mỗi người chúng ta.

Trong các bài sau chúng ta sẽ đi sâu về Mặc Khải của Thiên Chúa, Thánh Kinh cũng như liên quan giữa Lời Chúa cùng đời sống và sứ vụ của Hội Thánh, cũng là đời sống và sứ vụ của chính mỗi người chúng ta là phần tử của Hội Thánh.

Phaolô Phạm Xuân Khôi

Viết phỏng Theo Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo và Tài Liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2008 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 18/11/2008
CÔ ĐỘC

N2T


Có một đệ tử cứ quấn quýt bên sư phụ hỏi đông hỏi tây, sư phụ nói với hắn: “Trong tâm của con đều có thể tìm được đáp án của mỗi vấn đề, chỉ cần con biết đường tìm nó.”

Lại có một ngày, ông ta nói: “Trong lĩnh vực tu đức, con không thể ỷ lại vào đèn sáng của người khác để tiến lên phía trước. Con muốn mượn ánh sáng của ta, ta thà rằng dạy con đốt lên ngọn đuốc của mình.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Có những đệ tử ỷ lại vào nhân đức tiếng tăm sư phụ của mình, nên không tích cực học tập các nhân đức và rèn luyện nhân cách của mình; có những sư phụ cưng chiều đệ tử của mình nên cứ một chút chỉ bào, hai chút chỉ bảo, mà không để cho đệ tử tự mình suy tư, sáng tạo và tự tin ở tài sức của mình...

Người ta nói: giúp cho người nghèo cái cần câu để họ tự câu cá mà ăn, hơn là cứ mãi cho họ ăn, để rồi họ ỷ lại vào người khác. Cũng vậy, sư phụ nên để cho đệ tử tự mình đốt lên ngọn đuốc tư duy, ngọn đuốc sáng tạo, ngọn đuốc tự tin của chính họ, có như thế đệ tử mới trưởng thành trong nhân cách của mình.

Có một vài người Ki-tô hữu ỷ lại vào các bí tích của Chúa Giê-su mà sống “trật đường rầy” của Chúa Giê-su và Giáo Hội dạy: họ ỷ lại vào bí tích Giải Tội để sống trong tội; họ ỷ lại vào bí tích Thánh Thể để không thấy mình tội lỗi; họ ỷ lại vào lòng nhân từ yêu thương của Chúa thể hiện nơi các bí tích để trở thành cớ vấp ngã cho người khác.

Phải tự mình nổ lực học tập và phát huy tài năng nhân cách của mình, qua tài năng đức độ của sư phụ hoặc của người khác, chứ không ỷ lại vào họ, bởi vì tài năng đức độ là của họ chứ không phải của mình, bằng không thì sẽ trở thành cô độc trong đường tu đức của mình.

Ai hiểu thì hiểu...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 18/11/2008
N2T


8. Biết nói những lời cao sâu hùng biện thì không thể làm cho con người ta được nên thánh, nhưng chỉ có tu đức lập công thì mới có thể làm cho người ta được Thiên Chúa sủng ái.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đề cao vai trò của giáo dân
LM Trần Đức Anh, OP
01:03 18/11/2008
VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 đề cao vai trò của giáo dân trong Giáo Hội và kêu gọi tăng cường huấn luyện cho giáo dân, nhất là người trẻ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiếp sáng ngày 15-11-2008, dành cho 60 tham dự viên gồm các HY, GM, LM và 35 giáo dân tại Đại hội toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, nhóm tại Roma từ 13 đến 15-11-2008 về về chủ đề ”Tông huấn 'Người tín hữu giáo dân': ký ức, phát triển, các thách đố mới và nghĩa vụ”. Văn kiện này do Đức Gioan Phaolô 2 ban hành cách đây 20 năm, đúc kết thành quả Thượng HĐGM thế giới kỳ 7 năm 1987.

ĐTC nhắc đến bao nhiêu giáo dân đang dấn thân làm môn đệ và chứng nhân của Chúa trong những hoàn cảnh rất khác nhau và ngài khẳng định rằng: ”Hoàn cảnh văn hóa và xã hội ngày nay càng làm cho hoạt động tông đồ ấy trở nên cấp thiết, để chia sẻ trọn vẹn kho tàng ân phúc và sự thánh thiện, bác ái, đạo lý, văn hóa và các hoạt động họp thành truyền thống Công Giáo. Các thế hệ trẻ, không những là đối tượng ưu tiên của sự thông truyền và chia sẻ như thế, nhưng họ còn là chủ thể đang chờ đợi những đề nghị về chân lý và hạnh phúc trong tâm hồn để có thể làm chứng tá theo tinh thần Kitô”.

Trong bối cảnh đó, ĐTC khích lệ Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tiếp tục việc tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ và nỗ lực thăng tiến một nền giáo dục và mục vụ cho người trẻ tại khắp nơi.

Ngài nói thêm rằng: ”Tôi tái khẳng định nhu cầu và sự cấp thiết cần huấn luyện theo tinh thần Tin Mừng và tháp tùng mục vụ cho thế hệ mới các tín hữu Công Giáo dấn thân trong chính trị, để họ sống phù hợp với niềm tin tuyên xưng, đó đời sống luân lý nghiêm túc, có khả năng phán đoán về văn hóa, khả năng chuyên nghiệp và hăng say phục vụ để mưu công ích”.

ĐTC không quên đề cao sự đóng góp vô giá của phụ nữ vào sứ mạng của Giáo Hội và nói rằng không bao giờ người ta có thể nói lên cho đủ lòng biết ơn, sự quí chuộc và đề cao của Giáo Hội đối với sự tham gia của phụ nữ vào sứ mạng của Hội THánh trong việc truyền giảng Tin Mừng”. (SD 15-11-2008)
 
Czech govt suspends visa issuing for Vietnamese
Ceskenoviny
19:53 18/11/2008
 
Thưa tổng Thống: Lá Thơ Ngỏ Viết Gởi Vị Tổng Thống Vừa Đắc Cử
John Allen/ Nghĩa Hạ
20:15 18/11/2008
Thưa tổng Thống: Lá Thơ Ngỏ Viết Gởi Vị Tổng Thống Vừa Đắc Cử

Là một ký giả được trọng vọng và có nhiều ảnh hưởng, một quan sát viên của Giáo Hội, John Allen, trụ sở tại Rome, đã đăng lá thơ ngỏ viết cho tổng thống vừa đắc cử Barak Obama sau đây trên blog của mình 3 ngày sau chiến thắng có tính cách lịch sử của thượng nghị sĩ Obama trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua.

Lá thơ này là một lời kêu gọi nhằm đặt quan hệ giữa toà thánh Vatican và Hoa Kỳ một ưu tiên trong thời kỳ tại chức của ông, bởi những sự tốt đẹp lớn lao trên thế giới có thể đạt được bằng cách tận dụng những lãnh vực tự nhiên của những quan tâm chung.

Tôi vẫn biết rằng những vì sao không có vẻ như đang được sắp hàng sẵn cho sự hợp tác. Một số ít các Giám Mục Công Giáo trên đất Mỹ tuyên bố trong cuộc vận động tranh cử có lợi cho đối thủ của ông, điều có thể để lại những dư vị cay đắng cho những người từng ủng hộ và cố vấn cho ông. Một điều ai cũng thấy rõ ràng là trừ khi có một sự thay đổi từ trong thâm tâm ông, giữa Toà bạch Ốc và toà thánh Vatican sẽ vẫn có những khác biệt sâu xa trong nhiệm kỳ của ông về "những vấn đề liên quan đến sự sống" thí dụ như phá thai và việc nghiên cứu tế bào phôi thai.

Tuy nhiên, tôi vẫn muốn thúc giục ông đừng cho phép những vấn đề trên làm lu mờ đi bốn thực trạng chính trị.

-Thứ nhất, toà thánh Vatican và Hoa Kỳ vẫn cần đến nhau, bất cứ có những sự khác biệt nào trong khoảnh khắc lịch sử. Hoa Kỳ đang nằm ở trong lãnh vực của "quyền lực cứng ngắc" có nghĩa là một sức mạnh kinh tế và quân sự o ép, toà thánh Vatican thì lại nằm trong giới hạn của "quyền lực mềm mỏng" có nghĩa là khả năng khuấy động dựa trên căn bản của tư tuởng.

Tôn giáo là một lực đẩy mạnh mẽ trong những vấn đề của con người, và Đức Giáo Hoàng đã có một khán đài lớn lao lớn nhất so với bất cứ lãnh đạo tôn giáo nào khác. Nếu hai thế lực này không nói chuyện với nhau thì đây là một điểm xấu cho mọi người.

-Thứ hai, quan điểm chính trị khôn ngoan của ông sẽ là không thờ ơ với toà thánh Vatican. Như ông chắc đã biết nhiều hơn bất cứ ai, về mặt nào đó thì vận động cho việc tái đắc cử 2009 của ông đã bắt đầu rồi. Lần này ông đã thắng lá phiếu của Công Giáo, nhưng lại thua khít khao lá phiếu của người Công Giáo da trắng; làm việc trong tư thế hợp tác và tôn trọng toà thánh Vatican có thể giúp ông và đảng của ông với nhóm này.

- Thứ ba, toà thánh Vatican có một truyền thống ngoại giao lâu đời cả thế kỷ trong vấn đề xử sự với với những chính quyền đã, bằng cách này hay cách khác, không theo lằn mức của Giáo Hội trong những vấn đề nhất định.

Mặc dù có những bất đồng ý kiến như thế, đường lối ngoại giao của tòa thánh Vatican tiêu biểu vẫn là cố gắng giữ cho những đường giây đối thoại mở và tìm kiếm những điểm tương đồng. Nói cách khác, họ (toà thánh) vẫn muốn làm chung với ông khi có thể được.

-Thứ tư, toà thánh Vatican rất nôn nóng có một quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ một cách đặc biệt, bất kể là đảng phái nào đang nắm quyền. Vatican ngưỡng mộ sâu xa sự sống đạo sốt sắng của châu Mỹ, tương phản với chủ nghĩa thế tục đang bành trướng phần lớn ở châu Âu. Vatican cũng tin rằng Hoa Kỳ là một đồng minh tự nhiên nhất của họ (toà thánh) trong việc đề cao tự do tôn giáo và nhân phẩm con người trên toàn thế giới.

Tiềm năng cho một sự hợp tác rất thực tiễn, bới vì có nhiều lãnh vực trong chính sách của quý vị ở vào vị trí rất ăn khớp với giáo huấn Công Giáo và những mối quan tâm về ngoại giao của toà thánh Vatican. Trong số những thí dụ rõ rệt nhất là vấn đề di dân, sự công bằng về kinh tế, hoà bình, và bảo vệ môi trường. Trong lời chúc mừng ông tuần này, phát ngôn nhân toà thánh Vatican là cha Federico Lombardi cũng diễn tả ước muốn của toà thánh Vatican là được làm việc ở Iraq, Đất Thánh, với những sắc tộc thiểu số Ky Tô Hữu ở Trung Đông và Á châu, và trong công cuộc chiến đấu chống lại sự nghèo đói và bất công xã hội.

Trong từng lãnh vực, ông sẽ thấy một thành tích giáo huấn rõ rệt của những vị giáo hoàng mới đây và một quyết tâm mạnh mẽ trong bộ máy ngoại giao của Vatican để chuyển dịch trái banh này.

Thật ra, rất nhiều đề tài này là tượng trưng cho những lãnh vực mà toà thánh Vatican bất đồng ý kiến với nội các của tổng thống Bush và mong muốn một lãnh đạo Hoa Kỳ mới

Ngay chính Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng đã mở cửa cho một mối quan hệ tích cực.

Đức Giáo Hoàng đã gởi một điện văn ngay sau ngày ông chiến thắng, gọi việc bầu chọn ông là "một sự kiện lịch sử" và ngỏ ý cầu nguyện Chúa sẽ "phù hộ ông và dân chúng Hoa Kỳ, để qua thiện chí của tất cả, một thế giới hoà bình, đoàn kết và công bằng sẽ được xây đắp".

Cha Lombardi cũng bày tỏ hy vọng là ông "sẽ có thể đáp ứng được sự mong chờ và hy vọng hướng về vị tổng thống mới, sẽ phục vụ công lý và quyền lợi một cách có hiệu quả, sẽ tìm được biện pháp tốt nhất để đề cao hoà bình trên thế giới, ủng hộ cho sự phát triển và nhân phẩm con người với sự tôn trọng dành cho những giá trị thiết yếu của con người cũng như tinh thần.

Ông sẽ thấy là cả đức Giáo Hoàng và phát ngôn nhân của ngài đều không nhắc đến việc phá thai hay những ý kiến bất đồng một cách thẳng thừng, và chắc chắn là luận điệu của họ khi đề nghị những vấn đề liên quan tới sự sống sẽ không gạt bỏ sự hợp tác (giữa quý vị) trong những lãnh vực khác.

Ngược lại, tòa thánh Vatican còn có vẻ đang làm tất cả những gì họ có thể làm được để mời gọi (sự hợp tác) ấy.

Tôi có được phép để đề nghị thêm một chuyện có thể làm được trong sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và toà thánh Vatican không? Tôi tin là đã có một cơ hội lịch sử cho nội các của quý vị và Toà Thánh để cùng nhau chuyển dịch cộng đồng thế giới vào việc tham dự thật tình trên danh nghĩa của hoà bình và phát triển tại Châu Phi.

Ông là một vị anh hùng đối với phần lớn Châu Phi, điều này đem lại cho ông một vốn liếng chính trị trên một lục địa mà không một lãnh đạo Tây Phương nào có thể chống lại được. Cùng lúc đó, năm 2009 sẽ được hình thành như là một "năm của châu Phi " trong giáo hội Công Giáo toàn cầu.

Trong 12 tháng tới, Đúc Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ đến thăm Cameroon và Angola, các giám mục người châu Phi sẽ họp mặt đầy đủ tại La mã, và các giám mục trên khắp thế giới cũng sẽ kéo về La Mã tham dự "hội nghị cho Châu Phi" này.

Tất cả những sự việc trên đưa ra một khả năng về sự hợp tác giữa những nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần quan trọng nhất của thế giới- là ông và đức Giáo Hoàng- để cổ võ hoà bình và phát triển Châu Phi, nơi ngày nay vẫn còn những con người nghèo khổ và bị bỏ rơi.

Nếu ông có ý muốn tiến đến mộ sự hợp tác như thế, chọn lựa quan trọng đầu tiên sẽ là ai là đại sứ được gởi đến tòa thánh Vatican?

Nói một cách lý tưởng thì ông sẽ phải tìm đến người nào có một lỡ tai như ông, người sẽ có ảnh hưởng chính trị thật sự trong nội các của ông, và người cũng biết thế giới Công Giáo. Điều mà ông kiếm tìm, nói một cách khác, là một tương quan Dân chủ của ông James Nicholson, vị đại sứ đầu tiên của tổng thống Bush tại Vatican.

Ông Nicholson đã phục vụ với tư cách chủ tịch của Hội Đồng Quốc Gia đảng Cộng Hoà, và giúp lèo lái cho đảng của ông vươn tay tới những cử tri Công Giáo. Ông Bush đã gới một thông điệp rõ rệt theo sự bổ nhiệm đó là ông muốn (có quan hệ )với toà thánhVatican, và đây là một trường hợp mà ông cần phải noi theo sự hướng dẫn của ông ấy.

Cuối cùng, một lời khuyên ông không hỏi xin cuối cùng: thưa Tổng Thống vừa đắc cử, dù ông làm bất cứ điều gì khác nữa, xin cố gắng tránh việc lập lại những lỗi lầm cũ của nội các đảng Dân Chủ về vấn đề Vatican.

Trong tập hồi ký của mình, cựu đại sứ tại Vatican ông Raymond Flynn đã kể lại một câu chuyện buồn năm 1994 sẽ minh hoạ ý tôi muốn nói.

Trong thời điểm tiền hội nghị của Liên Hiệp Quốc về vấn đề dân số tại Cairo năm 1994, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II đã gọi ông Flynn đến Vatican vào một buổi sáng thứ Bảy để đích thân yêu cầu có một cuộc điện đàm với tổng thống Clinton. Ông Flynn đã chuyển yêu cầu này đến Tòa Bạch Ốc cấp tốc chiều hôm đó nhưng chẳng thấy trả lời. Ông lại gọi vào Chủ Nhật và thứ Hai nhưng đều không có kết quả. Thất vọng quá, ông Flynn đã đáp máy bay về Washington chiều thứ Ba.

Ông đã phải chờ đợi bên ngoài văn phòng tổng thống đêm đó và gần hết ngày thứ Tư. Cuối cùng thì ông cũng được mời vào phòng chiến tiền Cairo, nơi phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Timothy Wirth nói với ông rằng: "Không một ai có cơ hội vận động hành lang với tổng thống trong vấn đề này"

Chết lặng người, ông Flynn cố giải thích là vị giám mục La Mã không phải là một nhà vận động hành lang, và nếu như tổng thống không chịu cầm phone lên nói chuyện thì đây có thể hiểu như là một hành động hết sức bất kính. Sau cả một tuần lễ ông Clinton cuối cùng mới chịu nhận phone đức Giáo Hoàng.

