Phụng Vụ - Mục Vụ
Một lần gặp gỡ
Lm. Thái Nguyên
00:14 25/10/2022
MỘT LẦN GẶP GỠ
Chúa Nhật 31 Thường Niên năm C: Lc 19,1-10:
Suy niệm
Nhìn lại lịch sử, tác giả sách Khôn Ngoan khám phá được đường lối hành xử của Thiên Chúa: Ngài xử rất khoan hồng đối với những người tội lỗi. Tác giả cũng thấy được lý do của cách hành xử ấy, là “vì Chúa yêu sự sống” và không muốn ai phải chết. Bởi thế “những ai sa ngã, Ngài sửa dạy từ từ… để họ bỏ điều ác.” (Kn 11,22–12,2). Bài Tin Mừng hôm nay minh chứng cụ thể hơn nữa về lòng khoan dung của Thiên Chúa qua Đức Giêsu, Đấng “đến để tìm và cứu những gì đã hư mất.”
Đang trên lộ trình ngang qua thành Giêricô để về thành Giêrusalem thì Đức Giêsu gặp Giakêu, một người giàu có nổi tiếng ở thành Giêricô, nhưng ông bị coi là kẻ tội lỗi, là người bị “hư mất”, vì là người “đứng đầu những người thu thuế”. Không biết tên ông là Giakêu, hay thánh Luca có ngụ ý đặt tên đó cho ông. Vì Giakêu có nghĩa là “người trong sạch”. Một người tội lỗi làm nghề thu thuế mà lại gọi là người trong sạch, nghe có vẻ khôi hài. Nhưng lạ thay, đó là điều mà ông sẽ trở thành.
Có lẽ Giakêu đã từng nghe biết về Đức Giêsu, nên nhân cơ hội này ông tìm cách để xem Ngài như thế nào. Nhưng dân chúng quá đông mà thân hình ông lại thấp bé, tầm nhìn bị vây chắn. Ông phải chạy lên phía trước và trèo lên một cây sung. Nhưng trèo lên cây như vậy không mất thể diện lắm sao? Là một vị quan thuế chứ đâu phải trẻ con. Nhưng để thấy Đức Giêsu, đòi ông phải can đảm thay đổi thái độ. Để có thể chiêm ngưỡng những gì cao hơn, phải chăng người ta cần phải hạ mình thấp hơn? Lùi một bước sẽ thấy trời cao đất rộng. Khi trèo lên, ông liền nhìn thấy Đức Giêsu, và ngay lúc đó Ngài cũng chợt nhìn thấy ông. Hai cái nhìn bắt gặp nhau từ tấm lòng rộng mở. Hai trái tim cùng hớn hở đón nhận nhau. Đức Giêsu liền cất tiếng: “Giakêu xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”. Lời Ngài làm ông ngỡ ngàng và sung sướng: “Ông vội vàng tuột xuống và mừng rỡ đón rước Ngài”.
Đức Giêsu vào nhà Giakêu với thái độ thân thiết, chẳng đòi hỏi ông điều gì, cũng chẳng bắt ông phải hoán cải hay bỏ nghề thu thuế. Thấy vậy, dân chúng xì xầm phê bình, chỉ trích: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào”. Dân chúng nói cũng phải thôi, Đức Giêsu là một người được dân chúng kính tôn mà lại đến ngụ nhà một người bất xứng. Nhưng sứ mạng của Ngài là“đến để tìm và cứu những gì đã hư mất”.
Giakêu có thể hoán cải là nhờ Chúa Giêsu đã quan tâm tới và đối xử nhẹ nhàng với ông. Đại thi hào Goethe từng nói: “Nếu ta đối xử với một người đúng như người ấy là, thì người ấy sẽ xấu hơn. Nhưng nếu ta đối xử với người ấy như người ấy phải là hoặc như người ấy muốn là, thì người ấy sẽ tốt hơn. Bởi vì những mong ước trong chúng ta chính là phần tốt nhất của con người chúng ta”. Chẳng ai hoàn toàn xấu. Ai cũng có một phần tốt và một phần xấu. Đức Giêsu đã khơi lên cái phần tốt ấy nơi Giakêu.
Xem ra ánh mắt, lời nói, thái độ của Ðức Giêsu đã chạm đến tim của Giakêu, khiến lòng ông tan chảy. Bỗng chốc lòng ông cảm thấy nhẹ nhàng buông xả. Một cách hồn nhiên, ông dâng nửa gia sản cho người nghèo, và xin đền gấp bốn những thiệt hại mà ông đã gây ra cho người ta. Đón rước Chúa vào nhà, xem ra ông bị mất mát nhiều, nhưng cái mất đó là những cái đáng phải mất, để được những điều cần phải được. Đó là sự trao đổi để Thiên Chúa có thể biến đổi một con người. Thật vậy, Giakêu đã thành con người mới, không còn ray rứt bất an và mặc cảm, không còn bị vật chất và lợi lộc trói buộc, không còn những ngày héo hắt với tâm hồn cô đơn trống rỗng, nhưng tràn đầy an vui và hạnh phúc, vì ông đã gặp được Đức Giêsu, và trái tim ông đã hòa cùng nhịp đập với Ngài.
Quả là cuộc hạnh ngộ làm biến đổi phận người. Không chỉ là sự biến đổi cá nhân của Giakêu, nhưng còn là cả nhà ông: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này”. Sự biến đổi hay ơn cứu độ cũng giống như vết dầu loang, nó lan rộng đến những người xung quanh. Khi tôi tốt hơn thì cũng khiến anh em tôi nên tốt hơn, hay ít ra sự tốt lành nơi tôi là nhân tố tạo điều kiện để sự tốt lành của anh em tôi xuất hiện.
Ước gì chúng ta có được tấm lòng bao dung như Đức Giêsu, không bị giới hạn bởi thành kiến hay cái nhìn từ bên ngoài, để có thể đi đến và đón nhận anh em trong mọi tình trạng. Đó là thái độ mở đường để Chúa đến với mọi tâm hồn. Và ước chi chúng ta cũng quảng đại như Giakêu, vừa mở lòng khao khát đón đợi Chúa, vừa rộng lòng chia sẻ với anh em, dám mất đi những cái cần phải mất, âu cũng là đền bù những thiệt hại mà ta đã gây ra cho người khác, để rồi được những cái cao quí cần phải được: đó là lẽ sống, là tình yêu, là niềm vui của ơn cứu độ muôn đời.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
xem ra mọi chuyện như tình cờ,
người ta vẫn ngỡ do may rủi,
nhưng thật ra luôn có duyên cơ,
là chính Chúa vẫn hằng che chở.
Xem ra ông Gia-kêu cũng không ngờ,
được gặp Chúa khi đời ông trăn trở,
được Chúa gọi ông bỡ ngỡ dường bao,
khiến trong ông niềm vui sướng dâng trào.
Phải chăng Chúa biết ông đang ray rứt,
đang băn khoăn thao thức muốn đổi đời,
nên Chúa đã ngỏ ý đến nhà ông,
là điều mà vượt quá những ước mong.
Con thấy Chúa với thái độ thân tình,
không đòi ông phải điều chỉnh điều chi,
chẳng bắt ông phải hoán cải điều gì,
ông thấy mình là người được yêu quí,
nên đời ông biến đổi thật diệu kỳ.
Đời con có nhiều lần được gặp Chúa,
nhưng xem ra chỉ gặp ở bên ngoài,
nên đời con biến đổi chẳng bao nhiêu,
có lẽ cuộc gặp gỡ thiếu tình yêu,
vì lòng con chưa có nhiều khao khát.
Xin cho con có thái độ Gia-kêu,
biết mở rộng tâm hồn chờ đón Chúa,
biết can đảm sửa chữa những lỗi lầm,
đền bù những thiệt hại cho tha nhân,
dám mất đi những gì cần phải mất.
Xin cho con được một lần hạnh ngộ,
gặp Chúa trong sâu thẳm trái tim mình,
để đời con được diễm phúc tái sinh,
vang hát mãi bài tình ca gặp gỡ,
là niềm vui muôn thuở của đời con. Amen.
Từng chút một
Lm. Minh Anh
00:21 25/10/2022
TỪNG CHÚT MỘT
“Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men!”.
Calvin Miller nói, “Niềm tin muộn màng là điều không thể tránh khỏi! Việc chấp nhận con tàu là điều rất khó khi trời chỉ mới đổ mưa. Cái chết là một cơn bão tức thì ập xuống, đến nỗi khi bạn với tay cầm lấy chiếc ô, thì biết rằng, mình cần một đôi cánh có thể bay trong nước! Vì thế, từng bước một, ‘từng chút một’, bạn hãy biến đổi tâm hồn để có thể đến gần con tàu và yêu lấy nó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“‘Từng chút một’, bạn hãy biến đổi tâm hồn để có thể đến gần con tàu và yêu lấy nó!”. Ý tưởng của Calvin Miller được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu không nói đến một điều gì to tát, nhưng nói đến cái nhỏ bé đến nỗi gần như không trông thấy; đó là một chút men. Ấy thế, như men trong bột, men ân sủng của Thánh Thần cũng biến đổi một linh hồn ‘từng chút một!’.
Men là một thứ luôn hấp dẫn; nó thật nhỏ bé nhưng lại tác dụng mạnh mẽ đối với bột. Men hoạt động chậm nhưng hiệu quả; với men, bột sẽ dậy lên ‘từng chút một’ và biến đổi. Đây luôn là điều hấp dẫn đối với trẻ em; bạn sẽ chứng kiến những đôi mắt tròn xoe khi các trẻ có mặt tại lò bánh mì. Và đây cũng là cách thức Tin Mừng hoạt động. Việc biến đổi một trái tim hiếm khi diễn ra hiệu quả trong một ngày hay trong một khoảnh khắc; đành rằng, mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc đều quan trọng, nhưng hẳn có những khoảnh khắc chuyển đổi mạnh mẽ mà mỗi người có thể chỉ ra. Như chút men âm thầm làm cho thúng bột dậy lên, việc biến đổi trái tim cũng là một điều gì đó thường diễn ra ‘từng chút một!’. Nhưng nếu bạn và tôi cho phép Chúa Thánh Thần điều khiển cuộc sống mình một cách liên tục và bền bỉ, chúng ta sẽ trưởng thành sâu sắc hơn trong sự thánh thiện như bột trồi lên một cách chậm rãi nhưng chắc chắn nhờ sự nồng nàn của men.
Đôi khi, sự chán nản của thế giới, cùng với bao hoạt động trong cuộc sống ngăn cản chúng ta dừng lại để xem cách Thiên Chúa đang vận hành lịch sử. Tuy nhiên, Tin Mừng bảo đảm rằng, Ngài đang hoạt động như men âm ỉ đang âm thầm hoạt động; và, ‘từng chút một’, ‘thúng bột thế giới’ dậy lên. Chút men của những việc lành nơi chúng ta tuy nhỏ bé, nhưng nó phát xuất từ Thiên Chúa cho dẫu tất cả xảy ra trong khiêm nhu, tiềm ẩn, và thường là vô hình.
Trong thư Êphêsô hôm nay, khi suy gẫm đời sống hôn nhân Kitô giáo, Phaolô nói, “Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh”. Phaolô hẳn đã nghĩ đến Thánh Thần vốn là men tác động giữa người nam và người nữ ‘từng chút một’. Chính Thánh Thần kết hợp hai người trong Chúa, làm cho họ nên vợ, nên chồng. Cũng trong Thánh Thần, Chúa Kitô và Hội Thánh làm nên gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi giữa lòng ‘thúng bột thế giới’. Đó là một gia đình kính sợ Chúa như Thánh Vịnh đáp ca lưu ý, “Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa!”.
Anh Chị em,
“Cho đến khi tất cả bột dậy men”. Viên men đầu tiên Thiên Chúa vùi vào ‘thúng bột nhân loại’ là Giêsu; không chỉ vùi vào lòng nhân loại, men Giêsu còn vùi vào đất. Thế nhưng, ‘từng chút một’, ‘từng con người một’, ‘từng mảnh đất một’, đã thấm nhuần men yêu thương của Ngài. Cũng thế, như bao người khác, chúng ta mang lấy xác thể; nhưng trong xác thể quá đỗi bình thường này, Thiên Chúa đã đặt trong đó một chút men thần linh ngày chúng ta lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Vì thế, bạn và tôi không còn là “bột” thường, nhưng là “bột men”. Quả thế, Chúa đang vùi chúng ta vào lòng công sở, trường học, đồng áng… mọi ngõ ngách của thế giới. Ngài ước men Tin Mừng trong chúng ta ‘từng chút một’, ‘từng bước một’, với khả năng và hoàn cảnh rất riêng của mình, đem những con người chúng ta gặp gỡ trên đường đời ‘đến gần con tàu và yêu lấy nó’; “Con Tàu Giêsu”,“Con Tàu Giáo Hội’, để cả họ, cũng được Thánh Thần biến đổi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Thánh Thần, xin biến đổi con ‘từng chút một’ để con có thể ‘yêu lấy con tàu Giêsu’ ngày một hơn; cho con luôn là men nồng nàn nâng dậy môi trường Chúa đã đặt con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 25/10/2022
16. Công việc là chứng cứ của ái tình.
(Thánh Gregorius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:33 25/10/2022
33. NHÀ TRIẾT HỌC
Mỗi một cuộc nhân sinh đều là một loại triết gia, chúng ta đều là những triết gia lớn ẩn giấu giữa chợ đời. Cái gọi là triết gia hoàn toàn không phải là huyền hoặc không tưởng, nhưng là một loại sống thật sinh động.
Nghĩ như thế nào hoàn toàn không quan trọng, mà cái quan trọng là phải sống như thế nào?
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 33:
Ở đời, có người nói nhưng không biết mình nói gì, đó là “triết gia” để quên trí nhớ, đại diện cho hạng người chỉ thấy lợi trước mắt; có người suy nghĩ thì nhiều nhưng không nói ra, đó là “triết gia” sợ quên trí nhớ, đại diện cho hạng người an phận thủ thường; có người không nói cũng không suy nghĩ nhưng chỉ làm thôi, đó là loại “triết gia” nô bộc cho sự hưởng thụ, đại diện cho hạng người tôn sùng kim tiền.
Nói thì dễ, suy nghĩ thì khó hơn, nhưng thực hành điều mình suy mình nói thì càng khó hơn nữa, đó mới là triết gia thật.
Người Ki-tô hữu thì không muốn làm nhà triết học, chỉ muốn trở thành môn đệ chân chính của Đức Chúa Giê-su mà thôi, tức là suy niệm và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình. Bởi vì những suy nghĩ của mình thì có khi sai lầm có khi đưa đến hậu quả khốc hại cho bản thân và cho người khác, nhưng Lời Chúa thì không thể sai lầm, vĩnh viễn không sai lầm...
Đó là triết học trên mọi triết học của nhân loại.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi một cuộc nhân sinh đều là một loại triết gia, chúng ta đều là những triết gia lớn ẩn giấu giữa chợ đời. Cái gọi là triết gia hoàn toàn không phải là huyền hoặc không tưởng, nhưng là một loại sống thật sinh động.
Nghĩ như thế nào hoàn toàn không quan trọng, mà cái quan trọng là phải sống như thế nào?
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 33:
Ở đời, có người nói nhưng không biết mình nói gì, đó là “triết gia” để quên trí nhớ, đại diện cho hạng người chỉ thấy lợi trước mắt; có người suy nghĩ thì nhiều nhưng không nói ra, đó là “triết gia” sợ quên trí nhớ, đại diện cho hạng người an phận thủ thường; có người không nói cũng không suy nghĩ nhưng chỉ làm thôi, đó là loại “triết gia” nô bộc cho sự hưởng thụ, đại diện cho hạng người tôn sùng kim tiền.
Nói thì dễ, suy nghĩ thì khó hơn, nhưng thực hành điều mình suy mình nói thì càng khó hơn nữa, đó mới là triết gia thật.
Người Ki-tô hữu thì không muốn làm nhà triết học, chỉ muốn trở thành môn đệ chân chính của Đức Chúa Giê-su mà thôi, tức là suy niệm và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình. Bởi vì những suy nghĩ của mình thì có khi sai lầm có khi đưa đến hậu quả khốc hại cho bản thân và cho người khác, nhưng Lời Chúa thì không thể sai lầm, vĩnh viễn không sai lầm...
Đó là triết học trên mọi triết học của nhân loại.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
26/10: Tất cả mọi người đều được mời gọi vào hưởng Nước Trời – Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:13 25/10/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Người bảo họ: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.
“Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: ‘Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo anh em: ‘Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!’ Bấy giờ anh em mới nói: ‘Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi.’ Nhưng ông sẽ đáp lại: ‘Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!’
“Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.
“Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mẹ của Đức Gioan Phaolô II biết một ngày nào đó ngài sẽ trở thành một người vĩ đại
Đặng Tự Do
05:55 25/10/2022
Bà Emilia Wojtyla có linh tính của một người mẹ rằng con trai mình sẽ làm điều gì đó sâu sắc trong cuộc đời mình.
Đức Gioan Phaolô II đã được lớn lên trong một ngôi nhà thánh thiện, được dẫn dắt bởi hai bậc cha mẹ nhân đức, những người mong muốn điều tốt nhất cho con cái của họ. Mẹ của ngài, Emilia Wojtyla, là một phụ nữ trẻ đảm đang, điều hành một gia đình nền nếp, đạo đức và tự hào về hai con trai của mình, Karol và Edmund.
Bà đặc biệt yêu thích đứa con út của mình, Karol, người mà bà gọi một cách trìu mến là “Lolek”. Theo người viết tiểu sử George Weigel, “Emilia đưa vị Giáo Hoàng tương lai bằng xe đẩy qua Wadowice và nói với những người hàng xóm của cô ấy, 'Các bạn sẽ thấy, một ngày nào đó Lolek của tôi sẽ là một người đàn ông tuyệt vời.'“
Dù Emilia chỉ sống để nhìn thấy Lolek bé bỏng của bà gần 9 tuổi, Đức Gioan Phaolô II tin rằng bà đã để lại một tác động lâu dài cho ngài.
Những ký ức của Đức Gioan Phaolô II về mẹ của mình rất ít, nhưng sau này khi trưởng thành, ngài tuyên bố rằng sự đóng góp của bà trong việc nuôi dưỡng lòng nhiệt thành tôn giáo của ngài “hẳn là rất lớn”.
Trực giác làm mẹ của Emilia hóa ra còn đúng hơn cả sự thật - xét cho cùng, nhiều người kể từ khi Đức Gioan Phaolô II được phong thánh đã gán cho ngài là “Đức Gioan Phaolô II Cả”.
Lòng sùng kính sâu sắc của bà đối với Thiên Chúa và Đức Mẹ đã được truyền lại thành công cho con trai bà, cung cấp một mảnh đất màu mỡ cho gốc rễ Tin Mừng mà một ngày nào đó sẽ phát triển thành một cây đức tin to lớn.
Án tuyên thánh cho Emilia gần đây đã được mở ra ở Ba Lan.
Source:Aleteia
Giám mục Tây Ban Nha đưa ra tuyên bố về các cuộc hiện ra được tường trình tại Garabandal
Đặng Tự Do
05:56 25/10/2022
Đức Cha Manuel Sánchez Monge, Giám mục của Santander, đã ra tuyên bố về những sự kiện bất thường tại Garabandal rằng “lập trường của tôi, giống như những người tiền nhiệm của tôi, là đánh giá của Rôma vẫn còn giá trị: nghĩa là không có dấu hiệu của một hiện tượng siêu nhiên.”
Ngoài ra, ngài cũng thừa nhận rằng ngài đã liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu Đại học San Pablo, gọi tắt là CEU, để bày tỏ sự không hài lòng vì họ đã không hỏi ý kiến ngài trước khi tổ chức một sự kiện dành cho các tín hữu ủng hộ quan điểm đã có các cuộc hiện ra tại Garabandal.
Các sự kiện bất thường được cho là đã diễn ra tại ngôi làng nhỏ San Sebastián de Garabandal từ năm 1961 đến năm 1965. Tại đó, bốn cô gái - Conchita, Jacinta, Mari Loli và Maricruz - tuyên bố đã chứng kiến sự hiện ra của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cùng với Đức Trinh nữ Maria.
Những sự kiện đó đã thu hút đám đông, những người tuyên bố đã chứng kiến các cô gái khoảng 11 tuổi trong trạng thái ngây ngất, bay lên và các hiện tượng khác. Nhiều người đã khẳng định chính mắt thấy các cô gái này bay lên nhiều lần.
Trong cuộc họp của Trung tâm Nghiên cứu Đại học San Pablo, Jorge Fernández Díez, cựu Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha cho rằng trong 61 năm qua sự thật về những gì đã xảy ra chưa được điều tra nghiêm ngặt.”
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi có quyền kiến nghị, yêu cầu và cầu nguyện cho một cuộc điều tra nghiêm túc được thực hiện vì sự tôn trọng đối với các tín hữu và sự tôn trọng đối với Đức Trinh Nữ.”
Cha Álvaro de Cárdenas, một linh mục của Giáo phận Getafe, có mặt tại sự kiện, cũng cho rằng “Giáo hội có trách nhiệm quan trọng là phải nghiên cứu các sự kiện của Garabandal”.
Theo vị linh mục trước những biến cố như thế này, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate”– tính chất không siêu nhiên được chứng thực, nói nôm na là do người ta nghĩ ra, không phải là thật.
Theo ý kiến của ngài, “nếu giáo phận Santander phớt lờ nghĩa vụ nghiêm túc của mình, thì Rôma nên tiến hành cuộc điều tra” để “xác định nguồn gốc của các sự kiện” và đưa ra phản ứng cụ thể cho dân Chúa.
Hơn 2,000 người đã ký một bản kiến nghị kêu gọi Đức Cha Santander mở “một cuộc nghiên cứu nghiêm túc dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần về mọi điều đã xảy ra ở San Sebastián de Garabandal.”
Tuyên bố của giám mục Santander rằng ở Garabandal tính chất không siêu nhiên được chứng thực, là thông điệp rõ ràng nhất được đưa ra từ Tòa giám mục Tây Ban Nha trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do nhiều người đã khẳng định chính mắt thấy các cô gái này bay lên nhiều lần nên vấn đề xem ra vẫn còn rất rắc rối.
Source:Catholic News Agency
Nghiên cứu lý do các tín hữu không lãnh nhận Bí tích Hòa giải
Đặng Tự Do
05:56 25/10/2022
Hàng năm, trong hơn ba thập kỷ qua, tòa án Vatican giải quyết các vấn đề lương tâm đã cung cấp một khóa học để giúp các linh mục trong “sứ vụ của lòng thương xót” với tư cách là cha giải tội.
Số lượng các vị tham dự rất lớn, từ 500 đến 800 người bao gồm các vị đã được thụ phong và các vị sắp được thụ phong, tham dự khóa học do Tòa Ân Giải Tối Cao đảm trách hàng năm chứng tỏ tầm quan trọng và nhu cầu được đào tạo đầy đủ liên quan đến bí tích hòa giải, đặc biệt là khi việc xưng tội, cũng như “ý thức về tội lỗi” đang gặp khủng hoảng như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với những tham dự viên vào năm 2019.
Đó là một cuộc khủng hoảng trên cả hai mặt của màn giải tội.
Các linh mục cần được đào tạo tốt hơn để những người tìm kiếm sự tha thứ của Thiên Chúa thực sự trải nghiệm “một cuộc gặp gỡ thực sự với ơn cứu rỗi, trong đó vòng tay của Chúa có thể được cảm nhận trong tất cả sức mạnh của nó, có khả năng thay đổi, hoán cải, chữa lành và tha thứ,” Đức Giáo Hoàng đã nói.
Và giáo dân cần hiểu rõ hơn tầm quan trọng và niềm vui của việc xưng tội. Tòa Ân Giải Tối Cao đã quyết định đáp ứng điều này bằng cách tổ chức một buổi hội thảo đặc biệt dành riêng cho giáo dân. Hội thảo đã được tổ chức tại Rôma và trực tuyến từ ngày 13 đến 14 tháng 10.
Trong số hơn nửa tá bài nói chuyện về các khía cạnh Kinh thánh, thần học và tâm linh của Bí tích Hòa giải, bài thuyết trình thiết thực nhất do Đức Tổng Giám Mục Krzysztof Nykiel, nhiếp chính của Tòa Ân Giải Tối Cao.
Ngài đã đưa ra danh sách 10 lý do phổ biến nhất mà mọi người thường đưa ra để không đi xưng tội, tiếp theo là phản hồi dựa trên đức tin đối với mỗi phản đối như thế.
Source:Crux
Phải chăng tiến bộ về Trung Hoa của Tòa Thánh đi giật lùi?
Vu Van An
14:02 25/10/2022
Như mọi người đã biết, Tòa Thánh, cuối tuần qua, đã thông báo thỏa thuận tạm thời giữa mình và Trung Hoa đã được gia hạn thêm hai năm nữa và ca ngợi “nhiều thành tựu nho nhỏ” đã được thực hiện. Tuy nhiên, Ed Condon của The Pillar tỏ vẻ hoài nghi khi đặt câu hỏi: Phải chăng “tiến bộ” về Trung Hoa của Tòa Thánh đi giật lùi?
Hôm thứ Bảy, Tòa Thánh đã thông báo về việc gia hạn hai năm thỏa thuận "tạm thời" với chính phủ Trung Quốc, được ký kết lần đầu tiên vào năm 2018, và được gia hạn một lần vào hai năm trước đây.
Thỏa thuận nhằm bình thường hóa việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc và bảo đảm sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo - với khoảng từ 6 đến 12 triệu thành viên - ở nước này.
Về phần mình, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hôm thứ Bảy lập luận rằng thỏa thuận này là “thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của Giáo hội” ở Trung Quốc - một chủ đề thường xuyên được lặp lại khi ngài bênh vực thỏa thuận song phương.
Nhưng trong khi vị Hồng Y khẳng định thỏa thuận này là một điều thiết yếu thực dụng, thì những câu hỏi về tính hiệu quả của nó vẫn đang chồng chất lên nhau. Và những người ủng hộ nhân quyền cho rằng sự can dự với Đảng Cộng sản Trung Quốc đang làm mất uy tín tinh thần của Tòa thánh.
Việc gia hạn thỏa thuận vào thứ Bảy - trong bối cảnh có một số biến cố chính trị thú vị tại Đại hội Đảng Cộng sản - có thể sẽ dẫn đến một loạt chỉ trích từ những nhà phê bình gay gắt nhất đối với thỏa thuận.
Thỏa thuận song phương năm 2018 giữa Tòa thánh và Trung Quốc trao cho cả chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc một vai trò trong việc bổ nhiệm giám mục cho các giáo phận đại lục, và nhằm đưa các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc - bộ máy Công Giáo được nhà nước bảo trợ ở Trung Quốc - vào hiệp thông với Rôma.
Thỏa thuận cũng nhằm cho phép các giám mục và linh mục của Giáo hội hầm trú Trung Quốc ra công khai và tự do thừa tác.
Phát biểu qua phương tiện truyền thông chính thức của Vatican ngày 22 tháng 10, Đức Hồng Y Parolin nói rằng thỏa thuận này tiếp cận vấn đề “tế nhị và quan trọng” trong việc bổ nhiệm các giám mục cho Trung Quốc dựa trên “những đặc điểm cụ thể của lịch sử và xã hội Trung Quốc”.
Đức Hồng Y Parolin ca ngợi "ba kết quả chính" từ thỏa thuận cho đến nay.
Ngài nói, điều đầu tiên là thành tựu của sự thống nhất chính thức rất đẹp đẽ của Giáo hội ở Trung Quốc, và sự hiệp thông của nó với Rôma.
Đức Hồng Y nói, “Đối với các tín hữu bình thường, có thể nhìn thấy điều này hàng ngày trong Thánh lễ do bất cứ linh mục Trung Quốc nào cử hành”. Ngài nói thêm rằng ngày nay ở Trung Quốc, “Đức Giáo Hoàng được nhắc đến một cách rõ ràng trong lời cầu nguyện Thánh Thể, một điều mà nhiều năm trước đây không thể tưởng tượng được [vì những hạn chế của chính phủ]”.
Tất nhiên, quyền tự do của các linh mục trong việc công khai cử hành Thánh lễ là một dấu hiệu hữu hình của sự hiệp thông giữa các giáo sĩ địa phương, Đức Thánh Cha Phanxicô và phần còn lại của Giáo hội trên toàn thế giới.
Nhưng nó không diễn ra mà không phải trả giá cho “cuộc sống hàng ngày” của Giáo hội địa phương.
Các hạn chế của khu vực cấm các vị thành niên - những người dưới 18 tuổi - tham dự các buổi lễ tôn giáo, khiến việc rửa tội cho trẻ sơ sinh ở nhiều nơi thực tế trở thành một tội ác.
Đức Hồng Y Parolin cũng cho biết các điều khoản của thỏa thuận có nghĩa là “sáu giám mục ‘hầm trú’ cũng đã thành công trong việc đăng ký, và do đó đã làm chức vụ của họ trở thành chính thức, được các định chế công công nhận là giám mục.”
Trong khi hàng chục giáo phận đại lục vẫn chưa có giám mục, Đức Hồng Y thừa nhận sáu trường hợp đó có thể được một số người coi là “thành tựu nhỏ”, nhưng ngài nói, “đối với những người xem xét lịch sử bằng con mắt đức tin, chúng là những bước quan trọng”.
Mặc dù việc nhà cầm quyền Cộng sản chấp nhận sáu giám mục trước đây vốn hầm trú có lẽ là một tiến bộ, nhưng nhận xét của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh không tính đến những giám mục Công Giáo từ chối gia nhập Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, vốn đòi hỏi các ngài phải tuyên thệ chấp nhận tính tối thượng của lý thuyết và thẩm quyền của Đảng Cộng sản trên giáo huấn và phẩm trật của Giáo hội.
Nhiều giám mục trong số đó đã bị đuổi khỏi nhà, bị bắt hoặc phải ẩn trốn. Và ở một số vùng của đất nước, các thẩm quyền của Đảng Cộng sản địa phương tiếp tục ra lệnh san ủi các tòa nhà và đền thờ Công Giáo.
Vị Hồng Y cũng tuyên bố rằng “không có thêm vụ tấn phong giám mục bất hợp pháp nào nữa” kể từ khi thỏa thuận được ký kết vào năm 2018.
Đức Hồng Y Parolin giải thích, cơ chế bổ nhiệm các giám mục mới của thỏa thuận đã “để dành cho Đức Giáo Hoàng tiếng nói cuối cùng và quyết định” trong các cuộc bổ nhiệm giám mục.
Đó là điểm đáng lưu ý. Sự chấp thuận cuối cùng của Đức Giáo Hoàng đối với các ứng viên giám mục là một điểm quan trọng của thỏa thuận đối với Tòa thánh, vì ý nghĩa thần học của việc bổ nhiệm các giám mục. Nhưng những sự kiện trong những năm gần đây cho thấy chính phủ Trung Quốc đã hành xử với một cách hiểu khác hẳn.
Trước thỏa thuận năm 2018, Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc thường xuyên bổ nhiệm và lo việc thánh hiến các giám mục cho các giáo phận của “Giáo hội bù nhìn” Cộng sản ly giáo - chấm dứt thông lệ đó là mối quan tâm hàng đầu đối với Vatican vào năm 2018.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Parolin rằng không có cuộc thánh hiến bất hợp pháp mới nào là đúng, vì Rôma đã công nhận tất cả các bổ nhiệm mới kể từ năm 2018. Nhưng tuyên bố này là chính xác, và không hoàn toàn y hệt như việc nói rằng tất cả các bổ nhiệm giám mục gần đây đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn trước.
Trong khi Đức Hồng Y trích dẫn việc nhậm chức của sáu giám mục theo các tiêu chuẩn của thỏa thuận, hai trong số các giám mục gần đây nhất dường như đã diễn ra mà Vatican không hề hay biết về họ.
Năm 2020 và 2021, Giám mục Thomas Chen Tianhao và Giám mục Francis Cui Qingqi đã nhậm chức trong các giáo phận tương ứng của họ, với sự sắp xếp và công bố của chính quyền Trung Quốc, mà không có bất cứ thông báo nào rằng họ đã được lựa chọn và phê duyệt bởi Tòa thánh, và các cuộc cử nhiệm họ không xuất hiện trong bản tin hàng ngày về các cuộc bổ nhiệm do văn phòng báo chí Vatican phát hành.
Thay vào đó, trong cả hai trường hợp, Vatican đã chỉ xác nhận các cuộc cử nhiệm vài ngày sau đó, sau khi giới truyền thông lên tiếng hỏi, đồng thời nhấn mạnh rằng cả hai trường hợp đều đã có thông báo và sự chấp thuận trước.
Vào thời điểm đó, các viên chức cao cấp của Vatican gần gũi với diễn trình đã nói khác với trình thuật chính thức về vụ việc.
Một người nói với The Pillar rằng "Rôma không thông báo các cuộc cử nhiệm trước vì không ai biết" chúng sắp diễn ra.
Để làm cho vấn đề rõ ràng hơn, Bắc Kinh đã trực tiếp nói về ý nghĩa của quy trình đối với họ: Các Quy định do chính phủ Trung Quốc ban hành năm ngoái đã vạch ra một diễn trình bổ nhiệm các giám mục trong đó Vatican hoàn toàn không được nhắc đến.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng thỏa thuận đang tiến triển tốt đẹp: “Đó là một diễn trình chậm chạp, nhưng các bước tiến về phía trước luôn được thực hiện”.
Nhưng nếu việc các giám mục Trung Quốc được bổ nhiệm đơn phương trong nhiệm kỳ thứ ba của thỏa thuận giữa Vatican-Trung Quốc trở thành một thực hành tiêu chuẩn, thì hầu hết các nhà quan sát sẽ kết luận rằng thay vì thực hiện các bước về phía trước, thỏa thuận đã đi thụt lùi - với việc Trung Quốc thực thi cùng mức độ kiểm soát đối với các cuộc bổ nhiệm như họ đã làm trước đây - khi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc bị Vatican coi là ly giáo - nhưng nay được Rôma công khai chấp nhận.
Những người bênh vực thỏa thuận, và việc Vatican tiếp tục bắt tay nhiều hơn với Trung Quốc, có thể cho thấy sự nhấn mạnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài cho rằng đối thoại với chính quyền Cộng sản là điều cần thiết để cải thiện tình trạng của người Công Giáo Trung Quốc trong dài hạn và để tạo không gian cho việc truyền giảng Tin Mừng ở Trung Quốc.
Ngài nói vào tháng 8 rằng quan điểm của Trung Quốc là “phong phú” nhưng đòi hỏi “sự kiên nhẫn vô tận”.
Đức Phanxicô cũng đẩy lùi những lời chỉ trích đối với chính phủ Trung Quốc, cho rằng việc gọi Bắc Kinh là phi dân chủ là điều không công bằng: Ngài nói, “Xếp loại Trung Quốc là phi dân chủ, tôi không đồng tình với điều đó, bởi vì đó là một quốc gia phức tạp”.
Quả thực, dù Trung Quốc có thể phức tạp, nhưng thực tại dường như nó đang trở nên kém dân chủ hơn trong lúc Vatican tiếp tục cuộc đối thoại của mình.
