Ngày 26-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai được vào cõi hằng sống?
Tuyết Mai
07:33 26/09/2009
"Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt". (Mc 9, 37-42. 44. 46-47).

Lậy Chúa Giêsu nhân lành và thánh thiện!

Có phải những Lời Ngài dậy dỗ môn đệ Gioan của Ngài, nghe thật ngăm đe và sợ hãi lắm hay không?? Thế thì dưới con mắt nhân lành của Ngài thì ai có thể vào được Nước Thiên Đàng mà thân thể còn nguyên vẹn và lành lặn, không sứt mẻ, đui mù, què quặt, và tàn phế?? Giả như tất cả chúng con là phế nhân, thì Ngài có cho cả thảy chúng con vào Nước Thiên Đàng cùng với Ngài ở ngày sau hết hay không??

Thưa lậy Chúa Giêsu! Toàn thể nhân loại con Chúa ở dưới trần, dưới con mắt nhân lành của Chúa, hỏi thử Chúa thấy chúng con được bao nhiêu người có được một thân thể lành lặn mà lên được Nước Trời? Chắc không đâu Chúa nhỉ!? Bởi thế mà Chúa phải xuống trần bỏ ngai vàng của Chúa, trở thành một con người nghèo nàn, chọn sinh ra nơi hang đá trong đêm đông giá lạnh, mà trên thân thể của Ngài chỉ vỏn vẹn tấm vải che thân mà chiếc nôi đẹp đẽ xinh xắn của Ngài không ngoài cái máng cỏ tanh hôi được Đức Mẹ xếp cỏ khô lên trên cho Chúa nằm. Ngài ở dưới trần đúng 33 năm làm thân phận con người thật là tầm thường, hơn cả những con người tầm thường nữa! Ngài muốn chứng tỏ cho chúng con thấy mục đích sống trên trần gian này không phải là cùng đích, không phải là muôn đời, không phải là những điều chúng con tìm kiếm, không phải là hạnh phúc thật, mà trần gian chỉ là nơi mà Thiên Chúa muốn chúng con được học hỏi, rèn luyện nhân đức, lớn mạnh trong đức tin, cậy, mến. Thấm nhuần 10 Điều Răn Đức Chúa Trời, thương yêu anh chị em như yêu chính mình. Xem ra dễ dàng quá phải không thưa Chúa! Nhưng tại sao con người nhỏ mọn tham lam của chúng con, muôn đời suốt bao nhiêu thế kỷ, vẫn không có thể thi hành cho được? Có phải vì lòng chúng con quá tham lam, quá gian xảo, và quá gian ác, nên trong lòng chúng con luôn có sự ganh ghét, thù hận, và không bao giờ ưa thích những ai hơn mình.

Tiện tôi xin được kể một mẩu chuyện được đọc đâu đó là có một ông quan tham được một ông Tiên hiện ra, ban cho ông một điều ước nguyện và điều kiện sẽ là nếu điều ước của ông xin được một, thì những người khác sẽ được gấp đôi. Ông Tiên cho ông được có thời giờ suy nghĩ và sẽ trở lại sau ba ngày. Ông quan tham này sau khi được ông Tiên ban cho điều ước nguyện, thì bắt đầu suy nghĩ lung lắm! Ông đã phải nhức đầu vì không biết xin những điều gì để những người khác không được gấp đôi. Tiền bạc thì ai lại thích cho người ta được hơn mình. Danh vọng mình cũng đâu có muốn làm dưới ai? Quyền bính mình không hơn ai thì thôi chứ sao lại để cho chúng hơn mình? Rồi thì ba ngày sau cũng đã phải đến, Ông Tiên hiện ra hỏi ông quan tham đã suy nghĩ và đã quyết định chưa? Tuy dù chưa tìm ra giải pháp ổn định lắm! Nhưng điều nhất thời ông đã nghĩ ra và ra chiều đắc chí và khôn ngoan nhất là xin Ông Tiên ban cho ông mù một con mắt, để tất cả những người khác sẽ bị mù hai mắt, và điều mong ước của ông đã được toại nguyện, để thấy rằng mọi người khác bị mù hai con mắt.

Câu chuyện trên nếu chúng ta có thời giờ suy nghĩ, thì quả thật lòng dạ của con người, luôn rất hạn hẹp và nhỏ nhoi. Ngay cả khi trong gia đình và họ hàng của chúng ta cũng thế! Đến thăm nhà này thì xem họ có gì hơn mình? Đến thăm nhà kia thì để xem họ có thêm gì mà mình không có? Chẳng phải tình nghĩa hay thương yêu gì, nhưng chỉ để luôn so sánh và ganh ghét nhau mà thôi! Ai hơn mình thì đem lòng ghen ghét và nói xấu nhau? Sự nhiều chuyện và vu khống nhau cũng do vì lòng ghen ghét nhau mà ra? Tình nghĩa anh chị em cũng thế! Cũng chia rẽ nhau qua sự chênh lệch của giầu nghèo. Ai giầu mà biết chia sẻ cho những anh chị em nghèo, cũng không được yên, cũng vẫn bị ghen ghét và dè bỉu, nào là giầu mà không biết điều làm ra vẻ ta đây. Mượn tiền thử mà không cho coi, là thế nào cũng tiếng bấc tiếng chì rồi đó đa! Nhưng thử hỏi tình đời là thế! Không phải là không cho nhưng có phải một người thì siêng năng chí thú làm ăn, còn người thì làm biếng chỉ biết sống bám sống nhờ, cả hai cách sống như thế thì làm sao, giúp bao nhiêu cho đủ đây, thưa phải không anh chị em!? Thì hà huống chi tình cảm dành cho người ngoài??

Ngẫm nghĩ cho cùng, thì lòng tham của con người quả không có thuốc chữa!? Có phải nó đã bắt đầu từ đời ông Adong và bà Eva tổ phụ của chúng ta từ thời rất nguyên thủy. Vì có lòng tham muốn biết được tất cả mọi thứ mà bà Eva đã bị con rắn ma quỷ nó dỗ dành và dụ dỗ, để cả hai ông bà bị Thiên Chúa tống cổ hai người ra khỏi vườn địa đàng đấy sao!? Vì có lòng tham mà bao đời hết đời vua này đến đời vua kia, luôn tìm cách để đi xâm chiếm nước kia, hầu được làm bá chủ thiên hạ. Vua tốt thì còn biết thương dân, biết nghĩ đến sự thanh bình của dân. Mong mỏi và khao khát được cảnh quốc thái dân an. Dân an thì bớt cảnh cướp bóc và những người ăn xin. Vua tham lam thì luôn nghĩ đến chuyện xâm lăng nước người. Vua tham thì luôn có quận thần nịnh bợ và gian xảo. Luôn khuyên vua làm những điều tầm bậy để những nịnh thần mới có giờ để làm những chuyện mánh mung, việc làm dơ bẩn, và có đôi khi là những con người phản bội đi hai hàng. Có ý phản vua, phản nước, phản thầy, phản bạn nữa! Người có lòng tham thì không ai có thể ngờ được là họ làm được những điều bất chính và vô liêm sỉ. Họ có thể làm được mọi điều man rợ, chỉ để sao có được tiền là được.

Bài đọc Chúa dậy chúng ta hôm nay tuy chỉ là bài đọc chúng ta từng được đọc rất nhiều lần, nhưng có phải mỗi lần chúng ta đọc lại, lại cho chúng ta nhiều suy tư và suy nghĩ khác hơn những lần mình đọc trước. Phúc âm của Chúa hay lắm là vậy! Hình như mỗi lần chúng ta đọc, Chúa lại mở tâm trí cho chúng ta hiểu khác hơn, sâu hơn, và ý thức hơn những lần trước, và có phải đó là những gì Chúa muốn mạc khải cho chúng ta hiểu hơn hay không? Chúng ta được trưởng thành hơn trong những gì Chúa muốn chúng ta hiểu. Cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Nếu chúng ta có con mắt đức tin, chúng ta sẽ hiểu rằng, trước con mắt của Chúa, thì tất cả chúng ta đều là những con người tàn tật và tàn phế, không một ai là có được thân thể lành lặn cả đâu! Bởi tình yêu hải hà và độ lượng của Thiên Chúa, Ngài luôn chờ đợi những con người tàn tật yếu đuối này! Biết chạy đến Ngài để xin Ngài chữa lành tất cả bệnh tật của chúng ta. Bởi chỉ có Ngài là con đường duy nhất mới có thể giúp đưa chúng ta trở về Quê Trời với Ngài được mà thôi! Bởi chỉ có Ngài là Đường, là Sự Thật, và là Lẽ Sống muôn đời của chúng ta mà thôi! Amen.
 
Công Tác Mục Vụ Dưới Lăng Kính Gia Đình
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:08 26/09/2009
Một trong những vấn đề nan giải của hầu hết các người điều hành các chương trình Giáo Lý Việt Ngữ trong các cộng đoàn và giáo xứ Việt Nam tại Hoa Kỳ là làm thế nào để thúc đẩy các phụ huynh hợp tác đắc lực hơn với chúng ta trong việc giáo dục con em của chính họ. Nhiều phụ huynh Việt Nam đã dùng chúng ta như chỗ gửi con em để họ rảnh tay đi làm hay lo chuyện riêng. Sở dĩ có vấn đề này là vì chúng ta đã không làm công tác giáo dục của chúng ta dưới lăng kính gia đình. Năm 1988, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã xuất bản tài liệu A Family Perspective in Churh and Society: A Manual for All Pastoral Leaders để đưa ra những nguyên tắc làm mục vụ dưới lăng kính gia đình. Những nguyên tắc ấy được tóm lược ở đây. Hy vọng sẽ giúp chúng ta trong việc giải quyết vấn đề náy.

* * *


Hầu hết những người có trách nhiệm giáo dục trong các cộng đoàn và giáo xứ Việt Nam đều than phiền rằng các phụ huynh không chịu hợp tác với chúng ta. Sở dĩ có thảm trạng này là vì chúng ta thường đứng ở trên nhìn xuống, chứ không nhìn công tác mục vụ theo lăng kính gia đình.

Mục đích của việc nhìn các công tác mục vụ qua lăng kính gia đình là để hỗ trợ và củng cố các gia đình, vì gia đình là “Hội Thánh tại gia”, được Thiên Chúa trao cho sứ vụ làm những “tế bào đầu tiên và thiết yếu của xã hội.” Đồng thời trong chương trình của Thiên Chúa thì gia đình được thiết lập như một “cộng đồng của đời sống và tình yêu mật thiết… để cố gắng tìm kiếm và làm cho… Nước Thiên Chúa được thể hiện.”

Tuy nhiên hầu hết các gia đình Công Giáo không nhận ra vai trò cao quý này của mình, bởi vì họ phải vật lộn với sinh kế, với những khó khăn hằng ngày trong các liên hệ giữ vợ chồng con cái, trong việc chăm sóc những phần tử đau ốm trong gia đình, cha mẹ già, và vất vả với các con cái trong tuổi vị thành niên. Tuy nhiên lý do chính là họ đã không được đào luyện để trở thành những Kitô hữu trưởng thành. Họ nghĩ rằng họ chỉ gặp Thiên Chúa và kết hợp với Ngài khi đọc kinh, cầu nguyện hoặc đi nhà thờ, mà không biết rằng họ có thể thánh hóa tất cả mọi việc trong gia đình, kể cả những xung khắc giữa vợ chồng, con cái bằng cách dâng mọi sự lên Thiên Chúa cùng với hiến lễ của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Các Linh Mục, các Giáo Lý viên, cùng cả cộng đoàn giáo xứ có nhiệm vụ cộng tác với các gia đình trên phương diện này để giúp họ nhận ra vai trò cao quý và thánh thiện của họ trong Hội Thánh và xã hội bằng cách thay đổi thái độ và cái nhìn của mình về các gia đình, đặc biệt là đối với các phụ huynh.

Các Linh Mục, các Giáo Lý viên và các thầy cô Việt Ngữ thường hay than phiền là các phụ huynh thờ ơ, không chịu hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục con em. Than phiền như vậy có thay đổi đổi được hoàn cảnh không? Hay là chúng ta phải tự xét mình xem “Chúng ta đã làm gì để giúp các phụ huynh ý thức và hợp tác với chúng ta trong công việc giáo dục con em họ?” Khi đặt ngược lại câu hỏi như thế, chúng ta mới tìm tòi, mới lắng nghe tiếng nói của các phụ huynh, mới hiểu họ, và mới ý thức được trách nhiệm của chính mình là giúp đỡ họ nhận ra vai trò thánh thiện và thiết yếu của họ trong Hội Thánh tại gia, cùng sự liên hệ giữa Hội Thánh nhỏ này với một Hội Thánh rộng lớn hơn một chút là giáo xứ, cộng đoàn. Chúng ta nên bắt đầu với những ưu điểm của từng gia đình, và xây dựng mối liên hệ trên những ưu điểm ấy thay vì than phiền hoặc đổ lỗi cho phụ huynh vì những yếu điểm hoặc thiếu sót của họ. Nhờ cách này mà họ sẽ sẵn lòng nghe chúng ta và hợp tác với chúng ta một cách đắc lực, không phải vì chúng ta mà vì họ ý thức được sứ vụ cao cả mà Chúa trao cho chính họ.

Cẩm nang của Hội Đồng Giáo Mục Hoa Kỳ về Nhãn Quan Gia Đình đặt trọng tâm vào bốn lăng kính được dùng để lượng giá một chương trình, hay bất cứ một công tác mục vụ nào đó trong giáo xứ và giáo phận.

1) Lăng kính thứ nhất làm sáng tỏ cái nhìn của người Kitô hữu về đời sống gia đình. Gia đình có một cá tính và một sứ vụ đặc thù. Gia đình không phải chỉ thụ động trong các công tác mục vụ, mà còn đóng vai trò chủ động. Các phụ huynh không phải chỉ nhận chỉ thị của Cha Sở, của Hội Đồng Mục Vụ, hay của nhà trường, mà phải có tiếng nói và góp phần vào những quyết định của giáo xứ hay nhà trường. Nói tóm lại, phải coi các phụ huynh là những thành viên tích cực của giáo xứ, là những người hợp tác với Cha Sở, với Hội Đồng Mục Vụ và với nhà trường trên mọi phương diện. Khi ý thức được điều này, chúng ta mới coi phụ huynh là những người thực sự cộng tác với chúng ta trong sứ mạng giáo dục con em của họ.

2) Lăng kính thứ hai là nhìn vào thực tại của các gia đình. Nói như điều một ở trên không có nghĩa là chúng ta thực hiện ngay được điều này, nhưng chúng ta cần phải nhìn vào thực tại của các gia đình. Đời sống gia đình trong thế giới ngày nay thật phức tạp và đa dạng. Giáo xứ cần nhận ra điều này và thay đổi các chương trình hay quy chế cho phù hợp với những nhu cầu của gia đình. Thí dụ các lớp học cho phụ huynh có thể được thay thế bằng các lớp hàm thụ, hay các bản tin; thay vì họp thì dùng điện thoại, email hoặc web site; thay vì họp những nhóm lớn thì họp những nhóm nhỏ; hoặc tổ chức giữ trẻ cho các phụ huynh có thể tham gia các sinh hoạt giáo xứ hay nhà trường.

3) Mỗi gia đình là một hệ thống đang phát triển và hay thay đổi. Mỗi gia đình có một truyền thống riêng biệt, có những cách làm việc, thói quen, tập tục và luật lệ khác nhau. Nếu chúng ta làm xáo trộn những truyền thống của họ thì chúng ta dễ bị họ phản kháng và bất hợp tác. Nhưng nếu trong các quyết định liên quan đến họ, chúng ta để ý đến những điều này thì họ dễ hợp tác hơn. Mọi thay đổi cần phải được thực hiện từ từ để tránh va chạm.

Ngoài ra, mỗi gia đình còn có những hoàn cảnh đặc biệt mà chúng ta cần phải lưu tâm như có người đau yếu, mất việc làm, gia đình lục ục hoặc cha mẹ ly dị. Tất cả đều ảnh hưởng đến con cái. Một Giáo Lý viên có thể thấy tình trạng vô kỷ luật của một vài học sinh mà không biết rằng thái độ của các em là do ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình mà ra.

Đồng thời trong những lúc khó khăn, gia đình cũng dễ mở lòng ra đón nhận những giúp đỡ của giáo xứ hay nhà trường. Khi gia đình có người đau yếu hay qua đời là những lúc rất hiệu quả để cho giáo xứ can thiệp vào để giúp đỡ họ qua các bí tích, lời cầu nguyện, an ủi và khuyên bảo. Cái nhìn theo lăng kính gia đình giúp chúng ta làm công tác mục vụ cách hữu hiệu hơn khi người ta sẵn sàng đón nhận những ủi an.

4) Lăng kính thứ tư là một cái nhìn về một sự hợp tác dài hạn giữa gia đình và giáo xứ. Mục đích của mục vụ theo nhãn quan gia đình là để củng cố chứ không cản trở sự phát triển của gia đình. Để làm thế chúng ta cần tìm cách giúp phụ huynh tăng uy quyền của họ chứ đừng hạ bệ họ. Chúng ta nên là những người giúp họ chứ không thay thế họ trong việc giáo dục đức tin của con em họ. Bởi vì chung cuộc, chính họ phải là những Giáo Lý viên chính hay những nhà giáo dục chính của con em họ. Chính phụ huynh phải là những mục tử trong Hội Thánh tại gia của họ, và chúng ta là những người phụ giúp họ trong việc phát triển Hội Thánh này. Để được như thế, giáo xứ nên có những chương trình đào luyện phụ huynh dài hạn, những mạng lưới phụ huynh liên lạc chặt chẽ với nhau. Tất cả mọi chương trình và tổ chức nên nhắm đến những mục đích dài hạn.

Khi làm mục vụ theo lăng kính gia đình thì đừng muốn thấy kết quả ngay trước mắt. Chúng ta nên kiên nhẫn để đào tạo từng bước. Mọi việc mục vụ về giáo dục cần phải có một thời gian lâu dài. Và điều quan trọng trong mục vụ này là chúng ta biết dâng kết quả cho Chúa. Cứ kiên tâm làm công tác của người đi gieo hạt giống. Đừng mong nhìn thấy kết quả, vì đó là việc của Chúa. Người nào làm mục vụ mà muốn kết quả ngay là muốn làm cho mình chứ chưa thật sự làm cho Thiên Chúa.

Trong việc mục vụ theo lăng kính gia đình, cha mẹ phải được coi là những người cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa, và vào việc xây dựng một Hội Thánh tương lai. Toàn thể giáo xứ phải tri ân những người biết hy sinh để săn sóc cho cha mẹ già, cho những người tàn tật trong gia đình, chứ đừng chỉ tri ân những người đóng góp nhiều về tài chánh. Có như thế, giáo xứ sẽ là nơi mà gia đạo của Thiên Chúa tụ tập để thực thi những công việc của Thiên Chúa.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:54 26/09/2009
MÓN QUÀ CỦA VỢ CHỒNG SÓC

N2T


Một năm chấm dứt, mưa thuận gió hòa, các động vật cùng nhau thương lượng, mỗi người phải tặng cho Đấng tạo hóa một món quà mà Ngài ưa thích.

Sư tử nói: “Tôi sẽ dùng vàng ròng làm tặng Ngài một cái vương miện, nhất định Ngài sẽ ưa thích”.

Báo gấm nói: “Tôi sẽ dâng cho Ngài một cây quyền trượng khảm đầy đá quý, giá trị rất to lớn”.

Lễ vật của các người khác: có cái thì trân châu rưc rỡ, có cái thì gấm đoạn hoa lệ, còn có cái là hương liệu ngàn năm…

Cuối cùng vợ chồng nhà sóc vừa già lại tàn tạ, đi đến trước mặt Đấng tạo hóa, móc từ trong túi ra một quả vỏ cứng nhỏ (hạt dẻ), ấp úng nói:

- “Thật con không có lễ vật chi để tặng Ngài, chỉ có quả vỏ cứng nhỏ này ra…”

Đấng tạo hóa từ trước đến nay luôn nhìn những thứ quý giá trong đống lễ vật đầy ắp, nay cầm lấy món quà ấy thì sung sướng nói:

- “Đây mới đúng là quà tặng trân châu quý giá”

- “Cái gì?”- Chúng nhân nhao nhao lên tiếng kháng nghị: “Chúng con kính tặng Ngài rất nhiều kỳ trân dị bảo, nhưng Ngài chỉ nhìn đến quả vỏ cứng nhỏ chẳng có chút gì là giá trị, hoàn toàn không hợp mắt…”

- “Này các con, các con biết không?” –Đấng tạo hóa nhẹ nhàng nói: “Các con tặng cho Ta rất nhiều quà, nhưng đó là một phần trong những sở hữu của các con, chỉ có quà của vợ chồng nhà sóc tặng Ta, lại chính là toàn bộ cuộc sống của nó vậy.”

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Những người nghèo khó, thật thà, chất phác, thường là những người hảo tâm nhất, có tấm lòng thơm thảo nhất. Họ dâng biếu mà không buồn nghĩ đến mình sẽ thiếu thốn, có khi nhịn đói, quà biếu của họ tuy nhỏ không đáng giá, nhưng tâm hồn họ thì vô giá, không vàng bạc nào mua được cả.

Trái lại, có những người giàu có khi dâng biếu thì tính đến cái lợi cho mình, ngày lễ ngày tết luôn tìm cách quà cáp cho giám đốc, cho cấp trên, chẳng phải họ yêu mến gì cấp trên của họ, mà là vì công việc làm ăn của họ mà thôi.

Tôi để ý thấy, mỗi lần bỏ tiền “xin thau” trong thánh lễ ngày chủ nhật, có một bà luôn bỏ mười ngàn hoặc năm mươi ngàn đồng, mỗi lần người cầm thau đến trước mặt bà, thì bà đưa tay lên cao, tờ bạc căng ra và bỏ vào cái thau. Chẳng biết bà khoe tờ giấy bạc hay là khoe cổ tay mang đầy vòng vàng ?

“Thiên Chúa cần tấm lòng hơn là của lễ”.

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:55 26/09/2009
N2T


66. Khiêm tốn chính là thành thực.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 26/09/2009
N2T


238. Mầm lúa no sữa nhất tốt nhất thì oằn xuống gần mặt đất nhất.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Giáo Lý viên 2009 tại TGP Galveston-Houston
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:34 26/09/2009
Vào ngày thứ bảy 19 tháng 9 năm 2009 vừa qua, trên 500 Giáo Lý viên thuộc Tổng Giáo Phận Galveston-Houston đã tề tựu về trường Trung Học Thánh Piô X để cùng nhau cầu nguyện và học hỏi về sứ vụ dạy Giáo Lý của mình với đề tài đặc biệt của ngày Chúa Nhật Giáo Lý năm nay là “Dạy Giáo Lý và việc Công Bố Lời Chúa.”

Đức Cha Joe Vasquez, Giám Mục Phụ Tá TGP Galveston-Houston, trong phần cầu nguyện mở đầu đã nhắn nhủ các Giáo Lý viên rằng:

“Giáo Lý viên là những người mang Đức Kitô đến cho chúng ta. Đức Kitô là trung tâm và các bạn là những người đưa người ta đến cùng Đức Kitô. Muốn làm như thế, các bạn phải biết Đức Kitô. Các bạn không thể nói về Đức Kitô nếu các bạn không biết Người. Muốn biết Đức Kitô, các bạn phải biết Thánh Kinh và cầu nguyện bằng Thánh Kinh.”

“Đây là một công tác vĩ đại, được đâm rễ sâu trong Đức Tin Công Giáo. Chúng ta nói cho người khác về Đức Kitô, là Chân Lý mà chúng ta âu yếm giữ gìn trong Hội Thánh. Phải cẩn trọng, không được truyền thông chân lý của mình, nhưng Chân Lý của Hội Thánh, cho người khác.”

Để kết thúc Đức Cha đã thay mặt Đức Hồng Y và toàn thể Tổng Giáo Phận cám ơn các Giáo Lý viên đã hăng say hy sinh phục vụ Hội Thánh. Ngài yêu cầu các Giáo Lý viên “hãy kiên trì vả tiếp tục học hỏi về Đức Tin. Chúng ta cùng nhau dạy và học Giáo Lý trong thừa tác vụ này. Các bạn hãy luôn trung tín bởi vì các bạn yêu mến sứ vụ này, và đó chính là sứ vụ của Hội Thánh”

Sau phần phát chứng chỉ cho các Giáo Lý viên tốt nghiệp các khóa căn bản và lãnh đạo, cùng cấp bằng ghi ơn cho các Giáo Lý viên đã phục vụ 10 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm, Đức Cha và Cha chủ sự đã sai các Giáo Lý viên ra đi để thực thi sứ vụ của mình bằng Nghi Thức Sai Đi. Cũng xin nhắc lại là muốn được chứng chỉ Toàn Phần về Giáo Lý viên căn bản, các Giáo Lý viên phải theo học khoảng 180 giờ về Tín Lý, Luân Lý, Phụng Vụ, Bí Tích, Cầu Nguyện, Mục vụ và Sư Phạm cùng những buổi tĩnh tâm hằng năm.

