Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 19/10: Khốn cho các Ngươi! Khốn cho các Ngươi! – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:12 18/10/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Chúa phán: “Khốn cho các ngươi! Hỡi những người xây cất mồ mả các tiên tri, mà tổ phụ các ngươi đã giết chết. Thật, các ngươi làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi: vì thực ra họ đã giết các vị tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ. Bởi đó mà sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã nói: Ta sẽ sai đến với chúng các tiên tri và các tông đồ, trong số các vị đó, người thì chúng giết đi, người thì chúng bách hại, khiến cho dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu của tất cả các tiên tri đã đổ ra từ lúc tạo thành vũ trụ, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria, người đã bị sát hại giữa bàn thờ và thánh điện. Phải, Ta bảo các ngươi, dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu. Khốn cho các ngươi! Hỡi những tiến sĩ luật, vì các ngươi cất giữ chìa khoá sự hiểu biết. Chính các ngươi đã không được vào, mà những người muốn vào, các ngươi đã ngăn cản họ lại”. Khi người phán bảo cùng các biệt phái và tiến sĩ luật những lời đó, thì họ bắt đầu oán ghét Người một cách ghê gớm, và chất vấn Người về nhiều vấn đề, cố gài bẫy Người để may ra bắt bẻ được lời gì do miệng Người thốt ra chăng.
Đó là lời Chúa
Của Xêda trả cho Xêda
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:54 18/10/2023
CHÚA NHẬT XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN
Is 45,1.4-6; 1 Tx 1,1-5b; Mt 22,15-21
CỦA XÊDA TRẢ CHO XÊDA
Tin Mừng hôm nay kết thúc với một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Chúa Giêsu, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử:
“Của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21).
Trong tuyên bố này, Chúa Giêsu muốn nói điều gì?
1. Vượt qua cạm bẫy
Tin Mừng cho biết: Một ngày nọ, hai nhóm chính trị bất đồng nhau nhưng liên kết nhau để chống đối Chúa Giêsu, đó là những người Pharisêu và người theo phe Hêrôđê đến hỏi Chúa Giêsu:
“Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không” (Mt 22,17)?
Họ muốn gài bẫy Chúa Giêsu. Người biết rõ điều đó, nên trả lời rằng:
“Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình” (Mt 22,18)!
Đâu là cái bẫy ẩn giấu ở đây? Nó nằm ngay trong lập luận của nhóm người này. Những người Biệt Phái vốn là những người theo chủ nghĩa quốc gia. Một cách bí mật, họ thù địch với đế quốc La Mã. Ngược lại, những người theo phe Hêrôđê là những người cộng tác và dựa dẫm vào đế quốc La Mã. Như thế, nếu Chúa Giêsu trả lời “vâng, phải nộp thuế cho Xêda,” Người tự tách mình khỏi đám dân chúng chống lại sự đô hộ của ngoại bang và Người sẽ tự cô lập mình; còn nếu Người trả lời “không, không phải nộp thuế cho Xêda,” thì phe Hêrôđê sẽ tố cáo Người ở tòa án La Mã về tội gây rối chống chính quyền.
Chúa Giêsu đã khôn ngoan biết bao khi không để mình rơi vào cạm bẫy của họ. Câu trả lời của Người đã giải quyết nút thắt vấn đề, nâng nó lên một tầm mức vô cùng sâu sắc và mang tính hoàn vũ. Không còn là sự đối lập: “Hoặc là Xêda hoặc là Thiên Chúa,” mà là: “Vừa Xêda, vừa Thiên Chúa,” mỗi vị đều có chỗ theo phạm vi của mình.
Khi yêu cầu họ lấy ra trong túi một quan tiền có hình ảnh của Xêda, Chúa Giêsu buộc họ phải mặc nhiên thừa nhận rằng ngay cả họ cũng cần đến tiền La Mã như là phương tiện trao đổi và vì thế, họ phải làm gì đó cho hoàng đế.
2. Của Xêda và của Thiên Chúa
Chúa Giêsu là người tiên phong phân biệt giữa tôn giáo và chính trị. Cho đến thời điểm đó, người ta không thể phân biệt tôn giáo và chính trị. Người Do Thái đã quen với quan niệm rằng triều đại Thiên Chúa sẽ được thiết lập bởi Đấng Mêsia như là một thứ “thần quyền chính trị” (theocracy), nghĩa là như một chính phủ được hướng dẫn trực tiếp bởi Thiên Chúa cho toàn thể thế giới qua dân tộc của họ. Trong khi đó, Chúa Giêsu đến mạc khải triều đại Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này, nhưng không thuộc về thế giới này. Triều đại đó vô hình, siêu việt, khác biệt với mọi thể chế chính trị, và vì thế có thể cùng tồn tại trong bất cứ thể chế nào trên thế giới.
Ở đây, chúng ta thấy có hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa: chủ quyền thiêng liêng thiết lập nên Triều Đại Thiên Chúa, được Chúa Giêsu trực tiếp thi hành và chủ quyền thuộc thời gian hoặc thuộc chính trị mà Thiên Chúa thực thi cách gián tiếp khi trao phó cho tự do chọn lựa của con người và đóng vai trò như là nguyên nhân đệ nhị.
Theo đó, Xêda và Thiên Chúa không còn được đặt trên cùng một trật tự, bởi vì cả Xêda cũng phải lệ thuộc vào Thiên Chúa và phải trả lẽ với Người. Trong Kinh Thánh, chúng ta gặp thấy lời khiển trách này đối với những quân vương hay các vua chúa, mà nó vẫn còn giá trị đối với nhà chính trị hôm nay:
“Vậy hãy lắng nghe, hãy cố hiểu, hỡi các bậc quân vương; hãy học cho biết, hỡi những vị đang nắm quyền trên khắp cõi trần gian… Vì chính Đức Chúa đã ban cho chư vị quyền bính và chính Đấng Tối Cao đã ban quyền thống trị… Cũng chính Người sẽ kiểm tra các việc chư vị làm và dò xét những điều chư vị toan tính” (Kn 6,1-3).
3. Nguyên tắc áp dụng
Như thế, “trả về cho Xêda, của Xêda” có nghĩa là: “Hãy trả cho Xêda điều mà chính Thiên Chúa muốn ban cho Xêda.” Thiên Chúa là Đấng Tối Cao trên mọi người, bao gồm cả Xêda. Chúng ta không được lẫn lộn hai phạm vi; chúng ta không buộc phải tôn thờ các “Xêda” như tôn thờ Thiên Chúa, hay làm tôi “hai chủ.” Kitô hữu là người tự do để cống hiến xây dựng tổ quốc, nhưng đồng thời cũng có quyền để chống lại nhà nước khi chính thể đó chống lại Thiên Chúa và luật của Người. Nếu luật dân sự chống lại luật Thiên Chúa và luật lương tâm, thì người Kitô hữu buộc phải trung thành với lề luật của Thiên Chúa và có quyền từ chối không tuân thủ luật dân sự. Chẳng hạn như luật hôn nhân gia đình, luật phá thai, luật án tử… Trong hoàn cảnh này, người Kitô hữu phải theo nguyên tắc của các Tông Đồ xưa đã làm:
“Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5,29).
Nhưng nếu chính quyền và luật dân sự không chống lại luật tự nhiên và luật Thiên Chúa, thì người Kitô hữu được mời gọi tuân thủ một cách gương mẫu. Thánh Phaolô là người đầu tiên đã rút ra những kết luận áp dụng từ giáo huấn này của Chúa Kitô. Ngài viết:
“Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập… Thật vậy, họ là người thừa hành của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác” (Rm 13,1.4).
Chính quyền phải đảm bảo các quyền lợi cho công dân, ngược lại, công dân có nghĩa vụ phải đóng góp phần mình vào việc xây dựng tổ quốc và nhà nước. Trong đó, việc nộp thuế là bổn phận công bằng và là đòi buộc của lương tâm Kitô hữu. Về vấn đề này, sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo quả quyết rằng: Trốn thuế là một trọng tội, tương đương với những tội trọng khác. Đó là một tội không chỉ liên quan đến nhà nước mà còn liên quan đến mọi công dân (x. SGLGHCG số 2409).
Ngày hôm nay, ở trên thế giới, các Kitô hữu tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và là thành viên chính trị của nhiều chính thể. Như thế, theo một cách thức nào đó, họ “là men và muối cho đời.” Với tư cách là Kitô hữu, khi tham gia các hoạt động trần thế, họ đóng góp vào việc xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, liên đới, đoàn kết và hòa bình thế giới bằng việc sống và giới thiệu các giá trị Tin Mừng cho đất nước và dân tộc mình.
Các Kitô hữu không chỉ đóng góp nội dung mà còn cả phương thức và cung cách sống nữa. Nghĩa là theo tinh thần Tin Mừng, khi tham gia vào đời sống chính trị, họ cố gắng loại bỏ thái độ thù địch, chỉ trích và hạ bệ nhau, nhưng xây dựng một nếp sống biết tôn trọng người khác, sống hiền lành, khiêm nhường. Đó là lối sống của người môn đệ Chúa Kitô phải có khi đối xử với mọi người, cả trong lãnh vực chính trị. Thật là bất xứng khi một Kitô hữu luôn giữ thái độ bất mãn, thù địch và thủ đoạn đối với người khác, nhất là với những đối lập của mình.
Quả là đẹp đẽ nếu có nhiều giáo dân Công Giáo tham gia vào điều hành trong các chính thể trên thế giới. Con số đó hiện nay vẫn còn quá ít, có lẽ chúng ta chưa cầu nguyện đủ cho họ. Thánh Phaolô khuyên người môn đệ của mình rằng:
“Trước hết, tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh” (1 Tm 2,1-2).
Chúng ta được mời gọi làm điều đó, bởi vì người Kitô hữu không chỉ đóng góp xây dựng xã hội trần thế, mà còn cầu nguyện cho những người cầm quyền nữa. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
06:21 18/10/2023
29. Chỉ có tâm hồn cực kỳ thanh khiết mới có thể chiêm ngưỡng Thiên Chúa tốt lành.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
06:25 18/10/2023
78. THÍCH SỨ ÉP DẦU
Thích sứ Giản châu là An Trọng Bá tham tiền vô hạn.
Có tên bán dầu họ Quách biết đánh cờ tướng, An Trọng Bá bèn triệu hắn ta lại đánh cờ, nhưng lại không cho phép người bán dầu cùng ngồi đánh cờ với ông ta, mỗi lần đi xong một con cờ thì bắt người bán dầu lui về góc tường đợi ông ta đi cờ, và nói:
- ”Đợi ta tính xong nước cờ thì mày có thể đến coi”.
Đánh cả ngày mà chưa hết mười con cờ, người bán dầu đứng lâu bụng đói rã rời chịu không nổi.
Qua ngày hôm sau An Trọng Bá lại kêu người bán dầu đến đánh cờ, người biết An Trọng Bá tham tiền liền nói với người bán dầu:
- “Đó là ông ta đợi ông đem lễ vật đến biếu thì ông ta mới không kêu đánh cờ nữa, ông đứng như thế thì chi bằng đem quà đến biếu rồi đi về có hay hơn không”.
Người bán dầu làm như thế, quả nhiên An Trọng Bá không kêu ông ta đến đánh cờ nữa.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 78:
Vì lòng tham mà bày ra nhiều trò chơi “cút bắt” làm khó dễ để người ta dâng biếu quà cáp cho mình, đó là những người vừa có lòng tham vừa có lòng ác và lòng độc hiểm, đó là những ông quan tham tiền tham ngày xưa của chế độ phong kiến.
Có những Ki-tô hữu khi trong giáo xứ có tổ chức hoạt động gì mà cần đến họ giúp đỡ tham gia, thì họ phải đòi cho được ông cha sở đích thân đến nhà mời mới tham gia, chứ ban hành giáo mời thì cũng như nói chuyện với…cột trụ không nhúc nhích được họ, đó là hạng người tham danh.
Có những người Ki-tô hữu khi được mời tham gia sinh hoạt giáo xứ thì nhận lời, nhưng đòi cha sở phải để cho mình toàn quyền làm việc chứ không muốn nghe theo ý kiến của ai cả bằng không thì gút-bai, đó là hạng người tham quyền.
Những người tham danh tham quyền thì cũng thường là những người tham tiền.
Có những cái “tham” đẹp lòng Thiên Chúa và có ích cho tha nhân, đó là: tham phục vụ mọi người, tham làm việc lành phúc đức, tham hy sinh khắc khổ, tham đọc kinh dâng lễ, tham cầu nguyện…
Những cái “tham” thánh thiện ấy làm cho chúng ta nên thánh giữa đời…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thích sứ Giản châu là An Trọng Bá tham tiền vô hạn.
Có tên bán dầu họ Quách biết đánh cờ tướng, An Trọng Bá bèn triệu hắn ta lại đánh cờ, nhưng lại không cho phép người bán dầu cùng ngồi đánh cờ với ông ta, mỗi lần đi xong một con cờ thì bắt người bán dầu lui về góc tường đợi ông ta đi cờ, và nói:
- ”Đợi ta tính xong nước cờ thì mày có thể đến coi”.
Đánh cả ngày mà chưa hết mười con cờ, người bán dầu đứng lâu bụng đói rã rời chịu không nổi.
Qua ngày hôm sau An Trọng Bá lại kêu người bán dầu đến đánh cờ, người biết An Trọng Bá tham tiền liền nói với người bán dầu:
- “Đó là ông ta đợi ông đem lễ vật đến biếu thì ông ta mới không kêu đánh cờ nữa, ông đứng như thế thì chi bằng đem quà đến biếu rồi đi về có hay hơn không”.
Người bán dầu làm như thế, quả nhiên An Trọng Bá không kêu ông ta đến đánh cờ nữa.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 78:
Vì lòng tham mà bày ra nhiều trò chơi “cút bắt” làm khó dễ để người ta dâng biếu quà cáp cho mình, đó là những người vừa có lòng tham vừa có lòng ác và lòng độc hiểm, đó là những ông quan tham tiền tham ngày xưa của chế độ phong kiến.
Có những Ki-tô hữu khi trong giáo xứ có tổ chức hoạt động gì mà cần đến họ giúp đỡ tham gia, thì họ phải đòi cho được ông cha sở đích thân đến nhà mời mới tham gia, chứ ban hành giáo mời thì cũng như nói chuyện với…cột trụ không nhúc nhích được họ, đó là hạng người tham danh.
Có những người Ki-tô hữu khi được mời tham gia sinh hoạt giáo xứ thì nhận lời, nhưng đòi cha sở phải để cho mình toàn quyền làm việc chứ không muốn nghe theo ý kiến của ai cả bằng không thì gút-bai, đó là hạng người tham quyền.
Những người tham danh tham quyền thì cũng thường là những người tham tiền.
Có những cái “tham” đẹp lòng Thiên Chúa và có ích cho tha nhân, đó là: tham phục vụ mọi người, tham làm việc lành phúc đức, tham hy sinh khắc khổ, tham đọc kinh dâng lễ, tham cầu nguyện…
Những cái “tham” thánh thiện ấy làm cho chúng ta nên thánh giữa đời…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lịch sử nói
Lm. Minh Anh
14:41 18/10/2023
LỊCH SỬ NÓI
“Họ đã giết các vị ấy, còn các người thì xây lăng!”.
“Chưa bao giờ có một gương sáng đạo đức nào đáng kể nơi một người không tin Chúa; bởi lẽ, lỗ hổng trong tim họ không được lấp đầy bằng chính Ngài!” - Will & Ariel Durant.
Kính thưa Anh Chị em,
Nhận xét của Will & Ariel Durant thật sâu sắc! Lời Chúa hôm nay đề cập lịch sử của một Israel không tin. Chúa Giêsu thẳng thừng nói với những kẻ chống đối Ngài, “Các người vừa chứng thực vừa tán thành việc làm của cha ông các người, vì họ đã giết các vị ấy, còn các người thì xây lăng!”. Ngài đã để ‘lịch sử nói’ đến những lỗ hổng của một dân tộc!
Chúa Giêsu tóm tắt và kết luận lịch sử của Israel là một lịch sử chối từ Thiên Chúa, giết các tiên tri. Và nay, đến lượt con cháu các tiền nhân, những kẻ chống đối Ngài, họ đang làm điều tương tự. Họ đang đi trên vết xe đổ của cha ông. Đó là lịch sử của một dân tộc không chung thuỷ, lạm dụng và vô ơn. Thế nhưng, tình yêu luôn lớn hơn sự bội bạc; Thiên Chúa luôn lớn hơn dân Ngài!
Lịch sử Israel là tấm gương phản chiếu lịch sử cuộc đời mỗi người chúng ta, đó là một ‘lịch sử nói’ ra những thất bại, bất trung của bạn và tôi như họ; và đáng khích lệ hơn, chúng ta được thôi thúc, cảm hứng để quay về với Thiên Chúa bằng việc thống hối ăn năn. Tuy nhiên, nếu không thừa nhận yếu đuối và thất bại của mình, chúng ta khác nào những người Pharisêu và luật sĩ, những kẻ sẽ chuốc lấy nợ máu vì sự cứng lòng!
Một thiếu nữ lững thững đi vào thánh đường, ngồi trong góc tối, chẳng để cầu nguyện, chẳng để chờ ai. Một bà nội trợ đi vào, tay xách giỏ rau; bà quỳ gối vài phút, sau đó, ra về. Cô gái sững sờ, cô đang đấu tranh với niềm tin. Và ngần ấy đủ cho cô! Bà ấy đã cho cô thấy niềm tin Công Giáo có cơ sở như thế nào trong đời sống. Cô đứng dậy, hớn hở ra về. Chúa quan phòng đã đổ ân sủng Ngài xuống để cứu linh hồn cô, một linh hồn đang nổi loạn. Chỉ một gương sáng của bà nội trợ, cô ấy đã là một vị thánh của nước Đức, một triết gia, một nhà thơ, một văn sĩ, một vị thánh bảo trợ Âu châu được Gioan Phaolô II tôn phong ngày 11/10/1998. Đó là chị Thérèse Bénédicte Edith Stein dòng Carmel.
Qua thư Rôma hôm nay, Phaolô nói đến lịch sử một nhân loại bất chính, nhưng đó cũng là lịch sử của xót thương, “Mọi người đã phạm tội, bị tước mất vinh quang Thiên Chúa!”; nhưng “Họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa… trong Đức Kitô”. Thánh Vịnh đáp ca thật ý tứ, “Chúa luôn luôn từ ái một niềm, ơn cứu độ nơi Người chan chứa!”.
Anh Chị em,
Lịch sử của Israel, một lịch sử được xót thương! Cũng thế, lịch sử của Edith Stein! Đó là một thiếu nữ mà trước đó, tâm hồn cô là một lỗ hổng. Và chỉ cần một gương sáng nhỏ của một người đầy Chúa, linh hồn cô đã được cứu, được biến đổi và cô đã trở thành một vị thánh. Blaise Pascal thật chí lý, “Bên trong mỗi người luôn tồn tại một lỗ hổng hình Chúa!”. Hãy để Chúa lấp đầy! Bạn và tôi với những mốc lịch sử riêng của mình, ngày thành hôn, ngày tuyên khấn, ngày chịu chức… chắc chắn có những khoảnh khắc lịch sử xót thương của mình! Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy nghe ‘lịch sử nói’ và đáp trả bằng một niềm tạ ơn liên lỉ, kèm theo một lòng thống hối để trở về với Chúa, Đấng xót thương!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chớ gì lịch sử đời con, một lịch sử được xót thương, cũng là lịch sử của hoán cải và là một lịch sử thánh của ‘một người sắp nên thánh!’. Tại sao không?”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thế giới đang khát Tin Mừng Hoà Bình
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:46 18/10/2023
SUY NIỆM KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
(Is2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mc 16, 15-20)
Thế giới đang khát Tin Mừng Hoà Bình
Khánh Nhật Truyền giáo lần thứ 97 được cử hành vào ngày 22/10/2023, đang lúc Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới lần thứ 16 diễn ra ở Rôma. Tại Gaza, ngày 07/10, Hamas đã châm ngòi cuộc chiến bắn hại bao người vô tội Israel. Cuộc giao tranh giữa hai bên tính đến ngày 17/10 đã khiến khoảng 4.400 người thiệt mạng, ít nhất 16.000 người bị thương, trong khi cuộc chiến do Nga khai mào tại Ucraina vẫn chưa chấm dứt. Những gì xảy ra trên thế giới cho thấy nhân loại đang khát Tin Mừng Hoà Bình.
Lòng bừng cháy và chân tiến bước
Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 có chủ đề là: "Lòng bừng cháy" và "chân tiến bước" (Lc, 24, 13-35), thuật lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu Phục Sinh với hai môn đệ trên đường Emmaus. Đức Phanxicô mời gọi các môn đệ truyền giáo của Chúa Kitô, trong tinh thần hiệp hành truyền giáo, hãy ra đi với « lòng bừng cháy » và « chân tiến bước » như hai môn đệ trên đường về Emmaüs để loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô phục sinh. Ngài khẳng định : "Sự cấp thiết hoạt động truyền giáo của Giáo hội dĩ nhiên bao hàm một sự cộng tác ngày càng chặt chẽ giữa mọi phần tử trên mọi cấp độ. Ðây là mục tiêu chính yếu của hành trình Thượng Hội đồng Giám mục mà Giáo hội đang thi hành, với ba từ chủ chốt là "Hiệp thông, tham gia, sứ mạng"… Tiến trình này là lên đường như các môn đệ trên đường Emmaus, lắng nghe Chúa Phục Sinh, Ðấng luôn đến giữa chúng ta để giải thích ý nghĩa Kinh Thánh và Bẻ Bánh cho chúng ta, để chúng ta có thể thi hành sứ mạng của Chúa trong thế giới với sức mạnh của Thánh Linh".
Ðức Thánh Cha nhấn mạnh : "Ngày nay cũng như bấy giờ, Chúa Phục Sinh ở gần các môn đệ thừa sai và tiến bước cạnh họ, nhất là khi họ cảm thấy mất hướng đi, nản chí, sợ hãi trước mầu nhiệm sự ác vây bủa và muốn bóp nghẹt họ. Vì thế, "Chúng ta đừng để mình bị cướp hy vọng!"
Tiếp đến, Chúa Giêsu giải thích Kinh Thánh cho hai môn đệ, làm cho tâm hồn họ nồng cháy. "Chúa Giêsu là Lời Hằng Sống, Lời duy nhất có thể làm nồng cháy, soi sáng và biến đổi con tim". Trong sứ điệp, Ðức Thánh cha nói đến hai môn đệ đã nhận ra Chúa Giêsu trong lúc Ngài Bẻ Bánh. Chúa Giêsu trong Thánh Thể là tột đỉnh và là nguồn mạch sứ mạng truyền giáo.
Ðức Thánh cha cũng nhắc nhở rằng nguyên việc bẻ bánh vật chất chia sẻ với những người đói, nhân danh Chúa Kitô, đã là một hành vi truyền giáo theo tinh thần Kitô giáo. Huống chi việc Bẻ Bánh Thánh Thể, chính Chúa Kitô, càng là hoạt động truyền giáo tuyệt hảo, vì Thánh Thể chính là nguồn mạch và là tột đỉnh đời sống và sứ mạng của Giáo hội".
Thế giới đang khát Tin Mừng Hoà Bình
« Hình ảnh « chân tiến bước » một lần nữa nhắc nhở chúng ta về giá trị trường tồn của missio ad gentes (sứ mạng đến với muôn dân), sứ mạng, được Chúa phục sinh trao ban cho Giáo hội, để loan báo Tin Mừng cho mọi người và mọi dân tộc cho đến tận cùng trái đất. Ngày nay hơn bao giờ hết, nhân loại, bị tổn thương bởi quá nhiều bất công, chia rẽ và chiến tranh, đang cần đến Tin Mừng về hòa bình và ơn cứu độ trong Chúa Kitô. Vì thế, tôi nhân cơ hội này để tái khẳng định rằng « tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng. Người Kitô hữu có bổn phận loan báo Tin Mừng mà không loại trừ ai, không phải như người áp đặt một bổn phận mới, nhưng như người chia sẻ niềm vui, chỉ ra một chân trời tươi đẹp, mang lại một bàn tiệc đáng ước ao » (x. PHANXICÔ, Sứ điệp Truyền Giáo, số 14).
Lấy hình ảnh hai môn đệ Emmaus sau khi nhận ra Chúa đã mau mắn lên đường, và hân hoan kể lại Chúa Kitô Phục Sinh, chia sẻ với những người khác niềm vui được gặp Chúa áp dụng với thế giới hôm nay, Ðức Thánh cha khẳng định rằng: "Hình ảnh "Những bước chân đi" một lần nữa nhắc nhở chúng ta về giá trị ngàn đời của sứ mạng truyền giáo cho dân ngoại... loan báo Tin mừng cho mọi người và mọi dân tộc cho đến tận bờ cõi trái đất. Ngày nay, hơn bao giờ hết, nhân loại, bị thương tổn vì bao nhiêu bất công, chia rẽ và chiến tranh, đang cần Tin mừng hòa bình và ơn cứu độ trong Chúa Kitô" (x. PHANXICÔ, Sứ điệp Truyền Giáo, số 14).
Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 65 năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về cuộc chiến đang diễn ra ở Ucraina là “một bước thụt lùi đối với toàn thể nhân loại”. Ngài viết: “Vào chính thời điểm mà chúng ta dám hy vọng rằng những giờ phút đen tối nhất của đại dịch COVID-19 đã qua đi, thì một thảm họa khủng khiếp mới lại giáng xuống nhân loại. Chúng ta đã chứng kiến sự tấn công dữ dội của một tai họa khác: một cuộc chiến khác, ở một mức độ nào đó giống như cuộc chiến chống lại COVID-19, nhưng được thúc đẩy bởi những quyết định đáng trách của con người… Rõ ràng, đây không phải là thời kỳ hậu COVID mà chúng ta đã hy vọng hoặc mong đợi”. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý: “Mặc dù đã tìm ra vắc-xin cho COVID-19, nhưng các giải pháp phù hợp vẫn chưa được tìm thấy cho cuộc chiến” (x.PHANXICÔ, Sứ điệp Hòa Bình, 2022).
Cầu nguyện cho hòa bình
Trong tuần qua, tên lửa và bom đạn đã đánh vào dân thường, người già, trẻ em và các bà mẹ đang mang thai ở Israel và Palestin. Khát vọng hòa bình là tâm tình của hết mọi người trên toàn thế giới, không riêng Ucraina, Israel, Palestin. Bởi lẽ tất cả chúng ta cùng ở trên một con thuyền, vì thế phải cùng chèo chống để vượt qua sóng gió.
Cầu nguyện để biết nhìn cuộc chiến hiện nay bằng cặp mắt đức tin, nhận ra Chúa nơi mọi người. Nhận ra Chúa nơi đứa trẻ đã chết trong vòng tay người mẹ. Nhận ra Chúa nơi những chiến binh được gửi ra tiền tuyến. Nhận ra Chúa cả nơi người lính trang bị vũ khí nhân danh thập giá của Chúa.
Cầu nguyện là đối diện với thực tại bi thảm của chiến tranh và thúc đẩy hướng giải quyết hòa bình : “Phúc thay ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.
Chúng ta hãy khẩn cầu xin Đức Maria, Nữ Vương Bình An, sinh ra Chúa Giêsu là Thái Tử Hòa Bình xin Chúa Cha ban trợ giúp thế đang khát khao Tin Mừng Hoà Bình hơn bao giờ hết.
Xin lôi kéo bình an xuống cho nhân thế Mẹ ơi! Nữ Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Thánh Địa kêu mời giới trẻ hãy cầu nguyện cho chiến tranh mau chấm dứt
Thanh Quảng sdb
02:19 18/10/2023
Đức Hồng Y Thánh Địa kêu mời giới trẻ hãy cầu nguyện cho chiến tranh mau chấm dứt
(Aleteia - Ryan Rodrick Beiler)
Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, Pierbattista Pizzaballa chia sẻ rằng dù lời cầu nguyện không thay đổi được tình hình, nhưng có thể mang sự hiện diện của Chúa Giêsu vào trong cuộc sống chúng ta.
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, người đầu tiên đưa ra lời kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình ở Thánh Địa, đã gửi ra một thông điệp đặc biệt cho giới trẻ Palestine về tầm quan trọng của việc cầu nguyện lúc này.
Đức Hồng Y Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, người chịu trách nhiệm về Giáo Hội Công Giáo Latinh ở Israel, Lãnh thổ Palestine, Jordan và Síp, cho biết trong một thông điệp video rằng trong những thời điểm khó khăn, mọi người muốn được biết ai đó đang ở gần họ. Ngài nói, nếu các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự hiện diện trên thế giới, thì lời cầu nguyện là “công cụ” mang Ngài đến gần chúng ta và “làm cho chúng ta đến gần Chúa”.
“Dẫu cho việc Cầu nguyện không thay đổi được tình trạng khủng khiếp hiện nay,” Đức Hồng Y tiếp tục, “nhưng nó mang lại ánh sáng cho trái tim và đôi mắt của chúng ta để nhìn thấy tình huống này không phải bằng lòng hận thù mà với tình người và tinh thần Kitô hữu, hãy nhìn sự kiện này bằng một trái tim, bất chấp tất cả, chúng ta vẫn còn hy vọng.”
Ngài nói rằng hiện nay, khi “chúng ta đang sống những ngày rất khó khăn và khủng khiếp của hận thù, bạo lực và chiến tranh”, các Kitô hữu ở Thánh Địa “cần phải hiệp nhất trong lời cầu nguyện”.
Đức Hồng Y Pizzaballa mới được tấn phong Hồng Y vài ngày, trong công nghị ngày 30 tháng 9, và đang du hành tại quê hương nước Ý của ngài, khi Hamas tấn công miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10. Ngài kêu gọi tổ chức ngày cầu nguyện cùng với các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác ở Thánh Địa. ĐHY cũng cho biết sẵn sàng đánh đổi điều kiện nào Hamas đòi hỏi để các em bị bắt làm con tim được thả ra.
(Aleteia - Ryan Rodrick Beiler)
Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, Pierbattista Pizzaballa chia sẻ rằng dù lời cầu nguyện không thay đổi được tình hình, nhưng có thể mang sự hiện diện của Chúa Giêsu vào trong cuộc sống chúng ta.
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, người đầu tiên đưa ra lời kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình ở Thánh Địa, đã gửi ra một thông điệp đặc biệt cho giới trẻ Palestine về tầm quan trọng của việc cầu nguyện lúc này.
Đức Hồng Y Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, người chịu trách nhiệm về Giáo Hội Công Giáo Latinh ở Israel, Lãnh thổ Palestine, Jordan và Síp, cho biết trong một thông điệp video rằng trong những thời điểm khó khăn, mọi người muốn được biết ai đó đang ở gần họ. Ngài nói, nếu các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự hiện diện trên thế giới, thì lời cầu nguyện là “công cụ” mang Ngài đến gần chúng ta và “làm cho chúng ta đến gần Chúa”.
“Dẫu cho việc Cầu nguyện không thay đổi được tình trạng khủng khiếp hiện nay,” Đức Hồng Y tiếp tục, “nhưng nó mang lại ánh sáng cho trái tim và đôi mắt của chúng ta để nhìn thấy tình huống này không phải bằng lòng hận thù mà với tình người và tinh thần Kitô hữu, hãy nhìn sự kiện này bằng một trái tim, bất chấp tất cả, chúng ta vẫn còn hy vọng.”
Ngài nói rằng hiện nay, khi “chúng ta đang sống những ngày rất khó khăn và khủng khiếp của hận thù, bạo lực và chiến tranh”, các Kitô hữu ở Thánh Địa “cần phải hiệp nhất trong lời cầu nguyện”.
Đức Hồng Y Pizzaballa mới được tấn phong Hồng Y vài ngày, trong công nghị ngày 30 tháng 9, và đang du hành tại quê hương nước Ý của ngài, khi Hamas tấn công miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10. Ngài kêu gọi tổ chức ngày cầu nguyện cùng với các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác ở Thánh Địa. ĐHY cũng cho biết sẵn sàng đánh đổi điều kiện nào Hamas đòi hỏi để các em bị bắt làm con tim được thả ra.
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Niềm đam mê truyền giáo: Thánh Charles de Foucauld, trái tim bác ái trong cuộc sống ẩn dật
Vũ Văn An
14:18 18/10/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, thứ Tư, ngày 18 tháng 10 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng của ngài, nhấn mạnh tới chứng tá Thánh Charles de Foucauld. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta hãy tiếp tục cuộc gặp gỡ với một số chứng nhân Kitô giáo giàu lòng nhiệt thành trong việc công bố Tin Mừng. Lòng nhiệt thành tông đồ, lòng nhiệt thành loan báo: và chúng ta đang nhìn vào một số Kitô hữu đã là gương mẫu cho lòng nhiệt thành tông đồ này. Hôm nay tôi muốn nói chuyện với anh chị em về một người đã coi Chúa Giêsu và những người anh em nghèo nhất của Người là niềm đam mê của cuộc đời mình. Tôi muốn nói đến Thánh Charles de Foucauld, người “dựa trên kinh nghiệm mãnh liệt của mình về Thiên Chúa, đã thực hiện một hành trình biến đổi để cảm thấy mình là anh em của tất cả mọi người” (Thông điệp Fratelli tutti, 286).
Và đâu là “bí quyết” của Charles de Foucauld trong cuộc đời ngài? Sau khi sống một tuổi trẻ xa cách Chúa, không tin vào bất cứ điều gì khác ngoài việc theo đuổi thú vui một cách vô trật tự, ngài tâm sự điều này với một người bạn không tin; với người này ngài tiết lộ lý do cho cuộc đời của ngài, sau khi hoán cải bằng cách chấp nhận ơn tha thứ của Chúa trong Bí tích xưng tội. Ngài viết: “Tôi đã hết lòng vì Chúa Giêsu Nadarét”. [1] Như thế, Thầy Charles nhắc nhở chúng ta rằng bước đầu tiên trong việc truyền giảng Tin Mừng là có Chúa Giêsu trong tâm hồn mình; đó là “tiếng xét ái tình” vì Người. Nếu điều này không xảy ra thì chúng ta khó có thể biểu lộ nó bằng cuộc sống của mình. Thay vào đó, chúng ta có nguy cơ nói về chính mình, về nhóm mà chúng ta thuộc về, về đạo đức hay tệ hơn nữa là về một bộ quy tắc, nhưng không phải về Chúa Giêsu, tình yêu, lòng thương xót của Người. Tôi thấy điều này trong một số phong trào mới đang nổi lên: họ nói về tầm nhìn của họ về nhân loại, họ nói về linh đạo của họ và họ cảm thấy con đường của họ là một con đường mới… Nhưng tại sao bạn không nói về Chúa Giêsu? Họ nói về nhiều điều, về tổ chức, về những hành trình tâm linh, nhưng họ không biết nói về Chúa Giêsu như thế nào. Tôi nghĩ rằng hôm nay thật tốt cho mỗi người chúng ta hãy tự hỏi mình: “Tôi có đặt Chúa Giêsu vào trung tâm lòng mình không? Tôi có ‘mất đầu óc’ một chút vì Chúa Giêsu không?”.
Thánh Charles đã làm như vậy, đến mức ngài đi từ chỗ bị thu hút bởi Chúa Giêsu đến việc bắt chước Chúa Giêsu. Được cha giải tội khuyên bảo, ngài đến Thánh Địa để viếng thăm những nơi Chúa đã sống và bước đi nơi Thầy đã đi. Đặc biệt, chính tại Nadarét, ngài nhận ra mình phải được đào tạo trong trường học của Chúa Kitô. Ngài trải nghiệm một mối quan hệ mãnh liệt với Chúa, dành nhiều giờ để đọc Tin Mừng và cảm thấy mình như em trai của Người. Và khi ngài biết Chúa Giêsu, ước muốn làm cho Chúa Giêsu được biết đến nảy sinh trong ngài; nó luôn luôn xảy ra như thế. Khi một người trong chúng ta biết Chúa Giêsu nhiều hơn, ước muốn làm cho Người được biết đến, việc chia sẻ kho tàng này sẽ nảy sinh. Khi bình luận về chuyến viếng thăm của Đức Mẹ với Thánh Elisabét, ngài làm ngài nói với Đức Mẹ rằng: “Con đã từng hiến thân cho thế giới… xin đưa con đến với thế giới”. Đúng, nhưng việc này được thực hiện như thế nào? Như Đức Maria trong mầu nhiệm Thăm Viếng: “trong thinh lặng, bằng gương sáng, bằng cuộc sống”. [2] Bằng cuộc sống, bởi vì “toàn bộ cuộc sống của chúng ta”, Thánh Charles viết, “phải rao truyền Tin Mừng”. [3] Và cuộc sống của chúng ta rất thường kêu gọi tính trần tục, nó kêu gọi nhiều điều ngu xuẩn, những điều kỳ lạ, và ngài nói: “Không, tất cả cuộc sống của chúng ta phải vang lên Tin Mừng”.
Rồi, ngài quyết định định cư ở những vùng xa xôi để rao giảng Tin Mừng trong thinh lặng, sống theo tinh thần Nadarét, trong cảnh nghèo khó và ẩn dật. Ngài đến sa mạc Sahara, giữa những người không phải là Kitô hữu, và ngài đến đó như một người bạn và một người anh em, mang theo sự hiền lành của Chúa Giêsu Thánh Thể. Thánh Charles để Chúa Giêsu hành động trong im lặng, tin chắc rằng “đời sống Thánh Thể” có tác dụng truyền giáo. Thật vậy, ngài tin rằng Chúa Kitô là nhà truyền giáo đầu tiên. Vì vậy, ngài cầu nguyện dưới chân Chúa Giêsu, trước Nhà Tạm, hàng chục giờ mỗi ngày, tin chắc rằng sức mạnh truyền giáo đang cư trú ở đó và cảm thấy rằng chính Chúa Giêsu sẽ đưa ngài đến gần với biết bao anh em xa xôi. Và tôi tự hỏi liệu chúng ta có tin vào sức mạnh của Bí tích Thánh Thể không? Việc chúng ta đi đến với người khác, việc phục vụ của chúng ta có tìm thấy sự khởi đầu và sự viên mãn ở đó, trong việc tôn thờ không? Tôi tin chắc rằng chúng ta đã đánh mất cảm thức tôn thờ: chúng ta phải lấy lại nó, bắt đầu từ chúng ta là những người thánh hiến, các giám mục, linh mục, nữ tu và tất cả những người thánh hiến. “Lãng phí” thời gian trước nhà tạm, lấy lại cảm giác tôn thờ.
Thánh Charles de Foucauld từng viết: “Mỗi Kitô hữu là một tông đồ”, [4] và nhắc nhở một người bạn giáo dân rằng “cần có những giáo dân gần gũi với các linh mục, để nhìn thấy những gì linh mục không nhìn thấy, rao giảng Tin Mừng với sự gần gũi của đức ái, với lòng tốt dành cho mọi người, với tình âu yếm luôn sẵn sàng tự hiến”. [5] Những giáo dân thánh thiện, không phải những người leo núi, mà là những giáo dân, giáo dân, nữ giáo dân yêu mến Chúa Giêsu, làm cho linh mục hiểu rằng ngài không phải là một viên chức, ngài là một người trung gian, một linh mục. Biết bao chúng ta, các linh mục, cần có bên cạnh mình những giáo dân thực sự tin tưởng và dạy dỗ chúng ta bằng chứng tá của họ.
Thánh Charles de Foucauld, với kinh nghiệm giáo dân này báo trước thời kỳ của Công đồng Vatican II; ngài trực giác được tầm quan trọng của giáo dân và hiểu rằng việc rao giảng Tin Mừng là việc của toàn thể dân Chúa. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể tăng cường sự tham gia này? Cách mà Thánh Charles de Foucauld đã làm: bằng cách quỳ gối và chào đón hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn gợi hứng cho những cách thức mới để dấn thân, gặp gỡ, lắng nghe và đối thoại, luôn hợp tác và tin tưởng, luôn hiệp thông với Giáo hội và các mục tử.
Thánh Charles de Foucauld, một nhân vật vốn là một lời tiên tri cho thời đại chúng ta, đã làm chứng cho vẻ đẹp của việc truyền đạt Tin Mừng qua việc làm tông đồ của sự hiền lành: coi mình là “người anh em phổ quát” và chào đón mọi người, ngài cho chúng ta thấy sức mạnh truyền giáo của lòng hiền lành, của sự dịu dàng. Chúng ta đừng quên rằng phong cách của Thiên Chúa được tóm tắt trong ba chữ: gần gũi, cảm thương và dịu dàng. Thiên Chúa luôn ở gần, Người luôn cảm thương, Người luôn dịu dàng. Và chứng tá Kitô giáo phải đi theo con đường này: gần gũi, cảm thương và dịu dàng. Và ngài là như thế, hiền lành và dịu dàng. Ngài mọi người ngài gặp đều nhìn thấy, qua lòng tốt của ngài, lòng tốt của Chúa Giêsu. Quả thực, ngài từng nói rằng ngài là “đầy tớ của người giỏi hơn tôi nhiều”. [6] Việc sống lòng nhân lành của Chúa Giêsu đã giúp ngài xây dựng tình bạn huynh đệ bằng những mối dây tình bạn với người nghèo, với người Tuareg, với những người xa cách nhất với tâm trí của ngài. Dần dần những mối ràng buộc này tạo ra tình huynh đệ, sự hòa nhập và đánh giá cao nền văn hóa của nhau. Lòng tốt rất đơn giản và yêu cầu chúng ta trở thành những người đơn giản, không ngại nở nụ cười. Và với nụ cười, với sự đơn sơ của mình, Thánh Charles đã làm chứng cho Tin Mừng. Không bao giờ bằng việc cải đạo, không bao giờ: nhưng bằng chứng tá. Người ta không rao giảng Tin Mừng bằng chủ nghĩa cải đạo nhưng bằng chứng tá, bằng sự thu hút.
Vì vậy, cuối cùng, chúng ta hãy tự hỏi liệu chúng ta có mang lại niềm vui Kitô giáo, sự hiền lành Kitô giáo, sự dịu dàng Kitô giáo, lòng cảm thương Kitô giáo, sự gần gũi Kitô giáo hay không. Cảm ơn anh chị em.
________________________________________________
[1] Lettres à un ami de lycée. Correspondance avec Gabriel Tourdes [Thư gửi một người bạn trung học. Thư từ của Gabriel Tourdes (1874-1915), Paris 2010, 161.
[2] Crier l’Evangile [Hô vang Tin Mừng], Montrouge 2004, 49.
[3] M/314 in C. de Foucauld, La bonté de Dieu. Médi-tations sur les Saints Evangiles (1) [M/314 trong C. de Foucauld, Sự Tốt lành của Thiên Chúa. Suy gẫm về các Tin Mừng Thánh (1)], Montrouge 2002, 285.
[4] Letter to Joseph Hours, in Correspondances lyon-naises [Thư gửi Joseph Hours, trong Thư từ Lyon] (1904-1916), Paris 2005, 92.
[5] Ivi, 90.
[6] Carnets de Tamanrasset [nhật ký Tamanrasset] (1905-1916), Paris 1986, 188.
________________________________________________
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, hôm nay cũng vậy, tư tưởng của chúng ta hướng về Palestine và Israel. Số nạn nhân ngày càng tăng và tình hình ở Gaza ngày càng tuyệt vọng. Xin hãy làm mọi điều có thể để tránh một thảm họa nhân đạo. Khả năng mở rộng xung đột là điều đáng lo ngại, trong khi rất nhiều mặt trận chiến tranh đã được mở ra trên thế giới. Xin cho vũ khí im lặng, và chúng ta hãy chú ý đến tiếng kêu hòa bình của người nghèo, người dân, trẻ em… Anh chị em thân mến, chiến tranh không giải quyết được bất cứ vấn đề nào: nó chỉ gieo rắc cái chết và sự hủy diệt, kích động hận thù, thúc đẩy sự trả thù. Chiến tranh hủy bỏ tương lai, nó hủy bỏ tương lai. Tôi kêu gọi các tín hữu chỉ đứng về một phía trong cuộc xung đột này: đó là hòa bình. Nhưng không phải bằng lời nói – bằng lời cầu nguyện, bằng sự cống hiến trọn vẹn. Với suy nghĩ này, tôi đã quyết định kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện vào thứ Sáu ngày 27 tháng 10, một ngày sám hối mà tôi mời gọi các anh chị em thuộc các giáo phái Kitô giáo khác nhau, những người thuộc các tôn giáo khác và tất cả những ai thực sự quan tâm đến hòa bình trên thế giới, hãy tham gia khi họ thấy phù hợp. Tối hôm đó, lúc 18 giờ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, chúng ta sẽ dành một giờ cầu nguyện trong tinh thần sám hối để cầu xin hòa bình cho thời đại chúng ta, hòa bình trên thế giới này. Tôi yêu cầu tất cả các Giáo hội cụ thể tham gia bằng cách sắp xếp các hoạt động tương tự có sự tham gia của dân Chúa.
Đức Thánh Cha tha thiết: ‘Cầu mong tiếng súng im bặt, tình hình ở giải Gaza thật tuyệt vọng’
Thanh Quảng sdb
15:34 18/10/2023
Đức Thánh Cha tha thiết: ‘Cầu mong tiếng súng im bặt, tình hình ở giải Gaza thật tuyệt vọng’
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan ngại đối trước tình hình nhân đạo ở giải Gaza, đồng thời kêu gọi tất cả các bên hãy hạ vũ khí và xin tất cả các Kitô hữu hãy cầu nguyện và ăn chay vào ngày 27 tháng 10 tới cho hòa bình.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
“Số nạn nhân ngày càng tăng và tình hình ở Gaza rất tuyệt vọng.”
Với những lời này, Đức Thánh Cha Phanxicô hướng suy tư của mình về Palestine và Israel và nguyện xin rằng “xin cho mọi việc có thể được thực hiện để tránh một thảm họa nhân đạo”.
Phát biểu tại Buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thánh Cha tập chú vào mối lo ngại trước việc các cuộc xung đột đang xục xôi...
ĐTC than thở: “Thế giới đã chứng kiến quá nhiều chiến tranh khắp nơi.
Trước những hoàn cảnh này, ngài tha thiết xin: “Các bên hãy hạ vũ khí và lắng nghe khát vọng hòa bình của người nghèo, người dân và trẻ em vô tội”.
ĐTC nói: “Chiến tranh không giải quyết được vấn đề gì”. "Nó chỉ gieo rắc cái chết và sự hủy diệt, gia tăng hận thù, và trả thù. Chiến tranh xóa bỏ tương lai, nó hủy diệt tương lai."
Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi tất cả các tín hữu hãy đứng về một phía: đó là hòa bình. “Nhưng không phải bằng lời nói,” ngài tiếp tục, “mà bằng lời cầu nguyện và bằng sự dấn thân hoàn toàn.”
Lời mời tham dự một ngày xám hối
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy cầu nguyện, ăn chay và xám hối vì hòa bình vào thứ Sáu ngày 27 tháng 10, Ngài cũng khuyến khích mọi người thuộc mọi giáo phái Kitô giáo khác nhau, các tôn giáo bạn và tất cả những người ủng hộ hòa bình hãy tham gia ngày này nếu được.
Trọng tâm của ngày đó sẽ là một giờ cầu nguyện lúc 6 giờ chiều tại Quảng trường Thánh Phêrô, với mục đích cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
ĐTC kết luận: “Tôi mời gọi tất cả các Giáo hội địa phương hãy tham gia Ngày này bằng tổ chức các sáng kiến có giáo dân tham dự”.
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan ngại đối trước tình hình nhân đạo ở giải Gaza, đồng thời kêu gọi tất cả các bên hãy hạ vũ khí và xin tất cả các Kitô hữu hãy cầu nguyện và ăn chay vào ngày 27 tháng 10 tới cho hòa bình.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
“Số nạn nhân ngày càng tăng và tình hình ở Gaza rất tuyệt vọng.”
Với những lời này, Đức Thánh Cha Phanxicô hướng suy tư của mình về Palestine và Israel và nguyện xin rằng “xin cho mọi việc có thể được thực hiện để tránh một thảm họa nhân đạo”.
Phát biểu tại Buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thánh Cha tập chú vào mối lo ngại trước việc các cuộc xung đột đang xục xôi...
ĐTC than thở: “Thế giới đã chứng kiến quá nhiều chiến tranh khắp nơi.
Trước những hoàn cảnh này, ngài tha thiết xin: “Các bên hãy hạ vũ khí và lắng nghe khát vọng hòa bình của người nghèo, người dân và trẻ em vô tội”.
ĐTC nói: “Chiến tranh không giải quyết được vấn đề gì”. "Nó chỉ gieo rắc cái chết và sự hủy diệt, gia tăng hận thù, và trả thù. Chiến tranh xóa bỏ tương lai, nó hủy diệt tương lai."
Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi tất cả các tín hữu hãy đứng về một phía: đó là hòa bình. “Nhưng không phải bằng lời nói,” ngài tiếp tục, “mà bằng lời cầu nguyện và bằng sự dấn thân hoàn toàn.”
Lời mời tham dự một ngày xám hối
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy cầu nguyện, ăn chay và xám hối vì hòa bình vào thứ Sáu ngày 27 tháng 10, Ngài cũng khuyến khích mọi người thuộc mọi giáo phái Kitô giáo khác nhau, các tôn giáo bạn và tất cả những người ủng hộ hòa bình hãy tham gia ngày này nếu được.
Trọng tâm của ngày đó sẽ là một giờ cầu nguyện lúc 6 giờ chiều tại Quảng trường Thánh Phêrô, với mục đích cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
ĐTC kết luận: “Tôi mời gọi tất cả các Giáo hội địa phương hãy tham gia Ngày này bằng tổ chức các sáng kiến có giáo dân tham dự”.
Tại sao hai giám mục Trung Quốc rời Thượng Hội đồng ra về sớm?
Thanh Quảng sdb
18:28 18/10/2023
Tại sao hai giám mục Trung Quốc rời Thượng Hội đồng ra về sớm?
JD Flynn – The Pillar
Hai giám mục Trung Quốc đến tham dự Thượng Hội đồng đang diễn ra ở Rome đã rời hội nghị vào đầu tuần này, trở về Trung Quốc vì “nhu cầu mục vụ” của giáo phận tại quê nhà.
Đức Giám Mục Anthony Yao Shun và Đức Giám Mục Joseph Yang Yongqiang tham dự Thượng hội đồng, vì được Đức Thánh Cha tuyển chọn và được công bố vào tháng 9, với việc Tòa thánh xác nhận Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn họ từ danh sách những người được mời được Chính phủ Bắc Kinh phê duyệt trước.
Sự bỏ ra về sớm nhắc lại lần cuối cùng các giám mục từ lục địa tham gia Thượng hội đồng Rôma vào năm 2018, ngay sau khi công bố thỏa thuận Vatican-Trung Quốc, thì hai đại biểu đó đã rời Thượng hội đồng sớm tương tự như vậy.
Việc các giám mục Trung Quốc rời Đại hội sớm mà hầu hết những người theo dõi Thượng hội đồng đều cho là có một lý do rõ ràng, đã được ghi nhận. Và với sự chú ý đến lời mời và sự xuất hiện của họ, cũng như thời điểm họ bỏ về rõ ràng đã được sắp xếp, như gửi nhắn một thông điệp - nhưng thông điệp đó là gì và gửi cho ai?
Việc Đức cha Yang và Đức cha Yao tham dự Thượng hội đồng đã thu hút sự chỉ trích trên mạng xã hội khi sự tham gia của họ lần đầu được công bố.
Trong những năm kể từ thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018, Bắc Kinh đã liên tục thể hiện quyền kiểm soát chính thức và đơn phương đối với quá trình bổ nhiệm giám mục đối với các giáo phận đại lục, đầu tiên bằng cách tỏ ra ngăn chặn sự chấp thuận của Vatican đối với các ứng viên để bổ nhiệm các giáo phận và sau đó vượt mặt Tòa Thánh bằng tự động thuyên chuyển Giám mục trước khi Tòa Thánh đồng ý.
Gần đây hơn, chính phủ Trung Quốc đã đi xa hơn nhiều, thành lập các giáo phận của riêng mình và thuyết phục các giám mục từ bỏ nhiệm vụ hợp pháp để đảm nhận các giáo phận được Đảng Cộng sản công nhận chứ không phải Giáo hội.
Bản thân Đức Giám Mục Yang có vai trò quan yếu trong các vấn đề giữa Giáo hội và nhà nước ở Trung Quốc, với tư cách là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc – một nhóm được nhà nước bảo trợ nhưng không được công nhận là Hội đồng giám mục theo giáo luật – nghĩa là chịu trách nhiệm thông qua Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc trong việc thực thi các biện pháp được Đảng Cộng sản phê chuẩn nhằm “Hán hóa” Giáo hội và đức tin.
Với tất cả những điều này, nhiều người, bao gồm cả một số nhà bình luận nổi tiếng trong Giáo hội, đã đặt ra nghi vấn về tính hợp pháp của việc bao gồm các giám mục đại lục trong khóa họp Thượng Hội Đồng – đặc biệt là khi các giám mục Trung Quốc đại lục chưa có cai quản giáo phận và tham dự vào tiến trình hội nghị toàn cầu.
Nhưng ý kiến cho rằng hai giám mục tham dự chỉ là những người đại diện trong thời gian rất phức tạp vì cả hai đều được Vatican đề cử làm giám mục nhiều năm trước khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc được thỏa thuận, một thời điểm mà việc đề cử và lựa chọn thật phức tạp...
Việc cả hai đều có thể làm việc với nhà nước trong giới hạn ngày càng bị giám sát ngặt nghèo dưới sự giám sát của Đảng Cộng sản, nói lên điều gì đó về cách các giám mục đã tự thích nghi với bối cảnh Giáo hội Trung Quốc sau năm 2018. Nhưng điều đó không có gì là bí ẩn với Bắc Kinh cả.
Trên thực tế, việc họ về sớm khỏi Đại hội như nói lên sự bất đồng với các kết luận vì chúng sẽ vượt quá sự cho phép của nhà nước Trung Quốc. Trong trường hợp đó, họ nên hiện diện cho đến cuối quá trình, để họ có thể thu thập nhiều thông tin và bỏ phiếu về các quyết định của Thượng Hội Đồng.
Một lời giải thích hợp lý hơn là Trung Quốc đã và vẫn lo lắng về việc các giám mục đại lục trở nên quá hòa nhập với các đồng sự của mình, đặc biệt với các vị ở các nước láng giềng.
Bắc Kinh có một chính sách không được công bố nhưng vẫn được tuân thủ như việc hạn chế tiếp xúc của các giám mục đại lục với các giám mục trong các quốc gia khác, ngay cả chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Giám mục Hồng Kông và ngược lại cũng được coi là những sự kiện lớn bất thường.
Không có giám mục đại lục nào (hoặc giáo sĩ, hay người Công Giáo bình thường) được phép du lịch để tham dự chuyến tông du gần đây của Đức Thánh Cha tới nước láng giềng Mông Cổ. Và cũng không có ai tham gia vào diễn trình Thượng hội đồng ở lục địa châu Á.
Cuộc họp đó, giống như các phiên họp hiện tại ở Rome, bao gồm các đại biểu từ Giáo hội ở Đài Loan, một quốc gia mà Vatican vẫn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức bất chấp áp lực từ Bắc Kinh. Thật khó để nói về đường lối cứng ngắt mà chính phủ Trung Quốc đề ra đối với Đài Loan, một quốc gia mà họ đang có chương trình kết hợp vào một nước Trung Hoa.
Trong nhiều thập kỷ, việc chấm dứt quan hệ với Đài Loan là điều kiện thiết yếu mà Bắc Kinh đòi hỏi để loại trừ hòn đảo dân chủ này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới trong thời kỳ đại dịch.
Nhìn vào bối cảnh đó, và với cái nhìn nghiêm khắc của chính quyền Cộng sản, việc Giáo hội nhìn nhận bất kỳ việc gì, nơi nào có tình cách chính trị thì sự hiện diện của hai Giám mục Yang và Yao ở Rome là một việc bất khả thi chứ chưa nói đến việc họp với cùng một giám mục đến từ Đài Loan, như một dấu hiệu hiếm hoi của sự hiệp thông đích thực mà Vatican đã tuyên bố.
Hai Giám mục Yang và Yao đã đến Thượng hội đồng với tư cách là những tham dự viên giám mục chính thức, việc Bắc Kinh cho phép họ đi, như một cử chỉ thiện chí, hoặc có lẽ như là một sự nhượng bộ để giữ thể diện cho Giáo hoàng, mà trong suốt 5 năm qua họ đã công khai xúc phạm đến quyền hạn Vatican; và đi chệch khỏi các điều khoản của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc không lo lắng quá nhiều về việc các hành động của họ trong Giáo hội ở Trung Quốc được Vatican đón nhận như thế nào, cho bằng mối quan tâm mà Bắc Kinh vẫn mong muốn rõ ràng là thấy thỏa thuận hiện tại được gia hạn - thậm chí và có lẽ đặc biệt nếu họ thấy không thực sự cần phải tuân theo các điều khoản của nó.
Khi đó, việc đề nghị cho phép hai giám mục tham dự sự kiện mà Đức Phanxicô nhóm họp và mời họ tham dự như thiện ý hợp tác vừa đủ nhằm đảm bảo thỏa thuận được gia hạn vào tháng 10, khi phiên họp Thượng hội đồng diễn ra.
Nhưng nếu đúng như vậy, thì điều gì sẽ xảy ra với sự ra về sớm của hai vị giám mục Trung Quốc – hiện đang trở thành một vấn nạn nóng lên?
Có vẻ khó chấp nhận lý do chính thức được đưa ra, đó là vì “nhu cầu mục vụ” khẩn cấp đòi hỏi cả hai giám mục phải trở về giáo phận của họ ngay lập tức, nếu không vì lý do nào khác thì đó sẽ là một sự trùng hợp đáng chú ý khi cả hai giáo phận của cả hai giáo phận đều có những trường hợp khẩn cấp về mục vụ tương tự vào lúc này, chính xác là cùng một lúc!
Một khả năng khác là hai Giám mục Yang và Yao chỉ có ý đến dự một phần của các phiên họp Thượng hội đồng và mong muốn về sớm, và điều này đã được sắp xếp trước và được thỏa hiệp giữa Vatican và Bắc Kinh, một kiểu thỏa thuận được hai bên chấp thuận.
Nhưng có vẻ như Vatican không biết rằng các giám mục này sẽ về sớm, ngay cả khi họ biết điều đó có thể xảy ra như đã xảy ra vào năm 2018.
Nếu Rome biết chắc chắn, có lẽ Vatican đã mời các giám mục đó với tư cách là quan sát viên hơn là một thành viên với đầy đủ quyền bỏ phiếu của Thương hội đồng nếu biết việc về sớm của họ.
Và những người tổ chức của Thượng hội đồng cũng không biết gì về việc về sớm của các giám mục này – nên cả Giám mục Yang và Yao đều được phân công vào các nhóm làm việc cho vòng thảo luận thứ hai trong tuần này.
Lời giải thích đơn giản nhất cho việc hai vị giám mục đi về sớm: họ được Chính quyền Bắc Kinh gọi về để chứng tỏ ai là người có quyền.
Mặc dù Vatican có thể đã nghi ngờ, thậm chí mong đợi điều này có thể xảy ra sau các sự kiện năm 2018, nhưng Vatican không biết chắc chắn, và do đó cho rằng các Giám mục đó sẽ tham gia Thượng hội đồng với tư cách là thành viên chính thức và ở lại trong suốt thời gian Thương hội đồng.
Nếu Bắc Kinh ra lệnh cho Giám mục Yang và Yao về nước chỉ để chứng tỏ họ có quyền, thì đó là một động thái thiếu tế nhị khi thi thố quyền lực! Nhưng thông điệp có thể rõ ràng – các giám mục Trung Quốc có sự hiệp thông với Rome và với toàn thể Giáo Hội Công Giáo, khi chính quyền cho phép.
JD Flynn – The Pillar
Hai giám mục Trung Quốc đến tham dự Thượng Hội đồng đang diễn ra ở Rome đã rời hội nghị vào đầu tuần này, trở về Trung Quốc vì “nhu cầu mục vụ” của giáo phận tại quê nhà.
Đức Giám Mục Anthony Yao Shun và Đức Giám Mục Joseph Yang Yongqiang tham dự Thượng hội đồng, vì được Đức Thánh Cha tuyển chọn và được công bố vào tháng 9, với việc Tòa thánh xác nhận Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn họ từ danh sách những người được mời được Chính phủ Bắc Kinh phê duyệt trước.
Sự bỏ ra về sớm nhắc lại lần cuối cùng các giám mục từ lục địa tham gia Thượng hội đồng Rôma vào năm 2018, ngay sau khi công bố thỏa thuận Vatican-Trung Quốc, thì hai đại biểu đó đã rời Thượng hội đồng sớm tương tự như vậy.
Việc các giám mục Trung Quốc rời Đại hội sớm mà hầu hết những người theo dõi Thượng hội đồng đều cho là có một lý do rõ ràng, đã được ghi nhận. Và với sự chú ý đến lời mời và sự xuất hiện của họ, cũng như thời điểm họ bỏ về rõ ràng đã được sắp xếp, như gửi nhắn một thông điệp - nhưng thông điệp đó là gì và gửi cho ai?
Việc Đức cha Yang và Đức cha Yao tham dự Thượng hội đồng đã thu hút sự chỉ trích trên mạng xã hội khi sự tham gia của họ lần đầu được công bố.
Trong những năm kể từ thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018, Bắc Kinh đã liên tục thể hiện quyền kiểm soát chính thức và đơn phương đối với quá trình bổ nhiệm giám mục đối với các giáo phận đại lục, đầu tiên bằng cách tỏ ra ngăn chặn sự chấp thuận của Vatican đối với các ứng viên để bổ nhiệm các giáo phận và sau đó vượt mặt Tòa Thánh bằng tự động thuyên chuyển Giám mục trước khi Tòa Thánh đồng ý.
Gần đây hơn, chính phủ Trung Quốc đã đi xa hơn nhiều, thành lập các giáo phận của riêng mình và thuyết phục các giám mục từ bỏ nhiệm vụ hợp pháp để đảm nhận các giáo phận được Đảng Cộng sản công nhận chứ không phải Giáo hội.
Bản thân Đức Giám Mục Yang có vai trò quan yếu trong các vấn đề giữa Giáo hội và nhà nước ở Trung Quốc, với tư cách là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc – một nhóm được nhà nước bảo trợ nhưng không được công nhận là Hội đồng giám mục theo giáo luật – nghĩa là chịu trách nhiệm thông qua Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc trong việc thực thi các biện pháp được Đảng Cộng sản phê chuẩn nhằm “Hán hóa” Giáo hội và đức tin.
Với tất cả những điều này, nhiều người, bao gồm cả một số nhà bình luận nổi tiếng trong Giáo hội, đã đặt ra nghi vấn về tính hợp pháp của việc bao gồm các giám mục đại lục trong khóa họp Thượng Hội Đồng – đặc biệt là khi các giám mục Trung Quốc đại lục chưa có cai quản giáo phận và tham dự vào tiến trình hội nghị toàn cầu.
Nhưng ý kiến cho rằng hai giám mục tham dự chỉ là những người đại diện trong thời gian rất phức tạp vì cả hai đều được Vatican đề cử làm giám mục nhiều năm trước khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc được thỏa thuận, một thời điểm mà việc đề cử và lựa chọn thật phức tạp...
Việc cả hai đều có thể làm việc với nhà nước trong giới hạn ngày càng bị giám sát ngặt nghèo dưới sự giám sát của Đảng Cộng sản, nói lên điều gì đó về cách các giám mục đã tự thích nghi với bối cảnh Giáo hội Trung Quốc sau năm 2018. Nhưng điều đó không có gì là bí ẩn với Bắc Kinh cả.
Trên thực tế, việc họ về sớm khỏi Đại hội như nói lên sự bất đồng với các kết luận vì chúng sẽ vượt quá sự cho phép của nhà nước Trung Quốc. Trong trường hợp đó, họ nên hiện diện cho đến cuối quá trình, để họ có thể thu thập nhiều thông tin và bỏ phiếu về các quyết định của Thượng Hội Đồng.
Một lời giải thích hợp lý hơn là Trung Quốc đã và vẫn lo lắng về việc các giám mục đại lục trở nên quá hòa nhập với các đồng sự của mình, đặc biệt với các vị ở các nước láng giềng.
Bắc Kinh có một chính sách không được công bố nhưng vẫn được tuân thủ như việc hạn chế tiếp xúc của các giám mục đại lục với các giám mục trong các quốc gia khác, ngay cả chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Giám mục Hồng Kông và ngược lại cũng được coi là những sự kiện lớn bất thường.
Không có giám mục đại lục nào (hoặc giáo sĩ, hay người Công Giáo bình thường) được phép du lịch để tham dự chuyến tông du gần đây của Đức Thánh Cha tới nước láng giềng Mông Cổ. Và cũng không có ai tham gia vào diễn trình Thượng hội đồng ở lục địa châu Á.
Cuộc họp đó, giống như các phiên họp hiện tại ở Rome, bao gồm các đại biểu từ Giáo hội ở Đài Loan, một quốc gia mà Vatican vẫn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức bất chấp áp lực từ Bắc Kinh. Thật khó để nói về đường lối cứng ngắt mà chính phủ Trung Quốc đề ra đối với Đài Loan, một quốc gia mà họ đang có chương trình kết hợp vào một nước Trung Hoa.
Trong nhiều thập kỷ, việc chấm dứt quan hệ với Đài Loan là điều kiện thiết yếu mà Bắc Kinh đòi hỏi để loại trừ hòn đảo dân chủ này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới trong thời kỳ đại dịch.
Nhìn vào bối cảnh đó, và với cái nhìn nghiêm khắc của chính quyền Cộng sản, việc Giáo hội nhìn nhận bất kỳ việc gì, nơi nào có tình cách chính trị thì sự hiện diện của hai Giám mục Yang và Yao ở Rome là một việc bất khả thi chứ chưa nói đến việc họp với cùng một giám mục đến từ Đài Loan, như một dấu hiệu hiếm hoi của sự hiệp thông đích thực mà Vatican đã tuyên bố.
Hai Giám mục Yang và Yao đã đến Thượng hội đồng với tư cách là những tham dự viên giám mục chính thức, việc Bắc Kinh cho phép họ đi, như một cử chỉ thiện chí, hoặc có lẽ như là một sự nhượng bộ để giữ thể diện cho Giáo hoàng, mà trong suốt 5 năm qua họ đã công khai xúc phạm đến quyền hạn Vatican; và đi chệch khỏi các điều khoản của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc không lo lắng quá nhiều về việc các hành động của họ trong Giáo hội ở Trung Quốc được Vatican đón nhận như thế nào, cho bằng mối quan tâm mà Bắc Kinh vẫn mong muốn rõ ràng là thấy thỏa thuận hiện tại được gia hạn - thậm chí và có lẽ đặc biệt nếu họ thấy không thực sự cần phải tuân theo các điều khoản của nó.
Khi đó, việc đề nghị cho phép hai giám mục tham dự sự kiện mà Đức Phanxicô nhóm họp và mời họ tham dự như thiện ý hợp tác vừa đủ nhằm đảm bảo thỏa thuận được gia hạn vào tháng 10, khi phiên họp Thượng hội đồng diễn ra.
Nhưng nếu đúng như vậy, thì điều gì sẽ xảy ra với sự ra về sớm của hai vị giám mục Trung Quốc – hiện đang trở thành một vấn nạn nóng lên?
Có vẻ khó chấp nhận lý do chính thức được đưa ra, đó là vì “nhu cầu mục vụ” khẩn cấp đòi hỏi cả hai giám mục phải trở về giáo phận của họ ngay lập tức, nếu không vì lý do nào khác thì đó sẽ là một sự trùng hợp đáng chú ý khi cả hai giáo phận của cả hai giáo phận đều có những trường hợp khẩn cấp về mục vụ tương tự vào lúc này, chính xác là cùng một lúc!
Một khả năng khác là hai Giám mục Yang và Yao chỉ có ý đến dự một phần của các phiên họp Thượng hội đồng và mong muốn về sớm, và điều này đã được sắp xếp trước và được thỏa hiệp giữa Vatican và Bắc Kinh, một kiểu thỏa thuận được hai bên chấp thuận.
Nhưng có vẻ như Vatican không biết rằng các giám mục này sẽ về sớm, ngay cả khi họ biết điều đó có thể xảy ra như đã xảy ra vào năm 2018.
Nếu Rome biết chắc chắn, có lẽ Vatican đã mời các giám mục đó với tư cách là quan sát viên hơn là một thành viên với đầy đủ quyền bỏ phiếu của Thương hội đồng nếu biết việc về sớm của họ.
Và những người tổ chức của Thượng hội đồng cũng không biết gì về việc về sớm của các giám mục này – nên cả Giám mục Yang và Yao đều được phân công vào các nhóm làm việc cho vòng thảo luận thứ hai trong tuần này.
Lời giải thích đơn giản nhất cho việc hai vị giám mục đi về sớm: họ được Chính quyền Bắc Kinh gọi về để chứng tỏ ai là người có quyền.
Mặc dù Vatican có thể đã nghi ngờ, thậm chí mong đợi điều này có thể xảy ra sau các sự kiện năm 2018, nhưng Vatican không biết chắc chắn, và do đó cho rằng các Giám mục đó sẽ tham gia Thượng hội đồng với tư cách là thành viên chính thức và ở lại trong suốt thời gian Thương hội đồng.
Nếu Bắc Kinh ra lệnh cho Giám mục Yang và Yao về nước chỉ để chứng tỏ họ có quyền, thì đó là một động thái thiếu tế nhị khi thi thố quyền lực! Nhưng thông điệp có thể rõ ràng – các giám mục Trung Quốc có sự hiệp thông với Rome và với toàn thể Giáo Hội Công Giáo, khi chính quyền cho phép.
Thượng Hội đồng ngày 17 tháng 10: Người phát ngôn của Vatican đề cập đến việc ‘phục hồi chức phó tế cho phụ nữ’
Vũ Văn An
18:51 18/10/2023
Bản tin ngày 18 tháng 10 năm 2023 của hãng tin Catholic World News tường trình: Vào ngày 17 tháng 10, những người tham gia phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục thường lệ lần thứ 16 đã thảo luận về các báo cáo của các nhóm làm việc về chủ đề thứ ba của Thượng hội đồng: “Đồng trách nhiệm trong sứ mệnh: Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ tốt hơn các ân sủng và nhiệm vụ để phục vụ Tin Mừng?” (đơn vị thảo luận B2).
Tính bảo mật xung quanh các báo cáo của các nhóm làm việc đã giúp làm cho Thượng hội đồng hiện tại trở thành Thượng hội đồng kém minh bạch nhất trong những thập niên gần đây. Trong các triều giáo hoàng của Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI, Vatican thường xuyên công bố các bài phát biểu của các nghị phụ Thượng hội đồng. Dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thông lệ đó đã chấm dứt—sự minh bạch giảm đáng kể—nhưng Vatican vẫn công bố báo cáo của các nhóm làm việc. Nhưng các quy tắc hiện hành của Thượng Hội đồng lần này cấm những người tham gia thảo luận ngay cả những can thiệp của chính họ.
Kết quả là, cuộc họp báo hàng ngày, do Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông chủ trì, là nguồn thông tin chính về những gì đang diễn ra trong Thượng Hội đồng.
Họp báo
Ruffini và những người tham gia cuộc họp báo ngày 17 tháng 10 cho biết các chủ đề sau đang được thảo luận:
* vai trò của phụ nữ, bao gồm cả khả năng phong chức phó tế cho phụ nữ
* thừa tác vụ “làm cha” của các giám mục
* sự đóng góp của giáo dân
* những thay đổi trong Bộ Giáo Luật
* “làm thế nào để vượt qua những mô hình giáo sĩ cản trở sự hiệp thông hoặc có thể cản trở sự hiệp thông của tất cả những người đã được rửa tội”
* các thừa tác vụ giáo dân, “không phải là giải pháp tạm thời cho việc thiếu linh mục” và “không nên giáo sĩ hóa”
Những thay đổi tiềm năng đối với giáo luật sẽ nói đến “sự đồng trách nhiệm” của giáo dân hơn là “sự hợp tác” của giáo dân.
Đức Giám Mục Anthony Randazzo của Broken Bay (Úc) cho biết, “Bản thân luật tất nhiên có thể thay đổi khi nhu cầu của Giáo hội” thay đổi. Ngài nói thêm rằng các khía cạnh của luật “có thể được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của các cộng đồng, tình huống và hoàn cảnh cụ thể”.
Phong chức phụ nữ
Ngoài ra, những người tham gia còn thảo luận về bản chất của chức phó tế, và theo cách nói của Ruffini, “việc phục hồi chức phó tế nữ”.
Ruffini nói: “Người ta nhớ lại rằng Chúa Giêsu đã liên kết phụ nữ với đoàn tùy tùng của Người. Vấn đề được đặt ra là liệu có thể hình dung được việc những người phụ nữ, những người đầu tiên công bố vice Phục Sinh, cũng có thể trình bầy các bài giảng hay không.”
Ruffini nói thêm: “Người ta cũng nói rằng khi phụ nữ có mặt trong các hội đồng mục vụ, các quyết định sẽ thực tế hơn và các cộng đồng sẽ sáng tạo hơn. Khi bạn muốn nói về điều gì đó, hãy có một nhóm đàn ông, nhưng nếu bạn muốn làm điều gì đó, hãy có một nhóm phụ nữ.”
Renee Kӧhler-Ryan, Trưởng khoa Triết học và Thần học tại Đại học Notre Dame, Úc, cũng tham gia buổi họp báo. Bà mô tả việc truyền chức cho phụ nữ là một vấn đề “thời thượng” [niche].
Bà nói, “Là một phụ nữ, tôi không hề tập chú vào việc tôi không phải là linh mục. Tôi nghĩ rằng có quá nhiều sự nhấn mạnh vào vấn đề này.”
Bà nói tiếp, “Và điều xảy ra khi chúng ta quá chú trọng vào câu hỏi này là chúng ta quên mất điều mà phần lớn phụ nữ trên toàn thế giới cần. Tôi muốn họ có một tương lai, một tương lai nơi họ được chào đón vào Giáo hội, và mọi người được họ biết và yêu thương đều được chào đón vào Giáo hội.”
Kӧhler -Ryan cho biết: “Chúng tôi có sự giảng dạy phổ quát và chúng tôi thực sự đang cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để tiếp cận với những người có thể chưa biết về Chúa Kitô, Mẹ Người cũng như Giáo hội của chúng tôi”.
Những người tham gia họp báo cũng nói về truyền thông kỹ thuật số.
Bệnh viện Kitô giáo duy nhất ở Gaza, nơi trú ẩn của 5,000 người, bị hỏa tiễn tấn công
Vũ Văn An
19:33 18/10/2023
Bản tin của Judith Sudilovsky, thuộc tạp chí Our Sunday Visitor, ngày 17 tháng 10 năm 2023, tường trình rằng trong khi các tín hữu Kitô giáo trên hoàn cầu cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình ở Thánh địa, một tên lửa đã tấn công bệnh viện Kitô giáo ở Thành phố Gaza, nơi hàng trăm người đang được điều trị, nhưng cũng là nơi hàng trăm người đang trú ẩn. Tổng thống Mỹ Joe Biden đang trên đường tới Israel để thực hiện chuyến thăm nhanh vào ngày 18 tháng 10.
Trong khi các quan chức Palestine cho biết bệnh viện đã bị tấn công trong một cuộc tấn công của Israel và khiến khoảng 500 người thiệt mạng, Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết thông tin tình báo cho thấy nhóm Ji-had Hồi giáo Palestine chịu trách nhiệm về vụ "phóng tên lửa thất bại" nhằm vào Bệnh viện Ả Rập al-Ahli do Anh giáo điều hành, được nhiều phương tiện truyền thông gọi là Bệnh viện Baptist vì nó được quản lý từ năm 1954 đến 1982 bởi Phái đoàn Y tế của Giáo Hội Baptist Nam.
Lực lượng Phòng vệ Israel đăng trên tài khoản Tele-gram của họ: “Một phân tích về hệ thống hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Israel chỉ ra rằng một loạt tên lửa đã được những kẻ khủng bố ở Gaza bắn, bay gần đến bệnh viện ở Gaza vào thời điểm nó bị tấn công”.
Joseph Hazboun, giám đốc khu vực văn phòng CNEWA ở Jerusalem cho biết, bệnh viện đang là nơi trú ẩn cho hơn 5,000 người vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công. CNEWA, Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông, là một tổ chức từ thiện của Giáo hoàng do Đức Giáo Hoàng Piô XI thành lập năm 1926 để giúp đỡ cư dân ở những vùng đất “lịch sử nhưng không ổn định” của các giáo hội cổ xưa ở phương Đông - Trung Đông, Đông Bắc Phi, Ấn Độ và Đông Âu. Tổ chức Công Giáo hỗ trợ bệnh viện.
Hazboun cho biết: “Tên lửa đã bắn trúng sân chơi trẻ em và sân trước thư viện, phía sau bệnh viện”. “Khu vực bị tấn công là nơi tổ chức hầu hết các hoạt động của chương trình tâm lý xã hội trong những năm gần đây.”
Michael La Civita, giám đốc truyền thông của CNEWA USA, nói với Our Sunday Visitor News vài giờ sau vụ tấn công: “Đây là bệnh viện Kitô giáo duy nhất ở Thành phố Gaza”. “Đây là một trong những tổ chức quan trọng nhất trong mạng lưới đối tác của chúng tôi trong nhiều thập niên. Đó là một tác nhân quan trọng trong khu vực.”
Che chở người ta
La Civita cũng cho biết bệnh viện đang tiếp nhận “khoảng 5,000 người” đang tìm nơi ẩn náu ở đó.
Ông nói: “Điều đó bao gồm những người đang ở trong bệnh viện để tìm cách điều trị, các nhân viên y tế cũng như những người đang tìm nơi ẩn náu vì bệnh viện nằm ở phía bắc Gaza và đang có lệnh sơ tán bắt buộc của Israel”.
La Civita mô tả phản ứng của ông là một phản ứng “không tin được” và “kinh hoàng”.
Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hợp Quốc đã ra tuyên bố lên án mạnh mẽ vụ tấn công vào bệnh viện, một trong 20 bệnh viện ở phía bắc Dải Gaza phải đối mặt với lệnh sơ tán từ quân đội Israel.
Tuyên bố của Cơ quan Y tế Liên Hiệp Quốc WHO cho biết: “Lệnh sơ tán đã không thể được thực hiện do tình trạng bất ổn hiện tại, tình trạng nguy kịch của nhiều bệnh nhân và thiếu xe cứu thương, nhân viên, khả năng giường bệnh của hệ thống y tế và nơi trú ẩn thay thế cho những người phải sơ tán”.
Với khả năng Israel xâm nhập vào Gaza vẫn chưa rõ ràng, phần lớn cộng đồng Kitô giáo ở Gaza đã tập trung tại các khu nhà thờ Công Giáo và Chính thống Hy Lạp, đồng thời các nhà lãnh đạo cộng đồng đã tích lũy các nhu yếu phẩm cần thiết để tồn tại trong ít nhất một tháng với sự hỗ trợ từ CNEWA.
“Họ mua những thùng nước để giặt và sử dụng bình thường và mua đủ nước uống trong ít nhất một tháng. Chúng tôi cũng cung cấp thực phẩm đóng hộp, mì spa-ghetti, gạo”, Hazboun cho biết. Ông cho biết phần lớn số tiền mua đã được mua bằng hình thức tín dụng bao gồm bộ dụng cụ vệ sinh và bình chữa cháy và họ sẽ cần lạc quyên gần 25,000 USD.
Các gia đình Kitô hữu
Một cuộc tấn công khủng bố bất ngờ của Hamas vào các cộng đồng dọc biên giới phía nam Israel với Gaza đã giết chết hơn 1,400 người Israel. Khoảng 199 người Israel hiện đang bị giam giữ ở Gaza và các thành viên trong gia đình lo ngại họ có thể bị giết trong các cuộc tấn công trả đũa của Israel. Hơn 2,800 người Palestine ở Gaza đã thiệt mạng kể từ đó.
Ước tính khoảng 1 triệu người đã phải di dời ở Gaza trong một tuần, một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc cho biết sau khi Israel đưa ra cảnh báo cho người Pales-tine ở phía bắc Gaza sơ tán về phía nam vì họ nhằm mục đích loại bỏ ban lãnh đạo của Hamas.
Ít nhất bốn ngôi nhà của các gia đình Kitô hữu đã bị phá hủy trong các vụ đánh bom. Israel cho biết họ đang ném bom các mục tiêu của Hamas và đã cảnh báo dân thường trong khu vực di chuyển bằng cách thả truyền đơn từ trên không. Tính đến ngày 16 tháng 10, Hamas cũng đã phóng hơn 6,000 hỏa tiễn vào Israel và mặc dù hệ thống phòng thủ của Israel được gọi là Vòm sắt đã chặn được hầu hết trong số đó, một số tên lửa đã rơi xuống các tòa nhà giết chết một số người Israel.
Phần lớn các Kitô hữu sống ở Thành phố Gaza ở phía bắc Gaza đã chọn nơi trú ẩn tại các nhà thờ vì họ cảm thấy được Chúa Giêsu bảo vệ ở đó, linh mục Gabriel Romaneli của Giáo xứ Thánh Gia Gaza cho biết trong một văn bản trả lời WhatsApp cho OSV News. Vị linh mục thấy mình bị mắc kẹt ở Bêlem và không thể quay trở lại Gaza sau cuộc tấn công của Hamas.
Hazboun của CNEWA lưu ý rằng Lực lượng Phòng vệ Israel biết về tọa độ địa lý của các tổ chức Kitô giáo.
“Họ không biết phải trốn đi đâu vì họ nói rằng không có nơi nào an toàn. Ngày nay, nguy cơ tử vong là rất thực tế ở khắp Dải Gaza”, Cha Romaneli nói. “Chúng ta hãy cầu nguyện để Thiên Chúa ban món quà hòa bình cho Israel, Palestine và toàn thế giới.”
Các khó khăn
Việc liên lạc trực tiếp với những người ở Gaza rất khó khăn và OSV News không thể tiếp cận các nhà lãnh đạo cộng đồng hoặc tôn giáo ở đó để bình luận trực tiếp.
Mặc dù ban đầu Israel cắt tất cả nhiên liệu, điện và nước tới Gaza, nhưng họ đã cho phép thiết lập một hành lang nhân đạo để người Palestine có thể di chuyển về phía nam và được phép tiếp cận nguồn nước.
Ai Cập vẫn chưa mở cửa khẩu Rafah ở phía nam Gaza cho người dân địa phương và người nước ngoài muốn rời đi. Khoảng 60 giáo dân Batây đến thăm Gaza đã trú ẩn cùng với các Nữ tu Mân côi, nhưng đã chuyển đến khu nhà thờ sau vụ đánh bom của Israel và hiện đang chờ sự phối hợp để có thể rời khỏi cửa khẩu Rafah, nơi mà Ai Cập đang trì hoãn mở cửa vì sợ phải tiếp nhận hàng triệu người Gaza đang cố gắng trốn thoát.
Các nhóm nhân quyền cho rằng việc cưỡng bức sơ tán và đánh bom có thể cấu thành tội ác chiến tranh, trong khi người Israel cho rằng vụ tấn công khủng bố khiến dân thường thiệt mạng cũng tương đương với tội ác chiến tranh.
Lời cầu nguyện cho hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện cho linh mục phụ tá chính xứ, Cha Yusuf Assad, người đang ở cùng giáo dân trong giáo xứ Thánh Gia, và họ xin ngài cầu nguyện cho hòa bình ở Gaza và cho những người đang đau khổ. Họ tổ chức những buổi cầu nguyện hàng đêm để nâng đỡ những người đã cùng họ tìm kiếm sự an toàn.
Cùng với lời kêu gọi ngày quốc tế cầu nguyện và ăn chay vào ngày 17 tháng 10, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Latinh, đã đưa ra một thông điệp đặc biệt cho giới trẻ Kitô giáo kêu gọi họ cũng cầu nguyện, lưu ý rằng mặc dù lời cầu nguyện có thể không thay đổi thực tại ngay lập tức, nó đã “đánh lên một ánh sáng”. Ngài cũng tham gia một cuộc họp phối hợp giữa các tổ chức phi chính phủ Kitô giáo để thành lập quỹ cứu trợ cho Gaza.
Các nhà thờ ở Jerusalem đã tổ chức cầu nguyện cho hòa bình suốt ngày 17 tháng 10. Viện phụ Nikodemus Schnabel đã hướng dẫn các tu sĩ và sinh viên tại Tu viện Ký túc xá Benedictine trong buổi đọc 150 thánh vịnh kéo dài 24 giờ. Ngài nói: Đây là những lời cầu nguyện thống nhất được đọc bởi tất cả các Kitô hữu và người Do Thái, cũng tương tự như những lời cầu nguyện trong Kinh Qur'an.
“Những cảm xúc chứa đựng trong các thánh vịnh, những sợ hãi và than thở, giận dữ và buồn bã, nhưng cũng có những khao khát và hy vọng, cuối cùng là lòng biết ơn Thiên Chúa phải được nói to lên theo cách này, và được mang đến trước thập giá thay cho rất nhiều người.” đặc biệt là ở đất nước này,” ngài nói. “Có những vết thương mới, máu mới, sự căm ghét mới đi sâu hơn.”
Ngài thường thích trả lời phỏng vấn và nói lên suy nghĩ của mình, nhưng giờ đây, ngài không nói nên lời và bị sốc trước “tội ác to lớn” do tàn sát thường dân ở miền nam Israel, đồng thời lưu ý rằng một số người bị sát hại là công nhân nhập cư, bao gồm cả người Phi luật tân lippines và người Thái Lan.
Tại Đan viện Chúa Cứu thế của dòng Phanxicô, Cha Francesco Patton, người coi sóc Thánh địa, đã tham gia buổi cầu nguyện buổi trưa với các tu sĩ.
Samy Helou, 48 tuổi, trưởng bộ phận IT của tu viện, người đến cầu nguyện, cho biết khi hỏa tiễn rơi xuống khu vực Tel Aviv, ông đã gọi điện cho những người bạn Israel gốc Do Thái của mình để biết chắc họ được an toàn. Thậm chí ông còn mời họ tới nhà ông ở Giêrusalem.
“Tôi cầu xin Chúa của tôi sẽ mở rộng trái tim và xóa bỏ sự căm ghét khỏi thế giới này,” ông nói, bất chấp những khác biệt về niềm tin chính trị và tôn giáo. “Mọi người không đáng phải chết, và chỉ nên có công lý và hòa bình cho tất cả mọi người.”
Một số phát biểu đáng lưu ý tại Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị
Vũ Văn An
23:39 18/10/2023
Dù qui định của Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị không cho phép đăng tải các phát biểu của các tham dự viên trong các cuộc thảo luận tại bàn của họ, nhưng thỉnh thoảng, người ta vẫn được nghe đây đó một vài nhận định về các đề tại được thảo luận tại Phòng Yết kiến Phaolô VI.
Thượng Hội Đồng không bị lèo lái bởi “nghị trình riêng” của Đức Phanxicô
Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 17 tháng 10, Oct 17, 2023, tường trình rằng linh mục Vimal Tirimanna, một nhà thần học luân lý, người Sri Lanka, và là cố vấn của Thượng Hội Đồng, hiện dạy tại Sri Lanka và Rôma, quả quyết “Thượng Hội Đồng này không phải là một nghị trình riêng tư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nó là sự tiếp nối của Công Đồng Vatican II”.
Cha cho biết “Dĩ nhiên, Giáo Hội có quá nhiều điều khác phải đương đầu trong 5 thập niên qua hay gần như thế, nhưng nay, nền thần học Vatican II, chứ không hẳn Giáo Hội học của Vatican II đang được duyệt lại”. Ngài nói thoạt đầu, ngài hoài nghi diễn trình Thượng Hội Đồng sẽ có nhiều lý thuyết và không đủ thực hành, nhưng “tôi phải nói càng ngày tôi càng lạc quan hơn”. Vì lẽ Thượng Hội Đồng chứng tỏ đây là “một Giáo Hội đồng tâm [concentric] chứ không kim tự tháp, mặc dù kim tự tháp không xấu, chúng ta cần nó”.
Nữ tu Patricia Murray, tổng thư ký Liên hiệp Quốc tế Các Bề Trên Tổng Quyền các Dòng Nữ đặc biệt đánh giá cao việc nhấn mạnh đến việc “lắng nghe những người cảm thấy bị loại trừ và đứng bên lề sự sống” và tạo thêm không gian để đồng hành với họ.
Bà thừa nhận có “những ý kiến rất khác nhau” đã được phát biểu và một vài căng thẳng, cho rằng “chúng tôi cho phép chúng đi vào và nuôi dưỡng chúng tôi và lắng nghe những gì Thiên Chúa nói qua những tiếng nói đa dạng và các khác biệt về ý kiến này”.
Bà nói, “chúng tôi duy trì tính hiệp nhất trong tính đa dạng của chúng tôi” và cho rằng thảo luận không phải chỉ nói và phản ứng, mà còn phải lắng nghe chân chính và “khi lắng nghe những tiếng nói khác nhau này, bạn cảm thấy chủ trương của bạn mở rộng thêm, rộng rãi hơn, sâu sắc hơn” nhờ các nền văn hóa khác nhau và nhờ “chính các ý kiến khác nhau, các Giáo Hội học khác nhau” được phát biểu.
Bà nói thêm, “với tôi, kể ra các căng thẳng, kể ra các lãnh vực trong đó vẫn còn nhiều việc hơn nữa để làm, là điều quan trọng trong diễn trình này, và đó là lý do tại sao tôi nói, thời gian là một hồng phúc và chúng ta phải sử dụng thời gian…giữa hai phiên họp của Thượng Hội Đồng để cầu nguyện, suy gẫm và biện phân thêm”.
Thượng Hội Đồng “không thể lấy hàng trang sách ra khỏi Kinh Thánh”
Walter Sanchez Silva của ACI Prensa, một đối tác tiếng Tây Ban Nha của CNA, cho hay trả lời câu hỏi liệu Thượng Hội Đồng có chấp thuận việc chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính và truyền chức cho phụ nữ hay không, Đức Tổng Giám Mục José Miguel Gómez Rodríguez của Manizales, Colombia, một tham dự viên Thượng Hội Đồng lần này trả lời “Không, nhưng Giáo Hội đã biết câu trả lời rồi”.
Ngài có ý nhắc đến câu trả lời cho các “dubia” của một số Hồng Y trước khi Thượng Hội Đồng lần này khai mạc. Khi nói Thượng Hội Đồng “không thể lấy hàng trang sách khỏi Kinh Thánh”, ngài có ý nói “Thượng Hội Đồng không có loại thẩm quyền đó, mà Đức Giáo Hoàng cũng không có ý muốn xa xôi nào đối với việc này”.
Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng phần lớn các ý kiến khác nhau phát biểu tại Thượng Hội Đồng “có nguồn gốc của chúng trong ý muốn thấy Giáo Hội thức tỉnh hơn một chút, muốn thấy người Công Giáo không chỉ khám phá vẻ đẹp của Tin Mừng, mà cả vẻ đẹp của việc tham dự vào Giáo Hội”.
Ngài nói tiếp, đó là lý do tại sao “ba khối lớn các câu hỏi được gọi là hiệp thông, tham gia và sứ mệnh, nhưng cũng có các câu hỏi khác mà, nói một cách trung thực, với tôi xem ra, Đức Giáo Hoàng muốn chúng ta đặt trước mắt chúng ta” thế thôi.
Đức Tổng Giám Mục rất vui nhận ra tính phổ quát của Giáo Hội qua thành phần tham dự Thượng Hội Đồng lần này và ngài nhìn nhận tác dụng của Chúa Thánh Thần: “Một cách không ngờ, có sự thoả thuận về những điều mà chính chúng tôi không thể thoả thuận với nhau ở nước gốc của chúng tôi, xét vì chúng tôi thậm chí không biết nhau. Và chúng tôi có được sự thoả thuận rất lớn lao về việc nhấn mạnh, phải nhấn mạnh điều gì, các gợi ý”.
Quá nhấn mạnh đến nữ linh mục
Hannah Brockhaus của CNA, ngày 17 tháng 10, 2023, tường trình rằng Renée Köhler-Ryan, một trong 54 phụ nữ đại biểu của Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị cho rằng “Điều xẩy ra khi chúng ta quá nhấn mạnh vào vấn đề nữ linh mục là chúng ta quên khuấy về điều các phụ nữ, phần lớn các phụ nữ, khắp thế giới thực sự cần”.
Renée vốn là thần học gia, một người vợ và một bà mẹ. Bà nói, “Là một phụ nữ, tôi không hề tập chú vào sự kiện tôi không phải là một linh mục. Tôi nghĩ quá nhiều nhấn mạnh đã được đặt lên vấn đề này”.
Renée là trưởng khoa Triết học và Thần học của Đại Học Notre Dame ở Sydney. Bà từng tham dự Công đồng Toàn thể của Úc và đang viết một cuốn sách về Thánh Edith Stein Các Tiểu luận về Phụ nữ.
Köhler-Ryan nói rằng “một số người rất tập chú vào ý tưởng này là chỉ khi nào phụ nữ được thụ phong họ mới có bất cứ loại bình đẳng nào’ nhưng bình đẳng đâu phải là chuyện một như một trong Giáo Hội. Bà cho rằng chính Thượng Hội Đồng tập chú vào ý niệm hiệp nhất trong đa dạng. “Vậy thì, một phần của tính đa dạng ấy là có các thực tại làm mẹ và làm cha, cả hai vừa tâm linh vừa sinh học và điều thực sự quan trọng phải hiểu là điều gì đang diễn ra khắp Giáo Hội.
Bà cho rằng vấn đề phong chức cho phụ nữ làm Giáo Hội phân tâm khỏi điều phải làm gì giúp các phụ nữ trong những cách khác, như cung ứng sự nâng đỡ nhiều hơn cho các gia đình và các bà mẹ đi làm.
Đến lượt Châu Đại Dương và Châu Phi lên tiếng
Hannah Brockhaus của CNA, ngày 12 tháng 10, tường trình rằng Grace Wrakia, một đại biểu Papua New Guinea và quần đảo Solomon tham dự Thượng Hội Đồng lần này rất vui được Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời hai quốc gia này tham dự dù rất nhỏ nhoi. Cô nói trong cuộc họp báo ngày 11 tháng 10: “trong nhiều năm, chúng tôi đã lắng nghe và nay chúng tôi muốn nói. Và chúng tôi muốn các bạn lắng nghe”.
Đức Tổng Giám Mục Andrew Nkea Fuanya của Bamenda, Cameroon, cũng nói trong cuộc họp báo ngày 12 tháng 10, Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị là “dịp may cho tiếng nói của Châu Phi được lắng nghe”. Ngài nói thêm, “Thượng Hội Đồng này là một an ủi lớn lao cho Châu Phi vì với những vấn đề chúng tôi có ở Châu Phi đôi khi chúng tôi cảm thấy bị cô lập và bỏ rơi. Châu Phi có những điểm chuyên biệt và đặc thù của nó và khi chúng ta đến với nhau như Giáo Hội phổ quát trong hành trình đồng nghị, thì đây là một cơ hội cho tiếng nói của Châu phi được nghe thấy”.
Tại phiên họp tháng 10 năm 2023, các tham dự viên Châu Phi được phát biểu “tự do và vui vẻ. Và tôi nghĩ điều này là cơ hội tuyệt diệu cho Châu Phi ghi dấu ấn của mình trong Thượng Hội Đồng”.
Cả hai tham dự viên đều cho rằng đồng nghị “là điều chúng tôi vẫn làm” trong gia đình và các nền văn hóa lấy cộng đồng làm trung tâm. Wrakia cho hay: trong nền linh đạo Melanésie, các mối liên hệ rất quan trọng, và chúng được xây dựng quanh việc chia sẻ các ý nghĩ chung. Trước khi làng ra quyết định, mọi người, kể cả phụ nữ, đều được lên tiếng.
Đức Tổng Giám Mục Fuanya cũng cho hay: “tính đồng nghị tạo nên một phần nền văn hóa Châu Phi vì chúng tôi luôn làm sự việc với nhau như một gia đình và khi chúng tôi làm sự việc với nhau như một gia đình, chúng tôi luôn hỏi ý kiến mọi người trong gia đình.
Bất chấp chia rẽ sâu nặng, các Giám Mục Đức vẫn tìm được tình huynh đệ tại Thượng Hội Đồng
Jonathan Lieddl của National Catholic Register ngày 10 tháng 10 tường trình rằng Đức Cha Stefan Oster nói với ông: “điều hiệp nhất chúng tôi trong đức tin, chẳng hạn, Bí tích Thánh Thể, quan trọng hơn điều chia rẽ chúng tôi. Làm thế nào chúng tôi lại không nên có những cuộc đàm đạo tốt lành với nhau?”
Thực thế, Đức Cha Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, vốn là một trong những người tranh đấu hung hăng nhất của Con đường Đồng nghị, trong khi Đức Cha Stefan Oster của Passau, một trong 4 Giám Mục ngăn chặn việc cấp ngân khoản cho giai đoạn kế tiếp của diễn trình, vốn là một trong những người chỉ trích Con đường này nhiều hơn cả. Nhưng tại lúc nghỉ ăn trưa vào ngày đầy đủ đầu tiên của Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị, người ta thấy hai vị có một cuộc đàm đạo rất tốt và cười đùa với nhau khi rời phòng yết kiến Phaolô VI.
Vào đầu tuần đó, Đức Cha Oster còn chụp hình chung với một Giám Mục khác thuộc phe đối lập của Con đường Đồng nghị, Đức Cha Franz Josef Overbeck của Essen. Các Giám Mục Đức còn tình cờ thuộc chung một nhóm nhỏ trong buổi tĩnh tâm khai mạc Thượng Hội Đồng, bằng chứng cho thấy “Thiên Chúa có óc hài hước”, Đức Cha Oster viết thế.
Bất chấp “các quan điểm khá trái ngược nhau về thậm chí cả ý nghĩa của chữ đồng nghị, và đâu là các giải pháp khả hữu để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội chúng tôi’, Đức Cha Oster nói rằng cả hai có cơ hội ‘phát biểu các dị biệt này một cách đồng nghị và đầy hy vọng vào việc đánh giá cao lẫn nhau”.
Không những chỉ gặp nhau trong các diễn biến của Thượng Hội Đồng, nhiều Giám Mục Đức, trong đó có Đức Cha Felix Genn của Münster, còn ngụ chung một nhà ở Rôma. Cùng ngụ tại nhà Thượng Hội Đồng của Đức còn có Thomas Söding, phó chủ tịch của Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức và là một chuyên viên của Thượng Hội Đồng, cũng như Matthias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức. Các Giám Mục cũng cử hành thánh lễ và ăn cơm chung với nhau.
Nói với người đang sống trong tội “mọi sự đều ổn cả” là đặt họ vào mối nguy hiểm tâm linh lớn lao
Courtney Mares của National Catholic Register ngày 18 tháng 10 thuật lại câu trả lời của Đức Tổng Giám Mục Zbigņev Stankevičs của Riga, Latvia, trong cuộc họp báo tại Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị cho câu hỏi ngài nghĩ gì về việc chúc lành cho các cặp đồng tính: Nói với người đang sống trong tội “mọi sự đều ổn cả” là đặt họ vào mối nguy hiểm tâm linh lớn lao.
Theo ngài, chúng ta phải yêu thương và kính trọng những người bị lôi cuốn bởi người đồng giới tính, “nhưng tình yêu đích thực không thể tách biệt khỏi sự thật vì nếu tình yêu tách biệt khỏi sự thật, nó không còn là tình yêu nữa”.
Ngài nhắc lại nguyên tắc: nếu một người đồng tính đến trong tư cách cá nhân xin chúc lành, không có lý do gì ngài từ chối. Và nếu hai người đồng tính đến và nói: “bọn con muốn sống khiết tịnh… mặc dù bị cám dỗ”, ngài sẽ chúc lành cho họ để giúp họ sống khiết tịnh.
Nhưng nếu hai người họ đến và nói, “chúng con sống như vợ chồng và muốn được chúc lành", thì đây là vấn đề lớn vì như thế là chúc lành cho tội lỗi.
Cũng trong cuộc họp báo này, Đức Hồng Y Leonardo Steiner, Tổng Giám Mục Manaus, Batây, người vốn ủng hộ việc chúc lành cho các cặp đồng tính, cho hay vấn đề chúc lành được phiên họp hiện nay bàn tới, nhưng theo ngài nó chỉ tiến tới chỗ ấy thôi, không có ý hướng đạt tới quyết định hay kết luận. Việc này dành cho phiên họp năm tới.
VietCatholic TV
Putin tái mặt: Kyiv có ATACMS, một cú 9 trực thăng Nga tan tành. Hamas mém lấy mạng Thủ tướng Đức
VietCatholic Media
03:10 18/10/2023
1. Niềm vui của Tổng thống Zelenskiy sau khi ATACMS của Mỹ tiêu diệt 9 trực thăng Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Confirms Use of U.S. ATACMS After Destroying 9 Russian Helicopters”, nghĩa là “Zelenskiy xác nhận sử dụng ATACMS của Mỹ sau khi tiêu diệt 9 trực thăng Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Ba vui mừng loan báo quân đội của ông đã lần đầu tiên sử dụng Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu của Nga.
Trong diễn từ video hàng đêm của mình, Zelenskiy xác nhận việc sử dụng hỏa tiễn ATACMS và cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã cung cấp vũ khí tầm xa.
Một “số lượng nhỏ” hỏa tiễn ATACMS đã được “bí mật gửi đến Ukraine trong những ngày gần đây”, tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này đưa tin trước khi ông Zelenskiy thừa nhận. Một bài đăng được chia sẻ trên mạng xã hội vào đầu ngày thứ Ba cho biết đoạn phim cho thấy hỏa tiễn ATACMS nhắm vào các vị trí của Nga ở Ukraine.
Lực lượng Tác chiến Đặc biệt Ukraine hôm thứ Ba thông báo họ đã phá hủy 9 máy bay trực thăng, một hệ thống phòng không, một kho đạn dược và các cơ sở hạ tầng khác trong các cuộc tấn công qua đêm nhằm vào các phi trường quân sự của Nga ở các thành phố Luhansk và Berdiansk bị Nga tạm chiếm. Hàng chục binh sĩ Nga được cho là đã thiệt mạng hoặc bị thương trong các cuộc tấn công.
Các phương tiện truyền thông Ukraine kể từ đó cho biết hỏa tiễn ATACMS đã được sử dụng trong các cuộc tấn công vào phi trường.
Zelenskiy không cho biết quân đội của ông đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS ở đâu và không đề cập đến Luhansk và Berdiansk trong bài phát biểu buổi tối của ông.
“Cảm ơn tất cả những người đang chiến đấu và làm việc cho Ukraine!” ông nói, theo bản dịch của cơ quan truyền thông Ukrinform. “Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ! Và hôm nay, xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Hoa Kỳ. Các thỏa thuận của chúng tôi với Tổng thống Biden đang được thực hiện.”
Nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm: “Chúng được thực hiện khá chính xác - ATACMS đã chứng tỏ bản lĩnh rất tốt”.
Tòa Bạch Ốc cũng xác nhận Mỹ đã gửi ATACMS tới Ukraine.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Adrienne Watson cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba: “Chúng tôi tin rằng những ATACMS này sẽ mang lại sự tăng cường đáng kể cho khả năng chiến trường của Ukraine mà không gây nguy hiểm cho sự sẵn sàng của quân đội chúng tôi”.
Hỏa tiễn ATACMS có thể được sử dụng trong Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, mà Mỹ đã gửi tới Ukraine.
Quân đội của Zelenskiy chỉ được cung cấp Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt dẫn đường để sử dụng trong HIMARS trước khi nhận ATACMS. GMLRS có tầm bắn khoảng 56 dặm hay 90km, so với tầm bắn tối đa 186 dặm hay 300km mà ATACMS có thể đạt được.
Các quan chức Kyiv đã yêu cầu hỏa tiễn đất đối đất tầm xa từ Mỹ và các đồng minh phương Tây khác kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Các quan chức Ukraine cho biết những vũ khí như vậy sẽ làm tăng đáng kể khả năng tự vệ của Ukraine trước lực lượng của Putin. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã miễn cưỡng cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Kyiv vì lo ngại rằng động thái như vậy có thể khiến Putin leo thang quân sự.
2. Nga bàng hoàng trước diễn biến Ukraine dùng ATACMS phá hủy 9 trực thăng Nga trong các cuộc tấn công phi trường
Để có thể vượt qua những bãi mìn bao la của quân Nga, quân Ukraine dùng các xe phá mìn M-58 do Mỹ cung cấp. Từ những xe này, họ phóng ra những dây mìn mà từ chuyên môn gọi là Micklick hay MCLC. Những dây mìn này dài khoảng 90m chứa những chất nổ cực mạnh. Khi chạm đất, chúng nổ tung, kích nổ các quả mìn do quân Nga chôn dưới lòng đất.
Tuy nhiên, những xe phá mìn M-58 chứa đầy chất nổ này có thể gặp nguy hiểm khi bị pháo binh hay các máy bay trực thăng Nga tấn công. Các máy bay trực thăng Nga có thể phóng các hỏa tiễn dẫn đường từ rất xa. Trong một trường hợp bi thảm, một chiếc M-58 đã phát nổ khiến hai chiếc Leopard 2 đứng ngay sau nó cũng bị phá hủy và gần 100 binh sĩ Ukraine thiệt mạng.
Chính vì thế, quân Ukraine cần có các hệ thống hỏa tiễn đất đối đất tầm xa, gọi tắt là ATACMS, để tấn công các căn cứ không quân Nga, hạ gục các máy bay Nga trước khi chúng có cơ hội tấn công.
May mắn là bây giờ Ukraine đã có ATACMS và trong trận ra quân đầu tiên, 9 chiếc máy bay trực thăng của Nga đang đậu ở căn cứ không quân Berdyansk, và căn cứ không quân Luhansk đã nổ tan tành.
Ký giả Veronika Melkozerova của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Ukraine says it destroyed 9 Russian helicopters in airfield attacks”, nghĩa là “Ukraine tuyên bố phá hủy 9 trực thăng Nga trong các cuộc tấn công phi trường”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lực lượng đặc biệt Ukraine vào sáng sớm thứ Ba đã tấn công hai phi trường quân sự của Nga, cho biết họ đã phá hủy thành công 9 máy bay trực thăng quân sự của Nga, một hệ thống hỏa tiễn phòng không và một kho đạn dược.
Các cuộc tấn công diễn ra tại Berdyansk bị tạm chiếm, một thành phố phía nam thuộc vùng Zaporizhzhia; và tại một phi trường ở Luhansk, một thành phố bị tạm chiếm ở miền đông Ukraine.
Ukraine cho biết lực lượng đặc biệt cũng đã phá hủy thành công các đường băng của phi trường trong cái mà họ gọi là “Chiến dịch Chuồn Chuồn”.
“Kho đạn dược ở Berdyansk phát nổ đến 4 giờ sáng. Vụ nổ ở Luhansk tiếp tục cho đến 11 giờ sáng. Thiệt hại về nhân lực của địch lên tới hàng chục người chết và bị thương. Các thi thể vẫn đang được kéo ra khỏi đống đổ nát”, Lực lượng đặc nhiệm Ukraine cho biết trong một tuyên bố.
Trong một tuyên bố trước đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine chỉ mới xác nhận 2 máy bay trực thăng và một kho đạn dược bị phá hủy.
Sau đó, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cập nhật rằng 9 máy bay trực thăng của Nga đã tan tành. Bản cập nhật số lượng máy bay bị phá hủy giải thích sự kinh ngạc của các blogger quân sự ủng hộ chiến tranh Nga, những người đã mô tả cuộc tấn công mới nhất là một trong những cuộc phản công nghiêm trọng nhất của Ukraine, “Nếu không muốn nói là nghiêm trọng nhất. Có những tổn thất về cả người và thiết bị”, kênh Telegram Fighterbomber, được cho là có liên hệ với Ilya Tumanov, tư lệnh phi đoàn không quân Nga ở Berdyansk, đưa tin hôm thứ Ba.
Trong một tuyên bố nhanh chóng một cac1h bất thường, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn lực lượng Ukraine vì cuộc tấn công thành công và gật đầu tán thưởng vũ khí phương Tây “hiệu quả”. “Tôi cảm ơn một số đối tác của chúng ta. Đó thực sự là một vũ khí hiệu quả như chúng tôi đã đồng ý”, ông Zelenskiy nói.
3. Kho máy bay không người lái của Nga bị HIMARS tấn công, nổ tung
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Ukraine HIMARS Take Out Russian Drone Team”, nghĩa là “Video cho thấy HIMARS Ukraine đánh bại đội máy bay không người lái của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Lực lượng vũ trang Ukraine đã công bố một đoạn video ghi lại cảnh Lực lượng đặc nhiệm của Kyiv cố tình tiêu diệt một phi đội máy bay không người lái của Nga bằng Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ sản xuất.
Đoạn video được chia sẻ trên Telegram cho thấy cảnh quay từ trên không về điều mà Ukraine tuyên bố là phi hành đoàn ZALA “BPAK” của Nga, hay một đơn vị máy bay không người lái. Những người lính Nga trong video được cho thấy đang thu hồi một chiếc máy bay không người lái từ một khu vực rộng lớn và di chuyển vào trong nhà đến một công trình kiến trúc nhỏ. Lực lượng đặc nhiệm Ukraine cho biết đơn vị này của Nga đã bị phát hiện khi lực lượng của họ tiến hành “các hoạt động trinh sát ở hướng phía nam”.
Bài đăng trên Telegram viết: “Các binh sĩ của chúng tôi đã tiến hành quan sát và sau đó điều chỉnh hỏa lực của tổ hợp HIMARS nhắm vào đối phương. Một đòn duy nhất, và quân xâm lược đã giảm số lượng máy bay không người lái.”
Đoạn video dài 30 giây cũng cho thấy khoảnh khắc cấu trúc nhỏ bị HIMARS đâm vào, bốc cháy. Khi khói bắt đầu bốc lên từ khu vực, người ta nhìn thấy hai cá nhân - có lẽ là lính Nga - đang chạy bộ bỏ chạy.
Không rõ đơn vị ZALA của Nga trong video đóng quân ở đâu, nhưng Ukraine đã tập trung vào việc đòi lại lãnh thổ do Mạc Tư Khoa xâm lược ở các hướng phía nam và phía đông kể từ khi phát động cuộc phản công vào tháng 6. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, hôm Chúa Nhật báo cáo rằng Ukraine đã có những bước tiến về phía nam thành phố Bakhmut và về phía làng Robotyne ở vùng Zaporizhzhia, trích dẫn các đoạn phim được định vị địa lý.
Hệ thống HIMARS đã cho phép quân đội Kyiv mở rộng khả năng tấn công nhằm vào các cây cầu cũng như kho đạn dược của Nga kể từ lần đầu tiên đến Ukraine vào tháng 6 năm 2022. Ngũ Giác Đài kể từ đó đã duy trì nguồn đạn dược ổn định cho các bệ phóng hỏa tiễn, bao gồm cả pháo bổ sung trong gói viện trợ 200 triệu Mỹ Kim mới nhất, được công bố vào tuần trước.
Các video được lan truyền trên mạng đã cho thấy một phần tác động của HIMARS kể từ khi Ukraine bắt đầu phản công. Đầu tháng này, tài khoản thân Ukraine WarTranslation trên X, trước đây là Twitter, đã chia sẻ một đoạn video mà họ cho là HIMARS của Ukraine tấn công hệ thống pháo binh Giatsint-S của Nga ở vùng Luhansk của Ukraine.
Một binh sĩ Nga cũng chia sẻ hậu quả của vụ Ukraine tấn công hỏa tiễn vào 2 khẩu pháo tự hành 2S9 Nona-S của Nga được cho là đã bị phá hủy ở khu vực Donetsk vào cuối tháng 9. Đoạn video do cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko chia sẻ với X, cho thấy các khẩu pháo tự hành bị cháy rụi.
4. Việc phá hủy đập Kakhovka ở đông nam Ukraine vào tháng 6 đã gây ra thiệt hại và tổn thất trị giá 14 tỷ Mỹ Kim.
Theo báo cáo của chính phủ Ukraine và Liên Hiệp Quốc, việc phá hủy đập Kakhovka ở đông nam Ukraine vào tháng 6 đã gây ra thiệt hại và tổn thất trị giá 14 tỷ Mỹ Kim.
Ukraine cáo buộc Nga cho nổ con đập bắc qua sông Dnipro, khiến khu vực xung quanh ngập nước nhiễm bom mìn và khiến các khu vực thượng nguồn không có nguồn cung cấp nước. Mạc Tư Khoa đã phủ nhận trách nhiệm.
“Những con số rõ ràng nói lên điều đó. Christophoros Politis, phó đại diện thường trú của chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Ukraine, cho biết việc đập Kakhovka bị phá hủy đã gây ra tổn thất và thiệt hại đáng kinh ngạc.
AFP đưa tin, các số liệu sơ bộ ước tính thiệt hại và tổn thất ở mức 13,79 tỷ Mỹ Kim, có tính đến thiệt hại về môi trường, tổn thất về sản xuất điện, tưới tiêu cho nông nghiệp và nhà ở cũng như các yếu tố khác.
5. Cáp viễn thông dưới biển giữa Thụy Điển và Estonia bị phá hoại
Bộ kinh tế Estonia cho biết đã cósự gián đoạn trong đường dây cáp do Thụy Điển sở hữu xảy ra trên lãnh thổ Estonia, cách đảo Hiiumaa ở miền bắc Estonia khoảng 30 dặm, hãng tin Baltic News Service cho biết. Cơ quan này cho biết thêm, dịch vụ đã được khôi phục trong vòng vài ngày.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pål Jonson cho biết cảnh sát, quân đội và lực lượng bảo vệ bờ biển nước ông đã liên hệ với các đối tác Estonia về vấn đề này. Ông cho biết cũng có sự cảnh giác cao độ ở Biển Baltic.
Jonson nói với các phóng viên: “Chúng tôi coi vấn đề an ninh cho cơ sở hạ tầng quan trọng của mình là ưu tiên hàng đầu và xem xét tình hình hiện tại một cách nghiêm chỉnh”.
Bộ trưởng Bộ phòng vệ dân sự Thụy Điển cho biết, một đường dây cáp viễn thông nối Thụy Điển và Estonia đã bị hư hỏng.
Carl-Oskar Bohlin cho biết, vụ việc dường như xảy ra cùng thời điểm đường ống dẫn khí đốt dưới biển và đường cáp viễn thông nối Phần Lan và Estonia bị hư hỏng hôm 8/10.
Helsinki cho biết họ không thể loại trừ khả năng một “tác nhân nhà nước” đứng đằng sau thiệt hại đó, trong bối cảnh cơ quan tình báo an ninh quốc gia của Thụy Điển nhận định rằng mối quan hệ “xấu đi đáng kể” với Nga.
Vladimir Putin đã bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng Nga đứng sau vụ việc là “rác rưởi”.
6. Hamas phóng hỏa tiễn tấn công máy bay của Thủ tướng Olaf Scholz đang trên đường băng
Ký giả Hans Von Der Burchard của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Olaf Scholz’s plane evacuated on runway following rocket attack in Israel”, nghĩa là “Máy bay của Thủ tướng Olaf Scholz phải di tản trên đường băng sau vụ tấn công hỏa tiễn ở Israel”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hành khách trên chiếc máy bay của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã phải di tản tại phi trường Ben Gurion của Israel vào tối thứ Ba do bị tấn công bằng hỏa tiễn.
Hình ảnh và video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy các trợ lý và nhà báo đi cùng nhà lãnh đạo Đức đã phải vội vàng rời khỏi máy bay và nằm xuống đường băng để ẩn nấp, trong khi Thủ tướng Scholz được cho là đã được di tản đến nơi trú ẩn.
Robin Alexander, phó tổng biên tập nhật báo Welt của Đức, giống như POLITICO, thuộc sở hữu của Axel Springer, viết : “Tôi đã tận mắt chứng kiến các vụ nổ trên bầu trời khi hệ thống phòng không Iron Dome của Israel đánh chặn hai hỏa tiễn”.
Theo Bild, Thủ tướng Scholz và đoàn tùy tùng đã có thể lên máy bay vài phút sau đó, sau một cuộc kiểm tra an ninh bổ sung.
Thủ tướng đã đến thăm Israel hôm thứ Ba để bày tỏ tình đoàn kết với đất nước sau cuộc tấn công khủng bố tàn bạo của Hamas và nhằm giảm căng thẳng trong khu vực, cũng như cải thiện viện trợ nhân đạo cho thường dân Palestine ở Gaza. Việc di tản khỏi chiếc máy bay của ông diễn ra đúng lúc Scholz dự định cất cánh tới Cairo, nơi ông dự kiến sẽ gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi vào hôm thứ Tư. Theo Bộ Y tế Palestine do Hamas lãnh đạo, vào tối thứ Ba, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại một bệnh viện ở Thành phố Gaza, khiến hơn 500 người Palestine thiệt mạng. Hamas đổ lỗi cho cuộc không kích của Israel; trong khi Israel cho rằng đó là một hỏa tiễn của quân Palestine bắn nhầm vào bệnh viện.
Trước đó vào tối thứ Ba, Scholz đã đưa ra cảnh báo Iran và Hezbollah không được can thiệp vào cuộc xung đột giữa Israel và Hamas. Thủ tướng nói trong cuộc họp báo với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Tel Aviv: “Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, không thể tha thứ”. Scholz cũng nhấn mạnh rằng an ninh của Israel là một phần không thể thiếu trong chính sách của nhà nước Đức và nước này có quyền tự vệ trước Hamas.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một lưu ý thận trọng với Thủ tướng Netanyahu rằng quân đội của ông phải tôn trọng luật nhân đạo quốc tế khi trả đũa Hamas.
“Đức và Israel thống nhất bởi thực tế rằng họ là những quốc gia dân chủ lập hiến. Hành động của chúng tôi dựa trên luật pháp và trật tự, ngay cả trong những tình huống khắc nghiệt”, thủ tướng nói với các nhà báo. Ông cho biết ông đã nói chuyện với ông Netanyahu “về những cách để đưa viện trợ nhân đạo đến người dân ở Gaza càng nhanh càng tốt”.
Đến lượt Thủ tướng Israel nhắc nhở nhà lãnh đạo Đức về các vụ thảm sát của Đức Quốc xã giống như vụ ở Babi Yar ở Ukraine năm 1941. Ông Netanyahu nói, cuộc tấn công đẫm máu gần đây của Hamas là “tội ác tồi tệ nhất chống lại người Do Thái kể từ Holocaust”.
Ông nói thêm: “Hamas là Đức Quốc xã mới.”
7. Tập Cận Bình chào đón Putin tới Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã chào đón “người bạn thân yêu” Vladimir Putin tới Bắc Kinh, nơi sẽ đón đại diện của 130 quốc gia tham dự diễn đàn về dự án cơ sở hạ tầng và thương mại rộng lớn của Tập, sáng kiến vành đai và con đường.
Tại một bữa tiệc chính thức, ông Tập nâng ly chúc mừng, trong đó ông ám chỉ đến những xung đột địa chính trị gần đây, nhưng nói thêm rằng “khuynh hướng hòa bình lịch sử” là “không thể ngăn cản”.
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói:
“Mặc dù thế giới ngày nay không hòa bình, áp lực suy thoái đối với nền kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng, sự phát triển toàn cầu phải đối mặt với rất nhiều thách thức, nhưng chúng tôi tin chắc rằng khuynh hướng lịch sử hòa bình, phát triển, hợp tác và cùng có lợi là không thể ngăn cản.”
Điện Cẩm Linh cho biết ông Putin dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán sâu với ông Tập bên lề diễn đàn vào hôm thứ Tư. Trước đây, hai nhà lãnh đạo từng chào nhau như “bạn thân”.
8. Nga thừa nhận Trung Quốc cung cấp 'gần như tất cả' máy bay không người lái được dùng trong cuộc xâm lược Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Says China Supplies 'Almost All' of Its War Drones”, nghĩa là “Nga cho biết Trung Quốc cung cấp 'gần như tất cả' máy bay không người lái chiến tranh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hôm thứ Hai cho biết gần như toàn bộ máy bay không người lái của Nga đều do Trung Quốc cung cấp.
Trong một cuộc họp với Ủy ban Ngân sách và Thuế của Duma Quốc gia, Siluanov cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã hợp tác với Mạc Tư Khoa nhưng kêu gọi Nga nỗ lực phát triển “cơ sở tài nguyên của riêng mình”, theo báo cáo của hãng tin Pravda của Ukraine.
Siluanov nói: “Ngày nay, hầu hết tất cả máy bay không người lái đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Chúng ta rất biết ơn các đối tác của mình vì điều này. Nhưng chúng ta cần phát triển cơ sở tài nguyên của riêng mình và số tiền cần thiết đã được phân bổ”.
Tuyên bố này vẽ ra một bức tranh rõ ràng hơn về mối quan hệ đối tác ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, đồng thời mâu thuẫn trực tiếp với lời hứa trước đây của Bắc Kinh là không cung cấp viện trợ quân sự cho Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố sau khi tiếp đón nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 3 rằng các nước sẽ không thành lập một liên minh quân sự, đồng thời cam kết duy trì tính “minh bạch” trong sự hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của họ, Reuters đưa tin.
Bình luận của Siluanov trong cuộc họp hôm thứ Hai được đưa ra sau khi thông báo rằng Nga đã phân bổ hơn 616 triệu Mỹ Kim cho “một dự án quốc gia mới nhằm phát triển căn cứ máy bay không người lái của riêng chúng ta”, đồng thời nói thêm rằng “mục tiêu của Mạc Tư Khoa là 41% tổng số máy bay không người lái được dán nhãn 'Sản xuất tại Nga' vào năm 2025.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Bộ Ngoại giao Trung Quốc qua email để yêu cầu bình luận vào thứ Hai.
Trong gần 20 tháng, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã thúc đẩy sự phát triển máy bay không người lái của cả hai bên khi các phương tiện bay không người lái tiếp tục đóng vai trò then chốt trong cuộc xung đột. Nga từ lâu đã dựa vào các máy bay không người lái Shahed-131 và 136 do Iran sản xuất trong cuộc xâm lược Ukraine, và Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã đánh giá vào tháng 6 rằng Nga đang bắt đầu công việc sản xuất nguồn cung cấp máy bay không người lái của riêng mình trong nước, “gần như chắc chắn là có sự hỗ trợ của Iran. “
Tờ New York Times đưa tin trước đó rằng Trung Quốc, một trong những nhà xuất khẩu máy bay không người lái hàng đầu thế giới, đã ban hành các hạn chế mới vào đầu tháng 9 đối với máy bay không người lái lớn hơn và các bộ phận máy bay không người lái liên quan, gây trở ngại cho một số công ty máy bay không người lái của Ukraine trong việc nhận nguồn cung. Theo tờ Times, trước khi có các hạn chế thương mại, các nhà sản xuất máy bay không người lái của Ukraine đã nhận được số máy bay không người lái trị giá 200.000 Mỹ Kim từ các công ty Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6.
Trong cùng thời gian đó, theo Times, Nga đã nhận được 14,5 triệu Mỹ Kim từ doanh số bán máy bay không người lái trực tiếp từ các công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Nga Kommersant trước đó đã đưa tin rằng các hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc cũng khiến việc giao hàng bằng máy bay không người lái “làm phức tạp nghiêm trọng” cho Mạc Tư Khoa.
Tòa Bạch Ốc đã nhiều lần khiển trách các công ty Trung Quốc hỗ trợ Mạc Tư Khoa phát triển công nghệ máy bay không người lái. Vào tháng 9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố các hạn chế thương mại mới đối với 11 công ty Trung Quốc và 5 công ty Nga mà họ tuyên bố đang cung cấp thiết bị bay không người lái cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Reuters đưa tin.
9. Nguy hiểm khi đi máy bay Nga càng lúc càng tăng vì lệnh cấm vận
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Aviation Crisis Keeps Getting Worse”, nghĩa là “Khủng hoảng của ngàng Hàng Không Nga ngày càng tồi tệ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.
Ngành Hàng Không Dân Dụng Nga dưới áp lực của lệnh trừng phạt vì cuộc xâm lược vào Ukraine đã gặp khó khăn bởi nhiều trục trặc liên quan đến máy bay trong những tuần gần đây, làm tăng thêm nỗi đau của Vladimir Putin trong cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Ukraine.
Phân tích của Agentstvo, một trang điều tra của Nga ra mắt vào năm 2021, cho thấy trong hai tuần qua, một trong những máy bay khu vực Sukhoi Superjet 100 của Rossiya Airlines của nước này đã liên quan đến 4 sự việc đáp khẩn cấp.
Ngành Hàng Không Dân Dụng của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine. Các máy bay do Nga vận hành đã bị chính phủ Mỹ trừng phạt và các nhà sản xuất máy bay đã ngừng cung cấp phụ tùng và máy bay mới cho nước này.
Hơn một năm rưỡi tham chiến, ngành Hàng Không Dân Dụng Nga tiếp tục cố gắng né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây và tìm cách thay thế các phụ tùng và thiết bị do phương Tây sản xuất cho máy bay của mình để duy trì hoạt động của ngành.
Newsweek đã liên hệ với Aeroflot do nhà nước kiểm soát, công ty mẹ của Rossiya Airlines và Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Một chiếc Sukhoi Superjet 100-95B do Nga sản xuất đã gặp hai sự việc vào ngày 13 tháng 10. Vụ đầu tiên xảy ra trong chuyến bay từ St. Petersburg đến Murmansk, và vụ thứ hai xảy ra vài giờ sau đó. Cả hai lần, các thành viên phi hành đoàn đều báo cáo vấn đề với động cơ quay cánh của máy bay, Agentstvo đưa tin, trích dẫn kênh Telegram Aviaincident và dữ liệu từ dịch vụ Flightradar24.
Trước đó vài ngày, ngày 9/10, kênh Shot Telegram đưa tin một chiếc máy bay xuất phát từ St. Petersburg đã phải hạ cánh khẩn cấp ở Samara sau khi cánh của nó bị kẹt không xoay được. Theo dữ liệu của Flightradar24, máy bay đã phải bay vòng vòng trước khi hạ cánh để hạ dần độ cao. Sau khi bỏ hành khách xuống Samara, nó quay trở lại thành phố St. Petersburg, có lẽ không có hành khách.
Không có báo cáo về thương tích trong các vụ việc.
Trong khi đó, vào ngày 1 tháng 10, một chiếc máy bay tương tự đã gặp vấn đề khi hạ cánh xuống St. Petersburg từ Apatity ở Murmank, kênh Aviaincident đưa tin
Và vào tháng 8, hàng trăm hành khách Nga đi đến thành phố Yekaterinburg đã bị mắc kẹt ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, trong ngày thứ hai sau khi một hãng Hàng Không Nga bất ngờ mất hai trong số ba máy bay Boeing 777 do trục trặc kỹ thuật.
Mặc dù không biết liệu những vấn đề này có liên quan trực tiếp đến các lệnh trừng phạt của phương Tây hay không, Rossiya Airlines trước đó cho biết họ lo ngại rằng chỉ 40% đội bay Superjet 100 của họ sẽ hoạt động vào mùa xuân và mùa hè năm 2023 do thiếu phụ tùng thay thế.
Trong khi đó, hôm thứ Hai, trang tin Nga Lenta.ru đưa tin 17 chuyến bay đã bị hủy hoặc hoãn tại ba phi trường ở Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, họ không nói rõ nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ hoặc liệu đây có phải là con số cao bất thường hay không.
Bộ Giao thông Vận tải Nga đã xây dựng chương trình phát triển ngành Hàng Không Dân Dụng của nước này đến năm 2030. Bộ này dự đoán nước này sẽ giảm dần số lượng máy bay nước ngoài đang hoạt động và các hãng Hàng Không Dân Dụng sẽ tìm cách thay thế phụ tùng do phương Tây sản xuất.
Anastasia Dagaeva, một chuyên gia độc lập về Hàng Không Dân Dụng Nga, đã viết trong một báo cáo cho Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie vào tháng 3 rằng các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt năm 2022 hóa ra khó chấp nhận hơn nhiều so với các lệnh trừng phạt trước đó.
“Chỉ trong vòng vài ngày, các hãng Hàng Không Nga, vốn đã hội nhập chặt chẽ vào thị trường toàn cầu, đã mất các điểm đến quốc tế, hợp đồng cho thuê và hỗ trợ kỹ thuật cho máy bay nước ngoài, quan hệ đối tác với các hãng Hàng Không khác, cũng như nhu liệu nước ngoài, bảo hiểm và các dịch vụ khác”, Dagaeva viết.
Bà nói: “Mục tiêu hàng đầu của Hàng Không Dân Dụng Nga hiện nay là duy trì hoạt động cho đến năm 2030”, đồng thời cho biết thêm rằng Hàng Không Dân Dụng Nga sẽ không sớm biến mất nhưng sẽ trở nên khép kín hơn.
“Chắc chắn sẽ có sự loại trừ khỏi các hỗ trợ kỹ thuật và liên lạc toàn ngành.”
Tờ New York Times đưa tin vào tháng 5 rằng, bất chấp các lệnh trừng phạt do Mỹ và các chính phủ khác áp đặt đối với các hãng Hàng Không Nga bao gồm Aeroflot và Rossiya, hàng ngàn chuyến hàng linh kiện máy bay đã được gửi thành công vào Nga vào năm ngoái, theo dữ liệu hải quan Nga.
10. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps đã tới Mỹ để đàm phán khẩn cấp về xung đột ở Trung Đông và Ukraine.
Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh cho biết Ông Grant Shapps đã tới Mỹ vào hôm Thứ Ba để đàm phán khẩn cấp về xung đột ở Trung Đông và Ukraine; đồng thời cho biết thêm mục đích của cuộc đàm phán là giúp ngăn chặn tình trạng bất ổn hơn nữa và tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo.
Trong một tuyên bố, Shapps nói:
Vào thời điểm quan trọng đối với an ninh toàn cầu này, tôi đang ở Washington DC để đàm phán khẩn cấp với đối tác và người bạn của chúng tôi về công việc đang diễn ra của chúng tôi nhằm ngăn chặn sự leo thang ở Trung Đông và sự hỗ trợ quan trọng của chúng tôi đối với Ukraine.
11. Lượng theo dõi trên mạng xã hội của Hamas đã tăng vọt trên Telegram kể từ cuộc tấn công
Hamas bị cấm sử dụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội. Nhưng lượng người theo dõi nó đã tăng vọt trên ứng dụng nhắn tin phổ biến Telegram kể từ vụ tấn công khủng bố vào Israel ngày 7 tháng 10.
Một tài khoản thuộc Lữ đoàn al-Qassam, cánh vũ trang của phong trào Hamas, đã tăng gấp ba lần số videos đưa lên sau đó và số lượt xem video và các nội dung khác do tài khoản này đăng đã tăng gấp 10 lần.
Hamas là một tổ chức khủng bố nước ngoài được chỉ định ở Hoa Kỳ và luật internet mới ở Liên minh Âu Châu có nghĩa là các nền tảng truyền thông xã hội lớn có thể phải đối mặt với các hình phạt vì lưu trữ nội dung khủng bố.
Meta và Google cấm tài khoản Hamas, nhưng Telegram, một công ty được thành lập bởi một doanh nhân người Nga hiện có trụ sở tại Dubai, đã quyết định cho phép nhóm này tiếp tục sử dụng dịch vụ của mình.
X, trước đây là Twitter, cho biết họ cũng có lệnh cấm Hamas và đã xóa “hàng trăm” “tài khoản liên kết với Hamas”. Tuy nhiên, tuần trước, Liên minh Âu Châu tuyên bố đang mở một cuộc điều tra đối với công ty liên quan đến thông tin sai lệch và nội dung bất hợp pháp về xung đột trên nền tảng của họ.
Brian Fishman, người trước đây điều hành nhóm tại Meta chuyên giải quyết các tổ chức khủng bố và nguy hiểm khác, cho biết do các quy tắc kiểm duyệt nội dung rất lỏng lẻo, Telegram đã trở nên phổ biến trong các nhóm cực đoan trên toàn thế giới và trong số các nhóm cực hữu ở Hoa Kỳ.
Người sáng lập của nó cho biết khoảng 800 triệu người sử dụng Telegram trên toàn cầu.
Fishman cho biết mặc dù sự gia tăng lớn về số lượng người theo dõi tài khoản Telegram của Hamas là điều đáng lo ngại nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những người theo dõi đều là những người ủng hộ Hamas. Ông chỉ ra rằng nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu và những người khác có thể đang theo dõi các tài khoản này.
Nhưng ông cho biết Telegram có thể là một công cụ tuyên truyền hiệu quả.
Ông nói: “Tôi nghĩ thật đáng lo ngại khi một nhóm có thể truyền tải thông điệp của mình đến nhiều người hơn. “Và một số người trong số đó sẽ trở thành người nhân lên sức ép vì họ sẽ lấy tài liệu đó và đăng nó lên các nền tảng khác. Đó thực sự là mô hình mà chúng tôi đã thấy đối với bọn khủng bố Hồi Giáo IS.”
Lợi dụng vụ Hamas, Nga đánh lớn, đã khựng lại. Nguy cơ từ vụ bệnh viện Gaza. Orbán đi đêm với Putin
VietCatholic Media
17:15 18/10/2023
1. Lợi dụng phương Tây bị phân tâm vì khủng hoảng Trung Đông, Putin tấn công cường tập Ukraine
Ký giả Veronika Melkozerova của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Putin hammers Ukraine with West distracted by Middle East crisis”, nghĩa là “Putin tấn công cường tập Ukraine khi phương Tây bị phân tâm vì khủng hoảng Trung Đông”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Với việc các nhà lãnh đạo thế giới đang tập trung sự chú ý vào việc cố gắng giải quyết cuộc xung đột Israel-Hamas, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ tấn công Ukraine trên mọi mặt trận.
Cuối tuần qua, lực lượng Điện Cẩm Linh đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine và tấn công các khu vực bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái. Các lực lượng mới được bổ sung của Nga cũng đang dồn ép quân đội Ukraine trên khắp chiến tuyến.
Thống đốc khu vực Oleksandr Prokudin cho biết trong một tuyên bố rằng chỉ riêng trong ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, Nga đã pháo kích vào khu vực Kherson hơn 200 lần.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một tuyên bố tối Chúa Nhật rằng các cuộc tấn công lớn đã gây ra sự gián đoạn nguồn cung cấp điện và nước ở Kherson và khu vực Donetsk. Ông cho biết thêm, nguồn cung cấp điện của Kherson kể từ đó đã được khôi phục, nước đã được khôi phục cho tất cả ngoại trừ 10 ngôi nhà.
“Chúng ta phải biết rằng sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công như vậy của Nga khi mùa đông đến gần. Nhiều cuộc tấn công váo các cơ sở sản xuất, vào mạng lưới điện. Các bạn phải sẵn sàng cho điều này”, ông Zelenskiy nói với các cấp chính quyền địa phương và các công ty năng lượng trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào. Ông nói rằng chính phủ Ukraine đã và đang làm mọi thứ có thể để tăng cường khả năng phòng không của đất nước.
Lực lượng phòng không hôm thứ Hai đã bận rộn khi Nga tấn công Ukraine bằng 5 hỏa tiễn Không Quân X-59, một hỏa tiễn đạn đạo Iskander và 12 máy bay không người lái Shahed.
Lực lượng Không quân Ukraine cho biết chỉ bắn hạ 2 hỏa tiễn và 11 máy bay không người lái, trong khi những hỏa tiễn khác tấn công nhà ở và cơ sở hạ tầng. Các khu vực miền trung Poltava và Kirovohrad của Ukraine cũng như khu vực phía tây Khmelnytskyi đã bị tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn. Các cuộc không kích và hỏa lực pháo binh dữ dội cũng được báo cáo ở các khu vực phía bắc Chernihiv và Sumy, cũng như phía đông bắc Kharkiv.
Các lực lượng Nga tiếp tục tấn công và pháo kích vào các vị trí của Ukraine ở Avdiivka và Mariinka ở khu vực Donetsk, đồng thời cố gắng giành lại các vị trí gần Robotyne trên mặt trận Zaporizhzhia, nơi quân Ukraine đang tấn công, Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết vào sáng thứ Hai và nói thêm rằng tất cả các cuộc tấn công đều không thành công..
“Tình hình rất khó khăn. Nhưng mọi thứ đều trong tầm kiểm soát. Người Nga đã không tiến lên”, Vitalii Barabash, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự Avdiivka, nói với POLITICO.
Số liệu thống kê của Ukraine từ mặt trận cho thấy số thương vong của Nga ngày càng tăng: 800 đến 1.000 người mỗi ngày kể từ khi họ bắt đầu cuộc tấn công mới.
“ Chúng ta có thể thấy sự tập trung lực lượng và nỗ lực của người Nga. Họ đã xây dựng các khu vực kiên cố phẩm chất cao dọc theo toàn bộ chiến tuyến và giờ họ muốn xuyên thủng hàng phòng ngự theo hướng Donetsk và chiếm Avdiivka”, Egor Firsov, trung sĩ quân đội Ukraine và bác sĩ chiến đấu, cho biết. “Hiện giờ chúng ta đã ngăn chặn được cuộc tấn công của chúng. Theo nguồn tin cá nhân của tôi, các nhà xác và bệnh viện ở Donetsk bị tạm chiếm hiện đã quá tải. Tôi sẽ không nói chính xác con số tổn thất của địch. Nhưng chắc chắn là hàng trăm, chỉ trong một ngày. Tuy nhiên, họ sẽ tiếp tục cố gắng”.
2. Vụ nổ tàn khốc ở bệnh viện Gaza có thể là bước ngoặt trong cuộc chiến Israel-Hamas
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Devastating Gaza Hospital Blast—What We Know”, nghĩa là “Những gì chúng tôi biết về vụ nổ tàn khốc ở bệnh viện Gaza”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Hàng trăm người được cho là đã thiệt mạng trong một vụ nổ tại một bệnh viện Kitô giáo ở Dải Gaza. Hamas, các tổ chức phi chính phủ và một số quốc gia Ả Rập và Hồi giáo đổ lỗi cho cuộc không kích của Israel, nhưng Israel nói rằng đó là kết quả của một vụ nổ hỏa tiễn của người Palestine.
Bộ Y tế Palestine, dẫn đầu bởi phong trào Hamas hiện đang vướng vào cuộc xung đột lớn nhất với Israel, ước tính ít nhất 500 người đã thiệt mạng trong vụ mà họ nói là cuộc không kích vào Bệnh viện Al-Ahli Arab Baptist hôm thứ Ba.
Trong một tuyên bố, Hamas đã lên án một “vụ thảm sát kinh hoàng do sự xâm lược của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái thực hiện” nhằm vào địa điểm này. Các nhà lãnh đạo chính trị của Hamas như Khaled Meshal và Ismail Haniyeh kêu gọi người Ả Rập và người Hồi giáo trên toàn cầu đứng lên phản đối.
Một số tổ chức phi chính phủ quốc tế khác, như Bác sĩ không biên giới, nhanh chóng cho rằng vụ nổ là do một cuộc không kích của Israel. Chính phủ Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Jordan, Li Băng, Oman, Pakistan, Qatar, Ả Rập Saudi, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong số những nước lên án điều được cho là cuộc không kích của Israel trong những giờ đầu tiên sau sự kiện.
Nhưng Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF, cho biết sự tàn phá là kết quả của một cuộc tấn công hỏa tiễn thất bại của Hồi giáo Jihad, một phe phái Palestine khác chiến đấu cùng Hamas.
IDF cho biết trong một tuyên bố: “Một phân tích về hệ thống hoạt động của IDF chỉ ra rằng một loạt hỏa tiễn đã được những kẻ khủng bố ở Gaza bắn, bay gần đến bệnh viện Al Ahli ở Gaza vào thời điểm nó bị tấn công”.
Tuyên bố cho biết thêm: “Thông tin tình báo từ nhiều nguồn mà chúng tôi có trong tay cho thấy rằng Thánh chiến Hồi giáo chịu trách nhiệm về vụ phóng hỏa tiễn thất bại nhằm vào bệnh viện ở Gaza”.
Newsweek không thể xác minh độc lập số người thương vong hoặc nguyên nhân đằng sau vụ nổ.
Một tuyên bố video tiếp theo của phát ngôn nhân IDF, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, đã khẳng định mạnh mẽ hơn tuyên bố này. Ông khẳng định rằng “đây là trách nhiệm của Thánh chiến Hồi giáo đã giết chết những người vô tội trong bệnh viện ở Gaza”.
Một tuyên bố riêng của IDF khẳng định rằng “các tổ chức khủng bố ở Dải Gaza bắn bừa bãi vào Israel” và rằng “kể từ đầu cuộc chiến, khoảng 450 quả hỏa tiễn phóng về phía Israel đã rơi xuống Gaza, gây nguy hiểm và tổn hại đến tính mạng của người dân Gazan. “
Sau đó, trong một cuộc họp ngắn với các phóng viên, Hagari đã đi vào chi tiết hơn về cuộc điều tra của IDF, nói rằng họ đã tổng hợp thành một bản đánh giá về các cuộc tấn công trên không, trên bộ và trên biển của Israel vào Gaza, cũng như các radar phát hiện hỏa tiễn mà ông cho biết đã nhận ra một loạt hỏa tiễn hướng tới Bệnh viện Baptist Ả Rập Al-Ahli. Hagari nói rằng không có cuộc tấn công nào của Israel xảy ra “cạnh bệnh viện” vào thời điểm này, cũng như thiệt hại “không phù hợp với bất kỳ loại đạn dược nào của lực lượng không quân”.
Ông cho biết IDF sau đó đã huy động một trong những máy bay không người lái của mình để quan sát hiện trường. Hagari chia sẻ với các phóng viên cảnh quay từ trên không nhằm mục đích cho thấy hậu quả của vụ nổ, mà theo ông cho thấy “không có cú đánh trực tiếp nào vào bệnh viện”, nhưng một khu vực bị bôi đen nơi được đánh giá là đã xảy ra “một cú đánh trực tiếp” do hỏa tiễn tấn công vào bãi đậu xe của bệnh viện.
Ông cho rằng các vụ nổ thứ cấp tiềm tàng có thể được gây ra bởi một thứ gì đó “thú vị” ở gần hoặc bên dưới bệnh viện, nhưng vẫn chưa thể xác nhận sự hiện diện của đạn dược hoặc các vật liệu khác được cất giữ tại địa điểm này.
Hagari cũng cho biết IDF đã thu được các cuộc trò chuyện bằng tiếng Ả Rập cho thấy rằng Thánh chiến Hồi giáo đứng đằng sau vụ tấn công và đã biết về điều đó.
Cánh quân sự của Jihad Hồi giáo, Lữ đoàn Al-Quds, không đưa ra tuyên bố truyền thông ngay lập tức về vụ nổ, nhưng tiếp tục đưa tin về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào các thành phố của Israel như Tel Aviv, Ashdod và Ashkelon “để đáp trả các vụ thảm sát của lực lượng xâm lược chống lại thường dân.”
Một số quốc gia, chẳng hạn như Đức, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, đã lên án vụ tấn công vào Bệnh viện Baptist Ả Rập Al-Ahli mà không đổ lỗi cho bên nào.
Trong khi bạo lực trong cuộc xung đột kéo dài 75 năm giữa Israel và Palestine đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong một năm rưỡi qua, một cuộc tấn công bất ngờ chưa từng có do Hamas tiến hành nhằm vào Israel vào ngày 7 tháng 10 và chiến dịch ném bom lớn nhất từ trước đến nay của IDF nhằm vào Dải Gaza đã đánh dấu vụ bùng phát nguy hiểm nhất trong nhiều thập kỷ.
Các quan chức Israel cho biết ít nhất 1.400 người ở Israel đã thiệt mạng kể từ cuộc tấn công trên bộ, trên không và trên biển của Hamas. Các quan chức ở Gaza ước tính số người Palestine thiệt mạng đã lên tới 3.000 người.
Sự phẫn nộ về tình tiết mới nhất tại Bệnh viện Baptist Ả Rập Al-Ahli xảy ra trước chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Israel, nơi ông được cho là sẽ khẳng định sự ủng hộ của mình đối với đồng minh của Mỹ trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.
3. Bộ Ngoại giao Nga tìm cách mở rộng cuộc chiến khi mập mờ đổ lỗi cho Israel pháo vào bệnh viện Gaza
Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Tư cho biết cuộc tấn công vào một bệnh viện ở Gaza khiến hàng trăm người Palestine thiệt mạng là một tội ác mất nhân tính đáng kinh ngạc và nói rằng Israel nên cung cấp hình ảnh vệ tinh nếu nước này thực sự không liên quan.
Các quan chức Palestine cho biết một cuộc không kích của Israel đã tấn công bệnh viện trong khi Israel đổ lỗi vụ nổ tại bệnh viện al-Ahli al-Arabi là do nhóm Jihad Hồi giáo Palestine phóng hỏa tiễn thất bại, nhóm này phủ nhận trách nhiệm, Reuters đưa tin.
Maria Zakharova, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga nói:
Chúng tôi coi hành động trọng tội như vậy là một tội ác - như một hành động mất nhân tính.
Zakharova cho biết một số người đã nỗ lực rõ ràng để thoát khỏi trách nhiệm và việc chỉ đưa ra bình luận trên các phương tiện truyền thông về một vụ việc như vậy là chưa đủ. Israel và Mỹ phải cung cấp hình ảnh vệ tinh.
“Xin vui lòng cung cấp hình ảnh vệ tinh và thật là tốt nếu đối tác Mỹ làm điều đó.”
4. Vladimir Putin lên tiếng chỉ trích Tổng thống Joe Biden
Theo Reuters, Vladimir Putin đã bác bỏ những bình luận của Tổng thống Joe Biden, đồng thời nói trong một cuộc phỏng vấn ở Bắc Kinh rằng lợi ích của Mạc Tư Khoa không thể bị bóp nghẹt và các chính trị gia Mỹ nên học cách tôn trọng người khác.
Trong một cuộc phỏng vấn với CBS News, Tổng thống Biden nói:
“Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu trên thực tế, chúng ta đoàn kết toàn bộ Âu Châu và Putin cuối cùng bị hạ bệ ở nơi ông ta không thể gây ra loại rắc rối mà ông ta đang gây ra.”
Trong một cuộc phỏng vấn ngắn được phát sóng trên truyền hình nhà nước trong hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Trung Quốc, Putin nói:
“Đây không phải là về cá nhân tôi. Đây là vấn đề lợi ích của đất nước. Và không thể ngăn chặn lợi ích của Nga. Chúng phải được tính đến.”
Putin nói rằng cả Biden và giới tinh hoa chính trị rộng lớn hơn của Mỹ cần phải học cách “tôn trọng” Nga.
Ông nói thêm: “Điều này không chỉ áp dụng với Tổng thống Biden mà còn với toàn bộ giới tinh hoa chính trị Hoa Kỳ nói chung. Bạn phải học cách tôn trọng người khác, khi đó sẽ không cần phải đàn áp bất cứ ai “.
5. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov tìm cách giải thích lý do Putin chưa chính thức ra tranh cử
Putin vẫn chưa chính thức công bố liệu ông có ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, dự kiến vào tháng 3/2024 hay không. Điều đó làm tăng thêm trọng lượng cho những lời đồn đoán cho rằng Siloviki, tức là nhóm đầu sỏ ở Nga, đã chọn Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev lên thay cho Putin. Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel mở ra một vận hội mới cho Nga trước tình trạng bế tắc hiện nay trong cuộc xâm lược Ukraine. Vận hội mới rõ ràng đòi hỏi phải có một nhà lãnh đạo mới.
Tuy nhiên, Phát ngôn nhân của ông cho biết, Vladimir Putin chưa công bố việc ra tranh cử có lẽ vì ông không phải đối mặt với sự cạnh tranh thực sự nào trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào năm tới và nói thêm rằng có thể đó sẽ là một cuộc bầu cử “không có đối thủ” đối với nhà lãnh đạo lâu năm.
Putin đã lãnh đạo nước Nga kể từ đầu thế kỷ này, giành chiến thắng trong bốn cuộc bầu cử tổng thống trong một hệ thống mà sự đối lập chính trị hầu như không tồn tại.
Theo AFP, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, nói với các hãng thông tấn Nga: “Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng Tổng thống Putin chắc chắn là chính trị gia, và là chính khách số một ở đất nước chúng ta”.
“Theo quan điểm cá nhân của tôi… ông ấy hiện không có đối thủ và không thể có bất kỳ đối thủ nào ở Liên bang Nga”, Peskov, người tháp tùng Putin trong chuyến công du Trung Quốc, nói thêm.
Dmitry Peskov từng đi xa đến mức cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống là không cần thiết, bởi vì Putin chắc chắn sẽ nhận được 99.9% số phiếu.
Cuộc bầu cử tổng thống ở Nga được quốc hội chính thức ấn định và tổ chức sáu năm một lần. Nhiệm kỳ của Tổng thống chỉ có 4 năm, nhưng Putin đã ép buộc Quốc Hội bù nhìn của nước này đổi thành 6 năm.
Có thể có vòng thứ hai nếu không có ứng cử viên nào có thể giành được hơn 50% số phiếu bầu - nhưng điều này chưa bao giờ xảy ra, vì Putin luôn được tuyên bố là người chiến thắng với tỷ số cách biệt rất lớn.
Các nhóm nhân quyền cho rằng các cuộc bầu cử quốc gia ở Nga phần lớn đã trở thành một con dấu cao su đối với Putin và đảng cầm quyền.
6. Zelenskiy xác nhận Kyiv sử dụng hỏa tiễn ATACMS do Mỹ cung cấp
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã xác nhận rằng Kyiv đã sử dụng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật tầm xa của Lục Quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ cung cấp
“Hôm nay, chúng tôi đặc biệt cảm ơn nước Mỹ. Các thỏa thuận của chúng tôi với Tổng thống Biden đang được thực hiện. Rất chính xác – hỏa tiễn ATACMS đã chứng tỏ bản lĩnh của mình”, ông nói trong bài phát biểu hàng đêm.
Điều này đánh dấu việc sử dụng ATACMS chính thức đầu tiên được xác nhận ở Ukraine. Kyiv đã nhiều lần yêu cầu Mỹ cung cấp ATACMS.
Được bắn từ một bệ phóng di động, hỏa tiễn có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 300km, cho phép lực lượng Ukraine tấn công vượt xa chiến tuyến.
Các mục tiêu tiềm năng bao gồm trụ sở chỉ huy, kho vũ khí và mạng lưới cung cấp, bao gồm cả đường sắt.
Trước đó trong ngày thứ Ba, quân đội Ukraine cho biết họ đã tấn công hai phi trường được Nga sử dụng ở các thành phố Luhansk và Berdiansk do Mạc Tư Khoa xâm lược.
Đích thân, Tổng Tư Lệnh quân đội Ukraine, Valerii Zaluzhnyi, đã xác nhận quân Ukraine đã dùng ATACMS hạ gục 9 máy bay trực thăng ở phi trường Berdiansk. Các máy bay trực thăng này tỏ ra lợi hại vì có thể phóng từ rất xa các hỏa tiễn dẫn đường tiêu diệt các chiến xa của quân Ukraine khiến cuộc phản công diễn ra rất chậm.
7. Putin đưa ra câu ngạn ngữ bốn chữ cho Biden để đáp lại bình luận của Tổng thống Mỹ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Offers Biden a Four-Word Proverb in Response to Suppression Comment”, nghĩa là “Putin đưa ra câu ngạn ngữ bốn chữ cho Biden để đáp lại bình luận đàn áp của Tổng thống Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba đã chia sẻ một câu ngạn ngữ của Nga khi được hỏi về lời kêu gọi gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc các nhà lãnh đạo đoàn kết trấn áp Putin.
“Chúng tôi có một câu nói nổi tiếng ở Nga: 'Sống mãi, học mãi.' Và điều này không chỉ áp dụng với Tổng thống Joe Biden mà còn với toàn bộ giới tinh hoa chính trị Hoa Kỳ nói chung”, ông Putin nói, theo hãng tin TASS do Điện Cẩm Linh điều hành.
Ông được cho là đã đưa ra nhận xét này trong khi trả lời các câu hỏi của một nhà báo làm việc cho hãng truyền thông nhà nước VGTRK của Nga. Nhà báo này đã hỏi Putin về những bình luận mà Biden đưa ra trong cuộc phỏng vấn với chương trình 60 Minutes của CBS News phát sóng hôm Chúa Nhật về việc tập hợp thế giới chống lại Putin.
“Trên thực tế, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đoàn kết toàn bộ Âu Châu và Putin cuối cùng bị hạ bệ ở nơi ông ấy không thể gây ra loại rắc rối mà ông ấy đang gây ra,” Tổng thống Biden nói. “Chúng ta có những cơ hội to lớn, những cơ hội to lớn để biến thế giới thành một thế giới tốt đẹp hơn.”
Trao đổi với VGTRK từ Bắc Kinh, ông Putin cho biết ông Biden và các quan chức Mỹ phải học cách tôn trọng người dân Nga.
“ Đây không phải chuyện cá nhân tôi. Đây là vấn đề lợi ích của đất nước. Và không thể ngăn chặn lợi ích của Nga. Chúng phải được tính đến,” ông nói, theo TASS.
Putin nói tiếp: “Phải học cách tôn trọng người khác, rồi sẽ không cần phải đàn áp ai cả”.
Biden thường xuyên lên án Putin về cuộc chiến mà tổng thống Nga phát động nhằm vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và Hoa Kỳ là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Kyiv trong suốt cuộc xung đột.
Hôm thứ Ba, Tòa Bạch Ốc và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy xác nhận Mỹ đã cung cấp cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS,, đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong lập trường của chính quyền Biden về việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Kyiv.
Các quan chức Kyiv từ lâu đã yêu cầu Mỹ cung cấp hỏa tiễn đất đối đất tầm xa, nhưng chính quyền Biden cho đến nay vẫn miễn cưỡng cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Kyiv vì lo ngại rằng động thái như vậy có thể khiến Putin leo thang quân sự..
Truyền thông Ukraine hôm thứ Ba đưa tin ATACMS đã được sử dụng trong các cuộc tấn công qua đêm nhằm vào các phi trường của Nga ở hai thành phố bị tạm chiếm của Ukraine, dẫn đến việc phá hủy 9 máy bay trực thăng và cái chết của một lượng binh sĩ Nga không xác định.
Putin đã không bình luận công khai về vụ tấn công ATACMS trong ngày đầu tiên tới Bắc Kinh, nơi ông được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mời tham dự diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba.
Chuyến thăm Trung Quốc là chuyến đi đầu tiên của Putin ra ngoài các nước thuộc Liên Xô cũ kể từ khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), trong đó Trung Quốc không phải là thành viên, phát lệnh bắt giữ ông vì tội ác chiến tranh vào tháng 3.
8. Bộ Ngoại Giao Canada trừng phạt các cơ quan truyền thông của Nga ở Moldova
Canada hôm thứ Ba cho biết họ đang nhắm tới 9 cá nhân và 6 đài truyền hình trong các biện pháp trừng phạt mới đối với các cộng tác viên của Nga đang hoạt động ở Moldova.
Mélanie Joly, Bộ trưởng Ngoại giao Canada, cho biết trong một tuyên bố, rằng các cá nhân bị tấn công có liên quan đến những nhà tài phiệt có ảnh hưởng, như Vladimir Plahotniuc và Ilan Mironovich Shor. Các đài truyền hình bị cáo buộc là quảng bá và phổ biến thông tin sai lệch để biện minh cho việc Nga xâm lược Ukraine.
Cô nhấn mạnh rằng:
Hôm nay, chúng tôi gửi một thông điệp rõ ràng tới các cá nhân và tổ chức ác ý ở Moldova rằng việc hỗ trợ cuộc xâm lược Ukraine sẽ phải bị trừng phạt.
9. Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán gặp gỡ Putin tại Bắc Kinh
Thủ tướng Viktor Orbán nói với Vladimir Putin hôm thứ Ba rằng Hung Gia Lợi chưa bao giờ muốn chống lại Nga và luôn mong muốn tìm cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ.
Reuters đưa tin Vladimir Putin đã hội đàm tại Trung Quốc hôm thứ Ba với thủ tướng Hung Gia Lợi, Viktor Orbán. Trong cuộc gặp gỡ này, Orbán nói với Tổng thống Nga rằng Hung Gia Lợi đang cố gắng cứu vãn quan hệ song phương trong bối cảnh căng thẳng quốc tế ngày càng gia tăng, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Trung Quốc trước khi bắt đầu diễn đàn quốc tế về sáng kiến Vành đai và Con đường.
Putin đã nói với Orbán trong một cuộc họp được truyền hình trực tiếp rằng:
“Mặc dù trong điều kiện địa chính trị hiện nay, cơ hội duy trì liên lạc và phát triển quan hệ còn rất hạn chế nhưng chỉ có thể hài lòng khi quan hệ của chúng ta với nhiều nước Âu Châu được duy trì và phát triển. Một trong những quốc gia này là Hung Gia Lợi.”
10. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến chiến trường xung quanh hai khu vực Kupiansk và Lyman. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Hoạt động tấn công của Nga trên trục Kupiansk-Lyman đã gia tăng đáng kể trong hai tuần qua.
Các cuộc pháo kích của Nga ngày càng gia tăng và các đơn vị của Tập đoàn quân vũ khí kết hợp số 6 và 25 của Nga cũng như Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 đã tiến hành các cuộc tấn công nhưng chỉ đạt được những thành công rất hạn chế.
Rất có khả năng hoạt động này là một phần trong cuộc tấn công đang diễn ra của Nga được tiến hành trên nhiều trục ở miền đông Ukraine.
Mục tiêu của Lực lượng Lục quân Nga trên trục Kupiansk-Lyman có lẽ là tiến về phía tây tới sông Oskil để tạo vùng đệm xung quanh tỉnh Luhansk.
Lực lượng Lục quân Nga đã xây dựng năng lực chiến đấu theo hướng Kupiansk-Lyman trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, lực lượng Ukraine vẫn duy trì sự hiện diện phòng thủ đáng kể trên trục này và rất khó có khả năng Lực lượng Lục quân Nga sẽ đạt được bước đột phá lớn về mặt hoạt động.
11. Nhật Bản bày tỏ lo ngại trước các hành động khiêu khích của Nga trên biển Nhật Bản
Tokyo đã tỏ ra bất bình trước các hành động mới nhất vào hôm Thứ Ba khi các máy bay ném bom chiến lược của Nga thực hiện các chuyến bay kéo dài nhiều giờ trên vùng biển Nhật Bản trong khu vực nhận dạng phòng không.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95 đã thực hiện chuyến bay kéo dài 7 giờ trên Biển Nhật Bản, cùng với các chiến đấu cơ Su-35.
Ông khẳng định rằng chuyến bay được thực hiện theo đúng quy định về không phận quốc tế.
Tokyo cũng bày tỏ lo ngại về hợp tác quân sự Nga-Triều. Điện Cẩm Linh đã bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn cho rằng Triều Tiên đang cung cấp vũ khí cho Nga.
Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu cho biết Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga một lô hàng vũ khí, gọi đây là một diễn biến đáng lo ngại và làm dấy lên lo ngại về mối quan hệ quân sự mở rộng giữa hai nước.
Phát ngôn nhân của Thủ tướng Anh Rishi Sunak tháng trước cho biết Anh đang thúc giục Triều Tiên ngừng hợp tác vũ khí với Nga.
12. Bức ảnh bắt tay đầu tiên của Putin với một nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu kể từ khi bắt đầu xâm lược Ukraine
Ký giả Pierre Emmanuel Ngendakumana của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Putin in first pictured handshake with EU leader since start of Ukraine invasion”, nghĩa là “Cái bắt tay được chụp ảnh đầu tiên giữa Putin với một nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt tay với Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán tại Trung Quốc hôm thứ Ba – đó là cái bắt tay được chụp ảnh đầu tiên giữa tổng thống Nga và một nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Theo hãng tin TASS của nhà nước Nga, Orbán nói với Putin rằng, “Hung Gia Lợi chưa bao giờ tìm cách đối đầu với Nga. Đúng hơn thì điều ngược lại mới đúng: Hung Gia Lợi luôn theo đuổi mục tiêu xây dựng và mở rộng hệ thống liên lạc tốt nhất.”
Putin nói: “Điều rất quan trọng là có cơ hội trao đổi quan điểm không chỉ về quan hệ song phương mà còn về tình hình thế giới và ở Âu Châu với một trong các nước Liên Hiệp Âu Châu - với Hung Gia Lợi trong trường hợp này,” ông nói thêm, “chúng tôi biết rằng quan điểm của chúng ta không phải lúc nào cũng trùng khớp, nhưng theo tôi, cơ hội để trao đổi quan điểm luôn cực kỳ quan trọng “.
Cuộc gặp diễn ra tại một diễn đàn kéo dài hai ngày hôm thứ Ba, đánh dấu kỷ niệm 10 năm đứa con tinh thần của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là Sáng kiến Vành đai và Con đường - nơi Orbán và Putin thảo luận về hợp tác vận chuyển khí đốt tự nhiên và dầu thô cũng như năng lượng hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi đã vun đắp mối quan hệ cá nhân thân thiết với Putin trong nhiều năm qua, đồng thời ngần ngại lên án việc Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine cũng như giữ lập trường thân thiện với Nga trong cuộc xung đột.
Vào mùa xuân, một quan chức hàng đầu của Kyiv đã cảnh báo rằng một loạt thỏa thuận thúc đẩy liên kết năng lượng của Hung Gia Lợi với Nga sẽ chỉ kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Oleg Ustenko, cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, nói với POLITICO: “Nếu bạn đã xem đoạn video quay cảnh người Nga chặt đầu một người lính Ukraine - thì người Hung Gia Lợi đang phải trả giá cho con dao đó”.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer bị chỉ trích vì gặp Putin ở Mạc Tư Khoa vào mùa xuân năm 2022, ngay sau khi nhà lãnh đạo Nga phát động cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine.
Hội Thừa sai Paris công bố trên mạng thư từ liên quan đến Việt Nam. GH Syria giữa những thử thách
VietCatholic Media
18:05 18/10/2023
1. Hội Thừa sai Paris đăng trên mạng thư từ của các thừa sai tại Việt Nam
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết toàn thể thư từ của các thừa sai giữa Paris và Việt Nam được lập thành danh mục kèm theo mục lục được phổ biến trên mạng để các nhà nghiên cứu trên thế giới có thể tìm hiểu về lịch sử đầy biến động tại Việt Nam trong thế kỷ XX.
Trên đây là sáng kiến của Viện nghiên cứu quan hệ giữa Pháp và Á châu, gọi tắt là IRFA, được Hội Thừa sai Paris thăng tiến và thực hiện.
Trong năm qua, hơn 400 hộp tài liệu của Hội thừa sai giữa cuối thế kỷ XIX và năm 1975 đã được phổ biến trên mạng. Danh mục này giúp tất cả những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam biết họ có thể tìm cái gì trong văn khố của Viện IRFA. Các tài liệu này được mở cho công chúng tham khảo tại Phòng đọc sách ở trụ sở của Hội thừa sai Đường Du Bac, Paris.
Bộ tài liệu về Việt Nam chủ yếu gồm thư từ giữa các cơ quan khác nhau của Hội Thừa sai Paris với các thừa sai ở địa phương. Ngoại trừ giáo phận Hưng Hóa, được cha Đức Cha Mazé mang vào hồi năm 1964 và Giáo phận Kon Tum, được Đức Cha Seitz đưa vào năm 1964 và năm 1975, không có giáo phận nào khác ở Việt Nam đặt các tài liệu của mình vào Bộ tài liệu này.
Hội Thừa sai Paris bắt đầu hiện diện tại Việt Nam từ thế kỷ XVII. Năm 1662, Đức Cha Lambert de la Motte, trở thành Đại diện Tông tòa đầu tiên ở Đông Dương. Cha Louis Chevreuil là thừa sai Âu châu đầu tiên đến miền này, ngày 26 tháng Bảy năm 1664, trong tư cách là đặc ủy của Đại diện Tông tòa, do Đức Cha de la Motte bổ nhiệm. Năm 1790, các thừa sai Paris ở Bắc Việt chỉ còn bốn người. Cách mạng Pháp đã đóng cửa Chủng viện ở Paris, chôn vùi mọi hy vọng gia tăng con số các thừa sai cho đến năm 1815.
Hậu bán thế kỷ XIX, tiếp theo Hiệp ước Huế và thành lập Đông Dương Pháp năm 1887, các thừa sai có thể tái tổ chức: Việt Nam được chia thành các giáo phận đại diện Tông tòa, nhân sự gia tăng và có nhiều người trở lại đạo. Số tín hữu Công Giáo ở Tây Đàng Ngoài tăng từ 140 lên 220.000 người. Đầu thế kỷ XX, do tình trạng khó khăn của hành chánh Pháp, nạn đói kém và khủng hoảng kinh tế, Hội Thừa sai Paris quyết định chuyển trách nhiệm cho Hàng giáo sĩ Việt Nam.
Trong thời chiến tranh Đông Dương, từ 1946 đến 1954, tình trạng các thừa sai tại Việt Nam khác nhau, tùy theo đó là vùng do Việt Minh hay vùng do quân đội xâm lược. Tình trạng này khiến cho gần 700.000 người Công Giáo miền Bắc tị nạn vào Nam, từ năm 1970 trở đi, không có thừa sai Paris nào hiện diện ở miền Bắc. Sau khi cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam vào năm 1975, tất cả các thừa sai còn lại đều bị trục xuất khỏi Việt Nam.
2. Tòa Thánh kêu gọi cấp thiết bài trừ các tội ác chống nhân loại
Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, kêu gọi Liên Hiệp Quốc có những hành động cấp thiết và hữu hiệu để phòng ngừa và trừng phạt các tội ác chống lại nhân loại, đứng trước tình trạng tội ác này đang gia tăng trong thời gian gần đây, tạo nên đau khổ khôn tả và chà đạp phẩm giá con người.
Trong bài tham luận hôm 13 tháng Mười vừa qua, tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Caccia, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh rằng những tội ác chống nhân loại hiện vốn đã là một quy luật tập quán cấm đoán. Như Ủy ban công pháp quốc tế ghi nhận, việc cấm những tội ác đó là một quy luật tuyệt đối của Công pháp quốc tế. Dầu vậy, việc ký kết một hiệp ước hoàn cầu và đa phương biến luật tập quán thành luật quốc tế, sẽ giúp thăng tiến sự cộng tác quốc tế trong việc phòng ngừa và trừng phạt những tội ác này.
Vị đại diện Tòa Thánh cũng khẳng định rằng bất kỳ định nghĩa nào về tội ác chống nhân loại phải ăn rễ trong công pháp tập quán quốc tế. Thêm bớt hay thay đổi định nghĩa đã được đồng thuận về những tội ác ấy, trước khi việc thực hành của quốc gia được hoàn toàn phát triển, thì sẽ không đẩy mạnh sự đồng thuận, và làm suy yếu hiệu năng của hệ thống này.
Vì thế, Tòa Thánh không đồng ý loại bỏ những định nghĩa về giống (gender) ra khỏi dự thảo hiệp ước, vì định nghĩa ấy cần thiết để duy trì hình ảnh chính xác về bản chất con người trong thương quan với những tội ác, gây thiệt hại quá nhiều cho các phụ nữ và trẻ nữ, ví dụ như tội hãm hiếp, nô lệ tình dục và mại dâm.
Tuy nhiên, trong khi khuyến khích cộng tác quốc tế trong việc truy tố những tội ác chống nhân loại, Tòa Thánh chống lại việc giải độ các bị can tới những nước, trong đó các bị can có thể bị tra tấn hoặc bị kết án tử hình.
3. Giáo hội tại Syria cố gắng giúp duy trì đức tin
Giáo Hội Công Giáo tại Syria cố gắng giúp duy trì đức tin cho các tín hữu giữa lúc nội chiến tại nước này vẫn tiếp tục từ 12 năm nay, cộng thêm với thiên tai động đất, đồng thời khích lệ họ đừng rời bỏ đất nước.
Đức Tổng Giám Mục Denis Antoine Chahda, Tổng giám mục Giáo phận Aleppo của Giáo phận Aleppo, thuộc Giáo Hội Công Giáo Siriac, cho biết có gần 51.000 người chết vì động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, hồi tháng Hai năm nay, với thiệt hại hơn 118 tỷ Mỹ kim.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí trực tuyến ACI, tiếng Tây Ban Nha, Đức Tổng Giám Mục Chahda cho biết vì động đất, dân chúng đã đổ ra đường phố, ngủ nhiều ngày trên đường, hoặc trong xe của họ. Nhiều người khác tìm tới các nhà thờ, phòng hội nhà xứ để lánh nạn. Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách cứu trợ các nạn nhân, không phân biệt tín ngưỡng: “Chúng tôi làm tất cả những gì có thể để gần gũi, ở cạnh dân chúng trong thời điểm đau buồn ấy. Tất cả các thánh đường ở thành Aleppo đều mở cửa nhà thờ, nhà xứ. Chúng tôi đón nhận những người Kitô, Hồi giáo vào khu vực nhà xứ, giúp đỡ lương thực, thuốc men, chăn mền, làm sao để dân chúng cảm thấy như ở nhà, và mang lại cho họ một chút an bình”.
Tuy nhiên, Syria vẫn còn phải đương đầu với nạn khủng bố Hồi giáo, vốn hoành hành tại miền này từ hàng chục năm nay. Tại thành Idlib ở miền bắc Syria, có những thành phần khủng bố, họ đã len lỏi vào một nửa lãnh thổ Syria. Tuy có sự hiện diện mạnh mẽ của nhà nước Hồi giáo IS, thành Aleppo còn ở xa nhóm khủng bố.
Đức Tổng Giám Mục Chahdad cũng bày tỏ vui mừng vì Cộng đoàn Công Giáo Latinh ở Aleppo mới có một giám mục mới, là Đức Cha Hanna Jallouf từ hồi tháng Chín năm nay.
Tại Syria, có sáu nghi lễ Công Giáo sống cạnh nhau, đó là Maronite, Canđê, Siriac, Armeni và Latinh.
4. Đức Thánh Cha kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân động đất tại Afghanistan
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân động đất dữ dội tại Afghanistan, làm cho hàng ngàn người thiệt mạng.
Lên tiếng trong buổi Tiếp kiến chung gần 30.000 tín hữu hành hương, sáng thứ Tư, ngày 11 tháng Mười vừa qua, tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói: “Tôi đặc biệt nghĩ tới nhân dân Afghanistan, đang chịu đau khổ vì động đất tàn phá tại nước này, làm cho hàng ngàn người chết, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, và hàng ngàn người phải tản cư. Tôi mời gọi tất cả những người thiện chí hãy trợ giúp dân tộc này, đã chịu thử thách dường ấy, góp phần trong tinh thần huynh đệ, thoa dịu những đau khổ của dân chúng và hỗ trợ sự tái thiết cần thực hiện”.
Trận động đất ngày 07 tháng Mười vừa qua tại tỉnh Herat mạn tây của Afghanistan, ở mức độ từ 4.6 đến 6.3 theo thước Richter, ít được báo chí quốc tế nói tới, làm cho hơn 2.000 người chết, gần 10.000 người bị thương, theo thống kê sơ khởi của chính phủ Taliban của Afghanistan. Đã có rất nhiều nhà cửa bị tàn phá, 13 thành phố bị hoàn toàn phá hủy. Hai phần ba các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Nạn tham nhũng và thiếu các cơ cấu hạ tầng cũng gây nhiều khó khăn cho việc cứu trợ.
Mohammaed Mehryar, một sinh viên y khoa tại Herat nói với Đài Vatican rằng nhiều người dân tại đây vẫn lo sợ, không dám trở về nhà và sống trên các đường phố, từ ba bốn ngày nay. Bầu không khí nói chung là sợ hãi và tuyệt vọng.
Sabour Tokhi, một thanh niên khác, cũng thuộc miền Herat, nói với Đài Vatican rằng tại đây các tổ chức cứu trợ thiếu các dụng cụ, và nạn tham nhũng lan tràn cũng là vấn đề lớn. Rất tiếc là chính phủ hiện nay không làm gì. Dân chúng cũng chẳng được thông tin, chỉ dẫn phải làm sao, xin giúp đỡ thế nào. Dân chúng cũng lo sợ, vì trong khi họ lánh nạn trên các đường phố, thì có những kẻ trộm “thăm viếng” gia cư của họ. Vật giá thì tăng vọt, ví dụ giá chiếc lều tăng vọt. Tất cả là hỗn độn. Ngoài ra có tình trạng có những người đến các vùng bị động đất, chụp hình, phát động chiến dịch lạc quyên cứu trợ, nhưng tiền thì không bao giờ đến tay người nhận. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là đường xá bị hư hại vì động đất, nên việc cứu trợ được thực hiện bằng xe máy hai bánh. Rất tiếc là chính phủ Afghanistan không thể tổ chức cứu trợ các nạn nhân.
Thánh Ca
Thánh Ca Tháng Mân Côi: Hạt Ngọc Mân Côi Dâng Mẹ - Sáng tác: Thừa Sai. Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Media
07:35 18/10/2023