Phụng Vụ - Mục Vụ
Đấu tranh cho nền văn hóa sự sống (2)
Nguyễn Kim Ngân
09:08 14/11/2009
ĐẤU TRANH CHO NỀN VĂN HÓA SỰ SỐNG
Bài suy tư của Đức Tổng Giám Mục (TGM) Raymond L. Burke, D.D., J.C.D., Chánh Án Toà Án Tối Cao
Lại thêm một bản tin buồn về một thế giới ngày càng tục hóa: Theo Zenit.org ngày 4 tháng 11, 2009 vừa qua, thì Vaticăng đã biểu lộ “niềm kinh ngạc” và “tiếc nuối” khi Toà Án Nhân Quyền Châu Âu ra phán quyết rằng “tượng chịu nạn treo trong các lớp học thuộc hệ thống học đường công lập là một vi phạm tự do.”
Cha Federico Lombardi, trưởng phòng báo chí tòa thánh, lên tiếng như sau: “Tượng chịu nạn luôn luôn là một dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa, dấu chỉ hiệp nhất và dấu chào mừng cho toàn thể nhân loại. Thật là đáng tiếc khi đó lại bị coi là dấu chỉ của chia rẽ, loại trừ và giới hạn tự do. Không phải thế, hoàn toàn không phải thế, trong tâm tư tình cảm của dân tộc chúng tôi.” Ngài nói thêm: “Tôn giáo là một đóng góp qúy báu cho việc đào tạo con người và cho sự phát triển luân lý. Nó là một cấu tố thiết yếu tạo ra nền văn minh chúng ta. Thật là sai lầm và thiển cận khi muốn loại bỏ nó khỏi lãnh vực giáo dục. Riêng về Tòa Án Châu Âu thì thật hết sức ngạc nhiên khi nó can thiệp trắng trợn vào một vấn đề vốn có một mối liên hệ sâu đậm với căn tính của dân tộc Ý, về mặt lịch sử, văn hóa, lẫn tinh thần. Hình như người ta đang cố “chơi bản tình lờ” đối với vai trò thiết yếu--vốn đã từ lâu và sẽ còn tiếp tục như thế-của Kitô giáo trong việc đào tạo căn tính Châu Âu. Trong khi đó, chính phủ Ý quyết liệt phản đối phán quyết nêu trên, cho rằng tượng chịu nạn treo tại các trường công lập chính là biểu tượng văn hóa và lịch sử của quốc gia.
Riêng tại Hoa Kỳ, tuần qua dự luật cải tổ y tế đã được thông qua dù với tỉ lệ sát nút. Cái giá của sự thông qua này chính là Tu chính án Stupak--đặt theo tên của Dân biểu Dân Chủ Công giáo, Bart Stupak, tác giả Tu chính án, và cũng là Đại diện Hiệp Sĩ Kha-luân-bố. Với tuyệt đại đa số là phe Dân Chủ kiểm soát cả hai ngành lập pháp lẫn hành pháp, cứ tưởng rằng dự thảo cải tổ y tế phò phá thai sẽ chắc chắn được thông qua dễ dàng! Nhưng thực tế đã cho thấy khác hẳn: chỉ sau khi Tu chính án Stupak được cài vào, dự luật cải tổ mới được thông qua. Điều này Dân biểu VN Cao Quang Ánh phải là người biết rõ nhất. Sức mạnh của “thiểu số đầy sáng tạo” đã được bộc lộ. “Thiểu số đầy sáng tạo” là thuật ngữ mà ĐGH Bênêđictô đã sử dụng trong chuyến tông du Tiệp Khắc vừa qua. Nguyên văn lời nói của Ngài như sau: “Cha muốn nói rằng, cứ sự thường thì chính một thiểu số có óc sáng tạo sẽ định hướng cho tương lai. Trong ý nghĩa này, Giáo Hội Công giáo cần hiểu rằng mình chính là nhóm thiểu số đầy sáng tạo đó, một thiểu số đang mang theo cả một di sản là các giá trị vốn không hề là những thứ còn lại của quá khứ, mà là một thực tại rất linh hoạt và hợp thời. Giáo Hội phải canh tân để có thể hiện diện trong cuộc đối chất công khai” (zenith.org ngày 11/10/09).
Trong tâm tình này, xin mời bạn đọc tiếp tục lắng đọng với những suy tư thời sự của Đức TGM Raymond Burke sau đây.
ĐỨC TIN VÀ ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
Về đức tin và đời sống chính trị, tại đất nước chúng ta hiện đang nẩy sinh một thứ ý niệm sai lạc rằng: để trở thành một công dân thực thụ, người Kitô hữu hoặc bất kỳ ai có niềm tin đều phải tách rời đời sống đức tin ra khỏi đời sống chính trị. Theo lối này, thì người Kitô hữu--về phương diện cá nhân, vì là thành viên trung thành của Giáo Hội--do đó cũng phải tuân giữ những đòi hỏi của luật luân lý tự nhiên. Thế nhưng, trong đời sống chính trị, họ lại ngang nhiên hỗ trợ và bênh vực cái quyền được vi phạm luật luân lý đến tận cái cốt lõi và nền móng sâu xa nhất. Chính vì thế mà ta chứng kiến những vị tự nhận là Công giáo mà lại năng nổ bênh vực và hết mình hỗ trợ cho người phụ nữ có quyền sinh sát đối với cái bào thai trong bụng mình, hoặc cho hai người đồng tính có quyền được Tiểu Bang nhìn nhận y hệt như một người nam và một người nữ trong đời sống hôn nhân. Một người Công giáo chân chính không thể hành xử như thế trong đời sống chính trị.
Lối hành xử ấy cũng không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của quốc gia và chính phủ chúng ta. Cho dù Tu Chính Án Thứ Nhất bảo đảm quyền tự do tôn giáo, ngăn cấm những việc thực hành công khai có tính cách thuần túy tuyên tín, nhưng nó vẫn nuôi dưỡng việc giáo huấn và tuân giữ luật luân lý, mà ai cũng công nhận, bởi nó nằm trong chính trọng tâm của mọi tôn giáo chân chính. Còn có thể gọi là chính quyền nữa hay không, nếu họ yêu cầu các công dân cũng như giới lãnh đạo chính trị cứ việc hành xử mà không cần tham chiếu những đòi hỏi căn bản của luật luân lý?
Cho dù tôn giáo chân chính giảng dậy luật luân lý tự nhiên, nhưng việc tuân giữ luật luân lý lại không phải là một việc thực hành mang tính chất tuyên tín. Đúng ra, đó là lời đáp trả cho điều đã khắc sâu trong đáy tim con người. Niềm tin tôn giáo chỉ phát biểu luật luân lý tự nhiên, khiến cho những con người của lòng tin biết sẵn sàng hơn nữa để nhận ra điều bản tính nhân loại và bản tính sự vật đòi hỏi, cũng như sống sao cho phù hợp với chân lý mình đã nhìn nhận. Vì lẽ đó, các nhà lập quốc của chúng ta đã thừa nhận tầm quan trọng của niềm tin tôn giáo tác động trên nhịp sống của toàn quốc gia. Quả thế, quyền tự do tôn giáo nhắm đến việc bảo vệ và thực hành niềm tin tôn giáo vì lợi ích chung. Trong Thông Điệp “Caritas in Veritate”, ĐGH đã nhắc nhở ta rằng: “Kitô giáo và các tôn giáo khác có thể đóng góp phần mình vào sự phát triển, khi Thiên Chúa có được vị trí của Người trong lãnh vực công cộng, điều này bao gồm những chiều kích văn hóa, xã hội, kinh tế và đặc biệt chính trị. Giáo huấn xã hội của Giáo hội được hình thành để đòi “quyền công dân” của Kitô giáo. Việc phủ nhận quyền tuyên xưng đức tin nơi công cộng và quyền đem ra thực hành những chân lý đức tin tác động trên đời sống công cộng, sẽ mang theo những hậu quả tiêu cực cho việc phát triển đích thực. Việc loại bỏ tôn giáo ra khỏi bình diện công cộng – và ở một cực đoan khác là chủ trương bảo thủ cực đoan – sẽ ngăn cản việc gặp gỡ giữa con người và sự cộng tác của họ cho sự tiến triển nhân loại. Đời sống công cộng sẽ nghèo nàn và chính trị sẽ mang bộ mặt đàn áp và gây hấn. Nhân quyền sẽ gặp nguy hiểm vì không còn được tôn trọng, hoặc vì nền tảng siêu việt của nhân quyền bị cướp mất hay vì sự tự do của con người không được công nhận. Cả chủ thuyết thế tục hóa lẫn chủ trương bảo thủ cực đoan đều làm cho con người mất khả năng có được một sự đối thoại đầy hiệu năng và sự cộng tác đầy thắng lợi giữa lý trí và niềm tin tôn giáo. Lý trí luôn cần được đức tin thanh luyện, điều này cũng áp dụng cho lý trí chính trị, thứ lý trí này không được phép cho mình là toàn năng. Mặt khác, tôn giáo cũng cần để lý trí thanh luyện, để có thể bày tỏ khuôn mặt mang tính nhân bản đích thực. Sự đổ vỡ cuộc đối thoại này phải trả một giá đắt cho sự phát triển nhân loại.” (số 56)
Hiện nay, tại quốc gia này, niềm tin Kitô giáo đang mang một trọng trách là phát biểu minh bạch luật luân lý tự nhiên cũng như những đòi hỏi của nó. Do ảnh hưởng liên lỉ của một thứ triết học duy lý và duy thế tục, vốn lấy con người--chứ không phải Thiên Chúa—làm thước đo tối hậu cho cái tốt và cái đẹp, ta như bị hoang mang bối rối khi đối diện với các chân lý căn bản nhất, tỉ như phẩm giá bất khả xâm phạm của đời sống con người vô tội, từ giây phút đầu thai cho đến khi nhắm mắt chết tự nhiên, cũng như sự toàn vẹn của hôn nhân giữa một người nam và người nữ xét như tế bào tiên khởi và bất khả thay thế của đời sống xã hội. Khi không phát biểu và tuân thủ luật luân lý tự nhiên, người Kitô hữu đã không làm tròn bổn phận của người công dân yêu nước bằng việc phục vụ công ích. ĐGH Bênêđictô XVI nhắc nhở ta rằng “luật luân lý tự nhiên phổ quát là nền tảng vững chắc cho một cuộc đối thoại mang tính chất văn hóa, tôn giáo và chính trị, chấp nhận một sự đa nguyên, đa dạng của nhiều nền văn hóa khác nhau, hợp tác để cùng nhau tìm những gì là chân, thiện và Thiên Chúa.” (BACL số 59) Khi nói đến nhược điểm của nền văn hóa hiện nay, tức là “một lương tâm không còn nhận ra đâu là tính nhân bản nữa,” ĐGH Bênêđictô XVI đã tuyên bố: “Thiên Chúa mạc khải con người cho chính họ; lý trí và đức tin có thể sát cánh trong việc chứng minh cho chúng ta biết điều gì là tốt, miễn là chúng ta muốn thấy; luật tự nhiên là nơi mà Lý trí sáng tạo chiếu soi, luật ấy mạc khải sự vĩ đại của chúng ta nhưng cũng cho ta thấy sự khốn cùng của con người khi nó không nhận biết tiếng gọi của sự thật luân lý.” (BACL, số 75)
THỰC TẠI CỦA CỚ VẤP PHẠM
Khi nhìn nhận trách nhiệm của người Kitô hữu cũng như của những con người thành tâm trong việc phát biểu và tuân thủ luật luân lý, chúng ta cũng nhìn nhận thực tại của cớ vấp phạm mà một số những Kitô hữu không tuân thủ luật luân lý này trong đời sống công khai. Một khi đã tự nhận là Kitô hữu mà đồng thời lại ủng hộ các chính sách cho phép sát hại mạng sống của người vô tội và không có khả năng tự vệ, hoặc yểm trợ các luật lệ cho phép xâm phạm sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình, thì các công dân ấy đã tỏ ra hoang mang dẫn tới những sai lạc về các điều khoản của luật luân lý. Hiện nay người ta rất ngại khi phải đề cập tới cớ vấp phạm, coi nó chỉ như một hiện tượng xẩy ra cho những người có đầu óc nhỏ mọn và u mê, để rồi trở thành một thứ dụng cụ họ dùng để kết án người khác một cách sai lầm. Hẳn nhiên là cũng có loại cớ vấp phạm của người biệt phái, nghĩa là, cắt nghĩa với ác ý về một sự thiện luân lý hoặc về các hành vi của người khác vốn chẳng dính dáng gì đến luân lý cả. Đó là trường hợp “gương mù” theo lối hiểu của nhóm Biệt Phái khi Chúa Giêsu, trong ngày Sabbat, đã chữa lành cho người mù từ thuở mới sinh (x. Jn 9:13-34).
Nhưng có cả gương mù đúng nghĩa nữa, đó là dùng lời nói, hành động, cũng như những hành vi thiếu sót, dẫn đến hoang mang, sai lầm, và tội lỗi. Chúa Giêsu đã có thái độ rõ ràng dứt khoát khi lên án những kẻ gieo rắc hoang mang và dùng hành động đưa người khác vào vòng tội lỗi. Chúa đã giáo huấn các môn đệ về vấn đề cám dỗ như thế này: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã; nhuưg khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô nó xuống biển còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã.” (Lk 17:1-2)
Rõ ràng là Chúa Giêsu đã dậy phải hết sức thận trọng, cân nhắc những hệ quả nặng nề nhất trong việc xa tránh cớ vấp phạm—nghĩa là hành vi hoặc sự thiếu sót nào có thể đưa người khác vào vòng tội lỗi. Lời Chúa—như đã thấy trên--thật hết sức cứng rắn.
Sự kiện những người Công giáo, trong đời sống công khai, liên tục vi phạm luật luân lý liên quan đến tính bất khả xâm phạm của sự sống con người hoặc sự toàn vẹn của sự kết hợp phu thê, đã khiến nhiều người tỏ ra hoang mang, thậm chí còn có quan niệm sai lạc về những giáo huấn luân lý nền tảng nhất. Nếu ta làm ngơ sự kiện này thì sẽ càng gây thêm hoang mang lầm lạc, càng gia tăng sự thiệt hại nghiêm trọng đối với các người anh chị em, và cho toàn thể quốc gia dân tộc. Vì lý do đó, và còn nhiều lý do khác nữa, kỷ luật xưa nay của Hội Thánh là cấm không cho tham dự phần Hiệp Lễ cũng như được phép an táng trong thánh đường đối với những ai, sau khi được khuyến cáo, mà vẫn tiếp tục vi phạm luật luân lý một cách nghiêm trọng (Giáo Luật, cann. 915; và 1184, §1, 3º).
Có người cho rằng những loại kỷ luật vừa nói—Giáo Hội đã liên lỉ áp dụng qua hàng bao thế kỷ nay rồi--thực ra chỉ đến sau sự phán xét về phần rỗi đời đời của một linh hồn, điều này hoàn toàn là quyền duy nhất của Chúa, do đó phải được bãi bỏ. Không phải thế đâu, điều trái ngược lại mới đúng. Các kỷ luật này không hề là sự phán xét về phần rỗi đời đời của một linh hồn, mà là sự thừa nhận chân lý khách quan này là: các hành vi công khai của linh hồn ấy đã rõ rang vi phạm luật luân lý, làm phương hại cho chính người ấy, và di hại nghiêm trọng cho tất cả những ai đã đi đến chỗ hoang mang hoặc sai lầm do bởi các hành vi của người ấy. Hội thánh trao phó mỗi linh hồn cho lòng thương xót Chúa--điều này vượt xa trí tưởng của ta—nhưng không vì thế mà Giáo hội được miễn khỏi việc công bố sự thật của luật luân lý, cho dù phải dùng đến biện pháp kỷ luật xưa cũ, vì lợi ích phần rỗi của mọi người.
Khi một ai đó công khai yểm trợ và hợp tác với các hành vi tội lỗi nghiêm trọng, khiến cho nhiều người đi đến chỗ hoang mang, lầm lạc về các vấn nạn nền tảng như tôn trọng sự sống con người và sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình, thì sự thống hối của người ấy cũng phải được công khai hóa. Người ấy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cớ vấp phạm nghiêm trọng mình đã gây ra. Trách nhiệm này thực sự nặng nề đối với các vị lãnh đạo chính trị. Sự đền bù lại duyên cớ vấp phạm phải khởi sự bằng việc công khai nhìn nhận lỗi lầm của mình, và công khai tuyên bố rằng mình hoàn toàn chấp nhận luật luân lý. Linh hồn nào biết nhìn nhận sự nghiêm trọng của điều mình đã làm, tất sẽ hiểu ngay rằng mình cũng phải công khai hóa sự hối lỗi của mình.
Nếu việc gây ra cớ vấp phạm cho người khác qua các hành vi tội lỗi (hay thiếu sót) công khai và nghiêm trọng lúc nào cũng nguy hại, thì sự nguy hại ấy trong thời đại hôm nay lại càng gia trọng hơn nữa. Do bởi sự hoang mang về luật luân lý--vốn thấy được nhan nhản trong các diễn từ công cộng, thậm chí trong cả những luật lệ và công bố pháp lý--người Kitô hữu lại càng có lý do và trách nhiệm nặng nề trong việc phát biểu minh bạch và tuân thủ luật luân lý hơn nữa. Có một thứ âm mưu xảo quyệt nào đó trong xã hội hôm nay, khiến cho người ta trong khi hết sức hoang mang về những thiện ích căn bản nhất, thì lại cũng tin rằng cớ vấp phạm chỉ là một chuyện của quá khứ xa xưa. Chính vì thế mà ta thấy được bàn tay lông lá của kẻ mệnh danh là “Cha kẻ nói dối” đang thao túng khiến cho người ta coi thường cớ vấp phạm hay coi đó chỉ là trò cười, thậm chí còn chỉ trích những kẻ cảm nghiệm được cớ vấp phạm ấy. Khi dậy về mối tương quan giữa sinh thái học nhân bản và sinh thái học môi trường, ĐGH Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh đến sự mâu thuẫn trong “thái độ luân lý của toàn thể xã hội,” vốn làm cho ta, và nhất là giới trẻ đi đến chỗ hoang mang và lầm lạc: “Khi quyền được sống và quyền được chết một cách tự nhiên không được tôn trọng, khi việc thụ thai, mang thai và sinh hạ của con người chỉ được thực hiện theo kỹ thuật, khi các phôi người dành cho việc khảo sát tìm tòi, cuối cùng ý niệm môi sinh nhân bản sẽ bị chao đảo và cùng với nó, ý niệm về môi sinh môi trường cũng bị loại ra khỏi ý thức chung của con người. Thật là một điều nghịch lý khi đòi hỏi các thế hệ mới phải tôn trọng môi trường tự nhiên, trong khi giáo dục và luật lệ không giúp gì để họ tự tôn trọng chính mình. Quyển sách thiên nhiên là duy nhất và không thể phân chia, cũng như môi trường của sự sống và các bình diện tính dục, hôn nhân, gia đình, liên hệ xã hội, tắt một lời, của sự phát triển toàn diện con người. Những trách nhiệm của chúng ta đối với môi trường liên kết với các trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với con người tự tại và trong liên hệ với những kẻ khác. Người ta không thể đòi buộc một trách nhiệm và giẫm đạp lên các trách nhiệm khác. Đây là một điều nghịch lý nặng nề của tâm thức và thực hành của ngày nay, làm cho con người chán nản, khuynh đảo môi trường và gây hại cho xã hội.” (BACL số 51)
Một trong các điều thật đáng mỉa mai của thời đại hôm nay là khi có ai đó cảm nghiệm được cớ vấp phạm nơi hành vi tội lỗi công khai và nghiêm trọng của một người bạn Công giáo thì tức khắc người ấy sẽ bị coi là thiếu tình bác ái và gây chia rẽ làm hại đến tình hiệp nhất của Giáo Hội. Trong một xã hội mà suy tư bị kềm kẹp bởi “tính bạo ngược của chủ nghĩa tương đối,” và sự chính xác về chính trị cũng như tôn trọng nhân bản phải là khuôn vàng thước ngọc cho điều phải làm và điều phải tránh, thì cái khái niệm về việc “dẫn đưa người khác vào vòng lầm lạc luân lý” liệu còn có ý nghĩa gì chăng? Trong một xã hội như thế, điều người ta quan tâm chỉ là ai đó không tuân thủ sự chính xác về chính trị và vì đó mà phá rối trị an trong một xã hội yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên, nói dối, hoặc không nói sự thật, thì không bao giờ có thể là dấu chỉ của bác ái được. Sự hiệp nhất nào không được xây dựng trên sự thật của luật luân lý thì đó không phải là sự hiệp nhất của Hội Thánh, vốn chỉ được xây dựng trên việc nói lên sự thật bằng tình yêu. Người biết cảm nghiệm cớ vấp phạm gây ra do một người Công giáo nào đó có các hành vi công khai phản lại luật luân lý một cách nghiêm trọng, không những không phá bỏ sự hiệp nhất, mà trái lại còn kêu mời Giáo hội tự sửa sai, tự hàn gắn những đổ vỡ của chính mình. Nếu không biết cảm nghiệm cớ vấp phạm từ sự công khai hỗ trợ việc tấn công vào sự sống con người và gia đình, thì lương tâm của ta sẽ mãi mãi vô tri hoặc u mê về những thực tại linh thiêng nhất.
(còn tiếp 1 kỳ)
11/13/09
Bài suy tư của Đức Tổng Giám Mục (TGM) Raymond L. Burke, D.D., J.C.D., Chánh Án Toà Án Tối Cao
Lại thêm một bản tin buồn về một thế giới ngày càng tục hóa: Theo Zenit.org ngày 4 tháng 11, 2009 vừa qua, thì Vaticăng đã biểu lộ “niềm kinh ngạc” và “tiếc nuối” khi Toà Án Nhân Quyền Châu Âu ra phán quyết rằng “tượng chịu nạn treo trong các lớp học thuộc hệ thống học đường công lập là một vi phạm tự do.”
Cha Federico Lombardi, trưởng phòng báo chí tòa thánh, lên tiếng như sau: “Tượng chịu nạn luôn luôn là một dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa, dấu chỉ hiệp nhất và dấu chào mừng cho toàn thể nhân loại. Thật là đáng tiếc khi đó lại bị coi là dấu chỉ của chia rẽ, loại trừ và giới hạn tự do. Không phải thế, hoàn toàn không phải thế, trong tâm tư tình cảm của dân tộc chúng tôi.” Ngài nói thêm: “Tôn giáo là một đóng góp qúy báu cho việc đào tạo con người và cho sự phát triển luân lý. Nó là một cấu tố thiết yếu tạo ra nền văn minh chúng ta. Thật là sai lầm và thiển cận khi muốn loại bỏ nó khỏi lãnh vực giáo dục. Riêng về Tòa Án Châu Âu thì thật hết sức ngạc nhiên khi nó can thiệp trắng trợn vào một vấn đề vốn có một mối liên hệ sâu đậm với căn tính của dân tộc Ý, về mặt lịch sử, văn hóa, lẫn tinh thần. Hình như người ta đang cố “chơi bản tình lờ” đối với vai trò thiết yếu--vốn đã từ lâu và sẽ còn tiếp tục như thế-của Kitô giáo trong việc đào tạo căn tính Châu Âu. Trong khi đó, chính phủ Ý quyết liệt phản đối phán quyết nêu trên, cho rằng tượng chịu nạn treo tại các trường công lập chính là biểu tượng văn hóa và lịch sử của quốc gia.
Riêng tại Hoa Kỳ, tuần qua dự luật cải tổ y tế đã được thông qua dù với tỉ lệ sát nút. Cái giá của sự thông qua này chính là Tu chính án Stupak--đặt theo tên của Dân biểu Dân Chủ Công giáo, Bart Stupak, tác giả Tu chính án, và cũng là Đại diện Hiệp Sĩ Kha-luân-bố. Với tuyệt đại đa số là phe Dân Chủ kiểm soát cả hai ngành lập pháp lẫn hành pháp, cứ tưởng rằng dự thảo cải tổ y tế phò phá thai sẽ chắc chắn được thông qua dễ dàng! Nhưng thực tế đã cho thấy khác hẳn: chỉ sau khi Tu chính án Stupak được cài vào, dự luật cải tổ mới được thông qua. Điều này Dân biểu VN Cao Quang Ánh phải là người biết rõ nhất. Sức mạnh của “thiểu số đầy sáng tạo” đã được bộc lộ. “Thiểu số đầy sáng tạo” là thuật ngữ mà ĐGH Bênêđictô đã sử dụng trong chuyến tông du Tiệp Khắc vừa qua. Nguyên văn lời nói của Ngài như sau: “Cha muốn nói rằng, cứ sự thường thì chính một thiểu số có óc sáng tạo sẽ định hướng cho tương lai. Trong ý nghĩa này, Giáo Hội Công giáo cần hiểu rằng mình chính là nhóm thiểu số đầy sáng tạo đó, một thiểu số đang mang theo cả một di sản là các giá trị vốn không hề là những thứ còn lại của quá khứ, mà là một thực tại rất linh hoạt và hợp thời. Giáo Hội phải canh tân để có thể hiện diện trong cuộc đối chất công khai” (zenith.org ngày 11/10/09).
Trong tâm tình này, xin mời bạn đọc tiếp tục lắng đọng với những suy tư thời sự của Đức TGM Raymond Burke sau đây.
ĐỨC TIN VÀ ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
Về đức tin và đời sống chính trị, tại đất nước chúng ta hiện đang nẩy sinh một thứ ý niệm sai lạc rằng: để trở thành một công dân thực thụ, người Kitô hữu hoặc bất kỳ ai có niềm tin đều phải tách rời đời sống đức tin ra khỏi đời sống chính trị. Theo lối này, thì người Kitô hữu--về phương diện cá nhân, vì là thành viên trung thành của Giáo Hội--do đó cũng phải tuân giữ những đòi hỏi của luật luân lý tự nhiên. Thế nhưng, trong đời sống chính trị, họ lại ngang nhiên hỗ trợ và bênh vực cái quyền được vi phạm luật luân lý đến tận cái cốt lõi và nền móng sâu xa nhất. Chính vì thế mà ta chứng kiến những vị tự nhận là Công giáo mà lại năng nổ bênh vực và hết mình hỗ trợ cho người phụ nữ có quyền sinh sát đối với cái bào thai trong bụng mình, hoặc cho hai người đồng tính có quyền được Tiểu Bang nhìn nhận y hệt như một người nam và một người nữ trong đời sống hôn nhân. Một người Công giáo chân chính không thể hành xử như thế trong đời sống chính trị.
Lối hành xử ấy cũng không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của quốc gia và chính phủ chúng ta. Cho dù Tu Chính Án Thứ Nhất bảo đảm quyền tự do tôn giáo, ngăn cấm những việc thực hành công khai có tính cách thuần túy tuyên tín, nhưng nó vẫn nuôi dưỡng việc giáo huấn và tuân giữ luật luân lý, mà ai cũng công nhận, bởi nó nằm trong chính trọng tâm của mọi tôn giáo chân chính. Còn có thể gọi là chính quyền nữa hay không, nếu họ yêu cầu các công dân cũng như giới lãnh đạo chính trị cứ việc hành xử mà không cần tham chiếu những đòi hỏi căn bản của luật luân lý?
Cho dù tôn giáo chân chính giảng dậy luật luân lý tự nhiên, nhưng việc tuân giữ luật luân lý lại không phải là một việc thực hành mang tính chất tuyên tín. Đúng ra, đó là lời đáp trả cho điều đã khắc sâu trong đáy tim con người. Niềm tin tôn giáo chỉ phát biểu luật luân lý tự nhiên, khiến cho những con người của lòng tin biết sẵn sàng hơn nữa để nhận ra điều bản tính nhân loại và bản tính sự vật đòi hỏi, cũng như sống sao cho phù hợp với chân lý mình đã nhìn nhận. Vì lẽ đó, các nhà lập quốc của chúng ta đã thừa nhận tầm quan trọng của niềm tin tôn giáo tác động trên nhịp sống của toàn quốc gia. Quả thế, quyền tự do tôn giáo nhắm đến việc bảo vệ và thực hành niềm tin tôn giáo vì lợi ích chung. Trong Thông Điệp “Caritas in Veritate”, ĐGH đã nhắc nhở ta rằng: “Kitô giáo và các tôn giáo khác có thể đóng góp phần mình vào sự phát triển, khi Thiên Chúa có được vị trí của Người trong lãnh vực công cộng, điều này bao gồm những chiều kích văn hóa, xã hội, kinh tế và đặc biệt chính trị. Giáo huấn xã hội của Giáo hội được hình thành để đòi “quyền công dân” của Kitô giáo. Việc phủ nhận quyền tuyên xưng đức tin nơi công cộng và quyền đem ra thực hành những chân lý đức tin tác động trên đời sống công cộng, sẽ mang theo những hậu quả tiêu cực cho việc phát triển đích thực. Việc loại bỏ tôn giáo ra khỏi bình diện công cộng – và ở một cực đoan khác là chủ trương bảo thủ cực đoan – sẽ ngăn cản việc gặp gỡ giữa con người và sự cộng tác của họ cho sự tiến triển nhân loại. Đời sống công cộng sẽ nghèo nàn và chính trị sẽ mang bộ mặt đàn áp và gây hấn. Nhân quyền sẽ gặp nguy hiểm vì không còn được tôn trọng, hoặc vì nền tảng siêu việt của nhân quyền bị cướp mất hay vì sự tự do của con người không được công nhận. Cả chủ thuyết thế tục hóa lẫn chủ trương bảo thủ cực đoan đều làm cho con người mất khả năng có được một sự đối thoại đầy hiệu năng và sự cộng tác đầy thắng lợi giữa lý trí và niềm tin tôn giáo. Lý trí luôn cần được đức tin thanh luyện, điều này cũng áp dụng cho lý trí chính trị, thứ lý trí này không được phép cho mình là toàn năng. Mặt khác, tôn giáo cũng cần để lý trí thanh luyện, để có thể bày tỏ khuôn mặt mang tính nhân bản đích thực. Sự đổ vỡ cuộc đối thoại này phải trả một giá đắt cho sự phát triển nhân loại.” (số 56)
Hiện nay, tại quốc gia này, niềm tin Kitô giáo đang mang một trọng trách là phát biểu minh bạch luật luân lý tự nhiên cũng như những đòi hỏi của nó. Do ảnh hưởng liên lỉ của một thứ triết học duy lý và duy thế tục, vốn lấy con người--chứ không phải Thiên Chúa—làm thước đo tối hậu cho cái tốt và cái đẹp, ta như bị hoang mang bối rối khi đối diện với các chân lý căn bản nhất, tỉ như phẩm giá bất khả xâm phạm của đời sống con người vô tội, từ giây phút đầu thai cho đến khi nhắm mắt chết tự nhiên, cũng như sự toàn vẹn của hôn nhân giữa một người nam và người nữ xét như tế bào tiên khởi và bất khả thay thế của đời sống xã hội. Khi không phát biểu và tuân thủ luật luân lý tự nhiên, người Kitô hữu đã không làm tròn bổn phận của người công dân yêu nước bằng việc phục vụ công ích. ĐGH Bênêđictô XVI nhắc nhở ta rằng “luật luân lý tự nhiên phổ quát là nền tảng vững chắc cho một cuộc đối thoại mang tính chất văn hóa, tôn giáo và chính trị, chấp nhận một sự đa nguyên, đa dạng của nhiều nền văn hóa khác nhau, hợp tác để cùng nhau tìm những gì là chân, thiện và Thiên Chúa.” (BACL số 59) Khi nói đến nhược điểm của nền văn hóa hiện nay, tức là “một lương tâm không còn nhận ra đâu là tính nhân bản nữa,” ĐGH Bênêđictô XVI đã tuyên bố: “Thiên Chúa mạc khải con người cho chính họ; lý trí và đức tin có thể sát cánh trong việc chứng minh cho chúng ta biết điều gì là tốt, miễn là chúng ta muốn thấy; luật tự nhiên là nơi mà Lý trí sáng tạo chiếu soi, luật ấy mạc khải sự vĩ đại của chúng ta nhưng cũng cho ta thấy sự khốn cùng của con người khi nó không nhận biết tiếng gọi của sự thật luân lý.” (BACL, số 75)
THỰC TẠI CỦA CỚ VẤP PHẠM
Khi nhìn nhận trách nhiệm của người Kitô hữu cũng như của những con người thành tâm trong việc phát biểu và tuân thủ luật luân lý, chúng ta cũng nhìn nhận thực tại của cớ vấp phạm mà một số những Kitô hữu không tuân thủ luật luân lý này trong đời sống công khai. Một khi đã tự nhận là Kitô hữu mà đồng thời lại ủng hộ các chính sách cho phép sát hại mạng sống của người vô tội và không có khả năng tự vệ, hoặc yểm trợ các luật lệ cho phép xâm phạm sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình, thì các công dân ấy đã tỏ ra hoang mang dẫn tới những sai lạc về các điều khoản của luật luân lý. Hiện nay người ta rất ngại khi phải đề cập tới cớ vấp phạm, coi nó chỉ như một hiện tượng xẩy ra cho những người có đầu óc nhỏ mọn và u mê, để rồi trở thành một thứ dụng cụ họ dùng để kết án người khác một cách sai lầm. Hẳn nhiên là cũng có loại cớ vấp phạm của người biệt phái, nghĩa là, cắt nghĩa với ác ý về một sự thiện luân lý hoặc về các hành vi của người khác vốn chẳng dính dáng gì đến luân lý cả. Đó là trường hợp “gương mù” theo lối hiểu của nhóm Biệt Phái khi Chúa Giêsu, trong ngày Sabbat, đã chữa lành cho người mù từ thuở mới sinh (x. Jn 9:13-34).
Nhưng có cả gương mù đúng nghĩa nữa, đó là dùng lời nói, hành động, cũng như những hành vi thiếu sót, dẫn đến hoang mang, sai lầm, và tội lỗi. Chúa Giêsu đã có thái độ rõ ràng dứt khoát khi lên án những kẻ gieo rắc hoang mang và dùng hành động đưa người khác vào vòng tội lỗi. Chúa đã giáo huấn các môn đệ về vấn đề cám dỗ như thế này: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã; nhuưg khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô nó xuống biển còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã.” (Lk 17:1-2)
Rõ ràng là Chúa Giêsu đã dậy phải hết sức thận trọng, cân nhắc những hệ quả nặng nề nhất trong việc xa tránh cớ vấp phạm—nghĩa là hành vi hoặc sự thiếu sót nào có thể đưa người khác vào vòng tội lỗi. Lời Chúa—như đã thấy trên--thật hết sức cứng rắn.
Sự kiện những người Công giáo, trong đời sống công khai, liên tục vi phạm luật luân lý liên quan đến tính bất khả xâm phạm của sự sống con người hoặc sự toàn vẹn của sự kết hợp phu thê, đã khiến nhiều người tỏ ra hoang mang, thậm chí còn có quan niệm sai lạc về những giáo huấn luân lý nền tảng nhất. Nếu ta làm ngơ sự kiện này thì sẽ càng gây thêm hoang mang lầm lạc, càng gia tăng sự thiệt hại nghiêm trọng đối với các người anh chị em, và cho toàn thể quốc gia dân tộc. Vì lý do đó, và còn nhiều lý do khác nữa, kỷ luật xưa nay của Hội Thánh là cấm không cho tham dự phần Hiệp Lễ cũng như được phép an táng trong thánh đường đối với những ai, sau khi được khuyến cáo, mà vẫn tiếp tục vi phạm luật luân lý một cách nghiêm trọng (Giáo Luật, cann. 915; và 1184, §1, 3º).
Có người cho rằng những loại kỷ luật vừa nói—Giáo Hội đã liên lỉ áp dụng qua hàng bao thế kỷ nay rồi--thực ra chỉ đến sau sự phán xét về phần rỗi đời đời của một linh hồn, điều này hoàn toàn là quyền duy nhất của Chúa, do đó phải được bãi bỏ. Không phải thế đâu, điều trái ngược lại mới đúng. Các kỷ luật này không hề là sự phán xét về phần rỗi đời đời của một linh hồn, mà là sự thừa nhận chân lý khách quan này là: các hành vi công khai của linh hồn ấy đã rõ rang vi phạm luật luân lý, làm phương hại cho chính người ấy, và di hại nghiêm trọng cho tất cả những ai đã đi đến chỗ hoang mang hoặc sai lầm do bởi các hành vi của người ấy. Hội thánh trao phó mỗi linh hồn cho lòng thương xót Chúa--điều này vượt xa trí tưởng của ta—nhưng không vì thế mà Giáo hội được miễn khỏi việc công bố sự thật của luật luân lý, cho dù phải dùng đến biện pháp kỷ luật xưa cũ, vì lợi ích phần rỗi của mọi người.
Khi một ai đó công khai yểm trợ và hợp tác với các hành vi tội lỗi nghiêm trọng, khiến cho nhiều người đi đến chỗ hoang mang, lầm lạc về các vấn nạn nền tảng như tôn trọng sự sống con người và sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình, thì sự thống hối của người ấy cũng phải được công khai hóa. Người ấy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cớ vấp phạm nghiêm trọng mình đã gây ra. Trách nhiệm này thực sự nặng nề đối với các vị lãnh đạo chính trị. Sự đền bù lại duyên cớ vấp phạm phải khởi sự bằng việc công khai nhìn nhận lỗi lầm của mình, và công khai tuyên bố rằng mình hoàn toàn chấp nhận luật luân lý. Linh hồn nào biết nhìn nhận sự nghiêm trọng của điều mình đã làm, tất sẽ hiểu ngay rằng mình cũng phải công khai hóa sự hối lỗi của mình.
Nếu việc gây ra cớ vấp phạm cho người khác qua các hành vi tội lỗi (hay thiếu sót) công khai và nghiêm trọng lúc nào cũng nguy hại, thì sự nguy hại ấy trong thời đại hôm nay lại càng gia trọng hơn nữa. Do bởi sự hoang mang về luật luân lý--vốn thấy được nhan nhản trong các diễn từ công cộng, thậm chí trong cả những luật lệ và công bố pháp lý--người Kitô hữu lại càng có lý do và trách nhiệm nặng nề trong việc phát biểu minh bạch và tuân thủ luật luân lý hơn nữa. Có một thứ âm mưu xảo quyệt nào đó trong xã hội hôm nay, khiến cho người ta trong khi hết sức hoang mang về những thiện ích căn bản nhất, thì lại cũng tin rằng cớ vấp phạm chỉ là một chuyện của quá khứ xa xưa. Chính vì thế mà ta thấy được bàn tay lông lá của kẻ mệnh danh là “Cha kẻ nói dối” đang thao túng khiến cho người ta coi thường cớ vấp phạm hay coi đó chỉ là trò cười, thậm chí còn chỉ trích những kẻ cảm nghiệm được cớ vấp phạm ấy. Khi dậy về mối tương quan giữa sinh thái học nhân bản và sinh thái học môi trường, ĐGH Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh đến sự mâu thuẫn trong “thái độ luân lý của toàn thể xã hội,” vốn làm cho ta, và nhất là giới trẻ đi đến chỗ hoang mang và lầm lạc: “Khi quyền được sống và quyền được chết một cách tự nhiên không được tôn trọng, khi việc thụ thai, mang thai và sinh hạ của con người chỉ được thực hiện theo kỹ thuật, khi các phôi người dành cho việc khảo sát tìm tòi, cuối cùng ý niệm môi sinh nhân bản sẽ bị chao đảo và cùng với nó, ý niệm về môi sinh môi trường cũng bị loại ra khỏi ý thức chung của con người. Thật là một điều nghịch lý khi đòi hỏi các thế hệ mới phải tôn trọng môi trường tự nhiên, trong khi giáo dục và luật lệ không giúp gì để họ tự tôn trọng chính mình. Quyển sách thiên nhiên là duy nhất và không thể phân chia, cũng như môi trường của sự sống và các bình diện tính dục, hôn nhân, gia đình, liên hệ xã hội, tắt một lời, của sự phát triển toàn diện con người. Những trách nhiệm của chúng ta đối với môi trường liên kết với các trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với con người tự tại và trong liên hệ với những kẻ khác. Người ta không thể đòi buộc một trách nhiệm và giẫm đạp lên các trách nhiệm khác. Đây là một điều nghịch lý nặng nề của tâm thức và thực hành của ngày nay, làm cho con người chán nản, khuynh đảo môi trường và gây hại cho xã hội.” (BACL số 51)
Một trong các điều thật đáng mỉa mai của thời đại hôm nay là khi có ai đó cảm nghiệm được cớ vấp phạm nơi hành vi tội lỗi công khai và nghiêm trọng của một người bạn Công giáo thì tức khắc người ấy sẽ bị coi là thiếu tình bác ái và gây chia rẽ làm hại đến tình hiệp nhất của Giáo Hội. Trong một xã hội mà suy tư bị kềm kẹp bởi “tính bạo ngược của chủ nghĩa tương đối,” và sự chính xác về chính trị cũng như tôn trọng nhân bản phải là khuôn vàng thước ngọc cho điều phải làm và điều phải tránh, thì cái khái niệm về việc “dẫn đưa người khác vào vòng lầm lạc luân lý” liệu còn có ý nghĩa gì chăng? Trong một xã hội như thế, điều người ta quan tâm chỉ là ai đó không tuân thủ sự chính xác về chính trị và vì đó mà phá rối trị an trong một xã hội yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên, nói dối, hoặc không nói sự thật, thì không bao giờ có thể là dấu chỉ của bác ái được. Sự hiệp nhất nào không được xây dựng trên sự thật của luật luân lý thì đó không phải là sự hiệp nhất của Hội Thánh, vốn chỉ được xây dựng trên việc nói lên sự thật bằng tình yêu. Người biết cảm nghiệm cớ vấp phạm gây ra do một người Công giáo nào đó có các hành vi công khai phản lại luật luân lý một cách nghiêm trọng, không những không phá bỏ sự hiệp nhất, mà trái lại còn kêu mời Giáo hội tự sửa sai, tự hàn gắn những đổ vỡ của chính mình. Nếu không biết cảm nghiệm cớ vấp phạm từ sự công khai hỗ trợ việc tấn công vào sự sống con người và gia đình, thì lương tâm của ta sẽ mãi mãi vô tri hoặc u mê về những thực tại linh thiêng nhất.
(còn tiếp 1 kỳ)
11/13/09
Tâm sự với Chúa mỗi ngày trong tuần.
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
09:50 14/11/2009
TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY TRONG TUẦN
Thứ hai Chúa nhật 33 thường niên
Lc 18,35-43
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là ánh sáng trần gian. Chúa mang đến cho nhân loại ánh sáng của tin yêu và hy vọng. Chúa mang đến cho những người nghèo, người bị bỏ rơi, người bất hạnh áng sáng của tình yêu thương. Chúa mang đến cho những người tội lỗi, những người thất vọng ánh sáng của tha thứ và bình an. Xin Chúa cũng ban cho chúng con ánh sáng của linh hồn biết tìm về chân thiện mỹ, biết sống theo đường ngay nẻo chính, biết nhận ra đâu là điều đẹp ý Chúa, và nhận ra mọi người là anh em. Xin cho chúng con luôn bước đi trong ánh sáng Chúa, để mai sau được chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa đời đời.
Lạy Chúa, Chúa đã đốt lên ngọn lửa nơi tâm hồn anh mù để anh nhận ra Chúa. Xin Chúa cũng nhóm lên ngọn lửa tình yêu nơi trái tim chúng con, để chúng con thấy Chúa đang hiện diện bên chúng con qua những ơn lành hồn xác, qua những người bên cạnh để chúng con biết sống một đời tạ ơn Chúa và yêu mến tha nhân. Xin tháo gỡ khỏi tâm trí chúng con những màn che của đam mê dục vọng, của ích kỷ tầm thường, của ghen tương gian ác để tâm hồn chúng con luôn thanh cao và trong sạch.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, sự mù lòa tâm hồn còn khốn nạn hơn thể xác. Xin giải thoát chúng con khỏi sự mù lòa thiêng liêng, để chúng con luôn bước đi trong ánh sáng lời Chúa và trong đường ngay nẻo chính. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 19,1-10
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng chúng con hết lòng tôn thờ. Chúa là Đấng ban tặng cho chúng con sự sống và niềm tươi vui hoan lạc. Xin cho chúng con mỗi lần đón rước Mình Máu Thánh Chúa cũng được đổi mới tâm hồn nên thanh sạch, không vương vấn tội lỗi. Xin giúp chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự, để chúng con cũng biết hiến dâng mạng sống mình thành niềm vui cho tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã ban cho Gia Kêu niềm vui được sống bên Chúa. Chúa còn cho Gia Kêu cơ hội tìm thấy niềm vui qua sự chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo đói. Xin cho chúng con biết nắm lấy chìa khóa của sự bình an là lòng quảng đại, để chúng con biết sống bác ái với tha nhân, biết tìm niềm vui qua những nghĩa cử yêu thương mà chúng con dành cho nhau.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết hoán cải mình mỗi ngày nên hoàn thiện trong tình nghĩa với Chúa. Xin cho chúng con đừng bao giờ đùa giỡn hay lạm dụng lòng nhân từ của Chúa, nhưng luôn biết cộng tác vơi ơn Chúa và thành tâm trở về với Chúa. Xin đừng để lòng tham khiến chúng con xa Chúa và sống ti tiện với anh em. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 19,11-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con muôn vàn ơn lành hồn xác. Chúng con được nuôi dưỡng trong tình thương quan phòng của Chúa. Chúng con có thể nói: tất cả là hồng ân. Sự sống, sức khỏe, thời giờ đều là ân ban mà Chúa ban tặng cho chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận với lòng cảm mến tri ân, và biết sử dụng ân huệ Chúa ban theo thánh ý Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn tin tưởng chúng con. Chúa còn trao cho chúng con rất nhiều nén bạc là những tài năng, hoàn cảnh, thời giờ. Chúa muốn chúng con sinh lời cho Chúa. Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những thiếu sót của chúng con. Đã bao lần chúng con phung phí tài trí cho những đam mê tội lỗi. Đã bao lần chúng con hoang phí thời gian cho những thú vui mau qua. Đã bao lần chúng con bỏ lỡ cơ hội làm sáng danh Chúa trong địa vị của mình. Xin giúp chúng con biết tự hối bản thân, biết chỉnh đốn lại cách sống, biết dùng cuộc đời cho đúng mục đích là làm sáng danh Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sinh lời nén bạc Chúa trao để chúng con đáng đươc Chúa thưởng công trong Nước Chúa. Xin giúp chúng con đừng vì lười biếng mà xao nhãng việc Chúa, nhưng luôn biết chu toàn bổn phận làm con Chúa với niềm trung tín sắt son. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 19,41-44
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Năm xưa Chúa rất buồn khi nhìn thấy tương lại xụp đổ của thành thánh Giê-ru-sa-lem. Và có lẽ hôm nay Chúa cũng rất buồn khi nhìn thấy tâm hồn chúng con tan nát rã rời trong đam mê tội lỗi, trong thất vọng chán chường, trong hận thù chia rẽ. Chúa còn buồn hơn khi thân xác chúng con là đền thờ của Chúa đang bị tục hoá, bị xúc phạm bởi lối sống buông thả, tội lỗi của chúng con. Xin Chúa Giê-su thánh Thể ngự trị trong tâm hồn chúng con, chiếm đoạt tâm hồn chúng con nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Xin gìn giữ linh hồn và thân xác chúng con trong ân nghĩa của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, lời Chúa luôn nhắc nhở chúng con: mọi sự rồi sẽ qua đi, thân xác này sẽ hư nát. Xin cho chúng con biết tuân giữ lời Chúa để sau khi kết thúc cuộc sống này chúng con được Chúa đón nhận vào sự sống vĩnh cửu đời sau. Xin giúp chúng con biết gìn giữ phẩm giá cao đẹp của hình ảnh Chúa nơi tâm hồn chúng con bằng đời sống thanh thoát khỏi những đam mê lầm lạc, bằng sự loại bỏ trong tâm hồn chúng con những ý hướng tội lỗi, những lối sống hưởng thụ bất chính. Xin nhắc cho chúng con luôn nhớ rằng: thân xác là đền thờ của Chúa, để chúng con kính trọng thân xác của mình và tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa muốn tất cả nhân loại tin nhận Chúa để được ơn cứu độ. Xin cho anh chị em lương dân biết nhận ra Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống và cùng tin nhận nơi Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 19,45-48
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được trở nên đền thờ cho Chúa ngự trị. Chúng con biết rằng: Chúa ưa thích cõi lòng chúng con hơn mọi đền đài nguy nga tráng lệ. Chúa muốn chúng con dành chỗ nhất cho Chúa ngự trị trong cõi lòng chúng con. Xin giúp chúng con biết dọn mình xứng đáng mỗi khi được rước Chúa. Xin tháo gỡ khỏi tâm hồn chúng con những quyến luyến tạo vật tầm thường để tâm hồn chúng con dành trọn vẹn cho Chúa.
Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những bộn bề trăm chiều của lòng trí chúng con. Chúng con còn để tâm hồn mình ngổn ngang bởi những đam mê tội lỗi, những tư tưởng thiếu thanh cao, những suy nghĩ tầm thường. Tâm hồn chúng con chưa dành cho Chúa vị trí số một. Chúng con còn để cho những lôi kéo của danh lợi thú trần gian làm chủ tâm hồn mình. Xin giúp chúng con đừng vì những quyến luyến thụ tạo tầm thường mà đánh mất sự trong sạch của tâm hồn là đền thờ của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự và phụng sự Chúa hết lòng hết trí khôn.
Lạy Chúa, xin cho chúng con một tâm hồn thanh thoát khỏi những đam mê trần gian. Xin gột rửa linh hồn chúng con trong ơn thánh của Chúa để nhờ đó chúng con nên tinh tuyền xứng đáng là đền thờ của Chúa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 20,27-40
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được Chúa viếng thăm. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đi vào cuộc đời chúng con. Chúa chiếm trọn thân xác tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con được ở trong tình Chúa. Xin giúp chúng con biết hưởng nếm sự ngọt ngào từ sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống. Chúa muốn chúng con trở nên bất tử khi chúng con sống yêu thương nhau. Tình yêu ví tựa như hơi thở là dấu chỉ sự sống. Con người phải biết sống yêu thương tựa như con người cần không khí để thở. Chúa chính là Thiên Chúa của kẻ sống vì Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa vượt không gian và thời gian. Tình yêu Chúa bất tử như chính Chúa là Đấng hằng hữu. Xin cho chúng con biết họa lại hình ảnh của Chúa qua đời sống yêu thương, bác ái và dấn thân. Xin cho chúng con biết khôn ngoan tìm kiếm giá trị vĩnh cửu bằng việc lành phúc đức hơn là những hoan lạc trần gian mau qua.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, xin ban cho chúng con sự sống của Chúa để chúng con biết sống cho tình yêu và vì tình yêu với tha nhân. Amen
Thứ hai Chúa nhật 33 thường niên
Lc 18,35-43
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là ánh sáng trần gian. Chúa mang đến cho nhân loại ánh sáng của tin yêu và hy vọng. Chúa mang đến cho những người nghèo, người bị bỏ rơi, người bất hạnh áng sáng của tình yêu thương. Chúa mang đến cho những người tội lỗi, những người thất vọng ánh sáng của tha thứ và bình an. Xin Chúa cũng ban cho chúng con ánh sáng của linh hồn biết tìm về chân thiện mỹ, biết sống theo đường ngay nẻo chính, biết nhận ra đâu là điều đẹp ý Chúa, và nhận ra mọi người là anh em. Xin cho chúng con luôn bước đi trong ánh sáng Chúa, để mai sau được chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa đời đời.
Lạy Chúa, Chúa đã đốt lên ngọn lửa nơi tâm hồn anh mù để anh nhận ra Chúa. Xin Chúa cũng nhóm lên ngọn lửa tình yêu nơi trái tim chúng con, để chúng con thấy Chúa đang hiện diện bên chúng con qua những ơn lành hồn xác, qua những người bên cạnh để chúng con biết sống một đời tạ ơn Chúa và yêu mến tha nhân. Xin tháo gỡ khỏi tâm trí chúng con những màn che của đam mê dục vọng, của ích kỷ tầm thường, của ghen tương gian ác để tâm hồn chúng con luôn thanh cao và trong sạch.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, sự mù lòa tâm hồn còn khốn nạn hơn thể xác. Xin giải thoát chúng con khỏi sự mù lòa thiêng liêng, để chúng con luôn bước đi trong ánh sáng lời Chúa và trong đường ngay nẻo chính. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 19,1-10
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng chúng con hết lòng tôn thờ. Chúa là Đấng ban tặng cho chúng con sự sống và niềm tươi vui hoan lạc. Xin cho chúng con mỗi lần đón rước Mình Máu Thánh Chúa cũng được đổi mới tâm hồn nên thanh sạch, không vương vấn tội lỗi. Xin giúp chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự, để chúng con cũng biết hiến dâng mạng sống mình thành niềm vui cho tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã ban cho Gia Kêu niềm vui được sống bên Chúa. Chúa còn cho Gia Kêu cơ hội tìm thấy niềm vui qua sự chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo đói. Xin cho chúng con biết nắm lấy chìa khóa của sự bình an là lòng quảng đại, để chúng con biết sống bác ái với tha nhân, biết tìm niềm vui qua những nghĩa cử yêu thương mà chúng con dành cho nhau.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết hoán cải mình mỗi ngày nên hoàn thiện trong tình nghĩa với Chúa. Xin cho chúng con đừng bao giờ đùa giỡn hay lạm dụng lòng nhân từ của Chúa, nhưng luôn biết cộng tác vơi ơn Chúa và thành tâm trở về với Chúa. Xin đừng để lòng tham khiến chúng con xa Chúa và sống ti tiện với anh em. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 19,11-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con muôn vàn ơn lành hồn xác. Chúng con được nuôi dưỡng trong tình thương quan phòng của Chúa. Chúng con có thể nói: tất cả là hồng ân. Sự sống, sức khỏe, thời giờ đều là ân ban mà Chúa ban tặng cho chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận với lòng cảm mến tri ân, và biết sử dụng ân huệ Chúa ban theo thánh ý Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn tin tưởng chúng con. Chúa còn trao cho chúng con rất nhiều nén bạc là những tài năng, hoàn cảnh, thời giờ. Chúa muốn chúng con sinh lời cho Chúa. Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những thiếu sót của chúng con. Đã bao lần chúng con phung phí tài trí cho những đam mê tội lỗi. Đã bao lần chúng con hoang phí thời gian cho những thú vui mau qua. Đã bao lần chúng con bỏ lỡ cơ hội làm sáng danh Chúa trong địa vị của mình. Xin giúp chúng con biết tự hối bản thân, biết chỉnh đốn lại cách sống, biết dùng cuộc đời cho đúng mục đích là làm sáng danh Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sinh lời nén bạc Chúa trao để chúng con đáng đươc Chúa thưởng công trong Nước Chúa. Xin giúp chúng con đừng vì lười biếng mà xao nhãng việc Chúa, nhưng luôn biết chu toàn bổn phận làm con Chúa với niềm trung tín sắt son. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 19,41-44
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Năm xưa Chúa rất buồn khi nhìn thấy tương lại xụp đổ của thành thánh Giê-ru-sa-lem. Và có lẽ hôm nay Chúa cũng rất buồn khi nhìn thấy tâm hồn chúng con tan nát rã rời trong đam mê tội lỗi, trong thất vọng chán chường, trong hận thù chia rẽ. Chúa còn buồn hơn khi thân xác chúng con là đền thờ của Chúa đang bị tục hoá, bị xúc phạm bởi lối sống buông thả, tội lỗi của chúng con. Xin Chúa Giê-su thánh Thể ngự trị trong tâm hồn chúng con, chiếm đoạt tâm hồn chúng con nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Xin gìn giữ linh hồn và thân xác chúng con trong ân nghĩa của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, lời Chúa luôn nhắc nhở chúng con: mọi sự rồi sẽ qua đi, thân xác này sẽ hư nát. Xin cho chúng con biết tuân giữ lời Chúa để sau khi kết thúc cuộc sống này chúng con được Chúa đón nhận vào sự sống vĩnh cửu đời sau. Xin giúp chúng con biết gìn giữ phẩm giá cao đẹp của hình ảnh Chúa nơi tâm hồn chúng con bằng đời sống thanh thoát khỏi những đam mê lầm lạc, bằng sự loại bỏ trong tâm hồn chúng con những ý hướng tội lỗi, những lối sống hưởng thụ bất chính. Xin nhắc cho chúng con luôn nhớ rằng: thân xác là đền thờ của Chúa, để chúng con kính trọng thân xác của mình và tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa muốn tất cả nhân loại tin nhận Chúa để được ơn cứu độ. Xin cho anh chị em lương dân biết nhận ra Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống và cùng tin nhận nơi Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 19,45-48
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được trở nên đền thờ cho Chúa ngự trị. Chúng con biết rằng: Chúa ưa thích cõi lòng chúng con hơn mọi đền đài nguy nga tráng lệ. Chúa muốn chúng con dành chỗ nhất cho Chúa ngự trị trong cõi lòng chúng con. Xin giúp chúng con biết dọn mình xứng đáng mỗi khi được rước Chúa. Xin tháo gỡ khỏi tâm hồn chúng con những quyến luyến tạo vật tầm thường để tâm hồn chúng con dành trọn vẹn cho Chúa.
Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những bộn bề trăm chiều của lòng trí chúng con. Chúng con còn để tâm hồn mình ngổn ngang bởi những đam mê tội lỗi, những tư tưởng thiếu thanh cao, những suy nghĩ tầm thường. Tâm hồn chúng con chưa dành cho Chúa vị trí số một. Chúng con còn để cho những lôi kéo của danh lợi thú trần gian làm chủ tâm hồn mình. Xin giúp chúng con đừng vì những quyến luyến thụ tạo tầm thường mà đánh mất sự trong sạch của tâm hồn là đền thờ của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự và phụng sự Chúa hết lòng hết trí khôn.
Lạy Chúa, xin cho chúng con một tâm hồn thanh thoát khỏi những đam mê trần gian. Xin gột rửa linh hồn chúng con trong ơn thánh của Chúa để nhờ đó chúng con nên tinh tuyền xứng đáng là đền thờ của Chúa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 33 thường niên
Lc 20,27-40
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được Chúa viếng thăm. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đi vào cuộc đời chúng con. Chúa chiếm trọn thân xác tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con được ở trong tình Chúa. Xin giúp chúng con biết hưởng nếm sự ngọt ngào từ sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống. Chúa muốn chúng con trở nên bất tử khi chúng con sống yêu thương nhau. Tình yêu ví tựa như hơi thở là dấu chỉ sự sống. Con người phải biết sống yêu thương tựa như con người cần không khí để thở. Chúa chính là Thiên Chúa của kẻ sống vì Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa vượt không gian và thời gian. Tình yêu Chúa bất tử như chính Chúa là Đấng hằng hữu. Xin cho chúng con biết họa lại hình ảnh của Chúa qua đời sống yêu thương, bác ái và dấn thân. Xin cho chúng con biết khôn ngoan tìm kiếm giá trị vĩnh cửu bằng việc lành phúc đức hơn là những hoan lạc trần gian mau qua.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, xin ban cho chúng con sự sống của Chúa để chúng con biết sống cho tình yêu và vì tình yêu với tha nhân. Amen
Lá thư không còn người nhận
LM Giuse Vũ Tiến Tặng
10:06 14/11/2009
Lá thư không còn người nhận
Bạn thân mến,
Tôi không biết phải làm thế nào để có thể liên lạc được với bạn nữa. Mặc dù trước đây, bạn đã cho tôi số điện thoại di động, địa chỉ email và cả facebook. Viết những dòng muộn màng này, tâm hồn tôi không tránh khỏi nỗi bàng hoàng và niềm xúc động cứ không ngớt trào dâng từ khi nghe tin bạn đã vĩnh viễn từ giã cõi đời này. Hình ảnh, nụ cười và vóc dáng trẻ trung của bạn cứ hiển hiện trong tâm trí tôi. Ở độ tuổi 30 trai trẻ, có biết bao nhiêu công việc đang chờ đợi bàn tay, khối óc, trí tuệ và lòng nhiệt huyết của bạn. Tôi không có quyền xét đoán hành động bồng bột của bạn, nhưng lại cảm thấy bạn đáng thương hơn là đáng trách.
Hoàn cảnh gia đình và những thử thách gặp phải đã khiến bạn nghi ngờ rằng liệu có còn tình thương hiện diện trên đời này. Theo như lá thư để lại, bạn đã hoàn toàn mất đi niềm tin ấy. Không thiếu gì cách thức để kiểm chứng điều này. Điều cần thiết là phải có thời gian mới thấy được câu trả lời. Người dân Việt chúng tôi có câu tục ngữ « Thức khuya mới biết đêm dài. Sống lâu mới biết lòng người có nhân ». Phần bạn, bạn đã không đủ kiên nhẫn để tin vào lòng trắc ẩn của anh em đồng loại. Ngày mai đây, sẽ có biết bao nhiêu người sụt sùi rơi lệ và ngậm ngùi khóc thương khi tham dự lễ tang của bạn. Tuy nhiên khi thấy được câu trả lời này thì đã quá muộn đối với bạn.
Được quen biết bạn từ 4 năm nay, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh năng động đầy nhiệt huyết của bạn trong nhóm các bạn trẻ mới bước vào ngưỡng cửa nghề nghiệp. Mọi người trong nhóm đều thấy những buổi gặp gỡ hàng tháng trong tinh thần huynh đệ, cầu nguyện, chia sẻ những khó khăn và những trăn trở đã nâng mỗi thành viên rất nhiều. Chắc hẳn bạn cũng cảm nghiệm được điều ấy.
Anh chị em trong nhóm đã niềm nở tiếp nhận bạn. Ai nấy đều cảm phục về trường hợp đặc biệt của bạn. Rời đất nước mang đậm nét tôn giáo và nền văn hóa Hồi Giáo ngay từ thời niên thiếu vào đầu thập niên 90, bạn dần dần có thiện cảm với Kitô giáo. Những ai có vinh dự đồng hành cùng bạn trên con đường khám phá đức tin đã rất vui và tự hào về bạn. Sau hai năm tìm hiểu, bạn đã đón nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức. Ngày ấy cách đây gần hai năm, bạn tràn ngập trong niềm vui vì được chính giám mục giáo phận cử hành bí tích trong thánh lễ và được rất nhiều bạn hữu quây quần bên bạn. Đặc biệt, cha mẹ đỡ đầu đã dành cho bạn những quan tâm và tình cảm thật đáng trân trọng. Chính họ đã viết những lời cầu nguyện tự đáy lòng làm đánh động tâm hồn mọi người tham dự. Chính họ đã chu đáo tổ chức bữa tiệc mừng trọng thể mang lại niềm vui cho bạn và những người có mặt hôm ấy. Cũng chính cha mẹ đỡ đầu đã đón nhận, nâng đỡ và ở bên cạnh bạn trong những ngày tháng khó khăn vừa qua.
Bạn đã không giấu nổi niềm vui khi được gia nhập gia đình Kitô giáo và còn muốn tiến thật xa và thật nhanh hơn nữa. Bạn cũng thường xuyên lui tới một tu viện để tránh những ồn ào náo động của cuộc sống. Bạn đã cầu nguyện lâu giờ trước icôn thập giá Chúa Kitô. Nhưng mặt khác, chính bạn cũng đã thất vọng về những giới hạn và những khiếm khuyết nơi bản thân mình. Bạn đã đề cập đến điều trăn trở này trong lá thư tuyệt mệnh. Không thể chấp nhận sự bất toàn của mình lại mất đi niềm tin về tình thương nơi đồng loại, bạn đã rơi vào ngõ cụt như lời tâm sự của bạn trong thư: « không còn thấy hương vị của cuộc sống ».
Cuộc sống không thiếu những thử thách cam go đôi khi làm chúng ta chao đảo và muốn buông xuôi tất cả. Những lúc ấy, mất đi niềm tin sẽ đánh mất tất cả. Hiện nay trời đang ngả dần sang đông. Tiết trời lạnh giá đã không thương tiếc cướp đi những sắc màu bàng bạc lộng lẫy của mùa thu. Cây cối trở nên trơ trụi và oằn mình trước những cái lạnh thấu tận da thịt. Trong khi đó, trên những cánh đồng rộng mênh mông, những hạt lúa mì vẫn âm thầm chấp nhận mục nát để nảy mầm và vẫn lạc quan trước những đợt vùi dập tầng tầng lớp lớp của các đợt bão tuyết. Chúng kiên trì chờ đợi trong hy vọng tiết trời mưa thuận gió hòa để tăng trưởng, đơm bông kết hạt và hứa hẹn một mùa lúa bội thu.
Bạn chỉ tin vào Đấng Tuyệt Đối thì ít ra cũng cần tin tưởng vào quyền năng của Ngài trong cách thức cứu chuộc những con người vốn dĩ tương đối và mỏng dòn. Xin phó thác bạn cho Đấng giầu lòng xót thương, chậm bất bình và hay tha thứ.
Ngày 11 tháng 11 năm 2009
Bạn thân mến,
Tôi không biết phải làm thế nào để có thể liên lạc được với bạn nữa. Mặc dù trước đây, bạn đã cho tôi số điện thoại di động, địa chỉ email và cả facebook. Viết những dòng muộn màng này, tâm hồn tôi không tránh khỏi nỗi bàng hoàng và niềm xúc động cứ không ngớt trào dâng từ khi nghe tin bạn đã vĩnh viễn từ giã cõi đời này. Hình ảnh, nụ cười và vóc dáng trẻ trung của bạn cứ hiển hiện trong tâm trí tôi. Ở độ tuổi 30 trai trẻ, có biết bao nhiêu công việc đang chờ đợi bàn tay, khối óc, trí tuệ và lòng nhiệt huyết của bạn. Tôi không có quyền xét đoán hành động bồng bột của bạn, nhưng lại cảm thấy bạn đáng thương hơn là đáng trách.
Hoàn cảnh gia đình và những thử thách gặp phải đã khiến bạn nghi ngờ rằng liệu có còn tình thương hiện diện trên đời này. Theo như lá thư để lại, bạn đã hoàn toàn mất đi niềm tin ấy. Không thiếu gì cách thức để kiểm chứng điều này. Điều cần thiết là phải có thời gian mới thấy được câu trả lời. Người dân Việt chúng tôi có câu tục ngữ « Thức khuya mới biết đêm dài. Sống lâu mới biết lòng người có nhân ». Phần bạn, bạn đã không đủ kiên nhẫn để tin vào lòng trắc ẩn của anh em đồng loại. Ngày mai đây, sẽ có biết bao nhiêu người sụt sùi rơi lệ và ngậm ngùi khóc thương khi tham dự lễ tang của bạn. Tuy nhiên khi thấy được câu trả lời này thì đã quá muộn đối với bạn.
Được quen biết bạn từ 4 năm nay, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh năng động đầy nhiệt huyết của bạn trong nhóm các bạn trẻ mới bước vào ngưỡng cửa nghề nghiệp. Mọi người trong nhóm đều thấy những buổi gặp gỡ hàng tháng trong tinh thần huynh đệ, cầu nguyện, chia sẻ những khó khăn và những trăn trở đã nâng mỗi thành viên rất nhiều. Chắc hẳn bạn cũng cảm nghiệm được điều ấy.
Anh chị em trong nhóm đã niềm nở tiếp nhận bạn. Ai nấy đều cảm phục về trường hợp đặc biệt của bạn. Rời đất nước mang đậm nét tôn giáo và nền văn hóa Hồi Giáo ngay từ thời niên thiếu vào đầu thập niên 90, bạn dần dần có thiện cảm với Kitô giáo. Những ai có vinh dự đồng hành cùng bạn trên con đường khám phá đức tin đã rất vui và tự hào về bạn. Sau hai năm tìm hiểu, bạn đã đón nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức. Ngày ấy cách đây gần hai năm, bạn tràn ngập trong niềm vui vì được chính giám mục giáo phận cử hành bí tích trong thánh lễ và được rất nhiều bạn hữu quây quần bên bạn. Đặc biệt, cha mẹ đỡ đầu đã dành cho bạn những quan tâm và tình cảm thật đáng trân trọng. Chính họ đã viết những lời cầu nguyện tự đáy lòng làm đánh động tâm hồn mọi người tham dự. Chính họ đã chu đáo tổ chức bữa tiệc mừng trọng thể mang lại niềm vui cho bạn và những người có mặt hôm ấy. Cũng chính cha mẹ đỡ đầu đã đón nhận, nâng đỡ và ở bên cạnh bạn trong những ngày tháng khó khăn vừa qua.
Bạn đã không giấu nổi niềm vui khi được gia nhập gia đình Kitô giáo và còn muốn tiến thật xa và thật nhanh hơn nữa. Bạn cũng thường xuyên lui tới một tu viện để tránh những ồn ào náo động của cuộc sống. Bạn đã cầu nguyện lâu giờ trước icôn thập giá Chúa Kitô. Nhưng mặt khác, chính bạn cũng đã thất vọng về những giới hạn và những khiếm khuyết nơi bản thân mình. Bạn đã đề cập đến điều trăn trở này trong lá thư tuyệt mệnh. Không thể chấp nhận sự bất toàn của mình lại mất đi niềm tin về tình thương nơi đồng loại, bạn đã rơi vào ngõ cụt như lời tâm sự của bạn trong thư: « không còn thấy hương vị của cuộc sống ».
Cuộc sống không thiếu những thử thách cam go đôi khi làm chúng ta chao đảo và muốn buông xuôi tất cả. Những lúc ấy, mất đi niềm tin sẽ đánh mất tất cả. Hiện nay trời đang ngả dần sang đông. Tiết trời lạnh giá đã không thương tiếc cướp đi những sắc màu bàng bạc lộng lẫy của mùa thu. Cây cối trở nên trơ trụi và oằn mình trước những cái lạnh thấu tận da thịt. Trong khi đó, trên những cánh đồng rộng mênh mông, những hạt lúa mì vẫn âm thầm chấp nhận mục nát để nảy mầm và vẫn lạc quan trước những đợt vùi dập tầng tầng lớp lớp của các đợt bão tuyết. Chúng kiên trì chờ đợi trong hy vọng tiết trời mưa thuận gió hòa để tăng trưởng, đơm bông kết hạt và hứa hẹn một mùa lúa bội thu.
Bạn chỉ tin vào Đấng Tuyệt Đối thì ít ra cũng cần tin tưởng vào quyền năng của Ngài trong cách thức cứu chuộc những con người vốn dĩ tương đối và mỏng dòn. Xin phó thác bạn cho Đấng giầu lòng xót thương, chậm bất bình và hay tha thứ.
Ngày 11 tháng 11 năm 2009
Đặc sủng: Không có, không thể cho
LM Giuse Trần Việt Hùng
10:09 14/11/2009
ĐẶC SỦNG
Không có, không thể cho.
Chúng ta tìm hiểu nguyên lý: “Không có thì không thể cho”. Không có, lấy gì mà cho chứ!. Xem này, cha mẹ cộng tác với Thiên Chúa qua việc trao đổi tình yêu với nhau dẫn đến việc sáng tạo một con người mới. Cha mẹ sẽ truyền lại cho con cái dòng máu của mình và những zen của cả cha lẫn mẹ. Đôi khi chúng ta hỏi rằng: cha mẹ ít ăn học, không bằng cấp, không khả năng hiểu biết về khoa học, hội họa và thiên văn thể lý…, sao mà có những đứa con thông minh và giỏi giang như thế. Cha mẹ có sự thông minh và hiểu biết như thế đâu mà cho con cái. Vậy trí khôn thông minh, thiên tài, năng khiếu có được bởi đâu mà ra? Chúng ta biết rằng cha mẹ cộng tác với Thiên Chúa trong việc truyền sinh, như thế, những khả năng mà chúng ta có được là do Chúa ban.
Mỗi người được Chúa trao ban những nén bạc của sự khôn ngoan, thông minh, tài trí và hiểu biết tùy theo khả năng. Có người được 10 nén, có người được 5 nén và có người chỉ được có 1 nén. Chúa muốn chúng ta sinh lợi bằng chính những nén bạc nhỏ bé mà Chúa trao. Qua đó chúng ta có thể cống hiến khả năng, sức lực để xây dựng một xã hội và Giáo Hội tốt đẹp và ngày sau cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời. Chúng ta là những người hữu thần. Chúng ta tin vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng muôn loài và muôn vật. Chúng ta tin Chúa đã can thiệp vào tiến trình phát triển của con người. Không có gì gọi là tự nhiên mà có. Cái gì có, cũng có nguyên nhân và hậu qủa. Người ta thường nói: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính.” hoặc là: “Trông qủa thì biết cây.”
Thần Khí của Thiên Chúa
Ngày xưa khi Chúa Giêsu xuất hiện ra rao giảng, Ngài đã hoàn tất mọi lời Tiên Tri đã loan báo về Ngài. Đặc biệt Ngài đã thực hiện lời của Tiên Tri Isaia, khi Ngài đứng lên đọc sách trong Hội Đường, Chúa Giêsu đọc và lời đã ứng nghiệm: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Luke 4:18). Chúa Giêsu đã lãnh nhận Thần Khí của Thiên Chúa và đã bắt đầu đi rao giảng và chữa lành tất cả các bệnh hoạn tật nguyền. Chúa Giêsu đã đặt tay trên các người bệnh và họ đã được chữa lành. Lời của Chúa theo thánh Luca: “Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, đều đưa tới Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ.” (Luke 4:40)
Chúa Giêsu cũng đã mời gọi và tuyển lựa các tông đồ và sai các ông ra đi để tiếp tục sứ mạng của Ngài. Ngài trao ban cho họ các quyền năng cần thiết để chu toàn sứ vụ. Thánh Luca viết rằng: “Đức Giêsu tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật.” (Luke 9:1). Các Tông Đồ lãnh nhận quyền năng và đã ra đi đem Tin Mừng cho mọi người. Các Ngài là nhân chứng sống động cho Chúa Giêsu giữa dòng đời.
Hoa trái của Thánh Thần
Sau khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn, chết, sống lại và lên trời, các Tông đồ tiếp tục lệnh truyền của Chúa Giêsu qua tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ đã viết: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi (TĐCV. 2:1). Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. (TĐCV. 2:1). Các Tông đồ ra đi và làm nhân chứng cho Chúa qua phép rửa và sự đặt tay: “Đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần."(TĐCV. 1:5)
Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là chấp nhận sứ mệnh làm chứng cho Chúa. Làm chứng cho Chúa nơi chỗ chúng ta đang sinh sống và làm việc. Làm chứng nhân không ngừng qua tất cả những người mà chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Thánh Sử Luca đã thức tỉnh mọi người: “Nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất." (TĐCV. 1:8)
Nhiều người đã lãnh nhận được ơn Thánh Thần qua sự đặt tay cầu nguyện của các Tông Đồ. Thánh Phaolô viết cho Timôtêô: “Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. (2 Tm. 1:6). Có người tưởng ơn Chúa Thánh Thần như một ơn trao đổi bằng tiền bạc, họ muốn mua bán ơn Chúa Thánh Thần. Thánh Luca ghi lại: “Ông Simôn thấy khi các Tông Đồ đặt tay, thì Thánh Thần được ban xuống, nên ông đem tiền đến biếu các ông và nói: "Xin cũng ban quyền ấy cho tôi nữa, để tôi đặt tay cho ai thì người ấy nhận được Thánh Thần.” Nhưng ông Phê-rô đáp: "Tiền bạc của anh tiêu tan luôn với anh cho rồi, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa!”(TĐCV. 9:18)
Đặc Sủng và Chức Vụ
Khi đã có nhiều người tin vào Chúa Kitô và nhiều cộng đoàn được thành lập. Hội Thánh ở trần gian cần có một tổ chức và phẩm trật. Hội Thánh được hướng dẫn và tác động bởi ơn Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần luôn luôn làm việc để canh tân Giáo Hội. Thánh Phaolô phân biệt các chức vụ trong Giáo Hội, nói rằng: “Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ.” (1Cor. 12:28)
Chúa Thánh Thần ban rất nhiều ơn khác nhau để mọi người được chu toàn sứ vụ của mình. Thánh Phaolô xác nhận: “Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ.” (1Cor. 12:10). Ơn Chúa Thánh Thần giúp ta xây dựng Giáo Hội trong tình yêu. Mỗi người lãnh nhận hồng ân khác nhau nhưng tất cả đều qui về một mối, đó là tình yêu. Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng: “Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.”(1Cor. 13:2). Nếu không có tình yêu, tất cả chỉ là hư vô. Thánh Phaolô nói tiếp rằng: “Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. (1 Cor. 13:8)
Thánh Phaolô xác định các Đặc Sủng và quy luật thực tiễn về ơn Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô dạy rằng: “Vậy, thưa anh em, phải kết luận thế nào? Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca, người thì giảng dạy, người thì nói lời mặc khải, người thì nói tiếng lạ, người thì giải nghĩa: tất cả những điều ấy đều phải nhằm xây dựng Hội Thánh (1Cor. 14:26). Các Đặc Sủng được ban cho là giúp xây dựng Giáo Hội và bảo tồn niềm tin của các tín hữu. Các Tông đồ đã sớm chia xẻ sứ vụ của mình cho các cộng tác viên và những người thành tâm. Các Tông Đồ đã đặt tay trên họ và họ cũng lãnh nhận được Thánh Thần. Thánh Luca viết: “Và khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười hai người.” (TĐCV. 19:6). Có người được ơn nói tiếng lạ, nhưng tiếng lạ là để cầu nguyện với Thiên Chúa mà thôi. Thánh Phaolô nhắc nhở giáo đoàn Côrintô: “Nhưng trong cộng đoàn, thà tôi nói năm ba tiếng có thể hiểu được để dạy dỗ kẻ khác, còn hơn là nói hàng vạn lời bằng tiếng lạ.” (1Cor.14:19). Ơn Chúa là để mưu ích cho mọi người. Ngài nói tiếp: “Vì thế, kẻ nói tiếng lạ thì phải xin cho được ơn giải thích.”(1Cor. 14:13)
Ngôn sứ giả.
Chúa Giêsu biết trước rằng sẽ có các ngôn sứ giả sẽ xuất hiện. Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ: ”Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. (Mt. 7:15). Các ngôn sứ giả đến tìm cách lừa gạt nhiều người để tin theo họ. Ngài nói rằng: “Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người.” (Mt. 24:11). Họ đến với chúng ta qua các dấu lạ và dấu chứng gần như linh thiêng để lường gạt nhiều người đi theo họ. Chúa đã báo trước rằng: “Thật vậy, sẽ có những Kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người đã được tuyển chọn, nếu có thể.” (Mt. 24:24).
Ngay trong thời Giáo Hội Sơ Khai, các Tông Đồ đã cảnh thức tín hữu là sẽ có các ngôn sứ giả xuất hiện. Thánh Phêrô trong thơ gởi cho giáo đoàn, Ngài đã nhắc nhở:
“Trong dân cũng đã từng xuất hiện những ngôn sứ giả; giữa anh em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy giả hiệu, đó là những kẻ sẽ lén lút đưa vào những tà thuyết dẫn tới diệt vong. Vì chối bỏ vị Chúa Tể đã chuộc họ về, họ sẽ mau chóng chuốc lấy hoạ diệt vong.” (2 Peter 2:1). Thánh Gioan cũng cảnh tỉnh chúng ta trong mọi nơi và mọi thời vì sự ảnh hưởng của thần khí. Ngài cảnh giác: “Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.” (1Gioan 4:1)
Thánh Sử Marcô đã ghi lại lời rao giảng của Chúa Giêsu, mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và khôn ngoan nhận biết đâu là người của Chúa và đâu là việc của Chúa Thánh Thần. “Thật vậy, sẽ có những kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, làm những dấu lạ và những việc phi thường, để lừa gạt những người đã được tuyển chọn, nếu có thể.
(Mark 13:22). Không ai sinh ra đã là thánh. Chúng ta phải trở nên thánh mỗi ngày. Thời Giáo Hội Sơ Khai, Thánh Phaolô gọi người tín hữu là Dân Thánh. Họ là những người đã được thanh tẩy trong Chúa Thánh Thần. Họ được cứu chuộc bằng Máu Châu Báu của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn ở Philipphê rằng: “ Phaolô và Timôthê, là những tôi tớ của Đức Ki-tô Giêsu, kính gửi mọi người trong dân thánh kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su ở Philípphê, cùng kính gửi các vị giám quản và trợ tá” (Phil.1:1).
Trở Về Nguồn
Chúng ta thấy Giáo Hội có một truyền thống vững chắc trong lịch sử từ các Tông Đồ và các Giáo Phụ. Chúng ta gọi là Thánh Truyền. Giáo Hội rất trân qúy Thánh Kinh và Thánh Truyền. Đây là hai nguồn kho báu nền tảng để xây dựng Giáo Hội. Trải qua lịch sử gần 2000 năm, Giáo Hội đã có biết bao vị thánh được đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Các Ngài đã đem lại cho Giáo Hội những làn gió mát, làm đổi thay và canh tân Giáo Hội qua các thời đại. Những vị như Thánh Phanxicô thành Assisi, thánh Catarina, thánh Đaminh, thánhTêrêxa thánh Avila, thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu…Họ là những vị ưu tuyển của Thiên Chúa.
Gần đây, trong thời điểm hiện tại, chúng ta có cha thánh Piô Năm Dấu, người được Chúa in 5 dấu trên thân mình, chân phước Mẹ Têrêxa thành Calcutta, những vị đáng kính như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Đức cố Hồng Y, Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Các Ngài chỉ cần có vài phép lạ chứng minh là sẽ được Giáo Hội phong chân phước. Vẫn còn đang chờ. Để có một phép lạ khách quan, không dễ đâu. Cần phải qua quá trình hồ sơ bệnh án, xét nghiệm các thuốc đã dùng, vấn đề tâm lý và hiệu qủa khỏi bệnh bao lâu. Sau khi có đầy đủ chứng cớ, các bác sĩ đã xét nghiệm và cho giấy chứng thực và Giáo Hội xác nhận, điều đó mới chứng minh là phép lạ thật. Còn những trường hợp cảm nhận trong vài ngày hay một khoảng thời gian, căn bệnh lại trở lại, như thế chưa được gọi là phép lạ.
Kết luận, chúng ta nhớ nguyên tắc: Không có, không thể cho. Chúa Giêsu nhận lãnh Thần Khí từ Chúa Cha ban và Chúa Giêsu đã đặt tay ban quyền cho các Tông đồ. Các Tông đồ đặt tay trên những người kế vị. Giáo Hội tiếp tục nghi thức đặt tay cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Ơn Chúa không thể mua, không thể bán nhưng là một sự nhận lãnh nhưng không để làm mưu ích chung cho Giáo Hội. Chúng ta rất vui mừng vì Chúa đã cho một số linh mục, tu sĩ hay giáo dân được những ơn đặc sủng để giúp mọi người tìm về với Chúa. Đây phải là một hồng ân trọng đại. Chúng ta phải trân quý. Các ngài đón nhận để trao ban. Trao ban cách nào chính đáng và chân thật. Thánh Phaolô khuyên dạy chúng ta: “Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh. (Eph. 8:18).
Chúng ta cùng dâng lời cảm tạ Chúa trong mọi nơi mọi lúc vì muôn hồng ân Chúa ban. Đặc biệt, mỗi người chúng ta xin ơn khôn ngoan, một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần. Khôn ngoan để biết phân biệt phải trái, đúng sai, thiện ác và chọn lựa đúng đắn những quyết định trong cuộc sống đạo. Xin Chúa chúc lành cho mỗi người chúng ta.
Bronx, New York.
Không có, không thể cho.
Chúng ta tìm hiểu nguyên lý: “Không có thì không thể cho”. Không có, lấy gì mà cho chứ!. Xem này, cha mẹ cộng tác với Thiên Chúa qua việc trao đổi tình yêu với nhau dẫn đến việc sáng tạo một con người mới. Cha mẹ sẽ truyền lại cho con cái dòng máu của mình và những zen của cả cha lẫn mẹ. Đôi khi chúng ta hỏi rằng: cha mẹ ít ăn học, không bằng cấp, không khả năng hiểu biết về khoa học, hội họa và thiên văn thể lý…, sao mà có những đứa con thông minh và giỏi giang như thế. Cha mẹ có sự thông minh và hiểu biết như thế đâu mà cho con cái. Vậy trí khôn thông minh, thiên tài, năng khiếu có được bởi đâu mà ra? Chúng ta biết rằng cha mẹ cộng tác với Thiên Chúa trong việc truyền sinh, như thế, những khả năng mà chúng ta có được là do Chúa ban.
Mỗi người được Chúa trao ban những nén bạc của sự khôn ngoan, thông minh, tài trí và hiểu biết tùy theo khả năng. Có người được 10 nén, có người được 5 nén và có người chỉ được có 1 nén. Chúa muốn chúng ta sinh lợi bằng chính những nén bạc nhỏ bé mà Chúa trao. Qua đó chúng ta có thể cống hiến khả năng, sức lực để xây dựng một xã hội và Giáo Hội tốt đẹp và ngày sau cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời. Chúng ta là những người hữu thần. Chúng ta tin vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng muôn loài và muôn vật. Chúng ta tin Chúa đã can thiệp vào tiến trình phát triển của con người. Không có gì gọi là tự nhiên mà có. Cái gì có, cũng có nguyên nhân và hậu qủa. Người ta thường nói: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính.” hoặc là: “Trông qủa thì biết cây.”
Thần Khí của Thiên Chúa
Ngày xưa khi Chúa Giêsu xuất hiện ra rao giảng, Ngài đã hoàn tất mọi lời Tiên Tri đã loan báo về Ngài. Đặc biệt Ngài đã thực hiện lời của Tiên Tri Isaia, khi Ngài đứng lên đọc sách trong Hội Đường, Chúa Giêsu đọc và lời đã ứng nghiệm: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Luke 4:18). Chúa Giêsu đã lãnh nhận Thần Khí của Thiên Chúa và đã bắt đầu đi rao giảng và chữa lành tất cả các bệnh hoạn tật nguyền. Chúa Giêsu đã đặt tay trên các người bệnh và họ đã được chữa lành. Lời của Chúa theo thánh Luca: “Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, đều đưa tới Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ.” (Luke 4:40)
Chúa Giêsu cũng đã mời gọi và tuyển lựa các tông đồ và sai các ông ra đi để tiếp tục sứ mạng của Ngài. Ngài trao ban cho họ các quyền năng cần thiết để chu toàn sứ vụ. Thánh Luca viết rằng: “Đức Giêsu tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật.” (Luke 9:1). Các Tông Đồ lãnh nhận quyền năng và đã ra đi đem Tin Mừng cho mọi người. Các Ngài là nhân chứng sống động cho Chúa Giêsu giữa dòng đời.
Hoa trái của Thánh Thần
Sau khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn, chết, sống lại và lên trời, các Tông đồ tiếp tục lệnh truyền của Chúa Giêsu qua tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ đã viết: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi (TĐCV. 2:1). Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. (TĐCV. 2:1). Các Tông đồ ra đi và làm nhân chứng cho Chúa qua phép rửa và sự đặt tay: “Đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần."(TĐCV. 1:5)
Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là chấp nhận sứ mệnh làm chứng cho Chúa. Làm chứng cho Chúa nơi chỗ chúng ta đang sinh sống và làm việc. Làm chứng nhân không ngừng qua tất cả những người mà chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Thánh Sử Luca đã thức tỉnh mọi người: “Nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất." (TĐCV. 1:8)
Nhiều người đã lãnh nhận được ơn Thánh Thần qua sự đặt tay cầu nguyện của các Tông Đồ. Thánh Phaolô viết cho Timôtêô: “Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. (2 Tm. 1:6). Có người tưởng ơn Chúa Thánh Thần như một ơn trao đổi bằng tiền bạc, họ muốn mua bán ơn Chúa Thánh Thần. Thánh Luca ghi lại: “Ông Simôn thấy khi các Tông Đồ đặt tay, thì Thánh Thần được ban xuống, nên ông đem tiền đến biếu các ông và nói: "Xin cũng ban quyền ấy cho tôi nữa, để tôi đặt tay cho ai thì người ấy nhận được Thánh Thần.” Nhưng ông Phê-rô đáp: "Tiền bạc của anh tiêu tan luôn với anh cho rồi, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa!”(TĐCV. 9:18)
Đặc Sủng và Chức Vụ
Khi đã có nhiều người tin vào Chúa Kitô và nhiều cộng đoàn được thành lập. Hội Thánh ở trần gian cần có một tổ chức và phẩm trật. Hội Thánh được hướng dẫn và tác động bởi ơn Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần luôn luôn làm việc để canh tân Giáo Hội. Thánh Phaolô phân biệt các chức vụ trong Giáo Hội, nói rằng: “Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ.” (1Cor. 12:28)
Chúa Thánh Thần ban rất nhiều ơn khác nhau để mọi người được chu toàn sứ vụ của mình. Thánh Phaolô xác nhận: “Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ.” (1Cor. 12:10). Ơn Chúa Thánh Thần giúp ta xây dựng Giáo Hội trong tình yêu. Mỗi người lãnh nhận hồng ân khác nhau nhưng tất cả đều qui về một mối, đó là tình yêu. Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng: “Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.”(1Cor. 13:2). Nếu không có tình yêu, tất cả chỉ là hư vô. Thánh Phaolô nói tiếp rằng: “Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. (1 Cor. 13:8)
Thánh Phaolô xác định các Đặc Sủng và quy luật thực tiễn về ơn Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô dạy rằng: “Vậy, thưa anh em, phải kết luận thế nào? Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca, người thì giảng dạy, người thì nói lời mặc khải, người thì nói tiếng lạ, người thì giải nghĩa: tất cả những điều ấy đều phải nhằm xây dựng Hội Thánh (1Cor. 14:26). Các Đặc Sủng được ban cho là giúp xây dựng Giáo Hội và bảo tồn niềm tin của các tín hữu. Các Tông đồ đã sớm chia xẻ sứ vụ của mình cho các cộng tác viên và những người thành tâm. Các Tông Đồ đã đặt tay trên họ và họ cũng lãnh nhận được Thánh Thần. Thánh Luca viết: “Và khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười hai người.” (TĐCV. 19:6). Có người được ơn nói tiếng lạ, nhưng tiếng lạ là để cầu nguyện với Thiên Chúa mà thôi. Thánh Phaolô nhắc nhở giáo đoàn Côrintô: “Nhưng trong cộng đoàn, thà tôi nói năm ba tiếng có thể hiểu được để dạy dỗ kẻ khác, còn hơn là nói hàng vạn lời bằng tiếng lạ.” (1Cor.14:19). Ơn Chúa là để mưu ích cho mọi người. Ngài nói tiếp: “Vì thế, kẻ nói tiếng lạ thì phải xin cho được ơn giải thích.”(1Cor. 14:13)
Ngôn sứ giả.
Chúa Giêsu biết trước rằng sẽ có các ngôn sứ giả sẽ xuất hiện. Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ: ”Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. (Mt. 7:15). Các ngôn sứ giả đến tìm cách lừa gạt nhiều người để tin theo họ. Ngài nói rằng: “Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người.” (Mt. 24:11). Họ đến với chúng ta qua các dấu lạ và dấu chứng gần như linh thiêng để lường gạt nhiều người đi theo họ. Chúa đã báo trước rằng: “Thật vậy, sẽ có những Kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người đã được tuyển chọn, nếu có thể.” (Mt. 24:24).
Ngay trong thời Giáo Hội Sơ Khai, các Tông Đồ đã cảnh thức tín hữu là sẽ có các ngôn sứ giả xuất hiện. Thánh Phêrô trong thơ gởi cho giáo đoàn, Ngài đã nhắc nhở:
“Trong dân cũng đã từng xuất hiện những ngôn sứ giả; giữa anh em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy giả hiệu, đó là những kẻ sẽ lén lút đưa vào những tà thuyết dẫn tới diệt vong. Vì chối bỏ vị Chúa Tể đã chuộc họ về, họ sẽ mau chóng chuốc lấy hoạ diệt vong.” (2 Peter 2:1). Thánh Gioan cũng cảnh tỉnh chúng ta trong mọi nơi và mọi thời vì sự ảnh hưởng của thần khí. Ngài cảnh giác: “Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.” (1Gioan 4:1)
Thánh Sử Marcô đã ghi lại lời rao giảng của Chúa Giêsu, mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và khôn ngoan nhận biết đâu là người của Chúa và đâu là việc của Chúa Thánh Thần. “Thật vậy, sẽ có những kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, làm những dấu lạ và những việc phi thường, để lừa gạt những người đã được tuyển chọn, nếu có thể.
(Mark 13:22). Không ai sinh ra đã là thánh. Chúng ta phải trở nên thánh mỗi ngày. Thời Giáo Hội Sơ Khai, Thánh Phaolô gọi người tín hữu là Dân Thánh. Họ là những người đã được thanh tẩy trong Chúa Thánh Thần. Họ được cứu chuộc bằng Máu Châu Báu của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn ở Philipphê rằng: “ Phaolô và Timôthê, là những tôi tớ của Đức Ki-tô Giêsu, kính gửi mọi người trong dân thánh kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su ở Philípphê, cùng kính gửi các vị giám quản và trợ tá” (Phil.1:1).
Trở Về Nguồn
Chúng ta thấy Giáo Hội có một truyền thống vững chắc trong lịch sử từ các Tông Đồ và các Giáo Phụ. Chúng ta gọi là Thánh Truyền. Giáo Hội rất trân qúy Thánh Kinh và Thánh Truyền. Đây là hai nguồn kho báu nền tảng để xây dựng Giáo Hội. Trải qua lịch sử gần 2000 năm, Giáo Hội đã có biết bao vị thánh được đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Các Ngài đã đem lại cho Giáo Hội những làn gió mát, làm đổi thay và canh tân Giáo Hội qua các thời đại. Những vị như Thánh Phanxicô thành Assisi, thánh Catarina, thánh Đaminh, thánhTêrêxa thánh Avila, thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu…Họ là những vị ưu tuyển của Thiên Chúa.
Gần đây, trong thời điểm hiện tại, chúng ta có cha thánh Piô Năm Dấu, người được Chúa in 5 dấu trên thân mình, chân phước Mẹ Têrêxa thành Calcutta, những vị đáng kính như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Đức cố Hồng Y, Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Các Ngài chỉ cần có vài phép lạ chứng minh là sẽ được Giáo Hội phong chân phước. Vẫn còn đang chờ. Để có một phép lạ khách quan, không dễ đâu. Cần phải qua quá trình hồ sơ bệnh án, xét nghiệm các thuốc đã dùng, vấn đề tâm lý và hiệu qủa khỏi bệnh bao lâu. Sau khi có đầy đủ chứng cớ, các bác sĩ đã xét nghiệm và cho giấy chứng thực và Giáo Hội xác nhận, điều đó mới chứng minh là phép lạ thật. Còn những trường hợp cảm nhận trong vài ngày hay một khoảng thời gian, căn bệnh lại trở lại, như thế chưa được gọi là phép lạ.
Kết luận, chúng ta nhớ nguyên tắc: Không có, không thể cho. Chúa Giêsu nhận lãnh Thần Khí từ Chúa Cha ban và Chúa Giêsu đã đặt tay ban quyền cho các Tông đồ. Các Tông đồ đặt tay trên những người kế vị. Giáo Hội tiếp tục nghi thức đặt tay cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Ơn Chúa không thể mua, không thể bán nhưng là một sự nhận lãnh nhưng không để làm mưu ích chung cho Giáo Hội. Chúng ta rất vui mừng vì Chúa đã cho một số linh mục, tu sĩ hay giáo dân được những ơn đặc sủng để giúp mọi người tìm về với Chúa. Đây phải là một hồng ân trọng đại. Chúng ta phải trân quý. Các ngài đón nhận để trao ban. Trao ban cách nào chính đáng và chân thật. Thánh Phaolô khuyên dạy chúng ta: “Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh. (Eph. 8:18).
Chúng ta cùng dâng lời cảm tạ Chúa trong mọi nơi mọi lúc vì muôn hồng ân Chúa ban. Đặc biệt, mỗi người chúng ta xin ơn khôn ngoan, một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần. Khôn ngoan để biết phân biệt phải trái, đúng sai, thiện ác và chọn lựa đúng đắn những quyết định trong cuộc sống đạo. Xin Chúa chúc lành cho mỗi người chúng ta.
Bronx, New York.
Chết Sống Vinh Quang!
Lâm Huyền Vi
14:38 14/11/2009
Chết Sống Vinh Quang!
con là loài thụ tạo
trong bàn tay Chúa Trời
con là hạt bụi nhỏ
trong vũ trụ Giêsu
con là kẻ ngu khờ
trong Thần Khí Khôn Ngoan
cho dù sống hay chết
con thuộc về Thiên Chúa
bị lăng nhục
vì con yêu Chúa Trời
bị tra tấn
vì con yêu Giêsu
bị xiềng xích
vì con yêu Thánh Thần
bị tù đày
vì yêu Mẹ Maria
bị bỏ đói
chém đầu
phanh thây
voi dày
thiêu sống
hay giết chết
vì con yêu Giêsu!
vẫn tình yêu trăm muôn nghìn tuổi
mà đời con kiếp sống dại khờ!
chúa tạo hình hài
từ cõi hư vô
chúa thổi linh hồn
từ hạt bụi nhỏ
chúa thêm trí khôn
cho loài hư không
cho dù sống hay chết
con mãi là của Chúa
vẫn Giêsu con yêu mãi mãi
mà đời con chết sống vinh quang!
Kính dâng các Thánh Tử Đạo Việt Nam
14-11-2009
con là loài thụ tạo
trong bàn tay Chúa Trời
con là hạt bụi nhỏ
trong vũ trụ Giêsu
con là kẻ ngu khờ
trong Thần Khí Khôn Ngoan
cho dù sống hay chết
con thuộc về Thiên Chúa
bị lăng nhục
vì con yêu Chúa Trời
bị tra tấn
vì con yêu Giêsu
bị xiềng xích
vì con yêu Thánh Thần
bị tù đày
vì yêu Mẹ Maria
bị bỏ đói
chém đầu
phanh thây
voi dày
thiêu sống
hay giết chết
vì con yêu Giêsu!
vẫn tình yêu trăm muôn nghìn tuổi
mà đời con kiếp sống dại khờ!
chúa tạo hình hài
từ cõi hư vô
chúa thổi linh hồn
từ hạt bụi nhỏ
chúa thêm trí khôn
cho loài hư không
cho dù sống hay chết
con mãi là của Chúa
vẫn Giêsu con yêu mãi mãi
mà đời con chết sống vinh quang!
Kính dâng các Thánh Tử Đạo Việt Nam
14-11-2009
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:33 14/11/2009
GIA CỤ (1) PHONG BA
Gia cụ công ty gởi thông báo cho một khách hàng:
- “Kính gởi người nhận: nếu công ty chúng tôi lái một chiếc xe tải chở hàng đến nơi làm việc chở về tất cả dụng cụ gia đình chưa trả tiền; xin hỏi hàng xóm của các hạ sau khi nhìn thấy thì có cảm tưởng như thế nào ?”
Gia cụ công ty nhận được thư hồi âm như sau:
- “Kính gởi ông, bản thân tôi và hàng xóm đã thương lượng về chuyện này, và được kết quả như sau: họ nhất trí cho rằng, công ty này quá thấp kém và khắc khe đã làm ra tất cả những hành động đê tiện ấy.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những công ty và siêu thị khắp nơi bên trong và bên ngoài đều kẽ hàng chữ rất lớn: khách hàng là thượng đế. Nhưng khi “thượng đế” cần hỏi giá cả, cần hỏi món hàng mình cần, thì được cô nhân viên phục vụ đẹp đẽ trả lời như chữi mắng: “Vào trong mà tìm, bộ không biết chữ hả ?” hoặc trả lời: “Tìm không có thì thôi, đi chỗ khác mà tìm.”.v.v...
Khách hàng là “thượng đế”, nhưng “thượng đế” thường bị mắng vốn, hoặc không được các nhân viên mặt mày son phấn đẹp trai đẹp gái nhưng có tâm hồn hách dịch kiêu căng ấy không tôn trọng họ.
Ở các công ty mua bán hoặc các siêu thị ở nước ngoài, người ta không treo tấm bảng “khách hàng là thượng đế”, nhưng những nhân viên phục vụ rất vui vẻ, nhã nhặn, lễ độ với khách hàng, và nhẫn nại với những khách mua hàng khó tính. Tại sao vậy ? Thưa, vì họ được một sự giáo dục cao, các nhân viên của họ được giáo dục và huấn luyện có căn bản đối nhân xử thế...
Người Ki-tô hữu không gọi người khác là “thượng đế”, nhưng họ nhìn thấy Chúa Giê-su ở trong người khác, nên họ luôn phục vụ, yêu thương và giúp đỡ mọi người.
(1) Công ty “bán đồ dung cụ gia đình.”
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Gia cụ công ty gởi thông báo cho một khách hàng:
- “Kính gởi người nhận: nếu công ty chúng tôi lái một chiếc xe tải chở hàng đến nơi làm việc chở về tất cả dụng cụ gia đình chưa trả tiền; xin hỏi hàng xóm của các hạ sau khi nhìn thấy thì có cảm tưởng như thế nào ?”
Gia cụ công ty nhận được thư hồi âm như sau:
- “Kính gởi ông, bản thân tôi và hàng xóm đã thương lượng về chuyện này, và được kết quả như sau: họ nhất trí cho rằng, công ty này quá thấp kém và khắc khe đã làm ra tất cả những hành động đê tiện ấy.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những công ty và siêu thị khắp nơi bên trong và bên ngoài đều kẽ hàng chữ rất lớn: khách hàng là thượng đế. Nhưng khi “thượng đế” cần hỏi giá cả, cần hỏi món hàng mình cần, thì được cô nhân viên phục vụ đẹp đẽ trả lời như chữi mắng: “Vào trong mà tìm, bộ không biết chữ hả ?” hoặc trả lời: “Tìm không có thì thôi, đi chỗ khác mà tìm.”.v.v...
Khách hàng là “thượng đế”, nhưng “thượng đế” thường bị mắng vốn, hoặc không được các nhân viên mặt mày son phấn đẹp trai đẹp gái nhưng có tâm hồn hách dịch kiêu căng ấy không tôn trọng họ.
Ở các công ty mua bán hoặc các siêu thị ở nước ngoài, người ta không treo tấm bảng “khách hàng là thượng đế”, nhưng những nhân viên phục vụ rất vui vẻ, nhã nhặn, lễ độ với khách hàng, và nhẫn nại với những khách mua hàng khó tính. Tại sao vậy ? Thưa, vì họ được một sự giáo dục cao, các nhân viên của họ được giáo dục và huấn luyện có căn bản đối nhân xử thế...
Người Ki-tô hữu không gọi người khác là “thượng đế”, nhưng họ nhìn thấy Chúa Giê-su ở trong người khác, nên họ luôn phục vụ, yêu thương và giúp đỡ mọi người.
(1) Công ty “bán đồ dung cụ gia đình.”
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 14/11/2009
N2T |
11. Người nghịch cảnh đến vẫn chấp nhận mà không đổ cho người khác, có thể nói là nhẫn nại; người không chấp nhận nhịch cảnh đến mà còn gán qua cho người khác, đó là không nhẫn nại.
(Thánh Augustine)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:36 14/11/2009
N2T |
288. Học tập cần phải trông rộng để thu hút tri thức, không thể hạn chế tri thức nơi giảng đường và trong sách vỡ.
Hãy Luôn Tỉnh Thức
Tuyết Mai
17:40 14/11/2009
Hãy Luôn Tỉnh Thức
"Còn về ngày đó hay giờ đó, thì không một ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con Người cũng chẳng biết, chỉ có mình Cha biết thôi". (Mc 13, 24-32).
Những lúc gần đây, tôi được nghe rất nhiều người bàn tán về chuyện Tận Thế, nhất là một bộ phim mới sắp được hình thành nói về năm 2012, do nhà tiên tri nào đó tiên đoán và biết trước!???? Bộ phim này tôi có nghe nói cũng đã có chiếu thử để quảng cáo cho bộ phim mới của họ, trên rất nhiều đài của TV, chắc hẳn sẽ thu về được rất nhiều tiền, do sự hiếu kỳ của nhiều người trong chúng ta. Nhà đạo diễn tài tình là phải cố gắng sắp đặt và sắp xếp sao mướn cho được những tài tử nổi tiếng có tên tuổi trên màn ảnh lớn hiện nay, nội dung của câu chuyện càng rùng rợn, càng kinh hoàng bao nhiêu, càng làm cho khán giả phải run bật lên trong chiếc ghế ngồi của mình vì sợ hãi, thì phim đó mới bảo đảm sẽ gặt hái được nhiều thành công, và chắc hẳn rằng tiền thu góp từ khán giả không phải là ít, trên toàn khắp thế giới!??
Nhưng thưa anh chị em, là một Kitô hữu luôn tin và sống có Chúa hằng ngày, chúng ta đâu phải cần đợi coi phim nói về Tận Thế, thì chúng ta mới hiểu mới biết sợ về ngày giờ tận thế của mình hay của toàn thể nhân loại đâu, thưa có phải không anh chị em?? Phỏng theo Phúc Âm thì Chúa Giêsu Ngài đã bỏ suốt 3 năm liền để dậy dỗ con cái Chúa về Nước Trời, Hỏa Ngục, và ngày Tận Thế. Chúa Giêsu đã dậy chúng ta về Nước Trời trong rất nhiều các dụ ngôn. Cùng lúc, Ngài cũng dậy chúng ta về Hỏa Ngục cùng chung với những dụ ngôn ấy!. Có phải trước Chúa Giêsu thì Thiên Chúa Cha cũng đã sai nhiều tiên tri vào thế gian để khuyên dậy ông bà tổ tiên của chúng ta, luôn biết sống kính sợ Thiên Chúa và giữ 10 điều răn của Thiên Chúa hay không? Nếu không thì sự phẫn nộ của Thiên Chúa sẽ giáng họa trên những con người ấy, không thương tiếc, không xót xa, không lượng thứ, và là sự kinh hoàng khi chúng ta được đọc và biết trong những chuyện các thành phố sống trong tội lỗi và bị Chúa sửa phạt như thế nào rồi!? Thành thì bị lụt lội suốt 40 mươi đêm ngày, không còn thấy được một sự sống nào sau những ngày bão lụt ấy!. Có thành thì bị Thiên Chúa phạt cháy rụi hết tất cả, cũng không còn thấy một sự sống nào sau trận bão lửa ấy!. Nhưng có phải sau những cơn giận của Chúa Cha, Ngài đã suy nghĩ lại và cảm thấy cơn giận của mình không thay đổi được gì ở những con người chỉ luôn thích sống trong tội lỗi trong đam mê, quyền, danh, lợi, thú vui tục trần,. ... Và sau bao nhiêu tiên tri trong suốt bao nhiêu thế kỷ qua, Chúa sai đến, cũng đã lần lượt bị những con người này giết đi, đã làm Thiên Chúa Cha càng suy nghĩ sâu xa hơn nữa!? Là làm sao để những giống dân chai đá đầy tội lỗi này được sửa đổi, được nên tốt lành, giống như thiên thần của Chúa?? Có phải Ngài càng suy nghĩ thì càng cảm thấy chỉ một cách duy nhất là đem chính Con ruột của mình, Người Con yêu quý nhất, thương nhất, hoàn hảo nhất, mọi thứ đều là nhất nhất trong trái tim và dưới mắt của Thiên Chúa Cha, ngày ngày Cha Con có nhau sống trong hạnh phúc trong hoan lạc, có thể nào Con Trai của Ngài sửa đổi được những con người này hay không??? Vì Thiên Chúa Cha không muốn hằng ngày phải luôn phẫn nộ và thiêu hủy hết những con người này trên thế giới nữa! Làm thế thì Thiên Chúa làm ra thế gian này là cho ai ở đây!? Chỉ có cách này, duy nhất, là có thể đem con người lại gần với Thiên Chúa, qua Chúa Con Giêsu chăng!?? Nhưng rồi, Chúa Con Giêsu cũng bị con người nhân loại đem ra xét xử, bắt giữ, tra tấn, hành quyết Ngài bằng cách treo và đóng đinh Ngài trên Thập Giá. Chúa Giêsu đã chết vì Chúa Cha muốn Chúa Con Giêsu xuống trần để gánh mọi tội lỗi của toàn nhân loại trên khắp thế gian và để toàn thể nhân loại được cứu độ. Và Chúa Con đã Xin Vâng theo như Lời Chúa Cha truyền dậy. Ngày thứ ba Chúa Giêsu đã sống lại như Lời Thánh Kinh. Lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi Trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Chúng con tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Chúng con tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công. Chúng con tin phép tha tội. Chúng con tin xác loài người ngày sau sống lại, và sự sống ở đời sau.
Ấy vậy! Nếu chúng ta đã có Đức Tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa, giữ tất cả mọi giới răn của Ngài, và tin vào Phúc Âm, thì chắc hẳn chúng ta hằng ngày được Thiên Chúa chúc phúc và ban mọi ân sủng của Ngài trên chúng ta, thì đâu phải là chúng ta lơ đễnh hay chểnh mảng công việc Nhà Chúa, mà không biết đâu là phải hay đâu là trái? Có phải khi chúng ta được Chúa chúc phúc thì bình an của Chúa luôn tràn đầy trên chúng ta, mà mọi sự dữ không bao giờ có thể bén mảng và ở cùng chúng ta được. Bởi có phải sự gì của Thiên Chúa thì luôn sáng láng và luôn tốt lành!? Còn mọi sự dữ, xấu xa, tối tăm, và tội lỗi, thì luôn luôn là những sự việc coi như đưa đẩy, mời mọc, gọi mời chúng ta, là từ nơi ma quỷ chúng luôn rình rập để đem linh hồn chúng ta về cho chúng hay không??
Lậy Ngôi Ba Thiên Chúa! Xin cho chúng con luôn sống trong sự hướng dẫn, dậy dỗ, và chỉ bảo của Ngài, để chúng con biết đâu là việc làm lành thánh. Làm vì Thiên Chúa và vì anh chị em mà không phải vì làm cho cái Tôi của chúng con. Làm vì trái tim yêu thương giống trái tim Chúa Giêsu. Làm vì Đức Bác Ái từ trong quả tim luôn biết xót thương giống trái tim của Ngài. Làm vì chính Linh Hồn sống đời đời của mình. Làm vì muốn đem tất cả anh chị em cùng lên Trời hưởng chung một hạnh phúc miên viễn muôn đời bên Chúa Mẹ. Làm vì theo Thánh Ý Chúa chứ không phải theo ý Tôi. Làm vì khao khát muốn được một chỗ trên Nước Hằng Sống. Vì có phải Nước Trời mới là có sự sống Vĩnh Cửu, là những gì tốt đẹp nhất chúng ta trông mong và trông đợi; còn mọi thứ trên trần gian này chỉ toàn là ác mộng, là không tưởng, hư vô, bọt bèo, rong rêu, bèo trôi, là cơn gió thoảng, là phù hoa!??? Xin Ngôi Ba Thiên Chúa giúp chúng con trong tháng Cầu cho các Linh Hồn đang ở Lửa Luyện Ngục, hằng ngày biết làm những công việc có ích như xem Lễ, rước Mình và Máu Thánh Chúa, đọc kinh, hay qua công việc tuy nhỏ nhặt nhưng vì lòng mến Chúa và yêu người, để làm thay cho họ khi họ không còn có thể, để dâng lên Chúa Mẹ, để được Chúa Mẹ đem họ về Trời, hưởng Thánh Nhan Chúa hạnh phúc vui vẻ muôn đời và vô cùng. Amen.
"Còn về ngày đó hay giờ đó, thì không một ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con Người cũng chẳng biết, chỉ có mình Cha biết thôi". (Mc 13, 24-32).
Những lúc gần đây, tôi được nghe rất nhiều người bàn tán về chuyện Tận Thế, nhất là một bộ phim mới sắp được hình thành nói về năm 2012, do nhà tiên tri nào đó tiên đoán và biết trước!???? Bộ phim này tôi có nghe nói cũng đã có chiếu thử để quảng cáo cho bộ phim mới của họ, trên rất nhiều đài của TV, chắc hẳn sẽ thu về được rất nhiều tiền, do sự hiếu kỳ của nhiều người trong chúng ta. Nhà đạo diễn tài tình là phải cố gắng sắp đặt và sắp xếp sao mướn cho được những tài tử nổi tiếng có tên tuổi trên màn ảnh lớn hiện nay, nội dung của câu chuyện càng rùng rợn, càng kinh hoàng bao nhiêu, càng làm cho khán giả phải run bật lên trong chiếc ghế ngồi của mình vì sợ hãi, thì phim đó mới bảo đảm sẽ gặt hái được nhiều thành công, và chắc hẳn rằng tiền thu góp từ khán giả không phải là ít, trên toàn khắp thế giới!??
Nhưng thưa anh chị em, là một Kitô hữu luôn tin và sống có Chúa hằng ngày, chúng ta đâu phải cần đợi coi phim nói về Tận Thế, thì chúng ta mới hiểu mới biết sợ về ngày giờ tận thế của mình hay của toàn thể nhân loại đâu, thưa có phải không anh chị em?? Phỏng theo Phúc Âm thì Chúa Giêsu Ngài đã bỏ suốt 3 năm liền để dậy dỗ con cái Chúa về Nước Trời, Hỏa Ngục, và ngày Tận Thế. Chúa Giêsu đã dậy chúng ta về Nước Trời trong rất nhiều các dụ ngôn. Cùng lúc, Ngài cũng dậy chúng ta về Hỏa Ngục cùng chung với những dụ ngôn ấy!. Có phải trước Chúa Giêsu thì Thiên Chúa Cha cũng đã sai nhiều tiên tri vào thế gian để khuyên dậy ông bà tổ tiên của chúng ta, luôn biết sống kính sợ Thiên Chúa và giữ 10 điều răn của Thiên Chúa hay không? Nếu không thì sự phẫn nộ của Thiên Chúa sẽ giáng họa trên những con người ấy, không thương tiếc, không xót xa, không lượng thứ, và là sự kinh hoàng khi chúng ta được đọc và biết trong những chuyện các thành phố sống trong tội lỗi và bị Chúa sửa phạt như thế nào rồi!? Thành thì bị lụt lội suốt 40 mươi đêm ngày, không còn thấy được một sự sống nào sau những ngày bão lụt ấy!. Có thành thì bị Thiên Chúa phạt cháy rụi hết tất cả, cũng không còn thấy một sự sống nào sau trận bão lửa ấy!. Nhưng có phải sau những cơn giận của Chúa Cha, Ngài đã suy nghĩ lại và cảm thấy cơn giận của mình không thay đổi được gì ở những con người chỉ luôn thích sống trong tội lỗi trong đam mê, quyền, danh, lợi, thú vui tục trần,. ... Và sau bao nhiêu tiên tri trong suốt bao nhiêu thế kỷ qua, Chúa sai đến, cũng đã lần lượt bị những con người này giết đi, đã làm Thiên Chúa Cha càng suy nghĩ sâu xa hơn nữa!? Là làm sao để những giống dân chai đá đầy tội lỗi này được sửa đổi, được nên tốt lành, giống như thiên thần của Chúa?? Có phải Ngài càng suy nghĩ thì càng cảm thấy chỉ một cách duy nhất là đem chính Con ruột của mình, Người Con yêu quý nhất, thương nhất, hoàn hảo nhất, mọi thứ đều là nhất nhất trong trái tim và dưới mắt của Thiên Chúa Cha, ngày ngày Cha Con có nhau sống trong hạnh phúc trong hoan lạc, có thể nào Con Trai của Ngài sửa đổi được những con người này hay không??? Vì Thiên Chúa Cha không muốn hằng ngày phải luôn phẫn nộ và thiêu hủy hết những con người này trên thế giới nữa! Làm thế thì Thiên Chúa làm ra thế gian này là cho ai ở đây!? Chỉ có cách này, duy nhất, là có thể đem con người lại gần với Thiên Chúa, qua Chúa Con Giêsu chăng!?? Nhưng rồi, Chúa Con Giêsu cũng bị con người nhân loại đem ra xét xử, bắt giữ, tra tấn, hành quyết Ngài bằng cách treo và đóng đinh Ngài trên Thập Giá. Chúa Giêsu đã chết vì Chúa Cha muốn Chúa Con Giêsu xuống trần để gánh mọi tội lỗi của toàn nhân loại trên khắp thế gian và để toàn thể nhân loại được cứu độ. Và Chúa Con đã Xin Vâng theo như Lời Chúa Cha truyền dậy. Ngày thứ ba Chúa Giêsu đã sống lại như Lời Thánh Kinh. Lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi Trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Chúng con tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Chúng con tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công. Chúng con tin phép tha tội. Chúng con tin xác loài người ngày sau sống lại, và sự sống ở đời sau.
Ấy vậy! Nếu chúng ta đã có Đức Tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa, giữ tất cả mọi giới răn của Ngài, và tin vào Phúc Âm, thì chắc hẳn chúng ta hằng ngày được Thiên Chúa chúc phúc và ban mọi ân sủng của Ngài trên chúng ta, thì đâu phải là chúng ta lơ đễnh hay chểnh mảng công việc Nhà Chúa, mà không biết đâu là phải hay đâu là trái? Có phải khi chúng ta được Chúa chúc phúc thì bình an của Chúa luôn tràn đầy trên chúng ta, mà mọi sự dữ không bao giờ có thể bén mảng và ở cùng chúng ta được. Bởi có phải sự gì của Thiên Chúa thì luôn sáng láng và luôn tốt lành!? Còn mọi sự dữ, xấu xa, tối tăm, và tội lỗi, thì luôn luôn là những sự việc coi như đưa đẩy, mời mọc, gọi mời chúng ta, là từ nơi ma quỷ chúng luôn rình rập để đem linh hồn chúng ta về cho chúng hay không??
Lậy Ngôi Ba Thiên Chúa! Xin cho chúng con luôn sống trong sự hướng dẫn, dậy dỗ, và chỉ bảo của Ngài, để chúng con biết đâu là việc làm lành thánh. Làm vì Thiên Chúa và vì anh chị em mà không phải vì làm cho cái Tôi của chúng con. Làm vì trái tim yêu thương giống trái tim Chúa Giêsu. Làm vì Đức Bác Ái từ trong quả tim luôn biết xót thương giống trái tim của Ngài. Làm vì chính Linh Hồn sống đời đời của mình. Làm vì muốn đem tất cả anh chị em cùng lên Trời hưởng chung một hạnh phúc miên viễn muôn đời bên Chúa Mẹ. Làm vì theo Thánh Ý Chúa chứ không phải theo ý Tôi. Làm vì khao khát muốn được một chỗ trên Nước Hằng Sống. Vì có phải Nước Trời mới là có sự sống Vĩnh Cửu, là những gì tốt đẹp nhất chúng ta trông mong và trông đợi; còn mọi thứ trên trần gian này chỉ toàn là ác mộng, là không tưởng, hư vô, bọt bèo, rong rêu, bèo trôi, là cơn gió thoảng, là phù hoa!??? Xin Ngôi Ba Thiên Chúa giúp chúng con trong tháng Cầu cho các Linh Hồn đang ở Lửa Luyện Ngục, hằng ngày biết làm những công việc có ích như xem Lễ, rước Mình và Máu Thánh Chúa, đọc kinh, hay qua công việc tuy nhỏ nhặt nhưng vì lòng mến Chúa và yêu người, để làm thay cho họ khi họ không còn có thể, để dâng lên Chúa Mẹ, để được Chúa Mẹ đem họ về Trời, hưởng Thánh Nhan Chúa hạnh phúc vui vẻ muôn đời và vô cùng. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Giá, nền tảng thực của Âu Châu
Vũ Văn An
00:01 14/11/2009
Ngày 4 tháng 11 vừa qua, Tòa Nhân Quyền của Âu Châu phán quyết rằng sự hiện diện của Tượng Chịu Nạn tại các trường học là một vi phạm tới quyền tự do tôn giáo của các học sinh. Theo phán quyết của 7 chánh án thuộc tòa này, thì “tượng chịu nạn rất dễ bị các học sinh đủ cỡ tuổi giải thích như một biểu tượng tôn giáo. Như thế, chúng có cảm tưởng đang bị giáo dục trong một bầu không khí kinh viện của một truyền thống tôn giáo nào đó”.
Các chánh án trên đã ra lệnh phải bồi thường 5,000 đồng Âu Châu cho Soile Lautsi Albertin, một công dân Ý gốc Phần Lan, người, vào năm 2002, đã khởi tố để tháo bỏ tượng chịu nạn khỏi các lớp học nơi con trai bà theo học tại Padua. Sau khi các tòa án Ý đồng loạt phán quyết chống lại mình, bà bèn khởi tố lên Liên Hiệp Âu Châu, và như đã nói trên, Liên Hiệp này đã đứng về phía bà.
Dù phạt chính phủ Ý, nhưng toà án trên không ra lệnh tháo bỏ tượng chịu nạn vì luật pháp Ý nhìn nhận việc treo tượng đó tại các lớp học. Chính phủ Ý có 3 tháng để chống án.
Massimo Albertin, chồng nguyên cáo, hiển nhiên rất vui trước phán quyết trên. Ông ta nói: “Tượng chịu nạn gây ra nạn kỳ thị”. Tuy nhiên, theo Elisabeth Lev, một giáo sư nghệ thuật của Đại Học Duquesne tại Rôma, quan điểm của Albertin không được chính phủ Ý cũng như đại đa số dân chúng Ý ủng hộ. Các phóng viên truyền hình đã đi khắp các nơi công cộng để ghi nhận sự ngỡ ngàng và bối rối của người dân Ý.
Từ hữu khuynh tới tả khuynh, các đảng phái Ý đều không ủng hộ phán quyết trên. Pier Ferdinando Casini, lãnh tụ Liên Hiệp Kitô Giáo và Dân Chủ Trung Dung, cho rằng phán quyết trên là “hậu quả do sự hèn nhát của các thống đốc Âu Châu mang tới, những người đã từ khước không nhìn nhận gốc rễ Kitô Giáo của Âu Châu trong Hiến Pháp Âu Châu”. Ngay Paolo Ferrero,tổng thư ký Đảng Cộng Sản Ý, cũng nhận định rằng “phán quyết Strasburg không phải là một giải đáp tốt cho nhu cầu của một nhà nước thế tục, vốn là những nhu cầu hợp pháp và có thể hiểu được”.
Tuy nhiên, theo Lev, người vô thần và các liên đoàn Hồi Giáo, thẩy đều hân hoan vì phán quyết này. Họ không biết rằng một số chính khách Ý tỏ ra quan tâm tới một số khía cạnh có tính đe dọa của nó. Bộ Trưởng Giáo Dục Mariastella Gelmini cảnh cáo rằng “Liên Hiệp Âu Châu không được dựng lên do việc loại bỏ các truyền thống của các quốc gia cá thể”.Còn Sandro Bondi, Bộ Trưởng Văn Hóa, thì than rằng: “phán quyết này đã tách chúng ta ra khỏi ý niệm Âu Châu do những người như De Gaspari, Adenauer và Schumann đưa ra (tất cả đều là cha đẻ của Liên Hiệp Âu Châu). Cứ cái đà này, thất bại là cái chắc”.
Cũng theo Elisabeth Lev, tại ý, tượng chịu nạn không phải chỉ là một biểu tượng tôn giáo. Nó còn nhắc người ta nhớ tới điều vốn tiếp tục thống nhất hóa bán đảo này sau khi Đế Quốc Rôma sụp đổ. Từ ngày Constantinô thấy cây thánh giá trước trận đánh trên Cầu Milvian, tượng chịu nạn vốn là ngọn hải đăng hướng dẫn các thành tựu vĩ đại nhất của Ý. Vật tưởng niệm cuộc hy sinh của Chúa Kitô, thay vì là nguyên nhân gây kỳ thị, thực sự đã khiến người Ý đạt được những thành quả tốt đẹp nhất về mọi mặt. Thực thế, khi người Ý bộc phát giúp một người khốn khó nào đó, họ thường nói “quel povero Cristo” có ý kêu tới “Đấng Kitô khốn khổ” mà họ vốn nhìn thấy trên thánh giá, Đấng đã thúc đẩy họ thực hiện các hành vi vô vị kỷ này.
Lev bảo rằng: một trong những điều đầu tiên khiến bà rời bỏ Pháp để định cư ở Ý chính là ý thức mạnh mẽ về bản sắc và truyền thống nơi người Ý. Trong tư cách một nhà sử học về nghệ thuật, bà vẫn luôn tìm được thế giới của Michelangelo và Giotto nơi các hậu duệ hiện đại của họ. Thành ra, phán quyết của Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu, vốn nhằm mục đích loại bỏ các dị biệt giữa các dân tộc thuộc Liên Hiệp Âu Châu, thực ra đã kết án Ý vì đã duy trì sợi dây nối kết với bản sắc Kitô giáo của họ. Phán quyết này hẳn phải là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với công dân của Liên Hiệp Âu Châu, thúc giục họ nên theo dõi sát nút các ý thức hệ đang mưu toan được ghép vào các nước thành viên của nó. Hầu hết người Âu Châu coi Liên Hiệp Âu Châu như một chiếc xe bán nước béo, dẫn các nước hội viên tới thịnh vượng lớn hơn, nhưng không có gì là miễn phí cả. Các công dân Âu Châu nên hiểu ra rằng vì một ít quần áo hợp thời trang cũng như mấy chiếc xe hơi bóng bẩy, kết cục họ dám phải bán cả linh hồn.
Người ta tự hỏi phán quyết này kết cục sẽ ra sao? Liệu người ta có phải hủy hoại các đền đài hay xé bỏ các tranh vẽ Đức Mẹ và Hài Nhi đang âu yếm nhìn chúng ta ở muôn vàn góc phố chăng? Liệu Đức Giáo Hoàng có bị cấm không được đeo thánh giá khi đi kiệu Mình Thánh hay không? Di sản sau cùng từ phán quyết của Tòa Âu Châu sẽ là một hố thẳm, một cuộc phá nát cái đẹp và truyền thống vốn tạo ra sắc thái đặc thù của văn hóa Ý. Như Đức Bênêđíctô XVI nhiều lần nhắc nhở, niềm tin và phát biểu tôn giáo luôn nằm ở cốt lõi nền văn hóa nhân bản. Loại bỏ chúng là lấy hết linh hồn siêu việt của nền văn hóa ấy.
Lấp được cái hố thẳm ấy là điều rất khó khăn. Vì Rex Murphy, viết cho tờ Globe and Mail vào tuần rồi, đã nhận xét rằng: phán quyết chống lại tượng chịu nạn kia trùng hợp với một phán quyết tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), là phán quyết ban cấp cho các niềm tin về thay đổi khí hậu cùng một vị thế pháp lý y như tôn giáo. Nếu đúng như thế, thì quả Âu Châu đang hạ bệ Cây Ban Sự Sống để cứu cây cối môi sinh.
Thập tự chinh tân thời
Theo Lev, để đáp lại phán quyết trên, Ý không quan tâm dùng quân đội để tổ chức các thập tự chinh, mà là dùng thứ vũ khí mạnh mẽ hơn nhiều, tức truyền thống nghệ thuật và văn hóa lâu đời của mình. Giữa những cuộc tranh luận gay gắt về tượng chịu nạn trong lớp học, Ý đã tổ chức một cuộc triển lãm xôm tụ để nhắc cho Liên Hiệp Âu Châu nhớ đến gốc rễ Kitô Giáo của mọi nước trong Liên Hiệp và của chính lục địa.
“Quyền Lực và Ơn Thánh: Các Thánh Quan Thầy của Âu Châu” chính là cuộc trưng bày độc đáo tại Palazzo Venezia ở Rôma, kéo dài tới ngày 31 tháng Giêng năm tới. Hơn một trăm tác phẩm của các nghệ sĩ từ El Greco tới Hans Memling, từ Caravaggio tới Mantegna, và từ Titian tới Murillo được trưng bày cạnh nhau, cùng với các tranh ảnh của Đông Phương và các trích đoạn từ các cuốn phim nổi tiếng nhất về các thánh.
Được đồng tài trợ bởi chính phủ Ý và Tòa Thánh, cuộc triển lãm này đã được khai mạc vào ngày 7 tháng 10 bởi Thủ Tướng Ý, Silvio Berlusconi và Đức Hồng Y Tarcisio Bertone (trùng hợp với ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi và ngày kỷ niệm chiến thắng Lepanto, nơi các lực lượng thế tục và lực lượng Giáo Hội đã chiến đấu bên nhau để cứu Âu Châu Kitô Giáo khỏi họa xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ).
Đức TGM Gianfranco Ravasi, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, trong bài đầu tiên giới thiệu cuộc triển lãm, đã đặt một câu hỏi khá khiêu khích. Mô phỏng theo Albert Camus, ngài hỏi: “Người ta có thể là thánh mà không cần Thiên Chúa được không? Làm một người thiện chí có đủ hay không?”. Câu trả lời hết sức vang dội của ngài là “không”. Ngài viết: Ơn thánh, tức sự viên mãn của đức tin, là điều chủ yếu đối với việc làm thánh. Hỗ trợ cho cái nhìn của ngài là 20 thế kỷ các vị nam nữ từ những vị tử đạo đầu tiên tới Mẹ Chân Phúc Têrêxa thành Calcutta, mà đời sống và việc làm phi thường đã thành tựu được là nhờ việc các ngài hợp tác với ơn thánh của Thiên Chúa.
Ngạc nhiên hơn sao bản tấm kính mầu cửa sổ Nhà Thờ Chánh Tòa Le Mans, là những lời mở đầu các ghi chú giáo khoa đại loại như: “Lịch sử nên thánh của Kitô Giáo và lịch sử xã hội, văn hóa và chính trị của Âu Châu có liên hệ mật thiết với nhau”. Sức mạnh của các thánh, một ghi chú khác viết, là “mối liên kết giữa trời và đất”.
Phòng trưng bày đầu tiên dành cho Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Tấm kính mầu rạng rỡ, tấm ảnh Nga vẽ Đức Mẹ dịu hiền với Chúa Hài Nhi và bức tranh táo bạo của Murillo vẽ Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai đã chứng minh cho Âu Châu thấy rõ lòng sùng kính Đức Mẹ trong cả không gian lẫn thời gian.
Các chứng nhân tử đạo, nhất là Thánh Phêrô, chiếm phòng kế bên, nhưng chỗ danh dự nhất dành cho Thánh Martin thành Tours, vị thánh có ngày mừng rơi vào ngày Thứ Tư. Thánh Martin là vị thánh đầu tiên không phải là tử đạo. Là một vị ẩn tu, tu viện trưởng, giám mục và nhà truyền giáo, Thánh Martin dẫn đường cho thế giới các Kitô hữu vừa được luật pháp nhìn nhận phải sống cuộc sống như Chúa Kitô ra sao khi không còn bị bách hại nữa.
Phong trào đan viện là hình thức nên thánh kế tiếp được cuộc triển lãm thăm dò. Thánh Bênêđíctô, người mà lời thề ổn định từng đem lại trật tự cho cảnh hỗn mang ngay sau khi Rôma bị sụp đổ, được trình bày bên cạnh bức tranh Thánh Gioan Tiền Hô đang suy niệm của Caravaggio. Bức chân dung tuyệt mỹ về thánh nhân của Hans Memling cho thấy Thánh Bênêđíctô đang đọc bộ luật của ngài, một bộ luật được cuộc trưng bày này coi là “phương tiện để duy trì kiến thức, văn bản, tập quán, kỹ thuật và các giá trị của nền văn minh thời cổ”.
Việc khai triển ra lòng sùng kính các thánh nhờ các phép lạ và tưởng niệm đã được trình bày qua các chứng tích cảm động thuở xưa được vẽ trên các ô bảng cổ, nhưng cũng trên nhiều tấm vải cực lớn của họa sĩ người Nga tên Illarion Michaijlovic Prjanisnkov từ năm 1887. Được gọi là “Ngày của Chúa Cứu Thế”, công trình này sử dụng những màu thật sáng để từ từ làm sáng cả một bầu trời xám như chì đang lơ lửng phía trên, qua đó gợi cho người thưởng lãm cả một truyền thống đức tin lâu dài của nước Nga. Phần triển lãm này cũng trưng bày Thánh Nicholas thành Bari, được cả người Đông Âu lẫn người Tây Âu yêu kính.
Các nhà huyền nhiệm qúy yêu của Âu Châu cũng đã được trình bày một cách trang trọng. Ô vẽ tinh tế của Jan Van Eyck mô tả Thánh Phanxicô được in năm dấu, trong khi Thánh Catarina thành Sienna, quan thầy Âu Châu, được họa trong các ô nhỏ trên những tranh vải lớn. Thánh Stanislaus của Ba Lan đã dẫn đầu việc ca tụng các vị giám mục và các nhà truyền giáo, tức những người đã mang Lời Chúa tới các lãnh thổ Âu Châu. Thánh St. Stephen của Hung Gia Lợi và Thánh Louis của Pháp đã nêu gương cho những người chiếm giữ quyền lực tạm bợ ở trần gian biết sống sao cho thánh thiện. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa uy quyền trần gian với sự thánh thiện là một phối hợp khá mong manh và sự mong manh ấy cũng đã được cuộc trưng bày này mô tả. Nhiều đe dọa đã xâm phạm tới quyền tự do của Giáo Hội, cả bằng cách khóa cứng tự do tôn giáo lẫn làm cho tôn giáo ra hủ hóa. Cuốn phim năm 1964 của Peter Glenville tựa là “Beckett”, được chiếu trong cuộc triển lãm, đã cho thấy Đức TGM của Canterbury bị các tay sát nhân của vua Henry II xử tử ra sao.
Cuộc trưng bày kết thúc với lòng ngưỡng mộ dành cho Thánh Thomas More. Bức chân dung vẽ ngài của Hans Holbein cho thấy ngài đang như suy niệm các hình ảnh trong cuốn phim năm 1966, tựa là “Người muôn mùa” của Fred Zinneman. Các ô giáo khoa nhận định về chương này có những lời lẽ như sau: “Cuộc trưng bày này dẫn tới kết luận: sự quân bình giữa quyền lực và ơn thánh tùy thuộc nguyên tắc tự do tôn giáo, điều vốn là tiêu chuẩn để hiểu một cách đúng đắn nguyên tắc thế tục tính của nhà nước. Nguyên tắc này phải bao gồm việc nhìn nhận phẩm giá con người, vốn là những hữu thể có lương tâm bẩm sinh tự do và phù hợp theo lý trí; lương tâm này vốn là lời đáp trả đối với Thiên Chúa, mà không quyền lực nào có thể xui khiến hay ngăn cản”.
Những lời hình như phát ra từ cửa miệng hàng trăm vị thánh của Âu Châu, được cuộc trưng bày này mô tả, thiết tưởng có tính thuyết phục hơn cả phán quyết của các chánh án Tòa Nhân Quyền Âu Châu.
Các chánh án trên đã ra lệnh phải bồi thường 5,000 đồng Âu Châu cho Soile Lautsi Albertin, một công dân Ý gốc Phần Lan, người, vào năm 2002, đã khởi tố để tháo bỏ tượng chịu nạn khỏi các lớp học nơi con trai bà theo học tại Padua. Sau khi các tòa án Ý đồng loạt phán quyết chống lại mình, bà bèn khởi tố lên Liên Hiệp Âu Châu, và như đã nói trên, Liên Hiệp này đã đứng về phía bà.
Dù phạt chính phủ Ý, nhưng toà án trên không ra lệnh tháo bỏ tượng chịu nạn vì luật pháp Ý nhìn nhận việc treo tượng đó tại các lớp học. Chính phủ Ý có 3 tháng để chống án.
Massimo Albertin, chồng nguyên cáo, hiển nhiên rất vui trước phán quyết trên. Ông ta nói: “Tượng chịu nạn gây ra nạn kỳ thị”. Tuy nhiên, theo Elisabeth Lev, một giáo sư nghệ thuật của Đại Học Duquesne tại Rôma, quan điểm của Albertin không được chính phủ Ý cũng như đại đa số dân chúng Ý ủng hộ. Các phóng viên truyền hình đã đi khắp các nơi công cộng để ghi nhận sự ngỡ ngàng và bối rối của người dân Ý.
Từ hữu khuynh tới tả khuynh, các đảng phái Ý đều không ủng hộ phán quyết trên. Pier Ferdinando Casini, lãnh tụ Liên Hiệp Kitô Giáo và Dân Chủ Trung Dung, cho rằng phán quyết trên là “hậu quả do sự hèn nhát của các thống đốc Âu Châu mang tới, những người đã từ khước không nhìn nhận gốc rễ Kitô Giáo của Âu Châu trong Hiến Pháp Âu Châu”. Ngay Paolo Ferrero,tổng thư ký Đảng Cộng Sản Ý, cũng nhận định rằng “phán quyết Strasburg không phải là một giải đáp tốt cho nhu cầu của một nhà nước thế tục, vốn là những nhu cầu hợp pháp và có thể hiểu được”.
Tuy nhiên, theo Lev, người vô thần và các liên đoàn Hồi Giáo, thẩy đều hân hoan vì phán quyết này. Họ không biết rằng một số chính khách Ý tỏ ra quan tâm tới một số khía cạnh có tính đe dọa của nó. Bộ Trưởng Giáo Dục Mariastella Gelmini cảnh cáo rằng “Liên Hiệp Âu Châu không được dựng lên do việc loại bỏ các truyền thống của các quốc gia cá thể”.Còn Sandro Bondi, Bộ Trưởng Văn Hóa, thì than rằng: “phán quyết này đã tách chúng ta ra khỏi ý niệm Âu Châu do những người như De Gaspari, Adenauer và Schumann đưa ra (tất cả đều là cha đẻ của Liên Hiệp Âu Châu). Cứ cái đà này, thất bại là cái chắc”.
Cũng theo Elisabeth Lev, tại ý, tượng chịu nạn không phải chỉ là một biểu tượng tôn giáo. Nó còn nhắc người ta nhớ tới điều vốn tiếp tục thống nhất hóa bán đảo này sau khi Đế Quốc Rôma sụp đổ. Từ ngày Constantinô thấy cây thánh giá trước trận đánh trên Cầu Milvian, tượng chịu nạn vốn là ngọn hải đăng hướng dẫn các thành tựu vĩ đại nhất của Ý. Vật tưởng niệm cuộc hy sinh của Chúa Kitô, thay vì là nguyên nhân gây kỳ thị, thực sự đã khiến người Ý đạt được những thành quả tốt đẹp nhất về mọi mặt. Thực thế, khi người Ý bộc phát giúp một người khốn khó nào đó, họ thường nói “quel povero Cristo” có ý kêu tới “Đấng Kitô khốn khổ” mà họ vốn nhìn thấy trên thánh giá, Đấng đã thúc đẩy họ thực hiện các hành vi vô vị kỷ này.
Lev bảo rằng: một trong những điều đầu tiên khiến bà rời bỏ Pháp để định cư ở Ý chính là ý thức mạnh mẽ về bản sắc và truyền thống nơi người Ý. Trong tư cách một nhà sử học về nghệ thuật, bà vẫn luôn tìm được thế giới của Michelangelo và Giotto nơi các hậu duệ hiện đại của họ. Thành ra, phán quyết của Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu, vốn nhằm mục đích loại bỏ các dị biệt giữa các dân tộc thuộc Liên Hiệp Âu Châu, thực ra đã kết án Ý vì đã duy trì sợi dây nối kết với bản sắc Kitô giáo của họ. Phán quyết này hẳn phải là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với công dân của Liên Hiệp Âu Châu, thúc giục họ nên theo dõi sát nút các ý thức hệ đang mưu toan được ghép vào các nước thành viên của nó. Hầu hết người Âu Châu coi Liên Hiệp Âu Châu như một chiếc xe bán nước béo, dẫn các nước hội viên tới thịnh vượng lớn hơn, nhưng không có gì là miễn phí cả. Các công dân Âu Châu nên hiểu ra rằng vì một ít quần áo hợp thời trang cũng như mấy chiếc xe hơi bóng bẩy, kết cục họ dám phải bán cả linh hồn.
Người ta tự hỏi phán quyết này kết cục sẽ ra sao? Liệu người ta có phải hủy hoại các đền đài hay xé bỏ các tranh vẽ Đức Mẹ và Hài Nhi đang âu yếm nhìn chúng ta ở muôn vàn góc phố chăng? Liệu Đức Giáo Hoàng có bị cấm không được đeo thánh giá khi đi kiệu Mình Thánh hay không? Di sản sau cùng từ phán quyết của Tòa Âu Châu sẽ là một hố thẳm, một cuộc phá nát cái đẹp và truyền thống vốn tạo ra sắc thái đặc thù của văn hóa Ý. Như Đức Bênêđíctô XVI nhiều lần nhắc nhở, niềm tin và phát biểu tôn giáo luôn nằm ở cốt lõi nền văn hóa nhân bản. Loại bỏ chúng là lấy hết linh hồn siêu việt của nền văn hóa ấy.
Lấp được cái hố thẳm ấy là điều rất khó khăn. Vì Rex Murphy, viết cho tờ Globe and Mail vào tuần rồi, đã nhận xét rằng: phán quyết chống lại tượng chịu nạn kia trùng hợp với một phán quyết tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), là phán quyết ban cấp cho các niềm tin về thay đổi khí hậu cùng một vị thế pháp lý y như tôn giáo. Nếu đúng như thế, thì quả Âu Châu đang hạ bệ Cây Ban Sự Sống để cứu cây cối môi sinh.
Thập tự chinh tân thời
Theo Lev, để đáp lại phán quyết trên, Ý không quan tâm dùng quân đội để tổ chức các thập tự chinh, mà là dùng thứ vũ khí mạnh mẽ hơn nhiều, tức truyền thống nghệ thuật và văn hóa lâu đời của mình. Giữa những cuộc tranh luận gay gắt về tượng chịu nạn trong lớp học, Ý đã tổ chức một cuộc triển lãm xôm tụ để nhắc cho Liên Hiệp Âu Châu nhớ đến gốc rễ Kitô Giáo của mọi nước trong Liên Hiệp và của chính lục địa.
“Quyền Lực và Ơn Thánh: Các Thánh Quan Thầy của Âu Châu” chính là cuộc trưng bày độc đáo tại Palazzo Venezia ở Rôma, kéo dài tới ngày 31 tháng Giêng năm tới. Hơn một trăm tác phẩm của các nghệ sĩ từ El Greco tới Hans Memling, từ Caravaggio tới Mantegna, và từ Titian tới Murillo được trưng bày cạnh nhau, cùng với các tranh ảnh của Đông Phương và các trích đoạn từ các cuốn phim nổi tiếng nhất về các thánh.
Được đồng tài trợ bởi chính phủ Ý và Tòa Thánh, cuộc triển lãm này đã được khai mạc vào ngày 7 tháng 10 bởi Thủ Tướng Ý, Silvio Berlusconi và Đức Hồng Y Tarcisio Bertone (trùng hợp với ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi và ngày kỷ niệm chiến thắng Lepanto, nơi các lực lượng thế tục và lực lượng Giáo Hội đã chiến đấu bên nhau để cứu Âu Châu Kitô Giáo khỏi họa xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ).
Đức TGM Gianfranco Ravasi, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, trong bài đầu tiên giới thiệu cuộc triển lãm, đã đặt một câu hỏi khá khiêu khích. Mô phỏng theo Albert Camus, ngài hỏi: “Người ta có thể là thánh mà không cần Thiên Chúa được không? Làm một người thiện chí có đủ hay không?”. Câu trả lời hết sức vang dội của ngài là “không”. Ngài viết: Ơn thánh, tức sự viên mãn của đức tin, là điều chủ yếu đối với việc làm thánh. Hỗ trợ cho cái nhìn của ngài là 20 thế kỷ các vị nam nữ từ những vị tử đạo đầu tiên tới Mẹ Chân Phúc Têrêxa thành Calcutta, mà đời sống và việc làm phi thường đã thành tựu được là nhờ việc các ngài hợp tác với ơn thánh của Thiên Chúa.
Ngạc nhiên hơn sao bản tấm kính mầu cửa sổ Nhà Thờ Chánh Tòa Le Mans, là những lời mở đầu các ghi chú giáo khoa đại loại như: “Lịch sử nên thánh của Kitô Giáo và lịch sử xã hội, văn hóa và chính trị của Âu Châu có liên hệ mật thiết với nhau”. Sức mạnh của các thánh, một ghi chú khác viết, là “mối liên kết giữa trời và đất”.
Phòng trưng bày đầu tiên dành cho Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Tấm kính mầu rạng rỡ, tấm ảnh Nga vẽ Đức Mẹ dịu hiền với Chúa Hài Nhi và bức tranh táo bạo của Murillo vẽ Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai đã chứng minh cho Âu Châu thấy rõ lòng sùng kính Đức Mẹ trong cả không gian lẫn thời gian.
Các chứng nhân tử đạo, nhất là Thánh Phêrô, chiếm phòng kế bên, nhưng chỗ danh dự nhất dành cho Thánh Martin thành Tours, vị thánh có ngày mừng rơi vào ngày Thứ Tư. Thánh Martin là vị thánh đầu tiên không phải là tử đạo. Là một vị ẩn tu, tu viện trưởng, giám mục và nhà truyền giáo, Thánh Martin dẫn đường cho thế giới các Kitô hữu vừa được luật pháp nhìn nhận phải sống cuộc sống như Chúa Kitô ra sao khi không còn bị bách hại nữa.
Phong trào đan viện là hình thức nên thánh kế tiếp được cuộc triển lãm thăm dò. Thánh Bênêđíctô, người mà lời thề ổn định từng đem lại trật tự cho cảnh hỗn mang ngay sau khi Rôma bị sụp đổ, được trình bày bên cạnh bức tranh Thánh Gioan Tiền Hô đang suy niệm của Caravaggio. Bức chân dung tuyệt mỹ về thánh nhân của Hans Memling cho thấy Thánh Bênêđíctô đang đọc bộ luật của ngài, một bộ luật được cuộc trưng bày này coi là “phương tiện để duy trì kiến thức, văn bản, tập quán, kỹ thuật và các giá trị của nền văn minh thời cổ”.
Việc khai triển ra lòng sùng kính các thánh nhờ các phép lạ và tưởng niệm đã được trình bày qua các chứng tích cảm động thuở xưa được vẽ trên các ô bảng cổ, nhưng cũng trên nhiều tấm vải cực lớn của họa sĩ người Nga tên Illarion Michaijlovic Prjanisnkov từ năm 1887. Được gọi là “Ngày của Chúa Cứu Thế”, công trình này sử dụng những màu thật sáng để từ từ làm sáng cả một bầu trời xám như chì đang lơ lửng phía trên, qua đó gợi cho người thưởng lãm cả một truyền thống đức tin lâu dài của nước Nga. Phần triển lãm này cũng trưng bày Thánh Nicholas thành Bari, được cả người Đông Âu lẫn người Tây Âu yêu kính.
Các nhà huyền nhiệm qúy yêu của Âu Châu cũng đã được trình bày một cách trang trọng. Ô vẽ tinh tế của Jan Van Eyck mô tả Thánh Phanxicô được in năm dấu, trong khi Thánh Catarina thành Sienna, quan thầy Âu Châu, được họa trong các ô nhỏ trên những tranh vải lớn. Thánh Stanislaus của Ba Lan đã dẫn đầu việc ca tụng các vị giám mục và các nhà truyền giáo, tức những người đã mang Lời Chúa tới các lãnh thổ Âu Châu. Thánh St. Stephen của Hung Gia Lợi và Thánh Louis của Pháp đã nêu gương cho những người chiếm giữ quyền lực tạm bợ ở trần gian biết sống sao cho thánh thiện. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa uy quyền trần gian với sự thánh thiện là một phối hợp khá mong manh và sự mong manh ấy cũng đã được cuộc trưng bày này mô tả. Nhiều đe dọa đã xâm phạm tới quyền tự do của Giáo Hội, cả bằng cách khóa cứng tự do tôn giáo lẫn làm cho tôn giáo ra hủ hóa. Cuốn phim năm 1964 của Peter Glenville tựa là “Beckett”, được chiếu trong cuộc triển lãm, đã cho thấy Đức TGM của Canterbury bị các tay sát nhân của vua Henry II xử tử ra sao.
Cuộc trưng bày kết thúc với lòng ngưỡng mộ dành cho Thánh Thomas More. Bức chân dung vẽ ngài của Hans Holbein cho thấy ngài đang như suy niệm các hình ảnh trong cuốn phim năm 1966, tựa là “Người muôn mùa” của Fred Zinneman. Các ô giáo khoa nhận định về chương này có những lời lẽ như sau: “Cuộc trưng bày này dẫn tới kết luận: sự quân bình giữa quyền lực và ơn thánh tùy thuộc nguyên tắc tự do tôn giáo, điều vốn là tiêu chuẩn để hiểu một cách đúng đắn nguyên tắc thế tục tính của nhà nước. Nguyên tắc này phải bao gồm việc nhìn nhận phẩm giá con người, vốn là những hữu thể có lương tâm bẩm sinh tự do và phù hợp theo lý trí; lương tâm này vốn là lời đáp trả đối với Thiên Chúa, mà không quyền lực nào có thể xui khiến hay ngăn cản”.
Những lời hình như phát ra từ cửa miệng hàng trăm vị thánh của Âu Châu, được cuộc trưng bày này mô tả, thiết tưởng có tính thuyết phục hơn cả phán quyết của các chánh án Tòa Nhân Quyền Âu Châu.
Hội thảo về trách nhiệm của các Đại Học Công Giáo
Bùi Hữu Thư
07:53 14/11/2009
Vatican, ngày 13, tháng 11, 2009 (CNA).- Vatican hôm nay tuyên bố là Giáo Hoàng Học Viện Grêgôriô sẽ tổ chức một buổi hội để thảo luận về các trách nhiệm của các Đại Học Công Giáo.
Hội thảo này có tên “Đại Học Công Giáo trong các xã hội hậu tân tiến” sẽ được tổ chức tại Học Viện Giáo Hoàng Grêgôriô tại Rôma từ 16 đến 20 tháng 11, 2009, và được Hiệp Hội các Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ trình bầy (FIUC).
Hiệp hội này nổi tiếng vì đã đóng góp cho Hiến Chương “Ex corde Ecclesiae,” được cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chấp thuận năm 1990. Tài liệu này phác họa các điều kiện thiết yếu một Đại Học Công Giáo phải có để “bảo đảm cho có sự hiện diện của Kitô giáo trong thế giới khoa bảng, trước những vấn đề của xã hội và văn hóa.”
Trong buổi họp báo hôm nay, Pedro Nel Medina Varon, phụ tá tổng thư ký của FIUC, bàn về 3 trách nhiệm chính Đại Học Công Giáo phải có.
Ông nói, “trách nhiệm thứ nhất là bảo toàn truyền thống Công Giáo,”, nghiã là gìn giữ “ý tưởng là cộng đồng Kitô đã phát triển trong hai ngàn năm qua về những vấn đề sâu xa nhất liên quan đến sự sống và tình trạng con người, cũng như các niềm tin và các giá trị được Phúc Âm loan truyền.” Ông Varon tiếp rằng trách nhiệm thứ hai của Đại học Công Giáo là “việc giáo dục toàn vẹn con người.” Trách nhiệm thứ ba là “phục vụ Giáo Hội, và gìn giữ truyền thống trí thức Công Giáo qua việc giáo dục toàn vẹn con người.”
Trong số các chủ đề sẽ được đem ra bàn luận trong buổi hội thảo sắp tới là: "Đại Học Công Giáo Đối Thoại với các Văn Hóa và Tôn Giáo, Đại Học Công Giáo và Truyền Thống Trí Thức Kitô, Trách Nhiệm Chính Trị và Kinh Tế của Đại Học Công Giáo và Tương Lai của các Đại Học Công Giáo."
Hội thảo này có tên “Đại Học Công Giáo trong các xã hội hậu tân tiến” sẽ được tổ chức tại Học Viện Giáo Hoàng Grêgôriô tại Rôma từ 16 đến 20 tháng 11, 2009, và được Hiệp Hội các Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ trình bầy (FIUC).
Hiệp hội này nổi tiếng vì đã đóng góp cho Hiến Chương “Ex corde Ecclesiae,” được cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chấp thuận năm 1990. Tài liệu này phác họa các điều kiện thiết yếu một Đại Học Công Giáo phải có để “bảo đảm cho có sự hiện diện của Kitô giáo trong thế giới khoa bảng, trước những vấn đề của xã hội và văn hóa.”
Trong buổi họp báo hôm nay, Pedro Nel Medina Varon, phụ tá tổng thư ký của FIUC, bàn về 3 trách nhiệm chính Đại Học Công Giáo phải có.
Ông nói, “trách nhiệm thứ nhất là bảo toàn truyền thống Công Giáo,”, nghiã là gìn giữ “ý tưởng là cộng đồng Kitô đã phát triển trong hai ngàn năm qua về những vấn đề sâu xa nhất liên quan đến sự sống và tình trạng con người, cũng như các niềm tin và các giá trị được Phúc Âm loan truyền.” Ông Varon tiếp rằng trách nhiệm thứ hai của Đại học Công Giáo là “việc giáo dục toàn vẹn con người.” Trách nhiệm thứ ba là “phục vụ Giáo Hội, và gìn giữ truyền thống trí thức Công Giáo qua việc giáo dục toàn vẹn con người.”
Trong số các chủ đề sẽ được đem ra bàn luận trong buổi hội thảo sắp tới là: "Đại Học Công Giáo Đối Thoại với các Văn Hóa và Tôn Giáo, Đại Học Công Giáo và Truyền Thống Trí Thức Kitô, Trách Nhiệm Chính Trị và Kinh Tế của Đại Học Công Giáo và Tương Lai của các Đại Học Công Giáo."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhớ về một người Thầy: Lễ Giỗ Cha Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thành
Võ Thị Khoái
09:15 14/11/2009
Nhớ về một người Thầy: Lễ Giỗ Cha Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thành
Một năm đã trôi qua thật nhanh, 14. 11 Kỹ niệm ngày “VỀ NHÀ CHA” của Thầy – Cha Fx. Xavier Nguyễn Văn Thành tại Xito Orsonnens Thụy Sĩ
Buổi họp mặt của Toàn thể Giáo Viên Trường Chuyên Biệt Gia Định để nhớ về Người Thầy – Cha Fx Xavier Nguyễn Văn Thành- được tổ chức tại Trường Chuyên Biệt Gia Định ngày 13.11.2009, sau Thánh Thánh Lễ Giỗ cầu cho Ngài.
Buổi họp mặt tuy đơn sơ nhưng chứa chan tình nghĩa khắc ghi công ơn trời biển bao lao, hết lòng dấn thân phục vụ, hiến trọn gần 30 năm cuối đời, sống để yêu thương và đồng hành với trẻ em khuyết tật tâm thần nói chung và trẻ em Tự kỷ nói riêng, trong ngành giáo dục đăc biệt
Với tấm lòng quảng đại của một con người hết lòng yêu thương trẻ em khuyết tật tâm thần vô điều kiện, lời nhắc nhớ trăn trối vào mỗi cuối khóa học vẫn còn khắc ghi trong tâm khảm người giáo viên
“ Những ai không đủ kiên nhẩn chờ đợi trẻ em, những ai còn lớn tiếng trách mắng, la nạt trẻ em, những ai chưa thấy giá trị làm người của trẻ em, những ai chưa biết yêu thương trẻ em vô điều kiện ….Hãy đi tìm nghề khác để làm ! “
Với những ai có điều kiện tiếp xúc được học tập với Ngài đều thấy rõ “hành trang” thật quan trọng để chuẩn bị cho những bậc phụ huynh có con tự kỷ, những giáo viên trực tiếp dạy dỗ, làm việc với những trẻ em nầy là “ AN BÌNH - HẠNH PHÚC “ mà thật đúng vậy, tâm có an bình - hạnh phúc mới có đủ khả năng đem an vui hạnh phúc lại cho trẻ em, chúng ta không thể cho điều chúng ta không có !
Từng giáo viên nhắc nhớ những lời chỉ dạy của Thầy:
-Điều tâm đắc của tôi với một ấn tượng sâu sắc về người Thầy đã khuất là “ Tấm bản đồ Nội Tâm”:
“Việc gì sẽ xảy ra nếu tôi đi tìm đường ở Thành phố Saigon năm 2007 với một tấm bản đồ của Thủ đô Hà Nội hay của Thành phố Huế ! Cho dù tìm đủ mọi cách. . tôi vẫn đi lầm đường! tìm không ra địa chỉ …! Trong những quan hệ tiếp xúc và trao đổi giữa người và người, phải chăng chúng ta đang sử dụng những loại bản đồ đã lỗi thời, lạc hậu như vậy?!
Bao nhiêu khổ đau vẫn tràn ngập ? phải chăng vì chúng ta chưa thay đổi tấm bản đồ nội tâm của chúng ta với người anh chị em bên cạnh ! “
“ Yêu thương và tha thứ luôn là câu trả lời trong mọi tình huống khi có bất kỳ một vấn đề gì xuất hiện..”
“Hãy học NHÌN, giúp nhau NHÌN. Cùng nhau chấp nhận và nhìn nhận giá trị của nhau. Phải biết can đảm ngồi lại với nhau để cập nhật hóa lối nhìn của chúng ta về mình, về người khác và về thực tế để tránh những tình huống hận thù, xung đột, chia rẻ, dồn nén ức chế, ngoảnh mặt làm ngơ…
- Lời chia sẻ của Cô K. N: Nhiều lần được Thầy tư vấn chỉ dạy khi trao đổi với Thầy về sự tiến bộ của trẻ em Thầy đã cho tôi những lời khuyên sâu sắc mà tôi không thể quên được:
”Hãy thường xuyên lượng giá khả năng trẻ em mà chúng ta đảm trách. Đừng quá say mê chiến thắng vì những tiến bộ của trẻ em mà quên đi những hạn chế, khó khăn của trẻ. Can đảm nhìn vào những điều trẻ chưa làm được, hãy tìm cho ra mẫu chốt nguyên nhân do đâu thất bại ?Để rồi từ đó, người giáo viên phải biết nhìn lại mình, chấp nhận những hạn chế thiếu sót của mình để tìm phương pháp khác tác động, giải quyết.”
- Cô Giáo P một giáo viên trẻ, năng động, thường đóng vai những trẻ em Tự Kỷ tuyệt vời, trong các khóa học Chuyên môn tổ chức tại Học Viên Phaolo Nguyễn Văn Bình hàng năm trước đây vào những Mùa Hè do Thầy đảm trách đã có ý kiến:
“ Điếu ấn tượng về người Thầy là không hiểu nỗi tại sao Thầy đã có bí quyết nào mà chỉ một vài giây phút ngắn ngủi một trẻ em Tự Kỷ dù khó giao tiếp mấy, hành vi bùng nổ đến mức độ nào, Thầy vẫn có khả năng tiếp xúc và giải quyết được một cách dễ dàng và nhanh chóng ?!
Và có biết bao kỷ niệm khác được nhắc đến về người Thầy trong buổi họp mặt …
Tiếp lời Cô P, tôi nhớ lại trong những chuyến đi cùng đồng hành với Thầy, chia sẻ kinh nghiệm cho những Giáo Viên hay những bâc Cha mẹ có con Tự Kỷ, khóa học được tổ chức tại Tòa Giám Mục Hà Nội vào mùa hè 2007. Giờ thực hành cụ thể cách tiếp cận với trẻ Tự Kỷ, những Cha mẹ được quyền đem con đến.
Một trẻ em Tự Kỷ tự phong cho mình là “ Khủng Long”. Trong buổi tiếp xúc, em xì mũi lảm khói khủng long, khạc nhổ nước bọt vào mặt Thầy, hai tay chống nạnh, thét la, hất mặt, dậm chân ra oai ! dùng chân đá vào người Thầy, thậm chí em khủng long nầy kéo quần tạo “vòi nước nóng” tưới lên người Thầy!
Bình tĩnh, từ tốn, kiên trì, vui vẻ, nhẫn nại, nụ cười vẫn nở trên môi vẫn là phương cách tiếp xúc độc đáo của Thầy tự thuở nào. Thầy dùng mọi phương cách để tạo niềm tin, tiếp xúc với Khủng Long mà không một lời trách mắng, la nạt …đèn pin, nến, banh, dây kéo, lục lạc, khăn quấn… sau 30 phút đồng hồ bùng nổ Khủng Long bỗng nhiên chạy lại ôm Thầy.. trong lúc những tràng pháo tay vang dội hội trường của hàng trăm phụ huynh học viên khóa học sau 30 phút “nín thở” quan sát cách tiếp cận trẻ Tự Kỷ nơi Thầy !
Sau đó Thầy phải lập tức lên phòng thay trang phục khác !
Tháng 3 vừa qua, trở lại Hà Nội ‘Khủng Long” giờ đây đã 8 tuổi, biết giao tiếp, có ngôn ngữ diễn đạt, biết đọc viết, biết tính toán. . Bà mẹ vô cùng hạnh phúc, ngậm ngùi nhắc lại cho tôi câu chuyện về Khủng Long là đứa con của bà, để nhớ công ơn của một người Thầy mà không bao giờ bà quên được !
Ghi lại những suy tư nầy để nhớ về tấm lòng cao quý của một người Thầy, một người Cha hết lòng yêu thương trẻ em khuyết tật tâm thần vô điều kiện
Xin cám ơn Thầy về kho tàng quý giá “ Nhân sinh quan” mà Thầy đã để lại.
Saigon 14. 11.2009
Võ Thị Khoái
Trường Chuyên Biệt GIA ĐỊNH
Buổi họp mặt của Toàn thể Giáo Viên Trường Chuyên Biệt Gia Định để nhớ về Người Thầy – Cha Fx Xavier Nguyễn Văn Thành- được tổ chức tại Trường Chuyên Biệt Gia Định ngày 13.11.2009, sau Thánh Thánh Lễ Giỗ cầu cho Ngài.
Buổi họp mặt tuy đơn sơ nhưng chứa chan tình nghĩa khắc ghi công ơn trời biển bao lao, hết lòng dấn thân phục vụ, hiến trọn gần 30 năm cuối đời, sống để yêu thương và đồng hành với trẻ em khuyết tật tâm thần nói chung và trẻ em Tự kỷ nói riêng, trong ngành giáo dục đăc biệt
Với tấm lòng quảng đại của một con người hết lòng yêu thương trẻ em khuyết tật tâm thần vô điều kiện, lời nhắc nhớ trăn trối vào mỗi cuối khóa học vẫn còn khắc ghi trong tâm khảm người giáo viên
“ Những ai không đủ kiên nhẩn chờ đợi trẻ em, những ai còn lớn tiếng trách mắng, la nạt trẻ em, những ai chưa thấy giá trị làm người của trẻ em, những ai chưa biết yêu thương trẻ em vô điều kiện ….Hãy đi tìm nghề khác để làm ! “
Với những ai có điều kiện tiếp xúc được học tập với Ngài đều thấy rõ “hành trang” thật quan trọng để chuẩn bị cho những bậc phụ huynh có con tự kỷ, những giáo viên trực tiếp dạy dỗ, làm việc với những trẻ em nầy là “ AN BÌNH - HẠNH PHÚC “ mà thật đúng vậy, tâm có an bình - hạnh phúc mới có đủ khả năng đem an vui hạnh phúc lại cho trẻ em, chúng ta không thể cho điều chúng ta không có !
Từng giáo viên nhắc nhớ những lời chỉ dạy của Thầy:
-Điều tâm đắc của tôi với một ấn tượng sâu sắc về người Thầy đã khuất là “ Tấm bản đồ Nội Tâm”:
“Việc gì sẽ xảy ra nếu tôi đi tìm đường ở Thành phố Saigon năm 2007 với một tấm bản đồ của Thủ đô Hà Nội hay của Thành phố Huế ! Cho dù tìm đủ mọi cách. . tôi vẫn đi lầm đường! tìm không ra địa chỉ …! Trong những quan hệ tiếp xúc và trao đổi giữa người và người, phải chăng chúng ta đang sử dụng những loại bản đồ đã lỗi thời, lạc hậu như vậy?!
Bao nhiêu khổ đau vẫn tràn ngập ? phải chăng vì chúng ta chưa thay đổi tấm bản đồ nội tâm của chúng ta với người anh chị em bên cạnh ! “
“ Yêu thương và tha thứ luôn là câu trả lời trong mọi tình huống khi có bất kỳ một vấn đề gì xuất hiện..”
“Hãy học NHÌN, giúp nhau NHÌN. Cùng nhau chấp nhận và nhìn nhận giá trị của nhau. Phải biết can đảm ngồi lại với nhau để cập nhật hóa lối nhìn của chúng ta về mình, về người khác và về thực tế để tránh những tình huống hận thù, xung đột, chia rẻ, dồn nén ức chế, ngoảnh mặt làm ngơ…
- Lời chia sẻ của Cô K. N: Nhiều lần được Thầy tư vấn chỉ dạy khi trao đổi với Thầy về sự tiến bộ của trẻ em Thầy đã cho tôi những lời khuyên sâu sắc mà tôi không thể quên được:
”Hãy thường xuyên lượng giá khả năng trẻ em mà chúng ta đảm trách. Đừng quá say mê chiến thắng vì những tiến bộ của trẻ em mà quên đi những hạn chế, khó khăn của trẻ. Can đảm nhìn vào những điều trẻ chưa làm được, hãy tìm cho ra mẫu chốt nguyên nhân do đâu thất bại ?Để rồi từ đó, người giáo viên phải biết nhìn lại mình, chấp nhận những hạn chế thiếu sót của mình để tìm phương pháp khác tác động, giải quyết.”
- Cô Giáo P một giáo viên trẻ, năng động, thường đóng vai những trẻ em Tự Kỷ tuyệt vời, trong các khóa học Chuyên môn tổ chức tại Học Viên Phaolo Nguyễn Văn Bình hàng năm trước đây vào những Mùa Hè do Thầy đảm trách đã có ý kiến:
“ Điếu ấn tượng về người Thầy là không hiểu nỗi tại sao Thầy đã có bí quyết nào mà chỉ một vài giây phút ngắn ngủi một trẻ em Tự Kỷ dù khó giao tiếp mấy, hành vi bùng nổ đến mức độ nào, Thầy vẫn có khả năng tiếp xúc và giải quyết được một cách dễ dàng và nhanh chóng ?!
Và có biết bao kỷ niệm khác được nhắc đến về người Thầy trong buổi họp mặt …
Tiếp lời Cô P, tôi nhớ lại trong những chuyến đi cùng đồng hành với Thầy, chia sẻ kinh nghiệm cho những Giáo Viên hay những bâc Cha mẹ có con Tự Kỷ, khóa học được tổ chức tại Tòa Giám Mục Hà Nội vào mùa hè 2007. Giờ thực hành cụ thể cách tiếp cận với trẻ Tự Kỷ, những Cha mẹ được quyền đem con đến.
Một trẻ em Tự Kỷ tự phong cho mình là “ Khủng Long”. Trong buổi tiếp xúc, em xì mũi lảm khói khủng long, khạc nhổ nước bọt vào mặt Thầy, hai tay chống nạnh, thét la, hất mặt, dậm chân ra oai ! dùng chân đá vào người Thầy, thậm chí em khủng long nầy kéo quần tạo “vòi nước nóng” tưới lên người Thầy!
Bình tĩnh, từ tốn, kiên trì, vui vẻ, nhẫn nại, nụ cười vẫn nở trên môi vẫn là phương cách tiếp xúc độc đáo của Thầy tự thuở nào. Thầy dùng mọi phương cách để tạo niềm tin, tiếp xúc với Khủng Long mà không một lời trách mắng, la nạt …đèn pin, nến, banh, dây kéo, lục lạc, khăn quấn… sau 30 phút đồng hồ bùng nổ Khủng Long bỗng nhiên chạy lại ôm Thầy.. trong lúc những tràng pháo tay vang dội hội trường của hàng trăm phụ huynh học viên khóa học sau 30 phút “nín thở” quan sát cách tiếp cận trẻ Tự Kỷ nơi Thầy !
Sau đó Thầy phải lập tức lên phòng thay trang phục khác !
Tháng 3 vừa qua, trở lại Hà Nội ‘Khủng Long” giờ đây đã 8 tuổi, biết giao tiếp, có ngôn ngữ diễn đạt, biết đọc viết, biết tính toán. . Bà mẹ vô cùng hạnh phúc, ngậm ngùi nhắc lại cho tôi câu chuyện về Khủng Long là đứa con của bà, để nhớ công ơn của một người Thầy mà không bao giờ bà quên được !
Ghi lại những suy tư nầy để nhớ về tấm lòng cao quý của một người Thầy, một người Cha hết lòng yêu thương trẻ em khuyết tật tâm thần vô điều kiện
Xin cám ơn Thầy về kho tàng quý giá “ Nhân sinh quan” mà Thầy đã để lại.
Saigon 14. 11.2009
Võ Thị Khoái
Trường Chuyên Biệt GIA ĐỊNH
Kỷ Niệm 150 Năm Thành Lập Dòng Salêdiêng Don Bosco.
Nguyễn Quang Ngọc
09:39 14/11/2009
Kỷ Niệm 150 Năm Thành Lập Dòng Salêdiêng Don Bosco.
Kỷ niệm 150 năm thành lập dòng Salêdiêng Don Bosco, vào lúc 07h00 sáng thứ bảy, ngày 14/11/2009, 500 tu sinh và sinh viên từ Đà Lạt, Đức Huy, Ba Thôn, Xuân Hiệp, Bến Cát, Cầu Bông, Phước Lộc. . . đã tụ tập về Giáo xứ Tam Hải, số 180 Gò Dưa, Phuờng Tam Bình, Quận Thủ Đức, Giáo Phận Saigòn để tham dự ngày hội lớn “ Mừng sinh nhật 150 năm ” với chủ đề “ Như Don bosco vì giới trẻ và với giới trẻ” Có sự tham dự của Cha Giám Tỉnh Giuse Trần Hòa Hưng và các Cha trong dòng.
Xem hình bấm vào đây
Kỷ niệm 150 năm thành lập dòng Salêdiêng Don Bosco, vào lúc 07h00 sáng thứ bảy, ngày 14/11/2009, 500 tu sinh và sinh viên từ Đà Lạt, Đức Huy, Ba Thôn, Xuân Hiệp, Bến Cát, Cầu Bông, Phước Lộc. . . đã tụ tập về Giáo xứ Tam Hải, số 180 Gò Dưa, Phuờng Tam Bình, Quận Thủ Đức, Giáo Phận Saigòn để tham dự ngày hội lớn “ Mừng sinh nhật 150 năm ” với chủ đề “ Như Don bosco vì giới trẻ và với giới trẻ” Có sự tham dự của Cha Giám Tỉnh Giuse Trần Hòa Hưng và các Cha trong dòng.
Xem hình bấm vào đây
Giám Mục và Linh Mục đoàn GP Lạng Sơn tĩnh tâm thường niên
VP TGM Lạng Sơn
09:59 14/11/2009
GIÁM MỤC VÀ LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN LẠNG SƠN TĨNH TÂM THƯỜNG NIÊN.
Lạng Sơn – Như một cuộc hẹn, từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 11 năm nay Giám mục và Linh mục đoàn giáo phận Lạng Sơn lại tề tựu bên nhau để tĩnh tâm và lặng lẽ nguyện cầu trong một không gian thanh vắng, tĩnh mịch của Đan việt Xi Tô Nho Quan để ở với Chúa và Chúa ở với mình một cách trọn vẹn sau một năm lao tác. Đồng hành và chia sẻ thiêng liêng với linh mục đoàn lần này là cha Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ.
Trước khi bắt đầu tĩnh tâm, Đức Giám mục và Linh mục đoàn đã giành ra một buổi gặp gỡ, sẻ chia hướng đi và những dự phóng cụ thể trong Năm Thánh Linh Mục. Để rồi, đặt tất cả những thao thức tông đồ trong quyền năng và bàn tay Cha Nhân Lành ngang qua những giờ cầu nguyện theo tinh thần Linh Thao của Thánh I Nhã.
Bước vào tĩnh tâm với lời vang vọng của Gia-vê Thiên Chúa “Ta sẽ ở với ngươi” (Is43, 1-3), lời mà Gia vê đã hứa với Gia-cóp đại diện dân tộc Ít-ra-en thuở xưa vẫn đang nói với từng người hôm nay. Hóa ra không phải hôm nay con người mới đi tìm kiếm Thiên Chúa mà Thiên Chúa đã ở
với con người từ lâu rồi, ngay từ khi tạo thiên lập địa. Ở với Thiên Chúa để nhận ra Thiên Chúa đã và đang ở với mình, đặt mình trong tình thương của Thiên Chúa để cảm được Chúa đang yêu thương và chăm sóc mỗi người. Khi chiêm ngắm về Thiên Chúa quan phòng, cha giảng phòng còn mời gọi mỗi người tự đặt câu hỏi cho chính mình: “điều mà tôi đang bận tâm là gì?”, “tôi có tin tới độ tôi dám phó thác hoàn toàn cuộc đời cho Chúa không?” vì còn sợ là dấu chỉ còn chưa tin vào Chúa yêu mình.
Hơn thế nữa, tiến trình tĩnh tâm còn mời gọi mọi người đi vào một tình yêu cụ thể của Con Thiên Chúa làm người khi chiêm niệm mầu nhiệm nhập thể nơi Đức Giêsu. Đấng “vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…”(Pl2, 6-11). Không những thế, với ơn gọi Giám mục, Linh mục, Đức Giêsu còn là thầy, là bạn đường trong sứ mạng. Chiêm ngắm tình yêu của Thầy để nhận ra sự mong manh và giới hạn của mình trong lời đáp trả tình yêu ấy. Dù đã nhiều lần lời đáp trả ấy không được vuông tròn, nhưng Thầy Chí Thánh vẫn “đưa mắt nhìn” như xưa Ngài đã từng đưa mắt nhìn vị Giám mục đầu tiên Phêrô khi Phêrô vì một phút yếu lòng đã khước từ Thầy. Càng nhận ra những mong manh bất toàn thậm chí có khi bất tín của mình lại càng cảm được tình thương và sự kiên nhẫn của Chúa quá lớn. Từ kinh nghiệm ngỡ ngàng trước một tình yêu quá lớn của Thiên Chúa dẫn đến sự hối hận trong thái độ đáp trả của mình, để lại một lần nữa làm mới lại mối tương quan ấy bằng cách lên đường để sống và làm chứng cho tình yêu.
Với bốn giờ cầu nguyện mỗi ngày, có thể nói thời gian tĩnh tâm không quá dài nhưng cũng đủ lặng và lắng để cả Giám mục và Linh mục suy tư, chiêm ngắm và cuối cùng là cảm nghiệm về câu chuyện của những mối tình dọc theo những
chủ đề cầu nguyện được trích trong Kinh Thánh. Khởi đi từ mối tình giữa Tạo Hóa với Tạo Thành, rồi gần gũi hơn là câu chuyện tình giữa Con Thiên Chúa Làm Người với từng người và cuối cùng là sự thôi thúc đáp trả lại mối tình ấy bằng cách lên đường sống và làm chứng cho một tình yêu tuyệt đối trong ơn gọi Giám mục, Linh mục. Ước gì những kinh nghiệm thiết thân với Cha Nhân Lành và Thầy Chí Thánh của Giám mục và Linh mục đoàn trong những ngày tĩnh tâm sinh được nhiều hoa trái thiêng liêng khi các ngài trở về với cánh đồng truyền giáo vùng núi Lạng Sơn-Cao Bằng này.
Trước khi bắt đầu tĩnh tâm, Đức Giám mục và Linh mục đoàn đã giành ra một buổi gặp gỡ, sẻ chia hướng đi và những dự phóng cụ thể trong Năm Thánh Linh Mục. Để rồi, đặt tất cả những thao thức tông đồ trong quyền năng và bàn tay Cha Nhân Lành ngang qua những giờ cầu nguyện theo tinh thần Linh Thao của Thánh I Nhã.
Bước vào tĩnh tâm với lời vang vọng của Gia-vê Thiên Chúa “Ta sẽ ở với ngươi” (Is43, 1-3), lời mà Gia vê đã hứa với Gia-cóp đại diện dân tộc Ít-ra-en thuở xưa vẫn đang nói với từng người hôm nay. Hóa ra không phải hôm nay con người mới đi tìm kiếm Thiên Chúa mà Thiên Chúa đã ở
Hơn thế nữa, tiến trình tĩnh tâm còn mời gọi mọi người đi vào một tình yêu cụ thể của Con Thiên Chúa làm người khi chiêm niệm mầu nhiệm nhập thể nơi Đức Giêsu. Đấng “vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…”(Pl2, 6-11). Không những thế, với ơn gọi Giám mục, Linh mục, Đức Giêsu còn là thầy, là bạn đường trong sứ mạng. Chiêm ngắm tình yêu của Thầy để nhận ra sự mong manh và giới hạn của mình trong lời đáp trả tình yêu ấy. Dù đã nhiều lần lời đáp trả ấy không được vuông tròn, nhưng Thầy Chí Thánh vẫn “đưa mắt nhìn” như xưa Ngài đã từng đưa mắt nhìn vị Giám mục đầu tiên Phêrô khi Phêrô vì một phút yếu lòng đã khước từ Thầy. Càng nhận ra những mong manh bất toàn thậm chí có khi bất tín của mình lại càng cảm được tình thương và sự kiên nhẫn của Chúa quá lớn. Từ kinh nghiệm ngỡ ngàng trước một tình yêu quá lớn của Thiên Chúa dẫn đến sự hối hận trong thái độ đáp trả của mình, để lại một lần nữa làm mới lại mối tương quan ấy bằng cách lên đường để sống và làm chứng cho tình yêu.
Với bốn giờ cầu nguyện mỗi ngày, có thể nói thời gian tĩnh tâm không quá dài nhưng cũng đủ lặng và lắng để cả Giám mục và Linh mục suy tư, chiêm ngắm và cuối cùng là cảm nghiệm về câu chuyện của những mối tình dọc theo những
Buổi học hỏi của các giảng viên Giáo Lý về đề tài Đào Tạo Lương Tâm Công Giáo
William Nguyễn
10:23 14/11/2009
Buổi học hỏi của các giảng viên Giáo Lý tại Trung Tâm Công Giáo Orange County, California. Lm Nguyễn Uy Sĩ thuyết trình đề tai "Đào Tạo Lương Tâm Công Giáo"
XEM HÌNH BẤM VÀO ĐÂY
XEM HÌNH BẤM VÀO ĐÂY
Đại Hội Truyền Thống Sinh Viên Công Giáo Hà Nội Trước Giờ “G”
SVCG Hà Nội
15:27 14/11/2009
Đại Hội Truyền Thống Trước Giờ “G”
Cập nhật ngày: 14/11/2009, 15:40 GMT+7.
BTT chúng tôi đang có mặt tại Gx Thạch Bích, huyện Thanh Oai – Hà Tây. Hiện tại các phóng viên thường trực của BTT đã cập nhật rất nhiều thông tin thú vị của những “đứa con” SV Giáo Tỉnh Hà nội trước giờ khai mạc Đại Lễ Truyền Thống.
Thánh lễ truyền thống lần thứ 12 HSV TGP sẽ diễn ra từ 13giờ ngày 14 tháng 11 đến 15giờ ngày 15 tháng 11 năm 2009, tại Giáo Xứ Thạch Bích – Hà Nội. Giáo Xứ Thạch Bích với khoảng 5600 giáo dân, khuôn viên rộng, ngoài khuôn viên có Dòng Phaolo, thuộc khu Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đang chuẩn bị khánh thành. Một vị trí thuận lợi hứa hẹn Đại Lễ thành công tốt đẹp.
Cổng đón chào (nơi Quý vị có thể nhìn thấy đầu tiên) đang gấp rút hoàn thiện trang trí và ánh sáng, Linh mục chánh xứ Giuse Nguyễn Khắc Quế, Ngài đang có mặt tại đây để hướng dẫn các bạn sinh viên hoàn thiện các công việc còn lại sao cho đẹp và hoành tráng nhất.
Bộ phận lễ tân đã có mặt đầy đủ với những khuôn mặt rạng ngời nên chúng tôi tiếp cận rất dễ dàng, với những câu chào hỏi xã giao: Xin chào mình thuộc nhóm… đến gặp gỡ các bạn để kết nghĩa… Nhóm Svcg Công Nghiệp với một bạn lễ tân thuộc Gp Thái Bình đang rất vui vẻ kể về nhóm của mình, các bạn đã mang Tin Mừng tới cho các bạn khu vực phía tây Hà Nội. Nhóm Svcg Lạng Sơn: chúng tôi nói chuyện với các bạn về ĐGM Giuse Đặng Đức Ngân, về TGM Gp Lạng Sơn, một nơi khó khăn trong công tác truyền giáo. Còn nhóm Svcg Thái Bình thì các bạn hào hứng nói chuyện về một vùng quê tiếng sáo diều vi vu, mùa vụ đông xuân với những cây đậu tương xanh tốt. Còn một điều các bạn rất hãnh diện là Thái Bình có tân ĐGM Phêro Nguyễn Văn Đệ, Ngài đang quan tâm tới các bạn sinh viên và hướng dẫn các bạn công tác truyền thông. Các bạn chỉ cho chúng tôi chỗ các bạn đang chuẩn bị trại, quả là rất nhộn nhịp, đông vui, lắng nghe những bài Thánh Ca từ các bạn hát solo với nhau như những ca sỹ chuyên nghiệp.
Có một điều đặc biệt là chúng tôi đã có may mắn gặp Cha chánh Xứ Giuse Nguyễn Khắc Quế, Ngài nói mọi người phải nhiệt tình làm việc. Tôi dễ dàng nhận ra Cha Dom Nguyễn Công Khương vì đã gặp Ngài trong “Thánh Lễ vinh quy bái tổ ngày 08 tháng giêng năm 2009”, Ngài thuộc Dòng Thừa sai Đức tin đang mục vụ truyền giáo tại Thạch Bích.
Bất ngờ hơn nữa ca sỹ Gia Ân đã xuất hiện tại khuôn viên Thánh Đường, tôi nói vui: Em chào anh Gioan Nguyễn Công Chính, anh nhận ra tôi vì đã gặp anh trong dịp giao lưu với nhóm SVCG Thái Bình ngày 24 tháng 09 năm 2009 và đã được thưởng thức tiếng hát tuyệt vời của anh. Chắc chắn tối nay những bài hát quen thuộc và ấm áp của anh sẽ làm rất nhiều bạn “ngất lịm” về dòng Nhạc Thánh anh đang cống hiến…
Tất cả các nhóm đang rất bận rộn và tràn đầy niềm nhiệt huyết. Còn các ban ngành thì đã rất ngăn nắp vị trí và công việc, Ban Lễ Tân duyên dáng trong trang phục áo dài, nụ cười tươi trên môi chào đón khách và các bạn sinh viên, riêng anh trưởng ban ẩm thực Giuse Nguyễn Đức Thịnh thì loay hoay với 3 chiếc ghế trên tay không biết để chỗ nào… hôm nay “anh hai” vác “tải đạn” nặng quá. Ban ẩm thực thì quả thực là rất vất vả, năm nay không mổ heo mổ bò nhưng cuối cùng chúng vẫn có mặt trên các bàn ăn. Các bác, các cô cùng với các bạn sinh viên đang rất bận mải chuẩn bị bữa ăn, trời! nhiều món quá… Ban sinh hoạt thì đang chuẩn bị các hệ thống âm thanh và sân khấu, đang kiểm tra và khớp tất cả các tiết mục, chúng tôi có gặp a Dũng nhóm lửa thiêng cạnh ngọn lửa chính diện sân khấu, anh đang hướng dẫn mọi người cử điệu và các chi tiết của biên đạo. Còn “Bác Tổng Giuse Đạt” trưởng hội SVCG TGP thì bận quá, chạy khắp nơi nói cười, anh rất nhiệt tình và khi gặp anh mọi người vui lên nhiều, anh là tổng điều phối cho nên anh phải có đôi chân thật là nhanh nhẹn… xin Chúa chúc lành cho anh.
Chạy quanh khu phía ngoài, tôi nói chuyện với cụ Xuân (73 tuổi thánh) đang chăm chú theo dõi các bạn sinh viên làm việc, gặp chúng tôi cụ mời vào nhà cụ chơi. Sau đó Cụ dẫn đi thăm dòng Phaolo, thăm Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đang hoàn thiện, và toàn khuôn viên phía đầu Nhà Thờ Giáo Xứ. Tôi hỏi cụ, chúng cháu có thể nghỉ ở nhà cụ tối nay không ạ?! Cụ nói: “Cụ rất vui khi các cháu tới đây nghỉ, các cháu tôi cũng đang là sinh viên như các cháu”. Thật thân thiện và tinh cảm, cụ chia sẻ cho chúng tôi về Giáo Xứ, về Giáo dân Thạch Bích.
Đến thời điểm hiện tại các do rất bận mải các công tác trại, báo tường… Các nhóm chưa có nhân sự lo cho công tác nghỉ ngơi tối nay của nhóm mình, BTT cũng nhắc các bạn nên để ý điều này, nhưng hầu như các bạn đang hướng tới đêm văn nghệ tối nay, tất cả đều ở đây nên các bạn hăng say quên đi vấn đề nhà ở…
Ghé qua ban y tế, hỏi thăm chị Thủy, chị nói tại đây thuốc các souer cho. Cũng đã có 2 bạn sinh viên phải nhờ đến ban y tế, một bác giúp sinh viên trong ban ẩm thực bị cảm cũng được các bạn chăm sóc… Mọi việc rất chu đáo và sẵn sàng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của các phóng viên thường trực cập nhật tại các bộ phận, các nhóm, số lượng các bạn sinh viên đến tham dự Thánh Lễ Truyền thống khoảng trên 2.000 bạn. Nhộn nhịp nhất là tại khu vực lễ tân, khu vực truyền hình, khu vực ban sinh hoạt… và các trại của các nhóm.
Cập nhật ngày: 14/11/2009, 15:40 GMT+7.
Thánh lễ truyền thống lần thứ 12 HSV TGP sẽ diễn ra từ 13giờ ngày 14 tháng 11 đến 15giờ ngày 15 tháng 11 năm 2009, tại Giáo Xứ Thạch Bích – Hà Nội. Giáo Xứ Thạch Bích với khoảng 5600 giáo dân, khuôn viên rộng, ngoài khuôn viên có Dòng Phaolo, thuộc khu Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đang chuẩn bị khánh thành. Một vị trí thuận lợi hứa hẹn Đại Lễ thành công tốt đẹp.
Cổng đón chào (nơi Quý vị có thể nhìn thấy đầu tiên) đang gấp rút hoàn thiện trang trí và ánh sáng, Linh mục chánh xứ Giuse Nguyễn Khắc Quế, Ngài đang có mặt tại đây để hướng dẫn các bạn sinh viên hoàn thiện các công việc còn lại sao cho đẹp và hoành tráng nhất.
Bộ phận lễ tân đã có mặt đầy đủ với những khuôn mặt rạng ngời nên chúng tôi tiếp cận rất dễ dàng, với những câu chào hỏi xã giao: Xin chào mình thuộc nhóm… đến gặp gỡ các bạn để kết nghĩa… Nhóm Svcg Công Nghiệp với một bạn lễ tân thuộc Gp Thái Bình đang rất vui vẻ kể về nhóm của mình, các bạn đã mang Tin Mừng tới cho các bạn khu vực phía tây Hà Nội. Nhóm Svcg Lạng Sơn: chúng tôi nói chuyện với các bạn về ĐGM Giuse Đặng Đức Ngân, về TGM Gp Lạng Sơn, một nơi khó khăn trong công tác truyền giáo. Còn nhóm Svcg Thái Bình thì các bạn hào hứng nói chuyện về một vùng quê tiếng sáo diều vi vu, mùa vụ đông xuân với những cây đậu tương xanh tốt. Còn một điều các bạn rất hãnh diện là Thái Bình có tân ĐGM Phêro Nguyễn Văn Đệ, Ngài đang quan tâm tới các bạn sinh viên và hướng dẫn các bạn công tác truyền thông. Các bạn chỉ cho chúng tôi chỗ các bạn đang chuẩn bị trại, quả là rất nhộn nhịp, đông vui, lắng nghe những bài Thánh Ca từ các bạn hát solo với nhau như những ca sỹ chuyên nghiệp.
Bất ngờ hơn nữa ca sỹ Gia Ân đã xuất hiện tại khuôn viên Thánh Đường, tôi nói vui: Em chào anh Gioan Nguyễn Công Chính, anh nhận ra tôi vì đã gặp anh trong dịp giao lưu với nhóm SVCG Thái Bình ngày 24 tháng 09 năm 2009 và đã được thưởng thức tiếng hát tuyệt vời của anh. Chắc chắn tối nay những bài hát quen thuộc và ấm áp của anh sẽ làm rất nhiều bạn “ngất lịm” về dòng Nhạc Thánh anh đang cống hiến…
Tất cả các nhóm đang rất bận rộn và tràn đầy niềm nhiệt huyết. Còn các ban ngành thì đã rất ngăn nắp vị trí và công việc, Ban Lễ Tân duyên dáng trong trang phục áo dài, nụ cười tươi trên môi chào đón khách và các bạn sinh viên, riêng anh trưởng ban ẩm thực Giuse Nguyễn Đức Thịnh thì loay hoay với 3 chiếc ghế trên tay không biết để chỗ nào… hôm nay “anh hai” vác “tải đạn” nặng quá. Ban ẩm thực thì quả thực là rất vất vả, năm nay không mổ heo mổ bò nhưng cuối cùng chúng vẫn có mặt trên các bàn ăn. Các bác, các cô cùng với các bạn sinh viên đang rất bận mải chuẩn bị bữa ăn, trời! nhiều món quá… Ban sinh hoạt thì đang chuẩn bị các hệ thống âm thanh và sân khấu, đang kiểm tra và khớp tất cả các tiết mục, chúng tôi có gặp a Dũng nhóm lửa thiêng cạnh ngọn lửa chính diện sân khấu, anh đang hướng dẫn mọi người cử điệu và các chi tiết của biên đạo. Còn “Bác Tổng Giuse Đạt” trưởng hội SVCG TGP thì bận quá, chạy khắp nơi nói cười, anh rất nhiệt tình và khi gặp anh mọi người vui lên nhiều, anh là tổng điều phối cho nên anh phải có đôi chân thật là nhanh nhẹn… xin Chúa chúc lành cho anh.
Chạy quanh khu phía ngoài, tôi nói chuyện với cụ Xuân (73 tuổi thánh) đang chăm chú theo dõi các bạn sinh viên làm việc, gặp chúng tôi cụ mời vào nhà cụ chơi. Sau đó Cụ dẫn đi thăm dòng Phaolo, thăm Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đang hoàn thiện, và toàn khuôn viên phía đầu Nhà Thờ Giáo Xứ. Tôi hỏi cụ, chúng cháu có thể nghỉ ở nhà cụ tối nay không ạ?! Cụ nói: “Cụ rất vui khi các cháu tới đây nghỉ, các cháu tôi cũng đang là sinh viên như các cháu”. Thật thân thiện và tinh cảm, cụ chia sẻ cho chúng tôi về Giáo Xứ, về Giáo dân Thạch Bích.
Ghé qua ban y tế, hỏi thăm chị Thủy, chị nói tại đây thuốc các souer cho. Cũng đã có 2 bạn sinh viên phải nhờ đến ban y tế, một bác giúp sinh viên trong ban ẩm thực bị cảm cũng được các bạn chăm sóc… Mọi việc rất chu đáo và sẵn sàng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của các phóng viên thường trực cập nhật tại các bộ phận, các nhóm, số lượng các bạn sinh viên đến tham dự Thánh Lễ Truyền thống khoảng trên 2.000 bạn. Nhộn nhịp nhất là tại khu vực lễ tân, khu vực truyền hình, khu vực ban sinh hoạt… và các trại của các nhóm.
Cuộc phỏng vẫn sinh viên về năm thánh phụng vụ
SVCG Hà Nội
15:36 14/11/2009
Cuộc phỏng vẫn sinh viên với năm thánh phụng vụ
Cập nhật ngày: 15/11/2009, 02:20 GMT+7.
Thạch Bích vào hồi 13h – 14h ngày 14 – 11 - 2009. Nhóm phóng viên của chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với những bạn sinh viên trước khi bước vào cuộc thi SV – 09. Với chủ đề “Sinh viên với năm thánh phụng vụ”.
Bạn Phêrô Vũ Văn Phúc ở nhóm sinh viên Hà Thành nói rằng: “mục tiêu tham gia cuộc thi này là làm tốt những gì mình đã đề ra, và hy vọng rằng sẽ có tình liên đới đoàn kết giữa các nhóm”. Mặc dù mới được thành lập vào ngày 4 – 11 – 2009, nhưng với tâm huyết và lòng nhiệt thành các bạn đã chuẩn bị tốt nhất cho mình những gì để bước vào cuộc thi.
Bạn Maria Dư Thị Loan của nhóm sv Hưng Hóa – một thí sinh từng có kinh nghiệm đối với cuộc thi SV lại chia sẻ cảm xúc của mình”Chủ đề năm nay rất mới lạ và thú vị”. bạn chia sẻ kinh nghiệm tham gia hội thi “ sự chuẩn bị là quan trọng nhất. Đọc và hiểu nội dung cũng như tài liệu của hội thi giúp các bạn tự tin, thể hiện hết khả năng của chính mình”.
Đó là cảm nhận của các bạn đã từng có kinh nghiệm tham gia hội thi SV, còn đối với các bạn tân sinh viên lần đầu tiên tham gia, các bạn sẽ có cảm nhận như thế nào? Nhóm sv Nông Nghiệp với sự góp mặt của ba tân sinh viên cũng đã sẵn sàng vào cuộc. Các bạn chia sẻ cảm nhận về khó khăn khi tham gia lần đầu tiên” là những tân sv, chúng em chưa thực sự hiểu và chưa được tiếp xúc nhiều với đời sống linh mục”. Nhưng sự bỡ ngỡ ban đầu không làm giảm đi tinh thần quyết tâm chiến thắng của ba thành viên ‘nhí’. Các bạn rất tự tin khi bước vào hội thi SV năm nay và hi vọng sẽ đạt thành tích cao.
Đến với hội thi năm nay, cảm nhận chung của các thí sinh tham gia đều là lo lắng, hồi hộp. các bạn cho rằng đề tài năm nay khá khó. Các kiến thức về sắc lệnh linh mục không có mốc cụ thể nên khá khó nhớ, khó học. Nhưng theo nhận định của thầy Paulo Trần Hữu Hoàng – người ra đề cho hội thi năm nay, thì đề thi năm nay không phải là quá khó. Đề thi năm nay mang tính sáng tạo, các thí sinh chỉ cần đọc về sắc lệnh ba lần là có thể trả lời được. Cũng có những phần yêu cầu sự sáng tạo và nhanh nhẹn của sinh viên, nhưng theo thầy là không quá khó và phù hợp với sinh viên.
Trước khi bước vào cuộc thi xin chúc tất cả các bạn sinh viên bình tĩnh, tự tin và thể hiện hết khả năng của mình.
BTT SVTGP Hà Nội
SVGTHN
Cập nhật ngày: 15/11/2009, 02:20 GMT+7.
Bạn Phêrô Vũ Văn Phúc ở nhóm sinh viên Hà Thành nói rằng: “mục tiêu tham gia cuộc thi này là làm tốt những gì mình đã đề ra, và hy vọng rằng sẽ có tình liên đới đoàn kết giữa các nhóm”. Mặc dù mới được thành lập vào ngày 4 – 11 – 2009, nhưng với tâm huyết và lòng nhiệt thành các bạn đã chuẩn bị tốt nhất cho mình những gì để bước vào cuộc thi.
Bạn Maria Dư Thị Loan của nhóm sv Hưng Hóa – một thí sinh từng có kinh nghiệm đối với cuộc thi SV lại chia sẻ cảm xúc của mình”Chủ đề năm nay rất mới lạ và thú vị”. bạn chia sẻ kinh nghiệm tham gia hội thi “ sự chuẩn bị là quan trọng nhất. Đọc và hiểu nội dung cũng như tài liệu của hội thi giúp các bạn tự tin, thể hiện hết khả năng của chính mình”.
Đó là cảm nhận của các bạn đã từng có kinh nghiệm tham gia hội thi SV, còn đối với các bạn tân sinh viên lần đầu tiên tham gia, các bạn sẽ có cảm nhận như thế nào? Nhóm sv Nông Nghiệp với sự góp mặt của ba tân sinh viên cũng đã sẵn sàng vào cuộc. Các bạn chia sẻ cảm nhận về khó khăn khi tham gia lần đầu tiên” là những tân sv, chúng em chưa thực sự hiểu và chưa được tiếp xúc nhiều với đời sống linh mục”. Nhưng sự bỡ ngỡ ban đầu không làm giảm đi tinh thần quyết tâm chiến thắng của ba thành viên ‘nhí’. Các bạn rất tự tin khi bước vào hội thi SV năm nay và hi vọng sẽ đạt thành tích cao.
Đến với hội thi năm nay, cảm nhận chung của các thí sinh tham gia đều là lo lắng, hồi hộp. các bạn cho rằng đề tài năm nay khá khó. Các kiến thức về sắc lệnh linh mục không có mốc cụ thể nên khá khó nhớ, khó học. Nhưng theo nhận định của thầy Paulo Trần Hữu Hoàng – người ra đề cho hội thi năm nay, thì đề thi năm nay không phải là quá khó. Đề thi năm nay mang tính sáng tạo, các thí sinh chỉ cần đọc về sắc lệnh ba lần là có thể trả lời được. Cũng có những phần yêu cầu sự sáng tạo và nhanh nhẹn của sinh viên, nhưng theo thầy là không quá khó và phù hợp với sinh viên.
Trước khi bước vào cuộc thi xin chúc tất cả các bạn sinh viên bình tĩnh, tự tin và thể hiện hết khả năng của mình.
BTT SVTGP Hà Nội
SVGTHN
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Profession Of Faith - Pyx
Nguyễn Trọng Đa
15:04 14/11/2009
Profession Of Faith
Tuyên xưng đức tin. Là chấp nhận công khai các giáo huấn của Giáo hội. Khi sự không tuyên xưng có thể dẫn đến chối bỏ đức tin, người Công giáo đã rửa tội phải tuyên xưng đức tin của mình. Trong một số trường hợp, các Giám mục và Linh mục được yêu cầu thực hiện sự tuyên xưng chính thức đức tin theo giáo luật.
Pro Forma
Pro Forma, ước lệ. Như là vấn đề hình thức; như là phải làm theo qui định của Giáo hội.
Prohibitive Impediment
Ngăn trở cấm chế. Là một điều kiện, hoàn cảnh, hoặc tình hình làm cho một hành vi sai lầm về luân lý nhưng lại có hiệu lực, với hiệu quả thay đổi theo qui định của dân luật hay giáo luật. Do đó bí tích thêm sức, khi một người nhận lãnh trong tình trạng đang có tội trọng, thì vẫn lãnh nhận một cách hiệu lực cùng với ấn tích, nhưng ân sủng không được ban cho người ấy cho đến khi người ấy đã giao hòa với Chúa.
Prolonged Abstinence
Tuyệt thực lâu ngày. Là hiện tượng sống một cách lạ lùng sau khi không ăn trong nhiều năm. Hiện tượng này thường liên quan đến những người mang các dấu thánh, sống lâu dài mà không ăn gì ngòai Rước Mình Thánh Chúa mà thôi. Chẳng hạn Angela ở Foligno (Ý) sống khỏe 12 năm mà không hề ăn, thánh Catarina thành Siena sống tám năm, Elisabeth thành Reute sống 15 năm, Lidwina sống 28 năm, và Catherina Racconigi sống 10 năm. Trong số các điều kiện Giáo hội xem xét trong việc xác minh hiện tượng là siêu nhiên có sự theo dõi người ấy liên tục trong một thời gian dài, có nhiều người chứng để có thể phát hiện một gian lận nào đó. Những người kiểm tra phải xác định liệu sự kiêng ăn là tuyệt đối hay không, về thức uống cũng như thức ăn, liệu sự tuyệt thực có bị phá vỡ hay không, và liệu cá nhân có tiếp tục tham gia các công việc thường ngày hay không.
Promise
Lời hứa, hứa hẹn. Là một tuyên bố nói với Chúa hay với người khác rằng mình muốn làm hoặc sẽ làm một việc gì đó. Một lời hứa với Chúa là tương đương một lời khấn, và nó ràng buộc lương tâm theo mức độ nặng hay nhẹ của lời hứa, và ý định tự ràng buộc mình với hình thức mang tội. Lời hứa với người khác cần phải tuân giữ, và buộc mình trong công bình hay bác ái, với sự nghiêm trọng ít hay nhiều là tùy vào khả năng của mình để chu toàn lời hứa, và sự thiệt hại gây cho người khác do mình không giữ lời hứa.
Promised Land
Đất Hứa. Là vùng đất Canaan (Ca-na-an), thường được nghĩ là tòan bộ phần phía tây của Palestine. Vùng đất này được Chúa hứa với dân Do Thái sau khi họ cư ngụ lâu ngày trong sa mạc (Xh 12:25).
Promised Secret
Bí mật được hứa giữ. Là một sự thật hoặc một sự kiện mà một người đồng ý giữ kín sau khi bí mật được tiết lộ. Người này không có cơ hội từ chối nghe sự tiết lộ, trước khi hứa giữ mật vấn đề. Các bí mật được hứa giữ ràng buộc theo tội nhẹ trong trường hợp bình thường.
Promoter Of The Faith
Chưởng tín. Là chức danh của một luật sư Giáo hội, đứng về phía Giáo hội trong nhiều vụ án, nhất là trong tiến trình phong chân phước hay phong thánh. Người này thường được gọi là luật sư của quỷ, phải thẩm vấn chéo những người cố gắng bênh vực điều tốt lành của vụ án.
Prompt Succor, Our Lady Of
Đền thánh Đức Mẹ Prompt Succor (Giúp đỡ Mau mắn.) Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ tại New Orleans, bang Louisiana (Mỹ.) Câu chuyện của đền thánh bắt đầu với một nữ tu dòng thánh Ursula, là Mẹ Thánh Micae, đến từ Pháp trong cuộc Cách mạng Pháp. Mong muốn sinh họat trong cộng đòan Dòng ở Mỹ, mẹ bị giám mục giáo phận Montpellier, Pháp, cản trở, vì ngài cấm mẹ rời bỏ một trường học mới mở. Mẹ Thánh Micae liền cầu nguyện trước một tượng Đức Bà và Chúa Hài Nhi để xin giúp đỡ; gần như ngay sau đó, mẹ nhận được thư trả lời của Đức Giáo hòang Piô VII, ngài đồng ý lời thỉnh cầu của mẹ. Nữ tu này đến New Orleans ngày 1-1-1810, với tượng Đức Bà và vài nữ tu khác, và họ không mất thì giờ phổ biến việc đạo đức tôn sùng Đức Bà dưới tước hiệu “Đức Bà Giúp đỡ Mau mắn.” Khi trận chiến ở New Orleans xảy ra, Mẹ Thánh Micae xin mọi người cùng cầu nguyện với mẹ để cho người Mỹ chiến thắng. Trên chiến trường Chalmette, mặc dầu bị chênh lệch nhiều về tỉ lệ sức mạnh, người Mỹ đã chiến thắng. Đức Mẹ Maria được đặt tước hiệu mới trong một buổi lễ tạ ơn, và lễ Đức Mẹ này được Đức Giáo hòang Piô IX chính thức chấp thuận. Việc sùng mộ Đức Mẹ lan truyền nhanh. Tượng Chúa Hài Nhi và Đức Mẹ được đội mũ triều thiên năm 1894, và Đức Mẹ được tuyên bố là bổn mạng của bang Louisiana dưới tước hiệu mới của Đức Mẹ. Ngày nay, tượng đứng trong một nhà nguyện mới kiểu Gothic, dưới một vòm đá, nơi nhiều người hành hương chứng kiến nhiều phép lạ phần xác và phần hồn.
Promulgation
Công bố, ban hành, phổ biến. Là hành vi thông báo một luật cách công khai, với hiệu lực buộc người ta tuân giữ luật kể từ ngày ban bố. Các luật của Tòa thánh được công bố trong công báo chính thức Acta Apostolicae Sedis (Công báo Tông tòa.) Các luật này có hiệu lực sau khi đăng trên Công báo ba tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, Đức Giáo hòang có sự tự do công bố luật theo cách khác.
Propaganda
Tuyên truyền. Là nỗ lực cố ý và có hệ thống để tạo ảnh hưởng và làm thay đổi các ý tưởng, thái độ và lòng tin của người khác. Trên nguyên tắc Công giáo, “một chiến dịch tuyên truyền, với quan điểm gây ảnh hưởng công luận, chỉ được biện minh khi nó phục vụ sự thật, khi mục tiêu và phương pháp của nó phù hợp với phẩm giá con người, và khi nó cổ vũ các chính nghĩa có lợi cho công ích” (Huấn thị mục vụ Communio et Progressio, 1971, 29). (Từ nguyên Latinh propagare, sinh ra; mở rộng, gia tăng.)
Propagation Of The Faith
Hội Truyền bá Đức tin. Là một tổ chức quốc tế để trợ giúp, bằng lời cầu nguyện và tiền bạc dâng cúng, cho các nhà thừa sai Công giáo trên khắp thế giới. Hội này được bà Pauline Jaricot thành lập năm 1822 tại Lyons, Pháp. Hiện nay hội họat động dưới sự bảo trợ của Thánh Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các Dân tộc (Truyền bá đức tin).
Proper
Phần riêng. Là các phần của buổi lễ tôn giáo (nghĩa là Thánh lễ), vốn thay đổi tùy theo ngày lễ hay mùa phụng vụ. (Từ nguyên Latinh proprius, của riêng, không chung với người khác, đặc biệt, thật sự, xác thực, chính cống.)
Proper Cause
Nguyên nhân riêng, nguyên nhân đặc thù. Là một nguyên nhân đặc biệt cần có để tạo ra một hiệu quả đặc biệt. Như thế, Chúa là nguyên nhân đặc thù của sự hiện hữu thế giới; một con người là nguyên nhân đặc thù của lời nói hiểu được của mình.
Proper Of The Saints
Phần riêng các Thánh. Trong Sách lễ Roma, là các ngày lễ của các thánh được kính nhớ trong Giáo hội hòan vũ. Các lễ được xếp theo thứ tự, từ tháng Giêng đến tháng Mười Hai.
Proper Of The Season
Chu kỳ các Mùa. Trong Sách lễ Roma, là các lễ phụng vụ của một năm, gồm có: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Tuần Thánh, Chủ nhật Phục sinh cho đến Thứ Ba sau đó, mùa Phục Sinh, mùa quanh năm (mùa thường niên), và các lễ trọng của Chúa quanh năm.
Property
Đặc tính, sở hữu, quyền sở hữu, tài sản. Trong thần học và triết học, là đặc tính của người nào hoặc vật nào, vốn không tạo nên yếu tính, nhưng cần thiết đi theo yếu tính. Vì vậy, đó là một phẩm chất riêng biệt và nổi bật của một hữu thể. Trong luân lý và đạo đức, tài sản là cái gì mà người ta sở hữu, hoặc đó là quyền sở hữu của người ta.
Prop. Fid.
Prop. Fid., Propagandâ Fide—Bộ Truyền bá Đức tin (Roma).
Prophecies Of St. Malachy
Lời sấm của thánh Malachy. Là các lời được cho là tiên báo về các Đức Giáo hòang tương lai, do thánh Malachy (1094-1148), Tổng giám mục tổng giáo phận Armagh, nói ra. Năm 1590 người ta phát hiện tại Roma một sưu tập gồm 112 phương châm bí mật từ thời Đức Giáo hòang Celestine II (trị vì năm 1143-44) cho đến tận thế, khi Phêrô người Roma sẽ là Đức Giáo hòang cuối cùng. Tính trung thực của các lời sấm này thường bị nghi ngờ, mặc dầu từ thế kỷ 18 nhiều lời sấm này được cho là thích đáng cách khác thường. Lời sấm cuối được diễn tả trong các câu sau đây: “Trong thời bách hại cuối cùng đối với Giáo hội Roma, sẽ là thời của Phêrô người Roma, người sẽ nuôi nấng đòan chiên giữa bao khổ cực, sau đó thành phố bảy ngọn đồi sẽ bị phá hủy, và Đấng Thẩm phán dễ sợ sẽ xét xử mọi người.” Tuy nhiên, có số lượng không xác định các Đức Giáo hòang giữa Phêrô người Roma và vị tiền nhiệm là De Gloria Olivae (Từ vinh quang cây ôliu).
Prophecy
Lời sấm, sấm ngôn, sứ ngôn. Là sự tiên đoán các sự kiện tương lai, vốn không biết được bằng các phương tiện tự nhiên. Tuy nhiên, ý nghĩa kinh thánh của từ ngữ Do Thái cổ hozeh (sứ ngôn) là đại chúng hơn, tức có nghĩa là “thị kiến” hoặc “mặc khải được giải thích.” Những người được kêu gọi nói sứ ngôn thực sự thỉnh thoảng đã làm, cũng dự báo các sự kiện tương lai, nhưng các tiên đóan này là các khẳng định của Chúa về một thị kiến trung thực hơn là chính thị kiến. Các sứ ngôn như là lời tiên báo là một phần của việc quan phòng siêu nhiên của Chúa. Chúa, nhìn thấy việc tương lai như là mãi mãi hiện tại, có thể chuyển thông cho các thụ tạo của Chúa sự hiểu biết mà Chúa đã có. Cuối cùng chỉ có Chúa có quyền mà thôi, bởi vì việc biết trước các sự kiện tương lai là chỉ có Chúa sở hữu mà thôi. Các sứ ngôn là lời của sự tiền tri của Chúa, cũng như phép lạ là công việc của quyền Chúa toàn năng. Như thế một tôn giáo được các sứ ngôn hỗ trợ phải là tôn giáo của Chúa. (Từ nguyên Hi Lạp proph_t_s, một người nói nhân danh Chúa, người thông ngôn, ngôn sứ; nghĩa đen là người nói thay người khác,)
Prophet
Ngôn sứ, tiên tri. Từ ngữ kinh thánh nabi có nghĩa là người nói, hành động, hoặc viết dưới ảnh hưởng lạ thường của Chúa, để làm cho người khác biết lời khuyên và ý muốn của Chúa. Tuy nhiên từ ngữ này thường liên kết với chức năng ban đầu để công bố lời Chúa, một ngôn sứ cũng nói lời sứ ngôn bằng cách báo trước các sự kiện tương lai. Như vậy, vai trò của ngôn sứ là vừa loan báo, vừa làm cho lời loan báo được người ta tin.
Propitiation
Làm lành, làm nguôi giận, lễ đền tội. Là làm dịu một người đang giận dữ. Đền tội là một trong ba hoa trái của mỗi việc lành; các hoa trái khác là khẩn nguyện và công đức. Nó cũng là một trong bốn mục đích của Hy tế Thánh lễ, mà sức đền tội dành cho tội lỗi, cho sự xá tội và trừng phạt dành cho người sống, và cho sự trừng phạt dành cho kẻ chết. (Từ nguyên Latinh propitiare, làm cho thuận lợi.)
Proposition
Mệnh đề, định đề, đề xuất, đề nghị. Là một tuyên bố diễn tả một quyết định, bằng cách đưa ra một khẳng định hoặc một phủ định dứt khoát. Các tín lý của Giáo hội, dù là thuộc tín lý hay luân lý, được diễn tả bằng các mệnh đề hay giản lược thành các mệnh đề. Đây là các mệnh đề quyết đóan, bởi vì chúng là tuyệt đối, chứ không là các mệnh đề giả định về điều chúng khẳng định hay phủ định. Và chúng là các mệnh đề cần thiết, bởi vì điều được nói là được chứa một cách cần thiết trong đó, hoặc nhất thiết loại trừ khỏi tính chất hay khái niệm của chủ đề (về điều được nói ra). (Từ nguyên Latinh propositio, trình bày, sự xác nhận; từ chữ proponere, đưa ra, đặt ra trước.)
Propr
Propr, Proprium—phần riêng.
Proprio Motu
Proprio Motu, tự sắc. Thường viết là motu proprio. Là điều gì được làm do sáng kiến riêng hoặc ý riêng của một người. Một cách đặc biệt, tự sắc là một số văn kiện Giáo hoàng được viết theo quyền riêng của chính Đức Giáo hòang, thường để đáp ứng một nhu cầu đặc biệt và khẩn trương trong Giáo hội.
Proselyte
Tân tòng, tín đồ mới. Là người chuyển từ tôn giáo này sang tôn giáo khác, tức người cải đạo. Trong Cựu Ước, một tín đồ mới của Do Thái giáo chưa được chấp nhận hoàn toàn cho đến khi người ấy chịu phép cắt bì. Khi thánh Phaolô và Barnabas (Ba-na-ba) rửa tội cho các người trở lại đạo ở Antioch (An-ti-ô-khi-a), các ngài không phân biệt giữa người Do thái và Dân ngọai, và đấu tranh thành công tại Jerusalem (Giê-ru-sa-lem) chống lại việc phải chịu cắt bì (Cv 15). Ông Nicolaus (Ni-cô-la), một tân tòng ở Antioch, là một trong bảy phó tế được các Tông đồ chọn (Cv 6:5).
Proselytize
Thu phục tín đồ, châu mộ tín đồ. Lúc đầu từ ngữ này có nghĩa là làm cho một người cải từ tôn giáo này sang một tôn giáo khác, hoặc giúp một người chấp nhận hoàn toàn giáo lý và nghi lễ của một tôn giáo, hay ít là có thiện cảm với tôn giáo ấy. Tuy nhiên, nó có ý nghĩa thông thường hơn, đó là dụ dỗ một người thay đổi niềm tin tôn giáo của họ bằng các phương thức gian lận và thậm chí vô liêm sĩ. (Từ nguyên Hi Lạp pros_lytos, trở lại Do Thái giáo; nghĩa đen là một người đã đến.)
Prosphora
Prosphora, bánh lễ Đông Phương, Phần dâng lễ. Nghĩa đen là lễ vật hay lễ dâng bánh. Đây là bánh lễ trên bàn thờ trong Phụng vụ Hi Lạp hoặc Byzantine. Bánh này hình tròn làm bằng bột mì có men, có khắc một hay nhiều biểu tượng, chẳng hạn một thánh giá giữa các mẫu tự Hi Lạp IC XC NI KA (Chúa Giêsu Kitô Chiến thắng). Từ ngữ còn có nghĩa là Phần dâng lễ, là phần thứ ba của Phụng vụ Thánh thể trong Nghi lễ Byzantine, tương đương với Phần Dâng lễ của Thánh lễ.
Prostration
Phủ phục, sấp mình. Là sấp mình xuống trước một người để tôn thờ hay hối tội, khẩn cầu hay quy phục. Trong nghi thức phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các thừa tác viên nằm phủ phục trước bàn thờ. Sự phủ phục cũng là một phần của nghi thức tấn phong giám mục, truyền chức linh mục và phó tế. Phủ phục cũng được yêu cầu trong lần khấn trọng thể (khấn trọn đời, khấn vĩnh viễn, vĩnh khấn) trong một số Dòng tu. Việc quỳ cả hai gối và cúi đầu cũng là một hình thức phủ phục.
Prot. Ap.
Prot. Ap., Protonotary Apostolic, Đức Ông Bậc Nhất, Đệ nhất Lục sự Tòa thánh.
Protestant Ethic
Đạo đức Tin Lành. Là một lọat giá trị đạo đức gắn liền với đạo Tin lành của người Anglo-Saxon. Cốt yếu của các giá trị này là sự nhấn mạnh về tự do cá nhân, làm việc chăm chỉ, tinh thần cạnh tranh, và động cơ tư lợi để hòan thành công việc. Chủ nghĩa tư bản hiện đại được cho là một sáng tạo của đạo đức Tin lành, ở nơi nào mà nguyên tắc của Cải cách về linh hứng riêng tư trong tôn giáo dần dà biến thành chủ nghĩa cá nhân cứng rắn trong kinh tế.
Protestantism
Đạo Tin lành, Thệ phản. Là hệ thống niềm tin, việc thờ phượng, và thực hành sống đạo phát sinh từ các nguyên tắc của cuộc Cải cách trong thế kỷ 16. Như tên gọi, đạo này phát sinh từ sự Phản kháng của các người Cải cách tại Nghị viện Speyer (năm 1529), chống lại các quyết định của đa số Công giáo nói rằng không chấp nhận có thêm các đổi mới tôn giáo nữa. Mặc dầu hiện nay Tin lành bị chia ra thành hàng trăm giáo phái, gia đình nguyên thủy của Tin lành chỉ có năm giáo phái: Tin lành Luther, Tin lành Calvin, Tin lành Zwingli ở đại lục châu Âu, và Anh giáo cùng Hội thánh Tự do hay phái Giáo đòan ở Anh. Ba tiền đề của Tin lành luôn được giữ nguyên, đó là Kinh thánh, luật đức tin duy nhất, lọai trừ Thánh truyền và quyền bính Giáo hội; sự công chính hóa chỉ bằng đức tin mà thôi, lọai trừ công đức siêu nhiên và việc lành; và chức linh mục phổ quát của mọi tín hữu, lọai trừ chức Giám mục và chức Linh mục được Chúa ban qua việc truyền chức để giảng dạy, quản trị và thánh hóa dân Chúa. (Từ nguyên Latinh protestari, tuyên xưng đức tin chống lại điều gì đó, làm chứng tá.)
Protocanoncial
Đệ nhất chính lục, chính thư qui. Là từ ngữ áp dụng cho các sách Kinh thánh, nhất là trong Cựu Ước, mà tính cách linh hứng là không bao giờ gây thắc mắc cho bất cứ Giáo phụ nào. Nhưng cách diễn tả này dễ bị hiểu sai, bởi vì không phải Giáo phụ, nhưng mà huấn quyền Giáo hội dưới quyền Đức Giáo hòang là được Chúa cho phép quyết định về quy điển tính của Kinh thánh.
Protocol
Bản dự thảo, lễ tân. Lúc ban dầu có nghĩa là chiếc lá đầu tiên dán vào cuộn giấy chỉ thảo; sau đó là tờ giấy có đóng dấu ấn, được một lục sự ghi tóm tắt nội dung tài liệu lên đó. Hiện nay là lễ tân được các chức sắc đạo và đời tuân giữ. Trong nghĩa này lễ tân cho các giám mục, nhất là cho các chức sắc của Vatican và Đức Giáo hòang là phức tạp hơn và được tuân giữ cẩn thận. (Từ nguyên Hi Lạp pr_tokollon, tờ đầu tiên của tập sách, ghi nội dung tóm tắt của cả tập sách.)
Protoevangelium
Tiền Phúc âm theo Giacôbê. Là tên gọi hiện đại của “ngụy Phúc âm thời Thơ ấu của Chúa.” Cũng còn được gọi là Sách của thánh Giacôbê Hậu. Hầu như có nguồn gốc từ Ảo thân thuyết, sách này chứng minh lòng sùng mộ Đức Mẹ Maria phát sinh khá sớm, từ thế kỷ thứ hai. Nó là ngụy Phúc âm cổ xưa nhất, Protoevangelium (Phúc âm Đầu tiên) cũng áp dụng cho lời hứa của một Chúa Cứu thế sau khi loài người Sa ngã. Nói với con rắn, Chúa bảo: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó" (St 3:15). Theo truyền thống, người đàn bà và con của người đàn bà ấy được hiểu chính là Đức Maria và Con của Mẹ.
Proto-Martyr
Vị tử đạo tiên khởi. Là thánh Tê-pha-nô (Stephen), mà cuộc tử đạo của ngài được thánh sử Luca kể lại (Cv 6:8-7:60). Hoặc bất cứ người nào là người đầu tiên chịu sự bách hại theo gương thánh Têphanô.
Protonotary Apostolic
Đệ nhất lục sự Tòa thánh, Đức Ông Bậc nhất. Là thành viên của bậc cao trong số các giám chức liên quan đến Giáo triều Roma. Có bốn lọai Đức Ông này: 1. Những vị ký văn kiện của Đức Giáo hòang, làm việc có liên quan đến hội nghị cơ mật và tiến trình phong thánh, xem xét các ứng viên, và trao một số văn bằng Giáo hội; 2. một số kinh sĩ của đền thờ thánh Phêrô, vương cung thánh đường Lateran, vương cung thánh đường Đức Bà Cả, và một số hội kinh sĩ ngòai Roma; 3. Những vị có các huy hiệu bề ngòai giống như các vị nói ở mục 1; và 4. các linh mục ngòai Roma nhận lãnh chức tước này.
Protopope
Linh mục thượng đẳng. Là một linh mục ở đẳng cao, trong Giáo hội chính thống và Giáo hội qui hiệp Byzantine, là cấp tương đương với linh mục niên trưởng hay linh mục hạt trưởng trong nghi lễ Tây phương. (Từ nguyên Hi Lạp pr_to, thứ nhất, trưởng + papas, tước hiệu Giám mục.)
Prototype
Nguyên mẫu, điển hình. Tâm trí của Chúa như là khuôn mẫu gốc và vĩnh viễn của mọi sáng tạo. (Từ nguyên Hi Lạp pr_to, thứ nhất, trưởng + typos, dấu ấn, đóng dấu, khuôn.)
Prov
Prov, Provision, provisum—điều khỏan, giáo vụ, chỉ định theo Giáo luật.
Proverb
Tục ngữ, cách ngôn, ngạn ngữ. Là một nhận định ngắn về một sự thật phổ quát được viết ra rõ ràng. Có nhiều tư tưởng cách ngôn trong Kinh thánh, trình bày các sự thật thiêng liêng và các khát vọng của con người. Một trong các sách nổi tiếng nhất trong Cựu Ước là Sách Châm ngôn (Cn), chứa nhiều thành ngữ của sự khôn ngoan và kinh nghiệm.
Pro-Vicar Apostolic
Quyền Đại diện tông tòa. Là người được bổ nhiệm cho một Đại diện tông tòa, để thay thế ngài tạm thời trong trường hợp ngài qua đời, hoặc trong trường hợp quyền tài phán của ngài bị cấm cản do “lưu đày, biệt xứ hoặc mất khả năng.”
Providence
Quan phòng. Là kế họach rất khôn ngoan của Chúa cho vũ trụ, và thực thi kế họach này bằng sự quản trị đầy yêu thương của Chúa. Kế họach muôn đời cho thế giới và sự thực hiện kế họach trong thời gian được gọi chung là sự quan phòng của Chúa. Như được Công đồng chung Vatican I (1869-1870) diễn tả, "Chúa trong Sự quan phòng của Chúa trông xem và quản trị mọi lòai mà Chúa đã dựng nên, đi từ đầu này đến đầu kia với sức mạnh, và sắp đặt mọi sự với sự hòa nhã nhẹ nhàng" (Denzinger 3003). Sự quan phòng của Chúa là phổ quát trong mọi sự kiện, ngay cả các quyết định riêng tư nhất của loài người, là một phần của kế họach muôn đời của Chúa. Sự quan phòng của Chúa là chắc chắn một cách không sai lầm, bởi vì mục đích tối hậu mà Chúa dành cho vũ trụ sẽ không thất bại. Và sự quan phòng này là bất biến, bởi vì chính Chúa cũng không đổi thay. (Từ nguyên Latinh providentia, sự thấy trước, lo xa, sự biết trước.)
Province, Religious
Tỉnh Dòng. Là một nhóm tu viện dưới quyền một bề trên chung, gọi là giám tỉnh, tạo nên thành phần của một Dòng tu.
Provincial
Vị Giám tỉnh, Bề trên Tỉnh Dòng, Tỉnh Phục vụ. Là bề trên thực hiện việc giám sát chung trên một số tu viện, vốn làm nên thành phần của một Dòng tu, gọi là Tỉnh Dòng. Vị Giám tỉnh lại là dưới quyền của vị Bề trên cả (Tổng quyền, Tổng phục vụ) theo đúng Hiến chương của Dòng tu.
Provision
Giáo vụ. Là bất cứ sự trao quyền nào cho một người vào một chức vụ trong Giáo hội. Như thế việc chỉ định một giáo sĩ vào bất cứ chức vụ nào gọi là giáo vụ. Các cách thức duy nhất hợp lệ để giữ chức vụ trong Giáo hội là bổ nhiệm tự do, bầu chọn, thỉnh nguyện, bổ nhiệm hoặc chỉ định: đó các tất cả các cách đưa người làm giáo vụ. Chỉ cần có hai điều kiện cần thiết: ứng viên thích hợp với chức vụ theo nhận xét của bề trên, và chức vụ đang trống người.
Provision, Canonical
Chỉ định theo Giáo luật. Là việc giao giáo vụ cho một người bởi thẩm quyền của Giáo hội, đúng theo các khoản của Giáo luật.
Provisionalism
Chủ nghĩa tạm thời. Là thuyết cho rằng mọi hình thức hiểu biết, kể cả tri thức tôn giáo, đều chỉ là tạm thời. Bất cứ điều gì người ta nghĩ đến bây giờ, thì chỉ trong một thời gian ngắn sau đó nhiều người khác chắc sẽ nghĩ khác hơn, và nghĩ tốt hơn trong tương lai.
Provocation
Khiêu khích, khiêu gợi. Là khích động người khác làm một hành động nào đó. Đây là một trong các cách mà một người có thể chia sẻ trong lỗi tội của người khác. Sự khiêu khích có thể là bằng lời nói hay bằng hành động; nó cũng có thể được thực hiện bằng sự im lặng hay tình trạng ì. Mức độ nặng hay nhẹ của nó là tùy vào mức độ ý thức rằng người kia bị khiêu khích để làm điều sai, và nhất là dựa vào sự ác ý hay sự dửng dưng, mà cùng với nó sự khiêu khích để làm điều xấu được thực hiện. (Từ nguyên Latinh provocation, thách thức, gợi lên.)
Provost
Người đứng đầu hội giáo sĩ, hiệu trưởng. Trong thời đầu Kitô giáo, là người có quyền chỉ sau vị viện phụ trong một tu viện, nhưng nghĩa mới đây là người đứng đầu hội giáo sĩ. Sau đó, danh từ này đã được hiểu là vị hiệu trưởng của một số trường cao đẳng trong các học hiệu đời. (Từ nguyên Latinh praepositus, chức sắc chủ tọa.)
Proximate Occasions
Dịp tội gần, cơ hội gần. Là tình huống gần như dẫn người ta đến phạm tội. Đây là các tình huống trong đó một người bình thường hầu như chắc là phạm tội, hoặc là tình huống trong đó một người cứ cân nhắc về luật là có tội không. Nói chung, dịp tội bị xem là dịp tội gần, là đã được biết từ kiến thức của bản tính con người, và cách thức con người nói chung phản ứng với các tình huống ấy. Dịp tội là gần cho mọi người là được biết từ kiến thức của bản tính con người, và cách thức con người nói chung phản ứng với các tình huống ấy. Dịp tội là gần cho một số người là được biết từ kinh nghiệm, hoặc từ một sự đánh giá chân thật về sự yếu đuối của người ấy.
Prudence
Minh trí, thận trọng, khôn ngoan, dè dặt. Là sự hiểu biết đúng về điều phải làm, hoặc nói rộng hơn, là sự hiểu biết về điều cần phải làm và điều cần phải tránh. Đây là một nhân đức trí tuệ, nhờ đó một người nhận biết trong mọi chuyện ở tầm tay mình cái gì là tốt và cái gì là xấu. Trong nghĩa này, đó là nhân đức luân lý giúp một người nghĩ ra, chọn lựa, và chuẩn bị phương cách phù hợp để đạt một mục đích nào đó, hoặc tránh điều xấu nào đó. Sự minh trí nằm trong trí tuệ thực tiễn, và vừa là được thủ đắc bởi hành vi của một người, vừa là được phú bẩm như là ơn thánh hóa. Nó có thể là tự nhiên vì do chúng ta phát triển, và là siêu nhiên vì do Chúa ban cho. Là hành vi của nhân đức, sự thận trọng (minh trí) gồm ba giai đọan họat động tâm trí: lấy lời khuyên cẩn thận từ chính bản thân và với người khác; xem xét chính xác dựa trên bằng chứng có trong tay; và điều khiển phần còn lại của họat động đúng theo các qui định, sau khi một sự phán đoán khôn ngoan đã được thực hiện. (Từ nguyên Latinh prudentia, thấy trước trong trật tự thực tế; từ chữ providentia, thấy trước, quan phòng.)
Prudential Certitude
Sự chắc chắn thận trọng. Là sự đồng ý dựa vào bằng chứng vừa đủ để biện minh việc một người hành động theo cách có lợi cho mình hay cho người khác. Đó là một xác suất cao có nền tảng là sự cần mẫn bình thường, để xem xét bằng chứng hiển nhiên, và được tác động bởi ý ngay lành trong các vấn đề thực tiễn của cuộc sống thường ngày.
Ps
Ps, Psalmus—Thánh vịnh.
Psalm
Thánh Vịnh. Là một thánh thi ca ngợi, thường được hát hay ca ngâm, được lấy một phần hay nguyên cả một thánh vịnh từ sách Thánh vịnh (Tv) trong Cựu Ước; nguyên thủy là một bài ca chơi bằng đàn hạc. Hầu hết các chủ đề dùng trong âm nhạc Gregorian, cũng như phần lớn trong Kinh Nhật Tụng là gồm các bài thánh thi này.
Psalmody
Hát Thánh vịnh, ngâm Thánh vịnh. Là việc Hát Thánh vịnh trong phượng tự; nó được chuyển từ hội đường Do Thái vào Giáo hội thời sơ khai, theo gương Chúa Kitô.
Psalms, Book Of
Sách Thánh vịnh (Tv). Là một sưu tập các thánh thi và bài thơ được linh hứng, còn gọi là “Sách Thánh vịnh của David nếu đủ 150 thánh vịnh” (Công đồng chung Trent, Denzinger năm 1502). Tên của sách bằng tiếng Do Thái cổ là Tehilim, thánh thi hoặc bài hát ca ngợi. Mặc dầu vua David (Đa-vít) là tác giả chính, ông không là tác giả duy nhất của các thánh vịnh. Các thánh vịnh được chia thành năm phần, mỗi phần kết thúc bằng một vinh tụng ca, các phần gồm có các thánh vịnh 1-40, 41-71, 72-88, 89-105, 105-150, theo Kinh thánh bản Phổ thông. Khỏang 100 Thánh vịnh có nhan đề và nói rõ tên tác giả, hòan cảnh lịch sử, ghi ký hiệu âm nhạc hoặc thể thơ ca nào. Các nhan đề này, mặc dầu không linh hứng, có giá trị lịch sử lớn. Mỗi Thánh vịnh có một chủ đề hoặc mục đích riêng, với tám chủ đề được phân biệt rõ ràng, đó là: 1. thánh thi ca ngợi và tạ ơn Chúa (8, 17, 102-6, 145-150); 2. khẩn cầu (29, 63, 73, 93); 3. giáo dục mô phạm hay luân lý (1, 48, 118); 4. đền tội (6, 31, 37, 50, 101, 129, 142); 5. trị ác (17, 34, 58, 68, 78, 93, 108, 129, 142); 6. trình thuật lịch sử về sự chăm sóc quan phòng của Chúa với dân Israel (75, 104, 105, 113, 134, 135); 7. ca tiến cấp hay ca hành hương (119-33); 8. chờ Đấng Thiên sai (2, 15, 21, 44, 68, 71). Việc sử dụng thánh vịnh cho thờ phượng đã được Giáo hội chọn sau thời các thánh Tông đồ. Ngày nay thánh vịnh là phần chính yếu của Phụng vụ các Giờ Kinh.
Psalm Tones
Giai điệu Thánh vịnh. Là các giai điệu được sử dụng để hát Thánh vịnh trong phụng vụ Công giáo, nhất là Kinh Nhật Tụng. Lúc đầu là một âm xướng lên, rồi đến một dấu nhạc đơn dành cho nhiều âm tiết trên độ cao thấp của thể thức nhà thờ sử dụng, sau đó đến một giai điệu kết thúc ở giữa câu và phách cuối cùng. Điệp ca nguyên câu hay một phần nhỏ mở đầu mỗi Thánh vịnh, và điệp ca đầy đủ kết thúc thánh vịnh, sau kinh Sáng danh. Giai điệu mở đầu của điệp ca quyết định việc chọn lựa cách kết thúc trong nhiều kiểu kết thúc. Có tất cả tám giai điệu cho hát thánh vịnh theo truyền thống.
Psalter
Sách Thánh vịnh, đàn Xante. Là việc chuyển ngữ, thường là bằng thi ca, của Sách Thánh Vịnh (Tv) ra các tiếng địa phương để sử dụng ở nhà hay ở nhà thờ. Còn là đàn xante, một đàn dây cổ xưa với một miếng gỗ tăng âm, người ta chơi đàn bằng cách gảy dây đàn.
Psalter Of Mary
Psalterium Marianum, Sách Thánh vịnh Đức Maria, Thánh ca về Đức Mẹ Maria. Là một tuyển tập các Thánh vịnh và Thánh ca về Đức Trinh Nữ Maria. Tuyển tập này do thánh Bonaventure (1221-74) thực hiện. Kinh chuỗi Mân côi, do 150 kinh Kính Mừng của chuỗi là thích đáng với 150 Thánh vịnh, đôi khi được gọi là sách Thánh vịnh Đức Maria.
Psaltery
Sưu tập các thánh vịnh David, đàn Xante. Là tuyển tập các Thánh vịnh của vua David (Đa-vít) được dùng trong Kinh Nhật Tụng. Có hai sưu tập các thánh vịnh quan trọng trong lịch sử phụng vụ: Sưu tập Roma, dùng tại Đền thờ thánh Phêrô, và Sưu tập Gallican, vốn là một bản dịch của thánh Jerome (Giê-rô-ni-mô). Sưu tập Gallican được sử dụng phổ biến hơn cho đến việc duyệt lại hoàn toàn sách Kinh Nhật Tụng năm 1970. Đàn Xante là một đàn dây, giống như đàn hạc, dùng để giúp hát thánh vịnh.
Psychoanalysis
Phân tâm học. Là một hình thức của tâm lý học thực hành, với mục đích là chẩn đoán, chữa trị, và phòng ngừa các rối loạn tâm thần. Trong nhiều trường phái phân tâm học, trong đó có phân tâm học của Sigmund Freud (1856-1939), Alfred Adler (1870-1937), và Carl Gustav Jung (1875-1961), bốn nguyên tắc chính dường như được đồng ý: 1. đời sống vô thức của một người có tầm quan trọng chính trong việc xác định cách hành xử có ý thức và công khai của một người; 2. thời thơ ấu và niên thiếu giữ vai trò quyết định trong việc tạo dáng cho cuộc sống sau đó của một người; 3. việc nói chuyện về các vấn đề của một người, bằng cách đưa vô thức lên bề mặt, là phần chính yếu của sự điều trị; 4. sự tái định hướng cho triết lý sống của một người là cần thiết để tránh sự tấn công hoặc sự tái phát của rối loạn tâm thần. (Từ nguyên Hi Lạp psych_, hồn, nguyên lý sự sống, sự sống + analyein, nới lỏng, thay đổi.)
Psychologism
Thuyết duy tâm lý. Là thuyết nói rằng trong số các khoa học xã hội, kể cả môn đạo đức học và thần học, tâm lý học và các phát hiện của nó là quan trọng nhất; là thuyết cho rằng mọi nguồn kiến thức về bản tính con người và tính tình con người đều được đánh giá bởi các nguyên tắc và nghiên cứu về tâm lý học.
Psychology
Tâm lý học. Tâm lý học thuần lý là khoa học về trí tuệ con người và các hành vi có ý thức của con người, hoặc nói rộng hơn là khoa học về linh hồn con người ở mọi cấp độ hoạt động, như trí tuệ, ý chí và tình cảm. Tâm lý học thực nghiệm điều tra mọi loại hành vi ý thức của con người bằng các phương pháp khoa học hiện đại, nó là như một trợ giúp cho tâm lý học thuần lý. (Từ nguyên Hi Lạp psch_, hồn, nguyên lý sự sống, sự sống + logia, kiến thức, khoa học.)
Psychophysical Parallelism
Thuyết tâm vật song lập, tâm vật bình hành thuyết. Là một trong nhiều thuyết cho rằng hoạt động của tâm và của vật (thân xác) trong con người chỉ xảy ra song song với nhau, nhưng không thực sự hiệp nhất, chẳng hạn các hành vi của con người.
Psychotherapy
Liệu pháp tâm lý. Nói chung, là sự điều trị các rối loạn tâm thần hoặc cảm xúc bằng các phương pháp tâm lý học. Về mặt kỹ thuật, đây là sự điều trị các rối loạn này bằng phân tâm học, tư vấn có tính hướng dẫn hay không hướng dẫn, tâm lý trị liệu, và các cách tương tự. Nhưng trong một nghĩa rộng hơn, nó có thể bao gồm việc nói chuyện không chính thức với một linh mục, mục sư hay một rabbi (giáo sĩ Do thái), tâm sự với bạn bè, và liệu pháp nghề nghiệp để giúp một người họat động có hiệu quả hơn, mà không cần điều tra các nguyên nhân vô thức của cách cư xử nơi người ấy. (Từ nguyên Hi Lạp psych_, hồn, nguyên lý sự sống, sự sống + therapuo, điều trị.)
Pub., Publ.
Pub., Publ., Publicus, publice—công cộng, công khai.
Publican
Người thu thuế. Trong Đế quốc Roma cổ, thường là một người ở bậc kỵ sĩ. Trong các Tin Mừng, người thu thuế là một người Do thái được các hiệp sĩ Roma giàu có thuê làm việc. Bị mọi người Do thái khinh bỉ, các người thu thuế bị xem như là kẻ phản bội với dân tộc và xem như là người tội lỗi. Không người thu thuế nào được phép làm nhân chứng tại tòa án. Tuy nhiên một số trong những người bị khinh miệt ấy lại là thuộc nhóm môn đệ đầu tiên của thánh Gioan Tẩy Giả, và Tông đồ thánh sử Matthêu đã là một người Lêvi thu thuế.
Public Good
Công ích xã hội. Là phúc lợi chung của một xã hội, nhất là cộng đồng dân sự, khi được theo đuổi bởi các biện pháp chung trong chính quyền dân sự.
Public Oratory
Nhà nguyện công cộng. Là một nơi dành riêng cho việc phượng tự, nếu nó được chủ yếu nhắm tới lợi ích của một nhóm tập thể hoặc các cá nhân riêng, hơn là vì lợi ích của tòan thể tín hữu trong việc thờ phượng Chúa cách công khai. Tuy nhiên mọi tín hữu có quyền vào nhà nguyện này trong lúc ở đó có cử hành phụng vụ, chẳng hạn Thánh lễ.
Public Penitents
Người đền tội công khai. Trong thời đầu Giáo hội, ở một số giáo phận, có một số người được tách riêng khỏi cộng đòan, bằng cách mang áo đặc biệt, tóc cắt thật ngắn, và làm việc thờ phượng riêng trong phụng vụ. Ở một vài nơi, họ được Giám mục đặt tay lên họ vào mỗi ngày Chủ nhật. Chỉ sau khi làm việc đền tội đầy đủ, người đền tội này mới được đưa lại vào sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội.
Public Propriety
Điều tai tiếng xấu, ngăn trở về liêm sỉ. Là một ngăn trở cho hôn nhân Kitô giáo. Hai hình thức của ngăn trở này thường được công nhận theo luật Giáo hội: hôn phối vô hiệu, và sự sống chung công khai. Ở đây hôn phối vô hiệu được hiểu là một giao ước bề ngòai giữa một người nam và một người nữ có vẻ là một hôn nhân, nhưng thật ra là vô hiệu. Tuy nhiên, một hôn nhân tự gọi là dân sự, trong đó có liên quan một người Công giáo, không được xem là có vẻ hôn phối bề ngòai, và do đó không tạo ra ngăn trở về liêm sĩ, nếu không có sự sống chung. Sống chung có nghĩa là một người nam và một người nữ sống chung nhà với nhau, trong một thời gian dài hay ngắn mà không kết hôn với nhau. Ngăn trở này vô hiệu hóa hôn phối trong trực hệ ở cấp thứ hai. Như thế một người nam không thể kết hôn hợp pháp với mẹ, hay bà, hay con hay cháu của người phụ nữ là tình nhân của mình hay là vợ giả của mình. Việc chuẩn có thể được ban, miễn là không có nguy hiểm rằng người vợ sau là con gái của người đàn ông, vì điều này có thể xảy ra nếu đàn ông có quan hệ tình dục với người mẹ trước khi con gái ra đời.
Public Revelation
Mặc khải công. Là sự tỏ hiện siêu nhiên đức khôn ngoan và ý muốn của Chúa cho lòai người, để dẫn dắt loài người đi vào thiên mệnh nước trời. Mặc khải công được giao cho Giáo hội gìn giữ và giải thích, và chứa trong Thánh Kinh và Thánh truyền.
Pulpit
Giảng đàn. Là một bục cao để thừa tác viên rao giảng hoặc đọc lời Chúa. Giảng đàn chỉ trở nên phổ biến từ cuối thời Trung Cổ. Trước đó một Giám mục giảng dạy từ ngai tòa của ngài; sau đó một đài giảng kinh được sử dụng, hoặc một đài gác. Ngọai trừ trong nhà thờ chính tòa, phía bắc của lòng nhà thờ được xem là nơi thích hợp nhất cho giảng đàn. Trong phụng vụ mới, giảng đàn cho linh mục hay phó tế thường nằm phía đối ngược với bục đọc các bài đọc trong Thánh lễ. (Từ nguyên Latinh pulpitum, giàn, đài cao.)
Punishment, Capital
Tử hình. Là sự trừng phạt bằng cái chết, được chính quyền dân sự áp dụng cho một số tội ác, vốn được xem là nguy hại nghiêm trọng cho xã hội. Giáo lý truyền thống của Giáo hội là án tử hình không chống lại luật Chúa, hoặc không được xem là cần thiết tuyệt đối. Các nền tảng ủng hộ lập trường này là mặc khải, lịch sử và lý luận. Kinh thánh gán cho chính quyền dân sự quyền cất mạng sống của người phạm tội ác nặng (St 9:6; Xh 21:22-25: Rm 13:4). Hơn nữa, trong mọi giai đọan của văn minh lòai người, án tử hình được xem là phù hợp với luật luân lý. Và như kinh nghiệm hiện nay cho thấy, việc lọai bỏ án tử hình sẽ làm đặt lại vấn đề về sự ác độc của các tội ác xấu xa nhất, và do đó mặc nhiên là đặt mạng sống của các công dân tốt vào sự nguy hiểm lớn nhất.
Pure Act
Động lực thuần nhiên. Là sự hòan hảo giản đơn của bất cứ cái gì. Là bất cứ cái gì không có sự bất tòan. Trong một nghĩa đúng nhất, được áp dụng cho Chúa là Actus purus (Động lực thuần nhiên), đó là sự hoàn hảo vô song của Chúa, vốn không hiện diện trong tiềm năng thụ động nào, hoặc không kết hợp với tiềm năng thụ động nào, hoặc không bị hạn chế bởi bất cứ tiềm năng thụ động nào, vốn có thể thay đổi hoặc hoàn thiện hữu thể vô cùng.
Pure Nature
Bản tính thuần khiết. Là điều kiện lý thuyết mà trong đó nhân lọai có thể sở hữu tất cả, và chỉ sở hữu tất cả những gì thuộc về bản tính con người, và chỉ trong đó con người mới đạt được mục đích tự nhiên tối hậu của mình. Mặc dầu chỉ là có thể mà thôi, ý tưởng về một tình trạng bản tính thuần khiết được Giáo hội bênh vực, để gìn giữ trật tự siêu nhiên, vốn bị bác bỏ bởi Luther, Calvin, và Jansen. Vì vậy Giáo hội dạy rằng Chúa có thể tạo dựng con người, mà con người sẽ không cần ơn siêu nhiên hoặc ơn ngọai nhiên, nhưng không trong điều kiện tội lỗi.
Purgative Way
Đường thanh luyện, luyện đạo. Là giai đọan đầu tiên của tâm nguyện, theo lời dạy của thánh nữ Têrêsa thành Avila và thánh Gioan Thánh Giá. Mối quan tâm chính của linh hồn trong giai đọan hoàn thiện này là ý thức về tội lỗi của mình, đau buồn về quá khứ, và mong muốn đền tội đã phạm với Chúa.
Purgatory
Luyện ngục, luyện tội. Là một nơi hoặc một điều kiện mà trong đó các linh hồn người công chính được thanh luyện sau khi chết, và trước khi họ có thể vào Thiên đàng. Họ có thể thanh luyện về lỗi của tội nhẹ, như trong cuộc đời này, bằng một hành vi sám hối phát sinh từ đức ái và thực hiện nhờ sự trợ giúp của ơn Chúa. Tuy nhiên, sự sầu buồn này không ảnh hưởng đến sự trừng phạt tội lỗi, bởi vì trong thế giới đời sau sẽ không còn khả năng tạo ra công đức nữa. Các linh hồn chắc chắn được thanh luyện nhờ việc đền cho các hình phạt tạm do tội, với việc vui lòng chấp nhận khổ đau do Chúa đặt ra cho mình. Các đau khổ trong luyện tội là không giống như nhau, nhưng tỉ lệ thuận với mức độ phạm tội của mỗi người. Hơn nữa, các đau khổ này có thể được giảm về cường độ và thời gian, nhờ lời cầu nguyện và việc lành phúc đức của các tín hữu còn ở trần gian này. Các đau khổ này cũng không thể sánh được với sự an bình và niềm vui lớn lao, bởi vì các linh hồn nghèo đói yêu mến Chúa sâu đậm và tin chắc sẽ được về thiên đàng. Là thành phần của Giáo hội đau khổ, các linh hồn trong luyện tội có thể cầu bầu cho những người ở thế gian này, do đó những người này được khuyến khích để cầu khẩn sự trợ giúp của họ. Luyện tội sẽ không tồn tại sau cuộc phán xét chung, nhưng thời gian thanh luyện cho các linh hồn vẫn tiếp tục cho đến khi các linh hồn ấy đền xong tội của mình. Ngay sau khi thanh luyện xong, linh hồn được đưa lên thiên đàng. (Từ nguyên Latinh purgatio, thanh luyện, tẩy sạch.)
Purg. Can.
Purg. Can., Purgatio canonica—thân oan theo giáo luật.
Purification
Lễ Thanh tẩy Đức Trinh nữ Maria. Là lễ kỷ niệm việc thanh tẩy của Đức Trinh Nữ theo luật Moses (Mô-sê), bốn mươi ngày sau khi Chúa Giêsu giáng sinh. Còn gọi là Lễ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh. Lễ này được đưa vào Đế quốc Đông phương dưới triều Hòang đế Justinian (527-65), và được nhắc đến trong Sách nghi thức của Đức Giáo hòang Gêlasiô cho Giáo hội Tây phương trong thế kỷ thứ bảy. Nến được làm phép vào ngày này để tưởng nhớ lời sấm ngôn của ông Simeon (Si-mê-ôn) về Chúa Kitô “Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại" (Lc 2:32), và cuộc rước nến được tổ chức trong một nhà thờ, để diễn tả sự kiện Chúa Kitô vào Đền thờ Jerusalem. Tên phổ thông của lễ này là Lễ Nến.
Purificator
Khăn lau chén. Là một khăn vải màu trắng, có thêu một thánh giá ở giữa khăn, được linh mục sử dụng trong Thánh lễ. Khăn này được xếp làm ba, và linh mục dùng khăn để lau ngón tay, chén thánh và đĩa thánh sau Rước lễ.
Purity
Thanh khiết, trinh trong, thanh sạch. Sạch khỏi bất cứ sự gì, mà sự yếu kém sẽ làm thay đổi hoặc làm suy yếu bản tính của một hữu thể, hoặc họat động của hữu thể ấy. Đức tinh thanh khiết có nghĩa là vắng sự sai lầm, vốn là trái với chân lý được mặc khải; ý hướng trong lành là sự lọai bỏ ý riêng của mình trong ước muốn thực thi ý Chúa; thanh sạch về luân lý thường qui chiếu đến nhân đức khiết tịnh, và do đó qui chiếu đến sự tự do khỏi làm điều sai quấy trong sinh họat tình dục, nhưng trên bình diện rộng lớn hơn, nó có nghĩa là vắng sự cư xử sai trái, nhất là trong cách xử thế có thể được công nhận bề ngòai hoặc công khai của một người. (Từ nguyên Latinh puritas, trong sạch, sạch sẽ, liêm khiết.)
Purity Of Body
Thể xác thanh sạch. Là tình trạng trinh khiết của người chưa kết hôn và tình trạng khiết tịnh vợ chồng của người đã kết hôn.
Purity Of Intention
Ý hướng trong lành. Là sự hòan hảo của nguyên nhân tạo ra hành động của con người. Một hành động là ít hay nhiều trong lành là tùy thuộc vào mức độ lòng mến Chúa, mà với lòng mến yêu ấy hành động được thực hiện.
Purple
Màu tím. Mà màu biểu tượng của sự đền tội hoặc sầu buồn, được dùng trong các mùa đền tội là Mùa Vọng và Mùa Chay, trừ ra ngày lễ kính vị thánh và vào hai Chủ nhật khi màu hồng thay thế màu tím. Màu tím có thể được dùng (hoặc màu trắng) trong Phụng vụ Thánh thể và Giờ kinh cầu cho tín hữu qua đời.
Purpose Of Amendment
Quyết chí sửa mình. Là quyết tâm chắc chắn của một hối nhân để nhận lãnh sự tha tội trong bí tích Xá giải. Hối nhân phải quyết tâm, nhờ ơn Chúa giúp, tránh không chỉ các tội đã xưng, mà còn tránh các dịp nguy hiểm cho tội nữa.
Pursuivants
Người đuổi bắt. Là các chức sắc nhỏ ở Anh trong thời cải cách luật pháp, họ đi tìm và bắt giữ các linh mục cùng những người che chở linh mục để truy tố, kết quả là giam cầm và ra án tử hình cho nhiều người Công giáo. Trong thời kỳ đầu, họ giúp việc cho các sứ giả, và sau đó thực hiện các lệnh bắt giữ người cho nhà vua.
Pusillanimity
Sự nhát gan, nhu nhược, yếu hèn. Là sự yếu nhược của linh hồn khi chùn bước trước các việc cao thượng hoặc gian khó. Nền tảng của điều này có thể là thiếu sự khiêm nhượng, hoặc không biết đến phẩm giá con người trong sự cộng tác với ơn Chúa, để hoàn thành việc lớn vì vinh quang Chúa. (Từ nguyên Latinh pusillus, rất nhỏ + animus, tâm trí.)
Putative Marriage
Hôn phối giả định. Là một hôn nhân vốn là vô hiệu, nhưng được thực hiện với thiện ý của ít nhất một bên. Cho đến khi có bằng chứng tích cực của giáo quyền về sự vô hiệu của hôn nhân ấy, hôn nhân vẫn có mọi hiệu quả của một hôn phối hợp pháp. Con cái sinh từ từ hôn nhân ấy là hợp pháp, và con cái bất hợp pháp được hợp thức hóa bằng hôn phối giả định. (Từ nguyên Latinh putare, cắt tỉa, rửa sạch; xem xét.)
Pyx
Hộp đựng Mình Thánh. Là một cái hộp kim loại hoặc một cái lọ kim loại để đựng Mình Thánh Chúa. Từ ngữ thường áp dụng cho một cái hộp nhỏ kim loại hình tròn (thường mạ vàng), được linh mục dùng để chứa một số Mình Thánh Chúa khi ngài đi thăm bệnh nhân. Tuy nhiên cái bình thánh lớn hơn cũng được gọi là Hộp đựng Mình Thánh. (Từ nguyên Hi Lạp puxis, hộp.)