Ngày 15-11-2011
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nepal: Người Công giáo mở trường cho nhóm người bản địa bị gạt bên lề
Nguyễn Trọng Đa
09:32 15/11/2011
Nepal: Người Công giáo mở trường cho nhóm người bản địa bị gạt bên lề

Kathmandu - "Học để chu toàn cuộc sống" là phương châm của Navodaya, trường học Công giáo mới được mở để phục vụ nhóm dân Chepang, một trong những nhóm người bản địa nghèo nhất và ở vùng núi xa xôi của Nepal.

Được khánh thành ngày 12-11, bởi Đức Cha Anthony Sharma, Giám mục Giáo phận Kathmandu, trường học nằm ở huyện Chitwan (miền trung Nepal) và được xây dựng, nhờ sự đóng góp của các hiệp hội địa phương và nước ngoài. Trong các hiệp hội nước ngoài, có ‘Trung tâm Hợp tác Phát triển của Ý’ (Centro di Cooperazione Sviluppo Italia, CCS Italia). Hiện nay, 173 học sinh đã đăng ký nhập học.

Nhóm dân Chepang là một trong 59 nhóm người bản địa của Nepal. Cộng đồng này có khoảng 52.000 người, sống ở một số vùng núi khó tiếp cận nhất của đất nước, ở độ cao 4.500 mét trên mực nước biển, xa các thành phố và các tuyến đường chính, với 70% tỉ lệ học sinh bỏ học. Họ sống nhờ rừng và các sản phẩm của rừng.

Trong những năm gần đây, một vài gia đình đã bỏ lại đằng sau lối sống du mục truyền thống của họ, tìm việc làm là công nhân trang trại. Tuy nhiên, đất đai và thời tiết chỉ cho phép canh tác theo mùa mà thôi.

Trong thời gian còn lại trong năm, người dân Chepang sống nhờ ăn trái cây rừng, đánh cá và săn bắn. Trẻ em thường giúp cha mẹ trong công việc đồng áng, và không thể đi học.

Hiệu trưởng của trường Navodaya, ông Chirendra Satyal, hy vọng rằng trường học này có thể giúp đỡ cộng đồng được giải phóng và tiến bộ hơn. Đến nay, chỉ có một vài chục bạn trẻ có thể học tại các trường công lập, xa nơi định cư truyền thống của người Chepang khoảng 15 giờ đi ôtô.

Trường Navodaya được thiết lập để giúp đỡ các cộng đồng bị gạt bên lề như thế, và các em học sinh được ở nội trú và học hành miễn phí.

Cộng đồng Công giáo Nepal có khoảng 10.000 người (bằng 0,10% tổng dân số Nepal).

Giáo hội Công giáo đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, và điều hành 31 cơ sở giáo dục, trong đó có tám cơ sở ở Kathmandu, với khoảng 65 linh mục, 17 nam tu sĩ và hơn 160 nữ tu. (AsiaNews 14-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Indonesia: Thị trưởng Bogor vi phạm luật khi ngăn đường đi tới nhà thờ Tin lành Yasmin
Phạm Kim An
09:35 15/11/2011
Indonesia: Thị trưởng Bogor vi phạm luật khi ngăn đường đi tới nhà thờ Tin lành Yasmin

Bogor – Các tín hữu Tin lành Bogor cử hành nhóm hội Chủ nhật tại nhà một tín hữu ngày 13-11. Sau lệnh cấm tụ họp tại nhà thờ, các thành viên của Hội thánh Yasmin (KGI) không được phép tổ chức nhóm hội ngày Chủ nhật trên đường phố. Bất chấp các lời chỉ trích và sự chú ý của cộng đồng quốc tế về vụ này, Thị trưởng của Bogor, ông Diano Budiarto, tiếp tục từ chối nhượng bộ công luận và lệnh toà án.

Trong hành động mới nhất của mình, ông đã vượt quá thẩm quyền của mình, và ngăn chặn tất cả các con đường dẫn đến nhà thờ Yasmin. Tuy nhiên, khoảng hơn chục nhân viên an ninh mặc thường phục và cảnh sát mặc đồng phục không ngăn cản các phần tử cực đoan chống Kitô giáo, khi những người này ngăn chặn một đường dẫn đến nơi thờ phượng. Cuối cùng, các tín hữu Kitô giáo đi đến nhà của một giáo dân để cử hành nhóm hội Chủ nhật.

Đây là lần đầu tiên xảy ra vụ này trong nhiều tháng qua, kể từ khi ông Budiarto quyết định đóng băng việc xây dựng nhà thờ, mặc dù thực tế là cộng đoàn Tin lành đã có tất cả các giấy phép.

Trong một tin gửi đến hãng tin AsiaNews, một phát ngôn viên của Hội thánh Yasmin (KGI), luật sư Bona Sigalingging, nói rằng việc phản đối xây dựng nhà thờ phát xuất từ ‘Diễn đàn Truyền thông Indonesia Hồi giáo’ (Forkami), một tổ chức do Ahmad Iman, một người cực đoan địa phương, đứng đầu.

Trong một số bài phát biểu hung hăng chống lại Hội thánh Yasmin, ông Ahmad Imam cho rằng các nhà lãnh đạo của Hội thánh Yasmin đã giả mạo chữ ký của nhiều người dân trong đơn xin giấy phép xây dựng, để theo đuổi mục tiêu xây dựng nhà thờ của họ.

Tại Indonesia, một giấy phép xây dựng là cần thiết, và đòi hỏi một số lượng nhất định chữ ký của cư dân địa phương, trước khi giấy phép được cấp.

Luật sư Sigalingging bác bỏ cáo buộc này. Ông nói: “Lời cáo buộc này là sai lầm".

‘Quỹ Trợ giúp pháp lý Indonesia’ dự kiến cũng sẽ hành động. Chủ tịch của Quỹ, ông Todung Mulya Lubis, một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực nhân quyền, đã viết thư cho Tổng thống Yudhoyono, yêu cầu ông thi hành các đặc quyền hiến pháp của mình và bảo vệ luật pháp.

Đã đến lúc "Ngài Tổng thống áp dụng luật mà không cần các ưu đãi theo quy định của hiến pháp, và mọi công dân phải tuân thủ theo luật".

Ông Lubis nói thêm, Hội thánh Yasmin đang trong tình trạng tuyệt vọng, bởi vì lệnh của tòa án đã bị bỏ qua, khi sử dụng các phương tiện pháp lý khác nhau, để thu hồi giấy phép cho xây dựng, và rằng thị trưởng cúi mình theo đuổi cách thức của mình, bất chấp điều gì xảy ra.

Ông Lubis viết trong thư: “Thưa Tổng thống, Ngài là niềm hy vọng cuối cùng cho Hội thánh Yasmin nhìn thấy quyền của mình được tôn trọng”. (AsiaNews 14-11-2011)

Phạm Kim An
 
Trung Quốc: Sách Kinh Thánh và sách Hạnh Đức Bà trong thập niên 1930 được phát hiện tại giáo xứ duy nhất của Tây Tạng
Nguyễn Trọng Đa
09:37 15/11/2011
Trung Quốc: Sách Kinh Thánh và sách Hạnh Đức Bà trong thập niên 1930 được phát hiện tại giáo xứ duy nhất của Tây Tạng

Tây Tạng - Sách Kinh Thánh và sách Hạnh Đức Bà bằng tiếng Tây Tạng đã được phát hiện gần đây, trong điều kiện rất tốt, tại giáo xứ Công giáo duy nhất ở Tây Tạng, là giáo xứ Mang Kang (hoặc Shang Yan Jing).

Theo tin tức của Hội Đức tin ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, gửi đến hãng tin Fides, 45 sách Kinh thánh bằng tiếng Tây Tạng đã được dịch và xuất bản năm 1931, trong khi 489 sách Hạnh Đức Bà được xuất bản năm 1932.

Theo các chuyên viên, đây là các sách Công giáo duy nhất bằng tiếng Tây Tạng được bảo quản trong điều kiện hoàn hảo như vậy. Nhiều tín hữu đã yêu cầu in lại hai sách này, vốn còn hữu ích cho đời sống của Giáo Hội và sứ mạng của giáo xứ.

Nhà thờ giáo xứ Mang Kang (hoặc Shang Yan Jing) được xây dựng vào năm 1855, sau khi các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai Paris (MEP) đến sống ở Yan Jing. Phong cách kiến trúc là sự pha trộn giữa kiến trúc Hán và Tây Tạng, với hàng chục bức tranh về Đức Mẹ và Chúa Giêsu, và một cây thánh giá lớn cũng được nhìn thấy từ xa. Từ 1865 đến năm 1959, có 17 nhà truyền giáo tại Yan Jing, trong đó bảy vị chịu tử đạo cùng với 11 giáo dân địa phương. Giáo xứ đã được mở cửa trở lại vào ngày 24-12-1988.

Hiện nay, giáo xứ có một linh mục Tây Tạng làm cha quản xứ, hai nữ tu lớn tuổi, hai nữ tập sinh và 740 giáo dân. Ngày thường có hai Thánh lễ và ngày chủ nhật có ba Thánh lễ. Một bà cụ 84 tuổi trong làng đã học thuộc lòng sách Kinh thánh bằng tiếng Tây Tạng.

Theo lịch sử của đạo Công giáo Tây Tạng được trình bày bởi hội Đức tin, nhà thừa sai dòng Phanxicô, nay là Chân phước, linh mục Odorico Mattiuzzi đến từ Pordenone (1265-1331), một người cộng tác tuyệt vời của Chân Phước Giovanni da Montecorvino, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bắc Kinh, trên đường từ Bắc Kinh về phương Tây, đã đến Tây Tạng năm 1328.

Vì vậy, linh mục này trở thành người phương Tây đầu tiên đến Tây Tạng trong lịch sử Trung Hoa, và cũng là linh mục Công giáo đầu tiên đến Tây Tạng trong lịch sử đạo Công giáo Trung Hoa, và việc này đánh dấu sự khởi đầu của hơn 700 năm lịch sử đạo Công giáo ở Tây Tạng.

Chuyến đi này cũng được thuật lại trong cuốn nhật ký nổi tiếng của Ngài về sứ mạng của Ngài ở vùng Viễn Đông. Trong những năm 1603, 1633, 1640 và 1661, luôn có các nhà thừa sai Dòng Tên ở Tây Tạng, những người cố gắng truyền giáo cho Tây Tạng, nhưng không may các vị luôn bị giết chết hoặc bị trục xuất, hoặc buộc phải chạy trốn.

Năm 1707, các nhà thừa sai người Ý Dòng Vinh Sơn (CM) đã đến Tây Tạng, như được nhắc nhớ bởi một chiếc chuông lớn trong Đại Chiêu Tự (chùa Jokhang) ở Lhasa (tiếng Tây Tạng là "ngai vàng Thượng Đế"), vốn đã được linh mục Desideri, Dòng Vinh Sơn, tặng vào năm 1729.

Năm 1741, 9 thừa sai Dòng Vinh sơn đã được gửi đến các khu vực truyền giáo khác của Tây Tạng, nhưng các vị đã buộc phải rút lui năm 1745, do sự phản ứng mạnh mẽ với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Năm 1812, một thừa sai giáo dân người Hoa đầu tiên đã cố gắng truyền giáo ở Tây Tạng, nhưng đã bị trục xuất ngay lập tức.

Năm 1846, bề trên của cộng đoàn Dòng Vinh Sơn của Tổng Giáo Phận Bắc Kinh đã gửi hai nhà truyền giáo đến Tây Tạng. Năm 1861, Hạt Đại diện Tông toà Tây Tạng được thành lập. Năm 1890, đã có hơn một ngàn tín hữu Công Giáo Tây Tạng.

Năm 1920, có 776 người Công giáo ở Tây Tạng, 1.222 người Công giáo trong khu vực Tây Tạng của tỉnh Tứ Xuyên, 1.544 người Công giáo Tây Tạng tại tỉnh Vân Nam. Trong số các nhà thừa sai thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) đến Tây Tạng, và các linh mục dòng Kinh Sĩ Âu Tinh đến năm 1933, tất cả đều bị trục xuất do cuộc cách mạng văn hóa. (Agenzia Fides 14-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tiranna: Cùng đồng hành tới chân lý
Bùi Hữu Thư
19:00 15/11/2011
Tiranna, thủ đô Albanie và cuộc gặp gỡ dân ngoại Le parvis des Gentils


Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích "Quảng Trường của Người Dân Ngoại" (le Parvis des Gentils)

ROME, Thứ Ba 15 tháng 11, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích cuộc gặp gỡ "Quảng Trường Người Dân Ngoại" ở Tiranna: "Việc tìm kiếm chân lý là một con đường phải cùng di tới với nhau."

Đức Thánh Cha Benedict XVI có khẩu hiệu là "Người Hợp Tác cho Chân Lý", đã gửi một điện văn cho các tham dự viên vào cuộc đối thoại này giữa những tín hữu và ngưòi ngoại được tổ chức tại Tiranna, thủ đô nước Albanie, dưới sự bảo trợ của Hội Dồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, để tiến tới việc gặp gỡ thế giới ngoài đời."

Đức Thánh Cha coi đây là một "cơ hội quý giá" để "gặp gỡ" và "trao đổi" để "cùng đồng hành tới chân lý."

Đức Thánh Cha đã gửi điện văn của ngài tới Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng đặc trách tổ chức, qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone.

Điện văn này đã được Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Albanie, Đức Tổng Giám Mục Ramiro Molinari Ingles tuyên đọc, và đã được mọi người tiếp nhận bằng những tiếng hoan hô vui mừng.

Đức Thánh Cha đã gửi đến tất cả mọi tham dự viên lời chào thân ái bầy tỏ dấu chỉ "gần gũi" và "quan tâm."

Đức Thánh Cha Benedict XVI viết: "Những cơ hội đối thoại, những lúc gặp gỡ và trao đổi như "Quảng Trường Dân Ngoại" rất quý giá để tái lập việc cùng nhau tiến bước về chân lý."
 
Ca lên bài hòa giải, công lý và hòa bình tại Phi Châu
Bùi Hữu Thư
04:42 15/11/2011
Bénin
Một điã nhạc CD được Radio Vatican ấn hành cho thương hội đồng giám mục

ROME, thứ hai 14 tháng 11, 2011 (Le Monde vu de Rome) – « Ca lên bài hòa giải, công lý và hòa bình tại Phi Châu » là sáng kiến được Radio Vatican cổ võ và hợp tác với thượng hội đồng giám mục. Dự án này có hình thức của một điã nhạc CD, và một buổi hòa nhạc.

« Afrika tenda amani » - tiếng Swahili được phiên dịch là: « Phi Châu, hãy tạo dựng hòa bình » ,và tên của đĩa nhạc CD, được Radio Vatican phát hành nhân dịp chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Bénin, từ ngày 18 đến 20 tháng 11, 2011.

Chuyến đi này là dịp để trao gửi một lần nữa cho các giám mục và các dân nước Phi Châu « tông huấn hậu Thượng Hội Đồng của ngài », là kết quả của thượng hội đồng giám mục Phi Châu được tổ chức tại Vatican vào tháng 10 năm 2009. Tông huấn có nhan đề là: « Africae Munus ».

Sáng kiến âm nhạc có tiêu đề theo chủ đề của thượng hội đồng : « Tất cả cùng nhau cho sự hòa giải, công lý và hòa bình », và được phát hành bởi Radio Vatican và Văn Phòng Truyền Thanh và Truyền Hình Bénin (l’Office de Radiodiffusion et de Télévision du Bénin : ORTB).

Thực vậy, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khuyến khích việc tái chuyển sứ điệp về thượng hội đồng trong nền văn hóa của các quốc gia Phi Châu, và vì thế ba nhạc sĩ, Papa Wemba (người Congo), Bonga (người Angola) và Fifito (người Guinée) đã cùng ghi âm với sự cộng tác của Radio Vatican, tám bài đều theo chủ đề của thượng hội đồng (từ ngày 4 đến 25 tháng 10, 2009).

Điã nhạc này đã được sản xuất thành 5.000 bản và sẽ được tặng cho tất cả các giám mục cũng như các đài phát thanh Công Giáo của đại lục Châu Phi, trước khi được phổ biến trong quần chúng. Giám đốc đài phát thanh Vatican, cha Federico Lombardi đã tuyên bố như vậy sáng ngày hôm nay trong một buổi họp báo.

Các trích dẫn lời của hai Đức Thánh Cha Benedict XVI và Gioan Phaolô II được ghi âm theo với các tên bài hát được đăng bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Đối với linh mục Lombardi, đây là một phương cách cụ thể để hội nhập Phúc Âm vào văn hóa Phi Châu, như Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mong muốn trong dịp ngài thăm viếng Cameroun – và Angola – năm 2009.

Cha khẳng định: « Điã CD này trình bầy bằng âm nhạc ước vọng sinh hoa trái » cho thượng hội đồng. Cha tiếp: « Các bài hát, bằng các tiếng khác nhau diễn tả khát vọng của các dân nước Phi Châu là có được sự hòa giải, công lý, và hòa bình. Đây là một phương cách cụ thể để hội nhập Phúc Âm tại Phi Châu, như Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh nhân dịp chuyến viếng thăm của ngài tại Cameroun, ở Yaoundé, ngày 19 tháng Ba, 2009: 'Phi Châu đã tiếp nhận một ân sủng đặc biệt là nhận biết Chúa Kitô’: đây là kết quả của việc Chúa Kitô đã đến và đã chúc lành cho chúng ta qua sự hiện diện thể lý của Người. Và các người dân Phi Châu phải kiêu hãnh! »

Cha Lombardi trích lời thi sĩ và cũng là một nhân vật trong chính quyền Sénégal tên Léopold Sedar Senghor: « Chúng ta là những người dân thích khiêu vũ, chân chúng ta tìm được sức mạnh khi dậm trên nền đất cứng » (« Lời cầu với các tấm mặt nạ », trích từ « Bài Ca trong Bóng Tối (Chants d'Ombre), 1945). Do đó, cha Lombardi nhấn mạnh, « các nhịp điệu » và « âm nhạc » được gợi hứng bởi lòng sốt mến Kitô giáo có thể « triệu tập những người dân Phi Châu», trong khi làm cho họ có cảm cảm thức như « một luồng gió sống động ».

Cha Lombardi kết luận : « Tôi cầu chúc cho tất cả quý vị nền hoà bình, công lý và hòa giải khi nghe các bài hát này. »

Ba nhạc sĩ sẽ cùng hát với các nghệ sĩ khác xứ Bénin, ngày thứ sáu 18 tháng 11 tại Cotonou, trong sân vận động René Pleven, vào buổi chiều ngày thứ nhất của chuyến đi của Đức Thánh Cha. Đức Giám Mục Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Nikola Eterovic, sẽ trợ giúp trong chương trình này. Cuộc trình diễn miễn phí và ai cũng có thể tham dự.
 
Khoa học không được phép làm tổn thương nhân phẩm
Jos. Tú Nạc, NMS
08:05 15/11/2011
VATICAN (News.VA) – ĐTC Benedict XVI đã gặp gỡ các đại biểu tham dự Hội nghị Quốc tế “Tế bào gốc trưởng thành: Khoa học và tương lai của con người và văn hóa”, được bảo trợ bởi Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Trong bài phát biểu của Ngài, Đức Thánh Cha đã đề cập đến “những đóng góp thích đáng” khoa học có thể tạo để thăng tiến và bảo vệ phẩm cách con người. Đồng thời, Ngài muốn các nhà khoa học phải lưu tâm đến những mối liên hệ về đạo đức trong việc dấn thân nghiên cứu của họ, để nhân phẩm bất khả xâm của mỗi sự sống con người không bao giờ bị tổn thương.

Dưới đây là toàn văn những nhận xét của Đức Thánh Cha:

Quý Giám mục Anh Em thân mến, thưa Quý vị, Quý khách ưu tú,

Các bạn thân mến, tôi muốn được cảm ơn Hồng y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo hoàng, về những lời thân thiện của ngài và cho sự thăng tiến Hội nghị quốc tế về tế bào gốc trưởng thành: Khoa học và tương lai của con người và văn hóa. Tôi cũng gửi đến Tổng Giám mục Zygmunt Zimowsky, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Pastoral Care of Health Workers; và Giám mục Ignacio Carrasco de Paula, chủ tịch Pontifical Academy for Life về những đóng góp của quý ngài cho sự cố gắng đặc biệt này. Một lời đặc biệt của lòng biết ơn đến quý ân nhân về những ủng hộ của quý vị đã tạo sự kiện có thể này, trong nhận xét này, tôi muốn bày tỏ sự cảm kích của Tòa Thánh về tất cả những công việc đã hoàn thành. Bằng những tổ chức khác nhau, thúc đẩy giai đoạn đầu công trình thuộc tính văn hóa và được hình thành nhắm vào công trình nghiên cứu khoa học hàng đầu được chứng minh về tế bào gốc trưởng thành và khảo sát những ẩn ý về phạm trù văn hóa, đạo đức và nhân loại về cách sử dụng chúng.

Công trình nghiên cứu khoa học đã cung cấp một cơ hội đáng kể để khảo sát điều kỳ diệu của vũ trụ, phức tạp của tự nhiên và vẻ đẹp đặc trưng của sự sống, bao gồm sự sống con người. Nhưng từ khi sự sống của con người được phú cho với linh hồn bất tử và được sáng tạo trong hình ảnh giống như Thiên Chúa. Có sự mở rộng sự tồn tại của con người nằm bên kia những giới hạn của những gì mà khoa học tự nhiên có khả năng tìm ra bản chất dẫn đến kết quả. Nếu vượt qua những giới hạn này, có một rủi ro nghiêm trọng duy nhất và sự xúc phạm về sự sống con người có thể bị lệ thuộc vào những đánh giá thực dụng. Nhưng thay vào đó, những giới hạn này được trân trọng, khoa học có thể tạo ra những đóng góp thích đáng để thăng tiến và bảo vệ phẩm giá con người: trên thực tế ở điểm này nằm bên dưới sự ích lợi đích thực của nó. Con người, tác nhân của nghiên cứu khoa học, sẽ đôi lúc, trong bản chất sinh học của nó, hình thành đối tượng mà nó nghiên cứu. Tuy nhiên, phẩm giá siêu việt của con người luôn trao quyền cho nó để còn mãi hoa lợi thượng hạng của việc nghiên cứu khoa học và không bao giờ được làm suy giảm những phương tiện của nó. Với ý nghĩa này, những lợi ích có thể xuất hiện trong tương lai của việc nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành là rất lớn lao. Khi nó mở ra những khả năng sử dụng cho việc trị lành những căn bệnh nặng bị thoái hóa mãn tính bởi những mô bị hủy diệt và trả lại năng suất tối đa cho sự tái sinh. Việc cải thiện những biện pháp như vậy hứa hẹn sẽ tạo ra một bước tiến quan trọng trong y học, đem hy vọng tươi mới cho những người đau khổ vì bệnh tất cũng như gia đình họ. Vì lý do này, Giáo Hội tất nhiên sẵn lòng cổ vũ những người được tham gia hướng dẫn và khuyến khích ủng hộ công trình nghiên cứu có tính chất chủ yếu này, luôn với điều khoản mà nó tiến hành với lĩnh vực xem xét có thẩm quyền cho lợi ích triệt để cá nhân con người và cho lợi ích cộng đồng xã hội.

Điều khoản này tối quan trọng, năng lực tinh thần liên quan đến thực tế này thường rất ảnh hưởng đến việc đưa ta quyết định trên thế giới ngày nay là tất cả sẵn sàng thừa nhận bất cứ điều gì có mục đích là có thể xúc tiến để đạt tới kết quả mong muốn, mặc dù đầy rẫy chứng cứ những kết quả thất bại bất ngờ của tư duy. Khi kết thúc việc tìm kiếm thì điều duy nhất hiển nhiên tiếng tăm với một khám phá trị liệu cho những căn bệnh nặng bị thoái hóa, đó là sự khích lệ cho các nhà khoa học và những nhà hành pháp gạt sang một bên những phản đối thuộc phạm trù đạo đức và thúc đẩy bất cứ điều gì mà công trình nghiên cứu dường như mang đấn một triển vọng đột phá. Những người tán thành việc nghiên cứu tế bào gốc phôi bằng hy vọng và thành tựu một kết quả như vậy tạo một hậu quả sai lầm nghiêm trọng về sự phủ nhận quyền sống bất khả xâm của sự sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên. Thậm chí sự hủy diệt một sự sống con người không bao giờ được chứng minh là đúng bằng những thuật ngữ mà nó mang nhận thức đến cho người khác. Ở đây, một cách tồng quát, không có những vấn đề đạo đức như vậy phát sinh khi những tế bào gốc được lấy từ những mô của cơ quan trưởng thành, từ máu của dây rốn lúc sinh ra hoặc từ những bào thai của người chết vì những nguyên nhân tự nhiên (Congregation for the Doctrine of the Faith, Instruction Dignitas Personae, 32). Nó bắt nguồn từ cuộc đối thoại giữa khoa học và đạo đức thuộc tầm quan trọng vĩ mô để bảo đảm rằng những tiến bộ y học không bao giờ được tiến đến sự tổn thất của con người mà không chấp nhận được. Giáo hội đóng góp cuộc đối thoại này bằng sự giúp đỡ để hính thành những lương tâm đi theo đúng với lý do đúng đắn và trong ánh sáng của chân lý được giãi bày. Vậy bằng việc thực hiện truy tìm của nó, không được cản trở sự tiến bộ của khoa học, mà trái lại để hướng dẫn nó bằng một khuynh hướng thành công và lợi ích mỹ mãn cho nhân loại. Quả thật, đó là niềm tin vững chắc của nó mà mỗi con người, bao gồm cả khoa học, “không chỉ được chấp nhận và được tôn trọng bởi đức tin, mà cũng còn được thanh tẩy, được đề cao và hoàn thiện (ibid 7). Bằng đường lối này, khoa học có thể được trợ giúp để phục vụ ích lợi chung cho tất cả loài người, với một sự quan tâm đặc biệt cho những người yếu đuối nhất và những người đễ bị tổn thương nhất.

Từ mối quan tâm của những người thiếu phương tiện bảo vệ, Giáo Hội không chỉ nghĩ đến những thai nhi mà còn đối với những ai thiếu thốn cơ hội tiếp cận dễ dàng với phương pháp trị liệu y học đắt tiền. Bệnh tật không ưu ái con người, và sự công bằng yêu cầu rằng mọi nỗ lực được xúc tiến những thành công của việc nghiên cứu khoa học vào cách sắp xếp của tất cả mọi người đều được quyền mang lại lợi ích cho họ, bất kể đến phương tiện của họ. Ngoài ra, những chú ý thận trọng về đạo đức một cách thuần túy có những vấn đề thuộc bản chất chính trị, xã hội và kinh tế mà cần phải được hết sức quan tâm để bảo đảm rằng những tiến bộ trong y bước đi tay trong tay với sự cung cấp công bằng, hợp lý của những dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ở đây Giáo Hội có thể đưa ra sự giúp đỡ cụ thể qua sứ vụ tông đồ chăm sóc sức khỏe bao quát của mình, hoạt động ở rất nhiều quốc gia xuyên thế giới. Các bạn thân mến, để kết luận những nhận xét của tôi, tôi muốn quả quyết với các bạn về một hồi ức đặc biệt trong lời nguyện và tôi phó thác vào sự bảo trợ của Mẹ Maria, Salus Infirmorum , cho tất cả mọi người làm việc vất vả để đem đến sự lành lặn và hy vọng cho người đau khổ. Tôi cầu nguyện cho sự tận tụy của các bạn với công trình nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành sẽ mang lại đại phúc cho tương lai con người và sự phong phú chân thực đối với nền văn hó của nó. Thưa các bạn, gia đình các bạn và những người cộng tác của các bạn, cũng như tất cả những bệnh nhân, những người được quyền mang đến lợi ích từ khả năng chuyên môn cao thượng của các bạn và những kết quả từ công trình của các bạn, tôi hân hạnh được ban Phép Lành Giáo hoàng của tôi. Chân thành cảm ơn.
 
ĐTC: Lòng nhân từ - món quà thiết yếu
Jos. Tú Nạc, NMS
08:06 15/11/2011
VATICAN (News.VA) – “Thiên Chúa mời mọi người đến với sự sống và ban tặng một tài năng, cùng lúc giao phó một sứ vụ,” là lòng nhân từ. Đó là lời của ĐTC Benedict XVI trước khi cử hành Kinh Truyền Tin tại Công trường Thánh Phê-rô ngày 13/ 11. Đức Thánh Cha đã nhắc nhở những người quy tụ vào Chúa Nhật “lòng nhân từ là điều thiện căn bản mà không ai có thể thiếu để thực hiện, và thiếu nó tất cả những món quà khác đều trở nên vô ích.” Ngài nói thêm rằng “bằng việc thực thi lòng nhân từ chúng ta mới có thể tham dự vào niềm hân hoan của Thiên Chúa chúng ta.”

Trong lúc phát biểu, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh về sự tồn tại ở thế gian được định giá bởi cuộc sống của chúng ta không là vĩnh viễn mà chỉ sống như “một chuyến hành hương,” và chúng ta nên lưu lại trong ánh mắt chúng ta hằn lên một mục đích cuối cùng, Thiên Chúa người mà tạo ra chúng ta.

Hồi tưởng Tin Mừng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha cũng nối tiếp đề tài về lòng nhân từ và chú giải rằng đó là sứ vụ của chúng ta để dùng những năng khiếu của chúng ta dành điều thiện cho tha nhân.

“Bài Tin Mừng hôm nay, dụ ngôn về những năng khiếu, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta đáp lại với lòng biết ơn về những món quà chúng ta đã nhận và chúng ta đã dùng một cách khôn ngoan cho sự phát triển của Vương Quốc Thiên Chúa. Xin những lời này luôn ban cho chúng ta sự biến đổi tâm hồn và tâm trí sâu sắc hơn và một sự hỗ tương hiện hữu trong việc phục vụ cho tất cả anh chị em chúng ta.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã có những lời chào riêng biệt bằng một số ngôn ngữ.

Bằng tiếng Đức, Đức Thánh Cha đã nói đến ân phúc của linh mục tử vì đạo Carl Lumpert ở Dornbirn, người mà đã gọi nó “trong thời kỳ đen tối của Xã hội chủ nghĩa Dân tộc.”

Nói bằng tiếng Ý, Đưc Thánh Cha cũng đã lưu ý đó là Ngày Đại tháo đường Thế giới, và cầu nguyện cho những ai mắc phải chứng bệnh này.

Gửi lời chào bằng tiếng Ba Lan, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng vào ngày 13 tháng Mười Một này Giáo Hội Ba Lan tưởng niệm Ngày Đoàn kết cho giáo hội bị khủng bố mà năm nay cụ thể cho giáo hội Sudan.

Kết luận bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha đã mời giáo dân cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Benin sắp tới của Ngài và kêu gọi đoàn kết với những người phụng sự cho hòa bình, công lý và hòa giải trên lục địa Phi châu.
 
Top Stories
Les questions environnementales dominent la rencontre des épiscopats japonais et sud-coréen
Eglises d'Asie
10:53 15/11/2011
Pour leur XVIIème rencontre, les évêques catholiques du Japon et de Corée du Sud avaient prévu de se réunir à Kanazawa, dans le diocèse de Nagoya, au centre du Honshu, mais le tremblement de terre du 11 mars dernier et la catastrophe qui s’en est suivie les a amenés à déplacer le lieu de leur rencontre à Sendai, au cœur de la région sinistrée du Tohoku. Outre les questions liées à l’aide apportée aux populations sinistrées, les entretiens entre les deux épiscopats ont largement porté sur les questions environnementales.

Lancées en 1995, organisées alternativement dans l’un ou l’autre pays, les rencontres annuelles entre les évêques catholiques de Corée et du Japon s’inscrivent dans une démarche de réconciliation entre ces deux nations qui partagent une histoire contemporaine encore marquée par les blessures de la colonisation et de la guerre. Au fil des années, les évêques ont su établir des liens de confiance et n’ont jamais hésité à se saisir de sujets de société sensibles, tels, par exemple, l’accueil des migrants (en 2008) ou le suicide (en 2010) (1), leurs échanges étant nourris de leurs expériences respectives dans un contexte social en partie semblable (une économie développée) mais un environnement religieux assez différent (si le christianisme est fortement implanté en Corée du Sud, les Eglises chrétiennes constituent une très petite minorité au Japon).

Cette année, du 11 au 13 novembre, vingt évêques sud-coréens ont fait le déplacement à Sendai pour rencontrer dix-sept de leurs pairs japonais. Etant donné les circonstances, la catastrophe du 11 mars dernier était au centre des débats. La partie japonaise a certes remercié l’Eglise de Corée du Sud pour le soutien apporté dans les jours et les semaines qui ont suivi le tremblement de terre, notamment pour l’envoi de volontaires, mais la rencontre a été dominée par la prise de position que venaient de prendre, la veille, les évêques japonais en appelant leur pays à sortir du nucléaire. Le 10 novembre, l’Eglise du Japon a en effet demandé au gouvernement japonais de fermer les centrales nucléaires du pays, la tragédie créée par l’accident de la centrale de Fukushima Daiichi ne devant plus jamais se reproduire (2).

Les rencontres entre les deux épiscopats se déroulant à huis clos, aucune réaction des évêques sud-coréens à la prise de position japonaise n’a filtré. Les évêques sud-coréens ont toutefois expliqué à leurs confrères japonais les raisons de leur engagement dans l’opposition au projet de « Réaménagement des quatre fleuves », un gigantesque programme gouvernemental consistant à draguer le lit des quatre fleuves principaux de Corée et à y construire des barrages et des centrales hydroélectriques (3). Les adversaires de ce projet dénoncent des atteintes irréversibles à l’environnement et à l’écosystème des fleuves, et les catholiques, qui sont parmi les opposants les plus résolus à ce projet, ont entraîné à leur suite des représentants d’autres religions. Sur la question nucléaire, les évêques sud-coréens n’ont cependant pas été très présents, à quelques exceptions près (4).

Avant de se séparer et de prendre date pour la rencontre de l’année prochaine qui aura lieu en Corée du Sud, les évêques des deux pays ont convenu de la nécessité de poursuivre leurs échanges sur les questions environnementales, celles-ci étant actuellement au cœur des choix de société qui se posent aussi bien au Japon qu’en Corée du Sud.

Dans les deux pays, la réponse des gouvernements au fait que leurs deux nations doivent importer la quasi-totalité de leurs ressources énergétiques a été le choix du nucléaire civil. Aujourd’hui, la proportion de l’électricité d’origine nucléaire dans les deux pays est similaire : 33 % en Corée du Sud (avec 21 réacteurs en activité et cinq autres en construction) et 30 % au Japon (avant l’accident de Fukushima, 54 réacteurs fonctionnaient dans l’archipel). Dans l’un et l’autre pays, le mouvement des anti-nucléaires était, jusqu’à aujourd’hui, relativement faible (mises à part des réactions localement fortes des populations en Corée du Sud face à des projets d’implantation de nouvelles centrales ou de centres de stockage des déchets radioactifs (5)). Et, dans les deux pays, les industriels ont beaucoup investi pour maîtriser la filière nucléaire de manière à proposer leurs centrales à l’exportation.

Dans le contexte de l’après-Fukushima, où le choix du nucléaire est de plus en plus nettement remis en cause par une partie de l’opinion publique des deux pays, les évêques de l’Eglise du Japon et de Corée du Sud tiennent à faire entendre leur voix.

(1) Voir la dépêche EDA du 1er décembre 2008 http: //eglasie.mepasie.org/divers-horizons/pour-leur-rencontre-annuelle-les-episcopats-sud et du 18 novembre 2010 : http://eglasie.mepasie.org/divers-horizons/inquietude-des-eveques-japonais-et-sud-coreens-dont-les-pays-se-partagent-des-taux-de-suicide-record
(2) Voir la dépêche EDA du 10 novembre 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/japon/les-eveques-catholiques-demandent-au-gouvernement-de-sortir-du-nucleaire
(3) Voir notamment la dépêche EDA du 22 juin 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/coree-du-sud/nouvelle-mobilisation-de-l2019eglise-catholique-contre-le-projet-des-quatre-fleuves
(4) Voir notamment la dépêche EDA du 4 avril 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/coree-du-sud/depuis-la-catastrophe-de-fukushima-les-chretiens-manifestent-plus-que-jamais-contre-le-nucleaire
(5) Voir la dépêche EDA du 1er septembre 1996 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/coree-du-sud/kwangju-un-pretre-et-deux-militants-catholiques et celle du 16 décembre 2003 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/coree-du-sud/une-paroisse-catholique-se-mobilise-et-devient-le.

(Source: Eglises d'Asie, 15 novembre 2011)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đồng hương Melbourne, Australia chú ý: Đêm Thắp Nến cầu nguyện hiệp thông với Thái Hà và Giáo Hội Việt Nam
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
08:06 15/11/2011
Australian Vietnamese Christian Association Inc.
Dân Chúa Úc Châu Catholic Magazine

715 Sydney Rd, Brunswick, VIC 3056
Tel: 9384-1947 Fax: 9386-3326



Melbourne, Thứ Ba, 15/11/2011

THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN

Để bày tỏ sự hiệp thông cùng Giáo Xứ Thái Hà và Giáo Hội Việt Nam và được sự hỗ trợ cổ suý của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Melbourne, Dân Chúa Úc Châu phối hợp với một số đoàn thể đứng ra tổ chức một Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Hiệp thông với Giáo Hội Việt nam:

Thời điểm: Tối thứ Bảy, Ngày 19 Tháng 11 Năm 2011 lúc 7:00 tối và kết thúc vào lúc 9 giờ 00 tối cùng ngày.

Địa điểm: Parliament House, góc đường Spring và Bourke Street (Bên cạnh Ga Xe Lửa Parliament).

Xin kính mời quý vị lãnh đạo các tôn giáo, qúy Hội Đoàn, đồng hương và ông bà anh chị em bớt chút thì giờ tới tham dự Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện để hiệp thông với Giáo Hội quê nhà. Xin quý vị, nếu có thể mang theo một cây đèn cầy cho Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện.

Mọi thắc mắc về Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện, xin liên lạc: Anh Nguyễn Ngọc Trúc, ĐT 0418 926 986 và anh Châu Xuân Hùng, ĐT 0411 806 848


Trân trọng kính mời,
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng
Chủ Nhiệm Dân Chúa Úc Châu
 
Văn Hóa
Lá thư Canada: Xin Tạ Ơn
Trà Lũ
14:56 15/11/2011
Lá thư Canada: Xin Tạ Ơn

Thượng tuần Tháng Mười, thời gian thu hoạch các nông sản và rừng cây xanh bắt đầu đổi mầu, Canada mừng Lễ Tạ Ơn Thanksgiving. Làng tôi đã tới xứ đạo Cha Paolo mừng lễ này rất trọng thể. Cụ Chánh dẫn cả làng đến nhà thờ để bày tỏ lòng nhớ ơn. Các cụ còn nhớ Cha Paolo của chúng tôi chứ? Cha và xứ đạo của cha năm xưa đã đứng ra bảo lãnh gia đình cụ Chánh từ trại tỵ nạn ĐNA sang Canada ấy mà. Thời gian đi nhanh vậy đó, mới đó mà đã 30 năm. Cả nhà thờ Cha Paolo đã tiếp rước làng tôi rất nồng hậu. Làng được mời ngồi hàng ghế danh dự. Trong thánh lễ Cha Paolo đã nói về ý nghĩa Lễ Tạ Ơn, và đã nhắc đến gia đình Cụ Chánh. Cha bảo cha đã làm cha chánh xứ nhiều năm, đã phụ trách nhiều họ đạo, đã quen biết nhiều người, nhưng chưa có gia đình nào mà Cha gắn bó và thân thiết như gia đình Cụ chánh. Trong lễ có phần giáo dân dâng lễ vật. Cụ Chánh và Chị Ba Biên Hòa được mời phụ trách việc này. Lễ vật đã được chuẩn bị từ trước. Cụ Chánh mang một khay bí đỏ, Chị Ba mang một khay bắp ngô. Cha Paolo đã tiếp nhận lễ vật và để lên bàn thờ. Cụ Chánh tay mang lễ vật mà nước mắt ròng ròng. Cuối lễ Cụ Chánh được mời phát biểu ý kiến. Cụ đã ở Canada tròn 30 năm nên tiếng Anh của Cụ trôi chảy trừ cái giọng. Cụ đã nói tiếng Anh với cái giọng VN, nhưng cả nhà thờ đều hiểu hết.

Đại ý Cụ xin tạ ơn Cha Paolo và giáo xứ đã bảo trợ, đã mang gia đình cụ từ đáy vực sâu lên cõi thiên đàng Canada. Cụ tạ ơn đất nước này đã cho cụ và gia đình cu được no ấm mọi bề. Cụ bảo trong ngôn ngữ nước Canada không hề có chữ ‘đói khát’ và ‘rách rưới’. Cả nhà thờ vỗ tay râm ran vì cụ nói đúng qúa. Ỡ cõi thiên thai này ban đêm ngủ rất ngon giấc vì không bao giờ bị cảnh sát đến gõ cửa mang đi. Cõi Canada này là cõi ước mơ của bao nhiêu người, vì báo chí vừa cho biết hiện nay những người nộp đơn xin đến đây đã lên tới con số một triệu.

Cụ Chánh đã làm cả nhà thờ cảm động. Ai cũng đến bắt tay Cụ trước khi ra về. Sau lễ, làng tôi được Cha Paolo đãi tiệc trong nhà xứ. Thực đơn gồm những món đúng truyền thống Canada : gà tây bỏ lò, các loại khoai nướng , các loại bắp luộc, xúp cà chua, bánh pumkin pie, nước cam, nước táo. Cha Paolo và ban điều hành giáo xứ ngồi chen lẫn với làng tôi,vừa ăn vừa nói chuyện. Không khí thân ái vô cùng. Bao nhiêu chuyện ngày xưa được kể lại, nào lúc mới tới, nào lúc đi học tiếng Anh rồi đi xin việc, nào lúc đi làm. Chuyện nào cũng cảm động và đầy ắp ân tình. Câu chuyện nào kể xong thì hầu như đều có câu kết này : Mới đó mà đã 30 năm!

Sau buổi tiệc ở nhà xứ Cha Paolo , dân làng kéo về nhà anh John. Anh vừa mở cửa mời mọi người vào nhà vừa nói : Xong tiệc tây bây giờ đến tiệc ta. Chúng tôi biết Cụ Chánh và Cụ B.95 ăn cơm tây gà tây khoai tây không quen nên bây giờ chúng ta ăn cơm ta, canh rau nước mắm. Lời này đúng ý và hợp ý Cụ B.95 qúa. Thế là phe các bà túm nhau vào nhà bếp nấu cơm chiều. Còn phe các ông, tức các nhà quân tử, tức các hội viên hội không sợ vợ thì tụ nhau ở phòng đọc sách của anh John.

Khi các nhà quân tử vừa an tọa thì anh John nói ngay, nét mặt rất nghiêm trang : Này các bác, tôi xin bá cáo một việc rất quan trọng là tờ tuần báo Maclean’s số ra ngày 17 October vừa qua đã có một bài chửi Mỹ rất gay cấn. Nói rồi anh giơ tờ báo lên cho mọi người coi. Anh chỉ ngay vào tờ bìa : Đây là hình 2 người lính, anh bên trái áo cổ đỏ là lính Mỹ, còn anh bên phải áo cổ đen là lính Canada. Anh lính Canada đang lườm anh lính Mỹ. Ở giữa là hàng chữ lớn ghi lời anh lính Canada chửi: “ Đây là chiến thắng tạo thành nước chúng ta. Thế mà bây giờ người Mỹ đang bóp méo lịch sử . Họ bảo họ thắng chứ không phải chúng ta thắng. DAMN YANKEES.’ Phe liền ông chúng tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Chuyện gì vầy nè? Mà sao anh đã dịch câu nói của người lính Canada, tại sao anh không dich luôn hai tiếng ‘Damn Yankees’ ra tiếng Việt cho bà con nghe. Anh ngần ngừ một chút rồi mới nói : Tôi không dám dịch vì đây là tiếng chửi thề. Vì các bác ép tôi nha nên tôi xin dịch theo đúng mạch văn, hai chữ ‘Damn Yankees’ phải dịch là ‘Đ.M. tụi Mẽo !’. Biết chúng tôi chưa hiểu bao nhiêu thì anh đi vào các chi tiết. Tôi nghe anh nói mà như đang nghe những lời phát xuất từ đáy lòng lớp người di dân mang dòng máu Âu Châu xưa sang Canada lập nghiệp hồi đầu thế kỷ 19.

Anh giải thích thế này : Tuần san Maclean’s là tuần san phát hành tòan quốc Canada, nó tương đương với tờ tuần san Time bên Mỹ. Nó rất trí thức và uy tín. Trong số báo tuần vừa qua, nhà văn Peter Shawn Taylor trong ban biên tập đã viết một bài nảy lửa, chủ ý tố cáo các nhà sử học Hoa Kỳ đã bóp méo lịch sử khi viết về trận chiến 1812 giữa Hoa Kỳ và Canada. Thực ra lúc đó chưa có danh xưng là Canada mà là British North America thuộc Anh quốc với dân số chưa tới nửa triệu người.

Người Hoa Kỳ lúc đó đã ổn định và rất muốn bành trướng lên phía bắc. Họ nghĩ đây là cơ hội ngàn vàng, chiếm Canada rất dễ vì mẫu quốc Anh còn đang phải đối phó với chiến tranh bên Âu Châu, còn ở Canada thì người thưa và ở rải rác, không phòng bị. Cựu tổng thống Thomas Jefferson khuyên tổng thống đương quyền Madison rằng tiến quân lên chiếm phía bắc dễ dàng như đi diễn binh, nguyên văn : ‘ a mere matter of marching’. Chủ tịch quốc Hội Hoa Kỳ lúc đó là Henry Clay cũng đồng một luận điệu, rằng chỉ cần đoàn nghĩa quân miền Kentucky cũng đủ chiếm trọn Canada. Thế là ngày 18 tháng Sáu 1812, Hoa Kỳ chính thức tuiyên chiến với Anh Quốc và mang quân lên tấn công Canada.

Người anh hùng Canada của trận chiến mở màn này là thiếu tá nghĩa quân Joel Stone. Stone sinh ở Connecticut năm 1749 nhưng đã di cư sang Canada trong cuộc cách mạng Hoa Kỳ và định cư tại Gananoque thuộc miền đông Ontario phía sông Lawrence. Stone là di dân dưới cờ quân đội Anh . Khi cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ vừa bắt đầu, Thiếu tá Stone và đoàn nghĩa quân của ông thấy mình ở ngay giữa trận chiến. Sông Lawrence là thủy lộ tiếp liệu duy nhất của quân đội Anh nối Ontario với Ngũ Đại Hồ. Nếu thủy lộ này bị cắt thì chắc chắn quân đội Anh sẽ thua. Ông và nghĩa quân của ông đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thủy lộ quan trọng này, đoạn giữa Kingston và Windsor. Đêm 21 tháng Chín 1812, Đại Úy Benjamin Forsyth dẫn 100 lính Mỹ tinh nhuệ từ North Carolina và Virginia lên tấn công Gananoque, mục đích là cắt đường tiếp liệu của quân Anh, nhưng đã bị dân quân của Joel Stone đánh bại. Chiến thắng 1812 thật có ý nghĩa vì nó dẫn tới việc khai sinh ra nước Canada. Hiện nay Canada đang đặt chương trình mừng lễ kỷ niệm 200 năm chiến thắng 1812 với ngân sách 12 triệu đồng. Canada sẽ xây một đài kỷ niệm gần quốc hội, và sẽ mang tên người hùng Joel Stone đặt cho một công viên nơi xảy ra trận chiên ngày xưa. Canada chủ trương làm sống lại biến cố lịch sử 1812, người Hoa Kỹ cố quên nhưng người Canada quyết nhớ. Vì mấy nhà viết sử bên Hoa Kỳ cố tình quên trận chiến 1812 này nên ông nhà văn Taylor của Canada đã nổi xùng văng tục Damn Yankees là thế.

Tôi thuật lại chuyện này để các cụ đọc cho biết và cho vui chứ không hề có ý xúc phạm các cụ công dân Mỹ gốc Việt nha. Tội chết. Không dám đâu.

Cuộc xâm lăng Canada 1812 này của Hoa Kỳ còn ghi rất nhiều chuyện mà ta nên biết.

- Như khi bắt đầu cuộc xâm lăng thì đại tướng Hoa Kỳ William Hull đã viết một bài hịch khuyên dân Canada nên đầu hàng, lời lẽ rất cao ngạo, như sau :

“ Hỡi chư dân Canada, binh lực Hoa Kỳ dước quyền lãnh đạo của ta đã xâm nhập Canada và cờ Hoa Kỳ đã bay rợp đất Canada. Ta đến để bảo vệ chứ không tấn công những người dân chuộng hòa bình và không kháng cự. Hoa Kỳ đem Hòa Bình, Tự Do và An Ninh đến. Các bạn có sự chọn lựa hoặc những ân sủng này, hoặc Chiến Tranh, Nô Lệ và Tàn Phá. Các bạn hãy chọn lựa cho đúng.”

- Như việc quân đội Canada thừa thắng đã tràn xuống và chiếm được Detroit của Hoa Kỳ, không tốn một viên đạn, nhờ mưu lược tài giỏi của Tướng Isaac Brock và sự tiếp sức của ngươì Da Đỏ ngày 16.8.1812.

- Như việc tháng 11, 1812, một binh đoàn 1.700 lính Hoà Kỳ đã tiến lên trả thù, đã đánh chiếm Toronto và tàn phá thành phố này, khi đó gọi là York, thủ đô của Ontario bấy giờ.

- Như việc tháng 8, 1814, để trả thù cho cuộc đốt phá Toronto trên đây, binh đoàn Canada đã chiếm được thủ đô Washington DC, tổng thống Hoa Kỳ Madison và nội các của ông bỏ chạy hết vía. Quân đội Canada đã tàn phá thủ đô Hoa Kỳ và đốt cháy dinh tổng thống Hoa Kỳ. Khi vừa lấy lại, Hoa Kỳ đã vội vàng sơn phết những bức tường bị cháy đen bằng mầu sơn trắng. Chính vì vậy mà danh từ ‘White House’ đã ra đời.

- Như chuyện Laura Secord. Không phải là cô Laura Secord của công ty chocolates mà chủ nhân hiện nay là người Mỹ đâu. Ở đây Laura Secord là một nữ anh hùng Canada. Bà có chồng và năm con, sống ở Ontario. Chồng bà tham gia nghĩa quân đánh quân Hoa Kỳ xâm lăng lúc đó. Nghe tin chồng bị thương nặng nên bà đã ra mặt trận và đưa được chồng về nhà chăm sóc. Khi chồng vừa bình phục thì quân Mỹ ập tới và chiếm luôn đất đai nhà bà. Đêm đó bà nghe lóm được mấy sĩ quan Hoa Kỳ bàn mưu sẽ đánh úp đồn Beaver Dams, tức miền Thorold ở Ontario bây giờ, bà liền chạy bộ 32 cây số đi báo tin cho quân Canada. Bà nói một câu rất nổi tiếng vẫn còn lưu trong sách sử ‘ ‘Lính Hoa Kỳ đang kéo tới!’ The Americans are coming. Nhờ tin mật báo này mà ngày 24.6.1813, Tướng FitzGibbon cho quân mai phục với sự tiếp sức của dân Da Đỏ đánh bại quân Hoa Kỳ, bắt sống được 500 tù binh. Xin các cụ nhớ kỹ : Larra Secord trong lịch sử là nữ anh hùng Canada chứ không phải là người Hoa Kỳ nha.

Anh John kể các chuyện trên đây, mặt mũi rất hả hê. Các cụ bên Mỹ có giận anh John của làng chúng tôi không ? Kể xong chuyện người Canada chửi mấy ông viết sử Hoa Kỳ bóp méo giai đọan 1812 thì anh mới hết giận. Anh tỏ ra rất hả dạ. Rồi anh mới cười hà hà.

Chuyện anh nói hấp dẫn qúa làm tôi xém quên kể tiếp chuyện lễ Tạ Ơn ở Canada. Nơi đâu cũng bầy ê hề bắp ngô, bí ngô, khoai lang. Đây là sản phẩm nguyên thủy của người Da Đỏ. Những di dân da trắng đầu tiên đến đây vào thế kỷ 16 đã được người Da Đỏ chia sẻ cho các sản phẩm này. Bắp ngô, bí ngô, khoai lang là những biểu tượng của ngày lễ là thế. Cả nước Canada đều mừng lễ giống nhau. Riêng tại Toronto này có 2 hoạt động mà tôi cho là ý nghĩa nhất, mang dấu ấn tạ ơn sâu sắc nhất. Người dân Canada nghĩ rằng Thượng Đế đã cho họ qúa no đủ nên họ xin chia sẻ với những người chưa no đủ. Đó là hai bữa ăn nóng sốt tại Trung Tâm Good Shepperd và Trung Tâm Scott Mission. Tại trung tâm thứ nhất, người ta đã dùng tới 150 con gà tây, 225 kí lô khoai tây nghiền, 180 kí lô rau, 250 kí lô thịt để nhồi, và 250 cái bánh nướng nhân bí đỏ. 72 người đã đến tình nguyện làm việc trong nhà bếp. Hôm đó họ đã phục vụ 1.600 người. Ai đến cũng được mời ngồi vào bàn và được phục vụ như một qúy khách chứ không phải xếp hàng chờ lấy thức ăn. Đa số là những người nghèo vô gia cư. Trung tâm thứ hai, Scott Mission, cũng phục vụ tương tự như thế, tại đây còn thêm món súp cà chua nóng. Ông giám đốc Peter Duraisami cho biết trung tâm này mở cửa tiếp rước những người nghèo đã 70 năm qua. Chúng tôi vừa mời họ ăn vừa trò chuyện thân ái. Họ là những người thiếu tình thương, thiếu tiếng cười, chúng tôi cùng cười với họ. Điều này rất đúng, phải không các cụ. Các cụ cứ quan sát mà coi, những người ngồi ở vỉa đường chìa tay xin giúp đỡ thì đa số chúng ta móc túi ném mấy đồng bạc vào cái nón của họ rồi vội vã quay đi. Nào có ai ngừng lại vừa trao tiền vừa nói chuyện hỏi han và cười với họ bao giờ đâu.

Tôi nhớ có đọc ở đâu một bài báo viết về một ông cha tên Charles ở New York. Cứ sáng chủ nhật ông cha này mang một túi tiền cục, ông đến với nhóm người vô gia cư ở các ngã tư bên đường. Ai ông cũng biếu một đồng, ông đứng lại bắt tay hỏi han và cười với họ. Sáng chủ nhật nào ông cũng làm như thế. Ai cũng mê ông cha này, nhất là những người vô gia cư. Có người vô gia cư đã nói với phóng viên : Chúng tôi có phải là người cùi người hủi đâu mà tại sao ai bỏ tiền vào nón chúng tôi rồi ai cũng vội vã chạy đi ?

Các cụ thấy chưa, người nghèo vừa thiếu của vật chất vừa thiếu tình thương và sự kính trọng nữa.

À, mà tôi chưa nói hết về cái trung tâm bác ái Scott Mission. Họ mở cửa 7 ngày một tuần, mỗi ngày phục vụ bữa trưa và bữa tối, món ăn nóng và miễn phí, cho bất cứ ai ghé vào. Ngoài thức ăn, nơi đây còn có nhà tắm miễn phí, máy giặt miễn phí, quần áo tặng không, và một phòng ngủ 45 giường cũng miễn phí.

Đứng sau hai nơi bác ái này là Ngân Hàng Thực Phẩm. Họ cung cấp thực phẩm cho hai trung tâm trên đây. Những ai nghèo khó ghé đây xin thực phẩm thì cũng được tặng mỗi người một gói. Các nhà thờ ở Toronto đều có một thùng ở phía cuối. Giáo dân đi lễ thường bỏ vào đây những thực phẩm khô, hàng tuần các nhà thờ đều mang những đóng góp này tới ngân hàng thực phẩm trung ương. Nước Canada được nhiều phước lành có lẽ một phần nhờ các việc bác ái thầm lặng và dấu mặt này. Xin hết chuyện bác ái.

Tháng trước tôi có trình các cụ về việc nhiều thành phố ở đây đang chuẩn bị làm luật cấm bán vây cá mập. Lý do là vì lòng nhân đạo. Các nhà làm luật trưng ra chứng cớ mỗi năm thế giới đã giết chết 73 triệu con cá mập để lấy vây nấu súp. Trên thị trường mỗi cân vây cá gíá 600 đồng. Hiện nhóm vận động Shark Truth đã xin được 2.700 chữ ký. Chưa biết việc này rồi sẽ ra sao. Trong các buổi tiệc ở nhà hàng Tàu, trong tương lai sẽ không có súp vi cá nữa nha bà con. Cụ nào thích món này nhớ đi ăn nhiều ngay đi.

Chưa thấy Đại sứ toàn cầu Leonardo DiCaprio nói gì. Các cụ còn nhớ DiCaprio chứ? Anh tài tử đẹp trai vai chính trong phim Titanic ấy mà. Hiện anh đã được Quỹ Phúc Lợi Động Vật Quốc Tế, IFAW, bầu là đại sứ tòan cầu. Quỹ này bênh vực Voi, chống việc giết voi lấy ngà bán trên thị trường. Chắc rồi anh sẽ để mắt tới cá mập, anh sẽ không để vì một món súp mà mỗi năm người ta giết tới 73 triệu con.

Anh H.O. trong làng nghe chúng tôi nói chuyện các phong trào bảo vệ voi và cá mập, bèn xin góp vui bằng một tin thời sự về chim. Anh cười hề hề một chập rồi mới nói : Chim đây là chim súng đạn của liền ông. Tôi vừa đọc tin trên internet là ở trong nước hiện nay, chỉ trong một năm vừa qua mà thôi và chỉ ở Saigon mà thôi đã có vài chục ca ‘cắt chim’. Người cắt là các bà vợ và các người tình, người bị cắt là phe liền ông. Lý do họ cắt là vì liền ông không chịu ở dòng chính mà dám lăng nhăng ngoài luồng. Thống kê cho biết lý do cắt là vì ghen tuông. 65% bị vợ cắt, 30% bị tình nhân cắt, và 5% tình địch cắt. Tuổi nạn nhân từ 18 tới 59. Đa số nạn nhân bị cắt lúc đang ngủ. Bị cắt xong, khẩu súng hoặc bị cho vào nồi nước sôi hoặc bị ném xuống ao xuống cống. Báo chí cho biết, chỉ có liền bà VN mới dữ tợn và độc ác như vậy, chứ ở Đại Hàn trong 11 năm vừa qua chỉ có 12 trường hợp cắt chim và đều do chính nạn nhân tự cắt vì mắc bệnh tâm thần. Rồi anh H.O. đặt câu hỏi: Voi bị cắt ngà, cá mập bị cắt vây thì được bênh vực, còn liền ông VN bị cắt vốn qúy thì không được ai bênh vực, tại sao lại bất công như vậy?

Cụ B.95 nghe đến đây thì giơ tay ngăn lại. Cụ cho rằng hôm nay anh H.O. say rượu nên mới nói về những chuyện dơ dáy này. Cụ xin ông ODP đưa câu chuyện về nguồn chính, trong sạch, vui tươi và trong sáng. Ông ODP nhận lời ngay. Ông xin nói về thức ăn. Ông bảo ông mới đọc được một bài của chuyên viên đài CNN đặc trách Á Châu. Bài này nói về 20 món ăn Việt Nam tiêu biểu. Họ liệt kê như sau : Phở bò, Phở xào, Phở cuốn, Chả cá Lã Vọng, Bánh xèo, Mì Cao Lầu Hội An, Rau muống xào, Nem rán, Gỏi cuốn, Bún Bò Huế, Bún bò Nam Bộ, Bánh Khọt, Gà tần, Nộm hoa chuối, Hoa qủa dầm sữa chua, Gà nướng, Cà phê trứng, Bò lá lốt, Xôi, Bánh cuốn.

Ông ODP nói tiếp : Đọc xong danh sách 20 món mà họ cho là ngon nhất này thì tôi giật mình. Tôi giật mình vì tôi xa nước chưa tới 40 năm mà có mấy món tôi chưa hề nghe, như phở cuốn, cà phê trứng, bún bò Nam Bộ. Tôi bị mất gốc rồi chăng? Đọc tên mấy món ăn và lời giải thích thì tôi thấy đây là một danh sách có ngôn ngữ đặc Bắc Kỳ Hà Nội. Không biết danh sách này do ông Bắc Kỳ chọn hay do nhân viên CNN chọn rồi ông Bắc Kỳ phiên dịch? Rõ ràng đây là ngôn ngữ Bắc Kỳ : giá đỗ, rau diếp, rau mùi, nem rán, bún bò Nam Bộ, nộm hoa chuối, lạc giòn, rưới nước mắm, cái cốc, thịt bò rán , qủa trứng rán, thịt lợn, dưa chuột… Nhiều món tôi chưa hề được ăn nên chưa hề biết mùi vị, như phở cuốn. Xưa nay tôi mới chỉ biết phở nước và phở áp chảo, chưa hề nghe phở cuốn.

Kể đến đây xong thì ông cười hà hà. Rồi ông chuyển sang chuyện ngôn ngữ. Ông nói tiếp : Ngôn ngữ bao giờ cũng biến đổi với thời gian, đó là luật tự nhiên. Tôi mang ngôn ngữ VN trước 75 chạy ra hải ngoại, ngôn ngữ này không biến đổi nhiều nếu so với ngôn ngữ ở trong nước. Tôi biết vậy và phải chấp nhận như vậy, nhưng thấy nhiều chỗ buồn cười. Nói gì đâu xa, bây giờ đọc thư người nhà viết từ VN gửi sang, tôi thấy ai cũng viết ‘ ko’. Các bác có biết ‘ko’ là gì không? Thưa ‘ko’ là ‘không’ đấy ạ. Hay khi chê ai keo kiệt thì trong nước người ta nói là ‘trùm sò’.

Anh H.O. liền giơ tay xin góp thêm chi tiết. Anh kể anh mới về VN. Anh gặp bạn bè làng xóm, ai cũng kêu “ Gia đình chúng em ‘vất’ lắm”. Họ không nói vất vả mà chỉ nói ‘vất’ mà thôi. Hoặc khen món ăn : “món này ngon cực”. Cực là cực kỳ, là rất ngon. Hoặc ông thợ xây bảo anh phu hồ “Lấy cho tao một bao xi”. Xi đây là xi măng. Không hiểu tại sao người mình lại có khuynh hướng nói rút ngắn lại như thế. Chưa hết. Anh kể anh đến một buổi họp nghe hát. Ông trưởng ban xin anh một cái máy kích. Các bạn có biết máy kích là máy gì không? Thưa là máy kích âm, tức là cái loa.

Bà cụ B.95 nghe ông ODP nói về các món ăn thì thích lắm. Cụ bảo cái món phở cuốn thì cụ chưa hề ăn. Lạ nhỉ các bác nhỉ. Phở thì phải là phở nước chứ ai lại phở khô rồi cuốn lại bao giờ!

Rồi cụ xin anh John nói về tin thời sự Gadhafi vừa bị giết. À, tin này còn đang nóng hổi. Anh John liền kể ngay. Anh nói rành mạch trơn tru tỏ ra anh thông thạo tình hình thế giới lắm. Rằng xưa nay trong ngôn ngữ bình dân, ta dùng tiếng ‘vua’ để chỉ người đứng đầu một nước. Ông Gadhafi đứng đầu nước Lybia trong 42 năm nên tôi xin gọi là Vua Gadhafi. Trên thế giới rất ít vua tại vị lâu như ông ta. Kìa Mao Trạch Đông ( 1949-1976) làm vua nước Tàu có 27 năm, Kìa Vua Minh Mạng (1820-1840) của ta được tiếng là làm vua lâu mà cũng chỉ được 20 năm. Kìa Vua Napoléon ( 1804-14) nổi tiếng của Pháp cũng chỉ ngồi trên ngai có 11 năm. Thế mà Vua Moammar Gadhafi cai trị nước Lybia những 42 năm. Hiện ông chỉ thua có Nữ hoàng Victoria (1837-1901) đã cai trị 64 năm, và đương kim Nữ hoàng Elizabeth hiện nay đã cai trị vương quốc Anh được 59 năm. Gadhafi lật đổ vua Idriss khi mới 27 tuổi. Ông đã ngồi trên đỉnh vinh quang với một bể dầu lửa vĩ đại dưới chân. Ông đã ban phát ân huệ cho nhiều nước bé nhỏ ở Phi Châu, vua xưng mình là ‘Anh Cả’, Big Brother. Ông đã tự cho mình cầm đầu khối thứ ba trên thế giới. Trùm khủng bố Bin Laden coi ông là thần tượng.Tổng thống Ronald Reagan đã gọi ông ta là con chó điên và đã cho ném bom biệt điện Bab al-Aziziyah của Gadhafi năm 1986, nhưng Gadhafi không hề sợ. Ông ta không cho sửa lại biệt điện này. Ông dùng nó làm chứng cớ tội ác của Hoa Kỳ. Nhưng hình như ông chưa học kỹ bài học chống Mỹ. Xưa nay có ai chống Mỹ mà được an toàn trọn đời đâu. Ông đã bị phe đảo chánh giết chết ngày 20 tháng Mười vừa qua trên đường chạy trốn.

Chưa biết xứ Lybia sẽ đi về đâu. Trước đây Gadhafi cầm chân được nhóm Hồi Giáo qúa khích, nay Gadhafi mất rồi, liệu phe qúa khích này có để cho Lybia và thế giới ngồi yên không?

Bà Cụ B.95 nghe tin này xong thì lại kêu là tin căng thẳng gây nhức đầu, Ông ODP liền nói ngay : Cụ kêu căng thẳng, vậy bây giờ tôi kể chuyện này để cụ thư giãn nha. Rằng có một ông công chức kia làm việc xa nhà và vợ ông thì sắp đẻ. Bác sĩ cho biết là ông sẽ có con trai, nên ông mong tin mừng từng ngày. Ông dặn bố vợ : Khi vợ con đẻ xong thì xin ba gọi điện thoại cho con. Vì con không có điện thoại riêng, xin ba nhắn tin qua tổng đài. Xin đừng báo tin con có con trai kẻo cả sở sẽ bắt con khao. Xin Ba cứ nói vắn tắt rằng cái đồng hồ anh gửi mua đã tới, con sẽ hiểu liền. Và ngày vợ ông sinh đã tới, nhưng không phải chị đẻ con trai mà lại là con gái. Ông bố vợ không biết báo tin ra sao. Nghĩ mãi rồi ông mới báo như thế này : Cái đồng hồ anh đặt mua đã tới nhưng nó không có qủa lắc.

Nghe đến đây thì cả làng bò ra cười nghiêng ngả. Lời thanh tao qúa chứ .

Hết cơn cười rồi làng chợt nhớ Cụ Chánh tiên chỉ chưa góp ý gì cả trong suốt bữa cơm chiều. Làng xin Cụ Chánh lên tiếng. Cụ nói ngay :

Mẩu tin Gadhafi bị giết chết làm lão suy nghĩ mãi. Nếu ông ta biết mình sẽ bị chết thảm như vậy thì liệu hồi 27 tuổi ông ta có lên làm vua và cai trị Lybia lâu như vậy không? Và Lybia không có Gadhafi liệu sẽ hên hay xui? Sở dĩ lão nghĩ như vậy vì lão nhớ chuyện Tái Ông mất ngựa ngày xưa trong sách cổ, cũng như một câu chuyện cụt ngón tay lão vừa đọc. Chuyện như thế này : Một ông vua kia bị sưng một ngón tay, bệnh rất nặng. Ông vua bèn hỏi vị cận thần đây là điềm hên hay điềm xui. Quan cận thần bèn thưa : Hên hay xui khó mà biết được! Một tuần sau thì ngón tay làm độc phải cắt. Vua lại hỏi quan cận thần việc mất ngón tay là điềm tốt hay xấu. Quan cận thần vẫn trả lời : Không biết được! Vua thấy ông quan này ba phải, trả lời nước đôi, vua giận quá bèn bỏ tù ông quan này. Ít lâu sau thì ông vua đi săn. Bữa đó ông vua mải đuổi theo một con nai nên bị lạc trong rừng, và bị một bộ lạc bắt. Rồi họ định đem giết ông vua để tế thần. Lúc sắp giết thì họ chợt thấy ông vua này cụt một ngón tay nên họ thôi không giết nữa vì vật tế thần không toàn hảo. Họ thả ông ta về. Về tới cung điện , vua nhớ lới ông quan cận thần là người đã nói ‘ hên hay xui khó mà biết được’. Ngày xưa mình bị mất ngón tay thì mình cho là xui. Nhưng nếu không mất ngón tay thì mình đã bị giết rồi, vậy hóa ra mất ngón tay là hên. Vua bèn thả ông quan ra và xin lỗi vì đã nóng giận bỏ tù ông. Ông quan bèn tâu : Việc thần bị giam, tưởng là điềm xấu cho thần, nhưng nghĩ lại thì đó là điềm hên. Vì nếu thần không bị giam thì tất đã theo nhà vua đi săn, và đã bị bắt cùng với nhà vua. Và khi bộ lạc trong rừng thả nhà vua ra vì nhà vua cụt ngón tay, thì dĩ nhiên họ sẽ giết thần thay thế vì thân thể của thần toàn vẹn.

Tữ chuyện này, các bạn nghĩ gì nào? Cuộc đời này có bao nhiêu việc mà ta nghĩ là xui xẻo, nhưng về sau thì nó không xui xẻo chút nào, nó dẫn đến hạnh phúc. Nói gì đâu xa, việc chúng ta phải bỏ nước trốn đi, lúc đó chúng ta cho là cực kỳ bi đát. Bây giờ nhìn lại thì nhờ việc bi đát đó chúng ta mới được sống hạnh phúc ở nước thiên đàng Canada hiện nay, chúng ta mới được gặp nhau kết nghĩa anh em và mừng lễ Thanksgiving hạnh phúc này. Có đúng không, các bạn ?

TRÀ LŨ

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bình Minh Thu.
Lê Trị
22:32 15/11/2011
BÌNH MINH THU
Ảnh của Lê Trị
Trong non trẻ đã sẵn mầm già cỗi ,
Trong bình minh đã thai nghén hoàng hôn !
Sống thật cho mình,vội vã nhé em !
Đừng hoang phí, thời gian không chờ đợi !
(Trích thơ của Hoàng Thị)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền