Ngày 28-10-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:22 28/10/2014
BIA ĐÁ XỬ PHẠT
N2T

Hy Lạp thời cổ đại thường có thi đấu thể thao, hấp dẫn các anh hùng hào kiệt khắp nơi đến tham gia.
Trong một lần thi đấu nọ có người nọ đoạt được hạng nhất, mọi người tặng anh ta vương miện quán quân và choàng lên anh ta vòng nguyệt quế.
Nhưng người ở vị trí thứ hai thì ganh ghét người được giải quán quân, thế là đợi lúc nửa đêm len lén chạy đến nơi chỗ người ta lập bia đá khắc tên người được quán quân ấy, hắn ta dùng cái xẻng sắt để phá hoại nó và lấy việc phá hoại để tiêu trừ cái hận trong tim. Hắn ta liều mạng đào, cuối cùng cái bia đá cũng đổ xuống như ý nguyện, nhưng cũng vừa khéo léo đè ập trên thân của hắn ta, khiến hắn ta đang sống như thế thì bị đè chết.
Ngày hôm sau, khi được người địa phương phát hiện, thì hắn ta đã chết từ lâu rồi.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Con người ta, vì hậu quả của nguyên tội mà có khuynh hướng làm điều ác, nên cứ gán tiếng ác cho Thiên Chúa (trong số đó cũng có những người Ki-tô hữu) khi có những điều không may mắn xảy đến cho mình hoặc cho người khác, chẳng hạn như:
- Khi thấy người hàng xóm ít đi lễ nhà thờ mà bị tai nạn thì nói: đáng đời, Chúa phạt đó.
- Khi thấy người có hai ba vợ bị bệnh nặng thì nói: cho chết, Chúa phạt đó.
- Khi thấy những người mắc bệnh si đa, nhiễm HIV thì nói: cho đáng đời, Chúa phạt đó...
Thiên Chúa là tình yêu, là Cha rất nhân từ thì làm sao lại phạt con cái được, Ngài không phạt ai cả, nhưng Ngài là Đấng rất thánh, và những gì đối chọi (như tội lỗi) không phù hợp với sự thánh thiện của Ngài, thì đương nhiên phải lìa xa Ngài. Thiên Chúa không phạt ai cả, nhưng chính con người tự mình phạt mình khi cố tình phạm tội và cố tình sống trong tội...
Không ai phạt người ở vị trí thứ hai cả, nhưng vì ghen tức mà làm điều ác để hại người, nhưng lại hại bản thân mình. Thiên Chúa không phạt ai cả, nhưng những ai làm điều ác thì chắc chắn không thể ở chung với Ngài trên thiên đàng.
Đó là sự thật rõ ràng như ban ngày.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:26 28/10/2014
N2T

15. Yêu là hoàng hậu của tất cả các đức hạnh, bất luận nó ở đâu thì các đức hạnh đều theo nó; nó là người lãnh đạo tất cả các đức hạnh, làm cho chúng ta kết hợp với Thiên Chúa.

(Thánh Thomas of Aquino)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Vinh quang và hư danh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:18 28/10/2014
Chúa Nhật XXXI THƯỜNG NIÊN, năm A
Cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời
Mt 23,1-12

VINH QUANG và HƯ DANH

Con người đi vào đời bằng tay không và khi ra đi cũng tay không tất cả. Thế mà cái trớ trêu vẫn là con người thường thích được đề cao, được khen ngợi, được tôn vinh. Ít người thích im lìm, khiêm nhượng, an phận, chấp nhận cuộc sống hiện tại với khả năng, với điều mình đang có được. Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và nhiều khi cảm thấy những hành động lố bịch của nhóm giả hình Pharisiêu và biệt phái. Những hạng người này luôn làm ra vẻ mình là đạo đức, thánh thiện vì thế họ nới dài tua áo, nới rộng thẻ kinh, mặc quần áo xúng xính tỏ vẻ đạo mạo và họ thích được người khác bái chào ngoài đường, đi ăn tiệc thì thích được ngồi chỗ nhất. Chúa Giêsu lại khác hẳn, Ngài dạy :” Ai muốn làm lớn phải làm đầy tớ mọi người. Ai hạ mình xuống sẽ được nhắc lên “.

Chúa Giêsu muốn dạy cho các môn đệ và mọi người bài học rất tương phản: “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên “. Đây quả thực là cái nghịch lý của Tin Mừng. Ở đây, Chúa Giêsu nói tới Kinh sư và Pharisiêu, bởi vì đã nhiều lần Chúa cảnh cáo họ và khuyến cáo mọi người đề phòng họ. Sở dĩ Chúa cảnh cáo họ vì họ giả hình, họ làm bộ, đặt ra đủ thứ luật lệ chi li, tỉ mỉ nhưng họ không thực hành mà họ lại chất lên đầu lên cổ những người khác.Chúa Giêsu rất ghét thái độ giả hình của họ và lên án họ nặng nề. Họ tự coi họ là những người đạo đức, khinh chê và không tiếp xúc với những người mà họ cho là tội lỗi.Chúa mời gọi các môn đệ và nhân loại cảnh giác đối với những người ấy. Đó là những hạng người háo danh, kiêu căng, tự mãn và hết sức cầu kỳ giả hình.Nhưng bên trong tâm hồn thì rỗng tuếch, trái tim khô cằn, lời nói không đi đôi với việc làm. Chúa mời gọi môn đệ Chúa và mọi Kitô hữu hãy sống chân thực, khiêm nhượng và phục vụ. Để làm gương cho mọi người, Chúa đã sống cả cuộc đời hiến thân phục vụ trong khiêm nhượng.

Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philipphê đã nói rõ ” Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.”( Pl 2,6-8 ).Thập giá của Chúa Giêsu là bằng chứng hiển nhiên và không thể nào chối cãi được.

Người môn đệ Chúa không được tìm hư danh, không được sống giả hình, không được tự kiêu, tự mãn, không được khinh chê bất cứ ai dù họ là những người tội lỗi. Con đường của Chúa đi là con đường người môn đệ Chúa cũng phải đi qua. Chỉ mình Chúa là người chỉ đạo và là người thầy duy nhất ở trần gian. Bởi vì, Ngài đã tự hủy mình ra không, cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của Ngài như một tên nô lệ. Ngài cũng mời gọi chúng ta, những Kitô hữu hãy noi gương mẹ của Ngài là Maria và cha của Ngài là thánh cả Giuse. Cả cha mẹ của Chúa đều sống tự hạ. Mẹ đã tự coi mình là nữ tì của Thiên Chúa. Mẹ đã tự hạ phục vụ bà chị họ Êlisabét khi mẹ nói lời xin vâng làm mẹ chúa Giêsu. Mẹ luôn coi mình là người âm thầm phục vụ như trong đám cưới Cana, lúc Chúa đã nổi danh. Mẹ âm thầm hiện diện giữa các tông đồ sau khi Chúa sống lại về trời để cầu nguyện cùng với các ông. Thánh cả Giuse luôn sống khiêm tốn, âm thầm phục vụ gia đình Nagiarét. Ngài đã làm gương cho mọi người về sự vâng lời Thiên Chúa, về sự khiêm nhượng và khó nghèo. Còn biết bao nhiêu gương của các vị thánh nhưng chúng ta không thể trưng hết được. Chúng ta hãy noi gương Chúa, Mẹ Maria , thánh cả Giuse và các thánh để biết sống khiêm tốn hơn với mọi người, và để được Chúa xót thương.

Cuộc đời ai cũng muốn người khác chú tâm tới mình. Đó là tâm lý tự nhiên của con người. Ai cũng muốn nói nhiều, tạo ảnh hưởng nhiều nhưng Đức Thánh Gioan Phaolô II đã nói:” Con người ngày nay không cần những thầy dạy nói suông, nhưng cần những chứng nhân sống điều họ nói “. Chúng ta chỉ thành công ở đời khi chúng ta vui vẻ, nói và làm song song, tự hạ và chân thành trong cuộc sống, thật tình với người khác. Chúa đã cho chúng ta một quan điểm rất quí hóa :” Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em” ( Mt 23, 11 ). Bởi vậy, mỗi người chúng ta hãy soi đời mình vào gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse, để tìm cho mình một hướng đi, một cách sống tốt đẹp nhất.

Hôm nay Giáo Hội tưởng nhớ và dành ra cả tháng 11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Lễ tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời nói với chúng ta rằng chỉ có những ai iết nhận ra một niềm trông cậy lớn trong cái chết, mới biết dựa vào trông cậy mà sống….Thiên Chúa đã trở nên dễ tiếp cận, Người đã yêu mến thế gian “ đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời “ ( Ga 3, 16 ), và trong hành vi yêu thương tuyệt hảo trên thập giá, khi trầm mình vào vực thẳm cái chết, Người đã thắng tử thần, đã phục sinh và mở ra cho cả chúng ta nữa cánh cửa vĩnh hằng ( Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI ).

Lạy Chúa Giêsu xin cho chúng con biết tìm Nước Trời hơn là tìm kiếm những của mau hư nát. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Đối với Chúa, người làm lớn phải là người thế nào ?
2.Tìm hư danh nghĩa là làm sao ?
3.Sự sống vĩnh cửu là làm sao ?
4.Cầu nguyện cho những người đã qua đời có cần thiết không ?
5.Tại sao Giáo Hội lại dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho những người đã khuất ?
 
Lễ các thánh nam nữ: Các thánh là ai vậy ?
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:01 28/10/2014
Các Thánh là ai vậy?

Lễ Các Thánh Nam Nữ

(Mt 5, 1-12a)

Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội mừng kính trọng thể Các Thánh Nam Nữ ở trên trời. Có thể nói, hôm nay là ngày hội lớn, ngày vui mừng hân hoan của tất cả mọi thành phần con cái trong đại gia đình Giáo Hội. Mừng kính các thánh, nghĩa là mừng kính những người đang sống sự sống của Thiên Chúa, những vị đang hưởng phúc vinh quan tràn đầy trước tòa cao sang của Chúa Ba Ngôi trên thiên đàng.

Hỏi : Thiên đàng là gì ? Thiên đàng là nơi đầy dẫy những sự vui vẻ vô cùng, mà phúc nhất trên thiên đàng là xem thấy mặt Đức Chúa Trời liên (Sách Bổn Hà Nội tr. 21). Thiên đàng là nơi người ta yêu thương nhau, là nơi chỉ còn tình yêu là đáng kể, nơi có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau, nơi không còn chết chóc, chiến tranh, hận thù và nước mắt. Trái lại chỉ có hòa thuận và thương yêu, các thánh là những người đã đạt tới hạnh phúc đó.

Hỏi : Các thánh là ai vậy ?

Là những người không bằng lòng với sự kém cỏi; với những biện pháp nửa vời. Các thánh là những người đói và khát sự công chính, theo ngôn ngữ Kinh Thánh là khát khao sự thánh thiện. Vì khao khát nên Thiên Chúa đã cho các ngài thỏa chí toại lòng đúng như mối phúc trong Tin Mừng tuyên bố : “Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả” (Mt 5, 6).

Chi tiết trong bài đọc thứ nhất của ngày lễ giúp chúng ta hiểu thêm các thánh là ai. Các thánh là “những người giặt áo và tảy áo trắng trong máu Con Chiên” (Kh 7,14). Như thế, sự thánh thiện mà các ngài có được là từ Chúa Kitô. Trong Cựu Ước, làm thánh có nghĩa là “tách biệt” khỏi tất cả những gì ô uế. Chữ “thánh” có nghĩa chung là “kitô hữu”, hợp thành cộng đoàn qui tụ chung quanh Đức Giêsu làm thành Dân thánh. Sự thánh tác khỏi sự phàm tục. Các thánh tràn đầy sự thánh, còn người phàm mang đầy sự phàm. Các thánh là những người đã được Thiên Chúa làm gia nghiệp.

Hỏi : Các thánh làm gì trên thiên đàng? Câu trả lời cũng được tìm thấy trong Bài đọc I: “Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: “Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Đấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên”. Ca đoàn các ngài được Đức Mẹ Maria hướng dẫn, Mẹ tiếp tục thánh thi ca ngợi của Mẹ trên trời, “ Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” (Lc 1, 46). Chính trong sự ca ngợi này mà các thánh gặp được hạnh phúc và niềm vui của, “Thần trí tôi hơn hở vui mừng trong Chúa Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1, 47). Vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa ngập tràn các ngài.

Hỏi : Các thánh mặc áo gì? Các thánh mặc áo chùng trắng, giặt áo mình trong máu Con Chiên. Các thánh mạc áo đỏ, mặc áo theo con đường tử đạo của Đức Kitô. Các thánh mạc áo xanh vì đã xây dựng hòa bình, yêu thương và phục vụ công bình đạo lý. Các thánh mạc áo vàng khi tham dự vào chức huy hoàng của Đức Kitô, và hy vọng vào Thiên Chúa.

Hỏi : Các thánh là bao nhiêu? Sách Khải Huyền nói : “số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel” (Kh 7, 4). Tôn chỉ của họ là Tám Mối Phúc Thật. Phúc cho những ai hiền lành, nghèo khó; họ là những người khóc lóc nay tìm được sự ủi an ở nơi Thiên Chúa ; họ là những người biết thương xót người nay được Chúa xót thương ; họ là những người trong sạch nay được nhìn thấy Thiên Chúa; họ là những người xây dựng hòa bìh nên được gọi là con Thiên Chúa; họ là những người bị bắt bớ, “họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến” (Kh 7, 14). Họ là các Tổ phụ, các Tiên tri, các Tông đồ, Tử đạo, Đồng trinh, Hiển tu, Ẩn tu.

Tuy nhiên nếu con số chỉ có thế thôi, thì quả là một điều đáng lo sợ, bởi vì người tín hữu như ta đâu có hy vọng được vào sổ những người đó? Vậy con số đó là thế nào? Số một trăm bốn mươi bốn ngàn là con số biểu tượng cao đầy đủ, chỉ những người được cứu rỗi. Theo hệ thống đếm của người Do thái, một người có thể đếm cao tới mười hai ngàn. Mười hai ngàn nhân với mười hai, thành một trăm bốn mươi bốn ngàn, một con số cao trọn vẹn tuyệt đối, chứ không phải chỉ theo nghĩa đen là một trăm bốn mươi bốn ngàn mà thôi.

Thánh Gioan đã nhìn thấy: “Đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng” (Kh 7, 9). Họ thuộc đủ mọi thành phần và mọi tầng lớp trong xã hội. Ðó là lí do tại sao hôm nay Giáo Hội thiết lập ngày lễ các thánh, để mừng kính chung các thánh gồm cả các thánh không tên tuổi, trong đó phải có tổ tiên, họ hàng gần xa của mỗi chúng ta.

Hôm nay Giáo Hội mừng kính toàn thể các thánh, có những vị rõ ràng là thánh, những vị được tôn phong hiển thánh, những vị có tên trong kinh cầu các thánh với đỉnh cảo sáng rực. Nhưng cũng nhớ và kính mừng những vị thánh chìm sâu trong lòng đất, trong xác thịt mồ hôi nước mắt của kiếp người. Vì mọi người đều được kêu gọi lên thánh trong Đức Kitô. Các thánh đã đạt tới hạnh phúc đó, giờ đây trên thiên quốc vui mừng hân hoan tận hưởng phần thưởng trọng đại Chúa dành cho các ngài. Đó cũng là niềm hy vọng của tất cả chúng ta đang sống phận lữ hành tiến về quê trời vinh phúc.

Mừng kính các thánh, chúng ta cậy nhờ các ngài nguyện giúp cầu thay cho chúng ta bao lâu còn sống ở đời tạm nay, biết noi gương các ngài sống hiến chương Nước Trời, thực hành Tám Mối Phúc như Chúa Giêsu dạy, để mai sau cũng được Chúa ân thưởng thiên đàng.

Với niềm hy vọng, cùng với gương sáng và sự trợ giúp của các thánh, chúng ta cũng có thể làm thánh, và phải nên thánh bằng cách tự thánh hóa bản thân như các thánh đã làm, tức là sống theo tinh thần và mệnh lệnh của Tin Mừng là : hiền lành, bác ái, hòa thuận, trong sạch, với tâm hồn luôn hướng về những thực tại siêu nhiên, chịu đựng những vất vả, đau khổ tự nhiên hay do người khác mang đến, luôn tìm kiếm Chúa và cố gắng sống phù hợp với thánh ý Chúa.

Được như thế, chúng ta có thể “vui mừng hân hoan vì phần thưởng của chúng ta sẽ trọng đại ở trên trời như Các Thánh hiện nay là những anh em chúng ta đang ca tụng Chúa muôn đời” (Mt 5, 12a).

Lạy Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn sự đóng góp của Đức Biển Đức 16
LM. Trần Đức Anh OP
09:53 28/10/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô nhiệt liệt ca ngợi và cám ơn sự đóng góp của ĐGH Biển Đức 16 cho thần học và khoa học, qua các giáo huấn, tấm gương và hoạt động của Người.

ĐTC bày tỏ lập trường trên đây sáng ngày 27-10-2014 tại trụ sở Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học ở nội thành Vatican, nhân dịp khánh thành bức tượng bán thân bằng đồng của Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 tại đây. Hiện diện tại buổi lễ có các HY, GM, LM và cũng như các thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh. ĐTC nói:

”Pho tượng bán thân này của Đức Biển Đức 16 gợi lại trước mắt mọi người con người và khuôn mặt của ĐGH Ratzinger yêu quí. Tượng cũng gợi lại tinh thần của Người: tinh thần các giáo huấn, tấm gương, công trình, lòng tận tụy của Người đối với Giáo Hội, và cuộc sống ”đan tu” của Người hiện nay. Tinh thần này không phai mờ với thời gian, trái lại sẽ trở nên lớn lao và mạnh mẽ từ đời này sang đời khác. Biển Đức 16: một vị Đại Giáo Hoàng. Vĩ đại vì sức mạnh và trí thông minh thấu triệt của Người, thấu triệt vì sự đóng góp quan trọng của Người cho nền thần học, vĩ đại vì lòng yêu mến của Người đối với Giáo Hội và con người, vĩ đại vì nhân đức và lòng đạo đức của Người. Như anh chị em biết, lòng yêu mến của Người đối với sự thật không chỉ giới hạn vào thần học và triết học, nhưng còn cởi mở đối với các khoa học. Lòng yêu mến của Người đối với khoa được được biểu lộ qua sự quan tâm đối với các nhà khoa học, không phân biệt chủng tộc, quốc tịch, nền văn minh và tôn giáo”.

ĐTC cũng nhắc lại sự kiện lần đầu tiên ĐGH Biển Đức 16 đã mời một vị Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học tham dự Thượng HĐGM thế giới về việc tái truyền giáo (10-2012), với ý thức về tầm quan trọng của khoa học trong nền văn hóa hiện đại.

ĐTC mời gọi mọi người cảm tạ Thiên Chúa vì món quà Chúa ban cho Giáo Hội và thế giới qua triều đại của ĐGH Biển Đức.

Cũng trong diễn văn, ĐTC đề cập đến đề tài khóa họp vừa kết thúc của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học về sự tiến hóa của ý niệm thiên nhiên. Ngài nhấn mạnh rằng Thiên Chúa và Chúa Kitô đang đồng hành với chúng ta và hiện diện cả trong thiên nhiên, như thánh Phaolô Tông đồ đã quả quyết trong diễn văn tại Diễn trường ở thành Athènes Hy Lạp: “Thực vậy chúng ta sống trong Thiên Chúa, chúng ta cử động và hiện hữu trong Chúa” (Cv 17,28).

ĐTC cũng nhận xét rằng khi đọc trong sách Sáng thế trình thuật về việc sáng tạo, chúng ta có nguy cơ tưởng tượng Thiên Chúa như một pháp sư, với chiếc đũa thần, làm mọi sự. Nhưng không phải như vậy. Thiên Chúa đã tạo dựng các sinh vật và để cho chúng phát triển theo các qui luật nội tại mà Chúa ban cho mỗi loại, để chúng phát triển, để đạt tới mức độ viên mãn. Chúa ban cho các sinh vật của vũ trụ sự tự trị đồng thời nơi chúng, Chúa đảm bảo sự hiện diện liên tục của Ngài, mang lại sự hiện hữu cho mỗi thực tại”.

Theo chiều hướng đó, ĐTC khẳng định rằng Big-Bang, vụ nổ vĩ đại mà ngày nay người ta coi là ở nơi nguồn gốc thế giới, không hề mâu thuẫn với sự can thiệp sáng tạo của Thiên Chúa nhưng đòi phải có sự kiện ấy. Sự tiến hóa trong thiên nhiên không tương phản với ý niệm sáng tạo, vì sự tiến hóa giả thiết có sự sáng tạo các hữu thể tiến hóa” (SD 27-10-2014)
 
Nhận định của Đức TGM Chaput về Thượng Hội Đồng
Vũ Văn An
21:17 28/10/2014
Ai cũng biết Đức TGM Chaput là người đứng đầu việc tổ chức cuộc Hội Ngộ Các Gia Đình Thế Giới vào tháng Chín, năm 2015, một tháng trứơc Thượng Hội Đồng Giám Mục thường lệ. Từ trước đến nay, hai cuộc hội ngộ này vốn được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, vì cùng có một đối tượng là gia đình và cùng có sự hiện diện của vị đứng đầu Giáo Hội Hoàn Vũ là Đức Phanxicô. Chiều hướng của hai cuộc hội ngộ, vì thế, không thể nào khác biệt được.

Tuy nhiên, nhân khi nói chuyện trong chương trình Diễn Văn Erasmus 2014 tại New York, lời Đức TGM trả lời một câu hỏi liên quan tới Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình đã khiến nhiều người không nghĩ vậy.

Hai nhà báo kỳ cựu là David Gibson của Religion News Service và Michael Sean Winters của The National Catholic Register cho rằng ngài đã “quạt” Thượng Hội Đồng vì cho rằng gây “hỗn độn”; mà “gây hỗn độn là việc của ma qủy”. Winters còn đi xa hơn cho rằng ngài ngấm ngầm tấn công cả Đức Phanxicô nữa, vì dù sao, Đức Phanxicô cũng là người chủ trì biến cố này.

Nhà báo John Allen thì cho rằng ai biết Đức TGM Chaput đều hiểu ngài là người có ý kiến mạnh mẽ trước nguy cơ muốn hội nhập nền văn hóa thế tục, và không ngần ngại nói lên các ý kiến này. Cho nên điều dễ hiểu là có người hoài nghi ngài không được thoải mái đối với những luồng gió mới của thời đại Phanxicô. Nhưng thực ra, Đức TGM Chaput là người rất trung thành với Đức Giáo Hoàng, cho nên bảo rằng ngài công khai chỉ trích Đức Phanxicô trong việc cổ vũ việc làm của ma qủy là điều không đúng.

Thực vậy, nếu đọc kỹ câu Đức TGM Chaput trả lời, ta sẽ thấy rõ ngài nói tới cung cách truyền thông trình bày Thượng Hội Đồng, chứ không nói tới chính Thượng Hội Đồng. Theo Matthew Schmitz của First Things, Đức TGM nói “một số lời có tính tiên tri” trong đó có lời sau đây về người nghèo:

“Nếu ta quên người nghèo, ta sẽ xuống hoả ngục. Nếu ta che mắt mình khỏi thấy các đau khổ của họ, ta cũng sẽ xuống hoả ngục. Nếu ta không làm gì cả để đỡ gánh nặng của họ: ta cũng sẽ xuống hỏa ngục. Làm ngơ các nhu cầu của người nghèo bên cạnh ta là cách chắc chắn nhất để tự đào một vực thẳm vô tâm giữa ta và Thiên Chúa, giữa ta và người lân cận”.

Thách thức thiêng liêng sé lòng đó chính là trọng điểm bài nói chuyện của Đức TGM Chaput, nhưng vì báo giới Mỹ không thích nghe nói tới các đau khổ của người nghèo cho bằng các cuộc tranh luận bất tận của người giầu về tính dục, nên những phát biều như trên không được tường thuật. Thay vào đó, họ lưu tâm tới nhận định của ngài đối với Thượng Hội Đồng về gia đình, và một vài người trong số họ đã hiểu sai câu trả lời của ngài.

Nguyên văn câu hỏi và câu trả lời của ngài như sau:

Một cử tọa: Cám ơn Đức TGM về bài diễn văn tuyệt vời của ngài. Con sẽ rất biết ơn nếu được Đức TGM nhận định về THĐ mới đây ở Rôma về gia đình.

Đức TGM Chaput: À, trước tiên, tôi không có mặt ở đó. Điều này rất quan trọng, vì cho rằng mình biết điều gì xẩy ra khi mnìh không ở đó là một điều khùng. Lấy thông tin từ báo chí là một lầm lẫn vì họ không biết đủ để hiểu nó ra sao mà tường thuật cho người ta chuyện gì đã xẩy ra. Tôi không cho rằng báo chí cố tình bóp méo, họ chỉ không có hiểu biết nền (backgrounds) chi cả để có khả năng lượng định sự việc. Trong một số trường hợp, họ còn là kẻ thù và chỉ muốn bóp méo Giáo Hội.

Nói như thế (để thấy rằng) tôi rất bối rối đối với những gì đã diễn ra. Tôi nghĩ: hỗn độn là (trò) của ma qủy, và tôi cho rằng hình ảnh công cộng được trình bày là một hình ảnh hỗn độn. Nhưng tôi nghĩ đó không phải là việc thực sự đã diễn ra ở đó. Tôi rất mong được nghe Đức Cha Kurtz. Đức Cha Kurtz và Đức Cha của Pittsburgh theo nghi lễ Byzantine là hai vị giám mục Hoa Kỳ đại diện cho chúng ta tại đó. Đức HY Dolan ở đó và cả Đức HY Wuerl nữa vì các ngài là thành viên trong ban tổ chức THĐ. Nhưng chủ tịch mọi hội đồng giám mục của mỗi nước đều tham dự, và cả các vị đại diện Giáo Hội Đông Phương nữa. Chính vì thế Đức Cha Skurla của Pittsburgh cũng đã ở đó.

Tôi muốn được nghe các ngài. Sau đó, ông có thể hỏi tôi câu hỏi và tôi có thể cho ông câu trả lời tốt hơn. Bây giờ, tôi đọc về nó trong các “blogs” giống như ông. Quả Giáo Hội đã có một chủ trương rõ ràng về việc hôn nhân có nghĩa gì và ông không rước lễ ngoại trừ ông hiệp thông với các giáo huấn của Giáo Hội, còn hôn nhân đồng tính thì không thể có trong kế hoạch của Thiên Chúa và do đó không thể là một thực tại trong đời sống ta, Không có nghi ngờ gì về những điều ấy cả. Nhưng theo tôi, tuy nói những điều như thế, ta vẫn phải có lòng bác ái đối với những người không đồng ý với ta và chắc chắn ta phải chào đón người có tội vào Giáo Hội. Tôi cũng là một người tội lỗi, và họ vẫn thường chào đón tôi khi tôi tới các giáo xứ.

Tôi nghĩ ta phải nối rộng vòng tay hơn nữa đối với những người Công Giáo ly dị để họ đừng nghĩ rằng họ lập tức bị loại khỏi Giáo Hội chỉ vì họ đã ly dị và tái hôn. Một số người thậm chí còn cho rằng một khi đã ly dị, họ không còn được chào đón trong Giáo Hội nữa. Bởi thế, theo tôi, ta cần giải quyết não trạng này.

Chúng ta có lòng tôn trọng sâu xa đối với những người bị lôi cuốn đồng tính, nhưng ta không thể giả bộ mà cho rằng họ được chào đón do công trạng của họ. Không một ai trong chúng ta được chào đón vì công trạng của mình trong Giáo Hội cả; chúng ta được chào đón nhờ công trạng của Chúa Giêsu. Đó là ý nghĩa của việc làm Kitô hữu, bạn tùng phục Chúa Giêsu và giáo huấn của Người, bạn không tái tạo học lý linh đạo của riêng bạn.

Trong căn bản, tôi không lo lắng chi vì tôi tin Chúa Thánh Thần vẫn đang hướng dẫn Giáo Hội. Phúc trình vào cuối (THĐ) chắc chắn tốt hơn phúc trình tạm thời nhiều, là phúc trình chỉ liệt kê các chủ đề đã được thảo luận.
 
Top Stories
Hongkong après la Révolution
Willy Lam /Eglises d'Asie
21:12 28/10/2014
Le plus grand mouvement de contestation qu’ait jamais connu Hongkong est-il condamné à céder face à Pékin ? Qu’ont obtenu les étudiants, qui ce mardi soir encore, 28 octobre, se sont réunis par milliers afin de marquer un mois de manifestation ininterrompue et d’observer 87 secondes de silence en souvenir des 87 salves de gaz lacrymogène tirées par les policiers le 28 septembre dernier ?

C’est ce que tente d’analyser Willy Lam (1), dont le texte ci-dessous a été mis en ligne en langue anglaise le 23 octobre dernier sur le site de la Jamestown Foundation, think-tank basé aux Etats-Unis.

La traduction –qui sera publiée en deux parties - est de la rédaction d’Eglises d’Asie.

Hongkong après la Révolution – Première partie

Les manifestations pour la démocratie qui se poursuivent encore à Hongkong - connues aujourd’hui sous le nom de « mouvement Occupy Central » ou de « Révolution des parapluies » ont d’ores et déjà changé profondément les relations entre le gouvernement central à Pékin et la Région administrative spéciale (RAS) [de Hongkong].

Pour la première fois depuis la rétrocession de Hongkong à la Chine en 1997, des centaines de milliers d’habitants sont descendus dans la rue pour faire entendre leur opposition à la mainmise de Pékin sur le système politique de la RAS. Bien plus significatif encore, cette manifestation du « pouvoir du peuple », aussi inattendue que véhémente, a forcé Pékin à reconnaître les limites de « l’exception chinoise », celle qui part du principe que le parti communiste chinois avait le droit d’ignorer les valeurs universelles et que les pays étrangers n’avaient pas à s’immiscer dans les affaires intérieures du pays.

Des dizaines de personnalités de Chine continentale ont exprimé leur soutien aux militants de Hongkong tandis que des médias et des hommes politiques étrangers ont appelé le gouvernement de Xi Jinping à répondre aux demandes des manifestants étudiants de la SAR. Si les autorités chinoises sous la férule du président Xi décident d’écraser la rébellion à Hongkong et sur le continent, elles révèlerons alors clairement au monde la voie politique que le président chinois entend suivre pour poursuivre sa rapide ascension en tant que super-puissance.

Pour un autre système politique à Hongkong

Le principal défi que les militants de Hongkong – dont la majorité est formée d’étudiants et de lycéens -, pose à Pékin peut être mieux compris à la lumière des changements politiques qui ont concerné la SAR. A première vue, la campagne menée par les étudiants d’Occupy Central est une protestation contre la décision unilatérale et autoritaire prise en août dernier par le Congrès national du peuple au sujet du processus d’élection du chef de l’exécutif à Hongkong, système qui doit être effectif en 2017 (Xinhua, 31 août 2014).

Alors que ce processus électoral était présenté comme une élection au suffrage universel sur la base du système « une personne, une voix », Pékin avait en réalité mis en place un comité de sélection (Nomination Committee) comprenant 1 200 représentants principalement pro-Pékin, chargé de choisir les candidats. Avant de pouvoir se présenter en tant que candidat à l’exécutif, les politiciens doivent ainsi tout d’abord obtenir à plus de 50 % l’appui des membres de ce comité électoral. Selon l’avocat pro-démocrate et ancien président du Barreau de Hongkong, Alan Leong, « il s’agit d’un système électoral de style nord-coréen », ce qui est à l’opposé des promesses de « haute autonomie » qui avaient été faites [par Pékin] à Hongkong. (Singtao Daily [Hong Kong], 2 sept 2014 ; Associated Press, 31 août 2014).

A un autre niveau, le mouvement Occupy Central, dont le slogan « ayez foi dans le peuple, le changement ne peut se produire que dans la confrontation et la lutte », représente un degré de prise de conscience et d’émancipation politique sans précédent dans l’histoire de Hongkong (Radio Free Asia, 24 sept 2014, Singtao Daily, 22 sept 2014). Alors que l’on considère souvent les résidents de Hongkong comme des êtres matérialistes ne se souciant que de préserver leur style de vie, des centaines de milliers d’habitants ont défié les gaz lacrymogènes et autres assauts de la police pour occuper les quartiers du gouvernement central ainsi que la plupart des artères principales du centre-ville.

Depuis les années 1980, la première génération de politiciens de Hongkong avait de manière générale, respecté le cadre fixé par son gouvernement – l’administration coloniale britannique tout d’abord, puis après 1997, les dirigeants chinois -, dans sa lutte pour ses droits électoraux et autres objectifs démocratiques. Selon Joseph Lian, un commentateur politique hongkongais, la croisade politique en cours, qui pour la première fois est menée par des étudiants, incarne « une nouvelle génération qui ose remettre en question les règles du jeu fixées par les dirigeants du Parti Communiste chinois » (2).

« Depuis que de nombreux leaders étudiants deviennent des personnalités qui seront visiblement appelées à jouer un rôle actif dans les vingt ou trente années à venir, Pékin se retrouve face à des adversaires puissants », ajoute encore Joseph Lian, qui est également l’ancien rédacteur en chef du Hong Kong Economic Journal, (HKEJ, 9 octobre 2014). Pour Ho-Fung Hung, sociologue à l’université Johns Hopkins, la « révolution des parapluies» peut être vue comme « un rite de passage vers une société civile autonome ». Le professeur de sociologie fait également remarquer que les leaders du mouvement sont « jeunes et forment les nouveaux citoyens autonomes qui se sont organisés eux-mêmes à travers les réseaux sociaux ». (Ming Pao [Hong Kong], 13 octobre 2014).

Des soutiens sur place et à l’étranger

Pour aggraver les problèmes de Pékin, la « révolution des parapluies» a attiré l’attention des médias du monde entier ainsi que des hommes politiques occidentaux . Depuis la rétrocession de 1997, seul le gouvernement américain s’était autorisé à commenter le fait que Pékin honorait ou non son engagement à donner aux sept millions d’habitants de la SAR le « haut degré d’autonomie » promis.

En raison, très probablement, de l’influence croissante de la Chine au niveau international ainsi que de l'importance de son immense marché, même le Royaume-Uni avait renoncé à émettre des remarques négatives sur le non-respect de l’engagement de Pékin à instaurer « un pays, deux systèmes », qui était pourtant à la base même de la déclaration sino-britannique de 1984 réglant les modalités de rétrocession de l’ancienne colonie britannique à la mère patrie.

Mais suite aux 87 salves de gaz lacrymogènes tirées par la police de Hongkong sur les manifestants le 28 septembre, le Secrétaire général des Nations Unies, Ban Ki-moon lui-même, a publié une déclaration dans laquelle il a exhorté « les différentes parties à résoudre leurs différends de manière pacifique et selon les principes démocratiques » (UPI, 30 septembre 2014).

C’est la première fois dans histoire récente que le chef de l'ONU a fait part d'une quelconque réaction concernant la politique menée à Hong Kong. Et le même fait s’est reproduit dans des pays qui étaient pourtant devenus de très proches partenaires économiques de la Chine. Ainsi, à la veille de la visite du Premier ministre Li Keqiang en Allemagne début octobre, le président allemand Joachim Gauck a comparé la révolution des parapluies aux manifestations anti-soviétiques qui s'étaient produites en Allemagne de l'Est à la fin de l'année 1989. Le président a ajouté que l'expérience de l’Allemagne de l'Est avait montré « combien il était important de défendre la démocratie, même aujourd'hui », avant de préciser que « les jeunes manifestants de Hong Kong l’avaient très bien compris » (ABC Nouvelles, 9 octobre 2014, RTHK [Hong Kong] 9 octobre 2014). [fin de la première partie] (eda/msb)

(1) Willy Wo-Lap Lam, qui contribue activement aux publications de la Jamestown Foundation, est professeur au Center for China Studies de la Chinese University of Hong Kong.
(2) Voir également sur ce sujet, l’excellent article-témoignage du P. Lepeu : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/2014-10-16-le-mouvement-de-desobeissance-civile-a-hongkong-commentaires-et-perspectives.

(Source: Eglises d'Asie, le 28 octobre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Văn Nghệ sĩ Công giáo Việt Nam hải ngoại gặp nhau tại Orange County
Hoàng Việt Nam
09:51 28/10/2014
Những kỷ niệm Hội Ngộ Niềm Tin cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại do Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo tổ chức năm 2003 tại Roma. Ngài đã trở thành Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo tại Giáo Phận Xuân Lộc...Dư âm những Ngày Hội Ngộ Niềm Tin vẫn còn ăm ắp kỷ niệm...Một thành phần khá tích cực góp mặt cho biến cố vĩ đại này là các khuôn mặt của quý anh chị Văn Nghệ Sĩ Công Giáo Việt Nam...Những ngày đó, cố Ca Nhạc Sĩ Việt
Dũng cùng cộng tác với Linh Mục Trần Công Nghị, Giám Đốc Vietcatholic, Linh Mục Paul Văn Chi, cùng Văn Sĩ Quyên Di tổ chức liên tục những Đại Nhạc Hội Hội Ngộ Niềm Tin tại Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Orange năm 2002, rồi Đại Nhạc Hội Hội Ngộ Niềm Tin tại Roma năm 2003... Những Ca Sĩ Công Giáo như Thanh Lan, Như Mai, Ngọc Huệ, Khánh Ly, Lệ Hằng, Anh Dũng, Johnny Dũng, Mạnh Đình, Phương Loan, Mỹ Huyền, Diệp Thanh Thanh, Hoàng Nam...

Theo lời mời của Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại chuẩn bị tổ chức một cuộc gặp gỡ yêu thương vào những ngày 23, 24, 25 tháng 10 năm 2015, ghi dấu 40 năm tỵ nạn của con dân Việt Nam, đồng hành với hành trình 40 năm Thánh Nhạc Việt Nam...Sáng tác và trình diễn đã gắn liền với nền Thánh Nhạc Việt Nam...Cùng với quý Ca Đoàn, quý Ca Sĩ, để đồng hành với cuộc gặp gỡ Hội Ngộ đặc biệt này...Linh Mục Paul Văn Chi cùng Nhà Văn Quyên Di, và Linh Mục Trần Công Nghị lại tổ chức một cuộc gặp gỡ quý anh chị Ca Sĩ chuyên nghiệp tại Orange County vào tháng 8 năm 2014 tại Quán Hỷ trên đường Bolsa, quy tụ quý anh chị ca nhạc sĩ Quốc Toản, Dạ Lan, Thanh Lan, Mỹ Huyền, Phương Loan, Mạnh Đình, Anh Dũng, Ngọc Huệ, Charlie...

Mới nhất đây, vào tối thứ 4 ngày 22 tháng 10 năm 2014, tại Quán Hỷ Bolsa, một cuộc gặp gỡ lần thứ 2 khá sôi động và vui tươi...Đây là dịp gặp gỡ khá đông quy tụ Linh Mục Paul Văn Chi, Nhà Văn Quyên Di, Nhạc Sĩ Quốc Toản, quý Ca Sĩ Phương Loan, Thanh Lan, Dạ Lan, Mạnh Đình, Philip Huy, Diệp Thanh Thanh, Minh Phượng, Chí Thiện, Kim Thúy, Ngọc Quang Đông, Trần Ngọc, Y Phương, Carol Kim, Đức Minh...cùng với 2 thành viên thường giúp đỡ các ca sĩ là Đặng Khánh và Đinh Châu Joe...Anh chị em ca sĩ gặp lại nhau rất vui mừng và hân hoan...Cùng nhau sẵn sàng phục vụ cho Thiên Chúa và Giáo Hội khi cần đến. Quý anh chị Ca Sĩ cũng rất sẵn sàng hỗ trợ cho cuộc Hội Ngộ của quý Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại trên toàn thế giới vào tháng 10 năm 2015...

Mặc dù tối Hội Ngộ ngắn ngủi, nhưng mang lại nhiều niềm hân hoan trên khuôn mặt quý ca nhạc sĩ vàn văn nghệ sĩ...Anh chi rất muốn có những buổi gặp gỡ như thế trong tương lai, để cùng nhau thắp sang niềm tin trong sứ mệnh ca hát của mình.

Ca Sĩ Carol Kim kể lại hành trình Đức Tin của cô rất chân thành và xác tín. Ca Sĩ Thanh Lan nhớ lại kỷ niệm được Rửa Tội tại Roma dịp Hội Ngộ Niềm Tin năm 2003...Diệp Thanh Thanh, Dạ Lan, Philip Huy, Trần Ngọc, Ngọc Quang Đông, Minh Phựong, Chí Thiện...ai ai cũng hân hoan kể lại những niềm vui gặp gỡ...

Sau khi chụp chung những tấm hình kỷ niệm...Mọi người ra về, nhưng một số Ca Sĩ vẫn còn ngồi lại để hàn huyên tâm sự với Linh Mục Paul Văn Chi và Ban Tổ Chức....Khi nhà hàng đóng cửa, chúng tôi còn ra ngoài để tiếp tục hàn huyên trong yêu thương...
 
Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta cử hành Đại Hội La Vang Mẹ Việt Nam
Giuse Đặng Văn Kiếm
07:48 28/10/2014
ATLANTA, Georgia (27.10.2014) – Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ XVII với chủ đề “Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành” đã diễn ra tốt đẹp từ ngày 23 tới 26 tháng 10 năm 2014 tại khuôn viên Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Atlanta.

Xem Hình

Từ đầu tháng Mười, 750 gia đình với trên 3.000 thành viên giáo xứ được mời gọi cùng nhau Sống Tràng Chuỗi Mân Côi Liên Kết, trong đó mỗi gia đình cũng như cá nhân tự nguyện suy niệm một mầu nhiệm Mân Côi mỗi ngày cùng với một Kinh Lạy Cha, mười Kinh Kính Mừng và một Kinh Sáng Danh, hướng tâm tình khẩn cầu Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam dẫn lối cho đoàn con cái nơi đây luôn biết đường ngay nẻo chính tìm đến Chúa Giêsu con Mẹ, dọn lòng sẵn sàng mừng Lễ Bổn Mạng giáo xứ qua tuần đại phúc được cử hành vào những ngày cuối tháng.

Đức ông Chánh xứ Francis Phạm Văn Phương, Cha Phó Phêrô Vũ Ngọc Đức, 2 Thầy Phó tế Phêrô Huỳnh Việt Hùng và Giuse Nguyễn Hòa Phú cùng với Tân Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đề xướng bốn chủ điểm để cộng đoàn dân Chúa một lòng một ý sốt sắng sống 4 ngày cao điểm từ thứ Năm tới Chúa nhật trong tuần lễ đại phúc lần này:

• Thứ Năm: Sống tinh thần sám hối, cử hàng Bí tích Hòa giải và tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể.

• Thứ Sáu: Củng cố đức tin, nêu cao và sống theo gương chứng tá Tin Mừng với các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam.

• Thứ Bảy: Học biết, cảm nghiệm, chia sẻ và sống tâm tình “chỉ bảo đàng lành” nơi Đức Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam.

• Chúa nhật: Toàn thể mọi thành viên giáo xứ cùng nhau tôn thờ và cảm tạ Chúa Ba Ngôi với biết bao ơn lành hồng ân và tình yêu thương chan hòa mà cộng đoàn xứ đạo được lãnh nhận.

Mỗi ngày tuần đại phúc, sáng chiều đều có Thánh Lễ với bài giảng liên hệ, giúp giáo dân suy niệm Lời Chúa, cùng Mẹ Maria La Vang Mẹ Việt Nam luôn sống gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu và thể hiện tình liên đới bác ái phục vụ hết mọi người chung quanh.

Các đề tài thuyết trình và hội thảo trong những ngày đại hội đều được xoay quanh nội dung chủ đề cũng như chủ điểm mỗi ngày, với sự hướng dẫn gợi ý thật sâu sắc sống động của Cha Gioan Baotixita Phạm Quốc Hưng, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế California, và Thầy Phó tế Nguyễn Mạnh San từ Oklahoma.

Đặc biệt ngay ngày đầu tiên tuần đại phúc, một nghi thức sám hối và hoà giải kéo dài suốt 5 tiếng đồng hồ đã được cộng đoàn cử hành trong bầu khí sâu lắng nguyện cầu. Hằng trăm các tín hữu xếp thành những hàng dài lần lượt tiến lên lãnh nhận Bí tích Hòa giải từ 17 linh mục Việt-Mỹ thật sốt sắng.

Đức Cha David P. Talley, Giám mục phụ tá TGP Atlanta, thay mặt cho Đức TGM Wilton D. Gregory, đã hiện diện chủ sự Thánh lễ bế mạc sáng Chúa Nhật. Trong bài giảng, Đức cha gợi nhớ hướng về quê hương Việt Nam, nhiều con dân đất Việt vì bảo vệ đức tin đã phải lẩn trốn trong rừng sâu La Vang với biết bao khốn khó khổ đau, chịu bắt bớ, tù đày, tra tấn và bị ép buộc chối bỏ niềm tin tôn giáo của mình.. . Tiếng kêu khóc của đoàn con cái dân Việt vang vọng tới trời cao, và Mẹ Maria dấu yêu đã hiện ra chữa lành bệnh tật, ủi an và củng cố niềm tin các con của Mẹ.. . Lòng trung kiên vào Đức Kitô của tổ tiên cha ông xưa kia là qùa tặng vô giá để lại cho con cháu: Cộng đồng Công giáo Việt Nam tại quê nhà cũng như nơi hải ngoại, cách riêng cho chính gia đình dân Chúa Atlanta, ngay tại Giáo xử Đức Mẹ Việt Nam này. Chúng ta là con là cháu tiếp tục đón nhận, giữ gìn và phát huy quà tặng đức tin qúy báu, sống và làm chứng nhân Tin Mừng ngay trong gia đình, nơi làm việc với nhiều thử thách giữa xã hội tục hóa hôm nay; cách tốt nhất là chúng ta luôn lắng nghe, cầu nguyện và thực hành theo lời chỉ bảo của Đức Mẹ La Vang là “hãy làm theo lời dạy” của Đức Giêsu Kitô như được ghi lại trong Phúc Âm.. . “Do whatever He tells you”.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Cố TGM John F. Donoghue đã nâng Họ đạo Đức Mẹ Việt Nam lên hàng Giáo xứ ngày 24 tháng 10 năm 1998. Kể từ đó Giáo xứ không ngừng phát triển cả về số giáo dân gia tăng, thêm nhân sự phục vụ, phát huy đời sống đức tin.. . Với nhu cầu mới, cơ sở cũng cần tu sửa từ 4 năm qua, một phần lớn đã được hoàn chỉnh gồm có Hội Trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với 1.200 ghế ngồi, 20 lớp học Giáo lý và tiếng Việt, văn phòng Giáo xứ, nhà sinh hoạt giới trẻ thanh thiếu nhi cũng là nơi có thể mở tiệc liên hoan cho 700 người.. . Nhà thờ tu sửa mới đang hoàn chỉnh và dự trù sẽ khánh thành dịp Tết Nguyên Đán năm 2015 sắp tới.

Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ XVII vừa qua cho thấy cơ sở mới tu chỉnh đáp ứng đầy đủ cho các sinh hoạt liên hệ. Nhiều gian hàng triển lãm, giới thiệu các dịch vụ hay công việc bác ái xã hội, hơn 20 hàng quán không ngừng cung cấp lương thực cho hằng ngàn lượt khách đạo đời v.v…, được hằng trăm tình nguyện viên từ các đoàn thể và các ban ngành góp phần thực hiện đầy sáng tạo. Ba chương trình Đại Nhạc Hội văn nghệ mừng Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam đặc sắc sinh động được các bạn trẻ và các em Thiếu Nhi Thánh Thể tích cực tham gia, với sự góp mặt của các ca sĩ tên tuổi đến từ các nơi như Don Hồ, Trần Thái Hòa, Bằng Kiều, Phương Loan, Phương Hồng Quế, Hồ Lệ Thu, Mai Thiên Vân.. .

Kết thúc Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ XVII, cũng như hằng năm, 6 Giáo họ trong Giáo xứ cùng nhau đón rước Thánh Tượng Mẹ La Vang về Giáo họ của mình, để quanh năm các gia đình luân phiên cung nghinh Mẹ đến ở tại nhà mình một tuần lễ và bà con đạo đời liên hệ cùng quy tụ vào chiều Chúa nhật đọc kinh cầu nguyện theo ý chỉ của từng gia đình.

Cầu chúc và nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam ban muôn ơn phúc lành xuống trên qúy thành viên gia đình Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta.
 
Hội ngộ các Ca Đoàn Miền Đông Hoa Kỳ
Hoàng Việt Nam
08:40 28/10/2014
WASHINGTON DC - Nhân chuyến viếng thăm quý Nhạc Sĩ và Ca Sĩ Công Giáo tại California và Virginia Beach, Virginia, Maryland, Washington DC, Linh Mục Văn Chi cùng Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng, chủ tịch Hội Nhạc Sĩ Công
Giáo Việt Nam Hải Ngoại hội ngộ với một số quý Ca Đoàn và Quý Nhạc Sĩ Công Giáo tại vùng Đông Hoa Kỳ... Sau Thánh Lễ 7pm tối Chúa Nhật ngày 26 tháng 10 năm 2014 tại Thánh Đường Thánh Veronica Cộng Đòan Công Giáo Việt Nam Nữ Vương La Vang, Linh Mục Văn Chi cùng Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng có cuộc gặp gỡ hội ngộ với quý Ca Đoàn và Nhạc Sĩ Công Giáo tại vùng này...

Tay bắt mặt mừng với anh chị em Nhạc Sĩ và Ca Đoàn... Anh Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng và Kim Bài, Thanh Liêm, Đạo Tử.... cùng Quý Ca Đoàn Thánh Linh Virginia, Ca Đoàn Maryland tập trung khá đông tại nhà Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng... Ngạc nhiên khi thấy khá đông đủ anh chị em...

Sau một số lời chào mừng xã giao thân tình, cuộc hội ngộ chia sẻ trong ân tình...

- Cha đến đây hồi nào vậy?

- Tôi từ California họp với Cha Nghị, thăm hỏi Cha Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tuyên, và đến Virginia Beach, sau đó vừa đến đây...

Cuộc gặp gỡ đầy vui tươi... Anh chị em Nhạc Sĩ và Ca Đoàn cùng chia sẻ những món ăn tự túc do chị Thục Vân tổ chức... MC Hồng Phước và Nam Phương khéo léo uyển chuyển trong buổi hội ngộ này... Sau khi gửi tặng một chút quà lưu niệm cho anh chị em, tất cả bắt đầu chia sẻ bữa ăn tối tuyệt vời trong tình yêu mến nhau, cùng chuẩn bị cho những ngày hội lớn của Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại vào những ngày 23, 24, và 25 tháng 10 năm 2015.

Nhưng món ăn khá ngon, nào cơm chiên thuần túy, món gỏi, nộm, chả giò truyền thống, bò nộm, bò kho, gà, tôm, heo, xôi đủ mầu... Ôi thì đủ thứ... Và cả bia, nước ngọt... Chai rượu Martin Cha Văn Chi mang lại... Ai nấy cũng rất vui vẻ và ghi lại những tấm hình gặp gỡ vui tươi hân hoan...

Những hàn huyên tâm sự chia sẻ đầy tình người Việt Nam, bên lề năm 40 kỷ niệm viễn xứ tha hương... Có những câu chuyện vượt biên, tù đầy, tỵ nạn... òa vỡ chia sẻ... Có những tâm tư yêu thương nắm chặt tay nhau thổ lộ... Những bài hát sinh hoạt vang lên... Những bài Thánh Ca cùng cộng hưởng thêm phần linh thiêng của những người con Việt Nam xa xứ tại Miền Đông Hoa Kỳ này... Phải nói là khâm phục chị Thục Vân và Lệ Hằng Đoàn Trưởng Ca Đoàn, và quý chị ca viên rất khéo tay chuẩn bị các món ăn...

Sau khi ăn xong, chúng tôi xuống nhà dưới với cây grand piano giá trị và cùng nhau hát và cầu nguyện biến thành buổi diễn nguyện rất tuyệt vời... MC dễ thương Hồng Phước và Nam Phương điều hợp... Những tiếng hát Thùy Trang, Tường Vi, Mi Mi, Lệ Hằng... điêu luyện... Là những tiếng hát solo sắc sảo... Thêm vào đó, tiếng đàn grand piano do Thục Vân trải dài những âm thanh mượt mà quyện vào tiếng hát... Có khi đơn ca, có khi song ca, có khi hợp ca... Cha Văn Chi cũng hát cùng quý anh chị ca viên và Nhạc Sĩ, đặc biệt bài Gần Nhau Trao Cho Nhau với 41 năm tuổi và Con Đường Chúa Đã Đí Qua với 36 tuổi đời... Bài cầu cho Linh Mục của Văn Duy Tùng, rồi cùng nhau vang vọng bài Nguyện Cầu Mẹ La Vang với Hành Trình Sóng Gió, đây dân con Việt Nam, để ghi nhớ 40 năm đời tha hương viễn xứ...

Đôi giọt lệ long lanh trên khóe mắt như tưởng nhớ và xúc động về những hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria ban cho dân Việt Nam...

Mọi ngừơi đều hát với cả tâm hồn lắng đọng...

-Cha ơi, giá mà có nhiều buổi gặp gỡ thế này thì hay quá.

-Anh Tùng Chị Lệ Hằng ơi, chừng nào mình tổ chức lại như thế này... Sang năm nhe...

Những tâm tư yêu thương trải dài vô tận như muốn níu kéo lại thời gian...

Đến 1am sang Thứ 2 ngày 27 tháng 10, mọi người cùng hát bài Hồng Ân Chúa để tạ ơn Chúa và Mẹ La Vang... Lại một màn từ giã khá dài... Ai cũng muôn kéo dài thêm... Đến 1.30am mới từ giã hẳn...

Sáng thứ 2 ngày 27.10, Cha Văn Chi, Văn Duy Tùng, Kim Bài và Minh Nguyệt lại lên đường sớm đến viếng Đức Mẹ La Vang tại Đền Thánh National Mary’s Shrine tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn và cầu nguyện với Mẹ La Vang cho những ngày Hội Ngộ của Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại vào những ngày 23, 24, và 25 tháng 10 năm 2015.

Phái đoàn Nhạc Sĩ vào thăm Scrypt của Đền Thánh đến ngay nơi Thánh Tượng Hiền Mẫu La Vang oai nghiêm và nhân từ. Bức tranh diễn tả về câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại La Vang năm 1798 bằng Anh Ngữ cho Dân Tộc Hoa Kỳ hiểu được sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại La Vang. Đối diện là bức hình Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đầy kiên cường và bất khuất. Cha Văn Chi và Văn Duy Tùng đã cầu nguyện rất nhiều với Hiền Mẫu La Vang cho những ngày Hội Ngộ sắp tới.

Dừng lại bên “Mão Giáo Hoàng” 3 tầng của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 đội lần sau cùng khi khai mạc Công Đồng Chung Vatican II, sau đó, Đức Giáo Hoàng Phaolo Đệ Lục trao tặng cho Đền Thánh này. Phái đoàn dừng lại bên Our Lady of China... Đây, bức tượng Our Lady of Siluva, nơi Mẹ hiện ra tại nước Nga... Đền Thánh Mary’s Shrine rất vĩ đại và tráng lệ tuyệt vời..

Mão Giáo Hoàng 3 tầng tại Đền Thánh Hoa Thịnh Đốn--->

Phái đoàn chúng tôi ra về để chuẩn bị cho những cuộc gặp gỡ và làm việc cho những ngày Hội Ngộ sắp tới...

Bữa ăn hội ngộ thân tình yêu thương
 
Cộng Đoàn Fatima vùng North Seattle mừng lễ Bổn Mạng năm 2014.
Nguyễn An Quý
16:19 28/10/2014
Cộng Đoàn Fatima vùng North Seattle mừng lễ Bổn Mạng năm 2014.

Tukwila. Ngày vui đến với gia đình Cộng Đoàn Fatima trong thánh lễ tạ ơn nhân ngày mừng lễ kính Đức Mẹ Fatima: Bổn Mạng của Cộng Đoàn được cử hành vào sáng Chúa Nhật ngày 26 tháng 10 năm 2014 lúc 11giờ 30.

Tưởng cũng nên biết, Cộng Đoàn Fatima qui tụ những gia đình giáo dân Việt Nam cư ngụ chung quanh vùng North Seattle gồm các thành phố Shoreline, Lakeforest Park, Mountlake Terrace, Edmonds, Mill Creek, Brier, Lynnwood, và các vùng phụ cận nên khi nhà thờ giáo xứ dời về cơ sở mới ở thành phố Tukwila thì Cộng đoàn Fatima là Cộng đoàn xa nhà thờ giáo xứ nhất so với các Cộng Đoàn khác.

Xem Hình

Dù xa nhà thờ giáo xứ nhưng các gia đình trong Cộng đoàn vẫn thường gắn bó với gia đình giáo xứ trong mọi sinh hoạt. Ngày lễ Bổn Mạng của Cộng Đoàn năm nay được tổ chức tại nhà thờ giáo xứ tuy có phần xa xôi đối với nhiều gia đình cư ngụ ở chung quanh vùng North, người viết ghi nhận có khá đông đảo giáo dân trong Cộng Đoàn hiện diện, sự hiện diện đông đảo đảo của nhiều gia đình trong Cộng Đoàn nhân ngày vui của Cộng Đoàn đủ nói lên tinh thần liên kết với gia đình giáo xứ, vì ai cũng nhận ra nơi đây chính là cái nôi của mọi người Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Seattle. Nhiều gia đình cư ngụ chung quanh vùng North cũng tìm gặp những thành viên trong Ban Điều Hành Cộng Đoàn để ghi danh vào Cộng Đoàn, thật cảm động.

Niềm vui của Cộng Đoàn trong ngày lễ là một số các anh chị đã hy sinh dấn thân vào ban ẩm thực để lo cho bữa tiệc mừng của Cộng Đoàn. Các anh chị phụ trách ban tổ chức tập trung tại giáo xứ từ tối thứ bảy, người lo trang trí phòng tiệc, sắp bàn ghế, kẻ lo làm những công việc chuẩn bị cho việc nấu ăn ngày mai. Sáng Chúa Nhật các anh chị này đến nhà thờ từ khi trời còn tối om để lo việc nấu ăn. Nhìn chung, ai cũng mệt lả cả người nhưng tất cả luôn cười nói vui vẻ, nhìn ai cũng với nét mặt tươi cười, thật thú vị khi tôi nghe câu nói từ các bạn trẻ trong ban ẩm thực rất tự nhiên: mệt mà vui bác ơi. Một số các chị ở nhà thì lo nấu xôi, làm bánh da lợn mang đến để tăng thêm vẻ phong phú cho bữa tiệc của Cộng Đoàn. Điều này nói lên niềm vui hiệp nhất của cộng đoàn trong tinh thần yêu thương của gia đình Cộng Đoàn và gia đình giáo xứ. Thật quý hoá vô cùng, khi người viết nhìn thấy những ông bà cụ già tuy ở xa nhưng vẫn hiện diện trong ngày vui của Cộng Đoàn. Xin trở lại ngày lễ.

Thánh lễ được cử hành trọng thể do linh mục Nguyễn Sơn Miên Chủ tế và linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành cùng đồng tế thánh lễ.

Đúng 11giờ 30, một thành viên trong ca đoàn đọc lời dẫn lễ Chúa Nhật 30 thường niên: Chúa Nhật nói về 2 điều luật trọng nhất là mến Chúa và yêu người. Lời dẫn lễ vừa dứt. Ba hồi chiêng trống ngân vang chậm rãi làm tăng thêm sự thiêng liêng mang tính hồn Việt và sự trang trọng của thánh lễ.

Ba hồi chiêng trống vừa dứt ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với quý cha cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế chào mừng cộng đòan dân Chúa hiện diện và chúc mừng các gia đình trong Cộng Đoàn nhân ngày mừng lễ Bổn mạng.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Hôm nay Giáo Hội mừng Chúa Nhật 30 mùa thường niên năm A. Chúa Nhật mà Thánh Mattêu thuật lại lời Chúa Giêsu phán bảo về 2 điều răn trọng nhất mà người Kitô hữu phải tuân giữ: “Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó".

Trong bài giảng lễ cha chủ tế đã nhấn mạnh về tình yêu của Chúa bao la đối với con người và Chúa dạy mọi người hãy yêu thương nhau.

Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Nguyễn Kiên chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ thay mặt giáo xứ chúc mừng Cộng Đoàn Fatima trong ngày vui mừng lễ Bổn mạng. Ông chủ tịch nhấn mạnh: Cộng Đoàn Fatima là một trong ba cộng đoàn của giáo xứ, cộng đoàn tuy ở xa nhưng luôn tích cực giúp giáo xứ trong nhiều công tác. Đáp lời chúc mừng ông chủ tịch Cộng Đoàn Fatima cũng đã có lời cám ơn quý cha, cám ơn soeur Mai, cám ơn ca đoàn Cecilia cùng toàn thể Cộng Đoàn dân Chúa. Trước khi dứt lơì ông chủ tịch nói: chúng con trân trọng kính mời cha chủ tế, cha chánh xứ và toàn thẻ cộng đoàn hiện diện sau thánh lễ vui lòng ở lại tham dự tiệc mừng của cộng đoàn. Cộng đoàn xin khoảng đãi món bún Fatima. Cha chánh xứ cũng có lời chúc mừng cộng đoàn trong ngày vui mừng bỗn mạng và ngài cám ơn cộng đoàn tuy ở xa xôi nhưng luôn tích cực đóng góp cho giáo xứ trong việc xây dựng ngôi nhà thờ mới như việc bán Hội chợ, và nhiều công tác khác…

Thánh lễ kết thúc, ban tiếp tân của Cộng đoàn chào đón các gia đình trong cộng đoàn và toàn thể quý thân hữu cùng các vị đại diện các Cộng Đoàn, Hội Đoàn, các chức trong các Hội Đồng đều có mặt trong bữa tiệc. Bữa tiệc đuợc khai mạc sau kkhi cha chánh xứ ban phép lành cho bữa tiệc. Mọi người an toạ tại các bàn tiệc và bàn tiệc đã đầy kín các ghế ghế ngồi nên ban tiếp tân phải sắp them bàn ghế cho những vị chưa có chỗ. Nhìn bàn tiệc khá hấp dẫn với những món ăn bày sẵn tại bàn tiệc như bánh da lợn, xôi đậu xanh màu vàng khá đẹp mắt, nho tươi, có thêm cả đậu phụng ngồi lai rai chờ đợi món bún Fatima. Ban phục vụ khá đông đã nhanh chóng mang từng tôn bún nóng hổi đến từng vị thực khách, trời se lạnh mà ăn bún nóng hổi thì thật tuyệt vời. Khách tham dự khá đông nên nhiều chị em trong giáo xứ cũng xung phong phục vụ tiếp tân thật cảm động. Tình gia đình giáo xứ là thế đó. Chẳng cần phân biệt đoàn này, hội nọ, tất cả là gia đình giáo xứ. Bữa tiệc được thêm phần phong phú qua chương trình văn nghệ bỏ túi trong đó cha chánh xứ khai mạc buổi văn nghệ, rối cha Miên mà giáo xứ thường gọi là ca sĩ Sơn Miên, cha Phi từ Châu Sơn Việt Nam nhân chuyến ghé thăm Seattle cũng góp mặt giúp vui trong bữa tiệc mừng. Tiệc mừng chấm dứt lúc 3 giờ 30, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khai sinh nền Cộng Hòa đầu tiên của Việt Nam
Nguyễn Tiến Hưng
20:30 28/10/2014
Khai sinh nền Cộng Hòa đầu tiên của Việt Nam

Bầu không khí trong phòng họp thật nặng nề. Các thành viên đến họp đều đã biết rõ sẽ có những tranh luận hết sức gay go. “Ông Diệm không phải là một giải pháp tốt. Pháp và Mỹ đã cố gắng chứng minh ngược lại, nhưng chúng ta đã thất bại. Lợi dụng lúc (Ðại sứ Mỹ) Collins đi vắng, ông ta đã cho nổ súng và đã thắng thế nhưng cũng chẳng đóng góp gì được cho một giải pháp lâu dài. Quan điểm chống Pháp của ông ta là cực đoan, Diệm không những bất tài mà còn là một người điên (Fou).”Ðây là lời phát biểu của Bộ Trưởng Các Quốc Gia Liên Kết, ông Henri Laforet. Chỉ trích việc Mỹ luôn luôn thay đổi lập trường đối với ông Diệm, Laforet tiếp tục: “Hai bên Mỹ-Pháp chúng ta đã đồng ý với nhau là chỉ ủng hộ ông Diệm một thời gian cho tới tháng giêng vừa qua (tháng 1, 1955), lúc đó nếu ông Diệm vẫn cứ thất bại thì ta phải kín đáo tìm người thay thế. Nhưng điều này đã không xảy ra,” Mỹ đã không tìm người thay thế ông Diệm.

“Vấn đề là trước tình thế hiện nay ta phải làm gì,” Ngoại Trưởng Foster Dulles trả lời, “và tình hình hiện nay là đang có một phong trào cách mạng dấy lên ở Việt Nam.” Cách mạng gì đâu, Laforet cãi lại, “Chính cái gọi là 'Hội Ðồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia' lại đang bị Việt Minh chi phối vì Phó Chủ Tịch Hồ Hán Sơn là một sĩ quan cũ của Việt Minh.”Dulles phản biện: “Nếu ông cho rằng một người trước đây đã cộng tác với Cộng sản thì bây giờ vẫn là Cộng sản thì chưa đủ lý do để kết luận... vì nếu lý luận theo kiểu ấy thì chính ông Bảo Ðại cũng có thể là Cộng Sản.”

Thấy hai bên căng thẳng quá, Ngoại Trưởng Anh Harold MacMillan xen vào và đề nghị, “Thôi ta hãy hoãn cuộc họp lại để nghỉ ngơi đã rồi sẽ bàn tiếp.” Ðó là đối thoại trong một cuộc họp tay ba Pháp-Mỹ-Anh ở Paris bắt đầu từ ngày 7 tháng 5, 1955 sau khi Ủy Ban Cách Mạng họp tại Dinh Ðộc Lập ngày 29 tháng 4 ủng hộ Thủ Tướng Diệm.

Tới lúc này, sau khi ông Diệm ổn định được tình hình ở Sàigòn thì Mỹ mới dứt khoát ủng hộ. Trước đó, ngay từ khi ông Diệm vừa về nước, Pháp đã thuyết phục được Mỹ cũng đồng ý để loại trừ ông đi. Chỉ một tuần lễ trước cuộc họp này, đại sứ Mỹ ở Sàigòn còn làm áp lực để Ngoại Trưởng Dulles ký mật điện dẹp ông Diệm (như đề cập dưới đây). Pháp muốn bám víu vào Miền Nam nhưng lại gặp phải một ông thủ tướng có tinh thần siêu quốc gia nên chắc chắn là phải tìm mọi cách loại bỏ để thay thế bằng một người lãnh đạo thân Pháp. Hoàn cảnh ở Miền Nam thì lại thuận lợi: Quốc trưởng Bảo Ðại vẫn còn ở Cannes, quân đội Việt Nam còn nằm trong Liên Hiệp Pháp, và tổng tham mưu trưởng quân đội, Tướng Nguyễn Văn Hinh (con trai của cựu Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm) là một sĩ quan cũ trong Không Quân Pháp. Cảnh sát thì do Bình Xuyên nắm giữ; ngay cả lực lượng an ninh 'Sureté' cho văn phòng phủ Thủ Tướng Diệm cũng do cảnh sát gửi đến. Như vậy là ông Diệm đang ở trong hang cọp rồi.

Trong một tài liệu mật ghi số 1691/5 (ngày 15 tháng 4, 1955), Bộ Quốc Phòng Mỹ thẩm định là có hai yếu tố làm căn bản cho tất cả những tính toán của Pháp ở Việt Nam, đó là Pháp nhất quyết:

• Giữ vai trò lịch sử lâu dài của mình tại Việt Nam; và

• Bảo vệ những đầu tư quá lớn của Pháp về kinh tế, tài chính tại nơi đây.

Bởi vậy, Bộ nhận xét rằng: vấn đề quyền lợi của Pháp là yếu tố quyết định cho tất cả những diễn tiến chính trị tại nơi này. Pháp toan tính hành động ra sao? Bằng hai biện pháp:

• Tìm cách loại trừ ông Diệm hoặc bằng một cuộc đảo chính, hoặc bằng cách thuyết phục ông Bảo Ðại truất chức ông Diệm; và

• Bất hợp tác với Mỹ trong việc huấn luyện quân đội Quốc Gia Việt Nam.

Pháp 'lobby' đại sứ Mỹ tại Paris và Sàigòn

Muốn dẹp ông Diệm thì cũng không khó vì lực lượng của Pháp rút từ Miền Bắc vào Nam còn rất hùng hậu. Chỉ có một trở ngại, đó là chính sách của Mỹ đối với ông này. Tuy nhiên, vào lúc ấy thì sự ủng hộ của Mỹ đối với ông Diệm cũng chưa có gì là rõ ràng. Bởi vậy, Pháp tin rằng mình có thể tìm cách hạ uy tín ông Diệm. Dễ nhất là 'lobby' với Ðại sứ Mỹ ngay tại Paris và Sàigòn.

Tại Paris

Ông Diệm chấp chính tháng 7 thì tháng 8, đại sứ Mỹ ở Paris là Douglas Dillon đã đánh điện về Washington báo cáo về cuộc họp với ông Guy La Chambre, bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết. La Chambre nêu ra ba đặc điểm sau đây để phê phán ông Diệm. Ðại sứ Dillon báo cáo:

Paris, Ngày 4 tháng 8, 1954

Kính gửi: Ngoại trưởng

“Cuối tuần qua tôi có nói chuyện với ông La Chambre một cách hết sức thẳng thắn. Ông ta cho rằng tương lai của chính phủ Việt Nam sẽ tùy thuộc vào ba yếu tố sau đây:

1.Chính phủ ấy phải thực sự đại diện nhân dân;

2. Phải tổ chức cải cách điền địa cho sớm; và

3. Phải sửa soạn truất phế ông Bảo Ðại để thành lập một nước Cộng Hòa trong mấy tháng tới.

“Ông La Chambre nghĩ rằng chính phủ Diệm không (“tôi xin nhắc lại là không”) đủ khả năng để thi hành bất cứ điểm nào trong ba điểm này...”

Dillon

Dillon báo cáo thêm: (i) về điểm thứ nhất: ông La Chambre lưu ý Hoa Kỳ là theo thông tin nhận được thì ông Diệm sẽ không thể có khả năng đại diện nhân dân vì ông ấy không có được sự cộng tác và ủng hộ của các phe phái Miền Nam; (ii) về điểm thứ hai và thứ ba: “vì quá trình của ông Diệm là quan lại, nên ông ta sẽ phản đối cả việc cải cách điền địa cả việc truất phế ông Bảo Ðại.” Bởi vậy, La Chambre đề nghị “Ðể Miền Nam có được một cơ may thắng thế trong kỳ tổng tuyển cử toàn quốc thì cần phải có ngay một chính phủ mới.” Ðề nghị này là “gãi đúng chỗ ngứa” của Mỹ vì Mỹ đang lo ngại về cuộc tổng tuyển cử Bắc-Nam (1956) theo như Hiệp Ðịnh Geneva 1954. Ông La Chambre đề nghị ông Nguyễn Văn Tâm làm thủ tướng.

Tại Sàigòn

Ngày 26 tháng 8, Ðại Sứ Mỹ Donald Heath được mời dùng bữa tiệc tại nhà một người triệu phú Pháp tên là Jacques Raphael-Leygues. Tới nơi ông ta mới biết rằng thực ra đây chỉ là một cuộc hội họp chính trị. Tham dự, ngoài Tướng Nguyễn Văn Hinh, có lãnh đạo của các lực lượng giáo phái và một số quan chức Pháp. Trong bữa tiệc, mọi người tố cáo ông Diệm là người bất tài lại không chịu điều đình với các giáo phái. Một người đã hỏi thẳng ông Ðại sứ Heath: “Nếu chúng tôi xúc tiến để thay thế chính phủ Diệm thì ông có đồng ý hay không?” Ngay ngày hôm sau, ông Heath đánh điện về Washington: “Chúng ta phải để ý theo dõi tìm một lãnh đạo khác.”

Tổng tham mưu trưởng công khai chống thủ tướng

Tháng 8 thì như vậy, tới tháng 9 thì “hầu như ngày nào cũng có tin đồn về đảo chính.” Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA báo cáo liên tục là có dư luận tại Việt Nam là Pháp đang đứng đàng sau một âm mưu lật đổ ông Diệm. Tướng Hinh công khai chống lại Thủ Tướng Diệm, và còn khoe “Tôi chỉ cần nhấc cái ống điện thoại lên là có thể dẹp được Diệm rồi.” Nghe vậy, ngày 11 tháng 9 ông Diệm đi tới một quyết định táo bạo: chỉ thị cho Tướng Hinh “đi nghỉ để nghiên cứu” trong sáu tuần và phải xuất ngoại nội trong hai mươi tư giờ. Mặc dù đã có lệnh, Tướng Hinh bất chấp, “ông mặc áo sơ-mi đi chiếc xe môtô thật bự ngang nhiên chạy vòng quanh đường phố Sàigòn.” Một tuần sau, ông cho phổ biến lời tuyên bố về việc ông bất tuân lệnh ông Diệm và một điện tín ông đã gửi thẳng cho Quốc trưởng Bảo Ðại yêu cầu can thiệp. Cùng ngày, ông Diệm tuyên bố là ông Hinh đã nổi loạn. Ông Hinh cho xe thiết giáp bảo vệ tư dinh của mình, đồng thời phái một lực lượng tới bao vây Dinh Ðộc Lập. Trong thời gian sáu tuần tiếp theo, tình hình đi tới chỗ bế tắc. Ngày 20 tháng 9, có tới 15 ông bộ trưởng trong nội các ông Diệm đồng loạt từ chức. Quân đội của ông Hinh cũng đã sẵn sàng chờ lệnh để tấn công.

Trước sự cương quyết của ông Diệm, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gửi một công điện chỉ thị cho Ðại Sứ Heath và Tướng O'Daniel là phải “nói không úp mở (với Pháp và Tướng Hinh) rằng Hoa Kỳ sẽ không dự trù hoặc triển hạn những viện trợ lâu dài cho quân đội Việt Nam nếu còn một chút nghi ngờ gì về sự trung thành của vị tổng tham mưu trưởng và các sĩ quan cao cấp.” Tướng Hinh ra đi ngày 13 tháng 11, 1954.

Ðại sứ Mỹ: “Ta chỉ nên ủng hộ ông Diệm vài tuần nữa thôi”

Nhưng chưa xong. Tướng Hinh ra đi tháng 11 thì tháng 12, Tổng Thống Eisenhower cử ông Joseph Lawton Collins (một danh tướng trong Ðệ Nhị Thế Chiến) làm đặc sứ tại Việt Nam. Vừa tới Sàigòn, ông Collins đã được tư lệnh Pháp là Tướng Paul Ély thuyết phục chống ông Diệm. Collins là chiến hữu của Ély trong thế chiến. Bây giờ hai ông tướng lại gặp nhau trên chiến trường Miền Nam. Ngày 6 tháng 12, 1954, Collins gửi công điện 'Sàigòn 2103' về Washington nói về sự “nản lòng của tôi đối với tình hình đen tối tại nơi đây.” Ông cho rằng “khả năng của ông Diệm yếu kém” và đề nghị “Mỹ chỉ nên ủng hộ ông ta thêm vài tuần nữa thôi, sau đó nếu tình hình không tiến bộ, Mỹ nên có những biện pháp khác.”

Ðề nghị năm bước để loại bỏ ông Diệm

Ngày 9 háng 4, 1955 ông Collins gửi Ngoại Trưởng Dulles một điện văn dài, đề nghị giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng tại Sàigòn. Ðề nghị này: thứ nhất, sắp xếp việc ông Diệm “từ chức;” thứ hai, thẩm định hậu quả của việc từ chức, được tóm tắt như sau:

Mật Ðiện số 4448

Ngày 9 tháng 4, 1955

......

Thứ nhất, việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi:

1. Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên, hoặc bằng một nghị định do ông Diệm ký rồi ông Bảo Ðại, Pháp, Mỹ ủng hộ; hoặc cho ông Bảy Viễn một cơ hội để chính ông ta tự nguyện đề nghị như vậy;

2. Thuyết phục ông Diệm từ chức, và nếu ông này không chịu thì yêu cầu ông Bảo Ðại truất chức;

3. Tìm người thay thế ông Diệm làm thủ tướng, rồi ông Bảo Ðại gọi người này sang Paris để tham khảo. Khi trở về Sàigòn, người này sẽ tham khảo với mọi phía để thành lập tân chính phủ;

4. Ði tới một thỏa thuận về một giải pháp đối với các giáo phái; và sau cùng,

5. Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên.

(Vì giới hạn của bài này, chúng tôi không viết về phần thứ hai, “thẩm định hậu quả của việc ông Diệm từ chức”).

Ðề nghị xong, ông Collins lên đường về Washington để thuyết phục TT Eisenhower và Ngoại Trưởng Dulles dẹp ông Diệm. Ngày 22 tháng 4, 1955 ông Collins dùng bữa ăn trưa với Tổng thống. Sau đó ông gặp Ngoại Trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc Phòng và Trung Ương Tình Báo để thuyết phục. Ông nhắc lại quan điểm của ông một cách mãnh liệt và cứng rắn hơn trước là Mỹ phải thay thế ông Diệm và phải có kế hoạch hành động ngay tức khắc. Collins đề nghị ông Phan Huy Quát lên thay thế ông Diệm. Trước áp lực mạnh mẽ của Collins, vừa là đặc ủy của tổng thống, vừa là đại sứ, lại là chứng nhân có mặt tại chỗ để nhận xét, nên sau cùng ông ta đã thắng thế.

Mật điện thay thế Thủ Tướng Diệm

Không phải đợi tới ngày 24 tháng 8, 1963 mới có mật điện ủng hộ các tướng lãnh đảo chính mà ngay từ tám năm trước đó cũng đã có mật điện sắp xếp việc dẹp ông Diệm:

Bộ Ngoại Giao

Ngày 27 tháng 4, 1955

“Tướng Collins và Ely phải thông báo cho ông Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chính phủ mới nào được chỉ định...

“ Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau:

1) Về Nội Các: quyền hành pháp đầy đủ sẽ được trao cho ông [Trần Văn] Ðỗ hoặc ông [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng;

2)Thành lập một Hội Ðồng Tư Vấn từ 25 tới 35 người đại diện cho các phe nhóm gồm cả các Giáo Phái... và

3)Thành lập một Quốc Hội Lâm Thời, một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp...”

Dulles

Nhưng với sự may mắn lớn lao, mật điện này lọt ra ngoài, Thủ Tướng Diệm biết được nên trong khoảnh khắc đã cho lệnh tấn công Bình Xuyên (lúc ông Collins còn đang trên đường về Sài gòn), và đã lật ngược được thế cờ.

Tháng 5, 1955: cuộc họp nảy lửa tại Paris

Giải quyết được vấn đề Bình Xuyên cũng chưa xong. Tình hình tiếp tục căng thẳng. Ba cường quốc quyết định họp lại ở Paris để bàn tính như trích dẫn ở phần đầu. Tranh luận thật là gay go, kéo dài tới 5 ngày (từ 7 tới 12, tháng 5, 1955). Ðể kết thúc, đến lượt Thủ Tướng Pháp Edgar Faure hỏi thẳng Ngoại Trưởng Dulles: “Ngài nghĩ thế nào nếu Pháp rút hết và triệt thoái quân đội viễn chinh ra khỏi Ðông Dương sớm nhất có thể?” Ðể xoa dịu, ông Dulles bình luận rằng, “Việt Nam không đáng để Hoa kỳ cãi nhau với Pháp, cho nên nếu như rút lui và cắt bỏ viện trợ cho Việt Nam mà giải quyết được vấn đề thì Hoa kỳ sẵn lòng.” Mỗi ngày họp xong, ông Dulles đánh điện tín về Washington để thông báo kết quả. Ông viết cả việc Thủ Tướng Faure gọi ông Diệm là người điên, và mở ngoặt chữ “Fou.” Về việc ông Faure hăm dọa sẽ rút hết quân đội Pháp khỏi Việt Nam, trong lúc nghỉ giải lao ông Dulles gọi điện thoại về Washington để tham khảo ý kiến. Ông cho rằng, “Ông Faure đã đưa ra một tối hậu thư, và như vậy, bây giờ Mỹ phải lựa chọn giữa việc tiếp tục ủng hộ ông Diệm và việc Pháp rút quân sớm.” Lúc ấy quân đội Quốc Gia Việt Nam còn non yếu, vậy nếu Pháp rút hết và Bắc Việt tấn công thì làm sao đây? Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ trả lời: “Chính phủ Diệm có khả năng lớn nhất để có thể thiết lập được ổn định nội bộ, một điều cần thiết cho an ninh Việt Nam. Bởi vậy, việc Pháp rút lui tuy tuy rằng sẽ làm cho Miền Nam bớt ổn định, nhưng rồi các biện pháp của Mỹ trong khuôn khổ SEATO sẽ giúp cho Miền Nam được an toàn cũng không kém gì sự có mặt tiếp tục của quân đội Pháp.” Ủy Ban Kế Hoạch của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia bình luận thêm “Việc Pháp rút lui lại giúp cho Hoa Kỳ hết bị dính vào dấu vết của thực dân ('taint of colonialism') và chấm dứt khả năng nguy hiểm là Pháp sẽ làm một sự đổi chác với Việt Minh.”

Khai sinh nền Cộng Hòa

Như vậy, nếu như tháng 4 năm 1975 đã thật đen tối thì tháng 4 năm 1955 cũng hết sức gay go (cách nhau đúng 20 năm). Về thời điểm này, tác giả nổi tiếng Joseph Buttinger là người có mặt tại chỗ đã viết lại: “Kể cả trong những tuần lễ trước cuộc đảo chánh và ám sát ông vào năm 1963, TT Diệm cũng đã không bị gian lao, cay đắng bằng trong tháng 4, 1955.” Ngoài khủng hoảng Bình Xuyên và sự việc là cả hai tư lệnh Pháp-Mỹ đã cấu kết để dàn dựng loại bỏ ông, Thủ Tướng Diệm còn trăn trở hơn nữa về một vấn đề lương tâm. Khi Quốc Trưởng Bảo Ðại ra lệnh cho ông sang Pháp để tường trình thì ông đã sửa soạn ra đi nhưng mọi người ủng hộ ông đã nhất quyết can ngăn. Theo một báo cáo của Ðại Tá Edward Landsdale (sau này lên tướng), người cố vấn và rất gần gũi Thủ Tướng Diệm thì có ba lần chính Landsdale đã chứng kiến cảnh đau đớn dằn vặt của ông Diệm (“he cried over my shoulder”). Một trong ba lần đó là khi ông Diệm phải miễn cưỡng chấp nhận việc truất phế Quốc Trưởng Bảo Ðại. Theo như Tướng Trần Văn Ðôn (người trong cuộc) thì ông “Bảo Ðại dự định khi Ngô Ðình Diệm ra khỏi nước thì cách chức liền, đưa Lê Văn Viễn, tư Lệnh Bình Xuyên lên làm thủ tướng” (Việt Nam Nhân Chứng, trang 124).

Sau cuộc họp quan trọng tại Paris, quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Sự chiếm đóng của quân lực Pháp từ Hiệp Ước Patenôtre năm 1884 tới đây đã hoàn toàn chấm dứt. Sang Thu 1955, Thủ Tướng Diệm ở vào cái thế mạnh. Ðối nội, ông đã chấm dứt được sự đe dọa của Cảnh sát, và Quân đội Quốc Gia đã tuân lệnh ông quét sạch lực lượng Bình Xuyên. Sau đó ông được đại hội các đoàn thể chính đảng bầu ra nhất mực ủng hộ. Thêm nữa, ông có hậu thuẫn mạnh mẽ của gần một triệu người di cư. Ðối ngoại thì ông Diệm đã cương quyết chống trả và khuất phục được kế hoạch dẹp tiệm của cặp Ély-Collins, bây giờ lại được Washington nhất mực ủng hộ.

Ngày 26 tháng 10, Thủ Tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ “Cộng Hòa,” và trở thành tổng thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ “Quốc Gia Việt Nam” sang “Việt Nam Cộng Hòa,” nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam:

Thưa Tổng thống,

“Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ quá là nhanh chóng...” (Thư TT Eisenhower gửi Tt Diệm ngày 22 tháng 10, 1960).

***

[Trong khuôn khổ hạn hẹp, bài này không thêm phần ghi chú]
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Năm nay, lễ Các Thánh và lễ Các Đẳng được cử hành đúng ngày không?
Nguyễn Trọng Đa
20:22 28/10/2014
Giải đáp phụng vụ: Năm nay, lễ Các Thánh và lễ Các Đẳng được cử hành đúng ngày không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Năm nay, Lễ Các Thánh rơi vào ngày thứ Bảy và Lễ Các Đẳng rơi vào ngày Chúa Nhật. Thưa cha, như vậy liệu thánh lễ của giáo xứ chiều thứ bảy như thường lệ là lễ trọng mừng Các Thánh hay lễ cầu cho Các Tín Hữu đã ly trần? - J. Z., New York, Mỹ.


Đáp: Điều này là tùy thuộc vào đất nước bạn đang sống và sự sắp xếp phụng vụ có hiệu lực.

Đối với nước Mỹ, Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Mỹ đã có hướng dẫn như sau:

"Năm 2014, Lễ Các Thánh 1-11 rơi vào ngày thứ Bảy, và lễ Các Đẳng rơi vào Chúa Nhật sau đó, ngày 2-11. Ban thư ký của Ủy ban Phụng tự muốn làm sáng tỏ tình hình liên quan đến Thánh lễ và Kinh Thần vụ trong hai ngày 1 và 2-11 này. Cả hai ngày lễ này đều được xếp ở số 3 của Bảng các ngày Phụng vụ. Do đó, vào chiều ngày thứ sáu 31-10, Kinh chiều 1 của lễ Các Thánh được đọc.

“Ngày thứ Bảy, 1-11, cà Kinh Sáng và Kinh Chiều 2 của lễ Các Thánh được đọc, mặc dầu vì lý do mục vụ, ở nơi nào có thói quen, sau Kinh chiều 2 này, người ta đọc luôn Kinh Chiều cho lễ Các Đẳng. Ngày Chúa Nhật, 2-11, các giờ kinh của Chúa Nhật 31 mùa Thường Niên được đọc, nhất là trong việc đọc cá nhân; tuy nhiên, các giờ kinh của lễ Các Đẳng có thể được sử dụng, nếu Kinh Sáng và Kinh Chiều được đọc chung cộng đoàn (xem Các Giờ Kinh Phụng vụ, tập IV, ngày 2-11).

“Chiều tối thứ sáu, 31-10, cử hành lễ trọng Kính các Thánh Nam Nữ. Chiều tối thứ Bảy, 1-11, các thánh lễ được dự trù như thường lệ đều là lễ cầu cho Các Đẳng. (Nếu mong muốn vì lý do mục vụ, một lễ các Thánh Nam Nữ, ngoài lịch được dự trù như thường lệ, có thể được cử hành vào chiều thứ Bảy).

"Vì tại Mỹ, thứ Bảy thường là ngày dành cho lễ Cưới, nên nhớ rằng thánh lễ nghi thức (tức thánh lễ hôn nhân) bị cấm cử hành trong ngày lễ Các Thánh (Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma [GIRM], số 372). Trong khi thánh lễ nghi thức cho việc cử hành hôn phối bị cấm như thế, có thể cử hành thánh lễ ngày với nghi thức hôn nhân và phúc lành hôn phối. Một chọn lựa khác là, có thể sử dụng nghi thức hôn phối ngoài Thánh lễ nếu việc cử hành hôn phối diễn ra trong ngày này. (Các thánh lễ nghi thức cũng bị cấm trong ngày lễ Các Đẳng). Xin nhắc lại, lễ Các Thánh Nam Nữ không phải là ngày lễ buộc trong năm nay, theo quyết định năm 1992 của Hội Đồng Giám Mục Mỹ về hủy bỏ luật buộc dự lễ, khi ngày 1-11 rơi vào một ngày thứ Bảy hay thứ Hai. Vì vậy, thánh lễ an táng có thể được cử hành vào ngày này (xem GIRM, số 380)".

Tuy nhiên, nếu bạn đang sống ở Anh và xứ Wales, khi một lễ buộc rơi vào ngày thứ Bảy hoặc thứ Hai, lễ này được dời vào ngày Chúa Nhật. Do đó, năm nay Lễ Các Thánh sẽ được cử hành vào ngày Chúa Nhật, 2-11, và lễ Các Đẳng được cử hành vào ngày thứ Hai, 3-11.

Tại Ý và nhiều nước khác, các ngày lễ được giữ đúng ngày, và lễ Các Thánh vẫn là một lễ buộc, cho dù nó rơi vào ngày thứ Bảy. Vì vậy, các tín hữu tham dự thánh lễ Các Thánh hai lần, vào tối thứ Sáu 31-10 và ngày thứ Bảy.

Lịch phụng vụ đầy đủ nhất của nước Ý, mà tôi có hiện nay, cho thấy rằng không cử hành lễ Các Đẳng vào chiều tối thứ Bảy. Vào các thứ Bảy khác trong lịch phụng vụ, bao gồm cả giáo phận Rôma, lịch nhắc nhở đặc biệt rằng thánh lễ chiều tối thứ Bảy được cử hành theo các công thức của ngày hôm sau. Nhưng vào thứ Bảy này, 1-11, sự nhắc nhở lại bị bỏ qua.

Cũng xin nhắc lại, ở nơi nào có thói quen, kinh chiều công khai lễ Các Đẳng được đọc, sau khi kinh chiều lễ Các Thánh được đọc xong.

Mặt khác, năm nay, nhiều giáo xứ, chứ không mọi giáo xứ, cử hành thánh lễ các Đẳng chiều tối thứ Bảy, trước ngày Chúa Nhật, và Đức Thánh Cha dự trù cử hành thánh lễ Các Đẳng tại nghĩa trang chính của Rôma vào chiều tối thứ Bảy.

Tôi đã không thể tìm thấy bất kỳ sự làm sáng tỏ nào từ Hội Đồng Giám Mục Ý, như Hội Đồng Giám Mục Mỹ đã làm trên đây. Thật là hữu ích khi làm rõ điểm kỹ thuật này, để cho mọi người làm việc với các tiêu chí như nhau.

Sự khó khăn phát sinh một phần bởi vì lễ Các Đẳng là một lễ hơi đặc biệt. Cũng như thứ Tư Lễ Tro, lễ này không có hạng cụ thể. Nó không phải là lễ trọng, lễ kính hoặc lễ nhớ, vì nó không tôn kính một mầu nhiệm nào của Chúa, hoặc không tôn kính một vị thánh nào, tuy nhiên, nó có ưu tiên hơn ngày Chúa Nhật và các lễ khác. Vì là lễ Các Đẳng, nên không đọc kinh Vinh Danh (Gloria), ngay cả khi lễ rơi vào ngày Chúa Nhật, vì Kinh Vinh danh không hề được đọc trong lễ cầu hồn. Bất cứ khi nào lễ này rơi vào một Chúa Nhật, Thần vụ là Thần vụ của ngày Chúa Nhật, ngoại trừ khi cử hành đọc công khai.

Trong lịch của thể thức ngoại thường, vấn đề này không phát sinh, bởi vì lễ Các Đẳng được dời qua ngày 3-11, khi ngày lễ 2-11 là ngày Chúa Nhật. (Zenit.org 29-10-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Phân ưu: Thân phụ Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm vừa qua đời tại Ohio
Đức ông Trịnh Minh Trí
21:04 28/10/2014

PHÂN ƯU
Liên Đoàn Công Giáo vừa nhận được tin:
Ông Cố Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Long
(Thân Phụ của Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chính Xứ GX Saint Peter the Rock (TGP Atlanta)
Cựu Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ)

vừa qua đời sáng ngày 28/10/1024 tại Tiểu Bang Ohio.
Hưởng thọ 85 tuổi.

Xin hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Linh Hồn Ông Cố Gioan Baotixita;
xin cầu nguyện cho Cha Giuse và Đại Gia Đình.

Thành kính phân ưu,
Liên Đoàn CGVNHK
 
Văn Hóa
Halloween : Thư gửi thần chết
Phạm Đình Ngọc, S.J.
08:50 28/10/2014
Halloween: Thư gửi thần chết

Thưa vị thần đáng sợ,

Mọi người thường nhắc đến thần với tâm trạng khác nhau. Dù muốn dù không, bất cứ ai cũng phải bước qua trạm ga của thần, phải đối diện với thần một lần trong đời – lần đầu cũng là lần cuối. Chẳng hiểu vì sao, chỉ phải gặp một lần duy nhất ấy thôi nhưng thần luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho con người mọi nơi mọi lúc. Có lẽ mọi người sợ thần là vì thần có chiếc lưỡi hái sắt bén, có thể kề vào cổ người ta, và kết thúc cuộc đời họ ngay lập tức mà chẳng cần thưa gửi, hỏi han hay báo trước. Nhân tháng Hội thánh Công Giáo cầu nguyện cho các linh hồn, tôi muốn viết vài điều nho nhỏ để chia sẻ với thần.

Chúng tôi sợ thần vì chúng tôi không muốn chấm dứt mọi sự, chẳng muốn chấp nhận định mệnh đau thương. Dù biết rằng ai cũng phải qua bến bờ ấy nhưng sự nhắm mắt xuôi tay của người thân, ai lại chẳng u sầu rơi lệ, ai lại chẳng buông lời trách móc sự vô tình của thần. Hôm qua, tôi tham dự lễ tang của cựu sinh viên mà lẽ ra thần chưa thể đến thăm. Cô ấy là con người tài năng, đạo hạnh và cầu tiến. Bạn bè và đồng nghiệp, ai ai cũng yêu mến cô ấy. Bỗng một ngày cô đã vô tình gặp thần trong một tai nạn giao thông. Sự ra đi của cô ấy đã để lại cho người thân, bạn bè nhiều luyến tiếc, nhớ thương. Tôi thầm trách thần đã phũ phàng cướp đi tuổi thanh xuân của một kiếp người! Đành rằng ai cũng bị thần viếng thăm, nhưng chua xót thay khi thần thăm viếng quá bất ngờ. Thần chưa hẹn đã đến, không chờ lại gặp! Nỗi ám ảnh về giờ phút hấp hối, về giây phút đụng chạm đến cái giới hạn nhất của phận người, khiến tôi xem thần là một vị thần ác độc và tàn nhẫn. Ác độc vì thần nỡ cướp mất mạng sống của người thân, chiếm đoạt mạng sống của tôi mà chẳng chút thương tiếc. Tàn nhẫn vì thần chẳng chừa người già, không tha em nhỏ, chẳng đợi người ta ăn năn, không chờ người ta trăn chối. Nếu được ước một điều, tôi mong rằng thần đừng hiện diện trên cõi đời này, hoặc ít ra thần đừng cướp đi những sinh mạng còn đang tuổi khôn, tuổi lớn. Nhưng chính vì ước nguyện ấy vẫn mãi là ảo tưởng, nên hoá ra tôi vẫn còn sợ và chưa sẵn sàng chấp nhận thần.

Tuy thần thật đáng sợ và lạnh lùng, nhưng vẫn còn đó nhiều người chẳng mấy quan tâm đến thần. Thần biết đấy! Con người thời nay có quá nhiều mối bận tâm đến nỗi quên mất một ngày nào đó thần sẽ đến viếng thăm. Nếu ta bảo họ không sợ thần, thì e là chẳng đúng. Cuộc sống quá bộn bề với miếng cơm manh áo, khiến con người dễ lãng quên thần. Ngoài ra còn nhiều người lao mình như con thiêu thân trong lối sống hưởng thụ: hút chích, nghiện ngập, ngang tàng, thủ đoạn, trác táng và bạo tàn … đã tiêu hao hết thời giờ và năng lượng của họ rồi, khiến họ chẳng còn nghĩ đến cùng đích của mình. Hoá ra không sợ thần hoặc dửng dưng trước tử thần có khi còn nguy hiểm và đáng quan ngại hơn nhiều!

Nhưng thưa thần, trong nỗi hoảng sợ này, người ta không hoàn toàn chắp tay để thần dẫn vào sân ga vô vọng của thần đâu. Từ cổ chí kim, nhân loại vẫn hằng đau đáu truy tìm một lời giải đáp cho vấn nạn: “sau khi thần chết đến, con người sẽ đi về đâu?”. Các Phật tử tin rằng “nếu người ta ăn ngay ở lành, sống từ bi hỉ xả, thì sau khi chết hồn thiêng của họ sẽ được đi về cõi cực lạc”. Còn người Công Giáo chúng tôi xác tín rằng “sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi”. Để cuộc đổi thay trở nên trọn vẹn, mỗi người chúng tôi tha thiết sống “mến Chúa và yêu người” trong từng giây phút. Vả lại mỗi ngày phải đối diện với quãng đời còn lại ấy, tôi càng cần chuẩn bị hành trang cho chuyến đi của mình được yên lành và thanh thản hơn. Do vậy, tỉnh thức để chờ mong Thiên Chúa rước vào Vương Quốc hằng sống của Người là thái độ đáng quan tâm đấy, thưa thần!

Đành rằng chúng tôi mang trong mình nỗi sợ thần như định mệnh của kiếp người, nhưng chúng tôi vui mừng vì Đấng đã chiến thắng thần, đã bảo đảm cho chúng tôi được hưởng cuộc sống trường sinh bất tử và dẫn đưa chúng tôi vào chốn bình yên. Nơi đó không còn bóng dáng của thần, chẳng còn sân ga của tuyệt vọng. Bởi vậy, chúng tôi chuẩn bị đối diện với thần bằng một niềm tin vĩ đại vào Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương đón mời chúng tôi vào Thiên Đàng. Nơi đó nước mắt sẽ nhường chỗ cho nụ cười và niềm vui sẽ thay vào đau khổ. Vì “Người là Sự Sống và là Sự Sống Lại. Ai tin Người thì dù có chết cũng sẽ sống“. Tin vào Người đích thực là một trợ lực lớn lao giúp chúng tôi không còn sợ hãi khi nhắc đến thần nữa. Khi ấy, “đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi”.

Thưa thần chết,

Chuyến tàu mà thần đưa chúng tôi đến không dẫn chúng tôi xuống hố sâu nhưng đưa chúng tôi đếp gặp Thầy Giêsu nơi một chân trời tươi sáng, một Thế Giới vĩnh hằng. Lưu tâm đến sự chết với ước vọng vươn đến sự sống là điều đáng quý cho chúng tôi. Lưỡi hái của thần vẫn còn đó, nhưng tình yêu và niềm tín thác vào Chúa Giêsu sẽ giúp chúng tôi vượt qua sân ga u ám của thần. Trong niềm tin ấy, mỗi lần nghĩ đến thần, chúng tôi đã chuyển nỗi sợ thành niềm hân hoan, vì biết chắc rằng đây là lúc chúng tôi được hưởng phúc vinh đời đời, cùng với Đấng là khởi nguyên và là cùng đích của chúng tôi.

Thủ Đức, 28.10.2014

Phạm Đình Ngọc, S.J.

 
Tháng các linh hồn 2014: Chút lời giã biệt
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
20:43 28/10/2014
Tháng các linh hồn 2014: Chút lời giã biệt

Thế là em đã ra đi được gần trăm ngày! Theo phong tục Việt Nam, người ta tin rằng linh hồn người chết còn quyến luyến người thân, "hồn vía còn nặng" chưa thể siêu thoát được, vẫn còn luẩn quẩn xung quanh nhà. Nước mắt đã lăn dài, lời kinh nấc nghẹn khi hồi tưởng lại, mới gần trăm ngày thôi mà đã như ngàn thu sâu thẳm! Một trăm ngày để những nỗi đau mất mát tạm thời lắng xuống, để hình ảnh người thân dần dần mờ nhạt trong tâm tưởng những người còn sống và người chết hòa dần vào cõi thinh không, hư ảo.

Những lời kinh nguyện tắt dần trong lời thầm thĩ kêu xin: “Giêsu-Maria-Giuse xin cứu rỗi linh hồn Maria. Giêsu … Maria… Giêsu … Maria…”. Chiều nghĩa trang trở lại vẻ yên ắng, tịch mịch thường ngày. Chỉ có những làn hương khói lan tỏa nhẹ nhàng trên mộ em và những ngôi mộ “hàng xóm” trong ngày đầu tháng các linh hồn - tháng cuối năm phụng vụ Giáo Hội dành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.

Như một cơn mê, em đã cố không nhắm mắt sợ rằng mình sẽ ngủ một giấc thật dài trong khi ngày mai còn bết bao nhiêu chuyện phải lo toan như đã từng lo toan kể từ khi khôn lớn. Mệt lắm, nhưng em chỉ an tâm nhắm mắt khi còn thấy khuôn mặt những đứa em đã gắn bó với những hỉ, nộ, ái, ố một thời trong cuộc sống và an tâm sẽ được gọi dậy để tiếp tục những công việc trần ai còn dang dở.

Sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi.

Lúc con người nằm yên giấc ngủ,

mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai.

Trọn kiếp người nay không còn nước mắt, nụ cười.

Nhưng con tin rằng ngày mai trong Chúa

Chẳng có chia lìa, chẳng có hợp tan.

(Sự sống thay đổi – Phanxicô - TCCĐ)

Không còn được nghe em kể về hai thiên thần áo trắng giúp em trong cơn đau vật vã khi xét nghiệm cô đơn trên giường bệnh. Không còn nghe tiếng em trong phone mỗi khi có việc cần chia sẻ… Suốt đời tảo tần như một “chị hai” trong nhà, lúc lấy chồng lại lo cho chồng con. Ngày ngày đi về như con thoi giữa gia đình chung và gia đình riêng trong việc mưu sinh cơm áo. Những ngày cuối đời tưởng như đã nắm được chút hạnh phúc khi trong tay đã có tấm hộ chiếu thì căn bệnh quái ác đã cướp đi tất cả. Thôi thì tấm hộ chiếu theo em như một nỗi hạnh phúc mang theo những ước mơ của một kiếp người!

Nhưng quý giá hơn cả là tấm ”hộ chiếu nước Trời” mà em đã được lãnh nhận từ tay vị Linh mục đại diện Chúa Kitô và Hội Thánh trong nghi thức xức dầu và rước Mình Thánh Chúa vào lòng: ‘‘Chúng ta cùng nhau đến đây vì danh Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đã cho người đau yếu được lành mạnh. Chính Ngài đã chịu đau khổ vì phần rỗi chúng ta. Ngài đang ở giữa chúng ta lúc chúng ta nhắc lại lời Thánh Giacôbê tông đồ: ‘Ai trong anh em phải yếu liệt, hãy mời các vị thay mặt Hội Thánh đến, họ hãy cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha.’ (Gc 5,14-15). Chúng ta hãy phó thác người chị em của chúng ta nơi ơn lành và quyền năng Chúa Giêsu Kitô, xin Chúa làm cho bớt đau đớn, ban cho được lành mạnh và được cứu rỗi.’’

Bóng hoàng hôn đang bảng lảng trên những đôi vai thập giá, nơi đây sao cô tịch, sao thinh lặng quá! Không còn những tất bật ngược xuôi trên những dặm đường đời mưu cầu áo cơm hạnh phúc. Không còn những hạnh phúc ấm êm đầy ắp những tiếng cười, không còn lo toan, không còn hưởng thụ … Chết là bắt đầu cuộc sống mới. Ở đây ai cũng như ai, ai cũng yên nghỉ bình đẳng chờ đợi sự thay đổi cuộc sống. “Thác là thể phách, còn là tinh anh”, thể phách ngày xưa do Chúa tạo dựng đẹp đẽ nhường nào giờ đây đã và đang trong tiến trình phân hủy để trở về kiếp tro bụi.

Khi còn sống, thân xác được dành nhiều ưu tiên: nào là ăn ngon, mặc đẹp, nào là địa vị, tiền tài, danh vọng … Trên dương thế hồn nhờ xác rất nhiều. Các việc lành thân xác làm đều mang lại lợi ich cho linh hồn, việc dữ thân xác làm gây họa cho sự sống trường sinh. Còn hơi thở, xác hồn gắn bó. Hết hơi rồi, hồn xác tạm chia lìa. Đâu còn thân xác để “Lạy Chúa Trời xin mở miệng con, cho con vang tiếng ngợi khen Ngài”, đâu còn thân xác để làm những việc lành thu công, tích đức! Bấy giờ hồn không thể tự giúp mình đền tội được vì “đêm đến, không ai có thể làm việc được” (Ga 9,4) và chỉ trông chờ vào những việc lành phúc đức, những lời kinh nguyện cầu của những người còn sống để giúp hồn đền bồi những khinh tội chưa được tha và các tội khác đã được tha nhưng chưa đền tội đủ vì “nhân vô thập toàn” trong cuộc sống lữ hành.

Vậy là ngày lễ các linh hồn năm nay, không còn thấy bóng dáng em lúp xúp cắm những nén nhang trên mộ Cậu, em Hiển và những người thân quen tại nghĩa trang Giáo xứ. Không còn cùng gia đình bên những phần mộ dâng lên những lời kinh nguyện cầu cho những người thân và những người đã qua đời. Em đã về với chồng nơi nghĩa trang của những người đồng hương cho vẹn tình phu thê, dâu thảo. An táng là chờ ngày sống lại vinh quang. Nghĩa trang nào cũng là nơi an nghỉ, chờ đợi ngày phục sinh. Nơi an nghỉ chỉ là cửa ngõ để bước vào sự sống vĩnh cửu vì chúng ta đã và đang sống trong niềm tin vào Đấng đã phục sinh từ cõi chết là Đức Kitô.

Xin tạm biệt em yêu, tạm biệt những người thân và những người chưa quen chốn này. Xin mọi người hãy nghỉ ngơi thanh thản trong Chúa như Lời Ngài đã phán: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). Chúa là cùng đích và là niềm hoan lạc đời đời của con người. Chúng ta đã được Chúa tạo dựng theo hình ảnh của Ngài và chúng ta phải trở về với Ngài. Ngoài Chúa ra, không có gì tồn tại mãi mãi. Có Chúa mới có hạnh phúc thật. Chính Thiên Chúa đã phán: “Đích thân Ta sẽ đi, và Ta sẽ cho ngươi được nghỉ ngơi.” (Xh 33, 14). Hẹn gặp nhau trong những lời kinh nguyện hiệp thông và ngày cánh chung sum họp chắc chắn sẽ đầy ắp những nụ cười thay cho những giọt nước mắt ngày chia xa tiễn biệt.

Jos. Hoàng Mạnh Hùng

Tháng Các Linh Hồn 2014
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Hạt Sương Mai
Thérésa Nguyễn
21:25 28/10/2014
NHỮNG HẠT SƯƠNG MAI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Ước gì lấy hạt sương rơi
rửa đi ảo ảnh cõi đời phù du.
(Trích thơ của Basho Gs LVVịnh phóng ngữ)