Tiếp theo là Bài Thuyết Trình Chính của Tiến Sĩ Joe Paprocki, một tác giả của nhà xuất bản Loyola Press với những tác phẩm nổi danh dành cho các Giáo Lý viên như The Cathechist’s Toolbox, A Well-Built Faith, The Bible Blue Print,…. Bà Ann Comeaux, Giám Đốc Ban Giáo Lý TGP, đã giới thiệu ông Joe Paprocki với những thành quả của ông. Đến lượt ông Paprocki, ông đã xin mọi người hãy quên đi những lời giới thiệu của bà mà chỉ nhớ rằng hiện nay ông đang làm Giáo Lý viên Lớp 8 tại một Giáo Xứ ở Nam Chicago, như mọi Giáo Lý viên khác.

Để mở đầu bài thuyết trình về “Dạy Giáo Lý và Công Bố Lời Chúa” ông đã so sánh Chúa Giêsu với mật mã (password) mà chúng ta dùng khi vào máy điện toán. Muốn đọc được các dữ liệu trong máy điện toán, ta phải biết mật mã. Muốn được ơn Cứu Độ ta phải biết Đức Kitô, vì Người là Đường đi đến Chúa Cha. Người là cửa đi vào ơn Cứu Độ, dẫn ta vào một liên hệ mật thiết với Thiên Chúa. Mỗi Giáo Lý viên phải ý thức về ơn gọi của mình và phải đáp trả lại ơn gọi ấy.

Sau đó ông đã giải thích chi tiết về việc làm thế nào để đạt được mục đích của năm Giáo Lý 2009-2010 mà Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đề ra trong tài liệu Chủ Nhật Giáo Lý năm nay:

“… Dạy Giáo Lý chuẩn bị cho người ta nghe, hiểu và áp dụng Lời Chúa trong đời sống hằng ngày.” (ĐC. Richard J. Malone, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Lý, HĐGMHK)

Ông đã đưa ra những chi tiết cụ thể để các Giáo Lý viên có thể dùng mà giúp các học viên của mình, dù là người lớn hay trẻ em, nghe, hiểu và sống Lời Chúa trong đời họ. Chúng tôi xin tóm tắt một số điểm chính ở đây.

  • Muốn cho học viên nghe Lời Chúa thì chúng ta phải làm sao cho họ ý thức rằng Lời họ đang nghe là Lời của Thiên Chúa. Để được như thế các Giáo Lý viên phải tạo cho lớp học có một bầu không khí cầu nguyện, phải đặt trọng tâm vào Lời Chúa, phải biết diễn tả Đức Tin không những bằng lời nói mà còn bằng những ngôn ngữ của Bí Tích và Phụng Vụ, đò là những dấu chỉ, biểu hiệu và cử chỉ trong các nghi thức Công Giáo.
  • Muốn cho học viên hiểu Lời Chúa thì trước hết chúng ta phải không ngừng học hỏi để gia tăng sự hiểu biết của mình. Thiên Chúa là một mầu nhiệm vô biên. Càng đi sâu vào các Mầu Nhiệm trong Thánh Kinh và Mầu Nhiệm Vượt Qua, chúng ta càng chìm sâu hơn nữa trong hố thẳm vô biên của Thiên Chúa. Vì thế chúng ta phải cố gắng học hỏi mãi mãi. Sau đó phải biết cách tạo ra một giây liên lạc với học sinh bằng cách làm theo lời Thánh Ignatiô Loyola là: “Khi dạy người khác, hãy đi vào cửa của họ… nhưng phải chắc chắn là bạn dẫn họ ra bằng cửa của bạn”. Nghĩa là chúng ta bắt đầu từ những gì họ biết rồi đưa họ đến những gì bạn muốn họ biết. Cửa của bạn ở đây không phải là Giáo Lý của bạn, nhưng là Giáo Lý của Đức Kitô được các Tông Đồ truyền lại qua Hội Thánh, hay nói đúng hơn là Chính Đức Kitô. Ông Joe cũng nhắc các Giáo Lý viên là đừng sợ dạy về Tín Lý, cũng đừng sợ bắt học viên phải học thuộc lòng một ít điều quan trọng, vì học thuộc lòng giúp họ dễ dàng diễn tả Đức Tin của họ.
  • Để giúp cho học viên biết áp dụng Lời Chúa vào đời sống hằng ngày, chúng ta cần phải chỉ cho họ biết cầu nguyện bằng Thánh kinh, chỉ cho họ cách thực hành các nhân đức, biết đem những giáo huấn trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, trong Tám Mối Phúc Thật, trong Thương Người có Mười Bốn Mối ra áp dụng vào đời sống hằng ngày của họ.


Để kết luận, ông Joe đã nhắc lại cho các Giáo Lý viên rằng dạy Giáo Lý là rao giảng Lời Hằng Sống, là gặp gỡ Đức Kitô, Cửa dẫn vào Ơn Cứu Độ, là đưa chính mình và học viên của mình đến hoán cải, đến biến đổi để trở nên hình ảnh của Đức Kitô trước mặt mọi người. Để được như thế, cần phải cầu nguyện.

Sau đó còn có ba vòng hội thảo gồm 23 đề tài khác nhau để các Giáo Lý viên có thể tham dự mà học hỏi thêm về Thánh Kinh, Tín Lý, các phương pháp Sư Phạm, cùng điều hành chương trình Giáo Lý. Ngày Giáo Lý viên được chấm dứt vào lúc 4:00 chiều.
 
Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ tại Cộng hòa Tchèque
LM Trần Đức Anh OP & Linh Tiến Khải
11:17 26/09/2009
PRAHA - Sáng 26-9-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã đến Praha, thủ đô Cộng hòa Tchèque (Tiệp) để thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ 3 ngày tại nước này.

Đây là lần thứ 4 trong 19 năm qua, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm nước Tchèque, kể từ cuộc viếng thăm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong hai ngày 21 và 22-4 năm 1990, tức là chỉ 5 tháng sau khi Liên bang Tiệp Khắc tìm lại được tự do. Đây cũng là chuyến viếng thăm thứ 3 và là chuyến viếng thăm cuối cùng ĐTC Biển Đức 16 thực hiện tại nước ngoài trong năm nay, sau hai cuộc viếng thăm tại Phi châu và Thánh Địa.

Chủ đề chuyến viếng thăm hiện nay của ĐTC là: ”Tình yêu Chúa Kitô là sức mạnh của chúng ta”, một đề tài nhắm khơi dậy niềm hy vọng nơi các tín hữu tại Tchèque trong hoàn cảnh mới mẻ, tuy được tự do và sung túc hơn về vật chất, nhưng xã hội nước này ngày càng tục hóa và vắng bóng hy vọng, đồng thời khích lệ Giáo Hội tại địa phương dấn thân làm chứng tá trong xã hội nước này.

Mức thực hành đạo của các tín hữu Công Giáo Tchèque từ năm 1946 đến 1968 ở mức độ 50%, mặc dù sức ép mạnh mẽ và các cuộc bách hại của Nhà Nước cộng sản. Nhưng sau khi cuộc cách mạng Mùa Xuân Praha năm 1968 bị thất bại, với cuộc xâm lăng của Liên xô và các nước trong Minh Ước Varsava, niềm hy vọng sụp đổ, người dân bắt đầu mất tin tưởng nơi tín ngưỡng và tương lai. Mức độ thực hành đạo tiếp tục giảm sút từ đó và xuống còn 4% tại miền Boemia và 8% tại miền Moravia như hiện nay.

Trên chuyến bay dài 2 tiếng từ Roma đến Praha, ĐTC đã chào thăm và trả lời một vài câu hỏi của các ký giả tháp tùng. Ngài cho cổ tay phải của ngài bị gẫy hồi giữa tháng 7 vừa qua nay đã khá hơn và có thể viết được. ĐTC nói: ”Tư tưởng của tôi phát triển trong lúc viết, vì thế đối với tôi thật là một cơ cực vì không thể viết được trong 6 tuần lễ. Giờ đây tôi đang tiếp tục viết cuốn sách Đức Giêsu Thành Nazareth. Nhưng tôi còn nhiều điều phải làm, có lẽ tôi sẽ hoàn tất cuốn sách này vào mùa xuân năm tới. Nhưng đây còn là một điều hy vọng”.

Một ký giả đề cập đến sự kiện 66% dân Tchèque tuyên bố không tin nơi Thiên Chúa, ĐTC nhận định rằng Giáo Hội Công Giáo phải là một thiểu số có tinh thần sáng tạo, có khả năng ảnh hưởng tới tương lai, kể cả qua việc đối thoại với những người không tin tưởng. Ngài nói: ”Các nhóm thiểu số, nếu có tinh thần sáng tạo, họ đóng góp quan trọng vào hành trình của văn hóa và của các dân tộc. Giáo Hội tại Cộng hòa Tchèque cũng phải như vậy, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, bác ái, phục vụ người nghèo, cả những người từ ngoài Âu Châu. Đó là điều mà các tín hữu Công giáo Tchèque đang dấn thân hoạt động”.

Đón tiếp

Khi đến phi trường Praha vào lúc 11 giờ rưỡi, ĐTC đã được Tổng thống Vaclav Klaus và phu nhân, cũng như ĐHY Miroslav Vlk, TGM Praha, và Đức TGM Jan Graubner Chủ tịch HĐGM Tchèque, cùng với các GM và đông đảo giới chức chính quyền đạo đời và nhiều trẻ em trong y phục truyền thống đón tiếp. 3 em bé trong y phục cổ truyền, dâng tặng những món quà biểu tượng của đất nước gồm bánh, muối và một bình đựng đất.

Trong diễn văn đầu tiên, ĐTC nhắc đến ảnh hưởng sâu đậm của Kitô giáo trên nền văn hóa Tchèque, cũng như kỷ niệm 20 năm ”Cuộc cách mạng êm như nhung”, sắp được cử hành, cuộc cách mạng đã chấm dứt thời kỳ đặc biệt cam go của đất nước. Ngài hiệp ý với nhân dân Tchèque và các nước láng giềng để cảm tạ Chúa vì cuộc giải phóng khỏi các chế độ đàn áp. Tuy nhiên, ĐTC cũng nói rằng:

”Không nên coi nhẹ tổn hại do 40 năm đàn áp chính trị gây nên. Một thảm trạng đặc biệt đối với phần đất này là toan tính tàn bạo của Nhà Nước thời ấy muốn bóp nghẹt tiếng nói của Giáo Hội. Qua dòng lịch sử của quí vị, từ thánh Venceslao, thánh nữ Ludmilla, thánh Adalberto cho đến thánh Gioan Nepomuceno, đã có những vị tử đạo can trường, mà lòng trung thành của các ngài với Chúa Kitô được biểu lộ bằng tiếng nói rõ ràng và hùng hồn hơn cả tiếng nói của những kẻ sát hại các ngài. Năm nay là kỷ niệm 40 năm qua đời của Vị Tôi Tớ Chúa ĐHY Josef Baran, TGM Praha. Tôi muốn ca ngợi Đức Cố HY và vị kế nhiệm là ĐHY Frantisek Tomasek, - mà tôi đã được đích thân quen biết, - vì chứng tá Kitô kiên cường của các ngài đứng trước cuộc bách hại. Các vị cùng với vô số các LM, tu sĩ và giáo dân nam nữ can đảm khác đã giữ cho ngọn lửa đức tin tại đất nước này luôn cháy sáng. Giờ đây tự do tôn giáo đã được phục hồi, tôi kêu gọi tất cả các công dân của Cộng hòa Tchèque hãy tái khám phá truyền thống Kitô đã hình thành nền văn hóa của mình và tôi nhắn nhủ cộng đồng Kitô hãy tiếp tục lên tiếng trong lúc đất nước phải đương đầu với những thách đố của Ngàn năm mới. ”Nếu không có Thiên Chúa Con người không biết đi đâu và cũng chẳng hiểu được mình là ai” (CV 78). Chân lý Phúc Âm là điều không thể thiếu được đối với một xã hội thịnh vượng, vì chân lý ấy mở ra viễn tượng hy vọng và làm cho chúng ta khám phá phẩm giá bất khả nhượng làm con Thiên Chúa của chúng ta.

Kính viếng thăm Chúa Hài Đồng Giêsu

Rời phi trường Starà Ruzyné, ĐTC đã đi thẳng tới Nhà thờ Đức Mẹ Chiến Thắng ở trung tâm thủ đô, cách phi trường 13 cây số. Trong thánh đường này có giữ tượng Chúa Hài Đồng Giêsu thành Praha, một pho tượng giữ vai trò quan trọng trong việc sùng kính Chúa Hài Đồng tại nhiều nơi trong Giáo Hội.

Tượng Chúa cao 47 centimet bằng gỗ có bọc nến bên ngoài do một nghệ sĩ vô danh ở miền nam Tây Ban Nha thực hiện. Tượng được công nương Isabela Manrique de Lara trao tặng con gái là Maria, khi cô thành hôn với một nhà quí tộc người Tchèque tên là Vratislav di Pernstein. Về sau, tượng được tặng cha bề trên dòng Cát Minh Nhặt Phép thuộc tu viện Đức Mẹ Chiến Thắng ở Praha vào năm 1628. Với thời gian, lòng sùng kính Chúa Hài Đồng ngày càng gia tăng. Các bảng hiệu tạ ơn bằng bạc, có hình những bàn tay nhỏ bé, được treo trên tường nhà thờ chung quanh tượng, để cảm tạ vì những ơn lành họ đã nhận lãnh.

Sang thế kỷ 19, tiếng tăm về pho tượng Chúa Hài Đồng thành Praha lan rộng tới những nước xa xăm, từ Tây Ban Nha, tới Nam Mỹ, Italia và cả Phi luật tân nữa.

Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC nói rằng:

”Tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu làm ta nghĩ ngay đến mầu nhiệm Nhập Thể, đến Thiên Chúa toàn năng làm người và đã sống 30 năm trong gia đình Nazareth khiêm hạ, được Chúa Quan Phòng phó thác cho sự bảo bọc ân cần của Mẹ Maria và Thánh Giuse. Chúng ta nghĩ đến các gia đình chúng ta và mọi gia đình khác trên thế giới, đến những vui mừng và khó khăn của họ. Cùng với ý nghĩ ấy, chúng ta dâng lời cầu nguyện, xin CHúa Hài Đồng Giêsu ban ơn hiệp nhất và hòa thuận trong mọi gia đình. Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình đang gặp khó khăn, bị thử thách vì bệnh tật và đau đớn, những gia đình đang bị khủng hoảng, chia rẽ hoặc bị xâu xé vì bất thuận và thiếu chung thủy. Chúng ta phó thác tất cả các gia đình cho Chúa Hài Đồng thành Praha, với ý thức rằng sự ổn định bền vững và hòa hợp của gia đình là điều quan trọng dường nào đối với sự tiến bộ của xã hội và tương lai của nhân loại.

”Ngoài ra, tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu, với tuổi thơ dịu dàng, làm cho chúng ta cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Chúng ta hiểu rằng chúng ta quí giá biết bao trước mắt Chúa vì chính nhờ Ngài, chúng ta trở thành con Thiên Chúa. Mỗi người là con Thiên Chúa và vì thế là an chị em chúng ta, và trong tư cách đó, họ phải được đón nhận và tôn trọng. Ước gì xã hội chúng ta hiểu rõ điều đó! Như thế mỗi người sẽ được đề cao giá trị không phải do những gì họ sở hữu, nhưng vì chính con người của họ, vì nơi khuôn mặt của mỗi người, không phân biệt chủng tộc và văn hóa, đều chiếu tỏa hình ảnh của Thiên Chúa”.

ĐTC không quên nhắc đến bao nhiêu trẻ em không được yêu thương, đón nhận và tôn trọng. Bao nhiêu em là nạn nhân của bạo hành và đủ mọi thứ khai thác bóc lột do những người vô lương tâm. Ước gì trẻ vị thành niên cũgn được tôn trọng và quan tâm săn sóc. Các trẻ em chính là tương lai và hy vọng của nhân loại”.

Gặp gỡ chính quyền

Chiều ngày 26-9-2009, ĐTC đã đến viếng thăm Tổng thống Tchèque tại lâu đài Praha. Lâu đài hùng vĩ này chỉ cách tòa Sứ Thần 4 cây số và thuộc vào số các lâu đài cổ kính rộng lớn nhất thế giới, trên một diện tích 6 hécta bao gồm nhiều dinh thự, khuôn viên và nhà thờ, nổi bật là Nhà thờ chính tòa Thánh Vitô. Cạnh lâu đài là khu vườn rộng 15 hécta. Từ năm 1918, khi Tchèque được độc lập, Lâu đài Praha trở thành phủ tổng thống.

Sau khi hội kiến với Tổng thống, ĐTC đã tiến sang sảnh đường Tây Ban Nha để gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn, cùng các quan chức khác, tổng cộng hơn 300 người.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC ghi nhận trong 20 năm qua đã có những thay đổi chính trị sâu rộng tại Âu châu, tự do được phục hồi. Tuy nhiên bổn phận củng cố các cơ cấu của sự tự do là điều quan trọng cơ bản nhưng không đủ, vì các khát vọng của con người vượt cao hơn và vượt ngoài những gì mà quyền bính chính trị và kinh tế có thể cống hiến cho con người, để hướng tới niềm hy vọng rạng ngời có nguồn gốc ở ngoài chúng ta nhưng tỏ hiện trong chúng ta như là chân lý và thiện mỹ. Sự tự do đích thực đòi phải có sự kiếm tìm chân lý là sự thiện đích thực được thực hiện trong việc hiểu biết và làm nhưng gì đúng đắn và công chính. Nói cách khác chân lý là quy tắc hướng dẫn sự tự do và lòng tốt là sự hoàn thiện của nó.

ĐTC đã khích lệ giới lãnh đạo duy trì cao độ sự nhậy cảm đối với sự thật và sự thiện trong các lãnh vực tôn giáo, chính trị hay văn hóa, mỗi người trong cương vị và bổn phận của mình. Mọi người phải cùng nhau dấn thân tranh đấu cho tự do và kiếm tìm chân lý.

Kinh chiều

Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày đầu tiên tại Tchèque là buổi hát kinh chiều trọng thể lúc quá 6 giờ chiều tại Nhà thờ chính tòa Thánh Vitô, thánh Venceslao và Adalberto, chỉ cách phủ tổng thống 200 mét.

Hiện diện trong thánh đường huy hoàng này, có lối 2.400 người gồm cách GM, LM, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và đại diện của các phong trào giáo dân.

Giảng trong buổi hát kinh chiều, ĐTC đã khích lệ các linh mục tu sĩ nam nữ chủng sinh và các phong trào giáo dân tại Tchèque can đảm noi gương Chúa Giêsu sống yêu thương và phục vụ. Trong một xã hội còn mang đậm các vết thương do ý thức hệ vô thần gây ra, và bị chủ trương tiêu thụ hưởng lạc làm lóe mắt, cũng như khuynh hướng duy tương đối luân lý làm sai lạc các giá trị nhân bản và tôn giáo, làm chứng cho Tin Mừng không phải là đoều dễ dàng. Vì thế cần củng cố các giá trị tinh thần và luân lý trong cuộc sống xã hội ngày nay. Đây là điều các cộng đoàn đang làm với các hoạt động bác ái xã hội và công tác mục vụ, trong lãnh vực giáo dục, hướng dẫn giới trẻ và gia đình.

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Chứng tá đức tin anh hùng chỉ có được nhờ sự hiểu biết gắn bó bản thân với Chúa Kitô. Chỉ có tình yêu của Chúa Kitô mới khiến cho hoạt động tông đồ đươc hữu hiệu trong những lúc khó khăn và thử thách. Ước chi tình yêu đó tỏa rạng trong mọi giáo xứ và cộng đoàn của anh chị em, cũng như trong các hiệp hội khác nhau. Ước chi anh chị em luôn là muối xã hội đem lại hương vị cho cuộc sống và là các thớ trung thành trong vườn nho của Chúa. Các GM và LM là những người đầu tiên phải không mệt mỏi làm việc cho thiện ích của tín hữu và sẵăn sàng tận hiến chính mình cho đoàn chiên. ĐTC nhắn nhủ các tu sĩ nam nữ trung thành với các lời khấn và sống chứng tá tình yêu thương huynh đệ. ĐTC khích lệ các chủng sinh và người trẻ chuẩn bị cho minh hành trang trí thức văn hóa, tinh thần và mục vụ vững vàng, và cố gắng nên thánh đặc biệt trong Năm Linh Mục kỷ niệm 150 năm qua đời của thánh Cha Sở họ Ars.”
 
Đức Thánh Cha đòi hỏi các giới hữu trách quốc tế phải bảo vệ tạo vật
Bùi Hữu Thư
12:08 26/09/2009
Rôma, ngày 24 tháng 9, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Các giới hữu trách quốc tế phải cùng hợp tác để bảo vệ tạo vật. Đây là điều Đức Thánh Cha đòi hỏi trong một điện văn được truyền hình tới Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hịệp Quốc về sự thay đổi khí hậu, sẽ được khai mạc tại Nữu Ước ngày 15 tháng 9 và chấm dứt ngày 2 tháng 10.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi này vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày 16 tháng 8 vừa qua.

Trong điện văn được truyền hình, ngài nhấn mạnh rằng, “Trái Đất là một quà tặng quý báu của Đấng Tạo Hóa, khi thiết lập trật tự nội tại, đã ban cho chúng ta những hướng dẫn để giúp chúng ta quản trị tạo vật.” Ngài giải thích, “Chính trong bối cảnh này, Giáo Hội cho rằng các vấn đề liên quan đến môi sinh và việc bảo vệ môi sinh phải được liên kết chặt chẽ với việc phát triển toàn vẹn con người.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh, «Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta môi trường thiên nhiên, do đó việc chúng ta sử dụng đòi hỏi một trách nhiệm cá nhân đối với nhân loại nói chung, và đặc biệt đối với người nghèo khó, và các thế hệ tương lai.”

Ngài đòi hỏi, «Do đó điều quan trọng là Cộng Đồng Quốc Tế và mỗi chính phủ phải gửi đến người dân của họ những điện văn thích hợp với công dân của họ và phải thành công trong việc chống lại những phương cách tại hại khi khai thác môi sinh.”

Ngài tiếp, “Giá trả về kinh tế và xã hội cho việc sử dụng các nguồn nhiên liệu chung phải được minh bạch và phải được hoàn trả bởi những thế hệ hiện hành, thay vì bởi các thế hệ tương lai.”

Đức Thánh Cha giải thích, “Việc bảo vệ môi sinh, và gìn giữ các nhiên liệu và khí hậu, đòi hỏi tất cả những người hữu trách phải hoạt động phối hợp với nhau, trong khi vẫn tôn trọng và cổ võ cho sự liên đới với các khu vực yếu đuối nhất trên thế giới.”

Đức Thánh Cha phỏng định rằng, “Điều thiết yếu là mẫu mực hiện thời cho việc phát triển quốc tế phải được biến đổi bằng một sự chấp nhận lớn hơn và chia sẻ hơn của những vị hữu trách đối với Tạo Vật: đó là không những chỉ đòi hỏi về những vấn đề liên quan đến môi sinh, mà cả đến những thảm họa về nạn đói kém và nghèo khó của nhân loại.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI mời gọi tất cả các thành viên của Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế cùng hợp tác để hành động với một thái độ “xây dựng” và một “lòng can đảm quảng đại.”
 
Đại sứ quán Hoa Kỳ và Caritas Quốc tế tổ chức hội nghị về trẻ em và HIV/AIDS
Peter Nguyễn Minh Trung
13:13 26/09/2009
VATICAN (CNA) - Đại Sứ Quán Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh và Caritas Quốc tế sẽ tổ chức một buổi thảo luận chuyên đề vào ngày 14-10 sắp tới liên quan đến vấn đề phòng tránh HIV/AIDS lây từ mẹ sang con và các phương thức trị liệu cải tiến khi điều trị cho trẻ nhiễm HIV.

Theo lịch trình, các chủ đề chuyên môn sẽ được đem ra thảo luận bao gồm những phương pháp hữu ích, liệu pháp và thử nghiệm dành cho những người nhiễm HIV/AIDS. Một chuyên đề khác cũng sẽ được bàn thảo là làm thế nào Giáo hội Công giáo và các tổ chức liên chính phủ, chính phủ các nước và những tổ chức xã hội khác có thể tăng cường sự hợp tác lẫn nhau để giúp đỡ các nạn nhân HIV trẻ tuổi và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh này từ mẹ sang con.

