Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thiên Chức Linh Mục
Lê Đình Thông
15:28 30/09/2009
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thiên Chức Linh Mục
Đức Bênêdictô XVI khai mạc Năm Linh Muc (Annus Sacerdotalis) vào ngày cầu nguyện thánh hóa các linh mục (19-6-2009). Hôm nay (1-10), Giáo hội cử hành lễ kính thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu trong khuôn khổ Năm Linh Mục. Đây là thời điểm thích hợp để tìm hiểu học thuyết của thánh nhân qua 270 lá thư, trong số có 17 thư gửi các linh mục trẻ. Trong nội cấm dòng kín, thánh nhân kiên trì cầu nguyện để cứu rỗi các linh hồn và nâng đỡ các linh mục trẻ. Sau bảy năm đan tu, vào tháng 10-1895, thánh nhân nhận được bài sai của mẹ bề trên Agnès de Jésus giao nhiệm vụ cầu nguyện cho một thầy chủng viện, sau này là cha Maurice Bellière. Ngoài ra còn có cha Adolphe Roulland. Sau này, cả hai đều lên đường truyền giáo, một tại Phi châu và một tại Trung Quốc. Nội dung thư từ trao đổi giữa thánh nữ và hai linh mục Bellière và Roulland góp phần vào môn thần học chức thánh (théologie sacerdotale), dựa trên lòng hy sinh và sự trăn trở trong việc cải hoán cải các linh hồn. Trong các lá thư, thánh nữ còn nói đến các thánh thông công, sự phong phú của lời cầu nguyện, tình yêu của Chúa biến đổi cuộc đời và niềm vui của người có đức tin. Thánh nữ kêu cầu lòng Chúa thương sót. Ngài thấu hiểu cuộc sống của các linh mục và nhiệm vụ truyền giáo. Cha Roulland sang Trung Quốc truyền giáo trong lúc thánh nữ mong đến nhà kín Hà Nội. Thánh nữ tôn kính linh mục Théophane Vénard vừa bị xử trảm tại miền bắc Việt Nam ngày 2-2-1829. Thánh nữ hằng khuyên nhủ các linh mục chú tâm rao giảng tin mừng và truyền giáo.
Têrêxa soạn kinh nguyện gởi cho Bellière. Lúc đó Têrêxa giúp cho mẹ nhà tập. Tháng 5-1896, thầy Roulland của Hội Thừa sai Paris (M.E.P.) viết thư cho thánh nữ thông báo lễ truyền chức linh mục. Trong thư chúc mừng, sœur Têrêxa viết: ‘‘Con rất là vui được cùng thầy cứu vớt các linh hồn; chính vì vậy mà con dâng mình trở thành nữ tu dòng kín. Tuy không thể là linh mục thừa sai, con hằng mong thông phần với nhiệm vụ truyền giáo, bằng tình yêu và thống hối.’’ Thánh nữ đã trao đổi thư từ với hai linh mục trẻ trong suốt hai năm, mãi tới khi lâm trọng bệnh. Têrêxa đã sáng tác bài thơ ‘‘Sống bằng tình yêu’’ (Vivre d’amour) gởi cho thầy Bellière, ‘‘tuy những vần thơ này thích hợp cho một nữ tu hơn là chủng sinh’’:
Vivre d'Amour
Au soir d'Amour, parlant sans parabole
Jésus disait: "Si quelqu'un veut m'aimer
"Toute sa vie, qu'il garde ma Parole
"Mon Père et moi viendront le visiter.
"Et de son coeur faisant notre demeure
"Venant à lui, nous l'aimeront toujours !...
"Rempli de paix, nous voulons qu'il demeure
"En notre Amour !"
Vivre d'Amour, c'est te garder Toi-Même
Verbe incrée, Parole de mon Dieu,
Ah ! tu le sais, Divin Jésus, je t'aime
L'Esprit d'Amour m'embrase de son feu
C'est en t'aimant que j'attire le Père
Mon faible coeur le garde sans retour.
O Trinité ! vous êtes Prisonnière
De mon Amour !...
Vivre d'Amour, c'est donner sans mesure
Sans réclamer de salaire ici-bas
Ah ! sans compter je donne étant bien sûre
Que lorsqu'on aime, on ne calcule pas !...
Au Coeur Divin, débordant de tendresse
J'ai tout donné...légèrement je cours
Je n'ai plus rien que ma seule richesse
Vivre d'Amour.
Vivre d'Amour c'est bannir toute crainte
Tout souvenir des fautes du passé.
De mes péchés, je ne vois nulle empreinte,
En un instant l'amour a tout brulé...
Flamme divine, ô tres douce Fournaise !
En ton foyer je fixe mon séjour
C'est en tes feux que je chante à mon aise:
"Je vis d'Amour !..."
Vivre d'Amour, c'est naviguer sans cesse
Semant la paix, la joie dans tous les coeurs
Pilote Aimé, la Charité me presse
Car je te vois dans les âmes mes soeurs
La Charité voilà ma seule étoile
A sa clarté je vogue sans détour
J'ai ma devise écrite sur ma voile:
"Vivre d'Amour."
Mourir d'Amour, voilà mon espérance
Quand je verrai se briser mes liens
Mon Dieu sera ma Grande Récompense
Je ne veux point posséder d'autres biens.
De son Amour je veux être embrasée
Je veux Le voir, m'unir à Lui toujours
Voilà mon Ciel...voilà ma destinée:
Vivre d'Amour...
Sống tình yêu
Nắng nương chiều chẳng cần đến dụ ngôn,
Chúa phán bảo ‘‘Ai yêu ta tha thiết
Giữ lời thiêng, trọn đời sống sắt son
Đức Chúa Cha sẽ thăm viếng tâm hồn
Trái tim hồng là đền thờ bất diệt
Trong an hòa đức ái cũng vuông tròn.
Sống thương yêu là giữ lời hằng sống,
Chúa biết con yêu mến Chúa dường bao
Yêu Giêsu lửa thánh đức dạt dào
Trong nhất thể Ngôi Lời là hệ trọng
Trái tim hằng trông cậy chẳng hề nao
Lạy Ba Ngôi chí thánh rất tự hào
Trong biển ái trái tim hiền sống động.
Sống tình yêu là cho không tính toán
Không tham danh cầu lợi lộc người đời
Không so đo tính toán chuyện thiệt thòi
Vì khi yêu là không còn suy đoán.
Thánh Tâm Người tình yêu không đứt đoạn
Sống yêu thương là dâng hiến tuyệt vời.
Sống thương yêu là xua tan sợ hãi
Bao lỗi lầm đã phạm tháng năm qua
Trong tội lỗi con đui mù phải trái
Trong phút giây làm cháy rụi tình xưa
Ngọn lửa thiêng xua tăm tối sớm trưa
Trong nhà Chúa con ngợi ca đức Ái.
Sống thương yêu thuyền đời qua bến đục
Gieo thương yêu, hòa thuận khắp nơi nơi
Cha yêu dấu lòng thương yêu thúc giục
Yêu chúng sinh vì sao sáng rạng ngời
Trong sáng láng thuyền đời còn thao thức
Căng cánh buồm lướt sóng vượt ngàn khơi.
Chết vì yêu con mong sẽ vuông tròn
Bao nợ nần oan trái sẽ sạch trơn
Chúa Cha nguồn thánh đức, đấng ban ơn
Lửa thương yêu nung đốt mãi không sờn
Gặp cha hiền con kết hiệp sắt son
Nơi thiên cung định mệnh đã an bài.
Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu
(bản tiếng Việt: Lê Đình Thông)
Trong hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm thánh nữ từ trần, tổ chức tại Lisieux vào đầu tháng 10-1997, Đức Hồng Y Jean-Marie Lustiger đã đưa ra ba phương cách để tìm hiểu trực quan của thánh Têrêxa về thiên chức linh mục. Trực quan về kinh nghiệm của nữ thánh về các linh mục. Thủ bản A,56 nói lên thiên chức cao quý cũng như sự mỏng manh (fragilité) của các linh mục. Vì vậy, cần phải cầu nguyện cho các ngài. Cái nhìn của thánh nữ không dừng lại ở sự mong manh, nhưng đạt đến điều thiết yếu là sự thánh thiện và thánh hóa ‘‘để kết hiệp với chính Chúa Kitô và cuộc khổ nạn của người.’’
Thủ bản A,56 còn nói lên sự cao đẹp trong việc cầu nguyện cho các linh mục để các ngài rao giảng Tin Mừng. Thánh nữ suy ngẫm về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho các linh mục:
‘‘Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh thánh mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. Khi con ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm như lời Kinh Thánh. Bây giờ con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến’’ (Ga 17,12-19).
Cầu nguyện cho các linh mục là kết hiệp với Chúa Giêsu như Chúa đã phán cùng Phêrô: ‘‘Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin.’’ (Lc 22,32). Ai đã cầu nguyện cho các linh mục, nếu không phải là đấng đã sai đi.
Theo ĐHY Lustiger, thánh nữ cầu nguyện cho các linh mục trước hết là vì ngài hằng mong trở nên linh mục. Thánh nữ nhận ra sự yếu đuối của người nam phạm tội. Vì vậy, thánh nhân cầu nguyện cho các linh mục luôn trung thành với sứ mạng. Theo Têrêxa, thiên chức linh mục còn là nhiệm vụ tông đồ, loan báo Chúa Kitô cho những ai chưa biết ngài, giúp các lương dân được ơn cứu độ. Theo ĐHY Lustiger, ‘‘thánh nữ biết rằng biên cương những người không biết Chúa chẳng xa xôi gì. Ngay ở Pháp vẫn có nhiều người không có đức tin. Trong ý nghĩ, Têrêxa cầu mong các linh mục sốt sắng làm việc tông đồ. Thánh nhân hằng ước mong trở nên linh mục, được cử hành thánh lễ và chu toàn các nhiệm vụ khác của linh mục.
Theo Têrêxa, tông đồ và truyền giáo là hai thừa tác vụ linh mục. Chức vụ linh mục tham dự vào sứ mệnh của Chúa Giêsu nhằm phục vụ dân Chúa. Nhiệm vụ này trước hết là việc tông đồ, do các thánh tông đồ và các đấng kế vị trao ban. Thánh Têrêxa mong muốn được tham dự vào việc cứu độ nhân loại. ‘‘Việc tông đồ được nuôi dưỡng trong Tin, Cậy, Mến mà Chúa Thánh Thần đổ tràn trong tâm hồn mỗi thành phần trong Giáo hội.’’
Thánh Têrêxa đã sống trọn vẹn thiên chức linh mục trong lời cầu nguyện, đi đôi với lễ vật là cuộc sống đan tu, kết hiệp với Chúa Kitô trong cuộc thụ nạn. Thánh nữ đã liên kết sứ mạng linh mục với việc giáo huấn, hướng dẫn và thánh hóa. Thánh nữ đưa ra học thuyết mới qua chính cuộc sống. Têrêxa tiếp tục nâng đỡ các linh mục một khi đã về Nước Trời.
Kết luận:
Ngày 15-11-2007, ĐTC Bênêdictô XVI đã cầu nguyện trước xương thánh Têrêxa trong nguyện đường riêng, nhân kỷ niệm:
- 20-11-1887: Têrêxa triều yết ĐTC Léon XIII để xin được đặc cách gia nhập dòng kín dù còn nhỏ tuổi;
- 14-12-1927: Đức Piô XI công bố thánh Têrêxa là bổn mạng các nhà truyền giáo;
- 19-10-1997: Đức Gioan-Phaolô II công bố thánh nhân là Tiến sĩ Hội thánh.
Nhân dịp này, ĐTC Bênêdictô XVI tuyên bố: ‘‘Chúng ta đều nhớ rằng 120 năm trước đây, thiếu nữ Têrêxa đã gặp Đức Léon để được nhận vào đan viện Carmel dù tuổi còn nhỏ. Thánh nhân hằng mong học tập các cổ ngữ để hiểu biết thấu đáo Kinh Thánh. Thánh nhân đã đọc Kinh Thánh qua bản chép tay của các nữ tu dòng Kín. Ngài đã nghiền ngẫm, suy niệm và cầu nguyện để ‘‘các linh mục cũng được thánh hiến’’ (Ga 17,19).
Paris, ngày 1-10-2009
Têrêxa soạn kinh nguyện gởi cho Bellière. Lúc đó Têrêxa giúp cho mẹ nhà tập. Tháng 5-1896, thầy Roulland của Hội Thừa sai Paris (M.E.P.) viết thư cho thánh nữ thông báo lễ truyền chức linh mục. Trong thư chúc mừng, sœur Têrêxa viết: ‘‘Con rất là vui được cùng thầy cứu vớt các linh hồn; chính vì vậy mà con dâng mình trở thành nữ tu dòng kín. Tuy không thể là linh mục thừa sai, con hằng mong thông phần với nhiệm vụ truyền giáo, bằng tình yêu và thống hối.’’ Thánh nữ đã trao đổi thư từ với hai linh mục trẻ trong suốt hai năm, mãi tới khi lâm trọng bệnh. Têrêxa đã sáng tác bài thơ ‘‘Sống bằng tình yêu’’ (Vivre d’amour) gởi cho thầy Bellière, ‘‘tuy những vần thơ này thích hợp cho một nữ tu hơn là chủng sinh’’:
Vivre d'Amour
Au soir d'Amour, parlant sans parabole
Jésus disait: "Si quelqu'un veut m'aimer
"Toute sa vie, qu'il garde ma Parole
"Mon Père et moi viendront le visiter.
"Et de son coeur faisant notre demeure
"Venant à lui, nous l'aimeront toujours !...
"Rempli de paix, nous voulons qu'il demeure
"En notre Amour !"
Vivre d'Amour, c'est te garder Toi-Même
Verbe incrée, Parole de mon Dieu,
Ah ! tu le sais, Divin Jésus, je t'aime
L'Esprit d'Amour m'embrase de son feu
C'est en t'aimant que j'attire le Père
Mon faible coeur le garde sans retour.
O Trinité ! vous êtes Prisonnière
De mon Amour !...
Vivre d'Amour, c'est donner sans mesure
Sans réclamer de salaire ici-bas
Ah ! sans compter je donne étant bien sûre
Que lorsqu'on aime, on ne calcule pas !...
Au Coeur Divin, débordant de tendresse
J'ai tout donné...légèrement je cours
Je n'ai plus rien que ma seule richesse
Vivre d'Amour.
Vivre d'Amour c'est bannir toute crainte
Tout souvenir des fautes du passé.
De mes péchés, je ne vois nulle empreinte,
En un instant l'amour a tout brulé...
Flamme divine, ô tres douce Fournaise !
En ton foyer je fixe mon séjour
C'est en tes feux que je chante à mon aise:
"Je vis d'Amour !..."
Vivre d'Amour, c'est naviguer sans cesse
Semant la paix, la joie dans tous les coeurs
Pilote Aimé, la Charité me presse
Car je te vois dans les âmes mes soeurs
La Charité voilà ma seule étoile
A sa clarté je vogue sans détour
J'ai ma devise écrite sur ma voile:
"Vivre d'Amour."
Mourir d'Amour, voilà mon espérance
Quand je verrai se briser mes liens
Mon Dieu sera ma Grande Récompense
Je ne veux point posséder d'autres biens.
De son Amour je veux être embrasée
Je veux Le voir, m'unir à Lui toujours
Voilà mon Ciel...voilà ma destinée:
Vivre d'Amour...
Sống tình yêu
Nắng nương chiều chẳng cần đến dụ ngôn,
Chúa phán bảo ‘‘Ai yêu ta tha thiết
Giữ lời thiêng, trọn đời sống sắt son
Đức Chúa Cha sẽ thăm viếng tâm hồn
Trái tim hồng là đền thờ bất diệt
Trong an hòa đức ái cũng vuông tròn.
Sống thương yêu là giữ lời hằng sống,
Chúa biết con yêu mến Chúa dường bao
Yêu Giêsu lửa thánh đức dạt dào
Trong nhất thể Ngôi Lời là hệ trọng
Trái tim hằng trông cậy chẳng hề nao
Lạy Ba Ngôi chí thánh rất tự hào
Trong biển ái trái tim hiền sống động.
Sống tình yêu là cho không tính toán
Không tham danh cầu lợi lộc người đời
Không so đo tính toán chuyện thiệt thòi
Vì khi yêu là không còn suy đoán.
Thánh Tâm Người tình yêu không đứt đoạn
Sống yêu thương là dâng hiến tuyệt vời.
Sống thương yêu là xua tan sợ hãi
Bao lỗi lầm đã phạm tháng năm qua
Trong tội lỗi con đui mù phải trái
Trong phút giây làm cháy rụi tình xưa
Ngọn lửa thiêng xua tăm tối sớm trưa
Trong nhà Chúa con ngợi ca đức Ái.
Sống thương yêu thuyền đời qua bến đục
Gieo thương yêu, hòa thuận khắp nơi nơi
Cha yêu dấu lòng thương yêu thúc giục
Yêu chúng sinh vì sao sáng rạng ngời
Trong sáng láng thuyền đời còn thao thức
Căng cánh buồm lướt sóng vượt ngàn khơi.
Chết vì yêu con mong sẽ vuông tròn
Bao nợ nần oan trái sẽ sạch trơn
Chúa Cha nguồn thánh đức, đấng ban ơn
Lửa thương yêu nung đốt mãi không sờn
Gặp cha hiền con kết hiệp sắt son
Nơi thiên cung định mệnh đã an bài.
Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu
(bản tiếng Việt: Lê Đình Thông)
Trong hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm thánh nữ từ trần, tổ chức tại Lisieux vào đầu tháng 10-1997, Đức Hồng Y Jean-Marie Lustiger đã đưa ra ba phương cách để tìm hiểu trực quan của thánh Têrêxa về thiên chức linh mục. Trực quan về kinh nghiệm của nữ thánh về các linh mục. Thủ bản A,56 nói lên thiên chức cao quý cũng như sự mỏng manh (fragilité) của các linh mục. Vì vậy, cần phải cầu nguyện cho các ngài. Cái nhìn của thánh nữ không dừng lại ở sự mong manh, nhưng đạt đến điều thiết yếu là sự thánh thiện và thánh hóa ‘‘để kết hiệp với chính Chúa Kitô và cuộc khổ nạn của người.’’
Thủ bản A,56 còn nói lên sự cao đẹp trong việc cầu nguyện cho các linh mục để các ngài rao giảng Tin Mừng. Thánh nữ suy ngẫm về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho các linh mục:
‘‘Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh thánh mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. Khi con ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm như lời Kinh Thánh. Bây giờ con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến’’ (Ga 17,12-19).
Cầu nguyện cho các linh mục là kết hiệp với Chúa Giêsu như Chúa đã phán cùng Phêrô: ‘‘Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin.’’ (Lc 22,32). Ai đã cầu nguyện cho các linh mục, nếu không phải là đấng đã sai đi.
Theo ĐHY Lustiger, thánh nữ cầu nguyện cho các linh mục trước hết là vì ngài hằng mong trở nên linh mục. Thánh nữ nhận ra sự yếu đuối của người nam phạm tội. Vì vậy, thánh nhân cầu nguyện cho các linh mục luôn trung thành với sứ mạng. Theo Têrêxa, thiên chức linh mục còn là nhiệm vụ tông đồ, loan báo Chúa Kitô cho những ai chưa biết ngài, giúp các lương dân được ơn cứu độ. Theo ĐHY Lustiger, ‘‘thánh nữ biết rằng biên cương những người không biết Chúa chẳng xa xôi gì. Ngay ở Pháp vẫn có nhiều người không có đức tin. Trong ý nghĩ, Têrêxa cầu mong các linh mục sốt sắng làm việc tông đồ. Thánh nhân hằng ước mong trở nên linh mục, được cử hành thánh lễ và chu toàn các nhiệm vụ khác của linh mục.
Theo Têrêxa, tông đồ và truyền giáo là hai thừa tác vụ linh mục. Chức vụ linh mục tham dự vào sứ mệnh của Chúa Giêsu nhằm phục vụ dân Chúa. Nhiệm vụ này trước hết là việc tông đồ, do các thánh tông đồ và các đấng kế vị trao ban. Thánh Têrêxa mong muốn được tham dự vào việc cứu độ nhân loại. ‘‘Việc tông đồ được nuôi dưỡng trong Tin, Cậy, Mến mà Chúa Thánh Thần đổ tràn trong tâm hồn mỗi thành phần trong Giáo hội.’’
Thánh Têrêxa đã sống trọn vẹn thiên chức linh mục trong lời cầu nguyện, đi đôi với lễ vật là cuộc sống đan tu, kết hiệp với Chúa Kitô trong cuộc thụ nạn. Thánh nữ đã liên kết sứ mạng linh mục với việc giáo huấn, hướng dẫn và thánh hóa. Thánh nữ đưa ra học thuyết mới qua chính cuộc sống. Têrêxa tiếp tục nâng đỡ các linh mục một khi đã về Nước Trời.
Kết luận:
Ngày 15-11-2007, ĐTC Bênêdictô XVI đã cầu nguyện trước xương thánh Têrêxa trong nguyện đường riêng, nhân kỷ niệm:
- 20-11-1887: Têrêxa triều yết ĐTC Léon XIII để xin được đặc cách gia nhập dòng kín dù còn nhỏ tuổi;
- 14-12-1927: Đức Piô XI công bố thánh Têrêxa là bổn mạng các nhà truyền giáo;
- 19-10-1997: Đức Gioan-Phaolô II công bố thánh nhân là Tiến sĩ Hội thánh.
Nhân dịp này, ĐTC Bênêdictô XVI tuyên bố: ‘‘Chúng ta đều nhớ rằng 120 năm trước đây, thiếu nữ Têrêxa đã gặp Đức Léon để được nhận vào đan viện Carmel dù tuổi còn nhỏ. Thánh nhân hằng mong học tập các cổ ngữ để hiểu biết thấu đáo Kinh Thánh. Thánh nhân đã đọc Kinh Thánh qua bản chép tay của các nữ tu dòng Kín. Ngài đã nghiền ngẫm, suy niệm và cầu nguyện để ‘‘các linh mục cũng được thánh hiến’’ (Ga 17,19).
Paris, ngày 1-10-2009
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:48 30/09/2009
NGUYỆN VỌNG CỦA CÂY CỎ NHỎ
Đấng tạo hóa cho phép mọi người, mỗi cá nhân đều có thể đề xuất ra một nguyện vọng.
Hổ nói: “Con vẫn khát vọng trở thành vua của các thú rừng, con cần quyền lực.”
Hươu cao cổ nói: “Trí tuệ là của cải lớn nhất, con thích có một đầu óc thông minh.”
Con cáo nói: “Tiền bạc có thể đem lại cho người ta cảm giác an toàn, con chỉ cần có tiền, thì cái gì cũng không sợ.”
Con công đối với những nhu cầu của chúng bạn thì nó thật coi khinh: “Các anh dung tục, tôi chỉ cần thanh xuân và dung mạo đẹp đẽ là có thể được rồi”.
Mỗi cá nhân đều nói xong nguyện vọng của mình, chỉ có cây cỏ nhỏ trầm mặc không lời. Đấng tạo hóa dịu dàng hỏi:
- “Bé con, con cần gì?”
Cây cỏ nhỏ ngẩng đầu lên, nhỏ nhẹ trả lời:
- “Nguyện vọng của con là vĩnh viễn không nhụt chí đối với cuộc sống, không khuất phục trước hoàn cảnh xấu xa”.
Cho đến hôm nay vật đổi sao dời, tất cả quyền thế địa vị, của cải, thông minh đều như “hoa trong gương, trăng dưới nước”, trong nháy mắt trở thành không không, chỉ có cây cỏ nhỏ vẫn cứ đời đời không chấm dứt, nơi nào có đất là ở đó có nó.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Thiên Chúa cho vua Sa-lô-mon một lời cầu xin, ông chỉ xin có một điều nhưng rất đẹp lòng Ngài: ông xin cho được khôn ngoan để cai trị dân Chúa, và Chúa đã ban cho ông được như thế.
Trong cuộc đời của chúng ta, chỉ một người thôi cũng đã có hàng chục triệu lần cầu xin, thử làm một thống kê xem sao:
- Cầu xin cho bản thân, gia đình: 90%.
- Cầu xin cho tha nhân (bạn bè, ân nhân…): 5%.
- Cầu xin cho kẻ thù: 2%.
- Cầu xin cho sáng danh Chúa: 3%
Thường thì chúng ta cầu xin cho mình nhiều hơn cho tha nhân, cho tha nhân nhiều hơn cho kẻ thù, và thỉnh thoảng cũng nhớ cầu cho sáng danh Chúa.
Vậy thì bây giờ chúng ta làm ngược lại:
1. Xin cho sáng danh Chúa: 90%
2. Cầu xin cho kẻ thù: 5%
3. Cầu xin cho tha nhân: 3%
4. Cầu xin cho bản thân, gia đình: 2%
Theo thứ tự ưu tiên là như thế, còn % thì tùy mỗi người vậy.
Lời cầu xin đẹp lòng Thiên Chúa nhất, chính là xin cho được làm sáng danh Chúa trong mọi việc.
--------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đấng tạo hóa cho phép mọi người, mỗi cá nhân đều có thể đề xuất ra một nguyện vọng.
Hổ nói: “Con vẫn khát vọng trở thành vua của các thú rừng, con cần quyền lực.”
Hươu cao cổ nói: “Trí tuệ là của cải lớn nhất, con thích có một đầu óc thông minh.”
Con cáo nói: “Tiền bạc có thể đem lại cho người ta cảm giác an toàn, con chỉ cần có tiền, thì cái gì cũng không sợ.”
Con công đối với những nhu cầu của chúng bạn thì nó thật coi khinh: “Các anh dung tục, tôi chỉ cần thanh xuân và dung mạo đẹp đẽ là có thể được rồi”.
Mỗi cá nhân đều nói xong nguyện vọng của mình, chỉ có cây cỏ nhỏ trầm mặc không lời. Đấng tạo hóa dịu dàng hỏi:
- “Bé con, con cần gì?”
Cây cỏ nhỏ ngẩng đầu lên, nhỏ nhẹ trả lời:
- “Nguyện vọng của con là vĩnh viễn không nhụt chí đối với cuộc sống, không khuất phục trước hoàn cảnh xấu xa”.
Cho đến hôm nay vật đổi sao dời, tất cả quyền thế địa vị, của cải, thông minh đều như “hoa trong gương, trăng dưới nước”, trong nháy mắt trở thành không không, chỉ có cây cỏ nhỏ vẫn cứ đời đời không chấm dứt, nơi nào có đất là ở đó có nó.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Thiên Chúa cho vua Sa-lô-mon một lời cầu xin, ông chỉ xin có một điều nhưng rất đẹp lòng Ngài: ông xin cho được khôn ngoan để cai trị dân Chúa, và Chúa đã ban cho ông được như thế.
Trong cuộc đời của chúng ta, chỉ một người thôi cũng đã có hàng chục triệu lần cầu xin, thử làm một thống kê xem sao:
- Cầu xin cho bản thân, gia đình: 90%.
- Cầu xin cho tha nhân (bạn bè, ân nhân…): 5%.
- Cầu xin cho kẻ thù: 2%.
- Cầu xin cho sáng danh Chúa: 3%
Thường thì chúng ta cầu xin cho mình nhiều hơn cho tha nhân, cho tha nhân nhiều hơn cho kẻ thù, và thỉnh thoảng cũng nhớ cầu cho sáng danh Chúa.
Vậy thì bây giờ chúng ta làm ngược lại:
1. Xin cho sáng danh Chúa: 90%
2. Cầu xin cho kẻ thù: 5%
3. Cầu xin cho tha nhân: 3%
4. Cầu xin cho bản thân, gia đình: 2%
Theo thứ tự ưu tiên là như thế, còn % thì tùy mỗi người vậy.
Lời cầu xin đẹp lòng Thiên Chúa nhất, chính là xin cho được làm sáng danh Chúa trong mọi việc.
--------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:50 30/09/2009
N2T |
70. Biết được mình, so với việc thông đạt thiên văn địa lý và tất cả kiến thức nghiên cứu các vật để hiểu rõ lý lẻ, thì càng cao siêu và càng có ích hơn, bởi vì các kiến thức khác thì làm cho con người kiêu ngạo, duy chỉ có kiến thức biết được mình này, mới có thể làm cho con người ta khiêm tốn, cho nên rất là có ích.
(Thánh Augustine)Bền chặt trong tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:25 30/09/2009
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 10,2-16
Đời sống chung thủy trong hôn nhân Kitô giáo là nét đẹp tuyêt vời của nhân loại.Con người chỉ có thể sống đẹp với nhau khi họ trung thành với những gì họ đã cam kết. Quả thực, nếu con người coi hôn nhân như trò chơi, thay đổi vợ chồng như thay đổi quần áo thì hôn nhân không có ý nghĩa cao đẹp nữa. Chúa nhật 27 thường niên, năm B nói lên ý định của Thiên Chúa là sáng tạo nên người nam người nữ.Hai người nam và nữ kết hợp với nhau để trở nên một huyết nhục.Đó là giao ước tình yêu. Và hiệu quả của giao ước này là hai người trở nên một. Do đó, hôn nhân một vợ một chồng, bất khả phân ly là luật của Chúa và là nét đẹp tuyêt vời của những người theo Chúa.
Bài Tin Mừng của thánh Marcô (10, 2-16) dẫn những người theo Chúa trở về những trang đầu của việc sáng tạo: ” Lúc khởi đầu cuộc sáng tạo; Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ.Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục.Vậy "sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly “ ( Mc 10, 6-9 ). Đây là cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại. Chúa Giêsu đã gợi lại sự kiện này để giải đáp vấn nạn của những người Pharisêu:” Người ta có được phép rẫy vợ không ?”.
Đôi vợ chồng trước mặt vị đại diện Chúa, hai người làm chứng và cộng đoàn dân Chúa đã cam kết với nhau: ” Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời “.Đây là một lời cam kết, một lời thề chung thủy, một lời nói yêu thương hết sức linh thiêng. Lời cam kết này là một bí tích. Bí tích do đôi hôn phối làm nên. Đây không phải là sáng kiến của loài người, là ý kiến riêng của đôi vợ chồng nhưng là công việc của Thiên Chúa: ” Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly, chia cắt. Chính vì thế, lời cam kết này sẽ là mối giây liên kết hai vợ chồng cho đến chết, chỉ có cái chết mới giải thoát được lời thề nguyền đó. Nên, Giáo Hội luôn khuyên nhủ các đôi hôn phối phải tìm hiểu nhau, cầu nguyện, học giáo lý, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi kết hôn. Và sau khi kết hôn rồi, vợ chồng luôn phải cố gắng vun khoén tình yêu, xây dựng và bảo vệ tình yêu luôn bền chặt. Sống chung thủy với nhau là một đòi hỏi bắt buộc. Tuy nhiên, sự đòi hỏi ấy luôn phải phấn đấu, can đảm và hy sinh với sự trợ giúp của ơn Chúa và sự tác động của Chúa Thánh Thần cùng với lòng chân thành, thiện chí của đôi vợ chồng.
Có những cặp vợ chồng mình với ta tuy hai mà một nhưng lại có những bước chân dẫm lên nhau đau đớn. Họ sống với nhau không thoải mái, cơm không lành canh không ngọt. Lịch sử đã cho thấy ngay từ thời Môsê dân chúng đã đòi ly dị, rồi một vua xem ra rất đạo đức thánh thiện như vua Đavít lại chiếm đoạt vợ của tướng quân Uria, Antipas Hêrôđê lại ly dị vợ và cưới nàng Hêrôđia. Thế giới ngày nay đã có rất nhiều đôi vợ chồng ly dị và để lại biết bao đứa con bơ vơ, hư hỏng. Chúa cấm ly dị là để bảo vệ hạnh phúc gia đình và làm cho con cái trở nên những người có chỗ nương tựa, được giáo dục tốt.
Tin Mừng cho thấy cử chỉ Chúa Giêsu ôm các trẻ nhỏ vào lòng và chúc lành cho chúng ( Mc 10, 16 ), là một lời nhắc nhở các bậc làm cha làm mẹ. Đây cũng là cử chỉ, thái độ Chúa muốn cảnh tỉnh các bậc cha mẹ hãy nhìn vào con cái, hãy nhìn vào quà tặng Chúa trao ban cho họ để họ ý thức và yêu thương con cái đừng để con cái trở thành những nạn nhân do cha mẹ thiếu quảng đại, cảm thông, tha thứ cho nhau đến nỗi đứt gánh giữa đời. Hãy yêu thương con cái đừng để chúng trở thành những trẻ lang thang bụi đời, phạm pháp do cha mẹ ly tán vv…
Giáo dục Kitô giáo trong gia đình là điều tối quan trọng để con cái, cha mẹ hiểu hơn về vai trò, và tầm quan trọng của gia đình công giáo. Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cho công bố Tông Huấn Gia Đình trong đó Ngài đã nêu bật vai trò của vợ chồng, con cái.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho các gia đình để cha mẹ, con cái luôn biết sống yêu thương, hiệp nhất vì Chúa là Tình Yêu. Amen.
Mc 10,2-16
Đời sống chung thủy trong hôn nhân Kitô giáo là nét đẹp tuyêt vời của nhân loại.Con người chỉ có thể sống đẹp với nhau khi họ trung thành với những gì họ đã cam kết. Quả thực, nếu con người coi hôn nhân như trò chơi, thay đổi vợ chồng như thay đổi quần áo thì hôn nhân không có ý nghĩa cao đẹp nữa. Chúa nhật 27 thường niên, năm B nói lên ý định của Thiên Chúa là sáng tạo nên người nam người nữ.Hai người nam và nữ kết hợp với nhau để trở nên một huyết nhục.Đó là giao ước tình yêu. Và hiệu quả của giao ước này là hai người trở nên một. Do đó, hôn nhân một vợ một chồng, bất khả phân ly là luật của Chúa và là nét đẹp tuyêt vời của những người theo Chúa.
Bài Tin Mừng của thánh Marcô (10, 2-16) dẫn những người theo Chúa trở về những trang đầu của việc sáng tạo: ” Lúc khởi đầu cuộc sáng tạo; Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ.Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục.Vậy "sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly “ ( Mc 10, 6-9 ). Đây là cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại. Chúa Giêsu đã gợi lại sự kiện này để giải đáp vấn nạn của những người Pharisêu:” Người ta có được phép rẫy vợ không ?”.
Đôi vợ chồng trước mặt vị đại diện Chúa, hai người làm chứng và cộng đoàn dân Chúa đã cam kết với nhau: ” Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời “.Đây là một lời cam kết, một lời thề chung thủy, một lời nói yêu thương hết sức linh thiêng. Lời cam kết này là một bí tích. Bí tích do đôi hôn phối làm nên. Đây không phải là sáng kiến của loài người, là ý kiến riêng của đôi vợ chồng nhưng là công việc của Thiên Chúa: ” Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly, chia cắt. Chính vì thế, lời cam kết này sẽ là mối giây liên kết hai vợ chồng cho đến chết, chỉ có cái chết mới giải thoát được lời thề nguyền đó. Nên, Giáo Hội luôn khuyên nhủ các đôi hôn phối phải tìm hiểu nhau, cầu nguyện, học giáo lý, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi kết hôn. Và sau khi kết hôn rồi, vợ chồng luôn phải cố gắng vun khoén tình yêu, xây dựng và bảo vệ tình yêu luôn bền chặt. Sống chung thủy với nhau là một đòi hỏi bắt buộc. Tuy nhiên, sự đòi hỏi ấy luôn phải phấn đấu, can đảm và hy sinh với sự trợ giúp của ơn Chúa và sự tác động của Chúa Thánh Thần cùng với lòng chân thành, thiện chí của đôi vợ chồng.
Có những cặp vợ chồng mình với ta tuy hai mà một nhưng lại có những bước chân dẫm lên nhau đau đớn. Họ sống với nhau không thoải mái, cơm không lành canh không ngọt. Lịch sử đã cho thấy ngay từ thời Môsê dân chúng đã đòi ly dị, rồi một vua xem ra rất đạo đức thánh thiện như vua Đavít lại chiếm đoạt vợ của tướng quân Uria, Antipas Hêrôđê lại ly dị vợ và cưới nàng Hêrôđia. Thế giới ngày nay đã có rất nhiều đôi vợ chồng ly dị và để lại biết bao đứa con bơ vơ, hư hỏng. Chúa cấm ly dị là để bảo vệ hạnh phúc gia đình và làm cho con cái trở nên những người có chỗ nương tựa, được giáo dục tốt.
Tin Mừng cho thấy cử chỉ Chúa Giêsu ôm các trẻ nhỏ vào lòng và chúc lành cho chúng ( Mc 10, 16 ), là một lời nhắc nhở các bậc làm cha làm mẹ. Đây cũng là cử chỉ, thái độ Chúa muốn cảnh tỉnh các bậc cha mẹ hãy nhìn vào con cái, hãy nhìn vào quà tặng Chúa trao ban cho họ để họ ý thức và yêu thương con cái đừng để con cái trở thành những nạn nhân do cha mẹ thiếu quảng đại, cảm thông, tha thứ cho nhau đến nỗi đứt gánh giữa đời. Hãy yêu thương con cái đừng để chúng trở thành những trẻ lang thang bụi đời, phạm pháp do cha mẹ ly tán vv…
Giáo dục Kitô giáo trong gia đình là điều tối quan trọng để con cái, cha mẹ hiểu hơn về vai trò, và tầm quan trọng của gia đình công giáo. Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cho công bố Tông Huấn Gia Đình trong đó Ngài đã nêu bật vai trò của vợ chồng, con cái.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho các gia đình để cha mẹ, con cái luôn biết sống yêu thương, hiệp nhất vì Chúa là Tình Yêu. Amen.
Không thể chia lìa
LM Inhaxiô Trần Ngà
08:35 30/09/2009
Chúa Nhật 27 thường niên (Mác-cô 10, 2-12 )
Khi những người biệt phái đặt vấn đề với Chúa Giê-su về việc ly dị, Chúa Giê-su khẳng định dứt khoát rằng vợ chồng không thể phân li. Người trích dẫn lại lời Kinh thánh: “Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân li." (Mc 10, 6-9)
Sự kiện vợ chồng nên một xương một thịt đã được cụ thể hoá qua hình ảnh Thiên Chúa lấy xương sườn Ađam để dựng nên Evà. E-và như thân cây được Thiên Chúa làm cho nẩy sinh từ gốc cây A-đam; gốc cây và thân cây chỉ là một, nên A-đam và E-và cũng chỉ là một. Thế nên khi Thiên Chúa trao Evà cho Ađam, ông vui mừng mừng xác nhận rằng nàng không là ai xa lạ mà chỉ là xương thịt của mình: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”. (Sáng Thế 2, 18-23)
Trong hôn nhân, tuy người nam và người nữ là hai chủ vị khác nhau, nhưng họ được Thiên Chúa liên kết thành một với nhau như chim liền cánh, như cây liền cành. Họ là một như A-đam, E-và là một với nhau.
Tuy nhiên, một số người không nhìn nhận vợ chồng là một và bất khả phân li vì họ có cái nhìn phân mảnh nên không thấy được tính duy nhất trong đa tạp.
Đối với hạng người nầy, khi nhìn vào chiếc kìm hay chiếc kéo, họ chỉ thấy có hai gọng thép ghép lại với nhau và nói rằng đây chẳng là gì ngoài hai gọng thép; nhưng người hiểu biết thì cho rằng đây không đơn thuần là hai gọng thép mà là một chiếc kéo hay một chiếc kìm.
Khi nhìn vào một ngôi nhà gạch, người có nhãn quan phân mảnh cho rằng đây là tập hợp của rất nhiều gạch đá. Nhưng người hiểu biết thì quả quyết đó là một ngôi nhà.
Tay phải và tay trái, tuy là hai cánh tay riêng biệt nhưng cũng nên một với nhau vì cùng thuộc về một thân mình.
Đầu và thân mình tuy là hai phần riêng biệt, nhưng cũng chỉ là một vì cả hai đều thuộc về nhau và cùng thuộc về một thân mình.
Tương tự, khi nhìn vào người nam và người nữ đã kết hôn, người không đón nhận giáo lý của Chúa thì cho rằng đây chỉ là một người nam sống bên cạnh một người nữ; nhưng người am hiểu giáo lý Chúa dạy thì biết rằng đó là một gia đình gồm hai người đã nên một xương một thịt với nhau.
Hôm nay, Chúa Giê-su tái khẳng định với chúng ta rằng vợ chồng không còn là hai mà là một huyết nhục và điều gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân li.
Đã nên một xương một thịt với nhau mà phân li, chia cắt thì đau xót biết bao! Phân li như thế khác chi tự phanh thây xẻ thịt mình.
Cấu trúc của máy bay có hai cánh. Nhờ hai cánh mà máy bay cất cánh và giữ được thăng bằng. Nhờ cấu trúc nầy, máy bay lướt gió, vượt lên trên các tầng mây, bay xuyên qua đại dương và các lục địa. Nếu có ai đó chặt bỏ mất một cánh, thì máy bay không thể cất cánh được, hoặc nếu có cất cánh được thì cũng lảo đảo mấy vòng rồi lao xuống đất.
Cấu trúc của gia đình là nam và nữ kết hợp nên một như hai cánh máy bay. Nếu ai phá vỡ cấu trúc nầy, gia đình sẽ bị đổ vỡ và gây ra tổn thất rất lớn cho xã hội loài người.
Lạy Chúa Giê-su,
Hôm xưa Chúa đã cầu xin cho các môn đệ được hợp nhất nên một như Ba Ngôi là một, thì nay xin Chúa cũng lặp lại lời cầu đó cho mỗi thành viên trong các gia đình: “Lạy Cha, xin cho người chồng, người vợ, người con trong các gia đình nầy được “nên một như chúng ta là một” (Ga 17,22), nhờ đó các gia đình con cái Chúa được hiệp nhất trong yêu thương và trở nên hình ảnh sống động của Gia Đình Ba Ngôi.
Khi những người biệt phái đặt vấn đề với Chúa Giê-su về việc ly dị, Chúa Giê-su khẳng định dứt khoát rằng vợ chồng không thể phân li. Người trích dẫn lại lời Kinh thánh: “Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân li." (Mc 10, 6-9)
Sự kiện vợ chồng nên một xương một thịt đã được cụ thể hoá qua hình ảnh Thiên Chúa lấy xương sườn Ađam để dựng nên Evà. E-và như thân cây được Thiên Chúa làm cho nẩy sinh từ gốc cây A-đam; gốc cây và thân cây chỉ là một, nên A-đam và E-và cũng chỉ là một. Thế nên khi Thiên Chúa trao Evà cho Ađam, ông vui mừng mừng xác nhận rằng nàng không là ai xa lạ mà chỉ là xương thịt của mình: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”. (Sáng Thế 2, 18-23)
Trong hôn nhân, tuy người nam và người nữ là hai chủ vị khác nhau, nhưng họ được Thiên Chúa liên kết thành một với nhau như chim liền cánh, như cây liền cành. Họ là một như A-đam, E-và là một với nhau.
Tuy nhiên, một số người không nhìn nhận vợ chồng là một và bất khả phân li vì họ có cái nhìn phân mảnh nên không thấy được tính duy nhất trong đa tạp.
Đối với hạng người nầy, khi nhìn vào chiếc kìm hay chiếc kéo, họ chỉ thấy có hai gọng thép ghép lại với nhau và nói rằng đây chẳng là gì ngoài hai gọng thép; nhưng người hiểu biết thì cho rằng đây không đơn thuần là hai gọng thép mà là một chiếc kéo hay một chiếc kìm.
Khi nhìn vào một ngôi nhà gạch, người có nhãn quan phân mảnh cho rằng đây là tập hợp của rất nhiều gạch đá. Nhưng người hiểu biết thì quả quyết đó là một ngôi nhà.
Tay phải và tay trái, tuy là hai cánh tay riêng biệt nhưng cũng nên một với nhau vì cùng thuộc về một thân mình.
Đầu và thân mình tuy là hai phần riêng biệt, nhưng cũng chỉ là một vì cả hai đều thuộc về nhau và cùng thuộc về một thân mình.
Tương tự, khi nhìn vào người nam và người nữ đã kết hôn, người không đón nhận giáo lý của Chúa thì cho rằng đây chỉ là một người nam sống bên cạnh một người nữ; nhưng người am hiểu giáo lý Chúa dạy thì biết rằng đó là một gia đình gồm hai người đã nên một xương một thịt với nhau.
Hôm nay, Chúa Giê-su tái khẳng định với chúng ta rằng vợ chồng không còn là hai mà là một huyết nhục và điều gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân li.
Đã nên một xương một thịt với nhau mà phân li, chia cắt thì đau xót biết bao! Phân li như thế khác chi tự phanh thây xẻ thịt mình.
Cấu trúc của máy bay có hai cánh. Nhờ hai cánh mà máy bay cất cánh và giữ được thăng bằng. Nhờ cấu trúc nầy, máy bay lướt gió, vượt lên trên các tầng mây, bay xuyên qua đại dương và các lục địa. Nếu có ai đó chặt bỏ mất một cánh, thì máy bay không thể cất cánh được, hoặc nếu có cất cánh được thì cũng lảo đảo mấy vòng rồi lao xuống đất.
Cấu trúc của gia đình là nam và nữ kết hợp nên một như hai cánh máy bay. Nếu ai phá vỡ cấu trúc nầy, gia đình sẽ bị đổ vỡ và gây ra tổn thất rất lớn cho xã hội loài người.
Lạy Chúa Giê-su,
Hôm xưa Chúa đã cầu xin cho các môn đệ được hợp nhất nên một như Ba Ngôi là một, thì nay xin Chúa cũng lặp lại lời cầu đó cho mỗi thành viên trong các gia đình: “Lạy Cha, xin cho người chồng, người vợ, người con trong các gia đình nầy được “nên một như chúng ta là một” (Ga 17,22), nhờ đó các gia đình con cái Chúa được hiệp nhất trong yêu thương và trở nên hình ảnh sống động của Gia Đình Ba Ngôi.
Sứ điệp Truyền Tin
Lm Ignatiô Hồ Thông
08:40 30/09/2009
CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN
(Kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi)
Trong ngày lễ kinh trọng thể Đức Mẹ Mân Côi, Phụng Vụ Lời Chúa nêu bật Tình Mẫu Tử của Đức Ma-ri-a. Chính ở nơi Tình Mẫu Tử của Đức Ma-ri-a mà Chúa Cha đã trao phó “Con Một làm người” của Ngài cho Mẹ để Mẹ nuôi dưỡng và săn sóc. Và cũng chính nơi Tình Mẫu Tử nầy mà Đức Giê-su đã trao phó cho người mẹ tuyệt vời của Ngài ân cần săn sóc Thân Thể Mầu Nhiệm của Ngài, tức Giáo Hội mà Ngài đã mang nặng đẻ đau trên thập giá (Ga 19: 25-37).
Mỗi lần chúng ta lần tràng chuổi Mân Côi là mỗi lần chúng ta chiêm ngắm Tình Mẫu Tử tuyệt vời nầy ở nơi niềm vui thầm lặng nhưng sâu thẩm của Mẹ khi đón nhận Người Con mà Thiên Chúa trao ban cho Mẹ (Năm Sự Vui), ở nơi sự kết hợp của tình Mẹ với Con trên con đường khổ nạn (Năm Sự Thương), và ở nơi niềm vui vỡ òa của Mẹ khi Mẹ gặp lại Con Mẹ phục sinh để từ nay sự sống đã chiến thắng sự chết. vận mệnh của con người đã sang trang (Năm Sự Mầng).
Cv 1: 12-14: Sau khi chứng kiếnĐức Giê-su lên trời, các Tông Đồ theo lời căn dặn của Thầy trở về nhà ở Giê-ru-sa-lem: “Các ngài đã đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện, cùng với các phụ nữ và Đức Ma-ri-a thân mẫu của Đức Giê-su”. Ngay từ những bước khởi đầu của Giáo Hội tiên khởi, Đức Ma-ri-a đã ở bên và che chở Giáo Hội với trọn tấm lòng từ mẫu.
Gl 4: 4-7: Khi viết: “Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà”, thánh Phao-lô nhấn mạnh Con Thiên Chúa đã thực sự đảm nhận trọn vẹn thân phận con người. Lời nầy được đọc trong ánh sáng của Tin Mừng Truyền Tin hôm nay mặc khải rằng Con Thiên Chúa không sinh ra bởi bất kỳ một người đàn bà nào, nhưng là một người đàn bà được tuyển chọn, một Tình Mẫu Tử được viết hoa, kiệt tác của công trình sáng tạo người nữ.
Lc 1: 26-38: Tin Mừng là bài tường thuật biến cố Truyền Tin. Nơi Thiên Chúa chuẩn bị để Con của Ngài đến ở giữa dân Ngài là cung lòng thanh sạch và rạng ngời vinh hiển của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Đền Thờ đẹp nhất, được Thiên Chúa sủng ái nhất.
BÀI ĐỌC I (Cv 1: 12-14)
Đoạn trích của sách Công Vụ Tông Đồ nầy được định vị trong bối cảnh các Tông Đồ, sau khi chứng kiến việc Đức Giê-su khuất dạng trong đám mây trời, liền trở về Giê-ru-sa-lem. Các ông tề tựu một nơi và chuyên tâm cầu nguyện trong khi chờ đợi Chúa Thánh Thần ngự đến như lời căn dặn của Thầy mình trước khi từ giả các ông: “Phần Thầy, Thầy sẽ gởi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Lc 24: 49).
1. Trở về nhà, các ông lên lầu trên.
Căn phòng được định vị ở lầu trên, là nơi các ông thường đến trọ. Lầu trên, thường là căn phòng chính trong nhà Do thái; chắc hẳn đây là phòng Tiệc Ly, nơi các ông đã dùng bữa ăn cuối cùng với Đức Giê-su. Như vậy nơi mà Đức Giê-su cử hành thánh lễ đầu tiên với các ông trước khi Ngài bước vào con đường Tử Nạn, cũng là nơi các ông chờ đợi để đón nhận Chúa Thánh Thần, Đấng đưa các ông vào trong sự thật của công trình cứu độ của Thầy mình.
2. Tất cả mười một Tông Đồ đều hiện diện ở đó:
Việc kể tên mười một Tông Đồ dâng hiến một nét đặc thù đáng chú ý. Trong các sách Tin Mừng, thánh Phê-rô và thánh An-rê được nêu tên trước tiên. Ở đây lại là thánh Phê-rô và thánh Gioan. Sách Công Vụ giới thiệu hai vị Tông Đồ nầy như hai trụ cột của Giáo Hội tiên khởi, thường hằng hoạt động cùng nhau.
3. Chuyên tâm cầu nguyện:
“Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, siêng năng cầu nguyện”. Thánh Lu-ca thường nhấn mạnh các tín hữu tiên khởi đồng tâm nhất trí và siêng năng cầu nguyện.
Các Tông Đồ làm Tuần Cửu Nhật chuyên tâm cầu nguyện giữa biến cố Thăng Thiên và biến cố Hiện Xuống.
4. Mấy người phụ nữ, và Đức Ma-ri-a, Thân Mẫu của Đức Giê-su:
Trong số các người phụ nữ tề tựu với các Tông Đồ, chỉ một mình Đức Mẹ được nêu tên, cùng với mối liên hệ với Đức Giê-su: “Đức Ma-ri-a, Thân Mẫu của Đức Giê-su”. Đây là lần cuối cùng trong Tân Ước kể ra Đức Trinh Nữ. Sau biến cố nầy, Mẹ sẽ không còn xuất hiện nữa, người ta không còn nói gì về Mẹ. Sự hiện diện của Mẹ ở đây, giữa các Tông Đồ, là một dấu chỉ có một tầm mức vĩ đại. Đức Ma-ri-a, Mẹ đã ban cho nhân loại thân thể hữu hình của Đức Ki tô dưới quyền năng của Chúa Thánh Thần vào lúc Truyền Tin; Mẹ cũng có mặt ở đây vào lúc sinh hạ thân thể mầu nhiệm của Đức Giê-su, tức Giáo Hội, cũng dưới tác động của Chúa Thánh Thần vào ngày lễ Hiện Xuống.
Chúng ta có thể phỏng đoán rằng những người phụ nữ ở bên cạnh Đức Ma-ri-a cũng chính là những người phụ nữ đã ở bên cạnh Đức Mẹ đứng gần Thập Giá. Sự hiện diện của những người phụ nữ nầy gợi nhớ hoạt cảnh trên thập giá ở đó Đức Giê-su đã trao gởi Giáo Hội của Ngài cho Mẹ của Ngài làm Mẹ của Giáo Hội Ngài khi nói với Mẹ Ngài: “Thưa Bà, đây là con của Bà” và nói với người môn đệ Chúa yêu: “Đây là mẹ của con” (Ga 19: 26-27).
5. Anh em của Đức Giê-su.
Cùng có mặt với các Tông Đồ là “anh em” của Đức Giê-su, nghĩa là những anh em họ của Ngài. Ngôn ngữ Do thái cũng như ngôn ngữ Hy-lạp đều không có chữ đặc biệt để chỉ mức độ bà con thân thuộc nầy. Cựu Ước sử dụng cùng một từ “anh em” để chỉ mối liên hệ bà con họ hàng rộng lớn hơn: chú cháu (St 13: 8; 14: 14; 14: 16) hay bà con gần (G 19: 13-17) hoặc thậm chí bà con họ hàng xa (cf. Lv 10: 1). Trong Tin Mừng của mình, thánh Mác-cô kể ra bốn người anh em họ của Đức Giê-su: ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn (Mc 6: 3).
Sự hiện diện của những bà con thân thuộc của Đức Giê-su ở phòng Tiệc Ly vào lúc nầy chứng thực thái độ của họ đã thay đổi đối với Đức Giê-su. Trước đây, thánh Gioan nói “Anh em Người không tin vào Người”; thậm chí họ không hiểu chút gì về sứ mạng của Ngài và cố tìm cách ngăn cản Ngài thi hành sứ mạng của mình nữa (Ga 7: 3-5; cf. Mt 12: 46; Mc 3: 31-35; Lc 8: 19-21).
Họ thay đổi thái độ lúc nào? Các bản văn Tân Ước không cho chúng ta bất kỳ một thông tin nào. Chắc chắn họ sắp lãnh nhận Chúa Thánh Thần như các Tông Đồ và họ sẽ cho thấy niềm tin tích cực của họ. Thánh Gia-cô-bê hậu sẽ là vị lãnh tụ của Giáo Hội Giê-ru-sa-lem và được phúc tử đạo vào năm 62. Người kế vị thánh nhân, một ông Si-môn hay Si-mê-on nào đó, bị đóng đinh vào thời Trajan, cũng là bà con họ hàng của Chúa. Như vậy, những người bà con nghi kỵ xưa kia đều đã làm chứng về Ngài bằng máu.
BÀI ĐỌC II (Gl 4: 4-7)
Các tín hữu Ga-lát bị những người Ki tô hữu gốc Do thái làm lung lạc. Những người Ki tô hữu gốc Do thái nầy muốn đưa vào trong Ki tô giáo những nghi thức Do thái được cho là luôn luôn có giá trị, như phép cắt bì, vì thế, thánh Phao-lô chứng minh cho thấy Luật xưa là sự nô lệ, Luật mới là sự tự do. Thánh nhân sánh ví Luật Mô-sê với thời kỳ người thừa kế “phải ở dưới quyền những người giám hộ và quản lý, cho đến khi mãn hạn người cha đã định” (4: 2). Tuy nhiên, vai trò của Luật là tạm thời. Với Đức Giê-su, kế hoạch của Thiên Chúa đã đến hồi viên mãn, chúng ta không còn phải sống dưới chế độ của Lề Luật nữa, nhưng trong sự tự do của những người làm con cái Thiên Chúa, mà đã là con thì cũng đã là người thừa kế.
1. Con Thiên Chúa làm con của loài người (4: 4-5)
“Khi thời gian đến hồi viên mãn”: thánh Phao-lô so sánh sự bảo hộ của lề luật (4: 2) với thời điểm khi Thiên Chúa can thiệp vào trong lịch sử để thực hiện công trình cứu độ bởi Con của Ngài là Đức Giê-su. Sự tự do của con người đã đạt được nhờ Đức Ki tô. “Thiên Chúa đã sai Con mình tới”: động từ “sai” phát triển trong Giáo Hội tiên khởi một nét nghĩa tôn giáo đặc thù: sai ai đó vào việc phục vụ Nước Trời là ban cho người đó đầy đủ uy quyền ở nơi Thiên Chúa. Ở đây cuộc sống tiền hữu của Chúa Con không được nói một cách minh nhiên, nhưng mặc nhiên.
“Sinh làm con một người đàn bà”: động từ “sinh” được dùng ở thể a-ô-rít để chỉ một “tình trạng hay một hành động đã xảy ra trong quá khứ và hoàn tất trong quá khứ”, nhằm nhấn mạnh rằng Đức Giê-su đảm nhận trọn vẹn thân phận con người cho sứ mạng của Ngài. Cách nói nầy bắt nguồn từ Cựu Ước (G 14: 1; 15: 14; 25: 4). Được sinh ra như vậy, Đức Giê-su chịu phục tòng lề luật “để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”.
2. Để con người trở thành con Thiên Chúa (4: 6-7).
“Để chứng thực anh em là con cái”. Giới từ “hoti” có thể hiểu theo nghĩa “vì”, và đoạn “anh em là con cái” sẽ là nền tảng cho việc sai Thánh Thần đến với người Ki tô hữu một cách nhưng không. Tuy nhiên, Rm 8: 14-17 xem ra gợi ý rằng ân ban Thánh Thần cấu thành địa vị làm con cái Thiên Chúa của người Ki tô hữu; vì thế nhiều nhà chú giải thích hiểu giới từ nầy theo nghĩa “sự kiện là”, hay “để chứng thực” hơn.
“Thánh Thần của Con”: Thánh Thần cũng là đối tượng của sứ mạng từ Chúa Cha; ở nơi khác, chính là ân ban của Chúa Con Phục Sinh. Thánh Thần của Chúa Con Phục Sinh là một nguyên lý năng động của chức năng làm con Thiên Chúa. Nhờ Ngài, người Ki tô hữu mới có thể gọi Thiên Chúa “Áp-ba, Cha ơi!” với trọn niềm xác tín tận đáy lòng. Không có Thánh Thần người Ki tô hữu sẽ không thể thốt lên tiếng kêu đầy trìu mến thân thương nầy. Vì thế, thánh Phao-lô kết luận: “Anh em không còn là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”.
TIN MỪNG (Lc 1: 26-38).
Hoạt cảnh “truyền tin cho Đức Ma-ri-a” nầy (1: 26-38) hình thành nên một bức tranh bộ đôi với hoạt cảnh “truyền tin cho ông Da-ca-ri-a” trước đó (1: 5-25). Nhờ kỷ thuật song đối nầy, thánh Lu-ca nêu bật hai thời kỳ: Cựu Ước và Tân Ước, hai nhân vật tinh hoa của hai thời kỳ: ông Da-ka-ri-a, vị tư tế ở Đền Thờ Giê-ru-sa-lem và Đức Ma-ri-a, cô thôn nữ ở miền quê hẻo lánh làng Na-da-rét, và đặc biệt hai hài nhi của họ: Gioan Tẩy giả và Đức Giê-su.
1. Khung cảnh truyền tin.
Sau câu chuyển tiếp: “Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng” như nhịp cầu nối của hai hoạt cảnh truyền tin, chúng ta rời bỏ đền thờ Giê-ru-sa-lem, thành đô của Do thái giáo, thuộc miền Giu-đê được xem là thuần chủng và thấy mình ở trong một ngôi nhà dân giả, thuộc thị trấn Na-da-rét nhỏ bé, khiêm hạ, của miền Ga-li-lê, được gọi “miền đất của dân ngoại”. Thay vì một đôi vợ chồng tư tế đã cao tuổi, biểu tượng của những truyền thống Ít-ra-en xưa và trung tín, bây giờ chúng ta gặp cô Ma-ri-a, đã đính hôn với chàng Giu-se, hướng đến cuộc sống hôn nhân của mình.
Hoạt cảnh truyền tin trước đó đã xảy ra trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, nơi cực thánh nhất của việc Thiên Chúa hiện diện giữa dân Ngài. Chính ở nơi cực thánh nầy mà Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho tư tế Da-ka-ri-a, nhưng cốt để hướng đến một nơi khác còn thánh thiêng hơn, nơi Thiên Chúa chọn để ở giữa dân Ngài, đó là cung lòng của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a.
Vì thế, ngay từ khởi đầu Tin Mừng của mình, thánh Lu-ca cho chúng ta thấy có một sự hoán chuyển vai trò: Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, nơi Thiên Chúa ngự giữa dân Ngài sẽ được thay thế bởi cung lòng của Đức Trinh Nữ, nơi Thiên Chúa chọn cho Con của Ngài đến ở giữa dân Ngài.
2. Lời chào của sứ thần:
Sứ thần vào nhà và chào Đức Ma-ri-a: “Hãy vui lên, hỡi bà đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà”.
“Hãy vui lên” là cách thức chào hỏi của người Hy lạp, tuy nhiên, “Hãy vui lên” cũng thuộc về diễn ngữ của các ngôn sứ, đặc biệt trong viễn cảnh thời Mê-si-a: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với Ngươi” (Dcr 9: 9); hay: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on…Đức Vua của Ít-ra-en đang ngự giữa ngươi” (Xp3: 14-15).
Niềm vui thời Mê-si-a nầy, chính là niềm vui mà “sứ thần Thiên Chúa” sẽ loan báo cho các mục đồng trong hoạt cảnh Giáng Sinh: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân…” (Lc 2: 10).
Như vậy lời mời gọi “hãy vui lên” được ngỏ lời với Đức Ma-ri-a là nhằm hướng lòng Đức Mẹ về thời đại Mê-si-a và chuẩn bị Đức Mẹ trước sứ điệp gây sửng sốt sau đó.
“Hỡi bà đầy ân sủng”. Đức Ma-ri-a được gọi là người đầy ân sủng hay được Thiên Chúa yêu thương đặc biệt không chỉ vì Mẹ được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Đức Giê-su, Con của Ngài. Suy tư thần học còn thấy ở đây lòng sủng ái đặc biệt mà Thiên Chúa dành riêng cho Mẹ, “ơn vô nhiễm nguyên tội” (“được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, kể cả tội tông truyền”).
“Thiên Chúa ở cùng bà”. Lời nói trấn an nầy thường thường được gặp thấy trong Cựu Ước. Nó được ngỏ lời với những nhân vật run sợ và e ngại trước sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó cho họ, như Thiên Chúa đã phán với ông Mô-sê như thế trong hoạt cảnh “bụi cây bốc cháy” (Xh 3: 12).
Tổng quát hơn, xuyên suốt lịch sử, Đức Chúa lập lại lời nầy cho dân Ngài chọn. Lời nầy cũng chính là định nghĩa Giao Ước. Vào giây phút nầy, Đức Ma-ri-a cô động mười tám thế kỷ của việc Thiên Chúa tuyển chọn ở nơi mình. Mẹ đưa vận mệnh của dân Chúa chọn vào vận mệnh của riêng Mẹ. Mẹ là “Thiếu Nữ Xi-on” tuyệt vời. Thiên Chúa ở với Mẹ.
3. Sứ điệp về Đức Giê-su.
Cũng như ông Da-ca-ri-a, nghe những lời chào ấy, Đức Ma-ri-a hoảng sợ. Sứ thần trấn an Mẹ, đoạn xác định mặc khải của mình.
3.1- Mẹ của Đấng Ki tô (Mê-si-a). Tên của Hài Nhi, Giê-su, nghĩa là “Đức Chúa là Đấng Cứu Độ”. Ơn cứu độ được Thiên Chúa hứa từ ngàn xưa sẽ được thực hiện qua con trẻ của Đức Ma-ri-a. Người sẽ được gọi là “Con Đấng Tối Cao” hay “Con Thiên Chúa”. Tước hiệu “Con Thiên Chúa” xảy ra chỉ ba lần trong Cựu Ước, mỗi lần đều quy chiếu đến vị vua thuộc dòng dõi Đa-vít (2Sm 7: 14; Tv 2: 7; Tv 89: 27-28). Vì thế, cũng như bà Ê-li-sa-bét, Đức Ma-ri-a sẽ được thụ thai và sinh hạ một con trai, tuy nhiên, con trẻ của Đức Ma-ri-a là Đấng Mê-si-a, Đấng mà ở nơi Ngài lời hứa cho vua Đa-vít được thành tựu. Trong bối cảnh nầy, tước hiệu “Con Thiên Chúa” không có nghĩa nào khác hơn là một tước hiệu dành cho một hậu duệ của vua Đa-vít, nhưng tước hiệu nầy chuẩn bị mặc khải tiếp theo sau.
3.2- Mẹ của Con Thiên Chúa. Một vấn đề được đặt ra và Đức Ma-ri-a đã thẳng thắng nêu lên: “Làm sao có chuyện ấy được, vì tôi không biết đến chuyện vợ chồng?”
Lời thắc mắc nầy cho thấy rằng Mẹ ý thức Lời Thiên Chúa mà sứ thần truyền đạt cho Mẹ được ứng nghiệm ngay từ bây giờ. Vì thế, Mẹ tin vào Lời Chúa nhưng Mẹ muốn niềm tin của mình được soi sáng. “Biết” là động từ kinh thánh được dùng để chỉ chuyện vợ chồng như “ông A-đam biết bà E-và. Bà đã thụ thai và sinh hạ…” (St 4: 1). Đức Ma-ri-a chưa chung sống với vị hôn phu của mình. Vấn nạn Đức Ma-ri-a nêu lên trùng khớp với bản văn của thánh Mát-thêu: “Trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai…” (Mt 1: 18).
Vấn nạn nầy giúp sứ thần khai triển mặc khải của mình: “Thần Khí sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ phủ bóng trên bà, vì thế hài nhi sắp sinh ra sẽ được gọi là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa”.
Sứ thần muốn Mẹ nhớ lại vai trò của Thần Khí theo Kinh Thánh: “Thần Khí là quyền năng Thiên Chúa ban sự sống”. Vào lúc bắt đầu công trình Tạo Dựng, “Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St 1: 2). Qua đó, sứ thần ngầm loan báo một công trình tạo dựng mới mà Đức Ma-ri-a được mời gọi dự phần vào.
Để Đức Ma-ri-a có thể thấu hiểu rằng đây là công trình của Thiên Chúa chứ không là công trình của phàm nhân, sứ thần nói thêm: “Quyền năng Đấng Tối Cao phủ bóng trên bà”. Động từ “phủ bóng” là động từ kinh thánh, như xưa kia, trong hoang địa “đám mây phủ bóng trên Lều Hội Ngộ, và vinh quang Đức Chúa đầy tràn Nhà Tạm” (Xh 40: 34). Thật ý nghĩa biết bao, cũng chính thánh Lu-ca sử dụng động từ nầy để mô tả biến cố Biến Hình: “Bổng có một đám mây phủ bóng…và từ đám mây có tiếng nói rằng: Đây là Con Ta…” (Lc 9: 34). Do đó, sứ thần khẳng định: “Vì thế Hài Nhi sắp sinh ra sẽ được gọi là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa”. Ở đây, sứ thần xác định rõ ràng hơn mặc khải của mình:“Con Thiên Chúa” không là một tước hiệu được dành cho Đấng Mê-si-a thuộc dòng dõi Đa-vít, nhưng là căn tính thần linh của Hài Nhi, Con của Đức Ma-ri-a.
4. Sứ điệp về Đức Ma-ri-a.
Đức Ma-ri-a không xin dấu lạ. Chính sứ thần tự mình đề nghị ban cho Mẹ một dấu lạ: “Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi mà cũng đã thụ thai: một người vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng”, điều mà về phương diện con người không thể được. Vì thế, sứ thần chấm dứt bởi cùng những lời mà Thiên Chúa đã ngỏ lời với tổ phụ Áp-ra-ham, trước sự ngạc nhiên của ông, vì vợ ông, bà lão Sa-ra có thể sinh cho ông một cậu con trai: “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (St 18: 14).
Đây là một trong số những chủ đề xuyên suốt Tin Mừng và sách Công Vụ: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Trong hoạt cảnh trước đó, dù bà Ê-li-sa-bét son sẽ, cũng không thể ngăn cản mục đích của Thiên Chúa. Cũng như vậy đối với bà Sa-ra (St 11: 30), bà Rê-bê-ca (St 25: 21), bà Ra-ken (St 29: 31) và mẹ của ông Sam-son (Tl 13: 2). Với Đức Ma-ri-a, Mẹ của Đấng Ki tô, Con Thiên Chúa, chúng ta gặp thấy điều gì đó thậm chí còn kỳ diệu hơn nữa. Chính Thánh Thần Thiên Chúa thực hiện một công trình sáng tạo mới nơi cung lòng của Đức Nữ Trinh.
“Phủ bóng trên bà” nhắc lại Lều Hội Ngộ, nơi vinh quang Thiên Chúa cư ngụ ở giữa dân Ngài. Đức Ma-ri-a được vây phủ bởi vinh quang rạng ngời của Ngài, và Thần khí của tình yêu Thiên Chúa thổi hơi sự sống vào trong lòng Mẹ. Sự sống nầy là hoa trái của tình yêu Thiên Chúa đối với Đức Ma-ri-a và lời đáp trả tròn đầy của Mẹ. Chính từ mối hiệp thông thánh thiện nầy mà hài nhi được cưu mang trong cung lòng Mẹ.
Không có gì có thể ngăn cản kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. Tuy nhiên, tình yêu tự nó không thể nào ép buộc được. Thiên Chúa trao ban cho Mẹ tình yêu đặc biệt của Ngài. Tất cả những gì Thiên Chúa đòi hỏi ở nơi Mẹ, chính là tin vào tình yêu của Ngài. Đức Ma-ria tự nhận mình là “tớ nữ của Thiên Chúa”. Mẹ mở rộng tấm lòng mình để đón nhận tình yêu nầy với lời“Xin Vâng” tròn đầy. Chính vì thế qua Mẹ Thiên Chúa có thể thực hiện dự định yêu thương của Ngài cho nhân loại.
Nơi Thiên Chúa chọn để Con của Ngài đến với con người là con người của Đức Ma-ri-a, thanh sạch và rạng ngời vinh hiển của Chúa Thánh Thần, Đấng phủ bóng trên Mẹ. Vì thế, cung lòng của Đức Nữ Trinh là Lều Hội Ngộ, là Đền Thờ đẹp nhất, là nơi cực thánh của Thiên Chúa làm người và ở cùng chúng ta.
(Kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi)
Trong ngày lễ kinh trọng thể Đức Mẹ Mân Côi, Phụng Vụ Lời Chúa nêu bật Tình Mẫu Tử của Đức Ma-ri-a. Chính ở nơi Tình Mẫu Tử của Đức Ma-ri-a mà Chúa Cha đã trao phó “Con Một làm người” của Ngài cho Mẹ để Mẹ nuôi dưỡng và săn sóc. Và cũng chính nơi Tình Mẫu Tử nầy mà Đức Giê-su đã trao phó cho người mẹ tuyệt vời của Ngài ân cần săn sóc Thân Thể Mầu Nhiệm của Ngài, tức Giáo Hội mà Ngài đã mang nặng đẻ đau trên thập giá (Ga 19: 25-37).
Mỗi lần chúng ta lần tràng chuổi Mân Côi là mỗi lần chúng ta chiêm ngắm Tình Mẫu Tử tuyệt vời nầy ở nơi niềm vui thầm lặng nhưng sâu thẩm của Mẹ khi đón nhận Người Con mà Thiên Chúa trao ban cho Mẹ (Năm Sự Vui), ở nơi sự kết hợp của tình Mẹ với Con trên con đường khổ nạn (Năm Sự Thương), và ở nơi niềm vui vỡ òa của Mẹ khi Mẹ gặp lại Con Mẹ phục sinh để từ nay sự sống đã chiến thắng sự chết. vận mệnh của con người đã sang trang (Năm Sự Mầng).
Cv 1: 12-14: Sau khi chứng kiếnĐức Giê-su lên trời, các Tông Đồ theo lời căn dặn của Thầy trở về nhà ở Giê-ru-sa-lem: “Các ngài đã đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện, cùng với các phụ nữ và Đức Ma-ri-a thân mẫu của Đức Giê-su”. Ngay từ những bước khởi đầu của Giáo Hội tiên khởi, Đức Ma-ri-a đã ở bên và che chở Giáo Hội với trọn tấm lòng từ mẫu.
Gl 4: 4-7: Khi viết: “Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà”, thánh Phao-lô nhấn mạnh Con Thiên Chúa đã thực sự đảm nhận trọn vẹn thân phận con người. Lời nầy được đọc trong ánh sáng của Tin Mừng Truyền Tin hôm nay mặc khải rằng Con Thiên Chúa không sinh ra bởi bất kỳ một người đàn bà nào, nhưng là một người đàn bà được tuyển chọn, một Tình Mẫu Tử được viết hoa, kiệt tác của công trình sáng tạo người nữ.
Lc 1: 26-38: Tin Mừng là bài tường thuật biến cố Truyền Tin. Nơi Thiên Chúa chuẩn bị để Con của Ngài đến ở giữa dân Ngài là cung lòng thanh sạch và rạng ngời vinh hiển của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Đền Thờ đẹp nhất, được Thiên Chúa sủng ái nhất.
BÀI ĐỌC I (Cv 1: 12-14)
Đoạn trích của sách Công Vụ Tông Đồ nầy được định vị trong bối cảnh các Tông Đồ, sau khi chứng kiến việc Đức Giê-su khuất dạng trong đám mây trời, liền trở về Giê-ru-sa-lem. Các ông tề tựu một nơi và chuyên tâm cầu nguyện trong khi chờ đợi Chúa Thánh Thần ngự đến như lời căn dặn của Thầy mình trước khi từ giả các ông: “Phần Thầy, Thầy sẽ gởi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Lc 24: 49).
1. Trở về nhà, các ông lên lầu trên.
Căn phòng được định vị ở lầu trên, là nơi các ông thường đến trọ. Lầu trên, thường là căn phòng chính trong nhà Do thái; chắc hẳn đây là phòng Tiệc Ly, nơi các ông đã dùng bữa ăn cuối cùng với Đức Giê-su. Như vậy nơi mà Đức Giê-su cử hành thánh lễ đầu tiên với các ông trước khi Ngài bước vào con đường Tử Nạn, cũng là nơi các ông chờ đợi để đón nhận Chúa Thánh Thần, Đấng đưa các ông vào trong sự thật của công trình cứu độ của Thầy mình.
2. Tất cả mười một Tông Đồ đều hiện diện ở đó:
Việc kể tên mười một Tông Đồ dâng hiến một nét đặc thù đáng chú ý. Trong các sách Tin Mừng, thánh Phê-rô và thánh An-rê được nêu tên trước tiên. Ở đây lại là thánh Phê-rô và thánh Gioan. Sách Công Vụ giới thiệu hai vị Tông Đồ nầy như hai trụ cột của Giáo Hội tiên khởi, thường hằng hoạt động cùng nhau.
3. Chuyên tâm cầu nguyện:
“Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, siêng năng cầu nguyện”. Thánh Lu-ca thường nhấn mạnh các tín hữu tiên khởi đồng tâm nhất trí và siêng năng cầu nguyện.
Các Tông Đồ làm Tuần Cửu Nhật chuyên tâm cầu nguyện giữa biến cố Thăng Thiên và biến cố Hiện Xuống.
4. Mấy người phụ nữ, và Đức Ma-ri-a, Thân Mẫu của Đức Giê-su:
Trong số các người phụ nữ tề tựu với các Tông Đồ, chỉ một mình Đức Mẹ được nêu tên, cùng với mối liên hệ với Đức Giê-su: “Đức Ma-ri-a, Thân Mẫu của Đức Giê-su”. Đây là lần cuối cùng trong Tân Ước kể ra Đức Trinh Nữ. Sau biến cố nầy, Mẹ sẽ không còn xuất hiện nữa, người ta không còn nói gì về Mẹ. Sự hiện diện của Mẹ ở đây, giữa các Tông Đồ, là một dấu chỉ có một tầm mức vĩ đại. Đức Ma-ri-a, Mẹ đã ban cho nhân loại thân thể hữu hình của Đức Ki tô dưới quyền năng của Chúa Thánh Thần vào lúc Truyền Tin; Mẹ cũng có mặt ở đây vào lúc sinh hạ thân thể mầu nhiệm của Đức Giê-su, tức Giáo Hội, cũng dưới tác động của Chúa Thánh Thần vào ngày lễ Hiện Xuống.
Chúng ta có thể phỏng đoán rằng những người phụ nữ ở bên cạnh Đức Ma-ri-a cũng chính là những người phụ nữ đã ở bên cạnh Đức Mẹ đứng gần Thập Giá. Sự hiện diện của những người phụ nữ nầy gợi nhớ hoạt cảnh trên thập giá ở đó Đức Giê-su đã trao gởi Giáo Hội của Ngài cho Mẹ của Ngài làm Mẹ của Giáo Hội Ngài khi nói với Mẹ Ngài: “Thưa Bà, đây là con của Bà” và nói với người môn đệ Chúa yêu: “Đây là mẹ của con” (Ga 19: 26-27).
5. Anh em của Đức Giê-su.
Cùng có mặt với các Tông Đồ là “anh em” của Đức Giê-su, nghĩa là những anh em họ của Ngài. Ngôn ngữ Do thái cũng như ngôn ngữ Hy-lạp đều không có chữ đặc biệt để chỉ mức độ bà con thân thuộc nầy. Cựu Ước sử dụng cùng một từ “anh em” để chỉ mối liên hệ bà con họ hàng rộng lớn hơn: chú cháu (St 13: 8; 14: 14; 14: 16) hay bà con gần (G 19: 13-17) hoặc thậm chí bà con họ hàng xa (cf. Lv 10: 1). Trong Tin Mừng của mình, thánh Mác-cô kể ra bốn người anh em họ của Đức Giê-su: ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn (Mc 6: 3).
Sự hiện diện của những bà con thân thuộc của Đức Giê-su ở phòng Tiệc Ly vào lúc nầy chứng thực thái độ của họ đã thay đổi đối với Đức Giê-su. Trước đây, thánh Gioan nói “Anh em Người không tin vào Người”; thậm chí họ không hiểu chút gì về sứ mạng của Ngài và cố tìm cách ngăn cản Ngài thi hành sứ mạng của mình nữa (Ga 7: 3-5; cf. Mt 12: 46; Mc 3: 31-35; Lc 8: 19-21).
Họ thay đổi thái độ lúc nào? Các bản văn Tân Ước không cho chúng ta bất kỳ một thông tin nào. Chắc chắn họ sắp lãnh nhận Chúa Thánh Thần như các Tông Đồ và họ sẽ cho thấy niềm tin tích cực của họ. Thánh Gia-cô-bê hậu sẽ là vị lãnh tụ của Giáo Hội Giê-ru-sa-lem và được phúc tử đạo vào năm 62. Người kế vị thánh nhân, một ông Si-môn hay Si-mê-on nào đó, bị đóng đinh vào thời Trajan, cũng là bà con họ hàng của Chúa. Như vậy, những người bà con nghi kỵ xưa kia đều đã làm chứng về Ngài bằng máu.
BÀI ĐỌC II (Gl 4: 4-7)
Các tín hữu Ga-lát bị những người Ki tô hữu gốc Do thái làm lung lạc. Những người Ki tô hữu gốc Do thái nầy muốn đưa vào trong Ki tô giáo những nghi thức Do thái được cho là luôn luôn có giá trị, như phép cắt bì, vì thế, thánh Phao-lô chứng minh cho thấy Luật xưa là sự nô lệ, Luật mới là sự tự do. Thánh nhân sánh ví Luật Mô-sê với thời kỳ người thừa kế “phải ở dưới quyền những người giám hộ và quản lý, cho đến khi mãn hạn người cha đã định” (4: 2). Tuy nhiên, vai trò của Luật là tạm thời. Với Đức Giê-su, kế hoạch của Thiên Chúa đã đến hồi viên mãn, chúng ta không còn phải sống dưới chế độ của Lề Luật nữa, nhưng trong sự tự do của những người làm con cái Thiên Chúa, mà đã là con thì cũng đã là người thừa kế.
1. Con Thiên Chúa làm con của loài người (4: 4-5)
“Khi thời gian đến hồi viên mãn”: thánh Phao-lô so sánh sự bảo hộ của lề luật (4: 2) với thời điểm khi Thiên Chúa can thiệp vào trong lịch sử để thực hiện công trình cứu độ bởi Con của Ngài là Đức Giê-su. Sự tự do của con người đã đạt được nhờ Đức Ki tô. “Thiên Chúa đã sai Con mình tới”: động từ “sai” phát triển trong Giáo Hội tiên khởi một nét nghĩa tôn giáo đặc thù: sai ai đó vào việc phục vụ Nước Trời là ban cho người đó đầy đủ uy quyền ở nơi Thiên Chúa. Ở đây cuộc sống tiền hữu của Chúa Con không được nói một cách minh nhiên, nhưng mặc nhiên.
“Sinh làm con một người đàn bà”: động từ “sinh” được dùng ở thể a-ô-rít để chỉ một “tình trạng hay một hành động đã xảy ra trong quá khứ và hoàn tất trong quá khứ”, nhằm nhấn mạnh rằng Đức Giê-su đảm nhận trọn vẹn thân phận con người cho sứ mạng của Ngài. Cách nói nầy bắt nguồn từ Cựu Ước (G 14: 1; 15: 14; 25: 4). Được sinh ra như vậy, Đức Giê-su chịu phục tòng lề luật “để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”.
2. Để con người trở thành con Thiên Chúa (4: 6-7).
“Để chứng thực anh em là con cái”. Giới từ “hoti” có thể hiểu theo nghĩa “vì”, và đoạn “anh em là con cái” sẽ là nền tảng cho việc sai Thánh Thần đến với người Ki tô hữu một cách nhưng không. Tuy nhiên, Rm 8: 14-17 xem ra gợi ý rằng ân ban Thánh Thần cấu thành địa vị làm con cái Thiên Chúa của người Ki tô hữu; vì thế nhiều nhà chú giải thích hiểu giới từ nầy theo nghĩa “sự kiện là”, hay “để chứng thực” hơn.