Sự việc này là triệu chứng của một sự lạnh nhạt căn bản trong nhóm Clinton về Vatican, điều mà đôi lúc đã gần được coi như sự thù nghịch. Kết quả là quan hệ giữa Vatican và Hoa Kỳ trong những năm Clinton còn tại chức đã thường được định nghiã bởi những sự khác biệt có thể lường trước được hơn là bởi những lãnh vực tưởng tượng cho mục tiêu chung.

Vì là điều xứng đáng, thưa Tổng Thống vừa đắc cử, tôi khuyên là ông nên cầm phone khi đức Giáo Hoàng gọi. Tốt hơn nữa là chính ông chủ động gọi. Ông có thể thấy ngạc nhiên vì cuộc gọi đó sẽ đi đến đâu.

John Allen là thông tín viên cho tờ USWeekly có trụ sở tại La Mã, một phóng viên của National Catholic. Nghĩa Hạ lược dịch
 
Top Stories
Vietnam government denies its involvement in the attack at Thai Ha
J.B. An Dang
05:23 18/11/2008
The denial of a Vietnam spokesperson on the attack at Thai Ha has raised great concerns of Catholics for their security.

The New Hanoi newspaper on Tuesday reported that Le Dung, the spokesperson of Vietnam Ministry of Foreign Affairs to foreign correspondent, had denied the attack at Thai Ha saying that “no government forces attacked Thai Ha parish area” on Saturday night.

Despite photographs taken by Thai Ha parishioners showing clearly the presence and the involvement of police, security forces, and militiamen, Dung denied any involvement of his government in the attack.

His denial did not make Hanoi Redemptorists and Thai Ha believe the government was “not guilty” in the attack, rather it made them more worried.

Fr. Joseph Nguyen Ngoc Nam Phong, a Redemptorist at Thai Ha Monastery stated that he himself was prevented from rescuing the chapel by a group of people led by the vice chairman of Quang Trung precinct. At 10pm local time, he was visiting flood victims when he got an urgent phone call asking him to return immediately to the monastery. “When I went home, I met with Mr. vice chairman of the precinct and a group of his people. He told me he wanted a meeting with us. In reply, I told him and his people that they had no rights to ask us to work with them at night-time,” he said.

“I also told him, if he wished, he could send a letter to summon us tomorrow morning. He and his people did not reply anything, and so far we have not received any such letters. Obviously, they just wanted to keep us occupied,” he added. Fr. Nam Phong and other Redemptorists at Thai Ha monastery were convinced the sudden meeting the local government asking for was just a diversionary tactic to clear the way for the mob violence.

Moreover, “anyone who participated in the attack at Thai Ha was paid 100,000 VND (about 6 USD),” a parishioner denounced. “Some people could not get to work to earn for their living due to the long-lasting flood in the city. They were lured by the local government to attack us for some money. They had gathered in front of the People’s Committee since Saturday afternoon,” he told.

It is believed that local government officials have been extremely upset with Redemptorists and Thai Ha parishioners. Some officials had been given pieces of land in the area of dispute. Protests of Thai Ha parish demanding for the requisition of the land led to the demolition of the area and its conversion to a public park.

The attack at Thai Ha on Saturday night was an obvious evidence that local officials had started to take revenge on parishioners. “In that sense, the denial of the spokesperson of Vietnam Ministry of Foreign Affairs is disturbing to the people: now they think that the government is covering up retaliation by its officials against the Catholics of Thai Ha. The attack has created serious concern among Vietnamese all over the world, while the government demonstrates that it does not intend to carry out any investigation of the incident. It limits itself to denying its own involvement and behaves as if it is not liable for protecting Catholics – those who have always been considered second class citizens of the country,” Fr. Joseph Nguyen from Hanoi commented.
 
A migliaia i cattolici portano la loro solidarietà a Thai Ha
Asia-News
07:10 18/11/2008
Il governo nega il coinvolgimento di istituzioni pubbliche, malgrado fotografie e testimonianze confermino che all’attacco di sabato notte fossero presenti polizia e forze di sicurezza. Fedeli giungono da tutta la diocesi, come già accaduto sabato, quando con la loro presenza hanno bloccato l’assalto degli attivisti di partito contro la parrocchia.

A migliaia i cattolici portano la loro solidarietà a Thai Ha
Hanoi (AsiaNews) – Migliaia di cattolici (nella foto) si sono radunati in preghiera intorno alla parrocchia di Thai Ha e momenti di preghiera ci sono stati in varie parti della diocesi di Hanoi. La solidarietà è stata la risposta dei fedeli all’incomprensibile attacco subito la notte di sabato da Thai Ha, quando centinaia di attivisti del Partito hanno tentato di distruggere la cappella di San Gerardo. Un’azione alla quale erano presenti le forze di sicurezza e ha partecipato un esponente del locale Comitato del popolo (il municipio) e che non ha potuto raggiungere il suo obiettivo per l’arrivo sul luogo di centinaia di cattolici, che hanno risposto alla richiesta di aiuto lanciata dalle campane della chiesa.

Oggi il New Hanoi riferisce che il portavoce del Ministero degli esteri Le Dung ha negato il coinvolgimento di forze pubbliche nell’aggressione, sostenendo che “nessuna forza governativa ha attaccato l’area della parrocchia di Thai Ha”. A sementirlo, oltre alle testimonianze, le foto prese da parrocchiani, che mostrano chiaramente la presenza ed il coinvolgimento di polizia, forze di sicurezza e milizia. “La smentita del portavoce – aggiunge padre Nguyen – preoccupa la gente: ora pensa che il governo copre la vendetta dei suoi funzionari contro i cattolici di Thai Ha. L’attacco ha creato grave preoccupazione nei vietnamiti di tutto il mondo, mentre il governo mostra di non voler svolgere alcuna indagine sull’incidente. Si limita a negare il suo coinvolgimento”.

Da parte dei fedeli, invece, a migliaia, ora, dopo la notizia dell’attacco – simbolicamente avvenuto mentre si celebrava la festa dei nartiri vietnamiti - sono venuti dalla cattedrale di San Giuseppe, da Ham Long, e Hang Bot e persino dalle lontane parrocchie di Thach Bich, Canh Hoach e Bai Xuyen.

Una fedele venuta da Thach Bich parla di “persecuzione” e spiega che “per anni i Redentoristi ed i loro parrocchiani hanno chiesto la restituzione del loro terreno, illegalmente preso dallo Stato. Avendo tremato per le loro pretese legali, ora il governo li perseguita apertamente”.

Padre Joseph Nguyen rileva la concomitanza tra l’attacco e la celebrazione dei martiri del Vietnam. “Questo – aggiunge – ricorda al popolo che fin dall’inizio il fondamento della fede nel nostro Paese è abbondantemente legato con il sangue dei martiri, quello di coraggiosi missionari, di sacerdoti locali e del popolo cristiano. La situazione della Chiesa in Vietnam oggi non è migliore o peggiore del passato”.

“E’ l’intera Chiesa del Vietnam ad essere sotto attacco”, afferma uno studente universitario. E, aggiunge, “questo rapresenta una sfida alla coscienza del mondo”.
 
Thousands of Catholics bring solidarity to Thai Ha
Asia-News
08:19 18/11/2008
The government denies the involvement of public institutions, despite photos and eyewitness reports confirming that police and security forces were present at the attack on Saturday night. Faithful are coming from all the dioceses, as also happened on Saturday, when their presence blocked the attack of party activists against the parish.

Thousands of Catholics went to Thai Ha in Sunday morning
Hanoi (AsiaNews) - Thousands of Catholics (in the photo) have gathered in prayer around the parish of Thai Ha, and prayers have been held in various parts of the diocese of Hanoi. This solidarity is the response of the faithful to the incomprehensible attack carried out on Saturday night in Thai Ha, when hundreds of party activists tried to destroy the chapel of St. Gerardo. Security forces were present, and a representative of the local people's committee also took part. The attack was unable to achieve its objective because of the arrival of hundreds of Catholics, and who responded to the call for help issued by ringing the church bells.

Today, the New Hanoi reports that the spokesman of foreign minister Le Dung has denied that public forces were involved in the aggression, maintaining that "no government forces attacked the area of the parish of Thai Ha." This is refuted by eyewitnesses, and also by photographs taken by parishioners, clearly showing the presence and involvement of police, security forces, and the military. "The spokesman's denial," adds Fr. Nguyen, "is disturbing to the people: now they think that the government is covering up retaliation by its officials against the Catholics of Thai Ha. The attack has created serious concern among Vietnamese all over the world, while the government demonstrates that it does not intend to carry out any investigation of the incident. It limits itself to denying its own involvement."

Following news of the attack - which symbolically took place while the feast of the Vietnamese martyrs was being celebrated - thousands of Catholics have come from the Cathedral of St. Joseph, from Ham Long, from Hang Bot, and even from the faraway parishes of Thach Bich, Canh Hoach, and Bai Xuyen.

A Catholic from Thach Bich speaks of "persecution," and explains that "for years, Redemptorist priests and their faithful have requested the restitution of their land illegally seized by the state. After fearing their legal case, the government now openly persecutes them."

Fr. Joseph Nguyen highlights the concurrence of the attack and the commemoration of the martyrs of Vietnam. "This attack reminds people that since its very first outset, the seed of faith in Vietnamese soil was mixed with the abundant blood of the martyrs from all walks of life, from the courageous missionary clergy as well as the local clergy and the Christian people of Vietnam. The Church in Vietnam today is not better or even worse than in the past."

"The Catholic Church in Vietnam as a whole is now the subject of the Vietnamese government’s persecution,” says a student of Hanoi University. “And this attack is a challenge to the conscience of the world."
 
Czech govt suspends visa issuing for Vietnamese
Ceskenoviny
19:50 18/11/2008
Czech govt suspends visa issuing for Vietnamese

Vláda pozastavila víza pro Vietnamce

Prague 16.11.2008- The Czech cabinet has decided that the embassy in Hanoi will stop issuing visa for the Vietnamese going to the Czech Republic, in reaction to the rise in organised crime in the Vietnamese community and to alleged underworld practices accompanying the visa procedure, Czech Television reported today.

The visa issuing will remain suspended until the end of the year.

The Czech-Vietnamese Society and the Czech political opposition have protested against the measure.

An analysis the ministries of interior and foreign affairs have worked out for the government points to counterfeiting designer goods, tax evasion and large scale growing of marijuana in the local Vietnamese community.

In reaction to it, the government on the proposal of Interior Minister Ivan Langer decided in a secret procedure to temporarily suspend the issuing of visa for Vietnamese.

Langer told CTK that concrete measures must be taken "for us to be able to protect the Czech Republic from criminal activities."

The Czech-Vietnamese Society has protested saying that only a small fraction of the local Vietnamese community is involved in organised crime.

"This is international shame and unfortunately also a step proving that all of our state leaders who in the past and recently visited Vietnam and asserted they were interested in cooperation and friendship, were knowingly telling lies," Society chairman Marcel Winter told Czech Television.

The government's resolution authorises the ministers of interior and foreign affairs to stop the visa issuing any time in the future if the problems persisted.

The government also plans other measures. A foreign police officer is to go to work at the Czech embassy in Hanoi, Czech Television said.

(Source: http://www.ceskenoviny.cz/news/index_view.php?id=344679)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Việt Nam Paris cử hành lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trần Văn Cảnh
00:24 18/11/2008
Giáo xứ Việt Nam Paris cử hành lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
và nghe di chúc của Các Thánh Tiền Nhân


Paris, ngày 16.11.2008. Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris, từ Créteil, Evry, Corbeil, Essonnes, qua Paris, Sarcelles, Cergy, Marne-La-Vallée, Ermont, Villiers-Le-Bel, Antony, đến Yvelynes, Versailles,… tất cả đều qui tụ về Giáo Xứ Paris để cùng nhau cử hành lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và nghe di chúc của Các Thánh Tiền Nhân.

14 giờ, giờ thánh cầu nguyện với các thánh Tử Đạo Việt Nam. Một nhóm phụng tự đã chuẩn bị và hướng dẫn giờ thánh, giúp Cộng đoàn nhớ lại các vị tiền nhân tử đạo. Họ là ai, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ?

Các ngài là 117 vị đã được Giáo Hội phong làm hiển thánh, trong đó có 8 Giám mục, 50 Linh mục, 59 giáo dân thuộc đủ mọi thành phần xã hội: công chức, thương gia, công nhân, quân nhân, y sĩ, ngư phủ, trùm họ v..v.

Các ngài là những vị « rao giảng Chúa Giêsu tử nạn thập giá », đã phải chịu những hình phạt khác nhau: 79 vị bị trảm quyết tức là bị chặt đầu. 18 vị bị xử giảo tức là bị thắt cổ. 8 vị chết rũ tù, 6 bị thiêu sinh, 4 bị lăng trì tức là phân thây ra từng mảnh, 1 bị tử thương và 1 bị bá đao.

Các ngài là những vị đã sống một « lịch sử chết vì đạo của Giáo Hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp ngay từ lúc ban đầu »: 2 vị chịu tử đạo thời Trịnh Doanh, 2 vị chịu tử đạo thời Trịnh Sâm, 2 vị chịu tử đạo thời Cảnh Thịnh, 57 vị chịu tử đạo thời Minh Mạng, 3 vị chịu tử đạo thời Thiệu Trị, 51 vị chịu tử đạo thời Tự Đức.

Trong đại lễ năm 1988, tôn vinh hiển thánh 117 chân phước tử đạo Việt Nam tại Rôma, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bảo rằng: Các ngài là "hạt giống sinh nhiều tín hữu".

"Hạt giống các tín hữu": Ngoài con số từng ngàn từng vạn giáo dân trong các thế kỷ trứơc đây đã đi theo con đường tử nạn của Chúa, ngày nay là tất cả những ai đang lao động trong khắc khoải, trong khó nghèo cực độ về thể chất, kinh tế, trong hy sinh liên tục, nhưng chỉ mang một hoài bão là có thể trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa, xứng với danh hiệu những người quản lý trung thành trong nước Trời.

"Hạt giống các tín hữu" là tất cả những ai ngày nay vì chính nghĩa Thiên Chúa và sống giữa những người đồng hương đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa cây Thập Giá của Chúa Kitô: Thánh Giá bài trừ sự nói dối, bài trừ tội ác, nhưng thúc đẩy con ngừơi biết thinh lặng, biết tha thứ, biết cầu xin cho nước Cha trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương của họ là môi trường đời sống. Công tác này: công tác liên tục diễn tiến trong nội tâm vừa gây go vừa trường kỳ vì luôn luôn bị hoàn cảnh đặc thù chế ngự, và âm mưu thử thách ĐỨC TIN, do đó, đòi hỏi rất nhiều nhẫn nại. Phải xác tín rằng: đêm tối rồi cũng qua đi và ánh bình minh đang ló rạng ngoài ngưỡng cửa ».

Thực ra con số các vị tử đạo việt nam đông hơn gấp trăm ngàn lần số 117 vị đã được phong hiển thánh. Trong thời gian bắt đầu từ năm 1580 đến năm 1888, kéo dài gần 3 thế kỷ, Có khoảng 400.000 người công giáo bị lưu đầy, phát lưu và phân sáp; 130.000 người công giáo đã chết vì đạo (trong số này đã có 117 vị được Giáo Hội chính thức tôn phong lên hàng hiển thánh vào ngày 19.6.1988).

15 giờ, Kiệu và hôn kính hài cốt các thánh Tử Đạo Việt Nam. Để bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính 117 vị hiển thánh và 130 000 vị tử đạo khác, cũng như 400 000 vị đã vì đạo mà bị lưu đầy, phát lưu, phân sáp, Tất cả mọi giáo dân hiện diện, đều hướng về đoàn kiệu, do các em Thiếu Nhi Thánh Thể khởi đầu cung rước, theo sau là kiệu Xương Thánh do bốn vị hiền mẫu trong Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cung kiệu, và đoàn tế lễ gồm các cha trong các cộng đoàn công giáo việt nam vùng Paris, cùng một số cha sinh viên du học tại Paris. Ca đoàn cùng toàn thể giáo dân hoan ca tôn kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam theo điệu hát « Khải hoàn ca »:

« Tiếng nhạc oai hùng ! Vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tấm lòng yêu mến ! Con thiết tha hoà khúc khải hoàn ca. Đồng thanh Ta hát khen mừng, bao đấng anh hùng, xưa đã thắng gian nan toà cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. Đồng thanh ta hát khen mừng, bao đấng anh hùng, nay chiến thắng khải hoàn trên chốn phúc vinh sáng ngời,….Hãy lắng nghe tiếng con nài xin,… Kìa gương hiếu trung,… Một lòng sắt son,….

Rồi, trong một điệu ca khoan thai hơn, theo bài ca « Nhân chứng đức tin » của Hải Linh và Xuân Thảo, tất cả cộng đoàn cùng theo nhau lên cung thánh hôn kính Xương Thánh của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

15 giờ 30, cử hành thánh lễ và nghe di chúc của Các Thánh Tiền Nhân. Trên dưới khoảng 15 linh mục cùng đồng tế trên bàn thờ.

Bắt chước kiểu đọc bài thương khó tuần thánh, Đức Ông Mai Đức Vinh đã được thầy phó tế Phạm Bá Nha phụ giúp chia sẻ Lời Chúa một cách đặc biệt sống động và cảm kích. Đức Ông đóng vai người kể chuyện, thầy phó tế đóng vai các thánh tử đạo nói lời di chúc. Bài chia sẻ của Đức ông có tựa đề là « DI CHÚC CỦA CÁC THÁNH TIỀN NHÂN ». Ngài kể:

« Thưa quý ông bà và anh chị em,

Hàng năm chúng ta quây quần lại trong nhà thờ này để tưởng nhớ đến các Thánh Tiền Nhân. Chúng ta rất tự hào được thuộc về dòng giống anh hùng của 130.000 vị tử đạo. Theo một nghĩa thực tế, ‘tưởng nhớ các thánh tiền nhân’ có nghĩa là để ôn lại những lời khuyên răn được coi như những lời di chúc các Thánh để lại cho chúng ta, con cháu của các Ngài. Con cháu của các Ngài là ai hôm nay ? Xin thưa, là các linh mục tu sĩ, là mọi giáo dân cao niên trong cộng đoàn hay họ đạo, là các bậc phụ huynh gia đình, là những người trẻ nam nữ và và các em thiếu nhi mầm sống của Giáo Hội, nói tắt là tất cả chúng ta.

1. Di chúc cho cả họ đạo, giáo xứ hay cả cộng đoàn tín hữu: Mối lo lớn nhất của các thánh tử đạo, giám mục, linh mục, thầy giảng hay ông trùm họ, là nghĩ đến họ đạo của mình, giáo dân của mình. Các ngài ngồi tù không yên vì vẫn nghĩ đến giáo dân đau khổ, tân tòng mồ côi. Không muốn để giáo dân trong họ đạo phải tốn tiền chuộc mình về, các ngài nhất tâm tỏ cho họ thấy lòng can đảm tuyên xưng đức tin, các ngài cầu nguyện cho họ luôn hiệp nhất và can trường sống đức tin. Đây, lời di chúc của thánh giám mục Giuse An, dòng Đaminh bị chém đầu năm1857. Đức cha giơ tay, xin với viên chức xử chém rằng: «Tôi xin gửi quan lớn 30 đồng tiền để quan cho một ân huệ, là đừng chém tôi một nhát, nhưng chém ba nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đã dựng nên tôi và cho tôi tới đất Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ cha mẹ sinh thành ra tôi. Còn nhát thứ ba là lời di chúc tôi gửi lại cho bổn đạo của tôi, để họ hiệp nhất với nhau mà bền vững sống đức tin, và can tràng tuyên xưng đức tin». Trước khi lãnh án xử, đức cha đã viết cho các linh mục và thầy giảng một thư vắn tắt như sau: « Tôi chấp nhận những gì Chúa quan phòng định liệu cho tôi; Tôi chỉ thương các cha và các Thầy đang vất vả trong cơn nguy hiểm. Tôi ước mong dòng máu sắp chảy, thành của lễ mang lại thanh bình và hiệp nhất » Còn thánh linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan, trước khi bị điệu ra pháp tường năm 1858, đã xin phép đi một vòng nhà tù an ủi các đồng bạn, trong đó có giáo dân của ngài: « Giờ cuối cùng của tôi đã đến. Tôi chào anh chị em được can tràng và hiệp nhất. Anh chị em hãy trung tín đến cùng. Xin Anh chị em cầu nguyện cho tôi hoàn thành ý Chúa ».

2. Di chúc cho các linh mục, tu sĩ và chủng sinh: Đặc sắc nhất có lẽ là những lời thơ tâm huyết thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh đã viết cho các linh mục giáo sư và các chủng sinh chủng viện Kẻ Vĩnh mà đọc lên chúng ta có cảm tưởng như những lời thư thánh Phaolô Tông đồ viêt cho các môn đệ Titô và Timôtê hay như lời kinh Tán Tụng của Đức Mẹ. Thánh Lê Bảo Tịnh viết: «Anh em thân mến, nghe tường thuật về những đau khổ tôi đang phải chịu… anh em hãy hân hoan cảm tạ Thiên chúa, Đấng ban phát mọi ơn lành, và cùng với tôi hãy tán tụng Ngài. Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, thần trí tôi vui mừng hớn hở, vì Chúa đã nhìn đến phận hèn tôi tớ Ngài. Muôn đời các thế hệ tương lai sẽ khen tôi có phúc… Qua miệng lưỡi tôi, thần trí ngài đánh bại những hiền triết, các môn đệ của các bậc khôn ngoan thế gian, vì muôn đời Chúa vẫn là Đấng từ bi và nhân hậu… Thưa anh em, những dòng chữ này được viết ra để phối hợp niềm tin của anh em với niềm xác tín của tôi. Giữa lúc cuồng phong vũ bão, tôi thả neo níu chặt vào Chúa. Anh em thân mến, đây là niềm tin tôi giữ mãi trong lòng, là tôi phải chạy đua làm sao để đoạt giải thắng, phải mang lấy khí giới của Chúa Kitô mà vung hai bên tả hữu, hãy mang mã giáp đức tin… Anh em thân mến, khi tái ngộ gần tòa Chúa, chúng ta sẽ cùng hòa âm ca tụng Ngài trong hoan lạc và trong khải hoàn trường cửu’.
3. Di chúc cho các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ gia đình. Chúng ta có rất nhiều lời di chúc thật tình nghĩa và siêu nhiên, các thánh tử đạo để lại cho vợ hay cho chồng trước khi đi chịu chết vì đức tin. Thật là những lời di chúc nặng trĩu tình yêu và sức mạnh trao truyền đức tin. Còn gì cảm động hơn lời thư thánh Giuse Lê Đặng Thị, tử đạo năm 1860, đã gửi về cho người bạn trăm năm: «Em yêu, anh nghĩ rằng chúng ta không còn găïp nhau trên đời này nữa. Dầu chuyện gì xảy ra, chúng ta đang và sẽ thương nhau mãi. Anh luôn nhớ đến em và các con mỗi ngày ». Riêng thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, tử đạo năm 1838, đã được phấn khởi để chịu đau khổ và chịu chết vì đức tin, nhờ những lời an ủi và khuyên nhủ của người vợ hiền. Rưng rưng nước mắt, bà trao cho chồng đứa con nhỏ chưa đầy hai tuổi và nói: «Vợ con ai mà chẳng thương chẳng tiếc. Nhưng anh hãy hy sinh tất cả cho Chúa, hãy trung thành với Chúa cho đến cùng, đừng lo nghĩ về mẹ con em. Thiên Chúa quan phòng tất cả. Em đến thăm anh lần này có lẽ là lần sau hết. Cầu xin Chúa cho anh theo thánh ý Ngài». Cố trấn át mọi xúc động, thánh Mỹ bình tĩnh và can đảm nói với người vợ hiền: «Lời em khuyên nhủ làm bốc cháy thêm ngọn lửa mến Chúa trong lòng anh. Em bế con về chăm sóc thay cho anh. Sớm tối xin em cầu cho anh vững lòng xưng đạo Chúa. Hẹn ngày sau gặp em và các con chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời ». Thấy thánh Mỹ còn trẻ, mới 34 tuổi, quan tỉnh khuyên bảo ‘hãy chối đạo mà về với vợ con’, nhưng thánh nhân trả lời dứt khoát: «Thưa quan, Thiên Chúa trao cho tôi chăm lo vợ con khi tôi có thể. Nay tôi ở trong tay quan lớn. Tôi ký thác vợ con lại cho Chúa. Tôi quyết vâng theo ý Chúa. Vợ con tôi cũng hài lòng như vậy. Xin quan cứ yên tâm ».

4. Di chúc lại cho con cái hay cho giới trẻ, thế hệ tương lai: Trước tiên là người mẹ trấn tĩnh các con. Đó là trường hợp thánh nữ Anê Lê Thị Thành khuyên người con gái là cô Lucia Nụ vào thăm mẹ trong tù và thấy áo mẹ nhuốm đầy vết máu, đã oà lên khóc. Bà Anê ôm lấy con mà nói: «Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy con. Mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa, sao con lại khóc. Con nín đi, và về nhà, con nói với anh chị em con rằng: Mẹ thương thăm các con tất cả, mẹ mong các con luôn thương yêu nhau, giữ đạo sốt sắùng, sáng tối đọc kinh, siêng năng đi lễ và cầu nguyện cho mẹ được vác Thánh Giá với Chúa cho đến cùng. Chẳng bao lâu nữa Mẹ được về trời. Mẹ sẽ cầu nguyện cho các con luôn ». Rồi thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, tử đạo năm 1861, lúc vừa đúng 50 tuổi. Thánh nhân có 8 mặt con, nhưng lúc chịu chém ở pháp trường, chỉ người con trai và người con gái lớn có mặt. Nom thấy hai con, thánh nhân nhắn nhủ: «Cha thương các con nhiều và hằng quan tâm săn sóc các con hết thảy. Nhưng càng thương các con, cha càng mến Chúa. Các con đừng buồn nhưng hãy vui lên và theo gương cha sống trung thành với đức tin vào Thiên Chúa. Cha cầu cho các con biết hiếu thảo với mẹ và thương yêu nhau luôn. Các con hãy giúp mẹ chăm lo việc nhà. Chúa muốn Cha chịu đau khổ vì Ngài, Cha xin vâng. Cha luôn cầu cho đức tin của gia đình ta và các gia đình khác trong họ đạo… ». Và sau đây, tôi xin trích thêm những lời di chúc tha thiết và cụ thể của thánh Martinô Thọ, tử đạo năm 1840. Lần cuối cùng được gặp các con đến thăm, thánh nhân đã khuyên bảo như sau: «Các con thân mến, cha không còn gì để giúp các con ở thế gian này được nữa. Cha chỉ còn lo chuẩn bị tâm hồn đón nhận những thử thách cuối cùng. Ý Chúa muốn cha lìa xa các con. Cha xin dâng các con cho Chúa như lễ vật của cả gia đình. Cha yên tâm, vì tuy vắng cha, các con còn có mẹ hiền bên cạnh, hãy luôn vâng lời mẹ. Các con lớn khôn, hãy quan tâm chăm sóc các em nhỏ dại. Các con nhỏ dại, phải biết kính trọng vâng lời anh chị. Hãy yêu thương nhau, siêng năng làm việc đỡ đần mẹ. Hãy nhớ đọc kinh tối sáng và lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày. Chúa trao cho mỗi người một thánh giá riêng, hãy vui vẻ vác thánh giá theo chân Chúa và kiên trung giữ đạo ». Trước khi bị bắt, ông trùm Phượng làm nghề nuôi tằm dệt tơ. Ông thường khuyên các con: «Sống công bằng chưa đủ, các con còn phải có đức bác ái nữa. Bác ái là như hoa nở của cây công bằng ».

Thưa quý ông bà và anh chị em.
Thời giờ không cho phép chúng ta trích dẫn nhiều hơn những lời di chúc thánh thiện của các thánh tiền nhân. Nhưng chỉ những lời dẫn chứng trên đây, cũng đủ để chúng ta nắm bắt được những điểm tương hợp giữa đời sống các thánh Tử Đạo Việt Nam với những bài Thánh Kinh Giáo Hội rót vào tai chúng ta hôm nay. Chúng ta có ba câu trả lời đầy đủ cho ba câu hỏi.

• Các thánh tử đạo tiền bối của chúng ta là ai ? – Xin thưa: Các ngài là những người công chính, những người được tinh luyện như vàng trong lửa, những người đã trải qua bao thử thách lớn lao và đã giặt sạch áo trong máu con chiên, những người tuy sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian, và đã được thánh hiến trong sự thật.

• Khi còn tại thế, các thánh tử đạo tiền bối của chúng ta đã sống như thế nào ? Xin thưa: Các ngài sống đức tin vào Chúa Giêsu, và nhờ Chúa Giêsu, các ngài tin nhận Thiên Chúa là Cha. Vì tin nhận Thiên Chúa, các ngài bị thế gian ghét bỏ, bị coi như những kẻ vô phúc, bị trừng phạt, bị tiêu diệt, bị Thiên Chúa ruồng bỏ… Nhưng thực ra các ngài được Thiên Chúa yêu thương, sống chung niềm tin với một số đông vô kể, thuộc mọi dân tộc, mọi văn hóa, các ngài hiên ngang sống giữa thế gian, mặc áo trắng tinh, tay cầm thiên tuế, và tràn đầy hy vọng vào ân huệ lớn lao sẽ được hưởng, vào đời sống vĩnh cửu Thiên Chúa sẽ trao ban cho những kẻ Chúa yêu thương và tuyển chọn.

• Hiện nay ở trên trời, các thánh tử đạo tiền bối làm gì cho chúng ta là con là cháu ? – Xin thưa: Trước tiên các ngài phủ phục, tôn thờ, chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa thay cho chúng ta. Các ngài đã đón nhận đức tin, các ngài chỉ muốn trao truyền đức tin ấy cho chúng ta và cho mọi người, các ngài đã sống và chết vì đức tin, vì danh Chúa, thì các ngài cũng chỉ mong con cháu của các ngài luôn bền vững sống đức tin, luôn can đảm bênh vực đức tin và luôn nhiệt thành truyền bá đức tin. Sau cùng, ở trên trời, các thánh hân hoan hưởng bình an vô tận, uống mạch nước trường sinh và sống mãi muôn đời trong tình thương của Thiên Chúa, các ngài không mong gì hơn là lần lượt chúng ta nối tiếp nhau đoàn tụ với các ngài trong nhà Cha trên Trời. Amen [1]».

Sau phần chia sẻ Lời Chúa, thánh lễ đã được tiếp tục với phần Dâng Lễ, mà « Bài ca ngàn trùng » của Hoàng Khánh và Kim Long đã đặc biệt có ý nghĩa:

« Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa.
Bài ca thắm nhuộm máu hồng.
Từng bao người anh dũng
tiến lên hy sinh vì tình yêu.

Không có tình yêu nào trọng đại
cho bằng chết vì yêu
Nhìn Chúa đẫm máu trên đồi cao
Từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường.

Ai chối từ xác phàm trần lụy
sẽ được sống hiển vinh
Vì Đấng phán xét trong quyền linh
Đã tự nhận đau đớnb với muôn khổ hình,… »

Và thánh lễ tiếp tục được cử hành và tiếp tục trong cuộc đời,…

Paris, ngày 18 tháng 11 năm 2008
Trần Văn Cảnh

Ghi chú:

[1]. Tài liệu: Thiên Hùng Sử 117 Thánh Tử Đạo VN, CA 1990 – Truyện các Thánh, 4 cuốn, Hương Việt, SGVN, 2007-2008
 
Đoàn Việt Nam đến Nhật Bản dự Thánh lễ Phong Chân phước 188 vị Tử đạo của Nhật Bản
UBTTXH
01:40 18/11/2008
SAIGÒN - Vào lúc 21g00 tối hôm hôm qua Ngày 17-11-2008, đoàn Việt Nam, gồm ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn, TGM Saigòn; Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Mỹ Tho; Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Phú Cường; Linh mục Tổng Đại Diện Saigòn; Lm. Ignatio Hồ Văn Xuân; Lm. Giuse Đinh Tất Quý; Anh chị Đinh Văn Minh, giáo dân, đã lên đường sang Nhật Bản để thăm một số hội dòng, đại chủng viện, cộng đồng giáo dân người Việt… và đặc biệt là tham dự Thánh lễ Phong Chân phước cho 188 vị Tử đạo của Nhật Bản, được cử hành vào ngày 24-11 tới đây.

Chương trình thăm Nhật Bản của đoàn kéo dài từ ngày 18 đến 27-11-2008, được Dòng Giuse Truyền giáo Osaka bảo lãnh. Chương trình của đoàn như sau:

- Ngày 18-11: Đến Narita. Tham quan Tokyo, Hoàng Cung, Ginza Asakusa. Gặp gỡ gia đình tu sĩ và dâng lễ tại Nhà thờ Thánh Inhã.

- Ngày 19-11: Đi Yokohama, thăm Dòng Tôn Thờ Thánh Thể; Dòng Nữ Tỳ Thánh Tâm. Dâng lễ cho cộng đoàn Việt Nam tại Nhà thờ Fujisawa.

- Ngày 20-11: Đi Osaka, thăm Dòng Giuse Truyền giáo Osaka. Dâng lễ cho cộng đoàn Việt Nam tại Nhà thờ Chính toà Osaka.

- Ngày 21-11: Đi Kobe, thăm Viện Khảo sát Địa Chấn. Dâng lễ cho cộng đoàn Kobe tại Giáo xứ Takatori.

- Ngày 22-11: Đi Hiroshima, viếng Viện Bảo tàng. Tham quan Miyajima. Dâng lễ tại Nhà nguyện Hiroshima.

- Ngày 23-11: Dâng lễ tại Nhà nguyện Hiroshima. Đi Nagasaki, tham quan thành phố. Gặp giáo dân và tu sĩ Việt Nam.