Đức Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Chăm sóc Y tế, sẽ đọc diễn văn chào mừng các tham dự viên. Trong buổi thảo luận cũng sẽ có sự hiện diện của Tiến sĩ Miguel H. Diaz - Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, Hiệp sĩ Lesley-Anne và Tổng thư ký Caritas Quốc tế.

Linh mục David Glenday, MCCJ, tổng thư ký Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền cũng sẽ đọc bài chào mừng tại hội thảo.

Các chuyên gia tham dự hội nghị lần này bao gồm các thành viên ủy ban HIV của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà nghiên cứu và đại diện các công ty dược phẩm, các tổ chức tôn giáo, dòng tu và các tổ chức từ thiện trên khắp thế giới quy tụ về.

Sau hội nghị sẽ là cuộc tập huấn 2 ngày nhằm nâng cao nhận thức làm thế nào để truyền cảm hứng tới mọi người, khiến họ thực hiện hành động bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất từ căn bệnh thế kỷ.
 
ĐGH Beneđictô XVI là một trong những vị Giáo hoàng uyên bác nhất lịch sử
Peter Nguyen Minh Trung
14:53 26/09/2009
ROME (CNA) - Tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, cựu phát ngôn viên Vatican trong suốt 22 năm, đã nói rằng Giáo hội Công giáo hiện đang có một trong những vị Giáo hoàng uyên bác nhất lịch sử.

Tiến sĩ Navarro-Valls từng làm việc 2 năm với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, và 20 năm với Đức Gioan Phaolô II.

Trả lời phỏng vấn tờ El Mundo, Navarro-Valls cho biết ông xem Đức Benedict XVI là vị Giáo hoàng với kiến thức cá nhân rộng lớn và lỗi lạc nhất trong lịch sử của Giáo hội. Nhận thức và quan niệm của Đức Giáo Hoàng bao quát tuyệt vời đến nỗi những người ngoài Công giáo và những người không tin vào Thiên Chúa cũng nhận ra điều đó.

Cựu phát ngôn viên Tòa Thánh tin rằng Đức Giáo Hoàng Benedict XVI không phải là một người lạnh lùng. Một điểm độc đáo của Đức Benedict XVI là sự tin tưởng của ngài về bản ngã của con người, khả năng tìm kiếm sự thật của họ. Và một trong những vấn đề lớn nhất ngài phải đối mặt là chủ nghĩa tương đối, như chính ngài đã mô tả về điều này một vài ngày trước khi được bầu làm Giáo hoàng.

Khi được hỏi thêm về những gì ông cảm nhận dưới thời Đức Gioan Phaolô II như ông đã ghi lại trong quyển ghi chép dày 600 trang liên quan đến vị tiền nhiệm của Đức Benedict XVI, Tiến sĩ Navarro-Valls cho biết một năm rưỡi trước, có một nhà xuất bản Hoa Kỳ đã đề nghị ông mức nhuận bút 1,5 triệu Mỹ kim để viết quyển sách đó. Nhưng ông lại dằn vặt khi cho rằng điều ông nên làm là đặt qua một bên tất cả những thứ đó và dành ra một năm rưỡi ngồi trong phòng viết quyển sách này thay vì lãng phí thời gian cho những đề nghị như vậy. Đối với ông, viết quyển sách kể về những năm tháng làm việc với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là một trách nhiệm luân lý đòi buộc, vì Đức Gioan Phaolô II tuy được yêu mến nhiều nhưng không phải ai cũng biết rõ về ngài, và ông nghĩ mình nên viết để mọi người có thể có cái nhìn cận cảnh hơn về cuộc đời của vị Giáo hoàng.

Theo tiến sĩ Navarro-Valls, tính cách và con người của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chưa được biết đến đầy đủ. Ví dụ như ngài rất có óc hài hước, thậm chí khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn nhất ngài vẫn giữ được sự lạc quan.

Còn về Đức Benedict XVI, rõ ràng ngài là một người lỗi lạc hiếm thấy, ngài từng giữ chức chủ tịch Ủy ban Thần học Quốc tế trước khi lên ngôi Giáo hoàng. Vào năm 2006, khi bị người Hồi giáo chỉ trích về lời phát biểu của ngài tại đại học Regenburgs mà họ cho là xúc phạm tiên tri Mohammad và các cuộc thánh chiến của họ, khi Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn một phát biểu của vua Byzantine Manuel II Paleologos từ thể kỷ XII, bài phát biểu được chuẩn bị trước kỹ càng, những gì ngài nói hoàn toàn không vô tình hay nhất thời. Nhưng thậm chí khi được Đức Giáo Hoàng nói ra, những lời ấy cao siêu đến mức một người uyên bác thông thường phải được nghe lại vài lần mới nắm ý trọn vẹn. Từ đó, cũng dễ hiểu tại sao người Hồi giáo dù có cầm trong tay nguyên văn bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng không bị cắt xén, vẫn có thể hiểu lầm ý của ngài khi bị tác động thêm bởi các báo đài. Chính vì nó uyên bác khiến người Hồi giáo khó hiểu, nếu không muốn nói là không hiểu, nên các phương tiện truyền thông dễ dàng ru ngủ họ bằng các luận điệu khích bác Giáo hội và cách riêng là tấn công trực tiếp vào Đức Giáo Hoàng.

Sau đó, Đức Giáo hoàng có xin lỗi thế giới Hồi giáo. Nhưng chúng ta cũng phải lưu ý rằng: ngài không xin lỗi về nội dung đã nói sai, nhưng xin lỗi vì nội dung đó đã làm người Hồi giáo tức giận. Ngài chưa bao giờ nói rút lại lời nói của ngài cả.

Điều này giống như khi Đức Thánh Cha Benedict XVI nói về vấn đề bao cao su trên máy bay tông du tới Phi Châu. Nó khoa bảng và khó hiểu, trừu tượng và dễ bị diễn dịch sai, nên ngay sau đó thế giới hàn lâm lại được một phen tranh luận khi cánh truyền thông cố tình diễn sai lạc ý nói của Đức Giáo Hoàng. Đến nỗi sau đó một khoa học gia uy tín của đại học lừng danh Havard đã phải lên tiếng rằng: "Là một nhà khoa học, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy sự gần gũi lạ kỳ giữa những gì Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói trên chuyến bay khi tông du đến Cameroon vào tháng 3-2009, phát biểu đó của Đức Giáo Hoàng cũng là kết quả của hầu hết các nghiên cứu khoa học gần đây."

Đó chỉ là vài câu chuyện nhỏ liên quan đến tri thức của Đức Benedict XVI - một trong những vị Giáo hoàng uyên bác nhất lịch sử Giáo hội.
 
Điều tra châu Âu của Liên Hội đồng Giám mục Âu châu
PV WHĐ
14:56 26/09/2009
WHĐ (26.09.2009) / ZENIT – Một cuộc điều tra châu Âu về chủ đề: “Giáo hội và Nhà nước, hai mươi năm sau bức tường Berlin sụp đổ” sẽ được giới thiệu tại cuộc gặp gỡ của Liên Hội đồng Giám mục Âu châu (LHĐGMÂC). Cuộc gặp gỡ được tổ chức theo lời mời của Đức Hồng y André Vingt-Trois, tổng giám mục Paris và chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, từ ngày 1 đến ngày 4 tháng mười tại tòa nhà của Hội đồng Giám mục Pháp.

Đức Hồng y Giovanni Battista Re, Bộ trưởng Bộ Giám mục, Giám mục Dominique Mamberti, Thư ký phụ trách các Quan hệ với các Quốc gia, Giám mục André Dupuy, Khâm sứ Tỏa thánh cạnh Liên hiệp châu Âu, và Giám mục Aldo Giordano, quan sát viên thường trực cạnh Hội đồng châu Âu cũng tham gia cuộc gặp gỡ này.

Theo thông báo của LHĐGMÂC, cuộc điều tra nhằm “định rõ các mô hình khác nhau và các giải pháp pháp lý được mỗi quốc gia châu Âu áp dụng để làm khung pháp lý cho hoạt động của Giáo hội Công giáo trong nước của mình và giải quyết các quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội và với các tổ chức của Giáo hội, đặc biệt về mục vụ, xã hội và giáo dục.”

Các kết quả của cuộc điều tra này sẽ được trình bày tại Hội nghị. Đây là phần trả lời cho các câu hỏi được đặt ra: “Khung pháp lý của Giáo hội Công giáo trong các quốc gia châu Âu là gì? Luật và thỏa ước nào đã bị bãi bỏ cho tới nay? Các tổ chức công ích của Giáo hội (trường học, bệnh viện…) được trợ cấp như thế nào? Các định ước, hiệp ước và quy ước khác nhau được các thể chế châu Âu áp dụng ảnh hưởng thế nào trên bối cảnh địa phương? Những khía cạnh cộng đồng của tôn giáo là gì?”

Phần thứ hai của chương trình sẽ dành cho vai trò của Liên Hội đồng Giám mục Âu châu đối với Giáo hội tại châu Âu, với việc trình bày các hoạt động của các Ủy ban khác nhau của LHĐGMÂC: Các Ủy ban giám mục Âu châu về “Truyền thông”, về “Di dân”, về “Việc dạy giáo lý, trường trung học và đại học”; tổ chức Âu châu về ơn gọi và Ủy ban “Môi trường”.

Cũng nằm trong chương trình làm việc là sự hợp tác giữa LHĐGMÂC và các tổ chức lục địa khác như SECAM (Liên Hội đồng giám mục Phi châu và Madagascar) và CELAM (Liên Hội đồng giám mục châu Mỹ Latinh).

Cuộc gặp gỡ sẽ là cơ hội để trình bày chương trình của cuộc Trao đổi lần II giữa Công giáo và Chính thống giáo (tại đảo Rhodes, Hy Lạp, 23-27/11/2009) về chủ đề Quan hệ Giáo hội – Nhà nước. Các Chủ tịch cũng sẽ được thông tin về các hoạt động trong sự hợp tác với KEV (Hội đồng các Giáo hội châu Âu) được thực hiện trong năm.

Ngoài ra, các Chủ tịch cũng sẽ nhận được các thông báo ngắn gọn về các chủ đề thời sự: cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI tại Cộng hòa Tchèque (26-28/9/2009); Năm Linh mục (19/6/2009-11/6/2010); quan tâm của Giáo hội Công giáo đối với cư dân vùng Thánh Địa; báo cáo về Giáo hội và các phương tiện truyền thông năm vừa qua; ý thức hệ về giới (gender) trong toàn cảnh pháp luật của châu Âu, và các vấn đề thời sự về lĩnh vực đạo đức sinh học.

Chương trình làm việc cũng dành thời gian cho việc cầu nguyện và cử hành Thánh Thể. Đặc biệt, các giám mục châu Âu sẽ cử hành thánh lễ vào ngày thứ bảy 3-10, tại nhà nguyện Notre-Dame de la Médaille miraculeuse và ngày chủ nhật 4-10 tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Paris.

Liên Hội đồng Giám mục Âu châu quy tụ các chủ tịch của 33 Hội đồng Giám mục hiện hữu tại châu Âu và các tổng giám mục Luxembourg và công quốc Monaco và giám mục giáo phận Chisinau (Molđavi).

Liên Hội đồng do Đức Hồng y Peter Erdo, tổng giám mục Esztergom-Budapest, giáo chủ Hungari làm chủ tịch từ năm 2006. Các phó chủ tịch của ngài là ĐHY Josip Bozanic, tổng giám mục Zagreb và ĐHY Jean-Pierre Ricard, tổng giám mục Bordeaux.

(Theo Zenit, hdgmvietnam.org)
 
Top Stories
Pope decries Czech communist-era persecution
William J. Kole /AP
11:10 26/09/2009
PRAGUE – Pope Benedict XVI criticized the communist era's fierce religious persecution Saturday as he began a three-day pilgrimage to the Czech Republic, and urged the heavily secular nation to rediscover its Christian roots.

At a welcome ceremony at Prague's Ruzyne International Airport, the 82-year-old pope spoke of how the communist regime, which was overthrown in 1989, ruthlessly persecuted the Roman Catholic Church.

"I join you and your neighbors in giving thanks for your liberation from these oppressive regimes," Benedict said, hailing the collapse of the Berlin Wall two decades ago this autumn as "a watershed in world history."

"Nevertheless, the cost of 40 years of political repression is not to be underestimated," the pope said. "A particular tragedy for this land was the ruthless attempt by the government of that time to silence the voice of the church."

"Now that religious freedom has been restored, I call upon all the citizens of this republic to rediscover the Christian traditions which have shaped their culture," he added.

Scores of pilgrims poured into Prague for the nation's first papal visit in a dozen years. But overall, Benedict got a tepid reception: No crowds, billboards or posters greeted him, and he didn't even make the front page of the daily Pravo, a major newspaper.

Most Czechs seemed to shrug the trip off as irrelevant — and some were openly hostile.

"It's just a waste of money," said Kveta Tomasovicova, 56, who works at Prague's National Library. "At a time of economic crisis, when our salaries are going down, the visit is a useless investment."

Even the Vatican acknowledges the 13th foreign trip of Benedict's papacy casts the pope as an apostle among the apostate. Secularism is so ingrained in the modern Czech Republic that "the practice of religion is reduced to a minority," said the pope's spokesman, the Rev. Federico Lombardi.

Even so, Czech organizers expect 100,000 faithful to pack an airfield for Sunday's outdoor Mass in the southern city of Brno — the highlight of the visit. Some pilgrims were expected from neighboring Austria and Poland.

Under communism, which ended with the 1989 Velvet Revolution that drew hundreds of thousands of Czechs to street protests, the church was brutally repressed.

The regime, which seized power in 1948 in what was then Czechoslovakia, confiscated all church-owned property and persecuted many priests. Churches were then allowed to function only under the state's control and supervision.

An enduring symbol of that struggle is the 14th-century St. Vitus Cathedral, the iconic Gothic centerpiece of Prague's medieval Hradcany Castle. Two decades after the collapse of communism, the church is still fighting to recover it from the government.

That bitter restitution battle has left a sour taste in the mouths of many Czechs. And some — claiming the church cares more about property than souls — have drifted away from the faith.

In 1991, 4.5 million of the country's 10 million people said they belonged to a church. In 2001, a census showed that number had plunged to 3.3 million.

Recent surveys suggest the freewheeling drop continues. About one in two respondents to a poll conducted by the agency STEM said they don't believe in God. Another 28 percent said they considered themselves believers, and 24 percent were undecided. The poll had a margin of error of 2.5 percentage points.

Moreover, the Czech Republic is one of the few nations in the world that has not ratified a standard treaty with the Vatican that spells out church-state relations.

"Czechs are getting less religious every year," said Klara Kucerova, a resident of Brno. "They are more interested in horoscopes or other kinds of magical predictions."

Underscoring the hostility toward the church, a group calling itself Condom Positive planned to distribute condoms bearing a likeness of the pope wearing one on his head and the words: "Papa said no! And you?"

Another group, Condoms for the Pope, said it would inflate prophylactics to condemn Benedict's assertion earlier this year that condoms are not the answer to Africa's severe AIDS problem.

The pope's position "clearly shows us that he is more interested in preserving dogma than saving the lives of African women, men and children," the group said in a statement.

At a stop Saturday at Prague's Church of Our Lady of Victory, home to a revered statuette of the infant Jesus, the pope condemned violence and neglect against children.

"May children always be accorded the respect and attention that are due to them: They are the future and the hope of humanity!" he said.

Later, the pope met with President Vaclav Klaus and with other current and former leaders, including Vaclav Havel, the playwright-turned-president who led the 1989 anti-communist uprising.

"Europe is more than a continent. It is a home. And freedom finds its deepest meaning in a spiritual homeland," Benedict told a gathering of politicians and diplomats, urging them to consider the "irreplaceable role of Christianity" as a moral compass.

After Sunday's Mass in Brno, the pope returns to Prague to meet with local leaders of other religious faiths and with scholars at Prague's castle.

On Monday, Benedict visits the basilica of St. Wenceslas — the nation's patron saint — in the town of Stara Boleslav, a popular pilgrimage site just northeast of the capital. He then lunches with Czech bishops in Prague before returning to Rome.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090926/ap_on_re_eu/eu_czech_pope; Associated Press Writers Victor L. Simpson and Karel Janicek contributed to this report)
 
Vietnam: Government Rejects UN Proposals to Improve its Rights Record
Human Rights Watch
11:28 26/09/2009
New Arrests of Peaceful Critics Show Vietnam Lacks Commitment to Protecting Human Rights

(New York September 25, 2009 ) - The Vietnamese government has rejected and ignored recommendations to improve its deteriorating human rights record raised during the UN Human Rights Council's Universal Periodic Review process that ended this week, Human Rights Watch said today.

"Shockingly, Vietnam denied to the Human Rights Council that it has arrested and imprisoned hundreds of peaceful dissidents and independent religious activists," said Elaine Pearson, deputy Asia director at Human Rights Watch. "Yet in just the four months since Vietnam's last appearance at the council, it has arrested scores more."

Despite abundant evidence to the contrary, Vietnam asserted during the Human Rights Council review process that it has no "so-called ‘prisoners of conscience';" that no one is arrested for criticizing the government, only for violating Vietnam's laws; that its national security laws "conform to international law;" and "there is no practice of torture or degrading treatment of law offenders and those under detention for investigative purposes."

In Vietnam's final report, adopted by the Human Rights Council on September 24 as part of a required review process for all UN member states, the Vietnamese government refused to seriously discuss or respond to many of the Human Rights Council's recommendations.

Instead, Vietnam rejected 45 recommendations from member states. These included proposals that the government lift internet and blogging controls and prohibitions on privately owned media; allow groups and individuals to promote human rights, express their opinions and publicly dissent; expedite local registration of religious organizations and equitable resolution of religious property disputes; take steps to abolish the death penalty; repeal or amend national security laws used to criminalize peaceful dissent, and release peaceful prisoners of conscience.

Vietnam also refused to issue standing invitations to UN rights experts to visit Vietnam, including UN special rapporteurs on freedom of expression, religious freedom, torture, human rights defenders, and violence against women, and the UN Working Group on Arbitrary Detention.

"Vietnam - a member of the UN Security Council - has made a mockery of its engagement at the UN Human Rights Council," said Pearson. "Vietnam rejected even the most benign recommendations based on the international covenants it has signed, such as allowing people to promote human rights or express their opinions."

Of the 93 recommendations accepted by the Vietnamese government, many consisted of only broad statements of intent to "consider" proposals by member states. Vietnam also claimed to have already carried out - or to be in the process of carrying out - recommended measures to ensure full respect of freedom of religion and to prevent violence and discrimination against ethnic minorities.

"Like China, Vietnam has rebuffed the Human Rights Council in an effort to sanitize its abysmal rights record," said Pearson. "The UN's rights review offers proof to the world that despite international concern, Vietnam has no real intention of improving its record."

On the positive side, after the Human Rights Council's interactive dialogue on Vietnam's rights review in May, the Vietnamese government reduced the number of crimes punishable by capital punishment.

Dodging and Denial of Rights Abuses

Vietnam, which sent 25 high-level officials from Hanoi to Geneva to lobby member states during the May dialogue, attempted to pad the speakers' list with like-minded states whose representatives commended Vietnam's accomplishments in human rights and poverty reduction.

The country's final report stated that Cuba had praised Vietnam's successes, "based in a system freely chosen by the people," and its protection of the rights of ethnic minorities, while Sri Lanka had asserted that "Vietnam more than any other country has stood up for the human rights of its own people and throughout the world by fighting for national independence, freedom and social progress."

Vietnamese state television broadcast the first 20 minutes of the interactive dialogue, which included speeches by representatives of seven friendly states who lined up early, but the broadcast was terminated when Canada's representative, who was critical of Vietnam's rights record, rose to speak.

At least 15 states, including the Czech Republic, which held the EU presidency at the time of the May dialogue, were unable to speak because of time restraints. Of the 60 states whose representatives did speak, a broad range of countries made strong recommendations, including Argentina, Australia, Austria, Azerbaijan, Brazil, Burkina Faso, Canada, Chile, Finland, France, Germany, Ireland, Italy, Malaysia, Mexico, Netherlands, New Zealand, Norway, Poland, South Korea, Sweden, Switzerland, United Kingdom, and the United States.

Arbitrary Detentions

Despite Vietnam's denials that it arbitrarily arrests and imprisons peaceful government critics, human rights defenders, political bloggers, and independent church activists, the government has arrested scores more since May.

In August, for example, the Vietnamese state news agency reported that 27 people had been arrested for their alleged links to the Democratic Party of Vietnam, which like all parties in Vietnam other than the ruling Communist Party, is banned. Of those arrested, at least five - including the prominent rights lawyer Le Cong Dinh - have been prosecuted on national security charges. More than a dozen other dissidents and democracy activists arrested during the last year on national security charges await trial.

Many of the recent arrests have taken place away from the public spotlight. On May 30, for example, police arrested a land rights activist, Huynh Ba, a member of the Khmer Krom ethnic minority who led protests of farmers in the Mekong Delta over confiscation of their farm land. Since his arrest, he has been held incommunicado in Soc Trang provincial prison.

Since May, more than 30 Montagnard Christians belonging to independent house churches in Gia Lai province have been arrested, with some severely beaten, for holding unsanctioned prayer meetings in their homes. In addition, nine Montagnards were sentenced in recent months to prison terms of up to 12 years on national security charges, joining another 300 Montagnards imprisoned since 2001.

"Vietnam's ongoing arrests of peaceful dissidents and church activists - conducted even as the UN was evaluating its rights record - shows its flagrant disregard for its international human rights obligations," said Pearson. "Member states should deliver a clear message to Vietnam that it needs to uphold its international rights commitments."

(Source: http://www.hrw.org/en/news/2009/09/25/vietnam-government-rejects-un-proposals-improve-its-rights-record)
 
Pope decries `wounds' left by Czech communism
Victor L. Simpson, AP
15:06 26/09/2009
PRAGUE – Pope Benedict XVI sought to reach out to the heavily secular people of the Czech Republic on Saturday, decrying the "wounds" left by atheistic communism and urging them to rediscover their Christian roots.

As he began a three-day pilgrimage coinciding with the fall of communism in this central European country 20 years ago, Benedict said Christianity has an "irreplaceable role" to play in their lives.

The Czech Republic is one of the most secular countries in Europe, with nearly half the country professing to be non-believers.

The atmosphere surrounding the visit appeared to reflect that.

Few people turned out for the formal welcoming ceremony at Prague's Ruzyne International Airport, there were no crowds or welcoming billboards on the streets and the city's newspapers barely mentioned the visit. Local TV stations, however, broadcast the ceremony live.

Vatican organizers are hoping for a crowd of up to 200,000 people for the pope's Sunday Mass in Brno, in the Catholic heartland of the Czech Republic.

Upon arriving, the 82-year-old pope spoke of how the communist regime, which was overthrown in 1989, ruthlessly persecuted the Roman Catholic Church.

"I join you and your neighbors in giving thanks for your liberation from these oppressive regimes," Benedict said, hailing the collapse of the Berlin Wall two decades ago this autumn as "a watershed in world history."

"Nevertheless, the cost of 40 years of political repression is not to be underestimated," the pope said. "A particular tragedy for this land was the ruthless attempt by the government of that time to silence the voice of the church."

"Now that religious freedom has been restored, I call upon all the citizens of this republic to rediscover the Christian traditions which have shaped their culture," he said.

He kept up on that theme as the day went by, telling Czech officials and diplomats gathered in medieval Hradcany Castle of the "irreplaceable role of Christianity for the formation of the conscience of each generation."

Later, at an evening prayer service, Benedict said the "long winter of communist dictatorship" has left its scars.

"Society continues to suffer from the wounds caused by atheist ideology, and is often seduced by the modern mentality of hedonistic consumerism," he said.

The service was held in St. Vitus Cathedral, the Gothic centerpiece of the castle complex that has come to symbolize the Catholic church's dilemma. Although religious freedom was restored when communism fell, the church is still battling for the return of the cathedral and other property given to the state by the communist regime.

"We are convinced that you are coming to visit your brothers and sisters in distress, for neither are we a great country, nor a numerous and great church community," Cardinal Miloslav Vik said in welcoming Benedict to the cathedral.

The German-born pope, who gave his speeches in either English or Italian, was making his first foreign trip since he broke his right wrist in a fall while on vacation in July. He told reporters aboard his plane that he is finally able to write again and hopes to complete a new book by next spring.

Scores of pilgrims poured into Prague for the nation's first papal visit in a dozen years. But most Czechs seemed to shrug the trip off as irrelevant — and some were openly hostile.

