Ngày 01-11-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Cầu cho các tín hữu đã qua đời 2/11 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
02:10 01/11/2018
Bài Ðọc I: Rm 6, 3-9

"Chúng ta phải sống đời sống mới".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Ðức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với Người, bởi được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Ðức Kitô nhờ vinh hiển của Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng phải sống đời sống mới như thế. Vì nếu chúng ta được liên kết với Người trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Người, thì chúng ta cũng được hợp nhất với Người, trong sự sống lại giống như vậy.

Nên biết điều này: con người cũ của chúng ta đã cùng chịu đóng đinh khổ giá, để xác thịt tội lỗi bị huỷ đi, hầu cho chúng ta không còn làm nô lệ tội lỗi nữa, vì con người đã chết, tức là được giải thoát khỏi tội lỗi. Mà nếu chúng ta đã chết với Ðức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người, vì biết rằng Ðức Kitô một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không còn làm chủ được Người nữa.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6

Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi

Hoặc đọc: Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con

Xướng: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.

Xướng: Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.

Xướng: Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.

Xướng: Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.

Alleluia: Ga 11, 25-26

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ". - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 6, 51-59

"Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?"

Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".

Ðó là lời Chúa.
 
Chúa Nhật XXXI Thường Niên B
Lm Jude Siciliano OP
04:34 01/11/2018
Đệ Nhị Luật 6: 2-6;; Tvịnh 17; Do Thái 7: 23-28; Máccô 12: 28b-34

Trong bài phúc âm hôm nay có một nét nhấn hoàn toàn thuyết phục đáng nói ở đây là: Khi một vị kinh sư hỏi Chúa Giêsu; "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? "Chúa Giêsu trả lời, và vị kinh sư đó hoàn toàn đồng ý "Thưa Thầy, hay lắm..." Lúc đó là dịp trao đổi giữa hai người, một người Do thái sống nghiệm nhặt theo truyền thống và một Kitô hữu chính thống có cùng một ý niệm là hoàn toàn đồng ý đặt tình yêu mến Thiên Chúa đứng trên hết tất cả các lề luật tôn giáo và các việc trung thành và tuân giữ. Tình yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi của lễ hy tế nơi chúng ta và khi nào hoạt động vì tình thương người thân cận phải chứng tỏ xuất phát từ tình yêu mên của chúng ta với Thiên Chúa. Tình yêu mến Thiên Chúa sẽ hiện thật khi tình yêu thương người thân cận của chúng ta được thể hiện. Vì Thiên Chúa thật sự đến với chúng ta qua các người anh em của chúng ta. Bài đọc thứ nhất hôm nay và bài phúc âm có những điểm tương đồng với nhau.

Trong sách Đệ Nhị Luật, ông Môsê tập họp dân Israen bên bờ sông Giôđan. Dân Israel sửa soạn chiếm giữ vùng Đất Chúa Hứa. Nhưng, ông Môsê sẽ qua đời trước khi họ băng qua sông Giôđan. Đây là mảnh đất hứa cuối cùng mà Ngài hứa cho dân Ngài. Thế nên ông Môsê nhắc cho dân Israel, là họ phải nhớ là họ chỉ có một Đức Chúa duy nhất, và họ phải yêu mến Ngài hết lòng, hết sức và hết trí khôn. Sự việc đó ghi rõ trong bài đọc thứ nhất. Nhưng, sách Đệ Nhị Luật đã được viết ra rất lâu sau khi xãy ra sự kiện này, khi đất nước Israel được thịnh vượng trên Đất Chúa Hứa. Vì thế nên ghi chép lại sự nhắc nhở này để nên như một quy định được áp dụng cho hôm nay.

Dân Israel đã định cư an toàn và trong tình huống này, một dân tộc và một tôn giáo có thể trở nên tự mản và bị tha hóa dựa trên ý nghĩ là họ đang hùng mạnh. Bởi thế, lúc nhắc đến lời khuyên bảo của ông Môsê, sách Đệ Nhị Luật kêu gọi dân Israel giảm bớt sự tự cao và hảy trở về với Đức Chúa. Họ được nhắc đến quyền thế và uy tín của ông Môsê để họ nhớ lại lòng trung thành của họ trước kia, nhờ đó mà Đức Chúa là Đấng đã cứu họ ra khỏi kiếp lưu đày. Khi đất nước Israel bị suy bại và bị bắt đi lưu đày, thì những người bị lưu đày nhớ lại sự xuẩn động của họ khi họ dựa vào quyền lực chính trị và quân sự, và họ quên rằng, Đức Chúa là Đấng Tạo Dựng và nâng đở cho sự hùng mạnh đó. Những người bị đi lưu đày bấy giờ khiêm cung nhớ lại lời ông Môsê khuyên bảo trước khi họ được tái sinh khi vào Đất Chúa Hứa, và một lần nữa họ sẽ quay về với Đức Chúa và yêu mên Ngài "hêt lòng, hết sức và hết trí khôn họ ".

Lời của ông Môsê đối với chúng ta bây giờ có thể tìm thấy ở nơi khác trong cuộc sống chúng ta. Đối với những người trung thành sống đức tin, hôm nay là dịp để tuyên xưng quyết định chúng ta theo Chúa và phụng thờ Ngài, và được nuôi dưởng bởi bí tích Thánh Thể này để được tiếp tục làm tôi tớ trung kiên. Những người khác nhận thấy họ tự sống được với “tinh thần độc lập” của họ do vậy họ được nhắc nhở là việc trung thành đầu tiên của họ là dựa vào Thiên Chúa, do vậy những điều gì khác phải xem là đứng hàng thứ yếu và có thể dễ dàng bị lấy đi. Cuối cùng, có thể có một số trong cộng đoàn giáo hội, họ sống như những người bị lưu đày và thế giới của họ bị chao đảo và sụp đổ. Thế nên họ cần đổi mới niềm hy vọng. Họ nên nghe lời của ông Môsê nhắc là chúng ta được kêu gọi để được yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, vì đó là điều thứ nhất Thiên Chúa làm cho chúng ta. Ngài đã thương yêu chúng ta vô vàn "hết lòng, hết sức, hết trí khôn". Một Thiên Chúa như thế sẽ đến giúp những người đang bị lưu đày trong sự chao đảo và tan vỡ của vật chất vì Thiên Chúa là tình thương.

Hôm nay chúng ta nên thận trọng chỉ nói về một điều răn: thương yêu Thiên Chúa và người thân cận. Điều răn phải yêu mến Thiên Chúa hoàn toàn không phải là lời của Thiên Chúa dùng quyền uy của Ngài để đàn áp người nô lệ phải hoàn toàn vâng phục. Chúng ta không thể nào đòi hỏi lòng yêu mến theo cung cách áp đặt từ Thiên Chúa tối cao. Ông Môsê kêu gọi dân Israel hãy yêu mến như thế vì họ đã được Thiên Chúa chọn trong ý thức tự nguyện. Trong 40 năm trời đi trong sa mạc, họ được biết Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình yêu. Ông Môsê khuyên họ nên đáp lại "hết lòng, hết dạ và hết sức họ" trong sự cảm nhận tình thương yêu của Thiên Chúa đã làm biến đổi tâm hồn họ.

Sự thay đổi đó nhờ được tình yêu thương của Thiên Chúa tác động tận trong thâm tâm chúng ta đến Thiên Chúa được diễn tả trong sự tuôn trào tình yêu thương tứ chúng ta đến người thân cận. Cũng như ông Môsê, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta yêu mến Thiên Chúa với hết sức sống của chúng ta vi sự sống và sự chết là hình ảnh của tình yêu thương của Thiên Chúa cho mỗi người trong chúng ta. Chúa Giêsu nhắc chúng ta là Thiên Chúa phải là trọng tâm của đời sống chúng ta bằng cách nêu lên lời trong sách "Shema" nói về dân Israel tuyên xưng đức tin và tình yêu mến của Thiên Chúa. Chúng ta có thể tưởng tượng Chúa Giêsu nhớ ngay lời trong sách Đệ Nhị Luật, vì Ngài là người Do thái sùng đạo, và Ngài đã cầu nguyện sớm chiều "nghe đây, hởi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất!". Chúa Giêsu nói lên ý nghĩ trong sách Torah, và Ngài trả lời vị kinh sư với lời trong sách Đệ Nhị Luật, và tuyên xưng là tình yêu mến Thiên Chúa là điều thứ nhất trong những điều chúng ta chú trọng và mong muốn.

Các vị kinh sư có thể kể 613 giới răn trong sách Torah. Trong các giới răn đó, 248 điều là "tuyệt đối", và và 365 điều "tương đối". Các kinh sư bàn cãi điều răn nào "nặng" và điều răn nào "nhẹ". Bởi thé trong phạm vi tôn giáo điểm cần bàn cãi là điều răn nào là điều răn "thứ nhất" hay quan trọng nhất. Bởi thế vị kinh sư mới hỏi Chúa Giêsu. Trong lời Chúa Giêsu đáp lại, Chúa Giêsu chú giải hai điều răn trích bởi Kinh Thánh Do thái, và làm như thế, Ngái chứng tỏ không có điều răn nào có thể trả lời đầy đủ cho câu hỏi của vị kinh sư. Khi Chúa Giêsu đặt hai điều răn liên kết lại với nhau, Ngài muốn diễn tả là hai điều răn đó gom lại sẽ trở nên là một điều răn lớn. Do vậy, các người Do thái sùng đạo không thế nào nói là Chúa Giêsu đã bỏ qua những điều răn còn lại trong sách Torah. Điều họ đã nghe là Chúa Giêsu làm lề luật trở nên đơn giản hơn để tiện việc tuân giữ.

Điều răn thứ hai là bởi sách Lêvi (19: 18) giả định là mọi người thương yêu bản thân mình, che chở và săn sóc, và lo lắng cho những điều bản thân họ cần đến. Chúa Giêsu thách thức là chúng ta có tỏ tình thương yêu đối với người thân cận hay không? Trong quan điểm của Cựu Ước, có khái niệm hẹp về người "thân cận" là ai?: Có thể là người trong gia đình, hay người cùng quốc gia, Trong lời dạy của Chúa Giêsu, nhất là dụ ngôn người Samaritanô tốt lành, Ngài nới rộng ý nghĩa "người thân cận" ra khỏi bối cảnh cùng chủng tộc hay cùng tôn giáo. Đối với Ngài, yêu mến Thiên Chúa và người thân cận không phải là điểm "thứ nhất" và "thứ nhì", nhưng cả hai là điều răn lớn hơn tất cả các điều răn khác.

Vị kinh sư hiểu và đồng ý với Chúa Giêsu. Vị kinh sư nói là luật yêu mến Thiên Chúa và người thân cận lớn hơn tất cả các điều răn và luật lệ về việc tế lễ. Phụng vụ trong Đền Thờ và tế lễ phải đứng hàng nhì và việc yêu mến Thiên Chúa và người thân cận là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ. Chúa Giêsu nói là vị kinh sư trả lời một cách khôn ngoan, và Ngài bảo "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!" Nhưng vị kinh sư đã có trí khôn ngoan và đồng ý với Chúa Giêsu thì ông ta không còn thiếu gì nữa phải không?

Theo lời Chúa Giêsu dạy, vị kinh sư còn phải lãnh nhận Nước Thiên Chúa trong lúc còn nhỏ. Ông ta còn cần phải chấp nhận ông ta không thể nào vào Nước Thiên Chúa qua việc làm nào khác và ông ta phải hoàn toàn tùy thuộc Thiên Chúa để được lãnh ơn sũng vào Nước Thiên Chúa. Rồi khi ông ta là thành phần của Nước Thiên Chúa, ông ta phải tuân giữ điều răn Chúa Giêsu dạy về yêu mến Thiên Chúa và người thân cận. Hãy nhớ là phúc âm thánh Máccô mở đầu vơi lời hứa của ông Gioan Tẩy Giả là có Đấng quyền thế hơn ông ta đang đến sau ông ta, và Người sẽ làm phép rửa cho mọi người trong Thánh Thần (Mc1: 7-8) Đời sống mới mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là do từ ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta thực hiện lề luật của tình thương mà Chúa Giêsu đã nói với vị kinh sư. Chúa Giêsu nói vị kinh sư "không còn xa Nước Thiên Chúa đâu". Nhưng ông ta chỉ có thể vào Nước Thiên Chúa với ơn sũng do Thiên Chúa ban.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

31st SUNDAY (B)
Deuteronomy 6: 2-6; Psalm 18; Hebrews 7: 23-28; Mark 12: 28b-34

There is a wonderful moment of mutual accord in today’s gospel. A scribe asks Jesus, "Which is the first of all the commandments?" Jesus gives his reply and the scribe gives his approval, "Well said, teacher...." At that moment there is a great meeting and agreement between the best of the Jewish and Christian traditions: that love of God has precedence over all other religious requirements, observances and loyalties. This love of God requires the giving of our entire self and when it is given, love of neighbor will be the necessary and visible manifestation of our love for God. Love of God is shown to be authentic when it is made visible in love of neighbor, for God comes to us concretely in the presence of our sisters and brothers. The first lectionary reading and today’s gospel show these close parallels.

In the Deuteronomy reading, Moses has gathered the Israelites on the banks of the Jordan. The people are about to take possession of the Promise Land, but Moses will die before they cross the river. He gives his final address to the people and reminds them that they have only one God and that they are to love God with all their being. That’s our first reading of the text – the clear narrative piece. But the Book of Deuteronomy was written long after the narrated event, when the nation was prosperous and well ensconced in the land. So, there is another setting for today’s reading and another application.

The people were settled and secure and, in such situations, a nation and a religion can become complacent and rely on their own strengths and notions. Thus, in presenting Moses’ guiding words, Deuteronomy is calling the people to turn from self reliance back to God. The authority and prestige of Moses is used to remind them that their first loyalty is to the God who liberated them from slavery. When the nation collapses and is taken off to captivity, the exiles will look back on their foolishness in relying on political and military power while ignoring God their Creator and Sustainer. Perhaps the defeated and humbled exiles will hear the echo of Moses’ ancient advice to the incipient nation and realize a moment of rebirth, by once again turning to God and loving God with all their, "...heart...soul and...strength."

Moses’ words may find us worshipers in different places in our lives. For those who are constant in their piety, today is a chance to affirm their decision to serve God and be nourished at this Eucharist so they can continue to be faithful servants. Others, aware of their self reliance and "independent spirits," may be reminded that their primary loyalty and dependence is on God, all else is secondary and can easily be taken away. Finally, there may be some in the congregation who, like the exiles, have seen their world shaken and collapse and need to be renewed in hope. They hear Moses’ reminder that we are called to love God totally because that is what God has first done for us – loved us with full "heart, soul and strength." Such a God will come to the help of the broken and displaced because that’s just God’s nature.

We want to be careful today not to preach a message that is solely a command to love God and neighbor. The command to love God so completely doesn’t come as an offer from a dictator God who wishes slave-like docility and complete dedication. You can’t demand such love by issuing a decree from on-high. Moses calls the people to such love because they have been freely chosen by God. For forty years they have wandered the desert and come to know their God as a God of love. Moses is asking them to respond from their "heart, soul and strength," already touched and transformed by God’s love.

The transformation caused by God’s love is so profound that it flows from us towards God and is expressed in love of neighbor. Like Moses, Jesus calls us to love God with our entire being because his life and death are a manifestation of God’s love for each of us. He reminds us that God is the center and abiding presence in our lives by quoting the "Shema," Israel’s great affirmation of faith and love of God. One imagines that the words taken from Deuteronomy come quickly to Jesus’ consciousness and lips because, as a devout Jew, he would have prayed the prayer each morning and evening, "Hear, O Israel! The Lord is our God, the Lord alone!" Jesus speaks the spirit of the Torah, his response to the scribe draws on Deuteronomy and confesses that love of God is our primary desire and goal.

The rabbis could count 613 commandments of the Torah. Of these, 248 were positive in form and 365 negative. The religious teachers debated which were "heavy" commandments and which were "light." So, in religious circles a point of discussion would be: which of these commandments was "first," or most important. Hence the setting for the question the scribe asks Jesus. In his response Jesus quotes two commands from the Hebrew scriptures and, in doing that, suggests that no one commandment can adequately answer the scribe’s question. By putting the two together Jesus also suggests that the two constitute one great commandment. Jesus wouldn’t have been perceived by devout Jews as abrogating the rest of the Torah. What they would have heard was Jesus’ way of simplifying the Law to help in its observance.

The second commandment, from Leviticus (19:18), assumes that people love themselves; that they protect, care for and tend to their own concerns. Jesus’ challenge is that we show this love to others. In the Old Testament context there is a narrow sense of who the "neighbor" is; it would be family members or those belonging to the nation. In Jesus’ teachings, especially in the parable of the Good Samaritan, he extends the sense of "neighbor" beyond any ethnic or religious confines. For him, love of God and neighbor are not "first" and "second" – they constitute one commandment greater than all the others.

The scribe understands and agrees with Jesus. He states that the law of love of God and neighbor is greater than any of the religious observances and laws concerning sacrifices. Revered Temple worship and sacrifice must take second place to the observance and sacrifice that comes with loving God and neighbor. Jesus says that the scribe has answered wisely about the superiority of love over any sacrifice and then says to him, "You are not far from the kingdom of God." But the scribe has shown wisdom and is in agreement with Jesus, what more could he lack?

He will need to receive the kingdom as a child, as Jesus has taught. He will have to acknowledge he cannot earn entrance into the kingdom by any deed or observance; that he is totally dependent on God for the gift of membership in the kingdom. Then, as a member of the kingdom, he must live the commandment Jesus has taught about loving God and neighbor. Remember that Mark’s gospel began with a promise by John the Baptist that the one who was coming after him was mightier and would baptize with the Holy Spirit (1:7-8). The new life Jesus gives is the gift of the Spirit which enables recipients to fulfill the law of love he has articulated for the scribe. The scribe is, "not far from the kingdom of God." But he can only enter it through the gift God gives.

 
Sự thanh luyện cần thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
04:39 01/11/2018
Tháng 11, trong tinh thần hiệp thông, Giáo hội tưởng niệm và cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời hiện đang còn thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.

1. Các linh hồn cần được thanh luyện.

Những tín hữu đã chết trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa sạch hết mọi tội và chưa đền tội bằng những hình phạt tạm thời này thì không thể vào thẳng thiên đàng được, chưa xứng đáng hưởng nhan thánh Chúa nên họ phải chờ đợi thanh luyện xong mới vào thiên đàng. Thời gian đó là thời gian xa cách Chúa. Công đồng Floren đã định tín: “Có luyện ngục để thanh luyện các linh hồn”. Các linh hồn ra khỏi trần gian không còn có thể làm được việc gì lành để cứu mình nên chỉ trông cậy vào những người còn sống lập công cầu nguyện cho mình để rút ngắn thời gian thanh luyện. Vì thế mà Giáo hội kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội. Đặc biệt là việc dâng thánh lễ, dành tháng 11 cầu nguyện cho họ. Giáo hội còn mở kho tàng ân xá là công nghiệp của các Thánh để nhường cho các linh hồn nơi luyện tội. Giáo hội khuyến khích việc đi viếng các nghĩa địa, sửa sang mồ mả và cầu nguyện cho các linh hồn theo câu tục ngữ : mồ thật chôn các người chết là trái tim người sống.

Công đồng Vatican II đã xác tín lại tín điều Giáo hội cùng thông công giữa ba thành phần: lữ hành, thanh luyện và vinh thắng. Cả ba thành phần đều hiệp thông với nhau trong đức mến và truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. “Trong số những môn đệ của Chúa, có những kẻ tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ hoàn tất cuộc sống này nhưng đang được thanh luyện, và có những người đang được chiêm ngưỡng “rõ ràng Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi như Ngài hằng có”…Sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghĩ trong bình an Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Nhưng trái lại, Giáo hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. Quả thực, nhờ kết hiệp mật với Chúa Kitô hơn, các người ở trên trời cũng cố toàn thể Giáo hội vững bền hơn trong sự thánh thiện, làm cho việc thờ phượng mà hiện nay Giáo hội tại thế dâng lên Thiên Chúa được cao cả hơn, và họ góp phần phát triển Giáo hội rộng rãi hơn bằng nhiều cách”. (LG, chương 7, số 49).

Trong số 50, Hiến Chế Lumen Gentium viết: nhận biết sự đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Giáo hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đã chết vì “cầu nguyện cho những người đã chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh tốt đẹp” ( 2 Mac 12,46).

Việc lành thánh tốt đẹp ấy được nói đến trong Thánh kinh và giáo huấn của Giáo hội.

A. Thánh kinh :

Hai đoạn văn thường được nhắc đến là 2 Macabê 12,39-46 và 1Côrintô 3,10-15. Một bản văn thuộc Cựu ước và một thuộc Tân ước.

a. Sách Macabê II : sách được viết vào khoảng năm 124 trước công nguyên, đánh dấu nhiều bước tiến trong mạc khải cánh chung. Ở chuơng 7, chúng ta gặp thấy chứng tích về niềm tin vào sự sống lại dành cho các vị tử đạo. Chương 11, chúng ta lại thấy chứng tích về việc cầu nguyện cho người đã qua đời được thúc đẩy bởi niềm tin vào sự phục sinh.

b. Thư thứ nhất Côrintô : Bản văn nói đến sự thanh luyện. Đoạn văn đã được sử dụng để nói tới sự phân biệt ba hạng người sau khi chết: những người lành được lên thiên đàng, những người xấu phải xuống hoả ngục, hạng người thứ ba được cứu rỗi nhưng cũng cần được thanh luyện bằng lửa, tức là lửa thanh luyện.
Trong bối cảnh tổng quát của mạc khải, có thể biện minh sự hiện hữu của việc thanh luyện tội lỗi sau khi chết với ba lý chứng sau đây: sự thanh sạch cần thiết để được đến gần Chúa (x.Xh 29,4; Lêvi 11; Tv 24,3-4; Is 35,8.52,1; Mt 5,8.48; Kh 21,27); trách nhiệm cá nhân trong việc đền tội (x. 2Sm 12,13-15); và giá trị của sự cầu nguyện cho người qua đời (x. 2Mac 12,40; 1Cor 15,29; 2 Tim 1,16-18).

B. Giáo huấn Giáo hội :

Công đồng Vatican II bàn đến tình trạng thanh luyện sau khi chết ở chương VII của hiên chế Lumen Gentium. Số 49, Công đồng nhìn nhận rằng “có những tín hữu đã qua đời và đang được thanh luyện”. Số 50, đạo lý về sự thông hiệp giữa hết mọi phần tử Giáo hội được dựa trên thói tục bắt nguồn từ thưở ban đầu Kitô giáo về sự tưởng niệm người chết và cầu nguyện cho họ. Phần kết chương VII trình bày về đường hướng mục vụ, Công đồng tái khẳng định đạo lý cổ truyền của Giáo hội : “ Thánh Công Đồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được vinh hiển trên trời hay còn phải thanh luyện sau khi chết, và lấy lại các sắc lệnh của thánh Công đồng Nicêa II, Firence, Trento ( số 51 a)”

C. Sách giáo lý Giáo Hội Công Giáo

Các số 1030 -1032 bàn đến sự thanh luyện. Có thể tóm lại trong các điểm sau:
- Các linh hồn cần được thanh luyện để hoàn tất sự thánh thiện cần thiết để được vào thiên đàng. (Số 1030). Lưu ý là sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một ‘nơi chốn’, lại càng không thể nói “thời gian” bao lâu.
- Các linh hồn có thể được chúng ta giúp đỡ bằng lời cầu nguyện. (Số 1032)
- Luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn (Số 1031), luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục.
- Sách giáo lý có trích dẫn cụm từ ‘lửa thanh luyện” (x. 1Cor 3,15; 1Pr 1,7) nhưng không nói là phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ( Số 1032).

2. Các linh hồn được thanh luyện bằng cách nào ?

Truyền thống Giáo hội nói rằng: các linh hồn được thanh tẩy bằng lửa, lửa tình yêu (x. Dc 8,7), lòng khát khao thấy Thiên Chúa. Sự đau khổ trong day dứt hối hận tột độ. Các linh hồn mong hưởng nhan thánh Chúa nhưng lại chưa được vì mình chưa trong sạch xứng đáng nên phải thanh luyện bằng sự hối hận đầy lòng mến. Thánh Tôma cho rằng nguyên sự nôn nao muốn về thiên đàng cũng đã đủ tạo nên cực hình rồi (x. IV Sent, d.21, q.1 de Purgatorio,a.3). Thực vậy, nếu các tội nhân hoả ngục đau đớn vì mãi mãi lìa xa Chúa, thì các linh hồn đang thanh luyện phải trải qua một thứ cực hình khác: họ mong mỏi mau đựoc về với Chúa. Sự náo nức vì chờ đợi kẻ thân yêu cũng đã đủ “thiêu đốt tâm can” rồi ! Dù sao, một khi họ biết được lý do vì sao họ chưa được vào thiên đàng, họ sẽ đau buồn vì trước kia họ chưa mến Chúa cho đủ, họ đã coi nhẹ việc thống hối đền tội.

Do đó có thể hiểu rằng nổi thống khổ của các linh hồn thanh luyện tuy cực độ nhưng đượm màu hân hoan và tràn trể hy vọng. Đức Cha Tihaner quan niệm rằng : luyện ngục là một hoả ngục đầy hân hoan, là một thiên đàng đầy đau khổ. Chính linh hồn ý thức tình trạng bất xứng của mình trước sự thánh thiện của Thiên Chúa, vì thế tự nguyện được thanh tẩy. Giống như khi ta vào căn nhà nào lát gạch men bóng loáng, thì tự nhiên phải để dép ở ngoài. Nếu chân ta dính nhiều bùn đất mà muốn vào phải rửa chân cho sạch. Chính linh hồn muốn trở nên thanh khiết hơn, trưởng thành hơn, trong sáng hơn để được hiệp nhất với Thiên Chúa nên đón nhận những đau khổ do việc thanh luyện như là một phương thế cần thiết. Bởi đó trong luyện ngục, hạnh phúc đã bắt đầu chớm nở. Đây là một thứ đau đớn làm sung sướng hay một thứ hạnh phúc pha lẫn đau khổ. Nhìn dưới lăng kính tình yêu, các linh hồn đau đớn do hình phạt đền tội, do sự khắc khoải vì chưa được lên thiên đàng. Nhưng họ vui sướng bởi vì chính tình yêu Chúa đang thanh luyện họ, họ đang tập “yêu mến” cách trọn hảo hơn, cắt đứt những ràng buộc với thọ tạo. Họ cũng vui sướng vì họ đã được đảm bảo về phần rỗi, bởi vì họ chắc chắn rằng mình sống trong ân sủng và đức ái.

Sự thanh luyện nói lên lòng lân tuất của Thiên Chúa: Ngài muốn chúng ta nên hoàn thiện, thanh sạch ngõ hầu xứng đáng chiêm ngắm nhan Ngài. Sự thanh luyện cũng nói lên tình yêu của Thiên Chúa: Ngài muốn cho chúng ta dành trọn cả mối tình cho Ngài chứ không quyến luyến với thọ tạo nào.

3. Cần phải cầu nguyện cho các linh hồn

Sự thanh luyện thuộc về “cánh chung trung thời” bởi vì nó sẽ không tồn tại sau ngày tận thệ thế nữa. Luyện ngục chỉ là thời gian tạm trú. Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả. Luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang. Thiên Chúa mới là bến bờ. Đời sống vĩnh cửu mới là cùng đích, là phần thưởng Thiên Chúa hứa ban.

Đạo lý về sự thanh luyện thúc giục chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Tập tục này đã có từ cuối thời Cựu ước và trong suốt lịch sử Giáo hội (x. GLCG số 1032; 958; 1371; 1689). Ngoài những hình thức cầu nguyện riêng tư, phụng vụ Giáo hội khuyến khích tục lệ này. Khởi đầu từ Thánh lễ, nơi đó Giáo hội hiệp thông với Các Thánh trên trời cũng như với các linh hồn còn đang chịu thanh luyện. Hằng năm, ngày 2 tháng 11 được dành để cầu nguyện cho tất cả các linh hồn đã qua đời tiếp sau lễ kính Các Thánh. Giáo hội còn dành cả tháng 11 nhớ đến các linh hồn và mời gọi con cái mình cầu nguyện, hy sinh hãm mình, làm việc bác ái như là nghĩa cử biểu lộ lòng yêu thương đối với họ cũng như tình hiệp thông trong nhiệm thể Chúa Kitô.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tám mối phúc thật là con đường dẫn đến sự thánh thiện trong cuộc sống hàng ngày
Lệ Hằng, F.M.A
17:45 01/11/2018
Hôm thứ Năm 1/11, Lễ Các Thánh Nam Nữ, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các Kitô hữu theo đuổi con đường nên thánh không phải bằng cách hoàn thành những điều phi thường nhưng hãy theo con đường của Tám mối phúc thật trong cuộc sống hàng ngày một cách triệt để chứ không nửa vời.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài huấn đức trưa thứ Năm 1 tháng 11 tại cửa sổ phòng làm việc của ngài nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô nơi khoảng 2,000 tín hữu tụ tập dưới trời mưa. Lễ Các Thánh Nam Nữ là một ngày lễ nghỉ ở Ý và Vatican.

Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài đọc một trong Thánh Lễ trích từ Sách Khải Huyền nói về “một đoàn lũ đông đảo” hát vang những lời ca khen danh Chúa. Ngài nói những lời khen ngợi này phù hợp nhất với Thánh Lễ khi chúng ta hát kinh “Thánh, Thánh, Thánh…”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúng ta không chỉ nghĩ về các thánh, nhưng chúng ta hãy thực hiện những gì các ngài đã làm.”

Ngày lễ gia đình

Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu rằng chúng ta không chỉ hiệp nhất với các vị thánh có trong lịch Phụng Vụ mà còn cả với các vị thánh “bên cạnh” của chúng ta – là những người thân và những người chúng ta quen biết mà hiện nay là một phần của đoàn lũ đông đảo được mô tả trong bài đọc một. Do đó, Lễ Các Thánh Nam Nữ là một ngày lễ gia đình, bởi vì các thánh nam nữ, những anh chị em thật sự của chúng ta, yêu mến chúng ta, biết điều gì thực sự là tốt lành cho chúng ta, giúp đỡ chúng ta, chờ đợi chúng ta và muốn chúng ta hạnh phúc với các ngài trên thiên đàng.

Con đường Tám mối phúc thật

Và con đường dẫn đến hạnh phúc này được chỉ ra bởi Tin Mừng trong ngày, là Con đường Tám mối phúc thật, trái ngược với con đường của thế gian.

Tin Mừng nói phúc cho những ai nghèo hèn, trong khi thế gian nói phúc cho những kẻ giàu có. Tin Mừng nói phúc cho những ai hiền lành, còn thế gian lại nói phúc cho những người vênh vang tự hào. Tin Mừng nói phúc cho những ai có lòng thanh sạch, thế gian lại cho những kẻ tìm kiếm những điều xảo quyệt và hoan lạc là những người có phúc.

Có vẻ như cách thức của tám mối phúc thật và sự thánh thiện nhất thiết sẽ dẫn đến thất bại, nhưng bài đọc một mô tả các vị thánh cầm “cành thiên tuế trong tay”, biểu tượng của chiến thắng. Chính các thánh nhân là những người chiến thắng, chứ không phải là thế gian, và các ngài khuyến khích chúng ta đứng về phe các ngài, về phe của Thiên Chúa là Đấng Thánh.

Thuộc về thiên đàng hay thế gian?

Lễ Các Thánh Nam Nữ là một dịp tốt để chúng ta kiểm điểm lương tâm, để xem chúng ta đứng về phe nào thiên đàng hay thế gian; chúng ta sống cho Chúa hay cho chính mình; tìm kiếm hạnh phúc vĩnh cửu hay cho một sự thỏa mãn nhất thời nào đó trong hiện tại.

Đức Thánh Cha nói, “Thật tốt cho chúng ta nếu chúng ta bị kích động bởi các thánh nhân, là những vị không bao giờ chọn một lối sống nửa vời trong cuộc sống dương thế và từ trời cao đang cổ vũ chúng ta, để chúng ta biết chọn Thiên Chúa, khiêm nhường, hiền lành, thương xót và thanh tịnh, say mê thiên đàng hơn là trái đất.”

Theo Đức Thánh Cha những vị thánh anh chị em của chúng ta ngày hôm nay không yêu cầu chúng ta lắng nghe Tin Mừng một lần nữa nhưng là “đặt Tin Mừng vào thực tế, và cất bước trên con đường của tám mối phúc thật. Đó không phải là vấn đề thực hiện những điều phi thường, nhưng cứ theo con đường này mỗi ngày, chúng ta sẽ đến được thiên đàng, đến được với những gia đình của chúng ta, đến được với quê trời của chúng ta”.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã chào mừng những người tham gia Cuộc đua Thánh, một sự kiện diễn ra hàng năm vào ngày 1 tháng 11 để tài trợ cho quỹ Truyền Giáo của dòng Don Bosco trên toàn thế giới. “Cảm ơn vì sự sáng kiến tuyệt vời của bạn và sự hiện diện của bạn,” Đức Thánh Cha nói.

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở các tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô rằng vào ngày thứ Sáu, 2 tháng 11, Lễ Các Linh Hồn, ngài sẽ đến thăm Nghĩa trang Laurentino, cách thành phố Rôma khoảng 13 km về phía nam. “Tôi mời anh chị em đồng hành cùng tôi trong những lời cầu nguyện vào ngày tha thiết cầu xin này cho những người đã đi trước chúng ta trong ánh sáng đức tin và đang an nghỉ trong yên bình”


Source: Vatican News Pope on All Saints Day: Beatitudes, the path to holiness in daily life
 
Khủng bố Hồi Giáo ISIS dọa ám sát Đức Thánh Cha trong dịp lễ Giáng Sinh
Nguyễn Việt Nam
18:20 01/11/2018
Một nhóm các phương tiện truyền thông ủng hộ cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã đưa ra hai lời hăm dọa ám sát Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ trong vài ngày qua. Điều này được các quan sát viên ghi nhận là một sự hồi sinh những đe dọa và kích động bạo lực chống lại Vatican và Giáo Hội Công Giáo của bọn khủng bố IS.

Trong tháng qua, Al-Abd Al-Faqir, một nhóm các phương tiện truyền thông phò IS đã đe dọa các cuộc tấn công bằng lựu đạn tại các địa điểm hòa nhạc mừng Giáng Sinh. Trong mấy ngày qua, bọn này lại vừa tung ra một tấm poster với hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô và một tay sát thủ IS đang chĩa một khẩu súng lục vào ngài với dòng chữ lớn bên dưới:

“Đừng tưởng các cuộc tấn công của chúng tôi không thể đến gần”.

Trong một thông điệp gửi tới những thành phần thánh chiến nằm vùng tại các nước phương Tây, bọn khủng bố Hồi Giáo IS nói “lễ hội của những tên thập tự chinh đang đến gần” và hô hào các cuộc nổ bom tự sát nhằm phá hoại bầu khí an bình của lễ Giáng Sinh.

Trong một hành động đáng bị lên án mạnh mẽ, bọn khủng bố Hồi Giáo IS lại tung ra một tấm bích chương mô tả Đức Giáo Hoàng bị chúng chặt đầu. Tấm bích chương này đã từng được chúng đưa ra vào năm ngoái.

Hình ảnh mà chúng tôi quyết định không đưa lên, mô tả một tên thánh chiến Hồi Giáo. Y đứng đắc thắng trên thân thể của một tù nhân trong bộ quần áo màu da cam, trong khi vẫn giữ đầu của Đức Giáo Hoàng.

Tên khủng bố, đội một chiếc khăn màu trắng, đang đứng trước một số tòa nhà bị cháy rụi và phá hủy. Bên cạnh đầu của Đức Giáo Hoàng với hàng chữ “Jorge Mario Bergoglio”.

Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông, gọi tắt là MEMRI, báo cáo rằng nhóm truyền thông Wafa, một cơ quan tuyên truyền có liên kết với bọn khủng bố Hồi Giáo IS, đã tung ra hình ảnh này. Tấm hình xuất hiện chỉ vài ngày sau khi bọn chúng tung ra một tấm bích chương mô tả một tên khủng bố đang lái xe lao vào Đền Thờ Thánh Phêrô, với những lời lẽ đe dọa một cuộc tấn công khủng bố tại Vatican vào dịp Giáng sinh năm nay.

Các nhà phân tích MEMRI cảnh báo rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS này có thể đang cố thúc đẩy các cuộc tấn công vào dịp Giáng Sinh của những “con sói đơn độc” ở châu Âu khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS nhìn nhận sự sụp đổ của chúng ở Iraq và Syria.

Tháng 12 năm 2016, một tên khủng bố ISIS đã lái xe một tải tông vào một khu chợ Giáng sinh ở Berlin, giết chết 11 người và làm bị thương 56 người khác.


Source: PJ Media ISIS Group Issues Pair of Assassination Threats to Pope Francis
 
Cảm nhận của Chính Thống Giáo Nga về lập trường của Tòa Thánh đối với việc ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine
Nguyễn Việt Nam
19:39 01/11/2018
Đức Tổng Giám Mục trưởng Hilarion của tổng giáo phận Chính Thống Giáo Nga Volokolamsk, là chủ tịch ủy ban đối ngoại Thánh Công Đồng Chính Thống Nga, đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên trong tư cách là một quan sát viên.

Trong dịp này, ngài đã được Đức Thánh Cha tiếp vào ngày 19 tháng 10. Trong chương trình ‘Giáo Hội và Thế giới’ được phát sóng trên kênh truyền hình Russia - 24 vào hôm thứ Bảy 27 tháng 10, ngài đã đưa ra những nhận xét sau về lập trường của Tòa Thánh đối với việc ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Mở đầu, Đức Tổng Giám Mục ghi nhận rằng “mối quan hệ giữa Giáo hội Chính thống Nga và Giáo Hội Công Giáo đã nhận được một động lực mới để phát triển mạnh hơn, sau khi Đức Thượng Phụ Kirill gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Havana cách đây hai năm rưỡi.”

Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng “Tôi phải nói thêm rằng trước cuộc họp đó, những liên lạc giữa hai bên cũng đã được tổ chức rất thường xuyên. Trong triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, tôi đã gặp ngài 7 lần, trung bình tôi gặp ngài mỗi năm một lần. Thông thường các cuộc gặp gỡ diễn ra vào mùa thu, bởi vì vào mùa thu, Giáo Hội Công Giáo Rôma thường tổ chức các Thượng Hội Đồng Giám Mục trong đó các quan sát viên từ một số Giáo hội Chính thống được mời. Trong nhiều năm nay, tôi đã đến đó như một quan sát viên từ Giáo hội Chính thống Nga.”

Ngài nói thêm: “Thông thường, tôi đến một hoặc hai ngày. Tôi được phát biểu trong vòng 10 hay 12 phút về quan điểm của Chính Thống Giáo Nga đối với một chủ đề cụ thể. Bên lề Thượng Hội Đồng Giám Mục, tôi thường gặp Đức Giáo Hoàng. Thông thường, đó là một buổi tiếp kiến riêng kéo dài khoảng một giờ để thảo luận về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.”

Về cuộc tiếp kiến hôm 19 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục cho biết:

“Một phần đáng kể thời gian đã được dành cho một cuộc thảo luận về tình hình ở Ukraine, cụ thể là, về tình hình Giáo Hội, và tôi đưa ra với Đức Giáo Hoàng quan điểm của Giáo hội Chính thống Nga về những diễn biến gần đây. Chúng tôi không cho rằng Giáo hoàng của Roma có thể đóng vai trò trọng tài trong cuộc tranh chấp này - điều đó là hoàn toàn không thể. Thật là sai lầm khi lôi kéo ngài vào những vấn đề này và hy vọng rằng ngài sẽ có một số hành động nào đó hoặc sẽ xác định xem mình đứng về một bên cụ thể nào. Giáo hội Chính thống sống theo luật và quy tắc của riêng mình. Chúng ta sẽ tự mình giải quyết vấn đề này, mà không có sự tham gia của Giáo hoàng Rôma.”

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Hilarion cũng thừa nhận rằng “việc đoạn giao với Tòa Thượng Phụ Constantinople cũng có những hệ quả nhất định trong mối quan hệ với Giáo Hội Công Giáo”. Cụ thể là “việc đoạn giao với Tòa Thượng Phụ Constantinople đã kéo theo việc rút lui khỏi các cuộc đối thoại thần học với Giáo Hội Công Giáo,” ngài nói.

Khi được hỏi về quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến quyết định của Constantinople trao quyền tự trị cho Chính Thống Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Hilarion nói mập mờ rằng:

“Tôi không thể truyền đạt cho bạn nội dung của các cuộc đàm phán được bảo mật. Nhưng nói chung, quan điểm của Vatican liên quan đến sự phát triển trong quá khứ cũng như hiện tại ở Ukraine đã đầy đủ và nhiều lần được công bố bởi chính Đức Giáo Hoàng hoặc bởi các đại diện được ngài ủy quyền. Chúng tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ lời nào ủng hộ các hành động phiêu lưu của Constantinople đến từ Đức Giáo Hoàng hoặc các đại diện của ngài. Chúng tôi chưa bao giờ nghe về bất kỳ sự hỗ trợ nào cho các hành động của chính quyền Ukraine nhằm phân biệt đối xử chống lại những người nói tiếng Nga. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy một quan điểm cân bằng của cá nhân Đức Giáo Hoàng Phanxicô, quốc gia Vatican và Giáo Hội Công Giáo ở các cấp độ khác nhau.”


Source: The Russian Orthodox Church Metropolitan Hilarion: Patriarch Bartholomew is not free in his actions
 
Tâm tình của Đức Thánh Cha trong ngày mừng các Thánh.
Thanh Quảng sdb
19:52 01/11/2018
Tâm tình của Đức Thánh Cha trong ngày mừng các Thánh.



Trong ngày mừng kính các thánh, Đức Thánh Cha kêu gọi: Hiến chương tám mối phúc thật là con đường dẫn đến sự thánh thiện trong cuộc sống hàng ngày

Trong giờ kinh trưa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc kinh “Truyền Tin” với các tín hữu và du khách tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Rome.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các Kitô hữu con đường lên thánh không phải là thực hiện các công việc một cách hoàn hảo và hoàn tất được những điều phi thường cho bằng sống Hiến Chương Nước Trời Chúa đã vạch ra cho chúng ta sống trong cuộc sống hàng ngày.

Phát biểu từ cửa sổ văn phòng cho khách thập phương đang tụ họp tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô tại Rô-ma, Đức Thánh Cha đã suy tư về đọc thứ nhất của Thánh Lễ các thánh trích từ Sách Khải Huyền nói về “một viễn tượng vô số” đang hát mừng ngợi khen Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói những lời ngợi ca này phù hợp với lời ca tụng “Thánh, Thánh, Thánh…” chúng ta đọc hay hát trong các Thánh Lễ. "Chúng ta không chỉ nghĩ về các thánh, nhưng chúng ta phải thể hiện những gì các thánh đã làm."

Bàn tiệc gia đình

Đức Thánh Cha nói chúng ta hiệp thông với các thánh trong sổ bộ các thánh mà còn với các vị thánh "mà chúng ta quen biết" đó chính là những - người thân và họ hàng của chúng ta, họ hiện diện trong số vô vàn vô số mà sách Khải Huyền đã đề cập tới! Do đó, Đức Thánh Cha nói, Ngày lễ Các Thánh là một ngày mừng của đại gia đình chúng ta, từ các thánh Tông đồ, đến anh chị em ruột thịt trong gia đình chúng ta, giúp chúng ta mong đợi và hướng về ngày xum họp hạnh phúc trên nước trời.

Con đường Tám Mối

Đức Thánh Cha nói: Con đường Tám mối dẫn đến hạnh phúc như Tin Mừng Thánh lễ đã đề cập tới, nó trái ngược với con đường thênh thang của trần thế.

Tin mừng Chúa dậy phúc cho những ai nghèo khó, trong khi thế giới đi tìm hạnh phúc trong tiền bạc sang giàu. Tin Mừng cho hay hạnh phúc cho những ai hiền lành, trong khi thế gian tìm kiếm niềm kiêu hãnh tự hào. Tin Mừng dậy phúc cho những ai trong sạch, trong khi thế gian tìm kiếm sự thỏa mãn trong xác thân...

Theo cái nhìn của người đời, thì cách thức và thái độ thánh thiện chỉ dẫn đến thất bại, nhưng theo bài đọc và nhìn của các thánh "trong tay cầm cành vạn tuế", biểu tượng của chiến thắng… thì chính các thánh mới là những người chiến thắng, chứ không phải là người trần thế, và các ngài đang khích lệ chúng ta bước theo các ngài, vì Thiên Chúa là Đấng Thánh.

Thuộc về trời hay đất?

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta hãy rà xét lại lương tâm, xem chúng ta đang thuộc về thiên giới hay hạ giới, chúng ta sống cho Chúa hay cho chính mình, sống cho lý tưởng hạnh phúc vĩnh cửu hay cho một sự thỏa mãn nào đó.

Đức Thánh Cha nói, "Thật chí lý nếu chúng ta được các thánh kích lệ sống giữa trần thế mà không bị ràng buộc vào thế trần nhưng luôn hướng về Thiên Chúa, sống làm những người khiêm nhường, hiền lành, thương xót và thanh khiết, vì chúng ta đang bị cuốn hút bởi thiên giới hơn là hạ giới.

Sau khi đọc “Kinh Truyền Tin”, Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng những người tham gia Cuộc chạy đua, một sự kiện được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 11 do Văn phòng Truyền giáo Don Bosco tổ chức hầu nâng đỡ những vị truyền giáo Salesian trên toàn thế giới. Đức Thánh Cha nói “Cha cám ơn sáng kiến tuyệt vời của các con và sự hiện diện của các con nơi đây”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở mọi người rằng ngày mai, thứ Sáu, ngày 2 tháng 11, là ngày cầu nguyện cho các đẳng linh hồn, Đức Thánh Cha sẽ đi thăm Nghĩa trang Laurentino, cách thành phố Rome khoảng 13 km về phía nam. "Cha mời bạn cùng tới đó với Cha để cầu nguyện cho những người đã an nghỉ trước chúng ta trong đức tin, được an nghỉ trong an bình…"
 
Thư mục vụ của Đức Hồng Y Timothy Dolan về trường hợp của Đức Giám Mục Phụ Tá John Jenik
Nguyễn Việt Nam
20:42 01/11/2018
Ngày 31 tháng 10, Đức Hồng Y đã gởi cho các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân một thư mục vụ về trường hợp của Đức Giám Mục Phụ Tá John Jenik. Toàn văn như sau:

Kính gửi các thành viên trong gia đình Tổng giáo phận New York:

Tôi lấy làm tiếc một lần nữa phải là người mang đến một hung tin, nhưng tôi phải viết thư này để thông báo với anh chị em rằng tổng giáo phận chúng ta đã nhận được cáo buộc lạm dụng tình dục một trẻ vị thành niên chống lại Đức Giám Mục John Jenik, là một Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận.

Hội đồng Tái xét Giáo dân đã cẩn thận kiểm tra lời cáo buộc, liên quan đến các sự việc từ nhiều thập kỷ trước và kết luận rằng bằng chứng được đưa ra là đủ để cho thấy cáo buộc này đáng tin cậy và chứng minh được. Mặc dù Đức Giám Mục Jenik tiếp tục phủ nhận cáo buộc này, ngài đã rời bỏ thừa tác vụ công khai và đã rời khỏi giáo xứ của mình.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng xem lá thư của tôi gửi cho các giáo dân của Đức Giám Mục Jenik, cùng với một lá thư của Đức Giám Mục Jenik, đính kèm bên dưới.

Xin anh chị em nhớ đến trong lời cầu nguyện của anh chị em tất cả những người mà cuộc sống của họ đã bị khuấy động bởi tội phạm và tội lỗi lạm dụng tình dục.

Chân thành trong Chúa Kitô,

+ Đức Hồng Y Timothy Dolan,
Tổng Giám Mục New York.

Lá thư của Đức Giám Mục John Jenik

Anh chị em giáo dân thân mến,

Đây là lá thư khó khăn nhất mà tôi phải viết trong 48 năm linh mục của tôi.

Như lá thư đính kèm của Đức Hồng Y Dolan đã làm rõ, một cáo buộc lạm dụng chống lại tôi đã được gởi đến Chương trình Hòa giải và Đền bù Độc lập của tổng giáo phận, và cáo buộc này cuối cùng được Hội đồng Tái xét Giáo dân nhận định là đáng tin cậy và chứng minh được.

Dù có một niềm tôn trọng tuyệt đối đối với Chương trình Hòa giải và Đền bù Độc lập và Hội đồng Tái xét Giáo dân, và biết rằng họ có một gánh nặng rất lớn khi phải đối diện với tội ác lạm dụng tính dục, tôi tiếp tục kiên quyết bác bỏ cáo buộc là tôi đã từng lạm dụng bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào. Do đó, tôi sẽ thỉnh cầu Vatican, là thẩm quyền cao nhất trong những trường hợp như thế này, xét lại vấn đề, với hy vọng là cuối cùng tôi được chứng minh vô tội.

Trong lúc này, tôi sẽ tuân thủ các quy định trong chính sách của tổng giáo phận, và sẽ không thi hành các thừa tác vụ công khai. Tôi sẽ bước qua một bên và chấm dứt tác vụ chủ chăn của giáo xứ Đức Mẹ là Chốn Nương Náu cho đến khi vấn đề được giải quyết.

Như nhiều người trong anh chị em cũng biết, tôi đang trong tiến trình hồi phục sau khi phải giải phẩu hông, và sẽ phải trải qua một cuộc giải phẩu thứ hai đối với hông bên kia vào tháng tới. Cám ơn những tấm thiệp của anh chị em, những lá thư, những cú điện thoại, và đặc biệt nhất là những lời cầu nguyện của anh chị em. Đó là sức mạnh của tôi.

Xin anh chị em cũng vui lòng cầu nguyện cho người đã đưa ra cáo buộc chống lại tôi, và cho tất cả những ai là nạn nhân của tội ác lạm dụng. Anh chị em luôn có một chỗ trong lời cầu nguyện và trong tâm hồn tôi, và chắc chắn tôi cũng cần một chỗ như thế nơi anh chị em.

Trong Chúa Kitô
+ Đức Giám Mục John Jenik

Đức Cha John Jenik sinh ngày 7 tháng 3 năm 1944 (74 tuổi) tại Manhattan New York. Ngài được thụ phong linh mục ngày 30 tháng 5, 1970. Ngài từng làm cha phó tại các giáo xứ St. Jerome từ năm 1970 đến 1974, St. Thomas Aquinas từ năm 1974 đến 1978 và cuối cùng là giáo xứ Đức Mẹ là Chốn Nương Náu từ năm 1978 đến 1985. Từ năm 1985, ngài là cha sở giáo xứ Đức Mẹ là Chốn Nương Náu. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá New York vào ngày 14 tháng Sáu 2014.

Michael Meenan, 52 tuổi, cáo buộc rằng vào năm 1978 ở tuổi 13 ông ta đã quen biết với cha John Jenik và đã đến nhà vị linh mục chơi nhiều lần trong đó có khoảng 70 lần ngủ qua đêm. Ông ta cáo buộc cha John Jenik đã một vài lần mời ông ta uống rượu và ít nhất một lần đã rờ mó mình khi hai người ngủ chung với nhau. Đó là toàn bộ các cáo buộc của Michael Meenan. Đây là lần đầu tiên Đức Cha John Jenik bị tố cáo lạm dụng.


Source: Archdiocese of New York Pastoral Letter from Cardinal Dolan on Bishop Jenik
 
Nhận định của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk về nỗ lực của Chính Thống Giáo Ukraine xin được ban cấp quy chế tự trị
Nguyễn Việt Nam
21:33 01/11/2018
Các nhà lãnh đạo Công Giáo thường tránh không bình luận về ước muốn độc lập của Chính Thống Giáo Ukraine để khỏi bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp hiện nay giữa Tòa Thượng Phụ Constatinople và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk là một trường hợp ngoại lệ. Trước hết, ngài là người Ukraine. Thứ hai, dù có im lặng đi chăng nữa, ngài cũng không mua được chút cảm tình nào của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Chính Thống Giáo Nga đã nhiều lần yêu cầu Tòa Thánh giải tán Giáo Hội Công Giáo Nghi lễ Đông phương Ukraine như một điều kiện tiên quyết để một vị Giáo Hoàng có thể đặt chân đến nước Nga.

Trong thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, đã dành cho John Allen và Ines San Martin của tờ Crux một cuộc phỏng vấn.

Theo Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, ước vọng tự trị của Chính Thống Giáo Ukraine là một nguyện vọng chính đáng của một dân tộc muốn đòi lại những di sản tinh thần và lịch sử của mình, đã bị người Nga cướp đi trong nhiều thế kỷ qua.

Ngài nhận xét rằng: “Người Nga luôn nhận mình là người thừa kế duy nhất của di sản đó. Đó là một sự xuyên tạc lịch sử. Điều đang xảy ra là người dân chúng tôi muốn thực hiện quyền hợp pháp của mình để ‘có sự giải thích riêng về quá khứ tôn giáo, hiện tại và tương lai của Ukraine ... quyền có tiếng nói riêng của chúng tôi.’”

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cũng dự đoán sẽ có những hệ quả đại kết, một Chính Thống giáo Ukraine hiệp nhất có thể tham gia vào một cuộc đối thoại hiệu quả hơn với Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine và trung tâm của sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo ở Rôma.”

Theo Đức Tổng Giám Mục, một Giáo Hội Chính Thống Ukraine tự trị sẽ “đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử của Giáo hội Hoàn vũ. Tôi không tin đó sẽ là một tiến trình dễ dàng, nhưng chắc chắn là thú vị và là một sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.”


Source: Crux Ukraine prelate says Orthodox independence is ‘affirmation of rights’
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Thanh Hóa: Ngày Dâng Hoa Cộng Đồng Bế Mạc Tháng Mân Côi
BTT GP Thanh Hóa
09:45 01/11/2018
Thanh Hoá.- Thứ Ba, 30/10/2018, ngay từ sáng sớm, các chuyến xe buýt đã lần lượt đưa 5029 con hoa đến từ 71 giáo xứ trong giáo phận Thanh Hóa về sân Tòa Giám Mục để cùng tham dự buổi dâng hoa cộng đồng và thánh lễ bế mạc tháng Mân Côi 2018.

Dâng hoa cộng đồng đã trở thành một truyền thống sinh hoạt đạo đức cấp giáo phận kể từ khi được Đức TGM. Giuse Nguyễn Chí Linh – Nguyên Giám mục giáo phận Thanh Hóa, khởi xướng vào ngày 31/05/2011.

Xem Hình Dâng Hoa

Truyền thống tốt đẹp này được duy trì và cổ võ để bày tỏ sự ái mộ đặc biệt của giáo phận Thanh Hóa đối với Đức Trinh Nữ Maria. Trong ngày đặc biệt này, tất cả mọi tấm lòng yêu mến chân thành của đoàn chiên xứ Thanh đều hướng về Mẹ với một niềm tôn kính và tri ân.

Năm nay, ngày hội hoa cộng đồng được chuyển sang tháng 10 – tháng Mân Côi, để thuận tiện hơn trong khâu tổ chức và đảm bảo sức khỏe cho các đội hoa tham dự.

Ngay từ buổi sáng sớm, dòng người đông đúc từ khắp nơi đã đổ về khuôn viên Tòa Giám Mục. Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng, ánh nắng bắt đầu có phần gay gắt hơn, đem theo một chút gió thu hòa vào với bầu khí sôi động của ngàn con hoa. Đoàn người mau chóng rời khỏi xe, bước vào tập luyện hăng say, không quản ngại sự mệt nhọc vì chặng đường xa hay nắng nóng, để kịp cho buổi tổng dượt dâng hoa được bắt đầu vào lúc 8 giờ. Với một lượng người đông đảo, quý nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá đã khá vất vả để có thể truyền đạt lại những động tác, cử điệu cho tất cả các con hoa.

Đúng 8 giờ sáng, ngày hội hoa của giáo phận Thanh Hóa bắt đầu. Dưới sự hướng dẫn của các nữ tu Mến Thánh Giá, những cánh tay đưa lên cao dần trở nên nhuần nhuyễn và đều đặn. Khuôn viên Tòa Giám Mục hôm nay trở nên như một bức tranh sống động, tuyệt đẹp với nhiều màu sắc rực rỡ, được tô vẽ nên bởi những bộ áo dài, những chiếc váy Mường và những đóa hoa tươi thắm kết từ nhiều loại hoa thơm hương. Nhìn thấy biển người muôn hoa rực rỡ đang hợp lòng thành kính tiến dâng, chắc Mẹ Maria thấu cảm được tấm lòng của đoàn con thảo xứ Thanh đang dành cho Mẹ.

Sau những vãn hoa đượm thắm ân tình, cộng đoàn cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn. Thánh lễ do Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường làm chủ tế cùng với sự tham dự đông đảo của quý cha trong giáo phận và toàn thể các đội hoa cùng bà con giáo dân.

Mặt tiền của Chủng viện Lê Bảo Tịnh hôm nay được trang hoàng trọng thể. Bàn tiệc Thánh Thể được sắp đặt tại tiền sảnh bên cạnh tòa nhà mới xây. Trong sắc màu rực rỡ, tiếng nhạc du dương, hồi kèn vang vọng, thánh lễ đã được cử hành một cách trọng thể, trang nghiêm và sốt sắng. Tất cả hợp lòng trong một tâm tình chỉ gồm hai chữ "tạ ơn".

Tháng Mân Côi đã khép lại và ngày hội dâng hoa cũng kết thúc vào hồi 10 giờ trưa. Mặt trời lên cao sưởi thêm hơi ấm như muốn biểu lộ ân tình mà Thiên Chúa và Đức Mẹ đang tuôn đổ xuống đoàn con cái nơi đây. Khuôn mặt ai cũng ánh lên niềm hân hoan rạng ngời hạnh phúc. Ai cũng quyến luyến bịn rịn khi đến giờ chia tay; và ai cũng chung lòng ước nguyện: Hẹn gặp lại nhé, ngày này sang năm!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tưởng nhớ công ơn Tổng thống Ngô Đình Diệm
Hồn Việt
08:35 01/11/2018
Đời đời nước Việt nhớ ơn
Cụ Ngô Tổng thống hết lòng vì dân,
Tuy đang tu tỉnh an thân,
Vì dân vì nước, phải quay trở về,
Đứng ra gánh vác sơn hà,
Để rồi phải chịu muôn vàn khổ đau.
Quốc gia chia rẽ diệt nhau,
Nước nhà rối rắm, dân tình hoang mang.
Nhưng nhờ tài đức, tâm an
Dẹp yên hỗn loạn, chuyển xoay tình hình,
Mang lại bầu khí an bình,
An dân trị nước, chín năm cầm quyền.
Nhưng nào có mãi được yên,
Bị bao áp lực, tấn công tư bề,
Tình hình thất vọng ê chề,
Nhưng người công chính chẳng hề lung lay.
Dù cho gian khó bủa vây,
Vẫn luôn khí phách, chí cao ngất trời,
Dù cho Mỹ quốc bỏ rơi,
m mưu lật đổ vẫn không sờn lòng,
Vẫn luôn tiết tháo, một lòng,
Sẵn sàng chấp nhận, coi thường hy sinh.
Dù cho tướng tá linh tinh,
Chạy theo tiền bạc, háo danh, phản thày.
Nhưng ngài đạo đức lắm thay,
Không hề diệt họ, tránh gây tương tàn.
Bản thân sống chết, chẳng màng,
Chối từ trốn chạy, hiên ngang nộp mình,
Vì không muôn quân đội mình,
Vì mình mà phải tương tàn giết nhau.
Thế nên tướng tá hè nhau
Thi hành kế hoạch dã man, giết ngài.
Cho dù giết chết ngài rồi,
Nhưng khi chúng thấy, rụng rời hãi kinh!
Vì ngài khí phách siêu linh,
Nên dù đã chết, nhưng uy vẫn còn.
Cả đời đạo đức sắt son,
Xả thân vì nước, vì dân của mình,
Vậy mà phải chết nhục hình,
Khác nào một kẻ giết người ác ôn.
Miên man hồi tưởng nhớ ơn,
Một người yêu nước đến quên thân mình.
Khóc thương cho đất nước mình,
Mất đi một đấng anh hùng vô song.
Nước nhà lâm cảnh long đong,
Tìm đâu ra được minh quân như ngài?
Nghĩ mà chỉ biết thở dài,
Bao giờ mới thấy nước nhà bình yên?
Xin ngài, hồn phách linh thiêng,
Cầu cho nước Việt sớm mau đổi đời!

Hồn Việt
 
Làm Gương Đầu Voi Đuôi Chuột
Phạm Trần
08:38 01/11/2018
Quy định “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương” đã được ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản cầm quyền duy nhất ở Việt Nam ký ban hành ngày 25/10/2018.

Quy định gồm 4 Điều và 19 nội dung là văn bản được coi để lấy lại niềm tin trong nhân dân qua xây dựng và chỉnh đốn hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu của đảng, gọi văn hoa là cấp “chiến lược” từ Trung ương đến địa phương.

Nhưng văn kiện cứu đảng khỏi tan quan trọng đầu tiên của ông Trọng trong vai trò Chủ tịch nước, sau khi ông được Quốc hội bỏ phiếu bầu ngày 23/10/2018, lại “đầu voi đuôi chuột” không đi đôi giữa nói và làm của chính ông.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8 ngày 02/10/2018, ông Trọng nói:”Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa thật sự gương mẫu trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong với những biểu hiện như nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, có cán bộ còn trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đặc biệt có cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”

Vậy ông có ý cứu đảng ra sao, ông Trọng đưa ra sáng kiến:”Để khắc phục tình trạng nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao xin kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành một Quy định mới về vấn đề này . Nội dung của bản Quy định cần cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ kiểm tra, giám sát. Dự thảo Quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống.”

Nói thì mạnh đáo để nhưng khi Quy định ban hành thì cả 2 nội dung, mỗi phần chỉ còn lại 8, tổng cộng là 16 “nội dung”, thay vì 18 như tuyên bố của ông Trọng.

Ba (03) nội dung còn lại ở phân cuối chỉ tập trung vào “tổ chức thực hiện” của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ; Mặt trận Tổ quốc ; Ban Tổ chức Trung ương.

TRUNG THÀNH VỚI XÁC CHẾT

Trách nhiệm phải gương mẫu tiên quyết, theo khoản 1 là phải :”Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu, nắm vững hệ thống các nguyên tắc cơ bản và kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lập trường tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, chính kiến rõ ràng trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm. Chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.”

Nói cách khác, phải sống chết với chủ nghĩa phá sản Cộng sản và phải bảo vệ tư tưởng của Mác-Lênin và Hồ Chí Minh là những con người từng sống và hưởng thụ trên xác chết của hàng triệu người dân vô tội, kể cả người Việt Nam.

Sau đó, trong khoản 2, mọi người phải cam kết trước tiên “Không làm bất cứ việc gì có hại cho Đảng” rồi sau mới đến “đất nước và nhân dân”. Điều này đích thực đã đặt quyền lợi đảng CSVN trên quyền lợi của Tổ quốc và nhân dân.

Sau đó, đến khoản 7 thì phải :” Mẫu mực về đạo đức, lối sống. Thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành.”

Tòan là những chữ sáo rỗng mà mọi người sống trong chế độ CSVN đã phải nghe đi nghe lại từ khi ông Hồ Chí Minh còn sống mà có thấy cán bộ giảm tham ô đâu. Nếu tính từ thời ông Hồ dạy cán bộ ở thập niên 50 thì bây giờ cũng đã gần 70 năm mà tham nhũng thì lúc nào cũng “vẫn còn nghiêm trọng” thì ai cần, ai không kiệm ?

PHÊ BÌNH VÀ TỪ CHỨC

Đến khoản 8 thì Quy định đòi phải:”Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi. Dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm. Chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.”

Đọc qua có lẽ nhiều người có kinh nghiệm “tự phê bình và phê bình” trong các cuộc họp đảng từ chi bộ trở lên phải tủm tỉm cười vào mũi ông Tổng Trọng. Bởi vì chuyện bày ra chỉ toàn làm cho có lệ, hình thức để báo cáo cho đẹp lòng nhau thôi. Những “nể nang”, “chín bỏ làm mười” hay “nay người mai ta”, hoặc “cùng là đồng chí, đồng hội mà hại nhau thì còn mặt mũi nào mà nhìn mặt nhau” v.v… vẫn nở rộ, lan rộng và ăn sâu, mọc rễ trong đảng chả bao giờ thay đổi được. Không tin cứ đến hỏi Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng để xin tài liệu “lười học nghị quyết” về mà đọc.

Còn cuyện bảo “các quan” nên “chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ” thì có đi ngược đầu cũng chưa xẩy ra, trừ khi những người ấy là Thánh.

Hãy lấy chuyện Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ bị phiếu tín nhiệm thấp nhất của Quốc hội làm tỷ dụ.

Theo kết quả được công bố ngày 25/10/2018, trong 48 chức danh được lấy phiếu, ông Nhạ đã bị 137 phiếu “tín nhiệm thấp”, hạng bét trong số người được Quốc hội phán xét.

Nếu ở các nước có truyền thống bảo vệ nhân cách và trọng danh dự thì người như ông Nhạ đã cúi đầu, khoanh tay xin lỗi nhân dân trước Quốc hội và tuyên bố xin từ chức.

Ngược lại, ông Nhạ còn vênh váo nói với báo chỉ ở Hà Nội rằng:” "Đúng như tinh thần Nghị quyết của Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm là nhằm giúp người được lấy phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động".

"Tôi coi kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này là động lực để bản thân tôi và toàn ngành cố gắng hơn, có nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa để đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo" (theo VNExpress, ngày 25/10/2018)

Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng từng nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam:”Cán bộ tham nhũng, đút lót nhau hàng trăm tỷ, nhưng chưa thấy ai từ chức vì sai phạm. Cả cuộc đời 60 năm làm công tác tổ chức cán bộ, tôi chưa thấy ai từ chức”. (VOV, ngày 06/07/2018)

Ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nghe rõ chưa mà còn ngây thơ cụ bảo kẻ dưới quyền hãy “chủ động xin từ chức”

CHỐNG AI-CHỐNG GÌ ?

Bây giờ xin bàn tiếp đến Điều 3, cũng chỉ có 8 “nội dung” thay vì 9 như ông Trọng hứa trước Hội nghị Trung ương 8.

Nội dung trong Điều 3 buộc các “Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống:

1)Chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị. Lợi dụng tập thể để né tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện mục đích cá nhân. Nói không nhất quán, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.

2) Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân. Định kiến với người góp ý, phê bình. Trực tiếp, mượn danh hoặc cung cấp tài liệu cho người khác để nói, viết, đăng tin, bài sai sự thật nhằm đề cao tập thể, cá nhân mình hoặc hạ thấp uy tín của tập thể, cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

3)Chủ trì tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hoặc gây thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.

4)Chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác cán bộ; đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nhất là đối với người nhà, người thân.

5)Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đối với việc đề xuất, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, đề án kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; đấu giá đất đai, tài sản nhà nước.

6)Lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc. Tổ chức đoàn đi công tác ở trong và ngoài nước không đúng thành phần, thời gian và nội dung yêu cầu công việc. Sống, sinh hoạt, tiêu dùng, giải trí xa hoa, lãng phí.

7)Lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để sử dụng, vay, mượn tiền, tài sản, phương tiện của tổ chức, cá nhân trái quy định.

8)Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

ĐẦU TO-ĐÍT BÉ

Như vậy là tuyệt nhiên trong phần cam kết chống sống còn này của đảng viên, nhất là cấp lãnh đạo gồm các Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương không thấy giống những gì báo đài đảng đã viết khi Quy định còn trong vòng lấy ý kiến.

Những nhóm chữ quan trọng và được chú ý nhiều trong dân đã biến mất trong Quy định chính thức như :” Các ủy viên phải mẫu mực về đạo đức, lối sống, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập”, “tham nhũng chính sách; tham vọng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền; “lợi ích nhóm”; “Không đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài”;

Hay :”Chống lợi dụng Doanh nghiệp hoặc để Doanh nghiệp lợi dụng; liên kết lập "sân sau ”, "lợi lch nhóm"; dung túng, bao che, móc ngoặc, thông đồng với Doanh nghiệp trục lợi. Việc sử dụng tiền, tài sản của Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân làm giàu bất chính, vụ lợi như mua đất, xây nhà, cho người thân du học, đi công tác, du lịch nước ngoài, chơi golf, tiêu dùng xa xỉ...”

(Theo Zing.VN và VietnamNet)

Những thay đổi quan trọng này liệu có trùng hợp với việc kê khai tài sản rồi giữ lại nơi cán bộ làm việc hay tổ chức, đảng bộ và nhất định không phổ biến cho dân kiểm soát thì có trơ trẽn và lố bịch không ?

Đến Dự Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước đang thảo luận tại Quốc hội còn nhiêu khê kịch cỡm với chủ đích che giấu cho Lãnh đạo và những việc đáng lẽ phải công khai cho dân biết.

Nguyên văn trong Chương II: PHẠM VI, PH N LOẠI, DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC, Điều 10 quy định “ Phạm vi bí mật nhà nước” đã viết :

1. Trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

a) Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác xây dựng Đảng; công tác dân tộc, tôn giáo;

b) Thông tin về hoạt động của Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

c) Thông tin liên quan đến thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

d) Thông tin về tình hình tư tưởng, đời sống các tầng lớp nhân dân có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, xã hội.

Toàn là chuyện bí mật láo lếu. Nếu không để che đậy, giấu dân và làm cản trở quyền làm chủ đất nước của dân và trốn tránh bổn phận là “đầy tớ của dân” của cán bộ, đảng viên thì viết như vậy với mục đích gì ?

Thậm chí “thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước” cũng phải giấu như mèo giấu phân thì ai làm gương cho ai soi, hay đưa ra Quy định làm gương để làm gì ?

Hay là ông Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng muốn làm trò cười cho thiên hạ mà không hay, hoặc cái đầu ông thật sự là “có vấn đề” ? -/-

Phạm Trần

(10/018)
 
Tưởng nhớ & Ghi ơn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Đinh Văn Tiến Hùng
17:41 01/11/2018
Tưởng nhớ & Ghi ơn Cố Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM
Người Sáng Lập Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.
( Lễ giỗ thứ 55 : 2/11/1963 – 2/11/2018 )

*Di ngôn của TT Ngô Đình Diệm :
“Tôi tiến, hãy tiến theo tôi,
Tôi lùi, hãy giết tôi,
Tôi chết, hãy nối chí tôi”
+Nỗi lòng Người xưa.
Bao năm lặn lội với gió sương,
Chẳng ngại bôn ba khắp dặm trường,
Đất nước ngả nghiêng không chèo chống,
Dân tình vất vưởng mất kỷ cương.
Quyết tâm diệt cộng, dẹp bè phái,
Phấn khởi an dân, mở rộng đường,
Đất nước vươn lên đang ngời sáng,
Hận bọn tôi đòi phá Quê Hương.

+Lòng dân ngày nay.
Hận bọn tôi đòi phá Quê Hương,
Khiến dân cực khổ mọi trăm đường,
Giết người tài đức yêu tổ quốc,
Để lũ tranh quyền bỏ biên cương,
Tiếc sao ngày tháng dân no ấm,
Nhục nhã từng ngày cộng mở đường,
Để cho bọn cướp Tàu xâm lấn,
Còn đâu dân tộc với Quê Hương !

*Năm mươi lăm năm qua,
Người dân Việt xót xa,
Vẫn còn lưu luyến mãi,
Vị Cứu Tinh Nước Nhà.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Văn Hóa
Ghi Chú về Kinh Lạy Cha của Raissa Maritain
Vũ Văn An
23:51 01/11/2018
Ghi Chú về Kinh Lạy Cha
Raissa Maritain

Nguyên Bản Tiếng Pháp “Notes sur le Pater”
do Nhà Desclée de Brouwer, Paris, France, ấn hành năm 1962



Giới Thiệu

Jacques và Raissa Maritain là cặp vợ chồng trí thức Công Giáo Pháp lý tưởng của thế kỷ 20. Theo Javier Martinez, hai người lý tưởng này đang trong diễn trình được phong á thánh.

Họ gặp nhau năm 1900 tại Đại Học Sorbonne, Paris. Cả hai đang đi tìm chân lý cho cuộc sống thông qua triết học. Mỗi lần đắn đo suy tư một ý niệm triết lý, họ đều nghĩ mình đã tiến gần chân lý hơn một chút, nhưng thực ra họ chỉ đụng tới điều Raissa gọi là “thuốc phiện siêu hình”. Chính tâm trạng ấy đã dẫn tới mưu toan tự tử.

Rất may, sau đó, điều họ khổ công tìm kiếm đã được tìm thấy trong cuộc nghiên cứu triết học Kitô Giáo của Thánh Tôma Aquinô và đây là lý do khiến họ, một người gốc Do Thái (Raissa) một người gốc Thệ Phản (Jacques) đã trở lại Đạo Công Giáo. Chính sự tha thiết tìm tòi các câu trả lời sâu sắc về thần học và triết học cho các câu hỏi chính chung quanh đức đức tin là lý do chính cặp vợ chồng này được xem xét để phong thánh.

Lúc mới 16 tuổi, sắp dự thi tú tài, được người dìu dắt hỏi cô muốn học gì trước nhất, Raissa Oumansov (nhũ danh của Raissa Maritain) trả lời vắn tắt: “muốn biết điều hiện hữu”. Và hiện hữu mà cô, vốn gốc Do Thái Giáo ngành Hasidic, muốn biết chính là Đấng Thiên Chúa có bản vị trước nỗi thống khổ của con người.

Cô vốn sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu tại thành phố cảng Rostov-on-Don năm 1883. Khi lên hai, cha cô, một thợ may, di chuyển gia đình tới thành phố cảng Mariupol của Ukraine bên bờ Biển Azov. Trong 10 năm sống tại Đế Quốc Nga, cô được lên khuôn sâu sắc bởi lòng đạo và các truyền thống của gia đìinh ngoan đạo, nhất là bởi gương sáng của ông ngoại. Dù ở tuổi thơ ngây, nhưng nhờ chiêm ngưỡng niềm vui và lòng tốt dịu dàng của ông ngoại, cô học được gốc gác sâu xa của những đức tính này: “chúng phát xuất từ lòng đạo tuyệt vời của ông, lòng đạo của phái Hasidim, ngành huyền nhiệm trong Do Thái Giáo với rất nhiều sắc thái, có lúc nghiêng về trí thức có lúc nghiêng về xúc cảm... Tôn giáo của ông ngoại tôi là tôn giáo hoàn toàn của yêu thương và tin tưởng, hân hoan và bác ái”. Người ta thấy cái hiểu của Raissa về di sản Hasidic của bà rõ ràng nhất trong lời mô tả của bà về công trình và nhân cách của một người Nga gốc Do Thái khác tức Marc Chagall, bạn bà.

“Niềm vui thiêng liêng dịu dàng thấm nhiễm các công trình của anh đã phát sinh cùng với anh tại Vitebsk, trên đất Nga, trên đất Do Thái. Chính vì thế nó thấm đậm u sầu, bàng bạc nỗi luyến nhớ và niềm hy vọng bền bỉ. Quả thực, niềm vui Do Thái không giống bất cứ niềm vui nào khác; người ta có thể nói điều này bằng cách tìm gốc rễ của nó lặn sâu dưới thực tại đời thực, niềm vui Do Thái, cùng một lúc, từ thực tại này, rút ra cảm thức bi đát về tính mỏng dòn và chính cái chết của mình”.



Năm bà lên 10, lúc phong trào bài Do Thái lên cao ở Nga, gia đình bà di cư qua Paris. Chỉ 15 ngày sau khi tới đây, Raissa đã đủ vốn tiếng Pháp để hiểu bài và cuối cùng đã đứng thứ hai trong lớp. Sau khi đậu tú tài, bà ghi danh ở Phân Khoa Khoa Học của Sorbonne, nơi bà gặp Jacques Maritain, lúc đó đã đậu cử nhân triết và đang chuẩn bị thi cử nhân khoa học.

Cả hai cảm thấy trống rỗng và tuyệt vọng. Họ đánh giá cao phẩm chất giáo huấn họ nhận được, nhưng các ý niệm của các giáo sư không tương ứng với các hoài mong và các tra vấn sâu xa nhất của họ.

" Do đó, chúng tôi quyết định còn thì giờ còn tin tưởng vào thể vô minh; chúng tôi sẽ vẫn tin tưởng vào hiện hữu, như một kinh nghiệm cần phải làm, với hy vọng với ý nguyện nồng say của mình, ý nghĩa đời người sẽ tự ló dạng, các giá trị mới sẽ tự lộ diện rõ ràng đến có thể lôi cuốn sự gắn bó hoàn toàn của chúng tôi, và giải thoát chúng tôi khỏi cơn ác mộng của một thế giới thê thảm và vô ích này. Nếu kinh nghiệm này không diễn ra, giải pháp sẽ là tự vận; tự vận trước khi năm tháng không chất chồng bụi bặm, trước khi sức lực tuổi trẻ của chúng tôi không được sử dụng. Chúng tôi thà chết bằng một cự tuyệt tự do nếu không thể sống theo chân lý” (Les Grandes Amitiés, coll. « Livre de vie », Desclée de Brouwer, 1949).

Các khóa giảng của Henri Bergson ở Collège de France, mà Jacques và Raissa dự theo lời khuyên của Charles Péguy, giúp họ thoát khỏi nỗi thất vọng bằng cách cho phép họ tiên cảm sự hiện hữu của chân lý khách quan và “khả thể của công trình siêu hình”.

Sau lễ đính hôn của họ vào năm 1904, họ gặp Léon Bloy, người trở thành bạn thân của họ, và trở lại Đạo Công Giáo. Lễ Rửa Tội của họ diễn ra ngày 11 tháng Sáu năm 1906 với Léo Bloy là cha đỡ đầu.

Jacques và Raïssa Maritain chọn cha Humbert Clérissac, Dòng Đa Minh, làm cha linh hướng đầu tiên và sau khi vị này qua đời, họ chọn một Cha Dòng Đa Minh nổi tiếng khác làm linh hướng và bạn thân đó là Cha Garrigou-Lagrange.

Bà qua đời ngày 4 tháng Mười Một năm 1960 tại Paris, thọ 77 tuổi.

Raissa nổi tiếng là một nhà tư tưởng, thi sĩ Công Giáo Pháp. Như chính Jacques Maritain sau này xác nhận: không công trình nào của ông lại không có sự đóng góp của vợ. Bà là tác giả của ít nhất 7 cuốn sách, 4 tập thơ. Nổi tiếng hơn cả là cuốn “Les Grandes Amitiés” thuộc bộ “Sách Bỏ Túi” của Nhà Xuất Bản Desclée de Brouwer, năm 1949.
Ngoài ra, bà còn để lại rất nhiều ghi chú rải rác mà sau này được Jacques Maritain san định. Nhờ đó, có cuốn “Notes sur Le Pater” do Nhà Desclée de Brouwer, Paris, France, ấn hành năm 1962.

Chúng tôi mạn phép lược dịch cuốn sách trên sang tiếng Việt. Mời qúy độc giả đọc lời nói đầu của Jacques Maritain.

Còn tiếp
 
Tiếng Vọng Vực Sâu
Đinh Văn Tiến Hùng
17:33 01/11/2018
Tiếng Vọng Vực Sâu

*“Những nỗi thống khổ của các Linh Hồn nơi Luyện ngục rất lớn,
Cho nên 1 ngày ở đó cũng như một ngàn năm đối với họ.”
( St Vicent Ferrier )


*’ Thiên đàng, Hỏa ngục đôi quê,
Ai khôn thì về, ai dại thì sa.
Đêm về nhớ Chúa nhớ Cha,
Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa Linh hồn.
Linh hồn phải giữ Linh hồn,
Đến khi lìa xác được lên Thiên đàng’ (*)

*Từ lúc năm tháng còn thơ,
Bài đồng dao ấy vẫn chưa phai mờ.
Quê nhà in dấu ngày xưa,
Chuông nhà thờ điểm lưa thưa gợi buồn,
Âm vang nhắc nhở chiều hôm,
Câu kinh nguyện nhớ Linh hồn chờ mong,
Đâu đây trong cõi mênh mông,
Tiếng ai than thở xót lòng thế nhân.

Hỡi người dù sống gian truân,
Lắng nghe Hồn dưới Vực sâu kêu cầu,
Chịu hình phạt bởi vì đâu,
Chính mình tội lỗi bấy lâu trên trần.
Đuổi theo danh lợi xa gần,
Đắm trong tục lụy, vọng cầu vinh hoa,
Quên rằng dù cố bôn ba,
Buông hai tay xuống đời ta còn gì ?
Đời người sinh ký tử qui,
Thân hèn xác đất ra đi một lần,
Trở về tro bụi xác thân,
Nhưng Linh hồn phải đến gần Thiên Nhan,
Trả lời công tội đã làm,
Đáng hưởng hồng phúc Thiên đàng hay không ?
Giờ con khao khát chờ trông,
Sớm bên Nhan Chúa thỏa lòng đắm say.

*Vẳng nghe tiếng gọi đâu đây,
Lời ai than thở dâng đầy đớn đau ?
Chính là Tiếng Vọng Vực Sâu,
Linh hồn thổn thức kêu cầu Chúa thương,
Thứ tha năm tháng lầm đường,
Sống xa Tình Chúa, đắm vương bụi trần.
Nhưng Chúa từ ái vô ngần,
Giang tay cứu vớt bao lần con quên.
Lời kinh xám hối dâng lên,
Cho con diễm phúc nghỉ yên đời đời.
Xin kéo con lên Chúa ơi !
Hưởng Nhan Thánh Chúa trên nơi Vĩnh Hằng.

Đinh văn Tiến Hùng

(*) Ghi chú : Truyền thuyết cho rằng bài đồng dao trên do 1 Linh Mục đặt ra,
để giáo dục trẻ em trong cả lúc vui chơi, cũng luôn nghĩ đến cuộc sống đời sau.


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ghế Cũ Vườn Hoang
Tấn Đạt
21:21 01/11/2018
GHẾ CŨ VƯỜN HOANG
Ảnh của Tấn Đạt
Mới ngày nào
trong phòng êm ái
Nay phế thải
ngoài trời với lá thu rơi
Thói đời đen bạc ai ơi.
(bt)