Ngày 27-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giả hình chỉ là bông hoa giấy
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:37 27/10/2011
CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN, năm A

Mt 23, 1-12

Sống trên đời là sống liên đới. Người ta không được sinh ra để sống một mình nhưng là sống với người khác, với tha nhân. Do đó, thái độ, cách cư xử phải có đối với nhau là thành thật, đơn sơ và trong sáng. Ý lực Chúa nhật XXXI thường niên, năm A cho chúng ta thấy, Chúa Giêsu vạch trần những hạng người giả hình: “ Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta nhưng chính họ thì lại buồn động ngón tay vào “ ( Mt 23, 4 ).Đó là hạng người giả hình, họ chỉ là bông hoa giấy trông đẹp mã nhưng lại không có hương thơm.

Chúa Giêsu khi đi rao giảng Tin Mừng “ Nước Thiên Chúa “, giới thiệu về chính Ngài. Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài đã gặp biết bao khốn khó trên đường truyền giáo, đặc biệt những người Pharisêu, Biệt Phái, Đầu Mục, Kinh Sư đã luôn chống đối Ngài, bởi vì Ngài là Đấng chân thật luôn nói lời sự thật. Chúa luôn chỉ trích bọn giả hình này vì họ tự mãn, tự cao tự đại, khoe khoang, thích ăn trên ngồi trước, thích được người khác khen ngợi ở những nơi công cộng, những nơi có đông người và muốn người ta tung hô mình là Thầy vv…

Chúa Giêsu không bao giờ nương tay với bọn giả hình. Đọc Tin Mừng chúng ta đã thấy Ngài không chùn bước trước bọn người này. Ngài dùng những ngôn từ rất ư mạnh mẽ để lên án bọn người này. Chúng ta thấy dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện, dụ ngôn những người giả hình lên án Chúa và các môn đệ bất gié lúa trong ngày Sabbat, dụ ngôn những người Biệt phái nới rộng tua áo, đeo thẻ kinh tòng teng vv…Chúa đã mắng họ là hạng mồ mả tô vôi, bề ngoài xem ra đẹp nhưng bên trong đầy hôi thúi, cồng kềnh tội lỗi, chứa đầy tính xấu. Chúa muốn chúng ta phải thành thực, mẫu mực, trong sáng. Chân phước Gioan Phaolô II đã nói một câu để đời: ” Con người ngày nay không cần những thầy dạy nói suông, nhưng cần những chứng nhân sống điều họ nói “. Chân phước Gioan Phaolô II quả thực đã cảm nghiệm sâu xa lời nói phải đi đôi với việc làm, ngôn hành phải song song, chứ những kẻ giả hình là những người nói rất nhiều nhưng không làm được bao nhiêu. Họ dung túng cho bản thân nhưng lại nghiêm khắc với kẻ khác. Thánh Giacôbê đã nói một câu chí lý: ” Đức tin không việc làm là đức tin chết “ (Gia 2,26). Thực sự, con người ở đời ai chẳng muốn cho mình được nâng cao, được khen, được có chút danh vọng. Điều ước mơ ấy cũng là khuynh hướng chung của con người. Nhưng nói xấu, phê bình chỉ trích người khác, tìm cách hạ uy tín của người khác để tự nâng mình lên là con người đang ngấm ngầm che dấu những thói hư, tật xấu, những sự yếu kém của mình, không dám đương đầu với sự thật nơi con người mình. Sự thật luôn hạch xách bản thân con người buộc con người phải canh tân, sám hối, đổi mới vv…Con người phải biết đối diện với sự thật, phải dám đương đầu với những khuyết điểm yếu đuối nơi mình. Bài học Chúa dạy chúng ta về làm lớn làm bé trong Vương quốc của Ngài là: ” …Người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em “ ( Mt 23, 11 ). Chúa đã làm gương cho chúng ta, cho nhân loại. Ngài vốn là Thiên Chúa nhưng đã tự hủy mình, sống kiếp phàm nhân ngoại trừ tội lỗi…Ngài đã coi chúng ta như bạn hữu, như anh em, yêu thương các môn đệ, yêu thương chúng ta tới cùng, yêu thương đến chết. Như thế, quan niệm của Chúa Giêsu làm lớn là trở nên nhỏ bé và phục vụ mọi người, cúi xuống rửa chân cho các môn đệ.

Vâng, khuynh hướng của con người trần gian là muốn được danh vọng, địa vị, nên nhiều khi con người không dám sống con người thật của mình, nhưng nhiều khi lại trét phấn, tô vôi vv…Chúa muốn con người chân thành và khiêm tốn.

Những vấn đề phải được mỗi người chúng ta đặt ra và thành thực trả lời là chúng ta có thật lòng sống đạo và việc sống, thực hiện đạo của chúng ta có là một đóng góp cho việc đổi mới, sám hối, hòa giải trong xóm đạo, giáo xứ hay không ? Chúng ta có thành thật xây dựng Giáo Hội bởi vì mỗi người là thành phần của Giáo Hội, để Giáo Hội là điểm sáng đức tin soi dọi cho người khác ? Điều quan trọng nhất là chúng ta hãy dìm mình trong Chúa Giêsu để sống đời sống thánh của Ngài.

Lạy Chúa, chỉ nhờ Chúa ban ơn, các tín hữu Chúa mới có thể thờ Chúa cho phải đạo; xin giúp đỡ chúng con thẳng tiến về cõi trời Chúa hứa. Amen ( Lời nguyện Nhập lễ Chúa nhật XXXI thường niên, năm A ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1.Giả hình là gì ?

2.Chúa muốn con người sống làm sao ?

3.Nói hành, nói xấu có là điều tốt ? Tại sao ?

4.Quan niệm của Chúa Giêsu về làm lớn, làm bé ?

5.Canh tân, sám hối có cần ? Tại sao ?
 
Sống Chân Thành
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:16 27/10/2011
SỐNG CHÂN THÀNH

CN 31 A

Chân thành, nguyên ngữ Latinh là: Sincerus, a, um.

Sincera có một lịch sử. Ngày xưa, người La mã thấy cột đá cẩm thạch nào không được nhẵn, có lỗ, sứt mẻ, họ lấy sáp ong nhét vào những lỗ đó, rồi đánh cho thực trơn láng. Cũng giống như phụ nữ lấy phấn sáp thoa vào mặt để che những vết nhăn. Những cột cẩm thạch nào không có sáp ong, là dấu tuyền vẹn, và gọi là: Sine cera; Sine: không, cera: sáp ong. Qua các thời đại, hai tiếng này ghép lại thành một là “sincera”, và có nghĩa là không phấn sáp, không giả tạo, nhưng thành thực, chân thành.

Tình thương giữa con người với nhau cần phải sinecera: không phấn sáp, không giả tạo, nhưng tự nhiên và chân thành.

Ngày xưa, Nữ Hoàng Saba nghe biết về sự khôn ngoan của Salomon nên đã gởi đến Nhà Vua hai bó hoa để thử xem sự khôn ngoan của ông tới đâu. Đó là một bó hoa thật và một bó hoa giả rất giống nhau. Vua đặt hai bó hoa lên bàn và liền mở cửa để cho bầy ong bướm bay vào. Thế là đàn ong bướm liền sà ngay xuống những bông hoa thật. Những bông hoa giả có sắc mà chẳng có hương, có hình dáng mà không có sự sống.

Những kẻ giả hình nói thì nhiều mà làm thì chẳng bao nhiêu, thậm chí nói suông mà không thực hành, dung túng cho mình, nghiêm khắc với kẻ khác.

Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu vạch trần sự giả hình của các Kinh sư, Pharisiêu.

- Giả hình: vì họ nói mà không làm

- Thích thống trị: Vì họ bó những gãnh nặng lên vai người khác, còn chính họ thì không buồn động động ngón tay vào.

- Thích khoe khoang: Vì họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy.

- Thích hám danh: Vì họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi nơi cộng cộng, được thiên hạ gọi là Rápbi.

Nghe Đức Giêsu mô tả khuôn mặt kẻ giả hình, xét mình ai cũng thấy dáng dấp của mình trong đó. Nếu không háo danh thì cũng khoa trương, nếu không kể công thì cũng thích được trọng vọng, nếu không ích kỷ cũng nói nhiều làm ít…

Những người Pharisiêu tự cho mình là đạo đức, là bậc thầy dạy dỗ dân chúng về cách sống đạo. Nhưng Đức Giêsu đã nhìn thấy trong lối sống đạo của họ có những biểu hiện lệch lạc, giả hình làm hoen ố đạo thật. Nhân đó, Người đưa ra mấy chỉ dẫn thiết thực cho đời sống đạo:

- Chỉ dẫn 1: Lời nói đi đôi với việc làm:

Giữa lời nói và việc làm thường có một khoảng cách rất lớn như giữa lý thuyết với thực hành, giữa ước mơ với hiện thực, giữa lý tưởng với thực tại. Nói thì dễ nhưng làm thì khó nên người ta để rơi vào thói nói nhiều, làm ít hoặc chỉ nói suông mà không làm hoặc còn tệ hơn khi việc làm mâu thuẫn với lời nói như người Pharisiêu “ nói mà không làm”. Trong những trường hợp ấy, nói về Đạo trở thành phản chứng làm cho người nghe khó chấp nhận Đạo.

Khi phê phán thái độ của người Pharisiêu, Đức Giêsu muốn dạy chúng ta đừng nói nhiều nhưng hãy làm. Chính việc làm minh chứng Đạo thật, việc làm mới có sức thuyết phục. Lý thuyết dù có hay đến đâu nếu không thực hiện được thì cũng vô ích. Người ta thích câu tục ngữ "Đừng nghe những gì người ta nói mà hãy nhìn kỹ những gì người ta làm".

- Chỉ dẫn 2: Hãy làm một cách khiêm tốn.

Người Pharisiêu làm gì cũng muốn phô trương, muốn tỏ ra mình đạo đức, họ đeo lề luật trên trán, trên tay. Đeo rồi sợ người khác không nhìn thấy, họ phải đeo những hộp kinh thật lớn, may những tua áo thật dài để cho mọi người biết họ yêu mến lề luật, giữ đạo cặn kẽ. Thói phô trương biến thành tự phụ, tự mãn, hợm hĩnh. Cho nên những người Pharisiêu luôn ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, ưa được chào hỏi nơi công cộng.

Khi phê phán người Pharisiêu, Đức Giêsu muốn cho các môn đệ hãy thực hành đạo trong kín đáo: Khi làm việc lành phúc đức, anh em chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Khi bố thí đừng để tay trái biết việc tay phải làm (Mt 6,3). Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo.(Mt 6,6) (x. Chia sẻ Tin Mừng năm A, ĐGM Giuse Ngô Quang Kiệt).

Âm thầm làm việc đạo đức là dấu chỉ lòng mến Chúa chân thực. Lòng mến chân thực dẫn đến thái độ khiêm tốn, biết kính trọng ngươi khác, biết luôn phục vụ anh em.

Lời chỉ dẫn trên đây của Đức Giêsu giúp chúng ta sống chân thành và khiêm tốn. Người chân thành khiêm tốn chỉ sống những gì họ nói và chỉ nói những gì họ làm. Người chân thành khiêm tốn không nói láo, không giả hình, không tự cao cho mình hơn kẻ khác, không phê bình, không chỉ trích.

Ứng xử trong các mối quan hệ phải chân thành. Còn gì thất vọng cho bằng khi thấy những cử chỉ, thái độ, lời nói có vẻ lịch sự, bác ái nhưng thực tế lại giả tạo, xã giao miễn cưỡng, một thứ nguỵ tạo giả hình. Trước mặt niềm nở sau lưng nói hành nói xấu, gièm pha. Lối sống của Pharisêu vẫn còn nhiều lắm trong đời sống thực tế hàng ngày. Sự giả hình, giả dối đã thành ra như thông lệ, từ lãnh vực tình yêu đến lãnh vực văn hoá, kinh tế, tôn giáo, chính trị, người ta vẫn thường dùng cái bên ngoài mà lừa đảo nhau. Vì vậy cần phải sống chân thành, tín nhiệm, tin tưởng nhau.

Kinh nghiệm cho thấy một người không chân thành thì khó được tín nhiệm “một lần bất tín, vạn sự bất tin”.

Trong bài đọc 1, Tiên tri Malakhi trách mắng nghiêm khắc những tư tế Do Thái làm việc cẩu thả, biếng nhác và giả dối trong khi thi hành tác vụ của mình. Sau khi đi lưu đày về, đền thờ đã được tái thiết, nền phụng tự đã được thiết lập lại, nhưng sự nhiệt thành của những ngày đầu tiên đã bị biến mất. Nhiều tư tế không còn lưu tâm đến trách nhiệm của mình, bỏ bê công việc tôn vinh danh Chúa, làm gương mù gương xấu khiến cho nhiều người đi sai đường lối Chúa và hủy bỏ giao ước. Họ không còn được dân chúng tín nhiệm vì họ không chân thành trong sứ vụ hàng ngày của mình.

Thánh Phaolô trong bài đọc 2 nhắc lại với giáo đoàn Thessalonica tình yêu vô vị lợi, tình yêu dâng hiến mà ngài đã ân cần dành cho họ, như một người mẹ dành cho con cái mình. Ngài đã giảng dạy lời Chúa cho họ; họ đã đền đáp ngài cũng tràn đầy tình yêu. Thánh Phaolô sống chân thành với cộng đoàn, ngài đã không ngần ngại và vui mừng được trao ban cho họ chính cả mạng sống của mình. Đáp lại, mọi người đã sống trung thành với Lời Chúa. Lời Chúa đã phát huy tác dụng nơi cộng đoàn này, đã sinh hoa trái tốt đẹp nơi cuộc sống của mỗi người.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sống chân thành với chính mình, với người khác, với Thiên Chúa. Tư tưởng đi đôi với lời nói. Lời nói đi đôi với việc làm. Cả ba lãnh vực tư tưởng, lời nói, việc làm đều phải diễn tả sự trung thực và chân thành. Như bông hoa thật đẹp đầy màu sắc toả hương thơm, những người chân thành khiêm nhường toả hương thơm qua việc làm. Những điều mà các vị ngôn sứ vĩ đại đã nói ra thường hay bị lãng quên, nhưng những hành động mà các vị Thánh nhân, anh hùng thực hiện luôn được hậu thế ghi nhớ mãi. Hãy soi đời mình vào tấm gương Chúa Giêsu, để tìm cho mình một phong cách sống đẹp chân thành.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Thái độ sống của những người “ngồi trên toà Môisê”
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:30 27/10/2011
Chúa Nhật 31 TN A

THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI “NGỒI TRÊN TOÀ MÔISÊ”

Mấy ngày qua các phương tiện truyền thông nói nhiều về cái chết thảm của nhà lãnh đạo độc tài Gadhafi. Nhiều sự thật trần trụi về lối sống giả hình, hai mặt của ông cũng đã được đưa lên mặt báo. Một trong những sự thật phũ phàng đó là sau khi nổi dậy cướp chính quyền từ vua Libya năm 1969, Gadhafi đã trở thành người hùng của dân tộc, song chẳng bao lâu sau ông đã chìm đắm trong quyền lực, tiền bạc và gái đẹp như những vị bạo vương. Đại tá Gadhafi tài hoa khi xưa, giờ đây lại xa rời dân chúng lúc nào không biết.

Trong suốt 42 năm cầm quyền, ông hô hào xây dựng một đất nước dân chủ và phồn thịnh, nhưng chính ông lại tham nhũng, bạo lực và cường quyền. Ông đã vơ vét rất nhiều của cải của nhân dân, của đất nước, với hàng trăm tỉ đôla được tẩu tán ra nước ngoài và hàng tỷ đôla khác được cất dấu dưới các hầm bí mật. Trong khi dân chúng thì sống trong cảnh nghèo khổ. Bên ngoài ông tỏ ra là một người vị tha và đức hạnh, nhưng thực chất bên trong ông không hề biết thế nào là khoan dung, tha thứ và hòa giải. Những người chống lại ông đều bị tiêu diệt không thương tiếc. “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, là nguyên tắc cai trị sắt máu của ông lúc tại vị. Ông nói một đàng nhưng sống và làm một nẻo. Đúng là một con người giả hình. Những gì mà ông đã gây ra cho Libya thật đau đớn. Lịch sử bị kéo lùi tới 42 năm, sự chia rẽ và lòng hận thù sẽ còn chồng chất dài dài.

Tuy nhiên hành động giả hình ấy đã bị chính người dân Lybia trừng trị. Khi bắt được ông từ dưới ống cống, họ đã tức giận lôi ông ta lên và bắn vào đầu ông ta. Chưa hết, sau khi chết, ông ta đã bị lột trần và bị kéo đi trên phố như một con vật. Có những 170 tỷ đôla, nhưng ông ra đi không một xu mang theo xuống âm phủ. Đó là cái giá ông phải trả cho lối sống giả hình của mình!

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng lên án gay gắt một thái độ giả hình khác, thái độ giả hình của các luật sĩ Biệt Phái. Sự giả hình này còn tệ hại hơn cả sự giả hình của Gadhafi vì đây là sự giả hình ngay trong một lãnh vực thánh thiêng : lãnh vực tôn giáo.

Ngài đã thẳng thắn vạch mặt chỉ tên những hành động giả hình của họ vì “Họ chỉ nói mà không làm. Họ đặt lên vai kẻ khác những bó nặng, nhưng chính họ lại không màng giơ tay lay thử” (Mt 23,3-4). Họ là những người có chức phận quyền uy trong Đạo. Họ “có thế” ngồi trên tòa Môisê để giảng dạy và “có quyền” trục xuất khỏi Hội Đường những ai không giữ Luật. Họ mang hộp kinh thật to (hộp kinh là một túi nhỏ đựng những thẻ bài ghi những câu Kinh Thánh quan trọng), để chứng tỏ mình biết Kinh Thánh hơn mọi người. Họ mang tua áo thật dài để chứng tỏ mình là người có chức cao quyền trọng trong dân. Trong khi đời sống của họ thì lại khác xa một trời một vực.

Không chỉ tố cáo thái độ sống đạo méo mó lệch lạc, Chúa Giêsu còn lên án việc sống đạo vụ hình thức nặng nề của họ. Họ chủ trương tuân giữ luật lệ một cách tỉ mỉ, rườm rà theo bề ngoài mà quên đi cái cốt lõi của luật. Tâm thức vụ luật ấy khiến cho họ tìm mọi cách làm cho số luật lệ gia tăng thêm nhiều, và biến chúng thành khí cụ để áp chế, để bóp nghẹt sự tự do tinh thần của dân chúng. Hậu quả là mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa trở thành một cái gánh nặng nề. “Họ đã không vào Nước Trời, nhưng lại còn cản trở những người khác vào” - Chúa Giêsu đã từng phê phán như thế.

Trong thời Cựu Ước, thế kỷ thứ V, ngôn sứ Malakhi thừa lệnh của Thiên Chúa, đã nặng lời quở trách các nhà lãnh đạo Dothái đương thời cũng cùng một tội ấy. Lúc bấy giờ Đền thờ đã được tái thiết đàng hoàng, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo Dothái chỉ quan tâm tổ chức các lễ nghi hoành tráng bề ngoài, mà không màng quan tâm hướng dẫn tinh thần cho dân chúng. Từ đó phát sinh nhiều tệ nạn : các lễ vật dâng tiến cho Chúa là những con vật què quặt, đui mù, thậm chí là những con vật ăn cắp ; dung túng cho việc li dị, hôn nhân với người ngoại; trốn thuế thập phân… Còn các nhà lãnh đạo thì đối xử với dân chúng một cách quan liêu, hống hách chỉ để nhằm tư lợi.

Ngày hôm nay, những người Pharisiêu không còn, nhưng tinh thần Pharisiêu vẫn chưa chết. Giáo Hội qua thời đại phải nhìn nhận rằng tinh thần thế tục xa lạ đã len lỏi vào trong hàng ngũ các đấng bậc. Những chức tước, “thẻ kinh”, “tua áo” đã làm hoen ố đi hình ảnh một Giáo Hội chân thật, một Giáo Hội của người nghèo. Chính vì thế, Công đồng Vatican II đã bỏ đi nhiều điều phù phiếm đó. Một giai thoại kể rằng trong khi diễn ra Công Đồng, một quan sát viên cho biết : Có hai Giám mục của xứ nghèo đã đeo ở tay những chiếc nhẫn vàng to tướng! Đức Phaolô VI ghi nhận và ngài đã nêu gương bằng cách biếu mỗi nghị phụ một chiếc nhẫn đơn sơ. Và rồi một số các nghị phụ đã quyết định thay thế cây Thánh giá vàng bằng một cây Thánh giá gỗ.

Trong thư gửi giáo đoàn Thesalô, thánh Phaolô đã mô tả chân dung thật đẹp nhà lãnh đạo tinh thần trong đạo mới mà chính ngài là điển hình. Cốt lõi của nhiệm vụ, ấy là lương tâm trách nhiệm về năng quyền mà Chúa trao phó. Ngài biết ai đã sai phái ngài đi và đi đến với ai. Ngài là Tông đồ của Chúa. Sứ mạng ấy là một ơn huệ đặc biệt Chúa ban cho ngài và cho toàn dân : ơn soi sáng, ơn sức mạnh, ơn Tình yêu. Ngài luôn tâm niệm rằng người Tông đồ phải phục vụ tận tuỵ đêm ngày và sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống mình để Lời Chúa được loan báo cho mọi người.

“Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải là người phục vụ anh em” (Mt 23,11). Đó là điều Chúa Giêsu căn dặn tất cả chúng ta, là các linh mục, là quý ông bà anh chị em, những người “ngồi trên tòa Môisê” hướng dẫn kẻ khác. “Kẻ khác” đó là ai, nếu không phải là đàn chiên, là con cháu của mình.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:20 27/10/2011
TRẢ LẠI CANH
N2T

Có một người vào quán cơm để ăn cơm, chủ quán hỏi anh ta ăn gì, anh ta bèn hỏi chủ quán: “Một tô bún bao nhiêu tiền ?”
Chủ quán nói: “Tám mươi xu”.
Người ấy lại hỏi: “Canh suông thì bao nhiêu ?”
Chủ quán trả lời: “Canh suông thì không cần tiền”.
Người ấy nói: “Ông cho tôi một tô canh suông”.
Canh suông đem tới, người ấy lấy từ trong áo ra hai cái bánh bao và ăn với canh, ăn xong đứng lên bỏ đi. Chủ quán nhìn anh ta lắc đầu nói không nên lời, bởi vì ông ta đã nói: canh suông thì không tính tiền.
Qua ngày hôm sau anh ta lại đến, cũng như hôm qua hỏi một tô bún bao nhiêu tiền ? Chủ quán ngước mắt nhìn té ra là người ăn canh suông hôm qua, trong lòng đã chuẩn bị bèn trả lời: “Bún một tô tám mươi xu”.
Người ấy lại hỏi: “Canh suông ?”
Chủ quán nói: “Một trăm”.
Người ấy nói: “Cho tôi tô bún”.
Tô bún bưng lên thì anh ta dùng đũa vớt hết bún mà ăn, và kêu chủ quán lại nói:
- “Tô canh suông này trả lại cho ông, cảm phiền ông thối lại cho tôi hai mươi xu !”

Suy tư:
Tô canh suông và tô bún với nước lèo thì khác nhau xa, nhưng lại có người không biết phân biệt, phải chăng là vì họ ngu hay thành thật, hay muốn làm trò hề để thiên hạ cười cho vui ?
Người Ki-tô hữu khôn ngoan thì biết phân biệt thế nào là “tô canh suông” và “tô bún nước lèo”:
- Tô canh suông là thế gian, rồi sẽ có ngày cùng tận; tô bún nước lèo là thiên đàng vĩnh viễn.
- Tô canh suông là cả đời lo toan tích trử tiền bạc, danh vọng, khi chết đi thì không đem theo được thứ gì cả; tô bún nước lèo là tích trử việc lành phúc đức, mến Chúa yêu người, khi từ giã cõi đời này thì lấy nó làm hành trang đi về cõi phúc là thiên đàng.
- Tô canh suông là kiêu ngạo, thích ức hiếp kẻ cô thế cô thân, thích vu oan giá họa cho người khác, để rồi khi từ giã cõi đời này thì mất cả linh hồn, bị phạt trong hỏa ngục đời đời với ma quỷ; tô bún nước lèo là đặt chữ nhân ái trong lòng, thương người như thể thương thân, là bênh vực và giúp đỡ người bất hạnh cô thế cô thân, thì khi chết đi họ được Thiên Chúa dọn cho nơi xứng đáng trên thiên đàng với Ngài.
Con người ta ai cũng được Thiên Chúa ban cho một trí khôn để biết phân biệt điều lành và điều dữ (tô canh suông và tô bún nước lèo), do đó mà không thể trách Thiên Chúa là không công bằng, không nhân ái khi mình bị phạt đời đời trong hỏa ngục…
Ai có tai thì nghe rồi biết, có mắt đọc thì hiểu.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:21 27/10/2011
N2T

3. Con người ta khi nghĩ đến ranh giới chưa đạt được thì tất không dám dừng lại trên đường, mà cần phải tiếp tục gắng sức tiến về phía trước.

(Thánh Bernard)
 
Chúng ta tất cả là anh em với nhau
Lm Jude Siciliano OP
23:38 27/10/2011
CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN A
Malakhi1:14b–2:2b, 8-10; Tv131;1Thêsalônica2:7b–9,13; Matthêu 23: 1-12

Hôm nay, anh em có muốn bỏ qua bài đọc một trong sách Malakhi hay không? Chắc hẳn tác giả đang lo lắng và dường như đang trình bày một Đấng mà chúng ta đã biết từ trước: “Thiên Chúa của Cựu Ước,” nổi bật với sự giận dữ và đe dọa. Chúng ta không thể thay thế bằng một trong những bài đọc trong Chúa Nhật tuần trước của ngôn sứ Isaia hay sao? Những bài đọc này nói về các cuộc lưu đày thời Babylon, đồng thời đoan hứa rằng Thiên Chúa không quên dân Người, Người sẽ chăm sóc họ và sẽ dẫn đưa họ trên những con đường bằng phẳng để cho họ trở về quê cha đất tổ và được hưởng sự tự do.

Thiên Chúa đã hoàn tất những lời hứa đó. Cyrô, vua Ba Tư, đã trả tự do cho dân Do Thái và còn giúp họ tái thiết Đền thờ (Chúa Nhật XXIX, Is 45:1, 4-6). Đền thờ thì được tái thiết và cung hiến– nhưng dân thì không. Ngôn sứ Malakhi rất đau buồn vì có nhiều bất ổn trong dân chúng, các gia đình thì tan rã và hàng Tư tế cũng như Lêvi không hề có một động thái nào để giúp dân chúng biết thật lòng phụng thờ Thiên Chúa. Khó khăn vẫn còn đó. Đời sống cộng đồng trở nên phóng túng và “hưởng thụ”, trong tình thế đó, ngôn sứ Malakhi cảnh báo rằng những đặc ân của giới giáo sĩ trở thành một tai họa.

Ngôn sứ Malakhi thẳng thắn quy trách việc sụp đổ của cộng đồng là do các tư tế đã không dẫn dắt và không làm gương lành cho dân chúng, nhất là trong đời sống phụng vụ của dân chúng. Xét cho cùng, những người được chọn để lãnh đạo nghĩa là được chọn để nên gương mẫu đức tin cho cộng đồng qua đời sống và lời giảng dạy của họ. Vì họ không làm gương, nên ngôn sứ Malakhi cảnh báo rằng nếu họ không thay đổi lối sống thì sẽ gánh lấy hậu quả.

Ngày nay áp dụng như thế nào? Có nên thanh trừ hết hay không? Những người giữ vai trò lãnh đạo Giáo hội như chúng ta cần phải kiểm điểm lối sống, cung cách thờ phượng, sức khỏe tinh thần và sự hài hòa giữa lời giảng dạy cũng như gương mẫu của chính mình. Ai trong chúng ta chưa từng thất bại trong việc thực hiện điều mà Thiên Chúa muốn nơi chúng ta? Một số người rõ ràng thất bại. Khi chúng ta cử hành phụng vụ cuối tuần này, hãy chắc chắn đặt cả chúng ta trong nghi thức sám hối mở đầu khi đọc: “Xin Chúa thương xót chúng con, xin Chúa Kitô thương xót chúng con, xin Chúa thương xót chúng con”. Chúng ta không chỉ dâng lên lời nguyện đó vì mình, nhưng còn cho tất cả những ai không chu toàn việc lãnh đạo cũng như trong đời sống gương mẫu và gây ra cho Giáo hội nỗi đau và gương mù gương xấu.

Đức Giêsu, như trong truyền thống của ngôn sứ Malakhi và những vị ngôn sứ khác, nhắm những lời chỉ trích vào giới lãnh đạo tôn giáo, các kinh sư và các Pharisêu. Bởi vì họ am hiểu tất cả những gì thuộc về tôn giáo, nên Đức Giêsu nói với đám đông và các môn đệ rằng: “Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ”. Đức Giêsu hướng dẫn dân chúng hãy làm theo những gì các vị lãnh đạo giảng dạy vì dân chúng đa số ít học, vì thế họ phải nhờ vào các kinh sư và những người Pharisêu để được hướng dẫn về Lề luật (sách Toral). Rồi, Đức Giêsu nói, “… còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo”. Những thực hành của giới lãnh đạo tôn giáo này không hề có lòng trắc ẩn. Họ nói quan tâm đến người nghèo, nhưng chính họ lại không “đụng ngón tay” vào để lấy đi những gánh nặng mà họ đã chất lên vai người khác.”

Những người lãnh đạo tôn giáo này làm việc tốt cốt chỉ để phô trương. Họ biến tôn giáo trở thành việc trình diễn hơn là một cách sống tình yêu với Thiên Chúa và học biết yêu thương người thân cận. Họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài để khiến người khác chú ý đến lòng đạo đức của họ. Trong đám tiệc, họ thích ngồi vào những hàng ghế danh dự.

Giờ thì Đức Giêsu quay sang đám đông và các môn đệ và nói: “Phần anh em…” Cuộc sống của họ được rập khuôn theo một Đấng là “Cha trên trời” và một Thầy là “Đức Kitô”. Đức Giêsu thậm chí không thèm ngỏ lời trực tiếp các kinh sư và Pharisêu. Phải chăng vì họ được bao bọc quá kỹ bằng những phô diễn tôn giáo, những tiện nghi và công luận đến nỗi họ không thể nghe được những gì Đức Giêsu nói với họ. Nếu họ nghe lời Người, họ đã thay đổi lối sống của họ rồi.

Tất nhiên, vẫn có những nhà lãnh đạo tôn giáo gương mẫu và chân thành. Như Đức Giêsu, họ cũng đòi những kẻ đạo đức giả phải hành động hợp với lời nói của mình. Không chỉ một mình Đức Giêsu phê phán thái độ giả hình và ngộ nhận của các kinh sư hay Pharisêu. Nhưng, dù họ có tốt lành như thế nào chăng nữa, tất cả giới đạo tôn giáo cũng phải cho thấy sự chân thành trong những hành động tôn giáo của họ. Ai trong chúng ta lại không thấy lúng túng khi nhận ra Đức Giêsu không chỉ đang nói với những thừa tác viên chính thức của Giáo hội, mà còn nói với tất cả chúng ta, những người có trách nhiệm hướng dẫn và giảng dạy bằng việc làm gương về những gì mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính?

Không ai dám nói rằng những điều Đức Giêsu mong đợi nơi chúng ta thì dễ dàng thực hiện. Quả thật không dễ chút nào khi Người nói, như ở tuần trước, về việc yêu Chúa và yêu người thân cận hết mình (Mt 22, 34-40). Lời nhắc nhở của thánh Phaolô gởi các tín hữu Thêxalônica đã đánh động tôi, “anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu”. Ở đây có sự khác biệt giữa việc bỏ qua lề luật cũng như quy tắc ứng xử thích hợp và những gì Đức Giêsu nói: Ân sủng vốn có trong việc lắng nghe Lời Chúa. Điều mà Đức Giêsu hướng dẫn chúng ta làm, Người cũng giúp chúng ta thực hiện qua việc chúng ta biết lắng nghe Lời và ghi tạc vào lòng. Như hôm nay thánh Phaolô nói với chúng ta, chúng ta đã nhận “…Không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy”.

Tại sao thánh Mátthêu cần lặp lại bản cáo trạng của Đức Giêsu chống lại các kinh sư và những người Pharisêu? Chắc hẳn các chức sắc và giới lãnh đạo Giáo hội trong thời của người cũng rơi vào cùng một tình trạng và cách cư xử như vậy. Lòng mộ mến giả tạo và cách cư xử giả hình của những người được ủy thác để lãnh đạo dân Chúa không chỉ xảy ra trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tất cả chúng ta trong thừa tác vụ cộng đồng, đặc biệt những người có chức thánh, có nguy cơ rơi vào chính lối cư xử mà Đức Giêsu phê phán trong bài Tin Mừng hôm nay.

Những cám dỗ luôn luôn còn đó. Ngoài sự kính trọng đối với những chức vị tôn giáo trong Giáo hội, người dân có khuynh hướng nghe theo khi họ đến để thỉnh ý kiến của chúng ta. Cũng vậy, trong lối cư xử thân mật và kính trọng, họ cho chúng ta “những chỗ danh dự trong đám tiệc.” Tôi không biết quí vị như thế nào, nhưng lời dạy của Chúa Giêsu hôm nay thực sự làm tôi bối rối. Khi tôi tham dự các phụng vụ tại nhà thờ, tôi được hướng dẫn vào hàng ghế đầu hoặc được đưa lên cung thánh. Tôi cũng được phép chính thức giảng dạy và nói năng đầy quyền uy. (Lý do, tôi cũng viết những lời chia sẻ này cho những người giảng thuyết, giáo hữu!) “Xin Chúa thương xót chúng con, xin Chúa Kitô thương xót chúng con, xin Chúa thương xót chúng con!”

Giả sử một số người trong chúng ta được mời gọi để lãnh đạo. Nhưng Đức Giêsu nghiêm nghị nhắc nhở chúng ta hãy nhớ rằng, cốt lõi của đời sống chúng ta, như những phần tử được rửa tội của Giáo hội, chúng ta là anh chị em với nhau; bất luận trong cộng đoàn chúng ta mang danh nghĩa nào. Thánh Mátthêu cũng phải nhắc nhở những Kitô hữu của ngài về điều đó, và chúng ta cũng cần được nhắc nhở luôn như vậy. Chúng ta chẳng phải cũng là những con người yếu đuối, mỏng dòn như các kinh sư và những người Pharisêu đó sao? Như ở chỗ khác, Đức Giêsu nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp



31st SUNDAY In Ordinary Time (A)
Malachi1:14b–2:2b, 8-10; Psalm 131;1Thess 2: 7b–9, 13; Matthew 23: 1-12

Oh, oh! Do you want to skip over the first reading from Malachi today? He certainly is unsettling and seems to be presenting the one we stereotype as, "the Old Testament God," blazing with anger and threats. Couldn’t we just substitute one of our former Sunday readings from Isaiah? Those selections were written to the exiles in Babylonian captivity, promising that God had not forgotten them, would nurse them and lead them on smooth paths back to their homeland and freedom.

God fulfilled those promises. Cyrus, the Persian king, had set them free and even helped them rebuild their Temple (29th Sunday, Isaiah 45:1, 4-6). The Temple may have been rebuilt and rededicated – but the people weren’t. Malachi is so upset because there is chaos in public life, families are disintegrating and the priests and Levites have done nothing to lead the people to sincere worship. There’s the problem. The life of the community had become dissolute and the "blessings," the privileges of the clergy, Malachi warns, are about to become a curse.

Malachi squarely places the blame for the collapse of the community on the failure of the priests to lead and set good example for people, especially for the community’s worship life. After all, those chosen for leadership are supposed to set example for the faith by their lives and their teachings. Because they haven’t been the exemplars they were supposed to be Malachi warns, unless they change, they will suffer the consequences.

Applications for today? It’s rather clear isn’t it? Those of us in leadership roles in the church have to examine the way we live, how we worship, our own spiritual health and the consonance between our teachings and our example. Who among us hasn’t fallen short of what God expects of us? Some have blatantly. As we lead worship this weekend we make sure we include ourselves in the opening penitential rite: "Lord have mercy, Christ have mercy, Lord have mercy." We pray that prayer on our own behalf, but also for those whose failure in leadership and example have brought pain and scandal to our church.

Jesus, in the tradition of Malachi and the other prophets, levels his criticism at the religious leaders, the scribes and Pharisees. Since they are knowledgeable in things religious, he tells the crowds and disciples, "Therefore, do and observe all things whatsoever they tell you." He probably instructs the people to do as their leaders teach because the crowds would have been illiterate and hence dependent on the scribes and Pharisees for instructions from the Torah. Then Jesus says, "… but do not follow their example." The practices of these religious leaders are without compassion. They speak of caring for the poor, but don’t "lift a finger" to remove the burdens their teachings place on them."

When these religious leaders do perform good works, it’s only for show. They make religion more of a spectacle than a way of living love for God and learning love for neighbor. They wear large religious symbols (phylacteries and tassels) to draw attention to their piety. When they are at feasts they expect the seats of honor.

Now Jesus shifts his attention to the crowds and his disciples, "As for you…." Their lives are to be shaped by their one "Father in heaven" and there one master "the Christ." Jesus doesn’t even address the scribes and Pharisees directly. Are they so wrapped up in their religious show, paraphernalia and public opinion that they couldn’t possibly hear what he has to say. If they did, they would have to change their ways.

Certainly there were good and sincere religious leaders. Like Jesus, they would have also challenged the hypocritical to match their words with actions. Jesus wasn’t alone in his criticism of the scribes and Pharisees’ false piety and hypocrisy. Still, no matter how good they were, all religious leaders would have had to reflect on the sincerity of their religious actions. Who among us doesn’t squirm when we realize Jesus is also speaking, not only to official church ministers, but to all of us who have some responsibility instructing and teaching by example what we profess in our Creed?

No one could say that what Jesus expects of us is easy to follow. Not when he says, what he did last week-- about total love of God and love of neighbor (Matthew 22:34- 40). I am struck by Paul’s reminder to the Thessalonians, "You received not a human word but, as it truly is, the word of God, which is now at work in you who believe." There it is–the difference between merely passing on laws and codes of proper behavior and what Jesus offers: the grace inherent in hearing the Word of God. What Jesus instructs us to do, he also enables in us by our hearing the Word and our taking it to heart. As Paul tells us today, we have received, "... Not a human word but, as it truly is, the Word of God."

Why would Matthew need to repeat Jesus’ indictment against the scribes and Pharisees? Unless church leaders and dignitaries in his day were falling into the same attitudes and behaviors. False religious piety and hypocritical behavior by those commissioned to lead people to God were not just limited to one period of history. All of us in public ministry, especially the ordained, risk falling into the very kind of behavior Jesus is criticizing today.

The temptations are always there. Out of respect for our religious positions in the Church people tend to defer to us when they seek our opinion. Also, in a cordial and respectful manner, they give us, "the places of honor at banquets." I don’t know about you, but Jesus’ teaching today makes me squirm. When I attend a church service I am ushered to the front row or guided into the sanctuary. I’m also officially allowed to preach and speak with authority. (Why, I also write these reflections for preachers and churchgoers!) "Lord have mercy, Christ have mercy, Lord have mercy!"

Granted some of us are called to leadership roles. But Jesus solemnly reminds us to remember that at the core of our being, as baptized members of the church, we are brothers and sisters; no matter what titles we carry in the community. Matthew had to remind his fellow Christians of that and we too need also be reminded. We are as human and frail as those scribes and Pharisees–aren’t we? As Jesus says in another place, "Let those who have ears to hear, hear!"
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi những người kiến tạo hòa bình sẵn sàng để chịu tử đạo
Bùi Hữu Thư
18:33 27/10/2011
Đức Thánh Cha Benedict XVI


Bài giảng về phương pháp của Chúa Kitô để mang lại hòa bình

VATICAN, ngày 26 tháng 10, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói bành trướng vương quốc hòa bình của Chúa Kitô có nghĩa là phải sẵn sàng chịu đau khổ và chịu mất mạng sống trong việc tử đạo.

Đức Thánh Cha trình bầy suy tư này trong nghi thức chuẩn bị cho Ngày Suy Niệm, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Hòa Bình và Công Lý trên Thế Giới, vào thứ năm, một biến cố sẽ tụ tập các vị lãnh đạo của các tôn giáo trên thế giới cũng như những người không có đức tin tại Assisi để kỷ niệm năm thứ 25 của ngày này được khởi xướng lần đầu tiên bởi Chân Phước Gioan Phaolô II.

Vì trời mưa, nghi thức này được tổ chức trong sảnh đường Phaolô VI, và thay thế cuộc triều kiến chung hàng tuần của Đức Thánh Cha ngày thứ Tư.

Đức Thánh Cha trích dẫn chương Chín của Sách Tiên Tri Zachariah trong bài giảng, ghi nhận là lời tiên đoán của ngài cho hay sẽ có một vị vua đến mang lại hòa bình.

Ngài giải thích, vị vua này là Giêsu, "vị vua nghèo khó giữa những người nghèo khó, hiền lành giữa những muốn tìm kiếm sự hiền lành, Bằng cách này, ngài là vua hòa bình, nhờ quyền năng Thiên Chúa, là sức mạnh của sự thiện hảo, sức mạnh của tình yêu."

Đức Thánh Cha nói: "Ngài là Vua, đấng làm cho các chiến xa và kỵ binh phải nhận chìm, Ngài sẽ bẻ gẫy những cánh cung, Ngài là vua sẽ mang lại bình an để hoàn tất trên thập giá bằng cách nối kết thiên đàng và hạ giới, bằng cách kéo một nhịp cầu huynh đệ giữa mọi dân nước. Thập giá là cái cung mới của hòa bình, là dấu chỉ và công cụ của việc hòa giải, tha thứ, hiểu biết, một dấu hiệu của tình yêu mạnh hơn tất cả những bạo lực và đàn áp, mạnh hơn cả thần chết: Thần Dữ bị chinh phục bởi sự lành và tình yêu."