"It's just a waste of money," said Kveta Tomasovicova, 56, who works at Prague's National Library. "At a time of economic crisis, when our salaries are going down, the visit is a useless investment."

Under communism, which ended with the 1989 Velvet Revolution that drew hundreds of thousands of Czechs to mostly nonviolent street protests, the church was brutally repressed.

The regime, which seized power in 1948 in what was then Czechoslovakia, confiscated all church-owned property and persecuted many priests. Churches were then allowed to function only under the state's control and supervision.

The bitter restitution battle has left a sour taste in the mouths of many Czechs. And some — claiming the church cares more about property than souls — have drifted away from the faith.

In 1991, 4.5 million of the country's 10 million people said they belonged to a church. In 2001, a census showed that number had plunged to 3.3 million.

Recent surveys suggest the freewheeling drop continues. About one in two respondents to a poll conducted by the agency STEM said they don't believe in God. Another 28 percent said they considered themselves believers, and 24 percent were undecided. The poll had a margin of error of 2.5 percentage points.

Underscoring the hostility toward the church, a group calling itself Condom Positive planned to distribute condoms bearing a likeness of the pope wearing one on his head and the words: "Papa said no! And you?"

Another group, Condoms for the Pope, said it would inflate prophylactics to condemn Benedict's assertion earlier this year that condoms are not the answer to Africa's severe AIDS problem.

At a stop Saturday at Prague's Church of Our Lady of Victory, home to a revered statuette of the infant Jesus, the pope condemned violence and neglect against children.

"May children always be accorded the respect and attention that are due to them: They are the future and the hope of humanity!" he said.

The pope met with President Vaclav Klaus and other current and former leaders, including Vaclav Havel, the playwright-turned-president who led the 1989 anti-communist uprising.

After Sunday's Mass in Brno, the pope returns to Prague to meet with local leaders of other religious faiths and with scholars at Prague's castle.

On Monday, Benedict visits the basilica of St. Wenceslas — the nation's patron saint — in the town of Stara Boleslav, a popular pilgrimage site just northeast of the capital. He then lunches with Czech bishops in Prague before returning to Rome.

(Source: http://news.yahoo.com/ Associated Press Writers William J. Kole and Karel Janicek contributed to this report.)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư Mục vụ giáo phận Kontum cho Học sinh Thiếu nhi nhân Tết Trung Thu
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
08:04 26/09/2009

Kontum, ngày 15 tháng 09 năm 2009

Mến gửi: Các thiếu nhi
Gia đình Giáo phận Kontum.

Các con yêu quý,
Cha gửi tới các con lời cầu chúc bình an của Chúa Giêsu. Cha cũng cám ơn các con đã cầu nguyện thật nhiều cho cha trong những ngày tháng qua. Nhân những ngày đầu Năm Học mới, cha muốn chia sẻ với các con đôi điều.

Mừng Năm Học mới 2009-2010

Một Năm Học mới vừa bắt đầu. Xin Chúa ban ơn giúp sức để các con có một năm học tốt đẹp. Hãy nhớ mọi người thân yêu đang hy sinh để các con được giáo dục nên người trưởng thành mọi mặt, có trí khôn mở mang biết phân biệt tốt xấu, phải trái; có con tim biết thương yêu và chuộng công bằng chân lý; có khả năng phục vụ Giáo hội và xã hội. Lòng hiếu thảo biết ơn sẽ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy các con chăm ngoan. Hãy chăm chỉ học tập nên người anh em với mọi người, nên người con của Chúa. Các con đừng quên “thời giờ là vàng”, “có chí thì nên”, “có công mài sắt có ngày nên kim”… Cha cầu chúc các con một năm học thật tốt đẹp và xứng danh người học sinh Công Giáo.

Mừng Tết Trung Thu 2009

Tết Trung Thu cũng sắp tới. Phố phường đã thấy bầy bán đủ kiểu đèn. Bánh Trung Thu cũng bầy bán khắp nơi. Các bậc cha anh đang rộn rã chuẩn bị Tết cho con cháu. Nhiều vị còn nghĩ tới các con em nghèo, các con em ở vùng sâu vùng xa. Các con em đó cũng có quyền được hưởng niềm vui của ngày Tết như các con. Các con đừng quên các bạn đó nhé. Ngoài những món quà chia sẻ gửi cho các bạn đó, các con còn có thể chia sẻ bằng lời cầu nguyện, bằng việc chăm học để sau này có khả năng giúp nâng cao cuộc sống của lớp người nghèo, giúp cuộc sống của nhiều người trở nên tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Chúc các con một Tết Trung Thu giàu tình người hơn được thể hiện qua nhiều việc làm có ý nghĩa.

Mừng lễ Chúa Giáng Sinh 2009

Còn đúng 100 ngày nữa tới lễ Chúa Giáng Sinh. Nhưng hiện nay có nhiều em học sinh đã nghĩ tới kỳ thi học kỳ I. Tại sao vậy? Vì suốt hơn 30 năm qua - kể từ năm 1975 - kỳ thi này vẫn được xếp vào chính ngày Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, mặc dầu đã có nhiều góp ý xây dựng. Nhiều học sinh vẫn bị cái ngày thi đó “ám ảnh”! Với con mắt người đời, đây là một nỗi buồn phiền, với cái nhìn của lòng tin vào “Thiên Chúa là chủ lịch sử” thì “biến cố” này lại mang một giá trị khác. Xin Chúa cho chúng ta biết đọc ra được ý Ngài! Cụ thể các con cần ứng xử thế nào? Để niềm vui Giáng Sinh được lan toả rộng khắp, các con có thể đón mừng Chúa Giáng Sinh không chỉ một ngày 25.12 mà là mừng nhiều ngày, mừng ngay từ ngày hôm nay. Hãy biến nhà trường thành “ngôi thánh đường” mới. Hãy biến lớp học thành hang đá kiểu mới. Hang đá không còn chỉ là túp lều bằng tranh hay bằng giấy với vài dây đèn điện nhấp nháy, mà là bằng những bài học bài tập đạt thành quả cao nhất, bằng những ngày sống lành thánh. Các thiên sứ là chính các con, những học sinh Công Giáo ưu tú, xuất sắc, chăm ngoan. Mục đồng là bạn bè của các con. Hãy nhìn các thầy cô như những nhà đạo sĩ thuộc mọi tôn giáo hay chính kiến đến viếng thăm Hài Nhi Giêsu đang ngự trong tâm hồn các con, đang hiện diện ngay trong lớp học của các con. Hãy cầu nguyện cho các thầy cô và bạn bè cũng được gặp Chúa Hài Đồng. Làm được thế thì ngày thi học kỳ I có còn tiếp tục được xếp vào đúng ngày 25.12 như bao năm qua chỉ còn là “chuyện nhỏ”. Làm được như thế, thì sứ điệp giáng sinh “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người Chúa thương” sẽ được cất vang không chỉ ngày 25.12 mà suốt cả năm học của các con cũng như khắp nơi các con đặt chân đến.

Mến gửi tới các con những lời nguyện chúc tốt đẹp nhất nhân danh Thiên Chúa quyền năng và giàu lòng xót thương.

Mến thương,

Giám Mục Giáo Phận Kontum
 
Mừng lễ Thánh Bảo Trợ Đức Cha Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt
Nguyễn Xuân Trường
08:14 26/09/2009
Bắc Ninh- Ngày 26.9.2009, lễ thánh Cosma bảo trợ đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt. Đông đảo tín hữu thuộc mọi thành phần dân Chúa ở trong Nam ngoài Bắc, từ hải ngoại xa xôi và một số quí khách ngoài Công giáo đã về tòa giám mục và nhà thờ chính tòa Bắc Ninh mừng lễ Thánh bảo trợ đức cha.

Hình ảnh mừng lễ thánh Cosma

Lúc 9 giờ, thánh lễ mừng Thánh bảo trợ đức cha đã diễn ra tại nhà thờ chính tòa. Trước khi vào thánh lễ, đức cha bày tỏ niềm vui mừng trước tình cảm của mọi thành phần dân Chúa dành cho Ngài nhân dịp lễ Thánh bảo trợ được gửi gắm nơi những lời chúc mừng qua email, điện thoại, những tấm thiệp, những món quà, nhất là qua sự hiện diện trong thánh lễ. Đức cha hân hoan giới thiệu quí đức cha đồng tế là những người bạn của Ngài: đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm; đức cha Laurensô Chu Văn Minh, giám mục phụ tá tổng giáo phận Hà Nội, Giám đốc đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội; cùng đức viện phụ Mátthêu Nguyễn Bá Linh, Đan viện Xitô Thiên Phước, Bà Rịa Vũng Tàu. Và có khoảng 40 linh mục cùng đồng tế. Đức cha nói khá dí dỏm rằng: Từ bé đến giờ, đây là lễ mừng Thánh bảo trợ to nhất! Chưa bao giờ lại có nhiều đức cha, quí cha tới mừng lễ Thánh bảo trợ đông như lần này!

Sau đó, cha Giuse Nguyễn Huy Tảo, thay lời cho gia đình giáo phận Bắc Ninh, phát biểu chào mừng quí đức cha, quí cha khách và chúc mừng đức cha nhà nhân lễ Thánh bảo trợ.

Tiếp đến những vị đại diện gia đình giáo phận Bắc Ninh hân hoan lên dâng tặng quí đức cha những lẵng hoa tươi thắm như muốn diễn tả hương sắc nồng nàn lòng mến yêu của Bắc Ninh đối với các Ngài và với Giáo Hội.

Trong bài giảng, Đức cha Giuse Nguyễn Năng lược qua tiểu sử của hai vị thánh Cosma và Đamianô - những con người đã đổ máu đào để làm chứng cho niềm tin và tình yêu Kitô giáo. Đức cha kêu gọi mọi người sống noi gương tinh thần tử đạo của hai thánh nhân, tinh thần sống vì yêu thương, chết vì yêu thương, quên mình sống cho Chúa và anh chị em. Đức cha cho thấy, trải qua mọi thời mọi nơi trong dòng lịch sử Giáo Hội, máu các thánh tử đạo vẫn luôn là những hạt giống trổ sinh các Kitô hữu. Và lời mời gọi có vẻ như nghịch lý của Chúa Giêsu năm xưa lại luôn là lời chân lý và thách đố gửi cho chính mỗi người chúng ta: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì?” Đức cha muốn mọi người học nơi các thánh tử đạo tinh thần Thánh giá: sẵn sàng chịu chết đi như hạt giống gieo vào lòng đất để nẩy mầm lớn lên, trổ sinh nhiều hoa trái.

Cuối thánh lễ, cha Giuse Trần Quang Vinh, linh mục Tổng đại diện, thay lời cho gia đình giáo phận Bắc Ninh cảm ơn quí đức cha, quí cha, quí tu sĩ và quí khách đã đến hiệp thông với giáo phận Bắc Ninh mừng lễ Thánh bảo trợ đức cha.

Sau thánh lễ, tiệc mừng lễ Thánh bảo trợ đức cha được tổ chức tại nhà ăn tòa giám mục.

Nguyện xin Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh bảo trợ Cosma và các thánh tử đạo Bắc Ninh, làm cho lòng can đảm và tin yêu ngày một đậm nét hơn nơi đức cha và những môn đệ của Chúa Kitô, để có thể luôn sẵn sàng hi sinh bản thân mình trong việc làm chứng cho Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.

LỜI CHÀO VÀ CHÚC MỪNG QUÍ ĐỨC CHA

do Lm Giuse Nguyễn Huy Tảo

Kính thưa: - Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục giáo phận Thanh Hoá, Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam,

- Đức Cha Laurensô Chu Văn Minh, Giám Mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội, Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội,

- Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Tân Giám Mục giáo phận Phát Diệm,

- Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục thân thương Bắc Ninh chúng con,

- Quí Viện Phụ, quí Cha, quí Thày Phó tế, quí Tu sĩ, quí Khách, quí Ban hành giáo và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện nơi đây.

Người quan họ chúng con có câu:

“Chuồn chuồn mắc phải nhện vương,

đã trót dan díu thì thương nhau cùng”.

“Trách ai đã khéo se duyên,

Để ta là khách thuyền quyên một nhà”.


Vì những mối liên hệ trần thế và thiêng liêng đan kết, mà hôm nay giáo phận Bắc Ninh chúng con được mừng quí Đức Cha hiện diện trong nhà thờ chính toà này.

Chúng con xin chúc mừng quí Đức Cha, Đức Viện Phụ, quí Cha, quí khách và tất cả cộng đoàn hiện diện hôm nay “vì trót dan díu thì thương nhau cùng” một tràng pháo tay thật dài.

Trước hết chúng con xin mừng Đức Tân Giám Mục Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, vị Giám mục thứ 100 trong số các Giám mục Việt Nam. Vì “Hiệp Thông và phục vụ” mà đức cha đã hiện diện trong Thánh lễ mừng Thánh Cosma và Đamianô tử đạo trong thánh đường này, chúng con rất vui mừng dâng đức cha bó hoa thay cho lời cầu chúc, mừng Đức Tân Giám Mục Phát Diệm.

Chúng con xin chúc mừng Đức Giám Mục giáo phận Thanh Hoá, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Vì để “mọi người nên một” , mà hôm nay Đức Cha đã hiện diện giữa chúng con, cùng dâng thánh lễ hôm nay. Chúng con xin dâng lên Đức Cha bó hoa tươi để nói thay lòng yêu mến Hội đồng Giám mục Việt Nam của chúng con.

Chúng con xin chúc mừng Đức Cha Laurensô Chu văn Minh, Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội và là Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội. Vì “Phục vụ trong đức ái” mà hôm nay Đức Cha đã hiện diện trong thánh lễ mừng Thánh bảo trợ của Đức Cha Cosma giáo phận Bắc Ninh. Chúng con xin kính dâng lên Đức Cha bó hoa tươi để nói thay lòng yêu mến của chúng con.

Kính thưa Đức Cha Giáo phận. Hôm nay, trong tình hiếu thảo của con cái trong gia đình giáo phận Bắc Ninh mừng Thánh Bảo trợ Cosma của Đức Cha Giáo phận, và mừng tròn một năm Toà Thánh đã đặt Cha giáo sư Đại Chủng viện Cosma làm Giám Mục, chủ chiên của chúng con. Đức Cha Cosma thân thương, đã can đảm dấn thân, mang đến cho đoàn con cái Bắc Ninh “tình thương và sự sống”. Chúng con có bó hoa xinh tươi, nói thay lòng hiếu thảo yêu mến của đoàn con giáo phận Bắc Ninh kính dâng, mừng Đức Cha chủ chăn của chúng con.

Hôm nay Giáo phận Bắc Ninh trong Lễ Thánh Cosma và Thánh Đamiannô tử đạo, chúng con được mừmg Quí Đức cha với tình huynh đệ: Đồng môn, Đồng khoá, đồng lớp. Đúng với câu quan họ:

“Trách ai đã khéo se duyên,

Để ta là khách thuyền quyên một nhà”.


Con đường Chúa quan phòng đưa đẩy, để quí Đức Cha đã gặp nhau trong cùng một chức vụ giám mục, ai nào hiểu thấu.

Tổ tiên ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.


Chúng con ước mong quí Đức Cha sẽ luôn liên kết, hiệp thông, để lãnh đạo và điều khiển cộng đoàn dân Chúa: Với biết bao khó khăn phức tạp, với bao công việc nặng nề, sẽ còn liên tục chất gánh nặng trên đôi vai nghĩa vụ của quí Đức Cha. Chúng con cầu chúc quí Đức Cha, luôn tràn đầy hồng ân Thánh Linh Chúa. Để quí Đức Cha chu toàn bổn phận, đem lại nhiều lợi ích cho giáo đoàn.

Trong bầu khí thân thương của gia đình giáo phận Bắc Ninh, tất cả chúng con, cộng đoàn dân Chúa, cầu xin thánh Cosma và Thánh Đamianô luôn nâng đỡ và gìn giữ quí Đức Cha luôn trung thành trong nhiệm vụ chăm sóc đoàn dân Chúa.

Chúng con hứa luôn cầu nguyện xin Chúa thương quí Đức Cha trở nên những “mục tử nhân từ, yêu thương như lòng Chúa mong ước” .

Chúng con ước mong và cầu xin Chúa thương ban cho chúng con, những chủ chăn cũng biết hy sinh phục vụ, những chủ chiên biết làm cho đoàn chiên “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,1).

Chúng con xin quí Đức Cha đón nhận lời cầu chúc và nguyện ước chân thành của mọi thành phần dân Chúa. Cậy nhờ Thánh Cosma, Thánh Đamiannô tử đạo bầu cử, xin Chúa chúc lành cho lời nguyện ước hôm nay được thực hiện sung mãn nơi quí Đức Cha và tràn đầy trong mỗi người chúng con.

Một lần nữa, chúng con nguyện xin Chúa ban cho quí Đức Cha sức khoẻ dồi dào, sáng suốt lãnh đạo và yêu thương giáo đoàn, hầu dân Chúa được thăng tiến, để các giáo phận Việt Nam tiến kịp với đà phát triển của Giáo hội công giáo hoàn cầu.

Cộng đoàn dân Chúa Giáo phận chúng con đồng kính chúc.
 
Trận bão lũ Miền Trung: Nhà thờ và nhà giáo dân Kinh Nhuận GP Vinh trong ngập trong biễn lũ
Giuse Ngợi
10:45 26/09/2009
VINH - Mưa to ở các tỉnh miền Trung ngày 23-25/9 đã làm 23 người thiệt mạng và mất tích, trong đó riêng Nghệ An và Hà Tĩnh đã có 7 người chết.

Bão số 9 đang tràn vào miền Trung gây lũ lụt, một trong những giáo xứ bị lũ lụt là giáo xứ Kinh Nhuận: không những nhà của giáo dân bị ngập nước mà ngay Nhà thờ giáo xứ và nhà cha xứ cũng bị chìm trong nước lũ.

Hình ảnh nhà thờ và nhà giáo dân giáo xứ Kinh Nhuận GP Vinh ngậy trong biển nước

Theo bản tin lúc 21h30 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, 19h ngày 27/9, bão số 9 nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 310 km về phía đông đông nam. Sức gió gần tâm bão mạnh nhất lên tới 133 km một giờ.

Dự báo này khá trùng khớp với bản tin của Đài Khí tượng Nhật Bản và Hong Kong phát đi tối 26/9. Cả hai đài này đều dự báo, tối 29/9 tâm bão Ketsana sẽ đi vào khu vực Thừa Thiên Huế.
 
Tổng kết Khoá tập huấn Cơ bản 1 tại Bãi Dâu, Vũng Tàu
VP Caritas Việt Nam
15:02 26/09/2009
“Những giá trị sống và kỹ năng cần thiết để xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới”

CARITAS VIỆT NAM (26.09.2009) – Mở đầu cho các khoá đào tạo nhân sự của Caritas Việt Nam từ tháng 9 đến tháng 12-2009, UBBAXH - Caritas Việt Nam đã tổ chức Khoá tập huấn cơ bản 1 tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu từ ngày 21/09 – 25/09/2009. Mục đích là đào tạo các thành viên nòng cốt của Caritas Giáo phận về những giá trị sống và kỹ năng cần thiết để xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới cho người tín hữu.

Có 35 tham dự viên đến từ 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh gồm: 10 linh mục, 1 nam tu sĩ, 8 nữ tu sĩ và 16 giáo dân nam nữ. Khoá tập huấn giới thiệu 3 giá trị đầu tiên: Bác ái, Tôn trọng và Hợp tác trong tổng số 16 giá trị nền tảng dựa trên Tin Mừng và Giáo huấn của Giáo Hội, sẽ được triển khai trong những khoá tiếp theo.

Theo tinh thần giáo dục Kitô giáo, các học viên được trang bị, luyện tập và phát triển các kỹ năng căn bản liên quan đến 3 giá trị này. Đặc biệt các kỹ năng tổ chức đời sống cá nhân như: kỹ năng ăn, uống, thở và sử dụng thời giờ hợp lý, kỹ năng phân loại cá tính theo Gaston Berger để khám phá chính mình và giúp đỡ tha nhân, kỹ năng lắng nghe tích cực và làm việc chung với người khác là những đề tài được đào sâu trong những giờ tập huấn.

Các tham dự viên được học hỏi và đào tạo theo phương pháp giáo dục chủ động. Phương pháp này mời gọi các học viên tham gia tích cực bằng việc trao đổi ý kiến, thảo luận đề tài, chia sẻ kinh nghiệm thay vì chỉ ngồi yên lắng nghe các giảng viên. Bên cạnh đó, các trò chơi, bài hát, phim ảnh kích thích tư duy, tính sáng tạo đã làm tăng thêm phần hứng khởi, vui tươi.

Đây cũng là dịp thuận tiện để các thành viên trong đại gia đình Caritas Việt Nam sống chung với nhau, giúp nhau tìm gặp Đức Giêsu Kitô là nguồn lực của mọi hoạt động bác ái, trước khi có thể chia sẻ Ngài cho anh chị em đồng loại. Tham dự Thánh lễ mỗi ngày, nguyện ngắm, kinh sáng, đi chặng đàng Thánh Giá và lần hạt chung với nhau theo gợi ý của Mẹ Têrêsa Calcutta là những hoạt động thiêng liêng trong suốt quá trình tập huấn.

Ngoài ra, để thể hiện cụ thể các giá trị sống đang học, các học viên được phân công đảm nhận những phận vụ trong giờ kinh nguyện, sinh hoạt. Mọi người cùng giúp nhau cầu nguyện, vui chơi, và chia sẻ các công tác như: thu dọn bàn ăn, lau rửa chén dĩa… Ai ai cũng cảm nhận được tình yêu thương và bầu khí đượm tình huynh đệ chan hoà trong những ngày tập huấn.

Những bài học về giá trị sống và kỹ năng này sẽ là hành trang cần thiết cho các thành viên của Caritas Việt Nam khi gặp gỡ anh chị em trên cánh đồng truyền giáo tại quê hương mình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chiến dịch kỳ thị tôn giáo để tạo môi trường cho các thủ đoạn triệt hạ
Ls Lê Sáng
07:52 26/09/2009
Cuối năm 2007, sự kiện Tổng Giáo Phận Hà Nội đòi công lý nổ ra làm cho csvn bàng hoàng. Nhưng có lẽ họ không ngạc nhiên cho lắm, bởi người cộng sản ngay từ khi ra đời đã tổ chức cướp tài sản của các tôn giáo, họ tự đặt mình vào thế là kẻ thù của tất cả những ai không cộng sản. Học thuyết cộng sản của Mác thì không công khai dùng mục đích nghe có vẻ tốt đẹp để biện minh cho những thủ đoạn đê hèn, giết người vô tội vạ, giết người vì những duyên cớ lặt vặt… Nhưng trong thực tế, khi Lênin đem học thuyết này ứng dụng thành công lần đầu tại Nga, thì rõ ràng ông ta đã đặt tất cả những ai không cộng sản, thậm chí cả những người cộng sản khác quan điểm với ông ta… đều là kẻ thù không đội trời chung – phải giết bằng mọi giá, giết bằng được dù sớm hay muộn – Và mục đích xây thiên đường xã hội chủ nghĩa được ông ta mang ra biện minh. Ông ta công khai ra mồm rằng nếu hiện tại có phải thoả hiệp thì cũng chỉ nhằm mục đích loại bỏ trong tương lai mà thôi…

Khởi đầu, Lênin và đế quốc Liên Xô của ông ta rất mong ước mô hình tổ chức và sự vâng phục thần quyền như của giáo hội Công Giáo Vatican. Người ta nhận thấy lãnh tụ cộng sản thời đó cố đóng giả, giữ gìn hình ảnh… bằng cách xuống tận nhà máy thăm thú rồi ăn bữa cơm trưa đạm bạc với công nhân (Lênin); Đi giầy cũ mèm, vớ tất cọc cạch ngồi tiếp khách quốc tế cố tình để lòi ra cho phóng viên chụp được (Mao); Đi dép cao su làm từ lốp xe phế thải, nước mắt lã chã khi nói đến dân nghèo… (Hồ Chí Minh) … v.v và v.v… Lãnh tụ cộng sản, người cộng sản cố làm ra hình ảnh người cộng sản như một “thầy tu công giáo" suốt đời hy sinh cho tha nhân… Cái gọi là quốc tế cộng sản hoặc hệ thống xã hội chủ nghĩa anh em cũng được Lênin cho xây dựng theo kiểu quốc tế cộng sản “truyền chức” tổng bí thư cho các quốc gia, vùng lãnh thổ phụ thuộc mới có giá trị, mới được công nhận, mới được cấp phát súng ống, tiền bạc để hoạt động… Đương nhiên, Lênin và những người cộng sản kế tiếp chỉ muốn mô hình và thứ vâng phục như thần quyền của tôn giáo thôi, chứ họ làm sao mà có được cuộc đời hy sinh từ bỏ chính mình để phục vụ như các thầy tu Catholic. Thật là nực cười, nhưng đó là sự thực mà lịch sử đã minh bạch.