“Thánh Thần của Con”: Thánh Thần cũng là đối tượng của sứ mạng từ Chúa Cha; ở nơi khác, chính là ân ban của Chúa Con Phục Sinh. Thánh Thần của Chúa Con Phục Sinh là một nguyên lý năng động của chức năng làm con Thiên Chúa. Nhờ Ngài, người Ki tô hữu mới có thể gọi Thiên Chúa “Áp-ba, Cha ơi!” với trọn niềm xác tín tận đáy lòng. Không có Thánh Thần người Ki tô hữu sẽ không thể thốt lên tiếng kêu đầy trìu mến thân thương nầy. Vì thế, thánh Phao-lô kết luận: “Anh em không còn là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”.
TIN MỪNG (Lc 1: 26-38).
Hoạt cảnh “truyền tin cho Đức Ma-ri-a” nầy (1: 26-38) hình thành nên một bức tranh bộ đôi với hoạt cảnh “truyền tin cho ông Da-ca-ri-a” trước đó (1: 5-25). Nhờ kỷ thuật song đối nầy, thánh Lu-ca nêu bật hai thời kỳ: Cựu Ước và Tân Ước, hai nhân vật tinh hoa của hai thời kỳ: ông Da-ka-ri-a, vị tư tế ở Đền Thờ Giê-ru-sa-lem và Đức Ma-ri-a, cô thôn nữ ở miền quê hẻo lánh làng Na-da-rét, và đặc biệt hai hài nhi của họ: Gioan Tẩy giả và Đức Giê-su.
1. Khung cảnh truyền tin.
Sau câu chuyển tiếp: “Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng” như nhịp cầu nối của hai hoạt cảnh truyền tin, chúng ta rời bỏ đền thờ Giê-ru-sa-lem, thành đô của Do thái giáo, thuộc miền Giu-đê được xem là thuần chủng và thấy mình ở trong một ngôi nhà dân giả, thuộc thị trấn Na-da-rét nhỏ bé, khiêm hạ, của miền Ga-li-lê, được gọi “miền đất của dân ngoại”. Thay vì một đôi vợ chồng tư tế đã cao tuổi, biểu tượng của những truyền thống Ít-ra-en xưa và trung tín, bây giờ chúng ta gặp cô Ma-ri-a, đã đính hôn với chàng Giu-se, hướng đến cuộc sống hôn nhân của mình.
Hoạt cảnh truyền tin trước đó đã xảy ra trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, nơi cực thánh nhất của việc Thiên Chúa hiện diện giữa dân Ngài. Chính ở nơi cực thánh nầy mà Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho tư tế Da-ka-ri-a, nhưng cốt để hướng đến một nơi khác còn thánh thiêng hơn, nơi Thiên Chúa chọn để ở giữa dân Ngài, đó là cung lòng của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a.
Vì thế, ngay từ khởi đầu Tin Mừng của mình, thánh Lu-ca cho chúng ta thấy có một sự hoán chuyển vai trò: Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, nơi Thiên Chúa ngự giữa dân Ngài sẽ được thay thế bởi cung lòng của Đức Trinh Nữ, nơi Thiên Chúa chọn cho Con của Ngài đến ở giữa dân Ngài.
2. Lời chào của sứ thần:
Sứ thần vào nhà và chào Đức Ma-ri-a: “Hãy vui lên, hỡi bà đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà”.
“Hãy vui lên” là cách thức chào hỏi của người Hy lạp, tuy nhiên, “Hãy vui lên” cũng thuộc về diễn ngữ của các ngôn sứ, đặc biệt trong viễn cảnh thời Mê-si-a: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với Ngươi” (Dcr 9: 9); hay: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on…Đức Vua của Ít-ra-en đang ngự giữa ngươi” (Xp3: 14-15).
Niềm vui thời Mê-si-a nầy, chính là niềm vui mà “sứ thần Thiên Chúa” sẽ loan báo cho các mục đồng trong hoạt cảnh Giáng Sinh: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân…” (Lc 2: 10).
Như vậy lời mời gọi “hãy vui lên” được ngỏ lời với Đức Ma-ri-a là nhằm hướng lòng Đức Mẹ về thời đại Mê-si-a và chuẩn bị Đức Mẹ trước sứ điệp gây sửng sốt sau đó.
“Hỡi bà đầy ân sủng”. Đức Ma-ri-a được gọi là người đầy ân sủng hay được Thiên Chúa yêu thương đặc biệt không chỉ vì Mẹ được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Đức Giê-su, Con của Ngài. Suy tư thần học còn thấy ở đây lòng sủng ái đặc biệt mà Thiên Chúa dành riêng cho Mẹ, “ơn vô nhiễm nguyên tội” (“được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, kể cả tội tông truyền”).
“Thiên Chúa ở cùng bà”. Lời nói trấn an nầy thường thường được gặp thấy trong Cựu Ước. Nó được ngỏ lời với những nhân vật run sợ và e ngại trước sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó cho họ, như Thiên Chúa đã phán với ông Mô-sê như thế trong hoạt cảnh “bụi cây bốc cháy” (Xh 3: 12).
Tổng quát hơn, xuyên suốt lịch sử, Đức Chúa lập lại lời nầy cho dân Ngài chọn. Lời nầy cũng chính là định nghĩa Giao Ước. Vào giây phút nầy, Đức Ma-ri-a cô động mười tám thế kỷ của việc Thiên Chúa tuyển chọn ở nơi mình. Mẹ đưa vận mệnh của dân Chúa chọn vào vận mệnh của riêng Mẹ. Mẹ là “Thiếu Nữ Xi-on” tuyệt vời. Thiên Chúa ở với Mẹ.
3. Sứ điệp về Đức Giê-su.
Cũng như ông Da-ca-ri-a, nghe những lời chào ấy, Đức Ma-ri-a hoảng sợ. Sứ thần trấn an Mẹ, đoạn xác định mặc khải của mình.
3.1- Mẹ của Đấng Ki tô (Mê-si-a). Tên của Hài Nhi, Giê-su, nghĩa là “Đức Chúa là Đấng Cứu Độ”. Ơn cứu độ được Thiên Chúa hứa từ ngàn xưa sẽ được thực hiện qua con trẻ của Đức Ma-ri-a. Người sẽ được gọi là “Con Đấng Tối Cao” hay “Con Thiên Chúa”. Tước hiệu “Con Thiên Chúa” xảy ra chỉ ba lần trong Cựu Ước, mỗi lần đều quy chiếu đến vị vua thuộc dòng dõi Đa-vít (2Sm 7: 14; Tv 2: 7; Tv 89: 27-28). Vì thế, cũng như bà Ê-li-sa-bét, Đức Ma-ri-a sẽ được thụ thai và sinh hạ một con trai, tuy nhiên, con trẻ của Đức Ma-ri-a là Đấng Mê-si-a, Đấng mà ở nơi Ngài lời hứa cho vua Đa-vít được thành tựu. Trong bối cảnh nầy, tước hiệu “Con Thiên Chúa” không có nghĩa nào khác hơn là một tước hiệu dành cho một hậu duệ của vua Đa-vít, nhưng tước hiệu nầy chuẩn bị mặc khải tiếp theo sau.
3.2- Mẹ của Con Thiên Chúa. Một vấn đề được đặt ra và Đức Ma-ri-a đã thẳng thắng nêu lên: “Làm sao có chuyện ấy được, vì tôi không biết đến chuyện vợ chồng?”
Lời thắc mắc nầy cho thấy rằng Mẹ ý thức Lời Thiên Chúa mà sứ thần truyền đạt cho Mẹ được ứng nghiệm ngay từ bây giờ. Vì thế, Mẹ tin vào Lời Chúa nhưng Mẹ muốn niềm tin của mình được soi sáng. “Biết” là động từ kinh thánh được dùng để chỉ chuyện vợ chồng như “ông A-đam biết bà E-và. Bà đã thụ thai và sinh hạ…” (St 4: 1). Đức Ma-ri-a chưa chung sống với vị hôn phu của mình. Vấn nạn Đức Ma-ri-a nêu lên trùng khớp với bản văn của thánh Mát-thêu: “Trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai…” (Mt 1: 18).
Vấn nạn nầy giúp sứ thần khai triển mặc khải của mình: “Thần Khí sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ phủ bóng trên bà, vì thế hài nhi sắp sinh ra sẽ được gọi là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa”.
Sứ thần muốn Mẹ nhớ lại vai trò của Thần Khí theo Kinh Thánh: “Thần Khí là quyền năng Thiên Chúa ban sự sống”. Vào lúc bắt đầu công trình Tạo Dựng, “Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St 1: 2). Qua đó, sứ thần ngầm loan báo một công trình tạo dựng mới mà Đức Ma-ri-a được mời gọi dự phần vào.
Để Đức Ma-ri-a có thể thấu hiểu rằng đây là công trình của Thiên Chúa chứ không là công trình của phàm nhân, sứ thần nói thêm: “Quyền năng Đấng Tối Cao phủ bóng trên bà”. Động từ “phủ bóng” là động từ kinh thánh, như xưa kia, trong hoang địa “đám mây phủ bóng trên Lều Hội Ngộ, và vinh quang Đức Chúa đầy tràn Nhà Tạm” (Xh 40: 34). Thật ý nghĩa biết bao, cũng chính thánh Lu-ca sử dụng động từ nầy để mô tả biến cố Biến Hình: “Bổng có một đám mây phủ bóng…và từ đám mây có tiếng nói rằng: Đây là Con Ta…” (Lc 9: 34). Do đó, sứ thần khẳng định: “Vì thế Hài Nhi sắp sinh ra sẽ được gọi là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa”. Ở đây, sứ thần xác định rõ ràng hơn mặc khải của mình:“Con Thiên Chúa” không là một tước hiệu được dành cho Đấng Mê-si-a thuộc dòng dõi Đa-vít, nhưng là căn tính thần linh của Hài Nhi, Con của Đức Ma-ri-a.
4. Sứ điệp về Đức Ma-ri-a.
Đức Ma-ri-a không xin dấu lạ. Chính sứ thần tự mình đề nghị ban cho Mẹ một dấu lạ: “Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi mà cũng đã thụ thai: một người vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng”, điều mà về phương diện con người không thể được. Vì thế, sứ thần chấm dứt bởi cùng những lời mà Thiên Chúa đã ngỏ lời với tổ phụ Áp-ra-ham, trước sự ngạc nhiên của ông, vì vợ ông, bà lão Sa-ra có thể sinh cho ông một cậu con trai: “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (St 18: 14).
Đây là một trong số những chủ đề xuyên suốt Tin Mừng và sách Công Vụ: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Trong hoạt cảnh trước đó, dù bà Ê-li-sa-bét son sẽ, cũng không thể ngăn cản mục đích của Thiên Chúa. Cũng như vậy đối với bà Sa-ra (St 11: 30), bà Rê-bê-ca (St 25: 21), bà Ra-ken (St 29: 31) và mẹ của ông Sam-son (Tl 13: 2). Với Đức Ma-ri-a, Mẹ của Đấng Ki tô, Con Thiên Chúa, chúng ta gặp thấy điều gì đó thậm chí còn kỳ diệu hơn nữa. Chính Thánh Thần Thiên Chúa thực hiện một công trình sáng tạo mới nơi cung lòng của Đức Nữ Trinh.
“Phủ bóng trên bà” nhắc lại Lều Hội Ngộ, nơi vinh quang Thiên Chúa cư ngụ ở giữa dân Ngài. Đức Ma-ri-a được vây phủ bởi vinh quang rạng ngời của Ngài, và Thần khí của tình yêu Thiên Chúa thổi hơi sự sống vào trong lòng Mẹ. Sự sống nầy là hoa trái của tình yêu Thiên Chúa đối với Đức Ma-ri-a và lời đáp trả tròn đầy của Mẹ. Chính từ mối hiệp thông thánh thiện nầy mà hài nhi được cưu mang trong cung lòng Mẹ.
Không có gì có thể ngăn cản kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. Tuy nhiên, tình yêu tự nó không thể nào ép buộc được. Thiên Chúa trao ban cho Mẹ tình yêu đặc biệt của Ngài. Tất cả những gì Thiên Chúa đòi hỏi ở nơi Mẹ, chính là tin vào tình yêu của Ngài. Đức Ma-ria tự nhận mình là “tớ nữ của Thiên Chúa”. Mẹ mở rộng tấm lòng mình để đón nhận tình yêu nầy với lời“Xin Vâng” tròn đầy. Chính vì thế qua Mẹ Thiên Chúa có thể thực hiện dự định yêu thương của Ngài cho nhân loại.
Nơi Thiên Chúa chọn để Con của Ngài đến với con người là con người của Đức Ma-ri-a, thanh sạch và rạng ngời vinh hiển của Chúa Thánh Thần, Đấng phủ bóng trên Mẹ. Vì thế, cung lòng của Đức Nữ Trinh là Lều Hội Ngộ, là Đền Thờ đẹp nhất, là nơi cực thánh của Thiên Chúa làm người và ở cùng chúng ta.
Đức Giêsu đối với việc ly dị và các trẻ em
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
08:43 30/09/2009
Chúa Nhật 27 thường niên B (Máccô 10,2-16 B)
1.- Ngữ cảnh
Bản văn đọc trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay bỏ câu 10,1 là một tóm lược nhỏ quen thuộc của tác giả Mc: một chi tiết địa lý khá mơ hồ (“miền Giuđê và vùng bên kia sông Giođan”); một mô tả tổng quát về hoạt động giảng dạy của Đức Giêsu cho đám đông đã quy tụ lại. Truyện kế tiếp không liên hệ gì với nội dung của c. 1 cả. Nhưng tác giả có một ý hướng thần học: Đức Giêsu đang tiến đến gần Giêrusalem.
Khi nghiên cứu kỹ đoạn văn Mc 10,2-12, người ta nhận thấy nòng cốt là cc. 2-9, một cuộc tranh luận với mấy người Pharisêu. Vì bản văn Kinh Thánh được trích từ Bản LXX, người ta nghĩ đến Do-thái giáo thuộc môi trường Hy-lạp. Sự độc lập của phân đoạn này với cc. 10-12 được xác nhận bởi Lc 16,18 trong đó chỉ có câu đầu của giáo huấn ban cho các môn đệ. Có lẽ cc. 10-12 đã được thêm vào sau.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Vấn đề ly dị (10,2-12):
a- giáo huấn cho dân chúng (cc. 2-9),
b- giáo huấn cho các môn đệ (cc. 10-12);
2) Đức Giêsu chúc lành cho trẻ em (10,13-16).
3.- Vài điểm chú giải
- chồng có đựơc phép rẫy vợ không? (2): Câu hỏi đề cập đến tính hợp pháp của ly dị, chứ không phải lý do đưa đến ly dị có xung khắc với sự hiểu ngầm theo Đnl 24,1-4. Vào thời ấy, người ta chỉ tranh luận về các lý do. Một nhóm kinh sư nêu ra các lý do: ngoại tình, một bệnh truyền nhiễm, chứng điên hoặc không thể có con. Đối với đa số các kinh sư, còn có nhiều lý do khác: chỉ cần người đàn ông không bằng lòng một điều gì đó nơi vợ mình là có thể rẫy vợ. Dù thế nào, người chồng có tự do rất lớn.
- để thử: Có tác giả cho rằng có lẽ họ nhắm đẩy Đức Giêsu vào thế xung đột với đại gia đình Hêrôđê đầy những vụ ly dị. Nhưng hợp lý hơn thì cho rằng người Phariêu muốn gài Đức Giêsu vào thế phải nói ra quan điểm nhiệm nhặt của Người, và như thế Người trở thành đáng ghét trước mắt người ta, do Người giới hạn “tự do” của họ.
- Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì? (3): Đnl 24,1-4 coi việc ly dị như được phép; đoạn văn này chỉ đề cập đến thủ tục phải theo khi một người chồng đã quyết định ly dị vợ mình, và lệnh cấm tái kết hôn sau khi cuộc hôn nhân của người phụ nữ này đã chấm dứt. Các lý do để được ly dị được diễn tả mơ hồ: “thấy nơi nàng có điều gì chướng” (bâh ‘erwat dâbâr). Sự mơ hồ này đã đưa tới một tranh luận của giới kinh sư. Những nố ngoại lệ trong TM Mt (5,32; 19,9) được hiểu trong bối cảnh này. Nhưng trong TM II, vấn đề được đặt ra tận căn bản: có được phép ly dị không?
- Ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị rẫy vợ (4): Người Pharisêu đã trả lời câu hỏi của Đức Giêsu dựa vào nền tảng của Đnl 24,1-4. Trong Do-thái giáo xưa kia, ly dị không phải là một hành vi pháp lý công khai tại toà án. Người chồng chỉ việc viết một giấy (“Tôi bỏ và ly dị vợ tôi ngày này”), rồi đưa giấy ấy cho vợ. Ta thấy rằng người Pharisêu nói về phép (cc. 2.4), trong khi Đức Giêsu lại hỏi họ là có một lệnh truyền (= điều răn) nào chăng (hẳn là người Pharisêu sẽ khó mà tìm được một lệnh truyền nào như thế trong Luật!). Trong Mt 19,7-9, người Pharisêu lại nói về một lệnh truyền của Môsê, còn Đức Giêsu lại trả lời họ rằng đó chỉ là một sự cho phép.
- vì các ông có lòng chai dạ đá (5): Đức Giêsu coi lời dạy của Đnl 24,1-4 như một sự nhượng bộ cho sự yếu đuối của con người và một sự miễn chuẩn cho chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa về hôn nhân. Trong câu trả lời, Đức Giêsu đi từ một lời cho phép ly dị đến lời làm nền tảng cho hôn nhân: sự miễn chuẩn không hủy bỏ được luật căn bản.
- Lúc khởi đầu công trình tạo dựng (6): Đức Giêsu cho thấy Người phản đối ly dị là do Người dựa vào Kinh Thánh: Người trích St 1,27; 2,24. Người khẳng định rằng trong chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa, những người kết hôn thì nên “một xương một thịt”, nên không được ly dị. Đnl 24,1-14 cho phép ly dị là một cách nhượng bộ cho sự yếu đuối của con người. Lời giáo huấn của Đức Giêsu nhằm tái lập lại chương trình của Thiên Chúa khi tạo dựng, nên không hề đối lập với Kinh Thánh.
- Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt (8): Lý tưởng hôn nhân này là một suy diễn dựa trên St 2,24; nó cung cấp lý do vì sao không thể ly dị.
- loài người không được phân ly (9): “Loài người” đây là người chồng, chứ không phải là đệ tam nhân như vị thẩm phán. Bởi vì theo Đnl 24,1-4, người chồng có thể một mình bắt đầu thủ tục, thì không cần một đệ tam nhân. Ở đây Đức Giêsu triệt tiêu thủ tục Cựu Ước.
- khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người (10): Đây không thể là ngôi nhà ở Caphácnaum (x. 1,29; 9,33), bởi vì Đức Giêsu và các môn đệ đã bỏ miền Galilê. Đây là một sáng tạo của Mc để tạo cơ hội cho Đức Giêsu dạy riêng các môn đệ.
- Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình (11): Giáo huấn tuyệt đối này cũng xuất hiện trong Lc 16,18c.
- và ai bỏ chồng … (12): Luật Do-thái chỉ nói rằng người chồng có thể tiến hành thủ tục ly dị, chứ không nói là người vợ. Thường thường, các tác giả cho rằng c. 12 này là một cách tác giả ứng dụng giáo huấn của Đức Giêsu cho những người sống dưới luật Rô-ma và Hy-lạp.
- trẻ em (13): có thể ở trong khoảng ấu nhi đến 12 tuổi. Người ta mong Đức Giêsu đặt tay để chúc lành cho chúng.
- chạm tay vào chúng: để Đức Giêsu chúc lành cho chúng.
- Người bực mình (14): Phản ứng này của Đức Giêsu (x. 1,43; 3,5; 8,12; 14,33-34) đã phát sinh do các môn đệ không hiểu Người và bản chất của Nước Thiên Chúa mà Người rao giảng. Một lần nữa, lối xử sự của các môn đệ lại là cớ để Đức Giêsu ban một giáo huấn tích cực. Mt 19,14; Lc 18,16 đã bỏ đi phản ứng rất người này, có lẽ vì thấy bất xứng với Đức Giêsu.
- vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng: Đặc tính chính yếu của trẻ em là khả năng đón nhận. Vì không có sức mạnh thể lý và không có quy chế pháp lý, trẻ em biết cách đón nhận tốt nhất. Nước Thiên Chúa phải được đón nhận như một quà tặng, bởi vì không một sức mạnh hoặc quy chế nào của loài người tạo ra được hoặc đòi hỏi cho có được Nước Thiên Chúa (x. c. 15).
- Thầy bảo thật (15): Từ “thật” dịch từ amên trong bản Hy-lạp: “điều vững vàng”, “điều chắc chắn là thế”.
- đặt tay chúc lành cho chúng (16): Trong các tác phẩm thời ấy, trẻ em được coi như ví dụ về phong cách thiếu hợp lý hoặc là những đối tượng cần được đào tạo. Trong đoạn này (x. cả 9,33-37), chúng được trân trọng như những nhân vị và được quan hệ với Đức Giêsu và Nước Thiên Chúa.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Vấn đề ly dị (2-12)
Đức Giêsu đã sang miền Giuđê. Giáo huấn của Người về hôn nhân và ly dị lại là một thách đố nữa cho những ai muốn bước theo Người. Cựu Ước cho thấy có thể ly dị (x. Đnl 24,1); điều chắc chắn là người đàn ông có thể rẫy vợ. Dù các lý do để ly dị thế nào, hệ thống luật lệ thời ấy cho các người chồng một tự do rất lớn và khiến các bà vợ phải trả giá đắt cho tự do này: vị trí của các bà rất mong manh và các bà phải lệ thuộc sự quyết đoán của chồng.
Khi đăt câu hỏi cho Đức Giêsu, người Pharisêu muốn lôi kéo Đức Giêsu vào trong cuộc tranh luận về các lý do cho phép ly dị. Đức Giêsu không đi vào trong tranh luận về các lý do hợp pháp để ly dị. Như trong các trường hợp khác, Người đăt cuộc tranh luận trên một bình diện khác. Người đưa các người đối thoại trở lại với Kinh Thánh, với cách xử sự và ý muốn của Thiên Chúa tạo hóa vào thuở tạo thiên lập địa. Tương quan giữa người nam và nữ không phải là điều mà con người tự do định liệu, bởi vì không phát xuất từ con người, nhưng từ Thiên Chúa trong tư cách là Đấng Tạo hóa. Ngài đã tạo dựng loài người trong sự khác biệt nam nữ; Ngài đã nhắm người này cho người kia, đã quy định rằng họ kết hợp với nhau và nên “một xương một thịt”. Phá hỏng sự bố trí này của Thiên Chúa Tạo hóa là một hành vi xuyên tạc thô bạo và chống lại ý muốn của Đấng Tạo hóa. Như thế, hạu quả tiêu cực là cấm ly dị và tái kết hôn. Vì vậy, sau đó, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng ly dị và cưới vợ hoặc lấy chồng khác là phạm tọi ngoại tình.
* Đức Giêsu chúc lành cho trẻ em (13-16)
Sau một đoạn nói về hôn phối, có một đoạn nói về trẻ em cũng là chuyện hợp tình hợp lý. Nhưng thực ra bản văn này đề cập đến Nước Thiên Chúa và hạng người hy vọng được tham dự vào đó. Các em bé không tự mình hành động theo sáng kiến của mình; chúng không có khả năng lo liệu cho bản thân; chúng chỉ được an toàn dưới sự che chở của cha mẹ. Chỉ những ai nhận biết và đón tiếp Nước Thiên Chúa như một quà tặng (như một em bé nhận quà) mới hy vọng được thông phần vào Nước Thiên Chúa; Nước này được dành cho những ai không cậy dựa vào quyền thế hoặc đặc quyền, bởi vì Nước này vượt trên mọi quyền lực và quy chế loài người. Công thức đặc biệt nói về việc đón nhận Nước Thiên Chúa gợi ý cho ta coi ở đây Nước này như một thực thể hiện tại. Quả thật người ta đi vào trong Nước tương lai, nhưng dĩ nhiên việc đón nhận Nước ấy phải xảy ra trước. Nước ấy cũng đã hiện diện rồi. Tác giả Mc đã hiểu tương quan với hiện tại này theo nghĩa Kitô học: Ngay bây giờ người ta đã có thể trải nghiệm Nước Thiên Chúa trong hoạt động của Đức Giêsu. Một hình ảnh được cung cấp trong cảnh kết thúc, khi Đức Giêsu ôm lấy các trẻ em và chúc lành cho chúng: qua hành động này, nguyện vọng của dân chúng được đáp ứng (c. 13), và nhất là lời hứa được công bố ở cc. 14t được xác nhận.
+ Kết luận
Ngoài nội dung riêng của hai phần trong đoạn này, ta thấy hai phần có một nét chung: người phụ nữ và trẻ em bị coi nhẹ trong xã hội lúc ấy, nhưng dưới mắt Đức Giêsu, họ cũng là những nhân vị, và có lẽ còn được Thiên Chúa chiếu cố đến đặc biệt, vì họ là những người bé mọn. Nước Thiên Chúa được dành cho những con người như thế.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Xuyên qua dây hôn của đôi vợ chồng, phát sinh một điều mới, một đơn vị mới và có thể nói, một hữu thể nhân loại mới. Họ vẫn là hai người với đặc tính riêng và trách nhiệm riêng, nhưng họ không còn độc lập, tách biệt và riêng rẽ nữa. Thiên Chúa đã nhắm làm cho sự kết hợp của họ đưa tới sự phát sinh một đơn vị mới chuyên biệt và thực hữu, một dây liên hệ thường hằng. Đó là cách bố trí của Thiên Chúa.
2. Các môn đệ phải đón nhận Nước Thiên Chúa như các trẻ em, nghĩa là họ không thể đi vào đó bằng sức riêng. Như các em bé, họ phải cảm thấy mình được che chở bởi tình yêu của Thiên Chúa, phải để cho mình được Ngài lấp đầy bằng những ân huệ. Đi vào Nước Thiên Chúa luôn luôn là một ân huệ mà ta đón nhận với lòng biết ơn.
3. Các môn đệ chu toàn bổn phận chính yếu, bổn phận phục vụ, bằng cách chu toàn trách nhiệm đối với các trẻ em. Cũng như con cái có bổn phận đối với cha mẹ, cha mẹ cũng có bổn phận đối với con cái.
4. Các bổn phận được giao cho chúng ta có thể là lớn lao và đẹp đẽ, nhưng trước nhan Thiên Chúa, tất cả chúng ta đều là như các trẻ em: chúng ta phải luôn luôn tin tưởng vào tình yêu của Ngài và để cho Ngài ban chan hòa các ân huệ.
1.- Ngữ cảnh
Bản văn đọc trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay bỏ câu 10,1 là một tóm lược nhỏ quen thuộc của tác giả Mc: một chi tiết địa lý khá mơ hồ (“miền Giuđê và vùng bên kia sông Giođan”); một mô tả tổng quát về hoạt động giảng dạy của Đức Giêsu cho đám đông đã quy tụ lại. Truyện kế tiếp không liên hệ gì với nội dung của c. 1 cả. Nhưng tác giả có một ý hướng thần học: Đức Giêsu đang tiến đến gần Giêrusalem.
Khi nghiên cứu kỹ đoạn văn Mc 10,2-12, người ta nhận thấy nòng cốt là cc. 2-9, một cuộc tranh luận với mấy người Pharisêu. Vì bản văn Kinh Thánh được trích từ Bản LXX, người ta nghĩ đến Do-thái giáo thuộc môi trường Hy-lạp. Sự độc lập của phân đoạn này với cc. 10-12 được xác nhận bởi Lc 16,18 trong đó chỉ có câu đầu của giáo huấn ban cho các môn đệ. Có lẽ cc. 10-12 đã được thêm vào sau.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Vấn đề ly dị (10,2-12):
a- giáo huấn cho dân chúng (cc. 2-9),
b- giáo huấn cho các môn đệ (cc. 10-12);
2) Đức Giêsu chúc lành cho trẻ em (10,13-16).
3.- Vài điểm chú giải
- chồng có đựơc phép rẫy vợ không? (2): Câu hỏi đề cập đến tính hợp pháp của ly dị, chứ không phải lý do đưa đến ly dị có xung khắc với sự hiểu ngầm theo Đnl 24,1-4. Vào thời ấy, người ta chỉ tranh luận về các lý do. Một nhóm kinh sư nêu ra các lý do: ngoại tình, một bệnh truyền nhiễm, chứng điên hoặc không thể có con. Đối với đa số các kinh sư, còn có nhiều lý do khác: chỉ cần người đàn ông không bằng lòng một điều gì đó nơi vợ mình là có thể rẫy vợ. Dù thế nào, người chồng có tự do rất lớn.
- để thử: Có tác giả cho rằng có lẽ họ nhắm đẩy Đức Giêsu vào thế xung đột với đại gia đình Hêrôđê đầy những vụ ly dị. Nhưng hợp lý hơn thì cho rằng người Phariêu muốn gài Đức Giêsu vào thế phải nói ra quan điểm nhiệm nhặt của Người, và như thế Người trở thành đáng ghét trước mắt người ta, do Người giới hạn “tự do” của họ.
- Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì? (3): Đnl 24,1-4 coi việc ly dị như được phép; đoạn văn này chỉ đề cập đến thủ tục phải theo khi một người chồng đã quyết định ly dị vợ mình, và lệnh cấm tái kết hôn sau khi cuộc hôn nhân của người phụ nữ này đã chấm dứt. Các lý do để được ly dị được diễn tả mơ hồ: “thấy nơi nàng có điều gì chướng” (bâh ‘erwat dâbâr). Sự mơ hồ này đã đưa tới một tranh luận của giới kinh sư. Những nố ngoại lệ trong TM Mt (5,32; 19,9) được hiểu trong bối cảnh này. Nhưng trong TM II, vấn đề được đặt ra tận căn bản: có được phép ly dị không?
- Ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị rẫy vợ (4): Người Pharisêu đã trả lời câu hỏi của Đức Giêsu dựa vào nền tảng của Đnl 24,1-4. Trong Do-thái giáo xưa kia, ly dị không phải là một hành vi pháp lý công khai tại toà án. Người chồng chỉ việc viết một giấy (“Tôi bỏ và ly dị vợ tôi ngày này”), rồi đưa giấy ấy cho vợ. Ta thấy rằng người Pharisêu nói về phép (cc. 2.4), trong khi Đức Giêsu lại hỏi họ là có một lệnh truyền (= điều răn) nào chăng (hẳn là người Pharisêu sẽ khó mà tìm được một lệnh truyền nào như thế trong Luật!). Trong Mt 19,7-9, người Pharisêu lại nói về một lệnh truyền của Môsê, còn Đức Giêsu lại trả lời họ rằng đó chỉ là một sự cho phép.
- vì các ông có lòng chai dạ đá (5): Đức Giêsu coi lời dạy của Đnl 24,1-4 như một sự nhượng bộ cho sự yếu đuối của con người và một sự miễn chuẩn cho chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa về hôn nhân. Trong câu trả lời, Đức Giêsu đi từ một lời cho phép ly dị đến lời làm nền tảng cho hôn nhân: sự miễn chuẩn không hủy bỏ được luật căn bản.
- Lúc khởi đầu công trình tạo dựng (6): Đức Giêsu cho thấy Người phản đối ly dị là do Người dựa vào Kinh Thánh: Người trích St 1,27; 2,24. Người khẳng định rằng trong chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa, những người kết hôn thì nên “một xương một thịt”, nên không được ly dị. Đnl 24,1-14 cho phép ly dị là một cách nhượng bộ cho sự yếu đuối của con người. Lời giáo huấn của Đức Giêsu nhằm tái lập lại chương trình của Thiên Chúa khi tạo dựng, nên không hề đối lập với Kinh Thánh.
- Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt (8): Lý tưởng hôn nhân này là một suy diễn dựa trên St 2,24; nó cung cấp lý do vì sao không thể ly dị.
- loài người không được phân ly (9): “Loài người” đây là người chồng, chứ không phải là đệ tam nhân như vị thẩm phán. Bởi vì theo Đnl 24,1-4, người chồng có thể một mình bắt đầu thủ tục, thì không cần một đệ tam nhân. Ở đây Đức Giêsu triệt tiêu thủ tục Cựu Ước.
- khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người (10): Đây không thể là ngôi nhà ở Caphácnaum (x. 1,29; 9,33), bởi vì Đức Giêsu và các môn đệ đã bỏ miền Galilê. Đây là một sáng tạo của Mc để tạo cơ hội cho Đức Giêsu dạy riêng các môn đệ.
- Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình (11): Giáo huấn tuyệt đối này cũng xuất hiện trong Lc 16,18c.
- và ai bỏ chồng … (12): Luật Do-thái chỉ nói rằng người chồng có thể tiến hành thủ tục ly dị, chứ không nói là người vợ. Thường thường, các tác giả cho rằng c. 12 này là một cách tác giả ứng dụng giáo huấn của Đức Giêsu cho những người sống dưới luật Rô-ma và Hy-lạp.
- trẻ em (13): có thể ở trong khoảng ấu nhi đến 12 tuổi. Người ta mong Đức Giêsu đặt tay để chúc lành cho chúng.
- chạm tay vào chúng: để Đức Giêsu chúc lành cho chúng.
- Người bực mình (14): Phản ứng này của Đức Giêsu (x. 1,43; 3,5; 8,12; 14,33-34) đã phát sinh do các môn đệ không hiểu Người và bản chất của Nước Thiên Chúa mà Người rao giảng. Một lần nữa, lối xử sự của các môn đệ lại là cớ để Đức Giêsu ban một giáo huấn tích cực. Mt 19,14; Lc 18,16 đã bỏ đi phản ứng rất người này, có lẽ vì thấy bất xứng với Đức Giêsu.
- vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng: Đặc tính chính yếu của trẻ em là khả năng đón nhận. Vì không có sức mạnh thể lý và không có quy chế pháp lý, trẻ em biết cách đón nhận tốt nhất. Nước Thiên Chúa phải được đón nhận như một quà tặng, bởi vì không một sức mạnh hoặc quy chế nào của loài người tạo ra được hoặc đòi hỏi cho có được Nước Thiên Chúa (x. c. 15).
- Thầy bảo thật (15): Từ “thật” dịch từ amên trong bản Hy-lạp: “điều vững vàng”, “điều chắc chắn là thế”.
- đặt tay chúc lành cho chúng (16): Trong các tác phẩm thời ấy, trẻ em được coi như ví dụ về phong cách thiếu hợp lý hoặc là những đối tượng cần được đào tạo. Trong đoạn này (x. cả 9,33-37), chúng được trân trọng như những nhân vị và được quan hệ với Đức Giêsu và Nước Thiên Chúa.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Vấn đề ly dị (2-12)
Đức Giêsu đã sang miền Giuđê. Giáo huấn của Người về hôn nhân và ly dị lại là một thách đố nữa cho những ai muốn bước theo Người. Cựu Ước cho thấy có thể ly dị (x. Đnl 24,1); điều chắc chắn là người đàn ông có thể rẫy vợ. Dù các lý do để ly dị thế nào, hệ thống luật lệ thời ấy cho các người chồng một tự do rất lớn và khiến các bà vợ phải trả giá đắt cho tự do này: vị trí của các bà rất mong manh và các bà phải lệ thuộc sự quyết đoán của chồng.
Khi đăt câu hỏi cho Đức Giêsu, người Pharisêu muốn lôi kéo Đức Giêsu vào trong cuộc tranh luận về các lý do cho phép ly dị. Đức Giêsu không đi vào trong tranh luận về các lý do hợp pháp để ly dị. Như trong các trường hợp khác, Người đăt cuộc tranh luận trên một bình diện khác. Người đưa các người đối thoại trở lại với Kinh Thánh, với cách xử sự và ý muốn của Thiên Chúa tạo hóa vào thuở tạo thiên lập địa. Tương quan giữa người nam và nữ không phải là điều mà con người tự do định liệu, bởi vì không phát xuất từ con người, nhưng từ Thiên Chúa trong tư cách là Đấng Tạo hóa. Ngài đã tạo dựng loài người trong sự khác biệt nam nữ; Ngài đã nhắm người này cho người kia, đã quy định rằng họ kết hợp với nhau và nên “một xương một thịt”. Phá hỏng sự bố trí này của Thiên Chúa Tạo hóa là một hành vi xuyên tạc thô bạo và chống lại ý muốn của Đấng Tạo hóa. Như thế, hạu quả tiêu cực là cấm ly dị và tái kết hôn. Vì vậy, sau đó, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng ly dị và cưới vợ hoặc lấy chồng khác là phạm tọi ngoại tình.
* Đức Giêsu chúc lành cho trẻ em (13-16)
Sau một đoạn nói về hôn phối, có một đoạn nói về trẻ em cũng là chuyện hợp tình hợp lý. Nhưng thực ra bản văn này đề cập đến Nước Thiên Chúa và hạng người hy vọng được tham dự vào đó. Các em bé không tự mình hành động theo sáng kiến của mình; chúng không có khả năng lo liệu cho bản thân; chúng chỉ được an toàn dưới sự che chở của cha mẹ. Chỉ những ai nhận biết và đón tiếp Nước Thiên Chúa như một quà tặng (như một em bé nhận quà) mới hy vọng được thông phần vào Nước Thiên Chúa; Nước này được dành cho những ai không cậy dựa vào quyền thế hoặc đặc quyền, bởi vì Nước này vượt trên mọi quyền lực và quy chế loài người. Công thức đặc biệt nói về việc đón nhận Nước Thiên Chúa gợi ý cho ta coi ở đây Nước này như một thực thể hiện tại. Quả thật người ta đi vào trong Nước tương lai, nhưng dĩ nhiên việc đón nhận Nước ấy phải xảy ra trước. Nước ấy cũng đã hiện diện rồi. Tác giả Mc đã hiểu tương quan với hiện tại này theo nghĩa Kitô học: Ngay bây giờ người ta đã có thể trải nghiệm Nước Thiên Chúa trong hoạt động của Đức Giêsu. Một hình ảnh được cung cấp trong cảnh kết thúc, khi Đức Giêsu ôm lấy các trẻ em và chúc lành cho chúng: qua hành động này, nguyện vọng của dân chúng được đáp ứng (c. 13), và nhất là lời hứa được công bố ở cc. 14t được xác nhận.
+ Kết luận
Ngoài nội dung riêng của hai phần trong đoạn này, ta thấy hai phần có một nét chung: người phụ nữ và trẻ em bị coi nhẹ trong xã hội lúc ấy, nhưng dưới mắt Đức Giêsu, họ cũng là những nhân vị, và có lẽ còn được Thiên Chúa chiếu cố đến đặc biệt, vì họ là những người bé mọn. Nước Thiên Chúa được dành cho những con người như thế.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Xuyên qua dây hôn của đôi vợ chồng, phát sinh một điều mới, một đơn vị mới và có thể nói, một hữu thể nhân loại mới. Họ vẫn là hai người với đặc tính riêng và trách nhiệm riêng, nhưng họ không còn độc lập, tách biệt và riêng rẽ nữa. Thiên Chúa đã nhắm làm cho sự kết hợp của họ đưa tới sự phát sinh một đơn vị mới chuyên biệt và thực hữu, một dây liên hệ thường hằng. Đó là cách bố trí của Thiên Chúa.
2. Các môn đệ phải đón nhận Nước Thiên Chúa như các trẻ em, nghĩa là họ không thể đi vào đó bằng sức riêng. Như các em bé, họ phải cảm thấy mình được che chở bởi tình yêu của Thiên Chúa, phải để cho mình được Ngài lấp đầy bằng những ân huệ. Đi vào Nước Thiên Chúa luôn luôn là một ân huệ mà ta đón nhận với lòng biết ơn.
3. Các môn đệ chu toàn bổn phận chính yếu, bổn phận phục vụ, bằng cách chu toàn trách nhiệm đối với các trẻ em. Cũng như con cái có bổn phận đối với cha mẹ, cha mẹ cũng có bổn phận đối với con cái.
4. Các bổn phận được giao cho chúng ta có thể là lớn lao và đẹp đẽ, nhưng trước nhan Thiên Chúa, tất cả chúng ta đều là như các trẻ em: chúng ta phải luôn luôn tin tưởng vào tình yêu của Ngài và để cho Ngài ban chan hòa các ân huệ.
Thiên Thần Bản Mệnh – Người Bạn Thân Thiết
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
08:44 30/09/2009
Lễ kính các Thiên Thần Bản Mệnh
Kinh Thánh đã cho thấy sự hiện diện của các thiên thần bản mệnh là điều rõ ràng không thể chối cãi. Ngay từ trang đầu của sách Sáng Thế, ta thấy các ngài xuất hiện như những vị thừa hành mệnh lệnh của Thiên Chúa. Bài đọc I chúng ta vừa nghe là một trong những đoạn văn rõ nhất nói về điều đó. Thiên Chúa đặc biệt loan báo cho con người sự có mặt của một đạo binh mà Người gửi xuống để gìn giữ loài người chúng ta: "Này Ta sẽ sai Thiên thần Ta đi trước mặt ngươi và gìn giữ ngươi khi đi đàng, dẫn đưa ngươi đến nơi Ta dọn sẵn cho ngươi" (Xh 23,20). Trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu đã được các thiên thần phục vụ, sau khi Ngài chịu ma quỉ cám dỗ trong hoang địa, khi đã hoàn toàn chiến thắng Satan. Ngài còn khẳng định với Nathanael: “Ngươi sẽ thấy trời mở ra và các Thiên thần của Thiên Chúa lên xuống trên Con Người” (Ga 1, 51).
Vậy thì Thiên thần Bản mệnh là ai ? Phải nói ngay rằng thiên thần bản mệnh là người bạn thân thiết của mỗi người chúng ta, được Chúa sai phái đến với hai mục đích:
- Mục đích thứ nhất là để săn sóc và giữ gìn con người trước những mưu mô và cạm bẩy của ma quỷ và sự dữ. Thánh Grêgôriô thành Nyss nói rằng: “Chúa biết ác tâm của các thần dữ đang tìm cách ngăn trở không cho ai vào chỗ mà chúng đã mất trên trời, nên Ngài ban cho mỗi người chúng ta một thiên thần bản mệnh, để chống lại các kẻ thù phần rỗi chúng ta”. Quả thế, mỗi người từ giây phút đầu tiên được thụ thai đều được Thiên Chúa cắt cử một vị Thiên thần để che chở hộ phù, nói nôm na là bảo trợ, bằng một cách thế chúng ta không tưởng tượng được. Như vậy con số các Thiên Thần Bản Mệnh phải đông lắm. Thế giới có bao nhiêu tỉ người thì có lẽ có bấy nhiêu tỉ thiên thần bản mệnh. Các ngài luôn sát cánh nhắc nhở và hướng dẫn chúng ta mọi lúc mọi nơi. Các ngài không rời bỏ chúng ta, cả khi chúng ta phạm tội làm các ngài phải run sợ, hay khi chúng ta chống lại những điều các ngài chỉ dẫn.
- Mục đích thứ hai là để chuyển lời cầu nguyện của chúng ta lên Thiên Chúa và cầu bầu cho chúng ta trước tôn nhan Người. Những việc lành, việc thiện, dù âm thầm nhỏ bé đến đâu cũng được các ngài chuyển cầu lên ngai toà Chúa. Đặc biệt là trong giờ phút lâm chung, các ngài hướng dẫn chúng ta vào Nước Hằøng sống, như lời nguyện Nghi thức An Táng vẫn thường nghe đọc. Tắt một lời, các ngài có sứ mệnh lo lắng cho lợi ích của chúng ta, như người mẹ thương con, như người anh dẫn đường, như bác sĩ chăm sóc bệnh nhân, như mục tử dẫn dắt đoàn chiên... Hãy nhớ lại câu chuyện Agar trong sa mạc, Lot ở Sôđôma, Isaac trên núi Moria, các trẻ em trong lò lửa ở Babylon, Đaniel trong hang sư tử, thánh Phêrô trong ngục tù,… để thấy các ngài là bạn thân thiết như thế nào của con người.
Xác tín trên đây nói lên điều gì ? Trước hết là nói lên tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với con người. Sau nữa là nói lên sự quan phòng đầy khôn ngoan của Ngài. Đây là chân lý mà hôm nay Giáo hội muốn nhắc nhở và mời gọi chúng ta suy ngắm. Qua đó, mời gọi chúng ta đi vào tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu được thể hiện qua sứ mạng của các Thiên thần Bản mệnh. Chính vì thế mà Giáo hội dành ngày 2 tháng 10 hằng năm để đặc biệt kính nhớ các Thiên Thần Bản Mệnh, liền sau lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần.
Nhận biết bao ân phúc của các Thiên thần nói chung và các Thiên Thần Bản Mệnh nói riêng, chúng ta phải có bổn phận đối với các ngài. Cụ thể bổn phận đó là gì nếu không phải là luôn ý thức về sự hiện diện của các ngài bên cạnh chúng ta; bổn phận đó là gì nữa nếu không phải là hằng tôn kính và yêu mến các ngài; và bổn phận đó còn là gì nếu không phải là luôn biết ơn và sống theo sự hướng dẫn của các ngài. Sẽ thật là vô ơn đối với Chúa và cả đối với các Thiên thần bản mệnh, nếu chúng ta không hề ý thức về sự hiện diện của các ngài, không biết tôn kính mến yêu các ngài, và nhất là không muốn vâng phục các ngài. Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người. Các Thiên thần phụng mệnh Thiên Chúa, nên các ngài cũng tôn trọng tự do của con người. Có nghĩa là nếu chúng ta không cần đến các ngài, không kêu cầu các ngài, thì các ngài không dám can thiệp vào cuộc đời của chúng ta.
Hãy luôn ý thức sự hiện diện của các Thiên Thần Bản Mệnh, tôn kính và kêu cầu các ngài. Đừng để cho các ngài phải thất nghiệp; đừng để cho các ngài phải đứng ngoài cuộc đời và các quyết định của chúng ta. Amen.
Kinh Thánh đã cho thấy sự hiện diện của các thiên thần bản mệnh là điều rõ ràng không thể chối cãi. Ngay từ trang đầu của sách Sáng Thế, ta thấy các ngài xuất hiện như những vị thừa hành mệnh lệnh của Thiên Chúa. Bài đọc I chúng ta vừa nghe là một trong những đoạn văn rõ nhất nói về điều đó. Thiên Chúa đặc biệt loan báo cho con người sự có mặt của một đạo binh mà Người gửi xuống để gìn giữ loài người chúng ta: "Này Ta sẽ sai Thiên thần Ta đi trước mặt ngươi và gìn giữ ngươi khi đi đàng, dẫn đưa ngươi đến nơi Ta dọn sẵn cho ngươi" (Xh 23,20). Trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu đã được các thiên thần phục vụ, sau khi Ngài chịu ma quỉ cám dỗ trong hoang địa, khi đã hoàn toàn chiến thắng Satan. Ngài còn khẳng định với Nathanael: “Ngươi sẽ thấy trời mở ra và các Thiên thần của Thiên Chúa lên xuống trên Con Người” (Ga 1, 51).
Vậy thì Thiên thần Bản mệnh là ai ? Phải nói ngay rằng thiên thần bản mệnh là người bạn thân thiết của mỗi người chúng ta, được Chúa sai phái đến với hai mục đích:
- Mục đích thứ nhất là để săn sóc và giữ gìn con người trước những mưu mô và cạm bẩy của ma quỷ và sự dữ. Thánh Grêgôriô thành Nyss nói rằng: “Chúa biết ác tâm của các thần dữ đang tìm cách ngăn trở không cho ai vào chỗ mà chúng đã mất trên trời, nên Ngài ban cho mỗi người chúng ta một thiên thần bản mệnh, để chống lại các kẻ thù phần rỗi chúng ta”. Quả thế, mỗi người từ giây phút đầu tiên được thụ thai đều được Thiên Chúa cắt cử một vị Thiên thần để che chở hộ phù, nói nôm na là bảo trợ, bằng một cách thế chúng ta không tưởng tượng được. Như vậy con số các Thiên Thần Bản Mệnh phải đông lắm. Thế giới có bao nhiêu tỉ người thì có lẽ có bấy nhiêu tỉ thiên thần bản mệnh. Các ngài luôn sát cánh nhắc nhở và hướng dẫn chúng ta mọi lúc mọi nơi. Các ngài không rời bỏ chúng ta, cả khi chúng ta phạm tội làm các ngài phải run sợ, hay khi chúng ta chống lại những điều các ngài chỉ dẫn.
- Mục đích thứ hai là để chuyển lời cầu nguyện của chúng ta lên Thiên Chúa và cầu bầu cho chúng ta trước tôn nhan Người. Những việc lành, việc thiện, dù âm thầm nhỏ bé đến đâu cũng được các ngài chuyển cầu lên ngai toà Chúa. Đặc biệt là trong giờ phút lâm chung, các ngài hướng dẫn chúng ta vào Nước Hằøng sống, như lời nguyện Nghi thức An Táng vẫn thường nghe đọc. Tắt một lời, các ngài có sứ mệnh lo lắng cho lợi ích của chúng ta, như người mẹ thương con, như người anh dẫn đường, như bác sĩ chăm sóc bệnh nhân, như mục tử dẫn dắt đoàn chiên... Hãy nhớ lại câu chuyện Agar trong sa mạc, Lot ở Sôđôma, Isaac trên núi Moria, các trẻ em trong lò lửa ở Babylon, Đaniel trong hang sư tử, thánh Phêrô trong ngục tù,… để thấy các ngài là bạn thân thiết như thế nào của con người.
Xác tín trên đây nói lên điều gì ? Trước hết là nói lên tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với con người. Sau nữa là nói lên sự quan phòng đầy khôn ngoan của Ngài. Đây là chân lý mà hôm nay Giáo hội muốn nhắc nhở và mời gọi chúng ta suy ngắm. Qua đó, mời gọi chúng ta đi vào tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu được thể hiện qua sứ mạng của các Thiên thần Bản mệnh. Chính vì thế mà Giáo hội dành ngày 2 tháng 10 hằng năm để đặc biệt kính nhớ các Thiên Thần Bản Mệnh, liền sau lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần.
Nhận biết bao ân phúc của các Thiên thần nói chung và các Thiên Thần Bản Mệnh nói riêng, chúng ta phải có bổn phận đối với các ngài. Cụ thể bổn phận đó là gì nếu không phải là luôn ý thức về sự hiện diện của các ngài bên cạnh chúng ta; bổn phận đó là gì nữa nếu không phải là hằng tôn kính và yêu mến các ngài; và bổn phận đó còn là gì nếu không phải là luôn biết ơn và sống theo sự hướng dẫn của các ngài. Sẽ thật là vô ơn đối với Chúa và cả đối với các Thiên thần bản mệnh, nếu chúng ta không hề ý thức về sự hiện diện của các ngài, không biết tôn kính mến yêu các ngài, và nhất là không muốn vâng phục các ngài. Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người. Các Thiên thần phụng mệnh Thiên Chúa, nên các ngài cũng tôn trọng tự do của con người. Có nghĩa là nếu chúng ta không cần đến các ngài, không kêu cầu các ngài, thì các ngài không dám can thiệp vào cuộc đời của chúng ta.
Hãy luôn ý thức sự hiện diện của các Thiên Thần Bản Mệnh, tôn kính và kêu cầu các ngài. Đừng để cho các ngài phải thất nghiệp; đừng để cho các ngài phải đứng ngoài cuộc đời và các quyết định của chúng ta. Amen.
Kính Mẹ Mân Côi
Hai Tê Miệt Vườn
08:50 30/09/2009
Tháng mười kính Mẹ Mân Côi,
Chúng con dưới thế dâng lời nguyện xin.
Bên ngoài bằng những lời kinh,
Bên trong chất chứa tâm tình tạ ơn,
Tình yêu Hiền Mẫu đổ tuôn,
Xuống trên nhân thế suối nguồn tình thương.
Loài người khỏi bị tai ương,
Bởi bao tội ác, vấn vương oán thù.
Chính nhờ luôn biết loại trừ,
Đam mê dục vọng thói hư nơi mình.
Từ nay sống nghĩa Đệ Huynh,
Cùng nhau xây dựng Hoà Bình Tình Thương.
Thế là đi đúng con đường,
Giêsu Đức Chúa nêu gương cho đời.
Dắt nhau thẳng tiến về trời,
Nghìn thu vui sống bên Người Cha yêu.
Ngày 01/10/2009
Chúng con dưới thế dâng lời nguyện xin.
Bên ngoài bằng những lời kinh,
Bên trong chất chứa tâm tình tạ ơn,
Tình yêu Hiền Mẫu đổ tuôn,
Xuống trên nhân thế suối nguồn tình thương.
Loài người khỏi bị tai ương,
Bởi bao tội ác, vấn vương oán thù.
Chính nhờ luôn biết loại trừ,
Đam mê dục vọng thói hư nơi mình.
Từ nay sống nghĩa Đệ Huynh,
Cùng nhau xây dựng Hoà Bình Tình Thương.
Thế là đi đúng con đường,
Giêsu Đức Chúa nêu gương cho đời.
Dắt nhau thẳng tiến về trời,
Nghìn thu vui sống bên Người Cha yêu.
Ngày 01/10/2009
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:52 30/09/2009
N2T |
242. Năm thịnh vượng không trở lại, một ngày khó khăn lại đến ban sáng; nên khích lệ kịp thời vì thời gian không đợi người.
Têrêsa Hài Đồng Giêsu con đường thơ ấu thiêng liêng
Anmai, CSsR
16:49 30/09/2009
Têrêsa Hài Đồng Giêsu sinh năm 1873, qua đời năm 1897, quả là một vị thánh rất trẻ, chỉ sống được 24 tuổi đời. Một vị thánh rất hợp thời. Một vị thánh rất gần với chúng ta. Cũng là một trong những khuôn mặt lớn của Giáo Hội công giáo, đã được Đức Piô XI tôn phong làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê của mấy thế kỷ trước. Thánh nữ được phong tiến sĩ Hội Thánh 1997.
Trong đêm thứ sáu Tuần Thánh năm 1896, chị bị ho ra máu lần đầu tiên. Mười tám tháng cuối cùng là một cuộc tử đạo triền miên. Chị qua đời ngày 30.9.1897, hưởng dương 24 tuổi, với tiếng thì thào: “Lạy Chúa, con yêu Chúa !”
Chúng ta biết được con đường nội tâm của thánh nữ nhờ vào quyển “Lịch sử một tâm hồn” và “Các lời nói” do bà chị ruột cũng là bề trên sưu tập. Têrêsa đi vào cái trọn vẹn, cái vĩ đại: chị muốn yêu mến Chúa Giêsu hơn bất cứ ai trên thế giới; chị muốn dâng mình cho tình yêu nhân từ của Chúa như của lễ toàn thiêu; chị muốn yêu tất cả mọi người, như Chúa Giêsu đã yêu. Chống lại kiêu ngạo, chị luôn nhận thức mình hoàn toàn bất lực và nếu có làm được gì, đó là do sức mạnh tình yêu của Chúa ban cho.
Đức ái đã cho Têrêsa chìa khóa, để tìm ra ơn gọi và chỗ đứng của chị trong Hội thánh.
Nên thánh bằng đường thơ ấu thiêng liêng.
Từ trước tới nay, chúng ta cho việc nên thánh là khó và chỉ có những linh hồn đặc biệt mới nên thánh được, vì các thánh đã nên thánh bằng những cách thức khác nhau, nhưng cách nào cũng khó khăn, vượt trên khả năng của chúng ta. Nhưng nay thánh nữ đã vạch cho chúng ta con đường mới để nên thánh, đó là “đường thơ ấu thiêng liêng”.
a) Con đường mới.
Chúng ta gọi là con đường mới vì con đường nên thánh này khác hẳn với lối nên thánh cổ truyền mà chúng ta đã biết. Con đường này có những đặc tính tiêu cực và tích cực như ta sẽ thấy dưới đây. Dù tích cực hay tiêu cực, nó cũng khác với đường lối xưa và thích hợp cho hết mọi người để nên thánh. Chúng ta có thể nói được rằng đây là con đường nên thánh của thời đại mới, của thế kỷ 20.
Về phương diện tiêu cực, ta thấy Đường thơ ấu thiêng liêng này có những đặc điểm sau đây:
Không có những việc hàm mình kỳ lạ.
Ngày xưa, các thánh được kể lại bằng những câu chuyện về việc hy sinh hãm mình của các ngài. Và ngày nay trong giới giáo hữu thơ ngây, đôi khi người ta còn thích đồng hóa sự thánh thiện anh hùng với những việc khổ hạnh đẫm máu. Đối với họ, một vị thánh tức là một người không ăn, không uống, không ngủ, kiệt sức vì thức khuya, vì đánh tội đủ mọi cách và hủy diệt hay hành hạ thân xác trong những công việc nặng nhọc để chỉ lo nguyên đến việc rỗi linh hồn. Không còn sự sai lầm nào tác hại hơn ! Một số đông tín hữu nghĩ mình không thể nên trọn lành được vì không thể ăn chay, không thể thức khuya và không thể mặc áo nhặm.
Riêng vị đại thánh thành Lisieux, chị đã nhất định gạt bỏ những điều mà thánh nữ quen gọi là “những khổ hạnh của các thánh nhân”. Hơn thế, chị còn tỏ thái độ đối lập rõ rệt, ngoại trừ vài rường hợp đặc biệt. Thoạt đầu Têrêsa đã tưởng là phải dấn thân vào con đường khổ hạnh vượt sức mình ấy... Không cần bàn cãi, nhiều bản văn đã chứng tỏ thánh nữ đã loại ra khỏi đường thơ ấu thiêng liêng của Ngài những hãm mình phạt xác kỳ lạ và những lối quá khổ hạnh của các thánh. (Philipon. Op, Sứ điệp của thánh Têrêsa thành Lisieux)
Không có những đặc ân thần bí
Nơi Têrêsa Hài đồng hoàn toàn không có xuất thần, dấu thánh, thị kiến, trừ qủi hay phép lạ. Con người cần phải trở nên nhà pháp thuật kỳ tài nhất của “thế hệ tận hiến” lại không thực thi một dấu lạ nào trong đời sống. Điều này là điều trái ngược với đa số tiểu sử các thánh, chỉ dựa trên những ân thần bí thuộc đủ mọi loại: xuất thần, thị kiến, nạc khải, in dấu thánh, thần thuật trừ qủi, có thiên thần hiện ra, hiểu biết mọi tâm hồn. Ơn nói tiên tri và làm phép lạ...
Thật ra chúng ta cũng tìm ra những dấu vết, những hiện tượng lạ thường, ít ra là năm sáu hiện tượng nếu để ý quan sát đời sống thánh nữ. Nhưng nhiều nếp sống tầm thường cũng có thể có bằng ấy hiện tượng lạ ! Những bằng chứng nêu lên trong tòa án phong thánh đủ để các khía cạnh tiêu cực này, khía cạnh rất đặc sắc về sự thánh thiện của Têrêsa Hài đồng.
Không có phương pháp cầu nguyện.
Đời sống cầu nguyện là linh hồn của việc tu đức cho nên vấn đề chúng ta đề cập ở đây thật quan trọng. Nó mạc khải cho chúng ta cái bí thuật kết hợp với Thiên Chúa của các thánh hơn tất cả yếu tố khác.
Chị Têrêsa Hài đồng đã đọc đi đọc lại trong các tác phẩm của Mẹ thánh những đoạn viết rất hay về các điểm: cầu nguyện bằng lời, cầu nguyện bằng trí, cầu nguyện tâm niệm, cầu nguyện tĩnh niệm, cầu nguyện kết hợp. Theo thánh Têrêsa Avila, người cải tổ có công nhất của dòng Kín,” cầu nguyện là tất cả”. Theo Mẹ thánh, bảy nơi ở các linh hồn cũng là bảy bậc thang chính của đời sống cầu nguyện và kết hợp, kể từ những hình thức sơ luợc của sự cầu nguyện hoạt động, đến những phân tích tỉ mỉ về những bậc sống cao siêu trong hôn ước thiêng liêng. Nơi Têrêsa Hài đồng không có một dấu vết của một cấp bậc, một tầng lớp, một thứ hạng nào nhất định ! Truyện Một tâm hồn không giống cuốn Lâu đài linh hồn, vì tuy hai thánh nữ cùng thuộc về một dòng nhưng năng khiếu thiên phú rất khác nhau.
Về điểm căn bản của đời sống cầu nguyện này, cũng như của đời hy sinh khổ hạnh và những đặc ân thần bí, Têrêsa phải là khuôn mẫu thích hợp với “mọi linh hồn thơ ấu”. Phúc âm là linh hồn đời sống cầu nguyện của chị. Đối với chị và số đông linh hồn Kitô hữu, tìm về với Chúa bằng con đường thông thường, thì cầu nguyện phải là “một đà tiến của trái tim”, một cái nhìn ngây thơ hướng về trời, một tiếng gọi tri ân và yêu mến, thốt ra trong cơn thử thách cũng như giữa lúc an vui; nghĩa là một sự gì cao thượng siêu nhiên, có sức phấn khởi linh hồn và nối kết linh hồn vơi Thiên Chúa.
Không có những hoạt động hiển hách.
Giữa lớp người có “thế lực hoạt động và ăn nói” có nhiều vị hiển thánh đã sống theo hình ảnh của Thầy chí thánh. Chính các ngài có công rất nhiều trong việc thực hiện những tổ chức cơ sở bác ái, đã có ảnh hưởng sâu xa trong việc hướng dẫn vận mạng quốc gia và xã hội. Chúng ta phải ngỡ ngàng trước thánh Albertô cả, trước sự thông thái phi thường của thánh Augustinô, và thánh Tôma Aquinô... trước chiến công lẫm liệt của thánh nữ Jeanne d’Arc, trước sức mạnh của lời rao giảng và những phép lạ huy hoàng của thánh Vinh sơn Phêriê, trước lòng nhiệt thành truyền giáo của thánh Phanxicô Xaviê, và sau cùng hoạt động cảm hóa dân chúng bằng gương sáng của cha sở họ Ars... Chúng ta còn có thể kể những bằng chứng rõ ràng của các nhà truyền giáo và các thánh tử đạo, của một số lớn các vị lập Dòng. Đời sống thánh thiện của các ngài vẫn còn sáng chói như một thành quả vô song của nhân loại.
Trái lại, trong cuộc sống âm thầm của chị dòng Kín thành Lisieux không có lấy một hoạt động hiển hách hay một công trình bên ngoài nào. Ngay ở toà án phong thánh, chỉ vỏn vẹn một trang kể lại những việc làm nhỏ mọn của chị trong suốt đời dòng kín: lần lượt chị đảm nhận chu đáo những việc nhà giặt, phòng ăn, phòng khách và giữ cửa. Nhiệm vụ đáng chú ý nhất của chị là – chức vụ không được chỉ định rõ – làm phụ tá coi sóc ba hoặc bốn chị đệ tử và tập sinh khó tính. Sống với các chị này, Têrêsa phải luôn luôn cố gắng tận tụy và giữ thái độ cởi mở vui tươi.
Người ta đã lầm trước sự tương phản giữa vẻ tầm thường của những việc Têrêsa làm hằng ngày với sự trọn hảo thần linh thánh nữ dùng để kiện toàn công việc thường nhật ấy. Rồi người ta có thể tự hỏi xem ngoài tấm gương trinh nữ Nazareth, còn có mẫu đời nào cũng siêu vời thánh thiện như những công việc bên ngoài rất tầm thường như thế không ?
b) Đăc tính của con đường mới.
Trong các đặc tính của con đường thơ ấu thiêng liêng của thánh nữ, ta thấy có mấy đặc tính nổi vượt, đó là: bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường và vui vẻ chấp nhận mọi hy sinh gian khổ.
Bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường.
Thánh nữ luôn suy niệm lời Chúa với câu: ”Hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Với một trực giác kỳ lạ về địa vị thiết yếu của đức khiêm nhường trong đời sống thiêng liêng, thánh Terêsa đã nhấn mạnh về sự thực hành nhân đức này. “Hãy luôn sống như trẻ thơ” theo ý muốn của Chúa Giêsu trong Phúc âm, Ngài chẳng muốn nói với ta rằng: ”Nước Trời thuộc về người giống như trẻ nhỏ” sao ? Người có đặc ân của Chúa Giêsu là kẻ bé thơ.
Tự đáy lòng, Têrêsa cảm thấy rằng chướng ngại đầu tiên và lớn nhất của sự thánh thiện là tính kiêu ngạo. Kẻ thù mạnh nhất của chúng ta là bản ngã riêng của ta. Để đưa ta đến sự trọn lành, ta quá tin tưởng vào sức riêng và tưởng phải làm những việc kỳ lạ, cho đến khi sa ngã, ta mới có kinh nghiệm là mình bất lực và hư vô. Chỉ lúc đó ta mới hiểu lời Thầy Chí thánh “Không có Thầy các con không thể làm gì được”. Trẻ nhỏ đã ý thức được sự yếu hèn của mình, nó cảm thấy mình nghèo khó, thiếu thốn mọi sự và hoàn toàn lệ thuộc.
Chiếm hữu được chân lý nền tảng này, thánh nữ đã lấy TRẺ THƠ làm mẫu mực cho đến cuối đời.
Chị hướng dẫn các linh hồn đến sự thánh thiện là bằng đức tính khiêm như Chúa đã chẳng nói: ”Kẻ giống trẻ nhỏ sẽ lớn nhất trong nước trời” sao ? Và khi người ta bảo rằng điều đó không hợp với mọi người, Têrêsa trả lời: ”Nếu tôi chết lúc, tám, mười tuổi, nếu tôi ở trong nhiều tu viện, lãnh nhiều trách nhiệm, tôi cũng cảm thấy rõ ràng tôi vẫn nhỏ bé như ngày nay”. Người ta có thể được cất lên địa vị rất cao mà vẫn nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa.
Từ bỏ mình.
Thánh nữ quên mình đi, coi mình là hèn mọn hư vô và đặt tất cả sự tin tưởng của mình vào tình thương vô biên của Chúa. Người muốn sống để làm đẹp lòng Chúa, yêu mến và làm cho người ta yêu mến Chúa. Nhưng muốn được thế, thánh nữ đã sống hết sức quảng đại đối với Chúa, đã từ bỏ mình đi để sống cho Chúa và với chị em. Thánh nữ luôn ví mình như bông hoa hồng được dâng tiến Chúa:
Chúa ơi, này đóa hoa hồng,
Trên bàn thờ Chúa hương nồng sắc tươi,
Con đây mơ ước này thôi:
Tách từng cánh một, Chúa Trời, hiến dâng.
Thánh nữ đã cảm nghiệm thấy lời Chúa “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo Ta” là cần thiết, nên việc cắt tỉa ý riêng mình là cần thiết để cho phù hợp với ý Chúa. Người làm vườn mà vì thương hại cây hồng không muốn bạo tay cắt những cành sâu đi, thì không phải là một người làm vườn khéo: cây hồng được “nuông chiều” như thế cũng không thể nở hoa được.. . Người không muốn quên mình cũng không bao giờ có ý chí vững chắc.
Người ta nói: 3 với 4 là 7, có đúng không ? Chưa đúng. Muốn thực hiện 3 với 4 là 7 thì phải làm sao cho tan rã hai con sô 3 và 4, rồi đúc nó lại thành con số 7 mới được. Chớ cứ để 3 với 4 kề nhau mãi thì làm sao thành 7 được, mà vẫn là 3, 4. Thánh Têrêsa đã biết quên mình đi, hòa tan ý riêng của mình vào thánh ý Chúa để hoàn toàn sống cho Chúa và chỉ làm những điều gì Chúa muốn.
Sự từ bỏ mình đã thúc đẩy Têrêsa yêu mến thánh giá như ngài đã viết trong Một tâm hồn: ”Khi ai muốn đạt tới đích kỳ vọng, dĩ nhiên người ấy phải dùng phương thế, Đức Giêsu đã cho con biết phương thế cứu rỗi các linh hồn là THÁNH GIÁ, cho nên càng gặp nhiều thánh giá, lòng ái mộ, chịu đau khổ của con càng thêm nồng nàn hăng hái. Trong 5 năm qua, con đã bước đi con đường ấy, con đi thì con biết, chớ chẳng ai biết con đi. Ấy chính là một hoa mọn mọc nơi xó xỉnh chẳng ai thèm biết tới mà con muốn dâng tiến Chúa đấy. Hoa mọn này còn chút hương thơm nào, chỉ bốc theo đường thẳng lên trời thôi”. (Một tâm hồn, tr 132)
Chấp nhận trong vui tươi.
Đường lối nên thánh của thánh nữ gạt bỏ tất cả những việc hãm mình lớn lao mà mình tự tạo ra, trái lại, Têrêsa chỉ cố gắng chấp nhận tất cả mọi sự việc trong hiện tại, dù muốn hay không. Thái độ đó là thái độ CHẤP NHẬN. Nhưng chấp nhận có thể là thái độ chấp nhận miễn cưỡng hay tự ý, vui tươi hay rầu rĩ ! Đối với thánh nữ, việc gì xẩy đến cũng là do thánh ý Chúa, cho nên Ngài nhận lấy cách thực tình và vui tươi. Tinh thần vui tươi phấn khởi trước những hy sinh còn được thánh nữ ghi lại trong nhiều vần thơ:
Nếu Chúa chẳng đoái hoài ve vuốt,
Con vẫn tươi cười trước khổ đau.
Mỉm cười với Chúa tôi thờ,
Đó là thiên quốc thỏa mơ ước rồi.
Thiết tưởng không cần làm gì thêm để hãm mình, để nên thánh, cứ vui lòng chấp nhận cảnh sống hiện tại với muôn vàn việc xẩy đến vui cũng như buồn, vừa ý cũng như trái ý. Nên thánh ở chỗ chấp nhận mọi hy sinh đau khổ mà nét mặt vẫn vui tươi, không cho ai biết mình đang phải đau khổ. Chính Terêsa ở vào trong hoàn cảnh đó: ai cũng cho là Têrêsa sung sướng vì có chị làm Mẹ Bề trên chắc chắn được nuông chiều, hơn nữ nét mặt của Têrêsa lúc nào cũng tỏ ra vui tươi hớn hở; nhưng Têrêsa cho biết: chính cái đó cũng làm cho mình đau khổ thêm mà không ai biết.
THẦN HỌC VỀ SỰ BÉ NHỎ:
Thiên Chúa đã chọn những gì bé nhỏ, yếu hèn. Nhìn sâu vào mầu nhiệm nhập thể, mầu nhiệm thánh giá, mầu nhiệm Thanh Thể, chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn những con đường rất khiêm hạ. Thiên Chúa mặc khải chính mình trong những hình thức không chút gì là quyền lực. Chúa mặc khải tình yêu của Ngài. Tình yêu là một sức mạnh mà không một phạm trù nào về quyền lực có thể diễn tả được, nhưng lại rất hùng hồn khi tự hạ hy sinh.
Chúa chọn những sứ giả tình yêu để họ cộng tác vào việc xây dựng Nước Tình Yêu của Ngài. Đây cung là những chọn lựa do lòng thương xót của Ngài, chứ không do công phúc và áp lực của bất cứ ai. Ngài có thể chọn những con người bé mọn yếu hèn. Trong cuốn Tự Thuật, Têrêsa kể lại: Một hôm, trong phòng, Têrêsa tình cờ mở Phúc Âm và gặp ngay đoạn viết: "Chúa Giêsu lên núi, Ngài kêu gọi những kẻ Ngài muốn; và họ đã đến với Ngài" (Mc 3, 13). Đó là mầu nhiệm ơn gọi của tôi… Chúa đã không gọi những người xứng đáng, nhưng kêu gọi những người Chúa muốn, như thánh Phaolô đã viết: "Chúa thương xót những người Chúa ưa thích và Chúa xót thương kẻ Chúa muốn xót thương. Như thế sự được ơn không phải là công trình của kẻ muốn hoặc kẻ chạy chọt, nhưng là của Chúa thương xót mà thôi" (Rm 9, 15-16).
Têrêsa rất ý thức chân lý đó, Ngài còn đi xa hơn, khi khẳng định rằng: Chúa thương Ngài không phải vì Ngài có công phúc gì, mà chính sự yếu đuối bé nhỏ của Ngài. Hơn nữa Têrêsa còn quả quyết: "Cuối đời, con sẽ tay không ra trước mặt Chúa. Bởi vì lạy Chúa, con không xin Chúa đếm các việc con làm. Con biết tất cả các việc công chính của chúng con đều mang vết nhơ trước mặt Chúa." Têrêsa nhận biết sự khó nghèo thiêng liêng và bé nhỏ của mình, ngài chỉ trông cậy vào ơn thương xót Chúa mà thôi.
Qua thánh nữ Têrêsa, Chúa đang kêu gọi mọi người, nhất là những người tự mãn cho mình là đạo đức, hãy trở về tinh thần khiêm tốn, khó nghèo và bé mọn. "Ai hạ mình xuớng như trẻ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong nước Thiên Chúa" (Mt18, 4). Lời Chúa trên đây ghi lớn trên trần nhà nguyện Dòng kín Carmel là một bài thần học rất quan trọng cho Hội Thánh tương lai.
Kết luận
Têrêsa đã vui lòng chịu đau khổ trong tăm tối bởi vì Ngài đã nhận ra rằng trong nhiều cách Ngài rơi vào cảnh tăm tối mà trong đó có nhiều thử thách vây kín. Ngài nhận ra với những người không tin, những người mà Ngài gọi là “anh chị em” của Ngài, gần gũi họ hơn nữa. Ngài đã làm cho nhận thức của Ngài đối về họ cách rõ ràng hơn trong câu chuyện về một vương quốc tăm tối, đã không nhận ra Vua của Ánh Sáng đã đến ở giữa họ trong 33 năm:
Lạy Chúa, con cái Chúa đã hiểu về ánh sáng thánh thiêng của Ngài và xin Ngài tha thứ cho những anh chị em đó. Thiên Chúa đã trao cho Thánh nữ chén đắng bao lâu mà muốn; Ngài đã không ước mong được thoát khỏi những đắng cay mà Thiên Chúa dành cho các những tội nhân đáng thương phải chịu. Ngài không thể nói là nhân danh cá nhân Ngài mà là nhân danh những anh chị em của Ngài, “Xin thương xót con cùng, lạy Chúa, vì chúng con là những tội nhân đáng thương”. Ôi! Lạy Chúa đừng xét xử chúng con. Có thể tất cả những ai mà không được ngọn lửa đức tin soi sáng thì một ngày nào đó sẽ được ánh sáng chiếu soi. Ôi lạy Chúa Giêsu! Nếu cần thiết thì xin Ngài hãy thanh tẩy những kẻ gây ra tội lỗi vì một linh hồn yêu mến Ngài, kế đến con ước ao được đón nhận thử thách vì những lỗi lầm đó đến khi mà Chúa sẵn sàng mang con đi vào trong vương quốc Ánh sáng của Ngài. Ân sủng duy nhất con van xin Ngài đó là đừng để con bao giờ xúc phạm đến Ngài.
Têrêsa thật sự là một vị thánh thời đại, là một mẫu gương của thời đại – bởi vì Ngài đã chết trong sự tăm tối của ngờ vực mà nhiều người đương thời của Thánh nữ đã lạc lối. Thánh nữ sẵn sàng vào cõi âm ti nếu Thiên Chúa được tán dương ở đó. Những lời cầu nguyện của Thánh nữ đã được đáp trả. Nhưng địa ngục mà Thiên Chúa đã cho Thánh nữ chính là cơ hội để công bố lòng tin và tình yêu của Thánh nữ là khía cạnh tăm tối trong thời đại của Ngài.
Trong đêm thứ sáu Tuần Thánh năm 1896, chị bị ho ra máu lần đầu tiên. Mười tám tháng cuối cùng là một cuộc tử đạo triền miên. Chị qua đời ngày 30.9.1897, hưởng dương 24 tuổi, với tiếng thì thào: “Lạy Chúa, con yêu Chúa !”
Chúng ta biết được con đường nội tâm của thánh nữ nhờ vào quyển “Lịch sử một tâm hồn” và “Các lời nói” do bà chị ruột cũng là bề trên sưu tập. Têrêsa đi vào cái trọn vẹn, cái vĩ đại: chị muốn yêu mến Chúa Giêsu hơn bất cứ ai trên thế giới; chị muốn dâng mình cho tình yêu nhân từ của Chúa như của lễ toàn thiêu; chị muốn yêu tất cả mọi người, như Chúa Giêsu đã yêu. Chống lại kiêu ngạo, chị luôn nhận thức mình hoàn toàn bất lực và nếu có làm được gì, đó là do sức mạnh tình yêu của Chúa ban cho.
Đức ái đã cho Têrêsa chìa khóa, để tìm ra ơn gọi và chỗ đứng của chị trong Hội thánh.
Nên thánh bằng đường thơ ấu thiêng liêng.
Từ trước tới nay, chúng ta cho việc nên thánh là khó và chỉ có những linh hồn đặc biệt mới nên thánh được, vì các thánh đã nên thánh bằng những cách thức khác nhau, nhưng cách nào cũng khó khăn, vượt trên khả năng của chúng ta. Nhưng nay thánh nữ đã vạch cho chúng ta con đường mới để nên thánh, đó là “đường thơ ấu thiêng liêng”.
a) Con đường mới.
Chúng ta gọi là con đường mới vì con đường nên thánh này khác hẳn với lối nên thánh cổ truyền mà chúng ta đã biết. Con đường này có những đặc tính tiêu cực và tích cực như ta sẽ thấy dưới đây. Dù tích cực hay tiêu cực, nó cũng khác với đường lối xưa và thích hợp cho hết mọi người để nên thánh. Chúng ta có thể nói được rằng đây là con đường nên thánh của thời đại mới, của thế kỷ 20.
Về phương diện tiêu cực, ta thấy Đường thơ ấu thiêng liêng này có những đặc điểm sau đây:
Không có những việc hàm mình kỳ lạ.
Ngày xưa, các thánh được kể lại bằng những câu chuyện về việc hy sinh hãm mình của các ngài. Và ngày nay trong giới giáo hữu thơ ngây, đôi khi người ta còn thích đồng hóa sự thánh thiện anh hùng với những việc khổ hạnh đẫm máu. Đối với họ, một vị thánh tức là một người không ăn, không uống, không ngủ, kiệt sức vì thức khuya, vì đánh tội đủ mọi cách và hủy diệt hay hành hạ thân xác trong những công việc nặng nhọc để chỉ lo nguyên đến việc rỗi linh hồn. Không còn sự sai lầm nào tác hại hơn ! Một số đông tín hữu nghĩ mình không thể nên trọn lành được vì không thể ăn chay, không thể thức khuya và không thể mặc áo nhặm.
Riêng vị đại thánh thành Lisieux, chị đã nhất định gạt bỏ những điều mà thánh nữ quen gọi là “những khổ hạnh của các thánh nhân”. Hơn thế, chị còn tỏ thái độ đối lập rõ rệt, ngoại trừ vài rường hợp đặc biệt. Thoạt đầu Têrêsa đã tưởng là phải dấn thân vào con đường khổ hạnh vượt sức mình ấy... Không cần bàn cãi, nhiều bản văn đã chứng tỏ thánh nữ đã loại ra khỏi đường thơ ấu thiêng liêng của Ngài những hãm mình phạt xác kỳ lạ và những lối quá khổ hạnh của các thánh. (Philipon. Op, Sứ điệp của thánh Têrêsa thành Lisieux)
Không có những đặc ân thần bí
Nơi Têrêsa Hài đồng hoàn toàn không có xuất thần, dấu thánh, thị kiến, trừ qủi hay phép lạ. Con người cần phải trở nên nhà pháp thuật kỳ tài nhất của “thế hệ tận hiến” lại không thực thi một dấu lạ nào trong đời sống. Điều này là điều trái ngược với đa số tiểu sử các thánh, chỉ dựa trên những ân thần bí thuộc đủ mọi loại: xuất thần, thị kiến, nạc khải, in dấu thánh, thần thuật trừ qủi, có thiên thần hiện ra, hiểu biết mọi tâm hồn. Ơn nói tiên tri và làm phép lạ...
Thật ra chúng ta cũng tìm ra những dấu vết, những hiện tượng lạ thường, ít ra là năm sáu hiện tượng nếu để ý quan sát đời sống thánh nữ. Nhưng nhiều nếp sống tầm thường cũng có thể có bằng ấy hiện tượng lạ ! Những bằng chứng nêu lên trong tòa án phong thánh đủ để các khía cạnh tiêu cực này, khía cạnh rất đặc sắc về sự thánh thiện của Têrêsa Hài đồng.
Không có phương pháp cầu nguyện.
Đời sống cầu nguyện là linh hồn của việc tu đức cho nên vấn đề chúng ta đề cập ở đây thật quan trọng. Nó mạc khải cho chúng ta cái bí thuật kết hợp với Thiên Chúa của các thánh hơn tất cả yếu tố khác.
Chị Têrêsa Hài đồng đã đọc đi đọc lại trong các tác phẩm của Mẹ thánh những đoạn viết rất hay về các điểm: cầu nguyện bằng lời, cầu nguyện bằng trí, cầu nguyện tâm niệm, cầu nguyện tĩnh niệm, cầu nguyện kết hợp. Theo thánh Têrêsa Avila, người cải tổ có công nhất của dòng Kín,” cầu nguyện là tất cả”. Theo Mẹ thánh, bảy nơi ở các linh hồn cũng là bảy bậc thang chính của đời sống cầu nguyện và kết hợp, kể từ những hình thức sơ luợc của sự cầu nguyện hoạt động, đến những phân tích tỉ mỉ về những bậc sống cao siêu trong hôn ước thiêng liêng. Nơi Têrêsa Hài đồng không có một dấu vết của một cấp bậc, một tầng lớp, một thứ hạng nào nhất định ! Truyện Một tâm hồn không giống cuốn Lâu đài linh hồn, vì tuy hai thánh nữ cùng thuộc về một dòng nhưng năng khiếu thiên phú rất khác nhau.
