Phụng Vụ - Mục Vụ
Dòng Lệ Hương Giang
Xuân Ly Băng
09:55 08/10/2010
Nước Hương giang khóc về dòng sông Tibre
Hoa phượng buồn khép cánh rụng mùa Thu
Không gian ảm đạm sương mù
Thời gian tím màu héo hắt
Cha ra đi
Muôn người trào nước mắt
Thương tiếc vô ngần
Trí tuệ và lương tâm
Cha ra đi, sử đời cha khép lại
Để mở ra những trang vĩ đại
Mãi mãi toả hương thơm
Của một đời hiến thân phục vụ
Công lý hoà bình
Cho chính nghĩa Phúc Âm
Cho vinh quang Thiên Chúa
Cha cam chịu uống cạn chén đắng cha ơi!
Để làm chứng tá kiên cường
Của tình thương và tha thứ
Cha sống gần hai phần ba thế kỷ
Đời cha là một bài thơ
Viết toàn chữ đức Ái
Dưới ánh sáng đức Tin
Và trong suốt nguồn đức Cậy
Dáng vóc cha phảng phất Elia
Và tinh thần cha là Gioan Tẩy Giả
Hôm nay cha về Nước Chúa
Trong vinh quang muôn thuở
Của non nước vĩnh hằng
Xin cầu cho đoàn con khắp thế gian
Biết noi gương cha
Sống Vui Mừng Hy Vọng
(Kính nhớ Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê)
Hoa phượng buồn khép cánh rụng mùa Thu
Không gian ảm đạm sương mù
Thời gian tím màu héo hắt
Cha ra đi
Muôn người trào nước mắt
Thương tiếc vô ngần
Trí tuệ và lương tâm
Cha ra đi, sử đời cha khép lại
Để mở ra những trang vĩ đại
Mãi mãi toả hương thơm
Của một đời hiến thân phục vụ
Công lý hoà bình
Cho chính nghĩa Phúc Âm
Cho vinh quang Thiên Chúa
Cha cam chịu uống cạn chén đắng cha ơi!
Để làm chứng tá kiên cường
Của tình thương và tha thứ
Cha sống gần hai phần ba thế kỷ
Đời cha là một bài thơ
Viết toàn chữ đức Ái
Dưới ánh sáng đức Tin
Và trong suốt nguồn đức Cậy
Dáng vóc cha phảng phất Elia
Và tinh thần cha là Gioan Tẩy Giả
Hôm nay cha về Nước Chúa
Trong vinh quang muôn thuở
Của non nước vĩnh hằng
Xin cầu cho đoàn con khắp thế gian
Biết noi gương cha
Sống Vui Mừng Hy Vọng
(Kính nhớ Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê)
Bên Tình Mẹ
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:00 08/10/2010
Con quỳ bên Mẹ một sáng mai
Hương kinh thơm tỏa chốn linh đài
Mẹ ơi, bước đời vui biết mấy
Dẫn lối con đi những dặm dài
Bên Mẹ hồn con tươi trẻ lại
Phúc hồng say thỏa chẳng nhạt phai
Tin yêu cùng Mẹ dâng về Chúa
Những đoá hy sinh của nhân loài
Bên Mẹ xin cho con mãi mãi
Trung kiên đường nhân thế chông gai
Dù nghìn trùng sóng giăng vây bủa
Xin dẫn con đi những dặm dài !
Hương kinh thơm tỏa chốn linh đài
Mẹ ơi, bước đời vui biết mấy
Dẫn lối con đi những dặm dài
Bên Mẹ hồn con tươi trẻ lại
Phúc hồng say thỏa chẳng nhạt phai
Tin yêu cùng Mẹ dâng về Chúa
Những đoá hy sinh của nhân loài
Bên Mẹ xin cho con mãi mãi
Trung kiên đường nhân thế chông gai
Dù nghìn trùng sóng giăng vây bủa
Xin dẫn con đi những dặm dài !
Hãy Sống Trong Ân Nghĩa Chúa!
Tuyết Mai
15:50 08/10/2010
Chúa Nhật 28 Thường Niên
"Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người, mà người ấy lại là người xứ Samaria". (Lc 17, 11-19).
Tại sao trong thời gian Chúa Rao Giảng Tin Mừng, Chúa thường khen thưởng những người ngoại đạo là họ có lòng bác ái và lòng tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa khi họ chẳng biết Chúa Giêsu là ai; ngoại trừ tin đồn lan rộng khắp nơi là Ngài có phép, có thể chữa người mù được thấy, người què được đi, người bệnh được lành, người phong được sạch, và người chết được sống lại. Mà thường quở trách những người có đạo là có đức tin yếu kém và thiếu lòng nhân hậu đối với nhau trong tình đồng loại. Và nhất là Chúa rất ghét những phường sống đạo đức giả như dân Pharisêu, biệt phái, và nhà thông luật. Họ mượn danh Chúa để buôn thần bán thánh. Họ mượn danh Chúa để nuốt tiền của những bà già nghèo góa. Họ mượn danh Chúa để đè thêm gánh nặng trên con cái của Chúa. Họ thối tha tơm nhớp tới độ Chúa ví họ và tổ tiên của họ như những mồ mả tô vôi thật đẹp đẽ bên ngoài nhưng bên trong toàn là những con giòi con bọ rúc rỉa thân xác thối rữa của họ.
Tại sao con cái của Chúa lại sống thiếu bác ái, thiếu lòng tin tưởng vào Thiên Chúa đến thế, thưa anh chị em!?. Ngay cả Chúa đã ra tay cứu tất cả con cái của Ngài ra khỏi ách nô lệ lầm than đau khổ! Đem con cái của Ngài đến được bến bờ bình an là miền đất đầy sữa và mật ong. Nhưng liền sau đó thì dân chúng bèn phản bội Thiên Chúa của họ bằng cách ăn chơi sa đọa, làm ngẫu tượng để tôn thờ, thay vì tôn thờ và cảm tạ Thiên Chúa Tối Cao của họ. Quả con cái của Ngài thật đáng trách và thật đáng chết vì đã tỏ lòng vô ơn và bội phản! Chẳng phải Chúa không sửa phạt con cái của Ngài đâu, vì trong suốt thời gian di chuyển trong sa mạc con cái Ngài đã ta thán và kêu ca quá đỗi! Than rằng sao Chúa của họ không để họ sống lầm than trên đất Ai Cập mà đem họ ra khỏi Ai Cập làm chi, để họ phải ăn mãi bánh man-na vừa không ngon một tí nào và vừa ớn nữa! Vì sự kêu ca của dân chúng, đã vang đến tận tai của Thiên Chúa Cha, nên Ngài đã sai khiến rắn bò ra cắn chết những ai bội phản. Ông Môsê đã kêu cầu lên Thiên Chúa Cha khẩn xin cho họ được sự tha thứ và đừng để rắn bò ra cắn chết họ nữa! Và họ đã biết lỗi hứa sẽ chừa không dám phạm thượng nữa! Từ đó con rắn bằng đồng mới được dương cao trên núi để ai bị rắn cắn mà hướng về con rắn đồng sẽ được chữa khỏi.
Rồi chúng ta đi ngược lại với thời gian thì có phải chính hai ông bà Adong và Evà cũng đã phản bội Thiên Chúa ngay từ khi hai ông bà được Thiên Chúa Cha tác tạo?. Chẳng lẽ cái con quỷ Luciphe chúng nó, bè lũ của chúng nó, và công việc của chúng là để tìm cho thật nhiều linh hồn theo chúng, và để như thách thức với Thiên Chúa rằng chẳng ai trên thế gian thèm và muốn đi theo con đường chông gai và hạn hẹp của Chúa. Nhưng rồi những người dân ngoại có phải họ cũng cùng một cha một mẹ mà ra? Và có phải họ là những con cái của Adong và Evà nhưng không được Chúa chúc phúc và tuyển chọn?.
Con người quả thật phức tạp và khó hiểu, nếu không thì Thiên Chúa Cha Ngài chẳng phải khó nhọc, mà ban con một duy nhất của Ngài xuống trần gian, để cứu chuộc cho toàn thể con cái của Ngài, ngày càng đông đúc, và ngày càng sống trong tội lỗi, trong sa đọa, và sa hỏa ngục. Thế cho nên, ai hiểu được hạnh phúc đích thực là gì?. Tại sao chúng ta có mặt trên trần gian này? Và Nơi hạnh phúc thật trên Quê Trời cho chúng ta những gì? Thì chúng ta mới biết chọn con đường nào chúng ta phải đi? Mà đi thì đi đâu? Và phải theo ai để soi dẫn cho chúng ta Đường, sự Thật, và sự Sống muôn đời?.
Lậy Chúa Thánh Thần là nguồn của sự sống, thông minh, an ủi, trợ giúp, và mọi ơn lành thánh thiện! Xin giúp chúng con luôn sống trong tâm tình biết tri ân, cảm tạ, tôn vinh, và ngợi khen Ba Ngôi Thiên Chúa trong hằng ngày của cuộc sống ngày qua ngày của chúng con. Xin Chúa luôn giúp chúng con luôn phó thác và trông cậy nơi Chúa là Đấng luôn ban cho chúng con hằng ngày dùng đủ, bình an, và tình yêu tràn đầy của Ngài. Để mạc khải và luôn nhắc nhở chúng con biết những gì là bùa phép, cạm bẫy, ảo ảnh, của quỷ ma để chúng con sợ mà tránh xa chúng. Đừng để chúng con sống vô ơn như 9 người phong cùi kia, đã được Chúa chữa cho lành sạch như một phép lạ, thế mà không một lời biết cảm tạ Thiên Chúa. Chúng con hằng ngày nhận biết bao nhiêu ơn lành từ Thiên Chúa ban cho chúng con nhưng không, từ hơi thở, sức khoẻ, công ăn việc làm; gia đình vợ ngoan con thảo chồng hiền lành; tiền bạc dư giả; bạn tốt và biết bao nhiêu người thân thương và anh chị em thương yêu giúp đỡ chúng con. Cảm tạ Thiên Chúa!.
Lậy Mẹ Maria Mẹ nhân lành của chúng con ơi! Trong tháng 10 Mân Côi, xin Mẹ luôn ở bên cạnh chúng con là những đứa con bất hiếu luôn sống xa Chúa, biết siêng năng lần hạt Mân Côi để biết cầu khẩn đến Mẹ, đem chúng con trở về sống gần bên Thiên Chúa Ba Ngôi, biết ăn năn thống hối để trở về với đàn chiên của Giáo Hội, hiệp nhất và liên kết với nhau, qua việc siêng năng lần Chuỗi Mân Côi Mẹ nhé!. Chúng con biết Mẹ chẳng bao giờ bỏ con cái của Mẹ mà luôn trông chờ chúng con là những đứa con ham chơi, hoang đàng, và khờ khạo, trở về với Chúa để linh hồn chúng con luôn được bảo toàn và an bình. Để thế giới được sống trong hạnh phúc trong an vui. Để thế giới thôi chiến tranh thôi chết chóc. Để tất cả mọi con cái Chúa trên thế giới đều được sống trong thuận hòa, chia sẻ, thông cảm, và được Thiên Chúa thương xót mà nguôi ngoai cơn giận. Mong Ngài giảm bớt đi những thiên tai để con cái Ngài bớt những đau khổ và mất mát. Amen.
"Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người, mà người ấy lại là người xứ Samaria". (Lc 17, 11-19).
Tại sao trong thời gian Chúa Rao Giảng Tin Mừng, Chúa thường khen thưởng những người ngoại đạo là họ có lòng bác ái và lòng tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa khi họ chẳng biết Chúa Giêsu là ai; ngoại trừ tin đồn lan rộng khắp nơi là Ngài có phép, có thể chữa người mù được thấy, người què được đi, người bệnh được lành, người phong được sạch, và người chết được sống lại. Mà thường quở trách những người có đạo là có đức tin yếu kém và thiếu lòng nhân hậu đối với nhau trong tình đồng loại. Và nhất là Chúa rất ghét những phường sống đạo đức giả như dân Pharisêu, biệt phái, và nhà thông luật. Họ mượn danh Chúa để buôn thần bán thánh. Họ mượn danh Chúa để nuốt tiền của những bà già nghèo góa. Họ mượn danh Chúa để đè thêm gánh nặng trên con cái của Chúa. Họ thối tha tơm nhớp tới độ Chúa ví họ và tổ tiên của họ như những mồ mả tô vôi thật đẹp đẽ bên ngoài nhưng bên trong toàn là những con giòi con bọ rúc rỉa thân xác thối rữa của họ.
Tại sao con cái của Chúa lại sống thiếu bác ái, thiếu lòng tin tưởng vào Thiên Chúa đến thế, thưa anh chị em!?. Ngay cả Chúa đã ra tay cứu tất cả con cái của Ngài ra khỏi ách nô lệ lầm than đau khổ! Đem con cái của Ngài đến được bến bờ bình an là miền đất đầy sữa và mật ong. Nhưng liền sau đó thì dân chúng bèn phản bội Thiên Chúa của họ bằng cách ăn chơi sa đọa, làm ngẫu tượng để tôn thờ, thay vì tôn thờ và cảm tạ Thiên Chúa Tối Cao của họ. Quả con cái của Ngài thật đáng trách và thật đáng chết vì đã tỏ lòng vô ơn và bội phản! Chẳng phải Chúa không sửa phạt con cái của Ngài đâu, vì trong suốt thời gian di chuyển trong sa mạc con cái Ngài đã ta thán và kêu ca quá đỗi! Than rằng sao Chúa của họ không để họ sống lầm than trên đất Ai Cập mà đem họ ra khỏi Ai Cập làm chi, để họ phải ăn mãi bánh man-na vừa không ngon một tí nào và vừa ớn nữa! Vì sự kêu ca của dân chúng, đã vang đến tận tai của Thiên Chúa Cha, nên Ngài đã sai khiến rắn bò ra cắn chết những ai bội phản. Ông Môsê đã kêu cầu lên Thiên Chúa Cha khẩn xin cho họ được sự tha thứ và đừng để rắn bò ra cắn chết họ nữa! Và họ đã biết lỗi hứa sẽ chừa không dám phạm thượng nữa! Từ đó con rắn bằng đồng mới được dương cao trên núi để ai bị rắn cắn mà hướng về con rắn đồng sẽ được chữa khỏi.
Rồi chúng ta đi ngược lại với thời gian thì có phải chính hai ông bà Adong và Evà cũng đã phản bội Thiên Chúa ngay từ khi hai ông bà được Thiên Chúa Cha tác tạo?. Chẳng lẽ cái con quỷ Luciphe chúng nó, bè lũ của chúng nó, và công việc của chúng là để tìm cho thật nhiều linh hồn theo chúng, và để như thách thức với Thiên Chúa rằng chẳng ai trên thế gian thèm và muốn đi theo con đường chông gai và hạn hẹp của Chúa. Nhưng rồi những người dân ngoại có phải họ cũng cùng một cha một mẹ mà ra? Và có phải họ là những con cái của Adong và Evà nhưng không được Chúa chúc phúc và tuyển chọn?.
Con người quả thật phức tạp và khó hiểu, nếu không thì Thiên Chúa Cha Ngài chẳng phải khó nhọc, mà ban con một duy nhất của Ngài xuống trần gian, để cứu chuộc cho toàn thể con cái của Ngài, ngày càng đông đúc, và ngày càng sống trong tội lỗi, trong sa đọa, và sa hỏa ngục. Thế cho nên, ai hiểu được hạnh phúc đích thực là gì?. Tại sao chúng ta có mặt trên trần gian này? Và Nơi hạnh phúc thật trên Quê Trời cho chúng ta những gì? Thì chúng ta mới biết chọn con đường nào chúng ta phải đi? Mà đi thì đi đâu? Và phải theo ai để soi dẫn cho chúng ta Đường, sự Thật, và sự Sống muôn đời?.
Lậy Chúa Thánh Thần là nguồn của sự sống, thông minh, an ủi, trợ giúp, và mọi ơn lành thánh thiện! Xin giúp chúng con luôn sống trong tâm tình biết tri ân, cảm tạ, tôn vinh, và ngợi khen Ba Ngôi Thiên Chúa trong hằng ngày của cuộc sống ngày qua ngày của chúng con. Xin Chúa luôn giúp chúng con luôn phó thác và trông cậy nơi Chúa là Đấng luôn ban cho chúng con hằng ngày dùng đủ, bình an, và tình yêu tràn đầy của Ngài. Để mạc khải và luôn nhắc nhở chúng con biết những gì là bùa phép, cạm bẫy, ảo ảnh, của quỷ ma để chúng con sợ mà tránh xa chúng. Đừng để chúng con sống vô ơn như 9 người phong cùi kia, đã được Chúa chữa cho lành sạch như một phép lạ, thế mà không một lời biết cảm tạ Thiên Chúa. Chúng con hằng ngày nhận biết bao nhiêu ơn lành từ Thiên Chúa ban cho chúng con nhưng không, từ hơi thở, sức khoẻ, công ăn việc làm; gia đình vợ ngoan con thảo chồng hiền lành; tiền bạc dư giả; bạn tốt và biết bao nhiêu người thân thương và anh chị em thương yêu giúp đỡ chúng con. Cảm tạ Thiên Chúa!.
Lậy Mẹ Maria Mẹ nhân lành của chúng con ơi! Trong tháng 10 Mân Côi, xin Mẹ luôn ở bên cạnh chúng con là những đứa con bất hiếu luôn sống xa Chúa, biết siêng năng lần hạt Mân Côi để biết cầu khẩn đến Mẹ, đem chúng con trở về sống gần bên Thiên Chúa Ba Ngôi, biết ăn năn thống hối để trở về với đàn chiên của Giáo Hội, hiệp nhất và liên kết với nhau, qua việc siêng năng lần Chuỗi Mân Côi Mẹ nhé!. Chúng con biết Mẹ chẳng bao giờ bỏ con cái của Mẹ mà luôn trông chờ chúng con là những đứa con ham chơi, hoang đàng, và khờ khạo, trở về với Chúa để linh hồn chúng con luôn được bảo toàn và an bình. Để thế giới được sống trong hạnh phúc trong an vui. Để thế giới thôi chiến tranh thôi chết chóc. Để tất cả mọi con cái Chúa trên thế giới đều được sống trong thuận hòa, chia sẻ, thông cảm, và được Thiên Chúa thương xót mà nguôi ngoai cơn giận. Mong Ngài giảm bớt đi những thiên tai để con cái Ngài bớt những đau khổ và mất mát. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:10 08/10/2010
TẾT TRUNG THU
Tết trung thu giống như các tết khác, cũng là từ những tập tục mà thành. Ngày xưa mỗi lần đến mùa thu thì thiên tử đều phải đến nguyệt đàn ở phía tây ngoại ô của thủ đô để tế nguyệt, trước đây trong sách “chu lễ” đã có ghi lại chữ “trung thu” như sau: gọi là trung thu là bởi vì tháng tám (âm lịch) ở trong mạnh, trung, quý của mùa thu, mà ngày mười lăm lại là giữa tháng, cho nên ngày mười lăm tháng tám được gọi là trung thu, hoặc gọi là nửa tháng tám.
Về sau, giới quý tộc và các văn nhân học sĩ cũng trở về thăm trường xưa trong ngày trung thu, ngày hôm ấy thì mặt trăng trên bầu trời vừa tròn vừa sáng, họ thưởng trăng và cúng bái, cứ như thế tập tục này truyền lại cho dân gian, hình thành một loại sinh hoạt truyền thống cho đến đời nhà Đường, thì loại phong tục tế nguyệt này được người ta coi trọng, và do đó ngày tết trung thu bèn trở thành ngày tết cố định.
(Đường thư, Thái Tông ký)
Suy tư:
Tứ thời bát tiết là trật tự trong vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng và được con người tìm tòi khám phá ra, để phục vụ cho công việc đồng áng cũng như các nhu cầu của cuộc sống con người.
Tết trung thu theo người Trung Quốc là tết của mọi người, tết đoàn viên của mọi nhà chứ không phải chỉ dành cho trẻ em như ở Việt Nam. Trong ngày tết trung thu này con cái đi làm xa cũng trở về với gia đình ăn một bữa cơm gọi là “đoàn viên”, rồi ăn bánh trung thu và thưởng thức trăng rằm trung thu.
Có những người lợi dụng tết trung thu để đi quà cáp cho cấp trên, có người lợi dụng dịp tết trung thu thì đi quà cho con cái của thủ trưởng để đền ơn đáp nghĩa, cho nên cái tết trung thu mất đi ý nghĩa ban đầu của nó là: tế nguyệt và ngắm trăng...
“Mặt trời mặt trăng hãy ca tụng Thiên Chúa...”
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Tết trung thu giống như các tết khác, cũng là từ những tập tục mà thành. Ngày xưa mỗi lần đến mùa thu thì thiên tử đều phải đến nguyệt đàn ở phía tây ngoại ô của thủ đô để tế nguyệt, trước đây trong sách “chu lễ” đã có ghi lại chữ “trung thu” như sau: gọi là trung thu là bởi vì tháng tám (âm lịch) ở trong mạnh, trung, quý của mùa thu, mà ngày mười lăm lại là giữa tháng, cho nên ngày mười lăm tháng tám được gọi là trung thu, hoặc gọi là nửa tháng tám.
Về sau, giới quý tộc và các văn nhân học sĩ cũng trở về thăm trường xưa trong ngày trung thu, ngày hôm ấy thì mặt trăng trên bầu trời vừa tròn vừa sáng, họ thưởng trăng và cúng bái, cứ như thế tập tục này truyền lại cho dân gian, hình thành một loại sinh hoạt truyền thống cho đến đời nhà Đường, thì loại phong tục tế nguyệt này được người ta coi trọng, và do đó ngày tết trung thu bèn trở thành ngày tết cố định.
(Đường thư, Thái Tông ký)
Suy tư:
Tứ thời bát tiết là trật tự trong vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng và được con người tìm tòi khám phá ra, để phục vụ cho công việc đồng áng cũng như các nhu cầu của cuộc sống con người.
Tết trung thu theo người Trung Quốc là tết của mọi người, tết đoàn viên của mọi nhà chứ không phải chỉ dành cho trẻ em như ở Việt Nam. Trong ngày tết trung thu này con cái đi làm xa cũng trở về với gia đình ăn một bữa cơm gọi là “đoàn viên”, rồi ăn bánh trung thu và thưởng thức trăng rằm trung thu.
Có những người lợi dụng tết trung thu để đi quà cáp cho cấp trên, có người lợi dụng dịp tết trung thu thì đi quà cho con cái của thủ trưởng để đền ơn đáp nghĩa, cho nên cái tết trung thu mất đi ý nghĩa ban đầu của nó là: tế nguyệt và ngắm trăng...
“Mặt trời mặt trăng hãy ca tụng Thiên Chúa...”
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:12 08/10/2010
CHỦ NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 17, 11-19
“Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?”
Bạn thân mến,
Thời đại nào cũng có những người rất biết ơn người khác đã làm ơn cho mình, và cũng có những người không hề biết ơn người đã làm ơn cho mình. Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã nhẹ nhàng hỏi người Samaria được chữa lành: “Còn chín người kia đâu, họ không được chữa lành sao ?” Câu hỏi nhẹ nhàng nhưng cũng là lời cảnh cáo chúng ta ngày hôm nay, sống đừng có vong ơn bội nghĩa, không những với Thiên Chúa mà còn đối với tha nhân nữa.
Chữa lành là ân huệ
Con người ta có nhiều nỗi khổ: khổ vì bệnh hoạn thân xác, khổ vì tinh thần không được thoải mái, khổ vì gia cảnh nghèo nàn, khổ vì cuộc sống có quá nhiều chua cay, do đó mà con người ta thường mơ ước chuyện bày chuyện nọ, để thể xác và tinh thần thanh thản hơn trong cuộc sống của mình.
Ân huệ của Thiên Chúa thì luôn dạt dào đổ xuống trên bạn và tôi, nhưng lắm lúc bạn và tôi như người vô ơn cứ oán trách Thiên Chúa quên mất chúng ta, cứ để chúng ta hết gặp chuyện xui này đến chuyện xui nọ. Chúng ta báo oán, trách móc, giận hờn Thiên Chúa chỉ vì Ngài không đáp ứng nhu cầu vật chất của chúng ta, đó là một bệnh hoạn, và có thể nói đó là bệnh phong hủi trong tâm hồn của mỗi người chúng ta vậy.
Thiên Chúa chữa lành chúng ta không phải bằng cách đáp ứng những lời yêu cầu của chúng ta, nhưng cách chữa lành của Ngài là làm cho chúng ta thấy được Ngài yêu thương chúng ta vô bờ bến: Ngài gởi đến cho chúng ta những thử thách, để trong những thử thách ấy chúng ta cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa vẫn luôn đoái nhìn đến chúng ta. Các thánh và những bậc hiền nhân đã cảm nghiệm được điều ấy khi còn sống ở trần gian, và đó chính là ân huệ chữa lành các khuyết điểm cũng như những hoài nghi của chúng ta đối với Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Thử thách là ân huệ của Thiên Chúa dành cho những ai biết yêu mến Ngài, thử thách cũng là những phương thuốc chữa lành bệnh tật tâm hồn cho bạn và tôi là những người cứ oán trách Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Tạ ơn là biết ơn
Mỗi giây phút trong cuộc sống, chúng ta đón nhận biết bao nhiêu lần ân huệ của Thiên Chúa ban cho, cho nên bổn phận trước tiên của bạn và tôi là phải biết cám ơn Thiên Chúa đã tạo dựng chăm sóc và gìn giữ chúng ta đến ngày hôm nay.
Như mười anh phong cùi được chữa lành nhưng chỉ có một người ngoại giáo trở lại cám ơn Thiên Chúa, còn chín người Do thái không thấy trở lại cám ơn Chúa Giê-su. Người Samaria mà người Do Thái ghét cay ghét đắng ấy đã biết trở lại cám ơn Chúa Giê-su, bởi vì người Samaria này đã có một tâm hồn biết ơn với người đã chữa lành và an ủi họ.
Tạ ơn là hành vi biết ơn của người Ki-tô hữu ở trần gian này, bởi vì chính họ đã nhận không biết bao nhiêu là ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho họ trong cuộc sống của mình.
Bạn thân mến,
Tâm tình biết ơn cùa người Samaria là một bài học dạy cho chúng ta rằng: đừng tìm kiếm sự vĩ đại của Thiên Chúa trong phép lạ nhãn tiền, nhưng nên tìm kiếm tình yêu của Thiên Chúa trong những việc làm nhỏ của mình mà Ngài đã làm trong cuộc sống của chúng ta.
Bạn và tôi đều là những người bị bệnh phong hủi trong tâm hồn, nhưng qua bí tích Hòa Giải, và bí tích Thánh Thể, Chúa Giê-su không những đã sẵn lòng chữa lành mà lại còn ban thêm ơn cho chúng ta khi chúng ta cố gắng làm lành lánh dữ…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 17, 11-19
“Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?”
Bạn thân mến,
Thời đại nào cũng có những người rất biết ơn người khác đã làm ơn cho mình, và cũng có những người không hề biết ơn người đã làm ơn cho mình. Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã nhẹ nhàng hỏi người Samaria được chữa lành: “Còn chín người kia đâu, họ không được chữa lành sao ?” Câu hỏi nhẹ nhàng nhưng cũng là lời cảnh cáo chúng ta ngày hôm nay, sống đừng có vong ơn bội nghĩa, không những với Thiên Chúa mà còn đối với tha nhân nữa.
Chữa lành là ân huệ
Con người ta có nhiều nỗi khổ: khổ vì bệnh hoạn thân xác, khổ vì tinh thần không được thoải mái, khổ vì gia cảnh nghèo nàn, khổ vì cuộc sống có quá nhiều chua cay, do đó mà con người ta thường mơ ước chuyện bày chuyện nọ, để thể xác và tinh thần thanh thản hơn trong cuộc sống của mình.
Ân huệ của Thiên Chúa thì luôn dạt dào đổ xuống trên bạn và tôi, nhưng lắm lúc bạn và tôi như người vô ơn cứ oán trách Thiên Chúa quên mất chúng ta, cứ để chúng ta hết gặp chuyện xui này đến chuyện xui nọ. Chúng ta báo oán, trách móc, giận hờn Thiên Chúa chỉ vì Ngài không đáp ứng nhu cầu vật chất của chúng ta, đó là một bệnh hoạn, và có thể nói đó là bệnh phong hủi trong tâm hồn của mỗi người chúng ta vậy.
Thiên Chúa chữa lành chúng ta không phải bằng cách đáp ứng những lời yêu cầu của chúng ta, nhưng cách chữa lành của Ngài là làm cho chúng ta thấy được Ngài yêu thương chúng ta vô bờ bến: Ngài gởi đến cho chúng ta những thử thách, để trong những thử thách ấy chúng ta cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa vẫn luôn đoái nhìn đến chúng ta. Các thánh và những bậc hiền nhân đã cảm nghiệm được điều ấy khi còn sống ở trần gian, và đó chính là ân huệ chữa lành các khuyết điểm cũng như những hoài nghi của chúng ta đối với Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Thử thách là ân huệ của Thiên Chúa dành cho những ai biết yêu mến Ngài, thử thách cũng là những phương thuốc chữa lành bệnh tật tâm hồn cho bạn và tôi là những người cứ oán trách Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Tạ ơn là biết ơn
Mỗi giây phút trong cuộc sống, chúng ta đón nhận biết bao nhiêu lần ân huệ của Thiên Chúa ban cho, cho nên bổn phận trước tiên của bạn và tôi là phải biết cám ơn Thiên Chúa đã tạo dựng chăm sóc và gìn giữ chúng ta đến ngày hôm nay.
Như mười anh phong cùi được chữa lành nhưng chỉ có một người ngoại giáo trở lại cám ơn Thiên Chúa, còn chín người Do thái không thấy trở lại cám ơn Chúa Giê-su. Người Samaria mà người Do Thái ghét cay ghét đắng ấy đã biết trở lại cám ơn Chúa Giê-su, bởi vì người Samaria này đã có một tâm hồn biết ơn với người đã chữa lành và an ủi họ.
Tạ ơn là hành vi biết ơn của người Ki-tô hữu ở trần gian này, bởi vì chính họ đã nhận không biết bao nhiêu là ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho họ trong cuộc sống của mình.
Bạn thân mến,
Tâm tình biết ơn cùa người Samaria là một bài học dạy cho chúng ta rằng: đừng tìm kiếm sự vĩ đại của Thiên Chúa trong phép lạ nhãn tiền, nhưng nên tìm kiếm tình yêu của Thiên Chúa trong những việc làm nhỏ của mình mà Ngài đã làm trong cuộc sống của chúng ta.
Bạn và tôi đều là những người bị bệnh phong hủi trong tâm hồn, nhưng qua bí tích Hòa Giải, và bí tích Thánh Thể, Chúa Giê-su không những đã sẵn lòng chữa lành mà lại còn ban thêm ơn cho chúng ta khi chúng ta cố gắng làm lành lánh dữ…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:13 08/10/2010
N2T |
CHỨC THÁNH VÀ BÁC ÁI
Cha sở bị bệnh thấp khớp nặng, chân đau không thể làm lễ, cha nhờ một giáo dân chạy xe qua mời cha phụ tá trẻ làm lễ dùm, cha phụ tá trẻ đang ngồi đánh cờ tướng, lớn tiếng nói:
- “Việc của ổng ổng làm, tớ bận rồi !”
Giáo dân ấy ngao ngán lắc đầu, chạy về nói với thầy giúp xứ:
- “Thầy coi đấy...”.
Và cha sở lê lết chân đau ra làm lễ.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 08/10/2010
Chương 29 :
THẬN TRỌNG
“Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi, là tự dối long mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão” (Gc 1, 26)
THẬN TRỌNG
LỜI NÓI
“Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi, là tự dối long mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão” (Gc 1, 26)
N2T |
1. Người không hết lòng gìn giữ miệng lưỡi, thì rất dễ dàng rơi vào sự cám dỗ của ma quỷ.
(Thánh Albert the Great)Tầm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 28 Thường Niên C
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
19:48 08/10/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 28 thường niên
Lc 11,29-32
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thường thích cái mới, ham cái lạ. Chúng con thường ước ao nhìn thấy những dấu lạ của quyền năng Chúa để củng cố niềm tin cho chúng con. Nhưng có lẽ, Chúa sẽ không bao giờ làm dấu lạ để thoả mãn tính hiếu kỳ của chúng con. Xin Chúa giúp chúng con trưởng thành trong đức tin để chúng con không lệ thuộc vào những cái bên ngoài, nhưng biết nhìn nhận quyền năng Chúa qua thiên nhiên, qua vạn vật, qua ơn lành Chúa vẫn ban xuống trên cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, dân thành Ni-ni-vê xưa đã nhờ dấu lạ ông Gio-na mà sám hối canh tân. Xin cho chúng con biết canh tân đổi mới nhờ được nuôi dưỡng sự sống phục sinh của Chúa qua bí tích Thánh Thể. Xin mở mắt để chúng con thấy những kỳ công của Chúa mà hết lòng tán dương Chúa. Xin giúp chúng con biết sống theo đường lối Chúa để chính chúng con cũng trở thành dấu chỉ cho sự hiện diện của Chúa giữa thế gian.
Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần giúp chúng con biết quy phục Chúa và sống theo lề luật của Chúa. Xin giúp chúng con luôn vững tin vào Chúa giữa cuộc đời đầy cám dỗ hôm nay. Amen
Thứ Ba sau Chúa nhật 28 thường niên
Lc 11,37-41
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được quây quần bên Chúa. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa tiếp tục ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Xin giúp chúng con biết lột bỏ thói giả hình để sống thật chân thành với Chúa. Xin giúp chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự và biết yêu mến nhau với tình yêu chân thành, không khoe khoang, không giả dối. Xin loại trừ nơi chúng con ánh mắt của nghi kỵ, kết án tẩy chay, nhưng luôn có cái nhìn cảm thông và yêu mến.
Lạy Chúa, cuộc sống luôn bon chen, dành giựt lẫn nhau vì miếng cơm manh áo, khiến chúng con dễ có thái độ nghi kỵ, kết án lẫn nhau, đôi khi dẫn đến tẩy chay nhau một cách vô cớ. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng, chúng con chỉ được hạnh phúc khi trao ban, khi sống yêu mến tha nhân hết mình. Nhưng Chúa ơi, giữa cuộc sống bận rộn đầy bon chen này, chúng con thật khó dành thời giờ cho anh em, và càng khó kiên nhẫn để cư xử tốt với mọi người. Giữa cuộc sống đầy giả dối này, chúng con thường có khuynh hướng nhìn người bằng ánh mắt hoài nghi xem thường. Xin loại trừ nơi chúng con thói giả dối hay lường gạt lẫn nhau. Xin cho chúng con biết luôn quảng đại và thứ tha cho nhau. Xin giúp chúng con luôn sống liên đới với nhau trong sự cảm thông, nâng đỡ và bác ái với nhau.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu, xin cho chúng con học nơi Chúa luôn yêu thương mọi người, ngay cả khi họ xúc phạm đến chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 28 thường niên
Lc 11,42-46
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Chúa. Chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con bánh bởi trời là sự sống thần linh nuôi dưỡng xác hồn chúng con. Xin gìn giữ phẩm giá là hình ảnh của Chúa nơi chúng con. Xin đừng để tội lỗi làm mất vẻ đẹp của tâm hồn chúng con. Xin giúp chúng con đừng dễ dãi chiều theo tính xác thịt mà đánh mất sự hiệp thông với Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng tha thiết mời gọi chúng con thanh tẩy mình mỗi ngày nên hoàn hảo hơn. Chúa luôn mời gọi chúng con loại bỏ thói giả hình, đạo đức giả để sống chân thật trước mặt Chúa và tha nhân. Nhưng Chúa ơi! Sao chúng con khó có thể sống thật với lòng mình quá! Chúng con thường đóng kịch trước tha nhân. Chúng con luôn che đậy những ý đồ xấu, những việc làm xấu bằng rất nhiều những hành vi bác ái bên ngoài. Có khi chúng con làm việc lành bác ái nhưng chỉ để che đậy biết bao việc lỗi công bình bác ái với tha nhân. Có khi chúng con tham dự thánh lễ nhưng lòng chúng con thì xa lìa Chúa bởi tội lỗi vẫn nằm sâu trong bản tính loài người chúng con. Xin tha thứ cho những yếu đuối của chúng con. Xin giúp chúng con biết sửa mình mỗi ngày, biết canh tân đời sống cho xứng với tình yêu mà Chúa dành cho chúng con.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng chân thật. Xin giúp chúng con luôn yêu mến sự thật, luôn sống theo sự thật để tìm được sự bình an của tâm hồn chân thật. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 28 TN
Lc 11,47-54
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là thần lương nuôi dưỡng chúng con. Xin ban cho chúng con sức mạnh để dám sống cho niềm tin của mình giữa một thế giới đang loại trừ Thiên Chúa. Xin cho chúng con luôn là ánh sáng dẫn dắt anh em đi trong chân lý vẹn tuyền, và là muối men cho cuộc sống thắm đượm tình yêu thương bác ái.
Vâng lạy Chúa, thế giới chúng con đang sống luôn phủ nhận những giá trị linh thánh. Người ta luôn quan tấm đến tiền tài, danh vọng. Người ta sống tưởng chừng như chỉ để kiếm tiền và hưởng thụ. Một thế giới đề cao vật chất đến độ cố tình lãng quên tình Chúa. Xin cho chúng con sự tự do đích thực của con người, là không lệ thuộc những đam mê của danh lợi thú trần gian, đề nhở đó chúng con biết chọn lựa những giá trị vĩnh cửu, hơn là những giá trị vật chất mau qua. Xin giúp chúng con dám sống theo sự thiện, hơn là sống gian dối để được bổng lộc trần gian.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã từng khiển trách sự giả dối của nhóm Phariseu. Chúa biết trước họ sẽ để tâm tìm cách làm hại Chúa như cha ông họ đã từng giết hại các ngôn sứ. Xin cho chúng con ơn can đảm để dám nói sự thật, dám bảo vệ sự thật. Xin loại trừ nơi chúng con sự hèn nhát, và ích kỷ để chúng con luôn sống cho công lý và sự thật. Xin cho thế giới chúng con đang sống có nhiều người biết nhận ra lẽ phải và biết quy phục sự thiện, hầu xây dựng một thế giới an bình và thịnh vượng. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 28 thường niên
Lc 12,1-7
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tinh yêu. Chúa yêu thương hết mọi loài chúng con. Từ những bông hoa cỏ dại, đến những loài chim bé bỏng, Chúa đều yêu thương chăm sóc. Riêng con người, Chúa còn yêu thương hơn tất cả vạn vật bội phần, vì chúng con là hình ảnh của Chúa. Xin cho chúng con biết phó thác đời mình cho tình thương vô biên của Chúa. Xin giúp chúng con vượt thắng bản thân mình để can đảm sống cho niềm tin của mình.
Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho chúng con, vì những lần chúng con làm mất đi vẻ đẹp của hình ảnh Chúa nơi tâm hồn chúng con. Chúng con đã để những tư tưởng lỗi đức trong sạch làm mất đi vẻ đẹp thanh khiết của tâm hồn chúng con. Chúng con đã để những tham lam vô độ làm mất đi phẩm giá thanh cao nơi con người chúng con. Chúng con đã để thói lười biếng, ích kỷ làm mất đi giá trị cuộc đời của chúng con giữa gia đình và xã hội. Xin Chúa giúp chúng con biết sợ những đam mê tội lỗi để biết sống trong sạch, tiết độ và vị tha. Xin đừng để chúng con sống trong tội lỗi mà làm mất đi vẻ đẹp cao quý là hình ảnh Chúa nơi tâm hồn chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự, để nhờ đó chúng con hết lòng phụng sự Chúa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 28 thường niên
Lc 12,8-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa chính là Đường – là Sự Thật – và là Sự sống đời đời. Xin Mình Thánh Chúa ngự trị trong tâm hồn chúng con biến đổi chúng con theo Thần Khí của Chúa. Xin giúp chúng con luôn bước đi trong đường ngay nẻo chính.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã tao dựng chúng con một con người hoàn hảo giống hình ảnh Chúa. Chúa đặt nơi thẳm sâu tâm hồn chúng con nỗi khát khao về chân thiện mỹ. Xin cho chúng ta biết can đảm vượt qua những trói buộc của đam mê, ích kỷ, tội lỗi, để sống theo sự thật, vì chỉ có sự thật mới giải thoát chúng con khỏi những ràng buộc tội lỗi. Xin đừng để thái độ cố chấp của chúng con làm chúng con xa lìa Chúa và đánh mất tình liên đới với mọi người.
Lạy Chúa, chúng con ao ước được nên hoàn thiện như Chúa. Xin cho chúng con luôn can đảm vượt thắng tội lỗi và làm chủ tư tưởng ước muốn của mình đi theo lề luật của Chúa. Xin đừng để những đam mê lầm lạc tách lìa chúng con ra khỏi tình yêu của Chúa. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Lc 11,29-32
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thường thích cái mới, ham cái lạ. Chúng con thường ước ao nhìn thấy những dấu lạ của quyền năng Chúa để củng cố niềm tin cho chúng con. Nhưng có lẽ, Chúa sẽ không bao giờ làm dấu lạ để thoả mãn tính hiếu kỳ của chúng con. Xin Chúa giúp chúng con trưởng thành trong đức tin để chúng con không lệ thuộc vào những cái bên ngoài, nhưng biết nhìn nhận quyền năng Chúa qua thiên nhiên, qua vạn vật, qua ơn lành Chúa vẫn ban xuống trên cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, dân thành Ni-ni-vê xưa đã nhờ dấu lạ ông Gio-na mà sám hối canh tân. Xin cho chúng con biết canh tân đổi mới nhờ được nuôi dưỡng sự sống phục sinh của Chúa qua bí tích Thánh Thể. Xin mở mắt để chúng con thấy những kỳ công của Chúa mà hết lòng tán dương Chúa. Xin giúp chúng con biết sống theo đường lối Chúa để chính chúng con cũng trở thành dấu chỉ cho sự hiện diện của Chúa giữa thế gian.
Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần giúp chúng con biết quy phục Chúa và sống theo lề luật của Chúa. Xin giúp chúng con luôn vững tin vào Chúa giữa cuộc đời đầy cám dỗ hôm nay. Amen
Thứ Ba sau Chúa nhật 28 thường niên
Lc 11,37-41
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được quây quần bên Chúa. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa tiếp tục ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Xin giúp chúng con biết lột bỏ thói giả hình để sống thật chân thành với Chúa. Xin giúp chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự và biết yêu mến nhau với tình yêu chân thành, không khoe khoang, không giả dối. Xin loại trừ nơi chúng con ánh mắt của nghi kỵ, kết án tẩy chay, nhưng luôn có cái nhìn cảm thông và yêu mến.
Lạy Chúa, cuộc sống luôn bon chen, dành giựt lẫn nhau vì miếng cơm manh áo, khiến chúng con dễ có thái độ nghi kỵ, kết án lẫn nhau, đôi khi dẫn đến tẩy chay nhau một cách vô cớ. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng, chúng con chỉ được hạnh phúc khi trao ban, khi sống yêu mến tha nhân hết mình. Nhưng Chúa ơi, giữa cuộc sống bận rộn đầy bon chen này, chúng con thật khó dành thời giờ cho anh em, và càng khó kiên nhẫn để cư xử tốt với mọi người. Giữa cuộc sống đầy giả dối này, chúng con thường có khuynh hướng nhìn người bằng ánh mắt hoài nghi xem thường. Xin loại trừ nơi chúng con thói giả dối hay lường gạt lẫn nhau. Xin cho chúng con biết luôn quảng đại và thứ tha cho nhau. Xin giúp chúng con luôn sống liên đới với nhau trong sự cảm thông, nâng đỡ và bác ái với nhau.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu, xin cho chúng con học nơi Chúa luôn yêu thương mọi người, ngay cả khi họ xúc phạm đến chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 28 thường niên
Lc 11,42-46
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Chúa. Chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con bánh bởi trời là sự sống thần linh nuôi dưỡng xác hồn chúng con. Xin gìn giữ phẩm giá là hình ảnh của Chúa nơi chúng con. Xin đừng để tội lỗi làm mất vẻ đẹp của tâm hồn chúng con. Xin giúp chúng con đừng dễ dãi chiều theo tính xác thịt mà đánh mất sự hiệp thông với Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng tha thiết mời gọi chúng con thanh tẩy mình mỗi ngày nên hoàn hảo hơn. Chúa luôn mời gọi chúng con loại bỏ thói giả hình, đạo đức giả để sống chân thật trước mặt Chúa và tha nhân. Nhưng Chúa ơi! Sao chúng con khó có thể sống thật với lòng mình quá! Chúng con thường đóng kịch trước tha nhân. Chúng con luôn che đậy những ý đồ xấu, những việc làm xấu bằng rất nhiều những hành vi bác ái bên ngoài. Có khi chúng con làm việc lành bác ái nhưng chỉ để che đậy biết bao việc lỗi công bình bác ái với tha nhân. Có khi chúng con tham dự thánh lễ nhưng lòng chúng con thì xa lìa Chúa bởi tội lỗi vẫn nằm sâu trong bản tính loài người chúng con. Xin tha thứ cho những yếu đuối của chúng con. Xin giúp chúng con biết sửa mình mỗi ngày, biết canh tân đời sống cho xứng với tình yêu mà Chúa dành cho chúng con.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng chân thật. Xin giúp chúng con luôn yêu mến sự thật, luôn sống theo sự thật để tìm được sự bình an của tâm hồn chân thật. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 28 TN
Lc 11,47-54
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là thần lương nuôi dưỡng chúng con. Xin ban cho chúng con sức mạnh để dám sống cho niềm tin của mình giữa một thế giới đang loại trừ Thiên Chúa. Xin cho chúng con luôn là ánh sáng dẫn dắt anh em đi trong chân lý vẹn tuyền, và là muối men cho cuộc sống thắm đượm tình yêu thương bác ái.