- Ngày 24-11: Tham dự Thánh lễ Phong Chân phước 188 vị Tử đạo của Nhật Bản.

- Ngày 25-11: Đi Fukuoka, thăm Đại Chủng viện Xuân Bích. Dâng lễ tại Đại Chủng viện.

- Ngày 26-11: Dâng lễ tại Đại Chủng viện. Tham quan thành phố.

- Ngày 27-11: Dâng lễ tại Đại Chủng viện. Sau đó, từ Fukuoka về lại Sài Gòn. Kết thúc chuyến viếng thăm Nhật Bản.
 
Nếu bầu cho ứng viên Dân Chủ vì mục đích phò phá thai thì phải xưng tội
Bùi Hữu Thư
08:14 18/11/2008

Nếu bầu cho ứng viên Dân Chủ vì mục đích phò phá thai thì phải xưng tội



Arlington, VA ngày 15/11/08:
Trong phần giải đáp các câu hỏi trong Khoá Tĩnh Huấn của quý chức trong Miền Trung Đông Hoa Kỳ, LM Giáo Sư Nguyễn Khắc Hy, giảng sư tại Đại Học Công Giáo St. Mary's Seminary and University, Baltimore, MD đã khẳng định là nếu một cử tri đã bầu cho ông Obama vì ủng hộ việc phá thai thì đã phạm tội theo tư tưởng, và phải xưng tội trước khi được rước lễ. Trước khoảng 130 thành viên các Hội Đồng Mục Vụ, Hội Dồng Giáo Xứ, các ban chấp hành các cộng đoàn, ban ngành đoàn thể của 10 cộng đoàn thuộc Liên Đoàn Công Giáo Miền Trung Đông Hoa Kỳ, cha Hy đã dẫn chứng bộ Giáo Luật và giáo huấn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ để trả lời như trên.

Cha nói cho tới nay chỉ có vài linh mục lên tiếng về việc phải xưng tội trước khi rước lễ nếu bầu cho ông Obama, chứ chưa có Giám Mục hay Hội Đồng Giám Mục nói về điều này. Nếu một người đã có ý định phò phá thai và đi bầu vì mục đích muốn chính phủ ban hành các đạo luật cho phép phá thai, thì người ấy đã phạm tội trong tư tưởng. Mà phạm tội thì có ba hình thức: tư tưởng lời nói và việc làm.

Còn các người khác, sau khi đã hình thành lương tâm, và vì nhiều lý do khác: kinh tế, xã hội, chiến tranh... đã bầu cho ông Obama thì người đó không bó buộc phải xưng tội.

Cha Hy cũng đã giải đáp thỏa đáng rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến luân lý, và tín lý trong phần giải đáp thắc mắc của cử tọa.

Đề tài chính ngài trình bầy là: "Tinh Thần và Trách Nhiệm của Quý Chức." Thuyết trình viên thứ hai là Linh Mục Nguyễn Đức Vượng, cha xứ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, VA với đề tài: "Kinh Nghiệm Mục Vụ về các Đoàn Thể."

Đây là năm thứ ba Miền Trung Đông Hoa Kỳ tổ chức Khóa Tĩnh Huấn cho các giới chức trong Miền.

Linh Mục Nguyễn Khắc Hy đang thuyết giảng trong Khóa Tĩnh Huấn Miền TĐ
Ban Giảng Huấn Đại Học St. Mary's Seminary & University Baltimore, MD
 
Video các bài giảng trong Khóa Tĩnh Huấn Liên Đoàn Công Giáo Miền Trung Đông Hoa Kỳ ngày 15/11/2008
Bùi Hữu Thư
17:35 18/11/2008

Video các bài giảng trong Khóa Tĩnh Huấn Liên Đoàn Công Giáo Miền Trung Đông Hoa Kỳ ngày 15/11/2008



1) Tĩnh Huấn Miền TĐ Bài Giảng Cha Nguyễn Khắc Hy



2) Hỏi và Đáp Cha Nguyễn Khắc Hy, Tĩnh Huấn Miền TĐ




3) Tĩnh Huấn Miền TĐ Bài nói chuyện của LM Nguyễn Đức Vượng



4) Giải Đáp các câu hỏi sau bài giảng cha Vượng

 
Cộng đồng CGVN tại Hồng Kông mừng kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Thùy Quyên
20:04 18/11/2008
HONG KONG – Chúa Nhật, 16/11/2008 - Gần 100 tín hữu Công giáo Việt Nam họp nhau tại nhà thờ Thánh Giuse, 57 Kwun Tong, Kowloon, để dâng Thánh lễ Tạ ơn và mừng kính trọng thể Các Thánh Tử đạo Việt Nam.

Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Hong Kong, trước đây lấy tên “Cộng đoàn Hy vọng,” là một nhóm nhỏ các chị em phụ nữ may mắn thoát ra từ những nức nở đau thương của rào gai trại cấm trong hành trình tỵ nạn của người Việt Nam sau chính sách ngày 16/6/1988 bởi chính quyền mới ở Hong kong.

LM Pierre Lâm Minh,M.E.P. đâng lễ
Thánh lễ lần này đánh dấu mười bốn năm tuổi đời kể từ khi có Thánh lễ tiếng Việt đầu tiên cho chị em ngoài vùng trời tự do, và một năm tuổi Thánh từ khi các chị em chính thức chọn các Thánh Tử đạo Việt Nam làm Quan Thầy. Đó cũng là khoảng thời gian đánh dấu sự “lớn lên” trong đức tin nhờ nuôi dưỡng niềm hy vọng. Họ đã tìm thấy sự đồng cảm nơi các bậc tiền nhân và họ đang cố gắng noi gương sống đạo cách ngay thẳng sao cho xứng đáng là con cháu của các ngài. Như lời linh mục chủ tế Pierre Lâm Minh chia sẻ: “Khi chọn các Thánh Tử đạo Việt Nam làm Quan Thầy, chúng ta càng thêm xác tín về một lối sống không ngừng lớn lên trong yêu thương và chết đi mỗi ngày để làm chứng cho Tình Yêu như cha ông chúng ta đã từng sống.”

Thánh lễ được cử hành vào lúc 12g30 trưa - giờ giấc mà những ai mới đến đều cho là cắc cớ và bất thường - nhắc nhớ về ký ức một thời khó phai trong lòng chị em. Ký ức ấy trở về thưở một vài linh mục người Việt thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đến dâng lễ cho số ít người Công giáo đồng hương, cộng đoàn manh nha bấy giờ đã từng phải long đong nhiều năm trước khi chính thức mượn được địa điểm tại nhà thờ Thánh Giuse ngày nay để hội tụ tôn vinh danh Chúa và cùng nâng đỡ nhau sống niềm tin của mình. Và cứ thế, cộng đoàn vẫn duy trì giờ lễ “chính ngọ” vào mỗi Chúa nhật, vừa để nhắc nhớ nhau về hồng ân của Thiên Chúa vẫn luôn quan phòng che chở họ cho đến hôm nay, vừa để thuận tiện cho tất các anh chị em tín hữu từng ra đi từ cái nôi tỵ nạn này đều có thể tìm về với họ bất cứ lúc nào khi họ có dịp trở lại thăm.

Qua dòng thời gian, “dân số” cộng đoàn tuy có gia tăng đôi chút nhờ “truyền giáo” cho một số người bạn đời và thế hệ con cháu, họ vẫn là một cộng đoàn nhỏ nhắn về nhiều mặt. Không có giáo xứ, không ông trùm, bà quản, không có nhóm họ hay ca đoàn hoành tráng, v.v.. Mỗi Chúa nhật hàng tuần, các chị em từ khắp 18 quận thuộc đặc khu hành chính Hong Kong mang theo con nhỏ cùng những nỗi ưu tư trong cuộc sống tha hương đến với Chúa. Họ dâng lên Chúa từng cảnh ngộ của đời mình và chia sẻ nỗi vui buồn với chị em. Chính nhờ gắn kết với nhau trong tình gia đình nơi nhà Chúa mà họ như được tiếp thêm nghị lực và bình an tâm hồn để trở về tiếp tục gánh vác trách nhiệm của mình, ở cả Hong Kong và Việt Nam.

Khách quan mà nói, cộng đoàn tuy nhỏ nhưng khá trưởng thành về đời sống đạo. Họ tự quản, chủ động về mặt tổ chức, họ phối hợp và giúp đỡ nhau làm việc tựa như những thành viên trong cùng một gia đình. Tất cả đều nghiệp dư và trông lạ mắt: thừa tác viên nữ, ca trưởng nữ, organist nữ, giúp lễ nữ. Tất cả hành trang mà các chị em đem về nhà Cha là những khả năng Chúa đã ban tặng cách riêng cho từng người để họ tự mày mò phát huy và cùng nhau đóng góp xây dựng cộng đoàn của mình.

Cũng như những cộng đoàn nhỏ bé khác, nhiều năm qua cộng đoàn này vẫn chưa từng có một Cha tuyên úy được chính thức bổ nhiệm để chăm lo tư vấn mục vụ cho những hoàn cảnh đặc biệt và để bồi dưỡng đời sống tâm linh cho gia đình các chị em và con cháu của họ. Thao thức là thế! Nhưng cộng đoàn vẫn luôn cảm tạ ơn Chúa vì họ chưa bao giờ phải bị khuyết một Thánh lễ Chúa nhật nào. Nhiều linh mục, tu sĩ từ các dòng, hoặc phục vụ ở Hong Kong, hoặc ghé qua học tập, công tác, du lịch, quá cảnh v.v.. đã mang theo tình yêu của Chúa đến với cộng đoàn không ngừng hy vọng này. Đặc biệt, cha Pierre Lâm Minh M.E.P. và các linh mục lớn tuổi người Pháp thuộc Hội thừa sai Paris, với mối nhân duyên không thể dứt bỏ từ ngày bị trục xuất khỏi Việt Nam sau sự kiện 1975, vẫn đã và đang thay phiên nhau hàng tuần đến dâng lễ cho cộng đoàn. Nếu có ai đó ngạc nhiên về sự sành sõi tiếng Việt của các cha Tây, cùng với một Thánh lễ đậm đà văn hoá, màu sắc tâm linh Việt Nam, và hỏi thăm về quốc tịch của các ngài thì sẽ được nghe câu trả lời dí dỏm sau đây: “Tui là người Tàu gốc Việt!”

Với tất cả tâm tình ấy, Thánh lễ mừng kính các Thánh Tử đạo Việt Nam là dịp để cộng đoàn ôn cố tri tân, tạ ơn Thiên Chúa và các Thánh Quan Thầy đã luôn ban cho họ nhiều ân nhân và mục tử nhân lành. Hoà cùng tất cả đồng bào công giáo Việt Nam trên toàn thế giới, cộng đoàn ở Hong Kong xin được hiệp thông góp lời cầu nguyện cho quê hương đất nước và cho đời sống đạo của từng con cháu các bận tiền nhân.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hà Nội Méo chối tội
Thúy Dung
06:16 18/11/2008
Bất chấp những hình ảnh và sự chứng kiến của hàng trăm nhân chứng có mặt tại hiện trường, tờ Hà Nội Mới số ra ngày 18/11/2008 đã nhăn nhở bóp méo sự thật khi phủ nhận vụ tấn công tại Thái Hà qua bài: “Thông tin ‘Khu vực giáo xứ Thái Hà bị đập phá’ là hoàn toàn bịa đặt!”.

Tờ báo này viết như sau: “Về thông tin cho rằng một số lực lượng của Nhà nước đã tới đập phá khu vực giáo xứ Thái Hà đêm thứ bảy tuần trước, ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bác bỏ thông tin bịa đặt này. Sự thật hoàn toàn không có cái gọi là ‘lực lượng của Nhà nước đã tới đập phá khu vực giáo xứ Thái Hà’.

Các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho biết gần đây một số giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà đã tiến hành xây dựng một ngôi nhà trên khu vực đất lấn chiếm trái phép của Công ty vật tư vận tải xi măng và Công ty điện lực Hà Nội. Người dân địa phương rất bất bình trước việc làm sai trái này và đã ngăn cản. Chính quyền địa phương đã yêu cầu 2 bên giải tán và lập lại trật tự ở khu vực này.”


Cũng như trong các trường hợp trước đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn coi dư luận thế giới chỉ là trẻ con. Phát ngôn nhân nhà nước chỉ cần phủ nhận xuông các sự kiện không cần lý giải hay đưa ra những bằng cứ.

Chỉ mới cách đây gần 2 tháng, sau khi ký giả Mỹ Ben Stocking bị đánh tại Hà Nội, Lê Dũng cũng lặng lẽ phán một câu xanh dờn là không có chuyện đánh ký giả. Ông ta nói, và tiếp tục nói như một cái máy bất kể người nghe có thể đồng ý hay không trước những lời lẽ sai sự thật một cách trắng trợn.

Một sự thật hiển nhiên mà người ta có thể nhận ra dễ dàng trong câu nói của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam là đứng trước một vấn đề gây phẫn nộ trong cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam và trên thế giới, một vấn đề mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam thấy cũng cần phải tuyên bố một điều gì đó, thì nhà cầm quyền Việt Nam chỉ chăm chú vào một việc duy nhất: phủ nhận sự can dự của mình.

Tại sao nhà cầm quyền cộng sản không mở một cuộc điều tra để làm sáng tỏ vấn đề? Nhà nước hành xử như thể họ không có một trách nhiệm gì trong việc bảo vệ an ninh cho người Công Giáo, hoặc giả họ coi những người Công Giáo chỉ là những công dân hạng hai ai muốn tấn công thì cứ việc đánh thả cửa?

Hỏi tức là trả lời. Tà quyền cộng sản dư hiểu là chính những quan chức cộng sản được chia chác trong những lô đất tại Thái Hà giờ đây bắt đầu trả thù những người Công Giáo, những người mà những cuộc biểu tình của họ đã làm mất đi những tài sản kếch sù của các quan chức cộng sản địa phương.

Trong bối cảnh đó, việc phủ nhận những can dự về phía chính quyền của Bộ Ngoại Giao Việt Nam chắc chắn sẽ làm cho người Công Giáo âu lo hơn về an nguy của họ. Phải chăng nhà nước này đang bao che cho bọn quan lại thối nát tấn công người vô tội?
 
Nam Phi tố cáo sứ quán Việt Nam buôn lậu sừng tê giác
BBC
07:09 18/11/2008
Đài truyền hình quốc gia Nam Phi vào ngày 17.11 đã cho phát sóng bộ phim tài liệu điều tra về nạn buôn bán sừng tê giác lậu ở Nam Phi, với cáo buộc về sự dính líu của nhân viên sứ quán Việt Nam.

Trước đó, Sứ quán Việt Nam nói với BBC rằng không có nhân viên nào nhận có hành vi tham gia buôn lậu.

Bộ phim tài liệu của chương trình tự nhiên 50/50 hiện đã có thể xem được tại trang web của chương trình này.

Nó ngầm quay được cảnh một tay buôn lậu đưa sừng tê giác cho một người có vẻ là nữ nhân viên sứ quán Việt Nam.

Sau đó, đoàn làm phim đến sứ quán, vặn hỏi người phụ nữ rất giống với người trong phim, nhưng bà phủ nhận.

Chương trình 50/50, chuyên bàn về quan hệ giữa con người và tự nhiên, so sánh việc buôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi đem lại lợi nhuận tương tự buôn ma túy, kim cương và buôn người.

Nhu cầu lớn tới mức có những kẻ thậm chí đột nhập vào bảo tàng để ăn cắp sừng, như vụ trộm ở Pretoria năm 2002.

Mới hồi tháng Tư năm nay, bọn trộm đã vác hai sừng ra khỏi một bảo tàng ở Cape Town.

Theo bộ phim tài liệu, cái gọi là tác dụng cường dương của sừng tê giác chỉ là huyền thoại không thực, nhưng một số nơi, gồm cả châu Á, vẫn tin vào chuyện này.

Jaap Pienaar là nhân viên thanh tra thuộc Sở Kinh Tế, Môi Trường và Du Lịch ở Eastern Cape.

Theo Jaap, những tay buôn lậu đã lợi dụng lỗ hổng trong hệ thống cấp phép săn bắn tê giác của Nam Phi để đưa sừng tê giác mua lậu ra khỏi đất nước.

Hồi tháng Tư năm nay, tại sòng bạc Kimberley, một công dân Việt Nam bị bắt giữ về tội tàng trữ sừng tê giác.

Bộ phim nói tuy không xác định được đây có phải là nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi hay không, nhưng ông ta lái một chiếc xe của tòa đại sứ.

Hai công dân Việt Nam khác cũng đã bị bắt giữ tại Sân bay quốc tế OR Tambo hồi tháng Bảy 2007 cùng bốn sừng tê giác. Hồi đầu năm nay, 18 kg sừng từ Nam Phi đã bị thu giữ khi được vận chuyển từ Nam Phi về tới Hà Nội.

Theo dõi và quay phim

Khi nhận được tin báo là có người từ Toà Đại Sứ Việt Nam lại dính dáng vào các vụ buôn bán sừng tê giác, nhóm làm phim Nam Phi lên kế hoạch theo dõi.

