Ngày 19-10-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ném đá dấu tay
Lm Vũdình Tường
03:42 19/10/2017
Người Biệt Phái cùng với nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái cộng tác để đạt chung mục đích là loại bỏ Đức Kitô ra khỏi xã hội của họ bằng cách mượn tay ngoại bang để làm điều họ mong muốn. Họ không trực tiếp nhúng tay vào chàm nhưng âm thầm, mánh lới dùng tay người khác làm việc mờ ám thay họ. Để làm được việc này họ âm thầm hội họp, bàn kín tìm kế đưa Đức Kitô vào tròng để họ giật giây. Nhóm này bực bội, tức giận không phải Đức Kitô làm điều sai, hay nói gì không đúng. Đức Kitô làm điều đúng, lời Ngài nói lên sự thật; việc Ngài làm thể hiện điều công chính vì thế nhà lãnh đạo sống trong lo âu, sợ hãi và tìm cách loại bỏ, giết chết sự thật. Sự thật được công khai, tỏ lộ khiến họ tìm cách giết Đức Kitô, diệt tiếng nói công chính, nhằm che dấu việc mờ ám họ thực hiện. Bởi nói thẳng, nói thật nên đám đông từ bỏ nhóm Biệt Phái, tin theo Đức Kitô. Họ ca tụng Ngài là Đấng có quyền thế đến ngay cả ma quỷ cũng phải phục tùng. Họ gọi Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế. Những điều này càng làm cho nhóm Biệt Phái bực tức thêm và đi đến quyết tâm hơn trong việc giết Đức Kitô. Nói lên sự thật, được đám đông ca tụng không phải là điều may cho Đức Kitô. Nhóm Biệt Phái sợ mất uy tín, ghen tức nên nhất định họ phải loại bỏ Đức Kitô bằng bất cứ giá nào ngay cả mưu kế ác độc cũng được dùng đến. Sau nhiều lần bàn thảo sôi nổi, tìm mưu kiếm kế giết Đức Kitô họ đi dến đồng thuận sai đàn em đến gặp Đức Kitô hỏi Ngài.

'Có nên đóng thuế cho Caesar không?'

Thứ nhất chính họ không chê tiền của ngoại bang là kẻ đang cầm quyền. Chính họ dùng tiền đó làm công việc thuê mướn, mượn người. Thứ hai ngoài tiền đó ra không còn tiền nào khác được xử dụng như thế đó là chọn lựa duy nhất. Thứ ba xúi dục dân chúng không đóng thuế có lẽ tội cũng nặng bằng kẻ từ chối đóng thuế. Thứ tư người Roma không trực tiếp thu thuế nhưng dùng dân địa phương làm công việc đó thay họ. Thứ năm, không đóng thuế trở thành thiểu số không tiếng nói và sẽ bị truy nã, xử phạt. Nhóm Biêt Phái gài bẫy và họ tin Đức Kitô sẽ không tìm ra lối thoát. Họ thường chê trách nhóm thu thuế là phường tội lỗi cộng tác với ngoại bang là quân linh Roma, giờ đây chính họ cũng dùng bàn tay ngoại bang để sát hại anh em mình. Họ đối xử còn ác độc hơn người thu thuế mà họ khinh bỉ.

Đức Kitô trong vài ba lời hoá giải toàn bộ kế hoạch ác độc của họ. Ngài làm cho kế hoạch của họ hư hỏng toàn bộ. Khi ra đi họ nắm chắc phần thắng trong tay và có thể đang chuẩn bị ăn mừng chiến thắng; khi trở bề họ bẽn lẽn, xấu hổ trước thất bại thảm khốc. Họ bị mù loà trong việc tìm cách hại người bởi đầu óc họ bị giận hờn, ghen ghét chiếm đoạt. tâm họ chứa toàn hận thù nên không còn chỗ cho sáng suốt nhận định sự thật. Đức Kitô trái lại có con tim hiền hoà, đầu óc trong sáng, cuộc sống phẳng lặng, êm đềm. Chính con tim đầy ắp yêu thương tha thứ, chính khối óc chứa đầy công chính và nhân đạo đã giúp Ngài nhìn thấu suốt vấn đề. Hơn nữa cuộc sống của Ngài không bị ảnh hưởng bởi của cải vật chất và chức tước nên Ngài nhìn sự việc rõ ràng như nhìn ánh mình trong gương, rõ ràng hai thái cực. Một là thuộc về thế giới xã hội vật chất và trái lại là thuộc về thế giới tinh thần, linh thiêng. Đức Kitô biết rõ hình in trong đồng tiền là hình ai nhưng Ngài vẫn hỏi để họ tự xác nhận. Ngài hỏi những người được Biệt Phái sai đến làm công việc mờ ám. Hình ảnh trong đồng tiền là hình của ai và họ thưa đó hình hoàng đế Caesar và Đức Kitô đáp với họ. Những gì thuộc về Caesar thì trả cho Caesar và những gì thuộc về Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa. Chúng ta hãy tự tìm câu trả lời riêng cho mình. Giữa thế lực vật chất và thế lực thần linh thế lực nào đang ảnh hưởng, hướng dẫn cuộc sống hiện tại?

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Vấn Nạn Quyền Bính Dân Sự
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:48 19/10/2017
Chúa Nhật XXIX TN A

“Của Xêda hãy trả cho Xêda. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt 22,21). Câu nói của chúa Giêsu năm nào đã làm cho nhiều người Pharisêu và nhóm người phe Hêrôđê là những người đầy dã tâm đang tìm mọi cách hãm hại Người phải chưng hửng. Thoạt nghe câu chuyện chúng ta dễ nghĩ đến sự khôn ngoan của Chúa Giêsu. Phải nhận rằng Người đã tài tình thoát khỏi cái thế tiến thoái lưỡng nan do bởi cái bẫy hiểm độc của nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê, những người vốn không thích nhau, thì nay lại hợp sức giăng ra. Tuy nhiên, nhân câu chuyện thú vị này và nhất là qua câu trả lời của Chúa Giêsu, chúng ta có được một cái nhìn chuẩn mực hơn về vấn nạn quyền bính trong các xã hội dân sự.

Con người là hữu thể có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội là một trong những yếu tố nền tảng làm nên con người. Không ai là một hòn đảo. Kinh Thánh khẳng định: “con người ở một mình không tốt” (St 2,18). Cái không tốt ở đây không chỉ liên hệ đến phẩm tính mà còn liên hệ đến căn tính, nghĩa là liên hệ đến hữu thể “người”. Nói nôm na là nếu “ở một mình” thì không thể thành người đúng nghĩa. Một vài sự kiện về các trẻ bé lạc trong rừng sâu như một minh chứng rõ ràng. Dù sau đó khi được phát hiện và đưa về thì “người rừng” rất khó hòa nhập với xã hội loài người.

Quyền bính có ra là do yêu cầu của tính xã hội. Đã là hai người thì tất yếu có kẻ trên, người dưới. Đã là tập thể thì phải có người đứng đầu để lãnh đạo. Một tập thể mà không có người chỉ huy thì chuyện tan rã là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Không có người lãnh đạo thì sẽ dẫn đến tình trạng hỗn độn, cá lớn nuốt cá bé. Chính vì thế sự hiện hữu của quyền bính là điều tất yếu cần thiết. Vị trí quan trọng và thiết yếu của quyền bính được nhìn nhận do bởi vai trò của nó. Quyền bính có ra là để gìn giữ xã hội ổn định trong trật tự, công bằng; xây dựng công ích; bảo vệ kẻ cô thân, yếu thế, người bất hạnh; tạo điều kiện cho mỗi người và mọi người hoàn cảnh thuận lợi để tồn tại, phát triển và nên hoàn thiện.

Theo viễn kiến này và dưới ánh sáng đức tin, chúng ta nhìn nhận rằng Thiên Chúa muốn có sự hiện hữu của quyền bính trong xã hội dân sự. Và sự hiện hữu của quyền bính là trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi Người dựng nên nhân loại có tính xã hội. Như thế chúng ta có thể nói không sợ sai lầm rằng quyền bính là một trong những công trình của Thiên Chúa, nghĩa là do Thiên Chúa làm nên.

Những gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa. Xêda là một hình thức quyền bính của xã hội dân sự thời phong kiến xưa. Xêda là hoàng đế của La mã hoặc bất cứ vị hoàng đế của nước nào cũng đều thuộc về Thiên Chúa. Ngày nay, Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Quốc Hội, Tòa án…cũng là quyền bính xã hội và chúng đều thuộc về Thiên Chúa. Vì thuộc về Thiên Chúa thì những người nắm giữ quyền bính ấy phải hành động theo thánh ý Thiên Chúa. Hoàng đế Kyrô khi ra sắc chỉ cho dân Do Thái bị lưu đày trước đây được hồi hương và tái thiết Đền thờ thì đã được ngôn sứ Isaia nhìn nhận như là người được Thiên Chúa tuyển chọn. Hoàng đế Kyrô còn được gọi là người được xức dầu vì ông đã thực thi thánh ý Thiên Chúa (x.Is 45,1).