Vâng lạy Chúa, thế giới chúng con đang sống luôn phủ nhận những giá trị linh thánh. Người ta luôn quan tấm đến tiền tài, danh vọng. Người ta sống tưởng chừng như chỉ để kiếm tiền và hưởng thụ. Một thế giới đề cao vật chất đến độ cố tình lãng quên tình Chúa. Xin cho chúng con sự tự do đích thực của con người, là không lệ thuộc những đam mê của danh lợi thú trần gian, đề nhở đó chúng con biết chọn lựa những giá trị vĩnh cửu, hơn là những giá trị vật chất mau qua. Xin giúp chúng con dám sống theo sự thiện, hơn là sống gian dối để được bổng lộc trần gian.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã từng khiển trách sự giả dối của nhóm Phariseu. Chúa biết trước họ sẽ để tâm tìm cách làm hại Chúa như cha ông họ đã từng giết hại các ngôn sứ. Xin cho chúng con ơn can đảm để dám nói sự thật, dám bảo vệ sự thật. Xin loại trừ nơi chúng con sự hèn nhát, và ích kỷ để chúng con luôn sống cho công lý và sự thật. Xin cho thế giới chúng con đang sống có nhiều người biết nhận ra lẽ phải và biết quy phục sự thiện, hầu xây dựng một thế giới an bình và thịnh vượng. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 28 thường niên
Lc 12,1-7
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tinh yêu. Chúa yêu thương hết mọi loài chúng con. Từ những bông hoa cỏ dại, đến những loài chim bé bỏng, Chúa đều yêu thương chăm sóc. Riêng con người, Chúa còn yêu thương hơn tất cả vạn vật bội phần, vì chúng con là hình ảnh của Chúa. Xin cho chúng con biết phó thác đời mình cho tình thương vô biên của Chúa. Xin giúp chúng con vượt thắng bản thân mình để can đảm sống cho niềm tin của mình.
Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho chúng con, vì những lần chúng con làm mất đi vẻ đẹp của hình ảnh Chúa nơi tâm hồn chúng con. Chúng con đã để những tư tưởng lỗi đức trong sạch làm mất đi vẻ đẹp thanh khiết của tâm hồn chúng con. Chúng con đã để những tham lam vô độ làm mất đi phẩm giá thanh cao nơi con người chúng con. Chúng con đã để thói lười biếng, ích kỷ làm mất đi giá trị cuộc đời của chúng con giữa gia đình và xã hội. Xin Chúa giúp chúng con biết sợ những đam mê tội lỗi để biết sống trong sạch, tiết độ và vị tha. Xin đừng để chúng con sống trong tội lỗi mà làm mất đi vẻ đẹp cao quý là hình ảnh Chúa nơi tâm hồn chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự, để nhờ đó chúng con hết lòng phụng sự Chúa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 28 thường niên
Lc 12,8-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa chính là Đường – là Sự Thật – và là Sự sống đời đời. Xin Mình Thánh Chúa ngự trị trong tâm hồn chúng con biến đổi chúng con theo Thần Khí của Chúa. Xin giúp chúng con luôn bước đi trong đường ngay nẻo chính.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã tao dựng chúng con một con người hoàn hảo giống hình ảnh Chúa. Chúa đặt nơi thẳm sâu tâm hồn chúng con nỗi khát khao về chân thiện mỹ. Xin cho chúng ta biết can đảm vượt qua những trói buộc của đam mê, ích kỷ, tội lỗi, để sống theo sự thật, vì chỉ có sự thật mới giải thoát chúng con khỏi những ràng buộc tội lỗi. Xin đừng để thái độ cố chấp của chúng con làm chúng con xa lìa Chúa và đánh mất tình liên đới với mọi người.
Lạy Chúa, chúng con ao ước được nên hoàn thiện như Chúa. Xin cho chúng con luôn can đảm vượt thắng tội lỗi và làm chủ tư tưởng ước muốn của mình đi theo lề luật của Chúa. Xin đừng để những đam mê lầm lạc tách lìa chúng con ra khỏi tình yêu của Chúa. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Người Ngoan Đạo Biết Cám Ơn Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
20:26 08/10/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-CN28TN/C
Cần cho Cá nhân-Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
“ NGƯỜI NGOẠI ĐẠO BIẾT CÁM ƠN CHÚA”
Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự thúc đẩy của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Sách 2 Vua (5:14-17) Ông Êlisa nói: “Có Đức Chúa là Đấng hằng sống tôi phụng sự, tôi sẽ không nhận gì cả.” (câu 16)
* Ông Na-a-man mắc bệnh hủi, vâng lời ông Ê-li-sa đi tắm bẩy lần ở sông Gio-đan đã được lành bệnh. Ông tỏ lòng biết ơn và khiêm nhường, ông xin ông Ê-li-sa nhận cho món quà của lòng thành ông. Thiên Chúa không đòi hỏi tôi làm những việc to tát; nhưng Ngài chỉ đòi đức tin của bạn và lòng vâng phục trong những chuyện nhỏ.
1/ Chia sẻ những việc tôi làm theo ý Chúa để thay đổi đời sống cũ ?
2/ Giờ đây bạn đang làm gì để tuyên xưng Chúa làm chủ đời mình?
Bài đọc 2: Thư 2 Timôthê (2:8-13) Anh hãy nhớ đến Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, xuất thân từ dòng dõi Đavít(c.8)
* Phaolô nhắc nhở Timôthê đặc biệt phải nhớ đến Đức Kitô, là cùng chịu gian khổ, để mưu ích cho việc loan báo Tin Mừng của Người.
1/ Trước gian khổ, thử thách tôi đã làm gì để noi gương Chúa Kitô?
2/ Để biết ơn Chúa, Bạn cần làm gì cho gia đình và người nghèo?
Tin Mừng: Luca (17:11-19) Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này. (câu 18)
Người ngoại bang là người Sa-ma-ri trong số 10 người có lòng tin và được chữa lành, nhưng chỉ có một mình anh là người trở lại ngợi khen Chúa. Chính đức tin đã làm cho anh hết bệnh cả về thể xác và tâm hồn. Lòng biết ơn là yếu tố đức tin làm nên điều kỳ diệu, mà Đức Giêsu đã đưa ra lời nhận xét về sự vô ơn của 9 người kia.
1/ Tôi ngợi khen Chúa thế nào, khi được ơn lành hay gặp đau khổ?
2/ Chia sẻ những lý do bạn cần cảm tạ Chúa trong mọi lúc, mọi dịp?
3/ Lời nói “cám ơn”cần thiết thế nào trong đời sống nhân bản?
* Câu chuyện kể:: Vào thời Đệ nhị Thế chiến, rất nhiều nhà thờ đã mở cửa suốt ngày đêm, để mọi người có thể đến và cầu nguyện cho người thân của họ. Vị linh mục đã để ý một em nhỏ, ngày nào cũng đến cầu nguyện phỏng mười phút.
Sau vài tuần lễ, đứa bé lại đến và cầu nguyện lâu hơn thường lệ, vị linh mục nghĩ chắc có chuyện gì vui buồn đây? Tại sao nó lại dành nhiều thì giờ để trò chuyện với Chúa hơn những ngày trước đây. Đứa bé trả lời: “Mỗi ngày con đều đến đây vài phút để cầu xin Chúa dẫn dắt cha con trở về nhà bình an. Sáng nay cha con đã trở về, nên con vội chạy đến để cảm tạ Chúa vì Ngài đã nhậm lời con cầu xin.”
Trong niềm vui này, con đã nói với Chúa nhiều hơn mọi ngày.
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn Sống tuần này:
SAO KHÔNG THẤY HỌ TRỞ LẠI TÔN VINH THIÊN CHÚA, MÀ CHỈ CÓ NGƯỜI NGOẠI BANG NÀY? (Lc 17,18)
1- Tôi cảm tạ Chúa không chỉ trong lúc vui, và cả trong lúc đau khổ.
2- Bạn tôn trọng những người ngoại giáo, vì họ biết ca ngợi Chúa.
C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã trách: Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Xin giúp con có niềm tin Chúa bằng việc làm là tạ ơn Chúa trong mọi dịp và bắt chước người Sa-ma-ri biết sấp mình dưới chân Chúa để tạ ơn. Con luôn noi gương Mẹ Maria ca ngợi Chúa trong mọi lúc vui buồn của cuộc đời. Amen.
Lời hay ý đẹp: BIẾT ƠN LÀ DẤU HIỆU CỦA LÒNG TIN KÍNH
Gratitude is a mark of godliness.
Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi (Ga 3, 30)
Phó tế GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Cần cho Cá nhân-Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
“ NGƯỜI NGOẠI ĐẠO BIẾT CÁM ƠN CHÚA”
Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự thúc đẩy của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Sách 2 Vua (5:14-17) Ông Êlisa nói: “Có Đức Chúa là Đấng hằng sống tôi phụng sự, tôi sẽ không nhận gì cả.” (câu 16)
* Ông Na-a-man mắc bệnh hủi, vâng lời ông Ê-li-sa đi tắm bẩy lần ở sông Gio-đan đã được lành bệnh. Ông tỏ lòng biết ơn và khiêm nhường, ông xin ông Ê-li-sa nhận cho món quà của lòng thành ông. Thiên Chúa không đòi hỏi tôi làm những việc to tát; nhưng Ngài chỉ đòi đức tin của bạn và lòng vâng phục trong những chuyện nhỏ.
1/ Chia sẻ những việc tôi làm theo ý Chúa để thay đổi đời sống cũ ?
2/ Giờ đây bạn đang làm gì để tuyên xưng Chúa làm chủ đời mình?
Bài đọc 2: Thư 2 Timôthê (2:8-13) Anh hãy nhớ đến Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, xuất thân từ dòng dõi Đavít(c.8)
* Phaolô nhắc nhở Timôthê đặc biệt phải nhớ đến Đức Kitô, là cùng chịu gian khổ, để mưu ích cho việc loan báo Tin Mừng của Người.
1/ Trước gian khổ, thử thách tôi đã làm gì để noi gương Chúa Kitô?
2/ Để biết ơn Chúa, Bạn cần làm gì cho gia đình và người nghèo?
Tin Mừng: Luca (17:11-19) Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này. (câu 18)
Người ngoại bang là người Sa-ma-ri trong số 10 người có lòng tin và được chữa lành, nhưng chỉ có một mình anh là người trở lại ngợi khen Chúa. Chính đức tin đã làm cho anh hết bệnh cả về thể xác và tâm hồn. Lòng biết ơn là yếu tố đức tin làm nên điều kỳ diệu, mà Đức Giêsu đã đưa ra lời nhận xét về sự vô ơn của 9 người kia.
1/ Tôi ngợi khen Chúa thế nào, khi được ơn lành hay gặp đau khổ?
2/ Chia sẻ những lý do bạn cần cảm tạ Chúa trong mọi lúc, mọi dịp?
3/ Lời nói “cám ơn”cần thiết thế nào trong đời sống nhân bản?
* Câu chuyện kể:: Vào thời Đệ nhị Thế chiến, rất nhiều nhà thờ đã mở cửa suốt ngày đêm, để mọi người có thể đến và cầu nguyện cho người thân của họ. Vị linh mục đã để ý một em nhỏ, ngày nào cũng đến cầu nguyện phỏng mười phút.
Sau vài tuần lễ, đứa bé lại đến và cầu nguyện lâu hơn thường lệ, vị linh mục nghĩ chắc có chuyện gì vui buồn đây? Tại sao nó lại dành nhiều thì giờ để trò chuyện với Chúa hơn những ngày trước đây. Đứa bé trả lời: “Mỗi ngày con đều đến đây vài phút để cầu xin Chúa dẫn dắt cha con trở về nhà bình an. Sáng nay cha con đã trở về, nên con vội chạy đến để cảm tạ Chúa vì Ngài đã nhậm lời con cầu xin.”
Trong niềm vui này, con đã nói với Chúa nhiều hơn mọi ngày.
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn Sống tuần này:
SAO KHÔNG THẤY HỌ TRỞ LẠI TÔN VINH THIÊN CHÚA, MÀ CHỈ CÓ NGƯỜI NGOẠI BANG NÀY? (Lc 17,18)
1- Tôi cảm tạ Chúa không chỉ trong lúc vui, và cả trong lúc đau khổ.
2- Bạn tôn trọng những người ngoại giáo, vì họ biết ca ngợi Chúa.
C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã trách: Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Xin giúp con có niềm tin Chúa bằng việc làm là tạ ơn Chúa trong mọi dịp và bắt chước người Sa-ma-ri biết sấp mình dưới chân Chúa để tạ ơn. Con luôn noi gương Mẹ Maria ca ngợi Chúa trong mọi lúc vui buồn của cuộc đời. Amen.
Lời hay ý đẹp: BIẾT ƠN LÀ DẤU HIỆU CỦA LÒNG TIN KÍNH
Gratitude is a mark of godliness.
Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi (Ga 3, 30)
Phó tế GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh kêu gọi sử dụng các tài nguyên để thăng tiến các quyền con người và phát triển
Linh Tiến Khải
13:01 08/10/2010
NEW YORK: Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikat, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng tài nguyên để thăng tiến các quyền con người và phát triển.
Đức Tổng Giám Mục Cullikat đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày mùng 5-10-2010. Vị đại diện Tòa Thánh ghi nhận rằng trong các năm 2007-2009 các chi phí quân sự đã gia tăng 15%, mặc dù có cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh; trong khi trên thế giới có tới 1,4 tỷ người phải sống trong cảnh nghèo đói. Tuy thách đố có thật nhưng không phải là điều không vượt thắng được, nếu các quốc gia di chuyển tài nguyên dành cho việc tàn phá sang việc trợ giúp sự sống và phát triển.
Đức Cha Chullikat nhấn mạnh rằng việc thăng tiến phát triển nhân bản và kinh tế đúng đắn đòi buộc phải dấn thân bảo vệ các quyền căn bản đích thật của con người, trong đó có quyền sống của các trẻ em chưa sinh ra và quyền của các gia đình nuôi nấng giáo dục con cái, cũng như đề phòng các ”ý niệm sức khỏe sinh sản và quyền tính dục” bao gồm việc dẫn tới phá thai hay các hình thức hủy hoại sự sống hoặc nghiên cứu phát triển nền văn hóa sự chết thay vì tôn trọng và yêu chuộng sự sống.
Đựa trên bản chất xã hội và tinh thần của bản vị con người Đức Cha Chullikat khẳng định rằng cần phải tôn trọng quyền tự do sống đạo nơi công cộng của các cá nhân. Ngoài ra cũng cần phải xét lại các ý niệm như bôi nhọ tôn giáo làm sao để lên án đúng đắn sự bất khoan nhượng tôn giáo và xúi bẩy bạo lực mà không ngăn cản quyền tự do tôn giáo, là điều thiện ích đối với tất cả mọi người. Sau cùng vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế liên đới với những người cần được trợ giúp, không chỉ bằng cách gia tăng ngân khoản tài chánh, mà cũng bằng cách tôn trọng tự do tôn giáo nữa (SD 6-10-2010)
Đức Tổng Giám Mục Cullikat đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày mùng 5-10-2010. Vị đại diện Tòa Thánh ghi nhận rằng trong các năm 2007-2009 các chi phí quân sự đã gia tăng 15%, mặc dù có cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh; trong khi trên thế giới có tới 1,4 tỷ người phải sống trong cảnh nghèo đói. Tuy thách đố có thật nhưng không phải là điều không vượt thắng được, nếu các quốc gia di chuyển tài nguyên dành cho việc tàn phá sang việc trợ giúp sự sống và phát triển.
Đức Cha Chullikat nhấn mạnh rằng việc thăng tiến phát triển nhân bản và kinh tế đúng đắn đòi buộc phải dấn thân bảo vệ các quyền căn bản đích thật của con người, trong đó có quyền sống của các trẻ em chưa sinh ra và quyền của các gia đình nuôi nấng giáo dục con cái, cũng như đề phòng các ”ý niệm sức khỏe sinh sản và quyền tính dục” bao gồm việc dẫn tới phá thai hay các hình thức hủy hoại sự sống hoặc nghiên cứu phát triển nền văn hóa sự chết thay vì tôn trọng và yêu chuộng sự sống.
Đựa trên bản chất xã hội và tinh thần của bản vị con người Đức Cha Chullikat khẳng định rằng cần phải tôn trọng quyền tự do sống đạo nơi công cộng của các cá nhân. Ngoài ra cũng cần phải xét lại các ý niệm như bôi nhọ tôn giáo làm sao để lên án đúng đắn sự bất khoan nhượng tôn giáo và xúi bẩy bạo lực mà không ngăn cản quyền tự do tôn giáo, là điều thiện ích đối với tất cả mọi người. Sau cùng vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế liên đới với những người cần được trợ giúp, không chỉ bằng cách gia tăng ngân khoản tài chánh, mà cũng bằng cách tôn trọng tự do tôn giáo nữa (SD 6-10-2010)
Họp báo giới thiệu Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho vùng Trung Đông
Linh Tiến Khải
13:02 08/10/2010
VATICĂN: Lúc 11.30 sáng hôm qua Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng thư ký văn phòng Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã mở cuộc họp báo giới thiệu Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho vùng Trung Đông nhóm tại nội thành Vaticăng trong các ngày 10-24 tháng 10.
Thượng Hội Đồng Giám Mục có đề tài là ”Giáo Hội công giáo trong vùng Trung Đông: hiệp thông và chứng tá”, và có khẩu hiệu ”Đám đông những người đã trở thành tín hữu có một con tim duy nhất và một linh hồn duy nhất” (Cv 4,32). Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế khai mạc sáng Chúa Nhật 10-10 và thánh lễ bế mạc Chúa Nhật 24-10 trong đền thờ thánh Phêrô, với các Nghị Phụ và Linh Mục tham dự viên.
Tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục có các Nghị Phụ thuộc Giêrusalem và vùng đất của người Palestine cũng như thuộc 16 nước gồm: Arập Sauđi, Bahrein, đảo Chypre, Vương quốc Arập thống nhất, Giordania, Iran, Irak, Israel, Kuweit, Libăng, Oman, Qatar, Siria, Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen. Tổng cộng diện tích các nước này là 7.180.912 cây số vuông, với 356.174.000 dân, trong đó có 5.707.000 tín hữu công giáo, tức chiếm 1,6% dân số. Các tín hữu công giáo thuộc 7 Giáo Hội: Latinh, Copte, Siri, Hy lạp Melkít, Maronít, Canđê và Armeni. Sự khác biệt truyền thống, tu đức, phụng vụ và luật lệ diễn tả một sự phong phú lớn cần được duy trì, không phải chỉ cho các Giáo Hội công giáo đông phương, mà cho toàn Giáo Hội công giáo được chủ sự trong tình bác ái bởi Giám Mục Roma và Mục Tử của Giáo Hội đại đồng.
Đức Tổng Giám Mục Eterovic cho biết có 185 Nghị Phụ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục, trong đó có 159 vị có nhiệm vụ tham dự, gồm 101 vị đặc trách các giáo đoàn vùng Trung Đông và 23 vị đắc trách các giáo đoàn ở các nước hải ngoại. Thêm vào đó là 19 Giám Mục các nước lân cận Bắc Phi và Tây Phi, cũng như các nước có các tín hữu công giáo gốc Trung Đông sinh sống, đặc biệt là Âu châu và Mỹ. Cùng tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục cũng có 14 Tổng trưởng và Chủ tịch các cơ quan trung ương Tòa Thánh có liên hệ nhiều với cuộc sống Giáo Hội tại Trung Đông. Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng đã chỉ định 17 Nghị Phụ khác. Thêm vào đó còn có 10 đại diện Liên hiệp các bề trên tổng quyền. Ngoài ra cũng có 36 chuyên viện và 34 dự thính viên nam nữ, cũng như phái đoàn của 14 Giáo Hội và cộng đoàn giáo hội bạn đã đâm rễ sâu trong vùng Trung Đông, 1 đại diện của Do thái giáo và 2 đại diện Hồi giáo.
Trong số các Nghị Phụ có 9 vị là Thượng Phụ, 19 Hồng Y, 65 Tổng Giám Mục, 10 Tổng Giám Mục hiệu tòa, 53 Giám Mục, 21 Giám Mục Phụ tá, 87 tu sĩ, trong đó có 4 vị do Liên hiệp các Bề trên tổng quyền chọn.
Ngày 24 tháng 4 năm nay Đức Thánh Cha cũng đã chỉ định các thành viên ban Chủ tịch
Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Trung Đông gồm: 4 Chủ tịch thừa ủy, trong đó có hai vị danh dự là Đức Hồng Y Nasrallah Sfeir, Thượng Phụ Antiochia Maronít Libăng; Đức Hồng Y Emmanuel III Delly, Thượng Phụ Babilonia Canđê; Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Đông Phương, Đức Tổng Giám Mục Ignace Youssif III Younan, Thượng Phụ Antiochia Siri Libăng; 1 Tổng tường trình viên là Đức Tổng Giám Mục Antonios Naguib, Thượng Phụ Alessandria của Giáo Hội Copte Aicập; và 1 Thư ký đặc biệt là Đức Cha Joseph Soueif, Tổng Giám Mục Giáo Hội Maronít đảo Chypre.
Chương trình làm việc dự trù gồm 16 phiên nhóm chung và 6 buổi làm viêc theo nhóm nhỏ.
Mục đích của Thượng Hội Đồng Giám Mục là làm sống dậy sự hiệp thông giữa các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương để cống hiến một chứng tá cuộc sống kitô đích thật, tươi vui và hấp dẫn, cũng như để củng cố căn tính kitô qua Lời Chúa và việc cử hành các bí tích.
Đức Tổng Giám Mục Eterovic mời gọi mọi kitô hữu, đặc biệt là các người sống đời tháh hiến, cách riêng các tu sĩ chiêm niệm, hiệp ý với Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Trung Đông đạt các mục đích nói trên (SD 8-10-2010)
Thượng Hội Đồng Giám Mục có đề tài là ”Giáo Hội công giáo trong vùng Trung Đông: hiệp thông và chứng tá”, và có khẩu hiệu ”Đám đông những người đã trở thành tín hữu có một con tim duy nhất và một linh hồn duy nhất” (Cv 4,32). Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế khai mạc sáng Chúa Nhật 10-10 và thánh lễ bế mạc Chúa Nhật 24-10 trong đền thờ thánh Phêrô, với các Nghị Phụ và Linh Mục tham dự viên.
Tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục có các Nghị Phụ thuộc Giêrusalem và vùng đất của người Palestine cũng như thuộc 16 nước gồm: Arập Sauđi, Bahrein, đảo Chypre, Vương quốc Arập thống nhất, Giordania, Iran, Irak, Israel, Kuweit, Libăng, Oman, Qatar, Siria, Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen. Tổng cộng diện tích các nước này là 7.180.912 cây số vuông, với 356.174.000 dân, trong đó có 5.707.000 tín hữu công giáo, tức chiếm 1,6% dân số. Các tín hữu công giáo thuộc 7 Giáo Hội: Latinh, Copte, Siri, Hy lạp Melkít, Maronít, Canđê và Armeni. Sự khác biệt truyền thống, tu đức, phụng vụ và luật lệ diễn tả một sự phong phú lớn cần được duy trì, không phải chỉ cho các Giáo Hội công giáo đông phương, mà cho toàn Giáo Hội công giáo được chủ sự trong tình bác ái bởi Giám Mục Roma và Mục Tử của Giáo Hội đại đồng.
Đức Tổng Giám Mục Eterovic cho biết có 185 Nghị Phụ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục, trong đó có 159 vị có nhiệm vụ tham dự, gồm 101 vị đặc trách các giáo đoàn vùng Trung Đông và 23 vị đắc trách các giáo đoàn ở các nước hải ngoại. Thêm vào đó là 19 Giám Mục các nước lân cận Bắc Phi và Tây Phi, cũng như các nước có các tín hữu công giáo gốc Trung Đông sinh sống, đặc biệt là Âu châu và Mỹ. Cùng tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục cũng có 14 Tổng trưởng và Chủ tịch các cơ quan trung ương Tòa Thánh có liên hệ nhiều với cuộc sống Giáo Hội tại Trung Đông. Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng đã chỉ định 17 Nghị Phụ khác. Thêm vào đó còn có 10 đại diện Liên hiệp các bề trên tổng quyền. Ngoài ra cũng có 36 chuyên viện và 34 dự thính viên nam nữ, cũng như phái đoàn của 14 Giáo Hội và cộng đoàn giáo hội bạn đã đâm rễ sâu trong vùng Trung Đông, 1 đại diện của Do thái giáo và 2 đại diện Hồi giáo.
Trong số các Nghị Phụ có 9 vị là Thượng Phụ, 19 Hồng Y, 65 Tổng Giám Mục, 10 Tổng Giám Mục hiệu tòa, 53 Giám Mục, 21 Giám Mục Phụ tá, 87 tu sĩ, trong đó có 4 vị do Liên hiệp các Bề trên tổng quyền chọn.
Ngày 24 tháng 4 năm nay Đức Thánh Cha cũng đã chỉ định các thành viên ban Chủ tịch
Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Trung Đông gồm: 4 Chủ tịch thừa ủy, trong đó có hai vị danh dự là Đức Hồng Y Nasrallah Sfeir, Thượng Phụ Antiochia Maronít Libăng; Đức Hồng Y Emmanuel III Delly, Thượng Phụ Babilonia Canđê; Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Đông Phương, Đức Tổng Giám Mục Ignace Youssif III Younan, Thượng Phụ Antiochia Siri Libăng; 1 Tổng tường trình viên là Đức Tổng Giám Mục Antonios Naguib, Thượng Phụ Alessandria của Giáo Hội Copte Aicập; và 1 Thư ký đặc biệt là Đức Cha Joseph Soueif, Tổng Giám Mục Giáo Hội Maronít đảo Chypre.
Chương trình làm việc dự trù gồm 16 phiên nhóm chung và 6 buổi làm viêc theo nhóm nhỏ.
Mục đích của Thượng Hội Đồng Giám Mục là làm sống dậy sự hiệp thông giữa các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương để cống hiến một chứng tá cuộc sống kitô đích thật, tươi vui và hấp dẫn, cũng như để củng cố căn tính kitô qua Lời Chúa và việc cử hành các bí tích.
Đức Tổng Giám Mục Eterovic mời gọi mọi kitô hữu, đặc biệt là các người sống đời tháh hiến, cách riêng các tu sĩ chiêm niệm, hiệp ý với Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Trung Đông đạt các mục đích nói trên (SD 8-10-2010)
Top Stories
Vietnam: The Peace and Justice Commission established
J.B. An Dang
00:20 08/10/2010
On the third day of their 11th Plenary Meeting, Catholic Bishops in Vietnam approved the decision to establish The Peace and Justice Commission. It's the first time since the Communist Takeover of the whole country in 1975 that Vietnam has such a commission.
The move has been quickly and warmly welcomed by Vietnamese Catholics as the commission has been born in the wake of widespread frustration of Catholics about social injustice, and attacks of the government on the properties of Church and individuals.
In addition to more than 2250 churches, monasteries, hospitals, universities, schools...that have been confiscated since 1954 and 1975, more Church properties have been seized in the last 3 years leading to numerous protests from North to South Vietnam.
In the latest episode, the government has attempted to seize the whole Catholic village of Con Dau, Da Nang. Facing the resistance and protest of parishioners, police beat to death Nam Nguyen, 43, on July 3 and terrorized others in a threatening tactic. A month later, 40 Catholics who had been hunted by police had no other choice than fleeing to Thailand to take refuge.
The incident has escalated the widespread dissatisfaction of Catholics on the unwillingness of local bishops to adopt a confrontational attitude toward the nation’s government to protect their faithful, and on issues such as abortion and on the government’s seizure of property from the Church.
The Peace and Justice Commission of the Episcopal Conference will work in collaboration with the Bishops and in conjunction with the other social outreach offices of dioceses to support the sacredness of human life and dignity in accordance with the themes of Catholic Social Teaching, a note from the meeting said.
The commission is led by Bishop Paul Nguyen Thai Hop, OP, who has been ordained Bishop of Vinh on Jul. 23 to replace Bishop Paul-Marie Cao Dinh Thuyen.
The move has been quickly and warmly welcomed by Vietnamese Catholics as the commission has been born in the wake of widespread frustration of Catholics about social injustice, and attacks of the government on the properties of Church and individuals.
In addition to more than 2250 churches, monasteries, hospitals, universities, schools...that have been confiscated since 1954 and 1975, more Church properties have been seized in the last 3 years leading to numerous protests from North to South Vietnam.
In the latest episode, the government has attempted to seize the whole Catholic village of Con Dau, Da Nang. Facing the resistance and protest of parishioners, police beat to death Nam Nguyen, 43, on July 3 and terrorized others in a threatening tactic. A month later, 40 Catholics who had been hunted by police had no other choice than fleeing to Thailand to take refuge.
The incident has escalated the widespread dissatisfaction of Catholics on the unwillingness of local bishops to adopt a confrontational attitude toward the nation’s government to protect their faithful, and on issues such as abortion and on the government’s seizure of property from the Church.
The Peace and Justice Commission of the Episcopal Conference will work in collaboration with the Bishops and in conjunction with the other social outreach offices of dioceses to support the sacredness of human life and dignity in accordance with the themes of Catholic Social Teaching, a note from the meeting said.
The commission is led by Bishop Paul Nguyen Thai Hop, OP, who has been ordained Bishop of Vinh on Jul. 23 to replace Bishop Paul-Marie Cao Dinh Thuyen.
Christianity is the most persecuted religion in the world
Catholic Herald UK
02:27 08/10/2010
Christianity is the most persecuted religion in the world, according to a European commission of Catholic bishops.
A report issued this week by the Commission of the Bishops’ Conferences of the European Community (COMECE) said that at least three-quarters of all religious persecution was directed at Christians.
In the report the bishops urged the European Union to apply more pressure to countries around the world that failed to protect the religious freedom of their citizens.
They called on the EU’s foreign ministry, headed by the Labour peer Lady Ashton, to set up a “religion unit” to promote the cause of religious freedom more effectively.
Their report coincided with a conference at the European Parliament on the persecution of Christians organised by COMECE and Polish and Italian MEPs.
Speakers included Archbishop Louis Sako of Kirkuk, Iraq, Bishop Eduardo Hiiboro Kussala of Tombura-Yambio, Sudan, and Professor TM Joseph, principal at Newman College in India, whose right hand was cut off in a brutal attack after he set an exam question that allegedly defamed Islam.
The bishops said in their report: “It is important to recall that at least 75 per cent of all religious persecution in the world is directed against Christians. The number of the Christian faithful discriminated against, oppressed or persecuted in this regard amounts to approximately 100 million people.”
The bishops said that tackling this persecution would help stem the “demographic haemorrhage” of religious minorities fleeing to the West.
They urged EU institutions to put pressure on countries such as Pakistan to abolish blasphemy laws used to persecute minorities. In July, for instance, two Pakistani Christians were murdered outside a courtroom in Faisalabad after they were accused of insulting the Prophet Mohammed.
The bishops proposed that EU delegations to countries that do not adequately protect religious freedom must make sure they raise the issue during their visits.
The bishops also urged Lady Ashton, the British head of EU foreign policy, to “integrate religious freedom fully into EU human rights policy”. The bishops suggested she ensure that the European External Action Service “be provided with a ‘religion unit’ devoted to the cause of religious freedom”.
In the report bishops said religious minorities were particularly under threat in Asian countries such as India, China, Burma, Laos, Vietnam and North Korea.
They said that in other parts of the world religious believers in general were oppressed because of the state’s opposition to religion. They cited countries in Central Asia, where there was “a leftover of atheist Communism”.
At the conference in Brussels Archbishop Sako spoke about the persecution of Christians in Iraq, which he said included “killings, abductions, beatings, rapes, threats, intimidation, forced conversions [and] marriages, and displacement from homes and businesses, and attacks on religious leaders, pilgrims, and holy sites”.
The archbishop said the persecution could eventually lead to the extinction of the Christian community in Iraq.
For Christian families, he said, the war had been a disaster, and America was responsible for it.
“They [Americans] should not leave them behind and pull their troops out of Iraq without caring,” the archbishop said.
“The future of Christians in Iraq, but also in the Middle East, has one of two ends: emigration, or accepting life as a second-class citizen with many difficulties and fears,” he said.
The archbishop argued that Christians could only survive in Iraq with strong international support and clear plans to protect them and foster reconciliation among Iraqis.
He said the Synod of churches in the Middle East, which starts on Sunday, was a chance “to revise the whole situation for Christians in the Middle East”.
Prof Joseph, from Kerala, whose hands were chopped off in an attack by Islamists earlier this year, talked to the conference about religious freedom in India.
He said that although the concept was enshrined in India’s constitution it was subject to considerations of “public order, morality and health” and did not include the right to convert.
The professor said persecution of Christians in recent years had included “violence against the leadership of the Church, killing of priests, raping of nuns, [and the] destruction of Christian institutions”.
But he said these were “stray incidents” that were part of a law and order problem rather than being merely religious persecution. “Such incidents do occur within single communities as well,” he said.
Prof Joseph argued that since the Indian state could not curb this violence, there was “a crisis of governance” in the country that needed to be addressed.
He said India was a “by and large peaceful” country where a countless diversity of people lived in “relative harmony”.
Prof Joseph was attacked by eight people as he was returning home from church with his mother and his sister, who is a nun.
Shortly before the attack he had set an exam question which allegedly contained a derogatory reference to the Prophet Mohammad, an accusation strongly denied by his family.
The conference at which he spoke was organised by MEPs Mario Mauro and Konrad Szymanski together with COMECE, Aid to the Church in Need and the NGO Open Doors International.
A report issued this week by the Commission of the Bishops’ Conferences of the European Community (COMECE) said that at least three-quarters of all religious persecution was directed at Christians.
In the report the bishops urged the European Union to apply more pressure to countries around the world that failed to protect the religious freedom of their citizens.
They called on the EU’s foreign ministry, headed by the Labour peer Lady Ashton, to set up a “religion unit” to promote the cause of religious freedom more effectively.
Their report coincided with a conference at the European Parliament on the persecution of Christians organised by COMECE and Polish and Italian MEPs.
Speakers included Archbishop Louis Sako of Kirkuk, Iraq, Bishop Eduardo Hiiboro Kussala of Tombura-Yambio, Sudan, and Professor TM Joseph, principal at Newman College in India, whose right hand was cut off in a brutal attack after he set an exam question that allegedly defamed Islam.
The bishops said in their report: “It is important to recall that at least 75 per cent of all religious persecution in the world is directed against Christians. The number of the Christian faithful discriminated against, oppressed or persecuted in this regard amounts to approximately 100 million people.”
The bishops said that tackling this persecution would help stem the “demographic haemorrhage” of religious minorities fleeing to the West.
They urged EU institutions to put pressure on countries such as Pakistan to abolish blasphemy laws used to persecute minorities. In July, for instance, two Pakistani Christians were murdered outside a courtroom in Faisalabad after they were accused of insulting the Prophet Mohammed.
The bishops proposed that EU delegations to countries that do not adequately protect religious freedom must make sure they raise the issue during their visits.
The bishops also urged Lady Ashton, the British head of EU foreign policy, to “integrate religious freedom fully into EU human rights policy”. The bishops suggested she ensure that the European External Action Service “be provided with a ‘religion unit’ devoted to the cause of religious freedom”.
In the report bishops said religious minorities were particularly under threat in Asian countries such as India, China, Burma, Laos, Vietnam and North Korea.
They said that in other parts of the world religious believers in general were oppressed because of the state’s opposition to religion. They cited countries in Central Asia, where there was “a leftover of atheist Communism”.
At the conference in Brussels Archbishop Sako spoke about the persecution of Christians in Iraq, which he said included “killings, abductions, beatings, rapes, threats, intimidation, forced conversions [and] marriages, and displacement from homes and businesses, and attacks on religious leaders, pilgrims, and holy sites”.
The archbishop said the persecution could eventually lead to the extinction of the Christian community in Iraq.
For Christian families, he said, the war had been a disaster, and America was responsible for it.
“They [Americans] should not leave them behind and pull their troops out of Iraq without caring,” the archbishop said.
“The future of Christians in Iraq, but also in the Middle East, has one of two ends: emigration, or accepting life as a second-class citizen with many difficulties and fears,” he said.
The archbishop argued that Christians could only survive in Iraq with strong international support and clear plans to protect them and foster reconciliation among Iraqis.
He said the Synod of churches in the Middle East, which starts on Sunday, was a chance “to revise the whole situation for Christians in the Middle East”.
Prof Joseph, from Kerala, whose hands were chopped off in an attack by Islamists earlier this year, talked to the conference about religious freedom in India.
He said that although the concept was enshrined in India’s constitution it was subject to considerations of “public order, morality and health” and did not include the right to convert.
The professor said persecution of Christians in recent years had included “violence against the leadership of the Church, killing of priests, raping of nuns, [and the] destruction of Christian institutions”.
But he said these were “stray incidents” that were part of a law and order problem rather than being merely religious persecution. “Such incidents do occur within single communities as well,” he said.
Prof Joseph argued that since the Indian state could not curb this violence, there was “a crisis of governance” in the country that needed to be addressed.
He said India was a “by and large peaceful” country where a countless diversity of people lived in “relative harmony”.
Prof Joseph was attacked by eight people as he was returning home from church with his mother and his sister, who is a nun.
Shortly before the attack he had set an exam question which allegedly contained a derogatory reference to the Prophet Mohammad, an accusation strongly denied by his family.
The conference at which he spoke was organised by MEPs Mario Mauro and Konrad Szymanski together with COMECE, Aid to the Church in Need and the NGO Open Doors International.
Grand Hanoi’s festival underway, huge areas of central Vietnam under water
Emily Nguyen
06:21 08/10/2010
The Dives dressed in purple and fine linen |
And the Lazareus cold and hungry calling for help |
To celebrate the 1000th anniversary of Hanoi, Vietnam has spent roughly 4.5 billion dollars or 10% of its national budget to finance the 10 day historic event. The multiday celebration include a series of traditional music performances, fashion shows, historical and art exhibits, military demonstrations and parades, along with fireworks displays in 28 sites, food festival and travel tours. For this grand event to take place planning has been underway for months ahead; and also the festival is delayed two months after its true and correct date of anniversary so it can be coincide with the Chinese Independence Day of Oct 1.
The mosaic artwork, a state-of-the- art ceramic wall picture 6km in length, depicting the Vietnamese decorated history and culture in various stages, is the latest pride of event organizers as it has been recognized by the Guinness Book of Record as the longest mosaic wall picture.
But only a few hundred miles south of Hanoi, in the central region of Vietnam where the risks of intense monsoon, torrential rains, floods have long become the fact of life every year there has no preparation ever been made by the government, people are struggling to survive the fury flood in decades which already claimed 55 lives and 22 missing cases.
Among the most affected provinces, Quang Binh had 35,000 homes totally submerged, leaving thousands of residents homeless with their crops and livestock washed away. Due to the fast rising water level and the slow response of local officials, large areas in the region have been devastated seriously and require large scale emergency assistance to arrive.
The Caritas of Vinh diocese has been moving swiftly in responding to the tremendous needs and sufferings of the people in the most devastated areas. Within 24 hours after the storm struck the area, on Oct.4, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen - former Bishop of Vinh - and Fr. Peter Nguyen Van Vinh surveyed the damage in Huong Khe bringing tons of instant noodles to local priests in order to distribute among the disaster victims who were being trapped to the roof tops of their house as their possessions and food supply had been washed away.
As the water subsiding, the threat of waterborne illness and shortage of food supply will be zeroing in, judging from countless past experiences, one can only wonder if the government will have anything left in their already stretching too thin budget for the flood victims. Or they will once again rely on the religious charities, the Vietnamese overseas people, and international communities to carry the burden of responsibility as they always did in the past?
A Hongkong, les chrétiens rejoignent les militants des droits de l’homme qui demandent la remise en liberté de Liu Xiaobo, prix Nobel de la paix 2010
Eglises d'Asie
09:38 08/10/2010
Le 8 octobre, à Oslo, en Norvège, le prix Nobel de la paix a été attribué au Chinois Liu Xiaobo. A Hongkong, la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse catholique de Hongkong a immédiatement joint sa voix à d’autres organisations qui demandent la remise en liberté de cet intellectuel pékinois condamné à onze ans de prison le 25 décembre 2009 pour avoir été l’un des principaux rédacteurs de la Charte 08 (1).. ..
... En Chine, dix secondes après l’annonce à Oslo de l’attribution du prix Nobel de la paix, les médias et Internet ont été soumis à une sévère censure, le nom de Liu Xiaobo disparaissant des écrans. Sur les réseaux sociaux, que la censure a plus de difficulté à contrôler hermétiquement, des internautes, sur Twitter notamment, ont affirmé qu’ils mangeraient du saumon le 8 octobre au soir pour remercier la Norvège, grande exportatrice de ce produit. Quant à lui, le ministère des Affaires étrangères a immédiatement exprimé son mécontentement, une dépêche de l’agence officielle Xinhua indiquant que Liu Xiaobo avait été condamné par les autorités pour avoir violé la loi chinoise. « Ce qu’il a fait est contraire au but du prix Nobel de la paix », a déclaré le porte-parole du ministère, ajoutant que cette nomination allait détériorer les relations entre la Chine et la Norvège.
Si en Chine continentale l’expression n’est pas libre, à Hongkong les libertés fondamentales sont respectées, et c’est donc devant le bureau de représentation du ministère chinois des Affaires étrangères que des militants des droits de l’homme se sont réunis pour manifester leur soutien à Liu Xiaobo. « Accorder le Nobel de la paix à Liu représente un encouragement à tous ceux qui se battent pour la démocratie en Chine populaire », a déclaré Patrick Poon, secrétaire exécutif du Groupe chinois des avocats des droits de l’homme, une organisation basée à Hongkong. L’avocat, qui est de religion catholique, a estimé que le surcroit de notoriété de Liu Xiaobo allait permettre à de plus nombreuses personnes en Chine de prendre connaissance de la Charte O8. Malgré la censure, le régime de Pékin n’est plus en mesure d’empêcher la circulation de ce type de textes, a-t-il souligné.
Lancée le 8 décembre 2008, veille du 60ème anniversaire de la Déclaration universelle des droits de l’homme, la Charte 08 a été élaborée sur le modèle de la Charte 77, qui avait marqué en son temps le début d’une opposition ouverte au communisme soviétique. Liu Xiaobo et ses 300 autres signataires originels y demandent l’élargissement des réformes économiques aux réformes politiques, la fin du monopole du Parti communiste chinois et l’ouverture au pluralisme, la liberté d’expression ainsi que la liberté de pratiquer la religion de son choix (1).
Agé de 54 ans, Liu Xiaobo purge actuellement une peine de onze de prison et c’est la troisième fois qu’il paye de sa liberté son engagement en faveur des droits fondamentaux. En 1989, jeune intellectuel de retour des Etats-Unis pour suivre les événements de Tiananmen, il était arrêté et détenu sans jugement durant vingt mois pour avoir défendu publiquement le mouvement démocratique des étudiants; il avait notamment tenté – et réussi – une médiation entre la troupe et les jeunes protestataires, permettant à un grand nombre d’entre eux d’échapper aux balles et aux chars. En 1996, il est condamné à trois ans de rééducation par le travail pour avoir contesté l’hégémonie du Parti unique: il avait signé une pétition avec le militant Wang Xizhe, appelant à une nouvelle alliance entre le Parti communiste et le Guomindang, le parti nationaliste réfugié à Taiwan après 1949. Dès sa libération en 1999, Liu Xiaobo recommence à dénoncer les violations des droits de l’homme dans son pays. Pour cela, il choisit une voie pacifique, soulignant les progrès réalisés par le pouvoir et l’appelant à aller plus loin dans l’infléchissement de sa politique. Pour lui, il est essentiel que la mutation de la Chine vers une plus grande démocratisation se fasse dans le respect des lois et le refus de la violence.
Lorsqu’en décembre 2008 paraît la Charte 08, dont Liu Xiaobo est l’un des rédacteurs et diffuseurs, la police a pris les devants: le 8 décembre, elle place Liu Xiaobo en résidence surveillée et son procès n’aura lieu qu’un an plus tard. Tenu le 23 décembre en l’absence de tout observateur indépendant, le procès est rapidement expédié et le dissident est condamné à onze années de prison pour « subversion du pouvoir de l’Etat ». La sentence est prononcée le 25 décembre 2009, jour de Noël, les autorités chinoises estimant sans doute que, ce jour-là, l’attention des médias du monde extérieur serait moindre.
En juin 2009, alors que la résidence surveillée de Liu Xiaobo avait été transformée en une détention effective, l’évêque catholique de Hongkong, Mgr John Tong Hon avait déclaré: « J’espère que le gouvernement à Pékin autorisera la liberté d’expression. Prendre en compte une pluralité d’opinions ne peut être que bénéfique pour le pays car c’est seulement comme cela que nous pourrons élargir notre horizon. »
(1) Le point 12 de la Charte 08 est ainsi rédigé: « Liberté religieuse. Nous devons garantir la liberté religieuse et de foi, et instaurer la séparation de la religion et de l'État. Il ne doit pas y avoir d'ingérence du gouvernement dans les activités religieuses pacifiques. Nous devrions abolir toute loi, décret ou règlement local qui limite ou interdit la liberté religieuse des citoyens. Nous devrions abolir le système actuel qui exige l'accord préalable de l'État pour tout groupe religieux ou tout lieu de culte, et le remplacer par un système où l'enregistrement devrait être optionnel, et, pour ceux qui choisissent de s'enregistrer, automatique. »
(Source: Eglises d'Asie, 8 octobre 2010)
... En Chine, dix secondes après l’annonce à Oslo de l’attribution du prix Nobel de la paix, les médias et Internet ont été soumis à une sévère censure, le nom de Liu Xiaobo disparaissant des écrans. Sur les réseaux sociaux, que la censure a plus de difficulté à contrôler hermétiquement, des internautes, sur Twitter notamment, ont affirmé qu’ils mangeraient du saumon le 8 octobre au soir pour remercier la Norvège, grande exportatrice de ce produit. Quant à lui, le ministère des Affaires étrangères a immédiatement exprimé son mécontentement, une dépêche de l’agence officielle Xinhua indiquant que Liu Xiaobo avait été condamné par les autorités pour avoir violé la loi chinoise. « Ce qu’il a fait est contraire au but du prix Nobel de la paix », a déclaré le porte-parole du ministère, ajoutant que cette nomination allait détériorer les relations entre la Chine et la Norvège.
Si en Chine continentale l’expression n’est pas libre, à Hongkong les libertés fondamentales sont respectées, et c’est donc devant le bureau de représentation du ministère chinois des Affaires étrangères que des militants des droits de l’homme se sont réunis pour manifester leur soutien à Liu Xiaobo. « Accorder le Nobel de la paix à Liu représente un encouragement à tous ceux qui se battent pour la démocratie en Chine populaire », a déclaré Patrick Poon, secrétaire exécutif du Groupe chinois des avocats des droits de l’homme, une organisation basée à Hongkong. L’avocat, qui est de religion catholique, a estimé que le surcroit de notoriété de Liu Xiaobo allait permettre à de plus nombreuses personnes en Chine de prendre connaissance de la Charte O8. Malgré la censure, le régime de Pékin n’est plus en mesure d’empêcher la circulation de ce type de textes, a-t-il souligné.
Lancée le 8 décembre 2008, veille du 60ème anniversaire de la Déclaration universelle des droits de l’homme, la Charte 08 a été élaborée sur le modèle de la Charte 77, qui avait marqué en son temps le début d’une opposition ouverte au communisme soviétique. Liu Xiaobo et ses 300 autres signataires originels y demandent l’élargissement des réformes économiques aux réformes politiques, la fin du monopole du Parti communiste chinois et l’ouverture au pluralisme, la liberté d’expression ainsi que la liberté de pratiquer la religion de son choix (1).
Agé de 54 ans, Liu Xiaobo purge actuellement une peine de onze de prison et c’est la troisième fois qu’il paye de sa liberté son engagement en faveur des droits fondamentaux. En 1989, jeune intellectuel de retour des Etats-Unis pour suivre les événements de Tiananmen, il était arrêté et détenu sans jugement durant vingt mois pour avoir défendu publiquement le mouvement démocratique des étudiants; il avait notamment tenté – et réussi – une médiation entre la troupe et les jeunes protestataires, permettant à un grand nombre d’entre eux d’échapper aux balles et aux chars. En 1996, il est condamné à trois ans de rééducation par le travail pour avoir contesté l’hégémonie du Parti unique: il avait signé une pétition avec le militant Wang Xizhe, appelant à une nouvelle alliance entre le Parti communiste et le Guomindang, le parti nationaliste réfugié à Taiwan après 1949. Dès sa libération en 1999, Liu Xiaobo recommence à dénoncer les violations des droits de l’homme dans son pays. Pour cela, il choisit une voie pacifique, soulignant les progrès réalisés par le pouvoir et l’appelant à aller plus loin dans l’infléchissement de sa politique. Pour lui, il est essentiel que la mutation de la Chine vers une plus grande démocratisation se fasse dans le respect des lois et le refus de la violence.
Lorsqu’en décembre 2008 paraît la Charte 08, dont Liu Xiaobo est l’un des rédacteurs et diffuseurs, la police a pris les devants: le 8 décembre, elle place Liu Xiaobo en résidence surveillée et son procès n’aura lieu qu’un an plus tard. Tenu le 23 décembre en l’absence de tout observateur indépendant, le procès est rapidement expédié et le dissident est condamné à onze années de prison pour « subversion du pouvoir de l’Etat ». La sentence est prononcée le 25 décembre 2009, jour de Noël, les autorités chinoises estimant sans doute que, ce jour-là, l’attention des médias du monde extérieur serait moindre.
En juin 2009, alors que la résidence surveillée de Liu Xiaobo avait été transformée en une détention effective, l’évêque catholique de Hongkong, Mgr John Tong Hon avait déclaré: « J’espère que le gouvernement à Pékin autorisera la liberté d’expression. Prendre en compte une pluralité d’opinions ne peut être que bénéfique pour le pays car c’est seulement comme cela que nous pourrons élargir notre horizon. »
(1) Le point 12 de la Charte 08 est ainsi rédigé: « Liberté religieuse. Nous devons garantir la liberté religieuse et de foi, et instaurer la séparation de la religion et de l'État. Il ne doit pas y avoir d'ingérence du gouvernement dans les activités religieuses pacifiques. Nous devrions abolir toute loi, décret ou règlement local qui limite ou interdit la liberté religieuse des citoyens. Nous devrions abolir le système actuel qui exige l'accord préalable de l'État pour tout groupe religieux ou tout lieu de culte, et le remplacer par un système où l'enregistrement devrait être optionnel, et, pour ceux qui choisissent de s'enregistrer, automatique. »
(Source: Eglises d'Asie, 8 octobre 2010)
Pope Benedict XVI: Pilgrim, Pastor, Prophet
Kathleen Naab/ Zenit
10:41 08/10/2010
Interview With Editor of Essay Collection on Pope's First 5 Years
WASHINGTON, D.C., OCT. 6, 2010 (Zenit.org).- When one opens "Benedict XVI: Essays and Reflections on His Papacy," two elements immediately jump out.
First, there's a wide variety of people who offered personal or scholarly reflections on this Pope: His own secretary of state provided the first introduction, but King Abdullah of Jordan and President Shimon Peres of Israel penned the following pages.
And the second eye-catcher? The pictures. Page after page of glossy prints reflect Benedict XVI in countless settings: smiling, scholarly, prayerful. Surrounded by his brother priests, or flanked by leaders of other creeds in their religious garb. Embraced by children and world leaders alike.
According to the editor of the work, this 224-page volume is a recording of some of the most extraordinary accomplishments of just five years -- spanning from 2005, when the Holy Father was elected, to this year.
ZENIT spoke with Sister Mary Ann Walsh, director of media relations at the United States Conference of Catholic Bishops, about the book and the Pope it portrays.
ZENIT: What is the aim of a book such as this?
Sister Walsh: The book records the extraordinary accomplishments of the first five years of Pope Benedict's reign. These early years have been full of inspired teachings on faith, hope, and love and on key events including war in the Middle East, environmental challenges, and the explosion of technology in the new millennium. There have been moments of triumph, such as his well received visit to the United States; moments of tension, such as his visit to Regensburg, in Bavaria, where he once taught; poignant moments such as his visit to the Nazi death camp at Auschwitz; and moments of pain, such as his meetings with persons who have suffered from sexual abuse by clergy.
ZENIT: How did you decide what to focus on in the pontificate?
Sister Walsh: We identified key themes of the papacy, and the photos, essays and reflections combine to illuminate issues and teachings under each theme.
One that has been prominent these past five years is the desire to achieve unity, which stands out in several ways. The Pope is reaching especially to Orthodox Christians so that the Eastern and Western “lungs” of Christianity can breathe together again. He has met with the archbishop of Canterbury and the patriarch of Constantinople, for example. He has invited the followers of the schismatic Archbishop Marcel Lefebvre to return to the Catholic Church and agreed to welcome groups of Anglicans seeking corporate reunion with Rome.
Another theme is the relevance of faith to contemporary issues, including war -- he thinks the answer to peace lies in religion, especially in the Middle East. He has addressed environmental issues -- he’s called the Green Pope. When he met with American young people at Dunwoodie Seminary in Yonkers, New York, he told them: “The earth itself groans under the weight of consumerist greed and irresponsible exploitation.” He recognizes the growth in technology -- YouTube was invented in 2005, the year he was elected. Four years later he was on it. In Church time, that’s nanoseconds. He is not afraid of technology.
He has shown his concern for the Middle East by personal trips to Israel, Jordan, the Palestinian Territories and Turkey. His visit to the Holy Land was eight days long. He sends a message of reaching out to others with his trips to Muslim nations and their shrines -- he prayed shoeless beside his Muslim hosts at the Dome of the Rock in Turkey -- he prayed at Jerusalem’s Western Wall -- and honored the memory of Jews at Vad Yashem, Israel’s Holocaust Memorial.
His three encyclicals are telling. The first, "God is Love," was a very human expression of what God’s love means. He said he was speaking of “the love which God lavishes upon us and which we in turn must share with others.” His second, "On Christian Hope," spoke to a troubled society. “No one and nothing can answer for centuries of suffering,” he said, but added that with Jesus “there is a resurrection of the flesh. There is justice. There is an 'undoing' of past suffering, a reparation that sets things right.” His third, "Charity in Truth," was a remarkable piece which showed the Church’s relevance to the environment, the economy and other 21st century problems.
ZENIT: The book presents the Pope in three facets: pilgrim, pastor and prophet. Explain the choice of these divisions and the reasoning behind them.
Sister Walsh: These three facets are the essence of the Holy Father's life and work. He is a pilgrim who brings the Good News of Christ to the world through his travels and through his speeches, letters and prayers. He often travels as a pilgrim in the literal sense, visiting sacred shrines and holy places. The section on Benedict as pilgrim covers his support of Africa, China, Europe and the American continental mission; ecumenism and interreligious dialogue; relations with Jews and Muslims; and papal travels such as the 2008 visit to the U.S.
He is a pastor to the world's 1 billion plus Catholics and to other people as well, teaching, guiding and bringing hope and comfort with a compassionate pastoral heart. His role as pastor includes his response to the sexual abuse crisis; encyclicals on hope and love; views on Catholic education and the role of the family; support of young people; liturgical reform and participation in the Eucharist; support of the priesthood, religious life, and vocations; and devotion to the Blessed Virgin and the saints.
He is a prophet whose voice illuminates Scripture and Church tradition and brings truth to bear on a range of current issues, including Catholic social teaching and the encyclical on social charity; views on faith and politics, human rights, justice, war and peace, bioethics, the environment, and immigration, and his use of social media.
ZENIT: Just browsing through the beautiful pictures in this book gives an immediate insight into the "humanity" of this Pope. Whether patting the head of a St. Bernard or blowing out the candle on his birthday cake, the Holy Father is seen to be just like any of us. Is the "humanity" of a Pope difficult to convey?
Sister Walsh: It can be difficult because the Pope is such a revered figure, and a world leader. In the case of Pope Benedict, before he became Pope, he spent the previous 25 years of his career as the guardian of the Church’s deposit of faith. He gained notoriety in that job for reigning in theologians who pushed the envelope too far. So his warm, pastoral side may have come as a surprise to many who thought of him as a brilliant scholar and theologian and "watchdog" of the Church.
After his election papal observers began to see another side: the compassionate father, "Il Papa," as the Italians call the Pope affectionately, and they were pleasantly surprised. They saw him as the pastor who could hold a woman’s hand amid the rubble of the earthquake-stricken town of L’Aquila in Italy.
People thought of Benedict as a teacher in the stratosphere. They discovered that, like the best teachers, he is down to earth. His writings are accessible. His visit to the United States turned into a love fest when warm crowds greeted him at assemblies and in the streets of Washington and New York. The Pope and the people responded to one another. He may be an introvert but people connect with him.
The extraordinary photos give you a glimpse of the man at work, at prayer and at leisure. You see him pastorally interacting with children -- very tender pictures; you see him pensively and intently at prayer, both in his private chapel and alone in a garden. You see him at play -- one I like shows him with St. Bernard dogs. This is a man who appreciates animals. Others show him tenderly touching or holding a child -- he’s grandpa here. The book shows he’s quite human, from his laughter while interacting with young children to his broken wrist on vacation.
ZENIT: As editor, do you have a favorite reflection and/or a favorite photo?
Sister Walsh: Some of the brief anecdotes make me laugh. I like one about his being stopped when he was a cardinal by tourists who wanted him to take their picture in St. Peter’s Square. Do they know their photographer became Pope? I enjoyed the essay by Mar Muñoz Visoso of our staff about the Pope as a pianist and how he relaxes with Mozart. I love the photo of the pope with the China Philharmonic Orchestra and Shanghai Opera House Chorus. The idea of a Chinese symphony playing for the Pope at the Vatican is amazing, given the late 20th century history of the Church in China.
(Benedict XVI: Essays and Reflections on His Papacy: www.amazon.com/Benedict-XVI-Essays-Reflections-Papacy/dp/1580512348/ref=sr_1_1?ie=UTF8&s=books&qid=1286288353&sr=8-1)
WASHINGTON, D.C., OCT. 6, 2010 (Zenit.org).- When one opens "Benedict XVI: Essays and Reflections on His Papacy," two elements immediately jump out.
First, there's a wide variety of people who offered personal or scholarly reflections on this Pope: His own secretary of state provided the first introduction, but King Abdullah of Jordan and President Shimon Peres of Israel penned the following pages.
And the second eye-catcher? The pictures. Page after page of glossy prints reflect Benedict XVI in countless settings: smiling, scholarly, prayerful. Surrounded by his brother priests, or flanked by leaders of other creeds in their religious garb. Embraced by children and world leaders alike.
According to the editor of the work, this 224-page volume is a recording of some of the most extraordinary accomplishments of just five years -- spanning from 2005, when the Holy Father was elected, to this year.
ZENIT spoke with Sister Mary Ann Walsh, director of media relations at the United States Conference of Catholic Bishops, about the book and the Pope it portrays.
ZENIT: What is the aim of a book such as this?
Sister Walsh: The book records the extraordinary accomplishments of the first five years of Pope Benedict's reign. These early years have been full of inspired teachings on faith, hope, and love and on key events including war in the Middle East, environmental challenges, and the explosion of technology in the new millennium. There have been moments of triumph, such as his well received visit to the United States; moments of tension, such as his visit to Regensburg, in Bavaria, where he once taught; poignant moments such as his visit to the Nazi death camp at Auschwitz; and moments of pain, such as his meetings with persons who have suffered from sexual abuse by clergy.
ZENIT: How did you decide what to focus on in the pontificate?
Sister Walsh: We identified key themes of the papacy, and the photos, essays and reflections combine to illuminate issues and teachings under each theme.
One that has been prominent these past five years is the desire to achieve unity, which stands out in several ways. The Pope is reaching especially to Orthodox Christians so that the Eastern and Western “lungs” of Christianity can breathe together again. He has met with the archbishop of Canterbury and the patriarch of Constantinople, for example. He has invited the followers of the schismatic Archbishop Marcel Lefebvre to return to the Catholic Church and agreed to welcome groups of Anglicans seeking corporate reunion with Rome.
Another theme is the relevance of faith to contemporary issues, including war -- he thinks the answer to peace lies in religion, especially in the Middle East. He has addressed environmental issues -- he’s called the Green Pope. When he met with American young people at Dunwoodie Seminary in Yonkers, New York, he told them: “The earth itself groans under the weight of consumerist greed and irresponsible exploitation.” He recognizes the growth in technology -- YouTube was invented in 2005, the year he was elected. Four years later he was on it. In Church time, that’s nanoseconds. He is not afraid of technology.
He has shown his concern for the Middle East by personal trips to Israel, Jordan, the Palestinian Territories and Turkey. His visit to the Holy Land was eight days long. He sends a message of reaching out to others with his trips to Muslim nations and their shrines -- he prayed shoeless beside his Muslim hosts at the Dome of the Rock in Turkey -- he prayed at Jerusalem’s Western Wall -- and honored the memory of Jews at Vad Yashem, Israel’s Holocaust Memorial.
His three encyclicals are telling. The first, "God is Love," was a very human expression of what God’s love means. He said he was speaking of “the love which God lavishes upon us and which we in turn must share with others.” His second, "On Christian Hope," spoke to a troubled society. “No one and nothing can answer for centuries of suffering,” he said, but added that with Jesus “there is a resurrection of the flesh. There is justice. There is an 'undoing' of past suffering, a reparation that sets things right.” His third, "Charity in Truth," was a remarkable piece which showed the Church’s relevance to the environment, the economy and other 21st century problems.
ZENIT: The book presents the Pope in three facets: pilgrim, pastor and prophet. Explain the choice of these divisions and the reasoning behind them.
Sister Walsh: These three facets are the essence of the Holy Father's life and work. He is a pilgrim who brings the Good News of Christ to the world through his travels and through his speeches, letters and prayers. He often travels as a pilgrim in the literal sense, visiting sacred shrines and holy places. The section on Benedict as pilgrim covers his support of Africa, China, Europe and the American continental mission; ecumenism and interreligious dialogue; relations with Jews and Muslims; and papal travels such as the 2008 visit to the U.S.
He is a pastor to the world's 1 billion plus Catholics and to other people as well, teaching, guiding and bringing hope and comfort with a compassionate pastoral heart. His role as pastor includes his response to the sexual abuse crisis; encyclicals on hope and love; views on Catholic education and the role of the family; support of young people; liturgical reform and participation in the Eucharist; support of the priesthood, religious life, and vocations; and devotion to the Blessed Virgin and the saints.
He is a prophet whose voice illuminates Scripture and Church tradition and brings truth to bear on a range of current issues, including Catholic social teaching and the encyclical on social charity; views on faith and politics, human rights, justice, war and peace, bioethics, the environment, and immigration, and his use of social media.
ZENIT: Just browsing through the beautiful pictures in this book gives an immediate insight into the "humanity" of this Pope. Whether patting the head of a St. Bernard or blowing out the candle on his birthday cake, the Holy Father is seen to be just like any of us. Is the "humanity" of a Pope difficult to convey?
Sister Walsh: It can be difficult because the Pope is such a revered figure, and a world leader. In the case of Pope Benedict, before he became Pope, he spent the previous 25 years of his career as the guardian of the Church’s deposit of faith. He gained notoriety in that job for reigning in theologians who pushed the envelope too far. So his warm, pastoral side may have come as a surprise to many who thought of him as a brilliant scholar and theologian and "watchdog" of the Church.
After his election papal observers began to see another side: the compassionate father, "Il Papa," as the Italians call the Pope affectionately, and they were pleasantly surprised. They saw him as the pastor who could hold a woman’s hand amid the rubble of the earthquake-stricken town of L’Aquila in Italy.
People thought of Benedict as a teacher in the stratosphere. They discovered that, like the best teachers, he is down to earth. His writings are accessible. His visit to the United States turned into a love fest when warm crowds greeted him at assemblies and in the streets of Washington and New York. The Pope and the people responded to one another. He may be an introvert but people connect with him.
The extraordinary photos give you a glimpse of the man at work, at prayer and at leisure. You see him pastorally interacting with children -- very tender pictures; you see him pensively and intently at prayer, both in his private chapel and alone in a garden. You see him at play -- one I like shows him with St. Bernard dogs. This is a man who appreciates animals. Others show him tenderly touching or holding a child -- he’s grandpa here. The book shows he’s quite human, from his laughter while interacting with young children to his broken wrist on vacation.
ZENIT: As editor, do you have a favorite reflection and/or a favorite photo?
Sister Walsh: Some of the brief anecdotes make me laugh. I like one about his being stopped when he was a cardinal by tourists who wanted him to take their picture in St. Peter’s Square. Do they know their photographer became Pope? I enjoyed the essay by Mar Muñoz Visoso of our staff about the Pope as a pianist and how he relaxes with Mozart. I love the photo of the pope with the China Philharmonic Orchestra and Shanghai Opera House Chorus. The idea of a Chinese symphony playing for the Pope at the Vatican is amazing, given the late 20th century history of the Church in China.
(Benedict XVI: Essays and Reflections on His Papacy: www.amazon.com/Benedict-XVI-Essays-Reflections-Papacy/dp/1580512348/ref=sr_1_1?ie=UTF8&s=books&qid=1286288353&sr=8-1)
Nobel Prize to Liu Xiaobo, a gift for China and the West
Asia-News
18:27 08/10/2010
by Bernardo Cervellera
The prize is a comfort to all signatories of Charter 08. Respect for human rights and religious freedom are the only way to save China from pending disaster signs of which are already visible today. A warning for Beijing, but also for the West, which only sees the Chinese giant as a means to solve economic problems.
Rome (AsiaNews) - The community of democratic activists and dissidents is overcome with joy at today’s awarding of the Nobel Peace Prize to the writer Liu Xiaobo. And although police have blacked out television coverage and gagged Liu’s wife, Xia Liu, the awarding of the Nobel prize for peace to this writer, is of great comfort to all those who had the courage to fight and sign together with him the Charter 08 document, that led to his sentence to 11 years in prison for "inciting subversion of state power."
Zhang Zuhua, among the signatories of Charter 08 has declared that: "The award honors the more than 10 thousand Chinese citizens who courageously signed in support of the ideas expressed in the Charter 08 and of all prisoners of conscience”.
For his part, the chairman of the Committee that awards the Nobel Prize, Thorbjoern Jagland said that Liu “is the most prominent symbol of the broad struggle for human rights in China”.
The courage of the Nobel Committee in indicating Liu Xiaobo as the winner of the prestigious prize is, however, surprising. Particularly given that it comes at a time when the international community seems to be prostrating itself before China; super-rich, super-powerful, the largest market in the world, etc.. ..
The point is that Liu Xiaobo's and Charter 08's vision of their country is prophetic: without human rights, China may be able to "modernize" itself from the economic point of view, but this modernization will become "madness", the harbinger of a disaster, the traces of which are already visible in China today. Charter 08 cites some examples of this; "government corruption, the lack of rule of law, human rights undermined, the corruption of public ethics, crass capitalism, the growing inequality between rich and poor, unbridled exploitation of the natural environment, both human and historical; the escalation of a long list of social conflicts, and. .. a clear animosity between officials and ordinary people". By curbing human rights and democracy, the Communist Party of China becomes fully responsible for the human disaster towards which China is heading.
In this sense, Liu’s proposals (and the Nobel Prize), although poison to Beijing – which as we speak is vomiting criticism and accusations left right and centre - are the best possible and most urgent of medicines for China. It should also be said that there are also members of the Communist Party among the signatories of Charter 08 and that the political reforms put forward by the document address pressing needs that have dogged the nation for at least 40 years, since Deng proposed the "four modernizations" (army, agriculture, industry, technology), but failed to propose the "fifth modernization”, democracy.
Another important element in giving the Nobel Prize to Liu lies in the fact that Charter 08 sees religious freedom as being at the heart of all true reform. It is increasingly clear that one can not defend man (Chinese or of any other culture) without considering him an absolute value and thus in a religious view that sees man as belonging to God and not the state. For this very reason - and perhaps for the first time in the history of Chinese dissidents - a document on human rights calls for religious freedom, the elimination of differences in "legal" and "illegal", official and underground, religious activities. This step - a religious foundation of human rights - is the result of the suffering and imprisonment of several dissidents, among them Liu, who came in contact with the best of Western civilization.
The Nobel Prize and the religious emphasis of Charter 08 and Liu Xiaobo proposals are also a warning to the West. Europe and the United States must choose whether to continue to use China like a donkey to pull us out of economic crisis, without considering the rights of workers and the environment, taking advantage of cheap labor and nothing more, or whether to enhance not only commercial and economic relations, but also human and religious rights, essential to the development of all peoples.
Liu's warning and that of Charter 08 is that if this step towards respect for man and his religious dimension is not taken, China (and its economic super-development) is doomed to failure. And with it the West would fail too.
The prize is a comfort to all signatories of Charter 08. Respect for human rights and religious freedom are the only way to save China from pending disaster signs of which are already visible today. A warning for Beijing, but also for the West, which only sees the Chinese giant as a means to solve economic problems.
Rome (AsiaNews) - The community of democratic activists and dissidents is overcome with joy at today’s awarding of the Nobel Peace Prize to the writer Liu Xiaobo. And although police have blacked out television coverage and gagged Liu’s wife, Xia Liu, the awarding of the Nobel prize for peace to this writer, is of great comfort to all those who had the courage to fight and sign together with him the Charter 08 document, that led to his sentence to 11 years in prison for "inciting subversion of state power."
Zhang Zuhua, among the signatories of Charter 08 has declared that: "The award honors the more than 10 thousand Chinese citizens who courageously signed in support of the ideas expressed in the Charter 08 and of all prisoners of conscience”.
For his part, the chairman of the Committee that awards the Nobel Prize, Thorbjoern Jagland said that Liu “is the most prominent symbol of the broad struggle for human rights in China”.
The courage of the Nobel Committee in indicating Liu Xiaobo as the winner of the prestigious prize is, however, surprising. Particularly given that it comes at a time when the international community seems to be prostrating itself before China; super-rich, super-powerful, the largest market in the world, etc.. ..
The point is that Liu Xiaobo's and Charter 08's vision of their country is prophetic: without human rights, China may be able to "modernize" itself from the economic point of view, but this modernization will become "madness", the harbinger of a disaster, the traces of which are already visible in China today. Charter 08 cites some examples of this; "government corruption, the lack of rule of law, human rights undermined, the corruption of public ethics, crass capitalism, the growing inequality between rich and poor, unbridled exploitation of the natural environment, both human and historical; the escalation of a long list of social conflicts, and. .. a clear animosity between officials and ordinary people". By curbing human rights and democracy, the Communist Party of China becomes fully responsible for the human disaster towards which China is heading.
In this sense, Liu’s proposals (and the Nobel Prize), although poison to Beijing – which as we speak is vomiting criticism and accusations left right and centre - are the best possible and most urgent of medicines for China. It should also be said that there are also members of the Communist Party among the signatories of Charter 08 and that the political reforms put forward by the document address pressing needs that have dogged the nation for at least 40 years, since Deng proposed the "four modernizations" (army, agriculture, industry, technology), but failed to propose the "fifth modernization”, democracy.
Another important element in giving the Nobel Prize to Liu lies in the fact that Charter 08 sees religious freedom as being at the heart of all true reform. It is increasingly clear that one can not defend man (Chinese or of any other culture) without considering him an absolute value and thus in a religious view that sees man as belonging to God and not the state. For this very reason - and perhaps for the first time in the history of Chinese dissidents - a document on human rights calls for religious freedom, the elimination of differences in "legal" and "illegal", official and underground, religious activities. This step - a religious foundation of human rights - is the result of the suffering and imprisonment of several dissidents, among them Liu, who came in contact with the best of Western civilization.
The Nobel Prize and the religious emphasis of Charter 08 and Liu Xiaobo proposals are also a warning to the West. Europe and the United States must choose whether to continue to use China like a donkey to pull us out of economic crisis, without considering the rights of workers and the environment, taking advantage of cheap labor and nothing more, or whether to enhance not only commercial and economic relations, but also human and religious rights, essential to the development of all peoples.
Liu's warning and that of Charter 08 is that if this step towards respect for man and his religious dimension is not taken, China (and its economic super-development) is doomed to failure. And with it the West would fail too.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Mừng Kính Thánh Mary MacKillop tại Cabramatta Sydney
Diệp Hải Dung
08:45 08/10/2010
SYDNEY - Tối thứ Sáu 08/10/2010 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng và Giáo xứ Cabramatta đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta tham dự Lễ mừng kính Thánh nữ Mary MacKillop vị Thánh đầu tiên của Úc Châu sẽ được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 Phong Thánh vào ngày 17/10/2010.
Xem hiành ảnh
Tượng Thánh nữ đặt trong hội trường, mọi người đến kính viếng thắp nến dâng kính Ngài và nghe đọc sơ lược về tiểu sử của Ngài. Sau đó Đức Giám Mục Michael MacKenna, Giám Mục Giáo Phận Bathurst đến làm phép tượng Thánh nữ Mary MacKillop và kiệu chung nghinh vào trong nhà thờ, Đức Giám Mục cùng với quý Cha hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Đức Giám Mục nói về Thánh nữ Mary MacKillop là một vị Thánh nhân lành, dù bị bức hiếp hay gặp những bất trắc khó khăn, Thánh nữ MacKillop vẫn luôn vui vẻ tha nhứ mọi tất cả và Đức Giám Mục nói đây là một niềm hãnh diện cho đất nước và dân tộc Úc Đại Lợi có một vị Thánh đầu tiên và Ngài cũng khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam cũng đã hiệp thông với Giáo Hội Úc mừng kính vị Thánh nữ đầu tiên của Úc Châu.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Dương Thanh Liêm Phó xứ Cabramatta ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Michael MacKenna và quý Cha đã đến Giáo xứ Cabramatta dâng Thánh lễ mừng kính Thánh MacKillop, Cha cũng cám ơn Ca đoàn Hồng Ân đã giúp cho Cộng Đồng và Giáo xứ được thêm long trọng và trang nghiêm trong những Thánh lễ đồng thờ chúc mừng Ca Đoàn mừng sinh nhật 1 năm. Sau đó Thánh lễ kết thúc.
Xem hiành ảnh
Tượng Thánh nữ đặt trong hội trường, mọi người đến kính viếng thắp nến dâng kính Ngài và nghe đọc sơ lược về tiểu sử của Ngài. Sau đó Đức Giám Mục Michael MacKenna, Giám Mục Giáo Phận Bathurst đến làm phép tượng Thánh nữ Mary MacKillop và kiệu chung nghinh vào trong nhà thờ, Đức Giám Mục cùng với quý Cha hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Đức Giám Mục nói về Thánh nữ Mary MacKillop là một vị Thánh nhân lành, dù bị bức hiếp hay gặp những bất trắc khó khăn, Thánh nữ MacKillop vẫn luôn vui vẻ tha nhứ mọi tất cả và Đức Giám Mục nói đây là một niềm hãnh diện cho đất nước và dân tộc Úc Đại Lợi có một vị Thánh đầu tiên và Ngài cũng khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam cũng đã hiệp thông với Giáo Hội Úc mừng kính vị Thánh nữ đầu tiên của Úc Châu.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Dương Thanh Liêm Phó xứ Cabramatta ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Michael MacKenna và quý Cha đã đến Giáo xứ Cabramatta dâng Thánh lễ mừng kính Thánh MacKillop, Cha cũng cám ơn Ca đoàn Hồng Ân đã giúp cho Cộng Đồng và Giáo xứ được thêm long trọng và trang nghiêm trong những Thánh lễ đồng thờ chúc mừng Ca Đoàn mừng sinh nhật 1 năm. Sau đó Thánh lễ kết thúc.
Hội Mân Côi giáo xứ Từ Châu hà Nội mừng lễ quan thầy
Gioan Đình Sơn
09:59 08/10/2010
HÀ NỘI - Hôm nay, ngày 7 tháng 10 năm 2010, trong niềm vui chung của Hội Thánh mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi, 119 chị trong hội mân côi giáo xứ Từ Châu- Giáo phận Hà Nội đã long trọng mừng lễ bổn mạng.
Xem hình ảnh
Nói đến giáo xứ Từ Châu, là một địa danh có một bề dày lịch sử về quá trình đón nhận Tin Mừng, từ những năm 1765. Lúc đầu nơi này là một họ lẻ thuộc giáo xứ Sơn Miêng. Đến Năm 1817 tách ra và thành một giáo xứ với tên gọi là Kẻ Trừ. Sau 67 năm, từ tên giáo xứ Kẻ Trừ được đổi thành giáo xứ Từ Châu như hiện nay.
Kiến trúc nhà thờ giáo xứ Từ Châu theo kiểu Đông Tây kết hợp, có chiều dài 30m, chiều rộng 12,5m, chiều cao 30m, đỉnh tháp không nhọn như kiểu Tây Phương nhưng có 4 góc nhọn tượng trưng 4 hướng Đông- Tây- Nam- Bắc. Đặc biệt, giáo xứ Từ Châu là nơi chôn cất và lưu giữ Thủ Cấp của Cha Cố Thánh Ven từ ngày 3 Tháng 7 năm 1861 đến nay vẫn còn lưu giữ.
Hội Mân Côi của giáo xứ Từ Châu rất vinh dự vì những giá trị về Đức Tin và lịch sử giáo phận nên mọi thành viên trong hội đã tụ họp đầy đủ trong ngày lễ bổn mạng của mình, mặc dù nhiều chị công tác ở những nơi xa.
Vào hồi 8 giờ 40 phút, các chị dọn mình xưng tội và có một giờ tĩnh tâm. Trong giờ tĩnh tâm, thầy xứ Gioan đã chia sẻ với các chị ý nghĩ của Kinh Mân Côi và hành trình Đức Tin của Đức Maria, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội và cũng là Đấng quan thầy hội.
10 giờ đoàn rước từ nhà xứ tiến ra trong bầu khí vui tươi của ngày lễ bổn mang của hội. Cha Chính xứ Ant Trần Công ý chủ sự Thánh lễ. Với ít phút sẻ chia Lời Chúa, cha xứ Ant nhấn mạnh đến vai trò và sức mạnh của Kinh Mân Côi. Qua đó, ngài khuyên mọi người hãy năng lần chuỗi mân côi, đặc biệt là chị em trong hội mân côi…
Cuối Thánh lễ, cha xứ dâng hương tại bàn thờ kính Thủ Cấp cha cố Thánh Ven để xin cha thánh bầu cử cho giáo xứ cũng như hội mân côi trong ngày lễ bổn mạng.
Ngày lễ quan thầy của hội mân côi giáo xứ Từ Châu được kết thúc bằng bữa tiệc trong tinh thần gia đình hội và quý khách.
Xem hình ảnh
Nói đến giáo xứ Từ Châu, là một địa danh có một bề dày lịch sử về quá trình đón nhận Tin Mừng, từ những năm 1765. Lúc đầu nơi này là một họ lẻ thuộc giáo xứ Sơn Miêng. Đến Năm 1817 tách ra và thành một giáo xứ với tên gọi là Kẻ Trừ. Sau 67 năm, từ tên giáo xứ Kẻ Trừ được đổi thành giáo xứ Từ Châu như hiện nay.
Kiến trúc nhà thờ giáo xứ Từ Châu theo kiểu Đông Tây kết hợp, có chiều dài 30m, chiều rộng 12,5m, chiều cao 30m, đỉnh tháp không nhọn như kiểu Tây Phương nhưng có 4 góc nhọn tượng trưng 4 hướng Đông- Tây- Nam- Bắc. Đặc biệt, giáo xứ Từ Châu là nơi chôn cất và lưu giữ Thủ Cấp của Cha Cố Thánh Ven từ ngày 3 Tháng 7 năm 1861 đến nay vẫn còn lưu giữ.
Hội Mân Côi của giáo xứ Từ Châu rất vinh dự vì những giá trị về Đức Tin và lịch sử giáo phận nên mọi thành viên trong hội đã tụ họp đầy đủ trong ngày lễ bổn mạng của mình, mặc dù nhiều chị công tác ở những nơi xa.
Vào hồi 8 giờ 40 phút, các chị dọn mình xưng tội và có một giờ tĩnh tâm. Trong giờ tĩnh tâm, thầy xứ Gioan đã chia sẻ với các chị ý nghĩ của Kinh Mân Côi và hành trình Đức Tin của Đức Maria, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội và cũng là Đấng quan thầy hội.
10 giờ đoàn rước từ nhà xứ tiến ra trong bầu khí vui tươi của ngày lễ bổn mang của hội. Cha Chính xứ Ant Trần Công ý chủ sự Thánh lễ. Với ít phút sẻ chia Lời Chúa, cha xứ Ant nhấn mạnh đến vai trò và sức mạnh của Kinh Mân Côi. Qua đó, ngài khuyên mọi người hãy năng lần chuỗi mân côi, đặc biệt là chị em trong hội mân côi…
Cuối Thánh lễ, cha xứ dâng hương tại bàn thờ kính Thủ Cấp cha cố Thánh Ven để xin cha thánh bầu cử cho giáo xứ cũng như hội mân côi trong ngày lễ bổn mạng.
Ngày lễ quan thầy của hội mân côi giáo xứ Từ Châu được kết thúc bằng bữa tiệc trong tinh thần gia đình hội và quý khách.
Thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cộng đồng Dân Chúa
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
05:30 08/10/2010
Khu Mân Côi thuộc giáo xứ Chính tòa Phủ Cam mừng lễ quan thầy
Trương Trí
08:41 08/10/2010
HUẾ - Giáo xứ chính tòa Phủ Cam có 12 khu vực, trong đó có khu vực nhận tước hiệu Mân Côi là bổn mạng. Là một khu vực tuy chỉ có 252 người, nhưng là một khu vực có nền tảng đạo đức từ bao đời nay, Đức Cố Hồng Y Phanxi cô xaviê đã sinh ra và lớn lên tại khu vực này. Hàng năm, mỗi khi đến tháng Đức Mẹ, toàn khu vực đều tập trung đọc kinh tại ngôi nhà mà Ngài từng sinh sống.
Xem hình ảnh
Khu vực Mân Côi còn là nơi có hai cộng đoàn Con Đức Mẹ đi viếng và Con Đức Mẹ vô nhiễm tọa lạc, đồng thời có hai nhà chủng sinh ngoại trú. Mặc dù không thuộc nhân số của khu vực, nhưng mọi sinh hoạt đều có sự tham gia nhiệt tình của những cộng đoàn này.
Tháng Mân Côi, tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, mỗi tối đều có buổi đọc kinh và lần hạt Mân Côi quanh bàn kiệu Đức Mẹ do từng khu vực hoặc các hội đoàn luân phiên phụ trách.
Tối 7.10, lễ Đức Mẹ Mân Côi, bổn mạng khu vực. Toàn thể khu vực đều có mặt đông đủ và sốt sắng trước bàn kiệu Đức Mẹ, cùng với cha quản xứ, hai cha phó xứ và HĐGX. Ông khu vực trưởng xướng kinh trang trọng, cùng với những bài hát ngợi khen tôn vinh Mẹ. Bàn kiệu được rước từ cuối nhà thờ tiến lên cung Thánh khi kết thúc buổi đọc kinh.
Mở đầu thánh lễ mừng bổn mạng, tất cả mọi người trong khu vực vinh dự đứng trong hàng rước linh mục phó xứ Giuse Lê Văn Hồng chủ tế thánh lễ, ba hồi chiêng trống vang lên thật trang nghiêm.
Chia sẽ lời Chúa, cha chủ tế nhấn mạnh đến kinh Mân Côi thật giản dị, thích hợp với mọi người từ giới trẻ đến ông già bà lão. Có thể đọc bất cứ hoàn cảnh nào: lúc đi đường, trên giường bệnh…Chỉ cần một vòng chuổi nhỏ hoặc 10 ngón tay là có thể lần hạt Mân Côi. Cho nên tràng chuỗi Mân Côi luôn là người bạn gần gũi với mọi người. Cha chủ tế dẫn lời Thầy Alanô dòng Đaminh rằng: “Khi tôi đọc kinh Kính Mừng, các Thánh nam nữ trên trời reo mừng, các quỷ dử hỏa ngục kinh khiếp.”
Sau thánh lễ, trước khi ban phép lành, cha chủ tế đã chúc mừng tất cả mọi người trong khu vực Mân Côi với bao ơn lành của Mẹ Maria.
Xem hình ảnh
Khu vực Mân Côi còn là nơi có hai cộng đoàn Con Đức Mẹ đi viếng và Con Đức Mẹ vô nhiễm tọa lạc, đồng thời có hai nhà chủng sinh ngoại trú. Mặc dù không thuộc nhân số của khu vực, nhưng mọi sinh hoạt đều có sự tham gia nhiệt tình của những cộng đoàn này.
Tháng Mân Côi, tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, mỗi tối đều có buổi đọc kinh và lần hạt Mân Côi quanh bàn kiệu Đức Mẹ do từng khu vực hoặc các hội đoàn luân phiên phụ trách.
Tối 7.10, lễ Đức Mẹ Mân Côi, bổn mạng khu vực. Toàn thể khu vực đều có mặt đông đủ và sốt sắng trước bàn kiệu Đức Mẹ, cùng với cha quản xứ, hai cha phó xứ và HĐGX. Ông khu vực trưởng xướng kinh trang trọng, cùng với những bài hát ngợi khen tôn vinh Mẹ. Bàn kiệu được rước từ cuối nhà thờ tiến lên cung Thánh khi kết thúc buổi đọc kinh.
Mở đầu thánh lễ mừng bổn mạng, tất cả mọi người trong khu vực vinh dự đứng trong hàng rước linh mục phó xứ Giuse Lê Văn Hồng chủ tế thánh lễ, ba hồi chiêng trống vang lên thật trang nghiêm.
Chia sẽ lời Chúa, cha chủ tế nhấn mạnh đến kinh Mân Côi thật giản dị, thích hợp với mọi người từ giới trẻ đến ông già bà lão. Có thể đọc bất cứ hoàn cảnh nào: lúc đi đường, trên giường bệnh…Chỉ cần một vòng chuổi nhỏ hoặc 10 ngón tay là có thể lần hạt Mân Côi. Cho nên tràng chuỗi Mân Côi luôn là người bạn gần gũi với mọi người. Cha chủ tế dẫn lời Thầy Alanô dòng Đaminh rằng: “Khi tôi đọc kinh Kính Mừng, các Thánh nam nữ trên trời reo mừng, các quỷ dử hỏa ngục kinh khiếp.”
Sau thánh lễ, trước khi ban phép lành, cha chủ tế đã chúc mừng tất cả mọi người trong khu vực Mân Côi với bao ơn lành của Mẹ Maria.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Niềm hy vọng vào Đại hội ngàn dân
Gioan Lê Quang Vinh
09:53 08/10/2010
Đó là một buổi chiều trước năm 1975 ở một giáo xứ nghèo miền Trung. Tất cả đang tĩnh lặng, chợt nghe có tiếng loa bất thường thì lập tức tất cả đàn ông thanh niên trong xứ đều biến mất, dĩ nhiên cả ông tôi, ba tôi và cậu tôi cũng biến đi nữa. Trong nhà, bà ngoại, mẹ và mợ tôi cùng với lũ trẻ chúng tôi ngồi trên sàn nhà, sát tường mà chờ đợi, hốt hoảng không biết điều gì sẽ xảy ra.
Nhiều năm đã qua đi, tôi chỉ còn nhớ là một lúc lâu sau khi các ông trốn đi hết thì những người cầm súng chạy rầm rập vào nhà chúng tôi, chỉa súng vào từng người và hỏi “Mấy ông đâu? Mấy đứa kia đâu? Tên X. đâu?”. Lần đầu tiên tôi, những đứa bé con như chúng tôi, bị chỉa súng vào người và lần đầu tiên nghe tiếng lên đạn gấp gáp. Lần đầu tiên tôi tận mắt thấy những con người mà người lớn thường nhắc đến với sự kinh khiếp. Nhưng rồi tạ ơn Chúa, họ cũng bỏ đi và chúng tôi được tiếp tục sống.
Trong lúc bi đát nhất của cuộc đời với những nỗi lo sợ hãi hùng, người ta cảm được rõ nét thế nào là việc đợi chờ ơn giải thoát, và ai cũng đã từng có kinh nghiệm lo lắng và đợi chờ trong cuộc đời mình. Và như thế ai cũng cảm được phần nào kinh nghiệm đợi chờ ngày Thiên Chúa giải thoát của dân Israel khi sống những cuộc lưu đày bi thương trong dòng lịch sử cứu độ.
Sau những nỗi lo lắng nhiều mặt hồi đó, cả giáo xứ chúng tôi được Cha xứ và sau này là Cha Bố bảo trợ của tôi, đưa về gần thành phố Đà nẵng để lập xứ mới. Sau này ngài nổi tiếng là nhà thơ của Tin Mừng với tập thơ Sứ Điệp Tình Thương. Có lẽ những năm tháng bôn ba cùng dân Chúa đã làm cho Cha Bố tôi cảm nhận sâu xa hơn về Tin Mừng, để tác phẩm của ngài nổi bật đến nỗi linh mục Trăng Thập Tự “đã đề nghị một số vị phụ trách đào tạo ở Đại Chủng Viện dùng làm tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho chủng sinh”, và bác sĩ nhà thơ Đoàn xuân Dũng nhận định: “Với Nguyễn Xuân Văn, lục bát một lần nữa lại trở thành niềm tự hào của dân tộc.”
Phải chăng những ưu tư lo lắng của một mục tử nhân hiền trong lúc dân Chúa lao đao, đã làm cho tâm hồn thi nhân trong ngài thăng hoa và đem hồn thơ chiếu giãi niềm hy vọng lớn lao cho nhiều người.
Thật ra, niềm hy vọng vào Thiên Chúa giải thoát là cốt lõi của đời sống Dân Chúa từ thời Cựu Ước. Đó là một trong ba nhân đức đối thần, mà trong Thông Điệp Spe Salvi, Đức Thánh Cha Benedicto xem nhân đức ấy đồng nhất với đức tin.
Từ những cảm nghiệm riêng trong cuộc đời mình và nhìn thấy tâm hồn người thân yêu của mình như thế, tôi xác tín rằng Thiên Chúa thật là một Thiên Chúa giải cứu quyền năng. Tất cả những tối tăm và bi đát nhất trong cái nhìn của con người về thân phận mình và cả về Hội Thánh nữa, cũng chứa niềm hy vọng vững bền mà khi ta nhìn thấy thì tâm hồn ta tức khắc bình yên.
Giáo Hội Việt nam đang đi qua cơn bão của thời cuộc. Chính các vị chủ chăn cũng thừa nhận sự phân hoá trong tổ chức vốn là duy nhất và hiệp nhất. Điều đáng buồn không chỉ nằm ở chỗ phân hoá ấy, mà còn nằm sâu ở chỗ dường như sự phân hoá lại bắt nguồn từ nơi lẽ ra phải gây dựng sự thông hiệp. Dù gì chăng nữa, thì niềm hy vọng đã bừng lên. Cũng như những đe doạ và bất an ngày ấy đã giúp cho tâm hồn Cha Bố tôi bay lên để đưa dân Chúa đi lên, thì ngày hôm nay tôi có lý do để tin là những gian khó hiện tại sẽ làm đòn bẫy đưa Hội Thánh bay lên cao.
Ngày xưa khi “sơn hà nguy biến”, Hội nghị Diên Hồng được triệu tập để nhà vua hỏi ý kiến các vị bô lão, các thân hào nhân sĩ về thái độ đối với thời cuộc. Và kết quả là chiến thắng năm ấy. Đại Hội Dân Chúa sắp đến cũng có thể coi như một Hội nghị Diên Hồng, chỉ khác một điều là chính Chúa Thánh Thần sẽ trực tiếp điều hành. Làm sao chúng ta có thể quả quyết như thế?
Vâng, làm sao có thể quả quyết như thế được khi mà có những luồng thông tin tiêu cực liên quan đến kỳ Đại Hội này? Làm sao có thể tin rằng Thánh Thần Thiên Chúa sẽ ra tay khi mà có những người Công giáo chưa hề nghe biết sắp có đại hội, nhiều người Công giáo nghe với vẻ thờ ơ, số quan tâm thì lại tỏ ra tiêu cực. Làm sao chúng ta tin như thế được khi mà những tiếng nói có trọng lượng có thể vắng mặt, khi mà tiếng nói bênh vực dân nghèo đã được mời đứng xa xa? Vân vân và vân vân.
Chúng ta tin rằng Chúa Thánh Thần sẽ ra tay vì nhiều lý do. Trước hết phải là nền tảng Kinh Thánh. Lời Thánh Vịnh 37 còn vang lên nơi sâu thẳm lòng chúng ta: “Hãy tín thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Ngài và Ngài sẽ ra tay”. Trong lịch sử dân Chúa, chung toàn dân cũng như riêng từng phận người, lúc con người cảm thấy bế tắc nhất, Thiên Chúa can thiệp một cách diệu kỳ và không ai dò đoán được.
Thứ hai, chúng ta tin như thế vì có Mẹ Maria. Nhiều tác giả đã nhắc lại rằng “Ít hôm sau, hai thánh Phaolô và Banabê đến dự Đại Công Đồng mà thánh Phêrô ra lệnh triệu tập và xin Mẹ Maria là Nữ Vương Giáo Hội đến tham dự, mặc dầu vì khiêm nhu Mẹ muốn từ chối.” Và sau đó “Mẹ Maria cảm tạ Thiên Chúa vì Công Đồng thành công mỹ mãn”.
Hội Thánh Việt Nam hôm nay có Mẹ Maria, và đây là thời điểm của Mẹ. Những năm qua, Mẹ được nhắc đến ở Tàpao, Sàigòn, ở Lamã Bến Tre, ở Thái hà, ở Đồng Đinh, và nhất là ở La Vang và Trà Kiệu. Chúng ta khoan nói đến việc Mẹ hiện ra, mà chỉ nhắc rằng ở những nơi đó Mẹ nhắc cho con cái mình hướng lòng về Mẹ. Và như thế, tại sao chúng ta không tin rằng Đại Hội Dân Chúa sẽ được Mẹ nâng đỡ như ở Công Đồng Giêrusalem ngày ấy?
Thứ ba, chúng ta tin Hội Thánh Việt nam sẽ phát triển nhờ Hội Thánh toàn cầu. Con đường mà Toà Thánh đi và con đường Hội Thánh toàn cầu đi trong những ngày tháng qua cho thấy không thế lực gian tà nào có thể lợi dụng được. Chính trong niềm tin vào Hội Thánh, toà nhà xây dựng trên Đá Tảng Phêrô cho chúng ta niềm hy vọng rằng Đại Hội Dân Chúa sẽ không thể bị lái đi vào hướng khác với hướng mà Chúa Giêsu chỉ trước.
Những biến cố vừa qua quả đáng buồn, đau thương có và âu sầu có, chán nản có và bi quan cũng có. Nhưng khi nói như thế, chúng ta lại nhớ lời Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, nguyên Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sàigòn Việt nam, đấng sắp được Hội Thánh tôn phong lên bậc chân phước: “Cha đã đi một quãng đường, hân hoan có, gian khổ có, nhưng luôn luôn tràn trào hy vọng, vì có Chúa và Mẹ Maria bên cha.”
Vâng, có Chúa Giêsu, có Mẹ Maria, và nhờ lời cầu bàu của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê, chúng ta hân hoan tuyên xưng: “Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Và muôn ngàn đời là như thế.
Nhiều năm đã qua đi, tôi chỉ còn nhớ là một lúc lâu sau khi các ông trốn đi hết thì những người cầm súng chạy rầm rập vào nhà chúng tôi, chỉa súng vào từng người và hỏi “Mấy ông đâu? Mấy đứa kia đâu? Tên X. đâu?”. Lần đầu tiên tôi, những đứa bé con như chúng tôi, bị chỉa súng vào người và lần đầu tiên nghe tiếng lên đạn gấp gáp. Lần đầu tiên tôi tận mắt thấy những con người mà người lớn thường nhắc đến với sự kinh khiếp. Nhưng rồi tạ ơn Chúa, họ cũng bỏ đi và chúng tôi được tiếp tục sống.
Trong lúc bi đát nhất của cuộc đời với những nỗi lo sợ hãi hùng, người ta cảm được rõ nét thế nào là việc đợi chờ ơn giải thoát, và ai cũng đã từng có kinh nghiệm lo lắng và đợi chờ trong cuộc đời mình. Và như thế ai cũng cảm được phần nào kinh nghiệm đợi chờ ngày Thiên Chúa giải thoát của dân Israel khi sống những cuộc lưu đày bi thương trong dòng lịch sử cứu độ.
Sau những nỗi lo lắng nhiều mặt hồi đó, cả giáo xứ chúng tôi được Cha xứ và sau này là Cha Bố bảo trợ của tôi, đưa về gần thành phố Đà nẵng để lập xứ mới. Sau này ngài nổi tiếng là nhà thơ của Tin Mừng với tập thơ Sứ Điệp Tình Thương. Có lẽ những năm tháng bôn ba cùng dân Chúa đã làm cho Cha Bố tôi cảm nhận sâu xa hơn về Tin Mừng, để tác phẩm của ngài nổi bật đến nỗi linh mục Trăng Thập Tự “đã đề nghị một số vị phụ trách đào tạo ở Đại Chủng Viện dùng làm tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho chủng sinh”, và bác sĩ nhà thơ Đoàn xuân Dũng nhận định: “Với Nguyễn Xuân Văn, lục bát một lần nữa lại trở thành niềm tự hào của dân tộc.”
Phải chăng những ưu tư lo lắng của một mục tử nhân hiền trong lúc dân Chúa lao đao, đã làm cho tâm hồn thi nhân trong ngài thăng hoa và đem hồn thơ chiếu giãi niềm hy vọng lớn lao cho nhiều người.
Thật ra, niềm hy vọng vào Thiên Chúa giải thoát là cốt lõi của đời sống Dân Chúa từ thời Cựu Ước. Đó là một trong ba nhân đức đối thần, mà trong Thông Điệp Spe Salvi, Đức Thánh Cha Benedicto xem nhân đức ấy đồng nhất với đức tin.
Từ những cảm nghiệm riêng trong cuộc đời mình và nhìn thấy tâm hồn người thân yêu của mình như thế, tôi xác tín rằng Thiên Chúa thật là một Thiên Chúa giải cứu quyền năng. Tất cả những tối tăm và bi đát nhất trong cái nhìn của con người về thân phận mình và cả về Hội Thánh nữa, cũng chứa niềm hy vọng vững bền mà khi ta nhìn thấy thì tâm hồn ta tức khắc bình yên.
Giáo Hội Việt nam đang đi qua cơn bão của thời cuộc. Chính các vị chủ chăn cũng thừa nhận sự phân hoá trong tổ chức vốn là duy nhất và hiệp nhất. Điều đáng buồn không chỉ nằm ở chỗ phân hoá ấy, mà còn nằm sâu ở chỗ dường như sự phân hoá lại bắt nguồn từ nơi lẽ ra phải gây dựng sự thông hiệp. Dù gì chăng nữa, thì niềm hy vọng đã bừng lên. Cũng như những đe doạ và bất an ngày ấy đã giúp cho tâm hồn Cha Bố tôi bay lên để đưa dân Chúa đi lên, thì ngày hôm nay tôi có lý do để tin là những gian khó hiện tại sẽ làm đòn bẫy đưa Hội Thánh bay lên cao.
Ngày xưa khi “sơn hà nguy biến”, Hội nghị Diên Hồng được triệu tập để nhà vua hỏi ý kiến các vị bô lão, các thân hào nhân sĩ về thái độ đối với thời cuộc. Và kết quả là chiến thắng năm ấy. Đại Hội Dân Chúa sắp đến cũng có thể coi như một Hội nghị Diên Hồng, chỉ khác một điều là chính Chúa Thánh Thần sẽ trực tiếp điều hành. Làm sao chúng ta có thể quả quyết như thế?
Vâng, làm sao có thể quả quyết như thế được khi mà có những luồng thông tin tiêu cực liên quan đến kỳ Đại Hội này? Làm sao có thể tin rằng Thánh Thần Thiên Chúa sẽ ra tay khi mà có những người Công giáo chưa hề nghe biết sắp có đại hội, nhiều người Công giáo nghe với vẻ thờ ơ, số quan tâm thì lại tỏ ra tiêu cực. Làm sao chúng ta tin như thế được khi mà những tiếng nói có trọng lượng có thể vắng mặt, khi mà tiếng nói bênh vực dân nghèo đã được mời đứng xa xa? Vân vân và vân vân.
Chúng ta tin rằng Chúa Thánh Thần sẽ ra tay vì nhiều lý do. Trước hết phải là nền tảng Kinh Thánh. Lời Thánh Vịnh 37 còn vang lên nơi sâu thẳm lòng chúng ta: “Hãy tín thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Ngài và Ngài sẽ ra tay”. Trong lịch sử dân Chúa, chung toàn dân cũng như riêng từng phận người, lúc con người cảm thấy bế tắc nhất, Thiên Chúa can thiệp một cách diệu kỳ và không ai dò đoán được.
Thứ hai, chúng ta tin như thế vì có Mẹ Maria. Nhiều tác giả đã nhắc lại rằng “Ít hôm sau, hai thánh Phaolô và Banabê đến dự Đại Công Đồng mà thánh Phêrô ra lệnh triệu tập và xin Mẹ Maria là Nữ Vương Giáo Hội đến tham dự, mặc dầu vì khiêm nhu Mẹ muốn từ chối.” Và sau đó “Mẹ Maria cảm tạ Thiên Chúa vì Công Đồng thành công mỹ mãn”.
Hội Thánh Việt Nam hôm nay có Mẹ Maria, và đây là thời điểm của Mẹ. Những năm qua, Mẹ được nhắc đến ở Tàpao, Sàigòn, ở Lamã Bến Tre, ở Thái hà, ở Đồng Đinh, và nhất là ở La Vang và Trà Kiệu. Chúng ta khoan nói đến việc Mẹ hiện ra, mà chỉ nhắc rằng ở những nơi đó Mẹ nhắc cho con cái mình hướng lòng về Mẹ. Và như thế, tại sao chúng ta không tin rằng Đại Hội Dân Chúa sẽ được Mẹ nâng đỡ như ở Công Đồng Giêrusalem ngày ấy?
Thứ ba, chúng ta tin Hội Thánh Việt nam sẽ phát triển nhờ Hội Thánh toàn cầu. Con đường mà Toà Thánh đi và con đường Hội Thánh toàn cầu đi trong những ngày tháng qua cho thấy không thế lực gian tà nào có thể lợi dụng được. Chính trong niềm tin vào Hội Thánh, toà nhà xây dựng trên Đá Tảng Phêrô cho chúng ta niềm hy vọng rằng Đại Hội Dân Chúa sẽ không thể bị lái đi vào hướng khác với hướng mà Chúa Giêsu chỉ trước.
Những biến cố vừa qua quả đáng buồn, đau thương có và âu sầu có, chán nản có và bi quan cũng có. Nhưng khi nói như thế, chúng ta lại nhớ lời Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, nguyên Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sàigòn Việt nam, đấng sắp được Hội Thánh tôn phong lên bậc chân phước: “Cha đã đi một quãng đường, hân hoan có, gian khổ có, nhưng luôn luôn tràn trào hy vọng, vì có Chúa và Mẹ Maria bên cha.”
Vâng, có Chúa Giêsu, có Mẹ Maria, và nhờ lời cầu bàu của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê, chúng ta hân hoan tuyên xưng: “Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Và muôn ngàn đời là như thế.
Giải Nobel hòa bình cho Liu Xiaobo: bản cáo trạng cho các chế độ độc tài
Nguyễn Việt Nam
18:15 08/10/2010
Bản tin của Eglises d'Asie đánh đi hôm 8/10 cho biết Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hương Cảng đã lập tức chào mừng quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa Bình cho nhà văn, nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung Quốc Liu Xiaobo và yêu cầu nhà cầm quyền nước này trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ông.
Tại Trung Quốc, chỉ 10 giây sau khi quyết định tại Oslo được công bố, mạng Internet và tất cả các phương tiện truyền thông khác được lệnh cấm không được đưa tin về giải Nobel Hòa Bình 2010 và không được đề cập gì đến Liu Xiaobo. Tuy nhiên, trên Twitter người ta vẫn đọc thấy những lời ca ngợi nhiệt liệt và những lời cám ơn chân thành của người dân Trung Quốc trước quyết định sáng suốt và can đảm của Ủy Ban Trao Giải Nobel Na Uy.
Tái mặt vì bị một cái tát bất ngờ của Na Uy, Tân Hoa Xã nhanh chóng đưa ra lời phản kháng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc nói: “Liu Xiaobo bị tù vì vi phạm luật pháp. Điều ông ta làm trái ngược hoàn toàn với mục đích của Giải Nobel Hòa Bình.” Một lần nữa người ta thấy tất cả những bọn độc tài trên thế giới này đều học chung một sách, nói chung một kiểu: Những ai đối kháng với chế độ độc tài của chúng đều bị ghép vào những tội hình sự, đều là những thành phần phạm pháp cần phải giam giữ và rằng chẳng có ai là tù nhân lương tâm trong các trại giam lớn, bé trải dài trên khắp đất nước của chúng.
Bản tin của Asia News cho biết công an cả thường phục lẫn sắc phục lập tức cô lập gia đình của người vừa được trao giải Nobel Hòa Bình, cấm không cho ai được tiếp xúc với bà Xia Liu, phu nhân của ông Liu.
Trong phiên tòa ngắn ngủi diễn ra vỏn vẹn chỉ trong một ngày Lễ Giáng Sinh năm ngoái, ông Liu đã bị xử phạt 11 năm tù vì tham gia soạn thảo Hiến Chương 08 kêu gọi dân chủ cho Trung Quốc.
Quan điểm của ông Liu và những người tham gia vào Hiến Chương 08 là: Không có nhân quyền, Trung Quốc có thể “hiện đại hóa” về bình diện kinh tế, nhưng cái sự hiện đại hóa ấy chỉ là một sự “điên rồ”, mở cửa cho những thảm họa mà đã có thể thấy hiển nhiên trong xã hội Trung Hoa ngày nay: “sự tham nhũng tràn lan của các quan chức nhà nước, kỷ cương pháp luật lỏng lẻo và tha hồ bị tùy tiện giải thích bởi bọn cầm quyền, nhân quyền bị chà đạp, nền tảng luân lý xã hội bị xói mòn trong khi con người bị giản lược thành những đối tượng kinh tế, khoảng cách giàu nghèo tăng dần, việc khai thác môi trường vô phương kiểm soát, danh sách các mâu thuẫn trong xã hội càng lúc càng dài, và... oán thù giữa dân lành và bọn cầm quyền càng lúc càng chồng chất.”
Những lo ngại của ông Liu và những người tham gia vào Hiến Chương 08 phải chăng cũng chính là những lo ngại của những người Việt Nam chúng ta hôm nay?
Giải Nobel hòa bình năm nay được đông đảo các nhà bình luận trên thế giới hoan nghênh còn vì lòng can đảm của Ủy Ban Trao Giải Nobel tại Oslo. Trong khi các công ty đa quốc gia và kể cả một số cường quốc trên thế giới đang qùy mọp nâng bi Trung Quốc để săn tìm những nguồn lợi kinh tế, Ủy Ban đã can đảm nói một lời công đạo trong một thế giới đang mất dần những điểm quy chiếu luân lý.
Trước những phản ứng giận dữ của Trung Quốc kèm theo cả những lời đe doạ trừng phạt kinh tế và những biện pháp làm phương hại quan hệ ngoại giao giữa hai nước, người phát ngôn của Ủy Ban Trao Giải Thưởng Nobel nhẹ nhàng đáp trả: “Một cường quốc mà hành động như thế thì hèn quá.”
Giải Nobel hòa bình năm nay còn cho thấy bọn độc tài trên thế giới có thể tự gây hại cho chính chúng đến mức nào khi bóp nghẹt tiếng nói của những nhà đấu tranh cho dân chủ.
Dưới đây là một đoạn video rất đáng xem của tờ Guardian (Anh Quốc): Liu Xiaobo's Nobel peace prize win sparks Chinese fury - (Giải Nobel Hòa Bình cho Liu Xiaobo làm Trung Quốc giận trào máu.)
Tại Trung Quốc, chỉ 10 giây sau khi quyết định tại Oslo được công bố, mạng Internet và tất cả các phương tiện truyền thông khác được lệnh cấm không được đưa tin về giải Nobel Hòa Bình 2010 và không được đề cập gì đến Liu Xiaobo. Tuy nhiên, trên Twitter người ta vẫn đọc thấy những lời ca ngợi nhiệt liệt và những lời cám ơn chân thành của người dân Trung Quốc trước quyết định sáng suốt và can đảm của Ủy Ban Trao Giải Nobel Na Uy.
Tái mặt vì bị một cái tát bất ngờ của Na Uy, Tân Hoa Xã nhanh chóng đưa ra lời phản kháng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc nói: “Liu Xiaobo bị tù vì vi phạm luật pháp. Điều ông ta làm trái ngược hoàn toàn với mục đích của Giải Nobel Hòa Bình.” Một lần nữa người ta thấy tất cả những bọn độc tài trên thế giới này đều học chung một sách, nói chung một kiểu: Những ai đối kháng với chế độ độc tài của chúng đều bị ghép vào những tội hình sự, đều là những thành phần phạm pháp cần phải giam giữ và rằng chẳng có ai là tù nhân lương tâm trong các trại giam lớn, bé trải dài trên khắp đất nước của chúng.
Bản tin của Asia News cho biết công an cả thường phục lẫn sắc phục lập tức cô lập gia đình của người vừa được trao giải Nobel Hòa Bình, cấm không cho ai được tiếp xúc với bà Xia Liu, phu nhân của ông Liu.
Trong phiên tòa ngắn ngủi diễn ra vỏn vẹn chỉ trong một ngày Lễ Giáng Sinh năm ngoái, ông Liu đã bị xử phạt 11 năm tù vì tham gia soạn thảo Hiến Chương 08 kêu gọi dân chủ cho Trung Quốc.
Quan điểm của ông Liu và những người tham gia vào Hiến Chương 08 là: Không có nhân quyền, Trung Quốc có thể “hiện đại hóa” về bình diện kinh tế, nhưng cái sự hiện đại hóa ấy chỉ là một sự “điên rồ”, mở cửa cho những thảm họa mà đã có thể thấy hiển nhiên trong xã hội Trung Hoa ngày nay: “sự tham nhũng tràn lan của các quan chức nhà nước, kỷ cương pháp luật lỏng lẻo và tha hồ bị tùy tiện giải thích bởi bọn cầm quyền, nhân quyền bị chà đạp, nền tảng luân lý xã hội bị xói mòn trong khi con người bị giản lược thành những đối tượng kinh tế, khoảng cách giàu nghèo tăng dần, việc khai thác môi trường vô phương kiểm soát, danh sách các mâu thuẫn trong xã hội càng lúc càng dài, và... oán thù giữa dân lành và bọn cầm quyền càng lúc càng chồng chất.”
Những lo ngại của ông Liu và những người tham gia vào Hiến Chương 08 phải chăng cũng chính là những lo ngại của những người Việt Nam chúng ta hôm nay?
Giải Nobel hòa bình năm nay được đông đảo các nhà bình luận trên thế giới hoan nghênh còn vì lòng can đảm của Ủy Ban Trao Giải Nobel tại Oslo. Trong khi các công ty đa quốc gia và kể cả một số cường quốc trên thế giới đang qùy mọp nâng bi Trung Quốc để săn tìm những nguồn lợi kinh tế, Ủy Ban đã can đảm nói một lời công đạo trong một thế giới đang mất dần những điểm quy chiếu luân lý.
Trước những phản ứng giận dữ của Trung Quốc kèm theo cả những lời đe doạ trừng phạt kinh tế và những biện pháp làm phương hại quan hệ ngoại giao giữa hai nước, người phát ngôn của Ủy Ban Trao Giải Thưởng Nobel nhẹ nhàng đáp trả: “Một cường quốc mà hành động như thế thì hèn quá.”
Giải Nobel hòa bình năm nay còn cho thấy bọn độc tài trên thế giới có thể tự gây hại cho chính chúng đến mức nào khi bóp nghẹt tiếng nói của những nhà đấu tranh cho dân chủ.
Dưới đây là một đoạn video rất đáng xem của tờ Guardian (Anh Quốc): Liu Xiaobo's Nobel peace prize win sparks Chinese fury - (Giải Nobel Hòa Bình cho Liu Xiaobo làm Trung Quốc giận trào máu.)
Văn Hóa
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Lời Cám Ơn
Nguyễn Trung Tây, SVD
04:32 08/10/2010
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Lời Cám Ơn
Sáng thứ Năm mùa thu, trời lành lạnh, ông Tư ngồi bên chung trà nóng, tâm sự với vợ,
— Ta nói hồi nọ lúc về bên Việt Nam thăm bà con xóm làng sau gần ba mươi năm không gặp mặt, mình yên lặng thì không sao, nhưng cứ hở miệng ra một cái là người ở trên phố dưới quận biết là mình từ bên Mỹ mới về.
Dì Tư mỉa mai,
— Thì ai biểu ông mở miệng ra tiếng tây tiếng u rổn rảng rộn ràng, làm sao mà người ta không biết là ông từ bên Mỹ mới về.
— Mần chi mà bà phải lên giọng bỉ thử với tui như thế! Bà biết tui đâu có phải là hạng người áo gấm về làng rồi là huênh hoang tự đắc lên mặt song tàn với bà con chòm xóm. Ta nói thiệt tình là tui cũng cố gắng hết sức không chêm một câu tiếng Anh, không bớt một chữ tiếng Việt trong khi nói chuyện với chòm xóm láng giềng. Cho nên nhiều người cứ ngạc nhiên, “Lạ hén! Sao chú Tư, ổng ở bên Mỹ cả gần ba chục năm nay rồi, nhưng giọng nói nghe không ngòng ngọng lơ lớ như tuồng bị rắn lục mổ ngay bắp chân!”. Tui mới cười hề hề đáp, “Cái mặt này nhìn là biết dân nhậu thịt rắn Tháp Mười với đế đen Gò Công, thì làm sao mà nói tiếng Việt lơ lớ cho đặng”.
Dì Tư dừng tay cuộn tròn miếng trầu xanh, nhìn chồng,
— Rồi, thì ông nói đi, làm sao mà ông mở miệng ra là người ta biết là ông ở bên đây mới về?
— Thì cũng có chi đâu. Cũng tại tui quen cái tật ghé vào chợ quận mua đôi dép Thái với cái áo thun ba lỗ cũng nói cám ơn, xẹt ngang qua chợ làng làm tô hủ tíu cũng lại lập cập mở miệng nói cám ơn. Cho nên ta nói dấu đầu rồi cũng lại lòi đuôi là như thế đó.
Dì Tư cự nự,
— Cái ông này! Ăn nói không e dè kiêng nể, không sợ người Việt Nam ở bển họ giận, họ nói ông lên mặt song tàn coi thường người ta...
— Tôi không có cái ý đó nghen. Tôi chỉ muốn nói là người ở bên Mỹ họ quen miệng hay nói cám ơn... Thế thôi.
Ông Tư phân trần,
— Thì đấy, bà có thấy không? Ở bên đây vô nhà hàng ăn uống, mình cũng phải móc bóp trả tiền đàng hoàng, chứ đâu có phải là ăn đồ cúng trên chùa hay là gặp ngày rằm hương thôn phát chẩn. Nhưng khi người ta bưng cơm đưa ra, mình cũng mở miệng nói lời cám ơn đàng hoàng tử tế. Rồi khi đứng dậy ra quầy trả tiền, tay mình móc bóp, miệng mình cũng lại lập cập mở lời nói cám ơn. Mình ở bên đây lâu rồi, cho nên ta nói riết rồi lời cám ơn nhập vào trong bụng lúc nào không hay.
Dì Tư đưa miếng trầu vào miệng, thong thả nhai,
— Tui thì không nghĩ chỉ có người Mỹ mới biết mở miệng nói cám ơn đâu. Cái người chi đó, tui nhớ đâu in tuồng là người Sa-Ma hay là Sa Mạc gì đó, họ cũng biết nói lời cám ơn vậy thôi.
— Bà muốn nói tới người mắc bệnh phong cùi xứ Samaria chứ gì (Luke 17:11-19)? Đúng, ta nói thiệt tình cũng không hiểu sao mà ngày hôm đó mười người phong cùi sau khi được Chúa chữa lành cho cả mười, thì chín người kia bỏ đi một nước. Chỉ có mỗi một người Samaria thuộc về sắc dân thù nghịch với dân Do Thái biết quay lại tìm Chúa Giêsu để nói lời cám ơn mà thôi. Chín người kia thiệt tình là đáng trách.
Dì Tư góp ý,
— Tui thì cũng không muốn bàn thêm, nhưng cũng có một số người họ nói với tui là nếu mình cám ơn nhiều quá, thì chẳng qua đó cũng chỉ là một cái hình thức khách sáo, cải lương hồ quảng mà thôi.
Ông Tư nhíu mày,
— Sao lại nói là một lời khách sáo? Bộ bà không thấy ông bà mình có câu, “Con lợn có béo thì lòng mới ngon”, hoặc là tôi nhớ đâu đó trong đạo Phật cũng có câu, “Tâm Phật, nhìn đâu cũng thấy Phật”. Lòng mình có đầy tràn tâm tình tri ân thì mình mới thốt ra được những lời tri ân cho những nghĩa cử tử tế của hàng xóm láng giềng chứ.
Ông Tư hớp một ngụm trà rồi tiếp tục,
— Ta nói thiệt tình là tui thích cái tinh thần của người Mỹ ở chỗ đó. Chính phủ cám ơn dân chúng. Con cái cám ơn bố mẹ. Hàng xóm ngỏ lời cám ơn hàng xóm. Đi vô chợ vào thương xá, mình mua một món hàng, người bán hàng tay trao món hàng, miệng họ cũng nhã nhặn nói cám ơn. Ai ai cũng cám ơn nhau, bởi người ta biết sống trên đời này ai cũng mắc nợ ai ít ra là một món nợ…
Dì Tư hỏi,
— Ông nói mắc nợ, mà mắc nợ như thế nào?
— Bộ bà không nhìn thấy hay sao? Nhà nước nợ dân chúng những lời cám ơn, bởi nếu không có những lá phiếu của dân chúng, thì đã không có nhà nước. Con cái nợ bố mẹ những lời cám ơn, bởi nếu không có bố mẹ, thì đã không có con cái. Hàng xóm nợ nhau những lời cám ơn, bởi nếu không có sự hiện diện của những căn nhà sát bên tối lửa tắt đèn, thì đã không có phố phường. Thương gia nợ khách hàng những lời cám ơn, bởi nếu không có người mua, cửa tiệm đã phải đóng cửa. Không có khách hàng tấp nập ghé vào, tiệm nào thì tiệm, ngay cả Walmart hay Frys Electronics thì cũng chỉ có đường tưng bừng khai trương âm thầm dẹp tiệm. Cho nên, ta nói tui là tui thích những ca sĩ, khi gặp những người ái mộ tiếng hát của mình, lúc nào họ cũng nhã nhặn nói lời cám ơn khán thính giả; bởi thật tình mà nói dù hát hay như chim sơn ca hoặc là thổi sáo mê hồn như Trương Chi, nhưng nếu không có khán thính giả, thì làm sao có ca sĩ sân khấu với tài tử màn bạc.
Ông Tư dừng lại chiêu vào trong miệng một ngụm trà xanh, rồi nho nhỏ giọng lại,
— Bà biết chi không? Có cái điều này tôi cũng muốn tâm sự với bà từ lâu rồi.
Đang nhai nhai miếng trầu trong miệng, dì Tư dừng lại cục thuốc rê, nhìn chồng,
— Ông muốn nói cái chi thì cứ nói đi, sao lại tự nhiên xuống giọng thì thào tuồng như kép độc chuẩn bị xuống sề hay sao vậy?
Ông Tư nịnh vợ,
— Có bà làm đào thương thì họa may, chứ tui thì mần chi mà dựng tuồng đóng vai kép độc cho đặng.
Ông Tư tiếp tục,
— Tôi nhớ có lần bà có nói với tôi là thấy con cái của hai vợ chồng mình được Chúa thương, ban cho học hành tới nơi tới chốn, rồi trong nhà có thằng Hai làm bác sĩ mở phòng mạch ở dưới phố, con Tư làm dì phước dòng truyền giáo ở bên Phi Châu; bởi thế, có nhiều người gặp bà ở ngoài phố hay ở trong nhà thờ cứ hay lớn miệng gọi bà, “Bà Cố”. Bà thì cứ lúng ta lúng túng không biết phải đối đáp ra sao, bởi không hiểu là họ đang thật tình hay là có ý chi đây. Cho nên thôi, nhân tiện câu chuyện đang vui miệng, tôi đề nghị với bà như thế này, nếu lần sau có ai gọi bà là “Bà Cố”, thì bà cũng không phải mất công cất tiếng thanh minh thanh nga làm chi. Những lúc người ta gọi bà là “Bà Cố”, thì bà chỉ việc nói, “Tạ ơn Chúa” như người Samaria phong cùi thủa xưa. Mà bà cứ nghĩ thử coi, thiệt tình đúng là như vậy. Nếu không có ơn Chúa, làm sao mà người Samaria biến mất những vết ghẻ lở hôi thúi trên thân xác, để mà làm lại một con người mới? Không có ơn Chúa hướng dẫn cho con tàu của mình được tàu Mỹ vớt, làm sao mà nhà mình đặt chân lên vùng đất mới với bầu trời mới để mà bắt đầu một cuộc sống mới tinh?
Ông Tư dừng lại, uống thêm một miếng trà Bảo Lộc,
— Lần trước về thăm lại quê hương họ hàng, thấy những người thành công với công ăn việc làm, trong bụng tôi cũng mừng cho họ. Nhưng cũng có những người tôi thấy đời sống cũng còn cực nhọc lắm. Trông người lại nghĩ tới ta. Hồi năm 75 mình mà không được vớt mang tới đảo Guam, thì bây giờ dám tôi thì cũng đang rảo rảo ở chợ quận, miệng rao, “Trà đá không?”, còn bà thì cũng đang te te bê cái rổ, chào hàng, “Mía ghim hôn?” ở bến xe của chợ huyện. Cứ như vậy thì làm sao trong nhà mình có nổi một ông Bác Sĩ và một bà dì Phước… Bà nghĩ tôi nói có đúng hay không?
www.nguyentrungtay.com
Cửa Sổ, Ảnh NTT |
Sáng thứ Năm mùa thu, trời lành lạnh, ông Tư ngồi bên chung trà nóng, tâm sự với vợ,
— Ta nói hồi nọ lúc về bên Việt Nam thăm bà con xóm làng sau gần ba mươi năm không gặp mặt, mình yên lặng thì không sao, nhưng cứ hở miệng ra một cái là người ở trên phố dưới quận biết là mình từ bên Mỹ mới về.
Dì Tư mỉa mai,
— Thì ai biểu ông mở miệng ra tiếng tây tiếng u rổn rảng rộn ràng, làm sao mà người ta không biết là ông từ bên Mỹ mới về.
— Mần chi mà bà phải lên giọng bỉ thử với tui như thế! Bà biết tui đâu có phải là hạng người áo gấm về làng rồi là huênh hoang tự đắc lên mặt song tàn với bà con chòm xóm. Ta nói thiệt tình là tui cũng cố gắng hết sức không chêm một câu tiếng Anh, không bớt một chữ tiếng Việt trong khi nói chuyện với chòm xóm láng giềng. Cho nên nhiều người cứ ngạc nhiên, “Lạ hén! Sao chú Tư, ổng ở bên Mỹ cả gần ba chục năm nay rồi, nhưng giọng nói nghe không ngòng ngọng lơ lớ như tuồng bị rắn lục mổ ngay bắp chân!”. Tui mới cười hề hề đáp, “Cái mặt này nhìn là biết dân nhậu thịt rắn Tháp Mười với đế đen Gò Công, thì làm sao mà nói tiếng Việt lơ lớ cho đặng”.
Dì Tư dừng tay cuộn tròn miếng trầu xanh, nhìn chồng,
— Rồi, thì ông nói đi, làm sao mà ông mở miệng ra là người ta biết là ông ở bên đây mới về?
— Thì cũng có chi đâu. Cũng tại tui quen cái tật ghé vào chợ quận mua đôi dép Thái với cái áo thun ba lỗ cũng nói cám ơn, xẹt ngang qua chợ làng làm tô hủ tíu cũng lại lập cập mở miệng nói cám ơn. Cho nên ta nói dấu đầu rồi cũng lại lòi đuôi là như thế đó.
Dì Tư cự nự,
— Cái ông này! Ăn nói không e dè kiêng nể, không sợ người Việt Nam ở bển họ giận, họ nói ông lên mặt song tàn coi thường người ta...
— Tôi không có cái ý đó nghen. Tôi chỉ muốn nói là người ở bên Mỹ họ quen miệng hay nói cám ơn... Thế thôi.
Ông Tư phân trần,
— Thì đấy, bà có thấy không? Ở bên đây vô nhà hàng ăn uống, mình cũng phải móc bóp trả tiền đàng hoàng, chứ đâu có phải là ăn đồ cúng trên chùa hay là gặp ngày rằm hương thôn phát chẩn. Nhưng khi người ta bưng cơm đưa ra, mình cũng mở miệng nói lời cám ơn đàng hoàng tử tế. Rồi khi đứng dậy ra quầy trả tiền, tay mình móc bóp, miệng mình cũng lại lập cập mở lời nói cám ơn. Mình ở bên đây lâu rồi, cho nên ta nói riết rồi lời cám ơn nhập vào trong bụng lúc nào không hay.
Dì Tư đưa miếng trầu vào miệng, thong thả nhai,
— Tui thì không nghĩ chỉ có người Mỹ mới biết mở miệng nói cám ơn đâu. Cái người chi đó, tui nhớ đâu in tuồng là người Sa-Ma hay là Sa Mạc gì đó, họ cũng biết nói lời cám ơn vậy thôi.
— Bà muốn nói tới người mắc bệnh phong cùi xứ Samaria chứ gì (Luke 17:11-19)? Đúng, ta nói thiệt tình cũng không hiểu sao mà ngày hôm đó mười người phong cùi sau khi được Chúa chữa lành cho cả mười, thì chín người kia bỏ đi một nước. Chỉ có mỗi một người Samaria thuộc về sắc dân thù nghịch với dân Do Thái biết quay lại tìm Chúa Giêsu để nói lời cám ơn mà thôi. Chín người kia thiệt tình là đáng trách.
Dì Tư góp ý,
— Tui thì cũng không muốn bàn thêm, nhưng cũng có một số người họ nói với tui là nếu mình cám ơn nhiều quá, thì chẳng qua đó cũng chỉ là một cái hình thức khách sáo, cải lương hồ quảng mà thôi.
Ông Tư nhíu mày,
— Sao lại nói là một lời khách sáo? Bộ bà không thấy ông bà mình có câu, “Con lợn có béo thì lòng mới ngon”, hoặc là tôi nhớ đâu đó trong đạo Phật cũng có câu, “Tâm Phật, nhìn đâu cũng thấy Phật”. Lòng mình có đầy tràn tâm tình tri ân thì mình mới thốt ra được những lời tri ân cho những nghĩa cử tử tế của hàng xóm láng giềng chứ.
Ông Tư hớp một ngụm trà rồi tiếp tục,
— Ta nói thiệt tình là tui thích cái tinh thần của người Mỹ ở chỗ đó. Chính phủ cám ơn dân chúng. Con cái cám ơn bố mẹ. Hàng xóm ngỏ lời cám ơn hàng xóm. Đi vô chợ vào thương xá, mình mua một món hàng, người bán hàng tay trao món hàng, miệng họ cũng nhã nhặn nói cám ơn. Ai ai cũng cám ơn nhau, bởi người ta biết sống trên đời này ai cũng mắc nợ ai ít ra là một món nợ…
Dì Tư hỏi,
— Ông nói mắc nợ, mà mắc nợ như thế nào?
— Bộ bà không nhìn thấy hay sao? Nhà nước nợ dân chúng những lời cám ơn, bởi nếu không có những lá phiếu của dân chúng, thì đã không có nhà nước. Con cái nợ bố mẹ những lời cám ơn, bởi nếu không có bố mẹ, thì đã không có con cái. Hàng xóm nợ nhau những lời cám ơn, bởi nếu không có sự hiện diện của những căn nhà sát bên tối lửa tắt đèn, thì đã không có phố phường. Thương gia nợ khách hàng những lời cám ơn, bởi nếu không có người mua, cửa tiệm đã phải đóng cửa. Không có khách hàng tấp nập ghé vào, tiệm nào thì tiệm, ngay cả Walmart hay Frys Electronics thì cũng chỉ có đường tưng bừng khai trương âm thầm dẹp tiệm. Cho nên, ta nói tui là tui thích những ca sĩ, khi gặp những người ái mộ tiếng hát của mình, lúc nào họ cũng nhã nhặn nói lời cám ơn khán thính giả; bởi thật tình mà nói dù hát hay như chim sơn ca hoặc là thổi sáo mê hồn như Trương Chi, nhưng nếu không có khán thính giả, thì làm sao có ca sĩ sân khấu với tài tử màn bạc.
Ông Tư dừng lại chiêu vào trong miệng một ngụm trà xanh, rồi nho nhỏ giọng lại,
— Bà biết chi không? Có cái điều này tôi cũng muốn tâm sự với bà từ lâu rồi.
Đang nhai nhai miếng trầu trong miệng, dì Tư dừng lại cục thuốc rê, nhìn chồng,
— Ông muốn nói cái chi thì cứ nói đi, sao lại tự nhiên xuống giọng thì thào tuồng như kép độc chuẩn bị xuống sề hay sao vậy?
Ông Tư nịnh vợ,
— Có bà làm đào thương thì họa may, chứ tui thì mần chi mà dựng tuồng đóng vai kép độc cho đặng.
Ông Tư tiếp tục,
— Tôi nhớ có lần bà có nói với tôi là thấy con cái của hai vợ chồng mình được Chúa thương, ban cho học hành tới nơi tới chốn, rồi trong nhà có thằng Hai làm bác sĩ mở phòng mạch ở dưới phố, con Tư làm dì phước dòng truyền giáo ở bên Phi Châu; bởi thế, có nhiều người gặp bà ở ngoài phố hay ở trong nhà thờ cứ hay lớn miệng gọi bà, “Bà Cố”. Bà thì cứ lúng ta lúng túng không biết phải đối đáp ra sao, bởi không hiểu là họ đang thật tình hay là có ý chi đây. Cho nên thôi, nhân tiện câu chuyện đang vui miệng, tôi đề nghị với bà như thế này, nếu lần sau có ai gọi bà là “Bà Cố”, thì bà cũng không phải mất công cất tiếng thanh minh thanh nga làm chi. Những lúc người ta gọi bà là “Bà Cố”, thì bà chỉ việc nói, “Tạ ơn Chúa” như người Samaria phong cùi thủa xưa. Mà bà cứ nghĩ thử coi, thiệt tình đúng là như vậy. Nếu không có ơn Chúa, làm sao mà người Samaria biến mất những vết ghẻ lở hôi thúi trên thân xác, để mà làm lại một con người mới? Không có ơn Chúa hướng dẫn cho con tàu của mình được tàu Mỹ vớt, làm sao mà nhà mình đặt chân lên vùng đất mới với bầu trời mới để mà bắt đầu một cuộc sống mới tinh?
Ông Tư dừng lại, uống thêm một miếng trà Bảo Lộc,
— Lần trước về thăm lại quê hương họ hàng, thấy những người thành công với công ăn việc làm, trong bụng tôi cũng mừng cho họ. Nhưng cũng có những người tôi thấy đời sống cũng còn cực nhọc lắm. Trông người lại nghĩ tới ta. Hồi năm 75 mình mà không được vớt mang tới đảo Guam, thì bây giờ dám tôi thì cũng đang rảo rảo ở chợ quận, miệng rao, “Trà đá không?”, còn bà thì cũng đang te te bê cái rổ, chào hàng, “Mía ghim hôn?” ở bến xe của chợ huyện. Cứ như vậy thì làm sao trong nhà mình có nổi một ông Bác Sĩ và một bà dì Phước… Bà nghĩ tôi nói có đúng hay không?
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Sâu
Nguyễn Bá Khanh
21:49 08/10/2010
CON SÂU
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Trong khu rừng nguyên sinh
Chú sâu vắt tay ngang đầu
Nằm ngửa trên tầu lá
Luận trời gần hay xa.
(Trích thơ của Bụt Sĩ Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Trong khu rừng nguyên sinh
Chú sâu vắt tay ngang đầu
Nằm ngửa trên tầu lá
Luận trời gần hay xa.
(Trích thơ của Bụt Sĩ Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n