Đức Thánh Cha tiếp: Và để tham gia vào việc mở mang vương quốc này, các Kitô hữu phải chống lại sự cám dỗ là "trở thành những con sói giữa đàn sói."

Ngài tuyên bố: "Không phải bằng quyền lực, hay bạo tàn mà vương quốc hòa bình của Chúa Kitô sẽ được mở mang, nhưng bằng quà tặng của sự tận hiến, bằng tình yêu cho đến chết, ngay cả cho kẻ thù. Chúa Giêsu không chinh phục thế giới bằng sức mạnh của quân lực, nhưng bằng sức mạnh của thập giá, là đảm bảo chính thực cho chiến thắng. Kết quả là, đối với những ai muốn làm môn đệ của Chúa - làm sứ giả của Người - điều này có nghĩa là phải sẵn sàng để chịu tử đạo, sẵn sàng để bỏ mạng sống vì Người, để cho sự lành, tình yêu và hòa bình có thể chiến thắng thế gian. Đây là điều kiện để có thể nói, khi bước vào bất cứ hoàn cảnh nào: 'Bình an cho gia đình này!' (Luca 10.5)."

Lưỡi gươm

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói về bức tượng của Thánh Phaolô trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô trên tay có cầm thanh gươm: "Một người không biết về câu chuyện có thể nghĩ rằng ngài là một đại tướng chỉ huy một đạo binh hùng mạnh và chinh phục mọi dân nước bằng lưỡi gươm, chiếm đoạt cho mình danh giá và tài sản bằng máu của người khác. Nhưng thực ra là điều trái nghịch: Thanh gươm ngài cầm là dụng cụ làm cho ngài chết, bằng lưỡi gươm ngài chịu tử đạo và đổ ra chính máu của ngài."

Đức Thánh Cha suy luận là thanh gươm của Thánh Paholô cũng "nhắc đến quyền lực của chân lý, nhiều khi có thể làm tổn thương và đau đớn."

Ngài nói: Và cũng giống như Thánh Phaolô phải chịu đau đớn vì chân lý, phải hy sinh mạng sống mình vì chân lý, "luận lý này cũng đúng cho chúng ta nếu chúng ta muốn là những người kiến tạo vương quốc hòa bình được tiên tri Zachariah tuyên bố và hoàn tất bởi Chúa Kitô. Nhưng chúng ta phải sẵn lòng trả giá bằng sự bị hiểu nhầm, bị chối bỏ và bị áp bức."

Đức Thánh Cha khẳng định: "Không phải thanh gươm của kẻ chiến thắng mới xây dựng được hòa bình, nhưng là lưỡi gươm của người chịu đau đớn, của người biết cách tận hiến mạng sống mình."
 
Brazil: Xây dựng một thế giới “có tình Phan sinh” hơn
Nguyễn Trọng Đa
08:49 27/10/2011
Brazil: Xây dựng một thế giới “có tình Phan sinh” hơn

Tổng tu nghị lần thứ 13 của Dòng Phan sinh Tại thế do thánh Phanxicô thành lập

ROMA – Vào lúc ĐTC Biển Đức XVI đến Átxidi (Assisi, Ý) để dự cuộc hành hương hòa bình, Dòng Phan sinh Tại thế đang tham dự Tổng Tu nghị tại Sao Paulo, Brazil.

Quả thế, ngày 27-10, Đức Giáo Hoàng thực hiện cuộc hành hương, cùng với đại diện các giáo phái Kitô giáo khác, các tôn giáo khác và đại diện của thế giới văn hóa và khoa học tại Átxidi, với chủ đề: "Hành hương sự thật, hành hương hòa bình."

“Được thành lập bởi Thánh Phanxicô thành Átxidi, Dòng Phan sinh Tại thế (OFS hay SFO, tức là Dòng Ba Phanxicô) đã từ hơn 800 năm là biểu hiện của đặc sủng Phan sinh trong nhiều hình thức khác nhau của đời sống tại thế trong thế giới”, - Eduardo Molino, một thành viên Dòng Phan sinh Tại thế người Argentina, đã nhấn mạnh như thế với hãng tin Zenit.

Cứ mỗi ba năm, Dòng tổ chức một Tổng tu nghị với đại diện của năm châu lục, những người linh hoạt đời sống Phan sinh trong 65 quốc gia. Năm nay, Tổng tu nghị diễn ra ở Trung tâm mục vụ Santa Fe ở Sao Paulo, từ ngày 22 đến ngày 29-10.

Mục tiêu Tổng tu nghị lần này là xem xét lại những gì đã được thực hiện bởi Chủ tịch đoàn của Hội đồng Quốc tế (CIOFS), liên quan đến các kết luận của Tổng tu nghị 2008 đã diễn ra tại Hungary, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, truyền thông, Giới trẻ Phan sinh, sự hiện diện và chứng tá của các thành viên Phan sinh Tại thế trong xã hội, và các hoạt động tập trung vào các Huynh đệ đoàn mới tại hơn 40 quốc gia.

Các tham dự viên sẽ phản ánh và thảo luận chung quanh chủ đề trung tâm "Được truyền giáo để đi truyền giáo”, và về các vấn đề như "Ơn gọi đặc biệt cho việc truyền giáo đặc biệt" và "Xây dựng một thế giới huynh đệ và phúc âm".

Một bàn tròn cũng được tổ chức với sự tham dự của các Phan sinh Tại thế của Guatemala, Haiti, Rwanda, Brazil và Croatia. Họ sẽ nêu ra các chứng tá đặc biệt trong các lĩnh vực mà ơn gọi Dòng Phan sinh Tại Thế đã hiện diện và phát triển tốt.

Tổng tu nghị dự trù sự tham gia của các thành viên làm hướng viên và hướng dẫn một sứ mạng tại Trung Quốc, và sự tham dự của một đôi vợ chồng người Canada, hai người sẽ chia sẻ kinh nghiệm của vợ chồng trong bối cảnh linh đạo của Dòng.

Ngày 27-10 sẽ là một ngày hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, khi Ngài đi Átxidi, để cầu xin ơn hòa bình cho thế giới, như người tiền nhiệm của Ngài là ĐTC Gioan Phaolô II đã làm cách đây 25 năm, vào năm 1986, và thêm một lần nữa vào năm 2002. (ZENIT.org 26-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Năm đức tin, đặc trưng triều đại giáo hoàng của ĐTC Biển Đức XVI
Nguyễn Trọng Đa
08:50 27/10/2011
Năm đức tin, đặc trưng triều đại giáo hoàng của ĐTC Biển Đức XVI

Phân tích của linh mục Federico Lombardi

ROME - "Năm Đức tin phải được xem là một sáng kiến mới, đặc trưng triều đại giáo hoàng của ĐTC Biển Đức XVI", - linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, khẳng định.

"ĐTC Biển Đức XVI nhớ đến lễ kỷ niệm 20 năm ngày công bố Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo" – vị phát ngôn viên của Vatican nói thêm trong bài xã luận đăng trên Octava Dies, tuần san thông tin của đài truyền hình Vatican.

Đọc tông thư của ĐTC Biển Đức XVI được ban hành cho Năm Đức Tin, Cha Lombardi nhớ lại bài phát biểu đầu tiên của ĐTC Biển Đức XVI trong nhà nguyện Sistine, một ngày sau cuộc bầu cử giáo hoàng của Ngài. Lúc ấy, ĐTC nhấn mạnh "sự cần thiết phải tái khám phá con đường của đức tin, để làm nổi bật rõ ràng hơn bao giờ hết niềm vui và sự nhiệt tình đổi mới của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô".

Cha Lombardi cũng nhớ lại rằng "tất cả các bài phát biểu được đưa ra trong chuyến đi thăm Đức mới đây của ĐTC Biển Đức XVI, và việc lập Hội đồng Toà thánh về Tân Phúc âm hoá”. Do đó, chính từ mọi xung lực này phát sinh ý tưởng về Năm Đức Tin, vốn "cần được được xem là một sáng kiến mới, đặc trưng triều đại giáo hoàng của ĐTC Biển Đức XVI”, cha Cha Lombardi nói.

Cha Lombardi ghi nhận rằng sáng kiến này không phải là không liên quan đến việc kỷ niệm "20 năm ngày công bố Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, một công trình của lòng dũng cảm tuyệt vời, được ĐTC Gioan Phaolô II mong muốn mạnh mẽ nhờ lòng trung thành với Công đồng chung, để hôm nay nói lên đức tin một cách toàn vẹn nhất, nhất quán và rõ ràng nhất có thể được", và sách này tạo thành "một công cụ tham khảo quý báu, mà vị Giáo hoàng hiện tại là Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy biết rất rõ, vì Ngài tham dự Công đồng một cách thật tích cực".

Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cũng nhắc lại rằng "ĐTC liên kết chặt chẽ Năm Đức tin với lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng chung Vatican II". Cha bình luận: "Thật là chính đáng khi di sản rất phong phú của Công đồng chung Vatican II và việc Dân Chúa thực hiện Công đồng trong các thành phần khác nhau của nó, tiếp tục được hướng dẫn có hiệu quả bởi ĐTC, cũng theo cách mà Công đồng chung đã được hướng dẫn bởi các Giáo hoàng trong việc thực hiện nó, và được xem như là "la bàn" cho Giáo Hội lữ hành”.

Cha Lombardi nghĩ rằng "Năm Đức Tin sẽ trước hết là một giai đoạn mới của lịch sử, một con đường sống đến từ xa, từ việc tạo dựng thế giới, từ Ápraham và Môsê, Đavít và các ngôn sứ, trong đường đi đó có Đức Mẹ Maria, các tông đồ, các vị tử đạo và các thánh, và trên đường đó ĐTC thúc giục chúng ta “hãy hướng mắt về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12,2 ).

Và cha kết thúc bài xã luận: “Vị mục tử của dân Chúa phải nói với chúng ta điều gì còn quan trọng hơn thế nữa không?".

Trong một Thánh Lễ ngày 16-10 được cử hành cho các "nhà truyền giáo mới" của Hội đồng Toà thánh về Cổ vũ cuộc Tân Phúc âm hoá, Đức Giáo Hoàng công bố thiết lập một "Năm Đức Tin" - từ ngày 11-10-2012 đến ngày 24-11-2013. Theo ĐTC, đây là một sáng kiến "để tạo một xung lực mới cho sứ mạng của Giáo Hội là dẫn dắt người ta ra khỏi sa mạc, trong đó họ thường có mặt”, để hướng tới "tình bạn với Chúa Kitô". (ZENIT.org 26-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Dòng Truyền giáo Maryknoll kỷ niệm 100 năm phục vụ
Phạm Kim An
08:56 27/10/2011
Dòng Truyền giáo Maryknoll kỷ niệm 100 năm phục vụ

Giám mục James A. Walsh sáng lập Dòng Truyền giáo Maryknoll

Thành phố New York, Mỹ – Các linh mục và tu sĩ Dòng Truyền giáo Maryknoll (MM), một Dòng truyền giáo nước ngoài của Mỹ, chuẩn bị mừng 100 năm ngày thành lập Dòng tại nhà thờ chính toà thánh Patrick tại thành phố New York.

Quốc vụ khanh Toà thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, phát biểu nhân danh ĐTC Biển Đức XVI: “ĐTC mong muốn tham gia với toàn gia đình Dòng Truyền giáo Maryknoll, trong việc tái kêu gọi lòng nhiệt thành sâu sắc để loan báo Tin mừng và phát triển Giáo Hội".

Một Thánh Lễ tạ ơn sẽ được tổ chức ngày 30-10 tới, với hơn 2.000 thành viên của Dòng, giáo sĩ, bạn hữu và các ân nhân, họ sẽ vinh danh Dòng, vốn được thành lập vào năm 1911 và phục vụ ở 28 quốc gia.

Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám Mục nghỉ hưu của Tổng giáo phận Washington, sẽ chủ tế Thánh lễ cùng với nhiều linh mục Dòng Truyền giáo Maryknoll.

Lễ kỷ niệm sẽ bắt đầu với một cuộc rước cờ, dẫn đầu là cờ Mỹ và cờ Toà thánh, cờ của tất cả các nước đã được Dòng phục vụ, trong 100 năm đầu tiên của Dòng Truyền giáo Maryknoll.

Sau các lá cờ là Thánh giá rước kiệu, trong đó có thánh tích của các Đấng sáng lập Dòng Truyền giáo Maryknoll - Giám mục James A. Walsh và linh mục Thomas F. Price - và Mẹ Maria Giuse, người sáng lập Dòng Nữ Truyền giáo Maryknoll.

Đức Hồng Y Bertone nói về Dòng: “Tầm nhìn của các vị sáng lập Dòng mang hoa trái, không chỉ trong một sự bành trướng truyền giáo đầy ấn tượng ở châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi, nhưng cũng trong một sự thức tỉnh đáng chú ý quan tâm đến truyền giáo ad gentes (cho muôn dân) giữa các thế hệ người công giáo tại Mỹ”.

Trong số khách mời đặc biệt tham dự Thánh Lễ, có đại diện của nhiều nước được Dòng phục vụ. Lời cầu nguyện tín hữu trong Thánh Lễ sẽ được đọc bởi các vị khách trong ngôn ngữ của họ là tiếng Hẹ ở Trung Quốc (Hakka), tiếng Anh, tiếng Quechua (một ngôn ngữ bản địa châu Mỹ được nói chủ yếu ở vùng Andes của Nam Mỹ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Swahili (một ngôn ngữ Bantu được nói bởi các dân tộc sinh sống ở khu vực trải dài dọc bờ biển Ấn Độ Dương, từ phía bắc Kenya tới miền bắc Mozambique, bao gồm cả quần đảo Comoros), và tiếng Hoa (Đài Loan).

Dòng Truyền giáo Maryknoll cũng phục vụ các giáo xứ và trường học ở Mỹ, và giúp người Công giáo dấn thân trong sứ vụ truyền giáo, qua các ơn gọi, lời cầu nguyện, tài trợ và công việc tình nguyện. (CNA 27-10-2011)

Phạm Kim An
 
Khoa học làm sáng tỏ bí mật Đức Mẹ Guadalupe sau hơn 400 năm
Trầm Thiên Thu
09:55 27/10/2011
Khoa học làm sáng tỏ bí mật Đức Mẹ Guadalupe sau hơn 400 năm

Tác giả Giáo sư PHILIP CALLAHAN (*)

Một ngày đẹp trời 12-12-1531, Juan Diego – một trong những người gia nhậo Công giáo sớm nhất ở Mexico – không thể mơ có một ngày ông lại có thể được đặt trên bàn thờ cho Giáo hội hoàn vũ tôn kính.

Juan Diego trên đường tới nhà thờ sáng sớm hôm đó thì ông lại nghe tiếng nói ngọt ngào của một Phụ Nữ Đẹp hiện thực trước mắt mình tại chân đồi Tepeyac ở ngoại ô TP Mexico vào 2 ngày trước.

Phụ Nữ Đẹp ấy lặp lại ước muốn của Bà là có một teocali (nhà nguyện) được xây nơi Bà hiện ra. Juan Diego nói với Phụ Nữ Đẹp rằng ĐGM Juan Zumarraga đòi bằng chứng xác thức về yêu cầu này. Đức Mẹ đã bắt buộc. Theo hướng dẫn của Đức Mẹ, Juan Diego lấy một bó hoa hồng Castilian mà Đức Mẹ xếp trên tilma (khăn choàng) của Người. Ông sẽ đưa bó hoa hồng đó cho ĐGM. Những đóa hồng Castilian lạ lùng nở vào mùa Đông! Juan Diego vội vã đến gặp ĐGM. ĐGM và mọi người có mặt đều sửng sốt trước những đóa hồng thơm ngát khi Juan Diego mở khăn choàng ra và có hình vẽ một Phụ Nữ Đẹp cao 143 cm với nước da hơi sẫm.

Đó là câu chuyện hay về Đức Mẹ Guadalupe. Hình ảnh Đức Mẹ được bao quanh bằng những tia nắng, dưới chân Đức Mẹ có vầng trăng lưỡi liềm và một thiên thần nâng Đức Mẹ lên. Đức Mẹ mặc áo choàng màu xanh có những ánh sao vàng, bên trong là áo dài hồng kết những nụ hồng viền vàng. Chiếc đai lưng màu đỏ tía thắt quanh eo như các thai phụ Aztec vẫn sử dụng.

Đức Mẹ yêu cầu Juan Diego gọi Đức Mẹ là coatloxopeuh (theo tiếng Aztec Ấn độ ở vùng Nahuatl nghĩa là “người đạp rắn”). Về lịch sử, đó là một phần văn hóa Aztec thời đó, hàng năm có ít nhất 20.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em làm vật hy sinh tế thần. Nhờ Đức Mẹ Guadalupe hiện ra với Juan Diego, hàng triệu người đã trở lại Kitô giáo, như vậy việc đạp con rắn là sự sùng bái thần tượng (idolatry). Khăn choàng đầu của Juan Diego được làm bằng sợi thô, không hoàn toàn thích hợp để vẽ. Nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu khăn choàng đó từ năm 1666 với các họa sĩ, bác sĩ và khoa học gia. Các phát hiện của họ cho thấy như sau: Các đặc điểm lạ lùng của hình ảnh đó vượt ngoài tầm hiểu biết của khoa học; hình ảnh đó không thể do con người vẽ; màu sắc “kết hợp chặt chẽ” vào thớ vải; chất màu được dùng không rõ nguồn gốc. Hơn nữa, tấm khăn choàng đó làm bằng sợi đặc biệt, chỉ có loại đó còn sau 476 năm.

Renzo Allegri, trong bài viết Messenger of Saint Anthony (Sứ giả của Thánh Antôn), cho biết rằng hiện tượng gây ngạc nhiên nhất đã gợi sự tò mò khoa học quan tâm hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe, quan tâm cái gì đã được phát hiện trong đồng tử mắt của Đức Mẹ. Năm 1929, Alfonso Gonzales, nhiếp ảnh gia của Đền thờ Guadalupe, sau khi nghiên cứu âm bản phim, thấy rằng cái có vẻ là hình ảnh rõ nét một đàn ông có râu phản ánh ở mắt bên phải. Sau hơn 20 năm, một nhiếp ảnh gia khác của Đền thờ Guadalupe là Carlos Chavez đã tuyên bố rằng ông thấy một hình người trong mắt bên trái và mắt bên phải của Đức Mẹ Guadalupe. Từ năm 1956 tới 1958, Rafael Torija Lavoigner thực hiện 5 cuộc nghiên cứu, dùng các loại kính lúp và kính soi đáy mắt (ophthalmoscopes), ông xác nhận có hình người trong hai mắt của Đức Mẹ.

Hiện tượng lạ như vạy trở nên “giật gân” hơn khi mắt Đức Mẹ được nghiên cứu khi dùng các kỹ thuật tinh vi hơn có nối kết với máy vi tính.

Năm 1979, TS Jose Aste Tousman, một kỹ sư giỏi chuyên ngành vi tính ở Hoa Kỳ, đã đến Mexico. Ông là một trong các nhà nghiên cứu hàng đầu về mắt của Đức Mẹ Guadalupe. Allegri viết rằng công việc của TS Tousman làm trong 23 năm là điều khác thường; ông đã dùng các thiết bị cập nhật hóa và tinh vi nhất, các loại mà NASA vẫn dùng để giải mã hình ảnh chụp qua vệ tinh. TS Tousman phóng to hình ảnh mắt của Đức Mẹ Guadalupe tới 2.500 lần, dùng 25.000 màu để minh họa cho mỗi mm vuông.

Sau khi chọn lọc và xử lý hình ảnh kỹ thuật số, TS Tousman phát hiện toàn cảnh được “chụp” trong mắt của Đức Mẹ Guadalupe. Trong đó có khoảng 11 người. Có một người Mexico ngồi xếp hai chân và tóc dài được tết thành đuôi sam. Kế ông là một người đàn ông lớn tuổi, hói đầu, râu trắng, mũi thẳng, lông mày rậm và dài xuống hai má. Đặc điểm này được xác định là ĐGM Juan Zumarraga. Bên trái là người phiên dịch, tức là Juan Gonzales. Có một ông già có râu và ria, mũi to kiểu người La Mã, gò má cao, mắt sâu và môi nửa khép nửa mở – rõ ràng là người Ấn Độ bản xứ – đang mở khăn choàng khi ông quay mặt về phía ông già. Rõ ràng là Juan Diego, đam những đóa hồng trong khăn choàng cho ĐGM. Cũng có những người khác không xác định gồm cha mẹ, ông bà, và 3 đứa trẻ.

Mắt Đức Mẹ đã “chụp” lại tất cả, vì Đức Mẹ biết sự hạn chế của khoa học kỹ thuật thời đó. Đức Mẹ biết điều này sẽ được phát hiện vài trăm năm sau, khi con người có thể sáng chế các thiết bị tiến bộ.

Sứ điệp của Đức Mẹ Guadalupe là gì qua các phát hiện khoa học kỹ thuật? TS Aste Tousman có phản ánh này. Sự hiện diện của những người không xác định kia có thể là sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của gia đình và các giá trị gia đình. Hai người đàn ông da trắng và những người Ấn Độ là sự hiện diện của các dân tộc, có thể đó là việc cảnh báo về việc chống phân biệt chủng tộc và là lời kêu gọi tình huynh đệ. Phát hiện này là lời mời gọi dùng kỹ thuật để phát triển Lời của Đức Kitô.

Juan Diego đã được chân phước Gioan Phaolô II phong thánh tại Mexico. Con người Ấn Độ khiêm nhường và giản dị này không thể nghĩ rằng Phụ Nữ Đẹp Guadalupe mà ông đã nói chuyện ở đồi Tepayac sẽ có nhiều bí mật khác được phát hiện như ngày nay, dự trữ cho các thế hệ tương lai. Trong cách nghĩ đơn giản của ông, ông không thể hiểu thấu điều này. Đủ để nói rằng ông đã vâng lời và yêu mến Đức Mẹ, Đức Mẹ cũng yêu ông vì ông có tâm hồn giản dị và thanh khiết.

Điều này có thể lạ đới với một khoa học gia, nhưng với tôi, bức ảnh gốc thật kỳ lạ. Nghiên cứu hình ảnh là công việc thú vị của đời tôi. Càng nghiên cứu tôi càng có cảm giác lạ như khi nghiên cứu Khăn liệm Turin. Tôi tin cách giải thích hợp lý tới một mức nào đó. Nhưng không có cách giải thích hợp lý đối với cuộc sống. Người ta có thể chia sự sống thành các nguyên tử, nhưng sau đó thì sao? Ngay cả bác học Einstein cũng chân nhận là CÓ THIÊN CHÚA.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

(*) Giáo sư Philip Callahan là khoa học gia xuất chúng, ĐH Florida.
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Assisi
Lm. G. Trần Đức Anh
10:15 27/10/2011
Ngài nói bằng tiếng Ý nhưng văn bản bài này được phát cho các tham dự viên không rành ngôn ngữ này để các vị theo dõi, qua đó ĐTC mạnh mẽ phê bình việc lạm dụng tôn giáo để thi hành bạo lực, những hành vi khủng bố dựa vào tôn giáo, và những chủ trương loại trừ tôn giáo. Ngài nói:

Anh chị em thân mến,
Thưa quí vị trưởng đoàn và đại diện các Giáo Hội và các cộng đoàn Giáo Hội, và các tôn giáo thế giới, các bạn thân mến!


25 năm đã trôi qua từ khi lần đầu tiên, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 mời các đại diện tôn giáo thế giới đến Assisi để cầu nguyện cho hòa bình. Điều gì đã xảy ra từ đó? Chính nghĩa hòa bình ngày nay ra sao rồi? Hồi đó đe dọa lớn cho hòa bình trên thế giới xuất phát từ sự phân chia trái đất thành hai khối đối nghịch nhau. Biểu tượng tỏ tường của sự phân chia đó chính là bức tường Berlin; bức tường này xuyên qua giữa thành phố, xác định biên giới giữa hai thế giới. Năm 1989, tức là 3 năm sau cuộc gặp gỡ tại Assisi, bức tường đó sụp đổ mà không có đổ máu. Đột nhiên, những kho võ khí khổng lồ ở đàng sau bức tường đó không còn ý nghĩa nữa. Chúng đánh mất khả năng làm cho người ta kinh hoàng sợ hãi. Ý muốn của các dân tộc mong được tự do mạnh mẽ hơn những kho võ khí của bạo lực. Câu hỏi về những nguyên do gây ra sự đảo lộn ấy thật là phức tạp và không thể tìm được một câu trả lời đơn giản. Nhưng bên cạnh các sự kiện kinh tế và chính trị, nguyên nhân sâu xa nhất của biến cố ấy là yếu tố tinh thần: đàng sau quyền lực vật chất không còn xác tín tinh thần nào nữa. Ước muốn được tự do rốt cuộc mạnh mẽ hơn nỗi lo sợ trước bạo lực, thứ bạo lực vốn không có sự sắc thái tinh thần nào cả. Chúng ta biết ơn vì chiến thắng ấy của tự do, trước tiên đó cũng là một chiến thắng của hòa bình. Và cũng cần nói thêm rằng trong bối cảnh đó không phải chỉ có tự do tin tưởng như nguyên nhân chủ yếu, tuy rằng trong đó cũng có tự do tín ngưỡng. Vì thế, chúng ta có thể liên kết tất cả những điều đó, một cách nào đó, với việc cầu nguyện cho hòa bình.

Đức Thánh Cha đặt câu hỏi:

“Nhưng điều gì đã xảy ra sau đó? Rất tiếc là chúng ta không thể nói rằng từ đó tình hình được tự do và hòa bình. Tuy chúng ta không thấy có sự đe dọa của cuộc đại chiến, nhưng rất tiếc là thế giới đầy những bất hòa. Đây không phải chỉ là sự kiện đây đó vẫn có chiến tranh xảy ra - bạo lực như thế vẫn luôn hiện diện và là thân phận của thế giới chúng ta. Tự do là một điều thiện hảo lớn lao. Nhưng thế giới tự do phần lớn tỏ ra không có định hướng, và nhiều người hiểu lầm tự do là tự do gây bạo lực. Sự bất hòa mang những khuôn mặt mới mẻ và đáng sợ; và cuộc chiến đấu cho hòa bình phải kích thích tất cả chúng ta một cách mới mẻ.

Chúng ta hãy tìm cách xác định rõ hơn những khuôn mặt mới của bạo lực và bất hòa. Theo ý tôi, nói một cách tổng quát, người ta có thể vạch rõ hai loại khác nhau của bạo lực mới, chúng hoàn toàn đối ngược nhau về động lực và được biểu lộ rất khác nhau về chi tiết. Trước tiên là nạn khủng bố, trong đó thay vì đại chiến, có những cuộc tấn công nhắm mục tiêu rõ ràng, đánh vào những điểm quan trọng của đối phương, để tàn phá, mà không để ý gì tới những sinh mạng vô tội bị sát hại dã man hoăc bị thương trong cuộc khủng bố như thế. Dưới mắt những kẻ trách nhiệm, đại chính nghĩa gây thiệt hại cho kẻ thù là điều biện minh được cho mọi hình thức tàn ác. Người ta loại bỏ tất cả những gì trong công pháp quốc tế vốn được mọi người nhìn nhận và phê chuẩn như giới hạn bạo lực. Chúng ta biết rằng nhiều khi nạn khủng bố được thúc đẩy bằng lý do tôn giáo và chính tính chất tôn giáo của những cuộc tấn công được coi như một sự biện minh cho tành trạng tàn ác vô nhân đạo, người ta cho rằng có thể gạt bỏ những qui luật của công pháp để đạt tới cái gọi là “điều thiện ích” mà họ theo đuổi. Tôn giáo ở đây không phục vụ cho hòa bình nhưng để biện minh cho bạo lực.

“Sự phê bình tôn giáo, từ thuyết soi sáng, vẫn thường chủ trương rằng tôn giáo chính là nguyên nhân gây ra bạo lực và vì thế họ xách động sự thù nghịch đối với tôn giáo. Sự kiện tôn giáo trong thực tế gây ra bạo lực là điều phải làm cho chúng ta lo âu sâu xa. Theo một thể thức tinh tế hơn, nhưng luôn tàn ác, Chúng ta thấy tôn giáo như nguyên nhân gây ra bạo lực, một cách tinh vi hơn, nhưng luôn tàn ác, khi bạo lực ấy được những người bảo vệ tôn giáo sử dụng để chống lại những người khác. Các vị đại diện các tôn giáo tụ tập tại Assisi năm 1986 tại Assisi muốn khẳng định - và chúng ta muốn mạnh mẽ cương quyết lập lại- rằng: đó không phải là bản chất chân thực của tôn giáo. Trái lại đó là sự xuyên tạc tôn giáo và nó góp phần tiêu diệt tôn giáo. Chống lại lời khẳng định này, người ta nêu vấn nạn: nhưng từ đâu mà bạn biết đó là bản chất đích thực của tôn giáo? Phải chăng lập trường của quí vị không xuất phát từ sự kiện nơi quí vị sức mạnh của tôn giáo đã bị tắt lịm? Và có những người khác cũng vặn lại: phải chăng có một bản chất chung của tôn giáo, được diễn tả trong tất cả các tôn giáo và vì thế có giá trị đối với tất cả các tôn giáo? Những câu hỏi này chúng ta phải trả lời nếu chúng ta muốn chống lại một cách thực tiễn và đáng tin việc sử dụng bạo lực vì những lý do tôn giáo. Ở đây có nghĩa vụ cơ bản của việc đối thoại liên tôn - một nghĩa vụ cần phải được tái nhấn mạnh trong cuộc gặp gỡ này.

“Về điểm này, trong tư cách là tín hữu Kitô, tôi muốn nói rằng: đúng vậy, trong lịch sử, người ta cũng đã nhân danh đức tin Kitô để sử dụng bạo lực. Chúng ta rất xấu hổ mà nhìn nhận điều đó. Nhưng một điều tuyệt đối rõ ràng, đó là đức tin Kitô bị lạm dụng, một cách trái ngược rõ ràng với bản chất đích thực của đức tin này. Thiên Chúa là Đấng mà các tín hữu Kitô chúng tôi tin, chính là Đấng Tạo Hóa và Cha của tất cả mọi người, do đó mọi người là anh chị em với nhau và họp thành một gia đình duy nhất. Thập giá của Chúa Kitô đối với chúng tôi chính là dấu hiệu của vị Thiên Chúa, thay vào bạo lực, Ngài đặt sự đau khổ với người khác và yêu thương tha nhân. Danh xưng của Ngài là “Thiên Chúa của tình thương và hòa bình” (2 Cr 13,11). Nghĩa vụ của tất cả những người có trách nhiệm nào đó đối với đức tin Kitô là phải liên tục thanh tẩy tôn giáo của các Kitô hữu từ chính trung tâm của mình, để mặc dù có những yếu đuối của con người, Kitô giáo thực sự là dụng cụ hòa bình của Thiên Chúa trong thế giới.

Tiếp tục bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ liên tôn sáng hôm qua tại Assisi, Đức Thánh Chanói:

“Nếu một thứ bạo lực cơ bản ngày nay được thúc đẩy bằng tôn giáo, và qua đó đặt các tôn giáo đứng trước vấn đề về bản chất của tôn giáo và buộc tất cả chúng ta phải thanh tẩy, thì một loại bạo lực thứ hai, đa diện, có động lực hoàn toàn ngược lại: đó là hậu quả của sự chối bỏ Thiên Chúa: sự phủ nhận Ngài và đánh mất nhân loại tính đi song song với nhau. Những kẻ thù của tôn giáo - như chúng ta đã nói - coi tôn giáo là một nguồn mạch chính gây ra bạo lực trong lịch sử nhân loại và vì thế họ chủ trương tiêu diệt tôn giáo. Nhưng sự phủ nhận Thiên Chúa đã tạo nên sự tàn ác và bạo lực vô độ, điều ấy có thể xảy ra là vì con người không còn nhìn nhận một qui luật hoặc vị thẩm phán nào ở trên mình, trái lại họ coi mình là qui luật. Những kinh hoàng trong các trại tập trung chứng tỏ thật rõ ràng những hậu quả của sự chối bỏ Thiên Chúa.

“Nhưng ở đây tôi không muốn dừng lại chủ thuyết vô thần do Nhà Nước áp đặt; đúng hơn tôi muốn nói về sự “sa đọa” của con người, do hậu quả sự chối bỏ Thiên Chúa mà người ta âm thần thực hiện và nó nguy hiểm hơn, đó là một sự thay đổi bầu không khí tinh thần. Sự tôn thờ tiền bạc, của cải và quyền lực thực là một sự chống tôn giáo, trong đó con người không còn đáng kể nữa, mà chỉ có tư lợi mới đáng kể. Chẳng hạn, ước muốn hạnh phúc biến thành một sự ham hố vô độ và vô nhân đạo được biểu lộ trong sự thống trị của ma túy với những hình thức khác nhau của nó. Có những người lớn, buôn bán ma túy, rồi bao nhiêu người bị nó cám dỗ và hư hỏng, trong thể xác và trong tâm hồn. Bạo lực trở thành một điều bình thường và đe dọa hủy hoại giới trẻ của chúng ta tại một số nơi trên thế giới. Vì bạo lực trở thành điều bình thường, nên hòa bình bị tàn phá và trong sự thiếu hòa bình ấy, con người tự hủy diệt chính mình.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng:

“Sự chối bỏ Thiên Chúa đưa tới sự sa đọa con người và nhân loại. Nhưng Thiên Chúa ở đâu? Chúng ta có biết Ngài không và chúng ta có thể tái bày tỏ ngài cho nhân loại để thiết lập một nền hòa bình chân thực hay không? Trước tiên chúng ta hãy tóm tắt những suy tư cảu chúng ta cho đến nay. Tôi đã nói rằng có một quan niệm và một sự lạm dụng tôn giáo qua đó, tôn giáo trở thành một nguồn bạo lực, trong khi sự qui hướng con người về Thiên Chúa, được sống ngay chính, là một sứ mạnh hòa bình. Trong bối cảnh đó, tôi tái khẳng định sự cần thiết phải đối thoại, và tôi nói về sự cần phải luôn luôn thanh tẩy tôn giáo được sống thực. Đàng khác tôi đã quả quyết rằng sự chối bỏ Thiên Chúa làm băng hoại con người, khiến con người không còn mẫu mực nữa, và dẫn họ đến bạo lực.

Bên cạnh hai thực tại tôn giáo và phản tôn giáo ấy, trên thế giới có sự bành trướng chủ thuyết bất khả tri (agnosticismo), và có một hướng đi cơ bản khác: những người không được ơn để tin nhưng họ đang tìm chân lý, đang tìm kiếm Thiên Chúa. Những người ấy không nói rằng: “Chẳng có Thiên Chúa nào cả”. Họ đau khổ vì sự vắng bóng của Thiên Chúa, và khi tìm kiếm sự thật và sự thiện, trong nội tâm họ, họ đang hành trình tiến về Ngài. Họ là “những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”. Họ đặt câu hỏi cho phía này hay phía khác. Họ tước bỏ sự chắc chắn giả tạo của những người vô thần đấu tranh, những người xác quyết mình biết là không có Thiên Chúa. Thay vì bút chiến, họ mời gọi những người vô thần trở thành những người tìm kiếm; họ không đánh mất niềm hy vọng rằng có chân lý và chúng ta có thể và phải sống theo chân lý ấy. Tuy nhiên họ cũng gọi hỏi tín đồ các tôn giáo, để đừng coi Thiên Chúa như một tài sản thuộc về họ đến độ cảm thấy được phép thi hành bạo lực đối với người khác. Những người ấy tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Thiên Chúa thực, tìm hình ảnh của Chúa nhiều khi bị mai một trong các tôn giáo, vì cách thức mà tín đồ thực hành các tôn giáo ấy. Sự kiện họ không tìm thấy Thiên Chúa cũng tùy thuộc các tín hữu, vì tín hữu thu hẹp hình ảnh về Thiên Chúa và làm biến thái hình ảnh ấy. Như thế cuộc chiến đấu nội tâm của họ và sự tự hỏi của họ cũng là một lời kêu gọi các tín hữu hãy thanh tẩy chính đức tin của mình, để Thiên Chúa, Thiên Chúa chân thật, trở nên gần gũi mọi người. Chính vì thế, tôi đã cố ý mời đại diện của nhóm người thứ ba này tham dự cuộc gặp gỡ của chúng ta ở Assisi. Đây không phải chỉ là cuộc hội các vị đại diện của các tôn giáo. Đúng hơn đây là cuộc họp nhau trên hành trình tiến về chân lý, với sự dấn thân quyết liệt cho phẩm giá con người, và cùng nhau đảm nhận chính nghĩa hòa bình chống lại mọi hình thức bạo lưc phá hủy công pháp. Để kết luận, tôi muốn cam đoan với quí vị rằng Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ cuộc chiến chống bạo lực, quyết tâm xây dựng hòa bình trên thế giới. Chúng ta được linh hoạt nhờ cùng một ước muốn chung, ước muốn trở thành “Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”.
 
Trong số những tham dự viên tại Assisi, có một cảm nghĩ về một khủng hoảng sâu xa trong xã hội hiện đại
Bùi Hữu Thư
19:20 27/10/2011
Đức Thánh Cha và phái đoàn liên tôn tại Assisi
ASSISI, Ý (CNS) -- Cùng một tư tưởng được diễn tả trong nhiều diễn văn và lời nguyện trong buổi gặp gỡ năm nay tại Assisi để "cầu nguyện cho hòa bình": đó là cảm tưởng âu lo là thế giới không chỉ phải đối phó với các cuộc tranh chấp và chiến tranh, mà còn có một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và văn hóa tại tất cả mọi quốc gia.

Sự thiệt hại cho môi sinh, hố sâu ngăn cách người giầu với kẻ nghèo, sự suy đồi của các truyền thống văn hóa, các vụ khủng bố và đe dọa mới đối với các thành phần yếu đuối nhất trong các xã hội đã được các diễn giả nêu lên trong buổi hội liên tôn tại thành phố hành hương Ý ngày 27 tháng 10.

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với 300 tham dự viên, ngài vang vọng lại những điểm trong chính bài phân tích của ngài về tình trạng của hòa bình thế giới 25 năm sau khi Chân Phước Gioan Phaolô II triệu tập buổi họp tại Assisi lần đầu tiên.

Năm 1986, ngài ghi nhận, thế giới không những đang bị đắm chìm trong các cuộc chiến đấu vũ trang, mà còn bị đe dọa bới một chiến tranh lạnh giữa hai khối.

Ngài nói: Ngày nay, Chiến Tranh Lạnh đã qua và "không có sự đe dọa của một chiến tranh lớn bao trùm trên đầu chúng ta," tuy nhiên "thế giới, tiếc thay vẫn còn đầy rẫy những bất hòa."

Đức Thánh Cha nói: sự bất hòa này đã khoác lên những "hóa trang mới và hết sức khủng khiếp," và ngài đã đặc biệt nêu ra hai hình thức: khủng bố, kể cả các hành động bạo tàn được thúc đẩy bởi lý do tôn giáo; và sự suy đồi về đời sống thiêng liêng đã xẩy ra trong các xã hội hết sức trần tục hóa.

Ngài nói: "Việc tôn thờ thần Mammon (của cải vật chất), các sở hữu và quyền lực đang tỏ ra là một hình thức chống đối tôn giáo, trong đó con người không còn giá trị gì, mà chỉ còn những quyền lợi cá nhân được đặt lên trên hết."

Ngài nêu ra nạn buôn lậu ma túy và nghiện ngập để bầy tỏ là việc ham muốn hạnh phúc ngày nay có thể suy thoái thành một "sự thèm khát không bị khống chế và man rợ."







 
Top Stories
The Catholic church will not let up in her fight against violence, in her commitment for peace in the world
+ Pope Benedict XVI
09:50 27/10/2011
Dear Brothers and Sisters,
Distinguished Heads and Representatives of Churches, Ecclesial Communities and World Religions,
Dear Friends,


Twenty-five years have passed since Blessed Pope John Paul II first invited representatives of the world’s religions to Assisi to pray for peace. What has happened in the meantime? What is the state of play with regard to peace today? At that time the great threat to world peace came from the division of the earth into two mutually opposed blocs. A conspicuous symbol of this division was the Berlin Wall which traced the border between two worlds right through the heart of the city. In 1989, three years after Assisi, the wall came down, without bloodshed. Suddenly the vast arsenals that stood behind the wall were no longer significant. They had lost their terror. The peoples’ will to freedom was stronger than the arsenals of violence. The question as to the causes of this dramatic change is complex and cannot be answered with simple formulae. But in addition to economic and political factors, the deepest reason for the event is a spiritual one: behind material might there were no longer any spiritual convictions.

The will to freedom was ultimately stronger than the fear of violence, which now lacked any spiritual veneer. For this victory of freedom, which was also, above all, a victory of peace, we give thanks. What is more, this was not merely, nor even primarily, about the freedom to believe, although it did include this. To that extent we may in some way link all this to our prayer for peace.

But what happened next? Unfortunately, we cannot say that freedom and peace have characterized the situation ever since. Even if there is no threat of a great war hanging over us at present, nevertheless the world is unfortunately full of discord. It is not only that sporadic wars are continually being fought – violence as such is potentially ever present and it is a characteristic feature of our world. Freedom is a great good. But the world of freedom has proved to be largely directionless, and not a few have misinterpreted freedom as somehow including freedom for violence. Discord has taken on new and frightening guises, and the struggle for freedom must engage us all in a new way.

Let us try to identify the new faces of violence and discord more closely. It seems to me that, in broad strokes, we may distinguish two types of the new forms of violence, which are the very antithesis of each other in terms of their motivation and manifest a number of differences in detail. Firstly there is terrorism, for which in place of a great war there are targeted attacks intended to strike the opponent destructively at key points, with no regard for the lives of innocent human beings, who are cruelly killed or wounded in the process. In the eyes of the perpetrators, the overriding goal of damage to the enemy justifies any form of cruelty. Everything that had been commonly recognized and sanctioned in international law as the limit of violence is overruled. We know that terrorism is often religiously motivated and that the specifically religious character of the attacks is proposed as a justification for the reckless cruelty that considers itself entitled to discard the rules of morality for the sake of the intended "good". In this case, religion does not serve peace, but is used as justification for violence.

The post-Enlightenment critique of religion has repeatedly maintained that religion is a cause of violence and in this way it has fuelled hostility towards religions. The fact that, in the case we are considering here, religion really does motivate violence should be profoundly disturbing to us as religious persons. In a way that is more subtle but no less cruel, we also see religion as the cause of violence when force is used by the defenders of one religion against others. The religious delegates who were assembled in Assisi in 1986 wanted to say, and we now repeat it emphatically and firmly: this is not the true nature of religion. It is the antithesis of religion and contributes to its destruction. In response, an objection is raised: how do you know what the true nature of religion is? Does your assertion not derive from the fact that your religion has become a spent force?

Others in their turn will object: is there such a thing as a common nature of religion that finds expression in all religions and is therefore applicable to them all? We must ask ourselves these questions, if we wish to argue realistically and credibly against religiously motivated violence. Herein lies a fundamental task for interreligious dialogue – an exercise which is to receive renewed emphasis through this meeting. As a Christian I want to say at this point: yes, it is true, in the course of history, force has also been used in the name of the Christian faith. We acknowledge it with great shame. But it is utterly clear that this was an abuse of the Christian faith, one that evidently contradicts its true nature. The God in whom we Christians believe is the Creator and Father of all, and from him all people are brothers and sisters and form one single family. For us the Cross of Christ is the sign of the God who put "suffering-with" (compassion) and "loving-with" in place of force. His name is "God of love and peace" (2 Cor 13:11). It is the task of all who bear responsibility for the Christian faith to purify the religion of Christians again and again from its very heart, so that it truly serves as an instrument of God’s peace in the world, despite the fallibility of humans.

If one basic type of violence today is religiously motivated and thus confronts religions with the question as to their true nature and obliges all of us to undergo purification, a second complex type of violence is motivated in precisely the opposite way: as a result of God’s absence, his denial and the loss of humanity which goes hand in hand with it. The enemies of religion – as we said earlier – see in religion one of the principal sources of violence in the history of humanity and thus they demand that it disappear. But the denial of God has led to much cruelty and to a degree of violence that knows no bounds, which only becomes possible when man no longer recognizes any criterion or any judge above himself, now having only himself to take as a criterion. The horrors of the concentration camps reveal with utter clarity the consequences of God’s absence.

Yet I do not intend to speak further here about state-imposed atheism, but rather about the decline of man, which is accompanied by a change in the spiritual climate that occurs imperceptibly and hence is all the more dangerous. The worship of mammon, possessions and power is proving to be a counter-religion, in which it is no longer man who counts but only personal advantage. The desire for happiness degenerates, for example, into an unbridled, inhuman craving, such as appears in the different forms of drug dependency. There are the powerful who trade in drugs and then the many who are seduced and destroyed by them, physically and spiritually. Force comes to be taken for granted and in parts of the world it threatens to destroy our young people. Because force is taken for granted, peace is destroyed and man destroys himself in this peace vacuum.

The absence of God leads to the decline of man and of humanity. But where is God? Do we know him, and can we show him anew to humanity, in order to build true peace? Let us first briefly summarize our considerations thus far. I said that there is a way of understanding and using religion so that it becomes a source of violence, while the rightly lived relationship of man to God is a force for peace. In this context I referred to the need for dialogue and I spoke of the constant need for purification of lived religion. On the other hand I said that the denial of God corrupts man, robs him of his criteria and leads him to violence.

In addition to the two phenomena of religion and anti-religion, a further basic orientation is found in the growing world of agnosticism: people to whom the gift of faith has not been given, but who are nevertheless on the lookout for truth, searching for God. Such people do not simply assert: "There is no God". They suffer from his absence and yet are inwardly making their way towards him, inasmuch as they seek truth and goodness. They are "pilgrims of truth, pilgrims of peace". They ask questions of both sides. They take away from militant atheists the false certainty by which these claim to know that there is no God and they invite them to leave polemics aside and to become seekers who do not give up hope in the existence of truth and in the possibility and necessity of living by it. But they also challenge the followers of religions not to consider God as their own property, as if he belonged to them, in such a way that they feel vindicated in using force against others.

These people are seeking the truth, they are seeking the true God, whose image is frequently concealed in the religions because of the ways in which they are often practised. Their inability to find God is partly the responsibility of believers with a limited or even falsified image of God. So all their struggling and questioning is in part an appeal to believers to purify their faith, so that God, the true God, becomes accessible. Therefore I have consciously invited delegates of this third group to our meeting in Assisi, which does not simply bring together representatives of religious institutions. Rather it is a case of being together on a journey towards truth, a case of taking a decisive stand for human dignity and a case of common engagement for peace against every form of destructive force. Finally I would like to assure you that the Catholic Church will not let up in her fight against violence, in her commitment for peace in the world. We are animated by the common desire to be "pilgrims of truth, pilgrims of peace".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Đặt Viên Đá Xây Dựng Đền Kính Thánh Vinh Sơn, hạt Hố Nai
Khổng Hữu Nguồn
09:05 27/10/2011
Lễ Đặt Viên Đá Xây Dựng Đền Kính Thánh Vinh Sơn Giáo Xứ Bắc Hải – Hạt Hố Nai – Giáo Phận Xuân Lộc

Sáng thứ Tư 26.10.2011, tại Giáo Họ Vinh Sơn, Giáo xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại Diện Giáo phận Xuân Lộc, đã về chủ sự lễ làm phép và đặt viên đá xây dựng Đền Kính Thánh Vicente. Cùng dâng lễ với Ngài Có cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản Hạt Hố Nai. Cha Đaminh Bùi Văn Án, Chánh xứ Bắc Hải. Cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, Phó xứ Bắc Hải, và Quý Cha trong ngoài Giáo Hạt.

Xem hình

Tham dự thánh lễ có đông đảo Quý Tu sỹ, Quý chức Ban hành giáo, Quý giới, Quý đoàn hội trong giáo xứ, Quý ân nhân, Quý khách, và cộng đoàn giáo họ Vinh Sơn.

Thánh lễ bắt đầu bằng lời chào mừng của Cha Đaminh chánh xứ Bắc Hải, vốn chất giọng ngọt ngào trân trọng, Ngài chào mừng Đức Ông Vinh Sơn, chào mừng Cha Quản Hạt, Qúy Cha đồng tế, Quý Tu Sỹ, Qúy cộng đoàn hiện diện. Sau mỗi lời chào thắm thiết là những tràng pháo tay vang dội, thể hiện niềm vui hiệp nhất của cộng đoàn phụng vụ.

Đức Ông Vinh Sơn rất vui mừng có đôi lời nói về lý do của Thánh lễ hôm nay, và sau đó Ngài mời gọi cộng đoàn cùng sốt sắng tham dự các nghi thức làm phép và đặt viên đá xây dựng Đền Kính Thánh Vinh Sơn.

Xây dựng Đền Thánh là một công trình thiêng thánh của niềm tin. Chính vì gía trị cao cả thánh thiện nên trước khi ngôi Đền Thánh được xây dựng, Đức Ông Vinh sơn hôm nay đại diện Đức Giám Mục Giáo Phận sẽ làm phép diện tích của ngôi Đền Thánh này, đồng thời cầu xin sự bình an cho công trình từ khởi sự đến hoàn thành.

Việc làm phép này cũng nói lên rằng: chính Đức Giám Mục là chủ mọi nhà thờ của Giáo Phận, chính ngài chỉ định chỗ xây dựng và ủy thác người thay ngài thực hiện.
 
Cảm nhận của anh chị em dự tòng nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo tại GX Thanh Đa, Sàigòn
Anh Chi Dự tòng
09:14 27/10/2011
Cảm nhận của anh chị em dự tòng nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo tại GX Thanh Đa, Sàigòn

Hôm nay, toàn thể Giáo Hội trên toàn thế giới cầu nguyện cho Việc Truyền giáo, cầu cho các nhà Truyền giáo, các Tông đồ giáo dân, và cầu cho mỗi tín hữu trở nên chứng nhân của Chúa giữa cuộc đời.

Nhưng Truyền giáo là gì ? Truyền giáo không phải là mình tìm kiếm nhiều người về phe với mình, vào trong hàng ngũ của mình để mở rộng thanh thế !

Thưa hoàn toàn không phải vậy.

Nhưng Truyền giáo là mình cảm nhận được Ơn Cứu độ của Chúa, là Ơn có một không hai, giúp con người sống bình an hạnh phúc đời này, và được vinh phúc muôn đời. Vậy khi tôi cảm nhận được ơn này, tôi cũng muốn cho mọi người được số phận may mắn như thế, và tôi chia sẻ cảm nhận này cho mọi người, để họ cũng được hưởng hồng ân cứu độ này, đó là Truyền Giáo.

Trong ngày bế giảng khòa Dự Tòng 45, nhiều anh chị em cảm nhận Ơn Chúa và muốn chia sẻ cho mọi người. Sau đây là một số những cảm nhận của anh chị em Tân Tòng sau một khóa học, và hôm nay, anh chị em này được Rửa Tội làm con cái Chúa, và được hồng ân sống muôn đời.

Xem hình

1) CHIA SÉ 1 : Gia đình tôi vô thần (không có đạo), bản thân tôi cũng không tin có thần linh nào. Sau khi tốt nghiệp Sư phạm Mầm non. Tôi công tác tại một ngôi trường có nhiều người theo Đạo Thiên Chúa. Trong những bữa cơm trưa với nhau, tôi thấy họ chấm lên trán, chấm vào tim, rồi chấm lên 2 vai, miệng lẩm bẩm gì đo., Tôi hỏi thì được biết đó là nghi thức cầu nguyện và tạ ơn Chúa đã ban cho họ của ăn. Họ cũng kể cho tôi rất nhiều về Thiên Chúa, về Đức Kitô, về cái chết của Chúa Giêsu. . ., tôi nghe xong cho qua giống như nghe 1 bản nhạc nhàm chán. Đến mỗi Chúa Nhật hằng tuần, tôi lại thấy họ quần áo tươm tất, lịch sự, họ nói họ đi lễ hiệp thông và rước Mình Máu Thánh Chúa, tôi không hiểu và cho rằng họ rảnh rỗi phí thời gian….

- Một hôm, tôi được cậu em nhỏ hơn 3 tuổi, rủ tôi đi lễ Chúa Nhật để cầu nguyện cho tôi hết bệnh (tôi bị nhiễm siêu vi B). Tôi đồng ý đi vì tò mò. Bước vào nhà thờ, tôi thấy không khí nghiêm trang bao trùm hết mọi nơi, tôi hơi khớp. Vào thánh Lễ, nhìn điệu bộ trịnh trọng của cậu em, khác với vẻ lóc chóc loi choi mọi ngày của cậu em, tôi không khỏi nhịn cười, tôi cười như chưa từng được cười, đến mức cậu em mời ra khỏi nhà thờ…. Ngày lại ngày trôi qua, tôi nhìn ra lối sống của cậu em, luôn luôn giúp đỡ mọi người, dù ai nói gì cũng không biết giận là gì, tôi ngưỡng mộ lắm, và hỏi vì sao hắn làm được như vậy ? Hắn nói rằng : Thiên Chúa dạy chúng ta phải biết yêu thương tha nhân và tha thứ để sống chan hòa với mọi người, và hắn còn nói với tôi 1 câu đến giờ tôi còn nhớ mãi :”anh em hãy làm tất cả những gì anh em có thể, để sống thuận hòa với mọi người”.

- Theo ơn gọi của Chúa, tôi và bạn trai yêu nhau. Tôi được anh dẫn đi nhà thờ đi lễ thường xuyên, tôi cảm thấy thích thú với những bài giảng của cha, và thấm thía về đạo đức làm người, làm con . . . nhưng tôi vẫn thắc mắc về Chúa Giêsu, và tại sao Ngài chịu chết ?....

Để giải đáp các thắc mắc, tôi đăng ký học Giáo lý Dự tòng khóa 45. Ngày đầu tiên bước vào lớp (K.45), tôi hơi sợ với những nguyên tắc và quy định thầy chủ nhiệm nêu ra. Ôi, không biết mình có làm được không vậy trời ! Những ngày tiếp đó, với mớ kiến thức ít ỏi, tôi ngơ ngác và lạ lẫm với những gì thầy giảng dạy… Rồi qua thời gian, nhiều thắc mắc trong đầu tôi về đạo, về Thiện Chúa được các thầy giải đáp, dù tôi chưa một lần hỏi các thầy. Mèn ơi ! đầu óc tôi cứ lâng lâng, cảm giác khóai chí vì mình đã khám phá ra nhiều bí mật về Thiên Chúa về Đức Kitô….

Thời gian đi học giáo lý, tôi còn học tập được nhiều tấm gương sáng từ hai thầy. Niềm Tin, đức Tin tôi cũng được củng cố nhiều thêm qua những bài giảng, tôi học được cách đối nhân xử thế, tôi tâm đắc lắm về những lời rao giảng của Chúa Giêsu với các môn đệ, với mọi người… tôi học được đức tính tha thứ như Chúa dạy: không phải tha thứ 7 lần mà 70 lần 7……

- Sắp tới ngày tôi được Rửa Tội, được Rước Lễ và được trở thành con cái Thiên Chúa, không biết cảm giác của các bạn cùng khóa thế nào, có lâng lâng, hồi hộp, chờ đợi từng ngày như tôi lúc này không nhỉ ?… Cảm giác nôn nao và chờ đợi của tôi còn lây lan sang cả những đồng nghiệp của tôi nữa, họ hứa sẽ đi cầu nguyện cho tôi. …

2) CHIA SẺ 2 : Tôi xuất thân trong gia đình Phật Giáo, ông ngọại đã xuất giá đi tu từ rất sớm, và tôi được giáo dục như thế từ thuở bé. Có thể nói dù không được giầu có gì, nhưng gia đình tôi sống hạnh phúc êm ả cho đến ngày tôi vào Tp HCM học đại học. Một biến cố đã xảy ra, là tôi đã sa chân vào một loại tôn giáo mới du nhập, đó là một tà giáo, thờ quỷ, và những tín đồ họ gào thét với nhau bằng ngôn ngữ, đó là nhạc Rock mạnh.

Tôi thực có tội khi tôi đã gào thét sung sướng khi thấy “chúng nó” báng bổ Thiên Chúa trong lời hát dung tục. Thế là tôi bỏ học, bỏ cả một tương lai để đi theo quỉ dữ, làm người thân tôi đau khổ khôn nguôi. Tôi càng phạm tội tầy đình hơn khi tôi cuồng lọai hò hét khi thấy “chúng nó” phun nước bọt vào tượng Chúa Giêsu và chính tôi đã từng xúc phạm….

Nhưng chính trong lúc tôi đang đắm chìm trong sự sung sướng của tội lỗi, trong khi gia đình người thân đã bất lực, không thể cứu nổi linh hồn tôi, thì có một người, mà cho đến bây giờ, khi học xong giáo lý, tôi có thể nói, chính Chúa đã sai người đó làm sứ gỉa đến để giải thóat tôi, đó chính là người bạn đời của tôi …

Suốt 4 năm yêu nhau, bạn tôi phải chống chọi lại bao đau khổ tinh thần thể xác, để dành giật lại linh hồn tôi từ tay quỷ dữ, mà cho đến bây giờ tôi mới hiểu được, nếu không có Chúa, thì một con người bình thường không thể nào có mức chịu đựng đến như vậy: Tôi ngoại tình, bạn tôi đã tha thứ, tôi đi đến với tà giáo, bạn tôi năn nỉ đi theo để kéo tôi trở về…

Chính lúc bạn tôi dìu tôi vượt qua những cám dỗ, tôi mới hiểu được tôi mắc nợ với bạn tôi và với Thiên Chúa . . .Tôi đến với lớp dự tòng khóa 45. Tôi đã thật sự thấy được Ơn Lành Chúa ban, và tôi cảm nhận mỗi ngày một rõ ràng rằng: tôi hạnh phúc khi có Chúa…

Sự đổi khác tuyệt vời nhất tôi nhận được là tôi biết tha thiết yêu người bạn đời của tôi, và tôi xin hứa trước Chúa rằng, chỉ có cái chết mới có thể tách chúng tôi ra khỏi nhau. . .Tôi đã biết yêu thương người chung quanh, và sống có trách nhiệm với gia đình. Nhờ đến với lớp Giáo lý dự tòng, tôi nhận biết mình có một người Cha tuyệt đối là Thiên Chúa, và người cha đức hạnh nhận đỡ đầu cho tôi – thầy Chủ nhiệm – Tôi vững niềm tin rằng từ nay tôi sống thật xứng đáng với tình thương của Chúa, với bạn đời và với gia đình…

Tạ ơn Chúa đã mang con trở về sau hơn 20 năm lạc lối. Tạ ơn Chúa đã cho mở con một con đường và chính Chúa là Con Đường của con…

3) CHIA SẺ 3 : Truyền thống gia đình tôi Đạo Phật, tôi cũng vậy. Tôi chưa từng tìm hiểu hay biết tí gì về Đạo Công giáo. Trước đây tôi đã sống trong tội lỗi, vì cuộc sống quanh tôi toàn là cám dỗ.

Cho đến bây giờ, tôi không biết do tình cờ hay do ơn Chúa, cách đây một năm, tôi quen bạn gái có Đạo. Rồi một ngày Chúa Nhật đầu năm, tôi đưa bạn tôi đi Lễ, nhưng tôi ngồi ngoài chờ, vì chưa có ý định tìm hiểu đạo Công Giáo. Nhưng trong khoảng thời gian ngồi đợi ở ngoài, thì trước mắt tôi bỗng có một hình ảnh làm tôi cứ suy nghĩ và nhớ mãi không bao giờ quên được, đó là một cậu bé khoảng 7- 8 tuổi. Chính cậu bé làm tôi nhớ lại tuổi thơ của mình, và tôi đem so sánh chính bản thân mình với cậu bé. Tôi thấy mình không xứng chút nào với cậu bé, dù khi tôi đã trưởng thành như bây giờ. Tôi cứ thắc mắc: Tại sao cậu bé còn quá nhỏ mà lại có một tính tình và từng cử chỉ hành động giống như một người trưởng thành đến như vậy. Mà nếu so sánh với bản thân tôi thì tôi cảm thấy mình không bằng. Tuy cậu còn nhỏ mà sự trang nghiêm và chững chạc khi đứng bên cánh cửa nhà thờ để dự lễ. Rồi tôi bắt đầu suy nghĩ vì sao cậu bé được như vậy và tôi đã nghĩ chắc là cậu bé học được từ lời dạy của cha mẹ hay các lớp học của nhà thờ. Kể từ ngày đó trong đâu tôi nảy sinh ý đinh tìm hiểu về Đạo Công Giáo, và ý nghĩ đó luôn thôi thúc tôi từng giờ từng ngày, hình ảnh cậu bé đó cứ như hiện ra trước mắt tôi mỗi ngày.

Tôi bắt đầu tìm hiểu từ người bạn, bạn đã nói cho tôi nghe về Đạo Công Giáo, Từ đó, tôi cũng bắt đầu theo bạn tôi đến Nhà thờ để tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật. Lần đầu tiên bước chân vào cửa Nhà thờ, tôi cảm thấy lo sợ vì không biết trong ấy người ta làm gì mà đông như vậy? Nhưng khi theo bạn vào ghế ngồi, tôi không còn sợ nữa, vì tôi nhìn thấy được sự tôn nghiêm và êm ấm khi Thánh Lễ bắt đầu. Chung quanh tôi vang lên những tiếng hát của mọi người.Từ phía trong có một người bước ra cùng mấy em nhỏ, tôi cũng không biết đó là ai và làm gì, mãi sau này tôi mới hiểu rõ. Rồi thánh lễ bắt đầu trong sự trang nghiêm, tôi được nghe cha giảng, lúc ấy tôi thấy lòng mình thanh thản và có một điều gì đó khiến tôi cảm thấy được bình an… Rồi cứ thế mỗi tuần tôi đều theo bạn đi dự Lễ, nhưng kỳ lạ thay một điều, từ đó, tôi cứ trông đến ngày Chúa Nhật để được đi dự Lễ thay vì trước đây có được ngày nghỉ là tôi đi đây đi đó chơi cùng bạn bè… Đi dự Lễ để được nghe giảng, khi ấy tôi thấy mình như một đứa trẻ và khi vào nhà thờ tôi nhận được một cảm giác bình an thanh thản vô cùng. Cứ thế qua các bài giảng, tôi cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa…

Tôi muốn mình có được cuộc sống như những Kitô hữu… Tôi hỏi bạn là tôi muốn tìm hiểu đạo Công giáo. Bạn đã hướng dẫn tôi đến lớp Giáo Lý.

Ngày 16/5/11 khóa 45 khai giảng, tôi đã bắt đầu học. Trong mỗi giờ lên lớp, tôi được nghe lời giảng dạy của hai Thầy về cuộc sống của người Kitô hữu và tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Tuy thời gian học không dài, nhưng tôi cảm nhận và biết được rất nhiều điều mà trước đây tôi chưa từng được học nơi nhà trường hay trong cuộc sống hằng ngày ngoài xã hội.

Con cảm tạ Chúa ban cho con người bạn gái đã dẫn con đến với Chúa. Xin cám ơn các thầy đã chỉ dạy con

Câu chuyện về hình ảnh cậu bé, không biết mọi người nghĩ sao, nhưng riêng tôi, tôi cho rằng đó là ơn kêu gọi mà Thiên Chúa dành cho tôi. Và hình ảnh đó sẽ ở mãi trong lòng tôi.

4) CHIA SẺ 4 : Nhiều lúc tôi tự nghĩ đó có phải là “duyên số” không, mà Thiên Chúa đã chọn và mời gọi tôi hiệp thông vào sự sống vô tận của Ngài, dù tôi chưa bao giờ nghĩ tới để nhận ra Ngài.

Trước đây, tôi nghĩ Ngài (Chúa) chỉ là một thần linh mà nhiều người khi gặp khó khăn gì cũng tìm đến và gọi “ôi lạy Chúa”. Và từ nhỏ đến lớn, tôi cũng chưa bao giờ đi nhà thờ cũng như chưa bao giờ được nói chuyện với Thiên Chúa. Và tôi cũng không nghĩ sẽ có một ngày Ngài chọn tôi và tôi tìm đến Ngài.

Rồi một ngày, Thiên Chúa đã gửi một người, mà có thể là môn đệ của Ngài, người đó đến với tôi với một tình yêu nhẹ nhàng, và cũng vô tình đã mang Ngài (Chúa) đến với tôi. . . Tôi yêu thương, tin yêu người bạn trai của tôi, thì đồng thời lúc đó, tôi cũng dần tìm hiểu đời sống đạo, cuộc sống của một Kitô hữu như thế nào. Và thế là tôi cùng người bạn trai đi lễ Chúa Nhật hằng tuần. Quả thật, lúc đầu cũng thấy hơi ngại và kỳ kỳ, vì tôi không hiểu gì vè những nghi thức cũng như những bài kinh. Tôi đã định không đi nhà thờ nữa. Nhưng do sự thuyết phục và những giải thích của bạn trai về Chúa, tôi mới bắt đầu đi lại, và đồng thời đi học giáo lý Dự tòng. Lúc đầu cũng thật khó khăn…

Trong lớp, 2 thầy đã truyền đạt cặn kẽ và dạy bằng hết cả tâm hồn và tấm lòng, giúp tôi nhận ra rằng, được Ngài dẫn dắt, nâng đỡ, cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa và tâm hồn được bình an.

Và bây giờ có thể tôi chưa hiểu biết hết về Ngài và về cuộc sống của một Kitô hữu, nhưng tôi hy vọng sắp tới sẽ có thêm niềm Tin, giúp tôi hạnh phúc trong cuộc đời.

Khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa trong đời mình, đây quả là một biến cố vô cùng quan trọng, Cùng với Ngài, tôi sẽ bắt đầu một cuộc đời mới, giống như tôi được bước sang một cuộc sống khác với cuộc sống trước kia.

(Còn tiếp một số cảm nhận khác…)

Thánh lễ 9h30 sáng nay là Thánh Lễ Rửa Tội bế giảng khóa 45 Dự Tòng, có :

-20 anh chị em được Rửa Tội, ngoài ra còn một Anh xin được Rửa tội tại quê nhà.

- 06 anh chị em được Thêm Sức Trễ Tuổi

- 02 anh chị em được Xưng tội Rước lễ Lần đầu trễ tuổi.

Trong hơn 05 tháng học hỏi, anh chị em đã cảm nhận nhiều điều mới mẻ từ đạo Chúa, nhưng nổi bật hơn cả là cảm nhận về tình yêu của Thiên Chúa với con người, với chính bản thân mình. Đồng thời, họ cũng được mở ra một chân trời mới: hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn, và yêu thương tha nhân như chính mình.

Tham dự thánh lễ Rửa tội sáng nay có rất đông các bậc phụ huynh là những người không Công giáo, đây cũng là cơ hội tốt để giới thiệu với các vị khách quý về đạo của Tình Yêu.

Cầu chúc tất cả anh chị em Tân Tòng ngày càng vững mạnh trong đức tin, và can đảm sống yêu thương để trở nên nhân chứng cho Nước Trời.

Chia sẻ: Anh chị em Dự tòng khóa 45- Gx Thanh Đa

Hình ảnh: Lê Hoàng
 
50 Năm Hồng Ân Giáo xứ Chính Tâm (1961-2011)
Hồng Hương
09:46 27/10/2011
50 Năm Hồng Ân Giáo xứ Chính Tâm (1961-2011)

Sáng ngày 27.10.2011, Giáo xứ Chính Tâm, GP Phan Thiết tưng bừng trong niềm hân hoan cùng với Đức Giám Mục Giáo phận Giuse Vũ Duy Thống dâng Thánh lễ Tạ Ơn Mừng Kim Khánh Thành Lập giáo xứ (1961 – 2011). Ngày hội mừng 50 Năm Hồng Ân bắt đầu từ đêm 26 với chương trình “Ca Tụng Thiên Chúa”.

Niềm vui Tạ Ơn được nhân lên gấp nhiều lần khi Giáo xứ Chính Tâm được sự uu ái hiện diện của Quý cha hạt trưởng, Quý Cha, Quý thầy Phó tế, quý chủng sinh, tu sĩ, quan khách gần xa. Bà con giáo dân xúc động khi được gặp lại những vị chủ chăn, những nữ tu đã một thời gắn bó và chia sẻ bao buồn vui với Chính Tâm như cha Luân, cha Sáng, cha An, cha Văn Hoàng, cha Lựu, dì Nữ, dì Khôi, dì Tuất .v.v. Và vui mừng với Quý thầy đã từng giúp xứ nay đã là linh mục, phó tế. Khá bất ngờ khi giáo xứ Chính Tâm được tiếp đón Quý khách Giáo xứ Tân Bình, GP Xuân Lộc, là những giáo dân đầu tiên lập xứ Chính Tâm mà vì thời cuộc đã phải chuyển đi xa. Và nhất là niềm vui hội ngộ của những người con Chính Tâm xa gần đều cố gắng về chung vui với giáo xứ nhà.

Xem hình

Mở đầu thánh lễ, Cha Giuse Phạm Thọ, Quản xứ Chính Tâm, dâng lời tri ân đến Đức Giám Mục và Quý Đức Cha, Quý Cha cựu Chánh – Phó xứ Chính Tâm. Tri ân các Tiền Nhân có công gầy dựng giáo xứ còn sống đang hiện diện trong Thánh đường hay đã qua đời và tất cả mọi người đang cộng góp làm cho Chính Tâm ngày càng phát triển hơn.

Đức Cha Giuse thay mặt hai vị tiền nhiệm là Đức Cha Nicôla, Đức Cha Phaolô, Quý linh mục và quan khách hiện diện chúc mừng Cha Quản xứ và giáo xứ Chính Tâm nhân ngày mừng Kim Khánh Thành Lập.

Trong bài giảng, từ lược sử của giáo xứ Chính Tâm, Đức Cha Giuse đã gởi đến cộng đoàn qua 3 ghi nhận: Thứ nhất, “lịch sử của Chính Tâm là lịch sử đầy biến động”. 25 năm đầu dù giáo xứ đã hình thành nhưng chẳng mấy khi hội đủ 3 yếu tố theo giáo luật là phải có giáo dân – nhà thờ - linh mục quản sóc bởi thời cuộc. Sau 1975, Chính Tâm đã phải trải qua 15 năm thử thách bi thương khi không có chủ chăn và giáo đường. Và 25 năm sau của ngày Mừng Kim Khánh bừng lên một sức sống mới với những phát triển và biến đổi nhanh chóng. Tất cả đều đong đầy ơn trọng của Thiên Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Mân Côi, bổn mạng.

Điểm thứ hai, Đức Cha Giuse nói đến “một lịch sử thể hiện một niềm tin sống động”. Khi không có chủ chăn và giáo đường, bà con giáo dân đã biến những giờ kinh sốt mến trong từng gia đình, giờ kinh từng liên khu thành những thánh đường di động và sống động có sức mạnh gìn giữ đức tin cho cả cộng đoàn chờ đến ngày tươi sáng.

Và thứ ba, Ngài nói đến “lịch sử nổi bật những nét truyền thống làm nên sức mạnh của giáo xứ”. Ba điều mà Đức Cha vừa khích lệ vừa nhắn nhủ giáo xứ đó là: tình hiệp thông, phát triển công cuộc truyền giáo và đi vào nội tâm trong tâm tình tạ ơn Chúa. Nếu trong thời gian khổ giáo xứ đã sống được các điều này thì trong hiện tai và tương lai phải gìn giữ và thăng tiến nhiều hơn nữa.

Sau cùng, Đức Cha giải thích tên gọi “Chính Tâm” mà tiền nhân đặt có thể với ý nghĩa “một con tim ngay chính” hay “một con tim ngay lành” để con cháu phải ý thức sống. Ngài cầu chúc từng người trong giáo xứ trở nên một hạt kinh sống động trong chuỗi hạt Mân Côi để làm chứng nhân Tin Mừng của Chúa giữa cuộc sống hôm nay.

Kết thúc thánh lễ, Ông Chủ tịch HĐMV thay mặt giáo xứ Chính Tâm dâng lời cám ơn đến Đức cha Giuse, đoàn đồng tế và quan khách đã đến chung chia niềm vui Kim Khánh Giáo xứ . Các em thiếu nhi dâng những bó hoa tươi tượng trưng cho lòng biết ơn của giáo xứ với Đức Cha và quý Cha Cựu Chánh – Phó xứ.

“Hồng ân nối tiếp hồng ân, cộng đoàn giáo xứ chính Tâm sẽ tiếp tục bước tới theo dấu chân Chúa, trong ánh vinh quang và sự quan phòng của Người, với sự đỡ nâng và cầu bầu của Mẹ Rất Thánh Mân côi quan thầy, cùng với niềm tự hào và lòng quyết tâm của mọi thành phần Dân Chúa hôm nay” là tâm tình của từng người con Chính Tâm khi bước sang một trang sử mới đánh dấu 50 Thành Lập.

Tin: Hồng Hương, Ảnh: Tâm Phúc – Cúc Tiến

Lược sử Giáo xứ Chính Tâm

Bước đầu khai phá

Giáo xứ Chính Tâm được hình thành từ những năm 1960 – 1961; đa số giáo dân lúc ban đầu gốc Bắc Ninh di cư, được Cha Đaminh Nguyễn Đức Nghi đưa ra lập nghiệp theo chính sách dinh điền của Chính phủ đương thời. Được sự quan tâm của chính phủ và sự lãnh đạo của Cha xứ, bà con giáo dân đã nhanh chóng ổn định đời sống, dựng Nhà thờ tạm và chuẩn bị cho việc xây dựng Nhà thờ kiên cố.

Trải qua nhiều biến động

Năm 1965, vì hoàn cảnh chiến tranh hết sức ác liệt, bà con giáo dân cùng Cha xứ phải bỏ Chính Tâm về định cư tại Hố Nai (Giáo xứ Tân Bình, Giáo hạt Phú Thịnh, Giáo phận Xuân Lộc hiện nay). Từ 1965 đến 1972, Chính Tâm vắng bóng người trở thành vùng rừng hoang vu.

Từ năm 1972, một số gia đình gốc Bắc Ninh từ Hố Nai hồi cư. Lần lượt Chính Tâm đón nhận thêm một số giáo dân gốc các Giáo phận Miền Bắc từ nhiều nơi khác như Sài Gòn, Hố Nai…về lập nghiệp. Năm 1973, Cha Phanxicô Xavie Hoàng Kim Điền được Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận (Giám mục Giáo phận Nha Trang lúc ấy) cử làm quản xứ Chính Tâm. Cơ sở vật chất (nhà thờ, nhà xứ, trường học, …) lần lượt mọc lên. Trong những năm 1974 – 1975, vì hoàn cảnh chiến tranh, giáo dân và Cha xứ phải dìu dắt nhau chạy loạn nhiều lần; và nhất là đầu năm 1975, tình hình chiến sự khốc liệt, một lần nữa, đại đa số bà con giáo dân cùng Cha xứ lại phải bỏ chạy, các cơ sở vật chất của giáo xứ bị tàn phá bình địa.

Từ 1975 đến 1991, giáo xứ lâm vào tình trạng mồ côi: không Nhà thờ, không chủ chăn, không tổ chức; tuy nhiên giáo dân ở đây vẫn kiên trì giữ vững đức tin, âm thầm sống đạo, làm việc tông đồ… Từ 1975 đến 1989, Chính Tâm chẳng thuộc về giáo xứ nào cả: bà con giáo dân, lúc thì dự lễ tại Võ Đắt (thuộc Phan Thiết), lúc thi dự lễ tại Tân Hữu (thuộc Xuân Lộc). Năm 1989, linh mục Clêmentê Trần Thế Minh, quản xứ Tư Tề, được trao phó đặc trách Chính Tâm.

Thời kì tái thiết và phát triển

Năm 1991, chính quyền Tỉnh Bình Thuận cho phép lập lại Giáo xứ Chính Tâm bao gồm toàn xã Trà Tân và xã Tân Hà; ngôi nhà thờ mới của giáo xứ được xây dựng, và sau đó, các cơ sở vật chất khác được mọc lên, mở ra một thời kỳ phát triển mới có thể nói là “thần kỳ” của giáo xứ Chính Tâm, đặc biệt dưới thời kỳ quản xứ của Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng (1994 – 2003).

Mặc dù bị chính quyền gom 03 giáo xứ Chính Tâm I, Chính Tâm II và Chính Tâm III lại thành một giáo xứ trên phạm Vi 2 xã Trà Tân và Tân Hà, nhưng từ thực tế của lịch sử và theo đà phát triển chung, giáo xứ Chính Tâm II vẫn âm thầm hoạt động biệt lập để đến năm 1998 chính thức tái lập lại Giáo xứ mang tên Thánh Tâm. Năm 1995, tách giáo xứ Chính Tâm III thành Giáo họ biệt lập và đến năm 2005 thiết lập lại giáo xứ mang tên Mẹ Vô Nhiễm. Cũng năm 2005 tách Giáo điểm Truyền giáo kinh tế mới Thôn 5 thành Giáo họ biệt lập mang tên giáo họ Khiết Tâm.

Tri ân các Vị Chủ Chăn

Tính từ ngày được tái lập ổn định cho đến nay, Giáo xứ đã được các Cha sau đây coi sóc:

Cha Phaolô Lê Quang Luân: đặc trách từ năm 1991-1992; Chánh xứ từ năm 1992-1994.

Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng: Phó xứ từ năm 1992-1994; Chánh xứ từ năm 1994-2003.

Cha Giuse Nguyễn Văn Lừng : Chánh xứ từ năm 2003-2007.

Cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng : Chánh xứ từ năm 2007-2008.

Cha Giuse Phạm Thọ: Chánh xứ từ năm 2008 đến nay.

Và để cộng tác cùng các Cha xứ trong công việc mục vụ, cũng có các Cha phó sau:

Cha Giuse Nguyễn Hữu An : từ năm 2000-2005

Cha F.x Hồ Xuân Hùng : năm 2007

Cha Gioan Nguyễn Kim Hà : từ năm 2007-2008

Cha Antôn Trần Văn Lựu : từ năm 2008-2009

Chính Tâm hôm nay

Không kể Giáo họ Khiết Tâm biệt lập, Giáo xứ Chính Tâm hiện nay chia thành 12 giáo khu, 1074 hộ gia đình với trên 5000 người, chiếm tỉ lệ khoảng 70% dân số tại địa phương. Giáo dân đa số nằm trong các giới và đoàn thể như: Gia trưởng, BMCG, Giới trẻ, Thiếu nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Hội Lòng thương xót Chúa và Truyền giáo, Têrêsa … Sinh hoạt quy củ và sôi nổi; đặc biệt trong công tác truyền giáo, nhờ đó đã tạo ra được những phong trào tòng giáo và tái tòng giáo ồ ạt ở vùng này. (Trong vòng 20 năm trở lại đây đã có trên 900 tân tòng, cùng với trên 50 gia đình toàn tòng, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số Châu-ro).

Giáo xứ đã cống hiến cho Giáo Hội: 2 Linh mục, 1 đại chủng sinh, 5 chủng sinh, 12 tu sĩ, 9 dự tu và tập sinh.

Trình độ học vấn trung bình của giáo dân là cấp Trung học cơ sở (cấp II).

Về mặt kinh tế, đa số giáo dân làm nghề nông, thu nhập vẫn còn thấp. Đang chuyển dần sang đầu tư cho cây công nghiệp, cây cao su, cây ăn trái, áp dụng kỹ thuật mới; một số làm các nghề dịch vụ, buôn bán,… tất cả đang hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho giáo xứ.

Hiện nay, Cha Chánh xứ đang nỗ lực cỗ võ tinh thần học hỏi Lời Chúa trong khắp giáo xứ, đưa việc học hỏi và chia sẻ Lời Chúa không chỉ tại Nhà thờ mà về các giáo khu, đến tận các gia đình. Chính nhờ việc học Lời Chúa, được thấm nhuần Lời Chúa mà đời sống Đức tin của cộng đoàn được gia tăng rõ rệt.

Hướng về tương lai, giáo xứ Chính Tâm tiếp tục phát huy các truyền thống, các thành quả đạt được, đặc biệt là công cuộc truyền giáo (các khu kinh tế mới và bà con dân tộc thiểu số); hoàn thiện nếp sống, nhất là đời sống gia đình, nâng cao dân trí, cổ võ ơn gọi …

“Ôn cố tri tân”, nhìn lại hành trình 50 năm giáo xứ đã đi qua để dâng lên Thiên Chúa muôn lời ca tụng tôn vinh, với tâm tình tri ân cảm tạ vì biết bao hồng ân Ngài đã trao ban. Giáo xứ cũng dâng lên Đức Mẹ Mân Côi 50 năm qua như một tràng chuỗi Mân côi, mỗi năm như một đóa hoa hồng xinh đẹp, thơm ngát; cùng với muôn đóa hoa lòng, muôn muôn lời kinh kính mừng mà giáo xứ liên lỉ đọc trong suốt 50 năm trường để tôn vinh, chúc tụng và nài xin ơn Mẹ cho giáo xứ không chỉ 50 năm qua mà còn theo suốt hành trình đi về Nước Chúa. Cũng xin ghi ơn các bậc tiền nhân, những người còn sống hay đã qua đời đã dày công vun xới, xây dựng để giáo xứ có được ngày hôm nay.

Hồng ân nối tiếp hồng ân, cộng đoàn giáo xứ chính Tâm sẽ tiếp tục bước tới theo dấu chân Chúa, trong ánh vinh quang và sự quan phòng của Người, với sự đỡ nâng và cầu bầu của Mẹ Rất Thánh Mân côi quan thầy, cùng với niềm tự hào và lòng quyết tâm của mọi thành phần Dân Chúa hôm nay.

Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Chính Tâm
 
Gx. Nam Viên Mở Rộng Tâm Hồn Đón Thánh Giá
Hồng Ân
09:52 27/10/2011
Gx. Nam Viên Mở Rộng Tâm Hồn Đón Thánh Giá (23/10/2011)

Cuộc lữ hành của Thánh Giá đã đến Gx. Nam Viên vào một sáng Chúa Nhật chan hòa ánh nắng. Tại Thánh đường của Gx. Dũng Vi, Cha Giu-se TRẦN BÁ HẠNH đã long trọng trao Thánh Giá cho vị Đại diện của Gx. Nam Viên là Thầy Sáu Vinh Sơn NGUYỄN VĂN DU, trong niềm hân hoan của mọi người. Trong tiếng kèn đồng rộn rã, giữa tiếng hát rền vang, không chỉ giới trẻ mà toàn thể Gx. Nam Viên đã mở rộng tâm hồn nghênh dón Thánh Giá, "nguồn ơn cứu độ" trần gian (x. Cl 1,20; Ep 2,13.16). Tất cả đã nói lên niềm xác tín: «Chúng tôi rao giảng Đấng Ki-tô bị đóng đinh» (1 Cr 1,23). Thánh Giá được rước vào trong Thánh đường và được đặt trên cung thánh để các tín hữu tiếp tục chiêm ngắm, cầu nguyện.

Xem hình

Khuôn viên Gx. Nam viên tưng bừng nhộn nhịp đón chào Cha Quản hạt Giu-se NGUYỄN ĐỨC HIỂU cùng quý Cha trong và ngoài hạt Bắc Ninh, quý quan khách từ khắp nơi tụ về. Hôm nay, giới trẻ có mặt trong tất cả các khâu: giúp lễ, tiếp tân, ẩm thực, với sự đóng góp của Đội kèn đồng Nam Viên, của giới trẻ Gx. Tử Nê...Đến giờ hành lễ, đoàn đồng tế đã uy nghiêm tiến vào Thánh đường...Bằng những lời hùng hồn nồng ấm, Cha Chủ tế Giu-se TRẦN BÁ HẠNH, tức nhà thơ kiêm nhạc sĩ Phỏng Thảo Nguyên, ca ngợi Giáo xứ và đặc biệt giới trẻ của Gx. Nam Viên đã tổ chức một cuộc cung nghinh Thánh Giá rất hoành tráng, tràn đầy ý nghĩa; Ngài cũng chia sẻ cho cộng đoàn những tâm tình của Ngài:

Ôi Thánh Giá nhiệm mầu con thờ lạy

Chỉ vì yêu, Ngài đã chết thập hình

Ơn cứu độ, ôi lạy Đấng Cứu tinh

Ngài chiụ chết, cho con nguồn sống mới

Rồi mai đây, bao giông tố cuộc đời

Trên đường dài, bao thử thách chông gai

Nhiều khổ đau vây kín cả cuộc đời

Xin cho con biết, nhìn lên Thánh Giá!?...

Trong bài giảng, Cha Chánh Văn phòng Đa-minh NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG đã cho thấy các chiều kích của Thánh Giá: Thánh Giá không phải là dấu chỉ của sự khổ nhục, nhưng là bằng chứng cao cả nhất của tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với con người, vì Ngài đã trao ban cho con người chính Con Một của mình (x. Ga 3,16); Thánh Giá còn là chứng tích tình yêu của Chúa Giê-su đối với chúng ta, vì Ngài đã hy sinh chinh thân mình để cứu chúng ta (x. Ga 15,13); do đó, Thánh giá luôn là lời mời gọi con người đáp trả tình yêu thương của Chúa bằng cách hy sinh cho đến cùng để phục vụ anh chị em. Cha Chánh Văn phòng còn hướng dẫn cộng đoàn hát bài: "Tình Yêu Thánh Giá":

Thánh Giá là chữ †.

Người nằm giang tay chữ Y.

Là tình yêu, yêu đến tận cùng.

Yêu nhân gian chiều ngang.

Yêu đời mình chiều sâu.

Yêu Chúa là chiều cao.

Để tình yêu luôn mãi nhiệm mầu.

Phần tiếp tân sau Thánh lễ cũng thật đặc biệt. Giới trẻ đã đến mời rượu từng bàn và đã hát phụ diễn kèm theo những cử điệu. Những làn điệu Quan họ không còn mang âm hưởng trầm buồn của thuở nào nhưng tràn đầy niềm phấn khởi và chan chứa hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Cử tọa còn có cảm tưởng rằng đây là khúc dạo đầu của bản trường ca sẽ được cống hiến cho thế giới trong ngày Đại hội giới trẻ của Tổng Giáo phận Miền Bắc sắp được tổ chức tại Bắc Ninh.

Hồng Ân
 
Diễn văn của Đức ông Trịnh Minh Trí, tân Chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại HK
VietCatholic
10:20 27/10/2011
HOUSTON - Sau thánh lễ bế mạc Đại hội Linh mục Việt Nam Emmaus IV vào trưa ngày 27/10/2011 tại phòng họp lớn của Hilton Hotel Houston, và trong lễ bàn giao, đức ông tân chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ đã đọc diễn văn như sau:

Trọng kính Đức Cha Đôminicô Mai Thanh Lương
Kính thưa Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Kính thưa quý Cha Cựu Chủ Tịch Liên Đoàn
Kính thưa quý Bề Trên
Kính thưa quý Đức Ông
Kính thưa quý Cha
Kính thưa quý Thầy Sáu, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Chức, và tất cả Ông Bà, Anh Chị Em

Con chân thành cám ơn Đức Cha Đôminicô, quý Đức Ông, quý Cha, quý Thầy Sáu, Quý Tu Sĩ Nam Nữ đã tín nhiệm đề cử con vào chức vụ Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ trong nhiệm kỳ 2011-2015. Đây là một vinh dự lớn lao cho con. Nhưng con cũng có nhiều lo lắng trước sự tín nhiệm của mọi người. Con chỉ dám chấp nhận nhiệm vụ, trước tiên trong niềm tín thác vào ơn Chúa; thứ đến vì con tin vào lời cầu nguyện và sự cộng tác của mọi người.

Con xin bày tỏ lòng tri ân đối với các bậc đàn anh đi trước con trong Liên Đoàn, nhất là Cha Chủ Tịch vừa mãn nhiệm Giuse Nguyễn Thanh Liêm, và các đấng tiền nhiệm trước đây đã dày công xây đắp Liên Đoàn cho đến ngày hôm nay. Con ước mong sẽ nhận được sự chỉ bảo và chia sẻ kinh nghiệm của quý cha, để Liên Đoàn có thể phát triển cách tốt nhất.

Mục tiêu của Liên Đoàn từ ban đầu là làm nhịp cầu liên kết cho người Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ; nâng đỡ nhau giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống quý báu trong lối sống đạo Việt nam, đồng thời hội nhập với giáo hội địa phương. Liên Đoàn cũng mong được là một cầu nối hiệp thông với Giáo hội quê nhà.

Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ ngày càng phát triển rất nhanh, và con số linh mục tu sĩ cũng gia tăng. Sau hơn 36 năm hiện diện tại Hoa Kỳ, qua nhiều thế hệ khác nhau - thế hệ tỵ nạn thứ nhất, thứ hai qua đến thế hệ di dân thứ ba, thứ tư v.v… nhóm anh em linh mục, tu sĩ chúng ta đa dạng về độ tuổi, quá trình đào tạo, kinh nghiệm sống, mục vụ, v.v…

Mối quan hệ giữa chúng ta với Giáo Hội quê nhà cũng trở nên đa dạng hơn. Trong bối cảnh đó, chắc chắn hoạt động của Liên Đoàn đòi hỏi sự cộng tác của mọi người để được thành công. Trong suy nghĩ đó, con xin tha thiết mời gọi:
- Các cha trẻ hãy tham gia tích cực hơn vào các sinh hoạt của Liên Đoàn; và khi có thể, hãy sẵn sàng đảm nhận các trách nhiệm trong Liên Đoàn. Con hiểu rằng, các cha đang bận rộn với công việc hiện tại nơi Giáo Phận hay Hội Dòng của mình, nhưng con tin các cha vẫn có thể chia sẻ thêm nữa tài năng và thời gian cho sự lớn mạnh của Liên Đoàn, và giúp đỡ nhau sống vui trong đời tận hiến.
- Kính xin các Cha đàn anh tiếp tục nâng đỡ, cổ võ cho các anh em trẻ. Kinh nghiệm và khôn ngoan của các cha là kho tàng vô giá cho chúng con. Con tin rằng một tinh thần đối thoại cởi mở chân thành, dựa trên sự lắng nghe tương kính giữa đôi bên, sẻ giúp cho công việc mục vụ và sự liên đới của các thế hệ được tốt đẹp.

Chúng con mong đợi và sẽ trân trọng mọi ý kiến đóng góp của tất cả các linh mục, phó tế, tu sĩ, quý chức và anh chị em để cùng nhau xây dựng Liên Đoàn.

Nhân đây, con xin cám ơn cách đặc biệt các Cha đã tổ chức kỳ Họp Mặt Huynh Đệ Emmaus IV ở Houston đây. Emmaus đã trở thành một truyền thống tốt đẹp cho anh em linh mục Liên Đoàn. Trong mấy ngày qua, chúng ta vừa được kết tình huynh đệ, vừa được nâng cao đời sống tâm linh. Hành trình Emmaus, cùng với các khóa học, tĩnh tâm cho mọi thành phần dân Chúa, đã là một ưu tiên của Liên Đoàn trong nhiệm kỳ qua, sẽ tiếp tục là mối quan tâm của chúng con trong nhiệm kỳ này.

Một lần nữa, xin cám ơn Đức Cha Đôminicô, quý cha cựu chủ tịch các nhiệm kỳ trước, quý cha chủ tịch 8 miền, Hội Đồng Lãnh Đạo Liên Đoàn, quý Đức Ông, quý Cha, quý thầy Sáu, quý tu sĩ nam nữ, quý chức và Anh Chị Em. Qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Lavang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiệp thông cầu nguyện với Thái Hà
Hà Minh Thảo
13:14 27/10/2011
I.- LỜI MỜI CẦU NGUYỆN CỦA CÁC CHỦ CHĂN.

1. Ngày 03.12.2007, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài gòn, đã gởi Tâm Thư đến tín hữu công giáo Giáo phận cho biết việc Người khiếu nại với Chánh quyền về đất đai của Chủng viện Thánh Giuse. Người viết : « … Năm 2004, qua cha Tổng đại diện của giáo phận, Đức Hồng y nhắc lại với Chính quyền Thành phố lời đề nghị của giáo phận mong muốn được hoàn trả lại khu nhà đất 4.000m2 nói trên và Người đã không nhận một câu trả lời nào. Cách đây hai tuần, Uỷ ban nhân dân thành phố gửi cho Người một văn thư, trong đó xác định rằng việc Toà Tổng Giám Mục đòi lại khu nhà đất 11 Nguyễn Du là ‘không có cơ sở xem xét giải quyết’. Đức Hồng y cũng được báo tin rằng Công ty Quản lý nhà quận I cho tiến hành đo vẽ xác định hiện trạng và lập hồ sơ kỹ thuật bán nhà cho các hộ gia đình sinh sống tại đây. » và « … Tôi viết thư này để chia sẻ với anh chị em nỗi băn khoăn của tôi, đồng thời xin anh chị em cầu nguyện cho. Việc xây dựng giáo phận không chỉ là trách nhiệm của riêng tôi nhưng còn là trách nhiệm của tất cả cộng đồng Dân Chúa trong giáo phận. Vì thế tôi tha thiết xin anh chị em thêm lời cầu nguyện cho giáo phận để chúng ta có thể tìm ra giải pháp tốt đẹp nhất. »

2. Ngày 15.12.2007, Đức Cha Giuse Ngô quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà nội, lên tiếng với chính quyền về đất Tòa Khâm Sứ cũ và xin dân Chúa cầu nguyện :

«- Từ nhiều năm qua, sinh họat của Tổng giáo phận bị giới hạn vì thiếu thốn cơ sở vật chất. Có những Thánh Lễ, người tham dự phải tràn ra đường phố.

- Hội đồng Giám mục Việt nam, tổ chức đứng đầu Giáo hội Công giáo tại Việt nam, chưa có một địa điểm để đặt trụ sở chính.

Từ nhiều năm nay, Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục đã nhiều lần đệ đơn lên Chính quyền các cấp xin giao lại Tòa Khâm sứ để Giáo hội có đủ phương tiện cần thiết cho những họat động tôn giáo tối thiểu. Đề nghị chính đáng của tôn giáo chưa được đáp ứng, trong khi đó Quận Hoàn Kiếm lại dùng Tòa Khâm sứ để kinh doanh buôn bán. Trước đây đã bán phở, nay lại mở ngân hàng. Và ngày 13.12.2007 vừa qua thêm kinh doanh giữ xe với quang cảnh thật hỗn độn.

Vì thế, xin anh chị em hãy tích cực cầu nguyện để những nơi tôn nghiêm của tôn giáo được tôn trọng, nhu cầu chính đáng của Giáo phận và của Hội đồng Giám mục được đáp ứng và những sinh họat tôn giáo được thuận lợi, góp phần xây dựng xã hội, đặc biệt khuôn mặt của thủ đô được tốt đẹp. »

II.- NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC.

Ngày 25.09.2008, Hội đồng Giám mục Việt-Nam đã phổ biến ‘Quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay’. Trong đó, các Đức Giám mục đưa ra những nhận định tình hình và quan điểm:

A. Tình hình :

1. Nhiều nguyên nhân dẫn đến những khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thỏa đáng vì : luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm.

2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường.

Để giải quyết những xung đột trên, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội.

B. Quan điểm.

Các Đức Giám mục có những đề nghị cụ thể:

1. Luật về đất đai nên sửa đổi cho hoàn chỉnh, cần quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế Liên hiệp quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17).

2. Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật vì chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

3. Truyền thống văn hóa và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương tương tương ái và sự hài hòa trong xã hội, nên mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ. Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.

Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.

III.- GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO.

Bổ trợ và Liên đới là 2 nguyên tắc nền tảng trên đó Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo được xây dựng lên.

A. Nguyên tắc: Bổ trợ.

Các quyết định của xã hội phải đưa ra ở mức thấp nhất có thể, nghĩa là ở mức gần nhất đối với những ai chịu ảnh hưởng của quyết định. Không thể phát huy phẩm giá con người mà không quan tâm tới gia đình, các thực thể địa phương; nói khác đi, không quan tâm tới toàn bộ các biểu hiện kinh tế, xã hội, văn hoá, nghề nghiệp và chính trị mà dân chúng đã tự động tạo ra vì chúng giúp họ thực hiện việc tăng trưởng xã hội một cách hiệu quả (số 185).

Bổ trợ chính là một nguyên tắc quan trọng nhất của ‘triết học xã hội’. ‘Thật sai lầm khi rút khỏi tay các cá nhân những gì họ có thể làm được dựa vào sáng kiến và sự chuyên cần của họ để trao cho cộng đồng; cũng thật là bất công và tai hại, làm xáo trộn trật tự đúng đắn, khi giao cho một tổ chức cao hơn và lớn hơn những gì mà các tổ chức nhỏ hơn và cấp dưới có thể làm được. Vì chưng, bất cứ hoạt động xã hội nào tự bản chất cũng phải trợ giúp các thành viên trong xã hội, chứ không bao giờ phá huỷ và tiêu diệt họ’. Mọi xã hội thuộc trật tự cao hơn phải giúp đỡ – tức hỗ trợ, đẩy mạnh, phát triển – các xã hội thuộc trật tự thấp hơn (số 186).

Nhờ nguyên tắc này, dân chúng có thể được bảo vệ khỏi những sự lạm quyền của chính quyền cấp cao hơn và chính quyền này cũng được mời gọi hãy giúp các cá nhân và các đoàn thể trung gian chu toàn nghĩa vụ. Nguyên tắc này cũng mang tính đòi buộc, vì mỗi người, mỗi gia đình và mỗi đoàn thể trung gian đều có một điều gì đó độc đáo có thể đóng góp cho cộng đồng. Nguyên tắc này chống lại một số hình thức trung ương tập quyền, quan liêu giấy tờ và cứu trợ an sinh, cũng như sự hiện diện vô lý và thái quá của Nhà Nước trong guồng máy công cộng (số 187).

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ‘nhấn mạnh các giới hạn cần thiết đối với việc can thiệp của nhà nước và nhấn mạnh bản chất công cụ của nhà nước, vì cá nhân, gia đình và xã hội đã có trước nhà nước, và vì nhà nước tồn tại là để bảo vệ các quyền của họ chứ không phải để áp bức họ’ (Centesimus Annus số 11).

B. Nguyên tắc: Liên đới.

Sự liên đới làm nổi bật một cách đặc biệt bản tính xã hội nội tại của con người, sự bình đẳng của mọi người về phẩm giá và quyền lợi, cũng như con đường chung cho các cá nhân và các dân tộc tiến tới sự thống nhất với một ý thức ngày càng cao hơn (số 192). Đây là một nguyên tắc xã hội và là một đức tính luân lý (số 193). Sự liên đới có những mối tương quan mật thiết với công ích, với mục tiêu phổ quát của của cải, với bình đẳng giữa con người và với hoà bình (số 194).

Sự liên đới có tính cách bắt buộc đối với nhiều chủ thể phải ‘tương trợ lẫn nhau, mỗi người đều có trách nhiệm phải đáp ứng đối với những gì là bổn phận chung, cho công ích, chớ không phải chỉ những gì thuộc bổn phận và lợi ích riêng của mình, khi trách nhiệm chung và công ích đó đòi buộc.

Ghi chú : các số trong bài là những con số trích trong ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’.

IV. TAI HỌA LẠI ĐẾN CHO THÁI HÀ.

Tu viện Dòng Chúa Cứu thế (DCCT) Hà nội có quyền sở hữu đất từ năm 1928 và đưa vào sử dụng từ 1931 với tất cả giấy tờ hợp pháp, không thể tranh cải (xin xem sơ đồ của Consevation de la Propriété Foncière de Ha Noi – Sở Quản thủ Điền thổ Hà Nội, ngày 16.08.1944).

Sau cuộc cướp chính quyền năm 1945, Hiến pháp năm 1946 có ghi : « Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng » (Điều 10). Các Hiến pháp sau đó đều bảo đảm điều này. Điều 70 Hiến pháp 1992 còn ghi rõ: « Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng được pháp luật bảo hộ ». Hiến pháp năm 1959 quy định: « Chỉ khi nào vì lợi ích chung, nhà nước mới trưng mua, hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định » (Điều 20).

Bất chấp những quy định đó, khi thực hiện, nhà nước Việt Nam bất chấp những quy định trong Hiến pháp. Tu viện Thái Hà của DCCT đã bị ‘mượn’, không có một văn bản. Đã ‘mượn’ thì phải ‘trả’ là lẽ đương nhiên, khi Thái Hà cần để phục vụ người nghèo trong xã hội. Nhiều lần nhà dòng và giáo dân đã đề nghị trả lại, nhà nước không trả lời, giống như hành động của kẻ cướp vì chúng đã chuyển nhượng và chia chác cho nhau. Sau đó, biến tu viện thành bệnh viện.

Chiều ngày 06.10.2011, Ủy ban Nhân dân phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội gửi giấy mời cho Linh mục Chính xứ Thái Hà, Giuse Nguyễn văn Phượng, đến trụ sở Ủy ban lúc 15 giờ ngày 07.10.2011 để nghe ‘Công bố dự án Trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa Đống Đa’, nguyên là Tu viện DCCT Hà nội–Giáo xứ Thái Hà bị chính quyền chiếm dụng. Phiên họp đã thất bại vì gặp sự phản đối mạnh mẽ của gần 50 giáo dân giáo xứ Thái Hà trong khuôn viên của Ủy ban phường.

Ngày 07.10.2011, thay mặt các Linh mục Tu sĩ và giáo dân Thái Hà, Cha Chính xứ Nguyễn Văn Phượng đã gởi văn thư đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa để trình bày những hành vi trái luật về việc chĩa loa phóng thanh công suất lớn vào khu vực Nhà thờ và Tu viện DCCT để phát thanh bất kể giờ giấc cũng như việc vi hiến vì không bảo hộ những nơi thờ tự của tôn giáo. Vũ trường và địa điểm hoạt động karaoke phải cách cơ sở tôn giáo từ 200m trở lên cũng không được tôn trọng. Nay, sử dụng đất bất hợp pháp này để triển khai xây dựng công trình là trái phép. Do đó, Cha kiến nghị:

- Chấm dứt ngay phát thanh bằng loa chĩa thẳng vào nhà thờ và tu viện Thái Hà;
- Dừng việc triển khai thực hiện dự án xây dựng trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đống Đa trên khu đất thuộc nhà thờ và tu viện bị lấn, chiếm trái phép.
- Xem xét xử lý và giao trả khu đất cho nhà thờ và tu viện DCCT để sử dụng đúng vào mục đích tôn giáo.

Sau đó, Ban Giám đốc bệnh viện muốn gặp Cha Chính xứ Thái Hà và, với giấy giới thiệu thành phần để bảo đảm gặp đúng người đúng việc, ngày 11.10.2011 lúc 14 giờ, Giáo xứ Thái Hà đã tiếp họ.

Sau khi Đại diện bệnh viện và Sở Y tế cho rằng dự án lắp đặt trạm xử lý nước thải trong bệnh viện hợp pháp và có công nghệ tốt, không cần trao đổi với chủ sở hữu cơ sở, hai Cha Giuse Đinh tiến Đức và Gioan Lưu ngọc Quỳnh, đại diện Tu viện cùng cả trăm giáo dân đại diện giáo xứ Thái Hà, đã trình bày rõ lập trường và có những chất vấn chính như sau:

- Chúng tôi quyết tâm đòi lại Tu viện. Mượn thì phải trả.
- Trong thời gian chờ đợi nhà nước trả lại, chúng tôi không đồng ý bất cứ một hành động can thiệp, xây dựng gì trên cơ sở đó.
- Nhà nước đã có chủ trương dời bệnh viện ra ngoài, yêu cầu thực hiện, trả lại cơ sở để chúng tôi phục vụ người nghèo.
- Tại sao lại đưa một bệnh viện đầy dẫy vi trùng vào khu vực Tu viện? Đây có thể hiểu là một trong các âm mưu hãm hại cộng đồng tôn giáo hay không?
- Căn cứ pháp luật nào để các anh khẳng định quyền sở hữu của các anh trên cơ sở Tu viện này?
- Quý vị hãy dũng cảm đề xuất một vị trí khác để làm bệnh viện to, đẹp, đường hoàng và sẽ trả lại tòa nhà đó cho Tu viện.
- Việc đòi lại tài sản này đã được nêu ra từ lâu. Chúng tôi đã có đơn từ năm 1996 đến nay vẫn chưa được giải quyết! Dù có bị phân biệt đối xử, chúng tôi cũng kiên quyết đòi lại.

Tuy nhiên, sau khi đọc biên bản ghi lại nội dung buổi làm việc thì phía bệnh viện nhất định không chịu ký tên với lý do nội dung làm việc nằm ngoài nội dung ghi trong Giấy giới thiệu : ‘Thông báo về việc lắp đặt trạm xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa Đống Đa’! Vì thế, phía giáo xứ Thái Hà đã lập một biên bản thứ hai về việc họ đã không ký vào biên bản thứ nhất. Cuối cùng, cả ba đại diện bệnh viện và Sở Y Tế Hà Nội đã ký vào biên bản thứ hai này với Cha Đinh tiến Đức, đại diện Giáo xứ.

Chiều ngày 14.10.2011, Cha Quản Hạt Chính Tòa Hà Nội cùng với 15 linh mục phụ trách các Giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội đã đến Thái Hà dâng lễ tạ ơn, mừng lễ thánh Giêrađô và hiệp thông với Thái Hà.

Qua thư ngày 15.10.2011, Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT gửi cho tất cả các linh mục, tu sĩ DCCT Việt Nam, viết: « Khối nhà tu viện DCCT Thái Hà là di sản của cha ông chúng ta, không chỉ là di sản vật chất nhưng còn là di sản tinh thần cao quí, chuyên chở bao nhiêu tâm hồn thừa sai, bao nhiêu ước vọng về tương lai nhà dòng, bao nhiêu lời nguyện cầu, bao nhiêu những hy sinh nhọc nhằn vất vả kể cả mạng sống của cha ông chúng ta. Khối nhà này là tổ ấm, là cái nôi sinh thành dưỡng dục các thế hệ cha anh chúng ta.

Khối nhà này là giải pháp chính đáng, hợp lý cho các công việc tông đồ mục vụ đang đầy ứ và quá tải tại Giáo xứ Thái Hà, là sự đáp ứng phải có của nhu cầu phục vụ cộng đồng dân Chúa, không chỉ thuộc Giáo xứ Thái Hà nhưng còn của khách thập phương yêu mến Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Dừng ngay dự án xây dựng trạm xử lý nước thải và trả lại tu viện cho DCCT Hà Nội là ý kiến của các linh mục tu sĩ DCCT Hà Nội và cũng là ý kiến của cộng đoàn dân Chúa ở Thái Hà. Tôi ủng hộ ý kiến đó. »

Hiệp thông với các tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế, chúng ta hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà và, với Giáo xứ Thái Hà, xin Thiên Chúa giúp người cầm quyền biết tôn trọng Hiến pháp và Luật lệ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Chiều – Golden Sea.
Nguyễn Đức Cung
21:14 27/10/2011
BIỂN CHIỀU – Golden Sea
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Anh có nghe không lời biển nói
Ta cùng nhau nhé chung lòng mơ
Quay mũi thuyền trôi về bến bờ
Thăm Cam Ranh, Nha Trang, Xóm Bóng.
(Trích thơ của Sương Anh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Thánh lễ tôn phong hiển thánh Chúa Nhật 23/10/2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:43 27/10/2011
Sáng Chúa Nhật 23 tháng 10, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tôn phong hiển Thánh cho 3 Chân Phước trước thềm đền thờ thánh Phêrô. Ba vị được tôn phong là thánh Giám Mục Guido Maria Conforti, Linh Mục Luigi Guanella và nữ tu Bonifacia Rodriguez de Castro.

Từ 7 giờ sáng các tín hữu đã sắp hàng chờ vào quảng trường Thánh Phêrô để dự lễ. Trong khi chờ đợi họ đã nghe các văn bản trích từ bút tích của ba Chân Phước và hát thanh ca. Hình của ba vị được treo trên bao lơn đền thờ thánh Phêrô: chính giữa là Đức Cha Conforti, bên phải là Linh Mục Luigi Guanella, và bên trái là nữ tu Rodriguez de Castro

Tham dự thánh lễ có 14 vị Hồng Y, một số đông đảo các Giám Mục thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, các phái đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh và gần 50,000 tín hữu và du khách hành hương. Đặc biệt có gần 80 linh mục thuộc dòng Saveriani do Đức Cha Conforti sáng lập, và dòng các Tôi Tớ Bác Ái do cha Luigi Guanella thành lập.

Sau nghi thức thống hối Đức Hồng Y Angelo Amato Tổng trưởng Bộ Phong Thánh đã cùng với các thỉnh nguyện viên tiến lên giới thiệu tiểu sử ba Chân Phước và xin Đức Thánh Cha phong hiển Thánh cho các vị.

Đức Cha Guido Maria Conforti sinh năm 1865 và qua đời năm 1931. Năm 1895, ngài đã thành lập dòng truyền giáo Saveriani. Năm 1902, khi mới 37 tuổi, ngài đã được Đức Giáo Hoàng Leô XIII chỉ định làm Giám Mục tổng giáo phận Ravenna rồi Parma. Trong hơn 24 năm Giám Mục, ngài đã là một chủ chăn rất gương mẫu và thánh thiện. Ngài đã được Đức Gioan Phaolô II phong Chân Phước năm 1996.

Linh Mục Luigi Guanella sinh năm 1842 và qua đời năm 1915. Từ năm 1881, cha đã lần lượt sáng lập dòng Nữ tử Thánh Maria Quan Phòng, rồi Hội Thánh Giuse chuyên cầu nguyện cho những người hấp hối, và cuối cùng là dòng Các Tôi tớ Bác Ái.

Nữ tu Bonifacio Rodriguez de Castro/bon-ni-pha-si-a rô-dri-guê đờ kát-trô/, người Tây Ban Nha sinh năm 1837 và qua đời năm 1905. Chị đã thành lập dòng các Nữ tôi tớ Thánh Giuse chuyên trợ giúp các phụ nữ lao động nghèo. Chị bị hàng giáo sĩ Salamanca chống đối cho là điên khùng, và gặp rất nhiều khó khăn thử thách, nhục nhã, đến bị truất chức bề trên, nhưng chị không hề mở miệng kêu ca than vãn, vẫn vui vẻ tha thứ, nhẫn nhục chịu đựng mọi sự và hoàn toàn tín thác nơi tình yêu của Chúa.

Sau phần giới thiệu ba Chân Phước, cộng đoàn đã hát kinh cầu các Thánh.

Đức Thánh Cha đã đọc công thức phong hiển Thánh như sau: Để vinh danh Thiên Chúa Ba Ngôi, để biểu dương đức tin công giáo và thăng tiến cuôc sống Kitô, với quyền của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta và của hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và của chúng tôi, sau khi đã suy nghĩ lâu dài và nhiều lần xin ơn Chúa trợ giúp và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em trong Hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định là Thánh các Chân Phước Guido Maria Conforti, Luigi Guanella và Bonifacia Rodriguez de Castro và ghi tên các vị vào sổ bộ các Thánh và thiết định rằng các vị sẽ được tôn kính giữa hàng các Thánh trong toàn thể Giáo Hội. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các Thánh là những người đã được luật mến Chúa yêu người biến đổi thánh các mẫu gương đức tin cho chúng ta noi theo.

Đòi buộc chính đối với từng người trong chúng ta đó là Thiên Chúa phải hiện diện trong cuộc sống chúng ta. Người phải thấm nhập mọi lãnh vực cuộc sống và hoàn toàn tràn ngập chúng ta: con tim ta phải biết Người và để cho Người đánh động; và linh hồn ta cũng thế, để chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: “không còn là tôi sống nữa, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”

Chúa Giêsu cũng cho chúng ta hiểu rằng bác ái đối với tha nhân cũng quan trong như lòng yêu mến Thiên Chúa. Thật thế, dấu chỉ hữu hình mà tín hữu kitô có thể làm chứng cho thế giới thấy tình yêu đối với Thiên Chúa là tình yêu đối với các anh chị em khác.

Đức Thánh Cha nói về Thánh Giám Mục Conforti như sau:

“Ngài là chứng tá đầu tiên cho những điều ngài giảng dạy. Ngài khuyên bảo các thừa sai của ngài rằng sự hoàn thiện nằm trong việc thực hiện thánh ý Chúa theo gương Chúa Giêsu trên Thánh Giá”

Khi đề cập đến Thánh Luigi Guanella, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự thương cảm của thánh nhân với những người cơ hàn. Đây là vị “tông đồ của tình bác ái”, ngài nói. Trước hàng ghế đầu, người ta thấy một số đông đảo những người khuyết tật được chăm sóc bởi Trung Tâm Don Guanella

“Nơi chứng tá của ngài, với đầy tình nhân loại và sự chăm sóc cho những người bị quên lãng, chúng ta nhận ra sự hiện diện sáng láng và tác động của Thiên Chúa”.

Khi nói về thánh nữ Bonifacia Rodriguez de Castro /bon-ni-pha-si-a rô-dri-guê đờ kát-trô/, đấng sáng lập Dòng Tôi Tớ Thánh Giuse, Đức Thánh Cha đã nói bằng tiếng Tây Ban Nha rằng vị nữ tu này đã tận hiến đời mình để giúp các phụ nữ có thể độc lập về kinh tế.

“Qua lời chuyển cầu của ngài, chúng ta xin Chúa cho tất cả công nhân, đặc biệt những ai có thu nhập thấp và những ai đôi khi bị trả lương không xứng đáng. Chúng ta xin cho trong cuộc sống hàng ngày, họ có thể tái khám phá bàn tay đầy tình bạn của Thiên Chúa để họ có thể làm chứng cho tình yêu Ngài và qua đó chuyển hóa sự mệt nhọc của họ thành một bài ngợi ca Đấng Tạo Thành trời đất”.

Hiện diện trong thánh lễ phong thánh có ông William Glesson, người đã được chữa lành sau một tai nạn tại Hoa Kỳ khiến ông bị gãy cổ. Tòa Thánh công nhận phép lạ xảy ra do lời chuyển cầu của thánh Luigi Guanella. Ông William Glesson đã cầm bình tro xương của thánh nhân dâng lên Đức Thánh Cha trong nghi thức phong thánh.

Chúa Nhật 23 tháng 10 đánh dấu lần thứ 85 Khánh Nhật Truyền Giáo Thế Giới. Đó cũng là dịp thuận tiện để Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tôn lên bậc hiển thánh 3 vị thánh mới là thánh Giám Mục Guido Maria Conforti, Linh Mục Luigi Guanella và nữ tu Bonifacia Rodriguez de Castro.

Khi kính nhớ đến vai trò của các vị thánh này trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha đã đề cập đến tình huynh đệ.

“Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng yêu người cũng quan trọng như mến Chúa. Thật vậy, yêu mến anh em mình là dấu chỉ hữu hình người Kitô hữu có thể chứng tỏ cho thế giới hầu làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha đã nhắc lại cách thức các vị thánh mới đã sống Phúc Âm như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của họ.

“Thật là ơn Chúa quan phòng để hôm nay Giáo Hội trình bày cho tất cả các tín hữu Công Giáo 3 vị thánh là những người đã được chuyển hoá bởi tình yêu Thiên Chúa, là điều họ đặt làm căn bản cho cuộc sống mình”.

Cuối buổi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã phó thác cho sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho công lý và hòa bình sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 10 này tại Assisi nhân kỷ niệm 25 năm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô triệu tập ngày này lần đầu tiên.
 
Phóng sự đặc biệt về ngày cầu nguyện, suy tư và đối thoại tại Assisi giữa ĐTC và đại diện các tôn giáo thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:52 27/10/2011
Hôm thứ Năm 27 tháng 10, Đức Thánh Cha đã đến Assisi để cử hành 25 năm ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Đây là biến cố lịch sử đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 khởi xướng và đã được sự đáp ứng nồng nhiệt của đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới.

Sáng thứ Năm, Đức Thánh Cha đã đáp chuyến tàu từ Rôma đến Assisi nơi sẽ diễn ra buổi cầu nguyện đại kết cho hòa bình và công lý. Cùng hiện diện với Đức Thánh Cha trên chuyến tàu kéo dài 1 giờ 45 phút là đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới.

Trong số các vị đại diện các tôn giáo, người ta nhận thấy có Đức Thượng Phụ Batholomew Đệ Nhất là thượng phụ Chính Thống Giáo thành Constantinople. Ngài là vị lãnh đạo chính trong thế giới Chính Thống Giáo. Bên cạnh đó, còn có Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams, Giám Mục thành Canterbury là thủ lĩnh Anh Giáo, Hoàng Tử nước Jordan và vị Rabbi trưởng của Do Thái Giáo tại Rôma.

Khi chuyến tàu đến Assisi, Đức Thánh Cha và đại diện các tôn giáo đã di chuyển bằng một xe bus nhỏ từ trung tâm thành phố đến Đền Thánh Đức Maria của các Thiên Thần, nơi Đức Thánh Cha đã thân mật bắt tay từng vị lãnh đạo các tôn giáo.

Sau đó, các vị tiến vào bên trong đền thờ, trong khi ca đoàn dòng Phanxicô đã hát một bài thánh ca.

Đức Hồng Y Peter Turkson, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình, một trong những nhà tổ chức buổi cầu nguyện này đã cho chiếu video về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đại diện các tôn giáo vào năm 1986.

Trong phát biểu của mình Đức Thượng Phụ Bartholomew I nói: “Cuộc đối thoại của chúng ta là cuộc đối thoại hòa giải. Tất cả chúng ta đều nhớ đến câu này trong những Mối Phúc Thật:

‘Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.’

Nhà lãnh đạo Anh Giáo, Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams đã chú trọng đến nhu cầu phải có quan hệ mạnh mẽ với Thiên Chúa.

“Chúng ta hiện diện nơi đây để công bố ý chí của chúng ta, quyết tâm nhiệt thành của chúng ta để thuyết phục thế giới rằng nhân loại không nhất thiết phải xa lạ với nhau, nhìn nhận điều này là cần thiết vì tương quan phổ quát của chúng ta với Thiên Chúa”

Các đại diện Do Thái Giáo và Hồi Giáo cũng đã phát biểu. Rabbi David Rosen, đại diện cho cộng đồng Do Thái Giáo tại Hoa Kỳ đề cập đến việc dấn thân cho hòa bình. Trong khi đó, đại diện Hồi Giáo là tiến sĩ Muzadi đã đề cập đến mục đích của tôn giáo.

Rabbi David Rosen nói: “Xin cho buổi họp mặt hôm nay kích hoạt các nỗ lực của tín hữu nam nữ và những người thiện chí để bật lên những cố gắng hiện thực hoá mục tiêu này, là điều mang lại ơn lành và sự chữa lành thực sự cho nhân loại”.

Tiến sĩ Kay Haji Hasyim Muzadi nói: “Cốt lõi và mục tiêu cho sự hiện diện các tôn giáo trên trần gian này là nhằm củng cố các giá trị và phẩm giá nhân loại, hòa bình và tiến bộ của thế giới vì tôn giáo nhằm để soi sáng nhân loại chứ không phải là làm ngược lại.”

Buổi cầu nguyện tại Assisi không có buổi cầu nguyện chung giữa các nhà lãnh đạo các tôn giáo. Trái lại, chỉ có những giờ được phân chia cho suy niệm và cầu nguyện cá nhân.

Đức Thánh Cha đã phát biểu sau cùng. Ngài nói như sau:

Anh chị em thân mến,

Thưa quí vị trưởng đoàn và đại diện các Giáo Hội cũnng như các cộng đoàn Giáo Hội, và các tôn giáo thế giới, các bạn thân mến!


25 năm đã trôi qua từ khi lần đầu tiên, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 mời các đại diện tôn giáo thế giới đến Assisi để cầu nguyện cho hòa bình. Hồi đó đe dọa lớn cho hòa bình trên thế giới xuất phát từ sự phân chia trái đất thành hai khối đối nghịch nhau. Biểu tượng tỏ tường của sự phân chia đó chính là bức tường Berlin; bức tường này xuyên qua giữa thành phố, xác định biên giới giữa hai thế giới. Năm 1989, tức là 3 năm sau cuộc gặp gỡ tại Assisi, bức tường đó sụp đổ mà không có đổ máu. Đột nhiên, những kho võ khí khổng lồ ở đàng sau bức tường đó không còn ý nghĩa nữa. Chúng đánh mất khả năng làm cho người ta kinh hoàng và sợ hãi. Ý muốn của các dân tộc mong được tự do đã mạnh mẽ hơn những kho võ khí của bạo lực.

Nhưng điều gì đã xảy ra sau đó? Rất tiếc là chúng ta không thể nói rằng từ đó tình hình được tự do và hòa bình. Tuy chúng ta không thấy có sự đe dọa của cuộc đại chiến, nhưng rất tiếc là thế giới đầy những bất hòa. Chúng ta hãy tìm cách xác định rõ hơn những khuôn mặt mới của bạo lực và bất hòa. Theo ý tôi, nói một cách tổng quát, người ta có thể vạch rõ hai loại khác nhau của bạo lực mới, chúng hoàn toàn đối ngược nhau về động lực và được biểu lộ rất khác nhau về chi tiết. Trước tiên là nạn khủng bố, trong đó thay vì đại chiến, đã có những cuộc tấn công nhắm mục tiêu rõ ràng, đánh vào những điểm quan trọng của đối phương, để tàn phá, mà không để ý gì tới những sinh mạng vô tội bị sát hại dã man hoăc bị thương trong cuộc khủng bố như thế. Dưới mắt những kẻ chịu trách nhiệm, đại chính nghĩa gây thiệt hại cho kẻ thù là điều biện minh được cho mọi hình thức tàn ác. Nhưng, các vị đại diện các tôn giáo tụ tập tại Assisi năm 1986 tại Assisi muốn khẳng định - và chúng ta muốn mạnh mẽ cương quyết lập lại- rằng: đó không phải là bản chất chân thực của tôn giáo. Trái lại đó là sự xuyên tạc tôn giáo và nó góp phần tiêu diệt tôn giáo.

Về điểm này, trong tư cách là tín hữu Kitô, tôi muốn nói rằng: đúng vậy, trong lịch sử, người ta cũng đã nhân danh đức tin Kitô để sử dụng bạo lực. Chúng ta rất xấu hổ mà nhìn nhận điều đó. Nhưng một điều tuyệt đối rõ ràng, đó là đức tin Kitô bị lạm dụng, một cách trái ngược rõ ràng với bản chất đích thực của đức tin này. Thiên Chúa là Đấng mà các tín hữu Kitô chúng tôi tin, chính là Đấng Tạo Hóa và Cha của tất cả mọi người, do đó mọi người là anh chị em với nhau và họp thành một gia đình duy nhất.

Đức Thánh Cha đã kêu gọi sự hòa giải giữa các quốc gia mà trong quá khứ đã có những xung đột với nhau. Ngài lên án chủ nghĩa khủng bố trên danh nghĩa tôn giáo và khẳng định rằng tôn giáo không thể được dùng như một cớ để biện minh cho bạo lực.

Để kết luận, tôi muốn cam đoan với quí vị rằng Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ cuộc chiến chống bạo lực, quyết tâm xây dựng hòa bình trên thế giới. Chúng ta được linh hoạt nhờ cùng một ước muốn chung, ước muốn trở thành “Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”.

Hôm qua thứ Tư 26 tháng 10, trong buổi triều yết chung, thay cho bài huấn đức thường lệ, Đức Thánh Cha đã cử hành một nghi thức Phụng Vụ để chuẩn bị cho ngày cầu nguyện đại kết cho hòa bình thế giới. Nói với các tín hữu hành hương tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi hân hoan chào mừng các tín hữu nói tiếng Anh và các khách hành hương khác. Tôi xin anh chị em đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện cho chuyến đi Assisi ngày mai để cử hành ngày Suy Tư, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới với đại diện các tôn giáo.

Tôi chào thăm các tín hữu từ giáo phận Niigata Nhật Bản đang cử hành 100 năm ngày thành lập giáo phận. Tôi cũng gởi lời chào đến anh chị em đến từ Anh, Đan Mạch, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Việt Nam và Hoa Kỳ. Xin Thiên Chúa toàn năng ban phép lành cho anh chị em”.

Nhận định của Đức Hồng Y Roger Etchegaray:

Đức Hồng Y Roger Etchegaray lúc bấy giờ là chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình là người đã phụ trách việc tổ chức buổi cầu nguyện này. Theo Đức Hồng Y, đây là một sáng kiến lớn nhất của vị Giáo Hoàng Ba Lan.

“Thực là một sáng kiến táo bạo, một điều rất là mới mẻ và chúng ta có thể nói là có tính tiên tri”.

Tiến trình đối thoại đại kết không thể được như hôm nay nếu không có biến cố Assisi. Buổi cầu nguyện chung này đã là một bước tiến lớn trong quan hệ với các tín hữu không Kitô, vì trước đó đối thoại đại kết của Giáo Hội chỉ nhắm đến các Kitô hữu.

Dù thế, vẫn còn nhiều việc phải làm để tiến đến một tiến trình đối thoại đại kết đầy đủ.

“Chiều sâu của vấn đề hiện nay là chúng ta chưa thể nói là có đối thoại thực sự. Gặp gỡ và nói những lời tốt đẹp với nhau thôi thì chưa đủ.”

Đức Hồng Y cảnh cáo rằng làn sóng bài Kitô trên thế giới thực sự là một đe dọa cho hòa bình.

“Nếu chúng ta không hiểu Thiên Chúa là tình yêu và là tình yêu đầy lòng thương xót, nghĩa là Ngài tha thứ cho chúng ta, rằng chúng ta tất cả chỉ là những kẻ tội lỗi đáng thương, nếu chúng ta không chấp nhận điều đó, chúng ta không hiểu, không cầu nguyện xin ơn tha thứ, sẽ không bao giờ có hòa bình giữa chúng ta, sẽ không bao giờ có hòa bình lâu dài cho mọi người.”

Theo Đức Hồng Y Etchegaray có một dấu chỉ đáng hy vọng là các Kitô hữu và tín hữu của các niềm tin khác đang chứng tỏ rằng các tôn giáo là một dấu chỉ về sự trung tín đối với Thiên Chúa của hòa bình.