Nghi ngờ về một đơn nộp tại Eastern Cape, xin bán sừng tê giác cho một công dân Việt Nam tại Pretoria, nhóm làm phim đã lần theo dấu vết một người đàn ông Nam Phi, người bị tình nghi là kẻ môi giới.

Họ có mặt bên ngoài tòa sứ quán Việt Nam ở Pretoria và chứng kiến vụ trao đổi.

Trong phim, sau khi trao đổi chút ít, người phụ nữ kéo một người đàn ông từ trong sứ quán ra. Hai người kiểm tra những chiếc sừng tê giác.

Sau khi đàm phán thêm, người phụ nữ quay vào sứ quán và trở ra với một thứ trông giống như túi đựng quà, nhưng nhóm điều tra cho rằng đó là tiền thanh toán cho vụ mua bán.

Phóng viên điều tra Johann Botha sau đó đi tới sứ quán và gặp người phụ nữ ở quầy lễ tân, tự xưng tên là Dung.

Đoàn phim nhận xét bà Dung trông rất giống với người phụ nữ đã mua sừng tê giác.

Bà được cho xem đoạn phim, nhưng bác bỏ, nói rằng đó không phải là bà trong đoạn phim.

Đoàn phim yêu cầu được gặp cấp trên, nhưng bà Dung nói ông đại sứ đi vắng và yêu cầu họ ra về.

Im lặng

Phóng viên Johann Botha nói trong vài tuần tiếp theo, họ viết nhiều lá thư, gọi nhiều cuộc điện thoại tới cả Bộ Ngoại giao Nam Phi lẫn Toà đại sứ Việt Nam để lấy phản ứng.

Toà đại sứ Việt Nam nói họ ủng hộ luật chống buôn bán tê giác, nhưng đề nghị có cuộc phỏng vấn không ghi hình.

Khi chương trình nói họ cần có phản ứng chính thức, phía Việt Nam im lặng.

Ngay cả giới chức ngoại giao Nam Phi, theo chương trình 50/50, cũng lấy đủ lý do từ chối và rồi thôi không trả lời điện thoại.
 
Dấu hiệu sa đọa: dùng phương tiện xấu vào mục đích xấu
Nguyễn Chí Thành
10:45 18/11/2008
Cộng Sản Việt Nam Sử Dụng Tội Phạm, Nạn Nhân Của Chính Sách Sai Lầm Vào Đàn Áp Người Ngay Lành

Vào đềm ngày 15.11.2008 nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tấn công Cộng Đoàn Giáo Xứ Thái Hà. Hành động đó nói lên bản chất của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam: “ban ngày là quan, ban đêm là cướp”.

Lực Lượng An ninh, Công an dấu mặt và Tội phạm nghiện ngập xì ke ma túy, say sưa rượu chè, vô luân, vô trật tự được Cộng Sản Việt Nam lùa tới phá đền Thánh Giêrađô.

1. Điều quan trọng là cách sử dụng công cụ toàn trị xã hội của Cộng sản Việt Nam đã thành một bài học “gậy ông đập lưng ông”:

Tất cả các bộ phận đảng viên và viên chức của nhà nước cướp quyền, nhờ bạo lực nhà tù và khủng bố, nay không còn chính nghĩa, và không còn biết phán đoán để phân biệt tốt xấu ngõ hầu điều khiền chính mình và đảng viên, viên chức cũng như xã hội.

Không thể dùng phương tiện xấu là những thành phần du côn tội phạm vào mục đích tốt là duy trì chính đáng trật tự xã hội. Phương chi nhà cầm quyền này lại dẫn chứng một mục đích không đúng chỗ đúng lúc.

Khi giáo xứ bị những kẻ du côn đến cướp phá thì Cảnh sát công an và các viên chức có trách nhiệm bảo vệ trật tự trị an không hành động gì theo chức năng, lại còn xúi dục toa rập với kẻ bất hảo tội phạm và và kích động chúng “hù dọa và dằn mặt” giáo xứ Thái Hà, vì dựng đứng lên các biến cố “gây rối không có” của giáo xứ.

2. Điều đó làm cho người có quan sát và suy nghi thấy rằng trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đang có mâu thuẫn trầm trọng giữa phe Bảo Thủ lấy Trung Quốc làm hậu thuẫn và phe Đổi Mới muốn từ bỏ chế độ xã hội toàn trị lỗi thời, chà đạp nhân quyền, xây dựng một chế độ tự do dân chủ đích thực, phục vụ quyền lợi chính đáng của người dân.

Người ta nhận diện những hành động kia là thuộc vào phe Bảo Thủ, muốn làm bất cứ chuyện gì bất kẻ xấu tốt, phải trái, để làm suy yếu và phá uy tín của phe Cấp Tiến.

Mọi yếu tố phân rẽ chỉ báo hiệu một giai đoạn cuối cùng của quá trình tan rã không thể tránh khỏi của Đàng Cộng Sản Việt Nam. Liên Xô và Khối Cộng Sản Đông Trung Âu trước kia là một bài học nhãn tiền!

Hãy cảnh giác kẻo quá muộn!

San Francisco, CA ngày 17/11/2008.2
 
Chuyện giáo dục nhân Ngày Nhà Giáo
Hoàng Cúc
10:53 18/11/2008
CHUYỆN GIÁO DỤC NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO

Người Việt chúng ta dường như rất thích tự so sánh với người Nhật. Mỗi khi nói về vấn đề phát triển đất nước, nhiều người luôn đặt ra chỉ tiêu rằng năm này năm nọ chúng ta sẽ đuổi kịp nước Nhật, rằng nước Nhật, cũng như rất nhiều các nước tư bản phát triển khác, giờ đây đã già cỗi lắm rồi, đang sắp giẫy chết đành đạch, trong khi chúng ta đang hừng hực khí thế vươn lên.

Cứ bàn mãi về chuyện này, chẳng mấy chốc người Việt chúng ta sẽ bay vù lên tận tầng mây, cao chót vót so với đám nhân quần thấp kém còn lại. Thiết nghĩ chúng ta cần dành ít phút thử nhìn vào thực trạng bằng đôi mắt tỉnh táo qua vài vấn đề trong nền giáo dục hiện tại, nhằm tìm ra một hướng đi cho tương lai.

Mục tiêu

Nếu ai đó thử tìm đọc vài cuộc phỏng vấn các quan chức ngành giáo dục xem đâu là mục tiêu các vị đó nhắm tới, người đó sẽ nhận được câu trả lời nào là mục tiêu ngắn mục tiêu dài, nào là mục tiêu một năm hay năm năm, rồi mục tiêu mười năm hay thậm chí trăm năm, để rồi sẽ váng đầu hoa mắt trong mê hồn trận của những mục tiêu to mục tiêu nhỏ. Kết quả của những mục tiêu ấy là là các thế hệ học trò Việt Nam cứ thế hệ sau tệ hơn thế hệ trước. Những câu trả lời thiếu hiểu biết đến ngờ nghệch về lịch sử, văn hoá của giáo viên cũng như học sinh Việt Nam phơi đầy trên mặt báo những năm gần đây liệu đã đủ là bằng chứng? Hay những video clips về những vụ học trò mạt sát nhau bằng những lời khủng khiếp không thể tượng tượng được, hoặc những cuộc sát phạt vô nhân tính, những vụ trò đánh thầy nhan nhản trên các diễn đàn điện tử liệu chưa phải là phản ảnh thực trạng giáo dục hiện tại? Sự tụt dốc thảm hại nằm ở tất cả các mặt đức dục, trí dục cũng như thể dục.

Các quan chức giáo dục của chúng ta tài giỏi lắm, vì các vị đó sẽ đổ lỗi cho những điều kiện khách quan, do việc mở cửa kinh tế dẫn đến một bộ phận học sinh sinh viên bị tiêm nhiễm lối sống vô đạo đức, do các thế lực thù địch lôi kéo xúi giục do vân vân và vân vân thứ. Chứ đảng ta là đảng lãnh đạo sáng suốt và tài tình, từ xưa tới nay hình như đảng ta mới chỉ dấm dúi nhận sai có vài lần. Vậy mà đảng lãnh đạo sát sàn sạt ngành giáo dục, làm sao sai được.

Vậy chứ đảng đã chẳng kéo cả nước lao rầm rập vào cuộc thử nghiệm xây thiên đường mù, đến lúc ngã ngửa ra rằng cứ kiên trì xây như thế thì chết là cái chắc mới bẻ vẹo tay lái chút xíu, rồi hả hả ra rả tự tâng bốc nhau rằng úi giờ ơi sao chúng mình thông minh tài giỏi quá đi mất!

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, kế thừa truyền thống quang vinh cũng của đảng, các quan chức ngành giáo dục cũng không ngừng đưa các thế hệ con trẻ đất Việt lao vào hết các cuộc thử nghiệm này đến cuộc thử nghiệm khác bằng những cải cách liên tục không mệt mỏi, càng ngày càng kém, sách giáo khoa càng cải cách càng sai choe choét. Làm ăn kiểu ấy mà nếu các thế hệ con trẻ Việt Nam không thế hệ sau tệ hại hơn thế hệ trước mới là điều lạ.

Ngẫm lại mới hay rằng việc dạy dỗ con cái nên người luôn là bận tâm của các bậc phụ huynh. Dù người ta có đưa ra đủ thứ mục tiêu lớn nhỏ, thì mục tiêu sau cùng của mọi mục tiêu cũng thật đơn giản: dạy sao cho con trẻ nên người. Nói cách khác, ngành giáo dục phải làm thế nào để đào tạo ra những công dân lương thiện, có ích cho xã hội, nghĩa là những công dân có lương tâm, có ý thức và trách nhiệm, có khả năng vững vàng trong nghề nghiệp chuyên môn của mình, chứ không thể là đám chủ hèn nhát, chỉ biết khúm núm run rẩy xoắt xuýt đến thảm hại khi phải đối diện với lũ đầy tớ mất dạy.

Phương tiện và cách thức

Ở thời đại văn minh khoa học kĩ thuật hiện nay, phương tiện và cách thức để đạt được mục tiêu đề ra kể là nhiều vô kể. Vấn đề của giới hữu trách là chọn lựa và thích ứng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước mình.

Để so sánh chút xíu về phương tiện và cách thức, ta thử cùng nhau đọc lại một đoạn lời bình bộ phim tài liệu Chuyện tử tế, đạo diễn Trần Văn Thuỷ: “Trước ngưỡng cửa cuộc đời, những đứa trẻ thơ ngây được chúng ta dạy rằng: Các em yêu quý! Các em là những đứa trẻ hạnh phúc, vì các em là con Hồng, cháu Lạc. Giang sơn của các em là gấm vóc, thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên giàu có, tiền rừng bạc biển. Cũng ở một lớp học như vậy, ở nước Nhật thì người ta dạy con em người ta rằng: Các bạn nhỏ yêu quý! Các bạn là những đứa trẻ bất hạnh. Bất hạnh bởi các bạn sinh ra ở một đất nước hoàn toàn không có tài nguyên, không hề được thiên nhiên ưu đãi. Một đất nước từng thua cuộc trong chiến tranh. Gương mặt của đất nước này, tương lai của các bạn là trong tay các bạn.”

Là người, ai cũng thích những lời khen ngợi, nhưng không thể không cảnh giác với những lời bốc đồng không những vô bổ mà nhiều khi rất có hại.

Ngay từ khi vừa nứt mắt, đứa trẻ người Việt đã được nhồi vào đầu óc rằng dân tộc mình anh hùng lắm, thông minh lắm, giỏi giang và vĩ đại lắm, mình là lương tâm và nhân phẩm của thời đại. Nó sẽ ôm ấp và nuôi nấng những điều kì diệu đó trong lòng để chúng không ngừng lớn lên theo tầm vóc của nó, để rồi khi phải đối mặt với thực tế xót xa rằng so với những đất nước văn minh tiến bộ, đất nước Việt Nam của nó thật quá nghèo nàn, con người Việt Nam thật quá bất hạnh, nó chỉ còn biết tự bịt mắt lại và gào lên hòng át đi cái thực tế phũ phàng, rồi quay lưng lại với thực tế khủng khiếp bằng những kiểu lí luận vòng vò và những lời vuốt ve giả dối rằng thế nọ rằng thế kia. Nó hầu như đã đánh mất hoàn toàn khả năng đối diện với thực tế bằng cái nhìn tỉnh táo cần thiết để có thể thực sự vươn lên.

Thử nhìn lại xem, những thế hệ học trò hiện tại chính là câu trả lời hùng hồn về tính hiệu quả của phương pháp và cách thức giáo dục đang được sử dụng.

Tự huyễn hoặc

Người Việt chúng ta dường như có khả năng tự huyễn hoặc thiên tài. Cái kiểu tự vuốt ve mình rằng dân tộc ta thông minh lắm, cần cù chịu khó lắm, rằng nếu dân tộc mình không xếp ở hàng nhất thế giới thì nếu có kém chăng cũng chỉ kém vài dân tộc … dường như là cách suy nghĩ khá phổ biến của người Việt. Mà người Việt nghĩ vậy không phải vô căn cứ đâu nhé. Nào là học ở các trường với đủ sắc dân, kết quả học tập của người Việt luôn đứng ở hàng đầu. Trong những cuộc thi toán lí hoá vân vân và vân vân, người Việt luôn có thứ hạng khá cao. Nghĩ cũng lạ thật, một dân tộc thông minh và cần cù, lại sống ở một mảnh đất rừng vàng biển bạc, mà vẫn nghèo xơ xác đến thảm hại. Khó hiểu quá nhỉ!

Những kẻ tự huyễn hoặc, tự cao tự đại, tự mãn không bao giờ có khả năng lớn lên một cách thực sự, mà chỉ biết sung sướng với đám bọt bong bóng do miệng mình phù phù thổi ra, rồi khi đám bong bóng lần lượt tan vỡ thì chỉ còn biết nhắm mắt lại để tự tưởng tượng ra đủ thứ màu sắc vinh quang rực rỡ của chính mình.

Phải thừa nhận rằng khả năng học đối phó của người Việt là rất tuyệt và những học sinh được rèn luyện trong những giống như những lò luyện gà cũng rất tuyệt. Nên tất cả những thành tích nọ kia chẳng nói được gì nhiều.

Nói đến chuyện thành tích thì ngành giáo dục còn lắm chuyện kì khôi lắm, nhưng thôi, tôi cũng chẳng muốn nói đến những chuyện này làm gì. Thành tích hay chủ nghĩa thành tích chẳng qua là kiểu nói hoa mĩ của một sự thực phũ phàng: giả dối. Giả dối nên phải che đậy, phải sơn phết bằng bất cứ thứ gì và cách nào để có một vẻ ngoài hào nhoáng, khả dĩ khiến mình đỡ tủi trước cái nhìn soi mói của người ngoài và cũng an ủi được phần nào cái máu thích tự huyễn hoặc của chính mình. Gì chứ cái máu sĩ diện hão thì người Việt chúng ta dồi dào lắm. Nhưng nguy hiểm nằm ở chỗ là cứ tự huyễn hoặc mãi thì không những người khác mà ngay cả chính mình cũng tưởng rằng bong bóng xà phòng là vàng là bạc thật.

Thử nghĩ mà xem khi chúng ta cứ ra rả nào là rừng vàng biển bạc, nào là cần cù thông minh, trong khi đất nước chúng ta vẫn ở hàng những nước nghèo nàn xơ xác nhất thế giới thì thiết nghĩ chỉ có hai khả năng, hoặc là người Việt chúng ta là những kẻ ngu dốt, hoặc là chúng ta nói dối.

Thế mới hiểu nhà đạo diễn phim Chuyện tử tế có cái ước mơ mới giản dị mà xa xôi làm sao: “Giá như một lần, chúng ta dạy con em rằng: "Các em ạ! Cái nhục của sự nghèo khổ cũng chẳng kém gì cái nhục của sự mất nước. Đừng nghe những lời tâng bốc, hão huyền. Vì các em ạ! Bi kịch và hài kịch thường xảy ra ở bất cứ đâu khi giữa cuộc đời và thuyết giáo là một khoảng cách quá xa".”

Dĩ nhiên hệ thống và cơ cấu quản lí đất nước có lỗi rất lớn trong vấn đề này, nhưng chẳng lẽ cái đám nhân dân cứ trơ mắt ếch nhìn hệ thống quỉ quái kia tha hồ lộng hành tác oai tác quái lại không hề chịu một chút trách nhiệm nào? Thật xót xa làm sao khi đọc câu nhận định của một nhà báo nước ngoài về nhân dân cũng như hiện tình nước Việt: “Nhân dân nào chính phủ ấy. Các ông rất xứng đáng với chính phủ của các ông.”

Suy cho cùng, dường như mọi phương tiện, phương pháp cùng với cơ cấu của hệ thống giáo dục XHCN Việt Nam chỉ nhằm tạo ra những con người bị đè bẹp bằng những sức nặng vật chất và phi vật chất, để rồi trở thành những chiếc máy chỉ biết ngoan ngoãn tùng phục mệnh lệnh, một kiểu ngu dân và nô dịch hoá có hệ thống.

