Phụng Vụ - Mục Vụ
Phải chăng ngoài Giáo Hội, không có ơn cứu độ ?
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:35 23/09/2024
CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN
Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48
PHẢI CHĂNG NGOÀI GIÁO HỘI, KHÔNG CÓ ƠN CỨU ĐỘ?
Tin Mừng hôm nay trình thuật việc ông Gioan, một trong số các Tông Đồ, kể lại với Chúa Giêsu sự kiện họ đã chứng kiến một người không thuộc nhóm các môn đệ nhưng đã nhân danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ, nên các ông đã ngăn cản không cho người đó làm. Nghe thế, Chúa Giêsu liền bảo:
“Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,39-40).
1. Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ?
Đây là một chủ đề quan trọng, mang tính thời sự hiện nay. Chúng ta nghĩ gì về những ai ở ngoài Giáo Hội, những người cố gắng làm nhiều việc lành và chứng tỏ một tinh thần cao cả, dẫu họ không tin vào Chúa Kitô và không gia nhập vào Giáo Hội. Họ có được cứu độ không?
Ngày xưa, trong một lá thư gửi những người theo lạc giáo, thánh Ciprianô (+258) có một câu nói nổi tiếng: “Extra ecclesiam nulla salus – ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ.” Khi quả quyết như thế, thánh nhân muốn chống lại những người theo lạc giáo chủ trương không cần phép rửa của Giáo Hội và ngài cho rằng ai chịu phép rửa từ những người lạc giáo là không thành sự.
Tuy nhiên, câu nói này đã bị giải thích cách giảm thiểu, nếu không muốn nói là méo mó về dụng ý của ngài. Thường khi trích lại câu nói này, người ta thường nhấn mạnh việc phải ở trong Giáo Hội Công Giáo hữu hình để được cứu độ. Quan niệm này đã tồn tại trong Giáo Hội rất lâu, hàng nhiều thế kỷ. Phải đợi đến Công Đồng Vaticanô II, chúng ta mới có một cái nhìn quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội. Dĩ nhiên, sự thay đổi này là kết quả của một quá trình suy tư thần học, hiểu biết sau những khám phá về những vùng đất mới và nhờ những khả năng liên lạc với các dân tộc khác trên thế giới. Người ta thấy rằng có vô số con người chưa bao giờ được nghe loan báo Tin Mừng, không phải vì lỗi lầm của họ, hoặc đã được truyền giáo theo một cách thế không phù hợp từ những nhà truyền giáo thực dân, nên làm cho họ gặp khó khăn trong việc đón nhận Tin Mừng.
Với sự thay đổi này, thần học quả quyết rằng đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể. Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Cụ thể, Người cũng muốn cứu độ cả những người ở ngoài Giáo Hội, khi họ chưa tin vào Chúa Kitô, chưa được rửa tội và không phải là thành viên của Giáo Hội.
Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: “Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ” (x. 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ. Ơn cứu độ do Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi địa lý, chủng tộc, quốc gia, nhưng là phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai. Trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 22, Công Đồng Vaticanô còn thêm:
“Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người khả năng để được kết hợp với mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô theo một cách thức mà chỉ Thiên Chúa mới biết và vì thế, họ được cứu độ.”
2. Họ là ai và làm gì?
Một cách cụ thể, Hiến Chế Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người như là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, họ có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội hay nói theo ngôn ngữ của nhà thần học Karl Rahner, họ là những “Kitô hữu vô danh.”
Như thế, đức tin Kitô Giáo đã thay đổi chăng? Không. Cũng như xưa, chúng ta tiếp tục tin vào hai điều: Điều thứ nhất là Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian và là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của toàn thể nhân loại. Những ai không biết Người, nếu họ được cứu độ, thì được cứu nhờ Người và nhờ cái chết cứu độ của Người.
Thứ đến, chúng ta tin rằng những ai chưa thuộc về Giáo Hội hữu hình, nhưng họ đang hướng về Giáo Hội một cách thực tế, họ cũng làm thành viên của Giáo Hội rộng lớn hơn, mà chỉ có Thiên Chúa mới biết.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xem ra yêu cầu hai điều từ những người ở ngoài Giáo Hội: điều thứ nhất là họ không “chống lại Người,” nghĩa là họ không tích cực làm ngược lại với đức tin và các giá trị Tin Mừng; họ không chống lại Thiên Chúa, nhưng sống lương thiện theo lương tâm tự nhiên. Họ có thể được cứu.
Hơn nữa, nếu họ không thể phụng sự Thiên Chúa, nhưng ít ra họ biết phục vụ và yêu mến tha nhân, đặc biệt những người nghèo. Họ cũng hy vọng được cứu. Bởi lẽ, điều này được Chúa Giêsu nói:
“Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bỏa thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mc 9,41; x. Mt 10,42).
3. Chúng ta phải làm gì?
Tuy nhiên, sau khi đã giải thích giáo huấn này, tôi tin rằng cũng cần thiết để chúng ta điều chỉnh điều gì đó về thái độ và tâm lý chúng ta xét như là những người tin. Ngày nay tư tưởng và thái độ Giáo Hội đã thay đổi, nhưng nhiều người Công Giáo không muốn thay đổi; nhiều lúc chúng ta muốn độc quyền chân lý và ơn cứu độ, tỏ ra hơn người, hơn tôn giáo khác một cách thái quá vì mình biết Chúa Kitô và là thành viên Giáo Hội.
Một cách tích cực, chúng ta phải thực sự vui mừng vì những sự cởi mở mới mẻ này của thần học Công Giáo khi nhìn nhận những anh chị em ở ngoài Giáo Hội cũng có khả năng được cứu độ. Điều này đang giải phóng khỏi sự hạn hẹp của chúng ta và khẳng định sự quảng đại vô biên của Thiên Chúa cũng như ý định của Người là muốn cho “mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4) đó sao? Chúng ta phải làm cho khát khao của Môsê trở thành khát khao của chúng như bài đọc I diễn tả:
“Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ! Vì Đức Chúa đã ban Thần Khí của Người trên họ” (Ds 11,29).
Hiểu như thế, phải chăng chúng ta nên dừng lại việc truyền giáo, cứ để cho mọi người ở trong xác tín riêng của mình, và thôi việc giới thiệu Chúa Kitô, bởi vì người ta cũng có thể được cứu độ theo cách riêng? Dĩ nhiên là không! Chúng ta phải tiếp tục thực thi lệnh truyền của Chúa là làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người. Nhưng điều mà chúng ta cần làm là nhấn mạnh lý do tích cực hơn là tiêu cực. Lý do tiêu cực là: “Bạn hãy tin vào Chúa Giêsu Kitô, vì ai không tin vào Người thì sẽ bị luận phạt đời đời.” Còn lý do tích cực là: “Bạn hãy tin vào Chúa Kitô, bởi vì thật tuyệt vời khi tin vào Người, biết Người, và có Người bên cạnh như là Đấng Cứu Độ, khi sống cũng như khi chết.” Điều đó tạo nên sự khác biệt và có sức thuyết phục hơn là dọa dẫm. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48
PHẢI CHĂNG NGOÀI GIÁO HỘI, KHÔNG CÓ ƠN CỨU ĐỘ?
Tin Mừng hôm nay trình thuật việc ông Gioan, một trong số các Tông Đồ, kể lại với Chúa Giêsu sự kiện họ đã chứng kiến một người không thuộc nhóm các môn đệ nhưng đã nhân danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ, nên các ông đã ngăn cản không cho người đó làm. Nghe thế, Chúa Giêsu liền bảo:
“Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,39-40).
1. Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ?
Đây là một chủ đề quan trọng, mang tính thời sự hiện nay. Chúng ta nghĩ gì về những ai ở ngoài Giáo Hội, những người cố gắng làm nhiều việc lành và chứng tỏ một tinh thần cao cả, dẫu họ không tin vào Chúa Kitô và không gia nhập vào Giáo Hội. Họ có được cứu độ không?
Ngày xưa, trong một lá thư gửi những người theo lạc giáo, thánh Ciprianô (+258) có một câu nói nổi tiếng: “Extra ecclesiam nulla salus – ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ.” Khi quả quyết như thế, thánh nhân muốn chống lại những người theo lạc giáo chủ trương không cần phép rửa của Giáo Hội và ngài cho rằng ai chịu phép rửa từ những người lạc giáo là không thành sự.
Tuy nhiên, câu nói này đã bị giải thích cách giảm thiểu, nếu không muốn nói là méo mó về dụng ý của ngài. Thường khi trích lại câu nói này, người ta thường nhấn mạnh việc phải ở trong Giáo Hội Công Giáo hữu hình để được cứu độ. Quan niệm này đã tồn tại trong Giáo Hội rất lâu, hàng nhiều thế kỷ. Phải đợi đến Công Đồng Vaticanô II, chúng ta mới có một cái nhìn quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội. Dĩ nhiên, sự thay đổi này là kết quả của một quá trình suy tư thần học, hiểu biết sau những khám phá về những vùng đất mới và nhờ những khả năng liên lạc với các dân tộc khác trên thế giới. Người ta thấy rằng có vô số con người chưa bao giờ được nghe loan báo Tin Mừng, không phải vì lỗi lầm của họ, hoặc đã được truyền giáo theo một cách thế không phù hợp từ những nhà truyền giáo thực dân, nên làm cho họ gặp khó khăn trong việc đón nhận Tin Mừng.
Với sự thay đổi này, thần học quả quyết rằng đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể. Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Cụ thể, Người cũng muốn cứu độ cả những người ở ngoài Giáo Hội, khi họ chưa tin vào Chúa Kitô, chưa được rửa tội và không phải là thành viên của Giáo Hội.
Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: “Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ” (x. 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ. Ơn cứu độ do Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi địa lý, chủng tộc, quốc gia, nhưng là phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai. Trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 22, Công Đồng Vaticanô còn thêm:
“Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người khả năng để được kết hợp với mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô theo một cách thức mà chỉ Thiên Chúa mới biết và vì thế, họ được cứu độ.”
2. Họ là ai và làm gì?
Một cách cụ thể, Hiến Chế Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người như là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, họ có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội hay nói theo ngôn ngữ của nhà thần học Karl Rahner, họ là những “Kitô hữu vô danh.”
Như thế, đức tin Kitô Giáo đã thay đổi chăng? Không. Cũng như xưa, chúng ta tiếp tục tin vào hai điều: Điều thứ nhất là Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian và là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của toàn thể nhân loại. Những ai không biết Người, nếu họ được cứu độ, thì được cứu nhờ Người và nhờ cái chết cứu độ của Người.
Thứ đến, chúng ta tin rằng những ai chưa thuộc về Giáo Hội hữu hình, nhưng họ đang hướng về Giáo Hội một cách thực tế, họ cũng làm thành viên của Giáo Hội rộng lớn hơn, mà chỉ có Thiên Chúa mới biết.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xem ra yêu cầu hai điều từ những người ở ngoài Giáo Hội: điều thứ nhất là họ không “chống lại Người,” nghĩa là họ không tích cực làm ngược lại với đức tin và các giá trị Tin Mừng; họ không chống lại Thiên Chúa, nhưng sống lương thiện theo lương tâm tự nhiên. Họ có thể được cứu.
Hơn nữa, nếu họ không thể phụng sự Thiên Chúa, nhưng ít ra họ biết phục vụ và yêu mến tha nhân, đặc biệt những người nghèo. Họ cũng hy vọng được cứu. Bởi lẽ, điều này được Chúa Giêsu nói:
“Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bỏa thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mc 9,41; x. Mt 10,42).
3. Chúng ta phải làm gì?
Tuy nhiên, sau khi đã giải thích giáo huấn này, tôi tin rằng cũng cần thiết để chúng ta điều chỉnh điều gì đó về thái độ và tâm lý chúng ta xét như là những người tin. Ngày nay tư tưởng và thái độ Giáo Hội đã thay đổi, nhưng nhiều người Công Giáo không muốn thay đổi; nhiều lúc chúng ta muốn độc quyền chân lý và ơn cứu độ, tỏ ra hơn người, hơn tôn giáo khác một cách thái quá vì mình biết Chúa Kitô và là thành viên Giáo Hội.
Một cách tích cực, chúng ta phải thực sự vui mừng vì những sự cởi mở mới mẻ này của thần học Công Giáo khi nhìn nhận những anh chị em ở ngoài Giáo Hội cũng có khả năng được cứu độ. Điều này đang giải phóng khỏi sự hạn hẹp của chúng ta và khẳng định sự quảng đại vô biên của Thiên Chúa cũng như ý định của Người là muốn cho “mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4) đó sao? Chúng ta phải làm cho khát khao của Môsê trở thành khát khao của chúng như bài đọc I diễn tả:
“Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ! Vì Đức Chúa đã ban Thần Khí của Người trên họ” (Ds 11,29).
Hiểu như thế, phải chăng chúng ta nên dừng lại việc truyền giáo, cứ để cho mọi người ở trong xác tín riêng của mình, và thôi việc giới thiệu Chúa Kitô, bởi vì người ta cũng có thể được cứu độ theo cách riêng? Dĩ nhiên là không! Chúng ta phải tiếp tục thực thi lệnh truyền của Chúa là làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người. Nhưng điều mà chúng ta cần làm là nhấn mạnh lý do tích cực hơn là tiêu cực. Lý do tiêu cực là: “Bạn hãy tin vào Chúa Giêsu Kitô, vì ai không tin vào Người thì sẽ bị luận phạt đời đời.” Còn lý do tích cực là: “Bạn hãy tin vào Chúa Kitô, bởi vì thật tuyệt vời khi tin vào Người, biết Người, và có Người bên cạnh như là Đấng Cứu Độ, khi sống cũng như khi chết.” Điều đó tạo nên sự khác biệt và có sức thuyết phục hơn là dọa dẫm. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:13 23/09/2024
42. Cầu nguyện là rượu ngon khiến cho tâm hồn con người được sảng khoái.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:31 23/09/2024
67. THỢ MAY CẦN THƯỚC
Có một thợ may đi cầu (đại tiện), đem cái thước may giắt trong tường, đi cầu xong thì quên mất cái thước, sau đó có một người Mãn Châu cũng đi cầu đem cung tên móc vào cái thước trên tường.
Một lúc sau, người thợ may đến lấy cái thước, nhìn thấy có người Mãn Châu thì đứng nhìn rất lâu, phân vân do dự không dám đi vào lấy cái thước ra.
Người Mãn Châu hét lớn nói:
- “Thằng man di làm gì đó?”
Người thợ may trả lời:
- “Tôi cần cái thước (尺 )”.
Người Mãn Châu giận dữ nói:
- “Tao đi cầu chưa xong, mà mày đã muốn phá bỏ !” (1)
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 67:
Cuộc sống có rất nhiều điều cần phải tế nhị, tế nhị trong cách ăn uống, tế nhị trong cách đối xử, tế nhị trong lời nói.v.v...nếu không có sự tế nhị khi đối xử với nhau, thì tất cả mọi người đều cảm thấy người khác đối xử không tốt với mình...
Nhưng quá tế nhị lại là chuyện khác, có người quá tế nhị mà không dám nói thật những hiểu biết của mình mà cứ nói vòng vo tam quốc, có người tế nhị quá khiến cho người khác hiểu lầm là bất tài, có người tế nhị quá làm cho đại sự hư chuyện.
Người Ki-tô hữu căn cứ vào đức ái để hành xử cách tế nhị mà không làm phiền lòng người khác, đó là sự khôn ngoan của Thánh Thần ban cho qua những kinh nghiệm trong cuộc sống của mình, bởi vì sự tế nhị đúng mức sẽ tăng lên giá trị nơi con người của mình mà không làm cho người khác hiểu lầm là khách sáo...
Anh thợ may không tế nhị khi đứng nhìn người Mãn Châu đi đại tiện, lại càng không tế nhị khi nói đến chuyện lấy cây thước khi người khác đang giải tỏa “bầu tâm sự”.
Người tế nhị là người biết đặt hoàn cảnh của mình vào trong hoàn cảnh của người khác vậy !
(1) 尺 đọc là “chi” nghĩa là cái thước, 拆 đọc là “chai” nghĩa là phá bỏ, người Mãn Châu nghe không chuẩn, nên chữ 尺thành chữ 拆.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một thợ may đi cầu (đại tiện), đem cái thước may giắt trong tường, đi cầu xong thì quên mất cái thước, sau đó có một người Mãn Châu cũng đi cầu đem cung tên móc vào cái thước trên tường.
Một lúc sau, người thợ may đến lấy cái thước, nhìn thấy có người Mãn Châu thì đứng nhìn rất lâu, phân vân do dự không dám đi vào lấy cái thước ra.
Người Mãn Châu hét lớn nói:
- “Thằng man di làm gì đó?”
Người thợ may trả lời:
- “Tôi cần cái thước (尺 )”.
Người Mãn Châu giận dữ nói:
- “Tao đi cầu chưa xong, mà mày đã muốn phá bỏ !” (1)
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 67:
Cuộc sống có rất nhiều điều cần phải tế nhị, tế nhị trong cách ăn uống, tế nhị trong cách đối xử, tế nhị trong lời nói.v.v...nếu không có sự tế nhị khi đối xử với nhau, thì tất cả mọi người đều cảm thấy người khác đối xử không tốt với mình...
Nhưng quá tế nhị lại là chuyện khác, có người quá tế nhị mà không dám nói thật những hiểu biết của mình mà cứ nói vòng vo tam quốc, có người tế nhị quá khiến cho người khác hiểu lầm là bất tài, có người tế nhị quá làm cho đại sự hư chuyện.
Người Ki-tô hữu căn cứ vào đức ái để hành xử cách tế nhị mà không làm phiền lòng người khác, đó là sự khôn ngoan của Thánh Thần ban cho qua những kinh nghiệm trong cuộc sống của mình, bởi vì sự tế nhị đúng mức sẽ tăng lên giá trị nơi con người của mình mà không làm cho người khác hiểu lầm là khách sáo...
Anh thợ may không tế nhị khi đứng nhìn người Mãn Châu đi đại tiện, lại càng không tế nhị khi nói đến chuyện lấy cây thước khi người khác đang giải tỏa “bầu tâm sự”.
Người tế nhị là người biết đặt hoàn cảnh của mình vào trong hoàn cảnh của người khác vậy !
(1) 尺 đọc là “chi” nghĩa là cái thước, 拆 đọc là “chai” nghĩa là phá bỏ, người Mãn Châu nghe không chuẩn, nên chữ 尺thành chữ 拆.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mong thấy
Lm. Minh Anh
17:08 23/09/2024
MONG THẤY
“Mẹ và anh em Chúa Giêsu đến gặp Người, mà không làm sao lại gần được”.
“Viên ngọc không thể bóng loáng mà không có ma sát, con người không thể hoàn thiện mà không có thử thách. Cũng thế, tình yêu không thể đích thực nếu không mong thấy và gặp gỡ người mình yêu!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Kể lại cuộc tìm thăm Chúa Giêsu của mẹ và anh em Ngài, Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta đánh giá mức độ yêu thương của mình đối với Chúa Giêsu. Bạn có ‘mong thấy’ Chúa Giêsu và gặp gỡ Ngài - người mình yêu - mỗi ngày?
Ngày nay, cũng như hai ngàn năm trước, nhân loại khao khát nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu. Mỗi người đều có lý do riêng! Một số cần được chữa lành - như Bartimê, người mù ở Giêricô đã hét lên phía sau Ngài cho đến khi Ngài xót thương và chữa lành anh; một số vì tò mò - như Giakêu, người đã trèo lên một cây sung để nhìn Ngài vì anh ta thấp bé; một số vì muốn nghe lời Ngài - như đám đông chen chúc quanh Ngài để nghe lời Chúa bên bờ hồ Gênêsareth; một số vì yêu thương, muốn chăm sóc Ngài - như Đức Trinh Nữ Maria và Maria Mađalêna. Vậy tại sao bạn và tôi ‘mong thấy’ Ngài?
Vậy mà, Chúa Kitô không dễ bị khuất phục, “Họ không làm sao lại gần được”. Cũng thế, một đôi khi rất khó để chúng ta tiếp cận Ngài. Mặc dù chúng ta có thể tìm kiếm Chúa Kitô với một ý định trong sáng nhất, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được mục tiêu của mình. Chắc chắn sẽ có những trở ngại trên đường đi mà bạn và tôi phải chuẩn bị chúng. Ma quỷ luôn tìm cách chia cắt chúng ta khỏi Chúa thông qua tội lỗi, thậm chí nó còn gieo rắc sợ hãi vào lòng chúng ta để chúng ta không nhận được ân sủng chữa lành; chẳng hạn nó làm hết sức để ngăn cản chúng ta đến với toà giải tội.
