Ngày 04-11-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XXXII Thường Niên B
Lm Jude Siciliano OP
01:21 04/11/2018
1 Các Vua 17:10-16;; Tvịnh 145; Do Thái 9: 24-28; Máccô 12: 38-44

Đôi khi tôi vấp phải một chi tiết trong câu chuyện của Kinh Thánh và bởi đó tôi gặp khó khăn tiếp tục theo câu chuyện. Hôm nay trong bài sách của 1 Vua, chi tiết làm tôi bối rối là ngôn sứ Êlia xin bà góa giúp lúc ông gặp bà ở cửa vào một thành phố ngoại bang. Ông ta xin ít nước và bánh. Ông ta có vẽ không chú ý gì đến trường hợp khó khăn của bà góa phụ đó. Vi ở nơi đó đang có một cơn đại hạn lớn. Bà góa nói là bà ta chỉ còn có một chút bột và dầu để làm một chút bành cho bà ta và con bà ăn. Ăn xong hai mẹ con sẽ chết.

Mặc dù bà góa phụ ở trong trường hợp khó khăn, ông Elia vẫn bảo bà ta đi lượm củi về rồi "Bà đừng sợ, cứ về làm như bà vừa nói. Nhưng, trước tiên, bà hãy lấy những thứ đó mà làm cho tôi một chiếc bánh nhỏ, và đem ra cho tôi" Rồi ông ta nói bà góa phụ sẽ có để lo cho bà và con bà. Thật thế sao! thật là một cử chỉ không có một chút tình người của ngôn sứ Êlia, làm chúng ta chỉ muốn bỏ ông ta để đi tìm một ngôn sứ khác tốt bụng hơn phải không? Thật ông Êlia không chút cảm thông về sự tuyệt vọng bà góa phụ! Có cách nào để cứu vản thái độ của vị ngôn sứ đó?

Thế giới lúc câu chuyện đó xãy ra thật khác hẳn với thế giới ngày nay của chúng ta. Văn hóa lúc đó nhấn mạnh về sự tiếp đón nồng nhiệt lữ khách, nên khi có một người lạ đến, thì chủ nhà chào đón và mời thức ăn, ngay cả khi tốn kém nhiều cho chủ nhà. Ông Êlia được bà góa niềm nở tiếp đón, và ông cam đoan với bà đó là nếu bà ta tin cậy vào ông và Thiên Chúa của ông thì bà và con sẽ có đủ thức ăn và uống cho đến khi hết đại hạn.

Ông Êlia là một ngôn sứ người Do thái. Bà góa phụ là một người ngoại. Tuy vậy, mặc dù sự tin tưởng thời đó chỉ có giới hạn cho Chúa của một nước và chỉ trong lãnh thổ của nước đó thôi. Nhưng, Thiên Chúa của ông Êlia không có giới hạn như thế. Bà góa phụ tin tưởng ông Êlia và Thiên Chúa của ông một cách vô căn cho dù bà đang ở vào tình hình khó khan. Chính sự tin tưởng lúc đó làm cho bà là người yếu đuối đang cần được giúp đỡ lãnh nhận sự đỡ nâng của Thiên Chúa chúng ta, Đấng đầy yêu thương. Đó là câu chuyện trong Kinh Thánh. Và hôm nay chúng ta có nhiều ví dụ hơn về sự nhận biết Thiên Chúa khi Ngài đưa tay giúp đỡ khi tiếp cận với nhứng người cần Thiên Chúa nhất. Câu chuyện ngôn sứ Êlia và bà góa đưa chúng ta đến bài phúc âm. Nơi chúng ta gặp một Thiên Chúa đây tình yêu thương thường để ý đến người bé mọn và yếu đuối nhất.

Sự đau khổ của những người góa phụ được nhắc đến hai lần trong bài phúc âm hôm nay. Chúa Giêsu đi vào Giêrusalem với các môn đệ. Đây là lần cuối cùng Chúa Giê su giảng dạy trước khi Ngài chịu thương khó và chịu chết. Sự quan trọng của lần này làm chúng ta chú ý đến bài giảng cuối cùng Ngài dạy dân chúng. Góa phụ là những người dễ bị tổn thương nhát trong xã hội thời đó. Vậy mà hôm nay Ngài để ý đến họ.

Trước hết, Chúa Giêsu chỉ trích các vị kinh sư là những ngững người chống đối Ngài một cách thậm tệ. Họ là những lãnh đạo được kính trọng và họ là những người nằm trong số với các người Pharisêu và Sađusêu. Dân chúng ngưỡng mộ họ vì họ hy sinh để thờ phượng và phục vụ Thiên Chúa, và họ là những người dạy Kinh Thánh được kính trọng. Các vị kinh sư cũng được kính trọng vì họ nguyện cầu với Thiên Chúa thay cho dân chúng. Thật là một điều đáng ngạc nhiên, khi Chúa Giêsu chỉ trích các vị kinh sư là những người đạo đức giả dạng, thích quyền lực đời thường.

Vì các kinh sư được kính trọng, nên khi một người chồng qua đời, người góa phụ có thể giao hết quyền kế thừa và tài sản cho vị kinh sư gìn giử. Có những những kinh sư gian dối và lạm dụng số tài sản của các góa phụ cho nên Chúa Giêsu nói là "họ nuốt hết tài sản của các bà góa". Các vị kinh sư đáng lý phải là những người bênh vực và bảo vệ các bà góa phụ nhưng họ lại là những người lợi dụng các bà góa phụ đó. Sự chỉ trích của Chúa Giêsu diễn tả lời ngôn sứ chỉ trích sự bất công đối với các người nghèo và cô thế ở Israel. Thêm vào đó, Chúa Giêsu lại cáo buộc các vị kinh sư biến của dâng trong Đền Thờ làm của riêng cho họ.

Chúa Giêsu chú ý thấy người giàu cho tiền của dư thừa của họ vào Đền Thờ. Trong khi đó có một bà góa phụ nghèo "đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn ai hết... vì bà này đã trao tặng toàn bộ sự sống của mình để cho...". Kể từ đoạn sách này đến trước hành trình thương khó Chúa Giêsu trở nên lời dạy mang ý nghĩa đặc biệt cho các môn đệ là những người đã hy sinh tất cả, như bà góa phụ kia, để theo Chúa Giêsu.

Biết bao nhiêu người gây quỷ cho giáo xứ đã dùng câu chuyện bà góa phụ nghèo để kêu gọi giáo dân cho nhiều tiền hơn phải không? Rốt cùng, lời bàn cải đã nói về bà góa phụ nghèo cho tất cả tài sản của bà ta cho công việc của Thiên Chúa. Người kêu gọi như thế thách đố "Nếu bà góa phụ nghèo cho như thế, sao chúng ta lại không cho nhiều hơn?" Ý nghĩ đó nhấn mạnh là chúng ta nên cho đến khi chúng ta cảm thấy đau lòng. Có vẻ như những người kêu gọi gây quỹ giáo xứ có đủ dữ liệu lấy từ phúc âm để trợ giúp họ. Họ dùng chính lời của Chúa Giêsu. Có phải vì thế mà thánh Máccô nói câu chuyện người góa phụ nghèo để chúng ta bắt chước bà ta phải không? Có thể đúng đấy!

Có thể Chúa Giêsu đang than vãn điều Ngài vừa trông thấy. Cử chỉ của bà góa phụ nghèo tiếp theo lời Ngài chỉ trích các vị kinh sư là những người đã lợi dụng địa vị của họ để "nuốt hết tài sản của các bà góa". Đấy là lời cảnh cáo cho các người gây quỷ trong giáo xứ đã lợi dụng việc làm của họ để sống an toàn trên lưng những người phục vụ. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều chuyện về những người giảng thuyết nổi tiếng sống xa hoa từ những tiền đóng góp của giáo dân. Chúng tôi cũng được biết một số giám mục đã xây cất những lâu đài lộng lẫy cho họ, và cũng có các linh mục phụ trách giáo xứ đã sửa sang nhà ở của họ và các giáo dân trong xứ cho là quá ư sang trọng. Đây là không nói đến việc họ dùng các lương thực đăt tiền, và các dịp đi nghỉ xa hoa.

Nhưng, các bài sách đọc hôm nay không quên đến chúng ta. Các bài sách kêu gọi chúng ta hãy bắt chước sự Thiên Chúa đón tiếp khách một cách nồng hậu, và hãy xem xét nếu chúng ta có rộng rãi hy sinh chúng ta cho việc phụng sự Thiên Chúa hay không, nhất là đối với những người bé mọn và không ai để ý đến, như bà góa phụ nghèo không ai để ý đến trừ Chúa Giêsu.

Bí tích rửa tội đã cho chúng ta cặp mắt đức tin. Chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta có nhìn thấy những người nghèo xung quanh chúng ta hay không? Chúng ta có để ý dến điều kiện sống của họ hay không? Nguyên nhân của sự đói nghèo trong cộng đoàn chúng ta là gì? Trong đất nước chúng ta, nguyên nhân nào gây ra nghèo? Tôi và cộng đoàn giáo xứ tôi có làm gì để giúp hoàn cảnh của những người nghèo?

Cũng như bà góa phụ nghèo, Chúa Giêsu sẽ hy sinh mạng sống Ngài trong tay Thiên Chúa và sự chết và sự sống lại của Ngài sẽ thêm năng lực cho chúng ta làm như Ngài. Hôm nay bài Thánh Vịnh trong đáp ca sau bài đọc thứ nhất:
Chúa giữ sự trung tín đến mãi muôn đời
Xử công minh cho những người bị áp bức
Ban lương thực cho kẻ đói ăn
Chúa giải phóng những ai tù tội.

Và Thánh Vịnh 145 còn dài hơn nữa. Đó là một lời kinh nguyện tốt cho chúng ta trong khi chúng ta tìm cách nhìn thấy bằng cặp mắt của Thiên Chúa để đáp lại những gì chúng ta sẽ thấy trong tuần sau.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


32nd SUNDAY (B)
1 Kings: 17:10-16; Psalm 146; Hebrews 9: 24-28; Mark 12: 38-44

Sometimes I stumble over a detail in a biblical story and as a result, have trouble entering the rest of the passage. In today’s reading from I Kings, the detail that distracts me is the prophet Elijah’s request for water and bread from the Zarephath widow he meets at the entrance of the Gentiles city. He sounds privileged and indifferent to her desperate situation. There was a drought in the land and as a result she has only a bit of flour and some oil to prepare a final meal for herself and her son. After they eat, she says, "we shall die."

Despite the fact that she is in a miserable situation, Elijah tells her to go ahead and gather sticks for her fire, "But first make me a little cake and bring it to me." Then he tells her she can take care of herself and her son. Really! Isn’t that seeming-insensitive request enough to make you want to quit this prophet and find a more amiable one? Hasn’t Elijah any sensitivity to the widows desperate situation? Is it possible to redeem the prophet’s reputation?

The world of the story is so different from our own. There was a strong culture of hospitality. So, a stranger was to be welcomed and fed, even at great personal cost. Elijah receives the hospitality of the poor widow and assures her that because she has trusted him and his God, she and her son will have enough to eat and drink until the drought ends.

Elijah is a Jewish prophet, the woman is a Gentile. Yet, unlike the belief of the day that limited a nation’s gods to national boundaries, Elijah’s God has no such limits. The widow trusts the prophet and his God, despite her beliefs and dire situation. The vulnerable and needy receive help from our compassionate and just God. That is the story of the Bible, and today we have more examples of God’s noticing and reaching out to those who need God the most. The story of Elijah and the widow takes us to the gospel, where we meet the same God of love, who notices the least and the neediest.

The plight of widows is mentioned twice in the gospel today. Jesus has entered Jerusalem with his disciples. This is his last ministerial appearance and teaching before his passion and death. The solemnity of the moment puts extra emphasis on the message and importance of his last words to the crowds. Widows were among the most vulnerable in society and Jesus turns his attention to them today.

First he criticizes the scribes who were his virulent opponents. They were respected religious authorities and were among both the Pharisees and Sadducees. They were admired for the sacrifices they made to worship and serve God, and were respected teachers of the Scriptures. Scribes were also revered as intercessors with God. How shocked then Jesus’ disciples would have been at his criticism of them as power-hungry hypocrites.

Because scribes were so respected when a husband died his widow might entrust her inheritance to a scribes’ care. There were scribes who cheated and misused these funds and that is why Jesus says they "devour the houses of widows." The very ones who should have defended and protected the rights of widows took advantage of them. Jesus’ critique reflects the prophets’ critique of injustice done against the poor and voiceless of the land. In addition, he accuses the scribes of using the Temple for their own profit.

Jesus notes the rich donating money from their surplus, while the poor widow "from her poverty, has contributed all she had, her whole livelihood." The Greek literally says the widow "gave her whole life." Since this passage comes before the passion Jesus’ words take on special meaning for disciples who, like the widow, are asked to give their all to follow him.

How many church fund raisers have used the widow story as a pitch for larger donations? After all, the argument goes, the widow gave all she had for God’s work. The one making the pitch challenges, "If the poor widow gave so much why can’t we increase our giving?" The implication is that we should give until it hurts. Sounds like the fund raiser has good gospel credentials to back him/her up – the very words of Jesus. Isn’t that why Mark is narrating the widow’s tale, to call us to copy her generosity? It’s possible.

But perhaps Jesus is lamenting what he sees. The widow’s action follows immediately on his critique of the scribes who profit from their status and "devour the houses of widows." It is a warning about those leaders in ministry who bask in their own significance and live comfortably off the backs of those they serve. In recent years there have been revelations about nationally famous preachers who live extravagantly from the mail-in donations of their followers. We have also learned about some of our own bishops who have built extravagant homes for themselves and pastors who have remodeled rectories that, in the eyes of their parishioners, seem extravagant. Not counting expensive meals out and high class vacations.

But the readings today don’t let any of us off the hook. They call us to imitate God’s hospitality and examine how generous we have been in offering ourselves to God’s service – especially to the least and overlooked, like the widow who would not have been noticed by anyone else but Jesus.

Baptism has given us the eyes of faith. We might ask ourselves: Do we see with Jesus’ eyes the poor around us? Are we aware of their living conditions? What are the causes of poverty in our community? In the struggling nations? What can I and my church community do to address these conditions and improve the welfare of the poor?

Like the widow Jesus is about to give his whole life into God’s hands and his death and resurrection will empower us to do the same. Today’s Psalm response to the first reading proclaims:
"The Lord keeps faith forever,
secures justice for the oppressed
gives food to the hungry.
The Lord sets captives free."

There’s more to Psalm 146. It will make a good prayer for us as we seek to see with God’s eyes and respond to what we observe this coming week.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tình yêu dành cho Chúa và Tha nhân là hai mặt của một đồng xu
Thanh Quảng sdb
22:01 04/11/2018
Tình yêu dành cho Chúa và Tha nhân là hai mặt của một đồng xu

Trong giờ kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày Chúa Nhật 4/11/2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ suy của Ngài về Tin Mừng Phúc âm theo Thánh Marcô của Chúa Nhật hôm nay khi một thầy thông luật hỏi Chúa Giêsu "Điều luật nào quan yếu nhất trong tất cả các lề luật?”
Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu đã trả lời bằng lời truyền thống của dân Do Thái: "Hỡi người Israel hãy lắng nghe, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa duy nhất". Và hai điều răn song đôi với nhau: “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa với tất cả trái tim, với tất cả tâm hồn và với tất cả tâm trí của các ngươi và hãy yêu thương tha nhân như chính mình.”

Phục vụ, tha thứ và tu đức
Bằng cách dẫn giải này, Đức Thánh Cha Phanxicô nêu lên: “Chúa Giêsu đã liên kết hai giới răn này nên một, không thể tách rời; và trên thực tế chúng còn hỗ tương cho nhau. Chúng là hai mặt của một đồng xu duy nhất: tạo lên sức mạnh cho người tin Chúa! Yêu mến Thiên Chúa là sống bởi Ngài, cho Ngài, và vì Ngài và vì những hoạt động của Chúa. Đức Thánh Cha tiếp tục “để kín múc sinh lực hằng ngày hầu có thể phục vụ tha nhân, tha thứ cho nhau không giới hạn và vun góp các mối quan hệ hiệp thông huynh đệ thì chúng ta cần hiệp nhất với Chúa.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra lời trong sách Phúc âm rằng "Chúng ta không bận tâm tự hỏi cận nhân là ai..." vì chúng ta "không chọn lựa tha nhân, nhưng chúng ta nhìn tha nhân bằng một trái tim yêu thương."

Sự dấn thân Kitô giáo
ĐTC mời gọi: Tin Mừng hôm nay “mời gọi tất cả chúng ta không chỉ hướng tới sự cấp thiết của những anh chị em nghèo khổ nhất, nhưng trên hết chúng ta chú ý tới nhu cầu của họ như người mẹ gần giũ con thơ, chia sẻ những tình cảm của cuộc sống bằng tấm lòng dịu dàng. Điều này đang thách thức cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta: “làm thế nào giảm thiểu đi những lý thuyết, hầu tập trung vào hành động “Thiên Chúa là tình yêu, Ngài đã dựng lên chúng ta trong tình yêu, để chúng ta có thể yêu thương người khác, trong khi vẫn hiệp nhất với Ngài. Hai khía cạnh của tình yêu, tình yêu Chúa và tình yêu tha nhân là một và đây chính là đặc trưng của người môn đệ của Chúa Kitô.”
 
Chính quyền TT.Trump sửa đổi việc miễn trừ đối với lệnh bắt buộc cấp bảo hiểm ngừa thai.
Giuse Thẩm Nguyễn
23:18 04/11/2018


Chính quyền TT Trump đang điều chỉnh lại những miễn trừ tôn giáo và các biện pháp chống lại lệnh bắt buộc các chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm ngừa thai sau khi các thẩm phán liên bang đã ngăn chặn những quy tắc hành chánh này vào tháng Mười Hai.”

Văn phòng Quản Lý và Ngân Sách cho biết “Hoa Kỳ đã có một lịch sử lâu dài trong việc cho phép quyền bảo vệ lương tâm của những cơ sở và chủ nhân dựa trên niềm tin tôn giáo và đạo đức để phản đối các quy định về bảo hiểm sức khỏe. Những quy mới cùng này nới rộng những miễn trừ để bảo vệ niềm tin tôn giáo cho các cơ sở và cá nhân khi mà các chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc họ phải cung cấp bảo hiểm ngừa thai theo quy định của The Patient Protection and Affordabel Care Act. (tạm dịch là Luật Bảo vệ Bệnh Nhân và Chăm Sóc Giá Thấp.) Và thêm rằng các quy định này “dành cho các cơ sở được miễn trừ có quyền chọn lựa tùy ý.”

Tờ New York Time cho biết rằng vào ngày 30 tháng Mười, Bộ Y Tế và Nhân Sự, Lao Động và Ngân Khố sẽ ban hành các quy định sửa đổi này.

Thẩm phán Wendy Beetlestone của Tòa Án Quận Hạt Liên Bang ở Philadelphia đã ra một án lệnh tạm thời chống lại những quy định ban đầu của chính quyền Trump vào ngày 05 tháng Mười Hai, 2017.

Bà nói rằng tiểu bang Pennsylvania có thể bị “tổn hại trầm trọng và không thể khắc phục được” từ những quy định sửa đổi này, bởi vì thiếu việc ngừa thai với chi phí thấp có nghĩa là người phụ nữ sẽ không ngừa thai hoặc là chọn những phương pháp ngừa thai kém hiệu quả và kết quả là “việc chọn lựa của cá nhân này” sẽ gây ra những cái thai ngoài ý muốn. Việc này sẽ là một nguy cơ về kinh tế bởi vì “những thai ngoài ý muốn sẽ là gánh nặng cho các chương trình bảo hiểm y tế do tiêu bang tài trợ của Pennsylavnia.”

Ngay sau phán quyết của bà thẩm phán Beetlestone, thẩm phán Haywood Gilliam Jr của Tóa án quận hạt Oakland cũng chống lại những quy định của chính quyền TT Trump, và rằng họ sẽ “chuyển việc ngừa thai từ một quyền hợp pháp sang một lợi ích hoàn toàn cần thiết tùy theo quyết định của chủ nhân của họ.”

Theo TT Trump, Bộ Tư pháp cho rằng một người phụ nữ mất bảo hiểm sức khỏe về ngừa thai qua chương trình bảo hiểm của chủ nhân vẫn có thể có bảo hiểm này qua chương trình của người chồng hay tự ý bỏ tiền túi ra mua bào hiểm này.

Theo Luật Chăm Sóc Sức Khỏe Giá Thấp vào năm 2010 dưới thời chính quyền Obama, thì Bô Y Tế và Nhân Sự bắt buộc chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm về triệt thai và ngừa thai, bao gồm cả thuốc có thể dẫn đến phá thai. Quy định bắt buộc này gặp sự chống đối của những người Công Giáo và những người khác.

Chính quyền TT Trump thiết lập những quy định mới vào Tháng Mười 2017, cho phép các công ty vì niềm tin tôn giáo và đạo đức không phải tuân theo lệnh buộc mua bảo hiểm ngừa thai.

Chính quyền đã kháng án những phán quyết của Beethstone, Gilliam và các thẩm phác khác vì những phán quyết của họ gây thuận lợi đối với các miễn trừ và các biện pháp đối với việc bắt buộc mua bảo hiểm ngừa thai.

Vào tháng Tư, Thẩm phán Quận Hạt David Russell đã ban hành lệnh vĩnh viễn và tuyên bố giải tỏa việc bắt buộc bảo hiểm ngừa thai đối với các thành viên của the Catholic Benefits Association ( tạm dịch Hiệp Hội Phúc Lợi Công Giáo).

Thẩm phán Russell cũng cho rằng lệnh bắt buộc này vi phạm Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo khi buộc các chủ nhân cung cấp bảo hiểm ngừa thai và triệt sản, một việc làm trái ngược và vi phạm niềm tin tôn giáo của họ.

.
Source: EWTN Trump administration to revise exemptions to contraception mandate
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu nguyện cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Bình Dương
Tin Mừng Cho Người Nghèo
03:29 04/11/2018
Lễ cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, cho các tử sĩ Nam – Bắc, cho các nạn nhân của chế độ tàn bạo từ tư tưởng đến hành động, và nhất là tạ ơn Chúa cho Cụ cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, các bào đệ, cụ bà thân mẫu và thân bằng quyến thuộc của Cụ tại nghĩa trang Bình Dương, vào chiều ngày 02/11/2018.

Thánh lễ được cử hành bởi Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục Kontum chủ tế; cha G.B Lê Đình Phương, DCCT giảng thuyết. Đồng tế có quý cha: cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxico; cha Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh; cha GB Nguyễn Văn Thêm, Nguyên Bề trên Giám tỉnh dòng Don Bosco; và quý cha DCCT gồm: cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh DCCT, cha GB. Thanh Bích, cha Anton Lê Ngọc Thanh, cha Giuse Trương Hoàng Vũ và cha Phaolô Lê Xuân Lộc.

Tham dự thánh lễ có khoảng gần 300 người đến từ nhiều nơi như Miền Tây, Đồng Nai, Sài Gòn, Bình Dương… tề tựu chung quanh ngôi mộ có tên là Huynh và Đệ, được biết đó là mộ của cụ G.B Ngô Đình Diệm và bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu. Đặc biệt có rất đông an ninh mật vụ bao vây xung quanh khu vực dâng lễ cũng như bên ngoài nghĩa trang. Một vài viên an ninh bịt kín mặt bằng khẩu trang len lỏi vào khu vực người tham dự và gây hấn, đồng thời tiến hành quay phim.

Một hình ảnh khá xúc động là sự quy tụ của các Cựu Quân nhân Quân lực VNCH, tuy các ông sức khỏe yếu kém, thân thể đầy khuyết tật nhưng vẫn về dự lễ tại nghĩa trang.

Trong bài chia sẻ, cha GB Lê Đình Phương nhấn mạnh, Chúa Giêsu là hạt giống tốt nhất của Chúa Cha gieo vào lòng đất, Ngài đã chết đi để tiêu diệt sự chết và khơi nguồn ơn phục sinh. Chúa Giêsu là hạt giống đích thực và Cụ Ngô giống Chúa Giêsu là hạt giống của dân tộc VN. Cụ đã được gieo vào lòng đất Mẹ Việt, một con người liêm chính và chính trực, một con người vì dân vì nước, bị bách hại vì lẽ công chính… Hạt giống tốt này đã, đang và sẽ mọc lên giữa xã hội VN đầy nhiễu nhương, nhân cách con người bị hủy hoại, tinh thần yêu nước bị chà đạp và phá hủy.

Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức cha Micae mong muốn cộng đồng Người Việt thu thập tư liệu và làm hồ sơ về cuộc đời của Cụ cố Tổng Thống GB Ngô Đình Diệm với mong muốn xin Tòa Thánh nhìn nhận các nhân đức anh hùng và gương sáng Đức tin của ngài. Cụ Cố Tổng thống xứng đáng được gọi là người Công Giáo tôn kính.

Bày tỏ trước mẫu gương nhân đức của Cụ cố Tổng thống, nhiều người thắp nhang trên phần mộ của Cụ bằng những đôi tay đầy đặn hoặc khiếm khuyết, cầu xin Cụ nguyện cầu cho quê hương VN mau thoát khỏi những nghịch cảnh khó khăn, đau thương và sớm được phát triển xứng tầm vóc với nhiều đất nước tự do và hạnh phúc.

Pv. GNsP
 
Giáo xứ Phúc Nhạc Gia Kiệm những ngày cầu nguyện cho Các Đẳng Linh hồn
Trương Trí
09:02 04/11/2018
Năm 1954, theo giòng người di cư từ miền Bắc vào Nam, mỗi người mỗi nơi, mỗi gia đình mỗi hướng. Cha cố Batôlômêô Trần Tri Mạnh đi tìm và tập trung những người con quê hương Phúc Nhạc-Phát Diệm về một nơi. Năm 1955, ngài quy tụ được chừng 600 người chở trên 20 xe GMC về vùng đất Đồng Nai này, bây giờ là vùng Gia Kiệm, dựng lều bạt để làm Nhà thờ tạm và để ở. Hai năm sau mới dựng lên được một ngôi nhà thờ bằng tranh tre đầu tiên.

Xem Hình

Mùng 3 Tết năm 1959, nhà thờ và toàn trại Gia Kiệm bị lửa thiêu rụi hoàn toàn. Năm 1960, cha cố Marco Trần Cao Đàm mới xây lại nhà thờ bằng gỗ lợp mái tôn.

Vùng đất phì nhiêu màu mỡ, đất lành chim đậu, không bao lâu sau bà con Phúc Nhạc tập trung về ngày càng đông đúc, sinh con đẻ cháu. Năm 1968, cha cố Giuse Vũ Súy Ba cho xây lại ngôi nhà thờ to lớn rộng rãi hơn. Cuộc sống người dân ổn định, các sinh hoạt hội đoàn ngày càng phát triễn, dân số ngày thêm lớn mạnh.

Năm 2009, theo nhu cầu đời sống đức Tin cần có một ngôi thánh đường rộng lớn đủ chỗ cho số lượng giáo dân đông đảo, cha Chánh xứ Giuse Nguyễn Việt Tiến khởi công xây dựng nhà thờ hiện nay và khánh thành vào năm 2013.

Hiện nay, giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm có gần 12 ngàn giáo dân với 4 giáo họ. Cha Laurenso Đỗ Nam Trấn được Tòa Giám mục Xuân Lộc bổ nhiệm làm Chánh xứ chỉ hơn một năm nay, ngài lo kiện toàn các Ban Nghành, Hội Đoàn ngày một vững mạnh hơn. Ngài là một người chỉ nói ít mà bắt tay vào làm tất cả mọi việc để mọi người làm theo. Là một giáo xứ mà số giáo dân đông đảo như vậy, ngài cũng được sự trợ lực của cha Phó và Ban Hành giáo cùng các Hội đoàn. Cơ chế hoạt động của giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm vẫn là Ban Hành giáo chứ không như những giáo xứ khác là Hội đồng Giáo xứ. Theo phân cấp thì dưới sự chỉ đạo của cha Chánh xứ là một Ban Thường vụ Ban Hành giáo với nhiều kinh nghiệm qua các thời kỳ, sau đó là Ban Điều hành của các Giáo họ. Ban Hành giáo còn được sự giúp sức của 5 Giới, mỗi Giới có Ban Điều hành riêng gồm: Cao niên; Gia trưởng; Giới trẻ; Thiếu nhi và Hiền mẫu. Ngoài ra còn có các Hội, mỗi Hội có một Ban Điều hành Hội như: Hội Kèn; Mai tang; Chăm sóc bệnh nhân; Lòng Chúa Thương xót; Mân Côi; Bác ái.

Giáo xứ ngày càng phát triễn và vững mạnh cũng nhờ vào lòng nhiệt huyết của mỗi một cá nhân góp sức, mỗi người có thể tham gia vào nhiều Giới, Hội tùy vào sức khỏe và khả năng của mình.

Tu viện Mến Thánh giá Phúc Nhạc với 34 nữ tu, hiện nay thuộc Hội dòng Mến Thánh giá Gò Vấp, cũng là những cộng sự đắc lực cho giáo xứ trong công việc phục vụ các Thánh lễ, giúp giảng dạy giáo lý và sinh hoạt Thiếu nhi Thánh thể.v.v…

Về với Phúc Nhạc trong những ngày bước vào tháng 11, tháng mà Giáo hội dành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các Linh hồn. Viếng Nghĩa trang của giáo xứ, được chứng kiến cha Chánh xứ Laurenso lấm lem bụi đất cùng với giáo dân thu gom rác rưỡi trong khuôn viên. Ngài cho biết vừa hoàn thiện công trình thoát nước của Nghĩa trang. Trước đây, mỗi lúc mưa lớn thì nghĩa trang trở thành hồ nước do bị thấp trũng, sau khi làm xong hệ thống thoát nước thì khô ráo sạch sẽ. Ngài cũng cho chặt hạ những cây cối mọc giữa nghĩa trang, tạo cảnh quan thoáng đãng, chỉ chừa lại những hàng cây chung quanh để tạo bóng mát.

Mỗi gia đình đều có người thân trong nghĩa trang, nên ngày nào cũng có người đến dọn dẹp làm đẹp chuẩn bị cho dịp lễ. Vào nghĩa trang, ai cũng có thể nhìn thấy một vườn hoa muôn sắc muôn màu rực rỡ. Giáo xứ cũng đã chuẩn bị một chương trình Thánh lễ mỗi đêm từ ngày 2/11 đến ngày 9/11 và Thánh lễ Bế mạc tháng cầu nguyện cho các linh hồn vào ngày 30/11.

Chiều ngày 2/11, Thánh lễ đồng tế tại Nghĩa trang do cha Chánh xứ chủ tế, ngài đã mời các linh mục là con cái của giáo xứ về đồng tế. Ngài cũng mời gia đình Hiệp sĩ Đại Thánh giá G.B. Lê Đức Thịnh về tham dự, đây là một trong những dịp hiếm hoi mà Hiệp sĩ Phu nhân xuất hiện trước đám đông, từ lâu mọi người chỉ biết Hiệp sĩ phu nhân là một hậu phương vững chắc giúp cho Hiệp sĩ Đại Thánh giá có điều kiện thời gian để tham gia vào các công việc xã hội và Giáo hội. Cộng đoàn tham dự Thánh lễ, mỗi gia đình đều đứng quanh phần mộ của thân nhân mình như mời gọi các linh hồn cùng thông công.

Sau Thánh lễ, các linh mục đồng tế chia ra từng khu vực nghĩa trang để rãy Nước Thánh. Linh mục Chánh xứ mời gọi cộng đoàn dâng kinh Tin kính và kinh Lạy Cha để được hưởng ơn Đại xá nhường cho các Linh hồn.

Trương Trí
 
Cộng Đồng Người Việt Tự Do Taị Sydney Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Nguyễn Vy Túy
09:18 04/11/2018
Đã có hàng ngàn người đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, người khai sinh nền Đệ Nhất Cộng Hoà - lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Sinh hoạt Cộng đồng Bonnyrigg Sydney trưa Chúa Nhật 04/11/2018. Và đây được coi là như một biến cố lịch sử, làm thay đổi bộ mặt của tổ chức Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại tiểu bang NSW nói riêng và tại Úc châu nói chung.

Sau phần chào cờ và mặc niệm các Chiến sĩ Quân lực VNCH đã vị quốc vong thân, và các đồng bào đã thiệt mạng trên đường vượt thoát tìm tự do. Di ảnh của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được một toán rước quốc kỳ và quân kỳ rước đưa vào vị trí hành lễ.

Xem Hình

Chưa bao giờ tại Sydney lại có một buổi lễ long trọng, hào hùng, và tràn ngập cảm xúc đến như vậy. Khi mọi người tham dự đứng nghiêm trang và các người lính VNCH năm xưa đưa tay chào kính vị lãnh tụ đã khuất.

Ông Paul Huy Nguyễn Chủ tịch CĐNVTD.NSW trong bài diễn văn chào mừng quan khách, đã không dấu nổi nỗi xúc động của mình, khi thấy "lòng dân" đã thể hiện bằng sự có mặt tràn ngập trong và ngoài hội trường - đến độ hơn phân nửa số người tham dự đã phải đứng trong suốt buổi lễ.

Mặc dù tự phát, nhưng những lời phát biểu của ông Paul Huy Nguyễn đã phải đứt đoạn hàng chục lần, bởi những tràng pháo tay vang dội, đồng lòng và hưởng ứng của cả hội trường.

Ông Paul Huy Nguyễn nói: "Lòng yêu nước, chống Cộng và chống hiểm hoạ Bắc phương của cố TT Ngô Đình Diệm, là điều không ai có thể phủ nhận. Và chúng ta cần phát huy cái tinh thần ấy, để đất nước chúng ta thoát ra khỏi hiểm hoạ mất hoàn toàn đất nước vào tay Tàu Cộng". Ông Paul Huy Nguyễn cũng nhấn mạnh: "Cộng Đồng NVTD tại NSW sẽ luôn đồng hành với tinh thần của cố TT Ngô Đình Diệm là giữ vững lập trường và bảo vệ chính nghĩa".

Sau đó là phần phát biểu của cô Trần Phượng Vỹ, Chủ tịch CĐNVTD tại tiểu bang Víctoria, nơi đã tổ chức lễ Tưởng Niệm cho cố TT Ngô Đình Diệm vào tối hôm trước. Cô Phượng Vỹ và ông Nguyễn Thế Phong (cựu Chủ tịch CĐNVTD Liên bang, và hiện nay là phó Chủ tịch tiểu bang Victoria) đã bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối của họ trong việc BCH.CĐNVTD.NSW đứng ra tổ chức lễ giỗ cho cố TT Ngô Đình Diệm. Ông Lê Công, Chủ tịch CĐNVTD tại Thủ đô Canberra cũng có mặt trong buổi lễ, và một phái đoàn đông đảo đến từ Wollongong thay cho sự vắng mặt của bà Chủ tịch Trần Hương Thủy.

Gs Lê Văn Ngọc trong phần phát biểu cũng đã nói rõ sự nguy hại của một chế độ không có căn bản về văn hoá và giáo dục. Ông so sánh, sự giá trị và cao cả của nền Giáo dục dưới thời TT Ngô Đình Diệm và thời băng hoại bằng cấp của CSVN ngày nay.

Điều quan trọng và được nhiều người chú ý trong buổi lễ Tưởng Niệm này là sự có mặt của các vị lãnh đạo tinh thần các Tôn Giáo, những người sẵn sàng gạt bỏ thiên kiến cá nhân, để đi đến sự đại đồng, đó là tạo sức mạnh đoàn kết trước những chia rẽ.

Ngoài sự hiện diện của hàng ngàn người, còn có sự hiện diện rất đặc biệt của Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long thuộc Giáo phận Parramatta, Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng (từ Đài Loan), Linh mục Paul Chu Văn Chi (Tuyên úy CĐCGVN TGP SYDNEY), Thượng tọa Thích Phước Long (Thanh Tịnh Hạnh) hai ni sư, và Tu sĩ Tuệ Ý đại diện cho Thượng toạ Thích Thông Lai (ở Hoa Kỳ).

Trong phần phát biểu của mình, Giám mục Vinh sơn Nguyễn Văn Long và Thượng toạ Thanh Tịnh Hạnh đều chung một quan điểm là những đóng góp và hy sinh của cố TT Ngô Đình Diệm và gia đình, mãi luôn là niềm tin mãnh liệt trong lòng của những người Việt tị nạn. Và việc phát huy những giá trị chính nghĩa và đạo đức ấy trong lúc này là vô cùng cần thiết.

Hình ảnh các vị lãnh đạo tinh thần Công Giáo và Phật Giáo nắm tay nhau trong buổi lễ, và cùng nhau lên thắp hương trước di ảnh cố TT Ngô Đình Diệm đã chứng tỏ "nguồn chính mạch" trước sự thật, và không có gì có thể làm thay đổi lòng ngưỡng mộ của con dân miền Nam Việt Nam trước một người "đã hy sinh chính mạng sống mình" cho chính nghĩa.

Phần kéo dài nhất của buổi lễ là hàng ngàn người, đã nối chân nhau lên thắp hương trước bàn thờ của cố TT Ngô Đình Diệm. Điều này chứng tỏ tấm lòng son sắt của những nguời tham dự dành cho vị lãnh tụ mà họ hằng yêu quý, mà chưa có dịp để tỏ lộ.

Buổi lễ được xen kẽ bằng những bản hùng ca như Hội Nghị Diên Hồng, Việt Nam Minh Châu Trời Đông (qua tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Thúy), cũng như các màn vũ rất dễ thương và gây yếu mến của các em thiếu nhi thuộc vũ đoàn VietAus Litter Star (Nhóm mầm non Việt Úc).

NGUYỄN VY TÚY
 
Ca đoàn Martin Giáo xứ Martin de Porres mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
14:39 04/11/2018
Melbourne, Thánh lễ 12:30 Chúa Nhật Ngày 4/10/2018. Tại Nhà thờ Thánh Martin de Porres. Ca đoàn Martin đã hân hoan cùng dâng lễ đồng tế mừng bổn mạng ca đoàn lần thứ 13.

Xem hình

Thánh lễ do Linh mục Phạm Minh Ước chủ tế cùng với Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng và Linh mục Minh Quốc đồng tế. Ca đoàn Martin trong ngày mừng bổn mạng đặc biệt nên mỗi thành viên đều có cài một bông hồng trên áo. Và đã phụ trách phụng vụ công bố lời Chúa và đặc biệt phần thánh nhạc thật đặc sắc để tôn vinh và cảm tạ Thiên Chúa qua muôn hồng ân mà các thành viên ca đoàn và gia đình đã bằng cách này, cách khác nhận được trong nhiều năm qua.

Trong phần chia sẻ lời Chúa theo Tin Mừng Chúa Nhật 31 TN năm B. Xin tóm tắt bài giảng của Linh mục Lê Văn Hưởng. Nói về hai điều răn quan trọng là kính Chúa trên hết mọi sự và yêu những người thân như mình. Với nhiều điển tích dẫn chứng về tình yêu. Thiên Chúa đã xuống thế làm người để thể hiện tình yêu của Ngài đối với nhân loại. Với bản tính của con người để cho chúng ta nhìn thấy và đáp trả lại tình yêu. Vì Thiên Chúa thương yêu chúng ta mà Ngài đã chịu chết cho tình yêu đó. Và một điều răn quan trọng không kém là biết yêu thương nhau.

Riêng về Ca đoàn Martin, với 13 năm gắn bó cùng nhau để từ mỗi tháng mới được hát một lần, rồi tiến đến hai tuần và bây giờ là mỗi tuần ca đoàn đều có hát lễ. Dù khao khát được dùng lời ca, tiếng hát để tôn vinh và ca ngợi Thiên Chúa, nhưng do không có những giờ lễ tiếng Việt trong giáo xứ, để đáp ứng những khao khát của ca đoàn, nhưng mọi người vẫn gắn bó bên nhau trong tình đoàn kết, bỏ công lao, ra sức luyện tập để mỗi khi có dịp là sẵn sàng phục vụ.

Cuối lễ, ông Tân, thay mặt Ban mục vụ cộng đoàn Giáo xứ đã lên cám ơn ca đoàn. Các anh chị đã bỏ nhiều thời gian, công sức tập hát và gắn bó cùng cộng đoàn thời gian 13 năm qua để dùng lời ca, tiếng hát, giúp cho các thánh lễ tiếng Việt luôn sinh động, sốt sắng và trọng thể.

Đoàn trưởng ca đoàn, ông Viên đã lên cám ơn quý cha, thân hữu, quý ca đoàn bạn, và mời gọi cộng đoàn tham gia ca đoàn. Cám ơn sự nâng đỡ của cộng đoàn. Anh cũng không quên cám ơn đến Ca trưởng Lộc Phạm, người đã bỏ nhiều thời gian hơn mọi người, vì ca trưởng với nhiều trọng trách, phải tìm bài theo phụng vụ, phải soạn và tập cho ca đoàn trước khi hát chung trong các thánh lễ.

Sau lễ, ca đoàn cũng có bữa ăn nhẹ để các thân hữu, ca đoàn bạn và cộng đoàn có dịp chia vui hàn huyên, tâm sự trong một ngày thời tiết tương đối đẹp.
 
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang thành phố Fresno California viếng nghĩa trang Giáo Phận Công Giáo Thánh Phêrô.
Magarita Nguyễn Phương Lan
19:52 04/11/2018
Chúa Nhật ngày 4 tháng 11 năm 2018 lúc 10giờ sáng Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang thành phố Fresno California viếng nghĩa trang Giáo Phận Công Giáo Thánh Phêrô.

Tháng 11 cũng thường được gọi là THÁNG CÁC LINH HỒN và là tháng để chúng ta cầu nguyện nhiều cho các linh hồn nơi luyện ngục. Chúng ta nhớ đến các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc, và các linh hồn mồ côi đặc biệt những người thân và quí giáo hữu trong Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Fresno đang an nghỉ nơi đất thánh này đặt biệt viếng mộ Đức Cha cố John Steinbock, Cha cố Giuse Nguyễn Công Hoán.

Xem Hình

Khi thấy nhiều gia đình quây quần bên đất thánh cầu nguyện, đọc kinh cho ông bà, cha mẹ và người thân thuộc đã qua đời thì ta mới thấy được cách giáo dục lòng thảo hiếu tuyệt vời, hơn bất cứ bài học nào khác mà chúng ta dạy con cái về lòng hiếu thảo, và một ngày kia chính con cháu chúng ta cũng cầu nguyện cho chúng ta.

Thầy phó tế Giuse Nguyễn Phi Hùng cùng giáo dân thắp lên nén nhang, dâng lời cầu nguyện và xin ơn đại xá nhường cho các đẵng linh hồn. Những linh hồn mà trong đó có thể có những người là ông bà, cha mẹ, anh chị em thân bằng quyến thuộc của chúng ta – được hưởng công phúc mà cả chính chúng ta nữa.

Xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót đưa các linh hồn còn nơi luyện ngục về hưởng nhan thánh Chúa.

Magarita Nguyễn Phương Lan
 
Đức Quốc: Thánh Lễ Giỗ cố Tổng Thống GB. Ngô Đình Diệm với bào Đệ lần thứ 55.
Trầm Hương Thơ
19:58 04/11/2018
Đức Quốc: Thánh Lễ Giỗ cố Tổng Thống GB. Ngô Đình Diệm với bào Đệ lần thứ 55.

"Tiết Trực Tâm Hư" giữ nước non
Vị quốc vong thân nghiã vẹn tròn
Đời đời nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Một đời hiến trọn tấm lòng son"

Sau 55 năm kể từ ngày cố Tổng Thống GB. Ngô Đình Diệm bị người ta toa rập với nhau giết đi một cách mờ ám để cướp quyền đã vậy họ còn bày ra đủ thứ xấu xa để vu khống cho ngài, nhưng rồi những sự thật lịch sử dối trá đó đang ngày một hé mở ra ánh sáng để soi tỏ ra nhiều chiêu trò của những kẻ khốn nạn mà bàn tay đã nhuốm máu người công chính.

Ngày hôm nay mùng 03 tháng 01 năm 2018 tại tu viện Stiftung der Cellitinnen zur hl.Maria Longerich Köln Đức Quốc hàng trăm người từ khắp nơi về đây cùng dâng thánh lễ giỗ cầu nguyện và tưởng nhớ đến vị cố Tổng Thống đáng kính đã dành độc lập từ tay người Pháp cho người dân chúng ta và ngài cũng là người sáng lập sa nền đệ nhất Cộng Hòa.

Xem Hình

-Trước thánh lễ có chín người đại diện lần lượt dâng lên bàn thờ 9 cây nến, kèm theo chín lời cầu nguyện và cảm ơn chín năm hy sinh dấn thân phục vụ xây dựng Đất Nước của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu cũng như chính phủ của Ngài, để người dân miền nam Việt nam đã được hưởng bầu khí tự do, cơm no áo ấm và thanh bình.

Ngài đã xây miền nam chỉ trong vòng có ít năm mà từ một miền nam lạc hậu trở thành "Hòn ngọc viễn đông" Ngài đã giúp cho hơn một triệu người bắc chạy trốn cộng sản vào miền nam trong một thời gia kỷ lục phân chia và giúp đỡ để chỉ trong một ít năm thì đa số ai cũng có ruộng rẫy hoa màu đầy nhà và hầu như chẳng bao giờ nhắc tới chuyện đói ăn.

Những công ơn như thế qúa hiển nhiên thì làm sao chúng ta có thể phủ nhận được đây. Hôm nay trong thánh lế được cử hành vào lúc 14.00 đã được Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long chủ tế, phụ tế thì có thầy Phó tế Wolfgang Allhorn . Trước thánh lễ vị đại diện Khối Tinh Thân Ngô Đình Diệm Đức Quốc chào mừng Lm. Đaminh, thầy Phó tế Wolfgang Allhorn và toàn thể những quan khách và tham dự viên, đã không quản ngại về đây hiệp dâng thánh lễ cho cố Tổng Thống và bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu, cùng tát cả những người đã hy sinh vì quốc gia.

Linh mục Đaminh Nguyễn Ngọc Long trong bài giảng có nhắc nhớ chúng ta về những công ơn của cố Tổng Thống GB. và Bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu và những người đã hy sinh cho tổ quốc và dân tộc. Chúng ta là những người hậu bối, chúng ta luôn nhớ công ơn của tiền nhân, ông bà tổ tiên của chúng ta, nhất là trong tháng các Linh Hồn này giáo hội khuyến khích chúng ta siêng năng tưởng nhớ đến họ.

- Các cháu thiếu nhi hôm nay lên đọc lời nguyện bằng tiếng Việt thật là dễ thương. Các cháu đã biết cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, các hàng Giáo Phẩm trong Giáo Hội.

- Cầu cho nước Việt Nam được bình an thoát ách độc tài và ngoại bang, cho mọi người biết đoàn kết thương yêu nhau, để chúng ta có một nước Việt Nam an bình.

- Cầu cho hai cụ GB. Ngô Đình Diệm và bào Đệ Ngô Đình Nhu, cho tất cả các linh hồn nơi lửa luyện tội mau được hưởng nhan thánh Chúa.

- Ca đoàn tổng hợp mà đa số là thiếu nhi nhiều hơn người lớn hôm nay hát rất tuyệt vời! không chỉ hát mà các em còn đệm đàn với cả một dàn vĩ cầm và Cello v.v... Hoan hô tất cả các em thiếu nhi và các ca viên và nhạc công cùng ca trưởng, xin gửi lời chân thành cảm ơn.

- Thầy Phó tế Wolfgang Allhorn trong nhà thờ và ngoài hội trường cũng có chia sẻ và khen ngợi cộng đoàn Việt Nam chúng ta.

Đại ý: Thật là hay và đẹp khi chúng ta mặc dù sống ở Đức nhưng chúng ta vẫn giữ được một phong thái hài hòa giữa nền văn hóa Đông và Tây. Đây là một điểm son đặc biệt mà cần gìn giữ và phát huy.

Tôi và nhà dòng rất qúy Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Đồng thời chúng tôi cũng qúy người cậu của ngài là Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cả hai người này đều phi thường đối với chúng tôi. Chúng tôi đang có một đoàn làm phim để quay một cuốn phim về cuộc đời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm bao giờ xong thì chưa biết. Tại nhà dòng này có nhiều kỷ vậy của Đức Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận và một số liên quan đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong 3 phòng trưng bày. Chúng tôi đã đón tiếp nhiều phái đoàn Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới về đây để nhìn lại những kỷ vật này. Có cả những đoàn không phải Việt Nam mà là người Đức đã đến đây để được nhìn ngắm và cầu nguyện với ngài. Chúng tôi luôn hân hạnh tiếp đón tất cả những ai muốn tới nhà dòng để thăm viếng những phòng triển lãm này.

- Thánh lễ cầu nguyện chấm dứt lúc 15h30 đại diện khối cảm ơn đến Lm. Đaminh và ông Phó tế cũng như quý quan khách và tham dự viên, ca đoàn v.v...Đồng thời mời lên hội trường để tham dự phần 2.

Phần II

-Phần mở đầu chào Quốc Kỳ hát Quốc Ca và phút mặc niệm do Ông Bùi Văn Toàn hướng dẫn. Tiếp theo sau là Nghi thức tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm những Bào Huynh, Bào Đệ và những quân dân cán chính đã hy sinh để bảo vệ danh dự dân tộc và đất tổ quê cha của chúng ta.

-Tiếp đến là chín vị đại diện đã dâng chín ngọn nến tượng trưng cho chín năm Ngài đã quên thân mình để xây dựng đất nước.

-Tiếp theo sau là nghi thức tưởng niệm chí sĩ Ngô Đình Diệm và các Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân.

- Nghi thức niệm hương lên bàn trước di ảnh của chí sỹ Ngô Tổng Thống do ông Nguyễn Hữu Dõng đảm trách điều hành.

Bài điếu văn qùy cung kính, đây là một trong những lần hiếm hoi mà tôi đã rất cảm động trước di ảnh của người quân tử anh hùng chí sỹ Ngô Đinh Diệm.

-Kết thúc bài điếu văn với giọng ngâm rất hay của ông Vũ Duy Toại nói lên những công việc Ngô Tổng Thông đã làm và nhấn mạnh về việc nối chí Ngô Tổng Thống để cứu nước.

- Ông Nguyễn Hữu Dõng trưởng Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chào mừng tất cả qúy quan khách đã hiện diện nơi đây ngày hôm nay. Đặc biệt có những quan khách đến từ rất xa như, Frankfurt và Vương Quốc Bỉ v.v... là những vị khách xa xôi nhất đa đến đây để kính nhớ ngày giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thật là một sự vui mừng trân trọng.

- Theo như chương trình thư mời thì 16 giờ 30 bắt đầu thuyết trình Chủ đề: Tinh Thần Ngô Đình Diệm trước hiện tình đất nước.

- Chương trình khai mạc, bài điếu văn.

- Bài chào mừng của ông Trưởng Khối thành bài thuyết trình về đề tài nền đệ Nhất Cộng Hòa.

- Đúng 17giờ 20 Gs Nguyễn Thanh Châu mới bắt đầu thuyết trình. Tôi rất cảm phục Gs. tuổi đã rất cao nhưng phải nói rằng bác có một trí nhớ phi thường và một giọng nói rất mạnh mẽ và lôi cuốn người nghe không chán nên 45 phút qua qúa nhanh, tiếc rằng 18 h 05 thì hết giờ thuyết trình như Ban Tổ Chức quy định. Cảm ơn Gs. mặc dù chỉ có 45 phút nhưng đã trình bày được rất nhiều câu chuyện lịch sử ly kỳ và hấp dẫn.

- Sau đó ông trưởng khối lên thông báo những việc đại diện khối đi họp toàn cầu vào tháng 07.2018 vừa qua, đồng thời thông báo và giới thiệu thêm một số các nước đã thành lập được những khối mới. Thông báo những nơi nào đã tổ chức lễ giỗ cố Tổng Thống nữa là hết giờ nên rất tiếc phải dọn dẹp để trả lại hội trường cho đúng 19h00 Kết thúc chụp chung với nhau vài tấm hình lưu niệm và chia tay lên đường trở về nhà.

"Tiết Trực Tâm Hư" giữ nước non

Vị quốc vong thân nghiã vẹn tròn

Đời đời nhớ ơn Ngô Tổng Thống

Một đời hiến trọn tấm lòng son"

(THT)

Trầm Hương Thơ

03.11.2018
 
Văn Hóa
Lời Phán Xét Chiều Nay
Sơn Ca Linh
09:21 04/11/2018
Lời Phán Xét Chiều Nay
(Mt 25,31-46)
(Thánh Gioan Thánh Giá: “Vào buổi xế chiều cuộc đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu”)

Nếu quả thật chiều nay,
Hoàng hôn đời đã điểm,
Bước nhanh về tìm kiếm,
Trang nhật ký tình yêu…

Con đường nhỏ muôn chiều,
Người ăn xin đứng đợi.
Ta vội vàng đi tới,
Trang nhật ký trống không !

Mồ hôi ba trên đồng,
Gánh còng lưng của má,
Không một lần ta nhớ,
Dù hai tiếng “cảm ơn”.

Thêm một lần “trống trơn”,
Có anh mù dưới nắng,
Quạng quờ trong câm lặng,
Ta vẫn cứ đường ta.

Giữa phố lạ, quê xa,
Em đưa tờ vé số,
Chờ mua một tấm nhỏ,
Ta khách nhậu chẳng hoài…

Bác xe ôm chiều nay,
Ta một người khách lạ,
So kè thêm bớt giá,
Mặc ai túng ai nghèo !

Kìa đôi mắt dõi theo,
Ai như người bạn cũ ?
Chờ mong lời tha thứ,
Lòng ta cứ lặng câm !

Cung Thánh Chúa lặng thầm,
Mong ta lời kinh nhỏ,
Cuộc vui đời gắn bó,
Hạnh phúc đời đắm say…

Lời phán xét chiều nay,
Bản “tình yêu cáo trạng”,
Nhìn “trang đời” trống vắng.
Không biết sẽ sao đây !

Sơn Ca Linh
(Chúa Nhật 4/11/2018)
 
Ghi Chú về Kinh Lạy Cha của Raissa Maritain, Chương I
Vũ Văn An
18:35 04/11/2018
Chương I



Kinh Lạy Cha

Tình yêu của Chúa Kitô đã cung cấp cho ta lời kinh chủ yếu. Đó là Kinh Lạy Cha, lời cầu nguyện chân thật và cần thiết phổ quát. Oratio Dominica perfectissima est (1)(Kinh nguyện của Chúa hoàn hảo nhất). Nó là sự soi sáng và mạc khải ngay trong nó. Nhờ các lời lẽ của Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, chúng ta biết một cách hết sức chắc chắn, từ nay trở đi được tỏ lộ và sáng láng trong tâm hồn chúng ta, rằng chúng ta có một người Cha ở trên trời -- Pater noster qui es in coelis (Cha chúng con ở trên trời) – một Thiên Chúa yêu bằng tình âu yếm phụ thân, chứ không phải chỉ là Đấng Tạo Dựng. Thiên Chúa khoái trá trong mọi điều Người đã dựng nên (“Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã dựng nên, và chúng đều rất tốt” (2), nhưng Người chỉ yêu con người và các thiên thần như con cái của Người.

Đối với cả các hiền triết ngoại giáo, nhất là những Nhà Khắc Kỷ, tên Cha hiển nhiên thích hợp với Thiên Chúa nhưng theo nghĩa hoàn toàn khác, chỉ ám chỉ Nguyên Lý của vũ trụ trong tư cách Nguyên Nhân Đệ Nhất phổ quát: Thiên Chúa là Cha chúng ta vì Người đã sinh ra chúng ta, và vì tia lửa của Người trong chúng ta khiến chúng ta có đặc điểm giống như Người. Ngay trong Cựu Ước, ý nghĩa đích thực của Tình Cha thần thánh vẫn đã mặc nhiên rồi tuy chưa được tỏ lộ. “Tình Cha là phẩm tính của Thiên Chúa Tạo Dựng và Thiên Chúa Quan Phòng” (3). Chính Con Một, Đấng luôn ngụ cư trong lòng Chúa Cha, đã “nói” với chúng ta về vị Thiên Chúa này, vị Thiên Chúa “không người nào đã thấy bất cứ lúc nào” (4). “Mọi sự đã được Cha Thầy trao cho Thầy; và không ai biết Con trừ Cha ra, và cũng không ai biết Cha trừ Con ra, và kẻ được Con chọn để mạc khải về Người” (5). Cha trong ý nghĩa tuyệt đối độc đáo đối với Chúa Giêsu, Đấng mà Ngôi Vị đồng bản thể và đống nhất về bản tính với Ngôi Thứ Nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, Thiên Chúa là Cha đối với các đứa con nuôi của Người theo nghĩa mà chỉ có Chúa Giêsu mới mạc khải được: Người mời gọi ta, nhờ hồng phúc ơn thánh siêu nhiên, tham dự vào sự sống thân mật của Người, vào sở hữu của Người, vào hạnh phúc của Người, vào gia tài Thiên Tính không thể nào hiểu thấu và vô cùng siêu việt của Người, và trở nên “hoàn thiện thậm chí như Cha các con ở trên trời là Đấng Hoàn Thiện” (6).

“Bởi chính danh Cha, chúng ta tuyên xưng việc tha tội, việc thánh hóa, việc cứu chuộc, việc nhận làm con, việc hưởng gia tài, mối dây huynh đệ của chúng ta với Con Một, và các ơn Chúa Thánh Thần” (7).

Tertullianô nói rằng Kinh Lạy Cha là bản tóm tắt toàn bộ Tin Mừng (8).

Giống Tin Mừng, Kinh Lạy Cha có gốc rễ sâu xa trong Do Thái Giáo và đem tôn giáo của Israel tới đỉnh điểm hoàn thiện và trổ bông của nó, nhưng nhờ việc đổ ơn cao hơn và một yếu tố tuyệt đối siêu việt.

Người ta vốn nhận xét rằng nhiều nét trong các công thức của Kinh Lạy Cha giống một số công thức cầu nguyện của Do Thái Giáo và dường như đã được dẫn khởi từ chúng. Nhưng khi rút tỉa kho tàng truyền thống của dân tộc Người, Chúa Giêsu đã hiển dung điều Người rút tỉa. Dù có sự giống nhau về chất liệu, khoảng cách vẫn là vô tận giữa Kinh Lạy Cha và kinh nguyện Do Thái. Thần Khí đã canh tân mọi sự và nâng chúng lên hàng siêu việt.

Không những toàn bộ Kinh Lạy Cha thoát khỏi bất cứ thêm thắt (accrescence) hay dư thừa vô ích nhân bản dù nhỏ nhặt nào và đã được Thiên Chúa rút gọn vào những điều cốt yếu, như một thỏi vàng đã được tinh luyện một cách lạ lùng, không những sự ngắn ngủi của nó tương phản với những đoạn dài dòng của các lời ngợi khen trong kinh nguyện Do Thái Giáo (dù đẹp đẽ ra sao, các trân châu bảo ngọc trong các lời lẽ của ta vẫn tạo nên nét nặng nề thái quá), mà, và trên hết, tính phổ quát của vương quốc thiêng liêng và tư cách Cha của Thiên Chúa còn loại khỏi nó bất cứ yếu tố nào của chủ nghĩa duy đặc thù quốc gia”. Lời khẩn cầu tha thiết và gây xúc động thái quá mà người Do Thái Giáo thực hiện nhân danh Israel đã bị bãi bỏ. Đức ái phải ôm lấy mọi người thế nào, thì lời cầu nguyện cũng giả thiết phải được nói ra như thế bởi mọi tín hữu lên tiếng như một người với Thiên Chúa duy nhất chân thật, Đấng là Cha mọi người” (9).

Kinh Lạy Cha được thuật lại dưới một hình thức ngắn hơn bởi Thánh Luca (11:2-4), và dưới hình thức đầy đủ bởi Thánh Mátthêu (6:9-13). Cha Lagrange nói với chúng ta rằng nó gồm 6 lời cầu xin chia thành hai phần, “3 lời cầu xin đầu là các ước nguyện liên quan đến sự vinh quang của Thiên Chúa; 3 lời cầu xin sau là nhân danh con người” (10). Chúng tôi tin rằng với nhiều lý lẽ hơn, Thánh Tôma vẫn duy trì con số truyền thống là 7 lời cầu xin (11) (như thế, sed libera nos a malo [nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ] được coi như không lồng trong lời cầu xin thứ sáu: et ne nos inducas in tentationem [Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ], mà lập thành một lời cầu xin riêng biệt).

Kinh này bắt đầu bằng cách hướng về Thiên Chúa và sự tốt lành của Người. Trong ba lời cầu xin đầu, Chúa Kitô kết hợp chúng ta với Người trong những lời khẩn cầu long trọng và tuyệt diệu, các ước muốn của Người và các ước muốn của chúng ta, ngỏ với Cha chung: Nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Chúa Kitô cho phép chúng ta tham gia với Người trong việc ngỏ các lời cầu khẩn mầu nhiệm trên lên Cha của chúng ta và là Cha của Người, như thể ý muốn của chúng ta và sự thánh thiện, hay cố gắng hướng tới sự thánh thiện của các tạo vật nhân bản của Người là một trợ cụ dâng lên chính Thiên Chúa trong cuộc chiến đấu của Người chống lại sự dữ, chống lại thần dữ. Há Thiên Chúa đã không ra sắc chỉ để, vì sự cứu rỗi của con người, Ngôi Lời phải Nhập Thể vào nhân tính yếu đuối và Con Một Người phải chịu cuộc Khổ Nạn cứu chuộc “vâng lời cho đến chết, thậm chí chết trên Thánh Giá” đó ư? Mỗi người được mời gọi dự phần vào cuộc chiến vĩ đại do Chúa Con lãnh đạo để chiến đấu cho vinh quang cao cả nhất của Chúa Cha, vì mỗi người, bằng cách này hay cách khác, dù bất toàn và nhỏ nhoi nhất, và chỉ vì đã sinh ra ở trên đời, đều là chi thể của Chúa Kitô, vốn là đầu của Nhân Loại (12), và đầu của Nhiệm Thể có sức thu hút và lôi kéo Nhân Loại về với Người.

Cho nên, chúng ta phải cầu cùng Thiên Chúa cho chính Thiên Chúa.

Quả rất đúng là 3 lời cầu xin đầu của Kinh Lạy Cha liên quan tới một cách ứng xử nào đó của con người: như xin cho Danh khôn tả được hiển vinh nơi chúng ta, xin cho Nước Thiên Chúa ngự đến trong nhân loại, và thánh ý Người được thể hiện bởi chúng ta và trong chúng ta. Khi bạn xin cho Danh Cha được cả sáng, thì Thánh Augustinô viết rằng “nhìn vấn đề cẩn thận hơn, bạn quả đang xin điều này cho chính bạn” (13). Vâng, đúng thế, không còn hoài nghi chi, nhưng bạn xin điều gì trước nhất và trên hết nếu không phải là vinh quang của Đấng là Cùng Đích tuyệt đối tối cao của bạn vì Người quả là cùng đích ấy của mọi tạo vật; nếu không phải là hoàn thành các kế sách cực tốt đẹp của Đấng bạn yêu mến hơn chính bạn và hơn mọi tạo vật; và nếu không phải là thỏa mãn tình âu yếm và đại lượng mà Người vốn dùng để yêu thương bạn một cách nhưng không bằng một tình yêu không là gì khác hơn là tình yêu nhất thiết Người yêu chính Người? Thành thử, nếu nhìn kỹ hơn chút nữa, thì quả với 3 lời cầu xin đầu, bạn đã cầu xin cho Thiên Chúa và Sự Thiện của Người trước nhất và trên hết mọi điều khác (14). Ở đây, sự thiện của bạn chỉ được hàm ngụ như một quan tâm phụ mà thôi.

Quan tâm lớn của Thánh Augustinô là đề phòng để chúng ta đừng rơi vào ý nghĩ cho rằng Thiên Chúa có thể lãnh nhận bất cứ điều gì từ tạo vật, hay các cố gắng của tạo vật có thể thêm bất cứ điều gì vào Sự Thiện Tự Hữu. Tuy nhiên, chúng ta không nên, vì sợ một ý nghĩ hiển nhiên vô lý, mà quay mắt khỏi mầu nhiệm cao cả của sự thật được nhắc tới trong ba lời cầu xin đầu của Kinh Lạy Cha, một sự thật được Thánh Phaolô phát biểu khi nói rằng chúng ta là các cộng sự viên (*) của Thiên Chúa, Dei enim sumus adjutores (15). Trong niềm vui Thiên Chúa nhận được từ các thánh của Người, trong việc trở về của người con trai hoang đàng, trong tình yêu của con người và của các thiên thần, và trên hết, trong tình yêu và vâng lời hoàn toàn của Chúa Giêsu Kitô, không có gì, tuyệt đối không có gì nhờ đó, tạo vật có thể thêm vào cho Hữu Thể thần linh. Trái lại, như chính Thiên Chúa đã khiến cho tạo vật, và sự tự do của tạo vật do Người tác động, tham dự vào công trình mà chính Người hoàn thành phù hợp với các kế sách đời đời thế nào, thì Thiên Chúa, do tính tràn trề tình yêu của Người, đã khiến việc đáp trả một cách yêu thương của các tạo vật, việc dâng lễ và hiến tế mà chính ơn thánh của Người đã thôi thúc bước vào chính niềm vui và hân hoan của tình yêu hoàn toàn đồng nhất với yếu tính bất di bất dịch của Người, và qua đó, Người vui thích đời đời trong chính Người như thế (16). Việc biểu lộ vinh quang của Người ra bên ngoài (ad extra) không thêm bất cứ điều gì vào vinh quang này, một vinh quang vốn là của Người theo tính tất yếu của bản tính, nhưng, từ thuở đời đời, Người đã tự ý muốn rằng khi tự mặc khải trong thời gian, vinh qaung này sẽ được sở hữu trọn vẹn ở trên cao bởi sự vinh quang đời đời trong đó nó chia sẻ, và nhận được từ vinh quang này mọi nét sáng láng của nó.

Ta thấy nghĩa nào đúng khi nói rằng chúng ta nên cầu xin Thiên Chúa cho Thiên Chúa. Đầu tiên và trên hết, ta hãy ước ao, tìm cách, và theo đuổi sự thiện của vị Thiên Chúa này, Đấng mà chúng ta yêu thương thân thiết và xin với Người rằng sự bày tỏ vinh quang và sự tốt lành của Người cuối cùng được hoàn tất. Nhờ công phúc cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô – kết hợp chúng ta với cuộc khổ nạn này và sống trong ơn thánh và tình yêu Thiên Chúa – chúng ta nên trước nhất và trên hết ước mong bằng cõi lòng và hành động rằng chính chúng ta và mọi linh hồn bất tử nên làm chứng cho sự thánh thiện của Cha trên trời và làm cho danh Người được chúc tụng trên mặt đất; chúng ta nên làm nhanh hơn việc phát triển Nước của Người và việc xuất hiện cuối cùng của Nước này, chiến thắng mọi quyền lực khác; chúng ta nên chu toàn ở đời này thánh ý đáng thờ lạy của Người, để nhờ tình yêu, nó có thể được thiết lập cả trên đất như đã được thiết lập ở trên trời. Chúng ta nên cầu xin để đức ái, cuối cùng, sẽ hiển dung thế giới này và mặc cho nó đặc điểm thần linh, cuối cùng giải thoát nó khỏi mọi thứ quyền lợi, có thể nói được như thế, mà Ông Hoàng của thế gian này vốn đòi hỏi nó. Và để cho đức ái ấy thống trị trong chúng ta, chúng ta nên cầu xin cho chính chúng ta theo cách Chúa Giêsu đã dạy ở những lời tiếp theo của Kinh Lạy Cha.

Panem nostrum quotidianum da nobis hodie (xin cho chúng con lương thực hàng ngày). Ở đây, bắt đầu lời cầu xin của những kẻ tội lỗi cho chính họ. Chúng ta cầu xin bánh ăn hàng ngày cho thân xác và linh hồn chúng ta; tha thứ tội lỗi ta, đáp lại lòng thương xót chúng ta tỏ cùng những người xúc phạm đến ta; chúng ta cầu xin Cha trên trời gin giữ chúng ta khỏi các nguy hiểm cám dỗ và xin Người giảo thoát chúng ta khỏi sự dữ.

Người sẽ làm điều trên vì Người yêu chúng ta và vì Người là nguồn mọi sự thiện. Và không có việc này, ta có thể dâng cho Người được điều chi? Các món quà mà con cái hoan hỉ tặng cha họ, đều phần nào được lấy từ kho nẫm của người cha.
____________________________________________________________________________
(*) Bản của Tin Lành Việt Nam (Phan Khôi?) dịch rất hay là : bạn làm việc (của Thiên Chúa).
{1} Thánh Tôma Aquinô, Sum. theol., II-II, 83, 9.
{2} St 1:31.
{3} M. J. Lagrange, Evangile selon saint Luc, p. 321, n. 2.
{4} Ga 1:18.
{5} Mt. 11:27.
{6} Mt.5:48.
{7} Thánh Gioan Kim Khẩu, Hom. 19, in Matt. 6, n. 4., Patrologia Graeca, 57, 278.
{8} De Orat., cap. 1, Patrologia Latina, 1, 1153.
{9} M. J. Lagrange, L’Évangile de Notre-Seigneur Jésus-Christ p. 321
{10} M. J. Lagrange, Evang. selon saint Matthieu, p. 126. -"Con số sáu lời cầu xin cộng với lời khẩn cầu là con số hoàn hảo” -- M. J. Lagrange, L’Évangile de Notre-Seigneur Jésus-Christ, p. 321, n.1.
{11} Sum. theol., II-II, 83, 9. – Truyền thống chúng tôi nói ở đây có Thánh Augustinô là thế giá cao nhất. Origen và Thánh Gioan Kim Khẩu coi Kinh Lạy Cha gồm 6 lời cầu xin. Xem Lagrange, Evang. selon saint Matthieu, p. 131, n. 12.
{12} Sum. theol., III, 8, 3. "Christus est caput omnium hominum Membra corporis mystici non solum accipiuntur secundum quod sunt in actu, sed etiam secundum quod sunt in potentia." ("Chúa Kitô là đầu mọi người... các chi thể của nhiệm thể không những chỉ là chi thể trong hành động, mà còn là chi thể trong tiềm năng nữa”)
{13} Cum rogas ut sanctificetur nomen ipsius, nonne quasi pro illo illum rogas, et non pro te? Intellige, et pro te rogas (Khi bạn xin cho Danh Người cả sáng, há chẳng phải như bạn xin điều đó cho Người, chứ không phải cho bạn đó ư? Bạn hãy hiểu, và xin cho chính bạn). Serm. 56, cap. 4, n. 5. P.L., 38, 379. Xem. ibid., cap. 5, n. 7, P.L., 38, 380, liên quan đến lời cầu xin thứ hai, fiat voluntas tua (ý Cha thể hiện): "Ut ergo fiat a te, non sine causa oras, nisi ut bene sit tibi" (do đó, để nó được thực hiện bởi Cha, chứ không phải không có nguyên nhân, nhưng tốt hơn nên với Cha).

Thánh Augustinô nhận rõ: ba lời cầu xin đầu tiên tạo nên một nhóm khác với 4 lời cầu xin khác, nhưng theo ngài, chỉ theo nghĩa này là sự nên trọn của nó, nghĩa là trọn vẹn, chỉ có ở cõi đời đời, trong khi 4 lời cầu xin kia chỉ liên quan đến cuộc sống ta trong thời gian mà thôi. De Serm. Domini in monte, lib. II, cap. 10, P.L., 34, 1285-1286. Tuy thế, chúng ta hãy lưu ý: trong De Serm. Domini in monte (Bài giảng trên núi của Chúa), người ta không thấy dấu vết nào về ý tưởng được duy trì trong Serm. 56 và trong thư ad Probam khiến trong ba lời cầu xin đầu, chúng ta chỉ cầu cho chúng ta mà thôi.

{14} Đây là điều Thánh Tôma dạy liên quan đến lời cầu xin thứ nhất của Kinh Lạy Cha (II-II, 83, 9). Với Cha Lagrange, chúng tôi tin rằng điều này cũng đúng cho hai lời cầu xin kia vốn liên kết với nó. Xem Lagrange, Evang. selon saint Matthieu, p. 126, n. 8 (đã dẫn ở trên, p. 17, n. 2). Và một lần nữa, ibid, p. 127, n. 9: "Nhưng người ta cũng có thể coi vinh danh là điều quan trọng hàng đầu và một cách nào đó cả điều thiện của Thiên Chúa nữa. Linh hồn con người có thể tự cất mình lên không cao hơn tình yêu nhân hậu này, tình bằng hữu đích thực này, một tấm tình làm khơi dậy trong chính nó các ước muốn nhân danh sự thiện tối cao mà nó yêu mến” -- P. 128, n. 9: "Người ta có thể ước muốn cho sự thánh thiện của Thiên Chúa được lan tỏa vì chính nó mà không nghĩ chi tới ơn ích thiêng liêng chúng ta có thể rút tỉa được từ nó” -- P. 129, n. 10: "Ba nấc này được Thiên Chúa ban xuống một cách tuyệt diệu cho con người, Đấng sẽ xuất hiện trực tiếp hơn trong 3 lời cầu xin cuối cùng”.

{15} 1Cr. 3:9.

{16} Xem Jean de St-Thomas, Cursus theol., t. III, disp. 4 a. 4 and 5 (về sự tự do của thánh ý Thiên Chúa, và các hành vị nội tại, liên quan tới các tạo vật)

Kỳ sau: Chương II: Ba Lời Cầu Xin Đầu