Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/10: Ai Gánh? Gánh Ai? – Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
00:35 15/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bằng và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ. Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng. Khốn cho các người! Các người onhư mồ mả không có gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay.”
Một người trong số các nhà thông luật lên tiếng nói: “Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa!” Đức Giê-su nói: “Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào.
Đó là lời Chúa
Chủ nghĩa biệt phái
Lm. Minh Anh
16:52 15/10/2024
CHỦ NGHĨA BIỆT PHÁI
“Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa!”.
“Tình yêu là gì? Đó là im lặng - khi lời nói của bạn có thể gây tổn thương. Đó là kiên nhẫn - khi hàng xóm của bạn cộc lốc. Đó là điếc - khi một vụ bê bối xảy ra. Đó là ân cần - khi người khác chạm phải nỗi đau. Đó là nhanh nhẹn - khi nhiệm vụ cấp bách gọi đến. Đó là can đảm - khi bất hạnh ập xuống. Những người Pharisêu giỏi về lề luật nhưng kém về tình yêu. Họ là những con tắc kè hoa. Bạn hãy tránh xa ‘chủ nghĩa biệt phái!’” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục lên án thái độ “giỏi về lề luật nhưng kém về tình yêu” của giới kinh sư, biệt phái. Tuy nhiên, những nhận xét này không áp dụng cho tất cả họ, vì nhiều người trong họ - như Phaolô, Nicôđêmô, Gamaliel - là những người tốt. Ngài đang chỉ trích một số người “xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa”; và nếu thành thật, đôi khi, ‘chủ nghĩa biệt phái’ này cũng xuất hiện giữa chúng ta!
“Một khuyết điểm thường gặp nơi những con người có thẩm quyền dân sự hay tôn giáo, là họ đòi hỏi người khác nhiều điều - ngay cả những điều công chính - mà họ lại không thực hành như là người đầu tiên. Họ sống hai mặt! Thái độ này gây gương xấu về thẩm quyền, điều vốn phải có sức mạnh chính yếu từ việc nêu gương tốt. Thẩm quyền phát sinh từ gương tốt giúp người khác thực hành những điều đúng đắn và phù hợp, nâng đỡ họ trong những thử thách họ gặp phải trên đường công chính. Thẩm quyền là một sự trợ giúp, nhưng nếu thực hiện sai, sẽ trở nên áp bức; không cho phép mọi người phát triển; tạo ra ngờ vực, thù địch và dẫn đến tham nhũng!” - Phanxicô.
Trong quá khứ và có lẽ ở một số nơi vẫn còn, các giáo sĩ thường mong đợi những vinh dự tương tự được trao cho họ. Rất thường xuyên, mọi người sẵn sàng dành sự tôn trọng cho Giám mục hoặc Linh mục của mình; tuy nhiên, thay vì các vinh dự đó được đón nhận cách trân trọng và khiêm tốn, đôi khi, chúng lại ‘được yêu cầu’ hoặc ‘mong đợi’. Đừng quên, “Chiếc áo không làm nên thầy tu, cổ áo Rôma không làm nên Linh mục, mũ miện không làm nên Giám mục!”.
Bản thân Giáo Hội trong nhiều thế kỷ cũng không thoát khỏi ‘chủ nghĩa biệt phái’ thuộc lĩnh vực này. Và có lẽ điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay. Các Giám mục và Linh mục thường đặt gánh nặng lên vai các tín hữu và thiếu giúp đỡ họ trong việc gánh vác. Đôi khi, các đấng lo lắng nhiều hơn cho việc bảo tồn các tập tục truyền thống hơn là dẫn dắt mọi người đến với tình yêu sâu sắc hơn đối với Chúa Kitô và với nhau.
Anh Chị em,
“Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa!”. Về điểm yếu này, các giáo sĩ không độc quyền; cha mẹ cũng có thể mắc phải sai lầm đó khi họ tuân theo các ‘tiêu chuẩn kép’. Họ đặt ra một quy tắc cho bản thân và một quy tắc khác cho con cái. Tương tự như thế, cư xử giữa giáo viên với học sinh, chủ nhân với nhân viên cũng có thể biểu hiện cách tiếp cận này, “Làm như tôi nói; đừng làm như tôi làm!”. ‘Chủ nghĩa biệt phái’ thực sự vẫn tồn tại và phát triển trong xã hội và Giáo Hội của chúng ta - nhưng người đầu tiên tôi cần sửa đổi là chính tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con hoá nên ‘tắc kè’. Cho con luôn ‘tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa!”.
“Tình yêu là gì? Đó là im lặng - khi lời nói của bạn có thể gây tổn thương. Đó là kiên nhẫn - khi hàng xóm của bạn cộc lốc. Đó là điếc - khi một vụ bê bối xảy ra. Đó là ân cần - khi người khác chạm phải nỗi đau. Đó là nhanh nhẹn - khi nhiệm vụ cấp bách gọi đến. Đó là can đảm - khi bất hạnh ập xuống. Những người Pharisêu giỏi về lề luật nhưng kém về tình yêu. Họ là những con tắc kè hoa. Bạn hãy tránh xa ‘chủ nghĩa biệt phái!’” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục lên án thái độ “giỏi về lề luật nhưng kém về tình yêu” của giới kinh sư, biệt phái. Tuy nhiên, những nhận xét này không áp dụng cho tất cả họ, vì nhiều người trong họ - như Phaolô, Nicôđêmô, Gamaliel - là những người tốt. Ngài đang chỉ trích một số người “xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa”; và nếu thành thật, đôi khi, ‘chủ nghĩa biệt phái’ này cũng xuất hiện giữa chúng ta!
“Một khuyết điểm thường gặp nơi những con người có thẩm quyền dân sự hay tôn giáo, là họ đòi hỏi người khác nhiều điều - ngay cả những điều công chính - mà họ lại không thực hành như là người đầu tiên. Họ sống hai mặt! Thái độ này gây gương xấu về thẩm quyền, điều vốn phải có sức mạnh chính yếu từ việc nêu gương tốt. Thẩm quyền phát sinh từ gương tốt giúp người khác thực hành những điều đúng đắn và phù hợp, nâng đỡ họ trong những thử thách họ gặp phải trên đường công chính. Thẩm quyền là một sự trợ giúp, nhưng nếu thực hiện sai, sẽ trở nên áp bức; không cho phép mọi người phát triển; tạo ra ngờ vực, thù địch và dẫn đến tham nhũng!” - Phanxicô.
Trong quá khứ và có lẽ ở một số nơi vẫn còn, các giáo sĩ thường mong đợi những vinh dự tương tự được trao cho họ. Rất thường xuyên, mọi người sẵn sàng dành sự tôn trọng cho Giám mục hoặc Linh mục của mình; tuy nhiên, thay vì các vinh dự đó được đón nhận cách trân trọng và khiêm tốn, đôi khi, chúng lại ‘được yêu cầu’ hoặc ‘mong đợi’. Đừng quên, “Chiếc áo không làm nên thầy tu, cổ áo Rôma không làm nên Linh mục, mũ miện không làm nên Giám mục!”.
Bản thân Giáo Hội trong nhiều thế kỷ cũng không thoát khỏi ‘chủ nghĩa biệt phái’ thuộc lĩnh vực này. Và có lẽ điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay. Các Giám mục và Linh mục thường đặt gánh nặng lên vai các tín hữu và thiếu giúp đỡ họ trong việc gánh vác. Đôi khi, các đấng lo lắng nhiều hơn cho việc bảo tồn các tập tục truyền thống hơn là dẫn dắt mọi người đến với tình yêu sâu sắc hơn đối với Chúa Kitô và với nhau.
Anh Chị em,
“Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa!”. Về điểm yếu này, các giáo sĩ không độc quyền; cha mẹ cũng có thể mắc phải sai lầm đó khi họ tuân theo các ‘tiêu chuẩn kép’. Họ đặt ra một quy tắc cho bản thân và một quy tắc khác cho con cái. Tương tự như thế, cư xử giữa giáo viên với học sinh, chủ nhân với nhân viên cũng có thể biểu hiện cách tiếp cận này, “Làm như tôi nói; đừng làm như tôi làm!”. ‘Chủ nghĩa biệt phái’ thực sự vẫn tồn tại và phát triển trong xã hội và Giáo Hội của chúng ta - nhưng người đầu tiên tôi cần sửa đổi là chính tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con hoá nên ‘tắc kè’. Cho con luôn ‘tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng hội đồng họp báo – Ngày 10: Thượng hội đồng tập chú vào việc ra quyết định
Vũ Văn An
13:41 15/10/2024
Christopher Wells của VaticanNews tường trình rằng vào cuối tuần, Phiên họp của Thượng hội đồng về tính đồng nghị tập chú vào các quy trình ra quyết định, nhấn mạnh đến nhu cầu về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và đánh giá.
Thực vậy, công việc tại Thượng hội đồng trong vài ngày qua tập trung vào phần Các Nẻo Đường trong Instrumentum laboris, đặc biệt tập chú vào cách các nhà lãnh đạo Giáo hội đưa ra và thực hiện các quyết định.
Trong cuộc họp báo hàng ngày vào thứ Hai, Tiến sĩ Sheila Pires, thư ký của Ủy ban Thông tin của Thượng hội đồng, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe những kinh nghiệm của Giáo hội trong các bối cảnh khác nhau, lưu ý những vấn đề đôi khi phát sinh trong việc tìm kiếm sự hài hòa giữa các truyền thống Kitô giáo và các tập tục và luật pháp địa phương.
Bà cho biết, những hiểu biết sâu sắc và đề xuất đến từ những người đã trải qua nhiều thực tại hiện sinh khác nhau.
Tiến sĩ Pires đã lưu ý một số chủ đề nổi bật nhất trong vài ngày qua, bao gồm tầm quan trọng của trẻ em trong các trường Công Giáo và vai trò của trường học trong việc đào tạo và truyền giáo.
Một chủ đề quan trọng khác là vấn đề lạm dụng, đặc biệt là lạm dụng mà các nữ tu phải chịu, với nhiều diễn giả nhấn mạnh đến nhu cầu thúc đẩy các chính sách và thủ tục để giải quyết vấn đề này.
Một lần nữa, vai trò của phụ nữ trong Giáo hội nói chung là một chủ đề thảo luận quan trọng, bao gồm nhu cầu phụ nữ phải có vai trò lớn hơn trong việc đào tạo chủng viện.
Về phần mình, chủ tịch Ủy ban Thông tin, Tiến sĩ Paolo Ruffini, đã nhấn mạnh đến cuộc thảo luận về nhu cầu phải có sự tham gia của phụ nữ và giáo dân nói chung vào các quá trình ra quyết định trong Giáo hội.
Ông cũng giải quyết các vấn đề xung quanh trách nhiệm giải trình, bao gồm ý nghĩa của điều đó trong bối cảnh giáo hội và cách thức đạt được trách nhiệm giải trình.
Các chủ đề khác được đề cập trong nhiều cuộc can thiệp trong vài ngày qua bao gồm nhu cầu tăng cường thực tại đồng nghị đã hiện hữu, học hỏi từ các Giáo hội đã thực hành tính đồng nghị trong các sắc lệnh khác nhau; và nhu cầu chống lại mọi hình thức giáo sĩ trị, thông qua sự gần gũi, các mối quan hệ năng động và sự tham gia của mọi người trong toàn Giáo hội vào quá trình ra quyết định.
Sơ Gloria Liliana Franco Echeverri, ODN
Trong số những vị khách tham dự buổi họp báo hôm thứ Hai có Sơ Gloria Liliana Franco Echeverri, ODN, chủ tịch Liên đoàn nam nữ tu sĩ Mỹ Latinh (CLAR), và là nhân chứng của tiến trình đồng nghị.
Trong bài phát biểu khai mạc, Sơ Liliana cho biết những suy tư của Phiên họp “đặt trước chúng ta hành động của Chúa Giêsu”, các giá trị và phong cách truyền giáo phải thấm nhuần tính đồng nghị.
Bà cũng nhấn mạnh đến nhu cầu đào tạo có ý nghĩa dựa trên chứng tá tận tụy và thực hiện cùng với những người khác theo cách “cho phép chúng ta áp dụng phong cách của Chúa Giêsu”.
Sơ Liliana cũng nói về sự phân định, điều này mang lại khả năng xác định điều Chúa Thánh Thần đang yêu cầu Giáo hội. Bà cho biết sự phân định, cả về mặt cá nhân và cộng đồng, giúp chúng ta cùng nhau tìm kiếm sự chắc chắn trong sự đa dạng của mình về hành trình và sứ mệnh. Để đạt được mục đích này, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của các cấu trúc có sự tham gia trên khắp Giáo hội.
Cuối cùng, Sơ Liliana đã ghi nhận các cuộc thảo luận vào sáng Thứ Hai, chủ yếu xoay quanh các khái niệm về tính minh bạch và văn hóa, không phải là các công cụ, mà là một nền văn hóa “phải tồn tại trong Giáo hội” và phải thấm nhuần các phương pháp và bản sắc của Giáo hội.
Giám mục Edouard Sinayobe
Giám mục Edouard Sinayobye của Cyangugu ở Rwanda phát biểu tiếp theo, nói về tình hình ở đất nước của mình sau những nỗi kinh hoàng của cuộc diệt chủng đã giáng xuống đất nước của mình cách đây ba mươi năm.
Ngài bắt đầu bằng cách nói rằng công việc của Thượng hội đồng tương đương với những gì các tông đồ đã sống và trải qua trong Phòng Tiệc Ly vào Lễ Ngũ Tuần, nơi họ nhận được hồng ân của Chúa Thánh Thần.
Chuyển sang tình hình ở Rwanda ngày nay, ngài nhận xét về quá trình hòa giải nhằm hướng đến sự hiệp nhất vẫn đang diễn ra khoảng ba thập niên sau cuộc diệt chủng. Ngài cho biết, Giáo hội đang làm việc ở bình diện mục vụ để chữa lành mọi người, đồng hành cùng cả nạn nhân lẫn thủ phạm.
Thượng Hội đồng, ngài nói, “là điều chúng ta đang sống như một cơ hội để củng cố sự hiệp nhất và hòa giải,” một giáo huấn sống động giúp người Rwanda hiểu rằng trong hành trình tiến về phía trước phải dựa trên lối sống huynh đệ và thiêng liêng.
Ngài nói rằng kinh nghiệm về tính đồng nghị là một cơ hội để đào sâu các cách tiếp cận khác nhau nhằm tạo ra sự hiệp nhất bằng cách giúp sống trong tinh thần hiệp thông.
Đức Giám Mục Sinayobye cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia và lắng nghe, và nhu cầu truyền giáo của các nhà truyền giáo.
Cuối cùng, Tổng giám mục Riga, Zbignevs Sankevics, nói với các phóng viên rằng Thượng Hội đồng đáp lại “mong muốn sâu sắc trong lòng tôi là lôi kéo mọi người đã chịu phép rửa tội vào Giáo hội,” để biến họ thành những nhà truyền giáo nhằm “mở rộng vương quốc của Chúa trên khắp thế giới.”
Ngài nhắc lại đã nói với các phóng viên, khi lần đầu tiên được phong làm giám mục, về “mục tiêu chiến lược” của mình là thúc đẩy sự tái sinh tâm linh, liên quan đến tất cả người Công Giáo, tất cả các Kitô hữu, tất cả những người nam và nữ có thiện chí. Và ngài đã bày tỏ “niềm tin sâu sắc” của mình rằng Thượng hội đồng phải hướng đến mục tiêu “giải phóng các đặc sủng của mọi người đã chịu phép rửa tội.”
Theo vị tổng giám mục người Latvia, mục tiêu này liên quan đến các khái niệm về đồng trách nhiệm và phân quyền trong Giáo hội – nhưng là biểu hiện của sự hiệp thông trong giáo hội và tâm linh hơn là theo cách thế tục hoặc dân chủ.
Tổng giám mục Sankevics đã nhấn mạnh đoạn 58 của Instrumentum laboris, trong đó đề cập đến Gaudium et spes và tập trung vào sự phân định thực sự về sự hiện diện và các kế hoạch của Thiên Chúa. Ngài cho biết mục tiêu cuối cùng của Thượng hội đồng là sứ mệnh, biến một Giáo hội “luôn chuyển động” trở nên truyền giáo hơn bao giờ hết.
Ngài kết luận bằng cách nói rằng Thượng hội đồng phải phân định bằng cách xem xét các nỗ lực khác nhau của giáo hội trên khắp thế giới, xác định nơi nào có hoa trái tốt trong các cộng đồng địa phương và học hỏi từ họ.
Vào chiều thứ Hai, các nhóm làm việc sẽ chuẩn bị báo cáo của họ, trong khi sáng thứ Ba sẽ chứng kiến Phiên họp bắt đầu làm việc trên Mô-đun thứ ba, “Địa điểm”.
Các nhóm tranh đấu cho lợi ích đặc biệt làm việc ra sao tại Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Vũ Văn An
14:23 15/10/2024
Jonathan Liedl của National Catholic Register, ngày 15 tháng 10 năm 2024, có bài phân tích sau đây:
Sự kiện ‘phong chức cho phụ nữ’ vào thứ Ba, mà các đại biểu Thượng hội đồng được mời tham dự qua email hàng loạt, là một minh họa tốt về cách các sự kiện bên lề cố gắng tác động đến quá trình này.
Thực vậy, trong một hoặc hai ngày tới, đừng ngạc nhiên khi thấy một loạt tin tức mới về việc ủng hộ việc phong chức cho phụ nữ tại Thượng hội đồng về tính đồng nghị.
Đây là một dự đoán hợp lý, vì vào đầu ngày hôm nay, một nhóm ủng hộ đã gửi một email, do Register thu thập được, mời các đại biểu Thượng hội đồng tham gia cùng họ vào ngày mai tại một biến cố thúc đẩy mục đích này.
Được tổ chức bởi AmerIndia, một mạng lưới những người Công Giáo Mỹ Latinh tiến bộ, và có tên là "Được kêu gọi trở thành một nữ phó tế", bữa tiệc trưa pizza ngày 15 tháng 10 sẽ có sự góp mặt của một số ít phụ nữ có cùng một lý do tại sao họ tin rằng họ được kêu gọi vào thừa tác vụ thụ phong theo bí tích (điều mà Giáo hội dạy là không thể).
Các nhà báo có thiện cảm có thể sẽ khuếch đại biến cố này, đảm bảo ghi nhận rằng những người thuyết trình đến từ nhiều châu lục, thậm chí có thể ngụ ý rằng điều này làm suy yếu lời chỉ trích cho rằng việc phong chức cho phụ nữ chỉ là một "vấn đề thích hợp" do những người phương Tây giàu có thúc đẩy. Họ cũng có thể chỉ ra số lượng đại biểu của Phiên họp đang tham dự — nghĩa là, nếu tổng số thuận lợi.
Khi làm như vậy, họ sẽ tuân theo một kịch bản quen thuộc đang được sử dụng để tác động đến Thượng hội đồng về tính đồng nghị — hoặc ít nhất là nhận thức về nó.
Các biến cố tương tự khác được tổ chức bên lề thượng hội đồng đã đóng vai trò như một chất xúc tác cho các bài báo và nội dung truyền thông xã hội khuếch đại một loạt các mục tiêu cấp tiến, tạo ấn tượng rằng chúng là chủ đề chính tại thượng hội đồng.
Ví dụ, vào ngày 8 tháng 10, nhóm ủng hộ LGBTQ Outreach của Cha James Martin thuộc Dòng Tên đã tổ chức một biến cố bên lề thượng hội đồng. Biên cố này có sự tham gia của một số người Công Giáo tự nhận là LGBTQ kêu gọi Giáo hội phải bao gồm nhiều hơn, bao gồm một người đàn ông đã kết hôn dân sự với một người đàn ông khác, người này nói rằng người Công Giáo phải "cho phép tình yêu được phát biểu".
Giống như biến cố AmerIndia hôm thứ Ba, biến cố Outreach đã bị ngăn chặn đối với báo chí. Nhưng nhóm đã công bố báo cáo riêng về biến cố này, sau đó được National Catholic Reporter khuếch đại trong một bài viết. Ngoài ra, Cha Martin đã sử dụng ảnh hưởng đáng kể của mình trên phương tiện truyền thông xã hội để tăng cường khả năng hiển thị của biến cố mà ngài mô tả là "lịch sử".
(Điều đáng lưu ý là, Reporter tuyên bố rằng có hơn 70 đại biểu của thượng hội đồng có mặt, mặc dù Outreach không đưa bất cứ thông tin nào về tổng số người tham dự trong mô tả của họ về biến cố không được báo chí biết đến. Đối với những gì đáng nói, nhà thần học và nhà tổ chức German Synodal Way Thomas Söding, một chuyên gia tại thượng hội đồng, đã viết về biến cố này trong blog hàng ngày của mình rằng "không có nhiều người tham gia, nhưng một số thì có.")
Những biến cố bên lề này và phạm vi đưa tin sau đó về chúng dường như nhằm mục đích tạo áp lực, tăng sức ép lên các đại biểu của thượng hội đồng và giới lãnh đạo Vatican bằng cách ám chỉ rằng phong trào đằng sau các mục đích như điều gọi là "phong chức cho phụ nữ" và thay đổi giáo huấn của Giáo hội về tình dục là rất lớn, và nếu không hành động thì có nguy cơ bị coi là không lắng nghe và ngoan cố.
Bất chấp sự nhấn mạnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng thượng hội đồng không phải là quốc hội, một lời nhắc nhở mà ngài đã nhắc lại vào đầu phiên họp từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 10 năm nay, những dấu hiệu khác của chủ nghĩa đấu tranh chính trị vẫn hiện diện xung quanh và thậm chí trong hội trường thượng hội đồng.
Như Katholisch, dịch vụ truyền thông của các giám mục Đức, đưa tin, "các chuỗi bài phát biểu được phối hợp khéo léo" trong hội trường của thượng hội đồng được sử dụng để đạt được một loại "tập trung chủ đề" trong các phiên họp chung, thường khuếch đại các vấn đề như phong chức cho phụ nữ và ủng hộ LGBTQ.
"Số lượng bài phát biểu về một số chủ đề nhất định làm cơ sở cho tính cấp thiết của chúng", Ludwig Ring-Eifel đã viết về chiến thuật này.
Katholisch cũng báo cáo rằng hộp thư của các đại biểu thượng hội đồng thường xuyên được nhét đầy lời mời tham gia các biến cố bên lề, được cho là thường xuyên hơn và tiến bộ hơn so với phiên họp năm ngoái.
Những biến cố bên lề này là một yếu tố đặc biệt đáng lưu ý tại một biến cố dành riêng cho tính đồng nghị. Một yếu tố quan trọng của tính đồng nghị, chúng ta đã được cho biết, là lắng nghe và sự tồn tại của một loại tính tuần hoàn giữa các cấp cao nhất của Giáo hội hoàn vũ và các cấp địa phương nhất của các Giáo hội đặc thù.
Bản thân Thượng Hội đồng về tính đồng nghị đã là một thao tác về tính tuần hoàn này, tiến triển từ giáo phận đến quốc gia, đến lục địa và bây giờ là giai đoạn hoàn cầu, nhưng với những nỗ lực thường xuyên để có được "phản hồi" từ các bình diện trước đó khi quá trình diễn ra.
Sự hiện diện của các nhóm tranh đấu cố gắng tác động đến Phiên họp thượng hội đồng dường như làm gián đoạn tính tuần hoàn đó. Giống như cách thức vận động hành lang chính trị ở Hoa Kỳ, động lực này dường như ủng hộ những nhóm có nguồn lực, thời gian và lợi ích chuyên biệt để đầu tư vào việc đến Rome để vận động hành lang với thượng hội đồng.
Nói cách khác, không có nhiều người Công Giáo bình thường tham dự.
Do đó, rủi ro không chỉ là một số vấn đề nhất định bị thổi phồng trong nhận thức rộng hơn về thượng hội đồng. Mà còn là những mối quan tâm khác, có thể quan trọng hơn đối với nhiều người Công Giáo hơn, bị lu mờ trong quá trình này.
Ví dụ, những người tổ chức thượng hội đồng đã nhấn mạnh vào tuần trước rằng bài phát biểu của một người mẹ về tầm quan trọng của việc khai tâm Kitô giáo cho thanh thiếu niên đã nhận được tràng pháo tay lớn nhất từ trước đến nay tại hội trường thượng hội đồng. Nhưng có lẽ bạn chưa bao giờ nghe về bài phát biểu này.
Bởi vì "khai tâm Kitô giáo cho thanh thiếu niên" không phải là một mối quan tâm đặc biệt được ủng hộ bên lề hội đồng và được các phương tiện truyền thông đồng cảm khuếch đại. Cái gọi là "phong chức cho phụ nữ" và các vấn đề LGBTQ mới là.
Sự hiện diện của nhóm tranh đấu cho các lợi ích đặc biệt tại Thượng Hội đồng về tính đồng nghị làm nổi bật sự căng thẳng giữa cam kết lắng nghe của Giáo hội và ảnh hưởng của các nhóm được tổ chức tốt, bị thúc đẩy bởi nghị trình. Trong khi tính đồng nghị nhấn mạnh tính tuần hoàn hiệu quả, các sự kiện vận động hành lang ở Rome có nguy cơ làm lệch lạc cuộc thảo luận.
Giới lãnh đạo Thượng hội đồng hiện đang phải đối đầu với câu hỏi liệu hình thức hoạt động này có làm gián đoạn tiến trình của Thượng hội đồng hay không và liệu những nỗ lực như vậy có phản ảnh tiếng nói đích thực của dân Chúa hay chỉ đơn giản là khuếch đại quan điểm của những người tranh đấu mạnh mẽ nhất.
Tòa thánh ủng hộ Công ước quốc tế tương lai về tội ác chống lại loài người
Thanh Quảng sdb
15:48 15/10/2024
Tòa thánh ủng hộ Công ước quốc tế tương lai về tội ác chống lại loài người
Quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên hợp quốc tái khẳng định rằng Tòa thánh ủng hộ một công ước ràng buộc về mặt pháp lý về tội ác chống lại loài người, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế đã được thiết lập, duy trì các nguyên tắc công lý và đảm bảo hỗ trợ cho các nạn nhân, đồng thời tôn trọng chủ quyền của quốc gia.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Khi Liên hợp quốc kết thúc các cuộc thảo luận để thông qua Công ước về Phòng ngừa và Trừng phạt Tội ác chống lại loài người, Tòa thánh đã nhắc lại rằng văn bản pháp lý như vậy nên được xây dựng trên cơ sở luật pháp hiện hành, "với mục đích bảo vệ phẩm giá của mọi con người, thúc đẩy hợp tác quốc tế và chấm dứt tình trạng miễn trừ cho những kẻ phạm tội".
Một quá trình kéo dài năm năm
Không giống như tội ác chiến tranh, diệt chủng, tra tấn và cưỡng bức bắt cóc, vẫn chưa có hiệp ước quốc tế nào dành riêng cho tội ác chống lại loài người. Kể từ năm 2019, Liên Hợp Quốc đã nỗ lực bổ xung cho khoảng trống này trong hệ thống tư pháp quốc tế và sau hai năm tranh luận, Ủy ban thứ sáu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) khóa 79 dự kiến sẽ quyết định về một bộ "Dự thảo Điều khoản" và các khuyến nghị do Ủy ban Luật pháp Quốc tế của tổ chức đệ trình.
Phát biểu trước Ủy ban vào ngày 14 tháng 10, Tổng giám mục Gabriele Caccia, Quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên Hợp Quốc, đã nhắc lại sự ủng hộ của Tòa thánh đối với việc thông qua hiệp ước
Định nghĩa không rõ ràng về giới hạn trong văn bản dự thảo
Tuy nhiên, Tổng giám mục Caccia nhấn mạnh rằng bất kỳ định nghĩa nào về tội ác chống lại phụ nữ phải phù hợp với luật pháp quốc tế thông thường hiện hành, đặc biệt là các định nghĩa được nêu năm 2002 trong Quy chế Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), vì việc thực hiện các thay đổi có thể cản trở sự đồng thuận và hiệu quả của một văn bản pháp lý mới.
Trong bối cảnh này, ngài bày tỏ lo ngại về việc Dự thảo Điều khoản không đưa ra định nghĩa rõ ràng về giới tính dựa trên thực tế sinh học của hai giới tính, theo ngài, điều này sẽ làm suy yếu mọi nỗ lực truy tố những tội ác ảnh hưởng không cân xứng đến phụ nữ” như hiếp dâm, nô lệ tình dục và mại dâm cưỡng bức.
Tương tự như vậy, Tòa thánh phản đối mọi thay đổi đối với định nghĩa về thai nghén cưỡng bức theo quy định tại Điều 7 của Quy chế ICC.
Chủ quyền và hợp tác của các quốc gia
Đồng thời, Tổng giám mục Caccia tiếp tục, các nỗ lực ngăn ngừa và trừng phạt tội ác chống lại loài người phải tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác “trên cơ sở nguyên tắc bổ sung”, nghĩa là các quốc gia phải có trách nhiệm chính trong việc truy tố các tội ác chống lại loài người trong biên giới của mình và họ phải hợp tác với nhau trong việc dẫn độ thủ phạm và hỗ trợ nạn nhân.
Nhà quan sát viên Vatican nhấn mạnh thêm rằng bất kỳ văn bản pháp lý mới nào cũng phải tuân thủ các nguyên tắc về tính hợp pháp, quy trình tố tụng hợp lệ và nguyên tắc suy đoán vô tội. ĐTGM cũng lập luận rằng các cuộc đàm phán không nên giải quyết vấn đề miễn trừ thủ tục của các viên chức công quyền nước ngoài, vì quyền miễn trừ này xuất phát từ chủ quyền quốc gia và nguyên tắc không can thiệp, là rất quan trọng để duy trì quan hệ hòa bình giữa các quốc gia.
Duy trì phẩm giá con người
ĐTGM kêu gọi Công ước mới cho phép các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình từ chối dẫn độ những người bị cáo buộc phạm tội nếu họ có thể phải đối mặt với án tử hình. Ngài cũng khẳng định rằng không ai bị dẫn độ đến một khu vực tài phán mà họ có nguy cơ phải chịu tội ác chống lại loài người, tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo.
Đức Tổng Giám Mục Caccia nhấn mạnh thêm về nhu cầu của văn bản mới để đảm bảo quyền được bồi thường và hỗ trợ của nạn nhân nhằm tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập vào xã hội, với sự hỗ trợ của các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là khi sự hỗ trợ như vậy không có sẵn ở vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng.
Kết luận, Quan sát viên Vatican nhấn mạnh rằng hiệp ước phải duy trì phẩm giá con người và thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên hợp quốc tái khẳng định rằng Tòa thánh ủng hộ một công ước ràng buộc về mặt pháp lý về tội ác chống lại loài người, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế đã được thiết lập, duy trì các nguyên tắc công lý và đảm bảo hỗ trợ cho các nạn nhân, đồng thời tôn trọng chủ quyền của quốc gia.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Khi Liên hợp quốc kết thúc các cuộc thảo luận để thông qua Công ước về Phòng ngừa và Trừng phạt Tội ác chống lại loài người, Tòa thánh đã nhắc lại rằng văn bản pháp lý như vậy nên được xây dựng trên cơ sở luật pháp hiện hành, "với mục đích bảo vệ phẩm giá của mọi con người, thúc đẩy hợp tác quốc tế và chấm dứt tình trạng miễn trừ cho những kẻ phạm tội".
Một quá trình kéo dài năm năm
Không giống như tội ác chiến tranh, diệt chủng, tra tấn và cưỡng bức bắt cóc, vẫn chưa có hiệp ước quốc tế nào dành riêng cho tội ác chống lại loài người. Kể từ năm 2019, Liên Hợp Quốc đã nỗ lực bổ xung cho khoảng trống này trong hệ thống tư pháp quốc tế và sau hai năm tranh luận, Ủy ban thứ sáu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) khóa 79 dự kiến sẽ quyết định về một bộ "Dự thảo Điều khoản" và các khuyến nghị do Ủy ban Luật pháp Quốc tế của tổ chức đệ trình.
Phát biểu trước Ủy ban vào ngày 14 tháng 10, Tổng giám mục Gabriele Caccia, Quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên Hợp Quốc, đã nhắc lại sự ủng hộ của Tòa thánh đối với việc thông qua hiệp ước
Định nghĩa không rõ ràng về giới hạn trong văn bản dự thảo
Tuy nhiên, Tổng giám mục Caccia nhấn mạnh rằng bất kỳ định nghĩa nào về tội ác chống lại phụ nữ phải phù hợp với luật pháp quốc tế thông thường hiện hành, đặc biệt là các định nghĩa được nêu năm 2002 trong Quy chế Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), vì việc thực hiện các thay đổi có thể cản trở sự đồng thuận và hiệu quả của một văn bản pháp lý mới.
Trong bối cảnh này, ngài bày tỏ lo ngại về việc Dự thảo Điều khoản không đưa ra định nghĩa rõ ràng về giới tính dựa trên thực tế sinh học của hai giới tính, theo ngài, điều này sẽ làm suy yếu mọi nỗ lực truy tố những tội ác ảnh hưởng không cân xứng đến phụ nữ” như hiếp dâm, nô lệ tình dục và mại dâm cưỡng bức.
Tương tự như vậy, Tòa thánh phản đối mọi thay đổi đối với định nghĩa về thai nghén cưỡng bức theo quy định tại Điều 7 của Quy chế ICC.
Chủ quyền và hợp tác của các quốc gia
Đồng thời, Tổng giám mục Caccia tiếp tục, các nỗ lực ngăn ngừa và trừng phạt tội ác chống lại loài người phải tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác “trên cơ sở nguyên tắc bổ sung”, nghĩa là các quốc gia phải có trách nhiệm chính trong việc truy tố các tội ác chống lại loài người trong biên giới của mình và họ phải hợp tác với nhau trong việc dẫn độ thủ phạm và hỗ trợ nạn nhân.
Nhà quan sát viên Vatican nhấn mạnh thêm rằng bất kỳ văn bản pháp lý mới nào cũng phải tuân thủ các nguyên tắc về tính hợp pháp, quy trình tố tụng hợp lệ và nguyên tắc suy đoán vô tội. ĐTGM cũng lập luận rằng các cuộc đàm phán không nên giải quyết vấn đề miễn trừ thủ tục của các viên chức công quyền nước ngoài, vì quyền miễn trừ này xuất phát từ chủ quyền quốc gia và nguyên tắc không can thiệp, là rất quan trọng để duy trì quan hệ hòa bình giữa các quốc gia.
Duy trì phẩm giá con người
ĐTGM kêu gọi Công ước mới cho phép các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình từ chối dẫn độ những người bị cáo buộc phạm tội nếu họ có thể phải đối mặt với án tử hình. Ngài cũng khẳng định rằng không ai bị dẫn độ đến một khu vực tài phán mà họ có nguy cơ phải chịu tội ác chống lại loài người, tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo.
Đức Tổng Giám Mục Caccia nhấn mạnh thêm về nhu cầu của văn bản mới để đảm bảo quyền được bồi thường và hỗ trợ của nạn nhân nhằm tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập vào xã hội, với sự hỗ trợ của các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là khi sự hỗ trợ như vậy không có sẵn ở vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng.
Kết luận, Quan sát viên Vatican nhấn mạnh rằng hiệp ước phải duy trì phẩm giá con người và thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Các giám mục Công Giáo Michigan lên án video chip của Thống đốc Whitmer là nhạo báng tín hữu
Đặng Tự Do
18:20 15/10/2024
Các giám mục Công Giáo Michigan đã lên án một đoạn video trò chuyện giữa Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer và một nhà báo vì hành động mà một số người gọi là “nhạo báng” Bí tích Thánh Thể.
Đoạn video được đăng tải vào thứ năm và nhanh chóng lan truyền, cho thấy cảnh Whitmer đưa cho nhà báo một miếng khoai tây chiên Dorito.
Tiểu phẩm này được thực hiện trong chương trình “Chip Chat”, một buổi trò chuyện với Liz Plank, một tác giả, nhà báo và người có sức ảnh hưởng người Canada với 610.000 người theo dõi trên trang Instagram “feministabulous” của cô.
Đoạn video đã nhận phải nhiều lời chỉ trích vì tư thế quỳ gối của Plank và cách đặt Dorito trên lưỡi dường như chế giễu việc rước lễ đối với nhiều người xem.
Chú thích của video đã được chỉnh sửa có nhắc đến “Đạo luật CHIPS”, một đạo luật của chính quyền Tổng thống Biden năm 2022 được gọi là “Đạo luật tạo ra các động lực hữu ích để sản xuất chất bán dẫn và khoa học”.
Một chú thích đã chỉnh sửa của bài đăng trên Instagram của Plank có nội dung: “Nếu ông ấy không làm, Gretchen Whitmer sẽ làm. Chip không chỉ ngon, Đạo luật CHIPS là một bước ngoặt đối với công nghệ và sản xuất của Hoa Kỳ, thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước để giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài! Ông Donald Trump sẽ khiến điều đó gặp rủi ro.”
Những người bảo vệ Whitmer cho biết động thái này là một phần của xu hướng TikTok khi một người được người khác đút cho ăn.
Plank đã trả lời những lời chỉ trích trong một bài đăng trên X rằng: “Đây là xu hướng khiến những kẻ lập dị trở nên thoải mái hơn”, ám chỉ đến “xu hướng cho ai đó ăn” trên TikTok.
Nhưng video này đã gây tranh cãi vì nhiều người Công Giáo coi đó là sự chế giễu Bí tích Thánh Thể.
Paul Long, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hội Nghị Công Giáo Michigan, cho biết trong một tuyên bố vào hôm thứ sáu: “Vở kịch này còn đi xa hơn cả trào lưu trực tuyến lan truyền đã truyền cảm hứng cho nó, cụ thể là bắt chước tư thế và cử chỉ của người Công Giáo khi nhận Mình Thánh Chúa, khi chúng ta tin rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự hiện diện”.
“Nó không chỉ là điều khó chịu hay 'kỳ lạ'; mà còn là một ví dụ quá quen thuộc về một viên chức được bầu chế giễu những người theo đạo và các hoạt động của họ. Mặc dù cuộc đối thoại về vấn đề này với văn phòng thống đốc được đánh giá cao, bất kể có phải là có ý định xúc phạm người Công Giáo và Bí tích Thánh Thể hay không, thì nó vẫn có tác động xúc phạm.”
Được thành lập vào năm 1963, Hội nghị Công Giáo Michigan - Michigan Catholic Conference - đóng vai trò là tiếng nói chính thức của Giáo Hội Công Giáo tại Michigan về các vấn đề chính sách công. Ngoài ra, Hội nghị Công Giáo Michigan còn phát triển, điều phối và quản lý các chương trình cung cấp các chế độ phúc lợi hưu trí, bảo hiểm y tế, nha khoa, khuyết tật và bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên giáo dân và giáo sĩ, cũng như bảo hiểm tài sản và thương vong cho Giáo hội trên khắp Michigan.
Phát ngôn nhân của Whitmer cho biết trong một tuyên bố với Fox News Digital rằng “mạng xã hội của thống đốc nổi tiếng vì truyền tải thông tin của bà bằng văn hóa đại chúng”.
“Xu hướng phổ biến này đã được vô số người sử dụng, bao gồm Billie Eilish, Kylie Jenner và Stephen Colbert, và thực tế là mọi người đang chú ý đến một video quảng bá Đạo luật CHIPS của Tổng thống Biden chứng tỏ nó đang có hiệu quả”, tuyên bố tiếp tục. “Đảng Cộng hòa muốn đánh lạc hướng khỏi thực tế rằng đảng Dân chủ đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các nền kinh tế địa phương để tạo ra một số lượng việc làm kỷ lục và đưa chuỗi cung ứng trở về từ nước ngoài, trong khi các chính sách của Ông Donald Trump sẽ giết chết những công việc này và gửi chúng trở lại Trung Quốc”.
Đáng chú ý là các xu hướng được đề cập đến ở trên thường không liên quan đến việc một người quỳ gối trước người kia.
Video đầy đủ trên kênh YouTube của Plank cũng có một cuộc thảo luận về phá thai, trong đó Plank và Whitmer nói đùa về “phá thai sau khi sinh”, ám chỉ đến bình luận của Ông Trump về dự luật phá thai đã được Thống đốc Minnesota và ứng cử viên phó tổng thống đảng Dân chủ năm 2024 Tim Walz ký thành luật.
Nhưng Hội đồng Công Giáo Michigan yêu cầu những người giữ chức vụ công phải tôn trọng những người theo đạo.
Long cho biết: “Người dân ở tiểu bang này và trên khắp cả nước đã mệt mỏi và tiếp tục bày tỏ sự lo ngại về sự thiếu tôn trọng và lịch sự đối với những người có đức tin ngày càng suy yếu”.
“Michigan là một tiểu bang đa dạng về tôn giáo và bao gồm các cộng đồng tín hữu Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đang phát triển mạnh mẽ. Đã đến lúc những người giữ chức vụ công, những người giải quyết và các nhà chiến lược của họ phải đáp lại sự tôn trọng, lịch sự và trân trọng đối với những người đã tìm thấy sự bình yên và viên mãn trong cuộc sống bằng cách tôn thờ Chúa và phục vụ người lân cận của họ.”
Văn phòng của Whitmer đã không trả lời yêu cầu bình luận của Thông tấn xã Catholic News
Source:Catholic News Agency
Phải chăng Công Giáo là một tôn giáo liên tục đổi mới hay vẫn tuân theo lời dạy của Chúa Kitô?
J.B. Đặng Minh An dịch
18:22 15/10/2024
Tác giả Donald DeMarco có bài nhận định với nhan đề “Is Catholicism a Religion-in-Progress or Does It Abide in Christ’s Teaching?” nghĩa là “Phải chăng Công Giáo là một tôn giáo liên tục đổi mới hay vẫn tuân theo lời dạy của Chúa Kitô?”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“Xin chào, đây là phi công trưởng của các bạn. Để cập nhật cho các bạn, chúng tôi đang bay ở độ cao 25.000 feet và di chuyển với tốc độ 500 dặm một giờ. Chúng tôi không thấy có bất kỳ sự nhiễu động nào. Tuy nhiên, chúng ta đã bay lạc rồi!”
Hoặc, theo lời của GK Chesterton, “Như đã nêu ra ngày hôm nay, cấp tiến là một phép so sánh mà chúng ta chưa giải quyết được mức độ siêu việt.” Trước khi trở thành tổng thống, diễn viên Ronald Reagan đã từng là người chào hàng cho General Electric. Ông nhắc nhở khán giả của mình rằng, “Tại General Electric, bạn biết đấy, tiến bộ là sản phẩm quan trọng nhất của chúng tôi.”
Tiến bộ là thứ khó nắm bắt. Tuy nhiên, nó đã trở thành phương châm không chính thức của thế giới hiện đại. Tiến bộ dường như ở khắp mọi nơi: trong ngành công nghiệp xe hơi, trong y học, trong truyền thông, trong du lịch, trong sản xuất thực phẩm và trong việc khám phá không gian. Không thể tránh khỏi, câu hỏi nảy sinh: Giáo Hội Công Giáo cũng nên có những tiến bộ phải không?
Không tiến bộ sẽ dẫn đến những nhãn hiệu không hấp dẫn: tĩnh tại, trì trệ, cứng nhắc, bảo thủ và không hợp thời. Vào những năm 1970, người ta nói nhiều về sự tổng hợp Công Giáo và chủ nghĩa Mác. Người ta nói rằng Giáo hội có tình yêu và chủ nghĩa Mác có cấu trúc. Tuy nhiên, khi điều tra sâu hơn, người ta phát hiện ra rằng chủ nghĩa Mác không hề có “cấu trúc” và người ta cũng thấy rằng Công Giáo và chủ nghĩa Mác hoàn toàn là những hệ thống niềm tin tách biệt.
Thông điệp Humanae Vitae của Thánh Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục đã làm thất vọng nhiều người Công Giáo, những người nghĩ rằng việc chấp nhận biện pháp tránh thai sẽ là một ý tưởng tự do và đưa Giáo hội vào thế giới hiện đại một cách trọn vẹn hơn. Một số người Công Giáo đã rời bỏ Giáo hội vì các vấn đề liên quan đến các biện pháp tránh thai, tin rằng dạo Công Giáo đã trở nên “lỗi thời”. Việc từ chối phong chức cho phụ nữ cũng được coi là sự từ chối trở thành “tiến bộ”.
Công đồng Vatican II tuyên bố rằng phá thai là một “tội ác ghê tởm”. Nancy Pelosi, một người tự nhận là Công Giáo, đã đảo ngược cụm từ này và nhấn mạnh rằng việc ngăn cản phá thai mới chính là một “tội ác ghê tởm”. Ginette Paris cho rằng Giáo Hội thiếu mất một bí tích để có thể trở thành một Giáo Hội hợp thời, đó là Bí tích phá thai. Bà ta lập luận rằng Giáo Hội cần phải làm sao cho quyết định phá thai có thể xuất phát từ tình cảm tôn giáo rằng đó là một điều đúng đắn cần phải làm. Nhưng thay vì xoa dịu những người theo chủ nghĩa nữ quyền bằng cách thiết lập phá thai là bí tích thứ tám của mình, Giáo hội vẫn ngoan cố giữ số lượng bí tích là bảy — một sự toàn vẹn nội tại từ chối khuất phục trước thế gian là một phước lành lớn lao khi Giáo hội có ngay từ khi thành lập.
Giáo Hội Công Giáo không thể là cấp tiến xu thời, vì Chúa đã ban cho Giáo hội mọi thứ cần thiết để hoàn thành sứ mệnh của mình. Nhưng một số thành viên của Giáo hội, thay vì đấu tranh để thay đổi và tiến lên trong sự thánh thiện, lại thấy rằng việc đòi hỏi Giáo hội thay đổi bản chất của chính mình hấp dẫn hơn.
Nhưng nếu Giáo hội thực hiện tất cả các nhượng bộ mà những người “tự do” yêu cầu, sẽ không còn Giáo hội nữa. Giáo Hội sẽ hoàn toàn trùng khớp với thế giới thế tục và khiến bản thân trở nên hoàn toàn không liên quan.
Trong cuốn sách Nguyên lý của Thần học Công Giáo, Nền tảng cho Thần học Cơ bản, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, đã chỉ trích, “Chủ nghĩa cấp tiến quá ngây thơ đó... vui vẻ tuyên bố sự đoàn kết của mình với mọi thứ hiện đại, với mọi thứ hứa hẹn tiến bộ, và đấu tranh với lòng nhiệt thành tự giác của một cậu học sinh mẫu mực để chứng minh sự tương thích của những gì là Kitô giáo với mọi thứ hiện đại...”
Điều trớ trêu ở đây là rất nhiều Kitô hữu, rất nhiều linh mục, Giám Mục tuyên bố một lòng nhiệt thành tôn giáo mạnh mẽ hơn đối với chủ nghĩa hiện đại, hơn là đối với Chúa Kitô. Giống như thể những người như vậy đang nói rằng, “Nếu Giáo hội không đến với tôi, tôi sẽ không đến với Giáo hội.” Đức Hồng Y Ratzinger đã nghĩ đến một điều gì đó cơ bản hơn, một điều gì đó đóng vai trò như một khối xây dựng. Giáo hội được xây dựng trên một “tảng đá”, không phải là một xu hướng. Và đó là lý do tại sao Giáo Hội Công Giáo đã tồn tại hơn 2.000 năm.
Charles Péguy đã viết một cách khôn ngoan khi ông viết những dòng sau: “Kitô giáo không phải là và không có nghĩa là một tôn giáo đang tiến triển bất tận: cũng không là một tôn giáo xu thời nịnh thế. Đó là tôn giáo của sự cứu rỗi.” Nếu từ “tiến bộ” có bất kỳ ý nghĩa nào ở đây, thì đó là theo nghĩa của từ mà John Bunyan đã sử dụng trong tác phẩm kinh điển của ông, Pilgrim's Progress, năm 1678.
Đối với tác giả, nền tảng là Kinh thánh, truyền cảm hứng cho người hành hương đến với cuộc sống đức hạnh. Do đó, tiến bộ là thông qua đức hạnh được neo vào một nguồn không thay đổi theo thời gian. Trong một giai đoạn lịch sử, ẩn dụ của Bunyan là cuốn sách được đọc nhiều thứ hai sau Kinh thánh.
“Trong một thế giới của những kẻ chạy trốn,” TS Eliot đã viết, “người đi theo hướng ngược lại sẽ có vẻ như đang chạy trốn.” Người ta đã dành quá nhiều sự chú ý cho những người bất đồng chính kiến chạy trốn khỏi Giáo hội đến nỗi những người trung thành dường như ở phía sai lầm của lịch sử. Vấn đề liên quan đến sự tiến bộ theo hướng sai trái đã có một lịch sử lâu dài. Đức Giáo Hoàng Piô thứ 10 đã ám chỉ đến điều này trong một bài phát biểu khá mạnh mẽ vào năm 1914: “Ôi! Có bao nhiêu hoa tiêu, bao nhiêu phi công, và — xin Chúa đừng để xảy ra! — bao nhiêu thuyền trưởng, tin tưởng vào những điều mới lạ thế tục và vào khoa học lừa dối của thời đại, đã bị đắm tàu thay vì đến được cảng!”
Giáo hội sẽ tiếp tục tồn tại vì Chúa chúng ta đã thiết lập để Giáo Hội trường tồn. Những cuộc tấn công, hỗn loạn, nghi ngờ và lừa dối chỉ để chứng minh rằng nhiệm thể của Chúa Kitô mạnh mẽ hơn những đối phương của Chúa Kitô. Nếu Giáo hội không cấp tiến, đó là vì Giáo hội không thể bị phá hủy.
Source:National Catholic Register
VietCatholic TV
Chiến lược sử dụng F-16 của Ukraine. Xe tăng Nga khiếp sợ drone Ma Cà Rồng. Tình báo Đức cảnh báo
VietCatholic Media
03:01 15/10/2024
1. Máy bay phản lực F-16 của Ukraine ở đâu?
Gần hai tháng sau khi lô chiến đấu cơ đầu tiên của phương Tây đến Ukraine, các máy bay F-16 do Mỹ sản xuất phần lớn vẫn nằm ngoài tầm ngắm, âm thầm hỗ trợ cho hoạt động phòng không vô cùng cần thiết.
Trong những ngày gần đây, các báo cáo cho biết một chiếc F-16 của Ukraine đã phá hủy một trong những chiến đấu cơ Su-34 của Nga khi chiếc máy bay xấu số này đang ném bom lượn vào các vị trí của quân Ukraine quanh Toretsk.
Có những thông tin đáng lo ngại từ các blogger quân sự Nga rằng chiếc Su-34 khi đó vẫn đang ở trong không phận Nga. Đan Mạch cho phép Ukraine bay các chiến đấu cơ F-16 vào không phận Nga nhưng phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, khẳng định chiếc Su-34 bị bắn hạ trong không phận Ukraine.
Cho đến nay người ta vẫn có rất ít thông tin về những chiếc máy bay phản lực đầu tiên hiện đang nằm trong tay Ukraine.
Bộ trưởng ngoại giao Lithuania, Gabrielius Landsbergis, đã chỉ ra vào cuối tháng 7 rằng các máy bay phản lực đã đến. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy chính thức xác nhận vài ngày sau đó rằng các máy bay phản lực đang được không quân Kyiv sử dụng. Ông không nói có bao nhiêu máy bay đã được giao và đang hoạt động, nhưng ước tính cho thấy có khoảng một chục máy bay đã đến trong những tháng gần đây.
Đan Mạch và Hòa Lan đã xác nhận rằng họ đã gửi lô máy bay F-16 đầu tiên đến Ukraine. Các quan chức cho biết thêm nhiều máy bay phản lực từ hai nước này sẽ được chuyển đến trong vài tháng tới. Na Uy và Bỉ cũng đã cam kết cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine.
Ukraine đã mất ít nhất một chiếc F-16, bị rơi vào cuối tháng 8. Phi công, được Kyiv nêu tên là Trung tá Oleksiy Mes, đã tử nạn khi “đẩy lùi một cuộc tấn công kết hợp bằng hỏa tiễn và không quân của Nga”, lực lượng không quân Ukraine cho biết.
Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết Mes đã “bắn hạ hai hỏa tiễn và anh ta chỉ tấn công, đuổi theo hỏa tiễn hành trình thứ ba, bằng cách sử dụng vũ khí trên máy bay”.
“Thật không may, chúng ta đã mất một chiếc”, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen phát biểu vào cuối tháng 8, ám chỉ đến những chiếc F-16 do Đan Mạch tặng.
Nhưng những sự việc này nằm trong số ít thông tin được công khai thừa nhận về việc máy bay F-16 hoạt động chống lại lực lượng Nga, mặc dù nhà lãnh đạo quân đội Hòa Lan, Tướng Otto Eichelsheim, đã mô tả những máy bay phản lực mà Hòa Lan chuyển giao là đã “hoàn thành tốt nhiệm vụ” vào cuối tháng 8.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Andriy Zagorodnyuk cho biết, phi đội F-16 hiện tại của Ukraine “có thể không đông đảo” khi so sánh với máy bay phản lực của Nga, “nhưng đó chỉ là khởi đầu”.
“Nếu chúng ta muốn Ukraine có thể chống lại Nga một cách hiệu quả, họ phải có chiến đấu cơ mạnh mẽ trong tầm tay”, Zagorodnyuk nói. “Chúng ta không thể phát triển bất kỳ chiến lược hoặc kế hoạch chiến dịch nào để chống lại Nga nếu không có không quân”.
Zagorodnyuk phát biểu với Newsweek hôm Thứ Ba, 15 Tháng Mười, rằng: “Yếu tố then chốt trong vấn đề này là Ukraine đang chuyển sang sử dụng vũ khí của NATO và tương ứng là các học thuyết và khái niệm của NATO”.
Cựu Thống chế Không quân Greg Bagwell, cựu chỉ huy cao cấp của Không quân Hoàng gia Anh, cho biết vẫn còn quá sớm để đưa máy bay phản lực vào sử dụng.
Bagwell nói với Newsweek rằng Ukraine có thể đã áp dụng “đường lối thận trọng” và nói thêm rằng điều này “có thể hiểu được vì họ biết họ sẽ là mục tiêu”.
Một chỉ huy cao cấp của Ukraine cho biết vào tháng 6 rằng Kyiv sẽ đặt một số máy bay F-16 của mình ở nước ngoài để tránh các cuộc tấn công của Nga vào máy bay thế hệ thứ tư. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết quân nhân Nga đã được trao thưởng vì đã tiêu diệt được F-16.
Trong những tuần gần đây, máy bay F-16 của Ukraine chủ yếu được sử dụng cho mục đích phòng không.
David Jordan, giảng viên cao cấp về nghiên cứu quốc phòng và đồng giám đốc Viện Hàng không và Không gian Freeman tại King's College Luân Đôn, cho biết: “Những chiếc F-16 sẽ có những đóng góp tương đối khiêm tốn nhưng rất hữu ích cho các hoạt động”, đặc biệt là về phòng không.
Jordan nói với Newsweek rằng Ukraine nên sử dụng số ít máy bay F-16 của mình để phòng không, giải quyết các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn trong khi chờ đợi các đợt giao hàng tiếp theo và để nhân viên Ukraine làm quen với máy bay phản lực: “Đây không phải là sự nhút nhát mà là rất hợp lý trong khi chờ đợi lực lượng tăng cường”.
Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với Ukraine là chiến dịch ném bom lượn liên tục của Mạc Tư Khoa, phóng những quả bom có sức hủy diệt cao từ ngoài tầm với của hệ thống phòng không Ukraine.
Zelenskiy cho biết hôm Chúa Nhật rằng chỉ trong một tuần, Nga đã sử dụng hơn 900 quả bom dẫn đường trên không chống lại Ukraine. Kyiv có thể sử dụng máy bay F-16 của mình để tấn công máy bay Nga phóng những quả bom này.
Ukraine có thể đang sử dụng máy bay phản lực Liên Xô của mình, như Su-24, Su-25 và MiG-29, để tiến hành nhiều hoạt động tấn công hơn trong khi F-16 phần lớn vẫn ở lại, Jordan cho biết. Có khả năng tiến hành các cuộc tấn công tầm xa, ông cho biết, tuy nhiên, Ukraine vẫn nên bảo quản F-16 của mình và để máy bay phản lực phương Tây tiếp quản vào một ngày sau đó.
James Black, phó giám đốc nghiên cứu quốc phòng và an ninh tại chi nhánh Âu Châu của tổ chức nghiên cứu RAND, cho biết việc sử dụng máy bay F-16 để phòng không giúp giảm bớt áp lực lên kho hệ thống phòng không mặt đất khan hiếm của Ukraine.
Black nói với Newsweek rằng các loại vũ khí được phóng từ máy bay F-16, chẳng hạn như hỏa tiễn không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder hoặc hỏa tiễn không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120, “có thể tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng để chống lại một số mục tiêu đang bay tới”.
“Điều này có nghĩa là F-16 có thể cung cấp một công cụ mới linh hoạt và tiết kiệm” cho mạng lưới phòng không của Ukraine, Black nói thêm.
F-16 là cam kết viện trợ quan trọng nhất từ những người ủng hộ phương Tây của Kyiv, được Hoa Kỳ bật đèn xanh vào tháng 8 năm 2023. Đối với lực lượng không quân mệt mỏi và bị tàn phá của Ukraine, các máy bay phản lực—kể cả với số lượng nhỏ—cũng mang lại lợi ích trước đội bay lớn hơn và vượt trội của Nga. Nhưng F-16 không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi, đặc biệt là khi Ukraine đang vận hành tương đối ít máy bay.
“Số lượng nhỏ máy bay sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn ngay lập tức, ngay cả khi mang theo một loạt vũ khí dẫn đường, và phải được sử dụng một cách thận trọng”, Jordan nói. “Theo những gì chúng ta đã thấy cho đến nay, đó là những gì lực lượng không quân Ukraine đang làm”.
[Newsweek: Where Are Ukraine's F-16 Jets?]
2. Máy bay điều khiển từ xa ban đêm của Ukraine ném bom xe tăng Nga đang di chuyển
Một đội máy bay điều khiển từ xa của Ukraine từ nhóm Nemesis đã ghi được một trong những chiến công gây ấn tượng nhất trong cuộc chiến tranh kéo dài 31 tháng của Nga với Ukraine vào tuần trước khi phát hiện một xe tăng rùa của Nga đang di chuyển nhanh và, cẩn thận dẫn đầu chiếc xe đang chạy nhanh, thả một quả lựu đạn để phá vỡ lớp giáp bổ sung của xe tăng—và sau đó thả một quả lựu đạn thứ hai dưới xích xe tăng. Tất cả diễn ra vào ban đêm.
“Các phi công của chúng tôi đã chứng minh được trình độ kỹ năng cao nhất”, nhánh máy bay điều khiển từ xa của quân đội Ukraine. Quả lựu đạn thứ ba của máy bay điều khiển từ xa đã trượt, nhưng điều đó không quan trọng. Chiếc xe tăng bị hư hỏng đã lệch khỏi đường. Ba thành viên phi hành đoàn đã trèo ra khỏi lớp vỏ kim loại bị thủng của xe và chạy trốn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã công bố việc thành lập một nhánh máy bay điều khiển từ xa riêng biệt—đầu tiên trên thế giới—vào tháng 2. Lực lượng Hệ thống Điều khiển từ xa điều khiển nhiều loại máy bay điều khiển từ xa khác nhau để thực hiện nhiệm vụ giám sát, tấn công và tiếp tế.
Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ chuyển đổi số của Ukraine, cho biết máy bay điều khiển từ xa của nước này đã “thay đổi căn bản tình hình trên chiến trường”. Fedorov dự đoán Lực lượng Hệ thống Điều khiển từ xa riêng biệt sẽ đẩy nhanh tiến bộ công nghệ.
Khả năng hoạt động ban đêm là một trong những ưu tiên của chi nhánh. Vào đầu cuộc chiến tranh rộng lớn, hầu hết máy bay điều khiển từ xa đều được trang bị nghiêm ngặt camera ban ngày và không hiệu quả vào ban đêm. Cuối năm ngoái, người Ukraine bắt đầu tăng thêm những máy bay điều khiển từ xa “ma cà rồng” được trang bị camera hồng ngoại, mang lại cho các nhóm máy bay điều khiển từ xa khả năng hoạt động ban đêm thực sự đầu tiên của họ.
Những chiếc máy bay điều khiển từ xa ma cà rồng đã gây ra sự tàn phá cho quân đội Nga không chuẩn bị, những người đã coi bóng tối là sự bảo vệ. Thả hàng chục quả lựu đạn, những chiếc máy bay điều khiển từ xa đã thổi bay những chiếc xe đang đỗ và phá hủy các công sự. Người Nga gọi những chiếc máy bay điều khiển từ xa ban đêm là “Baba Yagas” theo tên một phù thủy rừng trong truyền thuyết Slav.
Nhiều cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ma cà rồng ban đầu nhắm vào các mục tiêu cố định: quân đội Nga trong nơi trú ẩn qua đêm của họ. Nhưng khi các nhà điều hành Ukraine trở nên thành thạo hơn—một xu hướng mà việc thành lập Lực lượng Hệ thống Điều khiển từ xa có ý định khuyến khích—họ cũng bắt đầu nhắm vào các mục tiêu di động.
Ngày càng có nhiều máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất bùng nổ ở cả hai bên của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn có trí thông minh nhân tạo trên máy bay giúp hướng dẫn chúng đến các mục tiêu có hình dạng con người trong những khoảnh khắc cuối cùng của chuyến bay. Nhưng máy bay điều khiển từ xa ma cà rồng không phải là máy bay điều khiển từ xa FPV sử dụng một lần.
Một chiếc FPV nặng ba pound có thể có giá 500 đô la. Một chiếc máy bay điều khiển từ xa ma cà rồng có thể nặng tới 40 pound và có giá hơn 10.000 đô la. Thay vì bay vào mục tiêu như một chiếc FPV giá rẻ, một chiếc máy bay điều khiển từ xa ma cà rồng sẽ ném bom từ trên cao.
Vì vậy, kỹ năng của người điều khiển vẫn là tất cả khi máy bay điều khiển từ xa ma cà rồng đuổi theo mục tiêu di động. Đối với người điều khiển máy bay điều khiển từ xa ma cà rồng, đó là cách bắn phá theo kiểu cũ: khớp tốc độ và hướng của mục tiêu và tính toán khoảng cách dựa trên độ cao.
Có thể chắc chắn rằng nhiều cuộc ném bom bằng máy bay điều khiển từ xa vào ban đêm vào các mục tiêu di động sẽ trượt mục tiêu—và Lực lượng Hệ thống Điều khiển từ xa chỉ đơn giản là từ chối đăng tải các video về các cuộc tấn công thất bại. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc đột kích nào vào ban đêm đều thành công là điều đáng kinh ngạc. “Đánh trúng mục tiêu di động là một nhiệm vụ có dấu sao”, chi nhánh tuyên bố, sử dụng thuật ngữ “dấu sao” có nghĩa là “đặc biệt”.
[Forbes: Ukraine’s Night Drones Are Bombing Moving Russian Tanks Now]
3. Zelenskiy nói rằng người Nga cố gắng đột phá qua hàng phòng ngự của Ukraine ở Kursk trong năm ngày
Tổng thống Zelenskiy cho biết người Nga đã cố gắng đột phá qua hàng phòng ngự của Ukraine ở Kursk trong năm ngày trước khi nhìn nhận thất bại. Ông cho biết như trên trong cuộc họp báo hôm Thứ Ba, 15 Tháng Mười.
Tổng thống Zelenskiy đã báo cáo về tình hình giao tranh dữ dội tại khu vực chiến sự và các nỗ lực của quân đội Nga nhằm phá vỡ hệ thống phòng thủ ở Tỉnh Kursk.
“Tôi đã tổ chức một phiên họp của Ban tham mưu của Tổng tư lệnh tối cao. Có một báo cáo của Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi về tình hình hoạt động. Các cuộc giao tranh đang diễn ra dọc theo toàn bộ chiều dài của tiền tuyến, nhưng giao tranh đặc biệt dữ dội ở mặt trận Pokrovsk và Kurakhove. Người Nga đã cố gắng phá vỡ các tuyến phòng thủ của chúng ta ở Kursk trong năm ngày. Những người lính đang cố thủ và chống trả.'
Tổng thống cũng đề cập đến phân tích chuyên sâu của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine và Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ukraine về các quốc gia và tổ chức hỗ trợ Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Phân tích bao gồm cả hỗ trợ quân sự, kinh tế và chính trị công khai và bí mật. Tổng thống nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các kế hoạch làm suy yếu các liên minh tội phạm này cùng với các đối tác.
Hơn nữa, trong cuộc họp, Bộ Quốc phòng đã báo cáo về hợp đồng vũ khí cho giai đoạn hiện tại và tiếp theo, bao gồm hỗ trợ của đối tác và đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW báo cáo rằng quân đội Nga đã tăng cường phản công ở Tỉnh Kursk của Nga vào ngày 10 và 11 tháng 10 để cố gắng đẩy lùi lực lượng Ukraine trước khi điều kiện thời tiết xấu đi hạn chế khả năng cơ động của họ trên chiến trường.
Oleksandr Syrskyi, Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine, cho biết Nga đã tái triển khai khoảng 50.000 quân tới Tỉnh Kursk, làm suy yếu vị thế của nước này trên chiến trường Ukraine.
[Ukrainska Pravda: Zelenskyy says Russians try to break through Ukrainian defence in Kursk Oblast for five days]
4. Putin trình hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Hàn lên quốc hội
Putin đã đệ trình dự luật hiệp ước hợp tác chiến lược với Bắc Hàn lên Duma Quốc gia, được công bố trực tuyến vào ngày 14 tháng 10, để phê chuẩn.
Một trong những nguyên tắc của hiệp ước là điều khoản quy định rằng mỗi quốc gia phải cung cấp hỗ trợ quân sự cho quốc gia kia trong trường hợp bị tấn công.
Hiệp ước này được Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân ký lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2024. Hiệp ước quốc phòng chính thức có hiệu lực khi cả hai quốc gia phê chuẩn thỏa thuận.
Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã tăng cường hợp tác quân sự khi Nga tìm kiếm vũ khí và hỗ trợ khác trong cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine. Trong những tuần gần đây, các tuyên bố về sự hiện diện trực tiếp hơn của Bắc Hàn tại Ukraine đã tăng lên.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 14 tháng 10 tuyên bố rằng Nga có kế hoạch lôi kéo trực tiếp Bắc Hàn vào cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine trong những tháng tới.
Theo tình báo quân sự Ukraine, kế hoạch của Nga cho mùa thu và mùa đông bao gồm “sự tham gia thực sự của Bắc Hàn vào cuộc chiến”, Zelenskiy cho biết.
Ngày hôm trước, Zelenskiy đã cảnh báo về “liên minh ngày càng gia tăng” của Nga với Bắc Hàn, nói rằng quan hệ đối tác này đã vượt ra ngoài một thỏa thuận vũ khí và hiện “thực chất là chuyển người từ Bắc Hàn sang lực lượng quân sự xâm lược”.
Tuyên bố của Zelenskiy được đưa ra sau khi có báo cáo rằng một số sĩ quan Bắc Hàn đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine tại Ukraine bị tạm chiếm. Tờ Kyiv Independent không thể xác minh những báo cáo này, vốn chưa được xác nhận ngoài một nguồn tình báo duy nhất.
Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Kim Dung Huyền đã nói với các nhà lập pháp vào đầu tháng 10 rằng Bắc Hàn có khả năng đang lên kế hoạch gửi quân đến Ukraine để chiến đấu cùng với Nga. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov vào ngày 10 tháng 10 đã bác bỏ những báo cáo này là “tin giả”.
Thỏa thuận do Putin và Kim ký có nhiều điểm tương đồng với các hiệp ước lịch sử. Hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn lưu ý vào tháng 6 rằng Điều 4 của hiệp ước, thảo luận về nghĩa vụ cung cấp hỗ trợ quân sự, sao chép lại cách diễn đạt từ Điều 1 của Hiệp ước hữu nghị và tương trợ giữa Bắc Hàn và Liên Xô năm 1961.
[Kyiv Independent: Putin submits treaty on strategic partnership with North Korea to parliament]
5. Putin sử dụng quân đội Bắc Hàn để chiến đấu ở Ukraine, Zelenskiy nói
Kyiv cho biết vào cuối Chúa Nhật rằng Bắc Hàn đã cử người sang chiến đấu cùng quân đội Nga ở Ukraine.
“Chúng ta thấy một liên minh ngày càng tăng giữa Nga và các chế độ như Bắc Hàn”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu trong bài phát biểu hàng đêm của mình. “Đây không còn chỉ là việc chuyển giao vũ khí. Thực ra là chuyển giao người từ Bắc Hàn cho lực lượng quân sự xâm lược”.
Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã tăng cường đáng kể mối quan hệ sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, ký một hiệp ước quốc phòng vào tháng 6 trong chuyến thăm đầu tiên của Putin tới Bắc Hàn sau 25 năm.
Sau sự hợp tác đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Kim Dung Huyền đã nói vào đầu tháng này rằng Bắc Hàn có khả năng sẽ đưa binh lính của mình đến Ukraine để chiến đấu cùng với quân đội Nga. Truyền thông Ukraine đưa tin vào đầu tháng 10 rằng ít nhất 6 binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng sau khi lực lượng Kyiv ném bom vào lãnh thổ bị Nga tạm chiếm gần Donetsk.
Trong bài phát biểu hôm Chúa Nhật, Zelenskiy nhắc lại lời kêu gọi các đồng minh phương Tây của Ukraine cho phép Kyiv sử dụng vũ khí tầm xa sâu hơn trên lãnh thổ Nga, ông nói rằng: “Chúng ta cần hành động ngay bây giờ để ngăn chặn Nga và đồng bọn thích ứng với khả năng của chúng ta.
“Khi chúng ta nói về việc cung cấp cho Ukraine khả năng tầm xa lớn hơn và nguồn cung cấp quyết định hơn cho lực lượng của chúng ta, thì đó không chỉ là danh sách các thiết bị quân sự”, Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu của mình vào Chúa Nhật. “Hòa bình thực sự chỉ có thể đạt được thông qua sức mạnh, và toàn bộ tuần tới sẽ dành cho việc hợp tác với các đối tác của chúng ta vì lợi ích của sức mạnh đó, vì lợi ích của hòa bình thực sự”.
Tuần này là tuần quan trọng đối với Ukraine và các đồng minh trên trường Liên Hiệp Âu Châu.
Các bộ trưởng ngoại giao của Liên minh Âu Châu đã họp tại Luxembourg vào hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười, nơi họ dự kiến thảo luận về kế hoạch chiến thắng của Zelenskiy cho cuộc chiến. Họ cũng sẽ tìm cách gỡ bỏ lệnh cấm Liên Hiệp Âu Châu tài trợ cho Ukraine, mà Hung Gia Lợi đã trì hoãn. Budapest cũng đang chặn các kế hoạch của Liên Hiệp Âu Châu, Washington và G7 nhằm cung cấp một khoản vay lớn cho Ukraine.
Các nguyên thủ quốc gia và chính phủ Liên Hiệp Âu Châu sẽ họp tại Brussels vào thứ năm tuần này, với chương trình nghị sự về việc hỗ trợ Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Âu Châu.
[Politico: Putin uses North Korean troops to fight in Ukraine, Zelenskyy says]
6. NATO tiến hành tập trận hạt nhân sau cảnh báo của Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO hôm thứ Hai đã tiến hành một cuộc tập trận hạt nhân với sự tham gia của hàng chục chiến đấu cơ bay qua miền Nam Âu Châu, diễn ra sau khi Putin đề xuất rằng Mạc Tư Khoa sẽ thay đổi học thuyết xác định cách thức sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cuộc tập trận thường niên kéo dài hai tuần mang tên “Steadfast Noon” đã được lên kế hoạch từ lâu và có sự tham gia của các máy bay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Hoa Kỳ, nhưng không sử dụng bất kỳ vũ khí thật nào, liên minh cho biết trong một tuyên bố.
Tuy nhiên, các cuộc tập trận diễn ra sau căng thẳng giữa NATO và Mạc Tư Khoa, vốn đã tăng cao hơn nữa sau khi Putin tuyên bố vào tháng trước rằng Nga sẽ thay đổi học thuyết hạt nhân để coi bất kỳ cuộc tấn công nào vào nước này được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ là một cuộc tấn công chung. Điều này làm dấy lên viễn cảnh rằng điều này có thể bao gồm cả Ukraine, quốc gia được các đồng minh phương Tây và vũ khí của họ hỗ trợ, trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Putin đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố gây sốc về vũ khí hạt nhân trong bối cảnh chiến tranh vì Mạc Tư Khoa có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn bất kỳ quốc gia nào khác, theo Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân, gọi tắt là ICANW.
Vào tháng 6, nhà lãnh đạo Nga cho biết phương Tây “không nên xem nhẹ” khả năng đất nước ông sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cuộc tập trận của NATO bắt đầu vào thứ Hai có sự tham gia của 2.000 quân nhân từ tám căn cứ không quân, chủ yếu thực hiện các chuyến bay qua các nước chủ nhà là Bỉ và Hòa Lan và không phận trên Đan Mạch, Vương quốc Anh và Biển Bắc.
Chúng bao gồm máy bay phản lực có khả năng mang vũ khí hạt nhân, máy bay ném bom, chiến binh hộ tống, máy bay tiếp nhiên liệu và máy bay có khả năng trinh sát và nhiệm vụ điện tử. Chiến đấu cơ F-35A đầu tiên của đồng minh từ Hòa Lan cũng sẵn sàng thực hiện các vai trò hạt nhân.
Không đề cập đến Nga, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết trong tuyên bố của khối quân sự này rằng cuộc tập trận “là một cuộc thử nghiệm quan trọng về khả năng răn đe hạt nhân của liên minh và gửi đi một thông điệp rõ ràng tới bất kỳ đối thủ nào rằng NATO sẽ bảo vệ và phòng vệ tất cả các đồng minh”.
Bắt đầu từ tháng 5, Nga đã tổ chức các cuộc tập trận chung với Belarus để thực hành triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật mà việc sử dụng trên chiến trường đã trở thành chủ đề đồn đoán kể từ khi Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga đã liên kết các cuộc tập trận này với những gì họ mô tả là “tuyên bố hiếu chiến” của Pháp, Anh và việc chuyển giao Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của Quân đội Hoa Kỳ, gọi tắt là ATACMS cho Ukraine.
Các nhà phân tích nghi ngờ rằng Putin sẽ dùng đến vũ khí hạt nhân, nhưng ông đã tăng cường các luận điệu về các mối đe dọa hạt nhân của Nga vào cuối tháng 9 mà Rutte gọi là “thiếu thận trọng và vô trách nhiệm” mặc dù các chuyên gia đã mô tả đây là một bước đi khác trong chiến dịch thông tin của Điện Cẩm Linh chứ không phải là một lời cảnh báo rõ ràng về ý định đó.
Học thuyết hạt nhân của Nga nêu rõ vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng để đáp trả các cuộc tấn công đầu tiên hoặc các cuộc tấn công gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với Nga, mặc dù trường hợp sau này không được định nghĩa rõ ràng.
Tuy nhiên, Putin cho biết ông sẽ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu phát hiện có một vụ phóng hỏa tiễn, máy bay và máy bay điều khiển từ xa ồ ạt vào lãnh thổ của mình, gây ra “mối đe dọa nghiêm trọng” đến chủ quyền của nước này.
[Newsweek: NATO Conducts Nuclear Exercise After Russia Warning]
7. Giám đốc tình báo Đức: Hoạt động bí mật của Putin đạt đến mức độ chưa từng có
Các giám đốc tình báo Đức đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về hoạt động gián điệp của Nga và sự chuẩn bị cho xung đột quân sự với NATO tại phiên điều trần trước quốc hội hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười.
Bruno Kahl, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nước ngoài của Đức, gọi tắt là BND, cho biết, ý chí sử dụng các biện pháp kết hợp và bí mật của Mạc Tư Khoa đã đạt đến “mức độ chưa từng thấy”, đồng thời cảnh báo rằng “đối đầu quân sự trực tiếp với NATO đã trở thành một lựa chọn đối với Mạc Tư Khoa”.
Mục tiêu của Điện Cẩm Linh là chia rẽ phương Tây để cản trở khả năng tự vệ của Âu Châu trong khi củng cố quân đội Nga để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm tàng, Kahl nói với các nghị sĩ.
“Putin sẽ tiếp tục thử thách các ranh giới đỏ của phương Tây và tiếp tục leo thang cuộc đối đầu”, ông nói. “Quân đội Nga có thể sẽ ở vị trí, về mặt nhân sự và vật chất, để phát động một cuộc tấn công chống lại NATO vào cuối thập niên này”.
Kahl nhấn mạnh rằng Điện Cẩm Linh - quốc gia đã tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện với nước láng giềng Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022 - đang chi tiêu cho quân đội nhiều hơn nhiều so với các nước Âu Châu và đang tăng cường đáng kể lực lượng quân sự thông thường của mình.
Kahl cho biết: “Tất nhiên, trọng tâm của sự tăng cường này là theo hướng chiến lược về phía tây dọc theo sườn phía đông của NATO”.
Theo Kahl, mục tiêu cuối cùng của Putin là “đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Âu Châu” và khôi phục lại ranh giới NATO của cuối những năm 1990, qua đó tạo ra “khu vực ảnh hưởng của Nga” và thiết lập “trật tự thế giới mới”.
Thomas Haldewang, nhà lãnh đạo Văn phòng Liên bang Bảo vệ Hiến pháp - cơ quan tình báo trong nước của Đức - cho biết cơ quan của ông đang quan sát thấy “hành vi hung hăng của các cơ quan tình báo Nga” và hoạt động gián điệp và phá hoại của các tác nhân Nga tại Đức đã gia tăng “cả về số lượng và phẩm chất” khi Nga thậm chí còn sẵn sàng “đặt mạng sống con người vào vòng nguy hiểm”.
Đầu năm nay, CNN đưa tin rằng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Đức đã ngăn chặn một âm mưu của Nga nhằm ám sát CEO của nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall, nơi sản xuất vũ khí mà chính quyền Đức đã gửi đến Ukraine.
[Politico: German spy chief: Putin’s covert operations reach unprecedented level]
8. Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga vào Kherson giết chết 2 người
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 15 Tháng Mười, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska. cho biết một cuộc tấn công của Nga vào Tỉnh Kherson bằng máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất vào ngày 14 tháng 10 đã giết chết hai phụ nữ trong xe của họ.
Ukraine đã giải phóng thành phố Kherson ở phía nam khỏi sự xâm lược của Nga vào tháng 11 năm 2022. Kể từ đó, quân đội Nga thường xuyên tấn công thành phố này và các khu vực lân cận dọc theo bờ tây sông Dnipro.
Trong những tuần gần đây, người dân Kherson đã báo cáo về sự gia tăng các cuộc tấn công bừa bãi của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa FPV vào các mục tiêu dân sự trong thành phố và các khu vực khác của tỉnh, gọi chiến lược mới này là “cuộc săn lùng con người”.
Văn phòng công tố khu vực cho biết vụ việc gần đây nhất xảy ra gần thị trấn Beryslav, cách thành phố Kherson khoảng 75 km về phía đông.
Một chiếc xe dân sự chở năm người bên trong đã bị máy bay điều khiển từ xa FPV tấn công, khiến hai phụ nữ 72 và 56 tuổi thiệt mạng, cũng như làm một người đàn ông 72 tuổi và một phụ nữ 63 tuổi bị thương.
Bộ Nội vụ cho biết tài xế của chiếc xe không bị thương.
[Kyiv Independent: Russian drone attack on Kherson Oblast kills 2]
9. Ukraine chỉ trích người chiến thắng giải Oscar vì thái độ ủng hộ Nga
Cứ một Sean Penn thì có một Jared Leto.
Người dân Ukraine đã vô cùng tức giận vào cuối tuần qua khi Leto - một diễn viên từng đoạt giải Oscar và là ca sĩ chính của ban nhạc Thirty Seconds to Mars - bày tỏ nỗi buồn vì không thể biểu diễn tại Nga trong bài phát biểu tại một buổi hòa nhạc ở Belgrade vào tuần trước.
“ Chúng tôi nhớ các bạn, các bạn biết mà. Tôi nói cho các bạn biết, một ngày nào đó khi tất cả những vấn đề này kết thúc, chúng tôi sẽ đến thăm các bạn ở quê hương của các bạn. Chúng tôi sẽ lên St. Petersburg, đến Mạc Tư Khoa, chúng tôi sẽ xuống Kyiv, chúng tôi sẽ tiệc tùng và tụ tập với mọi người theo cách mà mọi thứ nên như vậy,” Leto nói trong khi biểu diễn cùng ban nhạc.
Trong nhiều video hòa nhạc được người hâm mộ đăng tải vào cuối tuần, Leto đã hỏi có bao nhiêu người trong số khán giả là người Nga và sau tiếng reo hò lớn, anh ta nói rằng anh ta “cảm thấy một chút năng lượng của người Nga tối nay”.
Bộ Ngoại giao Ukraine ra tuyên bố hôm Chúa Nhật rằng mong muốn được biểu diễn ở Nga của Leto là sự xúc phạm đối với người dân Ukraine đang “hy sinh” mạng sống của mình để “bảo vệ tự do” trước cuộc xâm lược toàn diện đang diễn ra của nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh Vladimir Putin.
Bộ này cho biết: “Không thể có sự tâng bốc nào đối với Nga khi nước này tiếp tục nỗ lực giải quyết 'vấn đề' tồn tại của Ukraine”.
Leto — người đã giành giải Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 2014 cho vai diễn trong “Dallas Buyers Club” — trước đây đã ủng hộ Ukraine trong cuộc kháng chiến chống lại cuộc tấn công của Putin.
Nhiều ngôi sao Hollywood khác, bao gồm các diễn viên Mark Hamill, Ben Stiller, Liev Schreiber và Sean Penn đã kiên quyết ủng hộ Kyiv trong cuộc chiến chống lại Nga.
[Politico: Ukraine slams Oscar winner over pro-Russia outburst]
10. Thành viên của Nghị Viện Âu Châu Slovakia gây tranh cãi đến thăm Mạc Tư Khoa để cảm ơn Nga vì đã ‘giải phóng’
Thành viên của Nghị Viện Âu Châu người Slovakia thân Nga Ľuboš Blaha thuộc đảng Smer của liên minh cầm quyền đang đến thăm Mạc Tư Khoa để “cảm ơn vì sự giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít” và “xin lỗi vì tình trạng bài Nga ở phương Tây”.
Trong đoạn video dài bốn phút được đăng trên Telegram, Blaha đi bộ qua Quảng trường Đỏ của Mạc Tư Khoa, hồi tưởng về “tình anh em Slavơ” và phát tán tài liệu tuyên truyền ủng hộ Điện Cẩm Linh.
“Nước Nga vẫn tươi đẹp, vẫn thông thái và vẫn tiên tiến. Xin hãy dừng lại việc căm ghét nước Nga. Tôi đến Mạc Tư Khoa với tư cách là một người bạn của nước Nga vì tôi không thể nhìn thêm nữa vào chứng sợ Nga đang phát triển ở phương Tây”, Blaha nói trong video, đồng thời cho biết ông sẽ đến viếng thăm vị chỉ huy chiến tranh Liên Xô Georgy Zhukov tại lễ tưởng niệm của ông.
“Quốc gia Nga đã giải phóng chúng ta khỏi chủ nghĩa phát xít và đã hy sinh rất nhiều cho chúng ta”, Blaha nói. “Tôi xin lỗi vì tất cả những nghị quyết hiếu chiến, đầy thù hận và theo nghĩa đen là phát xít mà Nghị viện Âu Châu đang thông qua chống lại Nga. Chúng tôi là người Slav, không ai có thể khiến chúng tôi ghét nước Nga”, ông nói.
Blaha, người được bầu vào Nghị viện Âu Châu lần đầu tiên vào tháng 6, cho biết thêm rằng ông phản đối việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kyiv và các lệnh trừng phạt đối với Nga, được phương Tây đưa ra như một phản ứng trước cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine vào năm 2022.
“Chúng ta sẽ nhắc nhở bản thân về sự thật lịch sử: chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đến từ phương Tây; tự do và hòa bình đến từ phương Đông”, Blaha nói, nhắc lại lời của Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người đã sử dụng cụm từ tương tự khi ông tuyên bố sẽ ngăn cản Ukraine gia nhập NATO.
Chuyến đi và phát biểu của Blaha đã vấp phải sự chỉ trích từ Phó chủ tịch Nghị viện Âu Châu Martin Hojsík thuộc đảng đối lập Progressive Slovakia.
“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu chuyến thăm Mạc Tư Khoa của một thành viên của Nghị Viện Âu Châu nào đó có chương trình nghị sự là trao một lá thư trong nhà vệ sinh. Hay ông ấy sẽ để việc đó cho ông chủ đảng của mình, người sẽ đến Mạc Tư Khoa vào năm tới?” ông viết trong một bài đăng, ám chỉ đến cái gọi là bức thư mời trong đó các chính trị gia cộng sản Tiệp Khắc yêu cầu Liên Xô can thiệp để đàn áp các cuộc biểu tình Mùa xuân Praha, đóng vai trò là cái cớ cho cuộc xâm lược năm 1968. Người ta đồn rằng bức thư đó đã được trao cho nhà lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ là Leonid Brezhnev trong nhà vệ sinh.
Chính phủ Slovakia trở nên thân Nga hơn đáng kể sau khi Fico trở lại nắm quyền vào mùa thu năm ngoái.
Fico cho biết ông sẽ khôi phục quan hệ với Nga nếu chiến tranh Ukraine kết thúc trong nhiệm kỳ của ông, đồng thời cũng nói rằng cách duy nhất để chấm dứt chiến tranh của Điện Cẩm Linh là Kyiv phải từ bỏ một số lãnh thổ của mình cho những kẻ xâm lược.
[Politico: Controversial Slovak MEP visits Moscow to thank Russia for ‘liberation’]
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến cuộc tập trận của Hải Quân Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 9 năm 2024, Hải quân Liên bang Nga đã tiến hành OKEAN-24, một cuộc tập trận chiến lược quy mô lớn. Cuộc tập trận này diễn ra sau hai năm tạm dừng mọi cuộc tập trận quy mô lớn của lực lượng vũ trang Nga. Cho đến năm 2022, Nga đã tiến hành một cuộc tập trận thường niên có sự tham gia của tất cả các lực lượng vũ trang của mình – đó là cuộc tập trận chiến lược chung, gọi tắt là JSE - nhưng hai cuộc tập trận gần đây nhất gần như chắc chắn đã bị hủy bỏ do hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine
OKEAN-24 có thể là một nỗ lực để chứng minh phạm vi và khả năng bất chấp chiến tranh. Các báo cáo ban đầu của phương tiện truyền thông Nga nêu rằng OKEAN-2024 sẽ có sự tham gia của hơn 400 tàu, 120 máy bay, 7.000 phương tiện và 90.000 nhân sự, với các đơn vị tiến hành các hoạt động ở Biển Barents, Biển Baltic, Địa Trung Hải và Biển Caspi cũng như Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Cuộc tập trận đã diễn ra ở những khu vực này, nhưng Nga gần như chắc chắn đã phóng đại những con số này một cách thô thiển vì hiện tại chỉ có khoảng 300 tàu có thể tham gia.
Không có hoạt động OKEAN-2024 nào diễn ra ở Hắc Hải, rất có thể là do các cuộc tấn công của Ukraine trong sáu tháng đầu năm 2024.
Công lý nhãn tiền: Biệt kích Dù bắt được đơn vị Nga đã thảm sát tù binh Ukraine. Nga cạn kiệt Shahed
VietCatholic Media
15:34 15/10/2024
1. Vài ngày sau khi Thủy Quân Lục Chiến Nga hạ sát chín tù nhân Ukraine, lính dù Ukraine tìm cách trả thù—và đã tìm thấy
Hôm thứ năm 10 Tháng Mười, Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Nga 155 đã phản công dọc theo rìa phía tây của mũi nhọn do Ukraine kiểm soát ở Kursk của Nga. Khi tiến về thị trấn Zelenyi Shlyakh, Thủy Quân Lục Chiến đã đánh bại một nhóm điều khiển máy bay điều khiển từ xa Ukraine được trang bị vũ khí hạng nhẹ.
Thay vì bắt giữ chín người điều khiển theo luật pháp quốc tế, người Nga đã lột quần áo của những người Ukraine, ra lệnh cho họ nằm sấp xuống đất rồi bắn vào đầu họ, giết chết tất cả bọn họ.
Đây chỉ là hành động mới nhất trong chiến dịch khủng bố leo thang của quân đội Nga. Theo chính quyền Ukraine, quân đội Nga đã hành quyết hơn 100 người Ukraine đầu hàng trong 31 tháng kể từ khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine—hầu hết trong số họ là trong năm nay.
Trong suốt chiều dài lịch sử, việc một bên hành quyết tù binh chiến tranh trong một cuộc xung đột đã khiến bên kia phải đáp trả bằng sự tàn bạo tương tự. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi, chỉ vài ngày kể từ khi Thủy Quân Lục Chiến Nga sát hại những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa Ukraine, một số đơn vị mạnh nhất của Ukraine—là Lữ đoàn Dù—đã cố tình truy đuổi các thành viên của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 của Nga và trả thù.
Kể từ vụ việc tàn bạo tuần trước, với hình ảnh được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, Lữ đoàn Dù số 82 và 95 của Ukraine, lần lượt giữ các vị trí ở phía đông nam và tây nam của vị trí của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 tại Tỉnh Kursk, đã phục kích Thủy Quân Lục Chiến Nga.
Nếu các lữ đoàn Ukraine bắt tù binh, thì không có gì đáng nói về điều đó. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy họ đã giết ít nhất là một vài, nếu không muốn nói là hàng chục Thủy Quân Lục Chiến của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155. “Số phận tương tự sẽ chờ đợi những người lính khác từ lữ đoàn này”, lực lượng Dù Ukraine tuyên bố.
Điều đáng chú ý là quân đội Ukraine ghét Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 hơn là ghét hầu hết các đơn vị Nga. Lữ đoàn Nga bị cáo buộc đã chặt đầu bốn người Ukraine vào tháng 8 và trưng bày những cái đầu bị cắt đứt trên các cột - hành vi thường gắn liền với các nhóm khủng bố Hồi giáo. Quân đội Ukraine ở khắp mọi nơi đều háo hức có cơ hội chiến đấu với Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155.
Tất nhiên, những trường hợp trả thù đẫm máu riêng lẻ không phải là một chiến lược quân sự phối hợp.
Chín tuần sau khi lực lượng hùng mạnh của Ukraine xâm lược Tỉnh Kursk và nhanh chóng chiếm giữ 1.300 vuông lãnh thổ Nga, các lữ đoàn và trung đoàn Nga bao gồm Lữ đoàn Bộ Thủy Quân Lục Chiến 155 đang phản công.
“Quân đội Nga đã được định vị địa lý xa tới tận Zelenyi Shlyakh, nơi họ có thể cũng đã chiếm lại một số công sự mà họ đã mất vào tháng 8,” Emil Kastehelmi, một nhà phân tích của Blackbird Group, đưa tin.
Địa hình xung quanh Zelenyi Shlyakh bằng phẳng và hầu như không có cây cối—điều kiện thường có lợi cho một người bảo vệ cố thủ. Nhưng địa hình thực sự khiến quân Ukraine khó có thể chuẩn bị các công sự vững chắc. “Quy mô của khu vực cho phép nó được giám sát hiệu quả hơn bằng UAV của Nga, và việc phá hủy bất kỳ thiết bị kỹ thuật nào có thể là ưu tiên của người Nga”, Kastehelmi giải thích.
Vì vậy, quân đội Ukraine ở rìa phía tây của mũi nhọn Kursk—bao gồm cả những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa bị sát hại—đã dễ bị tấn công bởi lực lượng Nga ở những khu vực mà Nga tập trung nhiều hỏa lực hơn.
Chừng nào Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 còn chiến đấu trên địa hình thuận lợi, họ có thể tiếp tục tiến lên—và có thể tràn ngập nhiều vị trí của Ukraine hơn. Nhưng đừng mong đợi người Ukraine sẽ từ bỏ, ngay cả khi bị áp đảo về quân số và hỏa lực. Bây giờ, khi lữ đoàn Nga có tiếng là tàn bạo với tù nhân, bất kỳ đơn vị Ukraine nào mà lữ đoàn này tràn ngập đều có khả năng chiến đấu đến chết hơn là bị bắt trong tay người Nga.
[Forbes: Days After Russian Marines Murdered Nine Ukrainian Prisoners, Ukrainian Paratroopers Are Looking For Revenge—And Finding It]
2. Zelenskiy cho biết Nga có kế hoạch đưa Bắc Hàn vào cuộc chiến ở Ukraine vào mùa thu năm nay
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 14 tháng 10, trích dẫn dữ liệu tình báo, rằng Nga có kế hoạch lôi kéo trực tiếp Bắc Hàn vào cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine vào mùa thu hay chậm nhất là mùa đông năm nay.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Zelenskiy cảnh báo về “liên minh ngày càng gia tăng” giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng.
Theo tình báo quân sự Ukraine, kế hoạch của Nga cho mùa thu và mùa đông bao gồm “sự tham gia thực sự của Bắc Hàn vào cuộc chiến”, Zelenskiy cho biết.
Cuộc họp báo cũng bao gồm thông tin cập nhật về “mối quan hệ giữa Nga với một số quốc gia khác, thật không may, đang đầu tư vào việc kéo dài chiến tranh”, tổng thống nói thêm.
Zelenskiy cảnh báo vào ngày 13 tháng 10 rằng Nga và Bắc Hàn đang tăng cường liên minh, nói rằng quan hệ đối tác đã leo thang đến mức Bắc Hàn đang cử nhân sự đến tiền tuyến của Ukraine cùng với vũ khí.
“Đây không còn chỉ là việc chuyển giao vũ khí. Thực ra là việc chuyển giao người từ Bắc Hàn cho lực lượng quân sự xâm lược”, ông nói.
Lời cảnh báo được đưa ra sau báo cáo từ Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Kim Dung Huyền rằng Bắc Hàn có khả năng sẽ triển khai quân đội chính quy tới Ukraine để hỗ trợ Nga ở tiền tuyến.
Những báo cáo gần đây cũng cho biết các sĩ quan và binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine tại vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm.
Bắc Hàn đã cung cấp cho Nga hỏa tiễn đạn đạo và số lượng lớn đạn pháo kể từ mùa thu năm 2023. Đầu năm nay, hai nước đã ký một hiệp ước phòng thủ chung trong chuyến thăm Bình Nhưỡng của Putin.
Putin đã đệ trình hiệp ước, trong đó quy định rằng mỗi quốc gia phải hỗ trợ quân sự cho quốc gia kia trong trường hợp xảy ra tấn công, lên Duma Quốc gia Nga để phê chuẩn vào ngày 14 tháng 10.
[Kyiv Independent: Russia plans to involve North Korea in war in Ukraine this fall, Zelensky says]
3. Các đồng minh NATO đang tăng cường đáng kể sức mạnh cho sườn phía Đông của khối
Lithuania đã lắp đặt các kim tự tháp bê tông chống tăng gần vùng đất giáp ranh với Nga trong biện pháp mới nhất được một quốc gia NATO thực hiện ở sườn phía đông của liên minh này nhằm giải quyết rủi ro an ninh do Mạc Tư Khoa gây ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Laurynas Kasciunas đã đăng một hình ảnh về cái gọi là “răng rồng” bên cạnh một thông điệp trên X. Ông cho biết Vilnius đã “gia cố thêm một cây cầu bắc qua sông Nemunas trên tuyến đường từ… Kaliningrad”, vị trí của cây cầu này sẽ biến nó thành tiền tuyến trong bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Mạc Tư Khoa và NATO.
“Các công sự đang tiến triển theo đúng kế hoạch, với một số cây cầu sẽ bị phá hủy”, ông nói thêm hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười. “Các công sự sẽ được hỏa lực hỗ trợ, trong trường hợp cần thiết, để ngăn chặn và tiêu diệt đối phương”.
Nga không được nhắc đến nhưng bối cảnh thì rất rõ ràng khi an ninh Âu Châu bị đảo lộn bởi cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Ukraine, đặt sườn phía đông của NATO vào tình trạng báo động cao.
Roger Hilton, nghiên cứu viên quốc phòng tại tổ chức tư vấn GLOBSEC có trụ sở tại Slovakia, nói với Newsweek rằng các quốc gia vùng Baltic “quyết tâm bảo đảm những gì đã xảy ra với Ukraine sẽ không xảy ra với họ”.
Nước láng giềng Latvia của Lithuania tuyên bố vào ngày 2 tháng 10 rằng họ đã triển khai các nhóm tác chiến cơ động được trang bị hỏa tiễn phòng không ở Latgale gần biên giới Nga-Latvia. Họ cũng đã thiết lập các radar chuyên dụng dọc theo biên giới để phát hiện máy bay điều khiển từ xa.
Sự việc này diễn ra sau khi một máy bay điều khiển từ xa loại Shahed của Nga hạ cánh xuống thành phố Rezekne của Latvia vào ngày 7 tháng 9. Một loạt máy bay điều khiển từ xa của Mạc Tư Khoa hạ cánh xuống lãnh thổ của liên minh đã thúc đẩy khối Bucharest 9 kêu gọi “câu trả lời tập thể” từ liên minh.
Không có bằng chứng nào cho thấy lãnh thổ NATO đang bị Mạc Tư Khoa cố tình nhắm tới nhưng hãng tin độc lập Verstka của Nga đã đưa tin vào tháng 9 rằng các mảnh vỡ từ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa đã rơi xuống các quốc gia thành viên NATO 20 lần, trong đó có 13 vụ ở Rumani, thường gần các cảng trên sông Danube của Ukraine - nơi thường xuyên là mục tiêu của Nga.
Tuyến phòng thủ Baltic được công bố vào Tháng Giêng bởi ba nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là Estonia, Latvia và Lithuania. Vào tháng 5, Ba Lan đã công bố một dự án tương tự trị giá 2,6 tỷ đô la “Lá chắn phía Đông” để củng cố biên giới với Kaliningrad và Belarus, đồng minh thân cận nhất của Nga.
Warsaw cho biết việc xây dựng sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và dự án xây dựng hệ thống phòng thủ, giám sát, trinh sát và chống máy bay điều khiển từ xa sẽ hoàn thành vào năm 2028.
Hilton cho biết: “Tuyến phòng thủ Baltic với các cơ sở chống tăng và chống cơ động không chỉ là biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn Nga mà còn là lựa chọn chính sách nhằm bảo đảm rằng nếu NATO được kích hoạt về mặt quân sự, vai trò của liên minh này sẽ là bảo vệ lãnh thổ chứ không phải giải phóng lãnh thổ”.
Hilton nói thêm: “Mối đe dọa mà Nga gây ra cho các nước vùng Baltic không chỉ độc đáo về mặt vật chất và địa lý mà còn do tiềm năng vũ khí hóa của các nhóm dân tộc thiểu số người Nga bên trong các quốc gia này”.
Hilton cho biết: “Mạc Tư Khoa từ lâu đã thấy được giá trị chiến lược trong việc đầu tư vào việc làm gia tăng căng thẳng xã hội giữa người bản xứ Nga và [các chính phủ quốc gia]”. “Mặc dù có sự đồng thuận ngày càng tăng, nhưng sự đồng thuận trên toàn liên minh về mối đe dọa của Nga vẫn là một công việc đang được tiến hành và là một bài tập liên tục để tân Tổng thư ký, gọi tắt là NATO (Mark) Rutte thúc đẩy”.
Vào tháng 6, Warsaw và các quốc gia vùng Baltic đã kêu gọi Liên minh Âu Châu xây dựng một bức tường dài 700 km, hay 430 dặm, dọc theo biên giới của họ với Nga và Belarus, đồng thời công bố bản đồ khu vực xây dựng được đề xuất. Ba Lan cũng tham gia cùng Hy Lạp trong việc yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu thiết lập hệ thống phòng không trên toàn Âu Châu tương tự như Iron Dome của Israel.
Trong khi đó, các thành viên NATO cáo buộc Nga tiến hành các cuộc tấn công hỗn hợp như các hoạt động bí mật như phát tán thông tin sai lệch và tấn công mạng.
Phần Lan, nước đã gia nhập liên minh vào năm ngoái, đã đóng cửa biên giới với Nga, nước mà họ cho là đã đẩy người di cư về phía biên giới của mình. Mạc Tư Khoa cũng bị cáo buộc gây nhiễu GPS ở khu vực Baltic, dẫn đến cảnh báo về các mối đe dọa đối với kiểm soát không lưu.
Hôm thứ năm, Rutte đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy, cùng với Thủ tướng Anh Keir Starmer, để thảo luận về việc tăng cường sự hỗ trợ của liên minh đối với Kyiv chống lại sự xâm lược của Nga.
[Newsweek: NATO Allies Massively Beefing Up Bloc's Eastern Flank]
4. Bản đồ chiến tranh Ukraine cho thấy quân đội Kyiv ‘lấy lại vị trí đã mất’ gần Pokrovsk
Lực lượng Ukraine đã chiếm lại các vị trí trước đây do Nga chiếm giữ gần Pokrovsk, khi Mạc Tư Khoa tiếp tục nỗ lực chiếm thành phố này ở tỉnh Donetsk, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW cho biết, đồng thời cung cấp bản đồ cho thấy tình hình hiện tại.
Nga đã tiến hành một cuộc tấn công vào thành phố Pokrovsk, là một trung tâm đường bộ và hỏa xa quan trọng được sử dụng để cung cấp hậu cần cho các tiền đồn do Kyiv nắm giữ trong khu vực phía đông Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga và các blogger quân sự ủng hộ Mạc Tư Khoa tuyên bố lực lượng Mạc Tư Khoa đã đạt được những thành quả gần thành phố, chẳng hạn như chiếm được Mykhailivka và Tsukuryne, hai thị trấn nằm ở phía đông nam.
Mạc Tư Khoa cũng tiếp tục cuộc tấn công về phía đông Pokrovsk khi một nguồn tin đưa tin vào Chúa Nhật rằng lực lượng Nga đang bắt đầu sử dụng xe thiết giáp trong các cuộc tấn công và đã tấn công Mỏ Korotchenka ở ngoại ô phía đông Selydove bằng hỏa tiễn không đối đất Kh-38ML.
Một số hoạt động của Mạc Tư Khoa đã được ISW phác thảo trên bản đồ khu vực mới nhất, minh họa các bước tiến của Nga ở phía đông Selydove và việc chiếm giữ Zhelanne Pershe và Ostrivske.
Viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington cũng cho biết cảnh quay định vị địa lý cho thấy quân đội Ukraine giành được lợi thế ở phía đông nam Pokrovsk, gần làng Selydove. Kyiv “đã giành lại các vị trí đã mất gần Selydove, và lực lượng Nga gần đây đã tiến gần Toretsk, Thành phố Donetsk và Velyka Novosilka”, bản cập nhật hôm Chúa Nhật cho biết.
ISW mô tả cách lực lượng Nga tiếp tục tấn công vào khu vực biên giới Donetsk-Zaporizhzhia, nơi họ đã giành được lợi thế, mặc dù điều này có vẻ không phải là một phần của cuộc tấn công lớn hơn nhằm hỗ trợ cho hoạt động rộng lớn hơn của Nga.
Các nguồn tin từ Nga và Ukraine cho biết, vào cuối tuần, các đơn vị thuộc Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 336 và Trung đoàn súng trường cơ giới 394 của Nga đã tiến hành các cuộc tấn công gần Levadne.
Các blogger quân sự Nga cho biết Mạc Tư Khoa đã chiếm Levadne và tiến lên vùng ngoại ô phía nam của Novodarivka, mặc dù ISW cho biết không có bằng chứng trực quan nào về những tuyên bố này.
Riêng cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR báo cáo rằng vào đêm Chúa Nhật, một máy bay vận tải quân sự Tu-134 của Nga được sử dụng để chở các quan chức Bộ quốc phòng Mạc Tư Khoa đã bùng cháy tại một phi trường quân sự ở Tỉnh Orenburg, cách tiền tuyến ở Ukraine khoảng 1255 km.
GUR đã chia sẻ đoạn phim về vụ cháy mà không nhận trách nhiệm hoặc cung cấp thông tin chi tiết về cách vụ cháy bắt đầu, mặc dù họ nói thêm rằng “mọi tội ác chống lại người dân Ukraine sẽ phải bị trừng phạt thích đáng”.
Ukraine đã thực hiện một số cuộc tấn công vào các căn cứ không quân ở Nga. Tuần trước, phi trường quân sự Khanskaya, nơi có hàng chục chiến đấu cơ và trực thăng ở Cộng hòa Adygea ở Bắc Kavkaz đã bị Kyiv nhắm tới, một nguồn tin quân sự Ukraine nói với tờ Kyiv Independent.
[Newsweek: Ukraine War Map Shows Kyiv Troops 'Regain Lost Positions' Near Pokrovsk]
5. Lãnh đạo phe đối lập Đức sẽ chuyển giao Taurus cho Ukraine sau một số bước nhất định
Friedrich Merz, ứng cử viên đối lập cho chức thủ tướng Đức, cho biết ông sẵn sàng cung cấp hỏa tiễn tầm xa Taurus cho Ukraine nhưng phải tuân theo một số điều kiện, N-TV đưa tin vào hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười.
Mặc dù cung cấp viện trợ quân sự rộng rãi cho Kyiv, Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn kiên quyết không chấp thuận cung cấp hỏa tiễn Taurus, với lý do lo ngại căng thẳng leo thang.
“Tôi sẽ không làm như vậy,” Merz phát biểu trên kênh ARD về việc cung cấp hỏa tiễn Taurus.
Trước tiên, cần phải có lời kêu gọi Putin ngừng tấn công các mục tiêu dân sự ở Ukraine. Nếu Mạc Tư Khoa không nhượng bộ, Ukraine nên được tự do sử dụng vũ khí đã được chuyển giao mà không có hạn chế, nhà lãnh đạo đối lập Đức cho biết.
Merz là lãnh đạo quốc hội và ứng cử viên thủ tướng của đảng trung hữu Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, gọi tắt là CDU, là đảng đang dẫn đầu các cuộc thăm dò một năm trước cuộc bầu cử quốc hội liên bang. Điều này khiến ông hiện là ứng cử viên có nhiều khả năng nhất để đánh bại đảng dân chủ xã hội của Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
“Và bước thứ hai sẽ là cung cấp hỏa tiễn Taurus. Sau đó, tùy thuộc vào Putin xem ông ta quyết định muốn leo thang cuộc chiến này đến mức nào”, Merz nói.
Taurus là hỏa tiễn hành trình chung của Đức-Thụy Điển có tầm bắn hơn 500 km, hay 310 dặm. Nó tự hào có tầm bắn xa hơn so với các hỏa tiễn mà Ukraine đã nhận được từ các đối tác khác, chẳng hạn như SCALP/Storm Shadow do Anh-Pháp sản xuất và ATACMS của Mỹ.
Merz chỉ trích liên minh cầm quyền vì đã để Mạc Tư Khoa biết mọi chi tiết về chiến lược của mình bằng cách thảo luận công khai các bước đi của mình. Lãnh đạo phe đối lập nói thêm rằng quyết định về nguồn cung Taurus nên được đưa ra ở cấp độ Âu Châu và các nước Âu Châu nên ít phụ thuộc hơn vào Hoa Kỳ về vấn đề hỗ trợ cho Ukraine.
Trong khi Ukraine triển khai vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga trong lãnh thổ Ukraine, một số đối tác của Kyiv không cho phép sử dụng chúng trên đất Nga.
Washington và Berlin đã cho phép sử dụng một số vũ khí của Đức và Mỹ ngay bên kia biên giới Nga để phá vỡ các hoạt động tấn công của Nga.
Thủ tướng Scholz đã chịu áp lực kéo dài từ những người phản đối ông trong quốc hội và thậm chí cả các đối tác liên minh để bật đèn xanh cho việc cung cấp Taurus.
Thủ tướng Đức cho biết ông sẽ không chấp thuận việc cung cấp vũ khí cho họ ngay cả khi các đối tác khác quyết định dỡ bỏ các hạn chế về các cuộc tấn công tầm xa vào Nga.
[Kyiv Independent: German opposition leader would deliver Taurus to Ukraine after certain steps]
6. Giám đốc tình báo Đức cho biết Nga có thể tấn công NATO trước năm 2030
Trong phiên điều trần trước quốc hội vào ngày 14 tháng 10, giám đốc tình báo Đức Bruno Kahl cho biết Nga sẽ có đủ năng lực quân sự để tấn công NATO trước năm 2030.
Bình luận của Kahl là bình luận mới nhất trong một loạt các cảnh báo ngày càng nghiêm trọng từ các nhà lãnh đạo phương Tây và quan chức quốc phòng về mối đe dọa xuất phát từ Nga và tình trạng thiếu chuẩn bị hiện nay của Âu Châu.
Kahl cho biết quyết tâm sử dụng các biện pháp bí mật và kết hợp chống lại phương Tây của Nga đã đạt đến “mức độ chưa từng thấy”, đồng thời nói thêm rằng chúng đang được sử dụng “mà không có bất kỳ nguyên tắc nào”.
Mục tiêu cuối cùng của Mạc Tư Khoa là “đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Âu Châu”, thu hẹp ranh giới NATO về những năm 1990 và tạo ra “khu vực ảnh hưởng của Nga” với mục đích củng cố “trật tự thế giới mới”.
Putin “sẽ tiếp tục thử thách các ranh giới đỏ của phương Tây và tiếp tục leo thang đối đầu”, Kahl nói, cảnh báo rằng chi tiêu quân sự của Nga đang vượt xa phương Tây.
Riêng Thomas Haldewang, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nội địa Đức, cho biết hoạt động gián điệp và phá hoại của Nga ở Âu Châu đã tăng mạnh.
[Kyiv Independent: Russia could attack NATO by 2030, German intelligence chief says]
7. Máy bay Nga được các quan chức quốc phòng hàng đầu sử dụng bị phá hủy trong vụ cháy
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết hôm thứ Hai rằng một chiếc máy bay đã bị “phá hủy” tại một căn cứ không quân sâu trong lãnh thổ nước Nga vào cuối tuần, tuy nhiên không công khai nhận trách nhiệm mà chỉ nói một cách chung chung rằng “mọi tội ác chống lại người dân Ukraine sẽ phải trả giá xứng đáng”.
Máy bay chở khách Tu-134 đã bốc cháy ở vùng Orenburg, tây nam nước Nga vào đêm Chúa Nhật, 13 Tháng Mười, cơ quan tình báo GUR của Kyiv cho biết trong một tuyên bố. Máy bay được sử dụng để chở các quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Nga, GUR cho biết.
“Một đám cháy khủng khiếp đã bùng phát”. Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết máy bay này thuộc Trung đoàn Hàng không Vận tải Quân sự số 117 của Nga, đóng tại căn cứ không quân Orenburg-2. Căn cứ này cách tiền tuyến quanh co qua miền đông Ukraine khoảng 1255 km, tờ The Kyiv Independent đưa tin hôm thứ Hai.
Bộ Quốc phòng Nga không báo cáo hoạt động của Ukraine tại khu vực Orenburg vào cuối tuần. Không có tuyên bố nào từ thống đốc khu vực Orenburg, Denis Pasler, trên kênh truyền thông xã hội Telegram của ông ta. Tuy nhiên, các blogger quân sự Nga xác nhận vụ hỏa hoạn và cho rằng chiếc máy bay xấu số đã bị thiêu hủy hoàn toàn. Các giả thuyết được nhiều người đề cập đến là vụ cháy do biệt kích Ukraine gây ra chứ không phải là một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
GUR đã công bố đoạn phim cho thấy đám cháy, với ngọn lửa có thể nhìn thấy trong đoạn clip ngắn vào ban đêm gần với thứ có vẻ là mũi máy bay. Một cảnh quay thu nhỏ cho thấy đám cháy lan rộng và khói dày đặc.
Ukraine đã kiên trì tấn công vào các căn cứ không quân của Mạc Tư Khoa, cả trên lãnh thổ do Nga kiểm soát tại Ukraine và trên lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận.
Đầu tháng này, Kyiv đã nhắm vào phi trường quân sự Khanskaya ở nước cộng hòa Adygea thuộc Bắc Kavkaz, nơi có các máy bay phản lực Su-27 và Su-34 của Nga. Ukraine đã tấn công một kho đạn dược, gây ra hỏa hoạn, Bộ Tổng tham mưu Kyiv cho biết trong một tuyên bố.
Trong số các mục tiêu khác của Ukraine trên biên giới có căn cứ Engels-2 và các máy bay ném bom tầm xa ở khu vực Saratov, và căn cứ không quân Kushchyovskaya ở Krasnodar.
Kyiv đã nhiều lần tấn công các phi trường và căn cứ không quân quan trọng ở Crimea, nơi Mạc Tư Khoa kiểm soát kể từ khi sáp nhập bán đảo này từ Ukraine vào năm 2014.
Ukraine đã sử dụng kết hợp máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn để tấn công các phi trường Belbek và Saky cùng các cơ sở khác trên bán đảo, như phi trường Dzhankoi ở phía bắc.
Vào tháng 7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy dường như đã nhắc đến các cuộc không kích vào căn cứ không quân Saky ở phía tây Crimea, trong một bài phát biểu, ông nói rằng “mỗi căn cứ không quân Nga bị phá hủy, mỗi máy bay quân sự Nga bị phá hủy - dù trên mặt đất hay trên không - đều cứu sống người dân Ukraine”.
[Newsweek: Russian Plane Used by Top Defense Officials Destroyed in Blaze: Ukraine]
8. Nga đã không phóng máy bay điều khiển từ xa Shahed nào vào Ukraine qua đêm lần đầu tiên sau hơn một tháng
Theo các kênh giám sát, lực lượng Nga đã không phóng bất kỳ máy bay điều khiển từ xa loại Shahed nào vào đêm 14 tháng 10 lần đầu tiên kể từ cuối tháng 8.
Sự lắng dịu diễn ra sau khi Nga tấn công Ukraine bằng hơn 1.300 máy bay điều khiển từ xa cảm tử Shahed vào tháng 9, phóng chúng bay khắp Ukraine hàng ngày trong suốt một tháng.
Xu hướng hàng ngày này vẫn tiếp tục trong những ngày đầu tháng 10. Đêm ngày 3 tháng 10, Không quân Ukraine báo cáo rằng Nga đã phóng 105 máy bay điều khiển từ xa loại Shahed, nhắm vào các thị trấn trên khắp cả nước.
Các kênh giám sát Telegram của Ukraine đưa tin rằng Nga đã không sử dụng một Shahed nào lần đầu tiên trong 48 ngày.
Không quân Ukraine báo cáo rằng lực lượng của Mạc Tư Khoa đã phóng một số quả bom dẫn đường từ trên không vào các tỉnh Sumy và Zaporizhzhia trong đêm qua.
Nga đã triển khai hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa loại Shahed do Iran thiết kế giá rẻ nhưng hiệu quả chống lại Ukraine kể từ mùa thu năm 2022.
Mặc dù ban đầu lấy nguồn hàng từ Iran, nhưng trong báo cáo tháng 8 năm 2023, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đã bắt đầu sản xuất trong nước.
[Kyiv Independent: Russia reportedly launches no Shahed drones against Ukraine overnight for first time in over month]
9. Nga tuyên án công dân Pháp 3 năm tù vì cáo buộc vi phạm luật đặc vụ nước
Một tòa án ở Mạc Tư Khoa đã tuyên án công dân Pháp Laurent Vinatier ba năm ba tháng tù vào ngày 14 tháng 10 vì cáo buộc vi phạm luật “đặc vụ nước ngoài” của Nga.
Vinatier, người có bằng tiến sĩ và làm việc cho Trung tâm Đối thoại Nhân đạo Thụy Sĩ, gọi tắt là HD, đã bị bắt khi đang đến thăm Nga vào tháng 6 vì được cho là không ghi danh làm đặc vụ nước ngoài.
Chỉ định “đặc vụ nước ngoài” yêu cầu những người và thực thể được cho là nhận được “hỗ trợ” từ nước ngoài phải đưa ra tuyên bố từ chối trách nhiệm trong tất cả các cơ quan truyền thông của họ và yêu cầu báo cáo tài chính nghiêm ngặt. Nó được coi rộng rãi là một phương tiện để đàn áp sự phản đối trong nước.
Các nhà điều tra Nga tuyên bố rằng ngoài việc vi phạm quy định ghi danh đặc vụ nước ngoài, Vinatier còn nhận tội thu thập thông tin bất hợp pháp về quân đội.
Không có cách nào để xác minh độc lập tính hợp lệ của lời thú tội được cho là của Vinatier. Nga không cung cấp quyền truy cập minh bạch vào hệ thống pháp luật của mình và các tổ chức nhân quyền quốc tế từ lâu đã nêu chi tiết về tình trạng lạm dụng tràn lan trong các nhà tù, cũng như việc sử dụng tra tấn để ép buộc thú tội.
Nga thường xuyên bắt giữ công dân nước ngoài, một số người trong số họ đã được thả trong một cuộc trao đổi tù nhân gây chú ý vào tháng 8. Mạc Tư Khoa bị cáo buộc giam giữ người nước ngoài với những cáo buộc bịa đặt và giữ họ làm con tin để thúc đẩy việc thả công dân Nga bị giam giữ ở phương Tây.
[Kyiv Independent: Russia sentences French national to 3 years in prison over alleged foreign agents violation]
10. Tổng thống Biden bày tỏ sự sẵn sàng của Hoa Kỳ đối thoại với Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn về mối đe dọa hạt nhân
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đàm phán với Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn để giải quyết các vấn đề an ninh hạt nhân.
Tổng thống Biden đưa ra lập trường trên khi chúc mừng những người đoạt giải Nobel Hòa bình vào hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười.
Giải Nobel Hòa bình năm 2024 đã được trao cho tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản vì những nỗ lực tạo ra một thế giới không có vũ khí hạt nhân và chứng minh rằng vũ khí hạt nhân sẽ không bao giờ được sử dụng nữa.
Tổng thống Biden lưu ý rằng cần phải tiếp tục hướng tới ngày thế giới có thể hoàn toàn và vĩnh viễn không còn vũ khí hạt nhân.
Do đó, ông cho biết, Hoa Kỳ sẵn sàng đàm phán với Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn “mà không cần điều kiện tiên quyết” để giảm bớt mối đe dọa hạt nhân.
Tổng thống Joe Biden nói: “Không có lợi ích gì cho quốc gia chúng ta hoặc thế giới khi tiếp tục tăng kho vũ khí hạt nhân. Giảm mối đe dọa hạt nhân là điều quan trọng không phải bất chấp những nguy hiểm của thế giới ngày nay mà chính xác là vì những nguy hiểm ấy”.
“Những rủi ro hạt nhân này làm xói mòn các chuẩn mực và thỏa thuận mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng và đi ngược lại công việc quan trọng của những người đoạt giải Nobel ngày nay.”
Trong bối cảnh phương Tây đang thảo luận về việc cho phép Kyiv tấn công các mục tiêu ở Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây, vào tháng 9, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ông sẽ mở rộng các điều kiện để đất nước ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte kêu gọi không nên lắng nghe những lời đe dọa hạt nhân của Nga và nhấn mạnh rằng hiện tại các đồng minh không thấy có nguy cơ trực tiếp nào về việc Nga dám sử dụng vũ khí hạt nhân.
NATO sẽ bắt đầu cuộc tập trận hạt nhân thường niên Steadfast Noon vào thứ Hai, ngày 14 tháng 10.
[Ukrainska Pravda: Biden expresses US readiness for dialogue with Russia, China and North Korea on nuclear threat]
11. Báo cáo cho biết 70% dầu của Nga được vận chuyển bằng đội tàu ngầm, gây ra rủi ro cho môi trường
Theo phân tích do Viện Kinh tế Kyiv, gọi tắt là KSE công bố hôm Thứ Ba, 15 Tháng Mười, “đội tàu ngầm” gồm các tàu chở dầu cũ và được bảo hiểm kém của Nga vận chuyển 70% lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển của nước này.
Kết luận của báo cáo nhấn mạnh cách Mạc Tư Khoa đang thành công trong việc tránh né các nỗ lực của phương Tây nhằm kìm hãm doanh thu từ dầu mỏ của nước này thông qua mức giá trần 60 đô la một thùng được áp dụng cách đây hai năm.
G7 công bố mức trần này vào cuối năm 2022 nhằm mục đích làm suy yếu lợi nhuận từ nhiên liệu hóa thạch của Nga, nguồn cung cấp cho cuộc chiến của Mạc Tư Khoa với Ukraine, đồng thời giảm thiểu tác động lên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Để lách lệnh hạn chế này, Nga đã đầu tư 10 tỷ đô la để mở rộng đội tàu ngầm của mình kể từ năm 2022, báo cáo của Viện KSE cho biết.
Trong nửa đầu năm 2024, gần 75% lượng dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga được báo cáo là được vận chuyển qua vùng biển Bắc Âu—bao gồm Eo biển Đan Mạch và Kênh đào Anh—với khoảng 60% trong số đó được vận chuyển bằng các tàu chở dầu ngầm có tuổi đời trung bình là 18 năm.
Nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Ukraine đã nhấn mạnh đến những rủi ro về môi trường do các tàu chở dầu ngầm gây ra, vì những con tàu này thường không được bảo hiểm và cũ kỹ, làm tăng nguy cơ tràn dầu.
Bloomberg đưa tin vào tháng 9 rằng các tàu chở dầu cũng thường từ chối dịch vụ của các phi công giàu kinh nghiệm người Đan Mạch khi đi qua các eo biển nguy hiểm của nước này, làm tăng thêm rủi ro.
Viện KSE kêu gọi một đường lối phối hợp để giải quyết vấn đề hạm đội ngầm của Nga nhằm “bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn hàng hải nói chung ở vùng biển liên minh”. Báo cáo đề xuất một số bước cụ thể, bao gồm việc công bố bảo hiểm bắt buộc đối với các tàu trong vùng biển của liên minh có giá trần.
Liên minh cũng nên làm việc với các “quốc gia treo cờ” — các quốc gia mà tàu thuyền chọn treo cờ — thông qua các kênh ngoại giao và các ưu đãi thương mại để bảo đảm họ tuân thủ các quy định quốc tế.
Viện KSE khuyến nghị rằng các tàu chở dầu không tuân thủ các quy định này cần phải bị xử phạt và “các quốc gia liên minh cần có thẩm quyền dừng các tàu gây ra rủi ro trực tiếp về môi trường hoặc an toàn”.
Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu và các đối tác phương Tây khác đã áp dụng các lệnh trừng phạt bổ sung đối với các tàu chở dầu và các công ty trốn tránh giá trần kể từ cuối năm 2023.
Viện nghiên cứu lưu ý rằng các lệnh trừng phạt áp dụng đối với đội tàu ngầm không ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu và Nga khó có thể cắt giảm sản lượng. Điều này có nghĩa là các bước đề xuất sẽ chỉ gây ra sự gián đoạn tối thiểu cho thị trường toàn cầu, báo cáo kết luận.
[Kyiv Independent: 70% of Russian oil shipped by shadow fleet, posing environment risk, report says]
12. Hơn 110.000 cư dân của Kursk đã được di tản, thanh tra trưởng của Nga tuyên bố
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 14 tháng 10, trích dẫn thông tin từ Bộ Tình trạng khẩn cấp của nước này, Thanh tra viên Nga Tatyana Moskalkova cho biết khoảng 112.337 cư dân của Tỉnh Kursk, của Nga đã phải rời bỏ nhà cửa do xung đột.
Sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, chính quyền các khu vực biên giới Nga thường báo cáo về các cuộc không kích của Ukraine khi giao tranh lan sang biên giới.
Những nỗ lực di tản được tăng cường sau cuộc tấn công xuyên biên giới của Kyiv vào Tỉnh Kursk vào đầu tháng 8.
Phát biểu với cơ quan truyền thông Argumenty i Fakty do Điện Cẩm Linh kiểm soát, Moskalkova cho biết con số này bao gồm 12.328 người được đưa đến các cơ sở tạm thời trên khắp nước Nga và khoảng 100.000 người đang sống với người thân và bạn bè.
Vị quan chức này cho biết thêm, khoảng 40.000 người đã từ chối di tản hoặc đã trở về nơi cư trú của họ.
Nhìn chung, 30.415 cư dân của các vùng Belgorod và Kursk và các vùng lãnh thổ khác gần biên giới Nga-Ukraine đã được đưa đến 960 cơ sở lưu trú tạm thời trên khắp nước Nga, Moskalkova tuyên bố. Con số này bao gồm 7.670 trẻ em, bà nói thêm.
Vị quan chức này cho rằng con số những người từ chối di tản bao gồm phần lớn là những cư dân người Ukraine đã “chạy trốn” khỏi các khu vực bị Nga tạm chiếm ở Donetsk và Luhansk của Ukraine cách đây hai năm “do bị pháo kích”.
Tờ Kyiv Independent không thể xác minh những tuyên bố của Moskalkova vì Nga đã tiến hành di dời cưỡng bức cư dân Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, bao gồm cả trẻ em.
Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk vào ngày 6 tháng 8, tuyên bố đã chiếm được khoảng 1.300 km2.
Kyiv cho biết họ sẽ tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trong cách ứng xử với thường dân Nga ở Kursk, đồng thời mời Liên Hiệp Quốc và Hội Hồng Thập Tự quốc tế, gọi tắt là ICRC “tham gia các nỗ lực nhân đạo”. Điện Cẩm Linh cáo buộc động thái này là “khiêu khích”.
[Kyiv Independent: Over 110,000 residents of Kursk Oblast evacuated, Russia's chief ombudsman claims]
HĐGM: Thống đốc Michigan nhạo báng bí tích Thánh Thể - Biểu tình đòi công lý hay nuốt nhục làm vui?
VietCatholic Media
18:19 15/10/2024
1. Các giám mục Công Giáo Michigan lên án video chip của Thống đốc Whitmer là 'nhạo báng' tín hữu
Các giám mục Công Giáo Michigan đã lên án một đoạn video trò chuyện giữa Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer và một nhà báo vì hành động mà một số người gọi là “nhạo báng” Bí tích Thánh Thể.
Đoạn video được đăng tải vào thứ năm và nhanh chóng lan truyền, cho thấy cảnh Whitmer đưa cho nhà báo một miếng khoai tây chiên Dorito.
Tiểu phẩm này được thực hiện trong chương trình “Chip Chat”, một buổi trò chuyện với Liz Plank, một tác giả, nhà báo và người có sức ảnh hưởng người Canada với 610.000 người theo dõi trên trang Instagram “feministabulous” của cô.
Đoạn video đã nhận phải nhiều lời chỉ trích vì tư thế quỳ gối của Plank và cách đặt Dorito trên lưỡi dường như chế giễu việc rước lễ đối với nhiều người xem.
Chú thích của video đã được chỉnh sửa có nhắc đến “Đạo luật CHIPS”, một đạo luật của chính quyền Tổng thống Biden năm 2022 được gọi là “Đạo luật tạo ra các động lực hữu ích để sản xuất chất bán dẫn và khoa học”.
Một chú thích đã chỉnh sửa của bài đăng trên Instagram của Plank có nội dung: “Nếu ông ấy không làm, Gretchen Whitmer sẽ làm. Chip không chỉ ngon, Đạo luật CHIPS là một bước ngoặt đối với công nghệ và sản xuất của Hoa Kỳ, thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước để giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài! Ông Donald Trump sẽ khiến điều đó gặp rủi ro.”
Những người bảo vệ Whitmer cho biết động thái này là một phần của xu hướng TikTok khi một người được người khác đút cho ăn.
Plank đã trả lời những lời chỉ trích trong một bài đăng trên X rằng: “Đây là xu hướng khiến những kẻ lập dị trở nên thoải mái hơn”, ám chỉ đến “xu hướng cho ai đó ăn” trên TikTok.
Nhưng video này đã gây tranh cãi vì nhiều người Công Giáo coi đó là sự chế giễu Bí tích Thánh Thể.
Paul Long, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hội Nghị Công Giáo Michigan, cho biết trong một tuyên bố vào hôm thứ sáu: “Vở kịch này còn đi xa hơn cả trào lưu trực tuyến lan truyền đã truyền cảm hứng cho nó, cụ thể là bắt chước tư thế và cử chỉ của người Công Giáo khi nhận Mình Thánh Chúa, khi chúng ta tin rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự hiện diện”.
“Nó không chỉ là điều khó chịu hay 'kỳ lạ'; mà còn là một ví dụ quá quen thuộc về một viên chức được bầu chế giễu những người theo đạo và các hoạt động của họ. Mặc dù cuộc đối thoại về vấn đề này với văn phòng thống đốc được đánh giá cao, bất kể có phải là có ý định xúc phạm người Công Giáo và Bí tích Thánh Thể hay không, thì nó vẫn có tác động xúc phạm.”
Được thành lập vào năm 1963, Hội nghị Công Giáo Michigan - Michigan Catholic Conference - đóng vai trò là tiếng nói chính thức của Giáo Hội Công Giáo tại Michigan về các vấn đề chính sách công. Ngoài ra, Hội nghị Công Giáo Michigan còn phát triển, điều phối và quản lý các chương trình cung cấp các chế độ phúc lợi hưu trí, bảo hiểm y tế, nha khoa, khuyết tật và bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên giáo dân và giáo sĩ, cũng như bảo hiểm tài sản và thương vong cho Giáo hội trên khắp Michigan.
Phát ngôn nhân của Whitmer cho biết trong một tuyên bố với Fox News Digital rằng “mạng xã hội của thống đốc nổi tiếng vì truyền tải thông tin của bà bằng văn hóa đại chúng”.
“Xu hướng phổ biến này đã được vô số người sử dụng, bao gồm Billie Eilish, Kylie Jenner và Stephen Colbert, và thực tế là mọi người đang chú ý đến một video quảng bá Đạo luật CHIPS của Tổng thống Biden chứng tỏ nó đang có hiệu quả”, tuyên bố tiếp tục. “Đảng Cộng hòa muốn đánh lạc hướng khỏi thực tế rằng đảng Dân chủ đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các nền kinh tế địa phương để tạo ra một số lượng việc làm kỷ lục và đưa chuỗi cung ứng trở về từ nước ngoài, trong khi các chính sách của Ông Donald Trump sẽ giết chết những công việc này và gửi chúng trở lại Trung Quốc”.
Đáng chú ý là các xu hướng được đề cập đến ở trên thường không liên quan đến việc một người quỳ gối trước người kia.
Video đầy đủ trên kênh YouTube của Plank cũng có một cuộc thảo luận về phá thai, trong đó Plank và Whitmer nói đùa về “phá thai sau khi sinh”, ám chỉ đến bình luận của Ông Trump về dự luật phá thai đã được Thống đốc Minnesota và ứng cử viên phó tổng thống đảng Dân chủ năm 2024 Tim Walz ký thành luật.
Nhưng Hội đồng Công Giáo Michigan yêu cầu những người giữ chức vụ công phải tôn trọng những người theo đạo.
Long cho biết: “Người dân ở tiểu bang này và trên khắp cả nước đã mệt mỏi và tiếp tục bày tỏ sự lo ngại về sự thiếu tôn trọng và lịch sự đối với những người có đức tin ngày càng suy yếu”.
“Michigan là một tiểu bang đa dạng về tôn giáo và bao gồm các cộng đồng tín hữu Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đang phát triển mạnh mẽ. Đã đến lúc những người giữ chức vụ công, những người giải quyết và các nhà chiến lược của họ phải đáp lại sự tôn trọng, lịch sự và trân trọng đối với những người đã tìm thấy sự bình yên và viên mãn trong cuộc sống bằng cách tôn thờ Chúa và phục vụ người lân cận của họ.”
Văn phòng của Whitmer đã không trả lời yêu cầu bình luận của Thông tấn xã Catholic News
Source:Catholic News Agency
2. Phải chăng Công Giáo là một tôn giáo liên tục đổi mới hay vẫn tuân theo lời dạy của Chúa Kitô?
Tác giả Donald DeMarco có bài nhận định với nhan đề “Is Catholicism a Religion-in-Progress or Does It Abide in Christ’s Teaching?” nghĩa là “Phải chăng Công Giáo là một tôn giáo liên tục đổi mới hay vẫn tuân theo lời dạy của Chúa Kitô?”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“Xin chào, đây là phi công trưởng của các bạn. Để cập nhật cho các bạn, chúng tôi đang bay ở độ cao 25.000 feet và di chuyển với tốc độ 500 dặm một giờ. Chúng tôi không thấy có bất kỳ sự nhiễu động nào. Tuy nhiên, chúng ta đã bay lạc rồi!”
Hoặc, theo lời của GK Chesterton, “Như đã nêu ra ngày hôm nay, cấp tiến là một phép so sánh mà chúng ta chưa giải quyết được mức độ siêu việt.” Trước khi trở thành tổng thống, diễn viên Ronald Reagan đã từng là người chào hàng cho General Electric. Ông nhắc nhở khán giả của mình rằng, “Tại General Electric, bạn biết đấy, tiến bộ là sản phẩm quan trọng nhất của chúng tôi.”
Tiến bộ là thứ khó nắm bắt. Tuy nhiên, nó đã trở thành phương châm không chính thức của thế giới hiện đại. Tiến bộ dường như ở khắp mọi nơi: trong ngành công nghiệp xe hơi, trong y học, trong truyền thông, trong du lịch, trong sản xuất thực phẩm và trong việc khám phá không gian. Không thể tránh khỏi, câu hỏi nảy sinh: Giáo Hội Công Giáo cũng nên có những tiến bộ phải không?
Không tiến bộ sẽ dẫn đến những nhãn hiệu không hấp dẫn: tĩnh tại, trì trệ, cứng nhắc, bảo thủ và không hợp thời. Vào những năm 1970, người ta nói nhiều về sự tổng hợp Công Giáo và chủ nghĩa Mác. Người ta nói rằng Giáo hội có tình yêu và chủ nghĩa Mác có cấu trúc. Tuy nhiên, khi điều tra sâu hơn, người ta phát hiện ra rằng chủ nghĩa Mác không hề có “cấu trúc” và người ta cũng thấy rằng Công Giáo và chủ nghĩa Mác hoàn toàn là những hệ thống niềm tin tách biệt.
Thông điệp Humanae Vitae của Thánh Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục đã làm thất vọng nhiều người Công Giáo, những người nghĩ rằng việc chấp nhận biện pháp tránh thai sẽ là một ý tưởng tự do và đưa Giáo hội vào thế giới hiện đại một cách trọn vẹn hơn. Một số người Công Giáo đã rời bỏ Giáo hội vì các vấn đề liên quan đến các biện pháp tránh thai, tin rằng dạo Công Giáo đã trở nên “lỗi thời”. Việc từ chối phong chức cho phụ nữ cũng được coi là sự từ chối trở thành “tiến bộ”.
Công đồng Vatican II tuyên bố rằng phá thai là một “tội ác ghê tởm”. Nancy Pelosi, một người tự nhận là Công Giáo, đã đảo ngược cụm từ này và nhấn mạnh rằng việc ngăn cản phá thai mới chính là một “tội ác ghê tởm”. Ginette Paris cho rằng Giáo Hội thiếu mất một bí tích để có thể trở thành một Giáo Hội hợp thời, đó là Bí tích phá thai. Bà ta lập luận rằng Giáo Hội cần phải làm sao cho quyết định phá thai có thể xuất phát từ tình cảm tôn giáo rằng đó là một điều đúng đắn cần phải làm. Nhưng thay vì xoa dịu những người theo chủ nghĩa nữ quyền bằng cách thiết lập phá thai là bí tích thứ tám của mình, Giáo hội vẫn ngoan cố giữ số lượng bí tích là bảy — một sự toàn vẹn nội tại từ chối khuất phục trước thế gian là một phước lành lớn lao khi Giáo hội có ngay từ khi thành lập.
Giáo Hội Công Giáo không thể là cấp tiến xu thời, vì Chúa đã ban cho Giáo hội mọi thứ cần thiết để hoàn thành sứ mệnh của mình. Nhưng một số thành viên của Giáo hội, thay vì đấu tranh để thay đổi và tiến lên trong sự thánh thiện, lại thấy rằng việc đòi hỏi Giáo hội thay đổi bản chất của chính mình hấp dẫn hơn.
Nhưng nếu Giáo hội thực hiện tất cả các nhượng bộ mà những người “tự do” yêu cầu, sẽ không còn Giáo hội nữa. Giáo Hội sẽ hoàn toàn trùng khớp với thế giới thế tục và khiến bản thân trở nên hoàn toàn không liên quan.
Trong cuốn sách Nguyên lý của Thần học Công Giáo, Nền tảng cho Thần học Cơ bản, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, đã chỉ trích, “Chủ nghĩa cấp tiến quá ngây thơ đó... vui vẻ tuyên bố sự đoàn kết của mình với mọi thứ hiện đại, với mọi thứ hứa hẹn tiến bộ, và đấu tranh với lòng nhiệt thành tự giác của một cậu học sinh mẫu mực để chứng minh sự tương thích của những gì là Kitô giáo với mọi thứ hiện đại...”
Điều trớ trêu ở đây là rất nhiều Kitô hữu, rất nhiều linh mục, Giám Mục tuyên bố một lòng nhiệt thành tôn giáo mạnh mẽ hơn đối với chủ nghĩa hiện đại, hơn là đối với Chúa Kitô. Giống như thể những người như vậy đang nói rằng, “Nếu Giáo hội không đến với tôi, tôi sẽ không đến với Giáo hội.” Đức Hồng Y Ratzinger đã nghĩ đến một điều gì đó cơ bản hơn, một điều gì đó đóng vai trò như một khối xây dựng. Giáo hội được xây dựng trên một “tảng đá”, không phải là một xu hướng. Và đó là lý do tại sao Giáo Hội Công Giáo đã tồn tại hơn 2.000 năm.
Charles Péguy đã viết một cách khôn ngoan khi ông viết những dòng sau: “Kitô giáo không phải là và không có nghĩa là một tôn giáo đang tiến triển bất tận: cũng không là một tôn giáo xu thời nịnh thế. Đó là tôn giáo của sự cứu rỗi.” Nếu từ “tiến bộ” có bất kỳ ý nghĩa nào ở đây, thì đó là theo nghĩa của từ mà John Bunyan đã sử dụng trong tác phẩm kinh điển của ông, Pilgrim's Progress, năm 1678.
Đối với tác giả, nền tảng là Kinh thánh, truyền cảm hứng cho người hành hương đến với cuộc sống đức hạnh. Do đó, tiến bộ là thông qua đức hạnh được neo vào một nguồn không thay đổi theo thời gian. Trong một giai đoạn lịch sử, ẩn dụ của Bunyan là cuốn sách được đọc nhiều thứ hai sau Kinh thánh.
“Trong một thế giới của những kẻ chạy trốn,” TS Eliot đã viết, “người đi theo hướng ngược lại sẽ có vẻ như đang chạy trốn.” Người ta đã dành quá nhiều sự chú ý cho những người bất đồng chính kiến chạy trốn khỏi Giáo hội đến nỗi những người trung thành dường như ở phía sai lầm của lịch sử. Vấn đề liên quan đến sự tiến bộ theo hướng sai trái đã có một lịch sử lâu dài. Đức Giáo Hoàng Piô thứ 10 đã ám chỉ đến điều này trong một bài phát biểu khá mạnh mẽ vào năm 1914: “Ôi! Có bao nhiêu hoa tiêu, bao nhiêu phi công, và — xin Chúa đừng để xảy ra! — bao nhiêu thuyền trưởng, tin tưởng vào những điều mới lạ thế tục và vào khoa học lừa dối của thời đại, đã bị đắm tàu thay vì đến được cảng!”
Giáo hội sẽ tiếp tục tồn tại vì Chúa chúng ta đã thiết lập để Giáo Hội trường tồn. Những cuộc tấn công, hỗn loạn, nghi ngờ và lừa dối chỉ để chứng minh rằng nhiệm thể của Chúa Kitô mạnh mẽ hơn những đối phương của Chúa Kitô. Nếu Giáo hội không cấp tiến, đó là vì Giáo hội không thể bị phá hủy.
Source:National Catholic Register
3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Zelenskiy trao đổi quà tặng tượng trưng tại cuộc họp ở Vatican
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao đổi những món quà tượng trưng trong chuyến công du Âu Châu của tổng thống Ukraine vào tuần này.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Zelenskiy đã gặp riêng trong 35 phút tại Sala della Biblioteca. Sau các cuộc thảo luận và phần giới thiệu phái đoàn Ukraine, Đức Giáo Hoàng đã tặng Zelenskiy một tấm bảng đồng có hình bông hoa và dòng chữ “Hòa bình là một bông hoa mong manh”.
Đổi lại, Tổng thống Zelenskiy tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một bức tranh sơn dầu có tựa đề “Cuộc thảm sát Bucha. Câu chuyện về Marichka”. Bucha, một vùng ngoại ô phía tây bắc Kyiv, đã bị lực lượng của Putin xâm lược ngay sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Các quan chức Ukraine cho biết quân đội Nga đã giết chết hàng trăm thường dân ở đó.
Sau đó vào thứ sáu, Tổng thống Zelenskiy đã có cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cùng với Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican phụ trách quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế.
“Các cuộc thảo luận tập trung vào tình hình chiến tranh và tình hình nhân đạo ở Ukraine, cũng như những cách thức chấm dứt chiến tranh, hướng tới hòa bình công bằng và ổn định ở đất nước này”, Vatican cho biết trong một tuyên bố sau cuộc gặp giữa Zelenskiy và Đức Giáo Hoàng.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến tranh với Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô và Zelenskiy đã duy trì liên lạc liên tục thông qua một loạt các chuyến thăm, thư từ và cuộc gọi điện thoại. Đức Thánh Cha Phanxicô liên tục kêu gọi chấm dứt chiến tranh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi tù nhân và ủng hộ giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Vào tháng 3, Đức Giáo Hoàng đã khiến các nhà lãnh đạo Ukraine tức giận khi ông nói rằng Kyiv nên có lòng dũng cảm “cầm cờ trắng” khi đàm phán chấm dứt chiến tranh, là điều mà một số người Ukraine hiểu là họ nên đầu hàng.
Zelenskiy hiện đang thúc đẩy ngoại giao khắp Âu Châu, đưa ra một “kế hoạch chiến thắng” mà ông cho là được thiết kế để “tạo ra các điều kiện phù hợp cho một kết thúc công bằng cho cuộc chiến” với Nga. Đề xuất này được lên kế hoạch chia sẻ trong một hội nghị thượng đỉnh đã lên kế hoạch với Tổng thống Joe Biden, nhưng sự kiện này đã bị hủy do Bão Milton.
Hôm thứ năm, Zelenskiy đã gặp các nhà lãnh đạo chủ chốt của Âu Châu, bao gồm Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Luân Đôn, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni tại Rôma.
Các quan chức Anh như Bộ trưởng Quốc phòng John Healey và Đô đốc Quân đội Tony Radakin đã tham dự cuộc họp với Starmer tại Luân Đôn. Starmer mô tả phiên họp này là cơ hội để “xem xét kế hoạch, để nói chi tiết hơn”.
[Newsweek: Pope Francis and Zelensky Exchange Symbolic Gifts at Vatican Meeting]
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 13 Tháng Mười
Chúa Nhật, 13 Tháng Mười, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 28 Mùa Quanh Năm.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành!
Tin Mừng phụng vụ hôm nay (Mc 10, 17:30) kể cho chúng ta về một người giàu có gặp Chúa Giêsu và hỏi Người: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (câu 17). Chúa Giêsu mời gọi anh ta từ bỏ mọi sự và theo Người, nhưng người đàn ông buồn rầu bỏ đi vì, như bản văn nói, “anh ta có nhiều của cải” (câu 23). Anh ta phải trả giá cao để từ bỏ mọi sự.
Chúng ta có thể thấy hai chuyển động của người đàn ông này: lúc đầu anh chạy, để đến với Chúa Giêsu; nhưng đến cuối, anh ra đi trong sự buồn rầu, anh ra đi trong sự buồn bã. Đầu tiên, anh chạy đến, và sau đó anh ra đi. Chúng ta hãy dừng lại ở đây.
Trước hết, người đàn ông này chạy đến với Chúa Giêsu. Như thể có điều gì đó trong lòng thúc đẩy anh: thực ra, mặc dù anh có nhiều của cải, anh vẫn không thỏa mãn, anh cảm thấy bồn chồn bên trong, anh đang tìm kiếm một cuộc sống trọn vẹn hơn. Như những người bệnh và người bị quỷ ám thường làm (x. Mc 3:10; 5:6), chúng ta thấy điều này trong Phúc Âm, anh phủ phục dưới chân Chúa; anh ấy giàu có, nhưng cần được chữa lành. Chúa Giêsu nhìn anh với tình yêu thương (câu 21); sau đó, Người đề xuất một “liệu pháp”: bán mọi thứ anh có, trao cho người nghèo và theo Người. Nhưng, tại thời điểm này, một kết luận bất ngờ đến: khuôn mặt của người đàn ông này sa sầm lại và anh bỏ đi! Mong muốn được gặp Chúa Giêsu của anh lớn lao và mãnh liệt đến thế; nhưng lời từ biệt của anh lạnh lùng và nhanh chóng biết bao.
Chúng ta cũng mang trong lòng mình một nhu cầu không thể cưỡng lại về hạnh phúc và một cuộc sống đầy ý nghĩa; tuy nhiên, chúng ta có thể rơi vào ảo tưởng khi nghĩ rằng câu trả lời nằm ở việc sở hữu những thứ vật chất và sự an toàn trần thế. Thay vào đó, Chúa Giêsu muốn đưa chúng ta trở lại với sự thật về những ham muốn của mình và khiến chúng ta khám phá ra rằng, trong thực tế, điều tốt lành mà chúng ta khao khát chính là Thiên Chúa, tình yêu của Người dành cho chúng ta và sự sống vĩnh cửu mà Người và chỉ Người mới có thể ban cho chúng ta. Sự giàu có thực sự là được Chúa nhìn nhận bằng tình yêu thương – đây là một sự giàu có lớn lao – và, như Chúa Giêsu đã làm với người đàn ông đó, hãy yêu thương nhau bằng cách biến cuộc sống của chúng ta thành một món quà cho người khác. Do đó, anh chị em ơi, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy mạo hiểm, hãy “mạo hiểm tình yêu”: bán tất cả mọi thứ để trao tặng cho người nghèo, nghĩa là từ bỏ bản thân và sự an toàn giả tạo của mình, khiến bản thân chú ý đến những người đang thiếu thốn và chia sẻ tài sản của mình, không chỉ là đồ vật, mà là chính con người chúng ta: tài năng, tình bạn, thời gian, v.v.
Anh chị em ơi, người giàu có kia không muốn mạo hiểm, mạo hiểm điều gì? Thưa: Anh không muốn mạo hiểm tình yêu, và anh bỏ đi với khuôn mặt buồn bã. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta hãy tự hỏi: trái tim chúng ta gắn bó với điều gì? Làm sao chúng ta thỏa mãn được cơn đói cuộc sống và hạnh phúc? Chúng ta có biết chia sẻ với những người nghèo, với những người đang gặp khó khăn hoặc cần được lắng nghe, một nụ cười, một lời nói để giúp họ lấy lại hy vọng không? Chúng ta hãy nhớ điều này: sự giàu có thực sự không phải là của cải đời này, nhưng sự giàu có thực sự là được Thiên Chúa yêu thương và học cách yêu thương như Người.
Và bây giờ chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ có thể giúp chúng ta khám phá ra kho tàng sự sống nơi Chúa Giêsu.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Tôi tiếp tục theo dõi với sự quan tâm những gì đang xảy ra ở Trung Đông, và tôi một lần nữa yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức trên mọi mặt trận. Chúng ta hãy theo đuổi con đường ngoại giao và đối thoại để đạt được hòa bình.
Tôi gần gũi với tất cả những người dân liên quan, ở Palestine, Israel và Li Băng, nơi tôi yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc được tôn trọng. Tôi cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân, cho những người di tản, cho những con tin mà tôi hy vọng sẽ sớm được thả, và tôi hy vọng rằng nỗi đau khổ vô nghĩa to lớn này, do lòng căm thù và ước muốn trả thù gây ra, sẽ sớm chấm dứt.
Anh chị em ơi, chiến tranh là một ảo tưởng, là một thất bại: nó sẽ không bao giờ dẫn đến hòa bình, nó sẽ không bao giờ dẫn đến an ninh, nó là một thất bại cho tất cả, đặc biệt là đối với những người tin rằng mình bất khả chiến bại. Hãy dừng lại, làm ơn!
Tôi kêu gọi không nên để người dân Ukraine chết cóng; hãy dừng các cuộc không kích nhằm vào dân thường, những người luôn bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hãy dừng việc giết hại những người vô tội!
Tôi đang theo dõi tình hình bi thảm ở Haiti, nơi bạo lực vẫn tiếp diễn chống lại người dân, buộc phải chạy trốn khỏi nhà của họ để tìm kiếm sự an toàn ở nơi khác, trong và ngoài đất nước. Chúng ta đừng bao giờ quên những người anh chị em Haiti của chúng ta. Tôi yêu cầu mọi người hãy cầu nguyện để chấm dứt mọi hình thức bạo lực và, với sự cam kết của cộng đồng quốc tế, hãy tiếp tục làm việc để xây dựng hòa bình và hòa giải trong nước, luôn bảo vệ phẩm giá và quyền của tất cả mọi người.
Tôi chào mừng anh chị em là người dân Roma và những người hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia, đặc biệt là Đoàn Dân quân Đức Mẹ Vô nhiễm do Thánh Maximilian Kolbe thành lập, các giáo xứ Resuttano, Caltanisetta, các vận động viên Paralympic Ý cùng các hướng dẫn viên và trợ lý của họ, và nhóm Pax Christi International.
Tôi một lần nữa xin chào các sinh viên mới của trường Cao đẳng Đô thị mà tôi đã gặp sáng nay.
Thứ sáu tuần tới, ngày 18 tháng 10, Quỹ “Hỗ trợ Giáo hội Đau khổ” sẽ tổ chức sáng kiến “Một triệu trẻ em cầu nguyện Kinh Mân Côi cho hòa bình trên thế giới”. Xin cảm ơn tất cả các bé trai và bé gái đã tham gia! Chúng ta hãy cùng tham gia với các em và phó thác cho sự chuyển cầu của Đức Mẹ – hôm nay là ngày kỷ niệm lần hiện ra cuối cùng của Mẹ tại Fatima – chúng ta hãy phó thác cho sự chuyển cầu của Đức Mẹ, những người Ukraine, Miến Điện, Sudan đang bị dày vò và những dân tộc khác đang phải chịu đau khổ vì chiến tranh và bất kỳ hình thức bạo lực và đau khổ nào.
Tôi chào những người trẻ của Immacolata, và tôi thấy cờ Ba Lan, Brazil, Á Căn Đình, Ecuador và Pháp… Tôi chào tất cả anh chị em!
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Thánh Ca
Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi
Lm. Thái Nguyên
01:05 15/10/2024
TV 95
Lm. Thái Nguyên
01:06 15/10/2024
Với Chúa con đi
Lm. Thái Nguyên
01:08 15/10/2024
Nhân chứng Tin Mừng
Lm. Thái Nguyên
01:09 15/10/2024
Loan báo Tin Mừng
Lm. Thái Nguyên
01:11 15/10/2024
Của Lễ Con Dâng
Phạm Trung
16:50 15/10/2024