Ngày 01-11-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2/11/2024 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:02 01/11/2024


BÀI ĐỌC 1  G 19:1,23-27a

Bài trích sách Gióp.

Bấy giờ, ông Gióp lên tiếng nói:

“Ôi, những lời tôi nói đây, phải chi có người chép lại,

phải chi có người ghi vào sách,

có người đục bằng sắt, trám bằng chì,

tạc vào đá cho đến muôn đời!

Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống,

và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất.

Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân này,

tôi sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa.

Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người,

Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ.”

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2  Rm 5:5-11

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

Thưa anh em, trông cậy không làm chúng ta phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta.

Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Đức Ki-tô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.

Thật vậy, nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hoà giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hoà giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy. Nhưng không phải chỉ có thế, chúng ta còn có Thiên Chúa là niềm tự hào, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng nay đã hoà giải chúng ta với Thiên Chúa.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG  Ga 6:40

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.

Chúa nói : Ý của Cha tôi là tất cả những ai tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.

Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG  Ga 6:37-40

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”

Đó là Lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:14 01/11/2024

10. Cầu nguyện nhờ ân sủng mà hoàn thành, không nên dùng lời nói phỉnh phờ mà cầu nguyện.

(Thánh John Sanctos)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:18 01/11/2024
83. CON RÙA TRÊN TƯỜNG

Chủ nhân sợ người ta tiểu tiện nơi góc tường, nên đặc biệt vẽ một con rùa ngay trên bức tường, và viết mấy chữ: “Người tiểu tiện ở đây thì giống như con này”.

Có một người không biết nên trực tiếp đứng tiểu tiện ở đó, chủ nhân nhìn thấy thì tức khí, chửi:

- “Mắt không đui mà cũng không thấy à !”

Người tiểu tiện liếc nhìn chữ và hình vẽ trên tường thì chợt hiểu, vội vàng học lấy khẩu khí của chủ nhân và tiếp lời:

- “Dạ, không biết lão gia ở đây ạ”.

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 83:

Có những người sợ người lạ vào nhà nên nuôi một con chó to đùng đùng giữ cổng; có những người sợ người nghèo đến nhà ăn xin nên cột con chó dử tợn trước cổng nhà; có một vài người sợ người hàng xóm đi ngang qua ngõ nhà mình nên lấy kẽm gai rào lại làm ngăn cản giao thông của mọi người.v.v...con chó giữa cổng, hàng rào kẽm gai, xây tường ngăn cách đều là vì sợ mất trộm mà ra, nhưng cái nguy hiểm hơn đó chính là sự ngăn cách giữa tình người với nhau vì tâm hồn ích kỷ của bản thân mình.

Sợ mất cắp là vì tài sản mình nhiều, đó là cái sợ chung chung của những người nhiều tiền lắm của; nhưng có cái đáng sợ hơn mà tất cả những người Ki-tô hữu đều biết và tránh, đó là sợ mất hòa khí giữa người với người, sợ mất tình cảm thắm thiết giữa bạn bè với nhau, sợ mình sẽ là một ốc đảo cô đơn giữa xã hội quá nhiều người...

Vẽ hình con rùa để ngăn đe người khác tiểu tiện bậy bạ là việc nên làm, nhưng ứng xử kiểu “gậy ông đập lưng ông” thì nên tránh, bởi vì vẽ bức hình thôi vẫn chưa đủ, nhưng còn phải “vẽ” tâm hồn của mình trên tất cả các công việc của mình làm, có như thế, người ta mới khám phá ra Đức Chúa Giê-su đang hoạt động trong bản thân của chúng ta.

Đó là cách “vẽ” hay nhất mà tất cả mọi người đều phải biết đến, bởi vì đó cũng chính là cửa ngõ để mọi người nhận biết có Đấng toàn năng trong cuộc sống của chính họ và qua việc làm của chúng ta vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Lễ các Đẳng Lin Hồn (2/11)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:22 01/11/2024
LỄ CÁC LINH HỒN

(Ngày 2 tháng 11)


Anh chị em thân mến,

Hôm qua chúng ta đã mừng lễ kính các thánh nam nữ, các ngài là những người tôi trung của Thiên Chúa, hôm nay chúng ta dâng lễ cầu cho các linh hồn trong luyện ngục, các ngài là những người đã sống và tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa, nhưng chưa trọn vẹn, do đó các ngài phải tạm thời chưa được diện kiến Thiên Chúa, và phải đền tội trong luyện ngục cho đến khi đền tội xong...

Giáo lý công giáo dạy chúng ta rằng: có thiên đàng để thưởng người lành, có hoả ngục để phạt kẻ dữ, và có luyện ngục để thanh tẩy các linh hồn còn vướng mắc các tội nhẹ chưa đền hết.

Các linh hồn trong luyện ngục tự mình không thể làm gì được để được Chúa tha tội, ở đó họ chỉ trông mong có một điều là hình phạt mau qua đi để chóng được hưởng nhan thánh Chúa, do đó họ rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta, cần đến những việc lành phúc đức và những hy sinh của chúng ta là những người đang còn sống ở thế gian.

Tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Giáo Hội đã dành hẳn tháng mười một trong năm để cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, một tháng với biết bao nhiêu là việc lành mà chúng ta làm, với biết bao nhiêu là thánh lễ mà chúng ta tham dự cách sốt sắng, với biết bao hi sinh mà chúng ta đã thực hiện, thì chắc chắn có rất nhiều linh hồn trong luyện ngục được thoát khỏi hình phạt luyện ngục mà về thiên đàng hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa.

Tín điều các thánh thông công được thấy rõ nhất trong tháng này, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được hiệp thông với các thánh khải hoàn trên trời, chúng ta góp phần giải thoát các linh hồn trong luyện ngục bằng các lời kinh nguyện và việc lành của chúng ta, và nhờ bí tích Rửa Tội mà chúng ta –những tín hữu chiến đấu ở trần gian- được hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Chúa Giêsu.

Anh chị em thân mến,

Ai trong chúng ta cũng đều có người thân qua đời, nếu họ đã được hưởng hạnh phúc thiên đàng, thì họ sẽ cầu bàu cho chúng ta trước toà Thiên Chúa, nếu họ đang bị giam cầm trong luyện ngục thì họ đang rất cần đến lời cầu nguyện và những hi sinh của chúng ta, mỗi lời nguyện, mỗi việc lành của chúng ta làm, thì như những giọt nước mát mẻ làm nguôi cón giận của Thiên Chúa và thâu ngắn thời gian đền tội của họ trong luyện ngục.

Tháng Mười Một cũng là tháng báo hiếu của con cái đối với ông bà cha mẹ đã qua đời. Xin lễ cầu nguyện, lần chuổi Mân Côi, làm việc lành phúc đức.v.v... là những cách báo hiếu của chúng ta vậy...

Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngôi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng- Amen.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Sáu, tiếp
Vũ Văn An
00:26 01/11/2024

Huấn đạo theo Thánh Kinh


Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ


Chương 6. Loạt bài tăng trưởng Kitô hữu, Phần A, tiếp theo

6.4. Phát triển việc thực hành đức chính trực

Viễn ảnh

(Rm 5:3-5; Rm 12:1-2; Mt 10:16-28; 1 Pr 3:13-17) Đừng ngạc nhiên trước những thử thách, ngay cả khi chúng có vẻ dữ dội. Hãy vui mừng trong những thử thách đó vì Thiên Chúa sử dụng chúng để mặc khải thần trí vốn ở trong bạn và phát triển sự trưởng thành giống như Đức Kitô. Hãy chuẩn bị để bị mắng nhiếc. Nếu bạn phải chịu đau khổ vì sự chính trực, bạn sẽ được Chúa ban phước. Việc đổi mới tâm trí là một quá trình liên tục để giải thoát chúng ta khỏi sự hư hỏng của những ham muốn và thèm muốn của chính mình; và để bảo vệ bản thân khỏi những kiểu cách và phong tục của thế gian.

Hy vọng

(Ep 5:15-16; 1 Tm 4:7-11; Dt 5:14; Gl 5:22-23; Dt 13:20-21) Bạn phải trung thành thực hiện các trách nhiệm hàng ngày của mình và rèn luyện bản thân hướng đến sự sùng kính. Khi bạn tiếp tục trở thành người thực hành lời Chúa, các giác quan của bạn sẽ được rèn luyện để phân biệt thiện và ác. Sự phát triển của bạn là công trình tối cao của Thiên Chúa, có liên hệ thần thiêng với cuộc sống của bạn theo cách của Kinh thánh.

(Cn 3:5-10; Tv 55:22; Tv 94:17-19; Grm 29:11; Rm 8:28-29) Chúa đã hứa sẽ cung cấp mọi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống khi bạn tìm cách làm đẹp lòng Người. Người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn và Người kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Sống theo cách của Kinh thánh, người tín hữu được đảm bảo rằng Thiên Chúa đang sắp xếp và sắp xếp lại 'mọi thứ' vì lợi ích hàng ngày của họ. Do đó, hy vọng thực sự là đức tin mở rộng đến tương lai, sống cuộc sống thần linh trong hiện tại.

(Mt 6:25,34; Lc 12:22-34; Mt 6:33; Dt 5:14; Gcb 1:22-25) Gác lại mối quan tâm ích kỷ về tương lai và bắt đầu thực hành Lời Chúa. Khi bạn suy gẫm về những điều của Thiên Chúa, Người sẽ bảo vệ và chu cấp cho bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Thiên Chúa đã làm cho con người thành một hữu thể tâm linh. Vì vậy, con người không nên bận tâm đến việc tự mình làm nên mọi thứ, tự chăm sóc bản thân trong thế giới này và đấu tranh, vật lộn để vượt qua cuộc sống. Là một công dân của thiên đàng, con người hợp tác với Thiên Chúa. Con người tin cậy và thừa nhận Thiên Chúa trong khi làm mọi điều có thể: cày và làm việc, không ngoảnh lại nhìn; và trong khi làm việc, hãy tí n thác kết quả cho Thiên Chúa. Thiên Chúa nói Người sẽ đảm bảo người nào tin cậy như vậy sẽ luôn có những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Thay đổi

(Ga 3:30; Ga 12:24-26; Mt 20:26-28; Rm 15:1-3; Cl 3:23-24) Ngừng sống để làm hài lòng bản thân trong các tình huống, trách nhiệm và mối quan hệ hàng ngày. Coi người khác quan trọng hơn bản thân và trở thành đầy tớ cho Chúa và người khác. Ki-tô hữu nào thực sự sống và làm chứng cho Chúa Kitô sẽ dâng mình cho Chúa Kitô. Trong Chúa Kitô, với tư cách là nô lệ, người đó phục vụ nhu cầu của người khác.

(Cn 9:6; Cn 14:16; Gl 5:16-21; Gcb 1:19; Ga 15:5; Gcb 1:22-25; Gcb 4:17) Liệt kê các hoàn cảnh hoặc mối quan hệ mà bạn (hoặc đã từng) bị cám dỗ trở nên tức giận hoặc cay đắng. Phát triển một kế hoạch theo Kinh thánh để vượt qua sự tức giận và cay đắng trong những tình huống này. Lập kế hoạch dự phòng để đối phó với cơn giận dữ và cay đắng có thể đột ngột phát sinh. Bạn sẽ tuân theo những gì bạn hiểu, và đây là những gì bạn sẽ truyền đạt.

(Cn 10:12; 1 Cr 13:4-8; 1 Pr 1:22; Eph 4:32; 1 Pr 3:8-9) Thực hành tình yêu thương theo Kinh thánh bằng cách tha thứ cho người khác như Thiên Chúa đã tha thứ cho bạn. Làm những việc tử tế và dịu dàng với chính những cá nhân mà bạn trở nên khó chịu. Khoan dung là cho những gì một người cần, không phải những gì họ đáng được hưởng.

Tìm kiến sự cứu rỗi của bạn: (Pl 2:12-13)

Câu Kinh thánh để nhớ: Dt 5:14

Việc sùng kính: Khuôn khổ nghiên cứu và áp dụng kinh thánh : những câu Kinh thánh đã chọn ở trên.

Cởi bỏ/Mặc vào: Tiếp tục phát triển các khuôn mẫu theo Kinh thánh về sự phục tùng và liên tục chết đối với bản thân thông qua:

1. Coi người khác quan trọng hơn bản thân và
2. Phục vụ người khác.

Đánh giá những việc làm của bạn hằng ngày, xác định những lĩnh vực mà bạn còn yếu kém. Lên kế hoạch dự phòng để giải quyết và đối diện với những chướng ngại vật có thể có khi chúng xuất hiện. Những sự xúc phạm (vướng mắc) này ngăn cản ân sủng của Chúa và sự xức dầu của Ngài tuôn chảy qua bạn. Tìm kiếm dữ liệu trong các lĩnh vực trầm cảm, sợ hãi và lo lắng, tức giận và cay đắng, các mối quan hệ giữa các cá nhân, đố kỵ, tham lam và thèm muốn. Giải quyết các vấn đề cụ thể thông qua Mục A.6, “Phiếu giải quyết vấn đề”, Mục A.4, “Phiếu chiến thắng tội lỗi”, Mục A.2, “Danh sách suy nghĩ và hành động”, Mục A.8, “Giải thoát khỏi lo lắng”. Xem các câu Is 10:27; Is 61:1; Lc 4:18-19; Gcb 4:6-8.

6.5. Thiết lập Mẫu mực Môn đệ Trưởng thành

Viễn ảnh

(Gv 12:13-14; 1 Pr 1:17; 1 Ga 4:11,19; Dt 12:5-10; Pl 2:12-13) Đối diện và giải quyết thành công các vấn đề cụ thể chỉ là bước khởi đầu của cuộc sống sùng kính. Phải tập trung vào các tiêu chuẩn của Thiên Chúa để tiếp tục hướng đến việc giống Đức Kitô. Theo đó, người ta phải đánh giá toàn bộ cuộc sống của mình liên tục tuân theo các tiêu chuẩn của Thiên Chúa.

Hy vọng

(Is 40:8; Cv 10:34-35; Ga 14:21; Ga 15:10-11; 1 Ga 3:22) Các tiêu chuẩn của Thiên Chúa luôn nhất quán và không bao giờ phụ thuộc vào ý thích nhất thời. Chúng giống nhau đối với tất cả mọi cá nhân, trong mọi nền văn hóa và ở mọi lứa tuổi, bất kể tính cách hay hoàn cảnh. Giữ các điều răn của Thiên Chúa, có lòng tôn kính và kính sợ Thiên Chúa, là chìa khóa để có kết quả.

(Tv 145:17; Grm 29:11-17; Đnl 1:8-9; Gcb 1:22-25) Kế hoạch của Thiên Chúa dành cho bạn là vì lợi ích của bạn và có mục tiêu là sự trưởng thành của bạn trong Đức Kitô. Nếu bạn giữ các điều răn của Thiên Chúa, Người sẽ ban phước cho bạn; nếu không, bạn sẽ phải chịu sự sửa phạt.

(Mt 11:28-30; Gs 1:8-9; Tv 103:1-5; Is 40:29-31; Eph 1:13-14; Pl 2:12-13) Các tiêu chuẩn của Thiên Chúa không phải là gánh nặng vì Người sẽ củng cố, nâng đỡ và giữ bạn khỏi vấp ngã khi bạn bước đi trên đường lối của Người, hợp tác với những thay đổi mà Người đang thực hiện trong cuộc sống của bạn.

Thay đổi

(Rm 13:1-3; Rm 13:12-14; Eph 6:10-18) Hãy cởi bỏ những việc làm của sự tối tăm, mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và không cung cấp cho những ham muốn xác thịt. Hãy mặc lấy toàn bộ áo giáp của Thiên Chúa để chống lại các kế sách của ma quỷ.

(Rm 5:3-5; Mt 5:10-12; 1 Pr 4:12-19; 1 Pr 3:13-17) Đừng ngạc nhiên trước những thử thách, ngay cả khi chúng có vẻ dữ dội. Thay vào đó, hãy vui mừng vì Thiên Chúa sử dụng chúng để phát triển sự trưởng thành giống Đức Kitô trong cuộc sống của bạn. Hãy chuẩn bị để bị mắng nhiếc và chịu sự bách hại. Bạn sẽ được chúc phúc khi làm như vậy.

(Gl 5:22-23; Eph 1:4; Eph 4:1,17; Eph 6:9; Cl 3:12-24; 1 Tm 4:7-8; 2 Pr 1:2-10) Thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn Kinh thánh sẽ khuyến khích bạn và con cái bạn hướng tới sự sùng kính. Xác định các đặc điểm tin kính cần được phát triển cùng với các trách nhiệm và hoạt động tương ứng trong Kinh thánh sẽ chứng minh sự giống Đức Kitô.

Tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn: (Pl 2:12-13)

Câu Kinh Thánh để nhớ: Gl 6:14

Việc sùng kính: Khuôn khổ nghiên cứu và áp dụng kinh thánh: các câu Kinh Thánh đã chọn ở trên.

Cởi bỏ/Mặc vào: Liên tục thực hiện theo lịch trình Kinh Thánh (Phần A.11, “Bảng tính lịch trình”) để loại bỏ các hoạt động không có lợi và thay vào đó, thêm các hoạt động cần thiết để thực hiện các trách nhiệm do Chúa giao phó.

Xem lại các câu hỏi sau để xác định những hoạt động nào cần loại bỏ:

1.Điều này có lợi không (1 Cr 6:12; 1 Cr 10:23)?

2. Tôi có bị điều này kiểm soát bất cứ cách nào không (1 Cr 6:12)?

3. Đây có phải là một chướng ngại vật trong cuộc sống của tôi không (Mt 5:29-30; Mt 18:8-9 )?

4. Điều này có thể khiến người khác vấp ngã không (Rm 14:13; 1 Cr 8:9,13)?

5. Điều này có gây dựng (xây dựng) người khác không (Rm 14:19; 1 Cr 10:23-24)?

6. Điều này có tôn vinh Thiên Chúa không (Mt 5:16; 1 Cr 10:31)?
 
VietCatholic TV
Căng thẳng: 7 nữ tu Hoa Kỳ bị hồi tục nhất quyết không ra khỏi tu viện. Lễ Các Linh Hồn ở Vatican
VietCatholic Media
02:06 01/11/2024


1. Các nữ tu Texas bị trục xuất khỏi đời sống tu trì sau cuộc tranh cãi kéo dài với giám mục và Vatican

Một nhóm nữ tu Texas đã bị đuổi khỏi đời sống tu trì và trở về đời sống thế tục sau một thời gian dài bất đồng với giám mục về cách quản lý tu viện.

Mẹ Marie Nhập Thể, chủ tịch của Hiệp hội Chúa Kitô Vua, đã viết trong một lá thư gửi đến Giáo phận Fort Worth vào thứ Hai rằng các nữ tu của Tu viện Chúa Ba Ngôi ở Arlington, Texas, đã bị đuổi khỏi Dòng Cát Minh Nhặt Phép và “trở lại trạng thái thế tục” sau hơn một năm liên tục chống đối cấp trên.

Việc sa thải này là đỉnh điểm của mối hiềm khích cay đắng và chia rẽ giữa các nữ tu dòng Carmelô và các nhà chức trách Giáo hội, từ Giám mục Michael Olson của Fort Worth cho đến chính Vatican.

Cuộc tranh cãi bắt đầu vào năm ngoái khi Đức Cha Olson mở cuộc điều tra về tu viện sau khi có cáo buộc rằng Mẹ Bề Trên Teresa Agnes Gerlach có quan hệ bất chính với một linh mục.

Vào tháng 5 năm 2023, các nữ tu đã đệ đơn kiện Đức Cha Olson về cuộc điều tra, cáo buộc vi phạm quyền riêng tư và gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các nữ tu. Đức Cha Olson cuối cùng đã trục xuất Gerlach khỏi đời sống tu trì.

Vào tháng 4 năm nay, Vatican tuyên bố rằng Hiệp hội Chúa Kitô Vua tại Hoa Kỳ sẽ giám sát “việc quản trị, kỷ luật, nghiên cứu, hàng hóa, quyền lợi và đặc quyền” của tu viện Texas.

Tuy nhiên, các nữ tu đã bất chấp lệnh của Vatican, thậm chí còn liên kết với Hội Thánh Piô X, gọi tắt là SSPX, một nhóm theo chủ nghĩa truyền thống không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo và có địa vị không hợp lệ về mặt giáo luật.

Vào thứ Hai, Mẹ Marie Nhập Thể cho biết sự thách thức liên tục của các nữ tu bao gồm việc phủ nhận thẩm quyền của Bộ các Hiệp hội Đời sống Thánh hiến và Tông Đồ của Vatican cũng như phủ nhận thẩm quyền của giám mục của họ và của chính Marie với tư cách là bề trên của họ. Bà cho biết các nữ tu cũng đã “có liên kết chính thức bất hợp pháp” với SSPX.

Mẹ Marie viết rằng những vi phạm này “trở nên trầm trọng hơn do họ chiếm đoạt trái phép tư cách pháp nhân của tu viện Carmelô”.

Các nữ tu đã “ủy thác cho giáo dân” tài sản của tu viện, “mà vô số nhà hảo tâm đã ủy thác cho họ, với mục đích phục vụ Chúa Kitô trong Giáo hội thông qua đời sống Dòng Cát Minh Nhặt Phép”.

Mẹ Marie viết rằng việc các nữ tu bị trục xuất khỏi đời sống tu trì là do “chính hành động của họ”.

Bà nói: “Tôi xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện và hy sinh thay mặt cho bảy người phụ nữ này”, đồng thời nói thêm rằng “mong muốn duy nhất của chúng tôi là các thành viên bị sa thải của Dòng Cát Minh sẽ ăn năn, để cơ sở tu viện một lần nữa có thể được gọi một cách chính đáng là một tu viện, nơi sinh sống của các nữ tu Dòng Cát Minh Nhặt Phép, có uy tín giáo luật tốt với Giáo hội Rôma”.

Trong một tuyên bố ngắn kèm theo thông báo, Đức Cha Olson nhắc lại lời kêu gọi cầu nguyện cho các nữ tu bị sa thải của Mẹ Marie, đồng thời chỉ đạo người Công Giáo không tham dự Thánh lễ tại tu viện.

Ngài cũng yêu cầu các tín hữu “không hỗ trợ tài chính” cho các nữ tu.

Trong một lá thư vào tháng trước, Đức Cha Olson đã trả lời các báo cáo rằng các nữ tu đã tái bổ nhiệm Gerlach làm bề trên trong một cuộc bầu cử bất hợp pháp. Vị giám mục mô tả động thái này là “gây tai tiếng” và “thấm đẫm mùi ly giáo”.

Trong lá thư thứ Hai của mình, Mẹ Marie lưu ý rằng mọi nữ tu dòng Cát Minh đều “thề sống theo luật lệ và hiến pháp của Dòng Cát Minh Nhặt Phép”.

Bà lưu ý rằng các nữ tu đã được trao cơ hội để đoàn tụ với Giáo hội, nhưng họ “đã chọn cách khác, và sự lựa chọn của họ đã mang lại cho họ địa vị khác biệt mà hiện tại họ đang có”.


Source:Catholic News Agency

2. Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại nghĩa trang Laurentino

Chiều ngày lễ Các Linh hồn, thứ Bảy, ngày 02 tháng Mười Một sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến viếng và cử hành thánh lễ tại nghĩa trang Laurentino, cách Vatican khoảng 28 cây số, ở mạn nam.

Đây là lần thứ hai ngài đến viếng nghĩa trang này. Lần đầu cách đây sáu năm, hay 2018. Ðức Thánh Cha Phanxicô đã là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm nghĩa trang Laurentino.

Trong dịp đó, Ðức Thánh Cha đã viếng thăm “Vườn thiên thần” là một khu vực rộng 600 mét vuông dành riêng cho việc chôn cất các thai nhi chết khi chưa chào đời. Ngài đã cầu nguyện ở nơi có hai bức tượng bằng đá cẩm thạch tạc hình các thiên thần, biểu tượng của sự ngây thơ và tinh khiết.

Sau đó, Ðức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ tại bàn thờ Chúa Giêsu Phục Sinh, được khánh thành vào năm 2012. Khu vực này hình tròn với diện tích 220 mét vuông, và có 140 chỗ ngồi. Trước bàn thờ là một sân rộng 120 mét vuông.

Ðức Hồng Y Camillo Ruini, quản nhiệm Rôma, đã thánh hiến nghĩa trang Laurentino vào ngày 9 tháng 3 năm 2002.

Phụng vụ ngày hôm nay rất thực tế, rất là cụ thể. Phụng vụ ngày hôm nay là một phần của ba chiều kích cuộc đời mà ngay cả trẻ em cũng hiểu: đó là quá khứ, tương lai, và hiện tại.

Hôm nay là một ngày tưởng nhớ về quá khứ, một ngày để nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta, những người đã cũng đồng hành với chúng ta, và những người đã ban cho chúng ta sự sống. Hãy ghi nhớ, hãy ghi khắc trong lòng. Ký ức là điều làm cho một dân tộc mạnh mẽ vì nó cảm thấy mình có căn cội trong cuộc hành trình, được bắt nguồn từ một lịch sử, và có nguồn gốc sâu xa từ một dân tộc. Ký ức làm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta không cô đơn, chúng ta là một dân tộc: một dân tộc có lịch sử, đã trôi qua; và có sự sống. Ký ức giúp chúng ta nhớ đến nhiều người đã chia sẻ cuộc lữ hành trần thế với chúng ta, và đó là lý do tại sao tôi đang hiện diện nơi đây [chỉ ra những ngôi mộ xung quanh]. Không phải dễ để có thể nhớ hết mọi chuyện. Nhiều lần chúng ta phải cố gắng mới quay trở lại được với ý nghĩ về những gì đã xảy ra trong cuộc đời ta, với gia đình ta, và với dân tộc ta... Hôm nay là một ngày tưởng niệm, ngày mà ký ức đưa chúng ta đến tận những gốc rễ: đến nguồn cội của ta và dân tộc ta.

Và hôm nay cũng là một ngày của hy vọng: bài đọc hai cho chúng ta thấy những gì đang chờ đợi chúng ta. Một trời mới, đất mới và thành thánh Giêrusalem mới. Vẻ đẹp là hình ảnh Giáo Hội thường dùng để làm cho chúng ta hiểu những gì đang chờ đợi chúng ta: “Và tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang” (x. Khải huyền 21: 2). Vẻ đẹp đang chờ chúng ta... Trí nhớ và hy vọng, hy vọng được gặp gỡ, hy vọng đến được nơi Tình yêu đã tạo dựng nên chúng ta, nơi Tình yêu đang chờ đợi chúng ta: là tình yêu của Chúa Cha.

Và giữa ký ức và hy vọng, có chiều kích thứ ba, đó là con đường chúng ta phải làm và là điều chúng ta đang làm. Và làm thế nào để làm con đường này mà không gây ra những lầm lỗi? Ðâu là những ánh sáng giúp tôi không phạm những sai lầm? Ðâu là “máy định hướng” mà chính Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, để chúng ta không mắc những lầm lỗi? Ðó là Tám Mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong Tin Mừng. Những Mối Phúc này - hiền lành, có tâm hồn nghèo khó, khát khao nên người công chính, xót thương người, có lòng thanh sạch - là những ánh sáng đồng hành cùng chúng ta để chúng ta không phạm sai lầm: đây là hiện tại của chúng ta.

Trong nghĩa trang này có ba chiều kích của cuộc sống: ký ức, chúng ta có thể thấy ở đây [chỉ ra những ngôi mộ]; hy vọng, là điều chúng ta sẽ cử hành trong đức tin ngay bây giờ, chứ không phải trong một viễn kiến tương lai; và những ánh sáng mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng để hướng dẫn chúng ta trên cuộc lữ hành trần thế để chúng ta không mắc những lầm lỗi: đó là Tám Mối Phúc Thật.

Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để đừng bao giờ đánh mất ký ức, đừng bao giờ che dấu ký ức của chúng ta - ký ức của cá nhân, của gia đình, của dân tộc; và xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng hy vọng, hy vọng là hồng ân Chúa ban cho ta để ta biết làm sao trông cậy, làm sao nhìn đến chân trời, chứ đừng mãi đóng kín trước một bức tường. Hãy luôn nhìn đến chân trời và hy vọng. Và xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để nhận ra đâu là những ánh sáng sẽ đồng hành cùng chúng ta trên con đường để đừng mắc sai lầm, và nhờ thế chúng ta đến được nơi những người đi trước đang chờ đợi chúng ta với tình thương mến dạt dào.

3. Đức Hồng Y Renato Martino qua đời

Hôm 28 tháng Mười vừa qua, Đức Hồng Y Renato Martino, người kế nhiệm Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã qua đời tại Vatican, hưởng thọ 91 tuổi.

Đức Hồng Y Martino người Ý, vốn là một nhà ngoại giao Tòa Thánh, sinh ngày 23 tháng Mười Một năm 1932, tốt nghiệp trường ngoại giao và bắt đầu phục vụ từ năm 1962 tại các Tòa Sứ thần ở Nicaragua, Philippines, Liban, Canada, và Brazil. Sau đó, ngài trở về Vatican đặc trách phân bộ các tổ chức quốc tế. Năm 1980, ngài được bổ nhiệm Tổng giám mục Sứ thần Tòa Thánh tại Thái Lan, kiêm Khâm sứ tại Lào và một số nước khác. Năm 1986, ngài làm Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York. Trong nhiệm vụ này, ngài đã tích cực tham dự nhiều hội nghị lớn do Liên Hiệp Quốc triệu tập.

Sau 16 năm phục vụ tại Liên Hiệp Quốc, ngày 01 tháng Mười năm 2002, Đức Tổng Giám Mục Renato Martino được gọi về Vatican để làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình, kế nhiệm Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, qua đời ngày 16 tháng Chín trước đó.

Năm sau, 2003, Đức Tổng Giám Mục Martino được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong Hồng Y, hay 21-10-2003. Và một năm sau, Đức Hồng Y đã công bố cuốn “Toát yếu Giáo huấn xã hội Công Giáo”, do Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận khởi xướng trước đó. Năm 2006, ngài kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động.

Từ năm 2014, Đức Hồng Y Martino làm Hồng Y Trưởng đẳng Phó tế, trong tư cách này ngài thường xuất hiện cạnh Đức Thánh Cha trong các buổi công bố sứ điệp, trưa ngày Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh, thông báo ý của Đức Thánh Cha ban phép lành Tòa Thánh cho Roma và toàn thế giới.

Lễ an táng Đức Hồng Y Renato Martino sẽ được Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y đoàn, cử hành lúc 3 giờ chiều thứ Tư, ngày 30 tháng Mười này, tại Đền thờ thánh Phêrô và cuối lễ, Đức Thánh Cha sẽ đến để cử hành nghi thức tiễn biệt.

Đức Thánh Cha đã gửi điện văn chia buồn tới người em của Đức Hồng Y là kỹ sư Marcello Martino và toàn thể gia quyến, cũng như Tổng giáo phận Salerno, nguyên quán của Đức Cố Hồng Y. Ngài nhắc đến Đức Cố Hồng Y Martino như một linh mục nhiệt thành, được quý chuộng, đã phục vụ Tin mừng và Giáo hội.

Đức Thánh Cha viết: “Với lòng biết ơn, tôi cũng nghĩ đến sự cộng tác lâu dài và sự cộng tác chân thành với các vị tiền nhiệm của tôi trong tư cách là Sứ thần Tòa Thánh tại một số nước Á châu, đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc, nơi người đã không nề quản năng lực để làm chứng về mối quan tâm phụ tử của Đức Giáo Hoàng đối với số phận của nhân loại, sau cùng như Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Trong các vai trò khác nhau được ủy thác, Đức Hồng Y Martino đã hăng say hoạt động để bênh vực thiện ích của các dân tộc, liên lỷ thăng tiến đối thoại và hòa hợp. Tôi cầu xin Chúa đón nhận người tôi trung của Ngài vào thành Giêrusalem thiên quốc và tôi thành tâm ban phép lành cho những người đang khóc thương sự ra đi của Đức Cố Hồng Y và tôi biết ơn những người đã chăm sóc cho người”.
 
Đe dọa táo bạo nhất: Putin ra lệnh tập trận hạt nhân. Patriots đến Kyiv trước nguy cơ Putin tấn công
VietCatholic Media
03:11 01/11/2024


1. Zelenskiy tức giận với Tòa Bạch Ốc về vụ rò rỉ hỏa tiễn Tomahawk: ‘Không có sự bảo mật’

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiết lộ hôm thứ Tư rằng yêu cầu cung cấp hỏa tiễn Tomahawk từ Hoa Kỳ của Kyiv là một phần trong kế hoạch chiến thắng bí mật của nước này, theo các báo cáo của phương tiện truyền thông Ukraine.

Ông cho biết “vụ rò rỉ” này ngụ ý rằng “không có sự bảo mật” giữa Ukraine và các đối tác của nước này, trong một phát biểu cho thấy ông đang chỉ trích Tòa Bạch Ốc.

Trong cuộc gặp với đại diện truyền thông các nước Bắc Âu về vấn đề binh lính Bắc Hàn trên lãnh thổ Nga, Zelenskiy cũng nói về “vụ rò rỉ” yêu cầu cung cấp hỏa tiễn Tomahawk của Kyiv.

Zelenskiy cho biết “thông tin rò rỉ” này đến từ phương tiện truyền thông và rằng “Ukraine muốn có rất nhiều hỏa tiễn như Tomahawk, v.v.” Ông nói rõ rằng đây là “thông tin mật giữa Ukraine và Tòa Bạch Ốc.”

Ông tiếp tục đặt câu hỏi về phản ứng toàn cầu sẽ như thế nào nếu quân đội Bắc Hàn đến Ukraine và tuyên bố rằng đã có “nhiều lời lẽ hoa mỹ” và “những bước đi yếu ớt” từ các nhà lãnh đạo.

Một quan chức chính quyền giấu tên cho biết Ukraine đặc biệt yêu cầu hỏa tiễn hành trình Tomahawk có tầm bắn 2.500 km từ Hoa Kỳ, theo TopNewsinUA.

Theo tờ Kyiv Independent, yêu cầu cung cấp hỏa tiễn Tomahawk là một phần của “gói răn đe phi hạt nhân” với “kế hoạch chiến thắng” của Zelenskiy.

“Kế hoạch chiến thắng” của tổng thống Ukraine bao gồm năm điểm với ba phần bí mật, và điểm thứ ba liên quan cụ thể đến “gói răn đe phi hạt nhân” này, một phần trong số đó vẫn được phân loại là tuyệt mật.

Theo tờ The New York Times, hỏa tiễn Tomahawk được yêu cầu có “tầm bắn xa hơn bảy lần so với hệ thống hỏa tiễn tầm xa ATACMS mà Ukraine nhận được trong năm nay”.

Các quan chức Hoa Kỳ nói với hãng tin này rằng Ukraine “chưa đưa ra bằng chứng thuyết phục với Washington về cách nước này sẽ sử dụng vũ khí tầm xa” và tổng thống Ukraine được cho là đã rất ngạc nhiên khi Tổng thống Joe Biden không cấp phép cho ông sử dụng hỏa tiễn tầm xa ở Nga vào tháng 9.

Hỏa tiễn hành trình Tomahawk là vũ khí do Raytheon sản xuất, được phóng từ tàu chiến, tàu ngầm và bệ phóng trên mặt đất và có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 1.000 dặm.

Phiên bản mới nhất của hỏa tiễn hỗ trợ GPS có thể thay đổi mục tiêu theo lệnh giữa chuyến bay và đã được hải quân Hoa Kỳ và Anh sử dụng.

Phân tích do Defense Express tiến hành xác định rằng Ukraine sẽ cần 1.000 hỏa tiễn Tomahawk với đầu đạn 450 kg để có thể tạo ra khả năng răn đe chiến lược phi hạt nhân đối với Nga và sẽ tốn 4,25 tỷ đô la.

Trước đây, chỉ có hai quốc gia là Nhật Bản và Úc được cấp phép mua loại hỏa tiễn này.

Trong cuộc gặp với đại diện truyền thông Bắc Âu, Zelenskiy cũng nói về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp tới và kết quả của nó có thể tác động như thế nào đến quan hệ Mỹ và Ukraine, đặc biệt là liên quan đến việc ủng hộ chiến tranh.

Ông nói, “Phần lớn, các chính sách không thay đổi trong suốt thời gian này. Đảng Cộng hòa và Dân chủ, tất cả các vị ấy, phần lớn đều đứng về phía chúng tôi. Tôi nghĩ điều đó cũng luôn dựa trên tính cách, cảm xúc và quan điểm của xã hội, của đa số người Mỹ.”

Zelenskiy nói tiếp, “Tôi nghĩ rằng hầu hết người Mỹ đứng về phía chúng tôi vì họ hiểu rằng chúng tôi bảo vệ các giá trị chung của chúng ta. Đây không phải là cuộc chiến ở Ukraine, giữa Nga và Ukraine; đây thực sự là một cuộc tấn công vào các giá trị chung của chúng ta, cuộc tấn công từ Nga. Đúng vậy, và họ muốn phá hủy tất cả những điều này—dân chủ, tự do, con người, tất cả các quyền của chúng ta.”

[Newsweek: Zelenskiy Fumes at White House Over Tomahawks Leak: 'No Confidentiality']

2. HÃY SẴN SÀNG VỚI HẠT NHÂN Putin ra lệnh tập trận HẠT NHÂN Thế chiến thứ ba bất ngờ trong ‘cuộc tập trận thực hành cho Ngày tận thế’ lạnh lẽo khi hỏa tiễn Yars có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được phóng đi

VLADIMIR Putin đã ra lệnh tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân Thế chiến thứ ba bất ngờ để bảo đảm họ “sẵn sàng cho ngày tận thế”.

Nhà độc tài Điện Cẩm Linh tiếp tục phô trương sức mạnh hạt nhân của đất nước trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine.

Hôm Thứ Tư, 30 Tháng Mười, Putin đã ra lệnh tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân chiến lược đột xuất trên khắp nước Nga.

Nhà độc tài Điện Cẩm Linh rùng rợn tuyên bố ông ta muốn thử thách những người trong đảng của mình để bảo đảm họ đã sẵn sàng cho ngày tận thế.

Putin đã nhiều lần đe dọa sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật trong suốt cuộc chiến ở Ukraine.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết: “Hôm nay, chúng tôi đang tiến hành một phiên huấn luyện khác của lực lượng răn đe chiến lược.

“Chúng tôi sẽ thực hành các hành động của các quan chức để quản lý việc sử dụng vũ khí hạt nhân bằng cách phóng hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình thực tế.”

Ông đã phác thảo cách ông hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Nga bằng những thay đổi siêu thanh.

Khi ra lệnh tập trận, Putin đã ra lệnh một cách đáng ngại: “Tất cả những điều này là cần thiết để bảo vệ hiệu quả nước Nga và công dân của chúng ta.

“Do đó, chúng ta hãy bắt tay vào làm việc thôi. Làm ơn.”

Trong bài phát biểu trên truyền hình, nhà cầm quyền Nga đã đưa ra lời biện minh dài dòng cho nỗi ám ảnh của mình về hỏa lực hạt nhân trong bối cảnh cuộc xung đột đẫm máu với Ukraine và nỗi lo về một cuộc Chiến tranh thế giới mới.

Nhà độc tài Điện Cẩm Linh nói thêm: Tôi xin lưu ý ngay rằng Nga khẳng định lập trường cơ bản của mình rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là biện pháp cực kỳ đặc biệt để bảo đảm an ninh quốc gia.

“Đồng thời, chúng tôi nhận thức rõ rằng bộ ba hạt nhân vẫn tiếp tục là người bảo đảm đáng tin cậy cho chủ quyền và an ninh của đất nước chúng tôi.”

Cựu điệp viên KGB 72 tuổi cho biết điều này sẽ cho phép Nga giải quyết các vấn đề “răn đe chiến lược” đồng thời duy trì “sự cân bằng hạt nhân và quyền lực”.

Putin cảnh báo: “Với sự gia tăng căng thẳng địa chính trị, sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro bên ngoài mới, điều quan trọng là phải có lực lượng chiến lược hiện đại luôn sẵn sàng chiến đấu.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện tất cả các thành phần của chúng.

“Chúng tôi có đủ nguồn lực cho việc này.”

Putin tuyên bố rằng Nga “sẽ không tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, nhưng chúng tôi sẽ duy trì lực lượng hạt nhân ở mức đủ mạnh cần thiết”.

Trong những năm gần đây, Putin đã đẩy nhanh tiến độ phát triển vũ khí chiến lược siêu thanh và được coi là đi trước phương Tây.

Ông đã phác thảo cách ông hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, thảo luận về việc chuyển giao có hệ thống “cho Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược” sẽ thấy “các hệ thống hỏa tiễn mới”.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, những thứ này sẽ “có độ chính xác cao hơn, giảm thời gian chuẩn bị phóng và quan trọng nhất là tăng khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn”

Putin nói thêm rằng việc đưa “tàu ngầm hạt nhân mới nhất vào Hải quân” vẫn tiếp tục, cùng với “việc hiện đại hóa máy bay ném bom chiến lược tầm xa”.

Ông nói: “Tôi muốn chỉ ra rằng Nga khẳng định lập trường cơ bản của mình rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là biện pháp cực đoan, ngoại lệ để bảo đảm an ninh quốc gia.

“Đồng thời, chúng tôi hiểu rất rõ rằng ‘bộ ba hạt nhân’ vẫn tiếp tục là người bảo đảm đáng tin cậy cho chủ quyền và an ninh của đất nước chúng tôi.”

Putin có một loạt hỏa tiễn hạt nhân.

Trong số đó có dự án siêu thanh Sarmat - hay Satan-2 - phần lớn chưa được thử nghiệm thành công. Đó là một vũ khí hạt nhân liên lục địa nặng 208 tấn được phóng từ hầm chứa với tốc độ 25560 km/giờ.

Sarmat có kích thước tương đương một tòa nhà chung cư cao 14 tầng.

Putin tuyên bố phương Tây “không thể ngăn cản” điều này.

Satan-2 mang theo mười đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 750 kiloton.

Tuy nhiên, nó đã phát nổ trên bệ phóng trong cuộc thử nghiệm vào tháng trước và dường như gặp trục trặc về công nghệ.

Nếu Sarmat hoạt động, nó sẽ thay thế hỏa tiễn tấn công Yars của Putin, hiện là thành phần chính trên bộ của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.

Hỏa tiễn Mach 25 có tầm bắn lên tới 7.500 dặm, cho phép tấn công vào Hoa Kỳ.

Putin cũng có Iskander-M, một hệ thống hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn.

Đây là một trong những hệ thống hỏa tiễn chiến thuật tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Nga và có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân thông thường và phi chiến lược - hay đầu đạn hạt nhân chiến trường.

Tầm bay của nó là 400 km đến 500 km, đạt tốc độ lên tới Mach 6 hay Mach 7.

Các phiên bản thông thường của hỏa tiễn này đã được sử dụng ở Ukraine.

Hỏa tiễn này đã được triển khai tại Belarus, gần phương Tây hơn hầu hết các vùng lãnh thổ của Nga và gần Ukraine hơn.

3. Máy bay quân sự Belarus đã cất cánh sau khi máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga vi phạm không phận của nước này

Máy bay quân sự Belarus đã cất cánh sau khi máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga vi phạm không phận của nước này

Bản đồ cho thấy đường bay của máy bay điều khiển từ xa Shahed. Chiếc máy bay điều khiển từ xa đã vào Belarus gần Kravtsovka và hướng đến Gomel lúc 02:29.

Nhóm Belaruski Hajun cho biết ít nhất một máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga đã xâm nhập không phận Belarus từ Ukraine vào đêm 29-30 tháng 10.

Một chiến đấu cơ của Belarus cất cánh từ phi trường Baranovichi để chặn máy bay điều khiển từ xa vào khoảng 3:10 sáng và bay vòng quanh bầu trời Belarus ở phía đông nam nước này cho đến 4:00 sáng.

Belaruski Hajun cho biết hiện vẫn chưa rõ chuyện gì đã xảy ra với máy bay điều khiển từ xa.

Không quân Ukraine báo cáo rằng lực lượng Nga đã tấn công Ukraine bằng 62 máy bay điều khiển từ xa và UAV thuộc loại không xác định và phóng hỏa tiễn tấn công vào một khu dân cư ở Tỉnh Sumy vào đêm 29-30 tháng 10. Tổng cộng 33 máy bay điều khiển từ xa của Nga đã bị chặn và phá hủy, trong khi 25 máy bay khác biến mất khỏi radar.

[Ukrainska Pravda: Belarusian military aircraft scrambled after Russian Shahed drone breached its airspace]

4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo hôm Thứ Tư, 30 Tháng Mười, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc các tướng lãnh Nga quay lưng lại với nhau.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Theo Ủy ban điều tra Nga, Thiếu tướng Alexander Ogloblin đã bị bắt và đang bị giam giữ trước khi xét xử vì bị cáo buộc nhận 10 triệu rúp tiền hối lộ từ một công ty viễn thông, như một sự dụ dỗ để bảo đảm các hợp đồng của Bộ Quốc phòng Nga. Ogloblin trước đó đã bị kết án bốn năm rưỡi tù vào tháng 2 năm 2022 liên quan đến các tội danh tham ô khác. Ông đã được trả tự do sớm sau khi làm chứng chống lại cấp trên cũ của mình là Phó Tổng tham mưu trưởng và Trưởng ban Truyền thông, Trung tướng Vadim Shamarin, người đã bị giam giữ vào tháng 5 năm 2024.

Vụ bắt giữ thứ hai của Ogloblin chứng minh rằng chính quyền Nga vẫn tiếp tục theo đuổi các cáo buộc tham nhũng đối với các viên chức quốc phòng đương nhiệm và đã nghỉ hưu (được bổ nhiệm vào thời của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu), ngay cả sau khi đạt được các bản án ban đầu. Mục tiêu của chính quyền Nga gần như chắc chắn không phải là xóa bỏ hoàn toàn tham nhũng; hành vi tham nhũng là nền tảng cho hoạt động của chế độ. Thay vào đó, chính quyền Nga có thể đang tìm cách hạn chế tham nhũng ở mức dễ quản lý hơn, có tác động ít nghiêm trọng hơn đến hoạt động của Bộ Quốc Phòng.

5. Ukraine nhận được sự hỗ trợ từ các đồng minh NATO về hệ thống phòng không Patriot

Oslo cho biết, Na Uy sẽ hỗ trợ tài chính cho việc gửi một hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất tới Ukraine trước khả năng Nga sẽ tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine khi mùa đông đang đến gần.

Chính phủ Na Uy sẽ chi 1,4 tỷ kroner, hay 128 triệu đô la, để tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, Oslo cho biết trong một tuyên bố.

Thủ tướng nước này, Jonas Gahr Støre cho biết: “Cùng với các quốc gia khác, Na Uy đang cung cấp nguồn tài trợ giúp Rumani gửi hệ thống phòng không Patriot tới Ukraine”.

Støre cho biết thêm: “Việc tăng cường hệ thống phòng không của Kyiv là “lĩnh vực ưu tiên của Na Uy và tôi rất vui mừng khi chúng tôi có thể giúp Ukraine có được hệ thống phòng không Patriot mới”.

Nga liên tục tấn công Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn, cũng như sử dụng máy bay phản lực để thực hiện các cuộc tấn công bằng bom lượn có sức hủy diệt cao từ bên ngoài tầm kiểm soát của hệ thống phòng không Kyiv.

Kyiv đã kêu gọi các đồng minh cung cấp các hệ thống phòng không do phương Tây sản xuất, bao gồm hệ thống Patriot, được coi là tiêu chuẩn vàng về phòng không.

Các kho hỏa tiễn đánh chặn cũng được phóng từ bệ phóng phòng không để tiêu diệt mối đe dọa đang đến gần. Với nhu cầu cao trên toàn thế giới, có thể mất thời gian để sản xuất hỏa tiễn phòng không, mặc dù nhiều công ty quốc phòng gần đây đã tăng cường dây chuyền sản xuất của họ.

Vào tháng 4 năm nay, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Kyiv “có thể hết hỏa tiễn và các đối tác biết điều đó”.

Chỉ vài ngày sau, tổng thống Ukraine cho biết Kyiv không thể ngăn chặn cuộc tấn công của Nga vào một nhà máy điện lớn gần thủ đô vì Ukraine “hết hỏa tiễn”.

Nga dự kiến sẽ tiếp tục tấn công vào các thành phố của Ukraine và cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này trong những tháng mùa đông sắp tới.

“Các cuộc tấn công của Nga vẫn tiếp diễn không ngừng, và Ukraine cần nhiều phòng không hơn để bảo vệ dân thường”, Støre nói. “Phòng không lớn hơn là một trong những nhu cầu cấp thiết nhất của Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh”.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố vào tháng 7 trong hội nghị thượng đỉnh NATO rằng “trong những tháng tới, Hoa Kỳ và các đối tác có ý định cung cấp cho Ukraine hàng chục hệ thống phòng không chiến thuật”. Trong đó bao gồm Patriot, cũng như pháo phòng không Gepard tự hành do Đức sản xuất, hệ thống phòng không tầm trung NASAMS và các biến thể của hệ thống IRIS-T.

Người ta cho rằng Ukraine có khoảng năm hệ thống Patriot, mặc dù thông tin chi tiết còn mơ hồ, và không rõ có bao nhiêu hệ thống Patriot đã được cam kết hiện đã đến quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này. Các quốc gia như Hoa Kỳ và Đức đã gửi toàn bộ các khẩu đội, và các quốc gia khác đã cam kết một phần của hệ thống phức tạp này.

Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Rumani nói với đài Radio Free Europe/Radio Liberty do Hoa Kỳ hậu thuẫn vào đầu tháng 10 rằng Bucharest đã chuyển giao hệ thống Patriot cho Ukraine.

Đầu tháng này, lực lượng không quân Kyiv cho biết một số bộ phận của một trong những hệ thống Patriot của họ tại khu vực Dnipropetrovsk của Ukraine—giáp với phía đông Donetsk, nơi diễn ra nhiều cuộc đụng độ dữ dội nhất—đã bị hư hại trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga. Phát ngôn nhân cho biết Patriot vẫn hoạt động.

[Newsweek: Ukraine Gets Patriot Air Defense System Boost From NATO Allies]

6. Thủ tướng Fico là ‘con chồn phản bội’ vì xuất hiện trên truyền hình Nga, cựu lãnh đạo Slovakia cho biết

Cựu lãnh đạo Slovakia Igor Matovič đã không ngần ngại lên án việc Thủ tướng đương nhiệm của nước này Robert Fico xuất hiện trên kênh truyền hình nhà nước Rossiya 1 của Nga vào thứ Tư.

“Thật là một con chồn phản bội khủng khiếp”, Matovič, người từng giữ chức thủ tướng của nước này trong giai đoạn 2020 và 2021, cho biết.

Robert Fico, nhà lãnh đạo Slovakia thân Nga đã được phỏng vấn trên “60 Minutes”, một chương trình trò chuyện chính trị do Olga Skabeyeva, nhà lãnh đạo bộ phận tuyên truyền được Nga công nhận, được biết đến với cái tên “búp bê sắt của Putin TV” dẫn chương trình vì những lời chỉ trích của bà đối với phe đối lập chính trị của Nga và phương Tây. Trước đó, bà đã bác bỏ vụ thảm sát ở Bucha, Ukraine do lực lượng xâm lược của Nga dàn dựng là “trò lừa bịp” do phương Tây dàn dựng để tạo ra “phiên bản giả của Srebrenica”, ám chỉ đến một chương khét tiếng trong sự tan rã của Nam Tư vào những năm 1990, trong đó quân đội Serbia đã thảm sát 8.000 người đàn ông và trẻ em trai Hồi giáo.

Trong cuộc phỏng vấn với Rossiya 1, Fico cáo buộc phương Tây “kéo dài chiến tranh” bằng cách ủng hộ Ukraine, mô tả các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga là không hiệu quả và cho biết ông đã sẵn sàng đàm phán với Putin.

“Liên minh Âu Châu nói với người Ukraine: 'Đây là vũ khí của các người, đây là tiền của các người, hãy chiến đấu, đừng làm phiền chúng tôi, chúng tôi không muốn dính líu gì đến cuộc chiến này nữa'“, Fico nói.

Nhà lãnh đạo Slovakia cho biết thêm rằng ông muốn đến thăm Mạc Tư Khoa để tham dự lễ kỷ niệm 80 năm ngày kết thúc Thế chiến II tại Âu Châu vào ngày 9 tháng 5 năm sau.

Sự xuất hiện được ghi hình trước của Fico trên kênh tuyên truyền đã gây ra sự phẫn nộ trong số các chính trị gia đối lập Slovakia, các Nghị sĩ Âu Châu và các quan chức Ukraine.

“Thật là một con chồn phản bội khủng khiếp”, Igor Matovič nói.

“Thủ tướng Slovakia Fico đã trả lời phỏng vấn với nhà tuyên truyền người Nga Olga Skabeyeva. Tôi xin nhắc lại rằng Skabeyeva đã hô hào xâm lược Ukraine, giết hại người Ukraine và kích động lòng căm thù Ukraine. Fico có thể chuyển đến Mạc Tư Khoa nếu ông ấy yêu nước Nga đến vậy”, nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko cho biết trong một bài đăng trên X.

Đại sứ Anh tại Slovakia Nigel Baker cho biết thật “đáng tiếc” khi Fico đồng ý trả lời phỏng vấn của Skabayeva.

“Tuyên bố rằng phương Tây không quan tâm đến hòa bình là sai sự thật. Chúng tôi ủng hộ kế hoạch hòa bình của #Zelenskiy. Và cách nhanh nhất để đạt được hòa bình là Nga rời khỏi lãnh thổ Ukraine,” ông viết trên X.

Đảng Nhân dân Âu Châu của Tiệp, Nghị sĩ Âu Châu Danuše Nerudová cho biết Fico đã xác nhận ông ta mới là “mối đe dọa đối với an ninh của Âu Châu”.

Lãnh đạo đảng đối lập Tiến bộ Slovakia, Michal Šimečka, gọi sự xuất hiện của Fico là “một sự ô nhục to lớn”, trong khi một nghị sĩ từ đảng đối lập Tự do và Đoàn kết, Juraj Krúpa, mô tả đó là một chuyện “chưa từng có tiền lệ”.

“Ngay cả Thủ tướng Hung Gia Lợi ủng hộ Mạc Tư Khoa Viktor Orbán cũng không dám làm điều đó”, Krúpa phát biểu tại một cuộc họp báo.

[Politico: PM Fico a ‘treacherous ferret’ for appearing on Russian TV, former Slovak leader says]

7. Zelenskiy nói: Kyiv vẫn đang chờ chiến đấu cơ MiG-29 từ Warsaw

Hôm Thứ Năm, 31 Tháng Mười, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine vẫn đang mong đợi nhận được chiến đấu cơ MiG-29 của Liên Xô từ Ba Lan.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết vào tháng 7 rằng Warsaw có thể cung cấp cho Kyiv thêm chiến binh do Liên Xô sản xuất nếu có thể tìm được máy bay thay thế.

Sau lời kêu gọi đẩy nhanh quá trình chuyển giao của Zelenskiy, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz cho biết, “Ba Lan đưa ra quyết định dựa trên an ninh của mình và đã làm mọi thứ có thể cho Ukraine”.

“Chúng tôi đã đồng thanh với NATO rằng họ sẽ cung cấp cho một nhiệm vụ cảnh sát, giống như những người bạn Baltic của chúng tôi, những người không có máy bay riêng nhưng có một nhiệm vụ như vậy”, Zelenskiy nói.

“Chúng tôi đã đồng ý về điều này, nhưng sau đó, Ba Lan có cung cấp máy bay cho chúng tôi không? Không. Có lý do nào khác không? Có,” tổng thống nói mà không cung cấp thêm chi tiết.

Zelenskiy nói thêm rằng Ukraine đã “liên tục yêu cầu” Ba Lan bắn hạ các hỏa tiễn của Nga bay về hướng nước này, đặc biệt là để bảo vệ cơ sở lưu trữ khí đốt ở thị trấn Stryi thuộc Tỉnh Lviv của Ukraine, nằm cách biên giới Ukraine-Ba Lan gần 100 km, hay 62 dặm, về phía đông.

“Chúng tôi không có đủ số lượng hệ thống phòng không để bảo vệ cơ sở lưu trữ khí đốt. Còn người Ba Lan thì sao? Họ có bắn hạ nó không? Không. Người Ba Lan nói rằng chúng tôi sẵn sàng bắn hạ nếu chúng tôi không đơn độc trong quyết định này; nếu NATO ủng hộ chúng tôi.”

Máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga trước đây đã xâm nhập không phận Ba Lan trong các cuộc tấn công vào Ukraine. Tuy nhiên, các đồng minh của Ba Lan đã khuyên chính phủ nên kiềm chế khi giải quyết các hành vi vi phạm không phận chưa xác định, theo Tusk.

Vào đầu tháng 7, Ukraine và Ba Lan đã ký một thỏa thuận an ninh song phương, trong đó có cam kết của cả hai bên về việc xem xét “khả năng đánh chặn hỏa tiễn và UAV trong không phận Ukraine được bắn về phía lãnh thổ Ba Lan, theo các thủ tục cần thiết do các quốc gia và tổ chức liên quan thống nhất”.

Sau đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lại tỏ ra nghi ngờ về điểm này của thỏa thuận, nói rằng nó khiến liên minh có nguy cơ “trở thành một phần của cuộc xung đột”.

Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski bắt đầu nhấn mạnh quyền bắn hạ mục tiêu trên không của Ba Lan sau khi một máy bay điều khiển từ xa của Nga được cho là đã vượt qua biên giới nước này trong một cuộc tấn công vào Ukraine vào ngày 26 tháng 8.

Bộ trưởng cho biết nguy cơ thương vong của Ba Lan tăng lên khi hỏa tiễn càng gần mục tiêu khi bị đánh chặn, vì vậy tốt hơn là bắn hạ nó ở độ cao lớn hơn trên bầu trời Ukraine.

[Kyiv Independent: Kyiv still waiting for MiG-29 fighter jets from Warsaw, Zelensky says]

8. Ukraine đang phải đối mặt với mùa đông ‘khó khăn nhất’ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện, giám đốc Ukrenergo cho biết

Nhà lãnh đạo của công ty điều hành lưới điện nhà nước Ukrenergo của Ukraine cho biết đất nước này có thể đang phải đối mặt với mùa đông khó khăn nhất kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, khi Ukraine chuẩn bị cho nhiều cuộc tấn công hơn của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng.

“Mùa đông năm nay sẽ là mùa đông khắc nghiệt nhất trong ba năm qua,” ông nói với Suspilne trong một đoạn trích phỏng vấn được công bố ngày 29 tháng 10.

Ông cho biết nếu Nga tiếp tục tấn công dữ dội vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng như mùa đông năm ngoái, thì người dân Ukraine có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện tới tám giờ vào những ngày “quan trọng” nhất.

Các quan chức Ukraine đã cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Ukraine trước những tháng mùa đông, khi nước này tìm cách đẩy đất nước vào đợt giá lạnh kéo dài nhằm phá vỡ quyết tâm của người dân Ukraine.

Trước đó, Serhiy Kovalenko, Tổng giám đốc điều hành của nhà cung cấp năng lượng Yasno, đã cảnh báo vào tháng 6 rằng người dân Ukraine có thể chỉ có điện trong 6-7 giờ mỗi ngày vào mùa đông, tùy thuộc vào mức độ lưới điện có thể được sửa chữa.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 25 tháng 9 trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, từ tháng 3 đến tháng 8 năm nay, Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy điện nhiệt và hầu hết công suất thủy điện ở Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn, Brekht cho biết Ukraine đã mất 9 gigawatt, gọi tắt là GW công suất phát điện vào đầu năm nay do các cuộc tấn công của Nga.

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen tuyên bố vào ngày 19 tháng 9 rằng Liên Hiệp Âu Châu đặt mục tiêu đáp ứng khoảng 4,5 GW công suất năng lượng trong mùa đông năm nay, hoặc khoảng 25% nhu cầu mùa đông của Ukraine. Trước đó trong ngày 29 tháng 10, Liên Hiệp Âu Châu cho biết họ sẽ tăng công suất xuất khẩu lên 2,1 GW bắt đầu từ ngày 1 tháng 12.

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, gọi tắt là IEA, tình trạng thiếu điện ở Ukraine có thể lên tới 6 GW vào mùa đông năm nay do các cuộc tấn công, tương đương khoảng một phần ba nhu cầu điện cao điểm dự kiến.

Bất chấp sự lo ngại của các quan chức, Thủ tướng Denys Shmyhal cho biết vào ngày 10 tháng 9 rằng đất nước đã bảo vệ 85% cơ sở hạ tầng năng lượng của mình để đề phòng các cuộc tấn công tiếp theo của Nga.

Bình luận của công ty điều hành lưới điện nhà nước Ukrenergo tương tự như lời của Tổng thư ký NATO Mark Rutte đưa ra vào ngày 8 tháng 10, người cũng cảnh báo rằng “các cuộc tấn công lớn” vào cơ sở hạ tầng của Ukraine có thể làm gián đoạn sản xuất năng lượng.

[Kyiv Independent: Ukraine facing 'most difficult' winter since start of full-scale war, Ukrenergo chief says]

9. Nga xác nhận sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc chiến với phương Tây, Zelenskiy nói

Nga đã xác nhận với phương Tây rằng Bắc Hàn đang tham gia tích cực vào cuộc chiến chống lại Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình KBS của Nam Hàn được phát sóng vào ngày 31 tháng 10.

Ông cho biết các thông điệp này đã được chuyển qua cơ quan tình báo của đất nước.

“Liên bang Nga ở cấp độ tình báo đã xác nhận rằng Bắc Hàn có liên quan trong cuộc xâm lược. Chúng tôi đã thảo luận về vấn đề này với phương Tây.”

Tổng thư ký NATO Mark Rutte cũng như Ngũ Giác Đài xác nhận vào ngày 28 tháng 10 rằng Bắc Hàn đã gửi quân tới Nga để tham gia vào cuộc chiến chống lại Ukraine và triển khai quân ở Tỉnh Kursk.

“Hai quốc gia chính thức có chiến tranh với Ukraine. Quân đội chính thức tham gia. Đây không chỉ là việc chuyển giao đạn pháo, hỗ trợ số lượng hỏa tiễn phù hợp hoặc sự tham gia của nhân viên kỹ thuật làm việc tại các nhà máy”, Zelenskiy nói.

Khoảng 3.000 quân lính Bắc Hàn hiện đang có mặt tại Kursk của Nga. Trong khi đó, Kyiv dự kiến số lượng quân lính này sẽ tăng lên 12.000, Zelenskiy cho biết.

Tổng thống cho biết một số lực lượng quân sự Bắc Hàn cũng đang đồn trú tại các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm ở Ukraine mà không nêu rõ khu vực nào.

Cho đến nay vẫn chưa có cuộc đụng độ nào giữa quân đội Bắc Hàn và Ukraine, nhưng theo Zelenskiy, đây “chỉ là vấn đề của vài ngày, không phải vài tháng”.

“Nga thực sự muốn chúng tôi rời khỏi Tỉnh Kursk,” Zelenskiy nói.

“Nga đã tập trung khoảng 45.000 quân ở Kursk và sẽ tăng số lượng. Nga đang kéo quân đội Bắc Hàn đến đó. Họ không có đủ người.”

Theo tờ Financial Times, các quan chức tình báo Ukraine tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả chiến đấu của quân đội Bắc Hàn và coi vấn đề liên lạc với các đối tác Nga là rào cản chính mà Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng sẽ phải giải quyết.

Một phái đoàn Nam Hàn đã tới thăm Ukraine để chia sẻ thông tin về quân đội Bắc Hàn tại Nga và thảo luận về hợp tác.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cũng đã thúc giục Trung Quốc sử dụng mối quan hệ với Bình Nhưỡng và gây sức ép buộc Bắc Hàn rút quân khỏi tiền tuyến Ukraine, CNN đưa tin vào ngày 29 tháng 10, trích lời một quan chức Hoa Kỳ.

Việc Bắc Hàn tham gia vào cuộc chiến diễn ra khi chiến dịch dài và khốc liệt của Nga tại Donetsk, miền đông Ukraine đã tăng tốc đáng kể trong những ngày gần đây. Các nhà phân tích cho biết lực lượng của Mạc Tư Khoa đang tiến với tốc độ chưa từng thấy kể từ những tháng đầu của cuộc chiến.

[Kyiv Independent: Russia confirms North Korea's involvement in war to West, Zelensky says]