Ngày 22-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:39 22/10/2013
CÂU TRUYỆN CỦA THẦN ĐẦU VOI (2)

N2T


Sau khi thổ tinh vương Sa Ni bị nguyền rủa thì cảm thấy rất oan ức, nên mỗi ngày đều tìm một thiên thần để tố khổ, các thiên thần không chịu nổi liền đi báo cáo với thiên đế Phạn Thiên để ông ta giúp giải lời nguyền rủa cho Sa Ni.

Phạn Thiên cho triệu nữ thần Tuyết Sơn đến và nói với bà ta rằng, nếu có thể kiếm được một cái đầu và đặt trên thân của Gia Nội Thâm thì có thể làm cho nó sống lại, lúc ấy xin bà rút lại lời nguyền trên Sa Ni, nữ thần Tuyết Sơn liền đồng ý, do đó Phạn Thiên phái Điêu vương Gia Đạt Lỗ đi tìm một cái đầu xứng hợp, Điểu vương vừa bay đi, chỉ cần nhìn một cái liền thấy ngay, đó là một con voi đang nằm ngủ bên bờ song, Điểu vương bèn lập tức cắt cái đầu của con voi đem về trao cho Phạn Thiên.

Không bao lâu, thân người đầu voi là Gia Nội Thâm sống lại, nó được ban cho cái tên là thần đầu voi, cái ghế của nó ngồi là một con chuột.

(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:

Đức Chúa Giê-su dạy: đừng chỉ trời mà thề vì trời là ngai của Thiên Chúa, đừng chỉ đất mà thề vì đất là bệ dưới chân Ngài, đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề vì đó là thành của Đức Vua cao cả (Mt 5, 33-35), tiếp theo Đức Chúa Giê-su còn nói: có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt điều gì là do ma quỷ (Mt 5, 36-37).

Đức Chúa Giê-su cũng đã dạy: ai mắng anh chị em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ta trước thượng hội đồng (Mt 5, 22), như thế Ngài dạy chúng ta phải sống hiền hòa với hết mọi người và không dùng thủ đoạn để đối xử với tha nhân.

Truyện thần thoại là do những kinh nghiệm tích lũy của con người hình thành và kể ra, cho nên dù họ tin có thế giới vô hình thần thiêng, nhưng trong cách suy tư của họ, giới thần thiêng cũng có một lối sống giai cấp như con người, cũng trừng trị nhau, phản bội nhau và hạ bệ nhau, cho nên mới xảy ra những cuộc chiến tranh giữa các thiên thần với nhau, mà thiên đế thiên đế Phạn Thiên không thể can thiệp được, cũng là cá lớn nuốt cá bé như con người ở trần gian.

Thánh Kinh là quyển sách do Thiên Chúa mặc khải chính Ngài cho con người biết: Ngài là Thiên Chúa độc nhất vô nhị và là Thiên Chúa toàn năng và đầy lòng thương xót yêu thương muôn loài, nhất là yêu thương loài người tội lỗi...

Tình yêu này được thực hiện trong mỗi giây phút trong cuộc sống của loài người, nhất là từ khi Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người chịu đau khổ, chịu chết và sống lại để cứu chuộc loài người...

-----------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:39 22/10/2013
N2T

15. Tâm hồn hướng về Thiên Chúa, còn tay thì hướng về công việc.

(Thánh Josepha Rossello)
--------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Cầu nguyện và khiêm nhường
Jos. Vinc. Ngọc Biển
09:21 22/10/2013
CẦU NGUYỆN VÀ KHIÊM NHƯỜNG

(Chúa Nhật 30 THƯỜNG NIÊN C)

Trong thư thứ nhất của thánh Phêrô, ngài đã khẳng định thật mạnh mẽ khi nói: "Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường" (1 Pr 5, 5). Thật vậy, kiêu ngạo là kẻ thù số một của Thiên Chúa, bởi vì nó là con đẻ của Ma Quỷ. Ngược lại, khiêm nhường là trở nên giống Con Thiên Chúa làm người.

Hôm nay khi nói về đức khiêm nhường, Đức Giêsu đã kể cho dân chúng và các Tông đồ nghe dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế lên đền thờ cầu nguyện.

1. Hai hình ảnh và hai thái độ đối lập nhau khi cầu nguyện

Dụ ngôn được khởi đi từ việc Đức Giêsu nhận định về một tầng lớp trí thức trong dân tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác (x. Lc 18, 9). Họ là những người Biệt Phái, luôn miệng khoe khoang mình là người người đạo đức, chuyên cần suy gẫm Lời Chúa, tuân giữ cách tỉ mỉ từng dấu chấm, dấu phết, rồi thông luật, nắm bắt được mọi vấn đề và, có lòng quảng đại vượt trội. Điều này được thể hiện rất rõ qua hình ảnh của người Biệt Phái hôm nay. Ông ta cùng lên cầu nguyện một trật với người Thu Thuế. Khi ông ta cầu nguyện, thay vì tạ ơn Thiên Chúa vì những ân huệ mà họ đã nhận được, thì họ lại kể lể, liệt kê thành tích của mình; đồng thời tố cáo anh em đồng loại. Nào là: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18, 12). Quả thật, những thành tích đó, đã gắn liền với cái tôi ích kỷ của ông, nên cũng từ cái tôi đó mà ông trở nên rỗng tuếch. Đúng là: “cái thùng kêu to là cái thùng rỗng”. Ông đâu biết rằng mọi sự là của Chúa, nếu Chúa không ban cho ông thì ông đâu có của cải để mà làm như vậy… Sự khoe khoang của nhà Biệt Phái đã làm cho ông ta mất phần phúc Nước Trời. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu cũng đã dạy: "Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng” (Mt 6, 1). Sự khiên nhường của ông chính là một sự khiêm nhường giả tạo. “Khiêm nhường như vậy thì bằng bốn lần kiêu ngạo”.

Hình ảnh người Thu Thuế thì trái ngược hẳn. Ông ý thức mình là người tội lỗi trước mặt Chúa, nên ông chẳng có gì để khoe cả, ông chỉ có con người tội lỗi , tấm lòng thành và tâm tình sám hối của mình mà thôi. Vì vậy, ông Thu Thuế này đã hết lòng tin tưởng và cậy trông vào sự nhân từ của Thiên Chúa. Ông khiêm tốn không dám ngẩng đầu lên vì coi mình không xứng đáng tiến đến gần Chúa. Vì vậy, từ đàng xa, ông này đã thốt lên: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Tấm chân thành của ông đã đụng tới trái tim, lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, nên ông đã được Chúa thương nhận lời. Nói về sự khiêm nhường, Gióp đã phải thốt lên: “Chúa triệt hạ kẻ ăn nói kiêu căng và cứu vớt ai khiêm nhường cúi mặt” (G 22, 29). Người Thu Thuế hôm nay quả là một người khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa. Ông đã nhận ra con người thật của mình để tự hào một cách khiêm tốn, và tự trọng đúng với giá trị của mình (x. Hc 10, 28).

Kết thúc dụ ngôn, Đức Giêsu đã kết luận bằng lời xá tội và tuyên án “Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" bởi vì “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1, 52).

Hình ảnh và thái độ của người Thu Thuế hôm nay đáng để cho mỗi người chúng ta noi theo.

2. Sống Sứ Điệp Lời Chúa hôm nay

Muốn khiêm nhường thực sự, chúng ta phải sám hối thật lòng, phải nhìn lại quá khứ lịch sử cuộc đời chúng ta để thấy được Thiên Chúa là Đấng yêu thương, tha thứ, trung thành; còn chúng ta thì vô ơn, bội bạc, bất trung… Khi nhìn lại quá khứ của chúng ta như thế, và chúng ta đặt mình trước mặt Chúa để thấy Chúa lớn lao, thấy Chúa là Chúa Tể, ta chẳng có gì, mà nếu có thì cũng là do ơn Chúa. Vì thế, tâm tình sám hối và tạ ơn là dấu chỉ của kẻ khôn ngoan. Thậy vậy, muốn đón nhận được ơn Chúa, ta phải trở nên người bé nhỏ, đơn sơ và khiêm tốn.

Nói về đức khiêm nhường, hẳn chúng ta vẫn còn nhớ Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Khi ngài còn là Khâm sứ Toà Thánh kiêm Đại diện Tông Toà quản trị các giáo phận ở Bungari và Thổ. Lúc đó có một linh mục bất mãn với ngài, nên viết thư tố cáo ngài nhiều chuyện. Tuy nhiên, thay vì giận dữ, Đức Giáo Hoàng đã trân trọng kẹp thư đó vào trong cuốn Kinh Thánh, để hằng ngày suy gẫm, để sửa sai và để nhớ đến vị linh mục đó và cầu nguyện cho vị linh mục đã tố cáo và ngài coi là đại ân nhân của mình. Khi gặp lại vị linh mục đó ở Vaticăng, trong một buổi triều yết riêng, vị linh mục này rất sợ, vì biết những việc sai lỗi của mình, nhưng khi gặp, Đức Giáo Hoàng đã chủ động tiến lại, ôm trầm lấy vị linh mục đó và ôn tồn trong khiêm tốn, ngài nói: "Con đừng hoảng sợ, cha không bao giờ giận con đâu. Cha cám ơn con. Cha cũng là người, cũng yếu đuối, cha ngăn bức thơ con viết vào Kinh Thánh để hằng ngày đọc vào đó mà xét mình, hầu có thể dứt khoát với những khuyết điểm còn tồn tại hoặc xa tránh những lầm lỡ có thể xảy đến trong tương lai. Mỗi lần như thế cha lại nhớ đến con và cầu nguyện cho con" (x. Đường Hy Vọng).

Mong thay, mỗi chúng ta hãy có được tâm tình sám hối như người Thu Thuế và thái độ khiêm nhường như Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Được như thế, chúng ta sẽ gặp được bình an, hạnh phúc, và được trở nên giống Thiên Chúa. Thật vậy: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,29-30).

“Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội” phải là lời cầu nguyện của chúng ta hằng ngày, mọi nơi, mọi lúc. Khi lời cầu nguyện đó được thốt lên thì cũng là lúc ta nhìn lại chính mình, để cần đến ơn tha thứ của Thiên Chúa nhiều hơn; yêu thương anh chị em và không bao giờ dám tố cáo lỗi lầm của người khác như người Biệt Phái khi xưa. Có lẽ nhiều lúc trong mắt chúng ta vẫn có cái xà thì làm sao trông rõ để lấy cái rác trong mắt anh chị em mình. Ý thức được điều đó, ta phải đấm ngực ăn năm vì đó là lỗi của ta chứ không đấm ngực người khác và bảo lỗi tại ông, tại bà, tại anh, tại chị chứ không phải tại tôi.

Lạy Chúa, xin cho con biết phó thác, tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa. Biết sám hối để nhận ra lỗi lầm của mình và khiêm nhường xin ơn tha thứ của Thiên Chúa; đồng thời biết yêu thương anh chị em mình thực lòng chứ không nhân danh đạo đức để tố cáo anh chị em chúng ta như người Biệt Phái khi xưa. Amen.

 
Powerpoint Chúa Nhật 30 Quanh Năm Năm C - 30th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
21:03 22/10/2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC nói với phái đoàn đại biểu Tin Lành Luther : Sẽ có những thách thức phía trước, nhưng đừng hoảng sợ
Đặng Tự Do
16:36 22/10/2013
Năm 2017 sẽ đánh dấu 500 năm sự ra đời của Tin Lành Cải Cách. Hôm thứ Hai 21 tháng 10, Ủy ban Quốc tế Tin Lành Luther - Công Giáo về Hiệp Nhất, đã gặp Đức Giáo Hoàng để tăng cường mối quan hệ của họ vào thời điểm gần đến lễ kỷ niệm biến cố quan trọng này.

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng sự hợp tác giữa Tin Lành Luther và Công Giáo đã phát triển đáng kể trong những thập kỷ gần đây.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi cảm thấy một cảm giác sâu sắc về lòng biết ơn đối với Chúa Giêsu Kitô vì các bước tiến đã được thực hiện để cải thiện mối quan hệ giữa Tin Lành Luther và Công Giáo trong những thập kỷ gần đây. Không chỉ thông qua đối thoại thần học mà còn nơi sự hợp tác huynh đệ trong nhiều lĩnh vực mục vụ, và trên tất cả, là trong cam kết của chúng ta để thăng tiến phong trào đại kết thiêng liêng."

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng người Công Giáo và Tin Lành Luther phải xin sự tha thứ lẫn nhau về những thiệt hại mà họ đã gây ra cho anh chị em mình. Ngài nói thêm rằng chắc chắn sẽ có nhiều thách thức ở phía trước, nhưng không cần phải hoảng sợ.

Vào cuối cuộc họp, Tổng thư ký của Liên đoàn Tin Lành Luther Thế giới đã tặng Đức Giáo Hoàng một món quà tượng trưng, để đánh dấu sự kiện gần đây ở Lampedusa, nơi hàng trăm người nhập cư châu Phi bị chết đuối.

Mục Sư Jorge Murgen nói:

"Tôi xin tặng Đức Thánh Cha ấm trà đơn giản này từ một người tị nạn. Tên cô ấy là Fatima. Cô ấy là Kitô hữu từ Somalia. Cô chạy trốn khỏi một trại tị nạn ở Kenya, Dadaab. Nó hiện là trại tị nạn lớn nhất thế giới, với hơn 400.000 người tị nạn."

Đức Thánh Cha đáp:

"Chúng ta đang bị tấn công bởi những người không chấp nhận chúng ta, bất kể chúng ta là Tin Lành, Công Giáo, Chính thống hay Coptic. Chúng ta không thể chia rẽ."

Đức Giáo Hoàng đã rất xúc động khi nhận được món quà. Ngài nói thêm rằng nó mang lại cho một chiều hướng mới cho phong trào đại kết, mà ngài mô tả như một phong trào đại kết trong tình trạng nhiều Kitô hữu phải chịu tử đạo.
 
Top Stories
Saigon accueille son nouvel archevêque coadjuteur
Eglises d'Asie
16:36 22/10/2013
Samedi 19 octobre 2013, l’archidiocèse de Saïgon a joyeusement accueilli dans sa cathédrale le nouvel archevêque coadjuteur, Mgr Paul Bui Van Doc, récemment nommé à ce poste par le pape François.

Deux autres motifs avaient contribué à attirer une foule nombreuse et plusieurs évêques à cette cérémonie. Ce même jour, le cardinal archevêque, Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Mân, fêtait le 10e anniversaire de son accession à la dignité cardinalice. C’était également la date de la clôture de l’année de la foi pour l’Eglise au Vietnam.

Maria Vu Loan qui, dans VietCatholic News (1) a décrit le déroulement de la cérémonie et l’ambiance régnant dans la cathédrale ce jour-là, rapporte que certains, parmi les chrétiens présents les plus âgés, n’ont pu s’empêcher de se souvenir de l’arrivée dans la métropole du sud du précédent archevêque coadjuteur de Saïgon, il y a plus de 38 ans.

Il s’agissait de Mgr François-Xavier Nguyên Van Thuân. Les circonstances historiques étaient dramatiques et Mgr Thuân qui venait de Nha Trang, n’avait pas été accueilli. Les autorités civiles l’avaient renvoyé et cela avait été pour lui le début d’un long séjour de 13 années dans les prisons, les camps de rééducation et les résidences surveillées. Aujourd’hui, 11 ans après sa mort, la première étape de son procès de béatification vient de s’achever.

L’anniversaire de l’accession au cardinalat de Mgr Minh Mân, successeur direct du cardinal Thuân, a été évoqué en premier au cours de la cérémonie. L’évêque auxiliaire de Saïgon, Mgr Pierre Nguyên Van Kham, est revenu sur la vie et le ministère du cardinal ; ses grands moments, comme sa participation aux deux conclave qui ont successivement élu les papes Benoît XVI et François, mais aussi son labeur éreintant de responsable du second plus grand diocèse du Vietnam, un travail qui a peu à peu ébranlé sa santé.

Le cardinal a remercié Mgr Nguyên Van Kham en soulignant ce que c’était à cause des prières de tous qu’il avait pu poursuivre son ministère bien au-delà de ses 75 ans, âge où chaque évêque se doit de présenter sa démission au pape.

Ce fut ensuite l’accueil solennel du nouveau coadjuteur. Le décret de nomination fut solennellement lu par le chancelier du diocèse, puis signé par le cardinal, son nouveau coadjuteur et le chancelier. Le vicaire général a alors prononcé les paroles d’accueil au milieu des applaudissements nourris de l’assistance.

Dans sa réponse et ses remerciements, Mgr Doc n’a pas laissé deviner quelles seraient ses futures orientations pastorales, mais a exprimé les dispositions spirituelles qui étaient les siennes en acceptant ses nouvelles fonctions. Il les avait déjà exprimées un peu plus tôt lorsqu’une délégation saïgonnaise était venue le rencontrer dans son ancien diocèse de My Tho.

Il a réitéré sa propre conscience d’être un pécheur racheté par la miséricorde de Dieu, exaltant l’abandon à la volonté de Dieu et soulignant être de tempérament optimiste. Une messe solennelle dont Mgr Doc a été le célébrant principal a achevé la cérémonie.(eda/jm)

(1) Voir l’article publié en vietnamien dans Vietcatholicnews: http://www.vietcatholic.net/News/Html/117691.htm

(Source: Eglises d'Asie, 22 octobre 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tại Paris Đức Cha Nguyễn Thái Hợp và giáo dân thắp nến cầu nguyện cho Mỹ Yên
Lê Đình Thông
09:19 22/10/2013
Chúa Nhật 20/10: Đức Cha NGUYỄN THÁI HỢP VÀ NHIỀU GIÁO DÂN THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO MỸ YÊN TẠI PARIS

Chúa Nhật 20/10: Ngày Khánh nhật Truyền giáo năm nay trở thành ngày Paris hiệp thông cầu nguyện cho Mỹ Yên và giáo phận Vinh.

Trong thánh lễ 11 giờ 30 do Đức Ông Mai Đức Vinh chủ lễ, cộng đoàn Giáo xứ Việt Nam tại Paris đã cầu nguyện cho giáo phận Vinh. Phần phụng vụ lời Chúa hôm nay đã thắp lên niềm cậy trông vào uy quyền của Thiên Chúa: ‘‘Thiên Chúa minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn, hằng kêu cứu với Người đêm ngày.’’ Đức Ông Mai Đức Vinh đã diễn giải: ‘‘Những kẻ được người tuyển chọn’’ là các chủ chăn và giáo dân trung kiên. Họ hằng kêu cứu với Người ngày đêm nên sẽ được Thiên Chúa minh xử; sóng to bão lớn trong đời sống đạo tại Mỹ Yên rồi sẽ qua đi, trả lại tự do tôn giáo tại giáo phận Vinh.’’

Cũng sáng 20/10, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, đã đến sân bay Charles de Gaulle (Paris). Vào lúc 17 giờ cùng ngày, ngài đã đến thánh đường Thánh Ambroise (quận 11 Paris) tiếp xúc với các linh mục, nữ tu và giáo dân Vinh hiện du học hoặc định cư ở Paris và một số thân hữu Việt và Pháp.

Trong phần trao đổi, Đức Giám Mục giáo phận Vinh cho biết sau thời gian biến động, đây là ó, mthời điểm để tái lập thế quân bình. Các môn đệ của Chúa Giêsu làm chứng cho sứ điệp tình yêu: Ngài hy sinh bản thân để cứu độ nhân loại. Đức Cha Nguyễn Thái Hợp nói đến sự cần thiết phải thiết lập đối thoại, nhưng đối thoại không có nghĩa là thỏa hiệp, là đi ngược với chân lý. Ngài cho biết sự yểm trợ của cộng đồng quốc tế qua lời cầu nguyện và trong lãnh vực truyền thông sẽ được Thiên Chúa nhậm lời.

Ngài nhắn nhủ cần thiết phải sống đạo Chúa trong bất cứ môi trường nào. Mỗi người đều có trách nhiệm đem đạo Chúa vào trong cuộc sống hàng ngày; hội nhập các nền văn hóa và môi trường xã hội khác nhau.

Nhân ngày khánh nhật truyền giáo 20/10, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp kể lại một giai thoại lý thú về Đức Hồng Y Karol Wojtyła (tức Chân phước Gioan-Phaolô II. Ngài sẽ được nâng lên bậc hiển thánh ngày 27/04/2014):

Năm 1978, sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô I qua đời (28/9/1978), Đức Cha Hợp gặp gỡ một số linh mục tại Đại Học Fribourg (Thụy Sĩ). Lúc đó, Mật nghị Hồng Y đang chuẩn bị bầu một vị giáo hoàng mới. Đức Cha Hợp nói với các linh mục ở Fribourg: Nếu Mật nghị Hồng Y bầu một vị Hồng Y Việt Nam làm giáo hoàng, tôi sẽ mời các cha sang thăm Việt Nam. Các cha khác cũng lần lượt đề nghị tương tự. Sau khi Đức Hồng Y Karol Wojtyła được bầu làm giáo hoàng (16/10/1078), vị linh mục Ba Lan giữ lời hứa, mời nhóm bạn linh mục ở Fribourg sang thăm Ba Lan. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Cha được dự thánh lễ do Đức Hồng Y Wojtyła cử hành tại một xưởng thợ trong khu phố Nowa Huta ở Cracovie, được mệnh danh là thành phố không có Chúa (ville sans Dieu). Trong bài giảng, ĐHY Karol Wojtyła kêu gọi tái phúc âm dành cho những người tuy đã rửa tội mà chưa sống đạo. Việc tái phúc ân cần được thực hiện bằng tấm lòng nhiệt thành, với nhiều sáng kiến, có phương pháp và bằng ngôn ngữ mới.

Trong phần trao đổi, Đức Cha Phaolô đã lần lượt mời GS Lê Đình Thông, LM Vũ Minh Sinh và GS Trần Văn Cảnh tham gia ý kiến.

Lúc 18 giờ 45, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật 29 thường niên, với sự đồng tế của các linh mục giáo phận Vinh du học tại Pháp.

Sau phần phụng vụ lời Chúa là bài giảng đầy ý nghĩa của Đức Cha Hợp. Ngài nói những lời mở đầu thư thứ hai của thánh Phaolô gửi tín hữu Timôthê đã gợi lại cả quá khứ sống đạo của chúng ta. Từ tấm bé, ta đã học Sách Thánh để biết sự khôn ngoan. Ta có trách nhiệm truyền lại cho con cháu chúng ta. Việc học hỏi và áp dụng lời Chúa phải bắt đầu từ bản thân, rồi đến gia đình, giáo xứ, mở rộng ra là những anh em còn chưa biết Chúa.

Nhắc lại những ngày biến động vừa qua ở Mỹ Yên, ngài khuyên nhủ hãy lấy ân báo oán, thay cho lề thói của thế nhân: lấy oán báo oán.

Trong ngày Truyền giáo, ngài nhắc lại một kinh nghiệm truyền giáo của Hàn Quốc. Trong Năm Thánh 2000, Giáo Hội Hàn Quốc đã đưa ra khẩu hiệu: mỗi giáo dân có nhiệm vụ đem lời Chúa cho một đồng bào chưa biết Chúa. Kết quả là trong Năm Thánh 2000, Giáo Hội Hàn Quốc có thêm một phần tư giáo dân. Ngày nay, tỷ số người Kitô hữu (gồm cả Công Giáo và Tin Lành) tại Nam Hàn là 26,3 %, được coi là cao nhất Á Châu, chỉ sau Philippin và Đông Timor. Đức Cha Nguyễn Thái Hợp còn cho biết Liên Hội đồng Giám mục Á Châu đã đưa ra phương thức loan báo Tin Mừng: kể chuyện về cuộc đời Chúa Cứu Thế cho người chưa biết Chúa. Ngài cho biết vấn đề hội nhập văn hóa (inculturation) là cần thiết trong việc loan báo Tin Mừng.

Kết lễ, cộng đoàn đồng ca bài Suy tôn Đức Mẹ Giáo phận Vinh:

Đây đoàn con cái, đoàn con cái địa phận Vinh.

Hướng lên Mê uy linh dâng ngàn lời ca câu kinh

Một niềm tin yêu đoàn con cái kết lòng cậy trông

Với tất cả tâm tình kêu van xin Mẹ giơ tay nhân lành.


Vào cuối thánh lễ, Đức Giám Mục, các Linh mục, Nữ tu và giáo dân, mỗi người cầm một ngọn nến cung kính đặt trên bàn thờ để cầu nguyện cho Mỹ Yên, cho giáo phận Vinh và toàn thể Giáo Hội Việt Nam.

Sau Thánh lễ là bữa cơm tối và phần văn nghệ do các linh mục, nữ tu và giáo dân trình diễn.

Ngày Giáo phận Vinh tại Paris kết thúc lúc 21 giờ 30 cùng ngày.

Ngày 21/10/2013, Nhóm Anh chị Em Giáo phận Vinh tại Pháp đã có thư cám ơn, nội dung như sau:

‘‘Kính gửi quý cha, quý sœurs, các bạn bè và tất cả anh chị em của nhóm Đồng hương GP tại Pháp,

Có lẽ bầu không khí thân tình,huynh đệ và cả sự nồng nhiệt của ngày hôm qua vẫn còn đó. Hẵn những câu hát về quê hương, những phút tĩnh tâm của giờ xưng tội, của thánh lễ và cả khoảnh khắc nhìn lại đức tin của mình qua đề tải thảo luận về Đức tin của cha Antôn Bình còn đọng lại trong mỗi chúng ta ngày hôm qua, hôm nay và cả về sau trong cuộc sống tha phương cầu thực nơi đất khách quê người. Những con người Nghệ hôm qua đả thả nguyên cả mấy tràng « tiếng Nghệ » để thỏa nỗi nhớ.

Ban liên lạc, ban tổ chúc ngày lễ Gặp mặt rất hạnh phúc vì thấy rõ trên khuôn mặt của mỗi người hiện rõ niềm vui, niềm hạnh phúc. Có người đến từ Lille, có anh đến từ Marseille đã áp sát vào tai của ban tổ chức và nói rằng « Anh ạ, đã 5 năm rồi em mới về lại quê ta sau hơn năm năm ở Pháp mà cái vé khứ hồi có hơn 100 euros thôi, vui và đã quá ! ». Chúng tôi rất xúc động và đỉnh điểm của sự mệt mỏi sau cả tháng trời và nhất là hai ngày cuối tuần chuẩn bị là lúc dọn dẹp ra về đưa chìa khóa cho cha Nam, trả lại căn phòng của GX Saint Ambroise thì gương mặt của anh em trong ban tổ chức lại nở một nụ cười mãn nguyện và không còn giọt mệt mỏi nào đọng lại nữa ! Chúng ta cần phải cảm ơn Chúa vì sự thành công đó.

Chúng con, nhóm Đồng hương GP vịnh tại Pháp xin cảm ơn quý cha, quý bạn bè, cô chú những người bạn, người yêu của GP Vinh đã đến tham dự thánh lễ. Chúng con cũng cảm ơn các cha ở nhà MEP, các cha, các thầy, và đại diện Giới trẻ GX VN Paris đã đến tham dự, chia sẻ và cầu nguyện với Anh em GP Vinh.

Xin cảm ơn các gia đình cô chú, các anh chị em trong ban tổ chức đã phải hy sinh rất nhiều để lo bữa cơm, rửa cọng rau, dọn cái phòng mang theo bộ loa máy và tất cả những đã hy sinh cho buỗi lễ Gặp mặt được thành công ngoài mong đợi. Chúa đã hiểu rỏ những hy sinh thầm lặng đó và Ngài sẻ đền đáp cho chung ta nhiều hơn như thế trong cuộc sống.

Cuối cùng, xin quý bạn bè và anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho Đức Giam Mục, cho Giao Phận Vinh và những biến cố đang kéo dài và không biết khi nào kết thúc. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta !’’

PS. Ban Liên lạc đã để hình anh của buổi gặp mặt tren FB của nhóm:

https://www.facebook.com/groups/aevinh.phap/

Giáo xứ Paris, ngày 20/10/2013

Lê Đình Thông

Hình ảnh: AEVP (Anh Chị Em Giáo phận Vinh tại Pháp)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam 16/10 - 22/10/2013
VietCatholic Network
04:09 22/10/2013


'>Tin GHVN Tuần Thứ 28 Năm 2013


1. Tin GP Hà Nội
Giáo xứ Thái Hà mừng lễ Thánh Giêrađô và khai mạc năm “Cổ Võ Ơn Gọi” thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế
Ngày 16/10/2013 giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Hà Nội đã long trọng mừng lễ Thánh Giê ra đô và khai mạc năm cổ võ ơn gọi Thừa sai DCCT.
Hưởng ứng lời mời gọi của cha Bề trên tổng quyền DCCT, Cha Vinh sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT Việt Nam về việc khai mạc năm “Cổ Võ Ơn Gọi” dịp lễ Thánh Giê ra đô.
Lúc 18 g15 Cha chính xứ Giuse Nguyễn Văn Phượng đã tuyên bố khai mạc năm “Cổ Võ Ơn Gọi” DCCT tại giáo xứ Thái Hà.
Cha phụ tá dự tu DCCT Hà Nội, Đaminh Nguyễn Văn Huyến, đã chia sẻ và thuyết trình về sơ lược khai sinh DCCT và những mục vụ của Dòng.
Anh em Đệ tử DCCT Hà Nội, đóng góp một số bài hát của nhà Dòng trong buổi khai mạc này.
18g30 chiều Đoàn rước cung nghinh kiệu Thánh Giê ra đô từ Đền Thánh Giê ra đô vào trong Nhà Thờ. Thánh lễ do cha chính xứ Giuse Nguyễn Văn Phượng chủ tế. Cha Gioakim Hà Ngọc Phú giảng lễ. Cùng đồng tế có quý cha trong cộng đoàn DCCT Hà Nội và hằng ngàn anh chị em giáo dân tham dự.
Hôm nay cũng là bổn mạng của ca đoàn Giê ra đô, Giáo khu 10 và các em Lễ sinh trong giáo xứ. Phụng vụ thánh lễ là ca đoàn Giê ra đô và đặc biệt là đoàn kèn đến từ Giáo xứ Xuân Dục – Giáo phận Bùi Chu.
Kết thúc thánh lễ cha chính xứ Giuse Nguyễn Văn Phượng, làm phép bánh Thánh Giê ra đô và gửi tới chia sẻ cho quý cộng đoàn hiện diện.
2. Tin GP Kontum
Chính quyền huyện Đắk Tô gây khó khăn cho học sinh người dân sắc tộc đến trường
Nhà cầm quyền huyện Đắk Tô ngăn cản, và bắt dừng công trình xây dựng nhà nội trú cho các em dân tộc vùng sâu vùng xa, do cha Bênêđictô Nguyễn Văn Bình thuộc giáo phận Kontum quản lý.
Ban đêm, công an xã đã đến đe dọa, hạch sách các em học sinh, và không cho các em ở trong nhà nội trú.
Trường học và thầy cô giáo đã hạch sách các em trong nhà nội trú, về đời sống tâm linh
Có 3 em trong nhà nội trú đang theo học lớp 6, bị nhà trường và thầy cô uy hiếp, không cho các em đến trường, nếu các em tiếp tục ở trong nhà nội trú của cha Bình.
Khi phụ huynh các em hỏi thầy cô giáo, lý do tại sao? Thì thầy cô chỉ nói rằng: Đó là lệnh của cấp trên. Cấp trên ra lệnh cho nhà trường, không được tiếp nhận các em học sinh ở nhà nội trú của cha Bình. Điều này, khiến các em rất hoang mang và sợ hãi.
Về phía phụ huynh, họ muốn cho con em của họ, ở nhà nội trú của cha Bình hơn, so với ở nội trú của nhà nước. Cha Bình cho biết: “Nếu các em ở nhà nội trú của nhà nước, thì mỗi tháng, mỗi em phải đóng 300.000 VNĐ và 17 ký gạo. Đây là một số tiền khá lớn đối với một gia đình người sắc tộc. Nhiều em không có tiền để đóng lệ phí, nên đã bỏ học”.
Qua sự việc trên, cha Bình nhận xét: “Biết bao nhiêu người xây nhà, cho thuê phòng trọ. Nhà cầm quyền không hề nói gì.
Còn ông Cha, bà Sơ xây nhà nội trú cho các em sắc tộc vùng sâu vùng xa ở, để các em có chỗ nương thân học hành, thì lại gây khó dễ cho các ông Cha, bà Sơ.
Đây là những cách hành xử đi ngược lại với lòng bác ái của con người và của xã hội.
Về nhà nội trú, Cha Bình nói: “Chúng tôi tiếp nhận các em sắc tộc vùng sâu vùng xa, bất kể lương hay giáo, không có điều kiện đi học, ăn uống hoặc nơi ở.
Hiện nay, nhà nội trú có 32 em nữ và 6 em nam dân tộc thuộc nhiều sắc tộc khác nhau. Ở đây, có hai cô người Xê Đăng lo các em ăn uống, học hành. Hàng tuần, Cha Bình đều đến gặp, ăn cơm trưa và nhắc nhở các em”.
Cha Bình cho biết: Trong những ngày đầu của tháng 10.2013, hơn 50 em người sắc tộc nữ, thuộc nhà nội trú của các Sơ Dòng Chúa Quan Phòng, huyện Đắk Hà đã bị nhà cầm quyền Đắk Tô - Đắk Hà đuổi hết, không cho các em ở. Nhà cầm quyền cho rằng, nhà nội trú của các Sơ hoạt động bất hợp pháp. Thế nhưng nhà nội trú của các Sơ đã hoạt động được 8 năm nay”.
Cha Bình cho biết thêm: “Năm nay, các em học sinh cấp 1, cấp 2 người sắc tộc phải đóng tiền đi học. Mấy năm trước, các em không phải đóng tiền đi học và còn được hỗ trợ mấy cuốn vở đi học”.
Một phụ huynh người Xê Đăng, thuộc giáo xứ Đắk Tô khẳng định: “Tôi đóng tiền cho đứa cấp 1 hơn 200.000 VNĐ/ 1 năm”. Tiền học phí cao quá, lấy đâu ra mà đóng.
3. Tin GP Đà Lạt
Ban Bảo Vê Sự Sống CARITAS tổ chức Hội Thảo học tập và cầu nguyện cho sự sống thai nhi
Ngày 13/10/2013 có rất nhiều đoàn người khác nhau, đến từ khắp các tỉnh, đang tiến về Đà Lạt, trong bầu không khí nhộn nhịp của ngày hành hương đến các nhà thờ và các trung tâm.
Trong khi đó, nhóm nhân viên văn phòng Caritas Đà Lạt đã hăng hái lên đường, tiến về nhà dòng Đức Bà.
Phái đoàn Caritas, người thì vác theo chiếu, chăn, mùng, người thì mang máy chiếu, laptop và các dụng cụ dùng cho buổi nói chuyện với 80 em nội trú sinh tại Dòng Đức Bà, chuẩn bị bước vào đại học.
Đầu tiên đoàn đã chia sẻ với các em học sinh về các phương pháp học tập, khi bước chân vào đại học. Các hướng dẫn viên đã chỉ rõ cho các em, những phương pháp dễ hiểu và dễ áp dụng.
Mục đích của phái đoàn là giúp cho các em biết cách hệ thống hóa những kiến thức đã đang và tiếp tục học để có kết quả hơn khi vào đại học.
Sau đó, phái đoàn đã giới thiệu cho các em về kỹ năng trong giao tế với những người xung quanh, giúp các em nhận biết cá tính của chính bản thân mình, và cá tính của những người khác, mà các em gặp gỡ, giúp các em sống tự tin hơn, trong cuộc sống.
Đặc biệt phái đoàn đã có một buổi thắp nến cầu nguyện cho sự sống của các thai nhi. Trên tay các em học sinh cầm những ngọn nến cháy sáng, tất cả cùng đọc kinh lớn tiếng và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng Phanxico trong ngày bảo vệ sự sống. ĐGH đã nhấn mạnh đến công tác cần thiết bảo vệ cho sự sống, bởi vì sự sống là do quyền năng của Thiên Chúa và chỉ có nơi Thiên Chúa mới có sự sống.
Sự sống con người, là ơn của Thiên Chúa ban, không ai có quyền hủy hoại. Phải cứu lấy các thai nhi
4. Tin GP Sài Gòn
Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức Thánh lễ cầu nguyện dành cho các chị em mang thai và nuôi con nhỏ
Lúc 9 giờ sáng ngày 15.10, hàng trăm chị em mang thai và những gia đình nuôi con nhỏ đã quy tụ về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn để tham dự Thánh lễ dành riêng cho những chị em mang thai và nuôi con nhỏ, trong ngày thứ hai của tuần tam nhật kính thánh Giê ra đô, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.
Tham dự Thánh lễ, có nhiều chị em đang mang thai, nhiều chị em đang nuôi con nhỏ, đã nhận được ơn, một cách đặc biệt từ lời chuyển cầu của thánh Giê ra đô.
Thánh lễ do cha Giuse Nguyễn Trường Xuân chủ tế, và thày phó tế Giuse Nguyễn Văn Toản giảng lễ.
Hằng trăm chị em mang thai và nuôi con nhỏ đã tới tham dự Thánh lễ và cầu nguyện với thánh Giê ra đô
Bài giảng trong thánh lễ, thầy phó tế Giuse đưa ra những lý do mà thánh Giê ra đô đã thương yêu các trẻ nhỏ, ngay khi các em còn đang trong lòng mẹ.
Không chỉ những chị em có đạo nhận được ơn chuyển cầu của thánh Giê ra đô, mà một số chị em lương giáo cũng đã làm chứng về những ơn họ đã nhận được.
Cuối thánh lễ, cha chủ tế chúc lành cho các bà mẹ đang mang thai. Sau đó ngài làm phép khăn thánh, bánh thánh Giê ra đô, để tặng cho các chị em đang mang thai và nuôi con nhỏ.
5. Tin GP Sàigòn
Hội thảo "Tình Yêu Người Trẻ"
Sáng ngày 13.10.2013, Hội Sinh Viên Công Giáo Sài Gòn đã tổ chức, buổi hội thảo về "Tình Yêu Người Trẻ" do Sr. Théc la Trần Thị Giồng, tiến sĩ tâm lý, tư vấn về "Tình Yêu" thuyết trình. Có hơn 300 bạn trẻ đã đến tham dự.
Soeur Théc La Giồng là tác giả của cuốn sách khá nổi tiếng "Học Yêu". Với giọng Huế truyền cảm và sống động, Sr. Théc La đã truyền đạt khá trọn vẹn chủ đề, khiến các bạn trẻ phải khâm phục.
Trong thời gian chia sẻ ít ỏi, Soeur đã tặng các bạn trẻ câu châm ngôn: “Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ”.
Soeur nhắc nhở các bạn trẻ. Đầu tiên khi tìm hiểu về tình yêu, thì phải thực hiện chữ “Nghiêm Túc”. Tình yêu không phải để chơi đùa, mà phải xem đó là một việc rất nghiêm túc. Tiếp theo, phải “Cẩn trọng” vì khi yêu, đôi mắt của con tim, sẽ bị đâm thủng bởi mũi tên tình ái.
Soeur nhắc nhở các bạn trẻ: Để có một tình yêu đẹp, mà kết quả sẽ là hôn nhân, Soeur chân thành khuyên các bạn trẻ hãy chọn một người bạn “Giá Trị” để yêu.
“Giá Trị” không hẳn phải đẹp, không hẳn giỏi, không hẳn thành công, nhưng phải là một con người có đạo đức, biết ứng xử, và để tìm kiếm được một nửa hạnh phúc cho bản thân, mỗi người phải trở nên có giá trị trước hết.

6- Thông Báo của HĐGMVN về việc đọc tên Thánh Giuse trong các Kinh nguyện Thánh Thể

7. Cuộc phỏng vấn của Nữ Tu Maria Minh Du OP với ĐGM Anphongsô Nguyễn Hữu Long giám mục phụ tá GP Hưng Hóa, chủ tịch ủy ban Loan Báo Tin Mừng của HĐGM Việt Nam
 
Tiệc gây quỹ truyền giáo tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
20:14 22/10/2013
TIỆC TRUYỀN GIÁO PARIS

Giáo Xứ Việt Nam Paris, Thứ bảy, ngày 19/10/2013. Vào dịp Khánh Nhật Truyền Giáo, gần 300 người, đích xác là 276, đã đáp lời mời của Giáo Xứ Việt Nam Paris, đến tham dự TIỆC TRUYỀN GIÁO, gây quỹ giúp việc truyền giáo ở Việt Nam. Các anh chị em Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp, những người lãnh trách nhiệm tổ chức, xin “Chào mừng quý khách dự Tiệc Truyền Giáo” và xin “Cám ơn hảo tâm Liên Đới Truyền Giáo”.

CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH DỰ TIỆC TRUYỀN GIÁO

Từ 10 giờ sáng, để chuẩn bị đón tiếp và chào mừng những bạn bè và quý khách sẽ đến, Các Ban Đại Diện 5 Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp là Chuyên Gia, Taxi, Dịch Vụ, Xây Dựng và Doanh Thương, cũng như Ban Đại Diện Liên Ngành, Các vị đồng hành trong Ban Giám Đốc và trong Ban Thường Vụ, tất cả đã đến trước, có mặt đông đủ. Người thì lo treo bảng « Đẹp phúc thay bàn tay mở rộng góp sức truyền giáo ». Người thì lo duyệt xét lại các bàn ăn, các ghế ngồi, xem có đủ và có đúng với các số xếp trên biểu đồ đã chuẩn bị không. Người thì lo thử lại các dụng cụ âm nhạc, các máy ghi âm và phát âm, các bóng đèn. Người lo phát giấy các bài hát. Và đông nhất là Nhóm Tiếp Tân, chuẩn bị sẵn sàng để chào mừng, tiếp đón và hướng dẫn từng khách đến bàn ăn của họ.

Buổi tiệc đã bắt đầu từ 12 giờ 30 với Lời Chào Mừng của Đức Ông Giám Đốc Giáo Xứ Mai Đức Vinh, cũng là tuyên uý Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp, đã chính thức khai mạc Tiệc Truyền Giáo năm 2013. Với một Lời Chào Mừng đơn sơ, Đức Ông đảo một vòng mắt, nhìn khắp 23 bàn ăn và ngỏ lời chào mừng đến tất cả và đến từng người. Qua ánh mắt hiền từ của Đức Ông, người quen hay khách lạ đều cảm thấy mình được thực sự chào mừng và đón tiếp một cách chân thành. Ngài kín đáo nhắc lại nét căn bản trong linh đạo của Liên Đới Nghề Nghiệp, như một giải thích lý do tại sao có Tiệc Truyền Giáo hôm nay: « Linh đạo của liên đới nghề nghiệp xây trên nền tảng đức tin, đức tin là ngọn đuốc soi chiếu mọi sinh hoạt của liên đới nghề nghiệp. Vậy nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta sống linh đạo của liên đới nghề nghiệp theo ba chiều kích: 1) Bền vững sống đức tin, 2) Can đảm bênh vực đức tin, 3) Nhiệt thành trao truyền đức tin (Giáo lý Thêm Sức). Mà, tất cả đều do ‘tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy’ (2Cr 5,14), tất cả đều quy về đường hướng ‘BÁC ÁI - TRUYỀN GIÁO’. Rồi Ngài làm phép bữa ăn và chúc mọi người liên đới, vui vẻ và dùng tiệc ngon miệng.

CÁM ƠN HẢO TÂM LIÊN ĐỚI TRUYỀN GIÁO

Trong suốt bữa tiệc, như lời cám ơn, một chương trình văn nghệ rất « Văn hóa Việt Nam » đã được thực hiện với sự dẫn chương trình của Tuyết Dung.

Tiến sĩ Âm nhạc học Quỳnh Hạnh và nhóm nhạc cổ truyền dặc biệt đã đóng góp một chương trình độc đáo và tay nghề qua một chương trình phong phú về ca, nhạc, vũ, múa.

Văn nghệ liên đới với sự tham gia của các ngành nghề, ban, nhóm, đặc biệt là Ngành Taxi, Xây Dựng, Dịch Vụ, Du ca,…

Thêm vào đó, còn có sự đóng góp của nhiều người dự tiệc, qua những màn đồng ca của các cha sinh viên, màn biểu diễn võ thuật của Ông Lý,…

Nhưng có lẽ lời cám ơn lớn nhất mà Ban Tổ Chức phải nói lên với những bạn bè và quý khách đến dự Tiệc Truyền Giáo hôm nay là tình liên đới huynh đệ, tình liên đới bác ái và tình liên đới truyền giáo mà họ đã chia sẻ cho nhau trong bàn ăn. Không kể những câu truyện thường nhật về cuộc sống nghề nghiệp, làm ăn, sinh sống hằng ngày; nhấp nhô đây đó trong các bàn ăn, thỉnh thoảng dội ra những chia sẻ về truyền giáo:

-Truyền giáo là kể truyện cho nhau nghe về Đức Kytô.

-Hôm nay là vọng Khánh Nhật Truyền Giáo rồi nhỉ.

-Tôi nhớ mãi lời Đức Ông dặn năm ngoái « Ngày Khánh nhật Truyền Giáo là dịp để cho chúng ta nhìn lại hành trình sống đức tin của mình ».

-Thánh Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su truyền giáo qua lời câu nguyện và hy sinh nơi Dòng kín.

-Thánh Phan-xi-cô truyền giáo bằng việc đi rao giảng cho các dân tộc Châu Á.

-Truyền giáo, đầu tiên là giúp các người trong gia đình và dòng họ mình sống đạo.

-Trong gia đình tôi, truyền giáo là làm việc bác ái, giúp những người khốn khổ, đói rét.

-Chúng tôi không biết phải làm gì để truyền giáo, chỉ xin đóng góp tài lực bé nhỏ.

Những chia sẻ trên đây không xa lắm với những lời khuyên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thơ Chung mới nhất, ban bố tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn, ngày 10 tháng 10 năm 2013 vừa qua, đặc biệt trong ba số 5, 6 và 7: « Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình. Cách cụ thể, mới đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10 năm 2014 về “Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá”. Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 cũng nhấn mạnh: “Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng, nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận”.

Để thực hiện những mục tiêu trên, xin anh chị em hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng ».

Paris, ngày 19 tháng 10 năm 2013

Trần Văn Cảnh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Loan tin mừng cho dòng họ
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
15:05 22/10/2013
LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ

HAI BẢN THÔNG CÁO 1965 VÀ 1974

Theo dõi loạt bài của chúng tôi, hẳn nhiều độc giả muốn đọc nguyên văn những chỉ dẫn của Hội Đồng Giám Mục (Miền Nam) Việt Nam. Để tiện dụng cho độc giả tham khảo, chúng tôi xin trích lại đây nguyên văn thông cáo 1965 (theo www.simonhoadalat.com) và thông cáo 1974 (theo www.dongten.net )

Thông cáo

của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

về việc tôn kính tổ tiên

Ngày 20-10-1964, Tòa Thánh, qua Bộ Truyền giáo đã chấp thuận đề nghị của Hàng Giám Mục Việt Nam xin áp dụng huấn thụ Plane compertum est (8-12-1939), về việc tôn kính tổ tiên cho giáo dân Việt Nam.

Để hiểu rõ tinh thần Giáo Hội trong việc chấp thuận này, và để có những chỉ thị hướng dẫn trong khi áp dụng, Hội đồng Giám mục muốn nêu lên mấy điểm sau đây:

I. Giáo Hội Công Giáo đối với nền văn hóa và truyền thống các dân tộc

1) Giáo Hội Chúa Kitô bao giờ cũng tha thiết thực hiện mệnh lệnh Đấng Sáng Lập, để hiện diện khắp nơi và tuyên giảng Phúc Âm cho mọi người. Cố gắng đầu tiên của Giáo Hội là giúp sao cho con người được nên hình ảnh đích thực của Thiên Chúa và được trung thực với sứ mệnh Kitô hữu của mình, để đạt cứu cánh sau hết là hạnh phúc đời đời. Công trình đó được thực hiện trong nội khảm của mỗi cá nhân. Nhưng nó có vang âm đến toàn diện cuộc đời và trong mỗi khu vực sinh hoạt của con người (Đức Piô XII: Huấn dụ tại Cơ Mật Viện, ngày 20-2-1946).

2) Mặt khác, từ nguyên thủy cho đến ngày nay, Giáo Hội Công Giáo vẫn tuân theo tiêu chuẩn Phúc Âm. Theo đó, Giáo Hội không hủy bỏ hay dập tắt những giá trị thiện hảo, liêm chính, chân thành của các dân tộc. Âu cũng vì bản tính nhân loại, dù còn mang dấu vết sự sa ngã của tổ tông, song vẫn giữ trong nội tâm một căn bản tự nhiên mà ánh sáng và ân sủng Thiên Chúa có thể soi chiếu, dinh dưỡng và nâng lên tới một mức độ đức hạnh, một nếp sống siêu nhiên đích thực. Cũng vì vậy mà Giáo Hội không bao giờ miệt thị, khinh chê tư tưởng cũng như nghệ thuật hoặc văn hóa của người không Công Giáo. Trái lại, Giáo Hội đã từng góp phần thanh luyện hoặc bổ túc để đi đến chỗ hoàn hảo. Trải qua các thế kỷ, Giáo Hội đã thánh hóa những phong tục cũng như những truyền thống chân chính của các dân tộc. Giáo Hội cũng đã nhiều lần đem nghi lễ của miền này xứ nọ sát nhập vào nền phụng vụ của mình, sau khi đã tu chỉnh cả tinh thần và hình thức, để ghi nhớ mầu nhiệm hoặc để tôn kính các bậc thánh nhân hay các vị tử đạo (Đức Piô XII: Thông điệp Evangeli praecones, 2-6-1951; Đức Gioan XXIII trích dẫn tư tưởng này trong thông điệp Princeps Pastorum, 28-11-1959).

3) Đối với các tôn giáo khác, Giáo Hội Công Giáo cũng chủ trương một lập trường rõ rệt. Dĩ nhiên Giáo Hội không thể tham dự vào các nghi lễ của các tôn giáo khác, hoặc coi tôn giáo nào cũng như tôn giáo nào, và lãnh đạm để mặc ai muốn hay không muốn tìm xem Thiên Chúa có mạc khải một đạo không sai lầm, trong đó Thiên Chúa được nhận biết, kính mến và phụng thờ. Tuy nhiên, Giáo Hội không từ chối công nhận một cách kính cẩn những giá trị tinh thần và luân lý của các tôn giáo khác (Đức Phaolô VI, thông điệp Ecclesiam suam, 6-8-1964). Giáo Hội không phủ nhận điều gì vốn là chân lý và thánh thiện của bất cứ tôn giáo nào. Giáo Hội luôn luôn rao truyền Đức Kitô là “đường đi, là chân lý và là nguồn sống” và, trong Đức Kitô, Thiên Chúa làm hòa với muôn vật.

Tuy nhiên Giáo Hội thành tâm và lưu ý cứu xét những hành động và sinh hoạt, những luật pháp và lý thuyết của các tôn giáo khác tuy có sai biệt với những điểm Giáo Hội đề ra, song vẫn mang lại một tia sáng nào đó của chính cái chân lý hằng soi sáng mọi người. Vì thế, Giáo Hội khuyên giục con cái mình tuy vẫn phải giữ đức tin Công Giáo tuyền vẹn, nhưng phải làm thế nào để nắm giữ và phát triển những của cải thiêng liêng, luân lý và những giá trị xã hội, văn hóa, gặp được trong các tôn giáo khác nhờ những buổi hội thảo, sự học hỏi và sự cộng tác với các tín đồ của các tôn giáo này (Công đồng Vatican II, khóa III: Giáo Hội và các tôn giáo ngoài Kitô giáo, ngày 20-11-1964)

Chính lập trường đó của Giáo Hội được đúc kết trong tư tưởng của các Đức Giáo Hoàng và trong đệ nhị Công đồng Vatican, đã giải thích lý do của quyết định Tòa Thánh, khi cho áp dụng huấn thị Plane compertum est tại Việt Nam ngày nay. Và cũng chiếu theo tinh thần đó, các Giám mục hội nghị tại Đà Lạt trong những ngày 12, 14-06-1965 đã cho công bố thông cáo này.

II. Thể thức áp dụng Huấn thị Plane compertum est

1) Nhiều hành vi cử chỉ xưa kia tại Việt Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì sự tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình, tập quán đã thay đổi nhiều, nên chỉ còn là những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính đối với tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ, thái độ, nghi lễ có tính cách thế tục, lịch sự và xã giao đó, Giáo Hội Công Giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho nó được diễn tả bằng những cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tùy theo trường hợp.

Vì thế, những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn, tổ chức ngày kỵ, giỗ...) thì được thi hành và tham dự cách chủ động.

2) Trái lại, vì có nhiệm vụ bảo vệ đức tin Công Giáo được tinh tuyền, Giáo Hội không thể chấp nhận cho người giáo hữu có những hành vi cử chỉ, hoặc tự nó, hoặc do hoàn cảnh có tính cách tôn giáo trái với giáo lý mình dạy.

Vì thế, các việc làm có tính cách tôn giáo không phù hợp với giáo lý Công Giáo (như bất cứ lễ nghi nào biểu lộ lòng phục tùng và sự lệ thuộc của mình đối với một thụ tạo nào như là đối với Thiên Chúa), hay những việc dị đoan rõ rệt (như đốt vàng mã), hoặc cử hành ở những nơi dành riêng cho việc tế tự... thì giáo hữu không được thi hành và tham dự. Trong trường hợp bất đắc dĩ, chỉ được hiện diện một cách thụ động như đã ấn định trong giáo luật, khoản 1258 (GL 1917).

3) Đối với những việc mà không rõ là thế tục hay tôn giáo, thì phải dựa theo nguyên tắc này, là nếu những hành vi đó, theo dư luận dân chúng địa phương không coi như sự tuyên xưng tín ngưỡng của một tôn giáo (ngoài Kitô giáo), mà chỉ biểu lộ một tâm tình tự nhiên, thì được coi như không trái với đức tin Công Giáo, nên được thi hành và tham dự. Trong trường hợp chưa hết nghi nan, thì có thể hành động theo tiếng lương tâm lúc ấy: nếu cần, thì phải giải thích chủ ý của mình một cách khéo léo, hợp cảnh, hợp thời. Sự tham dự cũng chỉ được có tính cách thụ động.

Đó là những nguyên tắc chung, giáo hữu cần phải dựa vào mà xét đoán theo lương tâm và hoàn cảnh. Trong trường hợp hồ nghi, mọi người liên hệ không được theo ý riêng mình, mà sẽ phán đoán theo chỉ thị của Tòa Thánh và bàn hỏi với các giáo sĩ thành thạo.

Yêu cầu quý cha phổ biến rộng rãi và giải thích tường tận thông cáo này không những trong các nhà thờ mà cả mỗi khi có dịp, không những cho anh em giáo hữu mà cả cho người ngoài Công Giáo. Các vị phụ trách Công Giáo Tiến Hành cũng phải lấy thông cáo này làm đề tài học tập cho các hội đoàn trong các buổi họp và các khóa huấn luyện.

Làm tại Đà Lạt, ngày 14 tháng 6 năm 1965

Sacerdos-Linh Mục Nguyệt San, số 43, tháng 7-1965, trang 489-492

§1 Người tín hữu không được phép tham dự cách chủ động bằng bất cứ cách nào, hoặc tham dự một phần trong các nghi thức của người không Công Giáo.

§2 Có thể chước chuẩn cho người tín hữu hiện diện cách thụ động, hay chỉ có tính cách bề ngoài vì trách nhiệm dân sự hoặc vì danh tiếng, bởi có lý do quan trọng, trường hợp nghi ngờ đã được Giám mục xác nhận. Trong các lễ an táng người không Công Giáo, các đám cưới và những cuộc lễ long trọng tương tự, miễn là không có nguy hiểm làm gương mù và sinh lợi.

Quyết nghị về Lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên

Chúng tôi, các Giám mục chủ tọa khóa hội thảo VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc, tại Nha Trang ngày 12-14 tháng 11 năm 1974, đồng chấp thuận cho phổ biến việc thi hành trong toàn quốc, những quyết nghị của Ủy Ban Giám mục về Truyền Bá Phúc Âm ngày 14.6.1965, về các lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên, như sau:

“Để đồng bào lương dân dễ dàng chấp nhận Tin Mừng, hội nghị nhận định: Những cử chỉ thái độ, lễ nghi (sau này) có tính cách thế tục lịch sự xã giao để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính và tưởng niệm các Tổ Tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ, nên được thi hành và tham dự cách chủ động” (Thông cáo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 14.06.1965).

1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như hồn bạch.

2. Việc đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.

3. Ngày giỗ cũng là ngày “kỵ nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã, và giảm thiểu cùng canh cải những lễ vật biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn.

4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm “Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên” trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.

5. Trong tang lễ được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng quen gọi là phúc thần tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải là mê tín như đối với các “yêu thần, tà thần”.

Trong trường hợp thi hành các việc trên đây sợ có sự hiểu lầm nên khéo léo giải thích qua những lời phân ưu khích lệ, thông cảm… Đối với giáo dân, cần phải giải thích cho hiểu việc tôn kính Tổ Tiên và các vị anh hùng liệt sĩ theo phong tục địa phương, là một nghĩa vụ hiếu thảo của đạo làm con cháu, chứ không phải là những việc tôn kính liên quan đến tín ngưỡng, vì chính Chúa cũng truyền phải “thảo kính cha mẹ”, đó là giới răn sau việc thờ phượng Thiên Chúa.

Tại Nha Trang, ngày 14.11.1974

Ký tên:

- Philiphê Nguyễn Kim Điền, TGM Huế

- Giuse Trần Văn Thiện, GM Mỹ Tho

- Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, GM Vĩnh Long

- Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, GM Cần Thơ

- Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, GM Nha Trang

- Phêrô Nguyễn Huy Mai, GM Ban Mê Thuột

- Phaolô Huỳnh Đông Các, GM Qui Nhơn


LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 17

TÂM TƯ NGƯỜI LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ


Dấn thân tìm cách đem Tin mừng của Chúa đến cho người đồng tộc, tôi được biết một đại biểu nọ được Ban Chấp hành Dòng họ Tỉnh giao trách nhiệm chuẩn bị Đại hội Dòng họ tại địa bàn huyện. Ông vận động rất nhiệt tình nhưng lắm người nghi ngại không tham gia. Ông dẫn chứng rằng đây là một sinh hoạt đang được đồng tộc cả nước quan tâm, cả những người Công Giáo cũng đang nhập cuộc. Một người phản bác:

- Coi chừng lại bị mấy anh Công Giáo “phỉnh” theo đạo.

Câu nói đặc thù nhưng khá tiêu biểu. Hình như anh chị em người lương dị ứng, xem việc tin theo Chúa như một việc tệ hại cần đề phòng!

Sự kiện ấy dễ hiểu. Thử hình dung xem, một kẻ ác ý nào đó dùng tin nhắn điện thoại phát đi liên tục những điều vu khống bịa đặt về bạn một cách có hệ thống và bạn không thanh minh biện hộ gì cả. Mà dù muốn thanh minh biện hộ cũng chẳng biết những điều bôi nhọ ấy đã phát tán tới tận những ai. Có thể càng thanh minh, chuyện càng ầm ĩ, bạn đành thinh lặng. Chỉ sau một tháng thôi, cả thôn cả xã xầm xì đủ điều về bạn. Bạn chẳng bị thân bại danh liệt thì cũng thấy mặc cảm đủ điều. Đàng này những chuyện bịa đặt bôi nhọ Đạo Chúa kéo dài từ cuối thế kỷ XIX đến nay với đủ thứ thêu dệt hấp dẫn diễn thành tiểu thuyết và phim ảnh. Dân chúng chỉ được nghe mãi một chiều, họ sẽ nghĩ gì về Đạo Chúa? Tôi đề nghị tổ chức ngày truyền thống từng dòng họ và mời anh chị em lương dân tới chính là để họ có thể thấy tận mắt mọi sự ngược hẳn điều họ đã hiểu lầm từ tấm bé.

Rất nhiều người tẩy chay, từ chối không cầm đến sách vở và băng đĩa Công Giáo. Ý thức tình trạng ấy, tôi không phân phát sách vở Công Giáo hàng loạt. Chỉ một số người đã có tình thân rồi, tôi mới tặng sách. Ngoài ra, chỉ những ai xin, tôi mới tặng. Nếu thấy họ đang cần, tôi gợi ý để họ xin rồi mới tặng. Chính Chúa Giêsu đã ân cần dặn môn sinh phải dè dặt, đừng tạo cớ cho người ta giày đạp “của thánh” và “ngọc quý” (x. Mt 7,6).

Tuy nhiên, tôi lại cũng có một ghi nhận khác. Đang khi từ chối sách vở và băng đĩa Công Giáo thì người ta lại trân trọng tấm lòng. Có thể lúc đầu họ ngập ngừng, nhưng sau khi đã trắc nghiệm và thấy rõ sự chân thành của ta, họ rất quý mến. Người ta quý mến vì không thấy tôi nói chuyện Đạo, chỉ nói chuyện họ hàng. Tuy nhiên, khi được mời thắp hương thì tôi cho họ thấy lòng tin Kitô giáo của tôi. Tôi ghi dấu thánh giá chậm, rõ và cầu nguyện lớn tiếng. Tôi nguyện kinh Lạy Cha rồi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa là Cha chung của mọi người, xin Ngài ban ơn lành cho bà con đồng tộc tại địa phương. Sau đó, tôi dâng lời cầu nguyện với các bậc Tổ tiên đồng tộc tại từ đường, xin các vị bầu cử trước nhan Thiên Chúa Tạo Hóa cho con cháu được mọi điều may lành.

Ở một số trường hợp, sau khi tôi cầu nguyện như thế, người ta đã nêu những câu hỏi và tôi trả lời. Họ hiểu rằng tôi không tuyên truyền về đạo nhưng chỉ trả lời thắc mắc của họ.

Cũng có một cơ hội thông thường khác mà tôi có thể nói lên quan điểm Kitô giáo cách hồn nhiên. Đó là khi người ta than phiền về tình cảnh suy đồi đạo lý, với những bản tin cụ thể, lặp lại từ báo, từ đài… Tôi chia sẻ với họ rằng đây chính là lý do khiến tôi dấn thân cho trào lưu về dòng họ. Là linh mục, tôi xác tín rằng cần phải kết hợp mọi lời kêu gọi thành một bản hợp ca. Có nhiều cơ quan đoàn thể lên tiếng, các gia tộc lên tiếng và chức sắc các tôn giáo lên tiếng. Dù tất cả đều lên tiếng cùng một lúc nhưng không hỗ trợ lẫn nhau thì sẽ không tạo được kết quả. Chẳng khác nào nhiều người đơn ca cùng một lúc, mỗi người hát bài riêng, thì tất cả chỉ tạo nên một tạp âm gây khó chịu cho người nghe. Có thể số người hát ít hơn nhưng phối hợp hài hòa với nhau thì sẽ tạo được âm hưởng tốt, thông điệp sẽ mạnh mẽ hơn.

Để phát triển xã hội, Singapore bắt đầu từ giáo dục và Bộ Giáo dục Singapore yêu cầu mỗi học sinh phải theo một trong năm tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo, Công Giáo và Tin lành. Tựa như phong trào Hướng Đạo quốc tế, đạt được kết quả giáo dục cao là nhờ luôn đòi hỏi mỗi đoàn viên đều phải thực hành một tôn giáo. Nam Hàn cũng đang làm điều tương tự. Họ đã phát triển nhờ dân chúng có lòng tin tôn giáo sâu sắc: Phật giáo, Tin lành, Công Giáo. Để mọi người dân đều tích cực xây dựng quê hương đất nước, Nam Hàn không những phát huy tinh thần dân tộc qua Thái Cực Đạo mà còn hỗ trợ các tôn giáo đóng góp hữu hiệu vào công cuộc giáo dục.

Việt Nam không có Thái Cực Đạo nhưng có tinh thần uống nước nhớ nguồn, đồng tộc yêu thương đùm bọc, biết nhắc bảo nhau, và đồng thời cũng có tôn giáo. Trước thảm trạng nền đạo đức đang lao nhanh xuống vực thẳm, muốn phục hồi lại lòng tốt, muốn tái tạo lại lương tâm, chỉ riêng dòng tộc hay chỉ riêng tôn giáo thôi không đủ. Cần kết hợp cả hai.

Những lý do thời cuộc khiến nhiều người ngại nói đến hai chữ truyền giáo, nhưng theo tôi, đã đến lúc cần mạnh dạn nêu rõ sự cần thiết của yếu tố tôn giáo trong việc giáo dục lương tâm cho người dân, cách riêng là các bạn trẻ.

Với những tâm tư ấy, tôi viết loạt bài chia sẻ này không riêng cho các linh mục và anh chị em đồng đạo nhưng chung cho hết mọi người Việt Nam đang tha thiết với việc phục hưng tấm lòng cho đồng bào, cách riêng là cho lớp trẻ. Ước gì mọi người Công Giáo đều nhập cuộc tìm hiểu lại Đạo Hiếu cách nghiêm túc và ước gì mọi anh chị em ngoài Kitô giáo hãy một lần cầm lấy Kinh Thánh, đọc và nghiền ngẫm, để hiểu rõ và xác tín rằng cả đôi bên đang cùng bước chung một đường.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 18

NGỎ LỜI VỚI BẠN ĐỌC NGOÀI KITÔ GIÁO

Có thể bạn, người đang đọc những bài này, là một người ngoài Kitô giáo. Nếu thế, tôi xin được gửi đến bạn một lời chào chúc đặc biệt. Thân ái cầu chúc bạn sớm nhận ra tình Cha của Thiên Chúa. Tôi không giấu giếm rằng tôi đang khao khát và nôn nóng muốn chia sẻ với bạn niềm hạnh phúc chúng tôi đang có, niềm hạnh phúc được làm con Thiên Chúa Tạo Hóa Tối Cao, Chí Thánh, Nhân Hiền và Hằng Sống.

Tôi đang chia sẻ với bạn một Tin mừng, một niềm vui. Nếu bạn nghĩ rằng tôi đang làm công tác truyền giáo thì cũng chẳng sao. Bởi lẽ truyền bá một tôn giáo tốt lành thì chẳng có gì xấu xa. Lắm người làm như thể khi chúng tôi bảo nhau truyền giáo là chúng tôi đang âm mưu làm một chuyện gì đen tối, bậy bạ, chẳng khác nào đang lén lút rủ nhau phạm những tội ác gì quái gở! Ô không, bạn thấy đó, chúng tôi chỉ muốn chia sẻ với mọi người một thông tin quan trọng và hữu ích: Đó là, tất cả chúng ta đều có chung một người Cha là Thiên Chúa Tạo Hóa, chẳng phải vì chúng ta xứng đáng gì để được làm con Ngài, nhưng chính Ngài đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã tặng ban người Con duy nhất của Ngài là Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta, đến làm Anh Cả của nhân loại, cho tất cả chúng ta thành em của Người Anh Cả ấy và thành con cái của Cha trên trời.

Có thể những Kitô hữu bạn gặp là chúng tôi đây có rất nhiều khuyết điểm, nhiều điều đáng trách, không xứng danh là con cái Thiên Chúa. Dù vậy, chúng tôi vẫn luôn cố gắng đổi mới chính mình và, trong nỗ lực ấy, chúng tôi chân thành chia sẻ với bạn về Đấng là Cha chung của chúng ta.

Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã xuống thế làm người để những ai tin vào Ngài thì sẽ nhờ Ngài mà được trở nên con cái Thiên Chúa. Những ai nghĩ rằng đó là chuyện đùa, sẽ không bao giờ biết được sự thật. Còn những ai nhận biết được sự thật này, sẽ vô cùng hạnh phúc. Có những người cảm thấy sung sướng được làm con một thủ trưởng, một thủ tướng, một vị vua... Nỗi sung sướng ấy làm sao sánh được với hạnh phúc của bạn khi nhận ra mình là con của Thiên Chúa... Nếu tới đây bạn vẫn chưa nhận ra điều ấy thì bạn nên dành vài phút thật thinh lặng, gạt bỏ hết mọi suy nghĩ và âu lo, rồi khẽ thưa với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa Tạo Hóa, nếu quả thật Ngài là Cha của con, xin hãy tỏ cho con biết điều đó”. Mỗi tối, hãy dành dăm phút thinh lặng để ngỏ lời như thế, rồi bạn sẽ thấy... Đừng sợ mất dăm phút để đổi lấy một đời, hơn nữa, đổi lấy cả một cuộc sống đời đời…

Khi đi tìm những cội nguồn nhân loại, người ta quý từng trang viết chắp vá, từng chi tiết nhặt nhạnh đây kia, từng dấu vết mờ nhạt của người xưa. Quyển sách nói về cội nguồn chung của nhân loại, là bộ Kinh Thánh, hình thành từ thế kỷ XIII trước Công nguyên đến cuối thế kỷ I của Công nguyên, cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn nội dung thuở ban đầu. Bạn hãy thử đọc một lần để nhận ra sự thật kỳ diệu về cả nhân loại và về chính mình... Tại sao không?

Nhiều trường hợp con cháu không biết tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp vị thủy tổ có ghi trong gia phả, hoặc vì do kiêng cữ hay là do tôn trọng không dám nhắc đến, hoặc vì lười lĩnh không bao giờ chịu mở gia phả. Bộ gia phả của gia tộc là thế mà bộ sách viết về Thiên Chúa cũng thế. Nếu ta không bao giờ đọc đến thì cũng chẳng thể nào biết được Thiên Chúa là ai và Ngài đã làm gì cho ta.

Toàn bộ Kinh Thánh được tóm tắt nơi câu chuyện Người Cha nhân hậu ở sách Tin Mừng theo Thánh Luca 15,11-32: “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: ‘Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.' Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình... Thế nhưng rồi giữa đau thương buồn tủi, anh ta nhận ra lỗi của mình và đã quay về với Cha.”

Một khi bạn đã nhận ra mình là con của Trời Cao, bạn hãy thưa chuyện với Cha theo lời kinh mà chính Chúa Giêsu Kitô là Con Duy Nhất đồng bản tính với Thiên Chúa Cha đã dạy:

“Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.”

Được làm con cái Trời Cao là ước mơ sâu thẳm tận đáy lòng mọi người và là điều đã được Con Một của Trời Cao là Chúa Cứu Thế Giêsu đến loan báo và thực hiện cho nhân loại. Thế nhưng có người không dám tin vì danh dự ấy đòi hỏi họ phải sống một cuộc sống mới. Cũng có người tin nửa vời, chỉ mang danh nghĩa con cái Thiên Chúa mà không thực sự sống như thế. Nhận biết tình Cha của Thiên Chúa là một ơn lớn của Chúa ban, do đó, ta cần tha thiết xin Chúa ban cho ta ơn ấy.

Được biết Thiên Chúa là Cha, bạn sẽ sung sướng nhận ra rằng người Cha ấy ôm ấp trong lòng Ngài cả bản thân bạn và Tổ tiên bạn. Bạn trả lời cho tôi xem, mỗi khi nghĩ đến Ông Bà Tổ Tiên, bạn hình dung thấy họ ở đâu? Ở với Nguồn Cội nào? Nơi họ ở tối tăm hay rực sáng? Nếu rực sáng thì ánh sáng ấy do đâu?

Phần tôi, nhờ được Chúa mạc khải trong Kinh Thánh, tôi biết chắc chắn không sợ sai lầm chút nào, tôi biết rất rõ rằng: “Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Ngài, và thánh danh Ngài ghi trên trán họ. Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần ánh sáng của đèn, cũng chẳng cần ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời” (Khải huyền 22,4-5). Mỗi lần gặp thử thách trên đường phục vụ, tôi mau chóng tìm lại được bình an khi nhớ đến Chúa và tất cả những người đã đi trước tôi đang ở trong Chúa và đang đợi chờ tôi nơi nhà đời đời của Thiên Chúa. Tôi nghĩ đến chị Hai tôi, các em dâu tôi, Cha tôi, các Chú Thím, Cậu Mợ, Cô Dì, những Linh mục đàn anh và các Bạn hữu... đã hoàn tất cuộc đời và đang được no thỏa, mỗi người một vẻ, trong nhà Cha Chung trên trời. Tôi thấy tràn ngập mến thương và mong sớm tới ngày đoàn tụ với tất cả. Trong tôi như có một nỗi giằng co êm dịu, một đàng mong sớm về Nhà Cha là quê hương đích thật, một đàng lại khao khát được mãi mãi hiến dâng cuộc sống để đem biết bao anh chị em chưa nhận biết Thiên Chúa về với Tình Cha muôn thuở.

Mời bạn tiếp tục đọc các bài chia sẻ của tôi. Không riêng tôi, nhiều người đang nghĩ đến bạn và đang nguyện xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành cho bạn và gia đình. Cầu chúc bạn ngày càng nhận ra mình là con của Trời Cao và sống thật xứng với danh nghĩa ấy.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 19

ĐÀO TẠO NGƯỜI CHỨNG TRẺ


Xin được trở lại với các độc giả Công Giáo.

Chúa dạy đi khắp thế giới loan báo Tin mừng. Do đó, việc loan Tin mừng không khép kín lại với một nhóm người cùng Dòng họ, nhưng nhóm người ấy chỉ đóng vai một nhúm men giúp cả khối bột dậy men. Gạch nối để Tin mừng lan từ họ này sang họ khác là những người con dâu và con rể, những người có quan hệ thông gia.

Các gia đình cũng như cộng đoàn giáo xứ cần quan tâm đào tạo cho con em mình có một đức tin đầy bản lãnh, thấm đều mọi mặt cuộc sống, để khi họ lên đường về nhà chồng hoặc nhà vợ, họ thực sự là những chứng nhân của Hội Thánh Chúa. Nhiều cha mẹ người lương thích cho con cái lập gia đình với người Công Giáo bởi họ thấy đa số người Công Giáo chung thủy trong hôn nhân. Thế nhưng đã có một số trường hợp rất đáng tiếc, chính bên Công Giáo gốc thiếu thiện chí, khiến hôn nhân tan vỡ. Những trường hợp đau lòng ấy đòi chúng ta phải nghiêm túc kiểm điểm lại việc giáo dục đào tạo của chúng ta. Cần giúp bạn trẻ đi sâu vào cầu nguyện để có được đức tin, đức cậy và đức mến nồng nàn mãnh liệt, nhờ đó, dù phải qua đau thương thử thách tới đâu vẫn quyết một lòng trung thành với Luật Chúa dạy và làm chứng cho Chúa.

Thực tế của quá khứ cho thấy rất đông những người theo Đạo nhân dịp lập gia đình có một đức tin không sâu và không bền, khiến nhiều phụ huynh Công Giáo ái ngại khi thấy con em mình thương người ngoài Công Giáo. Tuy nhiên không thiếu những trường hợp những người trở lại trong dịp kết hôn lại có một đời sống đức tin còn mẫu mực hơn nhiều người Công Giáo đạo dòng. Sự khác biệt thật ra là do cách đào tạo và chăm sóc. Thành kiến xem thường ơn đức tin của người trở lại nhân dịp kết hôn, có thể khiến người ta dạy giáo lý cách sơ sài vội vã. Nhiều bậc phụ huynh cố ngăn cản tình duyên của con cái mình, cho tới lúc không ngăn cản được nữa, nhượng bộ cho con cái thì thời giờ học giáo lý không còn. Thêm vào đó, chuyện tin ngày giờ tốt xấu, kiêng kị tuổi tác nhiều khi cũng khiến người ta tiến hành hôn nhân vội vã, không kịp học giáo lý.

Chúng ta cần nhìn vấn đề dưới ánh sáng đức tin. Nếu một sợi tóc trên đầu ta rơi xuống không ngoài ý Chúa thì sự kiện ánh sáng Tin mừng đến với rất đông bạn trẻ qua con đường hôn nhân không phải là chuyện ngẫu nhiên. Đó là những nén bạc quý báu Chúa đang trao cho Giáo Hội ở thời đại này, mọi thành phần Dân Chúa đều cần biết trân trọng góp phần sinh lợi, không để một nén bạc nào bị vùi lấp oan uổng.

Các bậc làm cha mẹ cần biết tin cậy vào tình thương Thiên Chúa, trân trọng ơn đức tin Chúa đang ban cho người con dâu hay con rể của mình và tôn trọng sự chọn lựa của con cái, để ứng xử sát thực tế hơn. Một khi thấy con cái đã quyết, cha mẹ cần sớm chấp thuận và hướng dẫn cho việc học giáo lý được tươm tất và đức tin kịp thời nẩy nở.

Các vị dạy giáo lý cần vững tin vào ơn Chúa, dù thời gian rất ngắn cũng đừng vội vã. Hãy bước những bước đầu thật chính xác và chắc chắn. Hãy mở đầu bằng việc giúp học viên ngỏ lời với Thiên Chúa là Cha, và cứ như thế cho tới lúc họ thực sự cảm nghiệm rằng Cha đang ở trong họ, đang ủ ấp họ và đang dẫn dắt họ trên mọi bước đường. Đức tin đến từ sự gặp gỡ Thiên Chúa cách thân tình và đầy yêu mến, chứ không đến do sự nhồi nhét một mớ hiểu biết. Những hiểu biết giáo lý rất quan trọng và cần thiết, nhưng ta đừng vội. Một khi học viên bắt đầu nếm cảm được Chúa, chính họ sẽ kiếm tìm và chỉ một khám phá nhỏ họ nhận được dưới ánh sáng của Chúa đủ khiến họ miệt mài trên đường theo Chúa. Các vị hãy sớm trao Kinh Thánh vào tay học viên và giúp họ khám phá từng chút một bằng sự suy nghĩ, cầu nguyện và đổi mới đời sống theo Lời Chúa. Cũng hãy mạnh dạn khuyến khích học viên chia sẻ ơn họ đang nhận được với đồng bạn trong lớp giáo lý và cả với những người chưa tin. Một đức tin được chia sẻ sẽ tựa như lửa, cháy lan và cháy bùng lên.

Một thiếu sót lớn của cộng đồng Công Giáo Việt Nam là hiện chúng ta không có những sách vở cần có cho các dự tòng và tân tòng. Sách vở Công Giáo Việt Nam ngày nay phát triển hỗn độn, đang khi có những thứ thừa mứa thì sách cho trẻ em và sách cho những người muốn tìm hiểu Đạo Chúa lại quá thiếu. Cả Kinh Thánh, chúng ta có những bản dịch tốt, những sách in rất trang trọng, nhưng tìm một quyển Tin mừng theo Thánh Luca in rời để trao cho dự tòng thì không có. Chúng ta đã có bản Tân Ước loại chữ lớn, ước gì sẽ có cả 11 chương đầu Sáng thế ký, in rời, với những chú dẫn thích hợp với người muốn tìm hiểu.

Tệ hơn nữa, khi các bạn trẻ muốn mua một quyển sách thích hợp để tặng cho bạn trai hoặc bạn gái của họ, thì không biết tìm ở đâu. Giáo Hội Phật giáo có một tổ in ấn và phát hành thuộc thành hội TPHCM và từ đó sách vở Phật giáo lan tỏa đến mọi miền đất nước. Giáo Hội Cao Đài cũng có một hệ thống phát hành tương tự. Phải chi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có một cơ sở tổng phát hành, rồi mỗi Giáo hạt có một bộ phận cung ứng sách cho các giáo xứ trong Hạt, các bạn trẻ sẽ dễ dàng trao tặng cho bạn bè của họ những băng đĩa và sách vở giới thiệu Tin mừng với hình thức thích hợp với tuổi trẻ. Họ có thể thành tông đồ cho những người bạn chưa tin, rồi những người bạn này khi đã được ơn đức tin, lại thành chứng nhân giữa gia đình và gia tộc của mình. Đây là trách nhiệm của các hội doanh trí tại các giáo phận. Điều Dân Chúa đang mong chờ nơi các hội doanh trí có lẽ không chỉ là đóng góp xây thêm nhà thờ nhưng là sự suy tư, động não và tích cực góp phần thiết thực để đào tạo cho Giáo Hội những chứng nhân trẻ giàu tâm huyết và khả năng, mà trước mắt là cung ứng dồi dào thức ăn tinh thần cho họ. Nếu quý vị băn khoăn tìm một dự án tông đồ mang tính trí thức, tôi nghĩ dự án ưu tiên nhất cần được chọn là xây dựng cho Giáo phận của quý vị một hệ thống phát hành sách.

Tuy nhiên trách nhiệm lớn nhất trong việc đào tạo người chứng trẻ thuộc về các mục tử. Khi một cha sở giành lấy cho mình việc chăm sóc những tín hữu mới, chắc hẳn ngài sẽ có hàng ngàn sáng kiến. Năm 1990 khi được gặp Đức Cha Phaolô Maria Phạm Đình Tụng tại Bắc Ninh, rồi mấy năm sau được thăm ngài tại Tòa Tổng giám mục Hà Nội, tôi rất cảm kích vì chính ngài đích thân lo cho các dự tòng trí thức. Tôi cũng gặp được một bản sao y hệt nơi người kế vị ngài là Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến. Cả hai vị đều là bản sao của nhóm 12 Giám mục thuở ban đầu, và hơn nữa, bản sao của chính Chúa Kitô, Đấng đã thức thâu đêm để trao đổi với một người trí thức là Nicôđêmô. Rồi cả khi đã mỏi mệt vì đường xa, ngồi bệt bên bờ giếng, Ngài không ngại dành bận tâm cho một phụ nữ đến lấy nước ở đó. Điều an ủi là cả hai đều đã trở thành những chứng nhân cho Ngài…

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 20

DẠY GIÁO LÝ THEO KINH LẠY CHA


Tiếp tục đề tài đào tạo những người chứng trẻ trên đường loan Tin mừng cho Dòng họ, tôi xin lưu ý quý giảng viên giáo lý thêm một chút về việc dùng sách giáo lý, để học viên thấy rõ mình đang được đón nhận một Tin mừng tươi mới và diễm phúc, thay vì xem việc học giáo lý như một gánh nặng bất đắc dĩ.

Ngày nay khoa sư phạm giáo lý dự tòng đã đúc kết được những lược đồ khác nhau cho tiến trình dạy/học giáo lý dự tòng: lược đồ kinh Tin kính, lược đồ Lịch sử cứu rỗi, lược đồ Phụng vụ, lược đồ Tin mừng. Đó là những kinh nghiệm thuận lợi cho việc đào tạo đức tin. Đang khi ấy, các bản hỏi đáp, cũng gọi là sách bổn (sách phần, sách thiên) hay sách giáo lý xưa nay thường chia nội dung giáo lý thành bốn phần: tín lý, luân lý, bí tích và cầu nguyện. “Bản hỏi thưa Giáo lý Hội Thánh Công Giáo” do Ủy ban Giáo lý Đức Tin thực hiện năm 2013 cũng thế. Cấu trúc ấy dễ khiến người ta hiểu lầm rằng dạy/học giáo lý cũng giống như dạy/học những kiến thức. Việc chia thành bốn phần rất thuận lợi để dùng sau khi học xong giáo lý, để ghi nhớ những điều đã học theo một hệ thống có thứ tự lớp lang, nhưng nó không được sắp xếp theo những bước phát sinh và nẩy nở của đức tin. Muốn giúp đức tin nẩy nở và lớn lên cách thuận tự nhiên, nên trình bày theo những giáo trình biên soạn cho các dự tòng, không nên dạy tuần tự từng câu theo sách hỏi đáp. Nói cách khác, nên trình bày theo từng bài trong sách dự tòng rồi cuối bài cho ghi nhớ bằng các câu tương ứng trong sách giáo lý hỏi đáp.

Bốn sách Tin mừng là bốn quyển giáo lý đầu tiên của Hội Thánh cho thấy rõ việc dạy giáo lý không phải là truyền đạt kiến thức nhưng phải là đào tạo cho người tín hữu mới có được một đức tin sâu xa.

Với bối cảnh văn hóa nặng tính Đạo Hiếu tại Việt Nam, thiết tưởng lược đồ của sách Tin mừng Luca, cũng có thể gọi là lược đồ Kinh Lạy Cha, dễ giúp người tín hữu mới tiếp cận và đào sâu giáo lý Đạo Chúa cách hồn nhiên, và sau đó dễ chia sẻ lại với anh chị em và bà con trong dòng họ. Thật vậy, Tin mừng Luca khởi đầu với khung cảnh gia đình và gia tộc (x. Lc 1,5.36.39-45.57-66), với Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Tối Cao (x. Lc 1,35), Đấng đến để lo việc của Chúa Cha và ở lại trong nhà Cha (x. Lc 2,49), Đấng thuộc về đại gia đình nhân loại, gia phả Ngài phăn ngược lên đến tận cội nguồn đầu tiên (x. Lc 3,23-38), Ngài luôn sống đẹp lòng Cha, Ngài nêu rõ bước tiến từ quan hệ huyết thống đến quan hệ Nước Trời (x. Lc 8,19-21; 9,57-61; 12,51-53), Ngài dạy ta cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha (x. Lc 11,1-4), dạy ta tin tưởng vào tình Cha quan phòng của Thiên Chúa (x. Lc 12,22-32). Nổi bật nhất là câu chuyện về tình Cha (x. Lc 15,11-32) và tâm tình của Chúa Giêsu trên thập giá phó thác linh hồn trong tay Chúa Cha (x. Lc 23,46).

Dạy giáo lý theo Kinh Lạy Cha có nghĩa là mời gọi học viên ngỏ lời với Thiên Chúa là Cha ngay từ khi mới tiếp nhận những thông tin đầu tiên về Ngài, như con nhỏ thưa chuyện cùng Cha mình, với hết tình con thảo. Phần tín lý là câu chuyện tình thương của Thiên Chúa, Cha của Đức Giêsu Kitô, dành cho chúng ta. Câu chuyện này được kể chủ yếu với Tin mừng theo Thánh Luca và bổ sung bằng các sách khác: Chúa Cha mặc khải cho những người bé mọn (Lc 10,21), Chúa Cha và Chúa Con (Lc 10, 22), Tình Cha quan phòng (Lc 12,22-32), giàu lòng thương xót và tha thứ (Lc 15,12-32). Ngài là Cha Đức Giêsu Kitô (Lc 21,41-44), đã trao Vương quốc cho Con mình (Lc 22,28-30), Đấng luôn làm theo ý Cha (Lc 22,41-44), phó thác mọi sự trong tay Cha (Lc 23,46) và là Đấng đã làm cho Đức Giêsu từ cõi chết sống lại (Lc 24,46) và ban Thánh Thần cho môn đệ (Lc 24,48). Chúa Giêsu Kitô đã chết và sống lại để quy tụ Gia đình con cái Thiên Chúa là Hội Thánh.

Đời sống luân lý tập trung vào nghĩa vụ của người con Thiên Chúa, với điều răn lớn nhất là mến Chúa yêu người (Lc 10,25-28), và “hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 7,36). Một khi biết được có Đấng Tuyệt Đối đang âu yếm dõi nhìn ta mọi nơi mọi lúc, thì dù không được ai ở đời này khen thưởng hay nhìn nhận, ta vẫn luôn sống xứng đáng là con cái của Ngài. Với sự quảng đại ấy, dần dần người ta sẽ được ơn nhận biết rằng "vị Thiên Chúa ấy đã yêu thế gian đến nỗi đã ban tặng Con Một Ngài để tất cả những ai tin vào Người Con ấy thì không bị hư mất nhưng được sống đời đời" (Tin mừng theo Thánh Gioan 3,16). Chính Người Con ấy đã đến trần gian để dạy ta biết làm con cái trong gia đình trần thế và làm con của Trời Cao. Từ chỗ là Con Thiên Chúa Hằng Sống, Ngài đã trở nên "Con của người", "Con của nhân loại" và cũng là người con hiếu thảo trong một gia đình (x. Luca 2,51) để ban cho nhân loại Tinh Thần của ơn nghĩa tử, tức là Thánh Thần của Thiên Chúa, Đấng dạy cho mỗi người biết sống như con thảo của Cha trên trời. Bốn biển chỉ có thể là anh em một nhà khi cùng nhìn nhận một Người Cha duy nhất, quy tụ quanh một Người Con duy nhất đồng bản tính với Thiên Chúa Cha, là Đức Giêsu Kitô, được Cha sai đến trần gian làm Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại, hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi đến muôn đời (x. Thư Hípri 13,8).

Các bí tích là những nhịp sống của người con Thiên Chúa, từ khi được tái sinh bởi nước và Thánh Thần (Lc 3,16) cho tới ngày trở về với Thiên Chúa.

Trong chương trình Giáo lý Dự tòng, sau khi nói về mạc khải, nên trình bày ngay bài học về Đạo Hiếu và việc thờ cúng Ông Bà theo quan điểm Công Giáo, để hóa giải thắc mắc về điểm này ngay từ đầu, trước khi đi vào toàn bộ mạc khải.
 
Giải đáp phụng vụ: Còn nghi thức làm phép muối nữa không?
Nguyễn Trọng Đa
20:01 22/10/2013
Giải đáp phụng vụ: Còn nghi thức làm phép muối nữa không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi : Ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma dường như không có nghi thức làm phép muối. Liệu điều gì đó sẽ được đưa vào khi Sách Các Phép và Nghi thức được duyệt lại chăng? Cũng thế, liệu có thích hợp để làm phép muối trước khi bỏ muối vào nước mới làm phép không? - J. B., Neillsville , Wisconsin, Mỹ


Đáp: Trên thực tế, ấn bản thứ ba này vẫn giữ lại khả năng bỏ muối vào nước thánh. Nó được tìm thấy ở cuối Sách lễ như là phụ lục thứ hai. Tuy nhiên, việc thêm muối là không bắt buộc, và tùy theo phong tục địa phương quyết định.

Nghi thức nói:

"3. Nơi nào tập tục của người dân gợi ý bỏ muối vào nước làm phép, linh mục có thể làm phép muối, bằng cách đọc:

“Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con khẩn khoản nài xin Chúa đoái thương lấy lòng nhân lành ban phúc + lành cho muối này, vì Chúa đã dùng ngôn sứ Ê-li-sa mà truyền dạy bỏ muối vào nước, để nước trở nên phong phú. Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa cho nước này đã được pha muối rảy tới đâu, thì đẩy lui mọi cuộc tấn công của quân thù, và được Thánh Thần Chúa luôn luôn hiện diện gìn giữ chúng con. Chúng con nguyện xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. A-men.

"Kế đó, linh mục đổ muối vào trong nước, mà không nói thêm gì.

"4. Sau đó, dùng cây rảy nước thánh, linh mục rảy nước thánh cho mình và các thừa tác viên, hàng giáo sĩ và tín hữu, linh mục đi khắp nhà thờ, nếu thích hợp.

"Trong khi đó, tín hữu hát một bài phù hợp".

Việc nhắc đến ngôn sứ Ê-li-sa (Elisha) là do ngôn sứ này chữa nước độc với muối trong 2 Vua 2, 19-21.

Việc sử dụng muối làm phép và nước thánh là đặc biệt với truyền thống Latinh. Lúc đầu, muối làm phép được nếm bởi những người chuẩn bị cho lễ rửa tội, như Thánh Augustinô và một số vị khác làm chứng. Ý nghĩa có lẽ là liên quan đến ý nghĩa ẩn dụ của muối như một biểu tượng của sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đối với các người làm thành "muối trần gian". Nó cũng được sử dụng trong nghi thức rửa tội.

Một trong các bản văn đầu tiên đề cập đến việc sử dụng nước thánh hay nước làm phép được tìm thấy trong một lá thư viết năm 538 bởi Đức Giáo Hoàng Vigilius, gửi cho Procuro của Braga ở Bồ Đào Nha. Bởi vì văn mạch của lá thư này nhắc đến một tập tục đã có, người ta có thể phỏng đoán rằng nước thánh lần đầu tiên được sử dụng tại Rôma khoảng một thế kỷ trước đó. Có bằng chứng là các tín hữu đã đưa nước thánh về nhà họ, và chứa trong chậu nước thánh từ năm 590, mặc dù việc thực hành rảy nước thánh trên cộng đoàn trong Thánh lễ chỉ bắt đầu từ thế kỷ IX, và sự hiện diện của giếng rửa tội trong nhà thờ chỉ bắt đầu từ thế kỷ XI.

Việc trộn muối vào nước thánh có lẽ liên quan đến một tập tục đã phổ biến rộng rãi ở Rôma ngoại giáo; vì muối được nhận định là có hiệu quả trong việc xua trừ ma quỷ. Việc này được thực hành một cách đơn giản trong tập tục Kitô giáo, sau khi sự sử dụng muối của dân ngoại đã giảm thiểu đến mức không còn có bất kỳ mối nguy hiểm nào của chủ nghĩa hỗn tạp tôn giáo.

Vì vậy, mặc dù hành động của ngôn sứ Ê-li-sa được nhắc đến trong lời nguyện làm phép muối, ít có khả năng rằng câu chuyện của ngôn sứ có ảnh hưởng trực tiếp trong việc hình thành tập tục.

Các lời nguyện đầu tiên của việc làm phép muối và nước xuất hiện ở Pháp thời triều đại Merovee vào khoảng giữa năm 600 và 751. Hầu hết các lời nguyện hiện này đã được sáng tác vào đầu thế kỷ IX.

Như đã nói ở trên, mặc dù nguồn gốc của các chậu cố định nước thánh không liên quan về mặt lịch sử đến các giếng rửa tội trong nhà thờ, sự thực hành phụng vụ và lòng đạo đức riêng tư đã thiết lập một mối quan hệ trong nhiều thế kỷ.

Do đó, việc sử dụng nước thánh là một sự nhắc nhở phép rửa tội, đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, và sự cứu chuộc qua thập giá. Khi nước được làm phép và rảy trên tín hữu vào thánh lễ Chúa Nhật, nó nhắc nhở chúng ta rằng mỗi ngày Chúa Nhật là một lễ Phục Sinh nhỏ, và bí tích rửa tội được đổi mới trong một cách biểu tượng.

Cuối cùng, hình thức ngoại thường của nghi thức làm phép muối và nước có thể được sử dụng, nhưng không phải trong một cách rằng hai hình thức của Nghi thức Rôma được nối kết lại trong một lễ cử hành duy nhất. Thực ra cũng không cần thiết, bởi vì nghi thức vẫn còn tìm thấy trong Sách lễ thông thường. (Zenit.org 22-10-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Một Giáo Hội cho người Nghèo
Vũ Văn An
23:25 22/10/2013
“Biết bao người nghèo vẫn còn đang hiện diện trên thế giới! Và họ phải chịu đau khổ lớn lao đến chừng nào!”. Với những lời lẽ này, đức tân giáo hoàng Phanxicô đã giải thích cho các nhà ngoại giao quốc tế tại Vatican ngày 22 tháng Ba lý do tại sao ngài chọn tên Phanxicô lúc được bầu. Và từ ngày đó, ngài không ngừng nói tới tai tiếng nghèo khó của thế giới dư thừa như thách đố luân lý xé lòng nhất đối với Giáo Hội và toàn thể cộng đồng nhân loại.

Một phần, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng kêu gọi ta đích thân hồi tâm, vì đã để cho các mẫu mực duy vật chủ nghĩa thống trị đời ta và làm méo mó nhân tính ta. Đức Phanxicô làm tất cả chúng ta cảm thấy khó chịu đến nỗi trong sự khó chịu này, ta buộc phải thừa nhận và đối chất với việc ta đã ra xa lạ đối với nhân tính ta. Sự ra xa lạ này diễn ra khi ta tìm hạnh phúc nơi các đồ vật thay vì, nơi mối tương quan với Thiên Chúa và người khác.

Sứ điệp của Đức Phanxicô cũng là lời mời gọi ta hồi tâm về văn hóa, bằng cách bóc trần 3 nền văn hóa giả tạo mà chủ nghĩa duy vật đã tạo nên trên thế giới: văn hóa tiện nghi tức nền văn hóa khiến ta chỉ nghĩ đến ta; văn hóa phí phạm, tức nền văn hóa chỉ biết nắm lấy các quà phúc của tạo thế để hưởng thụ chốc lát rồi vứt bỏ; và văn hóa dửng dưng, tức nền văn hóa khiến ta vô cảm đối với đau khổ của người khác, bất kể đau khổ này cùng cực như thế nào, được chịu đựng ra sao. Lời lẽ của Đức Phanxicô về hiện tượng “hoàn cầu hóa sự dửng dưng” khiến ta nhớ tới nhận xét sắc cạnh của Đức Bênêđíctô trong thông điệp “Bác ái trong chân lý” (2009): “Xã hội càng trở nên hoàn cầu hóa, nó càng biến ta thành người hàng xóm, chứ không làm ta thành anh em”.

Và sau cùng, sứ điệp của Đức Phanxicô cũng nói tới cải tổ cơ cấu trên thế giới. Vào tháng Sáu, ngài giải thích rằng “Phải tìm ra cách để giúp mọi người thừa hưởng được hoa quả của trái đất, chứ không chỉ để lấp khoảng phân cách giữa người giầu có và những ai phải bằng lòng với các mẩu bánh rớt từ trên bàn xuống”. Đức Phanxicô từng cho thấy rõ: không thể lấy cuộc trì trệ kinh tế hiện nay làm cớ để không hành động. Đúng hơn, ta cần phải tức khắc khởi sự “một kích thích mới để buộc quốc tế phải hành động vì người nghèo, một kích thích được gợi hứng bởi một điều gì khác hơn là thiện chí đơn thuần, hoặc, tệ hơn, bởi những lời hứa rất thường bị quên lãng”.

Giáo huấn của Đức Giáo Hoàng về quyền lợi của người nghèo có nhiều hệ luận lớn lao đối với nền văn hóa và chính trị của Hoa Kỳ và Giáo Hội tại nước này. Giáo huấn này đòi cuộc bàn luận về chính trị của người Công Giáo Hoa Kỳ hiện nay phải có sự biến đổi, một biến đổi phản ảnh 3 chủ đề: ưu tiên hóa vấn đề nghèo đói, chú mục không những vào các sự ác nội tại mà vào cả tội lỗi có tính cơ cấu nữa, và hành động khôn ngoan khi đem áp dụng các nguyên tắc luân lý Công Giáo vào các luật lệ đặc thù.

Ưu tiên hóa vấn đề nghèo đói

Trách nhiệm luân lý sâu xa của Hoa Kỳ trong trận tuyến chống nghèo đói khắp địa cầu phát khởi từ sức mạnh lớn lao của nước này đối với nền kinh tế thế giới. Hơn bất cứ quốc gia nào, Hoa Kỳ có khả năng ảnh hưởng tới các liên hệ giao thương, có sẵn vốn và điều kiện thuận lợi về thị trường. Nếu phải thực thi viễn kiến của Đức Phanxicô về một thế giới với các cơ cấu giao thương và tài chánh thực sự công bình, thì Hoa Kỳ và Âu Châu hẳn phải đóng vai trò hàng đầu trong việc thay đổi các qui định hiện nay, là những qui định thường biến các thị trường mới khai sinh tại các nước nghèo thành nạn nhân.

Thêm vào đó, Hoa Kỳ và các nước giầu có nhất trong cộng đồng thế giới có trách nhiệm luân lý phải chia sẻ sự dư thừa của họ với các dân tộc nghèo nàn nhất trong gia đình nhân loại. Năm 2002, các nước giầu có trên thế giới từng hứa dành 0.7 sản lượng sổi nội địa để giảm nghèo cho tới năm 2015. Mức đầu tư này đáng lẽ đã loại trừ phần lớn cảnh nghèo cùng cực trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và phần lớn các cường quốc kinh tế hàng đầu đã thoái thác cam kết của mình. Hiện nay, Hoa Kỳ chỉ dành 0.2 phần trăm sản lượng sổi nội địa cho các trợ giúp phát triển. Kết quả, hàng triệu trẻ em chết mỗi năm do bệnh tật và thiếu dinh dưỡng, thẩy đều có thể ngăn cản được. Đây là tội xã hội, phát sinh từ các quyết định cá nhân. Đây chính là “nền văn hóa dửng dưng có tính hoàn cầu” khiến ta quay mặt để mặc các chính phủ cố tình đưa ra nhiều quyết định nhằm tăng tiến nền văn hóa tiện nghi mà quên mất hằng hà sa số nhân mạng bị hy sinh vì cái tiện nghi này.

Tại Hoa Kỳ, ta cũng đã quay mặt làm ngơ sự bất quân bình ngày càng lớn ở trong nước; sự bất quân bình này đang tiêu diệt nhiều cuộc đời và làm tan nát nhiều tinh thần. Đức Phanxicô trực tiếp nói về điều này: “Trong khi lợi tức của một thiểu số tăng theo lũy thừa, thì lợi tức của đa số xuống đến mức tận cùng. Sự bất quân bình này là kết quả của các ý thức hệ chủ trương tính độc lập tuyệt đối cho thị trường và việc đầu tư tài chánh, và do đó, bác bỏ quyền can thiệp của nhà nước, là cơ cấu có nhiệm vụ cung cấp ích chung”. Trong lịch sử vĩ đại của mình, Hoa Kỳ vốn tượng trưng cho tính linh động về kinh tế và giai cấp trung lưu, nay đang phản ảnh một sự cách biệt trắng trợn về lợi tức và giầu có, gây trở ngại cho tính linh động kia. Người nghèo bị cuộc tranh luận chính trị của Hoa Kỳ quên lãng và đang phải gánh chịu nhiều cắt giảm trong trợ giúp của chính phủ, nhất là ở cấp tiểu bang.

Nếu Giáo Hội Công Giáo thực sự muốn là một “Giáo Hội cho người nghèo” tại Hoa Kỳ, nó phải nâng vấn đề nghèo đói lên hàng đầu trong nghị trình chính trị của mình, coi nghèo đói, giống như phá thai, là vấn đề luân lý nổi bật được cộng đồng Công Giáo theo đuổi lúc này trong lịch sử Hoa Kỳ. Cả phá thai lẫn nghèo đói, với sự hỗ trợ của các chính phủ, đang là nguyên nhân cho cái chết của hàng triệu trẻ em trên thế giới. Cả phá thai lẫn nghèo đói, theo cách và mức độ riêng, đều đang tấn công vào chính cốt lõi nhân phẩm, biến sự sống thành dụng cụ trong nền văn hóa vứt bỏ. Tiếng kêu của trẻ chưa sinh và tiếng kêu của người nghèo phải nằm ở cốt lõi các bàn luận chính trị của người Công Giáo trong những năm sắp tới vì các thực tại này đang bỏ xa các đe doạ khác đối với sự sống và phẩm giá con người trong xã hội hiện nay.

Tội lỗi có tính cơ cấu

Một khía cạnh nữa trong việc thay đổi các tranh luận chính trị của người Công Giáo là phải chú mục hơn nữa vào tội lỗi có tính cơ cấu, một thay đổi hết sức cần thiết. Trong việc theo đuổi các yếu tố chủ chốt của ích chung, tội lỗi có tính cơ cấu thực sự có liên quan hơn là tội lỗi có tính nội tại (intrinsic evils).

Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo định nghĩa ích chung là “tổng số các điều kiện xã hội giúp người ta, trong tư bcách nhóm hay cá nhân, đạt tới sự thành toàn của họ một cách trọn vẹn và dễ dàng hơn”. Có ba yếu tố trong ích chung: tôn trọng các quyền căn bản và bất khả nhượng của con người nhân bản, an vui và phát triển xã hội, ổn định và an ninh của trật tự chính đáng. Ích chung chủ yếu được thực hiện bởi nhiều định chế xã hội: gia đình, cộng đồng tôn giáo, cơ sở kinh doanh, nghiệp đoàn và các cơ quan phục dịch, là các định chế ở bên ngoài chính phủ. Tuy nhiên, muốn nó thành tựu, yếu tố chủ chốt vẫn phải do chính phủ đảm nhiệm. Linh mục John Courtney Murray, Dòng Tên, gọi yếu tố chủ chốt này là “trật tự công cộng”.

Sứ mệnh của cộng đồng Công Giáo trong lãnh vực trật tự công cộng tại Hoa Kỳ là thúc đẩy một cách toàn bộ để chính phủ tập chú vào việc thăng tiến nhân quyền, phát triển và hoà bình xã hội. Một phần trong thúc đẩy này phải đề cập tới vấn đề sự ác nội tại (intrinsic evil), tức các hành vi không bao giờ được biện minh bất chấp ý hướng và hoàn cảnh, như giết người, diệt chủng, phá thai, an tử, kỳ thị chủng tộc, tra tấn, tự tử và nạn nô lệ.

Sự ác nội tại luôn luôn xấu ở bất cứ đâu, nhưng không phải mọi hành vi ác ngay trong chúng đều thuộc lãnh vực trật tự công cộng và thuộc vai trò của chính phủ. Các hành vi ác ngay trong chúng như ngoại tình và phạm thượng luôn luôn xấu, nhưng chúng đâu thuộc quyền tài phán của chính phủ. Một số hành vi tự chúng xấu như kỳ thị chủng tộc một phần thuộc phạm vi chính phủ, một phần không thuộc phạm vi này. Kỳ thị chủng tộc trong lãnh vực nhà ở và việc làm tất nhiên phải bị luật lệ nghiêm cấm, nhưng những nhận xét kỳ thị chủng tộc trong các truyện trò tư riêng đâu có thể nghiêm cấm được như thế. Cuối cùng, có những hành vi ác một cách nghiêm trọng và đi ngược lại luật lệ xã hội đến độ chống đối chúng là điều chủ yếu đối với sứ mệnh tìm kiếm ích chung của người Công Giáo. Phá thai và an tử thuộc loại ác này vì chúng liên lụy tới bổn phận nền tảng nhất của chính phủ, là phải ngăn cản việc sát hại mạng sống những người ngây thơ vô tội.

Điều chủ yếu là phải hoàn toàn thừa nhận bản chất của cái ác nội tại và mối liên hệ của nó với ích chung. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, nhiều luận chứng đã được nêu ra trong các bàn luận chính trị của người Công Giáo nhằm mục đích cho rằng các vấn đề liên quan tới các hành vi ác nội tại tự động chiếm ưu tiên trong trật tự công cộng hơn các vấn đề ác khác như nghèo đói, chiến tranh, luật lệ di dân bất chính và việc thiếu công lý phục hồi (restorative justice) trong hệ thống hình sự. Hậu quả là nhiều người Công Giáo coi các vấn đề chủ chốt khác trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội chỉ có tính nhiệm ý.

Các tuyên bố của Đức Phanxicô về nghèo đói cho thấy tại sao các vấn đề thuộc sự ác nội tại không tự động có tính ưu tiên trong việc phát huy ích chung. Phạm trù sự ác nội tại rất cần để nhận diện sự ác nội tại ngay trong một số loại hành động. Tuy nhiên, nghèo đói không phải là hành động một lần mà có. Nó là kết quả của vô số hành động nhân bản với những mức độ trách nhiệm khác nhau, nhằm tạo ra các cơ cấu và thực hành xã hội đầy rẫy vị kỷ và sự ác. Phạm trù sự ác nội tại không nắm bắt được loại sự ác cố thủ sẵn trong nghèo đói. Ấy thế nhưng Đức Phanxicô rõ ràng muốn dạy ta rằng giảm nghèo đói phải nằm ở tâm điểm sứ mệnh của Giáo Hội. Nó không có tính nhiệm ý hoặc phụ thuộc.

Giống như chiến tranh, hay việc bóc lột các di dân không có giấy tờ và hệ thống công lý hình sự bị bóp méo của Hoa Kỳ, nghèo đói là tội cơ cấu bắt nguồn từ chính sinh hoạt của xã hội và của chính phủ. Tội cơ cấu là hậu quả của các tội bản thân từng hợp quần tạo ra các tình huống và định chế xã hội hoàn toàn đi ngược lại lòng nhân hậu của Thiên Chúa.

Đức Phanxicô cho thấy rõ thực tại và tính phi ngã của tội cơ cấu khi ngài tới thăm Lampudesa, nơi hàng trăm di dân không giấy tờ chết vì đắm tầu khi đi tìm cuộc sống mới tại Ý. Ngài đặt câu hỏi: “Ai chịu trách nhiệm đối với máu của những anh chị em này của ta? Không ai cả! Đó là câu trả lời của ta. Không phải tôi; tôi đâu có liên quan gì tới họ; chắc chắn phải là ai khác, chứ nhất định không phải tôi. Ấy thế nhưng Thiên Chúa từng hỏi mỗi người chúng ta: ‘máu của em ngươi đang kêu tới ta hiện đang ở đâu?’”.

Trong việc phát huy ích chung, có yếu tố tuỳ ở việc chống lại các hành vi tự chúng xấu. Có yếu tố liên quan tới vấn đề tội cơ cấu. Thông điệp “Chân Lý Sáng Ngời” năm 1993 nhắc ta nhớ tới các yếu tố khác nữa, thuộc phạm trù sự thiện vĩ đại, như viễn kiến liên đới xã hội của Đức Gioan Phaolô II, hay các suy tư đầy tính khám phá về việc quản lý tạo dựng của Đức Bênêđíctô XVI. Không hề có một phạm trù đơn độc nào về tội hay sự ác, sự thiện xã hội hay nhân đức, giúp ta biện phân các ưu tư của Giáo Hội về trật tự công cộng. Ý niệm ích chung, tự bản chất, vốn có nhiều chiều kích, do đó, bất cứ cố gắng nào nhằm tối thiểu hóa các chiều kích này đều bóp méo di sản và giáo huấn của ta.

Vai trò của khôn ngoan

Vai trò khôn ngoan vốn là một trong các yếu tố bị sử dụng sai lạc hơn hết trong các bàn luận chính trị của người Công Giáo Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Nhất là trong những năm có tổng tuyển cử, người ta thường quả quyết rằng các vấn đề liên quan tới sự ác nội tại không nhất thiết đòi sự phán đoán khôn ngoan, trong khi các sự ác nghiêm trọng khác như chiến tranh, nghèo đói hay xử bất công với di dân mới là các vấn đề nặng về khôn ngoan; đối với các vấn đề này người thiện chí có thể bất đồng với nhau.

Thực ra, khôn ngoan là yếu tố cần thiết của bất cứ cố gắng nào nhằm phát huy ích chung qua hành động của chính phủ. Từ nguyên tắc luân lý rõ ràng nhất bước qua luật lệ hay hành động hành chánh đặc thù đều đòi phải có chiến thuật, đặt ưu tiên và tính thực tiễn. Dù là thế chăng nữa, cũng không có luật lệ hay chương trình nào có thể nói hết được sự minh nhiên và viên mãn của nguyên tắc luân lý này.

Chỉ cần xét vấn đề phá thai, là vấn đề có lẽ đại diện cho việc áp dụng đơn giản nhất vào luật một nguyên tắc luân lý Công Giáo hết sức rõ ràng và có tính trói buộc. Giáo huấn Công Giáo rõ ràng đòi ta phải có các luật lệ cứng rắn và hữu hiệu chống lại việc phá thai. Nhưng luật có nên kết tội phá thai cho người mẹ hay cho những người thi hành việc phá thai không? Hoặc giả ta nên có những chế tài phi hình sự? Đâu là phương thức tốt nhất để đặt việc phá thai ra ngoài vòng pháp luật: thông báo cho phụ huynh và ngăn cấm phá thai ở giai đoạn cuối, hay áp lực ngay lập tức để có được những ngăn cấm toàn diện? Đây là những câu hỏi mà người thiện chí có thể bất đồng mà vẫn phù hợp với giáo huấn Công Giáo, vì mọi đề xuất này đều tìm cách thực hiện nguyên tắc nòng cốt là luật phải bảo vệ mạng sống của trẻ chưa sinh. Điều này hoàn toàn khác với một ứng cử viên từ khước không chịu bỏ phiếu cho bất cứ dự luật hạn chế phá thai nào và biện luận rằng mình thực sự làm nhiều hơn trong việc giảm thiểu con số phá thai qua các chương trình trợ giúp người nghèo và chăm sóc sức khỏe. Một ứng cử viên như thế quả đã bác bỏ bản chất nòng cốt của giáo huấn Công Giáo về phá thai và luật dân sự.

Giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội về vai trò của chính phủ trong việc chống nghèo đói nói rằng song song với việc phát huy các điều kiện có thể cung cấp công ăn việc làm có ý nghĩa cho công dân của mình, các chính phủ còn phải cung cấp các định mức lương bổng, y tế và nhà ở hợp nhân phẩm nữa. Ngoài ra, như Đức Phanxicô từng dạy nhiều lần, các quốc gia giầu có còn có nghĩa vụ phải cố gắng hết sức để giảm thiểu các bất quân bình lộ liễu về giầu có bên trong biên giới của mình và cả bên ngoài nữa.

Thực hiện các mục tiêu này đòi một loạt các quyết định khôn ngoan phức tạp liên quan tới cơ cấu tài chánh, các sáng kiến tạo ra của cải và các chương trình trợ giúp thu nhập để thăng tiến đời sống gia đình, chứ không xâm hại đời sống này. Nhiều thứ chọn lựa loại này tương hợp hoàn toàn với các giáo huấn Công Giáo về công bằng kinh tế.

Tuy nhiên, các quyết định nào của công dân hay của viên chức công nhằm giảm thiểu một cách có hệ thống, và do đó, một cách bất công, sự trợ giúp tài chánh của chính phủ dành cho người nghèo, đều rõ ràng bác bỏ các giáo huấn Công Giáo về nghèo đói và công bằng kinh tế. Các quyết định về chính sách nào nhằm giảm thiểu việc trợ giúp các nước nghèo phát triển đều bác bỏ các giáo huấn nòng cốt của Công Giáo. Các chính sách thuế khóa nào nhằm gia tăng thay vì giảm thiểu các bất quân bình đều cũng bác bỏ các giáo huấn Công Giáo nòng cốt. Bản chất và cung giọng các tuyên bố của Đức Phanxicô về nghèo đói và sự ác trên thế giới mạnh mẽ cho ta thấy điều nnày: dù khôn ngoan là điều cần thiết đối với việc lên chính sách lành mạnh cho kinh tế, bản chất tuyệt đối của giáo huấn Công Giáo về công bình kinh tế vẫn là điều rất rõ ràng và có tính trói buộc.

Giáo huấn của Đức Phanxicô về “một Giáo Hội cho người nghèo” không những nói đến tính trung tâm của việc giải quyết nghèo đói, coi nó như một mệnh lệnh đối với người Công Giáo trong lãnh vực công, mà còn kêu gọi ta nhìn một cách mới mẻ vào bản chất của ích chung trong xã hội và làm cách nào thực hiện được nó. Chúng ta được mời gọi coi các vấn đề phá thai và nghèo đói, hôn nhân và quyền di dân, an tử và chiến tranh, tự do tôn giáo và công lý phục hồi, không như các giải pháp chống chọi nhau thường thấy trong khuôn khổ đảng phái, mà như một chuỗi liên tục (continuum) có tính bổ túc cho nhau giữa sự sống và phẩm giá. Ta được kêu gọi tạo ra một cuộc đàm đạo chính trị của người Công Giáo biết chủ trương rằng các vấn đề lớn lao nhất của thời ta chỉ có thể được giải quyết với một viễn kiến bắt nguồn từ phẩm giá siêu việt của con người nhân bản. Vì nhiên hậu, mục đích mọi cuộc đàm đạo chính trị của người Công Giáo phải là giúp đất nước mình biết nhìn các đau thương và cố gắng nhân bản không qua lăng kính chính trị mà qua tầm nhìn của chính Thiên Chúa.

Phóng dịch bài “A Church for the poor” của Đức Cha Robert W. McElroy, giám mục phụ tá San Francisco, America, số 21 tháng Mười, 2013.

 
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẩu LM Phêrô Nguyễn Văn Tiến qua đời tại Wollongong, Úc châu
Rev. Paul Chu Văn Chi
17:06 22/10/2013

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Tuyên Úy Đoàn Úc Châu nhận được tin buồn:
Bà Cố Maria Đặng Thị Khấn,
Thân Mẫu của Cha Phêrô Nguyễn Văn Tiến, Giáo Phận Wollongong,
và là Bà Ngoại của Cha Phêrô Hoàng Minh Tân, OSA.
Vừa hoàn tất hành trình đức tin Công Giáo nơi dương thế, nay đã về nhà Cha trên trời lúc 6 giờ 55 tối Chúa Nhật, ngày 20 tháng 10 năm 2013, tại Wollongong, Hưởng Thọ 87 tuổi.

Tuyên Úy Đoàn và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu xin thành kính phân ưu cùng
Cha Phêrô Nguyễn Văn Tiến, Cha Phêrô Hoàng Minh Tân và Tang Quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Bà Cố Maria về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên Thiên Đàng.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Úc Châu ngày 22.10.2013.
Ban Đại Diện Tuyên Úy Đoàn.
Chủ Tịch: Cha Paul Chu Văn Chi - Sydney.
Phó Chủ Tịch: Cha Raphael Võ Đức Thiện - Melbourne.
Thư Ký: Cha Peter Bùi Xuân Mỹ - Canberra.
Thủ Quỹ: Cha Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh – Perth.
Truyền Thông: Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, Chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa UC.
+Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long OFMConv.
Giám Mục Phụ Tá Melbourne, Cố Vấn Tuyên Úy Đoàn.
 
Văn Hóa
Video Nhạc Phẩm ''Một đời để sống''
Phạm Đức Huyến-Bùi Hữu Thư
09:01 22/10/2013
Nhạc Phẩm "Một đời để sống"
Nhạc: Phạm Đức Huyến
Thơ: Bùi Hữu Thư

Trích trong CD "Bài Ca của Chúa" Do Vietcatholic phát hành
 
Sự Thật
lykhách
08:58 22/10/2013
Sự Thật,

Có những trị giá vô giá trị
Gọi khởi hành nhưng chẳng ra đi
Nhân danh bác ái lại bất chấp công lý
Lời cao sâu mà thật sự chẳng có gì!

Người vẫn nói hợp lý, hợp tình
Lý là sự thật chẳng thể mãi nín thinh
Sự thật là lẽ thật không lừa phỉnh
Như chẳng thể pha ánh sáng với u minh

Chỉ hợp tình khi có sự hợp lý
Chỉ hợp lý khi có sự hợp ý
Chỉ hợp ý khi cùng chung giá trị
Chỉ giá trị khi tường tận sự thật là gì

Sự thật luôn khắc khoải những lòng ngay
Sự thật như ánh sáng chỉ muốn phơi bày
Con người ai cũng có quyền được thấy
Chẳng dành riêng cho kẻ đang có quyền múa may

Khi con người im hơi lặng tiếng
Không có nghĩa rằng sự thật đang ngủ yên
Khi sự thật bị thế gian bịt miệng
Sự thật réo gào cách mạng sẽ bùng lên.
 
Phá Thai và An Tử (Euthanasia)
Bùi Hữu Thư phỏng dịch
11:32 22/10/2013
An Tử có nhiều điểm giống với vấn đề phá thai. Chẳng hạn, cả hai đều liên quan đến vần đề lấy đi mạng sống của người vô tội – phá thai ngay lúc mới khởi đầu sự sống, và an tử, vào lúc cuối đời. Nhưng có một vài điểm dị biệt. Đối với việc phá thai, chúng ta thường không trông thấy hài nhi bị giết chết, trong khi an tử, nạn nhân là một người đang hiện diện, một người mà công chúng đều biết đến. Sự khác biệt này khiến cho an tử dễ hiểu hơn. Ngoài ra, về an tử, phần lớn không có những tranh luận về bản thể con người bị giết chết. Điều này khiến cho vấn đề giản dị hơn so với phá thai.

Tuy nhiên, trong vài khía cạnh quan trọng khác, an tử lại khó khăn hơn phá thai. Thường khó nhận định là một hành động nào là an tử. Phá thai rõ ràng hơn. Phá thai có nghĩa là giết người, rất là giản dị. An tử là giết để giảm bớt sự đau đớn. Đây không chỉ giản dị là giết chết mà thôi, mà là giết người dựa trên mục đích cảm thương. Nhưng cảm thương lại là một hiện tượng hơi chủ quan; không hiển nhiên tức khắc là một người đã bị giết vì cảm thương hay không.

Hành động và không hành động

Đây không phải là sắc thái mơ hồ độc nhất của an tử. Như được hiểu theo truyền thống, an tử không thể chỉ là một hành động, nhưng còn là một bất hành động, một việc gây nên cái chết để giảm bớt sự đau đớn. Có nghĩa là ngưng các chữa trị y khoa để gây nên cái chết (với mục đích giảm bớt đau đớn) là một trường hợp an tử. Điều này có vẻ phức tạp, và thật vậy, rất phức tạp. Tuy nhiên, cả đức tin lẫn lý luận giúp cho chúng ta hiểu được tại sao phải làm như vậy. Ngoài ra còn có thể có một phương sách chính phủ phù hợp với sự thật về an tử, như trường hợp của Gia Nã Đại, ngày nay. Dĩ nhiên, ưu tư là một số người muốn lạm dụng chính sách này. Do đó chúng ta cần tìm hiểu an tử là gì và luật lệ cần có để đối phó với sự việc này.

Giáo Huấn của Giáo Hội Công Giáo

Giáo Hội có một định nghĩa rõ rệt về an tử. Chân Phước Gioan Phaolô II mô tả là “một hành động hay bất hành động có ý định gây nên cái chết, với mục đích giải trừ mọi đau đớn" (Evangelium vitae, 1995, số 65). Có lẽ bây giờ, câu hỏi đầu tiên là, cái chết của ai, sự đau đớn của ai? Đây là cái chết của những người vô tội đang đau đớn, hay được cho là đang đau đớn, vì tật nguyền, mang bệnh hay hấp hối. Ở đây có một rắc rối. Không chỉ là những người đang hấp hối; mà là gây nên cái chết của những người có thể là tàng tật, hay chỉ vì đang mang một căn bệnh khó chữa. Trong trường hợp của Tracy Latimer ở Ontario, Canada, là một em bé 12 tuổi bị bệnh đau màng óc, ba em là Robert Latimer đã quyết định để cho em chết vào ngày 24 tháng 10, năm 1993, em có đang hấp hối không? Không, em chỉ là một kẻ tật nguyền. Cái chết của em có phải là an tử không? Đúng như vậy.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét câu "gây nên cái chết." Ở đây chúng ta đang đề cập đến một quyết định luân lý để bức tử, hay lựa chọn cái chết cho một người vô tội. Nói cách khác, chúng ta đang nói về điều Giáo Hội muốn hiểu là "sát nhân"– đó cũng là từ ngữ được hiểu theo truyền thống ngôn ngữ là: gây nên cái chết cho một người vô tội. Như vậy, an tử là một hình thức sát nhân.

Giáo huấn của Giáo Hội về sát nhân luôn luôn giản dị và rõ ràng. Sát nhân là giết người. Sát nhân luôn luôn sái trái – dù mục đích là làm giảm đau đớn hay vì bất cứ mục đích nào khác, bất kể trường hợp. Tại sao? vì sát nhân, và an tử, vi phạm tình yêu và công lý là bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa và con người. Đời sống con người là một quà tặng của Thiên Chúa, Đấng vẫn là chủ thể; con người không có quyền tự ý hủy diệt những gì thuộc về Thiên Chúa (Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số 2277, 2260, 2258, 2280). Ngoài ra cố tình giết một người vô tội hủy hoại phẩm giá và quyền sống của tất cả mọi người mang hình ảnh của Thiên Chúa, như một tạo vật thiêng liêng được Đấng Tạo Hóa tách biệt ra khỏi các loài thọ tạo khác trên trái đất. (Sáng Thế 1:26-28, 2:19-20).

Theo Chân Phước Gioan Phaolô II, các chân lý về sự sai lầm của hành động sát nhân được mạc khải bởi đức tin của chúng ta, nhưng cũng có thể được nhận biết bằng lý lẽ con người. Sát nhân bị cấm đoán bởi luật lệ được mạc khải (nhờ đức tin mà có) và bởi luật tự nhiên (nhờ lý lẽ mà có) (Evangelium vitae, số 57). Không những tất cả mọi hành động sát nhân, và an tử đều sai trái; chúng hoàn toàn sai trái. Tại sao? Vì “đời sống con người – bị huỷ diệt – là căn bản của tất cả những gì là bản thiện của con người, và là suối nguồn cần thiết và là điều kiện của mọi sinh hoạt con người và mọi sinh hoạt của xã hội.” (Tuyên Cáo của Vatican về Euthanasia, 1980, I).

Vào thế kỷ 20, các giáo hoàng đã giảng dậy rõ ràng về sự dữ của an tử ngay từ Đức Piô XII. Tuy nhiên, chính Chân Phước Gioan Phaolô II đã ban hành tuyên cáo chính thức nhất về luân lý của an tử. Trong Thông điệp Evangelium vitae ngài nói: "Hòa nhịp với các giáo hoàng tiền nhiệm và hiệp thông với các giám mục của Giáo Hội Công Giáo, tôi khẳng định rằng an tử là một vi phạm trầm trọng luật lệ của Thiên Chúa, vì đây là một hành vi cố tình giết hại một con người. Học thuyết này dựa trên luật thiên nhiên và luật lệ đã được viết xuống của Thiên Chúa, được truyền lại bởi Thánh Truyền của Giáo Hội và được dạy dỗ bởi các giáo phụ điạ phương và hoàn vũ." (số 65). Chúng ta hãy thử xem xét đến việc lẩn tránh vần đề!

An tử cố ý và an tử vì bỏ quên

Như thế, chúng ta biết rằng Giáo Hội coi an tử như là sát nhân và là một cái gì hết sức vô nhân đạo. Nhưng chúng ta vẫn chưa phân biệt được khi nào là an tử, khi nào không. Chúng ta thử coi định nghĩa – chỗ an tử được giải thích là “một hành động bỏ quên không làm." Định nghĩa này có ý chỉ là có hai hình thức an tử căn bản. Một là “an tử tác động” và “an tử vì bỏ quên” (hay an tử thụ động). Đây là các từ ngữ đã được nhiều giám mục, thần học gia, và tâm lý gia Công Giáo xử dụng. Tuy nhiên, Giáo Hội không có một danh từ có tính cách hoàn vũ ở điểm này. Tuy nhiên, quan niệm mà các từ ngữ này muốn diễn tả đã được trình bầy trong giáo huấn của Giáo Hội.

An tử tác động, tác nhân luân lý gây nên cái chết bằng một hành động tích cực bao gồm việc xử dụng một dược phẩm hay vũ khí để gây nên cái chết. Như trường hợp của Robert Latimer trên đây, ông đã nối ống thoát hơi của xe vận tải để làm cho con gái ông phải chết. Đó là an tử tác động. Điều quan trọng là phải phân biệt an tử tác động với một vài hình thức làm giảm cơn đau đớn có thể hơi tương tự. Chúng ta có thể dùng dược phẩm với mục đích để kiềm chế cái đau; như trong trường hợp của bệng ung thư. Tuy nhiên, hậu quả có thể tiên đoán nhưng không cố tình của y dược có thể là làm cho cái chết mau chóng hơn. Như vậy có nghĩa là người bác sĩ cho thuốc ngừa đau có đang giết chết bệnh nhân không? Rõ ràng là không. Mục đích của hành động như vậy là làm giảm cơn đau; không cố tình hay lựa chọn cái chết. Hơn nữa, làm giảm cơn đau chắc chắn là một hành động hợp luân lý. Dĩ nhiên, nếu một bác sĩ cho một liều thuốc nhiều hơn mức độ cần thiết để giảm cơn đau, và vì thế gây nên cái chết, thì người bác sĩ ấy đã sát nhân.

Sự phân biệt này – giữa việc giết một người, và làm một hành động có thể chỉ là một chăm sóc y tế tốt lành, mặc dù phụ hệ có thể làm cho cái chết đến mau hơn – được dựa trên các giáo huấn Công Giáo từ thời Đức Piô XII về sau. Đây là nguyên tắc được mệnh danh là có hai hậu quả. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhận là cùng một sự phân biệt này cũng được dựa trên truyền thống luân lý và luật lệ của xã hội chúng ta. Tuy nhiên một số các nhà đạo đức ngày nay lại cố gắng xóa bỏ sự phân biệt này. Họ cho rằng thuốc giảm đau cho bệnh nhân cũng không khác gì an tử tác động, vì cả hai đều đưa đến cái chết. Dĩ nhiên, đây là một lý luận tốt nếu chúng ta muốn công nhận an tử. Nhưng lại không hợp đạo lý, vì bỏ qua sự khác biệt về mục đích trong hai lựa chọn luân lý này. Trong một trường hợp mục đích là để giảm đau đớn; mục đích kia là để gây ra cái chết.

Thế còn an tử vì bỏ quên thì sao? Trước hết, tất cả mọi người đều biết là có thể giết chết một người bằng cách cất đi những nguồn dinh dưỡng cũng như áp dụng một biện pháp nào khác gây nên cái chết. Một thí dụ điển hình là bỏ cho chết đói. An tử vì bỏ quên có thể bao gồm việc bỏ cho chết đói, nhưng có thể bao gồm cả những phương cách ngăn chặn sự sống khác. Nói chung, trong trường hợp an tử vì bỏ quên, cái chết bị gây nên bởi việc cố tình không xử dụng các biện pháp cần thiết để gìn giữ mạng sống.

Có hai loại bỏ quên: quyết định không dùng các biện pháp chưa xử dụng, và ngưng các biện pháp đang xử dụng. Các phương tiện sống còn có thể bị ngăn cản hay bị ngưng là thành phần của an tử bao gồm các phẩm dược, các máy móc kỹ thuật, và các cuộc giải phẫu, cũng như các biện pháp nuôi dưỡng bình thường – như giữ cho căn phòng có nhiệt độ an toàn. Nếu bạn đem dấu các viên thuốc của người bà để cho bà cụ bị tai biến mạch máu não và qua đời, vì bạn cho rằng bà cụ chết đi cho đỡ khổ, thì đó là an tử. Nếu bà cụ nằm liệt giường, và bạn tắt máy sưởi giữa mùa đông giá lạnh, và bà cụ chết cóng, thì đó cũng là an tử, mặc dù bạn đang muốn cho bà cụ khỏi phải tiếp tục đau đớn.

Phương Tiện Bình Thường và Khác Thường

Sự phân biệt giữa hai phương tiện – bình thường khi không dùng thì đưa đến cái chết, và khác thường, khi không dùng cũng không mang lại cái chết – là một vần đề cổ xưa hàng thế kỷ trong Giáo Hội, và vẫn còn hiệu lực ngày nay. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa trả lời hai câu hỏi, khi nào thì các phương tiện có tính cách bình thường và khi nào thì khác thường? Nói cách giản dị, các phương tiện bình thường khi chúng hữu dụng và không quá mất công. Chúng có tính cách khác thường khi chúng không hữu dụng và không quá mất công.

Làm sao để chúng ta biết khi một phương tiện hữu dụng hay vô dụng, mất công hay không? Câu trả lời nằm trong một bản năng lạ lùng Thiên Chúa đã ban cho tất cả mọi người biết suy luận: đó là khả năng phán đoán. Rất tiếc là không có một danh sách ngắn gọn để đưa ra ở đây, một mặt để kê khai tất cả các phẩm dược, các phương pháp giải phẫu, và kỹ thuật y khoa, và mặt kia là tất cả những phương tiện khác thường. Tuy nhiên bản tính của người tiêu thụ hiện thời là luôn luôn đòi hỏi để biết xem việc cho lọc thận, dùng máy thở, hô hấp nhân tạo CPR có cứu thể sống người bệnh không? Câu trả lời Công Giáo là: cần biết thêm chi tiết về tình trạng của bệnh nhân. Chỉ khi đó mới có thể có câu trả lời. Nếu một người sống tại vùng quê cần được lọc thận nhưng phải đi rất xa mỗi tuần một lần đến một thị trấn, đó là một vấn đề khó khăn, như vậy là khác thường. Nếu có người đang dưỡng thương sau khi giải phẫu phổi, cần máy thở vài ngày, thì đây có lẽ là một trường hợp bình thường vì có ích và không khó khăn. Nếu tim của một người trẻ và khoẻ mạnh ngưng đập vì bị nghẹt thở và có thể được chữa trị nhanh chóng bằng hô hấp nhân tạo CPR – thì đây là một sự chữa trị bình thường. Nếu một người yếu đuối mắc chứng nan y và sắp chết, CPR sẽ là khác thường vì không hữu hiệu mấy.

Xin ghi nhận là bạn không thể nói rằng bất cứ cái gì nhân tạo: máy móc, thuốc men và giải phẫu đều tự động được coi là khác thường, và tùy ý lựa chọn trên phương diện luân lý. Con người chúng ta xử dụng nhiều phương tiện nhân tạo khác nhau để duy trì sự sống. Khi chúng ta có thể làm như vậy mà không khó khăn quá mức, chúng ta có một bổn phận luân lý phải dùng các phương tiện này; nếu không chúng ta đã sao lãng không săn sóc đời sống con người Chúa đã ban cho chúng ta. Một điểm khác của giáo huấn Công Giáo là, khi quyết định bỏ qua không dùng một phương tiện y tế, mục đích phải nhắm vào vấn đề là việc chữa trị ấy có vô ích hay quá khó khăn không? Không bao giờ được lấy quyết định là một đời sống có vô ích hay khó khăn phiền toái.

Đây là việc nhận định về phẩm giá của đời sống của những người tật nguyền hay mắc chứng nan y có thể đưa đến các quyết định ủng hộ an tử. Nói cách khác, nếu một người không nhận được trị liệu y tế để duy trì đời sống không phải vì trị liệu này vô ích hay khó khăn, nhưng vì sẽ duy trì sự sống cho một người đã được coi là nếu chết đi thì tốt hơn, chúng ta ở đây lại có một trường hợp không những là có sự kỳ thị mà còn có an tử nữa. Một thí dụ điển hình là khi trẻ em sanh ra có triệu chứng Down phải chết vì không được giải phẫu để thông ruột già. Theo quan điểm của một số nhà tư tưởng Công Giáo được tôn kính, trọng tâm của não trạng về an tử – dù là chúng ta nói đến an tự tác động hay an tử bỏ quên – là quan niệm rằng một số người chết đi thì tốt hơn và việc để cho họ chết có thể được chấp nhận.

Quyền Được Chết

Trước khi đề cập đến vấn đề thỏa thuận, từ chối việc chữa trị, và có sự chỉ định trước, chúng ta cần biết ba điều về an tử: Trước hết, một số nhà luân lý Công Giáo đã phân loại an tử thành tự nguyện, không tự nguyện, hay bất khả kháng. Tự nguyện khi một người bằng lòng nhận cái chết bởi tay một người khác; không tự nguyện khi người bị giết không thể cho biết họ thoả thuận (thí dụ: một đứa trẻ hay một bệnh nhân bất tỉnh); bất khả kháng khi người bị giết chống lại việc này.

Điều thứ hai là sự tương đồng giữa trợ giúp tự tử và an tử. Sự khác biệt là trong việc trợ giúp tự tử, người yểm trợ, giúp một người tự tử bằng cách cung cấp một phương pháp làm chết người như độc dược, mà không thực sự tự mình áp dụng phương pháp này; trong an tử bất khả kháng, một người thứ hai áp dụng phương pháp làm chết người cho người bị giết. Trên phương diện luân lý, trợ giúp tự tử hoàn toàn nghịch lại với luật của Chúa vì người đưa cho nạn nhân một độc dược hay một dụng cụ làm chết người vô hình chung chấp nhận quyết định trái luân lý là tự tử (Xem Evangelicum, số 66). Theo giáo huấn Công Giáo, tự tử hoàn toàn trái luân lý vì cùng một lý lẽ là sát nhân là sai trái (như trên).

Điểm thứ ba là lý luận chính chống lại giáo huấn Công Giáo về an tử. Theo quan niệm này, các cá nhân có quyền căn bản của con người là được tự lựa chọn về những vấn đề liên quan đến cái chết hay sự sống. Tự tử, trợ giúp tự tử và an tử bất khả kháng được coi là thành phần của một sự tiếp nối, tất cả đều là các cách thức hành xử “quyền tự do lựa chọn” và “quyền được chết”. Quan niệm này có khuynh hướng hoàn toàn cố định và tiêm nhiễm về sự kiện lựa chọn, đến độ coi thường không cần xem xét coi sự lựa chọn đó tốt hay xấu cho một người. Luân lý Công Giáo ủng hộ ước muốn tự do của con người, nhưng coi đó là một điều tốt, và phải theo những tiêu chuẩn liên quan đến sự tốt lành của con người. Đạo Công Giáo hiểu về phẩm giá con người rất phong phú so sánh với tư tưởng tự do là điều cốt yếu.

Vấn Đề Thỏa Thuận

Trở lại vần đề thỏa thuận, từ chối việc chữa trị, và có sự chỉ định trước. Giáo huấn Công Giáo dạy rằng một người bệnh có khả năng thì có trách nhiệm về cái chết hay sự sống của mình và được lấy quyết định cuối cùng về cách chữa trị của mình (Đức Giáo Hoàng Piô XII, thuyết trình tại Hội Nghị Quốc tế về Y Tế ngày 13 tháng 9, 1952). Điều này có nghĩa là bệnh nhân có quyền căn bản thoả thuận và quyền từ chối việc chữa trị. Như vậy đã có một lãnh vực về sự tự chủ của người bệnh. Tuy nhiên, về phương diện luân lý, quyền thoả thuận và từ chối đã được minh định. Con người không có quyền thỏa thuận về một điều sai trái như an tử. Con người cũng không có quyền từ chối những sự chữa trị bình thường để gìn giữ mạng sống, vì sự kiện này tương đương với tự tử.

Những người chăm sóc bệnh nhân có trách nhiệm luân lý phải tôn trọng sự tự chủ của bệnh nhân, và thường không ép bệnh nhân phải nhận sự chữa trị ngược lại ước muốn của họ. Tuy nhiên, họ phải tránh không được làm những gì trái luân lý, có nghĩa là họ không được nghe theo ý muốn của bệnh nhân để làm những điều trái luân lý. Nếu bệnh nhân xin người chăm sóc áp dụng thể thức an tử hay trợ giúp tự tử, người đó phải từ chối. Nhu cầu luân lý này có thể đặc biệt khó khăn cho người chăm sóc khi bệnh nhân từ chối sự chữa trị bình thường đã đang được áp dụng. Nếu bệnh nhân xin người chăm sóc ngưng việc chữa trị gìn giữ mạng sống bình thường để chấm dứt sự đau đớn, người chăm sóc đang được đòi hỏi để tham gia vào an tử vì bỏ quên – một điều người chăm sóc không được chấp nhận. Trong trường hợp của bệnh nhân đang phục hồi sau khi giải phẫu phổi và cần có máy hô hấp trong vài ngày, đây là sự chữa trị bình thường trong trường hợp này. Giả tỉ bệnh nhân có vấn đề tâm thần và coi đây là một cách để chấm dứt đời sống mau lẹ và xin bác sĩ rút ống và giây. Nếu bác sĩ thương cảm và rút ống, thì bệnh nhân chết. Đây là an lạc vì bỏ quên. Điều bác sĩ phải làm trong trường hợp này là cần tìm kiếm cho bệnh nhân được giúp đỡ về những khó khăn tâm lý để hủy bỏ ước muốn tự tử.

Chỉ Định Trước (Di chúc)

Chỉ định trước có thể là phương cách để cho bệnh nhân khi còn có khả năng để bầy tỏ ước muốn hợp lý về việc chữa trị. Học thuyết Công Giáo không xác định về vấn đề chỉ định trước. Nhưng các Đức Giám Mục đã tuyến bố lại có khuynh hướng nói rằng các người chăm sóc phải tôn trọng các chỉ định trước khi được thi hành một cách hợp lý và không nghịch với luân lý Công Giáo. Tuy nhiên, cần ghi nhận là có hai hình thức căn bản về chỉ định trước: quyền hành lâu dài của luật sư, hay người thừa hành chăm sóc sức khoẻ, khi bệnh nhân chỉ định một người khác lấy quyết định về việc chữa trị trong trường hợp không còn khả năng; và di chúc về sự sống, khi bệnh nhân quyết định trước về những sự chữa trị đặc biệt họ muốn hay không muốn. Các giám mục Công Giáo đã hầu như chấp nhận hình thức thứ nhất, nhưng lại không ưa hình thức sau là chỉ định trước. Có nhiều vấn đề khó khăn liên quan đến di chúc về sự sống. Nhưng vấn đề của di chúc về sự sống là có thể trở nên phương tiện để đưa đến an tử vì bỏ quên.

Bây giờ chúng ta cần tìm hiểu những gì giáo huấn Công Giáo dạy về an tử và luật pháp. Đối với Giáo Hội, một đạo luật cấm sát nhân rất cần thiết cho lợi ích chung của xã hội cũng như lợi ích của các cá nhân; và phải được ban hành. Hơn nữa, sự bình đẳng đòi hỏi tất cả mọi người phải được bảo vệ chống mọi hình thức sát nhân. Do đó, việc cho phép giết người bệnh, hấp hối hay tật nguyền, ngay cả trong trường hợp an tử bất khả kháng là nghịch lại quyền sống và sự bình đẳng. (Sách Giáo Lý Công Giáo, số 2273, 2237; Evangelicum số 71-72). Đối với Đức Chân Phước Gioan Phaolô II, an tử hết sức bất nhân và bất công, và gây thiệt hại to lớn cho ích lợi chung. Không bao giờ có thể chấp nhận an tử bằng một đạo luật trên phương diện luân lý, dù là đạt được đa số ủng hộ bên trong một hệ thống chính quyền dân chủ (Evangelicum số 68-71). Và một đạo luật cho phép an tử hay phá thai, theo ngài, hoàn toàn thiếu sót sức mạnh luân lý ràng buộc và cần phải được chống lại (Evangelicum, số 72, 73).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thơ Thới
Thérésa Nguyễn
21:30 22/10/2013
THƠ THỚI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Dục vọng lắng xuống
như nước hồ thu ,
Lòng đã yên tĩnh
tận cõi thâm u !
Gió nương theo gió
về miền hoang vu.
(Trích thơ của Thi Ngẫu)