Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Chúa Khó Tánh!
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
05:25 05/10/2009
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Chúa Khó Tánh!
Ở đâu lương thực linh hồn?, Ảnh NTTây |
Dì Tư giọng thì thào nho nhỏ tuồng như sợ hàng xóm nghe lén,
— Tui biết nói cái này thiệt tình là không phải, nhưng tui thấy nhiều khi Chúa cũng khó tánh quá!
Ông Tư dừng ngang chung trà ngay cửa miệng, đôi mắt trợn tròn, ánh mặt chòng chọc nhìn thẳng vào ngay mặt vợ,
— Bà lóng rầy có thấy nóng sốt hay cảm cúm chi trong người hay không vậy?
Dì Tư cự nự,
— Ông ăn nói nghe lãng xẹt à. Người ta đang mạnh sân sẩn, tự nhiên ông mở miệng mời gọi thầy lang ghé vào nhà à…
— Thì không đau yếu mà sao tự dưng lại buông lời nói năng gì mà nghe kỳ cục như vậy? Mà bà nói Chúa khó tánh là khó ở chỗ nào?
Dì Tư buông liền một hơi,
— Thì tui nhớ đâu ở cái đoạn mà bà Martha than thở sao Chúa không để cho cô Maria vô bếp phụ bả một tay đó. Nghe bả càm ràm như vậy, Chúa mới mở miệng rầy bả một câu, “Martha, Martha, con lo lắng nhiều chuyện quá. Maria đã chọn phần tốt nhất” (Luca 10:41-42). Mà ta nói cái phần tốt nhất lại là cái phần mà cô Maria cứ ngồi miết ở dưới chân Chúa, còn việc cơm nước trong nhà là cô ấy đổ hết lên đầu của cái cô chị (Luke 10:39). Thiệt tình…
Dì Tư chép miệng,
— Cái này là tui nói thật bụng đó nghen. Ai nói gì thì nói, tui vẫn khoái cái bà Martha hơn. Đàn bà con gái là phải như vậy. Khách khứa tới nhà là mình phải te te chạy ra rót nước, tay dâng cau mời trầu. Rồi đàn bà con gái là mình phải lẹ làng chạy xuống bếp, giết gà nấu cơm bầy lên mâm đồng mời khách. Như vậy mới là đàn bà con gái chứ…
Dì Tư dừng lại,
— Nhưng thiệt tình tui không hiểu tại sao Chúa lại cất tiếng khen cái cô em oang oang à. Còn cái cô Martha, Chúa đã không khen thì thôi, nhưng lại còn nói mấy câu làm người ta buồn. Ai thì không biết, chứ Chúa mà nói với tui như vậy là tui rầu thúi ruột luôn! Mình thì cứ lục đục loay hoay trong bếp chiên xào nấu nướng cho Chúa có miếng ăn ngon, mà Chúa lại không hiểu cho cái tâm thành của lòng mình. Hỏi sao mà cô Martha lại không buồn?
Dì Tư dừng lại nhìn ông Tư. Ông Tư nhíu mày nhìn vợ,
— Bà ơi, cái này người ta nói là học không thông, ôm gối bông cũng thấy nặng, cho nên Chúa nói gà mà mình nghe ra vịt là như vậy. Cái ông Luca ta nói ổng viết quyển Phúc Âm thứ Ba là có hơi khác với ông Máccô và ông Mátthêu…
Dì Tư nóng nẩy,
— Khác là khác như thế nào? Ông muốn nói cái chi thì cứ nói huệch toẹt ra đi. Nhằm ngay cái người chậm lụt rùa bò như tui mà ông cứ rề rà tuồng như người đứng gác chim cu núp núp ở trong bụi rậm không bằng…
Ông Tư chép miệng,
— Thì bà cũng phải cho tui nói có đầu có đuôi, như vậy bà mới hiểu tuồng hiểu tích chứ. Ta nói cái điều mà ông Luca muốn trình bày ở trong câu truyện của bà Martha là Chúa Giêsu chính là Lời Chúa là Tin Mừng...
Dì Tư đưa tay cản lại cấp kỳ,
— Ông nói chiện lạ! Chứ bộ mấy ông kia hổng có nói Chúa Giêsu là Lời Chúa là Tin Mừng hay sao?
— Không! Không! Bà nói đúng lắm. Bốn ông thánh sử là cả bốn ông, ông nào cũng nói Chúa Giêsu là Lời Chúa là Tin Mừng. Nhưng mỗi người có một cách nói khác nhau. Ta nói đối với ông Máccô, Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai chịu nhiều đau khổ. Còn đối với ông Mátthêu, Chúa Giêsu là Con Vua Đavít. Với ông Gioan, thì Chúa Giêsu là Lời, là Ngôi Lời xua tan đêm đen bóng tối. Nhưng riêng cái ông Luca này thì đặc biệt nhất. Đối với ổng, Chúa Giêsu không những là Lời Chúa, mà còn là số một. Tất cả những cái còn lại đều là thứ yếu, không có chi phải đáng bận tâm hết…
Dì Tư dừng nhai trầu thuốc, bĩu môi,
— Ông nói khơi khơi như vậy ai mà nói chẳng được...
Ông Tư cầm quyển Kinh Thánh đưa cho vợ,
— Bà không tin lời tui hén. Thì đây, nếu bà không tin tui thì bà đọc đoạn này đi. Đó, đó, đoạn Máccô 3:31-35 đó, rồi đây là đoạn Mátthêu 12:46-50, và luôn cả đoạn Luca 8:19-21 nữa đây nè. Cả ba đoạn này đều kể chuyện Đức Mẹ với mấy người anh em của Chúa đi kiếm Chúa đó, bà còn nhớ hay không?
Ông Tư dừng lại,
— Bây giờ bà đọc ba đoạn này đi, rồi bà nói cho tui nghe, bà thấy ba đoạn Phúc Âm này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
Dì Tư cầm quyển Kinh Thánh lên, tay móc cặp kiếng lão trong túi áo đeo vào, tay lật ra từng trang, miệng đọc lẩm nhẩm… Năm phút sau, dì Tư dừng lại buông gọn một câu,
— Tui thấy cả ba đoạn Phúc Âm này đều giống y như nhau, có gì khác đâu.
Ông Tư buông lời chắc nịch,
— Bà có dám chắc với tui là cả ba đoạn Phúc Âm đều giống y như nhau hay không?
Dì Tư lại cúi xuống, mắt nhìn vào những trang Kinh Thánh một lần nữa, miệng lại đọc lẩm nhẩm,
— Ừa, thì tui cũng chỉ thấy có một điều hơi là lạ mà thôi…
— Điều gì lạ đâu? Bà nói đi…
— Thì ta nói trong khi Chúa trong Phúc Âm Máccô và của ông Mátthêu thì nói, “Ai mà làm theo ý Chúa, ý Cha trên trời, thì người đó là mẹ ta và anh em ta” (Mk 3:35, Matt 12:50), nhưng Chúa trong Phúc Âm Luca thì lại nói khác?
— Bà nói khác là khác như thế nào?
Dì Tư đeo lại cặp kiếng lão, mắt chăm chú dõi nhìn những hàng chữ trong chương thứ 8 Tin Mừng Luca,
— Lạ kỳ hén, ông Luca thì lại viết, “Mẹ ta và anh em ta là những người lắng nghe Lời Chúa” (Luca 8:21).
— Đó, bà đã thấy chưa?
— Ông nói thấy là thấy cái chi?
— Thì đoạn Kinh Thánh Luca bà vừa mới đọc có giống như đoạn Kinh Thánh kể chuyện hai chị em bà Martha và Maria đón Chúa vào nhà hay không?
Dì Tư dè dặt,
— Ông muốn nói đối với ông Luca, “Lời Chúa mới là chuyện quan trọng. Những cái còn lại đều là thứ yếu”?
— Thì chứ còn gì nữa. Cho nên ta nói câu chuyện chị em của bà Martha là một câu chuyện phải hiểu theo nghĩa bóng, chứ không thể hiểu theo nghĩa đen cho đặng.
— Nghĩa đen với nghĩa bóng là cái gì? Ông nói cao xa quá, làm sao tui hiểu cho thấu! Có phải ông muốn nói là chuyện bà Martha nấu nướng với bà Maria nghe Lời Chúa không phải là câu chuyện có thật...
— Nè, nè! Cái này là bà nói chứ không phải tui nói đó nghen. Ý của tui là qua câu chuyện bà Martha và bà Maria, ông Luca muốn đề cao vai trò tối ưu của Lời Chúa trong đời sống đức tin. Cho nên nếu chỉ phân tích câu chuyện này theo nghĩa đen, bà đã hiểu lầm Chúa Giêsu và luôn cả cái điều mà ông Luca muốn nhắn gửi tới độc giả Kinh Thánh rồi. Bởi hiểu lầm như vậy, hèn chi bà than thở là Chúa khó tánh Nếu Chúa thiệt tình mà khó tánh, thì hai vợ chồng nhà mình là mệt cầm canh rồi đó nghen.
Dì Tư hờn mát,
— Ông nói chiện! Thì ai chẳng biết là hồi đó ông được ba má cho đi học nội trú trường đạo mà lại trường tây trên Sài Gòn, cho nên ông mới thấu hiểu Lời Chúa tường tận thấu đáo. Tui là phận nhà nghèo, hồi xưa không được đi học, cho nên ta nói bây giờ mà ông cha xứ chịu khó mở lớp Kinh Thánh là tui xách tập vở te te đi ngay, mà tui là tui ngồi ngay cái bàn đầu cho coi.
Ông Tư hưỡn đãi,
— Bà nói như vậy mà không sợ lọt tới tai cha xứ, ổng nghe được, ông ấy lại buồn. Cái này ta nói là tai nghe sao, tui nhắc lại nguyên tuồng làm vậy mà thôi. Tui nhớ có lần ông cha xứ than phiền là đã mấy lần ổng cất công mời mấy ông cha giáo về xứ mở lớp Thần Học Kinh Thánh cho người trong xứ. Nhưng lần nào cũng vậy, chẳng ai chịu ghi danh đi học hết. Hoặc ghi danh rồi, thì tới ngày học lại bỏ không tới lớp, làm cho ổng quê gần chết với mấy ông cha khách à...
www.nguyentrungtay.com
Khôn Ngoan
LM. Anphong Trần Đức Phương
08:42 05/10/2009
KHÔN NGOAN
(CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Ca dao Việt Nam có câu:
“Khôn ngoan chẳng lọ thật thà,
Lương thưng, tráo đấu, chẳng qua đong đầy”
Câu này kết án những người dùng sự khôn ngoan thế gian để lừa lọc người khác, thu lợi cho mình, nhất là trong việc buôn bán. Đó là sự không ngoan qủy quyệt, lừa đảo để kiếm lời, và đưa đến bất công xã hội.
Nhưng trong Thánh Kinh Cựu Ước, cuốn sách Khôn Ngoan ca ngợi sự Khôn Ngoan thật sự; đó là “Khôn Ngoan” do ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn (Sách Khôn Ngoan 1: 6). Sự Khôn Ngoan đây là sự khôn ngoan của người công chính, trái với sự khôn ngoan thế gian của những kẻ bất lương, gian ác, “lường thưng, tráo đấu!”
Hơn nữa, sự Khôn Ngoan thật của Thiên Chúa đưa đến thực hành đức Bác Ái, làm đẹp lòng Thiên Chúa và đem lại cuộc sống đời đời; còn sự khôn ngoan xảo trá thế gian thì “ích kỷ hại nhân,” làm xáo trộn trật tự xã hội, và cuối cùng bị phơi bày ra trước mặt Thiên Chúa, và lãnh hình phạt ở cuộc sống đời sau (Thư Do Thái 4: 13).
Bài Đọc I Thánh Lễ hôm nay trích trong Sách Khôn Ngoan(7: 7-11) ca tụng sự Khôn Ngoan thật do Thần Khí Thiên Chúa ban cho: qúy giá hơn sự giầu có, vàng bạc, của cải thế gian, hơn cả sức khỏe và sắc đẹp, đem lại điều công chính, giúp con người làm lành, lánh dữ, và gặt hái được những hoa trái tốt lành.
Bài Phúc Âm (Matcô 10: 17-30) cũng cho chúng ta thấy sự Khôn Ngoan thật giúp chúng ta biết “làm sao để được sống đời đời”. Đó là biết giữ đầy đủ giới răn của Chúa: không hại người, không ngoại tình, không trộm cắp, không làm chứng gian, không lường gạt…thảo kính cha mẹ. Ngoài ra, còn biết xử dụng của cải thế gian ‘để mua lấy Nước Trời’ bằng cách giúp đỡ những người nghèo khó. Hơn nữa, cũng chính do sự Khôn Ngoan do Thần Trí hướng dẫn, người ta mới dám “bỏ mọi sự mà theo Chúa” để dâng hiến cả cuộc đời phục vụ Chúa và tha nhân, dù nhiều khi vì thế mà bị thế gian khinh chê, kết án và bách hại. Chính sự Khôn Ngoan thật dẫn đưa chúng ta đến phần rỗi đời đời, là cứu cánh của cả đời sống đức tin của chúng ta.
Cuộc đời của mỗi người chúng ta có nhiều bí ẩn không ai biết được, nhưng trước mặt Chúa, thì “không gì có thể che dấu được; mọi sự đều phơi bày tỏ tường trước mặt Chúa, và mỗi người chúng ta đều phải “trả lẽ về những việc chúng ta đã làm!” (Bài Đọc II: thư Do Thái 4: 12-13).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cùng hiệp ý cầu nguyện cho mọi người chúng ta luôn được tràn ngập ơn Chúa Thánh Thần, được khôn ngoan sáng suốt để luôn biết sống theo thánh ý Chúa. Xin Chúa cho ‘mọi việc chúng ta làm, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa” (Kinh Sáng Soi), theo đúng đường lối của Chúa, để đem lại phần rỗi đời đời cho chúng ta. Trong “Năm Linh Mục”, chúng ta cũng cầu nguyện cho các vị Chủ Chăn và các Linh Mục luôn khôn ngoan, sáng suốt để biết vâng theo Thánh ý Chúa trong mọi sự, và biết hướng dẫn Dân Chúa đi theo đúng đường lối của Chúa và Giáo Hội.
(CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
“Khôn ngoan chẳng lọ thật thà,
Lương thưng, tráo đấu, chẳng qua đong đầy”
Câu này kết án những người dùng sự khôn ngoan thế gian để lừa lọc người khác, thu lợi cho mình, nhất là trong việc buôn bán. Đó là sự không ngoan qủy quyệt, lừa đảo để kiếm lời, và đưa đến bất công xã hội.
Nhưng trong Thánh Kinh Cựu Ước, cuốn sách Khôn Ngoan ca ngợi sự Khôn Ngoan thật sự; đó là “Khôn Ngoan” do ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn (Sách Khôn Ngoan 1: 6). Sự Khôn Ngoan đây là sự khôn ngoan của người công chính, trái với sự khôn ngoan thế gian của những kẻ bất lương, gian ác, “lường thưng, tráo đấu!”
Hơn nữa, sự Khôn Ngoan thật của Thiên Chúa đưa đến thực hành đức Bác Ái, làm đẹp lòng Thiên Chúa và đem lại cuộc sống đời đời; còn sự khôn ngoan xảo trá thế gian thì “ích kỷ hại nhân,” làm xáo trộn trật tự xã hội, và cuối cùng bị phơi bày ra trước mặt Thiên Chúa, và lãnh hình phạt ở cuộc sống đời sau (Thư Do Thái 4: 13).
Bài Đọc I Thánh Lễ hôm nay trích trong Sách Khôn Ngoan(7: 7-11) ca tụng sự Khôn Ngoan thật do Thần Khí Thiên Chúa ban cho: qúy giá hơn sự giầu có, vàng bạc, của cải thế gian, hơn cả sức khỏe và sắc đẹp, đem lại điều công chính, giúp con người làm lành, lánh dữ, và gặt hái được những hoa trái tốt lành.
Bài Phúc Âm (Matcô 10: 17-30) cũng cho chúng ta thấy sự Khôn Ngoan thật giúp chúng ta biết “làm sao để được sống đời đời”. Đó là biết giữ đầy đủ giới răn của Chúa: không hại người, không ngoại tình, không trộm cắp, không làm chứng gian, không lường gạt…thảo kính cha mẹ. Ngoài ra, còn biết xử dụng của cải thế gian ‘để mua lấy Nước Trời’ bằng cách giúp đỡ những người nghèo khó. Hơn nữa, cũng chính do sự Khôn Ngoan do Thần Trí hướng dẫn, người ta mới dám “bỏ mọi sự mà theo Chúa” để dâng hiến cả cuộc đời phục vụ Chúa và tha nhân, dù nhiều khi vì thế mà bị thế gian khinh chê, kết án và bách hại. Chính sự Khôn Ngoan thật dẫn đưa chúng ta đến phần rỗi đời đời, là cứu cánh của cả đời sống đức tin của chúng ta.