Chúng ta cần phân biệt sự hiện hữu của quyền bính với người nắm quyền bính. Sự hiện hữu của quyền bính là chính đáng, hợp pháp và phải đạo vì do Thiên Chúa làm nên. Tuy nhiên không phải bất cứ ai nắm quyền bính cũng đều chính đáng, vì có thể họ chiếm lấy quyền bính cách không hợp pháp hoặc họ thực thi quyền bính cách không phải đạo. Lich sử minh chứng có trường hợp người ta đã chiếm lấy quyền bính cách “ma đạo” và hành quyền kiểu độc tài, phi nhân và phi luân. Như thế chúng ta cần phải phân biệt rạch ròi thực thể quyền bính với những người nắm quyền để khỏi nhầm lẫn.

Xét quyền bính như là một cơ cấu tổ chức điều hành một tập thể xã hội hay tôn giáo thì nó thật chính đáng và hợp lý. Tuy nhiên hình thức quyền bính này cũng cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển của con người và xã hội để phục vụ cách hữu hiệu ngày mỗi hơn. Chẳng hạn như cơ cấu quyền bính loại hình quân chủ chuyên chế không thể nào thích hợp với con người và xã hội hôm nay. Nhiều hình thái cơ cấu, tổ chức không chỉ cần phải được đổi mới mà thậm chí còn phải bị thay thế bằng hình thái khác. Có thể nói rằng với đà phát triển của nhân loại như hôm nay thì những hình thái quyền bính mang tính độc tài, chuyên chế không còn lý do để hiện hữu.

Xét những con người nắm quyền bính thì trước hết chúng ta cần xem xét cách thức họ nắm giữ quyền hành có hợp pháp không, nghĩa là có minh bạch và công bằng không. Chúng ta dễ nhận ra cách thức xem ra được gọi là khá công bằng hiện nay để xây dựng công quyền đó là “phổ thông đầu phiếu”. Và dù được tổ chức bầu bán công khai thì cũng cần phải xét xem việc bầu bán ấy có tiến hành trong sự tự do và công bằng hay không. Thực tế đã có đó những cuộc bầu bán tuy là công khai những chỉ là một thứ hình thức hợp pháp hóa sự độc quyền, vì chưa bầu mà thiên hạ đã biết những ai sẽ đắc cử và sẽ đảm nhận vai vế gì trong hệ thống công quyền.

Kế đến chúng ta cần xem xét những người cho dù đảm nhận quyền bính cách hợp pháp và công minh nhưng họ có hành quyền cách công tâm và đúng mực không, dĩ nhiên là ở một mức độ nào đó khả dĩ có thể chấp nhận. Nếu đang nắm quyền mà không thực thi vai trò của quyền bính như đã nói trên, đó là xây dựng công ích, gìn giữ trật tự, bảo vệ người cô thế…, thì chắc chắn những người ấy đang đi ngoài đường lối của Thiên Chúa. Như thế họ không chỉ không đáng được tôn trọng mà thậm chí còn cần phải bị thay thế.

Giáo Hội không làm thay việc của Chính quyền. Đây là một lời khẳng định đúng. Thế nhưng cần hiểu hai từ Giáo Hội ở đây xét như là một thực thể tôn giáo mang tính xã hội có cơ cấu tổ chức và cả quyền bính. Còn những con người có tôn giáo thì chắc chắn phải thực thi nghĩa vụ “con người mang tính xã hội” của mình. Họ phải tích cực tham gia và xây dựng quyền bính xã hội để làm cho nó ngày càng thuộc về Thiên Chúa hơn, nghĩa là được vận hành cách chính đáng và phải đạo. Giáo Hội Công Giáo chỉ cấm hàng giáo sĩ và tu sĩ không được tham gia vào các chức vụ công quyền, trừ khi có lý do thật khẩn thiết và được ban phép (GL Đ.287.2 ; Đ.672). Còn với tín hữu giáo dân thì việc trực tiếp hay gián tiếp tham gia công quyền và xây dựng công quyền ngày càng trở thành “chính quyền” là một nghĩa vụ khẩn thiết, không thể xao nhãng hay bỏ qua vì bất cứ lý do gì.

“Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Có thể khẳng định rằng thể chế nào, nền công quyền nào hay người nắm quyền lực nào mà không “thuộc về Thiên Chúa” thì đang bị Thần dữ chi phối. Thần dữ vốn là tên sát nhân và là cha của sự gian dối thì “thành quả” của nó chính là sự chết chóc, bạo lực và hận thù (x.Ga 8,44). Chính vì thế để làm phát triển nền văn minh tình thương và sự sống thì mọi Kitô, dù là giáo dân, tu sĩ hay giáo sĩ, theo cách thế của mình, đều có bổn phận làm cho các cơ chế công quyền và những người nắm quyền “thuộc về Thiên Chúa”, nghĩa là hiện hữu, vận hành và thi hành quyền bính phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Để được vậy, thiết nghĩ không gì hơn chúng ta cần tích cực can đảm bảo vệ công lý và làm chứng cho sự thật trong tình yêu. “Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo” đã từng được Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên chương trình phổ biến và học tập. Mong sao chương trình này không dừng lại ở phạm trù truyền đạt kiến thức nhưng thiết nghĩ cần phải được hiện thực hóa bằng việc làm cụ thể, rõ ràng.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Attachments area
 
Chúa Nhật XXIX Thường Niên -A-
Lm Jude Siciliano OP
13:33 19/10/2017
Isaia 45: 4-6; Tv. 95; 1 Thêxalônica 1: 1-5b; Mátthêu 22: 15-21

Bài đọc thứ nhất hôm nay nói về Thiên Chúa cho "ông Ky-rô xức dầu". Nghe thế, cộng đoàn tự hỏi "Ky-rô là ai?" , và "vì sao ông ta được xức dầu?". Ngay cả khi chúng ta không giảng về về bài trích sách Isaia, chúng ta cũng có thể giúp giáo dân nghe bài đọc thứ nhất vài lời giải thích về ông Ky-rô là ai. Nếu không thì giáo dân khi nghe bài này, không biết được thông điệp quan trọng của bài đọc đó. Vì thế, chúng ta hãy giải thích về Isaia.

Ky-rô là một vị quyền thế người Ba-tư. Ông ta không phải là người Israel, và đã cho phếp người Israel đang ở bị lưu đày ở Babylon trở về quê quán của họ. Ông ta lại còn cho họ phép họ xây dựng lại Đền Thờ (Ezra 1:1-8). Trong lúc bị lưu đày, dân Israel hy vọng sẽ có một vị tướng giỏi giải thoát họ. Trái lại, chao ôi, ngạc nhiên thay! Người giải thoát họ không phải là người Israel mà là một vị vua ngoại đạo, không phải là một người trong dân Chúa chọn, và họ tự hỏi làm sao được như thế?

Ông Isaia nói rõ là vua Ky-rô là người giải thoát. Chính Thiên Chúa của dân Israel là nguồn gốc sự việc đó. Một điều lạ lùng nữa là ông Ky-rô được gọi là người được "xức dầu". Danh dự đó dành cho một người thuộc dòng dỏi vua David lại được ban cho một vua ngoại đạo. Hay, nói một cách khác là Thiên Chúa làm một việc trái với lệ thường.

Thêm nữa, Thiên Chúa cầm tay phải của Ky-rô, đó là một cách truyền thống ban quyền vua chúa cho ai. Ky-rô đã được Thiên Chúa chỉ định và được quyền uy của Thiên Chúa. Ông ta thực hiện việc Thiên Chúa muốn là giải thoát dân Ngài đã chọn. Có thể ông ta không biết Thiên Chúa, nhưng chắc chắn là Thiên Chúa biết ông ta, và Ngài dùng ông ta như công để cụ giải thoát.

Đây chỉ là một thí dụ Thiên Chúa dùng người không có đức tin để thi hành thánh ý Ngài. Ngôn sứ Isaia nói với chúng ta Thiên Chúa làm sao hành động qua người phàm. Người đó có thể không biết nguồn gốc của việc họ làm và quyền uy họ có để làm điều thiện. Trong mọi sự việc và trong mọi lúc Thiên Chúa là nguồn gốc của sự thiện xãy ra cho chúng ta. Chúng ta không cần phải biết nguồn gốc của sự thiện đó "Chính Ta là Đức Chúa và không có Chúa nào khác cả".

Việc đó làm chúng ta nên xét lại đời sống chúng ta và toàn thế giới, và nhìn vào sự thiện người ta làm. Có thể những người đó có đức tin hay không. Họ có thể nói là Thiên Chúa thúc đẩy họ hay không. Nhưng Thiên Chúa có đó, cầm tay họ và thi hành ý định của Ngài.

Trong câu chuyện thảm sát vừa rồi ở Las Vegas tin tức trong biết bao nhiêu ngày nói về những người hy sinh mạng sống họ để giúp người khác. Có người liều chết che chở cho bà con hay người lạ. Họ làm những việc thiện lớn lao cho kẻ khác, họ không kể tính mạng họ. Nhưng không hề có ai nói với chúng ta là họ thực hiện những hành vi lớn lao đó vì đức tin nhiều hay ít. Đó chỉ là một hành vi tự nhiên của việc thiện. Cũng như với vua Ky-rô, Thiên Chúa đã xức dầu cho những người đó, và cầm tay phải của họ để đưa họ đến những người Thiên Chúa muốn giúp đở, những người Ngài yêu mến.

Cũng như trong những việc thiện các tình tình nguyện viên xây dựng Hoà Bình thời Tổng Thống Kennedy. Họ đi khắp nơi trên thế giới làm việc cho những người họ không hề quen biết, không cùng ngôn ngữ hay văn hóa và trong những hoàn cảnh khác biệt và đôi khi rất khó khăn. Lại nữa, nhiều tình nguyện viên không nghĩ là đức tin là nguồn gốc của việc thiện họ đang làm. Những điều đó không ngăn được Thiên Chúa nắm tay họ và dẫn họ đến những người Ngài muốn giúp đở.

Ngôn sứ Isaia cho chúng ta trông thấy tận bên trong: chúng ta trông thấy bàn tay Thiên Chúa "xức dầu" qua tài năng của người khác để họ làm điều tốt: "Chính Ta là Đức Chúa, không có Chúa nào khác nữa. Ngoài Ta ra, thần linh không hề có". Thật rõ ràng là các hành vi tốt đẹp của Thiên Chúa không chỉ khu trú cho một giáo hội nào hay một cộng đoàn tín hữu nào.

Vừa rồi, phim nói về chiến tranh ở Việt nam làm tôi nhớ lại lời tôi trao đổi với một người cô của tôi. Cô tôi bênh vực việc Hoa Kỳ xen vào chiến tranh và nói "Hoa Kỳ đã làm đúng hay sai!" Bất kể các lập luận về đạo đực về sự đúng sai của chiến tranh, cô tôi khẳn định là việc trung thành với tổ quốc là việc trên hết mọi sự.

Hôm nay bài phúc âm nói đến vấn đề tương tự. Thánh Mátthêu nói với chúng ta là một số người Pharisêu và phe Hêrôđê muốn cài bẩy Chúa Giêsu. Họ hỏi Ngài "xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?" Đối với những người hỏi đó thi họ nói về việc xây dựng Đền Thờ. Họ nghĩ là trung thành với Thiên Chúa là điều trái ngược với trung thành với chính quyền. Họ muốn gài bẫy Chúa Giêsu, vì nếu Chúa Giêsu nói "đúng, hãy trả thuế" thì người Do thái trong đám dân chúng đứng đó sẽ bỏ Chúa Giêsu đi, vì phần đông những người đó nghĩ là trả thuế cho người La mã ngoại đạo là một cử chỉ phản bội dân Do Thái và Thiên Chúa của họ. Nếu Chúa Giêsu nói "không nên trả thuế" thì Chúa Giêsu sẽ bị tội chống đối người La mã.

Đoạn sách đó là đoạn sách được ưa thích nhất của những người hay bàn luận về Giáo Hội và chính quyền. "Thế thì của Xêda trả về cho Xêda; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa". Nhưng, lời nói này không trả lời câu hỏi chúng ta thường hỏi trong xã hội dân chủ ngày nay. Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi "trả thuế cho Xêda có đúng luật hay không". Câu trả lời của Chúa Giêsu đưa vấn đề trở lại đặt vào tay những người chống đối Ngài. Họ phải tự quyết định lấy họ. Điều gì là thuộc về Thiên Chúa? và điều gì là thuộc về Xêda?.

Đồng bạc có hình Xêda là thuộc về Xêda. Những người cài bẫy đưa cho Chúa Giêsu đồng bạc họ dùng để trả thuế, vậy thì họ đã trả thuế rồi. Nhưng chúng ta, loài người, có hính ảnh giống Thiên Chúa, vậy chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta có thể trả thuế, nhưng chúng ta không thuộc về Xê da.

Nghe như là điều phải chọn lựa giữa hai điều bằng nhau: Thiên Chúa và Xêda. Nhưng hai điều đó không bằng nhau đâu. Chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa, và mặc dù chúng ta ở nơi nào đi nữa; dù là nơi làm việc, ở trường học, hành vi chính trị hay ở nhà v.v..., điều trung thành đầu tiên của chúng ta là phải thuộc về Thiên Chúa là Đấng chăm sóc mọi ý nghĩ và hành động của chúng ta trên toàn cầu.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


29th Sunday in Ordinary Time (A)
Isaiah 45: 4-6; Psalm 96; I Thessalonians 1: 1-5b; Matthew 22: 15-21

Our first reading from Isaiah begins with a reference to God’s "anointed Cyrus." That is going to raise a question mark in the minds of the congregation, "Who was Cyrus?" And, "Why was he anointed?" Even if we don’t preach from the Isaiah text we might provide the Lector with a few introductory words to explain who Cyrus was. Otherwise, those in the pews are liable to miss the powerful message of the reading. So, let’s spend a moment with Isaiah.

Cyrus was the Persian potentate, a non-Israelite who permitted the Israelites to return to their homeland from their Babylonian captivity. He even allowed them to rebuild their temple (Ezra 1:1-8). In slavery the Israelites may have hoped for an Israelite warrior to free them. Instead, surprise! Their liberator was a non-Israelite, pagan ruler, not one of the chosen people. "How could this happen?", they may have asked.

Isaiah makes it clear that while Cyrus was the instrument for the liberation, it was their God who was the source. What is further amazing is that Cyrus is called God’s "anointed." The title used for a descendent of King David is given to a pagan king. Or, to put it in another way: God works outside the box.

In addition, God grasps Cyrus’ right hand; a traditional sign granting royal power. Cyrus has been divinely appointed and has God’s authority. He is doing what God wants done – freeing the chosen people. He may not have known God; but God certainly knew him and used him as an instrument of salvation.

This is just another example of God even using non-believing humans to accomplish God’s will. The prophet tells us God works through humans, who may not even know the source of their will and power to accomplish good. In all things and all times God is the primary source for the good that happens to us, no matter the proximate source. "I am the Lord, and there is no other."

Which makes us scan our lives and the whole world, to look again at the good things that people do. They may be believers or not; they may claim God as their inspiration, or not. But God is there, grasping them by their hand to accomplish God’s good purposes.

At the recent, tragic Las Vegas slaughter the news was filled for days with accounts of people risking their own lives to save others; some died protecting loved ones and strangers. They did extraordinary good for others, at great personal cost, but we never were told if they did their heroic deeds because of faith, or religious beliefs. For some – many? – it was just the instinct to do good. Like Cyrus, God anointed them and grasped them by "the right hand" and led them to those God wanted helped, those God loves.

In a similar way I think of all the good things young Peace Corps volunteers have done in the world for people they didn’t know; whose language, culture, and surroundings were so very different and sometimes difficult for them. Again, many might not have claimed faith as the source of their good works, but that didn’t stop God from also taking them by the hand and leading them to those who needed help.

Isaiah provides us with insight. We see God’s hand working through the gifts of others, "anointed" to do good. "I am the Lord and there is no other, there is no God besides me." It is obvious that our God’s good actions are not restricted to a church building, or to any one faith community.

The recent Ken Burns’ documentary on the Vietnam war reminded me of a discussion I had with an aunt about the war. Defending our involvement in Vietnam she exclaimed, "My country right or wrong!" Regardless of the arguments about the morality of the war, she was saying that loyalty to country topped everything.

Today’s gospel addresses a similar and also divisive issue. Matthew tells us that the Pharisees and Herodians wanted to catch Jesus in a trap about his loyalties. They challenged him, "Is it lawful to pay the census tax to Caesar, or not?" For his accusers it was an either orrebuild their temple (Ezra 1: situation. They thought loyalty to God and to one’s government were mutually exclusive. The trap for Jesus was that if he said, "Yes, pay the tax," then the Jewish people in the crowd would have turned away from him, since many believed that paying taxes to the pagan Romans was an act of treason towards their people and God.

If Jesus said not to pay the tax, then he would be guilty of treason in the eyes of the Romans. The passage has been a favorite for those addressing issues of church and state. "Then repay to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God." But this often-quoted text doesn’t really give a clear answer to questions we, in a democratic society, might have. Jesus clearly did not answer the question put to him, "Is it lawful to pay the census tax to Caesar or not?" Jesus’ response puts the choice back in the hands of his adversaries. They will have to decide for themselves: What is of God? What is of Caesar?

The coin that bears Caesar’s image belongs to Caesar. Those trying to trap Jesus had the coin used for paying the tax, so they must already been paying it. But we humans are stamped with the image and likeness of God. We belong to God. We can pay the tax, but we do not belong to Caesar.

It may sound like a choice between two equals – God and Caesar. But they are not equal. We bear God’s image and wherever we are – at work, school, politics, home etc., our primary loyalty is to God and that governs how we think and act in the world.0
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Methodist thế giới
Lm. Trần Đức Anh OP
09:50 19/10/2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Hội đồng các Giáo Hội Tin Lành Methodist thế giới sáng ngày 19-10-2017, ĐTC cổ võ các tín hữu Công Giáo và Methodist cùng dấn thân phục vụ và giúp đỡ người nghèo.

Tin Lành Methodist, cũng được gọi là Phong trào Giám Lý, xuất phát từ Anh giáo, do Mục Sư John Wesley hồi thế kỷ 18, và hiện có khoảng 80 triệu tín hữu trên thế giới. 56 thành viên Hội đồng thế giới Methodist được ĐTC tiếp kiến nhân dịp kỷ niệm 50 năm bắt đầu đối thoại đạt kết giữa Công Giáo và Methodist.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Chúng ta là những anh chị em, sau một thời gian dài chia cách, vui mừng gặp lại nhau và tái khám phá nhau, đồng hành, và quảng đại mở rộng tâm hồn cho tha nhân. Chúng ta tiếp tục hành trình này, với ý thức rằng đây là con đường được Chúa chúc lành: được khởi sự nhờ Người và hướng về Người”

ĐTC cũng đề cao các hoạt động bác ái và nhấn mạnh rằng ”Đức tin trở nên hữu hình, nhất là khi đức tin được cụ thể hóa trong tình thương, đặc biệt trong việc phục vụ những người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề. ”Các ngươi hãy công bố sự giải thoát trên lãnh thổ cho tất cả mọi người dân trong đó:” trong dịp kỷ niệm 50 năm đối thoại, lời mời gọi cổ kính của Kinh Thánh sinh động vang dội đặc biệt thời sự đối với chúng ta. Lời mời này thuộc về chính lời kêu gọi nên thánh, và vì đây là lời mời gọi sống hiệp thông với Thiên Chúa, nên nhất thiết cũng là lời kêu gọi sống hiệp thông với tha nhân. Khi các tín hữu chúng ta, Công Giáo và Methodist, đồng hành và cùng nâng đỡ những người yếu thế và bị ở ngoài lề, tuy họ ở trong các xã hội chúng ta, tức là chúng ta đáp lại lời mời gọi của Chúa”. (Rei 19-10-2017)
 
Khủng bố IS đầu hàng tập thể, Raqqa hoàn toàn giải phóng
Đặng Tự Do
16:34 19/10/2017
Bất kể những thứ “nhật lệnh” vừa lên giây cót tinh thần, vừa hăm dọa của bọn lãnh đạo khủng bố Hồi Giáo IS, đã không có những vụ nổ bom tự sát, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng tại Raqqa như đã từng xảy ra tại Mosul.

Rạng sáng ngày 17 tháng 10, quân Kurd mở cuộc tấn công vào Bệnh Viện Quốc Gia tại thành phố Raqqa nơi bọn khủng bố Hồi Giáo đang tử thủ. Những tên khủng bố này hầu hết là người nước ngoài. Chúng là những kẻ thường chiến đấu rất liều lĩnh và quyết liệt vì nếu bị bắt chúng ít hy vọng có thể sống sót trở về nguyên quán tại các quốc gia phương Tây. Có về được cũng không thể tránh vòng tù tội.

Sau khi 22 tên khủng bố bị giết trong trận chiến tại Bệnh Viện Quốc Gia, số còn lại dắt díu theo vợ con chạy đến vận động trường thành phố Raqqa và tử thủ tại đó.

Giao tranh ác liệt đã diễn ra tại đây. Tuy nhiên, quân Kurd đã ngưng các cuộc tấn công vào vận động trường sau khi nhận ra sự hiện diện của một số lớn phụ nữ và trẻ con là vợ con của bọn khủng bố.

Bị quân Kurd bao vây, cạn kiệt đạn dược, và đói khát đã khiến những tên khủng bố IS quyết định đầu hàng tập thể.

Talib Sello, phát ngôn viên của Lực Lượng Dân Chủ Syria, gọi tắt là SDF, nói hôm 19 tháng 10 rằng cuộc chiến đã kết thúc sau một chiến dịch kéo dài 5 tháng.

“Mọi thứ đã kết thúc ở Raqqa, lực lượng của chúng tôi đã kiểm soát được Raqqa. Thành phố từng được coi là thủ đô của bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã được hoàn toàn giải phóng”, ông Sello nói.

Ông cho biết thêm: “Các hoạt động quân sự ở Raqqa đã kết thúc, nhưng hiện đang có các cuộc hành quân nhằm phát hiện những tên khủng bố đang trốn tránh, và loại bỏ các bom mìn”.

Raqqa là thành phố lớn thứ sáu của Syria, nằm cách Aleppo 160km về phía Đông. Trước cuộc nội chiến bùng phát vào năm 2011, Raqqa có 230,000 dân trong đó hơn 10% là các tín hữu Kitô. Trong quá khứ, Raqqa là vùng toàn tòng Kitô Giáo và đã từng là nơi đặt Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh và Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite.

Năm 2013, quân nổi dậy Syria chiếm được Raqqa. Tuy nhiên, quân chính phủ vẫn còn giữ được phi trường Al-Tabqa lân cận và dùng phi trường này làm căn cứ để mở các cuộc không kích vào thành phố Raqqa, gây thiệt hại nặng cho quân nổi dậy. Trước các cuộc không kích kinh hoàng này, đa số các Kitô hữu đã bỏ chạy khỏi Raqqa trong năm 2013.

Lợi dụng tình trạng quân nổi dậy Syria bị quân chính phủ đánh nhừ tử, cuối năm 2013, bất kể các hiệp nghị trước đó, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công vào quân nổi dậy Syria và ngày 13 tháng Giêng 2014 chiếm được thành phố này.

Raqqa là nơi tiêu biểu cho sự tàn bạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Thật vậy, sau khi chiếm được Raqqa, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tử hình tất cả những người Hồi Giáo Alawites, đóng đinh các tín hữu Kitô còn sót lại, phá hủy tất cả các nhà thờ Kitô Giáo, trừ ra nhà thờ Các Thánh Tử Đạo của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Armenia bị chúng sử dụng làm bộ chỉ huy cảnh sát Hồi Giáo.

Ngày 10 Tháng 8 năm 2014, quân khủng bố Hồi Giáo IS tiến đánh phi trường Al-Tabqa. Sau nửa tháng giao tranh ác liệt, ngày 24 tháng 8, phi trường Al-Tabqa lọt vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS. 170 quân nhân Syria tử trận. 250 quân nhân bị bắt sống và tất cả đều bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS xử tử.

Số dân tại Raqqa không đông đúc như Mosul. Dân chúng liều lĩnh chạy trốn trước sự tàn bạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và để khỏi chết vì bom đạn của rất nhiều nước. Chẳng hạn, như hôm 15 tháng 11 năm 2015, nổi giận vì bị tấn công khủng bố tại Paris, Pháp đưa máy bay thả 20 trái bom vào nhiều địa điểm.

Suốt trong đêm mùng 6 rạng sáng ngày 7 tháng 6, liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo mở 25 cuộc không kích dữ dội vào thành phố Raqqa, mở đường cho quân SDF, gồm chủ yếu là người Kurd, mở chiến dịch giải phóng thành phố Raqqa.

SDF theo phương châm là đa sắc tộc, đa tôn giáo, duy trì tính thế tục, cổ vũ dân chủ nên thu hút được đông đảo người của nhiều tôn giáo tham gia. Ít nhất 30% quân số của SDF là nữ giới nhưng các nữ quân nhân này tỏ ra rất thiện chiến.
 
Úc lên tiếng chào mừng chiến thắng Raqqa, lo ngại khủng bố trở về nước
Đặng Tự Do
16:57 19/10/2017
Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop lên tiếng chào mừng chiến thắng Raqqa nhưng bày tỏ lo ngại rằng 110 công dân Úc tham gia với bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Syria có thể trở về Úc.

Bà Bishop nói với Sky News hôm 19 tháng 10 rằng: “Tôi không biết liệu tất cả 110 người này còn sống hay đã chết và có thể tìm cách quay lại Úc hay không; và đó là lý do tại sao chúng tôi theo dõi tình hình với những quan ngại sâu xa”.

“Chúng tôi đang làm việc với các đối tác trong khu vực để trao đổi thông tin.

“Chúng tôi sẽ tìm cách theo dõi họ và ngăn chặn không để họ thực hiện các cuộc tấn công khủng bố trên đường về nhà hoặc thực sự ở Úc.”

Bà nói có những lo ngại các chiến binh có thể trở lại “nếu họ sống sót”.

Hơn 80 người Úc đã bị giết ở Trung Đông sau khi gia nhập tổ chức khủng bố IS.

Các quốc gia Tây phương có lẽ muốn thấy bọn khủng bố Hồi Giáo IS bị tiêu diệt hoàn toàn và phần nào thất vọng trước quyết định của Lực Lượng Dân Chủ Syria cho bọn khủng bố được đầu hàng tập thể.
 
Vài nét về quốc gia Bangladesh nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm
Đặng Tự Do
18:43 19/10/2017
ĐTC tấn phong Hồng Y cho ĐTGM Patrick D'Rozario ngày 19/11/2016
Cùng với Ấn Độ, miền đất Bangladesh ngày nay đã từng được thánh Tôma Tông Đồ đến truyền giáo và một con số đông đảo dân chúng đã đón nhận đức tin Kitô. Chẳng may, vào thế kỷ thứ 10, thánh chiến Hồi Giáo xâm chiếm vùng này và hầu hết dân chúng cải đạo sang Hồi Giáo.

Năm 1598, một linh mục người Bồ Đào Nha theo chân các thương gia đã đến được vùng này. Cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé đã được tái sinh từ đó.

Sau thời kỳ cai trị của Anh, vào năm 1947, Ấn Độ thuộc Anh được chia thành hai quốc gia độc lập là Ấn Độ và Pakistan. Trong 24 năm sau đó, Bangladesh hiệp nhất với Pakistan thành một quốc gia duy nhất. Pakistan được gọi là Tây Hồi, trong khi Bangladesh được gọi là Đông Hồi. Cuộc chiến tranh giải phóng Đông Hồi khỏi tay người Pakistan thành công vào năm 1971, và quốc gia Bangladesh được chào đời, đặt thủ đô tại Dhaka.

Theo thống kê vào tháng 7 năm nay, quốc gia nghèo khổ này có đến 157,826,600 dân trong đó 98% dân chúng là người theo sắc tộc Bengali. Về mặt tôn giáo, 89.1% theo Hồi Giáo, 10% theo Ấn Giáo. 0.9% số dân còn lại theo Phật Giáo và Kitô Giáo.

Người Công Giáo chỉ chiếm khoảng 350,000 người; tức là chưa đến 0.2% dân số. Khó có thể biết chính xác có bao nhiêu người Công Giáo tại quốc gia này vì số đông người Công Giáo tại đây là dân cư của các bộ lạc sống rải rác tại các vùng hẻo lánh.

Hội Đồng Giám Mục Bangladesh được hình thành vào năm 1971 ngay sau khi quốc gia này giành được độc lập từ Pakistan.

Từ ngày quốc gia Bangladesh được khai sinh, các vị Giáo Hoàng đã nâng lên hàng Giám Mục tổng cộng 34 vị trong đó 14 vị vẫn còn tại thế, cai quản 2 tổng giáo phận là tổng giáo phận thủ đô Dhaka và tổng giáo phận Chittagong và 6 giáo phận.

Đức Hồng Y Patrick D'Rozario là vị Hồng Y tiên khởi và cũng là vị Hồng Y duy nhất trong lịch sử Bangladesh. Ngài là Tổng Giám Mục thủ đô Dhaka.

Tuy là một thiểu số nhỏ bé giữa một đại đa số những người Hồi Giáo, Giáo Hội tại đây rất năng động, đặc biệt là trong các lãnh vực giáo dục, y tế và bác ái. Chính vì thế, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được chào đón nhiệt liệt khi ngài thăm Dhaka vào tháng 11 năm 1986.

Chẳng may là trong hai thập niên trở lại đây trào lưu cực đoan Hồi Giáo phát triển mạnh tại quốc gia này. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các nhóm nhân quyền thường đánh giá Bangladesh như một quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì bạo lực nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm cả người Ấn Giáo lẫn các Kitô hữu.

Tiêu biểu cho tình trạng bạo lực đối với Kitô hữu là một cuộc tấn công bằng bom vào năm 2001 vào một nhà thờ Công Giáo trong Thánh Lễ sáng Chúa Nhật, giết chết chín người và làm bị thương hàng chục người khác.

Kể từ khi al-Qaida và ISIS lần lượt chào đời, bạo lực, đe dọa và các hình thức đàn áp người không theo đạo Hồi đã tăng lên ở Bangladesh một cách chóng mặt. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2014 cho thấy chính phủ nước này chẳng có một nỗ lực nào nhằm bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số.

Tháng Giêng năm 2014, khi nhiều người Công Giáo sử dụng quyền công dân của họ là tham gia vào cuộc bầu cử Quốc Hội, như những công dân khác, hàng trăm nhà cửa của họ đã bị đốt cháy và 8 người Công Giáo bị đánh đập tàn tệ.

Tháng 7 năm 2014, một đám đông 60 người đã tấn công một tu viện Công Giáo, đánh đập các nữ tu và một linh mục.

Tháng 4 năm 2015, một đám đông tấn công các nhà thờ và đâm một linh mục đang cử hành Lễ Phục sinh.

Tháng 12 năm 2015, ba anh chị em một gia đình Công Giáo bị tấn công trong khi ở trong nhà. Hai cô gái bị thương nghiêm trọng.

Đầu tháng 2 năm 2016, một nhóm 20 người đột kích vào nhà thờ và một tu viện vào ban đêm. Các nữ tu đã bị đánh đập và tài sản bị cướp phá.

Tháng 7 năm 2016, gần hai chục người đã bị giết bởi bọn khủng bố Hồi Giáo trong một cuộc tấn công vào một nhà hàng nổi tiếng ở Dhaka, nơi các Kitô hữu và những người không phải Hồi giáo khác, chủ yếu là người nước ngoài, thường đến ăn ở đó.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Phú kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Phương Nga
10:12 19/10/2017
Hàng năm giáo hội toàn cầu mừng kính lễ Mẹ Maria hiện ra tại làng Fatima thuộc Bồ Đào Nha từ ngày 13-05-1917 đến 13-10-1917 và năm nay là dịp đặc biệt 100 năm,nên trên tinh thần ấy giáo xứ Tân Phú cũng đã kỷ niệm việc mừng kính và thông báo rộng rãi cho mọi người quy tụ về lúc 12g ngày 13-10-2017 tại thánh đường giáo xứ.

Xem Hình

Khi chuông báo lễ vang lên thì nhà thờ đã chật kín không còn chỗ trống.Hội các bà mẹ Công Giáo đã phụ trách hầu hết các công tác như:Trang trí kiệu hoa Mẹ Maria,đặt bàn Làm phép hoa và Hát lễ.

LÀM PHÉP HOA:

Trước khi rước kiệu,cộng đoàn được coi một video trình thuật về cuộc hiện ra tại Fatima và nhờ sự kiện vĩ đại đó mà có nhiều người trở lại với Chúa và được chữa lành bệnh tật;kế tiếp Cha Giuse Phạm Công Minh (Phó xứ) cùng quý Cha Đồng tế đến trước bàn đặt hoa có hàng ngàn bông Huệ trắng cử hành nghi thức Làm phép hoa để các Bà mẹ Công Giáo phân phát cho mỗi người cầm đi rước,dù rất đông nhưng ai nấy đều trang nghiêm và giữ trật tự

RƯỚC KIỆU :.

Đúng 12g cuộc rước bắt đầu,cộng đoàn xếp thành hai hàng với Thánh giá Nến cao,các đoàn thể trong đồng phục trắng,kiệu hoa Mẹ Maria,Lễ sinh cùng Cha Giuse Phạm Công Minh chủ sự,Cha Giuse Phạm An Ninh (giáo xứ Thị Nghè)Cha Phêrô Cao Quang Vinh (Chánh xứ Tân Thành –Kênh Tư 2 Kiên Giang ,Cha Giuse Kiều Hoàng An và Cha Giuse Maria Nguyễn Quốc Tuấn.Đoàn rước đã đi vòng quanh hành lang nhà thờ rồi trở vào thánh đường và Quý Cha tiến lên bàn thánh.

THÁNH LỄ :

Cha chủ sự nói với cộng đoàn “ Hôm nay,vào giờ trưa này cùng với giáo hội toàn cầu chúng ta cung nghinh Mẹ Maria để kỷ niệm 100 năm Mẹ đã hiện ra tại Fatima Bồ Đào Nha và năm nay là năm đặc biệt đối với lễ kỷ niệm này,mỗi lần mừng kính Mẹ chúng ta hãy nhớ đến 3 mệnh lệnh Mẹ đã ban cho chúng ta: Hãy ăn năn đền tội-Hãy lần hạt Mân Côi –Hãy tôn sùng Trái tim của Mẹ.”

Bài đọc 1: Bài Trích sách Tiên tri Isaia (Ông Ký An đọc)

Bài đọc 2: Bài trích thứ Thánh Phaolo Tông đồ gửi Tín hữu Rôma(Chị Cảnh đọc)

Theo bài Tin mừng Thánh Luca về việc Sứ thần Gabiriel truyền tin cho Mẹ Maria Cha Giuse Maria diễn giảng :

Tháng Mân côi hay còn gọi là tháng Hoa Hồng để kính nhớ mầu nhiệm Mân côi mà qua đó Mẹ Maria đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa từ khi được Sứ thần truyền tin,đến lúc sinh hạ Chúa và cuộc đời vâng phục trong khó nghèo,và cuối cùng là sự Đồng công trên đồi Can-vê lúc Chúa Giêsu chịu nạn.

Đức Thánh Cha Benedicto đã nói”Nếu cho tôi một Đội quân biết lần hạt,tôi sẽ thống trị cả thế giới này..”hay Đức Thánh Giáo hoàng Phaolo II khi đăng quang đã tha thiết”Con xin dâng mọi sự của thế giới này cho Mẹ.”

Năm đó,Đức Mẹ đã hiện ra tại một làng nhỏ tên là Fatima nước Bồ Đào Nha;nếu đọc lại lịch sử từ năm 1914 đến 1918 khi chiến tranh Thế giới thứ 1 bùng nổ thì khắp nơi đau khổ,nhà nhà tang tóc,đặc biệt ở phương Tây,lúc ấy Nga Hoàng đang thống trị rồi toàn gia đình Ông đã bị tiêu diệt bởi một Đảng Vô thần( Bolshevicks) chúng đi đến đâu thì gieo đau thương đến đó và Lãnh tụ của Đảng này luôn muốn tiêu diệt tất cả những người theo đạo Công Giáo.

Vì vậy,Mẹ Maria đã hiện ra tại Fatima không phải cho những gương mặt vĩ đại hoặc có chức có quyền mà Mẹ hiện ra với 3 trẻ Mục đồng là Lucia,Giaxinta và Phanxico để truyền 3 mệnh lệnh:

- Hãy ăn năn xám hối

- Hãy lần hạt Mân côi

- Hãy tôn sùng Trái tim Đức Mẹ.

Tại sao kinh Mân côi lại quan trọng như vậy ?mặc dù chỉ có 3 kinh :Lạy Cha,Kính mừng và Sáng danh ?vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem:

Kinh Lạy Cha là tôn vinh Thiên Chúa diễn tả căn tính của con người chúng ta và Chúa trời là Cha của chúng ta.

Kinh Kính mừng là kinh của mầu nhiệm Nhập thể,nhắc lại khi xưa sứ thần Gabiriel truyền tin cho Đức Maria và ngài đã rợp bóng trên Mẹ Maria thế nào thì ngày nay ngài cũng rợp bóng trên chúng ta như vậy.

Kinh Sáng danh là lời kinh ca tụng Thiên Chúa Ba ngôi vì ngài là Vua vũ trụ mà chúng ta lại gọi Chúa là Cha.

Ước mong sao mừng lễ Mẹ Maria hiện ra tại Fatima 100 năm,chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa;chúng ta gọi ABBA nghĩa là Cha ơi ! thì chúng ta sẽ được tràn đầy hồng ân của Chúa và chúng ta được Chúa che chở và nâng đỡ trong cuộc sống.

Hãy cầu xin Mẹ Maria để Mẹ chuyển cầu cho chúng ta và qua Mẹ chúng ta được Chúa cứu giúp trong những cơn hoạn nạn của cuộc đời.

Trước khi ban phép lành Cha chủ sự Giuse đã thay mặt Cha xứ Giuse gửi lời tri ân đến Quý Cha đồng tế đã không ngại xa xôi đến dâng lễ hiệp thông,cám ơn Quý Hội đồng Mục vụ,Hội các Bà mẹ Công Giáo đã chuẩn bị Kiệu Hoa,chuẩn bị Bàn Làm phép hoa để cộng đoàn cầm đi rước và ca đoàn Các Bà mẹ Công Giáo đã hát rất hay,cùng tất cả mọi người đã đóng góp cho buổi lễ hôm nay.

Buổi lễ kết thúc lúc 13g cùng ngày trong niềm tin yêu vào Chúa và Mẹ Maria sẽ luôn chúc lành cho mọi người.

Phương Nga

Truyền thông TGP Sài Gòn

Giáo xứ Tân Phú
 
Hình ảnh Gx Fatima-Ft Worth-TX khánh thánh Đài Đức Mẹ Fatima.
Lê Phước
14:00 19/10/2017
Chúa Nhật 15 tháng 10 năm 2017 lúc 10:00 giờ Đức Cha Michael Fors Olson đã làm phép khánh thánh Đài Đức Mẹ Fatima tại Giáo Xứ Fatima Fortworth Texas; cùng dâng thánh lễ kỷ niệm 16 năm thành lập giáo xứ:

Xin xem hình ảnh
 
Thông Báo
Cáo phó: LM Gioan Baotixita Phạm Năng Trí qua đời Xóm Mới
Gia đình LM Gốc Phát Diệm
20:33 19/10/2017
Nhà V
CÁO PHÓ
Gia đình LM gốc Phát Diệm, Nhà Vãng Lai PD và Giáo xứ Phú Hải kính báo:

CHA CỐ GIOAN BAOTIXITA PHẠM NĂNG TRÍ
Linh mục Sàigòn, gốc Gp. Phát Diệm
Sinh ngày 17.12.1922 tại Xuân Hồi, Kim Sơn, Ninh Bình,
thuộc Gx. Cách Tâm, Gp. Phát Diệm,
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 1g47 sáng thứ sáu 20.10.2017
hưởng thọ 95 tuổi với 67 năm Linh Mục.

Chương trình lễ tang :
* Lễ nhập quan : 10g30 thứ sáu 20.10.2017 tại Nhà Vãng Lai Phát Diệm, 102 Chiến Thắng P.9 Q.Phú Nhuận.
* Di quan đến Nhà thờ Phú Hải : 4g30 chiều thứ bảy 21.10.2017
* Lễ An táng : 9g00 thứ hai 23.10.2017 tại Nhà thờ Phú Hải, 69 Cô Giang P.1 Q.Phú Nhuận.
* Hoả táng tại Bình Hưng Hoà.

Tiểu sử của Cha cố Gioan Baotixita Phạm Năng Trí :
* 17.12.1922 : Sinh tại Xuân Hồi, Kim Sơn, Ninh Bình, thuộc Gx. Cách Tâm, Gp. Phát Diệm
* 15.08.1935 : Nhập Tiểu chủng viện Phúc Nhạc
* 07.09.1944 : Nhập Đại chủng viện Thượng Kiệm, Phát Diệm
* 02.12.1950 : Thụ phong Linh Mục tại Nhà thờ Chính toà Phát Diệm
* 01.01.1951 : Phó Xứ Giáo xứ Dưỡng Điềm
* 15.08.1951 : Giám thị tại Tiểu chủng viện Phúc Nhạc
* 30.06.1954 : Di cư vào nam cùng với Tiểu chủng viện
* 1954-1968 : Tiếp tục làm Giám thị rồi Giáo sư Pháp văn tại Tiểu chủng viện Phát Diệm Phú Nhuận
* 1962-1968 : Phụ trách thêm Xóm đạo Phú Hải (tức là Đội Có)
* 1968-2002 : Chính Xứ tiên khởi Giáo xứ Phú Hải, Giáo hạt Phú Nhuận
* 2002-2011 : Nghỉ hưu tại Nhà thờ Phú Hải
* 2011-2017 : Nghỉ hưu tại Nhà Vãng Lai Phát Diệm Phú Nhuận.

Xin Quý Hồng Y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ và giáo dân hiệp ý cầu nguyện. R.I.P.

Cộng đoàn Gx. Phú Hải, Nhà Vãng Lai
và Gia đình LM gốc Phát Diệm cùng Linh tông Huyết tộc kính báo
 
Văn Hóa
Sự đồng lõa của Kitô hữu
Vũ Văn An
23:19 19/10/2017
Năm 1938, trước những cuộc tấn công thiếu hiểu biết của người vô thần đối với Kitô Giáo, nhà thần học Dòng Tên Henri de Lubac nêu câu hỏi: “nếu một hiểu lầm như thế xuất hiện và tự củng cố, nếu một tố cáo như thế được chấp nhận rộng rãi, thì há đó không do lỗi chúng ta hay sao?” Câu hỏi của de Lubac nói lên sự kiện đáng lo ngại này: nếu các biếm họa về Kitô Giáo đang được phổ biến và xem ra đáng tin, thì các Kitô hữu là những người phải chịu trách nhiệm một phần. Vì dù sao, chủ nghĩa duy tục tại Phương Tây cũng là hiện tượng “xẩy ra ngay trong nhà”; và dù có xét về phương diện hoàn cầu đi chăng nữa, thì hiện tượng vô tín ngưỡng phổ quát hiện nay cũng chủ yếu là một đặc điểm của các xã hội hậu Kitô Giáo. Chính Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay của Vatican II cũng đã nhìn nhận như thế: “Các tín hữu có thể đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát sinh ra chủ nghĩa vô thần, vì qua việc sao lãng nền giáo dục đức tin, qua việc giảng dạy những lý thuyết sai lạc, hoặc qua những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý hay xã hội của mình, có thể nói đúng hơn họ đang che dấu hơn là biểu lộ khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa và của tôn giáo mình”.

Năm mươi năm sau, có lẽ ta vẫn cần lưu tâm đến giáo huấn trên. Người ta thường nghe những nhận định đại loại như nhà văn vô thần này hay nhà văn vô thần kia chỉ đánh vào khoảng trống hay đánh vào những kẻ thù thần học tưởng tượng. Thiên Chúa mà những người như Richard Dawkins hay Sam Harris không tin thực ra không phải là vị Thiên Chúa của người Kitô hữu. Dù những nhận định như thế rất đúng, nhưng ta vẫn không nên tránh né vấn đề sâu xa hơn. Nếu nền thần học Kitô Giáo dễ bị trình bày sai kiểu hí họa, hay nếu Kitô hữu bị tai tiếng là những người không biết suy nghĩ hợp lý, thì chắc chắn điều này không tự không mà có được. Há những kẻ thù tưởng tượng kia không phải là những kẻ thù mà chính ta đã góp phần tạo ra đó ư?

Như Công Đồng Vatican II vốn nhắc nhở, sự đồng loã của Kitô hữu trong việc lớn mạnh của hiện tượng vô tín hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi tri thức. Ấy thế nhưng, thiên kiến phổ quát cho rằng Kitô Giáo không những chỉ phi lý, mà thực sự còn phản lý trí nữa đã soi mòn khả năng của ta trong việc làm chứng cho “niềm hy vọng trong ta” (1Pr 3:15) một cách đầy thuyết phục. Do đó, sửa chữa lại thiên kiến này là nhiệm vụ khẩn cấp của công cuộc tân phúc âm hóa. Bài này vì thế sẽ tập chú vào vấn đề đức tin. Ý niệm cốt lõi này của Kitô Giáo nằm ngay tại tâm điểm các phê phán gần đây của người vô thần. Nó cũng là điển hình hàng đầu của điều cả de Lubac lẫn Vatican II muốn nói.

Nhưng trước nhất, có những bài học chủ yếu ta có thể học được từ quá khứ.

‘Người vô tín ngưỡng nhạo cười’

Vấn đề căn bản của ta, tức việc ta không nên gạt bỏ những người vô tín ngưỡng có suy nghĩ, là vấn đề không mới lạ gì. Thánh Augustinô, trong cuốn “Giải thích nghĩa đen Sách Sáng Thế” (khoảng năm 393), vốn đã thúc giục các đồng đạo của ngài không nên khinh xuất “dựa vào Thánh Kinh” để đưa ra các tuyên bố về chủ đề khoa học. Vì biết nhiều người không theo Kitô Giáo nhưng có hiểu biết vốn coi các kiến thức của họ trong các lãnh vực thiên văn học, sinh học, thực vật học và địa chất học là “chắc chắn nhờ lý lẽ và kinh nghiệm”, nên ngài bảo: “Đối với người vô tín ngưỡng, quả là điều đáng xấu hổ và nguy hiểm khi nghe người Kitô hữu dựa vào ý nghĩa của Thánh Kinh để nói những điều vô nghĩa về các chủ đề này; và ta nên dùng mọi phương tiện để ngăn chặn một tình huống đáng xấu hổ như thế, một tình huống khiến người ta chứng minh được sự ngu dốt lớn lao của Kitô hữu và cười khinh nó” (số 39).

Mối lo chính của Thánh Augustinô là những người không phải là Kitô hữu này, khi nghe những quan điểm lầm lẫn bị qui cho Thánh Kinh ấy, sẽ lập tức bác bỏ và cười nhạo chính Kitô Giáo. Ngài nói thêm: “Nếu họ thấy một Kitô hữu lầm lẫn trong lãnh vực họ biết rất rõ và nghe người này duy trì những ý kiến ngây ngô về các sách của ta, thì làm sao họ tin được những sách nói về các vấn đề liên quan tới việc sống lại của người chết, niềm hy vọng được sống đời đời, và nước trời, khi họ cho rằng các sách này chỉ chứa toàn những điều sai lầm về những sự kiện họ vốn học được nhờ kinh nghiệm và ánh sáng lý trí?”.

Ngài nghiêm khắc quở trách “những người trình bày Sách Thánh một cách khinh xuất và thiếu khả năng” vì muốn “bênh vực các tuyên bố hoàn toàn ngây ngô và rõ ràng không đúng của họ” đã trích dẫn những đoạn thánh kinh học thuộc lòng “mà họ cho là có thể hỗ trợ cho quan điểm của họ” bất chấp sự kiện này là “họ không hiểu điều họ nói và cũng chẳng hiểu những điều họ quả quyết” (trích 1Tm 1:7).

Mấy thế kỷ sau, Thánh Tôma Aquinô đã lưu ý tới lời cảnh cáo của Thánh Augustinô. Đứng trước hai lối giải thích khác nhau đối với chương 1 Sách Sáng Thế, cả hai lối đều do các nhà chú giải học thức và thánh thiện, Thánh Tôma đã không chọn lối giải thích thông thường hơn và rõ ràng theo nghĩa đen nhiều hơn, chủ yếu vì lối giải thích kia bảo vệ được Thánh Kinh khỏi bị irrisio infidelium “người vô tín ngưỡng nhạo cười” (Sentences, 2.2, d. 12, a. 2).

Điểm bàn ở đây là Thiên Chúa tạo dựng mọi sự qua nhiều giai đoạn khác nhau, mà xem ra trình thuật ngày qua ngày của Sách Sáng Thế muốn nói, hay Người tạo nên chúng ngay lập tức trong một hành động duy nhất? Dù cho rằng cả hai lối giải thích đều có thể chấp nhận được, nhưng Thánh Tôma nghĩ lối giải thích sau “dễ chấp nhận hơn” vì ngài lưu ý tới ý kiến của các triết gia không phải là Kitô hữu.

Lý luận của ngài ở đây khá làm ta ngạc nhiên, nhất là vì ngài nhằm lý do hộ giáo, nghĩa là phát xuất từ ý muốn trình bày học lý Kitô Giáo trong một ánh sáng hấp dẫn nhất, nhằm lôi cuốn người ngoài. Tuy nhiên, đây không hẳn là chủ điểm của Thánh Tôma. Giống Thánh Augustinô, ngài thừa nhận sự khôn ngoan và kiến thức mà nhiều người vô tín ngưỡng vốn có trong các vấn đề khoa học và triết học. Do đó, trừ khi đụng tới một điểm chủ yếu nào đó của đức tin Kitô Giáo, nếu lối giải thích Thánh Kinh đặc thù nào có cơ trở thành trò cười cho họ, thì ta nên coi lối giải thích ấy là không đúng.

Tin không cần chứng cớ?

Điểm được cả thánh Augustinô và thánh Tôma nhấn mạnh không phải chỉ đúng trong trường hợp giải thích Sách Sáng Thế mà thôi, tuy đây là một lãnh vực quan trọng. Ta hãy nhớ câu trích dẫn từ hiến chế mục vụ “Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” nói về “việc sao lãng nền giáo dục đức tin” và “việc giảng dạy những lý thuyết sai lạc” như là yếu tố góp phần tạo ra sự vô tín ngưỡng thời nay. Cả hai yếu tố ấy đều dễ dàng phát sinh ra “sự nhạo cười của người vô tín ngưỡng”, một nhạo cười mà Thánh Augustinô cho rằng đã nhắm vào Kitô Giáo một cách lầm lẫn.

Hãy xem cái hiểu đức tin của Richard Dawkins trong cuốn The Selfish Gene (1976): “tin tưởng mù quáng, không cần chứng cớ, thậm chí bất chấp cả chứng cớ”. Đây không hẳn là luận điệu của riêng Dawkins. A. C. Grayling, trong cuốn Against All Gods (2007), từng viết rằng: “đức tin là cam kết tin điều trái với chứng cớ và lý lẽ”. Ông ta còn trích dẫn Sam Harris, người từng viết trong cuốn The End of Faith rằng: “nổi tiếng xưa nay cả về những chủ trương vô lý lẫn việc ít ỏi chứng cớ… [niềm tin tôn giáo] tạo ra một thứ đặc trưng văn hóa hết sức hủ bại, một điểm ảo mà qua nó ngôn từ hợp lý không còn nữa”. Cách định nghĩa đức tin này là điều chủ yếu để có thể hiểu được sự nổi giận của những người tân vô thần đối với Kitô Giáo và tôn giáo nói chung. Luận bác chính của họ không hẳn cho rằng các chủ trương của Kitô Giáo sai lầm, mà đúng hơn khi hiển dương đức tin, Kitô Giáo đã cố tình cổ vũ và ca ngợi tính vô lý. Bởi thế, theo Dawkins trong cuốn The God Delusion (2006): “đức tin (tin không cần chứng cớ) là một nhân đức. Các niềm tin của bạn càng bất cần chứng cớ, thì bạn càng nhân đức. Những tín hữu tuyệt diệu nào càng tin những điều thật quái dị, không được hỗ trợ và không thể được hỗ trợ, bất chấp chứng cớ và lý lẽ, càng được đặc biệt tưởng thưởng”.

Vấn đề ở đây là đó không phải là ý nghĩa thực sự của niềm tin, dù là niềm tin tôn giáo hay không. Vì hạn từ tin (faith) do nguyên ngữ Latinh fides mà ra. Mà fides trước nhất có nghĩa là tin tưởng, tín thác (trust). Bởi thế, tin điều gì có nghĩa tin tưởng điều ấy sẽ xẩy ra, và tin vào ai là tin tưởng rằng họ sẽ không bá láp (blab) bất cứ điều gì người khác nói với họ. Cũng chính vì thế người ta thích lấy Fido đặt tên cho những con chó trung thành, tín trung và đáng tin cậy. Tin, hiểu như tín thác, có thể vì những lý do xấu hay vì những lý do tốt. Nhưng đó không phải chỉ là những điều người ta nại tới khi không có lý do chính đáng. Nói tới niềm tin trong ngữ cảnh minh nhiên Kitô Giáo cũng thế. Dù đức tin được hiểu là “hồng ân của Thiên Chúa, một nhân đức siêu nhiên” (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 153), nhưng nó vẫn là một loại tin tưởng, tín thác. Và người Kitô hữu chúng ta xác tín rằng ta có đầy đủ lý do và chứng cớ để bênh vực cho niềm tín thác ấy.

Bất hạnh thay, chẳng cần cố gắng và thiện cảm trí thức bao nhiêu, người ta cũng thấy lý do tại sao người vô tín ngưỡng vẫn cho rằng đối với Kitô hữu, đức tin là một “niềm tin không chứng cớ”. Vì sự thật là Kitô hữu luôn nói tới đức tin bằng những hạn từ như thế và đã làm việc này hàng bao thế kỷ qua. Ta đã quá thành thạo trong việc tránh né những câu hỏi khó khăn của những trẻ em thích tìm hiểu, của những người đồng sở vô tín ngưỡng hay của cả các dự tòng trong các nhóm khai tâm Kitô Giáo trưởng thành, bằng cách lẩn tránh vấn đề dưới danh nghĩa “đức tin”. Thực tế, việc định nghĩa sai lầm về đức tin này đã trở thành thành phần cố hữu của tập vựng phổ thông. Thậm chí cuốn phim gốc “Miracle on 34th Street” (1947), chẳng hạn, đã đưa vào một dòng nghe như trích thẳng từ The God Delusion: “đức tin có nghĩa tin cả những điều lương tri bảo bạn đừng tin”.

Như thế, Kitô hữu chúng ta đã tự mở cửa cho các nhạo cười của người vô tín ngưỡng được đại biểu bởi các trước tác tân vô thần. Dĩ nhiên, đây không phải chỉ là vấn đề duy nhất ta thực hiện từ trước đến nay. Thực vậy, câu Thánh Augustinô viết trên đây cũng có thể đã được viết đi viết lại từng lời vào lúc này: những người thậm chí chỉ làm quen qua loa với khoa sinh vật học hiện đại cũng có thể, và thực sự đã, đưa ra những tuyên bố nực cười liên quan tới ý nghĩa của Sáng Thế 1. Tuy nhiên, như trên đã nói, đức tin là tâm điểm của việc làm Kitô hữu: nó là viên đá góc của mọi điều ta tuyên xưng.

Phúc âm hóa bắt đầu từ trong nhà

Ở đây, chúng ta tập chú vào đức tin và, với sự hỗ trợ của Thánh Augustinô và Thánh Tôma, vào Sách Sáng Thế. Nhưng thực ra điểm căn bản, tức “Các tín hữu có thể đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát sinh ra chủ nghĩa vô thần, vì đã sao lãng nền giáo dục đức tin, đã giảng dạy những lý thuyết sai lạc” sâu xa hơn thế. Giải pháp, do đó, là mọi người chúng ta phải thực sự học hỏi hơn nữa về đức tin, và được hỗ trợ và khích lệ cần thiết để làm việc này. Phúc âm hóa bắt đầu từ trong nhà. Hay như Đức Phaolô VI từng viết trong “Evangelii Nuntiandi”: “Giáo Hội là người rao giảng Phúc Âm, nhưng Giáo Hội bắt đầu bằng cách tự phúc âm hóa chính mình”.

Có những học lý bị chính cả các Kitô hữu thuần thành, chứ đừng nói người vô tín ngưỡng, coi là sai lầm, hay nói theo kiểu thời thượng “chẳng ăn uống gì” (out of touch). Điều này thực ra không làm ta ngạc nhiên. Ta đừng quên tường trình của Thánh Kinh về phản ứng đầu tiên của “nhiều môn đệ” đối với học lý Thánh Thể: “Lời dạy này khó nghe quá; ai mà chấp nhận cho được?” (Ga 6:60). Ấy thế nhưng, điều này càng nhấn mạnh hơn nữa nhu cầu học giáo lý được các nhà dẫn đạo tân phúc âm hóa cổ vũ. Đức Gioan Phaolô II, chẳng hạn, từng luận giải trong “Redemptoris Missio” rằng: “không thể xác định rõ các biên giới giữa chăm sóc mục vụ tín hữu, tân phúc âm hóa và hoạt động truyền giáo chuyên biệt, và không thể tưởng tượng được việc tạo ra các rào ngăn giữa chúng với nhau hay đặt chúng vào những ngăn tủ kín bưng”.

Trên đây, ta đã ghi nhận quan điểm của Vatican II trong việc chẩn đoán chủ nghĩa vô thần hiện đại, với việc nhìn nhận rằng người Kitô hữu phải chịu trách nhiệm một phần về sự xuất hiện và tính đáng tin của nó. Công đồng cũng nhìn vào bên trong khi đưa ra phương thuốc như sau: “Phải tìm câu trả lời cho chủ nghĩa vô thần ở việc trình bày học lý cách thích hợp, và ở toàn bộ lối sống của Giáo Hội và các chi thể Giáo Hội”. Hơn nữa, điều chủ yếu “là làm chứng bằng một đức tin sống động và trưởng thành, tức một niềm tin được giáo dục khiến ta có khả năng nhìn rõ các khó khăn và khuất phục chúng”. Hay, như lời Henri de Lubac: “Nếu có quá nhiều quan sát viên, những người vốn không thiếu sắc sảo hay tinh thần tôn giáo, hiểu lầm trầm trọng về yếu tính của Kitô Giáo đến thế, thì há đó không phải là dấu chỉ người Công Giáo nên cố gắng hiểu yếu tính ấy tốt hơn đó sao?”.

Rất có thể Thiên Chúa “chọn những người ngu khờ trên thế gian để làm xấu hổ người khôn ngoan” (1Cor 1:27). Nhưng chắc chắn Người không chọn họ để làm xấu hổ cả Người lẫn chính họ.

Viết theo Stephen Bullivant, giảng sư thần học tại Cao Đẳng St. Mary, London, trong cuốn Faith and Unbelief (Paulist Press, 2014).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Thắp Nến Kính Mẹ Fatima
Dominic Đức Nguyễn
08:44 19/10/2017
ĐÊM THẮP NẾN KÍNH MẸ FATIMA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại Fátima, Lisboa, Portugal)

Ðến bên Me, vui thoả sức nhiệm mầu
Ngàn lời kinh, xin trọn suốt đêm thâu
Maria Mẹ ơi!, trời cao Mẹ đã thấu
Tấm lòng con, cảm ta biết bao sâu
(Trích thơ của Kẻ Tri Ân)