Ngày 07-10-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:28 07/10/2014
HAI VÉ XEM PHIM
N2T

Có một cặp vợ chồng mới cưới, sau khi tiệc cưới đã xong thì trở về nhà thì thấy một bao thư dưới khe hở nơi cửa, mở ra thấy trong bao thư có hai vé xem phim, đó là bộ phim rất nổi tiếng, hai vợ chồng rất vui, nghĩ rằng có người bạn nào đó muốn cho họ kinh ngạc chút chơi.
Ngày hôm sau, hai vợ chồng rất thoải mái đi xem bộ phim nổi tiếng ấy, nhưng nào ngờ khi trở về nhà thì cửa nhà đã mở toang, mà tất cả các hộc bàn đều bị lục tung ngổn ngang lộn xộn, té ra là gặp cướp.
Kẻ cướp không những lấy đi tất cả vàng bạc châu báu, mà còn viết để lại trên bàn một tờ giấy chế giễu: “Ông bà bây giờ hiểu rõ chứ ?”
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")

Suy tư:
Ma quỷ như tên trộm không bao giờ đem gian nan khốn khó đến để cám dỗ người ta, nhưng luôn đem sự ngọt ngào, sung sướng, tiện lợi và những thứ làm thỏa mãn tính hưởng thụ của con người đến, để cám dỗ hạ gục con người.
Người Ki-tô hữu được Thiên Chúa ban cho những thứ trân châu quý báu để họ được sự sống đời đời, như: đức tin, các bí tích, ân sủng và nước thiên đàng là những thứ mà họ phải dùng đức tin và ân sủng mới cảm nhận được; nhưng ma quỷ đã chìa ra thành ba tấm vé là tiền tài, danh vọng và xác thịt là những thứ mà con người ta thấy được, nghe được và sờ mó được để cám dỗ con người, và thế là có những người Ki-tô hữu đã mãi mê say đắm hoan lạc trong ba tấm vé ấy, và mất tất cả những trân châu quý báu mà Thiên Chúa ban cho.
Có ba tấm vé để lên thiên đàng là đức tin, cầu nguyện và ân sủng; và cũng có ba tấm vé để đi xuống hỏa ngục là tiền tài, danh vọng và xác thịt.
Chúng ta chọn loại vé nào ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:30 07/10/2014
N2T

5. Tình yêu là sợi dây đoàn kết mọi chi thể của Giáo Hội, không chỉ là đối với người hàng xóm còn sống, mà còn mở rộng ra đến cả những người chết trong ân sủng và tình yêu.

(Thánh Thomas de Aquino)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng về Gia Đình, cặp vợ chồng đầu tiên phát biểu
Vũ Văn An
17:55 07/10/2014
Theo tin Đài Phát Thanh Vatican, cuộc tranh luận đầu tiên tại THĐ về Gia Đình diễn ra vào chiều thứ Hai dưới sự điều hợp của Chủ Tịch Thừa Nhiệm, Đức HY André Vingt-Trois, TGM Paris.

Trong lời dẫn nhập ngắn của ngài, Đức HY Chủ Tịch phác họa các đề tài được đem ra thảo luận đã trình bày trong Tài Liệu Làm Việc. Đó là: kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình (phần I, chương 1) và hiểu biết và chấp nhận các giáo huấn về hôn nhân và gia đình trong Thánh Kinh và trong các văn kiện của Giáo Hội (Phần I, chương 2).

Đức HY nhận định rằng “ngay khi giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình được biết đến, nhiều Kitô hữu vẫn thấy khó mà chấp nhận nó cách trọn vẹn”. Thành thử, các mục tử “cần có khả năng dẫn nhập các sự thật đức tin liên quan tới gia đình, để giá trị nhân bản và hiện sinh sâu xa của nó có thể được đánh gía đúng mức”. Đức HY nói tới các khó khăn gặp phải trong hành trình này, những khó khăn thường là hậu quả của những mối liên hệ liên ngã có tính mỏng dòn và một nền văn hóa bác bỏ các chọn lựa có tính vĩnh viễn, bị điều kiện hóa bởi bất an và một viễn kiến ngắn hạn.

Sau đó, ngài giới thiệu cặp vợ chồng đầu tiên nói chuyện thẳng với các nghị phụ của THĐ về thực tại đời sống vợ chồng; đó là hai ông bà Romano và Mavis Pirola, những người đã lấy nhau được 55 năm và là cha mẹ của 4 người con và ông bà của 8 đứa cháu. Ông bà cũng là các giám đốc của Hội Đồng Hôn Nhân Và Gia Đình Công Giáo Úc.

Ông bà nói với các nghị phụ THĐ rằng “đời sống gia đình là một ‘rối tung’ (messy). Nhưng đời sống giáo xứ, ‘gia đình của các gia đình’ thì cũng thế”. Họ trình bày hoàn cảnh của nhiều cặp vợ chồng Công Giáo từng trải nghiệm tan vỡ và căng thẳng trong cuộc sống gia đình của họ nhưng vẫn anh dũng chiến đấu trong cố gắng của họ nhằm trung thành với giáo huấn của Giáo Hội, như bà mẹ ly dị cảm thấy không được hoan nghênh khi mang con tới Thánh Lễ; cha mẹ muốn chào đón con trai đồng tính và người bạn đời của anh ta về nhà nghỉ lễ Giáng Sinh; bà mẹ góa lớn tuổi một mình săn sóc đứa con trai trung niên khuyết tật.

Ông bà nhận định rằng “Giáo Hội luôn đối đầu với căng thẳng của việc vừa phải duy trì sự thật vừa phải biểu lộ cảm thương và nhân hậu... Các gia đình này luôn được hưởng lợi nhờ việc giảng dạy và các chương trình tốt hơn. Tuy nhiên, hơn bất cứ điều gì khác, họ cần được đồng hành dọc hành trình của họ, được chào đón, các câu truyện của họ được lắng nghe và trên hết được khẳng nhận”.