Cho nên có thể nói, ngoài những lý luận ở góc độ học thuyết của Mác, trong thực tế, những người cộng sản ứng dụng học thuyết này đã tìm hiểu, và biết khá rõ về cơ cấu tổ chức, và sức mạnh tiềm ẩn của giáo hội Công Giáo Vatican. Người cộng sản muốn là phiên bản thay thế cho Vatican. Và như thế chỉ có xoá bỏ giáo hội Công Giáo Vatican mới có thể thực hiện được. Cộng sản rất lo ngại khi mà giáo hội Công Giáo, các tu sĩ tín đồ Công Giáo đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, với hàng chục - hàng trăm triệu người đã chết, sẵn sàng chết cho tín điều của họ. Đem việc giết chóc ra để đấu với Công Giáo, chẳng khác nào đi phong thánh cho họ. Trong khi đó tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản thì ngay lập tức bị trở ngại bởi các tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo vì tính chất chân lý hiển nhiên, cũng như tổ chức chặt chẽ của giáo hội Công Giáo Vatican. Lần nào đem mớ lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin ra đấu với tín lý luân lý của các tôn giáo nói chung, của Công Giáo nói riêng, người cộng sản cũng bị thua trong bẽ bàng…

Giáo hội Công Giáo như là một phần mơ ước, lại như là trở ngại không thể vượt qua, là nỗi hận của người cộng sản từ học thuyết đến ứng dụng thực tiễn. Nhưng rủi thay, nỗi hận này lại do chính người cộng sản tạo ra, mà không thể tìm được bất cứ lý do nào để buộc tội Công Giáo cả. Các lãnh tụ tối cao của cộng sản ra lệnh cho các lý thuyết gia, các viện nghiên cứu của họ tìm đủ cách đánh tráo khái niệm, cắt đoạn qui luật, xé lẻ cộng đồng… quyết cáo buộc cho bằng được, nhưng vô phương. Khi mà họ có chân lý hiển nhiên và vĩnh cửu, khi mà chân lý đó ăn vào tận tâm thức từng con người họ thì có thể giết được người, chứ không giết được danh. Cả 1,5 tỉ người là thành viên của giáo hội Công Giáo. Nhưng dù chỉ còn 1 người, cũng còn giáo hội Công Giáo.

Người cộng sản vốn là những người thất học, hoặc tuy có chút học vấn nhưng lại là người cực đoan bất đắc chí rồi mới xung vào hàng ngũ cộng sản. Họ từ bỏ mọi tôn giáo, thậm chí từ bỏ mọi phong tục lễ nghi đạo lý nhân bản… Họ giải thích mọi vấn đề, mọi hiện tượng trong vũ trụ, trong xã hội loài người bằng thứ lập luận trần trụi: “Vũ trụ này không có gì khác ngoài đầy rẫy vật chất đang diễn biến theo các quá trình nhanh hay chậm dài hay ngắn.” - Người cộng sản sẽ không bao giờ hiểu cho đúng, cho đủ về bất cứ tôn giáo nào, tổ chức tôn giáo nào chứ không chỉ giáo hội Công Giáo. Thương thay cho nhân loại, những người cộng sản thiếu hiểu biết, nhưng lại thừa thãi lòng hận thù.

Bị lửa hận thù thiêu đốt, quốc tế cộng sản cũng như csvn đặt giáo hội Công Giáo là kẻ thù không đội trời chung. Ngay khi cướp được chính quyền, các nhà nước công sản lập tức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican – Hành động còn tệ hơn cả phát xít Đức. Cho nên kỳ thị Công Giáo, nhăm nhe tiêu diệt Công Giáo là mục tiêu chiến lược của csvn, ai cũng nhận ra được, chỉ có điều kẻ thì không nhẫn nhịn được mà nói ra, còn người thì không nói vì muốn nuôi dưỡng phần Người ít ỏi còn lại trong con người cộng sản Việt Nam mà thôi…

Từ cuối 2007 đến nay, liên tiếp nổ ra những hành động khiêu khích, tấn công giáo hội Công Giáo Việt Nam do chính quyền cộng sản việt nam tổ chức dưới các hình thức khác nhau có khi là hành động nhân danh quyền lực nhà nước với việc vu cáo bôi nhọ bằng bộ máy tuyên truyền láo lếu; Bắt bớ đánh đập, xét xử kết án giáo dân… Có khi lại là những hành động bẩn thỉu man rợ thời cải cách ruộng đất, như dùng lưu manh xã hội đen đấu tố, tấn công đánh đập cướp phá, quấy nhiễu tu sĩ giáo dân cơ sở Nhà Thờ… “Không ăn được thì đạp đổ” như bọn lục lâm thảo khấu, csvn biến tài sản đã cướp được nhưng không biến được thành tài sản của cá nhân vợ con quan chức cộng sản… Làm vườn hoa, công viên, di tích lịch sử… Những thủ đoạn này lặp đi lặp lại từ Toà Khâm Sứ, đến Thái Hà, đến Tam Toà, đến Loan Lý… Và có vẻ như chưa dừng lại, bất chấp khuyến cáo của ban “tham mưu thủ đoạn cộng sản” rằng không nên dùng đi dùng lại một thủ đoạn cũ kẻo không còn yếu tố bất ngờ và đối phương sẽ có ứng phó hữu hiệu…

Nhưng có lẽ đểu cáng nhất là việc quan chức cấp cao cộng sản dùng mồm, dùng lời hứa để lừa phỉnh giáo chức, để xoa dịu phẫn lộ của giáo dân tạo môi trường thuận lợi cho tay chân cấp dưới hành động. Rồi quan chức chính trị cộng sản đổ tội cho quan chức võ biền cộng sản về những hành động bạo quyền. Cấp trên cộng sản đổ tội cho cấp dưới cộng sản làm quá tay, làm sai… Nhưng nó chỉ trao đổi bằng mồm khi tiếp xúc với giáo chức Công Giáo tại những nơi nó kiểm soát được, không cho ghi âm ghi hình để làm bằng chứng… Đằng khác nguyên thủ cộng sản lại đánh lận con đen, bóng gió qui chụp cho thế lực thù địch đứng đằng sau Công Giáo. Thậm chí Nguyễn Tấn Dũng còn trơ trẽn đến mức tuyên bố “Sẽ không trả lại đất đai tài sản cho Vatican” – Trong khi Vatican chưa bao giờ đòi tài sản với nhà nước cộng sản Việt Nam. Vatican cũng chưa bao giờ tranh chấp kiện tụng với một quốc gia nào về vật chất thuần tuý. Ngay việc Vatican muốn lập quan hệ ngoại giao với nhà nước csvn, cũng không phải vì cầu cạnh quyền lời gì từ csvn, nhưng là vì để thêm phương cách bảo vệ dân lành, bảo vệ công lý…

Có phải chính khách csvn mù quáng và ngu xuẩn đến mức bất chấp mọi thứ ??? Cũng không hẳn như vậy. Chính trị gia cộng sản rất gian manh và hèn hạ. Họ không lên tiếng, không phải họ không biết hậu quả chính trị mà nhà nước phải chịu. Cũng như không phải họ không nhìn thấy đau khổ mà tu sĩ, giáo dân Công Giáo phải chịu… Họ biết rằng nếu họ lên tiếng sớm, vấn đề đã được giải quyết mà không có máu, không có nước mắt… Nhưng họ không làm vậy, họ im lặng để cho sự việc diễn biến, dùng nó một mặt để kiềm chế Công Giáo, mặt khác để hạ bệ nhau, thực hiện các mưu đồ thâu tóm quyền lực giữa các phe phái cộng sản… Đằng khác, nếu lên tiếng sớm có khi lại bị qui chụp là gián điệp, là tay sai của thế lực thù địch… Chắc chắn dù sớm hay muộn, csvn cũng phải dừng lại, cũng phải xuống thang chứ không thể hung đồ giết chóc Công Giáo, vì làm như thế chẳng khác tự sát.

Ngay như cao trào của quyền lực ma quỉ cộng sản Việt Nam thời mồ ma Lê Duẩn, ông ta tổ chức ám sát hụt cả Hồ Chí Minh để “dằn mặt” các phe phái khác… Vậy mà ông ta cũng không dám đóng cửa quốc gia để diệt chủng Công Giáo cho dù tay chân cấp dưới đã lên kế hoạch trình phương án tác chiến... Lê Duẩn từng tức đến hộc máu trước những tuyên bố của Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê, mà không dám động đến Ngài. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, hay Tô Huy Rứa đâu có bằng một phần của Lê Duẩn ??? Hơn nữa trong giai đoạn lịch sử hiện nay con cái, tài sản khổng lồ của những tên đầu sỏ cộng sản việt nam này, đều nằm ở các quốc gia tư bản “thù nghịch” csvn… Nó cũng thừa hiểu rằng chẳng có gì qua được mắt các cơ quan giám sát tài chính, giám sát luật pháp của thế giới văn minh. Việc một tổng thống của một quốc gia bị ra tráp bắt vì tham nhũng, vì vi phạm nhân quyền, vì tội phạm diệt chủng đã được thực hiện giữa thanh thiên bạch nhật bằng những thủ tục pháp lý mà chính những kẻ tội phạm đó đã đặt bút ký.

Đến nay, khi nhận thấy việc tấn công trực diện vào Công Giáo Việt Nam có vẻ không hữu hiệu, mà còn gây tiếng vang lớn ra tận quốc tế, làm tổn hại nghiêm trong đến vị thế vốn rất thấp kém của nhà nước csvn. Csvn bắt đầu chuyển hướng, ngấm ngầm dùng các thủ đoạn đê hèn kỳ thị giáo dân Công Giáo để tạo áp lực buộc người Công Giáo phải khuất phục bạo quyền cộng sản, phải chấp nhận bất công do cộng sản áp đặt trước khi csvn “thương lượng” với giáo hội Công Giáo và “bắn tin” rằng có thể nhượng bộ một vài quyền lợi nào đó…

Rõ ràng đang có một chiến dịch kỳ thị Công Giáo ở Việt Nam do chính quyền csvn tiến hành. Chiến dịch kỳ thị Công Giáo để tạo môi trường thuận tiện cho những kế hoạch trấn áp Công Giáo, trấn áp công lý. Chiến dịch này nằm trong não trạng vô thần vô luân từ học thuyết cho đến thực tiễn cách mạng của người cộng sản. Chiến dịch kỳ thị Công Giáo để triệt hạ tiếng nói, triệt hạ những ý định, những hành động chống lại bất công, bạo quyền cộng sản của giáo hội các tôn giáo quyết độc lập với cộng sản nói chung. Chiến dịch này có thể tiếp tục leo thang trước khi nó xuống thang. Nhưng vì cộng sản là những kẻ mưu mô sảo quyệt khôn lường cho nên nó sẽ không dễ dàng xuống nước.

Kỳ thị các tôn giáo nói chung, kỳ thị Công Giáo nói riêng, xuất phát từ đướng lối chiến lược của csvn: Chủ nghĩa xã hội - Một mô hình xã hội loại bỏ tôn giáo. Kỳ thị Công Giáo, là biện pháp đầu tiên trước khi tiến hành đánh phá, triệt hạ. Trên cơ sở kỳ thị, csvn sẽ có môi trường thuận lợi để tấn công làm suy yếu cộng đồng dân Chúa. Rồi sẽ tiếp tục tấn công mạnh mẽ vào nhân sự, vào việc đào tạo tu sĩ của giáo hội Công Giáo Việt Nam. Nhưng đó chỉ là mong muốn của người cộng sản chứ đâu đã phải là thực tế. Mong muốn của người cộng sản thì rất nhiều. Mong muốn một xã hội làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu cũng là một trong những mong muốn của người cộng sản không biết bao giờ thành hiện thực ???.

Hà Nội 26.09.2009
 
Vụ kiện thủ tướng: Cấm dân ‘thèm phở bỏ cơm’!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
07:56 26/09/2009
Hôm 24/9 các báo ‘lề trái’ đồng loạt đưa tin: Phó chánh án tòa án tối cao Hà Nội Vũ Thế Đoàn đưa ra lập luận “hiện nay pháp luật ở Việt Nam không quy định công dân được quyền khởi kiện Thủ Tướng chính phủ” để từ chối giải quyết đơn kiện của luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Lập luận quá dở này chẳng những đã khiến ý định trả đơn bất thành mà còn để lại cho đời một câu đời một câu nói ‘đáng để suy gẫm’ đại diện cho lối ‘ní nuận’ suy diễn hết sức cẩu thả đang tồn tại trong não trạng không ít quan chức nước ta, rằng ‘không thấy qui định tức là không được phép, bị cấm!’

Trong số các bản tin liên quan thì đoạn “…khi đại diện theo ủy quyền của Chánh án Trương Hòa Bình cầm Đơn khởi kiện Thủ tướng nhứ nhứ đưa tôi thì tôi ngăn lại ngay và nói thẳng với họ là tôi, Cù Huy Hà Vũ, sẽ không nhận lại Đơn khởi kiện Thủ tướng nếu Chánh Tòa Tối cao Trương Hòa Bình không có văn bản gửi tôi nêu rõ lý do trả lại Đơn.” được trang bauxite thuật lại nghe mới thấy hài hước làm sao!

Hai chữ ‘nhứ nhứ’ trên nghe sao giống trò ‘mèo vờn chuột’ mà hồi còn nhỏ lũ học trò chúng tôi thường dụ khỉ nhau ‘tao cho mày ăn cà rem lát mày cho tao copy bài v.v…’ nhưng đây lại là chuyện khai thác bauxite, ‘quốc gia đại sự’ lại xảy ra trong triều chính mà sao các quan chức nước ta hành xử ngộ như thế nhỉ?

Buồn cười đến mức thằng cu Tí nhà tôi sau khi đọc được đoạn ‘lý sự cùn’ cộng thêm cách hành xử thậm thụi dấm dúi trên, nó lăn bò ra cười khanh khách rồi bỗng dưng bật dậy và đưa một gợi ý rất ‘sáng dạ’! Rằng tại sao bữa giờ bố con mình không biết tư duy ‘đỉnh cao trí tuệ’ giống như ‘ông phó’ Đoàn để buộc tất cả khách hàng của cái quán phở kế bên phải dạt sang tiệm cơm nhà bà Nội mình bằng tấm bảng thông báo: “Bởi vì pháp luật Việt Nam không qui định ăn phở! và vì dân gian chỉ quen nói ‘cơm nước’, nên từ nay, hễ đến ‘giờ cơm’ ai đói bụng là phải vào quán cơm. Tuyệt đối cấm ăn phở thay cơm” !!! mà sao mình lại đi cạnh tranh ‘ngu si’ với họ bằng cơm ngon giá rẻ làm gì thế nhỉ?

Không còn nghi ngờ gì nữa một phát biểu cơm phở như vậy cũng lại hoàn toàn hết sức đúng luật. Ai không tin cứ vào các thư viện, nhà sách lục tung mọi tài liệu ở quầy pháp luật lên mà xem hiến pháp hiện hành của nước CH-XHCN-VN có điều khoản nào đụng đến hai chữ ‘ăn phở’ không?

Chỉ có điều bố con nhà tớ vì chỉ là những ‘phó thường dân Nam Bộ’ mà chẳng phải là ‘phó chánh án tòa Bắc Bộ’ như ông quan Vũ Thế Đoàn (làm việc với Ls Hà Vũ mà cũng cần an ninh giám hộ kè kè, không biết để làm chi vậy nhỉ?) Làm thế, trước hết chúng tôi sẽ gặp chuyện chẳng lành ngay với bác phở hàng xóm. Sau nữa, không chừng còn bị khách hàng tẩy chay và họ đổi tên thành ‘quán cơm quái gở’ là… xong đời luôn!

Phải ví von vậy để mọi người thấy cái lý lẽ mà ông Vũ Thế Đoàn thay mặt chế độ vừa đưa ra hôm 23/9 rốt cuộc chỉ là lý sự của những ‘thằng cùn’. Hèn mọn, bất tài nhưng lúc nào cũng muốn ‘chơi cha’ thiên hạ.

Và cũng từ đó chúng ta mới càng thấy Ls.Cù Huy Hà Vũ tỏ ra ‘rất hiểu’ chế độ khi chọn con đường đấu tranh ‘đơn thân độc mã’ trước kẻ mạnh gạo bạo tiền, giỏi đàn áp và rất ưa kiếm chuyện với bất cứ ai đấu tranh chúm chụm ‘có tổ chức’.

Nói thẳng ra là Ls Hà Vũ đã vận dụng khả năng tri thức và nghề nghiệp của mình để chọn đi một nước cờ rất thông minh: dùng chiêu ‘gậy ông đập lưng ông’ khi lấy luật ra để nói chuyện với những kẻ tối ngày rao giảng “sống và làm việc theo hiến pháp pháp luật” trong khi bản thân họ lại rất thích ngồi xổm trên pháp luật.

Việc chủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị Ls. Hà Vũ ‘chiếu bí’ đã khiến cả triều đình Hà Nội như bị rối loạn như thể chuyện ‘đại náo thiên cung’ trong các truyện Tàu. Còn đám quần thần quân sĩ bên dưới như các ông bà Trương Hòa Bình, Vũ Thế Đoàn, Nguyễn Thị Hoàng Bạch Yến bị lâm vào hoàn cảnh bối rối mà có lẽ suốt cuộc đời thẩm phán của họ chưa bao giờ ‘bị động’ như lần này. Tôị nghiệp!

Chính những cử chỉ dấm dúi, những lời nói cùn, sự suy diễn bậy bạ như kể trên, đã nói lên tất cả sự thật ‘lâm li bi đát’ mà họ đang bị lâm vào. Chưa biết rồi đây sẽ phải trả lời Ls Hà Vũ, mà thật ra là trả lời công luận, ra sao cho ‘nghe được’ lỗ tai?

Xem chừng phen này nếu không che chắn nổi cho chủ an toàn, coi bộ đường hoạn lộ của ‘lũ tớ’ được đảng giao nhiệm vụ canh giữ cái tòa án tối cao tớ cũng khó mà được trơn tru!

Tình hình vụ kiện nay đã chẳng còn giống như hai tháng trước lúc Ls, Vũ vừa đâm đơn liền bị nhiều người dèm pha cho là làm chuyện ‘chơi nổi’, kiện ‘không có cơ sở’ v.v...

Mặc dù chúng ta thừa biết sẽ chẳng bao giờ có chuyện ông thủ tướng Dũng phải vào tù bóc lịch như là kết quả của vụ kiện này, như chuyện từng xảy ra với các tổng thống Hàn Quốc, Đài Loan khi họ làm điều xằng bậy. Tuy nhiên vụ kiện chắc chắn sẽ để lại một dấu ấn hết sức quan trọng, ghi nhớ cái thời hành xử ngang tàng luật rừng của Csvn đã đến lúc sắp chấm dứt.

Mặt khác vụ kiện cũng còn cho thấy, sở dĩ trí thức trong mọi xã hội, mọi thời được xã hội tôn vinh chính là ở chỗ họ có khả năng ‘tri thiên mệnh’, biết làm nắm bắt thời cơ và quan trọng hơn cả là dám đứng ra để đòi lại chính nghĩa cho dân tộc trong những tình huống hiểm nghèo như đang xảy ra cho đất nước, đã được Ls Cù Huy Hà Vũ nhân danh cá nhân và quyền công dân để kiện ông thủ tướng Dũng.

Cầu chúc anh luôn đủ sáng suốt và nghị lực để đi đến tận cùng của vụ kiện lịch sử có một không hai này.

Sàigòn, 26/9/2009
 
Giáo xứ Loan Lý tiếp tục bị Cộng sản đàn áp
Nhóm Phóng viên FNA
12:25 26/09/2009
HUẾ 26-09-2009 - Như trong bản tin “Giáo xứ Loan Lý bị CS thẳng tay đàn áp” (19-09-2009), sau khi huy động một lực lượng hùng hậu đè bẹp được vài trăm giáo dân tay không, đa phần là phụ nữ, để ăn cướp giữa thanh thiên bạch nhật ngôi trường của họ, “đảng CS quang vinh”, qua tay nhà cầm quyền địa phương, tiếp tục sách nhiễu, hăm dọa Giáo xứ Loan Lý. Những giáo dân hăng hái và can đảm trong đêm 13 và ngày 14-09 đều được “bạn dân” “hỏi thăm sức khỏe”, nhiều người gặp trắc trở trong chuyện sinh nhai. Các giáo dân sống trong tâm trạng buồn bã và hoang mang tột độ.

Mặt khác, trên các phương tiện truyền thông, nhà cầm quyền đang có chiến dịch vu khống và cách ly Giáo xứ Loan Lý. Chẳng hạn sáng ngày 21-09-2009 (theo lời kể của linh mục Phaolô Trần Khôi, quản xứ Sáo Cát bên cạnh), một giáo dân của ngài đang ngồi uống cà-phê trong quán, bỗng nhiên được “mời” lên Ủy ban xã Lộc Hải và sau đó được chở đi không rõ mục đích. Hóa ra người ta chở ông tới ngôi trường Loan Lý vừa bị cưỡng đoạt để phỏng vấn ông trước ống kính. Trong hoàn cảnh như bị bắt cóc này, vị giáo dân Sáo Cát đã trả lời hai câu hỏi như sau:

1. Ông có cảm nghĩ gì về trường học Nhà nước mới lấy lại ? Đáp: Tôi không có ý kiến, vì tôi không thuộc Giáo xứ Loan Lý (Câu hỏi này được nhắc lại tới hai ba lần).

2. Trường này sơn quét lại có đẹp không ? Đáp: Đẹp !

Sau đó, giáo dân này thông tri cho cha quản xứ của mình, đồng thời cho biết có một giáo dân thuộc Giáo xứ Lăng Cô (dưới sự cai quản của linh mục Gioan Nguyễn Đức Tuân) cũng bị phỏng vấn như vậy. Thành ra trong thánh lễ lúc 18g chiều cùng ngày 21-09, linh mục Trần Khôi đã cảnh báo giáo dân Sáo Cát của mình về âm mưu CS dùng người Công giáo để đánh người Công giáo, đồng thời ngài dự cảm đài truyền hình CS sớm muộn sẽ đưa lên vụ việc. Quả đúng như thế, trên ti-vi Huế tối hôm đó, người ta thấy ông giáo dân Lăng Cô -tên Thắng- đã trả lời rất «ngon lành», đúng ý nhà cầm quyền. Chỉ có điều là nhà đài không cho khán giả biết tay giáo gian này là phó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị trấn Lăng Cô, một công cụ rất đê hèn của CS. Còn vị giáo dân Sáo Cát dĩ nhiên là không được «vinh dự» như vậy.

Hôm sau, tại trường Tiểu học thị trấn Lăng Cô (cơ sở 1), một cô giáo trường tự nhiên gọi một em học sinh nhỏ thuộc Giáo xứ Sáo Cát rồi đưa em tới trường mới bị cướp (nay là cơ sở 2) để phỏng vấn em trước ống kính. Em nầy vừa không biết gì vừa quá sợ hãi, đã trả lời lắp bắp nên chưa thấy xuất hiện trên TV ! Tưởng cũng nên nhắc lại là ông hiệu trưởng tên Trần Văn Lộc cùng ban giám hiệu trường Tiểu học Lăng Cô, sau khi chặn cửa lớp trường Loan Lý chiều ngày 13-09, đã tham gia vào vụ cướp trường khuya hôm đó. Vài hôm sau, nhà «mô phạm xã hội chủ nghĩa» này (không biết có phải cùng loại với ông hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, cướp trinh nữ sinh vị thành niên chăng ?) lại lên truyền hình, cho biết Giáo xứ Loan Lý không có giấy tờ chứng minh sở hữu ngôi trường nên nhà nước lấy lại là phải.

Quả là sau khi được xây dựng từ năm 1956 và hoạt động cho đến năm 1975, trường Loan Lý đã không có giấy và đã không cần giấy xác nhận sở hữu chủ nào, một là vì tổng thống Ngô Đình Diệm đã cấp toàn bộ khu vực (nay thuộc xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc) cho toàn bộ giáo dân Loan Lý (di cư từ bên kia Cửa Tùng vào Nam) làm nơi xây dựng nhà ở cùng các cơ sở cộng đồng, hai là vì chế độ Việt Nam Cộng hòa chẳng bao giờ đi ăn cướp đất đai của dân chúng lẫn cơ sở văn hóa của tôn giáo như chế độ Việt Nam Cộng sản hiện nay. Ngoài ra, việc tồn tại trên 50 năm của ngôi trường mà không có tranh chấp cũng đủ là một bằng chứng về quyền sở hữu.