Cuộc đời của mỗi người chúng ta có nhiều bí ẩn không ai biết được, nhưng trước mặt Chúa, thì “không gì có thể che dấu được; mọi sự đều phơi bày tỏ tường trước mặt Chúa, và mỗi người chúng ta đều phải “trả lẽ về những việc chúng ta đã làm!” (Bài Đọc II: thư Do Thái 4: 12-13).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cùng hiệp ý cầu nguyện cho mọi người chúng ta luôn được tràn ngập ơn Chúa Thánh Thần, được khôn ngoan sáng suốt để luôn biết sống theo thánh ý Chúa. Xin Chúa cho ‘mọi việc chúng ta làm, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa” (Kinh Sáng Soi), theo đúng đường lối của Chúa, để đem lại phần rỗi đời đời cho chúng ta. Trong “Năm Linh Mục”, chúng ta cũng cầu nguyện cho các vị Chủ Chăn và các Linh Mục luôn khôn ngoan, sáng suốt để biết vâng theo Thánh ý Chúa trong mọi sự, và biết hướng dẫn Dân Chúa đi theo đúng đường lối của Chúa và Giáo Hội.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH: Giáo hội sẽ kiến tạo công lý ở châu Phi
Phụng Nghi
14:27 05/10/2009
Vatican City (Zenit.org) - Đức giáo hoàng Benedict XVI nhấn mạnh đến quyết tâm của Giáo hội trong cuộc chiến chống bất công ở châu Phi, bằng cách tíếp nối sứ mạng phúc âm hóa và các công trình bác ái của Giáo hội.
Đó là nội dung lời tuyên bố của Đức giáo hoàng hôm 4 tháng 10 trong bài giảng thánh lễ khai mạc Khóa họp đặc biệt thứ II về Phi châu của Thượng hội đồng các Giám mục. Khóa họp kéo dài từ ngày hôm nay cho đến ngày 25 tháng 10.
Khóa họp thứ I về Phi châu của Thượng hội đồng được tổ chức năm 1994. Năm nay, Thượng hội đồng quy tụ khoảng 400 tham dự viên, trong số này có 33 hồng y, 75 tổng giám mục, 120 giám mục và nhiều thành phần khác.
Thượng hội đồng giám mục sẽ đặt trong tâm vào chủ đề: “Giáo hội tại châu Phi trong công tác phục vụ Hòa giải, Công lý và Hòa bình. Các con là muối cho đời… Các con là ánh sáng cho trần gian!”
ĐGH nhận xét rằng “nhận biết Quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa là một trong những đặc tính kết hợp và nổi bật của nền văn hóa Phi châu.”
“Dĩ nhiên ở châu Phi có nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng hầu như tất cả đều đồng thuận ở điểm này: Thượng đế là Đấng sáng tạo vũ trụ và là nguồn mạch sự sống.”
Đức thánh cha nhấn mạnh đến một số khía cạnh rút tỉa từ những bài đọc phụng vụ trong ngày, lưu ý các tham dự viên Thượng hội đồng đang quy tụ trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Roma rằng những khía cạnh đó “kêu gọi chúng ta thực hiện những công việc đang chờ đợi.”
Ngài nhấn mạnh đến ba khía cạnh: “Tính ưu việt của Thiên Chúa là Chúa và là Đấng Sáng tạo”, hôn nhân, và trẻ thơ.
Về khía cạnh thứ nhất, Đức giáo hoàng chú ý đến “ý thức sâu xa về Thiên Chúa” của châu Phi mà ngài đã cảm nghiệm được trong cuộc tông du mới rồi, ý thức đó làm nó trở thành “một “buồng phổi” tinh thần vĩ đại cho một nhân loại đang trong cuộc khủng hoảng đức tin và niềm hy vọng.”
Sau đó ngài đề cập đến hôn nhân, nhấn mạnh đến việc cần thiết phải có sự kết hợp với Thiên Chúa. Ngài nói: “Trong phạm vi tìm kiếm và phát triển niềm tin, châu Phi có thể khám phá ra những nguồn vô tận để ban phát, có lợi cho những gia đình xây dựng bằng hôn nhân.”
Tiếp đến Đức giáo hoàng nói về trẻ thơ, là thành phần tạo nên một “phần lớn dân số của châu Phi, nhưng bất hạnh thay, lại là thành phần đau khổ.”
Chất men
Ngài nói rằng “chắc chắn Giáo hội có thể cho Phi châu một phần đóng góp lớn lao vào mọi người trong xã hội, những xã hội bất hạnh đang trải nghiệm nghèo đói, bất công, bạo lực và chiến tranh ở nhiều nước.”
“Ơn gọi của Giáo hội – cộng đồng những người hòa giải với Thiên Chúa và với nhau – là trở thành ngôn sứ và chất men hòa giải giữa các nhóm khác biệt nhau về ngôn ngữ, chủng tộc và ngay cả về tôn giáo nữa, trong mỗi quốc gia hay khắp cả châu lục.
“Hòa giải, một ơn ban của Thiên Chúa mà loài người phải cầu khẩn van nài và ấp ủ, là nền tảng vững chắc trên đó người ta xây dựng hòa bình, là điều kiện cần thiết cho tiến bộ đích thực của con người và xã hội, đúng theo kế hoạch công bằng mà Thiên Chúa ước muốn.”
Sau Thánh lễ, Đức thánh cha di chuyển tới Quảng trường Thánh Phêrô để cầu kinh Truyền tin ban trưa với khách hành hương đang tụ tập ở đó, ngài giải thich rằng thượng hội đồng này “không phải là một nhóm nghiên cứu học hỏi, cũng chẳng phải là một cuộc họp để thảo chương trình.”
Ngài khẳng định: “Trong sảnh đường, sẽ nghe được các bài diễn từ và đối thoại, sẽ có thảo luận trong từng nhóm, nhưng chúng ta tất cả đều biết rằng chúng ta không phải là những người giữ vai trò chủ đạo: Chính Chúa và Thánh Thần của Người mới là người hướng dẫn Giáo hội.
“Điều quan yếu nhất đối với mỗi người là lắng nghe: lắng nghe nhau, và mỗi người đều lắng nghe Chúa muốn nói gì với chúng ta. Do đó, Thượng hội đồng tiến hành trong bầu khí đức tin và cầu nguyện, tôn kính tuân phục Lời Chúa.”
Đức giáo hoàng Benedict XVI chỉ ra “tài nguyên cực kỳ phong phú về con người ở châu Phi, cũng như nạn nghèo đói và “những bất công khủng khiếp” ở đó.
Ngài khẳng định: “Giáo hội quyết tâm khắc phục những thảm cảnh đó bằng quyền năng của Tin Mừng và tình đoàn kết cụ thể trong nhiều sáng kiến và cơ sở bác ái.
“Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Trinh nữ Maria, xin Người chúc phúc lành cho Khóa họp Đặc biệt thứ II về Châu Phi để đạt được hòa bình cũng như phát triển cho châu lục yêu quý và vĩ đại này.”
Đó là nội dung lời tuyên bố của Đức giáo hoàng hôm 4 tháng 10 trong bài giảng thánh lễ khai mạc Khóa họp đặc biệt thứ II về Phi châu của Thượng hội đồng các Giám mục. Khóa họp kéo dài từ ngày hôm nay cho đến ngày 25 tháng 10.
Khóa họp thứ I về Phi châu của Thượng hội đồng được tổ chức năm 1994. Năm nay, Thượng hội đồng quy tụ khoảng 400 tham dự viên, trong số này có 33 hồng y, 75 tổng giám mục, 120 giám mục và nhiều thành phần khác.
Thượng hội đồng giám mục sẽ đặt trong tâm vào chủ đề: “Giáo hội tại châu Phi trong công tác phục vụ Hòa giải, Công lý và Hòa bình. Các con là muối cho đời… Các con là ánh sáng cho trần gian!”
ĐGH nhận xét rằng “nhận biết Quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa là một trong những đặc tính kết hợp và nổi bật của nền văn hóa Phi châu.”
“Dĩ nhiên ở châu Phi có nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng hầu như tất cả đều đồng thuận ở điểm này: Thượng đế là Đấng sáng tạo vũ trụ và là nguồn mạch sự sống.”
Đức thánh cha nhấn mạnh đến một số khía cạnh rút tỉa từ những bài đọc phụng vụ trong ngày, lưu ý các tham dự viên Thượng hội đồng đang quy tụ trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Roma rằng những khía cạnh đó “kêu gọi chúng ta thực hiện những công việc đang chờ đợi.”
Ngài nhấn mạnh đến ba khía cạnh: “Tính ưu việt của Thiên Chúa là Chúa và là Đấng Sáng tạo”, hôn nhân, và trẻ thơ.
Về khía cạnh thứ nhất, Đức giáo hoàng chú ý đến “ý thức sâu xa về Thiên Chúa” của châu Phi mà ngài đã cảm nghiệm được trong cuộc tông du mới rồi, ý thức đó làm nó trở thành “một “buồng phổi” tinh thần vĩ đại cho một nhân loại đang trong cuộc khủng hoảng đức tin và niềm hy vọng.”
Sau đó ngài đề cập đến hôn nhân, nhấn mạnh đến việc cần thiết phải có sự kết hợp với Thiên Chúa. Ngài nói: “Trong phạm vi tìm kiếm và phát triển niềm tin, châu Phi có thể khám phá ra những nguồn vô tận để ban phát, có lợi cho những gia đình xây dựng bằng hôn nhân.”
Tiếp đến Đức giáo hoàng nói về trẻ thơ, là thành phần tạo nên một “phần lớn dân số của châu Phi, nhưng bất hạnh thay, lại là thành phần đau khổ.”
Chất men
Ngài nói rằng “chắc chắn Giáo hội có thể cho Phi châu một phần đóng góp lớn lao vào mọi người trong xã hội, những xã hội bất hạnh đang trải nghiệm nghèo đói, bất công, bạo lực và chiến tranh ở nhiều nước.”
“Ơn gọi của Giáo hội – cộng đồng những người hòa giải với Thiên Chúa và với nhau – là trở thành ngôn sứ và chất men hòa giải giữa các nhóm khác biệt nhau về ngôn ngữ, chủng tộc và ngay cả về tôn giáo nữa, trong mỗi quốc gia hay khắp cả châu lục.
“Hòa giải, một ơn ban của Thiên Chúa mà loài người phải cầu khẩn van nài và ấp ủ, là nền tảng vững chắc trên đó người ta xây dựng hòa bình, là điều kiện cần thiết cho tiến bộ đích thực của con người và xã hội, đúng theo kế hoạch công bằng mà Thiên Chúa ước muốn.”
Sau Thánh lễ, Đức thánh cha di chuyển tới Quảng trường Thánh Phêrô để cầu kinh Truyền tin ban trưa với khách hành hương đang tụ tập ở đó, ngài giải thich rằng thượng hội đồng này “không phải là một nhóm nghiên cứu học hỏi, cũng chẳng phải là một cuộc họp để thảo chương trình.”
Ngài khẳng định: “Trong sảnh đường, sẽ nghe được các bài diễn từ và đối thoại, sẽ có thảo luận trong từng nhóm, nhưng chúng ta tất cả đều biết rằng chúng ta không phải là những người giữ vai trò chủ đạo: Chính Chúa và Thánh Thần của Người mới là người hướng dẫn Giáo hội.
“Điều quan yếu nhất đối với mỗi người là lắng nghe: lắng nghe nhau, và mỗi người đều lắng nghe Chúa muốn nói gì với chúng ta. Do đó, Thượng hội đồng tiến hành trong bầu khí đức tin và cầu nguyện, tôn kính tuân phục Lời Chúa.”
Đức giáo hoàng Benedict XVI chỉ ra “tài nguyên cực kỳ phong phú về con người ở châu Phi, cũng như nạn nghèo đói và “những bất công khủng khiếp” ở đó.
Ngài khẳng định: “Giáo hội quyết tâm khắc phục những thảm cảnh đó bằng quyền năng của Tin Mừng và tình đoàn kết cụ thể trong nhiều sáng kiến và cơ sở bác ái.
“Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Trinh nữ Maria, xin Người chúc phúc lành cho Khóa họp Đặc biệt thứ II về Châu Phi để đạt được hòa bình cũng như phát triển cho châu lục yêu quý và vĩ đại này.”
Giáo Hội Công Giáo Đông Timor và vai trò hòa giải đất nước
Linh Tiến Khải
15:11 05/10/2009
Giáo Hội Công Giáo Đông Timor trong vai trò hòa giải 10 năm sau cuộc trưng cầu dân ý tách rời khỏi Indonesia
Cách đây 10 năm ngày 30 tháng 8 năm 1999 nhân dân Đông Timor đã đi bo phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý tách rời khỏi Indonesia, để trở thành một nước độc lập. Mười năm đã trôi qua nhưng Đông Timor vẫn chưa tìm được sự ổn định chính trị kinh tế, và vẫn còn đang phải đương đầu với rất nhiều thách đố cam go, trong có đó có vấn đề hòa giải các chủng tộc, các nhóm chính trị và các giai tầng xã hội với nhau.
Vào thế kỷ XVI người Bồ Đào Nha đã đặt chân lên đảo Timor, tiếp theo đó là người Hòa Lan. Sự chung sống giữa hai cường quốc Âu Châu thời đó trên cùng một vùng đất thuộc địa đã gây ra các xung khắc, và các xung khắc này đã chỉ chấm dứt vào năm 1859 với Thỏa hiệp Lisboa, chia Timor thành Đông Timor nằm dưới quyền thuộc địa của Bồ Đào Nha, và Tây Timor nằm dưới quyền kiểm soát của Hòa Lan.
Vào đầu thế kỷ XX trước sự nảy sinh của phong trào đòi độc lập người Bồ Đào Nha đã quyết định tuyển mộ dân địa phương vào làm việc trong các cơ quan hành chánh. Năm 1974 chính quyền Bồ Đào Nha cho phép các đảng phái chính trị Đông Timor hoạt động. Thế là nảy sinh ra các đảng ”Thống nhất dân chủ Timor”, có khuynh hướng bảo thủ; ”Hiệp hội dân chủ xã hội Timor” là đảng công giáo cấp tiến, gồm nhiều nhánh khác nhau trong đó có một nhóm nhỏ theo khuynh hướng mác xít. Sau ít tháng nhóm này biến thành ”Mặt trận cách mạng Đông Timor độc lập”, gọi tắt FRETILIN. Ngày 29 tháng 7 năm 1975 sau khi thất cử, đảng ”Thống nhất dân chủ Timor” thử đảo chánh với sự trợ giúp của chính quyền Indonesia. Nhưng cuộc đảo chánh thất bại nhờ sự can thiệp của Mặt trận cách mạng Đông Timor độc lập. Chỉ nội trong 2 ngày các nhóm binh sĩ của lực lượng quân đội giải phóng quốc gia Đông Timor được dân chúng hậu thuẫn khai trừ được các người cầm đầu cuộc đảo chánh. Trong khi đó Indonesia lợi dụng tình hình bất ổn xua quân chiếm nhiều vùng đất của Đông Timor. Trước nguy cơ bị xâm lăng đảng Fretilin tuyên bố Đông Timor độc lập. Ngày 7 tháng 12 năm 1975 Indonesia chiếm Đông Timor khiến cho hàng ngàn người dân phải thiệt mạng, nhưng họ đã chỉ có thể kiểm soát vùng ven biển. Trong khi đó các thành viên còn sống sót của ”Các lực lượng vũ trang giải phóng quốc gia Đông Timor”, viết tắt là FALINTIL, rút lui vào vùng núi và bắt đầu phong trào kháng chiến, kéo dài nhiều năm trời.
Tuy việc xâm lăng Đông Timor bị cộng đồng quốc tế lên án, ngày 29 tháng 6 năm 1976 chính quyền Jakarta chính thức tuyên bố chiếm Đông Timor. Trong các năm 1977-1979 chính quyền Indonesia đã mở nhiều cuộc tấn công các lực lượng kháng chiến khiến cho hơn 100.000 dân phải thiệt mạng; trong khi Liên Hiệp Quốc đã đưa ra nhiều nghị quyết lên án Indonesia. Chiến tranh giành độc lập vẫn tiếp tục hàng chục năm sau đó. Năm 1998 sau khi tổng thống Suharto của Indonesia từ chức, người dân Đông Timor đã liên tục phát động các cuộc biểu tình vĩ đại đòi độc lập. Năm 1999 qua sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc, một thỏa hiệp đã được ký kết giữa Liên Hiệp Quốc, Bồ Đào Nha và Indonesia. Và một Ủy ban của Liên Hiệp Quốc đã được giao cho nhiệm vụ tổ chức trưng cầu dân ý chấp nhận hay khước từ chương trình tự trị do chính quyền Indonesia đề nghị. Người dân Đông Timor đã khước từ chấp nhận đề nghị tự trị, và ngày 30 tháng 8 năm 1999 Đông Timor tuyên bố độc lập.