Lối thoát nào?

Những ai chứng kiến trận lụt vừa qua ở Hà Nội hẳn đã hiểu phần nào đâu là kết quả của niềm tin đặt vào đảng quang vinh. Vậy nên các vị hãy lo tự cứu lấy mình nếu không muốn để chính mình và tương lai của mình chết đuối. Ngay đám quan chức lãnh đạo cũng không hề tin tưởng vào hệ thống giáo dục do chính họ điều khiển. Họ tìm đủ mọi cách gửi con cái đi học trường nọ trường kia của đám tư bản đang giẫy chết. Vậy mà ai còn đặt lòng tin vào hệ thống giáo dục hiện tại ở Việt Nam, đầu óc kẻ đó nhất định có vấn đề.

Quí vị cứ thử nghĩ mà xem, hậu quả sẽ là gì nếu các công dân Việt Nam đều ý thức được đầy đủ trách nhiệm của mình đối với xã hội, với đất nước và dân tộc? Nên không đời nào đảng ta dám tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự và hữu hiệu. Với đảng ta, cải cách giáo dục thực sự và hữu hiệu sẽ là một hành vi tự sát, với họ điều đó còn khủng khiếp hơn cả việc bỏ điều bốn trong Hiến Pháp hiện hành.

Không còn cậy dựa được vào nền giáo dục của đảng ta thì ta phải làm gì? Dĩ nhiên tất cả người Việt chúng ta chẳng có khả năng gửi con cái chúng ta đi học ở những trường của bọn tư bản như các quan chức của đảng ta. Quyền mở trường lại là cái quyền đảng tachỉ ưu tiên cho những thành phần mà uy tín chắc chắn chỉ ở bên dưới đảng ta! Phải làm sao đây trong một tình thế vô vọng như thế?

Khi không còn có thể trông cậy vào ai khác thì chúng ta hãy nghĩ đến chuyện tự cứu lấy tương lai của chính mình. Các cá nhân, các đoàn thể, hiệp hội, tôn giáo, đảng phái, trong chừng mực của mình ở mức giáo dục gia đình, đoàn thể hay giáo lí, hãy quan tâm nhiều hơn đến tương lai của đất nước và dân tộc bằng cách giáo dục con em mình thành những con người đàng hoàng tử tế, bắt đầu bằng những chuyện thật đơn giản như dạy dỗ về lòng chân thật, về lương tâm và trách nhiệm công dân đối với gia đình và xã hội, về lòng nhân ái vị tha, về khả năng và bản lĩnh trước những khó khăn của cuộc sống … Đồng thời, quí vị phải hết sức chú ý gột rửa cái gọi là đạo đức cách mạng mang đầy sắc máu mà con em chúng ta được nhồi nhét vào đầu trong nhà trường XHCN. Sự tàn ác và lòng hận thù đã tồn tại quá lâu và rộng khắp trên mảnh đầt Việt Nam. Dòng máu hận thù ấy cần phải được tẩy rửa.

Trong sách Quản Tử, Quản Trọng nói rằng: “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân” , lời đó từng được ai đó cóp nhặt và biến báo thành của mình rằng “vì lợi ích trăm năm phải trồng người” . Thực ra, ai nói lời đó cũng không quan trọng lắm, điều quan trọng là lời nói đó có đáng tin và đáng theo hay không. Vậy nên, quí vị hãy nghĩ đến tương lai của gia đình cũng như đất nước. Hãy suy xét và ý thức rằng việc mỗi chúng ta lo lắng giáo dục con em chúng ta trở thành những công dân biết dấn thân gánh vác những bổn phận và trách nhiệm đúng nghĩa của công dân có lương tâm chính trực, chính kế sách trăm năm, là con đường cứu nước đích thực trong hiện tại.
 
Tài liệu tuyên truyền về thực hiện chính sách tôn giáo tại ''nhà nước'' Sơn La
Ban Tuyên Vận
11:59 18/11/2008
 
Giáo xứ Thái Hà lại bị tấn công - Việt Nam phủ nhận
VOA
14:19 18/11/2008
Lực lượng chính quyền địa phương đã tấn công và đập phá ngôi đền Thánh Gerard thuộc giáo xứ Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội lần thứ nhì hôm cuối tuần.

Theo tin của Cathnews và Catholic World News, thay vì bảo vệ ngôi đền, lực lượng cảnh sát lại tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của giáo dân nhằm cứu vãn tòa nhà này.

Tin nói rằng hàng trăm người được sự hậu thuẫn của Ủy Ban Nhân Dân phường Quang Trung đã tới tấn công ngôi đền khuya thứ Bảy 15 tháng 11.

Bạo động xảy ra sau khi đại diện của Ủy Ban Nhân Dân yêu cầu các tu sĩ của Dòng Chúa Cứu Thế tham dự một phiên họp khẩn.

Linh Mục Nguyễn Văn Thật, một phát ngôn viên của Cộng Đồng Dòng Chúa Cứu Thế, cho hay ông tin rằng phiên họp này đã được trù liệu như một chiến thuật dương Đông kích Tây để mở đường cho đám đông vào tấn công đền thờ.

Linh mục Thật nói rằng đây rõ ràng là một cuộc tấn công có tổ chức, diễn ra vào lúc đêm khuya. Tin cho hay các linh mục đã kéo chuông nhà thờ và giáo dân địa phương đã đổ xô tới để cứu vãn đền thờ. Tuy nhiên, theo tin của Cathnews, hàng trăm cảnh sát đã ngăn, không cho giáo dân tiến vào tòa nhà này.

Đây là lần thứ nhì đền thờ Thánh Gerard bị tấn công. Vụ thứ nhất xảy ra ngày 21 tháng 9 khi một đám người kéo tới phá phách, đập bể tượng, xé kinh sách trên giá kệ trong đền thờ.

Tin cho hay sau các buổi thánh lễ sáng Chủ Nhật 16 tháng 11 vừa rồi, nhiều tín đồ Công Giáo tại các nhà thờ ở Hà Nội đã kéo tới giáo xứ Thái Hà để bày tỏ tinh thần đoàn kết với Dòng Chúa Cứu Thế. Một giáo dân bày tỏ cảm nghĩ rằng vụ tấn công đền thờ Thánh Gerard rõ ràng là một hành đông ngược đãi của chính quyền đối với người Công Giáo.

Trong khi đó, bản tin phổ biến ngày thứ Ba của VietnamNet cho hay hôm 17 tháng 11, ông Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, đã bác bỏ tin nói rằng lực lượng của nhà nước tới đập phá khu giáo xứ Thái Hà thứ Bẩy tuần trước, trong khi cảnh sát công an có mặt tại khu vực không hề can thiệp để ngăn chặn vụ đập phá.

Theo ông Dũng, đây là một thông tin bịa đặt. Ông Dũng nói thêm rằng các cơ quan chức năng của Thành Phố Hà Nội cho biết gần đây một số giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà đã tiến hành xây dựng một tòa nhà trên khu vực đất lấn chiếm trái phép của Công Ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng và Công Ty Điện Lực Hà Nội, khiến người dân địa phương bất bình và ngăn cản.

Cũng theo ông Dũng, chính quyền địa phương đã yêu cầu hai bên giải tán và lập lại trật tự ở khu vực này.
 
Chính quyền bác bỏ cáo buộc đứng sau vụ quấy rối ở Thái Hà
RFA
14:23 18/11/2008
Nhà chức trách Việt Nam hôm nay bác bỏ tin nói rằng hàng trăm người do chánh quyền giựt giây đã kéo đến quấy rối tại giáo xứ Thái Hà, đêm thứ Bảy 15 tháng 11 vừa qua.

Người phát ngôn Bộ Ngọai giao Vịệt Nam, ông Lê Dũng, vừa lên tiếng như vừa nêu đối với thông tin liên quan.

Ông Dũng cho rằng không có chuyện lực lượng của nhà nước đến gây rối tại khu vực giáo xứ Thái Hà, ông cho rằng đây là tin tức được đựng đứng.

Hãng thông tấn AFP trích dẫn tin trên mạng Vietcatholic.net về báo cáo từ Thái Hà qua đó Linh mục Đinh Hữu Thoại, Chánh Văn phòng Tỉnh DCCT thì nhà thờ đã rung chuông báo động kêu gọi giáo dân tập trung đến bảo vệ giáo đường này.

Linh mục Nguyễn Văn Thật, một vị lãnh đạo tinh thần khác tại Thái Hà cũng xác nhận đã có cuộc tấn công có tổ chức nhắm vào giáo xứ này, đêm thứ bảy vừa qua.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm thứ Hai 17-11, một giáo dân chúng kiến sự việc cho biết:

“Tôi có mặt lúc đó và thấy có công an, rồi những người xưng là cựu chiến binh và phụ nữ. Họ có những lời không hay đối với nhà thờ; rồi có nguời tự ôm đầu cho là bị đánh và họ xông vào định đánh những anh trong nhà thờ và muốn tràn vào nhà thờ; nhưng rồi giáo dân đóng cửa không cho họ vào và nhà thờ kéo chuông lên rồi giáo dân từ các giáo xứ quanh đó đến kịp thời. Lúc đầu có tiếng hô đập phá nhưng sau có tiếng nói 'chờ chỉ đạo'.”

Một nữ giáo dân khác đưa ra nhận định về nguyên cớ dẫn đến vụ việc mới nhất ở giáo xứ Thái Hà:

“Có đường thẳng để ra vườn hoa, nhưng vướng Đền của giáo xứ. Nay họ muốn đường thẳng ra vườn hoa không phải đi quành. Tại Đền thì các cha cho che mái tôn để giữ xe cho giáo dân khi đi lễ; nay thì họ lại vào gây gổ.”

Đài Á Châu Tự Do cũng cố gắng liên lạc với chính quyền địa phương để tìm hiểu sự việc, nhưng ông Chủ tịch phường Quang Trung, cơ quan cử cán bộ đến làm việc với Dòng Chúa Cứu Thế quản xứ Thái Hà vào tối 15 tháng 11 vừa qua, từ chối trả lời qua điện thoại.
 
Người phát ngôn hay phát rồ?
Mai Văn Lành
14:27 18/11/2008
Ngày 18.11.2008 Lê Dũng, người phát ngôn ngoại giao VN lại lên dây cót cái băng cũ, chối leo lẻo việc ở Thái Hà đêm 15.11.2008 “Chúng tôi bác bỏ thông tin bịa đặt này. Hoàn toàn không có cái gọi là "lực lượng của Nhà nước đã tới đập phá khu vực Giáo xứ Thái Hà”

Cả thế giới đã tường tận những hình ảnh, những đoạn video của việc quậy phá giáo xứ Thái Hà đêm 15.11. Duy chỉ có Lê Dũng không nhìn thấy.

Chẳng ai lạ chuyện Lê Dũng phát ngôn, sáng 20.10.2008, Trưởng đại diện, phóng viên hãng AP Ben Stocking bị cảnh sát lôi đi trước mặt Phạm Quang Nghị, đến gần chỗ chiếc ô tô che khuất đã bắt đầu hành hung. Khi PV ngoại quốc ra khỏi cơ quan CA đã phải ôm đầu máu. Lê Dũng vẫn chối leo lẻo. Vụ đó đã được đệ trình lên tận Liên Hiệp Quốc.

Ba ngày sau khi đám cán bộ nhà nước phường Quang Trung dẫn đoàn người ô hợp đến phá phách ở Giáo xứ Thái Hà, sáng 18.11 Lê Dũng mới lên tiếng chối bay biến. Hẳn ai đọc kỹ đoạn trả lời của người phát … rồ này sẽ hiểu được mâu thuẫn trong đó.

Lê Dũng nói “Chính quyền địa phương đã yêu cầu hai bên giải tán và lập lại trật tự ở khu vực này”. Chứng tỏ là chuyện quậy phá là có thật, chỉ có điều không phải là “lực lượng nhà nước” mà thôi. Lẽ ra, Lê Dũng cần phải cho người nghe biết là sự việc đó đã được điều tra đến đâu, nhưng vẫn cứ con bài “Người dân địa phương rất bất bình trước việc làm sai trái này và đã ngăn cản”.

Chưa ai định nghĩa ‘lực lượng nhà nước’ là lực lượng nào, chỉ biết trong đó có Uỷ ban Phường gồm Chủ tịch (Quang), Trưởng Công an Phường (Minh), Chủ tịch Mặt trận TQ Phường (ông Hoan), Công an Hộ khẩu (Minh), hội phụ nữ (Chung, Thoa, Cầu) đi với “giáo gian” và nhiều cảnh sát chìm nổi khác. Kéo theo đó là đám người ô hợp mà Phường tập hợp từ chiều. Đó có phải là lực lượng nhà nước không, thì cần hỏi lại phường Quang Trung là nơi chi tiền thuê họ.

Vấn đề là vì sao sáng 18.11 Lê Dũng mới lên tiếng trong khi việc quậy phá diễn ra đã ba ngày trước, có phải vì cần thời gian để giao ban đầu tuần xem nên chối như thế nào.

Cũng sáng 18.11 tàu chiến mang tên Trịnh Hoà của Trung Quốc tiến vào Đà Nẵng nhưng không có báo chí đưa tin này. Lê Dũng cũng không “phát ngôn” việc này.

Trịnh Hoà – Người được Trung Quốc đánh bóng mạ kền rất kêu bao năm nay, chúng cho rằng Trịnh Hoà là người đã khám phá ra Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc đưa tàu chiến mang tên Trịnh Hoà đến Việt Nam mà chính phủ VN vẫn phải ngậm tăm nghênh đón, chứng tỏ nỗi sợ hãi và nhục nhã của một chính phủ hèn nhát đã để Trung Quốc coi biển Việt Nam như ao nhà mình. Đây là cái tát nhục nhã dành cho đàn em hèn mạt của bọn đàn anh Trung Quốc.

Báo chí được lệnh im tiếng, không cho dân biết thông tin, lén lút như vụ ký hiệp định Biên giới và Hải phận những năm trước.

Lê Dũng phát ngôn về Thái Hà sáng 18.11 nhằm mục đích chối tội và hướng dư luận vào việc gây sóng gió ở Thái Hà mà đảng đã tốn công thêu vẽ. Cũng nhằm kéo dư luận không chú ý vào việc làm “rước voi giày mả tổ” của chính phủ hiện nay.

Tất cả những hành động trên của người phát ngôn nói lên thái độ và hành động của chính phủ. Một vài mảnh đất cỏn con của nhân dân thì cướp bằng được, còn đất đai cha ông để lại, đã coi nhẹ tựa lông hồng khi ngoại bang xâm lăng. Đây có phải là “khôn nhà dại chợ” của nhà nước VN hiện tại hay không. Còn Lê Dũng, người phát ngôn hay phát rồ?
 
Ông Lê Dũng, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam không dám nói sự thật
Hà Long
19:48 18/11/2008
HÀ NỘI - Mới đây csVN vẫn cãi chày cãi cối theo giọng điệu của kẻ cướp ban đêm. Ông Lê Dũng - phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói về tình hình bạo động do nhà nước VN tạo ra tại Thái Hà vào đêm thứ Bảy 15-11-2008: “Chúng tôi bác bỏ thông tin bịa đặt này. Hoàn toàn không có cái gọi là 'lực lượng của Nhà nước đã tới đập phá khu vực Giáo xứ Thái Hà'”.

Đáng tiếc! ông phát ngôn viên Lê Dũng này chưa bao giờ có thể nói ra một lời sự thật. Ông ta thuộc vào hàng cuội bậc nhất của đất nước. Đó là chưa kể thêm về vụ ông Bern Stocking, phóng viên nặng ký của AP đã được thế giới tự do nhìn nhận với 4 mũi kim khâu trên đầu do công an Hà Nội đập máy vào đầu gây thương tích, duy chỉ có ông Dũng mờ mắt không nhận ra điều xấu này.

Điều mà ai cũng có thể nhận ra là người phát ngôn viên csVN khi đưa tin không trung thực tứ là đã bán đứng lương tâm chân chính của mình. Trong ngôn ngữ của họ chỉ là xảo trá, chối quanh, họ thuộc về hàng ngũ của bóng tối, của sự dữ.

Trong tin tức cuối ngày ông Lê Dũng lại đã không đưa đưa tin thật quan trọng cho người Việt Nam biết, khi thế giới đọc tin biết rõ ràng về cách cư xử của chính quyền Tiệp (Cộng Hòa Czech) đối với người dân Việt Nam. Bản tin tiếng Anh vào ngày 16-11-2008 tại Tiệp cho biết: "Chính phủ Tiệp đã ra quyết định cho toà đại sứ Tiệp tại Hà Nội tạm ngừng cấp visa cho công dân Việt Nam. Lý do rất rõ ràng là tội phạm của người Việt Nam gia tăng tại Tiệp và có những tổ chức mờ ám bán Visa vào Tiệp” (The Czech cabinet has decided that the embassy in Hanoi will stop issuing visa for the Vietnamese going to the Czech Republic, in reaction to the rise in organised crime in the Vietnamese community and to alleged underworld practices accompanying the visa procedure, Czech Television reported today). Vụ xì căng đan này đã được đài truyền hình Tiệp đưa tin rộng rãi. Sự kết tội của bộ nội vụ và ngoại vụ Tiệp về người Việt Nam là bán hàng hiệu nhái, trốn thuế và trồng các nông trại cần sa trong các khu ổ chuột của người Việt tại Tiệp (An analysis the ministries of interior and foreign affairs have worked out for the government points to counterfeiting designer goods, tax evasion and large scale growing of marijuana in the local Vietnamese community).

Chỉ bao nhiêu thôi, nhưng nhà nước csVN đã không dám nói sự thật để cải thiện và dối diện với các tệ đoan xã hội hầu khỏi phải xấu hổ thẹn thùng với cộng đồng thế giới tự do.

Và đây là dẫn chứng, xin mách ông Dũng đọc tin hầu kịp thời biết các vấn đề liên quan tới Việt Nam và biết thế giới đang nghĩ gì về csVN: http://www.ceskenoviny.cz/news/index_view.php?id=344679
 
Tài liệu mật định hướng của Nhà nước CSVN: ''Giáo hội, giáo quyền, giáo luật phải phục tùng Nhà nước''
Ban tuyên giáo CSVN
23:59 18/11/2008
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gia Tô Bí Lục Tân Thời (4)
Vũ Văn An
00:29 18/11/2008
Gia Tô Bí Lục tân thời(tiếp theo)

3. CÁC CÁO BUỘC CỦA CORNWELL

Trở lại với Giáo Hoàng Hitler, ta thấy Cornwell đã đi khá sâu vào chi tiết trong việc kết án ngài là giáo hoàng của Hitler, không phải vì nhát gan thỏa hiệp hay những tính toán phàm trần trục lợi, mà do bẩm tính độc đoán và bài Do-Thái. Hai cái bẩm tính ấy đã dẫn ngài đi hết sai lầm này đến sai lầm khác mà sai lầm quan trọng nhất là đã tạo cơ hội để Hitler lên cầm quyền không người chống đối qua tông hiệp ký với hắn, và khi hắn lên cầm quyền rồi thì việc tàn sát người Do-Thái đã không được ngài lên tiếng chỉ trích công khai, mặc cho hắn sát hại 6 triệu người Do-Thái.

Tông hiệp (concordat)

Trước nhất về các tông hiệp, Cornwell trình bày các tông hiệp của đức Piô XI và Piô XII dưới một cái nhìn hoàn toàn sai lạc. Ông ta nói đi nói lại rằng chúng được đưa ra để củng cố việc tập quyền trong Giáo Hội Công Giáo bằng cách tăng cường vị thế của giáo hoàng, bất kể đến hàng giáo phẩm địa phương. Thực ra, mục đích đệ nhất đẳng của các tông hiệp luôn luôn là để giữ an toàn và bảo vệ quyền tự do thờ phượng của các tín hữu (đặc biệt trong các xứ nơi người Công giáo là thiểu số và đang bị tấn công) cũng như các yếu tố chính yếu của đời sống Công giáo, như tính cách thánh thiêng của hôn nhân, giáo dục công giáo cho trẻ em, và tự do phát triển các hiệp hội Công giáo. Nếu có những điều khỏan qui định về việc bổ nhiệm các giám mục, thì tông hiệp cũng chỉ tuân hành các nguyên tắc chỉ đạo mà Công Ðồng Vatican I đã đúc kết và Bộ Giáo Luật 1917 đã phản ảnh mà thôi, không phải là đường lối riêng của Ðức Piô XI hoặc của các phụ tá của ngài như Pacelli.

Về Tông hiệp ký với Serbia và tác dụng của nó với Thế Chiến I, Cornwell cho rằng theo hiệp ước này, Serbia trao cho Vatican quyền kiểm soát tôn giáo trong các khu vực mới thuộc vùng Balkan mà nước này đã dành được trong các cuộc chiến tranh tại đó, ngược với ước muốn của Áo-Hung muốn có quyền kiểm sóat ngoại giao đối với các quyền lợi công giáo bên trong Serbia. Ðiều này khiến người có tinh thần quốc gia Áo rất tức giận và đã “góp phần vào những căng thẳng dẫn chính phủ Áo tới chỗ phỗng tay trên” vào mùa hè 1914. Ở đây cần làm sáng tỏ hai điểm. Trước nhất, nếu Tông hiệp thoả mãn các đòi hỏi của Áo về quyền ngoại giao (extraterritorial powres) tại Serbia, thì điều ấy có hẳn sẽ không làm người có tinh thần quốc gia Áo khỏi nổi giận hay không? Và điều chắc chắn là một cơ cấu trung lập, như Vatican, để bảo vệ các quyền lợi công giáo tại Serbia hẳn phải là một giải pháp tiến bộ, có tính quốc tế cho cái thế lưỡng nan ấy. Thứ hai, các nguyên nhân làm bùng nổ Thế Chiến I thì có nhiều, bắt rễ từ nguồn hệ thống liên minh đã có từ 30 năm trước. Nó là một tranh chấp vùng leo thang thành một thảm họa thế giới vì tham vọng và nhận định sai lầm của tất cả các quốc gia Âu Châu. Thành thử hết sức hoài nghi nếu cho rằng Tông Hiệp ký với Serbia đóng một vai trò quan trọng gây ra Thế Chiến ấy. Như nước Anh chẳng hạn, không biết các lãnh tụ của họ có biết gì đến Tông Hiệp ấy hay không nữa. Mặt khác, như linh mục Gumpel nhận định, khi ký tông hiệp này, Pacelli lúc ấy chỉ giữ một chức vụ phụ thuộc. Mỗi giai đoạn thương thảo nhất nhất đều được cấp trên của ngài là hồng y Quốc Vụ khanh và chính đức Bênêđíctô giám sát.

Còn về tông hiệp ký với Hitler, ta biết Pacelli, trong tư cách Sứ Thần tại Ðức và sau này là Quốc Vụ Khanh, rất quan tâm kết thúc một tông hiệp với Ðức. Ngài đảm nhận việc này khi Ðức còn có một chính phủ dân chủ. Khi Hitler lên cầm quyền vào ngày 30 tháng Giêng năm 1933, Ngài không ủng hộ việc ký kết một thỏa ước như thế ngay với Hitler. Trước thái độ ấy, Hitler đưa ra nhiều tuyên bố trấn an cho rằng mình đoan hứa sẽ bảo vệ hai ngành Kitô giáo chính tại Ðức là các giáo hội Thệ Phản và Công giáo, nhưng Pacelli và nhiều vị khác không tin tưởng các tuyên bố ấy và muốn chờ xem liệu Hitler có ra lệnh chấm dứt những vụ bách hại người Công giáo đang xẩy ra ở nhiều nơi hay không.

Trong một chuyển hướng bất ngờ, Hitler tự ý đề nghị một tông hiệp hết sức có lợi cho Giáo Hội Công Giáo. Thử hỏi đức Piô XI và Quốc Vụ Khanh Pacelli của ngài có nên từ khước đề nghị ấy hay không? Nếu Giáo Hội từ khước, Hitler chỉ cần công bố các nhượng bộ của hắn và tuyên bố: “tôi đã chìa bàn tay hòa bình ra, nhưng người ta từ chối nó phũ phàng. Vậy thì nếu họ không muốn hòa bình, họ sẽ có chiến tranh”. Các cuộc thương thảo ngắn ngủi sau đó gặp nhiều khó khăn cho cả hai phía. Cuối cùng, Hitler, vì muốn các cuộc thương thảo này kết thúc sớm, nên đã đưa ra nhiều nhượng bộ đáng kể; bởi vì dù sao thì hắn cũng có tôn trọng tông hiệp đâu!

Cornwell cũng lầm lẫn khi chủ trương rằng trong tông hiệp có điều khỏan buộc người Công giáo phải từ bỏ các hoạt động chính trị và xã hội. Thực ra trong tông hiệp không có điều khoản nào như thế, cũng không có cả những thoả hiệp ngầm thuộc loại như vậy. Ðiều 32 của tông hiệp chỉ nói rằng các giáo sĩ và các tu sĩ không được làm thành viên các đảng chính trị hoặc tham gia các đảng chính trị. Không có điều nào qui định như thế đối với giáo dân Công giáo. Cũng nên thêm một điều: ở phần Nghị Ðịnh Bổ Túc, điều 32 này nói như sau: (hai bên) hiểu rằng những qui định tương tự liên quan đến sinh hoạt trong các đảng phái chính trị sẽ được Chính Phủ Liên Bang đưa ra cho các thành viên các giáo hội không phải là Công Giáo. Việc hạn chế đã trở thành bắt buộc đối với hàng giáo sĩ và tu sĩ dòng tu tại Ðức chiếu theo điều 32 này sẽ không bao hàm bất cứ sự hạn chế nào trong lời giảng dạy và giải thích công khai và có tính qui luật (prescribed) các giáo huấn và nguyên tắc tín lý và luân lý của Giáo hội. Ðiều 31 bảo đảm sự tự do đầy đủ cho các hiệp hội Công giáo về tôn giáo, văn hoá và xã hội, cả các nghiệp đoàn nữa. Cornwell còn cho rằng Ðảng Trung Tâm, do áp lực của Pacelli, đã tự động giải tán. Ngoài nhiều nguồn tài liệu đáng tin khác, ta thấy bài báo của Giáo sư Robert Leiber, một cộng sự viên gần gũi nhất của Pacelli trong nhiều thập niên, đã chứng minh rằng Pacelli không bao giờ gây bất cứ ảnh hưởng nào đối với Ðảng Trung Tâm, trái lại rất không vui khi thấy nó tự giải tán và giải tán trước khi tông hiệp được ký kết. Thực ra, người không thích các đảng chính trị Công Giáo là đức Piô XI, chứ không hẳn đức Piô XII. Vì đức Piô XI lo phát triển Công Giáo Tiến Hành (ai cũng biết ngài muốn được người ta gọi là Giáo Hoàng của Công Giáo Tiến Hành), chứ không phải các đảng chính trị. Cho nên với hiệp ước Latran, mà việc thương thảo không có sự tham dự của Pacelli vì lúc đó ngài đang phục vụ tại Ðức, Ðảng Popular Party của Công Giáo Ý đã phải tự giải tán. Có lẽ Cornwell suy diễn từ biến cố này qua biến cố Center Party của Ðức chăng?

Một câu hỏi khác là đức Piô XI và đức Piô XII có tin rằng Hitler sẽ giữ các cam kết của mình hay không. Người ta biết rằng, chỉ vài tuần sau khi ký kết tông hiệp, Tùy Viên toà đại sứ Anh bên cạnh Tòa Thánh, Yvonne Kirkpatrick, có thảo luận vấn đề này với Hồng Y Pacelli. Kirkpatrick hỏi sau khi lên cầm quyền, liệu Hitler có tỏ ra hòa dịu hơn không. Pacelli đáp lại rằng ngài không thấy có lý do gì biện minh cho một thứ lạc quan dễ dãi như thế. Ngài còn thêm: chắc chắn Hitler sẽ không tôn trọng tông hiệp, chỉ hy vọng ông ta không vi phạm tất cả mọi điều khỏan cùng một lúc. Theo Larry B. Stammer, Los Angeles Times, ngày 22 tháng 8 năm 2003, trong một phúc trình ngoại giao vừa được tìm thấy, gửi cho TT Roosevelt, một viên chức ngoại giao Mỹ cho hay: từ 1937, Hồng Y Pacelli đã từng miêu tả Hitler như “một tên vô lại không đáng tin” (an untrustworthy scoundrel) và là “một con người căn để độc ác”

Phản ứng đối với tông hiệp

Trái với lời tố cáo của Cornwell, các giám mục Ðức rất thuận hảo và được tham khảo đầy đủ về dự án tông hiệp. Thực thế, hội nghị toàn thể các giám mục Ðức được tổ chức cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 1933, đã chuyên đề bàn về dự án này và sau đó lúc nào cũng được tham khảo. Việc này cũng được áp dụng đối với mọi tầng lớp lãnh đạo trong Giáo Hội Công Giáo Ðức. Tất cả đều hy vọng rằng ít ra Tông Hiệp cũng đem lại cho người Công Giáo Ðức một thời gian xả hơi và cho Giáo Hội Công Giáo nói chung một tài liệu hợp pháp, có giá trị trong lãnh vực luật quốc tế, để phản kháng các vi phạm sau này.

Trên L’Osservatore Romano, trên đài phát thanh Vatican và từ hàng giám mục Ðức, đã có nhiều tuyên bố cho thấy bản Tông Hiệp này không hề ngụ hàm một phê chuẩn nào đối với ý thức hệ Quốc Xã, một ý thức hệ không được Giáo Hội chấp nhận và sẽ không bao giờ được chấp nhận. Nhiều sự việc như thế đã nói ngược lại các khẳng định của Cornwell cho rằng đối với người Công Giáo Ðức, không những Giáo Hội nhìn nhận ý thức hệ Quốc Xã, mà còn ngăn cấm họ không được bảo vệ Ðức Tin Công Giáo chống lại các công kích của Quốc Xã.

Xem ra các hiệu quả đầu tiên của Tông Hiệp khá tích cực. Hitler ban hành một số sắc lệnh qua đó các vi phạm trước đây chống lại quyền lợi của người Công Giáo được hủy bỏ. Tuy nhiên không bao lâu sau, những vi phạm đầu tiên đã xẩy ra đối với Tông Hiệp. Mỗi lần như thế, Giáo Hội đều lên tiếng phản đối, nhưng hầu như không có kết quả, đôi lúc còn không được phúc đáp. Ai cũng biết Pacelli không hề có thiện cảm với Hitler. Linh Mục Gumpel nhận xét rằng tựa đề giật gân trên sách của Cornwell đã và đang bị chỉ trích bởi ngay những người ít khắc nghiệt nhất đối với chủ đề của ông. Ông không chủ trương rằng đức Piô XII là bạn thân của Hitler nhưng cho rằng Hitler sẽ không kiếm đâu ra một giáo hoàng sẵn sàng hòa hoãn với hắn và chế độ của hắn hơn thế.

Điện văn lúc lên ngôi

Trong ngữ cảnh ấy, Cornwell nhắc đến thông điệp đức Piô XII gửi Hitler ngay sau khi được bầu vào ngôi giáo hoàng. Ông ta không biết rằng thủ tục ngoại giao đòi một giáo hoàng vừa được bầu phải gửi một thông điệp riêng cho tất cả các người đứng đầu các nước có liên hệ ngoại giao với Vatican. Thông điệp gửi cho Hitler đã được thảo luận chi tiết với các hồng y Ðức đang tham dự mật nghị lúc ấy. Không một chữ nào trong thông điệp ấy cho thấy ngài nhìn nhận những điều Hitler chủ trương. Chính chính phủ Ðức hiểu rất rõ điều ấy và họ rất thất vọng khi Pacelli được bầu. Báo chí do Quốc Xã kiểm soát đã đưa ra những lời bình luận tiêu cực về đức Piô XII, cho thấy trong tư cách quốc vụ khanh, ngài đã chứng tỏ đầy đủ lòng thù ghét đối với đảng Quốc Xã và những gì nó đại diện. Trong lễ đăng quang của đức Piô XII, ngược với các chính phủ khác, Ðức chỉ cử đại sứ của mình bên cạnh Tòa Thánh tham dự. Báo chí quốc tế lúc ấy viết rằng điều này rõ ràng cho thấy mối liên hệ giữa Tòa Thánh và chính phủ Hitler đang ở một mức thấp nhất. Chính Cornwell cũng xác nhận trong lễ đăng quang này, Ðức là chính phủ duy nhất “không gửi một khuôn mặt quốc gia đáng kính nào đến, mà bằng lòng với sự hiện diện của đại sứ Diego von Bergen tại Vatican của mình” (tr.212).

Trong tông thư đầu tiên, Summi Pontificatus (1939), đức Piô XII lên án việc các nuớc lớn gây hấn chống các nước nhỏ, điều mà mọi người hiểu chỉ có ý ám chỉ sự xâm lấn của Nga đối với Phần Lan và của Ðức Quốc Xã đối với Ba-Lan. Bọn Quốc Xã ngăn cấm việc phổ biến tông thư này tại Ðức. Cornwell coi tông thư này loãng nhách (wishy-washy) và vô nghĩa. Nhưng nếu như thế, thì tại sao Ðồng Minh lại cho máy bay thả 88,000 bản tông thư này trên khắp nước Ðức? Ðầu tiên Cornwell không nhắc đến sự kiện này, mãi đến khi người ta đem chúng ra làm bằng chứng chống lại, ông ta mới hạ cấp các biến cố ấy, chỉ bởi vì chúng không ăn khớp với luận đề Giáo Hoàng Hitler của ông ta.