Thế gian cũng tìm cách giữ chúng ta càng xa Chúa càng tốt, nó đưa ra hàng ngàn chào mời và các thú vui làm xao lãng để dẫn chúng ta ra khỏi sự cầu nguyện, suy gẫm và hoán cải. Và tất nhiên, đôi khi chính chúng ta lại không có một khuynh hướng đạo đức, phục vụ người khác và một cuộc sống đức hạnh. Cũng có thể đó là sự lười biếng vốn khả dĩ đánh bại ngay cả những người tốt nhất. Chúng ta cần nói cho Chúa biết rằng, chúng ta đang tìm kiếm Ngài, ‘mong thấy’ Ngài!
William Law nói, “Nếu bạn dừng lại và tự hỏi tại sao bạn chưa nên thánh, thì chính trái tim bạn sẽ mách bảo rằng, đó không phải là do sự thiếu hiểu biết hay bất lực, mà hoàn toàn là do bạn chưa bao giờ thực sự có ý định như vậy!”.
Anh Chị em,
“Họ không làm sao lại gần được”. Và dẫu lại gần Chúa Giêsu, thì không phải lúc nào chúng ta cũng đương nhiên trở nên tốt hơn. Ngài có thể từ chối? Phải, điều quan trọng đối với Ngài là bạn và tôi phải là “những người lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành”. Điều này không loại trừ mẹ Ngài và những người thân của Ngài. Chúa Giêsu không hạ thấp ai nhưng thay vào đó, Ngài nâng chúng ta - và họ - lên một mức độ thân mật lớn hơn cả quan hệ huyết thống. Đây chính là vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa: Chúa Kitô kêu gọi chúng ta đến với phẩm giá và sự thân mật ngày càng lớn hơn với Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con ‘mong thấy’ khuôn mặt Chúa trong mọi sự kiện và diễn biến của ngày hôm nay. Xin xua mọi kẻ thù, sự sợ hãi và sự nguội lạnh tinh thần trong con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Mẹ và anh em Chúa Giêsu đến gặp Người, mà không làm sao lại gần được”.
“Viên ngọc không thể bóng loáng mà không có ma sát, con người không thể hoàn thiện mà không có thử thách. Cũng thế, tình yêu không thể đích thực nếu không mong thấy và gặp gỡ người mình yêu!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Kể lại cuộc tìm thăm Chúa Giêsu của mẹ và anh em Ngài, Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta đánh giá mức độ yêu thương của mình đối với Chúa Giêsu. Bạn có ‘mong thấy’ Chúa Giêsu và gặp gỡ Ngài - người mình yêu - mỗi ngày?
Ngày nay, cũng như hai ngàn năm trước, nhân loại khao khát nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu. Mỗi người đều có lý do riêng! Một số cần được chữa lành - như Bartimê, người mù ở Giêricô đã hét lên phía sau Ngài cho đến khi Ngài xót thương và chữa lành anh; một số vì tò mò - như Giakêu, người đã trèo lên một cây sung để nhìn Ngài vì anh ta thấp bé; một số vì muốn nghe lời Ngài - như đám đông chen chúc quanh Ngài để nghe lời Chúa bên bờ hồ Gênêsareth; một số vì yêu thương, muốn chăm sóc Ngài - như Đức Trinh Nữ Maria và Maria Mađalêna. Vậy tại sao bạn và tôi ‘mong thấy’ Ngài?
Vậy mà, Chúa Kitô không dễ bị khuất phục, “Họ không làm sao lại gần được”. Cũng thế, một đôi khi rất khó để chúng ta tiếp cận Ngài. Mặc dù chúng ta có thể tìm kiếm Chúa Kitô với một ý định trong sáng nhất, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được mục tiêu của mình. Chắc chắn sẽ có những trở ngại trên đường đi mà bạn và tôi phải chuẩn bị chúng. Ma quỷ luôn tìm cách chia cắt chúng ta khỏi Chúa thông qua tội lỗi, thậm chí nó còn gieo rắc sợ hãi vào lòng chúng ta để chúng ta không nhận được ân sủng chữa lành; chẳng hạn nó làm hết sức để ngăn cản chúng ta đến với toà giải tội.
Thế gian cũng tìm cách giữ chúng ta càng xa Chúa càng tốt, nó đưa ra hàng ngàn chào mời và các thú vui làm xao lãng để dẫn chúng ta ra khỏi sự cầu nguyện, suy gẫm và hoán cải. Và tất nhiên, đôi khi chính chúng ta lại không có một khuynh hướng đạo đức, phục vụ người khác và một cuộc sống đức hạnh. Cũng có thể đó là sự lười biếng vốn khả dĩ đánh bại ngay cả những người tốt nhất. Chúng ta cần nói cho Chúa biết rằng, chúng ta đang tìm kiếm Ngài, ‘mong thấy’ Ngài!
William Law nói, “Nếu bạn dừng lại và tự hỏi tại sao bạn chưa nên thánh, thì chính trái tim bạn sẽ mách bảo rằng, đó không phải là do sự thiếu hiểu biết hay bất lực, mà hoàn toàn là do bạn chưa bao giờ thực sự có ý định như vậy!”.
Anh Chị em,
“Họ không làm sao lại gần được”. Và dẫu lại gần Chúa Giêsu, thì không phải lúc nào chúng ta cũng đương nhiên trở nên tốt hơn. Ngài có thể từ chối? Phải, điều quan trọng đối với Ngài là bạn và tôi phải là “những người lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành”. Điều này không loại trừ mẹ Ngài và những người thân của Ngài. Chúa Giêsu không hạ thấp ai nhưng thay vào đó, Ngài nâng chúng ta - và họ - lên một mức độ thân mật lớn hơn cả quan hệ huyết thống. Đây chính là vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa: Chúa Kitô kêu gọi chúng ta đến với phẩm giá và sự thân mật ngày càng lớn hơn với Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con ‘mong thấy’ khuôn mặt Chúa trong mọi sự kiện và diễn biến của ngày hôm nay. Xin xua mọi kẻ thù, sự sợ hãi và sự nguội lạnh tinh thần trong con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phong thái bạo lực trong nền chính trị Hoa Kỳ
Vũ Văn An
15:11 23/09/2024
Robert A. Pape (*), ngày 23 tháng 9 năm 2024, trên tạp chí Foreign Affairs, viết rằng trong vòng chưa đầy một thập niên, bạo lực đã trở thành một đặc điểm thường xuyên đáng kinh ngạc trong đời sống chính trị Hoa Kỳ. Năm 2017, một phần tử cực đoan cánh tả đã bắn và suýt giết chết Lãnh đạo phe đa số của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Steve Scalise cùng bốn người khác. Năm 2021, một nhóm nổi loạn cánh hữu đã xông vào Điện Capitol của Hoa Kỳ để cố gắng ngăn cản tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ, Joe Biden, nhậm chức. Và trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay, tính đến thời điểm viết bài này, đã có hai nỗ lực ám sát bất thành nhằm vào ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump, cùng với một loạt các mối đe dọa nhắm vào các nhân vật chính trị thuộc mọi thành phần. Thật vậy, cuộc bầu cử vào tháng 11 có thể không chỉ là cuộc bầu cử có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ mà còn là cuộc bầu cử nguy hiểm nhất.
Nhưng bất chấp mọi sự thất vọng có cơ sở, tần suất ngày càng tăng của những sự kiện như vậy không phải là điều bất ngờ đối với người Mỹ hoặc những người quan sát trên khắp thế giới. Như các nhà phân tích đã chỉ ra, có nhiều lý do có thể dẫn đến sự gia tăng bạo lực. Một số chuyên gia đã trích dẫn sự suy yếu liên tục của các thể chế dân chủ quan trọng và liên quan đến xu hướng phản dân chủ của những người bảo thủ da trắng cơ cực và bị cô lập. Những người khác đã chỉ ra những tác động cực đoan của việc phân chia khu vực bầu cử theo đảng phái và sự phân cực. Nhiều người khác đã nhấn mạnh đến phương tiện truyền thông xã hội và dân quân. Nhiều nhà phân tích đã đổ lỗi cho Trump.
Mỗi yếu tố này thực sự đang góp phần thúc đẩy nền chính trị gây tranh cãi của Hoa Kỳ. Nhưng tất cả những bình luận này đều bỏ qua động lực cấu trúc chủ đạo thúc đẩy kỷ nguyên bạo lực mới. Mối nguy hiểm chính đối với Hoa Kỳ không phải là bất cứ kỹ thuật mất kiểm soát nào hoặc nhóm dân quân cực đoan nào. Đó không phải là những bất bình về kinh tế đang hoành hành. Thậm chí không phải là Trump, người vừa là triệu chứng của những gì đang làm Hoa Kỳ đau khổ vừa là nguyên nhân. Thay vào đó, nguồn nguy hiểm lớn nhất đến từ sự xung đột văn hóa về bản chất bản sắc của Hoa Kỳ - một xung đột có ý nghĩa sâu sắc đối với những ai được trở thành công dân. Những tác nhân chính của nó không phải là những kẻ cực đoan bị cô lập mà là một số lượng lớn người Mỹ bình thường. Theo nghiên cứu mới do nhóm của tôi tại Đại học Chicago thực hiện, hàng chục triệu đảng viên Dân chủ, Cộng hòa và độc lập tin rằng bạo lực chính trị là điều có thể chấp nhận được. Nhiều người trong số họ đến từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu, với những ngôi nhà đẹp và trình độ học vấn đại học.
Cuộc chiến của đất nước về bản sắc dân tộc có nhiều chiều kích. Nhưng nghiêm trọng nhất là sự thay đổi nhân khẩu học. Năm 1990, 76 phần trăm dân số Hoa Kỳ được xác định là người da trắng. Năm 2023, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ đưa ra con số đó ở mức hơn 58 phần trăm một chút. Đến năm 2035, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 54 phần trăm; một thập niên sau, nó sẽ giảm xuống dưới 50 phần trăm. Những thay đổi này đã dẫn đến sự tức giận ngày càng tăng trong số những người bảo thủ, nhiều người trong số họ coi sự đa dạng sắc tộc gia tăng là mối đe dọa hiện hữu đối với lối sống của họ. Những cử tri này đã ủng hộ Trump và phong trào dân tộc chủ nghĩa của ông, những người hứa sẽ ngăn chặn những thay đổi như vậy ngay từ đầu. Các chính sách và lời lẽ loại trừ của Trump, đến lượt nó, đã gây ra phản ứng dữ dội từ những người theo chủ nghĩa tự do, những người ủng hộ sự thay đổi nhân khẩu học—hoặc ít nhất là những người lo sợ rằng thành công của phe bảo thủ sẽ khiến người Mỹ mất đi những quyền tự do khó khăn mới giành được.
Sự tức giận ở cả hai bên đều phù hợp với tiền lệ lịch sử. Các học giả từ lâu đã hiểu rằng thay đổi xã hội và sự thay đổi nhân khẩu học là chất xúc tác mạnh mẽ cho bạo lực. Và giống như những nơi khác, sự chuyển hướng sang vũ lực ở Hoa Kỳ về cơ bản mang tính chất dân túy. Hàng triệu người Mỹ ủng hộ bạo lực chính trị đã kết luận rằng giới tinh hoa của đất nước họ hoàn toàn tham nhũng và nền dân chủ của họ đã bị phá vỡ hoàn toàn đến mức bạo loạn, ám sát chính trị và các cuộc tấn công cưỡng bức là điều có thể chấp nhận được và thậm chí là cần thiết để mang lại nền dân chủ đích thực mà mọi người xứng đáng được hưởng. Kiểu suy nghĩ này là đặc hữu của tất cả các loại phong trào dân túy, trong đó mọi người tức giận bám vào một nhà lãnh đạo chính trị, đảng phái hoặc phong trào để vượt qua cái gọi là thể chế (the establishment).
Thật không may, chủ nghĩa dân túy bạo lực có khả năng phát triển rõ rệt hơn trong những năm tới. Trong suốt lịch sử, các xã hội mà số lượng lớn người ủng hộ bạo lực chính trị có nhiều khả năng trải qua tình trạng bất ổn hơn. Không có cách nào để ngăn chặn sự thay đổi nhân khẩu học của Hoa Kỳ, và ngay cả khi có, thì làm như vậy sẽ là một sai lầm: sự đa dạng của đất nước khiến đất nước trở nên mạnh mẽ hơn. Hoa Kỳ có thể không đứng trên bờ vực của một cuộc nội chiến toàn diện, như một số người đã dự đoán. Nhưng đất nước này đang bước vào kỷ nguyên xung đột chết chóc dữ dội - một kỷ nguyên đầy rẫy các cuộc bạo loạn có động cơ chính trị, các cuộc tấn công vào nhóm thiểu số và thậm chí là các vụ ám sát.
VÙNG NGUY HIỂM
Trong suốt lịch sử Hoa Kỳ, người Mỹ đã trải qua một số làn sóng dân túy bạo lực. Vào đầu những năm 1920, sau làn sóng nhập cư Công Giáo ồ ạt vào Hoa Kỳ, hàng triệu người đã đăng ký tham gia Ku Klux Klan theo chủ nghĩa bản địa và người da trắng thượng đẳng. KKK và các đồng minh của nó sau đó đã thực hiện nhiều cuộc tấn công liên tiếp vào người da đen, Do Thái và Công Giáo. Trong những năm 1960 và 1970, Hoa Kỳ đã phải đối mặt với các vụ ám sát chính trị lớn và các cuộc bạo loạn đô thị lớn, nhiều vụ trong số đó do những kẻ cực đoan cánh hữu và các nhóm khủng bố cánh tả như Weather Underground tiến hành. Bạo lực trong thời đại này cũng được thúc đẩy bởi các vấn đề xã hội, bao gồm cuộc đấu tranh để trao quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen và sự bất mãn ngày càng tăng đối với cuộc chiến ở Việt Nam.
Tuy nhiên, những thời đại này là ngoại lệ, không phải là quy luật. Trong phần lớn lịch sử của đất nước, bạo lực chính trị đã bị đẩy ra rìa xã hội. Trong những năm 1980, 1990 và thập niên đầu tiên của thế kỷ này, đất nước đã trải qua một số vụ khủng bố trong nước - nổi tiếng nhất là vụ đánh bom một tòa nhà liên bang ở Oklahoma City năm 1995. Những người liên kết với Mặt trận Giải phóng Trái đất cực tả và Mặt trận Giải phóng Động vật cũng tấn công các trang trại và đại lý xe hơi. Nhưng các cuộc tấn công rất ít và cách xa nhau. Ngoại trừ vụ tấn công ở Oklahoma City, chúng hiếm khi gây ra thiệt hại đáng kể. Mối đe dọa thực sự là chủ nghĩa khủng bố nước ngoài, như sự kiện ngày 11 tháng 9 đã làm sáng tỏ một cách đau đớn.
Tuy nhiên, ngày nay, bạo lực chính trị trong nước xảy ra thường xuyên hơn nhiều. Số liệu thống kê do Cục Điều tra Liên bang và Bộ An ninh Nội địa thu thập cho thấy các vụ khủng bố trong nước đã tăng 357 phần trăm từ năm 2013 đến năm 2021. Theo một nghiên cứu của Dự án Chicago về An ninh và Các mối đe dọa, do tôi hướng dẫn, hơn 250 người đã bị truy tố vì đe dọa gần 200 trong số 1,633 quan chức lập pháp, hành pháp và tư pháp liên bang của đất nước từ năm 2001 đến năm 2023. Số lượng trung bình các mối đe dọa này đã tăng 400 phần trăm từ năm 2017 đến năm 2023, từ bốn mối đe dọa một năm lên hơn 20 mối đe dọa một năm.
Chủ nghĩa khủng bố trong nước đã xảy ra ở cả cánh tả và cánh hữu. Mặc dù những kẻ cực đoan chống chính phủ và theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã thực hiện 49 phần trăm trong tổng số các cuộc tấn công và âm mưu vào năm 2021, những kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ, chống phát xít và mọi loại cực đoan cánh tả đã thực hiện 40 phần trăm các vụ việc được FBI ghi nhận trong năm đó (tăng từ 23 phần trăm vào năm 2020). Các thành viên Dân chủ và Cộng hòa của Quốc hội đã bị tấn công gần như ngang nhau kể từ năm 2017.
Sự ủng hộ của công chúng đối với bạo lực chính trị không chỉ giới hạn ở nhóm thiểu số.
Bản chất lưỡng đảng của chủ nghĩa dân túy bạo lực thậm chí còn rõ ràng hơn khi người ta xem xét các trường hợp bạo lực chính trị tập thể. Sau vụ giết George Floyd dưới tay các cảnh sát Minneapolis vào năm 2020, hơn 15 triệu người đã xuống đường để phản đối nạn phân biệt chủng tộc và hành vi tàn bạo của cảnh sát. Từ bảy đến mười phần trăm trong số các cuộc biểu tình này đã biến thành các cuộc bạo loạn quy mô lớn chống lại cảnh sát và các doanh nghiệp ở các khu vực trung tâm thành phố Chicago, Minneapolis, Thành phố New York, Philadelphia, Portland, Seattle và hơn 100 thành phố khác của Hoa Kỳ—chuỗi bạo loạn chính trị kéo dài nhất kể từ những năm 1960. Sáu tháng sau, vụ cướp phá Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1. Một phần của vụ cướp phá này là những người ủng hộ Trump đã mang thòng lọng đến khu đất xung quanh và hô vang "Treo cổ Mike Pence" (lúc đó là phó tổng thống) và truy đuổi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi. Và từ cuối năm 2023 đến tháng 6 năm 2024, những người biểu tình quyết tâm chấm dứt cuộc chiến của Israel ở Gaza đã xông vào và chiếm giữ các tòa nhà trong khuôn viên trường và hành hung sinh viên. Đất nước này cũng chứng kiến hơn 1,000 vụ việc riêng biệt về chủ nghĩa bài Do Thái và kỳ thị Hồi giáo chỉ trong chín tháng.
Bản thân những con số này đã đáng báo động. Nhưng điều đáng lo ngại hơn nữa là sự ủng hộ rộng rãi mà những kẻ bạo lực dường như có được. Theo một cuộc khảo sát vào tháng 1 năm 2024 do nhóm của tôi thực hiện cùng với NORC, một tổ chức thăm dò ý kiến nổi tiếng tại Đại học Chicago, hơn 15 phần trăm người Mỹ—12 phần trăm đảng viên Dân chủ, 15 phần trăm người độc lập và 19 phần trăm đảng viên Cộng hòa—đồng ý rằng "việc sử dụng vũ lực là chính đáng để đảm bảo các thành viên của Quốc hội và các quan chức chính phủ khác làm điều đúng đắn". Trong cuộc khảo sát gần đây hơn vào tháng 6 của chúng tôi, mười phần trăm số người được hỏi (con số này tương đương với 26 triệu người Mỹ trưởng thành) đồng ý rằng "việc sử dụng vũ lực là chính đáng để ngăn Donald Trump trở thành tổng thống". Hơn 30 phần trăm những người này sở hữu súng. Hai mươi phần trăm nghĩ rằng khi cảnh sát bị tấn công dữ dội, đó là vì họ xứng đáng bị như vậy. Trong khi đó, bảy phần trăm số người được hỏi (tương đương với 18 triệu người Mỹ trưởng thành) ủng hộ việc sử dụng vũ lực để đưa Trump trở lại vị trí tổng thống. Nhóm này thậm chí còn có khả năng nguy hiểm hơn: 50 phần trăm sở hữu súng, 40 phần trăm nghĩ rằng "những người xông vào Điện Capitol của Hoa Kỳ là những người yêu nước" và 25 phần trăm thuộc lực lượng dân quân hoặc biết một thành viên của lực lượng dân quân.
Chỉ riêng những con số này đã cho thấy rõ rằng sự ủng hộ của công chúng đối với bạo lực chính trị không chỉ giới hạn ở nhóm thiểu số. Nhưng để kiểm tra mức độ ủng hộ của nhóm chính thống đối với bạo lực, nhóm của tôi đã thu thập dữ liệu về lý lịch của những người được hỏi. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn 80 phần trăm những người ủng hộ việc sử dụng vũ lực để ngăn chặn hoặc tạo điều kiện cho cuộc bầu cử của Trump sống ở các khu vực đô thị. Ba mươi chín phần trăm đã có ít nhất một loại hình giáo dục đại học nào đó. Ngay cả ở phía bên phải chính trị, hơn 80 phần trăm sống ở các khu vực đô thị và 38 phần trăm ít nhất có một số kinh nghiệm học đại học. Nói cách khác, họ đại diện rộng rãi cho dân số Hoa Kỳ. Họ không thể bị chế giễu là một lũ nhà quê.