Kể ra, năm 1995, nhà cầm quyền Cộng sản tại xã Lộc Hải có thông tri cho các hộ dân và các tập thể tôn giáo khai báo đất đai cùng các cơ sở của mình để gọi là «được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất» (cấp sổ đỏ). Giáo xứ Loan Lý lúc ấy đã thành thật và rõ ràng khai báo với nhiều bằng chứng (chủ yếu là nhân chứng) về diện tích đất nhà thờ cùng các cơ sở liên hệ, nhưng ban địa chính thuộc Ủy ban Nhân dân xã không thừa nhận và từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho giáo xứ. Lý do là để sang đoạt cho khách sạn Hương Giang (tài sản của bí thư Hồ Xuân Mãn, nằm kế cận đất nhà thờ), song ý đồ cướp bóc này -xảy ra năm 1999- đã thất bại thê thảm vì sự đoàn kết sinh tử của giáo dân và cha quản xứ Cái Hồng Phượng lúc ấy.

Việc nhà cầm quyền CS yêu cầu các tập thể tôn giáo khai báo tài sản đất đai để «được cấp sổ đỏ» nhưng rồi từ khước hay lần lữa cấp, thật ra là ý đồ muốn biết rõ những gì các Giáo hội đang sở hữu để khi cần thì cướp lấy (với lý do không có giấy xác nhận quyền sử dụng đất) hoặc đổi chác (bằng một mảnh đất hay cơ sở kém giá trị hơn), hoặc cấp sổ đỏ với cái giá là thái độ thỏa hiệp im lặng của các lãnh đạo tinh thần.

Nay thì Giáo xứ Loan Lý đang đứng trước một nguy cơ khác, đó là nguy cơ bị mất ngôi nhà làng (còn gọi là Phòng họp, 63m2) nằm bên dốc lên nhà thờ, sát cạnh quốc lộ 1A (xin xem bản đồ và hình). Nhà làng này (cũng là nhà giáo xứ, vì Loan Lý là giáo xứ toàn tòng, nghĩa là toàn người Công giáo cả) từ lâu nay đã cho phòng giáo dục địa phương «mượn» làm trường mẫu giáo. Nay thì nhà cầm quyền địa phương bắn tiếng sẽ tịch thu cho đủ bộ. Ngoài ra, họ dự định tái thực hiện ý đồ bất thành năm 1999: lấy cho được đất của nhà thờ, phần độn cát kề cận bờ biển. Quả là một đe dọa lớn lao !

Dù sao, vốn từng đương đầu với bọn cướp ngày luôn sẵn mưu gian và cường lực, đặc biệt từ năm 1999, giáo dân Loan Lý không bao giờ ngỡ ngàng trước lối hành xử thô bạo của Cộng sản, vì họ (và mọi người Việt Nam) đều biết rõ bản chất của CS từ xưa tới nay là gian ác tàn độc, chẳng khi nào thay đổi. Họ cũng biết rằng qua vụ việc tại giáo xứ của họ cũng như vô vàn vụ việc tại Tổng Giáo phận Huế và khắp cả Việt Nam từ 1954 đến nay, chính sách tôn giáo của CS (mà nó chuyên gọi kiểu lừa gạt là «chính sách tự do tôn giáo») luôn «trước sau như một» (chính từ ngữ CS), nghĩa là luôn nhắm mục đích tiêu diệt mọi Giáo hội bằng đủ phương cách, khi mạnh khi yếu, khi tiến khi lùi, khi nặng tay khi nhẹ tay, khi bá đạo khi vương đạo (nhưng đa phần là bá đạo), tùy lúc, tùy nơi, tùy người, tùy hoàn cảnh, tùy toan tính chính trị, miễn cuối cùng làm cho tôn giáo bị xóa sổ, ra tê liệt hay biến chất hoàn toàn. CS không bao giờ có chuyện bàn bạc song phương và đối thoại đôi bề để giải quyết các vấn đề, các liên hệ với nhân dân, nhất là với tôn giáo. Và kinh nghiệm cho thấy mọi cố gắng và thiện chí đối thoại với CS chẳng bao giờ thành công cả. Chỉ có những kẻ nhờ thỏa hiệp đổi chác (nhất là bằng sự im lặng) mà được CS cấp ban cho những thứ thực ra là của mình, mới tưởng là mình «đối thoại thành công» với Cộng sản !

Nhìn bức tường cao dày từ đây che kín ngôi trường thân yêu đầy kỷ niệm với cổng mở ra hướng khác, giáo dân Loan Lý biết CS đã quyết tâm chiếm hẳn nó rồi và sẽ không bao giờ cho con em họ sử dụng nó trong ngày Chúa nhật nữa, thành ra họ chỉ mong Bản quyền Giáo phận lên tiếng kết án hành vi bất công thô bạo (chứ không chỉ bày tỏ nỗi bức xúc lẫn niềm thông cảm) và cương quyết đòi lại di sản do cha ông họ và chính họ tạo lập. Họ cũng mong linh mục chủ chăn Ngô Thanh Sơn lần này sẽ cương quyết cùng con chiên bảo vệ những cơ sở và phần đất còn lại, vốn là công lao mồ hôi xương máu của bao thế hệ giáo dân Loan Lý.
 
Thái hà thắp nến hiệp thông với giáo xứ Loan Lý – Thuộc TGP Thừa Thiên - Huế
Paulus Lê Sơn
12:32 26/09/2009
Thái hà – sau thánh lễ chiều tối ngày thứ 7 ngày 29/9/09, hơn hai nghìn người đã thắp nến hiệp thông một cách sâu sắc với giáo xứ Loan lý cũng như giáo xứ Chày thuộc Quảng Bình, giáo phận Xã Đoài đã, đang bị nhà cầm quyền đàn áp, đánh đập giáo dân và chiếm đoạn tài sản của Giáo Hội Công Giáo.

Tiếng khóc xé lòng của giáo dân miền trung.

LM Nguyễn khởi Phụng giảng thuyết
Miền trung, dải đất dài thân yêu của đất nước Việt Nam, thường gọi là đòn gánh chịu trĩu nặng của hai đầu Nam - Bắc, lịch sử thời gian cũng minh chứng hùng hồn miền trung là nơi chịu trận nhiều hơn cả những đau thương mất mát do nhân tai cũng như thiên tai đem lại. Lịch sử Công Giáo tại dải đất này cũng có nhiều chứng nhân anh hùng tử đạo vì niềm tin vào đạo Chúa. Ngày nay, thời đại CNXH, trong những ngày tháng vừa qua như chúng ta biết, vùng đất này lại chịu những trận đàn áp đến đổ máu, bị cướp đoạt tài sản chung của Giáo hội một cách trắng trợn. Đầu tiên là Tam Toà chưa nguôi ngoai lại đến kéo vào trong giáo xứ Loan Lý - Huế. Chính quyền đã cướp đoạt ngôi trường thuộc giáo xứ quản lý, vùi dập, xua đuổi học sinh, sử dụng lực lượng hùng hậu công an, cac ban nghành đoàn thể, đủ loại máy móc sẵn có xua đuổi đẩy giáo dân ra khỏi đất của họ để rồi xây nên "bức tường ô nhục". cướp đoạt trắng trợn tài sản của giáo xứ, giáo phận và của giáo hội Việt Nam. Cùng lúc này, chính quyền Quảng Bình chưa hết cơn khát tội ác tại Tam Toà tiếp tục quay sang giáo xứ Chày, dùng đầy đủ lực lượng hùng hậu, máy móc đủ loại tối tân nhất để xâm phạm Tượng Đức Mẹ La Vang Việt Nam trên đỉnh núi Lèn thuộc địa phận Nghĩa trang của giáo xứ. Thực trạng chung của Giáo Hội Việt Nam: "ở nơi đâu có đất đai, tài sản của Giáo hội là nơi đó được sự hỗ trợ nhiệt tình bằng dùi cui, hơi cay và bắt bớ bỏ tù của nhà cầm quyền tại các địa phương".

Lên tiếng mạnh mẽ của vị mục tử tốt lành.

Theo thông báo chung của Đức Tổng Giám Mục Huế "Toàn thể Tổng phận Huế cùng chia sẻ nỗi đau thương này với linh mục quản xứ và anh chị em giáo dân giáo xứ Loan Lý và Kêu gọi mọi người trong giáo phận nhà hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Loan Lý cũng như cho công bằng và sự thật được tôn trọng trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta".Với những gì nhà cầm quyền Huế đã đối xử đối với giáo dân giáo xứ Loan lý trong những ngày trung tuần vừa qua. Phải chăng đó là những cách nhìn nhận của nhà cầm quyền đối với Giáo Hội Công Giáo được cụ thể hóa bằng những hành động sặc mùi cướp bóc và bạo lực?. Những tiếng nói đúng lúc, mạnh mẽ của người mục tử tốt lành đã đem lại cho cộng đoàn ân sủng của Chúa, sức mạnh của Chúa. Họ cảm nhận được sự hiện diện của Chúa bên họ trong những lúc ba thù vây hãm. Trong lúc giáo dân Loan lý bị chính quyền tước đoạt những tài sản thuộc về của cha ông họ, của giáo xứ, của giáo hội. Họ đã ra sức gìn giữ, chống lại thế lực sự ác bằng những giờ kinh nguyện khẩn thiết với Thiên Chúa là cha chung của mọi người. Họ tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện, chúng ta tin vào những lời cầu nguyện. Sự hiệp thông sâu sắc của giáo hội là cầu nguyện cho công lý sự thật công bằng bác ái được hiển trị trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta đó là thông điệp mà Đức Tổng giám mục Huế Têphanô Nguyễn Như Thể mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện. Chúng ta hãy tin vào hiệu năng của lời câu nguyện.

Thái hà và ánh sáng của sự hiệp thông.

Với những đau thương mà giáo xứ Thái hà đã nhiều lần bị nếm trải trong thực trạng chung của Giáo hội do sự cướp bóc đàn áp đem đến vào cuối năm 2008, nên Thái hà hiểu những người anh em đồng đạo của mình ở giáo xứ Loan Lý cũng bị đau đớn như thế nào. Hiệp thông cùng với đau khổ của anh chị em nơi đây cũng như mến yêu lời chân lý của Đức tổng giám mục Huế. Mọi thành phần dân Chúa ở Hà Thành thắp nến trước tượng đài Đức Mẹ Công Lý – Hoà Bình dâng nguyện lời Kinh Hoà Bình: Cầu cho Giáo hội Việt Nam được tự do hoàn toàn, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho đất nước được đổi mới toàn diện, phó thác và cậy trông vào Mẹ Hằng Cứu Giúp đoái thương nước Việt Nam trăm ngàm bất công tăm tối đang tràn lan nơi nơi, cầu xin tha thiết cho những ai vì đạo Chúa mà bị bách hại, đàn áp, đánh đập và bắt giữ sẽ luôn can trường và một lòng xác tín vào Tình Yêu Chúa. Cũng cầu cho Giáo Hội Việt Nam được hiệp nhất nên một trong Đức Giêsu.

Chúa là đường, là sự thật và là sự sáng. Theo Chúa ắt phải vâng phục và sống theo lề luật của Chúa. Chính người là ánh sáng thật nên thế lực ma quỉ run rẩy sợ sệt mỗi khi thấy ánh sáng Chúa chiếu soi, nhất là khi ánh sáng đó có bàn tay của con người kết hợp, cho thấy sức mạnh siêu nhiên của Chúa trỗi vượt trên muôn ngàn vũ khí, sự nham hiểm của thế lực quỉ dữ. Cũng chính vì thế mà thế lực quỉ dữ này luôn rình rập con cái của Chúa để bắt bớ, trói buộc và giết chết. Ánh sáng lan toả rực rỡ trong khuôn viên thánh đường giáo xứ Thái hà đẩy lui sự dữ. Nhưng đâu đó khuất trong bóng tối vẫn có những con quỉ đang rình rập đàn chiên của Chúa, hầu như chuyện này đã thành thói lệ, thành nhiệm vụ của quỉ dữ mỗi khi Thái hà thắp nến cầu nguyện. Hiệp thông sâu sắc với Loan Lý, tin vào hiệu năng của lời cầu nguyện, giáo xứ Thái hà, Giáo hội việt Nam, người Công giáo sẽ luôn cầu nguyện cho con người, xã hội, đất nước Việt Nam, thay đổi hoàn toàn và thăng tiến trong tình yêu của Thiên Chúa. Cũng cầu nguyện cho từng cá thể nhân vị sống động mà Chúa đã tạo nên, để cộng tác với Chúa làm cho cuộc đời tốt đẹp theo ý Chúa mà đang bị thế lực qủi dữ xâu xé.

Nguyện xin Thiên Chúa hãy biến chúng con thành những ngọn nến cháy mãi, đót sáng và chiếu soi vào những nơi tối tăm của cuộc đời, của xã hội. Xin Chúa hãy biến chúng con, mỗi nhân vị được Chúa tác thành những ngọn đèn hải đăng, là đèn pha chiếu rọi cho những con thuyền lạc lối trên biển cả mênh mông tối tăm của thế lực quỉ dữ được vào bến bờ bình an, hạnh phúc. Xin cho họ - những con người đang dẫm đạp lên con cái của Chúa nhìn ra đâu là sự thật, là chân lý là hoà bình đích thực.

Hà nội 26/9/09
 
Đối thoại đất Hồ Ba Giang Thái Hà - UBND Quận Đống Đa đã nhạo báng ngôn ngữ Việt (1)
J.B Nguyễn Hữu Vinh
14:45 26/09/2009
HÀ NỘI - Ngày 22/9/2009, Nhà thờ Thái Hà nhận được giấy mời của UBND Quận Đống Đa gửi Linh mục Vũ Khởi Phụng, chính xứ Nhà thờ Thái Hà lên UBND Quận Đống Đa vào 2giờ 30 chiều 24/9 để “Đối thoại” về việc Giáo xứ khiếu nại đất Hồ Ba Giang của Giáo xứ đang bị một đơn vị không rõ danh tính vào rào lại và đóng cọc thi công.

Xem hình ảnh Đại diện Gx Thái Hà đến gặp UBND quận Đống Đa

Được mời lên để “Đối thoại” với cơ quan chính quyền.

Nhận được Giấy mời đối thoại, nhiều giáo dân ngỡ ngàng: Không hiểu sao, bây giờ UBND Quận lại tử tế mời Thái Hà lên để “Đối thoại” nhỉ? Không giống các lần trước, cứ quyết định là xong? Chắc sau thời gian học tập “Đạo đức Hồ Chí Minh” vừa qua cũng như qua đợt phát động phong trào “40 năm học tập di chúc Hồ Chí Minh” các cán bộ Quận Đống Đa đã có thay đổi, biết tôn trọng nhân dân hơn?

Đơn gửi đi từ 18/4/2009, đơn tiếp theo gửi từ đầu tháng 6/2009. Ngày 16/6/2009, Thanh tra Quận Đống Đa đã tổ chức một màn kịch khá vụng về tại UBND Quận đối với Thái Hà, một buổi làm xiếc mà chúng tôi đã có dịp phản ánh.

Ngày 25/6/2009, Nhà thờ Thái Hà đã có đơn khiếu nại về thành phần đoàn Thanh tra, Đoàn Thanh tra làm việc không nghiêm túc, không độc lập và Trưởng Thanh tra Quận Đào Trường Sơn không đủ khả năng làm việc công tâm….

Vậy rồi cứ dài cổ chờ đợi. Theo Luật khiếu nại:

Điều 36: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Và như vậy, cũng theo Luật, thì trong thời hạn (30 ngày đối với giải quyết khiếu nại lần đầu và 45 ngày đối với giải quyết khiếu nại lần hai), người có thẩm quyền không ra quyết định giải quyết thì phải bị xem xét kỷ luật.

Chắc rằng Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội không phải là “vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn” như luật định, vì Nhà thờ Thái Hà đến Quận Đống Đa chỉ khoảng 1,5km thôi. Nhưng lá đơn khiếu nại cuối cùng đã gửi đi 3 tháng mới có hồi âm còn lá đơn đầu tiên đã quá 5 tháng.

Vậy nên bà con vùng sâu, vùng xa lưu ý: Nếu có đơn khiếu nại gửi đến UBND Quận Đống Đa, thì cứ nhân lên theo quãng đường đó mà chờ đợi. Chẳng hạn, nếu bà con nào ở TPHCM muốn khiếu nại thì sau khi gửi đơn cứ tính như sau mà chờ: 1730 km:1,5km x5 tháng = 5.767 tháng = 481 năm hãy hi vọng được hồi âm. Đó là chưa nói đến việc giải quyết đâu nhé, chờ giải quyết được thì còn… khuya.

Nhưng dù sao thì cơ quan công quyền đã có để ý đến tiếng kêu của mình, bà con Thái Hà phấn khởi, mà lần này lại được mời lên để “Đối thoại” hẳn hoi.

Phương thức đón tiếp người khiếu nại ở Quận Đống Đa

Ngay từ trưa 24/9/2009, nhiều người qua đường Tôn Đức Thắng khá ngạc nhiên vì sự thay đổi trước cửa UBND Quận. Hàng rào sắt được dựng hai bên cửa, hai xe cảnh sát chặn hai đầu, cảnh sát các loại tầng tầng, lớp lớp từ trong UBND ra ngoài cổng và bố trí dày đặc trên đường.

Đặc biệt, hôm nay UBND Quận lại huy động các loại dân phòng, bảo về, gậy gộc, áo mũ và trang bị đủ các loại màu sắc. Xuất hiện thêm nhiều người đứng bên ngoài đường, không mặc đồng phục, hầu hết đeo kính đen nhìn đoàn người đi lại chăm chú, gườm gườm… Bên kia đường, nhiều người nhốn nháo, áo quần đủ màu sắc đứng chờ đợi, nhìn giống hình ảnh “quần chúng tự phát… tiền” hôm nào ở Thái Hà.

Hàng loạt máy quay phim, chụp hình được bố trí dày đặc từ các tầng nhà, góc sân, nhiều cán bộ cảnh sát với đầy đủ quân phục, mang máy quay, máy ảnh chĩa về phía cửa ra vào…

Hầu hết công dân dù mang theo giấy hẹn đóng dấu đỏ chót vào UBND Quận, đều được chỉ dẫn quay đầu xe vì hôm nay UBND Quận nghỉ làm việc. Nhiều người nhìn thấy quang cảnh ấy ra về nói với nhau: “Hình như cơ quan Quận đã chuyển đi nơi khác để cơ quan Công an dân phòng hoặc bên điện ảnh về đóng phim tại đây thì phải”?

Quả là hiếm có cuộc đón tiếp nào với những người khiếu nại được sự chuẩn bị chu đáo đến thế ở cơ quan công quyền Việt Nam. Nhìn cảnh này, bà con dân oan lưu trú lâu ngày ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và khắp nơi chắc hẳn cứ tưởng là trong mơ. Nếu được trực tiếp chứng kiến chắc họ sẽ có mơ ước “Sau một đêm ngủ dậy được trở thành giáo dân Thái Hà”?

Trong Nhà thờ, giáo dân tập trung đông đúc làm giờ Chầu Thánh Thể, tạ ơn Thiên Chúa ban ơn phúc cho giáo dân, cầu xin Thiên Chúa cho Nhà cầm quyền được sáng suốt, biết thể hiện rõ ràng cách làm việc trong một “Nhà nước pháp quyền”.

Tại trước cửa Nhà thờ Thái Hà, các phó nháy, các nhà quay phim chuyên nghiệp được bố trí hầu hết ở các góc, các chốt tuần tra, sẵn sàng, căng thẳng nhìn về phía cửa Nhà thờ.

Tại UBND Quận, đến gần 2h 30 thì các phó nhòm, công an hầu hết vào vị trí chờ đợi khá sốt ruột, máy quay, máy ảnh được chỉnh lại chu đáo. Chợt một chiếc ô tô dừng lại trước cửa UBND Quận, có 9 người gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân bước xuống để vào UBND Quận.

Các cảnh sát đứng tưng hửng đứng nhìn vì số cảnh sát, dân phòng hôm nay bảo vệ đoàn khiếu nại có con số chắc gấp vài ba chục lần số linh mục, giáo dân. Phó nháy, phó nhòm buông máy, một số hăng hái quay thật kỹ hình ảnh mấy linh mục, giáo dân hiền hòa, tươi cười bước vào cửa công quyền vì riêng số máy quay, máy ảnh ở đây cũng đã gấp vài lần số giáo dân và linh mục đến họp.

Quả là sự đón tiếp trọng thị. Hẳn có những nguyên thủ quốc gia trên thế giới chưa chắc đã được đông đảo cảnh sát, phóng viên háo hức tiếp đón nhiệt tình như vậy.

Cũng có nhiều người đứng quan sát và cười thầm: Hôm nay các cấp, các ngành chính quyền đã huy động cả Đại Trọng pháo để bắn chim sẻ. Chả là họ rút kinh nghiệm hôm 16/6/2009, trời mưa dữ dội (đến nỗi hầm đường bộ hiện đại nhất VN khai trương được 1 giờ sau đã ngập) nhưng hàng mấy trăm giáo dân vẫn đội mưa đi ra Quận với biểu ngữ trên tay “Phản đối chiếm đất Nhà Thờ Thái Hà lần 2” “Stop Boxit” và luôn miệng đồng thanh hô vang “Quan tham trả đất Thái Hà” là cả đoạn đường đông đúc càng đông đúc hơn bởi những người đi đường hiếu kỳ. Khi đoàn giáo dân đến cửa UBND Quận thì công an, nhà báo mới cuống cuồng chạy đến thả hàng rào sắt, bố trí cảnh sát… hết sức lộn xộn càng làm cho không khí căng thẳng và đông đúc, cuồng nhiệt hơn.

Vì vậy chắc hôm nay các cấp đã đề ra biện pháp đón tiếp chu đáo này, các báo chí, đài truyền hình chắc mẩm phen này tha hồ quay các cảnh để cho bà con thế giới thưởng lãm kèm những lời bình luận ngược “Giáo dân gây rối trật tự công cộng…”

Nhưng hôm nay, tất cả mấy trăm giáo dân, có hàng chục người từ Thạch Bích và các xứ xa xôi đến đã ở Nhà thờ Chầu Thánh Thể.

(Còn tiếp)

Hà Nội, Ngày 25/9/2009
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Presentation: Giải trình Ý nghĩa những Con Số
Văn Hóa
Đạo mất trước, nước mất sau
Mai Thục
15:45 26/09/2009
HÀ NỘI 25.09.2009 - Triết gia Việt Nam- Lương Kim Định (1914- 1997) để lại hàng chục cuốn sách giá trị, giúp định hướng cho sự phát triển của dân tộc và nhân loại trong kỷ nguyên mới như: Triết lý Đông- Tây, Gốc rễ triết Việt, Thái bình minh triết, Hồn nước với lễ gia tiên, Khổng Tử, Kinh Dịch, Trống đồng Đông Sơn… và một lời tiên tri: “Đạo mất trước, nước mất sau.” Kim Định xác định “Minh triết là Đạo tức là con đường hướng dẫn con người đến hạnh phúc”. Nền tảng của Minh triết là: Thái hòa, Nhân chủ, Tâm linh.

Trung tâm nghiên cứu minh triết (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) với đề tài nghiên cứu “Minh triết trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam- những vấn đề cơ bản”, bước đầu thu hút sự tham gia của các học giả trong, ngoài nước.

Hội thảo lần I - khẳng định nghiên cứu Minh triết trên thế giới đang phục hưng từ ba, bốn thập niên gần đây. Hàng loạt trường Đại học Minh triết ra đời. Công trình đáng giá nhất ở Mỹ đầu thế kỷ XX là bộ Thánh kinh Minh triết (Bible of Wisdom) tập hợp những giá trị Minh triết Đông- Tây: Phật, Khổng Tử, Lão Tử, Thiền, Hy Lạp cổ đại…(Nguyễn Khắc Mai)

Tìm về giá trị Minh triết, nhất là Minh triết phương Đông, bởi con người bất an trước những nghịch lý: kinh tế và khoa học càng phát triển, thì càng phá hoại, dẫn đến hủy diệt môi trường sống tự nhiên của con người và vạn vật. Đạo lý làm

người mất dần. Trái đất và bầu khí quyển có ngày ra tro.

Minh triết Việt bao gồm những giá trị sống tươi đẹp, nảy nở từ vạn kiếp con người đã sinh ra, ăn, ở, đi, về, suy nghĩ, học, sản xuất, sáng tạo văn hóa, thực hành tâm linh… trong vùng địa lý, khí hậu, lịch sử riêng biệt, trên cánh đồng lúa nước. Minh triết Việt tiếp thu Minh triết của những dân tộc khác, nhưng khi nó ăn nhập vào sức sống của cư dân Việt, nó trở thành “Văn minh lúa nước” mà Minh triết Việt là đỉnh chóp.

Ngô Thời Sĩ quan niệm Minh triết là đạo lý đời thường: “Đem đạo Thánh hiền để

quở trách thói đời, không bằng đem đạo đời thường để cảm hóa lòng người”.

Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (Chủ tịch Hội đồng khoa học đề tài nghiên cứu Minh triết Việt) đã tóm gọn Minh triết Việt trong một câu: “Minh triết là biết làm thế nào để sống hẳn hoi”.

Hoàng Ngọc Hiến đã vạch hướng nghiên cứu lâu dài, với sự kết hợp nhiều tiếng nói, đa ngành, đa phương, đa sắc tộc Việt Nam: “Không thể khác được, nghiên cứu Minh triết ở Việt Nam bắt đầu bằng sự tổng kiểm kê và sưu tầm, bổ sung, những viên ngọc quí của Minh triết hiện đang rải rác khắp nơi”.

Con đường nghiên cứu đã mở. Những tiếng nói bốn phương tụ hội vang lên, gọi người Việt Nam- Trở về cội nguồn Minh triết Việt (Hà Văn Thủy). Cội nguồn đó, do triết gia Kim Định phát hiện: “Từ xa xưa, người Việt vẫn cảm nhận rằng mình là con cháu của dân tộc Minh triết. Những hạt Minh triết luôn lấp lóa tỏa sáng trong cuộc sống. Nhưng chưa ai biết nguồn cội Minh triết là gì. Cho đến nửa thế kỷ trước, bằng quán tưởng, bằng giải mã những huyền thoại, truyền thuyết Việt, triết gia thiên tài Kim Định đã đốn ngộ phát hiện cội nguồn Minh triết Việt. Phát kiến lớn về văn hóa Việt của ông được đông đảo sinh viên Sài Gòn một thời hoan hỉ, hưởng ứng”(Hà Văn Thủy).

Từ Vương quốc Anh, học giả Vũ Khánh Thành - học trò xuất sắc của Kim Định, gửi tham luận: “Minh triết Việt- Định hướng cho việc phát triển đất nứớc” đã tổng hợp tư tưởng Kim Định và đề xuất học Nho, học Phật, học Kinh Thánh để phục hồi đạo làm người: “Nhân Trí Dũng của Nho- Bi Hỷ Xả của Phật- Tin cậy Mến của Thiên Chúa giáo, để thành Người.”

Về giáo dục, Vũ Khánh Thành mong mỗi học sinh học ba thứ tiếng (Việt, Anh, Hán) ở bậc tiểu học; giáo dục Lễ gia tiên hay Đạo thờ ông bà; Tiên học lễ, hậu học văn… Học chữ Hán để tìm về vốn minh triết Việt, Tinh hoa tổ tiên và Đạo Việt hàng nghìn năm trước, sống đúng Đạo làm người.

Từ Sydney học giả Phạm Việt Hưng về Hà Nội trả lời câu hỏi: Đâu là nền văn minh đích thực?

Nền văn minh đích thực phải là sự chắt lọc tổng hòa tinh túy của hai nền văn minh Đông và Tây. Văn minh Đông phương cổ truyền thiên về Tâm (thông qua chiêm nghiệm, trực giác). Văn minh Tây phương thiên về Vật (thông qua quan sát, đo đạc, chứng minh).

Song thế kỷ XX, Lý Tường Hải - nhà nghiên cứu Trung Quốc nhận định: “Sự phát triển cao độ của kỹ thuật thành một công cụ sắc bén để nhân loại tàn hại lẫn nhau… người ta vốn là đứa con của tự nhiên, giờ đây họ muốn lấy trí thức và kỹ thuật làm chỗ dựa, hy vọng trở thành chủ nhân của tự nhiên. Họ làm những việc lay trời chuyển đất, tát đầm bắt cá, kết quả là phá vỡ sự cân bằng sinh thái vốn có của giới tự nhiên, khiến nhân loại gặp nguy cơ là mất đi chỗ dựa sinh tồn. Con người hiện đại sau khi thoát khỏi gông cùm của “chủ nghĩa cấm dục” truyền thống, đi đến chỗ phóng túng không biết kiêng kỵ là gì, cuối cùng đau đớn cảm thấy rằng cuộc sống chẳng có gì đáng gọi là hứng thú nữa. Ngoài ra, bởi sự chủ tể của kỹ thuật đối với con người, tác động vạn năng của đồng tiền, sự tha hóa nhân tính và sự lầm lẫn ngọn nguồn giá trị… không thể không khiến người ta đau đớn cảm thấy sự chìm lấp ý nghĩa nhân sinh”.

Phạm Việt Hưng đưa ra hàng loạt câu chuyện về mặt trái của tấm huân chương khoa học. Tại Úc, một công ty bị phát giác làm thí nghiệm cấy tế bào người vào nhân trứng lợn và tạo ra một sinh thể sống được 42 ngày. Thực ra nó bị giết chết vì các nhà nghiên cứu nhận thấy “cơ thể” của nó chứa cả AND của người và AND của lợn. Một tác phẩm khoa học trứ danh, sinh ra một sinh vật lợn- người hoặc người- lợn. Đó là lý do để Albert Enistein buồn rầu thốt lên: “Hãy thận trọng đừng biến trí tuệ thành chúa của chúng ta; nó có sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính”.

Vậy mà ngày nay, người Việt Nam tất tưởi, vội vã chạy theo Tây phương, phá cánh đồng lúa trĩu hạt mùa vàng làm sân gôn, dự án, đầu tư nước ngoài, nhà xưởng, công nghiệp hóa, thải độc xuống những dòng sông xanh mát trưa hè, bê- tông hóa nền văn minh lúa nước… đánh mất ánh sáng Minh triết phương Đông cổ truyền của chính mình, nên gặp quá nhiều bất ổn trong đời sống của mọi người, mọi chốn, mọi nơi, từ đồng quê đến thị thành.

Ở đâu có dự án lấy đất, là ở đó cuộc sống bình yên bỗng trở nên hỗn loạn. Cái gốc của sự bất ổn định là mất đất. Mất đất, sẽ mất Đạo. “Mất Đạo trước, mất nước sau”.

Nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh đau đớn vẽ bức tranh quê Việt Nam hiện đại:

Bọn họ bán hết biển Đông

Ta mới bán được cánh đồng làng ta …

Mẹ già như chuối chín cây

Sổ đỏ mẹ quyết cầm tay chẳng rời

Ông sở địa chính phì cười

Mai kia qui hoạch đất thì của ông …

Cây đa, giếng nước, chùa làng

Hương đồng gió nội, Niết Bàn chân quê

Từ ngày họp chợ chân đê

Chùa ra mặt phố đất qui y vàng …

Đậm đà bản sắc chân quê

Thanh lâu xóa sạch, cave đầy đường
…”

Còn bức tranh Hà Thành thì sao?

T.S Nguyễn Hoàn- Hội KHKT Thủy Lợi nói: “Thiên tai có 13 loại thì Hà Nội phải chịu 12 loại: nước mặn dâng cao; nước ngọt đầu nguồn các dòng sông khô cạn; ngập lụt. mưa to; lũ ống; lũ quét; bão cường độ cao; lốc xoáy; hạn hán; rét đậm; rét hại; sạt lở bờ sông; động đất; dịch bệnh với con người, gia súc, gia cầm, thực

vật; mù quang hóa hay gọi là đảo nhiệt; Hà Nội chỉ thiếu sóng thần vì xa biển.

Vấn đề an ninh lương thực cho Hà Nội. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, Việt Nam không còn gạo để xuất khẩu. Khi đó với một Thủ đô hàng chục triệu dân, vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm sẽ là một bài toán cần có lời giải…”

Không ai giải được. Nếu họ cứ tiếp tục bán đất và bán đất. Đầu tư và đầu tư nước ngoài.

Đau đớn thay!

Song chúng ta theo Minh triết Ngô Thời Sĩ. Không quở trách thói đời. Mà cùng nhau gọi người Việt “Trở về cội nguồn Minh triết Việt” do Kim Định phát hiện với những đặc trưng:

1. Người Việt quan niệm về một vũ trụ “tham thiên lưỡng địa” có nghĩa là vũ trụ vận hành đi lên với ba phần Dương và hai phần Âm. Đấy là sự phát triển tích cực nhưng cân đối, nay gọi là phát triển bền vững. Nếu để Dương cực thịnh, Âm cực suy, phát triển quá nóng sẽ hủy diệt trái đất.

2. Từ trong bộn bề văn hóa phương Đông với Khổng Nho, Hán Nho, Tống Nho… Kim Định tìm ra Việt Nho là nền văn hóa hoang sơ của người Việt, mà ông gọi là Nguyên Nho với nội dung: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh. Việt Nho quan niệm trong tam tài Thiên- Địa- Nhân thì con người là chủ. Trong vị trí chủ nhân, con người phải sống thái hòa với nhau và với thiên nhiên. Con người không chỉ là thể xác vật chất mà còn sống trong tâm linh, trong tương quan với thế giới siêu nhiên khác.

3. Để được như trên, con người phải sống trong Đạo Việt An vi. Không hữu vi duy vật tranh giành chiếm đoạt. Không vô vi lánh đời, mà sống tích cực, tận tâm tận lực làm việc cho mục đích hướng thiện, theo lẽ an nhiên, an hòa của lòng mình hợp với sự vận hành của vũ trụ.

4. Sự tồn tại của xã hội dựa trên cơ sở bình sản. Những hạt nhân Minh triết Việt tồn tại trong tầng sâu văn hóa Việt, tỏa năng lượng nuôi sức sống Việt hàng vạn năm nay, lẽ nào chúng ta lại không tiếp nhận để cứu chính mình và dân tộc thoát

khỏi sự mất Đạo. “Đạo mất trước, nước mất sau”

Mỗi người dân Việt cần Minh triết Việt để sống làm người. Thế giới càng hỗn loạn, con người càng cần Minh triết. Minh triết bảo thân. Tiến sĩ Lloyd Bruce khẳng định “Những người lãnh đạo (điều hành vi mô và vĩ mô) nếu không biết Minh triết và ứng dụng Minh triết sẽ phải trả giá đắt cho sự vô tâm của mình.”

(Nguồn: http://newvietart.com/index4.580.html)
 
Minh Triết Việt định hướng cho việc phát triển đất nước
Vũ Khánh Thành
16:06 26/09/2009
MINH TRIẾT VIỆT ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
(Tổng hợp tư tưởng Kim Định)

I. MIMH TRIẾT LÀ GÌ ?

Minh là làm sáng tỏ. Triết là Triệt, tức là đi đến tận cùng của thiên và địa tức cả trời lẫn đất. Nền tảng của Minh Triết là Âm Dương với cơ cấu Tam Tài thành ra Ngũ Hành, đem áp dụng vào đời sống qua Hồng Phạm Cửu Trù. Không nắm vững hay không hiểu được cơ cấu này thì không hiểu được Minh Triết.

Đọc định nghĩa trên chúng ta thấy rõ Minh Triết chính là nối lại được những gì hoàn toàn khác biệt nhau, làm sao nối được giữa hai đối cực trời và đất, sáng và tối, âm và dương, vợ và chồng, mẹ chồng và nàng dâu, xã hội và cá nhân, con người và thượng đế, hồn và xác, vật chất và tinh thần, tư bản và cộng sản, hữu vi và vô vi, nhà và nước, vuông và tròn và vô cùng tận những cái khác biệt khác.

Minh Triết như vậy chính là ĐẠO tức là đường đi để hướng dẫn con người đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là thoả mãn được, hoà hợp được những cái đối nghịch kia. Việt Nam ta ai cũng thường chúc Mẹ tròn Con vuông hay muốn thành công cũng phải có Thiên thời Địa lợi Nhân hoà là nằm trong ý nghĩa đó. Kinh Dịch đã định nghĩa một cách tổng quát là «Nhất âm nhất dương chi vị Đạo » tức là Đạo phải có cả âm cả dương tức là phải hội nhập được cả hai đầu đối lập. Làm sao nước và lửa ở được với nhau hay vuông tròn, chẵn lẻ hợp lại được. Trong văn hoá Việt khó thế mà làm được như đã mô tả trong huyền sử: Tiên ở trên trời cao chót vót, Rồng dưới đáy biển mà hàng năm vẫn gặp nhau trên cánh đồng TƯƠNG ! Ca dao tục ngữ, huyền thoại của ta đều đã bộc lộ rõ nét đạo sống Việt này.

Ngay trong vật lý, trước Einstein người ta quan niệm vật chất là vật chất, khí năng là khí năng (sức nóng, ánh sáng.. .). Từ 1905 Einstein khám phá ra thuyết tương đối cho rằng vật chất có thể biến đổi ra khí năng và ngược lại. Thí dụ một cái hoả tiễn là một khối sắt khổng lồ nhưng nếu nó bay tới một vận tốc là 300 trăm ngàn cây số một giây thì là ánh sáng. Ngược lại vật sáng đó bay chậm lại thì là một khối vật chất không hơn không kém. Như vậy quan niệm tuyệt đối về vật chất và ánh sáng không còn y nguyên nữa, ý niệm về tinh thần và vật chất cũng phải thay đổi theo. Aristote cho rằng con người có 2 phần hồn và xác. Xác là mồ chôn linh hồn. Platon thì phân ra lý giới và trần giới. Sau Thiên Chúa giáo dùng triết học Platon Aristote thành triết học Kinh Viện là nền tảng thần học của Thiên Chúa Giáo. Thiên Chúa Giáo và các tôn giáo khác cho rằng khi chết là hồn lìa khỏi xác để về thiên đàng với Chúa, Ahla, nhập Niết Bàn hay xuống hoả ngục trầm luân. Ý niệm Thượng Đế và con người cũng là 2 đối kháng thuộc hữu và vô, một chiều, từ đó các tôn giáo làm ra đủ mọi tín điều và luật lệ trói buộc con người với hình phạt thiên đàng địa ngục để khuyến khích người ta sống đạo là sống với niềm tin của tôn giáo mình. Mỗi tôn giáo có niềm tin khác nhau lại dẫn đến chiến tranh tôn giáo như lịch sử chứng minh. Chính vì thế tôn giáo cũng không thể là Minh Triết được.

Nhìn lại lịch sử nhân loại và ngay trong thế giới ngày nay ước vọng sống hạnh phúc là mơ ước của con người mọi nơi và mọi thời. Ước mơ đó không bao giờ đạt được. Nguyên do chính là chỉ có một chiều, bỏ mất chiều kia coi như đối kháng: chọn vuông bỏ tròn, chọn có bỏ không, mạnh được yếu thua. Kẻ mạnh chiếm hết tài sản, người yếu chỉ còn làm nô lệ gây nên một xã hội đầy bất công, tranh chấp. Vậy muốn hội nhập đạo, cần phải đi thêm một bước TÂM TƯ nữa mới có thể đi thẳng đến đúng sự vật mà không qua ý niệm hay chủ thuyết nào, lúc ấy sẽ thấy như Kinh Dịch là « muôn vật đều mang trong mình một trật cả không lẫn có, cả hữu lẫn vô », và chính ở chỗ Vô, mẫu số chung của muôn loài mà cả hai luồng khí trái ngược gặp gỡ. Đó gọi là Đạo, là TRUNG, là VIỆT.

Việt chính nghĩa là siêu việt. về sau đại chúng lấy làm tên cho chủng mình thành Việt tộc. Một số chi trong Việt tộc cũng lấy tên Việt đặt cho chi của mình thành Bách Việt trong đó có Việt Nam gồm Lạc Việt và Việt Thường còn đến 70% Bách Việt ở lại miền bắc Trung Hoa hoà huyết với Mông Cổ để thành người Tàu, người Hán. Sau dần các chi bỏ tên Việt hầu hết còn có Việt Nam kiên trì giữ tên Việt, tính ra trong sử đến 6 lần, nên tên Việt còn đến ngày nay. Phải chăng trời định thế cho dòng Việt có kẻ nối dõi tông đường khói nhang nghi ngút cho triết Việt, đạo Việt, Minh Triết Việt có chỗ phục sinh ?

Việt cũng có nghĩa là không siêu lên một chiều lên hay chiều xuống mà cả lên cả xuống, sau nho gọi là triệt thượng hay « phối thiên » - siêu xuống là triệt hạ hay « phối địa ». Triệt thượng thì biểu thị bằng chim Hồng Hộc cũng gọi là Thiên Nga, ý chỉ bay cao sát trời. Triệt hạ thì chỉ thị bằng Rồng lặn sâu tận đáy biển. Ý tưởng thâm sâu đó đã được minh hoạ lại trong CÂY VIỆT. (Cây Việt tìm được ở Đông Sơn, lưỡi cong xéo, có hình trên 2 giao long đang cài tay gọi là hát cài hoa kết hoa, dưới là 3 người đeo lông chim đang múa. Tất cả chìa khoá của nền văn hoá Việt tộc cũng như Việt Nam nằm gọn trong bộ số 2 – 3 này). Đây là một may mắn cực kỳ lớn lao.

II. NỀN TẢNG CỦA MINH TRIẾT

1. Thái hoà (số 2). Thái Hòa là hòa hai cái thái cực, cộng hai cái trái ngược lại với nhau, như đã nói ở trên. Hễ cộng được thì đạt Minh Triết gây hạnh phúc cho mọi người, bằng không thì mọi vấn đề đều bế tắc, và gây muôn trùng khổ lụy. Chúng ta phải tan cửa nát nhà vì từ hai mươi lăm thế kỷ nay chưa một triết gia nào giải quyết được bài toán đố trên. Thế mà tiền nhân ta đã cộng được ngay từ đầu, và để lại cho chúng ta đầy dẫy ấn tích. Rõ nét nhất là trong vật biểu tiên rồng (thăng hoa từ vật tổ chim rắn). Các nước chỉ có một: Nga gấu, Ấn voi, Mỹ ó, Tàu bạch hổ, Đức sư tử, Pháp gà cồ.. Riêng Việt nam là có cả chim trên trời, lẫn rồng dưới nước. Tiếp tới các nghệ tổ như Phục Hi, Nữ Oa,Thần Nông thì đều lưỡng thê (sống cả trên đất lẫn dưới nước) với nhiều truyện đi đôi như ông cồ bà cộc, nước non, sông biển đến độ nhiều nhà nghiên cứu gọi nét lưỡng-nhất, nét gấp đôi (=hai mà một) là nét đặc trưng của ĐNA.

Chứng cớ ở đâu ? Trước hết là không có chế độ nô lệ, mọi người đều được thong dong, bất cứ ai hễ đến tuổi thì được vào hội đồng kỳ mục không có xét giầu nghèo. Xin nhớ nói đến chế độ là phải có luật pháp và là quốc sách, số nô lệ thường quá bán phần trăm vậy mới là chế độ nô lệ, còn nô tì, nô bộc bên ta bất quá vài ba phần trăm, và không có qui chế riêng, nên không là nô lệ. Sau là mọi người đều được chia phần tài sản trong làng trong nước, không hề có kỳ thị nào, hễ đến tuổi thành đinh thì được cấp ruộng. Tuy sự thi hành hơn kém tùy lúc nhưng thể chế thì đã có ngay từ đầu không hề phải đấu tranh giai cấp, vì có giai cấp đâu mà phái đấu tranh. Thay vào là xã hội tình, mọi người xem nhau như đồng bào, dùng những kiểu xưng hô trong gia đình như bà, con, cô, bác, để gọi nhau. Xem trong xã hội lòai người về hai điểm trên, người ta đã phải tranh đấu biết bao nhiêu: máu đổ thịt rơi vô vàn mà vẫn chưa ổn, như nước ta đang nếm thử mùi cay đắng về vụ quân phân tài sản do cộng sản chủ trương. Như vậy kết luận được rằng: quả cha ông ta đã hội nhập được hai đầu thái cực tức đã đạt minh triết, và mưu ích cho toàn dân thật sự.

2. Nhân chủ (số 3) Nhân Chủ là làm cho người ta được tự do cả hàng ngang lẫn hàng dọc. Hàng ngang là trong xã hội không bị nô lệ chủ nào, cũng không bị khống chế theo nguyên lý thống trị. Nhân Chủ thật sư thì không suy phục trời đến độ vong thân, cũng không suy phục đất (= duy địa lợi) đến độ vong bản, mà là đứng tự chủ trong cõi người ta. Đối với trời với đất thì người vẫn độc lập, nhưng không cô lập, vẫn cùng trời đất tham dự, chữ nho gọi là "dữ thiên địa tham" nói vắn tắt là Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân. Tài có nghĩa là Tác, là Hành, là quyền hành. Tam Tài là ba trung tâm quyền lực. quyền hành, ba tác viên. Nói nôm na thì người là một trong ba vua: nếu trời là vua, đất là vua, thì người cũng là vua. Đó là nét đặc trưng trong văn hóa Việt, được diễn tả bằng một thứ huyền thọai đặc biệt, mà triết An Vi gọi là Nhân thoại. Với thần thọai thì thần làm chủ, người là tùy phụ, nhiều khi là nạn nhân. Còn với Nhân thoại thì ngươi làm chủ, như trong truyện Bàn Cổ:

"Hỗn mang chi sơ.
Vị phân thiên điạ.
Bàn cổ thủ xuất.
Thủy phán âm dương."


Không lệ thuộc trời hay đất như được biểu lộ bằng xuất hiện trước cả khi có trời cùng đất. Lớn mỗi ngày 9 trượng, làm việc khó hơn hết là Thái Hòa: "thủy phán âm dương", rồi làm ra sông ngòi mưa gió, rồi làm ra người. Không đâu có được nhiều nhân thọai như chúng ta: có tới 15 truyện và liền tục như đươc trình bày trong Kinh Hùng, đủ biểu lộ nhân chủ tính trong văn hóa Việt. Hậu quả nhân thọai là Nhân Đạo=đạo làm người với bước thực hành là Đạo Hiếu được nối dài bằng tục thờ cúng ông bà, tức là tục thờ người. Trên đã nói nếu trời là vua, đất là vua thì người cũng là vua. Đến đây lại nói trời đáng thờ, đất đáng thờ. thì người cũng đáng thờ.

3. Tâm Linh (số 5 = 2 + 3) Số 5 ở vị trí trung cung hành thổ.

3.1. Tâm linh là vựơt vòng lý trí để nhập vào cõi vô biên linh nghiệm. Như vậy lý trí thuộc cõi Có, Tâm linh thuộc cõi Vô, nhưng khác với duy Có họăc duy vô: Có với Không phân biệt, còn với An Vi thì Có đi liền với Không, Không đi liền với Có, do đó có khả năng vẽ ra được cái Không cả đơn và kép, đơn như Thái cực viên đồ (Hình tròn), kép như trong đồ án Ngũ Hành (#). Hành Ngũ ở trung cung biểu thị Vô, nên trong mọi đồ án kép bởi Ngũ Hành thì đều có cái Không đi kèm. Có vậy mới là "chân không diệu hữu", chứ những cái duy Hữu hay duy Vô chỉ là những cái vô giả tạo, một chiều kích và vô hiệu năng. Do việc nối kết đó mà An Vi chủ trương rằng cái linh thiêng cao cả hơn hết không ở đâu xa mà đặt ngay trong con người, nơi có xảy ra biến cố Giao Chỉ, nơi cái Có gặp cái Không. Đó là nơi con người tiếp cận với vũ trụ, để "thành Tính tồn tồn đạo nghĩa chi môn". Bao lâu chưa đạt Lý Thái Cực (chưa thấu vào bản Tính mình) thì lý trí chạy loanh quanh vòng ngoài, bày ra đủ xảo thuật (thất Lý nhi nhập ư thuật như các thứ thuyết hay nghi thức) nhưng chẳng nên việc chi cả, vì tòan một chiều kích, nên hỏng trọn, bởi muôn vật đều có hai chiều kích đi ngược nhau. Người ta đã nhận ra rằng văn minh nay thiếu nền tảng, do đó hiện đang khủng hoảng tự nền móng. Phải thay vào bằng một trời mới đất mới, tức phải có một bộ tiền đề khác thế cho bộ định đề cũ gồm nguyên lý "Đồng Nhất" 1=1, một là một, hai là hai, không thể có trường hợp thứ ba, như một mà hai, hoặc hai mà một. Đó gọi là nguyên lý Triệt Tam (tiers exclu). Nguyên lý thứ ba là Căn Do - quả phải do cây, cây phải có trước quả, không thể có vụ Đồng Thời. Đó là ba nguyên lý quản trị thế giới nay, và hiện nó đang bị lung lay tận gốc rễ.

3.2. Sao vậy? Sai chăng? Thưa không sai, nó rất thật, nhưng chỉ thật cho sự vật im lìm gắn chặt vào vật chất, không cần siêu thóat, không cần có vòng trong tình cảm và ý chí. Chứ như trong cõi người ta thì ngoài là lý,
nhưng trong là tình, mà "tình thâm nhi văn minh",= tình mà được đôn hậu cho đến sâu thẳm thì văn sẽ minh", tức là mối giao thoa giữa hai chỉ đất trời sáng lên, sẽ nhìn ra căn để mọi sự. Người ta gọi đấy là "nhất lý minh, vạn lý thông".và đấy mới là "Cõi người ta" cõi của "hoa đất ngọc nước" nghĩa là cõi người ta (man's land) kiêm cả trời cùng đất, nói theo tâm lý là cả: Ý, Tình, Chí, tức trội hơn cõi sự vật đến hai chiều kích nữa, thì làm sao bao nổi. Người ta quen nói: lý là lý sự, mà tình là tình người, mà tình mạnh hơn lý gấp mười lần, bên trong lại còn Chí, có chiều kích vũ trụ nữa, thì lý làm sao đương nổi. Đấy là căn do tại sao triết học duy lý không cộng tròn với vuông được, mà vua Tiết Liệu lại giải quyết dễ dàng. Huyền sử nói là ban đệm thần hiện ra mách nước. Theo uyên tâm thì ban đêm chỉ tình cảm vốn âm u, còn thần là tiềm thức cộng thông của muôn thế hệ hợp lực thì truyện gì mà chả xong. Vấn đề mà triết học duy lý không giải quyết nổi, thì ở đây được giải quyết tức khắc với công hiệu vượt bực, thế mà lại rất nhẹ nhàng, linh diệu. Đấy là nghĩa một của chữ linh.

3.3. Nghĩa hai là nó đạt công hiệu vượt xa mọi nguyên lý trên kia, thế mà nó lại đi ngược chiều hẳn.Thay vì một là một thì nó ra một mà hai, thay vì hai là hai thì nó ra hai mà một, quen gọi là lưỡng nhất, tức thay vì nguyên lý Đồng Nhất cũ, thì đây là nguyên lý Thống Nhất. Thay vì cố định thì là biến dịch.Thay vì Triệt Tam thí nó lại nâng ba lên đợt đạo = "Đạo Ba", Ba Vì: Trời, Người, Đất, được chứng tỏ bằng nhiều bộ ba khác như ba đồ rau, bộ ba trầu cau: cô Liên ở giữa hai anh em là Tân và Lang. Oa Hòang ngự giữa Phục Hi và Thần Nông. Thứ ba thay vì nguyên lý Căn Nguyên lệ thuộc vào không gian: đây với đó và thời gian trước với sau, thì đây là Đồng Thời vượt cả không gian lẫn thời gian, không thể đo lường được nữa, nên gọi là thần, là linh (âm dương bất trắc vị chi thần)

3.4. Với ba nguyên lý trên, vua Tiết Liệu đã thành công cộng tròn với vuông, biểu thị bằng bánh giầy đặt trện bánh chưng, tức trời trên đất dưới, thì trời đất được đặt trúng vị trí mình, nhờ đó muôn vật được nuôi dưỡng và giáo dục, như sách nho nói" thiên địa vị yên, vạn vật dục yên" = tức mọi nhu yếu thâm sâu được đáp ứng: "thực, sắc, diện, thiên tính dã" ăn uống, sinh dục, thể diện đều được đáp ứng đầy đủ. Do đó dễ hiểu tại
sao có nét an nhiên tự tại hầu như gắn liền với dân tộc, một dân có tên là Lạc. Vì dân Việt luôn luôn sống an lạc, nên người ta gọi là lạc Việt, với nghĩa là dân Việt quen sống an lạc. Lâu ngày lạc biến thành tên riêng với Lạc viết hoa thành ra Lạc Việt. Người vui thì hay hát múa, do đấy có điều đặc biệt này là Lạc Việt yêu nhạc cách khác thường vì là nước duy nhất có bộ trưởng bộ nhạc. Và chào cờ không chỉ bằng hát, mà còn bằng múa. và ca múa gắn liền với linh thiêng tế tự. Những hình ảnh múa hát trên mặt trống ta tưởng là cuộc ca múa suông mà thưc ra chính là cuộc tế tự đó. Những ca múa viên chính là những tế tự viên.

3.5 Người ta nhận xét có 5 điểm vắng bóng trong văn hóa Đông Sơn: thì một là không có những khối lựơng khổng lồ. Xem theo lối đối chiếu thì ta biết đó là một dấu đặc trưng, bởi các văn minh khác đều để lại những kiến trúc khổng lồ như Kim Tự Tháp, những Ziggurat, Angkorvat, Boroboudour (Java) Vạn Lý Trường Thành.. . thường được gọi là kỳ quan thế giới. Nhiều người Việt tủi hổ vì tiền nhân không để lại cho con cháu được kỳ công nào để mà hãnh diện. Nhưng xét theo tiêu chuẩn "ChíTrung Hoà" thì tiền nhân có để lại cho nhiều kỳ công đáng hãnh diện hơn vô cùng như ba tiền đề đang được học ở đây, vì nó dẫn đưa nhân loại trong những thế kỷ sắp tới, hoặc những nhân thoại như truyện Bàn Cổ, truyện Nữ Oa thái mẫu, truyện bọc trứng Âu Cơ tổ mẫu, truyện bánh giầy bánh chưng, không thể có truyện nào ơn ích hơn cho con người, vì đó toàn là những việc có tầm vóc vũ trụ mà lại làm ơn ích cho mọi người, nên đáng gọi là tâm linh cao cả, hay là Minh Triết, vì nói đến Minh Triết là phải hiểu có làm ơn ích cho mọi ngươi. Đang khi những khối lựơng khổng lồ kia không làm cho ai sung sướng hết, mà chỉ làm khổ vô vàn người, khổ sở để xây dựng nên chúng. Một khi xây xong chúng sẽ đứng đấy để uy hiếp tinh thần dân chúng khi đến với những vua thần cảm thấy mình hèn mạt cát bụi thì dễ dàng sấp mình thờ lạy hay phục tùng đến độ vong thân toàn triệt. Sung sướng gì cho ai?. Người ta nói rất trúng là những Mỹ thuật khổng lồ đã mọc lên vì ba cái lầm chí tử của con người là thần quyền, đế quyền và quí quyền. Những nơi tôn giáo mạnh như Mesopotamia hay Ấn Độ đầy đền đài cung địện thì cũng là những miền nhiều nô lệ nhất.

Câu nói đúng nhưng chưa sâu đủ, vì đàng sau còn câu hỏi (chưa hỏi chứ đừng nói thưa), đó là tại sao lại có những thứ uy quyền như thế? Thưa vì thiếu ba nguyên lý Thái Hòa, Nhân Chủ, Tâm Linh. Nhất là Tâm linh cho những nghệ thuật đồ sộ. Vì khi không biết đặt chí thiện vào trong tâm hồn thì tất phải tìm bên ngòai, mà bên ngòai là phạm vi của lượng số, muốn cao cả thì cần to lớn đồ sộ, càng vượt xa khỏi tầm kích con ngưới càng hay. Thế là con người bị bó buộc phải kiến tạo gông cùm cho mình: bên trong là những tin tưởng trói buộc; bên ngòai là những kích thước khổng lồ rút hầu hết sinh lực không còn bao nhiêu cho cuộc sống, nên không thể có cuộc sống viên mãn tròn đầy, cuộc sống không có được nhiều múa nhảy như trên mặt trống đồng nữa. Trái lại khi theo nguyên lý Tâm linh thì nghệ thuật bám sát đời sống đại chúng, ẩn ngay trong những đồ đạc thường dùng, như trống đồng phát sinh tự cối giã gạo chày đứng. Thành ra con ngươi không hao phí sinh lực ra ngòai, vì vậy mà còn đủ sinh lực để sống tưng bừng. Các nhà nghiên cứu gọi đó là tính thực dụng. Câu đó phải hiểu rộng hơn nữa là không những chí thiện mà luôn chí mỹ, chí chân đều nằm ngay trong tầm tay của mọi người. Vì thế cả đến mọi điển chương của văn hóa từ Ngũ Hành cho tới Lạc Thư, Thái Thất đều dùng đồ án của Việt tỉnh, nghĩa là giếng nước dùng hằng ngày. Chính trong ý đó mà Cái Đình được dùng làm trung tâm sinh họạt không những cho công việc làng việc nước mà còn để tổ chức cả những cuộc lễ lạy cũng như hội hè, đình đám, như ta thấy hình ảnh trên mặt trống đồng. Đó là hình ảnh một xã hội an bình hạnh phúc.

III. MINH TRIẾT ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

1. Gần đây Việt Nam đã cho thiết lập Học Viện Khổng Tử

Nên cũng cần nói qua về vấn đề này. Khổng Tử ra đời tại nước Lỗ vào thế kỷ thứ 5 trước Tây Lịch, cùng thời với Platon, Aristote ở Hy Lạp, Phật tổ ở Ấn Độ ở thời kỳ mà Karl Jaspers – tư tưởng gia người Đức - gọi là thời hoàng kim của tư tưởng nhân loại. Thời kỳ này chấm dứt ở sự ra đời của Đức Jesus (thế kỉ thứ 1 tây lịch) với tư tưởng công bằng bác ái. Sau các ngài, cho đến bây giờ không có đại tư tưởng gia nào khác vượt qua các tư tưởng của các ngài.

Trường hợp Khổng Tử, ông tuyên bố tôi chỉ thuật lại tư tưởng của người xưa chứ không sáng tác ra điều gì mới (thuật nhi bất tác). Đệ tử lại hỏi ông: Tìm Đạo ở đâu ? ông trả lời tìm ở phương Nam. Điều này có nghĩa Đạo Làm Người của tổ tiên ta đã được hình thành từ nền văn minh nông nghiệp ngay từ những thời đầu tiên của lịch sử con người mà huyền sử đã tô đậm bằng Tổ Thần Nông ở miền nam Trung Quốc ngày nay.

Khổng Tử không viết sách, các đệ tử sau này thuật lại các lời dạy dỗ của ngài. Cuốn sách được coi là tương đối phản ảnh tư tưởng Khổng Tử hơn hết là Luận Ngữ. Cuốn này được viết sau Khổng cả gần 100 năm. Do vậy sự thay đổi gán ghép tư tưởng của ngài để phục vụ chế độ phong kiến của các vua chúa không phải không có. Thí dụ giải thích thế nào về người ta gán cho Nho Giáo nói về trung quân? Lúc thì có chỗ nói “giết một tên vua vô đạo như giết một tên đạo tặc” – lúc thì Khổng Giáo chủ trương “Vua bảo tôi chết, tôi không chết là bất trung”. Muốn biết phân biệt đâu là tư tưởng chính truyền của Khổng, đâu là giả trá phải dựa vào tính nhất quán là sợi chỉ hồng xuyên xuất tất cả tư tưởng của người đó. Thí dụ toàn bộ tư tưởng của Khổng là Nhân Đạo, là Vương Đạo thì không thể nào lại thiếu sự nhất quán được, không thể có sự mâu thuẫn lúc thế này lúc thế kia. Một bậc thánh nhân như Khổng, như Phật.. . từ 2500 năm trước đã có một tư tưởng vĩ đại như thế không thể nào lại mâu thuẫn với chính mình, nói ngược lại những điều mình đã chủ trương.

Nhiều người lẫn lộn triết học Khổng Tử hay triết học Nho Giáo với Đạo Nho – triết học Phật Giáo với Đạo Phật. Học triết học để biết Khổng, Phật sinh ra từ đâu, hoàn cảnh xã hội thời các ngài thế nào, tư tưởng các ngài ảnh hưởng thế nào trong xã hội v.v.. . đó là triết học. Những hiểu biết này cần nhưng chưa đủ. Điều chúng tôi kêu gọi phục hồi Đạo Nho là để phục hồi đạo làm người. Bất cứ ai cũng cần phải làm người trước khi làm tín đồ một tôn giáo, lãnh nhận một nghề nghiệp như kỹ sư, bác sĩ, một ông quan, ông vua, ông cha, người mẹ. Sống và làm - làm sao cho đúng với cái tên mình đã mang. Người mình thường nói Tài và Đức phải đi đôi. Đức đây chính là cái tâm, lòng nhân ái của con người. Đó là Nhân Trí Dũng của Nho - bi hỉ xả của Phật - tin cậy mến của Thiên Chúa Giáo. Học Nho học Phật là để thành Người Chí Nhân, là để thành Phật chứ không phải chỉ học để biết, để có kiến thức suông.

2. Phục hồi Nho Giáo bắt đầu từ đâu?

Vài thí dụ nêu trên chỉ là vài điểm trong triết lý Nho Giáo, là hồn của đạo làm người mà con người mọi nơi, mọi thời đều cần đến. Tây Phương chỉ có luân lý chứ chưa có Đạo Học. Theo dõi các cuộc tranh luận công khai trên truyền thanh, truyền hình, mọi người đều đồng ý là xã hội ngày nay thác loạn dù kỹ thuật đã rất cao, của cải vật chất đã quá dư thừa do kinh tế tư bản đem lại. Họ muốn đem công dân giáo dục vào học đường, nhưng dựa vào đâu đây ? Dựa vào luân lý Thiên Chúa Giáo như ngày xưa thì các tôn giáo khác chống. Dựa vào nền đạo đức thực dụng thì thiếu nền tảng như đạo đức cách mạng của cộng sản thì cũng đã sụp đổ. Đây là thời cơ thuận tiện nhất để xây dựng một xã hội mới hậu công nghệ mà bước đầu tiên cần làm là CẢI TỔ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC để vì lợi ích trăm măm là trồng người trước đã. Việt Nam là bãi chiến trường cho 2 chủ thuyết cộng sản trong thời chiến và tư bản cho thời toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam có làm được chính sách BÌNH SẢN trong kinh tế và ĐẠO HỌC cho giáo dục để đáp ứng vai trò Hội Nghị Quốc Tế ở Honolulu năm 1939 với đại diện 50 quốc gia tham dự đã tôn vinh Khổng Tử làm nhạc trưởng cho việc hoà hợp Đông Tây (Xin xem Charles Moore East West Philosophy, Oxford Press) và Hội Nghị Nho Học tại Việt Nam tháng 17.12. 2004 tại Hà Nội. Chúng tôi xin góp một ý nhỏ về chương trình giáo dục để các bậc thức giả trong nước và hải ngoại góp ý thảo luận.

1. Tam giác ngữ cho giáo dục Việt Nam: Tam giác ngữ là cho học sinh học ngay 3 thứ tiếng cùng một lúc ngay ở tiểu học. Đó là tiếng Việt (mẹ đẻ) tiếng Anh (sinh ngữ) và chữ Hán (tử ngữ) . Thời cơ ở Việt Nam ngày nay đã chín mùi để mạnh dạn đưa vào chương trình giáo dục. Quần chúng đã và đang học tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Nhật, tiếng Đài Loan để giao tiếp và làm kinh tế. Học tiếng Anh để tiếp xúc với nửa phần nhân loại còn nửa phần nhân loại khác là chữ Tầu, tiếng Tàu (tiếng Phổ thông). Kinh tế, văn hóa thế giới hiện nay do 2 thứ tiếng này thống trị. Phải giải quyết cho xong vấn đề ngôn ngữ ở bậc tiểu học để học sinh đọc thông viết thạo 3 thứ tiếng này rồi lên bậc trung học hãy dồn vào học kiến thức phổ thông rồi Đaị Học học chuyên môn. Điều cần lưu ý là phải học chữ Hán theo lối chân phương để có thể đọc các sách cổ và chữ Nôm của ta. Không học lối viết tắt của Tàu hiện nay vì sẽ cắt đứt mất nguồn tìm về đạo học và văn hóa vốn đã rất liên hệ giữ Tàu và Việt cả hàng mấy ngàn năm nay. Tuổi trẻ rất dễ học sinh ngữ và tử ngữ. Khoa học ngày nay đã chứng minh trẻ rất dễ học, miễn là học lúc còn nhỏ. Nước Anh nay cũng bắt học sinh nay phải học 2 sinh ngữ. Dạy chữ Hán cho các em phải đưa vào các câu có nội dung Đạo Học dù các em không hiểu, sau này lớn lên, tiềm thức sẽ cho các em hiểu và làm theo những gì đã học ngày còn bé. Những câu đó thí dụ như: Tiên học lễ hậu học văn, Công cha như núi Thái Sơn.. . Chí Thành như Thần – Thiên Lý tại nhân tâm v.v... Ngày nay kỹ thuật tiên tiến với TV và các phương tiện khác, mỗi trường chỉ cần một số thầy cô giáo người nói tiếng Anh, tiếng Hán Phổ Thông chính gốc, không còn khó khăn gì.

2. Lễ Gia Tiên. Trẻ em Việt Nam ngày nay nổi tiếng khắp thế giới vì học giỏi và thành công là nhờ đâu? Người ta đã nghiên cứu và bàn cãi nhiều, tôi chỉ xin nêu một lý do căn bản là nền tảng gia đình. Gia đình càng vững chắc, trẻ em càng học giỏi và thành công. Vậy lấy nền tảng gia đình từ đâu? Đó là LỄ GIA TIÊN hay ĐẠO THỜ ÔNG BÀ. Có người nói rằng đâu phải chỉ có Việt tộc mới có lễ gia tiên, có đạo thờ ông bà? Đúng. Nhưng cái khác biệt của ta là thờ cách nào hay nói khác đi là cách đặt bài vị ra sao, triết lý nằm sâu trong đạo thờ ông bà ở chỗ mô? Thờ ông bà không phải là mong ông bà về ăn của cúng mà là thờ nhân tính con người. Nếu trời đất đáng thờ thì con người cũng phải được thờ vì con người ngang hàng với trời cùng đất, con người là một trong tam tài (thiên địa nhân). Tổ tiên chúng ta lấy việc thờ cúng tổ tiên làm phương tiện giáo dục con cái, đừng làm uế nhục gia tiên, thanh danh gia đình. Con cái làm nên là do phúc đức ông bà để lại. Con cháu phải tiếp thừa và phát huy truyền thống ấy - cho nên lối đặt bài vị trong bàn thờ tổ tiên lấy MÌNH làm gốc. Từ mình tính lên thờ 4 đời là: Nị (cha) Tổ (ông) Tằng (ông Cố – cha của ông) Cao (cha của ông Cố) – tính xuống là thờ 4 đời là: Con, cháu, chắt, chít. Bài vị được xếp theo Ngũ Hành: thủy hỏa kim mộc thổ. Tất cả các hành đều đi qua Thổ trung cung. Thổ nằm ở giữa là MÌNH để tính lên hay tính xuống 4 đời như nói ở trên. Thổ cũng là Văn Tổ tức là vươn lên từ hồn thiêng của cha ông lên đến nhân tính con người. Đạo thờ ông bà cao trọng như vậy nhưng chính MÌNH lại là trung tâm nên mình phải sống làm sao để xứng đáng kế nghiệp truyền thống gia đình của mình. Bởi vậy lễ Cúng Giao Thừa là giây phút thiêng liêng nhất của mỗi gia đình nhằm giáo dục con em.

3. Thiết lập được một nền giáo dục quân bình. Quân bình giữa thành công và thành nhân: Nói theo lối xưa là “Tiên học lễ, hậu học Văn”. Nói cụ thể ra là nền giáo dục Việt nam bây giờ và mai sau là bậc tiểu học phải cho các em học tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh là chính. Ngoài tiếng Việt để giữ tiếng mẹ đẻ cần học tiếng Trung để tiếp xúc với nửa phần nhân loại. Mặt khác học sách cổ để trở về nền văn hoá sâu rộng của Lạc Việt, biết cội nguồn sâu thẳm của văn minh Đông Phương, đạo học Việt Nho. Học tiếng Anh để liên hệ với thế giới khoa học văn minh hiện đại. Cần cho các em tiểu học học ngay vào các kinh điển Tứ Thư Ngũ Kinh, dù các em chưa hiểu ở tuổi nhỏ này, nhưng chôn vào đầu óc các em những nguyên tắc dẫn đạo cuộc sống. Bậc tiểu học giải quyết xong sinh ngữ, tử ngữ để lên Trung học dồn vào khoa học kỹ thuật và đến Đại Học đi vào chuyên ngành, đào tạo ra các con người có khả năng kỹ thuật cao trong một tấm lòng nhân ái phục vụ xã hội hết lòng.

4. Xã hội phải đặt trên một nền chính trị chân chính, nhân bản, tôn trọng nhân quyền Vấn đề này đã bàn rất nhiều về những giá trị của nền chính trị hiện nay, đặt trên một xã hội nhân trị, pháp quyền. Một chính thể do dân bầu ra trong một cuộc bầu cử tự do và trong sạch. Hiến pháp có 3 quyền biệt lập: Hành pháp. Lập pháp và Tư pháp v. v…

5. Một nền kinh tế bình sản. Bình sản là không cộng sản cũng không tư bản, hay kinh tế chủ nô như lịch sử cận đại đã chứng minh. Cộng sản đã chết và tư bản cũng đang khủng hoảng trầm trọng. Bình sản đựa trên khuyến khích cá nhân phát triển, làm giầu. Những ai may mắn hơn, thành công hơn, phải chia sẻ cho người kém may mắn, kén hoàn cảnh, thiếu phương tiện. Phương thức thực hiện là thuế lũy tiến. Làm được nhiều, thu được nhiều, lương cao, thì đóng thuế nhiều hơn. Lấy thí dụ bên nuớc Anh hiện nay, lương một người dưới £40,000 một năm đóng 22% thuế (Income Tax) 10% bảo hiểm xã hội (social security). Chủ còn đóng thêm 11% nữa thuế (Employer contribution) Nếu là cơ sở kinh doanh, phải đóng mỗi quí 3 tháng 15% thuế trị giá gia tăng (VAT). Cuối năm tổng kết thu nhập còn đóng thêm 17% Corporation Tax. Tiền lời của công ty cho chủ gọi là Share Capital Dividens khi lấy tiền ra tiêu phải đóng 26% thuế nữa. Nhờ những khoản thuế lũy tiến này chính phủ thu được một số tiền kếch sù để làm những công trình công ích cho xã hội như xây trường học, bệnh viện v.v … (tiền của tax payers). Nền học vấn tiểu học, trung học, đại học đều miễn phí. Riêng mỗi cá nhân khi thất nghiệp hay khi ốm đau bệnh nạn không có thu nhập được xã hội cho lãnh tiền xã hội đủ sống (trợ cấp xã hội cho người thất nghiệp tại Anh hiện nay cho một gia đình có 3 con được khoảng 700 bảng một tháng, tiền nhà, tiền bệnh viện, tiền bác sĩ v.v… không phải đóng. Riêng tiền bệnh viện dù đi làm cũng được miễn. Người đi làm khi đi khám bệnh được miễn phí nhưng phải trả tiền thuốc). Người già và tàng tật được trợ cấp nhiều hơn. Người bất toại được nhà nước trả tiền cho người chăm sóc. Người già từ 60 được miễn phí khi đi xe bus, xe điện ngầm, giảm giá vé 30% khi đi xe lửa. Các nước Bắc Âu ngày nay là những nước tiêu biểu của nền kinh tế bình sản. Thu nhập cao hơn nữa đóng 40% - 60% thuế theo căn bản nêu trên.

6. Phát triển nông thôn cũng như thành thị - Các nước Bắc Âu như Anh Quốc đã là mẫu mực cho việc phát triển nông thôn và thành thị. Từ đường xá đến nhà cửa, tiện nghi công cộng như trường học, bệnh viện, phương tiện giao thông, ở đâu cũng đẹp đẽ khang trang, thanh bình.

IV. VAI TRÒ CỦA VIỆN MINH TRIẾT

Viện Minh Triết có một vai trò rất quan trọng và khẩn thiết để đưa ra một chủ đạo cho Việt Nam thay thế cho các chủ thuyết ngoại lai vong bản đã lỗi thời làm băng hoại con người và xã hội có thể nói ngay từ những thời Bắc thuộc cho đến ngày nay. Chúng ta đã mất đạo cho nên mất nước. Tìm ra được chủ đạo lại còn cần phải học hỏi nó, từ gia đình đến ngoài xã hội như các tôn giáo đã và đang làm hay trong thời xã hội chủ nghĩa còn mạnh, mọi người từ bà bán cá ngoài chợ, từng em học sinh, từ viên chức nhà nước, trong quân đội cũng phải học và thực hành chủ đạo, minh triết Việt. Chủ đạo còn được coi là căn bản cho Hiến Pháp mới, là nền tảng cho các tổ chức công quyền ở mọi giai tầng xã hội. Có vậy chúng ta mới thiết lập được sự ấm no hạnh phúc cho con người. Ấm no từ tâm hồn đến cơm ăn áo mặc, môi trường sống, trong hân hoan của anh em đồng bào cùng một mẹ Âu Cơ.