Tuần trước, viên chức điều hành mới của Hồng Kông, John Lee, đã hứa sẽ có những cuộc đàn áp mới đối với quyền tự do dân sự trong lãnh thổ, nơi giám mục cũ của nó, Đức Hồng Y Joseph Zen vẫn đang bị xét xử.
Và vào thứ Bảy, cùng ngày Vatican thông báo về việc gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc, Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 đang đi đến kết thúc chính thức - với việc Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba được nhiều người coi là sẽ củng cố nhiệm kỳ tổng thống của ông suốt đời.
Ngay sau khi máy quay phim được phép vào hội trường, người tiền nhiệm của ông Tập, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đã bị kéo ra khỏi ghế bên cạnh ông Tập tại bàn hàng đầu của ban điều hành đảng và trước báo giới, được nhẹ nhàng dẫn ra khỏi hội trường, bất chấp sự phản đối của ông.
Cảnh tượng đã gây xôn xao khắp thế giới.
Nhiều giả thuyết khác nhau đã được gợi ý về lý do tại sao ông Hồ bị dẫn ra khỏi hội trường – đi từ một loại lo ngại về y tế, cho đến những gợi ý cho rằng ông có thể đã công khai phản đối nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập trong chức vụ, hoặc thậm chí khả thể ông Tập loại bỏ người tiền nhiệm của mình trong tầm nhìn trọn vẹn của cả thế giới để siết chặt vòng tay của ông đối với đảng.
Với việc biên đạo chặt chẽ các sự kiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân tích đồng thuận rằng ông Hồ đã bị loại bỏ công khai theo chỉ thị trước của ông Tập, với ý định để việc này được nhìn thấy.
Dù lý do gì khiến ông Hồ bị dẫn ra khỏi hội trường vào hôm thứ Bảy, thì sự đồng thuận vẫn là một minh chứng có tính toán về việc nắm toàn quyền của ông Tập. Đối với hầu hết các nhà phân tích, đặt trong bối cảnh đó, việc Vatican nhấn mạnh rằng các giao dịch của họ với chế độ là một bước đi chầm chậm để đạt được tiến độ, dường như đã đi ngược lại với sự kiện trên thực tế.
Đây là một khởi đầu có điềm không tốt cho nhiệm kỳ thứ ba của thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc.
Hôm thứ Bảy, Tòa Thánh đã thông báo về việc gia hạn hai năm thỏa thuận "tạm thời" với chính phủ Trung Quốc, được ký kết lần đầu tiên vào năm 2018, và được gia hạn một lần vào hai năm trước đây.
Thỏa thuận nhằm bình thường hóa việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc và bảo đảm sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo - với khoảng từ 6 đến 12 triệu thành viên - ở nước này.
Về phần mình, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hôm thứ Bảy lập luận rằng thỏa thuận này là “thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của Giáo hội” ở Trung Quốc - một chủ đề thường xuyên được lặp lại khi ngài bênh vực thỏa thuận song phương.
Nhưng trong khi vị Hồng Y khẳng định thỏa thuận này là một điều thiết yếu thực dụng, thì những câu hỏi về tính hiệu quả của nó vẫn đang chồng chất lên nhau. Và những người ủng hộ nhân quyền cho rằng sự can dự với Đảng Cộng sản Trung Quốc đang làm mất uy tín tinh thần của Tòa thánh.
Việc gia hạn thỏa thuận vào thứ Bảy - trong bối cảnh có một số biến cố chính trị thú vị tại Đại hội Đảng Cộng sản - có thể sẽ dẫn đến một loạt chỉ trích từ những nhà phê bình gay gắt nhất đối với thỏa thuận.
Thỏa thuận song phương năm 2018 giữa Tòa thánh và Trung Quốc trao cho cả chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc một vai trò trong việc bổ nhiệm giám mục cho các giáo phận đại lục, và nhằm đưa các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc - bộ máy Công Giáo được nhà nước bảo trợ ở Trung Quốc - vào hiệp thông với Rôma.
Thỏa thuận cũng nhằm cho phép các giám mục và linh mục của Giáo hội hầm trú Trung Quốc ra công khai và tự do thừa tác.
Phát biểu qua phương tiện truyền thông chính thức của Vatican ngày 22 tháng 10, Đức Hồng Y Parolin nói rằng thỏa thuận này tiếp cận vấn đề “tế nhị và quan trọng” trong việc bổ nhiệm các giám mục cho Trung Quốc dựa trên “những đặc điểm cụ thể của lịch sử và xã hội Trung Quốc”.
Đức Hồng Y Parolin ca ngợi "ba kết quả chính" từ thỏa thuận cho đến nay.
Ngài nói, điều đầu tiên là thành tựu của sự thống nhất chính thức rất đẹp đẽ của Giáo hội ở Trung Quốc, và sự hiệp thông của nó với Rôma.
Đức Hồng Y nói, “Đối với các tín hữu bình thường, có thể nhìn thấy điều này hàng ngày trong Thánh lễ do bất cứ linh mục Trung Quốc nào cử hành”. Ngài nói thêm rằng ngày nay ở Trung Quốc, “Đức Giáo Hoàng được nhắc đến một cách rõ ràng trong lời cầu nguyện Thánh Thể, một điều mà nhiều năm trước đây không thể tưởng tượng được [vì những hạn chế của chính phủ]”.
Tất nhiên, quyền tự do của các linh mục trong việc công khai cử hành Thánh lễ là một dấu hiệu hữu hình của sự hiệp thông giữa các giáo sĩ địa phương, Đức Thánh Cha Phanxicô và phần còn lại của Giáo hội trên toàn thế giới.
Nhưng nó không diễn ra mà không phải trả giá cho “cuộc sống hàng ngày” của Giáo hội địa phương.
Các hạn chế của khu vực cấm các vị thành niên - những người dưới 18 tuổi - tham dự các buổi lễ tôn giáo, khiến việc rửa tội cho trẻ sơ sinh ở nhiều nơi thực tế trở thành một tội ác.
Đức Hồng Y Parolin cũng cho biết các điều khoản của thỏa thuận có nghĩa là “sáu giám mục ‘hầm trú’ cũng đã thành công trong việc đăng ký, và do đó đã làm chức vụ của họ trở thành chính thức, được các định chế công công nhận là giám mục.”
Trong khi hàng chục giáo phận đại lục vẫn chưa có giám mục, Đức Hồng Y thừa nhận sáu trường hợp đó có thể được một số người coi là “thành tựu nhỏ”, nhưng ngài nói, “đối với những người xem xét lịch sử bằng con mắt đức tin, chúng là những bước quan trọng”.
Mặc dù việc nhà cầm quyền Cộng sản chấp nhận sáu giám mục trước đây vốn hầm trú có lẽ là một tiến bộ, nhưng nhận xét của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh không tính đến những giám mục Công Giáo từ chối gia nhập Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, vốn đòi hỏi các ngài phải tuyên thệ chấp nhận tính tối thượng của lý thuyết và thẩm quyền của Đảng Cộng sản trên giáo huấn và phẩm trật của Giáo hội.
Nhiều giám mục trong số đó đã bị đuổi khỏi nhà, bị bắt hoặc phải ẩn trốn. Và ở một số vùng của đất nước, các thẩm quyền của Đảng Cộng sản địa phương tiếp tục ra lệnh san ủi các tòa nhà và đền thờ Công Giáo.
Vị Hồng Y cũng tuyên bố rằng “không có thêm vụ tấn phong giám mục bất hợp pháp nào nữa” kể từ khi thỏa thuận được ký kết vào năm 2018.
Đức Hồng Y Parolin giải thích, cơ chế bổ nhiệm các giám mục mới của thỏa thuận đã “để dành cho Đức Giáo Hoàng tiếng nói cuối cùng và quyết định” trong các cuộc bổ nhiệm giám mục.
Đó là điểm đáng lưu ý. Sự chấp thuận cuối cùng của Đức Giáo Hoàng đối với các ứng viên giám mục là một điểm quan trọng của thỏa thuận đối với Tòa thánh, vì ý nghĩa thần học của việc bổ nhiệm các giám mục. Nhưng những sự kiện trong những năm gần đây cho thấy chính phủ Trung Quốc đã hành xử với một cách hiểu khác hẳn.
Trước thỏa thuận năm 2018, Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc thường xuyên bổ nhiệm và lo việc thánh hiến các giám mục cho các giáo phận của “Giáo hội bù nhìn” Cộng sản ly giáo - chấm dứt thông lệ đó là mối quan tâm hàng đầu đối với Vatican vào năm 2018.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Parolin rằng không có cuộc thánh hiến bất hợp pháp mới nào là đúng, vì Rôma đã công nhận tất cả các bổ nhiệm mới kể từ năm 2018. Nhưng tuyên bố này là chính xác, và không hoàn toàn y hệt như việc nói rằng tất cả các bổ nhiệm giám mục gần đây đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn trước.
Trong khi Đức Hồng Y trích dẫn việc nhậm chức của sáu giám mục theo các tiêu chuẩn của thỏa thuận, hai trong số các giám mục gần đây nhất dường như đã diễn ra mà Vatican không hề hay biết về họ.
Năm 2020 và 2021, Giám mục Thomas Chen Tianhao và Giám mục Francis Cui Qingqi đã nhậm chức trong các giáo phận tương ứng của họ, với sự sắp xếp và công bố của chính quyền Trung Quốc, mà không có bất cứ thông báo nào rằng họ đã được lựa chọn và phê duyệt bởi Tòa thánh, và các cuộc cử nhiệm họ không xuất hiện trong bản tin hàng ngày về các cuộc bổ nhiệm do văn phòng báo chí Vatican phát hành.
Thay vào đó, trong cả hai trường hợp, Vatican đã chỉ xác nhận các cuộc cử nhiệm vài ngày sau đó, sau khi giới truyền thông lên tiếng hỏi, đồng thời nhấn mạnh rằng cả hai trường hợp đều đã có thông báo và sự chấp thuận trước.
Vào thời điểm đó, các viên chức cao cấp của Vatican gần gũi với diễn trình đã nói khác với trình thuật chính thức về vụ việc.
Một người nói với The Pillar rằng "Rôma không thông báo các cuộc cử nhiệm trước vì không ai biết" chúng sắp diễn ra.
Để làm cho vấn đề rõ ràng hơn, Bắc Kinh đã trực tiếp nói về ý nghĩa của quy trình đối với họ: Các Quy định do chính phủ Trung Quốc ban hành năm ngoái đã vạch ra một diễn trình bổ nhiệm các giám mục trong đó Vatican hoàn toàn không được nhắc đến.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng thỏa thuận đang tiến triển tốt đẹp: “Đó là một diễn trình chậm chạp, nhưng các bước tiến về phía trước luôn được thực hiện”.
Nhưng nếu việc các giám mục Trung Quốc được bổ nhiệm đơn phương trong nhiệm kỳ thứ ba của thỏa thuận giữa Vatican-Trung Quốc trở thành một thực hành tiêu chuẩn, thì hầu hết các nhà quan sát sẽ kết luận rằng thay vì thực hiện các bước về phía trước, thỏa thuận đã đi thụt lùi - với việc Trung Quốc thực thi cùng mức độ kiểm soát đối với các cuộc bổ nhiệm như họ đã làm trước đây - khi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc bị Vatican coi là ly giáo - nhưng nay được Rôma công khai chấp nhận.
Những người bênh vực thỏa thuận, và việc Vatican tiếp tục bắt tay nhiều hơn với Trung Quốc, có thể cho thấy sự nhấn mạnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài cho rằng đối thoại với chính quyền Cộng sản là điều cần thiết để cải thiện tình trạng của người Công Giáo Trung Quốc trong dài hạn và để tạo không gian cho việc truyền giảng Tin Mừng ở Trung Quốc.
Ngài nói vào tháng 8 rằng quan điểm của Trung Quốc là “phong phú” nhưng đòi hỏi “sự kiên nhẫn vô tận”.
Đức Phanxicô cũng đẩy lùi những lời chỉ trích đối với chính phủ Trung Quốc, cho rằng việc gọi Bắc Kinh là phi dân chủ là điều không công bằng: Ngài nói, “Xếp loại Trung Quốc là phi dân chủ, tôi không đồng tình với điều đó, bởi vì đó là một quốc gia phức tạp”.
Quả thực, dù Trung Quốc có thể phức tạp, nhưng thực tại dường như nó đang trở nên kém dân chủ hơn trong lúc Vatican tiếp tục cuộc đối thoại của mình.
Tuần trước, viên chức điều hành mới của Hồng Kông, John Lee, đã hứa sẽ có những cuộc đàn áp mới đối với quyền tự do dân sự trong lãnh thổ, nơi giám mục cũ của nó, Đức Hồng Y Joseph Zen vẫn đang bị xét xử.
Và vào thứ Bảy, cùng ngày Vatican thông báo về việc gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc, Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 đang đi đến kết thúc chính thức - với việc Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba được nhiều người coi là sẽ củng cố nhiệm kỳ tổng thống của ông suốt đời.
Ngay sau khi máy quay phim được phép vào hội trường, người tiền nhiệm của ông Tập, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đã bị kéo ra khỏi ghế bên cạnh ông Tập tại bàn hàng đầu của ban điều hành đảng và trước báo giới, được nhẹ nhàng dẫn ra khỏi hội trường, bất chấp sự phản đối của ông.
Cảnh tượng đã gây xôn xao khắp thế giới.
Nhiều giả thuyết khác nhau đã được gợi ý về lý do tại sao ông Hồ bị dẫn ra khỏi hội trường – đi từ một loại lo ngại về y tế, cho đến những gợi ý cho rằng ông có thể đã công khai phản đối nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập trong chức vụ, hoặc thậm chí khả thể ông Tập loại bỏ người tiền nhiệm của mình trong tầm nhìn trọn vẹn của cả thế giới để siết chặt vòng tay của ông đối với đảng.
Với việc biên đạo chặt chẽ các sự kiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân tích đồng thuận rằng ông Hồ đã bị loại bỏ công khai theo chỉ thị trước của ông Tập, với ý định để việc này được nhìn thấy.
Dù lý do gì khiến ông Hồ bị dẫn ra khỏi hội trường vào hôm thứ Bảy, thì sự đồng thuận vẫn là một minh chứng có tính toán về việc nắm toàn quyền của ông Tập. Đối với hầu hết các nhà phân tích, đặt trong bối cảnh đó, việc Vatican nhấn mạnh rằng các giao dịch của họ với chế độ là một bước đi chầm chậm để đạt được tiến độ, dường như đã đi ngược lại với sự kiện trên thực tế.
Đây là một khởi đầu có điềm không tốt cho nhiệm kỳ thứ ba của thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc.
Đức Thánh Cha sẽ dự sinh nhật lần thứ 90 người chị họ của ngài
Đặng Tự Do
16:47 25/10/2022
Bà Carla Rabezzana, sống tại ngôi làng nhỏ Portacomaro thuộc tỉnh Asti, không ngờ sẽ tổ chức sinh nhật lần thứ 90 vào ngày 19 tháng 11 cùng với người em họ của mình, là Đức Thánh Cha Phanxicô. “Tôi không mong đợi một món quà lớn như vậy,” bà nói với ấn bản Piedmont của nhật báo Ý Corriere della Sera. Vẫn sống trên mảnh đất mà cha của Đức Giáo Hoàng để lại khi lập nghiệp ở Á Căn Đình, người chị họ này có một mối quan hệ đặc biệt với Đức Giáo Hoàng trong một thời gian dài. Bà gọi điện cho ngài khoảng một tháng một lần. Tin tức về sự xuất hiện của ngài khiến bà xúc động: “Tôi nói với ngài rằng điều đó khiến tim tôi đập nhanh hơn và ngài trả lời: 'Cố gắng đừng chết nhé! Và chúng tôi đã phá lên cười”. Trong quá khứ, Rabezzana thường tiếp đón người em họ của mình ở Turin, khi ngài đến Âu Châu để tiếp tục việc học của mình. Ngày nay, vùng đất của bà - rộng nửa hecta, một “vườn nho của Giáo hoàng” - vẫn sản xuất “grignolino”, mà bà giải thích là “trong số các loại rượu yêu thích của gia đình Giorgio, cùng với bagna cauda, một món ăn mà Đức Giáo Hoàng yêu thích”.
Bà cũng rất vui vì Đức Giáo Hoàng, người mà bà gọi là “Giorgio,” vẫn là “một người khiêm tốn.”
Source:torino.corriere.it
Tổng thống Anastasiades thăm Đức Tổng Giám Mục bị ốm nặng
Đặng Tự Do
16:48 25/10/2022
Tổng thống Nicos Anastasiades đã đến thăm Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos II vào hôm thứ Bảy và chúc ngài mạnh khỏe sau khi tình trạng sức khỏe của ngài xấu đi trong vài ngày qua.
Trong lời phát biểu với các nhà báo sau chuyến thăm, Tổng thống cho biết Đức Tổng Giám Mục vẫn có khả năng giao tiếp với môi trường xung quanh, duy trì sự hài hước và mạnh mẽ.
Trả lời câu hỏi về việc liệu Đức Tổng Giám Mục có đề cập đến di chúc hay nguyện ước nào hay không, Tổng thống Anastasiades cho biết ngài chỉ hỏi về bất kỳ triển vọng nào cho một giải pháp Síp.
“Tôi đã thông báo với ông ấy rằng vào tháng 11, tôi sẽ gặp cả Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, với đề xuất về một sáng kiến của Liên minh Âu Châu,” Tổng thống nói.
Theo báo cáo y tế được công bố hôm thứ Sáu, tình trạng sức khỏe của Đức Tổng Giám Mục vẫn ổn định nhưng rất xấu.
Source:in-cyprus.philenews.com
Đức Giám Mục Ukraine dự đoán về cuộc di cư mới của những người tị nạn: Làm thế nào họ có thể ở lại?
Đặng Tự Do
16:49 25/10/2022
Một giám mục Ukraine đã cảnh báo về một thảm họa nhân đạo do các cuộc tấn công của Nga vào nguồn cung cấp điện và nước của đất nước ngài và dự đoán một “làn sóng người tị nạn mới” đang tuyệt vọng để sống sót qua mùa đông.
“Trong khi các cuộc giao tranh ở tiền tuyến vẫn tiếp tục, chúng tôi hiện phải đối mặt với các cuộc tấn công liên tục từ hỏa tiễn S-300 của Nga và máy bay không người lái kamikaze của Iran - điều tồi tệ nhất là vào ban đêm, khi mọi người đi ngủ mà không biết liệu nhà mình có bị tấn công hay không”, Đức Cha Jan Sobilo, Giám Mục Phụ Tá của Kharkiv-Zaporizhzhia nói.
“Nhiều người trước đây chưa bao giờ nghĩ đến việc ra đi hiện đang ở miền tây Ukraine hoặc đã rời khỏi đất nước, và tôi nghĩ rằng một làn sóng tị nạn khổng lồ khác sẽ sớm đổ dồn về Ba Lan và các quốc gia khác. Nếu không có nước, khí đốt hoặc điện trong nhà của họ, làm sao họ có thể ở đó?”
Vị giám mục có trụ sở tại Zaporizhzhia phát biểu khi các cuộc tấn công của Nga tiếp tục nhằm vào các mục tiêu dân sự ở Kyiv và các thành phố khác, phá hủy cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp năng lượng trong thời gian sắp tới mùa đông.
Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service vào ngày 21 tháng 10, ngài cho biết một số khu vực ở thành phố phía đông của ngài đã bị cắt điện và nước, đôi khi hàng giờ, trong khi nhiều người dân rời thành phố vào ban đêm vì lý do an toàn. Họ phải ngủ trong các cơ sở tạm bợ.
Đức Cha Sobilo nói với CNS: “Các tòa nhà nhiều tầng đã bị đập phá, mọi người bị nổ tung thành từng mảnh trong nhà khi họ đang ngủ”.
“Toàn bộ cơ sở hạ tầng dân sự và xã hội đang được tăng cường, bao gồm cả việc lắp đặt năng lượng cung cấp điện cho các cửa hàng nhỏ hơn. Một số thị trấn gần chiến tuyến đã không có khí đốt hoặc điện trong nửa năm qua.”
Các nguồn tin chính phủ Ukraine cho biết hàng trăm cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái đã được ghi nhận vào giữa tháng 10 nhằm vào hàng chục thị trấn và thành phố, bao gồm cả ở các vùng Dnipro và Donetsk, nơi các lực lượng Ukraine đã chiếm lại nhiều vùng lãnh thổ trong cuộc phản công kéo dài hai tháng.
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy xác nhận ngày 20 tháng 10, một phần ba các trạm điện của Ukraine hiện đã bị phá hủy, khiến hơn một nghìn khu vực đô thị không có điện.
Đức Cha Sobilo cho biết khu nhà Zaporizhzhia của ngài đang nhận được một xe tải tiếp tế hàng tuần từ tổ chức bác ái Công Giáo Vincent De Paul International, cũng như viện trợ từ Hội Truyền giáo Thánh gia có trụ sở tại Rôma. Những nguồn cung cấp này đã được chuyển cho những người thiếu thốn ở các thị trấn khác, bao gồm cả những người ở các khu vực do Nga chiếm đóng.
Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng một nửa dân số 750,000 của Zaporizhzhia hiện đã bỏ trốn, và ngài cho biết đời sống giáo xứ đang giảm dần do ít người Công Giáo tham dự Thánh lễ hơn.
Đức Cha Sobilo nói, phần lớn người Công Giáo theo nghi thức Đông phương trong khu vực cũng như cộng đồng Chính thống giáo và Tin lành cũng phải đối mặt với sự suy giảm tham dự các cử hành, do ngày càng ít người dám ra đường, vì lo sợ hỏa tiễn và bom.
“Nhiều người đã tìm kiếm một nơi an toàn hơn để trải qua mùa đông, trong khi phương tiện giao thông hiện đang gián đoạn và có những lo ngại rằng còi báo động của cuộc không kích sẽ vang lên và họ sẽ bị bắn cháy,” Đức Cha nói.
“Mọi người mệt mỏi và lo sợ khi biết nguồn điện còn lại có thể đột ngột bị ngắt, khiến họ phải vật lộn để sống qua cái rét và cái đói. Những người bây giờ ra đi chỉ để tìm bất kỳ phương tiện sinh tồn nào.”
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý ngày 19 tháng 10, Giám mục Pavlo Honcharuk của Kharkiv-Zaporizhzhia cho biết thành phố của ngài, Kharkiv, cách biên giới Nga 20 dặm, bây giờ giống Sarajevo trong cuộc chiến tranh Bosnia 1992-1995. Ngài kêu gọi viện trợ nhân đạo nhiều hơn, khi nhiệt độ xuống âm 30 độ.
Sứ thần của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, nói với cơ quan SIR có trụ sở tại Rome ngày 17 tháng 10 rằng máy bay không người lái có chất nổ Shahed-136 do Iran cung cấp đã tấn công các địa điểm dân sự gần Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Kyiv, nhưng nói rằng ngài tin rằng người Ukraine sẽ “thà chết chứ không sống dưới một chế độ hủy diệt và dựa trên bạo lực, bất công và dối trá. “
Đức Cha Sobilo cho biết việc Nga tiếp tục các cuộc tấn công vào Kyiv đã làm gia tăng tình trạng mất an ninh tại địa phương, và nhấn mạnh rằng “toàn bộ Ukraine” hiện đang bị đe dọa.
Ông nói thêm rằng việc Tổng thống Vladimir Putin sáp nhập các khu vực Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine vào ngày 30 tháng 9 - một động thái bị lên án vào ngày 12 tháng 10 trong một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc – là trái với nguyện vọng của người dân địa phương.
“Những khu vực bị chiếm đóng này đang phải hứng chịu chiến tranh, với nỗi kinh hoàng và cái chết rình rập thường dân ở Bucha, Izium và những nơi khác”.
Trong một thông điệp ngày 20 tháng 10, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine, Tổng giám mục Sviatoslav Shevchuk của Kyiv-Halych, cho biết gần đây ngài đã đến thăm Mykolaiv, nơi “các cuộc pháo kích và không kích tàn khốc” đã gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Ngài nói rằng các lực lượng Nga đang sử dụng những người Ukraine “như một lá chắn con người” trong khi rút lui khỏi cảng Kherson ở phía nam.
Đức Tổng Giám Mục cho biết các lực lượng Nga đã tấn công các nhà máy điện gần một số thành phố và có vẻ sẵn sàng gây ra lũ lụt bằng cách cho nổ các con đập trên sông Dnepr.
Đức Cha Sobilo nói với CNS Người Công Giáo Ukraine rất biết ơn sự giúp đỡ từ phương Tây, nhưng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ hơn nữa, bao gồm thực phẩm, thuốc men và quần áo, để sống sót qua mùa đông và “giữ hy vọng sống cho tương lai”.
“Miễn là chúng tôi còn sống, và vẫn còn mọi người ở đây, các linh mục và nữ tu của chúng tôi sẽ ở đây với họ, chịu đựng những khó khăn tương tự,” Đức Cha nói với CNS.
Source:CNS
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cha Gioan Trần Văn Nhàn được bổ nhiệm làm Giám Mục tại Hoa Kỳ
Lê Thị Kim Loan / Nguyễn Khoan
08:32 25/10/2022
WASHINGTON - Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Gioan Trần Văn Nhàn làm Giám Mục Phụ Tá giáo phận Atlanta. Giám mục Trần Văn Nhàn là một linh mục của Tổng giáo phận New Orleans và hiện đang là cha chính xứ của xứ Đức Me Nữ Vương Hoà Bình ở Mandeville, tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ (Mary, Queen of Peace Church, Mandeville, Louisiana).
Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ đã công bố tin trên tại thủ đô Washington, DC vào ngày 25 tháng 10 năm 2022. Lễ tấn phong Giám Mục đã được ấn định vào ngày 23 tháng Giêng năm 2023
Sau khi thụ phong Linh Mục, Cha Trần Văn Nhàn đã phục vụ tại các nhiệm sở sau của Tổng Giáo Phận Atlanta
Cha sở giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức ở Violet (1992-1995);
Cha sở giáo The Visitation of Our Lady ở Marrero (1995-1997);
Cha sở giáo xứ Thánh Angela Merici ở Metairie (1997-1998);
Cha sở giáo xứ Đức Mẹ Quan Phòng ở Metairie (1999-2001);
Cha sở giáo xứ Thánh Louise de Marillac ở Arabi (2001-2003);
Cha sở tại giáo xứ St. Bonaventure ở Avondale (2003-2007);
Cha sở tại giáo xứ St. Joan of Arc ở LaPlace (2007-2014).
Từ năm 2014, cha đảm nhiệm chính xứ giáo xứ Mary Queen of Peace ở Mandeville.
Đức Cha Trần Văn Nhàn nói tiếng Anh và tiếng Việt.
Tổng giáo phận Atlanta thuộc tiểu bang Louisianam, có diện tích 21.445 dặm vuông, với tổng dân số là 7.700.000 người, trong đó 1.190.000 người theo Công Giáo.
Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ đã công bố tin trên tại thủ đô Washington, DC vào ngày 25 tháng 10 năm 2022. Lễ tấn phong Giám Mục đã được ấn định vào ngày 23 tháng Giêng năm 2023
Cha Trần Văn Nhàn sinh ngày 6 tháng 2 năm 1966 tại Việt Nam. Năm 9 tuổi, cậu Nhàn cùng gia đình trốn khỏi Việt Nam và sang Mỹ tị nạn. Cậu theo học trường Cao đẳng Don Bosco ở Newton, New Jersey và Đại học Chủng viện Thánh Joseph ở St. Benedict, Louisiana (1989). Năm 1992 Thầy Nhàn lấy bằng Thạc sĩ Thần học tại Chủng viện Notre Dame ở New Orleans, Louisiana và được truyền chức linh mục vào ngày 30 tháng 5 năm 1992.
Sau khi thụ phong Linh Mục, Cha Trần Văn Nhàn đã phục vụ tại các nhiệm sở sau của Tổng Giáo Phận Atlanta
Cha sở giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức ở Violet (1992-1995);
Cha sở giáo The Visitation of Our Lady ở Marrero (1995-1997);
Cha sở giáo xứ Thánh Angela Merici ở Metairie (1997-1998);
Cha sở giáo xứ Đức Mẹ Quan Phòng ở Metairie (1999-2001);
Cha sở giáo xứ Thánh Louise de Marillac ở Arabi (2001-2003);
Cha sở tại giáo xứ St. Bonaventure ở Avondale (2003-2007);
Cha sở tại giáo xứ St. Joan of Arc ở LaPlace (2007-2014).
Từ năm 2014, cha đảm nhiệm chính xứ giáo xứ Mary Queen of Peace ở Mandeville.
Đức Cha Trần Văn Nhàn nói tiếng Anh và tiếng Việt.
Tổng giáo phận Atlanta thuộc tiểu bang Louisianam, có diện tích 21.445 dặm vuông, với tổng dân số là 7.700.000 người, trong đó 1.190.000 người theo Công Giáo.
Tổng kết Đại Hội Linh Mục Việt Nam - Hành Trình Emmaus IX
LM Thế Hùng
10:54 25/10/2022
Xem hình ảnh do cha Nguyễn Tất Hải, anh Phạm Thái Hùng và Trần Mạnh Trác
Với Thánh lễ Bế mạc do Đức Cha Phụ tá Giáo phận Orange (California) Tôma Nguyễn Thái Thành chủ tế lúc 11 giờ sáng thứ Năm ngày 20/10/2022, Đại hội Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ lần thứ 9 (Hành trình Emmaus IX) vói Chủ đề “Hãy Thương Mến Nhau Với Tình Huynh Đệ” trích từ Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, được bắt đầu từ chiều thứ Hai ngày 17/10 đã kết thúc một cách tốt đẹp.
Hành trình Emmaus IX do các Linh mục Việt Nam thuộc hai Giáo phận Dallas và Fort Worth đứng ra tổ chức tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở thành phố Garland thuộc Giáo phận Dallas đã qui tụ 178 linh mục tức khoảng 1/5 tổng số linh mục VN tại Hoa Kỳ, và có cả vài Linh mục VN từ Úc và Na Uy. Về phần các giám mục tham dự Đại hội, ngoài Đức Cha Nguyễn Thái Thành, còn có Đức Cha Phụ tá Greg Kelly của Giáo phận Dallas đã đến dâng Thánh lễ Khai mạc chiều thứ Hai ngày 17/10, và Đức Cha chính tòa Kevin Vann của Giáo phận Orange (California) chủ tế Thánh lễ sáng thứ Ba ngày 18/10.
Các Thánh lễ, buổi Chầu Thánh Thể và Xưng tội được cử hành trong Nhà thờ còn các cuộc hội họp, ăn uống, văn nghệ đều được tổ chức trong Hội trường Thánh Anphong. Riêng trong Buổi Chầu Thánh Thể vào tối thứ Ba ngày 18/10, ngoài Kinh Tối, phần tưởng niệm của khoảng 20 linh mục Việt Nam đã qua đời kể từ lần Đại hội Emmaus VIII (2019), với hình ảnh các ngài được chiếu lên với phần chia sẻ ngắn gọn của các linh mục thân quen đang hiện diện, khiến mọi người hết sức cảm động.
Trong phần Tiệc Mừng Emmaus tối thứ Tư ngày 19/10, các linh mục và giáo dân vùng Dallas – Fort Worth đã có dịp thưởng thức những món ăn ngon miệng do Hội quán nấu nướng cũng như thưởng thức phần văn nghệ đặc sắc do các thiếu nhi từ các giáo xứ Việt Nam trong vùng, Ca sĩ Hồng Ngọc của Giáo xứ chủ nhà Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và dĩ nhiên là phần trình bày các bài hát thật sôi nổi của hàng trăm linh mục dự Đại hội.
Theo lời của Cha Chủ tịch Nguyễn Thanh Châu của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, lý do cho việc tổ chức Đại hội Emmaus IX ở vùng Dallas – Fort Worth là để cho các linh mục thấy được sức sống mạnh mẽ của các giáo xứ Việt Nam ở miền Bắc Texas, vì thường khi nói đến sự phát triển của Cộng đồng người Việt nói chung và Cộng đồng Công Giáo Việt Nam nói riêng, nhiều người cứ chỉ nghĩ đến vùng Houston ở miền Nam Texas. Quả thật, với kỳ Đại hội Emmaus IX, các cha đã từng tham dự những Đại hội Emmaus trước đây đều công nhận Đại hội Linh mục kỳ này được tổ chức tốt đẹp nhất về mọi mặt từ trước đến giờ, đến nỗi có cha khen ngợi với từ ngữ “hơn cả tuyệt vời!”. Điều này có được là do sự cộng tác của các linh mục trong vùng Dallas – Fort Worth, đặc biệt là các cha chính xứ và Hội đồng Mục vụ cũng như giáo dân của những giáo xứ Việt Nam. Tuy nhiên, gánh nặng tổ chức vẫn là do anh chị em giáo dân của Giáo xứ chủ nhà Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã không quản ngại hy sinh thời gian và công sức để cáng đáng rất nhiều công việc lớn nhỏ, từ việc chuyên chở các cha cho đến việc an ninh, y tế, phụng vụ, ca đoàn, ẩm thực, tiếp tân, kỹ thuật… Xin gửi lời khen ngợi nổng nhiệt đến các linh mục và giáo dân các vùng Dallas – Fort Worth, cách riêng Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp!
Trong buổi sáng của ngày Bế mạc Đại hội Emmaus IX hôm thứ Năm 20/10, các cha đã quyết định Đại hội Emmaus X sẽ được tổ chức tại Nhà thờ Chánh tòa Chúa Kitô của Giáo phận Orange (California), nhân kỷ niệm 20 năm Đại hội đầu tiên đuọc tổ chức ở vùng này. Như vậy là trong 10 lần (kể cả lần sắp đến) của Đại hội Linh mục Việt Nam, chỉ có 3 lần Đại hội được tổ chức ngoài tiểu bang California là Houston (Texas), Atlanta (Georgia) và Dallas – Fort Worth (Texas).
Đây là các địa điểm tổ chức Đại hội Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ: Emmaus I (Orange, CA, 2004), Emmaus II (Orange, CA, 2007), Emmaus III (Santa Clara, CA, 2009), Emmaus IV (Houston, TX, 2011), Emmaus V (Orange, CA, 2013), Emmaus VI (Atlanta, GA, 2015), Emmaus VII (San Jose, CA, 2017), Emmaus VIII (Orange, CA, 2019), Emmaus IX (Dallas – Fort Worth, TX, 2022), Emmaus X (Orange, CA 2024)
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bàu của Mẹ Hằng Cứu Giúp ban cho các cha sau mỗi kỳ Đại hội Emmaus được thêm sức mạnh của tình huynh đệ linh mục để tiếp tục sứ mạng phục vụ dân Chúa. Đông thời. xin Chúa trả công bội hậu cho các giáo dân ân nhân đã quảng đại khi bỏ nhiều công sức, thời gian và tài chánh trong việc tổ chức Đại hội.
Với Thánh lễ Bế mạc do Đức Cha Phụ tá Giáo phận Orange (California) Tôma Nguyễn Thái Thành chủ tế lúc 11 giờ sáng thứ Năm ngày 20/10/2022, Đại hội Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ lần thứ 9 (Hành trình Emmaus IX) vói Chủ đề “Hãy Thương Mến Nhau Với Tình Huynh Đệ” trích từ Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, được bắt đầu từ chiều thứ Hai ngày 17/10 đã kết thúc một cách tốt đẹp.
Hành trình Emmaus IX do các Linh mục Việt Nam thuộc hai Giáo phận Dallas và Fort Worth đứng ra tổ chức tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở thành phố Garland thuộc Giáo phận Dallas đã qui tụ 178 linh mục tức khoảng 1/5 tổng số linh mục VN tại Hoa Kỳ, và có cả vài Linh mục VN từ Úc và Na Uy. Về phần các giám mục tham dự Đại hội, ngoài Đức Cha Nguyễn Thái Thành, còn có Đức Cha Phụ tá Greg Kelly của Giáo phận Dallas đã đến dâng Thánh lễ Khai mạc chiều thứ Hai ngày 17/10, và Đức Cha chính tòa Kevin Vann của Giáo phận Orange (California) chủ tế Thánh lễ sáng thứ Ba ngày 18/10.
Các Thánh lễ, buổi Chầu Thánh Thể và Xưng tội được cử hành trong Nhà thờ còn các cuộc hội họp, ăn uống, văn nghệ đều được tổ chức trong Hội trường Thánh Anphong. Riêng trong Buổi Chầu Thánh Thể vào tối thứ Ba ngày 18/10, ngoài Kinh Tối, phần tưởng niệm của khoảng 20 linh mục Việt Nam đã qua đời kể từ lần Đại hội Emmaus VIII (2019), với hình ảnh các ngài được chiếu lên với phần chia sẻ ngắn gọn của các linh mục thân quen đang hiện diện, khiến mọi người hết sức cảm động.
Trong phần Tiệc Mừng Emmaus tối thứ Tư ngày 19/10, các linh mục và giáo dân vùng Dallas – Fort Worth đã có dịp thưởng thức những món ăn ngon miệng do Hội quán nấu nướng cũng như thưởng thức phần văn nghệ đặc sắc do các thiếu nhi từ các giáo xứ Việt Nam trong vùng, Ca sĩ Hồng Ngọc của Giáo xứ chủ nhà Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và dĩ nhiên là phần trình bày các bài hát thật sôi nổi của hàng trăm linh mục dự Đại hội.
Theo lời của Cha Chủ tịch Nguyễn Thanh Châu của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, lý do cho việc tổ chức Đại hội Emmaus IX ở vùng Dallas – Fort Worth là để cho các linh mục thấy được sức sống mạnh mẽ của các giáo xứ Việt Nam ở miền Bắc Texas, vì thường khi nói đến sự phát triển của Cộng đồng người Việt nói chung và Cộng đồng Công Giáo Việt Nam nói riêng, nhiều người cứ chỉ nghĩ đến vùng Houston ở miền Nam Texas. Quả thật, với kỳ Đại hội Emmaus IX, các cha đã từng tham dự những Đại hội Emmaus trước đây đều công nhận Đại hội Linh mục kỳ này được tổ chức tốt đẹp nhất về mọi mặt từ trước đến giờ, đến nỗi có cha khen ngợi với từ ngữ “hơn cả tuyệt vời!”. Điều này có được là do sự cộng tác của các linh mục trong vùng Dallas – Fort Worth, đặc biệt là các cha chính xứ và Hội đồng Mục vụ cũng như giáo dân của những giáo xứ Việt Nam. Tuy nhiên, gánh nặng tổ chức vẫn là do anh chị em giáo dân của Giáo xứ chủ nhà Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã không quản ngại hy sinh thời gian và công sức để cáng đáng rất nhiều công việc lớn nhỏ, từ việc chuyên chở các cha cho đến việc an ninh, y tế, phụng vụ, ca đoàn, ẩm thực, tiếp tân, kỹ thuật… Xin gửi lời khen ngợi nổng nhiệt đến các linh mục và giáo dân các vùng Dallas – Fort Worth, cách riêng Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp!
Trong buổi sáng của ngày Bế mạc Đại hội Emmaus IX hôm thứ Năm 20/10, các cha đã quyết định Đại hội Emmaus X sẽ được tổ chức tại Nhà thờ Chánh tòa Chúa Kitô của Giáo phận Orange (California), nhân kỷ niệm 20 năm Đại hội đầu tiên đuọc tổ chức ở vùng này. Như vậy là trong 10 lần (kể cả lần sắp đến) của Đại hội Linh mục Việt Nam, chỉ có 3 lần Đại hội được tổ chức ngoài tiểu bang California là Houston (Texas), Atlanta (Georgia) và Dallas – Fort Worth (Texas).
Đây là các địa điểm tổ chức Đại hội Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ: Emmaus I (Orange, CA, 2004), Emmaus II (Orange, CA, 2007), Emmaus III (Santa Clara, CA, 2009), Emmaus IV (Houston, TX, 2011), Emmaus V (Orange, CA, 2013), Emmaus VI (Atlanta, GA, 2015), Emmaus VII (San Jose, CA, 2017), Emmaus VIII (Orange, CA, 2019), Emmaus IX (Dallas – Fort Worth, TX, 2022), Emmaus X (Orange, CA 2024)
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bàu của Mẹ Hằng Cứu Giúp ban cho các cha sau mỗi kỳ Đại hội Emmaus được thêm sức mạnh của tình huynh đệ linh mục để tiếp tục sứ mạng phục vụ dân Chúa. Đông thời. xin Chúa trả công bội hậu cho các giáo dân ân nhân đã quảng đại khi bỏ nhiều công sức, thời gian và tài chánh trong việc tổ chức Đại hội.
VietCatholic TV
Bất ngờ: Tình báo Kyiv tiết lộ Nga âm mưu lừa Ukraine một cú rất lớn ở Kherson. Mỹ và NATO thảo luận
VietCatholic Media
03:28 25/10/2022
1. Nga định lừa Ukraine một cú rất lớn. Ukraine giả dại để lừa lại người Nga.
Nga đã tạo ra một “ảo tưởng” là họ đang di tản khỏi Kherson nhưng thực tế họ đang đưa thêm quân ém trong các tòa nhà, chuẩn bị các trận địa chiến trong thành phố. Họ tung ra thiết quân luật, hạn chế di chuyển, ban hành giờ giới nghiêm để du kích Ukraine không biết các chuyển động của họ. Đường phố vắng hoe, ngay cả các máy bay không người lái trinh sát của Ukraine cũng không bị bắn hạ. Ukraine đã giả dại để lừa lại người Nga. Quân Ukraine đã không vào thành phố ngay nhưng kéo pháo áp sát thành phố và tấn công dữ dội từ xa trong mấy ngày qua.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Intelligence Chief Warns Russia Not Leaving Kherson, Creating an ‘Illusion’”, nghĩa là “Lãnh đạo tình báo Ukraine cảnh báo người Nga không rời khỏi Kherson nhưng đang tạo ra ảo tưởng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nga đang tạo ra một “ảo tưởng” có vẻ như sẽ di tản khỏi Kherson nhưng thực tế đang chuẩn bị để bảo vệ thành phố, Cục trưởng tình báo Ukraine Kyrylo Budanov cảnh báo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 với hy vọng chiến thắng nhanh chóng. Nhưng Ukraine, được hỗ trợ bởi viện trợ của phương Tây, đã chặn đứng các tham vọng quân sự của Nga trong 8 tháng, tung ra các chiến dịch phản công để chiếm lại lãnh thổ bị chiếm đóng.
Các cuộc phản công hồi tháng 9 đã thành công nhanh chóng ở miền đông Ukraine, nơi hàng nghìn dặm vuông lãnh thổ do Nga chiếm đóng xung quanh Kharkiv đã bị chiếm lại. Tiến độ của Ukraine ở miền nam Ukraine đã chậm hơn, nhưng quân đội của họ đã giành lại các khu vực phía bắc Kherson, cũng là tên của khu vực bao gồm thành phố.
Bây giờ, các nhà lãnh đạo quân sự Nga đang chuẩn bị đối phó với cố gắng giành lại thành phố của Ukraine.
Hôm thứ Bảy, các nhà chức trách do Nga cài đặt ở Kherson đã kêu gọi người dân di tản “ngay lập tức” khi họ chuẩn bị cho các lực lượng Ukraine chiến đấu giành quyền kiểm soát thành phố. Dự kiến có tới 60,000 dân thường phải di tản khỏi Kherson, nằm trên bờ Tây sông Dnepro. Những người di tản đang được yêu cầu đi đến các khu vực khác do Nga chiếm đóng
Tuy nhiên, Budanov, trong một cuộc phỏng vấn với Ukainska Pravda, cho biết việc di tản không phải là dấu hiệu cho thấy Nga chuẩn bị bỏ rơi thành phố chiến lược, đóng vai trò là cửa ngõ vào Crimea, khu vực mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.
Ông mô tả cuộc di tản Kherson của Nga là “một hoạt động nghi binh và thao túng thông tin.” Ông cho biết Điện Cẩm Linh đang di tản các nhà chức trách được cài đặt của mình, cũng như các binh sĩ bị thương, khỏi thành phố. Tuy nhiên, họ đang thay thế những người này bằng các đơn vị quân đội mới để chuẩn bị cho một cuộc chiến.
“Họ tạo ra ảo tưởng rằng mọi thứ đã biến mất. Và đồng thời, ngược lại, họ đưa các đơn vị quân đội mới đến đó và chuẩn bị các đường phố trong thành phố để phòng thủ,” Budanov nói.
Ông nói thêm rằng các lực lượng Nga cũng đang chuẩn bị các tuyến đường để nhanh chóng chạy khỏi Kherson nếu binh sĩ Ukraine chiếm lại được thành phố, một trong những khu vực chính đầu tiên mà Mạc Tư Khoa tuyên bố chủ quyền khi cuộc chiến bắt đầu 8 tháng trước.
“Tuy nhiên, họ không chuẩn bị tháo chạy ngay bây giờ,” Budanov nói. “Họ đang chuẩn bị để phòng thủ.”
Có khả năng Nga tấn công Nhà máy Thủy điện hay không?
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm cho biết người Nga “nhận thức rõ ràng” rằng họ sẽ phải đối mặt với những tổn thất ở miền nam đất nước trong bối cảnh các báo cáo theo đó lực lượng Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công “cờ giả” vào Nhà máy Thủy điện Kakhovka.
“Và nếu Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công khủng bố như vậy, nếu họ đang xem xét một kịch bản nghiêm túc như vậy, điều đó có nghĩa là những kẻ khủng bố nhận thức rõ ràng rằng chúng sẽ không thể giữ không chỉ Kherson mà còn toàn bộ miền nam của đất nước chúng tôi, bao gồm cả Crimea,” ông nói.
Budanov cho biết ông không tin rằng Nga sẽ phá hủy hoàn toàn con đập, đồng thời cảnh báo rằng làm như vậy sẽ chặn khả năng cung cấp nước cho Crimea cho đến khi Ukraine sửa chữa con đập.
“Nhưng họ sẽ buộc phải rút hết đến Crimea. Nói cách khác, nếu bạn phá hủy hoàn toàn, thì kịch bản sẽ là cả hai bên đều chết hết. Họ đã sẵn sàng cho điều đó chưa? Tôi nghĩ là không.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.
2. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thảo luận về Nga-Ukraine với Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nói chuyện với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg về một loạt các vấn đề an ninh, bao gồm cả Nga, theo một thông báo của Ngũ Giác Đài.
“Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về các cam kết ngoại giao gần đây với Nga, cáo buộc sai lầm của Nga rằng Ukraine đang chuẩn bị sử dụng một quả bom bẩn trên đất của mình và sự cần thiết phải bắt buộc Nga xuống thang chiến tranh”, Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Patrick Ryder cho biết trong một cuộc họp báo.
“Cả hai nhà lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì khả năng răn đe và phòng thủ mạnh mẽ, đồng thời nhấn mạnh rằng các hành động của Nga đã dẫn đến một NATO mạnh hơn và thống nhất hơn”.
Một số thông tin cơ bản: Austin đã nói chuyện hôm Chúa Nhật với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, người cáo buộc người Ukraine lên kế hoạch sử dụng cái gọi là bom bẩn - một tuyên bố mà các quan chức Mỹ bác bỏ là một hoạt động cờ giả của Nga.
Đó là cuộc gọi thứ hai trong ba ngày giữa các quan chức cấp cao nhất.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hai bên đã thảo luận về tình hình Ukraine nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Theo một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ, chính Shoigu là người khởi xướng cuộc điện thoại cho Austin.
Một quan chức thứ hai quen thuộc với cuộc trò chuyện cho biết Shoigu đã đưa ra tuyên bố về việc sử dụng bom bẩn, một loại vũ khí kết hợp giữa chất nổ thông thường và uranium. Tuyên bố đó, mà Điện Cẩm Linh đã khuếch đại trong những ngày gần đây, đã bị Hoa Kỳ, Ukraine và Vương quốc Anh bác bỏ mạnh mẽ là một hoạt động cờ sai của Nga.
Shoigu cũng đưa ra nhận xét tương tự với các Bộ trưởng Quốc phòng Pháp và Anh.
3. Kỷ niệm tám tháng chiến tranh, Zelenskiy tuyên bố Ukraine đã hạ gục cái gọi là “quân đội mạnh thứ hai thế giới”
Trong 8 tháng chiến tranh, Ukraine đã phá vỡ cái gọi là quân đội mạnh thứ hai thế giới, và từ nay Nga sẽ chỉ là kẻ ăn mày, cầu xin sự giúp đỡ của các nước khác kể cả Iran.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã phát biểu như trên trong bài phát biểu trước quốc dân đồng bào vào tối thứ Hai.
Ông lưu ý rằng hôm nay, 24 tháng 10, đánh dấu chính xác tám tháng của cuộc chiến tranh toàn diện của Nga chống lại Ukraine
“Những gì đã đạt được trong suốt thời gian này? Chúng ta đã bảo vệ nền độc lập của nhà nước chúng ta - và Nga không thể thay đổi điều đó. Từng bước, chúng ta đang giải phóng đất Ukraine. Bây giờ Donbas, khu vực Kharkiv và khu vực Kherson là các đầu đề tin tức. Nhưng khu vực Zaporizhia và Crimea cũng sẽ là các đầu đề: thời gian sẽ đến - và tất cả Ukraine sẽ được tự do,” Zelenskiy nói.
Tổng thống nói thêm rằng Ukraine đang hạ gục cái gọi là quân đội mạnh thứ hai thế giới, và từ nay Nga sẽ chỉ là kẻ ăn mày.
“Họ đang cầu xin thứ gì đó ở Iran, cố gắng đánh cắp thứ gì đó ở các quốc gia phương Tây - bịa ra nhiều điều vô nghĩa về Ukraine. Tiềm lực của Nga đang bị lãng phí vào một cuộc chiến chống lại đất nước của chúng ta và toàn bộ thế giới tự do. Nga đã từng có ảnh hưởng về khí đốt – giờ đây nó không còn ảnh hưởng đó nữa. Nga đã từng có ảnh hưởng quân sự - ảnh hưởng ấy đang bốc hơi. Từng có sức nặng chính trị - bây giờ nó là sự cô lập. Đã từng có những tham vọng về ý thức hệ - bây giờ nó chỉ là sự ghê tởm,” Zelenskiy nói.
Ông nói thêm rằng đây là một thay đổi rất quan trọng trong cấu hình ở phần này của Âu-Á: nước Nga càng mất đi nhiều tiềm năng hiện nay, thì tất cả các dân tộc xung quanh Nga và các quốc gia bên trong biên giới nước này sẽ càng giành được tự do thực sự. Ukraine sẽ là người đầu tiên.
“Nhận thức về thất bại đang trở nên mạnh mẽ hơn ở Nga, nhưng chúng ta hãy ghi nhớ điều này, chúng ta không có quyền thư giãn. Chúng ta vẫn phải đi trên con đường dẫn đến chiến thắng của Ukraine. Đó là một chặng đường khó khăn để trải qua trong mùa đông này, sẽ là chặng đường khó khăn nhất trong lịch sử của chúng ta, để làm những công việc cần thiết vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân, để đạt được kết quả mà đất nước đang cần, để duy trì huy động tối đa các đối tác của chúng ta vì mục tiêu đấu tranh cho tự do và không để kẻ thù chung của chúng ta chia rẽ liên minh dân chủ toàn cầu - đây là điều mà tất cả chúng ta đang làm - người Ukraine, người Âu Châu, người dân trên toàn thế giới coi trọng tự do,” Zelenskiy nói.
4. Tướng Syrskyi nhận định người Nga có nguy cơ bước vào thảm bại tương tự nếu họ lặp lại cuộc tấn công từ phía bắc
Tư lệnh Lực lượng Lục quân của Ukraine, Thượng tướng Oleksandr Syrskyi tin rằng mối đe dọa về một cuộc tấn công lặp lại của quân đội Nga ở hướng bắc vẫn còn, nhưng điều này sẽ chỉ dẫn đến những hậu quả thảm hại cho quân đội Nga.
Tướng Syrskyi đặc biệt lưu ý rằng hoạt động của Nga ở Belarus thực sự phản ánh sự chuẩn bị có thể có cho nỗ lực chuyển các hành động thù địch sang các vùng lãnh thổ mới.
Ông nói với ABC News: “Tất nhiên là họ đã sẵn sàng cho việc leo thang trận chiến và chuyển xung đột sang các khu vực chiến đấu khác. Họ đang sẵn sàng cho hành động nhằm làm suy yếu các nhóm của chúng tôi và theo suy nghĩ của tôi, mục đích khả dĩ của việc đó là cắt đứt hoặc làm suy giảm các đường dây liên lạc và nguồn cung cấp của chúng tôi”.
Tuy nhiên, vị tướng này tin rằng một cuộc tấn công lặp đi lặp lại ở miền Bắc sẽ không mang lại kết quả mong muốn cho Nga.
“Họ có nguy cơ dẫm lên cùng một chiếc cào hai lần và tự đánh vào mặt mình”
Về hướng Nam, Syrskyi từ chối bình luận về các trận đánh ở Kherson, lưu ý rằng ông tin tưởng vào sự thành công của Lực lượng vũ trang của chúng ta. Theo ông, không nên đánh giá thấp nguy cơ Liên bang Nga cho nổ đập Thủy điện Kakhovska.
Khi được hỏi liệu ông có tin rằng Putin sẽ dừng lại nếu Ukraine thành công trong việc giải phóng toàn bộ lãnh thổ của mình hay không, Syrskyi nói rằng điều đó không quan trọng và cách nhanh nhất để kết thúc chiến tranh là đẩy quân đội Nga ra khỏi Ukraine càng nhanh càng tốt.
“Chúng tôi không có lựa chọn nào khác, chúng tôi phải tiến lên, tiến thẳng đến biên giới quốc gia của chúng tôi,” ông nói và nói thêm rằng chiến thắng sẽ chỉ có khi lá cờ Ukraine tung bay trên tất cả các biên giới của Ukraine, bao gồm cả Crimea của Ukraine”.
Syrskyi cũng tin rằng có khả năng Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến với Ukraine.
5. Cựu quan chức ngoại giao Nga nhận định: Vận may của Putin đã hết trong chiến tranh Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's 'Luck Is Over' in Ukraine War: Former Russian Diplomat”, nghĩa là “Cựu quan chức ngoại giao Nga nhận định: Vận may của Putin đã tàn trong chiến tranh Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Boris Bondarev, một cựu quan chức ngoại giao Nga, cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chúa Nhật rằng “vận may” của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hết trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine”.
Bondarev đã từ bỏ vai trò của mình trong phái đoàn ngoại giao của Nga tại Liên Hiệp Quốc vào tháng 5 về cuộc xâm lược của Nga vào quốc gia Đông Âu, tuyên bố trong một lá thư từ chức rằng cuộc chiến “không chỉ là tội ác đối với người dân Ukraine, mà còn có thể là tội ác nghiêm trọng nhất đối với người dân Nga.”
Phát biểu về nhà lãnh đạo Nga trong cuộc phỏng vấn với Sky News, Bondarev nói: “Tôi nghĩ 20 năm cầm quyền của ông ấy là một điều rất may mắn đối với ông ấy. Ông ta không thông minh, ông ta chỉ may mắn. Giờ tôi nghĩ vận may của ông ta đã hết”.
Nhà cựu ngoại giao nói rằng ông cũng tin rằng Putin sẽ sẵn sàng “hy sinh 10 hoặc 20 triệu người Nga chỉ để giành chiến thắng trong cuộc chiến này chỉ để tàn sát tất cả người Ukraine vì đó là vấn đề nguyên tắc. Đó là vấn đề sống còn về chính trị đối với ông ta.”
“Bạn phải hiểu rằng, nếu ông ta thua trong cuộc chiến này, thì đó sẽ là dấu chấm hết cho ông ta,” Bondarev nói thêm.
Nhà cựu ngoại giao nói rằng nếu Putin thua trong cuộc chiến, “ông ấy sẽ phải giải thích cho giới tinh hoa và dân chúng của mình tại sao lại như vậy và ông ấy có thể phải đối phó với một số vấn đề lớn trong việc giải thích điều này”.
Bình luận của Bondarev được đưa ra trong bối cảnh Nga đã phải đối mặt với những tổn thất gần đây ở khu vực phía nam Kherson, nơi mà họ đã chiếm đóng kể từ khi xâm lược vào cuối tháng Hai. Theo một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, vào tuần trước, Nga “có khả năng thiết lập các điều kiện thông tin để biện minh cho các cuộc rút lui theo kế hoạch của Nga và những tổn thất lãnh thổ đáng kể ở khu vực Kherson”.
ISW nói thêm rằng các lực lượng Nga đang có kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công “cờ giả” vào Nhà máy Thủy điện Kakhovka, cách thành phố Kherson chưa đầy 50 dặm về phía đông.
Túy Vân xin mở ngoặc để giải thích thuật ngữ “hoạt động cờ giả” – “false flag operation”. Hoạt động cờ giả là một hành động được thực hiện với mục đích che giấu nguồn gốc thực sự của trách nhiệm và đổ lỗi cho một bên khác. Thuật ngữ “cờ giả” bắt nguồn từ thế kỷ 16 như một cách diễn đạt có nghĩa là sự xuyên tạc có chủ ý về lòng trung thành của một người nào đó. Tiếng Việt gọi là “dèm pha”. Thuật ngữ này sau đó nổi tiếng được sử dụng để mô tả một mưu mẹo trong chiến tranh hải quân, theo đó một con tàu treo cờ của một quốc gia trung lập hoặc đối phương để che giấu danh tính thực sự của mình. Chiến thuật này ban đầu được sử dụng bởi những tên cướp biển để đánh lừa các tàu khác cho phép chúng tiến lại gần trước khi tấn công họ. Sau đó, nó được coi là một thực hành có thể chấp nhận được trong chiến tranh hải quân theo luật hàng hải quốc tế, với điều kiện tàu tấn công phải trưng ra lá cờ thực sự của mình ngay sau khi một cuộc tấn công bắt đầu.
Thuật ngữ “hoạt động cờ giả” ngày nay được mở rộng để bao gồm các quốc gia thực hiện các cuộc tấn công vào chính họ và làm cho các cuộc tấn công ấy có vẻ như là do các quốc gia đối phương hoặc những kẻ khủng bố gây ra, do đó tạo cho mình một cái cớ để đàn áp trong nước hoặc xâm lược quân sự nước ngoài. Tương tự, “hoạt động cờ giả” cũng được dùng để chỉ các hoạt động lừa đảo được thực hiện trong thời bình bởi các cá nhân hoặc tổ chức phi chính phủ. Trong trường hợp này thuật ngữ pháp lý phổ biến hơn là “dàn dựng”, “dàn cảnh”, “tạo hiện trường giả”.
ISW cho biết: “Điện Cẩm Linh có thể cố gắng tận dụng một cuộc tấn công giả như vậy để làm lu mờ tin tức về cuộc rút lui nhục nhã lần thứ ba đối với các lực lượng Nga, lần này là từ phía tây Kherson. Hoạt động cờ giả này cũng nhằm cung cấp thêm các thông tin sai lệch của Nga miêu tả Ukraine là một quốc gia khủng bố cố tình nhắm vào dân thường.”
Tuần trước, Putin cũng tuyên bố thiết quân luật tại 4 khu vực Ukraine mà Mạc Tư Khoa sáp nhập bất hợp pháp, trong đó có Kherson. Diễn biến được đưa ra trong bối cảnh có tin quân đội Nga rút lui khỏi một số khu vực bị chiếm đóng.
Sau tuyên bố, một khách mời của đài truyền hình nhà nước Nga cho biết nước này có thể phải đối mặt với những tổn thất lãnh thổ “nghiêm trọng” trong những tháng tới.
“Điều quan trọng là chúng ta phải chịu đựng, tôi không muốn cho bất kỳ ai ảo tưởng, nhưng chúng ta sẽ phải kiên trì, nghiến răng vượt qua tháng mười một, và tôi sợ, một phần của tháng mười hai. Sẽ không có bất kỳ tin tốt nào trong hai tháng tới”, phóng viên chiến trường Nga Alexander Kots cho biết hôm thứ Tư tuần trước.
Hôm Chúa Nhật, các quan chức Nga và truyền thông nhà nước cho biết Ukraine đang có kế hoạch sử dụng một quả bom bẩn trên lãnh thổ của mình để đổ lỗi cho Nga và sử dụng cuộc tấn công để kích động sự phản đối chống lại Điện Cẩm Linh.
Tuy nhiên, Christopher Fettweis, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tulane, nói với Newsweek hôm Chúa Nhật rằng dư luận Nga đang “quay lưng lại” với Putin và những tuyên bố về các vụ tấn công của Ukraine có lẽ chỉ nhằm gây ra nỗi sợ hãi chống lại Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với các bộ ngoại giao Nga và Ukraine để đưa ra bình luận.
6. Xướng ngôn viên truyền hình nhà nước Nga hô hào tận diệt người Ukraine
Trong một diễn biến gây xúc động trên thế giới, các xướng ngôn viên và khách mời trong một chương trình hội thoại của Nga đã hô hào nhấn nước cho chết đuối, hãm hiếp và thiêu sống người Ukraine.
Tờ Newsweek có bài tường trình về diễn biến này nhan đề “Russian State TV Boss Says Drown Ukrainian Children, Burn Families Alive”, nghĩa là “Xếp Lớn Của Đài Truyền Hình Nhà Nước Nga Hô Hào Nhấn Nước Cho Chết Đuối, Hãm Hiếp Và Thiêu Sống Các Gia Đình Người Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đinh Nhung.
Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga và khách mời của ông ta đã tham gia vào một cuộc trao đổi, trong đó hai người thảo luận về việc nhận nước cho chết đuối, cưỡng hiếp và thiêu sống người Ukraine.
Trong một video được đăng tải lên Twitter hôm Chúa Nhật bởi Julia Davis, người tạo ra Russian Media Monitor, chuyên theo dõi các phương tiện truyền thông Nga, giám đốc phát thanh truyền hình Anton Krasovsky và nhà văn Sergei Lukayanenko đã hạ nhục nhân phẩm người Ukraine và thảo luận về việc cưỡng hiếp và giết họ.
Cuộc trò chuyện khiến giáo sư nghiên cứu quốc phòng Michael Clarke đang được mời thỉnh giảng tại Kings College London nói rằng đó là một ví dụ về “sự suy thoái đạo đức hoàn toàn” ở nước Nga của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Clarke nói với Newsweek: “Có rất nhiều những trao đổi như thế trên ba kênh chính do nhà nước kiểm soát. Điều này chỉ bất thường ở mức độ nghiêm trọng của sự phân biệt chủng tộc trong cuộc trao đổi của họ. Thực tế là giám đốc phát sóng của RT đang đưa ra hầu hết các bình luận là điều rất quan trọng vì thẩm quyền của ông ta. Điều đó cho thấy mạng lưới RT không chỉ dành thời lượng phát sóng cho một số người phân biệt chủng tộc cực đoan một cách tình cờ mà đang điều chỉnh để hướng dẫn tình cảm của công chúng theo chiều hướng đó.”
Trong cuộc trao đổi, Lukyanenko đã đề cập đến những câu chuyện về những gói thuốc kích dâm Viagra được trao cho những người lính Nga như một ví dụ về “chứng cuồng loạn” và “những tưởng tượng bệnh hoạn”.
Krasovsky giải thích rằng: “Những bà cụ đó sẽ đưa tiền tiết kiệm dùng cho việc mai táng để lính Nga mua thuốc hãm hiếp mình.” Người ta khó tưởng tượng được những nhân vật văn hóa của Nga lại có thể tung ra những luận điệu khốn nạn như vậy.
Kể từ khi được chia sẻ lên Twitter bởi Davis, cũng là người phụ trách chuyên mục The Daily Beast, đoạn video đã được xem hơn 1 triệu lần.
Trong khi đó, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 cho thấy một số binh sĩ Nga đã có hành vi bạo lực đối với người Ukraine, bao gồm cả các trường hợp hãm hiếp và tra tấn.
Báo cáo cho biết: “Có những ví dụ về trường hợp người thân bị buộc phải chứng kiến tội ác. Trong các trường hợp chúng tôi đã điều tra, độ tuổi của nạn nhân phải gánh chịu bạo lực tình dục và giới tính là từ 4 đến 82 tuổi”.
Những nhận xét công kích, bao gồm cả những lời chế nhạo chủng tộc đối với người Ukraine, tiếp tục sau khi Lukyanenko cho biết trước đây ông ta đã đến đất nước này vào những năm 1980, nơi trẻ em ở đó đã nói với ông rằng họ đang bị Nga chiếm đóng.
Krasovsky trả lời: “Bất cứ ai nói rằng Moskals (một tiếng lóng thông dụng hiện nay chỉ người Nga) đã xâm lược họ, bạn nên ném họ xuống sông với dòng chảy mạnh.”
Sau đó, anh ta đả kích về tình trạng được cho là của những ngôi nhà ở một dãy núi ở miền Tây Ukraine trước khi nói thêm rằng những người Ukraine nên bị giết bên trong những ngôi nhà như thế.
“Ở bên đó, có hàng loạt những ngôi nhà nhỏ, những ngôi nhà nhỏ trông khủng khiếp, quái dị. Chúng mọc lên khắp dãy núi Carpathia làm cho dãy núi Carpathia trông thật kinh tởm… Hãy đẩy chúng nó vào những túp lều đó và thiêu sống,” Krasovsky nói.
Krasovsky sau đó nói rằng Ukraine “không nên được tồn tại” và hỏi liệu nó có nên “tồn tại trên bản đồ thế giới hay không.”
Lukyanenko trả lời: “Tôi không muốn sống trong cùng một đất nước với những người như thế. Vì vậy, chúng ta sẽ bắn chúng”.
Clarke nói với Newsweek rằng ông tin rằng các bình luận sẽ “gần như hoàn toàn có tác dụng tiêu cực đối với chiến dịch chung của Nga.”
Các bình luận nêu trên có lẽ sẽ được những người Nga có chung niềm tin phân biệt chủng tộc và diệt chủng tán thành. Nhưng Clarke nói rằng hầu hết người Nga sẽ thấy các bình luận này là đáng ghê tởm.
“Hầu hết người Nga chắc chắn không man rợ như vậy và dường như ngày càng hoang mang với cách mà đất nước hiện đang theo đuổi cuộc chiến chống lại không chỉ đối với giới lãnh đạo Ukraine mà còn với những nhà lãnh đạo các quốc gia Slavic khác,” Clarke nói. “Ở thế giới bên ngoài, tôi nghi ngờ video này sẽ lan truyền... vì quan điểm của Krasovsky giống như một kẻ giễu cợt trung thực cho những gì chúng ta đang nghi ngờ về hình ảnh của Putin về vấn đề này.”
Ông tiếp tục: “Vai trò của Krasovsky trong RT không thể không phản ánh những gì Điện Cẩm Linh muốn nghe. Nếu anh ta nói điều gì đó thậm chí không vừa lòng họ anh ta đã bị bắt từ lâu. Tôi đoán đó là một ví dụ điển hình về sự suy thoái đạo đức hoàn toàn ở nước Nga của Putin. Đó không phải là nước Nga thực sự. Nhưng đó là nước Nga chính thức trong thời điểm hiện tại”.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để đưa ra bình luận.
Các trường hợp khác về việc truyền hình nhà nước Nga phát biểu tiêu cực về Ukraine
Đã có rất nhiều trường hợp truyền hình nhà nước Nga đưa ra trước khán giả những luận điểm ngày càng gay gắt về người Ukraine và cuộc xâm lược.
Đầu tháng này, người dẫn chương trình truyền hình Olga Skabeeva nói với người xem rằng Nga sẽ tiếp tục dội hỏa tiễn vào Ukraine bất chấp sự phản đối của “các nhà lãnh đạo phương Tây”.
Tháng trước, Skabeeva cho biết Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu họ cảm thấy Nga đang bị đe dọa hủy diệt.
Lạ lùng: Bốn bé gái cho rằng đã thấy Đức Mẹ hiện ra. Họ bay lên được. Tuyên bố của ĐGM bản quyền
VietCatholic Media
05:54 25/10/2022
1. Mẹ của Đức Gioan Phaolô II biết một ngày nào đó ngài sẽ trở thành một “người vĩ đại”
Bà Emilia Wojtyla có linh tính của một người mẹ rằng con trai mình sẽ làm điều gì đó sâu sắc trong cuộc đời mình.
Đức Gioan Phaolô II đã được lớn lên trong một ngôi nhà thánh thiện, được dẫn dắt bởi hai bậc cha mẹ nhân đức, những người mong muốn điều tốt nhất cho con cái của họ. Mẹ của ngài, Emilia Wojtyla, là một phụ nữ trẻ đảm đang, điều hành một gia đình nền nếp, đạo đức và tự hào về hai con trai của mình, Karol và Edmund.
Bà đặc biệt yêu thích đứa con út của mình, Karol, người mà bà gọi một cách trìu mến là “Lolek”. Theo người viết tiểu sử George Weigel, “Emilia đưa vị Giáo Hoàng tương lai bằng xe đẩy qua Wadowice và nói với những người hàng xóm của cô ấy, 'Các bạn sẽ thấy, một ngày nào đó Lolek của tôi sẽ là một người đàn ông tuyệt vời.'“
Dù Emilia chỉ sống để nhìn thấy Lolek bé bỏng của bà gần 9 tuổi, Đức Gioan Phaolô II tin rằng bà đã để lại một tác động lâu dài cho ngài.
Những ký ức của Đức Gioan Phaolô II về mẹ của mình rất ít, nhưng sau này khi trưởng thành, ngài tuyên bố rằng sự đóng góp của bà trong việc nuôi dưỡng lòng nhiệt thành tôn giáo của ngài “hẳn là rất lớn”.
Trực giác làm mẹ của Emilia hóa ra còn đúng hơn cả sự thật - xét cho cùng, nhiều người kể từ khi Đức Gioan Phaolô II được phong thánh đã gán cho ngài là “Đức Gioan Phaolô II Cả”.
Lòng sùng kính sâu sắc của bà đối với Thiên Chúa và Đức Mẹ đã được truyền lại thành công cho con trai bà, cung cấp một mảnh đất màu mỡ cho gốc rễ Tin Mừng mà một ngày nào đó sẽ phát triển thành một cây đức tin to lớn.
Án tuyên thánh cho Emilia gần đây đã được mở ra ở Ba Lan.
Source:Aleteia
2. Giám mục Tây Ban Nha đưa ra tuyên bố về các cuộc hiện ra được tường trình tại Garabandal
Đức Cha Manuel Sánchez Monge, Giám mục của Santander, đã ra tuyên bố về những sự kiện bất thường tại Garabandal rằng “lập trường của tôi, giống như những người tiền nhiệm của tôi, là đánh giá của Rôma vẫn còn giá trị: nghĩa là không có dấu hiệu của một hiện tượng siêu nhiên.”
Ngoài ra, ngài cũng thừa nhận rằng ngài đã liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu Đại học San Pablo, gọi tắt là CEU, để bày tỏ sự không hài lòng vì họ đã không hỏi ý kiến ngài trước khi tổ chức một sự kiện dành cho các tín hữu ủng hộ quan điểm đã có các cuộc hiện ra tại Garabandal.
Các sự kiện bất thường được cho là đã diễn ra tại ngôi làng nhỏ San Sebastián de Garabandal từ năm 1961 đến năm 1965. Tại đó, bốn cô gái - Conchita, Jacinta, Mari Loli và Maricruz - tuyên bố đã chứng kiến sự hiện ra của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cùng với Đức Trinh nữ Maria.
Những sự kiện đó đã thu hút đám đông, những người tuyên bố đã chứng kiến các cô gái khoảng 11 tuổi trong trạng thái ngây ngất, bay lên và các hiện tượng khác. Nhiều người đã khẳng định chính mắt thấy các cô gái này bay lên nhiều lần.
Trong cuộc họp của Trung tâm Nghiên cứu Đại học San Pablo, Jorge Fernández Díez, cựu Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha cho rằng trong 61 năm qua sự thật về những gì đã xảy ra chưa được điều tra nghiêm ngặt.”
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi có quyền kiến nghị, yêu cầu và cầu nguyện cho một cuộc điều tra nghiêm túc được thực hiện vì sự tôn trọng đối với các tín hữu và sự tôn trọng đối với Đức Trinh Nữ.”
Cha Álvaro de Cárdenas, một linh mục của Giáo phận Getafe, có mặt tại sự kiện, cũng cho rằng “Giáo hội có trách nhiệm quan trọng là phải nghiên cứu các sự kiện của Garabandal”.
Theo vị linh mục trước những biến cố như thế này, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate”– tính chất không siêu nhiên được chứng thực, nói nôm na là do người ta nghĩ ra, không phải là thật.
Theo ý kiến của ngài, “nếu giáo phận Santander phớt lờ nghĩa vụ nghiêm túc của mình, thì Rôma nên tiến hành cuộc điều tra” để “xác định nguồn gốc của các sự kiện” và đưa ra phản ứng cụ thể cho dân Chúa.
Hơn 2,000 người đã ký một bản kiến nghị kêu gọi Đức Cha Santander mở “một cuộc nghiên cứu nghiêm túc dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần về mọi điều đã xảy ra ở San Sebastián de Garabandal.”
Tuyên bố của giám mục Santander rằng ở Garabandal tính chất không siêu nhiên được chứng thực, là thông điệp rõ ràng nhất được đưa ra từ Tòa giám mục Tây Ban Nha trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do nhiều người đã khẳng định chính mắt thấy các cô gái này bay lên nhiều lần nên vấn đề xem ra vẫn còn rất rắc rối.
Source:Catholic News Agency
3. Nghiên cứu lý do các tín hữu không lãnh nhận Bí tích Hòa giải
Hàng năm, trong hơn ba thập kỷ qua, tòa án Vatican giải quyết các vấn đề lương tâm đã cung cấp một khóa học để giúp các linh mục trong “sứ vụ của lòng thương xót” với tư cách là cha giải tội.
Số lượng các vị tham dự rất lớn, từ 500 đến 800 người bao gồm các vị đã được thụ phong và các vị sắp được thụ phong, tham dự khóa học do Tòa Ân Giải Tối Cao đảm trách hàng năm chứng tỏ tầm quan trọng và nhu cầu được đào tạo đầy đủ liên quan đến bí tích hòa giải, đặc biệt là khi việc xưng tội, cũng như “ý thức về tội lỗi” đang gặp khủng hoảng như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với những tham dự viên vào năm 2019.
Đó là một cuộc khủng hoảng trên cả hai mặt của màn giải tội.
Các linh mục cần được đào tạo tốt hơn để những người tìm kiếm sự tha thứ của Thiên Chúa thực sự trải nghiệm “một cuộc gặp gỡ thực sự với ơn cứu rỗi, trong đó vòng tay của Chúa có thể được cảm nhận trong tất cả sức mạnh của nó, có khả năng thay đổi, hoán cải, chữa lành và tha thứ,” Đức Giáo Hoàng đã nói.
Và giáo dân cần hiểu rõ hơn tầm quan trọng và niềm vui của việc xưng tội. Tòa Ân Giải Tối Cao đã quyết định đáp ứng điều này bằng cách tổ chức một buổi hội thảo đặc biệt dành riêng cho giáo dân. Hội thảo đã được tổ chức tại Rôma và trực tuyến từ ngày 13 đến 14 tháng 10.
Trong số hơn nửa tá bài nói chuyện về các khía cạnh Kinh thánh, thần học và tâm linh của Bí tích Hòa giải, bài thuyết trình thiết thực nhất do Đức Tổng Giám Mục Krzysztof Nykiel, nhiếp chính của Tòa Ân Giải Tối Cao.
Ngài đã đưa ra danh sách 10 lý do phổ biến nhất mà mọi người thường đưa ra để không đi xưng tội, tiếp theo là phản hồi dựa trên đức tin đối với mỗi phản đối như thế.
Source:Crux
Bí quyết mới: Ba trực thăng tự hào nhất của Nga bị bắn rơi trong một ngày. NATO tố Nga tung tin giả
VietCatholic Media
15:58 25/10/2022
1. Chiếc máy bay trực thăng thứ ba của Nga bị bắn rơi ở Ukraine chỉ trong một ngày
Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 25 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tối thứ Hai 24 tháng 10, các lực lượng phòng thủ Ukraine ở khu vực Kherson đã bắn hạ thêm một chiếc trực thăng tấn công Ka-52 của Nga. Đó là chiếc thứ ba kể từ đầu ngày.
“Vào ngày 24 tháng 10, vào khoảng 21 giờ 30 phút, tại quận Beryslav của vùng Kherson, một đơn vị của Lữ đoàn Hỏa tiễn Phòng không Kherson của Bộ Tư lệnh Không quân miền Nam đã bắn rơi chiếc trực thăng Ka-52 thứ ba của Nga trong một ngày”, phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nói.
Như đã đưa tin trước đó, ngày 24/10, lực lượng Ukraine ở vùng Kherson đã bắn hạ 2 trực thăng tấn công Ka-52 của Nga chỉ trong vòng nửa giờ.
Trực thăng Ka-52 Alligator là phiên bản hai chỗ ngồi và cao cấp hơn nguyên bản Ka-50 Hokum. Trong những năm 1980, nó được thiết kế để tiến hành trinh sát chiến trường, chỉ định mục tiêu, hỗ trợ và điều phối các hoạt động trực thăng tấn công của nhóm. Một trong những điểm đặc biệt của Ka-52 là nó được trang bị hai ghế có thể phóng ra khi máy bay trúng phải hỏa tiễn của đối phương. Khi phi công kích hoạt chúng, hai cánh quạt trên đầu sẽ bị thổi bay, trước khi phi công phóng ra ngoài, như thế anh ta không bị cánh quạt chém chết. Ka-50 Hokum, tiền thân của Ka-52 là chiếc trực thăng tấn công đầu tiên được trang bị ghế phóng như thế. Không giống như trên trực thăng tấn công thông thường, các phi công không ngồi phía sau nhau, trên Ka-52 họ ngồi cạnh nhau.
Ka-52 Alligator được phát triển từ chiếc Ka-50 Hokum một chỗ ngồi. Do hai phi công ngồi cạnh nhau nên thân máy bay đã được nới rộng ra. Việc sản xuất đã bắt đầu vào ngày 29 tháng 10 năm 2008, và động cơ của nó được sản xuất chủ yếu tại Ukraine. Đến khi xảy ra cuộc xâm lược của Nga vào năm 2014, Ukraine chính thức ngừng cung cấp các loại động cơ trực thăng cho Nga. Nói chính thức, là vì bọn con cháu người Nga sinh sống tại Ukraine và hoạt động trong ngành động cơ trực thăng vẫn lén lút cung cấp các loại động cơ cho Nga, kể cả sau ngày 24 tháng 2 khi Putin mở cuộc xâm lược Ukraine.
Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 25 tháng 10, phát ngôn nhân cho biết Bộ Tư lệnh Không quân không loại trừ khả năng chiếc trực thăng này có động cơ do một nhà sản xuất Ukraine sản xuất.
Hôm Chúa Nhật 23 tháng 10, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine đã bắt giữ Chủ tịch Công ty cổ phần Motor Sich Vyacheslav Bohuslayev và trưởng bộ phận kinh tế đối ngoại của công ty với tội danh cộng tác, hỗ trợ và tiếp tay cho nhà nước xâm lược.
Theo bản ghi âm các cuộc gọi nghe lén của Bohuslayev với các đối tác Nga, công ty dường như đã bán cho Nga các động cơ cho máy bay trực thăng quân sự bất chấp hành động gây hấn liên tục của Nga đối với Ukraine. Các phương tiện truyền thông ở Kyiv cho biết vụ giao dịch cuối cùng mới xảy ra vào tháng 9 vừa qua. Nếu bị kết tội, hai tên này ở tù lâu lắm mới ra.
2. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho rằng Nga không dám cho nổ con đập thủy điện Kakhova gần Kherson
Nga cùng lắm chỉ làm chậm bước tiến của quân đội Ukraine ở phía nam trong khoảng hai tuần là cùng nếu cho nổ đập thủy điện Kakhova gần Kherson.
Bình luận của Thiếu tướng Kyrylo Budanov được đưa ra trong bối cảnh ngày càng lo ngại rằng Nga đang có kế hoạch cho nổ đập thủy điện lớn tại Nova Kakhovka, thượng nguồn Kherson, nơi chứa 18 triệu mét khối nước.
Một động thái như vậy sẽ làm tràn ngập lãnh thổ do Nga chiếm đóng và tước đi kênh dẫn nước quan trọng của Mạc Tư Khoa dẫn đến bán đảo Crimea, Budanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Ukrainska Pravda.
Hôm thứ Sáu, tình báo quốc phòng Ukraine cảnh báo rằng con đập đã bị đặt mìn và hai xe tải chở đầy chất nổ đã được đặt trên các bức tường cao 30m của nó.
Nhưng Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết con đập chỉ mới bị gài mìn một phần và việc phá hủy hoàn toàn sẽ cần nhiều tấn chất nổ.
Ông nói, các lực lượng Nga sẽ nhận được “một trận ngập lụt toàn bộ” ở tả ngạn Kherson do Nga chiếm đóng.
“Về mặt lý thuyết, họ sẽ mất khả năng cung cấp nước cho Kênh đào Bắc Crimea, cho Crimea. Tất nhiên, họ sẽ làm phức tạp quá trình phản công của chúng tôi trong một khoảng thời gian nhất định. Và điều này, không phải là một khoảng thời gian quá dài, khoảng hai tuần hoặc hơn một chút thôi”.
Ông nói thêm rằng việc nổ tung con đập cũng sẽ “phá hủy khả năng tồn tại của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vì cơ sở này có mối liên hệ chặt chẽ với đập thủy điện”.
3. NATO mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc của Nga về bom bẩn
Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg đã nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace về tuyên bố không có bằng chứng của Nga rằng Ukraine có kế hoạch sử dụng “bom bẩn”.
Ông nói, liên minh bác bỏ các tuyên bố của Mạc Tư Khoa, đồng thời cảnh báo rằng Nga “không được sử dụng nó như một cái cớ để leo thang” trong cuộc chiến của họ ở Ukraine.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell đã hoan nghênh quyết định của Ukraine yêu cầu một phái đoàn chuyên gia từ cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc đến kiểm tra các cơ sở của họ trước những tuyên bố của Nga rằng họ đang phát triển một “quả bom bẩn”.
Borell cho biết ông đã nói chuyện với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba về các tuyên bố của Nga, mà ông tin chắc là sai.
4. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi Israel tham gia cuộc chiến chống Nga và lặp lại lời kêu gọi đối với các hệ thống phòng không của Israel.
Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu video tại một hội nghị của tờ báo Haaretz, Israel:
Không phải đã đến lúc quốc gia của các bạn phải chọn người các bạn muốn liên minh sao? Các bạn muốn liên minh với thế giới dân chủ, vốn đang sát cánh chiến đấu chống lại mối đe dọa hiện hữu đối với sự tồn tại của nó? Hay các bạn lại muốn liên minh với những người nhắm mắt làm ngơ trước sự khủng bố của Nga, ngay cả khi cái giá phải trả của khủng bố tiếp tục là sự phá hủy hoàn toàn an ninh toàn cầu.
Israel đã từ chối bán vũ khí phòng không cho Kyiv, cảnh giác về mối quan hệ căng thẳng với Mạc Tư Khoa bất chấp các báo cáo rằng Iran đang hỗ trợ phi công Nga lái máy bay không người lái do Iran sản xuất để ném bom các mục tiêu dân sự ở Ukraine.
Mạc Tư Khoa đã phủ nhận việc sử dụng máy bay không người lái của Iran nhằm vào các thành phố của Ukraine, nhưng các quan chức Tehran đã xác nhận điều đó và cho biết họ cũng sẽ cung cấp hỏa tiễn đạn đạo để giúp bổ sung cho kho vũ khí đang cạn kiệt của Nga.
Israel đã lên án cuộc xâm lược của Nga nhưng hạn chế sự hỗ trợ của nước này trong việc cung cấp các thiết bị phòng thủ và viện trợ nhân đạo. Gần đây nhất, Israel đề nghị giúp người Ukraine phát triển các cảnh báo tấn công bằng đường không cho dân thường.
Phát biểu hôm nay, Zelenskiy nói rằng điều đó là chưa đủ và yêu cầu các nhà lãnh đạo Israel xem xét lại việc gởi các hệ thống phòng không.
Ông cảnh báo Israel rằng Tehran cung cấp máy bay không người lái và hỏa tiễn đạn đạo cho Nga để nhận được các trợ giúp trong chiến lược tăng cường vũ khí hạt nhân của mình.
5. Cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ cử thanh sát viên tới 2 địa điểm ở Ukraine sau khi Kyiv yêu cầu
Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc cho biết họ sẽ cử các thanh sát viên tới thăm hai địa điểm hạt nhân ở Ukraine sau khi nhận được yêu cầu làm như vậy từ các nhà chức trách ở Kyiv.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết họ đã “biết về các tuyên bố của Liên bang Nga vào hôm Chúa Nhật về các hoạt động bị cáo buộc tại hai địa điểm hạt nhân ở Ukraine,” theo một thông cáo trên trang web của cơ quan này hôm thứ Hai.
Cơ quan không cho biết vị trí của hai địa điểm.
Quyết định này được đưa ra sau những cáo buộc của các quan chức Nga trong những ngày gần đây rằng Kyiv đã lên kế hoạch sử dụng cái gọi là “bom bẩn” trong một chiến dịch cờ giả.
Loại vũ khí này được thiết kế để kết hợp một chất nổ thông thường, chẳng hạn như thuốc nổ, với chất phóng xạ, chẳng hạn như uranium, để phân tán chất phóng xạ trên một khu vực rộng lớn.
Mạc Tư Khoa tuyên bố mà không có bằng chứng rằng có các tổ chức khoa học ở Ukraine sở hữu công nghệ cần thiết để tạo ra vũ khí này và cáo buộc Kyiv đang lên kế hoạch sử dụng nó.
Các cáo buộc này đã bị bác bỏ mạnh mẽ bởi Mỹ, Ukraine và Vương quốc Anh, những người lần lượt cáo buộc Nga đang cố gắng thực hiện chiến dịch cờ giả để lấy cớ tấn công mạnh mẽ Ukraine.
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi đã nhận được văn bản yêu cầu của Ukraine cử các đội thực hiện các hoạt động xác minh tại hai địa điểm trên.
Grossi nhấn mạnh rằng cả hai địa điểm đều nằm trong các biện pháp bảo vệ của IAEA.
“IAEA đã kiểm tra một trong những địa điểm này một tháng trước và tất cả các phát hiện của chúng tôi đều phù hợp với các tuyên bố về biện pháp bảo vệ của Ukraine. Không có hoạt động hoặc vật liệu hạt nhân chưa được công bố nào được tìm thấy ở đó “, người đứng đầu IAEA cho biết.
6. Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga hô hào tận diệt người Ukraine đã bị đuổi việc
Trong một thông báo đưa ra hôm thứ Hai 24 tháng 10, cơ quan truyền thông nhà nước Nga RT cho biết Anton Krasovsky đã bị đuổi việc sau khi trình bày trước thế giới những luận điệu quá sức dã man. RT nhận định rằng những luận điệu mang ý thức hệ của Anton Krasovsky không tiêu biểu cho nhận thức chung của người Nga và có nguy cơ khiến thế giới hiểu nhầm Nga là một dân tộc dã man.
Tưởng cũng nên nhắc lại trong một diễn biến gây xúc động trên thế giới, trong một chương trình hội thoại của Nga, Anton Krasovsky, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga và khách mời của ông ta là nhà văn Sergei Lukayanenko đã hô hào nhấn nước cho chết đuối trẻ em, hãm hiếp phụ nữ và thiêu sống người Ukraine.
Cuộc trò chuyện khiến giáo sư nghiên cứu quốc phòng Michael Clarke đang được mời thỉnh giảng tại Kings College London nói rằng đó là một ví dụ về “sự suy thoái đạo đức hoàn toàn” ở nước Nga của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong cuộc trao đổi, Lukyanenko đã đề cập đến những câu chuyện về những gói thuốc kích dâm Viagra được các bà cụ người Ukraine trao cho những người lính Nga. Theo Giáo sư Michael Clarke, đó là một ví dụ về “chứng cuồng loạn” và “những tưởng tượng bệnh hoạn” của người Nga.
Sau khi được Lukyanenko mời chào Krasovsky nói rằng: “Những bà cụ đó sẽ đưa tiền tiết kiệm dùng cho việc mai táng để lính Nga mua thuốc hãm hiếp mình.” Người ta khó tưởng tượng được những nhân vật văn hóa của Nga lại có thể tung ra những luận điệu khốn nạn như vậy.
Trong khi đó, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 cho thấy một số binh sĩ Nga đã có hành vi bạo lực đối với người Ukraine, bao gồm cả các trường hợp hãm hiếp và tra tấn.
Báo cáo cho biết: “Có những ví dụ về trường hợp người thân bị buộc phải chứng kiến tội ác. Trong các trường hợp chúng tôi đã điều tra, độ tuổi của nạn nhân phải gánh chịu bạo lực tình dục và giới tính là từ 4 đến 82 tuổi”.
Những nhận xét công kích, bao gồm cả những lời chế nhạo chủng tộc đối với người Ukraine, tiếp tục sau khi Lukyanenko cho biết trước đây ông ta đã đến đất nước này vào những năm 1980, nơi trẻ em ở đó đã nói với ông rằng họ đang bị Nga chiếm đóng.
Krasovsky trả lời: “Bất cứ ai nói rằng Moskals đã xâm lược họ, bạn nên ném họ xuống sông với dòng chảy mạnh.”
Giáo sư Clarke nói với Newsweek rằng ông tin rằng các bình luận sẽ “gần như hoàn toàn có tác dụng tiêu cực đối với chiến dịch chung của Nga.”
Các bình luận nêu trên có lẽ sẽ được những người Nga có chung niềm tin phân biệt chủng tộc và diệt chủng tán thành. Nhưng Clarke nói rằng hầu hết người Nga sẽ thấy các bình luận này là đáng ghê tởm.
“Hầu hết người Nga chắc chắn không man rợ như vậy và dường như ngày càng hoang mang với cách mà đất nước hiện đang theo đuổi cuộc chiến chống lại không chỉ đối với giới lãnh đạo Ukraine mà còn với những nhà lãnh đạo các quốc gia Slavic khác,” Clarke nói
Ông tiếp tục: “Đó không phải là nước Nga thực sự. Nhưng đó là nước Nga chính thức trong thời điểm hiện tại”.
7. Tướng Mỹ nhận định Hoa Kỳ nên công khai sỉ nhục Iran vì dính líu vào cuộc xâm lược của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “U.S. Should 'Publicly Shame' Iran for Russia Meddling: Former Army Major”, nghĩa là “Cựu Tướng Mỹ nhận định Hoa Kỳ nên công khai sỉ nhục Iran vì dính líu vào cuộc xâm lược của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Mỹ nên trừng phạt Iran vì đã cung cấp và tạo điều kiện cho các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào các mục tiêu dân sự Ukraine, một chuyên gia quân sự và cựu Thiếu tướng quân đội Mỹ nói với Newsweek.
Ukraine lần đầu tiên báo cáo về một cuộc tấn công bằng vũ khí Shahed-136 do Iran cung cấp vào ngày 13 tháng 9 và hôm thứ Hai những máy bay không người lái này đã tàn phá ở các khu vực Kyiv, Dnipro và Sumy.
Trong khi đó, Reuters, dẫn lời các quan chức và nhà ngoại giao Iran, đã đưa tin Iran đã hứa cung cấp cho Nga nhiều máy bay không người lái bên cạnh các hỏa tiễn đất đối đất,.
Liên Hiệp Âu Châu và chính phủ Anh tuyên bố sẽ trừng phạt các cá nhân và doanh nghiệp Iran vì cung cấp máy bay không người lái, là điều mà các đồng minh phương Tây cho rằng vi phạm Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc cấm Iran chuyển giao một số công nghệ quân sự.
Tuy nhiên, John Spencer, một Thiếu tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu và chủ trì nghiên cứu chiến tranh đô thị tại Diễn đàn Chính sách Madison, cho biết Mỹ cũng nên tung ra những áp lực ngoại giao, quân sự và kinh tế để ngăn chặn việc cung cấp máy bay không người lái cho Iran.
Ông nói với Newsweek: “Mỹ, cũng như Anh, nên áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Nga.”
Ông nói: “Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc nên công khai làm nhục Iran vì đã hỗ trợ cho tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng của Nga ở Ukraine. Mỹ và NATO nên ngay lập tức cung cấp cho Ukraine vũ khí và thiết bị cần thiết để tiêu diệt máy bay không người lái và hỏa tiễn của Iran”.
Theo quan điểm của ông, điều này nên bao gồm radar, hệ thống phòng không và hỏa lực tầm xa hơn như ATACM, hay Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, có thể tiếp cận các địa điểm phóng máy bay không người lái và địa điểm huấn luyện ở Crimea và các khu vực bị chiếm đóng khác. Ông cũng kêu gọi ban hành luật chỉ định Nga là nhà nước bảo trợ chủ nghĩa khủng bố.
Mỹ cho biết họ nhất trí với các đồng minh phương Tây rằng việc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Khi được liên hệ để đưa ra bình luận, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao đã giới thiệu cho Newsweek bình luận của Ngoại trưởng Antony Blinken hôm thứ Sáu rằng Mỹ đã “hành động chống lại việc cung cấp máy bay không người lái của Iran cho bất kỳ ai sử dụng chúng một cách hung hăng và nguy hiểm”.
Blinken cũng cho biết “chúng tôi đã xử phạt các thực thể mà chúng tôi có thể tìm thấy có liên quan đến việc này.” Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Iran để đưa ra bình luận.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, nói trong một cuộc họp hôm thứ Năm rằng các nhân viên Iran đã có mặt tại Crimea để giúp lực lượng Nga sử dụng máy bay không người lái và bác bỏ tuyên bố của Tehran rằng họ không phải là nhà cung cấp.
Iran cũng được cho là đã cung cấp cho Nga những chiếc Shahed 129 và Shahed 191, cũng như máy bay không người lái Mohajer-6, mặc dù Tehran đã phủ nhận cung cấp bất kỳ máy bay không người lái nào. Mohajer-6 và Shahed-129 lớn hơn Shahed-136 và có thể được sử dụng cho mục đích trinh sát và thu thập thông tin tình báo cũng như mang hỏa tiễn dẫn đường.
Austin Warnick, một nhà phân tích của công ty tình báo rủi ro Flashpoint gần đây nói với Newsweek: “Có một số loại máy bay không người lái hiện đang thuộc sở hữu của Nga có khả năng kép, vừa trinh sát vừa tấn công”.
Các chuyên gia cho rằng, các máy bay không người lái mang lại ít giá trị chiến lược quân sự cho Nga vì nước này gặp thất bại trước cuộc phản công thành công của Ukraine. Tướng Ryder nói rằng các máy bay không người lái là “vũ khí tâm lý được sử dụng để tạo ra nỗi sợ hãi” mặc dù điều này không có nghĩa là nó có thể ngăn được các lực lượng Nga mất lãnh thổ.
Marina Miron, một thành viên nghiên cứu từ Phòng Nghiên cứu Quốc phòng tại Đại học King's College London nói với Newsweek rằng “máy bay không người lái là một nhân tố tăng lực đối với Nga,” đang có tác động “đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin và tâm lý.”
Putin quá ác: ĐGM Ukraine dự đoán về cuộc di cư mới: Không điện nước làm thế nào họ có thể ở lại?
VietCatholic Media
16:46 25/10/2022
1. Đức Thánh Cha sẽ dự sinh nhật lần thứ 90 người chị họ của ngài
Bà Carla Rabezzana, sống tại ngôi làng nhỏ Portacomaro thuộc tỉnh Asti, không ngờ sẽ tổ chức sinh nhật lần thứ 90 vào ngày 19 tháng 11 cùng với người em họ của mình, là Đức Thánh Cha Phanxicô. “Tôi không mong đợi một món quà lớn như vậy,” bà nói với ấn bản Piedmont của nhật báo Ý Corriere della Sera. Vẫn sống trên mảnh đất mà cha của Đức Giáo Hoàng để lại khi lập nghiệp ở Á Căn Đình, người chị họ này có một mối quan hệ đặc biệt với Đức Giáo Hoàng trong một thời gian dài. Bà gọi điện cho ngài khoảng một tháng một lần. Tin tức về sự xuất hiện của ngài khiến bà xúc động: “Tôi nói với ngài rằng điều đó khiến tim tôi đập nhanh hơn và ngài trả lời: 'Cố gắng đừng chết nhé! Và chúng tôi đã phá lên cười”. Trong quá khứ, Rabezzana thường tiếp đón người em họ của mình ở Turin, khi ngài đến Âu Châu để tiếp tục việc học của mình. Ngày nay, vùng đất của bà - rộng nửa hecta, một “vườn nho của Giáo hoàng” - vẫn sản xuất “grignolino”, mà bà giải thích là “trong số các loại rượu yêu thích của gia đình Giorgio, cùng với bagna cauda, một món ăn mà Đức Giáo Hoàng yêu thích”.
Bà cũng rất vui vì Đức Giáo Hoàng, người mà bà gọi là “Giorgio,” vẫn là “một người khiêm tốn.”
Source:torino.corriere.it
2. Tổng thống Anastasiades thăm Đức Tổng Giám Mục bị ốm nặng
Tổng thống Nicos Anastasiades đã đến thăm Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos II vào hôm thứ Bảy và chúc ngài mạnh khỏe sau khi tình trạng sức khỏe của ngài xấu đi trong vài ngày qua.
Trong lời phát biểu với các nhà báo sau chuyến thăm, Tổng thống cho biết Đức Tổng Giám Mục vẫn có khả năng giao tiếp với môi trường xung quanh, duy trì sự hài hước và mạnh mẽ.
Trả lời câu hỏi về việc liệu Đức Tổng Giám Mục có đề cập đến di chúc hay nguyện ước nào hay không, Tổng thống Anastasiades cho biết ngài chỉ hỏi về bất kỳ triển vọng nào cho một giải pháp Síp.
“Tôi đã thông báo với ông ấy rằng vào tháng 11, tôi sẽ gặp cả Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, với đề xuất về một sáng kiến của Liên minh Âu Châu,” Tổng thống nói.
Theo báo cáo y tế được công bố hôm thứ Sáu, tình trạng sức khỏe của Đức Tổng Giám Mục vẫn ổn định nhưng rất xấu.
Source:in-cyprus.philenews.com
3. Giám mục Ukraine dự đoán về cuộc di cư mới của những người tị nạn: 'Làm thế nào họ có thể ở lại?'
Một giám mục Ukraine đã cảnh báo về một thảm họa nhân đạo do các cuộc tấn công của Nga vào nguồn cung cấp điện và nước của đất nước ngài và dự đoán một “làn sóng người tị nạn mới” đang tuyệt vọng để sống sót qua mùa đông.
“Trong khi các cuộc giao tranh ở tiền tuyến vẫn tiếp tục, chúng tôi hiện phải đối mặt với các cuộc tấn công liên tục từ hỏa tiễn S-300 của Nga và máy bay không người lái kamikaze của Iran - điều tồi tệ nhất là vào ban đêm, khi mọi người đi ngủ mà không biết liệu nhà mình có bị tấn công hay không”, Đức Cha Jan Sobilo, Giám Mục Phụ Tá của Kharkiv-Zaporizhzhia nói.
“Nhiều người trước đây chưa bao giờ nghĩ đến việc ra đi hiện đang ở miền tây Ukraine hoặc đã rời khỏi đất nước, và tôi nghĩ rằng một làn sóng tị nạn khổng lồ khác sẽ sớm đổ dồn về Ba Lan và các quốc gia khác. Nếu không có nước, khí đốt hoặc điện trong nhà của họ, làm sao họ có thể ở đó?”
Vị giám mục có trụ sở tại Zaporizhzhia phát biểu khi các cuộc tấn công của Nga tiếp tục nhằm vào các mục tiêu dân sự ở Kyiv và các thành phố khác, phá hủy cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp năng lượng trong thời gian sắp tới mùa đông.
Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service vào ngày 21 tháng 10, ngài cho biết một số khu vực ở thành phố phía đông của ngài đã bị cắt điện và nước, đôi khi hàng giờ, trong khi nhiều người dân rời thành phố vào ban đêm vì lý do an toàn. Họ phải ngủ trong các cơ sở tạm bợ.
Đức Cha Sobilo nói với CNS: “Các tòa nhà nhiều tầng đã bị đập phá, mọi người bị nổ tung thành từng mảnh trong nhà khi họ đang ngủ”.
“Toàn bộ cơ sở hạ tầng dân sự và xã hội đang được tăng cường, bao gồm cả việc lắp đặt năng lượng cung cấp điện cho các cửa hàng nhỏ hơn. Một số thị trấn gần chiến tuyến đã không có khí đốt hoặc điện trong nửa năm qua.”
Các nguồn tin chính phủ Ukraine cho biết hàng trăm cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái đã được ghi nhận vào giữa tháng 10 nhằm vào hàng chục thị trấn và thành phố, bao gồm cả ở các vùng Dnipro và Donetsk, nơi các lực lượng Ukraine đã chiếm lại nhiều vùng lãnh thổ trong cuộc phản công kéo dài hai tháng.
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy xác nhận ngày 20 tháng 10, một phần ba các trạm điện của Ukraine hiện đã bị phá hủy, khiến hơn một nghìn khu vực đô thị không có điện.
Đức Cha Sobilo cho biết khu nhà Zaporizhzhia của ngài đang nhận được một xe tải tiếp tế hàng tuần từ tổ chức bác ái Công Giáo Vincent De Paul International, cũng như viện trợ từ Hội Truyền giáo Thánh gia có trụ sở tại Rôma. Những nguồn cung cấp này đã được chuyển cho những người thiếu thốn ở các thị trấn khác, bao gồm cả những người ở các khu vực do Nga chiếm đóng.
Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng một nửa dân số 750,000 của Zaporizhzhia hiện đã bỏ trốn, và ngài cho biết đời sống giáo xứ đang giảm dần do ít người Công Giáo tham dự Thánh lễ hơn.
Đức Cha Sobilo nói, phần lớn người Công Giáo theo nghi thức Đông phương trong khu vực cũng như cộng đồng Chính thống giáo và Tin lành cũng phải đối mặt với sự suy giảm tham dự các cử hành, do ngày càng ít người dám ra đường, vì lo sợ hỏa tiễn và bom.
“Nhiều người đã tìm kiếm một nơi an toàn hơn để trải qua mùa đông, trong khi phương tiện giao thông hiện đang gián đoạn và có những lo ngại rằng còi báo động của cuộc không kích sẽ vang lên và họ sẽ bị bắn cháy,” Đức Cha nói.
“Mọi người mệt mỏi và lo sợ khi biết nguồn điện còn lại có thể đột ngột bị ngắt, khiến họ phải vật lộn để sống qua cái rét và cái đói. Những người bây giờ ra đi chỉ để tìm bất kỳ phương tiện sinh tồn nào.”
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý ngày 19 tháng 10, Giám mục Pavlo Honcharuk của Kharkiv-Zaporizhzhia cho biết thành phố của ngài, Kharkiv, cách biên giới Nga 20 dặm, bây giờ giống Sarajevo trong cuộc chiến tranh Bosnia 1992-1995. Ngài kêu gọi viện trợ nhân đạo nhiều hơn, khi nhiệt độ xuống âm 30 độ.
Sứ thần của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, nói với cơ quan SIR có trụ sở tại Rome ngày 17 tháng 10 rằng máy bay không người lái có chất nổ Shahed-136 do Iran cung cấp đã tấn công các địa điểm dân sự gần Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Kyiv, nhưng nói rằng ngài tin rằng người Ukraine sẽ “thà chết chứ không sống dưới một chế độ hủy diệt và dựa trên bạo lực, bất công và dối trá. “
Đức Cha Sobilo cho biết việc Nga tiếp tục các cuộc tấn công vào Kyiv đã làm gia tăng tình trạng mất an ninh tại địa phương, và nhấn mạnh rằng “toàn bộ Ukraine” hiện đang bị đe dọa.
Ông nói thêm rằng việc Tổng thống Vladimir Putin sáp nhập các khu vực Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine vào ngày 30 tháng 9 - một động thái bị lên án vào ngày 12 tháng 10 trong một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc – là trái với nguyện vọng của người dân địa phương.
“Những khu vực bị chiếm đóng này đang phải hứng chịu chiến tranh, với nỗi kinh hoàng và cái chết rình rập thường dân ở Bucha, Izium và những nơi khác”.
Trong một thông điệp ngày 20 tháng 10, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine, Tổng giám mục Sviatoslav Shevchuk của Kyiv-Halych, cho biết gần đây ngài đã đến thăm Mykolaiv, nơi “các cuộc pháo kích và không kích tàn khốc” đã gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Ngài nói rằng các lực lượng Nga đang sử dụng những người Ukraine “như một lá chắn con người” trong khi rút lui khỏi cảng Kherson ở phía nam.
Đức Tổng Giám Mục cho biết các lực lượng Nga đã tấn công các nhà máy điện gần một số thành phố và có vẻ sẵn sàng gây ra lũ lụt bằng cách cho nổ các con đập trên sông Dnepr.
Đức Cha Sobilo nói với CNS Người Công Giáo Ukraine rất biết ơn sự giúp đỡ từ phương Tây, nhưng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ hơn nữa, bao gồm thực phẩm, thuốc men và quần áo, để sống sót qua mùa đông và “giữ hy vọng sống cho tương lai”.
“Miễn là chúng tôi còn sống, và vẫn còn mọi người ở đây, các linh mục và nữ tu của chúng tôi sẽ ở đây với họ, chịu đựng những khó khăn tương tự,” Đức Cha nói với CNS.
Source:CNS