Và có lẽ điểm đáng lưu ý hơn cả của ông bà Pirola là ngôn từ của Giáo Hội về gia đình cần được thay đổi. Chạy tới với Giáo Hội trong những lúc gặp thử thách và đôi khi tra cứu các văn kiện của Giáo Hội, ông bà cho biết những điều họ tìm gặp “xem ra xuất phát từ một hành tinh khác” và “không hề liên quan chút nào” với các trải nghiệm của họ.

Sau đây là nguyên văn lời phát của Ông Bà Pirola.

***

Năm mươi bẩy năm trước đây, tôi nhìn khắp căn phòng và nhận ra một người đàn bà trẻ đẹp. Với thời gian, chúng tôi tìm biết nhau và cuối cùng tiến một bước tiến vĩ đại là cam kết với nhau trong hôn nhân. Chẳng bao lâu sau đó, chúng tôi khám phá ra rằng sống cuộc sống mới với nhau là một chuyện cực kỳ phức tạp. Giống mọi cuộc hôn nhân khác, chúng tôi có nhiều giây phút tuyệt diệu với nhau và cũng có những giây phút tức giận, ngã lòng và nước mắt cũng như nỗi sợ khôn nguôi về một cuộc hôn nhân thất bại. Ấy thế nhưng chúng tôi còn ở đây, 55 năm lấy nhau và vẫn còn thương yêu nhau. Chắc chắn đây là một mầu nhiệm.

Sự lôi cuốn mà lần đầu chúng tôi cảm nhận được và sức mạnh nối kết liên tục giữa chúng tôi, từ căn bản, vốn có tính tính dục. Những điều nhỏ mọn chúng tôi làm cho nhau, những cú điện thoại, những dòng tỏ tình, cung cách đặt kế hoạch cho ngày sống bên nhau và những điều vợ chồng cùng chia sẻ đều là những biểu thức bên ngoài nói lên nỗi mong chờ được thân mật với nhau.

Với mỗi một trong số 4 đứa con chào đời, là một niềm soảng khoái hân hoan mà chúng tôi cho đến nay vẫn còn cảm tạ ơn Chúa hàng ngày. Dĩ nhiên, các phức tạp của việc làm cha mẹ đem lại cả tưởng thưởng lẫn thách đố. Có những đêm thức trắng chẳng hiểu mình sai ở chỗ nào.

Đức tin của chúng tôi vào Chúa Kitô là điều quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi đi lễ với nhau và tìm đến Giáo Hội để được hướng dẫn. Thỉnh thoảng, chúng tôi tìm đọc các văn kiện của Giáo Hội nhưng dường như các văn kiện này phát xuất từ một hành tinh khác, với một thứ ngôn ngữ khó hiểu và không hề liên hệ chút nào với các trải nghiệm của chúng tôi (1).

Trong cuộc hành trình sống đời với nhau, chúng tôi chịu ảnh hưởng trước nhất nhờ cùng can dự với nhiều cặp vợ chồng khác và một số linh mục, chủ yếu trong các phong trào linh đạo giáo dân, đặc biệt là Nhóm Đức Bà (Équipes Notre Dame) và Gặp Gỡ Hôn Nhân Thế Giới (Worldwide Marriage Encounter).

Diễn trình tham dự là diễn trình lắng nghe bằng thái độ cầu nguyện những câu truyện của nhau và được chấp nhận và khẳng nhận trong ngữ cảnh giáo huấn Giáo Hội. Rất ít khi thảo luận về luật tự nhiên nhưng đối với chúng tôi những câu truyện này đều là những điển hình của điều Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc đến như là một trong những nguồn tài nguyên phúc âm hóa chính của Giáo Hội.

Dần dần, chúng tôi tiến tới chỗ thấy ra rằng đặc điểm duy nhất phân biệt mối liên hệ bí tích của chúng tôi với bất cứ mối liên hệ tốt nào khác lấy Chúa Kitô làm tâm điểm là sự thân mật tính dục; chúng tôi cũng thấy rằng hôn nhân là một bí tích tính dục được phát biểu trọn vẹn nhất trong giao hợp tính dục. Chúng tôi tin rằng trước khi các cặp vợ chồng tiến tới chỗ biết tôn kính việc kết hợp tính dục, coi nó như là phần chủ yếu trong nền linh đạo của họ, họ khó lòng có thể đánh giá được vẻ đẹp của các giáo huấn như các giáo huấn của Humanae Vitae. Chúng ta cần những cách thế mới và một ngôn ngữ có liên quan mới có thể đụng tới tâm hồn người ta.

Như Tài Liệu Làm Việc đã gợi ý, Giáo Hội tiểu gia có nhiều điều để cung hiến Giáo Hội rộng lớn hơn trong vai trò phúc âm hóa của mình. Thí dụ, Giáo Hội không ngừng đối diện với sự căng thẳng vừa phải duy trì sự thật vừa phải bày tỏ lòng cảm thương và nhân hậu. Các gia đình thì lúc nào cũng đối diện với loại căng thẳng này. Lấy đồng tính luyến ái làm thí dụ. Bằng hữu của chúng tôi đang chuẩn bị cuộc họp mặt gia đình nhân dịp Lễ Giáng Sinh, bỗng người con trai cho biết anh ta muốn đem cả người bạn đời cũng con trai của anh ta về nhà nữa. Các bằng hữu của chúng tôi hoàn toàn tin giáo huấn của Giáo Hội và họ biết các cháu của họ sẽ chứng kiến cảnh họ đón người con trai và người bạn đời cũng con trai của anh ta vào gia đình. Giải đáp của họ có thể tóm lược trong mấy chữ: cháu là con trai chúng tôi!

Quả là một mô thức phúc âm hóa đối với các giáo xứ nếu họ muốn đáp ứng các hoàn cảnh tương tự tại khu xóm của họ! Đây là một điển hình thực tiễn của điều Tài Liệu Làm Việc viết liên quan tới vai trò giáo huấn của Giáo Hội và sứ mệnh chính của nó là làm cho thế giới biết tình yêu của Thiên Chúa.

Trong trải nghiệm của chúng tôi, các gia đình, các Giáo Hội tiểu gia, thường là các mô thức tự nhiên của việc mở rộng cửa cho các Giáo Hội từng được Niềm Vui Tin Mừng nói tới.