Sau mấy tháng giao tranh giữa lực lượng dân quân chống độc lập phò Indonesia và các đảng phái chủ trương độc lập, Liên Hiệp Quốc đã gửi lực lượng bảo hòa tới Đông Timor. Ngày 19 tháng 10 năm 1999 chính quyền Jakarta chấp thuận việc tách rời Tây Timor khỏi Đông Timor. Ngày 24 tháng 10 Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định đặt vùng Đông Timor dưới quyền quản trị của Liên Hiệp Quốc, đồng thời xác định ngày bầu cử vào tháng 8 năm 2001.
Đảng FRETILIN thắng cử, nhưng không đủ đa số cần thiết để thông qua Hiến Pháp mới. Vào tháng 4 năm 2002 người dân Đông Timor bầu tổng thống. Ông Xanana Gusmao, lãnh tụ cuộc chiến giành độc lập đã đắc cử với đa số phiếu và trở thành tổng thống đầu tiên của Đông Timor. Vào tháng 5 sau đó Cộng Hòa Đông Timor chính thức tuyên bố độc lập. Tháng 6 năm 2006 thủ tướng Mari Alkatiri từ chức, vì đã liên lụy với các nhóm ám sát các đối thủ chính trị. Ông Ramos Horta lên làm thủ tướng, và trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5 năm 2007 ông trở thành vị tổng thống thứ hai của Cộng Hòa Đông Timor.
Ông Xanana Gusmao, nguyên tổng thống Cộng Hòa Đông Timor, một nhà trí thức đã phải sống lưu vong nhiều năm, hiện nay là thủ tướng. Trong khi tổng thống là ông José Ramos Horta là người đã trúng giải Nobel Hòa Bình năm 1996 cùng với Đức Cha Carlos Filipe Ximenes Bello vì đã có công đem lại hòa bình và độc lập cho nhân dân Đông Timor. Hồi tháng 2 năm 2008 ông đã bị mưu sát hụt. Phó thủ tướng là ông Mario Viegas Cartascalao, nguyên thống đốc vùng Tây Timor, có cả gia đình bị ám sát vì ông theo phong trào đòi độc lập cho nhân dân Timor. Ông đã từ chối lời đề nghị của nhiều nhóm khác nhau ra tranh cử tổng thống hồi năm 2006.
Bên cạnh các chính khách thuộc các đảng phái và phong trào đấu tranh giành độc lập trước kia, có gương mặt nổi bật của Đức Cha Ximenes Bello, dòng Don Bosco, người đã lèo lái con thuyền Giáo Hội Đông Timor trong các năm chiến tranh khó khăn. Tòa Giám Mục của ngài cũng đã có lần bị đặt bom hư hại nặng, nhưng đã không có ai bị thiệt mạng. Đức Cha đã là người liên tục can đảm lên tiếng bênh vực nhân phẩm, sự tự do và các quyền con người. Năm 2002 Đức Cha đã xin nghỉ và rút lui về sống bên Bồ Đào Nha vì lý do sức khỏe. Tiếp đến ngài sang phục vụ dòng Don Bosco tại Mozambic bên Phi châu.
Đông Timor chỉ rộng hơn 14.600 cây số vuông, hiện có khoảng gần 1 triệu dân, trong đó có 93,10% là tín hữu công giáo. Được người Bồ Đào Nha khám phá ra vào đầu thế kỷ thứ XVI Timor trở thành trạm dừng chân của các thương thuyền buôn gỗ hương ”Sandalo” để chế nước hoa, dầu thơm và hương. Năm 1561 các thừa sai dòng Đa Minh đã thành lập cứ điểm truyền giáo đầu tiên trên đảo Solor, là Flores ngày nay, và từ đó đi giảng đạo cho dân chúng sống trên các đảo khác chung quanh, sau này cứ điểm được củng cố trở thành pháo đài. Năm 1595 có một cứ điểm truyền giáo khác được thành lập trên đảo Ende Nhỏ ngoài khơi Flores. Năm 1613 người Hòa Lan tới và lấn chiếm Solor.
Người Bồ di chuyển bản doanh tới Larantuka. Vào năm 1646 nhờ các thừa sai giúp sức người Bồ thành lập một pháo đài tại Cupao, tức Kupang, và đây đã là thành phố Bồ đầu tiên tại Timor. Nhưng nó lại bị người Hòa Lan đánh chiếm. Người Bồ đời về Lifau. Năm 1666 thành phố Dili thủ đô Đông Timor, được thành lập. Trong suốt thế kỷ XVIII người Bồ sống trong các thành phố ven biển như Lifau, Dili, Manatuto và Batugade, và kiểm soát đất liền, nhưng vẫn thường có các cuộc nổi loạn của dân bản xứ. Chỉ vào cuối thế kỷ XIX Bồ Đào Nha mới chiếm toàn đảo Đông Timor. Ban đầu họ trồng cà phê sau đó trồng cây hương sandalo.
Ngày nay việc khai thác các quặng mỏ, chủ yếu là dầu hỏa nằm dưới lòng biển, được giao cho các công ty của Australia. Việc khai thác nông nghiệp và rừng già nếu được phối hợp với kỹ nghệ du lịch có thể khiến cho Đông Timor phát triển mạnh. Mười năm sau ngày độc lập các tương quan với Indonesia cũng vẫn còn căng thẳng, vì sự hiện diện của 100.000 người tị nạn ở cả hai vùng Đông và Tây Timor. Họ đã phải chạy trốn trong hai tháng 8 và 9 năm 1999, và nhiều đợt trong các cuộc khủng hoảng sau đó. Theo các tổ chức nhân đạo hiện có từ 60 tới 80 ngàn người tị nạn sống xa quê sinh trong vùng Đông Timor. Các trại tị nạn chung quanh thủ đô Dili có khoảng 25 ngàn người. Tất cả đều sống nhờ phẩm vật cứu trợ của các tổ chức nhân đạo quốc tế. Chương trình trợ giúp cũng bao gồm việc tái hội nhập xã hội, trợ giúp quân bình tâm lý, và tái chiếm nhà cửa đất đai của họ, đã bị người khác chiếm hữu trong các năm chiến tranh.
Cho tới khi nào các vấn đề của người tị nạn chưa được giải quyết thì nó sẽ luôn luôn là một đe dọa đối với sự ổn định của Cộng Hòa Đông Timor. Ngoài ra còn có 20 ngàn người đã bỏ phiếu cho sự tự trị của Đông Timor cũng phải chạy trốn vì sợ bị báo thù. Trong 60 trại gần biên giới hay chung quanh thủ đô Dili, người tị nạn phải trong cảnh bần cùng. Đa số khước từ trở thành công dân Indonesia, vì họ vẫn hy vọng còn có thể trở về quê quán bên Đông Timor. Chính quyền Đông Timor không gây khó khăn, nhưng thực tại là họ không còn nhà cửa hay đất đai để sinh sống.
Hiện nay nhân dân Đông Timor đang cố gắng tìm ra căn tính của mình trong bất ổn. Các cố gắng nhằm dẹp cuộc nổi loạn của ông Alfredo Reinado và hậu qủa của cuộc khủng hoảng cứu trợ nhân đạo người tị nạn cho thấy Cộng Hòa Đông Timor mới bước vào tuổi thanh niên, và có lẽ còn cần rất nhiều năm để có thể bước sang tuổi trưởng thành.
Thống kê năm 1994 cho biết số tín hữu công giáo chiếm 92% trên tổng số hơn 722 ngàn dân, tín hữu tin lành được 3,7%, và tín hữu hồi 3,1%. Ngoài ra cũng có gần 5.000 tín đồ Ấn giáo, và hơn 2.300 tín đồ Phật giáo.
Hồi năm 1989 Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm mục vụ giáo phận Dili. Trong thánh lễ một nhóm sinh viên đã hô các khẩu hiệu chống chính quyền Indonesia và họ đã bị lực lượng an ninh đàn áp.
Năm 2008 Giáo Hội Công giáo Đông Timor gồm hai tòa giám quản là Dili và Baucau. Thống kê năm 2004 cho biết có 37 giáo xứ, 116 linh mục, 289 nữ tu. Giáo Hội cũng điều khiển 176 trường học và 64 cơ sở bác ái xã hội. Trong suốt các năm chiến tranh Giáo Hội đã đóng vai trò trung gian giữa các phe lâm chiến, bênh vực phẩm giá, bảo vệ sự sống và các quyền con người. Ngày nay Giáo Hội giữ nhiệm vụ hòa giải giữa các thành phần xã hội khác nhau và củng cố nền dân chủ còn non trẻ của Đông Timor.
(Avvenire 28-8-2009)
Cách đây 10 năm ngày 30 tháng 8 năm 1999 nhân dân Đông Timor đã đi bo phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý tách rời khỏi Indonesia, để trở thành một nước độc lập. Mười năm đã trôi qua nhưng Đông Timor vẫn chưa tìm được sự ổn định chính trị kinh tế, và vẫn còn đang phải đương đầu với rất nhiều thách đố cam go, trong có đó có vấn đề hòa giải các chủng tộc, các nhóm chính trị và các giai tầng xã hội với nhau.
Vào thế kỷ XVI người Bồ Đào Nha đã đặt chân lên đảo Timor, tiếp theo đó là người Hòa Lan. Sự chung sống giữa hai cường quốc Âu Châu thời đó trên cùng một vùng đất thuộc địa đã gây ra các xung khắc, và các xung khắc này đã chỉ chấm dứt vào năm 1859 với Thỏa hiệp Lisboa, chia Timor thành Đông Timor nằm dưới quyền thuộc địa của Bồ Đào Nha, và Tây Timor nằm dưới quyền kiểm soát của Hòa Lan.
Vào đầu thế kỷ XX trước sự nảy sinh của phong trào đòi độc lập người Bồ Đào Nha đã quyết định tuyển mộ dân địa phương vào làm việc trong các cơ quan hành chánh. Năm 1974 chính quyền Bồ Đào Nha cho phép các đảng phái chính trị Đông Timor hoạt động. Thế là nảy sinh ra các đảng ”Thống nhất dân chủ Timor”, có khuynh hướng bảo thủ; ”Hiệp hội dân chủ xã hội Timor” là đảng công giáo cấp tiến, gồm nhiều nhánh khác nhau trong đó có một nhóm nhỏ theo khuynh hướng mác xít. Sau ít tháng nhóm này biến thành ”Mặt trận cách mạng Đông Timor độc lập”, gọi tắt FRETILIN. Ngày 29 tháng 7 năm 1975 sau khi thất cử, đảng ”Thống nhất dân chủ Timor” thử đảo chánh với sự trợ giúp của chính quyền Indonesia. Nhưng cuộc đảo chánh thất bại nhờ sự can thiệp của Mặt trận cách mạng Đông Timor độc lập. Chỉ nội trong 2 ngày các nhóm binh sĩ của lực lượng quân đội giải phóng quốc gia Đông Timor được dân chúng hậu thuẫn khai trừ được các người cầm đầu cuộc đảo chánh. Trong khi đó Indonesia lợi dụng tình hình bất ổn xua quân chiếm nhiều vùng đất của Đông Timor. Trước nguy cơ bị xâm lăng đảng Fretilin tuyên bố Đông Timor độc lập. Ngày 7 tháng 12 năm 1975 Indonesia chiếm Đông Timor khiến cho hàng ngàn người dân phải thiệt mạng, nhưng họ đã chỉ có thể kiểm soát vùng ven biển. Trong khi đó các thành viên còn sống sót của ”Các lực lượng vũ trang giải phóng quốc gia Đông Timor”, viết tắt là FALINTIL, rút lui vào vùng núi và bắt đầu phong trào kháng chiến, kéo dài nhiều năm trời.
Tuy việc xâm lăng Đông Timor bị cộng đồng quốc tế lên án, ngày 29 tháng 6 năm 1976 chính quyền Jakarta chính thức tuyên bố chiếm Đông Timor. Trong các năm 1977-1979 chính quyền Indonesia đã mở nhiều cuộc tấn công các lực lượng kháng chiến khiến cho hơn 100.000 dân phải thiệt mạng; trong khi Liên Hiệp Quốc đã đưa ra nhiều nghị quyết lên án Indonesia. Chiến tranh giành độc lập vẫn tiếp tục hàng chục năm sau đó. Năm 1998 sau khi tổng thống Suharto của Indonesia từ chức, người dân Đông Timor đã liên tục phát động các cuộc biểu tình vĩ đại đòi độc lập. Năm 1999 qua sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc, một thỏa hiệp đã được ký kết giữa Liên Hiệp Quốc, Bồ Đào Nha và Indonesia. Và một Ủy ban của Liên Hiệp Quốc đã được giao cho nhiệm vụ tổ chức trưng cầu dân ý chấp nhận hay khước từ chương trình tự trị do chính quyền Indonesia đề nghị. Người dân Đông Timor đã khước từ chấp nhận đề nghị tự trị, và ngày 30 tháng 8 năm 1999 Đông Timor tuyên bố độc lập.
Sau mấy tháng giao tranh giữa lực lượng dân quân chống độc lập phò Indonesia và các đảng phái chủ trương độc lập, Liên Hiệp Quốc đã gửi lực lượng bảo hòa tới Đông Timor. Ngày 19 tháng 10 năm 1999 chính quyền Jakarta chấp thuận việc tách rời Tây Timor khỏi Đông Timor. Ngày 24 tháng 10 Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định đặt vùng Đông Timor dưới quyền quản trị của Liên Hiệp Quốc, đồng thời xác định ngày bầu cử vào tháng 8 năm 2001.
Đảng FRETILIN thắng cử, nhưng không đủ đa số cần thiết để thông qua Hiến Pháp mới. Vào tháng 4 năm 2002 người dân Đông Timor bầu tổng thống. Ông Xanana Gusmao, lãnh tụ cuộc chiến giành độc lập đã đắc cử với đa số phiếu và trở thành tổng thống đầu tiên của Đông Timor. Vào tháng 5 sau đó Cộng Hòa Đông Timor chính thức tuyên bố độc lập. Tháng 6 năm 2006 thủ tướng Mari Alkatiri từ chức, vì đã liên lụy với các nhóm ám sát các đối thủ chính trị. Ông Ramos Horta lên làm thủ tướng, và trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5 năm 2007 ông trở thành vị tổng thống thứ hai của Cộng Hòa Đông Timor.
Ông Xanana Gusmao, nguyên tổng thống Cộng Hòa Đông Timor, một nhà trí thức đã phải sống lưu vong nhiều năm, hiện nay là thủ tướng. Trong khi tổng thống là ông José Ramos Horta là người đã trúng giải Nobel Hòa Bình năm 1996 cùng với Đức Cha Carlos Filipe Ximenes Bello vì đã có công đem lại hòa bình và độc lập cho nhân dân Đông Timor. Hồi tháng 2 năm 2008 ông đã bị mưu sát hụt. Phó thủ tướng là ông Mario Viegas Cartascalao, nguyên thống đốc vùng Tây Timor, có cả gia đình bị ám sát vì ông theo phong trào đòi độc lập cho nhân dân Timor. Ông đã từ chối lời đề nghị của nhiều nhóm khác nhau ra tranh cử tổng thống hồi năm 2006.
Bên cạnh các chính khách thuộc các đảng phái và phong trào đấu tranh giành độc lập trước kia, có gương mặt nổi bật của Đức Cha Ximenes Bello, dòng Don Bosco, người đã lèo lái con thuyền Giáo Hội Đông Timor trong các năm chiến tranh khó khăn. Tòa Giám Mục của ngài cũng đã có lần bị đặt bom hư hại nặng, nhưng đã không có ai bị thiệt mạng. Đức Cha đã là người liên tục can đảm lên tiếng bênh vực nhân phẩm, sự tự do và các quyền con người. Năm 2002 Đức Cha đã xin nghỉ và rút lui về sống bên Bồ Đào Nha vì lý do sức khỏe. Tiếp đến ngài sang phục vụ dòng Don Bosco tại Mozambic bên Phi châu.
Đông Timor chỉ rộng hơn 14.600 cây số vuông, hiện có khoảng gần 1 triệu dân, trong đó có 93,10% là tín hữu công giáo. Được người Bồ Đào Nha khám phá ra vào đầu thế kỷ thứ XVI Timor trở thành trạm dừng chân của các thương thuyền buôn gỗ hương ”Sandalo” để chế nước hoa, dầu thơm và hương. Năm 1561 các thừa sai dòng Đa Minh đã thành lập cứ điểm truyền giáo đầu tiên trên đảo Solor, là Flores ngày nay, và từ đó đi giảng đạo cho dân chúng sống trên các đảo khác chung quanh, sau này cứ điểm được củng cố trở thành pháo đài. Năm 1595 có một cứ điểm truyền giáo khác được thành lập trên đảo Ende Nhỏ ngoài khơi Flores. Năm 1613 người Hòa Lan tới và lấn chiếm Solor.
Người Bồ di chuyển bản doanh tới Larantuka. Vào năm 1646 nhờ các thừa sai giúp sức người Bồ thành lập một pháo đài tại Cupao, tức Kupang, và đây đã là thành phố Bồ đầu tiên tại Timor. Nhưng nó lại bị người Hòa Lan đánh chiếm. Người Bồ đời về Lifau. Năm 1666 thành phố Dili thủ đô Đông Timor, được thành lập. Trong suốt thế kỷ XVIII người Bồ sống trong các thành phố ven biển như Lifau, Dili, Manatuto và Batugade, và kiểm soát đất liền, nhưng vẫn thường có các cuộc nổi loạn của dân bản xứ. Chỉ vào cuối thế kỷ XIX Bồ Đào Nha mới chiếm toàn đảo Đông Timor. Ban đầu họ trồng cà phê sau đó trồng cây hương sandalo.
Ngày nay việc khai thác các quặng mỏ, chủ yếu là dầu hỏa nằm dưới lòng biển, được giao cho các công ty của Australia. Việc khai thác nông nghiệp và rừng già nếu được phối hợp với kỹ nghệ du lịch có thể khiến cho Đông Timor phát triển mạnh. Mười năm sau ngày độc lập các tương quan với Indonesia cũng vẫn còn căng thẳng, vì sự hiện diện của 100.000 người tị nạn ở cả hai vùng Đông và Tây Timor. Họ đã phải chạy trốn trong hai tháng 8 và 9 năm 1999, và nhiều đợt trong các cuộc khủng hoảng sau đó. Theo các tổ chức nhân đạo hiện có từ 60 tới 80 ngàn người tị nạn sống xa quê sinh trong vùng Đông Timor. Các trại tị nạn chung quanh thủ đô Dili có khoảng 25 ngàn người. Tất cả đều sống nhờ phẩm vật cứu trợ của các tổ chức nhân đạo quốc tế. Chương trình trợ giúp cũng bao gồm việc tái hội nhập xã hội, trợ giúp quân bình tâm lý, và tái chiếm nhà cửa đất đai của họ, đã bị người khác chiếm hữu trong các năm chiến tranh.
Cho tới khi nào các vấn đề của người tị nạn chưa được giải quyết thì nó sẽ luôn luôn là một đe dọa đối với sự ổn định của Cộng Hòa Đông Timor. Ngoài ra còn có 20 ngàn người đã bỏ phiếu cho sự tự trị của Đông Timor cũng phải chạy trốn vì sợ bị báo thù. Trong 60 trại gần biên giới hay chung quanh thủ đô Dili, người tị nạn phải trong cảnh bần cùng. Đa số khước từ trở thành công dân Indonesia, vì họ vẫn hy vọng còn có thể trở về quê quán bên Đông Timor. Chính quyền Đông Timor không gây khó khăn, nhưng thực tại là họ không còn nhà cửa hay đất đai để sinh sống.
Hiện nay nhân dân Đông Timor đang cố gắng tìm ra căn tính của mình trong bất ổn. Các cố gắng nhằm dẹp cuộc nổi loạn của ông Alfredo Reinado và hậu qủa của cuộc khủng hoảng cứu trợ nhân đạo người tị nạn cho thấy Cộng Hòa Đông Timor mới bước vào tuổi thanh niên, và có lẽ còn cần rất nhiều năm để có thể bước sang tuổi trưởng thành.
Thống kê năm 1994 cho biết số tín hữu công giáo chiếm 92% trên tổng số hơn 722 ngàn dân, tín hữu tin lành được 3,7%, và tín hữu hồi 3,1%. Ngoài ra cũng có gần 5.000 tín đồ Ấn giáo, và hơn 2.300 tín đồ Phật giáo.
Hồi năm 1989 Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm mục vụ giáo phận Dili. Trong thánh lễ một nhóm sinh viên đã hô các khẩu hiệu chống chính quyền Indonesia và họ đã bị lực lượng an ninh đàn áp.
Năm 2008 Giáo Hội Công giáo Đông Timor gồm hai tòa giám quản là Dili và Baucau. Thống kê năm 2004 cho biết có 37 giáo xứ, 116 linh mục, 289 nữ tu. Giáo Hội cũng điều khiển 176 trường học và 64 cơ sở bác ái xã hội. Trong suốt các năm chiến tranh Giáo Hội đã đóng vai trò trung gian giữa các phe lâm chiến, bênh vực phẩm giá, bảo vệ sự sống và các quyền con người. Ngày nay Giáo Hội giữ nhiệm vụ hòa giải giữa các thành phần xã hội khác nhau và củng cố nền dân chủ còn non trẻ của Đông Timor.
(Avvenire 28-8-2009)
ĐHY DiNardo kêu gọi quyền sống cho các thai nhi tại ‘Thánh Lễ Đỏ (Red Mass)' có sự tham dự của Tối Cao Pháp Viện
Trần Mạnh Trác
16:11 05/10/2009
Washington DC, ngày 5 tháng 10 năm 2009 / 10:40 (CNA). - Một ngày trước khi khai mạc nhiệm kỳ Tối Cao Pháp Viện, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, đã kêu gọi quyền của trẻ chưa sinh tại " Thánh Lễ Đỏ" ("Red Mass") năm thứ 56 tổ chức hôm qua tại thánh đường St Matthew the Apostle ở Washington DC. Thánh lễ đã có sự tham dự của sáu thẩm phán Tối Cao Pháp Viện.
Thánh Lễ là một sáng kiến của hội John Carroll Society, một hội chuyên gia pháp lý Công giáo, và đã được tổ chức tại nhà thờ này kể từ năm 1953. Chủ tế là Đức Cha Donald W. Wuerl, TGM Washington DC, và giảng lễ do ĐHY DiNardo.
Năm trong số sáu thẩm phán Công giáo Tối Cao Pháp Viện - Chánh án John Roberts và thẩm phán Sonia Sotomayor, Antonin Scalia, Anthony Kennedy và Samuel Alito - đã tham dự. Vị thẩm phán Công giáo thứ sáu, Tư pháp Clarence Thomas, không thể tham dự.
Danh sách các người tham dự cũng bao gồm thẩm phán (tối cao) Stephen Breyer, người Do Thái, Phó TT Joe Biden, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Michael Steele, bộ trưởng Nội vụ Ken Salazar và bộ trưởng Giao thông Vận tải Ray LaHood.
Phát biểu với các nhà lập pháp, luật sư và thẩm phán, ĐHY DiNardo nói, "Những ngọn đèn đang âm ỉ cháy (trong nguyện đường) biểu hiệu cho những thân chủ, nhưng còn nhiều hơn là danh xưng thân chủ, họ là đại diện cho những con người, nghèo cũng như giàu, người đang bối rối cũng như kẻ minh mẫn, người lịch sự cũng như kẻ vô phép. Trong nhiều trường hợp, họ không có được tiếng nói vì họ thiếu ảnh hưởng. "
Trong một ám chỉ rõ ràng đến những thai nhi chưa sinh, ĐHY nói, "trong những trường hợp khác họ có nghĩa là không có tiếng nói, vì chưa có lưỡi và thậm chí không có tên, và cần sự chăm sóc cẩn thận nhất và sự hỗ trợ triệt để nhất của chúng ta."
"Lời Chúa đã gióng lên và câu đáp ứng đã được nghe đến và hiểu rất rõ. Tuy nhiên, sự chiêm niệm này cũng cần đến đức vâng lời, một sự vâng lời của Đức tin. Nhờ ơn Chuá, chúng ta đáp trả bằng đức tin và bằng việc làm chứng tá cho đức tin trong cuộc sống cá nhân và trong đời sống chuyên nghiệp của chúng ta, không chỉ vì lợi ích của linh hồn chúng ta mà thôi, nhưng cũng vì lợi ích của các ngành nghề là phải làm sáng tỏ công lý của Thiên Chúa trong thế giới ".
"Chuá Thánh Thần, ngự xuống trên Con Thiên Chúa khi ngài trở thành một người con của loài người, để ngài mặc lấy thân phận nhân loại và vì thế 'sống giữa loài người' để đổi mới chúng ta. Bức hình gia đình đẹp đẽ này đặt công việc của Chúa Thánh Thần như là một vị biến đổi những người cũ, thường hay chóng quên, để trở thành những người mới sống trong Chúa Kitô, và đấy cũng là hình ảnh tuyệt vời tóm tắt những gì chúng ta đã nghe qua các bài đọc ngày hôm nay. "
"Xin Lời Chúa chạm vào trái tim và lưỡi của chúng ta trong năm xét xử mới", là lời cầu nguyện kết thúc bài giảng của ĐHY.
Danh xưng “Thánh Lễ Đỏ” đã có từ thế kỷ 13 do việc các linh mục cử hành đều mặc áo đỏ. Ý lễ là để xin ơn soi sáng cho những người đi tìm công lý.
Thánh Lễ là một sáng kiến của hội John Carroll Society, một hội chuyên gia pháp lý Công giáo, và đã được tổ chức tại nhà thờ này kể từ năm 1953. Chủ tế là Đức Cha Donald W. Wuerl, TGM Washington DC, và giảng lễ do ĐHY DiNardo.
Năm trong số sáu thẩm phán Công giáo Tối Cao Pháp Viện - Chánh án John Roberts và thẩm phán Sonia Sotomayor, Antonin Scalia, Anthony Kennedy và Samuel Alito - đã tham dự. Vị thẩm phán Công giáo thứ sáu, Tư pháp Clarence Thomas, không thể tham dự.
Danh sách các người tham dự cũng bao gồm thẩm phán (tối cao) Stephen Breyer, người Do Thái, Phó TT Joe Biden, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Michael Steele, bộ trưởng Nội vụ Ken Salazar và bộ trưởng Giao thông Vận tải Ray LaHood.
Phát biểu với các nhà lập pháp, luật sư và thẩm phán, ĐHY DiNardo nói, "Những ngọn đèn đang âm ỉ cháy (trong nguyện đường) biểu hiệu cho những thân chủ, nhưng còn nhiều hơn là danh xưng thân chủ, họ là đại diện cho những con người, nghèo cũng như giàu, người đang bối rối cũng như kẻ minh mẫn, người lịch sự cũng như kẻ vô phép. Trong nhiều trường hợp, họ không có được tiếng nói vì họ thiếu ảnh hưởng. "
Trong một ám chỉ rõ ràng đến những thai nhi chưa sinh, ĐHY nói, "trong những trường hợp khác họ có nghĩa là không có tiếng nói, vì chưa có lưỡi và thậm chí không có tên, và cần sự chăm sóc cẩn thận nhất và sự hỗ trợ triệt để nhất của chúng ta."
"Lời Chúa đã gióng lên và câu đáp ứng đã được nghe đến và hiểu rất rõ. Tuy nhiên, sự chiêm niệm này cũng cần đến đức vâng lời, một sự vâng lời của Đức tin. Nhờ ơn Chuá, chúng ta đáp trả bằng đức tin và bằng việc làm chứng tá cho đức tin trong cuộc sống cá nhân và trong đời sống chuyên nghiệp của chúng ta, không chỉ vì lợi ích của linh hồn chúng ta mà thôi, nhưng cũng vì lợi ích của các ngành nghề là phải làm sáng tỏ công lý của Thiên Chúa trong thế giới ".
"Chuá Thánh Thần, ngự xuống trên Con Thiên Chúa khi ngài trở thành một người con của loài người, để ngài mặc lấy thân phận nhân loại và vì thế 'sống giữa loài người' để đổi mới chúng ta. Bức hình gia đình đẹp đẽ này đặt công việc của Chúa Thánh Thần như là một vị biến đổi những người cũ, thường hay chóng quên, để trở thành những người mới sống trong Chúa Kitô, và đấy cũng là hình ảnh tuyệt vời tóm tắt những gì chúng ta đã nghe qua các bài đọc ngày hôm nay. "
"Xin Lời Chúa chạm vào trái tim và lưỡi của chúng ta trong năm xét xử mới", là lời cầu nguyện kết thúc bài giảng của ĐHY.
Danh xưng “Thánh Lễ Đỏ” đã có từ thế kỷ 13 do việc các linh mục cử hành đều mặc áo đỏ. Ý lễ là để xin ơn soi sáng cho những người đi tìm công lý.
Hồng Y Phi Châu nói: Tại sao không thể có một Đức Giáo Hoàng da đen?
Bùi Hữu Thư
19:41 05/10/2009
VATICAN, ngày 5 tháng 10, 2009 (Zenit.org).- Một Đức Hồng Y cao cấp của Phi Châu nói: không có lý do để cho Giáo Hội không thể có một Đức Giáo Hoàng da đen.
Đức Hồng Y Peter Kodwo Appiah Turkson, Tổng Giám Mục Cape Coast, Ghana, nói như vậy hôm nay trong một buổi họp báo tại Rôma vào ngày đầu của Hội Nghị Đặc Biệt về Phi Châu lần thứ hai của của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Phi Châu là phúc trình viên chính của thượng hội đồng họp trong ba tuần, để thảo luận về tình hình Giáo Hội trên lục địa này.
Đức Hồng Y Turkson được hỏi là Giáo Hội có thể sắp có một vị Giáo Hoàng da đen không. Người phóng viên hỏi ngài ghi nhận là Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama là một thí dụ về chính trị quốc tế.
Đức Hồng Y trả lời "Tại sao không? Nếu Thiên Chúa muốn thấy một người da đen làm Giáo Hoàng, thì tạ ơn Chúa."
Đức Hồng Y Turkson cũng ghi nhận rằng việc bầu lên một Giáo Hoàng da đen là một việc rất khả dĩ, vì có nhiều người phi Châu là thành viên của Hồng Y Đoàn.
Ngài cũng ghi nhận rằng, khi một linh mục được truyền chức, thì một phần của “toàn bộ” là có thể muốn làm giám mục và cả Giáo Hoàng nữa.
Đức Hồng Y Peter Kodwo Appiah Turkson, Tổng Giám Mục Cape Coast, Ghana, nói như vậy hôm nay trong một buổi họp báo tại Rôma vào ngày đầu của Hội Nghị Đặc Biệt về Phi Châu lần thứ hai của của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Phi Châu là phúc trình viên chính của thượng hội đồng họp trong ba tuần, để thảo luận về tình hình Giáo Hội trên lục địa này.
Đức Hồng Y Turkson được hỏi là Giáo Hội có thể sắp có một vị Giáo Hoàng da đen không. Người phóng viên hỏi ngài ghi nhận là Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama là một thí dụ về chính trị quốc tế.
Đức Hồng Y trả lời "Tại sao không? Nếu Thiên Chúa muốn thấy một người da đen làm Giáo Hoàng, thì tạ ơn Chúa."
Đức Hồng Y Turkson cũng ghi nhận rằng việc bầu lên một Giáo Hoàng da đen là một việc rất khả dĩ, vì có nhiều người phi Châu là thành viên của Hồng Y Đoàn.
Ngài cũng ghi nhận rằng, khi một linh mục được truyền chức, thì một phần của “toàn bộ” là có thể muốn làm giám mục và cả Giáo Hoàng nữa.
Sinh Viên và Đức Giáo Hoàng lần chuỗi Mân Côi cầu cho Phi Châu
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
20:10 05/10/2009
Nhiều quốc gia cùng thông hiệp qua vệ tinh
VATICAN (Zenit.org). Hôm Chúa Nhật 4/10 sau khi đọc kinh Tuyền Tin trưa trong Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi lời mời các sinh viên đại học thành Rome đọc kinh Mân Côi “với châu Phi và cho châu Phi.”
Đức Giáo hoàng nói điều này sau khi khai mạc Khóa Họp Đặc Biệt thứ Hai cho Châu Phi của Thượng Hội Đồng Giám Mục, sẽ thảo luận cho tới ngày 25/10.
Chính Đức Thánh cha, cùng với các thượng phụ thượng hội đồng, sẽ hương dẫn kinh Mân Côi Chúa nhật tới trong Thính Đường Phaolô VI tại Vatican.
“Hỡi các sinh viên trẻ Đại Học,” Đức Thánh Cha nói, “Cha đang chờ đợi nhiều người trong các con tín thác nơi Đức Maria, ‘Sedes Sapientae’ (Toà Đấng Khôn Ngoan), con đường của Giáo Hội và xã hội lục địa Phi Châu.”
Biến cố, được cổ võ bởi tổng thư ký thượng hội đồng, và được tổ chức do Cơ Quan Chăm Sóc Mục Vụ Đại Học của giáo phận Roma, sẽ tập trung vào cũng một chủ đề như thượng hội đồng: “Giáo Hội tại châu Phi phục vụ việc Hoà Giải, Công Lý và Hoà Bình: “Anh em là muối đất…anh em là ánh sáng thế gian.”
Đức Ông Lorenzo Leuzzi, giám đốc cơ quan Chăm Sóc Mục Vụ Đại Học, giải thích cho ZENIT rằng giới trẻ thành Rome sẽ được hợp lực qua vệ tinh bởi những sinh viên đại học khác tại Cairo (Ai Cập), Nairobi (Kenya), Onitsha (Nigeria), Kinshasa (Cọng Hòa dân Chủ Congo), Maputo (Mozambique) và Ouagadougou (Burkina Faso).
Ngài ghi nhận rằng bằng cách này, các sinh viên có thể qui tụ với các mục tử của họ và những người khác trong thành phố của họ. Linh mục thông báo rằng qua vệ tinh liên lạc, không những họ sẽ có khả năng thấy Đức Giáo Hoàng, mà còn có khả năng thấy những người ấy nữa.
Monsignor Leuzzi nói rằng đó sẽ là môt thời điểm quan trọng của “sự hiệp thông và cầu nguyện với các đại học châu Phi.”
Điều quan trọng là, ngài nói rõ, đưa ra một bằng chứng về khả năng của Tin Mừng hình thành văn hoá, là một đều gì được giao phó cho cho các sinh viên đại học một cách đặc biệt.
Đức Ông kết luận rằng chuỗi Mân Côi, cũng như Tin Mừng, “ thật sự có khả năng hiệp nhất các văn hóa, nhưng hơn hết có khả năng hướng dẫn việc xây dựng công ích.”
VATICAN (Zenit.org). Hôm Chúa Nhật 4/10 sau khi đọc kinh Tuyền Tin trưa trong Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi lời mời các sinh viên đại học thành Rome đọc kinh Mân Côi “với châu Phi và cho châu Phi.”
Đức Giáo hoàng nói điều này sau khi khai mạc Khóa Họp Đặc Biệt thứ Hai cho Châu Phi của Thượng Hội Đồng Giám Mục, sẽ thảo luận cho tới ngày 25/10.
Chính Đức Thánh cha, cùng với các thượng phụ thượng hội đồng, sẽ hương dẫn kinh Mân Côi Chúa nhật tới trong Thính Đường Phaolô VI tại Vatican.
“Hỡi các sinh viên trẻ Đại Học,” Đức Thánh Cha nói, “Cha đang chờ đợi nhiều người trong các con tín thác nơi Đức Maria, ‘Sedes Sapientae’ (Toà Đấng Khôn Ngoan), con đường của Giáo Hội và xã hội lục địa Phi Châu.”
Biến cố, được cổ võ bởi tổng thư ký thượng hội đồng, và được tổ chức do Cơ Quan Chăm Sóc Mục Vụ Đại Học của giáo phận Roma, sẽ tập trung vào cũng một chủ đề như thượng hội đồng: “Giáo Hội tại châu Phi phục vụ việc Hoà Giải, Công Lý và Hoà Bình: “Anh em là muối đất…anh em là ánh sáng thế gian.”
Đức Ông Lorenzo Leuzzi, giám đốc cơ quan Chăm Sóc Mục Vụ Đại Học, giải thích cho ZENIT rằng giới trẻ thành Rome sẽ được hợp lực qua vệ tinh bởi những sinh viên đại học khác tại Cairo (Ai Cập), Nairobi (Kenya), Onitsha (Nigeria), Kinshasa (Cọng Hòa dân Chủ Congo), Maputo (Mozambique) và Ouagadougou (Burkina Faso).
Ngài ghi nhận rằng bằng cách này, các sinh viên có thể qui tụ với các mục tử của họ và những người khác trong thành phố của họ. Linh mục thông báo rằng qua vệ tinh liên lạc, không những họ sẽ có khả năng thấy Đức Giáo Hoàng, mà còn có khả năng thấy những người ấy nữa.
Monsignor Leuzzi nói rằng đó sẽ là môt thời điểm quan trọng của “sự hiệp thông và cầu nguyện với các đại học châu Phi.”
Điều quan trọng là, ngài nói rõ, đưa ra một bằng chứng về khả năng của Tin Mừng hình thành văn hoá, là một đều gì được giao phó cho cho các sinh viên đại học một cách đặc biệt.
Đức Ông kết luận rằng chuỗi Mân Côi, cũng như Tin Mừng, “ thật sự có khả năng hiệp nhất các văn hóa, nhưng hơn hết có khả năng hướng dẫn việc xây dựng công ích.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
cộng đồng người Việt tại San Diego tổ chức Tết Trung Thu cho các em nhỏ
Trần Sơn
09:17 05/10/2009
SAN DIEGO - Tổ chức cho các thiếu nhi vui chơi trong ngày Tết Trung Thu là một điều không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng năm của cộng đồng người Việt tại San Diego, cũng như ở các địa phương khác tại Hải Ngoại nơi có đông đảo người Việt sinh sống.
Hình ảnh Tết Trung Thu tại San Diego
Liên tiếp trong mấy thập niên qua, trong mục đích bất vụ lợi nhằm phục vụ đồng hương, đặc biệt cho giới thanh thiếu niên, Hiệp Hội Người Việt San Diego vẫn luôn luôn cố gắng duy trì và phát triển lễ hội này trong khả năng của mình.
Năm nay với sự hợp tác của một số tổ chức, hội đoàn trong cộng đồng, Hiệp Hội Người Việt San Diego đã tổ chức thành công một đêm vui Mừng Tết Trung Thu với sự tham dự đông đảo của bà con trong thành phố qua nhiều tiết mục đa dạng và phong phú.
Những nụ cười tươi vui trên khuôn mặt rạng rỡ của mọi người đã thể hiện lên những hạnh phúc nhỏ bé mà họ đã có được trong đêm vui Tết.
Xin gởi đến quý vị một vài hình ảnh TẾT TRUNG THU của cộng đồng người Việt tại San Diego.
Hình ảnh Tết Trung Thu tại San Diego
Liên tiếp trong mấy thập niên qua, trong mục đích bất vụ lợi nhằm phục vụ đồng hương, đặc biệt cho giới thanh thiếu niên, Hiệp Hội Người Việt San Diego vẫn luôn luôn cố gắng duy trì và phát triển lễ hội này trong khả năng của mình.
Năm nay với sự hợp tác của một số tổ chức, hội đoàn trong cộng đồng, Hiệp Hội Người Việt San Diego đã tổ chức thành công một đêm vui Mừng Tết Trung Thu với sự tham dự đông đảo của bà con trong thành phố qua nhiều tiết mục đa dạng và phong phú.
Những nụ cười tươi vui trên khuôn mặt rạng rỡ của mọi người đã thể hiện lên những hạnh phúc nhỏ bé mà họ đã có được trong đêm vui Tết.
Xin gởi đến quý vị một vài hình ảnh TẾT TRUNG THU của cộng đồng người Việt tại San Diego.
Thánh lễ cầu nguyện cho năm học mới của Sinh viên Công giáo thành phố Vinh
Trần Trung
09:32 05/10/2009
VINH - Sáng ngày 04/10/2009, tại thánh đường giáo xứ Cầu rầm đã diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho năm học mới của cộng đoàn sinh viên công giáo Vinh tại Vinh.
Hiện diện trong thánh lễ có Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng chánh văn phòng tòa giám mục – đặc trách sinh viên. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao giáo sư đại chủng viện. Linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt đặc trách truyền thông giáo phận. Cha quản xứ bùi ngọa. Đây là những linh mục đã luôn quan tâm giúp đỡ anh chị em sinh viên công giáo tại vinh trong thời gian qua.
Chia sẻ trong thánh lễ linh mục Antôn Phạm Đình Phùng đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trong của kinh mân côi. Lời kinh mân côi đã giúp giáo hội vượt qua bao nhiêu phong ba báo tố, đã đưa bao tấm hồn lạc bước giữa dòng đời quay về với sự bình an. Đức trinh nữ Maria đã đầy ơn phúc khi được Chúa ở cùng. Thì bất kỳ những người tin hữu sống trong hoàn cảnh nào cũng không có hạnh phúc nào khi được Chúa luôn đồng hành. Là những người trẻ có niềm tin các bạn khiêm tốn nhận ra mình là những người tỗi lỗi bất toàn qua mẹ và nhờ mẹ cầu bầu cùng chúa. Giữa những thách đố của môi trường sống hãy dành những giây phút để nhìn lại mình, nhìn lại những đoạn đường mình đã đi qua để hướng về một tương lai tốt đẹp hơn.
Được biết trên địa bàn thành phố Vinh có 13 nhóm sinh hoạt, và mỗi tuần điều quy tụ nhau lại để sinh hoạt một lần. Trong năm học này con số tân sinh viên khá đông, hiện tại số lượng sinh viên công giáo trên địa bàn thành phố là gần 1400 người.
Triết lý của cuộc sống là hành trình. Để hành trình phải định vị. Chúc cho cuộc hành trình của các bạn trong năm học mới này và trong suốt cuộc sống các bạn được thành công tốt đẹp và đừng quên định vị cuộc hành trình đó trên niêm tin của các bạn.
Chia sẻ trong thánh lễ linh mục Antôn Phạm Đình Phùng đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trong của kinh mân côi. Lời kinh mân côi đã giúp giáo hội vượt qua bao nhiêu phong ba báo tố, đã đưa bao tấm hồn lạc bước giữa dòng đời quay về với sự bình an. Đức trinh nữ Maria đã đầy ơn phúc khi được Chúa ở cùng. Thì bất kỳ những người tin hữu sống trong hoàn cảnh nào cũng không có hạnh phúc nào khi được Chúa luôn đồng hành. Là những người trẻ có niềm tin các bạn khiêm tốn nhận ra mình là những người tỗi lỗi bất toàn qua mẹ và nhờ mẹ cầu bầu cùng chúa. Giữa những thách đố của môi trường sống hãy dành những giây phút để nhìn lại mình, nhìn lại những đoạn đường mình đã đi qua để hướng về một tương lai tốt đẹp hơn.
Được biết trên địa bàn thành phố Vinh có 13 nhóm sinh hoạt, và mỗi tuần điều quy tụ nhau lại để sinh hoạt một lần. Trong năm học này con số tân sinh viên khá đông, hiện tại số lượng sinh viên công giáo trên địa bàn thành phố là gần 1400 người.
Triết lý của cuộc sống là hành trình. Để hành trình phải định vị. Chúc cho cuộc hành trình của các bạn trong năm học mới này và trong suốt cuộc sống các bạn được thành công tốt đẹp và đừng quên định vị cuộc hành trình đó trên niêm tin của các bạn.
Thánh lễ Bế mạc Năm thánh Phanxicô tại Cộng đoàn Phanxicô Vinh thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa
Fx. Tiến Dũng
09:39 05/10/2009
VINH - Sáng nay, tại nhà thờ giáo xứ Thuận Nghĩa đã diễn ra Thánh lễ Bế mạc năm thánh Phanxicô. Hiện diện trong Thánh lễ có cha Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm, Tổng Đại Diện giáo phận Vinh, cha Phêrô Trần Phúc Chính, phó chủ tịch hội đồng linh mục giáo phận, cha Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước Ofm, Bề Trên cộng đoàn Phanxicô miền Vinh. Quý cha dòng Ngôi Lời Giuse Nha Trang, Quý cha dòng Phanxicô, Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo anh chị em Phan Sinh tại thế khắp giáo phận và hơn 10.000 giáo dân.
Hình ảnh mừng lễ thánh Quan Thầy
Trước Thánh lễ, Quý cha, Quý tu sỹ và anh chị em dòng Phan Sinh tại thế đã cử hành nghi thức tưởng niệm giờ lâm chung của Cha thánh Phanxicô thật trang nghiêm và sốt sắng. Nghi thức tưởng niệm gồm 4 phần: Phần 1 được bắt đầu bằng giờ phút thinh lặng thánh để “ lắng nghe lời Cha thánh”; Phần 2: diễn lại cách rõ nét việc “ Thánh Phanxicô hân hoan đón nhận cái chết”; Phần 3: lột tả tâm tình của thánh Phanxicô “muốn được chết như Chúa Kitô”; Phần 4: diễn tả “niềm hân hoan về trời của thánh Phanxicô”. Kết thúc nghi thức tưởng niệm, để tỏ lòng biết ơn, tôn kính, yêu mến và tưởng nhớ đến Cha thánh tổ phụ, mỗi người đã thắp nén hương trầm nghi ngút dâng lên ngài.
Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Tổng đại diện giáo phận, đã điểm lại quá trình hình thành và phát triển của dòng Phanxicô tại Việt Nam cũng như lý do có được đặc ân năm thánh Phanxicô tại Việt Nam. Cha chủ tế cũng đã làm nổi bật linh đạo của Cha thánh Phanxicô là lấy gương sống khó nghèo của Đức Kitô làm quy chuẩn.
Như chúng ta biết, Dòng Phanxicô đã hiện diện ở Việt Nam được 80 năm, với biết bao thăng trầm sóng gió. Trong quãng thời gian đó, anh em dòng Phanxicô Việt Nam đã được trải nghiệm biết bao ân huệ của Thiên Chúa đổ xuống trên quê hương và cho chính tỉnh dòng. Ý thức được ân sủng đặc biệt này, tỉnh dòng Phanxicô Việt Nam đã đệ trình lên Bộ Xá giải Toà Thánh xin đặc ân mở năm thánh Phanxicô tại Việt Nam. Thời gian năm thánh từ ngày 04/10/2008 – 04/10/2009. Địa điểm hành hương và nhận ơn Toàn xá trải rộng khắp đất nước. Riêng tại miền Vinh thì giáo xứ Thuận Nghĩa được chọn làm điểm hành hương và hưởng ơn Toàn xá vào các dịp đã được ấn định.
Sau khi lãnh nhận Phép lành Toàn xá của Bộ Xá giải Toà Thánh, mọi người được lắng nghe những tâm tình cảm tạ tri ân của cha Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước Ofm, Bề Trên cộng đoàn Phanxicô miền Vinh gửi tới Đức giám mục giáo phận, Cha Tổng đại diện, Cha quản hạt Thuận Nghĩa, Quý cha và toàn thể cộng đồng dân Chúa trong toàn giáo phận. Đáp lại, Cha Tổng Đại diện thay lời cho Đức giám mục cũng xin chân thành cám ơn dòng Phanxicô đã luôn liên đới hiệp nhất với giáo phận Vinh. Ngài cũng chuyển ý của Đức Giám mục, xin mời dòng Phanxicô tiếp tục sứ vụ của mình trên miền Vinh quê Mẹ.
Thánh lễ Bế mạc năm thánh kết thúc, mọi người cất cao lời Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô, và từ cõi lòng dâng lên lời nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa chí tôn kỳ diệu, cúi xin Chúa cho chúng con là con cái thánh Phanxicô, được sống là khí cụ bình an của Chúa. Amen”.
Hình ảnh mừng lễ thánh Quan Thầy
Trước Thánh lễ, Quý cha, Quý tu sỹ và anh chị em dòng Phan Sinh tại thế đã cử hành nghi thức tưởng niệm giờ lâm chung của Cha thánh Phanxicô thật trang nghiêm và sốt sắng. Nghi thức tưởng niệm gồm 4 phần: Phần 1 được bắt đầu bằng giờ phút thinh lặng thánh để “ lắng nghe lời Cha thánh”; Phần 2: diễn lại cách rõ nét việc “ Thánh Phanxicô hân hoan đón nhận cái chết”; Phần 3: lột tả tâm tình của thánh Phanxicô “muốn được chết như Chúa Kitô”; Phần 4: diễn tả “niềm hân hoan về trời của thánh Phanxicô”. Kết thúc nghi thức tưởng niệm, để tỏ lòng biết ơn, tôn kính, yêu mến và tưởng nhớ đến Cha thánh tổ phụ, mỗi người đã thắp nén hương trầm nghi ngút dâng lên ngài.
Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Tổng đại diện giáo phận, đã điểm lại quá trình hình thành và phát triển của dòng Phanxicô tại Việt Nam cũng như lý do có được đặc ân năm thánh Phanxicô tại Việt Nam. Cha chủ tế cũng đã làm nổi bật linh đạo của Cha thánh Phanxicô là lấy gương sống khó nghèo của Đức Kitô làm quy chuẩn.
Như chúng ta biết, Dòng Phanxicô đã hiện diện ở Việt Nam được 80 năm, với biết bao thăng trầm sóng gió. Trong quãng thời gian đó, anh em dòng Phanxicô Việt Nam đã được trải nghiệm biết bao ân huệ của Thiên Chúa đổ xuống trên quê hương và cho chính tỉnh dòng. Ý thức được ân sủng đặc biệt này, tỉnh dòng Phanxicô Việt Nam đã đệ trình lên Bộ Xá giải Toà Thánh xin đặc ân mở năm thánh Phanxicô tại Việt Nam. Thời gian năm thánh từ ngày 04/10/2008 – 04/10/2009. Địa điểm hành hương và nhận ơn Toàn xá trải rộng khắp đất nước. Riêng tại miền Vinh thì giáo xứ Thuận Nghĩa được chọn làm điểm hành hương và hưởng ơn Toàn xá vào các dịp đã được ấn định.
Sau khi lãnh nhận Phép lành Toàn xá của Bộ Xá giải Toà Thánh, mọi người được lắng nghe những tâm tình cảm tạ tri ân của cha Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước Ofm, Bề Trên cộng đoàn Phanxicô miền Vinh gửi tới Đức giám mục giáo phận, Cha Tổng đại diện, Cha quản hạt Thuận Nghĩa, Quý cha và toàn thể cộng đồng dân Chúa trong toàn giáo phận. Đáp lại, Cha Tổng Đại diện thay lời cho Đức giám mục cũng xin chân thành cám ơn dòng Phanxicô đã luôn liên đới hiệp nhất với giáo phận Vinh. Ngài cũng chuyển ý của Đức Giám mục, xin mời dòng Phanxicô tiếp tục sứ vụ của mình trên miền Vinh quê Mẹ.
Thánh lễ Bế mạc năm thánh kết thúc, mọi người cất cao lời Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô, và từ cõi lòng dâng lên lời nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa chí tôn kỳ diệu, cúi xin Chúa cho chúng con là con cái thánh Phanxicô, được sống là khí cụ bình an của Chúa. Amen”.
Thiếu Nhi di dân Khu vực Đền Thánh Martin vui đón Trung Thu
Fx. Trần Kim Ngọc, OP
09:44 05/10/2009
Chương trình được tổ chức tại bốn điểm với gần 1000 phần quà. Để góp vui cho đêm hội Trăng Rằm của các em thiếu nhi di dân, có ba đội múa lân đã hết mình chuẩn bị và phục vụ cho đêm vui này, đó là đội Giáo lý viên Giáo xứ Lộ Đức, đội Ban Giữ xe và đội Ban Lễ sinh đền thánh Martin; ngoài ra còn có sự động viên và tham gia tích cực của Ban Mục vụ Giáo xứ Lộ Đức và một số anh chị em cộng tác viên khác cho đêm Trung Thu.
Những sinh hoạt vui chơi và phát quà đã mang lại rất nhiều niềm vui cho các em thiếu nhi của giới di dân không phân biệt tôn giáo tại khu vực gần đền thánh Martin.
Thiếu nhi Vương cung Thánh đường Phú Nhai Bùi Chu mừng Trung Thu
Vincent Đinh Ngọc Thuấn
09:49 05/10/2009
BÙI CHU - Tối thứ 7, ngày 3/10/2009( 15/08/Kỷ sửu), là ngày Rằm Trung thu, tại Vương cung Thánh đường Phú nhai, địa phận Bùi chu một sự kiện ý nghĩa dành cho các em thiếu nhi lần đầu tiên được cha xứ và cha phó tổ chức gồm có cuộc rước đèn lồng xung quanh thánh đường diễn ra sau thánh lễ.
Hình ảnh Thiếu Nhi rước đèn Trung Thu
Để chuẩn bị cho cuộc rước hôm nay thì cha xứ và cha phó đã mua gần 1000 chiếc đèn lồng để phát cho các em. Trước đó các em đã được tham dự thánh lễ sốt sắng dưới sự chủ sự của cha Phao lô Đinh Minh Tiến, cha xứ quê hương, thánh lễ thật sốt sắng và đông đủ, tuy tối nay không phải là lễ chính của thiếu nhi thánh thể.
Gương mặt các em ánh lên sự vui tươi, hồn nhiên mong chờ được rước đèn lồng cùng kiệu Chúa Giê su trẻ trung như các em. Sau thánh lễ đoàn rước tiến từ trong thánh đường ra lối chính giữa, đi đầu là thánh giá nến cao do các em cầm, tiếp đến là hội trống, rồi đoàn rước của các em, trên tay mỗi em là chiếc đèn lồng thật đẹp, ánh sáng huyền ảo phát ra từ những chiếc đèn long, mỗi cái một hình dáng.
Khi bắt đầu cuộc rước, đèn điện xung quanh nhà thờ đã được tất hết, để ánh sáng từ đèn lồng được đẹp hơn. Sau khi đi một vòng quanh nhà thờ đoàn rước tiến về sân cuối nhà thờ và bắt đầu chương trình văn nghệ vui chung thu, với những bài hát cùng điệu nhảy vui nhộn, lôi cuốn các em cùng thưởng thức đêm trung thu cùng các cha, các sơ, cùng cộng đoàn đông đủ. Kết thúc đêm văn nghệ là phần phát quà, bánh cho các đội văn nghệ, thiếu nhi các giáo họ.
Hình ảnh Thiếu Nhi rước đèn Trung Thu
Để chuẩn bị cho cuộc rước hôm nay thì cha xứ và cha phó đã mua gần 1000 chiếc đèn lồng để phát cho các em. Trước đó các em đã được tham dự thánh lễ sốt sắng dưới sự chủ sự của cha Phao lô Đinh Minh Tiến, cha xứ quê hương, thánh lễ thật sốt sắng và đông đủ, tuy tối nay không phải là lễ chính của thiếu nhi thánh thể.
Gương mặt các em ánh lên sự vui tươi, hồn nhiên mong chờ được rước đèn lồng cùng kiệu Chúa Giê su trẻ trung như các em. Sau thánh lễ đoàn rước tiến từ trong thánh đường ra lối chính giữa, đi đầu là thánh giá nến cao do các em cầm, tiếp đến là hội trống, rồi đoàn rước của các em, trên tay mỗi em là chiếc đèn lồng thật đẹp, ánh sáng huyền ảo phát ra từ những chiếc đèn long, mỗi cái một hình dáng.
Khi bắt đầu cuộc rước, đèn điện xung quanh nhà thờ đã được tất hết, để ánh sáng từ đèn lồng được đẹp hơn. Sau khi đi một vòng quanh nhà thờ đoàn rước tiến về sân cuối nhà thờ và bắt đầu chương trình văn nghệ vui chung thu, với những bài hát cùng điệu nhảy vui nhộn, lôi cuốn các em cùng thưởng thức đêm trung thu cùng các cha, các sơ, cùng cộng đoàn đông đủ. Kết thúc đêm văn nghệ là phần phát quà, bánh cho các đội văn nghệ, thiếu nhi các giáo họ.
Nhật Ký Cuội tham gia cùng ban bác ái TGP Hà Nội - Caritas
Cuội
09:52 05/10/2009
Trần gian, Trung Thu Kỷ Sửu (tức ngày 03/ 10/ 2009) - Sau hàng thế kỷ bị “giam cầm” trên Cung Trăng, hôm nay Cuội đã phải “phá cũi xổ lồng”, trốn chị Hằng xuống trần gian để được phá cỗ đêm trăng cùng các em thiếu nhi. Rất vui và ý nghĩa, đó chính là cảm xúc của Cuội lúc này đây.
Này nhé, ngay khi vừa “hạ cánh”, Cuội đã may mắn được nhập hội cùng một đoàn tình nguyện, những thiên thần dũng cảm hy sinh lợi ích bản thân để phục vụ, giúp đỡ biết bao con người bất hạnh, khổ đau.
Đúng 13h, hòa cùng tâm tình cảm tạ, hòa cùng tiếng nhạc lời ca, cả đoàn chính thức bước vào cuộc hành trình tìm đến với những tâm hồn trẻ thơ đang nao nức đón chờ giây phút trăng lên. Rất nhiều phần quà từ những trái tim thao thức vì tương lai con trẻ đã được mang theo để gửi đến các em nhỏ. Bay cao nữa đi đôi cánh của tình yêu!
“Mái ấm tình thương” của Cha Hoàng, Linh mục chánh xứ Suy Xá là điểm dừng chân đầu tiên của Cuội và cả đoàn. Hôm nay là một ngày vui, đúng vậy! Nhưng Cuội và mọi người vẫn không cầm được nước mắt khi tự mình chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, những số phận đau thương mà các em nhỏ nơi đây đang phải oằn mình gánh chịu! Càng cảm phục hơn tấm lòng Cha Hoàng, trái tim nhân hậu của các Sơ, và tình thương yêu mà cộng đoàn nơi đây giành tặng các em, cùng các em chung phần gánh vác thập giá Chúa Kitô gửi trao. Trung thu này, một mặt trăng nữa cũng đang được mọc lên từ mái ấm của tình thương. Ước sao sẽ còn nhiều, thật nhiều những ánh quang của tình nhân ái được mọc lên giữa thế gian này!
Tạm biệt thiếu nhi Suy Xá, cuộc hành trình lại được tiếp tục. Tập dượt lần cuối các tiết mục sẽ được gửi tặng các bạn nhỏ trong chương trình văn nghệ đêm nay, cả đoàn nao nức đón chờ giây phút đặt chân xuống Đồng Chiêm, trung tâm điểm của chuyến đi này.
Ồn ào và náo nhiệt, tưng bừng và rộn rã, cả Đồng Chiêm đang khẩn trương chuẩn bị những công việc cuối cùng để có được một Trung Thu tươm tất cho con em mình. Có lẽ không cẩn phải nói nhiều các bạn cũng đã hình dung được sự ngạc nhiên và thích thú của đoàn khi được hòa mình vào bầu khí này. Những gương mặt thiếu nhi dễ thương hồn nhiên đang chạy đến bắt chuyện dường như đã khiến sự mỏi mệt của cả đoàn do phải đi đường xa ngay lập tức được xóa tan. Bao nhiêu sức lực bỗng dưng trở lại làm mọi người phấn chấn hẳn lên. Chắc chắn đêm nay sẽ là một đêm đáng nhớ lắm đây!
Dùng bữa tối với Cha chánh xứ và các Sơ DMTG xong, mọi người cùng sốt sắng bước vào Thánh Lễ Trung Thu. Trong ngày vui lớn này, Cuội cũng như tất cả chúng ta có lẽ đều không quên tạ ơn muôn vàn hồng ân mà Thiên Chúa đã đổ tràn trên cuộc đời mình, tạ ơn vì nhờ có công cuộc tạo dựng vĩ đại của Ngài, mà chúng con hôm nay mới được chiêm ngưỡng vầng nguyệt rạng ngời này!
19h30’, sau biết bao tháng đợi ngày chờ, cuối cùng giờ phút “đêm phá cỗ” cũng đã điểm. Đên văn nghệ được bắt đầu với sự xuất hiện của Cuội (thích ghê!!!) và chị Hằng (đã kịp đuổi theo Cuội xuống tận trần gian này đấy, gớm thật!!!) làm thiếu nhi Đồng Chiêm thích mê. Sau “bài diễn văn khai mạc” ngắn gọn của Cha chánh, cuộc vui chính thức bắt đầu.
Mở màn là tiết mục “Múa Cờ”, một tiết mục khởi động xuất sắc đã khiến cả sân khấu phải nóng lên cùng những vũ điệu cuồng nhiệt và cháy bỏng của mình. Phải nói rằng, các Sơ ở đây đã thực sự nỗ lực hết mình trong công tác hướng dẫn, dạy dỗ các em luyện tập để có được những tiết mục hoành tráng thế này. Cám ơn các Sơ nhiều lắm!
Thật lạ lùng! Những cơn mưa như trút nước do hoàn lưu bão số 9 mấy hôm trước tưởng chừng không thể dứt, vậy mà, như một phép lạ, đêm nay đã phải lùi xa, giành lại cho các em những con đường khô ráo, những mảnh trời xanh cao để thiếu nhi có thể đón chào một Trung thu với tất cả trọn vẹn niềm vui. Vũ điệu “Cảm tạ Ngài” có lẽ chính là lời tri ân mà trẻ em ở đây muốn gửi tặng lên trước Thiên Tòa chăng ?
“Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi mầu…” cùng rất nhiều phần quà khác đang được nhi đồng Đồng Chiêm tung tăng vui múa trên sân khấu. Chỉ một ngọn nến, chỉ một chiếc mặt nạ thôi cũng đã đủ để tạo nên niềm vui vô bờ của trẻ thơ. Ước sao tất cả người lớn chúng ta cũng sẽ có được tâm hồn vô tư như vậy, thực hành đúng lời Thầy chí thánh đã truyền rao.
Trong không khí tưng bừng của ngày giữa thu, vở kịch vui “Món quà chú Cuội” do nhóm Emmaus đến từ giáo xứ Thái Hà thể hiện dường như đã khiến cả chương trình phải chùng lại để chợt nhớ đến những em nhỏ, trong cuộc mưu sinh này, vẫn đang phải lăn lộn kiếm sống ngoài kia, không được chung hưởng niềm vui phá cỗ như bao bạn bè cùng trang lứa. Vở kịch tuy rất ngắn, nhưng cũng đã kịp gửi đến chúng ta một thông điệp thật sâu sắc: “Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim người Việt Nam…”
“Òa..à..à!!!...”, đấy chính là âm thanh của sự ngạc nhiên kỳ thú khi thiếu nhi Đồng Chiêm được thưởng thức các tiết mục do ảo thuật gia Tuấn Long đến từ DCCT biểu diễn. Chỉ mong rằng, các em đừng bao giờ đưa mình vào một cuộc sống “ảo” mà hãy sống thật sự cho Đức Kitô, cho tha nhân nhé.
Trong muôn vàn lựa chọn mà cuộc đời đem lại, bạn sẽ chọn con đường nào? Cẩm Ly, bé Quỳnh Trang và cu Bin đã giúp tất cả có được câu trả lời cho chính mình qua ca khúc “Tôi chọn Giêsu”. Chắc chắn rằng khi lựa con đường gian khổ này, Nước Trời sẽ là vòng nguyệt quế giành tặng những người kiên trì chạm đích.
Và còn nhiều, rất nhiều những tiết mục đặc sắc khác đã được biểu diễn bởi thiếu nhi Đồng Chiêm. Ca khúc “Màu hồng yêu thương” dưới sự thể hiện của Cha Phanxicô Nguyễn Kim Phùng (DCCT) và tất cả mọi người hiện diện ở đó đã là lời kết thúc đầy ý nghĩa cho đêm văn nghệ tuyệt vời này. Sau đó Cuội cùng đoàn tình nguyện vui mừng trao các phần quà cho thiếu nhi nơi đây, khép lại một hành trình đáng nhớ nhất trong cuộc đời Cuội…
Đêm đã khuya, và trăng cũng sắp tàn, Cuội buồn ngủ lắm rồi. Mệt mỏi nhưng vui. Hẹn gặp lại các em thiếu nhi Trung Thu tới nhé, chắc chắn Cuội sẽ quay lại đấy. Nhưng không phải lén lút trốn tránh như hôm nay nữa, mà sẽ đường hoàng dẫn chị Hằng cùng đi. Qua buổi tối hôm nay, chị Hằng cũng đang thích mê kia kìa...
Đêm nay vui lắm chị Hằng ơi, nhưng chúng em không quên chia sẻ nỗi đau với những bạn cùng trang lứa đang chịu khổ đau vất vưởng bởi cơn bão số 9 đã đi qua và để lại.
Xin chào mọi người và đặc biệt các em thiếu nhi là thế thế của ngày mai tốt đẹp. Cuội ra đi và hẹn gặp nhau trong nước trời nhá.
Đúng 13h, hòa cùng tâm tình cảm tạ, hòa cùng tiếng nhạc lời ca, cả đoàn chính thức bước vào cuộc hành trình tìm đến với những tâm hồn trẻ thơ đang nao nức đón chờ giây phút trăng lên. Rất nhiều phần quà từ những trái tim thao thức vì tương lai con trẻ đã được mang theo để gửi đến các em nhỏ. Bay cao nữa đi đôi cánh của tình yêu!
“Mái ấm tình thương” của Cha Hoàng, Linh mục chánh xứ Suy Xá là điểm dừng chân đầu tiên của Cuội và cả đoàn. Hôm nay là một ngày vui, đúng vậy! Nhưng Cuội và mọi người vẫn không cầm được nước mắt khi tự mình chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, những số phận đau thương mà các em nhỏ nơi đây đang phải oằn mình gánh chịu! Càng cảm phục hơn tấm lòng Cha Hoàng, trái tim nhân hậu của các Sơ, và tình thương yêu mà cộng đoàn nơi đây giành tặng các em, cùng các em chung phần gánh vác thập giá Chúa Kitô gửi trao. Trung thu này, một mặt trăng nữa cũng đang được mọc lên từ mái ấm của tình thương. Ước sao sẽ còn nhiều, thật nhiều những ánh quang của tình nhân ái được mọc lên giữa thế gian này!
Tạm biệt thiếu nhi Suy Xá, cuộc hành trình lại được tiếp tục. Tập dượt lần cuối các tiết mục sẽ được gửi tặng các bạn nhỏ trong chương trình văn nghệ đêm nay, cả đoàn nao nức đón chờ giây phút đặt chân xuống Đồng Chiêm, trung tâm điểm của chuyến đi này.
Ồn ào và náo nhiệt, tưng bừng và rộn rã, cả Đồng Chiêm đang khẩn trương chuẩn bị những công việc cuối cùng để có được một Trung Thu tươm tất cho con em mình. Có lẽ không cẩn phải nói nhiều các bạn cũng đã hình dung được sự ngạc nhiên và thích thú của đoàn khi được hòa mình vào bầu khí này. Những gương mặt thiếu nhi dễ thương hồn nhiên đang chạy đến bắt chuyện dường như đã khiến sự mỏi mệt của cả đoàn do phải đi đường xa ngay lập tức được xóa tan. Bao nhiêu sức lực bỗng dưng trở lại làm mọi người phấn chấn hẳn lên. Chắc chắn đêm nay sẽ là một đêm đáng nhớ lắm đây!
Dùng bữa tối với Cha chánh xứ và các Sơ DMTG xong, mọi người cùng sốt sắng bước vào Thánh Lễ Trung Thu. Trong ngày vui lớn này, Cuội cũng như tất cả chúng ta có lẽ đều không quên tạ ơn muôn vàn hồng ân mà Thiên Chúa đã đổ tràn trên cuộc đời mình, tạ ơn vì nhờ có công cuộc tạo dựng vĩ đại của Ngài, mà chúng con hôm nay mới được chiêm ngưỡng vầng nguyệt rạng ngời này!
19h30’, sau biết bao tháng đợi ngày chờ, cuối cùng giờ phút “đêm phá cỗ” cũng đã điểm. Đên văn nghệ được bắt đầu với sự xuất hiện của Cuội (thích ghê!!!) và chị Hằng (đã kịp đuổi theo Cuội xuống tận trần gian này đấy, gớm thật!!!) làm thiếu nhi Đồng Chiêm thích mê. Sau “bài diễn văn khai mạc” ngắn gọn của Cha chánh, cuộc vui chính thức bắt đầu.
Mở màn là tiết mục “Múa Cờ”, một tiết mục khởi động xuất sắc đã khiến cả sân khấu phải nóng lên cùng những vũ điệu cuồng nhiệt và cháy bỏng của mình. Phải nói rằng, các Sơ ở đây đã thực sự nỗ lực hết mình trong công tác hướng dẫn, dạy dỗ các em luyện tập để có được những tiết mục hoành tráng thế này. Cám ơn các Sơ nhiều lắm!
Thật lạ lùng! Những cơn mưa như trút nước do hoàn lưu bão số 9 mấy hôm trước tưởng chừng không thể dứt, vậy mà, như một phép lạ, đêm nay đã phải lùi xa, giành lại cho các em những con đường khô ráo, những mảnh trời xanh cao để thiếu nhi có thể đón chào một Trung thu với tất cả trọn vẹn niềm vui. Vũ điệu “Cảm tạ Ngài” có lẽ chính là lời tri ân mà trẻ em ở đây muốn gửi tặng lên trước Thiên Tòa chăng ?
“Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi mầu…” cùng rất nhiều phần quà khác đang được nhi đồng Đồng Chiêm tung tăng vui múa trên sân khấu. Chỉ một ngọn nến, chỉ một chiếc mặt nạ thôi cũng đã đủ để tạo nên niềm vui vô bờ của trẻ thơ. Ước sao tất cả người lớn chúng ta cũng sẽ có được tâm hồn vô tư như vậy, thực hành đúng lời Thầy chí thánh đã truyền rao.
Trong không khí tưng bừng của ngày giữa thu, vở kịch vui “Món quà chú Cuội” do nhóm Emmaus đến từ giáo xứ Thái Hà thể hiện dường như đã khiến cả chương trình phải chùng lại để chợt nhớ đến những em nhỏ, trong cuộc mưu sinh này, vẫn đang phải lăn lộn kiếm sống ngoài kia, không được chung hưởng niềm vui phá cỗ như bao bạn bè cùng trang lứa. Vở kịch tuy rất ngắn, nhưng cũng đã kịp gửi đến chúng ta một thông điệp thật sâu sắc: “Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim người Việt Nam…”
“Òa..à..à!!!...”, đấy chính là âm thanh của sự ngạc nhiên kỳ thú khi thiếu nhi Đồng Chiêm được thưởng thức các tiết mục do ảo thuật gia Tuấn Long đến từ DCCT biểu diễn. Chỉ mong rằng, các em đừng bao giờ đưa mình vào một cuộc sống “ảo” mà hãy sống thật sự cho Đức Kitô, cho tha nhân nhé.
Trong muôn vàn lựa chọn mà cuộc đời đem lại, bạn sẽ chọn con đường nào? Cẩm Ly, bé Quỳnh Trang và cu Bin đã giúp tất cả có được câu trả lời cho chính mình qua ca khúc “Tôi chọn Giêsu”. Chắc chắn rằng khi lựa con đường gian khổ này, Nước Trời sẽ là vòng nguyệt quế giành tặng những người kiên trì chạm đích.
Và còn nhiều, rất nhiều những tiết mục đặc sắc khác đã được biểu diễn bởi thiếu nhi Đồng Chiêm. Ca khúc “Màu hồng yêu thương” dưới sự thể hiện của Cha Phanxicô Nguyễn Kim Phùng (DCCT) và tất cả mọi người hiện diện ở đó đã là lời kết thúc đầy ý nghĩa cho đêm văn nghệ tuyệt vời này. Sau đó Cuội cùng đoàn tình nguyện vui mừng trao các phần quà cho thiếu nhi nơi đây, khép lại một hành trình đáng nhớ nhất trong cuộc đời Cuội…
Đêm đã khuya, và trăng cũng sắp tàn, Cuội buồn ngủ lắm rồi. Mệt mỏi nhưng vui. Hẹn gặp lại các em thiếu nhi Trung Thu tới nhé, chắc chắn Cuội sẽ quay lại đấy. Nhưng không phải lén lút trốn tránh như hôm nay nữa, mà sẽ đường hoàng dẫn chị Hằng cùng đi. Qua buổi tối hôm nay, chị Hằng cũng đang thích mê kia kìa...
Đêm nay vui lắm chị Hằng ơi, nhưng chúng em không quên chia sẻ nỗi đau với những bạn cùng trang lứa đang chịu khổ đau vất vưởng bởi cơn bão số 9 đã đi qua và để lại.
Xin chào mọi người và đặc biệt các em thiếu nhi là thế thế của ngày mai tốt đẹp. Cuội ra đi và hẹn gặp nhau trong nước trời nhá.
Lễ Khai Giảng Lớp Chủng Sinh Dự Bị tại Trung Tâm Mục Vụ Sai gòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
07:05 05/10/2009
CHƯƠNG TRÌNH LỄ KHAI GIẢNG KHÓA DỰ BỊ IV TIỀN CHỦNG VIỆN 2009-2010
10g10 –Ngày Chủ Nhật 04-10-2009 Lễ kính Đức Mẹ Mân Côi
Lễ Khai Giảng Lớp Chủng Sinh Dự Bị tại Trung Tâm Mục Vụ Sai gòn
Chuẩn bị:
Tiếp đón phụ huynh, quý khách dự lễ.
Phụ trách lễ nghi: Cha Rôcô Nguyễn Duy – Cha Gioan.Bt Nguyễn Quang Tuyến.
Thánh lễ: 10g00. do Đức Cha Giám Đốc TTMV chủ tế.
1. Ca Nhập lễ: Mẹ Đẹp Tươi (Kim Long).
2. Giới thiệu anh em chủng sinh dự bị: Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn.
3. Giới Thiệu Ban Giảng huấn: Cha Nguyễn Duy.
4. Toàn thể cộng đoàn vỗ tay chào mừng.
5. Thánh Lễ: Đức Cha chủ tế nói về ngày lễ và ý nghĩa của nghi thức làm phép và trao áo dòng.
6. Nghi thức làm phép các tượng ảnh và bàn thờ.
7. Nghi thức mặc tu phục (Xem Nghi thức làm phép và Trao Áo dòng)
8. Các Thầy thay tu phục: Cộng đoàn hát “Chúa Là Mục Tử”.
9. Chủ tế hát KINH VINH DANH.
10. Bộ lễ: Seraphim.
11. Bài đọc 1: Cv 1, 12-14 (1 chủng sinh dự bị đọc)
12. Đáp ca: Lc 1, 46-55 – Chúa Đã Làm Cho Tôi (Lm Hoàng Kim): Chúa đã làm cho tôi, đã làm cho tôi bao việc kỳ diệu…
13. Bài đọc 2: Galata 4, 4-7 (1 chủng sinh dự bị đọc)
14. Câu Xướng trước Phúc Âm: Alleluia, Alleluia: Kính chào Đức Maria, Mẹ đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Mẹ, Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ. Alleluia.
15. Tin Mừng: Lc 1, 26-38. (Kính mời cha Vũ Đỗ Anh Khoa)
16. Bài Giảng: Đức Cha Khảm.
17. Lời Nguyện Chung: (Đại diện phụ huynh chủng sinh)
18. Ca dâng lễ: Bài Ca Dâng Hiến (Trầm Hương)
19. Ca Hiệp Lễ: Chúa Cất Tiếng Gọi Con (Việt Khôi) – Khi hát xong sẽ đọc Bản Kinh Lời Cầu cho Linh Mục (Bản Kinh Năm Linh Mục).
20. Sau lời nguyện: Cha đặc trách Tiền Chủng Viện có đôi lời cảm ơn.
21. Phép lành cuối lễ:
22. Ca kết lễ: Mẹ ơi, trước nhan Mẹ con dâng về Mẹ… (Văn Chi)
Cơm Gia Đình tại phòng ăn Trung Tâm Mục Vụ.
10g10 –Ngày Chủ Nhật 04-10-2009 Lễ kính Đức Mẹ Mân Côi
Lễ Khai Giảng Lớp Chủng Sinh Dự Bị tại Trung Tâm Mục Vụ Sai gòn
Chuẩn bị:
Tiếp đón phụ huynh, quý khách dự lễ.
Phụ trách lễ nghi: Cha Rôcô Nguyễn Duy – Cha Gioan.Bt Nguyễn Quang Tuyến.
Thánh lễ: 10g00. do Đức Cha Giám Đốc TTMV chủ tế.
1. Ca Nhập lễ: Mẹ Đẹp Tươi (Kim Long).
2. Giới thiệu anh em chủng sinh dự bị: Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn.
3. Giới Thiệu Ban Giảng huấn: Cha Nguyễn Duy.
4. Toàn thể cộng đoàn vỗ tay chào mừng.
5. Thánh Lễ: Đức Cha chủ tế nói về ngày lễ và ý nghĩa của nghi thức làm phép và trao áo dòng.
6. Nghi thức làm phép các tượng ảnh và bàn thờ.
7. Nghi thức mặc tu phục (Xem Nghi thức làm phép và Trao Áo dòng)
8. Các Thầy thay tu phục: Cộng đoàn hát “Chúa Là Mục Tử”.
9. Chủ tế hát KINH VINH DANH.
10. Bộ lễ: Seraphim.
11. Bài đọc 1: Cv 1, 12-14 (1 chủng sinh dự bị đọc)
12. Đáp ca: Lc 1, 46-55 – Chúa Đã Làm Cho Tôi (Lm Hoàng Kim): Chúa đã làm cho tôi, đã làm cho tôi bao việc kỳ diệu…
13. Bài đọc 2: Galata 4, 4-7 (1 chủng sinh dự bị đọc)
14. Câu Xướng trước Phúc Âm: Alleluia, Alleluia: Kính chào Đức Maria, Mẹ đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Mẹ, Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ. Alleluia.
15. Tin Mừng: Lc 1, 26-38. (Kính mời cha Vũ Đỗ Anh Khoa)
16. Bài Giảng: Đức Cha Khảm.
17. Lời Nguyện Chung: (Đại diện phụ huynh chủng sinh)
18. Ca dâng lễ: Bài Ca Dâng Hiến (Trầm Hương)
19. Ca Hiệp Lễ: Chúa Cất Tiếng Gọi Con (Việt Khôi) – Khi hát xong sẽ đọc Bản Kinh Lời Cầu cho Linh Mục (Bản Kinh Năm Linh Mục).
20. Sau lời nguyện: Cha đặc trách Tiền Chủng Viện có đôi lời cảm ơn.
21. Phép lành cuối lễ:
22. Ca kết lễ: Mẹ ơi, trước nhan Mẹ con dâng về Mẹ… (Văn Chi)
Cơm Gia Đình tại phòng ăn Trung Tâm Mục Vụ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cái nhìn chuyên gia: Những phát hiện mới cuả Khoa Vật Lý Thiên Văn không để lại chứng cớ gì cho Thuyết vô thần
Trần Mạnh Trác
18:58 05/10/2009
Denver, Colo, 30 Tháng Chín 2009 / 03:35 (CNA). - Khoa Vật Lý Thiên Văn đương đại đang nắm giữ những mấu chốt khoa học để chứng minh sự tồn tại của Thiên Chúa, nhưng tiếc là rất ít người biết sự thật khoa học, Cha Robert J. Spitzer, Dòng Tên, Tiến sĩ, đã phát biểu trong một cuộc hội thảo vào chủ nhật tại Trung tâm Truyền Giáo (Center for the New Evangelization) Paul John II tại Denver, Colorado.
Vị linh mục dòng Tên, sinh quán tại Honolulu, là cựu viện trưởng Đại học Gonzaga và cũng là nhà triết học và vật lý học nổi tiếng từng tham gia vào việc đưa khoa học và thần học tới gần nhau.
Cha Spitzer hiện đang tham gia vào một dự án đầy tham vọng để giải thích những hậu quả siêu hình của những khám phá mới nhất trong khoa Vật Lý Thiên Văn, chủ yếu là, sự tồn tại của một Đấng Tạo Hóa.
Cuộc hội thảo ở Denver đã được tài trợ bởi John và Carol Saeman cũng như bởi một nhà từ thiện Công giáo ở California, Timothy Busch.
ông Busch, trong phần giới thiệu nói: "Những lập luận của Cha Spitzer nhằm gửi đến cho tất cả những ai thành khẩn tìm kiếm Thiên Chúa qua khoa học ".
Vị linh mục 57 tuổi mở đầu: "Thuyết vô thần và văn hóa pop đã có một tác động đáng kể trên Thuyết Hữu Thần (Theism) và nó phải được đối đầu đặc biệt là vì duy vật chủ nghia và sự phủ định Thiên Chúa đang trở nên phổ biến”.
"Thuyết Hữu Thần, trên thực tế, và tốt hơn bao giờ hết, có thể được giải thích bằng khoa học đương đại và triết học hiện đại, nhưng đặc biệt thú vị là những gì đang xảy ra trong lĩnh vực vật lý thiên văn... đến độ tôi không thể tưởng tượng tại sao thuyết bất khả tri và thuyết vô thần vẫn còn phổ biến,".
"Đó là lý do tại sao chúng ta cần những 'dịch giả' hiện đại có khả năng đưa khoa học ngày nay tới những người thường, và đặc biệt, đưa vật lý thiên văn làm phản biện cho thuyết vô thần,".
Cha Spitzer giải thích rằng, vì lý thuyết khoa học dựa trên một mô hình thực nghiệm, cho nên nó có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, với sự phát triển cuả khoa học và cái lý thuyết gọi là "Big Bang" về nguồn gốc và sự tồn tại của vũ trụ trở nên tinh tế hơn, " những lời giải thích khác (về vũ trụ) trở thành ít khả thi hơn."
Lý thuyết (Big Bang), được phát triển bởi một linh mục Công giáo và đồng thời là một nhà thiên văn người Bỉ Georges Lemaître, đề xuất rằng vũ đã mở rộng từ một điều kiện nguyên thủy dày đặc ban đầu (a primordial dense initial condition) tại một điểm thời gian trong quá khứ (ước tính hiện nay là khoảng 13.7 tỷ năm trước), và tiếp tục mở rộng ngày hôm nay.
Mô hình, theo Cha Spitzer, đã được sửa đổi, tinh lọc tới mức mà bất kỳ lý thuyết khác nào về nguồn gốc và sự tồn tại của vũ trụ đều càng ngày càng trở nên khó bảo vệ hơn.
Cha Spitzer giải thích rằng, những gì chúng ta biết từ những bằng chứng khoa học gần đây cho thấy là "vũ trụ không phải là vũ trụ của ông Newton nữa, nó không phải là vô hạn, nó là hữu hạn, nó bắt đầu tại một điểm, và mở rộng không ngừng."
Sau đó Cha giải thích sự phức tạp của vũ trụ, nói rằng nó được dựa trên "một sự cân bằng vô cùng tinh tế của 17 hằng số vũ trụ. Nếu bất kỳ hằng số nào bị sai lệch bởi một phần cuả phần mười ở độ bốn mươi cuả tiềm năng(one part of a tenth at a forty potency), chúng ta sẽ chết và vũ trụ sẽ không là những gì cuả ngày nay. "
"Mỗi mô hình Big Bang cho thấy sự tồn tại của điều mà các nhà khoa học gọi là “Nguyên tố độc dị” (Singularity) và sự tồn tại của mỗi Singularity đều cần có sự tồn tại của một phần tử bên ngoài vũ trụ,".
Nhà vật lý linh mục sau đó giải thích những phiên bản phức tạp khác nhau của các lý thuyết Big Bang khác nhau.
Ngài trích dẫn Roger Penrose, người Anh, nổi tiếng thế giới về toán học và vật lý học, người đã sửa chữa một số lý thuyết của bạn bè và đồng nghiệp của ông là Stephen Hawking để kết luận rằng mọi lý thuyết Big Bang, kể cả lý thuyết được gọi là lượng tử (Quantum theory), đều khẳng định sự tồn tại của singularities. Vì vậy, theo Cha Spitzer, bất kỳ những giải thích vũ trụ nào cũng đòi hỏi phải tìm kiếm "một lực đủ lớn có trước và độc lập để đưa vũ trụ khởi đầu."
Cha Spitzer cũng trích dẫn thí nghiệm năm 2003 bởi ba nhà Thiên Văn học hàng đầu, Arvin Borde, Alan Guth, và Alexander Vilenkin, đã chứng minh rằng bất cứ vũ trụ nào đã mở rộng trong suốt lịch sử của nó không thể là vô hạn trong quá khứ nhưng phải có một ranh giới không gian và thời gian.
"Khái niệm này là thật rõ ràng: Không là Không, và từ Không, không có gì đến, vì lẽ Không là... Không " Cha Spitzer cho biết khi giải thích một nhu cầu thực tế là vật lý thiên văn đương đại đòi hỏi "một cái gì đó với sức mạnh đủ lớn để mang vũ trụ vào sự tồn tại."
"Nghe như có vẻ là một lập luận thần học, nhưng thực sự đó là một kết luận khoa học.”
"Không có cách nào để bỏ qua một thực tế là nó đòi hỏi sự tồn tại của một singularity và vì thế của một Đấng Tạo Hoá bên ngoài không gian và thời gian,".
Theo Cha Spitzer, "lý thuyết này đã trở nên khoa học vững chắc đến nỗi có tới 50% những nhà Vật Lý Thiên Văn đã phải rũ bỏ lớp áo (trí thức) bên ngoài để chấp nhận một kết luận siêu hình: sự cần thiết của một Đấng Tạo Hoá."
Vị linh mục Dòng Tên thêm rằng, lý thuyết này không phải là lý thuyết "Intelligent Design." (Thiết kế thông minh)
"Intelligent Design là một lý thuyết sinh học, là một lý thuyết siêu chủng(anthropic)về vũ trụ, dựa trên các câu hỏi: vũ trụ của chúng ta có thể duy trì các hình thức của cuộc sống trong mọi trạng huống không, khi mà không có bất kỳ năng lượng tiếp sức nào từ bên ngoài?"
Theo Cha Spitzer, Giáo sư Penrose "đã cung cấp một mô hình toán học mà trong đó khả năng của một vũ trụ vận hành không cần Đấng Tạo Hoá chỉ đơn giản là không thể chứng minh được, là một điểm bí của toán học."
"Vậy chúng ta có thể kết luận gì về điều này? Đầu tiên là Đấng Tạo Hóa thực sự là thông minh... và thứ hai là Đấng Tạo Hóa phải là một đấng yêu thương, vì Ngài có thể chọn trong nhiều lựa chọn có bạo lực và hỗn loạn hơn, mà đó thực sự là điều làm cho bạn phải sững sờ. "
Cha Spitzer giải thích rằng "tất cả các thông tin này phải được chuyển tải một cách đơn giản đến những chủng sinh, những trường đại học và các học sinh trung học, là những người dốt nát trước những thông điệp hữu thần mạnh mẽ của khoa vật lý thiên văn ngày nay."
Nhà vật lý học dòng Tên, với sự giúp đỡ của một số nhà từ tâm Công giáo, đang làm việc trên một dự án để tạo ra một chương trình 90-phút, được chia thành ba đoạn 30-phút, để cung cấp những phản hồi dùng khoa vật lý thiên văn chống lại lý thuyết vô thần. "Đó sẽ là một sản phẩm chất lượng cao mà sẽ liên quan đến 12 nhà vật lý, cũng như nhiều họa đồ năng động và hấp dẫn”.
"Ý tưởng là không chỉ phân phối DVD cho tất cả các trường trung học Công Giáo hay các trung tâm Newman của Mỹ, nhưng sẽ cho truy cập miễn phí qua Internet."
Cha Spitzer cũng còn làm việc để thực hiện 3 chương trình giảng dạy 90 phút về: "Các bằng chứng lịch sử của Chúa Giêsu," "Đau khổ và tình yêu của Thiên Chúa" và "triết học đương đại phản ứng lại Thuyết vô thần."
Vị linh mục dòng Tên, sinh quán tại Honolulu, là cựu viện trưởng Đại học Gonzaga và cũng là nhà triết học và vật lý học nổi tiếng từng tham gia vào việc đưa khoa học và thần học tới gần nhau.
Cha Spitzer hiện đang tham gia vào một dự án đầy tham vọng để giải thích những hậu quả siêu hình của những khám phá mới nhất trong khoa Vật Lý Thiên Văn, chủ yếu là, sự tồn tại của một Đấng Tạo Hóa.
Cuộc hội thảo ở Denver đã được tài trợ bởi John và Carol Saeman cũng như bởi một nhà từ thiện Công giáo ở California, Timothy Busch.
ông Busch, trong phần giới thiệu nói: "Những lập luận của Cha Spitzer nhằm gửi đến cho tất cả những ai thành khẩn tìm kiếm Thiên Chúa qua khoa học ".
Vị linh mục 57 tuổi mở đầu: "Thuyết vô thần và văn hóa pop đã có một tác động đáng kể trên Thuyết Hữu Thần (Theism) và nó phải được đối đầu đặc biệt là vì duy vật chủ nghia và sự phủ định Thiên Chúa đang trở nên phổ biến”.
"Thuyết Hữu Thần, trên thực tế, và tốt hơn bao giờ hết, có thể được giải thích bằng khoa học đương đại và triết học hiện đại, nhưng đặc biệt thú vị là những gì đang xảy ra trong lĩnh vực vật lý thiên văn... đến độ tôi không thể tưởng tượng tại sao thuyết bất khả tri và thuyết vô thần vẫn còn phổ biến,".
"Đó là lý do tại sao chúng ta cần những 'dịch giả' hiện đại có khả năng đưa khoa học ngày nay tới những người thường, và đặc biệt, đưa vật lý thiên văn làm phản biện cho thuyết vô thần,".
Cha Spitzer giải thích rằng, vì lý thuyết khoa học dựa trên một mô hình thực nghiệm, cho nên nó có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, với sự phát triển cuả khoa học và cái lý thuyết gọi là "Big Bang" về nguồn gốc và sự tồn tại của vũ trụ trở nên tinh tế hơn, " những lời giải thích khác (về vũ trụ) trở thành ít khả thi hơn."
Lý thuyết (Big Bang), được phát triển bởi một linh mục Công giáo và đồng thời là một nhà thiên văn người Bỉ Georges Lemaître, đề xuất rằng vũ đã mở rộng từ một điều kiện nguyên thủy dày đặc ban đầu (a primordial dense initial condition) tại một điểm thời gian trong quá khứ (ước tính hiện nay là khoảng 13.7 tỷ năm trước), và tiếp tục mở rộng ngày hôm nay.
Mô hình, theo Cha Spitzer, đã được sửa đổi, tinh lọc tới mức mà bất kỳ lý thuyết khác nào về nguồn gốc và sự tồn tại của vũ trụ đều càng ngày càng trở nên khó bảo vệ hơn.
Cha Spitzer giải thích rằng, những gì chúng ta biết từ những bằng chứng khoa học gần đây cho thấy là "vũ trụ không phải là vũ trụ của ông Newton nữa, nó không phải là vô hạn, nó là hữu hạn, nó bắt đầu tại một điểm, và mở rộng không ngừng."
Sau đó Cha giải thích sự phức tạp của vũ trụ, nói rằng nó được dựa trên "một sự cân bằng vô cùng tinh tế của 17 hằng số vũ trụ. Nếu bất kỳ hằng số nào bị sai lệch bởi một phần cuả phần mười ở độ bốn mươi cuả tiềm năng(one part of a tenth at a forty potency), chúng ta sẽ chết và vũ trụ sẽ không là những gì cuả ngày nay. "
"Mỗi mô hình Big Bang cho thấy sự tồn tại của điều mà các nhà khoa học gọi là “Nguyên tố độc dị” (Singularity) và sự tồn tại của mỗi Singularity đều cần có sự tồn tại của một phần tử bên ngoài vũ trụ,".
Nhà vật lý linh mục sau đó giải thích những phiên bản phức tạp khác nhau của các lý thuyết Big Bang khác nhau.
Ngài trích dẫn Roger Penrose, người Anh, nổi tiếng thế giới về toán học và vật lý học, người đã sửa chữa một số lý thuyết của bạn bè và đồng nghiệp của ông là Stephen Hawking để kết luận rằng mọi lý thuyết Big Bang, kể cả lý thuyết được gọi là lượng tử (Quantum theory), đều khẳng định sự tồn tại của singularities. Vì vậy, theo Cha Spitzer, bất kỳ những giải thích vũ trụ nào cũng đòi hỏi phải tìm kiếm "một lực đủ lớn có trước và độc lập để đưa vũ trụ khởi đầu."
Cha Spitzer cũng trích dẫn thí nghiệm năm 2003 bởi ba nhà Thiên Văn học hàng đầu, Arvin Borde, Alan Guth, và Alexander Vilenkin, đã chứng minh rằng bất cứ vũ trụ nào đã mở rộng trong suốt lịch sử của nó không thể là vô hạn trong quá khứ nhưng phải có một ranh giới không gian và thời gian.
"Khái niệm này là thật rõ ràng: Không là Không, và từ Không, không có gì đến, vì lẽ Không là... Không " Cha Spitzer cho biết khi giải thích một nhu cầu thực tế là vật lý thiên văn đương đại đòi hỏi "một cái gì đó với sức mạnh đủ lớn để mang vũ trụ vào sự tồn tại."
"Nghe như có vẻ là một lập luận thần học, nhưng thực sự đó là một kết luận khoa học.”
"Không có cách nào để bỏ qua một thực tế là nó đòi hỏi sự tồn tại của một singularity và vì thế của một Đấng Tạo Hoá bên ngoài không gian và thời gian,".
Theo Cha Spitzer, "lý thuyết này đã trở nên khoa học vững chắc đến nỗi có tới 50% những nhà Vật Lý Thiên Văn đã phải rũ bỏ lớp áo (trí thức) bên ngoài để chấp nhận một kết luận siêu hình: sự cần thiết của một Đấng Tạo Hoá."
Vị linh mục Dòng Tên thêm rằng, lý thuyết này không phải là lý thuyết "Intelligent Design." (Thiết kế thông minh)
"Intelligent Design là một lý thuyết sinh học, là một lý thuyết siêu chủng(anthropic)về vũ trụ, dựa trên các câu hỏi: vũ trụ của chúng ta có thể duy trì các hình thức của cuộc sống trong mọi trạng huống không, khi mà không có bất kỳ năng lượng tiếp sức nào từ bên ngoài?"
Theo Cha Spitzer, Giáo sư Penrose "đã cung cấp một mô hình toán học mà trong đó khả năng của một vũ trụ vận hành không cần Đấng Tạo Hoá chỉ đơn giản là không thể chứng minh được, là một điểm bí của toán học."
"Vậy chúng ta có thể kết luận gì về điều này? Đầu tiên là Đấng Tạo Hóa thực sự là thông minh... và thứ hai là Đấng Tạo Hóa phải là một đấng yêu thương, vì Ngài có thể chọn trong nhiều lựa chọn có bạo lực và hỗn loạn hơn, mà đó thực sự là điều làm cho bạn phải sững sờ. "
Cha Spitzer giải thích rằng "tất cả các thông tin này phải được chuyển tải một cách đơn giản đến những chủng sinh, những trường đại học và các học sinh trung học, là những người dốt nát trước những thông điệp hữu thần mạnh mẽ của khoa vật lý thiên văn ngày nay."
Nhà vật lý học dòng Tên, với sự giúp đỡ của một số nhà từ tâm Công giáo, đang làm việc trên một dự án để tạo ra một chương trình 90-phút, được chia thành ba đoạn 30-phút, để cung cấp những phản hồi dùng khoa vật lý thiên văn chống lại lý thuyết vô thần. "Đó sẽ là một sản phẩm chất lượng cao mà sẽ liên quan đến 12 nhà vật lý, cũng như nhiều họa đồ năng động và hấp dẫn”.
"Ý tưởng là không chỉ phân phối DVD cho tất cả các trường trung học Công Giáo hay các trung tâm Newman của Mỹ, nhưng sẽ cho truy cập miễn phí qua Internet."
Cha Spitzer cũng còn làm việc để thực hiện 3 chương trình giảng dạy 90 phút về: "Các bằng chứng lịch sử của Chúa Giêsu," "Đau khổ và tình yêu của Thiên Chúa" và "triết học đương đại phản ứng lại Thuyết vô thần."
Tin Đáng Chú Ý
Hình ảnh Chiến sĩ Nhảy dù VNCH và Cờ Vàng mừng lể St Michel tại thủ đô Pháp Quốc
Kim Nguyên
06:35 05/10/2009
PARIS - Mũ Đỏ Việt Nam Cộng Hòa với Cờ Vàng Việt Nam Tự Do tham dự diễn hành trên đại lộ Champs-Elysées và đặt vòng hoa tại mộ bia chiến sĩ vô danh dưới chân Khải Hoàn Môn tại Paris hôm 03 tháng 10 năm 2009 do hội Union Nationale des Parachutistes tổ chức để mừng ngày lễ St-Michel (29/09).
Thành phố Rio de Janeiro chiến thắng tổ chức Olympic năm 2016
TheGioiMoiOnline
06:41 05/10/2009
Copenhagen - Phái đoàn Brazil tại trung tâm Bella trong đó có Tổng thống Lula da Silva và cầu thủ lừng danh Pele đã vui mừng rơi lệ, ca hát và ôm nhau tỏ sự vui mừng thành phố Rio de Janeiro đã được chọn làm nơi tổ chức thế vận hội Olympic 2016. Bài nói chuyện đầy cảm động, yêu cầu IOC bỏ truyền thống chỉ dành riêng Olympic cho các nước Âu Châu, Bắc Mỹ và Viễn Ðông cộng thêm với cảnh sắc rất đẹp của bãi biển, đồi núi và người dân vui vẻ của Rio de Janeiro đã làm cho thành phố này chiến thắng Chicago, Tokyo và Madrid.
Ngay sau khi chủ tịch IOC tuyên bố Rio chiến thắng, hội trường bùng lên tiếng reo hò và tiếng khóc mừng vui của phái đoàn Brazil. Cầu thủ huyền thoại Pele cảm xúc nói sau trên một năm rưỡi tranh đấu, vận động khắp thế giới, Chúa đã ban phước cho Rio, lần nữa anh đã nằm trong đội chiến thắng. Anh đã nhiều lần chiến thắng World Cup, nhưng đưa Olympic đến Brazil, đến với Châu Mỹ La Tinh là một việc phi thường là một chiến thắng vĩ đại. Người Tây Ban Nha đang chờ đợi kết quả cũng rơi lệ mừng cho Brazil.
Tin tức đã làm cho gia đình Obama và thành phố Chicago thất vọng. Chủ tịch IOC Jacques Rogge cho biết IOC đã trải qua 3 vòng bầu phiếu, cuối cùng Rio đã chiến thắng lớn Madrid. Tổng thống Obama đã đánh cuộc sự nghiệp chính trị để tranh đấu cho Chicago, đã bay suốt đêm qua Copenhagen và nói chuyện với IOC trước khi bầu phiếu, nhưng thành phố Chicago đã bị loại ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên. Khởi đầu Chicago đã được nhiều nhà quan sát coi là thành phố dẫn đầu với yếu tố Obama, Ðệ nhất phu nhân Michelle đã bỏ 2 ngày vận động có thể được coi là chắc chắn đắc thắng. Tokyo đã bị loại ở vòng bầu phiếu thứ nhì.
Tin tức đã làm cho gia đình Obama và thành phố Chicago thất vọng. Chủ tịch IOC Jacques Rogge cho biết IOC đã trải qua 3 vòng bầu phiếu, cuối cùng Rio đã chiến thắng lớn Madrid. Tổng thống Obama đã đánh cuộc sự nghiệp chính trị để tranh đấu cho Chicago, đã bay suốt đêm qua Copenhagen và nói chuyện với IOC trước khi bầu phiếu, nhưng thành phố Chicago đã bị loại ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên. Khởi đầu Chicago đã được nhiều nhà quan sát coi là thành phố dẫn đầu với yếu tố Obama, Ðệ nhất phu nhân Michelle đã bỏ 2 ngày vận động có thể được coi là chắc chắn đắc thắng. Tokyo đã bị loại ở vòng bầu phiếu thứ nhì.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình Bên Đỉnh Cao - Wish You Were Here!
Nguyễn Đức Cung
22:18 05/10/2009
MỘT MÌNH BÊN ĐỈNH CAO – Wish You Were Here!
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Cao trên tột đỉnh mây trời
Còn nghe dưới thấp mạch đời chuyển luân.
(Trích thơ của Hồng thị Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền