Ngày 02-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:07 02/11/2013
HẮC THIÊN
N2T

Hắc Thiên có một năng lực rất mạnh, bởi vì ông ta là đại thần Tì Thấp Nô hóa thân, từ nhỏ Hắc Thiên rất nghịch ngợm, một hôm ông ta bị mẹ nuôi trừng phạt, cột trên hai thân cây cổ thụ, không lâu sau đó ông ta bèn nhổ bật gốc hai cây cổ thụ mà chạy thoát thân.
Hắc Thiên càng lớn thì càng đen nhẻm và cường tráng, ông ta đã có lần một tay chống trời trong bảy ngày để bảo vệ những người chăn dê khỏi bị mưa lớn tập kích làm hại, ông ta cũng là một vị thần rất được những người chăn dê yêu mến. Nhưng, một hôm, Hắc Thiên đắc tội với các tiên nhân nên bị nguyền rủa như sau: ông ta sẽ bị thương ở chân mà chết.
Quả nhiên, một lần nọ Hắc Thiên đang chăn dê thì bị thợ săn bắn bị thương nơi chân và ông ta chết ngay lập tức.
Hắc Thiên bèn từ đó trở về thiên giới.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Theo các truyện thần thoại thì tất cả các vị thân tiên trên trời, hể có tội thì phải bị phạt xuống trần gian làm con vật nào đó, hoặc làm một người nào đó, khi mãn hạn thì sẽ được trở lại thiên giới.
Đức Chúa Giê-su giáng trần không phải vì phạm tội với trời, nhưng là vì yêu thương nhân loại tội lỗi; Ngài không đắc tội với ai cả, nhưng Ngài tha thứ cho những ai đắc tội với Ngài vì Ngài là Thiên Chúa; Ngài không chết để trở về thiên giới vì sự chết không làm gì được Ngài, bởi vì Ngài là sự sống lại và là sự sống…
Kinh Thánh không phải là một quyển sách thần thoại, nhưng là quyển sách viết ra những gì mà Thiên Chúa muốn nói với con người qua sự mặc khải của Ngài.
Người Ki-tô hữu cần phải đọc Kinh Thánh để tìm ra được ý Chúa trong cuộc sống của mình.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:13 02/11/2013
Chúa Nhật 31 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 19, 1-10
“Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”


Anh chị em thân mến,
Ơn cứu độ đã đến với ông Gia-kêu cách dễ dàng hơn ông ta tưởng, và làm ngạc nhiên những người Do Thái khác, vì ông ta là một quan thu thuế được coi là người tội lỗi. Đức Chúa Giê-su, Đấng đến thế gian để tìm kiếm những người tội lỗi đi lạc đường chân lý, và Ngài đến để chữa lành những tâm hồn dập nát đau khổ vì những bon chen của cuộc đời, vì những bất công và thù hận của con người...

Bài Tin mừng hôm nay có hai việc mà chúng ta cần phải suy nghĩ và khắc sâu trong lòng :

Một là, Đức Chúa Giê-su đã thưởng công bội hậu cách bất ngờ cho ông Gia-kêu, đó là den0961 thăm nhà ông và dùng cơm với ông, một phần thưởng quá to lớn và bất ngờ đối với ông Gia-kêu –một người được coi là người tội lỗi- và gia đình của ông, hành động này của Đức Chúa Giê-su đã làm đảo lộn những suy nghĩ của những người đồng thời với Ngài tự gọi mình là người công chính hơn những gái điếm và thu thuế...

Giữa đám đông chen chúc nhau đi theo Đức Chúa Giê-su, một Gia-kêu lùn tịt đã không thể nào nhìn cho được người mà bấy lâu nay mình đã nghe tiếng, ý tưởng này đã thôi thúc ông bỏ ngay buổi làm việc va quyết tâm đi để nhìn thấy mặt của Đức Chúa Giê-su cho bằng được...

Giữa hàng trăm người đi theo mình, Đức Chúa Giê-su chỉ chọn một nhà thu thuế Gia-kêu để vào nghỉ ngơi và dùng bữa với ông, không phải ngẫu nhiên mà Ngài thấy ông Gia-kêu, cũng không phải nhờ các môn đệ mách bảo để Ngài biết ông ta, nhưng chỉ có Đấng thấu suốt tâm hồn mới nhìn thấy tâm tình của ông Gia-kêu tội nghiệp mong muốn thấy mặt Ngài, và lòng nhân hậu xót thương của Ngài đã khiến Ngài làm một hành động bất ngờ cho Gia-kêu và ngạc nhiên cho những người theo Ngài: “Này ông Gia-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !” .

Hai là, Đức Chúa Giê-su đến để tìm kiếm và cứu những gì đã mất, đây là một tin vui cho chúng ta những con người tội lỗi, đây cũng là một lời phán xét cho chúng ta là những người tự coi mình là công chính hơn tha nhân, để rồi kết án và đoán xét anh chị em mình...

Ông Gia-kêu đột nhiên thay đổi lối suy nghĩ và cách sống của mình khi được Đức Chúa Giê-su vào nhà mình, ông nói với Ngài: “Thưa Ngài, đây là phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ái cái gì, tôi xin đền gấp bốn” . Tình thương của Đức Chúa Giê-su đã làm ông Gia-kêu thay đổi cuộc sống: biết chia sẻ với người nghèo những gì mình có, biết đền bù thiệt hại cho người khác do mình gây ra, mà những suy nghĩ và thái độ này trước đây chưa bao giờ ông Gia-kêu nghĩ đến...

Những người tội lỗi sẽ không thể tự mình làm lại cuộc đời, nhưng phải cậy nhờ ơn Thiên Chúa và quyết tâm của mình, nhưng chính thái độ thờ ơ vì thành kiến, kiêu ngạo vì thành tích của chúng ta là những nhân tố tích cực làm cho người anh em không thể đứng lên để làm lại cuộc đời của họ, Đức Chúa Giê-su đã làm một cuộc cách mạng đổi mới cách nhìn của chúng ta với tha nhân, đó là tất cả mọi người đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa chứ không phải chỉ có người tội lỗi mà thôi.

Suy nghĩ như thế, chúng ta mới có thể thay đổi cách nhìn của mình với người khác, nhất là với những người mà chúng ta cho là tội lỗi trong cuộc sống hôm nay.

Anh chị em thân mến,
Mỗi người trong chúng ta là một Gia-kêu lùn, tức là cũng đầy dẫy những tội lỗi, cho nên chúng ta không thể làm quan tòa phán xét tội của người anh em, bởi vì chỉ có Thiên Chúa là Đấng phán xét mà thôi.

Do đó, một, chúng ta học gương của Gia-kêu biết trãi rộng lòng mình ra với tha nhân khi đã được Thiên Chúa thứ tha tội lỗi; hai, chúng ta noi gương của Đức Chúa Giê-su biết chia sẻ với những anh em đã ngã xuống (sống trong tội) mà chưa thể đứng lên vì nhiều lý do, để qua chúng ta, những anh em ấy mạnh dạn vứt bỏ những xấu xa của quá khứ, mà đứng lên đồng hành với mọi người trong ánh sáng của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:17 02/11/2013
N2T

2. Các thiên thần ở trên trời nhìn coi con chiếu đấu, đợi chiến tranh kết thúc liền thưởng cho con mũ triều thiên vinh quang. Nếu chúng ta muốn trở thành “người tử đạo nhỏ bé“, thì nên giành cho được cành lá vạn tuế.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:34 02/11/2013
TIỆN LỢI CHO GIÁO DÂN

Cha sở mới đến, ngài thấy rõ những bất tiện cho giáo dân khi cử hành thánh lễ hôn phối hoặc lễ an táng lúc năm giờ sáng, nên trong ngày lễ Chúa Nhật, ngài tuyên bố:

- “Từ nay, ngoài thánh lễ ngày thường buổi sáng sớm cho bà con, thì nếu có thánh lễ theo nhu cầu như lễ hôn phối hoặc lễ đám tang, thì tôi sẽ dâng thêm một thánh lễ vào chín hoặc mười giờ sáng để tiện lợi cho mọi người.”

Giáo dân rất vui, và có người hỏi cha:

- “Cha không mệt sao ?”

- “Tôi mệt nhưng tiện lợi cho giáo dân là vui rồi.”


-------------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lùn chưa chắc đã thấp
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
11:26 02/11/2013
CN 31C : Lùn chưa chắc đã thấp

“Nhất lé nhì lùn.” Người Việt ta hay nói vậy. Vì không phải là người Việt, nên không chắc Chúa Giêsu đã biết câu cảnh báo này : Đừng chơi nhà thằng lé, đừng ghé nhà thằng lùn. Có lẽ Chúa không biết câu ấy thật nên hôm nay Chúa không những đã ghé, mà còn ở lại ăn cơm, nơi nhà một người rất lùn, tên là Giakêu. Ông lùn nhưng ông không thấp. Lùn chưa chắc đã thấp. Bởi :

1. Giakêu lùn nhưng có một quyết tâm cao.

Quyết tâm cao được thể hiện bằng cách :

-Leo lên cây cao : Để gặp Chúa, người ta phải biết vượt cao hơn cái trần tục của mình. Leo cao, bao giờ cũng đòi phải cố gắng. Ông leo cao để tìm Chúa. Và rồi ông gặp được Chúa thật. Vì vừa ngay lúc ấy, Chúa đến nơi, và Người nhìn lên, bốn mắt gặp nhau, Chúa đọc được cái khát vọng trong lòng ông Giakêu. Chúa thương thiện chí của ông. Chúa cảm động trước cố gắng của ông. Và rồi Chúa gọi ông xuống, Chúa chưa vào nhà ông, nhưng Chúa đã cho ông vào lòng Chúa rồi. Ông vẫn còn ngồi trên cây, nhưng Chúa đã đưa ông vào trong trái tim Chúa rồi. Chưa ai như Chúa, chủ nhà chưa mời mà Chúa đã tự mời mình vào nhà người ta.“Này Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại trong nhà ông.”

Quyết tâm cao khác của Giakêu, đó là :

-Quyết mở hầu bao : Và khi gặp Chúa rồi, ắt hẳn ông phải có một quyết tâm cực cao, ông mới mở nổi hầu bao cắt đi những đồng tiền liền khúc ruột,

Khi Chúa Giê-su nói với ông rằng hôm nay Ngài sẽ đến nhà ông, và khi ông đã khám phá ra rằng mình đã gặp được một người bạn mới rất tuyệt diệu, lập tức ông có một quyết định. Ông đã quyết định đem nửa phần gia tài mình phân phát cho người nghèo, và nửa phần còn lại ông cũng không giữ riêng cho ông, song ông sẽ dùng để đền bù cho tất cả những gian lận mà ông tự thú đã phạm.

Trong việc đền trả này ông lại còn đi xa hơn điều luật pháp đòi hỏi. Chỉ khi nào trộm (cướp thì đúng hơn) là một hành động bạo lực và dụng tâm gây tàn hại, bấy giờ mới buộc phải đền gấp bốn (x. Xh 22,1). Nếu chỉ là việc trộm cắp thường và nguyên vật không thể hoàn trả, thì phải tính gấp đôi mà đền (x. Xh 22,4.7). Nếu bị can tự thú và tình nguyện hoàn trả thì chỉ phải trả theo giá nguyên vật, cộng thêm một phần năm nữa thôi (x. Lv 6,5 ?. Ds 5,7). Giakêu nhất định làm nhiều hơn điều luật pháp đòi hỏi. Bằng hành động, ông tỏ ra đã được biến cải.

Giáo sĩ Boreham có kể một chuyện đáng sợ. Trong một buổi họp kia, khi vài ba bà đứng lên làm chứng ơn phước đã được ban, có một bà ngồi câm lặng buồn rầu. Người ta mời bà làm chứng thì bà từ chối. Khi hỏi lý do, bà trả lời : "Trong số những bà vừa đứng lên làm chứng đó có bốn bà nợ tiền tôi mà tôi và gia đình tôi đang đói lắm vì không có tiền mua thức ăn." Lời chứng sẽ hoàn toàn vô giá trị nếu không được bảo đảm bằng hành động thực tế xác nhận cho sự thành thực của lời nói. Chúa Giê-su không đòi sự thay đổi trong lời nói, nhưng Ngài đòi hỏi sự thay đổi trong đời sống.

Giakêu Lùn chưa chắc đã thấp, vì Giakêu có quyết tâm cao

Giakêu Lùn chưa chắc đã thấp bởi lẽ Giakêu vẫn cao vì không bị đè nặng.

2. Giakêu lùn nhưng vẫn cao vì không bị đè nặng

Người ta nói tập tạ thì lùn, vì bị tạ đè lên người. Nhưng vẫn có những người không tập tạ, mà vẫn lùn, không sao cao lên được, vì bị đè bởi những gánh nặng :

-gánh nặng tội lỗi, đè bẹp con người làm con người cứ đi trong tầng thấp không sao ngẩng cao lên được.

-gánh nặng tài sản, của cải: tưởng ở lầu cao, ăn cao lương mĩ vị, nhưng mấy khi họ được thanh thản vươn cao, bởi lúc nào cũng ưu tư lo lắng, làm sao giữ được tiền, làm sao cho tiền sinh lợi. Còn Giakêu, của cải không đè bẹp ông làm ông thấp, bởi ông trở thành cao cả, vì ông đã biết sống có tình người.

“Tôi xin lấy nửa gia tài của tôi mà cho người nghèo.”

Ô hay, sao lạ thế. Việc đầu tiên lại là nghĩ đến người nghèo ? Phải chăng, dưới ánh sáng của Chúa, ông đã chợt nhận ra rằng : suốt những tháng năm qua, ông đã là kẻ ích kỷ, đóng khung. Ông đã không hề biết đến “tình người”. Sống mà không biết đến người khác, là tự huỷ cái tính đồng loại của mình. Ông chỉ là một kẻ ích kỷ. Kẻ ích kỷ là kẻ cô đơn nhất trong cuộc đời. Bởi không bao giờ, có một chỗ đứng trong con tim người khác.

Bây giờ ông muốn trở lại, hội nhập lại với cộng đồng, ông muốn san sẻ, ông muốn mình thành kẻ hữu ích cho cuộc đời.

“Và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.”

Trước đây, hẳn với nghề nghiệp thu thuế của mình, nhiều lúc ông đã là kẻ gian tham, nhưng sao những lúc ấy, ông vẫn thấy cứ tỉnh bơ. Giờ này gặp được Chúa, ông đã thấy những bất công ấy là tội ác. Ông nghiệm ra rằng : Sự gian dối luôn là một gánh nặng, đè trĩu linh hồn con người. Chỉ có sự công bằng, bác ái mới làm hồn con người thanh thản và bình an.

Ông trở thành cao cả, bởi tâm hồn ông bây giờ thênh thang, trắng trong, không bận vướng, tựa Nguyễn Công Trứ : “nợ tang bồng trăng trắng vỗ tay reo.” Chiều cao thân xác Giakêu vẫn thấp, nhưng chiều cao linh hồn ông giờ đã ngất cao khi ông chia của cải cho người thấp bé.

Bởi vậy, lùn chưa chắc đã thấp.

Chúng ta nếu không muốn lùn vì bị đè nặng bởi tội lối và của cải thì hãy noi gương Giakêu rộng tay phân phát, nhất là những kẻ bị bão lụt miền Trung. Rộng tay làm phúc cũng được tha thứ tội khiên. Vậy là không bị đè nặng bởi tội, không bị đè bẹp bởi tiền, ta hiên ngang vươn cao tới Chúa. Lùn chưa chắc đã thấp, nhưng như Giakêu lùn mà vươn cao tới tận trời xanh, nơi có Chúa ngự trị. Amen

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

(lấy ý của Lm Đaminh Thiêm và Lm Hàm)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bản thảo gốc “Bí mật thứ ba” Fatima sẽ sớm được đưa ra triển lãm
Đặng Tự Do
08:09 02/11/2013
Vào ngày 30 tháng 11 tới đây, tại Đền Thánh Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha, thư viết tay của chị Lucia mô tả bí mật thứ ba được Đức Mẹ tiết lộ vào tháng 6 năm 1917, sẽ được đưa ra triễn lãm trong cuộc triển lãm có tiêu đề “Bí mật và Mạc Khải”.

Từ năm 1957, lá thư này đã được lưu trữ tại Vatican, như một phần của kho lưu trữ của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Sau khi được lưu trữ trong tàng thư này, lá thư chỉ được mở ra hai lần: Một lần, theo yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II năm 1981, sau vụ ám sát của ngài và sau đó vào năm 2000, khi Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, lúc đó là thư ký của Thánh Bộ, đã gặp Chị Lucia tại Coimbra, Bồ Đào Nha để khẳng định rằng văn bản này là văn bản gốc ban đầu .
 
Một giám mục bị giết bởi chế độ cộng sản sắp được phong thánh tử đạo
Đặng Tự Do
08:18 02/11/2013
Hôm thứ Năm 31 tháng 10 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y án phong thánh tử đạo cho một giám mục Áo. Đức Cha Anton Durcovici qua đời vào năm 1951 trong một nhà tù ở Rumani. Ngài đã bị tra tấn và cuối cùng chết vì bị ngược đãi bởi chế độ cộng sản Rumani.

Đức Giáo Hoàng cũng chuẩn y việc công nhận các nhân đức anh hùng của Onoria "Nano" Nagle. Chị là một nữ tu Ailen đã sáng lập Dòng Nữ Hiển Dung. Chị đã đã dành cuộc sống của mình để thúc đẩy giáo dục, đặc biệt là cho người nghèo và thiếu thốn.

Nữ tu Olga Gugelmo, người Ý được biết đến nhờ sự thanh bần cũng như sự tận tâm phục vụ Giáo Hội. Chị qua đời vào năm 1943 vì bị viêm màng não.

Đức Giáo Hoàng cũng thừa nhận các nhân đức anh hùng của nữ tu Celestina Bottego, người Mỹ. Chị dạy học ở Ý, và sáng lập Tu Hội Truyền Giáo của Đức Maria, là một dòng tu chuyên giúp đỡ người nghèo và những người quẫn bách trên toàn thế giới.
 
Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ tại phần mộ Đức Gioan Phaolô II
Đặng Tự Do
08:34 02/11/2013
Hôm 31 Tháng Mười 2013, Đức Thánh Cha đã đồng tế với các linh mục Ba Lan tại phần mộ Đức Gioan Phaolô II, thay vì tại Casa Santa Marta , như thường lệ . Được biết mỗi tuần đều có một nhóm các linh mục Ba Lan cử hành Thánh Lễ tại phần mộ này. Vào sáng thứ Năm , Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây ngạc nhiên cho các linh mục Ba Lan khi cùng đồng tế với các vị tại đây.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến Thánh Phaolô. Ngài nói rằng vị Tông Đồ Dân Ngoại là một gương mẫu của sức mạnh. Bất chấp bị phản bội và bách hại, ngài luôn đặt Chúa Kitô ở trung tâm của cuộc đời mình.

Đức Thánh Cha nói:

"Thánh Phaolô luôn luôn đặt tình yêu Chúa Kitô tại trung tâm của cuộc đời mình, như là một điểm tham chiếu. Người ta không thể là một Kitô hữu nếu không có tình yêu của Chúa Kitô, nếu không thể hiện tình yêu này trong cuộc sống, nếu không nhận ra, và nuôi dưỡng tình yêu này. Một Kitô hữu phải là một người cảm thấy được sự chăm sóc của Chúa, với vẻ đẹp của một tình yêu thương đến cùng của Thiên Chúa. Kitô hữu phải cảm nhận được rằng cuộc sống của mình đã được cứu rỗi bằng máu của Chúa Kitô. Và điều này xây dựng tình yêu: tình yêu đáp trả tình yêu”

Đức Giáo Hoàng cũng nói về sự thờ ơ lạnh nhạt khi so sánh tình yêu của Thánh Phaolô với sự "bất trung" của một thành Jerusalem "không hiểu được tình yêu của Thiên Chúa."
 
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha trưa ngày Lễ Các Thánh
LM. Trần Đức Anh OP
10:44 02/11/2013
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa 1-11-2013, với gần 40 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô mời gọi tất cả các tín hữu hãy chu toàn ơn gọi nên thánh, và ngài mời gọi cầu nguyện cho những anh chị em bị thiệt mạng ở sa mạc nước Niger bên Phi châu trên đường đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã giải thích những đặc tính của các thánh và nói: ”Ngày nay, các thánh nói gì với chúng ta? Các ngài nói với chúng ta rằng: Hãy tín thác vào Chúa, vì Chúa không làm ta thất vọng! Chúa là người bạn của chúng ta. Không bao giờ đánh lừa chúng ta. Qua chứng tá, các thánh khuyến khích chúng ta đừng sợ đi ngược dòng hoặc sợ bị hiểu lầm, bị chế nhạo khi chúng ta nói về Chúa và về Tin Mừng”.

ĐTC cũng khẳng định rằng ”Nên thánh không phải là một đặc ân của vài người, nhưng là ơn gọi của tất cả mọi người. Vì thế, tất cả chúng ta đều được mời gọi tiến bước trên con đường thánh thiện, vài con đường này có một tên, một khuôn mặt, đó là Chúa Giêsu Kitô. Trong Phúc Âm chính Chúa chỉ đường cho chúng ta, đó là con đường các Mối Phúc thật (Xc Mt 5,1-12). Thực vậy, Nước Trời là của những người không đặt an ninh của họ nơi sự vật, nhưng nơi tình thương của Thiên Chúa, không tự coi mình là người công chính, không xét đoán người khác, các thánh là những ngừơi biết chịu đau khổ với người khổ đau, vui mừng với người vui mừng, không bạo hành, nhưng từ bi và là những người xây dựng hòa giải và hòa bình”.

ĐTC cũng nhấn mạnh một khía cạnh khác, đó là ”Các thánh không phải là những siêu nhân, cũng chẳng phải là những người sinh ra đã hoàn hảo. Họ là những người đã sống cuộc sống bình thường, với vui mừng và đau khổ, cơ cực và hy vọng, trước khi đạt tới vinh quang thiên quốc. Một khi được biết tình yêu của Thiên Chúa, các ngài theo Chúa với trọn tâm hồn, vô điều kiện và không giả hình; các ngài hiến mạng sống để phục vụ tha nhân, chịu đựng đau khổ và nghịch cảnh mà không oán ghét và lấy thiện báo ác, phổ biến vui mừng và an bình.. Các thánh không oán ghét.”

Sau kinh truyền tin và phép lành, ĐTC cho biết ngài đến nghĩa trang Verano vào ban chiều để dâng thánh lễ cầu cho những người quá cố. Ngài cũng hiệp ý với tất cả những ngừơi viếng thăm nghĩa trang trong những ngày này và đặc biệt ngài cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực, nhất là những tín hữu Kitô đã bỏ mình vì bị bách hại. ĐTC không quên những anh chị em chết khát hôm 30-10-2013 ở sa mạc Sahara phía bắc Niger trên đường tìm cách vượt biên đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Người ta tìm thấy xác của 87 người tị nạn, phần lớn là các trẻ em. Những người này muốn đi qua Algérie bất hợp pháp, nhưng xe vận tải chở họ bị hư. (SD 1-11-2013)
 
Lần đầu tiên từ 20 năm nay, Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ tại nghĩa trang Verano, Roma
LM. Trần Đức Anh OP
10:52 02/11/2013
ROMA. Sau 20 năm bị ngắt quãng, truyền thống cử hành thánh lễ tại nghĩa trang Verano ở Roma đã được ĐTC Phanxicô đã tái lập chiều ngày 1-11-2013.

Đây là nghĩa trang chính của thành Roma rộng 80 hécta và có từ hơn 20 thế kỷ, với các hang toại đạo thánh Ciriaca. Nơi đây có nhiều ngôi mộ được thực hiện như những tác phẩm nghệ thuật với các tượng đài. Vì thế nghĩa trang này cũng được coi như một bảo tàng viện lộ thiên. Tại đây, nhiều dòng tu và tổ chức của Giáo Hội cũng có những khu mộ chung, như khu mộ của Kinh sĩ đoàn Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, nguyên bí thư của ĐGH Gioan Phaolô 2 được an táng; và di hài Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã được an táng tại đây 10 năm, trước khi được di chuyển về nhà thờ hiệu tòa của ngài ở trong thành Roma. Hoặc tại khu mộ của Bộ truyền giáo, cũng có một số LM Việt Nam được an nghỉ, trong đó có Đức Ông Phêrô Trần Văn Hoài thuộc giáo phận Huế.

Hôm qua là lần đầu tiên từ 20 năm nay, một vị Giáo Hoàng lại cử hành thánh lễ tại nghĩa trang này vào chiều ngày lễ Các Thánh. Lần chót Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 cử hành thánh lễ tại đây 11 lần, lần chót vào năm 1993. ĐGH Biển Đức 16 không giữ thói quen này, nhưng hồi năm 2008, ngài đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ thánh Lorenzo cạnh nghĩa trang, nhân dịp viếng thăm mục vụ tại đây.

Đồng tế với ĐTC Phanxicô có ĐHY Giám quản Roma, Agostino Vallini, Đức TGM Phó Giám quản Filippo Iannone, 6 GM Phụ tá và cha sở giáo xứ thánh Lorenzo ngoại thành, Armando Ambrosi, trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu, trong đó có ông thị trưởng thành Roma, Ông Ignazio Marino. Ông đi xe đạp đến nghĩa trang vài phút trước ĐTC.

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã bỏ qua bài giảng dọn sẵn và ứng khẩu nói về giai đoạn cuối đời như một cuộc chờ đợi trong hy vọng, vì ơn cứu độ chúng ta đến từ Thiên Chúa và Chúa muốn cứu thoát chúng ta, chứ không phải vì công nghiệp của chúng ta. Ngài nói:

”Chính Chúa cứu chúng ta, chính Ngài mang chúng ta như người cha cầm tay dẫn chúng ta vào cuối đời lên trời cao, nơi có các tiền nhân của chúng ta. Một trong các cụ già - trong sách Khải Huyền - hỏi: ”Họ là ai, những người mặc áo trăng, những người công chính, những người thánh ở trên trời? Đó là những người đến từ đau khổ lớn lao, và họ đã giặt áo trong máu của Chiên Con, làm cho áo trở nên tinh tuyền”. Chúng ta chỉ có thể về Trời nhờ máu Chiên Con, nhờ máu Chúa Kitô. Chính Máu Chúa làm cho chúng ta trở nên công chính, mở cửa trời cho chúng ta. Và sở dĩ hôm nay chúng ta tưởng niệm những anh chị em đã đi trước chúng ta trong cuộc sống và nay đang ở trên TGrời, vì họ đã được máu Chúa Kitô thanh tẩy. Và đó chính là niềm hy vọng của chúng ta, niềm hy vọng nhờ máu của Chúa Kitô. Và niềm hy vọng này không làm ta thất vọng. Nếu chún gta tiến bước với Chúa trong cuộc sống, Ngài sẽ không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng.

ĐTC nói thêm rằng: ”Hôm nay là một ngày hy vọng. Anh chị em chúng ta đang ở trước mặt Thiên Chúa. Cả chúng ta cũng sẽ đưcơ ở đó, nhờ ơn thánh của CHúa, nếu chúng ta tiến bước với Chúa Giêsu. Và thánh Tông Đồ kết luận: ”Ai hy vọng nơi Chúa, thì thanh tẩy chính mình”. Cả niềm hy vọng cũng thay tẩy chúng ta!”

Cuối thánh lễ, trước khi ban phép lành, ĐTC tái mời gọi cầu nguyện cho những người tị nạn bị thiệt mạng trong sa mạc và trên biển cả, và cầu cho những người sống sót đang ở trong các trại tiếp cư sớm được đi định cư tại nơi tốt đẹp hơn.
 
Vatican tiến hành cuộc thăm dò dư luận trên tòan thế giới
Nguyễn Long Thao
11:41 02/11/2013
Vatican tiến hành cuộc thăm dò ý kiến trên tòan thế giới

NEW YORK – Tòa Thánh Vatican sẽ tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến trên toàn thế giới về một số vấn đề nhạy cảm như: thuốc ngừa thai, vấn đề vợ chồng ly dị, hôn nhân đồng tính. Mục đích của cuộc thăm dò dư luận là để cung cấp dữ liệu cho cuộc họp quan trọng về gia đình mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ triệu tập vào năm 2014.

Cơ quan thông tấn The National Catholic Reporter, một cơ quan truyền thông độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã công bố tin này vào ngày thứ Năm 31 tháng 10 năm 2013. Đồng thời bà Helen Osman, phát ngôn nhân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại Washington đã xác nhận tin về cuộc thăm dò dư luận của Tòa Thánh với hãng thông tấn AP (The Associated Press). Hội đồng Giám Mục Anh đã công bố bản thăm dò dư luận này trên mạng lưới điện tử để giáo dân trả lời

Theo tin, đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri sẽ là điều hợp viên cho cuộc thăm dò dư luận này. Bảng câu hỏi để thăm dò dư luận đã được Tòa Thánh gửi tới các Hội Đồng Giám Mục vào trung tuần tháng 10 năm 2013. Theo yêu cầu của Tòa Thánh, bản câu hỏi cần được phổ biến rộng rãi tới từng giáo hạt, giáo xứ trong địa phận để thu thập ý kiến của giáo dân càng nhiều càng tốt.

Bản thăm dò có tất cả 39 câu hỏi,trong số này có những câu như:

Hôn nhân đồng tính có được chấp nhận trong đất nước của qúy vị không?

Các Linh mục đã cung ứng mục vụ thế nào cho các cặp đồng tính?

Giáo Hội qúy vị đã đáp ứng thế nào khi cặp hôn nhân đồng tính muốn được học hỏi tôn giáo hay muốn cho con cái được rước lễ ?.

Bản phỏng vấn cũng hỏi vấn đề lòng thương xót Chúa đã được tuyên bố như thế nào đối với các cặp vợ chồng ly dị hay tái hôn?

Vấn đề cung ứng mục vụ cho các cặp không kết hôn nhưng sống chung với nhau như thế nào?

Bản điều tra cũng hỏi người tín hữu xem có tin vào giáo huấn của Giáo Hội trong vấn đề ngừa thai nhân tạo?

Kết quả cuộc thăm dò dư luận sẽ là khung sườn cho nghị trình cuộc họp của các vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục trên toàn thế giới họp tại Roma vào năm 2014 để bàn về vấn đề gia đình.

Giới quan sát tại Vatican bình luận rằng, cuộc thăm dò dư luận lần này của Tòa Thánh có tính cách mạng, vô tiền khoáng hậu, vì từ trước các chính sách đưa ra đều từ trên xuống dưới, nhưng lần này, chính sách mục vụ gia đình của Tòa Thánh Vatican đã có căn bản từ dưới lên trên.

Nguyễn Long Thao
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Cửa Lò thăm vùng bão lũ tỉnh Quảng Bình
Giáo hạt Cửa Lò
10:26 02/11/2013
Vinh - Sáng ngày 31 tháng 10. Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu khu vực Miền Trung thuộc Gp Vinh gồm đại diện các Chi hội thuộc các Phân hội: Tây Nghệ An, Kẻ Dừa, Đồng Tháp, Cửa Lò, Hà Tình và hai vị đại diện cho gia đình Thánh Tâm giáo xứ Tân Lộc, Cửa Lò, thuộc giáo hạt Cửa Lò. Đoàn bắt đầu khởi hành đi thăm các giáo xứ nơi các cơn bão, lũ hoành hành giữa tháng 10 tại tỉnh Quảng Bình.

Hình ảnh

Đoàn chúng tôi có tất cả 21 người gồm 2 lái xe và 19 đại diện, được xuất phát từ giáo hạt Cửa Lò. Trước đó với tinh thần huynh đệ anh em, với một tâm tình hy sinh bác ái của anh em con một Cha là Thiên Chúa và một Mẹ là Giáo Hội, với ý thức đó ai cũng nhiệt tình hồ hởi trong tất cả mọi công việc được giao. Giáo hạt Cửa Lò, đặc biệt là hai giáo xứ Tân Lộc và Cửa Lò được cha Giuse Phan Sỹ Phương quản xứ, quản hạt. Ngài kêu gọi bà con cùng làm việc bác ái, ngài nói " Chúng ta được dịp làm bác ái nhất là với anh em các giáo xứ bị bão, lũ tại tỉnh Quảng Bình, xin bà con và Hội Têrêxa, ngoài tiền bạc ra sẻ thu gom các đồ quần áo "thừa" mà chúng ta không hoặc chưa dùng đến, có thể là còn mới, tốt và xin mọi người giặt sạch sẽ, thơm tho, xếp vào túi mang đến địa điểm nhà thờ của mình cho Hội viên Têrêxa đóng". Chỉ trong hai ngày, bà con các giáo họ đã thu được gần 90 bì và thùng quần áo tốt. Các Hội viên đã chọn lựa lại một lần cuối trước khi đóng bao, để quần áo mang vào cho bà con dùng được tốt. Ngoài quần áo ra đoàn cũng đã gom được gần bảy mươi triệu đồng, và đã chia đi thăm 4 giáo xứ tỉnh Quảng Bình cùng một số các em nghèo và mồ côi tại Vũ Quang, Hà Tĩnh.

Những giáo xứ đoàn đến thăm:
1. Giáo xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình, Lm Phêrô Hoàng Anh Ngợi.
2. Giáo xứ Vĩnh Phước. Quảng Bình, Lm Px Nguyễn Tiến Dũng.
3.Giáo xứ Liên Hòa, Quảng Bình, Lm Micae Hồ Thái Bạch
4. Giáo xứ Chợ Sàng, Quảng Bình, Lm Phêrô Nguyễn Hữu Sáng.

Tuy đoàn đi thăm những ngày này đã sau bão, bà con đã nổ lực khắc phục sau cơn bão, song nhiều dấu ấn còn rõ nét để lại như: cây cối đổ, vết của mực nước dâng lên in dấu trên tường, các mái gói được đảo lại do bão làm bay hết và nhất là trên khuôn mặt cha xứ và bà con còn rõ nét phờ phạc của những ngày bão lũ.

Vào Quảng Bình lần này, nhất là xứ Cồn Sẻ một dấu ấn ghi đậm nhất trong mỗi người là chiếc cầu gỗ xộc xệch được bắc qua con sông để mọi người đi lại, đây chắc là con đường huyết mạch duy nhất đi vào làng xứ Cồn Sẻ Nơi có hơn 3500 con người sinh sống được biệt lập bởi một gò đất nổi bồng bềnh giữa con sông, năm nào cùng nếm mùi của những trận “lụt Hồng Thủy”. Không biết chiếc cầu này có từ bao giờ và với chiếc cầu mà những tấm ván trên mặt cầu long như "răng rụng" này sẻ là những chiếc bẩy chết người hàng ngày chực rình chờ sập. Chúng tôi có đề cập đến chiếc cầu thì được cha Phêrô Hoàng Anh Ngợi cho biết "họ: nhà nước" ban đầu định làm với kinh phí bốn tỷ đồng, nguyên liệu bằng gỗ táu, sau khi có nhiều ý kiến thì "họ" định làm với dự án bảy tỷ đồng, nguyên liệu bằng bê tông, song vẩn chưa thực hiện vì lý do gì đó. Mãi đến gần đây (trước bão) "họ" nói sẻ làm với kinh phí dự toán lên đến chín tỷ đồng. Khi nói đến đây ngài thở dài " bây giờ gặp cơn bão to như thế này liệu họ có làm nữa không ?". Như vậy chiếc cầu này "người ta" đã hứa làm nhưng không hiểu vì lý do gì mà cứ giãn ra mãi, từ dự toán bốn tỷ lên đến chín tỷ đồng mà vẩn còn trong "mơ" của dân làng chài Cồn Sẻ. Cha quản xứ ngồi ăn cơm nói vui bằng một giọng rất khôi hài cay đắng " Nói dại: Xin Chúa làm phép lạ cho ít người chết vì cái cầu "long như răng rụng" này thì may ra họ mới làm cầu mới". Nghe đâu hai cái cầu bắc qua sông phía ngoài Cồn Sẻ trước đây mọi người qua sông bằng phà hoặc đò. Sau khi vụ tai nạn trên sông làm chết nhiều người thì lúc đó người ta mới làm hai cái cầu đó. Vì vậy mà có câu nói của người dân nơi đây rằng “may mà có nhiều người chết nay mới có cầu để đi, chứ ngày trước chưa có cầu đi từ ngã ba đồn vào đây chỉ khoảng mấy cây số mà phải mất cả buổi”. và sau khi nghe câu nói khôi hài của cha xứ thì chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao mà một cái cầu quá rách nát và đe dọa đến tính mạng cho con người đến thế mà nhà nước không làm, cứ lần lựa mãi...? song chúng tôi không có câu trả lời, mà để dành cho các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và bà con xa gần trả lời giúp.

Đoàn chúng tôi về đến nhà khoảng 20g30 sau một chặng đường dài, nhưng ai cũng vui vẻ vì được chia sẻ một chút ân tình với anh em những giáo xứ đã đến thăm.

Cám tạ tri ân Thiên Chúa đã cho chúng con tổ chức một chuyến đi an bình và tốt đẹp, cám ơn mọi tấm lòng đã cùng chúng tôi chia sẻ và an ủi cho những anh em đang gặp khó khăn trọng những đợt bão lũ. Xin dâng lên Chúa như một lễ mọn và xin Chúa dùng những công phúc này mà ưu ái đoái thương ban cho các linh hồn đang trong chốn luyện hình sớm về hưởng dung nhan Chúa.
 
Thánh Lễ cầu cho các Linh Hồn tại Đất Thánh Kim Ngọc
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:20 02/11/2013
Thánh Lễ Cầu Hồn tối 2.11.2013 tại Đất Thánh Kim Ngọc, có 4 Cha đồng tế: cha Phêrô Phạm Tiến Hành, nhà hưu Phan thiết, cha Quản xứ Kim ngọc, Cha Luy Hoàng Luật dòng Châu Thủy, Cha GB Võ Khắc Duy, dòng Đaminh, đông đảo bà con giáo dân và lương dân hiệp thông cầu nguyện.Không gian tĩnh mịch, trầm lắng và thánh thiện. Cảnh vắng lặng của một thế giới an bình. Khói hương quyện bay trên các phần mộ. Nhớ về các những người thân yêu đã khuất bóng.

Hình ảnh

Ngày 1/11, có lễ kính Các Thánh là những Đấng thuộc Giáo Hội vinh hiển trên thiên đàng. Ngày 2/11 là lễ nhớ Các Đẳng là những vị thuộc Giáo Hội thanh luyện. Chúng ta đang sống thuộc Giáo Hội lữ hành chiến đấu. Bây giờ, chúng ta đứng ở giữa, chưa đi lên mà cũng chưa xuống dưới. Cứ coi như chúng ta là gạch nối giữa hai nơi trong nguyện cầu, tưởng niệm. Rồi đây mỗi người sẽ thuộc về một trong hai cộng đoàn này.

Tháng 11, ngước lên cao, chúng ta khẩn xin Các Thánh cầu thay nguyện giúp; nhìn xuống dưới, chúng ta liên kết với Các Đẳng bằng kinh nguyện thánh lễ và việc lành phúc đức. Như vậy, tháng cầu hồn là tháng cử hành thực tại thánh, một liên hệ thánh của Giáo Hội hiệp thông.

Chúng ta đang dâng lễ, đây chính là gạch nối đôi bờ, một bờ là Các Thánh trên trời và một bờ Các Đẳng đang thanh luyện.

Tháng 11 là tháng báo hiếu, là dịp để chúng ta bày tỏ tình yêu thương. Yêu thương họ bằng lời cầu nguyện, bằng việc lành phúc đức để đền tội và lập công phúc cho họ.

Những ngày đầu tháng 11, đi viếng Nhà thờ, Đất thánh, xin hãy dành cho ông bà cha mẹ người thân yêu đã an nghĩ một kinh lạy cha, một kinh tin kính để xin ơn toàn xá cho họ. Hãy dâng lên Mẹ Maria những lời kinh Mân Côi để cầu nguyện cho họ. Hãy thực thi những hy sinh, việc bác ái để đền bù cho thiếu sót trong cuộc đời bác ái của họ.

Tháng 11, Giáo Hội mở kho tàng ân phúc của Thiên Chúa, tạo dịp để các tín hữu mở rộng tấm lòng hướng về người đã khuất. Các nguồn ân đại xá hay tiểu xá dành cho các linh hồn nơi luyện hình chính là những quà tặng của ân tình. Trao cho người đã khuất, dù chỉ là một món quà mọn cũng là vô giá, vì các linh hồn trong luyện hình giờ đây không thể làm được gì cho bản thân. Mầu nhiệm Giáo Hội thông công là một trong những mầu nhiệm đẹp của tình yêu. Thánh Têrêxa Hài Đồng nói: “nhặt một cây đinh vì yêu mến Chúa thì cũng có thể cứu được một linh hồn”.

Theo quy luật của đất trời, Thu có qua, Đông có tàn thì Xuân mới đến, Hạ mới về. Nếu không trải qua những ngày Thu lá rụng, Đông tàn úa,, cây cối sẽ không có những ngày Xuân đầy chồi non, những ngày hè xanh tươi. Cuộc sống con người cũng vậy. Chắc không ai có thể cảm nghiệm trọn vẹn những gì nhẹ nhàng, nắng ấm khi Xuân về, Hạ đến nếu như không trải qua những ngày Đông rét, lạnh giá. Hạt sẽ không thể đâm chồi nếu nó không thối đi. Sẽ không có niềm vui ngày về nếu không có lúc ngậm ngùi ra đi.Lễ các Đẳng Linh hồn được cử hành liền sau ngày Lễ Các Thánh. Giáo Hội muốn nhắc nhở con cái mình về mầu nhiệm đó. Các Thánh là những người đã biết ‘chết’ và dám ‘chết’ với Đức Kitô. Vì vậy, dù các Ngài đã ‘chết’, các Ngài vẫn còn ‘sống’, danh thánh, công đức của các Ngài vẫn được lưu truyền, tôn kính ngàn đời. Tháng Các Linh hồn trùng vào những ngày cuối Thu, khi đất trời đang chuyển mình vào Đông. Giáo Hội muốn dùng thời gian này nhắc nhở con cái mình nhớ đến những linh hồn đã đi trước và giúp mỗi một người vừa ý thức hơn thân phận mỏng dòn của mình vừa nhận ra sự trường tồn, bất tử của linh hồn mình để qua đó biết ‘sống’, biết ‘chết’ với Đức Kitô để cùng được sống vinh hiển muôn đời với Ngài mai sau.

Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngôi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.
 
Thánh Lễ cầu cho các Linh Hồn tại Huế và viếng mộ tiền nhân
Trương Trí
10:25 02/11/2013
HUẾ - Lễ cầu nguyện cho các Đẳng Linh hồn, không chỉ cầu nguyện trọng thể trong Thánh lễ, Giáo phận Huế còn tổ chức viếng mộ các bậc tiền nhân: từ ngày hôm qua 1.11, Đức Tổng Giám mục và các linh mục thuộc tòa Tổng Giám mục đã đi viếng phần mộ Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, tiếp đó các Ngài đã đi viếng mộ Đức Cố Giám mục Alys và cac linh mục tại Nghĩa trang các Giáo sĩ Giáo phận Huế tại Thiên Thai. Cũng trong ngày hôm qua, các nữ tu dòng Mến Thánh giá đã viếng mộ, dâng hương và hoa tươi trên tất cả phần mộ những nữ tu đã về với Chúa.

Hình ảnh

Sáng hôm nay 2.11, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu giúp do các linh mục dòng Chúa Cứu thế Huế phụ trách, là giáo xứ duy nhất thuộc Hạt Thành phố Huế còn lại Đất Thánh riêng, đã tổ chức Thánh lễ long trọng tại Nghĩa trang, không chỉ giáo dân của giáo xứ mà còn rất đông người từ các giáo xứ khác đến dự Thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn, đồng thời viếng mộ và thắp hương.

Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam như thường lệ hàng năm, Linh mục Quản xứ, các Cha phó và cộng đoàn đến niệm hương và dâng hoa trước phần mộ Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê trong Nhà thờ Chính tòa. Tiếp đó. Giáo xứ đến viếng phần mộ Cụ thượng thư Ngô Đình Khả, khuôn viên khu Lăng của Cụ chỉ còn lại một phần, được giáo xứ chăm sóc và gìn giữ. Cộng đoàn được nghe Cha Phó Antôn Nguyễn Như Hùng Dũng ôn lại những đóng góp của Cụ cho Giáo phận Huế và cách riêng Giáo xứ Phủ Cam. Cụ đã sinh được những người con rất ưu tú, trong đó có Đức Cố Tổng Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, Cụ cũng là Ông ngoại của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Cụ cũng là người có công rất lớn trong việc vận động sáng lập trường Quốc học Huế, một ngôi trường nổi tiếng đào tạo biết bao nhân tài cho xã hội, mà Cụ là người Hiệu trưởng đầu tiên của trường.

Cộng đoàn tiếp tục viếng phần mộ Đức Cố Giám mục Alys, Ngài đã một thời gian dài làm quản xứ Phủ Cam, khi Ngài được chọn làm Giám mục Giáo phận Huế, Ngài đã nâng Giáo xứ Phủ Cam lên Chính tòa. Cha Cố Phaolô Nguyễn Kim Bính trong suốt thời gian làm quản xứ Phủ Cam, Ngài đã dồn tâm huyết xây dựng ngôi nhà thờ hiện nay, Ngài cũng sáng lập Ban Chung sự Hiếu đạo để phục vụ việc tống táng không chỉ trong giáo xứ mà còn cho cả người lương dân.

Viếng Đền Thánh Phaolô Tống Viết Bường tại chính nơi Ngài bị xử chém, Ngài nguyên là ông Trùm họ đạo Phủ Cam, máu tử đạo của Ngài đã tưới lên vườn cây Đức Tin của giáo xứ, để giáo xứ sinh ra bao nhiêu là hoa trái cho đến ngày nay. Hội đồng Giáo xứ Phủ Cam đã chọn Ngài làm bổn mạng và mừng kính trọng thể hàng năm.

Sau cùng, cộng đoàn niệm hương và dâng hoa trước di ảnh Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê tại Từ đường, nơi mà Ngài đã sinh ra và lớn lên. Cha Phó Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung đã nêu lại việc Ủy ban Công lý và Hòa bình đã trình lên Tòa Thánh xin phong Thánh cho Ngài vì những việc lành phúc đức Ngài đã làm, lễ đóng án hồ sơ phong Chân phước của Ngài đã được tổ chức vào đầu tháng 7 vừa qua tại Rôma, đồng thời mời gọi cộng đoàn dâng lời cầu nguyện cho việc phong Chân phước của Ngài được sớm kết thúc tốt đẹp.

Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Quản xứ Chính tòa là nghĩa tử của Đức Cố Hồng Y, đã thay mặt Gia đình Linh tông và thân tộc cảm ơn quí Cha, Hội đồng Giáo xứ và cộng đoàn đã đến viếng Từ đường và cầu nguyện cho Đức Hồng Y.
 
Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long cử hành Lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Melbourne.
Trần Văn Minh
17:11 02/11/2013
Vào lúc 12 giờ trưa thứ Bảy, ngày 2 tháng 11, tại Thánh đường Our Lady Maidstone. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long đã dâng Thánh lễ cầu cho các đẳng linh hồn và cũng cầu nguyện cho linh hồn cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đệ, nhân lễ giỗ 50 năm.

Hiện diện trong Thánh lễ, có đại diện của Cộng đồng Người Việt Tiểu bang Victoria, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Victoria, các hội đoàn, đoàn thể và đông đảo đồng bào trong toàn tiểu bang về tham dự Thánh lễ.

Sau lời chào mừng và giới thiệu của ông Chủ Tịch Công đồng Công Giáo Việt Nam Nguyễn Ngọc Trúc về ý nghĩa buổi lễ. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long cùng với Ông Nguyễn Văn Bon chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do tiểu bang Victoria, ông Nguyễn Mạnh Thăng đại diện cho Nhóm tinh thần Ngô Đình Diệm Victoria đã tiến lên trước di ảnh vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm dâng nén hương tưởng nhớ trước khi Thánh lễ được cử hành.

Trong phần chia sẻ lời Chúa, Đức Cha Vincent đã nói về lòng biết ơn, lòng hiếu thảo của những người tín hữu nhớ về tổ tiên, ông bà để thêm lời cầu nguyện, xin Chúa nhân từ đoái thương đón nhận các linh hồn sau khi thanh tẩy được về hưởng cuộc sống viên mãn nơi nước Trời.

Cũng trong lời chia sẻ về cuộc đời của vị cố Tổng Thống nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Đức Cha Vincent nhấn mạnh tới gương sống đạo đức và lòng yêu nước cùng sự kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc mà Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ đã bị sát hại, rồi do những ý đồ chính trị bẩn thỉu, những thành phần chính khách bất lương đã bán rẻ lương tâm, đạo đức cũng vào hùa, bôi bẩn vị lãnh tụ kính yêu trong lòng bao người. Nay lịch sử đã phần nào chứng minh ngược lại, ai thương nước, thương dân và ai là những người phản quốc.

Đức Cha Vincent cũng nói, xét theo đời sống thế gian, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thật là bất hạnh. Nhưng xét theo tín lý của những người có đức tin thì hiểu rằng, Cố Tổng Thống là người có nhiều ân phúc, vì “Phúc thay ai bị bách hại vì đường công chính, vì nước Trời là của họ.”

Qua lời nguyện giáo dân, cộng đồng đã khẩn xin Thiên Chúa thương ban cho đất nước, dân tộc được bình an, hạnh phúc. Cầu cho những người được hưởng những quyền con người, những người đang đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của toàn dân, và cũng không quên cầu cho GX. Mỹ Yên.

Sau Thánh lễ, ông Nguyễn Mạnh Thăng thay mặt cho nhóm tinh thần Ngô Đình Diệm đã lên ngỏ lời cám ơn đến Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Cộng đồng Người Việt Tự do Victoria, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Victoria, các cơ quan, đoàn thể trong cộng đồng và toàn thể đồng bào đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ nhân lễ giỗ 50 năm.

Ngoài Thánh lễ cầu nguyện tại Nhà thờ Our Lady, Cộng đồng Người Việt Tự Do Tiểu bang Victoria còn tổ chức lễ truy điệu để tưởng nhớ đến công lao và sự nghiệp của vị Nguyên thủ Quốc gia, Người đã sáng lập nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.
 
Lễ giỗ thứ 50 Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại giáo xứ VN Paris
Trần Văn Cảnh
19:10 02/11/2013
LỄ GIỖ THỨ 50 TỔNG THỐNG GIOAN BAOTIXITA NGÔ ĐÌNH DIỆM

VÀ CỐ VẤN GIACÔBÊ NGÔ ĐÌNH NHU TẠI GXVN PARIS


Giáo xứ Việt Nam Paris, thứ bảy, 02.11.2013. Cụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng như Cụ Cố Vấn Ngô Đình Nhu là hai người Công Giáo có niềm tin mạnh mẽ, có những đức tính cao đẹp và có lòng yêu Quê Hương sâu sắc… Điều này quá rõ ràng…Vì thế, nhân dịp kỷ niệm hai cụ tạ thế chẵn 50 năm (1963-2013), Giáo Xứ Việt Nam Paris muốn hòa nhịp với nhiều Cộng Đồng Việt Nam trên thế giới và tại quê nhà, góp sức với gia đình của hai Cụ và một số người thân quen của gia đình, tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa và Cầu Nguyện cho hai linh hồn các cụ, vào ngày thứ bảy, 02.11.2013, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, 38 rue des Épinettes, 75017-Paris, từ 1I giờ 00 đến 17 giờ 00.

Khoảng gần 300 người đã đến tham dự Thánh Lễ. Đúng 11 giờ Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh, đã cùng gia đình, thân nhân của hai cụ, đặc biệt là Ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của cụ Ngô Đình Nhu, các bạn hữu, quan khách của gia đình và toàn thể Cộng Đoàn Giáo Xứ đã dâng lời ca cầu nguyện cho hai linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Giacôbê Ngô Đình Nhu. Một lời ca uy nghi, nghiêm trang, kêu van tha thiết: « Chúa nhân từ, xin lắng nghe linh hồn con tha thiết. Ăn năn kêu van, Lạy Chúa xin dủ thương; Ban xuống niềm tin, ấp ủ cho tâm hồn. Lẩy Chúa, xin thương con theo lượng từ bi Chúa. Chúa ơi, Xin xóa tội con, theo lòng lân tuất vô bờ ». Theo lời ca, ban đồng tế tiến ra bàn thờ, 6 linh mục, 2 thầy sáu và 6 chú giúp lễ. Đức Ông Mai Đức Vinh chủ tế, cùng ông Ngô Đình Quỳnh niệm hương trước di ảnh hai cụ, đặt trước bàn thờ.

Bắt đầu thánh lễ, Đức Ông đã nói lời mở, giới thiệu ý nghĩa của thánh lễ hôm nay và xin mọi người, theo lời bài ca, dâng lời cầu nguyện cho hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê. Đức Ông nói:

« Thưa quý quan khách, thưa qúy ông bà và anh chị em,

Chúng ta họp nhau quanh bàn thờ hôm nay là để cùng với gia đình tưởng nhớ đến Cụ Cựu Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đệ của cụ, là cụ Cố Vấn Giacobê Ngô Đình Nhu, sau 50 năm hai cụ được Chúa gọi về. Ai cũng biết, đây là hai nhân vật rất đáng kính trọng, vì ở nơi hai ngài, đã sáng chói một đức tin mạnh mẽ và một tinh thần yêu Quê Hương sâu sắc.

Vì thế dâng Thánh Lễ tưởng nhớ đến hai cụ hôm nay, trước hết chúng ta cám ơn Thiên Chúa với hai cụ, cầu nguyện cho hai cụ mau được vinh quang bên toà Chúa, thứ đến, để chúng ta tưởng nhớ và múc lấy từ hai cụ lòng yêu mến Chúa và tình yêu Quê Hương.

Xin hai cụ ở bên tòa Chúa, luôn nhớ đến Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam thân yêu, cũng như nhớ đến chính chúng ta là hậu duệ của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giống như hai cụ đã biết sống theo gương các thánh Tiền nhân.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả quý quan khách và quý ông bà anh chị em, đến dâng lễ hôm nay, Xin Chúa đón nhận mọi ý cầu nguyện của chúng ta dâng lên cho cụ Gioan Baotixita và Giacôbê. Trong thầm lặng, chúng ta cầu nguyên ».

Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông có những lời chân thật rất cảm động, rút ra từ Lời Chúa để áp dụng vào hai cụ Tổng Thống Gioan Baotixita và Cố Vấn Giacôbê. Ngài nói:

« Thưa quý quan khách, thưa quý ông bà và anh chị em.

Theo tôi, ba bài Thánh Kinh chúng ta vừa nghe, rất phù hợp với đời sống của cụ Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu. Tại sao vậy ? - Tôi xin thưa: Theo những gì tôi biết được về đời sống, về việc làm và cả về cái chết của hai cụ, thì:

1. Trước tiên, theo tôi, hai cụ đáng được ghi vào số những người công chính mà bài Sách Khôn Ngoan đã diễn tả: Quả thật, đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa đã làm cho các ngài trở thành những người công chính, những người can đảm sống lý tưởng phụng sự Thiên Chúa và phục vụ quê hương và đồng bào. Những khó khăn, đau khổ và đe dọa không lay chuyển được lương tâm ngay thẳng của các ngài. Các ngài không sợ đau khổ, không sợ chết. Những người không có đức tin thì không hiểu được lòng yêu nước của các ngài, và do đó, họ cho các ngài chết là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng thật ra các ngài đã đi ra trong sự bình an, Thiên Chúa đã thử thách các ngài, nhưng Thiên Chúa cũng trân trọng cái chết của các ngài và đón nhận các ngài như lễ vật đẹp mắt Chúa.

2. Thứ đến, tôi nghĩ, nhờ đức tin soi dẫn và dưới ánh sáng của bài Tám Mối Phúc Thật, hai cụ Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, nắm quyền cao chức trọng không phải để sống xa hoa hay độc tài, bất nhân, nhưng biết sống tinh thần đơn sơ và nghèo khó, biết thương yêu và lo lắng cho dân nghèo. Các ngài làm chính trị không phải để gây chiến tranh nhưng để xây dựng hòa bình cho đất nước, để đem lại độc lập cho quê hương và ấm no cho đồng bào. Mà vì muốn thể hiện lòng yêu nước theo tinh thần Đức Tin, theo giáo huấn của Tin Mừng, hai cụ đã can đảm trước mọi thử thách, mọi đau khổ và trước cả cái chết. Cái chết của các ngài là cái chết của những người có lý tưởng và luôn sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng đó, lý tưởng yêu nước trong ánh sáng Đức Tin hay theo tinh thần của bài Tám Mối Phúc Thật chúng ta vừa nghe.

3. Sau cùng dựa vào bài đọc hai, thư của Thánh Phao lô, tôi vui mừng nghĩ rằng: Cụ Gioan Baotixita và cụ Giacôbê xác tín hơn ai hết rằng: Nhờ bí tích Rửa Tội, hai cụ lãnh nhận niềm tin vào Thiện Chúa và hai cụ có bổn phận sống trung thành với niềm tin ấy. Nhờ bí tích Rửa Tội, hai cụ trở nên phần tử của Dân Chúa. Bí tích Rửa Tội mặc cho hai cụ cốt lõi của đạo Công Giáo là Mến Chúa và Yêu Người. Bí tích Rửa Tội không làm cho hai cụ trở nên những con người bất tử, nhưng trở thành những con nguời liên kết chặt chẽ với cái chết giải thoát và sự sống lại vinh quang của Đức Kitô. Quả thật, hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê đã đi theo con đường của Đức Kitô, là ‘phải trải qua đau khổ để vào vinh quang’.

Thưa quý quan khách, thưa quý ông bà và anh chị em, những lời chia sẻ trên đây dựa vào những bài Thánh Kinh của Thánh Lễ hôm nay, làm cho chúng ta thêm trân trọng đời sống và cái chết của hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều hãnh diện về đời sống đức tin và lòng yêu Quê Hương của hai cụ. Và như vậy, đời sống đức tin và lòng yêu nước của hai cụ đáng là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Amen ».

Hòa theo lời ca dâng lễ « Ca khúc Trầm Hương » của Dao Kim, bốn lời nguyện đã được bốn giáo dân, hai Việt, hai Pháp dâng lên Chúa.

Lạy Chúa, nhân ngày lễ các đẵng linh hồn, và Lễ Giỗ 50 năm hai cụ Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu, chúng con cầu xin Chúa ban cho hai linh hồn Gioan Baotixita và Giacôbê, là những người con của Chúa, khi còn tại thế là những nhà lãnh đạo của đất nước Việt Nam chúng con mà chỉ duy nhất Chúa biết thấu lòng thành của họ. Chúng con cùng xin Chúa cho các linh hồn Ông Bà, Cha Mẹ, anh chị em, các linh hồn giáo dân Giáo Xứ Việt Nam chúng con đã được Chúa gọi về.

Xin Chúa ban cho tất cả được hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa, chung phần hạnh phúc với Mẹ Maria và Các Thánh Nam Nữ. Chúng ta cùng cầu nguyện. Nguyện xin Chúa gìn giữ Giáo Xứ Việt Nam Paris chúng con, cùng Quý Cha, Quý Thầy phó tế và toàn thể cộng đoàn giáo dân. Xin thương ban cho chúng con được phát triển trên phương diện đức tin, vượt qua những thử thách của vật chất trong thời đại gọi là văn minh, không cần phải đến nhà Chúa, hay cho rằng cầu nguyện chỉ là chuyện nhảm nhí. Xin Chúa cho chúng con luôn luôn sáng suốt, thanh thiện, giữ long trung thành tuyệt đối với Chúa và Giáo Hội. Chúng ta cùng cầu nguyện.

Le Président Ngô Dinh Diêm et son frère sont présents parmi nous aujourd’hui. C’est le 2 novembre qu’ils firent le sacrifice de leur vie, justement ce jour où l’Eglise tout entière rend son culte aux ancêtres défunts. Prions avec ardeur pour entrer en communion avec ceux qui nous précèdent dans la demeure de notre Père et qui veulent nous y guider de façon sûre.

Souvenons nous dans notre prière des paroles prophétiques que le Pape Pie XI adressa en 1933 à Monseigneur Nguyễn Bá Tòng, premier évêque du Viêt Nam: « Le Viêt Nam est la fille aînée de l’Eglise pour l’Extrême Orient ». Souvenons-nous aussi que Sainte Thérèse de l’Enfant Jésus enseigna au jeune Marcel Văn, mort pour sa foi dans un camp communiste du Nord Viêt Nam, qu’il fallait prier pour les Français. De l’amitié retrouvée entre la France et le Viêt Nam naîtra l’unité entre l’Orient et l’Occident.

Và như lời chia sẻ của Đức Ông, cả Cộng Đoàn đều tin rằng « Hai cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Giacôbê Ngô Đình Nhu là những người công chính », mà bày tỏ nỗi vui mừng và niềm hy vọng rằng « Đồng là đồng cỏ tươi, Chúa chăn cho tôi nghỉ ngơi, suối ngọt cỏ non xanh rì, Tôi nay còn thiếu thốn chi, Vui thay mà cũng phúc thay. Chăn tôi theo nẻo chính, Chúa thương tôi như con ngươi Ngài, Để tôi lấy lại sức, Chúa đưa về suối đời đời ».

Thánh lễ đã kết thúc bằng bài ca « Ngày nay con đến hát khen mừng Mẹ Chúa Thiên Đàng ».

Cha Minh, đã được ông Ngô Đình Quỳnh ủy thác đại diện cho gia đình hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê, đã vắn gọn tóm tắt tiểu sử của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cám ơn Đức Ông Mai Đức Vinh và Giáo Xứ Việt Nam Paris.

Sau Thánh Lễ, Giáo Xứ và Gia Đình đã mời mọi người dùng bữa cơm thanh đạm, đi xem một vòng hình ảnh triển lãm về gia đình hai cụ, và mua sách “La République du Việt-Nam et les Ngô-Đình”của ba tác giả Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên (mất năm 2012) và Jacqueline Willemetz, do Nhà xuất bản L’Harmattan phát hành, năm 2013.

Nhiều người tỏ lòng cám ơn Giáo Xứ đã tổ chức buổi Lễ Giỗ lần thứ 50 hôm nay cho cụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cụ Cố Vấn Ngô Đình Nhu.

Paris, ngày 02 tháng 11 năm 2013

Trần Văn Cảnh
 
Gx Bắc Hải tổ chức Thánh lễ cầu cho các linh hồn
Giuse Khổng Hữu Nguồn
20:18 02/11/2013
HỐ NAI - Chiều thứ bảy ngày 02/11/2013, cùng với Hội Thánh, giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc tổ chức lễ cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ và các Đấng bậc trong Hội Thánh.

Hình ảnh

Trong năm phụng vụ, có thể nói những ngày lễ như Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn tại nghĩa trang mồng 2 tháng 11, và lễ Kính Nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ ngày mồng 2 tết, ngày đầu năm mới, rất đông các tín hữu tham dự thánh lễ nơi phần mộ của người thân yêu trong gia đình để cầu nguyện cho người quá cố.

Bước vào thánh lễ chiều nay tại nghĩa trang là nghi thức dâng hương, dâng hoa và tưởng niệm, kế đến quý cha đi rảy nước thánh trên các phần mộ, cộng đoàn sốt sắng đọc một kinh lạy cha một kinh tin kính để được hưởng một ơn đại xá cầu nguyện cho các linh hồn.

Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ ngỏ lời chào quý cha, quý tu sĩ, và cộng đoàn hiện diện ngài nói: “Tháng 11, tháng cuối cùng của Năm Phụng Vụ, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta. Trong số đó, có những vị đã được thưởng công trên nước trời, đó là các vị “đã nên thánh”, mà chúng ta kính chung vào ngày Lễ Các Thánh mồng 01 tháng 11, có những người còn đang được thanh tẩy trong Luyện ngục mà chúng ta cầu nguyện chung cho họ vào ngày Lễ Các Linh Hồn mồng 02 tháng 11 hôm nay. Tháng 11 là tháng để chúng ta cầu nguyện nhiều cho các linh hồn nơi luyện ngục. Chúng ta nhớ đến quý Đức Cha giáo phận, quý cha cố, quý cha, quý tu sĩ, quý ân nhân, các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và bà con thân thuộc, các linh hồn ‘mồ côi’ trong các Thánh Lễ và kinh nguyện hằng ngày, trong ngày Giỗ, ngày các vị đã ra đi khỏi cuộc đời này”.

Bằng chất giọng truyền cảm dễ thương, cha phó Đaminh Đoàn Giang Sơn giảng trong thánh lễ, với số lượng người đông đảo, nhưng không một tiếng động tĩnh, ai cũng chăm chú nghe ngài giảng: “Tháng 11, tháng nhớ về những người thân đã quá cố nói riêng và mọi tín hữu qua đời nói chung. Và hôm nay, chúng ta quy tụ nơi đây để dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn, thắp lên một ngọn nến để tưởng nhớ đến người đã khuất, đốt một nén nhang mong rằng lời cầu của mình cho người thân được bay lên Thiên Chúa.

Đốt một cây nến nhớ người đã khuất, thắp một nén hương với kinh cầu trong tháng 11, và đặc biệt trong ngày hôm nay, càng nhắc nhở chúng ta niềm tin vào mầu nhiệm Phục sinh: Mọi người cũng sẽ rời bỏ thế giới này để đi vào sự chết, nhưng chính trong sự chết, Đấng đã Phục sinh sẽ đón chúng ta vào cõi hằng sống và thân xác chúng ta sẽ Phục sinh trong ngày sau hết như Đức Kitô.

“Tôi tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại”, niềm tin đó nhắc nhở chúng ra sống sao cho trọn với kiếp người để được sống lại như Đấng đã Phục sinh. Chính vì lẽ đó, chúng ta hãy mang lấy tâm tình của Bossuet: “Chúng ta hãy bắt đầu kể từ cuộc sống này những gì mà chúng ta làm trong sự vĩnh cửu. Hãy bắt đầu cởi bỏ những ham muốn bất xứng và sống theo phần thánh thiêng bất diệt thuộc về Thiên Chúa đang hiện diện trong chúng ta”.

Hôm nay khi đốt một cây nến cho người thân quá cố mà chúng ta tưởng nhớ, phải nhắc nhở chúng ta là hãy sống như ngọn nến: rọi ánh sáng, sưởi hơi ấm cho mọi người bằng chính đời sống thánh thiện của chúng ta, để chúng ta được tham dự một phần vào “Ánh sáng Chúa Kitô” trên trần gian.

Khi thắp nén hương cầu nguyện cho người thân đã ra đi, chúng ta cũng mong ước đời mình ở đời này là hương trầm, để được bay về nhan Thiên Chúa cho đời sau.

Khi đặt lẵng hoa trước mộ hay di ảnh của người thân, chúng ta cầu nguyện cho họ,chúng ta cũng tự nhắc nhở mình để được Phục sinh phải sống như hoa tươi nở...

Và dù cho:
Giòng cuộc đời có những chiều gió lộng
Gập ghềnh thuyền giữa sóng nước biển khơi
Nhưng ô sao kỳ diệu quá, niềm vui
Cứ lấp lánh trong tim tôi mãi mãi


Vâng, bởi vì đó là niềm vui khi chúng ta sẽ được phục sinh cùng với Đức Kitô, Đấng Phục Sinh”.

Thánh lễ hôm nay thật cảm động, thật sốt mến, số người tham dự tiệc thánh thể rất đông. Trong lúc giảng lễ, tuy bầu trời nổi giông bão đen ngòm; nhưng mặc kệ, ai lấy đều đứng bên mộ người thân yêu của mình để hiệp thông cầu nguyện.

“Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho các LINH HỒN được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời, sáng láng vui vẻ vô cùng Amen”.
 
Đức quốc: Lễ giỗ húy nhật 50 năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Trầm Hương Thơ
20:37 02/11/2013
ĐỨC QUỐC: LỄ GIỖ HÚY NHẬT 50 NĂM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

"Tiết trực tâm hư" giữ nước non

Vị quốc vong thân nghiã vẹn tròn"

Hôm nay vào lúc 15g. tại thánh đường Bonifatius thành phố Herne Đức Quốc, thánh lễ giỗ năm mươi năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã diễn ra rất trang nghiêm. Cử hành do Linh mục Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy cùng với Linh mục quản nhiệm Phanxicô Nguyễn Ngọc Thủy đồng tế do anh chiọ em khối "Tinh Thần Ngô Đình Diệm" đứng ra tổ chức.

Xem Hình

Di ảnh cố Tổng Thống được rước lên cung thánh một cách trân trọng trước khi nhập lễ. Trong thánh lễ hôm nay tôi thấy có rất nhiều quan khách đến từ xa như luật sư Lê Trọng Quát từ Pháp. Bs. Ts. Nguyễn Văn Tích chủ tịch liên hội người Việt tỵ nan cộng sản tại cộng hòa liên bang Đức. Ông Phùng Khải Tuấn Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức cùng rất nhiều đại diện của các hội đoàn v. v...

Những lời nguyện giáo dân dâng lên Thiên Chúa.

- Cho linh hồn GB. Ngô Đình Diệm qúy bào đệ và hiền huynh cùng bảo quyến.

- Xin cho tất cả các linh hồn mà ngày hôm nay Giáo Hội dành riêng trong năm để nhớ đến, đặc biệt cho tiền nhân chúng ta.

- Xin cho ĐGH. và Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam

- Xin cho nước Việt Nam mau thoát qua cơn nguy nan.

v. v...

Cuối thánh lễ ông Nguyễn Văn Sách thay mặt ban tổ chức tường thuật sơ qua tiểu sử của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vị sáng lập nên nền đệ nhất nền dân chủ cộng hòa. Cảm ơn qúy Linh mục cùng tất cả mọi người và kính mời sang hội trường kế bên để cùng nghe những chứng nhân lịch sử với luật sư diễn giả Lê

Trọng Quát trình bày và chia sẻ những gì chứng kiến về một cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa theo dòng lịch sử.

Phần mở đầu chào Quốc Kỳ hát Quốc Ca và phút mặc niệm do ông Nguyễn Xuân Lộc và nhóm trẻ thực hiện.

Tiếp đến là nghi thức tưởng niệm chí sĩ Ngô Đình Diệm và các Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân.

Nghi thức niệm hương lên bàn di ảnh của chí sỹ Ngô Tổng Thống do ông Vũ Hữu Dõng đảm trách. Cũng như bài điếu văn qùy cung kính. Đây là một trong những lần hiếm hoi mà tôi đã rất cảm động trước di ảnh của người quân tử anh hùng Ngô Đinh Diệm mà tôi được tham dự.

Sau nghi thức niệm hương sư huynh Gioan Hà Đậu Đồng chia sẻ ngắn ngọn như sau: Thầy cũng đã 50 năm xa quê hương thân yêu. Trước khi cụ Diệm bị đảo chánh và đã hy sinh cho Tổ Quốc và dân tộc. Thầy đang du học ở bên Nhật Bản, trước đó thì thầy biết rằng cụ Diệm là một người rất rất là thương dân và yêu nước. Người ta vu cho Tổng Thống Diệm là đàn áp Phật Giáo nhưng mà cái đó hoàn toàn không đúng. Bằng chứng là suốt thời gian đó có một vị hòa thượng tài ba là Thích Thiên Ân đi cùng với vị Linh mục Cao Văn Luận và nói chuyện ở các trường đại học nhiều nơi trên thế giới rằng: cố Tổng Thống ngô Đình Diệm không hề đàn áp phật giáo như báo chí và nhóm phật giáo thân cộng tuyên truyền.

Khi cụ Ngô Đinh Diệm bị giết chết thì có một cô cháu gái của Cụ ở bên Anh Quốc, có rất nhiều nhà báo tới xin phỏng vấn nhưng cô luôn từ chối trả lời và chỉ nói có một lời duy nhất là: "Bác tôi là Ngô Đình Diệm sinh ra là để mang tình thương đến cho mọi người, chứ nhất định không bao giờ đem sự hận thù đến với ai".

Cho nên chúng ta làm gì thì làm nhưng phải gieo tình thương yêu thì mới được là con người chân chính.

Kế tiếp là phần nói chuyện của diễn giả Luật sư Lê Trọng Quát với đề tài: "Tinh Thân Ngô Đình Diệm với hiện tình đất nước" Ông đưa ra rất nhiều những chứng cớ chứng minh rằng vị chí sỹ Tổng Thống Ngô Đinh Diệm là một con người luôn luôn sống liêm khiết và thương dân hết mực. Cụ Diệm đặc biệt quan tâm đến những người nông dân. (Rất tiếc vì tường thuật gấp và bài đã dài nên tôi không thể ghi ra hết được)

Sau đó là bài phát biểu của một anh tương đối trẻ Dr. Nguyễn Duy Hoàng với tựa đề:

“Tinh Thần Ngô Đình Diệm với tuổi trẻ chúng tôi”

Thêm khá nhiều bài chia sẻ của các đại diện các ban ngành xen kẽ những bài hát đơn ca, tốp ca, đồng ca rất là hấp dẫn.

Sau cùng là chiếu phim tài liệu chứng minh về một cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm "Tiết Trực Tâm Hư" một chí sỹ rất mực liêm khiết mà đã bị cộng sản và bao nhiêu kẻ vong ân bội nghĩa vu oan cho đủ thứ. Nhưng mà lịch sử từ từ đã được giải mã. Cái kim có bọc trong vải lâu ngày rồi nó cũng lòi ra. Ngày nay những chứng minh về một cố Tồng Thống "thương dân yêu nước" và "Tiết Trực Tâm Hư" đã rõ ràng.

"Tiết Trực Tâm Hư" giữ nước non

Vị quốc vong thân nghiã vẹn tròn

Đời đời nhớ ơn Ngô Tổng Thống

Một đời hiến trọn tấm lòng son.

Trầm Hương Thơ 02.11.2013

Ngày giỗ húy nhật 50 năm của cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm khả kính và cầu cho các đẳng linh hồn.

Xem thêm hình ảnh

https://plus.google.com/u/0/photos/114927148927567597565/albums/5941773927121271169
 
Văn Hóa
Mọi thứ có được là hồng ân Chúa ban
Tuyết Mai
18:03 02/11/2013
Tháng các Linh Hồn - Chúng ta có đồng ý rằng con người chúng ta rất dễ than thở như hằng ngày than thở về nhiều thứ… mà ít khi biết mở lời cảm ơn những ai đã làm điều gì tốt lành cho chúng ta. Và trên hết, chúng ta cần cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những gì chúng ta nhận đều đến từ Thiên Chúa.

Nếu chúng ta luôn biết bám sát vào Thiên Chúa thì chúng ta rất dễ để nhận ra Ơn của Người luôn đổ tràn đầy trên chúng ta và gia đình, ngay cả sự cảm nhận đơn giản nhất là những giờ chúng ta có được thoải mái, bình yên trong tâm hồn, hằng ngày dùng đủ, gia đình êm thắm hạnh phúc, không một mối lắng lo vì biết rằng sự hiện diện của Chúa luôn ở cạnh bên.

Còn có đủ đầu, mình và tứ chi; còn có sức khỏe, bạn bè, công ăn việc làm. Còn có thể thờ phượng Thiên Chúa là Đấng duy nhất; còn có thể được phục vụ anh chị em thay vì phải bị nằm lì một chỗ, không cử động không nhúc nhích được. Là do chúng ta mê ăn, tham uống để cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố nay tác hại, hoành hành cơ thể của chúng ta.

Như bị đứt mạch máu não, bị nhồi máu cơ tim, đủ loại bệnh ung thư, và đang nằm chờ chết. Con người chúng ta thường ít ai đổ lỗi tại chính mình mà không vu khống, không đổ lỗi cho Thiên Chúa gây ra, và độc miệng bảo rằng Người thích phạt tội con người …. mà không suy nghĩ rằng nếu con người không gian ác, không ích kỷ, không làm thiệt hại cho thiên nhiên thì nào hoạn nạn do thiên tai lại thường xẩy đến như thế?.

Trong suốt trăm năm qua, khoa học đã chứng minh được rằng vì con người đã làm cho mọi sự tuần hoàn của thiên nhiên bị hư hại đến trầm trọng nên đã ảnh hưởng rất xấu trên sức khỏe của con người. Như ngày nay trong bầu không khí đang chứa thật nhiều những độc tố của chất nguyên tử do con người chế ra dần sẽ đưa con người đến sự tuyệt nòi, tuyệt chủng.

Hiện nay cả thế giới cùng lên tiếng để cố gắng cải tổ lại, biết giữ gìn thiên nhiên cách tuyệt đối hơn …. Thay vì đốn ngả cây thì chúng ta phải một mặt duy trì và một mặt phải trồng thêm cây. Chiến tranh phải được chấm dứt không thể chậm trễ hơn để còn có thời giờ gầy dựng lại một thế giới có Hòa Bình, Độc Lập, Dân Chủ và nhất là có được Tự Do …. Trong một thế giới có mầu xanh tươi hơn và có được không khí trong lành để dưỡng nuôi tất cả mọi sự sống có mặt trên Trái Đất này.

Khôn ngoan hơn cả là chúng ta con người nên luôn bám vào Đấng có quyền ban cho chúng ta sự sống muôn đời là Nước Trời hay Đấng ấy cũng có quyền hủy diệt tất cả và liệng hết thảy chúng ta xuống Hỏa Ngục. Nhưng con người ai cũng hiểu rằng Thiên Chúa Người chỉ muốn ban cho chúng ta có cuộc sống hạnh phúc muôn đời …. còn chém giết nhau, thù hận và ghét bỏ đó là công việc của chúng quỷ.

Quả khi con người chưa nhận biết Ơn Chúa hay chưa được Chúa sáng soi thì mãi mãi như người sống trong nghiện ngập của thuốc phiện, đam mê rượu chè, cờ bạc, tà dâm và thác loạn. Nhưng khi đã có Ơn Chúa rồi thì được Người từ từ mạc khải và mở mắt cho chúng ta thấy Con Đường duy nhất để có được sự sống hạnh phúc muôn đời là Con Đường của Phục Vụ và Yêu Thương.

Nhân tháng cầu cho các Linh Hồn chúng ta xin Ơn Chúa cho luôn biết sống trong sự Chuẩn Bị và Tỉnh Thức để không làm cho chúng ta quá đỗi ngạc nhiên, khủng hoảng hay sợ hãi khi ngày Tận Thế của từng người chúng ta có xẩy đến cách bất ngờ ……..!??. Amen.