Một người bạn ly dị của chúng tôi nói rằng đôi khi chị cảm thấy không được tiếp nhận trọn vẹn trong giáo xứ của chị. Tuy nhiên, chị vẫn cùng các con tham dự Thánh Lễ đều đặn và không ta thán gì cả. Chị nên được coi là mẫu mực của can đảm và dấn thân dù gặp nghịch cảnh. Từ những người như chị, chúng tôi học được cách chân nhận rằng tất cả chúng ta đều mang theo mình một yếu tố gẫy đổ nào đó trong đời mình.

Biết đánh giá sự gẫy đổ của mình sẽ giúp ta rất nhiều trong việc thu nhỏ lại khuynh hướng hay phê phán người khác, một khuynh hướng ngăn trở việc phúc âm hóa xiết bao! Chúng tôi biết một bà góa cao niên sống với đứa con trai duy nhất. Cậu đã ngoài bốn mươi và mang hội chứng Down và tâm thần phân liệt (schizophrenia). Bà chăm sóc cậu một cách đáng phục và nỗi sợ duy nhất của bà là ai sẽ chăm sóc cậu một khi bà hết khả năng.

Cuộc đời chúng tôi được rất nhiều những gia đình như thế tác động. Những gia đình này có sự hiểu biết căn bản về giáo huấn Giáo Hội. Họ luôn được lợi nhờ việc giảng dạy và các chương trình tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, hơn bất cứ điều gì khác, họ cần được đồng hành dọc hành trình của họ, được chào đó, truyện của họ được lắng nghe, và trên hết, được khẳng nhận.

Tài Liệu Làm Việc nhận định rằng vẻ đẹp tình yêu con người phản ảnh tình yêu Thiên Chúa như đã được ghi trong truyền thống Thánh Kinh, nơi các tiên tri. Nhưng cuộc sống gia đình của họ thì hỗn độn và đầy những bi hài kịch rối tung. Vâng, đời sống gia đình đang rối tung. Nhưng giáo xứ cũng thế, nó vốn là ‘gia đình của các gia đình’.

Tài Liệu Làm Việc hỏi làm cách nào ‘hàng giáo sĩ được chuẩn bị tốt hơn… trong…việc trình bày các văn kiện của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình’.

Một lần nữa, cách có thể có là học từ Giáo Hội tiểu gia. Như Đức Bênêđíctô từng nói “việc này đòi một thay đổi trong tâm thức, nhất là liên quan tới giáo dân. Không nên coi họ như ‘những cộng tác viên’ của giáo sĩ nữa mà phải nhìn nhận họ là ‘những người đồng trách nhiệm’ đối với hữu thể và hành động của Giáo Hội”.

Điều ấy cũng đòi hỏi một thay đổi lớn về thái độ đối với giáo dân. Chúng tôi có tám đứa cháu hết sức tuyệt vời và độc đáo. Chúng tôi hàng ngày cầu nguyện cho chúng đích danh vì ngày nào chúng cũng bị đặt trước những sứ điệp méo mó của xã hội hiện đại, ngay khi chúng bước dọc hè phố để tới trường; những sứ điệp ấy nhan nhản trên những bảng quảng cáo hay xuất hiện trên điện thoại thông minh của chúng. Lòng tôn trọng thẩm quyền, bất luận của cha mẹ hay của tôn giáo, đã cao chạy xa bay từ lâu. Nên cha mẹ các cháu phải học đi vào cuộc sống con cái mình, chia sẻ các giá trị của chúng và các niềm hy vọng đối với chúng và nhờ thế, đổi lại, cũng học hỏi được từ chúng. Diễn trình đi vào đời sống của người khác và học hỏi ở họ cũng như chia sẻ với họ chính là trái tim của phúc âm hóa.

Như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI từng viết trong Loan Báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi), “Cha mẹ không những thông truyền Tin Mừng cho con cái, nhưng nhờ con cái họ cũng tiếp nhận được cùng một Tin Mừng ấy nhưng đã được chúng sống một cách thâm hậu”.

Chắc chắn đó chính là trải nghiệm của chúng tôi. Thực vậy, chúng tôi đồng thuận với gợi ý của một trong số các con gái của chúng tôi liên quan tới việc khai triển điều cháu gọi là mô thức phu thê cho nền linh đạo Kitô Giáo, một nền linh đạo áp dụng cho mọi người, bất luận là đơn lẻ, độc thân hay có gia đình, nhưng là một mô thức biến hôn nhân thành khởi điểm để hiểu sứ vụ. Mô thức này có nền tảng Thánh Kinh và nhân học, mục đích làm nổi bật bản năng ơn gọi bước vào tính sinh sản và tình thân mật mà ai cũng trải nghiệm. Mô thức này nhắc ta nhớ rằng mỗi người chúng ta đều được dựng nên cho một liên hệ và phép rửa trong Chúa Kitô có nghĩa là thuộc về Nhiệm Thể Người, dẫn ta tới cõi vĩnh hằng với Thiên Chúa, Đấng vốn là hiệp thông tình yêu Ba Ngôi.

(1) Trong phần ghi chú, Ông Bà Pirola có nhắc tới Hiến Chương Quyền Gia Đình của của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình. Đây là một văn kiện tuyệt vời của Giáo Hội, nhưng ít được các giới thế tục trích dẫn. Chính vì thế, tại Đại Hội Toàn Thể lần thứ XXI của Hội Đồng này năm 2013, Giáo Sư Jane Adolphe đã viết lại văn kiện này bằng từ ngữ hoàn toàn thế tục, rất dễ hiểu, chắc chắn sẽ được các cơ quan thế tục như Liên Hiệp Quốc trích dẫn, hay ít nhất cũng được công chúng đọc.

 
Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình: Phát biểu dẫn nhập của Đức Hồng Y Péter Erdo
Đặng Tự Do
03:35 07/10/2014
Đức Hồng Y Péter Erdo của Hung Gia Lợi, Tổng phúc trình viên Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình theo truyền thống đã đưa ra một trong những bài phát biểu quan trọng nhất tại một Thượng Hội Đồng: bài “disceptationem relatio ante” - báo cáo trước các cuộc thảo luận.

Trong bài phát biểu sáng 06 tháng 10, Đức Hồng Y Erdo kêu gọi sự trung thành với giáo huấn của Huấn Quyền về hôn nhân và gia đình và về lòng thương xót trong việc giải quyết các tình huống khó khăn mục vụ.

"Chúa Giêsu Kitô là Thầy của chúng ta trên tất cả những người khác và chỉ có Ngài là Chúa duy nhất của chúng ta. Chỉ một mình Ngài có 'lời ban sự sống đời đời’ (Ga 6:68). Điều này cũng đúng đối với ơn gọi của con người và gia đình. Thông điệp của Chúa Kitô không dễ dàng để chấp nhận, bởi vì thông điệp của Ngài có những đòi buộc. Thông điệp ấy đòi hỏi một sự hoán cải tâm hồn. Tuy nhiên, thông điệp ấy là sự thật giải phóng chúng ta. "

Đức Hồng Y, trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, nói rằng "điều tuyệt đối cần thiết là chúng ta phải dựa vào di sản đức tin mà Giáo Hội có nhiệm vụ bảo vệ trong sự tinh tuyền của nó, và trình bày đức tin ấy cho người dân của thời đại chúng ta một cách dễ hiểu và có sức thuyết phục nhất có thể được. "

"Sự thật rõ ràng và toàn bộ của Tin Mừng đem lại ánh sáng, ý nghĩa và hy vọng mà nhân loại cần ngày hôm nay. Giáo Hội phải cung cấp 'phương dược thật sự' này để nó có thể được nhìn nhận trong thời điểm hiện tại như là một ‘phương thuốc’ cho những tình huống khó khăn, đôi khi rất nặng nề, của gia đình. Nói cách khác, trong khi không tách rời khỏi sự thật, sự thật phải được đề xuất từ quan điểm của những người ‘phải vật lộn’ để nhìn nhận sự thật đúng thực chất của nó và để sống đúng với sự thật ấy.”

Cụ thể, Đức Hồng Y Erdo kêu gọi các nghị phụ đưa ra cho các giáo phận "những hướng dẫn rõ ràng để giúp đỡ những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn. Thật vậy, hoàn toàn không thực tế chút nào khi mong đợi rằng tự họ sẽ tìm ra giải pháp đúng đắn, phù hợp với sự thật của Tin Mừng và sát với các cá nhân trong các tình huống cụ thể. "

Sau khi trình bày "những áp lực từ bên trong gia đình và bên ngoài", bao gồm "các yếu tố khủng hoảng như ly thân và ly hôn" và "một não trạng ích kỷ đang lan rộng đóng kín trong chính mình, với hậu quả đáng lo ngại của nạn phá thai," Đức Hồng Y Erdo đã đề cập đến những "tình huống mục vụ khó khăn. "

"Chỉ có lòng thương xót của Thiên Chúa mới có thể mang lại sự tha thứ thực sự những tội lỗi. Trong bí tích Hòa Giải, Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta qua thừa tác vụ của Giáo Hội. Những gì còn lại mà chúng ta phải làm là làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa và thi hành các công việc siêu nhiên và trần thế của lòng thương xót đã được biết đến từ thời Cựu Ước. "

Ngài giải thích:

"Lòng thương xót không loại bỏ các cam kết phát sinh từ những ràng buộc hôn nhân. Các cam kết này vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi tình yêu con người đã tàn phai hay chấm dứt. Điều này có nghĩa rằng, trong trường hợp đổ vỡ của một hôn nhân đã thành sự về phương diện bí tích, Giáo Hội không thể công nhận một cuộc hôn nhân thứ hai, trong khi người phối ngẫu đầu tiên vẫn còn sống. "

Ngài nói thêm:

“Những người ly dị và tái hôn về mặt dân sự vẫn thuộc về Giáo Hội. Họ cần và có quyền được chăm sóc từ các vị mục tử của họ. Họ được mời gọi lắng nghe Lời Chúa, tham gia vào phụng vụ và cầu nguyện với Giáo Hội và thực hiện các công việc bác ái tốt đẹp. Chăm sóc mục vụ của Giáo Hội phải được mở rộng cho họ một cách rất đặc biệt, có tính đến hoàn cảnh cá biệt của mỗi người.

Do đó, trong mỗi Giáo Hội địa phương, ít nhất là phải có một linh mục chuyên trách được chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể cung cấp tư vấn, chứ không trách móc lên án, như là một bước đầu tiên trong việc xác định tính hợp lệ của một cuộc hôn nhân. Thực tế, nhiều cặp vợ chồng không nhận thức được các tiêu chí về tính hợp lệ của một cuộc hôn nhân. Tuy hãn hữu nhưng cũng có khả năng một cuộc hôn nhân có thể đã không thành sự. Sau khi ly hôn, xác minh này phải được thực hiện trong một cuộc đối thoại mục vụ về nguyên nhân của sự thất bại trong cuộc hôn nhân trước đó và xác định các căn cứ có thể tin rằng hôn nhân trước là vô hiệu, trong khi tránh tất cả các hình thức của một tiến trình quan liêu hoặc vì bất kỳ các lợi ích kinh tế nào. Nếu tất cả điều này được thực hiện một cách nghiêm túc trong việc tìm kiếm sự thật, tuyên bố hôn nhân vô hiệu cho các bên sẽ thực sự là một kinh nghiệm giải phóng lương tâm cho họ.

Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình cũng "liên hệ đến một số phản ứng được đề ra sau khi xem xét việc thực hành của một số Giáo Hội Chính Thống, trong đó cho phép một cuộc hôn nhân thứ hai hoặc thứ ba nếu đương sự hối lỗi.”

Đức Hồng Y nói rằng:

“Xem xét các vấn đề này là cần thiết để tránh bất kỳ sự giải thích mơ hồ và những kết luận không có đầy đủ cơ sở. Về vấn đề này, nghiên cứu lịch sử về kỷ luật của các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương là rất quan trọng. Những đóng góp cũng có thể đến từ việc xem xét những truyền thống kỷ luật, phụng vụ và tín lý của các Giáo Hội Đông Phương. "

Đức Hồng Y Erdo kết luận rằng:

"Thách thức đối với Thượng Hội Đồng này là cố gắng mang lại cho thế giới ngày nay, một cách nào đó tương tự như những ngày đầu của Giáo Hội, sự hấp dẫn của sứ điệp Kitô giáo về hôn nhân và gia đình, làm nổi bật niềm vui gia đình và hôn nhân, nhưng đồng thời, đáp trả một cách thực sự và bác ái, với nhiều vấn đề đang có những tác động đặc biệt đối với gia đình hôm nay trong khi nhấn mạnh rằng tự do luân lý đích thực không phải là làm những gì người ta cảm thấy hoặc sống theo cảm tính của mình, nhưng là theo sự thật đúng đắn"
 
Thượng Hội Đồng: Bài Disceptationem Relatio Ante - báo cáo trước các cuộc thảo luận
VietCatholic Network
07:58 07/10/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình.

Trong phiên nhóm thứ nhất của Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình vào sáng 6 tháng 10, Đức Hồng Y Péter Erdo của Hung Gia Lợi, Tổng phúc trình viên của Thượng Hội Đồng theo truyền thống đã đưa ra một trong những bài phát biểu quan trọng nhất tại một Thượng Hội Đồng: bài “disceptationem relatio ante” - báo cáo trước các cuộc thảo luận.

Trong bài phát biểu sáng 06 tháng 10, Đức Hồng Y Erdo kêu gọi sự trung thành với giáo huấn của Huấn Quyền về hôn nhân và gia đình và về lòng thương xót trong việc giải quyết các tình huống khó khăn mục vụ.

"Chúa Giêsu Kitô là Thầy của chúng ta trên tất cả những người khác và chỉ có Ngài là Chúa duy nhất của chúng ta. Chỉ một mình Ngài có 'lời ban sự sống đời đời’ (Ga 6:68). Điều này cũng đúng đối với ơn gọi của con người và gia đình. Thông điệp của Chúa Kitô không dễ dàng để chấp nhận, bởi vì thông điệp của Ngài có những đòi buộc. Thông điệp ấy đòi hỏi một sự hoán cải tâm hồn. Tuy nhiên, thông điệp ấy là sự thật giải phóng chúng ta. "

Đức Hồng Y, trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, nói rằng "điều tuyệt đối cần thiết là chúng ta phải dựa vào di sản đức tin mà Giáo Hội có nhiệm vụ bảo vệ trong sự tinh tuyền của nó, và trình bày đức tin ấy cho người dân của thời đại chúng ta một cách dễ hiểu và có sức thuyết phục nhất có thể được. "

"Sự thật rõ ràng và toàn bộ của Tin Mừng đem lại ánh sáng, ý nghĩa và hy vọng mà nhân loại cần ngày hôm nay. Giáo Hội phải cung cấp 'phương dược thật sự' này để nó có thể được nhìn nhận trong thời điểm hiện tại như là một ‘phương thuốc’ cho những tình huống khó khăn, đôi khi rất nặng nề, của gia đình. Nói cách khác, trong khi không tách rời khỏi sự thật, sự thật phải được đề xuất từ quan điểm của những người ‘phải vật lộn’ để nhìn nhận sự thật đúng thực chất của nó và để sống đúng với sự thật ấy.”

Cụ thể, Đức Hồng Y Erdo kêu gọi các nghị phụ đưa ra cho các giáo phận "những hướng dẫn rõ ràng để giúp đỡ những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn. Thật vậy, hoàn toàn không thực tế chút nào khi mong đợi rằng tự họ sẽ tìm ra giải pháp đúng đắn, phù hợp với sự thật của Tin Mừng và sát với các cá nhân trong các tình huống cụ thể. "

Sau khi trình bày "những áp lực từ bên trong gia đình và bên ngoài", bao gồm "các yếu tố khủng hoảng như ly thân và ly hôn" và "một não trạng ích kỷ đang lan rộng đóng kín trong chính mình, với hậu quả đáng lo ngại của nạn phá thai," Đức Hồng Y Erdo đã đề cập đến những "tình huống mục vụ khó khăn. "

"Chỉ có lòng thương xót của Thiên Chúa mới có thể mang lại sự tha thứ thực sự những tội lỗi. Trong bí tích Hòa Giải, Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta qua thừa tác vụ của Giáo Hội. Những gì còn lại mà chúng ta phải làm là làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa và thi hành các công việc siêu nhiên và trần thế của lòng thương xót đã được biết đến từ thời Cựu Ước. "

Ngài giải thích:

"Lòng thương xót không loại bỏ các cam kết phát sinh từ những ràng buộc hôn nhân. Các cam kết này vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi tình yêu con người đã tàn phai hay chấm dứt. Điều này có nghĩa rằng, trong trường hợp đổ vỡ của một hôn nhân đã thành sự về phương diện bí tích, Giáo Hội không thể công nhận một cuộc hôn nhân thứ hai, trong khi người phối ngẫu đầu tiên vẫn còn sống. "

Ngài nói thêm:

“Những người ly dị và tái hôn về mặt dân sự vẫn thuộc về Giáo Hội. Họ cần và có quyền được chăm sóc từ các vị mục tử của họ. Họ được mời gọi lắng nghe Lời Chúa, tham gia vào phụng vụ và cầu nguyện với Giáo Hội và thực hiện các công việc bác ái tốt đẹp. Chăm sóc mục vụ của Giáo Hội phải được mở rộng cho họ một cách rất đặc biệt, có tính đến hoàn cảnh cá biệt của mỗi người.

Do đó, trong mỗi Giáo Hội địa phương, ít nhất là phải có một linh mục chuyên trách được chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể cung cấp tư vấn, chứ không trách móc lên án, như là một bước đầu tiên trong việc xác định tính hợp lệ của một cuộc hôn nhân. Thực tế, nhiều cặp vợ chồng không nhận thức được các tiêu chí về tính hợp lệ của một cuộc hôn nhân. Tuy hãn hữu nhưng cũng có khả năng một cuộc hôn nhân có thể đã không thành sự. Sau khi ly hôn, xác minh này phải được thực hiện trong một cuộc đối thoại mục vụ về nguyên nhân của sự thất bại trong cuộc hôn nhân trước đó và xác định các căn cứ có thể tin rằng hôn nhân trước là vô hiệu, trong khi tránh tất cả các hình thức của một tiến trình quan liêu hoặc vì bất kỳ các lợi ích kinh tế nào. Nếu tất cả điều này được thực hiện một cách nghiêm túc trong việc tìm kiếm sự thật, tuyên bố hôn nhân vô hiệu cho các bên sẽ thực sự là một kinh nghiệm giải phóng lương tâm cho họ.

Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình cũng "liên hệ đến một số phản ứng được đề ra sau khi xem xét việc thực hành của một số Giáo Hội Chính Thống, trong đó cho phép một cuộc hôn nhân thứ hai hoặc thứ ba nếu đương sự hối lỗi.”

Đức Hồng Y nói rằng:

“Xem xét các vấn đề này là cần thiết để tránh bất kỳ sự giải thích mơ hồ và những kết luận không có đầy đủ có cơ sở. Về vấn đề này, nghiên cứu lịch sử về kỷ luật của các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương là rất quan trọng. Những đóng góp cũng có thể đến từ việc xem xét những truyền thống kỷ luật, phụng vụ và tín lý của các Giáo Hội Đông Phương. "

Đức Hồng Y Erdo kết luận rằng:

"Thách thức đối với Thượng Hội Đồng này là cố gắng mang lại cho thế giới ngày nay, một cách nào đó tương tự như những ngày đầu của Giáo Hội, sự hấp dẫn của sứ điệp Kitô giáo về hôn nhân và gia đình, làm nổi bật niềm vui gia đình và hôn nhân, nhưng đồng thời, đáp trả một cách thực sự và bác ái, với nhiều vấn đề đang có những tác động đặc biệt đối với gia đình hôm nay trong khi nhấn mạnh rằng tự do luân lý đích thực không phải là làm những gì người ta cảm thấy hoặc sống theo cảm tính của mình, nhưng là theo sự thật đúng đắn"
 
Top Stories
Cardinal Tagle : « Le synode ne doit pas oublier que l’extrême pauvreté peut aussi séparer les couples »
Eglises d'Asie, le 7 octobre 2014
11:26 07/10/2014
Alors que la question des divorcés remariés est au cœur des préoccupations des médias et d’une bonne part des participants au Synode sur la famille qui se tient à Rome du 5 au 19 octobre, le cardinal Luis Antonio Tagle, archevêque de Manille, rapporte qu’aux Philippines, c’est la pauvreté qui, à ses yeux, est principalement à l'origine de la séparation des couples.

Dans un entretien à Catholic News Service (CNS), le 6 octobre dernier, l’archevêque philippin, qui est l’un des trois présidents nommé par le pape François pour diriger l’assemblée synodale, explique espérer qu’au-delà des débats sur les couples divorcés remariés, l’assemblée du synode se penchera également sur l’impact de la pauvreté et de l’émigration sur les familles, aussi bien aux Philippines que dans la plupart des pays en développement.

« Il y a bien sûr beaucoup de défis concernant la famille aux Philippines, mais pour moi, il s’agit tout d’abord de la pauvreté, l’extrême pauvreté; elle a un impact très réel sur la famille », a t-il également déclaré dans une vidéo enregistrée depuis le Vatican le 4 octobre dernier.

« Il ne faut pas considérer cette pauvreté comme un élément extérieur, à replacer dans un autre contexte: non, pour beaucoup de personnes aux Philippines, elle agit au cœur même de la famille et affecte toutes les relations entre ses membres », ajoute-t-il.

Parmi les conséquences de la pauvreté, l’une des plus dramatiques est bien souvent l’obligation pour l’un des deux parents d’émigrer à l’étranger afin de trouver du travail et de subvenir ainsi aux besoins de sa famille, explique le cardinal Tagle. « Les couples ne se séparent pas parce qu’ils veulent divorcer, ne s’entendent plus ou sont en conflit. Non, ils se quittent et se séparent de leurs enfants parce qu'ils s'aiment, et que la meilleure façon pour eux de s’occuper de leur famille et lde es faire vivre, est d’aller travailler à l’étranger ».

L’émigration philippine représente une part importante de l’économie du pays. Plus de 11 % de la population vit et travaille à l’étranger, principalement aux Etats-Unis, en Arabie Saoudite, au Canada, aux Emirats Arabes Unis et en Australie. Mais des migrants économiques philippins se trouvent dans quasiment tous les pays de la planète.

La séparation des familles « crée indéniablement une blessure ouverte, qui ne se referme pas », poursuit le cardinal Tagle. « Les enfants souffrent de l’absence de leurs parents, et les parents souffrent de ne pas être présents dans la vie de leurs enfants, tout en devant rester fidèles à un conjoint qu’ils ne pourront pas revoir pendant des années. »

« Pour tout vous dire, l’aéroport est devenu un endroit traumatisant pour moi », avoue l’archevêque de Manille sur la vidéo de CNS. « Pas à cause des voyages ou d’éventuels dangers, mais parce que j’y vois, et j’y entends les parents, - les mères surtout -, parler à leurs enfants, leur dire au-revoir, et que l’on voit qu’elles ont le cœur brisé. » Après un silence, il ajoute: « Vous vous demandez alors de quelle force ils auraient besoin [pour vivre cela], et vous ne pouvez que prier: ‘Seigneur, donne-leur Ta force’. »

Espérant que « ces réalités seront portées au synode », Mgr Tagle rappelle encore que si « l’émigration est un grave sujet de préoccupation pour de nombreux pays pauvres, elle est aussi un défi pour la pastorale ». Il faut que l’Eglise propose « une assistance, un accueil et un soutien pour toutes ces familles, en leur permettant notamment de maintenir leurs liens affectifs », conclut-il. (eda/msb)

(Copyright Légende photo: Mgr Tagle est l'un des présidents nommés par le pape François pour encadrer le synode sur la famille. DR

Source: Eglises d'Asie, le 7 octobre 2014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Cụm từ “Đây là mầu nhiệm Đức tin” có ý nghĩa gì?
Nguyễn Trọng Đa
20:31 07/10/2014
Giải đáp phụng vụ: Cụm từ “Đây là mầu nhiệm Đức tin” có ý nghĩa gì?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, đâu là ý nghĩa của cụm từ "“Đây là mầu nhiệm Đức tin” sau Truyền phép? Liệu cụm từ này nhắc đến toàn bộ nghi thức Thánh Thể hoặc, như một số người gợi ý rằng qua việc làm một cử chỉ hướng tới Mình và Máu Thánh, cụm từ nhắc đến sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể? - F. M., Turin, Ý.


Đáp: Để giải thích điều này, chúng ta phải đặt bản văn này trong bối cảnh.

Trong phụng vụ tiền Công đồng, và do đó cũng trong hình thức ngoại thường, các từ ngữ này được tìm thấy trong nghi thức làm phép Chén thánh. Xin đọc:

“Vì này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu: là mầu nhiệm Đức tin: sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Mọi người đều thừa nhận rằng cụm từ “Đây là mầu nhiệm Đức tin” là không có trong Kinh Thánh, và được bổ sung vào công thức Truyền phép trước thế kỷ VI. Một số tác giả nói một cách đáng tin cậy rằng cụm từ này đã Đức Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả (440-461) dùng để chống lại bè rối Manikê, vì bè này phủ nhận sự tốt lành của các vật chất. Bằng cách này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng hồng ân cứu độ đến nhờ việc đổ máu thân thể của Chúa Kitô, cũng như nhờ sự tham dự trong bánh và rượu được dùng để Truyền phép, vốn làm cho hy lễ của Chúa Kitô hiện diện ở đây và ngay bây giờ.

Cụm từ trên đã được rút khỏi nghi thức Truyền phép, sau một loạt cuộc tranh luận lâu dài, bởi các chuyên viên soạn thảo nghi thức Thánh lễ mới. Lúc đầu người ta đã không có ý định giới thiệu Kinh nguyện Thánh Thể mới, nhưng chỉ đơn giản thực hiện một số sửa đổi nhỏ cho Lễ Quy Rôma. Tuy nhiên, các chuyên viên, khi họ không làm như thế, đã vội bị kẹt vào các đề xuất ngược lại. Sau đó, Đức Thánh Cha Phaolô VI quyết định sẽ thôi sử dụng Lễ Quy cũ, khi sự đề nghị soạn thảo các Kinh nguyện Thánh Thể được chấp thuận.

Không Kinh nguyện Thánh Thể mới nào đề xuất cụm từ không có nguồn gốc Kinh thánh “Đây là mầu nhiệm Đức tin” cả, và các hình thức Truyền phép đều là hơi khác nhau trong các Kinh nguyện Thánh Thể. Đức Thánh Cha Phaolô VI một lần nữa can thiệp và bắt buộc rằng hình thức Truyền phép phải là như nhau trong mọi Kinh nguyện Thánh Thể, và rằng cụm từ “Đây là mầu nhiệm Đức tin”, mà sự hiện diện của cụm từ trong Lễ Quy đã là linh thiêng trong nhiều thế kỷ, cần được duy trì, không phải trong công thức Truyền phép, nhưng như sự mở đầu cho lời tung hô của cộng đoàn.

Sự tung hô sau Truyền phép là một điều mới mẻ cho nghi lễ Rôma, mặc dầu nó là khá phổ biến trong một số nghi lễ xưa khác, chẳng hạn như nghi lễ Alexandria.

Về ý nghĩa của cụm từ, chúng tôi có thể nói như sau. Bối cảnh lịch sử có thể có của bè rối Manikê, như được nêu ra ở trên, là có ít liên quan cho ngày nay. Tôi tin rằng chìa khóa tốt nhất để giải thích ý nghĩa phụng vụ hiện tại của cụm từ đến từ các bản văn của việc các tín hữu tung hô:

“Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”.

hoặc:

“Lạy Chúa , mỗi lần ăn bánh và uống chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa đến”.

hoặc:

“Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã dùng thánh giá và sự phục sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con” (bản dịch Việt ngữ của Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Cả ba lời tung hô cho thấy rằng cụm từ "Đây là mầu nhiệm Đức tin” là không giới hạn vào sự Hiện diện Thực sự, nhưng đúng hơn là vào toàn thể mầu nhiệm của sự cứu độ nhờ cái chết, sự phục sinh và lên trời vinh hiển của Chúa Kitô, vì mầu nhiệm này đang hiện diện trong việc cử hành Hy tế Tạ ơn.

Ở Ireland, các Giám mục nhận được sự phê duyệt cho một lựa chọn thứ tư của lời tung hô, đó là "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Thật là một sự tò mò rằng trong một bản ghi chép của mình, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã gợi ý rằng lời rao truyền đặc biệt này là không thích hợp cho việc tung hô, bởi vì trong khi nó thể hiện một chân lý Đức tin, nó dường như tập trung sự chú ý chủ yếu vào sự Hiện diện Thực sự, hơn là vào toàn bộ Hy tế Tạ ơn.

Có lẽ nếu người ta quan tâm đến bối cảnh Kinh thánh của lời tung hô của thánh Tôma Tông đồ về thần tính của Chúa Kitô, một khi đã chết và phục sinh, thì lời này cũng bao trùm toàn bộ mầu nhiệm. (Zenit.org 7-10-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Gặp ''người xưa''
Micae Bùi Thành Châu
08:40 07/10/2014
GẶP "NGƯỜI XƯA"

Lâu lắm rồi mới có dịp trở về hưởng gió biển. Dĩ nhiên chọn bãi tắm "tu sĩ" cho đơn giản. Nhiều người đùa vui Bãi Dâu là bãi tắm của "tu sĩ" vì lễ giản đơn Bãi Dâu tập trung khá nhiều dòng tu. Đúng với tên gọi, gần chỗ tôi có 3 người. Nghi nghi cụ già kia là linh mục ! Lý đoán quả không sai. Hỏi thăm thì ra năm nay ngài 74 tuổi, đã nghỉ hưu. Dịp này đi biển cùng với gia đình người em trai và các cháu.Nói được năm ba câu thì ngài chào từ biệt vì cùng lên với người em và người cháu vì họ đang chờ.

Đang thơ thẩn bỗng nhiên một cụ già tiến lại gần.Hỏi thăm thì được biết năm nay cụ 71 tuổi ! 71 tuổi nhưng vẫn còn sung sức lắm vì nảy giờ thấy cụ bơi qua bơi lại.Như một mối duyên, cụ đến và chia sẻ.

Hết sức ngạc nhiên vì trong nhóm của cụ đa phần là người không phải Công Giáo. Thắc mắc không hiểu sao cụ lại lọt vào bãi tắm "tu sĩ" này thì cụ từ từ giải thích : "Tôi năm nay 71 tuổi. Tôi đi chung nhóm bạn ngày xưa học ở trường Trần Lục. Hồi nhỏ học với nhau, sau này bắt được liên lạc với nhau và quy tụ lại với nhau và lâu lâu đi chơi như thế này".

Ngưng một lát, cụ kể tiếp : "Trong trường thời đó, hiện giờ có một số người ở Mỹ, gom tiền lại và lâu lâu cho anh em đi chơi như thế này. Thường thì tụ tập uống cà phê, lâu lâu đi chơi xa. Trưởng nhóm tổ chức là người đạo Công Giáo. Ông ấy đang đi nhà thờ, tụi tôi tắm biển, hẹn đến giờ thì đi ăn cơm".

Thấy cụ có tuổi nhưng nói chuyện hoạt bát và vui vẻ, hỏi thăm tiếp thì cụ nói cụ là nhà giáo.

Cụ nói : "Sau năm 1975, tôi đi vượt biên mấy lần nhưng không được, trở về dạy học. Tôi dạy môn Toán. Đến bây giờ cũng còn đi dạy để kiếm sống ... Ngày xưa bọn tôi học ít chứ không như bây giờ ... Tôi chẳng biết khái niệm yêu tổ quốc yêu đồng bào là gì cả nhưng bọn tôi được dạy rất kỹ về nhân lễ nghĩa trí tín ... Sống nhường nhịn yêu thương nên mới có như ngày hôm nay, những buổi sinh hoạt như thế này. Ở bên kia họ lập nhóm gọi là nhóm Trần Lục ... sinh hoạt và góp tiền về cho chúng tôi sinh hoạt ở bên đây ... Tôi ngày xưa được các sư huynh Lasan dạy học. Các sư huynh dạy rất kỹ ... Tôi không có đạo Công Giáo nhưng tôi học trường Dòng. Trường Dòng dạy tôi nên người ... Tôi thấy ngày xưa được dạy kỹ về nhân cách sống ... ngày nay ra đường chỉ cần quẹt xe thôi là có chuyện ... Mấy ngày nay nghe toàn là chuyện giết người cắt khúc ... thấy ghê quá ! ..."

Mãi mê nói chuyện đến giờ cơm của cụ, cụ chào từ biệt.

Trước khi chia tay, cụ nói : "Hôm nay hình như là có kha khá tiền nên được đãi ở nhà hàng ngon ngon".

Cụ đi khuất nhưng hình ảnh nhà giáo già còn đó.

Đẹp quá hình ảnh của "người xưa".

Lâu lâu gặp "người xưa", được nghe những hoài niệm ngày xưa. "Người xưa" và những hoài niệm cuộc sống ngày xưa thật là hay. Không chỉ từ ông cụ mà hôm nay tôi có duyên gặp nhưng qua những "người xưa" mà có duyên gặp gỡ lại nghe về lối sống, giáo dục, y tế ... của ngày xưa thật là hay.

Ngày xưa người ta đối nhân xử thế thật là hay. Dĩ nhiên cũng có chuyện này chuyện kia trong cuộc sống, trong xã hội, trong gia đình nhưng không như ngày hôm nay. Ngày hôm nay giữa nền kinh tế thị trường và lối sống mở đã làm cho con người ta mất đi tình mất đi nghĩa.

Ngày xưa làm gì có cái chuyện cha mẹ anh chị em ruột phải đổ máu nhau vì vài ba tấc đất, ngày xưa làm gì có cái chuyện học thêm học bớt học ngày không đủ tranh thủ học thêm như bây giờ, ngày xưa làm gì mà cuộc sống nó vội vã như bây giờ đến thế ! Ngày xưa và ngày xưa ...

Những ngày này, Sài Thành mất đi một công trình kiến trúc cổ để làm nhà ga ... và mất đi những hàng cây xanh thật quý giá ... Dĩ nhiên cũng cần đổi mới nhưng những cái gì xưa ta vẫn cần tôn tạo và trân quý.

Lối sống, đạo đức, giáo dục ... ngày xưa vẫn là những hoài niệm không bao giờ quên được trong đầu của những ông già bà lão. Những người ở tuổi thất thập cổ lai hy như cụ già tôi gặp hôm nay phiền muộn cho lối sống quá nhanh của người trẻ. Phiền muộn cộng thêm phiền muộn bởi lẽ nhiều người trẻ chẳng nghĩ đến tuổi già để trân trọng các cụ. Có lẽ họ nghĩ họ không bao giờ già để họ không trân trọng những người có tuổi cũng như những cách lối sống của người xưa.

Ước gì ! Ước gì ! Thời gian quay trở lại để được thụ hưởng nền giáo dục của ngày xưa, lối sống của ngày xưa.

Thời xưa an bình và thanh thản lắm !

Ngày nay ... như thế nào chắc ai ai cũng thừa hiểu.

Micae Bùi Thành Châu

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Muôn Sao Nhẩy Mừng
Lê Trị
21:04 07/10/2014
MUÔN SAO NHẨY MỪNG
Ảnh của Lê Trị
Nguyện đường quanh phủ vạn vì sao
Sa mạc hồng ân đổ tuôn trào
Bình an hạnh phúc muôn dân nước
Vinh danh Thiên Chúa tận trời cao.
(Lê Trị)