Về điểm căn bản của đời sống cầu nguyện này, cũng như của đời hy sinh khổ hạnh và những đặc ân thần bí, Têrêsa phải là khuôn mẫu thích hợp với “mọi linh hồn thơ ấu”. Phúc âm là linh hồn đời sống cầu nguyện của chị. Đối với chị và số đông linh hồn Kitô hữu, tìm về với Chúa bằng con đường thông thường, thì cầu nguyện phải là “một đà tiến của trái tim”, một cái nhìn ngây thơ hướng về trời, một tiếng gọi tri ân và yêu mến, thốt ra trong cơn thử thách cũng như giữa lúc an vui; nghĩa là một sự gì cao thượng siêu nhiên, có sức phấn khởi linh hồn và nối kết linh hồn vơi Thiên Chúa.
Không có những hoạt động hiển hách.
Giữa lớp người có “thế lực hoạt động và ăn nói” có nhiều vị hiển thánh đã sống theo hình ảnh của Thầy chí thánh. Chính các ngài có công rất nhiều trong việc thực hiện những tổ chức cơ sở bác ái, đã có ảnh hưởng sâu xa trong việc hướng dẫn vận mạng quốc gia và xã hội. Chúng ta phải ngỡ ngàng trước thánh Albertô cả, trước sự thông thái phi thường của thánh Augustinô, và thánh Tôma Aquinô... trước chiến công lẫm liệt của thánh nữ Jeanne d’Arc, trước sức mạnh của lời rao giảng và những phép lạ huy hoàng của thánh Vinh sơn Phêriê, trước lòng nhiệt thành truyền giáo của thánh Phanxicô Xaviê, và sau cùng hoạt động cảm hóa dân chúng bằng gương sáng của cha sở họ Ars... Chúng ta còn có thể kể những bằng chứng rõ ràng của các nhà truyền giáo và các thánh tử đạo, của một số lớn các vị lập Dòng. Đời sống thánh thiện của các ngài vẫn còn sáng chói như một thành quả vô song của nhân loại.
Trái lại, trong cuộc sống âm thầm của chị dòng Kín thành Lisieux không có lấy một hoạt động hiển hách hay một công trình bên ngoài nào. Ngay ở toà án phong thánh, chỉ vỏn vẹn một trang kể lại những việc làm nhỏ mọn của chị trong suốt đời dòng kín: lần lượt chị đảm nhận chu đáo những việc nhà giặt, phòng ăn, phòng khách và giữ cửa. Nhiệm vụ đáng chú ý nhất của chị là – chức vụ không được chỉ định rõ – làm phụ tá coi sóc ba hoặc bốn chị đệ tử và tập sinh khó tính. Sống với các chị này, Têrêsa phải luôn luôn cố gắng tận tụy và giữ thái độ cởi mở vui tươi.
Người ta đã lầm trước sự tương phản giữa vẻ tầm thường của những việc Têrêsa làm hằng ngày với sự trọn hảo thần linh thánh nữ dùng để kiện toàn công việc thường nhật ấy. Rồi người ta có thể tự hỏi xem ngoài tấm gương trinh nữ Nazareth, còn có mẫu đời nào cũng siêu vời thánh thiện như những công việc bên ngoài rất tầm thường như thế không ?
b) Đăc tính của con đường mới.
Trong các đặc tính của con đường thơ ấu thiêng liêng của thánh nữ, ta thấy có mấy đặc tính nổi vượt, đó là: bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường và vui vẻ chấp nhận mọi hy sinh gian khổ.
Bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường.
Thánh nữ luôn suy niệm lời Chúa với câu: ”Hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Với một trực giác kỳ lạ về địa vị thiết yếu của đức khiêm nhường trong đời sống thiêng liêng, thánh Terêsa đã nhấn mạnh về sự thực hành nhân đức này. “Hãy luôn sống như trẻ thơ” theo ý muốn của Chúa Giêsu trong Phúc âm, Ngài chẳng muốn nói với ta rằng: ”Nước Trời thuộc về người giống như trẻ nhỏ” sao ? Người có đặc ân của Chúa Giêsu là kẻ bé thơ.
Tự đáy lòng, Têrêsa cảm thấy rằng chướng ngại đầu tiên và lớn nhất của sự thánh thiện là tính kiêu ngạo. Kẻ thù mạnh nhất của chúng ta là bản ngã riêng của ta. Để đưa ta đến sự trọn lành, ta quá tin tưởng vào sức riêng và tưởng phải làm những việc kỳ lạ, cho đến khi sa ngã, ta mới có kinh nghiệm là mình bất lực và hư vô. Chỉ lúc đó ta mới hiểu lời Thầy Chí thánh “Không có Thầy các con không thể làm gì được”. Trẻ nhỏ đã ý thức được sự yếu hèn của mình, nó cảm thấy mình nghèo khó, thiếu thốn mọi sự và hoàn toàn lệ thuộc.
Chiếm hữu được chân lý nền tảng này, thánh nữ đã lấy TRẺ THƠ làm mẫu mực cho đến cuối đời.
Chị hướng dẫn các linh hồn đến sự thánh thiện là bằng đức tính khiêm như Chúa đã chẳng nói: ”Kẻ giống trẻ nhỏ sẽ lớn nhất trong nước trời” sao ? Và khi người ta bảo rằng điều đó không hợp với mọi người, Têrêsa trả lời: ”Nếu tôi chết lúc, tám, mười tuổi, nếu tôi ở trong nhiều tu viện, lãnh nhiều trách nhiệm, tôi cũng cảm thấy rõ ràng tôi vẫn nhỏ bé như ngày nay”. Người ta có thể được cất lên địa vị rất cao mà vẫn nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa.
Từ bỏ mình.
Thánh nữ quên mình đi, coi mình là hèn mọn hư vô và đặt tất cả sự tin tưởng của mình vào tình thương vô biên của Chúa. Người muốn sống để làm đẹp lòng Chúa, yêu mến và làm cho người ta yêu mến Chúa. Nhưng muốn được thế, thánh nữ đã sống hết sức quảng đại đối với Chúa, đã từ bỏ mình đi để sống cho Chúa và với chị em. Thánh nữ luôn ví mình như bông hoa hồng được dâng tiến Chúa:
Chúa ơi, này đóa hoa hồng,
Trên bàn thờ Chúa hương nồng sắc tươi,
Con đây mơ ước này thôi:
Tách từng cánh một, Chúa Trời, hiến dâng.
Thánh nữ đã cảm nghiệm thấy lời Chúa “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo Ta” là cần thiết, nên việc cắt tỉa ý riêng mình là cần thiết để cho phù hợp với ý Chúa. Người làm vườn mà vì thương hại cây hồng không muốn bạo tay cắt những cành sâu đi, thì không phải là một người làm vườn khéo: cây hồng được “nuông chiều” như thế cũng không thể nở hoa được.. . Người không muốn quên mình cũng không bao giờ có ý chí vững chắc.
Người ta nói: 3 với 4 là 7, có đúng không ? Chưa đúng. Muốn thực hiện 3 với 4 là 7 thì phải làm sao cho tan rã hai con sô 3 và 4, rồi đúc nó lại thành con số 7 mới được. Chớ cứ để 3 với 4 kề nhau mãi thì làm sao thành 7 được, mà vẫn là 3, 4. Thánh Têrêsa đã biết quên mình đi, hòa tan ý riêng của mình vào thánh ý Chúa để hoàn toàn sống cho Chúa và chỉ làm những điều gì Chúa muốn.
Sự từ bỏ mình đã thúc đẩy Têrêsa yêu mến thánh giá như ngài đã viết trong Một tâm hồn: ”Khi ai muốn đạt tới đích kỳ vọng, dĩ nhiên người ấy phải dùng phương thế, Đức Giêsu đã cho con biết phương thế cứu rỗi các linh hồn là THÁNH GIÁ, cho nên càng gặp nhiều thánh giá, lòng ái mộ, chịu đau khổ của con càng thêm nồng nàn hăng hái. Trong 5 năm qua, con đã bước đi con đường ấy, con đi thì con biết, chớ chẳng ai biết con đi. Ấy chính là một hoa mọn mọc nơi xó xỉnh chẳng ai thèm biết tới mà con muốn dâng tiến Chúa đấy. Hoa mọn này còn chút hương thơm nào, chỉ bốc theo đường thẳng lên trời thôi”. (Một tâm hồn, tr 132)
Chấp nhận trong vui tươi.
Đường lối nên thánh của thánh nữ gạt bỏ tất cả những việc hãm mình lớn lao mà mình tự tạo ra, trái lại, Têrêsa chỉ cố gắng chấp nhận tất cả mọi sự việc trong hiện tại, dù muốn hay không. Thái độ đó là thái độ CHẤP NHẬN. Nhưng chấp nhận có thể là thái độ chấp nhận miễn cưỡng hay tự ý, vui tươi hay rầu rĩ ! Đối với thánh nữ, việc gì xẩy đến cũng là do thánh ý Chúa, cho nên Ngài nhận lấy cách thực tình và vui tươi. Tinh thần vui tươi phấn khởi trước những hy sinh còn được thánh nữ ghi lại trong nhiều vần thơ:
Nếu Chúa chẳng đoái hoài ve vuốt,
Con vẫn tươi cười trước khổ đau.
Mỉm cười với Chúa tôi thờ,
Đó là thiên quốc thỏa mơ ước rồi.
Thiết tưởng không cần làm gì thêm để hãm mình, để nên thánh, cứ vui lòng chấp nhận cảnh sống hiện tại với muôn vàn việc xẩy đến vui cũng như buồn, vừa ý cũng như trái ý. Nên thánh ở chỗ chấp nhận mọi hy sinh đau khổ mà nét mặt vẫn vui tươi, không cho ai biết mình đang phải đau khổ. Chính Terêsa ở vào trong hoàn cảnh đó: ai cũng cho là Têrêsa sung sướng vì có chị làm Mẹ Bề trên chắc chắn được nuông chiều, hơn nữ nét mặt của Têrêsa lúc nào cũng tỏ ra vui tươi hớn hở; nhưng Têrêsa cho biết: chính cái đó cũng làm cho mình đau khổ thêm mà không ai biết.
THẦN HỌC VỀ SỰ BÉ NHỎ:
Thiên Chúa đã chọn những gì bé nhỏ, yếu hèn. Nhìn sâu vào mầu nhiệm nhập thể, mầu nhiệm thánh giá, mầu nhiệm Thanh Thể, chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn những con đường rất khiêm hạ. Thiên Chúa mặc khải chính mình trong những hình thức không chút gì là quyền lực. Chúa mặc khải tình yêu của Ngài. Tình yêu là một sức mạnh mà không một phạm trù nào về quyền lực có thể diễn tả được, nhưng lại rất hùng hồn khi tự hạ hy sinh.
Chúa chọn những sứ giả tình yêu để họ cộng tác vào việc xây dựng Nước Tình Yêu của Ngài. Đây cung là những chọn lựa do lòng thương xót của Ngài, chứ không do công phúc và áp lực của bất cứ ai. Ngài có thể chọn những con người bé mọn yếu hèn. Trong cuốn Tự Thuật, Têrêsa kể lại: Một hôm, trong phòng, Têrêsa tình cờ mở Phúc Âm và gặp ngay đoạn viết: "Chúa Giêsu lên núi, Ngài kêu gọi những kẻ Ngài muốn; và họ đã đến với Ngài" (Mc 3, 13). Đó là mầu nhiệm ơn gọi của tôi… Chúa đã không gọi những người xứng đáng, nhưng kêu gọi những người Chúa muốn, như thánh Phaolô đã viết: "Chúa thương xót những người Chúa ưa thích và Chúa xót thương kẻ Chúa muốn xót thương. Như thế sự được ơn không phải là công trình của kẻ muốn hoặc kẻ chạy chọt, nhưng là của Chúa thương xót mà thôi" (Rm 9, 15-16).
Têrêsa rất ý thức chân lý đó, Ngài còn đi xa hơn, khi khẳng định rằng: Chúa thương Ngài không phải vì Ngài có công phúc gì, mà chính sự yếu đuối bé nhỏ của Ngài. Hơn nữa Têrêsa còn quả quyết: "Cuối đời, con sẽ tay không ra trước mặt Chúa. Bởi vì lạy Chúa, con không xin Chúa đếm các việc con làm. Con biết tất cả các việc công chính của chúng con đều mang vết nhơ trước mặt Chúa." Têrêsa nhận biết sự khó nghèo thiêng liêng và bé nhỏ của mình, ngài chỉ trông cậy vào ơn thương xót Chúa mà thôi.
Qua thánh nữ Têrêsa, Chúa đang kêu gọi mọi người, nhất là những người tự mãn cho mình là đạo đức, hãy trở về tinh thần khiêm tốn, khó nghèo và bé mọn. "Ai hạ mình xuớng như trẻ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong nước Thiên Chúa" (Mt18, 4). Lời Chúa trên đây ghi lớn trên trần nhà nguyện Dòng kín Carmel là một bài thần học rất quan trọng cho Hội Thánh tương lai.
Kết luận
Têrêsa đã vui lòng chịu đau khổ trong tăm tối bởi vì Ngài đã nhận ra rằng trong nhiều cách Ngài rơi vào cảnh tăm tối mà trong đó có nhiều thử thách vây kín. Ngài nhận ra với những người không tin, những người mà Ngài gọi là “anh chị em” của Ngài, gần gũi họ hơn nữa. Ngài đã làm cho nhận thức của Ngài đối về họ cách rõ ràng hơn trong câu chuyện về một vương quốc tăm tối, đã không nhận ra Vua của Ánh Sáng đã đến ở giữa họ trong 33 năm:
Lạy Chúa, con cái Chúa đã hiểu về ánh sáng thánh thiêng của Ngài và xin Ngài tha thứ cho những anh chị em đó. Thiên Chúa đã trao cho Thánh nữ chén đắng bao lâu mà muốn; Ngài đã không ước mong được thoát khỏi những đắng cay mà Thiên Chúa dành cho các những tội nhân đáng thương phải chịu. Ngài không thể nói là nhân danh cá nhân Ngài mà là nhân danh những anh chị em của Ngài, “Xin thương xót con cùng, lạy Chúa, vì chúng con là những tội nhân đáng thương”. Ôi! Lạy Chúa đừng xét xử chúng con. Có thể tất cả những ai mà không được ngọn lửa đức tin soi sáng thì một ngày nào đó sẽ được ánh sáng chiếu soi. Ôi lạy Chúa Giêsu! Nếu cần thiết thì xin Ngài hãy thanh tẩy những kẻ gây ra tội lỗi vì một linh hồn yêu mến Ngài, kế đến con ước ao được đón nhận thử thách vì những lỗi lầm đó đến khi mà Chúa sẵn sàng mang con đi vào trong vương quốc Ánh sáng của Ngài. Ân sủng duy nhất con van xin Ngài đó là đừng để con bao giờ xúc phạm đến Ngài.
Têrêsa thật sự là một vị thánh thời đại, là một mẫu gương của thời đại – bởi vì Ngài đã chết trong sự tăm tối của ngờ vực mà nhiều người đương thời của Thánh nữ đã lạc lối. Thánh nữ sẵn sàng vào cõi âm ti nếu Thiên Chúa được tán dương ở đó. Những lời cầu nguyện của Thánh nữ đã được đáp trả. Nhưng địa ngục mà Thiên Chúa đã cho Thánh nữ chính là cơ hội để công bố lòng tin và tình yêu của Thánh nữ là khía cạnh tăm tối trong thời đại của Ngài.
Để Nên Như Trẻ Nhỏ
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
16:50 30/09/2009
Để Nên Như Trẻ Nhỏ
“Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ…” (Mt 18, 3)
Xin cho con trở nên như trẻ nhỏ
Sống một đời tín thác vào Cha yêu
Sữa tình thương say thuê thoả sớm chiều
Và trong Cha con thấy mình khôn lớn
Xin cho con hiểu đơn sơ khiêm nhượng
Như thước vàng ghi dấu ấn trong đời
Như nấc thang nâng nhịp bước về trời
Như đàn ca tấu muôn lời dâng Chúa
Xin cho con bước theo con đường nhỏ
Biết tươi cười trước vu cáo, gièm pha
Biết vô tư trong thân ái, hiền hoà
Biết chân thành xin thứ tha lầm lỗi
Xin cho con biết hạ mình nhường lối
Cho anh em trên xa lộ yêu thương
Cho bao người đang lê bước giữa đường
Cho tâm hồn đang phiêu linh lạc hướng
Xin cho con mở cõi lòng tiếp đón
Chính mình Ngài nơi phận nhỏ trẻ thơ
Chính mình Ngài nơi kiếp sống vật vờ
Vì đói khát một bàn tay nâng đỡ
Xin cho con đừng lìa xa tình Chúa
Vì tự tôn trong lối sống cao kỳ
Xin cho con niềm tin yêu theo Chúa
Trên đường ấu thơ vững dạ bước đi !!!
“Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ…” (Mt 18, 3)
Xin cho con trở nên như trẻ nhỏ
Sống một đời tín thác vào Cha yêu
Sữa tình thương say thuê thoả sớm chiều
Và trong Cha con thấy mình khôn lớn
Xin cho con hiểu đơn sơ khiêm nhượng
Như thước vàng ghi dấu ấn trong đời
Như nấc thang nâng nhịp bước về trời
Như đàn ca tấu muôn lời dâng Chúa
Xin cho con bước theo con đường nhỏ
Biết tươi cười trước vu cáo, gièm pha
Biết vô tư trong thân ái, hiền hoà
Biết chân thành xin thứ tha lầm lỗi
Xin cho con biết hạ mình nhường lối
Cho anh em trên xa lộ yêu thương
Cho bao người đang lê bước giữa đường
Cho tâm hồn đang phiêu linh lạc hướng
Xin cho con mở cõi lòng tiếp đón
Chính mình Ngài nơi phận nhỏ trẻ thơ
Chính mình Ngài nơi kiếp sống vật vờ
Vì đói khát một bàn tay nâng đỡ
Xin cho con đừng lìa xa tình Chúa
Vì tự tôn trong lối sống cao kỳ
Xin cho con niềm tin yêu theo Chúa
Trên đường ấu thơ vững dạ bước đi !!!
Têrêxa Hài Đồng Giêsu - bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
16:51 30/09/2009
Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được phong thánh năm 1925, tức 28 năm sau khi từ trần. Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê năm 1927 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 19 tháng 10 năm 1997. Khi tuyên bố thánh Têrêxa là tiến sĩ Hội Thánh, là bậc thầy trong đời sống đức tin, điều đó cũng có nghĩa Ðức Giáo Hoàng muốn nói với các tín hữu toàn cầu rằng: Têrêxa là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Khi chiêm ngắm thánh nữ Têrêxa như là bậc thầy nghệ thuật truyền giáo chúng ta sẽ thấy xuất hiện một nghịch lý. Nghịch lý ở chỗ tại sao một nữ tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường mà lại được chọn làm bổn mạng cho các xứ truyền giáo?
Nói đến truyền giáo là nói đến hai động từ Đi và Nói. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Anh em hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân". Sách Ngôn sứ Isaia viết: "Vinh quang thay, những bước chân đi truyền rao Tin Mừng ơn cứu độ". Phải đi, nhưng Têrêsa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Người nữ tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát minh.
Thánh Phaolô bảo rằng: "Làm sao người ta tin nếu không nghe nói. Làm sao người ta nghe nói nếu không có người đi rao giảng. Làm sao có người rao giảng nếu không có ai được sai đi". Nhưng Têrêsa lại không nói gì với ai. Đời sống của các nữ tu Dòng Kín thì rất nghiêm ngặt.
Như thế xem ra rất nghịch lý. Một nữ tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai mà lại được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Chính từ cái nghịch lý ấy mà chúng ta khám phá ra điều này: Giáo Hội mời gọi hãy thay thế câu hỏi truyền giáo làm gì? bằng câu hỏi là gì? Nếu nói làm gì với Têrêxa thì không đúng, vì thánh nữ Têrêsa chẳng làm gì cả. Nếu đặt câu hỏi Têrêxa là ai thì lập tức ta sẽ khám phá ra chiều sâu trong đời sống của thánh nữ. Ngài trở thành bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo nhờ sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường nhỏ.
1. Tình yêu là tất cả
Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu các tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng. Nếu không có tình yêu các vị tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc. Và Ngài nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả. Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Nghệ thuật truyền giáo của Têrêsa chính là tình yêu. Không đi đến đâu, không nói với ai, nhưng chỉ yêu thôi. Chính Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi, v.v. Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó. .. Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa. .. rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).
Khi Têrêxa chọn một lối sống như thế thì chính tình yêu đã chắp cánh cho Ngài đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. Tình yêu làm nên như thế, không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Không nói bằng lời nhưng nói bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim. Têrêxa đã sống nghệ thuật truyền giáo theo nghĩa như thế.
2. Con đường nhỏ
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ.
Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh.
Têrêxa viết trong Thủ Bản gởi Mẹ bề trên Mari Gôngdaga năm 1897: "Thưa Mẹ, như Mẹ biết, con hằng ước ao được nên thánh, nhưng than ôi, mỗi lần sánh mình với các thánh, con đều nhận thấy giữa các ngài và con có một khoảng cách như giữa một ngọn núi cao chót vót và một hột cát ti tiện dưới chân khách bộ hành. Nhưng thay vì thối chí, con lại tự nhủ: Chúa không khơi dậy những ước muốn không thể thực hiện được; dù thấp hèn, con cũng vẫn có thể khao khát nên thánh. Tự làm cho mình lớn lên thì không được, nên con có thế nào thì đành phải chịu như vậy với tất cả những khuyết điểm của con. Nhưng con muốn tìm ra một phương pháp lên trời bằng một con đường nhỏ vừa thẳng lại vừa ngắn, một con đường nhỏ hoàn toàn mới. Chúng ta đang ở trong thế kỷ phát minh, bây giờ không phải leo từng bậc thang nữa; những nhà giàu có đã thay những thang cổ điểm bằng thang máy, thật là tiện lợi. Phần con, con cũng muốn kiếm một cái thang máy để nâng con lên tới Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ quá, chả sao lên được cái thang trọn lành dốc dác. Thế rồi con đi tìm trong Sách Thánh. .. và con đã đọc những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: 'Ai thật bé nhỏ thì hãy đến với Ta' (Cn 9,4).... Thế rồi con đã đến vì con đoán con đã gặp được điều con đang tìm kiếm. .. Chiếc thang máy đưa con lên tận trời là chính đôi cánh tay Chúa đấy, Chúa Giêsu ôi! Vì thế mà con chả cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày sẽ càng bé dần đi mãi. Ôi lạy Chúa, Chúa đã ban cho con hơn sự con mong đợi, và con, con muốn ca ngợi lòng thương xót của Chúa..." (Thủ bản Tự Thuật).
Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Nghệ thuật truyền giáo của Thánh Têrêxa là tình yêu và con đường nhỏ.Tình yêu là tâm điểm, là nguyên tắc, là tận cùng của con đường thơ ấu thiêng liêng. Sống tâm tình con thảo với tất cả tình yêu, người Kitô hữu thực thi sứ vụ truyền giáo của mình theo Gương Thánh Têrêxa.
Đức Giáo Hoàng Piô XII, hồi còn là Hồng y Pacelli, năm 1925 là đại diện Tòa Thánh sang Pháp nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa và làm phép đền thờ Lisieur được xây cất kính Thánh nữ, đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: Đây là vị Thánh lớn nhất hiện đại.
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.
Khi chiêm ngắm thánh nữ Têrêxa như là bậc thầy nghệ thuật truyền giáo chúng ta sẽ thấy xuất hiện một nghịch lý. Nghịch lý ở chỗ tại sao một nữ tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường mà lại được chọn làm bổn mạng cho các xứ truyền giáo?
Nói đến truyền giáo là nói đến hai động từ Đi và Nói. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Anh em hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân". Sách Ngôn sứ Isaia viết: "Vinh quang thay, những bước chân đi truyền rao Tin Mừng ơn cứu độ". Phải đi, nhưng Têrêsa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Người nữ tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát minh.
Thánh Phaolô bảo rằng: "Làm sao người ta tin nếu không nghe nói. Làm sao người ta nghe nói nếu không có người đi rao giảng. Làm sao có người rao giảng nếu không có ai được sai đi". Nhưng Têrêsa lại không nói gì với ai. Đời sống của các nữ tu Dòng Kín thì rất nghiêm ngặt.
Như thế xem ra rất nghịch lý. Một nữ tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai mà lại được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Chính từ cái nghịch lý ấy mà chúng ta khám phá ra điều này: Giáo Hội mời gọi hãy thay thế câu hỏi truyền giáo làm gì? bằng câu hỏi là gì? Nếu nói làm gì với Têrêxa thì không đúng, vì thánh nữ Têrêsa chẳng làm gì cả. Nếu đặt câu hỏi Têrêxa là ai thì lập tức ta sẽ khám phá ra chiều sâu trong đời sống của thánh nữ. Ngài trở thành bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo nhờ sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường nhỏ.
1. Tình yêu là tất cả
Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu các tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng. Nếu không có tình yêu các vị tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc. Và Ngài nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả. Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Nghệ thuật truyền giáo của Têrêsa chính là tình yêu. Không đi đến đâu, không nói với ai, nhưng chỉ yêu thôi. Chính Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi, v.v. Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó. .. Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa. .. rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).
Khi Têrêxa chọn một lối sống như thế thì chính tình yêu đã chắp cánh cho Ngài đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. Tình yêu làm nên như thế, không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Không nói bằng lời nhưng nói bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim. Têrêxa đã sống nghệ thuật truyền giáo theo nghĩa như thế.
2. Con đường nhỏ
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ.
Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh.
Têrêxa viết trong Thủ Bản gởi Mẹ bề trên Mari Gôngdaga năm 1897: "Thưa Mẹ, như Mẹ biết, con hằng ước ao được nên thánh, nhưng than ôi, mỗi lần sánh mình với các thánh, con đều nhận thấy giữa các ngài và con có một khoảng cách như giữa một ngọn núi cao chót vót và một hột cát ti tiện dưới chân khách bộ hành. Nhưng thay vì thối chí, con lại tự nhủ: Chúa không khơi dậy những ước muốn không thể thực hiện được; dù thấp hèn, con cũng vẫn có thể khao khát nên thánh. Tự làm cho mình lớn lên thì không được, nên con có thế nào thì đành phải chịu như vậy với tất cả những khuyết điểm của con. Nhưng con muốn tìm ra một phương pháp lên trời bằng một con đường nhỏ vừa thẳng lại vừa ngắn, một con đường nhỏ hoàn toàn mới. Chúng ta đang ở trong thế kỷ phát minh, bây giờ không phải leo từng bậc thang nữa; những nhà giàu có đã thay những thang cổ điểm bằng thang máy, thật là tiện lợi. Phần con, con cũng muốn kiếm một cái thang máy để nâng con lên tới Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ quá, chả sao lên được cái thang trọn lành dốc dác. Thế rồi con đi tìm trong Sách Thánh. .. và con đã đọc những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: 'Ai thật bé nhỏ thì hãy đến với Ta' (Cn 9,4).... Thế rồi con đã đến vì con đoán con đã gặp được điều con đang tìm kiếm. .. Chiếc thang máy đưa con lên tận trời là chính đôi cánh tay Chúa đấy, Chúa Giêsu ôi! Vì thế mà con chả cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày sẽ càng bé dần đi mãi. Ôi lạy Chúa, Chúa đã ban cho con hơn sự con mong đợi, và con, con muốn ca ngợi lòng thương xót của Chúa..." (Thủ bản Tự Thuật).
Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Nghệ thuật truyền giáo của Thánh Têrêxa là tình yêu và con đường nhỏ.Tình yêu là tâm điểm, là nguyên tắc, là tận cùng của con đường thơ ấu thiêng liêng. Sống tâm tình con thảo với tất cả tình yêu, người Kitô hữu thực thi sứ vụ truyền giáo của mình theo Gương Thánh Têrêxa.
Đức Giáo Hoàng Piô XII, hồi còn là Hồng y Pacelli, năm 1925 là đại diện Tòa Thánh sang Pháp nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa và làm phép đền thờ Lisieur được xây cất kính Thánh nữ, đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: Đây là vị Thánh lớn nhất hiện đại.
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.
Cái nhìn vượt thời gian của Thánh Phanxicô Assisi về Thánh Thể
Quang Huyền, OFM
17:25 30/09/2009
CÁI NHÌN “VƯỢT THỜI GIAN” CỦA THÁNH PHANXICÔ ASSISI
VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
I. DẪN NHẬP
Bí tích thánh thể là nguồn mạch ơn cứu độ, được Chúa Giêsu thiết lập và Giáo Hội cử hành trong hơn hai ngàn năm qua. Nhưng những gì Giáo Hội tin và hiểu về Bí tích Thánh Thể lại có nhiều thăng trầm trong suốt dòng chảy của lịch sử ấy.
Nếu như các Kitô hữu tiên khởi có một niềm tin mãnh liệt vào Thánh Thể và sống kinh nghiệm sâu sắc về bí tích này, thì bước sang thời Trung cổ do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng về Bí tích Thánh Thể, nên càng ngày Giáo Hội càng đánh mất kinh nghiệm sống động của Nhiệm Tích này. Hậu quả của nó là các Kitô hữu thời Trung cổ ngày càng xa cách với Bí tích Thánh Thể; Thánh Thể chỉ là bí tích để họ chiêm ngắm và thờ lạy, chứ không phải là thứ lương thực hằng ngày mang lại ơn cứu độ cho con người. Trong bối cảnh đó, chúng ta thấy thánh Phanxincô lại có những cách hiểu, cách sống Bí Tích Thánh Thể rất hợp với Tin Mừng và quan điểm của Giáo Hội hiện nay về Bí tích Thánh Thể. Phải chăng đây là cái nhìn “vượt thời gian” của ngài về Bí tích trung tâm của đời sống Giáo Hội?
Từ vấn nạn đó, người viết trở về với các Di Cảo của thánh Phanxicô để tìm hiểu niềm tin yêu và cách sống Bí tích Thánh Thể của ngài, và đối chiếu với nhãn quan thần học về Bí tích Thánh Thể hiện nay, nhằm giúp cho bản thân có được sự xác tín sâu xa hơn về niềm tin của mình vào Thánh Thể, và sống mãnh liệt hơn Bí tích Tình Yêu mà mình chiêm ngắm và cử hành mỗi ngày.
Nhân dịp mừng lễ thánh Phanxicô năm nay, cũng là dịp Anh Chị Em Phan Sinh Việt Nam cử hành bế mạc Năm Thánh Phan Sinh “80 năm hiện diện trên Đất Việt”, xin được chia sẻ cùng ban đọc gần xa.
II. CÁI NHÌN “VƯỢT THỜI GIAN” CỦA THÁNH PHANXICÔ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Thánh Phanxicô không phải là nhà thần học theo nghĩa chặt, nhưng khi chiêm ngắm cuộc đời và cách thức ngài sống đức tin, chúng ta nhận thấy ngài có nhiều cái nhìn trực giác mang tính “vượt thời gian” về thần học. Trong số đó, cách hiểu và thực hành Bí tích Thánh Thể của ngài là một cái nhìn đặc sắc và rất có ý nghĩa với chúng ta hôm nay.
1. Bối cảnh của Bí tích Thánh Thể trong thời đại thánh Phanxicô
Thánh Phanxicô sinh vào thế kỷ 12 và sống trong thượng bán thế kỷ 13. Trong thời kỳ đầu của lịch sử Trung cổ Phương Tây, xã hội Ý đang có nhiều biến chuyển về mọi mặt. Giáo Hội Rôma đã chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng sâu rộng liên quan đến Bí tích Thánh Thể, được manh nha từ thế kỷ VI. Chúng ta thấy, Công đồng Latêranô IV, công đồng mà thánh Phanxicô tham dự, đã rất quan tâm đến cuộc khủng hoảng này.
Cuộc khủng hoảng này chủ yếu diễn ra do các tín hữu không còn chuyên cần tiếp rước Thánh Thể, nhưng lại đề cao việc tôn thờ và chiêm ngắm: “Người ta bắt đầu đặt ra nghi thức nâng cao Mình Thánh Chúa ngay sau khi truyền phép để dân chúng thờ lạy…nên việc rước lễ hằng ngày, đã được đức Giáo Hoàng Grêgôriô VII cổ võ ở thế kỷ trước không còn phổ biến” [1]. Tình trạng thờ ơ với Thánh Thể còn thể hiện nơi hàng giáo sĩ Công giáo lúc bấy giờ: “Công đồng Latêranô cũng đã cảnh cáo các giáo sĩ nhất là các giáo sĩ cao cấp, “cử hành thánh lễ mỗi năm không quá bốn lần, và tệ hơn nữa là không tham dự thánh lễ” [2]. Có lẽ vì cơn khủng hoảng này mà Công đồng đã đưa ra luật: Xưng tội ít nhất mỗi năm một lần và rước lễ trong mùa Phục Sinh.
Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do nhiều người Kitô hữu buông thả trong đời sống luân lý và tôn giáo và quên lãng nhân tính của Đức Kitô. Từ đó người ta có xu hướng xa rời Bí tích Thánh Thể: “Các Kitô hữu chỉ xem Thánh Thể như một ‘mầu nhiệm đáng kính sợ, vì chỉ nhìn thấy Đức Kitô như là Thiên Chúa toàn năng, vị Chúa tể, vị Thẩm phán tối cao của vũ trụ, nên họ đã quên rằng Đức Kitô cũng là một con người, là người Anh, người Bầu Chữa cho họ trước toà Chúa” [3].
Trong bối cảnh của sự sợ hãi và tôn kính cực độ, việc rước lễ đối với tín hữu không còn là một sự tham dự vào hy tế của Đức Kitô, nhưng trở thành một phần thưởng ban cho những tâm hồn trong sạch. Từ đây nảy sinh một hướng linh đạo mới cũng góp phần làm giảm việc rước lễ: rước lễ được xem là nguyên lý để đạt đến sự trọn lành cá nhân. Và như thế việc rước lễ càng lúc càng được xem như độc lập với hy tế thánh giá.
Càng ngày, người ta càng xa lìa Bí tích Thánh Thể và hậu quả là những lạm dụng và những dị đoan về Thánh Thể: “Có người tin rằng chỉ cần nhìn lên Mình Thánh khi linh mục giơ lên cũng có sức xua trừ bệnh tật hoặc chết chóc, hoặc đem lại vận may” [4].
Đứng trước bối cảnh đó, thánh Phanxicô không bị cuốn hút vào xu hướng của người đương thời, trái lại ngài có được một cách hiểu và thực hành mang tính trung thành và sáng tạo về Bí tích Thánh Thể. Chúng ta nhận thấy điều đó nơi các Di cảo của ngài.
2. Bí tích Thánh Thể trong Di Cảo của thánh Phanxicô
Trong các Di cảo của thánh Phanxicô, chúng ta thấy nhiều lần ngài đề cập đến Bí tích Thánh Thể. Ngài dùng cụm từ “Mình và Máu Thánh Chúa” 18 lần, để chỉ về Bí tích Thánh Thể. Trong số các Di cảo, thì Huấn ngôn I, diễn tả cái nhìn cốt lõi của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Giống như các Huấn ngôn khác, người ta không thể xác định được tính xác thực và niên đại của Huấn ngôn I; nhưng đây là một viên ngọc quý, là đầu mối giúp chúng ta khám phá ra cái nhìn của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Theo các học giả Phan sinh thì, các bản văn của thánh Phanxicô không phải là những thiên khảo luận thần học tín lý, nhưng đó là những bản văn được viết theo yêu cầu của hoàn cảnh. Riêng các huấn ngôn thì tác giả Kajatan Esser cho rằng: “Các huấn ngôn là những lời chỉ giáo và khích lệ của Phanxicô. Tất cả được ra đời từ các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống đời thường của anh em. Đó là những viên ngọc quý báu chỉ dẫn con đường khôn ngoan thiêng liêng” [5].
Sau khi phân tích Huấn ngôn I về mặt văn chương và đạo lý, tác giả Nobertô Nguyễn Văn Khanh nhận xét: “Tảng đá làm nền tảng cho huấn ngôn này là lời tuyên bố của Đức Kitô: ‘Thầy là Đường, là Sự Thật và là sự Sống’. Đức Kitô là Đấng mặc khải, dẫn đưa con người đến cùng Chúa Cha. Tuy nhiên cúng ta không còn có thể gặp Đức Kitô trong con người Giêsu như xưa, nhưng chỉ có thể gặp Người trong phép Thánh Thể” [6]. Ngoài ra, thánh Phanxicô cũng đã đề cập đến Bí tí Thánh Thể trong Di chúc, trong các thư gởi tín hữu, thư gởi các giáo sĩ, thư gởi toàn dòng mà chúng ta sẽ đề cập tới trong bài viết này.
Các di cảo kể trên là nền tảng giúp chúng ta hiểu hơn quan điểm của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Theo đó, cái nhìn chính yếu của ngài xoay quanh cách hiểu và cách sống Bí tích Thánh Thể.
3. Cách hiểu của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể
Trong bối cảnh của Giáo Hội Tây phương Trung cổ, các giáo sĩ và giáo dân đang đánh mất kinh nghiệm thiêng liêng về Bí tích Thánh Thể qua việc bỏ rước lễ và quên dần tính Hy tế của Thánh thể, thánh Phanxicô đã có những cách hiểu và thực hành rất hợp với Tin Mừng và truyền thống của các Kitô hữu sơ khai. Cách hiểu của ngài rất gần gũi với quan điểm thần học hiện đại về bí tích này.
3.1. Bí tích Thánh Thể nối tiếp mầu nhiệm nhập thể
Sinh thời, khi đứng trước mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa làm người, thánh Phanxicô thường ngất ngây và mê say mầu nhiệm ấy. Sử gia Tô-ma Cêlanô kể lại:
“Thánh Phanxicô thường mừng đại lễ Giáng sinh của Chúa Hài Đồng với một niềm vui bao la. Ngài cho rằng đó là ngày Lễ của các lễ. Ngài thường hôn kính háo hức các bức ảnh Chúa Hài Đồng và lòng cảm thương nồng nàn đối với Hài Nhi Giêsu, khiến ngài lắp bắp thốt ra những lời âu yếm như trẻ thơ bập bẹ. Danh thánh Chúa ngọt ngào như mật ong trong miệng ngài” [7].
Từ cảm nghiệm sâu xa này ngài đi đến việc so sánh việc Đức Giêsu đến trên bàn thờ mỗi ngày với việc người đến trong cung lòng Đức Trinh nữ Mria năm xưa: “Này đây hằng ngày Người hạ mình xuống (x. Pl 2,8) như xưa Người rời ngai vàng (x. Kn 18,15) mà đến trong lòng Đức Trinh Nữ. Hằng ngày Người đến với chúng ta một cách khiêm nhường. Hằng ngày Người rời cung lòng Chúa Cha (x. Ga 1,18) để ngự xuống trên bàn thờ, trong tay linh mục” [8].
Thánh Phanxicô xem hành vi truyền phép của linh mục trên bàn thờ như lần nhập thể mới của Đức Giêsu. Ngài từ cung lòng của Chúa Cha đến ngự trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Và như thế “khi nhìn thấy Mình Thánh Chúa, thánh Phanxicô nghĩ đến Đức Kitô sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria. Bàn thờ giống như máng cỏ, nơi đó Con của Chúa Cha đến với loài người hôm nay” [9]. Để rồi từ bàn thánh đó chúng ta cũng được cưu mang Con Thiên Chúa như là mẹ của Ngài khi tiếp rước Thánh Thể.
Cái nhìn này về sau được Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triển khai rõ hơn trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia:
“Khi truyền tin, Đức Maria cưu mang Con của Thiên Chúa trong thực tại thể lý là Mình và Máu Người, vì thế thể hiện trước trong chính bản thân Ngài điều xẩy ra cách bí tích ở một mức độ nào đó nơi mọi tín hữu rước Mình Máu Chúa dưới hình bán rượu” [10].
Một cái nhìn thể lý về Thánh Thể là điều mà thánh Phanxicô quan tâm. Ngài cũng đã ví việc chúng ta chiêm ngắm và đón nhận Thánh Thể như là lúc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt giống các tông đồ ngày xưa, và nhờ Thánh Thần soi dẫn chúng ta tin Ngài đang diện diện cụ thể với chúng ta:
“Như xưa, con mắt xác thịt của các thánh Tông đồ chỉ trông thấy thân xác của Người, nhưng các ngài tin rằng Người là Thiên Chúa, vì các ngài chiêm ngắm Người với con mắt được Thánh khí soi dẫn. Ngày nay cũng thế, khi con mắt xác thịt của chúng ta trông thấy bánh và rượu, chúng ta hãy biết nhìn ra và tin vững đó là Mình và Máu cực thánh, hằng sống và chân thật của Người. Đó là phương thế Chúa dùng để ở mãi với các tín hữu như chính Người đã nói: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (x. Mt 28,20)” [11].
Tóm lại, theo thánh Phanxicô Bí tích Thánh Thể như phương thế để Chúa Kitô tỏ mình ra cho chúng ta và ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế như Ngài đã hứa. Đây là một sự tiếp nối mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa và kèo dài mầu nhiệm ấy trong lịch sử và cuộc sống của con người, để rồi từ đó Phanxicô liên tưởng tới mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.
3.2. Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm cuộc vượt qua của Chúa Kitô
Một cách hiểu tiếp theo của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm cuộc vượt của Chúa Kitô. Đầy là một tưởng niệm có giá trị mang lại ơn cứa độ cho chúng ta. Cái nhìn này thể hiện qua các điểm nhấn khác nhau của ngài.
* Bí tích Thánh Thể là hy tế cứu chuộc của Giao ước mới
Chúng ta thấy trong Di cảo, thánh Phanxicô dùng đến các từ Hy lễ (Sacrificium) và Hiến tế (Sacrificare) , để chỉ Bí tích Thánh Thể và việc cử hành Thánh Thể [12]. Đó là những bằng chứng cho ta thấy Phanxicô tin Thánh Thể như một hy lễ.
Thêm nữa, trong các bản văn đề cập đến Bí tích Thánh Thể, Phanxicô không dùng từ Thánh Thể, nhưng ngài dùng từ “Mình và Máu Chúa” . Điều này diễn tả hy tế trong các Giao ước giữa con người và Thiên Chúa. Chính thánh Phanxicô cũng đã nói nhiều đến “Máu của Giao ước”, “Giao ước mới”, “Mình và Máu của Giao ước mới” . Đây cũng là những bằng chứng rõ ràng, giúp chúng ta hiểu về tính chất Giao ước của Bí tích Thánh Thể mà Phanxiô đã bàn tới. Quan điểm thần học này quả là mới lạ trong thời đại của ngài, nhưng nó lại là một đề tài đã hấp dẫn các thần học Công đồng Vaticanô II và hậu Công đồng khi họ bàn về Bí tích Thánh Thể. Mới đây nhất, Tông huấn hậu thượng Hội đồng Giám mục, Sacramentum Caritatis đã đề cập tới:
“Thật là ý nghĩa khi cùng những lời đó đã được lặp lại trong mỗi lần cử hành Thánh Lễ, lúc linh mục mời gọi chúng ta tiến đến bàn thờ: ‘Đây Chiên Thiên Chúa Đấng xoá tội trần gian. Phúc cho ai được mời đến dự bữa tiệc của Người.’ Chúa Giêsu là con chiên vượt qua đích thực đã tự nguyện hiến mình để cứu chuộc chúng ta, và vì thế đã thực hiện giao ước mới và vĩnh cửu. Bí Tích Thánh Thể chứa đựng tính mới mẻ trọn vẹn được ban cho chúng ta mỗi khi cử hành. (19)” [13].
* Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm tình yêu của Chúa Giêsu.
Thánh Phanxicô quan niệm rằng, vì yêu thương nhân loại, Chúa Cha đã ban Bí tích Thánh Thể cho loài người để họ tiếp nhận Con của Người, Đấng cứu chuộc họ, nên Ngài đã nhắc nhở mọi người cử hành Bí tích Thánh Thể với ý hướng ngay lành và thánh thiện: “Anh em hãy tiến dân hy lễ chân thật là Mình và Máu cực thánh Chúa Giêsu Kitô một cách cung kính với ý hướng thánh thiện và tinh tuyền...Nhờ ơn Chúa giúp anh em hãy quy hướng mọi tâm tư, tình cảm về Thiên Chúa Tối cao, chỉ ước ao làm đẹp lòng một mình Người mà thôi” [14]. Đây là một lời khuyên giúp các tín hữu đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Nó liên hệ đến nghi thức tưởng niệm Chúa Kitô trong thánh lễ. Theo thánh Phanxicô đây là một sự tưởng niệm mang tính sống động về sự hiện diện của Đức Kitô.
Với cái nhìn khá tinh tế về Thánh Thể, thánh Phanxicô luôn nghĩ đến việc kết hợp với Chúa Kitô Thánh Thể. Chính ngài thường rước lễ một cách sốt sắng và lòng sùng kính này của ngài lôi cuốn được nhiều người. Khi rước lễ, ngài bày tỏ tất cả sự tôn kính phải có đối với bí tích cao siêu ấy [15].
Hơn nữa, ngài đã nhiều lần nhắc đến lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Và như thế, cử hành Thánh Thể là việc chúng ta đáp lại lời Chúa Giêsu và tham dự vào hy lễ thập giá của Ngài. Đó là việc tưởng niệm tình yêu cứu chuộc của Chúa Giêsu năm xưa: “Đối với thánh Phanxicô, bánh Thánh Thể là lương thực hằng ngày để tưởng nhớ đến tình yêu của Đức Kitô, đã biểu lộ trong toàn bộc cuộc sống trần gian của Người và đỉnh cao nhất là cây thánh giá” [16].
* Bí tích Thánh Thể biểu hiện tình hiệp thông huynh đệ
Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm tình yêu của Chúa Kitô, nên được thánh Phanxicô quan niệm là biểu tượng hằng đầu của tình hiệp thông và yêu thương huynh đệ.
Chúng ta biết, vào đại của thánh Phanxicô mỗi linh mục chỉ được quyền làm lễ riêng mỗi ngày, chưa có thánh lễ đồng tế. Nhưng thánh Phanxicô muốn mỗi ngày có một thánh lễ chung trong cộng đoàn, ở đó các anh em hiệp thông với Chúa Thánh Thể và với nhau: “Vì vậy, nhân danh Chúa, tôi hết lòng khuyến khích anh em: tại các nơi anh em ở, mỗi ngày, anh em hãy cử hành một thánh lễ mà thôi theo thể thức của Hội Thánh” [17]. Vì vậy, nhà khuyến khích các anh em linh mục tham dự thánh lễ của các anh em linh mục khác: “Nếu ở đó (trong cộng đòan) có nhiều linh mục, thì vì lòng yêu mến đối với Thiên Chúa là Tình yêu, người này hãy vui lòng dự lễ của người kia” [18]. Và như thế, việc cử hành thánh lễ chung trong cộng đoàn và nhiều linh mục tham dự một thánh lễ là nhắm đến sự hiệp thông huynh đệ trong Thánh Thể. Một tác giả đã nhận định rất hay về quan điểm này rằng: “Điều thánh Phanxicô Assisi nhắm khi muốn chỉ có một thánh lễ hằng ngày trong mỗi cộng đoàn, đó là gìn giữ mối dây bác ái huynh đệ, và mối dây ấy không tỏ lộ lúc nào cách hiển nhiên hơn là khi cùng dâng hiến hy tế Thánh Thể” [19]. Sự hiệp thông trong thánh lễ đồng tế là một nét mới được Giáo Hội khuyến khích và cổ võ từ giáo huấn của Công đồng Vaticanô II: “Việc đồng tế biểu lộ chính đáng tính hợp nhất của chức linh mục” [20]. Đấy là điều mà thánh Phanxicô đã sống và dạy anh em thực hành từ nhiều trăm năm trước nay lại được Giáo hội chính thức nhìn nhận.
Một cử chỉ khác của thánh Phanxicô vào những ngày cuối đời cũng thể hiện tình hiệp thông huynh đệ, giống như Chúa Giêsu đã cử hành trước cuộc tử nạn của Ngài. Nói đúng hơn Phanxicô đã bắt chước Chúa Giêsu. “Ngài xin anh em môt cái bánh mì, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho mỗi người một miếng nhỏ. Ngài cũng xin đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan: “Trước lễ vượt qua, Chúa Giêsu.. .và người đã yêu họ đến cùng...(x.Ga 13, 1-15)” [21].
Ở đây, thánh Phanxicô bắt chước Chúa Giêsu với ý nghĩa là hiệp thông anh em trong lúc anh em của ngài đang hoang mang vì gần phải xa cách người cha yêu dấu. Chính sử gia Tôma Cêlanô đã nhận thấy điều này: “Ngài làm như thế để tưởng niệm bữa Tiệc ly mà Chúa đã cử hành với các môn đệ Ngài làm những cử chỉ ấy để tưởng nhớ đến Chúa và để cho các anh em của ngài thấy lòng ngài yêu thương họ đến chừng nào”. Thực vậy, thánh Phanxicô xem Bí tích Thánh Thể là chứng cứ tối cao của tình thương mà Chúa Kitô dành cho các môn đệ. Vì thế, khi thấy anh em khóc than đau đớn, ngài không biết làm gì hơn là lặp lại cùng một cử chỉ yêu thương của Chúa Kitô: “cử chỉ bẻ bánh” . Điều này cũng được thể hiện trong sách Gương trọn làng: “Như Chúa đã muốn dùng một bữa ăn cuối với các môn đệ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh trước khi chịu chết, để làm dấu chứng tỏ tình yêu thương của Người, thánh Phanxicô, con người noi gương Chúa cách hoàn hảo, cũng muốn nêu lên cùng một dấu chứng tỏ tình thương như vậy” [22]. Đây là một việc làm có một không hai trong lịch sử mà vị thánh nghèo muốn bắt chước Chúa Giêsu để tỏ bày tình yêu thương chân thành của ngài với anh em đang quay quần bên giường bệnh của mình.
Chiều kích hiệp thông huynh đệ của Bí tích Thánh Thể ngày nay cũng được Giáo Hội nhấn mạnh: “Nơi các đoàn thể đó, tín hữu được tụ họp lại nhờ sự rao giảng Phúc âm Chúa Kitô và mầu nhiệm Tiệc thánh Chúa được cử hành, để nhờ Thịt và Máu Chúa, tất cả kết thành huynh đệ và thành một thân thể. Chúa Kitô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé nghèo hèn hay tản mác khắp nơi. Và nhờ Thần lực Người, Giáo Hội hiệp thành duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” [23].
Thật vậy, đây là một chiều kích mà các nhà thần học hiện nay quan tâm, vì chúng có tầm quan trọng trong đời sống của các Kitô hữu. Một tác giả đã diễn tả rất hay quan điểm này rằng:
“Bí tích thánh thể biểu hiện hiệp thông nên chúng ta có thể nói về sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể như là sự đồng hiện diện với Giáo Hội, hiện diên cho Giáo Hội và vì Giáo hội. Đồng thời Chúa Kitô là tấm bánh được bẻ ra trao cho mọi người, nên Bí tích Thánh Thể không chỉ biểu đạt sự quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, nhưng còn là biểu đạt tính duy nhất của mỗi người trong tương quan với cộng đồng” [24].
Từ chiều kích hiệp thông huynh đệ, thánh Phanxicô đưa chúng ta đến một sự liên kết mới là Thánh Thể và Lời Chúa.
* Bí tích Thánh Thể và Lời Chúa
Đây là một trong những nét đặc biệt của thánh Phanxicô khi ngài hiểu về Bí tích Thánh Thể. Chúng ta thấy sau Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội mới đề cao Lời Chúa và trả lại cho Lời Chúa tầm quan trọng ngang tầm với Thánh Thể trong cử hành thánh lễ. Thế nhưng, thánh Phanxicô từ thế kỷ 12 đã tôn kính Lời Chúa như một bí tích ngang tầm với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Thực vậy, mỗi lần thánh Phanxicô nói đến Bí tích Thánh Thể, đồng thời ngài cũng nói đến “các Lời Chí Thánh của Chúa”.
Theo thánh Phanxicô thì Lời Chúa được hiểu theo nghĩa rộng, Lời Chúa trong Kinh Thánh, trong phụng vụ trong lời giảng dạy. Ngài nhắc đến lời trong công thức truyền phép Thánh Thể của linh mục: “Chúng ta biết rằng không thể có thân mình Chúa, nếu trước tiên không có lời truyền phép.” [25]; trong các bản văn phụng vụ; trong lời giảng dạy của các nhà thần học và các nhà giảng thuyết [26].
Từ đó, chúng ta thấy, thánh Phanxicô nhìn thấy trong Kinh Thánh một sự hiện diện sống động, sự hiện diện của Đức Kitô và ngài đã từng đến với Kinh Thánh như đến với Đức Kitô: “Để kiểm chứng lời tôi nói, sáng mai chúng ta đến nhà thờ, mở sách Phúc Âm và chúng ta sẽ xin lời khuyên của chính Chúa Kitô” [27].
Hơn nữa, mỗi lần đề cập đến Mình và Máu Thánh Chúa, thánh Phanxicô đều nói đến Lời Thánh Thiện của Chúa: “Thật vậy, chúng ta không có cũng không thấy được điều gì cụ thể về chính Đấng Tối cao ở đời này, ngoài Mình và Máu Chúa, những Danh hiệu và những Lời của Ngài: nhờ những bảo vật ấy, chúng ta đã được dựng nên, được cứu thoát khỏi chết và dẫn đưa vào cõi sống (x. 1Ga 3,14).” [28]. Theo các nhà thần học thời Trung cổ thì sự hiện diện “cách thể lý” là nói về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể sau khi đã truyền phép, nhưng đối thánh Phanxicô thì sự hiện diện này đồng thời cả trong “những Danh hiệu và Lời của Người”. Như thế, đối với thánh Phanxicô những Lời thần linh cũng là dấu hiệu thể lý của Con Thiên Chúa, tương đương với Bí tích Thánh Thể. Mối liên hệ mật thiết trong tâm tưởng của thánh Phanxicô giữa Bí tích Thánh Thể và Lời Chúa cũng có một giá trị bí tích trong đó ngài gặp được sự hiện diện của Con Thiên Chúa.
Đây là một nét mới của thần học sau Công đồng Vaticanô II; Giáo Hội nhìn nhận giá trị ngang nhau của Thánh Thể và Lời Chúa trong thánh lễ như những nguồn lương thực thần linh cho con người: “Thánh lễ gồm hai phần, phần phụng vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể được liên kết chặt chẽ đến nỗi chỉ tạo thành một hành vi phụng thờ duy nhất” [29].
* Tóm lại, thánh Phanxicô đã có một đức tin mãnh liệt vào chiều kích tưởng niệm cuộc vượt qua của Đức Giêsu trong Bí tích Thánh Thể từ rất sớm. Đó cũng là điều mà Công đồng Vaticanô II quan tâm và nhấn mạnh:
“Trong bữa tiệc sau hết, vào đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình và Máu Người, để nhờ đó, Hy Tế Thập Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thác cho Hiền Thê yêu quý của Người là Hội Thánh tưởng nhớ sự chết và phục sinh của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc Vượt Qua. Trong tiệc này, chúng ta nhận được Chúa Kitô làm của ăn, được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm vinh quang tương lai" [30].
Ở điểm này, chúng ta thấy có một sự gặp gỡ nào đó giữa tư tưởng của thánh Phanxicô và quan niện thần học của Công đồng về chiều kích hy tế của Thánh Thể. Như thế, giáo huấn của Công đồng Vaticanô II đã làm mới lại và phong phú hoá quan điểm của Phanxicô về mầu nhiệm vượt qua của Thánh Thể hay mang có chiều kích hy tế của Thánh Thể một sự mới mẻ về ý nghĩa vốn có của nó.
Từ những cách hiểu sâu sắc về Bí tích Thánh Thể nói trên, thánh Phanxicô không dừng lại ở đó, nhưng tiến xa hơn nữa, bằng cách sống những điều mình đã hiểu và cảm nghiệm về Bí tích Cực Thánh này.
4. Thánh Phanxicô sống Bí tích Thánh Thể
Chúng ta có thể xem xét mối tương quan thân mật của thánh Phanxicô và mầu nhiệm Thánh Thể trong cuộc đời thánh Phanxicô theo ba cách thức chính yếu, mà ngài đã sống sau khi hoán cải và được ngài nhắc lại trong Di Chúc.
4.1. Rước lễ thường xuyên
Trong một bối cảnh mà mọi người đang xa rời Bí tích Thánh Thể và xem đó như một biểu tượng để thờ lạy, thì thánh Phanxicô lại có một sự kết hợp mật thiết và gần gủi với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Điều này thể hiện qua việc ngài thường xuyên tiếp rước Mình Thánh Chúa: “Theo ngài (thánh Phanxicô) sẽ là một sự xúc phạm lớn đến với Bí tích này nếu không tham dự tất cả mọi ngày ít nhất một thánh lễ. Chính ngài rước lễ thường xuyên và lòng sùng mộ của ngài lôi cuốn được nhiều người” [31]. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy thái độ này của thánh Phanxicô có liên quan đến quy định của Công đồng Latêranô IV (mà ngài đã tham dự) là xưng tội một năm ít là một lần và rước lễ trong Mùa Phục Sinh, để chỉnh đốn lại tình trạng các tín hữu bỏ không rước lễ [32].
Đây là một việc làm trông có vẻ rất bình thường với chúng ta hôm nay, nhưng trong thời đại thánh Phanxicô, Giáo Hội khuyên rước lễ trong Mùa Phục sinh, nghĩa là việc rước lễ không có tính thường xuyên và việc làm của thánh Phanxicô đã thực sự đi ngược lại cảm thức của các Kitô hữu thời ngài để sống tinh thần của Công đồng. Cách thức thực hành này mãi tới mấy thế kỷ sau Giáo Hội mới mời gọi con cái mình thực hành trong đời sống đức tin. Giáo huấn của Công đồng Vatican II dạy: “Rất đáng khuyến khích các tín hữu tham giữ thánh lễ hoàn hảo hơn, bằng cách sau khi linh mục rước lễ, họ cũng lãnh nhận Mình Máu Chúa trong cùng một Hy lễ đó” [33]. Gần đây, Huấn thị Bí Tích cứu chuộc cũng nhấn mạnh thêm việc rước lễ khi tham dự thánh lễ: “Chắc chắn thật là tốt nếu những ai tham dự thánh lễ nên rước lễ trong buổi cử hành đó, miễm là họ hội đủ mọi điều kiện cho phép họ rước lễ” [34].
Chính hành vi thường xuyên tiếp rước Mình Thánh Chúa mà thánh Phanxicô đã có một mối dây tình yêu thân thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể. Từ đây, xuất phát lòng tin mạnh mẽ của ngài vào các Nhà Thờ, nơi có Chúa Giêsu hiện diện trong nhà tạm.
4.2. Lòng tin vào các Nhà Thờ
Thánh Phanxicô có một lòng tin mãnh liệt vào các nhà thờ, vì ngài tin rằng ở đó có sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể Điều này được ngài đề cập đến trong Di chúc: “Chúa đã ban cho tôi lòng tin mạnh mẽ đối với các nhà thờ, vì thế tôi cầu nguyện một cách đơn sơ rằng: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con thờ lạy Chúa trong hết mọi nhà thờ trên hoàn cầu. Chúng con chúc tụng Chúa vì Chúa đã dùng cây Thánh giá mà cứu chuộc thiên hạ” [35]. Sau khi thánh Phanxicô nhắc đến nhà thờ và thánh giá thì ngài nói đến linh mục và phép Mình Thánh Chúa, vì thế chúng ta tin chắc rằng ở đây thánh Phanxicô nói đến Chúa Giêsu Thánh Thể [36].
Từ chỗ tin vào sự hiện diện của Chúa trong các nhà thờ, thánh Phanxicô khuyên các tín hữu năng viếng các nhà thờ và tôn trọng các linh mục vì các ngài là thừa tác của Bí tích Thánh Thể: “Chúng ta phải năng đi viếng các nhà thờ, tôn kính và quí trọng các giáo sĩ, không phải vì bản thân các ngài bao nhiêu vì các ngài có thể là những người tội lỗi, nhưng chính là vì thánh chức và nhiệm vụ của các ngài đối với Mình và Máu rất thánh của Đức Kitô mà các ngài dâng hiến trên bàn thờ, nhận lấy và ban phát cho kẻ khác. Tất cả chúng ta phải biết chắc rằng: không ai có thể được cứu độ nếu không phải là nhờ các lời thánh thiện và Máu của Chúa Giêsu Kitô mà các giáo sĩ đọc, rao giảng và ban phát.” [37].
Đây là một lời khuyên thể hiện lòng tin tưởng của thánh nhân vào Chúa Giêsu Thánh Thể trong các nhà thờ. Mãi về sau nó mới trở thành một việc làm đạo đức được phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội. Chúng ta biết, ngay từ lúc sinh thời, thánh Phanxicô đã xin Đức Giáo hoàng cho phép những ai đến viếng nhà thờ Đức Bà các Thiên thần (của Dòng) thì được ơn đại xá. Ngày nay hành vi đạo đức này đã được Giáo Hội nhìn nhận và phổ biến khắp nơi. Việc viếng Thánh Thể hay viếng nhà thờ đã trở thành một hành vi đạo đức bình dân mang tính thường xuyên của các Kitô hữu trên khắp thế giới.
4.3. Lòng tin vào các linh mục
Tiếp theo lòng tin vào các nhà thờ, thánh Phanxicô đề cập đến lòng tin vào các linh mục như những người có quyền truyền phép và trao ban Mình Máu Thánh Chúa cho người khác. Đây là một biểu hiện lòng tin của ngài vào Bí tích Thánh Thể.
Trong Di chúc ngài nói lên thái độ tùng phục các linh mục một cách mau mắn: “Dù tôi có khôn ngoan như Salômon, nếu tôi gặp các linh mục thấp kém ở thế gian này, tôi cũng không muốn giảng dạy trong giáo xứ của các ngài, nếu các ngài không chấp thuận” [38]. Sở dĩ thánh Phanxicô kính mến các linh mục là vì những lý do khác nhau:
Thứ nhất, ngài nhận thấy Chúa Kitô hiện diện trong các linh mục, dù cho cuộc sống của các vị ấy không xứng đáng: “Tôi muốn kính sợ, yêu mến và quý trọng các ngài cũng như tất cả các linh mục khác như là tôn chủ của tôi. Tôi không muốn xem xét tội lỗi của các ngài; vì tôi nhìn thấy Con Thiên Chúa hiện diện nơi các ngài” [39].
Kế đến, thánh Phanxicô nhìn con người của linh mục qua chức vụ cử hành Bí tích Thánh Thể và ban phát Lời Chúa: “Hỡi anh em linh mục, xin hãy nghĩ đến chức vụ cao trọng của anh em và hãy sống thánh thiện vì Thiên Chúa là Đấng thánh thiện. Thiên Chúa đã trọng đãi anh em hơn mọi người vì chức vụ ấy” [40].
Từ đó, chúng ta nhận thấy, thánh Phanxicô có một lòng tin mạnh mẽ vào các linh mục. Lòng tin này bắt nguồn từ lòng tin của ngài vào Bí tích Thánh Thể. Đây là một quan điểm đi ngược lại với lịch sử nước Ý lúc bấy giờ: có nhiều người đã nổi dậy chống các linh mục bất xứng [41].
Thần học của Vaticanô II cũng đã nhấn mạnh vai trò của linh mục trong Thánh Thể qua Sắc lệnh đời sống linh mục: “Nhờ thừa tác vụ của các linh mục, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được hoàn tất vì kết hiệp với Hy tế của Chúa Kitô, Đấng Trung gian duy nhất; hy tế này nhờ tay các linh mục, nhân danh Giáo Hội, hiến dâng một cách bí tích và không đổ máu trong bí tích Thánh Thể, cho tới khi Chúa lại đến. Chính việc tế lễ này là điểm nhắm tới và hoàn tất của tác vụ linh mục” [42].
* Tóm lại, niềm say mê Chúa Kitô trong phép Thánh Thể đã kết tinh trong các thực hành rất cụ thể và sống động nơi thánh Phanxicô từ nhiều thế kỷ trước. Tinh thần này của của ngài ngày hôm nay Giáo Hội lại hết mực quan tâm và mời gọi con cái mình ý thức và thực hành:
“Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu đừng tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng nhờ hiểu thấu đáo mầu nghiệm mầu nhiệm đó qua nghi lễ và kinh nguyện sao cho họ tham dự hoạt động thánh cách ý thức, thành kính và linh động, cho họ được đào luyện bởi Lời Chúa, được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa” [43].
III. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
Cái nhìn của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể trải rộng trong các Di cảo của Ngài. Việc ta “lục lọi” trong các tác phẩm đó để tìm kiếm những “viên ngọc ẩn dấu” là một việc làm khó khăn không chỉ riêng ai, vì sự tinh tế và nhạy bén của ngài về Thánh Thể luôn mang tính vượt thời gian. Và như thế càng tìm kiếm chúng ta càng thấy tư tưởng của ngài “ẩn hiện’ trong các quan điểm thần học của Công đồng Vatican II và các nhà thần học hậu Công đồng.
1. Những “tia sáng” trong bầu trời âm u
Đặt quan điểm và cách thực hành niềm tin của thánh Phanxicô vào trong bối cảnh Giáo Hội Rôma thời Trung cổ, người viết nhận thấy đức tin của thánh Phanxicô đối với Bí tích Thánh Thể là một cuộc “cách mạng” thần học về bí tích này. Sống trong một thời đại mà mọi người đang có những quan điểm lạc xa với Thánh Thể, lòng tin và sống Bí tích Thánh Thể một cách trung thành và sáng tạo của thánh Phanxicô là một cái nhìn táo bạo, mang tính “vượt thời gian” về mầu nhiệm Thánh Thể của Chúa Kitô.
Chúng ta biết, các tín hữu và các giáo sĩ thời bấy giờ có khuynh hướng tách rời Bí tích Thánh Thể ra khỏi lịch sử chung của ơn cứu độ, hoặc vì chỉ thấy vị Chúa vinh quang để thờ lạy và chiêm ngắm, hoặc vì chỉ nhìn thấy bí tích này như một thứ lương thực thiêng liêng giúp cho cá nhân tiến bộ trên đàng nhân đức, nhưng lại không thấy hay ít thấy chiều kích hy lễ và chiều kích hiệp thông của Bí tích Thánh Thể [44]. Và như thế, cách hiểu và sống Bí thích Thánh Thể của thánh Phanxicô như những “tia sáng” hiếm hoi trong bầu trời Trung cổ âm u. Nhưng những tia sáng đó lại có sức lan toả mãnh liệt vào trong thâm sâu của lòng người, và nó như đang cưu mang một niềm hy vọng vào một buổi bình minh rực rỡ của thần học về Bí Tích Thánh Thể.
2. Một “bình minh” ló rạng
Có thể nói, với Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, một văn kiện đầu tiên của Vaticanô II, Giáo Hội đã kết liễu một kỷ nguyên, khi kêu gọi thay đổi phụng vụ cách triệt để hơn bất cứ một cuộc thay đổi nào trong bốn thế kỷ trước đó. Từ đó, quan điểm thần học về Phụng vụ nói chung và Thánh Thể nói riêng được quan tâm, suy tư và cải tổ, để trở thành “thực tại thần linh” sống động và uyển chuyển trong đời sống đức tin của các tín hữu. Sự đa dạng hoá đã trở thành luồng gió mát xua tan những ngột ngạt của sự đồng nhất trong phụng vụ vốn là một nguyên tắc cứng nhắc trong Giáo Hội trước đó.
Trong Thánh Thể, sự canh tân đã xuất hiện: “Thánh lễ bằng tiếng La tinh đã được dịch sang các ngôn ngữ hiện đại, phụng vụ bắt đầu đơn giản và hiện diện hơn, có tính Kinh Thánh và tạ ơn hơn, nhấn mạnh đến các bài đọc Kinh Thánh và việc hiệp lễ hơn là việc truyền phép. linh mục được khuyến khích đồng tế, và giáo dân được mời gọi tham gia” [45]. Công đồng đã nhấn mạnh các chiều kích khác nhau của Thánh Thể. Trong số đó, chiều kích hy tế và chiều kích hiệp thông (tham gia) của Bí tích Thánh Thể, điều mà thánh Phanxicô đã tin và đã sống từ hơn 800 năm trước, lại là những điểm nhấn của Công đồng Vaticanô II trong các văn kiện khác nhau như đã nói ở trên.
Dẫu biết rằng những chiều kích căn bản này của Bí tích Thánh Thể đã được các Kitô hữu tiên khởi tuyên nhận và sống; các Giáo phụ đã ít hay nhiều bàn đến, nhưng thánh Phanxicô không phải là một nhà thần học đúng nghĩa, ngài không khảo cứu nhiều về thần học và chắc rằng ngài không trực tiếp làm việc trên các tài liệu này. Hơn nữa, trong một bối cảnh mà người ta có nhiều lối giải thích sai lệch về Bí tích Thánh Thể, mà ngài vẫn giữ được những “hạt ngọc” tư tưởng rất gần với quan điểm của thần học hiện đại về Bí tích Thánh Thể. Sự gặp gỡ mang tính “kỳ ngộ” giữa niềm tin yêu và sống của thánh Phanxicô vào Thánh Thể và quan niện của thần học hiện đại không phải là một sự tình cờ, nhưng do cả hai cùng có chung một nguồn liệu vô cùng quan trọng là Kinh Thánh. Đây cũng là điều dễ hiểu khi thánh Phanxicô là một tâm hồn được thấm nhuần Kinh Thánh, đến nỗi những lời nói của ngài luôn mang dáng dấp lời Kinh Thánh; còn xu hướng thần học Bí tích nhất là Thánh Thể sau Công đồ Vaticanô II lại nỗ lực trở về nguồn Kinh Thánh và Giáo Phụ để tìm lại kinh nghiệm thuở ban đầu.
Có thể nói, “bình minh” của Bí tích Thánh thể đã chiếu soi vào đời sống các Kitô hữu hôm nay từ cột mốc quan trọng của Công đồng Vatican II; và nó đã có một sức lan toả diệu kỳ làm tươi mát đời sống tâm linh của bao người. Và như thế, một cách nào đó tư tưởng của vị thánh nghèo đã gợi hứng cho những nỗ lực của Giáo Hội trong khi tìm về cội nguồn của Bí tích Thánh Thể trong Kinh Thánh và Giáo phụ.
IV. KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu tư tường của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể, người viết nhận thấy rằng: Sự bén nhạy của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể là kết quả của một tâm hồn say mê Đức Kitô cho đến lúc được đồng hình đồng dạng với Ngài khi nhận năm dấu thánh vào năm 1224.
Hơn nữa, ngài cũng đã được thấm nhuần sâu xa giáo huấn truyền thống của Giáo Hội mà ngài đã tiếp nhận qua Phụng vụ, qua Phúc Âm, nhất là Tin Mừng Gioan. Thánh Phanxicô luôn đặt Bí tích Thánh Thể trong toàn bộ lịch sử cứu độ và coi bí tích ấy như là sự tiếp nối của biến cố Nhập Thể và vẫn hiện tại hóa trong đời sống của chúng ta nhờ Bí tích Thánh Thể:
“Ý Chúa Cha là Chúa con hiển phúc và vinh quang mà người ban cho chúng ta và đã sinh ra cho chúng ta (đây là mầu nhiệm nhập thể), lấy máu mình mà hy tế và lễ vật đâng trên bàn thờ thập giá (mầu nhiệm cứu chuộc bằng cây thập giá), Không phải vì bản thân Người, chính nhờ Người mà vạn vật được tạo thành (đây là công cuộc tạo dựng), nhưng vì tội lỗi chúng ta. Người đã để lại một gương mẫu cho chúng ta dõi bước theo Người. Chúa Cha cũng muốn tất cả chúng ta được Chúa con cứu độ và tiếp nhận Con của Người với tâm hồn tinh tuyền và thể xác thanh sạch (đây là ơn cứu độ nhờ Bí tích Thánh Thể”.
Mầu nhiệm Thánh Thể dường như đã thấm nhập và sinh hoa kết trái trong con người thánh Phanxicô năm nào, giờ đây “bàng bạc” trong các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II. Và đến lượt mình, nó lại thấm nhập, bén rễ và sinh hoa kết quả trong đời sống của mọi thành phần Dân Chúa trong thế giới hôm nay.
Thiết nghĩ, việc tìm hiểu quan điểm cùa thánh Phanxicô về Bí tích Thành Thể là dịp thuận tiện giúp chúng ta hiểu biết hơn về một con người đã có những cái nhìn “vượt thời gian” về mầu nhiệm Thánh Thể; và như thế ngài trở thành một mẫu gương tuyệt vời về cách hiểu, cách cảm và cách sống bí tích Tình Yêu cho chúng ta hôm nay.
Hơn nữa, việc làm này cũng giúp chúng ta đào sâu quan niện thần học của Giáo Hội ngày nay về Thánh Thể. Ngõ hầu Thánh Thể trở thành một nguồn mạch sức sống mới tuôn chảy trên cuộc đời chúng ta và mở ra cho chúng ta một chân trời mới trong hành trình sống và loan báo tình yêu và niềm hy vọng của Bí tích Thánh Thể cho thế giới hôm nay, như lời mời gọi của Đức Bênêđictô: “Chúng ta hãy khích lệ lẫn nhau hân hoan sánh bước, lòng đầy ngạc nhiên, đến gặp Thánh Thể để có thể cảm nhận cũng như loan báo cho người khác sự thật về những Lời Chúa Giêsu đã nói khi Người từ biệt các môn đệ: ‘Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế’”.
Chú thích:
[1] Nguyễn Văn Khanh, Chúa Giêsu Kitô trong tư tưởng thánh Phanxicô Asissi, luận án tiến sĩ, 1973, Nguyễn Gia Thịnh dịch, Tủ sách Phansinh, 2003, tr 286.
[2] Sđd, tr 287.
[3] Sđd, tr 290-291
[4] Nguyễn Đức Thông, Kết duyên, Các bí tích gia nhập đạo, 2007, tr 234.
[5] Kajatan Esser, Chú Giải Luật Dòng Phan sinh, Bản dịch của Trần Hữu Phương, Tủ sách Phan sinh, 2002.
[6] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 309.
[7] Tôma Cêlanô, Truyện ký thánh Phanxicô, cuốn I, (1Cl) Bản dịch của Nguyễn Gia Thịnh, Tủ sách Phansinh 2004, số 84 -86.
[8] Thánh Phanxicô, Huấn ngôn I (Hn 1), 16-18.
[9] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 311.
[10] Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, số 55.
[11] Hn 1, 20-22.
[12] X. Hy lễ: Thư gởi các tín hữu, bản gốc 2 (2TTh), 11; Thư toàn dòng (TTd), 14; Thư thứ nhất gởi các anh Tổng Phục vụ (1TTpv), 3; Hiến tế: Thư gởi các tín hữu, bản gốc 2 (2TTh), 4; 1TTpv 2, Thư gởi các Giáo sĩ, bản gốc 2 (2TGs), 4.
[13] Tông huấn hậu thượng Hội đồng Giám mục, Sacramentum Caritatis, số 9.
[14] TTd 14,16.
[15] x. 2 Celanô 201
[16] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 324.
[17] TTd 30.
[18] TTd, 31.
[19] X. Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 326.
[20] PV 57.
[21] 2 Cel 217; GT 88.
[22] Sách Gương trọn lành, l 88.
[23] GH 26
[24] Vũ Chí Hỹ, Thánh thể Bí tích của niềm hy vọng cánh chung, bài giảng. 2008.
[25] 1TGs 1-2.
[26] x.Dc 12 - 13
[27] 2 Celanô 15.
[28] 1TGs 3.
[29] PV 56.
[30] PV 47.
[31] 2Cel 201.
[32] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 329.
[33] PV 55.
[34] Thánh bộ Phượng Tự và Bí Tích, Huấn thị Bí tích Cứ chuộc, năm 2004, số 83.
[35] Thánh Phanxicô, Di chúc (Dc), 4.
[36] X. Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 334.
[37] 2TTh 33-35.
[38] Dc 7.
[39] Dc 9-9.
[40] TTd 23.
[41] X.Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 341.
[42] LM 2.
[43] PV 48.
[44] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 342.
[45] Nguyễn Đức Thông, Kết duyên, Sđd, tr 268.
[46] 2TTh 11-14, (Chú giải thêm của Nguyễn Văn Khanh.)
[47] Sacramentum Caritatis, Sđd, số 97.
VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
I. DẪN NHẬP
Bí tích thánh thể là nguồn mạch ơn cứu độ, được Chúa Giêsu thiết lập và Giáo Hội cử hành trong hơn hai ngàn năm qua. Nhưng những gì Giáo Hội tin và hiểu về Bí tích Thánh Thể lại có nhiều thăng trầm trong suốt dòng chảy của lịch sử ấy.
Nếu như các Kitô hữu tiên khởi có một niềm tin mãnh liệt vào Thánh Thể và sống kinh nghiệm sâu sắc về bí tích này, thì bước sang thời Trung cổ do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng về Bí tích Thánh Thể, nên càng ngày Giáo Hội càng đánh mất kinh nghiệm sống động của Nhiệm Tích này. Hậu quả của nó là các Kitô hữu thời Trung cổ ngày càng xa cách với Bí tích Thánh Thể; Thánh Thể chỉ là bí tích để họ chiêm ngắm và thờ lạy, chứ không phải là thứ lương thực hằng ngày mang lại ơn cứu độ cho con người. Trong bối cảnh đó, chúng ta thấy thánh Phanxincô lại có những cách hiểu, cách sống Bí Tích Thánh Thể rất hợp với Tin Mừng và quan điểm của Giáo Hội hiện nay về Bí tích Thánh Thể. Phải chăng đây là cái nhìn “vượt thời gian” của ngài về Bí tích trung tâm của đời sống Giáo Hội?
Từ vấn nạn đó, người viết trở về với các Di Cảo của thánh Phanxicô để tìm hiểu niềm tin yêu và cách sống Bí tích Thánh Thể của ngài, và đối chiếu với nhãn quan thần học về Bí tích Thánh Thể hiện nay, nhằm giúp cho bản thân có được sự xác tín sâu xa hơn về niềm tin của mình vào Thánh Thể, và sống mãnh liệt hơn Bí tích Tình Yêu mà mình chiêm ngắm và cử hành mỗi ngày.
Nhân dịp mừng lễ thánh Phanxicô năm nay, cũng là dịp Anh Chị Em Phan Sinh Việt Nam cử hành bế mạc Năm Thánh Phan Sinh “80 năm hiện diện trên Đất Việt”, xin được chia sẻ cùng ban đọc gần xa.
II. CÁI NHÌN “VƯỢT THỜI GIAN” CỦA THÁNH PHANXICÔ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Thánh Phanxicô không phải là nhà thần học theo nghĩa chặt, nhưng khi chiêm ngắm cuộc đời và cách thức ngài sống đức tin, chúng ta nhận thấy ngài có nhiều cái nhìn trực giác mang tính “vượt thời gian” về thần học. Trong số đó, cách hiểu và thực hành Bí tích Thánh Thể của ngài là một cái nhìn đặc sắc và rất có ý nghĩa với chúng ta hôm nay.
1. Bối cảnh của Bí tích Thánh Thể trong thời đại thánh Phanxicô
Thánh Phanxicô sinh vào thế kỷ 12 và sống trong thượng bán thế kỷ 13. Trong thời kỳ đầu của lịch sử Trung cổ Phương Tây, xã hội Ý đang có nhiều biến chuyển về mọi mặt. Giáo Hội Rôma đã chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng sâu rộng liên quan đến Bí tích Thánh Thể, được manh nha từ thế kỷ VI. Chúng ta thấy, Công đồng Latêranô IV, công đồng mà thánh Phanxicô tham dự, đã rất quan tâm đến cuộc khủng hoảng này.
Cuộc khủng hoảng này chủ yếu diễn ra do các tín hữu không còn chuyên cần tiếp rước Thánh Thể, nhưng lại đề cao việc tôn thờ và chiêm ngắm: “Người ta bắt đầu đặt ra nghi thức nâng cao Mình Thánh Chúa ngay sau khi truyền phép để dân chúng thờ lạy…nên việc rước lễ hằng ngày, đã được đức Giáo Hoàng Grêgôriô VII cổ võ ở thế kỷ trước không còn phổ biến” [1]. Tình trạng thờ ơ với Thánh Thể còn thể hiện nơi hàng giáo sĩ Công giáo lúc bấy giờ: “Công đồng Latêranô cũng đã cảnh cáo các giáo sĩ nhất là các giáo sĩ cao cấp, “cử hành thánh lễ mỗi năm không quá bốn lần, và tệ hơn nữa là không tham dự thánh lễ” [2]. Có lẽ vì cơn khủng hoảng này mà Công đồng đã đưa ra luật: Xưng tội ít nhất mỗi năm một lần và rước lễ trong mùa Phục Sinh.
Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do nhiều người Kitô hữu buông thả trong đời sống luân lý và tôn giáo và quên lãng nhân tính của Đức Kitô. Từ đó người ta có xu hướng xa rời Bí tích Thánh Thể: “Các Kitô hữu chỉ xem Thánh Thể như một ‘mầu nhiệm đáng kính sợ, vì chỉ nhìn thấy Đức Kitô như là Thiên Chúa toàn năng, vị Chúa tể, vị Thẩm phán tối cao của vũ trụ, nên họ đã quên rằng Đức Kitô cũng là một con người, là người Anh, người Bầu Chữa cho họ trước toà Chúa” [3].
Trong bối cảnh của sự sợ hãi và tôn kính cực độ, việc rước lễ đối với tín hữu không còn là một sự tham dự vào hy tế của Đức Kitô, nhưng trở thành một phần thưởng ban cho những tâm hồn trong sạch. Từ đây nảy sinh một hướng linh đạo mới cũng góp phần làm giảm việc rước lễ: rước lễ được xem là nguyên lý để đạt đến sự trọn lành cá nhân. Và như thế việc rước lễ càng lúc càng được xem như độc lập với hy tế thánh giá.
Càng ngày, người ta càng xa lìa Bí tích Thánh Thể và hậu quả là những lạm dụng và những dị đoan về Thánh Thể: “Có người tin rằng chỉ cần nhìn lên Mình Thánh khi linh mục giơ lên cũng có sức xua trừ bệnh tật hoặc chết chóc, hoặc đem lại vận may” [4].
Đứng trước bối cảnh đó, thánh Phanxicô không bị cuốn hút vào xu hướng của người đương thời, trái lại ngài có được một cách hiểu và thực hành mang tính trung thành và sáng tạo về Bí tích Thánh Thể. Chúng ta nhận thấy điều đó nơi các Di cảo của ngài.
2. Bí tích Thánh Thể trong Di Cảo của thánh Phanxicô
Trong các Di cảo của thánh Phanxicô, chúng ta thấy nhiều lần ngài đề cập đến Bí tích Thánh Thể. Ngài dùng cụm từ “Mình và Máu Thánh Chúa” 18 lần, để chỉ về Bí tích Thánh Thể. Trong số các Di cảo, thì Huấn ngôn I, diễn tả cái nhìn cốt lõi của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Giống như các Huấn ngôn khác, người ta không thể xác định được tính xác thực và niên đại của Huấn ngôn I; nhưng đây là một viên ngọc quý, là đầu mối giúp chúng ta khám phá ra cái nhìn của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Theo các học giả Phan sinh thì, các bản văn của thánh Phanxicô không phải là những thiên khảo luận thần học tín lý, nhưng đó là những bản văn được viết theo yêu cầu của hoàn cảnh. Riêng các huấn ngôn thì tác giả Kajatan Esser cho rằng: “Các huấn ngôn là những lời chỉ giáo và khích lệ của Phanxicô. Tất cả được ra đời từ các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống đời thường của anh em. Đó là những viên ngọc quý báu chỉ dẫn con đường khôn ngoan thiêng liêng” [5].
Sau khi phân tích Huấn ngôn I về mặt văn chương và đạo lý, tác giả Nobertô Nguyễn Văn Khanh nhận xét: “Tảng đá làm nền tảng cho huấn ngôn này là lời tuyên bố của Đức Kitô: ‘Thầy là Đường, là Sự Thật và là sự Sống’. Đức Kitô là Đấng mặc khải, dẫn đưa con người đến cùng Chúa Cha. Tuy nhiên cúng ta không còn có thể gặp Đức Kitô trong con người Giêsu như xưa, nhưng chỉ có thể gặp Người trong phép Thánh Thể” [6]. Ngoài ra, thánh Phanxicô cũng đã đề cập đến Bí tí Thánh Thể trong Di chúc, trong các thư gởi tín hữu, thư gởi các giáo sĩ, thư gởi toàn dòng mà chúng ta sẽ đề cập tới trong bài viết này.
Các di cảo kể trên là nền tảng giúp chúng ta hiểu hơn quan điểm của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Theo đó, cái nhìn chính yếu của ngài xoay quanh cách hiểu và cách sống Bí tích Thánh Thể.
3. Cách hiểu của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể
Trong bối cảnh của Giáo Hội Tây phương Trung cổ, các giáo sĩ và giáo dân đang đánh mất kinh nghiệm thiêng liêng về Bí tích Thánh Thể qua việc bỏ rước lễ và quên dần tính Hy tế của Thánh thể, thánh Phanxicô đã có những cách hiểu và thực hành rất hợp với Tin Mừng và truyền thống của các Kitô hữu sơ khai. Cách hiểu của ngài rất gần gũi với quan điểm thần học hiện đại về bí tích này.
3.1. Bí tích Thánh Thể nối tiếp mầu nhiệm nhập thể
Sinh thời, khi đứng trước mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa làm người, thánh Phanxicô thường ngất ngây và mê say mầu nhiệm ấy. Sử gia Tô-ma Cêlanô kể lại:
“Thánh Phanxicô thường mừng đại lễ Giáng sinh của Chúa Hài Đồng với một niềm vui bao la. Ngài cho rằng đó là ngày Lễ của các lễ. Ngài thường hôn kính háo hức các bức ảnh Chúa Hài Đồng và lòng cảm thương nồng nàn đối với Hài Nhi Giêsu, khiến ngài lắp bắp thốt ra những lời âu yếm như trẻ thơ bập bẹ. Danh thánh Chúa ngọt ngào như mật ong trong miệng ngài” [7].
Từ cảm nghiệm sâu xa này ngài đi đến việc so sánh việc Đức Giêsu đến trên bàn thờ mỗi ngày với việc người đến trong cung lòng Đức Trinh nữ Mria năm xưa: “Này đây hằng ngày Người hạ mình xuống (x. Pl 2,8) như xưa Người rời ngai vàng (x. Kn 18,15) mà đến trong lòng Đức Trinh Nữ. Hằng ngày Người đến với chúng ta một cách khiêm nhường. Hằng ngày Người rời cung lòng Chúa Cha (x. Ga 1,18) để ngự xuống trên bàn thờ, trong tay linh mục” [8].
Thánh Phanxicô xem hành vi truyền phép của linh mục trên bàn thờ như lần nhập thể mới của Đức Giêsu. Ngài từ cung lòng của Chúa Cha đến ngự trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Và như thế “khi nhìn thấy Mình Thánh Chúa, thánh Phanxicô nghĩ đến Đức Kitô sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria. Bàn thờ giống như máng cỏ, nơi đó Con của Chúa Cha đến với loài người hôm nay” [9]. Để rồi từ bàn thánh đó chúng ta cũng được cưu mang Con Thiên Chúa như là mẹ của Ngài khi tiếp rước Thánh Thể.
Cái nhìn này về sau được Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triển khai rõ hơn trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia:
“Khi truyền tin, Đức Maria cưu mang Con của Thiên Chúa trong thực tại thể lý là Mình và Máu Người, vì thế thể hiện trước trong chính bản thân Ngài điều xẩy ra cách bí tích ở một mức độ nào đó nơi mọi tín hữu rước Mình Máu Chúa dưới hình bán rượu” [10].
Một cái nhìn thể lý về Thánh Thể là điều mà thánh Phanxicô quan tâm. Ngài cũng đã ví việc chúng ta chiêm ngắm và đón nhận Thánh Thể như là lúc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt giống các tông đồ ngày xưa, và nhờ Thánh Thần soi dẫn chúng ta tin Ngài đang diện diện cụ thể với chúng ta:
“Như xưa, con mắt xác thịt của các thánh Tông đồ chỉ trông thấy thân xác của Người, nhưng các ngài tin rằng Người là Thiên Chúa, vì các ngài chiêm ngắm Người với con mắt được Thánh khí soi dẫn. Ngày nay cũng thế, khi con mắt xác thịt của chúng ta trông thấy bánh và rượu, chúng ta hãy biết nhìn ra và tin vững đó là Mình và Máu cực thánh, hằng sống và chân thật của Người. Đó là phương thế Chúa dùng để ở mãi với các tín hữu như chính Người đã nói: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (x. Mt 28,20)” [11].
Tóm lại, theo thánh Phanxicô Bí tích Thánh Thể như phương thế để Chúa Kitô tỏ mình ra cho chúng ta và ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế như Ngài đã hứa. Đây là một sự tiếp nối mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa và kèo dài mầu nhiệm ấy trong lịch sử và cuộc sống của con người, để rồi từ đó Phanxicô liên tưởng tới mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.
3.2. Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm cuộc vượt qua của Chúa Kitô
Một cách hiểu tiếp theo của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm cuộc vượt của Chúa Kitô. Đầy là một tưởng niệm có giá trị mang lại ơn cứa độ cho chúng ta. Cái nhìn này thể hiện qua các điểm nhấn khác nhau của ngài.
* Bí tích Thánh Thể là hy tế cứu chuộc của Giao ước mới
Chúng ta thấy trong Di cảo, thánh Phanxicô dùng đến các từ Hy lễ (Sacrificium) và Hiến tế (Sacrificare) , để chỉ Bí tích Thánh Thể và việc cử hành Thánh Thể [12]. Đó là những bằng chứng cho ta thấy Phanxicô tin Thánh Thể như một hy lễ.
Thêm nữa, trong các bản văn đề cập đến Bí tích Thánh Thể, Phanxicô không dùng từ Thánh Thể, nhưng ngài dùng từ “Mình và Máu Chúa” . Điều này diễn tả hy tế trong các Giao ước giữa con người và Thiên Chúa. Chính thánh Phanxicô cũng đã nói nhiều đến “Máu của Giao ước”, “Giao ước mới”, “Mình và Máu của Giao ước mới” . Đây cũng là những bằng chứng rõ ràng, giúp chúng ta hiểu về tính chất Giao ước của Bí tích Thánh Thể mà Phanxiô đã bàn tới. Quan điểm thần học này quả là mới lạ trong thời đại của ngài, nhưng nó lại là một đề tài đã hấp dẫn các thần học Công đồng Vaticanô II và hậu Công đồng khi họ bàn về Bí tích Thánh Thể. Mới đây nhất, Tông huấn hậu thượng Hội đồng Giám mục, Sacramentum Caritatis đã đề cập tới:
“Thật là ý nghĩa khi cùng những lời đó đã được lặp lại trong mỗi lần cử hành Thánh Lễ, lúc linh mục mời gọi chúng ta tiến đến bàn thờ: ‘Đây Chiên Thiên Chúa Đấng xoá tội trần gian. Phúc cho ai được mời đến dự bữa tiệc của Người.’ Chúa Giêsu là con chiên vượt qua đích thực đã tự nguyện hiến mình để cứu chuộc chúng ta, và vì thế đã thực hiện giao ước mới và vĩnh cửu. Bí Tích Thánh Thể chứa đựng tính mới mẻ trọn vẹn được ban cho chúng ta mỗi khi cử hành. (19)” [13].
* Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm tình yêu của Chúa Giêsu.
Thánh Phanxicô quan niệm rằng, vì yêu thương nhân loại, Chúa Cha đã ban Bí tích Thánh Thể cho loài người để họ tiếp nhận Con của Người, Đấng cứu chuộc họ, nên Ngài đã nhắc nhở mọi người cử hành Bí tích Thánh Thể với ý hướng ngay lành và thánh thiện: “Anh em hãy tiến dân hy lễ chân thật là Mình và Máu cực thánh Chúa Giêsu Kitô một cách cung kính với ý hướng thánh thiện và tinh tuyền...Nhờ ơn Chúa giúp anh em hãy quy hướng mọi tâm tư, tình cảm về Thiên Chúa Tối cao, chỉ ước ao làm đẹp lòng một mình Người mà thôi” [14]. Đây là một lời khuyên giúp các tín hữu đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Nó liên hệ đến nghi thức tưởng niệm Chúa Kitô trong thánh lễ. Theo thánh Phanxicô đây là một sự tưởng niệm mang tính sống động về sự hiện diện của Đức Kitô.
Với cái nhìn khá tinh tế về Thánh Thể, thánh Phanxicô luôn nghĩ đến việc kết hợp với Chúa Kitô Thánh Thể. Chính ngài thường rước lễ một cách sốt sắng và lòng sùng kính này của ngài lôi cuốn được nhiều người. Khi rước lễ, ngài bày tỏ tất cả sự tôn kính phải có đối với bí tích cao siêu ấy [15].
Hơn nữa, ngài đã nhiều lần nhắc đến lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Và như thế, cử hành Thánh Thể là việc chúng ta đáp lại lời Chúa Giêsu và tham dự vào hy lễ thập giá của Ngài. Đó là việc tưởng niệm tình yêu cứu chuộc của Chúa Giêsu năm xưa: “Đối với thánh Phanxicô, bánh Thánh Thể là lương thực hằng ngày để tưởng nhớ đến tình yêu của Đức Kitô, đã biểu lộ trong toàn bộc cuộc sống trần gian của Người và đỉnh cao nhất là cây thánh giá” [16].
* Bí tích Thánh Thể biểu hiện tình hiệp thông huynh đệ
Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm tình yêu của Chúa Kitô, nên được thánh Phanxicô quan niệm là biểu tượng hằng đầu của tình hiệp thông và yêu thương huynh đệ.
Chúng ta biết, vào đại của thánh Phanxicô mỗi linh mục chỉ được quyền làm lễ riêng mỗi ngày, chưa có thánh lễ đồng tế. Nhưng thánh Phanxicô muốn mỗi ngày có một thánh lễ chung trong cộng đoàn, ở đó các anh em hiệp thông với Chúa Thánh Thể và với nhau: “Vì vậy, nhân danh Chúa, tôi hết lòng khuyến khích anh em: tại các nơi anh em ở, mỗi ngày, anh em hãy cử hành một thánh lễ mà thôi theo thể thức của Hội Thánh” [17]. Vì vậy, nhà khuyến khích các anh em linh mục tham dự thánh lễ của các anh em linh mục khác: “Nếu ở đó (trong cộng đòan) có nhiều linh mục, thì vì lòng yêu mến đối với Thiên Chúa là Tình yêu, người này hãy vui lòng dự lễ của người kia” [18]. Và như thế, việc cử hành thánh lễ chung trong cộng đoàn và nhiều linh mục tham dự một thánh lễ là nhắm đến sự hiệp thông huynh đệ trong Thánh Thể. Một tác giả đã nhận định rất hay về quan điểm này rằng: “Điều thánh Phanxicô Assisi nhắm khi muốn chỉ có một thánh lễ hằng ngày trong mỗi cộng đoàn, đó là gìn giữ mối dây bác ái huynh đệ, và mối dây ấy không tỏ lộ lúc nào cách hiển nhiên hơn là khi cùng dâng hiến hy tế Thánh Thể” [19]. Sự hiệp thông trong thánh lễ đồng tế là một nét mới được Giáo Hội khuyến khích và cổ võ từ giáo huấn của Công đồng Vaticanô II: “Việc đồng tế biểu lộ chính đáng tính hợp nhất của chức linh mục” [20]. Đấy là điều mà thánh Phanxicô đã sống và dạy anh em thực hành từ nhiều trăm năm trước nay lại được Giáo hội chính thức nhìn nhận.
Một cử chỉ khác của thánh Phanxicô vào những ngày cuối đời cũng thể hiện tình hiệp thông huynh đệ, giống như Chúa Giêsu đã cử hành trước cuộc tử nạn của Ngài. Nói đúng hơn Phanxicô đã bắt chước Chúa Giêsu. “Ngài xin anh em môt cái bánh mì, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho mỗi người một miếng nhỏ. Ngài cũng xin đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan: “Trước lễ vượt qua, Chúa Giêsu.. .và người đã yêu họ đến cùng...(x.Ga 13, 1-15)” [21].
Ở đây, thánh Phanxicô bắt chước Chúa Giêsu với ý nghĩa là hiệp thông anh em trong lúc anh em của ngài đang hoang mang vì gần phải xa cách người cha yêu dấu. Chính sử gia Tôma Cêlanô đã nhận thấy điều này: “Ngài làm như thế để tưởng niệm bữa Tiệc ly mà Chúa đã cử hành với các môn đệ Ngài làm những cử chỉ ấy để tưởng nhớ đến Chúa và để cho các anh em của ngài thấy lòng ngài yêu thương họ đến chừng nào”. Thực vậy, thánh Phanxicô xem Bí tích Thánh Thể là chứng cứ tối cao của tình thương mà Chúa Kitô dành cho các môn đệ. Vì thế, khi thấy anh em khóc than đau đớn, ngài không biết làm gì hơn là lặp lại cùng một cử chỉ yêu thương của Chúa Kitô: “cử chỉ bẻ bánh” . Điều này cũng được thể hiện trong sách Gương trọn làng: “Như Chúa đã muốn dùng một bữa ăn cuối với các môn đệ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh trước khi chịu chết, để làm dấu chứng tỏ tình yêu thương của Người, thánh Phanxicô, con người noi gương Chúa cách hoàn hảo, cũng muốn nêu lên cùng một dấu chứng tỏ tình thương như vậy” [22]. Đây là một việc làm có một không hai trong lịch sử mà vị thánh nghèo muốn bắt chước Chúa Giêsu để tỏ bày tình yêu thương chân thành của ngài với anh em đang quay quần bên giường bệnh của mình.
Chiều kích hiệp thông huynh đệ của Bí tích Thánh Thể ngày nay cũng được Giáo Hội nhấn mạnh: “Nơi các đoàn thể đó, tín hữu được tụ họp lại nhờ sự rao giảng Phúc âm Chúa Kitô và mầu nhiệm Tiệc thánh Chúa được cử hành, để nhờ Thịt và Máu Chúa, tất cả kết thành huynh đệ và thành một thân thể. Chúa Kitô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé nghèo hèn hay tản mác khắp nơi. Và nhờ Thần lực Người, Giáo Hội hiệp thành duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” [23].
Thật vậy, đây là một chiều kích mà các nhà thần học hiện nay quan tâm, vì chúng có tầm quan trọng trong đời sống của các Kitô hữu. Một tác giả đã diễn tả rất hay quan điểm này rằng:
“Bí tích thánh thể biểu hiện hiệp thông nên chúng ta có thể nói về sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể như là sự đồng hiện diện với Giáo Hội, hiện diên cho Giáo Hội và vì Giáo hội. Đồng thời Chúa Kitô là tấm bánh được bẻ ra trao cho mọi người, nên Bí tích Thánh Thể không chỉ biểu đạt sự quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, nhưng còn là biểu đạt tính duy nhất của mỗi người trong tương quan với cộng đồng” [24].
Từ chiều kích hiệp thông huynh đệ, thánh Phanxicô đưa chúng ta đến một sự liên kết mới là Thánh Thể và Lời Chúa.
* Bí tích Thánh Thể và Lời Chúa
Đây là một trong những nét đặc biệt của thánh Phanxicô khi ngài hiểu về Bí tích Thánh Thể. Chúng ta thấy sau Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội mới đề cao Lời Chúa và trả lại cho Lời Chúa tầm quan trọng ngang tầm với Thánh Thể trong cử hành thánh lễ. Thế nhưng, thánh Phanxicô từ thế kỷ 12 đã tôn kính Lời Chúa như một bí tích ngang tầm với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Thực vậy, mỗi lần thánh Phanxicô nói đến Bí tích Thánh Thể, đồng thời ngài cũng nói đến “các Lời Chí Thánh của Chúa”.
Theo thánh Phanxicô thì Lời Chúa được hiểu theo nghĩa rộng, Lời Chúa trong Kinh Thánh, trong phụng vụ trong lời giảng dạy. Ngài nhắc đến lời trong công thức truyền phép Thánh Thể của linh mục: “Chúng ta biết rằng không thể có thân mình Chúa, nếu trước tiên không có lời truyền phép.” [25]; trong các bản văn phụng vụ; trong lời giảng dạy của các nhà thần học và các nhà giảng thuyết [26].
Từ đó, chúng ta thấy, thánh Phanxicô nhìn thấy trong Kinh Thánh một sự hiện diện sống động, sự hiện diện của Đức Kitô và ngài đã từng đến với Kinh Thánh như đến với Đức Kitô: “Để kiểm chứng lời tôi nói, sáng mai chúng ta đến nhà thờ, mở sách Phúc Âm và chúng ta sẽ xin lời khuyên của chính Chúa Kitô” [27].
Hơn nữa, mỗi lần đề cập đến Mình và Máu Thánh Chúa, thánh Phanxicô đều nói đến Lời Thánh Thiện của Chúa: “Thật vậy, chúng ta không có cũng không thấy được điều gì cụ thể về chính Đấng Tối cao ở đời này, ngoài Mình và Máu Chúa, những Danh hiệu và những Lời của Ngài: nhờ những bảo vật ấy, chúng ta đã được dựng nên, được cứu thoát khỏi chết và dẫn đưa vào cõi sống (x. 1Ga 3,14).” [28]. Theo các nhà thần học thời Trung cổ thì sự hiện diện “cách thể lý” là nói về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể sau khi đã truyền phép, nhưng đối thánh Phanxicô thì sự hiện diện này đồng thời cả trong “những Danh hiệu và Lời của Người”. Như thế, đối với thánh Phanxicô những Lời thần linh cũng là dấu hiệu thể lý của Con Thiên Chúa, tương đương với Bí tích Thánh Thể. Mối liên hệ mật thiết trong tâm tưởng của thánh Phanxicô giữa Bí tích Thánh Thể và Lời Chúa cũng có một giá trị bí tích trong đó ngài gặp được sự hiện diện của Con Thiên Chúa.
Đây là một nét mới của thần học sau Công đồng Vaticanô II; Giáo Hội nhìn nhận giá trị ngang nhau của Thánh Thể và Lời Chúa trong thánh lễ như những nguồn lương thực thần linh cho con người: “Thánh lễ gồm hai phần, phần phụng vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể được liên kết chặt chẽ đến nỗi chỉ tạo thành một hành vi phụng thờ duy nhất” [29].
* Tóm lại, thánh Phanxicô đã có một đức tin mãnh liệt vào chiều kích tưởng niệm cuộc vượt qua của Đức Giêsu trong Bí tích Thánh Thể từ rất sớm. Đó cũng là điều mà Công đồng Vaticanô II quan tâm và nhấn mạnh:
“Trong bữa tiệc sau hết, vào đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình và Máu Người, để nhờ đó, Hy Tế Thập Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thác cho Hiền Thê yêu quý của Người là Hội Thánh tưởng nhớ sự chết và phục sinh của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc Vượt Qua. Trong tiệc này, chúng ta nhận được Chúa Kitô làm của ăn, được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm vinh quang tương lai" [30].
Ở điểm này, chúng ta thấy có một sự gặp gỡ nào đó giữa tư tưởng của thánh Phanxicô và quan niện thần học của Công đồng về chiều kích hy tế của Thánh Thể. Như thế, giáo huấn của Công đồng Vaticanô II đã làm mới lại và phong phú hoá quan điểm của Phanxicô về mầu nhiệm vượt qua của Thánh Thể hay mang có chiều kích hy tế của Thánh Thể một sự mới mẻ về ý nghĩa vốn có của nó.
Từ những cách hiểu sâu sắc về Bí tích Thánh Thể nói trên, thánh Phanxicô không dừng lại ở đó, nhưng tiến xa hơn nữa, bằng cách sống những điều mình đã hiểu và cảm nghiệm về Bí tích Cực Thánh này.
4. Thánh Phanxicô sống Bí tích Thánh Thể
Chúng ta có thể xem xét mối tương quan thân mật của thánh Phanxicô và mầu nhiệm Thánh Thể trong cuộc đời thánh Phanxicô theo ba cách thức chính yếu, mà ngài đã sống sau khi hoán cải và được ngài nhắc lại trong Di Chúc.
4.1. Rước lễ thường xuyên
Trong một bối cảnh mà mọi người đang xa rời Bí tích Thánh Thể và xem đó như một biểu tượng để thờ lạy, thì thánh Phanxicô lại có một sự kết hợp mật thiết và gần gủi với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Điều này thể hiện qua việc ngài thường xuyên tiếp rước Mình Thánh Chúa: “Theo ngài (thánh Phanxicô) sẽ là một sự xúc phạm lớn đến với Bí tích này nếu không tham dự tất cả mọi ngày ít nhất một thánh lễ. Chính ngài rước lễ thường xuyên và lòng sùng mộ của ngài lôi cuốn được nhiều người” [31]. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy thái độ này của thánh Phanxicô có liên quan đến quy định của Công đồng Latêranô IV (mà ngài đã tham dự) là xưng tội một năm ít là một lần và rước lễ trong Mùa Phục Sinh, để chỉnh đốn lại tình trạng các tín hữu bỏ không rước lễ [32].
Đây là một việc làm trông có vẻ rất bình thường với chúng ta hôm nay, nhưng trong thời đại thánh Phanxicô, Giáo Hội khuyên rước lễ trong Mùa Phục sinh, nghĩa là việc rước lễ không có tính thường xuyên và việc làm của thánh Phanxicô đã thực sự đi ngược lại cảm thức của các Kitô hữu thời ngài để sống tinh thần của Công đồng. Cách thức thực hành này mãi tới mấy thế kỷ sau Giáo Hội mới mời gọi con cái mình thực hành trong đời sống đức tin. Giáo huấn của Công đồng Vatican II dạy: “Rất đáng khuyến khích các tín hữu tham giữ thánh lễ hoàn hảo hơn, bằng cách sau khi linh mục rước lễ, họ cũng lãnh nhận Mình Máu Chúa trong cùng một Hy lễ đó” [33]. Gần đây, Huấn thị Bí Tích cứu chuộc cũng nhấn mạnh thêm việc rước lễ khi tham dự thánh lễ: “Chắc chắn thật là tốt nếu những ai tham dự thánh lễ nên rước lễ trong buổi cử hành đó, miễm là họ hội đủ mọi điều kiện cho phép họ rước lễ” [34].
Chính hành vi thường xuyên tiếp rước Mình Thánh Chúa mà thánh Phanxicô đã có một mối dây tình yêu thân thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể. Từ đây, xuất phát lòng tin mạnh mẽ của ngài vào các Nhà Thờ, nơi có Chúa Giêsu hiện diện trong nhà tạm.
4.2. Lòng tin vào các Nhà Thờ
Thánh Phanxicô có một lòng tin mãnh liệt vào các nhà thờ, vì ngài tin rằng ở đó có sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể Điều này được ngài đề cập đến trong Di chúc: “Chúa đã ban cho tôi lòng tin mạnh mẽ đối với các nhà thờ, vì thế tôi cầu nguyện một cách đơn sơ rằng: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con thờ lạy Chúa trong hết mọi nhà thờ trên hoàn cầu. Chúng con chúc tụng Chúa vì Chúa đã dùng cây Thánh giá mà cứu chuộc thiên hạ” [35]. Sau khi thánh Phanxicô nhắc đến nhà thờ và thánh giá thì ngài nói đến linh mục và phép Mình Thánh Chúa, vì thế chúng ta tin chắc rằng ở đây thánh Phanxicô nói đến Chúa Giêsu Thánh Thể [36].
Từ chỗ tin vào sự hiện diện của Chúa trong các nhà thờ, thánh Phanxicô khuyên các tín hữu năng viếng các nhà thờ và tôn trọng các linh mục vì các ngài là thừa tác của Bí tích Thánh Thể: “Chúng ta phải năng đi viếng các nhà thờ, tôn kính và quí trọng các giáo sĩ, không phải vì bản thân các ngài bao nhiêu vì các ngài có thể là những người tội lỗi, nhưng chính là vì thánh chức và nhiệm vụ của các ngài đối với Mình và Máu rất thánh của Đức Kitô mà các ngài dâng hiến trên bàn thờ, nhận lấy và ban phát cho kẻ khác. Tất cả chúng ta phải biết chắc rằng: không ai có thể được cứu độ nếu không phải là nhờ các lời thánh thiện và Máu của Chúa Giêsu Kitô mà các giáo sĩ đọc, rao giảng và ban phát.” [37].
Đây là một lời khuyên thể hiện lòng tin tưởng của thánh nhân vào Chúa Giêsu Thánh Thể trong các nhà thờ. Mãi về sau nó mới trở thành một việc làm đạo đức được phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội. Chúng ta biết, ngay từ lúc sinh thời, thánh Phanxicô đã xin Đức Giáo hoàng cho phép những ai đến viếng nhà thờ Đức Bà các Thiên thần (của Dòng) thì được ơn đại xá. Ngày nay hành vi đạo đức này đã được Giáo Hội nhìn nhận và phổ biến khắp nơi. Việc viếng Thánh Thể hay viếng nhà thờ đã trở thành một hành vi đạo đức bình dân mang tính thường xuyên của các Kitô hữu trên khắp thế giới.
4.3. Lòng tin vào các linh mục
Tiếp theo lòng tin vào các nhà thờ, thánh Phanxicô đề cập đến lòng tin vào các linh mục như những người có quyền truyền phép và trao ban Mình Máu Thánh Chúa cho người khác. Đây là một biểu hiện lòng tin của ngài vào Bí tích Thánh Thể.
Trong Di chúc ngài nói lên thái độ tùng phục các linh mục một cách mau mắn: “Dù tôi có khôn ngoan như Salômon, nếu tôi gặp các linh mục thấp kém ở thế gian này, tôi cũng không muốn giảng dạy trong giáo xứ của các ngài, nếu các ngài không chấp thuận” [38]. Sở dĩ thánh Phanxicô kính mến các linh mục là vì những lý do khác nhau:
Thứ nhất, ngài nhận thấy Chúa Kitô hiện diện trong các linh mục, dù cho cuộc sống của các vị ấy không xứng đáng: “Tôi muốn kính sợ, yêu mến và quý trọng các ngài cũng như tất cả các linh mục khác như là tôn chủ của tôi. Tôi không muốn xem xét tội lỗi của các ngài; vì tôi nhìn thấy Con Thiên Chúa hiện diện nơi các ngài” [39].
Kế đến, thánh Phanxicô nhìn con người của linh mục qua chức vụ cử hành Bí tích Thánh Thể và ban phát Lời Chúa: “Hỡi anh em linh mục, xin hãy nghĩ đến chức vụ cao trọng của anh em và hãy sống thánh thiện vì Thiên Chúa là Đấng thánh thiện. Thiên Chúa đã trọng đãi anh em hơn mọi người vì chức vụ ấy” [40].
Từ đó, chúng ta nhận thấy, thánh Phanxicô có một lòng tin mạnh mẽ vào các linh mục. Lòng tin này bắt nguồn từ lòng tin của ngài vào Bí tích Thánh Thể. Đây là một quan điểm đi ngược lại với lịch sử nước Ý lúc bấy giờ: có nhiều người đã nổi dậy chống các linh mục bất xứng [41].
Thần học của Vaticanô II cũng đã nhấn mạnh vai trò của linh mục trong Thánh Thể qua Sắc lệnh đời sống linh mục: “Nhờ thừa tác vụ của các linh mục, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được hoàn tất vì kết hiệp với Hy tế của Chúa Kitô, Đấng Trung gian duy nhất; hy tế này nhờ tay các linh mục, nhân danh Giáo Hội, hiến dâng một cách bí tích và không đổ máu trong bí tích Thánh Thể, cho tới khi Chúa lại đến. Chính việc tế lễ này là điểm nhắm tới và hoàn tất của tác vụ linh mục” [42].
* Tóm lại, niềm say mê Chúa Kitô trong phép Thánh Thể đã kết tinh trong các thực hành rất cụ thể và sống động nơi thánh Phanxicô từ nhiều thế kỷ trước. Tinh thần này của của ngài ngày hôm nay Giáo Hội lại hết mực quan tâm và mời gọi con cái mình ý thức và thực hành:
“Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu đừng tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng nhờ hiểu thấu đáo mầu nghiệm mầu nhiệm đó qua nghi lễ và kinh nguyện sao cho họ tham dự hoạt động thánh cách ý thức, thành kính và linh động, cho họ được đào luyện bởi Lời Chúa, được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa” [43].
III. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
Cái nhìn của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể trải rộng trong các Di cảo của Ngài. Việc ta “lục lọi” trong các tác phẩm đó để tìm kiếm những “viên ngọc ẩn dấu” là một việc làm khó khăn không chỉ riêng ai, vì sự tinh tế và nhạy bén của ngài về Thánh Thể luôn mang tính vượt thời gian. Và như thế càng tìm kiếm chúng ta càng thấy tư tưởng của ngài “ẩn hiện’ trong các quan điểm thần học của Công đồng Vatican II và các nhà thần học hậu Công đồng.
1. Những “tia sáng” trong bầu trời âm u
Đặt quan điểm và cách thực hành niềm tin của thánh Phanxicô vào trong bối cảnh Giáo Hội Rôma thời Trung cổ, người viết nhận thấy đức tin của thánh Phanxicô đối với Bí tích Thánh Thể là một cuộc “cách mạng” thần học về bí tích này. Sống trong một thời đại mà mọi người đang có những quan điểm lạc xa với Thánh Thể, lòng tin và sống Bí tích Thánh Thể một cách trung thành và sáng tạo của thánh Phanxicô là một cái nhìn táo bạo, mang tính “vượt thời gian” về mầu nhiệm Thánh Thể của Chúa Kitô.
Chúng ta biết, các tín hữu và các giáo sĩ thời bấy giờ có khuynh hướng tách rời Bí tích Thánh Thể ra khỏi lịch sử chung của ơn cứu độ, hoặc vì chỉ thấy vị Chúa vinh quang để thờ lạy và chiêm ngắm, hoặc vì chỉ nhìn thấy bí tích này như một thứ lương thực thiêng liêng giúp cho cá nhân tiến bộ trên đàng nhân đức, nhưng lại không thấy hay ít thấy chiều kích hy lễ và chiều kích hiệp thông của Bí tích Thánh Thể [44]. Và như thế, cách hiểu và sống Bí thích Thánh Thể của thánh Phanxicô như những “tia sáng” hiếm hoi trong bầu trời Trung cổ âm u. Nhưng những tia sáng đó lại có sức lan toả mãnh liệt vào trong thâm sâu của lòng người, và nó như đang cưu mang một niềm hy vọng vào một buổi bình minh rực rỡ của thần học về Bí Tích Thánh Thể.
2. Một “bình minh” ló rạng
Có thể nói, với Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, một văn kiện đầu tiên của Vaticanô II, Giáo Hội đã kết liễu một kỷ nguyên, khi kêu gọi thay đổi phụng vụ cách triệt để hơn bất cứ một cuộc thay đổi nào trong bốn thế kỷ trước đó. Từ đó, quan điểm thần học về Phụng vụ nói chung và Thánh Thể nói riêng được quan tâm, suy tư và cải tổ, để trở thành “thực tại thần linh” sống động và uyển chuyển trong đời sống đức tin của các tín hữu. Sự đa dạng hoá đã trở thành luồng gió mát xua tan những ngột ngạt của sự đồng nhất trong phụng vụ vốn là một nguyên tắc cứng nhắc trong Giáo Hội trước đó.
Trong Thánh Thể, sự canh tân đã xuất hiện: “Thánh lễ bằng tiếng La tinh đã được dịch sang các ngôn ngữ hiện đại, phụng vụ bắt đầu đơn giản và hiện diện hơn, có tính Kinh Thánh và tạ ơn hơn, nhấn mạnh đến các bài đọc Kinh Thánh và việc hiệp lễ hơn là việc truyền phép. linh mục được khuyến khích đồng tế, và giáo dân được mời gọi tham gia” [45]. Công đồng đã nhấn mạnh các chiều kích khác nhau của Thánh Thể. Trong số đó, chiều kích hy tế và chiều kích hiệp thông (tham gia) của Bí tích Thánh Thể, điều mà thánh Phanxicô đã tin và đã sống từ hơn 800 năm trước, lại là những điểm nhấn của Công đồng Vaticanô II trong các văn kiện khác nhau như đã nói ở trên.
Dẫu biết rằng những chiều kích căn bản này của Bí tích Thánh Thể đã được các Kitô hữu tiên khởi tuyên nhận và sống; các Giáo phụ đã ít hay nhiều bàn đến, nhưng thánh Phanxicô không phải là một nhà thần học đúng nghĩa, ngài không khảo cứu nhiều về thần học và chắc rằng ngài không trực tiếp làm việc trên các tài liệu này. Hơn nữa, trong một bối cảnh mà người ta có nhiều lối giải thích sai lệch về Bí tích Thánh Thể, mà ngài vẫn giữ được những “hạt ngọc” tư tưởng rất gần với quan điểm của thần học hiện đại về Bí tích Thánh Thể. Sự gặp gỡ mang tính “kỳ ngộ” giữa niềm tin yêu và sống của thánh Phanxicô vào Thánh Thể và quan niện của thần học hiện đại không phải là một sự tình cờ, nhưng do cả hai cùng có chung một nguồn liệu vô cùng quan trọng là Kinh Thánh. Đây cũng là điều dễ hiểu khi thánh Phanxicô là một tâm hồn được thấm nhuần Kinh Thánh, đến nỗi những lời nói của ngài luôn mang dáng dấp lời Kinh Thánh; còn xu hướng thần học Bí tích nhất là Thánh Thể sau Công đồ Vaticanô II lại nỗ lực trở về nguồn Kinh Thánh và Giáo Phụ để tìm lại kinh nghiệm thuở ban đầu.
Có thể nói, “bình minh” của Bí tích Thánh thể đã chiếu soi vào đời sống các Kitô hữu hôm nay từ cột mốc quan trọng của Công đồng Vatican II; và nó đã có một sức lan toả diệu kỳ làm tươi mát đời sống tâm linh của bao người. Và như thế, một cách nào đó tư tưởng của vị thánh nghèo đã gợi hứng cho những nỗ lực của Giáo Hội trong khi tìm về cội nguồn của Bí tích Thánh Thể trong Kinh Thánh và Giáo phụ.
IV. KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu tư tường của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể, người viết nhận thấy rằng: Sự bén nhạy của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể là kết quả của một tâm hồn say mê Đức Kitô cho đến lúc được đồng hình đồng dạng với Ngài khi nhận năm dấu thánh vào năm 1224.
Hơn nữa, ngài cũng đã được thấm nhuần sâu xa giáo huấn truyền thống của Giáo Hội mà ngài đã tiếp nhận qua Phụng vụ, qua Phúc Âm, nhất là Tin Mừng Gioan. Thánh Phanxicô luôn đặt Bí tích Thánh Thể trong toàn bộ lịch sử cứu độ và coi bí tích ấy như là sự tiếp nối của biến cố Nhập Thể và vẫn hiện tại hóa trong đời sống của chúng ta nhờ Bí tích Thánh Thể:
“Ý Chúa Cha là Chúa con hiển phúc và vinh quang mà người ban cho chúng ta và đã sinh ra cho chúng ta (đây là mầu nhiệm nhập thể), lấy máu mình mà hy tế và lễ vật đâng trên bàn thờ thập giá (mầu nhiệm cứu chuộc bằng cây thập giá), Không phải vì bản thân Người, chính nhờ Người mà vạn vật được tạo thành (đây là công cuộc tạo dựng), nhưng vì tội lỗi chúng ta. Người đã để lại một gương mẫu cho chúng ta dõi bước theo Người. Chúa Cha cũng muốn tất cả chúng ta được Chúa con cứu độ và tiếp nhận Con của Người với tâm hồn tinh tuyền và thể xác thanh sạch (đây là ơn cứu độ nhờ Bí tích Thánh Thể”.
Mầu nhiệm Thánh Thể dường như đã thấm nhập và sinh hoa kết trái trong con người thánh Phanxicô năm nào, giờ đây “bàng bạc” trong các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II. Và đến lượt mình, nó lại thấm nhập, bén rễ và sinh hoa kết quả trong đời sống của mọi thành phần Dân Chúa trong thế giới hôm nay.
Thiết nghĩ, việc tìm hiểu quan điểm cùa thánh Phanxicô về Bí tích Thành Thể là dịp thuận tiện giúp chúng ta hiểu biết hơn về một con người đã có những cái nhìn “vượt thời gian” về mầu nhiệm Thánh Thể; và như thế ngài trở thành một mẫu gương tuyệt vời về cách hiểu, cách cảm và cách sống bí tích Tình Yêu cho chúng ta hôm nay.
Hơn nữa, việc làm này cũng giúp chúng ta đào sâu quan niện thần học của Giáo Hội ngày nay về Thánh Thể. Ngõ hầu Thánh Thể trở thành một nguồn mạch sức sống mới tuôn chảy trên cuộc đời chúng ta và mở ra cho chúng ta một chân trời mới trong hành trình sống và loan báo tình yêu và niềm hy vọng của Bí tích Thánh Thể cho thế giới hôm nay, như lời mời gọi của Đức Bênêđictô: “Chúng ta hãy khích lệ lẫn nhau hân hoan sánh bước, lòng đầy ngạc nhiên, đến gặp Thánh Thể để có thể cảm nhận cũng như loan báo cho người khác sự thật về những Lời Chúa Giêsu đã nói khi Người từ biệt các môn đệ: ‘Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế’”.
Chú thích:
[1] Nguyễn Văn Khanh, Chúa Giêsu Kitô trong tư tưởng thánh Phanxicô Asissi, luận án tiến sĩ, 1973, Nguyễn Gia Thịnh dịch, Tủ sách Phansinh, 2003, tr 286.
[2] Sđd, tr 287.
[3] Sđd, tr 290-291
[4] Nguyễn Đức Thông, Kết duyên, Các bí tích gia nhập đạo, 2007, tr 234.
[5] Kajatan Esser, Chú Giải Luật Dòng Phan sinh, Bản dịch của Trần Hữu Phương, Tủ sách Phan sinh, 2002.
[6] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 309.
[7] Tôma Cêlanô, Truyện ký thánh Phanxicô, cuốn I, (1Cl) Bản dịch của Nguyễn Gia Thịnh, Tủ sách Phansinh 2004, số 84 -86.
[8] Thánh Phanxicô, Huấn ngôn I (Hn 1), 16-18.
[9] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 311.
[10] Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, số 55.
[11] Hn 1, 20-22.
[12] X. Hy lễ: Thư gởi các tín hữu, bản gốc 2 (2TTh), 11; Thư toàn dòng (TTd), 14; Thư thứ nhất gởi các anh Tổng Phục vụ (1TTpv), 3; Hiến tế: Thư gởi các tín hữu, bản gốc 2 (2TTh), 4; 1TTpv 2, Thư gởi các Giáo sĩ, bản gốc 2 (2TGs), 4.
[13] Tông huấn hậu thượng Hội đồng Giám mục, Sacramentum Caritatis, số 9.
[14] TTd 14,16.
[15] x. 2 Celanô 201
[16] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 324.
[17] TTd 30.
[18] TTd, 31.
[19] X. Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 326.
[20] PV 57.
[21] 2 Cel 217; GT 88.
[22] Sách Gương trọn lành, l 88.
[23] GH 26
[24] Vũ Chí Hỹ, Thánh thể Bí tích của niềm hy vọng cánh chung, bài giảng. 2008.
[25] 1TGs 1-2.
[26] x.Dc 12 - 13
[27] 2 Celanô 15.
[28] 1TGs 3.
[29] PV 56.
[30] PV 47.
[31] 2Cel 201.
[32] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 329.
[33] PV 55.
[34] Thánh bộ Phượng Tự và Bí Tích, Huấn thị Bí tích Cứ chuộc, năm 2004, số 83.
[35] Thánh Phanxicô, Di chúc (Dc), 4.
[36] X. Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 334.
[37] 2TTh 33-35.
[38] Dc 7.
[39] Dc 9-9.
[40] TTd 23.
[41] X.Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 341.
[42] LM 2.
[43] PV 48.
[44] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 342.
[45] Nguyễn Đức Thông, Kết duyên, Sđd, tr 268.
[46] 2TTh 11-14, (Chú giải thêm của Nguyễn Văn Khanh.)
[47] Sacramentum Caritatis, Sđd, số 97.
Mẹ Mân Côi: Người dẫn lối về Trời
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
17:45 30/09/2009
Chúa Nhật kính Mẹ Mân Côi - 2009
Đang sống trong năm linh mục, đặc biệt nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của cha thánh Gioan Maria Vianey, hẳn chúng ta đã từng nghe giai thoại của vị linh mục ngày đầu về nhận xứ. Vì không biết đường đến nhà thờ, vị linh mục bèn hỏi một em bé: Bé ơi, chỉ cho cha con đường đến Nhà Thờ xứ này đi, rồi cha sẽ chỉ cho bé con đường về trời. Em bé đáp ngay: Xạo quá ông cha ơi, con đường đến nhà thờ mà ông còn chưa biết thì đường về trời ông làm sao biết được.
Cậu nhóc xem ra có lý lắm chứ. Con đường về trời quá xa xôi, thậm chí có khi là xa vời vợi thì làm sao biết được. Không ai có thể lên trời nếu không phải là người đã từ trời xuống hay là đã thực sự đến đích nghĩa là đã về trời. Trong niềm tin, chúng ta khẳng định rằng một người trong nhân loại đã thực sự về trời cách trọn hảo chính là Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu độ cũng là Mẹ của chúng ta. Bước chân của Mẹ đã đến đích là Nước Trời vì Mẹ là người đã dõi theo chân Giêsu, Con của Mẹ cách chính xác nhất.
Đã về trời với Người Con dấu yêu, Giêsu, nhưng tấm lòng của Mẹ vẫn mãi canh cánh với đoàn con nhân loại đang còn lữ thứ là những người con mà Mẹ đã chính thức đón nhận khi đứng dưới chân thập giá năm xưa ( x.Ga 19,26-27). Để dẫn đưa bước chân đoàn con nhân loại thẳng hướng về trời, thì Mẹ đã thương trao tặng một cẩm nang “chỉ thiên” đó là tràng chuỗi mân côi. Tràng chuỗi mân côi với các mầu nhiệm vui, thương, mừng và gần đây Đức cố giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thêm năm sụ sáng chính là những điểm mốc trên quảng đường Mẹ đã dõi theo Giêsu để về trời hưởng hạnh phúc viên mãn.
Cuộc đời là một chuyến đi. Kiếp người là một cuộc lữ hành. Nói đến chuyện lữ hành, chuyện đi lại, người ta liên tưởng đến chuyện giao thông. Người dân nước Việt, đặc biệt tại các thành phố lớn đã phần nào chứng nghiệm sự vất vả và lộn xộn của việc giao thông hiện nay. Ngoài một vài nguyên nhân dễ thấy như hệ thống hạ tầng là đường xá, cầu cống nhỏ hẹp, hư hỏng…hay các nguyên nhân nằm trong tâm thức người tham gia giao thông đó là thiếu tôn trọng kẻ khác, đặt lợi ích của mình lên trên hết…thì người ta cũng phải nhìn nhận sự thật này, đó là luật lệ giao thông của chúng ta còn bất cập, các quy hoạch làm đường, cách thế phân luồng, những bảng biểu chỉ dẫn giao thông…còn thiếu tính khoa học, hợp lý và đồng bộ, nghĩa là việc hướng dẫn giao thông ở tầm vĩ mô còn bị hạn chế. Ngay tại các nước tiến tiến, dù đã có những bảng biển hướng dẫn cụ thể, rõ ràng với chữ, số lớn dễ đọc dễ thấy, thế mà vẫn có người lạc lối, lầm đường. Dĩ nhiên sự thường, đó là những người say sưa hoặc bất cẩn, cũng có thể là những người bị hạn chế khả năng nhìn do tuổi tác hay bệnh tật…
“Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ, con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?” Một ca từ kính Mẹ Maria đã từng bị nhận định là sai thần học, nay đã được đổi thành: “Trên con đường về quê, cùng đi với Mẹ…”. Cùng đi với Mẹ, đúng hơn là được Mẹ cùng đi thì ta không sợ lạc lối, lầm đường. Tràng chuỗi mân côi không nguyên chỉ là cuốn cẩm nang hướng dẫn đường về trời mà Mẹ trao cho chúng ta như một vật hay một cuốn sách nhưng đó là một cách thế vừa dịu dàng mà hiệu quả để về trời, vì Mẹ Maria đang cùng chúng ta bước đi.
Những lần Mẹ hiện ra gần đây như ở Fatima, khi các trẻ bé Gianxinta, Phanxiô và Luxia lần chuỗi thì các em đã thấy Mẹ cùng đọc kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh và khi các em đọc các kinh Kính Mừng thì Mẹ im lặng, lắng nghe. Khi chúng ta chào: “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc…”, thì Mẹ hiện diện với chúng ta. Có người mẹ nào khi con cái chào kính mà lại tránh mặt làm ngơ ! Và khi chúng ta thực tâm và chuyên chăm xin Mẹ “cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử” thì chắc chắn Mẹ phải nhậm lời.
Chuyện lạc lối hay lầm đường của hành trình làm người là chuyện không hiếm, thậm chí là nhan nhãn vì “nhân bất thập toàn” và “đa thọ thì đa nhục”, tuổi đời càng cao thì lầm lỗi càng nhiều. Tháng mân côi lại về, đặc biệt trong ngày kính Lễ Mẹ mân côi, chúng ta thành tâm dâng lên Mẹ tâm tình cảm mến tri ân, vì món quà vô giá Mẹ đã trao tặng là tràng chuổi mân côi, một phương thế tuyệt hảo dẫn lối chúng ta về trời. Các nhà tu đức không chỉ ví von tràng chuổi mân côi là cuốn Tin mừng tóm gọn mà còn xác nhận rằng tràng chuỗi mân côi là cuốn Tin mừng cho mọi người, mọi hoàn cảnh. Trẻ bé cũng có thể thân thưa: Kính mừng Maria..Người già cũng có thể cầu: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…Người dân dã, ít học cần lần chuỗi mân côi hay vị bác học như Louis Pasteur cũng cần lần chuỗi hạt để biết cách thế về trời.
Là Kitô hữu Công giáo, có thể nói rằng không một ai là không yêu mến, tôn kính Mẹ Maria. Lòng tôn kính, mến yêu Mẹ đích thực như lời dạy của Hội Thánh “phải thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến Mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ” ( GH 67 ). Một trong những cách thế yêu mến Mẹ và noi gương các nhân đức của Mẹ đẹp lòng Mẹ nhất đó là lần chuỗi mân côi. Khi lần chuỗi mân côi chúng ta hãy sốt sắng suy ngắm các mầu nhiệm mà Mẹ đã dõi bước theo chân Chúa Giêsu năm xưa và hãy nhớ rằng Mẹ cũng đang song hành với chúng ta. Trên con đường về quê, cùng đi với Mẹ, con vững tin, bền tâm, khó nguy ngại chi…
Đang sống trong năm linh mục, đặc biệt nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của cha thánh Gioan Maria Vianey, hẳn chúng ta đã từng nghe giai thoại của vị linh mục ngày đầu về nhận xứ. Vì không biết đường đến nhà thờ, vị linh mục bèn hỏi một em bé: Bé ơi, chỉ cho cha con đường đến Nhà Thờ xứ này đi, rồi cha sẽ chỉ cho bé con đường về trời. Em bé đáp ngay: Xạo quá ông cha ơi, con đường đến nhà thờ mà ông còn chưa biết thì đường về trời ông làm sao biết được.
Đã về trời với Người Con dấu yêu, Giêsu, nhưng tấm lòng của Mẹ vẫn mãi canh cánh với đoàn con nhân loại đang còn lữ thứ là những người con mà Mẹ đã chính thức đón nhận khi đứng dưới chân thập giá năm xưa ( x.Ga 19,26-27). Để dẫn đưa bước chân đoàn con nhân loại thẳng hướng về trời, thì Mẹ đã thương trao tặng một cẩm nang “chỉ thiên” đó là tràng chuỗi mân côi. Tràng chuỗi mân côi với các mầu nhiệm vui, thương, mừng và gần đây Đức cố giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thêm năm sụ sáng chính là những điểm mốc trên quảng đường Mẹ đã dõi theo Giêsu để về trời hưởng hạnh phúc viên mãn.
Cuộc đời là một chuyến đi. Kiếp người là một cuộc lữ hành. Nói đến chuyện lữ hành, chuyện đi lại, người ta liên tưởng đến chuyện giao thông. Người dân nước Việt, đặc biệt tại các thành phố lớn đã phần nào chứng nghiệm sự vất vả và lộn xộn của việc giao thông hiện nay. Ngoài một vài nguyên nhân dễ thấy như hệ thống hạ tầng là đường xá, cầu cống nhỏ hẹp, hư hỏng…hay các nguyên nhân nằm trong tâm thức người tham gia giao thông đó là thiếu tôn trọng kẻ khác, đặt lợi ích của mình lên trên hết…thì người ta cũng phải nhìn nhận sự thật này, đó là luật lệ giao thông của chúng ta còn bất cập, các quy hoạch làm đường, cách thế phân luồng, những bảng biểu chỉ dẫn giao thông…còn thiếu tính khoa học, hợp lý và đồng bộ, nghĩa là việc hướng dẫn giao thông ở tầm vĩ mô còn bị hạn chế. Ngay tại các nước tiến tiến, dù đã có những bảng biển hướng dẫn cụ thể, rõ ràng với chữ, số lớn dễ đọc dễ thấy, thế mà vẫn có người lạc lối, lầm đường. Dĩ nhiên sự thường, đó là những người say sưa hoặc bất cẩn, cũng có thể là những người bị hạn chế khả năng nhìn do tuổi tác hay bệnh tật…
“Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ, con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?” Một ca từ kính Mẹ Maria đã từng bị nhận định là sai thần học, nay đã được đổi thành: “Trên con đường về quê, cùng đi với Mẹ…”. Cùng đi với Mẹ, đúng hơn là được Mẹ cùng đi thì ta không sợ lạc lối, lầm đường. Tràng chuỗi mân côi không nguyên chỉ là cuốn cẩm nang hướng dẫn đường về trời mà Mẹ trao cho chúng ta như một vật hay một cuốn sách nhưng đó là một cách thế vừa dịu dàng mà hiệu quả để về trời, vì Mẹ Maria đang cùng chúng ta bước đi.
Những lần Mẹ hiện ra gần đây như ở Fatima, khi các trẻ bé Gianxinta, Phanxiô và Luxia lần chuỗi thì các em đã thấy Mẹ cùng đọc kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh và khi các em đọc các kinh Kính Mừng thì Mẹ im lặng, lắng nghe. Khi chúng ta chào: “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc…”, thì Mẹ hiện diện với chúng ta. Có người mẹ nào khi con cái chào kính mà lại tránh mặt làm ngơ ! Và khi chúng ta thực tâm và chuyên chăm xin Mẹ “cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử” thì chắc chắn Mẹ phải nhậm lời.
Chuyện lạc lối hay lầm đường của hành trình làm người là chuyện không hiếm, thậm chí là nhan nhãn vì “nhân bất thập toàn” và “đa thọ thì đa nhục”, tuổi đời càng cao thì lầm lỗi càng nhiều. Tháng mân côi lại về, đặc biệt trong ngày kính Lễ Mẹ mân côi, chúng ta thành tâm dâng lên Mẹ tâm tình cảm mến tri ân, vì món quà vô giá Mẹ đã trao tặng là tràng chuổi mân côi, một phương thế tuyệt hảo dẫn lối chúng ta về trời. Các nhà tu đức không chỉ ví von tràng chuổi mân côi là cuốn Tin mừng tóm gọn mà còn xác nhận rằng tràng chuỗi mân côi là cuốn Tin mừng cho mọi người, mọi hoàn cảnh. Trẻ bé cũng có thể thân thưa: Kính mừng Maria..Người già cũng có thể cầu: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…Người dân dã, ít học cần lần chuỗi mân côi hay vị bác học như Louis Pasteur cũng cần lần chuỗi hạt để biết cách thế về trời.
Là Kitô hữu Công giáo, có thể nói rằng không một ai là không yêu mến, tôn kính Mẹ Maria. Lòng tôn kính, mến yêu Mẹ đích thực như lời dạy của Hội Thánh “phải thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến Mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ” ( GH 67 ). Một trong những cách thế yêu mến Mẹ và noi gương các nhân đức của Mẹ đẹp lòng Mẹ nhất đó là lần chuỗi mân côi. Khi lần chuỗi mân côi chúng ta hãy sốt sắng suy ngắm các mầu nhiệm mà Mẹ đã dõi bước theo chân Chúa Giêsu năm xưa và hãy nhớ rằng Mẹ cũng đang song hành với chúng ta. Trên con đường về quê, cùng đi với Mẹ, con vững tin, bền tâm, khó nguy ngại chi…
Thủy Chung
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
17:47 30/09/2009
Chúa nhật XXVII Thường Niên B (Mc 10, 2-16)
Các bài đọc trong Thánh Lễ Chúa nhật XXVII TN B hôm nay dường như xoáy trọng tâm vào đời sống hôn nhân mà chủ đề chính là sự chung thuỷ trong nghĩa tình phu phụ. Tuy nhiên điều ta cần ngạc nhiên đó là sau khi tường thuật việc Chúa Giêsu khẳng định về sự chung thuỷ vợ chồng, đạo nhất phu nhất phụ thì Tin Mừng Maccô lại kể tiếp chuyện Chúa Giêsu chúc lành cho các trẻ em, dù cho các Tông đồ phản đối kịch liệt. Đồng thời Chúa Giêsu cũng nhân sự kiện ấy để dạy cho các môn đệ và chúng ta hôm nay về cách thế vào Nước Trời là hãy nên giống như trẻ thơ.
Hình ảnh trẻ thơ trong vòng tay bố mẹ hay chập chững tập đi của tuổi lên hai, lên ba không chỉ gợi cho chúng ta nét đơn sơ trong sáng mà đặc biệt cho chúng ta thấy một sự tin tưởng vào tình yêu. Trong vòng tay mẹ, bé không hề hãi sợ. Trong bàn tay của bố, trẻ vững tin bước đi. Trẻ thơ chính là kết quả của tình yêu đôi lứa, là hoa trái của đời sống hôn nhân. Cái hình ảnh đẹp này hẳn phải được dệt xây trong một mái gia đình mà ở đó nghĩa tình vợ chồng mãi sắt son và chung thuỷ.
Người ta không thể cho cái gì mà mình không có. Làm sao có được những người con an bình trong vòng tay bố mẹ khi mà sự thuỷ chung trong hôn nhân không được đặt lên hàng đầu ? Các thống kê xã hội cho chúng ta con số về trẻ hư hỏng thì đại đa số là xuất từ hoàn cảnh gia đình không ấm êm hay bị chia đàn xẻ nghé.
Không khi nào hơn lúc này, những nhà xã hội học, các nhà đạo đức học, những người đứng đầu các tôn giáo, các quốc gia lại quan tâm cách đặc biệt về sự bền vững trong hôn nhân gia đình. Là tế bào của xã hội, là cộng đồng cơ bản của Hội Thánh, vai trò của gia đình luôn có tầm quan trọng mà không có tổ chức hay đoàn thể nào có thể thay thế cách hữu hiệu. Một xã hội mà đời sống hôn nhân thiếu bền vững, thì có thể nói là đang trên đà băng hoại. Chính vì thế thông điệp gìn giữ sự thuỷ chung trong hôn nhân luôn mang tính thời sự và cấp thiết.
Làm sao để gìn giữ sự chung thuỷ trong nghĩa tình phu thê giữa một xã hội đầy biến động và chóng đổi thay như hôm nay ? Một trong những cách thế gìn giữ sự thủy chung, trước sau như một của đời hôn nhân, đó là nhìn vào trẻ thơ. Một sinh linh luôn sống trong sự tín thác vào tình yêu. Không chỉ biết xây dựng lòng tin vào tình yêu của nhau mà còn hướng tâm trí của mình về hoa trái của tình yêu, đó là một trong những cách thế tuyệt vời để gìn giữ mối dây liên kết bất khả phân ly giữa vợ chồng. Điều gì Thiên Chúa đã liên kết thì con người không được phân ly. Họ không còn phải là hai nhưng là một xương một thịt. Cái sự nên một xương một thịt này được hiện thực hóa nơi chính người con, một kết quả hữu hình của tình yêu đôi lứa. Nói đến điều này chúng ta mới hiểu được tình trạng dù không phải là “đáng buồn” theo nghĩa luân lý nhưng vẫn kém vui theo nghĩa tâm lý của những cặp vợ chồng vì lý do nào đó mà không thể có con. Gần đây đã rộ lên chuyện “bà bầu”, nghĩa là rất nhiều người hiếm muộn đã được ơn cách này cách khác, đủ nói lên cái khát vọng này của những người trong bậc sống hôn nhân.
Văn hào Saint Exupéry từng nói: “yêu nhau không phải là ngồi nhìn nhau nhưng là cùng nhau nhìn về một hướng”. Dĩ nhiên giữa vợ chồng có nhiều cái hướng nhắm, thế nhưng không có hướng nhắm nào quan trọng cho bằng những đứa con. “Có vàng, vàng chẳng hay phô. Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe”. Câu ngạn ngữ tuy mộc mạc, nhưng tượng hình và đượm nghĩa. “Ba thương con, vì con giống mẹ. Mẹ thương con, vì con giống ba…” Một ca từ không chỉ thi vị mà còn đủ ý tình. Chính qua đứa con mà người cha thêm khắng khít với người mẹ và người mẹ càng gắn bó với người cha và nghĩa tình hôn nhân ngày thêm bền chặt. Khi cùng nhìn về một hướng thì người ta sẽ biết nỗ lực vượt qua những dị biệt, để rồi có sự hiệp thông, hiệp nhất cách vững bền.
Với truyền thống Á đông, để làm người thì cần rèn luyện các nhân đức nền tàng là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Dù được xếp vào hàng thứ năm, nhưng “chữ tín” như là điều kiện đủ, hầu giúp cho các đức nhân, nghĩa, lễ, trí được chính hiệu. Chúng ta đang sống trong năm mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chỉ dạy đoàn con cái đặc biệt lưu tâm đến việc “giáo dục gia đình”. Môt trong những phương thế giáo dục hàng đầu và không thể thiếu đó là làm gương sáng. Cha nào, con nấy; tel père tel fils; such father, such son. Các câu ngạn ngữ tuy khác không gian xuất xứ, nhưng lại cùng nội dung đủ nói lên sự thật này. “Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp...” ( Thư Mục vụ HĐGMVN năm 2008 số 16 ).
Cần khẳng định rằng chữ tín phải được gìn giữ trước hết ngay trong đời sống hôn nhân gia đình. Trong cuộc thi “hoa hậu áo dài” lần đầu được tổ chức tại Việt Nam, chính nhờ câu trả lời trong phần thi ứng xử đã đưa cô Maria Nguyễn Thị Kiều Khanh, một nữ tín hữu giáo xứ Vườn Xoài, giáo phận Sài Gòn, lên ngôi hoa hậu. Các thí sinh vào vòng chung kết đều được ban giám khảo hỏi câu: em yêu cái gì nhất và em ghét cái gì nhất ? Cô Kiều Khanh đã vượt qua các bạn bằng câu trả lời phần hai rằng điều em ghét nhất là sự phản bội.
Quả thật, khi sự bất trung, bất tín xuất hiện và lan tràn như chuyện cơm bữa, trở thành chuyện thường tình, thì mọi mối tương quan giữa các cá nhân cũng như tập thể chắc chắn bị gãy vỡ. Nay ký kết hôn ước, mai đường ai nấy đi thì còn gì là hôn nhân ! Nay ký hợp đồng, mai lại tùy tiện hủy bỏ thì còn gì là thương mại, bán mua ! Nay ký hiệp ước, mai lại đơn phương rút, hủy thì còn gì là quan hệ đối tác ! Tuy nhiên, cũng cần chân nhận rằng “nhân bất thập toàn”. Phận người thì khó tránh khỏi những sai lầm đáng trách hay có thể lượng thứ. Không kể các trường hợp cố tình và cố chấp, thì để gìn giữ sự thủy chung thì phía người lỗi phạm cần có sự khiêm nhu, chân thành nhìn nhận sai sót và phía còn lại cần có sự quảng đại, bao dung, tha thứ.
Xin nhớ rằng sẽ không bao giờ là muộn đối với người khiêm nhu, chân thành muốn bắt đầu lại như “thưở ban đầu đầy lưu luyến ấy” (x.Kh 2,4 ). Bí tích Thánh Thể, tòa cáo giải là những phương thế Chúa tạo cho chúng ta cơ hội lại bắt đầu. Ước gì mỗi người chúng ta biết trao cho nhau những cơ dịp thuận lợi để giúp nhau lại bắt đầu sống tình thủy chung và giữ chữ tín trong đời sống gia đình và xã hội, giữa chúng ta với nhau và với Thiên Chúa.
Các bài đọc trong Thánh Lễ Chúa nhật XXVII TN B hôm nay dường như xoáy trọng tâm vào đời sống hôn nhân mà chủ đề chính là sự chung thuỷ trong nghĩa tình phu phụ. Tuy nhiên điều ta cần ngạc nhiên đó là sau khi tường thuật việc Chúa Giêsu khẳng định về sự chung thuỷ vợ chồng, đạo nhất phu nhất phụ thì Tin Mừng Maccô lại kể tiếp chuyện Chúa Giêsu chúc lành cho các trẻ em, dù cho các Tông đồ phản đối kịch liệt. Đồng thời Chúa Giêsu cũng nhân sự kiện ấy để dạy cho các môn đệ và chúng ta hôm nay về cách thế vào Nước Trời là hãy nên giống như trẻ thơ.
Hình ảnh trẻ thơ trong vòng tay bố mẹ hay chập chững tập đi của tuổi lên hai, lên ba không chỉ gợi cho chúng ta nét đơn sơ trong sáng mà đặc biệt cho chúng ta thấy một sự tin tưởng vào tình yêu. Trong vòng tay mẹ, bé không hề hãi sợ. Trong bàn tay của bố, trẻ vững tin bước đi. Trẻ thơ chính là kết quả của tình yêu đôi lứa, là hoa trái của đời sống hôn nhân. Cái hình ảnh đẹp này hẳn phải được dệt xây trong một mái gia đình mà ở đó nghĩa tình vợ chồng mãi sắt son và chung thuỷ.
Người ta không thể cho cái gì mà mình không có. Làm sao có được những người con an bình trong vòng tay bố mẹ khi mà sự thuỷ chung trong hôn nhân không được đặt lên hàng đầu ? Các thống kê xã hội cho chúng ta con số về trẻ hư hỏng thì đại đa số là xuất từ hoàn cảnh gia đình không ấm êm hay bị chia đàn xẻ nghé.
Không khi nào hơn lúc này, những nhà xã hội học, các nhà đạo đức học, những người đứng đầu các tôn giáo, các quốc gia lại quan tâm cách đặc biệt về sự bền vững trong hôn nhân gia đình. Là tế bào của xã hội, là cộng đồng cơ bản của Hội Thánh, vai trò của gia đình luôn có tầm quan trọng mà không có tổ chức hay đoàn thể nào có thể thay thế cách hữu hiệu. Một xã hội mà đời sống hôn nhân thiếu bền vững, thì có thể nói là đang trên đà băng hoại. Chính vì thế thông điệp gìn giữ sự thuỷ chung trong hôn nhân luôn mang tính thời sự và cấp thiết.
Làm sao để gìn giữ sự chung thuỷ trong nghĩa tình phu thê giữa một xã hội đầy biến động và chóng đổi thay như hôm nay ? Một trong những cách thế gìn giữ sự thủy chung, trước sau như một của đời hôn nhân, đó là nhìn vào trẻ thơ. Một sinh linh luôn sống trong sự tín thác vào tình yêu. Không chỉ biết xây dựng lòng tin vào tình yêu của nhau mà còn hướng tâm trí của mình về hoa trái của tình yêu, đó là một trong những cách thế tuyệt vời để gìn giữ mối dây liên kết bất khả phân ly giữa vợ chồng. Điều gì Thiên Chúa đã liên kết thì con người không được phân ly. Họ không còn phải là hai nhưng là một xương một thịt. Cái sự nên một xương một thịt này được hiện thực hóa nơi chính người con, một kết quả hữu hình của tình yêu đôi lứa. Nói đến điều này chúng ta mới hiểu được tình trạng dù không phải là “đáng buồn” theo nghĩa luân lý nhưng vẫn kém vui theo nghĩa tâm lý của những cặp vợ chồng vì lý do nào đó mà không thể có con. Gần đây đã rộ lên chuyện “bà bầu”, nghĩa là rất nhiều người hiếm muộn đã được ơn cách này cách khác, đủ nói lên cái khát vọng này của những người trong bậc sống hôn nhân.
Văn hào Saint Exupéry từng nói: “yêu nhau không phải là ngồi nhìn nhau nhưng là cùng nhau nhìn về một hướng”. Dĩ nhiên giữa vợ chồng có nhiều cái hướng nhắm, thế nhưng không có hướng nhắm nào quan trọng cho bằng những đứa con. “Có vàng, vàng chẳng hay phô. Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe”. Câu ngạn ngữ tuy mộc mạc, nhưng tượng hình và đượm nghĩa. “Ba thương con, vì con giống mẹ. Mẹ thương con, vì con giống ba…” Một ca từ không chỉ thi vị mà còn đủ ý tình. Chính qua đứa con mà người cha thêm khắng khít với người mẹ và người mẹ càng gắn bó với người cha và nghĩa tình hôn nhân ngày thêm bền chặt. Khi cùng nhìn về một hướng thì người ta sẽ biết nỗ lực vượt qua những dị biệt, để rồi có sự hiệp thông, hiệp nhất cách vững bền.
Với truyền thống Á đông, để làm người thì cần rèn luyện các nhân đức nền tàng là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Dù được xếp vào hàng thứ năm, nhưng “chữ tín” như là điều kiện đủ, hầu giúp cho các đức nhân, nghĩa, lễ, trí được chính hiệu. Chúng ta đang sống trong năm mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chỉ dạy đoàn con cái đặc biệt lưu tâm đến việc “giáo dục gia đình”. Môt trong những phương thế giáo dục hàng đầu và không thể thiếu đó là làm gương sáng. Cha nào, con nấy; tel père tel fils; such father, such son. Các câu ngạn ngữ tuy khác không gian xuất xứ, nhưng lại cùng nội dung đủ nói lên sự thật này. “Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp...” ( Thư Mục vụ HĐGMVN năm 2008 số 16 ).
Cần khẳng định rằng chữ tín phải được gìn giữ trước hết ngay trong đời sống hôn nhân gia đình. Trong cuộc thi “hoa hậu áo dài” lần đầu được tổ chức tại Việt Nam, chính nhờ câu trả lời trong phần thi ứng xử đã đưa cô Maria Nguyễn Thị Kiều Khanh, một nữ tín hữu giáo xứ Vườn Xoài, giáo phận Sài Gòn, lên ngôi hoa hậu. Các thí sinh vào vòng chung kết đều được ban giám khảo hỏi câu: em yêu cái gì nhất và em ghét cái gì nhất ? Cô Kiều Khanh đã vượt qua các bạn bằng câu trả lời phần hai rằng điều em ghét nhất là sự phản bội.
Quả thật, khi sự bất trung, bất tín xuất hiện và lan tràn như chuyện cơm bữa, trở thành chuyện thường tình, thì mọi mối tương quan giữa các cá nhân cũng như tập thể chắc chắn bị gãy vỡ. Nay ký kết hôn ước, mai đường ai nấy đi thì còn gì là hôn nhân ! Nay ký hợp đồng, mai lại tùy tiện hủy bỏ thì còn gì là thương mại, bán mua ! Nay ký hiệp ước, mai lại đơn phương rút, hủy thì còn gì là quan hệ đối tác ! Tuy nhiên, cũng cần chân nhận rằng “nhân bất thập toàn”. Phận người thì khó tránh khỏi những sai lầm đáng trách hay có thể lượng thứ. Không kể các trường hợp cố tình và cố chấp, thì để gìn giữ sự thủy chung thì phía người lỗi phạm cần có sự khiêm nhu, chân thành nhìn nhận sai sót và phía còn lại cần có sự quảng đại, bao dung, tha thứ.
Xin nhớ rằng sẽ không bao giờ là muộn đối với người khiêm nhu, chân thành muốn bắt đầu lại như “thưở ban đầu đầy lưu luyến ấy” (x.Kh 2,4 ). Bí tích Thánh Thể, tòa cáo giải là những phương thế Chúa tạo cho chúng ta cơ hội lại bắt đầu. Ước gì mỗi người chúng ta biết trao cho nhau những cơ dịp thuận lợi để giúp nhau lại bắt đầu sống tình thủy chung và giữ chữ tín trong đời sống gia đình và xã hội, giữa chúng ta với nhau và với Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói các linh mục ngày nay phải hân hoan
Bùi Hữu Thư
09:12 30/09/2009
Ngài gửi điện văn được truyền hình tới nhóm linh mục đang cấm phòng tại Ars
VATICAN CITY, Ngày 29 tháng 9, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, một linh mục phải là một con người vui tươi và đầy hy vọng.
Đức Thánh Cha suy tư về điều này trong một điện văn video gửi cho một nhóm linh mục đang cấm phòng tại Ars, Pháp. Nhóm quốc tế này hiện đang có mặt tại Giáo Xứ Thánh Gioan Vianney trong khuôn khổ của Năm Linh Mục và dịp kỷ niệm 150 năm của vị thánh.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám mục Vienna, Áo, đang giảng phòng tuần 7 ngày, sẽ chấm dứt Chúa Nhật tới.
Đức Thánh Cha khẳng định, "Linh mục, con người của Lời Chúa và các bí tích, ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, phải là một con người vui tươi và hy vọng. Với những ai không thể quan niệm rằng Thiên Chúa là tình yêu tinh tuyền, linh mục phải luôn luôn xác định rằng đời đáng sống, và Chúa Kitô đã ban cho đời sống có nhiều ý nghĩa vì Người đã yêu thương con người, và tất cả nhân loại."
Đức Thánh Cha nói, quan thầy của các linh mục triều phải có một “tôn giáo của niềm vui,” thay vì “một sự tìm kiếm việc hãm mình, hành xác, như đôi khi đã được tin như vậy."
Về điều này, ngài dẫn chứng một lời nói của Thánh Gioan Vianney:"Hạnh phúc của chúng ta quá to lớn, không, không, không bao giờ chúng ta có thể hiểu nổi."
Đức Thánh Cha Benedict XVi nói rằng chính việc tự ý thức về những yếu đuối của mình mới giúp cho linh mục cởi mở cho sự mật thiết với Thiên Chúa. Và chính Thiên Chúa ban cho “chúng ta sức mạnh và niềm vui."
Đức Thánh Cha nói, "Linh mục ngày càng kiên trì trong tình bạn với Thiên Chúa, thì càng tiếp tục theo đuổi công trình của Đấng Cứu Chuộc trên thế gian.” Một lần nữa trích dẫn Thánh Gioan Vianney, ngài nói, "Linh mục không sống cho riêng mình, nhưng cho tất cả mọi người."
VATICAN CITY, Ngày 29 tháng 9, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, một linh mục phải là một con người vui tươi và đầy hy vọng.
Đức Thánh Cha suy tư về điều này trong một điện văn video gửi cho một nhóm linh mục đang cấm phòng tại Ars, Pháp. Nhóm quốc tế này hiện đang có mặt tại Giáo Xứ Thánh Gioan Vianney trong khuôn khổ của Năm Linh Mục và dịp kỷ niệm 150 năm của vị thánh.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám mục Vienna, Áo, đang giảng phòng tuần 7 ngày, sẽ chấm dứt Chúa Nhật tới.
Đức Thánh Cha khẳng định, "Linh mục, con người của Lời Chúa và các bí tích, ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, phải là một con người vui tươi và hy vọng. Với những ai không thể quan niệm rằng Thiên Chúa là tình yêu tinh tuyền, linh mục phải luôn luôn xác định rằng đời đáng sống, và Chúa Kitô đã ban cho đời sống có nhiều ý nghĩa vì Người đã yêu thương con người, và tất cả nhân loại."
Đức Thánh Cha nói, quan thầy của các linh mục triều phải có một “tôn giáo của niềm vui,” thay vì “một sự tìm kiếm việc hãm mình, hành xác, như đôi khi đã được tin như vậy."
Về điều này, ngài dẫn chứng một lời nói của Thánh Gioan Vianney:"Hạnh phúc của chúng ta quá to lớn, không, không, không bao giờ chúng ta có thể hiểu nổi."
Đức Thánh Cha Benedict XVi nói rằng chính việc tự ý thức về những yếu đuối của mình mới giúp cho linh mục cởi mở cho sự mật thiết với Thiên Chúa. Và chính Thiên Chúa ban cho “chúng ta sức mạnh và niềm vui."
Đức Thánh Cha nói, "Linh mục ngày càng kiên trì trong tình bạn với Thiên Chúa, thì càng tiếp tục theo đuổi công trình của Đấng Cứu Chuộc trên thế gian.” Một lần nữa trích dẫn Thánh Gioan Vianney, ngài nói, "Linh mục không sống cho riêng mình, nhưng cho tất cả mọi người."
Những kẻ gọi đường phố là “nhà”
Phụng Nghi
11:29 30/09/2009
Vatican City (Zenit.org) - Gần như mỗi biến cố quan trọng trong đời người gắn liền với một con đường, nhưng đối với một số người thì đường phố lại đơn giản là “nhà” của họ.
Suy tư đó, là của Tổng giám mục Agostino Marchetto, tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Di dân và Lữ khách, khi ngài mở đầu Phiên họp đầu tiên của châu Âu về Chăm sóc Mục vụ cho người trên đường phố. Cuộc họp khai mạc hôm nay tại Vatican và chấm dứt vào ngày thứ Sáu.
Trước khi xem xét đến 4 đề tài chính của cuộc hội nghị -- đó là: công tác mục vụ liên quan đến giao thông; gái điếm hay “phụ nữ đường phố”; trẻ em hè phố; và người vô gia cư – tổng giám mục đưa ra những suy tư về đường phố nói chung.
“Kể từ lúc xã hội trở thành chuyển động hơn, những con đường mọi người nam nữ đi qua đã mang những ý nghĩa đặc biệt. Những con đường đưa chúng ta đi tới trường học, sở làm và từ những nơi đó về nhà. Những con đường mang ta tới thăm viếng bè bạn và người thân, chúng trở thành phương tiện hoặc là nơi chốn để gặp gỡ. Chúng có thể tượng trưng cho những nghi thức của một cuộc hành trình: sự ra đời của một đứa trẻ, một cuộc tình thân mật, một cuộc hôn nhân, và ngay cả cái chết. Chúng cũng là những con đuờng trên đó người di dân và tỵ nạn đã đi.
“Mỗi một nơi chốn chúng ta đi, mỗi một biến cố quan trọng xảy ra trong cuộc đời chúng ta, gần như luôn luôn gắn liền với một con đường. Và có những người sự liên hệ gắn bó như thế còn quan trọng hơn, không chỉ như một cuộc lữ hành, đó là những người đối với họ đường phố lại đơn giản là “nhà”.
Viên chức của Tòa thánh Vatican này nhận định rằng có “nhiều điều rõ rệt thấy được trên những con đường, trên những con phố” nhưng đồng thời “có nhiều điều không thấy được, hoặc bị ngăn trở không cho nhìn thấy.”
“Có những con người, những nhà cửa, những cuộc sống bị che đậy khỏi tầm nhìn, bởi vì thường khi chúng quá đau khổ và quá “xấu xí” đối với xã hội chúng ta nên không muốn cho ai thấy hoặc biết tới.”
Bục giảng thuyết
Tổng giám mục Marchetto tiếp nối với nhận xét rằng những con đường đã có một chổ đứng đặc biệt trong Tin Mừng.
“Chúa Giêsu gặp gỡ dân chúng trên lối đi, ở vệ đường, khi thì cả một đám đông, lúc thì Người ở một mình. […] Do đó con đường là chỗ gặp gỡ và biến đổi, là nơi công bố và truyền bá Tin mừng, nơi chữa lành, và là nơi làm nhân chứng. Bằng nhiều cách, có thể nói rằng những con đường, những góc phố vừa là nhà vừa là bục giảng thuyết của Người.”
Ý nghĩa đặc biệt như thế ngày nay vẫn còn tiếp tục áp dụng cho những người “đang làm việc để phục vụ Tin Mừng.” Con đường tiếp tục là nơi để rao truyền và làm chứng, biến đổi và chữa lành.”
“Đó là nơi Đức Kitô có thể còn được người ta gặp gỡ, nơi lời Người, cuộc sống của Người vẫn còn được cho đi, qua những cử chỉ và hành động, nơi Giáo hội, qua nhiều hoạt động tông dồ, chuyển tải hồng ân của Chúa.”
Suy tư đó, là của Tổng giám mục Agostino Marchetto, tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Di dân và Lữ khách, khi ngài mở đầu Phiên họp đầu tiên của châu Âu về Chăm sóc Mục vụ cho người trên đường phố. Cuộc họp khai mạc hôm nay tại Vatican và chấm dứt vào ngày thứ Sáu.
Trước khi xem xét đến 4 đề tài chính của cuộc hội nghị -- đó là: công tác mục vụ liên quan đến giao thông; gái điếm hay “phụ nữ đường phố”; trẻ em hè phố; và người vô gia cư – tổng giám mục đưa ra những suy tư về đường phố nói chung.
“Kể từ lúc xã hội trở thành chuyển động hơn, những con đường mọi người nam nữ đi qua đã mang những ý nghĩa đặc biệt. Những con đường đưa chúng ta đi tới trường học, sở làm và từ những nơi đó về nhà. Những con đường mang ta tới thăm viếng bè bạn và người thân, chúng trở thành phương tiện hoặc là nơi chốn để gặp gỡ. Chúng có thể tượng trưng cho những nghi thức của một cuộc hành trình: sự ra đời của một đứa trẻ, một cuộc tình thân mật, một cuộc hôn nhân, và ngay cả cái chết. Chúng cũng là những con đuờng trên đó người di dân và tỵ nạn đã đi.
“Mỗi một nơi chốn chúng ta đi, mỗi một biến cố quan trọng xảy ra trong cuộc đời chúng ta, gần như luôn luôn gắn liền với một con đường. Và có những người sự liên hệ gắn bó như thế còn quan trọng hơn, không chỉ như một cuộc lữ hành, đó là những người đối với họ đường phố lại đơn giản là “nhà”.
Viên chức của Tòa thánh Vatican này nhận định rằng có “nhiều điều rõ rệt thấy được trên những con đường, trên những con phố” nhưng đồng thời “có nhiều điều không thấy được, hoặc bị ngăn trở không cho nhìn thấy.”
“Có những con người, những nhà cửa, những cuộc sống bị che đậy khỏi tầm nhìn, bởi vì thường khi chúng quá đau khổ và quá “xấu xí” đối với xã hội chúng ta nên không muốn cho ai thấy hoặc biết tới.”
Bục giảng thuyết
Tổng giám mục Marchetto tiếp nối với nhận xét rằng những con đường đã có một chổ đứng đặc biệt trong Tin Mừng.
“Chúa Giêsu gặp gỡ dân chúng trên lối đi, ở vệ đường, khi thì cả một đám đông, lúc thì Người ở một mình. […] Do đó con đường là chỗ gặp gỡ và biến đổi, là nơi công bố và truyền bá Tin mừng, nơi chữa lành, và là nơi làm nhân chứng. Bằng nhiều cách, có thể nói rằng những con đường, những góc phố vừa là nhà vừa là bục giảng thuyết của Người.”
Ý nghĩa đặc biệt như thế ngày nay vẫn còn tiếp tục áp dụng cho những người “đang làm việc để phục vụ Tin Mừng.” Con đường tiếp tục là nơi để rao truyền và làm chứng, biến đổi và chữa lành.”
“Đó là nơi Đức Kitô có thể còn được người ta gặp gỡ, nơi lời Người, cuộc sống của Người vẫn còn được cho đi, qua những cử chỉ và hành động, nơi Giáo hội, qua nhiều hoạt động tông dồ, chuyển tải hồng ân của Chúa.”
Khóa tĩnh tâm quốc tế cho các linh mục trên khắp hoàn cầu tại Ars
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:48 30/09/2009
ARS, Pháp Quốc-Trong Năm Thánh hóa Linh Mục, Trung Tâm Hành Hương Ars đã tổ chức tuần tĩnh tâm mang tầm cỡ quốc tế từ ngày 28 tháng 9 đến ngày 3 tháng 10 năm 2009. Đến từ trên 50 quốc gia trên thế giới, 1200 linh mục tham gia khóa tĩnh tâm này thuộc đủ màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, văn hóa và mọi lứa tuổi.
Về phía Giáo Quyền có sự hiện diện của Hồng Y Cládio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ; Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục giáo phận Viên, Áo; Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris-Pháp; Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng Giám Mục Lyon-Pháp; Hồng Y Sean O’Malley, Tổng Giám Mục Boston- Hoa Kỳ; Hồng Y Christian Tumi, Tổng giám mục Douala, Cameroun; Đức cha Guy Bagnard, Giám mục giáo phận Belley-Ars, Pháp; Đức cha Alberto Taveira Corrêa, Tổng Giám mục Palmas, Brazil; Đức cha Joseph Grech, Giám mục giáo phận Sandhurst, Australia.
Ngay buổi khai mạc, các linh mục tĩnh tâm đã được theo dõi trên màn hình để nghe lời nhắn nhủ và nhận phép lành Tòa Thánh Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI. Dù đang trong chuyến tông du tại Cộng Hòa Sec, nhưng Đức Thánh Cha hứa là sẽ cùng đồng hành với các linh mục trong suốt khóa tĩnh tâm qua lời cầu nguyện.
Vị giảng tĩnh tâm chính là Đức Hồng Y Christoph Schönborn. Có tất cả sáu bài chia sẻ của ngài:
1. Ơn gọi tư tế: được thánh hiến để đem ơn cứu độ cho thế giới.
2. Thiên Chúa giầu lòng từ bi nhân hậu.
3. Cầu nguyện và cuộc chiến đấu thiêng liêng.
4. Thánh Thể và Đức Ái trong mục vụ tông đồ.
5. Giảng thuyết và sứ mệnh.
6. Vai trò quan trọng của Đức Maria trong đời sống linh mục.
Ngoài các bài giảng chủ chốt của Đức Hồng Y Schönborn, còn có các bài giáo huấn, suy niệm, chia sẻ của mọi phần dân Chúa trong đội ngũ của Ban Tổ Chức từ Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục và giáo dân.
Cũng phải kể đến đội ngũ thiện nguyện phục vụ trong suốt khóa tĩnh tâm này bao gồm các chủng sinh, tu sĩ, nhạc công, ca viên, y tá, nhà báo, người nấu ăn…đặc biệt là nhóm phiên dịch. Tất cả được dịch ra 6 thứ tiếng chính là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và cả Tiếng Hoa.
Chắc hẳn qua khóa tĩnh tâm này, các linh mục không những được đánh động bởi những lời giảng giải đầy thuyết phục của các vị thế giá trong Giáo Hội mà còn được hun đúc bởi lòng nhiệt huyết của cha thánh Gioan Vianney, quan thầy của các linh mục. Đặc biệt hình ảnh sống động về sự hiệp nhất của Giáo Hội qua cuộc tĩnh tâm này khích lệ các linh mục rất nhiều để tiếp tục hăng hái dấn thân trên con đường phục vụ Tin Mừng và tha nhân.
Linh mục là « Tình yêu của trái tim Thiên Chúa » (thánh Gioan Vianney). Xin cầu nguyện cho cánh đồng của Giáo Hội có thêm nhiều Thợ Gặt lành nghề và nhiệt huyết. Xin Chúa ban cho càng ngày càng có nhiều linh mục thánh thiện để « phục vụ Tình Yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu » (Lời Hồng y Christoph Schönborn trong bài giảng đầu tiên nói về căn tính ơn gọi linh mục).
Ngay buổi khai mạc, các linh mục tĩnh tâm đã được theo dõi trên màn hình để nghe lời nhắn nhủ và nhận phép lành Tòa Thánh Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI. Dù đang trong chuyến tông du tại Cộng Hòa Sec, nhưng Đức Thánh Cha hứa là sẽ cùng đồng hành với các linh mục trong suốt khóa tĩnh tâm qua lời cầu nguyện.
Vị giảng tĩnh tâm chính là Đức Hồng Y Christoph Schönborn. Có tất cả sáu bài chia sẻ của ngài:
1. Ơn gọi tư tế: được thánh hiến để đem ơn cứu độ cho thế giới.
2. Thiên Chúa giầu lòng từ bi nhân hậu.
3. Cầu nguyện và cuộc chiến đấu thiêng liêng.
4. Thánh Thể và Đức Ái trong mục vụ tông đồ.
5. Giảng thuyết và sứ mệnh.
6. Vai trò quan trọng của Đức Maria trong đời sống linh mục.
Ngoài các bài giảng chủ chốt của Đức Hồng Y Schönborn, còn có các bài giáo huấn, suy niệm, chia sẻ của mọi phần dân Chúa trong đội ngũ của Ban Tổ Chức từ Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục và giáo dân.
Cũng phải kể đến đội ngũ thiện nguyện phục vụ trong suốt khóa tĩnh tâm này bao gồm các chủng sinh, tu sĩ, nhạc công, ca viên, y tá, nhà báo, người nấu ăn…đặc biệt là nhóm phiên dịch. Tất cả được dịch ra 6 thứ tiếng chính là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và cả Tiếng Hoa.
Chắc hẳn qua khóa tĩnh tâm này, các linh mục không những được đánh động bởi những lời giảng giải đầy thuyết phục của các vị thế giá trong Giáo Hội mà còn được hun đúc bởi lòng nhiệt huyết của cha thánh Gioan Vianney, quan thầy của các linh mục. Đặc biệt hình ảnh sống động về sự hiệp nhất của Giáo Hội qua cuộc tĩnh tâm này khích lệ các linh mục rất nhiều để tiếp tục hăng hái dấn thân trên con đường phục vụ Tin Mừng và tha nhân.
Linh mục là « Tình yêu của trái tim Thiên Chúa » (thánh Gioan Vianney). Xin cầu nguyện cho cánh đồng của Giáo Hội có thêm nhiều Thợ Gặt lành nghề và nhiệt huyết. Xin Chúa ban cho càng ngày càng có nhiều linh mục thánh thiện để « phục vụ Tình Yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu » (Lời Hồng y Christoph Schönborn trong bài giảng đầu tiên nói về căn tính ơn gọi linh mục).
ĐTC nói: Đào luyện toàn diện con người là giải pháp cho chế độ Độc Tài của Thuyết Tương Đối
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
12:21 30/09/2009
Vatican, ngày 30 tháng 9, 2009 – Với khoảng 10 ngàn người tụ họp tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC đã dành buổi Triều Yết Chung ngày Thứ Tư để minh họa lại những chặng đường của chuyến tông du Cộng Hòa Tiệp Khắc của ngài. ĐTC giải thích rằng lịch sử của vùng này cho chúng ta thấy rằng tiến bộ phải được bắt nguồn từ việc “đào luyện con người một cách toàn diện” nếu không sẽ có nguy cơ làm mồi cho các nhà độc tài. Ở thời đại chúng ta, nhà độc tài là thuyết tương đối, cùng với địa vị ưu thế của kỹ thuật.
Ngài nói, chuyến tông du Cộng Hòa Tiệp Khắc “vừa là một cuộc hành hương thật sự và vừa là một cuộc truyền giáo ở trung tâm của Âu Châu. Là một cuộc hành hương vì vùng Bohemia và Moravia hơn một ngàn năm qua đã là những vùng đất của Đức Tin và sự thánh thiện. Là một cuộc truyền giáo vì Âu Châu cần tìm thấy nơi Thiên Chúa và Tình Yêu của Ngài một nền tảng vững chắc để hy vọng”.
ĐTC nói rằng “Tình yêu của Đức Kitô là sức mạnh của chúng ta” vì tình yêu ấy là “động lực gây hứng khởi và làm cho một cuộc cách mạng thực sự được sinh động, cách mạng trong hòa bình và tự do, cùng nâng đỡ chúng ta trong những cơn khủng hoảng, cho phép chúng ta lại vươn lên khi mà nền tự do mà chúng ta đã dành lại trong đau khổ có nguy cơ bị mất đi, mất đi ý nghĩa thật của nó”.
Khi nhắc lại cuộc thăm viếng Thánh Đường Đức Mẹ Chiến Thằng ở thủ đô Tiệp Khắc, nơi có tượng Chúa Hài Đồng thành Prague thời danh, ĐTC nhắc cho các tín hữu rằng, “Tình Yêu của Đức Kitô bắt đầu tự tỏ ra trên khuôn mặt một hài nhi.” Ngài nói thêm rằng, tượng Chúa Hài Đồng thành Prague nhắc cho chúng ta mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, Thiên Chúa ở cạnh chúng ta, là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta”, và trong Thánh Đường ấy “Tôi đã cầu nguyện cho các trẻ em, các phụ huynh và tương lai của các gia đình”.
Theo lời của ĐTC Bênêđictô thì lâu đài Prague “có nhiều đài kỷ niệm, những vật xung quanh, các cơ sở, gần giống như một thành đô: nào là Vương Cung Thánh Đường, cung điện, công trường, và vườn hoa. Như thế tôi có thể chạm đến [các vật] cả đời lẫn đạo không phải chỉ ở bên cạnh nhau mà còn hòa hợp chặt chẽ với nhau trong sự khác biệt của chúng”.
Trong khi cảm tạ Thiên Chúa vì thành quả của chuyến tông du, ĐTC đã nói đến cuộc họp đại kết tại tòa Tổng Giám Mục Prague, là nơi có sự hiện diện của đại diện các cộng đồng Kitô hữu khác nhau và của Do Thái giáo. ĐTC nói: “Khi nhìn lại lịch sử và những xung đột ác liệt trong quá khứ, thì đây là lý do để tạ ơn Thiên Chúa vì đã cho chúng ta gặp nhau để chia sẽ niềm tin va trách nhiệm lịch sử trước những thách đố hiện nay. Những cố gắng tiến tới một sự hợp nhất đầy đủ và rõ ràng hơn giữa chúng ta làm cho quyết tâm chung để tìm lại cội nguồn Kitô giáo của Âu Châu thêm mạnh mẽ và có hiệu quả hơn”.
ĐTC cũng đã nhắc lại rằng trong cuộc gặp gỡ với thế giới đại học, ngài đã một mực đề cập đến vai trò của các đại học trong phạm vi “quyết tâm chung để tai kham phá ra ngồn gốc Kitô giáo của Âu Châu”.
Ngài kết luận rằng, “Đại học là một môi trường sống còn của xã hội, để đảm bảo hòa bình và phát triển, như đã được chứng tỏ trong “Cuộc Cách Mạng Mầu Nhung (cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng Sản ở Tiệp Khắc cuối năm 1989)”.
“Hai mươi năm sau đó, tôi đã đưa ra tư tưởng đào luyện con người toàn diện để chống lại một chế độ độc tài mới, đó là chế độ độc tài của thuyết tương đối cộng với ưu thế của kỹ thuật. Nền văn hóa nhân bản và khoa học không thể tách rời nhau được, chúng là hai mặt của cùng một đồng bạc. Chính những vùng đất của Tiệp Khắc nhắc nhở chúng ta điều này, chúng là quê hương của các nhà văn vĩ đại như Kafka, và của tu viện trưởng Mendel, người tiền phong của ngành di truyền học học hiện đại.”
Ngài nói, chuyến tông du Cộng Hòa Tiệp Khắc “vừa là một cuộc hành hương thật sự và vừa là một cuộc truyền giáo ở trung tâm của Âu Châu. Là một cuộc hành hương vì vùng Bohemia và Moravia hơn một ngàn năm qua đã là những vùng đất của Đức Tin và sự thánh thiện. Là một cuộc truyền giáo vì Âu Châu cần tìm thấy nơi Thiên Chúa và Tình Yêu của Ngài một nền tảng vững chắc để hy vọng”.
ĐTC nói rằng “Tình yêu của Đức Kitô là sức mạnh của chúng ta” vì tình yêu ấy là “động lực gây hứng khởi và làm cho một cuộc cách mạng thực sự được sinh động, cách mạng trong hòa bình và tự do, cùng nâng đỡ chúng ta trong những cơn khủng hoảng, cho phép chúng ta lại vươn lên khi mà nền tự do mà chúng ta đã dành lại trong đau khổ có nguy cơ bị mất đi, mất đi ý nghĩa thật của nó”.
Khi nhắc lại cuộc thăm viếng Thánh Đường Đức Mẹ Chiến Thằng ở thủ đô Tiệp Khắc, nơi có tượng Chúa Hài Đồng thành Prague thời danh, ĐTC nhắc cho các tín hữu rằng, “Tình Yêu của Đức Kitô bắt đầu tự tỏ ra trên khuôn mặt một hài nhi.” Ngài nói thêm rằng, tượng Chúa Hài Đồng thành Prague nhắc cho chúng ta mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, Thiên Chúa ở cạnh chúng ta, là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta”, và trong Thánh Đường ấy “Tôi đã cầu nguyện cho các trẻ em, các phụ huynh và tương lai của các gia đình”.
Theo lời của ĐTC Bênêđictô thì lâu đài Prague “có nhiều đài kỷ niệm, những vật xung quanh, các cơ sở, gần giống như một thành đô: nào là Vương Cung Thánh Đường, cung điện, công trường, và vườn hoa. Như thế tôi có thể chạm đến [các vật] cả đời lẫn đạo không phải chỉ ở bên cạnh nhau mà còn hòa hợp chặt chẽ với nhau trong sự khác biệt của chúng”.
Trong khi cảm tạ Thiên Chúa vì thành quả của chuyến tông du, ĐTC đã nói đến cuộc họp đại kết tại tòa Tổng Giám Mục Prague, là nơi có sự hiện diện của đại diện các cộng đồng Kitô hữu khác nhau và của Do Thái giáo. ĐTC nói: “Khi nhìn lại lịch sử và những xung đột ác liệt trong quá khứ, thì đây là lý do để tạ ơn Thiên Chúa vì đã cho chúng ta gặp nhau để chia sẽ niềm tin va trách nhiệm lịch sử trước những thách đố hiện nay. Những cố gắng tiến tới một sự hợp nhất đầy đủ và rõ ràng hơn giữa chúng ta làm cho quyết tâm chung để tìm lại cội nguồn Kitô giáo của Âu Châu thêm mạnh mẽ và có hiệu quả hơn”.
ĐTC cũng đã nhắc lại rằng trong cuộc gặp gỡ với thế giới đại học, ngài đã một mực đề cập đến vai trò của các đại học trong phạm vi “quyết tâm chung để tai kham phá ra ngồn gốc Kitô giáo của Âu Châu”.
Ngài kết luận rằng, “Đại học là một môi trường sống còn của xã hội, để đảm bảo hòa bình và phát triển, như đã được chứng tỏ trong “Cuộc Cách Mạng Mầu Nhung (cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng Sản ở Tiệp Khắc cuối năm 1989)”.
“Hai mươi năm sau đó, tôi đã đưa ra tư tưởng đào luyện con người toàn diện để chống lại một chế độ độc tài mới, đó là chế độ độc tài của thuyết tương đối cộng với ưu thế của kỹ thuật. Nền văn hóa nhân bản và khoa học không thể tách rời nhau được, chúng là hai mặt của cùng một đồng bạc. Chính những vùng đất của Tiệp Khắc nhắc nhở chúng ta điều này, chúng là quê hương của các nhà văn vĩ đại như Kafka, và của tu viện trưởng Mendel, người tiền phong của ngành di truyền học học hiện đại.”
Tâm tư Công Giáo
Vũ Văn An
17:10 30/09/2009
Đức Bênêđíctô XVI đã khôi phục sự liên lập hỗ tương giữa đức tin và lý trí, lấy nó làm chủ đề chính cho triều đại của mình. Tuy nhiên, không nhà bình luận nào đã hiểu rõ sự liên lập đã được Đức Thánh Cha khôi phục bằng cha James Schall, Dòng Tên. Vốn là một giáo sư triết học chính trị tại Đại Học Georgetown, Cha Schall đã viết một cuốn bình luận về bài diễn văn Regensberg của Đức Bênêđíctô XVI. Bài diễn văn ấy từng gây xôn xao dư luận quốc tế vì đã nhắc tới sự hiện diện của bạo lực trong truyền thống Hồi Giáo, nhưng các chủ đề chủ chốt của bài diễn văn có liên quan tới mối liên hệ giữa đức tin và lý trí thì cần phải có những người viết như Cha Schall mới làm sáng tỏ được.
Nay, Cha Schall lại cho ra đời một tác phẩm khác tựa là “Tâm Thức Công Giáo: Các Tiểu Luận Triết Lý và Chính Trị” (The Mind That Is Catholic: Philosophical and Political Essays) do CUA Press xuất bản. Cuốn sách này khảo sát các phong thái hiện sinh giúp người ta sử dụng hai phương thế đức tin và lý trí để tìm tòi mọi sự vật từ hữu hình tới vô hình.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Zenit, Cha Schall cho hay làm thế nào ai cũng có thể có một tâm tư Công Giáo đích thực, chứ không hẳn chỉ là các triết gia hay thần học gia chuyên nghiệp. Vậy đâu là các yếu tố chủ chốt để có được tâm tư này? Theo Cha Schall, tâm tư ta chỉ là Công Giáo khi biết mở cửa đón nhận một nguồn tín liệu, kể cả những nguồn đến từ Mạc Khải. Mạc Khải không hề mâu thuẫn với lý trí như thể là một nguồn mù quáng nào đó. Mạc khải có tính khả tri (intelligibily) riêng của nó mà ta có thể nắm bắt, so sánh và bàn bạc với những điều ta vốn biết bằng lý trí. Đạo Công Giáo không định nghĩa lý trí như thể nó chỉ là một lý trí tuân theo một phương pháp học mà các hạn từ giữ vai trò quyết định điều ta được phép nhìn hay xem sét.
Ngược lại, chúng ta định nghĩa tâm trí như một khả năng biết mở cửa đón nhận bất cứ những gì có thật, hiện hữu thật. Trong tư cách hữu thể nhân bản, chúng ta không phải là thần thánh. Nhưng chúng ta biết nhận thức và đối tượng nhận thức của ta chính là sự vật có thật. Một trong các đặc điểm của một tâm thức Công Giáo là nhấn mạnh rằng mọi sự có thể nhận thức được đều sẵn có đó để ta xem sét trong các suy tư của ta về thực tại.
Liệu có những điểm khác biệt rõ rệt nào giữa tâm thức Công Giáo và tâm thức Thệ Phản hay tâm thức thế tục không? Cha Schall cho hay: theo Đức Cha Robert Sokolowski (giáo sư triết Đại Học Công Giáo America), phương pháp của triết học là phân biệt. Nên điều dễ hiểu là cả tâm thức Thệ Phản lẫn tâm thức thế tục đều cố gắng làm cho mình khác biệt với tâm thức Công Giáo. Nếu không có ai nghĩ rằng giữa ba tâm thức ấy không hề có sự khác biệt nào, chẳng hóa ra Công Giáo, Thệ Phản và chủ nghĩa thế tục chỉ là một hay sao? Tuy nhiên ta không thể bác bỏ được việc cả ba đều có những điểm chung.
Phương pháp của Thánh Tôma Aquinô giúp ta tìm ra các điểm nhất trí và khác biệt ấy. Thánh nhân hay nhắc lại lời bình luận của Aristốt: “một lầm lỗi nhỏ lúc ban đầu sẽ dẫn tới một lầm lỗi lớn lúc kết thúc”
Phong trào đại kết cũng từng cố gắng tìm ra các điểm nhất trí. Và phong trào này đã tìm ra nhiều điểm như thế. Nhưng hình như lầm lỗi vẫn còn và tiếp tục lớn mạnh. Trong một tiểu luận tựa là “Thệ Phản và Vô Thần” (Protestantism and Atheism), đăng trong tạp chí "Thought," số 39, tháng Mười Hai năm 1964, Cha Schall cũng từng nhắc tới tầm quan trọng của lý trí đối với Đạo Công Giáo. Và điều ấy đã được Đức Bênêđíctô XVI long trọng xác nhận trong bài diễn văn đọc tại Regensberg. Năm ấy, Cha Schall nghĩ rằng Thệ Phản dẫn người ta tới chủ nghĩa vô thần vì nó làm thế giới bay hết ý nghĩa và chỉ còn nhấn mạnh tới mạc khải mà thôi. Theo định đề của Aristốt, một khi thế giới vắng bóng lý trí, người ta rất dễ kết luận rằng Thiên Chúa không còn hiện diện trong thế giới ấy nữa, theo bất cứ ý nghĩa nào. Theo chiều suy tư từ nguồn hiện hũu, chính tâm thức Thánh Tôma Aquinô đã nhấn mạnh rằng ta thực sự khám phá ra thực tại trong chính các sự vật đang hiện hữu, nhưng các sự vật này không tạo ra chính sự hiện hữu của mình.
Căn cứ vào đó, ta có thể chứng minh được sự hiện hữu của Thiên Chúa, đến nỗi, khi mạc khải xẩy ra, thì mạc khải này sẽ khả tri đối với chúng ta như là một giải đáp cho sự kiện ta thiếu nhận thức về các điều tối hậu.
Về các phong thái hay các thực hành giúp ta đào tạo và duy trì một tâm thức Công Giáo, Cha Schall cho hay một trong các thực hành rất tốt là tìm biết Aristốt, một tâm thức vĩ đại mà theo Cha Schall chính là một tâm thức “Công Giáo” trước khi có Đạo Công Giáo. Nói như thế không có nghĩa Đạo Công Giáo chỉ là để biết điều tâm trí nhân bản có thể tự mình biết được. Trong ý hướng này, tâm thức Công Giáo phải là cái gì hơn công giáo nữa. Nói cách khác, ta không thể là người Công Giáo nếu ta chỉ là công giáo. Nói cho cùng, điều đặc thù trong Đạo Công Giáo không chống lại lý trí, nhưng thực ra bổ túc cho lý trí. Chính Aristốt đã cảnh cáo chúng ta rằng lý do ta không chấp nhận chân lý ngay cả khi chân lý ấy được trình bày với ta là vì thực ra ta không muốn biết chân lý ấy mà thôi. Vì biết nó, ta buộc phải thay đổi lối sống, lối suy nghĩ của mình. Và nếu đã không muốn thay đổi lối sống, lối suy nghĩ của mình, ta sẽ sáng chế ra một thứ “lý thuyết” nào đó để sống, để suy nghĩ không cần tới chân lý.
Nói tóm lại, nguồn “đệ nhất đẳng” của tâm thức Công Giáo chính là thực tại, trong đó có thực tại mạc khải. Trước hết và trên hết, ta không phải là học trò của điều người khác nghĩ, mà là học trò của điều có thật, hiện hữu thật. Chính bởi thế, người tầm thường và người vô học không bị loại khỏi tâm thức Công Giáo.
Nguồn nhận thức của ta không phải là một cuốn sách mà là kinh nghiệm hiện hữu và kinh nghiệm sống, một kinh nghiệm thường cũng bao gồm những người mà cuộc đời từng được ơn thánh tác động. Bởi thế tâm thức Công Giáo tìm đọc mọi người từ Justin Tử Đạo, tới Tôma Aquinô và Bênêđictô XVI. Nhưng các vị này không dẫn họ tới chính các vị mà là tới chân lý.
Thành thử, đối với Cha Schall, thực hành quan trọng nhất là nhìn nhận chân lý khi ta gặp nó. Điều này bao hàm cả việc lý trí và ơn thánh không phải là một, nhưng cũng không mâu thuẫn nhau.
Đối với hệ thống giáo dục Công Giáo hiện nay, Cha Schall cho rằng học trình cũng như tinh thần tại các trường Công Giáo hiện nay bị nhiều người phê phán là đi trệch ra ngoài truyền thống tâm thức đặc thù Công Giáo. Tâm thức ấy đòi phải có kỷ luật, chuyên cần và đức hạnh.
Trong thế giới hiện đại, ta thấy không có nhóm nào thiếu vinh quang về tâm thức hơn người trẻ Công Giao. Cho nên những thiểu số nào biết chỉnh trang về phương diện này quả là đáng lưu ý. Các định chế giáo dục cao đẳng hiện đã từ bỏ nét đặc thù của chính mình và các lý do từng khiến họ tạo ra các đại học Công Giáo. Cái nguồn đã mất đi ấy chính là sức sống tích cực của tâm thức Công Giáo, không được coi chỉ như một hiện tượng lịch sử hay chủ nghĩa tranh đấu xã hội, mà như một tìm kiếm và một chứng tá cho sự thật, cho chân lý, một chân lý mà mọi tâm thức đều phải hướng về.
Trong số những nhân vật hiện đại, Cha Schall nêu một số người được coi như hiện thân của tâm thức Công Giáo đúng nghĩa. Đứng đầu là Chesterton và E. F. Schumacher. Cha cũng cho rằng Đức Đương Kim Giáo Hoàng và vị tiền nhiệm của ngài đều là những kỳ công của tâm thức Công Giáo, một tâm thức nắm bắt mọi sự, nhưng dưới ánh sáng của ơn thánh và mạc khải. Còn về các định chế, Cha Schall cho rằng phân khoa triết học tại Đại Học Công Giáo America là một nguồn suối bất tận của khôn ngoan và tri thức nghiêm minh. Cha cho rằng ít có định chế nào được như thế, nhưng trong số các giáo sư tại đây, Cha rất khâm phục Đức Ông Sokolowski, tác giả một cuốn sách vừa được xuất bản tựa là “Hiện Tượng Luận về Con Người Nhân Bản” (The Phenomenology of the Human Person), được coi như tâm thức Công Giáo trong hành động; đây là một tâm thức biết rõ lý trí và các giới hạn cũng như tầm với của nó. Lý do tại sao các vị trên này và nhiều tư tưởng gia khác được coi là hiện thân của tâm thức Công Giáo? Theo cha Schall đó chính là vì họ xem sét mọi sự. Nét đặc thù đối với Đạo Công Giáo phải là việc từ khước loại bỏ bất cứ điều gì. Trong cuốn bình luận “Bài Diễn Văn Regensberg” (The Regensburg Lecture), Cha hết sức thán phục phạm vi bao la trong tâm trí Đức Đương Kim Giáo Hoàng. Nói một cách đơn giản, không có một tâm trí ở bất cứ đại học hay định chế công nào có thể so sánh được với tâm trí của Đức Bênêđictô XVI. Nhưng trên thực tế, ngài lại là một người khiêm hạ.
Đối với thế giới và đôi khi đối với các nhà “trí thức” Công Giáo, quả là bối rối khi thấy tâm trí thông minh nhất của mình ngự trên Tòa Phêrô. Cha cho rằng sự sâu sắc trí thức của vị giáo hoàng này quả là một trò nhạo cười nho nhỏ của Thiên Chúa gửi cho tâm thức hiện đại. Tâm thức này đã tự dựng cho mình nhiều lý thuyết và ý thức hệ để tự ngăn ngừa mình khỏi nhìn thấy sự thật mà một người như Đức Bênêđíctô XVI đã chỉ ra cho họ bằng những lời lẽ khúc chiết và luận bác chắc chắc nhất, những lời lẽ mà nền triết lý hiện đại rất biết và rất quen thuộc. Nhưng Đức Bênêđíctô XVI là sứ giả của Ngôi Lời. Chúng ta không đi quanh tâm trí ngài, chúng ta hình như đang không chịu xem sét tâm trí ấy.
Cha Schall nhấn mạnh thêm rằng: tâm thức Công Giáo không dành riêng cho các triết gia, các thần học gia và nói chung, các nhà trí thức mà thôi. Nó là điều mà người Công Giáo nào cũng phải theo đuổi, cũng phải mưu cầu. Bởi nét đặc thù trong mạc khải Kitô Giáo là mạc khải này dành cho mọi người, trong đó có các triết gia.
Chính Aristốt cũng đã thừa nhận rằng mọi tâm trí đều mở cửa đón nhận thực tại và do đó có thể biết điều gì là chân lý, dĩ nhiên có thể không tường tận. Nhưng hồ sơ của các triết gia và thần học gia trong phạm vi này cũng chả có chi là ấn tượng cả. Từ lời khuyên của Thánh Phaolô cho đến nay, ta từng phải quan tâm tới các thiệt hại do các triết gia gây cho người tầm thường. Đó chính là điểm được Socrates tranh luận với phe Ngụy Biện.
Kitô Giáo chưa bao giờ phong thánh nhiều cho các học giả. Hẳn ai cũng nhớ câu nhận xét của Đức Hồng Y von Schönborn rằng: Thánh Tôma Aquinô là người duy nhất được phong thánh nhờ suy nghĩ! Thực vậy, tai hại lớn lao có thể xẩy tới và thực sự đã xẩy tới cho những con người bé nhỏ tầm thường qua các lầm lạc của các triết gia. Ta cần phải lưu ý điều ấy.
Tuy nhiên, Đạo Công Giáo rất cần, rất muốn có và rất hân hoan nơi các nhà tư tưởng của mình. Người ta vẫn cho rằng chức năng của thầy cô là dẫn học trò tới gặp các tâm trí khác nơi họ có thể tìm ra chân lý. Nhưng chân lý không hiện diện trong sách vở. Nó hiện diện trong đàm thoại, nó hiện diện trong việc tích cực suy tư về điều có thật, điều đang hiện hữu.
Đạo Công Giáo biết tất cả mọi thứ và mọi nguồn nhận thức ùa vào tâm trí mình, mà một trong các nguồn ấy, nguồn đệ nhất đẳng làm nó thành độc đáo, chính là mạc khải. Nhưng đó là một mạc khải biết dùng chính lời lẽ của mình mà nói truyện với lý trí tích cực. Cả điểm đó nữa cũng thuộc tâm thức Công Giáo.
Có người cho rằng triết học được hoàn hợp trong phụng vụ. Điều này có nghĩa gì và các bí tích cũng như cuộc sống linh đạo đóng góp ra sao đối với tâm thức Công Giáo? Cha Schall cho hay người nói câu đó là Catherine Pickstocks, tác giả bài “Sau Khi Viết: Sự Hoàn Hợp Phụng Vụ của Triết Học” (After Writing: The Liturgical Consummation of Philosophy). Trong chiều hướng này, Cha Schall cũng có một bài tựa là “Thờ Phượng và Triết Học Chính Trị” (Worship and Political Philosophy). Ý tưởng chủ chốt là triết học không kết thúc nơi ý niệm hay hệ thống mà là nơi thực tại là điều vốn giải thích mọi sự. Quan điểm này bắt nguồn từ chính bộ “Luật” của Platông, trong đó, ông viết một câu hết sức ý nhị: ta nên sống cuộc sống mình trong “ca hát, hiến tế và nhẩy múa”. Đó chính là “phụng vụ”. Tuy nhiên, điểm đặc thù đối với Đạo Công Giáo là trong đó có một điều mà nhân loại đã hoài công tìm kiếm xưa nay đó là cách xứng hợp để thờ phượng Thiên Chúa.
Nhân loại đã đạt tới nhiều phương cách; một số cách ấy, như cách của Platông chẳng hạn, khá gần với cách xứng hợp. Những cách khác, như cách của người Aztec trong việc sát tế người trẻ, quả là quá xa vời. Tựu chung, cách duy nhất ta có thể thờ phượng Thiên Chúa một cách xứng hợp phải là cách chính Người dạy dỗ ta. Đó là tất cả nội dung của Thánh Lễ, với sự hiện diện của thực tại hy lễ Thánh Giá, cách xứng hợp nhất để thờ phượng Thiên Chúa. Cuối cùng, chỉ có Thiên Chúa mới nói cho ta biết điều ấy, mới ban cho ta một điển hình phải thực hành việc thờ phượng Chúa Cha ra sao. Thành thử, quả là đúng khi bảo tâm thức Công Giáo tự nhiên dẫn ta tới phụng vụ và tới sự kính yêu Thiên Chúa Ba Ngôi mà ta được mời gọi bước vào nếu ta biết chấp nhận lời mời của Thiên Chúa và sống cuộc sống ta ra sao để đừng bác bỏ lời mời ấy. Tâm thức Công Giáo biết tìm tới nguồn của điều có thật, của điều hiện hữu thật và vui mừng hân hoan trong đó. Đó chính là vinh quang.
Nay, Cha Schall lại cho ra đời một tác phẩm khác tựa là “Tâm Thức Công Giáo: Các Tiểu Luận Triết Lý và Chính Trị” (The Mind That Is Catholic: Philosophical and Political Essays) do CUA Press xuất bản. Cuốn sách này khảo sát các phong thái hiện sinh giúp người ta sử dụng hai phương thế đức tin và lý trí để tìm tòi mọi sự vật từ hữu hình tới vô hình.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Zenit, Cha Schall cho hay làm thế nào ai cũng có thể có một tâm tư Công Giáo đích thực, chứ không hẳn chỉ là các triết gia hay thần học gia chuyên nghiệp. Vậy đâu là các yếu tố chủ chốt để có được tâm tư này? Theo Cha Schall, tâm tư ta chỉ là Công Giáo khi biết mở cửa đón nhận một nguồn tín liệu, kể cả những nguồn đến từ Mạc Khải. Mạc Khải không hề mâu thuẫn với lý trí như thể là một nguồn mù quáng nào đó. Mạc khải có tính khả tri (intelligibily) riêng của nó mà ta có thể nắm bắt, so sánh và bàn bạc với những điều ta vốn biết bằng lý trí. Đạo Công Giáo không định nghĩa lý trí như thể nó chỉ là một lý trí tuân theo một phương pháp học mà các hạn từ giữ vai trò quyết định điều ta được phép nhìn hay xem sét.
Ngược lại, chúng ta định nghĩa tâm trí như một khả năng biết mở cửa đón nhận bất cứ những gì có thật, hiện hữu thật. Trong tư cách hữu thể nhân bản, chúng ta không phải là thần thánh. Nhưng chúng ta biết nhận thức và đối tượng nhận thức của ta chính là sự vật có thật. Một trong các đặc điểm của một tâm thức Công Giáo là nhấn mạnh rằng mọi sự có thể nhận thức được đều sẵn có đó để ta xem sét trong các suy tư của ta về thực tại.
Liệu có những điểm khác biệt rõ rệt nào giữa tâm thức Công Giáo và tâm thức Thệ Phản hay tâm thức thế tục không? Cha Schall cho hay: theo Đức Cha Robert Sokolowski (giáo sư triết Đại Học Công Giáo America), phương pháp của triết học là phân biệt. Nên điều dễ hiểu là cả tâm thức Thệ Phản lẫn tâm thức thế tục đều cố gắng làm cho mình khác biệt với tâm thức Công Giáo. Nếu không có ai nghĩ rằng giữa ba tâm thức ấy không hề có sự khác biệt nào, chẳng hóa ra Công Giáo, Thệ Phản và chủ nghĩa thế tục chỉ là một hay sao? Tuy nhiên ta không thể bác bỏ được việc cả ba đều có những điểm chung.
Phương pháp của Thánh Tôma Aquinô giúp ta tìm ra các điểm nhất trí và khác biệt ấy. Thánh nhân hay nhắc lại lời bình luận của Aristốt: “một lầm lỗi nhỏ lúc ban đầu sẽ dẫn tới một lầm lỗi lớn lúc kết thúc”
Phong trào đại kết cũng từng cố gắng tìm ra các điểm nhất trí. Và phong trào này đã tìm ra nhiều điểm như thế. Nhưng hình như lầm lỗi vẫn còn và tiếp tục lớn mạnh. Trong một tiểu luận tựa là “Thệ Phản và Vô Thần” (Protestantism and Atheism), đăng trong tạp chí "Thought," số 39, tháng Mười Hai năm 1964, Cha Schall cũng từng nhắc tới tầm quan trọng của lý trí đối với Đạo Công Giáo. Và điều ấy đã được Đức Bênêđíctô XVI long trọng xác nhận trong bài diễn văn đọc tại Regensberg. Năm ấy, Cha Schall nghĩ rằng Thệ Phản dẫn người ta tới chủ nghĩa vô thần vì nó làm thế giới bay hết ý nghĩa và chỉ còn nhấn mạnh tới mạc khải mà thôi. Theo định đề của Aristốt, một khi thế giới vắng bóng lý trí, người ta rất dễ kết luận rằng Thiên Chúa không còn hiện diện trong thế giới ấy nữa, theo bất cứ ý nghĩa nào. Theo chiều suy tư từ nguồn hiện hũu, chính tâm thức Thánh Tôma Aquinô đã nhấn mạnh rằng ta thực sự khám phá ra thực tại trong chính các sự vật đang hiện hữu, nhưng các sự vật này không tạo ra chính sự hiện hữu của mình.
Căn cứ vào đó, ta có thể chứng minh được sự hiện hữu của Thiên Chúa, đến nỗi, khi mạc khải xẩy ra, thì mạc khải này sẽ khả tri đối với chúng ta như là một giải đáp cho sự kiện ta thiếu nhận thức về các điều tối hậu.
Về các phong thái hay các thực hành giúp ta đào tạo và duy trì một tâm thức Công Giáo, Cha Schall cho hay một trong các thực hành rất tốt là tìm biết Aristốt, một tâm thức vĩ đại mà theo Cha Schall chính là một tâm thức “Công Giáo” trước khi có Đạo Công Giáo. Nói như thế không có nghĩa Đạo Công Giáo chỉ là để biết điều tâm trí nhân bản có thể tự mình biết được. Trong ý hướng này, tâm thức Công Giáo phải là cái gì hơn công giáo nữa. Nói cách khác, ta không thể là người Công Giáo nếu ta chỉ là công giáo. Nói cho cùng, điều đặc thù trong Đạo Công Giáo không chống lại lý trí, nhưng thực ra bổ túc cho lý trí. Chính Aristốt đã cảnh cáo chúng ta rằng lý do ta không chấp nhận chân lý ngay cả khi chân lý ấy được trình bày với ta là vì thực ra ta không muốn biết chân lý ấy mà thôi. Vì biết nó, ta buộc phải thay đổi lối sống, lối suy nghĩ của mình. Và nếu đã không muốn thay đổi lối sống, lối suy nghĩ của mình, ta sẽ sáng chế ra một thứ “lý thuyết” nào đó để sống, để suy nghĩ không cần tới chân lý.
Nói tóm lại, nguồn “đệ nhất đẳng” của tâm thức Công Giáo chính là thực tại, trong đó có thực tại mạc khải. Trước hết và trên hết, ta không phải là học trò của điều người khác nghĩ, mà là học trò của điều có thật, hiện hữu thật. Chính bởi thế, người tầm thường và người vô học không bị loại khỏi tâm thức Công Giáo.
Nguồn nhận thức của ta không phải là một cuốn sách mà là kinh nghiệm hiện hữu và kinh nghiệm sống, một kinh nghiệm thường cũng bao gồm những người mà cuộc đời từng được ơn thánh tác động. Bởi thế tâm thức Công Giáo tìm đọc mọi người từ Justin Tử Đạo, tới Tôma Aquinô và Bênêđictô XVI. Nhưng các vị này không dẫn họ tới chính các vị mà là tới chân lý.
Thành thử, đối với Cha Schall, thực hành quan trọng nhất là nhìn nhận chân lý khi ta gặp nó. Điều này bao hàm cả việc lý trí và ơn thánh không phải là một, nhưng cũng không mâu thuẫn nhau.
Đối với hệ thống giáo dục Công Giáo hiện nay, Cha Schall cho rằng học trình cũng như tinh thần tại các trường Công Giáo hiện nay bị nhiều người phê phán là đi trệch ra ngoài truyền thống tâm thức đặc thù Công Giáo. Tâm thức ấy đòi phải có kỷ luật, chuyên cần và đức hạnh.
Trong thế giới hiện đại, ta thấy không có nhóm nào thiếu vinh quang về tâm thức hơn người trẻ Công Giao. Cho nên những thiểu số nào biết chỉnh trang về phương diện này quả là đáng lưu ý. Các định chế giáo dục cao đẳng hiện đã từ bỏ nét đặc thù của chính mình và các lý do từng khiến họ tạo ra các đại học Công Giáo. Cái nguồn đã mất đi ấy chính là sức sống tích cực của tâm thức Công Giáo, không được coi chỉ như một hiện tượng lịch sử hay chủ nghĩa tranh đấu xã hội, mà như một tìm kiếm và một chứng tá cho sự thật, cho chân lý, một chân lý mà mọi tâm thức đều phải hướng về.
Trong số những nhân vật hiện đại, Cha Schall nêu một số người được coi như hiện thân của tâm thức Công Giáo đúng nghĩa. Đứng đầu là Chesterton và E. F. Schumacher. Cha cũng cho rằng Đức Đương Kim Giáo Hoàng và vị tiền nhiệm của ngài đều là những kỳ công của tâm thức Công Giáo, một tâm thức nắm bắt mọi sự, nhưng dưới ánh sáng của ơn thánh và mạc khải. Còn về các định chế, Cha Schall cho rằng phân khoa triết học tại Đại Học Công Giáo America là một nguồn suối bất tận của khôn ngoan và tri thức nghiêm minh. Cha cho rằng ít có định chế nào được như thế, nhưng trong số các giáo sư tại đây, Cha rất khâm phục Đức Ông Sokolowski, tác giả một cuốn sách vừa được xuất bản tựa là “Hiện Tượng Luận về Con Người Nhân Bản” (The Phenomenology of the Human Person), được coi như tâm thức Công Giáo trong hành động; đây là một tâm thức biết rõ lý trí và các giới hạn cũng như tầm với của nó. Lý do tại sao các vị trên này và nhiều tư tưởng gia khác được coi là hiện thân của tâm thức Công Giáo? Theo cha Schall đó chính là vì họ xem sét mọi sự. Nét đặc thù đối với Đạo Công Giáo phải là việc từ khước loại bỏ bất cứ điều gì. Trong cuốn bình luận “Bài Diễn Văn Regensberg” (The Regensburg Lecture), Cha hết sức thán phục phạm vi bao la trong tâm trí Đức Đương Kim Giáo Hoàng. Nói một cách đơn giản, không có một tâm trí ở bất cứ đại học hay định chế công nào có thể so sánh được với tâm trí của Đức Bênêđictô XVI. Nhưng trên thực tế, ngài lại là một người khiêm hạ.
Đối với thế giới và đôi khi đối với các nhà “trí thức” Công Giáo, quả là bối rối khi thấy tâm trí thông minh nhất của mình ngự trên Tòa Phêrô. Cha cho rằng sự sâu sắc trí thức của vị giáo hoàng này quả là một trò nhạo cười nho nhỏ của Thiên Chúa gửi cho tâm thức hiện đại. Tâm thức này đã tự dựng cho mình nhiều lý thuyết và ý thức hệ để tự ngăn ngừa mình khỏi nhìn thấy sự thật mà một người như Đức Bênêđíctô XVI đã chỉ ra cho họ bằng những lời lẽ khúc chiết và luận bác chắc chắc nhất, những lời lẽ mà nền triết lý hiện đại rất biết và rất quen thuộc. Nhưng Đức Bênêđíctô XVI là sứ giả của Ngôi Lời. Chúng ta không đi quanh tâm trí ngài, chúng ta hình như đang không chịu xem sét tâm trí ấy.
Cha Schall nhấn mạnh thêm rằng: tâm thức Công Giáo không dành riêng cho các triết gia, các thần học gia và nói chung, các nhà trí thức mà thôi. Nó là điều mà người Công Giáo nào cũng phải theo đuổi, cũng phải mưu cầu. Bởi nét đặc thù trong mạc khải Kitô Giáo là mạc khải này dành cho mọi người, trong đó có các triết gia.
Chính Aristốt cũng đã thừa nhận rằng mọi tâm trí đều mở cửa đón nhận thực tại và do đó có thể biết điều gì là chân lý, dĩ nhiên có thể không tường tận. Nhưng hồ sơ của các triết gia và thần học gia trong phạm vi này cũng chả có chi là ấn tượng cả. Từ lời khuyên của Thánh Phaolô cho đến nay, ta từng phải quan tâm tới các thiệt hại do các triết gia gây cho người tầm thường. Đó chính là điểm được Socrates tranh luận với phe Ngụy Biện.
Kitô Giáo chưa bao giờ phong thánh nhiều cho các học giả. Hẳn ai cũng nhớ câu nhận xét của Đức Hồng Y von Schönborn rằng: Thánh Tôma Aquinô là người duy nhất được phong thánh nhờ suy nghĩ! Thực vậy, tai hại lớn lao có thể xẩy tới và thực sự đã xẩy tới cho những con người bé nhỏ tầm thường qua các lầm lạc của các triết gia. Ta cần phải lưu ý điều ấy.
Tuy nhiên, Đạo Công Giáo rất cần, rất muốn có và rất hân hoan nơi các nhà tư tưởng của mình. Người ta vẫn cho rằng chức năng của thầy cô là dẫn học trò tới gặp các tâm trí khác nơi họ có thể tìm ra chân lý. Nhưng chân lý không hiện diện trong sách vở. Nó hiện diện trong đàm thoại, nó hiện diện trong việc tích cực suy tư về điều có thật, điều đang hiện hữu.
Đạo Công Giáo biết tất cả mọi thứ và mọi nguồn nhận thức ùa vào tâm trí mình, mà một trong các nguồn ấy, nguồn đệ nhất đẳng làm nó thành độc đáo, chính là mạc khải. Nhưng đó là một mạc khải biết dùng chính lời lẽ của mình mà nói truyện với lý trí tích cực. Cả điểm đó nữa cũng thuộc tâm thức Công Giáo.
Có người cho rằng triết học được hoàn hợp trong phụng vụ. Điều này có nghĩa gì và các bí tích cũng như cuộc sống linh đạo đóng góp ra sao đối với tâm thức Công Giáo? Cha Schall cho hay người nói câu đó là Catherine Pickstocks, tác giả bài “Sau Khi Viết: Sự Hoàn Hợp Phụng Vụ của Triết Học” (After Writing: The Liturgical Consummation of Philosophy). Trong chiều hướng này, Cha Schall cũng có một bài tựa là “Thờ Phượng và Triết Học Chính Trị” (Worship and Political Philosophy). Ý tưởng chủ chốt là triết học không kết thúc nơi ý niệm hay hệ thống mà là nơi thực tại là điều vốn giải thích mọi sự. Quan điểm này bắt nguồn từ chính bộ “Luật” của Platông, trong đó, ông viết một câu hết sức ý nhị: ta nên sống cuộc sống mình trong “ca hát, hiến tế và nhẩy múa”. Đó chính là “phụng vụ”. Tuy nhiên, điểm đặc thù đối với Đạo Công Giáo là trong đó có một điều mà nhân loại đã hoài công tìm kiếm xưa nay đó là cách xứng hợp để thờ phượng Thiên Chúa.
Nhân loại đã đạt tới nhiều phương cách; một số cách ấy, như cách của Platông chẳng hạn, khá gần với cách xứng hợp. Những cách khác, như cách của người Aztec trong việc sát tế người trẻ, quả là quá xa vời. Tựu chung, cách duy nhất ta có thể thờ phượng Thiên Chúa một cách xứng hợp phải là cách chính Người dạy dỗ ta. Đó là tất cả nội dung của Thánh Lễ, với sự hiện diện của thực tại hy lễ Thánh Giá, cách xứng hợp nhất để thờ phượng Thiên Chúa. Cuối cùng, chỉ có Thiên Chúa mới nói cho ta biết điều ấy, mới ban cho ta một điển hình phải thực hành việc thờ phượng Chúa Cha ra sao. Thành thử, quả là đúng khi bảo tâm thức Công Giáo tự nhiên dẫn ta tới phụng vụ và tới sự kính yêu Thiên Chúa Ba Ngôi mà ta được mời gọi bước vào nếu ta biết chấp nhận lời mời của Thiên Chúa và sống cuộc sống ta ra sao để đừng bác bỏ lời mời ấy. Tâm thức Công Giáo biết tìm tới nguồn của điều có thật, của điều hiện hữu thật và vui mừng hân hoan trong đó. Đó chính là vinh quang.
Đức Thánh Cha kêu gọi Âu châu tìm lại căn cội kitô và đừng sợ hãi chân lý
Linh Tiến Khải
20:23 30/09/2009
Âu châu cần tìm lại côi nguồn kitô của mình, không sợ hãi chân lý và dấn thân sống chứng tá tin mừng làm sao để tình yêu và sự sống chiến thăng trong gia đình và ngoài xã hội.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung gần 30.000 tín hữu và khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 30-9-2009.
Như qúy vị và các bạn đã biết Đức Thánh Cha vừa công dụ mục vụ Cộng Hòa Tchèques về. Vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu một số cảm tưởng và kinh nghiệm chuyến viếng thăm của ngài. Trước hết Đức Thánh Cha đã cảm tạ Thiên Chúa cho ngài hoàn thành chuyến hành hương tại quốc gia này. Đề cập đến ý nghĩa chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha nói:
Đó đã thực sự là một cuộc hành hương, đồng thời cũng là một việc truyền giáo giữa lòng Âu châu: hành hương vì từ hơn một ngàn năm nay Boemia và Moravia là vùng đất của đức tin và sự thánh thiện; truyền giáo vì Âu châu cần tái tìm lại nơi Thiên Chúa và tình yêu thương của Ngài nền tảng vững vàng của niềm hy vọng. Không phải tình cờ mà các thánh Cirillo, Metodio, các vị truyền giáo của các dân tộc này là bổn mạng của Âu châu cùng với thánh Biển Đức. Khẩu hiệu của chuyến công du là ”Tình yêu của Chúa Kitô là sức mạnh của chúng ta”. Nó vang vọng đức tin của biết bao nhiêu chúng nhân anh hùng của qúa khứ xa xưa và gần đây. Tôi đặc biệt nghĩ tới các chứng nhân anh hùng của thế kỷ vừa qua, nhưng đặc biệt khẩu hiệu ấy muốn diễn tả xác tín của các Kitô hữu ngày nay. Phải, sức mạnh của chúng ta là tình yêu của Chúa Kitô. Một sức mạnh gợi hứng và linh hoạt các cuộc cách mạng đích thực, an bình và giải phóng, và nâng đỡ chúng ta trong những lúc gặp khủng hoảng, cho phép chúng ta đứng lên, khi sự tự do được tái chiếm với biết bao nhiêu mệt nhọc, có nguy cơ bị lạc mất.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã gợi lại thứ tự các sinh hoạt viếng thăm của ngài. Trước hết là gặp gỡ tổng thống và các giới chức đạo đời của nước Tchèques, rồi ngài kính viếng tượng Chúa Hài Đồng Praha trong nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng. Tượng nhắc nhớ biến cố Con Thiên Chúa nhập thể làm người và ở gần chúng ta. Đức Thánh Cha nói ngài đã cầu nguyện cho tất cả mọi trẻ em và cha mẹ chúng, cũng như cho tương lai của gia đình. Sự chiến thắng đích thật mà chúng ta xin với Mẹ Maria đó là sự chiến thắng của tình yêu và sự sống trong gia đình và xã hội.
Tiếp đến là lâu đài Praha bao gồm nhiều dinh thự, đài kỷ niệm và cơ cấu quốc gia, trong đó nhà thờ chính tòa chung sống hòa hợp với lâu đài, quảng trường và công viên, trong sự khác biệt. Trong buổi gặp gỡ các vị lãnh đạo chính trị và dân sự Đức Thánh Cha đã nhắc lại mối dây liên kết không thể phân rẽ giữa sự tự do và chân lý. Không cần phải sợ hãi chân lý, vì nó là bạn của con người và của sự tự do. Còn hơn thế nữa chỉ trong việc chân thành kiếm tìm chân thiện mỹ con người mới thực sự cống hiến một tương lai cho người trẻ ngày nay và cho các thế hệ đến sau. Chính vẻ đẹp luân lý lịch sử và tôn giáo thu hút du khách tới viếng thăm Praha. Vì thế những người có trách nhiệm trong lãnh vực chính trị, giáo dục phải biết kín múc từ ánh sáng chân lý đó tia sáng sự Khôn Ngoan vĩnh cửu của Đấng Tạo Hóa và được mời gọi làm chứng bằng chính cuộc sống của mình. Chỉ có sự dấn thân trí thức và luân lý nghêm chỉnh mới xứng đáng với hy sinh của biết bao nhiêu người đã trả giá mắc mỏ cho sự tự do!
Vẻ đẹp rạng ngời của nhà thờ chính tòa kính thánh Vito, Venceslao và Adalberto biểu tượng cho tổng hợp giữa chân và mỹ. Tại đây Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể với hàng giáo sĩ tu sĩ và đại diện các phong trào giáo dân. Đối với các cộng đoàn Trung và Đông Âu đây là một giai đoạn khó khăn sau mùa đông đài phải sống dưới chế độ độc tài vô thần gây ra các hậu qủa tàn hại của chủ trương tục hóa và cộng sản đông âu. Nhưng Đức Thánh Cha đã khuyến khích mọi người kín múc năng lực mới nơi Chúa Phục Sinh để là men Tin Mừng trong xã hội và dấn thân trong các hoạt động bác ái giáo dục và học đường.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ rằng ngài đã trải dài sứ điệp hy vọng dựa trên lòng tin nơi Chúa Kitô đó, trên toàn thể Dân Chúa trong hai thánh lễ cử hành tại Brno, thủ phủ vùng Moravia, và tại Stará Boleslao, nơi thánh vương Vencceslao, Bổn mạng nước Tchèques, tử đạo. Moravia nhắc nhớ tới hai thánh Cirillo và Metodio là các người đã rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Slaves, và cũng nhắc nhớ tới sức mạnh vô tận của Tin Mừng, như một dòng sông của nước chữa lành chảy qua lịch sử và các đại lục đem sự sống và ơn cứu độ tới khắp nơi. Trên cánh cửa nhà thờ chính tòa Brno có khắc câu nói của Chúa Giêsu: ”Các con là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ bổ sức cho” (Mt 11,28). Cuộc sống của của các thánh bổn mạng của các nước khác nhau như thánh Venceslao là dấu chỉ hùng hồn chức là Chúa ơn thánh và lòng thương xót của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha đã ca ngợi gương sống của thánh vương Venceslao như sau:
Venceslao đã đặt để nước trời trước sự hấp dẫn của quyền bính trần gian và đã luôn luôn sống trong tim người dân Tchèque, như là mẫu gương và vị bảo trợ trong các biến cố lịch sử. Tôi đã mời gọi đông đảo người trẻ đến từ các nước lân cận hiện diện trong thánh lễ kính thánh Venceslao, nhận ra nơi Chúa Kitô người bạn đích thật thỏa mãn được các khát vọng sâu thẳm nhất của trái tim con người.
Trong chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha cũng có hai cuộc găp gỡ khác: thứ nhất là cuộc gặp gỡ đại kết trong tòa tổng giám mục Praha với đại diện các cộng đoàn Kitô khác tại Cộng Hòa Tchèques và vị đặc trách Do thái giáo. Trong lịch sử nước này đã có các xung khắc mạnh mẽ giữa các Kitô hữu, nhưng cảm tạ Chúa đã cho mọi người giờ đây gặp gỡ nhau trong lòng tin và niềm vui để cùng nhau đương đầu với các thách đố hiện tại và hướng tới chỗ hiệp nhất hữu hình trong Chúa Kitô. Nó khích lệ cùng nhau dấn thân tái khám phá ra gốc rễ Kitô của Âu châu.
Tiếp tục bái huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Tìm lại nguồn gốc Kitô của Âu châu đã là điều Đức Gioan Phaolo II rất lưu tâm, và Đức Thánh Cha đã đề cập tới vấn đề này trong cuộc gặp gỡ đại diện các đại học, các giáo sư và giới sinh viên cũng như giới trí thức văn hóa. Ngài đã nhấn mạnh vai trò của đại học là một trong các cơ cấu hướng dẫn Âu châu. Đại học Carlo Praha là một trong các đại học cổ kính và uy tín nhất Âu châu, do vua Carlo IV cùng thành lập với Đức Giáo Hoàng Clemente VI. Đại học là môi trường sống động đối với xã hội, nó bảo đảm cho sự tự do và phát triển như đã xảy ra trong cuộc cách mạng êm như nhung cách đây 20 năm. Nó đã tái đề nghị nền giáo dục nhân bản toàn vẹn, dựa trên sự hiệp nhất và hiểu biết đâm rễ sâu nơi chân lý để chống lại một sự độc tài mới của chủ trương tương đối hóa đồng hành với kỹ thuật. Nền văn hóa nhân bản và khoa học gắn liền nhau, và là hai mặt của cùng một chiếc mề đai. Các nhân vật tên tuổi của nước Tchèques như nhà văn Kafka và viện phụ Mendel, người đi tiên phong trong nghành di truyền học, nhắc nhớ cho biết điều đó.
Đức Thánh Cha đã không quên cám ơn tổng thống, chính quyền và các giới chức đạo đời Tchèques đã đón tiếp ngài rất nồng hậu cũng như tất cả mọi người đã góp phần làm cho chuyến hành hương của ngài diễn ra tốt đẹp.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung gần 30.000 tín hữu và khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 30-9-2009.
Như qúy vị và các bạn đã biết Đức Thánh Cha vừa công dụ mục vụ Cộng Hòa Tchèques về. Vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu một số cảm tưởng và kinh nghiệm chuyến viếng thăm của ngài. Trước hết Đức Thánh Cha đã cảm tạ Thiên Chúa cho ngài hoàn thành chuyến hành hương tại quốc gia này. Đề cập đến ý nghĩa chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha nói:
Đó đã thực sự là một cuộc hành hương, đồng thời cũng là một việc truyền giáo giữa lòng Âu châu: hành hương vì từ hơn một ngàn năm nay Boemia và Moravia là vùng đất của đức tin và sự thánh thiện; truyền giáo vì Âu châu cần tái tìm lại nơi Thiên Chúa và tình yêu thương của Ngài nền tảng vững vàng của niềm hy vọng. Không phải tình cờ mà các thánh Cirillo, Metodio, các vị truyền giáo của các dân tộc này là bổn mạng của Âu châu cùng với thánh Biển Đức. Khẩu hiệu của chuyến công du là ”Tình yêu của Chúa Kitô là sức mạnh của chúng ta”. Nó vang vọng đức tin của biết bao nhiêu chúng nhân anh hùng của qúa khứ xa xưa và gần đây. Tôi đặc biệt nghĩ tới các chứng nhân anh hùng của thế kỷ vừa qua, nhưng đặc biệt khẩu hiệu ấy muốn diễn tả xác tín của các Kitô hữu ngày nay. Phải, sức mạnh của chúng ta là tình yêu của Chúa Kitô. Một sức mạnh gợi hứng và linh hoạt các cuộc cách mạng đích thực, an bình và giải phóng, và nâng đỡ chúng ta trong những lúc gặp khủng hoảng, cho phép chúng ta đứng lên, khi sự tự do được tái chiếm với biết bao nhiêu mệt nhọc, có nguy cơ bị lạc mất.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã gợi lại thứ tự các sinh hoạt viếng thăm của ngài. Trước hết là gặp gỡ tổng thống và các giới chức đạo đời của nước Tchèques, rồi ngài kính viếng tượng Chúa Hài Đồng Praha trong nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng. Tượng nhắc nhớ biến cố Con Thiên Chúa nhập thể làm người và ở gần chúng ta. Đức Thánh Cha nói ngài đã cầu nguyện cho tất cả mọi trẻ em và cha mẹ chúng, cũng như cho tương lai của gia đình. Sự chiến thắng đích thật mà chúng ta xin với Mẹ Maria đó là sự chiến thắng của tình yêu và sự sống trong gia đình và xã hội.
Tiếp đến là lâu đài Praha bao gồm nhiều dinh thự, đài kỷ niệm và cơ cấu quốc gia, trong đó nhà thờ chính tòa chung sống hòa hợp với lâu đài, quảng trường và công viên, trong sự khác biệt. Trong buổi gặp gỡ các vị lãnh đạo chính trị và dân sự Đức Thánh Cha đã nhắc lại mối dây liên kết không thể phân rẽ giữa sự tự do và chân lý. Không cần phải sợ hãi chân lý, vì nó là bạn của con người và của sự tự do. Còn hơn thế nữa chỉ trong việc chân thành kiếm tìm chân thiện mỹ con người mới thực sự cống hiến một tương lai cho người trẻ ngày nay và cho các thế hệ đến sau. Chính vẻ đẹp luân lý lịch sử và tôn giáo thu hút du khách tới viếng thăm Praha. Vì thế những người có trách nhiệm trong lãnh vực chính trị, giáo dục phải biết kín múc từ ánh sáng chân lý đó tia sáng sự Khôn Ngoan vĩnh cửu của Đấng Tạo Hóa và được mời gọi làm chứng bằng chính cuộc sống của mình. Chỉ có sự dấn thân trí thức và luân lý nghêm chỉnh mới xứng đáng với hy sinh của biết bao nhiêu người đã trả giá mắc mỏ cho sự tự do!
Vẻ đẹp rạng ngời của nhà thờ chính tòa kính thánh Vito, Venceslao và Adalberto biểu tượng cho tổng hợp giữa chân và mỹ. Tại đây Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể với hàng giáo sĩ tu sĩ và đại diện các phong trào giáo dân. Đối với các cộng đoàn Trung và Đông Âu đây là một giai đoạn khó khăn sau mùa đông đài phải sống dưới chế độ độc tài vô thần gây ra các hậu qủa tàn hại của chủ trương tục hóa và cộng sản đông âu. Nhưng Đức Thánh Cha đã khuyến khích mọi người kín múc năng lực mới nơi Chúa Phục Sinh để là men Tin Mừng trong xã hội và dấn thân trong các hoạt động bác ái giáo dục và học đường.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ rằng ngài đã trải dài sứ điệp hy vọng dựa trên lòng tin nơi Chúa Kitô đó, trên toàn thể Dân Chúa trong hai thánh lễ cử hành tại Brno, thủ phủ vùng Moravia, và tại Stará Boleslao, nơi thánh vương Vencceslao, Bổn mạng nước Tchèques, tử đạo. Moravia nhắc nhớ tới hai thánh Cirillo và Metodio là các người đã rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Slaves, và cũng nhắc nhớ tới sức mạnh vô tận của Tin Mừng, như một dòng sông của nước chữa lành chảy qua lịch sử và các đại lục đem sự sống và ơn cứu độ tới khắp nơi. Trên cánh cửa nhà thờ chính tòa Brno có khắc câu nói của Chúa Giêsu: ”Các con là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ bổ sức cho” (Mt 11,28). Cuộc sống của của các thánh bổn mạng của các nước khác nhau như thánh Venceslao là dấu chỉ hùng hồn chức là Chúa ơn thánh và lòng thương xót của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha đã ca ngợi gương sống của thánh vương Venceslao như sau:
Venceslao đã đặt để nước trời trước sự hấp dẫn của quyền bính trần gian và đã luôn luôn sống trong tim người dân Tchèque, như là mẫu gương và vị bảo trợ trong các biến cố lịch sử. Tôi đã mời gọi đông đảo người trẻ đến từ các nước lân cận hiện diện trong thánh lễ kính thánh Venceslao, nhận ra nơi Chúa Kitô người bạn đích thật thỏa mãn được các khát vọng sâu thẳm nhất của trái tim con người.
Trong chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha cũng có hai cuộc găp gỡ khác: thứ nhất là cuộc gặp gỡ đại kết trong tòa tổng giám mục Praha với đại diện các cộng đoàn Kitô khác tại Cộng Hòa Tchèques và vị đặc trách Do thái giáo. Trong lịch sử nước này đã có các xung khắc mạnh mẽ giữa các Kitô hữu, nhưng cảm tạ Chúa đã cho mọi người giờ đây gặp gỡ nhau trong lòng tin và niềm vui để cùng nhau đương đầu với các thách đố hiện tại và hướng tới chỗ hiệp nhất hữu hình trong Chúa Kitô. Nó khích lệ cùng nhau dấn thân tái khám phá ra gốc rễ Kitô của Âu châu.
Tiếp tục bái huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Tìm lại nguồn gốc Kitô của Âu châu đã là điều Đức Gioan Phaolo II rất lưu tâm, và Đức Thánh Cha đã đề cập tới vấn đề này trong cuộc gặp gỡ đại diện các đại học, các giáo sư và giới sinh viên cũng như giới trí thức văn hóa. Ngài đã nhấn mạnh vai trò của đại học là một trong các cơ cấu hướng dẫn Âu châu. Đại học Carlo Praha là một trong các đại học cổ kính và uy tín nhất Âu châu, do vua Carlo IV cùng thành lập với Đức Giáo Hoàng Clemente VI. Đại học là môi trường sống động đối với xã hội, nó bảo đảm cho sự tự do và phát triển như đã xảy ra trong cuộc cách mạng êm như nhung cách đây 20 năm. Nó đã tái đề nghị nền giáo dục nhân bản toàn vẹn, dựa trên sự hiệp nhất và hiểu biết đâm rễ sâu nơi chân lý để chống lại một sự độc tài mới của chủ trương tương đối hóa đồng hành với kỹ thuật. Nền văn hóa nhân bản và khoa học gắn liền nhau, và là hai mặt của cùng một chiếc mề đai. Các nhân vật tên tuổi của nước Tchèques như nhà văn Kafka và viện phụ Mendel, người đi tiên phong trong nghành di truyền học, nhắc nhớ cho biết điều đó.
Đức Thánh Cha đã không quên cám ơn tổng thống, chính quyền và các giới chức đạo đời Tchèques đã đón tiếp ngài rất nồng hậu cũng như tất cả mọi người đã góp phần làm cho chuyến hành hương của ngài diễn ra tốt đẹp.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông
Nguyễn Hoàng Thương
06:05 30/09/2009
Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông
Kirkuk (AsiaNews) - Đức Tổng Giám Mục của Kirkuk cảm ơn Đức Thánh Cha đã triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục và yêu cầu các giám mục cùng các thượng phụ canh tân truyền giáo nơi các Giáo Hội Đông Phương: thực thi Công Đồng Vatican II; tái loan báo Tin Mừng cho các Kitô hữu; Truyền giáo cho người Hồi giáo, đối thoại với Do Thái giáo, hiệp nhất vững chắc giữa người Công Giáo và Chính Thống Giáo.
Dưới đây là bài viết của Đức Tổng Giám Mục Sako về những tồn tại và viễn tượng của Trung Đông:
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 24 tháng Mười năm 2010; và chủ đề sẽ là "Giáo Hội Công Giáo ở Trung Đông: hiệp thông và chứng tá". Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Đức Thánh Cha đã mang đến cơ hội này và mang đến sự dồi dào cho tất cả chúng ta.
Tòa Thánh mong muốn các Giáo Hội Đông Phương phát triển, nhưng bản thân họ phải góp phần hoàn toàn, bằng cách nâng đỡ nhau trong cuộc hành trình này: trong Thượng Hội Đồng này, mỗi Giáo Hội được kêu gọi đóng một vai trò lãnh đạo. Mỗi Giáo Hội được mời gọi tiến lên, tìm kiếm cập nhật toàn cầu để làm cho trẻ trung trở lại hic et nunc (ở đây và ngay bây giờ). Thượng Hội Đồng có thể là một Lễ Hiện Xuống mới.
Nhìn vào kinh nghiệm của Công Đồng Vatican II sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều. Đa số các giáo hội chúng ta đã không theo chỉ dẫn của Công Đồng.
Để Thượng Hội Đồng đạt được hiệu quả, các giáo hội Đông Phương phải tận dụng cơ hội mà Chúa Thánh Thần thôi thúc này để tái khám phá đặc tính và sứ mạng của mình, để đạt đến sự hiệp nhất và hiệp thông, để thực sự hoạt động dấn thân và chứng tá của mình. Họ phải nói về những điều thiết thực và cụ thể, trình bày những hoàn cảnh khách quan và can đảm.
Bản chất của Giáo Hội là đại kết. Thượng Hội Đồng này là một thời kỳ sôi nổi và đặc biệt, và không được bỏ qua cơ hội thuận lợi này. Các giáo hội Đông Phương nên mở ra cho Thần Khí của Canh Tân và khép lại quá khứ trong những thời điểm này, từ một lịch sử rất cứng nhắc, ngày nay khó thực hiện, và chuẩn bị cho tương lai. Giáo Hội có ơn gọi của mình được gọi là sứ mạng. Gắn bó với cội rễ của mình không nhất thiết phải khép kín, nhưng là dấn thân trở thành thành tín hữu đối với những người đương thời của chúng ta, với tất cả những thay đổi của họ. Mỗi giáo hội địa phương phải mang lấy trách nhiệm của mình và kế đến tìm cách tốt nhất đưa những nguyên tắc hướng dẫn của Thượng Hội Đồng vào thực tiễn xã hội ngày nay. Ngay cả khi có cơ hội, một Giáo Hội đơn lẻ không có khả năng đương đầu với điều này, nhưng cùng nhau và trong sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, mọi thứ đều có thể.
Có rất nhiều vấn đề cần phải được được đánh giá. Một vài vấn đề trong số đó là:
1) Cải cách phụng vụ. Các Giáo Hội Đông Phương là các giáo hội chứ không là các nhóm sắc tộc, sứ mạng của họ là mở ra cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho những ai thực hành đức tin của mình (Canđê, Syria, Copts. ..). Như Thánh Gioan Kim Khẩu đã nói, phụng vụ là dành cho con người. Vì thế, các Giáo Hội Đông Phương được kêu gọi thực hiện một cuộc cải cách phụng vụ nghiêm túc, phù hợp với bối cảnh mà người tín hữu sinh sống, hoặc có nguy cơ mất đi nhiều người, những người chọn theo các giáo phái khác nhau.
2)Chú trọng hơn và dành chỗ cho Kinh Thánh. Cho đến nay, trong một số nhà thờ vẫn còn có hai cái Bàn: Thánh Thể và Kinh Thánh. Chúng ta không nên khinh thường bất kỳ cái nào trong hai cái Bàn đã được chuẩn bị!
3) Cải cách cơ cấu (các giáo phận và vùng lãnh thổ), vốn quay về thời xa xưa. Có một số giáo phận nhỏ chỉ với một hoặc hai linh mục. Có thể làm được gì? Kế đến là các Kitô hữu Trung Đông sống trong cộng đồng người Do Thái... các Kitô hữu Trung Đông không nên khép mình giữa cộng đồng của họ.
4) Chảy máu con người, tức là sự di dân của các tín hữu từ Iraq, Thánh Địa, Libăng... Không chỉ là lỗi của "những người khác" nếu Trung Đông trở nên trống rỗng Kitô hữu, nhưng là của bản thân các Kitô hữu. Giáo Hội Đông Phương phải có một viễn tượng rõ rệt với các kế hoạch cụ thể nảy sinh từ cuộc di cư này. Nó đòi hỏi một nỗ lực chung của các giáo hội, gióng lên tiếng nói của mình với các nhà chức trách địa phương. Có lẽ cần thiết phải có một cuộc loan báo Tin Mừng mới của Giáo Hội Đông Phương.
5) Hiệp nhất với các giáo hội chị em. Ngay bây giờ điều này không có gì lớn lao, ngoài một số dự án nhỏ để xây dựng nhà cửa. Đưa ra một chứng tá chung là rất cấp bách! Người Hồi giáo luôn luôn không hiểu về những chia rẽ và những giáo phái Kitô giáo. Thật là quan trọng là để khôi phục lại sự hiệp nhất giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo, nhất là từ tín điều mà họ đã thống nhất (và bằng chứng là Tòa Thánh và các giáo hội chị em cùng chung Tuyên bố về Đức Tin). Thực tế, ngày nay có rất ít những điều được thực hiện cùng với các Kitô hữu khác. Mỗi giáo hội chỉ làm việc mục vụ cho tín hữu của mình. Các Giáo Hội Chính Thống nói đến thiếu tình liên đới và thiếu tình bác ái.
6) Hồi giáo: Kitô hữu phải mở ra cho chiều kích truyền giáo bằng sự hiện diện của mình nơi các vùng đất Hồi giáo. Khởi điểm của họ là một sự mất mát, ngay cả đối với người Hồi giáo, một Đông Phương không có Kitô hữu sẽ không còn là nó nữa. Một cuộc đối thoại với người Do Thái cũng rất quan trọng, để giúp tách bạch giữa Do Thái giáo và chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Chúng ta cần phải thăng tiến "đối thoại tôn giáo" trên cơ sở những đặc tính đa dạng – dù là văn hóa, lịch sử, xã hội - thiết lập mối quan hệ dựa trên "hiểu biết lẫn nhau", có khả năng mang lại "hòa bình cho những khu vực mà căng thẳng giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau vẫn còn cao". Thật không may, nhất là sau ngày 11 tháng Chín, tôn giáo đã trở thành một biểu hiện của đặc tính chính trị! Làm chứng cho tình yêu bất biến của Thiên Chúa đối với nhân loại và làm chứng cho Đấng Toàn Năng là nhiệm vụ mà chúng ta chọn thực hiện theo cách thức canh tân. Chúng ta muốn tin vào hy vọng, dù không ảo vọng và rất nhiều khó khăn.
Kirkuk (AsiaNews) - Đức Tổng Giám Mục của Kirkuk cảm ơn Đức Thánh Cha đã triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục và yêu cầu các giám mục cùng các thượng phụ canh tân truyền giáo nơi các Giáo Hội Đông Phương: thực thi Công Đồng Vatican II; tái loan báo Tin Mừng cho các Kitô hữu; Truyền giáo cho người Hồi giáo, đối thoại với Do Thái giáo, hiệp nhất vững chắc giữa người Công Giáo và Chính Thống Giáo.
Dưới đây là bài viết của Đức Tổng Giám Mục Sako về những tồn tại và viễn tượng của Trung Đông:
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 24 tháng Mười năm 2010; và chủ đề sẽ là "Giáo Hội Công Giáo ở Trung Đông: hiệp thông và chứng tá". Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Đức Thánh Cha đã mang đến cơ hội này và mang đến sự dồi dào cho tất cả chúng ta.
Tòa Thánh mong muốn các Giáo Hội Đông Phương phát triển, nhưng bản thân họ phải góp phần hoàn toàn, bằng cách nâng đỡ nhau trong cuộc hành trình này: trong Thượng Hội Đồng này, mỗi Giáo Hội được kêu gọi đóng một vai trò lãnh đạo. Mỗi Giáo Hội được mời gọi tiến lên, tìm kiếm cập nhật toàn cầu để làm cho trẻ trung trở lại hic et nunc (ở đây và ngay bây giờ). Thượng Hội Đồng có thể là một Lễ Hiện Xuống mới.
Nhìn vào kinh nghiệm của Công Đồng Vatican II sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều. Đa số các giáo hội chúng ta đã không theo chỉ dẫn của Công Đồng.
Để Thượng Hội Đồng đạt được hiệu quả, các giáo hội Đông Phương phải tận dụng cơ hội mà Chúa Thánh Thần thôi thúc này để tái khám phá đặc tính và sứ mạng của mình, để đạt đến sự hiệp nhất và hiệp thông, để thực sự hoạt động dấn thân và chứng tá của mình. Họ phải nói về những điều thiết thực và cụ thể, trình bày những hoàn cảnh khách quan và can đảm.
Bản chất của Giáo Hội là đại kết. Thượng Hội Đồng này là một thời kỳ sôi nổi và đặc biệt, và không được bỏ qua cơ hội thuận lợi này. Các giáo hội Đông Phương nên mở ra cho Thần Khí của Canh Tân và khép lại quá khứ trong những thời điểm này, từ một lịch sử rất cứng nhắc, ngày nay khó thực hiện, và chuẩn bị cho tương lai. Giáo Hội có ơn gọi của mình được gọi là sứ mạng. Gắn bó với cội rễ của mình không nhất thiết phải khép kín, nhưng là dấn thân trở thành thành tín hữu đối với những người đương thời của chúng ta, với tất cả những thay đổi của họ. Mỗi giáo hội địa phương phải mang lấy trách nhiệm của mình và kế đến tìm cách tốt nhất đưa những nguyên tắc hướng dẫn của Thượng Hội Đồng vào thực tiễn xã hội ngày nay. Ngay cả khi có cơ hội, một Giáo Hội đơn lẻ không có khả năng đương đầu với điều này, nhưng cùng nhau và trong sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, mọi thứ đều có thể.
Có rất nhiều vấn đề cần phải được được đánh giá. Một vài vấn đề trong số đó là:
1) Cải cách phụng vụ. Các Giáo Hội Đông Phương là các giáo hội chứ không là các nhóm sắc tộc, sứ mạng của họ là mở ra cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho những ai thực hành đức tin của mình (Canđê, Syria, Copts. ..). Như Thánh Gioan Kim Khẩu đã nói, phụng vụ là dành cho con người. Vì thế, các Giáo Hội Đông Phương được kêu gọi thực hiện một cuộc cải cách phụng vụ nghiêm túc, phù hợp với bối cảnh mà người tín hữu sinh sống, hoặc có nguy cơ mất đi nhiều người, những người chọn theo các giáo phái khác nhau.
2)Chú trọng hơn và dành chỗ cho Kinh Thánh. Cho đến nay, trong một số nhà thờ vẫn còn có hai cái Bàn: Thánh Thể và Kinh Thánh. Chúng ta không nên khinh thường bất kỳ cái nào trong hai cái Bàn đã được chuẩn bị!
3) Cải cách cơ cấu (các giáo phận và vùng lãnh thổ), vốn quay về thời xa xưa. Có một số giáo phận nhỏ chỉ với một hoặc hai linh mục. Có thể làm được gì? Kế đến là các Kitô hữu Trung Đông sống trong cộng đồng người Do Thái... các Kitô hữu Trung Đông không nên khép mình giữa cộng đồng của họ.
4) Chảy máu con người, tức là sự di dân của các tín hữu từ Iraq, Thánh Địa, Libăng... Không chỉ là lỗi của "những người khác" nếu Trung Đông trở nên trống rỗng Kitô hữu, nhưng là của bản thân các Kitô hữu. Giáo Hội Đông Phương phải có một viễn tượng rõ rệt với các kế hoạch cụ thể nảy sinh từ cuộc di cư này. Nó đòi hỏi một nỗ lực chung của các giáo hội, gióng lên tiếng nói của mình với các nhà chức trách địa phương. Có lẽ cần thiết phải có một cuộc loan báo Tin Mừng mới của Giáo Hội Đông Phương.
5) Hiệp nhất với các giáo hội chị em. Ngay bây giờ điều này không có gì lớn lao, ngoài một số dự án nhỏ để xây dựng nhà cửa. Đưa ra một chứng tá chung là rất cấp bách! Người Hồi giáo luôn luôn không hiểu về những chia rẽ và những giáo phái Kitô giáo. Thật là quan trọng là để khôi phục lại sự hiệp nhất giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo, nhất là từ tín điều mà họ đã thống nhất (và bằng chứng là Tòa Thánh và các giáo hội chị em cùng chung Tuyên bố về Đức Tin). Thực tế, ngày nay có rất ít những điều được thực hiện cùng với các Kitô hữu khác. Mỗi giáo hội chỉ làm việc mục vụ cho tín hữu của mình. Các Giáo Hội Chính Thống nói đến thiếu tình liên đới và thiếu tình bác ái.
6) Hồi giáo: Kitô hữu phải mở ra cho chiều kích truyền giáo bằng sự hiện diện của mình nơi các vùng đất Hồi giáo. Khởi điểm của họ là một sự mất mát, ngay cả đối với người Hồi giáo, một Đông Phương không có Kitô hữu sẽ không còn là nó nữa. Một cuộc đối thoại với người Do Thái cũng rất quan trọng, để giúp tách bạch giữa Do Thái giáo và chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Chúng ta cần phải thăng tiến "đối thoại tôn giáo" trên cơ sở những đặc tính đa dạng – dù là văn hóa, lịch sử, xã hội - thiết lập mối quan hệ dựa trên "hiểu biết lẫn nhau", có khả năng mang lại "hòa bình cho những khu vực mà căng thẳng giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau vẫn còn cao". Thật không may, nhất là sau ngày 11 tháng Chín, tôn giáo đã trở thành một biểu hiện của đặc tính chính trị! Làm chứng cho tình yêu bất biến của Thiên Chúa đối với nhân loại và làm chứng cho Đấng Toàn Năng là nhiệm vụ mà chúng ta chọn thực hiện theo cách thức canh tân. Chúng ta muốn tin vào hy vọng, dù không ảo vọng và rất nhiều khó khăn.
Các linh mục là những chứng nhân của Quyền Năng Thiên Chúa
Nguyễn Hoàng Thương
06:07 30/09/2009
Các linh mục là những chứng nhân của Quyền Năng Thiên Chúa
Vatican (VIS) – Hôm 29/09/2009, Đức Thánh Cha đã gửi một thư tín video đến các tham dự viên cuộc tĩnh tâm quốc tế các linh mục ở đền xứ Ars nhân kỷ niệm 150 năm Thánh Gioan Maria Vianney qua đời. Giảng phòng cuộc tĩnh tâm, diễn ra từ 27/9 đến 03/10, là Đức Hồng y Christoph Schonborn O.P., Tổng Giám Mục của Vienna, Áo. Chủ đề của cuộc tĩnh tâm là: "Niềm vui trở thành một linh mục, tận hiến vì sự cứu độ thế giới".
Đức Thánh Cha cho hay trong thư video của ngài rằng: "Linh mục được kêu gọi phục vụ con người và mang đến cho họ đời sống trong Thiên Chúa... Linh mục là con người của Ngôi Lời và của mọi điều thánh thiện và hơn bao giờ hết, ngày nay ngài phải là một con người của niềm vui và hy vọng. Đối với những người không thể nghĩ rằng Thiên Chúa là Tình yêu tinh tuyền, linh mục sẽ khẳng định rằng đời sống là đáng sống và rằng Chúa Kitô mang đến cho nó đầy đủ ý nghĩa, vì Ngài yêu thương tất cả nhân loại".
Sau đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn gửi đến các linh mục, những người có thể phục vụ một số giáo xứ và là những người "dấn thân hoàn toàn để giữ gìn đời sống bí tích trong các cộng đoàn khác nhau. Lòng biết ơn của Giáo Hội đối với tất cả anh em là rất to lớn. Đừng nản lòng nhưng hãy tiếp tục cầu nguyện và làm cho những người khác cầu nguyện để nhiều người trẻ có thể đón nhận lời kêu gọi của Chúa Kitô, Người luôn mong muốn nhìn thấy con số tông đồ của Ngài gia tăng".
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các linh mục để ý đến "tính hết sức đa dạng của các thừa tác vụ" mà họ thực hiện "nhằm phục vụ Giáo Hội", và "số lượng lớn các Thánh Lễ mà anh em cử hành và sẽ cử hành, mỗi lần làm cho Chúa Kitô thật sự hiện diện nơi bàn thờ. Hãy nghĩ đến con số lớn sự giải tội mà anh em đã ban và sẽ ban, giải phóng tội nhân khỏi gánh nặng của họ. Vì thế anh em sẽ nhận thức được hoa quả vô hạn của Bí Tích Truyền Chức Thánh. Đôi tay và môi miệng của anh em, trong một phút chốc đơn lẻ, trở thành đôi tay và môi miệng của Thiên Chúa".
Đức Thánh Cha nói thêm: "Ý nghĩ này nên mang đến cho anh em đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các giáo sĩ để tạo thành cộng đoàn linh mục như Thánh Phêrô mong muốn, và để xây dựng thân thể của Chúa Kitô và củng cố anh em trong tình yêu"; "Linh mục là con người của tương lai... Những gì ngài làm trong thế giới này là một phần của những thứ tự hướng tới Mục Tiêu cuối cùng. Thánh Lễ là điểm duy nhất của sự hiệp nhất giữa phương tiện và mục tiêu, bởi vì nó cho phép chúng ta suy niệm, dưới sự xuất hiện khiêm tốn của bánh và rượu, Mình và Máu của Người mà chúng ta tôn thờ luôn mãi".
Đức Thánh Cha kết luận: "Sẽ không bao giờ có việc thay thế thừa tác vụ linh mục nơi trung tâm điểm của Giáo Hội. Anh em là nhân chứng sống của quyền năng Thiên Chúa nơi công việc trong sự yếu đuối nhất của con người, được tận hiến cho sự cứu độ của thế giới, được chọn bởi chính Chúa Kitô, nhờ Ngài, trở thành muối của trần gian và ánh sáng của thế giới".
Vatican (VIS) – Hôm 29/09/2009, Đức Thánh Cha đã gửi một thư tín video đến các tham dự viên cuộc tĩnh tâm quốc tế các linh mục ở đền xứ Ars nhân kỷ niệm 150 năm Thánh Gioan Maria Vianney qua đời. Giảng phòng cuộc tĩnh tâm, diễn ra từ 27/9 đến 03/10, là Đức Hồng y Christoph Schonborn O.P., Tổng Giám Mục của Vienna, Áo. Chủ đề của cuộc tĩnh tâm là: "Niềm vui trở thành một linh mục, tận hiến vì sự cứu độ thế giới".
Đức Thánh Cha cho hay trong thư video của ngài rằng: "Linh mục được kêu gọi phục vụ con người và mang đến cho họ đời sống trong Thiên Chúa... Linh mục là con người của Ngôi Lời và của mọi điều thánh thiện và hơn bao giờ hết, ngày nay ngài phải là một con người của niềm vui và hy vọng. Đối với những người không thể nghĩ rằng Thiên Chúa là Tình yêu tinh tuyền, linh mục sẽ khẳng định rằng đời sống là đáng sống và rằng Chúa Kitô mang đến cho nó đầy đủ ý nghĩa, vì Ngài yêu thương tất cả nhân loại".
Sau đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn gửi đến các linh mục, những người có thể phục vụ một số giáo xứ và là những người "dấn thân hoàn toàn để giữ gìn đời sống bí tích trong các cộng đoàn khác nhau. Lòng biết ơn của Giáo Hội đối với tất cả anh em là rất to lớn. Đừng nản lòng nhưng hãy tiếp tục cầu nguyện và làm cho những người khác cầu nguyện để nhiều người trẻ có thể đón nhận lời kêu gọi của Chúa Kitô, Người luôn mong muốn nhìn thấy con số tông đồ của Ngài gia tăng".
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các linh mục để ý đến "tính hết sức đa dạng của các thừa tác vụ" mà họ thực hiện "nhằm phục vụ Giáo Hội", và "số lượng lớn các Thánh Lễ mà anh em cử hành và sẽ cử hành, mỗi lần làm cho Chúa Kitô thật sự hiện diện nơi bàn thờ. Hãy nghĩ đến con số lớn sự giải tội mà anh em đã ban và sẽ ban, giải phóng tội nhân khỏi gánh nặng của họ. Vì thế anh em sẽ nhận thức được hoa quả vô hạn của Bí Tích Truyền Chức Thánh. Đôi tay và môi miệng của anh em, trong một phút chốc đơn lẻ, trở thành đôi tay và môi miệng của Thiên Chúa".
Đức Thánh Cha nói thêm: "Ý nghĩ này nên mang đến cho anh em đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các giáo sĩ để tạo thành cộng đoàn linh mục như Thánh Phêrô mong muốn, và để xây dựng thân thể của Chúa Kitô và củng cố anh em trong tình yêu"; "Linh mục là con người của tương lai... Những gì ngài làm trong thế giới này là một phần của những thứ tự hướng tới Mục Tiêu cuối cùng. Thánh Lễ là điểm duy nhất của sự hiệp nhất giữa phương tiện và mục tiêu, bởi vì nó cho phép chúng ta suy niệm, dưới sự xuất hiện khiêm tốn của bánh và rượu, Mình và Máu của Người mà chúng ta tôn thờ luôn mãi".
Đức Thánh Cha kết luận: "Sẽ không bao giờ có việc thay thế thừa tác vụ linh mục nơi trung tâm điểm của Giáo Hội. Anh em là nhân chứng sống của quyền năng Thiên Chúa nơi công việc trong sự yếu đuối nhất của con người, được tận hiến cho sự cứu độ của thế giới, được chọn bởi chính Chúa Kitô, nhờ Ngài, trở thành muối của trần gian và ánh sáng của thế giới".
Top Stories
Antykatolickie przyspieszenie - Attacks against the Church erupt throughout Vietnam - (tiếng Ba Lan)
Naszdziennik
12:10 30/09/2009
Ataki na Kościół katolicki w Wietnamie to już nie dramatyczne wydarzenia w kilku parafiach w kraju, ale szeroko zakrojone akty przemocy, którym towarzyszy ogólnokrajowa oszczercza kampania antykatolicka w państwowych mediach. Po skonfiskowaniu szkoły w Loan Ly komunistyczne władze przypuszczają propagandowy atak na archidiecezję Hue. W diecezji Vinh zażądano usunięcia figury Matki Bożej z katolickiego cmentarza, a w parafii w Thai Ha w archidiecezji Hanoi władze konfiskują kolejną już działkę parafialną.
O nasileniu antykatolickich działań władz wietnamskich w ostatnim czasie informują serwisy Vietcatholic.net i AsiaNews. Po opublikowaniu przez biskupów diecezji Hue oświadczenia potępiającego w mocnych słowach konfiskatę przez komunistów katolickiej szkoły w parafii Loan Ly, ataki przeciw Kościołowi wyraźnie się wzmogły. Władzom jest nie na rękę upublicznianie faktów brutalnej przemocy milicji wobec wiernych, którzy sprzeciwili się w połowie sierpnia br. nielegalnemu zagarnięciu własności wietnamskiego Kościoła. Komuniści skonfiskowali budynek szkoły katolickiej, oddzielili ją murem od świątyni i mają zamiar utworzyć w niej hotel. Na wydany 23 bm. protest biskupów dotyczący sposobu, w jaki władze jednostronnie podjęły decyzję w sprawie przejęcia szkoły, i piętnujący przemoc wobec wiernych, wśród których były kobiety i dzieci, państwowa Telewizja Hue rozpoczęła zorganizowany atak medialny. Zaprezentowano w niej szereg wywiadów, w których osoby udające katolików występowały przeciw swoim biskupom. Do ataku przyłączyły się codzienne gazety wietnamskie, które oskarżyły ks. Józefa Ngo Thanh Son, proboszcza Loan Ly, o konspirację i kierowanie protestem parafian w niedzielę, 13 września. Prawda jest natomiast taka, że kapłan przez kilka tygodni przebywał w szpitalu i w czasie zajść był poza parafią. Podobnie zresztą było w przypadku dwóch pasterzy miejscowej diecezji. Zarówno ordynariusz
ks. abp Stephen Nguyen Nhu The, jak i jego biskup pomocniczy ks. bp Francis Xavier Le Van, przebywali w tym czasie poza Wietnamem.
Wzrost napięcia pomiędzy władzami a katolicką wspólnotą w Wietnamie związany jest głównie z zagarnianiem własności kościelnej i rozparcelowywaniem jej często przez komunistyczną nomenklaturę. Protesty Kościoła w tej sprawie sprawiły, że złość władz zaczęła się obracać przeciwko katolickim symbolom w miejscach publicznych. Przykładem mogą być wydarzenia w parafii Bau Sen w diecezji Vinh. Władze prowincji Quang Binh, do której należy ta wioska, przysłały miejscowemu proboszczowi kategoryczne ultimatum domagające się usunięcia figury Matki Bożej z La Vang, którą parafianie umieścili na szczycie góry na terenie parafialnego cmentarza. Została ona ustawiona naprzeciw kościoła parafialnego 4 marca 2008 roku. Komitet Ludowy z miejscowości Bo Trach 21 września br. wydał zarządzenie nakazujące zburzenie figury, gdyż rzekomo została ustawiona "poza terenem religijnym". Termin usunięcia wyznaczono do 26 września. Jednak już 23 września skierowano na miejsce buldożery, aby zastraszyć parafian. W ostatnią niedzielę tysiące katolików zebrało się tam w pokojowym proteście.
Nie skończył się dramat duszpasterzy i wiernych z parafii Thai Ha w archidiecezji Hanoi. Ojciec Mateusz Vu Khoi Phung, przedstawiciele redemptorystów i wierni zostali wezwani przez Komitet Ludowy powiatu Dong Da do stawienia się 22 bm. po to, aby wysłuchać komunikatu, że ich działka przy jeziorze Ba Giang będzie skonfiskowana i przekazana pod państwową administrację. Po przekształceniu parafialnej działki o powierzchni 16 362 m kw. w publiczny park w październiku zeszłego roku, w kwietniu 2009 roku miejscowe władze za pomocą buldożerów przejęły inną połać ziemi o powierzchni 18 230 m kw., aby ją sprzedać prywatnym inwestorom. Na nic się zdało wystosowane przez proboszcza oświadczenie potępiające te działania i zażądanie śledztwa w sprawie rzeczywistego prawa do gruntów. Modlitwom setek katolików towarzyszą gotowi do ataku milicjanci uzbrojeni w broń ogłuszającą, z tresowanymi psami.
Sławomir Jagodziński
(source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20090930&typ=wi&id=wi15.txt, news based on http://vietcatholic.net/News/Html/71539.htm)
O nasileniu antykatolickich działań władz wietnamskich w ostatnim czasie informują serwisy Vietcatholic.net i AsiaNews. Po opublikowaniu przez biskupów diecezji Hue oświadczenia potępiającego w mocnych słowach konfiskatę przez komunistów katolickiej szkoły w parafii Loan Ly, ataki przeciw Kościołowi wyraźnie się wzmogły. Władzom jest nie na rękę upublicznianie faktów brutalnej przemocy milicji wobec wiernych, którzy sprzeciwili się w połowie sierpnia br. nielegalnemu zagarnięciu własności wietnamskiego Kościoła. Komuniści skonfiskowali budynek szkoły katolickiej, oddzielili ją murem od świątyni i mają zamiar utworzyć w niej hotel. Na wydany 23 bm. protest biskupów dotyczący sposobu, w jaki władze jednostronnie podjęły decyzję w sprawie przejęcia szkoły, i piętnujący przemoc wobec wiernych, wśród których były kobiety i dzieci, państwowa Telewizja Hue rozpoczęła zorganizowany atak medialny. Zaprezentowano w niej szereg wywiadów, w których osoby udające katolików występowały przeciw swoim biskupom. Do ataku przyłączyły się codzienne gazety wietnamskie, które oskarżyły ks. Józefa Ngo Thanh Son, proboszcza Loan Ly, o konspirację i kierowanie protestem parafian w niedzielę, 13 września. Prawda jest natomiast taka, że kapłan przez kilka tygodni przebywał w szpitalu i w czasie zajść był poza parafią. Podobnie zresztą było w przypadku dwóch pasterzy miejscowej diecezji. Zarówno ordynariusz
ks. abp Stephen Nguyen Nhu The, jak i jego biskup pomocniczy ks. bp Francis Xavier Le Van, przebywali w tym czasie poza Wietnamem.
Wzrost napięcia pomiędzy władzami a katolicką wspólnotą w Wietnamie związany jest głównie z zagarnianiem własności kościelnej i rozparcelowywaniem jej często przez komunistyczną nomenklaturę. Protesty Kościoła w tej sprawie sprawiły, że złość władz zaczęła się obracać przeciwko katolickim symbolom w miejscach publicznych. Przykładem mogą być wydarzenia w parafii Bau Sen w diecezji Vinh. Władze prowincji Quang Binh, do której należy ta wioska, przysłały miejscowemu proboszczowi kategoryczne ultimatum domagające się usunięcia figury Matki Bożej z La Vang, którą parafianie umieścili na szczycie góry na terenie parafialnego cmentarza. Została ona ustawiona naprzeciw kościoła parafialnego 4 marca 2008 roku. Komitet Ludowy z miejscowości Bo Trach 21 września br. wydał zarządzenie nakazujące zburzenie figury, gdyż rzekomo została ustawiona "poza terenem religijnym". Termin usunięcia wyznaczono do 26 września. Jednak już 23 września skierowano na miejsce buldożery, aby zastraszyć parafian. W ostatnią niedzielę tysiące katolików zebrało się tam w pokojowym proteście.
Nie skończył się dramat duszpasterzy i wiernych z parafii Thai Ha w archidiecezji Hanoi. Ojciec Mateusz Vu Khoi Phung, przedstawiciele redemptorystów i wierni zostali wezwani przez Komitet Ludowy powiatu Dong Da do stawienia się 22 bm. po to, aby wysłuchać komunikatu, że ich działka przy jeziorze Ba Giang będzie skonfiskowana i przekazana pod państwową administrację. Po przekształceniu parafialnej działki o powierzchni 16 362 m kw. w publiczny park w październiku zeszłego roku, w kwietniu 2009 roku miejscowe władze za pomocą buldożerów przejęły inną połać ziemi o powierzchni 18 230 m kw., aby ją sprzedać prywatnym inwestorom. Na nic się zdało wystosowane przez proboszcza oświadczenie potępiające te działania i zażądanie śledztwa w sprawie rzeczywistego prawa do gruntów. Modlitwom setek katolików towarzyszą gotowi do ataku milicjanci uzbrojeni w broń ogłuszającą, z tresowanymi psami.
Sławomir Jagodziński
(source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20090930&typ=wi&id=wi15.txt, news based on http://vietcatholic.net/News/Html/71539.htm)
Lam Dong: la polizia attacca un tempio buddista, cacciati 400 fra monaci e monache
Asia-News
14:14 30/09/2009
Distrutte porte e finestre, danneggiati i computer, picchiati i membri della setta. Le forze dell’ordine hanno circondato l’edificio e danno la caccia ai monaci nascosti nelle vicinanze. Da mesi il tempio è nel mirino del governo, che intende riprendere il controllo dell’edificio e dell’area circostante.
Da Lat (AsiaNews) – Centinaia di poliziotti e milizie governative hanno attaccato un monastero buddista di Bat Nha, nella provincia di Lam Dong, negli altipiani centrali del Vietnam. L’assalto, iniziato alle 9 del mattino del 27 settembre, è durato tutto il giorno. Distrutte porte e finestre per dare la caccia a monaci e suore che cercavano riparo nei dormitori; computer e altri oggetti danneggiati con acqua.
Al termine del raid, la polizia ha caricato 150 monaci e 230 monache su bus governativi per allontanarli dal luogo di culto, ordinando loro di tornare nei luoghi d’origine. Essi sono discepoli di Thich Nhat Hanh, monaco buddista fuggito in esilio 40 anni fa, e rientrato nel 2005 su invito del governo. Al tempo il suo rientro è stata; una mossa di Hanoi volta a mostrare una libertà religiosa di facciata, per entrare fra i Paesi membri del Wto (l’Organizzazione mondiale del commercio).
“Ci hanno picchiato in modo brutale, ci hanno insultato” racconta a Radio Free Asia (Rfa) il monaco buddista Thch Phap Tu, che aggiunge: “Hanno fatto a pezzi i nostri vestiti, per umiliarci, sfasciando qualsiasi cosa fosse alla loro portata”. In un primo momento i monaci hanno cercato di ignorare l’assalto, riunendosi “tutti insieme in preghiera. Ma loro ci hanno preso a calci – continua – e trascinato a forza uno per uno nel cortile. Ci hanno lasciato all’aperto, a sfidare la pioggia gelida che scendeva”.
Le forze dell’ordine hanno sequestrato il monastero di Bat Nha, minacciando dure risposte contro quanti cerchino di rientrare nel luogo di culto. Ieri membri della polizia religiosa della provincia di Lam Nam continuavano le battute di caccia per scovare membri del tempio, nascosti nelle vicinanze dell’edificio.
Secondo esperti, il cambiamento di politica del governo è motivato dal desiderio di sequestrare i terreni del monastero. Per diversi mesi forze governative hanno cercato di cacciare i monaci dalla padoga, incontrando una fiera resistenza; tre mesi fa vi è stato un primo assalto, al quale è seguito il taglio dell’energia elettrica e dell’acqua potabile lo scorso 2 settembre scorso.
Da Lat (AsiaNews) – Centinaia di poliziotti e milizie governative hanno attaccato un monastero buddista di Bat Nha, nella provincia di Lam Dong, negli altipiani centrali del Vietnam. L’assalto, iniziato alle 9 del mattino del 27 settembre, è durato tutto il giorno. Distrutte porte e finestre per dare la caccia a monaci e suore che cercavano riparo nei dormitori; computer e altri oggetti danneggiati con acqua.
Al termine del raid, la polizia ha caricato 150 monaci e 230 monache su bus governativi per allontanarli dal luogo di culto, ordinando loro di tornare nei luoghi d’origine. Essi sono discepoli di Thich Nhat Hanh, monaco buddista fuggito in esilio 40 anni fa, e rientrato nel 2005 su invito del governo. Al tempo il suo rientro è stata; una mossa di Hanoi volta a mostrare una libertà religiosa di facciata, per entrare fra i Paesi membri del Wto (l’Organizzazione mondiale del commercio).
“Ci hanno picchiato in modo brutale, ci hanno insultato” racconta a Radio Free Asia (Rfa) il monaco buddista Thch Phap Tu, che aggiunge: “Hanno fatto a pezzi i nostri vestiti, per umiliarci, sfasciando qualsiasi cosa fosse alla loro portata”. In un primo momento i monaci hanno cercato di ignorare l’assalto, riunendosi “tutti insieme in preghiera. Ma loro ci hanno preso a calci – continua – e trascinato a forza uno per uno nel cortile. Ci hanno lasciato all’aperto, a sfidare la pioggia gelida che scendeva”.
Le forze dell’ordine hanno sequestrato il monastero di Bat Nha, minacciando dure risposte contro quanti cerchino di rientrare nel luogo di culto. Ieri membri della polizia religiosa della provincia di Lam Nam continuavano le battute di caccia per scovare membri del tempio, nascosti nelle vicinanze dell’edificio.
Secondo esperti, il cambiamento di politica del governo è motivato dal desiderio di sequestrare i terreni del monastero. Per diversi mesi forze governative hanno cercato di cacciare i monaci dalla padoga, incontrando una fiera resistenza; tre mesi fa vi è stato un primo assalto, al quale è seguito il taglio dell’energia elettrica e dell’acqua potabile lo scorso 2 settembre scorso.
Lam Dong: police attack Buddhist temple, expel 400 monks and nuns
Asia-News
14:14 30/09/2009
Doors and windows are smashed, computers are damaged and members of the community beaten. After surrounding the building security forces go after monks hiding in the vicinity. The authorities had been eyeing the place for months in order to seize it and its immediate area.
Da Lat (AsiaNews) – Hundreds of police agents and government thugs attacked a Buddhist monastery in Lam Dong province, in the central highlands of Vietnam. The attack began at 9 am, Monday, and lasted the entire day. Doors and windows were smashed whilst monks and nuns tried to hide in the dormitories. Computers and other property were also damaged by water. At the end of the raid, police herded 150 monks and 230 nuns into government buses, and ordered them to go back to their places of origin.
The men and women religious are followers of Thich Nhat Hanh, a Buddhist monk who fled Vietnam 40 years ago but who was allowed back in 2005. At the time, the government was prepared to be open in terms of religious freedom in order to gain membership in the World Trade Organisation (WTO).
“They beat us brutally, yelling at us curse words. They torn up our clothes in order to humiliate us, smashing everything within their reach,” said Buddhist monk Thich Phap Tu in an interview with Radio Free Asia (RFA).
Initially the monks tried to ignore what was happening by praying. “But they [police] kicked and dragged each of us out to the courtyard, and forced us to stay there braving heavy cold rain,” the monk added.
In the end police seized Bat Nha monastery and warned anyone who might think of re-entering the place of worship that they would be treated harshly. What is more, religious police in Lam Dong are still hunting for Thich Nhat Hanh’s followers who might be still wandering around the site.
For experts, a desire to seize the land explains the change in government policy. For several months, government officials had tried to get the monks and nuns to leave the pagoda, but met stiff resistance. The first attack took place three months ago; this was followed on 2 September by the cutting of power and water supplies.
Da Lat (AsiaNews) – Hundreds of police agents and government thugs attacked a Buddhist monastery in Lam Dong province, in the central highlands of Vietnam. The attack began at 9 am, Monday, and lasted the entire day. Doors and windows were smashed whilst monks and nuns tried to hide in the dormitories. Computers and other property were also damaged by water. At the end of the raid, police herded 150 monks and 230 nuns into government buses, and ordered them to go back to their places of origin.
The men and women religious are followers of Thich Nhat Hanh, a Buddhist monk who fled Vietnam 40 years ago but who was allowed back in 2005. At the time, the government was prepared to be open in terms of religious freedom in order to gain membership in the World Trade Organisation (WTO).
“They beat us brutally, yelling at us curse words. They torn up our clothes in order to humiliate us, smashing everything within their reach,” said Buddhist monk Thich Phap Tu in an interview with Radio Free Asia (RFA).
Initially the monks tried to ignore what was happening by praying. “But they [police] kicked and dragged each of us out to the courtyard, and forced us to stay there braving heavy cold rain,” the monk added.
In the end police seized Bat Nha monastery and warned anyone who might think of re-entering the place of worship that they would be treated harshly. What is more, religious police in Lam Dong are still hunting for Thich Nhat Hanh’s followers who might be still wandering around the site.
For experts, a desire to seize the land explains the change in government policy. For several months, government officials had tried to get the monks and nuns to leave the pagoda, but met stiff resistance. The first attack took place three months ago; this was followed on 2 September by the cutting of power and water supplies.
CHINE: L'évêque de Hongkong a appelé à libérer les membres du clergé en prison
Eglises d'Asie
08:47 30/09/2009
Présent à Pékin pour les cérémonies du 60ème anniversaire de la fondation du régime, l’évêque de Hongkong a appelé à libérer les membres du clergé en prison
Invité par les autorités chinoises à assister aux cérémonies organisées à Pékin pour le 60ème anniversaire de la fondation de la République populaire de Chine, Mgr John Tong Hon, évêque du diocèse catholique de Hongkong, a réitéré son appel à libérer tous les membres du clergé emprisonnés. En août 2008, à l’occasion des Jeux olympiques de Pékin, le prélat avait publié un appel similaire dans un article publié par L’Osservatore Romano, le quotidien du Vatican, où il demandait aussi une plus grande liberté religieuse pour tous les citoyens chinois.
Pour Mgr Tong Hon, ce 60ème anniversaire du régime devrait être l’occasion pour ses dirigeants d’entrer dans de nouvelles dispositions d’esprit, en commençant, notamment, par faire confiance à l’Eglise catholique en particulier et aux religions en général. Un geste bienvenu pour témoigner de ce nouvel état d’esprit serait de libérer tous les membres du clergé catholique qui se trouvent derrière les barreaux, de Mgr Su Zhimin, évêque de Baoding, détenu depuis 1996, à Mgr Jia Zhiguo, interpellé le 30 mars dernier. Mgr Tong Hon a également exprimé l’espoir que les autorités mettent en œuvre des politiques plus efficaces pour resserrer l’écart qui s’est creusé en Chine entre les riches et les pauvres.
L’évêque de Hongkong n’est pas arrivé seul à Pékin. Il faisait d’un groupe de deux cents dignitaires hongkongais invités par le gouvernement central à assister aux festivités de cet anniversaire placé sous très haute surveillance. Le programme officiel s’étend du 30 septembre au 2 octobre. Mgr John Tong Hon est arrivé à Pékin accompagné de l’un de ses vicaires généraux, le P. Dominic Chan Chi-ming, et de deux prêtres, membres de la Commission diocésaine pour le dialogue interreligieux. Déjà, en 2004, Mgr Tong, alors évêque auxiliaire de Hongkong, avait fait partie de la délégation hongkongaise invitée à Pékin pour le 55ème anniversaire du régime.
Interrogé par l’agence Ucanews (1), l’évêque de Hongkong, âgé de 70 ans, a choisi de se rappeler de ses souvenirs d’enfance, à l’époque où sa famille était installée à Canton. Le 1er octobre 1949, le jeune Tong Hon avait été sélectionné par son école pour figurer parmi les danseurs qui se produisirent alors dans les rues de la métropole méridionale. « Il y a 60 ans, je participais aux célébrations de la fête nationale, et aujourd’hui je figure parmi les invités à Pékin », a-t-il commenté, précisant qu’il ne profitera pas de son séjour dans la capitale pour tenter de rencontrer Mgr Li Shan, évêque « officiel » – et reconnu par Rome – de Pékin. En août 2008, lors de sa visite dans la capitale, Mgr Li aurait fait savoir qu’il n’était « pas commode » pour lui de recevoir l’évêque de Hongkong à l’occasion des Jeux. Cette fois-ci, Mgr Tong a estimé que les impératifs liés à la sécurité empêcheront leur rencontre.
Pour Anthony Lam Sui-ki, chercheur au Centre d’études du Saint-Esprit à Hongkong, l’invitation faite à Mgr Tong pour ce 1er octobre est du même ordre que celle qui lui avait été faite à l’occasion des Jeux de 2008. La Chine fait montre de « sa bonne volonté », a-t-il précisé. Toutefois, parce que ces anniversaires comportent « une dimension symbolique forte », l’invitation aurait gagné à être étendue à une délégation plus « représentative » de la diversité de la communauté catholique, en y incluant, par exemple, des laïcs et des religieuses, a-t-il conclu.
(1) Ucanews, 30 septembre 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 30 septembre 2009)
Invité par les autorités chinoises à assister aux cérémonies organisées à Pékin pour le 60ème anniversaire de la fondation de la République populaire de Chine, Mgr John Tong Hon, évêque du diocèse catholique de Hongkong, a réitéré son appel à libérer tous les membres du clergé emprisonnés. En août 2008, à l’occasion des Jeux olympiques de Pékin, le prélat avait publié un appel similaire dans un article publié par L’Osservatore Romano, le quotidien du Vatican, où il demandait aussi une plus grande liberté religieuse pour tous les citoyens chinois.
Pour Mgr Tong Hon, ce 60ème anniversaire du régime devrait être l’occasion pour ses dirigeants d’entrer dans de nouvelles dispositions d’esprit, en commençant, notamment, par faire confiance à l’Eglise catholique en particulier et aux religions en général. Un geste bienvenu pour témoigner de ce nouvel état d’esprit serait de libérer tous les membres du clergé catholique qui se trouvent derrière les barreaux, de Mgr Su Zhimin, évêque de Baoding, détenu depuis 1996, à Mgr Jia Zhiguo, interpellé le 30 mars dernier. Mgr Tong Hon a également exprimé l’espoir que les autorités mettent en œuvre des politiques plus efficaces pour resserrer l’écart qui s’est creusé en Chine entre les riches et les pauvres.
L’évêque de Hongkong n’est pas arrivé seul à Pékin. Il faisait d’un groupe de deux cents dignitaires hongkongais invités par le gouvernement central à assister aux festivités de cet anniversaire placé sous très haute surveillance. Le programme officiel s’étend du 30 septembre au 2 octobre. Mgr John Tong Hon est arrivé à Pékin accompagné de l’un de ses vicaires généraux, le P. Dominic Chan Chi-ming, et de deux prêtres, membres de la Commission diocésaine pour le dialogue interreligieux. Déjà, en 2004, Mgr Tong, alors évêque auxiliaire de Hongkong, avait fait partie de la délégation hongkongaise invitée à Pékin pour le 55ème anniversaire du régime.
Interrogé par l’agence Ucanews (1), l’évêque de Hongkong, âgé de 70 ans, a choisi de se rappeler de ses souvenirs d’enfance, à l’époque où sa famille était installée à Canton. Le 1er octobre 1949, le jeune Tong Hon avait été sélectionné par son école pour figurer parmi les danseurs qui se produisirent alors dans les rues de la métropole méridionale. « Il y a 60 ans, je participais aux célébrations de la fête nationale, et aujourd’hui je figure parmi les invités à Pékin », a-t-il commenté, précisant qu’il ne profitera pas de son séjour dans la capitale pour tenter de rencontrer Mgr Li Shan, évêque « officiel » – et reconnu par Rome – de Pékin. En août 2008, lors de sa visite dans la capitale, Mgr Li aurait fait savoir qu’il n’était « pas commode » pour lui de recevoir l’évêque de Hongkong à l’occasion des Jeux. Cette fois-ci, Mgr Tong a estimé que les impératifs liés à la sécurité empêcheront leur rencontre.
Pour Anthony Lam Sui-ki, chercheur au Centre d’études du Saint-Esprit à Hongkong, l’invitation faite à Mgr Tong pour ce 1er octobre est du même ordre que celle qui lui avait été faite à l’occasion des Jeux de 2008. La Chine fait montre de « sa bonne volonté », a-t-il précisé. Toutefois, parce que ces anniversaires comportent « une dimension symbolique forte », l’invitation aurait gagné à être étendue à une délégation plus « représentative » de la diversité de la communauté catholique, en y incluant, par exemple, des laïcs et des religieuses, a-t-il conclu.
(1) Ucanews, 30 septembre 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 30 septembre 2009)
Diary of late bishop reveals dangers of being a Catholic bishop in Vietnam
J.B. An Dang
17:29 30/09/2009
The archdiocese of Hanoi has revealed part of the diary of a late bishop, who passed away recently, in which a thorough analysis of difficulties in the dialogue with the communist government was presented along with suffers of the Church in Vietnam and in particular of Catholic bishops.
Bishop Paul Le Dac Trong, Auxiliary Bishop Emeritus of Hanoi, passing away on Sept. 7 at the age of 91, has long been seen as a credible eyewitness to the history of the Church in Vietnam. Born in Kim Lam in 1918, he was ordained priest on April 1, 1948, and later was appointed Auxiliary Bishop of the capital in March 23 1994.
Soon after his death, probably according to his last wish, part of his book titled “Stories about an era”, written in the form of a diary of events was revealed with the introduction written by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.
In the first part of his book, Bishop Paul Le summarized the situation of the Church in northern Vietnam before and right at the time of the communist takeover in 1954. When the communist troop seized Hanoi, he wrote, “facing the potentials of being persecuted, Catholics fled to the South in massive numbers, their priests, especially those with an insightful knowledge of what had happened in Russia, in Spain, and in China where Catholics had been killed in large numbers by communists, went with their faithful leaving northern dioceses deserted.” Bishops urged their priests to stay. Some even threatened those priests who went to the South with disciplines.
The migration of a large number of priests to the South caused so many difficulties to northern dioceses. Having described in details the situation of each diocese in the North in 1950s, he exclaimed: “It was a disaster. In a short time, Catholicism was almost swept out of the North.”
However, the late prelate argued that the “run-away” of such a large number of priests was not bad. “It helps Southern dioceses flourish so quickly,” he stated. Also, “those who stayed had to be strong or otherwise they might harm the Church.” A large number of priests were imprisoned and harassed. Some of them ended up with their join to the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics”, born in March 1955 in an attempt to set up a state-controlled Catholic Church loyal to the Party, not to the Pope.
The Liaison Committee made bishops’ life so much harder and complicated. As they persisted on the union with Rome and the Successor of Peter, bishops have seen the committee a great and imminent danger for the Church. While the Church was not allowed to have its own media, the committee has run a couple of weekly magazines in which “good news of the Church have never been covered while they have never ignored any scandals of the Church in anywhere around the world, and have kept spelling out frequent attacks against the pope and the Vatican. Even worse, they did all those on behalf of the official authority of the Church,” the prelate lamented.
Soon after the communists took control the entire country in 1975, a “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was also born in the South with its “Catholics and People” magazine first published on July 10th, 1975. The prelate spent a significant part of his book to criticize the magazine for its fierce and frequent attacks against Pope John Paul II and the Vatican.
Those bishops who tried to forbid their priests to join these committees faced imminent dangers for their own safety and enormous difficulties in their diocesan administration: harsh restrictions on the recruitment of seminarians, and on the ordination, appointment and transfer of priests. The carrying out of the Church's normal activities involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives would all be subjected to approval by the civil authorities. Even worse, their faithful in rural areas were also forced to cease religious activities.
The communist government, who closely monitors religious activities, keeps telling Catholics that the reason for the existence of the Liaison Committee and the Committee for Solidarity is to facilitate the dialogue between the State and the Church. However, the late prelate frankly rejected it arguing that such committees do not benefit both the State and the Church. “They only cause deeply distrust by threatening the government and Church leaders with unreal risks in order to have their intermediate role recognized. The born of such committees was a great mistake of the communists. It is the time to disband them,” he stated.
Living in such a society hostile against their faith, bishops in Vietnam tend to be extremely prudent and discreet as their statements may result in heavy consequences against them and their faithful. In the meeting with Hanoi People’s Committee on Sep. 20, 2008, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet said: “Religious freedom is a natural human right everyone is entitled to, not at the mercy of those in power. A government ‘for the people’ must have the responsibility to relax conditions for everyone to enjoy it. It is not a grace poured out on us at your mercy. No, it’s not. Again, religious freedom is a human right, not a grace granted only if requested.” For his statement, he suffered a smearing campaigns lasting for months in state media. Recently, Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and his Auxiliary Bishop Francis Xavier Le Van Hong of Hue Archdiocese have shared the same fate with Archbishop Joseph Ngo just because of their calls for peaceful dialogue between the State and the Church.
Most Catholics in Vietnam, therefore, do not know in details suffers and difficulties of their shepherds. Many have expressed their desire to see the book of the late prelate soon to be published widely – a wish hard to come true in Vietnam. But thanks to Internet, an electronic version was posted to the Net. Also, efforts to translate it into other languages are on the way.
Bishop Paul Le Dac Trong, Auxiliary Bishop Emeritus of Hanoi, passing away on Sept. 7 at the age of 91, has long been seen as a credible eyewitness to the history of the Church in Vietnam. Born in Kim Lam in 1918, he was ordained priest on April 1, 1948, and later was appointed Auxiliary Bishop of the capital in March 23 1994.
Soon after his death, probably according to his last wish, part of his book titled “Stories about an era”, written in the form of a diary of events was revealed with the introduction written by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.
In the first part of his book, Bishop Paul Le summarized the situation of the Church in northern Vietnam before and right at the time of the communist takeover in 1954. When the communist troop seized Hanoi, he wrote, “facing the potentials of being persecuted, Catholics fled to the South in massive numbers, their priests, especially those with an insightful knowledge of what had happened in Russia, in Spain, and in China where Catholics had been killed in large numbers by communists, went with their faithful leaving northern dioceses deserted.” Bishops urged their priests to stay. Some even threatened those priests who went to the South with disciplines.
The migration of a large number of priests to the South caused so many difficulties to northern dioceses. Having described in details the situation of each diocese in the North in 1950s, he exclaimed: “It was a disaster. In a short time, Catholicism was almost swept out of the North.”
However, the late prelate argued that the “run-away” of such a large number of priests was not bad. “It helps Southern dioceses flourish so quickly,” he stated. Also, “those who stayed had to be strong or otherwise they might harm the Church.” A large number of priests were imprisoned and harassed. Some of them ended up with their join to the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics”, born in March 1955 in an attempt to set up a state-controlled Catholic Church loyal to the Party, not to the Pope.
The Liaison Committee made bishops’ life so much harder and complicated. As they persisted on the union with Rome and the Successor of Peter, bishops have seen the committee a great and imminent danger for the Church. While the Church was not allowed to have its own media, the committee has run a couple of weekly magazines in which “good news of the Church have never been covered while they have never ignored any scandals of the Church in anywhere around the world, and have kept spelling out frequent attacks against the pope and the Vatican. Even worse, they did all those on behalf of the official authority of the Church,” the prelate lamented.
Soon after the communists took control the entire country in 1975, a “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was also born in the South with its “Catholics and People” magazine first published on July 10th, 1975. The prelate spent a significant part of his book to criticize the magazine for its fierce and frequent attacks against Pope John Paul II and the Vatican.
Those bishops who tried to forbid their priests to join these committees faced imminent dangers for their own safety and enormous difficulties in their diocesan administration: harsh restrictions on the recruitment of seminarians, and on the ordination, appointment and transfer of priests. The carrying out of the Church's normal activities involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives would all be subjected to approval by the civil authorities. Even worse, their faithful in rural areas were also forced to cease religious activities.
The communist government, who closely monitors religious activities, keeps telling Catholics that the reason for the existence of the Liaison Committee and the Committee for Solidarity is to facilitate the dialogue between the State and the Church. However, the late prelate frankly rejected it arguing that such committees do not benefit both the State and the Church. “They only cause deeply distrust by threatening the government and Church leaders with unreal risks in order to have their intermediate role recognized. The born of such committees was a great mistake of the communists. It is the time to disband them,” he stated.
Living in such a society hostile against their faith, bishops in Vietnam tend to be extremely prudent and discreet as their statements may result in heavy consequences against them and their faithful. In the meeting with Hanoi People’s Committee on Sep. 20, 2008, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet said: “Religious freedom is a natural human right everyone is entitled to, not at the mercy of those in power. A government ‘for the people’ must have the responsibility to relax conditions for everyone to enjoy it. It is not a grace poured out on us at your mercy. No, it’s not. Again, religious freedom is a human right, not a grace granted only if requested.” For his statement, he suffered a smearing campaigns lasting for months in state media. Recently, Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and his Auxiliary Bishop Francis Xavier Le Van Hong of Hue Archdiocese have shared the same fate with Archbishop Joseph Ngo just because of their calls for peaceful dialogue between the State and the Church.
Most Catholics in Vietnam, therefore, do not know in details suffers and difficulties of their shepherds. Many have expressed their desire to see the book of the late prelate soon to be published widely – a wish hard to come true in Vietnam. But thanks to Internet, an electronic version was posted to the Net. Also, efforts to translate it into other languages are on the way.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một vài ghi nhận khi đọc Thông Điệp Bác Ái trong Chân Lý (Caritas in Veritate)
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm
08:57 30/09/2009
Một vài ghi nhận khi đọc Thông Điệp Bác Ái trong Chân Lý (Caritas in Veritate)
(Bài thuyết trình của Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm được trình bày trong buổi Thường huấn các linh mục
của Tổng Giáo phận Sài Gòn lúc 8g30 sáng thứ Tư ngày 30-9-2009 tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn).
I. Lược đồ của thông điệp
Thông điệp gồm 79 số, được chia thành 6 chương như sau:
Phần mở (số 1-9)
Chương I Sứ điệp của Populorum Progressio (số 10-20)
Chương II Phát triển con người trong thời đại chúng ta (21-33)
Chương III Tình huynh đệ, phát triển kinh tế, xã hội dân sự (số 34-42)
Chương IV Phát triển các dân tộc, quyền lợi và trách nhiệm, môi sinh (số 43-52)
Chương V Sự hợp tác của gia đình nhân loại (số 53-67)
Chương VI Phát triển các dân tộc và kỹ thuật (số 68-77)
Phần kết (số 78-79)
II. Một thông điệp xã hội
Sau khi ban hành thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu và thông điệp Được Cứu Độ trong Hi Vọng, nhiều người nghĩ rằng thông điệp thứ ba của Đức Bênêđictô XVI sẽ bàn về Đức Tin, thế nhưng thông điệp thứ ba lại là một thông điệp về xã hội. Vậy đâu là đặc điểm của thông điệp mang tính xã hội này? Nó có đem lại điều gì mới mẻ hay cũng chỉ lập lại những giáo huấn quen thuộc trong giáo huấn của Giáo Hội về xã hội?
Trước hết, phải ghi nhận rằng Caritas in veritate là thông điệp liên kết với toàn bộ giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh tính liên tục trong giáo huấn của Đức Phaolô VI, ví dụ: sự thống nhất giữa Humanae Vitae và Populorum Progressio (số 15). Nhấn mạnh như thế là vì trong thực tế, có khuynh hướng tách hai thông điệp này ra tuỳ lập trường luân lý xã hội của mình, để một đàng ca tụng và đàng khác phê phán nặng lời. Chẳng hạn có những người hết sức ca tụng thông điệp Populorum Progressio về sự dấn thân xã hội nhưng lại lên án thông điệp Humanae Vitae, coi như Đức Phaolô VI phản bội Công đồng Vaticanô II. Ngược lại, có những người theo lập trường phò sự sống (pro-life) hết sức ca tụng Humanae Vitae nhưng lại phớt lờ giáo huấn xã hội của Populorum Progressio. Đức Bênêđictô XVI cho thấy cần phải thấy tính liên tục về mặt tư tưởng và giáo huấn giữa hai thông điệp này cũng như các thông điệp khác của Đức Phaolô VI. Cũng thế, phải thấy sự liên tục của Populorum Progressio với giáo huấn Công đồng Vaticanô II (số 11). Nếu một số người cho rằng Đức Phaolô VI và cả các giáo hoàng kế tiếp đã phản bội Công đồng Vaticanô II, thì Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh sự liên tục giữa giáo huấn của Công đồng và giáo huấn của các vị giáo hoàng sau Công đồng. Từ đó, vấn đề đặt ra không chỉ là văn bản Công đồng nhưng còn là cách giải thích những văn bản Công đồng. Xa hơn nữa còn là tính liên tục với toàn bộ lịch sử giáo thuyết của Giáo Hội từ thời các thánh tông đồ (số 12). Ở đây xuất hiện quan điểm mà nhà thần học Ratzinger từ lâu đã nhấn mạnh, được gọi là tính xuyên thời gian (dia-chronique), không chỉ là đồng thời gian (syn-chronique) khi trình bày giáo huấn của Giáo Hội.
Kế đó, Caritas in veritate là thông điệp quan tâm đặc biệt đến công lý và công ích (số 6). Đây là hai vấn đề lớn nhất của đời sống xã hội, cũng là hai đòi hỏi căn bản của bác ái: bác ái vượt trên công lý nhưng không thể có bác ái nếu không có công lý, đồng thời khao khát và nỗ lực vươn tới công ích chính là đòi hỏi của công lý và bác ái. Khi quan tâm đến công lý và công ích, Giáo Hội không muốn nhúng tay vào chính trị của Nhà Nước bằng bất cứ cách nào, nhưng cố gắng chu toàn sứ mạng phục vụ chân lý nhằm xây dựng một xã hội xứng với con người, với phẩm giá và ơn gọi của họ (số 9).
Cụ thể hơn, Caritas in veritate tiếp nối tinh thần thông điệp Populorum Progressio của Đức Phaolô VI. Populorum Progressio kêu gọi sự phát triển con người toàn diện và phát triển tất cả mọi người, mọi dân tộc: “Đức Phaolô VI đã soi sáng đề tài quan trọng về việc phát triển các dân tộc dưới ánh quang chân lý và ánh sáng tình yêu Chúa Kitô” (số 8). Populorum Progressio nhấn mạnh hai chân lý quan trọng: (1) Toàn bộ hoạt động của Giáo Hội, từ rao giảng đến cử hành bí tích và thực thi bác ái, phải nhắm đến việc phát triển con người toàn diện; (2) sự phát triển đích thực con người phải quan tâm đến tính toàn diện của con người trong mọi chiều kích (số 11), đồng thời là sự phát triển cho mọi người chứ không chỉ cho một số người và quốc gia giàu có, còn những người khác thì bị gạt ra bên lề (số 20-22). Nếu chỉ phát triển về kinh tế và kỹ thuật mà thôi thì không đủ. Sự phát triển cần phải đích thực và toàn diện. Việc bước ra khỏi tình trạng chậm phát triển về mặt kinh tế là một sự kiện tích cực, tuy nhiên sẽ không giải quyết được những vấn đề phức tạp liên quan đến sự tiến bộ của con người (số 23).
Caritas in veritate tiếp nối, đồng thời hiện tại hoá giáo huấn của Populorum Progressio như Đức Bênêđictô XVI khẳng định: “Bốn mươi năm sau ngày công bố thông điệp Populorum Progressio… tôi muốn lấy lại những giáo huấn về việc phát triển con người toàn diện, và dõi theo con đường đã được vạch ra để áp dụng cho hoàn cảnh ngày nay” (số 8). Những giáo huấn căn bản của Đức Phaolô VI vẫn còn mang tính thời sự cho thế giới ngày nay vì nhiều lý do. Trước hết, sự phát triển của nhân loại trong những thập niên qua vẫn còn xa với mục tiêu thông điệp Populorum Progressio đề ra. Một đàng, phải nhìn nhận rằng sự giàu có trên thế giới gia tăng rất nhanh, nhưng đàng khác sự bất bình đẳng cũng gia tăng ở tầm mức lớn. Đồng thời, bên cạnh sự nghèo khổ vật chất, lại xuất hiện những hình thức nghèo khổ mới (số 22). Do đó, Đức Bênêđictô XVI viết: “Sau bấy nhiêu năm, chúng tôi thực sự lo lắng khi thấy các cơn khủng hoảng cứ gia tăng tiếp nối trong thời đại chúng ta cũng như hậu quả chúng để lại; chúng tôi tự hỏi những sự mong chờ của Đức Phaolô VI đã được thoả mãn đến mức độ nào dựa theo mẫu thức phát triển được áp dụng trong những thập niên cuối cùng này” (số 21). Ngoài ra, thế giới trong những thập niên qua đã thay đổi rất nhanh. Vào thời của Đức Phaolô VI, dù xã hội đã tiến triển đến mức ngài có thể nói về vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, nhưng vẫn chưa tiến triển như ngày hôm nay (số 24), đặc biệt là tiến trình toàn cầu hoá với những hệ luỵ của nó: sự di chuyển của công nhân (di dân), di chuyển cơ sở sản xuất, những tập đoàn tài chính và sản xuất lớn làm gia tăng tính máy móc vô hồn (impersonnel), sự bùng nổ những mối tương thuộc ở tầm mức toàn cầu… (số 23-27). Do đó, cũng cần những giải pháp mới: “Những giải pháp này cần được tìm hiểu cùng với việc tôn trọng các luật riêng của từng thực tại và dưới ánh sáng của một cái nhìn trọn vẹn về con người, phản ánh nhiều phương diện khác nhau của con người, và một cái nhìn được đức ái thanh lọc” (số 32).
III. Bác ái trong chân lý: sức mạnh điều hướng sự phát triển đích thực
Có thể nói điều mới mẻ mà Caritas in veritate đem tới chính là chỉ cho ta thấy: trọng tâm của giáo huấn Giáo Hội về xã hội là Bác ái cần được thực thi trong chân lý. Bác ái trong chân lý là sức mạnh điều hướng chính yếu cho sự phát triển đích thực mỗi người và toàn thể nhân loại (số 1). Thiên Chúa của Kitô giáo vừa là logos vừa là agape, cho nên tình yêu gắn liền với chân lý (số 3). Phải liên kết bác ái với chân lý, nếu không, hoặc chúng ta rơi vào chủ nghĩa duy cảm (đánh mất nội dung xã hội và tương giao) hoặc chạy theo chủ nghĩa duy tín (đánh mất chiều kích nhân văn và vũ trụ): “Chỉ trong chân lý, bác ái mới có thể chiếu toả và được sống cách đúng đắn” (số 3). Đây là vấn đề lớn trong thế giới hôm nay khi con người có khuynh hướng tương đối hoá chân lý, có khi còn phủ nhận sự hiện hữu của chân lý tuyệt đối và khách quan.
Bác ái phải đi đôi với sự thật. Sự thật ở đây là chính thực tế và những gì đang diễn ra trong thực tế. Không thể chỉ dựa vào những thành quả đạt được mà phủ nhận thực tế này: tình trạng nghèo đói của một phần lớn nhân loại, sự chênh lệch giàu nghèo, sự phá huỷ môi trường sống… Ngoài ra sự thật nền tảng mà Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh là sự thật về con người, cho nên ngài khẳng định: “Vấn đề xã hội ngày nay đã trở thành vấn đề nhân học ở căn để” (số 75). Chính quan niệm lệch lạc hoặc quá đơn giản về con người đã đưa sự phát triển đến chỗ lệch hướng. Ẩn bên trong những phê phán của Đức Bênêđictô XVI về tài chính, chính trị, kỹ thuật… là quan niệm về con người. Ví dụ: con người của thế giới kỹ thuật chỉ biết đặt câu hỏi “Làm sao, làm thế nào?” mà không quan tâm đến câu hỏi “Tại sao?” trong khi câu hỏi đó mới định hướng cho hoạt động của con người (số 70). Chính cái nhìn toàn diện về con người đòi hỏi phải tôn trọng những giá trị đạo đức trong mọi lãnh vực của đời sống cá nhân và xã hội. Những giá trị này được xây dựng trên một nền đạo đức nhìn nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của nhân vị và giá trị siêu việt của luật luân lý tự nhiên. Một nền đạo đức mà không nhìn nhận hai cột trụ này, chắc chắn có nguy cơ đánh mất ý nghĩa riêng của đạo đức và làm mồi cho những hình thức lạm dụng, có khi còn là phương thế biện minh cho những dự án phi đạo đức (số 45). Cho nên người ta có thể nói nhiều đến đạo đức kinh doanh, đạo đức sinh học, đạo đức chính trị mà có khi chỉ là phi đạo đức vì thiếu sự thật nền tảng về con người.
Để kiếm tìm sự thật về con người, cần có sự tương tác giữa các ngành tri thức: “Sự hiểu biết của con người không đầy đủ, và những kết luận của khoa học ở tự nó không thể dẫn đến sự phát triển con người toàn diện… Đứng trước tính chất phức tạp của vấn đề, rõ ràng các ngành khoa học khác nhau phải cùng cộng tác theo hướng trao đổi liên ngành… Giáo huấn xã hội của Giáo Hội có một chiều kích liên ngành quan trọng, cho phép đức tin, thần học, siêu hình học và khoa học tìm được vị trí của mình trong sự cộng tác để phục vụ con người” (số 30 và 31). Cũng ở đây, cần thấy mối tương quan giữa đức tin và lý trí. Đức tin không lý trí có nguy cơ xa rời cuộc sống thường ngày, đồng thời, lý trí mà không có đức tin có nguy cơ rơi vào ảo tưởng về sự toàn năng của kỹ thuật (số 74).
IV. Bác ái trong chân lý: nguyên tắc hướng dẫn mọi lãnh vực của đời sống
1. Đời sống kinh tế
Đức Bênêđictô XVI khai triển suy tư về hiện hữu nhân sinh như một quà tặng, từ đó ngài nói đến thứ lô-gích của quà tặng. Bên cạnh lô-gích của thị trường (cho đi để có lại) và lô-gích của Nhà Nước (cho đi vì bổn phận), phải có chỗ cho lô-gích của quà tặng dựa trên nguyên lý nhưng không (principe de gratuité): “Để chiến thắng tình trạng chậm phát triển, đòi hỏi phải có hành động không những làm cho tốt hơn hoạt động hoán chuyển dựa trên việc trao đổi sản phẩm và thiết lập những cơ cấu phục vụ phúc lợi chung, nhưng nhất là phải từ từ mở ra ở tầm vóc toàn cầu những hình thức hoạt động kinh tế được đánh dấu bằng tính nhưng không và tính xã hội” (số 39). Ngoài ra, để vận hành cách đúng đắn, kinh tế cần đến đạo đức, không phải bất cứ thứ đạo đức nào nhưng là nền đạo đức thân hữu với nhân vị (số 45), nền đạo đức tôn trọng phẩm giá con người và luật tự nhiên. Cũng thế, phải tôn trọng môi sinh vì thiên nhiên là quà tặng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người: “Thiên nhiên nằm trong tầm tay sử dụng của chúng ta không phải như ‘một đống đối tượng được tung rải cách ngẫu nhiên’ nhưng như là quà tặng của Đấng Sáng tạo” (số 48). Do đó, “Việc sử dụng môi trường đặt chúng ta trước một trách nhiệm đối với người nghèo, với thế hệ tương lai và với toàn thể nhân loại (số 48).
2. Cộng đồng chính trị
Để tiến đến sự phát triển toàn diện, nhân loại phải hợp tác với nhau như một gia đình: “Một trong những hình thức nghèo đói nhất mà con người có kinh nghiệm, đó là sự cô lập”. Thay cho sự cô lập đó, nhân loại cần “nhận thức mình là một gia đình duy nhất, cùng làm việc chung với nhau trong mối hiệp thông đích thực, chứ không chỉ đơn thuần là một nhóm người tình cờ sống kề cận bên nhau” (số 53). Chính trong tinh thần hợp tác này, thông điệp bàn đến nhiều vấn đề như sự tôn trọng các tôn giáo và các nền văn hoá, áp dụng nguyên tắc bổ trợ và liên đới, viện trợ, du lịch… Cũng trong tinh thần hợp tác, thông điệp đưa ra đề nghị cải tổ Liên Hiệp Quốc cũng như những cơ cấu kinh tế và tài chính quốc tế: “Để hướng dẫn kinh tế thế giới hòng chữa trị các nền kinh tế bị thiệt hại vì khủng hoảng, để báo trước sự gia tăng tệ hại của cuộc khủng hoảng và từ đó đưa đến sự bất bình đẳng, để thực hiện việc giảm thiểu hoàn toàn vũ khí, để tiến đến việc bảo đảm lương thực và hoà bình, để điều chỉnh việc bảo vệ môi trường và dòng người di tản, cần phải có một thẩm quyền thế giới về mặt chính trị” (số 67)
3. Kỹ thuật
Sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật khiến nhiều người nghĩ rằng chỉ cần kỹ thuật là đủ và dần dần hình thành nền văn hoá kỹ trị, đồng hoá cái “thật” với cái “có thể làm ra” (số 70). Thực ra, kỹ thuật là nỗ lực của tinh thần muốn vươn lên trên những giới hạn của vật chất, là sự đáp trả của con người trước mệnh lệnh của Thiên Chúa trao cho con người (St 2,15). Chính vì thế, kỹ thuật cũng cần đến đạo đức: sự phát triển kỹ thuật chỉ có thể đem đến phát triển đích thực khi nó đi kèm theo những quyết định đúng đắn về mặt đạo đức (70). Tiêu chuẩn này cần được quan tâm đặc biệt trong lãnh vực sinh học cũng như trong việc xây dựng hoà bình, sử dụng các phương tiện truyền thông (số 70-74).
Kết luận
Trên đây chỉ là một vài ghi nhận mở đầu về một số tư tưởng chủ đạo trong thông điệp Caritas in veritate. Những tư tưởng này cần được triển khai sâu rộng hơn và áp dụng vào từng lãnh vực của đời sống cá nhân cũng như xã hội, đặc biệt trong Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam. Nếu Đề Cương về Giáo Hội tại Việt Nam trình bày ba chiều kích mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ, thiết nghĩ Caritas in veritate là tài liệu quý báu cho Giáo Hội Việt Nam trong việc suy tư, định hướng và sống sứ vụ của mình.
(Bài thuyết trình của Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm được trình bày trong buổi Thường huấn các linh mục
của Tổng Giáo phận Sài Gòn lúc 8g30 sáng thứ Tư ngày 30-9-2009 tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn).
I. Lược đồ của thông điệp
Thông điệp gồm 79 số, được chia thành 6 chương như sau:
Phần mở (số 1-9)
Chương I Sứ điệp của Populorum Progressio (số 10-20)
Chương II Phát triển con người trong thời đại chúng ta (21-33)
Chương III Tình huynh đệ, phát triển kinh tế, xã hội dân sự (số 34-42)
Chương IV Phát triển các dân tộc, quyền lợi và trách nhiệm, môi sinh (số 43-52)
Chương V Sự hợp tác của gia đình nhân loại (số 53-67)
Chương VI Phát triển các dân tộc và kỹ thuật (số 68-77)
Phần kết (số 78-79)
II. Một thông điệp xã hội
Sau khi ban hành thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu và thông điệp Được Cứu Độ trong Hi Vọng, nhiều người nghĩ rằng thông điệp thứ ba của Đức Bênêđictô XVI sẽ bàn về Đức Tin, thế nhưng thông điệp thứ ba lại là một thông điệp về xã hội. Vậy đâu là đặc điểm của thông điệp mang tính xã hội này? Nó có đem lại điều gì mới mẻ hay cũng chỉ lập lại những giáo huấn quen thuộc trong giáo huấn của Giáo Hội về xã hội?
Trước hết, phải ghi nhận rằng Caritas in veritate là thông điệp liên kết với toàn bộ giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh tính liên tục trong giáo huấn của Đức Phaolô VI, ví dụ: sự thống nhất giữa Humanae Vitae và Populorum Progressio (số 15). Nhấn mạnh như thế là vì trong thực tế, có khuynh hướng tách hai thông điệp này ra tuỳ lập trường luân lý xã hội của mình, để một đàng ca tụng và đàng khác phê phán nặng lời. Chẳng hạn có những người hết sức ca tụng thông điệp Populorum Progressio về sự dấn thân xã hội nhưng lại lên án thông điệp Humanae Vitae, coi như Đức Phaolô VI phản bội Công đồng Vaticanô II. Ngược lại, có những người theo lập trường phò sự sống (pro-life) hết sức ca tụng Humanae Vitae nhưng lại phớt lờ giáo huấn xã hội của Populorum Progressio. Đức Bênêđictô XVI cho thấy cần phải thấy tính liên tục về mặt tư tưởng và giáo huấn giữa hai thông điệp này cũng như các thông điệp khác của Đức Phaolô VI. Cũng thế, phải thấy sự liên tục của Populorum Progressio với giáo huấn Công đồng Vaticanô II (số 11). Nếu một số người cho rằng Đức Phaolô VI và cả các giáo hoàng kế tiếp đã phản bội Công đồng Vaticanô II, thì Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh sự liên tục giữa giáo huấn của Công đồng và giáo huấn của các vị giáo hoàng sau Công đồng. Từ đó, vấn đề đặt ra không chỉ là văn bản Công đồng nhưng còn là cách giải thích những văn bản Công đồng. Xa hơn nữa còn là tính liên tục với toàn bộ lịch sử giáo thuyết của Giáo Hội từ thời các thánh tông đồ (số 12). Ở đây xuất hiện quan điểm mà nhà thần học Ratzinger từ lâu đã nhấn mạnh, được gọi là tính xuyên thời gian (dia-chronique), không chỉ là đồng thời gian (syn-chronique) khi trình bày giáo huấn của Giáo Hội.
Kế đó, Caritas in veritate là thông điệp quan tâm đặc biệt đến công lý và công ích (số 6). Đây là hai vấn đề lớn nhất của đời sống xã hội, cũng là hai đòi hỏi căn bản của bác ái: bác ái vượt trên công lý nhưng không thể có bác ái nếu không có công lý, đồng thời khao khát và nỗ lực vươn tới công ích chính là đòi hỏi của công lý và bác ái. Khi quan tâm đến công lý và công ích, Giáo Hội không muốn nhúng tay vào chính trị của Nhà Nước bằng bất cứ cách nào, nhưng cố gắng chu toàn sứ mạng phục vụ chân lý nhằm xây dựng một xã hội xứng với con người, với phẩm giá và ơn gọi của họ (số 9).
Cụ thể hơn, Caritas in veritate tiếp nối tinh thần thông điệp Populorum Progressio của Đức Phaolô VI. Populorum Progressio kêu gọi sự phát triển con người toàn diện và phát triển tất cả mọi người, mọi dân tộc: “Đức Phaolô VI đã soi sáng đề tài quan trọng về việc phát triển các dân tộc dưới ánh quang chân lý và ánh sáng tình yêu Chúa Kitô” (số 8). Populorum Progressio nhấn mạnh hai chân lý quan trọng: (1) Toàn bộ hoạt động của Giáo Hội, từ rao giảng đến cử hành bí tích và thực thi bác ái, phải nhắm đến việc phát triển con người toàn diện; (2) sự phát triển đích thực con người phải quan tâm đến tính toàn diện của con người trong mọi chiều kích (số 11), đồng thời là sự phát triển cho mọi người chứ không chỉ cho một số người và quốc gia giàu có, còn những người khác thì bị gạt ra bên lề (số 20-22). Nếu chỉ phát triển về kinh tế và kỹ thuật mà thôi thì không đủ. Sự phát triển cần phải đích thực và toàn diện. Việc bước ra khỏi tình trạng chậm phát triển về mặt kinh tế là một sự kiện tích cực, tuy nhiên sẽ không giải quyết được những vấn đề phức tạp liên quan đến sự tiến bộ của con người (số 23).
Caritas in veritate tiếp nối, đồng thời hiện tại hoá giáo huấn của Populorum Progressio như Đức Bênêđictô XVI khẳng định: “Bốn mươi năm sau ngày công bố thông điệp Populorum Progressio… tôi muốn lấy lại những giáo huấn về việc phát triển con người toàn diện, và dõi theo con đường đã được vạch ra để áp dụng cho hoàn cảnh ngày nay” (số 8). Những giáo huấn căn bản của Đức Phaolô VI vẫn còn mang tính thời sự cho thế giới ngày nay vì nhiều lý do. Trước hết, sự phát triển của nhân loại trong những thập niên qua vẫn còn xa với mục tiêu thông điệp Populorum Progressio đề ra. Một đàng, phải nhìn nhận rằng sự giàu có trên thế giới gia tăng rất nhanh, nhưng đàng khác sự bất bình đẳng cũng gia tăng ở tầm mức lớn. Đồng thời, bên cạnh sự nghèo khổ vật chất, lại xuất hiện những hình thức nghèo khổ mới (số 22). Do đó, Đức Bênêđictô XVI viết: “Sau bấy nhiêu năm, chúng tôi thực sự lo lắng khi thấy các cơn khủng hoảng cứ gia tăng tiếp nối trong thời đại chúng ta cũng như hậu quả chúng để lại; chúng tôi tự hỏi những sự mong chờ của Đức Phaolô VI đã được thoả mãn đến mức độ nào dựa theo mẫu thức phát triển được áp dụng trong những thập niên cuối cùng này” (số 21). Ngoài ra, thế giới trong những thập niên qua đã thay đổi rất nhanh. Vào thời của Đức Phaolô VI, dù xã hội đã tiến triển đến mức ngài có thể nói về vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, nhưng vẫn chưa tiến triển như ngày hôm nay (số 24), đặc biệt là tiến trình toàn cầu hoá với những hệ luỵ của nó: sự di chuyển của công nhân (di dân), di chuyển cơ sở sản xuất, những tập đoàn tài chính và sản xuất lớn làm gia tăng tính máy móc vô hồn (impersonnel), sự bùng nổ những mối tương thuộc ở tầm mức toàn cầu… (số 23-27). Do đó, cũng cần những giải pháp mới: “Những giải pháp này cần được tìm hiểu cùng với việc tôn trọng các luật riêng của từng thực tại và dưới ánh sáng của một cái nhìn trọn vẹn về con người, phản ánh nhiều phương diện khác nhau của con người, và một cái nhìn được đức ái thanh lọc” (số 32).
III. Bác ái trong chân lý: sức mạnh điều hướng sự phát triển đích thực
Có thể nói điều mới mẻ mà Caritas in veritate đem tới chính là chỉ cho ta thấy: trọng tâm của giáo huấn Giáo Hội về xã hội là Bác ái cần được thực thi trong chân lý. Bác ái trong chân lý là sức mạnh điều hướng chính yếu cho sự phát triển đích thực mỗi người và toàn thể nhân loại (số 1). Thiên Chúa của Kitô giáo vừa là logos vừa là agape, cho nên tình yêu gắn liền với chân lý (số 3). Phải liên kết bác ái với chân lý, nếu không, hoặc chúng ta rơi vào chủ nghĩa duy cảm (đánh mất nội dung xã hội và tương giao) hoặc chạy theo chủ nghĩa duy tín (đánh mất chiều kích nhân văn và vũ trụ): “Chỉ trong chân lý, bác ái mới có thể chiếu toả và được sống cách đúng đắn” (số 3). Đây là vấn đề lớn trong thế giới hôm nay khi con người có khuynh hướng tương đối hoá chân lý, có khi còn phủ nhận sự hiện hữu của chân lý tuyệt đối và khách quan.
Bác ái phải đi đôi với sự thật. Sự thật ở đây là chính thực tế và những gì đang diễn ra trong thực tế. Không thể chỉ dựa vào những thành quả đạt được mà phủ nhận thực tế này: tình trạng nghèo đói của một phần lớn nhân loại, sự chênh lệch giàu nghèo, sự phá huỷ môi trường sống… Ngoài ra sự thật nền tảng mà Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh là sự thật về con người, cho nên ngài khẳng định: “Vấn đề xã hội ngày nay đã trở thành vấn đề nhân học ở căn để” (số 75). Chính quan niệm lệch lạc hoặc quá đơn giản về con người đã đưa sự phát triển đến chỗ lệch hướng. Ẩn bên trong những phê phán của Đức Bênêđictô XVI về tài chính, chính trị, kỹ thuật… là quan niệm về con người. Ví dụ: con người của thế giới kỹ thuật chỉ biết đặt câu hỏi “Làm sao, làm thế nào?” mà không quan tâm đến câu hỏi “Tại sao?” trong khi câu hỏi đó mới định hướng cho hoạt động của con người (số 70). Chính cái nhìn toàn diện về con người đòi hỏi phải tôn trọng những giá trị đạo đức trong mọi lãnh vực của đời sống cá nhân và xã hội. Những giá trị này được xây dựng trên một nền đạo đức nhìn nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của nhân vị và giá trị siêu việt của luật luân lý tự nhiên. Một nền đạo đức mà không nhìn nhận hai cột trụ này, chắc chắn có nguy cơ đánh mất ý nghĩa riêng của đạo đức và làm mồi cho những hình thức lạm dụng, có khi còn là phương thế biện minh cho những dự án phi đạo đức (số 45). Cho nên người ta có thể nói nhiều đến đạo đức kinh doanh, đạo đức sinh học, đạo đức chính trị mà có khi chỉ là phi đạo đức vì thiếu sự thật nền tảng về con người.
Để kiếm tìm sự thật về con người, cần có sự tương tác giữa các ngành tri thức: “Sự hiểu biết của con người không đầy đủ, và những kết luận của khoa học ở tự nó không thể dẫn đến sự phát triển con người toàn diện… Đứng trước tính chất phức tạp của vấn đề, rõ ràng các ngành khoa học khác nhau phải cùng cộng tác theo hướng trao đổi liên ngành… Giáo huấn xã hội của Giáo Hội có một chiều kích liên ngành quan trọng, cho phép đức tin, thần học, siêu hình học và khoa học tìm được vị trí của mình trong sự cộng tác để phục vụ con người” (số 30 và 31). Cũng ở đây, cần thấy mối tương quan giữa đức tin và lý trí. Đức tin không lý trí có nguy cơ xa rời cuộc sống thường ngày, đồng thời, lý trí mà không có đức tin có nguy cơ rơi vào ảo tưởng về sự toàn năng của kỹ thuật (số 74).
IV. Bác ái trong chân lý: nguyên tắc hướng dẫn mọi lãnh vực của đời sống
1. Đời sống kinh tế
Đức Bênêđictô XVI khai triển suy tư về hiện hữu nhân sinh như một quà tặng, từ đó ngài nói đến thứ lô-gích của quà tặng. Bên cạnh lô-gích của thị trường (cho đi để có lại) và lô-gích của Nhà Nước (cho đi vì bổn phận), phải có chỗ cho lô-gích của quà tặng dựa trên nguyên lý nhưng không (principe de gratuité): “Để chiến thắng tình trạng chậm phát triển, đòi hỏi phải có hành động không những làm cho tốt hơn hoạt động hoán chuyển dựa trên việc trao đổi sản phẩm và thiết lập những cơ cấu phục vụ phúc lợi chung, nhưng nhất là phải từ từ mở ra ở tầm vóc toàn cầu những hình thức hoạt động kinh tế được đánh dấu bằng tính nhưng không và tính xã hội” (số 39). Ngoài ra, để vận hành cách đúng đắn, kinh tế cần đến đạo đức, không phải bất cứ thứ đạo đức nào nhưng là nền đạo đức thân hữu với nhân vị (số 45), nền đạo đức tôn trọng phẩm giá con người và luật tự nhiên. Cũng thế, phải tôn trọng môi sinh vì thiên nhiên là quà tặng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người: “Thiên nhiên nằm trong tầm tay sử dụng của chúng ta không phải như ‘một đống đối tượng được tung rải cách ngẫu nhiên’ nhưng như là quà tặng của Đấng Sáng tạo” (số 48). Do đó, “Việc sử dụng môi trường đặt chúng ta trước một trách nhiệm đối với người nghèo, với thế hệ tương lai và với toàn thể nhân loại (số 48).
2. Cộng đồng chính trị
Để tiến đến sự phát triển toàn diện, nhân loại phải hợp tác với nhau như một gia đình: “Một trong những hình thức nghèo đói nhất mà con người có kinh nghiệm, đó là sự cô lập”. Thay cho sự cô lập đó, nhân loại cần “nhận thức mình là một gia đình duy nhất, cùng làm việc chung với nhau trong mối hiệp thông đích thực, chứ không chỉ đơn thuần là một nhóm người tình cờ sống kề cận bên nhau” (số 53). Chính trong tinh thần hợp tác này, thông điệp bàn đến nhiều vấn đề như sự tôn trọng các tôn giáo và các nền văn hoá, áp dụng nguyên tắc bổ trợ và liên đới, viện trợ, du lịch… Cũng trong tinh thần hợp tác, thông điệp đưa ra đề nghị cải tổ Liên Hiệp Quốc cũng như những cơ cấu kinh tế và tài chính quốc tế: “Để hướng dẫn kinh tế thế giới hòng chữa trị các nền kinh tế bị thiệt hại vì khủng hoảng, để báo trước sự gia tăng tệ hại của cuộc khủng hoảng và từ đó đưa đến sự bất bình đẳng, để thực hiện việc giảm thiểu hoàn toàn vũ khí, để tiến đến việc bảo đảm lương thực và hoà bình, để điều chỉnh việc bảo vệ môi trường và dòng người di tản, cần phải có một thẩm quyền thế giới về mặt chính trị” (số 67)
3. Kỹ thuật
Sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật khiến nhiều người nghĩ rằng chỉ cần kỹ thuật là đủ và dần dần hình thành nền văn hoá kỹ trị, đồng hoá cái “thật” với cái “có thể làm ra” (số 70). Thực ra, kỹ thuật là nỗ lực của tinh thần muốn vươn lên trên những giới hạn của vật chất, là sự đáp trả của con người trước mệnh lệnh của Thiên Chúa trao cho con người (St 2,15). Chính vì thế, kỹ thuật cũng cần đến đạo đức: sự phát triển kỹ thuật chỉ có thể đem đến phát triển đích thực khi nó đi kèm theo những quyết định đúng đắn về mặt đạo đức (70). Tiêu chuẩn này cần được quan tâm đặc biệt trong lãnh vực sinh học cũng như trong việc xây dựng hoà bình, sử dụng các phương tiện truyền thông (số 70-74).
Kết luận
Trên đây chỉ là một vài ghi nhận mở đầu về một số tư tưởng chủ đạo trong thông điệp Caritas in veritate. Những tư tưởng này cần được triển khai sâu rộng hơn và áp dụng vào từng lãnh vực của đời sống cá nhân cũng như xã hội, đặc biệt trong Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam. Nếu Đề Cương về Giáo Hội tại Việt Nam trình bày ba chiều kích mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ, thiết nghĩ Caritas in veritate là tài liệu quý báu cho Giáo Hội Việt Nam trong việc suy tư, định hướng và sống sứ vụ của mình.
Nhiều nơi Miền Trung bị chìm ngập trong lũ, tan hoang trong bão
PV Tổng Hợp
09:26 30/09/2009
TIN TỔNG HỢP BÃO MIỀN TRUNG VIỆT NAM:
32 người chết, Hàng ngàn căn nhà sập và tốc mái, Nước các sông dâng cao, miền Trung đối mặt với lũ dữ. *Hai cơn bão mới hình thành ở Thái Bình Dương. Đêm nay 29-9, người dân miền Trung trải qua một đêm dài do gió bão vẫn còn mạnh, mưa vẫn ào ạt, nước vẫn lai láng khắp nơi... Hàng ngàn hộ dân bị sập nhà và tốc mái sẽ trải qua một đêm trắng với nước trên đầu, nước dưới chân và bao nỗi lo toan.
Quảng Bình: Thủy điện Hố Hô sạt lở nặng nề: Chiều 29-9, Mực nước các sông lớn đang dâng cao. Nước sông Nhật Lệ lên rất nhanh và vượt mức báo động 3. Nguy cơ mưa lớn từ thượng nguồn sẽ làm các địa phương phía Nam tỉnh như Lệ Thuỷ, Quảng Ninh sẽ bị ngập lũ trong ngày 30-9.
Tại Hà Tĩnh, lúc 11g ngày 29-9, một đoạn đê biển ở thôn Hoàng Chuân, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã bị sóng biển dâng cao đánh sạt một khoảng gần 30m.
Quảng Trị: Mưa lớn suốt ngày hôm nay đã làm ngập và chia cắt nhiều tuyến đường ở các huyện thị. Đoạn đường ven biển từ Cửa Tùng vào Cửa Việt bị ngập sâu nhiều đoạn khiến ôtô cao cầu cũng không qua được. Nhà dân các xã ven biển bị ngập từ 0,5 đến 1 mét.
Thừa Thiên - Huế: sóng biển tại Thuận An cao 5m. Tại Huế, huyện Phú Vang đã chia cắt hoàn toàn với thành phố Huế. Tại huyện Phú Lộc, nhiều xã đã bị mưa lũ cô lập. Toàn bộ những làng xóm vùng ven cửa biển Tư Hiền đã chìm trong khoảng hơn 1m nước, tầng trệt đồn biên phòng Vinh Hiền cũng ngập trong nước.
Trong khi đó, đồn biên phòng Lăng Cô cũng là điểm xung yếu nằm trong vùng tâm bão, trực ban đồn cho biết gió to khiến nước biển dâng rất nhanh, nước mưa từ đèo Hải Vân đổ xuống khiến cho nước trong đầm dâng lên mạnh và nhanh, Một bờ tường của trạm biên phòng đã sập đổ từ nửa đêm qua. Sóng đã đập vào những ngôi nhà dân ven biển làng An Cư Đông và Đồng Dương.
Tâm bão Quảng Nam: 5 người chết, thiệt hại 3.000 tỷ đồng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9-10. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định đêm nay gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9. Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Kom Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Ở các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Định và Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.
Đà Nẵng: Tại Đà Nẵng, gần 3.000 hộ dân sống dọc ven biển của các quận Sơn Trà, Liên Chiểu và Thanh Khê đã phải di dời ngay trong thời điểm gió bão giật mạnh. Tại quận Sơn Trà, hơn 1.000 hộ dân với trên 5.000 nhân khẩu cũng đã kịp chuyển đến các trường học trước khi bão đổ bộ. Ba người chết, 9 tàu thuyền bị đánh vỡ. mưa bão đã làm 9 tàu thuyền ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà bị đánh vỡ và chìm. Đến trưa nay, trên 600 hộ dân vẫn tiếp tục bị cô lập vì nước lũ, nhiều người vẫn phải bám trụ trên mái nhà, không liên lạc được với bên ngoài do mọi thông tin điện thoại, điện đã bị cắt. Từ trưa 29-9, gió rít ào ào ngày một mạnh hơn và mưa lớn đã diễn ra trên toàn địa bàn Đà Nẵng. Nhiều tuyến phố chìm nghỉm trong nước như đường Bạch Đằng,. Nhiều khu dân cư với trên 600 hộ dân bị cô lập và bị mất liên lạc hoàn toàn.
Bình Định: Tính đến 19g ngày 29-9, cả tỉnh Bình Định có 5 người thiệt mạng. Cả tỉnh cũng đã có 12 người bị thương. Gió bão đã làm sập đổ 105 nhà, làm tốc mái, hư hỏng 2.284 nhà cùng nhiều trường học; 8.300 ha lúa mùa đang làm đòng, trỗ bị đổ ngã, giảm 30% năng suất; 735ha hoa màu ngã đổ, hư hỏng; 110ha hồ nuôi tôm, cá bị ngập, sạt lở; 11 trụ điện bị ngã đổ, làm đứt gần 12km đường dây.
Phú Yên: 22 nhà bị sập, 12 tàu thuyền bị chìm. Trong đó, huyện Tuy An có 2 ngôi nhà dân tại xã An Hiệp, thị xã Sông Cầu: 20 ngôi nhà, tập trung ở 4 xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Bình và Xuân Cảnh. Ngoài ra, sóng lớn còn đánh chìm 12 tàu thuyền của ngư dân thị xã Sông Cầu khi đang neo tại bến.
Kon Tum: 13 người chết. Theo Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Kon Tum, tính đến 16 giờ ngày 29-9, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có 13 người chết. Huyện Đăk Hà có 9 nhà dân thuộc xã Đăk Pxi bị nước lũ nhấn chìm, hiện nay mới di dời được 4 hộ đến nơi an toàn.
Đắc Lắc: Tại huyện Ma D’rak, hơn 500 ngôi nhà bị tốc mái, 500 ha lúa, 500 ha ngô và 1.000 ha mía ngã đổ, nhiều trường học và cơ quan nhà nước bị thiệt hại nặng nề. 5 trụ điện bị gãy đổ, đường dây 35kv bị hư hỏng gây mất điện toàn huyện, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ngập trong nước lũ. Xã Cư Trang, huyện Ma D’rak đường lầy lội không thể vào được. Tại đây, hệ thống điện cũng bị cắt đứt trong hai ngày nay chưa khắc phục được.
Lâm Đồng: Một giáo viên tử nạn, 8 người khác bị thương. tính đến 17 giờ ngày 29-9, toàn tỉnh đã có ít nhất 1 người chết và 8 người khác bị thương (gồm 4 HS và 2 người dân tại Đà Lạt, 2 người còn lại ở Đức Trọng) do bão số 9 gây ra.
Quảng Trị, một điểm dự báo bão đổ bộ, đến 18g đã sơ tán 3.298 hộ với 11.000 người ở các vùng ven biển, vùng ngập sâu ở khắp địa bàn chín huyện thị trong toàn tỉnh.
Bão số 9 không chỉ gây mưa dông ở miền Trung mà còn ảnh hưởng tới các tỉnh Nam bộ. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết rìa tây nam của hoàn lưu bão số 9 đã quét qua khu vực Nam bộ làm mưa xuất hiện tại nhiều tỉnh thành như Lâm Đồng, Đắc Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau...
32 người chết, Hàng ngàn căn nhà sập và tốc mái, Nước các sông dâng cao, miền Trung đối mặt với lũ dữ. *Hai cơn bão mới hình thành ở Thái Bình Dương. Đêm nay 29-9, người dân miền Trung trải qua một đêm dài do gió bão vẫn còn mạnh, mưa vẫn ào ạt, nước vẫn lai láng khắp nơi... Hàng ngàn hộ dân bị sập nhà và tốc mái sẽ trải qua một đêm trắng với nước trên đầu, nước dưới chân và bao nỗi lo toan.
Tại Hà Tĩnh, lúc 11g ngày 29-9, một đoạn đê biển ở thôn Hoàng Chuân, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã bị sóng biển dâng cao đánh sạt một khoảng gần 30m.
Quảng Trị: Mưa lớn suốt ngày hôm nay đã làm ngập và chia cắt nhiều tuyến đường ở các huyện thị. Đoạn đường ven biển từ Cửa Tùng vào Cửa Việt bị ngập sâu nhiều đoạn khiến ôtô cao cầu cũng không qua được. Nhà dân các xã ven biển bị ngập từ 0,5 đến 1 mét.
Thừa Thiên - Huế: sóng biển tại Thuận An cao 5m. Tại Huế, huyện Phú Vang đã chia cắt hoàn toàn với thành phố Huế. Tại huyện Phú Lộc, nhiều xã đã bị mưa lũ cô lập. Toàn bộ những làng xóm vùng ven cửa biển Tư Hiền đã chìm trong khoảng hơn 1m nước, tầng trệt đồn biên phòng Vinh Hiền cũng ngập trong nước.
Trong khi đó, đồn biên phòng Lăng Cô cũng là điểm xung yếu nằm trong vùng tâm bão, trực ban đồn cho biết gió to khiến nước biển dâng rất nhanh, nước mưa từ đèo Hải Vân đổ xuống khiến cho nước trong đầm dâng lên mạnh và nhanh, Một bờ tường của trạm biên phòng đã sập đổ từ nửa đêm qua. Sóng đã đập vào những ngôi nhà dân ven biển làng An Cư Đông và Đồng Dương.
Tâm bão Quảng Nam: 5 người chết, thiệt hại 3.000 tỷ đồng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9-10. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định đêm nay gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9. Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Kom Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Ở các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Định và Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.
Bình Định: Tính đến 19g ngày 29-9, cả tỉnh Bình Định có 5 người thiệt mạng. Cả tỉnh cũng đã có 12 người bị thương. Gió bão đã làm sập đổ 105 nhà, làm tốc mái, hư hỏng 2.284 nhà cùng nhiều trường học; 8.300 ha lúa mùa đang làm đòng, trỗ bị đổ ngã, giảm 30% năng suất; 735ha hoa màu ngã đổ, hư hỏng; 110ha hồ nuôi tôm, cá bị ngập, sạt lở; 11 trụ điện bị ngã đổ, làm đứt gần 12km đường dây.
Phú Yên: 22 nhà bị sập, 12 tàu thuyền bị chìm. Trong đó, huyện Tuy An có 2 ngôi nhà dân tại xã An Hiệp, thị xã Sông Cầu: 20 ngôi nhà, tập trung ở 4 xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Bình và Xuân Cảnh. Ngoài ra, sóng lớn còn đánh chìm 12 tàu thuyền của ngư dân thị xã Sông Cầu khi đang neo tại bến.
Kon Tum: 13 người chết. Theo Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Kon Tum, tính đến 16 giờ ngày 29-9, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có 13 người chết. Huyện Đăk Hà có 9 nhà dân thuộc xã Đăk Pxi bị nước lũ nhấn chìm, hiện nay mới di dời được 4 hộ đến nơi an toàn.
Lâm Đồng: Một giáo viên tử nạn, 8 người khác bị thương. tính đến 17 giờ ngày 29-9, toàn tỉnh đã có ít nhất 1 người chết và 8 người khác bị thương (gồm 4 HS và 2 người dân tại Đà Lạt, 2 người còn lại ở Đức Trọng) do bão số 9 gây ra.
Quảng Trị, một điểm dự báo bão đổ bộ, đến 18g đã sơ tán 3.298 hộ với 11.000 người ở các vùng ven biển, vùng ngập sâu ở khắp địa bàn chín huyện thị trong toàn tỉnh.
Bão số 9 không chỉ gây mưa dông ở miền Trung mà còn ảnh hưởng tới các tỉnh Nam bộ. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết rìa tây nam của hoàn lưu bão số 9 đã quét qua khu vực Nam bộ làm mưa xuất hiện tại nhiều tỉnh thành như Lâm Đồng, Đắc Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau...
Giáo xứ Thanh Đức GP Đà Nẵng cứu trợ bà con trong cơn bão số 9
Paul Maria
10:09 30/09/2009
ĐÀ NẴNG - Theo các bản tin của Đài Khí tượng Thuỷ văn, báo số 9 với sức gió từ cấp 12-13 và giật từ cấp 15-16 sẽ đổ bộ trực tiếp vào các Tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Hình ảnh nạn nhân bão lụt tá túc giáo xứ Thanh Đức
Giáo xứ Thanh Đức nằm ở cửa Sông Hàn và cạnh biển Thanh Bình nên nếu bão ập vào sẽ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Vì vậy, Cha Quản xứ, Cha Phó và Ban thường vụ Hội Đồng GIáo Xứ đã lên kế hoạch sử dụng toàn bộ dãy nhà Giáo lý 2 tầng để sơ tán bà con ở dọc cửa Sông Hàn.
Rất đông anh chị em Giới Trẻ và Trung Niên Giáo xứ đã giúp bà con sơ tán vào nhà Giáo lý từ chiều 28/9 và cả buổi sáng 29/9/2009. Có hơn 250 người vào trú ở đây. Đông nhất là các em sinh viên ở trọ và hầu hết là lương dân.
Ban Bác Ái - Xã Hội, Tiểu Ban Tiếp Tân và Đội Hạt Cải phục vụ tận tình cho bà con vào trú bão tại Nhà thờ từ việc ngủ nghỉ đến các bữa ăn. Mì gói,nước uống, thuốc cảm sốt và một số dụng cụ y tế cũng được chuẩn bị để phục vụ bà con.
Cha Quản xứ đã cho sử dụng máy điện của Nhà thờ để chiếu sáng khu vực nhà Giáo lý.
Sự đón tiếp và phục vụ tận tình của Giáo xứ làm ấm lòng bà con về trú cơn bão này.
Sáng hôm nay, 30/9/2009 tất cả bà con đã trở về nhà bình an mang theo trong lòng mỗi người niềm an ủi to lớn bởi được chia sẻ đúng lúc và cần thiết khi gặp hoạn nạn. Tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Hình ảnh nạn nhân bão lụt tá túc giáo xứ Thanh Đức
Giáo xứ Thanh Đức nằm ở cửa Sông Hàn và cạnh biển Thanh Bình nên nếu bão ập vào sẽ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Vì vậy, Cha Quản xứ, Cha Phó và Ban thường vụ Hội Đồng GIáo Xứ đã lên kế hoạch sử dụng toàn bộ dãy nhà Giáo lý 2 tầng để sơ tán bà con ở dọc cửa Sông Hàn.
Rất đông anh chị em Giới Trẻ và Trung Niên Giáo xứ đã giúp bà con sơ tán vào nhà Giáo lý từ chiều 28/9 và cả buổi sáng 29/9/2009. Có hơn 250 người vào trú ở đây. Đông nhất là các em sinh viên ở trọ và hầu hết là lương dân.
Ban Bác Ái - Xã Hội, Tiểu Ban Tiếp Tân và Đội Hạt Cải phục vụ tận tình cho bà con vào trú bão tại Nhà thờ từ việc ngủ nghỉ đến các bữa ăn. Mì gói,nước uống, thuốc cảm sốt và một số dụng cụ y tế cũng được chuẩn bị để phục vụ bà con.
Cha Quản xứ đã cho sử dụng máy điện của Nhà thờ để chiếu sáng khu vực nhà Giáo lý.
Sự đón tiếp và phục vụ tận tình của Giáo xứ làm ấm lòng bà con về trú cơn bão này.
Sáng hôm nay, 30/9/2009 tất cả bà con đã trở về nhà bình an mang theo trong lòng mỗi người niềm an ủi to lớn bởi được chia sẻ đúng lúc và cần thiết khi gặp hoạn nạn. Tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Một người Việt Nam có tâm hồn Costa Rica
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
14:47 30/09/2009
Lời người dịch: Trong một cuộc trò chuyện và phỏng vấn Đức Sứ Thần Toà Thánh tại Costa Rica, một quốc gia nằm ở Trung Mỹ,nữ phóng viên Ángela Ávalos của trang điện tử quốc gia đã viết lên cuộc sống thật đơn sơ, chân tình của một người Việt Nam có tâm hồn Costa Rica. Đó chính là Đức Tổng Giáa Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt. Người Việt Nam chúng ta thật tự hào vì đã từng có Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nắm giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình (tương đương chức Bộ Trưởng), và nay, Đức Tổng Gima Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt từng làm Sứ Thần Toà Thánh (tức là Đại sứ) ở các nước Phi Châu và hiện nay là Sứ Thần Tòa Thánh nước Costa Rica. Chúng ta cùng theo dõi bài viết này. Nếu quí vị nào muốn đọc nguyên văn bằng tiếng Tây Ban Nha, Xin vào trang điện tử này: http://www.nacion.com/proa/2009/septiembre/20/proa2090992.html).
Có hai chú ngỗng và một bàn thờ dâng kính Đức Mẹ Đen (Bổn mạng của người dân Costa Rica) trong vườn Toà Khâm Sứ. Một người Việt Nam thuộc dòng dõi của một thánh tử đạo, đó là Đức Tổng Gima Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, Sứ Thần Toà Thánh tại đất nước Costa Rica xinh đẹp.
Cách đây 60 năm Đức TGM Nguyễn Văn Tốt được sinh ra ở miền Nam Việt Nam và hiện nay được biết đến với tên Việt Nam. Ngài sinh ra trong một gia đình đông con và nơi cư trú của gia đình ngài cách Sài Gòn 2 cây số.
Về con người Đức Tổng
Khi nhớ về quê hương của mình, Đức cha Tốt kể lại rằng Miền Nam Việt Nam trước đây so với Costa Rica có nhiều điểm tương đồng là cùng vĩ độ trên bản đồ, khí hậu giống nhau, rất nhiều cây ăn quả giống nhau cho đến cách đối nhân xử thế cũng giống nhau.
Vậy, phải chăng Đức Tân Sứ Thần có nhiều điều tâm đắc với xứ sở Costa Rica?
Chưa đầy 1 năm rưỡi đảm nhận công tác như một Sứ thần Toà Thánh ở đất nước này và dù thế nào chăng nữa khi nói về ngài trong vài phút mọi người đều nhận thấy rằng từ ngôi nhà mới của ngài toả lan tình thương mến.
“Tôi rất thích bầu khí tự nhiên và tình người ở đây. ¡Có rất nhiều sự yên tĩnh nơi này!”, Đức cha Tốt đã chia sẻ như vậy vào sáng thứ Năm ngày 20 tháng 8 vừa qua.
Toà Khâm Sứ toạ lạc ở Rohrmoser, Pavas, và Đức Cha Phêrô Tốt là chủ sở hữu từ lúc Đức Benedicto XVI bổ nhiệm ngài là Sứ Thần Toà Thánh. Ngài là vị Sứ thần thứ 14 được Toà Thánh bổ nhiệm kể từ khi Costa Rica và Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1933, kế nhiệm Đức cha Osvaldo Padilla, Tổng giám mục người Phi-luật-tân làm Sứ Thần từ năm 2003 đến năm 2008 trước khi được chuyển đến Hàn Quốc.
Các nữ tu Đaminh thuộc cộng đoàn Betania thuật lại rằng Đức Sứ Thần rất thích một số món ăn của xứ sở Casta Rica mà lần đầu tiên ngài ăn thử. Ngài cũng mang một số hương vị thức ăn của Việt Nam như hoa sen trong việc pha chế cho các món ăn của mình.
Những người cộng tác rất gần gũi với ngài đều nhận thấy rằng vị Tân Sứ Thần đã có tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với họ tại văn phòng ngoại giao hiện nay cũng như chưa từng bao giờ có được sự gần gũi và cởi mở với những người láng giềng và các tín hữu Công giáo.
Tính cách
Có một điểm đáng chú ý ở đây là dinh thự Rohrmoser – một trong những dinh thự khác biệt nhất trong thủ đô-, đó là Toà Khâm Sứ vẫn còn là một bức màn bí ẩn sau những sau những bức tường xám.
Được bao quanh bởi những khu vườn, toà nhà này là văn phòng đại diện ngoại giao chính thức của Giáo Hội Công giáo tại Costa Rica. Có biểu tượng của Toà Thánh.
Toà Khâm Sứ đầu tiên là một dinh thự cổ bằng gỗ, khá đơn giản toạ lạc ở Paseo Colón, San José mà hiện nay biến thành một trạm bán xăng.
Gia đình Rohrmoser đã hiến một trong những vườn ươm cây cà phê cho việc xây dựng toà nhà hiện nay do nhà thiết kế người Ý Humberto Bertolini đảm trách. Đây cũng là toà nhà mà hiện giờ Đức Cha Tốt đang cư ngụ và làm việc.
Với quyết định của Đức Sứ Thần Toà Thánh, ngôi nhà nguyện của Toà Khâm Sứ mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu và có thánh lễ vào lúc 7: 30 sáng. Các ngày Chúa nhật có thánh lễ vào lúc 9: 00 sáng và luôn nhận những lời xin khấn.
Đức Cha Phêrô Tốt cũng luôn có mặt ở nhà để sẵn sàng đón tiếp những ai đến viếng thăm hay công vụ. “Nếu anh chị em muốn nói chuyện với tôi, hãy đến mà không cần hẹn gì cả” Đức Cha Tốt cam kết với nụ cười rạng rỡ trên môi.
Chúng tôi hỏi ngài: Và nếu ai muốn xưng tội với Ngài?
- "Thì cứ đến thôi! Anh chị em có thể đến trước hay sau thánh lễ. Chúng tôi sẵng sàng lắng nghe mà”, Ngài trả lời rất tự nhiên.
Dù các cổng của Toà Khâm Sứ luôn phải đóng do vấn đề an ninh, cho nên tốt nhất là bấm chuông để các Sơ mở cửa và tiếp khách. “Công việc của tôi là đại diện cho Đức Thánh Cha để càng ngày càng gần gũi với mọi người”, ngài giải thích trong một cố gắng để nói lên sự gần gũi của ngài. Bởi vì nếu người ta muốn, họ có thể đến ngắm và hái hoa ở Toà Khâm Sứ. Vườn hoa này do ông José Mora và con trai ông Olivier trồng, nhưng cũng có nhiều loài hoa sặc sỡ được mang từ châu Phi là trạm dừng chân cuối cùng của Đức Cha tốt trước khi đến làm Sứ Thần ở Costa Rica.
Cạnh văn phòng ngoại giao có một bàn thờ kính Nữ vương các thánh Thiên Thần. Bàn thờ này được lợp mái bằng rơm và hiện giờ được biết đến như là “Nhành liễu của Đức Bà Đen” và hầu như ngày nào cũng có người đến đọc kinh và dâng hoa kính Mẹ.
Vào ngày 2 tháng 8 vừa rồi, chính Đức Sứ Thần và một số người hàng xóm vùng Rohrmoser cùng hiệp dâng thánh lễ mừng kính thánh bổn mạng Đức Bà Đen.
Chưa bao giờ trước đây có một buổi cử hành như thế cho việc tôn kính Đức Bà Đen trong một bầu khí ngoại giao trang trọng như thế. Mọi người ở đây rất thích tượng Đức Bà Đen và cả Đức Cha Tốt nữa khi biết rằng bàn thờ Đức Bà Đen sẽ mãi được đặt ở đó trong khí Đức Thánh Cha tiếp tục bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Tốt làm Sứ Thần Thần Toà Thánh tại đây.
(Chúng ta cũng nên nhớ rằng người châu Mỹ Latin rất tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria giống như người Việt của Chúng ta vậy. Bởi thế, các nhà truyền giáo cần lưu ý điểm này để có thể gần gũi với người dân khi muốn rao truyền Lời Chúa cho họ. Nhờ Mẹ Maria họ có thể đến với Chúa. Chú thích người dịch).
“Bất cứ ai cũng có thể đến để tôn thờ Đức Mẹ Đen. Nơi đây luôn mở rộng để đón các tín hữu”. Đức Cha Tốt bộc bạch thêm.
Chi tiết
Các nữ tu Đaminh thuộc cộng đoàn Bêtania thường lo buổi điểm tâm cho Đức cha. Quyển lịch công tác với bức ảnh của Toà Khâm Sứ ghi rằng “rất hiếm xem các trận bóng đá”. Trong bức tường bên cạnh có treo một bức hình khác của Thủ Khoa Nobel Hoà Bình, vị tổng thống đương nhiệm của Costa Rica là ông Oscar Aria Sánchez.
Ngài cũng thường tản bộ trong khu vườn có đồng cỏ xanh ngát và băng qua công viên thành phố với sự đồng hành của các thiên thần. Ngài cười đùa và nói rằng các thiên thần luôn canh giữ ngài.
Một trong những thú vui của ngài là đi chợ trung tâm để thử món kem lạnh đặc biệt của vùng này. Dù không có nhiều thời giờ để thực hiện các cuộc kinh lý nhưng ngài cũng cố gắng để đi vòng quanh khắp nước tìm hiểu các giáo phận và thăm viếng các giám mục. Đây là một trong những nhiệm vụ chính của ngài.
“Trong những chuyến viếng thăm của tôi, tôi rất thích tản bộ để ngắm những pong cảnh tuyệt vời của miền đất thánh thiêng này, có rất nhiều những kỳ quan và con người ở đây rất là thân thiện”. Đức cha nói thêm.
Khi có thời giờ nhãn rỗi, ngài cũng thường thăm viếng nhưng người già yếu, bệnh tật. “Tôi rất thích Đại Lộ Trung Tâm (Avenida Central) vì tôi tìm thấy ở đó những khám phá mới mẻ” ngài nói như thế và mong một ngày nào đó sẽ quay lại vào dịp cuối năm để thăm lại nơi này. Ngài yêu mến Costa Rica vì nó làm ngài nhớ lại rất nhiều về nước Việt thân yêu của ngài.
Đức Cha Phêrô Tốt là một vị đại sứ rất thích những gì đơn giản: Hoa và áo sơ-mi sản xuất tại Việt Nam hoặc chính ở Costa Rica. Ngài là một người rất bình thường, giản dị.
Căn nhà tạm thời của ngài trông bề ngoài cỏ vẻ sang trọng nhưng nội thất khá giản dị và khu hành lang thoáng mát để hít thở không khí. Tất cả những gì ở đây đều được mang đến từ Italia cách đây gần 50 năm và bây giờ vẫn được giữ nguyên vẹn. Phòng ngủ của ngài khá đơn sơ nằm ở tầng hai, và cũng chính căn phòng này vào tháng 3 năm 1983, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II trong chuyến thăm Trung Mỹ đã nghỉ ngơi tại đây.
Đức Sứ Thần Phêrô Tốt không phải là một người đam mê các kỹ thuật hiện đại. Ngài chỉ dùng Internet để thông tin khi cần thiết. Ngài chẳng phải là một tín đồ của công nghệ hiện đại của thời đại thông tin hiện nay: ngài không dùng điện thoại đi động, không Webcam... ngoài con dấu kỹ thuật số mà thôi.
Ngài cũng không xem truyền hình nhiều ngoài việc xem tin tức, phim tài liệu về lịch sử và văn hoá- và ngài cũng không đến các rạp chiếu bóng, cũng chẳng đến các trung tâm thương mại lớn.
Ngài không dùng các mạng lưới điện toán kỹ thuật cao như Facebook hay Hi5, và dù ngài có một hộp thư email của gmail, nhưng ngài thích dùng hộp thư chính thức của Toà Khâm Sứ là nuapcr@racsa.co.cr.
Thật là thoải mái khi trò chuyện tại phòng khách vì từ đó có thể nhìn ra bãi cỏ xanh ngát bên ngoài.
Gắn liền với mảnh đất này
Phía sân sau của Toà khâm Sứ, 2 con ngỗng được đặt tên là Cachí và Caché mà Đức Sứ Thần đem về nuôi có nhiệm vụ canh gác trong vườn và luôn tôn trọng ông chủ của chúng.
Đức Cha Phêrô Tốt có thói quen đi dạo trong vườn để quan sát sự phát tiển các loài hoa ngài đem về từ Châu Phi. Ngài rất thích gieo trồng các loài hoa. Trong ban-công của ngài có các chậu hoa đang lớn lên do chính tay ngài gieo hạt. Chính ban-công này là nơi Đức Giáo hoàng Gioan Phao-lô II vẫy tay chào đám đông sau chuyến đi từ Nicaragua trở về vào một buổi tối tháng 3 cách đây 26 năm.
Đức Cha Phêrô Tốt rất dễ ăn uống, ngài ăn được tất cả các món nhưng ngài công nhận rằng món cơm với đậu hỗn hộp đậm tính Costa Rica là một trong những món ăn mà ngài thích nhất trong các chuyến viễn du như là một nhà ngoại giao của Toà Thánh trong nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Và thế là ngài đã ra đi!
Vừa được bổ nhiệm làm Sứ Thần Toà Thánh, thì quốc gia đầu tiên được sai đến là Panama. Sau đó qua Brasil và vòng quanh nhiều nước của lục địa châu Phi.
Để trở thành Sứ Thần Toà Thánh, ngài phải chuẩn bị một chương trình ngoại giao lâu dài mà khởi đầu tại Đại Chủng Viện ở Sài Gòn.
“Tôi đã trải qua 8 năm học ở Đại Chủng Viện, sau đó tôi được gởi qua Italia học Triết và Thần học. Tôi chịu chức linh mục năm tôi được 25 tuổi”. Ngài thuật lại.
Ngài bắt đầu hành nghề ngoại giao như là một thư ký tại một Toà Khâm Sứ. Chức vụ này ngài đã miệt mài làm việc trong gần 20 năm cho đến khi nhận được vinh dự làm Đại sứ của Đức Giáo Hoàng. “Tôi bắt đầu học ở Rôma. Tại đây tôi được tiếp xúc với các vị Giáo Hoàng như Đức Phao-lô VI, Gioan Phao-lô I, Gioan Phao-lô II, và hiện nay là Đức Bê-nê-đi-tô XVI”.
Ngài là một trong 4 linh mục là hoa trái của thánh tử đạo Mát-thêu Lê Văn Gẫm, được Đức Phao-lô II phong hiển thánh năm 1988.
“Tôi đã đón nhận nhiệm vụ này để đảm bảo sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại những quốc gia này. Costa Rica là một quốc gia thân thiện, mộ đạo và đầy niềm tin tưởng vào Chúa. Có sự bình an và mọi người rất chăm chỉ làm việc”, ngài chia sẻ như thế.
Khi còn sống ở Pa-na-ma, ngài là nhân chứng của sự sụp đổ của chế độ độc tài của tướng Manuel Antonio Noriega (1989). Ngài cũng từng sống ở Ruanda một thời gian ngắn chứng kiến tội diệt chủng mà đánh động toàn thế giới. “Đây là nơi mà người ta nhận ra được sự quan phòng của Thiên Chúa. Tôi đã giúp được rất nhiều trong những năm khó khăn này”. Ngài nói như vậy.
Những vị khách
Costa Rica đã trở lại căn tính Kitô giáo của mình dù vẫn còn xa vời.
Sự nghiệp chính trị như là Sứ Thần Toà Thánh là cánh cửa mở rộng trong một giai đoạn mà Giáo hội Công giáo đã nhận nhiều chỉ trích từ khoảng trống lịch sử vừa qua.
Cậu Olivier, con trai của người làm vườn là người đã có thâm niên 7 năm chăm sóc hoa và cây cảnh của văn phòng này, mô tả Đức Sứ Thần là một con người hăng say và có một niềm tin đầy xác tín. Ba của cậu, ông José, phụ trách về thi hành nhiệm vụ của Đức Sứ Thần để xây dựng bàn thờ kính Đức Bà Đen. Elizabeth Pantalone, một phụ nữ Venezola gốc Ý, phụ trách ở văn phòng thư ký từ 3 năm qua có lời nhận xét rằng Đức Sứ Thần là một con người “rất đặc biệt”.
Đức Cha Phêrô Tốt nói được 6 thứ tiếng (Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, và dĩ nhiên, tiếng Việt). Ngài biết cười duyên và bắt tay trong tất cả các ngôn ngữ, một đặc tính cần thiết trong lĩnh vực ngoại giao.
Một người hiểu biết những trọng trách lớn phải là người hiểu những nhân viên khác trong văn phòng ngoại giao.
Trong vai trò của mình như là Đại sứ, ngài đã đón tiếp Tổng thống Óscar Arias Sánchez, các bộ trưởng và các giám mục thuộc Hội Đồng Giám mục Costa Rica.
Ví dụ, ngài đã thực hiện nhiệm vụ đó trong ngày lễ của Đức Giáo Hoàng khi cử hành ngày lễ kính thánh Phao-lô và Phêrô (29/6), và khi phải tiếp đón các vị đồng nhiệm viếng thăm Toà Khâm Sứ nữa.
Ở tầng 1 của văn phòng Toà Khâm Sứ có một phòng khách lớn đủ chỗ để tiếp khách. Ngoài ra cũng có một phòng khác khá rộng ở ngay lối vào.
3 nữ tu người Co-lom-bi-a thuộc Dòng Đaminh phụ trách công việc bếp núc và nội trợ. Trong toà khâm sứ chỉ có 5 người thường trực ở đây là Đức Sứ Thần, 3 nữ tu và một thư ký do Toà Thánh bổ nhiệm. Đức Sứ Thần không rõ là ngài sẽ ở đây đến bao lâu vì tùy quyết định của Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, thông thường thì các Sứ Thần được bổ nhiệm làm việc ở Costa Rica là 6 năm. Có 2 vị Sứ Thần làm việc tại đây lâu nhất là Đức cha Lajos Kada (1975-1989) và Đức Cha Pier Giacomo de Nicoló (1984-1993). Nhưng điều đó chẳng mấy quan trọng vì Đức Cha Phêrô Tốt sẽ tiếp tục thưởng thức món cơm nấu với súp đậu và những cuộc tản bộ qua La Sabana có các thiên thần đồng hành, và các thiên thần ấy chính là những người lính bảo vệ tốt nhất của ngài.
(Nguồn: http://www.nacion.com/proa/2009/septiembre/20/proa2090992.html, người chuyển ngữ Lm. Trần Xuân Sang, SVD)
Cách đây 60 năm Đức TGM Nguyễn Văn Tốt được sinh ra ở miền Nam Việt Nam và hiện nay được biết đến với tên Việt Nam. Ngài sinh ra trong một gia đình đông con và nơi cư trú của gia đình ngài cách Sài Gòn 2 cây số.
Về con người Đức Tổng
Khi nhớ về quê hương của mình, Đức cha Tốt kể lại rằng Miền Nam Việt Nam trước đây so với Costa Rica có nhiều điểm tương đồng là cùng vĩ độ trên bản đồ, khí hậu giống nhau, rất nhiều cây ăn quả giống nhau cho đến cách đối nhân xử thế cũng giống nhau.
Vậy, phải chăng Đức Tân Sứ Thần có nhiều điều tâm đắc với xứ sở Costa Rica?
Chưa đầy 1 năm rưỡi đảm nhận công tác như một Sứ thần Toà Thánh ở đất nước này và dù thế nào chăng nữa khi nói về ngài trong vài phút mọi người đều nhận thấy rằng từ ngôi nhà mới của ngài toả lan tình thương mến.
“Tôi rất thích bầu khí tự nhiên và tình người ở đây. ¡Có rất nhiều sự yên tĩnh nơi này!”, Đức cha Tốt đã chia sẻ như vậy vào sáng thứ Năm ngày 20 tháng 8 vừa qua.
Toà Khâm Sứ toạ lạc ở Rohrmoser, Pavas, và Đức Cha Phêrô Tốt là chủ sở hữu từ lúc Đức Benedicto XVI bổ nhiệm ngài là Sứ Thần Toà Thánh. Ngài là vị Sứ thần thứ 14 được Toà Thánh bổ nhiệm kể từ khi Costa Rica và Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1933, kế nhiệm Đức cha Osvaldo Padilla, Tổng giám mục người Phi-luật-tân làm Sứ Thần từ năm 2003 đến năm 2008 trước khi được chuyển đến Hàn Quốc.
Các nữ tu Đaminh thuộc cộng đoàn Betania thuật lại rằng Đức Sứ Thần rất thích một số món ăn của xứ sở Casta Rica mà lần đầu tiên ngài ăn thử. Ngài cũng mang một số hương vị thức ăn của Việt Nam như hoa sen trong việc pha chế cho các món ăn của mình.
Những người cộng tác rất gần gũi với ngài đều nhận thấy rằng vị Tân Sứ Thần đã có tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với họ tại văn phòng ngoại giao hiện nay cũng như chưa từng bao giờ có được sự gần gũi và cởi mở với những người láng giềng và các tín hữu Công giáo.
Tính cách
Có một điểm đáng chú ý ở đây là dinh thự Rohrmoser – một trong những dinh thự khác biệt nhất trong thủ đô-, đó là Toà Khâm Sứ vẫn còn là một bức màn bí ẩn sau những sau những bức tường xám.
Được bao quanh bởi những khu vườn, toà nhà này là văn phòng đại diện ngoại giao chính thức của Giáo Hội Công giáo tại Costa Rica. Có biểu tượng của Toà Thánh.
Toà Khâm Sứ đầu tiên là một dinh thự cổ bằng gỗ, khá đơn giản toạ lạc ở Paseo Colón, San José mà hiện nay biến thành một trạm bán xăng.
Gia đình Rohrmoser đã hiến một trong những vườn ươm cây cà phê cho việc xây dựng toà nhà hiện nay do nhà thiết kế người Ý Humberto Bertolini đảm trách. Đây cũng là toà nhà mà hiện giờ Đức Cha Tốt đang cư ngụ và làm việc.
Với quyết định của Đức Sứ Thần Toà Thánh, ngôi nhà nguyện của Toà Khâm Sứ mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu và có thánh lễ vào lúc 7: 30 sáng. Các ngày Chúa nhật có thánh lễ vào lúc 9: 00 sáng và luôn nhận những lời xin khấn.
Đức Cha Phêrô Tốt cũng luôn có mặt ở nhà để sẵn sàng đón tiếp những ai đến viếng thăm hay công vụ. “Nếu anh chị em muốn nói chuyện với tôi, hãy đến mà không cần hẹn gì cả” Đức Cha Tốt cam kết với nụ cười rạng rỡ trên môi.
Chúng tôi hỏi ngài: Và nếu ai muốn xưng tội với Ngài?
- "Thì cứ đến thôi! Anh chị em có thể đến trước hay sau thánh lễ. Chúng tôi sẵng sàng lắng nghe mà”, Ngài trả lời rất tự nhiên.
Dù các cổng của Toà Khâm Sứ luôn phải đóng do vấn đề an ninh, cho nên tốt nhất là bấm chuông để các Sơ mở cửa và tiếp khách. “Công việc của tôi là đại diện cho Đức Thánh Cha để càng ngày càng gần gũi với mọi người”, ngài giải thích trong một cố gắng để nói lên sự gần gũi của ngài. Bởi vì nếu người ta muốn, họ có thể đến ngắm và hái hoa ở Toà Khâm Sứ. Vườn hoa này do ông José Mora và con trai ông Olivier trồng, nhưng cũng có nhiều loài hoa sặc sỡ được mang từ châu Phi là trạm dừng chân cuối cùng của Đức Cha tốt trước khi đến làm Sứ Thần ở Costa Rica.
Vào ngày 2 tháng 8 vừa rồi, chính Đức Sứ Thần và một số người hàng xóm vùng Rohrmoser cùng hiệp dâng thánh lễ mừng kính thánh bổn mạng Đức Bà Đen.
Chưa bao giờ trước đây có một buổi cử hành như thế cho việc tôn kính Đức Bà Đen trong một bầu khí ngoại giao trang trọng như thế. Mọi người ở đây rất thích tượng Đức Bà Đen và cả Đức Cha Tốt nữa khi biết rằng bàn thờ Đức Bà Đen sẽ mãi được đặt ở đó trong khí Đức Thánh Cha tiếp tục bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Tốt làm Sứ Thần Thần Toà Thánh tại đây.
(Chúng ta cũng nên nhớ rằng người châu Mỹ Latin rất tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria giống như người Việt của Chúng ta vậy. Bởi thế, các nhà truyền giáo cần lưu ý điểm này để có thể gần gũi với người dân khi muốn rao truyền Lời Chúa cho họ. Nhờ Mẹ Maria họ có thể đến với Chúa. Chú thích người dịch).
“Bất cứ ai cũng có thể đến để tôn thờ Đức Mẹ Đen. Nơi đây luôn mở rộng để đón các tín hữu”. Đức Cha Tốt bộc bạch thêm.
Chi tiết
Các nữ tu Đaminh thuộc cộng đoàn Bêtania thường lo buổi điểm tâm cho Đức cha. Quyển lịch công tác với bức ảnh của Toà Khâm Sứ ghi rằng “rất hiếm xem các trận bóng đá”. Trong bức tường bên cạnh có treo một bức hình khác của Thủ Khoa Nobel Hoà Bình, vị tổng thống đương nhiệm của Costa Rica là ông Oscar Aria Sánchez.
Một trong những thú vui của ngài là đi chợ trung tâm để thử món kem lạnh đặc biệt của vùng này. Dù không có nhiều thời giờ để thực hiện các cuộc kinh lý nhưng ngài cũng cố gắng để đi vòng quanh khắp nước tìm hiểu các giáo phận và thăm viếng các giám mục. Đây là một trong những nhiệm vụ chính của ngài.
“Trong những chuyến viếng thăm của tôi, tôi rất thích tản bộ để ngắm những pong cảnh tuyệt vời của miền đất thánh thiêng này, có rất nhiều những kỳ quan và con người ở đây rất là thân thiện”. Đức cha nói thêm.
Khi có thời giờ nhãn rỗi, ngài cũng thường thăm viếng nhưng người già yếu, bệnh tật. “Tôi rất thích Đại Lộ Trung Tâm (Avenida Central) vì tôi tìm thấy ở đó những khám phá mới mẻ” ngài nói như thế và mong một ngày nào đó sẽ quay lại vào dịp cuối năm để thăm lại nơi này. Ngài yêu mến Costa Rica vì nó làm ngài nhớ lại rất nhiều về nước Việt thân yêu của ngài.
Đức Cha Phêrô Tốt là một vị đại sứ rất thích những gì đơn giản: Hoa và áo sơ-mi sản xuất tại Việt Nam hoặc chính ở Costa Rica. Ngài là một người rất bình thường, giản dị.
Năm 1983 ĐGH John Paul II đã ngủ trên chiếc giường này |
Đức Sứ Thần Phêrô Tốt không phải là một người đam mê các kỹ thuật hiện đại. Ngài chỉ dùng Internet để thông tin khi cần thiết. Ngài chẳng phải là một tín đồ của công nghệ hiện đại của thời đại thông tin hiện nay: ngài không dùng điện thoại đi động, không Webcam... ngoài con dấu kỹ thuật số mà thôi.
Ngài cũng không xem truyền hình nhiều ngoài việc xem tin tức, phim tài liệu về lịch sử và văn hoá- và ngài cũng không đến các rạp chiếu bóng, cũng chẳng đến các trung tâm thương mại lớn.
Ngài không dùng các mạng lưới điện toán kỹ thuật cao như Facebook hay Hi5, và dù ngài có một hộp thư email của gmail, nhưng ngài thích dùng hộp thư chính thức của Toà Khâm Sứ là nuapcr@racsa.co.cr.
Thật là thoải mái khi trò chuyện tại phòng khách vì từ đó có thể nhìn ra bãi cỏ xanh ngát bên ngoài.
Gắn liền với mảnh đất này
Phía sân sau của Toà khâm Sứ, 2 con ngỗng được đặt tên là Cachí và Caché mà Đức Sứ Thần đem về nuôi có nhiệm vụ canh gác trong vườn và luôn tôn trọng ông chủ của chúng.
Đức Cha Phêrô Tốt có thói quen đi dạo trong vườn để quan sát sự phát tiển các loài hoa ngài đem về từ Châu Phi. Ngài rất thích gieo trồng các loài hoa. Trong ban-công của ngài có các chậu hoa đang lớn lên do chính tay ngài gieo hạt. Chính ban-công này là nơi Đức Giáo hoàng Gioan Phao-lô II vẫy tay chào đám đông sau chuyến đi từ Nicaragua trở về vào một buổi tối tháng 3 cách đây 26 năm.
Đức Cha Phêrô Tốt rất dễ ăn uống, ngài ăn được tất cả các món nhưng ngài công nhận rằng món cơm với đậu hỗn hộp đậm tính Costa Rica là một trong những món ăn mà ngài thích nhất trong các chuyến viễn du như là một nhà ngoại giao của Toà Thánh trong nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Và thế là ngài đã ra đi!
Vừa được bổ nhiệm làm Sứ Thần Toà Thánh, thì quốc gia đầu tiên được sai đến là Panama. Sau đó qua Brasil và vòng quanh nhiều nước của lục địa châu Phi.
“Tôi đã trải qua 8 năm học ở Đại Chủng Viện, sau đó tôi được gởi qua Italia học Triết và Thần học. Tôi chịu chức linh mục năm tôi được 25 tuổi”. Ngài thuật lại.
Ngài bắt đầu hành nghề ngoại giao như là một thư ký tại một Toà Khâm Sứ. Chức vụ này ngài đã miệt mài làm việc trong gần 20 năm cho đến khi nhận được vinh dự làm Đại sứ của Đức Giáo Hoàng. “Tôi bắt đầu học ở Rôma. Tại đây tôi được tiếp xúc với các vị Giáo Hoàng như Đức Phao-lô VI, Gioan Phao-lô I, Gioan Phao-lô II, và hiện nay là Đức Bê-nê-đi-tô XVI”.
Ngài là một trong 4 linh mục là hoa trái của thánh tử đạo Mát-thêu Lê Văn Gẫm, được Đức Phao-lô II phong hiển thánh năm 1988.
“Tôi đã đón nhận nhiệm vụ này để đảm bảo sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại những quốc gia này. Costa Rica là một quốc gia thân thiện, mộ đạo và đầy niềm tin tưởng vào Chúa. Có sự bình an và mọi người rất chăm chỉ làm việc”, ngài chia sẻ như thế.
Khi còn sống ở Pa-na-ma, ngài là nhân chứng của sự sụp đổ của chế độ độc tài của tướng Manuel Antonio Noriega (1989). Ngài cũng từng sống ở Ruanda một thời gian ngắn chứng kiến tội diệt chủng mà đánh động toàn thế giới. “Đây là nơi mà người ta nhận ra được sự quan phòng của Thiên Chúa. Tôi đã giúp được rất nhiều trong những năm khó khăn này”. Ngài nói như vậy.
Những vị khách
Costa Rica đã trở lại căn tính Kitô giáo của mình dù vẫn còn xa vời.
Sự nghiệp chính trị như là Sứ Thần Toà Thánh là cánh cửa mở rộng trong một giai đoạn mà Giáo hội Công giáo đã nhận nhiều chỉ trích từ khoảng trống lịch sử vừa qua.
Cậu Olivier, con trai của người làm vườn là người đã có thâm niên 7 năm chăm sóc hoa và cây cảnh của văn phòng này, mô tả Đức Sứ Thần là một con người hăng say và có một niềm tin đầy xác tín. Ba của cậu, ông José, phụ trách về thi hành nhiệm vụ của Đức Sứ Thần để xây dựng bàn thờ kính Đức Bà Đen. Elizabeth Pantalone, một phụ nữ Venezola gốc Ý, phụ trách ở văn phòng thư ký từ 3 năm qua có lời nhận xét rằng Đức Sứ Thần là một con người “rất đặc biệt”.
Đức Cha Phêrô Tốt nói được 6 thứ tiếng (Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, và dĩ nhiên, tiếng Việt). Ngài biết cười duyên và bắt tay trong tất cả các ngôn ngữ, một đặc tính cần thiết trong lĩnh vực ngoại giao.
Một người hiểu biết những trọng trách lớn phải là người hiểu những nhân viên khác trong văn phòng ngoại giao.
Ví dụ, ngài đã thực hiện nhiệm vụ đó trong ngày lễ của Đức Giáo Hoàng khi cử hành ngày lễ kính thánh Phao-lô và Phêrô (29/6), và khi phải tiếp đón các vị đồng nhiệm viếng thăm Toà Khâm Sứ nữa.
Ở tầng 1 của văn phòng Toà Khâm Sứ có một phòng khách lớn đủ chỗ để tiếp khách. Ngoài ra cũng có một phòng khác khá rộng ở ngay lối vào.
3 nữ tu người Co-lom-bi-a thuộc Dòng Đaminh phụ trách công việc bếp núc và nội trợ. Trong toà khâm sứ chỉ có 5 người thường trực ở đây là Đức Sứ Thần, 3 nữ tu và một thư ký do Toà Thánh bổ nhiệm. Đức Sứ Thần không rõ là ngài sẽ ở đây đến bao lâu vì tùy quyết định của Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, thông thường thì các Sứ Thần được bổ nhiệm làm việc ở Costa Rica là 6 năm. Có 2 vị Sứ Thần làm việc tại đây lâu nhất là Đức cha Lajos Kada (1975-1989) và Đức Cha Pier Giacomo de Nicoló (1984-1993). Nhưng điều đó chẳng mấy quan trọng vì Đức Cha Phêrô Tốt sẽ tiếp tục thưởng thức món cơm nấu với súp đậu và những cuộc tản bộ qua La Sabana có các thiên thần đồng hành, và các thiên thần ấy chính là những người lính bảo vệ tốt nhất của ngài.
(Nguồn: http://www.nacion.com/proa/2009/septiembre/20/proa2090992.html, người chuyển ngữ Lm. Trần Xuân Sang, SVD)
Giáo xứ Tam Tòa: Hành trình giáo dục và dấu ấn kỷ niệm trên vùng đất quê hương
Nguyễn Đức Cung
20:10 30/09/2009
Năm 1952 trong một kỳ thi Sơ Học Yếu Lược tổ chức tại thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, một đoạn văn của cụ Phan Bội Châu được đem ra làm đề tài của bài luận văn quốc ngữ như sau:
“Tòng lai quốc dân sở dĩ suy đồi trụy lạc chỉ vì hai nguyên nhân: bụng đói và óc đói. Bụng quốc dân đó còn có thể bới đất cuốc cỏ, bắt cá ở sông, quét lá ở rừng mà nhét cho đầy bụng đói. Đến như cái họa chết bằng óc đói thì tai hại thảm thiết không biết bao nhiêu…. Vậy thì chẳng gì cần hơn là giáo dục. Giáo dục tức là phương thuốc thánh để nuôi óc. Giáo dục tức là phương thuốc thánh để bổ óc. Chẳng bao giờ giáo dục chết mà quốc dân sống. Chẳng bao giờ giáo dục mất mà quốc dân còn. Chẳng bao giờ giáo dục suy mà quốc dân thịnh. Quốc dân chẳng sống, quốc dân chẳng còn, quốc dân chẳng thịnh, thì cái địa vị một nước ấy ra thế nào. Chắc ai là người có óc, có tai, có gan, có mật, không cần bõ bàn toán cũng đoán được tiền đồ rồi vậy.”
Thật tình tôi không nhớ lúc bấy giờ tôi viết gì trong bài luận văn nhưng nguyên văn bài viết của cụ Phan Bội Châu còn như in trong ký ức của tôi suốt hơn nửa thế kỷ qua. Trong cả một đời dâng hiến cho lý tưởng cách mạng, cụ Phan đã không bao giờ quên nhắc nhở đồng bào Việt Nam về công tác giáo dục, một trong những điểm thuộc về quốc kế dân sinh then chốt có tính cách chiến lược mà bất cứ nhà hoạt động chính trị nào cũng đều phải lưu tâm đến.
1.- Giáo xứ Tam Tòa, trường Tiểu học Pháp-Việt ở Đồng Hới và sách giáo khoa về địa lý.
Quản Trọng, một nhà chính khách cổ Trung Hoa đã từng nói: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc, thập niên chi kế mạc như thụ mộc, bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (Nghĩa là: Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa, kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch trăm năm không gì bằng trồng người). Trồng người chính là giáo dục, là đào luyện và mở mang trí tuệ con người, là cung cấp hành trang kiến thức tư tưởng để dẫn dắc con người tiến lên trong cuộc sống ngoài trường đời, một công việc đòi hỏi nhiều người lưu tâm từ các thành viên trong gia đình đến các vai vế lãnh đạo cơ chế ngoài xã hội.
Việc tổ chức các cơ sở giáo dục của một vùng, một địa phương hay một tỉnh dĩ nhiên tùy thuộc vào đường lối và sự phân bố của hệ thống xuất phát từ trung ương hay địa phương theo tinh thần công lập hay tư thục, vẫn luôn luôn là một công tác then chốt trong chiến lược trồng người.
Dĩ nhiên mục đích của giáo dục thường được quan niệm theo nhu cầu của chính quyền, của một tập thể lãnh đạo hay của một cá nhân, và có thể thay đổi tùy theo các biến cố lịch sử xảy ra trong nước.
Tại Miền Trung, hệ thống thi cử của Nho học (các kỳ thi Hương) bị bãi bỏ vào năm 1918 (ở Bắc Kỳ bãi bỏ năm 1915) và thay thế vào đó là hệ thống giáo dục được tổ chức theo tân học nghĩa là dùng chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Tuy thế, ảnh hưởng Nho học vẫn còn tồn tại trên đất Quảng Bình khá lâu bên cạnh sự có mặt của tân học.
Năm 1886, người Pháp chiếm Đồng Hới và tiến hành những cuộc cải tổ về hành chánh tại đây trong đó có vấn đề giáo dục. Thật sự chủ trương của người Pháp ở Việt Nam là củng cố hệ thống cai trị cho nên những việc làm liên hệ đến giáo dục như mở mang trường học, đào tạo cán bộ giảng dạy, ấn định chương trình học hành thi cử cũng chỉ dồn về một mục tiêu đó là mục tiêu chính trị nghĩa là đào tạo thêm người có khả năng nói và viết được tiếng Pháp để giúp họ trong vấn đề cai trị ở Đông Dương. Dù nhắm mục tiêu nào đi nữa, ngành giáo dục nếu được trực tiếp điều hành bởi những người có thiện chí thì đối tượng thủ đắc các lợi ích của ngành đó vẫn là tầng lớp thanh thiếu niên tại địa phương.
Thành phố Đồng Hới được mệnh danh là “Thành Phố Hoa Hồng” là thủ phủ của tỉnh Quảng Bình cho nên các cơ quan hành chánh của tỉnh được thiết lập tại đây trong đó có cơ sở giáo dục. Sau biến cố thất thủ kinh đô và vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, ngày 19-7-1885, người Pháp chiếm đóng lỵ sở Quảng Bình và cái tên Động Hải được ghi nhận trong tư liệu lịch sử Việt Nam đã bị người Pháp viết ra Donghoi rồi trở lại là Đồng Hới [1].
Tại làng Đồng Hải, truyền thống Nho học cũng còn hiện diện với một số các nhà Nho mở trường vừa dạy quốc ngữ cho lớp đồng ấu chuẩn bị vào trường tiểu học, vừa dạy chữ Hán cho những người lớn tuổi. Các cụ nhà Nho này nổi tiếng là những người viết chữ đẹp như các cụ Cửu Trác, cụ Giáo Ỷ. Tại làng Đồng Đình, khuynh hướng thiên về Tây học với một số học sinh của làng này khá rõ rệt lại theo học trường tiểu học Pháp-Việt. Trong khi đó làng Đồng Mỹ (tức giáo xứ Tam-Tòa) vừa có người theo Tây học, có người theo Nho học khá hài hòa.
Thật ra tính từ thời điểm vừa kể trên cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 thế kỷ trước, cơ sở giáo dục ở Đồng Hới không có gì thêm ngoài một trường tiểu học thường gọi tên là Trường Tiểu Học Pháp-Việt mà vị trí đã được Nguyễn Tú (1920-2006), nhà Quảng Bình học, ghi lại trong tác phẩm Địa chí Đồng Hới như sau:
“Vào đến nội thành của thành Đồng Hới (hay Quảng Bình) từ cửa Bắc Môn, hai bên đường quốc lộ không có nhà ở. Bên phải là con đường cắt ngang đi vào nhà lao giam tội phạm, heo hút, tiếp đến là trường tiểu học, sau lưng trường là dinh cơ và là chỗ làm việc của quan Án Sát, chuyên về hình án; cách một con đường đất là đến Tòa Sứ, tức là trụ sở của bộ máy cai trị của người Pháp, bên ngoài có lính bồng súng canh gác đầy vẻ sát khí, chẳng có người dân nào lui tới! Không gian lạnh lùng! Tiếp theo cơ dinh của Tòa Sứ là đường đi vào Hoàng Cung, vào sân vận động và cuối cùng là dinh thự vừa nơi ăn ở vừa trụ sở làm việc của quan Tần Vũ, chức quan thay mặt triều đình, đứng đầu toàn tỉnh, chịu dưới sự điều khiển của Tòa Sứ người Pháp. Sát cửa Nam Môn có một tòa nhà dọc theo thành, trước dùng làm Hội quán Hội Trí Tri, sau dùng làm sở Mật Thám (còn gọi là Sureté). Tiếp sau hội quán này, có một vài nhà ở của một số công chức. Cũng đi từ Bắc Môn đến Nam Môn (cửa bắc, cửa nam) phía đường bên trái, suốt một chiều dài xuyên trung tâm bức thành mà chỉ có hai dinh cơ chiếm lĩnh, đó là phía bắc, dinh cơ viên Công sứ người Pháp, và cách một con đường ra cửa đông (Đông Môn) là đồn lính khố xanh người Việt do hai viên chỉ huy người Pháp điều khiển” [2]
Trên đây là vị trí của một số cơ sở hành chánh và giáo dục do người Pháp phân bố tại thị xã Đồng hới trước khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945. Năm 1947, khi người Pháp trở lại Đồng Hới, các cơ quan đó có lẽ cũng không có gì thay đổi nhiều. Thị xã Đồng Hới không có trường trung học như một số các thành phố khác như Vinh chẳng hạn còn có Collège de Vinh, cho đến năm 1949. Học sinh ở đây muốn đi học tiếp thì phải vào Huế hay vào Sài Gòn hoặc ra Hà Nội.
Trong số những người nắm chức vụ đốc học tức là hiệu trưởng Trường Tiểu học Pháp Việt tại Đồng Hới, Quảng Bình có lẽ cụ An-Đình Trần Kinh là người có để lại một tác phẩm văn học đặc biệt hơn cả. Vị đốc học này ngoài nhiệm vụ trông coi toàn bộ công cuộc giáo dục ở trong thị xã, còn có nhiệm vụ thanh tra hầu hết hệ thống giáo dục tại các trường ốc trong toàn tỉnh, tiếp xúc với nhà cầm quyền tỉnh để lo việc tuyển trạch nhân viên giảng huấn và liên hệ với cấp trên trực tiếp là Nha Học Chánh Trung Kỳ.
Cụ Trần Kinh sinh ngày 24 tháng 11 năm mậu tí (1888) tại Huế. Thân phụ ông là cụ Trần Hoằng Cương tước Hàn Lâm Viện Thọ Giảng Học Sĩ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Lễ, tước Trùng Tứ Phẩm Phu Nhân, quán làng An Mỹ, tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên. Cụ An Đình nguyên theo Hán học, sau chuyển qua Tân học, đậu tú tài năm 1910 và theo ngành giáo dục từ tháng 2 năm 1911 tại Nha Học Chánh Trung Kỳ. Năm 1917, giáo học tại trường Quốc Học Huế. Năm 1921, bổ nhiệm Đốc học tỉnh Quảng Bình. Năm 1923, được phong Hàn lâm viện Thị giảng. Năm 1925, được phong Hàn lâm viện Thị độc, và tháng 6 được ân thưởng Đại Nam ngũ hạng Long bội tinh. Năm 1927, được Học chánh Ngân bội tinh. Năm 1929, thăng Thị độc Học sĩ. Năm 1930, thưởng Hàn lâm Danh dự Bội tinh. Năm 1933, cải thụ Hồng lô Tự khanh, bổ nhiệm Đốc học tỉnh Bình Định. Năm 1934, hoán cải Đốc học tỉnh Hà Tịnh. Năm 1936, ân thưởng Kim khánh hạng nhất, Thùy anh Hiên bội tinh. Năm 1937, thăng Quang lộc Tự khanh. Năm 1942, Đốc học Quảng Ngãi. Năm 1943, Đốc học Phan Thiết. Năm 1945, cụ An-Đình hưu trí. [3]
Cụ An-Đình Trần Kinh cũng đã từng cộng tác với tạp chí Bulletin Des Amis Du Vieux Hué của Linh mục Léopold-Michel Cadière trong những loạt bài viết có liên quan đến vua Hàm Nghi trong thời gian xuất đô và sống lưu vong trên vùng mạn ngược tại Quảng Bình, với những bản đồ ghi lại hành trình của vị vua ái quốc này.
Trong thời gian an dưỡng tuổi già tại An Đình Lạc Phố, Huế cụ An Đình Trần Kinh và các bạn đồng liêu ở trường Quốc Học Huế lập hội thi và sau đó gia nhập Hương Bình Thi Xã do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm chủ súy.
Cụ Trần Kinh mất tại Huế ngày 25 tháng 3 năm bính ngọ (16.04.1966).
Trong thời gian làm đốc học Quảng Bình, cụ An Đình Trần Kinh đã viết quyển Quảng Bình địa dư tiện độc và được Nha Học Chánh Trung Kỳ dùng làm sách dạy cho các trường tiểu học tỉnh Quảng Bình từ năm 1925 cho đến năm 1945 mà thuở nhỏ trẻ con giáo xứ Tam Tòa đều thuộc. Cuốn sách này được cụ Huỳnh Côn, nguyên Thượng thư bộ Lễ, người làng Trung Bính, nay thuộc xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, đề tựa. Trong bài tựa đó cụ Huỳnh Côn viết rằng:
“Ông Trần Kinh, đốc giáo các trường Sơ Đẳng tỉnh Quảng Bình mới làm một quyển sách phổ thông giáo khoa bằng chữ nước nhà, nhan đề là “Quảng Bình địa dư tiện độc”.
Trần quân có đưa bản thảo cho tôi xem, tôi vốn sẵn có mối cảm tình với sách quốc ngữ, thấy được một quyển sách hay ra đời, trong lòng lấy làm vui vẻ lắm.
Ông Trần Kinh đặt mình trong giáo giới đã thâm niên, việc giáo dục nhi đồng đã lão luyện, nay lại gia công trước thuật sách dạy trẻ thời chắc là có nhiều giá trị cho nên tôi chú ý xem kỹ.
Nói về môn loại, thời sách này thuộc về khoa học địa dư. Địa dư đã là một khoa học mà địa dư về nước mình, xứ mình là cần hơn, kẻ thiếu niên có học đến, biết đến thì mới sinh yêu mến giang sơn.
Nói về thể tài, sách này thuộc về lối ca trù, dùng điệu văn trên 6 dưới 8, gồm đủ các bài dạy về địa thế, giới hạn, sơn xuyên, khí hậu, thổ sản, kỹ nghệ, thương mại, chính trị, phong tục, nhân vật, đường sá, cổ tích... lời văn bình dị, ý nghĩa rõ ràng. Mỗi bài ở dưới có phụ lời chú thích, khảo cứu đích xác lắm. Nội dung kể cũng là hoàn bị vậy.
Chú ý của tác giả là muốn dùng thể văn lục bát là thể văn phổ thông trong nước để làm sách giáo khoa khiến cho trẻ ham đọc mà dễ nhớ, ngâm nga êm tai và đọc thấy thích chí, mau in sâu vào trí não của bạn nhi đồng. Cách này thực là tiện tiệp lắm.
Ngày nay, chính phủ đã chú trọng đến chữ quốc ngữ, dùng sách quốc văn làm cái lợi khí để dạy cho các lớp dưới ở các trường tiểu học, vậy bây giờ chính là lúc học giới, giáo giới nước mình cần phải có nhiều sách sơ đẳng giáo khoa bằng chữ nước nhà vậy.
Quyển sách “Quảng Bình địa dư tiện độc”, ứng thời mà xuất hiện, thiệt là thích hợp với sự nhu yếu của các thầy giáo và học trò về môn học địa dư. Thế là trong tủ sách quốc văn giáo khoa nay thêm một quyển mới. Trước khi dừng bút, tôi xin mượn mấy câu trong cuốn sách này để kết thúc bài tựa của tôi đây:
“... Non sông vẫn đất nước nhà
Đất nhà đã ở, việc nhà phải hay!
Việc nhà biết đủ một hai
Về sau khép lại trong ngoài hoàn dinh...”
Thái Tử Thiếu Bảo, Hiệp Đại Học Sĩ trí sĩ, Mỹ Hòa Tử, Hà Nguyên Hoàng Côn
cẩn tự Năm Giáp tý ngày rằm tháng chạp (9.01.1925).” [4]
Nhận dịnh về sách Quảng Bình địa dư tiện độc, cụ Nguyễn Tú đã viết rằng: “Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc không chỉ là một sách giáo khoa trong phạm vi trường học mà còn là một cuốn địa chí tỉnh Quảng Bình bằng thể thơ lục bát và là những bài ca dao trong nhân dân Quảng Bình. Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc đã vượt ra khỏi “sách vở”, tràn về dân chúng, từ trẻ học sinh đến bà già, ông già, người nông dân bình thường, đều thuộc.” [5]
Cụ Trần Kinh trong thời gian làm việc cũng đã từng giúp đỡ nhiều người, thí dụ trường hợp Đỗ Mậu có công ăn việc làm có thấy nhắc đến trong hồi ký của ông [6]. Ngoài ra cụ cũng có xuất bản một tập thơ có tên An Đình Thi Tập năm 1941 và trong năm 2005 con cháu của cụ cũng đã có tái bản thi tập này tại hải ngoại.
Viết về núi non Quảng bình, trong sách Quảng Bình địa dư tiện độc, cụ Trần Kinh hạ bút:
Quảng Bình nhiều đỉnh cao san,
Phía tây một dảy Giăng-màn xanh xanh,
Hoành sơn giống bức trường thành,
Phân chia Hà-Tịnh, Quảng-Bình làm đôi.
Tuyên-Hóa, Quảng-Trạch nhiều đồi,
Núi Vôi, Lèn Bắc, Đầu-Voi, Đại-Dù...
Bố-Trạch về miền thượng du,
Đinh-Công là một núi to nhưng là.
Quảng-Ninh, Lệ-Thủy phương xa,
Kê-Quan, Án-Mả cùng là Đâu-Mâu. [7]
Sau đây chúng ta thử đọc một bài thơ trong Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc nói về thổ sản ở Quảng Bình:
Lại xem thổ sản các đồ
Tỉnh này cũng chẳng kém thua tỉnh nào.
Vì rằng các mỏ chưa đào
Cho nên khoáng-sản chưa thao lợi quyền.
Còn nhiều sản-lợi thiên nhiên,
Săng-súc, gõ-ván về miền sơn-lâm.
Trắc, mun, gõ, dẻ và lim,
Dạ-hương, huê-mộc, hoàng-tâm, kiền-kiền...
Quảng-bình ít chỗ phì-điền,
Bình-nguyên lại hẹp, cho nên dân nghèo.
Thượng-du lắm chỗ tiêu điều,
Tuyên-hóa, Bố-trạch phần nhiều điêu-hao.
Quảng-Ninh, Lệ-Thủy lúa nhiều,
Đồng sâu ruộng tốt, dân giàu mấy lâu.
Lại còn các thứ hoa màu:
Sắn, khoai, bắp, đậu, đâu đâu cũng trồng.
Bố-Trạch thuốc, Quảng-Trạch bông,
Ở huyện Tuyên-Hóa, nhiều đồng ruộng dâu.
Bố-Trạch trồng nhiều mía lau,
Làm ra đường mật, bán vào thương gia.
Còn làng Cảnh-Dương, Lý-Hòa,
So bề ngư nghiệp, lại là phần hơn.
Mỹ-Hòa, Đồng-Hới, Lý-Nhơn,
Cũng một nghề ấy, làm ăn sang giàu. [8]
Viết về thị trấn Ba Đồn, nơi có chợ phiên mỗi tháng ba lần vào các ngày mồng sáu, mười sáu, hâm sáu âm lịch, qui tụ khách thương hồ từ khắp nơi trong tỉnh đến đó buôn bán, cụ Trần Kinh viết rằng:
Ba-Đồn là chợ xưa nay,
Tụ nhân tụ hóa mười ngày một phiên.
Phố phường Nam khách hai bên,
Mỗi phiên đông đến vài nghìn người ta.
Thương-thuyền đi bán phương xa,
Chỉ có hai cửa: Lý-hòa, Cảnh-dương... [9]
Viết về sông ngòi ở Quảng-Bình, cụ Trần Kinh đã toát lộ năng khiếu thi ca của mình trong dăm ba câu rất tài tình như:
Lại xem bờ bể đâu-đâu
Cũng là cát trắng, một màu dài ghê.
Từ trên ngọn núi chảy về,
Trổ ra cửa bể, sông chia năm giòng:
Sông Ròn, sông Gianh, hai sông,
Lý-Hòa, Nhật-Lệ lại cùng sông Dinh.
Tựu trung chỉ có sông Gianh,
Là sông lớn nhất ở trong tỉnh mình. [10]
Còn rất nhiều bài thơ thần tình ghi lại các khía cạnh sinh hoạt của Quảng Bình trong Quảng Bình địa dư tiện độc khiến cho ta có thể nghĩ rằng linh hồn của đất nước và con người vùng này vẫn luôn hiện diện trong tác phẩm đó trải qua bao thế hệ.
Về y phục của học trò thuở trước, học sinh đi học thường mặc áo dài đen, quần trắng, đầu đội mũ “phớt” trắng hay mũ “cát” (casque). Sinh hoạt của giới dạy học thời trước, theo cụ Nguyễn Tú cho biết, ở Đồng Hới hồi đó cũng không có gì đặc biệt: chỉ có một vị ‘thày giáo” (giáo viên trường tiểu học) độc nhất chơi quần vợt là “thầy trợ Quýnh” , một vị khác cũng là giáo viên tập thể dục buổi sáng, chạy bộ trên đường phố là “thầy trợ Đoàn” và vài ba thầy giáo khác có chân trong đội bóng đá của thanh niên Đồng Hới như thầy trợ Lượng (sau làm đốc học), thầy Đào Duy Anh, thầy trợ Suyền tức Lê Tụ Suyền và lớp thầy giáo về sau (khoảng các năm 1928-1935) còn có thầy trợ Ràng... [11] Trong hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm, Đào Duy Anh cũng từng dạy học tại trường tiểu học Đồng Hới cho biết sinh hoạt của giới dạy học ở đây khoảng năm 1925-26 cũng bình thường nếu không nói là buồn tẻ, có người buổi chiều không biết làm gì tụ nhau lại ở hội Quảng Tri đọc báo, bàn chuyện phiếm, đánh bạc hay nhóm họp văn nghệ dạy nhau ngâm thơ, đánh đàn. [12]
Về sau cũng có thầy Hà Thúc Lãng về làm đốc học ở Đồng Hới mà học trò của thầy có người nổi danh như cụ Hà Thúc Ký (1920-2008) của đảng Đại Việt chẳng hạn.
Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ở Hà Nội ngày 19.12.1945 rồi lan rộng khắp nơi, thị xã Đồng Hới cũng bị cuốn vào cơn lốc khói lửa và vì đây là một thành phố cảng cho nên người Pháp đã lưu ý đưa quân đổ bộ lên thành phố này vào ngày 27 tháng 3 năm 1947. Việt Minh theo đường bộ rút lên chiến khu Thuận Đức, Phú Quý, Ba Đông, Rẫy Câu, đường thủy thì lên Rào Trù, Rào Đá, Bến Tiêm hoặc thượng nguồn sông Long Đại. Công cuộc giáo dục cũng được Việt Minh tiến hành trong những điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến nhưng họ cũng cố gắng như dựng lại trường học, ban đêm dạy người lớn học bình dân học vụ, tiếp tục chống giặc dốt, ban ngày dạy học sinh tiểu học, tiếp tục chương trình giáo dục mang từ Đồng Hới lên.
Đối với người dân Quảng Bình, dù trong tình huống nào đi nữa cũng phải lo lắng việc học hành cho con em và đó cũng là lý do mà ngành giáo dục ở tỉnh này tiến từ bậc tiểu học lên trung học dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến.
2.- Trường Trung, Tiểu học Chơn-Phước Phượng của Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur) tại Tam-Tòa, Đồng Hới.
Đối với các nhà truyền giáo, việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn đi kèm với các công tác chấn hưng xã hội mà trong đó vấn đề xây dựng trường học, tổ chức giáo dục cho con em trong họ đạo là một trong những công tác trọng yếu. Có nhiều vị linh mục chú trọng đến xây cất trường học cho giáo dân đôi khi ưu tiên hơn cả việc xây dựng thánh đường.
Năm 1945, linh mục Lê Văn Thành (anh của linh mục Lê Viết Phục, Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế) làm phó xứ cho linh mục Morineau, tức cố Trung, sau đó lên thay cố Trung ở cương vị chính xứ tại giáo xứ Tam Tòa. Năm 1948 cha Thành đi làm tuyên úy quân đội và linh mục Simon Hoàng Văn Tâm được đổi đến thay cho linh mục Lê Văn Thành để làm chính xứ ở đây. Sáng kiến thành lập một trường trung học tại giáo xứ Tam-Tòa chung cho toàn thị xã Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình có lẽ là sáng kiến của linh mục Hoàng Văn Tâm.
Trước đây ở vị trí đầu làng Đồng Mỹ kế cận với thành Đồng hới có một cơ sở giáo dục do linh mục Morineau xây cất năm 1940 sau khi ngài xây xong thánh đường Tam Tòa. Khu trường này gồm một dảy nhà dài bốn phòng tường xây gạch rất kiên cố trên nền bằng đá tảng có tên là Trường Tiểu học Sainte Marie. Ở bên kia đường cách kho xăng của cụ Bát Viếng tức Hoàng Liễn là một dảy nhà khác của ông Nguyễn Đệ, Chánh văn phòng của Quốc Trưởng Bảo Đại, cũng được linh mục Morineau thuê lại để làm trường học vì địa điểm kia không đủ chỗ. Trường dạy cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt do một số giáo viên người Pháp và Việt như thầy Tống Văn Sơn, thầy Đoàn, cô Thư v.v... Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.03.1945), người Nhật dùng trường này để đặt bộ chỉ huy còn bộ phận truyền tin thì họ đặt ở vườn dương bờ sông nhà cụ Nguyễn Hoàn (thân phụ của ông Nguyễn Đức Thạnh hiện ở Georgia).
Trước khi nói về Trường Trung Học Chơn Phước Phượng, một cơ sở giáo dục của Dòng Thánh Tâm tại Tam Tòa, Đồng Hới, thiết tưởng cũng nên biết qua về sự hình thành và đường lối tu đức của Dòng này mà Dòng mẹ được đặt tại Huế.
Năm 1924, được sự chấp thuận của Bộ Truyền Giáo ở Tòa Thánh Vatican, Đức Giám Mục Eugène Allys (tên Việt Nam là Lý, 1852- 1936) đã lập tại Giáo Phận Huế một dòng nam lấy danh xưng là “Dòng Anh Em Hèn Mọn Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu” thường gọi tắt là Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur). Mục đích của Dòng này chuyên lo vấn đề giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em trong các giáo xứ và cũng nhằm đào tạo các vị thầy giảng lo việc giảng đạo cho người tân tòng. Trụ sở chính của Dòng đặt tại Phường Đúc tức làng Trường An, phía tây nam cách kinh thành Huế khoảng 6 km, nay thuộc làng Dương Xuân Hạ. Cơ sở xây cất của Dòng tiên khởi do linh mục Hồ Ngọc Cẩn lúc bấy giờ làm cha sở giáo xứ Trường An phụ trách. Linh mục Hồ Ngọc Cẩn sau đó được cử làm Bề Trên Tu viện Thánh Tâm với 25 vị tu sĩ tiên khởi. Dòng tuần tự phát triển khắp Giáo phận Huế như ngày 20-8-1932 khánh thành tư thục Thánh Giuse ở Phủ Cam. Ngày 8-9-1932 thành lập trường Sohier tại Xuân Long (Huế) nhưng được một thời gian về sau cơ sở này đóng cửa. Tháng 11- 1933, Dòng có thêm một cơ sở giáo dục là trường Lại Ân ở huyện Phú Vang, Huế.
Năm 1935, Tòa Thánh cử Linh mục Hồ Ngọc Cẩn làm Giám Mục Bùi Chu và tháng 4 năm 1935, linh mục Trần Văn Phát được cử làm Tu viện trưởng Dòng Thanh Tâm. Linh mục Trần Văn Phát cũng có lúc đã làm Phó Xứ Giáo Xứ Tam Tòa (1916-1921). Tháng 11 năm 1946, Dòng có lúc tản cư ra Ba Canh nằm trên ranh giới giữa Quảng Trị và Quảng Bình rồi năm 1948 lại hồi cư về Huế. Trong thời gian linh mục Trần Văn Phát nhậm chức Tu viện trưởng, linh mục có soạn một bản “Hiến pháp” của Dòng nhằm chuẩn bị cho Dòng những bước tiến vững chắc về sau. [13]
Trong năm 1948, do sự thỉnh cầu của linh mục Simon Hoàng Văn Tâm, Dòng Thánh Tâm chuyển một số bộ phận ra Quảng Bình thiết lập một cơ sở mới tại Tam Tòa gồm có một chi nhánh tu viện và một cơ sở giáo dục gồm hai bậc tiểu học và trung học có tên Trường Trung Tiểu Học Chơn Phước Phượng, tức là lấy danh xưng của Chơn Phước Mathêô Nguyễn Văn Phượng vốn là trùm hạt Quảng Bình đã tử vì đạo tại Đồng Hới ngày 26-5-1861 mà đặt cho trường và địa điểm của Trường Tiểu Học Sainte Marie trước đây được chọn để xây dựng cơ sở này. Một tòa nhà hai tầng cũng đã được Dòng xây dựng quay lưng lại với dòng sông Nhật Lệ phối hợp với dãy nhà cũ như hình chữ L với một cột cờ cao vút dựng lên ở giữa sân trường cùng với một cái sân bóng chuyền hấp dẫn rất nhiều học sinh và các đoàn thể thanh niên, quân đội đến chơi bóng.
Trong số các sư huynh đến dạy học tại trường này gồm có sư huynh Laurent (Trần Văn Đàng) làm Hiệu Trưởng, và các sư huynh Jérôme, Jean Hoan, Bernard, Matthieu, Tadeo, Bonaventura, Tô-Ma (tức thầy Thiện), Martin (cũng gọi là Mai Thịnh, về sau bị VC bắt tại giáo xứ Phủ Cam trong vụ Tết Mậu Thân 1968 và bị giết), Louis (có tên là thầy Duyên, sau này hồi tục và làm nhân viên hành chánh tại Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa tại Sài-Gòn), Phanxicô Trung tức Phan-Trung. Các sư huynh trên đây về sau một số vị được Tòa Thánh nâng lên chức linh mục như cha Laurent (sau này trở thành Bề trên Dòng Thánh Tâm), cha Jérôme, cha Jean Hoan, Bonaventura, Bernard (tức cha Ngô Đình Chí hay Chính). Tại cơ sở tu đức này cũng có một số thanh niên vào tu học để tiếp tục làm thầy dạy học hay giúp việc cho các linh mục triều tại các giáo xứ.
Chương trình học áp dụng tại Trường Trung Tiểu Học Chơn Phước Phượng là chương trình Hoàng Xuân Hãn về sau được thay đổi chút ít gồm có tiếng Việt là chính, với các môn ngoại ngữ như tiếng Pháp và tiếng Anh. Các lớp có từ Đệ thất (lớp 6) đến Đệ tứ (lớp 9). Trong các phòng học, học sinh vẫn còn nhớ các khẩu hiệu cắt bằng giấy mầu dán lên tường trên bảng đen như: Tương lai nước nhà do nơi thanh niên, Biết vâng lời sau mới biết điều khiển hoặc các danh ngôn khác như Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Lời nói của Nguyễn Bá Học) v.v...
Tuy không có chương trình dạy giáo lý cho học sinh nhưng giữa các giờ học buổi sáng cũng như buổi chiều có người gióng lên ba tiếng chuông nhỏ treo ở gian cuối cùng của dãy nhà cũ gọi là một phút “nhớ Chúa” , và lúc bấy giờ tất cả học sinh và thầy giáo đều đứng lên. Vị thầy giáo cũng là sư huynh xướng lên câu kinh Latinh như sau:
- “Sursum corda” (nghĩa là: Hãy nâng tâm hồn lên).
Tất cả học sinh đáp lại:
- “Habemus ad Dominum”! (nghĩa là: Chúng con đang hướng về Chúa).
Thật sự đa số học sinh lúc bấy giờ không hiểu ý nghĩa câu này nhưng tất cả đều kính cẩn trong phút đó kể cả rất nhiều học sinh vốn có tôn giáo khác như Phật Giáo hay đạo ông bà. Trường Chơn Phước Phượng tuy mở ra ở giáo xứ Tam Tòa nhưng vẫn thu hút rất nhiều học sinh trong toàn tỉnh vì chỉ có đây là nơi mở bậc trung học theo đúng chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà thôi.
Các sư huynh Dòng Thánh Tâm dạy học tại trường phải nói là những tấm gương mẫu mực của những người hiến thân cho lý tưởng tôn giáo và giáo dục. Ngày nay có rất nhiều người xuất thân từ ngôi trường nhỏ bé này mỗi lần có dịp nhắc lại trường cũ đều nói đến với tất cả tấm lòng mến thương.
3.- Kỷ niệm và dấu ấn kỷ niệm qua bút ký của một vị mục tử Tam Tòa.
Đối với Trường Chơn Phước Phượng, ngày 26-5 là một ngày lễ hội vì đó là ngày lễ kinh Chơn Phước Mattêo Nguyễn Văn Phượng được toàn thể giáo xứ Tam Tòa tổ chức rất long trọng hằng năm. Vào ngày đó có một thánh lễ chung cho toàn giáo xứ tổ chức tại ngôi đền nhỏ trong khuôn viên khá rộng của con cháu ngài ở khu vực Xóm Trên đường Truyền Giáo. Ngày đó toàn thể học sinh được nghỉ học và tập trung về trường để dự lễ và tham gia các hoạt động văn hóa như làm bích báo, triển lãm thành tích học tập, dự buổi diễn kịch và thể thao như bóng chuyền, biểu diễn xe đạp chậm trên các lằn vôi giữa sân trường. Xe đạp được trang trí hai bánh bằng những tấm bìa tròn vẽ đủ màu sắc khi lăn bánh trông rất đẹp mắt.
Mỗi lần nhắc đến Trường Sainte Marie hay Trung Học Chơn Phước Phượng là một số kỷ niệm dấy lên trong trí người viết bài này. Lúc bấy giờ có lẽ khoảng năm 1948, 1949 trường Sainte Marie thu nhận cả học sinh nam, nữ. Tôi theo các chị tôi cũng đi đến trường nhưng học lớp đồng ấu. Thầy dạy của tôi là thầy Phán (sau này gọi là cậu Phán, em ruột bà thím của tôi là bà Nguyễn Thị Mầu, 93 tuổi hiện còn sống ở Việt Nam) mỗi lần bắt tôi trả bài không thuộc, nạt nộ dọa đánh rất dữ dằn. Lúc bấy giờ tôi có tật “nói đớt” phát âm chữ l ra chữ d. Mỗi lần thấy thầy Phán dọa đánh, tôi vừa khóc vừa mếu máo, thay vì nói “Lạy eng tha cho tui “ thì lại nói “Dạy eng tha cho tui.” Thầy Phán nghe vậy càng được thể hét thêm: “Mi mà dám dạy tau hả?” Eng là thổ ngữ Tam Tòa có nghĩa là anh.
Cũng một kỷ niệm khác liên quan đến trường Sainte Marie. Xứ đạo Tam Tòa có thói quen đọc kinh chiều tại nhà thờ. Mỗi chiều người lớn trẻ con đều tập trung về đó, khoảng 5 giờ chiều, để đọc kinh chung với nhau. Thường mỗi buổi chiều nhất là về mùa hè lính Pháp trong thành phố Đồng Hới thường lái xe Jeep đi ngang qua làng tôi (Tam Tòa) ra tắm ở cửa biển Nhật Lệ. Một số “tướng giặc” năm bảy đứa trong đó có tôi, ( Hùng, con mệ Nữ, sau này là ký giả Hạ-Thảo của nhật báo Đông Phương, báo Sống của Chu Tử ở Sài Gòn trước năm 1975 bây giờ ở Ohio, Tâm con ông Để, sĩ quan QLVNCH, tử trận hồi 1968), cả bọn nhóc trốn giờ đọc kinh, thường hay tập trung trước trường Sainte Marie, nói tiếng Tây (dĩ nhiên là tiếng bồi) chận đón xe bọn lính Pháp đi tắm biển để được cho đi xe tới Độông Truột (tức cuối làng, nay là cống thoát thủy Hải Thành)), ngồi đó đợi tụi Tây tắm xong trở về lại được đi một chuyến nữa... Khi cả bọn nhóc đã lên xe, tất cả hồ hởi không còn biết gì hết rống lên nghe vang cả một vùng “ Xanh Mari! Xanh Mạ-rị!” có nghĩa là chạy tới trường Sainte Marie ở đầu làng. Bọn Tây biết ý lũ nhóc nên đến đó là dừng xe lại. Cha sở để ý theo dõi và nghĩ kế hoạch ra tay trị lũ nhóc. Một lần nọ, khi xe chạy ngang nhà thờ, và bọn nhóc chúng ta đang gân cổ lên gào” Xanh Mari, Xanh Mạ-rị”, bỗng nhiên xe Jeep ngừng lại giữa đường ngay trước nhà thờ và cha Tâm xuất hiện trong chiếc áo chùng thâm, với chiếc roi mây dài quất túi bụi lên đầu, lên cổ bọn nhóc trốn đọc kinh. Chúng tôi hoảng hồn mạnh đứa nào đứa nấy nhào ra khỏi xe, chạy bán sống bán chết về nhà. Từ đó chấm dứt luôn cái cảnh xin đi xe của Tây.
Thêm một chuyện cũng nằm trong vùng kỷ niệm. Vườn nhà cha sở có nhiều cây cổ thụ mọc rậm rạp phủ bóng ra bờ sông Nhật-Lệ nom tựa như một khu rừng nhỏ. Bọn nhóc chúng tôi thỉnh thoảng trốn giờ đọc kinh chiều (lại trốn nữa !) lẫn vào khu vườn này tìm một loại đài hoa gọi là bông thổi dài và nhọn như lá tre. Mặt trước của đài hoa này có một lớp mỏng như giấy kính, dùng hai tay xoa tròn cái đài thì mặt trước đó sẽ bung ra, cho miệng thổi vào cuống đài thì toàn cái đài sẽ phình to ra như ta thổi bong bóng cao su ngày nay vậy. Bọn trẻ chúng tôi thích loại đồ chơi này. Thỉnh thoảng biết chúng tôi hay “xâm nhập” khu rừng cấm này để lượm “bông thổi” cha Tâm chuẩn bị ná cao su và bắn, may mà ít đứa bị trúng đạn của cha, chỉ thấy đạn bi (bằng đất sét vo tròn phơi nắng) bay soàn soạt trên lá cây. Có lẽ cha bắn để đuổi dọa thôi!
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước từ vĩ tuyến 17. Trường Trung Tiểu học Chơn Phước Phượng di cư vào Huế và toàn bộ giáo xứ Tam Tòa đã di cư vào Đà Nẵng, sống một cuộc đời mới, khép lại một trang lịch sử về giáo dục, giã từ đất mẹ Quảng Bình trong một cuộc hành trình xuôi Nam. Linh mục Neyroud, tuyên úy quân đội Pháp ở Đồng Hới lúc bấy giờ kêu gọi ba người học sinh của trường Chơn Phước Phượng là các anh Nguyễn Cần (sau này là nhà báo Tú Gàn hay Lữ Giang), Nguyễn Kim Thuyên và Lê Trung Thà trước có đi tu ở Tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng, Quảng Trị) là những học sinh của Trường vì biết tiếng Pháp tình nguyện ở lại giúp Quân đội Pháp trong việc làm sổ sách sưu tra lý lịch như ghi danh, lăn tay cho các người di cư cuối cùng ở các làng Công Giáo phía ngoài như Kẻ Sen, Kẻ Bàng, Hoàn Lão tập trung về Đồng Hới để di cư vào Nam. Sau đó vì linh mục Neyroud phải vào Đông-Hà (Quảng Trị) gấp nên giao ba thanh niên này lại làm việc với một viên Trung-úy người Pháp. Trước khi ra đi, linh mục Neyroud cho ba người này 3 két lựu đạn loại OF và một tạ gạo và dặn rằng cứ xuống sông Nhật Lệ ném vài quả rồi vớt cá lên mà luộc ăn. Theo Nguyễn Cần cho biết, viên Trung úy Pháp này (lâu ngày không nhớ tên) là một người rất xông xáo, có thiện chí vô cùng. Chính anh ta đem cả một tiểu đội lính Pháp đến nhà thờ Tam Tòa leo lên lầu chuông, tháo mấy quả chuông ra và dùng dây dù buộc vào bánh xe quay đưa chuông xuống đất. Bàn thờ bằng gỗ chạm huỳnh đàn, nhà tạm, tượng thánh giá do nhóm nghệ nhân Tam Tòa thực hiện từ năm 1902, tất cả các ghế quỳ trong nhà thờ cũng được viên Trung úy này cho xe quân đội Pháp đến chở hết vào Đà Nẵng. Ngoài ba thanh niên nói trên còn có anh Hoàng Lương lúc bấy giờ làm công an quốc gia cũng là người ở lại đến giờ chót, có nhiều sáng kiến trong việc bắt chó (làm thịt) lúc bấy giờ chạy hoang trong làng rất nhiều vì các chủ nhà đã ra đi. Lúc bấy giờ mọi người trong làng Tam Tòa đều đi Nam bằng nhiều phương tiện như đường bộ, máy bay các loại được người Pháp trưng dụng, và đường biển (ghe thuyền). Ngày 8 tháng 8 năm 1954, các toán quân Pháp cuối cùng được lệnh rút ngay ra khỏi Đồng Hới. Ba anh Cần, Thuyên, Thà ngồi trên một chiếc Dodge 4 khi đi ngang Quán Hàu nhìn lui đã thấy thành phố Đồng Hới bị cháy (có lẽ do quân đội Pháp phóng hỏa) và trên đường phố Đồng Hới, Việt Minh đang huy động dân chúng biểu tình. [14]
Đối với những người giáo dân Tam Tòa hiện còn sống ở hải ngoại và trong nước, có lẽ linh mục Đỗ Bá Ái, bào huynh của linh mục Đỗ Bá Công (nhạc sĩ), người Kẻ Văn (Quảng Trị) làm phó xứ Tam Tòa, Đồng Hới (1953-1954) là vị mục tử được giáo dân kính mến và nhớ ơn nhiều nhất vì những công lao ngài đổ vào để xây dựng lại giáo xứ Tam Tòa Đà Nẵng, sau cuộc di cư năm 1954. Ngài hiện hưu dưỡng tại nhà người em ruột ở Allentown, tiểu bang Pennsylvania, 84 tuổi, tác giả cuốn sách Đời đáng sống tuyển tập những bài giảng của ngài trong thời gian tại Đà Nẵng, 1954-57. Sách được tái bản nhiều lần.
Sau đây, xin đọc bài của linh mục Đỗ Bá Ái viết về giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới vào ngày trước khi cất bước ra đi.
“ Hồi tháng 10 năm nay (2004), Tôi được may mắn về thăm Giáo xứ Tam Tòa thân yêu (ở Đà Nẵng). Cha Quản xứ cho tôi hay: Giáo xứ đang chuẩn bị mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo xứ. Ngài yêu cầu tôi với tư cách là người sáng lập, viết vài trang lưu niệm trong tập Kỷ Yếu. “Thưa cha, tôi nói, con tuổi Sửu năm nay 80 rồi, chân chậm, mắt lòa, trí khôn lộn xộn, trí nhớ quên trước quên sau, lẩm cẩm rồi, viết ra con sợ làm nhơ tập Kỷ yếu”. Ngài đáp: “Cha khiêm tốn quá, phong độ còn dư.” Tôi làm thinh.
Bước theo ngài tôi lên tầng 3 nhà xứ mới. Phòng bè khang trang, đầy đủ tiện nghi không thua chi Mỹ. Một đêm ngủ an lành.
Vừa mới 5 giờ sáng, chuông nhà thờ đổ inh ỏi. Tiếng hát ở loa vang dội. Tiếng kêu gọi của chủ chăn rang rảng. Mọi sự như hồi nào cách đây 50 năm. Bụng bảo dạ. Tôi còn mơ sao? Sao mà tiếng chuông ngân giống hệt tiếng chuông ở Tam Tòa Đồng Hới trên dòng sông Nhật Lệ. Phải có may giây, tôi mới hoàn hồn. Thì ra chính mình đã đưa chúng vào đây, treo chúng trên một dàn gỗ thô sơ, đặt trên bãi cát xồm xộp.
Bước vào nhà thờ, nhìn lên trần, ánh đèn điện tỏa xuống trên cây Thánh giá lớn bằng gỗ, với tấm thân trần trụi của Chúa Giêsu gắn vào. Đó là công trình nghệ thuật chạm trổ do bàn tay người Tam Tòa tác tạo với tất cả niềm tin yêu của họ. Tôi còn nhớ tên và giờ đây nêu lên một ít người để hậu thế hảnh diện: Đó là ông: …
Giữa cung thánh là Bàn thờ chính cũng được chạm trổ rất công phu. Tôi tự bảo: Ai ngờ Thánh thể Chúa đã ngự xuống trên bàn thờ nầy, qua bao thế hệ trước, sau cuộc bể dâu, lại còn khấng ngự xuống cũng trên bàn thờ nầy để song hành với thế hệ hiện tại và tương lai.
Thế rồi kỷ niệm ngày cuối cùng của tôi ở Tam Tòa hiện ra trong trí lòng tôi.
Cha già Hoàng Tâm đã lên đường vào Huế. Cha Trần Văn Cần tiếp tục theo sau, chỉ còn tôi ở lại.
Trong nhà thờ, tất cả đồ vật còn y nguyên. Từ cây Thánh giá, bàn thờ, ghế quỳ giáo dân vẫn lặng lẽ nằm yên tại chỗ. Tôi nhìn mà chỉ biết thở dài ngao ngán, làm sao chuyên chở đi. Vô phương.
Bất giác tôi nhìn lên Thánh giá cầu nguyện: “Lạy Chúa, cương vị phó xứ của con đến đây chấm dứt. Đức Cha ở Huế, không nhắn một lời chỉ dạy. Nhưng con hứa với Chúa, con vẫn tiếp tục hướng dẫn đoàn chiên Chúa trao. Con không biết đem họ về đâu, không biết sẽ làm gì cho họ. Cuộc đời Linh mục của con quyết sẽ gắn liền với đời sống của họ, ngọt đồng chia, chua đồng nếm, vui buồn sướng khổ bên nhau. Xin Chúa giúp con”… Thời gian đâu mà cầu nguyện nhiều, lòng trí đâu có định để nói dài với Chúa.
Tôi ra khỏi nhà thờ, vòng quanh nhà xứ. Ôi, vui chi là vui. Năm bảy chục chai rượu lễ đang âm thầm chen chúc nhau trong một phòng nhỏ. Tôi nảy ra ý kiến: “Với kho rượu nầy, cho mấy ông lính Tây xử dụng, thì dạy chi làm nấy”.
Tôi chạy tìm Cố Neyroud: “Cha có cách gì xin cấp trên cho con một ít lính và ít xe G.M.C. để chuyên chở đồ đoàn nhà thờ đi được không? Bỏ đi tiếc lắm, cứ đưa vào Đồng Hà để nơi nhà xứ”.
Cố Neyroud đồng ý ngay. Chiếc Môtô của Ngài chạy như bay lên Đồng Hới. Chỉ nội trong một tiếng đồng hồ, một tiểu đội lính và 5 xe G.M.C. đến trình diện tôi.
Lẽ dĩ nhiên tôi biết phải làm gì?.. “Mời các anh theo tôi… Tôi chỉ vào phòng rượu lễ: “À votre disposition. Của các anh đó. Tha hồ uống. Họ sáng mắt lên. Mỗi người cầm một chai đi theo tôi vào nhà thờ. Tôi ra lệnh: “Tout, sans exception, aux camions” Hãy đem lên xe hết, không chừa cái gì.
Tôi nói nhỏ với viên Thượng sĩ chỉ huy: “Xin Thượng sĩ cứ điều động anh em và sắp đặt theo kinh nghiệm chuyên môn của Thượng sĩ.”
Tôi không nhớ họ chuyên chở thế nào. Nhưng đến đây, tôi có điều muốn nói lên với chút ân hận. Sự thể là khi thấy họ đưa hai tượng to lớn của Thánh Hoan và Thánh Phượng, phần thì nặng lại còn dễ vỡ, đem lên xe chắc sẽ tan tành, nên tôi xin họ theo tôi đem ra bãi cát phía sau nhà xứ và dạy họ đào cát chôn. Khi chôn, trái tim tôi se lại, mắt tôi nhắm nghiền, miệng tôi thầm thỉ: “Xin hai Thánh thông cảm và tha cho con.”
Tôi tin tưởng hai Thánh không trách cứ việc tôi làm, vì hai Thánh đã giúp tôi gặp lại đoàn chiên và cùng nhau nhanh chóng làm lại cuộc đời thiêng liêng lẫn vật chất…” [15]
Trung úy hay Thượng sĩ gì đó thì cũng được tùy theo trí nhớ của mỗi người, chẳng quan trọng khi sai biệt chút đỉnh ở tiểu tiết, nhưng đó là một giai thoại đáng ghi nhớ của giáo xứ Tam Tòa khi bước vào thời kỳ khó khăn.
Ngày nay, giáo xứ Tam Tòa đã đi vào lịch sử với biến cố ngày 20-7-2009. Đồng Hới đã đổi thay khuôn mặt nên người dân phương xa nếu có trở về quê cũ cũng không thể nào nhìn lại được dấu tích ngày xưa, đúng như lời thơ chua xót của Bà Huyện Thanh Quan:
Tạo Hóa gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương?
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…
New Jersey 30/9/2009
CHÚ THÍCH:
1.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Trung Tâm VHTT, 2000, trang 13.
2.- Nguyễn Tú, Sđd, trang 80.
3.- An Đình Trần Kinh, An Đình Thi Tập 2005, trang iii; Tiểu sử cụ An-Đình Trần Kinh do bà Trần Thị Cẩm Tuyến ở Oregan cung cấp; Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075- 1975, Nhà xuất bản Nhật-Lệ, 2006, trang 207.
4.- Nguyễn Tú, Quảng Bình nhân vật chí, Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Bình, 2002, trang 119.
5.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Sđd, trang 283; Nguyễn Đức Cung, Sđd, trang 208.
6.- Đỗ Mậu, Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Hồi ký chính trị, 1993, trang 24.
7.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 1.
8.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 2.
9.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 3.
10.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 1.
11.- Nguyễn Tú, Sđd, trang 334.
12.- Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm, Hồi ký, Nxb. Trẻ, 2000, trang 7.
13. Lê Ngọc Bích, Nhân vật giáo phận Huế, Tập I, Lưu hành nội bộ, 2000, trang 331.
14.- Nguyễn Cần, Tư liệu đã đăng trên Tuần báo Sài Gòn Nhỏ và các báo điện tử trước đây.
15.- Kỷ yếu Nhà thờ Tam Tòa, Sau 50 năm, qua ba thời kỳ xây dựng, 2004, trang 144.
“Tòng lai quốc dân sở dĩ suy đồi trụy lạc chỉ vì hai nguyên nhân: bụng đói và óc đói. Bụng quốc dân đó còn có thể bới đất cuốc cỏ, bắt cá ở sông, quét lá ở rừng mà nhét cho đầy bụng đói. Đến như cái họa chết bằng óc đói thì tai hại thảm thiết không biết bao nhiêu…. Vậy thì chẳng gì cần hơn là giáo dục. Giáo dục tức là phương thuốc thánh để nuôi óc. Giáo dục tức là phương thuốc thánh để bổ óc. Chẳng bao giờ giáo dục chết mà quốc dân sống. Chẳng bao giờ giáo dục mất mà quốc dân còn. Chẳng bao giờ giáo dục suy mà quốc dân thịnh. Quốc dân chẳng sống, quốc dân chẳng còn, quốc dân chẳng thịnh, thì cái địa vị một nước ấy ra thế nào. Chắc ai là người có óc, có tai, có gan, có mật, không cần bõ bàn toán cũng đoán được tiền đồ rồi vậy.”
Thật tình tôi không nhớ lúc bấy giờ tôi viết gì trong bài luận văn nhưng nguyên văn bài viết của cụ Phan Bội Châu còn như in trong ký ức của tôi suốt hơn nửa thế kỷ qua. Trong cả một đời dâng hiến cho lý tưởng cách mạng, cụ Phan đã không bao giờ quên nhắc nhở đồng bào Việt Nam về công tác giáo dục, một trong những điểm thuộc về quốc kế dân sinh then chốt có tính cách chiến lược mà bất cứ nhà hoạt động chính trị nào cũng đều phải lưu tâm đến.
1.- Giáo xứ Tam Tòa, trường Tiểu học Pháp-Việt ở Đồng Hới và sách giáo khoa về địa lý.
Quản Trọng, một nhà chính khách cổ Trung Hoa đã từng nói: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc, thập niên chi kế mạc như thụ mộc, bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (Nghĩa là: Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa, kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch trăm năm không gì bằng trồng người). Trồng người chính là giáo dục, là đào luyện và mở mang trí tuệ con người, là cung cấp hành trang kiến thức tư tưởng để dẫn dắc con người tiến lên trong cuộc sống ngoài trường đời, một công việc đòi hỏi nhiều người lưu tâm từ các thành viên trong gia đình đến các vai vế lãnh đạo cơ chế ngoài xã hội.
Việc tổ chức các cơ sở giáo dục của một vùng, một địa phương hay một tỉnh dĩ nhiên tùy thuộc vào đường lối và sự phân bố của hệ thống xuất phát từ trung ương hay địa phương theo tinh thần công lập hay tư thục, vẫn luôn luôn là một công tác then chốt trong chiến lược trồng người.
Dĩ nhiên mục đích của giáo dục thường được quan niệm theo nhu cầu của chính quyền, của một tập thể lãnh đạo hay của một cá nhân, và có thể thay đổi tùy theo các biến cố lịch sử xảy ra trong nước.
Tại Miền Trung, hệ thống thi cử của Nho học (các kỳ thi Hương) bị bãi bỏ vào năm 1918 (ở Bắc Kỳ bãi bỏ năm 1915) và thay thế vào đó là hệ thống giáo dục được tổ chức theo tân học nghĩa là dùng chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Tuy thế, ảnh hưởng Nho học vẫn còn tồn tại trên đất Quảng Bình khá lâu bên cạnh sự có mặt của tân học.
Năm 1886, người Pháp chiếm Đồng Hới và tiến hành những cuộc cải tổ về hành chánh tại đây trong đó có vấn đề giáo dục. Thật sự chủ trương của người Pháp ở Việt Nam là củng cố hệ thống cai trị cho nên những việc làm liên hệ đến giáo dục như mở mang trường học, đào tạo cán bộ giảng dạy, ấn định chương trình học hành thi cử cũng chỉ dồn về một mục tiêu đó là mục tiêu chính trị nghĩa là đào tạo thêm người có khả năng nói và viết được tiếng Pháp để giúp họ trong vấn đề cai trị ở Đông Dương. Dù nhắm mục tiêu nào đi nữa, ngành giáo dục nếu được trực tiếp điều hành bởi những người có thiện chí thì đối tượng thủ đắc các lợi ích của ngành đó vẫn là tầng lớp thanh thiếu niên tại địa phương.
Thành phố Đồng Hới được mệnh danh là “Thành Phố Hoa Hồng” là thủ phủ của tỉnh Quảng Bình cho nên các cơ quan hành chánh của tỉnh được thiết lập tại đây trong đó có cơ sở giáo dục. Sau biến cố thất thủ kinh đô và vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, ngày 19-7-1885, người Pháp chiếm đóng lỵ sở Quảng Bình và cái tên Động Hải được ghi nhận trong tư liệu lịch sử Việt Nam đã bị người Pháp viết ra Donghoi rồi trở lại là Đồng Hới [1].
Tại làng Đồng Hải, truyền thống Nho học cũng còn hiện diện với một số các nhà Nho mở trường vừa dạy quốc ngữ cho lớp đồng ấu chuẩn bị vào trường tiểu học, vừa dạy chữ Hán cho những người lớn tuổi. Các cụ nhà Nho này nổi tiếng là những người viết chữ đẹp như các cụ Cửu Trác, cụ Giáo Ỷ. Tại làng Đồng Đình, khuynh hướng thiên về Tây học với một số học sinh của làng này khá rõ rệt lại theo học trường tiểu học Pháp-Việt. Trong khi đó làng Đồng Mỹ (tức giáo xứ Tam-Tòa) vừa có người theo Tây học, có người theo Nho học khá hài hòa.
Thật ra tính từ thời điểm vừa kể trên cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 thế kỷ trước, cơ sở giáo dục ở Đồng Hới không có gì thêm ngoài một trường tiểu học thường gọi tên là Trường Tiểu Học Pháp-Việt mà vị trí đã được Nguyễn Tú (1920-2006), nhà Quảng Bình học, ghi lại trong tác phẩm Địa chí Đồng Hới như sau:
“Vào đến nội thành của thành Đồng Hới (hay Quảng Bình) từ cửa Bắc Môn, hai bên đường quốc lộ không có nhà ở. Bên phải là con đường cắt ngang đi vào nhà lao giam tội phạm, heo hút, tiếp đến là trường tiểu học, sau lưng trường là dinh cơ và là chỗ làm việc của quan Án Sát, chuyên về hình án; cách một con đường đất là đến Tòa Sứ, tức là trụ sở của bộ máy cai trị của người Pháp, bên ngoài có lính bồng súng canh gác đầy vẻ sát khí, chẳng có người dân nào lui tới! Không gian lạnh lùng! Tiếp theo cơ dinh của Tòa Sứ là đường đi vào Hoàng Cung, vào sân vận động và cuối cùng là dinh thự vừa nơi ăn ở vừa trụ sở làm việc của quan Tần Vũ, chức quan thay mặt triều đình, đứng đầu toàn tỉnh, chịu dưới sự điều khiển của Tòa Sứ người Pháp. Sát cửa Nam Môn có một tòa nhà dọc theo thành, trước dùng làm Hội quán Hội Trí Tri, sau dùng làm sở Mật Thám (còn gọi là Sureté). Tiếp sau hội quán này, có một vài nhà ở của một số công chức. Cũng đi từ Bắc Môn đến Nam Môn (cửa bắc, cửa nam) phía đường bên trái, suốt một chiều dài xuyên trung tâm bức thành mà chỉ có hai dinh cơ chiếm lĩnh, đó là phía bắc, dinh cơ viên Công sứ người Pháp, và cách một con đường ra cửa đông (Đông Môn) là đồn lính khố xanh người Việt do hai viên chỉ huy người Pháp điều khiển” [2]
Trên đây là vị trí của một số cơ sở hành chánh và giáo dục do người Pháp phân bố tại thị xã Đồng hới trước khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945. Năm 1947, khi người Pháp trở lại Đồng Hới, các cơ quan đó có lẽ cũng không có gì thay đổi nhiều. Thị xã Đồng Hới không có trường trung học như một số các thành phố khác như Vinh chẳng hạn còn có Collège de Vinh, cho đến năm 1949. Học sinh ở đây muốn đi học tiếp thì phải vào Huế hay vào Sài Gòn hoặc ra Hà Nội.
Trong số những người nắm chức vụ đốc học tức là hiệu trưởng Trường Tiểu học Pháp Việt tại Đồng Hới, Quảng Bình có lẽ cụ An-Đình Trần Kinh là người có để lại một tác phẩm văn học đặc biệt hơn cả. Vị đốc học này ngoài nhiệm vụ trông coi toàn bộ công cuộc giáo dục ở trong thị xã, còn có nhiệm vụ thanh tra hầu hết hệ thống giáo dục tại các trường ốc trong toàn tỉnh, tiếp xúc với nhà cầm quyền tỉnh để lo việc tuyển trạch nhân viên giảng huấn và liên hệ với cấp trên trực tiếp là Nha Học Chánh Trung Kỳ.
Cụ Trần Kinh sinh ngày 24 tháng 11 năm mậu tí (1888) tại Huế. Thân phụ ông là cụ Trần Hoằng Cương tước Hàn Lâm Viện Thọ Giảng Học Sĩ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Lễ, tước Trùng Tứ Phẩm Phu Nhân, quán làng An Mỹ, tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên. Cụ An Đình nguyên theo Hán học, sau chuyển qua Tân học, đậu tú tài năm 1910 và theo ngành giáo dục từ tháng 2 năm 1911 tại Nha Học Chánh Trung Kỳ. Năm 1917, giáo học tại trường Quốc Học Huế. Năm 1921, bổ nhiệm Đốc học tỉnh Quảng Bình. Năm 1923, được phong Hàn lâm viện Thị giảng. Năm 1925, được phong Hàn lâm viện Thị độc, và tháng 6 được ân thưởng Đại Nam ngũ hạng Long bội tinh. Năm 1927, được Học chánh Ngân bội tinh. Năm 1929, thăng Thị độc Học sĩ. Năm 1930, thưởng Hàn lâm Danh dự Bội tinh. Năm 1933, cải thụ Hồng lô Tự khanh, bổ nhiệm Đốc học tỉnh Bình Định. Năm 1934, hoán cải Đốc học tỉnh Hà Tịnh. Năm 1936, ân thưởng Kim khánh hạng nhất, Thùy anh Hiên bội tinh. Năm 1937, thăng Quang lộc Tự khanh. Năm 1942, Đốc học Quảng Ngãi. Năm 1943, Đốc học Phan Thiết. Năm 1945, cụ An-Đình hưu trí. [3]
Cụ An-Đình Trần Kinh cũng đã từng cộng tác với tạp chí Bulletin Des Amis Du Vieux Hué của Linh mục Léopold-Michel Cadière trong những loạt bài viết có liên quan đến vua Hàm Nghi trong thời gian xuất đô và sống lưu vong trên vùng mạn ngược tại Quảng Bình, với những bản đồ ghi lại hành trình của vị vua ái quốc này.
Trong thời gian an dưỡng tuổi già tại An Đình Lạc Phố, Huế cụ An Đình Trần Kinh và các bạn đồng liêu ở trường Quốc Học Huế lập hội thi và sau đó gia nhập Hương Bình Thi Xã do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm chủ súy.
Cụ Trần Kinh mất tại Huế ngày 25 tháng 3 năm bính ngọ (16.04.1966).
Trong thời gian làm đốc học Quảng Bình, cụ An Đình Trần Kinh đã viết quyển Quảng Bình địa dư tiện độc và được Nha Học Chánh Trung Kỳ dùng làm sách dạy cho các trường tiểu học tỉnh Quảng Bình từ năm 1925 cho đến năm 1945 mà thuở nhỏ trẻ con giáo xứ Tam Tòa đều thuộc. Cuốn sách này được cụ Huỳnh Côn, nguyên Thượng thư bộ Lễ, người làng Trung Bính, nay thuộc xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, đề tựa. Trong bài tựa đó cụ Huỳnh Côn viết rằng:
“Ông Trần Kinh, đốc giáo các trường Sơ Đẳng tỉnh Quảng Bình mới làm một quyển sách phổ thông giáo khoa bằng chữ nước nhà, nhan đề là “Quảng Bình địa dư tiện độc”.
Trần quân có đưa bản thảo cho tôi xem, tôi vốn sẵn có mối cảm tình với sách quốc ngữ, thấy được một quyển sách hay ra đời, trong lòng lấy làm vui vẻ lắm.
Ông Trần Kinh đặt mình trong giáo giới đã thâm niên, việc giáo dục nhi đồng đã lão luyện, nay lại gia công trước thuật sách dạy trẻ thời chắc là có nhiều giá trị cho nên tôi chú ý xem kỹ.
Nói về môn loại, thời sách này thuộc về khoa học địa dư. Địa dư đã là một khoa học mà địa dư về nước mình, xứ mình là cần hơn, kẻ thiếu niên có học đến, biết đến thì mới sinh yêu mến giang sơn.
Nói về thể tài, sách này thuộc về lối ca trù, dùng điệu văn trên 6 dưới 8, gồm đủ các bài dạy về địa thế, giới hạn, sơn xuyên, khí hậu, thổ sản, kỹ nghệ, thương mại, chính trị, phong tục, nhân vật, đường sá, cổ tích... lời văn bình dị, ý nghĩa rõ ràng. Mỗi bài ở dưới có phụ lời chú thích, khảo cứu đích xác lắm. Nội dung kể cũng là hoàn bị vậy.
Chú ý của tác giả là muốn dùng thể văn lục bát là thể văn phổ thông trong nước để làm sách giáo khoa khiến cho trẻ ham đọc mà dễ nhớ, ngâm nga êm tai và đọc thấy thích chí, mau in sâu vào trí não của bạn nhi đồng. Cách này thực là tiện tiệp lắm.
Ngày nay, chính phủ đã chú trọng đến chữ quốc ngữ, dùng sách quốc văn làm cái lợi khí để dạy cho các lớp dưới ở các trường tiểu học, vậy bây giờ chính là lúc học giới, giáo giới nước mình cần phải có nhiều sách sơ đẳng giáo khoa bằng chữ nước nhà vậy.
Quyển sách “Quảng Bình địa dư tiện độc”, ứng thời mà xuất hiện, thiệt là thích hợp với sự nhu yếu của các thầy giáo và học trò về môn học địa dư. Thế là trong tủ sách quốc văn giáo khoa nay thêm một quyển mới. Trước khi dừng bút, tôi xin mượn mấy câu trong cuốn sách này để kết thúc bài tựa của tôi đây:
“... Non sông vẫn đất nước nhà
Đất nhà đã ở, việc nhà phải hay!
Việc nhà biết đủ một hai
Về sau khép lại trong ngoài hoàn dinh...”
Thái Tử Thiếu Bảo, Hiệp Đại Học Sĩ trí sĩ, Mỹ Hòa Tử, Hà Nguyên Hoàng Côn
cẩn tự Năm Giáp tý ngày rằm tháng chạp (9.01.1925).” [4]
Nhận dịnh về sách Quảng Bình địa dư tiện độc, cụ Nguyễn Tú đã viết rằng: “Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc không chỉ là một sách giáo khoa trong phạm vi trường học mà còn là một cuốn địa chí tỉnh Quảng Bình bằng thể thơ lục bát và là những bài ca dao trong nhân dân Quảng Bình. Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc đã vượt ra khỏi “sách vở”, tràn về dân chúng, từ trẻ học sinh đến bà già, ông già, người nông dân bình thường, đều thuộc.” [5]
Cụ Trần Kinh trong thời gian làm việc cũng đã từng giúp đỡ nhiều người, thí dụ trường hợp Đỗ Mậu có công ăn việc làm có thấy nhắc đến trong hồi ký của ông [6]. Ngoài ra cụ cũng có xuất bản một tập thơ có tên An Đình Thi Tập năm 1941 và trong năm 2005 con cháu của cụ cũng đã có tái bản thi tập này tại hải ngoại.
Viết về núi non Quảng bình, trong sách Quảng Bình địa dư tiện độc, cụ Trần Kinh hạ bút:
Quảng Bình nhiều đỉnh cao san,
Phía tây một dảy Giăng-màn xanh xanh,
Hoành sơn giống bức trường thành,
Phân chia Hà-Tịnh, Quảng-Bình làm đôi.
Tuyên-Hóa, Quảng-Trạch nhiều đồi,
Núi Vôi, Lèn Bắc, Đầu-Voi, Đại-Dù...
Bố-Trạch về miền thượng du,
Đinh-Công là một núi to nhưng là.
Quảng-Ninh, Lệ-Thủy phương xa,
Kê-Quan, Án-Mả cùng là Đâu-Mâu. [7]
Sau đây chúng ta thử đọc một bài thơ trong Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc nói về thổ sản ở Quảng Bình:
Lại xem thổ sản các đồ
Tỉnh này cũng chẳng kém thua tỉnh nào.
Vì rằng các mỏ chưa đào
Cho nên khoáng-sản chưa thao lợi quyền.
Còn nhiều sản-lợi thiên nhiên,
Săng-súc, gõ-ván về miền sơn-lâm.
Trắc, mun, gõ, dẻ và lim,
Dạ-hương, huê-mộc, hoàng-tâm, kiền-kiền...
Quảng-bình ít chỗ phì-điền,
Bình-nguyên lại hẹp, cho nên dân nghèo.
Thượng-du lắm chỗ tiêu điều,
Tuyên-hóa, Bố-trạch phần nhiều điêu-hao.
Quảng-Ninh, Lệ-Thủy lúa nhiều,
Đồng sâu ruộng tốt, dân giàu mấy lâu.
Lại còn các thứ hoa màu:
Sắn, khoai, bắp, đậu, đâu đâu cũng trồng.
Bố-Trạch thuốc, Quảng-Trạch bông,
Ở huyện Tuyên-Hóa, nhiều đồng ruộng dâu.
Bố-Trạch trồng nhiều mía lau,
Làm ra đường mật, bán vào thương gia.
Còn làng Cảnh-Dương, Lý-Hòa,
So bề ngư nghiệp, lại là phần hơn.
Mỹ-Hòa, Đồng-Hới, Lý-Nhơn,
Cũng một nghề ấy, làm ăn sang giàu. [8]
Viết về thị trấn Ba Đồn, nơi có chợ phiên mỗi tháng ba lần vào các ngày mồng sáu, mười sáu, hâm sáu âm lịch, qui tụ khách thương hồ từ khắp nơi trong tỉnh đến đó buôn bán, cụ Trần Kinh viết rằng:
Ba-Đồn là chợ xưa nay,
Tụ nhân tụ hóa mười ngày một phiên.
Phố phường Nam khách hai bên,
Mỗi phiên đông đến vài nghìn người ta.
Thương-thuyền đi bán phương xa,
Chỉ có hai cửa: Lý-hòa, Cảnh-dương... [9]
Viết về sông ngòi ở Quảng-Bình, cụ Trần Kinh đã toát lộ năng khiếu thi ca của mình trong dăm ba câu rất tài tình như:
Lại xem bờ bể đâu-đâu
Cũng là cát trắng, một màu dài ghê.
Từ trên ngọn núi chảy về,
Trổ ra cửa bể, sông chia năm giòng:
Sông Ròn, sông Gianh, hai sông,
Lý-Hòa, Nhật-Lệ lại cùng sông Dinh.
Tựu trung chỉ có sông Gianh,
Là sông lớn nhất ở trong tỉnh mình. [10]
Còn rất nhiều bài thơ thần tình ghi lại các khía cạnh sinh hoạt của Quảng Bình trong Quảng Bình địa dư tiện độc khiến cho ta có thể nghĩ rằng linh hồn của đất nước và con người vùng này vẫn luôn hiện diện trong tác phẩm đó trải qua bao thế hệ.
Về y phục của học trò thuở trước, học sinh đi học thường mặc áo dài đen, quần trắng, đầu đội mũ “phớt” trắng hay mũ “cát” (casque). Sinh hoạt của giới dạy học thời trước, theo cụ Nguyễn Tú cho biết, ở Đồng Hới hồi đó cũng không có gì đặc biệt: chỉ có một vị ‘thày giáo” (giáo viên trường tiểu học) độc nhất chơi quần vợt là “thầy trợ Quýnh” , một vị khác cũng là giáo viên tập thể dục buổi sáng, chạy bộ trên đường phố là “thầy trợ Đoàn” và vài ba thầy giáo khác có chân trong đội bóng đá của thanh niên Đồng Hới như thầy trợ Lượng (sau làm đốc học), thầy Đào Duy Anh, thầy trợ Suyền tức Lê Tụ Suyền và lớp thầy giáo về sau (khoảng các năm 1928-1935) còn có thầy trợ Ràng... [11] Trong hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm, Đào Duy Anh cũng từng dạy học tại trường tiểu học Đồng Hới cho biết sinh hoạt của giới dạy học ở đây khoảng năm 1925-26 cũng bình thường nếu không nói là buồn tẻ, có người buổi chiều không biết làm gì tụ nhau lại ở hội Quảng Tri đọc báo, bàn chuyện phiếm, đánh bạc hay nhóm họp văn nghệ dạy nhau ngâm thơ, đánh đàn. [12]
Về sau cũng có thầy Hà Thúc Lãng về làm đốc học ở Đồng Hới mà học trò của thầy có người nổi danh như cụ Hà Thúc Ký (1920-2008) của đảng Đại Việt chẳng hạn.
Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ở Hà Nội ngày 19.12.1945 rồi lan rộng khắp nơi, thị xã Đồng Hới cũng bị cuốn vào cơn lốc khói lửa và vì đây là một thành phố cảng cho nên người Pháp đã lưu ý đưa quân đổ bộ lên thành phố này vào ngày 27 tháng 3 năm 1947. Việt Minh theo đường bộ rút lên chiến khu Thuận Đức, Phú Quý, Ba Đông, Rẫy Câu, đường thủy thì lên Rào Trù, Rào Đá, Bến Tiêm hoặc thượng nguồn sông Long Đại. Công cuộc giáo dục cũng được Việt Minh tiến hành trong những điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến nhưng họ cũng cố gắng như dựng lại trường học, ban đêm dạy người lớn học bình dân học vụ, tiếp tục chống giặc dốt, ban ngày dạy học sinh tiểu học, tiếp tục chương trình giáo dục mang từ Đồng Hới lên.
Đối với người dân Quảng Bình, dù trong tình huống nào đi nữa cũng phải lo lắng việc học hành cho con em và đó cũng là lý do mà ngành giáo dục ở tỉnh này tiến từ bậc tiểu học lên trung học dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến.
2.- Trường Trung, Tiểu học Chơn-Phước Phượng của Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur) tại Tam-Tòa, Đồng Hới.
Đối với các nhà truyền giáo, việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn đi kèm với các công tác chấn hưng xã hội mà trong đó vấn đề xây dựng trường học, tổ chức giáo dục cho con em trong họ đạo là một trong những công tác trọng yếu. Có nhiều vị linh mục chú trọng đến xây cất trường học cho giáo dân đôi khi ưu tiên hơn cả việc xây dựng thánh đường.
Năm 1945, linh mục Lê Văn Thành (anh của linh mục Lê Viết Phục, Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế) làm phó xứ cho linh mục Morineau, tức cố Trung, sau đó lên thay cố Trung ở cương vị chính xứ tại giáo xứ Tam Tòa. Năm 1948 cha Thành đi làm tuyên úy quân đội và linh mục Simon Hoàng Văn Tâm được đổi đến thay cho linh mục Lê Văn Thành để làm chính xứ ở đây. Sáng kiến thành lập một trường trung học tại giáo xứ Tam-Tòa chung cho toàn thị xã Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình có lẽ là sáng kiến của linh mục Hoàng Văn Tâm.
Trước đây ở vị trí đầu làng Đồng Mỹ kế cận với thành Đồng hới có một cơ sở giáo dục do linh mục Morineau xây cất năm 1940 sau khi ngài xây xong thánh đường Tam Tòa. Khu trường này gồm một dảy nhà dài bốn phòng tường xây gạch rất kiên cố trên nền bằng đá tảng có tên là Trường Tiểu học Sainte Marie. Ở bên kia đường cách kho xăng của cụ Bát Viếng tức Hoàng Liễn là một dảy nhà khác của ông Nguyễn Đệ, Chánh văn phòng của Quốc Trưởng Bảo Đại, cũng được linh mục Morineau thuê lại để làm trường học vì địa điểm kia không đủ chỗ. Trường dạy cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt do một số giáo viên người Pháp và Việt như thầy Tống Văn Sơn, thầy Đoàn, cô Thư v.v... Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.03.1945), người Nhật dùng trường này để đặt bộ chỉ huy còn bộ phận truyền tin thì họ đặt ở vườn dương bờ sông nhà cụ Nguyễn Hoàn (thân phụ của ông Nguyễn Đức Thạnh hiện ở Georgia).
Trước khi nói về Trường Trung Học Chơn Phước Phượng, một cơ sở giáo dục của Dòng Thánh Tâm tại Tam Tòa, Đồng Hới, thiết tưởng cũng nên biết qua về sự hình thành và đường lối tu đức của Dòng này mà Dòng mẹ được đặt tại Huế.
Năm 1924, được sự chấp thuận của Bộ Truyền Giáo ở Tòa Thánh Vatican, Đức Giám Mục Eugène Allys (tên Việt Nam là Lý, 1852- 1936) đã lập tại Giáo Phận Huế một dòng nam lấy danh xưng là “Dòng Anh Em Hèn Mọn Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu” thường gọi tắt là Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur). Mục đích của Dòng này chuyên lo vấn đề giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em trong các giáo xứ và cũng nhằm đào tạo các vị thầy giảng lo việc giảng đạo cho người tân tòng. Trụ sở chính của Dòng đặt tại Phường Đúc tức làng Trường An, phía tây nam cách kinh thành Huế khoảng 6 km, nay thuộc làng Dương Xuân Hạ. Cơ sở xây cất của Dòng tiên khởi do linh mục Hồ Ngọc Cẩn lúc bấy giờ làm cha sở giáo xứ Trường An phụ trách. Linh mục Hồ Ngọc Cẩn sau đó được cử làm Bề Trên Tu viện Thánh Tâm với 25 vị tu sĩ tiên khởi. Dòng tuần tự phát triển khắp Giáo phận Huế như ngày 20-8-1932 khánh thành tư thục Thánh Giuse ở Phủ Cam. Ngày 8-9-1932 thành lập trường Sohier tại Xuân Long (Huế) nhưng được một thời gian về sau cơ sở này đóng cửa. Tháng 11- 1933, Dòng có thêm một cơ sở giáo dục là trường Lại Ân ở huyện Phú Vang, Huế.
Năm 1935, Tòa Thánh cử Linh mục Hồ Ngọc Cẩn làm Giám Mục Bùi Chu và tháng 4 năm 1935, linh mục Trần Văn Phát được cử làm Tu viện trưởng Dòng Thanh Tâm. Linh mục Trần Văn Phát cũng có lúc đã làm Phó Xứ Giáo Xứ Tam Tòa (1916-1921). Tháng 11 năm 1946, Dòng có lúc tản cư ra Ba Canh nằm trên ranh giới giữa Quảng Trị và Quảng Bình rồi năm 1948 lại hồi cư về Huế. Trong thời gian linh mục Trần Văn Phát nhậm chức Tu viện trưởng, linh mục có soạn một bản “Hiến pháp” của Dòng nhằm chuẩn bị cho Dòng những bước tiến vững chắc về sau. [13]
Trong năm 1948, do sự thỉnh cầu của linh mục Simon Hoàng Văn Tâm, Dòng Thánh Tâm chuyển một số bộ phận ra Quảng Bình thiết lập một cơ sở mới tại Tam Tòa gồm có một chi nhánh tu viện và một cơ sở giáo dục gồm hai bậc tiểu học và trung học có tên Trường Trung Tiểu Học Chơn Phước Phượng, tức là lấy danh xưng của Chơn Phước Mathêô Nguyễn Văn Phượng vốn là trùm hạt Quảng Bình đã tử vì đạo tại Đồng Hới ngày 26-5-1861 mà đặt cho trường và địa điểm của Trường Tiểu Học Sainte Marie trước đây được chọn để xây dựng cơ sở này. Một tòa nhà hai tầng cũng đã được Dòng xây dựng quay lưng lại với dòng sông Nhật Lệ phối hợp với dãy nhà cũ như hình chữ L với một cột cờ cao vút dựng lên ở giữa sân trường cùng với một cái sân bóng chuyền hấp dẫn rất nhiều học sinh và các đoàn thể thanh niên, quân đội đến chơi bóng.
Trong số các sư huynh đến dạy học tại trường này gồm có sư huynh Laurent (Trần Văn Đàng) làm Hiệu Trưởng, và các sư huynh Jérôme, Jean Hoan, Bernard, Matthieu, Tadeo, Bonaventura, Tô-Ma (tức thầy Thiện), Martin (cũng gọi là Mai Thịnh, về sau bị VC bắt tại giáo xứ Phủ Cam trong vụ Tết Mậu Thân 1968 và bị giết), Louis (có tên là thầy Duyên, sau này hồi tục và làm nhân viên hành chánh tại Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa tại Sài-Gòn), Phanxicô Trung tức Phan-Trung. Các sư huynh trên đây về sau một số vị được Tòa Thánh nâng lên chức linh mục như cha Laurent (sau này trở thành Bề trên Dòng Thánh Tâm), cha Jérôme, cha Jean Hoan, Bonaventura, Bernard (tức cha Ngô Đình Chí hay Chính). Tại cơ sở tu đức này cũng có một số thanh niên vào tu học để tiếp tục làm thầy dạy học hay giúp việc cho các linh mục triều tại các giáo xứ.
Chương trình học áp dụng tại Trường Trung Tiểu Học Chơn Phước Phượng là chương trình Hoàng Xuân Hãn về sau được thay đổi chút ít gồm có tiếng Việt là chính, với các môn ngoại ngữ như tiếng Pháp và tiếng Anh. Các lớp có từ Đệ thất (lớp 6) đến Đệ tứ (lớp 9). Trong các phòng học, học sinh vẫn còn nhớ các khẩu hiệu cắt bằng giấy mầu dán lên tường trên bảng đen như: Tương lai nước nhà do nơi thanh niên, Biết vâng lời sau mới biết điều khiển hoặc các danh ngôn khác như Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Lời nói của Nguyễn Bá Học) v.v...
Tuy không có chương trình dạy giáo lý cho học sinh nhưng giữa các giờ học buổi sáng cũng như buổi chiều có người gióng lên ba tiếng chuông nhỏ treo ở gian cuối cùng của dãy nhà cũ gọi là một phút “nhớ Chúa” , và lúc bấy giờ tất cả học sinh và thầy giáo đều đứng lên. Vị thầy giáo cũng là sư huynh xướng lên câu kinh Latinh như sau:
- “Sursum corda” (nghĩa là: Hãy nâng tâm hồn lên).
Tất cả học sinh đáp lại:
- “Habemus ad Dominum”! (nghĩa là: Chúng con đang hướng về Chúa).
Thật sự đa số học sinh lúc bấy giờ không hiểu ý nghĩa câu này nhưng tất cả đều kính cẩn trong phút đó kể cả rất nhiều học sinh vốn có tôn giáo khác như Phật Giáo hay đạo ông bà. Trường Chơn Phước Phượng tuy mở ra ở giáo xứ Tam Tòa nhưng vẫn thu hút rất nhiều học sinh trong toàn tỉnh vì chỉ có đây là nơi mở bậc trung học theo đúng chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà thôi.
Các sư huynh Dòng Thánh Tâm dạy học tại trường phải nói là những tấm gương mẫu mực của những người hiến thân cho lý tưởng tôn giáo và giáo dục. Ngày nay có rất nhiều người xuất thân từ ngôi trường nhỏ bé này mỗi lần có dịp nhắc lại trường cũ đều nói đến với tất cả tấm lòng mến thương.
3.- Kỷ niệm và dấu ấn kỷ niệm qua bút ký của một vị mục tử Tam Tòa.
Đối với Trường Chơn Phước Phượng, ngày 26-5 là một ngày lễ hội vì đó là ngày lễ kinh Chơn Phước Mattêo Nguyễn Văn Phượng được toàn thể giáo xứ Tam Tòa tổ chức rất long trọng hằng năm. Vào ngày đó có một thánh lễ chung cho toàn giáo xứ tổ chức tại ngôi đền nhỏ trong khuôn viên khá rộng của con cháu ngài ở khu vực Xóm Trên đường Truyền Giáo. Ngày đó toàn thể học sinh được nghỉ học và tập trung về trường để dự lễ và tham gia các hoạt động văn hóa như làm bích báo, triển lãm thành tích học tập, dự buổi diễn kịch và thể thao như bóng chuyền, biểu diễn xe đạp chậm trên các lằn vôi giữa sân trường. Xe đạp được trang trí hai bánh bằng những tấm bìa tròn vẽ đủ màu sắc khi lăn bánh trông rất đẹp mắt.
Mỗi lần nhắc đến Trường Sainte Marie hay Trung Học Chơn Phước Phượng là một số kỷ niệm dấy lên trong trí người viết bài này. Lúc bấy giờ có lẽ khoảng năm 1948, 1949 trường Sainte Marie thu nhận cả học sinh nam, nữ. Tôi theo các chị tôi cũng đi đến trường nhưng học lớp đồng ấu. Thầy dạy của tôi là thầy Phán (sau này gọi là cậu Phán, em ruột bà thím của tôi là bà Nguyễn Thị Mầu, 93 tuổi hiện còn sống ở Việt Nam) mỗi lần bắt tôi trả bài không thuộc, nạt nộ dọa đánh rất dữ dằn. Lúc bấy giờ tôi có tật “nói đớt” phát âm chữ l ra chữ d. Mỗi lần thấy thầy Phán dọa đánh, tôi vừa khóc vừa mếu máo, thay vì nói “Lạy eng tha cho tui “ thì lại nói “Dạy eng tha cho tui.” Thầy Phán nghe vậy càng được thể hét thêm: “Mi mà dám dạy tau hả?” Eng là thổ ngữ Tam Tòa có nghĩa là anh.
Cũng một kỷ niệm khác liên quan đến trường Sainte Marie. Xứ đạo Tam Tòa có thói quen đọc kinh chiều tại nhà thờ. Mỗi chiều người lớn trẻ con đều tập trung về đó, khoảng 5 giờ chiều, để đọc kinh chung với nhau. Thường mỗi buổi chiều nhất là về mùa hè lính Pháp trong thành phố Đồng Hới thường lái xe Jeep đi ngang qua làng tôi (Tam Tòa) ra tắm ở cửa biển Nhật Lệ. Một số “tướng giặc” năm bảy đứa trong đó có tôi, ( Hùng, con mệ Nữ, sau này là ký giả Hạ-Thảo của nhật báo Đông Phương, báo Sống của Chu Tử ở Sài Gòn trước năm 1975 bây giờ ở Ohio, Tâm con ông Để, sĩ quan QLVNCH, tử trận hồi 1968), cả bọn nhóc trốn giờ đọc kinh, thường hay tập trung trước trường Sainte Marie, nói tiếng Tây (dĩ nhiên là tiếng bồi) chận đón xe bọn lính Pháp đi tắm biển để được cho đi xe tới Độông Truột (tức cuối làng, nay là cống thoát thủy Hải Thành)), ngồi đó đợi tụi Tây tắm xong trở về lại được đi một chuyến nữa... Khi cả bọn nhóc đã lên xe, tất cả hồ hởi không còn biết gì hết rống lên nghe vang cả một vùng “ Xanh Mari! Xanh Mạ-rị!” có nghĩa là chạy tới trường Sainte Marie ở đầu làng. Bọn Tây biết ý lũ nhóc nên đến đó là dừng xe lại. Cha sở để ý theo dõi và nghĩ kế hoạch ra tay trị lũ nhóc. Một lần nọ, khi xe chạy ngang nhà thờ, và bọn nhóc chúng ta đang gân cổ lên gào” Xanh Mari, Xanh Mạ-rị”, bỗng nhiên xe Jeep ngừng lại giữa đường ngay trước nhà thờ và cha Tâm xuất hiện trong chiếc áo chùng thâm, với chiếc roi mây dài quất túi bụi lên đầu, lên cổ bọn nhóc trốn đọc kinh. Chúng tôi hoảng hồn mạnh đứa nào đứa nấy nhào ra khỏi xe, chạy bán sống bán chết về nhà. Từ đó chấm dứt luôn cái cảnh xin đi xe của Tây.
Thêm một chuyện cũng nằm trong vùng kỷ niệm. Vườn nhà cha sở có nhiều cây cổ thụ mọc rậm rạp phủ bóng ra bờ sông Nhật-Lệ nom tựa như một khu rừng nhỏ. Bọn nhóc chúng tôi thỉnh thoảng trốn giờ đọc kinh chiều (lại trốn nữa !) lẫn vào khu vườn này tìm một loại đài hoa gọi là bông thổi dài và nhọn như lá tre. Mặt trước của đài hoa này có một lớp mỏng như giấy kính, dùng hai tay xoa tròn cái đài thì mặt trước đó sẽ bung ra, cho miệng thổi vào cuống đài thì toàn cái đài sẽ phình to ra như ta thổi bong bóng cao su ngày nay vậy. Bọn trẻ chúng tôi thích loại đồ chơi này. Thỉnh thoảng biết chúng tôi hay “xâm nhập” khu rừng cấm này để lượm “bông thổi” cha Tâm chuẩn bị ná cao su và bắn, may mà ít đứa bị trúng đạn của cha, chỉ thấy đạn bi (bằng đất sét vo tròn phơi nắng) bay soàn soạt trên lá cây. Có lẽ cha bắn để đuổi dọa thôi!
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước từ vĩ tuyến 17. Trường Trung Tiểu học Chơn Phước Phượng di cư vào Huế và toàn bộ giáo xứ Tam Tòa đã di cư vào Đà Nẵng, sống một cuộc đời mới, khép lại một trang lịch sử về giáo dục, giã từ đất mẹ Quảng Bình trong một cuộc hành trình xuôi Nam. Linh mục Neyroud, tuyên úy quân đội Pháp ở Đồng Hới lúc bấy giờ kêu gọi ba người học sinh của trường Chơn Phước Phượng là các anh Nguyễn Cần (sau này là nhà báo Tú Gàn hay Lữ Giang), Nguyễn Kim Thuyên và Lê Trung Thà trước có đi tu ở Tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng, Quảng Trị) là những học sinh của Trường vì biết tiếng Pháp tình nguyện ở lại giúp Quân đội Pháp trong việc làm sổ sách sưu tra lý lịch như ghi danh, lăn tay cho các người di cư cuối cùng ở các làng Công Giáo phía ngoài như Kẻ Sen, Kẻ Bàng, Hoàn Lão tập trung về Đồng Hới để di cư vào Nam. Sau đó vì linh mục Neyroud phải vào Đông-Hà (Quảng Trị) gấp nên giao ba thanh niên này lại làm việc với một viên Trung-úy người Pháp. Trước khi ra đi, linh mục Neyroud cho ba người này 3 két lựu đạn loại OF và một tạ gạo và dặn rằng cứ xuống sông Nhật Lệ ném vài quả rồi vớt cá lên mà luộc ăn. Theo Nguyễn Cần cho biết, viên Trung úy Pháp này (lâu ngày không nhớ tên) là một người rất xông xáo, có thiện chí vô cùng. Chính anh ta đem cả một tiểu đội lính Pháp đến nhà thờ Tam Tòa leo lên lầu chuông, tháo mấy quả chuông ra và dùng dây dù buộc vào bánh xe quay đưa chuông xuống đất. Bàn thờ bằng gỗ chạm huỳnh đàn, nhà tạm, tượng thánh giá do nhóm nghệ nhân Tam Tòa thực hiện từ năm 1902, tất cả các ghế quỳ trong nhà thờ cũng được viên Trung úy này cho xe quân đội Pháp đến chở hết vào Đà Nẵng. Ngoài ba thanh niên nói trên còn có anh Hoàng Lương lúc bấy giờ làm công an quốc gia cũng là người ở lại đến giờ chót, có nhiều sáng kiến trong việc bắt chó (làm thịt) lúc bấy giờ chạy hoang trong làng rất nhiều vì các chủ nhà đã ra đi. Lúc bấy giờ mọi người trong làng Tam Tòa đều đi Nam bằng nhiều phương tiện như đường bộ, máy bay các loại được người Pháp trưng dụng, và đường biển (ghe thuyền). Ngày 8 tháng 8 năm 1954, các toán quân Pháp cuối cùng được lệnh rút ngay ra khỏi Đồng Hới. Ba anh Cần, Thuyên, Thà ngồi trên một chiếc Dodge 4 khi đi ngang Quán Hàu nhìn lui đã thấy thành phố Đồng Hới bị cháy (có lẽ do quân đội Pháp phóng hỏa) và trên đường phố Đồng Hới, Việt Minh đang huy động dân chúng biểu tình. [14]
Đối với những người giáo dân Tam Tòa hiện còn sống ở hải ngoại và trong nước, có lẽ linh mục Đỗ Bá Ái, bào huynh của linh mục Đỗ Bá Công (nhạc sĩ), người Kẻ Văn (Quảng Trị) làm phó xứ Tam Tòa, Đồng Hới (1953-1954) là vị mục tử được giáo dân kính mến và nhớ ơn nhiều nhất vì những công lao ngài đổ vào để xây dựng lại giáo xứ Tam Tòa Đà Nẵng, sau cuộc di cư năm 1954. Ngài hiện hưu dưỡng tại nhà người em ruột ở Allentown, tiểu bang Pennsylvania, 84 tuổi, tác giả cuốn sách Đời đáng sống tuyển tập những bài giảng của ngài trong thời gian tại Đà Nẵng, 1954-57. Sách được tái bản nhiều lần.
Sau đây, xin đọc bài của linh mục Đỗ Bá Ái viết về giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới vào ngày trước khi cất bước ra đi.
“ Hồi tháng 10 năm nay (2004), Tôi được may mắn về thăm Giáo xứ Tam Tòa thân yêu (ở Đà Nẵng). Cha Quản xứ cho tôi hay: Giáo xứ đang chuẩn bị mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo xứ. Ngài yêu cầu tôi với tư cách là người sáng lập, viết vài trang lưu niệm trong tập Kỷ Yếu. “Thưa cha, tôi nói, con tuổi Sửu năm nay 80 rồi, chân chậm, mắt lòa, trí khôn lộn xộn, trí nhớ quên trước quên sau, lẩm cẩm rồi, viết ra con sợ làm nhơ tập Kỷ yếu”. Ngài đáp: “Cha khiêm tốn quá, phong độ còn dư.” Tôi làm thinh.
Bước theo ngài tôi lên tầng 3 nhà xứ mới. Phòng bè khang trang, đầy đủ tiện nghi không thua chi Mỹ. Một đêm ngủ an lành.
Vừa mới 5 giờ sáng, chuông nhà thờ đổ inh ỏi. Tiếng hát ở loa vang dội. Tiếng kêu gọi của chủ chăn rang rảng. Mọi sự như hồi nào cách đây 50 năm. Bụng bảo dạ. Tôi còn mơ sao? Sao mà tiếng chuông ngân giống hệt tiếng chuông ở Tam Tòa Đồng Hới trên dòng sông Nhật Lệ. Phải có may giây, tôi mới hoàn hồn. Thì ra chính mình đã đưa chúng vào đây, treo chúng trên một dàn gỗ thô sơ, đặt trên bãi cát xồm xộp.
Bước vào nhà thờ, nhìn lên trần, ánh đèn điện tỏa xuống trên cây Thánh giá lớn bằng gỗ, với tấm thân trần trụi của Chúa Giêsu gắn vào. Đó là công trình nghệ thuật chạm trổ do bàn tay người Tam Tòa tác tạo với tất cả niềm tin yêu của họ. Tôi còn nhớ tên và giờ đây nêu lên một ít người để hậu thế hảnh diện: Đó là ông: …
Giữa cung thánh là Bàn thờ chính cũng được chạm trổ rất công phu. Tôi tự bảo: Ai ngờ Thánh thể Chúa đã ngự xuống trên bàn thờ nầy, qua bao thế hệ trước, sau cuộc bể dâu, lại còn khấng ngự xuống cũng trên bàn thờ nầy để song hành với thế hệ hiện tại và tương lai.
Thế rồi kỷ niệm ngày cuối cùng của tôi ở Tam Tòa hiện ra trong trí lòng tôi.
Cha già Hoàng Tâm đã lên đường vào Huế. Cha Trần Văn Cần tiếp tục theo sau, chỉ còn tôi ở lại.
Trong nhà thờ, tất cả đồ vật còn y nguyên. Từ cây Thánh giá, bàn thờ, ghế quỳ giáo dân vẫn lặng lẽ nằm yên tại chỗ. Tôi nhìn mà chỉ biết thở dài ngao ngán, làm sao chuyên chở đi. Vô phương.
Bất giác tôi nhìn lên Thánh giá cầu nguyện: “Lạy Chúa, cương vị phó xứ của con đến đây chấm dứt. Đức Cha ở Huế, không nhắn một lời chỉ dạy. Nhưng con hứa với Chúa, con vẫn tiếp tục hướng dẫn đoàn chiên Chúa trao. Con không biết đem họ về đâu, không biết sẽ làm gì cho họ. Cuộc đời Linh mục của con quyết sẽ gắn liền với đời sống của họ, ngọt đồng chia, chua đồng nếm, vui buồn sướng khổ bên nhau. Xin Chúa giúp con”… Thời gian đâu mà cầu nguyện nhiều, lòng trí đâu có định để nói dài với Chúa.
Tôi ra khỏi nhà thờ, vòng quanh nhà xứ. Ôi, vui chi là vui. Năm bảy chục chai rượu lễ đang âm thầm chen chúc nhau trong một phòng nhỏ. Tôi nảy ra ý kiến: “Với kho rượu nầy, cho mấy ông lính Tây xử dụng, thì dạy chi làm nấy”.
Tôi chạy tìm Cố Neyroud: “Cha có cách gì xin cấp trên cho con một ít lính và ít xe G.M.C. để chuyên chở đồ đoàn nhà thờ đi được không? Bỏ đi tiếc lắm, cứ đưa vào Đồng Hà để nơi nhà xứ”.
Cố Neyroud đồng ý ngay. Chiếc Môtô của Ngài chạy như bay lên Đồng Hới. Chỉ nội trong một tiếng đồng hồ, một tiểu đội lính và 5 xe G.M.C. đến trình diện tôi.
Lẽ dĩ nhiên tôi biết phải làm gì?.. “Mời các anh theo tôi… Tôi chỉ vào phòng rượu lễ: “À votre disposition. Của các anh đó. Tha hồ uống. Họ sáng mắt lên. Mỗi người cầm một chai đi theo tôi vào nhà thờ. Tôi ra lệnh: “Tout, sans exception, aux camions” Hãy đem lên xe hết, không chừa cái gì.
Tôi nói nhỏ với viên Thượng sĩ chỉ huy: “Xin Thượng sĩ cứ điều động anh em và sắp đặt theo kinh nghiệm chuyên môn của Thượng sĩ.”
Tôi không nhớ họ chuyên chở thế nào. Nhưng đến đây, tôi có điều muốn nói lên với chút ân hận. Sự thể là khi thấy họ đưa hai tượng to lớn của Thánh Hoan và Thánh Phượng, phần thì nặng lại còn dễ vỡ, đem lên xe chắc sẽ tan tành, nên tôi xin họ theo tôi đem ra bãi cát phía sau nhà xứ và dạy họ đào cát chôn. Khi chôn, trái tim tôi se lại, mắt tôi nhắm nghiền, miệng tôi thầm thỉ: “Xin hai Thánh thông cảm và tha cho con.”
Tôi tin tưởng hai Thánh không trách cứ việc tôi làm, vì hai Thánh đã giúp tôi gặp lại đoàn chiên và cùng nhau nhanh chóng làm lại cuộc đời thiêng liêng lẫn vật chất…” [15]
Trung úy hay Thượng sĩ gì đó thì cũng được tùy theo trí nhớ của mỗi người, chẳng quan trọng khi sai biệt chút đỉnh ở tiểu tiết, nhưng đó là một giai thoại đáng ghi nhớ của giáo xứ Tam Tòa khi bước vào thời kỳ khó khăn.
Ngày nay, giáo xứ Tam Tòa đã đi vào lịch sử với biến cố ngày 20-7-2009. Đồng Hới đã đổi thay khuôn mặt nên người dân phương xa nếu có trở về quê cũ cũng không thể nào nhìn lại được dấu tích ngày xưa, đúng như lời thơ chua xót của Bà Huyện Thanh Quan:
Tạo Hóa gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương?
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…
New Jersey 30/9/2009
CHÚ THÍCH:
1.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Trung Tâm VHTT, 2000, trang 13.
2.- Nguyễn Tú, Sđd, trang 80.
3.- An Đình Trần Kinh, An Đình Thi Tập 2005, trang iii; Tiểu sử cụ An-Đình Trần Kinh do bà Trần Thị Cẩm Tuyến ở Oregan cung cấp; Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075- 1975, Nhà xuất bản Nhật-Lệ, 2006, trang 207.
4.- Nguyễn Tú, Quảng Bình nhân vật chí, Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Bình, 2002, trang 119.
5.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Sđd, trang 283; Nguyễn Đức Cung, Sđd, trang 208.
6.- Đỗ Mậu, Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Hồi ký chính trị, 1993, trang 24.
7.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 1.
8.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 2.
9.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 3.
10.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 1.
11.- Nguyễn Tú, Sđd, trang 334.
12.- Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm, Hồi ký, Nxb. Trẻ, 2000, trang 7.
13. Lê Ngọc Bích, Nhân vật giáo phận Huế, Tập I, Lưu hành nội bộ, 2000, trang 331.
14.- Nguyễn Cần, Tư liệu đã đăng trên Tuần báo Sài Gòn Nhỏ và các báo điện tử trước đây.
15.- Kỷ yếu Nhà thờ Tam Tòa, Sau 50 năm, qua ba thời kỳ xây dựng, 2004, trang 144.
Thư hiệp thông của ĐC Chủ tịch HĐGMVN gửi các giáo phận Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Kontum
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
20:49 30/09/2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khi dân thành Du Kích
Vi Anh
21:11 30/09/2009
(Việt Báo) - CS Hà nội vừa mở một cuộc bắt bớ hàng loạt những nhà báo, những người viết nhựt ký trên mạng (blogger) đề cập đến việc TC xâm lấn biển, đảo của VN. Phong trào viết blog chánh trị ở nước nhà VN là hình ảnh tiêu biểu nhân dân "đồng khởi" đứng lên dùng du kích chiến trở thành du kích chống lại nhà cầm quyền phản dân hại nước.
CS Hà nội trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ khoa trương là những người vận dụng thành công qui luật chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân. Thời đó CS Hà nội vận dụng được nhờ phương tiện truyền thông còn hạn chế. CS Hà nội có thể dùng tuyên truyền dối gạt và dùng khủng bố để củng cố sự dối gạt. Như tuyên truyền thiết vận xa M113 của Mỹ là bằng carton. Nhưng nếu ai lại gần xe này để gỏ thử coi bằng gì thì tối hôm đó CS sẽ bắt cóc đem ra đường làng, ghim bản án và tử hình về tội "đặc tình" của địch. Tuyên truyền thiếu niên Lê văn Tám tẩm xăng tự thiêu cháy như ngọn đuốc mà còn có thể chạy vào làm nổ kho đạn, một chuyện phi lý về khoa học không thể tưởng được mà kỷ luật đảng đã khủng bố làm câm miệng tất cả, kể cả người đưa ra hình ảnh tuyên truyền này, người ấy gần chết mới tự thú.
Nhưng bây giờ đã khác, hoàn toàn khác với sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật tin học; tin đi nhanh như ánh sáng, trái đất trở thành xóm nhà, các nưóc những người láng giềng. Tiến bộâ khoa học kỹ thuật này đã giải phóng con người rất nhiều. Màn sắùt, màn tre, tường lửa đều bị xuyên thủng. Thế mà bộ máy tuyên truyền của Đảng CS Hà nội vẫn còn chậm tiến và lạc hậu, viện 1001 lý do an ninh, ngoan cố bưng bít thông tin và nghị luận trên Internet. Cho nên CS Hà nội rơi vào thế " đổi đời" đi ngược thời gian, thoái hậu, thoái hoá so với đà tiến hoá và sự hiểu biết của Con Người.
Do vậy CS Hà nội sa lầy vào cuộc chiến du kích của những người dân Việt trên mạng. Theo báo The Economist, VN là một nước mà tinh thần yêu tổ quốc rất nồng nàn. Nhà cầm quyền CS Hà nội là chế độ bị tổ chức nhân quyền, báo chí thế giới liệt vào 1 trong 12 chế độ kẻ thù của Intenet. VN có một dân số 84 triệu người trong đó có 21 triệu người có Internet theo con số chánh thức của nhà cầm quyền, con số thực người xài ké, xài nhờ ở các cơ sở có Internet, như café Internet phải cao hơn nhiều. Trong số người có Internet có từ 1 triệu đến 4 triệu người viết blog. Theo nhận định của nhiều báo Pháp, đại đa số những blogger không phải là những người hoạt động chính trị. Nhưng từ biến động TC xâm chiếm hải đảo và Biển Đông, vào Cao Nguyên Trung Việt khai thác bauxite, thì nhiều blog chánh trị ra đời. Phong trào blog chánh trị bùng nổ. CS Hà nội quen thói kiểm soát báo chí một cách chặt chẽ nhưng dễ dàng, trước sự bùng nổ của blog, cảm thấy hụt hẫng, lo sợ và bối rối.
Và thói quen kiểm soát và trấn áp của CS Hà nội đã thành bản tánh thư hai. 15 ông hội tề đầu óc bình vôi trong Bộ chánh trị, đa số là hồi dương liệt lão cứ bổn cũ soạn lại: cấm và cấm, bắt và bắùt. Theo lịnh của Bộ Chánh Trị, Cục Kỹ Thuật Nghiệp Vụ 1 thuộc Tổng Cục An Ninh của Bộ Công An VNCS là cơ quan thực hiện. Cục này mới đây đã tống đạt cho 10 nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, yêu cầu ngăn chặn thêm 8 website có "nội dung xấu", để gọi là "đảm bảo yêu cầu công tác an ninh và đấu tranh với hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực Internet".
Nhiều dấu chỉ cho thấy CS Hà nội bị phản tác dụng, "gậy ông đập lưng ông ". CS Hà nội chỉ bắt được một số người nổi trội. Sức ép càng nhiều sức bật càng cao. Người này ngã người kia đứng lên. Tức CS Hà nội "đồ khôn nhà dạy chợ", sợ quân Tàu sẽ vào phong trào blog chánh trị. VN có tới từ 1 đến 4 triệu người viết blog, chớ không phải ít. Chim trời cá nước trên không gian ão cyberspace biết đâu mà tìm. Không gian ảo của Internet, hàng triệu du kích Tin học, blogger vô hình, vô tướng, cả trăm bí danh. Cuộc chiến du kích blogger trở thành cuộc chiến tranh nhân dân, không công an cảnh sát nào đủ người để theo dõi.
CS Hà nội thực sự đã sa lầy trong cuộc chiến du kích bloggers. Đây là cuộc chiến tranh nhân dân vì chánh nghĩa có tính quốc gia dân tộc, liên quan đến tinh thần quốc gia dân tộc, chủ quyền, lãnh thổ, danh dự quốc gia dân tộc và trách nhiệm của nhân dân. Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách; giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, là tinh thần bất khuất của nhân dân VN đã làm cho ngưòi Việt đánh giặc tàu 1000 năm trong lịch sử 4000 năm.
CS Hà nội từ những người du kích thời chốâng Pháp, chống Mỹ nay trở thành những nhà cầm quyền. Những người du kích giỏi đào hầm mau, chém vè lẹ, bắn sẻ nhanh trong chiến tranh ít khi thành những người cầm quyền giỏi. Nhà cầm quyền CS Hà nội đương đại trở thành kẻ địch đứng ngoài ánh sáng bị người dân du kích trong bóng tối đợi lúc nào chắc ăn, lúc địch mệt, ta khoẻ thì đánh. Qui luật chiến tranh nhân dân chống nhà cầm quyền thực dân cũ, thực dân mới hay tự thực dân như CS Hà nội, nhà cầm quyền nếu không diệt được phong trào nhân dân trong thời gia ngắn nhút thì nhà cầm quyền sẽ sa lầy và phong trào nhân dân sẽ trưởng thành và thắng lợi trên điêu tàn sụp đổ của nhà cầm quyền ngoại xâm hay nội xâm như CS Hà nội.
Dân blogger chống đối CS Hà nội để cho TC vào khai thác bô-xit tại Tây Nguyên và chiếm hai đảo Hoàng sa và Trường sa và Biển Đông.
Chính những người CS trẻ ở Cuba đã thấy mối nguy của chiến tranh du kích này của nhân dân có thề làm sụp chế độ đã kêu gọi Đảng Nhà Nước Cuba bãi bỏ. Theo đài RFI của Pháp, lớp trẻ CS ở Cuba, Đoàn Thanh Niên CS Cuba phản đối những lãnh tụ lão làng của CS Cuba đã kiểm duyệt thông tin. Báo Juventud Rebelde, tiếng nói của Đoàn thanh niên cộng sản Cuba tố cáo Đảng Cộng sản, ban văn hóa tư tưởng trung ương, kiểm soát mọi bài viết, mọi báo chí kể cả báo Gramma là tiếng nói của Đảng. Và Đoàn Thanh Niên CS yêu cầu Đảng phải tự kiểm những ám ảnh bịnh hoạn của mình. Đó là "ám ảnh một cách bệnh hoạn lúc nào cũng muốn giám sát hình ảnh đất nước, xí nghiệp và hoạt động các bộ "và cái bịnh ám ảnh "tâm thần thấy đâu cũng có kẻ thù " xuất phát từ một " thiểu số quan chức sợ mất chổ làm, sợ mất đặc quyền đặc lợi". Xu hướng kiểm duyệt thông tin cũng phát xuất từ suy nghĩ sai lầm cho rằng " trình bày công khai các khuyết điểm là làm hại cho cách mạng". Và do vậy "sự mù quáng này, do bọn cơ hội chủ nghĩa và lười biếng trong đảng chấp nhận, tạo ảo tưởng là mọi việc đều tốt. Hậu quả là thực tế dũng mãnh chứng minh ngược lại ". Các chế độ xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu biến mất bởi vì họ đã đánh mất cặp kính soi cho phép họ nhìn thẳng vào thực tại, họ cũng đánh mất cả địa bàn cho phép họ đi đúng đường. Đây là một bài học không nên xao lãng. Và Đoàn Thanh Niên CS Cuba đi đến kết luận qua bài báo "Kiểm duyệt thông tin sẽ làm sụp đổ chế độ ".
Tiếng nói của Đoàn Thanh Niên CS Cuba thức thời và thực dụng. Nhưng bất hạnh cho VN và Cuba đang có những người lãnh tụ CS lão làng vừa có đầu óc bình vôi đặc sệt CS, vừa có thái độ và hành động bất nhân, bất nghĩa đối với chính đồng bào của mình.
(Nguồn: http://vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=150093)
CS Hà nội trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ khoa trương là những người vận dụng thành công qui luật chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân. Thời đó CS Hà nội vận dụng được nhờ phương tiện truyền thông còn hạn chế. CS Hà nội có thể dùng tuyên truyền dối gạt và dùng khủng bố để củng cố sự dối gạt. Như tuyên truyền thiết vận xa M113 của Mỹ là bằng carton. Nhưng nếu ai lại gần xe này để gỏ thử coi bằng gì thì tối hôm đó CS sẽ bắt cóc đem ra đường làng, ghim bản án và tử hình về tội "đặc tình" của địch. Tuyên truyền thiếu niên Lê văn Tám tẩm xăng tự thiêu cháy như ngọn đuốc mà còn có thể chạy vào làm nổ kho đạn, một chuyện phi lý về khoa học không thể tưởng được mà kỷ luật đảng đã khủng bố làm câm miệng tất cả, kể cả người đưa ra hình ảnh tuyên truyền này, người ấy gần chết mới tự thú.
Nhưng bây giờ đã khác, hoàn toàn khác với sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật tin học; tin đi nhanh như ánh sáng, trái đất trở thành xóm nhà, các nưóc những người láng giềng. Tiến bộâ khoa học kỹ thuật này đã giải phóng con người rất nhiều. Màn sắùt, màn tre, tường lửa đều bị xuyên thủng. Thế mà bộ máy tuyên truyền của Đảng CS Hà nội vẫn còn chậm tiến và lạc hậu, viện 1001 lý do an ninh, ngoan cố bưng bít thông tin và nghị luận trên Internet. Cho nên CS Hà nội rơi vào thế " đổi đời" đi ngược thời gian, thoái hậu, thoái hoá so với đà tiến hoá và sự hiểu biết của Con Người.
Do vậy CS Hà nội sa lầy vào cuộc chiến du kích của những người dân Việt trên mạng. Theo báo The Economist, VN là một nước mà tinh thần yêu tổ quốc rất nồng nàn. Nhà cầm quyền CS Hà nội là chế độ bị tổ chức nhân quyền, báo chí thế giới liệt vào 1 trong 12 chế độ kẻ thù của Intenet. VN có một dân số 84 triệu người trong đó có 21 triệu người có Internet theo con số chánh thức của nhà cầm quyền, con số thực người xài ké, xài nhờ ở các cơ sở có Internet, như café Internet phải cao hơn nhiều. Trong số người có Internet có từ 1 triệu đến 4 triệu người viết blog. Theo nhận định của nhiều báo Pháp, đại đa số những blogger không phải là những người hoạt động chính trị. Nhưng từ biến động TC xâm chiếm hải đảo và Biển Đông, vào Cao Nguyên Trung Việt khai thác bauxite, thì nhiều blog chánh trị ra đời. Phong trào blog chánh trị bùng nổ. CS Hà nội quen thói kiểm soát báo chí một cách chặt chẽ nhưng dễ dàng, trước sự bùng nổ của blog, cảm thấy hụt hẫng, lo sợ và bối rối.
Và thói quen kiểm soát và trấn áp của CS Hà nội đã thành bản tánh thư hai. 15 ông hội tề đầu óc bình vôi trong Bộ chánh trị, đa số là hồi dương liệt lão cứ bổn cũ soạn lại: cấm và cấm, bắt và bắùt. Theo lịnh của Bộ Chánh Trị, Cục Kỹ Thuật Nghiệp Vụ 1 thuộc Tổng Cục An Ninh của Bộ Công An VNCS là cơ quan thực hiện. Cục này mới đây đã tống đạt cho 10 nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, yêu cầu ngăn chặn thêm 8 website có "nội dung xấu", để gọi là "đảm bảo yêu cầu công tác an ninh và đấu tranh với hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực Internet".
Nhiều dấu chỉ cho thấy CS Hà nội bị phản tác dụng, "gậy ông đập lưng ông ". CS Hà nội chỉ bắt được một số người nổi trội. Sức ép càng nhiều sức bật càng cao. Người này ngã người kia đứng lên. Tức CS Hà nội "đồ khôn nhà dạy chợ", sợ quân Tàu sẽ vào phong trào blog chánh trị. VN có tới từ 1 đến 4 triệu người viết blog, chớ không phải ít. Chim trời cá nước trên không gian ão cyberspace biết đâu mà tìm. Không gian ảo của Internet, hàng triệu du kích Tin học, blogger vô hình, vô tướng, cả trăm bí danh. Cuộc chiến du kích blogger trở thành cuộc chiến tranh nhân dân, không công an cảnh sát nào đủ người để theo dõi.
CS Hà nội thực sự đã sa lầy trong cuộc chiến du kích bloggers. Đây là cuộc chiến tranh nhân dân vì chánh nghĩa có tính quốc gia dân tộc, liên quan đến tinh thần quốc gia dân tộc, chủ quyền, lãnh thổ, danh dự quốc gia dân tộc và trách nhiệm của nhân dân. Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách; giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, là tinh thần bất khuất của nhân dân VN đã làm cho ngưòi Việt đánh giặc tàu 1000 năm trong lịch sử 4000 năm.
CS Hà nội từ những người du kích thời chốâng Pháp, chống Mỹ nay trở thành những nhà cầm quyền. Những người du kích giỏi đào hầm mau, chém vè lẹ, bắn sẻ nhanh trong chiến tranh ít khi thành những người cầm quyền giỏi. Nhà cầm quyền CS Hà nội đương đại trở thành kẻ địch đứng ngoài ánh sáng bị người dân du kích trong bóng tối đợi lúc nào chắc ăn, lúc địch mệt, ta khoẻ thì đánh. Qui luật chiến tranh nhân dân chống nhà cầm quyền thực dân cũ, thực dân mới hay tự thực dân như CS Hà nội, nhà cầm quyền nếu không diệt được phong trào nhân dân trong thời gia ngắn nhút thì nhà cầm quyền sẽ sa lầy và phong trào nhân dân sẽ trưởng thành và thắng lợi trên điêu tàn sụp đổ của nhà cầm quyền ngoại xâm hay nội xâm như CS Hà nội.
Dân blogger chống đối CS Hà nội để cho TC vào khai thác bô-xit tại Tây Nguyên và chiếm hai đảo Hoàng sa và Trường sa và Biển Đông.
Chính những người CS trẻ ở Cuba đã thấy mối nguy của chiến tranh du kích này của nhân dân có thề làm sụp chế độ đã kêu gọi Đảng Nhà Nước Cuba bãi bỏ. Theo đài RFI của Pháp, lớp trẻ CS ở Cuba, Đoàn Thanh Niên CS Cuba phản đối những lãnh tụ lão làng của CS Cuba đã kiểm duyệt thông tin. Báo Juventud Rebelde, tiếng nói của Đoàn thanh niên cộng sản Cuba tố cáo Đảng Cộng sản, ban văn hóa tư tưởng trung ương, kiểm soát mọi bài viết, mọi báo chí kể cả báo Gramma là tiếng nói của Đảng. Và Đoàn Thanh Niên CS yêu cầu Đảng phải tự kiểm những ám ảnh bịnh hoạn của mình. Đó là "ám ảnh một cách bệnh hoạn lúc nào cũng muốn giám sát hình ảnh đất nước, xí nghiệp và hoạt động các bộ "và cái bịnh ám ảnh "tâm thần thấy đâu cũng có kẻ thù " xuất phát từ một " thiểu số quan chức sợ mất chổ làm, sợ mất đặc quyền đặc lợi". Xu hướng kiểm duyệt thông tin cũng phát xuất từ suy nghĩ sai lầm cho rằng " trình bày công khai các khuyết điểm là làm hại cho cách mạng". Và do vậy "sự mù quáng này, do bọn cơ hội chủ nghĩa và lười biếng trong đảng chấp nhận, tạo ảo tưởng là mọi việc đều tốt. Hậu quả là thực tế dũng mãnh chứng minh ngược lại ". Các chế độ xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu biến mất bởi vì họ đã đánh mất cặp kính soi cho phép họ nhìn thẳng vào thực tại, họ cũng đánh mất cả địa bàn cho phép họ đi đúng đường. Đây là một bài học không nên xao lãng. Và Đoàn Thanh Niên CS Cuba đi đến kết luận qua bài báo "Kiểm duyệt thông tin sẽ làm sụp đổ chế độ ".
Tiếng nói của Đoàn Thanh Niên CS Cuba thức thời và thực dụng. Nhưng bất hạnh cho VN và Cuba đang có những người lãnh tụ CS lão làng vừa có đầu óc bình vôi đặc sệt CS, vừa có thái độ và hành động bất nhân, bất nghĩa đối với chính đồng bào của mình.
(Nguồn: http://vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=150093)
Tin Đáng Chú Ý
Thông tấn xã Việt Nam: Sắc bén hay bệ rạc?
Bùi Tín / VOA
00:06 30/09/2009
Ngày 14/9/2009 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị đề cao cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) là cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước, ca ngợi cơ quan này là đã tỏ ra sắc bén, giao thêm cho nó nhiệm vụ và quyền hạn thay mặt chính phủ ra "tuyên bố", "cải chính" và "bác bỏ" khi cần thiết. Ông còn chỉ thị cho mọi cơ quan thông tin báo chí khác trong cả nước phải đưa tin "chính thống" theo TTXVN, được coi là mẫu mực, khuôn phép của nền báo chí Việt Nam.
Ngay sau đó, ông Dũng lên đường đi thăm một số nước châu Âu, trong đó có Hungary. Đi theo ông có một đoàn báo chí, trong đó quan trọng nhất là phóng viên TTXVN, để đưa tin về các cuộc thăm này.
Vậy mà...ngày 19/9 sau khi ông Dũng gặp Chủ tịch Quốc hội Hungary là ông Bela Kotona, TTXVN lại đưa tin chính thức rằng: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp bà Chủ tich quốc hội Hungary Szili Katalin (!) và chúc mừng bà vừa được bầu vào Chức vụ cao quý này(!)".
Thật ra, bà Szili Katalin đã từ nhiệm chức vụ này từ ngày 14/9.
Đưa tin như thế, cứ như chửi vào mặt cả ông Katona và bà Katalin!
Thật là lạ lùng! Thật là kinh khủng! Thật không thể tưởng tượng được!
Người đi theo một đoàn đại biểu quan trọng, chỉ có nhiệm vụ chính là viết tin, thế mà lại đưa tin sai, sai lại ở tên của chủ nhà là Chủ tịch Quốc hội, một ông lại thành ra bà, thật không sao hiểu nổi!
Mà chính ông Dũng lẽ ra phải duyệt tin này, chính cán bộ ngoại giao đi cùng ông Dũng, rồi đại sứ và tham tán chính trị của đại sứ quán ở Budapest phải đọc qua bản tin này. Họ làm gì? Không thể hiểu nổi. Phóng viên TTXVN phải đi cùng ông Dũng để làm tin tại chỗ, sao lại viết sai đến thế. Làm sao giải thích nổi cho dân ta, cho dân Hungary về sai lầm kỳ quái đến thế ?
Chỉ có thể phán đoán rằng cả đoàn đi theo ông thủ tướng, cả cái đuôi dài thòng đi theo ông Dũng đang tập trung công sức vào những chuyện riêng tư hấp dẫn, có lợi riêng. Tôi phỏng đoán, nhưng rất có thể là thế.
Một chế độ không quan tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, buông lỏng và thúc đẩy tham nhũng, rước họa bành trướng vào Tây nguyên, thì ắt sinh ra một cơ quan TTXVN và những phóng viên vô trách nhiệm, tăm tối và bệ rạc như vậy.
Tôi luôn cân nhắc kỹ khi dùng từ ngữ. Xin tùy các bạn đánh giá thêm.
Đã vậy, sau sai lầm kinh khủng này, VNTTX không hề xin lỗi độc giả, không hề xin lỗi phía Hungary, cũng không một lời xin lỗi hàng chục báo, đài trong nước đã đưa tin nguyên si theo TTXVN, để nói sai, nói bậy tuốt luốt cả nút, từ báo Nhân Dân đến báo Quân đội nhân dân, và đài Tiếng nói Việt Nam! Thật quá thể! Hết nói!
(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-29-voa18.cfm)
Trang Web thông tấn xã Việt Nam |
Vậy mà...ngày 19/9 sau khi ông Dũng gặp Chủ tịch Quốc hội Hungary là ông Bela Kotona, TTXVN lại đưa tin chính thức rằng: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp bà Chủ tich quốc hội Hungary Szili Katalin (!) và chúc mừng bà vừa được bầu vào Chức vụ cao quý này(!)".
Thật ra, bà Szili Katalin đã từ nhiệm chức vụ này từ ngày 14/9.
Đưa tin như thế, cứ như chửi vào mặt cả ông Katona và bà Katalin!
Người đi theo một đoàn đại biểu quan trọng, chỉ có nhiệm vụ chính là viết tin, thế mà lại đưa tin sai, sai lại ở tên của chủ nhà là Chủ tịch Quốc hội, một ông lại thành ra bà, thật không sao hiểu nổi!
Mà chính ông Dũng lẽ ra phải duyệt tin này, chính cán bộ ngoại giao đi cùng ông Dũng, rồi đại sứ và tham tán chính trị của đại sứ quán ở Budapest phải đọc qua bản tin này. Họ làm gì? Không thể hiểu nổi. Phóng viên TTXVN phải đi cùng ông Dũng để làm tin tại chỗ, sao lại viết sai đến thế. Làm sao giải thích nổi cho dân ta, cho dân Hungary về sai lầm kỳ quái đến thế ?
Chỉ có thể phán đoán rằng cả đoàn đi theo ông thủ tướng, cả cái đuôi dài thòng đi theo ông Dũng đang tập trung công sức vào những chuyện riêng tư hấp dẫn, có lợi riêng. Tôi phỏng đoán, nhưng rất có thể là thế.
Một chế độ không quan tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, buông lỏng và thúc đẩy tham nhũng, rước họa bành trướng vào Tây nguyên, thì ắt sinh ra một cơ quan TTXVN và những phóng viên vô trách nhiệm, tăm tối và bệ rạc như vậy.
Tôi luôn cân nhắc kỹ khi dùng từ ngữ. Xin tùy các bạn đánh giá thêm.
Đã vậy, sau sai lầm kinh khủng này, VNTTX không hề xin lỗi độc giả, không hề xin lỗi phía Hungary, cũng không một lời xin lỗi hàng chục báo, đài trong nước đã đưa tin nguyên si theo TTXVN, để nói sai, nói bậy tuốt luốt cả nút, từ báo Nhân Dân đến báo Quân đội nhân dân, và đài Tiếng nói Việt Nam! Thật quá thể! Hết nói!
(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-29-voa18.cfm)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hồ Thu
Nguyễn Ngọc Danh
22:24 30/09/2009
HỒ THU
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Nắng vẽ mùa Thu xuống mặt hồ
Bóng cò tuyệt kỷ nốt Koto (1)
Lung linh sóng gợi hồn thiên cổ
Hay phút nhẹ lòng của hư vô
(Ngọc Danh)
(1)Đàn Koto Nhật Bản
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền