Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 30/10: Ai đầu – Ai cuối? - Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
00:37 29/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Người bảo họ: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.
“Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: ‘Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo anh em: ‘Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!’ Bấy giờ anh em mới nói: ‘Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi.’ Nhưng ông sẽ đáp lại: ‘Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!’
“Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.
“Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:15 29/10/2024
7. Cầu nguyện là hấp thụ lương thực làm việc thiện của chúng ta, đem nó phân phát đến tất cả các phần của linh hồn.
(Thánh Barnard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:24 29/10/2024
80. KHÔNG THỂ TRÚNG TUYỂN
Có một thí sinh lên kinh thành để thi, đi giữa đường thì rương áo quần bị rơi, khăn đầu cũng rơi luôn.
Tên tiểu đồng liên tiếp nói:
- “Khăn đầu rớt xuống đất rồi kìa !”
Thí sinh ấy nhướng cao mày nói:
- “Hai chữ “rớt (rơi) đất落地 " (1) thật không tốt, nên nói là “cập đệ及第”! (2)
Tiểu đồng vừa gật đầu vừa lượm khăn và rương áo quần lên, nói:
- “Từ này về sau không thể “cập đệ” được rồi !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 80:
Nói thật thì mất lòng, nói quanh co thì sợ hiểu lầm và có khi phản tác dụng, cho nên con người ta thường hay lấy cớ là “tính tui nó như vậy” ai nghĩ sao thì nghĩ, để bắt bẻ nhau.
Có những người Ki-tô hữu thích nói thẳng nói thật nên họ có ít bạn bè vì bạn bè không thích nói thẳng nói thật, những người Ki-tô hữu này không lấy đó làm buồn nhưng coi đó là một niềm vui, vì tuy ít bạn nhưng bạn bè hiểu tính nết của nhau, đó là một trong những điều hạnh phúc khi kết bạn.
Con người ta thường thích bắt bẻ nhau từng lời nói, nhưng không mấy ai thành thật chấp nhận những ưu điểm của người khác để khuyến khích và giúp đỡ, bởi vì không ai tự nhận mình là người có nhiều khuyết điểm hơn người khác.
Thử nói lời khuyến khích và khen ngợi tha nhân mà xem, bạn sẽ thấy tâm hồn của mình thật bình an và vui vẻ, bởi vì đó chính là niềm vui của Thánh Thần vậy...
(1) (2) 地 đọc là “ti” nghĩa là đất, 第 cũng đọc là “ti” nghĩa là đệ; 落地 (lạc đất) nghĩa là “rơi xuống đất”; 及第 (cập đệ) nghĩa là “trúng tuyển”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một thí sinh lên kinh thành để thi, đi giữa đường thì rương áo quần bị rơi, khăn đầu cũng rơi luôn.
Tên tiểu đồng liên tiếp nói:
- “Khăn đầu rớt xuống đất rồi kìa !”
Thí sinh ấy nhướng cao mày nói:
- “Hai chữ “rớt (rơi) đất落地 " (1) thật không tốt, nên nói là “cập đệ及第”! (2)
Tiểu đồng vừa gật đầu vừa lượm khăn và rương áo quần lên, nói:
- “Từ này về sau không thể “cập đệ” được rồi !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 80:
Nói thật thì mất lòng, nói quanh co thì sợ hiểu lầm và có khi phản tác dụng, cho nên con người ta thường hay lấy cớ là “tính tui nó như vậy” ai nghĩ sao thì nghĩ, để bắt bẻ nhau.
Có những người Ki-tô hữu thích nói thẳng nói thật nên họ có ít bạn bè vì bạn bè không thích nói thẳng nói thật, những người Ki-tô hữu này không lấy đó làm buồn nhưng coi đó là một niềm vui, vì tuy ít bạn nhưng bạn bè hiểu tính nết của nhau, đó là một trong những điều hạnh phúc khi kết bạn.
Con người ta thường thích bắt bẻ nhau từng lời nói, nhưng không mấy ai thành thật chấp nhận những ưu điểm của người khác để khuyến khích và giúp đỡ, bởi vì không ai tự nhận mình là người có nhiều khuyết điểm hơn người khác.
Thử nói lời khuyến khích và khen ngợi tha nhân mà xem, bạn sẽ thấy tâm hồn của mình thật bình an và vui vẻ, bởi vì đó chính là niềm vui của Thánh Thần vậy...
(1) (2) 地 đọc là “ti” nghĩa là đất, 第 cũng đọc là “ti” nghĩa là đệ; 落地 (lạc đất) nghĩa là “rơi xuống đất”; 及第 (cập đệ) nghĩa là “trúng tuyển”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tình yêu, cốt lõi của Kitô giáo
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:15 29/10/2024
CHÚA NHẬT XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN
Đnl 6,2-6; Hr 7,23-28; Mc 12,28b-34
Tình yêu, cốt lõi của Kitô giáo
Trong luật Môsê, có 613 điều luật, trong đó, có 248 điều buộc làm và có 365 điều cấm làm. Giữa một “rừng luật” như thế, nhiều lúc người ta không biết điều răn nào là quan trọng nhất. Đây là lý do tại sao người thông luật đến hỏi Chúa Giêsu: “Trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?”
Để hiểu được bối cảnh bài Tin Mừng, trước hết chúng ta cần biết rằng vào thời Chúa Giêsu, trong Do Thái giáo, có hai khuynh hướng đối nghịch nhau. Một khuynh hướng muốn nhân rộng các khoản luật và quy định tỉ mỉ mọi chi tiết của đời sống. Một khuynh hướng khác lại muốn rút ra từ “đống luật” những điều chính yếu và quan trọng mà Thiên Chúa muốn hơn là quá chú trọng đến các chi tiết luật và điều thứ yếu. Người thông luật này thuộc khuynh hướng thứ hai.
Chúa Giêsu dùng cơ hội này để cống hiến một sự mới mẻ khi tóm tắt mọi lề luật vào trong hai giới răn: “Mến Chúa, yêu người, như là cốt lõi của lề luật.”
1. Mến Chúa, giới răn quan trọng nhất
Trước hết, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi của người thông luật:
“Nghe đây, hỡi Ítraen, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12,29-30).
Đối với người Do Thái, câu trả lời này không có gì là xa lạ, bởi lẽ, họ đã học thuộc lòng từ nhỏ những lời này trong sách Đệ Nhị Luật mà bài đọc I trích dẫn nói về giới răn này:
“Nghe đây, hỡi Ítraen! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em” (Đnl 6,4 -5).
Ở đây, Chúa Giêsu vừa kế thừa vừa kiện toàn luật Cựu Ước khi nhắc lại điều quan trọng và chính yếu của lề luật.
Vậy thì “ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” có nghĩa là gì?
Trong Mátthêu, từ “hết” được lặp lại ba lần, còn trong Máccô, từ “hết” được lặp lại bốn lần để nhấn mạnh rằng con người phải yêu mến Thiên Chúa với toàn bộ và trọn vẹn con người mình. Nghĩa là việc yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi một sự dấn thân toàn bộ và trọn vẹn con người: cả con tim, tâm hồn, lý trí và cả thể lý chúng ta. Đây là giới răn quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa phải ở chỗ quan trọng nhất, vị trí số một trong cuộc đời tôi. Vì thế, mọi chọn lựa, suy nghĩ, tâm tư tình cảm và hành động của tôi phải được chi phối bởi trật tự và hệ giá trị này.
Như thế, Chúa Giêsu muốn thiết lập lại tương quan nền tảng thứ nhất của con người với Thiên Chúa. Theo đó, con người hiện hữu nhờ Thiên Chúa. Con người được tạo dựng để yêu mến và phụng thờ Thiên Chúa. Con người chỉ tìm được ý nghĩa và hạnh phúc cuộc sống khi kết hợp và yêu mến Người. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi đó là điều răn quan trọng nhất.
2. Yêu người, giới răn thứ hai
Kitô giáo không phải là một tôn giáo “duy thiên” hay “duy linh” nhưng là một tôn giáo nhập thể và nhập thế. Con người không chỉ có tương quan chiều dọc với Thiên Chúa, nhưng còn có tương quan chiều ngang với tha nhân. Con người sống là sống bởi, sống với, sống vì tha nhân.
Chúa Giêsu tóm tắt đạo lý này trong giới răn thứ hai:
“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác trọng hơn các điều răn đó” (Mc 12,31).
Đây chính là sự mới mẻ mà Chúa Giêsu mang đến. Người tóm tắt toàn bộ lề luật vào trong hai giới răn. Người liên kết giới răn thứ nhất với giới răn thứ hai lại với nhau. Theo Chúa, người ta không thể đối lập Thiên Chúa với con người, cũng không thể đối lập con người với Thiên Chúa. Không có sự mâu thuẫn giữa hai tình yêu. Yêu mến Thiên Chúa thì phải yêu thương tha nhân. Yêu thương tha nhân là bằng chứng về lòng yêu mến Thiên Chúa, và hơn thế nữa, yêu thương tha nhân là yêu mến Thiên Chúa (x. Mt 25,45; 1 Ga 4,20).
Nhưng chúng ta cần phải phân tích giới răn thứ hai với cụm từ “yêu người thân cận như chính mình.” Ở đây, chúng ta để ý cụm từ “như chính mình” là tiêu chuẩn đo lường cho tình yêu đối với tha nhân. Theo tiêu chuẩn này, nơi khác Chúa Giêsu nói: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12). Bởi lẽ, ai cũng mong muốn và làm điều tốt cho mình; không ai làm những điều xấu cho mình (trừ người điên)… Chẳng hạn, không ai trong chúng ta lại muốn mình đau khổ và thất bại, nhưng ai cũng muốn mình được bình an, thành công và hạnh phúc; ai cũng muốn được người khác tôn trọng, công bằng và quý mến mình. Từ đó, chúng ta hãy làm cho người khác những điều mà mình mong muốn người ta làm cho mình.
Như vậy, yêu mến Thiên Chúa hướng chúng ta tới việc yêu mến tha nhân như chính mình và ai yêu thương là chu toàn lề luật.
3. Những mẫu gương mến Chúa yêu người
Tuy nhiên, mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như chính mình là rất khó khăn. Để thực thi điều đó, chúng ta cần ơn Chúa giúp. Vì với ơn Chúa giúp, mọi sự đều có thể. Chúng ta còn phải cố gắng không ngừng để vượt lên những rào cản của tính ích kỷ, kiêu ngạo và quy ngã. Vì thế, nhiều lúc chúng ta cảm thấy mến Chúa thì dễ hơn yêu người; nhiều lúc mến Chúa và yêu người là điều không thể!
Chúng ta tìm thấy những mẫu gương sáng chói soi sáng giúp chúng ta sống. Xin kể ra đây một số gương mặt nổi bật.
Trước hết, phải kể đến mẫu gương Chúa Giêsu. Người đã sống trọn lý tưởng mến Chúa và yêu người một cách hoàn hảo. Người hoàn toàn vâng phục Chúa Cha và đã hiến thân chịu chết vì loài người. Người không chỉ yêu những kẻ yêu thương mình, mà còn yêu thương cả những kẻ thù địch với mình.
Thứ đến là mẫu gương của cha Maximilianô Maria Kolbe, ngài là một tu sĩ dòng Phanxicô, người Ba Lan. Ngài bị bắt và bị nhốt ở trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Cuối tháng 7 năm 1941, có ba tù nhân trốn khỏi trại, khiến phó chỉ huy trại bắt 10 người đàn ông phải chết thay bằng cách bỏ đói trong hầm ngầm để răn đe việc trốn trại. Một trong những người bị chọn có Franciszek Gajowniczek, anh này kêu lên: “Tôi còn vợ tôi! con tôi nữa!” Kolbe động lòng thương và tình nguyện chết thay cho anh này. Nghĩa cử đó thể hiện cách tuyệt hảo về lòng mến Chúa và yêu người.
Mẫu gương cuối cùng có thể kể ra đây đó là Mẹ Têrêxa Calcutta. Mẹ là một nữ tu người gốc Albani, nhưng vì được thúc đẩy bởi tình yêu Chúa và lý tưởng phục vụ tha nhân, Mẹ đã sang Ấn Độ để hiến trọn cuộc đời phục vụ người nghèo, đặc biệt người bất hạnh nhất. Mẹ đã lập dòng Thừa Sai Bác Ái để cùng với các nữ tu chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối ở Ấn Độ và nay khắp nơi trên thế giới đều có sự hiện diện của Hội Dòng này. Sứ mạng của Mẹ và Hội Dòng là phục vụ Chúa trong người nghèo. Mẹ đã được cả thế giới biết đến với lòng kính trọng như là biểu tượng của lòng bác ái Kitô giáo đương thời. Mẹ đã sống trọn vẹn hai giới răn mến Chúa và yêu người cách tuyệt hảo noi gương Chúa Giêsu.
Và trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều vị thánh khác, nhiều con người và các tổ chức, dòng tu đã dấn thân phục vụ con người theo tinh thần Phúc Âm. Đó chính là những mẫu gương sáng chói của việc thực thi giới răn mến Chúa yêu người.
Noi gương các ngài, chúng ta được mời gọi sống triệt để hơn hai giới răn quan trọng này trong đời sống hằng ngày, là mến Chúa và yêu người. Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận, thì đó là bằng chứng chúng ta đang sống theo giáo huấn Chúa Giêsu. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta chỉ chọn một trong hai, hoặc đối lập chúng, thì chúng ta đã quên điều chính yếu mà Chúa Giêsu hôm nay dạy và liên kết, vì mến Chúa và yêu người là cốt lõi của Đạo chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Đnl 6,2-6; Hr 7,23-28; Mc 12,28b-34
Tình yêu, cốt lõi của Kitô giáo
Trong luật Môsê, có 613 điều luật, trong đó, có 248 điều buộc làm và có 365 điều cấm làm. Giữa một “rừng luật” như thế, nhiều lúc người ta không biết điều răn nào là quan trọng nhất. Đây là lý do tại sao người thông luật đến hỏi Chúa Giêsu: “Trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?”
Để hiểu được bối cảnh bài Tin Mừng, trước hết chúng ta cần biết rằng vào thời Chúa Giêsu, trong Do Thái giáo, có hai khuynh hướng đối nghịch nhau. Một khuynh hướng muốn nhân rộng các khoản luật và quy định tỉ mỉ mọi chi tiết của đời sống. Một khuynh hướng khác lại muốn rút ra từ “đống luật” những điều chính yếu và quan trọng mà Thiên Chúa muốn hơn là quá chú trọng đến các chi tiết luật và điều thứ yếu. Người thông luật này thuộc khuynh hướng thứ hai.
Chúa Giêsu dùng cơ hội này để cống hiến một sự mới mẻ khi tóm tắt mọi lề luật vào trong hai giới răn: “Mến Chúa, yêu người, như là cốt lõi của lề luật.”
1. Mến Chúa, giới răn quan trọng nhất
Trước hết, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi của người thông luật:
“Nghe đây, hỡi Ítraen, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12,29-30).
Đối với người Do Thái, câu trả lời này không có gì là xa lạ, bởi lẽ, họ đã học thuộc lòng từ nhỏ những lời này trong sách Đệ Nhị Luật mà bài đọc I trích dẫn nói về giới răn này:
“Nghe đây, hỡi Ítraen! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em” (Đnl 6,4 -5).
Ở đây, Chúa Giêsu vừa kế thừa vừa kiện toàn luật Cựu Ước khi nhắc lại điều quan trọng và chính yếu của lề luật.
Vậy thì “ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” có nghĩa là gì?
Trong Mátthêu, từ “hết” được lặp lại ba lần, còn trong Máccô, từ “hết” được lặp lại bốn lần để nhấn mạnh rằng con người phải yêu mến Thiên Chúa với toàn bộ và trọn vẹn con người mình. Nghĩa là việc yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi một sự dấn thân toàn bộ và trọn vẹn con người: cả con tim, tâm hồn, lý trí và cả thể lý chúng ta. Đây là giới răn quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa phải ở chỗ quan trọng nhất, vị trí số một trong cuộc đời tôi. Vì thế, mọi chọn lựa, suy nghĩ, tâm tư tình cảm và hành động của tôi phải được chi phối bởi trật tự và hệ giá trị này.
Như thế, Chúa Giêsu muốn thiết lập lại tương quan nền tảng thứ nhất của con người với Thiên Chúa. Theo đó, con người hiện hữu nhờ Thiên Chúa. Con người được tạo dựng để yêu mến và phụng thờ Thiên Chúa. Con người chỉ tìm được ý nghĩa và hạnh phúc cuộc sống khi kết hợp và yêu mến Người. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi đó là điều răn quan trọng nhất.
2. Yêu người, giới răn thứ hai
Kitô giáo không phải là một tôn giáo “duy thiên” hay “duy linh” nhưng là một tôn giáo nhập thể và nhập thế. Con người không chỉ có tương quan chiều dọc với Thiên Chúa, nhưng còn có tương quan chiều ngang với tha nhân. Con người sống là sống bởi, sống với, sống vì tha nhân.
Chúa Giêsu tóm tắt đạo lý này trong giới răn thứ hai:
“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác trọng hơn các điều răn đó” (Mc 12,31).
Đây chính là sự mới mẻ mà Chúa Giêsu mang đến. Người tóm tắt toàn bộ lề luật vào trong hai giới răn. Người liên kết giới răn thứ nhất với giới răn thứ hai lại với nhau. Theo Chúa, người ta không thể đối lập Thiên Chúa với con người, cũng không thể đối lập con người với Thiên Chúa. Không có sự mâu thuẫn giữa hai tình yêu. Yêu mến Thiên Chúa thì phải yêu thương tha nhân. Yêu thương tha nhân là bằng chứng về lòng yêu mến Thiên Chúa, và hơn thế nữa, yêu thương tha nhân là yêu mến Thiên Chúa (x. Mt 25,45; 1 Ga 4,20).
Nhưng chúng ta cần phải phân tích giới răn thứ hai với cụm từ “yêu người thân cận như chính mình.” Ở đây, chúng ta để ý cụm từ “như chính mình” là tiêu chuẩn đo lường cho tình yêu đối với tha nhân. Theo tiêu chuẩn này, nơi khác Chúa Giêsu nói: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12). Bởi lẽ, ai cũng mong muốn và làm điều tốt cho mình; không ai làm những điều xấu cho mình (trừ người điên)… Chẳng hạn, không ai trong chúng ta lại muốn mình đau khổ và thất bại, nhưng ai cũng muốn mình được bình an, thành công và hạnh phúc; ai cũng muốn được người khác tôn trọng, công bằng và quý mến mình. Từ đó, chúng ta hãy làm cho người khác những điều mà mình mong muốn người ta làm cho mình.
Như vậy, yêu mến Thiên Chúa hướng chúng ta tới việc yêu mến tha nhân như chính mình và ai yêu thương là chu toàn lề luật.
3. Những mẫu gương mến Chúa yêu người
Tuy nhiên, mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như chính mình là rất khó khăn. Để thực thi điều đó, chúng ta cần ơn Chúa giúp. Vì với ơn Chúa giúp, mọi sự đều có thể. Chúng ta còn phải cố gắng không ngừng để vượt lên những rào cản của tính ích kỷ, kiêu ngạo và quy ngã. Vì thế, nhiều lúc chúng ta cảm thấy mến Chúa thì dễ hơn yêu người; nhiều lúc mến Chúa và yêu người là điều không thể!
Chúng ta tìm thấy những mẫu gương sáng chói soi sáng giúp chúng ta sống. Xin kể ra đây một số gương mặt nổi bật.
Trước hết, phải kể đến mẫu gương Chúa Giêsu. Người đã sống trọn lý tưởng mến Chúa và yêu người một cách hoàn hảo. Người hoàn toàn vâng phục Chúa Cha và đã hiến thân chịu chết vì loài người. Người không chỉ yêu những kẻ yêu thương mình, mà còn yêu thương cả những kẻ thù địch với mình.
Thứ đến là mẫu gương của cha Maximilianô Maria Kolbe, ngài là một tu sĩ dòng Phanxicô, người Ba Lan. Ngài bị bắt và bị nhốt ở trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Cuối tháng 7 năm 1941, có ba tù nhân trốn khỏi trại, khiến phó chỉ huy trại bắt 10 người đàn ông phải chết thay bằng cách bỏ đói trong hầm ngầm để răn đe việc trốn trại. Một trong những người bị chọn có Franciszek Gajowniczek, anh này kêu lên: “Tôi còn vợ tôi! con tôi nữa!” Kolbe động lòng thương và tình nguyện chết thay cho anh này. Nghĩa cử đó thể hiện cách tuyệt hảo về lòng mến Chúa và yêu người.
Mẫu gương cuối cùng có thể kể ra đây đó là Mẹ Têrêxa Calcutta. Mẹ là một nữ tu người gốc Albani, nhưng vì được thúc đẩy bởi tình yêu Chúa và lý tưởng phục vụ tha nhân, Mẹ đã sang Ấn Độ để hiến trọn cuộc đời phục vụ người nghèo, đặc biệt người bất hạnh nhất. Mẹ đã lập dòng Thừa Sai Bác Ái để cùng với các nữ tu chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối ở Ấn Độ và nay khắp nơi trên thế giới đều có sự hiện diện của Hội Dòng này. Sứ mạng của Mẹ và Hội Dòng là phục vụ Chúa trong người nghèo. Mẹ đã được cả thế giới biết đến với lòng kính trọng như là biểu tượng của lòng bác ái Kitô giáo đương thời. Mẹ đã sống trọn vẹn hai giới răn mến Chúa và yêu người cách tuyệt hảo noi gương Chúa Giêsu.
Và trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều vị thánh khác, nhiều con người và các tổ chức, dòng tu đã dấn thân phục vụ con người theo tinh thần Phúc Âm. Đó chính là những mẫu gương sáng chói của việc thực thi giới răn mến Chúa yêu người.
Noi gương các ngài, chúng ta được mời gọi sống triệt để hơn hai giới răn quan trọng này trong đời sống hằng ngày, là mến Chúa và yêu người. Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận, thì đó là bằng chứng chúng ta đang sống theo giáo huấn Chúa Giêsu. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta chỉ chọn một trong hai, hoặc đối lập chúng, thì chúng ta đã quên điều chính yếu mà Chúa Giêsu hôm nay dạy và liên kết, vì mến Chúa và yêu người là cốt lõi của Đạo chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Yêu Chúa hết lòng, yêu người hết tình
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:17 29/10/2024
CHÚA NHẬT XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN
Đnl 6,2-6; Hr 7,23-28; Mc 12,28b-34
Yêu Chúa hết lòng,yêu người hết tình
Trong bộ luật của Do Thái Giáo, có đến 613 khoản luật, trong đó, có 365 khoản cấm làm và 248 khoản buộc phải làm, và còn nhiều giải thích, cắt nghĩa theo các truyền thống của cha ông họ. Nhiều đến nỗi ngay cả những người Biệt Phái và thậm chí cả mấy ông tiến sĩ luật cũng còn lúng ta lúng túng không biết đâu là điều chính, đâu là điều phụ. Do đó, câu hỏi của một thầy thông luật đặt ra cho Chúa Giêsu thật là có lý, mặc dù nhóm của ông chỉ muốn “nắn gân” Chúa Giêsu mà thôi: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu” (Mc 12,28).
Không một chút ấp úng, Chúa Giêsu trả lời cho ông:
“Điều răn đứng hàng đầu là: nghe đây hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12 29-31).
Vấn đề ở đây là Chúa Giêsu có đưa ra một giới răn mới nào không? Không. Chúa Giêsu không đưa ra một giới răn mới nào. Nội dung hai giới răn này đều đã được ghi chép trong Cựu Ước (x. Lv 19,18). Hơn nữa, giới răn thứ nhất mà Chúa Giêsu nói ở đây cũng chính là nội dung cốt lõi của lời kinh Shema, mà bất cứ người Do Thái nào cũng phải thuộc lòng và phải đọc mỗi ngày (x. Đnl 6,5). Song điểm mới ở chỗ là hai giới răn này hôm nay đã được Chúa Giêsu nối kết làm một với nhau đến độ dường như không thể tách rời được. Yêu mến tha nhân cũng khẩn thiết như yêu mến Thiên Chúa vậy! Thế nhưng tại sao ta phải yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh em?
1. Tại sao ta phải yêu mến Thiên Chúa?
Phải yêu mến Thiên Chúa, vì Người đã yêu thương ta từ trước vô cùng, nên đã tạo dựng, thánh hóa, và cho ta được phúc làm con cái Người. Thiên Chúa đã yêu thương ta đến nỗi sẵn sàng ban Con Một là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mình để thanh tẩy, hòa giải và làm cho chúng ta được thông phần sự sống thần linh của Người… Bởi đó, Chúa muốn chúng ta phải dành cho Người một tình yêu trọn vẹn. Theo quan niệm của người Do Thái, con người gồm 4 yếu tố: thân xác, trái tim, linh hồn và trí khôn. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực, nghĩa là yêu hết cả con người của mình. Yêu mến Người với trọn vẹn con người. Không yêu kiểu nửa vời, hay cầm chừng vừa phải. Không phải chỉ yêu bằng trí khôn và sức lực, còn trái tim và linh hồn thì gạt sang một bên. Cũng không phải chỉ yêu ½ hay ¼ linh hồn và thân xác, phần còn lại thì dành cho thần tiền tài, thần danh vọng v.v…
Dĩ nhiên, yêu mến Chúa bằng cả con người của mình không phải là điều dễ dàng. Để có thể yêu mến Chúa “hết trí khôn, hết sức lực,” cần phải biết Chúa, vì “vô tri thì bất mộ.” Biết Chúa giúp yêu mến Chúa. Biết Chúa nhờ việc chăm chỉ học Giáo lý, học Kinh Thánh; nhờ việc chuyên chú suy niệm Lời Chúa; biết Chúa nhờ việc chuyên cần cầu nguyện liên lỉ. Và để có thể yêu mến Chúa “hết lòng, hết linh hồn,” cần phải cảm nghiệm được tình yêu của Chúa dành cho mình. Cảm nhận qua việc cầu nguyện, lãnh các Bí tích; cảm nhận qua các biến cố buồn vui trong đời. Các thánh là những người đã cảm nhận được tình yêu Chúa. Không có vị thánh nào mà không cảm nhận sâu xa tình yêu Chúa đối với mình.
2. Tại sao phải yêu thương tha nhân?
Vì tha nhân là anh em cùng một Cha trên trời, cùng được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Thánh Gioan Tông đồ nói rằng: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa, mà không yêu thương anh em mình, thì đó là kẻ nói dối.” Tình yêu thương được diễn tả bằng những việc làm cụ thể là hy sinh quên mình, dâng hiến phục vụ anh em.
Hơn thế nữa, Thiên Chúa là tình yêu và là nguồn mạch tình yêu. Vì thế, nếu yêu Chúa thật thì cũng phải yêu người thật. Chỉ yêu Chúa mà không biết yêu người thì không phải là Kitô hữu đúng nghĩa.
Thánh Martinô de Pores mà Giáo Hội mừng kính dịp này là một điển hình về lòng yêu người xuất phát từ lòng mến Chúa sâu thẳm.
“Thánh nhân luôn yêu mến mọi người vì chân thành coi họ là con cái Thiên Chúa, là anh em của mình; hơn nữa, người còn yêu mến họ hơn chính mình, và vì khiêm tốn, người cho rằng tất cả những người khác công chính và tốt lành hơn bản thân mình. Thánh nhân chữa lỗi cho kẻ khác và tha thứ cho những kẻ xỉ nhục mình cách tàn tệ, vì xác tín rằng mình đáng phải chịu những hình phạt lớn hơn thế nhiều do tội lỗi đã phạm. Người hết sức cố gắng đem tội nhân về với nẻo chính đường ngay, lại ân cần chăm sóc các bệnh nhân… và tận tình giúp đỡ nông dân, người da đen hay người lai là những kẻ thời ấy bị coi như những nô lệ hèn kém. Do đó người xứng đáng nhận được danh hiệu ‘Martinô tình thương’ như dân chúng quen gọi” (Trích bài giảng của ĐGH Gioan XXIII trong lễ phong thánh cho chân phước Martinô de Pores, bài đọc Kinh Sách, ngày 3.11).
Rõ ràng một đời sống đượm tình bác ái có sức thu hút và lôi kéo người khác cách mạnh mẽ dường nào. Cuộc đời của thánh Martinô de Pores là một minh chứng. Ngược lại, một lối sống thiếu vắng men yêu thương sẽ gây ra những tắc động tiêu cực khôn lường cho những người chung quanh.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Có những người ngoại giáo sống giữa những người Công Giáo lâu năm trong một xóm đạo gần như toàn tòng, nhưng họ vẫn không thèm theo đạo vì một lý do rất đơn giản: “Người có đạo mà có tốt hơn họ tí nào đâu. Vợ chồng cứ chửi nhau suốt ngày; con cái cứ trộm cắp như rươi.” Có người còn cấm con cái mình chơi với người có đạo vì sợ con mình hư hỏng do những đứa cùng trang lứa có đạo. “Tin đạo chứ không tin người có đạo” vẫn là câu nói cay đắng nơi cửa miệng của lương dân. Mực thì đen, nên làm sao cho người ta sáng lên được? (x. “Gương xấu: một cản trở cho việc giới thiệu Chúa cho dân ngoại?” FX. Trần Kim Ngọc).
Trong đời sống đạo của mình, chắc hẳn chúng ta đã biết rõ giới luật nào quan trọng nhất và biết phải thực thi ra sao, vậy chúng ta đã thực hiện và thực hiện đến đâu?
Nếu chúng ta biết rõ, nhưng chưa thực thi gì cả, thì chúng ta vẫn “còn xa” Nước Thiên Chúa. Nếu chỉ biết và thực thi giới luật kiểu nửa vời, vừa phải thì ta mới chỉ “gần” thôi, chứ chưa thuộc về Nước Chúa. Chỉ khi nào ta thực thi giới răn yêu thương thì ta mới “đặt được cả hai chân” vào Nước Trời. Chỉ khi ta thực sự sống yêu thương nhau thì lúc đó ta mới đích thực là công dân Nước Trời.
Lạy Chúa, Chúa biết rằng việc thi hành giới luật yêu thương mà Chúa dạy là điều không dễ chút nào đối với chúng con. Vì vậy, xin Chúa ban ơn trợ giúp để mỗi ngày chúng con có thể yêu mến Chúa hết lòng là Đấng chúng con không thấy; và chúng con có thể yêu thương anh em hết tình, cả những người vốn khó ưa, khó gần mà chúng con đối diện mỗi ngày. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Đnl 6,2-6; Hr 7,23-28; Mc 12,28b-34
Yêu Chúa hết lòng,yêu người hết tình
Trong bộ luật của Do Thái Giáo, có đến 613 khoản luật, trong đó, có 365 khoản cấm làm và 248 khoản buộc phải làm, và còn nhiều giải thích, cắt nghĩa theo các truyền thống của cha ông họ. Nhiều đến nỗi ngay cả những người Biệt Phái và thậm chí cả mấy ông tiến sĩ luật cũng còn lúng ta lúng túng không biết đâu là điều chính, đâu là điều phụ. Do đó, câu hỏi của một thầy thông luật đặt ra cho Chúa Giêsu thật là có lý, mặc dù nhóm của ông chỉ muốn “nắn gân” Chúa Giêsu mà thôi: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu” (Mc 12,28).
Không một chút ấp úng, Chúa Giêsu trả lời cho ông:
“Điều răn đứng hàng đầu là: nghe đây hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12 29-31).
Vấn đề ở đây là Chúa Giêsu có đưa ra một giới răn mới nào không? Không. Chúa Giêsu không đưa ra một giới răn mới nào. Nội dung hai giới răn này đều đã được ghi chép trong Cựu Ước (x. Lv 19,18). Hơn nữa, giới răn thứ nhất mà Chúa Giêsu nói ở đây cũng chính là nội dung cốt lõi của lời kinh Shema, mà bất cứ người Do Thái nào cũng phải thuộc lòng và phải đọc mỗi ngày (x. Đnl 6,5). Song điểm mới ở chỗ là hai giới răn này hôm nay đã được Chúa Giêsu nối kết làm một với nhau đến độ dường như không thể tách rời được. Yêu mến tha nhân cũng khẩn thiết như yêu mến Thiên Chúa vậy! Thế nhưng tại sao ta phải yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh em?
1. Tại sao ta phải yêu mến Thiên Chúa?
Phải yêu mến Thiên Chúa, vì Người đã yêu thương ta từ trước vô cùng, nên đã tạo dựng, thánh hóa, và cho ta được phúc làm con cái Người. Thiên Chúa đã yêu thương ta đến nỗi sẵn sàng ban Con Một là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mình để thanh tẩy, hòa giải và làm cho chúng ta được thông phần sự sống thần linh của Người… Bởi đó, Chúa muốn chúng ta phải dành cho Người một tình yêu trọn vẹn. Theo quan niệm của người Do Thái, con người gồm 4 yếu tố: thân xác, trái tim, linh hồn và trí khôn. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực, nghĩa là yêu hết cả con người của mình. Yêu mến Người với trọn vẹn con người. Không yêu kiểu nửa vời, hay cầm chừng vừa phải. Không phải chỉ yêu bằng trí khôn và sức lực, còn trái tim và linh hồn thì gạt sang một bên. Cũng không phải chỉ yêu ½ hay ¼ linh hồn và thân xác, phần còn lại thì dành cho thần tiền tài, thần danh vọng v.v…
Dĩ nhiên, yêu mến Chúa bằng cả con người của mình không phải là điều dễ dàng. Để có thể yêu mến Chúa “hết trí khôn, hết sức lực,” cần phải biết Chúa, vì “vô tri thì bất mộ.” Biết Chúa giúp yêu mến Chúa. Biết Chúa nhờ việc chăm chỉ học Giáo lý, học Kinh Thánh; nhờ việc chuyên chú suy niệm Lời Chúa; biết Chúa nhờ việc chuyên cần cầu nguyện liên lỉ. Và để có thể yêu mến Chúa “hết lòng, hết linh hồn,” cần phải cảm nghiệm được tình yêu của Chúa dành cho mình. Cảm nhận qua việc cầu nguyện, lãnh các Bí tích; cảm nhận qua các biến cố buồn vui trong đời. Các thánh là những người đã cảm nhận được tình yêu Chúa. Không có vị thánh nào mà không cảm nhận sâu xa tình yêu Chúa đối với mình.
2. Tại sao phải yêu thương tha nhân?
Vì tha nhân là anh em cùng một Cha trên trời, cùng được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Thánh Gioan Tông đồ nói rằng: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa, mà không yêu thương anh em mình, thì đó là kẻ nói dối.” Tình yêu thương được diễn tả bằng những việc làm cụ thể là hy sinh quên mình, dâng hiến phục vụ anh em.
Hơn thế nữa, Thiên Chúa là tình yêu và là nguồn mạch tình yêu. Vì thế, nếu yêu Chúa thật thì cũng phải yêu người thật. Chỉ yêu Chúa mà không biết yêu người thì không phải là Kitô hữu đúng nghĩa.
Thánh Martinô de Pores mà Giáo Hội mừng kính dịp này là một điển hình về lòng yêu người xuất phát từ lòng mến Chúa sâu thẳm.
“Thánh nhân luôn yêu mến mọi người vì chân thành coi họ là con cái Thiên Chúa, là anh em của mình; hơn nữa, người còn yêu mến họ hơn chính mình, và vì khiêm tốn, người cho rằng tất cả những người khác công chính và tốt lành hơn bản thân mình. Thánh nhân chữa lỗi cho kẻ khác và tha thứ cho những kẻ xỉ nhục mình cách tàn tệ, vì xác tín rằng mình đáng phải chịu những hình phạt lớn hơn thế nhiều do tội lỗi đã phạm. Người hết sức cố gắng đem tội nhân về với nẻo chính đường ngay, lại ân cần chăm sóc các bệnh nhân… và tận tình giúp đỡ nông dân, người da đen hay người lai là những kẻ thời ấy bị coi như những nô lệ hèn kém. Do đó người xứng đáng nhận được danh hiệu ‘Martinô tình thương’ như dân chúng quen gọi” (Trích bài giảng của ĐGH Gioan XXIII trong lễ phong thánh cho chân phước Martinô de Pores, bài đọc Kinh Sách, ngày 3.11).
Rõ ràng một đời sống đượm tình bác ái có sức thu hút và lôi kéo người khác cách mạnh mẽ dường nào. Cuộc đời của thánh Martinô de Pores là một minh chứng. Ngược lại, một lối sống thiếu vắng men yêu thương sẽ gây ra những tắc động tiêu cực khôn lường cho những người chung quanh.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Có những người ngoại giáo sống giữa những người Công Giáo lâu năm trong một xóm đạo gần như toàn tòng, nhưng họ vẫn không thèm theo đạo vì một lý do rất đơn giản: “Người có đạo mà có tốt hơn họ tí nào đâu. Vợ chồng cứ chửi nhau suốt ngày; con cái cứ trộm cắp như rươi.” Có người còn cấm con cái mình chơi với người có đạo vì sợ con mình hư hỏng do những đứa cùng trang lứa có đạo. “Tin đạo chứ không tin người có đạo” vẫn là câu nói cay đắng nơi cửa miệng của lương dân. Mực thì đen, nên làm sao cho người ta sáng lên được? (x. “Gương xấu: một cản trở cho việc giới thiệu Chúa cho dân ngoại?” FX. Trần Kim Ngọc).
Trong đời sống đạo của mình, chắc hẳn chúng ta đã biết rõ giới luật nào quan trọng nhất và biết phải thực thi ra sao, vậy chúng ta đã thực hiện và thực hiện đến đâu?
Nếu chúng ta biết rõ, nhưng chưa thực thi gì cả, thì chúng ta vẫn “còn xa” Nước Thiên Chúa. Nếu chỉ biết và thực thi giới luật kiểu nửa vời, vừa phải thì ta mới chỉ “gần” thôi, chứ chưa thuộc về Nước Chúa. Chỉ khi nào ta thực thi giới răn yêu thương thì ta mới “đặt được cả hai chân” vào Nước Trời. Chỉ khi ta thực sự sống yêu thương nhau thì lúc đó ta mới đích thực là công dân Nước Trời.
Lạy Chúa, Chúa biết rằng việc thi hành giới luật yêu thương mà Chúa dạy là điều không dễ chút nào đối với chúng con. Vì vậy, xin Chúa ban ơn trợ giúp để mỗi ngày chúng con có thể yêu mến Chúa hết lòng là Đấng chúng con không thấy; và chúng con có thể yêu thương anh em hết tình, cả những người vốn khó ưa, khó gần mà chúng con đối diện mỗi ngày. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Bí quyết để sống lâu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
15:29 29/10/2024
CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN B
(Mc 12, 28b-34)
Bí quyết để sống lâu
Ước muốn sống lâu, sống hạnh phúc khang an trên mặt đất này là ước muốn của mọi người. Vậy đâu là bí quyết?
Hãy tuân giữ huấn lệnh và giới răn Chúa
“Hỡi Israel, hãy nghe đây…” Biểu thức nầy thường được lập đi lập lại trong sách Đệ Nhị Luật. Kinh nguyện hằng ngày của người Do thái bắt đầu với lời mời gọi này: “Hãy nghe, hỡi Ít-ra-en”, được mượn ở Đnl 6, 4-9.
Ông Môsê nói cùng dân chúng rằng : “Các ngươi hãy kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ mọi huấn lệnh và giới răn của Người mà tôi truyền dạy cho các ngươi, cho con cái cháu chắt các ngươi tuân giữ mọi ngày trong đời sống các ngươi, để các ngươi được sống lâu dài” (Đnl 6, 2). Việc tuân giữ các huấn lệnh của Thiên Chúa là vấn đề sống còn đối với dân Israel. Để chẳng những được sống, mà còn sống lâu dài thì ông Môsê truyền cho dân chúng phải tuân giữ mọi huấn lệnh và giới răn của Chúa. Tuân giữ chẳng những một thời gian, nhưng phải hàng ngày. Điều mà bản văn Đệ Nhị Luật nhắm đến là cuộc sống của dân Israel với tư cách dân Giao Ước. Không tuân giữ Lề Luật đồng nghĩa với việc vi phạm Giao Ước, tức là đánh mất những phúc lộc mà Thiên Chúa hứa ban. Vì thế, tiếp liền ngay sau những lời nầy là: “Như vậy, anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà Đức Chúa, là Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em”. Việc thực hành các huấn lệnh gắn liền với niềm xác tín rằng Thiên Chúa đảm bảo cho họ một cuộc sống trường thọ và thịnh vượng, họ sẽ “được phần phúc và sinh sản ra nhiều” (Đnl 6, ). Để có được như thế, họ phải yêu mến Chúa hết lòng.
Yêu mến Chúa hết lòng
Để được sống lâu dài, Môsê đã truyền cho dân chúng phải tuân giữ huấn lệnh và các giới răn của Chúa, trong đó có yêu mến Chúa hết lòng. Đến lượt Chúa Giêsu, Người cũng chỉ cho nhóm luật sĩ phải : “Yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi.” (x.Mc 12, 28-34). Câu luật này trích trong sách Đệ nhị luật 6,5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì đổi.
Chúa cũng mời họ tuân giữ giới răn thứ hai : " Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi" (Mt 22, 39). Luật này trích ở sách Lêvi 19,18 có khác ở chỗ thay vì yêu kẻ khác thì yêu đồng loại: "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình". Chúa không đòi hỏi chúng ta nhiều điều, bởi "yêu mến là chu toàn cả Lề luật" (Rm 13, 10).
Yêu tha nhân như chính mình
Chúa có truyền dạy chúng ta yêu chính mình không? Thưa: Thiên Chúa xét thấy không cần buộc con người phải yêu chính mình, vì không ai ghét mình bao giờ. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn yêu mình. Nên khi truyền dạy "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình", Chúa Giêsu như đặt một tấm gương để tự chúng ta soi xem mình có yêu "kẻ khác" hay không? Chúa Giêsu xem tình yêu " kẻ khác " như "mệnh lệnh của Người," mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em" (Ga 15, 12). Nhiều người có khi đồng hóa toàn thể Kitô giáo với luật yêu người.
Theo quan niệm của Người Do thái lúc bấy giờ thì "tha nhân" là những người đồng chủng, đồng hương, đồng xứ (x. Lv 19, 18). Còn “kẻ khác” được hiểu là hết mọi người, (x. Mt 25, 40). Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Người có ý dạy phải thương yêu mọi người chứ không giới hạn trong những người đồng hương với nhau (Mt 25, 40), không những thế mà lại còn phải yêu thương cả địch thù nữa (Mt 5, 43), và yêu như thế nào? "Yêu như chính mình ngươi".
"Như chính mình" Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh người được yêu đồng hóa với người yêu, vì vậy, phải yêu thương kẻ khác bằng chính tình yêu đối với bản thân, nhưng tiên vàn phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Amen.
(Mc 12, 28b-34)
Bí quyết để sống lâu
Ước muốn sống lâu, sống hạnh phúc khang an trên mặt đất này là ước muốn của mọi người. Vậy đâu là bí quyết?
Hãy tuân giữ huấn lệnh và giới răn Chúa
“Hỡi Israel, hãy nghe đây…” Biểu thức nầy thường được lập đi lập lại trong sách Đệ Nhị Luật. Kinh nguyện hằng ngày của người Do thái bắt đầu với lời mời gọi này: “Hãy nghe, hỡi Ít-ra-en”, được mượn ở Đnl 6, 4-9.
Ông Môsê nói cùng dân chúng rằng : “Các ngươi hãy kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ mọi huấn lệnh và giới răn của Người mà tôi truyền dạy cho các ngươi, cho con cái cháu chắt các ngươi tuân giữ mọi ngày trong đời sống các ngươi, để các ngươi được sống lâu dài” (Đnl 6, 2). Việc tuân giữ các huấn lệnh của Thiên Chúa là vấn đề sống còn đối với dân Israel. Để chẳng những được sống, mà còn sống lâu dài thì ông Môsê truyền cho dân chúng phải tuân giữ mọi huấn lệnh và giới răn của Chúa. Tuân giữ chẳng những một thời gian, nhưng phải hàng ngày. Điều mà bản văn Đệ Nhị Luật nhắm đến là cuộc sống của dân Israel với tư cách dân Giao Ước. Không tuân giữ Lề Luật đồng nghĩa với việc vi phạm Giao Ước, tức là đánh mất những phúc lộc mà Thiên Chúa hứa ban. Vì thế, tiếp liền ngay sau những lời nầy là: “Như vậy, anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà Đức Chúa, là Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em”. Việc thực hành các huấn lệnh gắn liền với niềm xác tín rằng Thiên Chúa đảm bảo cho họ một cuộc sống trường thọ và thịnh vượng, họ sẽ “được phần phúc và sinh sản ra nhiều” (Đnl 6, ). Để có được như thế, họ phải yêu mến Chúa hết lòng.
Yêu mến Chúa hết lòng
Để được sống lâu dài, Môsê đã truyền cho dân chúng phải tuân giữ huấn lệnh và các giới răn của Chúa, trong đó có yêu mến Chúa hết lòng. Đến lượt Chúa Giêsu, Người cũng chỉ cho nhóm luật sĩ phải : “Yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi.” (x.Mc 12, 28-34). Câu luật này trích trong sách Đệ nhị luật 6,5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì đổi.
Chúa cũng mời họ tuân giữ giới răn thứ hai : " Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi" (Mt 22, 39). Luật này trích ở sách Lêvi 19,18 có khác ở chỗ thay vì yêu kẻ khác thì yêu đồng loại: "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình". Chúa không đòi hỏi chúng ta nhiều điều, bởi "yêu mến là chu toàn cả Lề luật" (Rm 13, 10).
Yêu tha nhân như chính mình
Chúa có truyền dạy chúng ta yêu chính mình không? Thưa: Thiên Chúa xét thấy không cần buộc con người phải yêu chính mình, vì không ai ghét mình bao giờ. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn yêu mình. Nên khi truyền dạy "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình", Chúa Giêsu như đặt một tấm gương để tự chúng ta soi xem mình có yêu "kẻ khác" hay không? Chúa Giêsu xem tình yêu " kẻ khác " như "mệnh lệnh của Người," mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em" (Ga 15, 12). Nhiều người có khi đồng hóa toàn thể Kitô giáo với luật yêu người.
Theo quan niệm của Người Do thái lúc bấy giờ thì "tha nhân" là những người đồng chủng, đồng hương, đồng xứ (x. Lv 19, 18). Còn “kẻ khác” được hiểu là hết mọi người, (x. Mt 25, 40). Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Người có ý dạy phải thương yêu mọi người chứ không giới hạn trong những người đồng hương với nhau (Mt 25, 40), không những thế mà lại còn phải yêu thương cả địch thù nữa (Mt 5, 43), và yêu như thế nào? "Yêu như chính mình ngươi".
"Như chính mình" Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh người được yêu đồng hóa với người yêu, vì vậy, phải yêu thương kẻ khác bằng chính tình yêu đối với bản thân, nhưng tiên vàn phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Amen.
Luân lý tùy chỉnh
Lm Minh Anh
15:30 29/10/2024
LUÂN LÝ TÙY CHỈNH
“Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!”.
“Tôi nhìn lên ngọn núi, ‘Quá khó, Chúa ơi, con không thể leo được!’; ‘Hãy nắm lấy tay Ta! Ta sẽ là sức mạnh của con!’. Tôi nhìn xuống con đường, ‘Quá dài, Chúa ơi’; ‘Hãy nắm lấy tình yêu của Ta, Ta sẽ bảo vệ đôi chân con!’. Tôi nhìn lên bầu trời, ‘Mặt trời đã lặn, trời đã tối!’; ‘Hãy nắm lấy ngọn đèn Lời Ta, sẽ đủ sáng!’. Tôi nhìn vào cánh cửa, ‘Quá hẹp, Chúa ơi!’; ‘Cứ cố bước vào, con sẽ được sống!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Tâm tình của thi sĩ vô danh trên được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Một người đặt câu hỏi với Chúa Giêsu, “Những người được cứu thoát thì ít, có phải không?”. Câu hỏi của anh phản ánh một sự lo lắng về khả năng được cứu khi anh - đại diện cho rất nhiều người - nói về việc sống Phúc Âm - với một ‘luân lý tùy chỉnh’ - theo ý riêng mình.
Lắng nghe lời Chúa Giêsu, người này xem ra vô cùng trăn trở. Rõ ràng, giáo lý của Ngài thật hấp dẫn và kỳ diệu; nhưng bao hàm một số đòi hỏi khiến nó không còn hấp dẫn. Vậy sống những gì Chúa Giêsu đòi hỏi theo ý thích của anh với một ‘luân lý tùy chỉnh’ thì khả năng được cứu của anh sẽ là bao nhiêu? Chúa Giêsu không chấp nhận cách tiếp cận này! Sự cứu rỗi của chúng ta là một vấn đề hệ trọng và không thể vượt qua nó bằng cách tính toán xác suất. “Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải!” - Phêrô.
Chúa Giêsu trả lời, “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!”. “Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói, ‘Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo, ‘Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!”. Làm sao những con chiên này có thể thuộc về đàn chiên Chúa Kitô nếu chúng thậm chí không theo Đấng Chăn Chiên Lành, cũng không tuân theo huấn quyền của Giáo Hội? “Cút đi cho khuất mắt ta!”.
Hãy ngừng kiểu sống “quá thông minh một nửa” và tính toán quá nhiều khi sống Tin Mừng với một ‘luân lý tùy chỉnh!’. Hãy nhanh chóng bước vào cánh cổng hẹp, khởi động lại nhiều lần khi cần thiết và tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa! “Tất cả những gì làm bạn lo lắng trong lúc này đều có tầm quan trọng ‘tương đối’. Điều có tầm quan trọng ‘tuyệt đối’ là bạn được hạnh phúc, được cứu rỗi!” - Josemaria.
Anh Chị em,
“Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!”. “Con đường dẫn đến sự sống vĩnh cửu mở ra cho mọi người, nhưng nó ‘hẹp’ vì nó đòi hỏi sự cam kết, tự chối bỏ và chế ngự tính ích kỷ của mình!” - Bênêđictô XVI. “Không có ‘số lượng giới hạn’ trong thiên đàng! Đúng hơn, đó là đi theo con đường đúng ngay từ bây giờ, con đường đúng này dành cho mọi người, nhưng nó hẹp. Đây là vấn đề! Chúa không muốn chúng ta ảo tưởng, ‘Vâng, đừng lo lắng, có một con đường tuyệt đẹp với một cánh cổng lớn ở cuối đường!’. Ngài không nói như vậy. Ngài nói mọi thứ như chúng ‘thực sự’ là: cánh cửa hẹp. Theo nghĩa nào? Theo nghĩa là, để cứu mình, người ta phải yêu Chúa và tha nhân, và điều này thật khó chịu! Đó là một ‘cánh cửa hẹp’ vì nó đòi hỏi. Tình yêu luôn đòi hỏi!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ‘quá thông minh một nửa’; dạy con biết ‘yêu mến toàn phần!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!”.
“Tôi nhìn lên ngọn núi, ‘Quá khó, Chúa ơi, con không thể leo được!’; ‘Hãy nắm lấy tay Ta! Ta sẽ là sức mạnh của con!’. Tôi nhìn xuống con đường, ‘Quá dài, Chúa ơi’; ‘Hãy nắm lấy tình yêu của Ta, Ta sẽ bảo vệ đôi chân con!’. Tôi nhìn lên bầu trời, ‘Mặt trời đã lặn, trời đã tối!’; ‘Hãy nắm lấy ngọn đèn Lời Ta, sẽ đủ sáng!’. Tôi nhìn vào cánh cửa, ‘Quá hẹp, Chúa ơi!’; ‘Cứ cố bước vào, con sẽ được sống!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Tâm tình của thi sĩ vô danh trên được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Một người đặt câu hỏi với Chúa Giêsu, “Những người được cứu thoát thì ít, có phải không?”. Câu hỏi của anh phản ánh một sự lo lắng về khả năng được cứu khi anh - đại diện cho rất nhiều người - nói về việc sống Phúc Âm - với một ‘luân lý tùy chỉnh’ - theo ý riêng mình.
Lắng nghe lời Chúa Giêsu, người này xem ra vô cùng trăn trở. Rõ ràng, giáo lý của Ngài thật hấp dẫn và kỳ diệu; nhưng bao hàm một số đòi hỏi khiến nó không còn hấp dẫn. Vậy sống những gì Chúa Giêsu đòi hỏi theo ý thích của anh với một ‘luân lý tùy chỉnh’ thì khả năng được cứu của anh sẽ là bao nhiêu? Chúa Giêsu không chấp nhận cách tiếp cận này! Sự cứu rỗi của chúng ta là một vấn đề hệ trọng và không thể vượt qua nó bằng cách tính toán xác suất. “Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải!” - Phêrô.
Chúa Giêsu trả lời, “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!”. “Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói, ‘Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo, ‘Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!”. Làm sao những con chiên này có thể thuộc về đàn chiên Chúa Kitô nếu chúng thậm chí không theo Đấng Chăn Chiên Lành, cũng không tuân theo huấn quyền của Giáo Hội? “Cút đi cho khuất mắt ta!”.
Hãy ngừng kiểu sống “quá thông minh một nửa” và tính toán quá nhiều khi sống Tin Mừng với một ‘luân lý tùy chỉnh!’. Hãy nhanh chóng bước vào cánh cổng hẹp, khởi động lại nhiều lần khi cần thiết và tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa! “Tất cả những gì làm bạn lo lắng trong lúc này đều có tầm quan trọng ‘tương đối’. Điều có tầm quan trọng ‘tuyệt đối’ là bạn được hạnh phúc, được cứu rỗi!” - Josemaria.
Anh Chị em,
“Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!”. “Con đường dẫn đến sự sống vĩnh cửu mở ra cho mọi người, nhưng nó ‘hẹp’ vì nó đòi hỏi sự cam kết, tự chối bỏ và chế ngự tính ích kỷ của mình!” - Bênêđictô XVI. “Không có ‘số lượng giới hạn’ trong thiên đàng! Đúng hơn, đó là đi theo con đường đúng ngay từ bây giờ, con đường đúng này dành cho mọi người, nhưng nó hẹp. Đây là vấn đề! Chúa không muốn chúng ta ảo tưởng, ‘Vâng, đừng lo lắng, có một con đường tuyệt đẹp với một cánh cổng lớn ở cuối đường!’. Ngài không nói như vậy. Ngài nói mọi thứ như chúng ‘thực sự’ là: cánh cửa hẹp. Theo nghĩa nào? Theo nghĩa là, để cứu mình, người ta phải yêu Chúa và tha nhân, và điều này thật khó chịu! Đó là một ‘cánh cửa hẹp’ vì nó đòi hỏi. Tình yêu luôn đòi hỏi!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ‘quá thông minh một nửa’; dạy con biết ‘yêu mến toàn phần!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ủy ban Giáo hoàng công bố báo cáo đầu tiên về các nỗ lực bảo vệ vị thành niên của Giáo hội trên toàn thế giới
Vũ Văn An
13:30 29/10/2024
Theo Courtney Mares, trong bản tin ngày 29 tháng 10 năm 2024 của CNA, Vatican đã công bố báo cáo thường niên đầu tiên vào thứ Ba đánh giá các chính sách và thủ tục của Giáo Hội Công Giáo nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng trong các giáo phận trên toàn thế giới từ Châu Phi đến Châu Đại Dương.
Báo cáo dài 50 trang của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên là báo cáo đầu tiên trong loạt báo cáo thường niên nhằm mục đích cung cấp phân tích về các biện pháp bảo vệ trong các giáo phận, tổ chức Công Giáo và các dòng tu trên toàn cầu trong năm đến sáu năm tới.
Được công bố vào ngày 29 tháng 10, báo cáo đầu tiên phát hiện ra rằng "một phần đáng kể của Trung và Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á không có đủ nguồn lực chuyên dụng" cho các nỗ lực bảo vệ.
Ủy ban Giáo hoàng cũng xác định "mối quan ngại dai dẳng về tính minh bạch trong các thủ tục và quy trình pháp lý của Giáo triều Rôma", lưu ý rằng sự thiếu minh bạch này có khả năng "gây mất lòng tin trong cộng đồng tín hữu, đặc biệt là cộng đồng nạn nhân/người sống sót".
Ủy ban đặc biệt chỉ ra Bộ Giáo lý Đức tin (DDF) vì quá trình xử lý các vụ án chậm trễ và các thủ tục giáo luật kéo dài, mà theo ủy ban có thể là "nguồn gây chấn thương trở lại cho các nạn nhân".
Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã là một phần của Bộ Giáo lý Đức tin kể từ khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô cải cách Giáo triều Rôma vào năm 2022, tuy nhiên ủy ban này thường xuyên nhấn mạnh tính độc lập của mình với bộ này.
Ủy ban cũng kêu gọi một luật sư hoặc thanh tra viên chuyên trách tại Vatican hỗ trợ các nạn nhân và ủng hộ việc nghiên cứu thêm về các chính sách bồi thường.
Báo cáo không phải là bản kiểm toán các vụ lạm dụng trong Giáo hội mà là bản đánh giá các chính sách và quy trình bảo vệ. Ủy ban chỉ ra rằng các báo cáo trong tương lai có thể phát triển để bao gồm chức năng kiểm toán về tỷ lệ lạm dụng, bao gồm đo lường tiến độ trong việc giảm thiểu và ngăn ngừa lạm dụng.
Báo cáo thí điểm của ủy ban đã đánh giá các hoạt động bảo vệ giáo phận tại một chục quốc gia, bao gồm Mexico, Bỉ, Cameroon và Papua New Guinea, cũng như hai dòng tu và trên khắp các văn phòng khu vực của Caritas.
Các phát hiện của ủy ban khác nhau giữa các khu vực. Trong khi một số khu vực của Châu Âu thể hiện các hoạt động bảo vệ tiên tiến, bao gồm hỗ trợ có hiểu biết về chấn thương, thì các khu vực như Trung và Nam Mỹ, Châu Phi và một số khu vực của Châu Á phải đối diện với những thách thức đáng kể do nguồn lực hạn chế và đào tạo không đầy đủ.
Ủy ban đã nêu ra những trở ngại quan trọng, từ rào cản văn hóa và tài chính đến tình trạng thiếu nhân sự được đào tạo trong các lĩnh vực như giáo luật và tâm lý học.
Tại Papua New Guinea, những ít ỏi về tài chính hạn chế việc đào tạo các chuyên gia bảo vệ và các bộ dụng cụ điều tra hiếp dâm đắt đỏ hạn chế khả năng thu thập bằng chứng để điều tra tội phạm. Việc thiếu các chuyên gia được đào tạo tương tự về giáo luật và tâm lý học cũng cản trở công việc của các văn phòng bảo vệ của Giáo hội tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trong khi đó, Zambia phải đối diện với những rào cản về văn hóa, chẳng hạn như "xã hội tộc trưởng" và "văn hóa im lặng", ngăn cản những người sống sót, đặc biệt là các bé gái, báo cáo về tình trạng lạm dụng.
Theo báo cáo, tại Mexico, các rào cản văn hóa trong việc báo cáo tình trạng lạm dụng cũng gây ra rào cản đáng kể đối với công lý.
Để ứng phó với những khoảng trống trong việc bảo vệ nguồn lực, đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển, ủy ban đã giới thiệu "Sáng kiến Memorare [kinh Hãy nhớ]", lấy cảm hứng từ lời cầu nguyện truyền thống với Đức Trinh Nữ Maria. Chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ việc thành lập các trung tâm báo cáo tình trạng lạm dụng và dịch vụ hỗ trợ nạn nhân ở Nam Bán cầu.
Các khuyến nghị khác bao gồm các thủ tục hợp lý hóa để loại bỏ các nhà lãnh đạo Giáo hội có liên quan đến tình trạng lạm dụng hoặc che đậy, cũng như các chính sách thúc đẩy bồi thường công bằng cho các nạn nhân.
Báo cáo cũng đề nghị rằng Vatican hợp tác với các trường đại học giáo hoàng để tạo ra các khóa học chuyên ngành về bảo vệ cho giáo sĩ và nhân viên Giáo hội.
Nhìn về phía trước, ủy ban có kế hoạch xem xét từ 15 đến 20 hội đồng giám mục mỗi năm trong các chuyến thăm ad limina, với mục tiêu xem xét toàn bộ Giáo hội trong vòng năm đến sáu năm.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu ủy ban lập báo cáo vào năm 2022. Đức Hồng Y Seán O’Malley, người lãnh đạo ủy ban kể từ khi được Đức Phanxicô thành lập vào năm 2014, nhấn mạnh rằng các báo cáo thường niên được coi là công cụ giải trình và là bước tiến tới khôi phục niềm tin vào cam kết bảo vệ và minh bạch của Giáo hội.
Gặp gỡ ‘Luce’: Linh vật hoạt hình của Vatican cho Năm Thánh 2025
Vũ Văn An
13:49 29/10/2024
Courtney Mares, trên CNA ngày 28 tháng 10 năm 2024,có tường thuật dí dỏm về linh vật hoạt hình của Vatican về Năm Thánh 2025:
Trước thềm Năm Thánh 2025, Vatican đã ra mắt một linh vật hoạt hình được công bố vào thứ Hai như là khuôn mặt tươi vui của năm thánh sắp tới của Giáo Hội Công Giáo.
Linh vật có tên là Luce — có nghĩa là “ánh sáng” trong tiếng Ý — nhằm thu hút khán giả trẻ tuổi và hướng dẫn du khách trong suốt năm thánh.
Tổng giám mục Rino Fisichella, người tổ chức chính của Vatican cho năm thánh, mô tả linh vật này là một phần trong mục tiêu của Vatican nhằm thu hút “nền văn hóa đại chúng được những người trẻ tuổi của chúng ta yêu thích”.
Linh vật sẽ ra mắt vào tuần này tại Lucca Comics and Games, một hội nghị nổi tiếng của Ý về mọi thứ liên quan đến truyện tranh, trò chơi điện tử và truyện giả tưởng, nơi Bộ Truyền giáo của Vatican sẽ tổ chức một không gian dành riêng cho "Luce và những người bạn".
Đây sẽ là lần đầu tiên một bộ của Vatican tham gia vào một hội nghị truyện tranh. Fisichella, người giữ chức phó giám đốc bộ phận truyền giáo mới của Bộ Truyền giáo, cho biết ngài hy vọng việc tham gia hội nghị "sẽ cho phép chúng ta nói với các thế hệ trẻ về chủ đề hy vọng, vốn là trọng tâm hơn bao giờ hết trong thông điệp truyền giáo".
Mặc một chiếc áo mưa màu vàng, đôi bốt lấm bùn và cây thánh giá của người hành hương, sứ mệnh của Luce là hướng dẫn những người hành hương trẻ tuổi hướng tới hy vọng và đức tin với chú chó trung thành Santino bên cạnh. Những chiếc vỏ sò lấp lánh trong mắt cô, gợi nhớ đến vỏ sò điệp của Camino de Santiago (đường hành hương Compostella) biểu tượng của hành trình hành hương.
Phát biểu tại một cuộc họp báo của Vatican vào ngày 28 tháng 10 bên cạnh một bức tượng nhựa của Luce, ĐTGM Fisichella mô tả đôi mắt sáng ngời của Luce là "biểu tượng của hy vọng trong trái tim".
Luce, ngài cho biết, cũng sẽ là gương mặt đại diện cho gian hàng của Tòa thánh tại Expo 2025 ở Osaka, Nhật Bản, nơi cô sẽ đại diện cho chủ đề gian hàng của Vatican, "Vẻ đẹp mang lại hy vọng", cùng với "Sự chôn cất Chúa Kitô" của Caravaggio, một bức tranh sẽ được Bảo tàng Vatican tạm thời cho mượn để trưng bày tại triển lãm.
Simone Legno, người đồng sáng lập người Ý của thương hiệu văn hóa đại chúng tokidoki, đã thiết kế Luce và "những người bạn hành hương" của cô — Fe, Xin và Sky, mỗi người đều mặc những chiếc áo khoác nhiều màu sắc.
Áo mưa thủy thủ màu vàng của Luce là sự tôn vinh cả lá cờ Vatican và hành trình vượt qua những cơn bão của cuộc đời. Đôi ủng lấm bùn của linh vật tượng trưng cho một hành trình dài và khó khăn, trong khi cây gậy của cô tượng trưng cho cuộc hành hương hướng đến cõi vĩnh hằng.
Legno, người thừa nhận tình yêu trọn đời dành cho văn hóa nhạc pop Nhật Bản, cho biết ông hy vọng rằng "Luce có thể đại diện cho những tình cảm vang vọng trong trái tim của các thế hệ trẻ".
"Tôi vô cùng biết ơn Bộ Truyền giáo vì đã mở cửa đón nhận cả văn hóa nhạc pop", ông nói.
Năm thánh là một năm thánh đặc biệt của ân sủng và hành hương trong Giáo Hội Công Giáo. Nó thường diễn ra sau mỗi 25 năm, mặc dù Đức Giáo Hoàng có thể kêu gọi những năm thánh đặc biệt thường xuyên hơn, chẳng hạn như trong trường hợp của Năm Lòng Thương Xót 2016 hoặc Năm Đức Tin 2013.
Vatican đã lên kế hoạch cho một loạt các biến cố văn hóa để đi kèm với quá trình chuẩn bị cho năm thánh, bao gồm một buổi hòa nhạc vào ngày 3 tháng 11 về "Bản giao hưởng số 5" của Shostakovich và một cuộc triển lãm nghệ thuật về bức tranh "White Crucifixion" của Marc Chagall, sẽ được Viện Nghệ thuật Chicago cho mượn để trưng bày tại Bảo tàng Museo del Corso của Rome từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 27 tháng 1.
Chính năm thánh sẽ bắt đầu bằng việc mở Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào Đêm Giáng sinh năm 2024, chào đón 30 triệu người hành hương dự kiến đến Rome vào thời điểm Năm Thánh kết thúc vào ngày 6 tháng 1 năm 2026.
Chiến dịch Kamala đang trì hoãn với cử tri Công Giáo, trong khi Trump đang kết nối
Vũ Văn An
14:22 29/10/2024
Peter Laffin của National Catholic Register, ngày 29 tháng 10, 2024, có bài nhận định về hai ứng cử viên chức tổng thống của Hoa Kỳ:
Cả cựu tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris đều đã có những nỗ lực tiếp cận cử tri Công Giáo trong suốt chiến dịch, đặc biệt là ở các tiểu bang dao động có nhiều người Công Giáo ở Mountain West và Midwest.
Nhưng trong những tuần gần đây, chiến dịch của Trump đã tập trung hơn và triển khai những người đại diện Công Giáo giỏi nhất để đưa ra lời kêu gọi trực tiếp, trong khi chiến dịch của Harris đã tránh tiếp cận Công Giáo để chuyển sang truyền tải thông điệp về tính cách của Trump và mối đe dọa mà họ tin rằng ông gây ra cho nền dân chủ. Và khi chiến dịch của bà chạm trán với Công Giáo Hoa Kỳ, chiến dịch đã phải chịu những bước đi sai lầm và tính toán sai lầm.
Mary Imparato, giáo sư chính trị tại Cao đẳng Belmont Abbey, cho biết: "Những người theo đảng Dân chủ dường như không quan tâm đến việc xúc phạm người Công Giáo ngay bây giờ". "Có vẻ như chiến dịch của Harris không đặt người Công Giáo lên hàng đầu trong tâm trí họ".
Trong cuộc chiến giành Nhà Trắng vô cùng khốc liệt, các cử tri Công Giáo, những người chia đều cho Trump và Tổng thống Biden vào năm 2020, đại diện cho một lá phiếu quan trọng trong quốc gia chia rẽ sâu sắc này. Ví dụ, tại Pennsylvania, nơi mà nhiều chuyên gia tin rằng là tiểu bang chiến trường có hậu quả nghiêm trọng nhất, cuộc thăm dò ý kiến cử tri năm 2020 cho thấy 30% tổng số phiếu bầu của tiểu bang là của người Công Giáo, trong khi Biden giành được 52%. Cuộc thăm dò ý kiến trung bình của RealClearPolitics tại Pennsylvania hiện cho thấy Trump đang dẫn trước 0,6% với các cử tri Công Giáo.
Một cuộc thăm dò gần đây của ABC News/Ipsos cho thấy cử tri Công Giáo có khả năng bỏ phiếu trên toàn quốc ủng hộ Trump hơn Harris với tỷ lệ 51% so với 48%
Trong tháng qua, chiến dịch tranh cử của Harris phần lớn đã bỏ qua các lá phiếu của người Công Giáo trong thông điệp, nhưng các hành động đã gây tiếng vang lớn trong một số nhóm Công Giáo. Ngoài việc bỏ qua Bữa tối Al Smith, mà chỉ có một ứng cử viên tổng thống khác bỏ qua trong lịch sử kéo dài chín thập niên của nó, Harris và các đồng minh của bà đã nhiều lần tỏ ra khinh thường Công Giáo.
Những vấp ngã ở Michigan
Sự cố đầu tiên và đáng chú ý nhất trong số này xảy ra khi Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer, đội mũ ngụy trang "Harris/Walz", đăng một đoạn video kỳ lạ về cảnh bà đặt một miếng Dorito lên lưỡi của một người dẫn chương trình phát thanh theo chủ nghĩa nữ quyền theo cách giống với nghi lễ Công Giáo. Màn trình diễn mà Whitmer đã đưa ra lời xin lỗi dài dòng, đã lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng truyền thông, gây ra sự chỉ trích nặng nề từ khắp các nhóm chính trị Công Giáo, bao gồm cả lời khiển trách mạnh mẽ từ các giám mục Michigan.
Sẽ rất khó để dàn dựng một màn trình diễn gây khó chịu hơn đối với những người Công Giáo thuộc mọi khuynh hướng tư tưởng, đặc biệt là đối với những cử tri Công Giáo ở tiểu bang dao động quan trọng là Michigan, nơi chiếm khoảng một phần năm cử tri của tiểu bang.
"Nó không chỉ là sự khó chịu hay 'kỳ lạ'", Paul Long, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hội đồng Công Giáo Michigan, cho biết trong một tuyên bố. "Đây là một ví dụ quá quen thuộc về một quan chức được bầu chế giễu những người theo đạo và các hoạt động của họ".
Sau một biến cố vận động tranh cử vào thứ Bảy tại Michigan, Harris đã đi cùng Whitmer đến một quán bar địa phương, nơi hai người bắt đầu nói về tình hình cuộc đua, không biết rằng một camera C-SPAN có thể phát hiện ra cuộc trò chuyện của họ. Khi được cảnh báo, Whitmer quay lại và nói, “Tôi hy vọng là anh sẽ tắt tiếng F của tôi”.
Harris đáp lại, “Chúng tôi vừa kể hết mọi bí mật gia đình”, trước khi thêm vào một từ chửi thề của riêng mình.
Vấn đề phá thai
Tại một cuộc biểu tình vào ngày 21 tháng 10 tại Wisconsin được thiết kế để thu hút những cử tri Cộng hòa ôn hòa, cựu Dân biểu Cộng hòa Liz Cheney đã tham gia cùng Harris trên sân khấu và giới thiệu tấm vé của Harris cho những cử tri ủng hộ quyền được sống, nói rằng, "Tôi ủng hộ quyền được sống, và tôi đã rất, rất bối rối về những gì tôi đã chứng kiến xảy ra ở rất nhiều tiểu bang kể từ Dobbs". Khoảnh khắc đó dường như báo hiệu một cơ hội tiềm năng mà trong đó chiến dịch của Harris sẽ cố gắng thu hút những cử tri ủng hộ quyền được sống.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với Hallie Jackson của NBC News ngay ngày hôm sau, Harris đã thẳng thừng từ chối ý tưởng đưa ra một miễn trừ tôn giáo cho luật phá thai. Khi bị Jackson thúc ép về việc đưa ra lời đề nghị “cành ô liu” cho những người Cộng hòa ôn hòa về vấn đề này, Harris đã từ chối ý tưởng này, nói rằng phá thai “không thể thương lượng được”.
Câu trả lời trái ngược với giọng điệu của ngày hôm trước và phù hợp với thành tích lâu dài của Harris với tư cách là người ủng hộ phá thai, bao gồm cả việc bà giới thiệu "Đạo luật Không gây hại" tại Thượng viện vào năm 2019, đạo luật này sẽ thu hẹp các biện pháp bảo vệ quyền tự do tôn giáo, cũng như vai trò của bà là "tiếng nói" của chính quyền Biden về các vấn đề liên quan đến phá thai.
Và sau đó tại một cuộc họp thị trấn của CNN vào thứ Ba tuần trước, Harris đã nhắc lại mong muốn của mình là hệ thống hóa quyền phá thai trên toàn quốc — ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải loại bỏ thủ tục cản trở tại Thượng viện để thực hiện được điều đó.
Đối với David Barrett, nhà sử học tổng thống và giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Villanova, lập trường cứng rắn của Harris về phá thai có thể ngăn cản những cử tri Công Giáo chưa quyết định, những người không thoải mái với chủ nghĩa cực đoan phá thai, bỏ phiếu cho bà vào Ngày bầu cử.
"Tôi nghĩ Harris có thể giải quyết vấn đề phá thai thông minh hơn những gì bà ấy đã làm, và tôi hơi bối rối về điều đó", ông nói với tờ Register.
“Người Công Giáo không phải là khối thống nhất, và chắc chắn đối với những người Công Giáo không hài lòng với hành vi và tuyên bố của Trump mà họ thấy xúc phạm, điều này sẽ khiến việc bỏ phiếu cho Harris trở nên khó khăn hơn”, ông nói.
“Điều đó khiến tôi tự hỏi liệu bà ấy có bất cứ cố vấn chính trị thân cận nào là người Công Giáo hay ít nhất là quen thuộc với Công Giáo Hoa Kỳ không”, ông nói thêm. “Có lẽ nếu bà ấy tham khảo ý kiến của Biden nhiều hơn một chút, bà ấy có thể thông minh hơn về vấn đề này”.
Đối với David Deavel, giáo sư thần học tại Đại học St. Thomas ở Houston và là một chuyên gia viết bài bình luận chính trị, việc chiến dịch của Harris không thể kết nối với cử tri Công Giáo cho thấy sự mất kết nối sâu sắc hơn với những người có đức tin.
“Mặc dù chiến dịch của Harris-Walz đã cố gắng tiếp cận những người có ‘đức tin’, nhưng sự xúc phạm trong các cuộc giao tranh với đức tin thực sự, đặc biệt là đức tin của người Công Giáo, cho thấy sự thiếu hiểu biết và vô cảm hoàn toàn đối với đức tin Kitô giáo thực sự”, ông nói với Register. “Không chỉ là thông điệp chiến dịch mang tính xúc phạm như quảng cáo Dorito của Gretchen Whitmer, mà quan trọng hơn, là lời cảnh báo nghiêm khắc mà chính Harris đưa ra rằng quyền tự do tôn giáo không thể miễn trừ việc tham gia phá thai”.
Vance và RFK Jr. Nhắm mục tiêu vào người Công Giáo
Trong khi đó, chiến dịch Trump-Vance dường như tập trung vào việc thu hút người Công Giáo, cả những người Công Giáo bảo thủ thường ủng hộ Đảng Cộng Hòa và những người Công Giáo danh nghĩa vẫn đồng nhất với một số khía cạnh của Công Giáo văn hóa.
Đối với nhóm trước, chiến dịch đã cử Vance, một người trở lại Công Giáo và là người trung thành với chủ nghĩa bảo thủ dân túy đã định hình kỷ nguyên Trump. Trong một bài xã luận được công bố vào ngày 24 tháng 10 trên tờ Pittsburgh Post-Gazette, Vance đã chỉ trích cách đối xử của chính quyền Biden đối với người Công Giáo, nhắc nhở cử tri về việc FBI nhắm mục tiêu vào những người Công Giáo truyền thống trong những năm gần đây, cũng như một loạt các sự cố khác không chỉ thể hiện sự thiên vị mà còn là sự thù địch rõ ràng.
Ông cũng chỉ trích gay gắt về lịch sử cá nhân của Harris về hành vi chống Công Giáo, bao gồm cả việc bà thẩm vấn một ứng cử viên tòa án liên bang vào năm 2018 về tư cách thành viên của ông này với Hiệp sĩ Columbus, cũng như một loạt các sự cố khác.
"Vance tỏ ra là một người có đức tin thực sự", Imparato của Cao đẳng Belmont Abbey cho biết. "Việc ông ủng hộ phẩm giá của người lao động, phù hợp với giáo lý xã hội Công Giáo, giúp ông thu hút được cơ sở Công Giáo ở các tiểu bang Rust Belt là Wisconsin, Michigan và Pennsylvania. Tôi nghĩ ông ấy là một lựa chọn tuyệt vời cho vị trí phó tổng thống".
Và đối với những cử tri Công Giáo ít bảo thủ hơn, chiến dịch tranh cử của Trump đã chọn cựu ứng cử viên đảng Dân chủ Robert F. Kennedy Jr. làm người đại diện chính. Là hậu duệ của gia đình Công Giáo cấp tiến có nhiều thành tích nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Kennedy đã tự mình đấu tranh cho nhiều mục tiêu tự do trong suốt sự nghiệp của mình với tư cách là một luật sư và nhà hoạt động chính trị.
Trong một quảng cáo dài 60 giây mới nhắm vào các cử tri Công Giáo tại các chiến trường, Kennedy đã suy gẫm về cuộc đời của chính mình khi "nỗ lực hoàn thiện mối quan hệ cá nhân với Chúa" thông qua Công Giáo, với cảnh quay tại nhà mờ nhạt về chính ông khi còn là một đứa trẻ phục vụ tại bàn thờ vào những năm 1960.
"Hai đặc điểm của Công Giáo là các khái niệm về tội nguyên tổ và khái niệm về một vị Chúa hay tha thứ", ông nói khi những hình ảnh này được phát trên màn hình. "Nhiệm vụ của chúng ta là nỗ lực hoàn thiện bản thân thông qua sự tiếp xúc có ý thức với Đấng Tạo hóa, biết rằng ở dạng con người, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được sự hoàn hảo. Chúng ta sẽ luôn trượt ngã mỗi khi chúng ta đứng dậy và nỗ lực một lần nữa. Điều tương tự cũng đúng với nước Mỹ".
Sau đó, ông bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Trump, gọi đảng Dân chủ là "đảng của chiến tranh, kiểm duyệt và tham nhũng".
"Chiến dịch tiếp cận của Trump rất thông minh", Barrett nói. "Tôi không nghĩ rằng nó làm được gì hơn là củng cố các khuynh hướng vốn đã tồn tại. Nhưng họ thông minh hơn chiến dịch của Harris về việc tiếp cận Công Giáo. Bạn không thể thuyết phục mọi người bằng cách xúc phạm họ".
Bảo vệ trẻ vị thành niên: Báo cáo đầu tiên kêu gọi phản ứng nghiêm ngặt
Thanh Quảng sdb
17:06 29/10/2024
Bảo vệ trẻ vị thành niên: Báo cáo đầu tiên kêu gọi phản ứng 'nghiêm ngặt'
Mười năm kể từ khi thành lập, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ trẻ vị thành niên đã công bố báo cáo do một nhóm nghiên cứu chuyên trách biên soạn, nhóm này đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng trên khắp năm châu lục. Báo cáo xác định tiến độ trong các hoạt động thực hành tốt nhất cũng như các bước cần thực hiện, kêu gọi tăng cường tính minh bạch trong việc thu thập dữ liệu và nêu bật sự mất cân bằng trong các Giáo hội địa phương liên quan đến tính khả dụng của các cấu trúc báo cáo và dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
ĐTC nói với vị chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vi thành niên như sau: “Tôi muốn ĐHY, hàng năm, chuẩn bị cho tôi một báo cáo về các sáng kiến của Giáo hội nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương. Ban đầu, điều này có thể khó khăn, nhưng tôi yêu cầu bạn bắt đầu khi cần thiết, để cung cấp một báo cáo đáng tin cậy về những gì đang được thực hiện và những gì cần thay đổi, để các cơ quan có thẩm quyền có thể hành động.”
Đáp lại yêu cầu này của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong bài phát biểu của ngài trước Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, vào cuối Phiên họp toàn thể vào tháng 4 năm 2022, Ủy ban - được Đức Giáo Hoàng thành lập vào năm 2014 để đề xuất các sáng kiến phù hợp nhất nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm dụng trong Giáo hội - đã đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng và hôm nay, ngày 29 tháng 10, công bố bản Báo cáo thường niên đầu tiên về Chính sách và Thủ tục của Giáo hội về Bảo vệ.
Bản Báo cáo dài khoảng 50 trang và được chia thành bốn phần, thu thập nhiều dữ liệu từ khắp các châu lục, cũng như từ nhiều viện tôn giáo, giáo đoàn và thậm chí cả Giáo triều Rôma, nơi được khuyến khích theo đuổi sự minh bạch hơn liên quan đến các thủ tục và quy trình của mình.
Nỗi đau và quá trình chữa lành của nạn nhân
Tài liệu được chuẩn bị bởi một nhóm làm việc do Maud de Boer-Buquicchio, một thành viên của Ủy ban có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, đứng đầu. Bìa tài liệu có hình cây bao báp. Đây là biểu tượng của "sự kiên cường" phản ánh khả năng phục hồi của hàng nghìn nạn nhân khi lên tiếng và nỗ lực biến Giáo hội thành nơi an toàn hơn, đồng thời nỗ lực lấy lại lòng tin đã mất do những tội ác này gây ra. Toàn bộ công việc của Ủy ban và bản Báo cáo đều tập trung vào các nạn nhân, nỗi đau khổ và quá trình chữa lành của họ.
Rủi ro và tiến triển
Báo cáo nhằm thúc đẩy những cam kết của Giáo hội trong việc đưa ra phản ứng "nghiêm khắc" đối với tệ nạn lạm dụng, dựa trên quyền con người và lấy nạn nhân làm trung tâm, phù hợp với các cải cách gần đây đối với cuốn Luật phần VI của Luật Giáo luật, trong đó lên án lạm dụng là hành vi vi xúc phạm nhân phẩm con người. Tài liệu nêu bật cả rủi ro và tiến triển trong nỗ lực bảo vệ trẻ em của Giáo hội, thu thập các nguồn lực và thông lệ tốt nhất để chia sẻ trên toàn Giáo hội. Tài liệu đóng vai trò là công cụ để Ủy ban báo cáo một cách có hệ thống các phát hiện và khuyến nghị cho Đức Giáo Hoàng, nạn nhân, các Giáo hội địa phương và dân Chúa.
Tăng cường tiếp cận thông tin
Trong số các nhu cầu được xác định, báo cáo nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận thông tin tốt hơn cho những người sống sót để ngăn ngừa chấn thương thêm. "Cần phải khám phá các biện pháp cung cấp quyền cho bất kỳ cá nhân nào đối với bất kỳ thông tin nào liên quan đến người đó", đồng thời tôn trọng các luật và yêu cầu bảo vệ dữ liệu, văn bản nêu rõ. Tài liệu cũng nhấn mạnh nhu cầu "hợp nhất và làm rõ xung quanh thẩm quyền do các cơ quan của Giáo triều Rôma nắm giữ, để đảm bảo quản lý hiệu quả, kịp thời và nghiêm ngặt các trường hợp lạm dụng được chuyển đến Tòa thánh". Tài liệu cũng đề xuất hợp lý hóa các quy trình, "khi có lý do chính đáng", để sa thải hoặc cách chức những người giữ chức vụ có trách nhiệm. Báo cáo kêu gọi phát triển thêm các giáo lý của Giáo hội về bảo vệ và nghiên cứu các chính sách bồi thường và thiệt hại để thúc đẩy cách tiếp cận nghiêm ngặt đối với việc bồi thường. Ngoài ra, báo cáo khuyến khích các cơ hội học thuật và nguồn lực đầy đủ cho các chuyên gia bảo vệ đầy tham vọng.
Phân tích các Giáo hội địa phương
Phần thứ hai của Báo cáo thường niên chuyển trọng tâm sang các Giáo hội địa phương, trình bày phân tích về một số tổ chức tôn giáo. Ủy ban thừa nhận tầm quan trọng của việc đồng hành với các nhà lãnh đạo Giáo hội địa phương trong trách nhiệm thực hiện các chính sách phòng ngừa và ứng phó. Ủy ban cũng hứa hẹn “trao đổi dữ liệu chuẩn hóa với các giám mục địa phương và bề trên Fong Tu”, giải thích rằng việc xem xét các chính sách và thủ tục bảo vệ của các giám mục diễn ra thông qua quy trình ad limina hoặc theo yêu cầu đặc biệt của Hội đồng Giám mục hoặc một trong các Nhóm khu vực của Ủy ban.
Thiếu cơ cấu và dịch vụ
Trong phân tích về các Giáo hội địa phương, Ủy ban lưu ý rằng "trong khi một số thực thể Giáo hội và chính quyền Giáo hội thể hiện cam kết rõ ràng về việc bảo vệ, thì những thực thể khác chỉ mới bắt đầu thực hiện trách nhiệm của Giáo hội" trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng. Trong một số trường hợp, Ủy ban phát hiện ra "sự thiếu hụt đáng lo ngại về cơ cấu báo cáo và dịch vụ hỗ trợ nạn nhân/người sống sót, theo yêu cầu của Motu Proprio Vos estis lux mundi.
Sự mất cân bằng giữa các khu vực
Dữ liệu thu thập được trong các khu vực lục địa cho thấy một số sự mất cân bằng nhất định. Trong khi một số khu vực của Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương được hưởng lợi từ "nguồn lực đáng kể có sẵn để bảo vệ", nhiều khu vực ở Trung và Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á có "nguồn lực chuyên dụng không đầy đủ". Ủy ban Giáo hoàng coi việc "tăng cường sự đoàn kết giữa các Hội đồng Giám mục", "huy động nguồn lực để đạt được tiêu chuẩn chung trong việc bảo vệ", "thành lập các trung tâm báo cáo và hỗ trợ nạn nhân/người sống sót", "phát triển một nền văn hóa bảo vệ thực sự" là điều cần thiết.
Giáo triều Rôma
Phần thứ ba tập trung vào Giáo triều Rôma, với tư cách là "mạng lưới của các mạng lưới", có thể đóng vai trò là trung tâm chia sẻ các biện pháp bảo vệ tốt nhất với các Giáo hội địa phương khác. Báo cáo nêu rõ "Giáo hội" "trong quá trình thúc đẩy sứ mệnh thúc đẩy nhân quyền trong phạm vi rộng hơn của xã hội, thu hút nhiều nhóm dân cư mà Giáo hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ phù hợp".
Minh bạch và Thu thập thông tin
Cùng một cơ quan giáo hoàng tìm cách thúc đẩy tầm nhìn chung và thu thập thông tin đáng tin cậy để thúc đẩy tính minh bạch hơn trong các thủ tục và luật lệ của Giáo triều liên quan đến các trường hợp lạm dụng. Báo cáo lưu ý rằng Ban kỷ luật của Bộ Giáo lý Đức tin đã công khai chia sẻ thông tin thống kê hạn chế về các hoạt động của mình và kêu gọi tăng cường tiếp cận thông tin. Các hành động khác bao gồm "truyền đạt trách nhiệm bảo vệ của các Bộ khác nhau", "thúc đẩy các tiêu chuẩn chung trên toàn Giáo triều Rôma" và "kết hợp các phương pháp tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm, có hiểu biết về chấn thương vào công việc của các Bộ".
Tập trung vào Caritas
Báo cáo thường niên cũng trình bày các nghiên cứu điển hình về các tổ chức Caritas: Caritas Internationalis ở cấp độ toàn cầu, Caritas Oceania ở cấp độ khu vực, Caritas Chile ở cấp độ quốc gia và Caritas Nairobi ở cấp độ giáo phận. Báo cáo thừa nhận "sự phức tạp lớn" trong sứ mệnh của Caritas và tiến bộ gần đây trong việc bảo vệ, đồng thời lưu ý "những thay đổi đáng kể trong các hoạt động bảo vệ giữa các tổ chức khác nhau", một vấn đề đáng quan tâm đối với Ủy ban.
Sáng kiến Memorare
Báo cáo cũng nêu bật sáng kiến Memorare, sáng kiến đã gây quỹ trong mười năm qua các Hội đồng Giám mục và các dòng tu để hỗ trợ các Giáo hội có nguồn lực hạn chế. Mục tiêu của Memorare là phát triển các trung tâm báo cáo và hỗ trợ, năng lực đào tạo tại địa phương và mạng lưới các chuyên gia bảo vệ ở Nam Bán cầu. Năm 2023, Ủy ban đã nhận được khoản tài trợ ban đầu hàng năm là 500.000 euro từ Hội đồng Giám mục Ý (với tổng cam kết là 1,5 triệu euro); 35.000 euro từ các dòng tu; và khoản quyên góp hàng năm đầu tiên là 100.000 đô la từ Quỹ Giáo hoàng (với cam kết ba năm tổng cộng là 300.000 đô la). Ngoài ra, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã cam kết hỗ trợ các dự án do Ủy ban lựa chọn, đóng góp 300.000 đô la mỗi năm (tổng cộng 900.000 đô la trong ba năm).
Mười năm kể từ khi thành lập, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ trẻ vị thành niên đã công bố báo cáo do một nhóm nghiên cứu chuyên trách biên soạn, nhóm này đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng trên khắp năm châu lục. Báo cáo xác định tiến độ trong các hoạt động thực hành tốt nhất cũng như các bước cần thực hiện, kêu gọi tăng cường tính minh bạch trong việc thu thập dữ liệu và nêu bật sự mất cân bằng trong các Giáo hội địa phương liên quan đến tính khả dụng của các cấu trúc báo cáo và dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
ĐTC nói với vị chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vi thành niên như sau: “Tôi muốn ĐHY, hàng năm, chuẩn bị cho tôi một báo cáo về các sáng kiến của Giáo hội nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương. Ban đầu, điều này có thể khó khăn, nhưng tôi yêu cầu bạn bắt đầu khi cần thiết, để cung cấp một báo cáo đáng tin cậy về những gì đang được thực hiện và những gì cần thay đổi, để các cơ quan có thẩm quyền có thể hành động.”
Đáp lại yêu cầu này của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong bài phát biểu của ngài trước Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, vào cuối Phiên họp toàn thể vào tháng 4 năm 2022, Ủy ban - được Đức Giáo Hoàng thành lập vào năm 2014 để đề xuất các sáng kiến phù hợp nhất nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm dụng trong Giáo hội - đã đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng và hôm nay, ngày 29 tháng 10, công bố bản Báo cáo thường niên đầu tiên về Chính sách và Thủ tục của Giáo hội về Bảo vệ.
Bản Báo cáo dài khoảng 50 trang và được chia thành bốn phần, thu thập nhiều dữ liệu từ khắp các châu lục, cũng như từ nhiều viện tôn giáo, giáo đoàn và thậm chí cả Giáo triều Rôma, nơi được khuyến khích theo đuổi sự minh bạch hơn liên quan đến các thủ tục và quy trình của mình.
Nỗi đau và quá trình chữa lành của nạn nhân
Tài liệu được chuẩn bị bởi một nhóm làm việc do Maud de Boer-Buquicchio, một thành viên của Ủy ban có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, đứng đầu. Bìa tài liệu có hình cây bao báp. Đây là biểu tượng của "sự kiên cường" phản ánh khả năng phục hồi của hàng nghìn nạn nhân khi lên tiếng và nỗ lực biến Giáo hội thành nơi an toàn hơn, đồng thời nỗ lực lấy lại lòng tin đã mất do những tội ác này gây ra. Toàn bộ công việc của Ủy ban và bản Báo cáo đều tập trung vào các nạn nhân, nỗi đau khổ và quá trình chữa lành của họ.
Rủi ro và tiến triển
Báo cáo nhằm thúc đẩy những cam kết của Giáo hội trong việc đưa ra phản ứng "nghiêm khắc" đối với tệ nạn lạm dụng, dựa trên quyền con người và lấy nạn nhân làm trung tâm, phù hợp với các cải cách gần đây đối với cuốn Luật phần VI của Luật Giáo luật, trong đó lên án lạm dụng là hành vi vi xúc phạm nhân phẩm con người. Tài liệu nêu bật cả rủi ro và tiến triển trong nỗ lực bảo vệ trẻ em của Giáo hội, thu thập các nguồn lực và thông lệ tốt nhất để chia sẻ trên toàn Giáo hội. Tài liệu đóng vai trò là công cụ để Ủy ban báo cáo một cách có hệ thống các phát hiện và khuyến nghị cho Đức Giáo Hoàng, nạn nhân, các Giáo hội địa phương và dân Chúa.
Tăng cường tiếp cận thông tin
Trong số các nhu cầu được xác định, báo cáo nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận thông tin tốt hơn cho những người sống sót để ngăn ngừa chấn thương thêm. "Cần phải khám phá các biện pháp cung cấp quyền cho bất kỳ cá nhân nào đối với bất kỳ thông tin nào liên quan đến người đó", đồng thời tôn trọng các luật và yêu cầu bảo vệ dữ liệu, văn bản nêu rõ. Tài liệu cũng nhấn mạnh nhu cầu "hợp nhất và làm rõ xung quanh thẩm quyền do các cơ quan của Giáo triều Rôma nắm giữ, để đảm bảo quản lý hiệu quả, kịp thời và nghiêm ngặt các trường hợp lạm dụng được chuyển đến Tòa thánh". Tài liệu cũng đề xuất hợp lý hóa các quy trình, "khi có lý do chính đáng", để sa thải hoặc cách chức những người giữ chức vụ có trách nhiệm. Báo cáo kêu gọi phát triển thêm các giáo lý của Giáo hội về bảo vệ và nghiên cứu các chính sách bồi thường và thiệt hại để thúc đẩy cách tiếp cận nghiêm ngặt đối với việc bồi thường. Ngoài ra, báo cáo khuyến khích các cơ hội học thuật và nguồn lực đầy đủ cho các chuyên gia bảo vệ đầy tham vọng.
Phân tích các Giáo hội địa phương
Phần thứ hai của Báo cáo thường niên chuyển trọng tâm sang các Giáo hội địa phương, trình bày phân tích về một số tổ chức tôn giáo. Ủy ban thừa nhận tầm quan trọng của việc đồng hành với các nhà lãnh đạo Giáo hội địa phương trong trách nhiệm thực hiện các chính sách phòng ngừa và ứng phó. Ủy ban cũng hứa hẹn “trao đổi dữ liệu chuẩn hóa với các giám mục địa phương và bề trên Fong Tu”, giải thích rằng việc xem xét các chính sách và thủ tục bảo vệ của các giám mục diễn ra thông qua quy trình ad limina hoặc theo yêu cầu đặc biệt của Hội đồng Giám mục hoặc một trong các Nhóm khu vực của Ủy ban.
Thiếu cơ cấu và dịch vụ
Trong phân tích về các Giáo hội địa phương, Ủy ban lưu ý rằng "trong khi một số thực thể Giáo hội và chính quyền Giáo hội thể hiện cam kết rõ ràng về việc bảo vệ, thì những thực thể khác chỉ mới bắt đầu thực hiện trách nhiệm của Giáo hội" trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng. Trong một số trường hợp, Ủy ban phát hiện ra "sự thiếu hụt đáng lo ngại về cơ cấu báo cáo và dịch vụ hỗ trợ nạn nhân/người sống sót, theo yêu cầu của Motu Proprio Vos estis lux mundi.
Sự mất cân bằng giữa các khu vực
Dữ liệu thu thập được trong các khu vực lục địa cho thấy một số sự mất cân bằng nhất định. Trong khi một số khu vực của Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương được hưởng lợi từ "nguồn lực đáng kể có sẵn để bảo vệ", nhiều khu vực ở Trung và Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á có "nguồn lực chuyên dụng không đầy đủ". Ủy ban Giáo hoàng coi việc "tăng cường sự đoàn kết giữa các Hội đồng Giám mục", "huy động nguồn lực để đạt được tiêu chuẩn chung trong việc bảo vệ", "thành lập các trung tâm báo cáo và hỗ trợ nạn nhân/người sống sót", "phát triển một nền văn hóa bảo vệ thực sự" là điều cần thiết.
Giáo triều Rôma
Phần thứ ba tập trung vào Giáo triều Rôma, với tư cách là "mạng lưới của các mạng lưới", có thể đóng vai trò là trung tâm chia sẻ các biện pháp bảo vệ tốt nhất với các Giáo hội địa phương khác. Báo cáo nêu rõ "Giáo hội" "trong quá trình thúc đẩy sứ mệnh thúc đẩy nhân quyền trong phạm vi rộng hơn của xã hội, thu hút nhiều nhóm dân cư mà Giáo hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ phù hợp".
Minh bạch và Thu thập thông tin
Cùng một cơ quan giáo hoàng tìm cách thúc đẩy tầm nhìn chung và thu thập thông tin đáng tin cậy để thúc đẩy tính minh bạch hơn trong các thủ tục và luật lệ của Giáo triều liên quan đến các trường hợp lạm dụng. Báo cáo lưu ý rằng Ban kỷ luật của Bộ Giáo lý Đức tin đã công khai chia sẻ thông tin thống kê hạn chế về các hoạt động của mình và kêu gọi tăng cường tiếp cận thông tin. Các hành động khác bao gồm "truyền đạt trách nhiệm bảo vệ của các Bộ khác nhau", "thúc đẩy các tiêu chuẩn chung trên toàn Giáo triều Rôma" và "kết hợp các phương pháp tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm, có hiểu biết về chấn thương vào công việc của các Bộ".
Tập trung vào Caritas
Báo cáo thường niên cũng trình bày các nghiên cứu điển hình về các tổ chức Caritas: Caritas Internationalis ở cấp độ toàn cầu, Caritas Oceania ở cấp độ khu vực, Caritas Chile ở cấp độ quốc gia và Caritas Nairobi ở cấp độ giáo phận. Báo cáo thừa nhận "sự phức tạp lớn" trong sứ mệnh của Caritas và tiến bộ gần đây trong việc bảo vệ, đồng thời lưu ý "những thay đổi đáng kể trong các hoạt động bảo vệ giữa các tổ chức khác nhau", một vấn đề đáng quan tâm đối với Ủy ban.
Sáng kiến Memorare
Báo cáo cũng nêu bật sáng kiến Memorare, sáng kiến đã gây quỹ trong mười năm qua các Hội đồng Giám mục và các dòng tu để hỗ trợ các Giáo hội có nguồn lực hạn chế. Mục tiêu của Memorare là phát triển các trung tâm báo cáo và hỗ trợ, năng lực đào tạo tại địa phương và mạng lưới các chuyên gia bảo vệ ở Nam Bán cầu. Năm 2023, Ủy ban đã nhận được khoản tài trợ ban đầu hàng năm là 500.000 euro từ Hội đồng Giám mục Ý (với tổng cam kết là 1,5 triệu euro); 35.000 euro từ các dòng tu; và khoản quyên góp hàng năm đầu tiên là 100.000 đô la từ Quỹ Giáo hoàng (với cam kết ba năm tổng cộng là 300.000 đô la). Ngoài ra, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã cam kết hỗ trợ các dự án do Ủy ban lựa chọn, đóng góp 300.000 đô la mỗi năm (tổng cộng 900.000 đô la trong ba năm).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự Gia đình Đa minh Garland TX kỷ niệm 10 năm thành lập
Vũ Trung Thành - Trần Mạnh Trác
16:17 29/10/2024
Xem hình ảnh
Chiều Chúa Nhật ngày 27 tháng 10 năm 2024 lúc 7 giờ tối tại Hội Trường Thánh Gieradô trong khuôn viên Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland, TX, Gia Đình Đa Minh đã có buổi họp mặt với chủ đề “MƯỜI NĂM CHUNG MỘT TẤM LÒNG” thật vui tươi, sống động với sự tham dự của khoảng 150 hội viên.
Mở đầu là phần cầu nguyện do Sơ Cố Vấn Minh Châu điều hành để tạ ơn Chúa đã nâng đỡ, che chở cho mọi người được bình an mạnh khỏe, để tiếp tục sứ mạng mở mang nước Chúa và giúp đỡ những hoàn cảnh neo đơn bất hạnh thông qua cánh tay nối dài là các Sơ Dòng Đa Minh Tam Hiệp Biên Hoà.
Tiếp theo, chị Hội Trưởng Teresa Thu Lan lên chào mừng quý Sơ cùng toàn thể Quý Ông Bà Anh Chị Em tham dự, trong đó có giới thiệu một số ACE hội viên mới, đồng thời đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nên GÐÐM đã hân hạnh được đón tiếp sự hiện diện của Sơ Bề Trên Tổng Quyền Maria Đinh Thị Thu Hà và Sơ Tổng Cố Vấn Maria Bùi Thị Kim Anh từ Việt Nam sang.
Trong phần báo cáo của Chị Hà, đại diện nhóm tài chánh về tình hình thu trong 10 năm vừa qua. Một con số thường là năm sau cao hơn năm trước, thể hiện sự lớn mạnh của GÐÐM cũng như sự đóng góp tích cực của Quý hội viên và các mạnh thường quân.
Trong bài phát biểu của Sơ Bề Trên Tổng Quyền, Sơ đã đánh giá cao các hoạt động của GÐÐM, cám ơn đến từng hội viên và phác thảo các hoạt động của Hội Dòng tại quê nhà trong công cuộc truyền giáo và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn neo đơn. Đặc biệt tại những nơi các Sơ đang hiện diện chăm sóc như Viện Dưỡng Lão Suối Tiên, Viện Ung Bướu, Viện Tim, nhà ăn Mạc-Ti-Nô….hay những vùng trắng tôn giáo miền Tây Nguyên hay miền Tây VN. Sau đó là món quà của Hội Dòng do đích thân Sơ Bề Trên Tổng Quyền mang từ VN sang và trao tặng đến từng người tham dự. Đó là móc xâu chìa khóa với hình Thánh Đa Minh tạc trên gỗ rất xinh. Có người còn dí dỏm cho rằng GÐÐM làm công việc bác ái với móc chìa khóa đây cũng có thể là biểu tượng của chìa khóa nước Trời trong việc KÍNH CHÚA YÊU NGƯỜI.
Sau đó là phần cắt bánh sinh Nhật lần thứ 10 của GÐÐM do Sơ Minh Châu và một số các thành viên trong Ban Điều Hành cùng cắt trong tiếng hát rộn ràng và vỗ tay của cả hội trường với bài hát quen thuộc HAPPY BIRTHDAY làm cho không khí của buổi họp mặt lần này sinh động và vui nhộn hơn bao giờ hết.
Kết thúc buổi họp mặt là bữa tiệc liên hoan thịnh soạn với rất nhiều món ăn đặc biệt, thơm ngon, đủ mầu sắc do các Anh Chị Em thiện nguyện đảm trách và tự cung cấp, không cần chi phí bồi hoàn cũng như bất cứ khoản đóng góp nào.
Cũng cần nói thêm trong suốt buổi tiệc, mọi người được xem nhiều slideshow chiếu trên màn ảnh rộng về những hoạt động của Hội Dòng trong công việc truyền giáo và giúp đỡ những hoàn cảnh neo đơn, khốn cùng tại VN, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của GÐÐM Garland.
Buổi họp mặt kết thúc lúc 9:00 tối cùng ngày trong niềm vui vô hạn và hẹn nhau trong lần họp mặt kỳ tới với những kết quả tốt đẹp hơn.
Chiều Chúa Nhật ngày 27 tháng 10 năm 2024 lúc 7 giờ tối tại Hội Trường Thánh Gieradô trong khuôn viên Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland, TX, Gia Đình Đa Minh đã có buổi họp mặt với chủ đề “MƯỜI NĂM CHUNG MỘT TẤM LÒNG” thật vui tươi, sống động với sự tham dự của khoảng 150 hội viên.
Mở đầu là phần cầu nguyện do Sơ Cố Vấn Minh Châu điều hành để tạ ơn Chúa đã nâng đỡ, che chở cho mọi người được bình an mạnh khỏe, để tiếp tục sứ mạng mở mang nước Chúa và giúp đỡ những hoàn cảnh neo đơn bất hạnh thông qua cánh tay nối dài là các Sơ Dòng Đa Minh Tam Hiệp Biên Hoà.
Tiếp theo, chị Hội Trưởng Teresa Thu Lan lên chào mừng quý Sơ cùng toàn thể Quý Ông Bà Anh Chị Em tham dự, trong đó có giới thiệu một số ACE hội viên mới, đồng thời đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nên GÐÐM đã hân hạnh được đón tiếp sự hiện diện của Sơ Bề Trên Tổng Quyền Maria Đinh Thị Thu Hà và Sơ Tổng Cố Vấn Maria Bùi Thị Kim Anh từ Việt Nam sang.
Trong phần báo cáo của Chị Hà, đại diện nhóm tài chánh về tình hình thu trong 10 năm vừa qua. Một con số thường là năm sau cao hơn năm trước, thể hiện sự lớn mạnh của GÐÐM cũng như sự đóng góp tích cực của Quý hội viên và các mạnh thường quân.
Trong bài phát biểu của Sơ Bề Trên Tổng Quyền, Sơ đã đánh giá cao các hoạt động của GÐÐM, cám ơn đến từng hội viên và phác thảo các hoạt động của Hội Dòng tại quê nhà trong công cuộc truyền giáo và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn neo đơn. Đặc biệt tại những nơi các Sơ đang hiện diện chăm sóc như Viện Dưỡng Lão Suối Tiên, Viện Ung Bướu, Viện Tim, nhà ăn Mạc-Ti-Nô….hay những vùng trắng tôn giáo miền Tây Nguyên hay miền Tây VN. Sau đó là món quà của Hội Dòng do đích thân Sơ Bề Trên Tổng Quyền mang từ VN sang và trao tặng đến từng người tham dự. Đó là móc xâu chìa khóa với hình Thánh Đa Minh tạc trên gỗ rất xinh. Có người còn dí dỏm cho rằng GÐÐM làm công việc bác ái với móc chìa khóa đây cũng có thể là biểu tượng của chìa khóa nước Trời trong việc KÍNH CHÚA YÊU NGƯỜI.
Sau đó là phần cắt bánh sinh Nhật lần thứ 10 của GÐÐM do Sơ Minh Châu và một số các thành viên trong Ban Điều Hành cùng cắt trong tiếng hát rộn ràng và vỗ tay của cả hội trường với bài hát quen thuộc HAPPY BIRTHDAY làm cho không khí của buổi họp mặt lần này sinh động và vui nhộn hơn bao giờ hết.
Kết thúc buổi họp mặt là bữa tiệc liên hoan thịnh soạn với rất nhiều món ăn đặc biệt, thơm ngon, đủ mầu sắc do các Anh Chị Em thiện nguyện đảm trách và tự cung cấp, không cần chi phí bồi hoàn cũng như bất cứ khoản đóng góp nào.
Cũng cần nói thêm trong suốt buổi tiệc, mọi người được xem nhiều slideshow chiếu trên màn ảnh rộng về những hoạt động của Hội Dòng trong công việc truyền giáo và giúp đỡ những hoàn cảnh neo đơn, khốn cùng tại VN, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của GÐÐM Garland.
Buổi họp mặt kết thúc lúc 9:00 tối cùng ngày trong niềm vui vô hạn và hẹn nhau trong lần họp mặt kỳ tới với những kết quả tốt đẹp hơn.
VietCatholic TV
Tin Vui: Hà Nội có tân Giám Mục Phụ Tá. Vụ sát hại một linh mục được dự đoán vài năm trước cuối cùng đã xảy ra
VietCatholic Media
01:37 29/10/2024
1. Bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Hà Nội
Hôm Thứ Bẩy, 26 Tháng Mười, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam thông báo:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Giuse Vũ Công Viện, thuộc linh mục đoàn tổng giáo phận Hà Nội, làm Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Hà Nội.
Tiểu sử Linh mục Giuse Vũ Công Viện
- Sinh ngày: 23 Tháng Hai/1973
- Quê quán: Thôn Tân Độ, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội; thuộc giáo xứ Tân Độ, tổng giáo phận Hà Nội.
- 2000 - 2007: Tu học tại Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội
- Ngày 31 Tháng Năm/2007: Lãnh chức Phó tế
- Ngày 20 Tháng Mười Hai/2007: Thụ phong linh mục qua nghi thức đặt tay của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội
- 2008 - 2010: Linh mục Phó xứ An Lộc, thường trực tại Bình Cách
- 2010 - 2014: Du học tại Philippines và Canada
- 2014: Tốt nghiệp học vị Thạc sĩ Giáo luật tại Saint Paul University, Ottawa, Canada
- Từ năm 2014 đến nay: Linh mục Đại diện Tư pháp
- Từ năm 2014 đến năm 2018: Linh mục Phó văn phòng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội
- 2015 - 2021: Linh mục Chính xứ Nam Dư
- 2021 - 2022: Linh mục Chính xứ Kẻ Sét
- 2021 - 2022: Phó Tổng Thư ký và thành viên Ban Soạn thảo Công nghị tổng giáo phận Hà Nội
- Từ năm 2022 đến nay: Giám học Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội
- Từ ngày 16/01/2024: Phó Chánh Văn phòng tiếp nhận trình báo lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương của tổng giáo phận Hà Nội.
- Ngày 26 tháng 10 năm 2024: Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Hà Nội.
2. Thêm một giám mục Trung Quốc được truyền chức theo hiệp định giữa Tòa Thánh và Trung Quốc
Thêm một giám mục Trung Quốc được thụ phong theo hiệp định ký kết giữa Tòa Thánh và Trung Quốc. Đó là Đức Cha Matthêu Chân Tuyết Bân (Zhen Xuebin), Giám mục Phó của Giáo phận Bắc Kinh.
Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh, công bố ngày 25 tháng Mười cho biết lễ truyền chức đã diễn ra lúc 9 giờ ban sáng cùng ngày, tại nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Độ và Đức tân Giám mục đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngày 28 tháng Tám trước đó, nhưng nay Phòng Báo chí Tòa Thánh mới thông báo, một ngày sau khi có tin hiệp định tạm thời giữa hai bên về việc bổ nhiệm giám mục được gia hạn thêm bốn năm nữa.
Đức tân giám mục Chân Tuyết Bân năm nay 54 tuổi, sinh quán tại Trường Trị (Changzhi) tỉnh Thiểm Tây, theo học triết và thần học tại Đại chủng viện Bắc Kinh và sau đó học bổ túc cho đến năm 1997, tại Đại học thánh Gioan, ở Mỹ và đậu Cao học thần học về Thần học phụng vụ, trước khi về nước để thụ phong linh mục. Rồi sau đó làm Phó giám đốc Đại chủng viện Bắc Kinh cho đến năm 2007. Cha cũng làm mục vụ tại một số giáo xứ, và cũng từ năm 2007, làm Chưởng ấn Tòa giám mục Bắc Kinh.
Với nhiệm vụ mới, Đức Cha Matthêu Bân phụ giúp và sẽ kế nhiệm Đức Cha Giuse Lý Sơn, 59 tuổi, Giám mục chính tòa tại thủ đô Bắc Kinh từ 14 năm nay, hay 2007.
Theo hãng tin Asia News, việc chọn một giám mục Phó cho Giáo phận Bắc kinh là một sự kiện đáng kể, nếu ta để ý rằng Đức Cha Lý Sơn được bổ nhiệm trước khi có hiệp định năm 2018 giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, những hồi đó ngài được Tòa Thánh phê chuẩn. Đức Cha Lý Sơn tuy mới 59 tuổi, nhưng có vấn đề về sức khỏe và vì nhiều trách nhiệm khác trong tư cách là Chủ tịch Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc.
Nhận định về tình hình Giáo Hội tại Trung Quốc, Tiến Sĩ George Weigel cho biết có “một nỗ lực tàn bạo” nhằm áp đặt “Hán hóa” các cộng đồng tôn giáo, đưa họ vào sự phù hợp với “Tư tưởng Tập Cận Bình” - ám chỉ chủ tịch Trung Quốc.
Khi bàn về 2 Giám Mục Trung Quốc tham dự Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị, ông cho biết:
“Chế độ Trung Quốc đã bổ nhiệm Giám mục Chiêm Tư Lộc vào giáo phận Mân Đông vào năm 2000. Giám mục này đã bị vạ tuyệt thông vì chấp nhận việc tấn phong giám mục mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, là một tội nghiêm trọng trong Giáo Hội. Sau đó, ông đã được hòa giải với Giáo Hội vào năm 2018. Tuy nhiên, một năm sau đó đã công khai tuyên thệ “sẽ quyết tâm thực hiện việc Hán hóa tôn giáo” và “tiếp tục theo đuổi con đường phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa”, Weigel viết về một trong những người tham dự Thượng hội đồng.
Ông cũng chỉ ra rằng đại diện khác từ Trung Quốc là phó chủ tịch Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc.
Weigel viết: “Giám mục Dương Vĩnh Cường là phó chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, một công cụ của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản, được thành lập năm 1957 để chia rẽ Giáo Hội Công Giáo. Vatican chưa bao giờ công nhận nhóm này là một cơ quan Công Giáo hợp pháp. Trong một lá thư gửi cho người Công Giáo Trung Quốc năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 cho biết mục đích của nhóm này ‘không phù hợp với giáo lý Công Giáo’. Vị trí của Giám mục Dương trong Hiệp hội Công Giáo Yêu nước càng làm sâu sắc thêm hố sâu ngăn cách giữa Giáo Hội do chế độ kiểm soát ở Trung Quốc và Giáo Hội thầm lặng đang bị bao vây, vốn vẫn trung thành với Rôma ngay cả khi các giáo sĩ và giáo dân của họ bị bỏ tù hoặc bị tử đạo”.
3. Đức Hồng Y Müller nhắc nhở việc tuân giữ đức tin chân chính
Liên quan đến thẩm quyền và thánh chức trong Giáo hội, trong bài thuyết trình, nhân cuộc hành hương Roma, từ ngày 25 đến ngày 27 tháng Mười này của các giám mục, linh mục và giáo dân theo tinh thần tự sắc “Summorum Pontificum”, Các Giáo hoàng Roma, do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI ban hành, ngày 07 tháng Bảy năm 2007, nới rộng việc cho phép cử hành thánh lễ theo sách lễ tiền Công đồng chung Vatican II, Đức Hồng Y Gerhard Müller, người Đức, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, nhắc nhở rằng: Các giám mục sẽ phản bội sứ mạng Chúa trao nếu không rao giảng đức tin Công Giáo chân chính, phản bội bằng cách tương đối hóa đạo lý và không giữ vững đức tin chân chính.
Đức Hồng Y nói: “Chúng ta không được chiều theo cám dỗ này là: nếu bạn muốn đi đến với con người ngày nay và được mọi người yêu mến, thì hãy làm như Philatô, gạt chân lý sang một bên, và như vậy, bạn sẽ tránh bị bách hại, bị đau khổ, thánh giá và cái chết! Nói theo kiểu thế gian, quyền bính chính trị, các cơ quan truyền thông và tài chánh là những điều chắc chắn, trong khi sự thật thì kéo theo chống đối, và những lời hứa đau khổ với Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh!”
Trong chiều hướng này, Đức Hồng Y Müller nhấn mạnh hai sai lầm trầm trọng:
1. Thứ nhất khi một vị Giáo hoàng, với quyền tông đồ tối cao (plenitudo apostolica) dám thay đổi cơ cấu phẩm trật của Giáo hội và quyền Chúa ban (ius divinum) cho Giáo hội, ví dụ ủy quyền tài phán của mình cho các giáo dân.
2. Sai lầm thứ hai là dạy rằng Chúa Thánh Thần có thể linh hứng cho Đức Giáo Hoàng một đạo lý hoàn toàn mới mẻ mà các tín hữu phải chấp nhận một cách mù quáng, dù rằng đạo lý mới ấy trái ngược rõ ràng với giáo huấn của Kinh thánh, với Tông truyền và với các tuyên định tín lý trước đó của các vị Giáo hoàng và các Công đồng chung.
4. Đức Giáo Hoàng thương tiếc một linh mục Công Giáo bị sát hại ở Mexico
Trong bài huấn dụ ngắn sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã tưởng nhớ Cha Marcelo Pérez, một linh mục vừa bị sát hại tại khu vực Chiapas, Mexico, nơi xảy ra nhiều vụ bạo lực.
Đức Giáo Hoàng gọi vị linh mục bị sát hại là “một người hầu nhiệt thành của Phúc âm và là dân trung thành của Chúa” và cho biết ngài cùng giáo phận địa phương San Cristóbal de las Casas, Mexico, thương tiếc sự mất mát của ông.
“Nguyện sự hy sinh của ngài, giống như những linh mục khác bị giết vì lòng trung thành với chức thánh, trở thành hạt giống cho hòa bình và đời sống Kitô hữu,” Đức Phanxicô nói.
Cha Pérez bị bắn chết vào ngày 20 tháng 10 sau khi cử hành Thánh lễ. Được giáo phận mô tả là một “Tông đồ không biết mệt mỏi của hòa bình”, vụ sát hại Cha Pérez xảy ra trong bối cảnh ngài đang nỗ lực bảo vệ cộng đồng địa phương khỏi bạo lực và bất công.
Công việc của ngài đã gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng; Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ, gọi tắt là IACHR đã ban hành các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ Cha Pérez kể từ năm 2015 do “mối nguy hiểm liên tục đến tính mạng và sự an toàn cá nhân của ngài” vì “công việc bảo vệ nhân quyền của ngài”.
Vụ giết Cha Pérez đánh dấu vụ mới nhất trong một mô hình bạo lực đáng lo ngại chống lại giáo sĩ ở Mexico. Theo Trung tâm đa phương tiện Công Giáo, 36 linh mục Công Giáo đã bị giết ở Mexico kể từ năm 2013
Source:Catholic News Agency
FSB bị cú lừa lớn ở Ukraine. Cựu binh Bắc Hàn tị nạn tình nguyện giúp Ukraine. Vovchansk ngậm ngùi
VietCatholic Media
03:09 29/10/2024
1. Thống đốc cho biết máy bay điều khiển từ xa gây thiệt hại cho cơ sở công nghiệp ở Voronezh của Nga
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Thống đốc khu vực Alexander Gusev cho biết qua kênh Telegram chính thức của mình rằng các mảnh vỡ từ một máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ đã rơi xuống một cơ sở công nghiệp ở tỉnh Voronezh của Nga vào tối Chúa Nhật, 27 Tháng Mười.
Gusev tuyên bố các đơn vị phòng không Nga đã chặn nhiều máy bay điều khiển từ xa trên khu vực này.
“Hậu quả của việc một UAV rơi là một phần của phòng họp tại một doanh nghiệp công nghiệp đã bị hư hại”, ông cho biết.
Theo Gusev, không có thương vong nào được báo cáo. Kênh Astra Telegram đã đăng tải đoạn video cho thấy một vụ nổ tại một cơ sở ở Voronezh vào thời điểm xảy ra vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố vào ngày 27 tháng 10 rằng bảy máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên vùng Voronezh, Belgorod và Bryansk.
Kyiv vẫn chưa bình luận về những báo cáo này.
Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm mục đích gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng quân sự và ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga.
Theo Bộ Tổng tham mưu, Ukraine đã tấn công căn cứ lưu trữ nhiên liệu và chất bôi trơn Annanefteprodukt vào ngày 4 tháng 10 gần làng Anna ở Voronezh. Một nguồn tin trong Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU sau đó nói với tờ Kyiv Independent rằng kho dầu đã bị máy bay điều khiển từ xa do SBU điều hành tấn công.
[Kyiv Independent: Drone damages industrial facility in Russia's Voronezh Oblast, governor says]
2. NATO xác nhận: Quân đội Bắc Hàn hiện đang ở Kursk để giúp Nga
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết hôm thứ Hai rằng quân đội Bắc Hàn hỗ trợ Mạc Tư Khoa đã được điều động tới Kursk, khu vực của Nga do quân đội Ukraine kiểm soát một phần.
Nhận xét của ông, xác nhận thông tin tình báo trước đó từ Ukraine, có nghĩa là quân đội Bắc Hàn hiện đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu với quân đội Ukraine. Quân đội Kyiv đã chiếm được một số phần của Kursk vào tháng 8 trong một chiến dịch đại diện cho cuộc tấn công quân sự đầu tiên vào Nga kể từ Thế chiến II.
Việc Bình Nhưỡng hỗ trợ chiến trường cho Putin đã khiến các đồng minh phương Tây lo ngại và Rutte chỉ ra rằng việc điều động quân đội Bắc Hàn là “sự mở rộng nguy hiểm” của cuộc xâm lược.
“Tôi có thể xác nhận rằng quân đội Bắc Hàn đã được gửi đến Nga và các đơn vị quân đội Bắc Hàn đã được điều động đến khu vực Kursk,” Rutte nói với các phóng viên, ngay sau cuộc họp với một quan chức cao cấp của cơ quan tình báo Nam Hàn.
Tổng thư ký NATO cho biết thêm rằng ông sẽ gọi điện cho Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov vào cuối ngày thứ Hai.
Ukraine hy vọng có thể sử dụng cuộc tấn công này để buộc Nga phải tái điều động quân đội hiện đang đóng ở miền Đông Ukraine, nơi mà Nga vẫn đang liên tục tiến quân.
Tổng Thư Ký Rutte cho biết, việc Mạc Tư Khoa điều động quân đội Bắc Hàn đánh dấu “sự leo thang đáng kể trong sự tham gia liên tục của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, “, ám chỉ đến tên chính thức của Bắc Hàn, vào cuộc chiến tranh phi pháp của Nga” và “sự mở rộng nguy hiểm trong cuộc chiến của Nga.
Mặt khác, Tổng Thư Ký Rutte cho biết việc điều động này cho thấy sự yếu kém của Nga và là “dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng ngày càng tăng của Putin”.
“Hơn 600.000 binh lính Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến của Putin, và ông ta không thể duy trì cuộc tấn công của mình ở Ukraine nếu không có sự hỗ trợ của nước ngoài”, ông nói. “Điều này là do người Ukraine đang chiến đấu trở lại với lòng dũng cảm, sự kiên cường và sự khéo léo”.
“NATO kêu gọi Nga và Bắc Hàn chấm dứt ngay lập tức các hành động này”, ông nói thêm.
Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã chỉ ra một hiệp ước an ninh và quốc phòng được Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng ký vào tháng 6.
“Chúng tôi đã nói nhiều lần rằng hiệp ước này không phải là bí mật, nó là công khai, toàn bộ văn bản đã được công bố và nó không vi phạm bất kỳ điều khoản nào của luật pháp quốc tế, bởi vì nó bao gồm, trong số những điều khác, việc cung cấp hỗ trợ trong trường hợp một trong những quốc gia là bên tham gia hiệp ước bị tấn công quân sự”, ông phát biểu tại một cuộc họp báo ở Mạc Tư Khoa, trong những bình luận được hãng thông tấn Interfax đưa tin.
“Vì vậy, lập trường của chúng tôi ở đây hoàn toàn trung thực và cởi mở”, ông nói thêm.
[Politico: North Korean troops are now in Kursk to help Russia, NATO confirms]
3. Cựu binh Bắc Hàn tìm cách xin Kyiv cho ra trận ở Ukraine để gây ảnh hưởng đến những người đồng đội cũ
Một nhóm gồm gần 200 cựu binh lính Bắc Hàn đã yêu cầu được điều động tới Ukraine để giúp làm suy yếu tinh thần và gây ảnh hưởng đến quân đội Bình Nhưỡng tham gia cuộc chiến cùng phe với Nga, tờ South China Morning Post có trụ sở tại Hương Cảng đưa tin vào ngày 28 tháng 10.
Kyiv, Hán Thành và các nước phương Tây cáo buộc Bắc Hàn đã gửi hàng ngàn quân tới hỗ trợ cuộc chiến đang diễn ra của Nga chống lại Ukraine.
Theo Ukraine, Mạc Tư Khoa đang chuẩn bị điều động 12.000 lính Bắc Hàn để thúc đẩy nỗ lực chiến tranh của mình. Đợt đầu tiên được cho là sẽ được điều động tại Kursk, một vùng biên giới của Nga do lực lượng Ukraine kiểm soát một phần.
Để đáp lại các báo cáo, một nhóm người đào tẩu khỏi Bắc Hàn đang sống tại Nam Hàn đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về quân đội Bắc Hàn và đề nghị giúp tiến hành chiến tranh tâm lý chống lại các đồng minh của Mạc Tư Khoa, tờ South China Morning Post đưa tin.
Lý Mẫn Phúc (Lee Min-bok), một trong những nhân vật chủ chốt của sáng kiến này và là người đã đăng lời kêu gọi điều động tới Đại sứ quán Ukraine tại Hán Thành, cho biết: “Về cơ bản, quân đội Bắc Hàn ở đó là lính đánh thuê, nhưng chúng tôi sẽ đến đó với tư cách là những người tình nguyện với sứ mệnh thiện chí”.
“Sự hiện diện của chúng tôi ở Ukraine có thể tác động đáng kể đến tinh thần của quân đội Bắc Hàn”, Lý lưu ý, đồng thời cho biết quân đội Bắc Hàn bị coi là “bia đỡ đạn”.
“Những người lính Bắc Hàn có thể tìm thấy hy vọng và lòng can đảm khi chúng tôi có mặt ở Ukraine, truyền cảm hứng cho họ vượt biên để tìm kiếm tự do.”
Nga đã sử dụng chiến thuật tấn công bộ binh hàng loạt ở Ukraine, áp đảo lực lượng phòng thủ Ukraine với cái giá phải trả là tỷ lệ thương vong cực kỳ cao. Để tránh phải huy động toàn bộ, Điện Cẩm Linh đã tìm kiếm nhân lực mới trong số tù nhân, công nhân nhập cư và gần đây nhất là đồng minh Bắc Hàn.
An Xán Nhất (Ahn Chan-il), một thành viên khác của sáng kiến này, và là nhà lãnh đạo Viện Nghiên cứu Bắc Hàn Thế giới, cho biết: “Tất cả chúng tôi đều là cựu chiến binh quân đội, hiểu rõ văn hóa quân sự và trạng thái tâm lý của Bắc Hàn hơn bất kỳ ai khác”.
“Chúng tôi sẵn sàng đi bất cứ nơi nào cần thiết để hoạt động như những điệp viên chiến tranh tâm lý – thông qua phát thanh, phát tờ rơi và thậm chí đóng vai trò là phiên dịch viên.”
Bộ Ngoại giao Nam Hàn đã chuyển vấn đề này tới Bộ Thống nhất, nhưng bộ này vẫn chưa đưa ra bình luận, tờ South China Morning Post đưa tin.
Putin ngày 24 tháng 10 đã gián tiếp thừa nhận sự hiện diện của binh lính Bắc Hàn tại Nga, đáp lại những tuyên bố về hình ảnh vệ tinh rằng “nếu có hình ảnh, chúng phản ánh điều gì đó” và trích dẫn hiệp ước phòng thủ của Bình Nhưỡng với Mạc Tư Khoa.
Bộ Ngoại giao Bắc Hàn tuyên bố vào ngày 25 tháng 10 rằng bất kỳ quyết định nào về việc gửi quân tới Nga đều sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng không xác nhận rõ ràng các báo cáo.
Vào ngày 24 tháng 10, Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt cho biết nước này có thể xem xét lại lệnh cấm cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine do “các hoạt động quân sự của Bắc Hàn”.
Luật pháp Nam Hàn cấm xuất khẩu vũ khí tới các khu vực đang có xung đột, nhưng Hán Thành đã nhiều lần ám chỉ rằng điều này có thể thay đổi khi Nga và Bắc Hàn tăng cường hợp tác quân sự.
Căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Hán Thành đã gia tăng song song với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Gần đây, chính quyền Bắc Hàn tuyên bố Nam Hàn là quốc gia thù địch và cho nổ tung hai con đường chính nối liền Nam Hàn với phía nam bán đảo.
[Ukrainska Pravda: Ex-North Korean soldiers seek Ukraine deployment to influence former comrades, media reports]
4. Zelenskiy ký luật cho phép người nước ngoài làm sĩ quan trong quân đội Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ký luật cho phép người nước ngoài và người không quốc tịch được phục vụ trong Quân đội Ukraine theo hợp đồng ở các vị trí sĩ quan.
Các quy địng trên đã được nêu ra trong dự thảo luật số 12023 của quốc hội Ukraine
Dự thảo luật đã được “nộp kèm chữ ký của Tổng thống Ukraine” vào ngày 25 tháng 10.
Trước đó, vào ngày 10 tháng 10, Verkhovna Rada hay quốc hội Ukraine đã thông qua dự thảo luật có tên là Sửa đổi một số luật của Ukraine liên quan đến thủ tục nghĩa vụ quân sự theo hợp đồng của người nước ngoài và người không quốc tịch trong Quân đội Ukraine, Cục vận tải đặc biệt của nhà nước và Vệ binh quốc gia Ukraine.
Trước dự thảo này, người nước ngoài chỉ có thể phục vụ ở các vị trí trung sĩ và binh nhì.
Một lưu ý giải thích cho dự thảo luật nêu rằng nhu cầu cải thiện luật phát sinh do tình hình hoạt động đầy thách thức trên chiến trường, đòi hỏi phải tăng đáng kể số lượng quân nhân trong Quân đội và các đội hình quân sự khác.
[Ukrainska Pravda: Zelenskyy signs law allowing foreigners to serve as officers in Ukrainian military]
5. Nhà ngoại giao hàng đầu của Lithuania Landsbergis sẽ rời khỏi chính trường sau thất bại trong cuộc bầu cử
Gabrielius Landsbergis, chủ tịch đảng bảo thủ của Lithuania và là bộ trưởng ngoại giao nước này, đang có kế hoạch nghỉ ngơi khỏi chính trường sau khi đảng của ông thua trong vòng bầu cử quốc hội thứ hai vào hôm Chúa Nhật, 27 Tháng Mười.
“Tín hiệu của cử tri khá rõ ràng, đối với cả đảng và cá nhân tôi, và sẽ là một sai lầm nếu không lắng nghe nó,” Landsbergis phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Hai.
“Sau khi nghe được tín hiệu mà tôi rất coi trọng, tôi quyết định từ chức chủ tịch Liên minh Quê Hương - Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Lithuania hôm nay”, ông nói thêm.
Landsbergis, người giữ chức bộ trưởng ngoại giao Lithuania kể từ tháng 12 năm 2020, đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ cuộc kháng chiến toàn diện của Ukraine chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Putin.
Đảng Dân chủ Xã hội đối lập của Lithuania, gọi tắt là LSDP đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào Chúa Nhật, đánh bại Thủ tướng Ingrida Šimonytė và đảng Liên minh Quê Hương đương nhiệm của bà và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Lithuania (TS-LKD).
Đảng trung tả LSDP đã giành được đa số 52 ghế quyết định, định vị đảng này để lãnh đạo chính phủ. Trong khi đó, đảng trung hữu TS-LKD đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể, chỉ giành được 28 ghế so với 49 ghế nắm giữ sau cuộc bầu cử năm 2020.
Landsbergis tuyên bố rằng ông sẽ tạm nghỉ chính trị và chuyển giao nhiệm vụ trong quốc hội cho chính trị gia tiếp theo trong danh sách của đảng ông. Ông sẽ rời khỏi vai trò là bộ trưởng ngoại giao của đất nước sau khi chính phủ mới được thành lập.
“Vì tín hiệu này không chỉ dành cho lực lượng chính trị mà còn dành cho cá nhân tôi, nên tôi quyết định tạm dừng sự nghiệp chính trị của mình và trao lại nhiệm vụ mà tôi rất biết ơn cử tri”, ông nói.
Vào tháng 8, Landsbergis đã dừng nỗ lực được mong đợi rộng rãi của mình để trở thành một ủy viên Âu Châu. Động thái này diễn ra trong bối cảnh có sự rạn nứt sâu sắc giữa Landsbergis, một trong những nhân vật chính trị nổi tiếng nhất của vùng Baltic, và Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda, người đã từ chối ủng hộ ông.
[Politico: Lithuania’s top diplomat Landsbergis to step away from politics after election defeat]
6. Cảnh sát Ukraine phá vỡ âm mưu sát hại doanh nhân Odessa của cơ quan tình báo Nga
Các quan chức thực thi pháp luật Ukraine đã ngăn chặn âm mưu ám sát một doanh nhân và là nhà lãnh đạo một tổ chức cộng đồng địa phương ở Tỉnh Odessa.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko cho biết:
“Kết quả của một hoạt động đặc biệt được thực hiện tốt, các nhân viên thực thi pháp luật đã bắt giữ người ra lệnh phạm tội. Nghi phạm là một cư dân 43 tuổi của một tỉnh khác.”
Theo nguồn tin của Ukrainska Pravda, mục tiêu là Hennadii Beibutian, một cư dân Odessa 56 tuổi và là một doanh nhân mà “vụ giết người” đã được báo chí đưa tin trước đó. Nghi phạm được cho là đã nhận được chỉ thị thực hiện vụ giết người từ các cơ quan mật vụ Nga.
Sau khi nhận được thông tin về vụ ám sát đã được lên kế hoạch, các điều tra viên của Cảnh sát quốc gia tỉnh Odessa, phối hợp với các đặc vụ của Cơ quan an ninh và dưới sự giám sát của Văn phòng công tố tỉnh Odessa, đã tiến hành một chiến dịch đặc biệt để ghi lại tội ác và bắt giữ nghi phạm.
Các nhân viên thực thi pháp luật đã dàn dựng vụ giết người Beibutian, tạo ra bằng chứng bằng hình ảnh và video làm bằng chứng cho nhiệm vụ đã hoàn thành, sau đó họ giao những bằng chứng này cho “sát thủ” để chuyển cho người đã ra lệnh giết người.
Beibutian vẫn còn sống nhưng gia đình đã phối hợp với cảnh sát làm lễ phát tang cho ant ta và báo chí Ukraine đã đăng tin rộng rãi về vụ ám sát Beibutian.
Người thuê giết theo lệnh của Nga đã bị lừa và đã bị bắt trong quá trình nhận được “báo cáo”.
Khoản thanh toán cho vụ giết người được ấn định là 80.000 đô la Mỹ, trong đó có 70.000 đô la Mỹ được hứa trả cho sát thủ.
Trong quá trình bắt giữ, cảnh sát đã thu giữ một thiết bị được cho là lựu đạn và đã được gửi đi để chuyên gia phân tích.
Cảnh sát đã chính thức buộc tội nghi phạm về tội cố ý thuê giết người, nhằm mục đích lợi dụng tài chính, cũng như tội tàng trữ trái phép các thiết bị nổ.
Theo yêu cầu của cảnh sát, tòa án đã ra lệnh giam giữ nghi phạm mà không được tại ngoại.
Cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục. Cơ quan thực thi pháp luật và SSU đang nỗ lực xác định động cơ phạm tội và xác định những cá nhân khác có thể liên quan, Cảnh sát quốc gia Ukraine đưa tin.
Dekhtiarenko cho biết “Sự tham gia của nghi phạm trong việc tổ chức các vụ ám sát các nhân vật Ukraine khác theo lệnh của các cơ quan mật vụ Nga, cũng như các tội ác khác chống lại an ninh quốc gia Ukraine, đang được xác minh.
Các báo cáo ban đầu cho biết vào tháng 9 năm 2024, nghi phạm đã đến Odessa để thực hiện một nhiệm vụ khác của cơ quan tình báo Nga - tổ chức ám sát một nhà hoạt động công chúng nổi tiếng ở Odessa để nhận phần thưởng 100.000 đô la Mỹ.”
Beibutian là nhà lãnh đạo một đơn vị trật tự công cộng có tên là Đơn vị hỗ trợ thực thi pháp luật.
Nhóm này tuần tra thành phố trong giờ giới nghiêm và đi cùng các nhân viên của văn phòng tuyển quân địa phương.
Đồng thời, tổ chức này đã tham gia vào một cuộc điều tra tham nhũng về việc cấp giấy chứng nhận để lấy tiền. Vào cuối tháng 9 năm 2024, phó giám đốc của tổ chức đã bị bắt giữ vì nghi ngờ giúp những người phải chịu trách nhiệm nghĩa vụ quân sự trốn tránh việc động viên.
[Ukrainska Pravda: Ukrainian police stage murder of Odesa businessman ordered by Russian secret services]
7. Phân tích cho biết gần 80% các tòa nhà ở Vovchansk bị phá hủy, hư hại trong các cuộc tấn công của Nga
Một cuộc điều tra chung của Bellingcat và AFP được công bố vào ngày 28 tháng 10 cho thấy gần 80% các tòa nhà ở Vovchansk đã bị phá hủy hoặc hư hại sau khi Nga phát động cuộc tấn công vào thị trấn này.
Thị trấn từng có 17.000 dân này, nằm cách biên giới Nga chỉ 5 km, hay 3 dặm, tại Tỉnh Kharkiv, đã trở nên tranh chấp dữ dội sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Vovchansk chịu sự xâm lược của Nga cho đến khi cuộc phản công của Ukraine vào mùa thu năm 2022 giải phóng thị trấn, chỉ để phải đối mặt với giao tranh ác liệt một lần nữa sau khi Nga bắt đầu một cuộc tấn công mới vào tháng 5 năm 2024, buộc nhiều người dân phải rời bỏ nhà cửa.
Trò chuyện với các nhà báo, những người dân thường đã kể lại những câu chuyện đau thương về cuộc trốn chạy khỏi quân xâm lược Nga, những kẻ đôi khi cố tình nhắm vào dân thường khi họ cố gắng chạy trốn.
Theo báo cáo, một thư viện, một trường học và một nhà thờ nằm trong số nhiều tòa nhà bị phá hủy.
Khoảng 60% tổng số tòa nhà trong thị trấn đã bị phá hủy và 18% bị hư hại một phần, Bellingcat và AFP trích dẫn hình ảnh vệ tinh cho biết. Tính đến cuối tháng 9, chỉ có 22% tòa nhà còn nguyên vẹn.
Bất chấp cuộc tấn công bất ngờ của Nga vào tháng 5, cuộc tấn công của Nga ở phía bắc tỉnh Kharkiv đã nhanh chóng sa lầy, với việc quân đội Nga được cho là đã chịu tổn thất nặng nề.
Kể từ đó, cường độ giao tranh đã giảm bớt phần nào so với các khu vực khác ở phía đông Ukraine gần Pokrovsk, Vuhledar và Toretsk.
Theo quân đội Ukraine, chiến thuật của Nga thường là san phẳng các thị trấn và làng mạc bằng pháo binh và bom trước khi tiến vào “chiếm” các thị trấn bị phá hủy.
Ví dụ, không có tòa nhà nào còn nguyên vẹn ở thị trấn Toretsk thuộc tỉnh Donetsk sau cuộc tấn công dữ dội của Nga, Anastasia Bobovnikova, phát ngôn nhân của Nhóm tác chiến chiến thuật Luhansk, cho biết vào ngày 14 tháng 10.
[Kyiv Independent: Almost 80% of Vovchansk's buildings destroyed, damaged in Russian attacks, analysis says]
8. Thủ tướng Phần Lan thông báo chuyến thăm của Zelenskiy tới Reykjavik
Sáng Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo tuyên bố ông đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Reykjavik.
Orpo cho biết ông rất “hân hoan” được gặp Tổng thống Vladimir Zelenskiy tại hội nghị Hội đồng Bắc Âu ở Reykjavik.
Hội đồng Bắc Âu sẽ triệu tập phiên họp thứ 76 tại Reykjavik từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 10. Phiên họp này là hội nghị chính trị của các nước Bắc Âu.
Trọng tâm chính của phiên họp năm nay là Hòa bình và An ninh ở Bắc Cực. Chương trình nghị sự có thể bao gồm bản cập nhật cho Thỏa thuận Helsinki.
Ban tổ chức thông báo rằng Svetlana Tikhanovskaya, lãnh đạo phe đối lập Belarus, sẽ phát biểu trong phiên họp ngày 30 tháng 10.
Gần đây, Ukraine đã yêu cầu các chính phủ Bắc Âu tham gia vào dự án Lữ đoàn phía Bắc. Là một phần của chương trình, mỗi quốc gia Bắc Âu đã được yêu cầu chuẩn bị và trang bị vũ khí cho một tiểu đoàn Ukraine.
Vào tháng 10, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine tuyên bố rằng tất cả các bộ trưởng ngoại giao từ tám nước Bắc Âu-Baltic đều ủng hộ việc cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự sâu trong lãnh thổ Nga.
[Ukrainska Pravda: Finnish Prime Minister announced Zelenskyy's visit to Reykjavik]
9. Cầu hỏa xa bị đánh bom ở Berdiansk bị Nga tạm chiếm
Một cây cầu hỏa xa đã bị đánh bom ở thành phố Berdiansk bị Nga tạm chiếm thuộc Tỉnh Zaporizhzhia, Ukraine vào hôm Chúa Nhật, ngày 27 tháng 10.
Thống Đốc khu vực Zaporizhzhia, Ivan Fedorov, cho biết vào hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, rằng “Một vụ nổ lớn đã vang lên khắp Berdiansk đêm qua; đặc biệt là ở khu phố Koloniia. Các báo cáo sơ bộ cho thấy một cây cầu hỏa xa đã bị nổ tung giữa tòa nhà Vodokanal của công ty cấp nước và một tiệm rửa xe trên đại lộ Skhidnyi.”
[Ukrainska Pravda: Railway bridge blown up in Russian-occupied Berdiansk]
10. DHS điều tra vụ tấn công mạng của công ty viễn thông Trung Quốc nhắm vào Ông Trump và Vance
Tờ POLITICO đưa tin rằng các nhà điều tra liên bang hiện tin rằng người Trung Quốc đã tấn công vào dữ liệu liên lạc từ điện thoại của khoảng 40 người.
Một hội đồng đánh giá an ninh mạng liên bang sẽ mở cuộc điều tra về cách tin tặc Trung Quốc đột nhập vào một loạt các công ty viễn thông Hoa Kỳ và cố gắng nghe lén điện thoại của các quan chức cao cấp của Mỹ, bao gồm cựu tổng thống Donald Trump và ứng cử viên phó tổng thống JD Vance, theo hai người hiểu rõ vấn đề này.
Trong một tuyên bố, phát ngôn nhân của Bộ An ninh Nội địa, đơn vị điều hành Hội đồng Đánh giá An toàn Mạng, đã xác nhận rằng họ sẽ “tiến hành đánh giá sự việc này vào thời điểm thích hợp”. Tờ Wall Street Journal là tờ đầu tiên đưa tin về cuộc điều tra.
Sự việc này xảy ra chỉ vài ngày sau khi chiến dịch tranh cử của Ông Trump được thông báo rằng một nhóm tin tặc Trung Quốc mà Microsoft gọi là Salt Typhoon đã xâm nhập vào Verizon và tấn công vào dữ liệu cuộc gọi và tin nhắn từ điện thoại của Ông Trump và Vance, trong một chiến dịch gián điệp được cho là có phạm vi rộng và có khả năng mang tính lịch sử.
POLITICO đưa tin rằng các nhà điều tra liên bang hiện tin rằng Trung Quốc đã tấn công vào dữ liệu liên lạc từ điện thoại của khoảng 40 người, bao gồm cả các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ. Nhìn chung, các nhà điều tra tin rằng Salt Typhoon đã xâm nhập vào bên trong ít nhất 10 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm AT&T, Lumen và Verizon.
Tờ New York Times là tờ đầu tiên đưa tin về nỗ lực nghe lén Ông Trump và Vance. Tờ Washington Post và Wall Street Journal đã đưa tin rằng các nhân viên của Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer và chiến dịch của Phó Tổng thống Kamala Harris cũng bị tấn công.
Người ta không rõ loại thông tin nào mà người Trung Quốc đã truy cập được hoặc mức độ nhạy cảm của thông tin đó, vì một phần lưu lượng văn bản và cuộc gọi đi qua đường truyền viễn thông chính đã được mã hóa.
Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ vi phạm, đầu tháng này, Tòa Bạch Ốc đã kích hoạt một quy trình ứng phó khẩn cấp hiếm hoi, được gọi là nhóm điều phối thống nhất, để cố gắng trục xuất các tin tặc Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Biden đã thành lập Hội đồng Đánh giá An toàn Mạng ba năm trước để điều tra các vụ tấn công mạng lớn — đặc biệt là những vụ cần đến UCG — và xây dựng hướng dẫn để ngăn chặn chúng trong tương lai. Đây không phải là cơ quan quản lý hoặc thực thi, nhưng vẫn có ảnh hưởng đáng kể.
Cuộc điều tra gần đây nhất là một báo cáo gay gắt về văn hóa bảo mật “không đầy đủ” tại Microsoft khiến gã khổng lồ công nghệ này phải thực hiện một loạt thay đổi bảo mật nội bộ.
Hiện chưa rõ khi nào CSRB sẽ bắt đầu điều tra Salt Typhoon hoặc sẽ điều tra những khía cạnh nào của nhóm hoặc vi phạm này.
Các nhóm tin tặc Trung Quốc như Salt Typhoon trong nhiều năm đã đột nhập vào các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp lớn bằng cách khai thác lỗ hổng trong các thiết bị biên - chẳng hạn như bộ định tuyến, tường lửa và VPN - nằm giữa mạng riêng và internet.
Cuộc điều tra này cũng có khả năng làm sáng tỏ ngành viễn thông, vốn đã phải hứng chịu hàng loạt vụ vi phạm an ninh mạng lớn trong những năm gần đây.
[Politico: DHS to probe Chinese telco hacks that targeted Trump, Vance]
11. Tổng thống Georgia: Chúng tôi không công nhận “cuộc bầu cử của Nga”
Tổng thống Georgia Salome Zourabichvili tuyên bố vào ngày 27 tháng 10 rằng bà không công nhận cuộc bầu cử quốc hội gần đây của nước này, gọi đây là “cuộc bầu cử của Nga” và kêu gọi người dân tham gia các cuộc biểu tình quần chúng.
Zourabichvili tuyên bố rằng cuộc bầu cử có nhiều gian lận và tước đoạt quyền của cử tri.
Bà nói: “Tất cả các phương pháp mà chúng ta thấy được sử dụng ở các quốc gia khác đều được áp dụng ở đây. Ngoài ra, các công nghệ hiện đại để tẩy trắng sự giả mạo đã được triển khai. Chúng ta chưa bao giờ thấy điều gì như thế này. Chúng ta là nhân chứng và nạn nhân của một hoạt động đặc biệt của Nga, một cuộc chiến tranh hỗn hợp chống lại người dân và đất nước chúng ta”.
Tổng thống còn gọi cuộc bầu cử là “cuộc bầu cử của Nga” và cáo buộc chính phủ tước đi các quyền hiến định của công dân.
Bà nhấn mạnh rằng: “Họ đã tước đi thể chế bầu cử của chúng tôi vì sau cuộc bầu cử này, thật khó để tưởng tượng cuộc bầu cử trong tương lai sẽ như thế nào nếu không có điều gì đó thay đổi. Họ đã tước đi quyền hiến định của chúng tôi để lựa chọn”.
Bà khẳng định lại rằng bà không chấp nhận kết quả do Ủy ban Bầu cử Trung ương công bố. “Tôi không công nhận những cuộc bầu cử này. Việc công nhận chúng cũng giống như việc công nhận sự thống trị của Nga đối với Georgia. Tôi không đến đất nước này vì điều đó, và tổ tiên chúng ta cũng không sống vì điều đó. Chúng ta sẽ không chấp nhận điều này. Không ai có thể tước đi tương lai Âu Châu của Georgia”.
Zourabichvili kêu gọi mọi người bảo vệ lá phiếu của mình và tập trung tại Quảng trường Rustaveli lúc 19:00 ngày 28 tháng 10 để tuyên bố với thế giới: “Chúng tôi không công nhận cuộc bầu cử này”.
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel, trong tuyên bố đầu tiên của mình về cuộc bầu cử quốc hội Georgia, đã thúc giục chính quyền Georgia điều tra các vi phạm được báo cáo. Ông cũng tuyên bố kế hoạch nêu vấn đề Georgia tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu không chính thức vào tháng 11.
Các đảng đối lập ở Georgia tuyên bố vào sáng Chúa Nhật rằng họ không công nhận kết quả bầu cử ngày 26 tháng 10, cáo buộc đảng Giấc Mơ Georgia cầm quyền “đánh cắp” cuộc bầu cử và kêu gọi biểu tình.
Các nghị sĩ chủ chốt của Âu Châu và Canada tin rằng Liên Hiệp Âu Châu không nên công nhận kết quả bầu cử ở Georgia và nên cân nhắc áp dụng các biện pháp trừng phạt cá nhân.
[Ukrainska Pravda: Georgian President: We do not recognise “Russian elections”]
12. Kyiv kháng cáo lên Liên Hiệp Quốc, và Hội Hồng Thập Tự sau khi có báo cáo về việc binh lính Nga giết hại thường dân ở Selydove
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Thanh tra viên Ukraine Dmytro Lubinets cho biết ông đã viết thư cho Hội Hồng Thập Tự Quốc tế, gọi tắt là ICRC và Liên Hiệp Quốc sau khi có các báo cáo lan truyền trên mạng xã hội cáo buộc rằng binh lính Nga đã giết hại hai phụ nữ dân sự ở Selydove.
Các công tố viên Ukraine đã mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh vào ngày 27 tháng 10 để đáp lại các đoạn phim trên mạng xã hội và các báo cáo khác cho biết binh lính Nga ở thị trấn Selydove thuộc tỉnh Donetsk đã nổ súng vào dân thường trong nhiều lần khác nhau, khiến ít nhất hai phụ nữ thiệt mạng và một người bị thương.
“ Việc quân xâm lược bắn hai người phụ nữ ở Selydove được cho là một tội ác chiến tranh,” Lubinets nói.
“Tôi đã gửi thư ngay cho các tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc và ICRC. Tôi đang chờ phản hồi.”
Khu vực Selydove đang chứng kiến những cuộc giao tranh ác liệt khi lực lượng Nga tiến sâu hơn vào thị trấn nằm cách trung tâm hậu cần quan trọng Pokrovsk của Ukraine 18 km, hay 11 dặm, về phía đông nam.
Một video được đăng tải cho thấy cảnh binh lính Nga nổ súng vào một chiếc xe dân sự ở khu vực đông dân cư vào ngày 24 tháng 10. Văn phòng công tố cho biết một cư dân địa phương được cho là đã bị thương trong vụ nổ súng.
Các báo cáo khác cáo buộc rằng trong một vụ việc khác, hai phụ nữ đã bị quân đội Nga sát hại. Các thi thể được tìm thấy trong một khu dân cư không bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hoạt động thù địch và có khả năng đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga, theo các công tố viên.
Kyiv cáo buộc Nga đã phạm hơn 137.000 tội ác chiến tranh ở Ukraine như một phần của hành động xâm lược. Đầu tuần này, Văn phòng Tổng công tố cho biết binh lính Nga đã giết chết bốn quân nhân Ukraine bị bắt gần Selydove.
[Kyiv Independent: Kyiv appeals to UN, Red Cross after reports of Russian soldiers murdering civilians in Selydove]
Trực thăng tuần tra cầu Kerch bất ngờ cắm đầu xuống biển. Mỹ xác nhận: Hơn 10.000 quân Bắc Hàn ở Nga
VietCatholic Media
15:19 29/10/2024
1. Nga mất hai trực thăng quân sự trong một ngày. Trực thăng tuần tra cầu Kerch lao xuống biển
Lực lượng Nga đã phải chịu tổn thất đáng kể khi hai trực thăng quân sự bị bắn hạ trong cùng một ngày.
Một chiếc trực thăng Mi-2 đã bị rơi vào thứ Bảy, khiến cả bốn người trên máy bay thiệt mạng, hãng tin Associated Press, gọi tắt là AP đưa tin - một bác sĩ và hai nhân viên y tế - tại khu vực Kirov trong một khu rừng gần làng Beleenki, cách Mạc Tư Khoa khoảng 700 km, hay 435 dặm, về phía đông, theo một tuyên bố từ Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga.
Bộ này cho biết lực lượng cấp cứu ban đầu chỉ tìm thấy ba thi thể tại hiện trường vụ tai nạn nhưng sau đó đã tìm thấy thi thể thứ tư.
Các quan chức Nga vẫn chưa xác nhận nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.
Mi-2 là một loại trực thăng nhỏ do Liên Xô thiết kế.
Vụ tai nạn thứ hai xảy ra ở eo biển Kerch của Crimea trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Chiếc trực thăng đang tuần tra Cầu Kerch, một tuyến đường vận chuyển quan trọng cho binh lính và thiết bị của Nga qua vùng Crimea bị tạm chiếm tới Ukraine.
Theo tuyên bố của kênh tuyên truyền Fighterbomber của Nga trên Telegram, phi công đã mất quyền kiểm soát máy bay và rơi xuống nước.
Hậu quả của vụ tai nạn, một thành viên phi hành đoàn đã được xác nhận tử vong, trong khi người còn lại vẫn mất tích.
Người ta vẫn chưa biết mẫu trực thăng thứ hai bị rơi là gì; theo kênh Telegram Fighterbomber, một trong những chiếc trực thăng này có thể là loại Ka-52 'Alligator' quý giá của Nga.
Báo cáo đã được chỉnh sửa trên Telegram. Ban đầu, báo cáo đề cập rằng mẫu trực thăng đã được cập nhật thành Ka-52, nhưng sau đó, tác giả đã làm rõ rằng “loại trực thăng vẫn chưa chắc chắn”.
Kamov Ka-52 là trực thăng tấn công hai chỗ ngồi do Nga sản xuất, hoạt động trong mọi thời tiết, chủ yếu được thiết kế cho các nhiệm vụ hỗ trợ trên không, trinh sát và chống thiết giáp.
Trực thăng Ka-27 được thiết kế để phát hiện, theo dõi và tấn công các mục tiêu dưới nước và trên mặt nước.
Ka-52 “Alligator” được thiết kế để tấn công bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp và mục tiêu trên không của đối phương. Nó được trang bị hỏa tiễn và pháo 30 ly.
Theo ước tính từ ORYX, Nga đã mất ít nhất 61 chiếc trực thăng này kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Trong khi đó, Ngũ Giác Đài đưa tin hôm thứ Hai rằng Bắc Hàn đã triển khai khoảng 10.000 quân để huấn luyện tại Nga, tăng đáng kể so với ước tính trước đó của Washington là 3.000 quân so với tuần trước.
Elina Beketova, nghiên cứu viên dân chủ tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, gọi tắt là CEPA, nói với Newsweek: “Nếu Nga thay thế binh lính của mình ở hậu phương bằng lính Bắc Hàn hoặc đưa họ vào các cuộc tấn công có thương vong cao, điều này có thể mang lại một số lợi thế chiến thuật. Phản ứng từ các quốc gia phương Tây và dân chủ nên thẳng thắn: hãy trang bị cho Ukraine các hệ thống phòng không và vũ khí bổ sung”.
Samuel Cranny-Evans, thành viên cộng tác của RUSI, nói với Newsweek rằng hàng chục ngàn quân Bắc Hàn có thể “ảnh hưởng đáng kể” đến nỗ lực chiến tranh.
“Nếu họ được sử dụng như những đội quân tiền tuyến và hàng chục ngàn người được gửi đi, họ có thể đóng góp rất đáng kể cho nỗ lực chiến tranh của Nga. Nếu chỉ triển khai một vài ngàn người, thì tác động có thể không đáng kể, đặc biệt là khi so sánh với nguồn cung cấp đạn dược của Bắc Hàn.
Putin đã đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 6 để hội đàm song phương với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân, tại đây họ đã ký một thỏa thuận hợp tác.
Tuyên bố nêu rõ rằng “bên kia phải cung cấp hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác mà không chậm trễ bằng mọi phương tiện có thể”.
Hai nhà lãnh đạo đã hội đàm trước khi ký hiệp ước, trong đó cam kết cung cấp viện trợ quân sự cho nhau nếu một trong hai bên bị tấn công.
[Newsweek: Russia Loses Two Military Helicopters in One Day]
2. Phái đoàn Nam Hàn sẽ đến thăm Ukraine để chia sẻ thông tin về quân đội Bắc Hàn
Một phái đoàn Nam Hàn sẽ đến thăm Ukraine vào ngày Thứ Tư, 30 Tháng Mười, tới để chia sẻ thông tin về quân đội Bắc Hàn tại Nga và thảo luận về hợp tác, Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt cho biết vào ngày 28 tháng 10, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.
Bình luận của Tổng thống Doãn được đưa ra ngay sau khi Tổng thư ký NATO Mark Rutte xác nhận vào ngày 28 tháng 10 rằng Bắc Hàn đã cử quân đến Nga sau cuộc họp với các quan chức tình báo và quốc phòng Nam Hàn.
“Tôi hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của Tổng thư ký Rutte, NATO sẽ tăng gấp đôi nỗ lực giám sát và ngăn chặn các cuộc trao đổi bất hợp pháp giữa Nga và Bắc Hàn trong tinh thần đoàn kết và phối hợp”, Tổng thống Doãn nói.
Bắc Hàn và Nga đã tăng cường quan hệ kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu, bao gồm cả việc ký kết một hiệp ước phòng thủ chung mới. Ukraine và các chính phủ phương Tây trước đây đã cáo buộc Bắc Hàn cung cấp vũ khí cho Nga - những cáo buộc mà cả Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa đều phủ nhận.
Sự ủng hộ ngày càng tăng của Bắc Hàn đối với cuộc chiến của Nga, cụ thể là việc điều động quân đội, đã làm dấy lên các cuộc thảo luận tại Nam Hàn về việc sửa đổi luật pháp nội bộ để cho phép tiếp tế quân sự cho Ukraine.
Tổng thống Doãn nói thêm rằng phái đoàn Nam Hàn sẽ báo cáo với Ủy ban Chính trị và An ninh Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 29 tháng 10, sau đó họ sẽ đến Ukraine để gặp gỡ các quan chức tình báo và quốc phòng để trao đổi thông tin chiến trường và tìm hiểu các biện pháp hợp tác.
“Đây là tình hình nghiêm trọng khi việc điều động quân đội Bắc Hàn thực sự ra tiền tuyến ở Ukraine có thể diễn ra sớm hơn dự kiến”, Tổng thống Doãn nói.
Ông nhấn mạnh rằng “Đối với văn hóa chúng ta, đóng góp xương máu được kể là đóng góp cao nhất, và chắc chắn phải có hồi đáp. Kim Chính Ân không trao quân cho Putin một cách miễn phí. Hồi đáp của nhà độc tài Nga cho Kim là vấn đề của chúng ta.”
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo vào đầu tháng này rằng Nga có ý định điều động quân đội Bắc Hàn ra chiến trường trong những ngày tới. Tình báo quân sự Ukraine đưa tin vào ngày 24 tháng 10 rằng khoảng 12.000 quân Bắc Hàn, bao gồm 500 sĩ quan và ba vị tướng, đã có mặt tại Nga và đang được huấn luyện tại năm căn cứ quân sự.
[Kyiv Independent: South Korean delegation to visit Ukraine to share information on North Korean troops]
3. Những xe tải chở quân đầu tiên của Bắc Hàn có thể đã đến tiền tuyến ở Kursk
Điện Cẩm Linh đã bí mật vận chuyển quân đội Bắc Hàn tới khu vực do Ukraine kiểm soát ở Tỉnh Kursk của Nga, dựa trên thông tin liên lạc vô tuyến bị chặn của Nga.
Nội dung trao đổi bị chặn, được cơ quan tình báo Ukraine công bố vào Chúa Nhật và được nhà phân tích người Estonia WarTranslated dịch lại, dường như xác nhận những gì các nguồn tin Ukraine đã nói trong nhiều ngày qua—rằng hàng ngàn binh lính Bắc Hàn đã bắt đầu đến tiền tuyến ở phía tây nước Nga.
Cuộc trò chuyện bị chặn giữa hai viên chức quân sự Nga liên quan đến tài xế xe tải KAMAZ tên là Andrey Sveridenko, người đã bị chặn lại khi đang lái xe vào Kursk. Vào ngày 6 tháng 8, một lực lượng mạnh của Ukraine đã xâm chiếm Kursk, nhanh chóng xâm lược hàng trăm dặm vuông.
Một trong những quan chức trao đổi qua radio đã giải thích với người đồng cấp của mình rằng quân cảnh Nga đã “bắt giữ một số xe KAMAZ trên xa lộ” ở Tỉnh Kursk.
Biển số xe tải, 497, “là biển số dân sự”, viên chức đầu tiên cho biết. Chiếc xe “không có nhiệm vụ chiến đấu”, vì vậy quân cảnh “lo lắng”.
“Tôi sẽ giải quyết”, viên chức kia trả lời. Ông ta báo cáo lại rằng Sveridenko đang “giúp chuyển người Bắc Hàn”.
“À, vậy ra đó là lý do tại sao ông ấy không có một nhiệm vụ chiến đấu nào,” viên chức đầu tiên nói. Nói cách khác, việc triển khai lực lượng của Bình Nhưỡng đến Kursk là không có trong sổ sách—không có gì đáng ngạc nhiên, xét đến việc Điện Cẩm Linh đã mô tả các báo cáo về quân đội Bắc Hàn ở Nga là “tin giả”.
Theo WarTranslated, lô hàng lính Bắc Hàn của Sveridenko được chuyển đến Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 810 của hải quân Nga, lực lượng đang cố gắng đẩy lùi bước tiến của quân Ukraine ở rìa phía đông của Kursk xung quanh làng Russkaya Konopelka. Cho đến nay, máy bay điều khiển từ xa và pháo binh của Ukraine đã ngăn chặn được quân Nga.
Các đơn vị Thủy quân Lục chiến như Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 810 khét tiếng về sự tàn bạo và kỷ luật kém. Vào ngày 10 tháng 10, Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155—được triển khai ở rìa phía tây của Kursk Salient—đã bắt giữ, lột đồ và xử tử chín người điều khiển máy bay điều khiển từ xa Ukraine.
Kể từ đó, bốn lữ đoàn tinh nhuệ của Ukraine đã cố tình truy đuổi và phục kích các trung đội của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155… và không bắt giữ tù binh nào.
Nếu việc chặn sóng vô tuyến của cục tình báo Ukraine cho thấy một động thái rộng hơn của lực lượng Bắc Hàn đến Kursk, có lẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi có bằng chứng trực tiếp về việc quân đội Bắc Hàn tham chiến. Bằng chứng đầu tiên thậm chí có thể là một đoạn video về quân đội Bắc Hàn bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công.
[Forbes: The First Truckloads Of North Korean Troops May Have Reached The Front Line In Kursk]
4. Lực lượng phòng thủ Ukraine cho biết vẫn chưa có cuộc tiếp xúc chiến đấu nào giữa quân đội Ukraine và Bắc Hàn
Lực lượng phòng thủ Ukraine cho biết vẫn chưa có cuộc tiếp xúc chiến đấu nào giữa quân đội Ukraine và Bắc Hàn
Đại Tá Oleksii Dmytrashkivskyi, phát ngôn viên của Nhóm Chiến lược Hoạt động Kursk cho biết như trên.
Lực lượng phòng thủ của Ukraine vẫn chưa có cuộc giao tranh chiến đấu nào với quân nhân Bắc Hàn và chưa bắt giữ bất kỳ tù nhân nào trên mặt trận Kursk.
Các nhà báo hỏi viên chức này liệu lực lượng phòng thủ có ghi nhận sự hiện diện của quân nhân Bắc Hàn trong khu vực hoạt động của họ hay không và liệu bộ chỉ huy Nga có cố gắng điều động những người lính này đến gần Tỉnh Kursk hơn hay không.
Ông cho biết “Dữ liệu tình báo thực sự có, nhưng cho đến nay, chúng tôi không có thông tin liên quan đến bất kỳ cuộc tiếp xúc chiến đấu hoặc tù nhân nào, và không có báo cáo nào về quân nhân Bắc Hàn bị bắt hoặc chiến đấu tại thời điểm này.”
Vào ngày 8 tháng 10, Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết Bắc Hàn có thể sẽ gửi một số quân đội chính quy của mình tới Ukraine để hỗ trợ Nga.
Vào ngày 13 tháng 10, Zelenskiy cho biết Bắc Hàn không chỉ cung cấp vũ khí cho Nga mà còn cung cấp nhân sự, và kêu gọi các đối tác tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Vào ngày 17 tháng 10, Zelenskiy nhấn mạnh rằng Nga có ý định đưa khoảng 10.000 binh lính từ Bắc Hàn vào cuộc chiến chống lại Ukraine.
Vào ngày 18 tháng 10, Kyrylo Budanov, Trưởng phòng Tình báo Quốc phòng Ukraine, xác nhận rằng khoảng 11.000 lính bộ binh Bắc Hàn hiện đang được huấn luyện ở phía đông nước Nga. Họ sẽ sẵn sàng tham gia các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine sớm nhất là vào ngày 1 tháng 11.
Tình báo Ukraine dự kiến quân đội Bắc Hàn đầu tiên sẽ đến mặt trận Kursk vào ngày 23 tháng 10.
Vào ngày 28 tháng 10, Tổng thư ký NATO Mark Rutte xác nhận sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn tại Nga, đặc biệt là ở Tỉnh Kursk.
[Ukrainska Pravda: No combat contact between Ukrainian military and North Koreans yet, Ukraine's defence forces say]
5. Hoa Kỳ cho biết Bắc Hàn đã gửi 10.000 quân tới Nga
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Ngũ Giác Đài cảnh báo rằng Bắc Hàn đã gửi khoảng 10.000 quân tới Nga để huấn luyện, một số trong số đó đã di chuyển tới tiền tuyến gần biên giới Ukraine.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Sabrina Singh nói với các phóng viên rằng: “Chúng tôi ngày càng lo ngại rằng Nga có ý định sử dụng những người lính này để chiến đấu hoặc hỗ trợ các hoạt động chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine ở khu vực Kursk của Nga”.
Xác nhận này được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết quân đội Bắc Hàn đang tiến về khu vực Kursk của Nga, nơi hàng ngàn quân Ukraine đã mở cuộc tấn công xuyên biên giới vào tháng 8 và tiếp tục giữ vững vị trí trong khi quân đội Nga vẫn tiếp tục thất bại trong nỗ lực đánh bật họ ra khỏi đó.
Con số của Ngũ Giác Đài cao hơn đáng kể so với các báo cáo trước đây về quân đội Bắc Hàn tham chiến. Tuần trước, Tòa Bạch Ốc cho biết họ tin rằng có khoảng 3.000 quân đội Bắc Hàn đã đến Nga.
Sự tham gia của lực lượng Bắc Hàn làm tăng thêm yếu tố bất ổn cho cuộc xâm lược vì lần đầu tiên quân đội từ bên ngoài Nga và Ukraine có thể tham gia chiến đấu, làm dấy lên những câu hỏi mới về tác động toàn cầu rộng lớn hơn của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm này.
Nga ngày càng phụ thuộc vào Bắc Hàn để cung cấp đạn pháo và hỏa tiễn khi chiến tranh diễn ra và kho dự trữ của Nga đã bị suy yếu do sử dụng quá nhiều đạn dược dọc theo tuyến đầu. Việc quân đội Bắc Hàn vào cuộc đưa mối quan hệ đó tiến thêm một bước nữa và làm dấy lên mối lo ngại về việc Mạc Tư Khoa chuyển giao bí quyết quân sự của riêng mình — bao gồm các thành phần vũ khí hạt nhân hoặc hỗ trợ công nghiệp — cho chế độ Kim ở Bình Nhưỡng.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha cho biết “Ukraine đã cảnh báo rằng Nga đang chuẩn bị triển khai các đơn vị Bắc Hàn” trong nhiều tuần, nhưng “chúng tôi không thấy câu trả lời dứt khoát. Hiện tại, Tổng thư ký NATO đã xác nhận. Kết luận: hãy lắng nghe Ukraine”.
Cuộc chiến ở Kursk là một sự bối rối lớn đối với Putin, lực lượng của ông không thể huy động với số lượng lớn để đẩy lui quân Ukraine. Putin đã từ chối rút quân khỏi tiền tuyến ở Ukraine để giúp đỡ ở Kursk, và việc triển khai quân mới của Bắc Hàn cho thấy đây có thể là giải pháp.
Lực lượng Nga ở miền đông Ukraine đang dần chiếm ưu thế trước lực lượng Ukraine, làm dấy lên lo ngại rằng lực lượng Ukraine đã mất đi thế chủ động trên chiến trường. Nhưng quân đội Nga ở đó cũng tiếp tục chịu tổn thất to lớn.
Chính quyền Tổng thống Biden đã nói rằng họ mong đợi người Ukraine sẽ chiến đấu với bất kỳ lực lượng nào mà họ gặp phải ở tiền tuyến. Singh đã nhấn mạnh những bình luận vào tuần trước từ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby rằng người Bắc Hàn là “mục tiêu dễ dàng” nếu họ tham gia chiến đấu, đồng thời nói thêm rằng người Ukraine sẽ có thể sử dụng vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp để chống lại họ.
Singh cho biết: “Nếu chúng ta thấy quân đội Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên tiến về tiền tuyến, họ sẽ là những bên tham chiến trong cuộc chiến này, đây là một tính toán mà Bắc Hàn phải thực hiện”.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Kim Dung Huyền tại Ngũ Giác Đài vào thứ Tư trước cuộc họp lớn hơn của các nhà ngoại giao từ hai nước vào thứ Năm tại Washington, nơi hoạt động triển khai quân của Bắc Hàn sẽ là chủ đề thảo luận.
[Politico: US says North Korea has sent 10,000 troops to Russia]
6. Zelenskiy nói rằng ông ‘không nghe cựu Tổng thống Trump nói rằng ông ấy sẽ giảm hỗ trợ cho Ukraine’
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông chưa bao giờ nghe ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng ông ấy sẽ cắt viện trợ cho Ukraine, đồng thời nói thêm rằng ứng cử viên của Đảng Cộng hòa “nói rất nhiều”.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Reykjavik, Zelenskiy cho biết Ukraine “hiểu mọi rủi ro”, bao gồm cả khả năng thay đổi chính sách của Hoa Kỳ, và đang chuẩn bị một kế hoạch để củng cố nội bộ đất nước.
Tuy nhiên, tổng thống nói thêm rằng ông vẫn muốn duy trì sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Những bình luận này được đưa ra chỉ một tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, nơi Ông Trump sẽ đối đầu với ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris. Cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ có tác động sâu sắc đến sự ủng hộ của Washington đối với Ukraine.
Trả lời câu hỏi về rủi ro khi Ông Trump đắc cử và cắt viện trợ cho Ukraine, Zelenskiy trả lời: “Ông Trump nói rất nhiều, nhưng tôi không nghe ông ấy nói rằng sẽ cắt giảm hỗ trợ cho Ukraine”.
Zelenskiy cho biết: “Tôi tin rằng việc không ủng hộ Ukraine sẽ là một chiến thắng lớn cho Putin và là mất mát cho phương Tây, nền dân chủ và tự do”, ám chỉ rằng Ông Trump sẽ không muốn thua Putin.
Cựu tổng thống Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố ông sẽ chấm dứt chiến tranh với Nga trong vòng “24 giờ” mà không nói rõ ông dự định thực hiện điều đó bằng cách nào.
Một bài báo gần đây của tờ Financial Times tuyên bố rằng Ông Trump muốn đóng băng chiến tranh và từ chối tư cách thành viên NATO của Ukraine trong tương lai gần, ít nhất là “cho đến khi Putin rời khỏi sân khấu”.
[Ukrainska Pravda: Zelensky says he 'didn't hear Trump say he would reduce support for Ukraine']
7. Tổng thống Zelenskiy nói Ấn Độ có thể giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bằng cách ngăn chặn nền kinh tế Nga
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có thể tác động đến kết thúc chiến tranh vì ông là nhà lãnh đạo một quốc gia rất lớn về dân số, ảnh hưởng và kinh tế.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đưa ra lập trường trên trong một cuộc phỏng vấn cho tờ The Times of India, Interfax-Ukraine viết
Ông nói: “Modi có thể tác động đến kết thúc của chiến tranh. Đây là giá trị to lớn của ông trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Giá trị to lớn của Ấn Độ, dân số một tỷ rưỡi, có tác động thực sự đến điều này”.
Theo tổng thống, việc cản trở nền kinh tế Nga, từ khước mua năng lượng giá rẻ và bất hợp tác với các hoạt động của tổ hợp công nghiệp-quân sự của Liên bang Nga sẽ hạn chế khả năng tiến hành xung đột của Nga và rút ngắn thời gian chiến tranh với Ukraine.
Zelenskiy cũng lạc quan rằng các chủ tịch G20, đại diện cho những nhà lãnh đạo của hai mươi nền kinh tế lớn trên thế giới, có thể “buộc Putin chấm dứt chiến tranh”. Tổng thống nói tiếp rằng thay vì nói, mọi người phải hành động vì chiến tranh cướp đi sinh mạng hàng ngày.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng tin rằng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có thể giúp tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai tại Ấn Độ.
Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chip AI Nvidia mạnh mẽ cho Nga, trong khi Malaysia nổi lên là nhà cung cấp công nghệ chính.
[Ukrainska Pravda: India can help end war in Ukraine by blocking Russian economy – Zelenskyy]
8. Ukraine bắt giữ người đàn ông bị tình nghi làm gián điệp cho Nga cải trang thành tình nguyện viên Liên Hiệp Quốc
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Cơ quan an ninh Ukraine cho biết họ đã bắt giữ một người đàn ông bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga trong khi mạo danh một tình nguyện viên của Liên Hiệp Quốc ở tuyến đầu.
Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko cho biết: “Bằng cách cải trang thành một tình nguyện viên, kẻ phản bội đã do thám vị trí của Lực lượng Phòng vệ hướng tới Pokrovsk, nơi ghi nhận mật độ tấn công của đối phương cao nhất cho đến nay”.
Người đàn ông này, được cơ quan an ninh mô tả là 34 tuổi và làm việc cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, bị cáo buộc đã giả làm tình nguyện viên địa phương cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc tại khu vực Donetsk bị Nga tạm chiếm.
SBU cho biết, với lý do cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân địa phương, ông này đã bí mật xác định vị trí của bộ binh và pháo binh Ukraine và chuyển thông tin này cho Nga.
Theo thông cáo báo chí, lực lượng Nga sau đó đã sử dụng dữ liệu này để lên kế hoạch cho các cuộc tấn công mới vào Pokrovsk, nơi đã trở thành trọng tâm của một cuộc tấn công dài hạn.
Nghi phạm đã bị buộc tội phản quốc theo luật thiết quân luật và có khả năng phải chịu án tù chung thân và tịch thu tài sản.
Ukraine và Liên Hiệp Quốc đã bất đồng quan điểm kể từ khi Tổng thư ký António Guterres xuất hiện tại một hội nghị thượng đỉnh ở Nga vào tuần trước, nơi ông đã ôm nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh Vladimir Putin và đồng minh người Belarus Alexander Lukashenko.
Tổ chức viện trợ lương thực của Liên Hiệp Quốc nói với POLITICO rằng họ đang “hợp tác” với cuộc điều tra của Ukraine về nghi phạm gián điệp này.
Chương trình Lương thực Thế giới cho biết trong một tuyên bố vào tối Thứ Hai: “WFP biết rằng SBU đã bắt giữ một cá nhân ở khu vực Pokrovsk vùng Donetsk, người này tự nhận là một tình nguyện viên nhân đạo làm việc cho một đối tác hợp tác của WFP”.
“WFP có thể xác nhận rằng cá nhân bị giam giữ không phải là nhân viên của WFP. Tuy nhiên, cá nhân này có mối quan hệ hợp đồng với một đối tác phi chính phủ của WFP cho đến tháng 8 năm 2024. Chúng tôi đang tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong cuộc điều tra của họ”, thông cáo cho biết thêm.
[Politico: Ukraine arrests man suspected of spying for Russia disguised as UN volunteer]
9. Zelenskiy sẵn sàng tích hợp các đề xuất của Trung Quốc và Brazil vào công thức hòa bình, Yermak nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẵn sàng lắng nghe các sáng kiến hòa bình từ Trung Quốc, Brazil, Nam Phi và các quốc gia khác và cuối cùng đưa chúng vào công thức hòa bình của Ukraine, Chánh Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera được công bố ngày 27 tháng 10.
Yermak nói với tờ báo Ý rằng Ukraine sẽ hoàn thiện công thức của mình vào đầu tháng 11 và sẽ sẵn sàng kết hợp các sáng kiến khác vào thời điểm đó.
“Vào thời điểm đó, đề xuất của chúng tôi sẽ nhận được sự ủng hộ đáng kể”, ông nói thêm.
Tuyên bố này được đưa ra như một sự thay đổi rõ ràng so với lập trường trước đó của Zelenskiy. Tháng trước, tổng thống đã chỉ trích đề xuất sáu điểm do Brazil và Trung Quốc soạn thảo là “phá hoại”
Trung Quốc và Brazil đề xuất kế hoạch này song song với các nỗ lực hòa bình đang diễn ra của Ukraine dựa trên công thức hòa bình 10 điểm của Zelenskiy, bao gồm việc Nga rút quân khỏi Ukraine, trả tự do cho những người bị bắt, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ và nhiều điều khác.
Tài liệu này được dùng làm cơ sở cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu được tổ chức tại Thụy Sĩ vào tháng 6. Nga không được mời tham dự, nhưng các quan chức Ukraine đặt mục tiêu mời đại diện Nga đến hội nghị thượng đỉnh thứ hai để trình bày với họ một kế hoạch hòa bình do Ukraine và các đối tác quốc tế xây dựng.
Khi được hỏi về quan điểm của Điện Cẩm Linh đối với kế hoạch hòa bình của Ukraine, Yermak cho biết ông “không quan tâm đến những gì kẻ xâm lược nói”.
Nga không tỏ ra quan tâm đến việc tham gia hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai và đã bác bỏ công thức hòa bình của Zelenskiy. Phát biểu trên truyền hình nhà nước vào ngày 25 tháng 10, Putin cho biết ông không có kế hoạch “bất kỳ nhượng bộ nào” và bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải có lợi cho Mạc Tư Khoa.
“Chúng tôi sẽ sẵn sàng tổ chức hội nghị quốc tế khi chúng tôi cảm thấy mạnh mẽ và được hỗ trợ, cũng như được Nam bán cầu ủng hộ, để đàm phán với Nga”, Yermak bình luận. Ông cho biết ông không chắc chắn liệu hội nghị có phải hoãn lại đến năm sau hay không nhưng bày tỏ hy vọng rằng nó sẽ được tổ chức “sớm nhất có thể”.
Ukraine đang thấy mình ở trong một tình thế ngày càng khó khăn khi lực lượng Nga tiếp tục tiến vào miền đông nước này, và khả năng Ông Donald Trump quay trở lại Tòa Bạch Ốc sau cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11 làm dấy lên lo ngại rằng Hoa Kỳ sẽ rút lại sự hỗ trợ.
Yermak cho biết Kyiv không sợ kết quả bỏ phiếu của Hoa Kỳ và tuyên bố, “Tôi không nghĩ bất kỳ nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nào muốn tạo điều kiện cho chiến thắng của một chế độ độc tài như Nga”.
Nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống nhắc lại rằng Zelenskiy đã gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử, cũng như Ông Trump, trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng trước.
“Tôi đã ở đó, tôi sẽ không cung cấp thông tin chi tiết... nhưng tôi có thể nói rằng chúng tôi trở về từ Hoa Kỳ với niềm tin chắc chắn rằng không ứng cử viên nào muốn để Putin giành chiến thắng trong cuộc chiến này và sự hỗ trợ quân sự sẽ tiếp tục”, Yermak nói trong cuộc phỏng vấn.
Vị quan chức Ukraine này cũng được hỏi về sự tập trung quyền lực được cho là thuộc Văn phòng Tổng thống và việc sa thải những nhân vật nổi tiếng như cựu Tổng tư lệnh Valerii Zaluzhnyi hay cựu Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba.
Yermak cho biết: “Đã có những cân nhắc rất nội bộ mà ít người biết đến”.
“Chúng tôi cần những đồng nghiệp luôn sẵn sàng làm việc; đó là nỗ lực toàn diện về thể chất và tinh thần.”
Zaluzhnyi đã bị Oleksandr Syrskyi thay thế vào tháng 2 sau những tin đồn về sự rạn nứt ngày càng gia tăng giữa vị chỉ huy và Văn phòng Tổng thống. Kuleba đã bị sa thải vào đầu tháng 9 trong bối cảnh chính phủ đang cải tổ sâu rộng và được thay thế bởi Andrii Sybiha, cựu phó của Yermak.
[Kyiv Independent: Zelenskiy open to integrating China's, Brazil's proposals into peace formula, Yermak says]
10. Máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga bay rất gần tổ máy điện hạt nhân Khmelnytskyi
Một máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga đã bay ở khoảng cách rất gần một trong những tổ máy phát điện của Nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi vào hôm thứ Hai, ngày 28 tháng 10.
Dịch vụ báo chí của Energoatom, công ty điện hạt nhân nhà nước của Ukraine, lưu ý rằng khi mùa thu đông bắt đầu, quân đội Nga đang tăng cường khủng bố năng lượng đối với các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine, tạo ra những rủi ro mới cho hoạt động an toàn của các cơ sở hạt nhân.
Petro Kotin, Tổng giám đốc điều hành Energoatom cho biết: “Đối phương đang cố tình vi phạm các nguyên tắc về an toàn hạt nhân và bức xạ của các nhà máy điện hạt nhân, dùng đến chủ nghĩa khủng bố trắng trợn. Điều này phải được ngăn chặn càng sớm càng tốt vì toàn bộ lục địa có thể cảm nhận được hậu quả.”
Máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga một lần nữa vi phạm vùng cấm bay xung quanh Nhà máy điện hạt nhân Pivdennoukrainsk, điều này có thể cho thấy Nga đang chuẩn bị tấn công cơ sở hạ tầng hạt nhân của Ukraine.
Một máy bay điều khiển từ xa tấn công của Nga được nhìn thấy bay ở độ cao thấp nguy hiểm gần khu công nghiệp Nhà máy điện hạt nhân Rivne vào đêm 24-25 tháng 9.
Các kỹ sư điện đã phát hiện hơn 70 máy bay điều khiển từ xa và hơn 30 hỏa tiễn hành trình của Nga bay gần các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine.
[Ukrainska Pravda: Russian Shahed UAV flies critically close to Khmelnytskyi Nuclear Power Plant power unit]
11. Công tố viên Milan cho biết thông tin bị hack từ cơ sở dữ liệu an ninh nhà nước được bán cho khách hàng giàu có
Các công tố viên Ý cho biết cảnh sát Milan đã quản thúc tại gia bốn người và đang điều tra hàng chục người khác trong cuộc điều tra về cáo buộc một công ty điều tra tư nhân truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu an ninh nhà nước.
Là một phần của cuộc điều tra, các công tố viên cho biết họ đang điều tra những cáo buộc liên quan đến Leonardo Maria Del Vecchio, con trai của cố tỷ phú sáng lập Luxottica, và Matteo Arpe, cựu giám đốc điều hành của công ty cho vay Capitalia.
Các công tố viên cho biết tại một cuộc họp báo rằng một trong những khách hàng yêu cầu cung cấp thông tin như vậy là Enrico Pazzali, nhà lãnh đạo Fondazione Fiera Milano, một tổ chức phi lợi nhuận.
Dữ liệu mật, được cho là đã được bán cho khách hàng hoặc được sử dụng để tống tiền các doanh nhân và chính trị gia, bao gồm cả cựu Thị trưởng Milan Letizia Moratti, đã có từ ít nhất năm 2019 và tiếp tục cho đến tháng 3 năm 2024, theo một tài liệu của tòa án mà Reuters xem được.
Các công tố viên Milan cáo buộc cơ quan tình báo kinh doanh đã khai thác ba cơ sở dữ liệu quan trọng: một cơ sở dữ liệu thu thập cảnh báo về các hoạt động tài chính đáng ngờ; một cơ sở dữ liệu được cơ quan thuế quốc gia sử dụng với các giao dịch ngân hàng, hóa đơn tiện ích, báo cáo thu nhập của công dân; và cơ sở dữ liệu điều tra của cảnh sát.
Theo tài liệu của công tố viên, một trong những nghi phạm, Nunzio Samuele Calamucci, phải quản lý một lượng dữ liệu khổng lồ, tương đương ít nhất 15 terabyte.
Công tố viên chống mafia của nước này, Giovanni Melillo, phát biểu tại cuộc họp báo rằng vụ án đã tiết lộ “một thị trường dữ liệu mật khổng lồ và đáng báo động”.
[Politico: Hacked info from state security databases sold to rich clients: Milan prosecutors]
12. Modi có thể giúp đàm phán chấm dứt chiến tranh của Putin ở Ukraine, Zelenskiy nói
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Hai rằng Ấn Độ có thể giúp làm trung gian chấm dứt chiến tranh của Nga tại Ukraine.
Zelenskiy nói với tờ The Times of India rằng New Delhi là một nhân tố quan trọng trên toàn cầu và có thể đưa Mạc Tư Khoa vào bàn đàm phán.
“Modi là thủ tướng của một đất nước thực sự rộng lớn xét về mặt dân số, kinh tế, ảnh hưởng và tác động”, ông nói.
“Modi có thể tác động đến kết cục của cuộc chiến tranh Ukraine. Đây là giá trị to lớn của ông ấy trong bất kỳ cuộc xung đột nào, đây là giá trị to lớn của Ấn Độ”, Zelenskiy nói thêm.
Ukraine ngày càng coi Ấn Độ - quốc gia đông dân nhất thế giới, nơi từ lâu đã thúc đẩy chính sách không liên kết trong quan hệ đối ngoại - là trung gian lý tưởng trong quan hệ với Điện Cẩm Linh.
Trong khi New Delhi liên tục kiềm chế không lên án cuộc xâm lược Ukraine của Putin và tìm kiếm mối quan hệ hữu nghị với Mạc Tư Khoa, họ đã lên tiếng ủng hộ việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Modi đã thề sẽ là “một người bạn” của Kyiv và giúp mang lại một thỏa thuận hòa bình trong chuyến thăm thủ đô Ukraine vào tháng 8.
Hôm thứ Hai, Zelenskiy đã ám chỉ rằng ông sẵn sàng để New Delhi dẫn đầu các cuộc đàm phán hòa bình, nói rằng “chắc chắn” chúng có thể diễn ra ở Ấn Độ.
Nhưng ông nói thêm rằng Ấn Độ có thể gây áp lực lên Mạc Tư Khoa theo những cách khác, chẳng hạn như “phong tỏa nền kinh tế Nga, phong tỏa nguồn năng lượng giá rẻ, phong tỏa tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga”.
[Politico: Modi can help negotiate end to Putin’s war in Ukraine, Zelenskyy says]
Ngôi nhà thờ lịch sử ở Massachusetts bị đốt phá. Bác bỏ đề nghị bán vé vào cửa Nhà thờ Đức Bà Paris
VietCatholic Media
18:25 29/10/2024
1. Cảnh sát liên bang và tiểu bang điều tra vụ đốt phá tại nhà thờ Công Giáo lịch sử Massachusetts
Các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang đang điều tra một hành động đốt phá rõ ràng đã khiến một giáo xứ Công Giáo ở Massachusetts phải đóng cửa.
Sở Cứu hỏa Franklin ở Massachusetts cho biết trong bài đăng trên Facebook vào tối thứ Tư rằng họ đã phản ứng với một vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ St. Mary ở Franklin thuộc Tổng giáo phận Boston.
“Một đám cháy ở phòng thánh phía sau đã được dập tắt nhanh chóng bởi các đội cứu hỏa đầu tiên đến ứng phó”, sở này cho biết. “Có một lượng khói đáng kể trong toàn bộ nhà thờ”.
Sở cứu hỏa cho biết “lính cứu hỏa đã ở lại hiện trường một thời gian để thông gió cho tòa nhà”.
Trong thông cáo báo chí vào chiều thứ năm, Sở Cứu hỏa của tiểu bang cho biết vụ cháy “đang được điều tra theo hướng cố ý đốt phá”.
Sở này cho biết các nhà điều tra địa phương đã tham gia cùng các quan chức tiểu bang cũng như các đặc vụ của Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ, gọi tắt là ATF để điều tra vụ hỏa hoạn.
Thông cáo báo chí cho biết: “Dựa trên kết quả khám nghiệm hiện trường, phỏng vấn nhân chứng và các bằng chứng khác thu thập được trong đêm qua và sáng nay, họ cùng nhau xác định rằng vụ hỏa hoạn là do cố ý gây ra”.
Trưởng phòng Cứu hỏa Franklin James McLaughlin đã trả lời CNA vào sáng thứ năm rằng “một cuộc điều tra toàn diện và đang diễn ra” về nguyên nhân vụ cháy.
Nhà lãnh đạo cho biết có vẻ như nhà thờ “sẽ phải ngừng hoạt động trong một thời gian”, một phần là do “nó bị hư hại nặng nề do khói”.
“Hôm nay thứ năm sẽ có lễ tang của một linh mục,” McLaughlin nói thêm. “Thật không may.”
Giáo xứ đã tổ chức lễ tang cho Cha John Sullivan, người đã qua đời vào ngày 13 tháng 10 ở tuổi 76. Vị linh mục đã phục vụ tại giáo xứ kể từ năm 2012 và nghỉ hưu vào mùa xuân năm nay nhưng vẫn tiếp tục cư trú tại đó.
Trên trang Facebook của mình vào thứ Tư, Giáo xứ St. Mary cho biết lễ tang của Cha Sullivan đã bị hủy “và sẽ được lên lịch lại vào ngày và giờ khác trong tương lai”.
Trong một bài đăng khác, giáo xứ cho biết rằng “sẽ không có hoạt động nào được tổ chức trong tòa nhà nhà thờ cho đến khi có thông báo mới”.
St. Mary được thành lập như một giáo xứ vào năm 1877. Viên đá góc của tòa nhà nhà thờ hiện tại được đặt vào năm 1923, theo dòng thời gian lịch sử của giáo xứ. Các tòa nhà nhà thờ cũ đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn vào năm 1900 và 1923.
Một số nhà thờ Công Giáo khác ở Hoa Kỳ gần đây đã bị hỏa hoạn. Một vụ hỏa hoạn vào sáng sớm ngày 18 tháng 10 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà thờ St. Anthony of Padua ở Casa Grande, Arizona.
Trong khi đó, một nhà thờ Công Giáo ở Florida đã xảy ra nhiều vụ cháy chỉ trong vòng 16 tháng. Tuần trước, các quan chức xác nhận vụ cháy gần đây nhất hiện đang được điều tra theo hướng cố ý đốt phá.
Source:Catholic News Agency
2. Tổng giáo phận Paris bác bỏ đề xuất thu phí vào cửa Nhà thờ Đức Bà Paris
Bộ trưởng Văn hóa Rachida Dati đã đề xuất rằng Pháp nên cân nhắc thu một khoản phí nhỏ đối với du khách muốn tham quan Nhà thờ Đức Bà Paris để giúp bảo tồn các nhà thờ và thánh đường của đất nước. Nhà thờ mang tính biểu tượng của Paris sẽ mở cửa trở lại vào tháng 12 này sau vụ hỏa hoạn tàn khốc năm 2019.
Tuy nhiên, Tổng giáo phận Paris đã chính thức bác bỏ đề xuất này.
Bộ trưởng Văn hóa Pháp, Rachida Dati, đã đề xuất áp dụng mức phí vào cửa khi tham quan Nhà thờ Đức Bà Paris khi mở cửa trở lại vào tháng 12, nhằm mục đích gây quỹ bảo tồn di sản tôn giáo của quốc gia. Nhà thờ mang tính biểu tượng này sẽ mở cửa trở lại sau 5 năm bị hỏa hoạn tàn phá.
Nội thất có nhiều câu chuyện, với trần nhà cao vút, cửa sổ kính màu phức tạp và đàn organ đẳng cấp thế giới, sẽ chào đón du khách một lần nữa — năm năm sau vụ hỏa hoạn thảm khốc vào tháng 4 năm 2019. Kế hoạch của Dati sẽ tính phí du khách 5 euro, hay 4,16 đô la, có thể tạo ra 75 triệu euro, hay 62,41 triệu đô la, hàng năm để giúp khôi phục các tòa nhà tôn giáo đang đổ nát của Pháp. Dati tin rằng Nhà thờ Đức Bà có thể đóng vai trò là hình mẫu cho các nỗ lực bảo tồn của đất nước.
“Trên khắp Âu Châu, du khách phải trả tiền để vào những địa điểm tôn giáo đáng chú ý nhất. Với 5 euro cho mỗi du khách đến Nhà thờ Đức Bà, chúng ta có thể cứu các nhà thờ trên khắp nước Pháp. Đó sẽ là một biểu tượng tuyệt đẹp”, Dati cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Figaro được xuất bản vào tối thứ Tư.
Các khoản tiền này rất cần thiết. Pháp là nơi có khoảng 42.000 nhà thờ Công Giáo, nhiều nhà thờ trong số đó đang trong tình trạng xuống cấp. Các chuyên gia ước tính rằng cứ hai tuần lại có một công trình tôn giáo bị mất do bị bỏ bê, hỏa hoạn hoặc phá hoại.
Chính phủ Pháp đã phát động một số chiến dịch để chống lại cuộc khủng hoảng này, bao gồm chương trình “Loto du patrimoine”, tài trợ cho các nỗ lực phục hồi. Chỉ riêng năm 2022, Bộ Nội vụ đã chi 57 triệu euro cho di sản tôn giáo và trong năm năm qua, 280 triệu euro đã được dành cho việc phục hồi hơn 8.000 địa điểm. Tuy nhiên, nhiều nhà thờ nông thôn vẫn đang gặp nguy hiểm.
Việc mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà Paris đặc biệt gây xúc động. Nơi đây từng là một trong những di tích được ghé thăm nhiều nhất thế giới, thu hút 12 đến 14 triệu du khách mỗi năm.
Các đề xuất của Dati đã nhận được sự ủng hộ, khi Bộ trưởng Nội vụ Bruno Retailleau phát biểu: “Nếu 5 euro có thể cứu được di sản tôn giáo của chúng ta thì điều đó là xứng đáng — bất kể bạn có phải là người theo đạo hay không”.
Dati cho biết trên nền tảng xã hội X rằng phí vào cửa sẽ áp dụng cho khách tham quan văn hóa, không áp dụng cho những người tham dự thánh lễ hoặc các buổi lễ tôn giáo khác.
Bà cho biết: “Các dịch vụ tôn giáo phải được miễn phí, nhưng mọi du khách đến tham quan văn hóa đều phải đóng góp vào việc bảo tồn di sản của chúng ta”.
Trước vụ hỏa hoạn, các tòa tháp mang tính biểu tượng của Nhà thờ Đức Bà đã thu phí vào cửa. Du khách trả 8,50 euro để leo lên 387 bậc thang và được ngắm toàn cảnh Paris và cận cảnh các tượng đầu thú nổi tiếng của nhà thờ.
Source:France 24
3. Bình luận của Cha Radcliffe về Phi Châu vang vọng tuyên bố của Hồng Y Kasper
Trong một diễn biến gây kinh ngạc, tờ Quan Sát Viên Rôma đã đăng một bài được cho là của Cha Timothy Radcliffe, dòng Đa Minh, một nhân vật gây tranh cãi vì ủng hộ những người đồng tính và hô hào những thay đổi cấp tiến trong Giáo Hội, nhân dịp ngài vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng Hồng Y trong công nghị ngày 7 Tháng Mười Hai, sắp tới.
Bài báo chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố chống lại Tuyên ngôn Fiducia Supplicans của các Giám Mục Phi Châu và cho rằng các Giám Mục Phi Châu hành động vì tiền, vì áp lực của Nga và từ những người Tin lành.
Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu, OFM Cap, chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM, cho biết ngài đã đích thân chạm trán Cha Radcliffe tại Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị để hỏi tại sao ngài viết như thế. Tuy nhiên, thật là ngỡ ngàng khi vị linh mục sắp được làm Hồng Y tuyên bố rằng ngài không hề viết bài báo đó. Bài báo đó không chỉ được đăng một lần trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh mà đăng tổng cộng 3 lần trên các tạp chí có uy tín khác.
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Trong bài phân tích nhan đề “Father Radcliffe’s Synod Comments on Africa Echo Cardinal Kasper, nghĩa là “Bình luận của Cha Radcliffe về Phi Châu vang vọng tuyên bố của Hồng Y Kasper” đăng trên tờ National Catholic Register ngày 26 tháng 10, 2024, ngài phân tích về biến cố này.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Đúng lúc đội New York Yankees trở lại World Series, tinh thần của Yogi Berra đã xuất hiện rõ ràng ở Rôma: Một lần nữa lại là chuyện cũ lặp lại. Một Hồng Y Bắc Âu đang hạ thấp các giám mục Phi Châu và sau đó lại tách mình ra khỏi những phát biểu của chính mình.
Năm 2014 là Hồng Y Walter Kasper. Mười năm sau là Hồng Y tân cử Timothy Radcliffe.
Hồng Y Kasper nói về người Phi Châu
Vào tháng này cách đây mười năm, Đức Hồng Y Walter Kasper đã phát biểu về người Phi Châu tại Thượng hội đồng về Gia đình năm 2014, nói với Edward Pentin của tờ Register rằng người Phi Châu phản đối việc tự do hóa quan điểm liên quan đến ly hôn, tái hôn và đồng tính luyến ái.
“Phi Châu hoàn toàn khác với phương Tây,” Đức Hồng Y Kasper nói. “Các quốc gia Á Châu và Hồi giáo cũng vậy, họ rất khác biệt, đặc biệt là quan điểm về người đồng tính. Bạn không thể nói về điều này với người Phi Châu và người dân các quốc gia Hồi giáo. Điều đó là không thể. Đó là điều cấm kỵ. … Cũng phải có không gian cho các hội đồng giám mục địa phương giải quyết các vấn đề của họ nhưng tôi cho rằng với Phi Châu, điều đó là không thể đề cập đến. Nhưng họ không nên nói với chúng ta quá nhiều về những gì chúng ta phải làm.”
Sau khi cuộc phỏng vấn của Pentin được công bố, một làn sóng phẫn nộ lớn đã nổ ra, một số người thậm chí còn mô tả những phát biểu của Hồng Y Kasper là phân biệt chủng tộc. Bỏ qua lời buộc tội đó, Hồng Y Kasper chắc chắn đã ám chỉ rằng quan điểm của người Phi Châu sẽ bị “chúng ta” - có lẽ là những người theo chủ nghĩa tự do Âu Châu – áp chế.
Đức Hồng Y Kasper phủ nhận ngài đã nói như vậy và sau khi Pentin đưa ra một bản ghi âm, ngài tuyên bố rằng đó là bản ghi âm ngoài bối cảnh và không rõ đó có phải là một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông hay không. Pentin đã đưa ra tuyên bố của riêng mình để làm rõ vấn đề.
Bài viết của Cha Radcliffe
Tai họa của Đức Hồng Y Kasper đã lặp lại trong tháng này khi linh mục dòng Đaminh Radcliffe, người được bổ nhiệm giảng thuyết cho các phiên họp thượng hội đồng năm ngoái và năm nay, đã đề cập đến lập trường của người Phi Châu liên quan đến vấn đề đồng tính luyến ái nói chung, và đặc biệt là việc các giám mục Phi Châu từ chối ban phước lành cho các cặp đồng giới. Trong một bài báo ngày 12 tháng 10 trên tờ Quan Sát Viên Rôma, Cha Radcliffe đã viết về sự phản kháng của người Phi Châu.
“Liệu việc từ chối ban phước cho người đồng tính ở Phi Châu có phải là một ví dụ về sự hội nhập văn hóa hay là sự từ chối theo chủ nghĩa bất phục tùng?” vị linh mục viết. “Các giám mục Phi Châu đang chịu áp lực rất lớn từ những người theo đạo Tin lành, với tiền của người Mỹ; từ Chính thống giáo Nga, với tiền của người Nga; và từ người Hồi giáo, với tiền của các nước vùng Vịnh giàu có.”
Đó là một phân tích mang tính kích động, cho rằng các giám mục Phi Châu chống việc chúc lành cho các cặp đồng tính không phải là dũng cảm bảo vệ Phúc Âm, mà chỉ là hèn nhát và bị mua chuộc bởi tiền từ nước ngoài.
Joan Frawley Desmond của Register năm ngoái đã theo dõi hơn hai thập niên Cha Radcliffe “công khai mâu thuẫn với các giáo lý của Giáo hội về đồng tính luyến ái”. Quan điểm của Cha Radcliffe đã được biết đến rộng rãi khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngài làm người hướng dẫn tĩnh tâm cho các thượng hội đồng. Nhưng việc cáo buộc các đại biểu Phi Châu của cùng các hội đồng này bị áp lực bởi tiền nước ngoài chắc chắn là đi chệch khỏi tinh thần thượng hội đồng, nếu không muốn nói là một sự vu khống lớn.
Phản ứng chậm trễ
Vào tháng 3 năm 2021, trong chuyến thăm Đài phát thanh Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khiến những người chủ nhà giật mình khi chỉ trích tính hiệu quả của họ.
“Tôi chỉ có một mối quan tâm,” Đức Thánh Cha nói. “Nhưng đó là một mối quan tâm mà tôi rất quan tâm: Có bao nhiêu người nghe đài phát thanh? Có bao nhiêu người đọc tờ Quan Sát Viên Rôma?”
Câu trả lời là rất ít — ngay cả ở Vatican. Mặc dù bình luận của Cha Radcliffe xuất hiện vào ngày 12 tháng 10, nhưng không có phản ứng nào tại Thượng hội đồng về tính đồng nghị. Không ai thèm đọc nó. Chính nhà bình luận Công Giáo người Mỹ tinh ý Phil Lawler đã chú ý. Và ông đã thách thức một cách rõ ràng bài phân tích của Cha Radcliffe vào ngày 17 tháng 10.
“Cha Radcliffe muốn chúng ta tin rằng áp lực bên ngoài đối với nền văn hóa Phi Châu phản ánh sức mạnh tài chính của những người Tin lành Mỹ và Chính thống giáo Nga,” Lawler viết. “Nhưng những nỗ lực truyền giáo của những nhóm nhỏ đó là rất nhỏ so với số tiền khổng lồ đã được Liên minh Âu Châu và chính quyền Obama và Tổng thống Biden đổ vào Phi Châu, những chương trình viện trợ nước ngoài của họ được thiết kế để thúc đẩy chương trình nghị sự của người đồng tính. Và phải chăng Cha Radcliffe đang yêu cầu chúng ta tin rằng sức mạnh tài chính của Giáo hội Chính thống giáo Nga — ở Phi Châu, không phải là môi trường trọng tâm của Chính thống giáo — có thể sánh ngang với ảnh hưởng của Planned Parenthood?”
Giải thích đầu tiên
Lawler đã lên tiếng báo động, và do đó không có gì ngạc nhiên khi Đức Hồng Y Fridolin Ambongo của Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo, người mà Cha Radcliffe đã trích dẫn cụ thể trong bài viết của mình, đã được hỏi về vấn đề này tại một cuộc họp báo vào ngày 22 tháng 10. Ngài cho biết Cha Radcliffe đã đích thân đề cập đến vấn đề này với ngài.
“Cha Radcliffe bị sốc khi những điều như vậy có thể được viết ra để gán ghép những điều này cho ngài,” Đức Hồng Y Ambongo nói. “Cha Radcliffe chưa bao giờ nói những điều này và điều này hoàn toàn không phù hợp với tính cách của ngài. … Tôi không biết ai đã viết bài báo này, nhưng tôi nghĩ mục đích của nó là tạo ra một sự kích động. May mắn thay, điều này đã không xảy ra.”
Mặc dù bài viết xuất hiện dưới tên của Cha Radcliffe, nhưng phản hồi của Hồng Y Ambongo cho thấy Cha Radcliffe đã nói với ngài rằng ông không viết bài đó. Mặc dù điều này đã giải thoát Cha Radcliffe khỏi trách nhiệm, nhưng nó vẫn đặt ra những câu hỏi sâu sắc về mặt báo chí.
Nếu những gì Cha Radcliffe nói với Hồng Y Ambongo là sự thật, thì có vẻ như ai đó tại tòa soạn tờ Quan Sát Viên Rôma phải bị khiển trách về mặt chuyên môn và công khai. Sẽ là một hành vi gian lận đáng kinh ngạc và vi phạm đạo đức báo chí khi đưa một phân tích gây kích động vào một văn bản được trình bày như do chính Cha Radcliffe biên soạn.
Ai đã làm một điều như vậy và vì lý do gì có thể xảy ra? Một cuộc điều tra nghiêm chỉnh sẽ được yêu cầu để tìm ra sự thật. Độ tin cậy của các thông tin liên lạc chính thức của Vatican đang bị đe dọa.
Thật vậy, nếu những gì Cha Radcliffe nói với Hồng Y Ambongo là sự thật, thì đây sẽ là vụ bê bối lớn nhất trong ngành truyền thông Vatican kể từ tháng 3 năm 2018, khi Đức Ông Dario Viganò, Tổng trưởng Bộ Truyền thông, phải từ chức sau khi ông công khai trình bày sai lệch với báo chí một lá thư riêng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16. Trong trường hợp đó, Đức Ông Viganò đã trình bày các đoạn trích của một lá thư theo cách làm thay đổi ý nghĩa của những gì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã viết. Trong trường hợp này, tuyên bố của Đức Hồng Y Ambongo về lời giải thích của Cha Radcliffe cho thấy một phần của bài báo hoàn toàn là bịa đặt.
Cha Radcliffe thực sự đã nói gì?
Tuy nhiên, có vẻ như Cha Radcliffe đã nói điều gì đó về người Phi Châu và áp lực từ nước ngoài. Vào tháng 4, tờ báo Công Giáo Anh, The Tablet, đã xuất bản một văn bản tương tự của Cha Radcliffe. Tờ Tablet mô tả văn bản này là “được chuyển thể từ một bài nói chuyện tại Cao đẳng Stonyhurst, Clitheroe, vào Thứ Sáu Tuần Thánh”.
Vào ngày 22 tháng 9, Zenit đã xuất bản một văn bản rất giống của Cha Radcliffe, bao gồm các bình luận về tiền nước ngoài. Văn bản của trên tờ Quan Sát Viên Rôma có thể là bản dịch tiếng Ý của những gì ZENIT đã xuất bản bằng tiếng Anh. ZENIT mô tả văn bản của mình: “Cha Timothy Radcliffe, OP, đã có bài phát biểu khai mạc trực tuyến sau đây tại 'Hội nghị kỷ niệm 25 năm của LGBT+ Catholics Westminster' tại Trung tâm Dòng Tên ở Luân Đôn vào thứ Bảy, ngày 25 tháng 5 năm 2024.”
Những gì Hồng Y Ambongo nói về Hồng Y tân cử Radcliffe không phù hợp với các văn bản trước đó bằng tiếng Anh, được trích từ tháng 4 và tháng 5 năm 2024. Do đó, lời giải thích đầu tiên không mang tính thuyết phục.
Giải thích thứ hai
Như các văn bản trước đã được báo cáo, Cha Radcliffe đã phải đưa ra một lời giải thích khác. Vì vậy, vào chiều thứ Tư, sau cuộc họp báo của Hồng Y Ambongo, Vatican đã ban hành một tuyên bố từ Cha Radcliffe.
“Câu trả lời của Đức Hồng Y Ambongo không nhắc đến bài viết được đăng trên tờ Quan Sát Viên Rôma mà là bài viết của Phil Lawler trên Catholic Culture ngày 17 tháng 10. Đây là bài viết mà Đức Hồng Y đã cho tôi xem trên điện thoại của ngài và chúng tôi đã thảo luận về bài viết đó,” Cha Radcliffe nói, gián tiếp thú nhận rằng ngay cả ngài cũng chưa đọc bài viết của chính mình trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
“Tôi chưa bao giờ viết hoặc ám chỉ rằng các lập trường của Giáo Hội Công Giáo ở Phi Châu chịu ảnh hưởng bởi các cân nhắc về tài chính”, tuyên bố của Cha Radcliffe cho biết. “Tôi chỉ thừa nhận rằng Giáo Hội Công Giáo ở Phi Châu đang chịu áp lực rất lớn từ các tôn giáo và các giáo phái khác được tài trợ tốt từ các nguồn bên ngoài”.
Giống như Đức Hồng Y Kasper năm 2014, Cha Radcliffe, khi đối mặt với hồ sơ, đã phải thừa nhận rằng thực ra ông đã nói những gì ban đầu ông phủ nhận. Tuy nhiên, bây giờ, Cha Radcliffe đã làm rõ rằng ông không như người đọc có thể nghĩ, ngài không có ý nêu vấn đề về tiền nước ngoài trong bối cảnh từ chối ban phước lành cho các cặp đồng giới.
Lời giải thích của Cha Radcliffe có thể được tóm tắt như sau: Người Phi Châu đã từ chối các phước lành đồng giới theo đề xuất của Tòa thánh vào tháng 12 năm 2023. Cha Radcliffe đặt ra câu hỏi liệu lập trường này có phải là sự từ chối do đòi buộc của Phúc âm hay không. Cha Radcliffe đã lập luận trong nhiều thập niên rằng cách ngài đọc Phúc âm chỉ ra rằng giáo lý của Giáo hội liên quan đến đồng tính luyến ái là sai. Sau đó, ngài ngay lập tức lưu ý rằng các giám mục Phi Châu đang chịu áp lực rất lớn từ nước ngoài, bao gồm cả các động cơ tài chính. Bây giờ, ngài làm rõ rằng ngài không có ý định liên hệ bất kỳ điều gì giữa áp lực tài chính đó và lập trường của các giám mục Phi Châu, mặc dù hai điều này xuất hiện trong cùng một phần trong bài luận của ngài.
Tất cả những người liên quan tại Thượng hội đồng về tính đồng nghị đều đồng ý chấp nhận lời giải thích thứ hai này, trái ngược với lời giải thích đầu tiên và trái ngược với cách diễn giải rõ ràng và hợp lý của các bài luận và các văn bản trước đó từ tháng 4 và tháng 5.
Mọi người đều cùng nhau bước đi trong sự hòa hợp.
Source:National Catholic Register