Mưu toan đảo chánh

Sau khi chiếm đóng Ba-Lan, một nhóm các tướng lãnh cao cấp của Ðức, từng chống đối Hitler, đã liên lạc với Ðức Piô XII, yêu cầu ngài chuyển đến chính phủ Anh một thông điệp để hỏi nếu họ thành công trong việc lật đổ Hitler thì chính phủ Anh có sẵn sáng ký với họ một hòa ước danh dự không. Dù việc chuyển giao một thông điệp như thế trong danh nghĩa quốc trưởng một nước trung lập không những là một việc bất thường mà còn rất nguy hiểm nữa, nhưng Ðức Piô XII, trong hai dịp riêng rẽ, đã chuyển giao thông điệp ấy qua trung gian bộ trưởng Anh cạnh Tòa Thánh là Francis D’Arcy Osborne. Cornwell chỉ nhắc sơ đến việc này mà không đánh giá các hàm ý của nó. Ông ta cũng lầm lẫn khi nói rằng từ phía Ðức, đề nghị này do Ðại tá Hans Oster, trong khi thực sự do đại tướng (4 sao) Ludwig Beck. Lúc còn là sứ thần tại Berlin, Pacelli đích thân biết Beck và từng khen ngợi sự trung thực và liêm khiết của vị tướng này. Rất tiếc kế hoạch không diễn tiến khả quan. Tuy nhiên nhờ dịp này và qua trung gian của người môi giới là tiến sĩ Josef Muller, một luật sư người Bavaria, đức Piô XII bắt đầu nhận được các phúc trình đều đặn và chi tiết về các hành vi tàn ác của Quốc Xã tại Ba-Lan. Với những dữ liệu ấy, ngài khởi thảo một lá thư bí mật gửi các giám mục Âu Châu tựa đề là Opere et Caritate như đã đề cập ở phần trên đây.

Opere et caritate

Cornwell giải thích hành động của đức Piô XII trong vụ này một cách hết sức tùy tiện. Ông cho rằng hành động ấy chứng tỏ ngài không hề nhát gan như nhiều người thuờng nghĩ, và chính vì vậy việc ngài không lên tiếng chống lại Hitler trong chính sách tàn sát người Do-Thái có một nguyên nhân sâu xa hơn nhiều và mang tính tích cực, tích cực thù ghét người Do-Thái. Và sự thù ghét này có từ lúc còn nhỏ và xuất hiện rõ nhất trong biến cố tại Munich. Nhưng sao thù ghét mà lại dùng hết cách để cứu sống gần một triệu người Do-Thái? Nhiều người cho rằng việc cứu sống này không hẳn do các chỉ thị trực tiếp của Ðức Giáo Hoàng. Nghĩ như thế là họ đã quên không đọc hồi ký của Ðại Ðạo trưởng Do-Thái tại Rome hồi ấy là tiến sĩ Zolli, ông nhắc đến bức thư đức Piô XII gửi các giám mục Ý ra lệnh phải tạm ngưng thi hành luật Nhà Kín để mở cửa đón tiếp các nạn nhân Do-Thái. Mới đây, William Doino, một chuyên viên người Ý, khám phá ra hai tài liệu quan trọng cho thấy đức Piô XII trực tiếp can dự vào việc giúp đỡ các nạn nhân Do-Thái rất sớm. Tài liệu thứ nhất là thư ký tháng 10 năm 1940 gửi Giuseppe Palatucci, giám mục Campagna miền Nam nước Ý, chỉ thị ông trao tiền “để giúp đỡ các người Do-Thái bị giam giữ”, được ngài gọi là những người “đang đau khổ vì các lý do chủng tộc”. Vị giám mục này vốn đã can dự vào việc trợ giúp người Do-Thái qua người cháu của mình là Giovanni Palatucci, cảnh sát trưởng tại Fiume, miền Ðông Bắc Ý. Palatucci từng phân phối giấy căn cước giả cho 5,000 người Croatian gốc Do-Thái, giúp họ trốn khỏi các trại giam địa phương đến nơi tương đối an toàn hơn là điạ phận phía Nam Ý của ông chú, một công việc đã đem lại cái chết cho anh tại Dachau sau này. Một tháng sau, lại một bức thư khác ngài gửi cho vị giám mục này có kèm ngân phiếu 10,000 lire để “trợ giúp các người Do-Thái đang bị giam tại địa phận của Ðức Cha”

Với Nga Sô Cộng Sản

Người ta biết tháng 6 năm 1941, Hitler thình lình xâm lăng Nga. Thấy tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho quân đội Nga lúc ấy, Hoa Kỳ quyết định cung cấp viện trợ quân sự cho Nga dưới hình thức tiếp liệu. Quyết định này khiến nhiều người công giáo Hoa Kỳ phản đối. Trong thông điệp Divini Redemptoris (1937), Ðức Piô XI đã nghiêm khắc ngăn cấm người công giáo không được hợp tác với chế độ cộng sản vô thần Nga, là chế độ thù nghịch với Giáo Hội Công Giáo. Cho nên hợp tác trong kỹ nghệ chiến tranh bằng cách cung cấp viện trợ quân sự cho Stalin là điều họ nghĩ không nên làm. Ðức Piô XII đã đích thân can thiệp và chỉ thị cho sứ thần Tòa Thánh tại Washington, Tổng Giám mục Amleto Cicognani (sau này là hồng y quốc vụ khanh), liên lạc với các giám mục Hoa Kỳ và ra lệnh cho các ngài công bố những lời sau: “Thái độ của Tòa Thánh đối với học thuyết Cộng Sản trước sau vẫn như một. Tuy nhiên, Tòa Thánh không hề chống nhân dân Nga. Giờ đây, chính nhân dân Nga đang bị tấn công một cách bất công và đang đau khổ rất nhiều do hậu quả cuộc chiến bất chính này. Chính vì thế, người Công giáo không hề có bất cứ chống đối nào trong việc hợp tác với chính phủ Hiệp Chúng Quốc giúp đỡ nhân dân Nga trong tất cả các trợ giúp họ cần.”.Cornwell tuyệt đối im lặng đối với sự can thiệp hết sức quan trọng này của Ðức Piô XII. Nếu thực sự ngài là “Giáo Hoàng của Hitler” thì hiển nhiên ngài phải có chủ trương ngược hẳn lại hoặc ngay cả tuyên một thánh chiến chống Nga theo Stalin chứ!

Cứu 8000 người Do Thái tại Rome

Cornwell cũng không bao giờ tự hỏi tại sao kế hoạch truy nã 8,000 người Do-Thái tại Rome bỗng nhiên bị ngưng lại sau khi khoảng 1,000 người trong số ấy bị quân đội Hitler bắt giữ trong tháng 10 năm 1943. Ông ta đã trình bày sai lạc cuộc phỏng vấn xẩy ra ngay sau đó giữa quốc vụ khanh Maglione và đại sứ Ðức von Weizsacker, là người được mời vào Vatican theo yêu cầu khẩn cấp của Ðức Piô XII. Weizsacker sợ rằng một phản đối công khai của Vatican sẽ khiến Hitler nổi khùng, đã đưa ra một ấn tượng hơi quá nhẹ kí về thái độ của Tòa Thánh. Thái độ ấy đã được làm sáng tỏ tại tòa án Nuremberg, một tòa án mà Cornwell hoàn toàn làm ngơ (xem trên).

Theo lệnh của Ðức Piô XII, Thiếu tướng Rainer Stahel, tư lệnh quân sự Ðức tại Rome và là một sĩ quan Áo thuộc trường phái cũ, đã được tiếp xúc. Vị tướng nhân đạo này đã gửi một điện tín trực tiếp cho Heinrich Himmler, thủ lãnh Gestapo, cho rằng chiến dịch bạo hành chống người Do-Thái tại Ý làm cản trở kế hoạch quân sự của ông trong việc tăng cường các sư đoàn Ðức hiện đang còn chiến đấu cách xa Rome và rất có thể tạo ra các vấn đề nghiêm trọng ngay tại Rome nữa. Ðiều ấy có thật nhưng không kém phần quan trọng là nỗi bất bình của ông về các hành động tàn ác của Gestapo và lòng cảm thương của ông đối với người Do-Thái.

Việc can thiệp của vị tướng này thành công – Himmler lập tức ngưng không trục xuất nữa. Hàng ngàn người Do-Thái, do lệnh của Ðức Piô XII, nhờ thế đã được dấu kín tại Vatican và trong hơn 150 cơ sở tại Rome. Dĩ nhiên Cornwell hoàn toàn bỏ qua những sự việc ấy hoặc làm giảm tầm quan trọng của chúng.

Giải pháp chung cụộc

Liệu Ðức Piô XII có biết rõ mức độ tàn sát người Do-Thái hay không? Ngài có nhận được một vài tin tức đáng ngại về việc trục xuất người Do-Thái và các tội ác phạm đến họ. Trong số đó, có phúc trình của Gerhard Riegner. Trong hồi ký Ðừng Bao Giờ Thất Vọng (Ne Jamais Desespérer), ông này cho rằng bộ tài liệu ADSS của Toà Thánh đã bỏ không đăng một văn kiện chủ yếu chính ông trao cho sứ thần Toà Thánh, Filipe Bernadini, tại Berne nhờ chuyển giao về Vatican ngày 18 Tháng Ba năm 1942. Riegner viết rằng: “văn kiện này tiết lộ hoàn cảnh bi đát của người Do-Thái tại một số các quốc gia Công Giáo, hoặc tại một số quốc gia có đông người Công Giáo, như Pháp, Romania, Poland, Slovakia, Croatia…. Các hoàn cảnh ấy được trình bầy chi tiết theo từng quốc gia. Chúng tôi đã có thể miêu tả các biện pháp Quốc Xã xử dụng để tiêu diệt toàn bộ dân tôc Do-Thái”. Hàm ý của cả Riegner lẫn Cornwell trong vụ này là đức Piô XII biết rất rõ nội dung của “Giải Pháp Chung Cuộc”. Thực ra vấn đề không hẳn như thế. Vì đã từ lâu, không thể nào kiểm chứng được sự thật khách quan của rất nhiều tin tức hoặc tuyên bố. Chắc chắn đến tận cuối Thế Chiến II, ngài mới biết rõ những tội ác rùng rợn nhằm vào hàng triệu người Do-Thái. Thực thế, thời chiến, tin đồn rất nhiều và đôi khi những tin đồn ấy hoặc thiếu nền tảng hoặc ít nhất cũng phần lớn phóng đại. Một thí dụ điển hình là trường hợp trong đó, Lord Selborne, bộ trưởng kinh tế chiến tranh và quản trị viên các chiến dịch đặc biệt, đã nói với một kháng chiến quân Ba-Lan năm 1943 như sau: “Trong Thế Chiến I, tin đồn loan truyền khắp Âu Châu cho rằng lính Ðức khoái trá giữ chân các trẻ nhỏ và đùa dỡn đập đầu các trẻ nhỏ này. Dĩ nhiên chúng tôi biết những tin đồn ấy không đúng sự thật, nhưng chúng tôi đâu có làm gì để nói ngược lại. Những tin đồn ấy quá tốt đối với tinh thần dân chúng chúng tôi”. Như trên đã trình bày, chính các nhà lãnh đạo cộng đồng Do-Thái tại Ðức cũng không lượng giá được các tin đồn ấy, nên số lớn đồng đạo của họ sau khi trốn thoát khỏi Ðức, đã quay trở lại để rồi bị chết thảm.

Giảm cấp hay không giảm cấp nạn Diệt Chủng

Cornwell cho rằng đức Piô XII im hơi lặng tiếng trước hoạ Diệt Chủng Do Thái. Tuy nhiên, ngài liên tiếp lên tiếng kết án những kẻ bất công bách hại và giết người chỉ nguyên vì lý do họ thuộc về một quốc gia hay một tộc người nào đó. Tộc người nào được đức Piô XII nói đến đây nếu không phải là Do-Thái? Ðiều ấy được cả thế giới tự do lúc ấy hiểu nên đã có rất nhiều bài báo ca ngợi đức giáo hoàng vì những gì ngài nói cho người Do-Thái cũng như những gì ngài nói về bọn Quốc Xã. Bọn chúng điên cuồng công kích nội dung ngài nói trong diễn văn Giáng Sinh năm 1942. Chúng phát biểu có ghi chép như sau: ‘Ở đây, ông ta (đức giáo hoàng) kết án mọi điều chúng ta chủ trương và ông ta đã biến mình thành cái loa tuyên truyền cho bọn Do-Thái con buôn chiến tranh’. Sở dĩ trong bài diễn văn này, đức Piô XII nói về “hàng trăm ngàn” nạn nhân, là vì lúc ấy không có chứng cớ gì là con số nạn nhân sẽ lên đến, hay sắp sửa lên đến, hàng triệu người. Cornwell kết tội ngài giảm cấp nạn Diệt Chủng. Ông ta đâu có xét đến điều người ta biết lúc ấy.

Ðức giáo hoàng không nhắc đích danh người Do-Thái vì những lý do rất đúng. Sau khi công bố tông thư Mit brennender Sorge, trong đó chủ nghĩa chủng tộc một lần nữa bị kết án (nó đã từng bị Thánh Bộ Tín lý ra nghị định kết án năm 1928: “Giáo Hội lên án gắt gao điều ngày nay được mệnh danh là chủ nghĩa bài Do-Thái”), việc bách hại người Do-Thái không những không bị ngưng mà còn gia tăng. Khi các giám mục Hòa Lan công khai phản đối vào tháng 7 năm 1942 việc trục xuất các công dân Do-Thái của họ, thì việc trục xuất ấy được tăng nhịp độ và nới rộng đến những người Do-Thái đã trở lại đạo Công Giáo. Khi giám mục Munster, Clemens August von Galen, muốn lên tiếng chống lại việc bách hại người Do-Thái tại Ðức, các trưởng lão Do-Thái trong địa phận ngài khẩn khoản xin ngài đừng làm như thế bởi điều ấy chỉ tổ gây hại cho họ. Một số hội đồng giám mục, mà trước hết là hội đồng giám mục Ba-Lan khẩn trương yêu cầu đức Piô XII đừng công khai kết án việc bách hại người Ba-Lan và người Do-Thái vì điều ấy không cứu được mạng ai mà còn gia tăng việc bách hại.

Những hoàn cảnh ấy cần phải được lưu ý khi phê phán trung thực tác phong của đức Piô XII. Ngài có cùng một chủ trương như Hồng Thập Tự Quốc Tế: to tiếng phản đối chẳng thực hiện được gì và chỉ gây hại. Hội Ðồng Ðại Kết các Giáo Hội vừa được khai sinh lúc ấy, đặt trụ sở tại Thụy Sĩ, cũng đạt tới một kết luận như thế. Phương thế duy nhất cứu được người Do-Thái, vì vậy, phải là bí mật nhưng có hiệu quả cho họ nơi nương náu, cung cấp thực phẩm và quần áo, và di chuyển họ tới các nước trung lập. Ðức Piô XII đã làm việc ấy một các không chính phủ nào hay tổ chức nào có thể sánh được, như chính nhiều giới chức và cá nhân Do-Thái đã chứng thực.

(còn tiếp)
 
Thông Báo
Phân Ưu với thân quyến và DCCT: Lm Vũ Minh Nghiễm đã tạ thế
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
12:07 18/11/2008

PHÂN ƯU



Được tin
Linh mục GIOAN BAOTIXITA VŨ MINH NGHIỄM, DCCT
Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1919, tại Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam,
vừa được Chúa gọi về lúc 7:25 tối thứ Bảy, ngày 15 tháng 11 năm 2008,
tại Tu Viện Thánh Giêrađô, Baldwin Park, California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 89 tuổi.

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Tư và Thứ Năm (19/11-20/11): từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối
Thăm Viếng, Cầu Nguyện, và Thánh Lễ (7:00 PM)
Địa Điểm: Tu Viện Thánh Giêrađô
3452 N. Big Dalton Ave. Baldwin Park, CA 91706
Điện thoại: 626-851-9020; hoặc 562-595-3904

Thư Sáu (21/11): từ 7 giờ tối đến 10 giờ tối
Thăm Viếng, Cầu Nguyện, và Thánh Lễ (8:00 PM)
Điạ Điểm:Nhà Thờ St. Christopher
626 S. Glendora Ave. West Covina, CA 91790
Điện thoại: 626-960-1805

Thứ Bảy (22/11): Thánh Lễ An Táng lúc 10:00 Sáng
Địa Điểm:Nhà Thờ St. Christopher
626 S. Glendora Ave. West Covina, CA 91790
Điện thoại: 626-960-1805

Linh cửu sẽ được an táng tại: Nghĩa Trang Queen of Heaven
2161 South Fullerton Rd. Rowland Heights, CA 91748
Điện thoại: 626-964-1291

Xin thành kính phân ưu với thân quyến và Dòng Chúa Cứu Thế.

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cha Cố Gioan Baotixita về hưởng Thánh Nhan Chúa
và trả công bội hậu cho ngài trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh.

Kính xin quý Linh mục và Cộng đồng Dân Chúa LĐCGVNHK
hiệp dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.

Thành kính,

Chủ tịch LĐCGVNHK
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Bên Suối
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
00:18 18/11/2008

THU BÊN SUỐI



Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.

Cảnh thu mây nước gọi mời

Tình thu rực rỡ một trời yêu thương.

(Trích thơ của Nam Phong)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền