Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuẩn bị đón chờ Chúa đến
Lm. Đan Vinh
10:39 13/11/2013
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN C
Ml 3,19-20a ; 2Tx 3,7-12 ; Lc 21,5-19.
CHUẨN BỊ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 21,5-19
(5) Nhân có mấy người nói về Đền thờ được trang hoàng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo: (6) “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”. (7) Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra thì có điềm gì báo trước?” (8) Đức Giê-su đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt. Vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta đây, và thời kỳ đã đến gần”. Anh em chớ có theo họ. (9) Khi anh em nghe có chiến tranh loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước. Nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. (10) Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. (11) Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém. Sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện”. (12) Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. (13) Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. (14) Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. (15) Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được”. (16) Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. (17) Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. (18) Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. (19) Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay mở đầu "diễn từ chung luận" (x. Lc 21,5-36). Trọng tâm của bài Tin Mừng hôm nay là Đức Giêsu loan báo việc đền thờ Giê-ru-sa-lem sẽ bị phá hủy và liên kết với việc tàn phá đền thờ, Đức Giêsu đề cập đến ngày tận thế. Trong khi chờ đợi “Ngày của Chúa” tức là ngày Chúa đến lần thứ hai, các tín hữu sẽ phải trải qua nhiều gian nan thử thách, phải qua một thời kỳ bị bách hại. Nhưng họ đừng sợ, hãy cứ kiên trì vì sự bách hại sẽ là một cơ hội để họ làm chứng cho Tin Mừng. Chính Chúa sẽ giúp họ chiến thắng với điều kiện họ phải luôn kiên trì giữ vững đức tin và trung thành với Chúa cho đến cùng.
3. CHÚ THÍCH:
- C 5-7: + Có mấy người nói về Đền thờ được trang hoàng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng: Đền thờ nói đây đã được vua Hê-rô-đê Cả trùng tu vào năm 19 trước Công nguyên và bốn mươi sáu năm sau mới hoàn thành (x. Ga 2,20). Vì Đền thờ vừa được xây xong nên rất đẹp. + “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó, sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”: Nhiều ngôn sứ đã tiên báo Đền thờ thứ nhất sẽ bị tàn phá (x. Mk, Gr, Ed), tượng trưng cho Giao ước sẽ bị phá hủy, vì dân Do thái đã bất trung với Giao ước ấy. Hôm nay Đức Giê-su lại tiên báo Đền thờ mới này cũng sẽ trở nên hoang tàn vì tội của dân Ít-ra-en đã từ chối Đấng Thiên Sai. Lời tuyên bố này về sau sẽ trở thành lý do khiến Đức Giê-su bị kết án (x. Mt 26,61). Tuy nhiên lời tiên báo này đã được ứng nghiệm vào năm 70 sau Công Nguyên, khi Đền thờ bị quân Rô-ma đốt cháy và đã sụp đổ thành bình địa. + “Vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”: Nghe Đức Giê-su tiên báo về sự sụp đổ của Đền Thờ, mọi người đều sợ hãi. Họ muốn biết đích xác ngày giờ xảy ra cùng những điềm báo trước để chuẩn bị.
- C 8-9: + Đức Giê-su đáp: Anh em hãy coi chừng...: Đức Giê-su không trả lời trực tiếp câu hỏi về thời gian và dấu chỉ tiên báo Đền Thờ sắp bị phá hủy, nhưng dựa vào đó Người mặc khải về ngày tận thế sẽ xảy ra giống như vậy. + Khi anh em nghe có chiến tranh loạn lạc thì đừng sợ hãi, vì những việc đó xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu: Đức Giê-su cảnh giác các môn đệ là đừng tưởng chiến tranh loạn lạc là dấu chỉ của ngày tận thế. Những điều đó sẽ xảy ra, nhưng chưa phải là dấu tiên báo ngày tận thế đã đến.
- C 10-11: + Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia...: Chiến tranh và những thiên tai như động đất, ôn dịch, đói kém, cùng những điềm lạ trên trời cũng không phải là những dấu chỉ của ngày tận thế, vì nó luôn xảy ra và hầu như thời nào cũng có. Nó chỉ cho thấy vũ trụ này sẽ không tồn tại mãi mãi.
- C 12-15: + Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em....: Đức Giê-su tiên báo về một thời kỳ lịch sử, trong đó các môn đệ phải chu tòan sứ mệnh làm chứng cho Người giữa những cơn bách hại. Nhưng như Đức Ki-tô phải chịu khổ hình rồi mới vào vinh quang (x. Lc 24,26), thì các môn đệ cũng phải trải qua thử thách giống như Thầy mình. + Nộp cho các hội đường và nhà tù: Tại mỗi hội đường địa phương đều có nơi dành riêng cho việc xét xử và phạt tù các tội nhân vi phạm các tội thông thường về tôn giáo. Còn các tội nghiêm trọng sẽ được xét xử trước Thượng Hội Đồng tại thủ đô Giê-ru-sa-lem. + Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy: Trong Tin mừng Lu-ca, việc làm chứng cho Đức Giê-su là sứ mệnh của Nhóm Mười Hai (x. Lc 24,48) và của Phao-lô (x. Cv 22,15). Làm chứng là công bố Đức Giê-su đã chết, đã sống lại và được đặt làm “Chúa”. Sau này làm chứng còn có nghĩa là tử vì đạo. + Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan: Đức Giê-su hứa chính Người sẽ trợ giúp các chứng nhân của Người (x. Ga 14,21), và sẽ sai Thánh Thần đến giúp đỡ các ông (Lc 12,11-12).
- C 16-19: + Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em... bắt nộp: Sự thử thách của các tín hữu xảy ra từ gia đình, nơi được coi là an toàn nhất. + Họ sẽ giết một số người trong anh em: Một số tín hữu sẽ bị giết, một số khác sẽ bị bắt bớ (x. Lc 11,49). + Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét: Kiểu nói bị mọi người thù ghét không có ý nói theo nghĩa tuyệt đối là hết mọi người, nhưng chỉ muôn nói là: Những kẻ chối bỏ Thiên Chúa sẽ thù ghét các môn đệ Đức Giê-su. + Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu: Đây là lời động viên các tín hữu hãy can đảm và tín thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng. + Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình: Trong bất cứ cơn thử thách nào, nếu biết kiên trì, trung thành với đức tin thì chắc chắn các tín hữu sẽ được vào Nước Thiên Chúa (x. Cv 14,22).
4. CÂU HỎI: 1) Như các ngôn sứ xưa, Đức Giê-su đã tiên báo thế nào về số phận của Đền thờ Giê-ru-sa-lem ? Tai họa của Đền thờ tượng trưng cho điều gì sau này ? 2) Theo Đức Giê-su thì chiến tranh lọan lạc và các điềm lạ cả thể trên trời có phải là dấu hiệu của ngày tận thế đã đến hay chưa ? 3) Đức Giê-su tiên báo về số phận của các tín hữu sẽ như thế nào ? 4) Người dạy họ phải có thái độ ra sao khi bị bách hại?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19).
2. CÂU CHUYỆN: MỌI SỰ XẢY RA ĐỀU HỮU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA TÔI:
Một người kia có đức tin mạnh vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào dù may hay rủi, anh ta cũng đều cầu nguyện: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa về điều Chúa mới để xảy ra cho con, vì con tin rằng điều đó hữu ích cho phần rỗi đời đời của con”. Một hôm, anh ta mua vé tàu sang nước Anh. Sáng hôm ấy vì thức dậy trễ, nên anh vội leo lên tắc-xi yêu cầu tài xế lái thật nhanh đến bến tàu cho kịp giờ tàu chạy. Nhưng khi xe chở anh tới bến cảng thì cũng là lúc con tàu bắt đầu nhổ neo khởi hành. Anh vội chạy ra bến và hét gọi thật to, vẫy tay ra hiệu cho con tàu dừng lại. Nhưng dường như thuyền trưởng không nhìn thấy anh ta và con tàu vẫn từ từ rời khỏi bến cảng ra khơi. Trong lúc chạy theo con tàu, chẳng may anh vấp chân vào một mấu sắt trồi lên ở cầu tàu và bị té ngã. Chiếc va-li nặng đang cầm trên tay đè lên làm gẫy một chân của anh. Mọi người đổ xô đến giúp đỡ và chở anh đến bệnh viện gần nhất cấp cứu. Sau khi hồi tỉnh và được các phóng viên hỏi cảm tưởng khi bị trễ tàu và bị gẫy chân, thì anh đã trả lời rằng: “Tôi cảm tạ Chúa vì Người đã ban cho tôi bị trễ chuyến tàu này”. Họ lại hỏi: “Bị trễ tàu và gãy chân như thế mà là ơn lành của Thiên Chúa sao?” Anh ta trả lời: “Tôi không biết lý do tại sao, nhưng tôi tin rằng Chúa quan phòng biết rõ điều đó có ích cho tôi. Đối với tôi như thế đã là đủ lắm rồi”.
Quả thật, chỉ mấy ngày sau, báo chí đã đồng loạt đăng lên trang nhất tin một con tàu rời bến cảng vào đúng buổi sáng ngày anh bị trễ tàu, và sau đó đã đụng phải đá ngầm ở ngòai khơi và bị chìm khiến tất cả hành khách trên con tàu ấy đều bị chết chìm ! Bấy giờ anh chàng bị què chân kia lại càng thêm xác tín rằng: chính Chúa quan phòng đã thương gìn giữ anh tránh được một cái chết thê thảm, bằng cách để anh bị trễ tàu và còn để anh bị té gẫy chân nữa. Qua câu chuyện trên, chúng ta cũng có thể rút ra bài học này là: Thiên Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành cho những ai biết cậy trông phó thác trong tình thương quan phòng của Ngài.
3. SUY NIỆM:
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại lời Đức Giê-su tiên báo về sự hủy diệt Đền thờ Giê-ru-sa-lem. Đây cũng là dịp để chúng ta suy nghĩ về giờ chết của mỗi người chúng ta và về ngày tận thế chung của toàn thể nhân loại. Đồng thời chúng ta biết nên làm gì để chuẩn bị cho ngày ấy.
1) TIÊN BÁO VỀ ĐỀN THỜ BỊ PHÁ HỦY VÀ NHỮNG ĐIỀM BÁO TRƯỚC:
Tin mừng Lu-ca ghi lại lời Đức Giê-su tiên báo về sự hủy diệt của Đền thờ Giê-ru-sa-lem như sau: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 21,6).
Nghe Đức Giêsu tiên báo về sự sụp đổ của Đền Thờ như vậy, mọi người đều kinh hãi và muốn biết rõ hơn về thời gian và dấu chỉ báo trước cho biến cố ấy. Đức Giê-su đã cho biết một số điềm báo về ngày này, ám chỉ ngày tận thế của nhân loại, khi Người sẽ tái lâm trong vinh quang để phán xét chung như sau:
-Sẽ có nhiều người sẽ mạo danh Người đến nói rằng: “Chính Ta đây, và thời kỳ đã đến gần”.
-Sẽ có chiến tranh loạn lạc: Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ.
-Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém.
-Sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.
-Nhưng trước khi các sự ấy xảy ra, các tín hữu sẽ trải qua thời kỳ bị bắt bớ ngược đãi, bị nộp cho các hội đường và nhà tù, bị điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Đức Giê-su.
2) PHẢI ỨNG PHÓ THẾ NÀO ?:
-Hãy kiên trì và đừng nản chí: Đức Giê-su đã khích lệ các môn đệ như sau: ”Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19). Kiên trì là dù gặp phải những gian truân thử thách, họ cũng không được chùn bước, không nản chí bỏ cuộc, nhưng phải luôn kiên trì giữ vững đức tin và quyết tâm đi theo con đường của Đức Giê-su là: “Qua đau khổ vào trong vinh quang” (x. Lc 18,32). Cụ thể là “Từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).
-Làm chứng cho Chúa bằng lòng tín thác cậy trông:
Đối với Đức Giê-su, bách hại và thử thách không đáng sợ, nhưng là cơ hội để các môn đệ "làm chứng" cho Chúa, dù phải chịu thử thách đau khổ kể cả sự chết, như thánh Phao-lô đã quả quyết như sau: “Tôi tin chắc rằng: Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).
Đây cũng là thời gian thuận tiện để các tín hữu chúng ta làm chứng đức tin về sự hiện hữu của một thế giới mới đây ánh sáng và tình thương, trong đó mọi người đều tin thờ một Thiên Chúa là Cha và đối xử với nhau như anh chị em trong đại gia đình của Thiên Chúa. Thế giới ấy bắt đầu từ Hội Thánh hôm nay và sẽ biến thành “Trời Mới Đất Mới” là thiên đàng mai sau (x. Kh 21,1-4).
3) CHUẨN BỊ THẾ NÀO CHO GIỜ CHẾT VÀ NGÀY TẬN THẾ:
- Đừng sợ hãi lo lắng trước cái chết: Đức Giê-su dạy các môn đệ "Đừng sợ !" không có nghĩa không được sợ, nhưng phải biết làm chủ cảm giác sợ ấy và chiến thắng nó như Đức Giê-su trong vườn Cây Dầu: tuy lo sợ đổ mồ hôi máu khi đối diện với cái chết đang tới gần (x. Lc 22,44), nhưng Người đã can đảm thưa với Chúa Cha: “Đừng theo ý con mà xin vâng ý Cha” (Mt 26,38-39).
- Chu toàn việc bổn phận: Thời thánh Phao-lô có nhiều tín hữu ở Thê-sa-lô-ni-ca tưởng lầm ngày tận thế đã đến gần, nên bỏ bê công việc làm ăn rồi chỉ biết ăn bám vào người khác. Ngài đã cảnh cáo họ như sau: ”Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân“ (2 Ts 3,10-13). Cũng vậy, trong khi chờ đợi giờ Chúa đến, mỗi người chúng ta cần phải chu toàn các việc bổn phận của mình. Phải luôn kiên trì giữ vững đức tin dù gặp phải bất cứ khó khăn ngược đãi nào để được hưởng ơn cứu độ như lời Chúa: ”Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19).
- Dọn mình chết lành: Hiện nay có nhiều người sống như không bao giơ phải chết. Họ không biết mình sống để làm gì và không biết chết rồi sẽ ra sao ? Do đó, họ chỉ lo hưởng thụ các đam mê lạc thú bất chính và không làm gì để chuẩn bị cho đời sau. Còn các tín hữu hôm nay cần ý thức về ngày giờ chết của mình để chuẩn bị chết lành, bằng việc thực hiện những việc như sau: Thanh toán nợ nần sòng phẳng, hồi tâm sám hối mỗi tối và năng lãnh bí tích Hòa giải, dọn mình dự lễ rước lễ mỗi ngày. Thực hành các việc bác ái cụ thể như kinh “Thương Người có mười bốn mối” và “Kinh Hòa Bình” (của thánh Phan-xi-cô) đề ra. Ngoài ra còn phải chu toàn công việc bổn phận như: học tập, nội trợ, lao động trí óc chân tay… Làm được như vậy thì khi giờ chết đến gần, chúng ta sẽ không cảm thấy bồn chồn lo lắng, nhưng sẽ vui mừng chờ đón Chúa đến trong niềm tin tưởng cậy trông sẽ được Người thương đón nhận vào hưởng hạnh phúc Nước Trời đời sau.
4. THẢO LUẬN: 1) Câu chuyện bị trễ tàu và thoát chết cho thấy đức tin của nhân vật chính thế nào ? 2) Đã bao giờ bạn gặp hoàn cảnh “rủi biến thành may” như anh chàng này chưa ? 3) Bạn quyết tâm làm gì để chuẩn bị giờ chết bất ngờ có thể đến với bạn ?
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chính tiền tài, danh vọng, quyền lực và những đam mê lạc thú bất chính làm cho tâm hồn chúng con luôn cảm thấy bất an. Xin cho chúng con biết sáng suốt xác định cùng đích đời mình là Nước Trời đời sau. Xin cho chúng con biết luôn chu toàn các việc bổn phận và sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ lúc nào trong giờ chết để xứng đáng nhận được ơn cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
Ml 3,19-20a ; 2Tx 3,7-12 ; Lc 21,5-19.
CHUẨN BỊ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 21,5-19
(5) Nhân có mấy người nói về Đền thờ được trang hoàng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo: (6) “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”. (7) Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra thì có điềm gì báo trước?” (8) Đức Giê-su đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt. Vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta đây, và thời kỳ đã đến gần”. Anh em chớ có theo họ. (9) Khi anh em nghe có chiến tranh loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước. Nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. (10) Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. (11) Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém. Sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện”. (12) Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. (13) Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. (14) Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. (15) Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được”. (16) Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. (17) Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. (18) Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. (19) Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay mở đầu "diễn từ chung luận" (x. Lc 21,5-36). Trọng tâm của bài Tin Mừng hôm nay là Đức Giêsu loan báo việc đền thờ Giê-ru-sa-lem sẽ bị phá hủy và liên kết với việc tàn phá đền thờ, Đức Giêsu đề cập đến ngày tận thế. Trong khi chờ đợi “Ngày của Chúa” tức là ngày Chúa đến lần thứ hai, các tín hữu sẽ phải trải qua nhiều gian nan thử thách, phải qua một thời kỳ bị bách hại. Nhưng họ đừng sợ, hãy cứ kiên trì vì sự bách hại sẽ là một cơ hội để họ làm chứng cho Tin Mừng. Chính Chúa sẽ giúp họ chiến thắng với điều kiện họ phải luôn kiên trì giữ vững đức tin và trung thành với Chúa cho đến cùng.
3. CHÚ THÍCH:
- C 5-7: + Có mấy người nói về Đền thờ được trang hoàng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng: Đền thờ nói đây đã được vua Hê-rô-đê Cả trùng tu vào năm 19 trước Công nguyên và bốn mươi sáu năm sau mới hoàn thành (x. Ga 2,20). Vì Đền thờ vừa được xây xong nên rất đẹp. + “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó, sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”: Nhiều ngôn sứ đã tiên báo Đền thờ thứ nhất sẽ bị tàn phá (x. Mk, Gr, Ed), tượng trưng cho Giao ước sẽ bị phá hủy, vì dân Do thái đã bất trung với Giao ước ấy. Hôm nay Đức Giê-su lại tiên báo Đền thờ mới này cũng sẽ trở nên hoang tàn vì tội của dân Ít-ra-en đã từ chối Đấng Thiên Sai. Lời tuyên bố này về sau sẽ trở thành lý do khiến Đức Giê-su bị kết án (x. Mt 26,61). Tuy nhiên lời tiên báo này đã được ứng nghiệm vào năm 70 sau Công Nguyên, khi Đền thờ bị quân Rô-ma đốt cháy và đã sụp đổ thành bình địa. + “Vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”: Nghe Đức Giê-su tiên báo về sự sụp đổ của Đền Thờ, mọi người đều sợ hãi. Họ muốn biết đích xác ngày giờ xảy ra cùng những điềm báo trước để chuẩn bị.
- C 8-9: + Đức Giê-su đáp: Anh em hãy coi chừng...: Đức Giê-su không trả lời trực tiếp câu hỏi về thời gian và dấu chỉ tiên báo Đền Thờ sắp bị phá hủy, nhưng dựa vào đó Người mặc khải về ngày tận thế sẽ xảy ra giống như vậy. + Khi anh em nghe có chiến tranh loạn lạc thì đừng sợ hãi, vì những việc đó xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu: Đức Giê-su cảnh giác các môn đệ là đừng tưởng chiến tranh loạn lạc là dấu chỉ của ngày tận thế. Những điều đó sẽ xảy ra, nhưng chưa phải là dấu tiên báo ngày tận thế đã đến.
- C 10-11: + Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia...: Chiến tranh và những thiên tai như động đất, ôn dịch, đói kém, cùng những điềm lạ trên trời cũng không phải là những dấu chỉ của ngày tận thế, vì nó luôn xảy ra và hầu như thời nào cũng có. Nó chỉ cho thấy vũ trụ này sẽ không tồn tại mãi mãi.
- C 12-15: + Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em....: Đức Giê-su tiên báo về một thời kỳ lịch sử, trong đó các môn đệ phải chu tòan sứ mệnh làm chứng cho Người giữa những cơn bách hại. Nhưng như Đức Ki-tô phải chịu khổ hình rồi mới vào vinh quang (x. Lc 24,26), thì các môn đệ cũng phải trải qua thử thách giống như Thầy mình. + Nộp cho các hội đường và nhà tù: Tại mỗi hội đường địa phương đều có nơi dành riêng cho việc xét xử và phạt tù các tội nhân vi phạm các tội thông thường về tôn giáo. Còn các tội nghiêm trọng sẽ được xét xử trước Thượng Hội Đồng tại thủ đô Giê-ru-sa-lem. + Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy: Trong Tin mừng Lu-ca, việc làm chứng cho Đức Giê-su là sứ mệnh của Nhóm Mười Hai (x. Lc 24,48) và của Phao-lô (x. Cv 22,15). Làm chứng là công bố Đức Giê-su đã chết, đã sống lại và được đặt làm “Chúa”. Sau này làm chứng còn có nghĩa là tử vì đạo. + Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan: Đức Giê-su hứa chính Người sẽ trợ giúp các chứng nhân của Người (x. Ga 14,21), và sẽ sai Thánh Thần đến giúp đỡ các ông (Lc 12,11-12).
- C 16-19: + Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em... bắt nộp: Sự thử thách của các tín hữu xảy ra từ gia đình, nơi được coi là an toàn nhất. + Họ sẽ giết một số người trong anh em: Một số tín hữu sẽ bị giết, một số khác sẽ bị bắt bớ (x. Lc 11,49). + Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét: Kiểu nói bị mọi người thù ghét không có ý nói theo nghĩa tuyệt đối là hết mọi người, nhưng chỉ muôn nói là: Những kẻ chối bỏ Thiên Chúa sẽ thù ghét các môn đệ Đức Giê-su. + Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu: Đây là lời động viên các tín hữu hãy can đảm và tín thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng. + Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình: Trong bất cứ cơn thử thách nào, nếu biết kiên trì, trung thành với đức tin thì chắc chắn các tín hữu sẽ được vào Nước Thiên Chúa (x. Cv 14,22).
4. CÂU HỎI: 1) Như các ngôn sứ xưa, Đức Giê-su đã tiên báo thế nào về số phận của Đền thờ Giê-ru-sa-lem ? Tai họa của Đền thờ tượng trưng cho điều gì sau này ? 2) Theo Đức Giê-su thì chiến tranh lọan lạc và các điềm lạ cả thể trên trời có phải là dấu hiệu của ngày tận thế đã đến hay chưa ? 3) Đức Giê-su tiên báo về số phận của các tín hữu sẽ như thế nào ? 4) Người dạy họ phải có thái độ ra sao khi bị bách hại?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19).
2. CÂU CHUYỆN: MỌI SỰ XẢY RA ĐỀU HỮU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA TÔI:
Một người kia có đức tin mạnh vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào dù may hay rủi, anh ta cũng đều cầu nguyện: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa về điều Chúa mới để xảy ra cho con, vì con tin rằng điều đó hữu ích cho phần rỗi đời đời của con”. Một hôm, anh ta mua vé tàu sang nước Anh. Sáng hôm ấy vì thức dậy trễ, nên anh vội leo lên tắc-xi yêu cầu tài xế lái thật nhanh đến bến tàu cho kịp giờ tàu chạy. Nhưng khi xe chở anh tới bến cảng thì cũng là lúc con tàu bắt đầu nhổ neo khởi hành. Anh vội chạy ra bến và hét gọi thật to, vẫy tay ra hiệu cho con tàu dừng lại. Nhưng dường như thuyền trưởng không nhìn thấy anh ta và con tàu vẫn từ từ rời khỏi bến cảng ra khơi. Trong lúc chạy theo con tàu, chẳng may anh vấp chân vào một mấu sắt trồi lên ở cầu tàu và bị té ngã. Chiếc va-li nặng đang cầm trên tay đè lên làm gẫy một chân của anh. Mọi người đổ xô đến giúp đỡ và chở anh đến bệnh viện gần nhất cấp cứu. Sau khi hồi tỉnh và được các phóng viên hỏi cảm tưởng khi bị trễ tàu và bị gẫy chân, thì anh đã trả lời rằng: “Tôi cảm tạ Chúa vì Người đã ban cho tôi bị trễ chuyến tàu này”. Họ lại hỏi: “Bị trễ tàu và gãy chân như thế mà là ơn lành của Thiên Chúa sao?” Anh ta trả lời: “Tôi không biết lý do tại sao, nhưng tôi tin rằng Chúa quan phòng biết rõ điều đó có ích cho tôi. Đối với tôi như thế đã là đủ lắm rồi”.
Quả thật, chỉ mấy ngày sau, báo chí đã đồng loạt đăng lên trang nhất tin một con tàu rời bến cảng vào đúng buổi sáng ngày anh bị trễ tàu, và sau đó đã đụng phải đá ngầm ở ngòai khơi và bị chìm khiến tất cả hành khách trên con tàu ấy đều bị chết chìm ! Bấy giờ anh chàng bị què chân kia lại càng thêm xác tín rằng: chính Chúa quan phòng đã thương gìn giữ anh tránh được một cái chết thê thảm, bằng cách để anh bị trễ tàu và còn để anh bị té gẫy chân nữa. Qua câu chuyện trên, chúng ta cũng có thể rút ra bài học này là: Thiên Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành cho những ai biết cậy trông phó thác trong tình thương quan phòng của Ngài.
3. SUY NIỆM:
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại lời Đức Giê-su tiên báo về sự hủy diệt Đền thờ Giê-ru-sa-lem. Đây cũng là dịp để chúng ta suy nghĩ về giờ chết của mỗi người chúng ta và về ngày tận thế chung của toàn thể nhân loại. Đồng thời chúng ta biết nên làm gì để chuẩn bị cho ngày ấy.
1) TIÊN BÁO VỀ ĐỀN THỜ BỊ PHÁ HỦY VÀ NHỮNG ĐIỀM BÁO TRƯỚC:
Tin mừng Lu-ca ghi lại lời Đức Giê-su tiên báo về sự hủy diệt của Đền thờ Giê-ru-sa-lem như sau: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 21,6).
Nghe Đức Giêsu tiên báo về sự sụp đổ của Đền Thờ như vậy, mọi người đều kinh hãi và muốn biết rõ hơn về thời gian và dấu chỉ báo trước cho biến cố ấy. Đức Giê-su đã cho biết một số điềm báo về ngày này, ám chỉ ngày tận thế của nhân loại, khi Người sẽ tái lâm trong vinh quang để phán xét chung như sau:
-Sẽ có nhiều người sẽ mạo danh Người đến nói rằng: “Chính Ta đây, và thời kỳ đã đến gần”.
-Sẽ có chiến tranh loạn lạc: Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ.
-Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém.
-Sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.
-Nhưng trước khi các sự ấy xảy ra, các tín hữu sẽ trải qua thời kỳ bị bắt bớ ngược đãi, bị nộp cho các hội đường và nhà tù, bị điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Đức Giê-su.
2) PHẢI ỨNG PHÓ THẾ NÀO ?:
-Hãy kiên trì và đừng nản chí: Đức Giê-su đã khích lệ các môn đệ như sau: ”Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19). Kiên trì là dù gặp phải những gian truân thử thách, họ cũng không được chùn bước, không nản chí bỏ cuộc, nhưng phải luôn kiên trì giữ vững đức tin và quyết tâm đi theo con đường của Đức Giê-su là: “Qua đau khổ vào trong vinh quang” (x. Lc 18,32). Cụ thể là “Từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).
-Làm chứng cho Chúa bằng lòng tín thác cậy trông:
Đối với Đức Giê-su, bách hại và thử thách không đáng sợ, nhưng là cơ hội để các môn đệ "làm chứng" cho Chúa, dù phải chịu thử thách đau khổ kể cả sự chết, như thánh Phao-lô đã quả quyết như sau: “Tôi tin chắc rằng: Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).
Đây cũng là thời gian thuận tiện để các tín hữu chúng ta làm chứng đức tin về sự hiện hữu của một thế giới mới đây ánh sáng và tình thương, trong đó mọi người đều tin thờ một Thiên Chúa là Cha và đối xử với nhau như anh chị em trong đại gia đình của Thiên Chúa. Thế giới ấy bắt đầu từ Hội Thánh hôm nay và sẽ biến thành “Trời Mới Đất Mới” là thiên đàng mai sau (x. Kh 21,1-4).
3) CHUẨN BỊ THẾ NÀO CHO GIỜ CHẾT VÀ NGÀY TẬN THẾ:
- Đừng sợ hãi lo lắng trước cái chết: Đức Giê-su dạy các môn đệ "Đừng sợ !" không có nghĩa không được sợ, nhưng phải biết làm chủ cảm giác sợ ấy và chiến thắng nó như Đức Giê-su trong vườn Cây Dầu: tuy lo sợ đổ mồ hôi máu khi đối diện với cái chết đang tới gần (x. Lc 22,44), nhưng Người đã can đảm thưa với Chúa Cha: “Đừng theo ý con mà xin vâng ý Cha” (Mt 26,38-39).
- Chu toàn việc bổn phận: Thời thánh Phao-lô có nhiều tín hữu ở Thê-sa-lô-ni-ca tưởng lầm ngày tận thế đã đến gần, nên bỏ bê công việc làm ăn rồi chỉ biết ăn bám vào người khác. Ngài đã cảnh cáo họ như sau: ”Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân“ (2 Ts 3,10-13). Cũng vậy, trong khi chờ đợi giờ Chúa đến, mỗi người chúng ta cần phải chu toàn các việc bổn phận của mình. Phải luôn kiên trì giữ vững đức tin dù gặp phải bất cứ khó khăn ngược đãi nào để được hưởng ơn cứu độ như lời Chúa: ”Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19).
- Dọn mình chết lành: Hiện nay có nhiều người sống như không bao giơ phải chết. Họ không biết mình sống để làm gì và không biết chết rồi sẽ ra sao ? Do đó, họ chỉ lo hưởng thụ các đam mê lạc thú bất chính và không làm gì để chuẩn bị cho đời sau. Còn các tín hữu hôm nay cần ý thức về ngày giờ chết của mình để chuẩn bị chết lành, bằng việc thực hiện những việc như sau: Thanh toán nợ nần sòng phẳng, hồi tâm sám hối mỗi tối và năng lãnh bí tích Hòa giải, dọn mình dự lễ rước lễ mỗi ngày. Thực hành các việc bác ái cụ thể như kinh “Thương Người có mười bốn mối” và “Kinh Hòa Bình” (của thánh Phan-xi-cô) đề ra. Ngoài ra còn phải chu toàn công việc bổn phận như: học tập, nội trợ, lao động trí óc chân tay… Làm được như vậy thì khi giờ chết đến gần, chúng ta sẽ không cảm thấy bồn chồn lo lắng, nhưng sẽ vui mừng chờ đón Chúa đến trong niềm tin tưởng cậy trông sẽ được Người thương đón nhận vào hưởng hạnh phúc Nước Trời đời sau.
4. THẢO LUẬN: 1) Câu chuyện bị trễ tàu và thoát chết cho thấy đức tin của nhân vật chính thế nào ? 2) Đã bao giờ bạn gặp hoàn cảnh “rủi biến thành may” như anh chàng này chưa ? 3) Bạn quyết tâm làm gì để chuẩn bị giờ chết bất ngờ có thể đến với bạn ?
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chính tiền tài, danh vọng, quyền lực và những đam mê lạc thú bất chính làm cho tâm hồn chúng con luôn cảm thấy bất an. Xin cho chúng con biết sáng suốt xác định cùng đích đời mình là Nước Trời đời sau. Xin cho chúng con biết luôn chu toàn các việc bổn phận và sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ lúc nào trong giờ chết để xứng đáng nhận được ơn cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
Chúa sẽ trở lại
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh
10:39 13/11/2013
ỒN ÀO CHÚA ĐẾN, NGÀY TẬN THẾ ĐẾN CÓ NÊN KHÔNG ?
Các giáo đoàn đầu tiên thời các thánh tông đồ luôn luôn mong chờ Chúa Giêsu trở lại để giải thoát nhân loại, nhất là tình trạng của họ đang bị bách hại khổ sở.
Một vài hiện tượng lớn xảy ra như thành Giêrusalem bị phá bình địa năm 70, loạn lạc, Đạo Chúa bị bách hại, các tín hữu rỉ tai nhau : Chúa sắp trở lại rồi. Dư luận “Chúa trở lại nay mai thôi” truyền đi, gây xáo trộn trong đời sống thường nhận. Chờ lâu không thấy Chúa trở lại, niềm tin bị căng thẳng, tổn thương cách tai hại.
Thánh Phaolô từ lâu đã quở trách những người “bỏ công ăn việc làm” đi rỉ tai nhau Chúa sắp đến”. Thánh Luca cũng phải đương đầu với dư luận tai hại đó nhất là với biến cố Giêrusalem bị phá bình địa (dư luận nói chắc chắn Chúa trở lại).
Đền thờ Giêrusalem, một công trình kiến trúc của vua Hêrôđê đại đế và của dân Do thái xây cất từ 46 năm qua, nhất là dân Do thái tin rằng đền thờ biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi dân tộc họ, sự phù trợ, che chở của Chúa. Đền thờ không còn thì Thiên Chúa khoongconf ngự nơi đó nữa, dân tộc cũng tiêu luôn.
Chúa Kitô tiên báo Đền thờ sẽ bị phá bình địa. Lời Chúa nói đã ứng nghiệm vào năm 70 khi tướng Titus đem quân tới bao vây Giêrusalem và phá tan Đền thờ. Đền thờ bị phá, tín hữu nhớ lại Lời Chúa tiên báo và tưởng là Chúa sắp trở lại. Họ bị cám dỗ vì tưởng này và lúc không thấy Chúa đến, đức tin họ bị giao động, hoang mang.
Thánh Luca đã viết Phúc Âm giúp tín hữu của Ngài phân biệt đâu là dấu hiệu liên can tới biến cố Chúa trở lại đâu là không.
- Đền thờ Giêrusalem bị phá bình địa không phải là dấu hiệu báo Chúa trở lại. Phải coi chừng. Coi chừng vì có người lợi dụng dịp này xưng mình là Kitô, mê hoặc dân chúng.
- Loạn lạc, giặc giã xảy ra cũng đừng hốt hoảng, đừng nghĩ là dấu hiệu gần báo trước thời gian Chúa trở lại.
- Những hiện tượng thiên văn như mặt trăng, mặt trời, tinh tú mất sáng v.v… dưới biển sóng lớn, tiếng động gầm thét chỉ là dấu hiệu xa xôi, mơ hồ báo trước Chúa trở lại.
Chắc chắn Chúa sẽ trở lại. Ngày giờ đó không ai biết được. Điều quan trọng là phải sống với hiện tại, sống với bao biến cố trong hiện tại, với những khó khăn hiện tại. Sống như thế nào? Sống tin tưởng vào Chúa, phó thác vào Chúa, sống trong kiên trì, bền đỗ vì Chúa luôn luôn quan phòng, săn sóc đến ta. Mỗi một điều gì xảy ra với ta, Chúa đều biết và điều khiển. Sợi tóc trên đầu, vậy một sợi thôi, rụng xuống Chúa còn biết, Chúa còn quan phòng huống chi là cuộc sống của ta, và cả vũ trụ này Chúa quan phòng tất cả, ta không để ý tới, Chúa cũng biết tới nghĩa là Chúa để ý, quan phòng hết mọi sự, mọi điều cho ta, dầu là điều nhỏ nhặt, tầm thường ta bỏ qua, Chúa cũng để ý. Chúa không bao giờ bỏ rơi ta, việc của ta là đáp ứng sự quan phòng bằng tin tưởng, phó thác bằng sức dẻo dai bền đỗ đến cùng. Bị bách hại đừng xao xuyến, cứ vững tin vì đó là dịp làm chứng cho Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ giúp ta ứng phó. Cuộc bách hại có thể tới mức độ tàn nhẫn : cha mẹ, anh em, bà con, bạn hữu sẽ nộp người thân, mọi người đều lên án, ghét bỏ. Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ.
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh
Các giáo đoàn đầu tiên thời các thánh tông đồ luôn luôn mong chờ Chúa Giêsu trở lại để giải thoát nhân loại, nhất là tình trạng của họ đang bị bách hại khổ sở.
Một vài hiện tượng lớn xảy ra như thành Giêrusalem bị phá bình địa năm 70, loạn lạc, Đạo Chúa bị bách hại, các tín hữu rỉ tai nhau : Chúa sắp trở lại rồi. Dư luận “Chúa trở lại nay mai thôi” truyền đi, gây xáo trộn trong đời sống thường nhận. Chờ lâu không thấy Chúa trở lại, niềm tin bị căng thẳng, tổn thương cách tai hại.
Thánh Phaolô từ lâu đã quở trách những người “bỏ công ăn việc làm” đi rỉ tai nhau Chúa sắp đến”. Thánh Luca cũng phải đương đầu với dư luận tai hại đó nhất là với biến cố Giêrusalem bị phá bình địa (dư luận nói chắc chắn Chúa trở lại).
Đền thờ Giêrusalem, một công trình kiến trúc của vua Hêrôđê đại đế và của dân Do thái xây cất từ 46 năm qua, nhất là dân Do thái tin rằng đền thờ biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi dân tộc họ, sự phù trợ, che chở của Chúa. Đền thờ không còn thì Thiên Chúa khoongconf ngự nơi đó nữa, dân tộc cũng tiêu luôn.
Chúa Kitô tiên báo Đền thờ sẽ bị phá bình địa. Lời Chúa nói đã ứng nghiệm vào năm 70 khi tướng Titus đem quân tới bao vây Giêrusalem và phá tan Đền thờ. Đền thờ bị phá, tín hữu nhớ lại Lời Chúa tiên báo và tưởng là Chúa sắp trở lại. Họ bị cám dỗ vì tưởng này và lúc không thấy Chúa đến, đức tin họ bị giao động, hoang mang.
Thánh Luca đã viết Phúc Âm giúp tín hữu của Ngài phân biệt đâu là dấu hiệu liên can tới biến cố Chúa trở lại đâu là không.
- Đền thờ Giêrusalem bị phá bình địa không phải là dấu hiệu báo Chúa trở lại. Phải coi chừng. Coi chừng vì có người lợi dụng dịp này xưng mình là Kitô, mê hoặc dân chúng.
- Loạn lạc, giặc giã xảy ra cũng đừng hốt hoảng, đừng nghĩ là dấu hiệu gần báo trước thời gian Chúa trở lại.
- Những hiện tượng thiên văn như mặt trăng, mặt trời, tinh tú mất sáng v.v… dưới biển sóng lớn, tiếng động gầm thét chỉ là dấu hiệu xa xôi, mơ hồ báo trước Chúa trở lại.
Chắc chắn Chúa sẽ trở lại. Ngày giờ đó không ai biết được. Điều quan trọng là phải sống với hiện tại, sống với bao biến cố trong hiện tại, với những khó khăn hiện tại. Sống như thế nào? Sống tin tưởng vào Chúa, phó thác vào Chúa, sống trong kiên trì, bền đỗ vì Chúa luôn luôn quan phòng, săn sóc đến ta. Mỗi một điều gì xảy ra với ta, Chúa đều biết và điều khiển. Sợi tóc trên đầu, vậy một sợi thôi, rụng xuống Chúa còn biết, Chúa còn quan phòng huống chi là cuộc sống của ta, và cả vũ trụ này Chúa quan phòng tất cả, ta không để ý tới, Chúa cũng biết tới nghĩa là Chúa để ý, quan phòng hết mọi sự, mọi điều cho ta, dầu là điều nhỏ nhặt, tầm thường ta bỏ qua, Chúa cũng để ý. Chúa không bao giờ bỏ rơi ta, việc của ta là đáp ứng sự quan phòng bằng tin tưởng, phó thác bằng sức dẻo dai bền đỗ đến cùng. Bị bách hại đừng xao xuyến, cứ vững tin vì đó là dịp làm chứng cho Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ giúp ta ứng phó. Cuộc bách hại có thể tới mức độ tàn nhẫn : cha mẹ, anh em, bà con, bạn hữu sẽ nộp người thân, mọi người đều lên án, ghét bỏ. Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ.
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh
Vai trò Chúa Ba Ngôi trong việc huấn luyện ơn gọi Linh mục và Thánh hiến
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
10:34 13/11/2013
Nền tảng thần học, tu đức và sư phạm giáo dục
Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô Giáo và của sinh hoạt Kitô Giáo. Mầu nhiệm đó được mạc khải trong lịch sử cứu độ như một thiên tình sử vĩnh hằng rất dễ thương và gần gũi với chúng ta, vì nó liên hệ đến ý nghĩa, ơn cứu độ và hạnh phúc của mỗi con người. Mầu nhiệm đó là nguồn gốc, là khuôn mẫu của đời sống kitô hữu và ơn gọi tu trì. Tuy nhiên, phải chăng do cách trình bày giáo lý, nên mầu nhiệm tình yêu này trở thành một thứ lý thuyết cao vời, trừu tượng, ít có liên hệ đến đời sống cụ thể hằng ngày, nhất là đối với công cuộc huấn luyện ơn gọi? Cần khám phá chiều kích Ba Ngôi như nền tảng và “mô mẫu” của quá trình huấn luyện ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến.
Từ tiếp cận thần học, tu đức và huấn luyện, chúng ta tìm hiểu vai trò của Thiên Chúa Ba Ngôi trong việc huấn luyện các ứng sinh ơn gọi theo lược đồ Chúa Cha giáo dục, Chúa Con huấn luyện và Chúa Thánh Thần đồng hành.
Chúa Cha kêu gọi và giáo dục
Trong Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mỗi ngôi vị thần linh nắm giữ một sứ mạng riêng, nhưng lại hiệp thông nên một với nhau cách tuyệt hảo. Với tư cách riêng của mình, trong chương trình cứu độ, Chúa Cha nắm giữ vai trò nguồn gốc và sáng tạo; Chúa Con nắm giữ vai trò trung gian và cứu độ; Chúa Thánh Thần đảm nhận vai trò thánh hóa và hoàn tất. Nói cách khác, vai trò của từng ngôi vị có thể được diễn tả theo công thức “hữu – chân – ái”. Chúa Cha liên hệ tới sự hiện hữu của mọi loài. Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo làm cho mọi sự được hiện hữu từ hư vô (x. St 1,1-27). Chúa Con liên hệ tới chân lý, Người vốn là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6), Đấng mạc khải chân lý và giúp con người nhận biết chân lý. Còn Chúa Thánh Thần liên hệ tới “tình yêu”. Vì Người vốn là Ngôi Vị Tình Yêu của Thiên Chúa được đổ vào lòng chúng ta (x. Gl 5,5) để đồng hành với mỗi người [1].
Liên quan đến chiều kích Ba Ngôi của ơn gọi và huấn luyện, Thánh Luca ghi lại sự kiện này: “Đức Giêsu lên núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (Lc 6,12-13). Như thế, ơn gọi của họ phát xuất và cắm rễ sâu trong cuộc đối thoại của Chúa Con và Chúa Cha. Trước khi quyết định chọn những cộng sự viên là các Tông Đồ, Đức Giêsu phải cầu nguyện và đàm đạo với Chúa Cha nhiều giờ để xin Người sai những kẻ Người muốn cho sứ vụ này.
Tin Mừng Matthêu để lại cho chúng ta một chứng tá rất ý nghĩa khi tường thuật sự kiện: “Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, người nói với môn đệ rằng: ‘Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa sai thợ gặt ra gặt lúa về” (Mt 9,37-38). Từ nền tảng Kinh Thánh, chúng ta có thể đưa ra những xác tín sau đây:
Xác tín thứ nhất: Chúa Cha là Đấng đưa ra ánh sáng sự hiện hữu của chúng ta. Các ơn gọi trong Giáo Hội cũng đều phát xuất từ Người. Chúa Cha là suối nguồn của ơn gọi. Nếu Chúa Cha là Đấng đã sai Chúa Con và Chúa Thánh Thần xuống trần gian, thì cũng chính Người kêu gọi và sai mỗi người chúng ta lên đường theo tiếng gọi tình yêu của Thiên Chúa. Chính Chúa Cha là nhà huấn huyện đầu tiên, Người làm cho họ trở thành “môn đệ Đức Kitô”.
Xác tín thứ hai: Giáo Hội phải cầu xin “chủ mùa gặt” là Chúa Cha sai các thợ gặt cho cánh đồng truyền giáo hôm nay. Bởi lẽ, người ta không thể đi tìm “các thợ gặt của Thiên Chúa”, như ông chủ đi tìm lao công, như một giám đốc tuyển các chuyên viên cho công ty. Hay nói cách khác, Giáo Hội không làm nên ơn gọi, nhưng chỉ là trung gian. Giáo Hội cũng không phải là “xưởng sản xuất các ơn gọi”. Giáo Hội được giao phó nhiệm vụ trung gian phân định, hướng dẫn và đồng hành với ơn gọi. Việc tuyển chọn ơn gọi linh mục và tu sĩ không được phép giảm thiểu như là việc tuyển chọn nghề nghiệp, khám bệnh hoặc khảo cứu như những chuyên gia tâm lý.
Vì thế, do trách nhiệm được Giáo Hội ủy thác, khi làm công tác chọn lựa ứng sinh, những người hữu trách về ơn gọi đóng vai trò quan trọng trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội: là cùng với ứng sinh tìm ra thánh ý Chúa Cha và chương trình của Người nơi từng ứng sinh để phân định ơn gọi. Trách nhiệm này rất quan trọng và nghiêm túc. Vì trung tâm điểm của quá trình tuyển chọn ứng sinh cho ơn gọi linh mục và tu sĩ là quá trình giúp phân định ơn gọi và tìm Thiên Ý. Quá trình này đòi hỏi tất cả những ai tham gia vào việc tuyển chọn phải là những người biết thực hiện công việc này trong cầu nguyện, trong đức tin, với lương tâm ngay thẳng và sự công bằng theo những tiêu chuẩn khách quan mà Giáo Luật đòi hỏi.
Xác tín thứ ba: Đối với ứng sinh, người ta không thể tự mình trở thành linh mục hay tu sĩ nếu Chúa Cha không kêu gọi họ. Thiên Chúa kêu gọi những ai Người muốn (x. Mc 3,13). Điều này làm nên sự huyền nhiệm của ơn gọi. Người ta không thể thủ đắc chức linh mục chỉ nhờ tài cán nhân loại hay nhờ tiền bạc của cải chóng qua. Ơn gọi phải đến từ Thiên Chúa như là một sự kiện tuyển chọn và mời gọi của Người, đồng thời vừa là một quyết định đáp trả của con người trong ý thức và tự do theo tiếng mời gọi và ý muốn đó.
Chúng ta trở lại với vai trò của Chúa Cha trong quá trình huấn luyện ơn gọi. Có một thực tế làm chúng ta phải suy nghĩ lại đó là vai trò của Chúa Cha ít được đề cập trong môi trường huấn luyện. Khuôn mặt của Chúa Cha bị che dấu! Vậy Chúa Cha nắm giữ vai trò nào? Xin thưa: Chúa Cha nắm giữ vai trò giáo dục, dĩ nhiên chúng ta không thể giới hạn cách cứng nhắc vai trò của Người. Theo nghĩa của từ educere, giáo dục là dẫn ra, phân biệt ra, làm cho rõ, đưa ra ánh sáng sự thật con người thụ huấn, là giúp nhận biết mình, khám phá những ưu và khuyết điểm để hướng tới sự thay đổi. Chúa Cha là nhà giáo dục đầu tiên theo nghĩa này. Đây là cách giáo dục điển hình của Chúa Cha, Đấng Tạo Dựng, vì Người đã lôi kéo muôn vật ra từ chỗ hỗn mang và tạo dựng các thụ tạo từ hư không, để thiết lập trật tự và ban sự sống cho chúng. Chúa Cha còn là mẫu mực của tiến trình sư phạm này, khi Người giáo dục dân Người, bằng cách sử dụng bàn tay uy quyền và cánh tay mạnh mẽ mà kéo họ ra khỏi vòng nô lệ bên Ai Cập. Dù bị làm nô lệ, nhưng họ vẫn cảm thấy thoải mái với đời sống như thế, vì được ăn uống no nê. Phần đông họ không muốn bỏ Ai Cập. Thiên Chúa lấy lòng nhân lành và dịu hiền mà lôi kéo họ đến với Người, nhưng Người cũng khiển trách và sửa dạy họ như người cha khiển trách và sửa dạy con cái, Người phải kiên nhẫn và cần 40 năm để huấn luyện họ, để rồi đem họ vào đất hứa (Đnl 1,31; 6,21; 9,26...).
Trong Tân Ước, Đức Giêsu đã khẳng định: “Chẳng ai đến với Tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai Tôi, không lôi kéo người ấy, và Tôi, Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với Tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha” (Ga 6,44-46). Chúa Cha ban ơn “lôi kéo” con người tin vào Chúa Giêsu và đến với Người.
Một mặc khải khác minh chứng Chúa Cha hướng dẫn con người nhận biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Tin Mừng Matthêu tường thuật sự kiện: Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “Các con bảo Thầy là ai? Ông Simon trả lời: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt 16,16). Vì là một câu trả lời đúng, nên Chúa Giêsu khen ngợi và nói rằng: “Simon con Gioan, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay huyết nhục đã cho con biết, nhưng là Chúa Cha trên Trời” (Mt 16,17).
Như thế, chủ thể hay tác giả đầu tiên của tiến trình huấn luyện không là ai khác nếu không phải là Thiên Chúa Cha. Chúa Cha, Đấng uốn nắn người thụ huấn theo hình ảnh và tâm tình của Chúa Con nhờ tác động của Chúa Thánh Thần.
Những ai tham gia vào công tác giáo dục là tham gia vào hoạt động sáng tạo và xây dựng của Chúa Cha. Công việc này thường được thực hiện trong thời gian dài. Nó đòi hỏi một tình yêu mãnh liệt và dịu hiền, cho nên nhà huấn luyện phải có thái độ như Chúa Cha có, là vô cùng kiên nhẫn, hy vọng và nhân ái. Nhà huấn luyện phải có lòng kiên nhẫn, cần mẫn và hy vọng như người nông dân để có thể luôn biết “semina in spes – gieo trong hy vọng”. Ông biết chờ đợi và tôn trọng chu kỳ thời tiết và thời gian, chấp nhận vất vả nhọc nhằn để hy vọng có một mùa gặt bội thu.
Chúa Con huấn luyện và là mô mẫu
Nếu giáo dục là công việc của Chúa Cha, thì huấn luyện dường như là hoạt động chính của Chúa Con. Nếu Chúa Cha là nguồn gốc của ơn gọi, thì Chúa Con là khuôn mẫu của ơn gọi. Huấn luyện là giới thiệu cho người thụ huấn một hình mẫu cụ thể, như một cách sống mới, hoặc một “khuôn mẫu” làm cho người thụ huấn hình thành một căn tính mới, đó là cái tôi lý tưởng mà họ được mời gọi trở thành.
Quả thế, Đức Kitô đã hiến mình hoàn toàn cho Thiên Chúa Cha và cho nhân loại, trở thành hình ảnh sống động về Thiên Chúa và con người. Thật vậy, mô hình tiêu biểu của công việc huấn luyện chính là Chúa Kitô, là “tâm tình Chúa Con”. Ai có thể thay thế một mô hình khác ngoài mô hình huấn luyện là Chúa Kitô, Chúa chúng ta?
Theo ý nghĩa đó, trong Hiến Chế Gaudium et Spes số 22, Công Đồng Vatican II quả quyết:
“Mầu nhiệm về con người chỉ thật sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Thật vậy, Ađam, con người đầu tiên, chính là hình ảnh của Đấng sẽ đến là Chúa Kitô. Chúa Kitô, Ađam mới, trong khi mặc khải về Chúa Cha và tình yêu của Ngài, cũng giúp con người hiểu biết đầy đủ về chính mình và nhận ra ơn gọi cao quý của mình”.
Cũng theo cái nhìn này, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI có một diễn tả khác:
“Thiên Chúa là Đấng bảo đảm cho sự phát triển đích thực của con người vì khi tạo dựng con người giống hình ảnh mình, Người cũng thiết lập phẩm giá siêu việt của con người và nuôi dưỡng ước muốn bẩm sinh của họ tới trưởng thành hơn nữa” [2].
Qua mầu nhiệm làm người, Đức Giêsu không chỉ là hình ảnh sống động của Thiên Chúa mà còn là hình ảnh lý tưởng của con người. Nơi Người, chúng ta tìm được câu trả lời cho vấn nạn về con người, về căn tính và lời mời gọi trở thành của chúng ta. Con Thiên Chúa đã làm người và trở thành con người hoàn hảo. Các giáo phụ đã nhìn thấy nơi Đức Giêsu ‘mô mẫu’ của con người mới [3]. Tất cả mọi người được tiền định trong Đức Kitô (x. Eph 1,1-6), để tham dự tất cả những gì thuộc về Người. Vì thế, Đức Kitô trở thành nền tảng thần học – nhân chủng học của việc huấn luyện.
Quả vậy, huấn luyện là một quá trình để đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong hiểu biết về Con Thiên Chúa, đạt tới sự trưởng thành và “tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Eph 4,13). Theo đó, Đức Giêsu Kitô là khuôn mẫu lý tưởng mà người thụ huấn luôn được mời gọi để trở nên đồng hình đồng dạng với Người [4]. Như lời thánh Augustinô nói: “Chúng ta không chỉ thuộc về Chúa Kitô, mà còn được mời gọi trở nên như Chúa Kitô” [5]. Huấn luyện phải là quá trình thực hiện lời mời gọi của Thánh Phaolô: “Hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu” (Cl 2,7). Cũng theo quan điểm của thánh Phaolô, huấn luyện là một quá trình dẫn đưa người thụ huấn tới một sự đồng hóa tiệm tiến con người của mình với con người của Đức Kitô: “Mặc lấy Đức Kitô” (Rm 13,14); “Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu Kitô” (Pl 2,5); “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20); và cuối cùng là “Chúng ta sống là sống cho Chúa” (Rm 14,8).
Vì thế, chúng ta có thể nói rằng mục đích căn bản của quá trình đào tạo là chuẩn bị cho các ứng sinh tới sự hiến dâng hoàn toàn chính mình cho Thiên Chúa trong việc “bước theo Chúa Kitô” (Sequela Christi), trở thành môn đệ của Người, trở nên giống Người như là alter Christus, cao hơn nữa là ipse Christus. Con người đó được biến đổi trong tất cả các chiều kích: thể lý, tâm lý, con tim, tình cảm, suy nghĩ, phán đoán, đam mê, động lực, hành vi, cách sống và thái độ sống... Đó là con người mới, nhân cách mới trong Đức Kitô.
Nói cách khác, việc đào tạo linh mục, đời sống thánh hiến không được hiểu là một sự bắt chước bên ngoài, nhưng là quá trình biến đổi toàn bộ con người của thụ huấn sinh, để họ có thể trở thành những môn đệ đích thực của Chúa Kitô và nhờ đó họ có khả năng chu toàn sứ vụ tông đồ sẽ được ủy thác sau này.
Chúa Thánh Thần thánh hóa và đồng hành
Chủng Viện (hoặc Hội Dòng) được định nghĩa là “trường Chúa Thánh Thần”. Nhưng thực tế, nhiều lúc môi trường này không có chỗ cho Chúa Thánh Thần hoạt động mà chỉ thấy toàn là hoạt động của “con người”!
Chúa Thánh Thần nắm giữ vai trò thánh hóa và đồng hành với mỗi con người cũng như mỗi ơn gọi. Người là Thiên Chúa bị quên lãng, một khuôn mặt dù ẩn dấu nhất, nhưng lại rất gần gũi với chúng ta hơn cả chính chúng ta gần gũi với mình [6].
Thật vậy, Kinh Thánh minh chứng rằng: Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, Đấng An Ủi, Đấng Bào Chữa (Paraclitus). Theo nguyên nghĩa hy lạp, Paracletos là “người đi bên cạnh, người đồng hành, người bảo vệ”. Thần Khí của lòng tốt, mà Thiên Chúa ban như quà tặng của Chúa Cha và Chúa Con cho chúng ta (x. Gv 14,16). Thánh Thần của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn nơi Đức Kitô, rồi từ Người, được ban cho mỗi người và ở trong lòng, nơi sâu thẳm nhất, để thánh hóa và đồng hành với mỗi người chúng ta (x. Rm 5,5). Thánh Phaolô đã có lý khi khẳng định: “Anh em không biết rằng thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần đó sao?” (1 Cr 9,16).
Liên hệ đến sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn mỗi người, nhà thần học người Pháp Yves Congar viết:
“Chúa Thánh Thần là sự nội tâm, sự tự do. Thánh Thần được đổ vào lòng mỗi người, chúng ta khẩn cầu Người như là Vị Khách dịu hiền và rất khả ái của tâm hồn chúng ta, “dulcis hospes animae – hỡi vị khách dịu hiền của tâm hồn ta’” [7].
Chúa Thánh Thần được ban cho mỗi người kitô hữu, để thiết lập sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn những ai biết đón nhận Người. Nhờ Thánh Thần, Thiên Chúa hiện diện và cư ngụ trong con người, khi thông ban cho họ chính đời sống và tình yêu của Người.
Trong Thánh Thần, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa và trở nên những người em của Chúa Giêsu. Thánh Thần biến đổi tận căn con người khi Người “thần hóa” chúng ta. Chính Người làm cho chúng ta được tham dự vào chính bản tính và đời sống của Thiên Chúa. Thánh Thần làm cho chúng ta hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con. Thánh Thần làm cho chúng ta kêu lên rằng: “Abba, Cha ơi! Như thế, anh em không còn là nô lệ, nhưng là con, và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế” (Gal 4,6-7). Thánh Thần làm cho chúng ta có khả năng yêu mến Thiên Chúa như Người đáng được yêu mến (theo Gioan Thánh Giá). Những ai sống theo Thánh Thần hướng dẫn thì đời sống đó sẽ mang lại nhiều hoa trái: “Đây là những hoa trái của Thánh Thần: tình yêu, niềm vui, bình an, kiên nhẫn, lòng tốt, nhân hậu, trung thành, hiền lành, làm chủ chính mình” (Gal 5,22). Chính vì thế, Thánh Thần vừa là Ân Huệ và là Tình Yêu của Thiên Chúa. Người trở thành nguyên lý sự sống, hiệp nhất nơi chúng ta với Thiên Chúa và với tha nhân.
Nếu hiểu đồng hành là đi bên cạnh, là chia sẻ, dạy dỗ, hướng dẫn tới chân lý và sự biến đổi, thì đây là hoạt động đặc trưng của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là người dẫn đường và là bạn đường giúp người thụ huấn nhận ra Chúa Giêsu khi “Người bẻ bánh và giải thích Kinh Thánh” (x. Lc 24,13-35). Người là “nghệ nhân thần linh” và là nhà điêu khắc nội tâm, Đấng uốn nắn khuôn mặt mỗi người theo hình ảnh Chúa Kitô một cách vô cùng sáng tạo. Khi nói về vai trò đặc trưng này, Ủy Ban Thuộc Giáo Hoàng đặc trách Ơn Gọi Giáo Hội diễn tả:
“Chúa Thánh Thần luôn hiện diện bên cạnh mọi người nam nữ, để giúp họ nhận ra căn tính của mình là những kẻ tin và được kêu gọi, để nhào nặn và tạo cho họ có một căn tính rập theo kiểu mẫu của tình yêu Thiên Chúa. Là Thánh Thần thánh hóa, Người tìm cách tái tạo dấu ấn thần linh nơi mỗi người, giống như một người thợ điêu luyện và kiên nhẫn của linh hồn chúng ta, và là Đấng an ủi tuyệt vời” [8].
Do đó, điều quan trọng trong quá trình huấn luyện là giúp người thụ huấn cảm nghiệm Chúa Thánh Thần như là bạn đồng hành gần gũi nhất của họ, Người đi bên cạnh họ để nhắc lại Lời của Chúa Giêsu, dẫn họ tới chân lý toàn vẹn (Ga 16,13), biến đổi họ thành những kẻ “thờ phượng đích thực của Thiên Chúa trong Thần Khí và sự thật” (x. Ga 4,23-24), và làm cho họ trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu.
Tất cả những ai tham gia đồng hành ơn gọi là tham dự vào sứ vụ của Chúa Thánh Thần. Cũng thế, những ai cảm nhận và nhận biết Chúa Thánh Thần là “người đồng hành” của mình, thì cũng sẵn sàng đón nhận những người trực tiếp đồng hành với mình mà không đòi hỏi họ phải hoàn hảo. Vì hễ ai tin cậy Chúa Thánh Thần, thì cũng tin cậy vào trung gian của Người.
Vì vậy, trong quá trình huấn luyện, các ứng sinh được mời gọi hãy mở ra với Chúa Thánh Thần, để cho Chúa Thánh Thần hoạt động và hướng dẫn, lắng nghe tiếng nói của Người trong thinh lặng, suy niệm và cầu nguyện, qua linh hướng và gặp gỡ các nhà đào tạo, để tìm ý Chúa, phân định ơn gọi và để được biến đổi trong Thánh Thần.
Kết luận
Theo đường hướng mà chúng ta vừa suy nghĩ, nếu giáo dục có nghĩa là đào bới sự thật của chủ thể, huấn luyện là hình thành con người mới của chủ thể, thì đồng hành là quy tụ của chủ thể. Người thụ huấn được mời gọi hướng tất cả cơ cấu nội tâm, con tim, lý trí và ý chí lại với nhau để đáp lại tiếng gọi của Chúa Thánh Thần. Có thể ví quá trình huấn luyện bằng một hình ảnh bình dị hơn của nhà nông làm ruộng, thì giáo dục được ví như là vun xới đất đai, huấn luyện là gieo hạt giống tốt vào lòng đất, còn đồng hành là sự chăm sóc, vun tưới, bón phân cho cây lớn lên, trổ bông và kết trái. Công trình và quá trình này là tác vụ của Ba Ngôi: “Đồng hành với một tín hữu, huấn luyện một tín hữu là một hành động chỉ có Chúa Ba Ngôi mới thực hiện… Chúa Cha giáo dục, Chúa Con huấn luyện và Chúa Thánh Thần đồng hành” [9]. Đây quả là nền tảng thần học, tu đức, và sư phạm cho quá trình huấn luyện ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Xây dựng trên nền tảng đó, việc huấn luyện tránh được nguy cơ thiếu mô hình, không rõ ràng mục tiêu, lẫn lộn vai trò, đồng thời giúp có thể đối thoại với các bình diện khác như (tâm lý, nhân học, tình cảm, tính dục, kinh thánh, tâm linh và mục vụ...) để làm cho việc huấn luyện có tính toàn diện hơn.
Sách tham khảo:
1. Fontificia Opera per le Vocazioni Ecclesiastiche, Nuove vocazione per una nuova Europa. Documento finale del Congresso sulle Vocazioni al Sacerdozio e alla vita Consecrata in Europa, Roma 5-10 Maggio 1997, n. 18b.
2. A. Cencini, I Sentimenti del Figlio. Il cammino formativo nella vocazione presbiterale e consolata, EDH, Bologna 2005, 34.
3. Yves Congar, Spirito dell’uomo, Spirito di Dio, Queriniana, Brescia 1987.
Ghi chú:
[1] Cf. Gioan Phao lô II, Thông Điệp Dominum et Vivificatem (1996).
[2] Thông Điệp Caritas in Veritate, 44 (2009).
[3] Thánh Irênê nói rằng: “Thiên Chúa làm người, để con người trở thành con Thiên Chúa”.
[4] Tông Huấn Pastores dabo vobis, số 3 tt.
[5] Cf. Tông Huấn Vita consecrata, tr. 109.
[6] Thánh Augostino diễn tả về sự gần gũi của Thánh Thần: “Intimior intimo meo”. Nhà thần học Moltman cho rằng: “Chúng ta biết rất ít về Chúa Thánh Thần không phải vì Người ở quá xa, nhưng vì Người ở quá gần gũi với chúng ta”.
[7] Yves Congar, Spirito dell’uomo, Spirito di Dio, Queriniana, Brescia 1987, 25.
[8] Fontificia Opera per le Vocazioni Ecclesiastiche, Nuove vocazione per una nuova Europa. Documento finale del Congresso sulle Vocazioni al Sacerdozio e alla vita Consecrata in Europa, Roma 5-10 Maggio 1997, n. 18b.
[9] A. Cencini, I Sentimenti del Figlio. Il cammino formativo nella vocazione presbiterale e consolata, EDH, Bologna 2005, 34.
Powerpoint Chúa Nhật 33 Quanh Năm Năm C - 33th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
22:30 13/11/2013
Lễ các thánh tử đạo Việt Nam : Sống đức tin là làm chứng
Jos. Vinc. Ngọc Biển
10:39 13/11/2013
SỐNG ĐỨC TIN LÀ LÀM CHỨNG
(Lễ các thánh tử đạo Việt Nam)
Hôm nay, chúng ta hân hoan, tự hào và hãnh diện khi mừng kính trọng thể lễ các thánh tử đạo Việt Nam. Với con số 118 đấng đã được Giáo Hội tuyên phong và tôn kính, đây là con số đông đảo nơi sổ bộ các thánh trong Giáo Hội hoàn vũ. Tuy nhiên, còn hàng trăm ngàn đấng chưa được tuyên phong, nhưng các ngài đều mang một mẫu số chung, đó là chết vì Chúa để làm chứng cho đạo của Chúa là đạo thật.
Như vậy, mỗi khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, thiết tưởng chúng ta nên gợi lại những gương sáng của các ngài để như một lời nhắc nhớ chúng ta về tấm gương anh dũng qua đời sống chứng tá của các thánh, đồng thời như một lời mời gọi mỗi chúng ta hãy noi gương các bậc tiền nhân qua đời sống đức tin hiện nay.
1. Các ngài là những người đã sống Tin Mừng yêu thương
Trong rất nhiều nhân đức cao đẹp của các thánh tử đạo Việt Nam, thì nhân đức yêu thương, tha thứ của các ngài là nhân đức đi đầu, tiên phong trong hàng loạt các nhân đức. Các ngài đã noi gương Chúa Giêsu để yêu và yêu cho đến cùng, yêu đến nỗi chấp nhận chết để chứng tỏ tình yêu của mình vào Thầy Chí Thánh mà các ngài đã tin theo (x.Ga 15,13).
Khi sống và diễn tả tình yêu ấy, chúng ta thấy có thánh y sĩ Phan Đắc Hòa. Ngài đã sẵn sàng chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sẵn lòng cứu giúp những người túng thiếu. Hay thấy được nỗi đau khổ của cái nghèo hoành hành nơi dân làng, các ngài đã không chịu ngồi yên trong khi nhìn thấy cảnh người anh em đau khổ, đói khát, nên đã chấp nhận vất vả, tăng gia thêm để có của dư giả nhằm giúp anh chị em đang lâm cảnh nghèo túng, trong số đó, phải kể đến thánh Martinô Thọ, ngài sẵn sàng trồng thêm vườn dâu để có thêm thu nhập giúp người nghèo. Cụ trùm Đích thì thường xuyên góp nhặt tiền bạc để đi thăm viếng trại cùi và nuôi nấng những người dịch tả trong vùng. Còn với quan Hồ Đình Hy, ngài luôn giúp đỡ những người bơ vơ, mồ côi ngay ở trong nhà, và khi họ qua đời thì lo an táng đàng hoàng như một người bình thường.
Đỉnh cao của tình thương ấy nơi các ngài là yêu luôn cả những người thù ghét mình. Tình yêu của các ngài là một tình yêu không biên giới. Lời của Chúa Giêsu trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 43) luôn thường trực trong suy nghĩ, hành động của các thánh. Về điểm này, chúng ta thấy toát lên chân dung của cha thánh Hoàng Khanh, ngài đã sẵn lòng chữa bệnh cho cả những viên cai ngục trong tù...
Các ngài bỏ qua tất cả, không nghĩ cho riêng mình, không còn lằn ranh giữa bạn và thù, bởi vì: “tận cùng của tình yêu là yêu không giới hạn”.
2. Các ngài là những người sống và chết vì sự thật
Có nhiều cái chết và cách chết. Những giá trị của cái chết cũng hoàn toàn khác nhau nhờ vào thái độ của mỗi người. Nhưng chấp nhận cái chết vì sự thật, vì công lý thì thật là điều cao thượng.
Trong Cựu Ước, có cụ Eleazaro, cụ là người cương trực, không chấp nhận giả vờ ăn thịt cúng để được tha (x. 2 Mac 6, 18-31). Lời dụ dỗ giả vờ bỏ đạo để được tha và thăng quan tiến chức là những chiêu bài mà nhà cầm quyền thời bấy giờ thường xuyên dùng để khuyên dụ các ngài. Có những đấng nếu chỉ khai mình là lương y chứ không phải là linh mục thì sẽ được tha ngay. Trong số đó, phải kể đến thánh Lê Tùy, Đỗ Yến, Hoàng Khanh, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Bảo Tịnh... Các ngài đã chấp nhận cái chết để chứng minh cho chân lý và sứ vụ của mình.
Rồi có những đấng các quan chỉ yêu cầu nhắm mắt, giả bộ bước qua thập giá là sẽ được tha như thầy giảng Nguyễn Cần chẳng hạn, thầy đã được quan gợi ý như thế, nhưng ngài đã nói: "Thưa quan, mắt thì nhắm được, chứ lòng và trí khôn không thể nhắm được, nên tôi chẳng làm". Thua keo này, các quan đã bày keo khác! Có những đấng, họ chỉ yêu cầu đi vòng quanh thánh giá và các quan sẵn sàng tha cho vì coi đây như là hình thức bỏ đạo. Nhưng các ngài đã khẳng khái khước từ. Trong số này có thánh Phan Văn Minh, các thầy giảng Hà Trọng Mậu, Bùi Văn Úy và các anh Nguyễn Văn Mới, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Vinh.
Như vậy, mặc cho những lời đường mật hứa hẹn. Các ngài đã cương quyết không thỏa hiệp. Các ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết, không bước qua thập giá, hoặc bất cứ hình thức nào được trưng ra dưới chiêu bài “đánh lận con đen”. Các ngài đã chấp nhận cái chết để làm chứng cho sự thật, công lý.
3. Các ngài là người sống niềm hy vọng Phục Sinh
Chúng ta nhớ lại trong thư gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã viết: “Nếu chết là hết, thì quả thực chúng ta là những kẻ khốn nạn nhất trong cả thiên hạ” (x. Cr 15,19). Thật vậy, vì tin vào Đức Kitô, Đấng đã được “Thiên Chúa làm cho [...] sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại” (1 Cr 6,14). Vì thế, các thánh tử đạo Việt Nam luôn coi cái chết như là hy lễ cuối cùng và đẹp nhất dâng lên cho Thiên Chúa để được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc Trên Trời. Niềm tin này đã được thày giảng Hà Trọng Mậu đại diện cho những người bị bắt thưa với quan rằng: "Thưa quan, chúng tôi mong ước về bên Chúa như nai mong tìm thấy suối vậy"; hay như quan Án Khảm, ngài đã hé mở cho mọi người đang đứng chung quanh mình về một cuộc sống hạnh phúc trên Thiên Quốc khi nói: “Cha con chúng tôi hôm nay vào Nước Thiên Đàng đây"; hoặc như thánh linh mục Nguyễn Văn Hạnh thì nói: "Anh em ở lại, chúng tôi đi về Thiên Đàng nhé"; còn thầy giảng Nguyễn Đình Uyển thì đã bình tĩnh và dõng dạc tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào mầu nhiệm phục sinh khi nghe quan quát lớn: "Mày không bước qua, tao sẽ chém đầu mày" thầy điềm tĩnh trả lời: "Thưa quan, nếu tôi bị chém chết, thì tôi mới hy vọng được phục sinh với Chúa Kitô". Khi phải lựa chọn giữa sự sống trần gian và cuộc sống vĩnh cửu, cha thánh Nguyễn Văn Xuyên đã nói một cách xác tín rằng: "Thưa quan, tôi chọn cái chết để được sống đời đời, hơn là nghe quan sống thêm ít lâu rồi muôn đời bị tiêu diệt". Rồi như hạt lúa gieo vào lòng đất, chấp nhận mục nát đi để trổ sinh một mùa lúa bội thu, cha thánh Lê Bảo Tịnh đã nói: "Thân xác tôi đây, các ông muốn làm gì thì làm, tôi sẵn sàng không oán thán, nó chết đi, nhưng mai này sẽ sống lại vinh quang". Quả thật, không có gì tách các ngài ra khỏi tình yêu Đức Kitô. Mặc cho đòn vọt, gông cùm và ngay cả cái chết.
4. Cái chết của các ngài là lời tạ ơn
Cuối cùng, cuộc đời, sứ vụ và cái chết của các ngài là một bài ca tạ ơn. Tạ ơn Thiên Chúa đã tác tạo nên mình, cám ơn những bậc sinh thành đã dày công dưỡng dục và như một gương sáng cho giáo dân noi theo. Tâm tình này đã được thánh Giám Mục Giuse Diaz Sanjurjo An diễn tả khi tới giờ hành xử đã đến, ngài nói: "Tôi xin gửi quan 30 đồng tiền để xin quan một ân huệ: xin quan đừng cho chém tôi một nhát. Nhưng tôi xin chém tôi 3 nhát: Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đã dựng nên tôi, và đưa tôi đến Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ đã sinh thành ra tôi. Còn nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí dù có phải chết cho đức tin, theo gương vị chủ chăn của mình. Và như thế họ đáng lãnh phần hạnh phúc cùng các thánh trên Trời". Với các thánh Phạm Khắc Khoan và hai thày Nguyễn Văn Hiếu và Đinh Văn Thanh, các ngài đã chia bè và hát kinh Tạ Ơn “TE DEUM” bằng tiếng Latinh ngay trong nhà giam. Rồi khi ra pháp trường để chịu tử hình, cha Khoan xướng ba lần lời ALLÊLUIA, mỗi lần với cung giọng cao hơn. Hai thày cũng lập lại ALLÊLUIA, ALLÊLUIA, ALLÊLUIA ba lần như đêm vọng phục sinh vậy.
Có được tâm tình đó là vì các ngài đều xác tín rằng: “Đối với các ngài, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi”, vì thế "Trong mọi thử thách, các ngài đã toàn thắng nhờ Đấng yêu mến các ngài" (x. Rm 8, 37). Và, giờ chết của các ngài là một bằng chứng hùng hồn về tình yêu tuyệt đối mà cha ông chúng ta đã dâng lên Thiên Chúa như của lễ tinh tuyền thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Thật vậy: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo? [...] sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8, 35-39).
Cuộc tử đạo của các ngài được ví như người nông dân đã vất vả ra đi gieo giống, để rồi hôm nay hân hoan vì thấy một vụ mùa bội thu: "Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau sẽ khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo. Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng" (Tv 125,6-7).
Như vậy, khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta hãy cùng với các ngài tạ ơn Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã yêu thương các ngài đặc biệt. Chúng ta cũng ngước lên các ngài để chiêm ngưỡng, noi theo những nhân đức anh hùng, can trường của các ngài để lại hầu mai sau cũng được hưởng hạnh phúc với các ngài trong Cõi Trường Sinh.
Bài học cao quý nhất của các ngài để lại không phải là bài học hận thù, chia rẽ, không phải là ích kỷ nhỏ nhen, không phải là tự phụ kiêu căng, nhưng là bài học của tình yêu, của bao dung, vị tha và khiêm nhường. Sống được như thế là chúng ta đang làm chứng cho Chúa và đang sống niềm hy vọng phục sinh một cách rõ nét nhất.
Mong thay, mỗi khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta cùng với các ngài hát lên bài ca Tạ Ơn “TE DEUM” ngay trong cuộc sống hiện tại của mình.
Lạy Chúa, khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, xin Chúa cho chúng con xác tín rằng: quê hương của chúng con ở Trên Trời, vì thế chúng con chỉ có một điều duy nhất là làm mọi việc vì Chúa và vì phần rỗi của mình cũng như tha nhân, qua đó biết khước từ những điều bất chính, để sau này chúng con được chung hưởng phúc vinh quang với các thánh trên Thiên Quốc. Amen.
Jos. Vinc. Ngọc Biển
(Lễ các thánh tử đạo Việt Nam)
Hôm nay, chúng ta hân hoan, tự hào và hãnh diện khi mừng kính trọng thể lễ các thánh tử đạo Việt Nam. Với con số 118 đấng đã được Giáo Hội tuyên phong và tôn kính, đây là con số đông đảo nơi sổ bộ các thánh trong Giáo Hội hoàn vũ. Tuy nhiên, còn hàng trăm ngàn đấng chưa được tuyên phong, nhưng các ngài đều mang một mẫu số chung, đó là chết vì Chúa để làm chứng cho đạo của Chúa là đạo thật.
Như vậy, mỗi khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, thiết tưởng chúng ta nên gợi lại những gương sáng của các ngài để như một lời nhắc nhớ chúng ta về tấm gương anh dũng qua đời sống chứng tá của các thánh, đồng thời như một lời mời gọi mỗi chúng ta hãy noi gương các bậc tiền nhân qua đời sống đức tin hiện nay.
1. Các ngài là những người đã sống Tin Mừng yêu thương
Trong rất nhiều nhân đức cao đẹp của các thánh tử đạo Việt Nam, thì nhân đức yêu thương, tha thứ của các ngài là nhân đức đi đầu, tiên phong trong hàng loạt các nhân đức. Các ngài đã noi gương Chúa Giêsu để yêu và yêu cho đến cùng, yêu đến nỗi chấp nhận chết để chứng tỏ tình yêu của mình vào Thầy Chí Thánh mà các ngài đã tin theo (x.Ga 15,13).
Khi sống và diễn tả tình yêu ấy, chúng ta thấy có thánh y sĩ Phan Đắc Hòa. Ngài đã sẵn sàng chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sẵn lòng cứu giúp những người túng thiếu. Hay thấy được nỗi đau khổ của cái nghèo hoành hành nơi dân làng, các ngài đã không chịu ngồi yên trong khi nhìn thấy cảnh người anh em đau khổ, đói khát, nên đã chấp nhận vất vả, tăng gia thêm để có của dư giả nhằm giúp anh chị em đang lâm cảnh nghèo túng, trong số đó, phải kể đến thánh Martinô Thọ, ngài sẵn sàng trồng thêm vườn dâu để có thêm thu nhập giúp người nghèo. Cụ trùm Đích thì thường xuyên góp nhặt tiền bạc để đi thăm viếng trại cùi và nuôi nấng những người dịch tả trong vùng. Còn với quan Hồ Đình Hy, ngài luôn giúp đỡ những người bơ vơ, mồ côi ngay ở trong nhà, và khi họ qua đời thì lo an táng đàng hoàng như một người bình thường.
Đỉnh cao của tình thương ấy nơi các ngài là yêu luôn cả những người thù ghét mình. Tình yêu của các ngài là một tình yêu không biên giới. Lời của Chúa Giêsu trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 43) luôn thường trực trong suy nghĩ, hành động của các thánh. Về điểm này, chúng ta thấy toát lên chân dung của cha thánh Hoàng Khanh, ngài đã sẵn lòng chữa bệnh cho cả những viên cai ngục trong tù...
Các ngài bỏ qua tất cả, không nghĩ cho riêng mình, không còn lằn ranh giữa bạn và thù, bởi vì: “tận cùng của tình yêu là yêu không giới hạn”.
2. Các ngài là những người sống và chết vì sự thật
Có nhiều cái chết và cách chết. Những giá trị của cái chết cũng hoàn toàn khác nhau nhờ vào thái độ của mỗi người. Nhưng chấp nhận cái chết vì sự thật, vì công lý thì thật là điều cao thượng.
Trong Cựu Ước, có cụ Eleazaro, cụ là người cương trực, không chấp nhận giả vờ ăn thịt cúng để được tha (x. 2 Mac 6, 18-31). Lời dụ dỗ giả vờ bỏ đạo để được tha và thăng quan tiến chức là những chiêu bài mà nhà cầm quyền thời bấy giờ thường xuyên dùng để khuyên dụ các ngài. Có những đấng nếu chỉ khai mình là lương y chứ không phải là linh mục thì sẽ được tha ngay. Trong số đó, phải kể đến thánh Lê Tùy, Đỗ Yến, Hoàng Khanh, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Bảo Tịnh... Các ngài đã chấp nhận cái chết để chứng minh cho chân lý và sứ vụ của mình.
Rồi có những đấng các quan chỉ yêu cầu nhắm mắt, giả bộ bước qua thập giá là sẽ được tha như thầy giảng Nguyễn Cần chẳng hạn, thầy đã được quan gợi ý như thế, nhưng ngài đã nói: "Thưa quan, mắt thì nhắm được, chứ lòng và trí khôn không thể nhắm được, nên tôi chẳng làm". Thua keo này, các quan đã bày keo khác! Có những đấng, họ chỉ yêu cầu đi vòng quanh thánh giá và các quan sẵn sàng tha cho vì coi đây như là hình thức bỏ đạo. Nhưng các ngài đã khẳng khái khước từ. Trong số này có thánh Phan Văn Minh, các thầy giảng Hà Trọng Mậu, Bùi Văn Úy và các anh Nguyễn Văn Mới, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Vinh.
Như vậy, mặc cho những lời đường mật hứa hẹn. Các ngài đã cương quyết không thỏa hiệp. Các ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết, không bước qua thập giá, hoặc bất cứ hình thức nào được trưng ra dưới chiêu bài “đánh lận con đen”. Các ngài đã chấp nhận cái chết để làm chứng cho sự thật, công lý.
3. Các ngài là người sống niềm hy vọng Phục Sinh
Chúng ta nhớ lại trong thư gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã viết: “Nếu chết là hết, thì quả thực chúng ta là những kẻ khốn nạn nhất trong cả thiên hạ” (x. Cr 15,19). Thật vậy, vì tin vào Đức Kitô, Đấng đã được “Thiên Chúa làm cho [...] sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại” (1 Cr 6,14). Vì thế, các thánh tử đạo Việt Nam luôn coi cái chết như là hy lễ cuối cùng và đẹp nhất dâng lên cho Thiên Chúa để được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc Trên Trời. Niềm tin này đã được thày giảng Hà Trọng Mậu đại diện cho những người bị bắt thưa với quan rằng: "Thưa quan, chúng tôi mong ước về bên Chúa như nai mong tìm thấy suối vậy"; hay như quan Án Khảm, ngài đã hé mở cho mọi người đang đứng chung quanh mình về một cuộc sống hạnh phúc trên Thiên Quốc khi nói: “Cha con chúng tôi hôm nay vào Nước Thiên Đàng đây"; hoặc như thánh linh mục Nguyễn Văn Hạnh thì nói: "Anh em ở lại, chúng tôi đi về Thiên Đàng nhé"; còn thầy giảng Nguyễn Đình Uyển thì đã bình tĩnh và dõng dạc tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào mầu nhiệm phục sinh khi nghe quan quát lớn: "Mày không bước qua, tao sẽ chém đầu mày" thầy điềm tĩnh trả lời: "Thưa quan, nếu tôi bị chém chết, thì tôi mới hy vọng được phục sinh với Chúa Kitô". Khi phải lựa chọn giữa sự sống trần gian và cuộc sống vĩnh cửu, cha thánh Nguyễn Văn Xuyên đã nói một cách xác tín rằng: "Thưa quan, tôi chọn cái chết để được sống đời đời, hơn là nghe quan sống thêm ít lâu rồi muôn đời bị tiêu diệt". Rồi như hạt lúa gieo vào lòng đất, chấp nhận mục nát đi để trổ sinh một mùa lúa bội thu, cha thánh Lê Bảo Tịnh đã nói: "Thân xác tôi đây, các ông muốn làm gì thì làm, tôi sẵn sàng không oán thán, nó chết đi, nhưng mai này sẽ sống lại vinh quang". Quả thật, không có gì tách các ngài ra khỏi tình yêu Đức Kitô. Mặc cho đòn vọt, gông cùm và ngay cả cái chết.
4. Cái chết của các ngài là lời tạ ơn
Cuối cùng, cuộc đời, sứ vụ và cái chết của các ngài là một bài ca tạ ơn. Tạ ơn Thiên Chúa đã tác tạo nên mình, cám ơn những bậc sinh thành đã dày công dưỡng dục và như một gương sáng cho giáo dân noi theo. Tâm tình này đã được thánh Giám Mục Giuse Diaz Sanjurjo An diễn tả khi tới giờ hành xử đã đến, ngài nói: "Tôi xin gửi quan 30 đồng tiền để xin quan một ân huệ: xin quan đừng cho chém tôi một nhát. Nhưng tôi xin chém tôi 3 nhát: Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đã dựng nên tôi, và đưa tôi đến Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ đã sinh thành ra tôi. Còn nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí dù có phải chết cho đức tin, theo gương vị chủ chăn của mình. Và như thế họ đáng lãnh phần hạnh phúc cùng các thánh trên Trời". Với các thánh Phạm Khắc Khoan và hai thày Nguyễn Văn Hiếu và Đinh Văn Thanh, các ngài đã chia bè và hát kinh Tạ Ơn “TE DEUM” bằng tiếng Latinh ngay trong nhà giam. Rồi khi ra pháp trường để chịu tử hình, cha Khoan xướng ba lần lời ALLÊLUIA, mỗi lần với cung giọng cao hơn. Hai thày cũng lập lại ALLÊLUIA, ALLÊLUIA, ALLÊLUIA ba lần như đêm vọng phục sinh vậy.
Có được tâm tình đó là vì các ngài đều xác tín rằng: “Đối với các ngài, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi”, vì thế "Trong mọi thử thách, các ngài đã toàn thắng nhờ Đấng yêu mến các ngài" (x. Rm 8, 37). Và, giờ chết của các ngài là một bằng chứng hùng hồn về tình yêu tuyệt đối mà cha ông chúng ta đã dâng lên Thiên Chúa như của lễ tinh tuyền thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Thật vậy: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo? [...] sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8, 35-39).
Cuộc tử đạo của các ngài được ví như người nông dân đã vất vả ra đi gieo giống, để rồi hôm nay hân hoan vì thấy một vụ mùa bội thu: "Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau sẽ khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo. Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng" (Tv 125,6-7).
Như vậy, khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta hãy cùng với các ngài tạ ơn Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã yêu thương các ngài đặc biệt. Chúng ta cũng ngước lên các ngài để chiêm ngưỡng, noi theo những nhân đức anh hùng, can trường của các ngài để lại hầu mai sau cũng được hưởng hạnh phúc với các ngài trong Cõi Trường Sinh.
Bài học cao quý nhất của các ngài để lại không phải là bài học hận thù, chia rẽ, không phải là ích kỷ nhỏ nhen, không phải là tự phụ kiêu căng, nhưng là bài học của tình yêu, của bao dung, vị tha và khiêm nhường. Sống được như thế là chúng ta đang làm chứng cho Chúa và đang sống niềm hy vọng phục sinh một cách rõ nét nhất.
Mong thay, mỗi khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta cùng với các ngài hát lên bài ca Tạ Ơn “TE DEUM” ngay trong cuộc sống hiện tại của mình.
Lạy Chúa, khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, xin Chúa cho chúng con xác tín rằng: quê hương của chúng con ở Trên Trời, vì thế chúng con chỉ có một điều duy nhất là làm mọi việc vì Chúa và vì phần rỗi của mình cũng như tha nhân, qua đó biết khước từ những điều bất chính, để sau này chúng con được chung hưởng phúc vinh quang với các thánh trên Thiên Quốc. Amen.
Jos. Vinc. Ngọc Biển
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha giải thích về bí tích rửa tội
LM. Trần Đức Anh OP
10:41 13/11/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 60 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ tư, 13-11-2013, ĐTC Phanxicô đã giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của bí tích rửa tội đối với đời sống Kitô.
Giờ khai mạc chính thức được ấn định vào lúc 10 giờ rưỡi, nhưng từ 9 giờ, Quảng trường đã có hơn 60 ngàn, và lúc 10 giờ thiếu 10, ĐTC đã vào quảng trường trên chiếc xe díp màu trắng mui trần, tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Rất nhiều người lợi dụng dịp này để trao thư cho Ngài; có những người tung khăn quàng hoặc quà tặng vào chiếc xe díp của ngài. Cũng có những người muốn đổi chiếc mũ chỏm màu trắng, nhưng ngài cầm lấy mũ ấy do tín hữu trao, đội vào đầu vài giây, rồi trao lại cho họ như kỷ vật.
Lên đến lễ đài trên thềm đền thờ, ĐTC làm dấu Thánh Giá, chính thức khai mạc buổi tiếp kiến. Các giám chức đọc một đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma bằng 5 thứ tiếng nói về phép rửa tội.
Bài giáo lý
Trong bài giáo lý tiếp đó, ĐTC quảng diễn về đề tài rút từ câu kinh Tin Kính: ”Tôi tin sự tha tội: bí tích rửa tội”. Sau khi chào thăm mọi người, ĐTC nói:
”Trong kinh Tin Kính chúng ta vẫn đọc mỗi ngày Chúa Nhật để tuyên xưng đức tin, chúng ta khẳng định: ”Tôi tin có một phép rửa để tha tội”. Đây là lần duy nhất trong kinh Tin Kính nói minh thị về một bí tích. Thực vậy, bí tích rửa tội là ”cánh cửa” dẫn vào đức tin và đời sống Kitô. Chúa Giêsu Phục Sinh đã để lại cho các Tông Đồ lệnh truyền này: 'Các con hãy đi khắp thế gian và công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu thoát” (Mc 16,15-16). Sứ mạng của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng và tha tội qua bí tích rửa tội. Nhưng chúng ta hãy trở lại lời Kinh Tin Kính. Câu nói có thể được chia làm 3 phần: “tôi tin”; ”một phép rửa”; ”để tha tội”.
1. Thứ I: ”tôi tin”. Điều này có nghĩa là gì? Đây là từ ngữ long trọng và cho thấy tầm quan trọng rất lớn của đối tượng, nghĩa là bí tích rửa tội. Thực vậy, khi tuyên xưng lời này, chúng ta khẳng định căn tính đích thực của chúng ta là con cái Thiên Chúa. Có thể nói, Bí tích rửa tội là thẻ căn cước của Kitô hữu, là giấy khai sinh của họ. Đó là giấy khai sinh của Giáo Hội. Tất cả anh chị em đều biết ngày sinh của mình. Anh chị em mừng sinh nhật, tất cả đều mừng như thế. Nhưng tôi hỏi một câu mà có lần tôi đã hỏi: ai trong anh chị em nhớ ngày mình được rửa tội là ngày nào? Xin giơ tay lên! Không nhiều lắm. Khi về nhà anh chị em hãy hỏi xem mình được rửa tội ngày nào nhé! Hãy tìm đi, vì đó là ngày sinh nhật thứ hai! Ngày anh chị em sinh ra trong Giáo Hội. Hãy tìm hiểu và cảm tạ Chúa vì Ngài mở cho chúng ta cửa vào Giáo Hội của Chúa trong ngày chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội. Chúng ta hãy tìm hiểu ngay ngày hôm nay.
Đồng thời, niềm tin của chúng ta nơi sự tha tội được gắn liền với bí tích rửa tội. Bí tích Thống Hối hay phép giải tội giống như một phép rửa tội thứ hai, luôn tham chiếu bí tích thứ nhất, để củng cố và đổi mới bí tích ấy. Theo nghĩa này, ngày chúng ta chịu phép rửa tội là khởi điểm của một con đường rất đẹp, một con đường tiến về Thiên Chúa, kéo dài trong cuộc sống, một con đường hoán cải liên tục được nâng đỡ nhờ bí tích Thống Hối. Và anh chị em hãy nghĩ điều này: khi chúng ta đi xưng tội, xưng những yếu đuối của chúng ta, tội lỗi của chúng ta, chúng ta đi xin Chúa Giêsu tha thứ, nhưng chúng ta cũng đi canh tân bí tích rửa tội nhờ sự tha thứ ấy. Cũng giống như chúng ta mừng ngày chịu phép rửa mỗi khi chúng ta đi xưng tội vậy. Như thế việc xưng tội không phải là ngồi trong một phòng tra tấn, nhưng là một đại lễ để mừng ngày chịu phép rửa tội. Bí tích giải tội dành cho những ngừơi đã chịu phép rửa tội! Bí tích ấy giữ cho chiếc áo trắng phẩm giá Kitô của chúng ta được thanh sạch.
2. Yếu tố thứ hai: ”một phép rửa duy nhất”. Thành ngữ này gợi lại lời thánh Phaolô: ”Một Chúa duy nhất, một đức tin, một phép rửa duy nhất” (Ep 4,5). Từ ”battesimo”, phép rửa tội, nghĩa đen là ”dìm mình”, và thực vậy, bí tích này là một sự dìm mình thiêng liêng thực sự trong cái chết của Chúa Kitô, từ đó ta sống lại với Ngài như những thụ tạo mới (Xc Rm 6,4). Đây là một sự tẩy rửa tái sinh và soi sáng. Tái sinh vì nó thực hiện một sự sinh ra từ nước và Thánh Linh, nếu không có sự tái sinh này, thì không ai có thể được vào Nước Trời (Xc Ga 3,5). Soi sáng vì qua phép rửa tội, con người được tràn đầy ơn thánh của Chúa Kitô, ”là ánh sáng đích thực soi chiếu mỗi người” (Ga 1,9) và xua tan bóng đêm của tội lỗi. Và vì thế trong lễ nghi chịu phép rửa, có trao cho cha mẹ một cây nến sáng, để nói lên sự soi sáng ấy. Bí tích rửa tội soi sáng chúng ta từ bên trong với ánh sáng của Chúa Giêsu. Do hồng ân ấy, người chịu phép rửa được kêu gọi trở thành ”ánh sáng” cho anh chị em mình, đặc biệt là những người còn ở trong bóng tối và không thấy tia sáng ở chân trời cuộc sống của họ.
Chúng ta hãy cố gắng tự hỏi: phép rửa tội, đối với tôi, là một sự kiến quá khứa, mà tôi không bao giờ nghĩ đến, hay là một thực tại sinh động, có liên hệ tới hiện tại của tôi, trong mọi lúc? Thỉnh thoảng tôi có nghĩ đến hồng ân tôi đã nhận lãnh, đến sự kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mình vì tôi hay không? Trong những lúc tăm tối, cả trong nội tâm, khi tôi cảm thấy gánh nặng của khó khăn và tội lỗi của tôi, tôi có nhớ rằng mình đã được chịu phép rửa hay không? Tôi có phó thác cho tình thương của Chúa Kitô Đấng đang ngự trong thẳm sâu con người của tôi hay không?
3. ”Sau cùng, tôi xin nhắc sơ qua yếu tố thứ ba: ”để tha thứ tội lỗi”. Trong bí tích rửa tội, tất cả các tội lỗi được tha thứ, tội nguyên tổ cũng như tất cả các tội lỗi cá nhân, cũng như mọi hình phạt của tội lỗi. Với phép rửa tội, cánh cửa được mở ra cho một đời sống mới thực sự, không còn bị đè nén vì gánh nặng của quá khứ tiêu cực, nhưng cảm thấy được vẻ đẹp và sự tốt lành của Nước Trời. Đây là một sự can thiệp quyền năng của lòng từ bi Chúa trong đời sống chúng ta để cứu thoát chúng ta. Nhưng sự can thiệp cứu độ này không loại bỏ sự yếu đuối trong bản tính loài người của chúng ta, tất cả chúng ta đều yếu đuối, tất cả đều là ngừơi tội lỗi, và sự can thiệp ấy không tước bỏ trách nhiệm của chúng ta phải xin tha thứ mỗi khi chúng ta lầm lẫn! Điều này thật là đẹp. Tôi không thể chịu phép rửa tội hai lần, ba lần, bốn lần, nhưng tôi có thể đi xưng tội, canh tân ơn bí tích rửa tội. Như thể chúng ta chịu bí tích rửa tội thứ hai vậy. Chúa Giêsu rất tốt lành, không bao giờ ngài mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta. Anh chị em hãy nhớ rõ điều đó. Bí tích mở cho chúng ta cánh cửa Giáo Hội. Hãy tìm ngày mình chịu phép rửa. Và cả khi cánh cửa này hơi bị khép kín vì sự yếu đuối của chúng ta, vì tội lỗi chúng ta, phép giải tội lại mở cửa đó ra, vì phép giải tội cũng giống như bí tích rửa tội thứ hai, tha thứ tất cả và soi sáng cho chúng ta để tiến bước với ánh sáng của Chúa. Chúng ta hãy vui mừng tiến bước như thế. Vì chúng ta phải vui sống với Chúa Giêsu Kitô và đó là một ân phúc của Chúa.
Chào thăm các tín hữu
Sau bài giáo lý trên đây, các giám chức và LM tại Tòa Thánh đã lần lượt tóm tắt ý chính bài huấn giáo của ĐTC, cũng như dịch những lời chào của ngài từ tiếng Ý sang các ngôn ngữ chính.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nhắc đến các tín hữu từ Pháp và Thụy Sĩ, cùng với các LM từ Cộng hòa dân chủ Congo, đồng thời ngài nhắc nhở rằng trong trọn cuộc sống của anh chị em, đừng để cho căn cước Kitô của anh chị em bị đánh cắp mất.
Khi chào các phái đoàn bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt nhắc đến các tín hữu đến từ Massa Marittima và Piombino do Đức GM Ciattini hướng dẫn về Roma hành hương nhân dịp Năm Đức Tin. Ngài cũng nói rằng: Tôi thân ái chào thăm thân nhân của các nạn nhân ở Nassiriya, được Đức TGM Giám hạt quân đội Italia, Marcianò, hương dẫn, nhân dịp tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố tại Irak. Vụ khủng bố này đã làm cho 19 hiến binh Italia bị thiệt mạng. 140 thân nhân của họ đã hiện diện tại buổi tiếp kiến.
ĐTC nói thêm rằng: ”Tôi thân ái nghĩ đến các bạn trẻ, các đôi vợ chồng mới cưới, các bệnh nhân, đặc biệt là nhóm các bệnh nhân bị những thứ bệnh hiếm ở Italia, cùng với Đức TGM Zimowski, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ các nhân viên y tế; tiếp đến là một Liên hiệp những người mù ở Vibo Valentia, với ĐGH Renzo.”
ĐTC không quên nhắc nhở rằng: ”Trong những ngày tháng 11 này, Phụng vụ kính nhớ lễ cung hiến Vương cung thánh đường thánh Gioan ở khu vực Laterano và Đền thờ thánh Phêrô và Đền thờ thánh Phaolô. Tôi cầu chúc tất cả những người đến hành hương tại Roma, có thể củng cố mối liên hệ với Thành của Các Tông Đồ và niềm vui được thuộc về Giáo Hội Công Giáo”
Giờ khai mạc chính thức được ấn định vào lúc 10 giờ rưỡi, nhưng từ 9 giờ, Quảng trường đã có hơn 60 ngàn, và lúc 10 giờ thiếu 10, ĐTC đã vào quảng trường trên chiếc xe díp màu trắng mui trần, tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Rất nhiều người lợi dụng dịp này để trao thư cho Ngài; có những người tung khăn quàng hoặc quà tặng vào chiếc xe díp của ngài. Cũng có những người muốn đổi chiếc mũ chỏm màu trắng, nhưng ngài cầm lấy mũ ấy do tín hữu trao, đội vào đầu vài giây, rồi trao lại cho họ như kỷ vật.
Lên đến lễ đài trên thềm đền thờ, ĐTC làm dấu Thánh Giá, chính thức khai mạc buổi tiếp kiến. Các giám chức đọc một đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma bằng 5 thứ tiếng nói về phép rửa tội.
Bài giáo lý
Trong bài giáo lý tiếp đó, ĐTC quảng diễn về đề tài rút từ câu kinh Tin Kính: ”Tôi tin sự tha tội: bí tích rửa tội”. Sau khi chào thăm mọi người, ĐTC nói:
”Trong kinh Tin Kính chúng ta vẫn đọc mỗi ngày Chúa Nhật để tuyên xưng đức tin, chúng ta khẳng định: ”Tôi tin có một phép rửa để tha tội”. Đây là lần duy nhất trong kinh Tin Kính nói minh thị về một bí tích. Thực vậy, bí tích rửa tội là ”cánh cửa” dẫn vào đức tin và đời sống Kitô. Chúa Giêsu Phục Sinh đã để lại cho các Tông Đồ lệnh truyền này: 'Các con hãy đi khắp thế gian và công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu thoát” (Mc 16,15-16). Sứ mạng của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng và tha tội qua bí tích rửa tội. Nhưng chúng ta hãy trở lại lời Kinh Tin Kính. Câu nói có thể được chia làm 3 phần: “tôi tin”; ”một phép rửa”; ”để tha tội”.
1. Thứ I: ”tôi tin”. Điều này có nghĩa là gì? Đây là từ ngữ long trọng và cho thấy tầm quan trọng rất lớn của đối tượng, nghĩa là bí tích rửa tội. Thực vậy, khi tuyên xưng lời này, chúng ta khẳng định căn tính đích thực của chúng ta là con cái Thiên Chúa. Có thể nói, Bí tích rửa tội là thẻ căn cước của Kitô hữu, là giấy khai sinh của họ. Đó là giấy khai sinh của Giáo Hội. Tất cả anh chị em đều biết ngày sinh của mình. Anh chị em mừng sinh nhật, tất cả đều mừng như thế. Nhưng tôi hỏi một câu mà có lần tôi đã hỏi: ai trong anh chị em nhớ ngày mình được rửa tội là ngày nào? Xin giơ tay lên! Không nhiều lắm. Khi về nhà anh chị em hãy hỏi xem mình được rửa tội ngày nào nhé! Hãy tìm đi, vì đó là ngày sinh nhật thứ hai! Ngày anh chị em sinh ra trong Giáo Hội. Hãy tìm hiểu và cảm tạ Chúa vì Ngài mở cho chúng ta cửa vào Giáo Hội của Chúa trong ngày chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội. Chúng ta hãy tìm hiểu ngay ngày hôm nay.
Đồng thời, niềm tin của chúng ta nơi sự tha tội được gắn liền với bí tích rửa tội. Bí tích Thống Hối hay phép giải tội giống như một phép rửa tội thứ hai, luôn tham chiếu bí tích thứ nhất, để củng cố và đổi mới bí tích ấy. Theo nghĩa này, ngày chúng ta chịu phép rửa tội là khởi điểm của một con đường rất đẹp, một con đường tiến về Thiên Chúa, kéo dài trong cuộc sống, một con đường hoán cải liên tục được nâng đỡ nhờ bí tích Thống Hối. Và anh chị em hãy nghĩ điều này: khi chúng ta đi xưng tội, xưng những yếu đuối của chúng ta, tội lỗi của chúng ta, chúng ta đi xin Chúa Giêsu tha thứ, nhưng chúng ta cũng đi canh tân bí tích rửa tội nhờ sự tha thứ ấy. Cũng giống như chúng ta mừng ngày chịu phép rửa mỗi khi chúng ta đi xưng tội vậy. Như thế việc xưng tội không phải là ngồi trong một phòng tra tấn, nhưng là một đại lễ để mừng ngày chịu phép rửa tội. Bí tích giải tội dành cho những ngừơi đã chịu phép rửa tội! Bí tích ấy giữ cho chiếc áo trắng phẩm giá Kitô của chúng ta được thanh sạch.
2. Yếu tố thứ hai: ”một phép rửa duy nhất”. Thành ngữ này gợi lại lời thánh Phaolô: ”Một Chúa duy nhất, một đức tin, một phép rửa duy nhất” (Ep 4,5). Từ ”battesimo”, phép rửa tội, nghĩa đen là ”dìm mình”, và thực vậy, bí tích này là một sự dìm mình thiêng liêng thực sự trong cái chết của Chúa Kitô, từ đó ta sống lại với Ngài như những thụ tạo mới (Xc Rm 6,4). Đây là một sự tẩy rửa tái sinh và soi sáng. Tái sinh vì nó thực hiện một sự sinh ra từ nước và Thánh Linh, nếu không có sự tái sinh này, thì không ai có thể được vào Nước Trời (Xc Ga 3,5). Soi sáng vì qua phép rửa tội, con người được tràn đầy ơn thánh của Chúa Kitô, ”là ánh sáng đích thực soi chiếu mỗi người” (Ga 1,9) và xua tan bóng đêm của tội lỗi. Và vì thế trong lễ nghi chịu phép rửa, có trao cho cha mẹ một cây nến sáng, để nói lên sự soi sáng ấy. Bí tích rửa tội soi sáng chúng ta từ bên trong với ánh sáng của Chúa Giêsu. Do hồng ân ấy, người chịu phép rửa được kêu gọi trở thành ”ánh sáng” cho anh chị em mình, đặc biệt là những người còn ở trong bóng tối và không thấy tia sáng ở chân trời cuộc sống của họ.
Chúng ta hãy cố gắng tự hỏi: phép rửa tội, đối với tôi, là một sự kiến quá khứa, mà tôi không bao giờ nghĩ đến, hay là một thực tại sinh động, có liên hệ tới hiện tại của tôi, trong mọi lúc? Thỉnh thoảng tôi có nghĩ đến hồng ân tôi đã nhận lãnh, đến sự kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mình vì tôi hay không? Trong những lúc tăm tối, cả trong nội tâm, khi tôi cảm thấy gánh nặng của khó khăn và tội lỗi của tôi, tôi có nhớ rằng mình đã được chịu phép rửa hay không? Tôi có phó thác cho tình thương của Chúa Kitô Đấng đang ngự trong thẳm sâu con người của tôi hay không?
3. ”Sau cùng, tôi xin nhắc sơ qua yếu tố thứ ba: ”để tha thứ tội lỗi”. Trong bí tích rửa tội, tất cả các tội lỗi được tha thứ, tội nguyên tổ cũng như tất cả các tội lỗi cá nhân, cũng như mọi hình phạt của tội lỗi. Với phép rửa tội, cánh cửa được mở ra cho một đời sống mới thực sự, không còn bị đè nén vì gánh nặng của quá khứ tiêu cực, nhưng cảm thấy được vẻ đẹp và sự tốt lành của Nước Trời. Đây là một sự can thiệp quyền năng của lòng từ bi Chúa trong đời sống chúng ta để cứu thoát chúng ta. Nhưng sự can thiệp cứu độ này không loại bỏ sự yếu đuối trong bản tính loài người của chúng ta, tất cả chúng ta đều yếu đuối, tất cả đều là ngừơi tội lỗi, và sự can thiệp ấy không tước bỏ trách nhiệm của chúng ta phải xin tha thứ mỗi khi chúng ta lầm lẫn! Điều này thật là đẹp. Tôi không thể chịu phép rửa tội hai lần, ba lần, bốn lần, nhưng tôi có thể đi xưng tội, canh tân ơn bí tích rửa tội. Như thể chúng ta chịu bí tích rửa tội thứ hai vậy. Chúa Giêsu rất tốt lành, không bao giờ ngài mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta. Anh chị em hãy nhớ rõ điều đó. Bí tích mở cho chúng ta cánh cửa Giáo Hội. Hãy tìm ngày mình chịu phép rửa. Và cả khi cánh cửa này hơi bị khép kín vì sự yếu đuối của chúng ta, vì tội lỗi chúng ta, phép giải tội lại mở cửa đó ra, vì phép giải tội cũng giống như bí tích rửa tội thứ hai, tha thứ tất cả và soi sáng cho chúng ta để tiến bước với ánh sáng của Chúa. Chúng ta hãy vui mừng tiến bước như thế. Vì chúng ta phải vui sống với Chúa Giêsu Kitô và đó là một ân phúc của Chúa.
Chào thăm các tín hữu
Sau bài giáo lý trên đây, các giám chức và LM tại Tòa Thánh đã lần lượt tóm tắt ý chính bài huấn giáo của ĐTC, cũng như dịch những lời chào của ngài từ tiếng Ý sang các ngôn ngữ chính.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nhắc đến các tín hữu từ Pháp và Thụy Sĩ, cùng với các LM từ Cộng hòa dân chủ Congo, đồng thời ngài nhắc nhở rằng trong trọn cuộc sống của anh chị em, đừng để cho căn cước Kitô của anh chị em bị đánh cắp mất.
Khi chào các phái đoàn bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt nhắc đến các tín hữu đến từ Massa Marittima và Piombino do Đức GM Ciattini hướng dẫn về Roma hành hương nhân dịp Năm Đức Tin. Ngài cũng nói rằng: Tôi thân ái chào thăm thân nhân của các nạn nhân ở Nassiriya, được Đức TGM Giám hạt quân đội Italia, Marcianò, hương dẫn, nhân dịp tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố tại Irak. Vụ khủng bố này đã làm cho 19 hiến binh Italia bị thiệt mạng. 140 thân nhân của họ đã hiện diện tại buổi tiếp kiến.
ĐTC nói thêm rằng: ”Tôi thân ái nghĩ đến các bạn trẻ, các đôi vợ chồng mới cưới, các bệnh nhân, đặc biệt là nhóm các bệnh nhân bị những thứ bệnh hiếm ở Italia, cùng với Đức TGM Zimowski, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ các nhân viên y tế; tiếp đến là một Liên hiệp những người mù ở Vibo Valentia, với ĐGH Renzo.”
ĐTC không quên nhắc nhở rằng: ”Trong những ngày tháng 11 này, Phụng vụ kính nhớ lễ cung hiến Vương cung thánh đường thánh Gioan ở khu vực Laterano và Đền thờ thánh Phêrô và Đền thờ thánh Phaolô. Tôi cầu chúc tất cả những người đến hành hương tại Roma, có thể củng cố mối liên hệ với Thành của Các Tông Đồ và niềm vui được thuộc về Giáo Hội Công Giáo”
Dồn dập hoạt động ngoại giao giữa Vatican và Moscow
Nguyễn Long Thao
11:16 13/11/2013
Dồn dập hoạt động ngoại giao giữa Vatican và Moscow.
Ngày 12 tháng 11 năm 2013, tại Tòa Thánh Vatican Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Trưởng Giáo Chủ Chính Thống Hilarion của Volkkolams. Vị này là giới chức đặc trách đại kết cao cấp của Chính Thống Giáo Nga.
Tòa Thánh không đưa ra tuyên bố chính thức nào về cuộc thảo luận giữa Đức Giáo Hoàng và Trưởng Giáo Chủ Hilarion . Nhưng giới quan sát tại Vatican cho rằng hai vị đã thảo luận đến vấn đề quan hệ giữa Vatican và Moscow và chuyến viếng thăm sắp tới của Tổng Thống Nga Vladimir Putin được dự trù vào ngày 25 tháng 11 năm 2013
Một sự kiện khác đáng chú ý và rất có ý nghiã là trong ngày Đức Giáo Hoàng nói chuyện với vị giám mục Chính thống Nga tại Vatican thì tại Moscow, Đức Hồng Y Angelo Scola của Milan gặp Đức Thượng Phụ Chính Thống Kirill của Nga. Đức Hồng Y Scola tường trình cho Đức Thượng Phụ biết về vấn đề đại kết ở mức độ "cơ sở" trong tổng giáo phận Milan của Ngài
Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Chính Thống Giáo Nga được cải thiện hơn. Tổng thống Putin kỳ vọng vào mối quan hệ được cải thiện này để ông có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican.
Hiện nay chính sách ngoại giao của chính quyền Putin đối với Vatican còn gặp trở ngại vì phải tuỳ thuộc vào thái độ của Chính Thống Giáo Nga đối với Vatican.
Nguyễn Long Thao
Ngày 12 tháng 11 năm 2013, tại Tòa Thánh Vatican Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Trưởng Giáo Chủ Chính Thống Hilarion của Volkkolams. Vị này là giới chức đặc trách đại kết cao cấp của Chính Thống Giáo Nga.
Tòa Thánh không đưa ra tuyên bố chính thức nào về cuộc thảo luận giữa Đức Giáo Hoàng và Trưởng Giáo Chủ Hilarion . Nhưng giới quan sát tại Vatican cho rằng hai vị đã thảo luận đến vấn đề quan hệ giữa Vatican và Moscow và chuyến viếng thăm sắp tới của Tổng Thống Nga Vladimir Putin được dự trù vào ngày 25 tháng 11 năm 2013
Một sự kiện khác đáng chú ý và rất có ý nghiã là trong ngày Đức Giáo Hoàng nói chuyện với vị giám mục Chính thống Nga tại Vatican thì tại Moscow, Đức Hồng Y Angelo Scola của Milan gặp Đức Thượng Phụ Chính Thống Kirill của Nga. Đức Hồng Y Scola tường trình cho Đức Thượng Phụ biết về vấn đề đại kết ở mức độ "cơ sở" trong tổng giáo phận Milan của Ngài
Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Chính Thống Giáo Nga được cải thiện hơn. Tổng thống Putin kỳ vọng vào mối quan hệ được cải thiện này để ông có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican.
Hiện nay chính sách ngoại giao của chính quyền Putin đối với Vatican còn gặp trở ngại vì phải tuỳ thuộc vào thái độ của Chính Thống Giáo Nga đối với Vatican.
Nguyễn Long Thao
Một lần nữa Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng kêu gọi cho nền hòa bình tại Syria
Bùi Hữu Thư
18:21 13/11/2013
Ngài nói những cuộc chiến đích thực phải có mục tiêu là đời sống con người, và không bao giờ nhằm cho cái chết
VATICAN, Ngày 13 tháng 11, 2013 (Zenit.org) – Sau bài giáo lý trong buổi triều kiến chung hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô lại môt lần nữa lên tiếng kêu gọi phải chấm dứt thảm trạng tại Syria. Ngài cũng đề cập đến các người dân Phi Luật Tân đang chịu đựng hậu quả của siêu cuồng phong Haiyan.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi rất đau buồn khi nghe tin có trận tấn công bằng súng cối cách đây hai ngày tại Damas khiến cho nhiều trẻ em bị thiệt mạng trên đường về nhà, từ trường học, cùng với tài xế xe buýt của nhà trường. Nhiều học sinh khác bị thương. Chúng ta hãy cầu nguyện hết tâm hồn, hết sức mạnh để cho các thảm kịch này không bao giờ xẩy ra nữa!”
Ngài tiếp: "Trong những ngày này, chúng ta hãy cầu nguyện và hiệp lực để giúp đỡ các người anh chị em chúng ta tại Phi Luật Tân bị trận cuồng phong tấn công. Đây là những trận chiến chúng ta phải đối phó. Chiến đấu cho sự sống, không bao giờ cho sự chết!”
VATICAN, Ngày 13 tháng 11, 2013 (Zenit.org) – Sau bài giáo lý trong buổi triều kiến chung hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô lại môt lần nữa lên tiếng kêu gọi phải chấm dứt thảm trạng tại Syria. Ngài cũng đề cập đến các người dân Phi Luật Tân đang chịu đựng hậu quả của siêu cuồng phong Haiyan.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi rất đau buồn khi nghe tin có trận tấn công bằng súng cối cách đây hai ngày tại Damas khiến cho nhiều trẻ em bị thiệt mạng trên đường về nhà, từ trường học, cùng với tài xế xe buýt của nhà trường. Nhiều học sinh khác bị thương. Chúng ta hãy cầu nguyện hết tâm hồn, hết sức mạnh để cho các thảm kịch này không bao giờ xẩy ra nữa!”
Ngài tiếp: "Trong những ngày này, chúng ta hãy cầu nguyện và hiệp lực để giúp đỡ các người anh chị em chúng ta tại Phi Luật Tân bị trận cuồng phong tấn công. Đây là những trận chiến chúng ta phải đối phó. Chiến đấu cho sự sống, không bao giờ cho sự chết!”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Tưởng Niệm TT Ngô Đình Diệm tại Gx St. Francis, Birmingham, Anh Quốc
TTMVCGVN Birmingham, UK
10:54 13/11/2013
Lễ Tưởng Niệm và Tri ân Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm tại Giáo Xứ St. Francis, Birmingham, Anh Quốc
Trong tâm tình 'Uống nước nhớ nguồn', ' Học hỏi và noi gương ý chí của tiền nhân', hôm thứ bảy 2/11 vừa qua một số đông đồng bào đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Tổ Chức đến Hội Trường Giáo Xứ St. Francis, Birmingham, UK, để tham dự Lễ Tưởng Niệm 50 năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vị quốc vong thân.
Buổi lễ đã diễn ra thật trang trọng với nghi thức chào quốc kỳ, mặc niệm Dân-Quân-Cán-Chính đã hy sinh vì tự do độc lập, và dâng hương trước di ảnh của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tiếp theo là 2 tiết mục hội thảo mang chủ đề “Cuộc đời và công nghiệp của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ ngày chấp chánh – khai sáng thể chế Cộng Hòa Việt Nam – xây dựng được một nước Việt Nam Cộng Hòa Thanh Bình, Dân Chủ – Tự Do – Phồn Thịnh, và Thủ Đô Sài Gòn đã một thời được cả thế giới biết đến là Hòn Ngọc Viễn Đông. Cuối cùng, Người đã tận hiến cả đời mình cho Quốc Gia và Dân Tộc”, và 'Những kẻ đã nhúng tay vào cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu'.
Nét đặc biệt của buổi tưởng niệm này là sự tham dự của những nhân chứng sống động như cựu Đại Tá Lý Trọng Song (nay là Phó Tế Vĩnh Viễn tại London) - người đã từng làm cận vệ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong thời gian 1954-1956, bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền - một nhà nghiên cứu lịch sử với nhiều công trình giá trị, và nhiều bạn trẻ mà khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát thì chưa chào đời. Nhờ những thuyết trình viên với nguồn sử liệu phong phú và cách lập luận sắc bén đã giúp cho những người lớn tuổi nhớ lại thời gian thanh bình thịnh vượng của nền Đệ Nhất Cộng Hoà, và cho các bạn trẻ hiểu được những giờ phút lịch sử đau thương nhưng anh hùng của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng những người đã hy sinh cho hạnh phúc của dân tộc.
Hình ảnh
Sau những phần hội thảo được xen kẽ bằng các tiết mục văn nghệ đặc sắc và ẩm thực ngon miệng, mọi người sốt sắng tham dự thánh lễ cầu nguyện cho cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và các linh hồn do Linh Mục Tuyên Uý Phêrô Nguyễn Tiến Đắc chủ tế.
Không kể thời gian chuẩn bị và thu dọn, với công sức của rất nhiều người, buổi Lễ Tưởng Niệm kéo dài suốt từ 1 giờ trưa đến hơn 5 giờ chiều mà một số người khi về vẫn bùi ngùi luyến tiếc vì còn muốn được nghe, xem và hiểu thêm về một thời đại đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Điều này nói lên một sự thật là dù bị phản bội hay bôi nhọ bởi những luận điệu dối trá, công lao cũng như tinh thần của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sau 50 năm, vẫn được nhiều người tri ân và sẽ luôn luôn được chính sử ghi nhận.
Trong tâm tình 'Uống nước nhớ nguồn', ' Học hỏi và noi gương ý chí của tiền nhân', hôm thứ bảy 2/11 vừa qua một số đông đồng bào đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Tổ Chức đến Hội Trường Giáo Xứ St. Francis, Birmingham, UK, để tham dự Lễ Tưởng Niệm 50 năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vị quốc vong thân.
Buổi lễ đã diễn ra thật trang trọng với nghi thức chào quốc kỳ, mặc niệm Dân-Quân-Cán-Chính đã hy sinh vì tự do độc lập, và dâng hương trước di ảnh của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tiếp theo là 2 tiết mục hội thảo mang chủ đề “Cuộc đời và công nghiệp của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ ngày chấp chánh – khai sáng thể chế Cộng Hòa Việt Nam – xây dựng được một nước Việt Nam Cộng Hòa Thanh Bình, Dân Chủ – Tự Do – Phồn Thịnh, và Thủ Đô Sài Gòn đã một thời được cả thế giới biết đến là Hòn Ngọc Viễn Đông. Cuối cùng, Người đã tận hiến cả đời mình cho Quốc Gia và Dân Tộc”, và 'Những kẻ đã nhúng tay vào cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu'.
Nét đặc biệt của buổi tưởng niệm này là sự tham dự của những nhân chứng sống động như cựu Đại Tá Lý Trọng Song (nay là Phó Tế Vĩnh Viễn tại London) - người đã từng làm cận vệ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong thời gian 1954-1956, bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền - một nhà nghiên cứu lịch sử với nhiều công trình giá trị, và nhiều bạn trẻ mà khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát thì chưa chào đời. Nhờ những thuyết trình viên với nguồn sử liệu phong phú và cách lập luận sắc bén đã giúp cho những người lớn tuổi nhớ lại thời gian thanh bình thịnh vượng của nền Đệ Nhất Cộng Hoà, và cho các bạn trẻ hiểu được những giờ phút lịch sử đau thương nhưng anh hùng của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng những người đã hy sinh cho hạnh phúc của dân tộc.
Hình ảnh
Sau những phần hội thảo được xen kẽ bằng các tiết mục văn nghệ đặc sắc và ẩm thực ngon miệng, mọi người sốt sắng tham dự thánh lễ cầu nguyện cho cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và các linh hồn do Linh Mục Tuyên Uý Phêrô Nguyễn Tiến Đắc chủ tế.
Không kể thời gian chuẩn bị và thu dọn, với công sức của rất nhiều người, buổi Lễ Tưởng Niệm kéo dài suốt từ 1 giờ trưa đến hơn 5 giờ chiều mà một số người khi về vẫn bùi ngùi luyến tiếc vì còn muốn được nghe, xem và hiểu thêm về một thời đại đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Điều này nói lên một sự thật là dù bị phản bội hay bôi nhọ bởi những luận điệu dối trá, công lao cũng như tinh thần của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sau 50 năm, vẫn được nhiều người tri ân và sẽ luôn luôn được chính sử ghi nhận.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vatican II dưới nhãn quan Yves Congar
Vũ Văn An
00:34 13/11/2013
Yves Congar là một linh mục Dòng Đa Minh, được coi như một trong các thần học gia sáng chói nhất của Công Giáo trong thế kỷ 20. Nổi tiếng vì các công trình về Giáo Hội học, ngài dựa vào các nguồn Thánh Kinh, giáo phụ và Trung Cổ để lên sức sống lại cho ngành học này. Vốn là người cổ vũ rất sớm phong trào đại kết, ngài gây ảnh hưởng lớn đối với Vatican II.
Congar sinh tại Sedan, đông bắc nước Pháp, năm 1904. Lúc lên 10, Đức xâm lăng Pháp, ngay lúc khởi đầu Thế Chiến I. Kinh nghiệm này được Congar, dù chỉ là một cậu bé, ghi lại và sau này xuất bản thành sách. Từ năm 1919 tới năm 1921, ngài học tại tiểu chủng viện Reims, sau đó, theo học tại Đại Học Công Giáo Paris trong các năm 1921-1924. Sau một năm quân dịch, ngài gia nhập Dòng Đa Minh năm 1925 và thụ phong linh mục ngày 25 tháng Bẩy, 1930. Sau đó, ngài sống và làm việc tại Saulchoir, cơ sở học tập nổi tiếng của Dòng Đa Minh tại Pháp. Thần học của Thánh Tôma Aquinô ảnh hưởng mạnh và lâu dài trên tư duy của Cha Congar. Ngài cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhà thần học Đa Minh nổi iếng lúc ấy là Marie-Dominique Chenu (1895–1990). Năm 1932, Congar bắt đầu dạy Giáo Hội học tại Saulchoir. Một loạt diễn văn sau đó tại hội nghị Hợp Nhất Kitô Giáo tại Paris đã hình thành ra tác phẩm Chrétiens désunis: principes d’un “oecuménisme” catholique (1937). Tác phẩm này khiến Rôma bắt đầu nghi ngờ ngài. Năm 1937, Congar thành lập Unam Sanctam, một bộ sách nhằm làm sống lại các chủ đề bị lãng quên trong Giáo Hội học Công Giáo. Bộ này xuất bản hơn 77 cuốn. Ngoài ra, ngài còn viết rất nhiều bài cho các tạp chí, cả bác học lẫn bình dân, con số bài lên tới 1,800...
Nghi ngờ của Rôma đối với ngài mỗi ngày một tăng. Từ năm 1947 tới năm 1956, các trước tác của ngài thường bị kiểm duyệt. Năm 1954, ngài bị cấm không được giảng dạy và buộc phải rời Pháp, vì một bài báo bênh vực các linh mục thợ thuyền. Trước nhất, ngài được chỉ định tới Trường Thánh Kinh tại Giêrusalem, sau đó, được triệu về Rôma, rồi qua các cơ sở Đa Minh tại Cambridge, Anh... Dù thế, ngài vẫn tiếp tục viết và cho xuất bản nhiều tác phẩm gây ảnh hưởng thời hậu chiến, trong đó có các cuốn Vraie et fausse réforme dans l’église (1950; Canh Tân Chân Thực Và Canh Tân Sai Lạc trong Giáo), Jalons pour une théologie laïcat (1953; Giáo Dân Trong Giáo Hội), La Tradition et les traditions (1960–63; Truyền Thống và Các Truyền Thống), Neuf cent ans après: notes sur le “Schisme oriental” (1954; Sau Chín Trăm Năm: Hậu Cảnh Của Cuộc Ly Giáo Giữa Các Giáo Hội Đông và Tây), và Esquisses du mystère de l’église (1941; Mầu Nhiệm Giáo Hội).
Năm 1960, cuộc lưu đày của Cha Congar chấm dứt khi Đức Gioan XXIII mời ngài phục vụ tại ủy ban thần học của Công Đồng Vatican II. Ngài là thành viên của nhiều ủy ban khác nhau nhằm soạn thảo các văn kiện của Công Đồng và kinh nghiệm này được ngài ghi lại chi tiết trong một nhật ký. Nhật ký này viết về khoảng thời gian từ giữa năm 1960 tới tháng Mười Hai năm 1965. Ngài quyết định chỉ cho công bố cuốn nhật ký này vào năm 2000. Quả thế, cuốn Journal d’un theologien 1946–1956 bằng tiếng Pháp đã được xuất bản năm 2002; bản dịch tiếng Anh My Journal of the Council được xuất bản năm 2012.
Sau Công Đồng, ngài vẫn tiếp tục trước tác, nhưng tập chú vào Chúa Thánh Thần nhiều hơn. Ngài cũng là thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế từ 1969 tới 1985. Tháng Mười Một năm 1994, ngài được Đức Gioan Phaolô II thăng Hồng Y và chưa đầy một năm sau, ngài qua đời ngày 22 tháng Sáu, 1995.
Tại Vatican II
Theo Joseph A. Komonchak, người cổ vũ ấn bản tiếng Anh cuốn nhật ký nói trên, khi xem sét các dự thảo văn kiện của Công Đồng, cha Congar nhận xét rằng chúng thích hợp với thế giới của Vatican I, chứ không phải thế giới của Vatican II. Ngài bèn đệ trình một bản phê bình dài 16 trang và đưa ra một số đề nghị liên quan tới nghị trình của Công Đồng. Tuy nhiên, trong hai năm chuẩn bị Công Đồng, các cố gắng của ngài ít có hiệu quả. Xem ra, các văn kiện dự thảo nhằm liệt kê và lên án các sai lầm của thế giới hiện đại nhiều hơn; và nếu có đề cập tới đại kết, thì đại kết ấy phải theo chiều hướng trở về với Giáo Hội Mẹ.
Rất may, Đức Gioan XXIII đã xoay chuyển tình thế với một viễn kiến sâu rộng hơn về Giáo Hội. Ngài đã ghi đại kết vào danh sách các mục tiêu của Vatican II. Ba mươi bẩy đại biểu các hiệp thông khác của Kitô Giáo đã tới Rôma làm quan sát viên trong ngày khai mạc 11 tháng Mười, 1962. Cha Congar ghi lại “Nước mắt tôi dàn dụa khi gặp các quan sát viên lần đầu tiên, ngay tại đây!”.
Đã đành diễn văn khai mạc của Đức Gioan XXIII không làm hài lòng mọi quan sát viên vì nó không nói điều gì đáng kể trên bình diện thần học hay lịch sử. “Nhưng điều đó không quan trọng. (Điều quan trọng là) Ngài là một Kitô hữu thân thiện, rất đơn giản. Dù sao, thì sự kiện vĩ đại vẫn là đã có bài diễn văn, đã có các quan sát viên, Đức Giáo Hoàng đã tiếp đón họ, đã có công đồng. Những sự kiện ấy có trọng lượng riêng của chúng, và thế là đủ rồi. Ai tin được rằng tất cả những vụ việc này lại xẩy ra lúc tôi chưa 60 tuổi?”
Cùng với đà diễn tiến của khóa một (11/10/1962 – ơ/12/1962), sự hiện diện của các quan sát viên đã trở nên một trong các yếu tố chính của trải nghiệm công đồng. Họ chứng kiến các cuộc tranh luận đem lại hứa hẹn cho đối thoại tương lai. Như lời một quan sát viên: “Giáo Hội Công Giáo đang giặt đồ dơ trước mặt các nhân chứng”. Cha Congar nhìn nhận “Sẽ còn cần nhiều thế hệ nữa mới nuôi dưỡng được hạt giống hiểu biết đã được gieo một cách lạ lùng. Đối thoại đại kết chỉ mới bắt đầu”.
Tuy nhiên, ai cũng phải nhìn nhận sự khởi đầu đầy kỳ diệu này: phép lạ Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, việc tham dự của các quan sát viên, và dấn thân đại kết nơi đại đa số các giám mục. Cha Congar cho rằng “Giáo Hội Công Giáo trở về với đại kết trong tích tắc, quả là việc phi thường”
Rồi khoá hai diễn ra (29 tháng 9 tới 4 tháng 12, 1963). Công đồng bắt đầu thảo luận sơ đồ về đại kết. Cha Congar ghi trong nhật ký: “một ngày lịch sử, một thời điểm hồng ân”. Ngài cùng ngồi với các quan sát viên trong Thánh Lễ khai mạc “để hiệp thông cầu nguyện với họ. Họ cảm nhận được điều đó. Quả là giây phút tuyệt vời đối với tôi”. Một tuần lễ sau, ngài được tin xé ruột: thân mẫu qua đời. Ngài nhìn biến cố này bằng con mắt thật huyền nhiệm “nếu một lịch sử huyền nhiệm về công đồng được viết ra, thì mẹ tôi sẽ có phần lớn lao trong đó. Suốt trong những năm đau đớn, mẹ không bao giờ ngừng cầu nguyện cho công đồng, cho việc làm của tôi. Công đồng đã diễn tiến nhờ việc dâng hiến của nhiều lời cầu nguyện và đau đớn. Nhưng ai biết được, ai là người viết lên lịch sử này?... Sức khỏe đang xuống dốc của tôi, sự cạn kiệt toàn diện đang đồng hành với tôi trong hai tháng qua, há những điều này không đang góp phần vào lịch sử vô hình và huyền niệm của công đồng đó sao? Tôi tin mạnh mẽ vào lời lẽ Tin Mừng: ‘Ai mất sẽ được’. Tôi tin mạnh mẽ vào lời Thánh Phaolô: ‘khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh’”.
Rồi khóa ba (14 tháng 9 tớí tháng 11, 1964) được chứng kiến hai trong số các văn kiện rất thân thiết với Cha Congar tiến tới chỗ gần được chấp thuận. Nhưng một vài biến cố vào những ngày chót đã đe dọa tiến trình và thành tựu của đại kết. Trong sự lo lắng của các quan sát viên và của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo, Cha Congar ghi nhận “một tâm tư sâu sắc đối với một số phận có tính cộng đồng nào đó. Há đại kết đã không khởi đầu khi ta ý thức được rằng ta đang có một điều gì đó cần làm, và do đó, một điều gì để được hay mất, với nhau đó ư?”. Ngài trách mình chưa cầu nguyện đủ: “Tôi không tiến hành cuộc chiến đủ trên bình diện tâm linh”.
Cha Congar chưa bao giờ ưa thích những điều “hoành tráng” trong các lễ nghi Rôma và tìm đủ cách để xa tránh chúng; nhưng ngài đã tham dự lễ công bố Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội và Sắc Lệnh về Đại Kết. Do “những nguyên cớ mầu nhiệm”, ngài tới Nhà Thờ Thánh Phêrô hôm đó “để dự phần vào ơn thánh và dự phần vào biến cố công đồng ở giây phút quyết định nhất của nó... Tôi muốn được dự phần vào chóp đỉnh sau khi đã dự phần vào đáy vực, được chia sẻ vinh quang, sau khi đã chia sẻ mồ hôi và nước mắt”.
Công đồng kết thúc với khóa bốn (14 tháng 9 tới 8 tháng 12, 1965). Gần ngày kết thúc, Cha Congar dự buổi phụng vụ đại kết chưa từng có về Lời Chúa tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành. Một người Thệ Phản, một người Công Giáo và một người Chính Thống thay phiên nhau đọc Sách Thánh; Đức Phaolô VI hướng dẫn lời cầu nguyện chung. Ngài nói với các quan sát viên rằng công đồng học hỏi được nhiều từ họ, hưởng nhiều ơn ích từ sự hiện diện của họ, cả trong việc soạn thảo các bản văn nữa. Ngài nói: “Chúng ta tới đây để biết nhau nhiều hơn một chút. Chúng ta đã bắt đầu yêu thương nhau trở lại”.
Rời buổi lễ, cha Congar đến qùy trước mộ Thánh Phaolô. Ngài ghi lại: “Tôi thưa với ngài. Tôi nói với ngài về Luther, người từng muốn tái khẳng định ‘Tin Mừng’ mà Thánh Nhân từng chiến đấu cho. Tôi xin ngài, tôi gần như nói với ngài rằng ngài có nghĩa vụ... phải can thiệp vào giai đoạn mới này, phải hướng dẫn Đức Giáo Hoàng và mọi người chúng tôi”.
Ba ngày sau lại có một nghi lễ đáng nhớ nữa. Ngày 7 tháng 12, có buổi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ Constantinople, Athenagoras I, cùng tuyên bố hủy bỏ các án tuyệt thông lẫn nhau từng phân rẽ Đông Tây trong thế kỷ 11. Cha Congar ghi lại “Sau 9 trăm năm! Tôi cảm nhận được giây phút lịch sử... Quả là một lật ngược lịch sử đáng ghi! Bản văn được đọc lên hồi 10 giờ 20; niên biểu 1054 bắt đầu mờ đi trên màn ảnh!”
Cùng ngày đó, một số văn kiện có sự cộng tác của cha Congar được chấp thuận với đa số phiếu áp đảo. Lúc rời Nhà Thờ Thánh Phêrô, một số giám mục tới khen ngợi và cám ơn ngài. Ngày đó, ngài ghi lại như sau: “Nhìn sự việc một cách khách quan, tôi quả đã làm khá nhiều trong việc chuẩn bị công đồng, trong việc đưa ra và quảng bá các ý tưởng được công đồng thánh hiến. Ngay tại công đồng, tôi cũng đã làm khá nhiều việc... tôi đã trồi lên từ một thời kỳ lâu dài bị nghi ngờ và đầy khó khăn”.
Ngài liệt kê một số các đoạn do ngài chịu trách nhiệm phần lớn; chúng là các đoạn trong các hiến chế tín lý về Giáo Hội và mạc khải; trong hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay; trong các sắc lệnh về đại kết, về truyền giáo, và về thừa tác vụ và đời sống linh mục; trong các tuyên ngôn về tự do tôn giáo và các tôn giáo ngoài Kitô Giáo. “Đến nỗi, buổi sáng nay, điều được đọc lên phần lớn do tôi viết ra”. Nhưng ngay lập tức, ngài trích dẫn lời trong Tin Mừng: “Servi inutiles sumus. Chúng con chỉ là đầy tớ vô dụng”. Ngài có ý nhắc tới lời kết thúc một trong các dụ ngôn của Chúa Giêsu “Khi đã làm xong mọi điều được truyền cho các con, các con hãy nói: ‘chúng tôi là những đầy tớ vô dụng’ vì đã chỉ làm điều vốn là nhiệm vụ chúng tôi phải làm”.
Cảm nhận trên quả đã tóm lược được linh đạo của Cha Congar. Ngài viết: “Tôi đã sống trọn đời tôi theo đường lối và tinh thần của Thánh Gioan Tẩy Giả, người bạn của Chú Rể. Tôi luôn luôn nghĩ rằng ta không bao giờ nên chộp giựt bất cứ điều gì, nhưng nên vui với những gì mình đã cho đi. Đối với mọi người, đó là ‘logike latrei’, sự hy sinh thiêng liêng của họ, cách nên thánh của họ. Bởi thế, tôi đã sử dụng những gì tôi được ban cho; tôi luôn cố gắng làm tốt điều tôi được yêu cầu làm”. Khi một số giám mục cho ngài hay tin đồn ngài có thể được phong Hồng Y, ngài viết: “tôi không bao giờ tìm kiếm bất cứ điều gì khác hơn là đặt tôi bất cứ nơi nào Chúa muốn tôi phục vụ Người”. Và ngài nhận làm của riêng khẩu hiệu của Đức Gioan XXIII: “vâng lời và bằng an”.
Về các đóng góp đối với Vatican II, ngài cho biết “Thiên Chúa đã làm tôi nên trọn. Người đã ban cho tôi dư thừa phúc lộc, vô cùng nhiều hơn những công phúc thực sự tôi không có”.
Các đồng minh của Congar
Trong nhật ký của mình, cha Congar thành thực ghi nhận ai là đồng minh ai là thù địch của ngài tại Vatican II. Người bị ngài chỉ trích hơn cả là Đức TGM Pericle Felice và Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani, những vị bị coi là đại diện phe bảo thủ, kinh viện tại công đồng lúc đó. Trái lại những người được ngài coi là đồng minh gồm các nghị phụ HY Frings của Cologne và TGM Wojtyla của Krakow, và các chuyên viên Karl Rahner, Edward Schillebeeckx, Henri de Lubac, Hans Kung, và nhà thần học trẻ người Đức có tên Joseph Ratzinger.
Ai cũng biết điều gì đã xẩy ra sau này với phần lớn những đồng minh vừa nêu tên trên đây. TGM Wojtyla sau này là Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người sẽ cử thần học gia Ratzinger làm bộ trưởng tin lý, và vị bộ trưởng này sau đó đã lên ngôi giáo hoàng với danh hiệu Bênêđíctô XVI. Ngoài ra, Đức Gioan Phaolô còn thăng de Lubac và Congar lên hàng Hồng Y, trái lại đã chủ trì cuộc điều tra đối với Kung và Schillebeeckx.
Tại sao lại có hiện tượng ấy ở thời hậu công đồng? Linh mục Robert Barron, sáng lập viên thừa tác vụ Word on Fire, và là giám đốc Chủng Viện Mundelein gần Chicago, thì cho rằng một trong những cách hiểu được hiện tượng trên là nhìn vào những ngày đầu của tạp chí thần học “Communio”. Ai cũng biết: sau công đồng, nhóm “cấp tiến” đã lập ra một tạp chí quốc tế tên là “Concilium”, với mục đích vĩnh viễn hóa tinh thần của Vatican từng tạo ra một thay đổi tích cực trong Giáo Hội. Ban Biên Tập gồm có Rahner, Kung, Schillebeeckx, de Lubac, Congar, Hans Urs von Balthasar, Ratzinger và một số người khác.Nhưng chỉ ít năm sau, ba người chủ chốt là Balthasar, de Lubac, và Ratzinger quyết định tách ra để thành lập một tạp chí riêng, chính là “Communio”. Họ nêu ra nhiều lý do. Thứ nhất, ban biên tập của “Concilium” tự nhận mình hành xử như là huấn quyền thứ hai, hay thẩm quyền giáo huấn chính thức, song song với các giám mục. Các thần học gia chắc chắn đóng vai trò chủ yếu trong việc hiểu và khai triển học lý, nhưng họ không thể thay thế trách nhiệm của các giám mục trong việc gìn giữ và giảng dạy đức tin tông truyền. Thứ hai, ban biên tập “Concilium” muốn phát động một Vatican III khi mực trên các văn kiện của Vatican II chưa khô. Nghĩa là họ muốn lái đà cấp tiến của Vatican II hướng về các cải cách triệt để như truyền chức cho phụ nữ, dẹp bỏ luật độc thân của giáo sĩ, triệt để thay đổi đạo đức học giới tính v.v... không hề được các văn kiện của Vatican II cho phép. Thứ ba, và là điều có ý nghĩa hơn cả, Balthasar, Ratzinger, và de Lubac tố cáo ban biên tập “Concilium” có ý định vĩnh viễn hóa điều họ gọi là tinh thần công đồng. Ba vị này cho rằng công đồng đôi khi cần thiết cho sinh hoạt Giáo Hội, nhưng cũng khá nguy hiểm, vì nó biểu tượng cho những thời điểm Giáo Hội tự nghi vấn và phải dừng lại để quyết định một vấn đề hay một tranh cãi chủ yếu nào đó. Nixêa và Canxêđoan chẳng hạn là để giải quyết cuộc khủng hoảng về Kitô học. Trent, chẳng hạn, là để chống lại các thách thức của Thệ Phản. Công đồng là điều tốt và cần thiết, nhưng Giáo Hội cũng hân hoan rời bỏ nó để trở về với công việc chủ yếu của mình. Vĩnh viễn hóa tinh thần công đồng là gần như muốn giữ Giáo Hội trong trạng thái ngưng đọng và bất định mãi mãi.
Điều đáng nói ở đây là trong một buổi yết kiến, Đức Phaolô VI có hỏi Cha Congar về dự án “Concilium” và cho cha hay: ban biên tập của nó nên có hai hay ba thần học gia của Rôma, không hẳn để canh chừng hay kiểm duyệt, mà chỉ để giữ liên lạc với các giới ở Rôma. Sự lo lắng của Đức Phaolô VI quả có tính tiên tri, căn cứ vào các biến cố sau đó. Theo Dominique Congar, cháu Cha Congar, tên của cha cũng cùng danh sách phong Hồng Y với hai cha de Lubac và Jean Daniélou; nhưng trong khi hai vị sau được phong thực sự, thì Congar mãi tới năm 1994 mới được phong, chỉ vì ngài không rút chữ ký ra khỏi ban biên tập của tạp chí “Concilium”. Xem như thế, con người của cha Congar không hẳn đơn giản như người ta nghĩ.
Congar sinh tại Sedan, đông bắc nước Pháp, năm 1904. Lúc lên 10, Đức xâm lăng Pháp, ngay lúc khởi đầu Thế Chiến I. Kinh nghiệm này được Congar, dù chỉ là một cậu bé, ghi lại và sau này xuất bản thành sách. Từ năm 1919 tới năm 1921, ngài học tại tiểu chủng viện Reims, sau đó, theo học tại Đại Học Công Giáo Paris trong các năm 1921-1924. Sau một năm quân dịch, ngài gia nhập Dòng Đa Minh năm 1925 và thụ phong linh mục ngày 25 tháng Bẩy, 1930. Sau đó, ngài sống và làm việc tại Saulchoir, cơ sở học tập nổi tiếng của Dòng Đa Minh tại Pháp. Thần học của Thánh Tôma Aquinô ảnh hưởng mạnh và lâu dài trên tư duy của Cha Congar. Ngài cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhà thần học Đa Minh nổi iếng lúc ấy là Marie-Dominique Chenu (1895–1990). Năm 1932, Congar bắt đầu dạy Giáo Hội học tại Saulchoir. Một loạt diễn văn sau đó tại hội nghị Hợp Nhất Kitô Giáo tại Paris đã hình thành ra tác phẩm Chrétiens désunis: principes d’un “oecuménisme” catholique (1937). Tác phẩm này khiến Rôma bắt đầu nghi ngờ ngài. Năm 1937, Congar thành lập Unam Sanctam, một bộ sách nhằm làm sống lại các chủ đề bị lãng quên trong Giáo Hội học Công Giáo. Bộ này xuất bản hơn 77 cuốn. Ngoài ra, ngài còn viết rất nhiều bài cho các tạp chí, cả bác học lẫn bình dân, con số bài lên tới 1,800...
Nghi ngờ của Rôma đối với ngài mỗi ngày một tăng. Từ năm 1947 tới năm 1956, các trước tác của ngài thường bị kiểm duyệt. Năm 1954, ngài bị cấm không được giảng dạy và buộc phải rời Pháp, vì một bài báo bênh vực các linh mục thợ thuyền. Trước nhất, ngài được chỉ định tới Trường Thánh Kinh tại Giêrusalem, sau đó, được triệu về Rôma, rồi qua các cơ sở Đa Minh tại Cambridge, Anh... Dù thế, ngài vẫn tiếp tục viết và cho xuất bản nhiều tác phẩm gây ảnh hưởng thời hậu chiến, trong đó có các cuốn Vraie et fausse réforme dans l’église (1950; Canh Tân Chân Thực Và Canh Tân Sai Lạc trong Giáo), Jalons pour une théologie laïcat (1953; Giáo Dân Trong Giáo Hội), La Tradition et les traditions (1960–63; Truyền Thống và Các Truyền Thống), Neuf cent ans après: notes sur le “Schisme oriental” (1954; Sau Chín Trăm Năm: Hậu Cảnh Của Cuộc Ly Giáo Giữa Các Giáo Hội Đông và Tây), và Esquisses du mystère de l’église (1941; Mầu Nhiệm Giáo Hội).
Năm 1960, cuộc lưu đày của Cha Congar chấm dứt khi Đức Gioan XXIII mời ngài phục vụ tại ủy ban thần học của Công Đồng Vatican II. Ngài là thành viên của nhiều ủy ban khác nhau nhằm soạn thảo các văn kiện của Công Đồng và kinh nghiệm này được ngài ghi lại chi tiết trong một nhật ký. Nhật ký này viết về khoảng thời gian từ giữa năm 1960 tới tháng Mười Hai năm 1965. Ngài quyết định chỉ cho công bố cuốn nhật ký này vào năm 2000. Quả thế, cuốn Journal d’un theologien 1946–1956 bằng tiếng Pháp đã được xuất bản năm 2002; bản dịch tiếng Anh My Journal of the Council được xuất bản năm 2012.
Sau Công Đồng, ngài vẫn tiếp tục trước tác, nhưng tập chú vào Chúa Thánh Thần nhiều hơn. Ngài cũng là thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế từ 1969 tới 1985. Tháng Mười Một năm 1994, ngài được Đức Gioan Phaolô II thăng Hồng Y và chưa đầy một năm sau, ngài qua đời ngày 22 tháng Sáu, 1995.
Tại Vatican II
Theo Joseph A. Komonchak, người cổ vũ ấn bản tiếng Anh cuốn nhật ký nói trên, khi xem sét các dự thảo văn kiện của Công Đồng, cha Congar nhận xét rằng chúng thích hợp với thế giới của Vatican I, chứ không phải thế giới của Vatican II. Ngài bèn đệ trình một bản phê bình dài 16 trang và đưa ra một số đề nghị liên quan tới nghị trình của Công Đồng. Tuy nhiên, trong hai năm chuẩn bị Công Đồng, các cố gắng của ngài ít có hiệu quả. Xem ra, các văn kiện dự thảo nhằm liệt kê và lên án các sai lầm của thế giới hiện đại nhiều hơn; và nếu có đề cập tới đại kết, thì đại kết ấy phải theo chiều hướng trở về với Giáo Hội Mẹ.
Rất may, Đức Gioan XXIII đã xoay chuyển tình thế với một viễn kiến sâu rộng hơn về Giáo Hội. Ngài đã ghi đại kết vào danh sách các mục tiêu của Vatican II. Ba mươi bẩy đại biểu các hiệp thông khác của Kitô Giáo đã tới Rôma làm quan sát viên trong ngày khai mạc 11 tháng Mười, 1962. Cha Congar ghi lại “Nước mắt tôi dàn dụa khi gặp các quan sát viên lần đầu tiên, ngay tại đây!”.
Đã đành diễn văn khai mạc của Đức Gioan XXIII không làm hài lòng mọi quan sát viên vì nó không nói điều gì đáng kể trên bình diện thần học hay lịch sử. “Nhưng điều đó không quan trọng. (Điều quan trọng là) Ngài là một Kitô hữu thân thiện, rất đơn giản. Dù sao, thì sự kiện vĩ đại vẫn là đã có bài diễn văn, đã có các quan sát viên, Đức Giáo Hoàng đã tiếp đón họ, đã có công đồng. Những sự kiện ấy có trọng lượng riêng của chúng, và thế là đủ rồi. Ai tin được rằng tất cả những vụ việc này lại xẩy ra lúc tôi chưa 60 tuổi?”
Cùng với đà diễn tiến của khóa một (11/10/1962 – ơ/12/1962), sự hiện diện của các quan sát viên đã trở nên một trong các yếu tố chính của trải nghiệm công đồng. Họ chứng kiến các cuộc tranh luận đem lại hứa hẹn cho đối thoại tương lai. Như lời một quan sát viên: “Giáo Hội Công Giáo đang giặt đồ dơ trước mặt các nhân chứng”. Cha Congar nhìn nhận “Sẽ còn cần nhiều thế hệ nữa mới nuôi dưỡng được hạt giống hiểu biết đã được gieo một cách lạ lùng. Đối thoại đại kết chỉ mới bắt đầu”.
Tuy nhiên, ai cũng phải nhìn nhận sự khởi đầu đầy kỳ diệu này: phép lạ Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, việc tham dự của các quan sát viên, và dấn thân đại kết nơi đại đa số các giám mục. Cha Congar cho rằng “Giáo Hội Công Giáo trở về với đại kết trong tích tắc, quả là việc phi thường”
Rồi khoá hai diễn ra (29 tháng 9 tới 4 tháng 12, 1963). Công đồng bắt đầu thảo luận sơ đồ về đại kết. Cha Congar ghi trong nhật ký: “một ngày lịch sử, một thời điểm hồng ân”. Ngài cùng ngồi với các quan sát viên trong Thánh Lễ khai mạc “để hiệp thông cầu nguyện với họ. Họ cảm nhận được điều đó. Quả là giây phút tuyệt vời đối với tôi”. Một tuần lễ sau, ngài được tin xé ruột: thân mẫu qua đời. Ngài nhìn biến cố này bằng con mắt thật huyền nhiệm “nếu một lịch sử huyền nhiệm về công đồng được viết ra, thì mẹ tôi sẽ có phần lớn lao trong đó. Suốt trong những năm đau đớn, mẹ không bao giờ ngừng cầu nguyện cho công đồng, cho việc làm của tôi. Công đồng đã diễn tiến nhờ việc dâng hiến của nhiều lời cầu nguyện và đau đớn. Nhưng ai biết được, ai là người viết lên lịch sử này?... Sức khỏe đang xuống dốc của tôi, sự cạn kiệt toàn diện đang đồng hành với tôi trong hai tháng qua, há những điều này không đang góp phần vào lịch sử vô hình và huyền niệm của công đồng đó sao? Tôi tin mạnh mẽ vào lời lẽ Tin Mừng: ‘Ai mất sẽ được’. Tôi tin mạnh mẽ vào lời Thánh Phaolô: ‘khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh’”.
Rồi khóa ba (14 tháng 9 tớí tháng 11, 1964) được chứng kiến hai trong số các văn kiện rất thân thiết với Cha Congar tiến tới chỗ gần được chấp thuận. Nhưng một vài biến cố vào những ngày chót đã đe dọa tiến trình và thành tựu của đại kết. Trong sự lo lắng của các quan sát viên và của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo, Cha Congar ghi nhận “một tâm tư sâu sắc đối với một số phận có tính cộng đồng nào đó. Há đại kết đã không khởi đầu khi ta ý thức được rằng ta đang có một điều gì đó cần làm, và do đó, một điều gì để được hay mất, với nhau đó ư?”. Ngài trách mình chưa cầu nguyện đủ: “Tôi không tiến hành cuộc chiến đủ trên bình diện tâm linh”.
Cha Congar chưa bao giờ ưa thích những điều “hoành tráng” trong các lễ nghi Rôma và tìm đủ cách để xa tránh chúng; nhưng ngài đã tham dự lễ công bố Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội và Sắc Lệnh về Đại Kết. Do “những nguyên cớ mầu nhiệm”, ngài tới Nhà Thờ Thánh Phêrô hôm đó “để dự phần vào ơn thánh và dự phần vào biến cố công đồng ở giây phút quyết định nhất của nó... Tôi muốn được dự phần vào chóp đỉnh sau khi đã dự phần vào đáy vực, được chia sẻ vinh quang, sau khi đã chia sẻ mồ hôi và nước mắt”.
Công đồng kết thúc với khóa bốn (14 tháng 9 tới 8 tháng 12, 1965). Gần ngày kết thúc, Cha Congar dự buổi phụng vụ đại kết chưa từng có về Lời Chúa tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành. Một người Thệ Phản, một người Công Giáo và một người Chính Thống thay phiên nhau đọc Sách Thánh; Đức Phaolô VI hướng dẫn lời cầu nguyện chung. Ngài nói với các quan sát viên rằng công đồng học hỏi được nhiều từ họ, hưởng nhiều ơn ích từ sự hiện diện của họ, cả trong việc soạn thảo các bản văn nữa. Ngài nói: “Chúng ta tới đây để biết nhau nhiều hơn một chút. Chúng ta đã bắt đầu yêu thương nhau trở lại”.
Rời buổi lễ, cha Congar đến qùy trước mộ Thánh Phaolô. Ngài ghi lại: “Tôi thưa với ngài. Tôi nói với ngài về Luther, người từng muốn tái khẳng định ‘Tin Mừng’ mà Thánh Nhân từng chiến đấu cho. Tôi xin ngài, tôi gần như nói với ngài rằng ngài có nghĩa vụ... phải can thiệp vào giai đoạn mới này, phải hướng dẫn Đức Giáo Hoàng và mọi người chúng tôi”.
Ba ngày sau lại có một nghi lễ đáng nhớ nữa. Ngày 7 tháng 12, có buổi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ Constantinople, Athenagoras I, cùng tuyên bố hủy bỏ các án tuyệt thông lẫn nhau từng phân rẽ Đông Tây trong thế kỷ 11. Cha Congar ghi lại “Sau 9 trăm năm! Tôi cảm nhận được giây phút lịch sử... Quả là một lật ngược lịch sử đáng ghi! Bản văn được đọc lên hồi 10 giờ 20; niên biểu 1054 bắt đầu mờ đi trên màn ảnh!”
Cùng ngày đó, một số văn kiện có sự cộng tác của cha Congar được chấp thuận với đa số phiếu áp đảo. Lúc rời Nhà Thờ Thánh Phêrô, một số giám mục tới khen ngợi và cám ơn ngài. Ngày đó, ngài ghi lại như sau: “Nhìn sự việc một cách khách quan, tôi quả đã làm khá nhiều trong việc chuẩn bị công đồng, trong việc đưa ra và quảng bá các ý tưởng được công đồng thánh hiến. Ngay tại công đồng, tôi cũng đã làm khá nhiều việc... tôi đã trồi lên từ một thời kỳ lâu dài bị nghi ngờ và đầy khó khăn”.
Ngài liệt kê một số các đoạn do ngài chịu trách nhiệm phần lớn; chúng là các đoạn trong các hiến chế tín lý về Giáo Hội và mạc khải; trong hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay; trong các sắc lệnh về đại kết, về truyền giáo, và về thừa tác vụ và đời sống linh mục; trong các tuyên ngôn về tự do tôn giáo và các tôn giáo ngoài Kitô Giáo. “Đến nỗi, buổi sáng nay, điều được đọc lên phần lớn do tôi viết ra”. Nhưng ngay lập tức, ngài trích dẫn lời trong Tin Mừng: “Servi inutiles sumus. Chúng con chỉ là đầy tớ vô dụng”. Ngài có ý nhắc tới lời kết thúc một trong các dụ ngôn của Chúa Giêsu “Khi đã làm xong mọi điều được truyền cho các con, các con hãy nói: ‘chúng tôi là những đầy tớ vô dụng’ vì đã chỉ làm điều vốn là nhiệm vụ chúng tôi phải làm”.
Cảm nhận trên quả đã tóm lược được linh đạo của Cha Congar. Ngài viết: “Tôi đã sống trọn đời tôi theo đường lối và tinh thần của Thánh Gioan Tẩy Giả, người bạn của Chú Rể. Tôi luôn luôn nghĩ rằng ta không bao giờ nên chộp giựt bất cứ điều gì, nhưng nên vui với những gì mình đã cho đi. Đối với mọi người, đó là ‘logike latrei’, sự hy sinh thiêng liêng của họ, cách nên thánh của họ. Bởi thế, tôi đã sử dụng những gì tôi được ban cho; tôi luôn cố gắng làm tốt điều tôi được yêu cầu làm”. Khi một số giám mục cho ngài hay tin đồn ngài có thể được phong Hồng Y, ngài viết: “tôi không bao giờ tìm kiếm bất cứ điều gì khác hơn là đặt tôi bất cứ nơi nào Chúa muốn tôi phục vụ Người”. Và ngài nhận làm của riêng khẩu hiệu của Đức Gioan XXIII: “vâng lời và bằng an”.
Về các đóng góp đối với Vatican II, ngài cho biết “Thiên Chúa đã làm tôi nên trọn. Người đã ban cho tôi dư thừa phúc lộc, vô cùng nhiều hơn những công phúc thực sự tôi không có”.
Các đồng minh của Congar
Trong nhật ký của mình, cha Congar thành thực ghi nhận ai là đồng minh ai là thù địch của ngài tại Vatican II. Người bị ngài chỉ trích hơn cả là Đức TGM Pericle Felice và Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani, những vị bị coi là đại diện phe bảo thủ, kinh viện tại công đồng lúc đó. Trái lại những người được ngài coi là đồng minh gồm các nghị phụ HY Frings của Cologne và TGM Wojtyla của Krakow, và các chuyên viên Karl Rahner, Edward Schillebeeckx, Henri de Lubac, Hans Kung, và nhà thần học trẻ người Đức có tên Joseph Ratzinger.
Ai cũng biết điều gì đã xẩy ra sau này với phần lớn những đồng minh vừa nêu tên trên đây. TGM Wojtyla sau này là Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người sẽ cử thần học gia Ratzinger làm bộ trưởng tin lý, và vị bộ trưởng này sau đó đã lên ngôi giáo hoàng với danh hiệu Bênêđíctô XVI. Ngoài ra, Đức Gioan Phaolô còn thăng de Lubac và Congar lên hàng Hồng Y, trái lại đã chủ trì cuộc điều tra đối với Kung và Schillebeeckx.
Tại sao lại có hiện tượng ấy ở thời hậu công đồng? Linh mục Robert Barron, sáng lập viên thừa tác vụ Word on Fire, và là giám đốc Chủng Viện Mundelein gần Chicago, thì cho rằng một trong những cách hiểu được hiện tượng trên là nhìn vào những ngày đầu của tạp chí thần học “Communio”. Ai cũng biết: sau công đồng, nhóm “cấp tiến” đã lập ra một tạp chí quốc tế tên là “Concilium”, với mục đích vĩnh viễn hóa tinh thần của Vatican từng tạo ra một thay đổi tích cực trong Giáo Hội. Ban Biên Tập gồm có Rahner, Kung, Schillebeeckx, de Lubac, Congar, Hans Urs von Balthasar, Ratzinger và một số người khác.Nhưng chỉ ít năm sau, ba người chủ chốt là Balthasar, de Lubac, và Ratzinger quyết định tách ra để thành lập một tạp chí riêng, chính là “Communio”. Họ nêu ra nhiều lý do. Thứ nhất, ban biên tập của “Concilium” tự nhận mình hành xử như là huấn quyền thứ hai, hay thẩm quyền giáo huấn chính thức, song song với các giám mục. Các thần học gia chắc chắn đóng vai trò chủ yếu trong việc hiểu và khai triển học lý, nhưng họ không thể thay thế trách nhiệm của các giám mục trong việc gìn giữ và giảng dạy đức tin tông truyền. Thứ hai, ban biên tập “Concilium” muốn phát động một Vatican III khi mực trên các văn kiện của Vatican II chưa khô. Nghĩa là họ muốn lái đà cấp tiến của Vatican II hướng về các cải cách triệt để như truyền chức cho phụ nữ, dẹp bỏ luật độc thân của giáo sĩ, triệt để thay đổi đạo đức học giới tính v.v... không hề được các văn kiện của Vatican II cho phép. Thứ ba, và là điều có ý nghĩa hơn cả, Balthasar, Ratzinger, và de Lubac tố cáo ban biên tập “Concilium” có ý định vĩnh viễn hóa điều họ gọi là tinh thần công đồng. Ba vị này cho rằng công đồng đôi khi cần thiết cho sinh hoạt Giáo Hội, nhưng cũng khá nguy hiểm, vì nó biểu tượng cho những thời điểm Giáo Hội tự nghi vấn và phải dừng lại để quyết định một vấn đề hay một tranh cãi chủ yếu nào đó. Nixêa và Canxêđoan chẳng hạn là để giải quyết cuộc khủng hoảng về Kitô học. Trent, chẳng hạn, là để chống lại các thách thức của Thệ Phản. Công đồng là điều tốt và cần thiết, nhưng Giáo Hội cũng hân hoan rời bỏ nó để trở về với công việc chủ yếu của mình. Vĩnh viễn hóa tinh thần công đồng là gần như muốn giữ Giáo Hội trong trạng thái ngưng đọng và bất định mãi mãi.
Điều đáng nói ở đây là trong một buổi yết kiến, Đức Phaolô VI có hỏi Cha Congar về dự án “Concilium” và cho cha hay: ban biên tập của nó nên có hai hay ba thần học gia của Rôma, không hẳn để canh chừng hay kiểm duyệt, mà chỉ để giữ liên lạc với các giới ở Rôma. Sự lo lắng của Đức Phaolô VI quả có tính tiên tri, căn cứ vào các biến cố sau đó. Theo Dominique Congar, cháu Cha Congar, tên của cha cũng cùng danh sách phong Hồng Y với hai cha de Lubac và Jean Daniélou; nhưng trong khi hai vị sau được phong thực sự, thì Congar mãi tới năm 1994 mới được phong, chỉ vì ngài không rút chữ ký ra khỏi ban biên tập của tạp chí “Concilium”. Xem như thế, con người của cha Congar không hẳn đơn giản như người ta nghĩ.
Giải đáp phụng vụ: Có được sử dụng thánh ca mà không cần phê duyệt không?
Nguyễn Trọng Đa
09:50 13/11/2013
Giải đáp phụng vụ: Có được sử dụng thánh ca mà không cần phê duyệt không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi : Tôi hơi thắc mắc về việc sử dụng thánh ca được chấp thuận trong phụng vụ khi cử hành Thánh lễ. Trong giáo xứ của chúng tôi, ca trưởng thường dùng các bài sáng tác riêng của ông cho Kinh Vinh Danh, Thánh Thánh Thánh, Tung hô sau truyền phép và Tung hô Amen trước kinh Lạy Cha. Ông thích sử dụng đàn piano hơn, do đó, đàn organ ít được dùng trong Thánh lễ. Ông cũng cho chơi đàn trong các thinh lặng thánh trong Thánh Lễ, mà tôi thấy là làm chia trí cho giây phút cầu nguyện riêng. Khi linh mục tiến đến bàn thờ ở đầu Thánh Lễ, ca trưởng tiếp tục cho hát bài ca nhập lễ, đôi khi kéo dài đến hai phiên khúc, ngay cả khi rõ ràng là vị linh mục phải chờ đợi cho ca đoàn hát xong. Theo tôi hiểu, mọi thánh ca phụng vụ phải được Giám mục phê duyệt, và đó là lý do tại sao có một imprimatur (được phép in) trong các sách thánh ca và sách lễ của chúng ta. Tôi nói có sai không, thưa cha, và tôi nên học để chấp nhận thánh ca riêng của ca trưởng ấy không? - P. B., Winter Garden, bang Florida, Mỹ.
Đáp: Câu hỏi này đã được giải quyết ở nhiều cấp độ tại Mỹ rồi.
Tài liệu có thẩm quyền nhất là bản dịch cuốn Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma được chấp thuận cho nước Mỹ. Số 393 của tài liệu này nói:
"Phải chú ý đến vai trò cao cả của hát ca trong cử hành, như là thành phần cần thiết hay trọn vẹn của phụng vụ. Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Ðồng Giám Mục Mỹ có quyền phê chuẩn, trước khi ấn hành, các giai điệu thích hợp, nhất là cho các bản văn phần Thường Lễ, cho các lời đáp và tung hô của giáo dân, và cho các nghi thức đặc biệt xảy ra trong năm phụng vụ”.
Các bản dịch qua các ngôn ngữ khác có các qui định tương tự cho các Ủy ban phù hợp của mỗi Hội đồng Giám mục. Điều này là bởi vì sự chấp thuận các qui định ấy là thẩm quyền của Hội đồng Giám mục Quốc gia, và một số Hội đồng có các chính sách riêng của mình.
Các Giám mục Mỹ đưa ra qui định trong văn kiện năm 2007 "Sing to the Lord, Hãy hát mừng Chúa", gồm các hướng dẫn cho các nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, nhạc công, ca viên. Văn kiện này nói:
"107. Hội Đồng Giám Mục Mỹ đã ủy quyền cho Ủy ban Phụng tự trách nhiệm giám sát việc xuất bản các sách phụng vụ, vốn trình bày và hướng dẫn các nghi thức cải cách, được triển khai trong các năm kể từ Công đồng chung Vatican II. Trong ánh sáng của trách nhiệm này, “Các Hướng dẫn cho việc xuất bản các công cụ giúp tham dự Thánh lễ” đã được triển khai cho các nhà xuất bản để in các tài liệu cho việc tham gia cộng đoàn.
"108 Các bài thánh thi, thánh ca, và lời tung hô được viết cho cộng đoàn phụng vụ được phê duyệt để sử dụng trong phụng vụ bởi vị Giám mục giáo phận, mà trong đó chúng được xuất bản, để đảm bảo rằng các văn bản này thực sự thể hiện đức tin của Giáo Hội, với độ chính xác thần học, và thích hợp với bối cảnh phụng vụ.
"109. Nhà soạn nhạc, là người đặt nhạc cho bản văn phụng vụ, phải tôn trọng sự toàn vẹn của văn bản đã được phê duyệt. Chỉ khi có sự chấp thuận của Ban Thư ký Hội Ðồng Giám Mục Mỹ về Phụng Tự, các sự sửa đổi nhỏ mới được thực hiện cho bản văn phụng vụ đã được phê duyệt".
Trong số các "sự sửa đổi nhỏ” này, vốn có thể được cho phép, văn kiện đã tiên liệu khả năng đưa thêm lời vào (lời đưa thêm hoặc lời khẩn nguyện không có trong sách lễ) trong bài ca "Lạy Chiên Thiên Chúa" khi linh mục bẻ bánh. Đề xuất này được coi là trái với qui tắc phụng vụ phổ quát, và Thánh bộ Phụng Tự đã yêu cầu sửa lại bản văn để loại trừ khả năng này.
Vì vậy, vào tháng 9-2012, số 188 của văn kiện "Sing to the Lord" đã được sửa đổi thành như sau:
"188. Bài ca Agnus Dei (Lạy Chiên Thiên Chúa) đi kèm với các nghi thức Bẻ bánh. ‘Như là một quy định, ca đoàn hay ca viên hát đối đáp hay đọc lớn tiếng kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", và giáo dân đáp lại. Lời khẩn cầu này đi kèm với nghi thức Bẻ bánh, và vì lý do này, bài ca có thể được lặp đi lặp lại, bao lâu còn cần để kèm theo việc bẻ bánh. Lần cuối cùng được kết thúc bằng câu: "dona nobis pacem, Xin ban bình an cho chúng con" (QCTQSLR, số 83). Bài ca Agnus Dei không nên được kéo dài không cần thiết (xem QCTQSLR, số 83 ), và cũng không được thêm lời nào vào bài ca này”.
Một tuyên bố giải thích sự thay đổi đã làm sáng tỏ một điểm khác, với một tầm nhìn về việc soạn nhạc cho sự thực hiện bản dịch mới của Sách Lễ Rôma:
"Các nhạc sĩ đặt nhạc mới cho các phần của Lễ Quy từ Sách Lễ Rôm bị cấm đưa thêm bản văn cho bài ca “Lạy Chiên Thiên Chúa”. Do đó, mọi phần nhạc mới cho Lễ Quy phải tuân theo và thích hợp với sự thay đổi này".
Tương tự như vậy, điều này nói rằng sự thay đổi của điều 188 “có hiệu quả ngay tức thì, và ảnh hưởng đến tất cả phần nhạc hiện nay và tương lai của bài ca “Lạy Chiên Thiên Chúa".
Do đó, nếu ca trưởng của giáo xứ của bạn đã đệ trình các bài do ông sáng tác cho giáo quyền xem xét và đã được phê duyệt, các bài thánh ca ấy được phép sử dụng. Nếu không, ông không được tiếp tục sử dụng chúng trong phụng vụ, cho đến khi ông có giấy phép hợp pháp.
Điều này không có nghĩa là không có bài sáng tác nào được duyệt nữa. Thật vậy, văn kiện “Sing to the Lord” có lời khuyên cho các nhà soạn nhạc :
"81. Giáo Hội cần các nghệ sĩ, và các nghệ sĩ cần Giáo Hội. Trong mọi thời đại, Giáo Hội đã kêu gọi các nghệ sĩ sáng tạo để mang lại tiếng nói mới cho việc chúc tụng Chúa và cầu nguyện. Trong dòng lịch sử, Thiên Chúa vẫn tiếp tục thở hơi Thần Khí sáng tạo của Ngài, làm cho trở nên cao quý việc làm của trái tim và bàn tay của các nhạc sĩ. Các hình thức thể hiện thì thật là nhiều và đa dạng.
"82. Giáo Hội đã bảo vệ và cử hành các lối diễn tả ấy trong nhiều thế kỷ. Trong thời đại chúng ta, Giáo Hội vẫn tiếp tục mong muốn đưa thêm cái mới vào cái cũ. Giáo Hội hân hoan kêu gọi các nhà soạn nhạc và người viết văn hãy sáng tác với tài năng đặc biệt của mình, để cho Giáo Hội có thể tiếp tục gia tăng kho báu về thánh nhạc".
Cuối cùng, liên quan đến các yếu tố khác như việc sử dụng đàn piano và lựa chọn chơi đàn trong phút thinh lặng suy niệm, điều này là tốt nhất được giải quyết bởi cha xứ trong một tinh thần phục vụ việc phụng tự thánh và sự tôn kính phải lẽ. (Zenit.org 12-11-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi : Tôi hơi thắc mắc về việc sử dụng thánh ca được chấp thuận trong phụng vụ khi cử hành Thánh lễ. Trong giáo xứ của chúng tôi, ca trưởng thường dùng các bài sáng tác riêng của ông cho Kinh Vinh Danh, Thánh Thánh Thánh, Tung hô sau truyền phép và Tung hô Amen trước kinh Lạy Cha. Ông thích sử dụng đàn piano hơn, do đó, đàn organ ít được dùng trong Thánh lễ. Ông cũng cho chơi đàn trong các thinh lặng thánh trong Thánh Lễ, mà tôi thấy là làm chia trí cho giây phút cầu nguyện riêng. Khi linh mục tiến đến bàn thờ ở đầu Thánh Lễ, ca trưởng tiếp tục cho hát bài ca nhập lễ, đôi khi kéo dài đến hai phiên khúc, ngay cả khi rõ ràng là vị linh mục phải chờ đợi cho ca đoàn hát xong. Theo tôi hiểu, mọi thánh ca phụng vụ phải được Giám mục phê duyệt, và đó là lý do tại sao có một imprimatur (được phép in) trong các sách thánh ca và sách lễ của chúng ta. Tôi nói có sai không, thưa cha, và tôi nên học để chấp nhận thánh ca riêng của ca trưởng ấy không? - P. B., Winter Garden, bang Florida, Mỹ.
Đáp: Câu hỏi này đã được giải quyết ở nhiều cấp độ tại Mỹ rồi.
"Phải chú ý đến vai trò cao cả của hát ca trong cử hành, như là thành phần cần thiết hay trọn vẹn của phụng vụ. Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Ðồng Giám Mục Mỹ có quyền phê chuẩn, trước khi ấn hành, các giai điệu thích hợp, nhất là cho các bản văn phần Thường Lễ, cho các lời đáp và tung hô của giáo dân, và cho các nghi thức đặc biệt xảy ra trong năm phụng vụ”.
Các bản dịch qua các ngôn ngữ khác có các qui định tương tự cho các Ủy ban phù hợp của mỗi Hội đồng Giám mục. Điều này là bởi vì sự chấp thuận các qui định ấy là thẩm quyền của Hội đồng Giám mục Quốc gia, và một số Hội đồng có các chính sách riêng của mình.
Các Giám mục Mỹ đưa ra qui định trong văn kiện năm 2007 "Sing to the Lord, Hãy hát mừng Chúa", gồm các hướng dẫn cho các nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, nhạc công, ca viên. Văn kiện này nói:
"107. Hội Đồng Giám Mục Mỹ đã ủy quyền cho Ủy ban Phụng tự trách nhiệm giám sát việc xuất bản các sách phụng vụ, vốn trình bày và hướng dẫn các nghi thức cải cách, được triển khai trong các năm kể từ Công đồng chung Vatican II. Trong ánh sáng của trách nhiệm này, “Các Hướng dẫn cho việc xuất bản các công cụ giúp tham dự Thánh lễ” đã được triển khai cho các nhà xuất bản để in các tài liệu cho việc tham gia cộng đoàn.
"108 Các bài thánh thi, thánh ca, và lời tung hô được viết cho cộng đoàn phụng vụ được phê duyệt để sử dụng trong phụng vụ bởi vị Giám mục giáo phận, mà trong đó chúng được xuất bản, để đảm bảo rằng các văn bản này thực sự thể hiện đức tin của Giáo Hội, với độ chính xác thần học, và thích hợp với bối cảnh phụng vụ.
"109. Nhà soạn nhạc, là người đặt nhạc cho bản văn phụng vụ, phải tôn trọng sự toàn vẹn của văn bản đã được phê duyệt. Chỉ khi có sự chấp thuận của Ban Thư ký Hội Ðồng Giám Mục Mỹ về Phụng Tự, các sự sửa đổi nhỏ mới được thực hiện cho bản văn phụng vụ đã được phê duyệt".
Trong số các "sự sửa đổi nhỏ” này, vốn có thể được cho phép, văn kiện đã tiên liệu khả năng đưa thêm lời vào (lời đưa thêm hoặc lời khẩn nguyện không có trong sách lễ) trong bài ca "Lạy Chiên Thiên Chúa" khi linh mục bẻ bánh. Đề xuất này được coi là trái với qui tắc phụng vụ phổ quát, và Thánh bộ Phụng Tự đã yêu cầu sửa lại bản văn để loại trừ khả năng này.
Vì vậy, vào tháng 9-2012, số 188 của văn kiện "Sing to the Lord" đã được sửa đổi thành như sau:
"188. Bài ca Agnus Dei (Lạy Chiên Thiên Chúa) đi kèm với các nghi thức Bẻ bánh. ‘Như là một quy định, ca đoàn hay ca viên hát đối đáp hay đọc lớn tiếng kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", và giáo dân đáp lại. Lời khẩn cầu này đi kèm với nghi thức Bẻ bánh, và vì lý do này, bài ca có thể được lặp đi lặp lại, bao lâu còn cần để kèm theo việc bẻ bánh. Lần cuối cùng được kết thúc bằng câu: "dona nobis pacem, Xin ban bình an cho chúng con" (QCTQSLR, số 83). Bài ca Agnus Dei không nên được kéo dài không cần thiết (xem QCTQSLR, số 83 ), và cũng không được thêm lời nào vào bài ca này”.
Một tuyên bố giải thích sự thay đổi đã làm sáng tỏ một điểm khác, với một tầm nhìn về việc soạn nhạc cho sự thực hiện bản dịch mới của Sách Lễ Rôma:
"Các nhạc sĩ đặt nhạc mới cho các phần của Lễ Quy từ Sách Lễ Rôm bị cấm đưa thêm bản văn cho bài ca “Lạy Chiên Thiên Chúa”. Do đó, mọi phần nhạc mới cho Lễ Quy phải tuân theo và thích hợp với sự thay đổi này".
Tương tự như vậy, điều này nói rằng sự thay đổi của điều 188 “có hiệu quả ngay tức thì, và ảnh hưởng đến tất cả phần nhạc hiện nay và tương lai của bài ca “Lạy Chiên Thiên Chúa".
Do đó, nếu ca trưởng của giáo xứ của bạn đã đệ trình các bài do ông sáng tác cho giáo quyền xem xét và đã được phê duyệt, các bài thánh ca ấy được phép sử dụng. Nếu không, ông không được tiếp tục sử dụng chúng trong phụng vụ, cho đến khi ông có giấy phép hợp pháp.
Điều này không có nghĩa là không có bài sáng tác nào được duyệt nữa. Thật vậy, văn kiện “Sing to the Lord” có lời khuyên cho các nhà soạn nhạc :
"81. Giáo Hội cần các nghệ sĩ, và các nghệ sĩ cần Giáo Hội. Trong mọi thời đại, Giáo Hội đã kêu gọi các nghệ sĩ sáng tạo để mang lại tiếng nói mới cho việc chúc tụng Chúa và cầu nguyện. Trong dòng lịch sử, Thiên Chúa vẫn tiếp tục thở hơi Thần Khí sáng tạo của Ngài, làm cho trở nên cao quý việc làm của trái tim và bàn tay của các nhạc sĩ. Các hình thức thể hiện thì thật là nhiều và đa dạng.
"82. Giáo Hội đã bảo vệ và cử hành các lối diễn tả ấy trong nhiều thế kỷ. Trong thời đại chúng ta, Giáo Hội vẫn tiếp tục mong muốn đưa thêm cái mới vào cái cũ. Giáo Hội hân hoan kêu gọi các nhà soạn nhạc và người viết văn hãy sáng tác với tài năng đặc biệt của mình, để cho Giáo Hội có thể tiếp tục gia tăng kho báu về thánh nhạc".
Cuối cùng, liên quan đến các yếu tố khác như việc sử dụng đàn piano và lựa chọn chơi đàn trong phút thinh lặng suy niệm, điều này là tốt nhất được giải quyết bởi cha xứ trong một tinh thần phục vụ việc phụng tự thánh và sự tôn kính phải lẽ. (Zenit.org 12-11-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Thừa sai Dòng Tên Felice Morelli và sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Kẻ Bái
Chỉnh Trần, S.J.
10:13 13/11/2013
Nhà thừa sai Dòng Tên Felice Morelli và sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Kẻ Bái (Bồ Ngọc, Thái Bình)
Thấm thoát mà đã 375 năm kể từ khi hạt giống Đức tin được gieo vãi tại vùng đất Kẻ Bái, tức giáo xứ Bồ Ngọc, giáo phận Thái Bình ngày nay. Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cha xứ và anh chị em giáo dân giáo xứ Bồ Ngọc sẽ tổ chức tuần Đại phúc từ ngày 10/11 đến ngày 17/11/2013 để tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các bậc tiền nhân cũng như để khơi dậy tinh thần truyền giáo tại mảnh đất vốn được xem là nơi tiếp nhận những hạt giống Đức tin đầu tiên trên giáo phận Thái Bình ngày nay.
Nhân dịp Dòng Tên Việt Nam sẽ kỷ niệm 400 năm loan báo Tin Mừng trên Đất Việt và hòa với niềm vui của anh chị em giáo dân Bồ Ngọc, chúng tôi muốn chia sẻ đôi điều về nhà thừa sai Felice Morelli, S.J. và sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Kẻ Bái cách đây 375 năm. Tuy nhiên, trước khi kể về câu chuyện của cha Morelli, chúng tôi muốn nhắc lại một số biến cố lịch sử quan trọng.
Ba nhà truyền giáo Dòng Tên đầu tiên đến Đàng Trong
Ngày 18.01.1615, vùng biển Cửa Hàn – Đà Nẵng đón bước ba nhà truyền giáo Dòng Tên: Linh mục Francesco Buzomi – người Ý, Linh mục Diogo Carvalho và Tu huynh António Dias – người Bồ Đào Nha. Họ được Bề Trên gởi đến vùng đất An Nam với ý định khiêm tốn ban đầu là chăm sóc thiêng liêng cho một cộng đoàn Công Giáo người Nhật, những người đã chạy trốn khỏi các cuộc bách hại đạo khốc liệt và đến sống ở Hoài Phố – Hội An, cách Đà Nẵng khoảng 30 cây số về hướng Nam. Tuy nhiên, từ cuộc “đổ bộ” lần đầu tiên này của các thừa sai Dòng Tên, một công cuộc loan báo Tin Mừng đã từng bước mở ra ở Đàng Trong với nhiều thành quả đáng khích lệ.
Từ 1615 đến 1623, các thừa sai Dòng Tên đã thành lập được ba cư sở tại Đàng Trong: Hội An (1615), Nước Mặn (1618), Thanh Chiêm (Quảng Nam Dinh) (1623). Số người tin vào Tin Mừng ngày càng gia tăng. Vào năm 1618, tại khu Cửa Hàn – Thanh Chiêm – Hội An, số bổn đạo đã lên tới 300 người. Năm 1620, tại Hội An, có 82 người Việt và 27 người Nhật được rửa tội. Đặc biệt, tại Hội An, năm 1620, một sách giáo lý bằng tiếng Đàng Trong đã được soạn thảo. Năm 1625, tại Thanh Chiêm, có 306 người trở lại. Tờ biểu đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII ngày 17.07.1640 cho biết số giáo hữu Đàng Trong là 15.000 người. Tới năm 1663, số bổn đạo của Đàng Trong đã lên tới khoảng 50.000 người.
Sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Đàng Ngoài
Để dọn đường cho việc giới thiệu Tin Mừng cho xã hội Đàng Ngoài, hai tu sĩ Dòng Tên, cha Giuliani Baldinotti (người Ý) và tu huynh Giulio Piani (người Nhật), cả hai đều không biết tiếng Việt, từ Áo Môn, theo tàu buôn Bồ Đào Nha, được phái đi tìm hiểu về tình hình ở đó. Ngày 15.03.1626, họ đặt chân đến Kẻ Chợ, tức kinh đô Thăng Long, và ở lại đó cho đến ngày 11.08.1626. Ngày 19.03.1627, lễ kính thánh Giuse, cha Đắc Lộ và cha Pedro Marques đặt chân đến Cửa Bạng (Thanh Hoá). Cả hai đều biết tiếng Việt, nhưng Đắc Lộ thông thạo hơn. Tin Mừng bắt đầu được chính thức giới thiệu cho người Đàng Ngoài dưới sự bảo trợ của thánh Giuse. Vì Đắc Lộ thành thạo tiếng Việt hơn, nên đóng vai trò chính trong việc giới thiệu Tin Mừng cho người Đàng Ngoài.
Sau những thành quả truyền giáo với số bổn đạo là 5.602 người, các tu sĩ Dòng Tên trong đó có cha Đắc Lộ đã bị Chúa Trịnh trục xuất khỏi Đàng Ngoài năm 1630. Tuy nhiên, mối bận tâm về giáo đoàn, đông đảo nhưng còn non trẻ bị bỏ rơi, thúc đẩy các tu sĩ Dòng Tên ở Áo Môn khẩn cấp tìm mọi cách gởi các thừa sai trở lại Đàng Ngoài. Mười tháng sau, tháng 3.1631, bốn tu sĩ Dòng Tên đã đến Đàng Ngoài để tiếp tục công cuộc truyền giảng Tin Mừng đang bị dang dở. Đó là cha Palmeiro, Gaspar d’Amaral, cha António de Fontes và cha António-Francisco Cardim.
Tiếp sau đó, nhiều tu sĩ Dòng Tên đã được gởi đến truyền giảng Tin Mừng ở Đàng Ngoài. Tới năm 1663, giáo đoàn Đàng Ngoài đã có hơn 300.000 bổn đạo và hơn 300 nhà thờ. Tính tổng cộng, từ năm 1627-1773, có tất cả 95 tu sĩ Dòng Tên ngoại quốc đến hoạt động truyền giáo ở Đàng Ngoài, cộng thêm với 26 tu sĩ Dòng Tên Việt Nam.
Cha Felice Morelli và sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Kẻ Bái
Đầu năm 1637, cha Felix Morelli người Italia được cha Emmanuel Dias, bề trên Dòng Tên miền Viễn Đông tại Ma Cao sai đi phục vụ tại Đàng Ngoài, lúc ấy đang là thời Vua Lê Chúa Trịnh.
Sau một thời gian học tiếng Việt ở Kẻ Chợ (Hà Nội), cha Morelli được cử đi truyền giáo phía nam Kẻ Chợ (Trấn Sơn Nam). Mùa thu năm Dương Hòa thứ bốn, tức năm Mậu Dần (1638) cha Morelli dùng thuyền xuôi sông Hồng Hà rẽ vào sông Luộc và ghé làng Bồ Trang ngay bên bờ hữu ngạn. Người dân Kẻ Bái đã hân hoan đón tiếp cha, hăng say nhận lãnh Tin Mừng đạo Chúa và truyền đạo đến các làng lân cận.
Bảy năm sau (1645) Kẻ Bái đã có ngôi nhà thờ đầu tiên đơn sơ nhỏ bé và được chính cha Morelli làm phép đúng vào lễ Đức Mẹ Dâng Con (02 /02/ 1645). Lễ Phục Sinh năm 1645, cha đã thành lập xứ Kẻ Bái.
Có một điều rất đặc biệt thiết tưởng cần phải nhắc lại đó là việc vua Lê nhận cha Morelli làm dưỡng tử. Thực vậy, năm 1647, để tỏ lòng quý mến cha Felix Morelli, vua Lê Chân Tông đã ban sắc phong nhận ngài làm dưỡng tử. Ngày 11 tháng 03 năm 1647 nhà vua viết và gởi chứng thư lên giấy hoa bằng chữ Hán, nội dung dịch sát nguyên bản như sau:
“Ta hạ Kien Thượng vương toàn quyền và tối cao trong xứ Đàng Ngoài, ta gửi người chứng thư tự tay ta thảo, để làm bằng chứng ta quý mến ngươi, Felix bậc tôn sư đệ nhất và tiến sĩ đạo trưởng thờ Chúa trời đất. Từ khi ngươi vào xứ ta, ta đã đặc biệt quý mến ngươi hơn hết các tôn sư ngoại quốc đến dạy đạo ở đây. Ta coi ngươi như vườn ruộng trồng hoa hướng dương quay về mặt trời soi sáng và sưởi ấm, ta cũng coi ngươi như quý tử của ta. Để cho ngươi biết lòng ta quý mến ngươi, ta đặt cho ngươi một tên mới là Phúc Chân, có nghĩa là một người chân thật có phúc cao cả. Thế nên từ nay ngươi chỉ có ý nghĩ hay không có nghĩ như ta, như tất cả những ai phải làm khi quý mến nhau và chỉ có một tâm hồn. Nếu ngươi làm như vậy thì ngươi được kể vào sổ những kẻ có thế giá và có nhiều danh vọng vì đã giữ luật nhân ái và ngươi được ta quý mến”. (Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646 – Alexandre De Rhode)
Nhà vua đã sai người đem thư sắc phong tới tận nhà của cha Morelli với đám rước linh đình trọng thể với các bậc cận thần.
Về phần xứ Kẻ Bái, trải qua bao thăng trầm của dòng lịch sử, các tín hữu đã xây dựng những ngôi nhà thờ thay thế cho những ngôi nhà thờ hư, cũ hoặc bị tàn phá trong thời kỳ cấm đạo. Đầu thế kỷ XX, cha cố Đaminh Cao Xuân Yến đã điều hành xây dựng ngôi nhà thờ bề thế nguy nga Kẻ Bái năm 1917. Năm 1928 Đức Cha Munhagorri Trung, Giám mục địa phận Trung đã ban sắc đổi tên xứ Kẻ Bái thành xứ Bồ Ngọc và tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi được thay tước hiệu Đức Mẹ Dâng Con có trước.
Sau mấy chục năm chiến tranh, ngôi nhà thờ này bị xuống cấp nghiêm trọng nên ngày 25/03/2006, cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Lương và bà con trong giáo xứ đã khởi công xây dựng một thánh đường mới. Ngày 06/12/2007, Đức Cha Fx. Nguyễn Văn Sang Giám Mục giáo phận Thái Bình đã chủ sự Thánh Lễ cắt băng khánh thành và cung hiến nhà thờ.
Hiện nay, giáo xứ Bồ Ngọc nằm trên địa dư 4 xã: Quỳnh Hoa, Quỳnh Giao, Quỳnh Minh, Quỳnh Thọ và An Đồng thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Bồ Ngọc hiện nay có 5 giáo họ: họ Thiện, họ Bái Đông, họ Sơn Đồng, họ Đồng Tâm và họ nhà xứ.
Có thể thấy rằng những hạt giống đức tin mà cha Felix Morelli xưa kia gieo vãi trên miền đất Kẻ Bái đã trổ sinh hoa trái là giáo xứ Bồ Ngọc hiện nay. Nhân dịp kỷ niệm 375 năm Kẻ Bái – Bồ Ngọc đón nhận tin mừng, noi gương ba thánh tử đạo Kẻ bái là Thomas Nguyễn Văn Đệ, Augustino Nguyễn Văn Mới và Têphanô Nguyễn Văn Vinh, bà con tín hữu giáo xứ Kẻ Bái ao ước và quyết tâm sống gắn kết với Chúa Giêsu hơn qua
việc sống Bí tích Thánh Thể, thực thi công bằng bác ái và dấn thân hy sinh phục vụ tha nhân như là những phương thế để loan báo Tin Mừng.
———-
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN ĐẠI PHÚC KỶ NIỆM 375 NĂM ĐỨC TIN TRÊN KẺ BÁI – BỒ NGỌC
=== 17-11-2013 ===
1. KHAI MẠC
Chúa Nhật (ngày 10/11): Kính Đức Mẹ Mân Côi
◾07h 00: Cộng đoàn tập trung
◾08h 00: Đón mừng Đức Cha Phanxicô Xavie nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình
◾09h 00: Rước
◾09h 30: Thánh lễ (Đức Cha Phanxicô chủ sự)
2. TĨNH TÂM
Cha giảng tĩnh tâm: Giuse Đinh Tiến Hưng, OP
◾Thứ hai (ngày 11/11): Chủ đề: Sống Bí Tích Thánh Thể
Thứ ba (ngày 12/11): Chủ đề: Sống công bằng, bác áiThứ tư (ngày 13/11): Chủ đề: Dấu chỉ cho Chúa Kitô
3. KÍNH NHỚ
◾Thứ năm (ngày 14/11): Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô
- 15h 00: Cộng đoàn tập trung đón mừng Đức Cha, quý cha và quý khách
- 15h 30: Rước – Suy tôn Lời Chúa
- 16h 00: Thánh lễ (Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Gp Lạng Sơn chủ sự)
- Sau Thánh lễ Kiệu Thánh Thể
◾Thứ sáu (ngày 15/11): Cầu cho các đấng bậc truyền giáo, tổ tiên và quý ân nhân
- 15h 30: Cộng đoàn tập trung
- 16h 00: Rước
- 16h 45: Nghi thức kính nhớ tổ tiên
- 17h 00: Thánh lễ tại nghĩa địa(Cha Đaminh Đặng Văn Cầu chủ sự)
Thứ bảy (ngày 16/11): Kính Ba thánh tử đạo quê hương và Năm Thánh tử đạo hy sinh trên mảnh đất Quỳnh Côi
- 14h 00: Cộng đoàn tập trung tại Bái Đông, hôn kính Hài cốt các Thánh Tử đạo quê hương
- 14h 30: Rước các Thánh về họ Nhà xứ
- 16h 00: Thánh lễ (Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Giám mục Gp Bắc Ninh chủ sự)
- 19h 00: Tâm tình hoan ca mừng đại lễ 375 năm
4. Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa – Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Cầu cho việc truyền giáo
Chúa Nhật ngày 17 – 11 – 2013
- 07h 00: Cộng đoàn tập trung
- 08h 00: Đón quý Đức Cha, quý cha, quý khách
- 08h 30: Rước Thánh giá
- 09h 15: Nghi thức khai mạc
- 09h 30: Thánh lễ (Đức Cha Phêrô Giám mục Gp chủ sự)
(Sau Thánh Lễ chúc mừng và tặng hoa Đức Cha)
11h 00: Tiệc mừng
Chỉnh Trần, S.J.
Tổng hợp từ tư liệu của cố linh mục Giuse Đỗ Quang Chính, S.J. và của giáo xứ Bồ Ngọc
Nhân dịp Dòng Tên Việt Nam sẽ kỷ niệm 400 năm loan báo Tin Mừng trên Đất Việt và hòa với niềm vui của anh chị em giáo dân Bồ Ngọc, chúng tôi muốn chia sẻ đôi điều về nhà thừa sai Felice Morelli, S.J. và sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Kẻ Bái cách đây 375 năm. Tuy nhiên, trước khi kể về câu chuyện của cha Morelli, chúng tôi muốn nhắc lại một số biến cố lịch sử quan trọng.
Ba nhà truyền giáo Dòng Tên đầu tiên đến Đàng Trong
Ngày 18.01.1615, vùng biển Cửa Hàn – Đà Nẵng đón bước ba nhà truyền giáo Dòng Tên: Linh mục Francesco Buzomi – người Ý, Linh mục Diogo Carvalho và Tu huynh António Dias – người Bồ Đào Nha. Họ được Bề Trên gởi đến vùng đất An Nam với ý định khiêm tốn ban đầu là chăm sóc thiêng liêng cho một cộng đoàn Công Giáo người Nhật, những người đã chạy trốn khỏi các cuộc bách hại đạo khốc liệt và đến sống ở Hoài Phố – Hội An, cách Đà Nẵng khoảng 30 cây số về hướng Nam. Tuy nhiên, từ cuộc “đổ bộ” lần đầu tiên này của các thừa sai Dòng Tên, một công cuộc loan báo Tin Mừng đã từng bước mở ra ở Đàng Trong với nhiều thành quả đáng khích lệ.
Từ 1615 đến 1623, các thừa sai Dòng Tên đã thành lập được ba cư sở tại Đàng Trong: Hội An (1615), Nước Mặn (1618), Thanh Chiêm (Quảng Nam Dinh) (1623). Số người tin vào Tin Mừng ngày càng gia tăng. Vào năm 1618, tại khu Cửa Hàn – Thanh Chiêm – Hội An, số bổn đạo đã lên tới 300 người. Năm 1620, tại Hội An, có 82 người Việt và 27 người Nhật được rửa tội. Đặc biệt, tại Hội An, năm 1620, một sách giáo lý bằng tiếng Đàng Trong đã được soạn thảo. Năm 1625, tại Thanh Chiêm, có 306 người trở lại. Tờ biểu đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII ngày 17.07.1640 cho biết số giáo hữu Đàng Trong là 15.000 người. Tới năm 1663, số bổn đạo của Đàng Trong đã lên tới khoảng 50.000 người.
Sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Đàng Ngoài
Sau những thành quả truyền giáo với số bổn đạo là 5.602 người, các tu sĩ Dòng Tên trong đó có cha Đắc Lộ đã bị Chúa Trịnh trục xuất khỏi Đàng Ngoài năm 1630. Tuy nhiên, mối bận tâm về giáo đoàn, đông đảo nhưng còn non trẻ bị bỏ rơi, thúc đẩy các tu sĩ Dòng Tên ở Áo Môn khẩn cấp tìm mọi cách gởi các thừa sai trở lại Đàng Ngoài. Mười tháng sau, tháng 3.1631, bốn tu sĩ Dòng Tên đã đến Đàng Ngoài để tiếp tục công cuộc truyền giảng Tin Mừng đang bị dang dở. Đó là cha Palmeiro, Gaspar d’Amaral, cha António de Fontes và cha António-Francisco Cardim.
Tiếp sau đó, nhiều tu sĩ Dòng Tên đã được gởi đến truyền giảng Tin Mừng ở Đàng Ngoài. Tới năm 1663, giáo đoàn Đàng Ngoài đã có hơn 300.000 bổn đạo và hơn 300 nhà thờ. Tính tổng cộng, từ năm 1627-1773, có tất cả 95 tu sĩ Dòng Tên ngoại quốc đến hoạt động truyền giáo ở Đàng Ngoài, cộng thêm với 26 tu sĩ Dòng Tên Việt Nam.
Cha Felice Morelli và sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Kẻ Bái
Sau một thời gian học tiếng Việt ở Kẻ Chợ (Hà Nội), cha Morelli được cử đi truyền giáo phía nam Kẻ Chợ (Trấn Sơn Nam). Mùa thu năm Dương Hòa thứ bốn, tức năm Mậu Dần (1638) cha Morelli dùng thuyền xuôi sông Hồng Hà rẽ vào sông Luộc và ghé làng Bồ Trang ngay bên bờ hữu ngạn. Người dân Kẻ Bái đã hân hoan đón tiếp cha, hăng say nhận lãnh Tin Mừng đạo Chúa và truyền đạo đến các làng lân cận.
Bảy năm sau (1645) Kẻ Bái đã có ngôi nhà thờ đầu tiên đơn sơ nhỏ bé và được chính cha Morelli làm phép đúng vào lễ Đức Mẹ Dâng Con (02 /02/ 1645). Lễ Phục Sinh năm 1645, cha đã thành lập xứ Kẻ Bái.
Có một điều rất đặc biệt thiết tưởng cần phải nhắc lại đó là việc vua Lê nhận cha Morelli làm dưỡng tử. Thực vậy, năm 1647, để tỏ lòng quý mến cha Felix Morelli, vua Lê Chân Tông đã ban sắc phong nhận ngài làm dưỡng tử. Ngày 11 tháng 03 năm 1647 nhà vua viết và gởi chứng thư lên giấy hoa bằng chữ Hán, nội dung dịch sát nguyên bản như sau:
“Ta hạ Kien Thượng vương toàn quyền và tối cao trong xứ Đàng Ngoài, ta gửi người chứng thư tự tay ta thảo, để làm bằng chứng ta quý mến ngươi, Felix bậc tôn sư đệ nhất và tiến sĩ đạo trưởng thờ Chúa trời đất. Từ khi ngươi vào xứ ta, ta đã đặc biệt quý mến ngươi hơn hết các tôn sư ngoại quốc đến dạy đạo ở đây. Ta coi ngươi như vườn ruộng trồng hoa hướng dương quay về mặt trời soi sáng và sưởi ấm, ta cũng coi ngươi như quý tử của ta. Để cho ngươi biết lòng ta quý mến ngươi, ta đặt cho ngươi một tên mới là Phúc Chân, có nghĩa là một người chân thật có phúc cao cả. Thế nên từ nay ngươi chỉ có ý nghĩ hay không có nghĩ như ta, như tất cả những ai phải làm khi quý mến nhau và chỉ có một tâm hồn. Nếu ngươi làm như vậy thì ngươi được kể vào sổ những kẻ có thế giá và có nhiều danh vọng vì đã giữ luật nhân ái và ngươi được ta quý mến”. (Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646 – Alexandre De Rhode)
Nhà thờ Kẻ Bái 1645 |
Về phần xứ Kẻ Bái, trải qua bao thăng trầm của dòng lịch sử, các tín hữu đã xây dựng những ngôi nhà thờ thay thế cho những ngôi nhà thờ hư, cũ hoặc bị tàn phá trong thời kỳ cấm đạo. Đầu thế kỷ XX, cha cố Đaminh Cao Xuân Yến đã điều hành xây dựng ngôi nhà thờ bề thế nguy nga Kẻ Bái năm 1917. Năm 1928 Đức Cha Munhagorri Trung, Giám mục địa phận Trung đã ban sắc đổi tên xứ Kẻ Bái thành xứ Bồ Ngọc và tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi được thay tước hiệu Đức Mẹ Dâng Con có trước.
Sau mấy chục năm chiến tranh, ngôi nhà thờ này bị xuống cấp nghiêm trọng nên ngày 25/03/2006, cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Lương và bà con trong giáo xứ đã khởi công xây dựng một thánh đường mới. Ngày 06/12/2007, Đức Cha Fx. Nguyễn Văn Sang Giám Mục giáo phận Thái Bình đã chủ sự Thánh Lễ cắt băng khánh thành và cung hiến nhà thờ.
Hiện nay, giáo xứ Bồ Ngọc nằm trên địa dư 4 xã: Quỳnh Hoa, Quỳnh Giao, Quỳnh Minh, Quỳnh Thọ và An Đồng thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Bồ Ngọc hiện nay có 5 giáo họ: họ Thiện, họ Bái Đông, họ Sơn Đồng, họ Đồng Tâm và họ nhà xứ.
Có thể thấy rằng những hạt giống đức tin mà cha Felix Morelli xưa kia gieo vãi trên miền đất Kẻ Bái đã trổ sinh hoa trái là giáo xứ Bồ Ngọc hiện nay. Nhân dịp kỷ niệm 375 năm Kẻ Bái – Bồ Ngọc đón nhận tin mừng, noi gương ba thánh tử đạo Kẻ bái là Thomas Nguyễn Văn Đệ, Augustino Nguyễn Văn Mới và Têphanô Nguyễn Văn Vinh, bà con tín hữu giáo xứ Kẻ Bái ao ước và quyết tâm sống gắn kết với Chúa Giêsu hơn qua
Nhà thờ Bồ Ngọc 1917 |
———-
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN ĐẠI PHÚC KỶ NIỆM 375 NĂM ĐỨC TIN TRÊN KẺ BÁI – BỒ NGỌC
=== 17-11-2013 ===
1. KHAI MẠC
Chúa Nhật (ngày 10/11): Kính Đức Mẹ Mân Côi
◾07h 00: Cộng đoàn tập trung
◾08h 00: Đón mừng Đức Cha Phanxicô Xavie nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình
◾09h 00: Rước
◾09h 30: Thánh lễ (Đức Cha Phanxicô chủ sự)
2. TĨNH TÂM
Cha giảng tĩnh tâm: Giuse Đinh Tiến Hưng, OP
◾Thứ hai (ngày 11/11): Chủ đề: Sống Bí Tích Thánh Thể
Thứ ba (ngày 12/11): Chủ đề: Sống công bằng, bác áiThứ tư (ngày 13/11): Chủ đề: Dấu chỉ cho Chúa Kitô
3. KÍNH NHỚ
◾Thứ năm (ngày 14/11): Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô
- 15h 00: Cộng đoàn tập trung đón mừng Đức Cha, quý cha và quý khách
- 15h 30: Rước – Suy tôn Lời Chúa
- 16h 00: Thánh lễ (Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Gp Lạng Sơn chủ sự)
- Sau Thánh lễ Kiệu Thánh Thể
◾Thứ sáu (ngày 15/11): Cầu cho các đấng bậc truyền giáo, tổ tiên và quý ân nhân
- 15h 30: Cộng đoàn tập trung
- 16h 00: Rước
- 16h 45: Nghi thức kính nhớ tổ tiên
- 17h 00: Thánh lễ tại nghĩa địa(Cha Đaminh Đặng Văn Cầu chủ sự)
Thứ bảy (ngày 16/11): Kính Ba thánh tử đạo quê hương và Năm Thánh tử đạo hy sinh trên mảnh đất Quỳnh Côi
- 14h 00: Cộng đoàn tập trung tại Bái Đông, hôn kính Hài cốt các Thánh Tử đạo quê hương
- 14h 30: Rước các Thánh về họ Nhà xứ
- 16h 00: Thánh lễ (Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Giám mục Gp Bắc Ninh chủ sự)
- 19h 00: Tâm tình hoan ca mừng đại lễ 375 năm
4. Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa – Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Cầu cho việc truyền giáo
Chúa Nhật ngày 17 – 11 – 2013
- 07h 00: Cộng đoàn tập trung
- 08h 00: Đón quý Đức Cha, quý cha, quý khách
- 08h 30: Rước Thánh giá
- 09h 15: Nghi thức khai mạc
- 09h 30: Thánh lễ (Đức Cha Phêrô Giám mục Gp chủ sự)
(Sau Thánh Lễ chúc mừng và tặng hoa Đức Cha)
11h 00: Tiệc mừng
Chỉnh Trần, S.J.
Tổng hợp từ tư liệu của cố linh mục Giuse Đỗ Quang Chính, S.J. và của giáo xứ Bồ Ngọc
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Khi nào tận thế?
Nguyễn Trung Tây, SVD
10:38 13/11/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Bác Chuyện Em: Khi Nào Tận Thế?
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Mấy ngày hôm nay, trời mùa đông tự dưng nóng hâm hấp như trời mùa hè. Đã thế, mưa rơi tầm tã tựa người cầm gầu đổ xuống trần gian kìn kịt từng sô nước. Nguyên cả khu phố nơi em ở, nước cứ thế dâng lên.
Cuối tuần, Bác ghé vào nhà dòng, thăm em. Bước vô phòng, quan bác mở miệng nói liền,
— Đang viết tí toáy chi vậy?
Em như người đang dở tay, chỉ kịp ngẩng lên nhìn bác, rồi lại cúi xuống, chăm chú vào tờ giấy mở rộng trước mặt,
— Bác tới chơi! Thong thả cho em mấy phút. Gớm, bận quá, cứ như người có con mọn...
Bác bật cười, nụ cười ròn tan rạng rỡ trên khuôn mặt đăm chiêu,
— Vớ vẩn chửa! Đi tu mà sao lại có con mọn ở đây?
Em chép miệng,
— Thì biết. Em đang viết di chúc đây.
Bác nói cạnh nói khóe,
— Mặt nom còn trẻ như thế kia mà đã viết di chúc rồi. Đau ốm ra sao? Người dạo này nom có vẻ xanh đấy nhé. Hay dám lại ung thư thời kỳ thứ ba, cho nên đang chuẩn bị…ăn mày ơn chết lành.
Em nói nhát gừng như chó cắn ma,
— Bác cứ nói, trẻ hay già, khỏe hay ốm, thì mình cũng vẫn phải cẩn thận, cẩn tắc vô ưu là thế. Nhưng cái di chúc này là viết cho nhà dòng chứ không phải cho em. Cha bề trên dạy sao thì phận em bề dưới, cứ theo như vậy.
Bác lên giọng tuồng,
— Đến là hay nhỉ. Nhìn cái trán bướng như thế mà cũng biết vâng nhời cha bề trên...
Em ra vẻ hờn giỗi,
— Quan bác cứ nói đùa. Nhà dòng chứ đâu phải chuyện bỡn.
Bác khoát tay, điệu bộ dứt khoát,
— Thôi đừng viết di chúc nữa. Đi mà trình với cha bề trên, có viết di chúc hay không thì cũng thế. Tận thế tới nơi rồi.
Nghe quan bác “phán” tới đây, em bật miệng nói liền, giọng chậm rãi, rõ từng chữ,
— Vâng, Bác tới mà nói với cha bề trên nhé!
Em chỉ chỉ ngón tay,
— Đó, đó, cánh cửa có chậu hoa xương rồng màu đo đỏ đấy. Phòng của ngài đấy… Giờ này ngài đang ngồi trong văn phòng. Cứ gõ cửa là gặp ngay…
Em nhìn bác, giọng tỉnh bơ bơ,
— Mà này, xin phép quan bác cho em dặn trước mấy nhời.
Em buông lời nói luôn,
— Vô đấy, ăn nói vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu, ông ấy mắng cho mấy mắng thì ráng mà chịu...
Biết em ăn nói mát mẻ, bác làm mặt nghiêm,
— Không, quan bác là không có nói đùa. Sáng hôm nay, trên đường đi làm, ngay tại góc phố Bolsa, tớ thấy thiên hạ xúm xít đứng lại nhìn. Tưởng chi, hóa ra có cái ông người Mỹ, khoảng ba mươi là cùng, mặt mũi nom sáng sủa lắm, lại còn thắt cà-vạt đàng hoàng . Ông ấy đứng ngay tại góc đường, tay giơ cao thánh giá miệng nói sang sảng, “Giao thừa! Ngày tận thế!”. Cứ thế, thiên hạ dừng xe lại đông như kiến, tắc nghẽn cả nguyên cả một con phố.
Em làm mặt nghiêm trang, nhưng vẫn giọng kịch,
— Lạ nhỉ! Ông Mỹ con giảng về tận thế. Mà giảng như thế nào?
Bác đưa hai tay lên miệng,
— Ông ấy tay cầm loa, miệng hét tướng lên: “Trái đất ấm dần. Nửa đêm Giao thừa, nước biển dâng lên. Tận thế! Tận thế!”.
Em nhìn bác, ánh mắt dò hỏi,
— Rồi bác có tin hay không?
Không đợi quan bác kịp lên tiếng trả lời, em đã chép miệng “phán” ngay một câu dễ mất lòng toàn thể thiên hạ,
— Mà thôi. Khỏi cần nói. Nhìn mặt là biết tin như kinh tin kính rồi.
Mặc cho em nói cạnh nói khóe, bác vẫn say sưa câu chuyện,
— Thì biết đâu, thấy cái nhà ông ấy nói cũng có lý lắm. Này, ông cứ để ý mà xem, gần cả chục năm rồi, mùa đông châu Âu là cứ ấm dần, rồi sóng thần, động đất. Nói đâu xa, ngay tại Mỹ của mình đây nè, trời mùa hè mùa đông cả chục năm rồi cứ lẫn lộn như xôi đậu đen, chẳng biết đâu mà mò. Nguyên cả khu phố ngập lụp!
Em nhìn bác, vẫn giọng điệu châm chọc,
— Thế rồi quan bác đã dọn đường ăn mày ơn chết lành hay chưa?
Bác trợn mắt,
— Biết gì đâu mà dọn. Bởi thế mới ghé vào nhà dòng hỏi ý ông đây.
Em nhăn nhăn vầng trán bướng, giọng nói nhát gừng,
—Bác hỏi cái gì?
Bác gắt gỏng mắm tôm,
— Ơ hay, thì đã nói rồi đấy, cái ông Mỹ đó nói có đúng hay không?
Em bĩu môi, dài cả tấc,
— Đến là vớ vẩn! Bác chỉ có khéo lo bò trắng răng!
Bác trợn tròn mắt nhìn em,
— Là làm sao?
Em buông hẳn cây viết xuống mặt bàn, nói rõ từng chữ,
— Em nhớ đâu hồi giao thừa năm 2000, thiên hạ cứ nhao nhao lên với nhau là tận thế tới nơi! Em có mấy người bạn còn cẩn thận đi mua nến phép cất giữ trên bàn thờ hẳn hoi. Rồi giao thừa năm 2000, nhưng cũng có thấy chết ông tây bà đầm nào đâu… Em nói có đúng hay không?
Em khịt khịt mũi,
— Rõ là tự mình làm khổ chính mình! Giờ lại tới phiên ông Mỹ Bolsa và quan bác. Chán chuyện mấy ông!
Bác nhăn nhăn mặt,
— Ông nói như thế mà cũng nghe được. Rồi…nhỡ may tận thế thật thì sao? Lúc đó nhìn ông mà nhăn nhở cười à?
Em khẳng định,
— Quan bác chỉ khéo đến là vớ vẩn. Tận thế với không tận thế. Chúa Giêsu còn chả biết khi nào tận thế đấy, nói chi đến cái ông Mỹ dở hơi.
Bác làm mặt nghiêm trọng,
— Lại ăn nói linh tinh rồi. Cha bề trên nghe được, ông ấy lại mắng cho mấy mắng. Sao ông biết Chúa Giêsu cũng chả rõ cái ngày tận thế?
Bác cự nự,
— Chỉ được cái tật ưa nói tầm xàm!
Em ăn nói giọng điệu mát mẻ,
— Gớm, quan bác làm gì mà phải lôi cha bề trên ra đây để mà hù dọa. Em nói có sách mà mách là có chứng. Đây quan bác nom nom hộ em đi.
Em đứng dậy, đi về phía tủ sách, tay kéo ra cuốn Phúc Âm,
— Về ngày tận thế, chính Chúa Giêsu cũng đã từng xác nhận…
Em lật lât, ngón tay chỉ vào trang sách mở rộng,
— Đây, bác nom đi. Phúc âm Máccô, “Không ai biết ngay cả thiên thần trên trời và Chúa Con, ngoại trừ…” (Mark 13:32) một người...
Em ngẩng lên, nhìn bác, hỏi,
— Quan bác biết người này là ai hay không?
Nhìn mặt quan bác ngơ ngơ như gái ngủ ngày, em nói rõ từng chữ,
— Người này chính là Chúa Cha đó.
Bác mặt tần ngần, tay vẫn còn cầm sách Phúc Âm, miệng lẩm nhẩm đọc đi đọc lại đoạn văn Máccô 13:32,
— Chết chửa! Sao lại có thể như thế được nhỉ…
Em vỗ vai bác,
— Thôi, làm gì mà cứ đứng tần ngần ra đó tựa như ăn trộm rình nhà bị bắt quả tang vậy.
Em buông lời kết luận,
— Quan bác đã thấy chưa. Nếu ngay cả Chúa Con còn không biết về ngày giờ tận thế, vậy thì quan bác tin vào cái ông Mỹ Bolsa làm chi.
Em dừng lại,
— Mà em nói cho quan bác biết. Mặc dù Chúa Giêsu cũng chả rõ về ngày giờ tận thế. Nhưng khoa học gia họ biết khi nào thì tận thế đấy...
Bác trợn mắt,
— Ơ! Lại cứ ưa nói chuyện bỡn…
Em lắc lắc đầu, mặt nghiêm trang,
— Quan bác ơi, khoảng 5 tới 6 tỷ năm nữa thôi, mặt trời sẽ tắt ánh sáng. Khi đó, tất cả mọi sinh vật trên địa cầu sẽ biến mất tất tật. Mà em nói thật với quan bác, cần gì phải đợi tới 5 tới 6 tỷ năm nữa cho mất công mất linh. Trái đất cứ nóng dần, cứ cái đà này thì chả mấy chốc mà tận thế tới nơi.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Chuyện Bác Chuyện Em: Khi Nào Tận Thế?
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Mấy ngày hôm nay, trời mùa đông tự dưng nóng hâm hấp như trời mùa hè. Đã thế, mưa rơi tầm tã tựa người cầm gầu đổ xuống trần gian kìn kịt từng sô nước. Nguyên cả khu phố nơi em ở, nước cứ thế dâng lên.
Cuối tuần, Bác ghé vào nhà dòng, thăm em. Bước vô phòng, quan bác mở miệng nói liền,
— Đang viết tí toáy chi vậy?
Em như người đang dở tay, chỉ kịp ngẩng lên nhìn bác, rồi lại cúi xuống, chăm chú vào tờ giấy mở rộng trước mặt,
— Bác tới chơi! Thong thả cho em mấy phút. Gớm, bận quá, cứ như người có con mọn...
Bác bật cười, nụ cười ròn tan rạng rỡ trên khuôn mặt đăm chiêu,
— Vớ vẩn chửa! Đi tu mà sao lại có con mọn ở đây?
Em chép miệng,
— Thì biết. Em đang viết di chúc đây.
Bác nói cạnh nói khóe,
— Mặt nom còn trẻ như thế kia mà đã viết di chúc rồi. Đau ốm ra sao? Người dạo này nom có vẻ xanh đấy nhé. Hay dám lại ung thư thời kỳ thứ ba, cho nên đang chuẩn bị…ăn mày ơn chết lành.
Em nói nhát gừng như chó cắn ma,
— Bác cứ nói, trẻ hay già, khỏe hay ốm, thì mình cũng vẫn phải cẩn thận, cẩn tắc vô ưu là thế. Nhưng cái di chúc này là viết cho nhà dòng chứ không phải cho em. Cha bề trên dạy sao thì phận em bề dưới, cứ theo như vậy.
Bác lên giọng tuồng,
— Đến là hay nhỉ. Nhìn cái trán bướng như thế mà cũng biết vâng nhời cha bề trên...
Em ra vẻ hờn giỗi,
— Quan bác cứ nói đùa. Nhà dòng chứ đâu phải chuyện bỡn.
Bác khoát tay, điệu bộ dứt khoát,
— Thôi đừng viết di chúc nữa. Đi mà trình với cha bề trên, có viết di chúc hay không thì cũng thế. Tận thế tới nơi rồi.
Nghe quan bác “phán” tới đây, em bật miệng nói liền, giọng chậm rãi, rõ từng chữ,
— Vâng, Bác tới mà nói với cha bề trên nhé!
Em chỉ chỉ ngón tay,
— Đó, đó, cánh cửa có chậu hoa xương rồng màu đo đỏ đấy. Phòng của ngài đấy… Giờ này ngài đang ngồi trong văn phòng. Cứ gõ cửa là gặp ngay…
Em nhìn bác, giọng tỉnh bơ bơ,
— Mà này, xin phép quan bác cho em dặn trước mấy nhời.
Em buông lời nói luôn,
— Vô đấy, ăn nói vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu, ông ấy mắng cho mấy mắng thì ráng mà chịu...
Biết em ăn nói mát mẻ, bác làm mặt nghiêm,
— Không, quan bác là không có nói đùa. Sáng hôm nay, trên đường đi làm, ngay tại góc phố Bolsa, tớ thấy thiên hạ xúm xít đứng lại nhìn. Tưởng chi, hóa ra có cái ông người Mỹ, khoảng ba mươi là cùng, mặt mũi nom sáng sủa lắm, lại còn thắt cà-vạt đàng hoàng . Ông ấy đứng ngay tại góc đường, tay giơ cao thánh giá miệng nói sang sảng, “Giao thừa! Ngày tận thế!”. Cứ thế, thiên hạ dừng xe lại đông như kiến, tắc nghẽn cả nguyên cả một con phố.
Em làm mặt nghiêm trang, nhưng vẫn giọng kịch,
— Lạ nhỉ! Ông Mỹ con giảng về tận thế. Mà giảng như thế nào?
Bác đưa hai tay lên miệng,
— Ông ấy tay cầm loa, miệng hét tướng lên: “Trái đất ấm dần. Nửa đêm Giao thừa, nước biển dâng lên. Tận thế! Tận thế!”.
Em nhìn bác, ánh mắt dò hỏi,
— Rồi bác có tin hay không?
Không đợi quan bác kịp lên tiếng trả lời, em đã chép miệng “phán” ngay một câu dễ mất lòng toàn thể thiên hạ,
— Mà thôi. Khỏi cần nói. Nhìn mặt là biết tin như kinh tin kính rồi.
Mặc cho em nói cạnh nói khóe, bác vẫn say sưa câu chuyện,
— Thì biết đâu, thấy cái nhà ông ấy nói cũng có lý lắm. Này, ông cứ để ý mà xem, gần cả chục năm rồi, mùa đông châu Âu là cứ ấm dần, rồi sóng thần, động đất. Nói đâu xa, ngay tại Mỹ của mình đây nè, trời mùa hè mùa đông cả chục năm rồi cứ lẫn lộn như xôi đậu đen, chẳng biết đâu mà mò. Nguyên cả khu phố ngập lụp!
Em nhìn bác, vẫn giọng điệu châm chọc,
— Thế rồi quan bác đã dọn đường ăn mày ơn chết lành hay chưa?
Bác trợn mắt,
— Biết gì đâu mà dọn. Bởi thế mới ghé vào nhà dòng hỏi ý ông đây.
Em nhăn nhăn vầng trán bướng, giọng nói nhát gừng,
—Bác hỏi cái gì?
Bác gắt gỏng mắm tôm,
— Ơ hay, thì đã nói rồi đấy, cái ông Mỹ đó nói có đúng hay không?
Em bĩu môi, dài cả tấc,
— Đến là vớ vẩn! Bác chỉ có khéo lo bò trắng răng!
Bác trợn tròn mắt nhìn em,
— Là làm sao?
Em buông hẳn cây viết xuống mặt bàn, nói rõ từng chữ,
— Em nhớ đâu hồi giao thừa năm 2000, thiên hạ cứ nhao nhao lên với nhau là tận thế tới nơi! Em có mấy người bạn còn cẩn thận đi mua nến phép cất giữ trên bàn thờ hẳn hoi. Rồi giao thừa năm 2000, nhưng cũng có thấy chết ông tây bà đầm nào đâu… Em nói có đúng hay không?
Em khịt khịt mũi,
— Rõ là tự mình làm khổ chính mình! Giờ lại tới phiên ông Mỹ Bolsa và quan bác. Chán chuyện mấy ông!
Bác nhăn nhăn mặt,
— Ông nói như thế mà cũng nghe được. Rồi…nhỡ may tận thế thật thì sao? Lúc đó nhìn ông mà nhăn nhở cười à?
Em khẳng định,
— Quan bác chỉ khéo đến là vớ vẩn. Tận thế với không tận thế. Chúa Giêsu còn chả biết khi nào tận thế đấy, nói chi đến cái ông Mỹ dở hơi.
Bác làm mặt nghiêm trọng,
— Lại ăn nói linh tinh rồi. Cha bề trên nghe được, ông ấy lại mắng cho mấy mắng. Sao ông biết Chúa Giêsu cũng chả rõ cái ngày tận thế?
Bác cự nự,
— Chỉ được cái tật ưa nói tầm xàm!
Em ăn nói giọng điệu mát mẻ,
— Gớm, quan bác làm gì mà phải lôi cha bề trên ra đây để mà hù dọa. Em nói có sách mà mách là có chứng. Đây quan bác nom nom hộ em đi.
Em đứng dậy, đi về phía tủ sách, tay kéo ra cuốn Phúc Âm,
— Về ngày tận thế, chính Chúa Giêsu cũng đã từng xác nhận…
Em lật lât, ngón tay chỉ vào trang sách mở rộng,
— Đây, bác nom đi. Phúc âm Máccô, “Không ai biết ngay cả thiên thần trên trời và Chúa Con, ngoại trừ…” (Mark 13:32) một người...
Em ngẩng lên, nhìn bác, hỏi,
— Quan bác biết người này là ai hay không?
Nhìn mặt quan bác ngơ ngơ như gái ngủ ngày, em nói rõ từng chữ,
— Người này chính là Chúa Cha đó.
Bác mặt tần ngần, tay vẫn còn cầm sách Phúc Âm, miệng lẩm nhẩm đọc đi đọc lại đoạn văn Máccô 13:32,
— Chết chửa! Sao lại có thể như thế được nhỉ…
Em vỗ vai bác,
— Thôi, làm gì mà cứ đứng tần ngần ra đó tựa như ăn trộm rình nhà bị bắt quả tang vậy.
Em buông lời kết luận,
— Quan bác đã thấy chưa. Nếu ngay cả Chúa Con còn không biết về ngày giờ tận thế, vậy thì quan bác tin vào cái ông Mỹ Bolsa làm chi.
Em dừng lại,
— Mà em nói cho quan bác biết. Mặc dù Chúa Giêsu cũng chả rõ về ngày giờ tận thế. Nhưng khoa học gia họ biết khi nào thì tận thế đấy...
Bác trợn mắt,
— Ơ! Lại cứ ưa nói chuyện bỡn…
Em lắc lắc đầu, mặt nghiêm trang,
— Quan bác ơi, khoảng 5 tới 6 tỷ năm nữa thôi, mặt trời sẽ tắt ánh sáng. Khi đó, tất cả mọi sinh vật trên địa cầu sẽ biến mất tất tật. Mà em nói thật với quan bác, cần gì phải đợi tới 5 tới 6 tỷ năm nữa cho mất công mất linh. Trái đất cứ nóng dần, cứ cái đà này thì chả mấy chốc mà tận thế tới nơi.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rượu Nho - Wine
Richard Drysdale
22:14 13/11/2013
Ảnh của Richard Drysdale
Rượu nho là bằng chứng Thượng Đế yêu và
muốn chúng ta hạnh phúc.
"Wine is sure proof that God loves us and wants us to be happy."
(Benjamin Franklin)