SỢ HÃI VÀ GHÉT BỎ
Tất nhiên, mọi người ủng hộ bạo lực chính trị là một chuyện và một chuyện khác là họ thực hiện một cuộc tấn công. Nhưng bản thân họ không cần phải trở nên bạo lực để gây ra xung đột. Như các học giả đã biết từ lâu, sự ủng hộ của công chúng đối với bạo lực chính trị khuyến khích những người dễ nổi nóng - những người thực sự có thể sử dụng vũ lực - hành động theo những thôi thúc tồi tệ nhất của họ. Bối cảnh chính trị có thể khiến những người như vậy nghĩ rằng các cuộc tấn công của họ đang phục vụ một mục đích tốt đẹp hơn, hoặc thậm chí họ sẽ được tôn vinh là những chiến binh. Trên thực tế, sự ủng hộ của công chúng đối với bạo lực là một trong những yếu tố dự báo tốt nhất về đổ máu. Trước The Troubles, vào nửa sau của thế kỷ XX, cả người Công Giáo và Thệ phản ở Bắc Ireland đều ủng hộ việc sử dụng vũ lực để thay đổi sự sắp xếp chính trị của khu vực này nhiều hơn. Ở Tây Ban Nha, sự ủng hộ bạo lực đã tăng lên trước khi phong trào dân tộc chủ nghĩa Basque Euskadi Ta Askatasuna bắt đầu chiến dịch ám sát chính quyền độc tài của đất nước trong cùng thời kỳ. Và người Tây Đức ngày càng ủng hộ các cuộc tấn công trước khi Băng đảng Baader-Meinhof (còn được gọi là Phái Hồng quân) tiến hành một loạt vụ đánh bom và ám sát vào những năm 1970.
Thật không may, dân số Hoa Kỳ có thể sẽ trở nên khoan dung hơn đối với bạo lực chính trị trong những năm tới. Theo khảo sát vào tháng 6 của chúng tôi, những người Mỹ phản đối chủ nghĩa dân túy bạo lực nhất là những người trên 59 tuổi. Họ có khả năng ủng hộ bạo lực để đưa Trump trở lại vị trí tổng thống ít hơn ba lần so với những người trong độ tuổi từ 30 đến 59. Do đó, tác dụng xoa dịu của họ sẽ suy yếu theo thời gian, đặc biệt là nếu các thế hệ trẻ tiếp theo vẫn ủng hộ bạo lực như những người tiền nhiệm của họ. Mặc dù có khả năng thanh thiếu niên ngày nay sẽ phản đối bạo lực hơn khi họ già đi, nhưng điều đó không được đảm bảo. Thời gian không tự nhiên làm mất đi tính cực đoan. Khoảng mười phần trăm những người tấn công Điện Capitol, xét cho cùng, đều từ 60 tuổi trở lên.
Nhưng có lẽ lý do chính để mong đợi nhiều bạo lực chính trị hơn liên quan đến một loại nhân khẩu học khác: chủng tộc. Hoa Kỳ sẽ chuyển đổi từ xã hội đa số người da trắng sang xã hội thiểu số người da trắng vào năm 2045. Sự chuyển đổi đó sẽ diễn ra ở tất cả 50 tiểu bang và đặc biệt rõ rệt ở nhóm dân số trẻ hơn. Nó cũng sẽ thể hiện rõ trong chính trị. Thực tế là nó đã như vậy. Ngày nay, một phần tư số thành viên Hạ viện và Thượng viện tự nhận mình là người không phải da trắng, khiến họ trở thành nhóm đại diện đa dạng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Sự chuyển đổi lịch sử của Hoa Kỳ từ một xã hội đa số người da trắng sang một nền dân chủ thực sự đa chủng tộc đang tạo ra những thay đổi xã hội với những hàm ý chính trị sâu sắc. Sự thay đổi quyền lực này trong chính trị, phương tiện truyền thông và các tổ chức kinh doanh và cộng đồng lớn là gốc rễ của phản ứng dữ dội về mặt văn hóa đang gia tăng trong số những người bảo thủ—được thể hiện rõ qua Trump và phong trào của ông. Do đó, sự thay đổi này cũng là cơ sở cho các phản ứng đối phó giữa những người theo chủ nghĩa tự do vừa hy vọng vào sự thay đổi vừa lo sợ rằng thành công của phe bảo thủ sẽ cản trở tiến trình, đảo ngược các lợi ích kinh tế và xã hội, và thiết lập một hệ thống chính trị không đại diện cho tất cả mọi người. Nỗi sợ hãi của cả hai bên không nhất thiết phải phù hợp với thực tại để thúc đẩy các cuộc tấn công. Trong cả những người bảo thủ và tự do, hậu quả của sự thay đổi chính trị chỉ cần tồn tại trong tâm trí của mọi người.
Sự kiện các thay đổi nhân khẩu học trừu tượng có thể dẫn đến sự hoảng loạn có thể gây sốc, nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Trong suốt chiều dài lịch sử, những thay đổi về xã hội và nhân khẩu học đã tạo ra những bất bình (thực tế và tưởng tượng), căng thẳng và bất ổn chính trị. Như nhà khoa học chính trị so sánh Donald Horowitz đã viết, khi "phần lớn trong một quốc gia trở thành phần thiểu số... sự lo lắng bắt nguồn từ mối nguy hiểm lan tỏa có quy mô phóng đại". Mọi người bắt đầu lo sợ rằng họ sẽ bị bao vây trong chính ngôi nhà của mình và bị người lạ thống trị. Những lo ngại như vậy đã thúc đẩy bạo lực ở Brazil, Lebanon, Balkan và một số khu vực của Liên Xô cũ, cùng nhiều quốc gia khác. Người Mỹ, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa tự do, có thể tự cho mình là đủ khoan dung để tránh hành động theo định kiến về sắc tộc. Nhưng kiểu suy nghĩ này cũng ảnh hưởng đến họ nhiều như ảnh hưởng đến những người đồng cấp của họ ở những nơi khác. Trong các nghiên cứu thực nghiệm riêng biệt giữa người Mỹ và người Canada, các nhà tâm lý học Robert Outten, Jennifer Richeson và Maureen Craig đã báo cáo rằng việc tiếp xúc với thông tin về sự suy giảm dân số da trắng làm tăng sự đồng cảm của người da trắng đối với những người da trắng khác và tăng cảm giác sợ hãi và tức giận đối với các nhóm thiểu số. Những tình cảm này thể hiện rõ nhất ở những người da trắng bảo thủ, nhưng chúng cũng thể hiện rõ ở một mức độ nhỏ ở những người da trắng tự nhận mình là người theo chủ nghĩa tự do. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thay đổi dân số của Hoa Kỳ
giải thích cho sự trỗi dậy nhanh chóng của Trump vào năm 2015 và 2016. (Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, cả Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ, Hillary Clinton, đều xung đột về các vấn đề liên quan đến chủng tộc, giới tính và bản sắc văn hóa nhiều hơn nhiều so với các ứng cử viên tổng thống trước đó.) Tương tự như vậy, các nghiên cứu đã minh họa rằng các phương tiện truyền thông theo chủ nghĩa dân tộc và đa văn hóa như Fox News, Newsmax và MSNBC đã trở nên phổ biến hơn nhiều khi nhân khẩu học của Hoa Kỳ thay đổi. Và theo nhiều học giả, định kiến chủng tộc và sự đoàn kết của người Mỹ da trắng đã tăng lên khi tỷ lệ người Mỹ da trắng giảm xuống.
Nghiên cứu của nhóm tôi cho thấy rằng sự tức giận về sự đa dạng cũng dự đoán trực tiếp sự ủng hộ bạo lực. Theo nghiên cứu vào tháng 1 năm 2024, những người Mỹ tin rằng "Đảng Dân chủ đang cố gắng thay thế cử tri hiện tại bằng những người mới, những cử tri ngoan ngoãn hơn từ Thế giới thứ ba" - cái gọi là lý thuyết thay thế vĩ đại - có khả năng ủng hộ việc sử dụng vũ lực để đưa Trump trở lại vị trí tổng thống cao hơn sáu lần. Người Mỹ tin vào sự thay thế vĩ đại cũng có khả năng nghĩ rằng "những người xông vào Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1 là những người yêu nước" cao gấp năm lần. Họ có khả năng thuộc về lực lượng dân quân cánh hữu hoặc biết ai đó thuộc lực lượng này cao gấp ba lần.
Không có sự song song hoàn hảo nào với sự thay thế vĩ đại ở cánh tả. Nhưng nghiên cứu vào tháng 1 đã hỏi những người trả lời rằng họ có tin rằng "Mỹ là một quốc gia phân biệt chủng tộc có hệ thống đối với những người không phải da trắng và luôn như vậy" hay không. Những người trả lời có khả năng ủng hộ việc sử dụng vũ lực để ngăn chặn Trump cao hơn khoảng hai lần so với những người không trả lời. Những người trả lời này cũng có khả năng tin rằng "khi cảnh sát bị tấn công, đó là vì họ đáng bị như vậy" cao hơn bốn lần. Họ có khả năng nghĩ rằng "việc sử dụng vũ lực là chính đáng để khôi phục quyền phá thai của liên bang cao hơn một lần rưỡi.
CHUYẾN ĐI GẬP GỀNH
Những phát hiện này không có nghĩa là Hoa Kỳ đang hướng đến một cuộc xung đột sắc tộc kinh điển, như đã xảy ra ở Bắc Ireland và Bosnia. Rốt cuộc, nhiều người da trắng tin rằng Hoa Kỳ đang phải chịu đựng nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống và muốn chấm dứt tình trạng này. Có những người ủng hộ Trump là người châu Á, người da đen và người gốc Tây Ban Nha. Bạo lực chính trị của Hoa Kỳ khó có thể biểu hiện dưới hình thức nội chiến, ít nhất là được hiểu như hai đội quân đối địch đối đầu nhau trên chiến trường hoặc là hàng trăm nghìn phiến quân vũ trang đi khắp đất nước. Những cuộc chiến như vậy có nhiều khả năng xảy ra hơn khi các rạn nứt chính trị, xã hội, kinh tế và địa lý của một quốc gia nói chung hội tụ để các đảng phái chính trị, giai cấp kinh tế và khu vực địa lý đều thống nhất rộng rãi. Và mặc dù sự chồng chéo giữa chúng đang gia tăng, các yếu tố chủng tộc, kinh tế, xã hội và địa lý của Hoa Kỳ vẫn còn phần lớn khác biệt. Có những đảng viên Dân chủ và Cộng hòa ở khắp cả nước, trong các giai cấp kinh tế khác nhau và trong các nhóm dân tộc khác nhau.
Để biết lý do tại sao sự hội tụ lại quan trọng, hãy so sánh hoàn cảnh ở Hoa Kỳ ngày nay với hoàn cảnh ở Bosnia vào những năm 1990. Sự sụp đổ và chia cắt của nhà nước Nam Tư trùng hợp với sự gia tăng rạn nứt xã hội, kinh tế và cuối cùng là chính trị giữa người Albania, người Croatia và người Serbia, cũng như với các vấn đề kinh tế lớn. Cùng nhau, những lực lượng này đã dẫn đến sự gia tăng căng thẳng về chủ nghĩa dân tộc gây ra chiến tranh và bạo lực sắc tộc hàng loạt chống lại thường dân. Ngược lại, Hoa Kỳ không ở bên bờ vực sụp đổ của chính phủ. Nền kinh tế của họ vẫn mạnh mẽ.
Mặc dù những hình thức bạo lực kỳ quái nhất có thể không xảy ra, người Mỹ phải chuẩn bị cho một giai đoạn bất ổn phi thường. Đất nước của họ có thể sẽ trải qua nhiều năm bị ám sát chính trị nghiêm trọng, bạo loạn chính trị và các trường hợp bạo lực tập thể, nhóm và cá nhân khác. Có thể có các nhóm dân quân mới, bạo lực về nhiều vấn đề ở các thành phố và trong khuôn viên trường đại học, và các vụ bùng nổ liên quan đến bầu cử. Những cuộc tấn công như vậy thậm chí có thể phá vỡ các yếu tố của hệ thống chính trị Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là tạo ra những thay đổi về mặt thể chế. Ví dụ, bạo lực chính trị có thể dẫn đến sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc kiểm phiếu và xác nhận phiếu bầu trong các cuộc bầu cử trong tương lai. Nó có thể đẩy nền chính trị Hoa Kỳ theo hướng ngày càng độc đoán khi người Mỹ ngày càng mất niềm tin rằng các cuộc bầu cử thực sự phản ảnh ý chí của người dân và trở nên cởi mở hơn với các lựa chọn thay thế của người mạnh mẽ. Nó cũng có thể gây áp lực buộc Washington phải trao cho các tiểu bang nhiều quyền tự chủ hơn đối với các vấn đề xã hội và văn hóa. Tòa án Tối cao đã chuyển các câu hỏi về quyền phá thai cho các tiểu bang.
Điểm chính của cuộc tranh chấp, tất nhiên, sẽ là ai được trở thành người Mỹ và quyền công dân Hoa Kỳ mang lại những quyền gì. Cuộc bầu cử năm 2024 là một minh họa rõ nét cho sự kiện này—một cuộc chiến giữa Trump theo chủ nghĩa bản địa mạnh mẽ và Kamala Harris, một người phụ nữ tiến bộ, lai hai dòng máu. Nó có sự góp mặt của những nhóm thiểu số cấp tiến, quyết tâm ủng hộ bạo lực để đưa Trump lên nắm quyền và những người ủng hộ bạo lực để ngăn chặn nó.
Không giống như Trump, các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ đã thể hiện ít thiện chí để huy động những người tiến bộ sử dụng bạo lực để đáp trả những thất bại trong cuộc bầu cử. Nhưng phe cánh tả vẫn có khả năng phản ứng dữ dội với những kết quả mà họ không thích. Nếu Washington thực hiện một nỗ lực cấp cao để bắt giữ, giam giữ và trục xuất số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp, những người cấp tiến có thể tập hợp lại để bảo vệ họ, bao gồm cả việc tổ chức các cuộc biểu tình quần chúng có thể trở nên bạo lực, và sau đó không lùi bước. Họ có thể đặc biệt có khả năng hành động nếu chính phủ cử các đặc vụ vũ trang liên bang hoặc được liên bang chỉ định đến các thành phố được gọi là nơi trú ẩn - những thành phố hạn chế hợp tác với các viên chức nhập cư liên bang. Sau khi Bộ An ninh Nội địa cử các đặc vụ đến bắt giữ, giam giữ và truy tố những người biểu tình ở Portland, Oregon, vào tháng 7 năm 2020, những người biểu tình đã đối đầu với các đặc vụ bằng khiên gỗ và các vật thể khác, phá vỡ rào chắn và tấn công các đồn cảnh sát.
TỪ SỐ NHIỀU
Để ngăn chặn một kỷ nguyên bạo loạn và tấn công có động cơ chính trị, người Mỹ sẽ cần tìm ra một số điểm chung về chủng tộc và nhập cư. Điều này sẽ cực kỳ khó khăn. Chủng tộc và dân tộc là những cấu trúc xã hội, vì vậy các nhà hoạt động và lãnh đạo có thể cố gắng giúp những người nhập cư nhanh chóng hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ và thuyết phục người Mỹ da trắng rằng họ có nhiều điểm chung với những người Mỹ không phải da trắng. Nhưng quá trình này khó có thể diễn ra đủ nhanh để tránh kỷ nguyên của chủ nghĩa dân túy bạo lực. Các ranh giới nhóm và bản sắc xã hội có thể không được cố định, nhưng chúng không phải là chất kết dính. Thông thường, các nhóm người nhập cư mới phải mất nhiều thế hệ để hòa nhập và để người da trắng coi họ không khác gì chính họ. Phải mất hơn một thế kỷ sau khi những người nhập cư Ireland bắt đầu tràn vào Hoa Kỳ, đất nước này mới bầu được tổng thống Công Giáo đầu tiên, John F. Kennedy.
Có lẽ Hoa Kỳ có thể che đậy những chia rẽ này bằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Rốt cuộc, người Mỹ thường xếp hạng nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất. Nhưng nếu lịch sử là bất CỨ hướng dẫn nào, thì việc mở rộng tổng sản phẩm quốc nội cũng không có khả năng là một phương thuốc chữa bách bệnh. Những năm 1920 - khi Ku Klux Klan bùng nổ về số lượng thành viên - cũng được gọi là Những năm 20 sôi động, vì nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình hơn bốn phần trăm mỗi năm. Tổng tài sản ở Hoa Kỳ tăng gấp đôi từ năm 1920 đến năm 1929. Tương tự như vậy, bạo lực và bất ổn của những năm 1960 xảy ra khi tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ trung bình đạt năm phần trăm mỗi năm. Trong cả hai thời kỳ, bạo lực không dừng lại cho đến khi các vấn đề về bản sắc được giải quyết dứt khoát. Vào những năm 1920, điều đó có nghĩa là chiến thắng cho những người theo chủ nghĩa dân tộc: Quốc hội đã thông qua Đạo luật Di trú năm 1924, về cơ bản đã đóng cửa biên giới Hoa Kỳ. Ngay cả khi đó, bạo lực chống người da đen vẫn tiếp diễn. Điều đó không giảm mạnh cho đến khi luật liên bang vào những năm 1960 chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử và phân biệt đối xử hợp pháp, trao chiến thắng cho những người theo chủ nghĩa tiến bộ. Chính phủ cũng đàn áp các nhóm bạo lực có tổ chức, những nhóm này đã mất đi phần lớn sự ủng hộ của người dân và sụp đổ thay vì trỗi dậy. Tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn, lúc có lúc không, cho đến khi Hoa Kỳ ngừng bắt lính để chiến đấu ở Việt Nam.
Ngày nay, việc chấm dứt nhập cư cứng rắn sẽ không giải quyết được những thách thức của nước Mỹ. Ngay cả việc đóng cửa hoàn toàn biên giới Hoa Kỳ cũng chỉ làm chậm quá trình người da trắng trở thành thiểu số trong khoảng một thập niên. Một giải pháp như vậy cũng không thể chấp nhận được: những người theo chủ nghĩa tự do đúng khi cho rằng một nền dân chủ thực sự đa chủng tộc sẽ tốt cho đất nước. Rõ ràng là nó sẽ tốt cho các nhóm thiểu số, những người xứng đáng được đối xử bình đẳng. Nhưng người Mỹ da trắng cũng có nhiều lợi ích như những người khác từ một tương lai mà mọi người đều được đánh giá dựa trên tính cách chứ không phải màu da của họ. Có rất nhiều điều đáng mừng về việc đất nước trở thành một liên minh hoàn hảo hơn.
Người Mỹ phải chuẩn bị cho một giai đoạn bất ổn đặc biệt.
Tuy nhiên, các chính sách nhập cư ít khắc nghiệt hơn có thể làm giảm căng thẳng. Các nhà hoạch định chính sách nên tìm ra những cách thức lưỡng đảng để giảm nhập cư bất hợp pháp, với mục tiêu ít nhất là trở lại mức dưới thời chính quyền Obama. Điều đó có nghĩa là dành nhiều nguồn lực đáng kể để thực thi luật hiện hành và giữ an toàn cho biên giới của quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là duy trì các con đường hợp lý để nhập tịch cho phần lớn người nhập cư. Việc áp dụng các chính sách như vậy sẽ giúp Nhà Trắng và Quốc hội có vị thế tốt hơn bằng cách chứng minh rằng có thể cân bằng hiệu quả các nhu cầu kinh tế, trách nhiệm xã hội, an toàn và các mối quan tâm chính trị của đất nước. Các quy tắc nhập cư tốt hơn cũng sẽ xây dựng được thiện chí và minh họa rằng các chính trị gia có thể theo đuổi các giải pháp lâu dài cho các vấn đề của Hoa Kỳ.
Cuối cùng, người Mỹ nên giữ hy vọng. Rốt cuộc, hầu hết họ vẫn tiếp tục ghê tởm bạo lực chính trị—ngay cả khi một nhóm thiểu số đáng kể hiện ủng hộ nó. Theo cuộc khảo sát vào tháng 6, 70 phần trăm đảng viên Cộng hòa phản đối bạo lực chính trị và muốn các nhà lãnh đạo lên án việc sử dụng nó. Hơn 80 phần trăm đảng viên Dân chủ cũng vậy. Các quan chức được bầu ở mọi cấp chính quyền nên lắng nghe cử tri của mình và hạn chế những lời lẽ kích động. Tất nhiên, Trump cho thấy ít dấu hiệu sẽ làm như vậy. Nhưng sự lên án rộng rãi đối với bạo lực chính trị Sự ủng hộ của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa sau những nỗ lực ám sát ông đã tạo ra một tiền lệ quan trọng mà tất cả các nhà lãnh đạo khác có thể và nên noi theo.
Có những lý do khác để tin rằng các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng hòa cuối cùng có thể sẽ theo đuổi một đường lối ít thù địch hơn. Bản chất của hệ thống chính trị Hoa Kỳ đôi khi có thể khuyến khích các ứng cử viên trong cuộc bầu cử sơ bộ đưa ra các lập trường cấp tiến để thu hút cơ sở, nhưng vì Hoa Kỳ chỉ có hai đảng khả thi, nên các ứng cử viên của họ thể hiện tốt nhất trong các cuộc bầu cử chung khi họ tiếp cận được nhiều nhóm. Trong những năm gần đây, Đảng Cộng hòa đã có thể giành chiến thắng trong một số cuộc bầu cử mà không cần phải điều tiết ôn hòa. Tuy nhiên, các ứng cử viên của đảng này chắc chắn sẽ thành công hơn nếu họ quyết định bao gồm hơn—một bài học mà cuối cùng, các nhà lãnh đạo của đảng này có thể chấp nhận. Cuối cùng, hệ thống hai đảng là một trong những bộ giảm sốc tuyệt vời của Hoa Kỳ đối với sự thay đổi xã hội. Nó có thể dẫn đến một sự hạ cánh nhẹ nhàng khi đất nước chuyển sang nền dân chủ đa chủng tộc.
Tuy nhiên, hiện tại, cơn sốt của đất nước khó có thể chấm dứt. Sự ủng hộ đối với bạo lực chính trị đã trở nên phổ biến. Lý do chính—thay đổi nhân khẩu học—sẽ không biến mất. Và không có cách dễ dàng hay công bằng nào để hòa giải tầm nhìn của phe bảo thủ và phe tự do. Các xu hướng chính trị không di chuyển theo đường thẳng, và việc dự đoán tương lai có thể là một việc làm vô ích. Nhưng có thể khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ còn một chặng đường gập ghềnh phía trước.
____________________________________
(*) ROBERT A. PAPE là Giáo sư Khoa học Chính trị và Giám đốc Dự án An ninh và Mối đe dọa của Đại học Chicago.
Đức Giáo Hoàng bác bỏ chủ nghĩa Darwin xã hội, chỉ trích gay gắt các tỷ phủ chỉ biết thu tích giầu có, khinh miệt người khác
Vũ Văn An
17:28 23/09/2024
Theo Catholic World News, trong bản tin ngày 23 tháng 9, 2024, trong bài phát biểu dài (5,100 từ), đầy nhiệt huyết và bao quát tại Hội nghị Encuentro Mundial de Movimientos Populares lần thứ 3 (Hội nghị Thế giới lần thứ 3 của các Phong trào Bình dân), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thúc giục các phong trào tiếp tục ủng hộ, thông qua các cuộc biểu tình bất bạo động, cho "ba chữ T" (tierra, techo và trabajo, hay đất đai, nhà ở và công việc).
Bộ Phát triển Con người Toàn diện đã tổ chức cuộc họp để kỷ niệm 10 năm bài phát biểu đầu tiên của Đức Giáo Hoàng trước các phong trào bình dân. Một cách bất thường, Vatican không công bố bất cứ bản dịch nào về bài phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha của Đức Giáo Hoàng, được đưa ra vào ngày 20 tháng 9, mặc dù Vatican News đã cung cấp bản tóm tắt bằng tiếng Anh về một số chủ đề của bài phát biểu.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ca ngợi các phong trào bình dân vì không "là những nạn nhân ngoan ngoãn" khi ngài bảo vệ sự tập chú của chính ngài vào người nghèo.
"Không phải Đức Giáo Hoàng, mà là Chúa Giêsu, đã đặt họ vào vị trí trung tâm, ở vị trí đó", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói. "Đó là vấn đề về đức tin của chúng ta, và không thể thương lượng được. Nếu anh chị em không chấp nhận điều đó, anh chị em không phải là Ki-tô hữu".
"Nếu không có chính sách, chính sách tốt, chính sách hợp lý và công bằng giúp củng cố Công lý xã hội [viết hoa trong bản gốc] để mọi người đều có đất đai, nơi ở và công việc, để mọi người đều có mức lương công bằng và các quyền xã hội đầy đủ, nếu không có điều đó, luận lý học của sự lãng phí vật chất và lãng phí con người sẽ lan rộng, để lại bạo lực và sự hoang tàn", Đức Giáo Hoàng cảnh cáo.
Kêu gọi tăng thuế đối với các tỷ phú, Đức Giáo Hoàng chỉ trích lòng tham của những người giàu có chỉ muốn tích lũy ngày càng nhiều, coi thường người nghèo và đã quên mất nguyên tắc về đích đến chung của hàng hóa.
"Cạnh tranh mù quáng để có ngày càng nhiều tiền không phải là một động lực sáng tạo, mà là một thái độ bệnh hoạn, một con đường dẫn đến sự diệt vong", Đức Giáo Hoàng nói. “Hành vi vô trách nhiệm, vô đạo đức và phi lý này phá hủy sự sáng tạo và chia rẽ con người. Chúng ta đừng ngừng lên án nó.”
Đức Giáo Hoàng cũng lên án chủ nghĩa Darwin xã hội đã dẫn đến việc xóa sổ enanos (người lùn), có lẽ là thông qua phá thai.
Đức Giáo Hoàng hỏi, “Anh chị em có thấy nhiều người lùn trên đường phố không? Có nhiều người lùn không? Họ biến mất. Khi tôi còn trẻ, họ đã được nhìn thấy. Bây giờ không còn nữa. Khi họ nhìn thấy một người lùn đến, vào thùng rác.”
Ngài tiếp tục:
Chỉ có thể hiểu được việc loại bỏ, việc lựa chọn nhân loại mà không có tình yêu. Nếu tình yêu bị loại bỏ như một phạm trù thần học, phạm trù đạo đức, kinh tế và chính trị, chúng ta sẽ lạc lối. Trong phép tính tham lam của sự tiện lợi, của chủ nghĩa cá nhân và tích lũy thì không có chỗ cho điều đó. Với tấm màn đen của sự thiếu tình yêu, chúng ta luôn rơi vào một số hình thức của “chủ nghĩa Darwin xã hội”. Và anh chị em có biết đó là gì không? Chủ nghĩa Darwin xã hội là luật của kẻ mạnh nhất, biện minh cho sự thờ ơ trước tiên, sau đó là sự tàn ác và cuối cùng là sự hủy diệt. Và điều đó luôn đến từ Kẻ Ác.
“Văn hóa nhân bản của một dân tộc được thể hiện qua cách họ chăm sóc con cái và cách họ chăm sóc người già của mình,” Đức Giáo Hoàng nói thêm. “Nếu những người già của họ bị gửi đến viện dưỡng lão và bị bỏ mặc chết một mình vì đau buồn, thì dân tộc đó không có văn hóa nhân bản. Nếu trẻ em không được chào đón, không được chăm sóc, không được giúp đỡ để phát triển, thì dân tộc đó không có tương lai.”
Đức Giáo Hoàng cũng than thở về nạn tham nhũng và cờ bạc trực tuyến và mô tả đề xuất về thu nhập cơ bản toàn dân—để “không ai bị loại khỏi những hàng hóa cơ bản cần thiết cho sự tồn tại”—là “hoàn toàn công bằng”.
Diễn Văn Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với Hội Nghị Toàn Thể Của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học
Vũ Văn An
18:02 23/09/2024
Theo tin Tòa Thánh, ngày 23 tháng 9 năm 2024, Đức Thánh Cha đã tiếp các tham dự viên của Giáo hoàng Hàn lâm viện Khoa học trong phiên họp toàn thể của họ. Nhân dịp này, ngài đã ngỏ lời với họ:
Thưa Chủ tịch, Đức Hồng Y, Quý ông và Quý bà!
Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt đến các thành viên của Giáo hoàng Hàn lâm viện Khoa học, và đặc biệt, tôi xin chào các thành viên mới. Những hiểu biết sâu sắc và chuyên môn của các bạn rất quan trọng trong thế giới phức tạp mà chúng ta đang sống. Tôi xin cảm ơn Chủ tịch, Joachim von Braun, và Chưởng Ấn, Đức Hồng Y Peter Turkson, cùng các Viện sĩ đã nêu bật vấn đề Tác động nhân bản đối với môi trường [Anthropocene] và Trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu và thảo luận tại Hội nghị toàn thể năm nay.
Tất cả chúng ta ngày càng lo lắng về những tác động sâu sắc của loài người đối với thiên nhiên và các hệ thống trái đất. Tôi được biết rằng một trong số các bạn, Paul Crutzen, khi mô tả những tác động này đối với thiên nhiên đã tạo ra, đã gọi chung chúng là tạo nên Kỷ nguyên Anthropocene. Các thành viên của Viện Hàn lâm của các bạn nằm trong số những người đầu tiên xác định tác động tích lũy của các hoạt động của con người lên sự sáng tạo và nghiên cứu các rủi ro và vấn đề liên quan. Thật vậy, Kỷ nguyên Anthropocene đang bộc lộ những hậu quả ngày càng nghiêm trọng của nó đối với thiên nhiên và con người, đặc biệt là thông qua cuộc khủng hoảng khí hậu và mất đa dạng sinh học.
Do đó, tôi rất biết ơn Giáo hòng Hàn lâm viện Khoa học vẫn tiếp tục tập trung quan tâm đến các vấn đề như thế này, đặc biệt là liên quan đến những tác động của chúng đối với người nghèo và người yếu thế. Các ngành khoa học, trong quá trình theo đuổi kiến thức và sự hiểu biết về thế giới vật chất, không bao giờ được quên tầm quan trọng của việc sử dụng kiến thức đó để phục vụ và nâng cao phẩm giá của cá nhân và toàn thể nhân loại.
Khi thế giới của chúng ta phải đối diện với những thách thức nghiêm trọng về xã hội, chính trị và môi trường, chúng ta thấy rõ nhu cầu về một khuôn khổ lớn hơn trong đó diễn ngôn công khai toàn diện không chỉ được thông tin bởi các ngành khoa học khác nhau mà còn bởi sự tham gia của tất cả các bộ phận của xã hội. Về vấn đề này, tôi hoan nghênh và đánh giá cao mong muốn của Hàn lâm viện trong việc thu hút sự chú ý đến những người thiệt thòi và người nghèo trong các Hội nghị khác nhau của mình và đưa người dân bản địa và trí tuệ của họ vào các cuộc đối thoại của mình.
Đại hội toàn thể của các bạn năm nay cũng đề cập đến khoa học và đổi mới mới xuất hiện, cùng các cơ hội liên quan cho khoa học và sức khỏe hành tinh. Ở đây, tôi đặc biệt nghĩ đến những thách thức đặt ra bởi tiến bộ đạt được trong Trí tuệ nhân tạo. Sự phát triển như vậy có thể chứng minh là có lợi cho nhân loại, ví dụ như bằng cách thúc đẩy các đổi mới trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khỏe, cũng như bằng cách giúp bảo vệ môi trường tự nhiên và cho phép sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, như chúng ta nhận ra, nó cũng có thể có những tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với dân số nói chung, đặc biệt là trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương hơn. Hơn nữa, cần phải thừa nhận và ngăn chặn những rủi ro của việc ứng dụng cách thao túng Trí tuệ nhân tạo để định hình dư luận, ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng và can thiệp vào các quy trình bầu cử.
Những thách thức này nhắc nhở chúng ta về các chiều kích đạo đức và nhân bản không thể thay đổi của mọi tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Do đó, tôi xin bày tỏ thêm một lần nữa mối quan tâm của Giáo hội rằng “phẩm giá vốn có của mỗi con người và tình anh em gắn kết chúng ta lại với nhau như những thành viên của một gia đình nhân loại phải hỗ trợ cho sự phát triển của các kỹ thuật mới… Những phát triển kỹ thuật không dẫn đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của toàn thể nhân loại, mà ngược lại làm trầm trọng thêm bất bình đẳng và xung đột, không bao giờ có thể được coi là tiến bộ thực sự” (Thông điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024, 2). Theo nghĩa này, tác động của các hình thức Trí tuệ nhân tạo đối với từng dân tộc và cộng đồng quốc tế cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn. Tôi rất vui khi biết rằng Giáo hoàng Hàn lâm viện Khoa học đang nỗ lực đề xuất các quy định phù hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro và khuyến khích lợi ích trong lĩnh vực phức tạp này.
Các bạn thân mến, vào thời điểm mà các cuộc khủng hoảng, chiến tranh và các mối đe dọa đối với an ninh thế giới dường như đang chiếm ưu thế, thì những đóng góp thầm lặng của riêng các bạn cho sự tiến bộ của kiến thức nhằm phục vụ cho gia đình nhân loại của chúng ta càng quan trọng hơn đối với mục tiêu hòa bình hoàn cầu và hợp tác quốc tế. Tôi cảm ơn sự tham gia của các bạn vào công việc của Hàn lâm viện và gửi đến các bạn lời cầu nguyện tốt đẹp nhất của tôi cho các cuộc thảo luận của Phiên họp toàn thể hiện tại. Tôi cầu xin Chúa ban phước lành dồi dào cho các bạn, gia đình các bạn và tất cả những người liên quan đến công việc quan trọng của các bạn. Và tôi xin các bạn hãy nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện của các bạn. Cảm ơn các bạn.
Nhật ký trừ tà số 309: Hãy làm điều gì đó mang lại niềm vui
Đặng Tự Do
18:57 23/09/2024
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #309: Do Something Fun”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 309: Làm điều gì đó vui nhộn”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một phụ nữ trẻ bị nhiều quỷ ám nghiêm trọng. Tôi nhận thấy rằng bất cứ khi nào cô ấy làm được điều gì đó mà cô ấy thích, hoặc ít nhất là cảm thấy hạnh phúc, lũ quỷ sẽ ngay lập tức tấn công cô ấy. Chúng dường như có ý định làm cô ấy đau khổ. Chắc chắn có nhiều lý do...
Nơi một người bị quỷ ám, có sự hòa trộn ý thức của quỷ dữ và người đó. Nghe có vẻ lạ, nhưng tôi ngờ rằng bản thân quỷ dữ không muốn cảm nhận hạnh phúc của người đó. Lúc đầu, các thiên thần được ban cho kiến thức đầy đủ về điều gì sẽ xảy ra nếu họ từ chối Chúa, và họ vẫn từ chối Ngài. Họ chọn đau khổ và bóng tối, thay vì niềm vui và ánh sáng của Chúa. Cảm nhận hạnh phúc của cá nhân có thể sẽ khiến quỷ dữ ghê tởm và nhắc nhở chúng về những gì chúng đã đánh mất.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu chính của quỷ trong trường hợp bị quỷ ám là dẫn dắt người đó vào sự chán nản và tuyệt vọng. Chúng cố gắng kéo người đó vào sự tồn tại địa ngục của chính chúng và cuối cùng là vào chính địa ngục. Thực sự tận hưởng sự sáng tạo của Chúa theo cách lành mạnh và thánh thiện, và vui mừng trong sự đồng hành đầy ân sủng của bạn bè sẽ làm thất bại kế hoạch gieo rắc đau khổ và đau đớn của quỷ.
Tôi đã giao cho một người khác trong số những người bị quỷ ám của chúng tôi nhiệm vụ hàng ngày sau đây: “Tôi muốn bạn làm một điều gì đó vui vẻ mỗi ngày. Không cần phải là một điều gì đó to tát, chỉ cần là điều gì đó bạn thích. Đi dạo ngoài trời; gọi điện cho một người bạn; đọc một cuốn sách hay; ăn thứ gì đó bạn thích ở mức độ vừa phải hoặc bất cứ điều gì.” Trong tất cả các nhiệm vụ tôi giao cho cô ấy làm giữa các buổi, đây là nhiệm vụ mà cô ấy thất bại nhiều nhất. Nhiệm vụ này rất khó khăn đối với cô ấy, và rất quan trọng.
Khổ đau không phải là tốt ipso facto hay tự nó là tốt. Khổ đau chỉ tốt khi nó phù hợp với thánh ý Chúa và do đó góp phần vào sự phát triển và thánh thiện của một người. Khổ đau triền miên 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong một tuần thì không phải đâu. Một dấu hiệu của sự thánh thiện thực sự là cảm giác vui tươi lâu dài. Như Thánh Têrêxa thành Avila đã nói, “Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi những vị thánh mặt cau có!”
Source:Catholic Exorcism
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Videos về Wonders of the Mass của Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ và bản dịch các Bài về Giải Thích về Thánh Lễ
Paul Pham
17:37 23/09/2024
Kính thưa quý Đức Cha, quý Cha, quý Thầy, quý Sơ và quý Bạn.
Trong tháng này chúng con đã hoàn tất:
1. Phụ đề tiếng Việt cho tất cả 52 Video về Wonders of the Mass của Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ và trọn bộ 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ kèm với nó.
2. Trọn bộ 82 bản dịch các Bài về Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy cảa Cha LUKE SPANNAGEL đã được đăng trên Eucharistic Revival Blog từ ngày 21-11-2002 đến ngày 20-8-2024. Bộ này có thể bổ túc cho bộ Wonders of the Mass.
Các Links được liệt kê dưới đây.
1. Wonders of the Mass – Các Kỳ Quan của Thánh Lễ (TNTT) Xem nơi đây
2. 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ Xem nơi đây
3. Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Xem nơi đây
Con cũng xin gửi bản dịch Tuyên Bố về Tháng Phò Sự Sống của HĐGMHK do Đức Cha Michael F. Burbidge viết. Bản dưới dạng PDF như nguyên bản của HĐGMHK và một bản dưới dạng Word.
Kính chúc quý Đức Cha, quý Cha, quý Thầy, quý Sơ và quý Bạn luôn bình an trong Chúa Thánh Thể.
Trong tháng này chúng con đã hoàn tất:
1. Phụ đề tiếng Việt cho tất cả 52 Video về Wonders of the Mass của Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ và trọn bộ 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ kèm với nó.
2. Trọn bộ 82 bản dịch các Bài về Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy cảa Cha LUKE SPANNAGEL đã được đăng trên Eucharistic Revival Blog từ ngày 21-11-2002 đến ngày 20-8-2024. Bộ này có thể bổ túc cho bộ Wonders of the Mass.
Các Links được liệt kê dưới đây.
1. Wonders of the Mass – Các Kỳ Quan của Thánh Lễ (TNTT) Xem nơi đây
2. 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ Xem nơi đây
3. Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Xem nơi đây
Con cũng xin gửi bản dịch Tuyên Bố về Tháng Phò Sự Sống của HĐGMHK do Đức Cha Michael F. Burbidge viết. Bản dưới dạng PDF như nguyên bản của HĐGMHK và một bản dưới dạng Word.
Kính chúc quý Đức Cha, quý Cha, quý Thầy, quý Sơ và quý Bạn luôn bình an trong Chúa Thánh Thể.
VietCatholic TV
Bi hài: Putin phóng Satan-2 dằn mặt thế giới, hỏa tiễn nổ ngay tại chỗ. Nga trải qua 1 ngày thê thảm
VietCatholic Media
02:55 23/09/2024
1. Hình ảnh vệ tinh tiết lộ vụ thử hỏa tiễn hạt nhân Satan-2 của Nga đã thất bại. Nổ ngay tại chỗ.
Theo các nhà phân tích tình báo nguồn mở, hình ảnh vệ tinh cho thấy cuộc thử nghiệm gần đây của Nga đối với hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM RS-28 Sarmat, thường được gọi là Satan-2, đã thất bại.
Cuộc thử nghiệm diễn ra vào hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, tại Sân bay vũ trụ Plesetsk ở tây bắc nước Nga, dường như đã khiến hỏa tiễn phát nổ ngay trong hầm phóng, tạo ra một hố lớn và gây thiệt hại đáng kể cho địa điểm thử nghiệm.
Một nhà phân tích nguồn mở đã báo cáo sự việc lần đầu tiên vào hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Chín cùng với hình ảnh vệ tinh do Planet Labs cung cấp rằng “Như đã thấy rõ ràng, cuộc thử nghiệm RS-28 Sarmat, hay Satan-2, đã thất bại hoàn toàn. Hỏa tiễn phát nổ trong silo hay hầm phóng để lại một hố lớn và phá hủy địa điểm thử nghiệm”.
Nhà phân tích cho rằng vụ nổ có thể xảy ra trong quá trình tiếp nhiên liệu chứ không phải trong quá trình phóng.
Ủng hộ cho lý thuyết này, ông lưu ý rằng sự vắng mặt của máy bay trinh sát “Cobra Ball” của NATO trong sự kiện này, vốn thường theo dõi các vụ phóng như vậy. Sự vắng mặt của các máy bay trinh sát của NATO cho thấy chiếc hỏa tiễn Satan-2 chưa bao giờ được phóng lên. Nó đã nổ ngay tại chỗ.
“Không có chiếc Cobra Ball nào được ghi nhận đang bay trong dữ liệu của Firms cho thấy các sự kiện nhiệt”, nhà phân tích cho biết. Máy bay Cobra Ball được trang bị đặc biệt để theo dõi các vụ phóng hỏa tiễn của Nga, nhưng không có chuyến bay nào như vậy được ghi nhận tại thời điểm xảy ra vụ nổ.
Satan-2, được Nga coi là thành phần quan trọng trong lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của nước này, đã được Putin tuyên bố thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2022.
Tuy nhiên, kể từ cuộc thử nghiệm đó, Nga đã liên tục gặp phải khó khăn trong chương trình phát triển hỏa tiễn của mình.
Sự việc mới nhất này đánh dấu lần thử nghiệm ICBM Sarmat không thành công thứ tư, mặc dù nhà độc tài Vladimir Putin tuyên bố hỏa tiễn này đã được đặt trong tình trạng “báo động sẵn sàng chiến đấu”.
Các phân tích sâu hơn được chia sẻ bởi hai vệ tinh cho thấy vụ nổ có thể đã gây ra một vụ cháy rừng gần đó, với dữ liệu vệ tinh cho thấy dấu hiệu nhiệt từ khu vực sau cuộc thử nghiệm thất bại.
Báo cáo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, một đồng minh thân cận của nhà độc tài Vladimir Putin, cảnh báo rằng vũ khí hạt nhân của Mạc Tư Khoa đang “sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn”.
Theo Tass, một hãng thông tấn nhà nước của Nga, Lavrov đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Sky News Arabia rằng “Chúng tôi nói về các ranh giới đỏ, hy vọng rằng các đánh giá, tuyên bố của chúng tôi sẽ được những người thông minh, có khả năng ra quyết định lắng nghe. Sẽ không nghiêm chỉnh khi nói rằng nếu ngày mai các bạn không làm những gì tôi yêu cầu, chúng tôi sẽ nhấn 'nút đỏ'.
“Tôi tin rằng trong những tình huống như vậy, những người ra quyết định có ý tưởng về những gì chúng ta đang nói đến. Không ai muốn một cuộc chiến tranh hạt nhân.”
Ông nói thêm rằng Nga sở hữu vũ khí “sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho những người điều hành chế độ Ukraine”.
[Newsweek: Satellite Images Reveal Russia's Failed Nuclear Missile Test: Report]
2. Diễn biến đầy kịch tính: Hỏa tiễn Satan-2 của Nga đang làm trò cười cho thiên hạ
Hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, chính trị gia diều hâu Nga Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Hạ Viện Nga, thường được gọi là Duma quốc gia, tuyên bố “Thời gian bay của hỏa tiễn Sarmat tới Strasbourg là 3 phút 20 giây”.
Volodin, người giữ chức Chủ tịch Duma Quốc gia Nga từ năm 2016, đã tuyên bố như trên để đáp lại lời kêu gọi gần đây của Nghị viện Âu Châu về việc dỡ bỏ lệnh hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp trong lãnh thổ Nga và đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí cho Kyiv.
Một ngày trước đó, hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, khi Nghị viện Âu Châu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu cho phép Ukraine sử dụng “hệ thống vũ khí phương Tây chống lại các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Nga”.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, hỏa tiễn Sarmat của Nga, thường được gọi một cách dễ sợ hơn là Satan-2, có tầm bắn từ 6.214 đến 11.184 dặm, đủ sức vươn tới thành phố của Pháp.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau tuyên bố của diều hâu Volodin, cuộc thử nghiệm hỏa tiễn Satan-2 diễn ra vào hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, tại Sân bay vũ trụ Plesetsk ở tây bắc nước Nga, đã thất bại cay đắng.
Hỏa tiễn phát nổ ngay trong hầm phóng, tạo ra một hố lớn và gây thiệt hại đáng kể cho địa điểm thử nghiệm. Cho đến nay, Nga vẫn chưa công bố số người chết vì hỏa tiễn phát nổ ngay tại chỗ.
Diễn biến mới nhất này đã khiến tuyên bố của Volodin trở thành trò cười cho thiên hạ. Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm 21 Tháng Sáu, 2023, nhà độc tài Vladimir Putin tuyên bố rằng Satan-2 đã sẵn sàng được triển khai và hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu.
[Kyiv Independent: OSINT project reports another failed Russian nuclear missile test]
3. 6 máy bay phản lực của Nga bị chặn trên Biển Baltic
Hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Chín, quân đội Latvia cho biết sáu máy bay Nga đã bị máy bay phản lực của NATO chặn lại khi đang bay qua Biển Baltic trong hai ngày qua.
Không quân Latvia cho biết các máy bay Nga được xác định đã bay mà không có kế hoạch bay và tắt máy phát tín hiệu trong khoảng thời gian từ thứ sáu đến thứ bảy.
Theo tuyên bố, máy bay phản lực Eurofighter của Đức đã được triển khai để cảnh báo máy bay Nga và hộ tống chúng. Không phận Latvia không bị xâm phạm, tuyên bố cho biết thêm.
Không quân Đức cho biết riêng rằng họ đã xác định được năm máy bay phản lực của Nga đang bay qua Biển Baltic và đã triển khai máy bay Eurofighter để hộ tống chúng.
Đây không phải là lần đầu tiên máy bay Nga đi lạc vào không phận Liên Hiệp Âu Châu và NATO. Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Latvia cho biết một máy bay điều khiển từ xa của Nga đã bị rơi ở khu vực Rēzekne ở phía đông đất nước, sau khi bay qua Belarus. Latvia đã thông báo cho NATO về vụ việc.
Máy bay điều khiển từ xa của Nga cũng đã xâm nhập lãnh thổ Rumani nhiều lần trong vài tháng qua, khi Mạc Tư Khoa tiếp tục ném bom khu vực Odesa lân cận ở Ukraine.
Trong khi đó, lực lượng không quân Kyiv cho biết vào Chúa Nhật rằng họ đã bắn hạ 71 trong số 80 máy bay điều khiển từ xa của Nga được phóng vào Ukraine trong đêm.
[Politico: 6 Russian jets intercepted over Baltic Sea]
4. Tổng thống Zelenskiy xác nhận Ukraine đã sử dụng vũ khí sản xuất trong nước để tấn công các kho vũ khí của Nga
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Chúa Nhật, 22 Tháng Chín, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhấn mạnh rằng Ukraine đang tấn công các kho vũ khí của Nga “nhờ vào khả năng và vũ khí của chúng tôi”. Thông báo của ông được đưa ra sau khi Bộ Tổng tham mưu Ukraine xác nhận vào chiều ngày 21 tháng 9 rằng quân đội và lực lượng an ninh của nước này đã tấn công hai kho vũ khí của Nga trong đêm.
“Một kho vũ khí khác ở Nga đã bị hư hại, và đó là một kho vũ khí quan trọng đối với kẻ xâm lược. Cơ quan An ninh Ukraine cũng đã làm tốt việc phá hủy một kho vũ khí khác của quân đội Nga. Đây là các kho chứa hỏa tiễn chiến thuật và bom dẫn đường trên không của Nga – tất cả những thứ mà Nga sử dụng để khủng bố các thành phố, các vị trí của chúng tôi,” Zelenskiy nói.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, giải thích vào chiều Chúa Nhật, 22 Tháng Chín, rằng Nga có 3 kho vũ khí, đạn dược lớn được xây dựng rất kiên cố để có thể chịu được ngay cả các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Kho thứ nhất, và cũng là kho lớn nhất, được đặt tại tại thị trấn Toropets, ở tỉnh Tver, phía tây nước Nga, cách Ukraine 483 km. Kho này đã bị tấn công vào ngày 18 Tháng Chín. Tính đến sáng Thứ Hai, 23 Tháng Chín, một số blogger quân sự Nga cho rằng nó vẫn đang tiếp tục nổ mặc dù chính quyền địa phương cho biết tình hình đã được ổn định.
Kho thứ hai, được đặt tại Tikhoretsk ở Krasnodar Krai, miền Nam nước Nga, cách Ukraine 322km, đã bị tấn công vào hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín. Cũng trong ngày 21 Tháng Chín, quân Ukraine còn tấn công vào một kho vũ khí, đạn dược khác ở Oktyabrsky trong tỉnh Tver, gần với kho Toropets. Trong bảng xếp hạng của Nga, kho vũ khí, đạn dược ở Oktyabrsky xếp thứ 23.
Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh rằng các đối tác của Ukraine có thể tăng cường hơn nữa an ninh của Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí tầm xa và cấp phép sử dụng.
Tổng thống Zelenskiy nói thêm rằng: “Nếu chúng ta có thể sử dụng toàn bộ khả năng của mình để bảo vệ đất nước, nếu chúng ta có đủ hỏa tiễn và giấy phép mà các đối tác có thể cấp, tình hình sẽ tốt hơn nhiều cho an ninh của chúng ta, an ninh của Ukraine và mọi người trên toàn thế giới không muốn phải sống giữa các cuộc xâm lược hết lần này đến lần khác của Nga”.
[Kyiv Independent: Zelensky confirms Ukraine used domestically produced weapons to strike Russian arms depots]
5. Nga mất 22 xe tăng, 52 xe thiết giáp và 1.500 quân trong một ngày: Kyiv
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Hai, 23 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết quân đội Nga đã trải qua một trong những ngày đẫm máu nhất trong nhiều tháng qua, với tổn thất lớn về xe tăng, xe thiết giáp và quân nhân.
Những số liệu mới nhất cho thấy số thương vong tăng đáng kể khi giao tranh vẫn tiếp diễn ở tiền tuyến phía đông và khu vực Kursk của Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, Nga đã mất khoảng 642.420 quân nhân kể từ cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022, với 1.500 binh sĩ thiệt mạng chỉ trong 24 giờ trước đó. Đây là một trong những tổn thất quân sự trong một ngày cao nhất kể từ tháng 5.
Về mặt trang thiết bị quân sự, số liệu mới nhất từ Kyiv cho thấy lực lượng thiết giáp của Nga đã bị thiệt hại nặng nề.
Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Nga ước tính đã mất 8.768 xe tăng, trong đó có 22 xe tăng bị phá hủy trong 24 giờ qua.
Số lượng xe thiết giáp chiến đấu bị phá hủy đã tăng lên 17.222, với 52 xe bị loại bỏ trong cùng kỳ.
Những con số này phản ánh mức tăng đột biến lớn nhất trong một ngày về tổn thất xe tăng và xe thiết giáp mà Kyiv báo cáo trong nhiều tháng.
Các hệ thống pháo cũng bị ảnh hưởng đáng kể, với 63 hệ thống pháo của Nga bị phá hủy trong ngày qua. Tổng số hệ thống pháo mà Mạc Tư Khoa mất hiện là 18.333.
Những tổn thất này theo một mô hình tương tự như đã thấy vào đầu tuần. Vào ngày 20 tháng 9, Ukraine báo cáo 1.340 quân nhân Nga tử vong và 20 xe tăng bị phá hủy trong vòng 24 giờ, nâng tổng số người chết trong cuộc chiến lên khoảng 639.480 vào thời điểm đó. Số liệu của Kyiv tiếp tục tăng, cho thấy giao tranh ác liệt kéo dài.
Sự gia tăng gần đây về thương vong của Nga xảy ra khi lực lượng Ukraine tiếp tục tấn công vào Kursk, cũng như tiếp tục giao tranh ở miền Đông Ukraine.
Vladimir Putin đã ra hạn chót để tái chiếm hoàn toàn tỉnh Kursk là ngày 1 Tháng Mười. Tuy nhiên, cho đến nay, Nga vẫn tiếp tục phải di tản các thị trấn và vẫn tiếp tục lúng túng trong việc ngăn chặn các bước tiến mới của Kyiv.
[Newsweek: Russia Loses 22 Tanks, 52 APVs and 1,500 Troops In Single Day: Kyiv]
6. Cuộc tấn công của Nga vào mỏ ở Donetsk giết chết 2 phụ nữ, làm bị thương 1 người
Thống đốc tỉnh Donetsk Vadym Filashkin vào ngày 22 tháng 9, quân đội Nga đã pháo kích vào một mỏ ở Udachne trong Tỉnh Donetsk, khiến hai nữ công nhân mỏ thiệt mạng và một người khác bị thương.
Ông cho biết thêm: vụ pháo kích đã gây ra hỏa hoạn ở khu vực phía trên mỏ, khiến 371 thợ mỏ đang ở dưới lòng đất vào thời điểm xảy ra vụ tấn công phải di tản.
Sau vụ tấn công, hai nữ công nhân được phát hiện đã chết khi kiểm tra khu vực mỏ. Một người khác được đưa đến bệnh viện.
Udachne, một thị trấn cách Pokrovsk 12 km về phía tây, là nơi có một trong những mỏ than lớn nhất ở Ukraine.
Các cuộc tấn công của Nga vào khu vực Donbas giàu than của Ukraine thường xuyên gây nguy hiểm đến tính mạng của thợ mỏ.
Một cuộc tấn công vào tháng 7 đã đốt cháy một mỏ ở Donetsk với 86 thợ mỏ bên trong. Bộ Năng lượng không báo cáo bất kỳ thương vong nào sau khi đám cháy được dập tắt.
Vào đầu tháng 9, 151 thợ mỏ đã bị mắc kẹt dưới lòng đất tại một mỏ ở Dobropillia, một thị trấn cách Pokrovsk 20 km về phía bắc, khi một cuộc tấn công của Nga gây ra tình trạng mất điện.
[Kyiv Independent: Russian attack on mine in Donetsk Oblast kills 2 women, injures 1]
7. Nga tuyên bố sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình tiếp theo
Hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga đã tuyên bố sẽ không tham gia bất kỳ hội nghị thượng đỉnh hòa bình nào trong tương lai do Thụy Sĩ đăng cai tổ chức vào tháng 6, coi tiến trình này là “gian lận”.
Mạc Tư Khoa không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6 với sự tham dự của hơn 90 quốc gia, bác bỏ các cuộc thảo luận là không liên quan nếu không có sự tham gia của mình. Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bày tỏ hy vọng về một cuộc họp tiếp theo vào cuối năm, với mục tiêu bao gồm cả Nga.
Zakharova chỉ trích hội nghị thượng đỉnh rằng: “Bản thân quá trình này không liên quan gì đến một giải pháp. Đây là một biểu hiện gian lận khác của người Anglo-Saxon và những con rối người Ukraine của họ.” Bà nhấn mạnh rằng Nga sẵn sàng xem xét “những đề xuất thực sự nghiêm chỉnh” thừa nhận “tình hình thực tế”, một ám chỉ mơ hồ đến việc Nga sáp nhập bốn vùng của Ukraine, không có vùng nào trong số đó được kiểm soát hoàn toàn.
Zakharova cáo buộc Ukraine và các đồng minh phương Tây của nước này không quan tâm đến việc theo đuổi hòa bình, ám chỉ đến cuộc xâm nhập gần đây của Ukraine vào khu vực Kursk phía nam của Nga và việc Zelenskiy liên tục yêu cầu vũ khí tầm xa của phương Tây. Bà nói rằng Ukraine và những người ủng hộ phương Tây “không nghĩ đến hòa bình”.
Trước hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6, Putin đã nêu ra các điều kiện đàm phán, bao gồm việc Kyiv đầu hàng bốn vùng mà Mạc Tư Khoa hiện đang tuyên bố chủ quyền. Kể từ đó, Nga đã tuyên bố sẽ không tham gia đàm phán chừng nào lực lượng Ukraine vẫn còn ở khu vực Kursk.
Zelenskiy có một kế hoạch về cách chấm dứt chiến tranh của Nga với chiến thắng của Ukraine. Kyiv vẫn giữ im lặng về các chi tiết cụ thể của kế hoạch khi Zelenskiy chuẩn bị trình bày kế hoạch này với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ trong chuyến thăm sắp tới của ông. Kế hoạch này dự kiến sẽ bao gồm các chiến lược quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế.
[Kyiv Independent: Russia says it will not take part in follow-up peace summit]
8. Nga phóng hơn 1.000 vũ khí trên không vào Ukraine trong một tuần, Zelenskiy nói
Hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Chín, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã phóng gần 30 hỏa tiễn, khoảng 400 máy bay điều khiển từ xa và hơn 900 quả bom dẫn đường vào Ukraine trong tuần qua, đồng thời kêu gọi trao cho Ukraine khả năng tấn công tầm xa.
Chỉ riêng ngày 21 tháng 9, 21 người đã bị thương ở Kharkiv khi Nga tấn công một tòa nhà chung cư bằng bom dẫn đường FAB-250.
Một ngày trước đó, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Kryvyi Rih đã giết chết một cậu bé 12 tuổi và hai người phụ nữ 75 và 79 tuổi.
Trong tuần qua, ít nhất 31 thường dân đã thiệt mạng và hơn 200 người bị thương trong các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine.
“Chúng ta cần tăng cường năng lực để bảo vệ mạng sống và bảo đảm an toàn tốt hơn”, Zelenskiy nói.
“Ukraine cần có đầy đủ khả năng tầm xa, và chúng tôi đang nỗ lực thuyết phục các đối tác của mình về điều này. Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận này vào tuần tới.”
Ukraine đã bị hạn chế sử dụng vũ khí do các đối tác phương Tây cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga do lo ngại leo thang căng thẳng.
Ukraine lập luận rằng việc tấn công các mục tiêu quân sự, như phi trường, sẽ cứu được mạng sống của thường dân, vì nó sẽ phá hủy máy bay Nga phóng bom và hỏa tiễn vào các thành phố của Ukraine.
Trong khi Hoa Kỳ nới lỏng các hạn chế về việc sử dụng một số loại vũ khí ngay bên kia biên giới sau cuộc tấn công của Nga vào Tỉnh Kharkiv vào tháng 5, các hạn chế về các cuộc tấn công tầm xa sâu trong lãnh thổ Nga vẫn được áp dụng.
Vào đầu tháng 9, có báo cáo cho biết Hoa Kỳ và Anh đang chuẩn bị kế hoạch nới lỏng thêm các hạn chế, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông báo thay đổi chính sách nào.
Trong nhiều tháng, các quan chức ở Kyiv đã cầu xin các đối tác Âu Châu và Mỹ cho phép sử dụng các loại đạn dược tầm xa được tài trợ - hỏa tiễn hành trình Storm Shadow của Anh và SCALP-EG của Pháp và hỏa tiễn Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của Lục quân Hoa Kỳ - chống lại các mục tiêu sâu bên trong nước Nga, bao gồm cả kho đạn dược.
Nhưng người Âu Châu và người Mỹ đã liên tục từ chối cấp phép đó. Rõ ràng là đã hết kiên nhẫn, người Ukraine đã tăng gấp đôi sản xuất vũ khí tự phát triển tại địa phương—máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn—mà họ có thể bắn vào các mục tiêu bên trong nước Nga mà không cần xin phép bất kỳ ai trước.
Tổng thống Zelenskiy ghi nhận rằng trong mấy ngày gần đây, sau khi Ukraine phá hủy các kho vũ khí, đạn dược khổng lồ của Nga ở Tver và Krasnodar, số lượng hỏa tiễn mà Nga phóng vào Ukraine có chiều hướng giảm bớt đáng kể.
[Kyiv Independent: Russia launches over 1,000 aerial weapons against Ukraine in a week, Zelensky says]
9. 'Kế hoạch chiến thắng' của Zelenskiy bao gồm lời mời gia nhập NATO, cam kết cung cấp vũ khí bền vững, Bloomberg đưa tin
“Kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bao gồm lời mời chính thức gia nhập NATO và cam kết cung cấp vũ khí tiên tiến liên tục, Bloomberg đưa tin vào ngày 21 tháng 9, trích dẫn nguồn tin ẩn danh quen thuộc với vấn đề này.
Kyiv vẫn giữ bí mật về nội dung của kế hoạch mà Zelenskiy dự kiến sẽ thảo luận với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tuần tới.
Theo Zelenskiy, “kế hoạch chiến thắng” bao gồm năm điểm và tập trung vào an ninh và vị thế địa chính trị của Ukraine, viện trợ quân sự nước ngoài với quyền tự do sử dụng mà không bị hạn chế, và hỗ trợ kinh tế.
Ngoài lời mời của NATO và cam kết cung cấp vũ khí, nguồn tin của Bloomberg cho biết “kế hoạch chiến thắng” bao gồm một con đường rõ ràng để trở thành thành viên Liên minh Âu Châu.
Zelenskiy dự kiến sẽ trình bày “kế hoạch chiến thắng” với Tổng thống Biden tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 26 tháng 9. Ông cũng có kế hoạch thảo luận về kế hoạch này với các ứng cử viên tổng thống Ông Donald Trump và Kamala Harris cùng các thành viên của Quốc hội.
Ukraine cho biết họ sẵn sàng tiếp thu các đề xuất từ Hoa Kỳ để củng cố kế hoạch. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ đã nắm được các yếu tố trong chiến lược của Zelenskiy và bày tỏ niềm tin “rằng (nó) có thể hiệu quả”.
Sau đó, Zelenskiy hứa sẽ công khai “kế hoạch chiến thắng”.
Zelenskiy cho biết kế hoạch này được thiết kế để chấm dứt chiến tranh với sự hậu thuẫn của các đối tác quốc tế, mà không cần dựa vào sự hợp tác của Nga, mặc dù ông không nói rõ sẽ đạt được điều này bằng cách nào.
[Kyiv Independent: Zelensky's 'victory plan' includes invitation to NATO, commitment to sustained weapons supply, Bloomberg reports]
10. Các vụ nổ phá hủy nhiều kho đạn dược của Nga hơn
Các vụ nổ đã xảy ra tại hai kho đạn dược ở Nga, nghi là do máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công, vài ngày sau khi một địa điểm cung cấp nhiên liệu cho máy móc quân sự của Mạc Tư Khoa bị tấn công trong một trong những cuộc tấn công lớn nhất của cuộc chiến.
Không nhận trách nhiệm trực tiếp, Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các cơ sở quân sự với các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu sâu bên trong nước Nga. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để bình luận về các sự việc mới nhất.
Video được chia sẻ trên kênh Astra Telegram cho thấy cảnh nổ và hỏa hoạn vào đêm thứ Sáu tại kho đạn dược ở làng Kamenny, quận Tikhoretsky, thuộc vùng Krasnodar phía nam giáp biên giới với Ukraine.
Thống đốc khu vực Veniamin Kondratyev cho biết trên Telegram rằng Ukraine đã thực hiện một “cuộc tấn công khủng bố” và trong khi phòng không và tác chiến điện tử đã “đàn áp” hai máy bay điều khiển từ xa, các mảnh vỡ rơi xuống của một máy bay đã gây ra hỏa hoạn lan sang các đối tượng nổ phát nổ.
Người dân ở thị trấn gần hiện trường đã được di tản và theo thông tin sơ bộ, không có thương vong nào, ông nói thêm.
Kondratyev không nêu rõ địa điểm xảy ra vụ nổ, nhưng Astra cho biết chúng đã tấn công kho đạn Tikhoretsk, nơi mà tờ The Washington Post đưa tin vào năm 2023 là nơi chứa đạn dược từ Bắc Hàn.
Xa hơn về phía bắc nước Nga, một kho đạn dược khác đã bị tấn công vào đêm thứ sáu tại thị trấn Oktyabrsky ở vùng Tver, bản đồ hỏa hoạn của NASA cho thấy có một đám cháy lớn ở khu vực đó.
Địa điểm này nằm gần một kho vũ khí ở Toropets, một trong những kho vũ khí lớn nhất của Nga, được cho là đã bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công vào thứ Tư, gây ra một vụ nổ lớn đến mức được ghi nhận là một trận động đất nhỏ. Người dùng Telegram của Nga cho biết địa điểm này đã bị tấn công để tiêu diệt bất cứ thứ gì còn sót lại ở đó.
Trong khi đó, những người dùng X ủng hộ Ukraine đã đăng tải đoạn phim về vụ nổ hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín. “Lực lượng Ukraine đã tấn công một kho đạn dược lớn của Nga tại Quận Tikhoretsky thuộc Krasnodar Krai ở Nga, cách tiền tuyến hơn 300km, gây ra những vụ nổ lớn”, Ukraine Battle Map đăng trên X.
Bài đăng này cũng cho biết thêm: “Ukraine cũng đã tấn công một kho đạn dược khác ở Tver bằng một số máy bay điều khiển từ xa/hỏa tiễn cách bên trong nước Nga 460km”.
“Vụ nổ ngoạn mục tại cơ sở đạn dược Tikhoretsk, vùng Krasnodar, ở Nga,” tài khoản X ủng hộ Ukraine (((Tendar))) đăng. “Cơ sở đạn dược bốc cháy hoàn toàn. Có vẻ như Nga đang mất dần các trung tâm hậu cần chính của mình, từng cái một.”
Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến việc phá hủy trong bản cập nhật, trong khi họ cho biết đã chặn 101 máy bay điều khiển từ xa loại chiến đấu của Ukraine trên bảy khu vực biên giới.
Theo chính quyền địa phương, Mạc Tư Khoa tiếp tục thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, bao gồm cả cuộc tấn công vào đêm thứ Sáu khi một hỏa tiễn nhằm vào Kryvyi Rih ở vùng Dnipropetrovsk đã giết chết ba người và làm ba người khác bị thương.
Những người chết bao gồm một bé trai 12 tuổi, hai phụ nữ 75 và 79 tuổi, Thống đốc khu vực Serhiy Lysak cho biết. Ngoài ra, các cuộc tấn công của Nga đã giết chết hai người và làm bị thương 24 người ở các khu vực Donetsk và Kherson, theo chính quyền địa phương.
[Newsweek: Explosions Rip Through More Russian Ammunition Depots]
11. Scholz vẫn trụ vững khi đảng của ông vượt qua đảng cực hữu AfD trong cuộc bầu cử ở Brandenburg
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thoát hiểm vào Chúa Nhật khi đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SPD, của ông ngăn chặn được phe cực hữu trong cuộc bầu cử khu vực quan trọng tại bang Brandenburg ở miền đông. Tin tức này được xem là một tin mừng cho người Ukraine vì đảng cực hữu AfD quyết liệt chống lại viện trợ dành cho Ukraine.
Chiến thắng này mang lại cho Scholz, người đang vật lộn để giữ vững liên minh ba đảng bất đồng của mình, một sự giải thoát — ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Tỷ lệ ủng hộ của ông đã xuống mức thấp kỷ lục, và ông thậm chí còn được yêu cầu không vận động tranh cử ở Brandenburg do ông không được lòng cử tri.
Theo dự đoán sơ bộ, SPD đứng đầu ở Brandenburg với 30,7 phần trăm số phiếu bầu, tiếp theo là đảng cực hữu Alternative for Germany, gọi tắt là AfD, với 29,4 phần trăm. Một đảng dân túy-tả cánh mới được gọi là BSW đứng thứ ba với 13,4 phần trăm số phiếu bầu. Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu, gọi tắt là CDU, dẫn đầu các cuộc thăm dò toàn quốc với biên độ đáng kể, đứng thứ tư với 12,1 phần trăm.
Thất bại ở Brandenburg, một tiểu bang nông thôn xung quanh Berlin mà SPD đã kiểm soát kể từ khi nước Đức thống nhất vào năm 1990, có thể sẽ phá vỡ kế hoạch tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ thủ tướng của Scholz đồng thời gây áp lực buộc ông phải dọn đường cho một cuộc bầu cử bất thường.
Mặc dù giành chiến thắng, các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cho thấy cả Scholz và SPD đều không có gì đáng ăn mừng. Khoảng 75 phần trăm những người bỏ phiếu cho SPD cho biết họ làm như vậy không phải vì thực sự có thiện cảm với đảng, mà là để ngăn chặn AfD giành được quyền lực.
Các vấn đề quốc gia, đặc biệt là vấn đề di cư, mà Scholz đang phải vật lộn để giải quyết trong bối cảnh dòng người tị nạn ồ ạt đổ đến, đã chi phối chiến dịch và thu hút cử tri ủng hộ AfD, đảng đã vượt qua kết quả năm 2019 với sáu phần trăm điểm.
Đảng Xanh, đóng vai trò là đối tác cấp dưới của SPD ở cấp quốc gia, dường như đã không đạt được kết quả tốt. Kết quả sơ bộ cho thấy đảng này đang trên bờ vực không đạt được ngưỡng năm phần trăm để vào quốc hội tiểu bang. Đảng Dân chủ Tự do tự do, thành viên nhỏ nhất trong liên minh của Scholz, giành được chưa đến một phần trăm số phiếu bầu.
Sự ngạc nhiên này đến từ đảng cánh tả BSW, một đảng được thành lập vào đầu năm nay bởi Sahra Wagenknecht, cựu lãnh đạo của đảng Cánh tả, người đã bắt đầu phong trào mang tên mình sau khi bất hòa với đảng. Sự thể hiện mạnh mẽ này đưa BSW vào cuộc đua xây dựng liên minh cùng với SPD, nhằm loại trừ khả năng cầm quyền của AfD.
Các cuộc thăm dò trước ngày bầu cử cho thấy AfD dẫn trước một chút, mặc dù vẫn trong biên độ sai số. Đầu tháng này, đảng này đã giành vị trí đầu tiên trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang ở Thuringia và thứ hai ở Saxony, gia tăng áp lực lên SPD của Scholz để giữ Brandenburg.
SPD được hỗ trợ bởi nhà lãnh đạo nổi tiếng của mình tại Brandenburg, Dietmar Woidke, người mà hơn 60 phần trăm cử tri cho biết họ đánh giá cao. Woidke, người đã giữ chức thủ tướng của tiểu bang kể từ năm 2013, cho biết ông sẽ từ chức nếu SPD không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
“Chúng ta đã đạt được chiến thắng lịch sử từ thế bị dẫn trước”, Woidke nói với những người ủng hộ ông vào tối Chúa Nhật.
Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược vận động tranh cử của Woidke là giữ Scholz tránh xa tầm mắt. Mặc dù thủ tướng cư trú tại tiểu bang, Woidke đã cấm ông ta tham gia các sự kiện vận động tranh cử do ông ta không được lòng dân.
SPD đã nhận được sự thúc đẩy bất ngờ sau khi thủ tướng Saxony, Michael Kretschmer của CDU, ủng hộ Woidke, nói với các cử tri trung hữu rằng sẽ hợp lý hơn nếu ủng hộ SPD và ngăn chặn AfD hơn là ủng hộ CDU. Động thái không chính thống của Kretschmer, một nhân vật nổi tiếng ở miền đông nước Đức, dường như đã giúp đưa SPD vượt qua ranh giới, mặc dù nó cũng góp phần vào kết quả tệ nhất từ trước đến nay của CDU ở miền đông.
Chiến thắng của SPD phần lớn là kết quả của sự ủng hộ từ những cử tri trên 60 tuổi, 37 phần trăm trong số họ ủng hộ đảng, theo các cuộc thăm dò ý kiến cử tri. AfD dẫn đầu trong số các cử tri trong độ tuổi từ 30 đến 59, nhấn mạnh sự thâm nhập mà đảng này đã tạo ra trong cử tri Đức trong những năm gần đây.
Các nhà lãnh đạo AfD đổ lỗi cho giới truyền thông về vị trí thứ hai của họ, đặc biệt là chỉ ra những gì họ coi là sự đưa tin sai lệch của các đài truyền hình công cộng hùng mạnh của Đức. Mặc dù vậy, Hans-Christoph Berndt, ứng cử viên hàng đầu của AfD tại Brandenburg, dự đoán rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi đảng này nắm quyền.
“Tương lai của nước Đức là màu xanh,” ông nói sau khi kết quả được công bố, ám chỉ đến màu sắc của đảng AfD. “Mặt trận của nước Đức đang đứng vững.”
[Politico: Scholz survives as his party edges far-right AfD in Brandenburg election]
Lính Dù lũ lượt vượt biên tấn công Nga ở khu vực mới. Thủ tướng Đan Mạch: Cứ để Ukraine tấn công Nga
VietCatholic Media
15:06 23/09/2024
1. Lữ Đoàn Dù 95 tuyên bố đột phá qua một khu vực khác của biên giới Nga
Hôm Thứ Hai, 23 Tháng Chín, Lữ đoàn Dù Polissia số 95 của Ukraine cho biết họ đã đột phá qua một khu vực khác ở biên giới Nga.
Lữ đoàn đã công bố một đoạn video cho thấy cảnh vượt qua các rào cản kỹ thuật, cuộc tấn công xuyên biên giới của các đơn vị Dù vào Nga và những trận chiến đầu tiên gần biên giới.
Lữ đoàn cho biết đây là “chiến dịch thành công mới nhất vượt qua biên giới Nga kể từ khi bắt đầu chiến dịch ở Tỉnh Kursk của Nga”.
Ukraine đã phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk vào ngày 6 tháng 8, chiếm giữ khoảng 102 thị trấn và hơn 1.300 km2.
Trong những tuần qua, Nga đã tiến hành một cuộc phản công vào Tỉnh Kursk, nhưng đã dừng lại vào ngày 18 tháng 9.
Một trong những mục tiêu của cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk là buộc Nga phải tái triển khai lực lượng của mình từ mặt trận ở Ukraine, chủ yếu là từ khu vực Pokrovsk., Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Mạc Tư Khoa đã điều động khoảng 40.000 binh lính Nga đến Kursk tính đến ngày 19 tháng 9.
[Kyiv Independent: Ukrainian forces break through another section of Russian border, 95th Brigade claims]
2. Kế hoạch chiến thắng của Ukraine: cần những bước đi táo bạo và nhanh chóng từ các đồng minh
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết kế hoạch chiến thắng mà ông sẽ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào tuần tới đòi hỏi các đối tác của Kyiv phải có những bước đi táo bạo trong năm nay.
“Đó là những hành động cụ thể phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tác”, Zelenskiy nói với một nhóm nhà báo trước khi lên đường sang Hoa Kỳ vào hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Chín. Ông cho biết như trên mà không đưa ra thông tin chi tiết về kế hoạch. “Vì vậy, đừng ai nói với tôi rằng nó phụ thuộc vào phía Nga”, ông nói thêm.
Zelenskiy cho biết kế hoạch chiến thắng có danh sách các bước cụ thể và cần thiết mà Ukraine cần các đối tác của mình thực hiện vào cuối tháng 12. Về cơ bản, ông cho biết kế hoạch này đề cập đến việc tăng cường năng lực vũ khí của Kyiv, vị thế của Ukraine trong cấu trúc an ninh toàn cầu, hợp tác kinh tế, cùng nhiều vấn đề khác.
Kế hoạch này là “một cây cầu đến bất kỳ giai đoạn nào của việc chấm dứt chiến tranh. Một cây cầu giúp củng cố Ukraine. Củng cố Ukraine về mặt chính trị, về mặt vũ khí và về việc hiểu được tương lai của chúng ta sẽ như thế nào sau chiến tranh”, tổng thống Ukraine cho biết.
Trong chuyến công du Hoa Kỳ vào tuần tới, Zelenskiy sẽ gặp Tổng thống Biden cũng như Phó Tổng thống Kamala Harris và các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ. Zelenskiy cho biết ông cũng có kế hoạch gặp ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Ông cho biết ông có kế hoạch thảo luận về kế hoạch chiến thắng của mình với tất cả họ.
Sau khi trình bày tại Hoa Kỳ, kế hoạch chiến thắng sẽ được công khai cho tất cả mọi người, bao gồm “các xã hội ở các quốc gia khác nhau” và thậm chí cả Nga, Zelenskiy cho biết. “Kế hoạch này củng cố Ukraine và họ phải nhìn thấy điều đó”, ông nói.
Trong số ít chi tiết mà Zelenskiy đưa ra về kế hoạch của mình, ông cho biết kế hoạch bao gồm việc cấp phép cho Kyiv sử dụng vũ khí phương Tây tầm xa chống lại các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Nó cũng bao gồm cuộc xâm nhập của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga và vai trò của hoạt động đó trong chiến lược quân sự của Kyiv, Zelenskiy cho biết.
“Các đối tác thường nói, 'Chúng tôi sẽ ở bên Ukraine cho đến khi họ giành chiến thắng' — giờ đây chúng tôi cho thấy rõ ràng Ukraine có thể giành chiến thắng như thế nào và cần những gì cho điều này. Những điều cụ thể,” Zelenskiy nói.
“Chúng ta hãy làm tất cả những điều này ngay hôm nay, trong khi tất cả các quan chức muốn giành chiến thắng cho Ukraine đều đang nắm giữ các vị trí chính thức”, nhà lãnh đạo Ukraine khẩn cầu.
“Kế hoạch chiến thắng, cây cầu này để củng cố Ukraine, có thể góp phần vào các cuộc họp ngoại giao trong tương lai hiệu quả hơn với Nga. Nếu không có điều đó, chúng ta sẽ sống theo cách chúng ta đang sống và tiếp tục chiến đấu”, Zelenskiy nói.
Tuy nhiên, hôm thứ Bảy, Mạc Tư Khoa tuyên bố sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động tiếp theo nào sau hội nghị thượng đỉnh hòa bình được tổ chức vào tháng 6, với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi tiến trình này là một “gian lận”.
“Bản thân quá trình này không liên quan gì đến việc giải quyết”, Zakharova nói. “Đây là một biểu hiện khác của hành vi gian lận của người Anglo-Saxon và những con rối người Ukraine của họ”.
Sáng sớm thứ Bảy, Ukraine cho biết lực lượng của nước này đã tấn công vào hai kho đạn dược của Nga tại Tikhoretsk ở vùng Krasnodar và Oktyabrsky ở vùng Tver phía tây, theo các báo cáo truyền thông trích dẫn từ bộ tham mưu quân đội Ukraine.
Các quan chức Nga thừa nhận một cuộc tấn công của Ukraine vào một kho đạn dược ở khu vực Krasnodar, nói rằng nó được thực hiện bằng máy bay điều khiển từ xa. Họ đã đưa ra các biện pháp khẩn cấp tại địa phương để giảm thiểu tác động của cuộc tấn công.
Theo nguồn tin, Zelenskiy có lịch trình vào Chúa Nhật sẽ đến thăm nhà máy đạn dược Pennsylvania, nơi đang sản xuất một trong những loại đạn dược cực kỳ cần thiết cho cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga của Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine dự kiến sẽ đến Nhà máy đạn dược quân đội Scranton để bắt đầu tuần làm việc tại Hoa Kỳ, hãng tin Associated Press đưa tin, trích dẫn lời hai quan chức Hoa Kỳ và một quan chức thứ ba nắm rõ lịch trình của Zelenskiy.
[Politico: Ukraine’s victory plan: bold and speedy steps needed from allies]
3. Zelenskiy nói rằng sẽ thật khủng khiếp nếu Tổng thống Biden không ủng hộ kế hoạch chiến thắng của Ukraine, bao gồm cả việc gia nhập NATO
Theo thông tin mà tờ Kyiv Independent có được, là một phần trong “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Ukraine sẽ yêu cầu nhận được lời mời gia nhập NATO trong vòng vài tháng chứ không phải vài năm.
Cố nhiên, việc gia nhập NATO đòi hỏi phải có sự chấp thuận của tất cả 32 quốc gia thành viên. Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, sẽ quyết liệt cản trở điều đó. Tuy nhiên, chỉ cần là một ứng viên, Ukraine cũng nhận được các bảo đảm an ninh nhất định.
Tờ The New Yorker cũng chia sẻ một ước tính tương tự trong cuộc phỏng vấn với Zelenskiy, được công bố hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Chín.
Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bác bỏ “kế hoạch chiến thắng” của Ukraine, Zelenskiy trả lời tờ The New Yorker, “Đó là một suy nghĩ khủng khiếp”.
“Điều đó có nghĩa là Tổng thống Biden không muốn kết thúc chiến tranh theo bất kỳ cách nào có thể phủ nhận chiến thắng của Nga”, tổng thống nói thêm.
“Và chúng tôi sẽ phải kết thúc bằng một cuộc chiến tranh rất dài—một tình huống bất khả thi, mệt mỏi sẽ giết chết rất nhiều người. Tuy nhiên, tôi không thể đổ lỗi cho Tổng thống Biden về bất cứ điều gì,” Zelenskiy nói.
Zelenskiy dự kiến sẽ trình bày “kế hoạch chiến thắng” với Tổng thống Biden tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 26 tháng 9. Ông cũng có kế hoạch thảo luận về kế hoạch này với các ứng cử viên tổng thống Ông Donald Trump và Kamala Harris cùng các thành viên của Quốc hội.
Ukraine cho biết họ sẵn sàng tiếp nhận các đề xuất từ Hoa Kỳ để củng cố kế hoạch. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ đã nắm được các yếu tố trong chiến lược của Zelenskiy và bày tỏ niềm tin “rằng nó có thể hiệu quả”.
Sau đó, Zelenskiy hứa sẽ công khai “kế hoạch chiến thắng”.
Zelenskiy cho biết kế hoạch này được thiết kế để chấm dứt chiến tranh với sự hậu thuẫn của các đối tác quốc tế mà không cần dựa vào sự hợp tác của Nga. Tuy nhiên, ông không nêu rõ cách thức thực hiện điều này.
[Kyiv Independent: Zelensky says it would be horrible if Biden didn't support Ukraine's victory plan, which includes NATO membership]
4. Trò ma giáo của Iran khi trao hỏa tiễn nhưng lại không cung cấp cho Nga bệ phóng
Hôm Thứ Hai, 23 Tháng Chín, Reuters trích dẫn ba nguồn tin hiểu biết về vấn đề này, đưa tin rằng khi chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, Iran không cung cấp các bệ phóng di động.
Nga và Iran đã tăng cường hợp tác quân sự và chính trị kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Tehran đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa cảm tử Shahed được sử dụng trong các cuộc tấn công nhằm vào Ukraine.
Hôm 10 tháng 9, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã xác nhận rằng Nga đã nhận được các hỏa tiễn đạn đạo tầm gần Fath-360 từ Iran.
Iran phủ nhận việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo cho Nga và gọi các báo cáo này là “chiến tranh tâm lý”. Cho đến nay vẫn chưa có xác nhận chính thức nào cho thấy Nga đã sử dụng hỏa tiễn Fath-360 chống lại Ukraine.
Một nhà ngoại giao Âu Châu, một quan chức tình báo Âu Châu và một quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters rằng Iran “trao hỏa tiễn nhưng lại không cung cấp bệ phóng hỏa tiễn Fath-360, làm dấy lên câu hỏi về thời điểm và liệu vũ khí này có hoạt động hay không”.
Các quan chức tình báo Âu Châu nói với Reuters rằng có nhiều khả năng các hỏa tiễn Fath-360 của Iran không hoàn toàn phù hợp với các bệ phóng hỏa tiễn của Nga. Khi xảy ra trường hợp như thế, hỏa tiễn khi được phóng đi có thể bay không đúng đạn đạo được tính toán, và trong trường hợp xấu nhất có thể nổ ngay tại chỗ giết chết các xạ thủ. Đó có thể là lý do hợp lý nhất giải thích tại sao Nga chưa phóng hỏa tiễn Fath-360 vào Ukraine.
Phân tích của các chuyên gia cũng cho thấy một giả thuyết khác nữa là các bệ phóng thường được lực lượng Iran sử dụng có thể không đủ mạnh để hoạt động trong điều kiện thời tiết và mặt đất ở Ukraine.
Một giả thuyết khác là Iran đang tạm thời giữ lại các bệ phóng để “có thời gian cho các cuộc đàm phán mới với các cường quốc phương Tây nhằm giảm bớt căng thẳng”, Reuters cho biết.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và các quan chức Iran khác dự kiến sẽ gặp gỡ các quan chức Âu Châu bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sắp tới tại New York.
Ukraine, Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ đã áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Iran sau khi xác nhận việc chuyển giao hỏa tiễn cho Nga.
Việc xác nhận giao hàng đánh dấu “sự leo thang hơn nữa trong việc hỗ trợ quân sự của Iran cho cuộc chiến xâm lược của Nga chống lại Ukraine”, Anh, Pháp và Đức cho biết trong một tuyên bố chung.
Ba nước cho biết họ đã “nói rõ cả công khai và riêng tư rằng chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp mới và quan trọng đối với Iran để đáp lại các hoạt động chuyển giao”.
Dư luận chung ở phương Tây là người Iran có vấn đề về sự thành thật. Cho đến nay lập trường của Iran hết sức lắt léo. Ban đầu, Bộ Ngoại giao Iran quyết liệt phủ nhận, bất kể các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ. Trong cuộc phản công giành lại các lãnh thổ trong khu vực Kharkiv, quân Ukraine còn tịch thu được tại Kupiansk, các máy bay không người lái Shahed-136 còn nguyên vẹn.
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu khi đó là, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao nước này khi đó, là Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
Ngoại trưởng Iran nói “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
Sau đó, Ngoại trưởng Iran lại nói rằng Iran có gởi cho Nga một số máy bay không người lái, nhưng đó là trước cuộc xâm lược vào Ukraine.
[Kyiv Independent: Iran provided no launchers with missile deliveries to Russia, Reuters reports]
5. Thủ tướng Đan Mạch nói với các đồng minh: Hãy ngừng nói về 'ranh giới đỏ' và để Ukraine tấn công Nga
Hôm Thứ Hai, 23 Tháng Chín, Nữ Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã kêu gọi các đồng minh của Ukraine bật đèn xanh cho việc sử dụng vũ khí được tài trợ để tấn công tầm xa vào Nga.
“Đề xuất của tôi là, chúng ta hãy chấm dứt các cuộc thảo luận về các lằn ranh đỏ,” Frederiksen nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn. Những người bảo trợ của Ukraine đã phạm phải một “sai lầm” khi lo lắng về việc Kyiv tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, bà nói thêm, vì làm như vậy đã trao cho Mạc Tư Khoa “một lá bài quá tốt trong tay họ.”
Các quốc gia tài trợ vũ khí, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã đặt ra những hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí của họ trong các cuộc tấn công tầm xa, do lo ngại bị kéo sâu hơn vào cuộc xung đột với Nga.
Nhưng những lời kêu gọi trong những tháng gần đây về việc dỡ bỏ những hạn chế đó đã gia tăng, bao gồm cả từ nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, người cho biết điều này rất quan trọng đối với chiến thắng của Kyiv. Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển nằm trong số các quốc gia đã tuyên bố Ukraine có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.
“Lằn ranh đỏ quan trọng nhất đã bị vượt qua rồi. Và đó là khi người Nga tiến vào Ukraine,” Frederiksen nói. “Vì vậy, tôi sẽ không chấp nhận tiền đề này, và tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ ai từ Nga quyết định điều gì là đúng đắn mà NATO, Âu Châu hoặc Ukraine phải làm.”
Lực lượng của Kyiv ngày càng tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, chiếm 1.300 km2 lãnh thổ Nga ở khu vực Kursk trong một cuộc xâm nhập xuyên biên giới vào tháng trước. ''Chỉ công bằng khi tiêu diệt những kẻ khủng bố Nga ở nơi chúng ở, nơi chúng phát động các cuộc tấn công của mình,'' Zelenskiy nói, yêu cầu các đồng minh của Ukraine cho phép lực lượng của ông tấn công các căn cứ không quân và kho vũ khí, cùng với các mục tiêu chiến lược khác, sâu hơn trong lãnh thổ Nga.
Gần 1.000 ngày kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, cuộc xung đột đã biến thành một cuộc chiến tranh tiêu hao, với rất ít lợi ích cho cả hai bên. Zelenskiy tuần này đang đến thăm Hoa Kỳ để tập hợp sự ủng hộ cho Kyiv và trình bày “kế hoạch chiến thắng” của mình.
[Politico: Danish PM to allies: Stop talking about ‘red lines’ and let Ukraine strike Russia]
6. Bộ trưởng quốc phòng Ukraine cho biết đang chờ máy bay phản lực Mirage 2000, đang đàm phán về Gripen, Eurofighter Typhoon
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết Ukraine đã có thỏa thuận nhận máy bay phản lực Dassault Mirage 2000. Ông không cung cấp mốc thời gian cụ thể.
Theo bộ trưởng, Ukraine đang đàm phán để nhận các chiến đấu cơ Saab JAS 39 Gripen do Thụy Điển sản xuất và các chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon.
“Chúng tôi sẽ sớm công bố kết quả”, Umerov cho biết trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng trên truyền hình quốc gia hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Chín.
Bộ trưởng cho biết: “Năm ngoái, chúng tôi đã tập trung vào đào tạo phi công, xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng cần thiết và năm nay chúng tôi sẽ tập trung vào việc mở rộng quy mô đủ để có lợi thế hơn đối phương trên không”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố vào ngày 6 tháng 6 rằng một số lượng không xác định các chiến đấu cơ Mirage 2000-5 sẽ được chuyển giao cho Ukraine, nhưng không cung cấp mốc thời gian cụ thể.
“Ngày mai, chúng tôi sẽ khởi động một sự hợp tác mới và công bố việc chuyển giao chiến đấu cơ Mirage 2000-5 cho Ukraine, do nhà sản xuất Dassault của Pháp sản xuất, và đào tạo phi công Ukraine tại Pháp”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp.
[Kyiv Independent: Ukraine awaits Mirage 2000 jets, in talks about Gripen, Eurofighter Typhoon, defense minister says]
7. Putin không được phép thắng ở Ukraine, nhà bất đồng chính kiến người Nga Kara-Murza nói
Putin “không được phép” giành chiến thắng trong cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine, nhà báo và nhân vật đối lập người Nga Vladimir Kara-Murza phát biểu trong một cuộc họp báo tại Viện Chiến lược Thống nhất của Hoàng gia, gọi tắt là RUSI ở Luân Đôn hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín.
Kara-Murza được thả khỏi trại giam của Nga vào ngày 1 tháng 8 như một phần của cuộc trao đổi tù nhân lịch sử giữa phương Tây và Nga. Ông đã bị kết án 25 năm tù vào tháng 4 năm 2023 vì lên án cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraine.
“Vladimir Putin không được phép giành chiến thắng trong cuộc chiến này ở Ukraine,” Kara-Murza phát biểu tại cuộc họp báo do RUSI và Chiến dịch Công lý Toàn cầu Magnitsky tổ chức chung.
“Hơn thế nữa, không được phép để ông ta thoát khỏi cuộc chiến này mà không chịu bất cứ trách nhiệm nào.”
Kara-Murza cũng đã gặp Thủ tướng Anh Keir Starmer và Ngoại trưởng Anh David Lammy vào ngày 20 tháng 9 để thúc giục các chính phủ phương Tây hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho quốc phòng của Ukraine.
Starmer của Anh tìm kiếm sự hỗ trợ của Âu Châu cho đề xuất tấn công hỏa tiễn tầm xa của Ukraine, Bloomberg đưa tin
Trong buổi họp báo của RUSI, Kara-Murza nói tiếp rằng các quốc gia phương Tây nên chuẩn bị cho việc Liên bang Nga chuyển đổi sang chính phủ dân chủ sau khi Putin bị hạ bệ.
“Không ai trong chúng ta biết chính xác khi nào, trong hoàn cảnh nào, nhưng điều đó sẽ xảy ra trong tương lai gần. Và lần tới, chúng ta phải làm đúng.”
Putin có tỷ lệ ủng hộ cao trong dân chúng Nga, trên 80%, theo các cuộc thăm dò, mặc dù con số đó đã giảm một chút khi cuộc chiến toàn diện kéo dài. Cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk cũng được cho là đã làm gia tăng sự bất mãn trong xã hội ở Nga.
Một cuộc thăm dò vào tháng 9 năm 2024 cho thấy gần một nửa người Nga có thể ủng hộ việc rút quân khỏi Ukraine, ngay cả khi các mục tiêu quân sự của Điện Cẩm Linh không đạt được.
Kara-Murza cũng ủng hộ việc thả nhiều tù nhân chính trị người Nga hơn.
“Tôi thức dậy mỗi sáng và đi ngủ mỗi đêm với suy nghĩ về những người còn lại vẫn còn ở lại phía sau”, ông nói.
Là công dân mang hai quốc tịch Nga và Anh, Kara-Murza bị buộc tội “phản quốc” và “phát tán thông tin sai lệch”, cùng nhiều tội danh khác, sau khi bị bắt vào tháng 4 năm 2022.
Trong thời gian bị giam giữ, Kara-Murza đã giành được Giải thưởng Pulitzer vào tháng 5 năm 2024 cho bài bình luận mà ông viết trong phòng giam.
Kara-Murza được thả trong một cuộc trao đổi lịch sử cùng với nhà bất đồng chính kiến người Nga Ilya Yashin, phóng viên tờ Wall Street Journal Evan Gershkovich, cựu Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Paul Whelan và nhà báo người Mỹ gốc Nga Alsa Kurmashova.
[Kyiv Independent: Putin must not win in Ukraine, Russian dissident Kara-Murza says]
8. Lữ đoàn 79 của Ukraine công bố video về cuộc tấn công 'lớn' của Nga bị đẩy lùi gần Kurakhove
Hôm Thứ Hai, 23 Tháng Chín, Lữ đoàn Dù Tavrian số 79 của Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi một cuộc tấn công “lớn” của Nga vào khu vực Kurakhove thuộc Tỉnh Donetsk.
Nga đang tiến hành các cuộc tấn công dữ dội vào nhiều khu vực ở mặt trận phía đông, với nỗ lực phá vỡ tuyến phòng thủ của Ukraine ở Tỉnh Donetsk hướng tới các thị trấn Pokrovsk và Kurakhove.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết trong bản cập nhật mới nhất vào ngày 23 tháng 9, quân đội Ukraine đã đẩy lùi 28 cuộc tấn công vào khu vực Kurakhove chỉ trong 24 giờ trước đó.
Lữ đoàn 79 cho biết lực lượng Nga đã cố gắng đột phá qua các phòng tuyến gần làng Kostiantynivka.
Cuộc tấn công được cho là có sự tham gia của 20 chiến xa, bao gồm 14 xe thiết giáp chở bộ binh và sáu xe tăng.
Lữ đoàn cho biết họ đã phát hiện ra đoàn xe của Nga trước và sử dụng pháo binh, máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn chống tăng để đẩy lùi cuộc tấn công. Trong số 20 chiến xa của Nga, chỉ có một xe thiết giáp chạy thoát. Lính Nga cũng bỏ lại 23 hệ thống pháo.
Trong 24 giờ từ sáng Chúa Nhật, 22 Tháng Chín, đến sáng Thứ Hai, 23 Tháng Chín, 1330 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 16 xe tăng, 30 xe thiết giáp, 81 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt và 79 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Các quan sát viên cho rằng số lượng hệ thống pháo bị mất vào tay quân Ukraine quá cao cho thấy quân Nga không có tinh thần chiến đấu, sẵn sàng bỏ lại các thiết bị để chạy thoát thân.
Quân đội Ukraine cho biết tính đến ngày 12 tháng 9, quân đội Nga đã tiến về Kurakhove từ ba hướng, nhưng tốc độ tiến quân của họ đã chậm lại.
Trong khi có những dấu hiệu ổn định gần Pokrovsk, trọng tâm của cuộc tấn công của Nga vào Tỉnh Donetsk, quân đội Mạc Tư Khoa gần đây đã tăng cường tấn công gần Vuhledar, thị trấn khai thác mỏ nằm cách Donetsk bị tạm chiếm khoảng 50 km về phía tây nam và cách biên giới hành chính với Tỉnh Zaporizhzhia khoảng 40 km về phía đông.
[Kyiv Independent: Ukraine's 79th brigade releases video of 'massive' Russian attack being repelled near Kurakhove]
9. Bulgaria chỉ trích Hungary nói rằng họ không tạo ra máy nhắn tin phát nổ
Hôm Thứ Hai, 23 Tháng Chín, các quan chức Bulgaria đã mạnh mẽ cáo buộc Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, vì “tất cả thông tin do một số phương tiện truyền thông Hung Gia Lợi lan truyền đều không đúng sự thật, như nghiên cứu của chính quyền chúng tôi cho thấy Đó là một chiến dịch thông tin sai lệch cổ điển”.
Bí ẩn về những máy nhắn tin phát nổ tấn công các thành viên Hezbollah tuần này đã trở nên rõ ràng hơn vào hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, khi chính quyền Bulgaria phủ nhận việc các thiết bị kích nổ được sản xuất, nhập khẩu hoặc xuất khẩu trên lãnh thổ nước này.
Trong một tuyên bố mới, Cơ quan An ninh Quốc gia Nhà nước, gọi tắt là DANS của nước này cho biết họ đã tiến hành thanh tra nhiều bộ khác nhau và xác định “chắc chắn không có thiết bị liên lạc nào được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc sản xuất tại Bulgaria tương ứng với những thiết bị bị nổ” ở Li Băng và Syria.
Các cơ quan an ninh Israel được cho là đã tấn công nhóm khủng bố có trụ sở tại Li Băng bằng cách đồng thời kích hoạt một lượng nhỏ chất nổ được giấu trong hàng ngàn máy nhắn tin và bộ đàm bắt đầu từ thứ Ba. Các vụ nổ khiến ít nhất 37 người chết và hàng trăm người bị thương và tàn tật trên khắp Li Băng và Syria.
Đầu tuần này, hãng tin Telex của Hung Gia Lợi đã chỉ ra Bulgaria có liên quan đến việc buôn bán máy nhắn tin có chứa chất nổ.
Công ty Đài Loan Gold Apollo được cho là đã sản xuất các thiết bị này nhưng công ty này cho biết đã ủy quyền cho BAC Consulting, một công ty đã ghi danh tại Hung Gia Lợi, sử dụng thương hiệu của mình để bán sản phẩm tại một số khu vực nhất định. Sau đó, chính quyền Hung Gia Lợi phủ nhận mọi sự liên quan và báo cáo rằng BAC Consulting chỉ là một bên trung gian, không có cơ sở sản xuất hoặc chế tạo nào tại Hung Gia Lợi. Thay vào đó, hãng tin Hung Gia Lợi tuyên bố rằng Hezbollah đã mua các máy nhắn tin từ một công ty đã ghi danh tại Bulgaria có tên là Norta Global.
Cơ quan DANS của Bulgaria cho biết Norta Global hoặc chủ sở hữu của công ty này “không thực hiện các giao dịch mà Bulgaria có thẩm quyền”.
Cơ quan này cũng cho biết thêm rằng công ty Bulgaria cũng “không thực hiện các hoạt động tài chính nằm trong phạm vi” của luật chống khủng bố và không giao dịch với “các cá nhân và pháp nhân chịu các biện pháp hạn chế theo chế độ trừng phạt” của Liên minh Âu Châu và Liên Hiệp Quốc.
Dấu vết của các công ty cho thấy nỗ lực che giấu nguồn gốc và làm lu mờ chuỗi cung ứng các thiết bị mà cuối cùng đã rơi vào tay Hezbollah.
Petar Petrov, cựu phó chủ tịch DANS, nói với POLITICO rằng Bulgaria vẫn giữ lập trường trung lập về cuộc xung đột ở Trung Đông và cho biết “tất cả thông tin do một số phương tiện truyền thông Hung Gia Lợi lan truyền đều không đúng sự thật, như nghiên cứu của chính quyền chúng tôi cho thấy... Với tôi, những gì đã xảy ra giống như một chiến dịch thông tin sai lệch cổ điển”.
[Politico: Bulgaria says it didn’t make the exploding pagers]
10. 'Quá sớm để phán đoán' — Zelenskiy nói về thành công của cuộc xâm nhập Kursk
Hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Chín, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết cuộc tấn công Kursk đã đạt được một số thành công, chủ yếu là chuyển hướng quân đội Nga khỏi các khu vực khác trên tiền tuyến.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu chiến dịch này có thành công hay không, tổng thống trả lời tờ The New Yorker rằng “còn quá sớm để đánh giá”.
“Nó đã làm chậm bước tiến của người Nga và buộc họ phải di chuyển một số lực lượng của mình đến Kursk với số lượng khoảng 40.000 quân. Các chiến binh của chúng tôi ở phía đông đã nói rằng họ ít bị đánh đập hơn”, Zelenskiy nói trong cuộc phỏng vấn.
“Tôi không nói rằng đó là một thành công vang dội hoặc sẽ mang lại sự kết thúc của chiến tranh hoặc sự kết thúc của Putin. Những gì nó đã làm là cho các đối tác của chúng tôi thấy những gì chúng tôi có khả năng”, tổng thống nói thêm.
Cuộc thăm dò của Nga gần đây cho biết 49% người Nga ủng hộ việc rút quân ngay lập tức khỏi Ukraine và chấm dứt cuộc xâm lược.
Zelenskiy cũng nói thêm rằng quân đội Ukraine đang tiếp tục cung cấp thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho thường dân Nga bị mắc kẹt trong khu vực.
“Những người này được tự do rời đi: mọi hành lang cần thiết đều mở và họ có thể đến nơi khác ở Nga—nhưng họ không làm vậy,” tổng thống cho biết.
Các quan chức Ukraine trước đó đã chia sẻ nhiều thông tin khác nhau về tình hình.
Oleksiy Dmytrashkivskyi, phát ngôn nhân của chính quyền quân sự Ukraine tại Kursk, cho biết thường dân Nga từ các khu vực bị tạm chiếm có thể rời đến lãnh thổ do Nga kiểm soát sau khi Ukraine và Nga “đồng ý, thông qua các tổ chức quốc tế giải quyết các vấn đề này, mở một hành lang xanh dưới sự giám sát của các quan sát viên”.
Ukraine đã phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk vào ngày 6 tháng 8, chiếm giữ khoảng 102 thị trấn và hơn 1.300 km2.
Dmytrashkivskyi nói với AFP vào ngày 18 tháng 9 rằng cuộc phản công của Nga tại tỉnh Kursk nhằm chiếm lại lãnh thổ do Ukraine nắm giữ đã bị chặn lại.
Tuyên bố này được đưa ra một tuần sau khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc phản công vào sườn phía tây của quân đội Ukraine tại khu vực của Nga.
“Họ đã cố gắng tấn công từ hai bên sườn, nhưng đã bị chặn lại ở đó,” Dmytrashkivskyi cho biết.
[Kyiv Independent: 'Too early to judge' — Zelensky on success of Kursk incursion]
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất được công bố hôm Thứ Hai, 23 Tháng Chín, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến tình hình ở khu vực đông bắc Ukraine.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Tại khu vực Kharkiv, đông bắc Ukraine, quân đội Nga đã tiến về phía tây từ làng Pishchane. Hiện họ chiếm một vị trí nhỏ nhô ra cách sông Oskil 3,5km. Có khả năng quân đội Nga muốn tiếp cận bờ đông của sông Oskil để sử dụng làm rào chắn phòng thủ tự nhiên và thiết lập các điều kiện cho các hoạt động trong tương lai.
Nỗ lực chính của lực lượng Nga vẫn là Pokrovsk ở miền đông Ukraine. Nga rất có thể đã chiếm được thị trấn Hrodivka, phía đông Pokrvosk, và Ukrainsk, phía nam thành phố. Lực lượng Nga vẫn cách Pokrovsk khoảng 8km. Lực lượng tăng viện, khu vực đô thị và hệ thống phòng thủ của Ukraine có thể đã góp phần làm chậm bước tiến của Nga trên trục này trong tuần qua.
ĐGH Phanxicô không thể là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm TQ. Phương thế chống lại nỗi buồn ma quỷ
VietCatholic Media
18:52 23/09/2024
1. Thành quả của thỏa thuận Vatican-Bắc Kinh: chỉ xét các sự kiện.
Phil Lawler của Catholic World News, ngày 16 tháng 9 năm 2024, nhận định rằng trong cuộc trao đổi với các phóng viên trên chuyến trở về từ Signapore tuần trước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết thỏa thuận bí mật của Vatican với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục mới mang lại “một lời hứa và hy vọng”. Đức Giáo Hoàng lạc quan về tương lai của mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc, và về kết quả của thỏa thuận đó. “Kết quả khá tốt”, ngài nói.
Tốt như thế nào? Gianni Valente, giám đốc dịch vụ tin tức Fides của Vatican, lập luận rằng “nếu chúng ta bám sát vào các sự kiện, thì phán đoán của Đức Giáo Hoàng chỉ là một hành vi thực tiễn Kitô giáo đơn giản”.
Vậy thì, chúng ta hãy bám sát vào các sự kiện. Mục tiêu của thỏa thuận bí mật là bảo đảm rằng tất cả các giáo phận Công Giáo ở Trung Quốc đều do các giám mục lãnh đạo, hiệp thông hoàn toàn với Tòa thánh. Trong sáu năm kể từ khi thỏa thuận được ký kết, Valente đưa tin, chín giám mục mới đã được tấn phong với sự chấp thuận của cả Bắc Kinh lẫn Tòa thánh. “Do đó, số lượng giáo phận Trung Quốc bỏ trống đang dần giảm đi”.
Đúng vậy. Nhưng để mọi thứ ở đúng góc nhìn, số lượng giáo phận Trung Quốc bỏ trống chỉ giảm dần. Theo thống kê không chính thức của tôi, hiện có 46 giáo phận Trung Quốc, bao gồm ba tổng giáo phận, hiện không có giám mục. Với tốc độ hiện tại là 1.5 lần tấn phong giám mục mỗi năm, sẽ mất hơn 30 năm một chút để cung cấp cho mọi giáo phận Trung Quốc một giám mục. Và dự đoán đó giả định rằng sẽ không có sự mở cửa mới nào xảy ra trong 30 năm đó do tử vong hoặc từ chức - điều này sẽ cực kỳ khó xảy ra trong mọi trường hợp, nhưng đặc biệt là khi có ít nhất hai giáo phận hiện đang được các giám mục trên 90 tuổi lãnh đạo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng mối quan hệ với Bắc Kinh đang được cải thiện. Đức Hồng Y Pietro Parolin đồng ý, đồng thời nói thêm rằng Tòa thánh hy vọng sẽ ký một bản gia hạn khác cho thỏa thuận, bất chấp những thất bại mà Quốc vụ khanh Vatican thích mô tả là “những tình huống bất hòa tạo ra bất đồng và hiểu lầm”.
Nhưng nếu có tiến triển, thì phải trả giá như thế nào? Khi tôi đặt câu hỏi đó cách đây hai năm, tôi đã cân nhắc các bằng chứng có sẵn:
Vatican đã đồng ý chấp nhận các giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm; Bắc Kinh đã đồng ý công nhận một số giám mục Công Giáo “ngầm” trung thành với Rôma nhưng từ chối chấp nhận những người không công nhận thẩm quyền của Hiệp hội Yêu nước do chính phủ hậu thuẫn - một nhóm mà mục đích của họ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã cảnh báo, không thể hòa giải với thẩm quyền giảng dạy của Giáo hội. Sáu giám mục “ngầm” đã được Bắc Kinh công nhận và hiện có thể thi hành thừa tác vụ của mình ở nơi công cộng. Nhưng những người khác vẫn ở trong tình huống hầm trú, trong một số trường hợp bị quản thúc tại gia.
Không có nhiều thay đổi kể từ năm 2022. Vẫn còn những giám mục “ngầm” bị quản thúc tại gia. Hiệp hội Yêu nước có ảnh hưởng hiệu quả hơn Tòa thánh. Và 46 giáo phận vẫn đang chờ giám mục. Nếu thỏa thuận bí mật được coi là thành công, thì thử hỏi thất bại sẽ trông như thế nào?
2. Nhật ký trừ tà số 309: Hãy làm điều gì đó mang lại niềm vui
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #309: Do Something Fun”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 309: Làm điều gì đó vui nhộn”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một phụ nữ trẻ bị nhiều quỷ ám nghiêm trọng. Tôi nhận thấy rằng bất cứ khi nào cô ấy làm được điều gì đó mà cô ấy thích, hoặc ít nhất là cảm thấy hạnh phúc, lũ quỷ sẽ ngay lập tức tấn công cô ấy. Chúng dường như có ý định làm cô ấy đau khổ. Chắc chắn có nhiều lý do...
Nơi một người bị quỷ ám, có sự hòa trộn ý thức của quỷ dữ và người đó. Nghe có vẻ lạ, nhưng tôi ngờ rằng bản thân quỷ dữ không muốn cảm nhận hạnh phúc của người đó. Lúc đầu, các thiên thần được ban cho kiến thức đầy đủ về điều gì sẽ xảy ra nếu họ từ chối Chúa, và họ vẫn từ chối Ngài. Họ chọn đau khổ và bóng tối, thay vì niềm vui và ánh sáng của Chúa. Cảm nhận hạnh phúc của cá nhân có thể sẽ khiến quỷ dữ ghê tởm và nhắc nhở chúng về những gì chúng đã đánh mất.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu chính của quỷ trong trường hợp bị quỷ ám là dẫn dắt người đó vào sự chán nản và tuyệt vọng. Chúng cố gắng kéo người đó vào sự tồn tại địa ngục của chính chúng và cuối cùng là vào chính địa ngục. Thực sự tận hưởng sự sáng tạo của Chúa theo cách lành mạnh và thánh thiện, và vui mừng trong sự đồng hành đầy ân sủng của bạn bè sẽ làm thất bại kế hoạch gieo rắc đau khổ và đau đớn của quỷ.
Tôi đã giao cho một người khác trong số những người bị quỷ ám của chúng tôi nhiệm vụ hàng ngày sau đây: “Tôi muốn bạn làm một điều gì đó vui vẻ mỗi ngày. Không cần phải là một điều gì đó to tát, chỉ cần là điều gì đó bạn thích. Đi dạo ngoài trời; gọi điện cho một người bạn; đọc một cuốn sách hay; ăn thứ gì đó bạn thích ở mức độ vừa phải hoặc bất cứ điều gì.” Trong tất cả các nhiệm vụ tôi giao cho cô ấy làm giữa các buổi, đây là nhiệm vụ mà cô ấy thất bại nhiều nhất. Nhiệm vụ này rất khó khăn đối với cô ấy, và rất quan trọng.
Khổ đau không phải là tốt ipso facto hay tự nó là tốt. Khổ đau chỉ tốt khi nó phù hợp với thánh ý Chúa và do đó góp phần vào sự phát triển và thánh thiện của một người. Khổ đau triền miên 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong một tuần thì không phải đâu. Một dấu hiệu của sự thánh thiện thực sự là cảm giác vui tươi lâu dài. Như Thánh Têrêxa thành Avila đã nói, “Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi những vị thánh mặt cau có!”
Source:Catholic Exorcism
3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thể là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm Trung Quốc
Trung Quốc, với hàng triệu người Công Giáo, là quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng sẽ đến thăm một ngày nào đó. Là nhà lãnh đạo bộ phận ngoại giao của giáo hoàng, Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin gần đây đã nói rằng nếu chính phủ Trung Quốc “cởi mở”, Giáo hoàng sẽ đến đó “ngay lập tức”. Nhưng hiện tại, và mặc dù Bắc Kinh và Rôma đã có sự xích lại gần nhau đáng kể vào năm 2018 với việc ký kết một thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục, một chuyến đi như vậy vẫn có vẻ còn quá sớm.
Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó, Đức Phanxicô hoặc một trong những người kế nhiệm ngài thành công trong việc phá vỡ bức tường ngoại giao và vượt qua được những ý thức hệ ngăn cản mọi chuyến thăm của giáo hoàng đến Trung Quốc, thì ngài vẫn sẽ không phải là giáo hoàng đầu tiên đến thăm Trung Quốc. Thật vậy, vị Giáo Hoàng tiên phong đến thăm Trung Quốc là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, người đã dừng chân tại Hương Cảng trong hơn ba giờ vào ngày 4 tháng 12 năm 1970.
Tất nhiên, Hương Cảng khi đó là một thuộc địa dưới sự bảo vệ của Nữ hoàng Elizabeth II, và vẫn như vậy cho đến khi được bàn giao vào ngày 1 tháng 7 năm 1997. Vương quốc Anh đã xâm lược hòn đảo chiến lược Hương Cảng, nơi mà họ đã giành được từ triều đại nhà Thanh vào cuối Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất vô cùng nhục nhã (1839-1842). Và thực sự là chính quyền địa phương, đáng chú ý là thư ký thuộc địa của Hương Cảng, Ngài Hugh Norman-Walker, đã chào đón Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, diễn biến của chuyến thăm cho thấy rằng thực ra ngài đến để gặp người dân Trung Quốc.
Máy bay của giáo hoàng đã bay qua Iran, Pakistan, Phi Luật Tân, Samoa, Úc, Indonesia và Papua New Guinea trong chuyến đi quốc tế dài nhất và cuối cùng của Đức Phaolô VI. Nó đã hạ cánh khó khăn tại phi trường Kai Tak cũ vào giữa buổi chiều. Sau đó, Đức Giáo Hoàng lên trực thăng, hạ cánh giữa sân vận động Happy Valley, sau đó ngài được diễn hành trên xe jeep, cùng với Đức Giám Mục Francis Hsu, giám mục người Hoa đầu tiên của Hương Cảng, người mà Đức Phaolô VI đã bổ nhiệm một năm trước đó.
Trong một Thánh lễ có sự tham dự của khoảng 40,000 người tại trường đua ngựa nổi tiếng, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ rõ ràng mục đích chuyến thăm của mình.
“Chúng tôi rất vui mừng được nhân cơ hội của chuyến tông du [...] để đến thăm, dù bằng cách nào, giáo phận Trung Quốc lớn nhất thế giới.” Bài giảng của ngài tiếp tục nhấn mạnh vai trò của Giáo hội, có sứ mệnh là “yêu thương”. Ngài nói thêm, “Trong khi chúng ta nói những lời giản dị và cao cả này, chúng ta có xung quanh mình — chúng ta gần như cảm nhận được điều đó — tất cả người dân Trung Quốc ở bất cứ nơi nào họ có thể ở.”
Cuối cùng, ngài kết luận bằng cách giải thích rằng nếu một giáo hoàng “đến vùng đất xa xôi này, lần đầu tiên trong lịch sử”, thì đó là vì “Chúa Kitô là một người thầy, một người chăn chiên, một đấng cứu chuộc yêu thương cho cả Trung Quốc nữa.”
Vừa mới cử hành Thánh lễ, Giáo hoàng đã lên đường đến Sri Lanka, điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình của mình. Trên đường băng tại Kai Tak, ngài đã có bài phát biểu rất ngắn trong đó ngài nói rằng Hương Cảng “rất xa về khoảng cách, nhưng rất gần về tinh thần”. Khi nói rằng mình “hạnh phúc như tia nắng” (một bình luận bằng tiếng Ý bị thiếu trong bản dịch tiếng Anh chính thức), ngài đã trích dẫn một câu châm ngôn của túi khôn Trung Quốc: “Tất cả mọi người đều là anh em” — và do đó, khi nhìn lại, quả ngài đã dự ứng thông điệp Fratelli tutti (2020) của Đức Phanxicô. Đối với người Trung Quốc, câu nói này thúc đẩy sự phát triển dựa trên công lý, thịnh vượng và hòa bình.
Hoàn toàn trái ngược với những gì người dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dường như đang trải qua chỉ cách đó vài dặm. Từ năm 1966, đất nước này đã ở giữa “Cách mạng Văn hóa”, cuộc tiếp quản về mặt tư tưởng của Mao Trạch Đông đối với chế độ đã dẫn đến hàng triệu cái chết.
Đức Phaolô Đệ Lục không bao giờ đề cập trực tiếp đến chế độ này, nhưng tờ South China Morning Post đã đưa tin đầy cảm xúc về những lời Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Quảng Đông ở cuối bài phát biểu của mình: “T'in Chue Po Yau,” có nghĩa là “Xin Chúa ban phước cho tất cả mọi người anh chị em!”
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Chúa Nhật, 22 Tháng Chín, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 25 Mùa Quanh Năm.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay, Tin Mừng phụng vụ (Mc 9:30-37) kể cho chúng ta về Chúa Giêsu, Đấng loan báo những gì sẽ xảy ra vào lúc kết thúc cuộc đời của Người: “Con Người”, Chúa Giêsu nói, “sẽ bị nộp vào tay người đời, và họ sẽ giết Người; và khi Người bị giết, sau ba ngày, Người sẽ sống lại”, gọi tắt là câu 31. Tuy nhiên, các môn đệ, trong khi họ đang theo Thầy, lại có những điều khác trong tâm trí và cũng trên môi miệng của họ. Khi Chúa Giêsu hỏi họ đang nói về điều gì, họ không trả lời.
Chúng ta hãy chú ý đến sự im lặng này: các môn đệ im lặng vì họ đang tranh luận xem ai là người lớn nhất (x. c. 34). Họ im lặng vì xấu hổ. Thật là một sự tương phản với lời của Chúa! Trong khi Chúa Giêsu tâm sự với họ về ý nghĩa cuộc đời của Người, thì họ lại nói về quyền lực. Và vì thế bây giờ sự xấu hổ đã khép miệng họ lại, cũng như lòng kiêu hãnh đã khép lòng họ trước đó. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã trả lời một cách cởi mở những cuộc trò chuyện thì thầm của họ trên đường đi: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”( x. c. 35). Anh chị em có muốn trở nên vĩ đại không? Hãy làm cho mình trở nên nhỏ bé, hãy phục vụ mọi người.
Với một lời đơn giản nhưng quyết đoán, Chúa Giêsu đổi mới cách sống của chúng ta. Ngài dạy chúng ta rằng sức mạnh thực sự không nằm ở sự thống trị của kẻ mạnh nhất, mà nằm ở sự chăm sóc những người yếu nhất. Sức mạnh thực sự là chăm sóc những người yếu nhất – điều này làm cho anh chị em trở nên vĩ đại!
Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi một đứa trẻ, đặt nó vào giữa các môn đệ và ôm nó vào lòng, nói rằng: “Ai tiếp đón một đứa trẻ như thế vì danh Thầy là tiếp đón Thầy” (câu 37). Đứa trẻ không có quyền lực; đứa trẻ có những nhu cầu. Khi chúng ta chăm sóc con người, chúng ta nhận ra rằng con người luôn cần sự sống.
Chúng ta, tất cả chúng ta, còn sống vì chúng ta đã được chào đón, nhưng quyền lực làm chúng ta quên mất sự thật này. Anh chị em còn sống vì anh chị em đã được chào đón! Khi chúng ta trở thành những kẻ thống trị, chứ không phải là người tôi tớ, thì những người đầu tiên phải chịu đau khổ là những người rốt cùng: những người nhỏ bé, những người yếu đuối, những người nghèo khổ.
Anh chị em thân mến, biết bao nhiêu người, cơ man những con người đau khổ và chết vì những cuộc đấu tranh giành quyền lực! Họ là những cuộc sống mà thế gian phủ nhận, như thế gian đã phủ nhận Chúa Giêsu, những người bị loại trừ và chết… Khi Người bị trao vào tay loài người, Người không tìm thấy một cái ôm, mà là một cây thập giá. Tuy nhiên, Tin Mừng vẫn sống động và tràn đầy hy vọng: Đấng bị phủ nhận, đã sống lại, Người là Chúa!
Bây giờ, vào Chúa Nhật tươi đẹp này, chúng ta có thể tự hỏi: tôi có biết cách nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu trong những người nhỏ bé nhất không? Tôi có chăm sóc người lân cận của mình, phục vụ một cách quảng đại không? Và tôi có biết ơn những người chăm sóc tôi không?
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ để được giống như Mẹ, thoát khỏi sự kiêu ngạo và sẵn sàng phục vụ.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Tôi đau buồn khi biết rằng Juan Antonio López đã bị giết ở Honduras. Điều phối viên chăm sóc mục vụ xã hội tại giáo phận Trujillo, ông là thành viên sáng lập của mục vụ chăm sóc sinh thái toàn diện tại Honduras. Tôi chia sẻ nỗi đau buồn của Giáo hội ở đó và lên án mọi hình thức bạo lực. Tôi gần gũi với tất cả những người chứng kiến các quyền cơ bản của họ bị vi phạm, và với những người làm việc vì lợi ích chung để đáp lại tiếng kêu cứu của người nghèo và trái đất.
Tôi chào tất cả anh chị em, các tín hữu của Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, tôi chào những người Ecuador đang sống tại Roma, những người đang mừng lễ Đức Mẹ El Cisne. Tôi chào ca đoàn “Teresa Enríquez de Torrijos” của Toledo, nhóm gia đình và trẻ em Slovakia, và các tín hữu Mexico.
Tôi chào những người tham gia cuộc tuần hành để nâng cao nhận thức về điều kiện của tù nhân. Chúng ta phải làm việc để bảo đảm rằng tù nhân được sống trong điều kiện đàng hoàng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm. Người ta bị giam cầm để sau đó có thể tiếp tục cuộc sống lương thiện.
Tôi xin chào đoàn đại biểu đã đến đây nhân Ngày nâng cao nhận thức về chứng mất điều hòa quốc tế và Hiệp hội “La Palma” của Castagnola di Massa.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình. Thật không may, căng thẳng đang ở mức cao trên mặt trận chiến tranh. Hãy để tiếng nói của những người đang kêu gọi hòa bình được lắng nghe. Chúng ta đừng quên Ukraine, Palestine, Israel, Miến Điện đang bị giày vò, nhiều quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana