Phụng Vụ - Mục Vụ
Ly dị và tái hôn trong các phúc âm nhất lãm (5)
Vũ Văn An
03:58 22/09/2008
Ly dị và tái hôn trong các phúc âm nhất lãm(tiếp theo và hết)
Phủ định hay khẳng định
Những nhận định trên đây về câu “ngoại trừ” trong phúc âm Mátthêu là của linh mục Theodore Mackin S.J trong Divorce and Remarriage, New York, Paulist Press, 1984, những nhận định có tính phủ định. Vấn đề vì thế có vẻ như bỏ lửng ở đây. Và việc ấy chắc chắn khiến nhiều người trong chúng ta không thấy thoả mãn. Hiển nhiên, một câu quan trọng như thế, dù là của chính Chúa Giêsu nói hay là soạn giả phúc âm Mátthêu, nhờ linh hứng, mà tin là nếu Chúa Giêsu hiện diện nơi cộng đoàn của ông lúc đó cũng sẽ nói như vậy, phải có một nghĩa nào đó có tính khẳng định. Chính vì thế đã có rất nhiều cố gắng xác định ra ý nghĩa này.
Các Bản Tiếng Việt
Ở đây, tưởng nên nhắc lại một vài lối dịch của các bản tiếng Việt. Bản của Tin Lành: “Người nào để vợ mà không phải vì cớ ngoại tình, thì người ấy làm cho vợ mình ra người tà dâm”. Bản của Cha Nguyễn Thế Thuấn: “Mọi kẻ rẫy vợ, trừ phi là nố dâm bôn, là làm cho vợ ngoại tình”. Bản của Cha An Sơn Vị: “Trừ nố kết hôn phi pháp, ai bỏ vợ tức là khiến nó ngoại tình”. Bản của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình” …
Bản của Tin Lành vốn không có chú thích. Cha Thuấn thì chú thích rằng: “Nghĩa vợ chồng bất di bất dịch. Nố trừ ở đây có thể là thứ hôn nhân bất hợp pháp, trái với luật của Thiên Chúa.(Có người hiểu về sự thất trung ngoại tình đòi phải ly thân)”. Cái hiểu sau không giá trị bao nhiêu vì ly thân không cho phép người chồng tái hôn. Cha Vị và Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ giống nhau cả lối dịch lẫn lời chú thích, theo đó pornéia có ba nghĩa chính: a) cái gì ô nhục (xem Đnl 24:1); b) ngoại tình; c) kết hôn phi pháp (xem Lv 18:6-18 và Cv 15:28-29). Lối dịch “hôn nhân phi pháp” này xem ra chung chung nhất vừa có thể nói lên khía cạnh “không chính dâm” của chữ pornéia vừa có thể hỗ trợ cho nguyên tắc chung được Chúa Giêsu long trọng đưa ra là: không có ly dị ở bất cứ trường hợp nào, vì hôn nhân bất hợp pháp vốn không phải là hôn nhân thực sự. Và vì thế đây là lối dịch thông thường của các phiên bản Công Giáo.
Các Bản Ngoại Ngữ
Như bản Thánh Kinh Giêrusalem chẳng hạn cũng dịch câu ngoại trừ là “except for the case of illicit marriages”. Tuy nhiên hai bản Phổ Thông cũ và mới đều dịch câu ngoại trừ là “excepta fornicationis causa”. Bản Douay-Rheims cũng thế. Hầu hết các bản Tin Lành đều theo khuynh hướng ấy mà dịch chữ pornéia là “some terrible sexual sin” (Bản American Bible), “unchastity” (Bản New American Standard Bible), “fornication” (Bản King James Version) hay “unfaithfulness” (New International Version)… Ai cũng hiểu “terrible sexual sin”, “unchastity” hay “unfaitfulness” là một hành vi xấu thực hiện trong đạo vợ chồng, trong cuộc sống lứa đôi, nói cách khác là ngoại tình.
Nhưng còn “fornicatio”? Tra từ điển Latinh của Đại Học Notre Dame Hoa Kỳ, người ta không thấy chữ này, nhưng có chữ fornicatus có nghĩa là bẻ thành cửa vòm hay vòng cung (arched/vaulted). Một tác giả cho hay: các gái điếm lành nghề của cổ La Mã thường hay “chào hàng” bằng cách đứng ở dưới cửa vòm của các công thự lớn để khách mua hoa dễ thấy. Chữ Latinh dùng để chỉ cửa vòm là “fornix” và ai đứng dưới của vòm kiểu này được gọi là fornicator nếu là đàn ông và fornacatrix nếu là đàn bà. Dịch vụ của họ được gọi là fornicatio (http://boards.hbo.com/forum.jspa?forumID=800001151&start=15).
Từ điển Đức Tin Kitô Giáo (Dictionnaire De La Foi Chrétienne do Olivier de La Bosse chủ trương) và Pocket Catholic Dictionary của John A. Hardon SJ cũng giải thích như thế.
Như vậy, fornicatio được hiểu là việc mua dâm, hay việc làm tình trước hôn nhân và nói chung bên ngoài hôn nhân. Nhưng trong 1 Cor 6:9, fornicarii (người tà dâm) được hiểu là khác với adulteri (người ngoại tình). Do đó, người ta vốn hiểu fornicatio là việc làm tình có thoả thuận giữa những người chưa lập gia đình, trong khi ngoại tình là việc làm tình giữa những người hoặc cả hai đều đã kết hôn với người khác hay ít nhất một người đã kết hôn với người khác (xem từ điển bách khoa Wikipedia). Linh mục Hardon hình như muốn ám chỉ đến câu ngoại trừ của phúc âm Mátthêu, định nghĩa fornication là hành vi giao hợp tính dục giữa một người đàn ông và một người đàn bà chưa kết hôn thành sự (validly married), mặc dù họ được tự do lấy nhau.
Theo Cha Benedict T. Viviano O.P., tác giả cuốn chú giải “The Gospel According to Matthew” trong bộ The New Jerome Biblical Commentary do Raymond E. Brown, Joseph A.Fitzmyer và Roland E. Murphy chủ biên (Geoffrey Chapman, 1989), lối giải thích pornéia như hôn nhân bất hợp pháp là chỉnh hơn cả. Vì theo ngài, trong truyền thống tư tế, pornéia là để dịch từ Hibri zenut, một từ dùng để chỉ những cuộc phối hợp có tính loạn luân nghĩa là cuộc hôn nhân giữa những người có họ hàng gần (Lv 18:6-18). Cuộc phối hợp này thực ra không phải là hôn nhân thực sự và do đó không cần phải ly dị mà chỉ cần tuyên bố vô hiệu (annulment) mà thôi, vì hành vi fornicatio xẩy ra ở ngay khi kết ước hôn nhân, nên cuộc hôn nhân ấy không thành hiệu. Các môn đệ hiểu điều đó, nghĩa là không có ly dị trong bất cứ trường hợp nào, và đó là lý do khiến các ông đâm “hoảng” trước lệnh truyền quá ngặt của Chúa Giêsu.
Tuy thế. một số phiên bản vì không an tâm trước lối giải thích trên, nên vẫn loay hoay đi tìm lối giải thích khác. Như bản “Good News Bible, Today’s English Version” của United Bible Societies đã dịch câu của phúc âm Mátthêu như sau: “if a man divorces his wife, even though she has not been unfaithful, then he is guilty of making her commit adultery if she marries again” (nếu một người đàn ông ly dị vợ mình, cho dù nàng không thất trung, là anh ta phạm tội đã khiến nàng phạm tội ngoại tình nếu nàng tái hôn). Dù các trường Công Giáo tại Sydney, Australia, có thời đã dùng bộ Thánh Kinh này cho các học sinh của mình, nhưng ai cũng phải nhận lối dịch như thế quá phóng túng, và không chú trọng đến chữ pornéia cho bằng liên từ nối hai mệnh đề trong câu văn. Đức ông Ronald A. Knox trong bản dịch Kinh Thánh năm 1945, theo ủy nhiệm của hội đồng giám mục Anh, Wales và Scotland xem ra cũng có cùng một khuynh hướng này. Vì mặc dù ngài dịch câu trên là “the man who puts away his wife (setting aside the matter of unfaithfulness) makes an adulteress of her…”(người đàn ông nào rẫy bỏ vợ mình [bỏ ra ngoài vấn đề bất trung] là biến nàng thành kẻ ngoại tình…). Trong phần chú thích, đức ông Knox cho rằng: hạn từ Hy Lạp ở đây dịch là bỏ ra ngoài thường được hiểu là “ngoại trừ nàng thất trung”, nhưng nó cũng được giải thích như có nghĩa là “dù nàng thất trung hay không” (whether she is unfaithful or not). Mà nếu hiểu theo nghĩa sau, thì quả tình không có trường hợp trừ nào cả, mà chỉ là cách soạn giả phúc âm Mátthêu muốn nhấn mạnh câu văn mà thôi.
Chú Thích
Các chú thích là của Linh Mục Theodore Mackin SJ (sách đã dẫn) mà bài viết đã được trình bầy ở phần đầu của bài này.
(1) Bản dịch các câu Tân Ước qua tiếng Anh là của chúng tôi dựa theo bản The Greek New Testament do Kurt Aland, Matthew Black, Bruce M. Metzger và Allen Wikgren chủ biên, London, 1966. Chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến việc phải làm sao để các bản dịch này phản ảnh được các sắc thái ý nghĩa của đồng văn Do Thái trên đất Palestine trong các Sách Nhất Lãm. Thí dụ, dùng động từ “ly dị” cách chung chung (hầu như mọi bản dịch Anh Ngữ đều giống nhau ở điểm này) để chỉ cách hủy tiêu hôn nhân trong đồng văn ấy là làm người đọc hiểu lầm. Dịch như thế là không nắm được động từ Hy Lạp apolúein của nguyên bản, một động từ chỉ việc người chồng đơn phương rẫy bỏ vợ mình.
(2) Chúng tôi cố ý giữ nguyên hạn từ chủ yếu này lấy từ bản Hy Lạp của Phúc Âm Mátthêu chỉ là bởi vì suốt hơn hai mươi thế kỷ qua, ý nghĩa của nó rất mơ hồ đối với phần đông độc giả. Một số các lối dịch, như “không khiết tịnh”, “không trong sạch”, “tà dâm” và cả “ngoại tình” nữa cũng đáng hoài nghi. Dùng bất cứ lối dịch nào mà bỏ qua các lối dịch khác cũng đều làm người ta lầm lẫn. Việc chúng tôi không chắc chắn về ý nghĩa được Chúa Giêsu có ý nhắm cho các chữ erwat dabar chính Ngài dùng càng làm chúng tôi không chắc chắn hơn về ý nghĩa mà soạn giả phúc âm Mátthêu có ý nhắm khi dịch lời của Chúa Giêsu qua danh từ pornéia của Hy Ngữ và việc này là một điển hình cho thấy tìm lại được điều Chúa Giêsu thực sự nói quả là chuyện khó khăn xiết bao, và không phải chỉ là việc Ngài thực sự đã nói gì trong phiên bản Mátthêu mà thôi, mà cả trong hai phiên bản Máccô và Luca nữa, vì không phiên bản nào trong số này đã thuật lại câu ngoại trừ nổi tiếng ta đang bàn, một câu chỉ được Mátthêu thuật lại mà thôi.
(3) Đặc điểm của lời giáo huấn cho thấy một cách mạnh mẽ rằng Luca đã lấy từ nguồn Q, tức tuyển tập các bài giáo huấn về giáo lý (dưới hình thức bản viết hay chỉ là lời truyền miệng thì vẫn còn đang tranh cãi) lúc ấy đang được phổ biến nơi các cộng đoàn Kitô Giáo thuộc thế hệ thứ hai. Sự hiện hữu của nguồn này hiện đang được giả định một cách có lý vì chỉ có thế mới giải thích được nguồn tài liệu của các soạn giả Nhất Lãm. Người ta nghĩ rằng Máccô ít lấy từ nguồn này nhất, nhưng (theo một lý thuyết) chủ yếu lấy từ các lời giảng dạy và huấn giáo của Thánh Phêrô nhiều hơn. Họ cũng nghĩ rằng Luca và Mátthêu đã lấy trình tự và phần lớn các tư liệu ký sự từ Máccô và các truyền thống địa phương họ có được, nhưng phần lớn các giáo huấn có tính giáo lý thì họ rút từ nguồn Q. Ta có thể nhận ra tư liệu tiêu biểu thuộc nguồn Q ở Bài Giảng Trên Núi. (Q là viết tắt của chữ ‘die Quelle’ trong tiếng Đức và chiểu tự có nghĩa là ‘nguồn’).
(4) Trong việc khảo sát hai phiên bản Máccô và Mátthêu về lời giáo huấn của Chúa Giêsu, chúng tôi đã dựa nhiều vào khảo luận của J.H.A. van Tilborg, được dịch qua tiếng Đức dưới tiêu đề “Exegetische Bemerkungen zu den wichtigsten Ehetexten aus dem Neuen Testament” trong Fur Eine Neue Kirchliche Eheordnung: Ein Alternatifentwurf, do P.J.M. Huizing chủ biên, Dusseldorf, 1975 (nguyên bản tiếng Hòa Lan “Exegetische notities bij de belangrijkste huwelijksteksten uit het Nieuwe Testament” trong Alternateif Kerkelijk Huwelijksrecht, Antwerp, 1974.
(5) Bultmann chẳng hạn nghĩ rằng cuộc tranh luận này đã phản ảnh cuộc tranh chấp sau đó, có lẽ thời thế hệ Kitô Giáo thứ hai, giữa thẩm quyền của các cộng đoàn Kitô Giáo và các bậc thầy tư tế.
(6) Vai trò đáng hoài nghi của căn nhà trong trình thuật Máccô đã làm cho trình thuật này xem ra kém chính xác về sự kiện. Như ta sẽ thấy, trình thuật này gồm hai cuộc đàm luận: cuộc tranh luận của Chúa Giêsu với nhóm Biệt Phái và lời Ngài sau đó giải thích cho các môn đệ hiểu điều Ngài nói với nhóm Biệt Phái trước đó. Cuộc đàm luận thứ hai này được dẫn khởi bởi câu, “Khi về đến nhà…” (10:10). Ở đây, nếu Máccô có ý nói tới căn nhà ở Capernaum mà ông từng đề cập tại 9:33, hẳn ông giả thiết là lời giải thích của Chúa Giêsu phải đình hoãn đến 4 hay 5 ngày, là thời gian cần để di chuyển khoảng đường 80 dặm từ Giuđêa ngược trở lại Capernaum ở phía Bắc. Nhưng cái khó khăn của trình thuật này là: theo diễn trình các biến cố xẩy ra trong Máccô, Chúa Giêsu đâu có trở lại Capernaum, mà đi thẳng từ địa điểm tranh cãi thuộc vùng Bên Kia Giócđăng ấy mà lên Giêrusalem, nơi Ngài bị bắt, bị xử án và xử tử. Như thế, nếu khung cảnh của bài trình thuật lại giáo huấn của Chúa Giêsu về ly dị và tái hôn là do Máccô sáng tác, thì quả ông đã thêm chi tiết ấy vào phúc âm của mình một cách khá bất cẩn.
(7) Các môn đệ của Ngài tại 4:39, 9:38, 10:35, 13:1 và 14:4; dân chúng tại 5:35 và 9:17; chàng thanh niên giầu có tại 10:17-20; Nhóm Biệt Phái và Nhóm Hêrôđê tại 12:14; Nhóm Sađuchê tại 12:19; và nhóm luật sĩ tại 12:32.
(8) Trong khảo luận của mình, tựa là “The Matthean Divorce Texts and Some New Palestinian Evidence” (trong Theological Studies [Vol.37.2, 1976] các trang 197-226), Joseph Fitzmyer gợi ý rằng điểm mà phe Biệt Phái muốn thử Chúa Giêsu là xem Ngài có tôn trọng Sách Torah hay không bằng cách ủng hộ việc rẫy bỏ người vợ, hay Ngài đứng về phe với giáo huấn của Nhóm Essenes tại Qumran vùng Giuđêa vốn ngăn cấm ông vua lý tưởng, các ông hoàng bà chúa và lẽ đương nhiên cả thần dân của họ không được ly dị. (Bản văn tiết lộ giáo huấn Qumran này là Sách Cuộn Đền Thờ [Temple Scroll], thuộc bộ Qumran Cave XI).
(9) Đây cũng là động từ được Mátthêu sử dụng trong Trình Thuật Thơ Ấu (1:19) để chỉ ý định của Thánh Giuse muốn rẫy bỏ Đức Maria khi thấy Ngài có thai. Động từ này được một số văn sĩ Hy Lạp sử dụng để chỉ hình thức ly dị họ biết (Như Dionysius thành Halicarnassus, một sử gia Hy Lạp thuộc thế hệ trước Chúa Giêsu, trong tác phẩm Roman Antiquities, 2.25.7 của ông; và Diodorus Siculus trong cuốn Historical Books 12.18, 1-2 của ông). Khi xuất hiện trong các đoạn thánh kinh được soạn thảo hay phiên dịch sang tiếng Hy Lạp, động từ này thường có một trong hai nghĩa sau đây: “thả tự do, thả, tha thứ, tha nợ”; hay “rẫy bỏ, đuổi đi”. Nó được dùng chỉ ly dị bằng cách rẫy bỏ trong 1 Esdras 9:36, trong bản dịch Bẩy Mươi sách Đệ Nhị Luật 24:1, và dĩ nhiên trong truyền thống Nhất Lãm ta đang khảo sát. (Xem W.F. Arndt và F.W. Gingrich, A Greek-English Lexicon of the New Testament and Other Early Christian Literature, Cambridge and Chicago, 1957, các trang 95-96). Như sẽ thấy, Thánh Phaolô cũng dùng động từ aphiénai trong 1Cor 7 cùng với chorízein để chỉ việc ly dị. Kiểu ly dị được hai động từ này chỉ về hẳn phải được tìm thấy trong bối cảnh văn chương cũng như lịch sử xã hội của bức thư.
(10) David Daube, trong cuốn The New Testament and Rabbinic Judaism (New York, 1973) các trang từ 72 biện luận rằng câu này giả thiết trước và có chứa đựng truyền thống tư tế, một truyền thống cho rằng con người đầu tiên á nam á nữ (androgynous) và được Thiên Chúa dựng nên như thế. Bằng chứng được đưa ra để chứng minh điều đó là bản văn Hibri của Sáng Thế 1:26-27 không dứt khoát giữa số ít và số nhiều khi nói về người đàn ông và người đàn bà đầu hết: “Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, Ngài dựng nên anh ta (số ít) theo họa ảnh của Ngài; Ngài dựng nên họ (số nhiều) có nam có nữ”. Từ đó, câu kết luận của tư tế là: người ta chỉ có thể dùng cả số ít lẫn số nhiều để nói về con người á nam á nữ, sau khi đã nêu tên cả hai giới tính. Truyền thống ấy cũng phát sinh do cố gắng muốn hòa hợp hai đoạn văn của sách Sáng Thế “…Ngài dựng nên họ có nam có nữ” (1:27); và chi tiết trong dụ ngôn Vườn Địa Đàng nói rằng Thiên Chúa tạo nên người đàn bà đầu tiên bằng chính thịt xương của người đàn ông đầu hết (2:18ff). Nếu người đàn bà được rút ra từ người đàn ông, thì hẳn nhiên người đàn ông ấy phải có cái đàn bà tính trong chính anh ta. Cái nữ tính đàn ông ấy của con người đầu hết khiến người ta nhớ đến huyền thoại á nam á nữ trong Symposium của Platon (189C ff) và có lẽ được rút ra từ nguồn tư tế rất quen thuộc với cuộc đối thoại này. Truyền thống này ngụ ý rằng sự nên một đầy thân mật, có khi có tính hữu thể nữa của người đàn ông và người đàn bà kia chính là dự tính của Thiên Chúa. Đó là điều lý tưởng được Ngài đưa ra, một mục tiêu được Ngài thúc giục, và là chính ý nghĩa của hôn nhân. Thành thử ra ly dị là làm hỏng dự tính của Thiên Chúa, là án ngữ việc thực thi cái lý tưởng và việc đạt tới mục tiêu trên.
(11) Walter Brueggmann đã khai triển ý nghĩa này trong khảo luận của ông tự là “Of the Same Flesh and Bone” đăng trong The Catholic Biblical Quarterly, Vol.32.4 (1970), các trang 532-542.
(12) Bản chất và các công dụng của halakha và haggadha đã được cắt nghĩa trong Daube, Sách Dã Dẫn, các trang 72-79.
(13) Daube, Sách Đã Dẫn, tr.368.
(14) Hư cấu hay không, đây không phải là đoạn duy nhất trong phúc âm của ông nơi Máccô tường thuật cuộc đàm thoại có tính tiếp hậu (sequel) như thế. Ông thực hiện điều đó ở 4:10-34 (giải thích tiếp hậu của Chúa Giêsu về các dụ ngôn ban đầu), ở 7:17 (cùng môt kiểu giải thích cửa Chúa Giêsu đối với các giáo huấn trước đó về những điều sạch sẽ và những điều dơ bẩn), và ở 9:28-33 (Ngài giải thích cho các môn đệ lý do họ không có khả năng trừ qủy khỏi đứa trẻ bị ám).
(15) Một số nhà chú giải nghi vấn về tính chân xác của nhóm chữ “chống lại vợ mình” trong câu tuyến bố của Chúa Giêsu. Họ cho rằng Máccô thêm nó vào, vì cả Luca lẫn Mátthêu đều không có nhóm chữ này trong cùng một sấm ngôn.
(16) Van Tilborg (Sách Đã Dẫn, tr.14) cho thấy một hậu quả khác cũng làm ta thắc mắc về việc giáo huấn của Chúa Giêsu đi từ luật Do Thái chạy qua luật La Mã. Vì luật Do Thái, một luật mà Chúa Giêsu không miễn chước cho các môn đệ của mình, có cho phép người chồng lấy nhiều vợ, nên người chồng (nếu ta đọc giáo huấn của Chúa Giêsu theo nghĩa đen) sẽ không phạm tội ngoại tình chống lại vợ mình, không thất trung chống lại nàng, khi cưới người vợ thứ hai, miễn là anh ta không rẫy bỏ người vợ thứ nhất. Nhưng luật này không cho phép người vợ được như vậy; nó không cho phép nàng đa phu.
Còn luật La Mã thì không cho phép cả đa thê nữa. Bởi thế các ông chồng Kitô giáo sống dưới luật La Mã sẽ phạm tội ngoại tình khi có dự mưu cưới người vợ thứ hai, dù vẫn giữ người vợ thứ nhất.
Việc Chúa Giêsu để nguyên lối vào sự bất bình đẳng và bất công này trong giáo huấn của Ngài (không bất công cho các ông chồng La Mã, nhưng bất công cho các bà vợ Kitô giáo vùng Palestine!), thì quả là bất nhất với kế hoạch hết sức tỏ tường của Ngài muốn chấm dứt sự bất công đã thành định chế ấy. Bởi thế khó mà nghĩ được là trong vấn đề này Máccô đã chuyển giao lời của Chúa Giêsu một cách chuẩn xác. Có lẽ ông nghĩ ông đã giải quyết sự bất nhất kia đơn giản bằng cách ghi lại lời Chúa Giêsu trích dẫn sách Torah rằng “Và cả hai [không phải ba hay bốn] sẽ trở nên một thân xác”.
(17) Các sinh viên của thế kỷ 20 xem ra khó nắm được điểm sự kiện tiềm ẩn trong phiên bản của Mátthêu về hậu quả ngoại tình. Tại sao việc người chồng rẫy bỏ vợ lại làm nàng trở thành kẻ ngoại tình? Ta có thể tìm được câu trả lời có vẻ rõ ràng nhờ xem sét các chọn lựa người vợ bị rẫy bỏ thời Chúa Giêsu có thể có. Không chọn lựa nào trong số ấy hấp dẫn cả. Nàng có thể trở thành đầy tớ cho một ai đó (và do đó tương đương như nô lệ). Nàng có thể trở về nhà cha mình, hay nhà anh em trai của nàng nếu cha nàng đã qua đời, và sống tại đó trong thân phận khó xử gần như góa bụa. Hay nàng có thể trở thành gái điếm (và phạm tội ngoại tình như Chúa Giêsu đã cảnh cáo?). Nếu đó là điều, theo Mátthêu, Chúa Giêsu có ý nói đến, thì hẳn ông cũng muốn Ngài nói rằng các hậu quả đáng buồn ấy sẽ không có nếu anh ta xua đuổi nàng vì nàng có điều pornéia, bất luận cái tác phong tính dục không đẹp ấy có nghĩa gì. Không phải vì người chồng, khi làm thế, đã đẩy vợ tới tác phong sống như gái điếm, nhưng vì điều pornéia kia, khi xẩy ra trong thời gian sống chung với nhau như vợ chồng, đã giữ cho việc anh ta xua đuổi vợ không biến nàng thành gái điếm dù nàng có rơi xuống thân phận ấy. Nói tóm lại, nàng đã trở thành gái điếm rồi.
Lối giải thích này có vẻ gượng ép. Nhưng nó đã được đưa ra làm yếu tố giải nghĩa điều pornéia nơi người vợ xẩy ra trong thời gian hôn nhân, nghĩa là để chỉ sự ngoại tình. Có lẽ lối giải thích hiện đại vừa chính xác hơn vừa đơn giản hơn, cho rằng Chúa Giêsu nhìn nhận điều thực sự đang xẩy ra trong dân chúng, nghĩa là phần nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết các bà vợ bị xua đuổi ấy đều tái hôn, và họ làm thế là vì đó là giải pháp đỡ đau lòng nhất đối với họ. Tuy nhiên, Ngài vẫn coi cuộc hôn nhân thứ hai của họ là ngoại tình, và người chồng từng xua đuổi các bà vợ ấy chính là những người hợp tác chủ chốt vào việc ngoại tình ấy.
Hay lối giải thích đơn giản hơn cả có thể là: câu “…là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình” không phải là lời của Chúa Giêsu nói mà là do Mátthêu thêm vào. Trong bốn phiên bản Nhất Lãm thuật lại giáo huấn của Chúa Giêsu, chỉ có Mt 5:31 có câu đó. Ngay phiên bản có tính trình thuật của ông ở chương 19 cũng không có câu này.
(18) Câu phán cuối cùng này giống hệt phiên bản về nó trong Bài Giảng Trên Núi. Nhưng nó lược bỏ mệnh đề thứ hai, có tính cân bằng hóa, trong giáo huấn Trên Núi: “… và ai cưới người đàn bà bị rẫy cũng phạm tội ngoại tình”.
(19) Hai lý do mạnh nhất khiến ta kết luận rằng chính soạn giả phúc âm Mátthêu đã tạo ra và thêm câu này vào là: thứ nhất, câu ấy không có cả trong Máccô lẫn Luca, còn thánh Phaolô thì không lưu ý gì tới phần ‘ngoại trừ’ được đưa ra trong câu ấy. Thứ hai, soạn giả phúc âm Mátthêu thường có thói quen thêm lời của mình vào các lời Chúa Giêsu phán. Ông thêm vào hai lời cầu xin nữa trong Kinh lạy Cha ở 6:10b, 13b (so sánh với Luca 11:2-4). Ông cũng thêm một, hai mối nữa vào các Mối Phúc Thật ở 5:3a, 6a (so sánh với Luca 6:20b-21). Ngoài ra ông còn mở rộng lời thánh Phêrô tuyên xưng tư cách đấng được Xức Dầu của Chúa Kitô và thêm vào lời Chúa Giêsu trả lời cho thánh Phêrô, ở 16:16-19 (so sánh với Máccô 8:29). Ta cũng hãy so sánh Mt 13:12b với Mc 4:25 và Luca 8:18; Mátthêu 25:29 với Luca 14:26.
(20) Hạn từ pornéia lẽ dĩ nhiên cũng xuất hiện ở nơi khác trong Tân Ước. Nó ám chỉ loạn luân tại 1Cor 5:1; chỉ đĩ điếm hay đi thăm đĩ tại 1Cor 6:13; chỉ tác phong dâm dật nói chung tại 2Cor, Cl 3:5 và Eph 5:3. Tại Cv 15:20, 29, hình như nó ám chỉ đến cuộc hôn nhân hay giao hợp tính dục với họ hàng gần, có lẽ ở cấp hay đời được Lv 18 nhắc đến. Mátthêu chỉ sử dụng nó một lần nữa tại 15:19, trong đó, ông liệt kê nó cùng lúc với các hành vi xấu xa khác như sát nhân và ngoại tình. Hiển nhiên, đây là một hạn từ chỉ chung bất cứ hành vi tính dục lăng loàn nào của một trong hai người phối ngẫu.
(21) Sách Dã Dẫn, các trang 17-18
(22) Sách Đã Dẫn, các trang 213-223
(23) Strack và Billerbeck (trong Deutsches Worterbuch Zur Neutestamentlichen Wissenschaft Aus Talmud Und Midrasch, I,806) trích dẫn Talmud rằng hoạn quan cũng giống như người đàn bà hiếm muộn: bà ấy trở thành hiếm muộn do bàn tay Thiên Chúa thế nào, thì anh ta cũng thế. Số phận không may phải làm hoạn quan chính là nỗi khổ lập gia đình mà không có con cái này.
(24) Trong phiên bản Máccô về cuộc đụng độ với Biệt Phái, Chúa Giêsu hành xử ra sao thì ở đây Ngài cũng thách thức luật Do Thái một cách nghiêm chỉnh như thế. Vì nếu dạy rằng người chồng phải tiếp tục sống với người vợ không sinh con và hiếm muộn, không được rẫy bỏ nàng dù là sau 10 năm, theo quan điểm của Jebamoth (6:6) là chống lại chính lề luật.
Phủ định hay khẳng định
Những nhận định trên đây về câu “ngoại trừ” trong phúc âm Mátthêu là của linh mục Theodore Mackin S.J trong Divorce and Remarriage, New York, Paulist Press, 1984, những nhận định có tính phủ định. Vấn đề vì thế có vẻ như bỏ lửng ở đây. Và việc ấy chắc chắn khiến nhiều người trong chúng ta không thấy thoả mãn. Hiển nhiên, một câu quan trọng như thế, dù là của chính Chúa Giêsu nói hay là soạn giả phúc âm Mátthêu, nhờ linh hứng, mà tin là nếu Chúa Giêsu hiện diện nơi cộng đoàn của ông lúc đó cũng sẽ nói như vậy, phải có một nghĩa nào đó có tính khẳng định. Chính vì thế đã có rất nhiều cố gắng xác định ra ý nghĩa này.
Các Bản Tiếng Việt
Ở đây, tưởng nên nhắc lại một vài lối dịch của các bản tiếng Việt. Bản của Tin Lành: “Người nào để vợ mà không phải vì cớ ngoại tình, thì người ấy làm cho vợ mình ra người tà dâm”. Bản của Cha Nguyễn Thế Thuấn: “Mọi kẻ rẫy vợ, trừ phi là nố dâm bôn, là làm cho vợ ngoại tình”. Bản của Cha An Sơn Vị: “Trừ nố kết hôn phi pháp, ai bỏ vợ tức là khiến nó ngoại tình”. Bản của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình” …
Bản của Tin Lành vốn không có chú thích. Cha Thuấn thì chú thích rằng: “Nghĩa vợ chồng bất di bất dịch. Nố trừ ở đây có thể là thứ hôn nhân bất hợp pháp, trái với luật của Thiên Chúa.(Có người hiểu về sự thất trung ngoại tình đòi phải ly thân)”. Cái hiểu sau không giá trị bao nhiêu vì ly thân không cho phép người chồng tái hôn. Cha Vị và Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ giống nhau cả lối dịch lẫn lời chú thích, theo đó pornéia có ba nghĩa chính: a) cái gì ô nhục (xem Đnl 24:1); b) ngoại tình; c) kết hôn phi pháp (xem Lv 18:6-18 và Cv 15:28-29). Lối dịch “hôn nhân phi pháp” này xem ra chung chung nhất vừa có thể nói lên khía cạnh “không chính dâm” của chữ pornéia vừa có thể hỗ trợ cho nguyên tắc chung được Chúa Giêsu long trọng đưa ra là: không có ly dị ở bất cứ trường hợp nào, vì hôn nhân bất hợp pháp vốn không phải là hôn nhân thực sự. Và vì thế đây là lối dịch thông thường của các phiên bản Công Giáo.
Các Bản Ngoại Ngữ
Như bản Thánh Kinh Giêrusalem chẳng hạn cũng dịch câu ngoại trừ là “except for the case of illicit marriages”. Tuy nhiên hai bản Phổ Thông cũ và mới đều dịch câu ngoại trừ là “excepta fornicationis causa”. Bản Douay-Rheims cũng thế. Hầu hết các bản Tin Lành đều theo khuynh hướng ấy mà dịch chữ pornéia là “some terrible sexual sin” (Bản American Bible), “unchastity” (Bản New American Standard Bible), “fornication” (Bản King James Version) hay “unfaithfulness” (New International Version)… Ai cũng hiểu “terrible sexual sin”, “unchastity” hay “unfaitfulness” là một hành vi xấu thực hiện trong đạo vợ chồng, trong cuộc sống lứa đôi, nói cách khác là ngoại tình.
Nhưng còn “fornicatio”? Tra từ điển Latinh của Đại Học Notre Dame Hoa Kỳ, người ta không thấy chữ này, nhưng có chữ fornicatus có nghĩa là bẻ thành cửa vòm hay vòng cung (arched/vaulted). Một tác giả cho hay: các gái điếm lành nghề của cổ La Mã thường hay “chào hàng” bằng cách đứng ở dưới cửa vòm của các công thự lớn để khách mua hoa dễ thấy. Chữ Latinh dùng để chỉ cửa vòm là “fornix” và ai đứng dưới của vòm kiểu này được gọi là fornicator nếu là đàn ông và fornacatrix nếu là đàn bà. Dịch vụ của họ được gọi là fornicatio (http://boards.hbo.com/forum.jspa?forumID=800001151&start=15).
Từ điển Đức Tin Kitô Giáo (Dictionnaire De La Foi Chrétienne do Olivier de La Bosse chủ trương) và Pocket Catholic Dictionary của John A. Hardon SJ cũng giải thích như thế.
Như vậy, fornicatio được hiểu là việc mua dâm, hay việc làm tình trước hôn nhân và nói chung bên ngoài hôn nhân. Nhưng trong 1 Cor 6:9, fornicarii (người tà dâm) được hiểu là khác với adulteri (người ngoại tình). Do đó, người ta vốn hiểu fornicatio là việc làm tình có thoả thuận giữa những người chưa lập gia đình, trong khi ngoại tình là việc làm tình giữa những người hoặc cả hai đều đã kết hôn với người khác hay ít nhất một người đã kết hôn với người khác (xem từ điển bách khoa Wikipedia). Linh mục Hardon hình như muốn ám chỉ đến câu ngoại trừ của phúc âm Mátthêu, định nghĩa fornication là hành vi giao hợp tính dục giữa một người đàn ông và một người đàn bà chưa kết hôn thành sự (validly married), mặc dù họ được tự do lấy nhau.
Theo Cha Benedict T. Viviano O.P., tác giả cuốn chú giải “The Gospel According to Matthew” trong bộ The New Jerome Biblical Commentary do Raymond E. Brown, Joseph A.Fitzmyer và Roland E. Murphy chủ biên (Geoffrey Chapman, 1989), lối giải thích pornéia như hôn nhân bất hợp pháp là chỉnh hơn cả. Vì theo ngài, trong truyền thống tư tế, pornéia là để dịch từ Hibri zenut, một từ dùng để chỉ những cuộc phối hợp có tính loạn luân nghĩa là cuộc hôn nhân giữa những người có họ hàng gần (Lv 18:6-18). Cuộc phối hợp này thực ra không phải là hôn nhân thực sự và do đó không cần phải ly dị mà chỉ cần tuyên bố vô hiệu (annulment) mà thôi, vì hành vi fornicatio xẩy ra ở ngay khi kết ước hôn nhân, nên cuộc hôn nhân ấy không thành hiệu. Các môn đệ hiểu điều đó, nghĩa là không có ly dị trong bất cứ trường hợp nào, và đó là lý do khiến các ông đâm “hoảng” trước lệnh truyền quá ngặt của Chúa Giêsu.
Tuy thế. một số phiên bản vì không an tâm trước lối giải thích trên, nên vẫn loay hoay đi tìm lối giải thích khác. Như bản “Good News Bible, Today’s English Version” của United Bible Societies đã dịch câu của phúc âm Mátthêu như sau: “if a man divorces his wife, even though she has not been unfaithful, then he is guilty of making her commit adultery if she marries again” (nếu một người đàn ông ly dị vợ mình, cho dù nàng không thất trung, là anh ta phạm tội đã khiến nàng phạm tội ngoại tình nếu nàng tái hôn). Dù các trường Công Giáo tại Sydney, Australia, có thời đã dùng bộ Thánh Kinh này cho các học sinh của mình, nhưng ai cũng phải nhận lối dịch như thế quá phóng túng, và không chú trọng đến chữ pornéia cho bằng liên từ nối hai mệnh đề trong câu văn. Đức ông Ronald A. Knox trong bản dịch Kinh Thánh năm 1945, theo ủy nhiệm của hội đồng giám mục Anh, Wales và Scotland xem ra cũng có cùng một khuynh hướng này. Vì mặc dù ngài dịch câu trên là “the man who puts away his wife (setting aside the matter of unfaithfulness) makes an adulteress of her…”(người đàn ông nào rẫy bỏ vợ mình [bỏ ra ngoài vấn đề bất trung] là biến nàng thành kẻ ngoại tình…). Trong phần chú thích, đức ông Knox cho rằng: hạn từ Hy Lạp ở đây dịch là bỏ ra ngoài thường được hiểu là “ngoại trừ nàng thất trung”, nhưng nó cũng được giải thích như có nghĩa là “dù nàng thất trung hay không” (whether she is unfaithful or not). Mà nếu hiểu theo nghĩa sau, thì quả tình không có trường hợp trừ nào cả, mà chỉ là cách soạn giả phúc âm Mátthêu muốn nhấn mạnh câu văn mà thôi.
Chú Thích
Các chú thích là của Linh Mục Theodore Mackin SJ (sách đã dẫn) mà bài viết đã được trình bầy ở phần đầu của bài này.
(1) Bản dịch các câu Tân Ước qua tiếng Anh là của chúng tôi dựa theo bản The Greek New Testament do Kurt Aland, Matthew Black, Bruce M. Metzger và Allen Wikgren chủ biên, London, 1966. Chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến việc phải làm sao để các bản dịch này phản ảnh được các sắc thái ý nghĩa của đồng văn Do Thái trên đất Palestine trong các Sách Nhất Lãm. Thí dụ, dùng động từ “ly dị” cách chung chung (hầu như mọi bản dịch Anh Ngữ đều giống nhau ở điểm này) để chỉ cách hủy tiêu hôn nhân trong đồng văn ấy là làm người đọc hiểu lầm. Dịch như thế là không nắm được động từ Hy Lạp apolúein của nguyên bản, một động từ chỉ việc người chồng đơn phương rẫy bỏ vợ mình.
(2) Chúng tôi cố ý giữ nguyên hạn từ chủ yếu này lấy từ bản Hy Lạp của Phúc Âm Mátthêu chỉ là bởi vì suốt hơn hai mươi thế kỷ qua, ý nghĩa của nó rất mơ hồ đối với phần đông độc giả. Một số các lối dịch, như “không khiết tịnh”, “không trong sạch”, “tà dâm” và cả “ngoại tình” nữa cũng đáng hoài nghi. Dùng bất cứ lối dịch nào mà bỏ qua các lối dịch khác cũng đều làm người ta lầm lẫn. Việc chúng tôi không chắc chắn về ý nghĩa được Chúa Giêsu có ý nhắm cho các chữ erwat dabar chính Ngài dùng càng làm chúng tôi không chắc chắn hơn về ý nghĩa mà soạn giả phúc âm Mátthêu có ý nhắm khi dịch lời của Chúa Giêsu qua danh từ pornéia của Hy Ngữ và việc này là một điển hình cho thấy tìm lại được điều Chúa Giêsu thực sự nói quả là chuyện khó khăn xiết bao, và không phải chỉ là việc Ngài thực sự đã nói gì trong phiên bản Mátthêu mà thôi, mà cả trong hai phiên bản Máccô và Luca nữa, vì không phiên bản nào trong số này đã thuật lại câu ngoại trừ nổi tiếng ta đang bàn, một câu chỉ được Mátthêu thuật lại mà thôi.
(3) Đặc điểm của lời giáo huấn cho thấy một cách mạnh mẽ rằng Luca đã lấy từ nguồn Q, tức tuyển tập các bài giáo huấn về giáo lý (dưới hình thức bản viết hay chỉ là lời truyền miệng thì vẫn còn đang tranh cãi) lúc ấy đang được phổ biến nơi các cộng đoàn Kitô Giáo thuộc thế hệ thứ hai. Sự hiện hữu của nguồn này hiện đang được giả định một cách có lý vì chỉ có thế mới giải thích được nguồn tài liệu của các soạn giả Nhất Lãm. Người ta nghĩ rằng Máccô ít lấy từ nguồn này nhất, nhưng (theo một lý thuyết) chủ yếu lấy từ các lời giảng dạy và huấn giáo của Thánh Phêrô nhiều hơn. Họ cũng nghĩ rằng Luca và Mátthêu đã lấy trình tự và phần lớn các tư liệu ký sự từ Máccô và các truyền thống địa phương họ có được, nhưng phần lớn các giáo huấn có tính giáo lý thì họ rút từ nguồn Q. Ta có thể nhận ra tư liệu tiêu biểu thuộc nguồn Q ở Bài Giảng Trên Núi. (Q là viết tắt của chữ ‘die Quelle’ trong tiếng Đức và chiểu tự có nghĩa là ‘nguồn’).
(4) Trong việc khảo sát hai phiên bản Máccô và Mátthêu về lời giáo huấn của Chúa Giêsu, chúng tôi đã dựa nhiều vào khảo luận của J.H.A. van Tilborg, được dịch qua tiếng Đức dưới tiêu đề “Exegetische Bemerkungen zu den wichtigsten Ehetexten aus dem Neuen Testament” trong Fur Eine Neue Kirchliche Eheordnung: Ein Alternatifentwurf, do P.J.M. Huizing chủ biên, Dusseldorf, 1975 (nguyên bản tiếng Hòa Lan “Exegetische notities bij de belangrijkste huwelijksteksten uit het Nieuwe Testament” trong Alternateif Kerkelijk Huwelijksrecht, Antwerp, 1974.
(5) Bultmann chẳng hạn nghĩ rằng cuộc tranh luận này đã phản ảnh cuộc tranh chấp sau đó, có lẽ thời thế hệ Kitô Giáo thứ hai, giữa thẩm quyền của các cộng đoàn Kitô Giáo và các bậc thầy tư tế.
(6) Vai trò đáng hoài nghi của căn nhà trong trình thuật Máccô đã làm cho trình thuật này xem ra kém chính xác về sự kiện. Như ta sẽ thấy, trình thuật này gồm hai cuộc đàm luận: cuộc tranh luận của Chúa Giêsu với nhóm Biệt Phái và lời Ngài sau đó giải thích cho các môn đệ hiểu điều Ngài nói với nhóm Biệt Phái trước đó. Cuộc đàm luận thứ hai này được dẫn khởi bởi câu, “Khi về đến nhà…” (10:10). Ở đây, nếu Máccô có ý nói tới căn nhà ở Capernaum mà ông từng đề cập tại 9:33, hẳn ông giả thiết là lời giải thích của Chúa Giêsu phải đình hoãn đến 4 hay 5 ngày, là thời gian cần để di chuyển khoảng đường 80 dặm từ Giuđêa ngược trở lại Capernaum ở phía Bắc. Nhưng cái khó khăn của trình thuật này là: theo diễn trình các biến cố xẩy ra trong Máccô, Chúa Giêsu đâu có trở lại Capernaum, mà đi thẳng từ địa điểm tranh cãi thuộc vùng Bên Kia Giócđăng ấy mà lên Giêrusalem, nơi Ngài bị bắt, bị xử án và xử tử. Như thế, nếu khung cảnh của bài trình thuật lại giáo huấn của Chúa Giêsu về ly dị và tái hôn là do Máccô sáng tác, thì quả ông đã thêm chi tiết ấy vào phúc âm của mình một cách khá bất cẩn.
(7) Các môn đệ của Ngài tại 4:39, 9:38, 10:35, 13:1 và 14:4; dân chúng tại 5:35 và 9:17; chàng thanh niên giầu có tại 10:17-20; Nhóm Biệt Phái và Nhóm Hêrôđê tại 12:14; Nhóm Sađuchê tại 12:19; và nhóm luật sĩ tại 12:32.
(8) Trong khảo luận của mình, tựa là “The Matthean Divorce Texts and Some New Palestinian Evidence” (trong Theological Studies [Vol.37.2, 1976] các trang 197-226), Joseph Fitzmyer gợi ý rằng điểm mà phe Biệt Phái muốn thử Chúa Giêsu là xem Ngài có tôn trọng Sách Torah hay không bằng cách ủng hộ việc rẫy bỏ người vợ, hay Ngài đứng về phe với giáo huấn của Nhóm Essenes tại Qumran vùng Giuđêa vốn ngăn cấm ông vua lý tưởng, các ông hoàng bà chúa và lẽ đương nhiên cả thần dân của họ không được ly dị. (Bản văn tiết lộ giáo huấn Qumran này là Sách Cuộn Đền Thờ [Temple Scroll], thuộc bộ Qumran Cave XI).
(9) Đây cũng là động từ được Mátthêu sử dụng trong Trình Thuật Thơ Ấu (1:19) để chỉ ý định của Thánh Giuse muốn rẫy bỏ Đức Maria khi thấy Ngài có thai. Động từ này được một số văn sĩ Hy Lạp sử dụng để chỉ hình thức ly dị họ biết (Như Dionysius thành Halicarnassus, một sử gia Hy Lạp thuộc thế hệ trước Chúa Giêsu, trong tác phẩm Roman Antiquities, 2.25.7 của ông; và Diodorus Siculus trong cuốn Historical Books 12.18, 1-2 của ông). Khi xuất hiện trong các đoạn thánh kinh được soạn thảo hay phiên dịch sang tiếng Hy Lạp, động từ này thường có một trong hai nghĩa sau đây: “thả tự do, thả, tha thứ, tha nợ”; hay “rẫy bỏ, đuổi đi”. Nó được dùng chỉ ly dị bằng cách rẫy bỏ trong 1 Esdras 9:36, trong bản dịch Bẩy Mươi sách Đệ Nhị Luật 24:1, và dĩ nhiên trong truyền thống Nhất Lãm ta đang khảo sát. (Xem W.F. Arndt và F.W. Gingrich, A Greek-English Lexicon of the New Testament and Other Early Christian Literature, Cambridge and Chicago, 1957, các trang 95-96). Như sẽ thấy, Thánh Phaolô cũng dùng động từ aphiénai trong 1Cor 7 cùng với chorízein để chỉ việc ly dị. Kiểu ly dị được hai động từ này chỉ về hẳn phải được tìm thấy trong bối cảnh văn chương cũng như lịch sử xã hội của bức thư.
(10) David Daube, trong cuốn The New Testament and Rabbinic Judaism (New York, 1973) các trang từ 72 biện luận rằng câu này giả thiết trước và có chứa đựng truyền thống tư tế, một truyền thống cho rằng con người đầu tiên á nam á nữ (androgynous) và được Thiên Chúa dựng nên như thế. Bằng chứng được đưa ra để chứng minh điều đó là bản văn Hibri của Sáng Thế 1:26-27 không dứt khoát giữa số ít và số nhiều khi nói về người đàn ông và người đàn bà đầu hết: “Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, Ngài dựng nên anh ta (số ít) theo họa ảnh của Ngài; Ngài dựng nên họ (số nhiều) có nam có nữ”. Từ đó, câu kết luận của tư tế là: người ta chỉ có thể dùng cả số ít lẫn số nhiều để nói về con người á nam á nữ, sau khi đã nêu tên cả hai giới tính. Truyền thống ấy cũng phát sinh do cố gắng muốn hòa hợp hai đoạn văn của sách Sáng Thế “…Ngài dựng nên họ có nam có nữ” (1:27); và chi tiết trong dụ ngôn Vườn Địa Đàng nói rằng Thiên Chúa tạo nên người đàn bà đầu tiên bằng chính thịt xương của người đàn ông đầu hết (2:18ff). Nếu người đàn bà được rút ra từ người đàn ông, thì hẳn nhiên người đàn ông ấy phải có cái đàn bà tính trong chính anh ta. Cái nữ tính đàn ông ấy của con người đầu hết khiến người ta nhớ đến huyền thoại á nam á nữ trong Symposium của Platon (189C ff) và có lẽ được rút ra từ nguồn tư tế rất quen thuộc với cuộc đối thoại này. Truyền thống này ngụ ý rằng sự nên một đầy thân mật, có khi có tính hữu thể nữa của người đàn ông và người đàn bà kia chính là dự tính của Thiên Chúa. Đó là điều lý tưởng được Ngài đưa ra, một mục tiêu được Ngài thúc giục, và là chính ý nghĩa của hôn nhân. Thành thử ra ly dị là làm hỏng dự tính của Thiên Chúa, là án ngữ việc thực thi cái lý tưởng và việc đạt tới mục tiêu trên.
(11) Walter Brueggmann đã khai triển ý nghĩa này trong khảo luận của ông tự là “Of the Same Flesh and Bone” đăng trong The Catholic Biblical Quarterly, Vol.32.4 (1970), các trang 532-542.
(12) Bản chất và các công dụng của halakha và haggadha đã được cắt nghĩa trong Daube, Sách Dã Dẫn, các trang 72-79.
(13) Daube, Sách Đã Dẫn, tr.368.
(14) Hư cấu hay không, đây không phải là đoạn duy nhất trong phúc âm của ông nơi Máccô tường thuật cuộc đàm thoại có tính tiếp hậu (sequel) như thế. Ông thực hiện điều đó ở 4:10-34 (giải thích tiếp hậu của Chúa Giêsu về các dụ ngôn ban đầu), ở 7:17 (cùng môt kiểu giải thích cửa Chúa Giêsu đối với các giáo huấn trước đó về những điều sạch sẽ và những điều dơ bẩn), và ở 9:28-33 (Ngài giải thích cho các môn đệ lý do họ không có khả năng trừ qủy khỏi đứa trẻ bị ám).
(15) Một số nhà chú giải nghi vấn về tính chân xác của nhóm chữ “chống lại vợ mình” trong câu tuyến bố của Chúa Giêsu. Họ cho rằng Máccô thêm nó vào, vì cả Luca lẫn Mátthêu đều không có nhóm chữ này trong cùng một sấm ngôn.
(16) Van Tilborg (Sách Đã Dẫn, tr.14) cho thấy một hậu quả khác cũng làm ta thắc mắc về việc giáo huấn của Chúa Giêsu đi từ luật Do Thái chạy qua luật La Mã. Vì luật Do Thái, một luật mà Chúa Giêsu không miễn chước cho các môn đệ của mình, có cho phép người chồng lấy nhiều vợ, nên người chồng (nếu ta đọc giáo huấn của Chúa Giêsu theo nghĩa đen) sẽ không phạm tội ngoại tình chống lại vợ mình, không thất trung chống lại nàng, khi cưới người vợ thứ hai, miễn là anh ta không rẫy bỏ người vợ thứ nhất. Nhưng luật này không cho phép người vợ được như vậy; nó không cho phép nàng đa phu.
Còn luật La Mã thì không cho phép cả đa thê nữa. Bởi thế các ông chồng Kitô giáo sống dưới luật La Mã sẽ phạm tội ngoại tình khi có dự mưu cưới người vợ thứ hai, dù vẫn giữ người vợ thứ nhất.
Việc Chúa Giêsu để nguyên lối vào sự bất bình đẳng và bất công này trong giáo huấn của Ngài (không bất công cho các ông chồng La Mã, nhưng bất công cho các bà vợ Kitô giáo vùng Palestine!), thì quả là bất nhất với kế hoạch hết sức tỏ tường của Ngài muốn chấm dứt sự bất công đã thành định chế ấy. Bởi thế khó mà nghĩ được là trong vấn đề này Máccô đã chuyển giao lời của Chúa Giêsu một cách chuẩn xác. Có lẽ ông nghĩ ông đã giải quyết sự bất nhất kia đơn giản bằng cách ghi lại lời Chúa Giêsu trích dẫn sách Torah rằng “Và cả hai [không phải ba hay bốn] sẽ trở nên một thân xác”.
(17) Các sinh viên của thế kỷ 20 xem ra khó nắm được điểm sự kiện tiềm ẩn trong phiên bản của Mátthêu về hậu quả ngoại tình. Tại sao việc người chồng rẫy bỏ vợ lại làm nàng trở thành kẻ ngoại tình? Ta có thể tìm được câu trả lời có vẻ rõ ràng nhờ xem sét các chọn lựa người vợ bị rẫy bỏ thời Chúa Giêsu có thể có. Không chọn lựa nào trong số ấy hấp dẫn cả. Nàng có thể trở thành đầy tớ cho một ai đó (và do đó tương đương như nô lệ). Nàng có thể trở về nhà cha mình, hay nhà anh em trai của nàng nếu cha nàng đã qua đời, và sống tại đó trong thân phận khó xử gần như góa bụa. Hay nàng có thể trở thành gái điếm (và phạm tội ngoại tình như Chúa Giêsu đã cảnh cáo?). Nếu đó là điều, theo Mátthêu, Chúa Giêsu có ý nói đến, thì hẳn ông cũng muốn Ngài nói rằng các hậu quả đáng buồn ấy sẽ không có nếu anh ta xua đuổi nàng vì nàng có điều pornéia, bất luận cái tác phong tính dục không đẹp ấy có nghĩa gì. Không phải vì người chồng, khi làm thế, đã đẩy vợ tới tác phong sống như gái điếm, nhưng vì điều pornéia kia, khi xẩy ra trong thời gian sống chung với nhau như vợ chồng, đã giữ cho việc anh ta xua đuổi vợ không biến nàng thành gái điếm dù nàng có rơi xuống thân phận ấy. Nói tóm lại, nàng đã trở thành gái điếm rồi.
Lối giải thích này có vẻ gượng ép. Nhưng nó đã được đưa ra làm yếu tố giải nghĩa điều pornéia nơi người vợ xẩy ra trong thời gian hôn nhân, nghĩa là để chỉ sự ngoại tình. Có lẽ lối giải thích hiện đại vừa chính xác hơn vừa đơn giản hơn, cho rằng Chúa Giêsu nhìn nhận điều thực sự đang xẩy ra trong dân chúng, nghĩa là phần nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết các bà vợ bị xua đuổi ấy đều tái hôn, và họ làm thế là vì đó là giải pháp đỡ đau lòng nhất đối với họ. Tuy nhiên, Ngài vẫn coi cuộc hôn nhân thứ hai của họ là ngoại tình, và người chồng từng xua đuổi các bà vợ ấy chính là những người hợp tác chủ chốt vào việc ngoại tình ấy.
Hay lối giải thích đơn giản hơn cả có thể là: câu “…là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình” không phải là lời của Chúa Giêsu nói mà là do Mátthêu thêm vào. Trong bốn phiên bản Nhất Lãm thuật lại giáo huấn của Chúa Giêsu, chỉ có Mt 5:31 có câu đó. Ngay phiên bản có tính trình thuật của ông ở chương 19 cũng không có câu này.
(18) Câu phán cuối cùng này giống hệt phiên bản về nó trong Bài Giảng Trên Núi. Nhưng nó lược bỏ mệnh đề thứ hai, có tính cân bằng hóa, trong giáo huấn Trên Núi: “… và ai cưới người đàn bà bị rẫy cũng phạm tội ngoại tình”.
(19) Hai lý do mạnh nhất khiến ta kết luận rằng chính soạn giả phúc âm Mátthêu đã tạo ra và thêm câu này vào là: thứ nhất, câu ấy không có cả trong Máccô lẫn Luca, còn thánh Phaolô thì không lưu ý gì tới phần ‘ngoại trừ’ được đưa ra trong câu ấy. Thứ hai, soạn giả phúc âm Mátthêu thường có thói quen thêm lời của mình vào các lời Chúa Giêsu phán. Ông thêm vào hai lời cầu xin nữa trong Kinh lạy Cha ở 6:10b, 13b (so sánh với Luca 11:2-4). Ông cũng thêm một, hai mối nữa vào các Mối Phúc Thật ở 5:3a, 6a (so sánh với Luca 6:20b-21). Ngoài ra ông còn mở rộng lời thánh Phêrô tuyên xưng tư cách đấng được Xức Dầu của Chúa Kitô và thêm vào lời Chúa Giêsu trả lời cho thánh Phêrô, ở 16:16-19 (so sánh với Máccô 8:29). Ta cũng hãy so sánh Mt 13:12b với Mc 4:25 và Luca 8:18; Mátthêu 25:29 với Luca 14:26.
(20) Hạn từ pornéia lẽ dĩ nhiên cũng xuất hiện ở nơi khác trong Tân Ước. Nó ám chỉ loạn luân tại 1Cor 5:1; chỉ đĩ điếm hay đi thăm đĩ tại 1Cor 6:13; chỉ tác phong dâm dật nói chung tại 2Cor, Cl 3:5 và Eph 5:3. Tại Cv 15:20, 29, hình như nó ám chỉ đến cuộc hôn nhân hay giao hợp tính dục với họ hàng gần, có lẽ ở cấp hay đời được Lv 18 nhắc đến. Mátthêu chỉ sử dụng nó một lần nữa tại 15:19, trong đó, ông liệt kê nó cùng lúc với các hành vi xấu xa khác như sát nhân và ngoại tình. Hiển nhiên, đây là một hạn từ chỉ chung bất cứ hành vi tính dục lăng loàn nào của một trong hai người phối ngẫu.
(21) Sách Dã Dẫn, các trang 17-18
(22) Sách Đã Dẫn, các trang 213-223
(23) Strack và Billerbeck (trong Deutsches Worterbuch Zur Neutestamentlichen Wissenschaft Aus Talmud Und Midrasch, I,806) trích dẫn Talmud rằng hoạn quan cũng giống như người đàn bà hiếm muộn: bà ấy trở thành hiếm muộn do bàn tay Thiên Chúa thế nào, thì anh ta cũng thế. Số phận không may phải làm hoạn quan chính là nỗi khổ lập gia đình mà không có con cái này.
(24) Trong phiên bản Máccô về cuộc đụng độ với Biệt Phái, Chúa Giêsu hành xử ra sao thì ở đây Ngài cũng thách thức luật Do Thái một cách nghiêm chỉnh như thế. Vì nếu dạy rằng người chồng phải tiếp tục sống với người vợ không sinh con và hiếm muộn, không được rẫy bỏ nàng dù là sau 10 năm, theo quan điểm của Jebamoth (6:6) là chống lại chính lề luật.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 22/09/2008
ĐẠO HÀI HÒA
Đại sư xưa nay vốn không mấy chú trọng truyền thống và nếp cũ.
Có một hồi, đệ tử và con gái của ông ta phát sinh tranh cãi, đệ tử vẫn cứ một mực nhấn mạnh: phụ nữ chỉ cần tùng phục quyết định của chồng mình, thì coi như là đã thực hiện trách nhiệm tôn giáo của họ rồi.
Đại sư công khai ủng hộ lập trường của con gái mình.
Đệ tử của ông ta rất là kinh ngạc với sư phụ đức cao vọng trọng của mình. Đại sư nói với đệ tử: “Con phải hiểu, cuộc sống thì giống như một bản nhạc, là do cảm nhận và trực giác mà cấu tạo thành, chứ không dựa vào pháp luật và trách nhiệm.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Pháp luật làm cho xã hội trở nên có trật tự và con người có trách nhiệm liên đới với nhau hơn; những nếp cũ và truyền thống thì luôn luôn trở thành bản sắc độc đáo của mỗi dân tộc và là niềm tự hào của họ. Tuy nhiên, pháp luật và truyền thống nếp cũ sẽ trở thành lố bịch, khi người ta lạm dụng nó để mưu ích lợi riêng cho cá nhân mình.
Cuộc sống như là một bản nhạc được viết lên từ cảm hứng trực giác tích lũy được trong lao động, chứ không được viết lên bởi những luật lệ cứng nhắc, bởi vì cảm hứng như là con diều được tung bay trên cao là nhờ gió trực giác thổi vào. Cho nên, sống mà không có cảm hứng thì chỉ là một thây ma biết nhúc nhích; sống mà không có trực giác để cảm nghiệm, thì chẳng khác gì người máy hoạt động được là nhờ chương trình cài sẵn trong bộ nhớ của nó.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu như là một bản thánh ca du dương nâng tâm hồn họ lên tới Chúa, họ như là một bản nhạc được viết lên bởi những quy tắc luật lệ và truyền thống riêng của âm nhạc. Cho nên, cuộc sống của họ đã trở thành những bài ca ca ngợi Thiên Chúa, và gắn bó với tha nhân trong cuộc sống chứng nhân của mình.
Đó chính là con đường hài hòa, bình an, hạnh phúc mà Chúa Giê-su đã dạy: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa...”(Mt 5, 9)
Cuộc sống của mỗi người là một bản nhạc, hay hoặc dở là do bản thân của mỗi người trình diễn.
Ai hiểu được thì thực hành...
N2T |
Đại sư xưa nay vốn không mấy chú trọng truyền thống và nếp cũ.
Có một hồi, đệ tử và con gái của ông ta phát sinh tranh cãi, đệ tử vẫn cứ một mực nhấn mạnh: phụ nữ chỉ cần tùng phục quyết định của chồng mình, thì coi như là đã thực hiện trách nhiệm tôn giáo của họ rồi.
Đại sư công khai ủng hộ lập trường của con gái mình.
Đệ tử của ông ta rất là kinh ngạc với sư phụ đức cao vọng trọng của mình. Đại sư nói với đệ tử: “Con phải hiểu, cuộc sống thì giống như một bản nhạc, là do cảm nhận và trực giác mà cấu tạo thành, chứ không dựa vào pháp luật và trách nhiệm.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Pháp luật làm cho xã hội trở nên có trật tự và con người có trách nhiệm liên đới với nhau hơn; những nếp cũ và truyền thống thì luôn luôn trở thành bản sắc độc đáo của mỗi dân tộc và là niềm tự hào của họ. Tuy nhiên, pháp luật và truyền thống nếp cũ sẽ trở thành lố bịch, khi người ta lạm dụng nó để mưu ích lợi riêng cho cá nhân mình.
Cuộc sống như là một bản nhạc được viết lên từ cảm hứng trực giác tích lũy được trong lao động, chứ không được viết lên bởi những luật lệ cứng nhắc, bởi vì cảm hứng như là con diều được tung bay trên cao là nhờ gió trực giác thổi vào. Cho nên, sống mà không có cảm hứng thì chỉ là một thây ma biết nhúc nhích; sống mà không có trực giác để cảm nghiệm, thì chẳng khác gì người máy hoạt động được là nhờ chương trình cài sẵn trong bộ nhớ của nó.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu như là một bản thánh ca du dương nâng tâm hồn họ lên tới Chúa, họ như là một bản nhạc được viết lên bởi những quy tắc luật lệ và truyền thống riêng của âm nhạc. Cho nên, cuộc sống của họ đã trở thành những bài ca ca ngợi Thiên Chúa, và gắn bó với tha nhân trong cuộc sống chứng nhân của mình.
Đó chính là con đường hài hòa, bình an, hạnh phúc mà Chúa Giê-su đã dạy: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa...”(Mt 5, 9)
Cuộc sống của mỗi người là một bản nhạc, hay hoặc dở là do bản thân của mỗi người trình diễn.
Ai hiểu được thì thực hành...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 22/09/2008
N2T |
39. Nếu ai không cầu nguyện thì không thể đạt tới mức độ cao quý của tu đức.
(Thánh Aloysius Gonzaga)Người vâng lời đích thực
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
20:58 22/09/2008
CHÚA NHẬT 26 THUỜNG NIÊN A
Mt 21, 28 – 32
Đối với Thiên Chúa sự trung tín, lòng chân thành và sự công chính thánh thiện không chỉ được nằm trên đầu môi chóp lưỡi mà phải được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Tin Mừng hôm nay và hai bài đọc cho chúng ta thấy rõ ai là người thực hiện ý của cha mình và ai là người chỉ có hứa suông hứa cuội. Tin Mừng Mt 21,28 – 32 cho biết người làm vừa lòng cha là người vâng lời và thực hiện lời của cha, chứ không phải chỉ hứa làm mà không làm theo ý của cha.
Ý TƯỞNG CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT HÔM NAY:
Ngôn sứ Ê-dê-kiên trong đoạn 18, 25-28 viết: tư tưởng và đường lối của con người không phải là tư tưởng và đường lối của Chúa. Đường của Chúa và việc Ngài hành động hoàn toàn công minh chính trực. Ngôn sứ Ê-dê-kiên nói rằng “ người con vâng lời là người con làm theo ý của cha. Thiên Chúa là cha chúng ta và chúng ta là con của Ngài. Do đó, Ngài gọi con người, mời gọi chúng ta đi theo con đường của Ngài. Thiên Chúa còn mời gọi kẻ gian ác quay trở về, bỏ đường gian ác mà đi theo đường công minh chính trực thì Ngài sẽ cứu họ ban cho họ sự sống, họ không phải chết. Vị ngôn sứ còn nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi người và đề cao sự hoán cải của con người. Và để làm rõ tư tưởng của ngôn sứ Ê-dê-kiên, thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philip 2, 1-11 đã kêu gọi cộng đoàn Philip hãy hợp nhất với nhau bởi vì Chúa Kitô, là Con Thiên Chúa đã hiến thân vì phần rỗi con người. Đó là tấm gương mà mỗi người Kitô hữu chúng ta phải bắt chước quên mình để phục vụ tha nhân, phục vụ anh em. Thánh Phaolô đã viết:” Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu. Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự “ ( Pl 2, 5 – 8 ). Chính vì thế, người con vâng lời phải có thái độ khiêm tốn, quên mình, chỉ biết triệt để phục vụ và vâng lời thực thi ý của cha cho đến hy sinh chính mạng sống của mình. Bài Tin Mừng của thánh Matthêu làm nổi bật ý nghĩa bài đọc I và bài đọc II. Thánh Matthêu trình bầy dụ ngôn hai người con, Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến việc vâng phục ý của cha và thực thi ý của cha. Thánh sử cho đây là điều kiện thiết yếu để đạt được Nước Trời, có Chúa làm gia nghiệp.
Ý NGHĨA CHÍNH YẾU CỦA ĐOẠN TIN MỪNG Mt 21, 28 – 32:
Trình thuật cho hay cả hai người con đều được cha mời gọi làm việc cho cha trong vườn nho. Người cha cũng hoàn toàn bầy tỏ cho hai người con biết họ đều là con của cha. Điểm khác biệt ở đây là người con có làm hay không làm việc theo ý của người cha. Thiên Chúa luôn yêu thương mọi người, không loại trừ bất cứ ai dù họ là người Do Thái hay người ngoại. Ngài muốn cứu độ mọi người nhưng con người có được cứu hay không là do mỗi người có làm theo ý của cha hay không làm theo ý của cha. Dụ ngôn này được áp dụng cho hai hạng người Do Thái. Một hạng người cho mình là công chính, thánh thiện, đạo đức vì họ giữ tỉ mỉ mọi lề luật như may dài tua áo, tay đeo thẻ kinh, đi đâu cũng muốn cho người khác gọi mình là thầy, là bậc thông thái vv…Đó là người Pharisiêu, Kinh sư, các thầy thông luật, biệt phái. Hạng người khác bị loại vào hạng thu thuế, tội lỗi, nghèo hèn. Dụ ngôn này người con thứ nhất được coi như hạng thu thuế, tội lỗi, gái điếm. Họ bị đẩy ra khỏi lề xã hội, bị khinh miệt. Tuy nhiên, họ đã thành tâm thống hối, quay trở về với Thiên Chúa. Chính vì vậy, Chúa đã nói một câu làm những người Pharisiêu, biệt phái, thông luật cảm thấy trơ trẽn, kinh ngạc: ” Tôi bảo thật các ông; những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông “( Mt 21, 31 ). Chúa Giêsu ám chỉ người con thứ hai là các thượng tế và kỳ mục. Họ tự cao, tự đại cho mình là công chính nên họ đã không được vào Nước Trời. Tệ hơn nữa, họ không tin Đức Kitô là Con của Thiên Chúa được sai đến trần gian để cứu độ trần gian. Như thế, Nước Thiên Chúa thuộc về những người có lòng tin. Tin vào Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô đã được Thiên Chúa cha sai tới trần gian để cứu độ gian trần.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Chúa Giêsu đã làm gương cho con người, cho loài người, cho mỗi người. Người không bao giờ rao giảng điều gì mà Người đã không thực hiện trước. Lời của Người là lời hằng sống. Lời nói và việc làm của Người luôn đi đôi với nhau. Giữa cuộc sống của Chúa và lời nói của Người không bao giờ có khoảng cách. Còn các kinh sư, biệt phái, thượng tế, họ nói nhiều mà không làm. Ngôn hành bất nhất. Do đó, Chúa nói với các môn đệ và chúng ta: ” Ngôn hành phải đi đôi với nhau “. Nói mà không làm giống như đứa con thứ hai trong dụ ngôn sẽ bị Chúa loại trừ. Trong đời sống thường ngày, chúng ta hãy bắt chước Chúa: ” …Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc “( Ga 5, 17 ) hoặc nói như thánh Giacôbê: ” Đức tin không có việc làm là đức tin chết “ ( Gc 2, 26 ). Chúa Giêsu luôn thi hành thánh ý cha:” Lạy cha nếu được thì xin cho con khỏi uống chén này, nhưng đừng theo ý con mà theo ý của cha mà thôi “. Chúa luôn nói:” Không phải những ai kêu lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời đâu, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy “ ( Mt 7, 21 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn hiểu rằng lắng nghe lời của Chúa không chưa đủ, mà còn phải làm theo ý của Chúa “. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1. Tại sao người con thứ nhất lại được Chúa chấp nhận ?
2. Người con thứ hai tượng trưng cho hạng người nào ?
3. Lắng nghe lời của Chúa không đã đủ chưa ? “. Phải làm gì ?
4. Nước Trời thuộc về ai ?
5. Tại sao Chúa Giêsu lại thích đồng bàn với những người thu thuế, những kẻ tội lỗi ?
Mt 21, 28 – 32
Đối với Thiên Chúa sự trung tín, lòng chân thành và sự công chính thánh thiện không chỉ được nằm trên đầu môi chóp lưỡi mà phải được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Tin Mừng hôm nay và hai bài đọc cho chúng ta thấy rõ ai là người thực hiện ý của cha mình và ai là người chỉ có hứa suông hứa cuội. Tin Mừng Mt 21,28 – 32 cho biết người làm vừa lòng cha là người vâng lời và thực hiện lời của cha, chứ không phải chỉ hứa làm mà không làm theo ý của cha.
Ý TƯỞNG CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT HÔM NAY:
Ngôn sứ Ê-dê-kiên trong đoạn 18, 25-28 viết: tư tưởng và đường lối của con người không phải là tư tưởng và đường lối của Chúa. Đường của Chúa và việc Ngài hành động hoàn toàn công minh chính trực. Ngôn sứ Ê-dê-kiên nói rằng “ người con vâng lời là người con làm theo ý của cha. Thiên Chúa là cha chúng ta và chúng ta là con của Ngài. Do đó, Ngài gọi con người, mời gọi chúng ta đi theo con đường của Ngài. Thiên Chúa còn mời gọi kẻ gian ác quay trở về, bỏ đường gian ác mà đi theo đường công minh chính trực thì Ngài sẽ cứu họ ban cho họ sự sống, họ không phải chết. Vị ngôn sứ còn nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi người và đề cao sự hoán cải của con người. Và để làm rõ tư tưởng của ngôn sứ Ê-dê-kiên, thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philip 2, 1-11 đã kêu gọi cộng đoàn Philip hãy hợp nhất với nhau bởi vì Chúa Kitô, là Con Thiên Chúa đã hiến thân vì phần rỗi con người. Đó là tấm gương mà mỗi người Kitô hữu chúng ta phải bắt chước quên mình để phục vụ tha nhân, phục vụ anh em. Thánh Phaolô đã viết:” Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu. Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự “ ( Pl 2, 5 – 8 ). Chính vì thế, người con vâng lời phải có thái độ khiêm tốn, quên mình, chỉ biết triệt để phục vụ và vâng lời thực thi ý của cha cho đến hy sinh chính mạng sống của mình. Bài Tin Mừng của thánh Matthêu làm nổi bật ý nghĩa bài đọc I và bài đọc II. Thánh Matthêu trình bầy dụ ngôn hai người con, Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến việc vâng phục ý của cha và thực thi ý của cha. Thánh sử cho đây là điều kiện thiết yếu để đạt được Nước Trời, có Chúa làm gia nghiệp.
Ý NGHĨA CHÍNH YẾU CỦA ĐOẠN TIN MỪNG Mt 21, 28 – 32:
Trình thuật cho hay cả hai người con đều được cha mời gọi làm việc cho cha trong vườn nho. Người cha cũng hoàn toàn bầy tỏ cho hai người con biết họ đều là con của cha. Điểm khác biệt ở đây là người con có làm hay không làm việc theo ý của người cha. Thiên Chúa luôn yêu thương mọi người, không loại trừ bất cứ ai dù họ là người Do Thái hay người ngoại. Ngài muốn cứu độ mọi người nhưng con người có được cứu hay không là do mỗi người có làm theo ý của cha hay không làm theo ý của cha. Dụ ngôn này được áp dụng cho hai hạng người Do Thái. Một hạng người cho mình là công chính, thánh thiện, đạo đức vì họ giữ tỉ mỉ mọi lề luật như may dài tua áo, tay đeo thẻ kinh, đi đâu cũng muốn cho người khác gọi mình là thầy, là bậc thông thái vv…Đó là người Pharisiêu, Kinh sư, các thầy thông luật, biệt phái. Hạng người khác bị loại vào hạng thu thuế, tội lỗi, nghèo hèn. Dụ ngôn này người con thứ nhất được coi như hạng thu thuế, tội lỗi, gái điếm. Họ bị đẩy ra khỏi lề xã hội, bị khinh miệt. Tuy nhiên, họ đã thành tâm thống hối, quay trở về với Thiên Chúa. Chính vì vậy, Chúa đã nói một câu làm những người Pharisiêu, biệt phái, thông luật cảm thấy trơ trẽn, kinh ngạc: ” Tôi bảo thật các ông; những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông “( Mt 21, 31 ). Chúa Giêsu ám chỉ người con thứ hai là các thượng tế và kỳ mục. Họ tự cao, tự đại cho mình là công chính nên họ đã không được vào Nước Trời. Tệ hơn nữa, họ không tin Đức Kitô là Con của Thiên Chúa được sai đến trần gian để cứu độ trần gian. Như thế, Nước Thiên Chúa thuộc về những người có lòng tin. Tin vào Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô đã được Thiên Chúa cha sai tới trần gian để cứu độ gian trần.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Chúa Giêsu đã làm gương cho con người, cho loài người, cho mỗi người. Người không bao giờ rao giảng điều gì mà Người đã không thực hiện trước. Lời của Người là lời hằng sống. Lời nói và việc làm của Người luôn đi đôi với nhau. Giữa cuộc sống của Chúa và lời nói của Người không bao giờ có khoảng cách. Còn các kinh sư, biệt phái, thượng tế, họ nói nhiều mà không làm. Ngôn hành bất nhất. Do đó, Chúa nói với các môn đệ và chúng ta: ” Ngôn hành phải đi đôi với nhau “. Nói mà không làm giống như đứa con thứ hai trong dụ ngôn sẽ bị Chúa loại trừ. Trong đời sống thường ngày, chúng ta hãy bắt chước Chúa: ” …Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc “( Ga 5, 17 ) hoặc nói như thánh Giacôbê: ” Đức tin không có việc làm là đức tin chết “ ( Gc 2, 26 ). Chúa Giêsu luôn thi hành thánh ý cha:” Lạy cha nếu được thì xin cho con khỏi uống chén này, nhưng đừng theo ý con mà theo ý của cha mà thôi “. Chúa luôn nói:” Không phải những ai kêu lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời đâu, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy “ ( Mt 7, 21 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn hiểu rằng lắng nghe lời của Chúa không chưa đủ, mà còn phải làm theo ý của Chúa “. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1. Tại sao người con thứ nhất lại được Chúa chấp nhận ?
2. Người con thứ hai tượng trưng cho hạng người nào ?
3. Lắng nghe lời của Chúa không đã đủ chưa ? “. Phải làm gì ?
4. Nước Trời thuộc về ai ?
5. Tại sao Chúa Giêsu lại thích đồng bàn với những người thu thuế, những kẻ tội lỗi ?
Top Stories
Vietnam: Hanoï hausse le ton contre les catholiques
Journal La Croix
20:19 22/09/2008
HANOI, 22 sept 2008 (AFP) - Les autorités de Hanoï ont haussé le ton contre les catholiques, qui réclament la restitution de terrains saisis par les communistes, en lançant un avertissement formel à l'archevêque de la capitale vietnamienne, rapporte lundi la presse locale.
Le quotidien de la "police du peuple", Cong An Nhan Dan, cite le président du comité populaire (mairie) de Hanoï ordonnant à Mgr Ngo Quang Kiet d'"immédiatement arrêter les activités qui violent la loi".
Selon le journal, le maire de la capitale demande à l'archevêque de "prendre ses responsabilités pour demander aux dignitaires et fidèles catholiques de respecter la loi" et ne pas "organiser d'activités religieuses illégales". Il lui interdit "d'organiser des activités (...) de propagande" diffamante.
Les catholiques ont défié les autorités vietnamiennes tout le week-end, en priant par centaines à Hanoï à l'issue de messes devant des barrages de police qui bloquaient l'accès à un terrain revendiqué par l'Eglise et sur lequel la construction d'un parc public a débuté.
Les catholiques sont engagés dans un bras de fer avec le régime pour récupérer des terrains abandonnés aux communistes après le départ des colonisateurs français en 1954. Et le conflit s'est intensifié la semaine dernière avec le début des travaux du parc sur le site de l'ancienne délégation apostolique.
Situé en plein coeur touristique de la capitale, près de la cathédrale, ce terrain est l'un des plus symboliques de ceux que revendique l'Eglise. Dénonçant vendredi un acte "illégal" des autorités vietnamiennes, l'archevêque de Hanoï avait d'ailleurs prévenu que les catholiques ne lâcheraient pas prise.
Les autorités de la capitale reprochent à l'archêque d'avoir encouragé les paroissiens à réclamer le terrain, pourtant selon Hanoï cédé de son propre chef par l'Eglise à l'Etat dans les années 60, affirme Vietnam News, quotidien en langue anglaise de l'Agence vietnamienne d'information (AVI, officielle).
Plusieurs quotidiens tirent à boulets rouges lundi sur Mgr Ngo Quang Kiet.
An Ninh Thu Do, le quotidien des forces de sécurité de la capitale, lui reproche d'avoir "délibérément sapé la grande unité nationale".
"L'archevêque Ngo Quang Kiet doit porter la principale responsabilité des informations qui ont déformé la vérité, calomnié et humilié les autorités", estime le quotidien. "C'est un comportement qui viole sérieusement les lois et doit être dûment puni selon la loi".
Cong An Nhan Dan accuse "certains dignitaires catholiques" d'avoir "politisé" l'affaire de l'ancienne délégation, contre "les intérêts nationaux". "Notre Etat respecte toujours la liberté religieuse de ses citoyens, mais cette liberté doit s'exercer dans le cadre de la loi", poursuit le journal.
(Source: Journal LA CROIX le 22.09.2008 (France)
Le quotidien de la "police du peuple", Cong An Nhan Dan, cite le président du comité populaire (mairie) de Hanoï ordonnant à Mgr Ngo Quang Kiet d'"immédiatement arrêter les activités qui violent la loi".
Selon le journal, le maire de la capitale demande à l'archevêque de "prendre ses responsabilités pour demander aux dignitaires et fidèles catholiques de respecter la loi" et ne pas "organiser d'activités religieuses illégales". Il lui interdit "d'organiser des activités (...) de propagande" diffamante.
Les catholiques ont défié les autorités vietnamiennes tout le week-end, en priant par centaines à Hanoï à l'issue de messes devant des barrages de police qui bloquaient l'accès à un terrain revendiqué par l'Eglise et sur lequel la construction d'un parc public a débuté.
Les catholiques sont engagés dans un bras de fer avec le régime pour récupérer des terrains abandonnés aux communistes après le départ des colonisateurs français en 1954. Et le conflit s'est intensifié la semaine dernière avec le début des travaux du parc sur le site de l'ancienne délégation apostolique.
Situé en plein coeur touristique de la capitale, près de la cathédrale, ce terrain est l'un des plus symboliques de ceux que revendique l'Eglise. Dénonçant vendredi un acte "illégal" des autorités vietnamiennes, l'archevêque de Hanoï avait d'ailleurs prévenu que les catholiques ne lâcheraient pas prise.
Les autorités de la capitale reprochent à l'archêque d'avoir encouragé les paroissiens à réclamer le terrain, pourtant selon Hanoï cédé de son propre chef par l'Eglise à l'Etat dans les années 60, affirme Vietnam News, quotidien en langue anglaise de l'Agence vietnamienne d'information (AVI, officielle).
Plusieurs quotidiens tirent à boulets rouges lundi sur Mgr Ngo Quang Kiet.
An Ninh Thu Do, le quotidien des forces de sécurité de la capitale, lui reproche d'avoir "délibérément sapé la grande unité nationale".
"L'archevêque Ngo Quang Kiet doit porter la principale responsabilité des informations qui ont déformé la vérité, calomnié et humilié les autorités", estime le quotidien. "C'est un comportement qui viole sérieusement les lois et doit être dûment puni selon la loi".
Cong An Nhan Dan accuse "certains dignitaires catholiques" d'avoir "politisé" l'affaire de l'ancienne délégation, contre "les intérêts nationaux". "Notre Etat respecte toujours la liberté religieuse de ses citoyens, mais cette liberté doit s'exercer dans le cadre de la loi", poursuit le journal.
(Source: Journal LA CROIX le 22.09.2008 (France)
A Hanoi, sous l’œil indifférent de la police, de jeunes communistes accompagnés de voyous mènent une opération de provocation contre la paroisse de Thai Ha
Eglises d'Asie
20:45 22/09/2008
A Hanoi, sous l’œil indifférent de la police, de jeunes communistes accompagnés de voyous mènent une opération de provocation contre la paroisse de Thai Ha
Dans la soirée et la nuit du 21 septembre, une opération de provocation, accompagnée de menaces de mort, de coups ayant entraîné des blessures, de destructions matérielles, a été conduite contre les religieux rédemptoristes, les catholiques et les lieux de culte de la paroisse de Thai Ha. L’agression a débuté à partir de 18 heures et s’est terminée aux alentours de 2 heures du matin par le blocus de tout le quartier. Elle a été essentiellement le fait d’un groupe de 500 jeunes, les uns en uniforme bleu des membres des Jeunesses communistes (1), les autres ayant toutes les apparences de voyous. Les forces de police, très nombreuses, ont laissé faire.
En ce dimanche 21 septembre, les catholiques étaient venus si nombreux à la paroisse de Thai Ha qu’à chacune des six messes célébrées ce jour-là, une partie des fidèles a dû rester sur le parvis de l’église. Comme à l’accoutumée, l’assistance s’était ensuite rendue en procession sur le lieu de culte marial installé sur le terrain de la paroisse accaparé par l’Etat, pour y prier et se recueillir. Une centaine d’agents de la gendarmerie mobile était sur les lieux. Dans l’après-midi, un groupe de 200 membres des Jeunesses communistes en uniforme, chantant des chants communistes, a fait son apparition sur les lieux. A 18 heures, ils se tenaient en file le long du chemin jouxtant le sanctuaire. A côté d’eux, se tenaient d’autres jeunes buvant de l’alcool et manifestement ivres. Ils injuriaient les fidèles obligés de passer par cette route. Certains ont craché au visage des catholiques et les ont frappés. Les prêtres empruntant cette même route ont subi le même traitement. Aux alentours de 23 heures, les agresseurs sont allés renverser les tentes occupées par les gardiennes du sanctuaire. Une femme a été sérieusement blessée et transportée à l’église pour y être soignée. Les jeunes s’en sont pris alors à tous les passants. Peu à peu, la tension est montée.
A 23 h 30, les agresseurs, à savoir les jeunes en uniforme et les voyous, sont au nombre de 500. Les prêtres rédemptoristes conseillent à la foule se disperser, mais il reste des fidèles dans l’église et dans le lieu de culte marial. Le système téléphonique est entièrement paralysé. Les agresseurs sont rassemblés devant l’église menaçant de défoncer les portes. Ils jettent des pierres à l’intérieur. Le couvent des rédemptoristes est encerclé. La police se tient à l’écart sans rien faire. Les perturbateurs hurlent devant la porte du couvent: « A mort, à mort, à mort l’archevêque Kiêt ! ». « A mort le prêtre Phung ! » (supérieur de la communauté rédemptoristes de Thai Ha). Mais les portes sont fermées et les religieux ne se montrent pas.
Les observateurs l’ont constaté, des témoins l’ont souligné: les gendarmes mobiles, très nombreux, encerclant les lieux, ont regardé la scène d’un œil indifférent, pour ne pas dire bienveillant. Selon le communiqué du secrétariat provincial des rédemptoristes, à 2 heures du matin le calme était revenu. Mais toutes les routes menant à l’église et au couvent des religieux étaient bloquées. Des gendarmes postés à tous les carrefours interdisaient le passage aux fidèles voulant se rendre sur les lieux.
Depuis le début des manifestations de prière au mois de janvier de cette année dans la paroisse des rédemptoristes, plusieurs provocations ont déjà eu lieu. Le 31 août, des gaz lacrymogènes avaient été utilisés à un certain endroit du sanctuaire. Le recours aux voyous est une méthode de répression classique des autorités communistes. Ces dernières années, elle a été employée à plusieurs reprises contre des militants démocratiques.
(1) C’est ainsi que les désigne un communiqué du secrétariat provincial des rédemptoristes paru dans la matinée du 22 septembre. D’autres dépêches de VietCatholic News les appellent « les jeunes étudiants volontaires ».
(Source: Eglises d'Asie, 22 septembre 2008)
Dans la soirée et la nuit du 21 septembre, une opération de provocation, accompagnée de menaces de mort, de coups ayant entraîné des blessures, de destructions matérielles, a été conduite contre les religieux rédemptoristes, les catholiques et les lieux de culte de la paroisse de Thai Ha. L’agression a débuté à partir de 18 heures et s’est terminée aux alentours de 2 heures du matin par le blocus de tout le quartier. Elle a été essentiellement le fait d’un groupe de 500 jeunes, les uns en uniforme bleu des membres des Jeunesses communistes (1), les autres ayant toutes les apparences de voyous. Les forces de police, très nombreuses, ont laissé faire.
En ce dimanche 21 septembre, les catholiques étaient venus si nombreux à la paroisse de Thai Ha qu’à chacune des six messes célébrées ce jour-là, une partie des fidèles a dû rester sur le parvis de l’église. Comme à l’accoutumée, l’assistance s’était ensuite rendue en procession sur le lieu de culte marial installé sur le terrain de la paroisse accaparé par l’Etat, pour y prier et se recueillir. Une centaine d’agents de la gendarmerie mobile était sur les lieux. Dans l’après-midi, un groupe de 200 membres des Jeunesses communistes en uniforme, chantant des chants communistes, a fait son apparition sur les lieux. A 18 heures, ils se tenaient en file le long du chemin jouxtant le sanctuaire. A côté d’eux, se tenaient d’autres jeunes buvant de l’alcool et manifestement ivres. Ils injuriaient les fidèles obligés de passer par cette route. Certains ont craché au visage des catholiques et les ont frappés. Les prêtres empruntant cette même route ont subi le même traitement. Aux alentours de 23 heures, les agresseurs sont allés renverser les tentes occupées par les gardiennes du sanctuaire. Une femme a été sérieusement blessée et transportée à l’église pour y être soignée. Les jeunes s’en sont pris alors à tous les passants. Peu à peu, la tension est montée.
A 23 h 30, les agresseurs, à savoir les jeunes en uniforme et les voyous, sont au nombre de 500. Les prêtres rédemptoristes conseillent à la foule se disperser, mais il reste des fidèles dans l’église et dans le lieu de culte marial. Le système téléphonique est entièrement paralysé. Les agresseurs sont rassemblés devant l’église menaçant de défoncer les portes. Ils jettent des pierres à l’intérieur. Le couvent des rédemptoristes est encerclé. La police se tient à l’écart sans rien faire. Les perturbateurs hurlent devant la porte du couvent: « A mort, à mort, à mort l’archevêque Kiêt ! ». « A mort le prêtre Phung ! » (supérieur de la communauté rédemptoristes de Thai Ha). Mais les portes sont fermées et les religieux ne se montrent pas.
Les observateurs l’ont constaté, des témoins l’ont souligné: les gendarmes mobiles, très nombreux, encerclant les lieux, ont regardé la scène d’un œil indifférent, pour ne pas dire bienveillant. Selon le communiqué du secrétariat provincial des rédemptoristes, à 2 heures du matin le calme était revenu. Mais toutes les routes menant à l’église et au couvent des religieux étaient bloquées. Des gendarmes postés à tous les carrefours interdisaient le passage aux fidèles voulant se rendre sur les lieux.
Depuis le début des manifestations de prière au mois de janvier de cette année dans la paroisse des rédemptoristes, plusieurs provocations ont déjà eu lieu. Le 31 août, des gaz lacrymogènes avaient été utilisés à un certain endroit du sanctuaire. Le recours aux voyous est une méthode de répression classique des autorités communistes. Ces dernières années, elle a été employée à plusieurs reprises contre des militants démocratiques.
(1) C’est ainsi que les désigne un communiqué du secrétariat provincial des rédemptoristes paru dans la matinée du 22 septembre. D’autres dépêches de VietCatholic News les appellent « les jeunes étudiants volontaires ».
(Source: Eglises d'Asie, 22 septembre 2008)
Bishop Brown has written a letter of support to Archbishop Kiet
Diocese of Orange
22:23 22/09/2008
On Behalf Of Marywood Center
Sent: Monday, September 22, 2008 3:58 PM
Cc: # Executive Committee
Subject: Prayers for Hanoi
Importance: High
THIS MESSAGE IS BEING SENT TO ALL PRIESTS, PASTORS, AND ADMINISTRATORS
Please see the attached and below regarding prayers for Hanoi, from the Office of Fr. Mike Heher, Vicar General.
Again there is conflict in Hanoi between the government and the Archdiocese over the property and building that had been the location of the Vatican Nunciature. It is a serious matter. Please see the following link for more details.
http://vietcatholic.net/News/Html/58922.htm
Bishop Brown has asked that prayers begin to be said on behalf of our sister diocese. Attached are two options. One is a prayer that the faithful can say outside of the liturgy. The other is a petition which can be added to the general intercessions at Mass. These prayers are short so I am hoping that you will be able to translate them into the appropriate languages. (And, if you do, please forward a copy to me so I can make it available to others.)
Bishop Brown has written a letter of support to Archbishop Kiet. He has also been in contact with our own National Bishops’ Conference who, in turn, is in contact with the Vatican about this matter. Father Tuan is keeping tabs on the state of affairs as it takes place through email contact with the Archbishop’s secretary. We will try to keep you informed as we receive information.
In the Lord,
Fr. Mike Heher
Vicar General
Sent: Monday, September 22, 2008 3:58 PM
Cc: # Executive Committee
Subject: Prayers for Hanoi
Importance: High
THIS MESSAGE IS BEING SENT TO ALL PRIESTS, PASTORS, AND ADMINISTRATORS
Please see the attached and below regarding prayers for Hanoi, from the Office of Fr. Mike Heher, Vicar General.
Again there is conflict in Hanoi between the government and the Archdiocese over the property and building that had been the location of the Vatican Nunciature. It is a serious matter. Please see the following link for more details.
http://vietcatholic.net/News/Html/58922.htm
Bishop Brown has asked that prayers begin to be said on behalf of our sister diocese. Attached are two options. One is a prayer that the faithful can say outside of the liturgy. The other is a petition which can be added to the general intercessions at Mass. These prayers are short so I am hoping that you will be able to translate them into the appropriate languages. (And, if you do, please forward a copy to me so I can make it available to others.)
Bishop Brown has written a letter of support to Archbishop Kiet. He has also been in contact with our own National Bishops’ Conference who, in turn, is in contact with the Vatican about this matter. Father Tuan is keeping tabs on the state of affairs as it takes place through email contact with the Archbishop’s secretary. We will try to keep you informed as we receive information.
In the Lord,
Fr. Mike Heher
Vicar General
Sotto lo sguardo della polizia, picchiatori assaltano i cattolici di Thai Ha
Asia-News
07:04 22/09/2008
Una squadraccia in azione, mentre 500 agenti stanno a guardare: saccheggi, distrutto l’altare delle messe all’aperto, oltraggiato una statua della Madonna. Le autorità di Hanoi fanno circondare l’arcivescovado e minacciano di “punire severamente” l’arcivescovo: tra le sue colpe, aver chiesto di esercitare i diritti che la legge gli riconosce.
Hanoi (AsiaNews) – Squadracce in azione stanotte ad Hanoi: minacce a chi stava pregando, una cappella distrutta, una statua della Madonna oltraggiata con un lancio di olio di macchina. E’ il bilancio del raid che un centinaio di picchiatori, presenti 500 agenti di polizia, ha compiuto contro i fedeli della parrocchia di Thai Ha, raccolti per una veglia di preghiera. L’accaduto è la replica di quanto era avvenuto venerdì notte, quando un gruppo di picchiatori, sempre alla presenza della polizia, ha attaccato i fedeli, saccheggiato la cappella di San Gerardo e l’altare usato per celebrare messe all’aperto, distrutto statue ed immagini. “Gli assalitori – raccontano i Redentoristi – gridavano slogan e chiedevano l’uccisione dell’arcivescovo e del superiore di Thai Ha, padre Matthew Vu Khoi Phung”.
Ieri, domenica, intanto il capo del Comitato del popolo (municipio) di Hanoi, Nguyen The Thao, ha minacciato di “punire severamente” l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, e quanti, insieme con lui, “sobillano la popolazione, lanciano false accuse al governo, si fanno beffe della legge e disgregano la nazione”. A far infuriare particolarmente Thai la lettera di protesta che l’arcivescovo ha indirizzato al presidente della Repubblica Nguyen Minh Triet, al primo ministro ed al capo della Commissione per gli affari religiosi, nella quale “accusava falsamente il governo” della città di violare la legge e “sfidava” lo Stato con affermazioni come “abbiamo il diritto di usare tutte le nostre capacità per proteggere la nostra proprietà”. Ed inoltre “ha fatto usare un altoparlante per leggerle”.
Le autorità di Hanoi hanno dunque deciso di usare la violenza per porre fine alle pacifiche manifestazioni con le quali i cattolici chiedevano la restituzione di due terreni di loro proprietà che sostengono essere stati illegalmente sottratti: il complesso che ospitava la nunziatura, vicino alla cattedrale di San Giuseppe, ed il terreno della parrocchia di Thai Ha e del monastero dei Redentoristi.
In un Paese nel quale il governo continua a promuovere leggi e campagne contro la corruzione, le autorità di Hanoi avevano destinato i terreni requisiti “per pubblica utilità” ad un ristorante (la ex nunziatura) e ad una fabbrica di confezioni (Thai Ha). Alla richiesta di giustizia, il Comitato popolare ha risposto con una campagna di disinformazione, minacce, arresti, ed ora violenze. Ancora ieri, l’agenzia ufficiale VNA riportava un’affermazione di Thao, secondo il quale le rivendicazioni della Chiesa per Thai Ha sono “infondate” in quanto è la Chiesa stessa ad aver donato il terreno. Affermazione già smentita dai Redentoristi che hanno tutti i documenti di proprietà e hanno chiesto (invano) al Comitato popolare di mostrare quelli della “donazione”.
La reazione dei cattolici all’uso che si vuol fare dei loro terreni è stata pacifica, ma si è concretizzata nelle più grandi manifestazioni di protesta mai viste nella capitale da quando, nel 1954, i comunisti vi hanno preso il potere. La vicenda, inoltre, ha superato i confini di Hanoi, con una decina di vescovi del nord del Paese che si sono recati nella capitale per esprimere solidarietà. Ancora ieri, mons. Joseph Dang Duc Ngan di Lang Son e centinaia di sacerdoti di Ha Nam, Ha Tay e Nam Dinh hanno guidato una marcia di migliaia di cattolici (nella foto) verso i cancelli della ex nunziatura.
Vicino non sono riusciti ad arrivare. Da venerdì la polizia ha circondato il complesso, e chiuso con le transenne anche gli accessi alla cattedrale e all’arcivescovado. Un vero stato d’assedio, con agenti in tenuta antisommossa, cani e attrezzature per disturbare le comunicazioni telefoniche.
All’interno, da venerdì, stanno demolendo il complesso della ex nunziatura. Che ora, ha annunciato il Comitato popolare, diventerà un parco pubblico con biblioteca. Eppure il 2 febbraio l’arcivescovo di Hanoi aveva annunciato la promessa del governo di restituire alla Chiesa il complesso ed il 27 febbraio, pur non facendo cenno del precedente impegno, Trân Dinh Phung, membro permanente del Fronte patriottico ed incaricato degli Affari religiosi ed etnici, esprimendo il punto di vista del primo ministro sulla vicenda aveva definito “del tutto legittima” la richiesta della Chiesa di poter utilizzare il complesso per le attività della Conferenza episcopale.
Oggi, infine, un appello urgente per la difesa dei diritti umani e religiosi dei cattolici vietnamiti è stato lanciato dalla Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, che raccoglie varie testate religiose fuori dal Vietnam.
Ad Hanoi, le campane della cattedrale continuano a chiedere aiuto.
Ieri, domenica, intanto il capo del Comitato del popolo (municipio) di Hanoi, Nguyen The Thao, ha minacciato di “punire severamente” l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, e quanti, insieme con lui, “sobillano la popolazione, lanciano false accuse al governo, si fanno beffe della legge e disgregano la nazione”. A far infuriare particolarmente Thai la lettera di protesta che l’arcivescovo ha indirizzato al presidente della Repubblica Nguyen Minh Triet, al primo ministro ed al capo della Commissione per gli affari religiosi, nella quale “accusava falsamente il governo” della città di violare la legge e “sfidava” lo Stato con affermazioni come “abbiamo il diritto di usare tutte le nostre capacità per proteggere la nostra proprietà”. Ed inoltre “ha fatto usare un altoparlante per leggerle”.
Le autorità di Hanoi hanno dunque deciso di usare la violenza per porre fine alle pacifiche manifestazioni con le quali i cattolici chiedevano la restituzione di due terreni di loro proprietà che sostengono essere stati illegalmente sottratti: il complesso che ospitava la nunziatura, vicino alla cattedrale di San Giuseppe, ed il terreno della parrocchia di Thai Ha e del monastero dei Redentoristi.
In un Paese nel quale il governo continua a promuovere leggi e campagne contro la corruzione, le autorità di Hanoi avevano destinato i terreni requisiti “per pubblica utilità” ad un ristorante (la ex nunziatura) e ad una fabbrica di confezioni (Thai Ha). Alla richiesta di giustizia, il Comitato popolare ha risposto con una campagna di disinformazione, minacce, arresti, ed ora violenze. Ancora ieri, l’agenzia ufficiale VNA riportava un’affermazione di Thao, secondo il quale le rivendicazioni della Chiesa per Thai Ha sono “infondate” in quanto è la Chiesa stessa ad aver donato il terreno. Affermazione già smentita dai Redentoristi che hanno tutti i documenti di proprietà e hanno chiesto (invano) al Comitato popolare di mostrare quelli della “donazione”.
La reazione dei cattolici all’uso che si vuol fare dei loro terreni è stata pacifica, ma si è concretizzata nelle più grandi manifestazioni di protesta mai viste nella capitale da quando, nel 1954, i comunisti vi hanno preso il potere. La vicenda, inoltre, ha superato i confini di Hanoi, con una decina di vescovi del nord del Paese che si sono recati nella capitale per esprimere solidarietà. Ancora ieri, mons. Joseph Dang Duc Ngan di Lang Son e centinaia di sacerdoti di Ha Nam, Ha Tay e Nam Dinh hanno guidato una marcia di migliaia di cattolici (nella foto) verso i cancelli della ex nunziatura.
Vicino non sono riusciti ad arrivare. Da venerdì la polizia ha circondato il complesso, e chiuso con le transenne anche gli accessi alla cattedrale e all’arcivescovado. Un vero stato d’assedio, con agenti in tenuta antisommossa, cani e attrezzature per disturbare le comunicazioni telefoniche.
All’interno, da venerdì, stanno demolendo il complesso della ex nunziatura. Che ora, ha annunciato il Comitato popolare, diventerà un parco pubblico con biblioteca. Eppure il 2 febbraio l’arcivescovo di Hanoi aveva annunciato la promessa del governo di restituire alla Chiesa il complesso ed il 27 febbraio, pur non facendo cenno del precedente impegno, Trân Dinh Phung, membro permanente del Fronte patriottico ed incaricato degli Affari religiosi ed etnici, esprimendo il punto di vista del primo ministro sulla vicenda aveva definito “del tutto legittima” la richiesta della Chiesa di poter utilizzare il complesso per le attività della Conferenza episcopale.
Oggi, infine, un appello urgente per la difesa dei diritti umani e religiosi dei cattolici vietnamiti è stato lanciato dalla Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, che raccoglie varie testate religiose fuori dal Vietnam.
Ad Hanoi, le campane della cattedrale continuano a chiedere aiuto.
Vietnam: Redemptorist priest assesses current crisis
Independent Catholic News
07:09 22/09/2008
Father Stephen Chan Tin CSsR
The facts:
Just over three weeks ago I went to Hanoi to participate in a special ceremony to venerate Our Lady of Perpetual Help at the Thai Ha church, and to participate in the struggle for justice and peace in the diocese.
After we had performed the holy ceremony at 6.30pm, I along with monks of the Redemptorist Order and a host of believers held hands and sang songs of praise to the Holy Mother and prayed outside the fence the communist erected when they illegally confiscated our land. This praise and prayer service was organized in a very reverent and careful manner, and did nothing at all to impede people coming and going. On August 15, after I had returned to Saigon, the monks and some Christian believers repeated a ceremony outside the fence, but this time they brought along a statue of Mary and placed it inside the fence, that is on the property which was illegally seized and which our Redemptorist Order in Hanoi and Christian believers there have been requesting to be returned, a problem which the government refuses to resolve.
After this event, reporters of the central government and Hanoi, the official state media, radio and TV, accused the Christians and Redemptorist monks of breaking the law, and distorted and twisted the truth. They did not produce a single piece of paper as evidence that the members of our order had voluntarily offered the property to the government, the property on which we plan to build a church to honor Our Lady of Perpetual Help. The Redemptorist monks affirmed, "We have enough evidence and proof to demonstrate that the property entirely belongs to the Redemptorist Diocese of Thai Ha and that it was illegally confiscated by a number of government departments." After the Redemptorist monks produced legal document showing ownership and government authorities could not produce anything that showed it was voluntarily given to government by the Redemptorist Order, as they claim, the monks again affirmed, "This land continues to be the property of the Redemptorist Order in the Thai Ha Diocese. The activities of confiscating, seizing, selling or ceding the land to others, without our approval and without any legal documentation is entirely illegal. We are determined to guard this truth and to guard justice and our property as the constitution and the law stipulate at any price."
If the truth is this clear, how come the state media of the central government and Hanoi city broadcast the exact opposite of this truth, for example this false story: "The Thai Ha church always turns its speakers way up so that it causes a loud public nuisance from 8:00 PM until 1:00 or 2:00 AM in the morning. At the same time some of the church officials speak crude words inciting people, words which are very hard to tolerate. The church also displays banners with lies, smearing government officials, speaking evil of our citizens and inciting the believers."
In the face of such slander, the Redemptorist monks resolutely affirm: "The words above are pure slander, insulting us monks and the honor of our citizens, the believers in our diocese in particular and the entire Catholic community. We request that all concerned government departments clarify this issue, and produce sufficient documentation to prove the stories that the official media has spread throughout the world at the earliest possible time. The gratuitous slander referred to above will fool no one and will have the effect of reducing trust in the political system not only among Catholics but the general population as well. The slander also goes contrary to the government's goal of uniting all citizens in mutual respect and of building respect for human dignity in a law-abiding society, which the government asks us to pursue." (From a petition dated 19/08/2008).
The monks conclude their petition with these words: according to the information provided above, based on the constitution and the laws of Vietnam, and Article 28 of the press law, we request:
1. That Vietnam State Television and Hanoi State Radio and Television, the New Hanoi Newspaper, the Capital Economic News, and the Public Security Newspaper strictly view the facts in an objective manner and to respect the truth and to organize and investigation to make corrections according to the laws in effect.
2. Investigate to find out which individuals are responsible for this deliberate distortion of the truth as described above.
3. Answer us in writing according to the provisions of the relevant laws now in effect.
Conclusion
By the facts related above and by countless other incidents of slander in this country, used to imprison, to confiscate home and property and the lands and fields of our citizens and of religious organizations particularly Catholics, we need to go to the source of communist doctrine.
Communist doctrine is atheistic and materialistic. Atheistic, meaning the belief that there is no Supreme Being, no Creator of the universe, no Creator of humankind who endowed mankind with a conscience in his heart that knows what is right to do and what is wrong to avoid. Materialism means that communists do not view human beings as having inalienable rights which no one should violate. Communism views people as tools to be used to serve the Communist party at any cost. Therefore the actions of communist regimes from the Soviet Union, to China, North Korea, Cuba and Vietnam brought about the wholesale robbery of money and homes and land of the their citizens.
In the Soviet Union, writer Alexander Solzhenitsyn who just passed away on August 5, 2008 showed in his monumental book Gulag Archipelago that during the ruthless Stalin regime that there was wide persecution of the innocent and the stealing of property of those they murdered. Intellectuals who opposed the regime were placed in mental institutions without reference to their sanity, and the writer himself was imprisoned nine years because he questioned Stalin. In the Gulag Archipelago the writer describes in detail the systematic abuses of the Soviet regime from 1918 to 1956, a system that built many prisons and concentrations camps. The publication of the works of Alexander Solzhenitsyn led to a systematic campaign against him in the Soviet press that accused him of being counter-revolutionary.
Communist regimes are that way -- for them the end justifies the means. Mr. Gorbachev saw the evil and the lack of humanity of communism and courageously stood up and dismantled the communist regime and moved it toward a democracy which respects human beings and respects religion. As he (Gorbachev) said to Pope John Paul II: "We need spiritual values, and we need a spiritual revolution, for this is the only thing that can provide a foundation for a new society and a new political order. We have changed our attitude toward a number of things, such as religion which we formerly evaluated much too simply. Now, not only do we conclude that no one may violate matters of individual conscience, we also affirm that the ideals religions have produced and consolidated though the centuries can help us renew our country. People who belong to various religions in the Soviet Union all have the right to satisfy their religious aspirations." (Time Magazine 11/12/1988)
And speaking of human rights, Gorbachev said, "The human rights of people under communism are not a gift of the government, and not a good deed done by anybody.. our reorganization is creating problems concerning the political rights of people.. we do not have the right to stumble on old dogmas and conserving the past, or to get hung up on anyone's prejudices or individual ambitions." (Liberated Saigon 01/071988)
And so we ask, did the Soviet socialist revolution changed at all in 70 years? Mr. Constantine Katchev, head of religious affairs said: "There are many changes. The main change is that religious believers will no longer be viewed as second class citizens. What happened with regularity under the Soviet constitution when religious believers were discriminated against and atheists given priority must stop." (La Republica 04/03/1989)
The Soviet Union is no more. The very core of the Soviet Union, now Russia, was renewed. And therefore, officials of Russia today have more respect for basic human rights, including the freedom of religion.
After the Soviet Union, Communist China, North Korea, and Vietnam still follow the road of communism which brings untold suffering to citizens, and especially to religious believers.
In Vietnam during the days of public accusations, children accused their fathers, wives their husbands, the young accused the old - leading to countless enmities and alienations because of the principle the end justifies the means. And countless times the murdered were robbed
After 1975 years, in the southern Vietnam, the Communists quickly established so-called re-education camps. This Vietnamese Gulag Archipelago was spread all over the country, from the north to the south, from the plains to the mountain jungles. And the plundering by government officials of citizens and religious organizations also began at the outset.
In January 1978, during one night police were sent to seize the Thu Duc Monastery which housed the Redemptorist Order, the Lasan Brotherhood, the Daminh Order and the Don Bosco Order and others. They drove the religious from the premises and imprisoned some of them, and the rest they held in one room so they could examine the institution without interference or witness so they could easily place pamphlets and guns and accuse the priests and monks of resisting the revolution. From that day on, many more such deceptive and illegal confiscations of the property of various orders and religions in the whole country were carried out.
With such a record and with the policy of the end justifies the means, how can the communists know what a conscience is, what justice is? They only have guns, jails and prisons and an endless system of secret police and a propaganda system controlled by government officials for their own ends how can such a government do anything for its citizens, anything for religious believers? Only the people and religions know what justice is. The Thai Ha situation is only one of series of systematic robberies by the Vietnamese communist regime today.
We earnestly hope that among those in the Communist Party today that there are those who love their country, love humanity, and have a true conscience that will lead them to stand up and lead a true renewal, a political revolution as did Mr. Gorbachev in the Soviet Union. We would then have a chance of creating for our people a new life worthy of their humanity, which would respect basic human rights such as freedom of speech, freedom of the press, and freedom of religion, and give us hope that our property and possession would be secured according to the rule of law and true justice.
The principle of human behavior today cannot be the end justifies the means but rather we must have good goals and an equally good means to reach them in order to serve our people and our country.
© Independent Catholic News 2008
The facts:
Just over three weeks ago I went to Hanoi to participate in a special ceremony to venerate Our Lady of Perpetual Help at the Thai Ha church, and to participate in the struggle for justice and peace in the diocese.
After we had performed the holy ceremony at 6.30pm, I along with monks of the Redemptorist Order and a host of believers held hands and sang songs of praise to the Holy Mother and prayed outside the fence the communist erected when they illegally confiscated our land. This praise and prayer service was organized in a very reverent and careful manner, and did nothing at all to impede people coming and going. On August 15, after I had returned to Saigon, the monks and some Christian believers repeated a ceremony outside the fence, but this time they brought along a statue of Mary and placed it inside the fence, that is on the property which was illegally seized and which our Redemptorist Order in Hanoi and Christian believers there have been requesting to be returned, a problem which the government refuses to resolve.
After this event, reporters of the central government and Hanoi, the official state media, radio and TV, accused the Christians and Redemptorist monks of breaking the law, and distorted and twisted the truth. They did not produce a single piece of paper as evidence that the members of our order had voluntarily offered the property to the government, the property on which we plan to build a church to honor Our Lady of Perpetual Help. The Redemptorist monks affirmed, "We have enough evidence and proof to demonstrate that the property entirely belongs to the Redemptorist Diocese of Thai Ha and that it was illegally confiscated by a number of government departments." After the Redemptorist monks produced legal document showing ownership and government authorities could not produce anything that showed it was voluntarily given to government by the Redemptorist Order, as they claim, the monks again affirmed, "This land continues to be the property of the Redemptorist Order in the Thai Ha Diocese. The activities of confiscating, seizing, selling or ceding the land to others, without our approval and without any legal documentation is entirely illegal. We are determined to guard this truth and to guard justice and our property as the constitution and the law stipulate at any price."
If the truth is this clear, how come the state media of the central government and Hanoi city broadcast the exact opposite of this truth, for example this false story: "The Thai Ha church always turns its speakers way up so that it causes a loud public nuisance from 8:00 PM until 1:00 or 2:00 AM in the morning. At the same time some of the church officials speak crude words inciting people, words which are very hard to tolerate. The church also displays banners with lies, smearing government officials, speaking evil of our citizens and inciting the believers."
In the face of such slander, the Redemptorist monks resolutely affirm: "The words above are pure slander, insulting us monks and the honor of our citizens, the believers in our diocese in particular and the entire Catholic community. We request that all concerned government departments clarify this issue, and produce sufficient documentation to prove the stories that the official media has spread throughout the world at the earliest possible time. The gratuitous slander referred to above will fool no one and will have the effect of reducing trust in the political system not only among Catholics but the general population as well. The slander also goes contrary to the government's goal of uniting all citizens in mutual respect and of building respect for human dignity in a law-abiding society, which the government asks us to pursue." (From a petition dated 19/08/2008).
The monks conclude their petition with these words: according to the information provided above, based on the constitution and the laws of Vietnam, and Article 28 of the press law, we request:
1. That Vietnam State Television and Hanoi State Radio and Television, the New Hanoi Newspaper, the Capital Economic News, and the Public Security Newspaper strictly view the facts in an objective manner and to respect the truth and to organize and investigation to make corrections according to the laws in effect.
2. Investigate to find out which individuals are responsible for this deliberate distortion of the truth as described above.
3. Answer us in writing according to the provisions of the relevant laws now in effect.
Conclusion
By the facts related above and by countless other incidents of slander in this country, used to imprison, to confiscate home and property and the lands and fields of our citizens and of religious organizations particularly Catholics, we need to go to the source of communist doctrine.
Communist doctrine is atheistic and materialistic. Atheistic, meaning the belief that there is no Supreme Being, no Creator of the universe, no Creator of humankind who endowed mankind with a conscience in his heart that knows what is right to do and what is wrong to avoid. Materialism means that communists do not view human beings as having inalienable rights which no one should violate. Communism views people as tools to be used to serve the Communist party at any cost. Therefore the actions of communist regimes from the Soviet Union, to China, North Korea, Cuba and Vietnam brought about the wholesale robbery of money and homes and land of the their citizens.
In the Soviet Union, writer Alexander Solzhenitsyn who just passed away on August 5, 2008 showed in his monumental book Gulag Archipelago that during the ruthless Stalin regime that there was wide persecution of the innocent and the stealing of property of those they murdered. Intellectuals who opposed the regime were placed in mental institutions without reference to their sanity, and the writer himself was imprisoned nine years because he questioned Stalin. In the Gulag Archipelago the writer describes in detail the systematic abuses of the Soviet regime from 1918 to 1956, a system that built many prisons and concentrations camps. The publication of the works of Alexander Solzhenitsyn led to a systematic campaign against him in the Soviet press that accused him of being counter-revolutionary.
Communist regimes are that way -- for them the end justifies the means. Mr. Gorbachev saw the evil and the lack of humanity of communism and courageously stood up and dismantled the communist regime and moved it toward a democracy which respects human beings and respects religion. As he (Gorbachev) said to Pope John Paul II: "We need spiritual values, and we need a spiritual revolution, for this is the only thing that can provide a foundation for a new society and a new political order. We have changed our attitude toward a number of things, such as religion which we formerly evaluated much too simply. Now, not only do we conclude that no one may violate matters of individual conscience, we also affirm that the ideals religions have produced and consolidated though the centuries can help us renew our country. People who belong to various religions in the Soviet Union all have the right to satisfy their religious aspirations." (Time Magazine 11/12/1988)
And speaking of human rights, Gorbachev said, "The human rights of people under communism are not a gift of the government, and not a good deed done by anybody.. our reorganization is creating problems concerning the political rights of people.. we do not have the right to stumble on old dogmas and conserving the past, or to get hung up on anyone's prejudices or individual ambitions." (Liberated Saigon 01/071988)
And so we ask, did the Soviet socialist revolution changed at all in 70 years? Mr. Constantine Katchev, head of religious affairs said: "There are many changes. The main change is that religious believers will no longer be viewed as second class citizens. What happened with regularity under the Soviet constitution when religious believers were discriminated against and atheists given priority must stop." (La Republica 04/03/1989)
The Soviet Union is no more. The very core of the Soviet Union, now Russia, was renewed. And therefore, officials of Russia today have more respect for basic human rights, including the freedom of religion.
After the Soviet Union, Communist China, North Korea, and Vietnam still follow the road of communism which brings untold suffering to citizens, and especially to religious believers.
In Vietnam during the days of public accusations, children accused their fathers, wives their husbands, the young accused the old - leading to countless enmities and alienations because of the principle the end justifies the means. And countless times the murdered were robbed
After 1975 years, in the southern Vietnam, the Communists quickly established so-called re-education camps. This Vietnamese Gulag Archipelago was spread all over the country, from the north to the south, from the plains to the mountain jungles. And the plundering by government officials of citizens and religious organizations also began at the outset.
In January 1978, during one night police were sent to seize the Thu Duc Monastery which housed the Redemptorist Order, the Lasan Brotherhood, the Daminh Order and the Don Bosco Order and others. They drove the religious from the premises and imprisoned some of them, and the rest they held in one room so they could examine the institution without interference or witness so they could easily place pamphlets and guns and accuse the priests and monks of resisting the revolution. From that day on, many more such deceptive and illegal confiscations of the property of various orders and religions in the whole country were carried out.
With such a record and with the policy of the end justifies the means, how can the communists know what a conscience is, what justice is? They only have guns, jails and prisons and an endless system of secret police and a propaganda system controlled by government officials for their own ends how can such a government do anything for its citizens, anything for religious believers? Only the people and religions know what justice is. The Thai Ha situation is only one of series of systematic robberies by the Vietnamese communist regime today.
We earnestly hope that among those in the Communist Party today that there are those who love their country, love humanity, and have a true conscience that will lead them to stand up and lead a true renewal, a political revolution as did Mr. Gorbachev in the Soviet Union. We would then have a chance of creating for our people a new life worthy of their humanity, which would respect basic human rights such as freedom of speech, freedom of the press, and freedom of religion, and give us hope that our property and possession would be secured according to the rule of law and true justice.
The principle of human behavior today cannot be the end justifies the means but rather we must have good goals and an equally good means to reach them in order to serve our people and our country.
© Independent Catholic News 2008
Thugs attack Thai Ha Catholics as police look on
Asia-News
08:24 22/09/2008
Goon squad goes into action under the indifferent eye of the police, ransacking, destroying an outdoor altar, and sullying a statue of Our Lady. Hanoi authorities have the archbishop’s residence surrounded, pledging to “severely punish” the archbishop, guilty among other things of trying to exercise his rights that are recognised under law.
Hanoi (AsiaNews) – Goon squads went into action last night in Hanoi. About a hundred thugs raided the prayer vigil held by Thai Ha faithful under the indifferent eye of some 500 police agents—they destroyed a chapel, sullied a statue of Our Lady with motor oil and proffered threats against the people who were praying.
The same thing had happened at night on Friday when another bunch of thugs attacked the faithful, ransacked St Gerard chapel and an outdoor altar, destroying statues and images despite a police presence.
“The attackers were shouting slogans, calling for the murder of the archbishops and Thai Ha superior, Fr Matthew Vu Khoi Phung,” said the Redemptorists.
Yesterday the chairman of Hanoi’s People’s Committee Nguyen The Thao threatened to “severely punish” the archbishop of Hanoi, Mgr Joseph Ngo Quang Kiet, and all those like him for “stirring up the population, launching false accusations against the government, mocking the law and dividing the nation.”
Thao was particularly enraged by the protest letter the archbishop sent to Vietnam’s President Nguyen Minh Triet, its prime minister and the head of the religious Affairs Commission in which he “made false accusations against the city government” according to which the latter had violated the law. Chairman Thao accused the archbishop of challenging the state with claims that Catholics “had a right to use very means to protect our property.” Making matters worse, the used loud speaker to read the letter.
Hanoi authorities thus chose to use violence to bring to an end the peaceful demonstrations that Catholics have been conducting to get back two pieces of land that had been illegally seized from them, namely the compound of the former nunciature, near St Joseph Cathedral, and the land that belonged to Thai Ha Parish and the Redemptorist Monastery.
In a country where the government is passing laws and getting involved in campaigns against corruption Hanoi authorities were planning to use the seized land for public use as a restaurant (former nunciature) and a garment factory (Thai Ha).
A campaign of disinformation, threats, arrest and now violence has been the response of the People’s Committee to this demand for justice.
As late as yesterday official news agency VNA was quoting Thao dismissing the Church’s claims to Thai Ha as “baseless” since the Church supposedly had donated it.
By contrast, the Redemptorists have denied the chairman’s claim saying that they have all the necessary title deeds to the properties whereas all their requests for the People’s Committee to show the documents about the alleged “donation” have gone unheeded.
Catholic reaction to the planned use of their property has been peaceful; however, their demonstrations have become the largest since the Communist took over in 1954.
The issue has not remained confined to Hanoi as tens of northern bishops have travelled to the capital to show their solidarity.
Yesterday Mgr. Joseph Dang Duc Ngan from Lang Son and hundreds of priests from Ha Nam, Ha Tay and Nam Dinh led a march of thousands of Catholics (see photo) to the gates of the former nunciature. But they failed to get close to the place.
Since Friday the compound has been surrounded by police; barriers have been set up to deny access to the cathedral and archbishop’s residence. Anti-riot squads have been deployed in full gear with dogs and equipment to hamper telephone communications.
The area is under a virtual state of siege. Since Friday demolition work has been underway inside the area of the former nunciature which the People’s Committee now wants to turn into a public park with a library.
Yet last 2 February, the archbishop of Hanoi had announced that the government had agreed to return the compound to the Catholic Church. Similarly, on 27 February Patriotic Front member in charge of religious and ethnic affairs Trân Dinh Phung, whilst not referring to the aforementioned promise, said in line with the prime minister’s point of view that the Church’s demand to use the compound for the Bishops’ Conference was “quite legitimate".
Lastly today the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media launched an urgent appeal on behalf of the human and religious rights of Vietnamese Catholics. The federation includes several religious publications based outside Vietnam.
In the meantime in Hanoi, the cathedral’s bells are still tolling, calling out for help.
Hanoi (AsiaNews) – Goon squads went into action last night in Hanoi. About a hundred thugs raided the prayer vigil held by Thai Ha faithful under the indifferent eye of some 500 police agents—they destroyed a chapel, sullied a statue of Our Lady with motor oil and proffered threats against the people who were praying.
The same thing had happened at night on Friday when another bunch of thugs attacked the faithful, ransacked St Gerard chapel and an outdoor altar, destroying statues and images despite a police presence.
“The attackers were shouting slogans, calling for the murder of the archbishops and Thai Ha superior, Fr Matthew Vu Khoi Phung,” said the Redemptorists.
Thao was particularly enraged by the protest letter the archbishop sent to Vietnam’s President Nguyen Minh Triet, its prime minister and the head of the religious Affairs Commission in which he “made false accusations against the city government” according to which the latter had violated the law. Chairman Thao accused the archbishop of challenging the state with claims that Catholics “had a right to use very means to protect our property.” Making matters worse, the used loud speaker to read the letter.
Hanoi authorities thus chose to use violence to bring to an end the peaceful demonstrations that Catholics have been conducting to get back two pieces of land that had been illegally seized from them, namely the compound of the former nunciature, near St Joseph Cathedral, and the land that belonged to Thai Ha Parish and the Redemptorist Monastery.
In a country where the government is passing laws and getting involved in campaigns against corruption Hanoi authorities were planning to use the seized land for public use as a restaurant (former nunciature) and a garment factory (Thai Ha).
A campaign of disinformation, threats, arrest and now violence has been the response of the People’s Committee to this demand for justice.
As late as yesterday official news agency VNA was quoting Thao dismissing the Church’s claims to Thai Ha as “baseless” since the Church supposedly had donated it.
By contrast, the Redemptorists have denied the chairman’s claim saying that they have all the necessary title deeds to the properties whereas all their requests for the People’s Committee to show the documents about the alleged “donation” have gone unheeded.
Catholic reaction to the planned use of their property has been peaceful; however, their demonstrations have become the largest since the Communist took over in 1954.
The issue has not remained confined to Hanoi as tens of northern bishops have travelled to the capital to show their solidarity.
Yesterday Mgr. Joseph Dang Duc Ngan from Lang Son and hundreds of priests from Ha Nam, Ha Tay and Nam Dinh led a march of thousands of Catholics (see photo) to the gates of the former nunciature. But they failed to get close to the place.
Since Friday the compound has been surrounded by police; barriers have been set up to deny access to the cathedral and archbishop’s residence. Anti-riot squads have been deployed in full gear with dogs and equipment to hamper telephone communications.
The area is under a virtual state of siege. Since Friday demolition work has been underway inside the area of the former nunciature which the People’s Committee now wants to turn into a public park with a library.
Yet last 2 February, the archbishop of Hanoi had announced that the government had agreed to return the compound to the Catholic Church. Similarly, on 27 February Patriotic Front member in charge of religious and ethnic affairs Trân Dinh Phung, whilst not referring to the aforementioned promise, said in line with the prime minister’s point of view that the Church’s demand to use the compound for the Bishops’ Conference was “quite legitimate".
Lastly today the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media launched an urgent appeal on behalf of the human and religious rights of Vietnamese Catholics. The federation includes several religious publications based outside Vietnam.
In the meantime in Hanoi, the cathedral’s bells are still tolling, calling out for help.
Redemptorists threatened to be killed. Priests and faithful humiliated.
J.B. An Dang
09:21 22/09/2008
Police blocked the site |
Catholic protestors on the streets of Hanoi |
At 11:20 pm local time, “a crowd in great numbers surrounded our monastery and our church,” Fr. Matthew Vu Khoi Phung wrote in a letter set to People’s Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district. “They yelled, smashed everything on their way, threw stones into our monastery, and shattered the gate of Saint Gerardo Chapel.”
In addition, “the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” he added.
Fr. Matthew Vu went on expressing his deep concerns about the incident as “everything happened clearly in front of a large number of officials, police, security personnels, anti-riot police 113, and mobile police – those who in charge of keeping security and safety in the region – but they did nothing to protect us.”
Fr. Vu also reported that on Sunday evening a group of about 200 young men wearing blue shirt of Youth Communist League known as “Voluntary Youths” came to Thai Ha “to disturb order, smear and spit on the face of our priests, religious and faithful.” Again, everything occurred under indifferent eyes of police.
The superior strongly denounced that: “This is a sort of terrorism against Catholic faithful and clergy taking place right at the center of the capital of the Socialist Republic of Vietnam.”
Fr. Joseph Nguyen from Hanoi reported: “As at 4 pm local time today, the site where protestors used to gather to pray daily has been surrounded by rolls of barbed wire. Police and their dogs attack anyone who comes to the site. This shows a clear signal from an unyielding government which has been determined to persecute rather than dialogue.”
“Hanoi Catholics have been very upset with the assault; and they really concern for Thai Ha parishioners and their priests. Many pieces of the land in dispute were provided to high police officials. They were particular enraged with Thai Ha Catholics as they could not sell for money, at least at the meantime,” he added.
Hanoi: Church must end vigils or face legal action
AP
09:47 22/09/2008
HANOI, Vietnam (AP) — Communist authorities in Hanoi have threatened to take legal action against the city's archbishop unless he immediately disbands illegal prayer vigils demanding the return of former church lands, state media reported Monday.
The government campaign against Archbishop Ngo Quang Kiet escalated over the weekend, with state television calling into question his patriotism in an apparent attempt to turn public opinion against him.
State-controlled newspapers on Monday quoted from a letter to Kiet by Hanoi Mayor Nguyen The Thao accusing the cleric of instigating unrest.
"Stop your illegal acts immediately or you will be dealt with according to the law," Thao wrote. "You have a responsibility to persuade priests and parishioners to abide by the law."
Prayer is only allowed at church under Vietnamese law. The reports did not specify what form the legal action might take.
Catholics have been holding sporadic prayer vigils this year to demand the return of two plots of land once owned by the church but seized decades ago by Communist authorities. One is near Thai Ha Church, not far from the center of Hanoi, while the other is the site of the former Vatican Embassy, next to St. Joseph's Cathedral, the city's biggest church.
The Catholic land dispute is among many territorial issues that arose after the Communist government took power in 1954. The government seized many properties from private landowners, including the Catholic Church, to redistribute to those who fought in the Communist revolution.
The vigils have put great pressure on Hanoi officials, who are eager to project an image of religious tolerance but determined to maintain political control.
On Friday, the city began bulldozing the grounds of the former Vatican Embassy to clear the land for a public park and library.
Over the weekend, the crowds near the site grew as hundred of Catholics attended weekend masses at St. Joseph's. They were closely watched by riot police and other security officers.
Immediately after the city began clearing the land, Kiet sent a letter to the president and prime minister demanding that they intervene.
City officials say the land belongs to Hanoi and will not be returned to the church. Church officials say they have old documents proving the land, which they regard as sacred, belongs to them.
On Saturday, the two sides met to discuss the situation but failed to resolve their disagreements.
State media called Kiet's patriotism into question when he made a clumsy statement on television.
Talking about the need to strengthen Vietnam's economy, Kiet said Vietnamese who travel abroad "feel ashamed" when they show their passports.
Vietnamese television described Kiet's remark as "serious insult to the nation and all patriotic Vietnamese," while Monday's newspapers published letters from angry readers.
"I am furious," reader Nguyen Binh Loc wrote in a letter to the Hanoi Moi (New Hanoi) newspaper. "Mr. Kiet has insulted me and the entire nation, who are proud to be Vietnamese."
The city announced last week that it would use the St. Joseph's site for a library and park. Catholics have long said they believed the city planned to sell the valuable land to private developers.
Religion is a sensitive subject in Vietnam, where the government closely monitors religious organizations.
The Catholic Church is the nation's second largest denomination after Buddhism with roughly 6 million members.
Ben Stocking
The government campaign against Archbishop Ngo Quang Kiet escalated over the weekend, with state television calling into question his patriotism in an apparent attempt to turn public opinion against him.
State-controlled newspapers on Monday quoted from a letter to Kiet by Hanoi Mayor Nguyen The Thao accusing the cleric of instigating unrest.
"Stop your illegal acts immediately or you will be dealt with according to the law," Thao wrote. "You have a responsibility to persuade priests and parishioners to abide by the law."
Prayer is only allowed at church under Vietnamese law. The reports did not specify what form the legal action might take.
Catholics have been holding sporadic prayer vigils this year to demand the return of two plots of land once owned by the church but seized decades ago by Communist authorities. One is near Thai Ha Church, not far from the center of Hanoi, while the other is the site of the former Vatican Embassy, next to St. Joseph's Cathedral, the city's biggest church.
The Catholic land dispute is among many territorial issues that arose after the Communist government took power in 1954. The government seized many properties from private landowners, including the Catholic Church, to redistribute to those who fought in the Communist revolution.
The vigils have put great pressure on Hanoi officials, who are eager to project an image of religious tolerance but determined to maintain political control.
On Friday, the city began bulldozing the grounds of the former Vatican Embassy to clear the land for a public park and library.
Over the weekend, the crowds near the site grew as hundred of Catholics attended weekend masses at St. Joseph's. They were closely watched by riot police and other security officers.
Immediately after the city began clearing the land, Kiet sent a letter to the president and prime minister demanding that they intervene.
City officials say the land belongs to Hanoi and will not be returned to the church. Church officials say they have old documents proving the land, which they regard as sacred, belongs to them.
On Saturday, the two sides met to discuss the situation but failed to resolve their disagreements.
State media called Kiet's patriotism into question when he made a clumsy statement on television.
Talking about the need to strengthen Vietnam's economy, Kiet said Vietnamese who travel abroad "feel ashamed" when they show their passports.
Vietnamese television described Kiet's remark as "serious insult to the nation and all patriotic Vietnamese," while Monday's newspapers published letters from angry readers.
"I am furious," reader Nguyen Binh Loc wrote in a letter to the Hanoi Moi (New Hanoi) newspaper. "Mr. Kiet has insulted me and the entire nation, who are proud to be Vietnamese."
The city announced last week that it would use the St. Joseph's site for a library and park. Catholics have long said they believed the city planned to sell the valuable land to private developers.
Religion is a sensitive subject in Vietnam, where the government closely monitors religious organizations.
The Catholic Church is the nation's second largest denomination after Buddhism with roughly 6 million members.
Ben Stocking
State media distort Hanoi Archbishop’s comment
Joseph Nguyen
10:54 22/09/2008
State media has stepped up their campaign against Catholics with insults directed at Hanoi Archbishop to cover up the government’s betrayal on the dispute at Hanoi nunciature.
Media controlled by state on Monday has simultaneously launched attacks against Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi. The attacks were based on a distorted comment attributed to the prelate. He was quoted by government-controlled press as having told the People's Committee of Hanoi city on Saturday afternoon that he felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport." The quote was intentionally left out the context of his remarks.
Since Dec. 18, 2007, Hanoi Catholics had been organizing daily prayer vigils outside the former nunciature in Hanoi, pleading for return of the building that had been confiscated unlawfully by the Communist regime in 1959. The protests only came to a halt after the government had agreed to restore the building in Feb. 1. It was supposed that the government would return the property through many steps. However, it managed to delay returning the property through various bureaucratic maneuvers.
All in a sudden, on Friday Sep. 19, the government announced the nunciature would be demolished for a playground and immediately carried out with the back of its armed forces. This action is an insult to the legitimate aspirations of the Hanoi Catholic community.
Mgrs. Ngo went to the committee the next day to protest the plan. He told the committee that when traveling abroad he often felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined" by customs agents, unlike Japanese citizens.
"I hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go," he said.
State media were mobilized immediately to distort his comment to deceit public opinion and put a pressure on Catholics to halt their protests. State television in Hanoi has repeatedly called into question his patriotism in an apparent attempt to turn public opinion against him and Catholic protestors.
The campaign by state media has been dragging for more than a month targeting Catholics who are demonstrating for the return of confiscated church properties have been exposed for inventing false Catholic critics of the protesters. The media have attributed manufactured quotations to actual Catholics and have presented a beggar as a critical Catholic parishioner. They have even gone so far as to name a man who has been dead for several years as a detractor.
Judge Vu Kim My, a Catholic prosecutor in the Diocese of Phat Diem, accused a Sep. 15 article in the People’s Police newspaper of putting words in his mouth about the Thai Ha Church property dispute.
“I confirm that I never said anything relating to Thai Ha, I never asked for the punishment [against the protestors], I did not mention God in my answers,” he said.
Judge Vu claimed that the newspaper reporter only asked him two questions, both of which related to general knowledge of the law.
“The rest of the report was added by them,” he charged.
A falsehood in an August 20 article in the New Hanoi newspaper has also been exposed. The paper reported that Nguyen Quoc Cuong of Dai On parish accused the protestors at Thai Ha Church of “not following the Catholic Catechism.”
The Archdiocese of Hanoi made inquiries about the supposed parishioner, only to discover that he was invented by the newspaper.
“He simply does not exist in our parish,” a parish council member of Dai On parish said.
The New Hanoi newspaper also introduced Nguyen Duc Thang as a parishioner of Thach Bich parish, depicting him as a dissident strongly opposed to the Catholic protests.
“Yes, he was a Catholic in my parish,” said Fr. Nguyen Khac Que, the pastor of Thach Bich.
The priest added: “he already died a few years ago. I have no idea how a dead person could answer an interview of the paper.”
Such incidents only add to the series of deceptive reports on the demonstrations.
On Sep. 4 at Thai Ha Monastery, cameramen from Hanoi Television interviewed an elderly person who was introduced as a Catholic. When demonstrators asked him his Christian name, he admitted he was a beggar and said the cameramen “had given me some money to act and speak as instructed.”
The Voice of Vietnam, the state’s official radio network, reported that Father Nguyen Van Khanh who is the pastor of Gia Nghia parish (Buon Me Thuot diocese) opposed the Thai Ha protests and praised the land policy of the government. When contacted by VietCatholic reporter, he insisted that no one had interviewed him.
The deception of the state-controlled media led Father Anthony Pham Anh Dung, the vice chancellor of the Archdiocese of Hanoi, to read a communiqué at every Sunday Mass warning priests and the faithful about the tricks the state media uses “in order to make up fake scenarios to distort and deceive the public opinion.”
The communiqué asked all priests and laity to be “smart and vigilant should they be contacted by state media,” while calling for prayers for writers and other media personnel.
“May they know how to respect every one, and have the courage to act according to their conscience,” he said, suggesting that the communiqué be read at every Sunday Mass throughout the archdiocese.
Massive protest on Sunday |
Anti-riot police at Hanoi nunciature |
Since Dec. 18, 2007, Hanoi Catholics had been organizing daily prayer vigils outside the former nunciature in Hanoi, pleading for return of the building that had been confiscated unlawfully by the Communist regime in 1959. The protests only came to a halt after the government had agreed to restore the building in Feb. 1. It was supposed that the government would return the property through many steps. However, it managed to delay returning the property through various bureaucratic maneuvers.
All in a sudden, on Friday Sep. 19, the government announced the nunciature would be demolished for a playground and immediately carried out with the back of its armed forces. This action is an insult to the legitimate aspirations of the Hanoi Catholic community.
Mgrs. Ngo went to the committee the next day to protest the plan. He told the committee that when traveling abroad he often felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined" by customs agents, unlike Japanese citizens.
"I hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go," he said.
State media were mobilized immediately to distort his comment to deceit public opinion and put a pressure on Catholics to halt their protests. State television in Hanoi has repeatedly called into question his patriotism in an apparent attempt to turn public opinion against him and Catholic protestors.
The campaign by state media has been dragging for more than a month targeting Catholics who are demonstrating for the return of confiscated church properties have been exposed for inventing false Catholic critics of the protesters. The media have attributed manufactured quotations to actual Catholics and have presented a beggar as a critical Catholic parishioner. They have even gone so far as to name a man who has been dead for several years as a detractor.
Judge Vu Kim My, a Catholic prosecutor in the Diocese of Phat Diem, accused a Sep. 15 article in the People’s Police newspaper of putting words in his mouth about the Thai Ha Church property dispute.
“I confirm that I never said anything relating to Thai Ha, I never asked for the punishment [against the protestors], I did not mention God in my answers,” he said.
Judge Vu claimed that the newspaper reporter only asked him two questions, both of which related to general knowledge of the law.
“The rest of the report was added by them,” he charged.
A falsehood in an August 20 article in the New Hanoi newspaper has also been exposed. The paper reported that Nguyen Quoc Cuong of Dai On parish accused the protestors at Thai Ha Church of “not following the Catholic Catechism.”
The Archdiocese of Hanoi made inquiries about the supposed parishioner, only to discover that he was invented by the newspaper.
“He simply does not exist in our parish,” a parish council member of Dai On parish said.
The New Hanoi newspaper also introduced Nguyen Duc Thang as a parishioner of Thach Bich parish, depicting him as a dissident strongly opposed to the Catholic protests.
“Yes, he was a Catholic in my parish,” said Fr. Nguyen Khac Que, the pastor of Thach Bich.
The priest added: “he already died a few years ago. I have no idea how a dead person could answer an interview of the paper.”
Such incidents only add to the series of deceptive reports on the demonstrations.
On Sep. 4 at Thai Ha Monastery, cameramen from Hanoi Television interviewed an elderly person who was introduced as a Catholic. When demonstrators asked him his Christian name, he admitted he was a beggar and said the cameramen “had given me some money to act and speak as instructed.”
The Voice of Vietnam, the state’s official radio network, reported that Father Nguyen Van Khanh who is the pastor of Gia Nghia parish (Buon Me Thuot diocese) opposed the Thai Ha protests and praised the land policy of the government. When contacted by VietCatholic reporter, he insisted that no one had interviewed him.
The deception of the state-controlled media led Father Anthony Pham Anh Dung, the vice chancellor of the Archdiocese of Hanoi, to read a communiqué at every Sunday Mass warning priests and the faithful about the tricks the state media uses “in order to make up fake scenarios to distort and deceive the public opinion.”
The communiqué asked all priests and laity to be “smart and vigilant should they be contacted by state media,” while calling for prayers for writers and other media personnel.
“May they know how to respect every one, and have the courage to act according to their conscience,” he said, suggesting that the communiqué be read at every Sunday Mass throughout the archdiocese.
打手在警方的眼皮底下袭击太河堂区天主教徒
Asia-News
11:06 22/09/2008
五百多名公安人员坐视歹徒暴行:打砸抢、摧毁举行露天弥撒圣祭场地的祭台、亵渎圣母像。河内当局包围总主教公署、威胁“严惩”总主教:罪名之一是要求履行法律承认的权利
河内(亚洲新闻)—昨天夜间,越南首都河内总主教区再次发生攻击威胁天主教徒事件。正在祈祷的天主教徒受到了威胁、圣堂被摧毁、圣母像被涂上汽油。一百多名歹徒,在五百多名政府公安人员的眼皮底下,再次继上周五后上演了又一场冲击正在祈祷的太河堂区天主教友的暴行。当时,仍然是在大批警察在场的情况下,一伙歹徒攻击教友、捣毁了圣杰拉德堂和露天圣堂的祭台、摧毁了圣像。赎主会士们介绍说,“歹徒们高声叫喊着、要杀死总主教和修会会长”。
昨天九月二十一日主日,河内人大常委会主任威胁要“严惩”河内总主教区吴光杰总主教以及“所有和他一起煽动群众、污蔑政府、践踏法律、分裂国家的人”。导致其如此震怒的主要原因是,吴总主教于上周发表了致越南社会主义共和国主席及政府总理的抗议信。按照人大常委会主任的说法,吴总主教在信中“污蔑市政府”践踏法律;向国家政权“挑衅”,并宣称所谓“我们有权动用我们的全部力量维护我们的财产”。此外,“使用扩音器宣读”这封抗议信。
总之,河内当局已决定要动用暴力结束天主教徒要求收回教产的和平示威。然而,在一个政府正努力在全国范围内打击腐败、维护法制的国家中,河内当局却以“公共用途”为借口在本应归还给教会的土地上建成了餐厅和一家工厂。当接到教会要求主持公道的呼吁后,市人大却挑起一场污蔑教会的宣传战,大肆威胁、逮捕、直至今天的暴力做为回应。昨天,越南官方通讯社VNA报道了河内市人大主任的声明,宣称太河堂区教友的要求是“毫无根据的”,因为教会早就把这片土地捐赠了。这一说法,立即遭到了持有这片土地全部合法文件的赎主会士们的驳斥,并要求市人大出据所谓教会“捐赠”的证据。
天主教徒们要求收回土地的全部行动历来是和平的,一九五四年,越共执政后先后爆发了多次首都罕见的大规模示威游行。此外,这起事件已经超越了河内总主教区的界限,十几位北部地区主教纷纷前往太河堂表示慰问支持。昨天,谅山教区主教和百名司铎带领数千名教友徒步走向前宗座大使馆旧址的大门前。
他们未能进入旧址大门内,从星期五开始,警察就包围了整座建筑,并在沿途,甚至总主教区公署和主教座堂前设置了栅栏,封闭了圣堂和主教公署的入口处。这完全是不折不扣的包围场面,防暴警察带着警犬和骚扰通讯信号的设备把守在这里。
自星期五以来,当局将旧址内的部分建筑拆毁。现在,市人大宣称要在这里建造一座公共图书馆。二月二日,河内总主教区已宣布,政府承诺将归还这片土地。二月二十七日,当局“爱国阵线和宗教民族事务委员会”常委在没有直接提到这一事件的同时表示,总理认为教会希望主教团能在这片土地上开展宗教活动的要求是“合法的”。
今天,由海外越南宗教媒体组成的“越南天主教新闻联盟”也发出了紧急呼吁,要求捍卫越南天主教徒的人权和宗教自由。
与此同时,河内总主教座堂的钟声继续回荡着、不断向人们求助。
昨天九月二十一日主日,河内人大常委会主任威胁要“严惩”河内总主教区吴光杰总主教以及“所有和他一起煽动群众、污蔑政府、践踏法律、分裂国家的人”。导致其如此震怒的主要原因是,吴总主教于上周发表了致越南社会主义共和国主席及政府总理的抗议信。按照人大常委会主任的说法,吴总主教在信中“污蔑市政府”践踏法律;向国家政权“挑衅”,并宣称所谓“我们有权动用我们的全部力量维护我们的财产”。此外,“使用扩音器宣读”这封抗议信。
总之,河内当局已决定要动用暴力结束天主教徒要求收回教产的和平示威。然而,在一个政府正努力在全国范围内打击腐败、维护法制的国家中,河内当局却以“公共用途”为借口在本应归还给教会的土地上建成了餐厅和一家工厂。当接到教会要求主持公道的呼吁后,市人大却挑起一场污蔑教会的宣传战,大肆威胁、逮捕、直至今天的暴力做为回应。昨天,越南官方通讯社VNA报道了河内市人大主任的声明,宣称太河堂区教友的要求是“毫无根据的”,因为教会早就把这片土地捐赠了。这一说法,立即遭到了持有这片土地全部合法文件的赎主会士们的驳斥,并要求市人大出据所谓教会“捐赠”的证据。
天主教徒们要求收回土地的全部行动历来是和平的,一九五四年,越共执政后先后爆发了多次首都罕见的大规模示威游行。此外,这起事件已经超越了河内总主教区的界限,十几位北部地区主教纷纷前往太河堂表示慰问支持。昨天,谅山教区主教和百名司铎带领数千名教友徒步走向前宗座大使馆旧址的大门前。
他们未能进入旧址大门内,从星期五开始,警察就包围了整座建筑,并在沿途,甚至总主教区公署和主教座堂前设置了栅栏,封闭了圣堂和主教公署的入口处。这完全是不折不扣的包围场面,防暴警察带着警犬和骚扰通讯信号的设备把守在这里。
自星期五以来,当局将旧址内的部分建筑拆毁。现在,市人大宣称要在这里建造一座公共图书馆。二月二日,河内总主教区已宣布,政府承诺将归还这片土地。二月二十七日,当局“爱国阵线和宗教民族事务委员会”常委在没有直接提到这一事件的同时表示,总理认为教会希望主教团能在这片土地上开展宗教活动的要求是“合法的”。
今天,由海外越南宗教媒体组成的“越南天主教新闻联盟”也发出了紧急呼吁,要求捍卫越南天主教徒的人权和宗教自由。
与此同时,河内总主教座堂的钟声继续回荡着、不断向人们求助。
Distorted quote from Hanoi archbishop offends some Vietnamese
The EarthTimes
15:30 22/09/2008
Hanoi (DPA Mon, 22 Sep 2008 11:47:58 GMT )- As Catholic protests continued Monday over the government's clearance of a plot of land claimed by Hanoi's Archdiocese, non-Catholics' sympathy for the protestors was damaged by a statement by Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet that was quoted out of context in the state-controlled press. Several organs of Vietnam's government-controlled press Monday quoted Kiet as having told Hanoi's People's Committee, the city's governing body, on Saturday that he felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport."
The quote left out the context of the remarks. Kiet told the committee that when traveling abroad he often felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined" by customs agents, unlike Japanese citizens.
"I hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go," Kiet continued.
Some Vietnamese who read the truncated quote in the paper appeared to have been offended by it.
"He should not have said that, because he is Vietnamese," said Nguyen Hai Thanh, 34, an instructor at Hanoi National University. "As a Vietnamese, even if his country is poor, he should not belittle his country."
Tensions have been running high between the government and the church over the past month, as the government has responded with increasing severity to Catholic protestors demanding the return of former church properties at two locations in Hanoi.
On Friday, the government sent police and earthmovers to clear a plot at 42 Nha Chung Street in downtown Hanoi, the site of the city's former Papal Nunciature. Hundreds of Catholics camped out at the site last winter and set up a shrine to the Virgin Mary, demanding it be returned to the church.
Vietnam's government says the land was legally reassigned to the Hanoi People's Committee in 1961, when the country had a Soviet-style socialist economy. A 2003 decree states the government will not reopen property disputes dating back prior to 1991, when the country introduced a new land law as part of its move towards a free-market economy.
The government says it has offered the church other plots of land for its needs, but the church insists on the one at 42 Nha Chung Street.
Hundreds of Catholics responded to the arrival of the clearance crews on Friday by massing in the street in front of the site, and on Sunday thousands turned out for morning mass at adjacent St. Joseph's Cathedral, filling the square in front of the church.
Such public protests are extremely rare in Vietnam, where the Communist Party is the sole legal political party.
On Sunday the People's Committee sent Kiet a written warning to stop encouraging his parishioners to press the land dispute, and accusing him of violating the country's Ordinance on Religions.
Father Pham Anh Dung, Vice Chancellor of the Archdiocese, said Monday the government's sudden move to clear the land had violated promises made during negotiations in March to return it to the church.
"The issue was still under discussion, and suddenly on September 18, the Hanoi People's Committee decided to develop the land without asking our opinion," said Dung. "I think they are stealing our land, so we are very angry."
On Sunday, a crowd of several thousand turned out for morning mass at adjacent Saint Joseph's Cathedral,
Several dozen Catholics continued to hold a vigil Monday on Nha Chung Street, across from the government land clearing crews. They expressed anger at the government's treatment of the Archbishop.
"The local media have distorted the truth," said Maria Nguyen Thi Tuyet, 37. "The truth is always the truth. No one can stand up in the name of justice and distort the truth."
The quote left out the context of the remarks. Kiet told the committee that when traveling abroad he often felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined" by customs agents, unlike Japanese citizens.
"I hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go," Kiet continued.
Some Vietnamese who read the truncated quote in the paper appeared to have been offended by it.
"He should not have said that, because he is Vietnamese," said Nguyen Hai Thanh, 34, an instructor at Hanoi National University. "As a Vietnamese, even if his country is poor, he should not belittle his country."
Tensions have been running high between the government and the church over the past month, as the government has responded with increasing severity to Catholic protestors demanding the return of former church properties at two locations in Hanoi.
On Friday, the government sent police and earthmovers to clear a plot at 42 Nha Chung Street in downtown Hanoi, the site of the city's former Papal Nunciature. Hundreds of Catholics camped out at the site last winter and set up a shrine to the Virgin Mary, demanding it be returned to the church.
Vietnam's government says the land was legally reassigned to the Hanoi People's Committee in 1961, when the country had a Soviet-style socialist economy. A 2003 decree states the government will not reopen property disputes dating back prior to 1991, when the country introduced a new land law as part of its move towards a free-market economy.
The government says it has offered the church other plots of land for its needs, but the church insists on the one at 42 Nha Chung Street.
Hundreds of Catholics responded to the arrival of the clearance crews on Friday by massing in the street in front of the site, and on Sunday thousands turned out for morning mass at adjacent St. Joseph's Cathedral, filling the square in front of the church.
Such public protests are extremely rare in Vietnam, where the Communist Party is the sole legal political party.
On Sunday the People's Committee sent Kiet a written warning to stop encouraging his parishioners to press the land dispute, and accusing him of violating the country's Ordinance on Religions.
Father Pham Anh Dung, Vice Chancellor of the Archdiocese, said Monday the government's sudden move to clear the land had violated promises made during negotiations in March to return it to the church.
"The issue was still under discussion, and suddenly on September 18, the Hanoi People's Committee decided to develop the land without asking our opinion," said Dung. "I think they are stealing our land, so we are very angry."
On Sunday, a crowd of several thousand turned out for morning mass at adjacent Saint Joseph's Cathedral,
Several dozen Catholics continued to hold a vigil Monday on Nha Chung Street, across from the government land clearing crews. They expressed anger at the government's treatment of the Archbishop.
"The local media have distorted the truth," said Maria Nguyen Thi Tuyet, 37. "The truth is always the truth. No one can stand up in the name of justice and distort the truth."
Sotto lo sguardo della polizia, picchiatori assaltano i cattolici di Thai Ha (tiếng Ý)
Asia-News
15:49 22/09/2008
Sotto lo sguardo della polizia, picchiatori assaltano i cattolici di Thai Ha (tiếng Ý)
(Công an khoanh tay đứng nhìn bọn thanh niên khuấy động tấn công giáo dân xứ Thái Hà)
22/09/2008 11:22 (di J.B. An Dang): Una squadraccia in azione, mentre 500 agenti stanno a guardare: saccheggi, distrutto l’altare delle messe all’aperto, oltraggiato una statua della Madonna. Le autorità di Hanoi fanno circondare l’arcivescovado e minacciano di “punire severamente” l’arcivescovo: tra le sue colpe, aver chiesto di esercitare i diritti che la legge gli riconosce.
Hanoi (AsiaNews) – Squadracce in azione stanotte ad Hanoi: minacce a chi stava pregando, una cappella distrutta, una statua della Madonna oltraggiata con un lancio di olio di macchina. E’ il bilancio del raid che un centinaio di picchiatori, presenti 500 agenti di polizia, ha compiuto contro i fedeli della parrocchia di Thai Ha, raccolti per una veglia di preghiera. L’accaduto è la replica di quanto era avvenuto venerdì notte, quando un gruppo di picchiatori, sempre alla presenza della polizia, ha attaccato i fedeli, saccheggiato la cappella di San Gerardo e l’altare usato per celebrare messe all’aperto, distrutto statue ed immagini. “Gli assalitori – raccontano i Redentoristi – gridavano slogan e chiedevano l’uccisione dell’arcivescovo e del superiore di Thai Ha, padre Matthew Vu Khoi Phung”.
Ieri, domenica, intanto il capo del Comitato del popolo (municipio) di Hanoi, Nguyen The Thao, ha minacciato di “punire severamente” l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, e quanti, insieme con lui, “sobillano la popolazione, lanciano false accuse al governo, si fanno beffe della legge e disgregano la nazione”. A far infuriare particolarmente Thai la lettera di protesta che l’arcivescovo ha indirizzato al presidente della Repubblica Nguyen Minh Triet, al primo ministro ed al capo della Commissione per gli affari religiosi, nella quale “accusava falsamente il governo” della città di violare la legge e “sfidava” lo Stato con affermazioni come “abbiamo il diritto di usare tutte le nostre capacità per proteggere la nostra proprietà”. Ed inoltre “ha fatto usare un altoparlante per leggerle”.
Le autorità di Hanoi hanno dunque deciso di usare la violenza per porre fine alle pacifiche manifestazioni con le quali i cattolici chiedevano la restituzione di due terreni di loro proprietà che sostengono essere stati illegalmente sottratti: il complesso che ospitava la nunziatura, vicino alla cattedrale di San Giuseppe, ed il terreno della parrocchia di Thai Ha e del monastero dei Redentoristi.
In un Paese nel quale il governo continua a promuovere leggi e campagne contro la corruzione, le autorità di Hanoi avevano destinato i terreni requisiti “per pubblica utilità” ad un ristorante (la ex nunziatura) e ad una fabbrica di confezioni (Thai Ha). Alla richiesta di giustizia, il Comitato popolare ha risposto con una campagna di disinformazione, minacce, arresti, ed ora violenze. Ancora ieri, l’agenzia ufficiale VNA riportava un’affermazione di Thao, secondo il quale le rivendicazioni della Chiesa per Thai Ha sono “infondate” in quanto è la Chiesa stessa ad aver donato il terreno. Affermazione già smentita dai Redentoristi che hanno tutti i documenti di proprietà e hanno chiesto (invano) al Comitato popolare di mostrare quelli della “donazione”.
La reazione dei cattolici all’uso che si vuol fare dei loro terreni è stata pacifica, ma si è concretizzata nelle più grandi manifestazioni di protesta mai viste nella capitale da quando, nel 1954, i comunisti vi hanno preso il potere. La vicenda, inoltre, ha superato i confini di Hanoi, con una decina di vescovi del nord del Paese che si sono recati nella capitale per esprimere solidarietà. Ancora ieri, mons. Joseph Dang Duc Ngan di Lang Son e centinaia di sacerdoti di Ha Nam, Ha Tay e Nam Dinh hanno guidato una marcia di migliaia di cattolici (nella foto) verso i cancelli della ex nunziatura.
Vicino non sono riusciti ad arrivare. Da venerdì la polizia ha circondato il complesso, e chiuso con le transenne anche gli accessi alla cattedrale e all’arcivescovado. Un vero stato d’assedio, con agenti in tenuta antisommossa, cani e attrezzature per disturbare le comunicazioni telefoniche.
All’interno, da venerdì, stanno demolendo il complesso della ex nunziatura. Che ora, ha annunciato il Comitato popolare, diventerà un parco pubblico con biblioteca. Eppure il 2 febbraio l’arcivescovo di Hanoi aveva annunciato la promessa del governo di restituire alla Chiesa il complesso ed il 27 febbraio, pur non facendo cenno del precedente impegno, Trân Dinh Phung, membro permanente del Fronte patriottico ed incaricato degli Affari religiosi ed etnici, esprimendo il punto di vista del primo ministro sulla vicenda aveva definito “del tutto legittima” la richiesta della Chiesa di poter utilizzare il complesso per le attività della Conferenza episcopale.
Oggi, infine, un appello urgente per la difesa dei diritti umani e religiosi dei cattolici vietnamiti è stato lanciato dalla Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, che raccoglie varie testate religiose fuori dal Vietnam.
Ad Hanoi, le campane della cattedrale continuano a chiedere aiuto.
(Công an khoanh tay đứng nhìn bọn thanh niên khuấy động tấn công giáo dân xứ Thái Hà)
22/09/2008 11:22 (di J.B. An Dang): Una squadraccia in azione, mentre 500 agenti stanno a guardare: saccheggi, distrutto l’altare delle messe all’aperto, oltraggiato una statua della Madonna. Le autorità di Hanoi fanno circondare l’arcivescovado e minacciano di “punire severamente” l’arcivescovo: tra le sue colpe, aver chiesto di esercitare i diritti che la legge gli riconosce.
Hanoi (AsiaNews) – Squadracce in azione stanotte ad Hanoi: minacce a chi stava pregando, una cappella distrutta, una statua della Madonna oltraggiata con un lancio di olio di macchina. E’ il bilancio del raid che un centinaio di picchiatori, presenti 500 agenti di polizia, ha compiuto contro i fedeli della parrocchia di Thai Ha, raccolti per una veglia di preghiera. L’accaduto è la replica di quanto era avvenuto venerdì notte, quando un gruppo di picchiatori, sempre alla presenza della polizia, ha attaccato i fedeli, saccheggiato la cappella di San Gerardo e l’altare usato per celebrare messe all’aperto, distrutto statue ed immagini. “Gli assalitori – raccontano i Redentoristi – gridavano slogan e chiedevano l’uccisione dell’arcivescovo e del superiore di Thai Ha, padre Matthew Vu Khoi Phung”.
Ieri, domenica, intanto il capo del Comitato del popolo (municipio) di Hanoi, Nguyen The Thao, ha minacciato di “punire severamente” l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, e quanti, insieme con lui, “sobillano la popolazione, lanciano false accuse al governo, si fanno beffe della legge e disgregano la nazione”. A far infuriare particolarmente Thai la lettera di protesta che l’arcivescovo ha indirizzato al presidente della Repubblica Nguyen Minh Triet, al primo ministro ed al capo della Commissione per gli affari religiosi, nella quale “accusava falsamente il governo” della città di violare la legge e “sfidava” lo Stato con affermazioni come “abbiamo il diritto di usare tutte le nostre capacità per proteggere la nostra proprietà”. Ed inoltre “ha fatto usare un altoparlante per leggerle”.
Le autorità di Hanoi hanno dunque deciso di usare la violenza per porre fine alle pacifiche manifestazioni con le quali i cattolici chiedevano la restituzione di due terreni di loro proprietà che sostengono essere stati illegalmente sottratti: il complesso che ospitava la nunziatura, vicino alla cattedrale di San Giuseppe, ed il terreno della parrocchia di Thai Ha e del monastero dei Redentoristi.
In un Paese nel quale il governo continua a promuovere leggi e campagne contro la corruzione, le autorità di Hanoi avevano destinato i terreni requisiti “per pubblica utilità” ad un ristorante (la ex nunziatura) e ad una fabbrica di confezioni (Thai Ha). Alla richiesta di giustizia, il Comitato popolare ha risposto con una campagna di disinformazione, minacce, arresti, ed ora violenze. Ancora ieri, l’agenzia ufficiale VNA riportava un’affermazione di Thao, secondo il quale le rivendicazioni della Chiesa per Thai Ha sono “infondate” in quanto è la Chiesa stessa ad aver donato il terreno. Affermazione già smentita dai Redentoristi che hanno tutti i documenti di proprietà e hanno chiesto (invano) al Comitato popolare di mostrare quelli della “donazione”.
La reazione dei cattolici all’uso che si vuol fare dei loro terreni è stata pacifica, ma si è concretizzata nelle più grandi manifestazioni di protesta mai viste nella capitale da quando, nel 1954, i comunisti vi hanno preso il potere. La vicenda, inoltre, ha superato i confini di Hanoi, con una decina di vescovi del nord del Paese che si sono recati nella capitale per esprimere solidarietà. Ancora ieri, mons. Joseph Dang Duc Ngan di Lang Son e centinaia di sacerdoti di Ha Nam, Ha Tay e Nam Dinh hanno guidato una marcia di migliaia di cattolici (nella foto) verso i cancelli della ex nunziatura.
Vicino non sono riusciti ad arrivare. Da venerdì la polizia ha circondato il complesso, e chiuso con le transenne anche gli accessi alla cattedrale e all’arcivescovado. Un vero stato d’assedio, con agenti in tenuta antisommossa, cani e attrezzature per disturbare le comunicazioni telefoniche.
All’interno, da venerdì, stanno demolendo il complesso della ex nunziatura. Che ora, ha annunciato il Comitato popolare, diventerà un parco pubblico con biblioteca. Eppure il 2 febbraio l’arcivescovo di Hanoi aveva annunciato la promessa del governo di restituire alla Chiesa il complesso ed il 27 febbraio, pur non facendo cenno del precedente impegno, Trân Dinh Phung, membro permanente del Fronte patriottico ed incaricato degli Affari religiosi ed etnici, esprimendo il punto di vista del primo ministro sulla vicenda aveva definito “del tutto legittima” la richiesta della Chiesa di poter utilizzare il complesso per le attività della Conferenza episcopale.
Oggi, infine, un appello urgente per la difesa dei diritti umani e religiosi dei cattolici vietnamiti è stato lanciato dalla Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, che raccoglie varie testate religiose fuori dal Vietnam.
Ad Hanoi, le campane della cattedrale continuano a chiedere aiuto.
Hanoi: bishops, clergy face new threats
Catholic World News
16:18 22/09/2008
Hanoi, Sep. 22, 2008 (CWNews.com) - The abrupt demolition of the building that once housed the office of the apostolic nuncio in Hanoi-- a building that government officials had promised to return to the Church-- has sparked angry protests from the Vietnamese hierarchy.
At the same time, a propaganda campaign against Catholic protesting the demolition, organized by the state-controlled media, has prompted further protests. Church-state tensions continue to escalate: bishops are threatened with arrest; Redemptorist priests at a parish involved in another property dispute have even been threatened with death.
The media in Hanoi have charged that Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is inciting riots by expressing his support for demonstrated who opposed the demolition process. The media have consistently depicted the demonstrators as threats to public safety.
In a letter to the government leaders of Vietnam, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum, warned that this campaign of vilification could have grave consequences. “Our people are gentle and kind, easy to forget the past and forgive those who trespass against them.” However “when they find themselves being tricked, pushed to the corner, and persecuted… they can accept even death."
The bishop warned government officials that “numerous of the weak and the poor have pleaded for years for the requisition of their properties but all in vain, as the authorities do not listen but persecute them!” He pleaded the government recognizing the legitimate concerns of the protestors, and "stop using the media to silence them.”
From Thai Binh, Bishop Francis Nguyen Van Sang said his heart was broken to hear the news that the nunciature was being razed, and he “wished to be able to rush to Hanoi” to be with archbishop Joseph Ngo and his faithful in this time of ordeal-- but health problems prevented him from traveling. And Bishop Joseph Dang Duc Ngan mourned the loss of "a souvenir of faith, a land stamped with the seal of the communion and love of the Catholic Church."
The New Hanoi newspaper took a very different view. For the paper, the nunciature building is a symbol of Vatican, and its demolition is “a victory.” On Saturday, the paper could not hide its delight that a protest by Archbishop Ngo was in vain, saying that the prelate was acting "in desperate hope of finding a possible way to stop the demolition." The resistance against demoliton, New Hanoi said, "goes against the will of the people."
At the nunciature, construction workers worked throughout the night to demolish the building. Thousands of Catholics have protested around the clock.
Sunday morning saw the largest demonstration in the history of Vietnam since the Communist takeover, with hundreds of priests leading more than 10,000 Catholic protestors in a prayerful vigil outside the gate of the nunciature. Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son lead the prayers, as police accompanied by attack dogs patrolled the fence lined with barbed wire that had been installed at the site.
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media issued a statement of "deep concerns about religious and human-rights violations against Catholics." Citing the property disputes at the nunciature and at a Redemptorist monastery in Thai Ha parish, the group confessed: "We are at our wit's end as the injustice being done to our brothers and sisters in Christ-- to the unarmed, religious people whose only weapon to protect themselves and property has always been praying with an unshaken belief in God."
Still the government's anti-Catholic campaign continued. The Hanoi People's Committee accused Hanoi's Archbishop Ngo of "smearing the state," and said that his statements "have angered the people of the capital." Such behavior, the group said, "must be punished severely."
As if on cue, a large crowd appeared at the Thai Ha parish on Sunday, throwing stones, smashing statues, and shouting threats against the Redemptorist priests. One of the priests observed that "everything happened clearly in front of a large number of officials-- police, security personnel, anti-riot police… but they did nothing to protect us.”
At the same time, a propaganda campaign against Catholic protesting the demolition, organized by the state-controlled media, has prompted further protests. Church-state tensions continue to escalate: bishops are threatened with arrest; Redemptorist priests at a parish involved in another property dispute have even been threatened with death.
The media in Hanoi have charged that Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is inciting riots by expressing his support for demonstrated who opposed the demolition process. The media have consistently depicted the demonstrators as threats to public safety.
In a letter to the government leaders of Vietnam, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum, warned that this campaign of vilification could have grave consequences. “Our people are gentle and kind, easy to forget the past and forgive those who trespass against them.” However “when they find themselves being tricked, pushed to the corner, and persecuted… they can accept even death."
The bishop warned government officials that “numerous of the weak and the poor have pleaded for years for the requisition of their properties but all in vain, as the authorities do not listen but persecute them!” He pleaded the government recognizing the legitimate concerns of the protestors, and "stop using the media to silence them.”
From Thai Binh, Bishop Francis Nguyen Van Sang said his heart was broken to hear the news that the nunciature was being razed, and he “wished to be able to rush to Hanoi” to be with archbishop Joseph Ngo and his faithful in this time of ordeal-- but health problems prevented him from traveling. And Bishop Joseph Dang Duc Ngan mourned the loss of "a souvenir of faith, a land stamped with the seal of the communion and love of the Catholic Church."
The New Hanoi newspaper took a very different view. For the paper, the nunciature building is a symbol of Vatican, and its demolition is “a victory.” On Saturday, the paper could not hide its delight that a protest by Archbishop Ngo was in vain, saying that the prelate was acting "in desperate hope of finding a possible way to stop the demolition." The resistance against demoliton, New Hanoi said, "goes against the will of the people."
At the nunciature, construction workers worked throughout the night to demolish the building. Thousands of Catholics have protested around the clock.
Sunday morning saw the largest demonstration in the history of Vietnam since the Communist takeover, with hundreds of priests leading more than 10,000 Catholic protestors in a prayerful vigil outside the gate of the nunciature. Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son lead the prayers, as police accompanied by attack dogs patrolled the fence lined with barbed wire that had been installed at the site.
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media issued a statement of "deep concerns about religious and human-rights violations against Catholics." Citing the property disputes at the nunciature and at a Redemptorist monastery in Thai Ha parish, the group confessed: "We are at our wit's end as the injustice being done to our brothers and sisters in Christ-- to the unarmed, religious people whose only weapon to protect themselves and property has always been praying with an unshaken belief in God."
Still the government's anti-Catholic campaign continued. The Hanoi People's Committee accused Hanoi's Archbishop Ngo of "smearing the state," and said that his statements "have angered the people of the capital." Such behavior, the group said, "must be punished severely."
As if on cue, a large crowd appeared at the Thai Ha parish on Sunday, throwing stones, smashing statues, and shouting threats against the Redemptorist priests. One of the priests observed that "everything happened clearly in front of a large number of officials-- police, security personnel, anti-riot police… but they did nothing to protect us.”
Władze grożą arcybiskupowi Hanoi (tiếng Ba Lan)
PAP
16:26 22/09/2008
Władze grożą arcybiskupowi Hanoi (tiếng Ba Lan)
(Chính quyền hăm dọa Tổng Giám Mục Hà Nội)
PAP - 2008-09-22 - Władze stolicy Wietnamu zagroziły, że zastosują sankcje prawne wobec katolickiego arcybiskupa Hanoi, jeśli nie przestanie on organizować spotkań modlitewnych w intencji oddania Kościołowi terenów, o które toczy się spór z władzami - podały miejscowe media.
Kampania przeciwko arcybiskupowi Ngo Quang Kietowi nasiliła się w ciągu weekendu. Państwowe media kwestionują jego patriotyzm i starają się nastawić opinię publiczną przeciwko niemu.
W poniedziałek opublikowano list burmistrza Hanoi Nguyen The Thao do arcybiskupa oskarżający duchownego o wzniecanie niepokojów. "Zaprzestań swoich nielegalnych działań, albo zostaniesz potraktowany zgodnie z prawem" - ostrzegł burmistrz.
Według obowiązującego w Wietnamie prawa modlitwa jest dozwolona jedynie w kościele. Wietnamscy katolicy zorganizowali kilka spotkań modlitewnych w intencji oddania dwóch działek ziemi, które kiedyś należały do Kościoła katolickiego. Jedna znajduje się w pobliżu kościoła Thai Ha w centrum Hanoi. Druga położona jest niedaleko katedry św. Józefa i znajdowało się na niej przedstawicielstwo Watykanu.
Arcybiskup Ngo Quang Kiet twierdzi, że tereny te został zabrane Kościołowi przez władze komunistyczne kilka lat po opuszczeniu Wietnamu przez francuskich kolonizatorów w 1954 roku.
W piątek władze rozpoczęły oczyszczanie i ogradzanie terenu dawnej placówki Watykanu. Ma na nim powstać biblioteka publiczna i park. W czasie weekendu wokół placu budowy gromadziły się setki uczestników mszy w pobliskiej katedrze, którym przyglądały się oddziały prewencji policji.
W Wietnamie mieszka około 9 milionów katolików, co stanowi 7 procent ludności kraju. Jest to druga o buddyzmie religia w tym kraju. Jest to też największa, po Filipinach, społeczność katolicka w Azji.
(Chính quyền hăm dọa Tổng Giám Mục Hà Nội)
PAP - 2008-09-22 - Władze stolicy Wietnamu zagroziły, że zastosują sankcje prawne wobec katolickiego arcybiskupa Hanoi, jeśli nie przestanie on organizować spotkań modlitewnych w intencji oddania Kościołowi terenów, o które toczy się spór z władzami - podały miejscowe media.
Kampania przeciwko arcybiskupowi Ngo Quang Kietowi nasiliła się w ciągu weekendu. Państwowe media kwestionują jego patriotyzm i starają się nastawić opinię publiczną przeciwko niemu.
W poniedziałek opublikowano list burmistrza Hanoi Nguyen The Thao do arcybiskupa oskarżający duchownego o wzniecanie niepokojów. "Zaprzestań swoich nielegalnych działań, albo zostaniesz potraktowany zgodnie z prawem" - ostrzegł burmistrz.
Według obowiązującego w Wietnamie prawa modlitwa jest dozwolona jedynie w kościele. Wietnamscy katolicy zorganizowali kilka spotkań modlitewnych w intencji oddania dwóch działek ziemi, które kiedyś należały do Kościoła katolickiego. Jedna znajduje się w pobliżu kościoła Thai Ha w centrum Hanoi. Druga położona jest niedaleko katedry św. Józefa i znajdowało się na niej przedstawicielstwo Watykanu.
Arcybiskup Ngo Quang Kiet twierdzi, że tereny te został zabrane Kościołowi przez władze komunistyczne kilka lat po opuszczeniu Wietnamu przez francuskich kolonizatorów w 1954 roku.
W piątek władze rozpoczęły oczyszczanie i ogradzanie terenu dawnej placówki Watykanu. Ma na nim powstać biblioteka publiczna i park. W czasie weekendu wokół placu budowy gromadziły się setki uczestników mszy w pobliskiej katedrze, którym przyglądały się oddziały prewencji policji.
W Wietnamie mieszka około 9 milionów katolików, co stanowi 7 procent ludności kraju. Jest to druga o buddyzmie religia w tym kraju. Jest to też największa, po Filipinach, społeczność katolicka w Azji.
SR Vietnam: Mahnwache von Katholiken in Hanoi brutal aufgelöst (tiếng Đức)
International Society for Human Rigths
16:28 22/09/2008
SR Vietnam: Mahnwache von Katholiken in Hanoi brutal aufgelöst (tiếng Đức)
(Việt Nam: Đêm canh thức cầu nguyện của Công giáo bị giải tỏa hung bạo)
22.09.2008 12:59 Uhr
Ältere Menschen verprügelt, Priester bespuckt, Journalisten behindert, Erzbischof verwarnt
Hanoi-Frankfurt (22. September 2008) – Rund 500 Polizisten und militante
Mitglieder des kommunistischen Ho Chi Minh-Jugendverbands griffen in der Nacht auf den 22. September Katholiken an, die seit neun Monaten für die Rückgabe des Kircheneigentums demonstrierten, das nicht für gemeinnützige verwendet, sondern für kommerzielle Zwecken missbraucht wird. Nach Informationen der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) wurden bei der Gewaltaktion religiöse Bilder, Altäre, Statuen und Kreuze zerstört, ältere Katholiken zusammengeschlagen, Priester bespuckt. Eine Gruppe kommunistischer Jugendlicher forderte die Tötung von Erzbischof Kiet. Gegen den Willen der Katholischen Kirche Vietnams hatten vietnamesische Behörden in Hanoi bereits am 19. September mit Umbaumaßnahmen auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen, wo eine öffentliche Bibliothek und ein Park entstehen sollen. Die Lage hatte sich in den letzten Tagen zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken inhaftiert und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden. Die IGFM verurteilt die Gewalt gegen die Katholiken in Hanoi und ruft Vietnam auf, das Recht auf Religionsfreiheit einzuhalten und durch Dialog mit der katholischen Kirche den Dauerkonflikt um das Kircheneigentum zu lösen.
Seit Jahren fordert die Katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi, die in den sechziger Jahren von der kommunistischen Regierung enteignet wurden. Die katholische Kirche betonte, dass sie nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurückfordere, die momentan nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke benutzt würden. Seit Ende 2007 versammelten sich täglich bis zu zehntausend Katholiken auf zwei umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit ihren friedlichen gemeinsamen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den streng reglementierten Versammlungs- und Religionsgesetzen in dem kommunistischen Land konform sei.
Staatsgewalt gegen das Kloster des Redemptoristen-Ordens in Thai Ha
Um Mitternacht am 21. September griffen rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen "Ho Chi Minh-Jugendverbands" das Kloster des Redemptoristen-Ordens in Thai Ha an. Augenzeugen zufolge umzingelte eine Gruppe das Kloster und skandierte "Tötet Erzbischof Kiet und Pater Phung (Abt)". Die Redemptoristen fühlten sich bedroht und verbarrikadierten sich im Kloster. Eine andere Gruppe zerstörte Zelte, Altäre, religiöse Bilder, Statuen und Kreuze auf dem benachbarten Gelände, wo die Katholiken seit neun Monaten ausharrten. Ältere Katholiken, die das Gelände nachts überwachten, wurden brutal zusammengeschlagen. Die Priester riefen die Gläubigen auf, die Mahnwache aufzulösen, um eine weitere Konfrontation zu vermeiden. Am Abend davor hatten die militanten Jugendlichen bereits die Priester beschimpft, angespuckt und mit Handgreiflichkeit provoziert.
Am frühen Montagmorgen gegen 4 Uhr Ortszeit hatte die Polizei ihre Aktion in Thai Ha weitgehend abgeschlossen. Dort herrscht jetzt eine bedrückte Ruhe. Die Lage in Thai Ha hatte sich in den letzten Wochen zugespitzt, als die Regierung acht Katholiken wegen angeblicher Sachbeschädigung inhaftieren liess und der Kirchenleitung Strafanzeige androhte.
Nuntiatur: Regierung unterläuft Verhandlungen
Bereits am Freitag, den 19. September, hatten die vietnamesischen Behörden mit dem Umbau des Geländes der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi begonnen. Das gesamte Gelände des Erzbischofssitzes wurde gesperrt, Priester und Schwestern, die darin wohnen, können nicht mehr frei hinein oder raus. Einige Hundert Katholiken versammelten vor den Absperrungen. Ausländische Journalisten, die die Bauarbeiten fotografieren oder Interviews mit der Kirchenleitung führen wollten, wurden behindert. Ein Journalist wurde verprügelt und festgenommen. Laut Regierungsplan sollen die ehemalige Nuntiatur der katholischen Kirche zu einer öffentlichen Bibliothek und das Gelände zu einem öffentlichen Park umfunktioniert werden. Tag und Nacht arbeiten die Baumaschinen auf dem Gelände, so dass am Sonntagnachmittag die Grundarbeit bereits abgeschlossen war und die Kirche vor vollendete Tatsachen gestellt wurde.
Erzbischof Ngo Quang Kiet war völlig überrascht von dieser Aktion, weil seine Kirche sich seit Anfang Februar 2008 unter Vermittlung des Vatikans in Verhandlungen mit der Regierung befindet. Von Mitte Dezember 2007 bis Ende Januar 2008 hatten sich täglich mehrere Katholiken in Hanoi auf dem Nuntiatur-Gelände zum gemeinsamen Gebet versammelt. Ende Januar rief der Vatikan die Katholische Kirche Vietnams auf, dem Weg des Dialogs zu folgen und ihn nicht durch Versammlungen stören zu lassen. Die Katholiken stellten damals ihre Mahnwache ein im Glauben, dass die ehemalige Nuntiatur im Rahmen der stillen Diplomatie zurückgegeben würde. Nachdem der Erzbischof Anfang September 2008 öffentlich zugab, dass der Dialog um die Nuntiatur seit acht Monaten stockte, gab es gelegentlich wieder große Versammlungen vor der Nuntiatur.
Am 21. September meldete die staatliche Presse in Vietnam, dass das Volkskomitee von Hanoi in einem Schreiben den Erzbischof offiziell ermahnt habe. Falls er seine gesetzwidrigen Aktivitäten nicht einstellen sollte, würde er strafrechtlich belangt. In dem Schreiben wurde der Erzbischof wegen seiner Interviews, seiner Schreiben in ausländischen Medien, der Besuche in Thai Ha und seiner Petition an die Staatsführung angegriffen.
International Society for Human Rigths
Die IGFM wird in den nächsten Tagen die Dokumentation "Der gescheiterte Dialog in Thai Ha" herausbringen.
(Việt Nam: Đêm canh thức cầu nguyện của Công giáo bị giải tỏa hung bạo)
22.09.2008 12:59 Uhr
Ältere Menschen verprügelt, Priester bespuckt, Journalisten behindert, Erzbischof verwarnt
Hanoi-Frankfurt (22. September 2008) – Rund 500 Polizisten und militante
Mitglieder des kommunistischen Ho Chi Minh-Jugendverbands griffen in der Nacht auf den 22. September Katholiken an, die seit neun Monaten für die Rückgabe des Kircheneigentums demonstrierten, das nicht für gemeinnützige verwendet, sondern für kommerzielle Zwecken missbraucht wird. Nach Informationen der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) wurden bei der Gewaltaktion religiöse Bilder, Altäre, Statuen und Kreuze zerstört, ältere Katholiken zusammengeschlagen, Priester bespuckt. Eine Gruppe kommunistischer Jugendlicher forderte die Tötung von Erzbischof Kiet. Gegen den Willen der Katholischen Kirche Vietnams hatten vietnamesische Behörden in Hanoi bereits am 19. September mit Umbaumaßnahmen auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen, wo eine öffentliche Bibliothek und ein Park entstehen sollen. Die Lage hatte sich in den letzten Tagen zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken inhaftiert und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden. Die IGFM verurteilt die Gewalt gegen die Katholiken in Hanoi und ruft Vietnam auf, das Recht auf Religionsfreiheit einzuhalten und durch Dialog mit der katholischen Kirche den Dauerkonflikt um das Kircheneigentum zu lösen.
Seit Jahren fordert die Katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi, die in den sechziger Jahren von der kommunistischen Regierung enteignet wurden. Die katholische Kirche betonte, dass sie nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurückfordere, die momentan nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke benutzt würden. Seit Ende 2007 versammelten sich täglich bis zu zehntausend Katholiken auf zwei umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit ihren friedlichen gemeinsamen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den streng reglementierten Versammlungs- und Religionsgesetzen in dem kommunistischen Land konform sei.
Staatsgewalt gegen das Kloster des Redemptoristen-Ordens in Thai Ha
Um Mitternacht am 21. September griffen rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen "Ho Chi Minh-Jugendverbands" das Kloster des Redemptoristen-Ordens in Thai Ha an. Augenzeugen zufolge umzingelte eine Gruppe das Kloster und skandierte "Tötet Erzbischof Kiet und Pater Phung (Abt)". Die Redemptoristen fühlten sich bedroht und verbarrikadierten sich im Kloster. Eine andere Gruppe zerstörte Zelte, Altäre, religiöse Bilder, Statuen und Kreuze auf dem benachbarten Gelände, wo die Katholiken seit neun Monaten ausharrten. Ältere Katholiken, die das Gelände nachts überwachten, wurden brutal zusammengeschlagen. Die Priester riefen die Gläubigen auf, die Mahnwache aufzulösen, um eine weitere Konfrontation zu vermeiden. Am Abend davor hatten die militanten Jugendlichen bereits die Priester beschimpft, angespuckt und mit Handgreiflichkeit provoziert.
Am frühen Montagmorgen gegen 4 Uhr Ortszeit hatte die Polizei ihre Aktion in Thai Ha weitgehend abgeschlossen. Dort herrscht jetzt eine bedrückte Ruhe. Die Lage in Thai Ha hatte sich in den letzten Wochen zugespitzt, als die Regierung acht Katholiken wegen angeblicher Sachbeschädigung inhaftieren liess und der Kirchenleitung Strafanzeige androhte.
Nuntiatur: Regierung unterläuft Verhandlungen
Bereits am Freitag, den 19. September, hatten die vietnamesischen Behörden mit dem Umbau des Geländes der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi begonnen. Das gesamte Gelände des Erzbischofssitzes wurde gesperrt, Priester und Schwestern, die darin wohnen, können nicht mehr frei hinein oder raus. Einige Hundert Katholiken versammelten vor den Absperrungen. Ausländische Journalisten, die die Bauarbeiten fotografieren oder Interviews mit der Kirchenleitung führen wollten, wurden behindert. Ein Journalist wurde verprügelt und festgenommen. Laut Regierungsplan sollen die ehemalige Nuntiatur der katholischen Kirche zu einer öffentlichen Bibliothek und das Gelände zu einem öffentlichen Park umfunktioniert werden. Tag und Nacht arbeiten die Baumaschinen auf dem Gelände, so dass am Sonntagnachmittag die Grundarbeit bereits abgeschlossen war und die Kirche vor vollendete Tatsachen gestellt wurde.
Erzbischof Ngo Quang Kiet war völlig überrascht von dieser Aktion, weil seine Kirche sich seit Anfang Februar 2008 unter Vermittlung des Vatikans in Verhandlungen mit der Regierung befindet. Von Mitte Dezember 2007 bis Ende Januar 2008 hatten sich täglich mehrere Katholiken in Hanoi auf dem Nuntiatur-Gelände zum gemeinsamen Gebet versammelt. Ende Januar rief der Vatikan die Katholische Kirche Vietnams auf, dem Weg des Dialogs zu folgen und ihn nicht durch Versammlungen stören zu lassen. Die Katholiken stellten damals ihre Mahnwache ein im Glauben, dass die ehemalige Nuntiatur im Rahmen der stillen Diplomatie zurückgegeben würde. Nachdem der Erzbischof Anfang September 2008 öffentlich zugab, dass der Dialog um die Nuntiatur seit acht Monaten stockte, gab es gelegentlich wieder große Versammlungen vor der Nuntiatur.
Am 21. September meldete die staatliche Presse in Vietnam, dass das Volkskomitee von Hanoi in einem Schreiben den Erzbischof offiziell ermahnt habe. Falls er seine gesetzwidrigen Aktivitäten nicht einstellen sollte, würde er strafrechtlich belangt. In dem Schreiben wurde der Erzbischof wegen seiner Interviews, seiner Schreiben in ausländischen Medien, der Besuche in Thai Ha und seiner Petition an die Staatsführung angegriffen.
International Society for Human Rigths
Die IGFM wird in den nächsten Tagen die Dokumentation "Der gescheiterte Dialog in Thai Ha" herausbringen.
Vietnam: Brutales Vorgehen gegen Demonstranten (tiếng Đức)
Radio Vatikan
16:30 22/09/2008
Vietnam: Brutales Vorgehen gegen Demonstranten (tiếng Đức)
(Việt Nam: Cuộc tấn công giã man vào đoàn người biểu tình)
22/09/2008 11.54.57
Rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen Jugendverbandes Ho Chi Minh haben in der Nacht auf Montag Katholiken angegriffen, die seit neun Monaten in Hanoi für die Rückgabe von Kircheneigentum demonstrieren. Nach Informationen der „Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte“ wurden bei der Gewaltaktion religiöse Bilder, Altäre, Statuen und Kreuze zerstört, ältere Katholiken zusammengeschlagen und Priester bespuckt. Eine Gruppe kommunistischer Jugendlicher forderte die Tötung von Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet. Gegen den Willen der Kirche hatten vietnamesische Behörden in Hanoi vor wenigen Tagen mit Umbaumaßnahmen auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen, wo eine öffentliche Bibliothek und ein Park entstehen sollen. Die Lage hatte sich in den letzten Tagen zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken inhaftiert und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden. - Seit Jahren fordert die Katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi, die in den sechziger Jahren von der kommunistischen Regierung enteignet wurden.
Die Kirche betont, dass sie nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurückfordere, die momentan nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke benutzt würden. Seit Ende 2007 versammelten sich täglich bis zu zehntausend Katholiken auf zwei umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Joseph Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit ihren friedlichen gemeinsamen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den streng reglementierten Versammlungs- und Religionsgesetzen in dem kommunistischen Land konform sei.
Die Zeitschrift der Sicherheitskräfte in Hanoi, „An Ninh Thu Do“, wirft dem Erzbischof vor, „mutwillig die Einheit der Nation zerschlagen zu haben“. Derweil soll der Protest in Hanoi mehr als 10.000 Katholiken auf die Beine gebracht haben: Nach Angaben von Nachrichtenagenturen bedeutet das die größte Demonstration in der Stadt seit Abzug der französischen Kolonialherren im Jahr 1954.
Hier weitere Informationen aus einem Statement der „Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte“ mit Sitz in Göttingen.
„Um Mitternacht am 21. September griffen rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen „Ho Chi Minh-Jugendverbands“ das Kloster des Redemptoristen-Ordens in Thai Ha an. Augenzeugen zufolge umzingelte eine Gruppe das Kloster und skandierte „Tötet Erzbischof Kiet und Pater Phung (Abt)“. Die Redemptoristen fühlten sich bedroht und verbarrikadierten sich im Kloster. Eine andere Gruppe zerstörte Zelte, Altäre, religiöse Bilder, Statuen und Kreuze auf dem benachbarten Gelände, wo die Katholiken seit neun Monaten ausharrten. Ältere Katholiken, die das Gelände nachts überwachten, wurden brutal zusammengeschlagen. Die Priester riefen die Gläubigen auf, die Mahnwache aufzulösen, um eine weitere Konfrontation zu vermeiden. Am Abend davor hatten die militanten Jugendlichen bereits die Priester beschimpft, angespuckt und mit Handgreiflichkeit provoziert. Am frühen Montagmorgen gegen 4 Uhr Ortszeit hatte die Polizei ihre Aktion in Thai Ha weitgehend abgeschlossen. Dort herrscht jetzt eine bedrückte Ruhe. Die Lage in Thai Ha hatte sich in den letzten Wochen zugespitzt, als die Regierung acht Katholiken wegen angeblicher Sachbeschädigung inhaftieren liess und der Kirchenleitung Strafanzeige androhte.
Bereits am Freitag, den 19. September, hatten die vietnamesischen Behörden mit dem Umbau des Geländes der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi begonnen. Das gesamte Gelände des Erzbischofssitzes wurde gesperrt, Priester und Schwestern, die darin wohnen, können nicht mehr frei hinein oder raus. Einige Hundert Katholiken versammelten vor den Absperrungen. Ausländische Journalisten, die die Bauarbeiten fotografieren oder Interviews mit der Kirchenleitung führen wollten, wurden behindert. Ein Journalist wurde verprügelt und festgenommen. Laut Regierungsplan sollen die ehemalige Nuntiatur der katholischen Kirche zu einer öffentlichen Bibliothek und das Gelände zu einem öffentlichen Park umfunktioniert werden. Tag und Nacht arbeiten die Baumaschinen auf dem Gelände, so dass am Sonntagnachmittag die Grundarbeit bereits abgeschlossen war und die Kirche vor vollendete Tatsachen gestellt wurde. Erzbischof Ngo Quang Kiet war völlig überrascht von dieser Aktion, weil seine Kirche sich seit Anfang Februar 2008 unter Vermittlung des Vatikans in Verhandlungen mit der Regierung befindet. Von Mitte Dezember 2007 bis Ende Januar 2008 hatten sich täglich mehrere Katholiken in Hanoi auf dem Nuntiatur-Gelände zum gemeinsamen Gebet versammelt. Ende Januar rief der Vatikan die Katholische Kirche Vietnams auf, dem Weg des Dialogs zu folgen und ihn nicht durch Versammlungen stören zu lassen. Die Katholiken stellten damals ihre Mahnwache ein im Glauben, dass die ehemalige Nuntiatur im Rahmen der stillen Diplomatie zurückgegeben würde. Nachdem der Erzbischof Anfang September 2008 öffentlich zugab, dass der Dialog um die Nuntiatur seit acht Monaten stockte, gab es gelegentlich wieder große Versammlungen vor der Nuntiatur.
Am 21. September meldete die staatliche Presse in Vietnam, dass das Volkskomitee von Hanoi in einem Schreiben den Erzbischof offiziell ermahnt habe. Falls er seine gesetzwidrigen Aktivitäten nicht einstellen sollte, würde er strafrechtlich belangt. In dem Schreiben wurde der Erzbischof wegen seiner Interviews, seiner Schreiben in ausländischen Medien, der Besuche in Thai Ha und seiner Petition an die Staatsführung angegriffen.“
(Việt Nam: Cuộc tấn công giã man vào đoàn người biểu tình)
22/09/2008 11.54.57
Rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen Jugendverbandes Ho Chi Minh haben in der Nacht auf Montag Katholiken angegriffen, die seit neun Monaten in Hanoi für die Rückgabe von Kircheneigentum demonstrieren. Nach Informationen der „Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte“ wurden bei der Gewaltaktion religiöse Bilder, Altäre, Statuen und Kreuze zerstört, ältere Katholiken zusammengeschlagen und Priester bespuckt. Eine Gruppe kommunistischer Jugendlicher forderte die Tötung von Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet. Gegen den Willen der Kirche hatten vietnamesische Behörden in Hanoi vor wenigen Tagen mit Umbaumaßnahmen auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen, wo eine öffentliche Bibliothek und ein Park entstehen sollen. Die Lage hatte sich in den letzten Tagen zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken inhaftiert und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden. - Seit Jahren fordert die Katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi, die in den sechziger Jahren von der kommunistischen Regierung enteignet wurden.
Die Kirche betont, dass sie nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurückfordere, die momentan nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke benutzt würden. Seit Ende 2007 versammelten sich täglich bis zu zehntausend Katholiken auf zwei umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Joseph Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit ihren friedlichen gemeinsamen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den streng reglementierten Versammlungs- und Religionsgesetzen in dem kommunistischen Land konform sei.
Die Zeitschrift der Sicherheitskräfte in Hanoi, „An Ninh Thu Do“, wirft dem Erzbischof vor, „mutwillig die Einheit der Nation zerschlagen zu haben“. Derweil soll der Protest in Hanoi mehr als 10.000 Katholiken auf die Beine gebracht haben: Nach Angaben von Nachrichtenagenturen bedeutet das die größte Demonstration in der Stadt seit Abzug der französischen Kolonialherren im Jahr 1954.
Hier weitere Informationen aus einem Statement der „Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte“ mit Sitz in Göttingen.
„Um Mitternacht am 21. September griffen rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen „Ho Chi Minh-Jugendverbands“ das Kloster des Redemptoristen-Ordens in Thai Ha an. Augenzeugen zufolge umzingelte eine Gruppe das Kloster und skandierte „Tötet Erzbischof Kiet und Pater Phung (Abt)“. Die Redemptoristen fühlten sich bedroht und verbarrikadierten sich im Kloster. Eine andere Gruppe zerstörte Zelte, Altäre, religiöse Bilder, Statuen und Kreuze auf dem benachbarten Gelände, wo die Katholiken seit neun Monaten ausharrten. Ältere Katholiken, die das Gelände nachts überwachten, wurden brutal zusammengeschlagen. Die Priester riefen die Gläubigen auf, die Mahnwache aufzulösen, um eine weitere Konfrontation zu vermeiden. Am Abend davor hatten die militanten Jugendlichen bereits die Priester beschimpft, angespuckt und mit Handgreiflichkeit provoziert. Am frühen Montagmorgen gegen 4 Uhr Ortszeit hatte die Polizei ihre Aktion in Thai Ha weitgehend abgeschlossen. Dort herrscht jetzt eine bedrückte Ruhe. Die Lage in Thai Ha hatte sich in den letzten Wochen zugespitzt, als die Regierung acht Katholiken wegen angeblicher Sachbeschädigung inhaftieren liess und der Kirchenleitung Strafanzeige androhte.
Bereits am Freitag, den 19. September, hatten die vietnamesischen Behörden mit dem Umbau des Geländes der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi begonnen. Das gesamte Gelände des Erzbischofssitzes wurde gesperrt, Priester und Schwestern, die darin wohnen, können nicht mehr frei hinein oder raus. Einige Hundert Katholiken versammelten vor den Absperrungen. Ausländische Journalisten, die die Bauarbeiten fotografieren oder Interviews mit der Kirchenleitung führen wollten, wurden behindert. Ein Journalist wurde verprügelt und festgenommen. Laut Regierungsplan sollen die ehemalige Nuntiatur der katholischen Kirche zu einer öffentlichen Bibliothek und das Gelände zu einem öffentlichen Park umfunktioniert werden. Tag und Nacht arbeiten die Baumaschinen auf dem Gelände, so dass am Sonntagnachmittag die Grundarbeit bereits abgeschlossen war und die Kirche vor vollendete Tatsachen gestellt wurde. Erzbischof Ngo Quang Kiet war völlig überrascht von dieser Aktion, weil seine Kirche sich seit Anfang Februar 2008 unter Vermittlung des Vatikans in Verhandlungen mit der Regierung befindet. Von Mitte Dezember 2007 bis Ende Januar 2008 hatten sich täglich mehrere Katholiken in Hanoi auf dem Nuntiatur-Gelände zum gemeinsamen Gebet versammelt. Ende Januar rief der Vatikan die Katholische Kirche Vietnams auf, dem Weg des Dialogs zu folgen und ihn nicht durch Versammlungen stören zu lassen. Die Katholiken stellten damals ihre Mahnwache ein im Glauben, dass die ehemalige Nuntiatur im Rahmen der stillen Diplomatie zurückgegeben würde. Nachdem der Erzbischof Anfang September 2008 öffentlich zugab, dass der Dialog um die Nuntiatur seit acht Monaten stockte, gab es gelegentlich wieder große Versammlungen vor der Nuntiatur.
Am 21. September meldete die staatliche Presse in Vietnam, dass das Volkskomitee von Hanoi in einem Schreiben den Erzbischof offiziell ermahnt habe. Falls er seine gesetzwidrigen Aktivitäten nicht einstellen sollte, würde er strafrechtlich belangt. In dem Schreiben wurde der Erzbischof wegen seiner Interviews, seiner Schreiben in ausländischen Medien, der Besuche in Thai Ha und seiner Petition an die Staatsführung angegriffen.“
Vietnam: Katholiken demonstrieren weiter (tiếng Đức)
Radio Vatikan
16:31 22/09/2008
Vietnam: Katholiken demonstrieren weiter (tiếng Đức)
(Việt Nam: Người Công Giáo tiếp tục biểu tình)
21/09/2008: In Hanoi gehen Gebets-Demonstrationen auch an diesem Wochenende weiter. Hunderte von Katholiken, darunter auch Priester und Ordensleute, versammeln sich betend vor den Polizei-Absperrungen, um ein durch die Kommunisten enteignetes Kirchengelände zurückzufordern. Bulldozer haben im Auftrag des Regimes am Freitag die frühere Vatikan-Vertretung auf dem Gelände zerstört, um Platz für eine Gartenanlage zu schaffen. Diese Aktion führt bei Katholiken in Hanoi zu noch mehr Erbitterung. Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet spricht in einem Protestbrief an die Behörden von einem „Akt, der die legitimen Wünsche der Katholiken von Hanoi erstickt“. Im Interview mit Radio Vatikan kündigt er weitere Proteste an.
„Es ist vor allem schwer zu verstehen, was die Behörden damit bezwecken. Ich begreife das einfach nicht. Und ich bin sehr traurig, weil ja schon ein vernünftiger Dialog in Gang gekommen war – und dann machen die Behörden sowas, ohne uns vorher zu informieren! Die Katholiken sind wütend; sie strömen an die Absperrungen und beten. Dieser Ort ist ein Symbol – vor allem für die Verbindung zwischen der vietnamesischen Kirche und dem Heiligen Stuhl. Ich verlange einfach nur Gerechtigkeit!“
Das frühere Gelände der Apostolischen Delegation liegt im Stadtzentrum von Hanoi, gleich neben der Josephs-Kathedrale; die Behörden nahmen es nach 1954 der Kirche weg. Der Bürgermeister von Hanoi, Nguyen the Thao, behauptete am Samstag, die Kirche selbst habe das Terrain in den sechziger Jahren dem Staat „überlassen“, und will die Arbeiten an der Gartenanlage zügig vorantreiben. Der Streit um dieses Gelände ist nicht der einzige in Hanoi; in einem anderen Stadtviertel kämpft die Thai-Ha-Pfarrei ebenfalls um früheres Eigentum. Vietnam ist das südostasiatische Land mit der größten katholischen Gemeinschaft nach den Philippinen.
(Việt Nam: Người Công Giáo tiếp tục biểu tình)
21/09/2008: In Hanoi gehen Gebets-Demonstrationen auch an diesem Wochenende weiter. Hunderte von Katholiken, darunter auch Priester und Ordensleute, versammeln sich betend vor den Polizei-Absperrungen, um ein durch die Kommunisten enteignetes Kirchengelände zurückzufordern. Bulldozer haben im Auftrag des Regimes am Freitag die frühere Vatikan-Vertretung auf dem Gelände zerstört, um Platz für eine Gartenanlage zu schaffen. Diese Aktion führt bei Katholiken in Hanoi zu noch mehr Erbitterung. Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet spricht in einem Protestbrief an die Behörden von einem „Akt, der die legitimen Wünsche der Katholiken von Hanoi erstickt“. Im Interview mit Radio Vatikan kündigt er weitere Proteste an.
„Es ist vor allem schwer zu verstehen, was die Behörden damit bezwecken. Ich begreife das einfach nicht. Und ich bin sehr traurig, weil ja schon ein vernünftiger Dialog in Gang gekommen war – und dann machen die Behörden sowas, ohne uns vorher zu informieren! Die Katholiken sind wütend; sie strömen an die Absperrungen und beten. Dieser Ort ist ein Symbol – vor allem für die Verbindung zwischen der vietnamesischen Kirche und dem Heiligen Stuhl. Ich verlange einfach nur Gerechtigkeit!“
Das frühere Gelände der Apostolischen Delegation liegt im Stadtzentrum von Hanoi, gleich neben der Josephs-Kathedrale; die Behörden nahmen es nach 1954 der Kirche weg. Der Bürgermeister von Hanoi, Nguyen the Thao, behauptete am Samstag, die Kirche selbst habe das Terrain in den sechziger Jahren dem Staat „überlassen“, und will die Arbeiten an der Gartenanlage zügig vorantreiben. Der Streit um dieses Gelände ist nicht der einzige in Hanoi; in einem anderen Stadtviertel kämpft die Thai-Ha-Pfarrei ebenfalls um früheres Eigentum. Vietnam ist das südostasiatische Land mit der größten katholischen Gemeinschaft nach den Philippinen.
Cientos de católicos reclaman en Hanoi unos terrenos expropiados por Alcaldía (tiếng Tây Ban Nha)
Terra Actualidad
16:32 22/09/2008
Cientos de católicos reclaman en Hanoi unos terrenos expropiados por Alcaldía (tiếng Tây Ban Nha)
(Hàng trăm tín hữu công giáo ở Hà Nội khiếu kiện đòi lại đất nơi chủ tịch thành phố)
Cientos de católicos, entre los que se encontraban varios sacerdotes, se manifestaron hoy en Hanoi para reclamar a la Alcaldía la devolución de unos terrenos expropiados a la Iglesia católica hace 54 años.
Los creyentes, que entonaban cantos y rezos, se concentraron frente a la propiedad, junto a la Catedral de la ciudad, después de que las autoridades enviaran maquinaría pesada protegidas por decenas de policías para desmontar las vallas y construcciones que los feligreses habían puesto en el solar en disputa.
El padre Nguyen Van Khai afirmó que 'a las 04.00 horas de hoy, sobre 200 policías y dos máquinas aparecieron en el lugar y, a las 04.30 horas, habían destruido una valla y varios monumentos'.
'Han bloqueado el vecindario y no podemos salir', agregó el citado sacerdote, quien dirige una parroquia cercana a la Catedral.
En diciembre de 2007, el arzobispo de Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, encabezó una vigilia en el disputado lugar y que fue el prólogo de una protesta que se alargó durante meses, y finalizó cuando las autoridades y la Iglesia católica comenzaron a negociar una salida.
Los creyentes, que acampaban todas las noches frente a la Catedral, llegaron a levantar cruces y un altar con una Virgen, si bien lo desmontaron por petición de la Iglesia de Roma para evitar confrontaciones con la Policía.
El pasado junio, una delegación del Vaticano viajó a Vietnam para negociar con las autoridades del país acerca de la propiedad, de una hectárea de superficie y que expropiaron las autoridades comunistas tras la independencia de Francia en 1954.
(Hàng trăm tín hữu công giáo ở Hà Nội khiếu kiện đòi lại đất nơi chủ tịch thành phố)
Cientos de católicos, entre los que se encontraban varios sacerdotes, se manifestaron hoy en Hanoi para reclamar a la Alcaldía la devolución de unos terrenos expropiados a la Iglesia católica hace 54 años.
Los creyentes, que entonaban cantos y rezos, se concentraron frente a la propiedad, junto a la Catedral de la ciudad, después de que las autoridades enviaran maquinaría pesada protegidas por decenas de policías para desmontar las vallas y construcciones que los feligreses habían puesto en el solar en disputa.
El padre Nguyen Van Khai afirmó que 'a las 04.00 horas de hoy, sobre 200 policías y dos máquinas aparecieron en el lugar y, a las 04.30 horas, habían destruido una valla y varios monumentos'.
'Han bloqueado el vecindario y no podemos salir', agregó el citado sacerdote, quien dirige una parroquia cercana a la Catedral.
En diciembre de 2007, el arzobispo de Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, encabezó una vigilia en el disputado lugar y que fue el prólogo de una protesta que se alargó durante meses, y finalizó cuando las autoridades y la Iglesia católica comenzaron a negociar una salida.
Los creyentes, que acampaban todas las noches frente a la Catedral, llegaron a levantar cruces y un altar con una Virgen, si bien lo desmontaron por petición de la Iglesia de Roma para evitar confrontaciones con la Policía.
El pasado junio, una delegación del Vaticano viajó a Vietnam para negociar con las autoridades del país acerca de la propiedad, de una hectárea de superficie y que expropiaron las autoridades comunistas tras la independencia de Francia en 1954.
Distorted quote from Hanoi archbishop offends some Vietnamese
Sahil Nagpal /AP
16:35 22/09/2008
Distorted quote from Hanoi archbishop offends some Vietnamese
Hanoi - As Catholic protests continued Monday over the government's clearance of a plot of land claimed by Hanoi's Archdiocese, non-Catholics' sympathy for the protestors was damaged by a statement by Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet that was quoted out of context in the state-controlled press.
Several organs of Vietnam's government-controlled press Monday quoted Kiet as having told Hanoi's People's Committee, the city's governing body, on Saturday that he felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport."
The quote left out the context of the remarks. Kiet told the committee that when traveling abroad he often felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined" by customs agents, unlike Japanese citizens.
"I hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go," Kiet continued.
Some Vietnamese who read the truncated quote in the paper appeared to have been offended by it.
"He should not have said that, because he is Vietnamese," said Nguyen Hai Thanh, 34, an instructor at Hanoi National University. "As a Vietnamese, even if his country is poor, he should not belittle his country."
Tensions have been running high between the government and the church over the past month, as the government has responded with increasing severity to Catholic protestors demanding the return of former church properties at two locations in Hanoi.
On Friday, the government sent police and earthmovers to clear a plot at 42 Nha Chung Street in downtown Hanoi, the site of the city's former Papal Nunciature. Hundreds of Catholics camped out at the site last winter and set up a shrine to the Virgin Mary, demanding it be returned to the church.
Vietnam's government says the land was legally reassigned to the Hanoi People's Committee in 1961, when the country had a Soviet-style socialist economy. A 2003 decree states the government will not reopen property disputes dating back prior to 1991, when the country introduced a new land law as part of its move towards a free-market economy.
The government says it has offered the church other plots of land for its needs, but the church insists on the one at 42 Nha Chung Street.
Hundreds of Catholics responded to the arrival of the clearance crews on Friday by massing in the street in front of the site, and on Sunday thousands turned out for morning mass at adjacent St. Joseph's Cathedral, filling the square in front of the church.
Such public protests are extremely rare in Vietnam, where the Communist Party is the sole legal political party.
On Sunday the People's Committee sent Kiet a written warning to stop encouraging his parishioners to press the land dispute, and accusing him of violating the country's Ordinance on Religions.
Father Pham Anh Dung, Vice Chancellor of the Archdiocese, said Monday the government's sudden move to clear the land had violated promises made during negotiations in March to return it to the church.
"The issue was still under discussion, and suddenly on September 18, the Hanoi People's Committee decided to develop the land without asking our opinion," said Dung. "I think they are stealing our land, so we are very angry."
On Sunday, a crowd of several thousand turned out for morning mass at adjacent Saint Joseph's Cathedral,
Several dozen Catholics continued to hold a vigil Monday on Nha Chung Street, across from the government land clearing crews. They expressed anger at the government's treatment of the Archbishop.
"The local media have distorted the truth," said Maria Nguyen Thi Tuyet, 37. "The truth is always the truth. No one can stand up in the name of justice and distort the truth." (dpa)
Hanoi - As Catholic protests continued Monday over the government's clearance of a plot of land claimed by Hanoi's Archdiocese, non-Catholics' sympathy for the protestors was damaged by a statement by Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet that was quoted out of context in the state-controlled press.
Several organs of Vietnam's government-controlled press Monday quoted Kiet as having told Hanoi's People's Committee, the city's governing body, on Saturday that he felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport."
The quote left out the context of the remarks. Kiet told the committee that when traveling abroad he often felt "humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined" by customs agents, unlike Japanese citizens.
"I hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go," Kiet continued.
Some Vietnamese who read the truncated quote in the paper appeared to have been offended by it.
"He should not have said that, because he is Vietnamese," said Nguyen Hai Thanh, 34, an instructor at Hanoi National University. "As a Vietnamese, even if his country is poor, he should not belittle his country."
Tensions have been running high between the government and the church over the past month, as the government has responded with increasing severity to Catholic protestors demanding the return of former church properties at two locations in Hanoi.
On Friday, the government sent police and earthmovers to clear a plot at 42 Nha Chung Street in downtown Hanoi, the site of the city's former Papal Nunciature. Hundreds of Catholics camped out at the site last winter and set up a shrine to the Virgin Mary, demanding it be returned to the church.
Vietnam's government says the land was legally reassigned to the Hanoi People's Committee in 1961, when the country had a Soviet-style socialist economy. A 2003 decree states the government will not reopen property disputes dating back prior to 1991, when the country introduced a new land law as part of its move towards a free-market economy.
The government says it has offered the church other plots of land for its needs, but the church insists on the one at 42 Nha Chung Street.
Hundreds of Catholics responded to the arrival of the clearance crews on Friday by massing in the street in front of the site, and on Sunday thousands turned out for morning mass at adjacent St. Joseph's Cathedral, filling the square in front of the church.
Such public protests are extremely rare in Vietnam, where the Communist Party is the sole legal political party.
On Sunday the People's Committee sent Kiet a written warning to stop encouraging his parishioners to press the land dispute, and accusing him of violating the country's Ordinance on Religions.
Father Pham Anh Dung, Vice Chancellor of the Archdiocese, said Monday the government's sudden move to clear the land had violated promises made during negotiations in March to return it to the church.
"The issue was still under discussion, and suddenly on September 18, the Hanoi People's Committee decided to develop the land without asking our opinion," said Dung. "I think they are stealing our land, so we are very angry."
On Sunday, a crowd of several thousand turned out for morning mass at adjacent Saint Joseph's Cathedral,
Several dozen Catholics continued to hold a vigil Monday on Nha Chung Street, across from the government land clearing crews. They expressed anger at the government's treatment of the Archbishop.
"The local media have distorted the truth," said Maria Nguyen Thi Tuyet, 37. "The truth is always the truth. No one can stand up in the name of justice and distort the truth." (dpa)
Biggest protest since 1954 over Hanoi old nunciature demolition
cathnews.com
16:36 22/09/2008
Biggest protest since 1954 over Hanoi old nunciature demolition
Published: September 22, 2008
In what is believed to be the biggest public protest since 1954, over 10,000 people have gathered in Hanoi to protest the demolition by the Vietnamese government of the former Vatican nunciature in order to turn it into a public park and community centre.
VietCatholic reports that a bishop and hundreds of priests led more than ten thousand of protestors praying at the nunciature before an open altar set up at the middle of the street.
Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son and hundreds of priests from Ha Nam, Ha Tay and Nam Dinh led ten thousands of protestors marching on the streets of Hanoi to the nunciature where an altar with a large statue of Our Lady was set up right at the fence between the protestors and police.
The protestors could not reach to the gate of the nunciature where hundreds of construction workers had been working through night to convert the nunciature into a library and a park. Police had dragged 3 layers of barbed wire fence across the road leading to the nunciature to stop them.
The prelate and priests took turn to incense the altar while protestors sang Rosary and hymns. Police dogs reacted angrily at the crowd when they were led near to the fence to threaten protestors.
On Saturday morning, Archbishop Joseph Ngo and priests from St Joseph Major Seminary went to People's Committee of Hanoi city to strongly protest the plan and asked them to stop besieging the archbishop's residence area.
Standing at the site among protestors, Fr Joseph Nguyen reported that as at 9 am local time "Hanoi archbishop's residence, St. Joseph Major Seminary, and the convent of Sisters of Adorers of the Holy Cross are still being under siege by Vietnamese massive forces of policemen, militiamen and security personnel aided by professionally trained dogs."
"At some points, we could not even talk to him and staff in the archbishop's office," he added. "We could not even make a call to anywhere. Police vehicles with technology installed to block mobile signal so that no phone could make or receive calls," he explained.
"At this time, I can see a lot of people around me, at least ten thousand, to say for sure. And people keep coming by any means they can reach. Police were ordered to stop and turn back buses carrying Catholics from other provinces infuxing into the capital. Also it rains sporadically," he noted.
On Saturday night, the entire street leading to the nunciature was lighted up with thousands of candles in another protest of Hanoi Catholics.
A student from Hanoi university said: "I was here last night with at least 5,000 people. I prayed with them until very late. I had just gone home to take a sleep then return here with people. We were very upset with the way this government handle the issue."
Meanwhile, official newspaper, VietNamNet Bridge reports that Chairman of the Hanoi People's Committee Nguyen The Thao received the Hanoi diocese's Archbishop Ngo Quang Kiet and other dignitaries on Saturday in order to respond to an urgent petition by the Archbishop's Office one day earlier.
Hanoi police leaders denied that the police force had blockaded the Archbishop's Office in Hanoi. They also added that the police force are allowed to use professional measures in line with the laws to maintain public security and order, and ensure safety for the project during the process of construction.
AP reporter bashed, detained
The International Herald Tribune reports that an Associated Press reporter in Vietnam was punched, choked and hit over the head with a camera by police who detained him Friday while he covered a Catholic prayer vigil in the communist country.
Ben Stocking, the Hanoi bureau chief for The Associated Press, was released from police custody after about 2 1/2 hours and required four stitches on the back of his head. His camera was confiscated by police.
"They told me I was taking pictures in a place that I was not allowed to be taking pictures. But it was news, and I went in," Stocking said by telephone from Hanoi.
Within minutes of arriving at the prayer vigil, Stocking said, he was escorted away by plainclothes police who took his camera and punched and kicked him when he asked for it back.
Taken to a police station for questioning, Stocking tried to reach for his camera and an officer "banged me on the head with the camera and another police officer punched me in the face, straight on." The blow from the camera opened a gash at the back of his head.
SOURCE
Huge protest on Sunday morning at the nunciature (VietCatholic, 21/9/08)
Bulldozers stoke Hanoi land clash (BBC News, 20/9/08)
AP reporter detained, beaten by police in Vietnam (International Herald Tribune, 20/9/08)
Bishops shocked at government's betrayal (VietCatholic, 20/9/08)
Vietnamese Catholics protest as government clears disputed land (EarthTimes, 20/9/08)
Published: September 22, 2008
In what is believed to be the biggest public protest since 1954, over 10,000 people have gathered in Hanoi to protest the demolition by the Vietnamese government of the former Vatican nunciature in order to turn it into a public park and community centre.
VietCatholic reports that a bishop and hundreds of priests led more than ten thousand of protestors praying at the nunciature before an open altar set up at the middle of the street.
Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son and hundreds of priests from Ha Nam, Ha Tay and Nam Dinh led ten thousands of protestors marching on the streets of Hanoi to the nunciature where an altar with a large statue of Our Lady was set up right at the fence between the protestors and police.
The protestors could not reach to the gate of the nunciature where hundreds of construction workers had been working through night to convert the nunciature into a library and a park. Police had dragged 3 layers of barbed wire fence across the road leading to the nunciature to stop them.
The prelate and priests took turn to incense the altar while protestors sang Rosary and hymns. Police dogs reacted angrily at the crowd when they were led near to the fence to threaten protestors.
On Saturday morning, Archbishop Joseph Ngo and priests from St Joseph Major Seminary went to People's Committee of Hanoi city to strongly protest the plan and asked them to stop besieging the archbishop's residence area.
Standing at the site among protestors, Fr Joseph Nguyen reported that as at 9 am local time "Hanoi archbishop's residence, St. Joseph Major Seminary, and the convent of Sisters of Adorers of the Holy Cross are still being under siege by Vietnamese massive forces of policemen, militiamen and security personnel aided by professionally trained dogs."
"At some points, we could not even talk to him and staff in the archbishop's office," he added. "We could not even make a call to anywhere. Police vehicles with technology installed to block mobile signal so that no phone could make or receive calls," he explained.
"At this time, I can see a lot of people around me, at least ten thousand, to say for sure. And people keep coming by any means they can reach. Police were ordered to stop and turn back buses carrying Catholics from other provinces infuxing into the capital. Also it rains sporadically," he noted.
On Saturday night, the entire street leading to the nunciature was lighted up with thousands of candles in another protest of Hanoi Catholics.
A student from Hanoi university said: "I was here last night with at least 5,000 people. I prayed with them until very late. I had just gone home to take a sleep then return here with people. We were very upset with the way this government handle the issue."
Meanwhile, official newspaper, VietNamNet Bridge reports that Chairman of the Hanoi People's Committee Nguyen The Thao received the Hanoi diocese's Archbishop Ngo Quang Kiet and other dignitaries on Saturday in order to respond to an urgent petition by the Archbishop's Office one day earlier.
Hanoi police leaders denied that the police force had blockaded the Archbishop's Office in Hanoi. They also added that the police force are allowed to use professional measures in line with the laws to maintain public security and order, and ensure safety for the project during the process of construction.
AP reporter bashed, detained
The International Herald Tribune reports that an Associated Press reporter in Vietnam was punched, choked and hit over the head with a camera by police who detained him Friday while he covered a Catholic prayer vigil in the communist country.
Ben Stocking, the Hanoi bureau chief for The Associated Press, was released from police custody after about 2 1/2 hours and required four stitches on the back of his head. His camera was confiscated by police.
"They told me I was taking pictures in a place that I was not allowed to be taking pictures. But it was news, and I went in," Stocking said by telephone from Hanoi.
Within minutes of arriving at the prayer vigil, Stocking said, he was escorted away by plainclothes police who took his camera and punched and kicked him when he asked for it back.
Taken to a police station for questioning, Stocking tried to reach for his camera and an officer "banged me on the head with the camera and another police officer punched me in the face, straight on." The blow from the camera opened a gash at the back of his head.
SOURCE
Huge protest on Sunday morning at the nunciature (VietCatholic, 21/9/08)
Bulldozers stoke Hanoi land clash (BBC News, 20/9/08)
AP reporter detained, beaten by police in Vietnam (International Herald Tribune, 20/9/08)
Bishops shocked at government's betrayal (VietCatholic, 20/9/08)
Vietnamese Catholics protest as government clears disputed land (EarthTimes, 20/9/08)
Situatie Vietnam escaleert (tiếng Hòa Lan)
Katholiek Nieuwsblad
16:37 22/09/2008
Situatie Vietnam escaleert (tiếng Hòa Lan)
(Căng thẳng tình hình ở Việt Nam)
geplaatst: maandag, 22 september 2008, 15.17 uur
De burgemeester van Hanoi heeft gedreigd aartsbisschop Joseph Ngo Quang Kiet “zwaar te straffen” en al degenen die “het volk ophitsen, valse beschuldigingen uiten jegens de regering, de wet overtreden en het land verdelen”. Aanleiding is de open brief van de aartsbisschop aan de president en de premier van Vietnam wegens de plotselinge sloop van de voormalige nuntiatuur, de pauselijke ambassade, in Hanoi. Het gebouw en de omliggende grond werden in 1954 bij de communistische machtsovername geannexeerd en worden sinds enige jaren door de Kerk teruggeëist. Vorig jaar december begonnen de katholieken gebedswaken te houden bij het gebouw om hun eisen kracht bij te zetten.
Omdat de zaak dreigde te escaleren riep de paus de gelovigen begin dit jaar op hun acties te beëindigen en beloofde de regering teruggave van het onroerend goed. Toen onlangs hernieuwde bouwactiviteiten werden ontplooid hervatten de gelovigen hun gebedswaken. Smaadcampagnes door de staatsmedia en massale aanwezigheid van oproerpolitie kon de katholieke tot nu toe niet weerhouden van hun acties. Vrijdag- en zondagnacht overvielen honderd man sterke knokploegen onder toeziend oog van een enorme politiemacht de gelovigen en vernielden kapellen, altaren en beelden. Ook werd geroepen om de dood van de aartsbisschop en de verantwoordelijke pastoor.
Omdat de aartsbisschop in zijn brief heeft gewaarschuwd voor “eventuele consequenties” en dat de katholieken “al het mogelijke zullen doen om hun eigendom te beschermen” wordt hem “opruiing” verweten. Duizenden gelovigen van buiten Hanoi die afgelopen weekeinde hun steun wilden komen betuigen werden door de massaal aanwezige oproerpolitie tegengehouden. (KN/AsiaNews)
(Căng thẳng tình hình ở Việt Nam)
geplaatst: maandag, 22 september 2008, 15.17 uur
De burgemeester van Hanoi heeft gedreigd aartsbisschop Joseph Ngo Quang Kiet “zwaar te straffen” en al degenen die “het volk ophitsen, valse beschuldigingen uiten jegens de regering, de wet overtreden en het land verdelen”. Aanleiding is de open brief van de aartsbisschop aan de president en de premier van Vietnam wegens de plotselinge sloop van de voormalige nuntiatuur, de pauselijke ambassade, in Hanoi. Het gebouw en de omliggende grond werden in 1954 bij de communistische machtsovername geannexeerd en worden sinds enige jaren door de Kerk teruggeëist. Vorig jaar december begonnen de katholieken gebedswaken te houden bij het gebouw om hun eisen kracht bij te zetten.
Omdat de zaak dreigde te escaleren riep de paus de gelovigen begin dit jaar op hun acties te beëindigen en beloofde de regering teruggave van het onroerend goed. Toen onlangs hernieuwde bouwactiviteiten werden ontplooid hervatten de gelovigen hun gebedswaken. Smaadcampagnes door de staatsmedia en massale aanwezigheid van oproerpolitie kon de katholieke tot nu toe niet weerhouden van hun acties. Vrijdag- en zondagnacht overvielen honderd man sterke knokploegen onder toeziend oog van een enorme politiemacht de gelovigen en vernielden kapellen, altaren en beelden. Ook werd geroepen om de dood van de aartsbisschop en de verantwoordelijke pastoor.
Omdat de aartsbisschop in zijn brief heeft gewaarschuwd voor “eventuele consequenties” en dat de katholieken “al het mogelijke zullen doen om hun eigendom te beschermen” wordt hem “opruiing” verweten. Duizenden gelovigen van buiten Hanoi die afgelopen weekeinde hun steun wilden komen betuigen werden door de massaal aanwezige oproerpolitie tegengehouden. (KN/AsiaNews)
Violenze anticattoliche anche in Vietnam
Radio Vaticana
16:37 22/09/2008
Violenze anticattoliche anche in Vietnam
22/09/2008 15.33.52
Minacce a chi stava pregando, una cappella distrutta, una statua della Madonna oltraggiata con lancio di olio di macchina. E’ il bilancio del raid che un centinaio di picchiatori, presenti 500 agenti di polizia, ha compiuto stanotte ad Hanoi contro i fedeli della parrocchia di Thai Ha, per una veglia di preghiera. L’accaduto - riferisce AsiaNews - è la replica di quanto era avvenuto venerdì notte, quando un gruppo di picchiatori, sempre alla presenza della polizia, ha attaccato i fedeli, saccheggiato la cappella di San Gerardo e l’altare usato per celebrare messe all’aperto, distrutto statue ed immagini. Ieri, intanto il capo del municipio di Hanoi, Nguyen The Thao, ha minacciato di punire l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, che ha inviato una lettera di protesta al presidente della Repubblica Nguyen Minh Triet, al primo ministro ed al capo della Commissione per gli affari religiosi, nella quale “accusava il governo” della città di violare la legge sulla proprietà. Secondo l'arcivescovo i due terreni di proprietà della chiesa - il complesso che ospitava la nunziatura, vicino alla cattedrale di San Giuseppe ed il terreno della parrocchia di Thai Ha e del monastero dei Redentoristi - sarebbero stati illegalmente sottratti dal governo e non donati dai Redentoristi come sostengono le autorità di Hanoi. La reazione dei cattolici all’uso che si vuol fare dei loro terreni è stata sempre pacifica. Oggi, infine, un appello urgente per la difesa dei diritti umani e religiosi dei cattolici vietnamiti è stato lanciato dalla Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, che raccoglie varie testate religiose fuori dal Vietnam. (R.P.)
22/09/2008 15.33.52
Minacce a chi stava pregando, una cappella distrutta, una statua della Madonna oltraggiata con lancio di olio di macchina. E’ il bilancio del raid che un centinaio di picchiatori, presenti 500 agenti di polizia, ha compiuto stanotte ad Hanoi contro i fedeli della parrocchia di Thai Ha, per una veglia di preghiera. L’accaduto - riferisce AsiaNews - è la replica di quanto era avvenuto venerdì notte, quando un gruppo di picchiatori, sempre alla presenza della polizia, ha attaccato i fedeli, saccheggiato la cappella di San Gerardo e l’altare usato per celebrare messe all’aperto, distrutto statue ed immagini. Ieri, intanto il capo del municipio di Hanoi, Nguyen The Thao, ha minacciato di punire l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, che ha inviato una lettera di protesta al presidente della Repubblica Nguyen Minh Triet, al primo ministro ed al capo della Commissione per gli affari religiosi, nella quale “accusava il governo” della città di violare la legge sulla proprietà. Secondo l'arcivescovo i due terreni di proprietà della chiesa - il complesso che ospitava la nunziatura, vicino alla cattedrale di San Giuseppe ed il terreno della parrocchia di Thai Ha e del monastero dei Redentoristi - sarebbero stati illegalmente sottratti dal governo e non donati dai Redentoristi come sostengono le autorità di Hanoi. La reazione dei cattolici all’uso che si vuol fare dei loro terreni è stata sempre pacifica. Oggi, infine, un appello urgente per la difesa dei diritti umani e religiosi dei cattolici vietnamiti è stato lanciato dalla Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, che raccoglie varie testate religiose fuori dal Vietnam. (R.P.)
Bras de fer entre Hanoï et les catholiques vietnamiens
Asia-News
16:39 22/09/2008
Bras de fer entre Hanoï et les catholiques vietnamiens
22/09/2008 11:41 - Les catholiques vietnamiens réclament la restitution de terrains saisis par les communistes. Les autorités de Hanoï ont haussé le ton et lancé un avertissement formel à l'archevêque de la capitale
Des catholiques vietnamiens assistent à la messe dominicale en dehors de la cathédrale de Hanoï, bondée, dimanche 21 septembre (Suzuki/AP).
L'avertissement est sévère. Le président du comité populaire de Hanoï a ordonné à Mgr Joseph Ngo Quang Kiet d'"arrêter immédiatement les activités qui violent la loi".
Cité par le quotidien de la "police du peuple", Cong An Nhan Dan, le maire de la capitale demande à l'archevêque de "prendre ses responsabilités pour demander aux dignitaires et aux fidèles catholiques de respecter la loi" et ne pas "organiser d'activités religieuses illégales". Il lui interdit "d'organiser des activités (...) de propagande" diffamante, selon lui.
L'Eglise dénonce un acte "illégal"
Ces déclarations surviennent à la suite d'un week-end tendu entre autorités vietnamiennes et catholiques de Hanoï. Par centaines, ces derniers se sont relayés pour prier, à l'issue des messes célébrées samedi et dimanche, devant les barrages de police qui bloquaient l'accès à un terrain revendiqué par l'Eglise: le site de l'ancienne Délégation apostolique, sur lequel des travaux ont démarré la semaine dernière en vue de construire un jardin publique.
Situé en plein coeur touristique de la capitale, près de la cathédrale, ce terrain est l'un des plus symboliques de ceux que revendique l'Eglise - celle-ci est engagée dans un bras de fer avec le régime pour récupérer des terrains abandonnés aux communistes après le départ des colonisateurs français en 1954.
Selon l'agence vietnamienne d'information (AVI, officielle), le président du comité populaire de Hanoï, Nguyen The Thao, a expliqué samedi que les revendications de l'Eglise étaient infondées, affirmant qu'elle avait elle-même cédé le terrain à l'Etat dans les années 60.
L'archevêque sous le feu des critiques de la presse
Plusieurs quotidiens vietnamiens tiraient eux aussi à boulets rouges lundi sur Mgr Ngo Quang Kiet. An Ninh Thu Do, le quotidien des forces de sécurité de la capitale, lui reprochant d'avoir "délibérément sapé la grande unité nationale". "L'archevêque Ngo Quang Kiet doit porter la principale responsabilité des informations qui ont déformé la vérité, calomnié et humilié les autorités", estime le quotidien. "C'est un comportement qui viole sérieusement les lois et doit être dûment puni selon la loi".
Cong An Nhan Dan, de son côté, accuse "certains dignitaires catholiques" d'avoir "politisé" l'affaire de l'ancienne délégation, contre "les intérêts nationaux". "Notre Etat respecte toujours la liberté religieuse de ses citoyens, mais cette liberté doit s'exercer dans le cadre de la loi", poursuit le journal.
Dans un communiqué envoyé vendredi 19 septembre au président et au premier ministre vietnamiens, Mgr Ngo Quang Kiet a dénoncé pour sa part la campagne de désinformation engagée contre l'Eglise et prévenu que les catholiques ne lâcheraient pas prise, qualifiant le lancement du chantier d'"acte illégal".
Il a également rappelé que les gouvernements précédents avaient promis de restituer au diocèse le terrain, une promesse réitérée auprès du Saint-Siège. "C’est une action qui va à rebours de la ligne du dialogue que le gouvernement et l’archevêché étaient en train de suivre. C’est une action qui méprise les aspirations de la communauté catholique, tient la loi pour inexistante et se moque de la présence de l’Eglise catholique au Vietnam. C’est aussi une action qui foule aux pieds la morale, la conscience de tous les hommes à l’égard d’une religion reconnue par l’Etat", pouvait-on lire.
En février dernier, la promesse de restitution du bâtiment qui accueillait autrefois la Délégation apostolique avait nourri de sérieux espoirs de dialogue. La situation de l’Église catholique du Vietnam est suivie avec beaucoup d’attention par le Saint-Siège, qui espère normaliser ses rapports avec le régime communiste de ce pays et obtenir des garanties pour la communauté catholique en matière de liberté religieuse.
22/09/2008 11:41 - Les catholiques vietnamiens réclament la restitution de terrains saisis par les communistes. Les autorités de Hanoï ont haussé le ton et lancé un avertissement formel à l'archevêque de la capitale
Des catholiques vietnamiens assistent à la messe dominicale en dehors de la cathédrale de Hanoï, bondée, dimanche 21 septembre (Suzuki/AP).
L'avertissement est sévère. Le président du comité populaire de Hanoï a ordonné à Mgr Joseph Ngo Quang Kiet d'"arrêter immédiatement les activités qui violent la loi".
Cité par le quotidien de la "police du peuple", Cong An Nhan Dan, le maire de la capitale demande à l'archevêque de "prendre ses responsabilités pour demander aux dignitaires et aux fidèles catholiques de respecter la loi" et ne pas "organiser d'activités religieuses illégales". Il lui interdit "d'organiser des activités (...) de propagande" diffamante, selon lui.
L'Eglise dénonce un acte "illégal"
Ces déclarations surviennent à la suite d'un week-end tendu entre autorités vietnamiennes et catholiques de Hanoï. Par centaines, ces derniers se sont relayés pour prier, à l'issue des messes célébrées samedi et dimanche, devant les barrages de police qui bloquaient l'accès à un terrain revendiqué par l'Eglise: le site de l'ancienne Délégation apostolique, sur lequel des travaux ont démarré la semaine dernière en vue de construire un jardin publique.
Situé en plein coeur touristique de la capitale, près de la cathédrale, ce terrain est l'un des plus symboliques de ceux que revendique l'Eglise - celle-ci est engagée dans un bras de fer avec le régime pour récupérer des terrains abandonnés aux communistes après le départ des colonisateurs français en 1954.
Selon l'agence vietnamienne d'information (AVI, officielle), le président du comité populaire de Hanoï, Nguyen The Thao, a expliqué samedi que les revendications de l'Eglise étaient infondées, affirmant qu'elle avait elle-même cédé le terrain à l'Etat dans les années 60.
L'archevêque sous le feu des critiques de la presse
Plusieurs quotidiens vietnamiens tiraient eux aussi à boulets rouges lundi sur Mgr Ngo Quang Kiet. An Ninh Thu Do, le quotidien des forces de sécurité de la capitale, lui reprochant d'avoir "délibérément sapé la grande unité nationale". "L'archevêque Ngo Quang Kiet doit porter la principale responsabilité des informations qui ont déformé la vérité, calomnié et humilié les autorités", estime le quotidien. "C'est un comportement qui viole sérieusement les lois et doit être dûment puni selon la loi".
Cong An Nhan Dan, de son côté, accuse "certains dignitaires catholiques" d'avoir "politisé" l'affaire de l'ancienne délégation, contre "les intérêts nationaux". "Notre Etat respecte toujours la liberté religieuse de ses citoyens, mais cette liberté doit s'exercer dans le cadre de la loi", poursuit le journal.
Dans un communiqué envoyé vendredi 19 septembre au président et au premier ministre vietnamiens, Mgr Ngo Quang Kiet a dénoncé pour sa part la campagne de désinformation engagée contre l'Eglise et prévenu que les catholiques ne lâcheraient pas prise, qualifiant le lancement du chantier d'"acte illégal".
Il a également rappelé que les gouvernements précédents avaient promis de restituer au diocèse le terrain, une promesse réitérée auprès du Saint-Siège. "C’est une action qui va à rebours de la ligne du dialogue que le gouvernement et l’archevêché étaient en train de suivre. C’est une action qui méprise les aspirations de la communauté catholique, tient la loi pour inexistante et se moque de la présence de l’Eglise catholique au Vietnam. C’est aussi une action qui foule aux pieds la morale, la conscience de tous les hommes à l’égard d’une religion reconnue par l’Etat", pouvait-on lire.
En février dernier, la promesse de restitution du bâtiment qui accueillait autrefois la Délégation apostolique avait nourri de sérieux espoirs de dialogue. La situation de l’Église catholique du Vietnam est suivie avec beaucoup d’attention par le Saint-Siège, qui espère normaliser ses rapports avec le régime communiste de ce pays et obtenir des garanties pour la communauté catholique en matière de liberté religieuse.
Policía vietnamita agrede a católicos y golpea a periodista (tiếng Tây Ban Nha)
ACI Prensa
16:40 22/09/2008
Policía vietnamita agrede a católicos y golpea a periodista (tiếng Tây Ban Nha)
(Cảnh sát Việt Nam tấn công giáo dân và nhà báo danh tiếng)
HANOI, 22 Sep. 08 / 11:32 am (ACI).- En medio de las protestas pacíficas por la devolución de tierras de propiedad de la Iglesia en Vietnam, el viernes pasado la policía cercó la residencia del Arzobispo de Hanoi, comenzó la demolición de la antigua Nunciatura Apostólica y arremetió contra un nutrido grupo de católicos arrestando a algunos de ellos. Asimismo, los agentes detuvieron y golpearon a un fotógrafo de Associated Press (AP).
Según informa Catholic News Agency (CNA), un grupo de vándalos atacó también la Iglesia de Thai Ha, en Hanoi, en donde derramaron aceite usado de automóvil sobre las imágenes del templo.
De acuerdo a información proporcionada por el P. An Dang a CNA, el Arzobispo de Hanoi, Mons. Joseph Ngo Quang Kiet, protestó firmemente por estos atropellos ante el Primer Ministro a quien pidió "intervenir inmediatamente" para poner fin a esta situación. Asimismo pidió terminar el cerco policial de su vivienda y el restablecimiento de las propiedades eclesiales para que sean usadas "para propósitos religiosos y el bienestar de la comunidad".
CNA también explica que el jefe de AP en Hanoi y fotógrafo de 49 años, Ben Stocking, quien cubría la protesta pacífica ante la antigua nunciatura, fue arrestado y golpeado porque "me dijeron que estaba tomando fotos en un lugar en donde no tenía permiso para hacerlo. Pero era noticias, así que seguí haciéndolo", declaró.
(Cảnh sát Việt Nam tấn công giáo dân và nhà báo danh tiếng)
HANOI, 22 Sep. 08 / 11:32 am (ACI).- En medio de las protestas pacíficas por la devolución de tierras de propiedad de la Iglesia en Vietnam, el viernes pasado la policía cercó la residencia del Arzobispo de Hanoi, comenzó la demolición de la antigua Nunciatura Apostólica y arremetió contra un nutrido grupo de católicos arrestando a algunos de ellos. Asimismo, los agentes detuvieron y golpearon a un fotógrafo de Associated Press (AP).
Según informa Catholic News Agency (CNA), un grupo de vándalos atacó también la Iglesia de Thai Ha, en Hanoi, en donde derramaron aceite usado de automóvil sobre las imágenes del templo.
De acuerdo a información proporcionada por el P. An Dang a CNA, el Arzobispo de Hanoi, Mons. Joseph Ngo Quang Kiet, protestó firmemente por estos atropellos ante el Primer Ministro a quien pidió "intervenir inmediatamente" para poner fin a esta situación. Asimismo pidió terminar el cerco policial de su vivienda y el restablecimiento de las propiedades eclesiales para que sean usadas "para propósitos religiosos y el bienestar de la comunidad".
CNA también explica que el jefe de AP en Hanoi y fotógrafo de 49 años, Ben Stocking, quien cubría la protesta pacífica ante la antigua nunciatura, fue arrestado y golpeado porque "me dijeron que estaba tomando fotos en un lugar en donde no tenía permiso para hacerlo. Pero era noticias, así que seguí haciéndolo", declaró.
Gewalt nach Massenprotest gegen Abriss der Nuntiatur in Vietnam (tiếng Đức)
Katholische Internationale Presseagentur
16:41 22/09/2008
Gewalt nach Massenprotest gegen Abriss der Nuntiatur in Vietnam (tiếng Đức)
(Bạo động sau cuộc biểu tình đông đảo chống lại đập phá Tòa Khâm Sứ ở Việt Nam)
Hanoi, 22.9.08 (Kipa) In der grössten Demonstration in Hanoi seit 1954 haben mehr als 10.000 vietnamesische Katholiken gegen den geplanten Abriss der früheren Apostolischen Nuntiatur protestiert. Sie errichteten auf offener Strasse einen Altar, um mit Gebeten gegen Pläne der Behörden zu demonstrieren, auf dem Gelände einen Park und eine Bücherei zu errichten. Angeführt wurde der Protestmarsch von Priestern und Bischöfen, wie asiatische Medien am Montag, 22. September, berichteten.
Nach Informationen der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) griffen unterdessen in der Nacht zum Montag rund 500 Polizisten sowie kommunistische Jugendliche katholische Demonstranten an. Dabei seien Katholiken geschlagen, Priester bespuckt und religiöse Gegenstände zerstört worden, berichtete IGFM unter Berufung auf Augenzeugen. Eine Gruppe jugendlicher Kommunisten habe die Tötung von Hanois Erzbischof Ngo Quang Kiet gefordert.
Die Übergriffe ereigneten sich der Menschenrechtsorganisation zufolge in der Gemeinde Thai Ha in Hanoi, wo sich seit Wochen ein weiterer Landstreit mit den Behörden abspielt. Tausende Mitglieder demonstrieren dort für die Rückgabe von Land, das dem Redemptoristenorden bis zur Enteignung durch die Kommunisten gehörte. Nach Angaben der IGFM umzingelten in der Nacht Polizisten und Jungkommunisten das Kloster. Einige hätten skandiert: "Tötet Erzbischof Kiet und Abt Phung."
Vietnamesische Medien feierten den Beginn der Abrissarbeiten an der Nuntiatur als einen Sieg. Die Erzdiözese Hanoi kämpfte seit gut einem Jahr um die Rückgabe des von den kommunistischen Machthabern enteigneten Grundstücks. Zeitweilig hatte es nach einem Einlenken der Regierung ausgesehen.
Zum Wochenende wurde das Gelände der ehemaligen Vatikanbotschaft im Zentrum Hanois dann aber mit Stacheldraht abgeriegelt und von schwer bewaffneten Polizeieinheiten und Hundestaffeln besetzt. Vergeblich versuchte Erzbischof Kiet in einem Vier-Augen-Gespräch mit dem Vorsitzenden des "Hanoi-Volkskomitees", die Behörden in letzter Minute von ihrem Vorhaben abzubringen.
(Bạo động sau cuộc biểu tình đông đảo chống lại đập phá Tòa Khâm Sứ ở Việt Nam)
Hanoi, 22.9.08 (Kipa) In der grössten Demonstration in Hanoi seit 1954 haben mehr als 10.000 vietnamesische Katholiken gegen den geplanten Abriss der früheren Apostolischen Nuntiatur protestiert. Sie errichteten auf offener Strasse einen Altar, um mit Gebeten gegen Pläne der Behörden zu demonstrieren, auf dem Gelände einen Park und eine Bücherei zu errichten. Angeführt wurde der Protestmarsch von Priestern und Bischöfen, wie asiatische Medien am Montag, 22. September, berichteten.
Nach Informationen der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) griffen unterdessen in der Nacht zum Montag rund 500 Polizisten sowie kommunistische Jugendliche katholische Demonstranten an. Dabei seien Katholiken geschlagen, Priester bespuckt und religiöse Gegenstände zerstört worden, berichtete IGFM unter Berufung auf Augenzeugen. Eine Gruppe jugendlicher Kommunisten habe die Tötung von Hanois Erzbischof Ngo Quang Kiet gefordert.
Die Übergriffe ereigneten sich der Menschenrechtsorganisation zufolge in der Gemeinde Thai Ha in Hanoi, wo sich seit Wochen ein weiterer Landstreit mit den Behörden abspielt. Tausende Mitglieder demonstrieren dort für die Rückgabe von Land, das dem Redemptoristenorden bis zur Enteignung durch die Kommunisten gehörte. Nach Angaben der IGFM umzingelten in der Nacht Polizisten und Jungkommunisten das Kloster. Einige hätten skandiert: "Tötet Erzbischof Kiet und Abt Phung."
Vietnamesische Medien feierten den Beginn der Abrissarbeiten an der Nuntiatur als einen Sieg. Die Erzdiözese Hanoi kämpfte seit gut einem Jahr um die Rückgabe des von den kommunistischen Machthabern enteigneten Grundstücks. Zeitweilig hatte es nach einem Einlenken der Regierung ausgesehen.
Zum Wochenende wurde das Gelände der ehemaligen Vatikanbotschaft im Zentrum Hanois dann aber mit Stacheldraht abgeriegelt und von schwer bewaffneten Polizeieinheiten und Hundestaffeln besetzt. Vergeblich versuchte Erzbischof Kiet in einem Vier-Augen-Gespräch mit dem Vorsitzenden des "Hanoi-Volkskomitees", die Behörden in letzter Minute von ihrem Vorhaben abzubringen.
Cardinal denounces state media of dishonesty
J.B. An Dang
17:52 22/09/2008
Comment of Hanoi Archbishop was quoted out of the context with an intention to interpret his remarks in the opposite direction. That’s what a Cardinal told his flock.
Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, archbishop of Saigon, in a letter dated Monday Sep. 22 to all priests, religious and faithful denounced another evidence of state media’s dishonesty.
“Reporting on the statement of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi during a meeting with the People’s Committee of Hanoi on Sep. 20, 2008, several organs of government-controlled media quoted his remarks out of context and interpreted his comment in the opposite direction,” he wrote.
The Cardinal went on presenting the full text of Hanoi Archbishop’s statement and underlined the text of Hanoi archbishop that was distorted by state media.
Archbishop Joseph Ngo commented that: “Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country becomes stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through everywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go."
Media controlled by state on Monday have simultaneously launched attacks against Hanoi Archbishop. They have quoted only the phase “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport” and repeatedly called into question his patriotism in an obvious attempt to deceit public opinion and to put great pressures on Catholics to halt their massive protests that have broken out after the government betrays its promise made on early of February.
It was supposed that the government would return Hanoi nunciature through many steps. However, it managed to delay returning the property through various bureaucratic maneuvers. All in a sudden, on Friday Sep. 19, the government announced the nunciature would be demolished for a playground and immediately carried out with the back of its armed forces. This action is obviously an insult to the legitimate aspirations of the Hanoi Catholic community.
Facing a tidal wave of false accusations, distortions, insults, and intimidations against Catholics furnished by the state-run media, the Cardinal asked his flock “to pray more intensely for the truth to librate us from evil... and for the national meeting of Bishops.” On Monday, Vietnamese Bishops convened to Xuan Loc to discuss many issues of the Church in Vietnam. Church property and the relationship with the goverment are among their outstanding concerns.
On Monday, Hanoi archbishop’s office also released a letter of protest against Hanoi television.
“The comment of Hanoi Archbishop was tailored and left out of context in order to lie and falsely accuse the Archbishop before carrying out comments insulting him.”
“We, the college of priests of archdiocese of Hanoi, and all those who attended the meeting [with the People’s Committee of Hanoi on Sep. 20, 2008] confirmed that the comment of our archbishop was only to express his desire for dialogue, for the building up of a united nation in order to develop our country into a strong one like others in the area,” wrote Fr. Pham Anh Dung, vice chancellor of archbishop’s office, who signed the letter.
Stating that the archbishop’s comment during the meeting was fully recorded, Fr. Anthony Pham requested an apology from the television, and an immediate end of the campaign of false accusations, distortions, insults, and intimidations against Catholics.
The distortion of Hanoi’s archbishop’s comment is only another evidence of a campaign of disinformation furnished by state run media. The campaign has been dragging for more than a month targeting Catholics who are demonstrating for the return of confiscated church properties have been exposed for inventing false Catholic critics of the protesters. The media have attributed manufactured quotations to actual Catholics and have presented a beggar as a critical Catholic parishioner. They have even gone so far as to name a man who has been dead for several years as a detractor.
In an incident, Judge Vu Kim My, a Catholic prosecutor in the Diocese of Phat Diem, accused a Sep. 15 article in the People’s Police newspaper of putting words in his mouth about the Thai Ha Church property dispute.
“I confirm that I never said anything relating to Thai Ha, I never asked for the punishment [against the protestors], I did not mention God in my answers,” he said.
Judge Vu claimed that the newspaper reporter only asked him two questions, both of which related to general knowledge of the law.
“The rest of the report was added by them,” he charged.
A falsehood in an August 20 article in the New Hanoi newspaper has also been exposed. The paper reported that Nguyen Quoc Cuong of Dai On parish accused the protestors at Thai Ha Church of “not following the Catholic Catechism.”
The Archdiocese of Hanoi made inquiries about the supposed parishioner, only to discover that he was invented by the newspaper.
“He simply does not exist in our parish,” a parish council member of Dai On parish said.
The New Hanoi newspaper also introduced Nguyen Duc Thang as a parishioner of Thach Bich parish, depicting him as a dissident strongly opposed to the Catholic protests.
“Yes, he was a Catholic in my parish,” said Fr. Nguyen Khac Que, the pastor of Thach Bich.
The priest added: “he already died a few years ago. I have no idea how a dead person could answer an interview of the paper.”
Such incidents only add to the series of deceptive reports on the demonstrations.
On Sep. 4 at Thai Ha Monastery, cameramen from Hanoi Television interviewed an elderly person who was introduced as a Catholic. When demonstrators asked him his Christian name, he admitted he was a beggar and said the cameramen “had given me some money to act and speak as instructed.”
The Voice of Vietnam, the state’s official radio network, reported that Father Nguyen Van Khanh who is the pastor of Gia Nghia parish (Buon Me Thuot diocese) opposed the Thai Ha protests and praised the land policy of the government. When contacted by Dalat diocese, he insisted that no one had interviewed him.
Massive protest on Sunday |
Anti-riot police at Hanoi nunciature |
“Reporting on the statement of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi during a meeting with the People’s Committee of Hanoi on Sep. 20, 2008, several organs of government-controlled media quoted his remarks out of context and interpreted his comment in the opposite direction,” he wrote.
The Cardinal went on presenting the full text of Hanoi Archbishop’s statement and underlined the text of Hanoi archbishop that was distorted by state media.
Archbishop Joseph Ngo commented that: “Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country becomes stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through everywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go."
Media controlled by state on Monday have simultaneously launched attacks against Hanoi Archbishop. They have quoted only the phase “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport” and repeatedly called into question his patriotism in an obvious attempt to deceit public opinion and to put great pressures on Catholics to halt their massive protests that have broken out after the government betrays its promise made on early of February.
It was supposed that the government would return Hanoi nunciature through many steps. However, it managed to delay returning the property through various bureaucratic maneuvers. All in a sudden, on Friday Sep. 19, the government announced the nunciature would be demolished for a playground and immediately carried out with the back of its armed forces. This action is obviously an insult to the legitimate aspirations of the Hanoi Catholic community.
Facing a tidal wave of false accusations, distortions, insults, and intimidations against Catholics furnished by the state-run media, the Cardinal asked his flock “to pray more intensely for the truth to librate us from evil... and for the national meeting of Bishops.” On Monday, Vietnamese Bishops convened to Xuan Loc to discuss many issues of the Church in Vietnam. Church property and the relationship with the goverment are among their outstanding concerns.
On Monday, Hanoi archbishop’s office also released a letter of protest against Hanoi television.
“The comment of Hanoi Archbishop was tailored and left out of context in order to lie and falsely accuse the Archbishop before carrying out comments insulting him.”
“We, the college of priests of archdiocese of Hanoi, and all those who attended the meeting [with the People’s Committee of Hanoi on Sep. 20, 2008] confirmed that the comment of our archbishop was only to express his desire for dialogue, for the building up of a united nation in order to develop our country into a strong one like others in the area,” wrote Fr. Pham Anh Dung, vice chancellor of archbishop’s office, who signed the letter.
Stating that the archbishop’s comment during the meeting was fully recorded, Fr. Anthony Pham requested an apology from the television, and an immediate end of the campaign of false accusations, distortions, insults, and intimidations against Catholics.
The distortion of Hanoi’s archbishop’s comment is only another evidence of a campaign of disinformation furnished by state run media. The campaign has been dragging for more than a month targeting Catholics who are demonstrating for the return of confiscated church properties have been exposed for inventing false Catholic critics of the protesters. The media have attributed manufactured quotations to actual Catholics and have presented a beggar as a critical Catholic parishioner. They have even gone so far as to name a man who has been dead for several years as a detractor.
In an incident, Judge Vu Kim My, a Catholic prosecutor in the Diocese of Phat Diem, accused a Sep. 15 article in the People’s Police newspaper of putting words in his mouth about the Thai Ha Church property dispute.
“I confirm that I never said anything relating to Thai Ha, I never asked for the punishment [against the protestors], I did not mention God in my answers,” he said.
Judge Vu claimed that the newspaper reporter only asked him two questions, both of which related to general knowledge of the law.
“The rest of the report was added by them,” he charged.
A falsehood in an August 20 article in the New Hanoi newspaper has also been exposed. The paper reported that Nguyen Quoc Cuong of Dai On parish accused the protestors at Thai Ha Church of “not following the Catholic Catechism.”
The Archdiocese of Hanoi made inquiries about the supposed parishioner, only to discover that he was invented by the newspaper.
“He simply does not exist in our parish,” a parish council member of Dai On parish said.
The New Hanoi newspaper also introduced Nguyen Duc Thang as a parishioner of Thach Bich parish, depicting him as a dissident strongly opposed to the Catholic protests.
“Yes, he was a Catholic in my parish,” said Fr. Nguyen Khac Que, the pastor of Thach Bich.
The priest added: “he already died a few years ago. I have no idea how a dead person could answer an interview of the paper.”
Such incidents only add to the series of deceptive reports on the demonstrations.
On Sep. 4 at Thai Ha Monastery, cameramen from Hanoi Television interviewed an elderly person who was introduced as a Catholic. When demonstrators asked him his Christian name, he admitted he was a beggar and said the cameramen “had given me some money to act and speak as instructed.”
The Voice of Vietnam, the state’s official radio network, reported that Father Nguyen Van Khanh who is the pastor of Gia Nghia parish (Buon Me Thuot diocese) opposed the Thai Ha protests and praised the land policy of the government. When contacted by Dalat diocese, he insisted that no one had interviewed him.
Vietnam: crisis continues
Independent Catholic News
19:05 22/09/2008
The stand off between the Church and authorities in Hanoi shows no signs of easing.
Yesterday Mgr Joseph Dang Duc Ngan from Lang Son and hundreds of priests from Ha Nam, Ha Tay and Nam Dinh led a march of thousands of Catholics to pray at the gates of the former nunciature which is being demolished by government workers. The compound is surrounded by heavily armed police.
During the night, while about 500 police looked on, a gang of 100 men forced their way through the prayer vigil, threw over an altar. and poured oil on a statue of Our Lady.
Eleswhere in the last three days, groups have attacked people praying, ransacked St Gerard chapel and an outdoor altar, destroying statues and images.
A Redemptorist spokesman said: "The attackers were shouting slogans, calling for the murder of the archbishops and Thai Ha superior, Fr Matthew Vu Khoi Phung."
Yesterday the chairman of Hanoi's People's Committee Nguyen The Thao threatened to "severely punish" the archbishop of Hanoi, Mgr Joseph Ngo Quang Kiet, and all those like him for "stirring up the population, launching false accusations against the government, mocking the law and dividing the nation."
The cathedral and archbishop's residence, a seminary and other church buildings are still virtually under siege. Anti-riot squads in full gear with dogs are deployed throughout the area and telephones there have been jammed.
Yesterday the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media launched an urgent appeal on behalf of the human and religious rights of Vietnamese Catholics.
© Independent Catholic News 2008
Yesterday Mgr Joseph Dang Duc Ngan from Lang Son and hundreds of priests from Ha Nam, Ha Tay and Nam Dinh led a march of thousands of Catholics to pray at the gates of the former nunciature which is being demolished by government workers. The compound is surrounded by heavily armed police.
During the night, while about 500 police looked on, a gang of 100 men forced their way through the prayer vigil, threw over an altar. and poured oil on a statue of Our Lady.
Eleswhere in the last three days, groups have attacked people praying, ransacked St Gerard chapel and an outdoor altar, destroying statues and images.
A Redemptorist spokesman said: "The attackers were shouting slogans, calling for the murder of the archbishops and Thai Ha superior, Fr Matthew Vu Khoi Phung."
Yesterday the chairman of Hanoi's People's Committee Nguyen The Thao threatened to "severely punish" the archbishop of Hanoi, Mgr Joseph Ngo Quang Kiet, and all those like him for "stirring up the population, launching false accusations against the government, mocking the law and dividing the nation."
The cathedral and archbishop's residence, a seminary and other church buildings are still virtually under siege. Anti-riot squads in full gear with dogs are deployed throughout the area and telephones there have been jammed.
Yesterday the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media launched an urgent appeal on behalf of the human and religious rights of Vietnamese Catholics.
© Independent Catholic News 2008
Rebuttal of the Archdiocese of Hanoi
Rev. Pham Van Dung
22:55 22/09/2008
Archdiocese of Hanoi
Office of the Archbishop of Hanoi
No. 098/TGM/08
Re: to denounce Vietnam State Television and Hanoi Radio-Television
Hanoi September 21st, 2008
To: The director of Vietnam State Television and the director of Hanoi Radio-Television
On the Sep 20 Channel VT1's Evening Newscast of the Vietnam State Television and on the Sep 21's Morning News Program of the Hanoi Radio-Television, there have broadcasted INCORRECT information in reference to the statement made by Archbishop of Hanoi during a meeting at the People's Committee office.
In fact, the Archbishop's statement was TRUNCATED, and TAKEN OUT OF CONTEXT in a deliberate attempt to fabricate then defame the innocent archbishop, paving the way for series of criticism against him.
We as the college of priests in Hanoi archdiocese, delegates at the aforementioned meeting, affirm that the content of the archbishop's statement had only expressed a desire to have a dialogue, a wish to see the grand-union of Vietnamese people in order for our country to be as developed and prosperous as the neighboring countries.
Full texts of the Archbishop as well as of the delegates participating in the meeting with the Hanoi's People committee on September 20th were recorded by both sides. These recordings would serve as AUTHENTICATED PROOFS for a reflection of a good will from the archbishop toward his homeland and his Church.
We therefore request that:
1. The news media IMMEDIATELY STOPS publishing information of distortional, untrue nature aiming at any particular individual, especially at the Archbishop of Hanoi, a spiritual leader of the Catholic faithful in Hanoi archdiocese as they have done so in the past.
2. The executives of the newspapers as well as television stations must issue a letter of apology to the Archbishop of Hanoi, and to the Christian community; they also have to make corrections right on those regrettable mistakes.
Office of the Archbishop of Hanoi,
Rev. Pham Van Dung
(Signed and sealed)
On behalf of the College of Priests at Hanoi Archdiocese
Recipients:
- The above mentioned
- Hanoi' People Committee
- Governmental Committee for Religious Affairs.
- Hoan Kiem District's People Committee.
Office of the Archbishop of Hanoi
No. 098/TGM/08
Re: to denounce Vietnam State Television and Hanoi Radio-Television
Hanoi September 21st, 2008
REBUTTAL
To: The director of Vietnam State Television and the director of Hanoi Radio-Television
On the Sep 20 Channel VT1's Evening Newscast of the Vietnam State Television and on the Sep 21's Morning News Program of the Hanoi Radio-Television, there have broadcasted INCORRECT information in reference to the statement made by Archbishop of Hanoi during a meeting at the People's Committee office.
In fact, the Archbishop's statement was TRUNCATED, and TAKEN OUT OF CONTEXT in a deliberate attempt to fabricate then defame the innocent archbishop, paving the way for series of criticism against him.
We as the college of priests in Hanoi archdiocese, delegates at the aforementioned meeting, affirm that the content of the archbishop's statement had only expressed a desire to have a dialogue, a wish to see the grand-union of Vietnamese people in order for our country to be as developed and prosperous as the neighboring countries.
Full texts of the Archbishop as well as of the delegates participating in the meeting with the Hanoi's People committee on September 20th were recorded by both sides. These recordings would serve as AUTHENTICATED PROOFS for a reflection of a good will from the archbishop toward his homeland and his Church.
We therefore request that:
1. The news media IMMEDIATELY STOPS publishing information of distortional, untrue nature aiming at any particular individual, especially at the Archbishop of Hanoi, a spiritual leader of the Catholic faithful in Hanoi archdiocese as they have done so in the past.
2. The executives of the newspapers as well as television stations must issue a letter of apology to the Archbishop of Hanoi, and to the Christian community; they also have to make corrections right on those regrettable mistakes.
Office of the Archbishop of Hanoi,
Rev. Pham Van Dung
(Signed and sealed)
On behalf of the College of Priests at Hanoi Archdiocese
Recipients:
- The above mentioned
- Hanoi' People Committee
- Governmental Committee for Religious Affairs.
- Hoan Kiem District's People Committee.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Than khóc với Mẹ Sầu Bi
Một giáo dân Hà Nội
00:04 22/09/2008
Than khóc với Mẹ Sầu Bi
Con quỳ lạy Mẹ Sầu bi
Đời con chẳng có vật gì trong tay
Tấm lòng quá đỗi thơ ngây
Tin lời mật ngọt mà rày mất oan
Tòa Khâm Sứ - thời vẻ vang
Các cha thừa phái mở mang cõi này
Trải qua cay đắng vơi đầy
Nơi này đã bị một bầy quan tham
Lòng lang dạ thú kinh hoàng
Mang theo sung đạn và đàn chó hoang
Chăng dây thép, phá tan hoang
Máy xúc, máy ủi hiên ngang tiến vào
Mọi ngả đường: dựng hàng rào
Lưỡi lê, mặt nạ, hàng ngàn dùi cui
Lăm lăm đứng chặn từng người
Điều tra, xét hỏi, bắt người giáo dân
Chúng con vốn dĩ thiện nhân
Hòa bình – bác ái – chữ Tâm tôn thờ
Sáng đi lễ, tối – nhà thờ
Đọc kinh cầu nguyện mong chờ mái sau
Được về với Chúa nhiệm mầu
Lòng thành tâm niệm luôn cầu bình an
Thế mà phải gặp lầm than
Hiền lành vô tội phải mang gông cùm
Luôn bị lũ báo lũ hùm
Dò la, trù dập, nghi ngờ, tống giam
Bắt người chưa thỏa lòng ham
Chúng còn dựng chuyện trên đài phát thanh
Tuyên truyền xuyên tạc người lành
Sói già thoắt cái biến thành cừu non
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thánh giá nào hãy giương cao
Cứ nhân nhượng mãi chẳng làm được chi
Sói già, mi hãy biến đi
Cỏ xanh để lại cho đồng chúng ta
Máu Thánh Tử đạo nở hoa
Để đòi công lý – thân ta sá gì
Con quỳ lạy Mẹ Sầu Bi
Chỉ cho con biết phải làm gì đây?
Đọc kinh cầu nguyện tối ngày
Ngồi than khóc? Hay đứng nhìn? Hay đi?
Phép lành Mẹ khứng ban đi
Mẹ sầu bi hỡi, chúng con van nài
Đất này không của riêng ai
Đất này là của những người Kitô
Này ai đừng có mơ hồ
Tổ tiên ta đã dày công đắp bồi
Mẹ ơi, Mẹ hãy nhận lời
Làm cho Trí Dũng Thiện Nhân vẹn toàn
Sống sao cho thật đàng hoàng
Xứng sao cho đáng Thiên Đàng mai sau
Con lạy Mẹ Thánh nhiệm mầu
Mưa lành ban phép trên đầu chúng con.
AMEN!
Con quỳ lạy Mẹ Sầu bi
Đời con chẳng có vật gì trong tay
Tấm lòng quá đỗi thơ ngây
Tin lời mật ngọt mà rày mất oan
Tòa Khâm Sứ - thời vẻ vang
Các cha thừa phái mở mang cõi này
Trải qua cay đắng vơi đầy
Nơi này đã bị một bầy quan tham
Lòng lang dạ thú kinh hoàng
Mang theo sung đạn và đàn chó hoang
Chăng dây thép, phá tan hoang
Máy xúc, máy ủi hiên ngang tiến vào
Mọi ngả đường: dựng hàng rào
Lưỡi lê, mặt nạ, hàng ngàn dùi cui
Lăm lăm đứng chặn từng người
Điều tra, xét hỏi, bắt người giáo dân
Chúng con vốn dĩ thiện nhân
Hòa bình – bác ái – chữ Tâm tôn thờ
Sáng đi lễ, tối – nhà thờ
Đọc kinh cầu nguyện mong chờ mái sau
Được về với Chúa nhiệm mầu
Lòng thành tâm niệm luôn cầu bình an
Thế mà phải gặp lầm than
Hiền lành vô tội phải mang gông cùm
Luôn bị lũ báo lũ hùm
Dò la, trù dập, nghi ngờ, tống giam
Bắt người chưa thỏa lòng ham
Chúng còn dựng chuyện trên đài phát thanh
Tuyên truyền xuyên tạc người lành
Sói già thoắt cái biến thành cừu non
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thánh giá nào hãy giương cao
Cứ nhân nhượng mãi chẳng làm được chi
Sói già, mi hãy biến đi
Cỏ xanh để lại cho đồng chúng ta
Máu Thánh Tử đạo nở hoa
Để đòi công lý – thân ta sá gì
Con quỳ lạy Mẹ Sầu Bi
Chỉ cho con biết phải làm gì đây?
Đọc kinh cầu nguyện tối ngày
Ngồi than khóc? Hay đứng nhìn? Hay đi?
Phép lành Mẹ khứng ban đi
Mẹ sầu bi hỡi, chúng con van nài
Đất này không của riêng ai
Đất này là của những người Kitô
Này ai đừng có mơ hồ
Tổ tiên ta đã dày công đắp bồi
Mẹ ơi, Mẹ hãy nhận lời
Làm cho Trí Dũng Thiện Nhân vẹn toàn
Sống sao cho thật đàng hoàng
Xứng sao cho đáng Thiên Đàng mai sau
Con lạy Mẹ Thánh nhiệm mầu
Mưa lành ban phép trên đầu chúng con.
AMEN!
Lễ Giỗ Kỷ Niệm đệ lục chu niên ngày Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời
Bùi Hữu Thư
10:47 22/09/2008
Lễ Giỗ Kỷ Niệm đệ lục chu niên ngày Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời.
Arlington, VA: ngày 21, tháng 9, 2008: Thứ Ba vừa qua, ngày 16/9/2008, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, VA đã long trọng cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nhân dịp kỷ niệm 6 năm ngày ngài được Chúa gọi về.
Trong thánh lễ với cha chủ tế là cha Phó Tôma Phó Quốc Luân, với sự đồng tế của cha Chánh Xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng và cha Phó Giuse Ngô Văn Thích, còn có sự hiện diện của ông bà Nguyễn Văn Thành, là anh họ của Đức Hồng Y.
Ông bà Nguyễn Văn Thành đã đem được đến giáo xứ và để trên bàn thờ trong thánh lễ các kỷ vật của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đó là mũ trái khế, mũ tròn và giây Stola của ngài.
Trong bài giảng, cha Phó Quốc Luân đã nhắc lại tình yêu vô bờ của Đức Hồng Y, được thể hiện rõ ràng trong suốt 13 năm ngài ở trong tù. Nhờ tình yêu vô biên và cao vời này, ngài đã vui sống và còn có thể tha thứ cho tất cả những người đã ám hại ngài, đồng thời còn cảm hóa được cả những kẻ thù của ngài.
Ca Đoàn Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận đã hát trong thánh lễ. Được biết ca đoàn này được thành lập vào ngày Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời. Do đó nhân ngày lễ giỗ của ngài, ca đoàn cũng kỷ niệm 6 năm ngày thành lập. Ca đoàn được hướng dẫn bởi ca trưởng Văn Duy Tùng, một nhạc sĩ đã tốt nghiệp Khóa Ca Trưởng Cấp Ba tại Việt Nam năm nay dưới sự hướng dẫn của Nhạc Sư Phạm Đức Huyến.
Ca đoàn Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận là ca đoàn trừ bị trong số 8 ca đoàn của giáo xứ, và hát trong các thứ sáu, thứ bẩy đầu tháng, các dịp lễ đặc biệt, và trong Mùa Vọng cũng như Mùa Chay, các cuộc hành hương của giáo xứ, của Miền Trung Đông và Hành Hương Mẹ La Vang của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng với Ca Đoàn tổng hợp của giáo xứ. Sau thánh lễ các ca viên đã có một bữa tiệc ăn mừng sinh nhật 6 tuổi của ca đoàn Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận.
Nhân ngày lễ giỗ kỷ niệm 6 năm ngày Đức Hồng Y qua đời, mọi người sốt sắng cầu nguyện cho ngài và cho thể thức phong Á Thành cho ngài được mọi sự tốt đẹp.
Thánh Lễ đồng tế với cha Vượng, cha Luân và cha Thích |
Mũ trái khế, mũ tròn và giây stola của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận |
Hình Đức Hồng Y và Kinh Xin Ơn |
Ca trưởng Văn Duy Tùng và Ca Đoàn Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận |
Ca đoàn chụp hình chung bên các kỷ vật của Đức Hồng Y |
Cha xứ Vượng và cha phó Luân trong bữa tiệc mừng sinh nhật 6 tuổi của ca đoàn |
Tết Trung Thu tại giáo xứ CTTĐ/VN Arlington, VA
Bùi Hữu Thư
16:53 22/09/2008
Arlington, VA, ngày 20 tháng 9, 2008: Sau khi khai giảng trường Việt Ngữ ngày Thứ Sáu 12/9/2008 với khoảng 300 em học sinh trong 13 lớp, Giáo Xứ CTTĐ/VN Arlington, VA, khai giảng các lớp Giáo Lý ngày Thứ Bẩy 13/9/2008 với trên 500 học sinh, và khai giảng hai lớp ESL Sơ Cấp và Trung Cấp ngày Chúa Nhật 14/9/08, như thông lệ Giáo xứ đã cho các em thiếu nhi ăn Tết Trung Thu.
Ngày thứ bẩy 20 tháng 9 vừa qua đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm đã tưng bừng tổ chức Tết Trung Thu ngoài trời, tại bãi đậu xe giáo xứ, nhằm tạo niềm vui cho các em thiếu nhi và duy trì truyền thống văn hóa dân tộc. Các em đã năn nỉ cha xứ khoan cho cất dỡ sân khấu và khán đài đã được dựng cho Nghi Thức Đặt Viên Đá Đầu Tiên ngày 7/9/08. Ngay từ ngày thứ sáu, các em đã treo đèn lồng, chuẩn bị đèn rọi và tập kịch tập múa cho ngày này. Các em cũng chuẩn bị 550 phần quà cho các em nhỏ.
Sau thánh lễ thiếu nhi lúc 6 giờ chiều, hai con lân của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm đã hướng dẫn phụ huynh và các em thiếu nhi sách đèn xếp đi từ Lễ Đài Đức Mẹ La Vang, đi vòng quanh bãi đậu xe lớn sang bên bãi đậu xe nhỏ, nơi có sân khấu.
Trong chương trình sinh hoạt văn nghệ giúp vui, các em thiếu nhi đã có nhiều màn vũ rất ngoạn mục, kể cả các màn break dancing. Ngoài ra các em cũng đóng các vở kịch về chị Hằng, chú Cuội và truyện Tấm Cám.
Các em đã trải một tấm vải bạt lớn dưới đất cho các em nhỏ ngồi và chỉ kê một số ghế phía sau cho phụ huynh.
Như hàng năm, các em cũng tổ chức thi đua làm lồng đèn có chấm giải. Các em trúng giải đều nhận được các tặng vật.
Đây là lần đầu tiên Tết Trung Thu được tổ chức ngoài trời kể từ khi giáo xứ dọn về ở Arlington, VA cách đây 23 năm. Nhờ thời tiết tốt không nóng không mưa, và bãi đậu xe rộng rãi, các em Thiếu Nhi đã có một Tết Trung Thu hết sức vui nhộn và thích thú.
Các em thiếu nhi đang xem trình diễn |
Hai con lân đang múa |
Cha xứ và các trưởng Thiếu Nhi |
Múa Trống Cơm |
Múa Rồng Rắn |
Múa Nón |
Múa Lụa |
New Wave Dance |
Các Thiếu Nhi Trúng Giải Thi Đua Đèn Lồng |
Vở Kịch kết thúc |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tổng hợp các quan điểm về câu nói ''đã bị cắt xén'' gây tranh cãi của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Hà Long tổng hợp
19:21 22/09/2008
LTS: Chúng tôi được phép trích 3 đoạn cuối cùng trong lời phát biểu của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND TP Hà Nội ngày 20-9-2008 (xem nguyên bản văn: http://vietcatholic.net/News/Html/58896.htm):
"...Chúng tôi không chanh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ dám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi dám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung.
Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.
Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý. Một lần nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội dã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho Thành Phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển. Tôi xin cám ơn.“ (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Minh Melbourne – Australia: Kính gửi Cha Ngô Quang Kiệt: người ta đã bẻ đôi câu thơ, chặt đôi câu thơ làm mái chèo lướt sóng, họ cũng không ngần ngại bẻ đôi câu nói, chặt đôi câu nói của cha để làm con dao đâm lén sau lưng cha. Đọc toàn văn lời phát biểu của cha, con tự hào mình là người Việt Nam, và cũng như cha, con cảm thấy buồn bã và xấu hổ vì nhiều nơi ở nước ngoài người ta không coi tấm hộ chiếu Việt Nam ra gì, nhìn người Việt Nam nói chung với một ánh mắt thiếu thiện cảm. Con cảm thấy nhục nhã vì Việt Nam có những kẻ lãnh đạo thiếu tâm, thất đức và gian dối, vì có những người làm báo, cả báo nói lẫn báo hình, đã bẻ cong ngòi bút, sở hữu những chiếc lưỡi gỗ, những lời nói báng bổ không xuất phát từ lương tâm con người, mà từ một tâm hồn nô lệ cho bạo quyền. Kính chúc cha mạnh khỏe, luôn là niềm tin của giáo dân và tất thảy những ai mến chuộng tự do, niềm tin, công lý, hòa bình, nhân phẩm và danh dự.
Yac, Hà Nội: Tôi không phải là giáo dân khi nghe truyền hình trích dẫn câu nói của TGM Kiệt, tôi thấy quá chí lý và tôi tin những người đã được ra ngoài mở rộng tầm mắt sẽ rất tâm đắc câu nói đó vì nó quá đúng chỉ những người bị "ru ngủ" mới phản ứng một cách ngu muội "tự hào" trong sự "nhục nhã"....
Bui Thanh, Saigon: Tôi tự hỏi tại sao công viên cây xanh ở 42 Nhà Chung lại làm nhanh như thế? Mới duyệt lúc 16pm chiều 18/9 thì lúc 3am sáng sớm 19/9 đã cho xe ủi vào san bằng rồi. Và 2 ngày sau thì tuyên bố đã hoàn thành 60% công trình. Trong khi đó, biết bao công trình, dự án quy hoạch bị treo cả chục năm vẫn không tiến hành? Ai có thể trả lời câu hỏi này đây? Tôi thật sự mất niềm tin trầm trọng với các vị lãnh đạo VN. Rồi đất nước ta sẽ về đâu khi các vị coi "túi tiền, địa vị cá nhân" là gốc thế chứ.
Thai Hien Long, Saigon: Tôi là người phi tôn giáo, phi chính trị. Tôi nghĩ vài người trên diễn đàn này đừng vì "bị hạn chế thông tin" và "thiếu hiểu biết" mà vội đánh giá cha Kiệt thế này, thế khác qua dăm câu được đang trên các báo quốc doanh. Như thế là không công bằng và còn tự biến mình thành người bị "dắt mũi". Có vài nước rất thích công dân của mình là những người như thế. Tôi đề nghị các nhà đầu tư, tài trợ (ODA của Nhật chẳng hạn) nên thấy quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của Việt Nam như thế nào qua vụ Toà Khâm sứ. Nhân đây tôi xin chúc mừng bà con ở Hà Nội được "hưởng" dịch vụ công cộng - công viên, thư viện được cung cấp với tốc độ "siêu tốc" từ UBND Hà Nội.
Nobody: Tôi xem VTV1 và trong hai chương trình thời sự liền kề ngày 21/9. Khi được xem TV trích dẫn và kèm theo lời bình của BTV Bình Minh và lần thứ hai là hình ảnh TGM Kiệt phát biểu trước micro. Nói thật, tôi vô cùng sửng sốt, băn khoăn và thất vọng. Một vị GM có học thức (đây là điều khẳng định, chứ đâu phải quan chức nhà ta mà có thể phát biểu linh tinh!) Nay nhờ đọc nguyên văn bài phát biểu của TGM trên BBC tôi đã rõ ý TGM muốn nói gì và tôi trân trọng điều mà ông đã dám nói thật trước đám nhà quan.
Qua vụ này, hẳn ai đó sẽ có thêm một kinh nghiệm khi nghe, đọc báo đài trong nước. Trước kia tôi cũng đã từng nghe dư luận về việc truyền thông VN cắt xén thêm bớt gì đó vào bài phỏng vấn TT Hoa Kỳ nhưng đó là chuyện bên ngoài. Còn việc này liên quan đến uy tín của một vị TGM trong nước thì quả là đáng ngạc nhiên vì cái dụng ý của nhà nước. Việc trích đoạn, bỏ qua ý nghĩa của toàn văn làm cho mọi người hiểu sai ý người nói thật là độc ác. Báo chí truyền thông của Đảng có nên tin nữa hay không?
Clark Nguyen SAI GON CITY: Không tự do dân chủ thì có làm gì cũng là trò đùa trong mắt những nhà cầm quyền độc tài. Tất cả các báo đài, truyền thông trong nước chỉ là con rối. Những gì đụng chạm đến nhà nước thì báo chí đều im re, còn đụng đến dân oan thì họ moi móc cho đến cùng, như: vụ hoa hậu Thùy Dung. Vụ quan chức Nhật hối lộ quan chức Việt Nam, vụ hai nhà báo bị bắt đi vào dĩ vãng. Vụ hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được báo chí xem như không xảy ra. Phát biểu của Đức cha Ngô Quang Kiệt thực sự đã được bóp méo đến tội nghiệp. Chúa sẽ luôn bên ông.
Su That TP HCM: Nếu đọc nguyên văn lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt thì thấy đúng là lời nói chân thành, nó nhắc nhở cho các quan chức, cho những người có lòng tự trọng dân tộc biết Người Việt mình đang ở đâu? Đừng tự hào suông, đừng có tư tưởng "ăn mày dĩ vãng" hãy biết "nhục nhã" và trăn trở khi người Việt chúng ta không được coi trọng trên thế giới mà tiến lên. Sự thật mất lòng, hẫy tỉnh lại đi để theo kịp Thái Lan, Malaixia... thôi chứ đừng nói đến Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc...
Gần đây giới truyền thông, báo chí chỉ trích một câu của TGM nói, điều này rất dễ gây hiểu lầm cho người đọc và người nghe.Từ đó nó gây bất đồng sâu sắc đối với tôn giáo. Từ câu nói này lại làm tôi nhớ hồi ra cuốn "Người Việt xấu xí" ông Vương Trí Nhàn cũng bị báo chí đánh tơi bời vì xúc phạm lòng tự dân tộc... hài không thể tả nổi.
Từ câu truyện này tôi cũng nhớ đến câu truyện ông Lê Duẩn thì phải- khi gặp thủ tướng hay vua Thái Lan gì đó nói rằng "Tôi tự hào vì nước tôi đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh". Ông thủ tướng Thái Lan tủm tỉm cười đáp lại "Tôi tự hào vì đất nước tôi chẳng phải đánh một đế quốc nào cả".... vậy ai tự hào hơn ai nhỉ ???? Và từ câu truyện này tôi cũng nhớ đến câu truyện dân gian "Đau bụng uống nhân Sâm, tắc tử nghĩa là chết" cho nên trích không đầy đủ là làm mọi người hiểu sai liền... Lợi hại của giới truyền thông lề phải ở chỗ đó. Mong rằng ai có tai thì hãy nghe, có mắt thì hãy quan sát và có đầu óc thì hãy suy nghĩ.
J. Đà Nẵng: Tôi nói thật lòng, toàn văn lời cha Kiệt là đúng (Tôi không phải là người Công giáo). Tôi tìm việc trên mạng, khi được hỏi qua chat hay email là người nước nào, nếu trả lời là người Việt Nam thì 99,99% trường hợp là bị cắt cái rụp. Chúng ta phải chấp nhận sự thật trong một số trường hợp. Có thế mới sửa sai để mà tiến bộ được chứ còn cứ mãi ru ngủ mình thì... biết đến bao giờ!!!
Nothing SG: Tôi thấy TGM Ngô Quang Kiệt phát biểu như thế thì chẳng có gì phải đáng xấu hổ như báo đài VN hay vài bạn đã nói. Trước khi các bạn thấy xấu hổ các bạn sao ko tự hỏi... sao báo đài không cho phát tất cả đoạn video về bài phát biểu của TGM? nếu Báo đài trong nước còn bưng bít như thế thì cả dân tộc VN cũng phải lấy làm xấu hổ chứ không riêng gì ngài TGM.
Dan tri, Hanoi: Thật sự cái trò "chơi chữ" của truyền thông Việt Nam chẳng ai còn lạ gì. Tôi đồng tình với cách nói thẳng của ông Kiệt. Cũng là người Việt, tôi tự hỏi vì sao công dân một nước bé xíu như Singapore người ta có thể đi đến khắp nơi mà không cần visa? Hãy tự nhìn lại mình cho kỹ đi, vì sao mà công dân Việt Nam xin visa vào nhiều nước dân chủ văn minh trên thế giới lại phải xếp hàng xin xỏ thảm hại thế? Vì sao chúng ta đội sổ về thực thi luật pháp? Tại sao chúng ta có những con người thông minh, cần cù lao động, rừng vàng biển bạc mà chúng ta vẫn nằm trong những nước nghèo nàn và lạc hậu nhất? Tại sao chúng ta luôn đứng cùng một số rất ít nước trên thế giới luôn có vấn đề về nhân quyền, tự do tôn giáo? Tại sao và tại sao... Chừng nào mà chúng ta còn chưa bỏ được cái chủ nghĩa "tự tôn" duy ý chí ấy đi thì dân tộc Việt Nam không thể ngẩng đầu lên với thiên hạ được.
Kha, Saigon: Đến hôm nay đọc BBC mới biết là nguyên văn câu nói của Đức Cha dài hơn mấy dòng ngắn gọn do anh BTV đài truyền hình VTV đọc. Tôi thấy cha nói đúng khi so sánh Nhật Bản với Việt Nam về mặt hộ chiếu. Cứ đi sân bay các nước chung quanh đây mới thấy, người Nhật được tôn trọng đến mức nào, trong khi người Việt mình bị coi thường, thậm chí bà bí thư đoàn TNCSHCM còn bị bắt tại Singapore gần đây về tội "cầm nhầm" đồ trong siêu thị. Ngoài ra, khi ông Nông Đức Mạnh phát biểu, các anh đài truyền hình từ trung ương đến địa phương ít khi nào dám cắt mất từ nào, vậy tại sao lại cắt ngắn câu nói của Đức TGM để vu cáo!!! Chuyện này ai cũng hiểu tự do ngôn luận ở Việt Nam đang ở đâu trong bản đồ thế giới!!!
CCCL: Sống dưới chế độ cộng sản thì phải chịu như thế thôi. Đất nước muốn phát triển thì phải chờ mấy thế hệ nữa mới được, lúc đó mới có hy vọng. Còn bây giờ thì cứ cố câm đi mà sống. Chứ mà sơ hở thì tụi CỘNG SẢN bắt bỏ tù không có ngày ra đâu...
Be Ban: Tổng giám mục mong muốn đất nước lớn mạnh không được hay sao? Nhìn lại đất nước mà xem, quan chức tham nhũng có xa lạ không nhỉ? Những dự án "rùa", dự án "treo" có thiếu không?... Người công giáo cũng là công dân Việt Nam, nếu không có sàn nhảy gây ồn ào, ngày đêm cạnh tòa tổng; nếu không có đất của giáo xứ Thái Hà được phân lô bán cho một số cán bộ, cá nhân thì người ta có đứng lên đòi công lý không?
Tam, SG: Dịp này sẽ có nhiều người dân hiểu được cách đưa tin của truyền thông trong nước, theo tôi là vụng về và dối trá. Cũng may là Đức Cha Kiệt còn có hàng ngàn giáo dân đứng sau ủng hộ, chứ không thì ngài chẳng còn có cơ hội phát biểu trên truyền thông nữa.
CVM Hà Nội: Người dân VN đang phải sống chung với nhiều loại bệnh tật lắm, nhưng nan y và nguy hiểm nhất là bệnh vô cảm (không biết nhục). Đến bao giờ giới chức VN nói được câu "tôi cảm thấy nhục nhã…" và trả lại cho Dân những quyền đã từng thuộc về họ? Để tình trạng này tiếp diễn, sẽ ngày càng nhiều người dân nhận ra sự thật, thì sử dụng sức mạnh bạo lực là không hiệu quả và nguy hiểm bởi những phản lực nó tạo ra. Phải chăng, nay việc đòi đất của người công giáo không phải là phản lực mà chính quyền đã tạo ra trong quá khứ? Mong rằng mọi việc được giải quyết ổn thoả và người VN không ai phải cảm thấy nhục nhã..!
Hanh VX Sài Gòn: Những năm 90 về trước, khi còn là sinh viên, chúng tôi hay đùa nhau về "học thuyết Cái Bánh Mì". Tại sao bánh mì có vỏ thì cứng và ruột nó thì mền. Câu trả lời là ruột nó mềm vì có vỏ cứng bao bọc, còn vỏ nó cứng vì nó phải bảo vệ cái ruột nó mềm. Cuối cùng chúng tôi kết luận với nhau là 1 nửa ổ bánh mì thì vẫn là bánh mì, còn 1 nửa Sự Thật thì không còn là Sự Thật nữa. Nó sẽ là sự bịp bợm dối trá. Tại sao vậy, vì Sự Thật thì nó trần trụi, chẳng có gì bao bọc cả. Còn bánh mì thì nó có vỏ bao bọc ruột mềm. Do vậy, sự truyền thông dối trá và bịp bợm nó sẽ làm đảo lộn cả đất nước này lên. Nó chỉ làm cho đất nước ngày càng sói mòn, đau khổ thêm. Hỡi tất cả chúng ta, hãy tìm kiếm và sống trong Sự Thật.
Long, Hà Nội: Với tốc độ triển khai dự án (thu xếp vốn, lực lượng bảo vệ và đặc biệt là tiến độ giải phóng mặt bằng....) nhanh thần tốc của dự án Công viên 42 Nhà Chung khiến các chủ đầu tư tại cả nước như Cầu Vĩnh Tuy, Thanh trì, Đại lộ Đông Tây... phải phát thèm. Với tiến độ này không biết công trình hoàn thành sẽ Vinh Dự được cấp lãnh đạo cao cấp nào tới cắt băng khánh thành đây? Hà nội tới đây sẽ còn rất XANH vì sẽ có nhiều khu đất được chuyển thành Công viên cây xanh...
Le Huyen A.M tphcm: Nhìn từ góc độ người làm báo, qua vụ này, báo chí trong nước đã đồng lòng đi đúng lề bên phải, thống nhất về quan điểm chụp một cái mũ lên đầu một người đứng đầu giáo hội VN. Có phải đây là một cuộc đấu không cân xứng?
Ti Ti VN: Báo chí VN là cơ quan ngôn luận của các tổ chức thuộc quyền của ĐCSVN vì vậy nói theo chính quyền là chuyện đương nhiên khỏi bàn cải. Còn việc tranh chấp đất đai thì ở VN ngươi dân cũng đâu có lạ lùng gì, khi mà đất ở Hà Nội hay TP. HCM nằm ở khu trung tâm luôn được gọi là đất vàng mà đã là vàng mà không tranh giành nhau mới là lạ. Nghĩ ra trong cuộc tranh giành này bên nào mạnh hơn thì bên đó thắng và ai thắng thì đã rỏ nhưng mà có người dám đứng lên để giành đất thì cũng là chuyện hay đáng quan tâm.
NGUYEN AN NINH: "Đây là thời điểm độc giả theo dõi xem nhà báo nào ra nhà báo, hay tờ báo nào ra tờ báo". Ý kiến này của nguyên Phó TBT Tuổi Trẻ Huỳnh Sơn Phước khi trả lời BBC ngày 7.7.2008 đang ứng nghiệm đây.
Giataicuame: Tôi xin cám ơn TGM Kiệt vì đã dũng cảm nói lên sự thật. Khi truyền thông nhà nước đưa tin một vấn đề gì thì ta nên tìm thêm nguồn thông tin khác để có đầy đủ thông tin trước khi đánh giá đúng sai, nếu bạn nào coòn nghi ngờ nên làm thử xem. Qua sự việc này thấy truyền thông nhà nước trích dẫn không đầy đủ ý nghĩa của người muốn nói.
Viet khong que: Lời nói của cha Kiệt rất đúng. Mỗi khi tôi cầm quyển hộ chiếu Việt Nam trên tay, tôi lại cảm thấy hổ thẹn. Luôn phải quay mặt sau của quyển hộ chiếu để mọi người không nhìn thấy cái quốc huy. Đối với tôi và có lẽ cũng đối với cha Kiệt, chúng tôi không hổ thẹn là một người con của đất mẹ Việt Nam, thậm chí tôi còn tự hào về điều đó. Nhưng chúng tôi hổ thẹn là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nơi mà con người không có quyền bình đẳng, quyền lực và đi cùng với nó là lợi ích chỉ ở trong tay một số người. Phần con lại cảm thấy bất lực và bị bỏ rơi.
Nguyen Hoa, TP HCM: Tôi đã xem và nghe lại toàn bài phát biểu của ĐTGM NQ Kiệt, thật là buồn khi thấy truyền thông nhà nước cố tình ngược ngạo trích dẫn sai ngữ cảnh lời nói. Vừa công bố qui hoạch vườn hoa xong là tối hôm sau cho đập tan tành TKS. Tối hôm sau nữa cho người đập phá tượng thờ, đánh người. Công bố Thư cảnh cáo TGM HN … Việc này càng làm người Thiên Chúa Giáo tức giận, đoàn kết lại và thấy được sự không thiện chí của NN. Các hành vi trên cho thấy họ đã phản ứng lụp chụp và nôn nóng muốn giải quyết dứt điểm bằng bạo lực, lừa dối hơn là đối thoại.
Rối ren càng thêm rối ren. Từ chuyện dòng Chúa Cứu Thế kéo thêm các dòng tu khác vào cuộc, từ VN lan sang quốc tế nhìn vào, từ chuyện đòi đất biến thành đòi công lý, đòi chính nghĩa … Cộng đồng TCG hàng ngàn năm nay, có rất nhiều kinh nghiệm đối với các chính quyền, thì làm sao mà VTV, HNM, … làm sao bịt miệng người khác truyền thông một chiều mãi được. Dân chúng đâu có ngu đâu. Rất thông cảm NN kẹt trong chuyện đất đai này nhưng chỉ cần giữ lời hứa là xong thôi mà.
Hoang Mai, VN: Việc CPVN xử lý vụ đất đai như Tòa Khâm và Thái Hà là điều phải làm. TGM Kiệt cho rằng "Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ 'xin cho'" thì đúng quá rồi nhưng đất theo luật pháp VN thì Vatican cũng phải xin. Đó là điều TGM quá hiểu. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông VN trích dẫn câu nói của TGM để nhằm đánh đổ uy tín của cha thật quá lố bịch vì bây giờ có 90% dân số VN không biết mạng là gì nhưng cũng có tới 2 lỗ tai 2 con mắt cả. Chúng ta không mong báo chí VN trung thực hay nói đến chuyện tranh đấu cho lẽ công bằng khi nào toàn bộ nền báo chí vẫn còn là của "Quốc doanh".
Nobody: Người Công giáo tại VN từ lâu đã bị áp bức, không có tự do ngôn luận. Báo chí do ĐCS kiểm duyệt, thông một chiều. Việc trích dẫn câu nói của TGM Hà Nội cố tình chụp mũ, tách câu nói này ra để cho ai không hiểu lên án đây là trò chơi chữ khá là hèn. Nếu không đòi lại đất chắc đã bán cho nước ngoài rồi. Nay lại lật đật xây dựng lại làm nơi công cộng, hãy trả lại đất cho tôn giáo.
Ha Noi Moi, Ha Noi: Báo chí Việt Nam dùng trò chơi chữ để nói xấu đức TGM Ngô Quang Kiệt, điều này làm hầu hết mọi người ai cũng rất buồn và không còn dám tin vào Báo, Đài của Đảng nữa. Nói như một tựa đề đã đăng trên BBC là "Xuyên tạc Hảo Ý".
Sai Gon: Anh kỹ sư nào mà tài thế mới mấy hôm mà đã hoàn thành 60% công việc. Sài Gòn đang còn ngổn ngang công trình nhờ anh này thì đâu có bó tay.com và cũng xin lỗi công viên mà xây như vậy cho tiền tôi chưa chắc đã tới...
Trung Los Angeles, California: Tôi là người ngoại đạo, nhưng tôi ủng hộ và kính trọng cha Kiệt và các anh chị em giáo dân ở Hà Nội vì có 2 điều cơ bản nhà nước Việt Nam không giải quyết thỏa đáng. Một là tự do tín ngưỡng là cái quyền, không phải là ân huệ xin cho. Đây là chân lý, cả trong hiến pháp VN XHCH cũng khẳng định như vậy, cớ sao nhà nước ngăn cấm? Hai là đất này mấy chục năm nay, giáo dân không đòi, nhưng khi các quan tham nhũng chia manh xẻ múng, bán đất bán biển lấy tiền, thì giáo dân mới lên tiếng. Nhà nước ủng hộ tham nhũng qua cách bao che, cho hạ cánh an toàn các quan lớn, lòng dân xao xuyến, như Lục vân Tiên, "dọc đàng thấy chuyện bất bình nên phải ra tay". Nhà nước VN chỉ có mạnh tay với dân thôi, chứ hèn trong cư xử với Trung Quốc. Xấu hổ cho cái xử sự võ biền mất lòng dân, nên củng có lý khi cha nói xấu hổ khi cầm cái hộ chiếu VN. Tôi hoàn toàn đồng ý với phát biểu của cha Kiệt.
Huu Thanh, Tp.HCM: Sự việc Tòa Khâm Sứ tại 42 phố Nhà Chung, Hà Nội, diễn ra trong mấy ngày qua làm cho nhiều quan tâm, đặc biệt những người yêu công lý và hòa bình. Vụ việc tưởng chừng như không mấy khó khăn để giải quyết ổn thỏa trong một thời gian đã khá lâu, nhưng mấy ngày qua chính quyền Hà nội đã vội vàng triển khai dự án Công viên cây xanh phục vụ công cộng. Nghe có vẻ hữu tình hữu lý, nhưng không "tâm phục khẩu phục" đối với hầu hết những người có hiểu biết. Mỗi chúng ta hãy có cái nhìn công tâm và đánh giá một cách khách quan, đừng vì bất cứ lý do gì mà công bố sai sự thật, "chân lý luôn thuộc về sự thật" hay "chân lý thuộc về kẻ mạnh"?
Tam Quang, Phat Diem: Xin cảm ơn người đã dũng cảm nói nên sự thật mà không phải ai cũng dám nói. Dù Ngài có bị làm sao đi nữa thì chúng con luôn ủng hộ và tin tưởng vào Ngài.
Van Cong, Singapore: Nguyên văn câu nói của TGM như sau: "Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng." Một câu nói hoàn toàn là trên tinh thần xây dựng đất nước. Tôi không hiểu vì sao lại có trò "chơi chữ, trích đoạn một cách thái quá trên các phương tiện truyền thông chính thống của nhà nước. Không biết đến bao giờ thì Tôi mới có niềm tin vào các phương tiện thông tin "chính thống" của Vietnam!!
(Các góp ý từ BBC)
"...Chúng tôi không chanh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ dám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi dám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung.
Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.
Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý. Một lần nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội dã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho Thành Phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển. Tôi xin cám ơn.“ (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Minh Melbourne – Australia: Kính gửi Cha Ngô Quang Kiệt: người ta đã bẻ đôi câu thơ, chặt đôi câu thơ làm mái chèo lướt sóng, họ cũng không ngần ngại bẻ đôi câu nói, chặt đôi câu nói của cha để làm con dao đâm lén sau lưng cha. Đọc toàn văn lời phát biểu của cha, con tự hào mình là người Việt Nam, và cũng như cha, con cảm thấy buồn bã và xấu hổ vì nhiều nơi ở nước ngoài người ta không coi tấm hộ chiếu Việt Nam ra gì, nhìn người Việt Nam nói chung với một ánh mắt thiếu thiện cảm. Con cảm thấy nhục nhã vì Việt Nam có những kẻ lãnh đạo thiếu tâm, thất đức và gian dối, vì có những người làm báo, cả báo nói lẫn báo hình, đã bẻ cong ngòi bút, sở hữu những chiếc lưỡi gỗ, những lời nói báng bổ không xuất phát từ lương tâm con người, mà từ một tâm hồn nô lệ cho bạo quyền. Kính chúc cha mạnh khỏe, luôn là niềm tin của giáo dân và tất thảy những ai mến chuộng tự do, niềm tin, công lý, hòa bình, nhân phẩm và danh dự.
Yac, Hà Nội: Tôi không phải là giáo dân khi nghe truyền hình trích dẫn câu nói của TGM Kiệt, tôi thấy quá chí lý và tôi tin những người đã được ra ngoài mở rộng tầm mắt sẽ rất tâm đắc câu nói đó vì nó quá đúng chỉ những người bị "ru ngủ" mới phản ứng một cách ngu muội "tự hào" trong sự "nhục nhã"....
Bui Thanh, Saigon: Tôi tự hỏi tại sao công viên cây xanh ở 42 Nhà Chung lại làm nhanh như thế? Mới duyệt lúc 16pm chiều 18/9 thì lúc 3am sáng sớm 19/9 đã cho xe ủi vào san bằng rồi. Và 2 ngày sau thì tuyên bố đã hoàn thành 60% công trình. Trong khi đó, biết bao công trình, dự án quy hoạch bị treo cả chục năm vẫn không tiến hành? Ai có thể trả lời câu hỏi này đây? Tôi thật sự mất niềm tin trầm trọng với các vị lãnh đạo VN. Rồi đất nước ta sẽ về đâu khi các vị coi "túi tiền, địa vị cá nhân" là gốc thế chứ.
Thai Hien Long, Saigon: Tôi là người phi tôn giáo, phi chính trị. Tôi nghĩ vài người trên diễn đàn này đừng vì "bị hạn chế thông tin" và "thiếu hiểu biết" mà vội đánh giá cha Kiệt thế này, thế khác qua dăm câu được đang trên các báo quốc doanh. Như thế là không công bằng và còn tự biến mình thành người bị "dắt mũi". Có vài nước rất thích công dân của mình là những người như thế. Tôi đề nghị các nhà đầu tư, tài trợ (ODA của Nhật chẳng hạn) nên thấy quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của Việt Nam như thế nào qua vụ Toà Khâm sứ. Nhân đây tôi xin chúc mừng bà con ở Hà Nội được "hưởng" dịch vụ công cộng - công viên, thư viện được cung cấp với tốc độ "siêu tốc" từ UBND Hà Nội.
Nobody: Tôi xem VTV1 và trong hai chương trình thời sự liền kề ngày 21/9. Khi được xem TV trích dẫn và kèm theo lời bình của BTV Bình Minh và lần thứ hai là hình ảnh TGM Kiệt phát biểu trước micro. Nói thật, tôi vô cùng sửng sốt, băn khoăn và thất vọng. Một vị GM có học thức (đây là điều khẳng định, chứ đâu phải quan chức nhà ta mà có thể phát biểu linh tinh!) Nay nhờ đọc nguyên văn bài phát biểu của TGM trên BBC tôi đã rõ ý TGM muốn nói gì và tôi trân trọng điều mà ông đã dám nói thật trước đám nhà quan.
Qua vụ này, hẳn ai đó sẽ có thêm một kinh nghiệm khi nghe, đọc báo đài trong nước. Trước kia tôi cũng đã từng nghe dư luận về việc truyền thông VN cắt xén thêm bớt gì đó vào bài phỏng vấn TT Hoa Kỳ nhưng đó là chuyện bên ngoài. Còn việc này liên quan đến uy tín của một vị TGM trong nước thì quả là đáng ngạc nhiên vì cái dụng ý của nhà nước. Việc trích đoạn, bỏ qua ý nghĩa của toàn văn làm cho mọi người hiểu sai ý người nói thật là độc ác. Báo chí truyền thông của Đảng có nên tin nữa hay không?
Clark Nguyen SAI GON CITY: Không tự do dân chủ thì có làm gì cũng là trò đùa trong mắt những nhà cầm quyền độc tài. Tất cả các báo đài, truyền thông trong nước chỉ là con rối. Những gì đụng chạm đến nhà nước thì báo chí đều im re, còn đụng đến dân oan thì họ moi móc cho đến cùng, như: vụ hoa hậu Thùy Dung. Vụ quan chức Nhật hối lộ quan chức Việt Nam, vụ hai nhà báo bị bắt đi vào dĩ vãng. Vụ hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được báo chí xem như không xảy ra. Phát biểu của Đức cha Ngô Quang Kiệt thực sự đã được bóp méo đến tội nghiệp. Chúa sẽ luôn bên ông.
Su That TP HCM: Nếu đọc nguyên văn lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt thì thấy đúng là lời nói chân thành, nó nhắc nhở cho các quan chức, cho những người có lòng tự trọng dân tộc biết Người Việt mình đang ở đâu? Đừng tự hào suông, đừng có tư tưởng "ăn mày dĩ vãng" hãy biết "nhục nhã" và trăn trở khi người Việt chúng ta không được coi trọng trên thế giới mà tiến lên. Sự thật mất lòng, hẫy tỉnh lại đi để theo kịp Thái Lan, Malaixia... thôi chứ đừng nói đến Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc...
Gần đây giới truyền thông, báo chí chỉ trích một câu của TGM nói, điều này rất dễ gây hiểu lầm cho người đọc và người nghe.Từ đó nó gây bất đồng sâu sắc đối với tôn giáo. Từ câu nói này lại làm tôi nhớ hồi ra cuốn "Người Việt xấu xí" ông Vương Trí Nhàn cũng bị báo chí đánh tơi bời vì xúc phạm lòng tự dân tộc... hài không thể tả nổi.
Từ câu truyện này tôi cũng nhớ đến câu truyện ông Lê Duẩn thì phải- khi gặp thủ tướng hay vua Thái Lan gì đó nói rằng "Tôi tự hào vì nước tôi đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh". Ông thủ tướng Thái Lan tủm tỉm cười đáp lại "Tôi tự hào vì đất nước tôi chẳng phải đánh một đế quốc nào cả".... vậy ai tự hào hơn ai nhỉ ???? Và từ câu truyện này tôi cũng nhớ đến câu truyện dân gian "Đau bụng uống nhân Sâm, tắc tử nghĩa là chết" cho nên trích không đầy đủ là làm mọi người hiểu sai liền... Lợi hại của giới truyền thông lề phải ở chỗ đó. Mong rằng ai có tai thì hãy nghe, có mắt thì hãy quan sát và có đầu óc thì hãy suy nghĩ.
J. Đà Nẵng: Tôi nói thật lòng, toàn văn lời cha Kiệt là đúng (Tôi không phải là người Công giáo). Tôi tìm việc trên mạng, khi được hỏi qua chat hay email là người nước nào, nếu trả lời là người Việt Nam thì 99,99% trường hợp là bị cắt cái rụp. Chúng ta phải chấp nhận sự thật trong một số trường hợp. Có thế mới sửa sai để mà tiến bộ được chứ còn cứ mãi ru ngủ mình thì... biết đến bao giờ!!!
Nothing SG: Tôi thấy TGM Ngô Quang Kiệt phát biểu như thế thì chẳng có gì phải đáng xấu hổ như báo đài VN hay vài bạn đã nói. Trước khi các bạn thấy xấu hổ các bạn sao ko tự hỏi... sao báo đài không cho phát tất cả đoạn video về bài phát biểu của TGM? nếu Báo đài trong nước còn bưng bít như thế thì cả dân tộc VN cũng phải lấy làm xấu hổ chứ không riêng gì ngài TGM.
Dan tri, Hanoi: Thật sự cái trò "chơi chữ" của truyền thông Việt Nam chẳng ai còn lạ gì. Tôi đồng tình với cách nói thẳng của ông Kiệt. Cũng là người Việt, tôi tự hỏi vì sao công dân một nước bé xíu như Singapore người ta có thể đi đến khắp nơi mà không cần visa? Hãy tự nhìn lại mình cho kỹ đi, vì sao mà công dân Việt Nam xin visa vào nhiều nước dân chủ văn minh trên thế giới lại phải xếp hàng xin xỏ thảm hại thế? Vì sao chúng ta đội sổ về thực thi luật pháp? Tại sao chúng ta có những con người thông minh, cần cù lao động, rừng vàng biển bạc mà chúng ta vẫn nằm trong những nước nghèo nàn và lạc hậu nhất? Tại sao chúng ta luôn đứng cùng một số rất ít nước trên thế giới luôn có vấn đề về nhân quyền, tự do tôn giáo? Tại sao và tại sao... Chừng nào mà chúng ta còn chưa bỏ được cái chủ nghĩa "tự tôn" duy ý chí ấy đi thì dân tộc Việt Nam không thể ngẩng đầu lên với thiên hạ được.
Kha, Saigon: Đến hôm nay đọc BBC mới biết là nguyên văn câu nói của Đức Cha dài hơn mấy dòng ngắn gọn do anh BTV đài truyền hình VTV đọc. Tôi thấy cha nói đúng khi so sánh Nhật Bản với Việt Nam về mặt hộ chiếu. Cứ đi sân bay các nước chung quanh đây mới thấy, người Nhật được tôn trọng đến mức nào, trong khi người Việt mình bị coi thường, thậm chí bà bí thư đoàn TNCSHCM còn bị bắt tại Singapore gần đây về tội "cầm nhầm" đồ trong siêu thị. Ngoài ra, khi ông Nông Đức Mạnh phát biểu, các anh đài truyền hình từ trung ương đến địa phương ít khi nào dám cắt mất từ nào, vậy tại sao lại cắt ngắn câu nói của Đức TGM để vu cáo!!! Chuyện này ai cũng hiểu tự do ngôn luận ở Việt Nam đang ở đâu trong bản đồ thế giới!!!
CCCL: Sống dưới chế độ cộng sản thì phải chịu như thế thôi. Đất nước muốn phát triển thì phải chờ mấy thế hệ nữa mới được, lúc đó mới có hy vọng. Còn bây giờ thì cứ cố câm đi mà sống. Chứ mà sơ hở thì tụi CỘNG SẢN bắt bỏ tù không có ngày ra đâu...
Be Ban: Tổng giám mục mong muốn đất nước lớn mạnh không được hay sao? Nhìn lại đất nước mà xem, quan chức tham nhũng có xa lạ không nhỉ? Những dự án "rùa", dự án "treo" có thiếu không?... Người công giáo cũng là công dân Việt Nam, nếu không có sàn nhảy gây ồn ào, ngày đêm cạnh tòa tổng; nếu không có đất của giáo xứ Thái Hà được phân lô bán cho một số cán bộ, cá nhân thì người ta có đứng lên đòi công lý không?
Tam, SG: Dịp này sẽ có nhiều người dân hiểu được cách đưa tin của truyền thông trong nước, theo tôi là vụng về và dối trá. Cũng may là Đức Cha Kiệt còn có hàng ngàn giáo dân đứng sau ủng hộ, chứ không thì ngài chẳng còn có cơ hội phát biểu trên truyền thông nữa.
CVM Hà Nội: Người dân VN đang phải sống chung với nhiều loại bệnh tật lắm, nhưng nan y và nguy hiểm nhất là bệnh vô cảm (không biết nhục). Đến bao giờ giới chức VN nói được câu "tôi cảm thấy nhục nhã…" và trả lại cho Dân những quyền đã từng thuộc về họ? Để tình trạng này tiếp diễn, sẽ ngày càng nhiều người dân nhận ra sự thật, thì sử dụng sức mạnh bạo lực là không hiệu quả và nguy hiểm bởi những phản lực nó tạo ra. Phải chăng, nay việc đòi đất của người công giáo không phải là phản lực mà chính quyền đã tạo ra trong quá khứ? Mong rằng mọi việc được giải quyết ổn thoả và người VN không ai phải cảm thấy nhục nhã..!
Hanh VX Sài Gòn: Những năm 90 về trước, khi còn là sinh viên, chúng tôi hay đùa nhau về "học thuyết Cái Bánh Mì". Tại sao bánh mì có vỏ thì cứng và ruột nó thì mền. Câu trả lời là ruột nó mềm vì có vỏ cứng bao bọc, còn vỏ nó cứng vì nó phải bảo vệ cái ruột nó mềm. Cuối cùng chúng tôi kết luận với nhau là 1 nửa ổ bánh mì thì vẫn là bánh mì, còn 1 nửa Sự Thật thì không còn là Sự Thật nữa. Nó sẽ là sự bịp bợm dối trá. Tại sao vậy, vì Sự Thật thì nó trần trụi, chẳng có gì bao bọc cả. Còn bánh mì thì nó có vỏ bao bọc ruột mềm. Do vậy, sự truyền thông dối trá và bịp bợm nó sẽ làm đảo lộn cả đất nước này lên. Nó chỉ làm cho đất nước ngày càng sói mòn, đau khổ thêm. Hỡi tất cả chúng ta, hãy tìm kiếm và sống trong Sự Thật.
Long, Hà Nội: Với tốc độ triển khai dự án (thu xếp vốn, lực lượng bảo vệ và đặc biệt là tiến độ giải phóng mặt bằng....) nhanh thần tốc của dự án Công viên 42 Nhà Chung khiến các chủ đầu tư tại cả nước như Cầu Vĩnh Tuy, Thanh trì, Đại lộ Đông Tây... phải phát thèm. Với tiến độ này không biết công trình hoàn thành sẽ Vinh Dự được cấp lãnh đạo cao cấp nào tới cắt băng khánh thành đây? Hà nội tới đây sẽ còn rất XANH vì sẽ có nhiều khu đất được chuyển thành Công viên cây xanh...
Le Huyen A.M tphcm: Nhìn từ góc độ người làm báo, qua vụ này, báo chí trong nước đã đồng lòng đi đúng lề bên phải, thống nhất về quan điểm chụp một cái mũ lên đầu một người đứng đầu giáo hội VN. Có phải đây là một cuộc đấu không cân xứng?
Ti Ti VN: Báo chí VN là cơ quan ngôn luận của các tổ chức thuộc quyền của ĐCSVN vì vậy nói theo chính quyền là chuyện đương nhiên khỏi bàn cải. Còn việc tranh chấp đất đai thì ở VN ngươi dân cũng đâu có lạ lùng gì, khi mà đất ở Hà Nội hay TP. HCM nằm ở khu trung tâm luôn được gọi là đất vàng mà đã là vàng mà không tranh giành nhau mới là lạ. Nghĩ ra trong cuộc tranh giành này bên nào mạnh hơn thì bên đó thắng và ai thắng thì đã rỏ nhưng mà có người dám đứng lên để giành đất thì cũng là chuyện hay đáng quan tâm.
NGUYEN AN NINH: "Đây là thời điểm độc giả theo dõi xem nhà báo nào ra nhà báo, hay tờ báo nào ra tờ báo". Ý kiến này của nguyên Phó TBT Tuổi Trẻ Huỳnh Sơn Phước khi trả lời BBC ngày 7.7.2008 đang ứng nghiệm đây.
Giataicuame: Tôi xin cám ơn TGM Kiệt vì đã dũng cảm nói lên sự thật. Khi truyền thông nhà nước đưa tin một vấn đề gì thì ta nên tìm thêm nguồn thông tin khác để có đầy đủ thông tin trước khi đánh giá đúng sai, nếu bạn nào coòn nghi ngờ nên làm thử xem. Qua sự việc này thấy truyền thông nhà nước trích dẫn không đầy đủ ý nghĩa của người muốn nói.
Viet khong que: Lời nói của cha Kiệt rất đúng. Mỗi khi tôi cầm quyển hộ chiếu Việt Nam trên tay, tôi lại cảm thấy hổ thẹn. Luôn phải quay mặt sau của quyển hộ chiếu để mọi người không nhìn thấy cái quốc huy. Đối với tôi và có lẽ cũng đối với cha Kiệt, chúng tôi không hổ thẹn là một người con của đất mẹ Việt Nam, thậm chí tôi còn tự hào về điều đó. Nhưng chúng tôi hổ thẹn là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nơi mà con người không có quyền bình đẳng, quyền lực và đi cùng với nó là lợi ích chỉ ở trong tay một số người. Phần con lại cảm thấy bất lực và bị bỏ rơi.
Nguyen Hoa, TP HCM: Tôi đã xem và nghe lại toàn bài phát biểu của ĐTGM NQ Kiệt, thật là buồn khi thấy truyền thông nhà nước cố tình ngược ngạo trích dẫn sai ngữ cảnh lời nói. Vừa công bố qui hoạch vườn hoa xong là tối hôm sau cho đập tan tành TKS. Tối hôm sau nữa cho người đập phá tượng thờ, đánh người. Công bố Thư cảnh cáo TGM HN … Việc này càng làm người Thiên Chúa Giáo tức giận, đoàn kết lại và thấy được sự không thiện chí của NN. Các hành vi trên cho thấy họ đã phản ứng lụp chụp và nôn nóng muốn giải quyết dứt điểm bằng bạo lực, lừa dối hơn là đối thoại.
Rối ren càng thêm rối ren. Từ chuyện dòng Chúa Cứu Thế kéo thêm các dòng tu khác vào cuộc, từ VN lan sang quốc tế nhìn vào, từ chuyện đòi đất biến thành đòi công lý, đòi chính nghĩa … Cộng đồng TCG hàng ngàn năm nay, có rất nhiều kinh nghiệm đối với các chính quyền, thì làm sao mà VTV, HNM, … làm sao bịt miệng người khác truyền thông một chiều mãi được. Dân chúng đâu có ngu đâu. Rất thông cảm NN kẹt trong chuyện đất đai này nhưng chỉ cần giữ lời hứa là xong thôi mà.
Hoang Mai, VN: Việc CPVN xử lý vụ đất đai như Tòa Khâm và Thái Hà là điều phải làm. TGM Kiệt cho rằng "Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ 'xin cho'" thì đúng quá rồi nhưng đất theo luật pháp VN thì Vatican cũng phải xin. Đó là điều TGM quá hiểu. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông VN trích dẫn câu nói của TGM để nhằm đánh đổ uy tín của cha thật quá lố bịch vì bây giờ có 90% dân số VN không biết mạng là gì nhưng cũng có tới 2 lỗ tai 2 con mắt cả. Chúng ta không mong báo chí VN trung thực hay nói đến chuyện tranh đấu cho lẽ công bằng khi nào toàn bộ nền báo chí vẫn còn là của "Quốc doanh".
Nobody: Người Công giáo tại VN từ lâu đã bị áp bức, không có tự do ngôn luận. Báo chí do ĐCS kiểm duyệt, thông một chiều. Việc trích dẫn câu nói của TGM Hà Nội cố tình chụp mũ, tách câu nói này ra để cho ai không hiểu lên án đây là trò chơi chữ khá là hèn. Nếu không đòi lại đất chắc đã bán cho nước ngoài rồi. Nay lại lật đật xây dựng lại làm nơi công cộng, hãy trả lại đất cho tôn giáo.
Ha Noi Moi, Ha Noi: Báo chí Việt Nam dùng trò chơi chữ để nói xấu đức TGM Ngô Quang Kiệt, điều này làm hầu hết mọi người ai cũng rất buồn và không còn dám tin vào Báo, Đài của Đảng nữa. Nói như một tựa đề đã đăng trên BBC là "Xuyên tạc Hảo Ý".
Sai Gon: Anh kỹ sư nào mà tài thế mới mấy hôm mà đã hoàn thành 60% công việc. Sài Gòn đang còn ngổn ngang công trình nhờ anh này thì đâu có bó tay.com và cũng xin lỗi công viên mà xây như vậy cho tiền tôi chưa chắc đã tới...
Trung Los Angeles, California: Tôi là người ngoại đạo, nhưng tôi ủng hộ và kính trọng cha Kiệt và các anh chị em giáo dân ở Hà Nội vì có 2 điều cơ bản nhà nước Việt Nam không giải quyết thỏa đáng. Một là tự do tín ngưỡng là cái quyền, không phải là ân huệ xin cho. Đây là chân lý, cả trong hiến pháp VN XHCH cũng khẳng định như vậy, cớ sao nhà nước ngăn cấm? Hai là đất này mấy chục năm nay, giáo dân không đòi, nhưng khi các quan tham nhũng chia manh xẻ múng, bán đất bán biển lấy tiền, thì giáo dân mới lên tiếng. Nhà nước ủng hộ tham nhũng qua cách bao che, cho hạ cánh an toàn các quan lớn, lòng dân xao xuyến, như Lục vân Tiên, "dọc đàng thấy chuyện bất bình nên phải ra tay". Nhà nước VN chỉ có mạnh tay với dân thôi, chứ hèn trong cư xử với Trung Quốc. Xấu hổ cho cái xử sự võ biền mất lòng dân, nên củng có lý khi cha nói xấu hổ khi cầm cái hộ chiếu VN. Tôi hoàn toàn đồng ý với phát biểu của cha Kiệt.
Huu Thanh, Tp.HCM: Sự việc Tòa Khâm Sứ tại 42 phố Nhà Chung, Hà Nội, diễn ra trong mấy ngày qua làm cho nhiều quan tâm, đặc biệt những người yêu công lý và hòa bình. Vụ việc tưởng chừng như không mấy khó khăn để giải quyết ổn thỏa trong một thời gian đã khá lâu, nhưng mấy ngày qua chính quyền Hà nội đã vội vàng triển khai dự án Công viên cây xanh phục vụ công cộng. Nghe có vẻ hữu tình hữu lý, nhưng không "tâm phục khẩu phục" đối với hầu hết những người có hiểu biết. Mỗi chúng ta hãy có cái nhìn công tâm và đánh giá một cách khách quan, đừng vì bất cứ lý do gì mà công bố sai sự thật, "chân lý luôn thuộc về sự thật" hay "chân lý thuộc về kẻ mạnh"?
Tam Quang, Phat Diem: Xin cảm ơn người đã dũng cảm nói nên sự thật mà không phải ai cũng dám nói. Dù Ngài có bị làm sao đi nữa thì chúng con luôn ủng hộ và tin tưởng vào Ngài.
Van Cong, Singapore: Nguyên văn câu nói của TGM như sau: "Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng." Một câu nói hoàn toàn là trên tinh thần xây dựng đất nước. Tôi không hiểu vì sao lại có trò "chơi chữ, trích đoạn một cách thái quá trên các phương tiện truyền thông chính thống của nhà nước. Không biết đến bao giờ thì Tôi mới có niềm tin vào các phương tiện thông tin "chính thống" của Vietnam!!
(Các góp ý từ BBC)
RFA phỏng vấn LM Nguyễn Văn Thật tại giáo xứ Thái Hà
Trà Mi
19:24 22/09/2008
Công an dùng vũ lực giải tán các cuộc cầu nguyện ở Thái Hà
Các cuộc cầu nguyện tập thể vì công lý tại Thái Hà bị đập tan vào tối ngày 21/9/2008 khi lực lượng an ninh dùng võ lực giải tán giáo dân.
Cùng lúc đó, rất đông xã hội đen đến đập phá khu linh địa Đức Bà, Đền Thánh Giêrađô sát bên Nhà Thờ Thái Hà, và bao vây Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế trước sự chứng kiến của đông đảo lực lượng công an, cảnh sát cơ động.
Tình hình Thái Hà cập nhật đến 8 giờ tối ngày 22/9/2008 như thế nào? Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, linh mục Nguyễn Văn Thật tại Giáo xứ Thái Hà, cho biết:
LM Nguyễn Văn Thật: Thật sự bây giờ người ta đuổi hết tất cả mọi người ra khỏi khu vực đó, rồi người ta rào, rồi công an canh giữ đêm ngày. Người ta rào bằng hàng rào sắt, rồi sau đó người ta buộc chó ở đó, và không có ai vào đó được nữa. Bây giờ chúng tôi cũng không biết trong đó như thế nào.
Đập phá linh địa Đức Bà
Trà Mi: Dạ, tức linh mục đang nói đến khu linh địa Đức Bà mà mọi người tập trung cầu nguyện lâu nay?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, chỗ khu linh địa Đức Bà đó. Thế còn tối ngày hôm qua thì có những người ở đâu đến chúng tôi cũng không biết nữa, người ta bao vây vòng quanh Nhà Thờ, rồi cứ đòi gọi Cha Bề Trên ra để giết, không biết những người đó là những người nào.
Chúng tôi có gọi công an đến để dẹp đi. Công an có yêu cầu chúng tôi ra nhưng chúng tôi sợ chúng tôi không có ra. Sau đó, người ta kéo nhau về người ta đập cổng, dập đổ cổng Đền Thánh Giêrađô của chúng tôi.
Bây giờ thì giáo dân cũng chỉ biết cầu nguyện ở nhà thờ thôi, còn không biết làm sao nữa. Tình hình là như vậy. Xin mọi người cũng thêm lời cầu nguyện cho chúng tôi với để chúng tôi qua cơn gian nan thử thách này.
Đánh đập, chửi rủa
Trà Mi: Thế mọi việc bắt đầu từ khi nào ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Bắt đầu từ sau lễ 8h tối ngày hôm qua 21/9/2008.
Trà Mi: Thì họ bắt đầu cho lực lượng đến?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, họ đã cho lực lượng đến rồi họ làm như vậy.
Trà Mi: Đã có trường hợp nào đáng tiếc xảy ra không, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Nói chung thì cũng có cả linh mục cũng bị đánh, có linh mục thì bị nhổ nước bọt vào mặt. Người ta chửi rủa, rồi đủ thứ chuyện lắm, có cả các giáo dân, những người giáo dân cũng bị như vậy. Những giáo dân bị mạ luỵ rất là khủng khiếp.
Trà Mi: Dạ thưa khi họ đến là họ giải tán các giáo dân đang có mặt cầu nguyện tại khu linh địa, hay là họ chỉ chắn chặn không cho những giáo dân bên ngoài bước vào bên trong, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Không ạ, họ giải tán hết ạ. Những ai không ra thì họ khiêng ra.
Trà Mi: Thế bà con có phản ứng gì không ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Không ạ, bà con không phản ứng gì cả, khiêng ra thì đi ra thôi, chứ họ không có phản ứng gì.
Trà Mi: Trước hành động đàn áp mạnh tay như thế thì Nhà thờ Thái Hà ứng phó ra sao và dự liệu sẽ làm như thế nào trong những ngày sắp tới?
LM Nguyễn Văn Thật: Đấy cái bữa hôm qua thì chúng tôi rút về nhà tu viện của chúng tôi và chúng tôi đóng cửa lại, và họ bắt đầu họ rào thép ở bên ngoài như vậy.
Tối hôm qua thì người ta không có trèo vào tu viện nhưng người ta cứ đứng ở vòng quanh tường rào tu viện và họ cứ kêu gào, hò hét, nói xấu các linh mục, thậm chí còn chửi rủa đủ thứ chuyện khủng khiếp lắm! Chúng tôi không thể tả được.
Tinh hình hiện nay
Trà Mi: Thưa khu vực tu viện có bị cô lập hay không ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Khu vực tu viện hiện tại bây giờ không có bị cô lập. Trong nhà thờ chúng tôi vừa mới làm lễ ở đây. Chúng tôi đang mừng lễ Linh mục Bề trên của chúng tôi, mừng lễ quan thầy bổn mạng Mathew của Ngài.
Trà Mi: Thưa các cuộc cầu nguyện tập thể đó vẫn có được tiếp diễn ở nơi khác không, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Không ạ, chẳng có tiếp diễn ở đâu được ạ. Chúng tôi chỉ có ở trong nhà thờ chúng tôi đọc kinh thôi ạ.
Trà Mi: Giáo dân có thể được tiếp cận, được vào nhà thờ, và được cầu nguyện?
LM Nguyễn Văn Thật: Giáo dân thì vào chỗ tu viện đây đọc kinh thôi, nhưng mà buổi sáng nay thì người ta chặn hết các ngã đường, người ta không cho vào. Thành ra có rất nhiều người ở nơi xa đến thì họ cũng không vào được.
Trà Mi: Số bà con đang có mặt tại buổi lễ đó là khoảng bao nhiêu người, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Hiện tại bây giờ cũng có vào khoảng độ 2 hay 3 ngàn người gì đó, chúng tôi chỉ đoán chừng vậy thôi ạ.
Trà Mi: Tức là mọi người đang tham gia buổi lễ, chứ không phải buổi cầu nguyện tập thể như mọi bữa, phải không ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, vâng, không có cầu nguyện như mọi bữa nữa. Bây giờ chúng tôi chỉ có lễ ở nhà nguyện, ở tu viện của chúng tôi thôi ạ.
Trà Mi: Liệu trong những ngày sắp tới đây thì Nhà Thờ sẽ tiếp tục kêu gọi các cuộc đối thoại với chính quyền chứ, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Chúng tôi cầu nguyện thôi, còn chính quyền đối thoại thì chúng tôi đối thoại thôi, không có vấn đề gì cả. Chúng tôi cũng chỉ muốn đối thoại thôi, chứ chúng tôi không có làm gì bạo động, manh động, hay gì hết ạ. Chúng tôi tại vì chúng tôi có Chúa. Chúng tôi chỉ cầu nguyện vào trông cậy vào Chúa. Tất cả những cái gì mà ngoài tầm tay của chúng tôi thì để cho Chúa làm thôi.
Trà Mi: Dạ vâng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian linh mục đã dành cho cuộc trao đổi này.
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, chào chị.
Các cuộc cầu nguyện tập thể vì công lý tại Thái Hà bị đập tan vào tối ngày 21/9/2008 khi lực lượng an ninh dùng võ lực giải tán giáo dân.
Cùng lúc đó, rất đông xã hội đen đến đập phá khu linh địa Đức Bà, Đền Thánh Giêrađô sát bên Nhà Thờ Thái Hà, và bao vây Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế trước sự chứng kiến của đông đảo lực lượng công an, cảnh sát cơ động.
Tình hình Thái Hà cập nhật đến 8 giờ tối ngày 22/9/2008 như thế nào? Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, linh mục Nguyễn Văn Thật tại Giáo xứ Thái Hà, cho biết:
LM Nguyễn Văn Thật: Thật sự bây giờ người ta đuổi hết tất cả mọi người ra khỏi khu vực đó, rồi người ta rào, rồi công an canh giữ đêm ngày. Người ta rào bằng hàng rào sắt, rồi sau đó người ta buộc chó ở đó, và không có ai vào đó được nữa. Bây giờ chúng tôi cũng không biết trong đó như thế nào.
Đập phá linh địa Đức Bà
Trà Mi: Dạ, tức linh mục đang nói đến khu linh địa Đức Bà mà mọi người tập trung cầu nguyện lâu nay?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, chỗ khu linh địa Đức Bà đó. Thế còn tối ngày hôm qua thì có những người ở đâu đến chúng tôi cũng không biết nữa, người ta bao vây vòng quanh Nhà Thờ, rồi cứ đòi gọi Cha Bề Trên ra để giết, không biết những người đó là những người nào.
Chúng tôi có gọi công an đến để dẹp đi. Công an có yêu cầu chúng tôi ra nhưng chúng tôi sợ chúng tôi không có ra. Sau đó, người ta kéo nhau về người ta đập cổng, dập đổ cổng Đền Thánh Giêrađô của chúng tôi.
Bây giờ thì giáo dân cũng chỉ biết cầu nguyện ở nhà thờ thôi, còn không biết làm sao nữa. Tình hình là như vậy. Xin mọi người cũng thêm lời cầu nguyện cho chúng tôi với để chúng tôi qua cơn gian nan thử thách này.
Đánh đập, chửi rủa
Trà Mi: Thế mọi việc bắt đầu từ khi nào ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Bắt đầu từ sau lễ 8h tối ngày hôm qua 21/9/2008.
Trà Mi: Thì họ bắt đầu cho lực lượng đến?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, họ đã cho lực lượng đến rồi họ làm như vậy.
Trà Mi: Đã có trường hợp nào đáng tiếc xảy ra không, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Nói chung thì cũng có cả linh mục cũng bị đánh, có linh mục thì bị nhổ nước bọt vào mặt. Người ta chửi rủa, rồi đủ thứ chuyện lắm, có cả các giáo dân, những người giáo dân cũng bị như vậy. Những giáo dân bị mạ luỵ rất là khủng khiếp.
Trà Mi: Dạ thưa khi họ đến là họ giải tán các giáo dân đang có mặt cầu nguyện tại khu linh địa, hay là họ chỉ chắn chặn không cho những giáo dân bên ngoài bước vào bên trong, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Không ạ, họ giải tán hết ạ. Những ai không ra thì họ khiêng ra.
Trà Mi: Thế bà con có phản ứng gì không ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Không ạ, bà con không phản ứng gì cả, khiêng ra thì đi ra thôi, chứ họ không có phản ứng gì.
Trà Mi: Trước hành động đàn áp mạnh tay như thế thì Nhà thờ Thái Hà ứng phó ra sao và dự liệu sẽ làm như thế nào trong những ngày sắp tới?
LM Nguyễn Văn Thật: Đấy cái bữa hôm qua thì chúng tôi rút về nhà tu viện của chúng tôi và chúng tôi đóng cửa lại, và họ bắt đầu họ rào thép ở bên ngoài như vậy.
Tối hôm qua thì người ta không có trèo vào tu viện nhưng người ta cứ đứng ở vòng quanh tường rào tu viện và họ cứ kêu gào, hò hét, nói xấu các linh mục, thậm chí còn chửi rủa đủ thứ chuyện khủng khiếp lắm! Chúng tôi không thể tả được.
Tinh hình hiện nay
Trà Mi: Thưa khu vực tu viện có bị cô lập hay không ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Khu vực tu viện hiện tại bây giờ không có bị cô lập. Trong nhà thờ chúng tôi vừa mới làm lễ ở đây. Chúng tôi đang mừng lễ Linh mục Bề trên của chúng tôi, mừng lễ quan thầy bổn mạng Mathew của Ngài.
Trà Mi: Thưa các cuộc cầu nguyện tập thể đó vẫn có được tiếp diễn ở nơi khác không, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Không ạ, chẳng có tiếp diễn ở đâu được ạ. Chúng tôi chỉ có ở trong nhà thờ chúng tôi đọc kinh thôi ạ.
Trà Mi: Giáo dân có thể được tiếp cận, được vào nhà thờ, và được cầu nguyện?
LM Nguyễn Văn Thật: Giáo dân thì vào chỗ tu viện đây đọc kinh thôi, nhưng mà buổi sáng nay thì người ta chặn hết các ngã đường, người ta không cho vào. Thành ra có rất nhiều người ở nơi xa đến thì họ cũng không vào được.
Trà Mi: Số bà con đang có mặt tại buổi lễ đó là khoảng bao nhiêu người, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Hiện tại bây giờ cũng có vào khoảng độ 2 hay 3 ngàn người gì đó, chúng tôi chỉ đoán chừng vậy thôi ạ.
Trà Mi: Tức là mọi người đang tham gia buổi lễ, chứ không phải buổi cầu nguyện tập thể như mọi bữa, phải không ạ?
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, vâng, không có cầu nguyện như mọi bữa nữa. Bây giờ chúng tôi chỉ có lễ ở nhà nguyện, ở tu viện của chúng tôi thôi ạ.
Trà Mi: Liệu trong những ngày sắp tới đây thì Nhà Thờ sẽ tiếp tục kêu gọi các cuộc đối thoại với chính quyền chứ, thưa linh mục?
LM Nguyễn Văn Thật: Chúng tôi cầu nguyện thôi, còn chính quyền đối thoại thì chúng tôi đối thoại thôi, không có vấn đề gì cả. Chúng tôi cũng chỉ muốn đối thoại thôi, chứ chúng tôi không có làm gì bạo động, manh động, hay gì hết ạ. Chúng tôi tại vì chúng tôi có Chúa. Chúng tôi chỉ cầu nguyện vào trông cậy vào Chúa. Tất cả những cái gì mà ngoài tầm tay của chúng tôi thì để cho Chúa làm thôi.
Trà Mi: Dạ vâng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian linh mục đã dành cho cuộc trao đổi này.
LM Nguyễn Văn Thật: Vâng, chào chị.
Ngày quốc tang của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nguyễn Hoàng
19:25 22/09/2008
NGÀY QUỐC TANG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trương trình thời sự của đài tuyền hình VN tối thứ bảy tôi được nghe phát 1 đoạn rất ngắn của TGM HN Giuse Ngô Quang Kiệt nói trong buổi làm việc với TP.Hà Nội “chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm hộ chiếu VN đi đâu cũng bị soi xét”, khi đó tôi chưa biết cội nguồn của câu nói đó do đâu mà có? Nhưng tôi đã hình dung ra kịch bản mà đài truyền hinh đang viết mà chỉ đạo là đảng cộng sản VN, quả thật không sai như dự đoán của tôi. Sáng chủ nhật các báo điện tử và các báo tờ đồng loạt đưa tin và bình luận về câu nói đó với những lời lẽ nhục mạ mang tính chất khủng bố tôn giáo, gây chia rẽ và cô lập những người theo đạo thiên Chúa giáo. Sau khi thánh lễ chiều chủ nhật tại nhà thờ lớn tôi được nghe lại toàn bộ băng ghi âm lời phát biểu của TGM HN Giuse Ngô Quang Kiệt do nhà thờ phát thanh khuếch đại lại cho công đồng tham dự nghe. Dù đã quá quen với nhưng kịch bản thông tin một chiều của truyền hình báo chí VN nhưng tôi cũng không thể tin là nhà nước lại dám dựng một kịch bản tồi như thế phát trên truyền hình. Tôi nghĩ cũng có thể đó là cách họ khẳng định vị trí của VN: tự do báo trí xếp thứ 178/195 quốc gia.
Những vở tuồng mà đảng cộng sản VN đang diễn liên tục trong mấy ngày qua về TKS làm tôi nghĩ tới vở sắp tới cho Thái Hà là gì đây? Câu trả lời của tôi chưa kịp hình dung ra thì chuông ĐT nhà tôi đổ dồn lúc đó là 00 giờ 10 phút 22/9/08, gọi cho tôi là một người bạn từ nước ngoài “Thái Hà có chuyện rồi, nhà xứ bị cô lập, công an và bọn côn đồ khoảng 500 tên đang đập phá linh địa và đền thánh Giêrađô, mấy bà Mẹ coi đất cũng bị đánh” (cám ơn Vietcatholic.net làm việc ngày đêm bén nhạy để đua tin cho thế giới biết về TKS và Thái Hà!). Chúng tôi kết thúc cuộc điện thoại trong nỗi no âu mà chưa có đường giải thoát, tôi vội vào Intenet tìm thông tin thì cũng chỉ có như tôi vừa biết. Khi đó điều đầu tiên tôi nghĩ đến trước mắt là Các Linh Mục DCCT nhà thờ Thái Hà, các linh mục, tu sỹ chỉ quen với kinh thánh, cầu nguyện chứ làm sao quen được cách tiếp xúc với loại người côn đồ đó, trong mắt các Cha chỉ có chim bồ câu chứ làm gì có chó nghiệp vu.
Tôi nằm mà không ngủ được, tôi mong trời mau sáng để tìm hiểu thêm thông tin về nơi mà đã được gọi là Linh Địa giờ đây bị bè lũ vô nhân tính đó tàn phá. Cả buổi sáng hôm nay 22/9 các tin về TH rất ngắn gọn với môt vài hình ảnh và 1 đoạn băng video cuộc tàn phá của nhóm côn đồ do công an và CSCĐ bảo kê. Thực sự tôi cũng rất hoang mang và lo nắng cho các Cha, cho những người đã vì lẽ công chính mà bị ức hiếp khủng bố, bị bách hại trong lúc này. Tôi mong cho hết giờ làm việc để tôi được tới Thái Hà.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là, ngày mà bè lũ côn đồ do công an bảo kê vào đập phá và đàn áp Thái Hà lại chính là ngày lễ kính Thánh Mat-thêu - bổn mạng Cha Bề Trên Vũ Khởi Phụng, đầu thánh lễ khi nghe Cha Vũ Khởi Phụng nói đôi lời hôm nay là lễ bổn mạng của Cha cả nhà thờ vỗ tay không dứt.
Trong bài giảng thánh lễ Cha có nói đến những món quà mà Cha nhận được vào ngày này hàng năm, đó là những bó hoa, những lời chúc, những buổi quây quần ăn bánh kẹo rất vui với cộng đoàn..., nhưng món quà năm nay là đặc biệt nhất, là vui mừng nhất đó là biến cố đêm qua khi cuộc đàn áp của nhóm côn đồ gây ra tại Thái Hà, chúng đã phá đền thánh Giêrôđô, chửi mắng các Cha với những lời lẽ thô tục nhất, có Cha còn bị chúng nhổ nước bọt vào mặt và còn hô giết, giết Cha Phụng. Trong lúc này nhóm công an ngồi xung quanh nhà thờ chắc là không thể hiều nổi tại sao một kẻ, một nhóm bị bại trận bị phỉ báng, bị cô lập mà lại cho đó là một món quà? Bởi vì chúng không biết rằng trong Kinh Thánh đã nói “Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính”. Quả thật không phải ai cũng được đón nhận ơn phúc như thế?
Nghe xong bài giảng tôi cảm thấy rất vui mừng, mọi nỗi âu lo trong tôi suốt đêm qua và ngày hôm nay đã được giải toả và tôi còn vui hơn khi mọi người đến đây với tinh thần hiệp thông sâu sắc và đầy tràn sự chia sẻ yêu thương, mọi người không quen biết nhau nhưng nói chuyện với nhau như đã quen từ thủa nào. Sau thánh lễ chiều hôm nay không ra được Linh địa Đức Bà cầu nguyện như mọi khi vì mọi ngả đường đã bị công an, chó và hàng rào song sắt cô lập, nhưng mọi người vẫn đứng trước hang đá Đức Mẹ cầu nguyện. Trong lúc này đã tự phân ra hai hình ảnh đối lập nhau: một bên là kẻ chiến thắng với súng, dùi cui, chó nghiệp vụ đã chấn áp được kẻ yếu thế tay mềm vậy mà nét mặt của kẻ chiến thắng lại căng như dây đàn, chúng đứng sát với nhau nhưng không nói chuyện với nhau và nét mặt họ thể hiện nỗi no âu sợ hãi đến tột cùng, còn một bên là những người bị thua trận, bị sỷ nhục, bị cô lập, bị thương tích vậy mà họ vẫn tươi cười ca tụng Thiên Chúa và ca hát thánh ca với nhau.
Không ai nói ra nhưng những người có niềm tin, đã hiểu và nhận ra rằng qua bao nhiêu năm Giáo hội Công giáo VN nói chung và miền Bắc nói riêng đã bị chính quyền công sản VN đàn áp và cô lập có hệ thống, thì ngày hôm nay đã được khải hoàn, phải chăng Thiên Chúa đã mượn mảnh đất Thái Hà và Toà Khâm Sứ này để làm quà tặng ban cho con cái Chúa để bù đắp lại những thịêt thòi mà bao năm nay con cái Ngài luôn tin tưởng cầu xin. Hôm nay rất nhiều bạn bè và người thân của tôi trong Sài Gòn ĐT ra hỏi thăm tôi và còn ghen tị với tôi là tôi may mắn được đến Thái Hà, TKS và được sống trong bầu không khí đó, tôi rất vui vì điều đó và tôi muốn chia sẻ niềm vui này đến với mọi người.
Tôi muốn gửi 1 lãng hoa thay cho lời cám ơn đến những người lãnh đạo của đảng công sản VN đã cố tình nhào nặn ra các cuộc đàn áp này, chính nhờ đó mà người Công giáo chúng tôi có dịp để củng cố niềm tin vào công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, chính nhờ qua cuộc đàn áp này mà người công giáo đã chiến thắng sự sợ hãi, chiến thắng bạo tàn và cái chết. Nhưng tôi lại không thể gửi được lãng hoa cho những người lãnh đạo của đảng CSVN rồi, nếu có thì tôi chỉ gửi vòng hoa chia buồn thôi vì từ 00 giờ ngày 22 tháng 9 năm 2008 có thể trở thành ngày Quốc Tang của ĐCSVN, vì họ đã thất bại hoàn toàn, ĐCS đã bị mất niềm tin và mất niềm tin là mất tất cả. Người công giáo chúng tôi đã tin vào Thiên Chúa và giờ đây niềm tin đó đã được minh chứng qua sự hiệp thông và chia sẻ với nhau, đọc qua những thư hiệp thông thì sẽ thấy từ khắp nơi trên toàn thế giới gửi về chứ không riêng gì từ các tình thành trong nước VN này. Mọi người xa gần đều đến với nhau để chia sẻ cho dù có bị nhà nước cấm cản trong những lúc nguy nan cũng như lúc xum vầy, ở đâu có người công giáo thì ở đó có sự hiệp thông chia sẻ. Nhưng ĐCS VN thì ngược lại, xin nêu 2 ví dụ sau để minh chứng cho điều này:
- Thiếu Tướng Phạm Xuân Quắc nguyên Cục Trưởng Cục CSĐT về tội phạm trật tự xã hội (C14) khi đương thời làm trưởng ban chuyên án PMU-18, một chuyên án mà cả thế giới biết đến, một chuyên án mà cả nhân dân VN trông đợi vào công lý. Không biết bao nhiêu bài viết, phóng sự ca ngợi về người anh hùng này, vậy mà khi phe cánh thất thế ông bị cho về hưu và giờ đây mọi người biết rồi đó: đồng chí Quắc đã bị khởi tố và bị bắt tạm giam.
- Ngày 25/1/2007 Thủ Tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã tới Vatican và hội kiến với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, cái bắt tay của chuyến viếng thăm đó đã được giáo hội công giáo VN trông chờ vì tướng Dũng mới lên nhận chức với với độ tuổi trẻ nhất so với những người tiền nhiệm và giờ đây vụ TKS và Thái Hà đã là câu trả lời cho sự trông chờ đó. Có lẽ câu ca dao sau chỉ viết riêng cho ĐCS thì đúng hơn:
“Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy đâu”
Giờ đây chúng tôi, những người công giáo tin vào Thiên Chúa đang vui mừng, những điều mong mỏi vào ơn cứu độ mà chúng tôi đã nhận được. Miếng đất TKS và Thái Hà mà ĐCS VN cướp được thì có giá trị nào đó thôi, nhưng đức tin của chúng tôi nhận được là vô giá và không gì so sánh được. Giờ đây đêm đã khuya tôi ngồi viết những dòng này để chia sẻ niềm vui với những ai chưa có cơ may đến TKS và Thái Hà như tôi.
Lúc này những người anh em đồng đạo Ky tô hữu của tôi đang có giấc ngủ ngon ở Hà thành, còn các đồng chí cộng sản? Các đồng chí cướp được đất ở TKS thì các đồng chí lại phải thức trắng đêm để hoàn thành nốt cái gọi là công trình công viên mà sau này các đồng chí lại chẳng dám đưa con em mình vào vui chơi giải trí. Các đồng chí bên Thái Hà thì lại phải ngủ ngoài trời chung với chó nghiệp vụ để canh giữ chiến lợi phẩm cướp được.
Tôi cầu chúc cho các đồng chí sống thì giữ được, chết thì mang theo.
3h sáng 23/9/2008 tại Hà Nội, nhớ đến Cha Bề Trên Matthêu Vũ Khởi Phụng.
Trương trình thời sự của đài tuyền hình VN tối thứ bảy tôi được nghe phát 1 đoạn rất ngắn của TGM HN Giuse Ngô Quang Kiệt nói trong buổi làm việc với TP.Hà Nội “chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm hộ chiếu VN đi đâu cũng bị soi xét”, khi đó tôi chưa biết cội nguồn của câu nói đó do đâu mà có? Nhưng tôi đã hình dung ra kịch bản mà đài truyền hinh đang viết mà chỉ đạo là đảng cộng sản VN, quả thật không sai như dự đoán của tôi. Sáng chủ nhật các báo điện tử và các báo tờ đồng loạt đưa tin và bình luận về câu nói đó với những lời lẽ nhục mạ mang tính chất khủng bố tôn giáo, gây chia rẽ và cô lập những người theo đạo thiên Chúa giáo. Sau khi thánh lễ chiều chủ nhật tại nhà thờ lớn tôi được nghe lại toàn bộ băng ghi âm lời phát biểu của TGM HN Giuse Ngô Quang Kiệt do nhà thờ phát thanh khuếch đại lại cho công đồng tham dự nghe. Dù đã quá quen với nhưng kịch bản thông tin một chiều của truyền hình báo chí VN nhưng tôi cũng không thể tin là nhà nước lại dám dựng một kịch bản tồi như thế phát trên truyền hình. Tôi nghĩ cũng có thể đó là cách họ khẳng định vị trí của VN: tự do báo trí xếp thứ 178/195 quốc gia.
Những vở tuồng mà đảng cộng sản VN đang diễn liên tục trong mấy ngày qua về TKS làm tôi nghĩ tới vở sắp tới cho Thái Hà là gì đây? Câu trả lời của tôi chưa kịp hình dung ra thì chuông ĐT nhà tôi đổ dồn lúc đó là 00 giờ 10 phút 22/9/08, gọi cho tôi là một người bạn từ nước ngoài “Thái Hà có chuyện rồi, nhà xứ bị cô lập, công an và bọn côn đồ khoảng 500 tên đang đập phá linh địa và đền thánh Giêrađô, mấy bà Mẹ coi đất cũng bị đánh” (cám ơn Vietcatholic.net làm việc ngày đêm bén nhạy để đua tin cho thế giới biết về TKS và Thái Hà!). Chúng tôi kết thúc cuộc điện thoại trong nỗi no âu mà chưa có đường giải thoát, tôi vội vào Intenet tìm thông tin thì cũng chỉ có như tôi vừa biết. Khi đó điều đầu tiên tôi nghĩ đến trước mắt là Các Linh Mục DCCT nhà thờ Thái Hà, các linh mục, tu sỹ chỉ quen với kinh thánh, cầu nguyện chứ làm sao quen được cách tiếp xúc với loại người côn đồ đó, trong mắt các Cha chỉ có chim bồ câu chứ làm gì có chó nghiệp vu.
Tôi nằm mà không ngủ được, tôi mong trời mau sáng để tìm hiểu thêm thông tin về nơi mà đã được gọi là Linh Địa giờ đây bị bè lũ vô nhân tính đó tàn phá. Cả buổi sáng hôm nay 22/9 các tin về TH rất ngắn gọn với môt vài hình ảnh và 1 đoạn băng video cuộc tàn phá của nhóm côn đồ do công an và CSCĐ bảo kê. Thực sự tôi cũng rất hoang mang và lo nắng cho các Cha, cho những người đã vì lẽ công chính mà bị ức hiếp khủng bố, bị bách hại trong lúc này. Tôi mong cho hết giờ làm việc để tôi được tới Thái Hà.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là, ngày mà bè lũ côn đồ do công an bảo kê vào đập phá và đàn áp Thái Hà lại chính là ngày lễ kính Thánh Mat-thêu - bổn mạng Cha Bề Trên Vũ Khởi Phụng, đầu thánh lễ khi nghe Cha Vũ Khởi Phụng nói đôi lời hôm nay là lễ bổn mạng của Cha cả nhà thờ vỗ tay không dứt.
Trong bài giảng thánh lễ Cha có nói đến những món quà mà Cha nhận được vào ngày này hàng năm, đó là những bó hoa, những lời chúc, những buổi quây quần ăn bánh kẹo rất vui với cộng đoàn..., nhưng món quà năm nay là đặc biệt nhất, là vui mừng nhất đó là biến cố đêm qua khi cuộc đàn áp của nhóm côn đồ gây ra tại Thái Hà, chúng đã phá đền thánh Giêrôđô, chửi mắng các Cha với những lời lẽ thô tục nhất, có Cha còn bị chúng nhổ nước bọt vào mặt và còn hô giết, giết Cha Phụng. Trong lúc này nhóm công an ngồi xung quanh nhà thờ chắc là không thể hiều nổi tại sao một kẻ, một nhóm bị bại trận bị phỉ báng, bị cô lập mà lại cho đó là một món quà? Bởi vì chúng không biết rằng trong Kinh Thánh đã nói “Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính”. Quả thật không phải ai cũng được đón nhận ơn phúc như thế?
Nghe xong bài giảng tôi cảm thấy rất vui mừng, mọi nỗi âu lo trong tôi suốt đêm qua và ngày hôm nay đã được giải toả và tôi còn vui hơn khi mọi người đến đây với tinh thần hiệp thông sâu sắc và đầy tràn sự chia sẻ yêu thương, mọi người không quen biết nhau nhưng nói chuyện với nhau như đã quen từ thủa nào. Sau thánh lễ chiều hôm nay không ra được Linh địa Đức Bà cầu nguyện như mọi khi vì mọi ngả đường đã bị công an, chó và hàng rào song sắt cô lập, nhưng mọi người vẫn đứng trước hang đá Đức Mẹ cầu nguyện. Trong lúc này đã tự phân ra hai hình ảnh đối lập nhau: một bên là kẻ chiến thắng với súng, dùi cui, chó nghiệp vụ đã chấn áp được kẻ yếu thế tay mềm vậy mà nét mặt của kẻ chiến thắng lại căng như dây đàn, chúng đứng sát với nhau nhưng không nói chuyện với nhau và nét mặt họ thể hiện nỗi no âu sợ hãi đến tột cùng, còn một bên là những người bị thua trận, bị sỷ nhục, bị cô lập, bị thương tích vậy mà họ vẫn tươi cười ca tụng Thiên Chúa và ca hát thánh ca với nhau.
Không ai nói ra nhưng những người có niềm tin, đã hiểu và nhận ra rằng qua bao nhiêu năm Giáo hội Công giáo VN nói chung và miền Bắc nói riêng đã bị chính quyền công sản VN đàn áp và cô lập có hệ thống, thì ngày hôm nay đã được khải hoàn, phải chăng Thiên Chúa đã mượn mảnh đất Thái Hà và Toà Khâm Sứ này để làm quà tặng ban cho con cái Chúa để bù đắp lại những thịêt thòi mà bao năm nay con cái Ngài luôn tin tưởng cầu xin. Hôm nay rất nhiều bạn bè và người thân của tôi trong Sài Gòn ĐT ra hỏi thăm tôi và còn ghen tị với tôi là tôi may mắn được đến Thái Hà, TKS và được sống trong bầu không khí đó, tôi rất vui vì điều đó và tôi muốn chia sẻ niềm vui này đến với mọi người.
Tôi muốn gửi 1 lãng hoa thay cho lời cám ơn đến những người lãnh đạo của đảng công sản VN đã cố tình nhào nặn ra các cuộc đàn áp này, chính nhờ đó mà người Công giáo chúng tôi có dịp để củng cố niềm tin vào công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, chính nhờ qua cuộc đàn áp này mà người công giáo đã chiến thắng sự sợ hãi, chiến thắng bạo tàn và cái chết. Nhưng tôi lại không thể gửi được lãng hoa cho những người lãnh đạo của đảng CSVN rồi, nếu có thì tôi chỉ gửi vòng hoa chia buồn thôi vì từ 00 giờ ngày 22 tháng 9 năm 2008 có thể trở thành ngày Quốc Tang của ĐCSVN, vì họ đã thất bại hoàn toàn, ĐCS đã bị mất niềm tin và mất niềm tin là mất tất cả. Người công giáo chúng tôi đã tin vào Thiên Chúa và giờ đây niềm tin đó đã được minh chứng qua sự hiệp thông và chia sẻ với nhau, đọc qua những thư hiệp thông thì sẽ thấy từ khắp nơi trên toàn thế giới gửi về chứ không riêng gì từ các tình thành trong nước VN này. Mọi người xa gần đều đến với nhau để chia sẻ cho dù có bị nhà nước cấm cản trong những lúc nguy nan cũng như lúc xum vầy, ở đâu có người công giáo thì ở đó có sự hiệp thông chia sẻ. Nhưng ĐCS VN thì ngược lại, xin nêu 2 ví dụ sau để minh chứng cho điều này:
- Thiếu Tướng Phạm Xuân Quắc nguyên Cục Trưởng Cục CSĐT về tội phạm trật tự xã hội (C14) khi đương thời làm trưởng ban chuyên án PMU-18, một chuyên án mà cả thế giới biết đến, một chuyên án mà cả nhân dân VN trông đợi vào công lý. Không biết bao nhiêu bài viết, phóng sự ca ngợi về người anh hùng này, vậy mà khi phe cánh thất thế ông bị cho về hưu và giờ đây mọi người biết rồi đó: đồng chí Quắc đã bị khởi tố và bị bắt tạm giam.
- Ngày 25/1/2007 Thủ Tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã tới Vatican và hội kiến với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, cái bắt tay của chuyến viếng thăm đó đã được giáo hội công giáo VN trông chờ vì tướng Dũng mới lên nhận chức với với độ tuổi trẻ nhất so với những người tiền nhiệm và giờ đây vụ TKS và Thái Hà đã là câu trả lời cho sự trông chờ đó. Có lẽ câu ca dao sau chỉ viết riêng cho ĐCS thì đúng hơn:
“Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy đâu”
Giờ đây chúng tôi, những người công giáo tin vào Thiên Chúa đang vui mừng, những điều mong mỏi vào ơn cứu độ mà chúng tôi đã nhận được. Miếng đất TKS và Thái Hà mà ĐCS VN cướp được thì có giá trị nào đó thôi, nhưng đức tin của chúng tôi nhận được là vô giá và không gì so sánh được. Giờ đây đêm đã khuya tôi ngồi viết những dòng này để chia sẻ niềm vui với những ai chưa có cơ may đến TKS và Thái Hà như tôi.
Lúc này những người anh em đồng đạo Ky tô hữu của tôi đang có giấc ngủ ngon ở Hà thành, còn các đồng chí cộng sản? Các đồng chí cướp được đất ở TKS thì các đồng chí lại phải thức trắng đêm để hoàn thành nốt cái gọi là công trình công viên mà sau này các đồng chí lại chẳng dám đưa con em mình vào vui chơi giải trí. Các đồng chí bên Thái Hà thì lại phải ngủ ngoài trời chung với chó nghiệp vụ để canh giữ chiến lợi phẩm cướp được.
Tôi cầu chúc cho các đồng chí sống thì giữ được, chết thì mang theo.
3h sáng 23/9/2008 tại Hà Nội, nhớ đến Cha Bề Trên Matthêu Vũ Khởi Phụng.
Liên Đoàn Công Giáo VN tại Đức hiệp thông với Đức TGM Hà Nội
Nguyễn Văn Rị
19:44 22/09/2008
Tòa Khâm Sứ: Công viên hay chỉ là một “nước cờ”?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
19:53 22/09/2008
Tòa Khâm Sứ: Công viên hay chỉ là một “nước cờ”?
Tiếp theo hành động ngang tàng san bằng đất Tòa Khâm Sứ cũ thay vì trả lại cho giáo hội, hôm nay 22/9 chính quyền VN lại tiếp tục đã ra lệnh tịch thu luôn đất của giáo xứ Thái Hà theo đó họ “chính thức quyết định thu hồi diện tích đất tại 178 Nguyễn Lương Bằng của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng” vì tội “để hoang quá lâu”! (cái này mới đúng là “Bụng làm Dạ chịu”)
“UBND thành phố giao diện tích đất trên cho UBND quận Đống Đa để lập dự án giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng công viên cây xanh, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp phục vụ nhân dân và dự kiến, công trình sẽ được khởi công ngay trong thời gian sớm nhất để đưa vào quản lý, phục vụ nhân dân”.
Cũng ngày hôm nay, trên tờ VietnamNet có đăng bài viết “Vì sao 42 Nhà Chung thành "điểm nóng" an ninh trật tự?” cắt xén câu nói của Đức TGM Hà Nội liên quan đến tấm hộ chiếu để gieo tiếng xấu cho Ngài và để giành tiếng thơm cho đảng. Ngoài ra tờ này cho đăng tấm hình công viên Tòa Khâm Sứ với những cây lá chóng xanh tươi, bông hoa mượt mà nhanh khoe sắc. Đó là thành quả có một không hai nhờ công trình này được động thổ vào giờ thiêng, lúc mọi người còn chưa thức giấc và họ cho biết công viên này sẽ hoàn thành trong nay mai.
Việc hai lô đất đáng giá nhiều triệu đô này phải vội vã chuyển sang làm công viên, nếu đối với giáo hội nó chỉ mang ý nghĩa bất công vẫn còn đang lộng hành, thì đối với nhiều vị đảng viên cao cấp trong chính quyền Hà Nội tổn thất này về phần họ cũng không hề nhỏ.
Có thể thấy trước mắt đó là những sự mất mát “hụt ăn” liên quan đến nhiều cá nhân đã “lỡ dại” hẹn hò, đặt cọc mua bán những mảnh đất này. Đây quả là những “chén đắng” mà họ phải nhắm mắt nuốt cho qua cơn bệnh, vì bản thân họ cũng thừa biết gốc gác của nó là của giáo hội, nay thấy coi bộ “nuốt” không thể trôi, nên đành phải “ói” trở ra !
Quyết định của TP.Hà Nội đối với mảnh đất của xứ Thái Hà rõ ràng là họ không còn sự chọn lựa nào khác với họ, bởi vì chính quyền rất sợ hiệu ứng ‘domino’ nếu trả đất cho nhà thờ Thái Hà hay hợp tác mở trường v.v… do vậy rất khó có thay đổi.
Còn đối với trường hợp làm công viên, vườn hoa trên đất Tòa Khâm Sứ, thoạt đầu nhìn cái cách khởi sự đằng đằng sát khí hôm 19/9, tôi những tưởng phen này nhà nước VN đã chấp nhận “sống bất cần đời” luôn rồi! Bởi vì xâm phạm nơi này trong lúc đang còn thương thuyết với Tòa Thánh là chấp nhận đổ vỡ rất khó hàn gắn. Đảng CSVN cũng thừa biết nếu chỉ vì một miếng đất mà phải hành xử như thế, xét về phương diện ngoại giao là vô cùng thất sách, nhưng có thể do quá ‘túng quẫn’ bế tắc không còn sự lựa chọn nào khác mà phải làm liều.
Tuy nhiên, sau khi xem tấm hình một góc mặt tiền công viên này đang trồng trên Vietnamnet chiều nay, tôi tự hỏi liệu có phải nhà nước đang đi một nước cờ khá tinh tế với Tòa Thánh Vatican trong vụ đất Tòa Khâm Sứ này chăng?
Bởi xét cho cùng thì mặc dù bảo làm công viên nhưng nhìn bản thiết kế của họ, thì cái tòa nhà chính là nơi ở của Đức Khâm Sứ tức đại sứ của Tòa Thánh Vatican tôi thấy nó vẫn còn nguyên vẹn đấy. Tôi chưa có dịp đến đấy lần nào nên không rõ lắm cấu trúc thật nơi này ra sao, nhưng qua hình ảnh thì những cái họ đập phá chỉ là các công trình phụ mới có sau này. Còn tòa nhà chính xây kiểu Pháp nằm giữa thửa đất vẫn được giữ lại nguyên vẹn để làm thư viện đọc sách.
Việc chính quyền Hà Nội chỉ cho giữ lại tòa nhà cổ mang nhiều ý nghĩa đối với giáo hội mà không đập bỏ cũng có đôi điều đáng để chúng ta suy nghĩ. Phải chăng họ còn để dự phòng “lối thoát” và vì mục đích nào đó trong tương lai với giáo hội? Dẫu sao thì tòa nhà vẫn còn nguyên đó cơ mà!
Và nếu họ làm đúng tiến độ thì chỉ trong tuần sau mọi người hãy đến kiểm tra giúp những gì tôi đang tưởng tượng trong đầu có đúng không: Hình như chính quyền Hà Nội đang chăm chút lo cho diện mạo Tòa Khâm Sứ được trở nên lộng lẫy hơn trước đây nhiều lắm thì phải?
Nhận định này cũng không có gì là đảm bảo cả đối với một nhà nước vốn không mặn mà gì với tôn giáo, nhưng mặt khác việc chính quyền Hà Nội bất ngờ tạo nên sóng gió với Tòa Thánh Vatican qua vụ Tòa Khâm Sứ, đối với nhiều người đó là một dấu hỏi lớn. Bởi vậy, không biết có phải vì một lời hứa (lại CS hứa?!) với Tòa Thánh sẽ làm cho Tòa Khâm Sứ trở nên đẹp hơn, sân thay vì trồng cỏ nay đã là vườn hoa mà họ mới dám mạnh tay đến thế, thậm chí Tòa Thánh cũng không thấy tiếng như hồi đầu năm, mà lần này lại còn căng thẳng hơn?
Tiếp theo hành động ngang tàng san bằng đất Tòa Khâm Sứ cũ thay vì trả lại cho giáo hội, hôm nay 22/9 chính quyền VN lại tiếp tục đã ra lệnh tịch thu luôn đất của giáo xứ Thái Hà theo đó họ “chính thức quyết định thu hồi diện tích đất tại 178 Nguyễn Lương Bằng của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng” vì tội “để hoang quá lâu”! (cái này mới đúng là “Bụng làm Dạ chịu”)
“UBND thành phố giao diện tích đất trên cho UBND quận Đống Đa để lập dự án giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng công viên cây xanh, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp phục vụ nhân dân và dự kiến, công trình sẽ được khởi công ngay trong thời gian sớm nhất để đưa vào quản lý, phục vụ nhân dân”.
Cũng ngày hôm nay, trên tờ VietnamNet có đăng bài viết “Vì sao 42 Nhà Chung thành "điểm nóng" an ninh trật tự?” cắt xén câu nói của Đức TGM Hà Nội liên quan đến tấm hộ chiếu để gieo tiếng xấu cho Ngài và để giành tiếng thơm cho đảng. Ngoài ra tờ này cho đăng tấm hình công viên Tòa Khâm Sứ với những cây lá chóng xanh tươi, bông hoa mượt mà nhanh khoe sắc. Đó là thành quả có một không hai nhờ công trình này được động thổ vào giờ thiêng, lúc mọi người còn chưa thức giấc và họ cho biết công viên này sẽ hoàn thành trong nay mai.
Việc hai lô đất đáng giá nhiều triệu đô này phải vội vã chuyển sang làm công viên, nếu đối với giáo hội nó chỉ mang ý nghĩa bất công vẫn còn đang lộng hành, thì đối với nhiều vị đảng viên cao cấp trong chính quyền Hà Nội tổn thất này về phần họ cũng không hề nhỏ.
Có thể thấy trước mắt đó là những sự mất mát “hụt ăn” liên quan đến nhiều cá nhân đã “lỡ dại” hẹn hò, đặt cọc mua bán những mảnh đất này. Đây quả là những “chén đắng” mà họ phải nhắm mắt nuốt cho qua cơn bệnh, vì bản thân họ cũng thừa biết gốc gác của nó là của giáo hội, nay thấy coi bộ “nuốt” không thể trôi, nên đành phải “ói” trở ra !
Quyết định của TP.Hà Nội đối với mảnh đất của xứ Thái Hà rõ ràng là họ không còn sự chọn lựa nào khác với họ, bởi vì chính quyền rất sợ hiệu ứng ‘domino’ nếu trả đất cho nhà thờ Thái Hà hay hợp tác mở trường v.v… do vậy rất khó có thay đổi.
Còn đối với trường hợp làm công viên, vườn hoa trên đất Tòa Khâm Sứ, thoạt đầu nhìn cái cách khởi sự đằng đằng sát khí hôm 19/9, tôi những tưởng phen này nhà nước VN đã chấp nhận “sống bất cần đời” luôn rồi! Bởi vì xâm phạm nơi này trong lúc đang còn thương thuyết với Tòa Thánh là chấp nhận đổ vỡ rất khó hàn gắn. Đảng CSVN cũng thừa biết nếu chỉ vì một miếng đất mà phải hành xử như thế, xét về phương diện ngoại giao là vô cùng thất sách, nhưng có thể do quá ‘túng quẫn’ bế tắc không còn sự lựa chọn nào khác mà phải làm liều.
Tuy nhiên, sau khi xem tấm hình một góc mặt tiền công viên này đang trồng trên Vietnamnet chiều nay, tôi tự hỏi liệu có phải nhà nước đang đi một nước cờ khá tinh tế với Tòa Thánh Vatican trong vụ đất Tòa Khâm Sứ này chăng?
Bởi xét cho cùng thì mặc dù bảo làm công viên nhưng nhìn bản thiết kế của họ, thì cái tòa nhà chính là nơi ở của Đức Khâm Sứ tức đại sứ của Tòa Thánh Vatican tôi thấy nó vẫn còn nguyên vẹn đấy. Tôi chưa có dịp đến đấy lần nào nên không rõ lắm cấu trúc thật nơi này ra sao, nhưng qua hình ảnh thì những cái họ đập phá chỉ là các công trình phụ mới có sau này. Còn tòa nhà chính xây kiểu Pháp nằm giữa thửa đất vẫn được giữ lại nguyên vẹn để làm thư viện đọc sách.
Việc chính quyền Hà Nội chỉ cho giữ lại tòa nhà cổ mang nhiều ý nghĩa đối với giáo hội mà không đập bỏ cũng có đôi điều đáng để chúng ta suy nghĩ. Phải chăng họ còn để dự phòng “lối thoát” và vì mục đích nào đó trong tương lai với giáo hội? Dẫu sao thì tòa nhà vẫn còn nguyên đó cơ mà!
Và nếu họ làm đúng tiến độ thì chỉ trong tuần sau mọi người hãy đến kiểm tra giúp những gì tôi đang tưởng tượng trong đầu có đúng không: Hình như chính quyền Hà Nội đang chăm chút lo cho diện mạo Tòa Khâm Sứ được trở nên lộng lẫy hơn trước đây nhiều lắm thì phải?
Nhận định này cũng không có gì là đảm bảo cả đối với một nhà nước vốn không mặn mà gì với tôn giáo, nhưng mặt khác việc chính quyền Hà Nội bất ngờ tạo nên sóng gió với Tòa Thánh Vatican qua vụ Tòa Khâm Sứ, đối với nhiều người đó là một dấu hỏi lớn. Bởi vậy, không biết có phải vì một lời hứa (lại CS hứa?!) với Tòa Thánh sẽ làm cho Tòa Khâm Sứ trở nên đẹp hơn, sân thay vì trồng cỏ nay đã là vườn hoa mà họ mới dám mạnh tay đến thế, thậm chí Tòa Thánh cũng không thấy tiếng như hồi đầu năm, mà lần này lại còn căng thẳng hơn?
Đội điều về những sai lầm và bài học cấp thiết
J.B Nguyễn Hữu Vinh
19:59 22/09/2008
ĐÔI ĐIỀU VỀ NHỮNG SAI LẦM VÀ BÀI HỌC CẤP THIẾT
Sai lầm và cách nhìn nhận sai lầm
Trong quá trình lịch sử của đất nước Việt Nam hay bất cứ đất nước nào trên thế giới, không có cá nhân, tổ chức hay nhà nước nào thể nói rằng mình không có những sai lầm.
Những sai lầm của từng giai đoạn lịch sử, để lại cho hậu thế những hậu quả mà dù muốn hay không, tất cả đều phải gánh chịu và tìm cách sửa chữa.
Với một nhà nước, một chế độ, một hệ thống, khi có những sai lầm cần nhanh chóng rút ra những bài học cần thiết để khắc phục các hậu quả trước mắt và lâu dài của nó. Những việc đó cần làm nhanh chóng và thực tâm nhằm tránh cho những giai đoạn tiếp theo của đất nước, của dân tộc khỏi những hậu quả lớn hơn.
Với thực tế Việt Nam hiện nay, rất nhiều những vấn đề sai lầm đã được chỉ ra, đã nhiều người công nhận rằng đang có những “lỗi hệ thống” và góp ý nhiều cách để sửa lỗi, thì những chủ trương, hành động hướng tới sự chuẩn mực là điều quan trọng, sửa chữa các sai lầm của mình lại còn phải quan tâm hơn.
Nhiều quan chức Việt Nam đến cuối đời bước ra khỏi bộ máy nhà nước mới có thể nói lên những ân hận, những suy nghĩ và cả những nhận xét của mình về những việc làm có liên quan, về một giai đoạn nào đó có những sai lầm, khi đó họ mới có thể có thời gian nhìn lại mình chăng?
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến cuối đời, đã có những bài viết, có những tiếng nói về nhiều vấn đề mà khi ông làm Thủ tướng, có thể ông không nói được ra hoặc chưa có thời gian nghĩ đến. Ông viết: “Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều. Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.
Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng …
…Những kinh nghiệm quốc tế vừa qua càng chỉ rõ thêm rằng nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh VN trên trường quốc tế? (Trích Đại đoàn kết dân tộc - cội nguồn sức mạnh của chúng ta – Võ Văn Kiệt – Báo Tuổi trẻ ngày 31/08/2005).
Ông cũng khẳng định: "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả" (Trích BBC ngày 30/4/2007- Ông Võ Văn Kiệt kêu gọi hòa giải)
Ông Đoàn Duy Thành, ông Nguyễn Văn An, các cựu quan chức nhà nước Việt Nam đã từng nói về những vụ việc lạ lùng trong các giai đoạn của đất nước dưới chế độ hiện nay như chỉ thị “Z30 – tịch thu tất cả những ngôi nhà hai tầng của nhân dân” mà riêng Nam Định với danh sách hơn 200 gia đình. Ông An nói: “Thế mà ngày ấy, tịch thu cả một gia sản của người ta mà chỉ thông qua kiểm tra hành chính. Điều lạ kỳ là không hiểu sao ngày ấy người ta cứ nói mập mờ "Cái này bí mật, không phổ biến rộng, cứ triển khai theo ý của trên.. ." (trích báo Pháp luật TPHCM ngày 6/3/2008)
Chuyện đó mới xảy ra cách đây chỉ hơn vài chục năm và nguyên nhân vụ việc đó, chỉ do một câu nói theo ý nghĩ của ông Đỗ Mười. Trừ Nam Định và Hải Phòng không thi hành, còn những nơi khác như Hà Nội, nhiều nạn nhân đã chịu cái lệnh miệng đó. (Theo Hồi ký Đoàn Duy Thành).
Như vậy có thể khẳng định rằng không thiếu những chính sách, những bất cập của hệ thống nhà nước đã tạo ra những sai lầm nghiêm trọng mà hậu quả là người dân phải chịu. Họ mất nhà cửa, tài sản mà cả đời họ dành dụm, họ trở nên tiêu điều xơ xác mang đầy những hận thù. Những hậu quả lâu dài của nó là gì nếu không nói là những nạn nhân và những người biết sự thật sẽ mất đi niềm tin ở một nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản luôn được cho là sáng suốt tài tình.
Có còn không những sai lầm và những câu hỏi cần giải đáp
Một thời đã tưởng qua đi để nhân dân tiếp tục được hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới đem lại khi xây dựng một nhà nước “pháp quyền”. Ở đó, mỗi công dân được tôn trọng, các ý kiến phản biện được lắng nghe, tâm tư nguyện vọng của nhân dân được lắng nghe và giải quyết thỏa đáng.
Vụ việc ở Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà hiện nay, người ta thấy nhà nước đã được gì qua những việc làm của mình? Nhà nước có chứng minh được rằng hệ thống đã làm việc công minh và hành xử đúng như một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân để củng cố lòng tin trong nhân dân như các nghị quyết Đại hội Đảng đã ghi?
Nhà nước và chính quyền sẽ trả lời những câu hỏi sau đây ra sao với hậu thế hoặc chính những người dân quan tâm hiện nay:
- Khu đất Tòa Khâm sứ, Thái Hà thành công viên có phải vì nhu cầu không thể thiếu về công viên và công trình công cộng như nhà nước nói hay không, nếu không có sự khiếu nại kiên quyết và dai dẳng của giáo dân, thì những khu đất đó hiện nay đã là gì? Hay đây chỉ là cách giải quyết chữa cháy của một quá trình mà nhiều điều đã không minh bạch?
- Tại sao việc xử lý, giải quyết vụ việc Tòa Khâm sứ bằng một dự án với cách làm bất thường, với một tốc độ nhanh chóng và bí mật đáng ngờ? Nếu đó là những việc làm hợp với “lòng dân và ý Đảng” tại sao không thực hiện minh bạch theo đúng những thứ tự của nó cần có? Tại sao phải làm hết sức quyết liệt, dùng nhiều lực lượng phong tỏa khu vực, bãi bỏ cả việc học hành của các trường học, việc làm ăn kiếm sống của các hộ kinh doanh trên phố Nhà Chung. Tại sao phải vội vàng đập bỏ cả ngôi nhà ba tầng to lớn mà chưa ai từng thấy sự lãng phí đến như vậy, ít nhất là tận thu những gì có thể theo tinh thần tiết kiệm mà nhà nước đã ra sức kêu gọi. Đó là tài sản của nhân dân, của xã hội trong khi đất nước đang có quá nhiều người sống dưới mức nghèo khổ?!
- Việc giải tỏa khu đất ở Thái Hà vào ban đêm với những lực lượng đáng ngờ? Tại sao phải làm thế nếu nhà nước thi hành đúng theo pháp luật và nguyện vọng của nhân dân là có lý, có tình, “được đông đảo nhân dân ủng hộ” như hệ thống truyền thông thường xuyên nói tới?
- Việc đưa những thanh niên mặc áo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bà, các cô, các mợ, các chị… đến Thái Hà để quấy phá giáo dân đang cầu nguyện nhằm mục đích gì? Chính quyền và nhà nước, xã hội được lợi gì sau những hành động đó nếu không phải là sự đố kỵ, ghen ghét và bài xích, nhạo báng tôn giáo từ những thanh niên mà sẽ là chủ nhân đất nước trong một tương lai gần, các bà mẹ đó sẽ dạy những gì cho con cháu họ về sự đoàn kết yêu thương mà xã hội nào cũng hết sức cần?
Nếu đất nước này sẽ được đám thanh niên kia lãnh đạo, thì sẽ là gì nếu không là những cuộc bài xích, thanh trừng tôn giáo lớn hơn? Và điều đó có lợi cho đất nước, xã hội trong tương lai hay không?
Ở các ngôi trường, câu khẩu hiệu thường thấy của người xưa để lại: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Những đoàn viên thanh niên cộng sản này, những sinh viên học sinh này có trở thành những cán bộ tốt hay không, khi mà họ đã được sử dụng vào việc nhạo báng tâm linh, thần tượng của một cộng đồng tôn giáo, như loại mà người xưa thường gọi là bọn vô đạo?
Thiết nghĩ, trường đại học đầu tiên của đất nước này là Quốc Tử giám, ở đó, cha ông ta đã dạy cho những học trò của mình trước hết là đạo, đạo làm người, đạo làm những chí sĩ, những sĩ phu và những trí thức lớn để phục vụ dân chúng. Thời nay, nhà nước dạy họ bằng cách như thế này sao?
Điều đó có lợi gì cho sự nghiệp: “Đại đoàn kết toàn dân” khi mà giặc ngoài đang lăm le bờ cõi đất nước?
- Những cách làm của hệ thống truyền thông nhà nước với mức độ ngày càng trầm trọng hơn với giới linh mục, tu sĩ và giáo dân ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà sẽ để lại điều gì? Nhà nước được lợi gì khi cả cộng đồng giáo dân bị xuyên tạc, nói xấu và mạ lỵ ngay trên chính báo đài nhà nước?
Nhà nước và dân tộc này được lợi gì, khi TGM Ngô Quang Kiệt, trong bài nói chuyện thật tâm của mình đã bị hệ thống truyền thông cố tình cắt cúp để xuyên tạc và bêu xấu trước toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam? Những sự thật ẩn giấu đằng sau, có giữ được hoàn toàn bí mật với nhân dân hay không? Tôi nghĩ, những người dù có bị xúc động nhất thời bởi “cơn lên đồng tập thể” vì những lời khêu gợi tính dân tộc bằng xảo thuật kia mà có những lời lẽ hành động thiếu bình tĩnh, thì cũng có ngày họ sẽ thấy được sự thật với nỗi ân hận của chính mình. Khi đó, liệu có còn sự kính trọng, tin tưởng vào hệ thống truyền thông và nhà nước hiện nay?
Những câu hỏi đó, thiết nghĩ, cần được các lãnh đạo đất nước đặt ra và tìm câu trả lời. Để có thể kiểm nghiệm lại những kết quả đã và sẽ thu được sau những ngày vừa rồi với hai vụ việc Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
Những bài học đang được dạy cho các quan chức và các hành động thực tế
Khi cả hệ thống nhà nước đã và đang phát động “Học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh” một cách khá quy mô, rầm rộ và tốn kém, thì những việc làm của hệ thống truyền thông và chính quyền TP Hà Nội vừa qua trong các vụ việc nói trên có làm theo điều đã được học hay không?
Trên website của Đảng Cộng sản có một đoạn tôi đọc thấy như sau: “Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết” . (Trích Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và về tôn giáo – Báo điện tử Đảng Cộng sản)
Và “Người cảnh báo không học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân chúng, đó là sự sai lầm nguy hiểm, sẽ luôn luôn thất bại. Như vậy điểm nổi bật của cách lãnh đạo dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng và tuyệt đối không theo đuôi quần chúng, nhưng việc gì cũng phải từ trong quần chúng mà ra” . (Trích Phương pháp dân chủ của Hổ Chí Minh trong công tác lãnh đạo – Báo điện tử Đảng Cộng sản). [Chúng tôi nhấn mạnh chỗ in đậm]
Vậy, những ý nguyện của cộng đồng tôn giáo Hà Nội vừa qua, chính quyền đã thật tâm để giải thích cho dân, bàn bạc với dân hay chỉ là một câu mệnh lệnh “không có cơ sở giải quyết” dù đó là niềm tin, là những tiếng gọi từ lương tâm của của giáo dân với mảnh đất Thánh Thiêng của họ. Và khi họ không nhất trí, chỉ yêu cầu các chứng cứ pháp luật thể hiện nhà nước pháp quyền, thì chính quyền dùng mệnh lệnh, áp đặt, cưỡng bức và dùng truyền thông để bài xích họ?
Trong bài nói chuyện tại Trường Công an trung cấp khoá 2 năm 1951, ông Hồ Chí Minh nói: "Tuy Công an là của nhân dân, nhưng đồng thời cũng phải biết phê bình người phạm sai lầm. Trong nội bộ, Công an cũng phải phê bình nhau. Đối với người không sửa được thì phải tẩy trừ ra khỏi ngành kẻo để lại thì con sâu làm rầu nồi canh. Phải làm thế nào cho được lòng dân, phải thực sự giúp đỡ dân trong công việc chứ không phải là lối ngoại giao qua loa. Có như thế thì người dân mới tích cực trở lại giúp đỡ Công an…".
Với đội ngũ công an các loại dày đặc trên phố Nhà Chung cùng thép gai, chó nghiệp vụ và nhiều phương tiện khác cũng như đội ngũ Công an ở Thái Hà, khi những người đến đó xịt hơi cay, đến đó la hét đòi giết người mà họ không hành động giữ gìn trật tự ổn định, không thi hành bổn phận của mình thì nhân dân sẽ nghĩ sao? Họ đang đứng về phía ai khi mà hàng vạn con người đã về Thái Hà, về Tòa Khâm sứ đều là nhân dân.
Để có thể làm được những lời trên, thiết nghĩ cũng cần nhắc lại lời này: “Tuy trong quyết nghị không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết”. Và” “Theo lời quyết nghị của Quốc hội, Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất của nước nhà” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. NXBCTQG.2002, tr.427, tr. 195)
Thiết nghĩ rằng, nếu làm đúng những bài học và đường lối được viết ra một cách hay ho, đẹp đẽ đó, thì chắc những sự việc vừa qua với cộng đồng giáo dân đông đảo thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng cũng như Công giáo Việt Nam nói chung, đã không xảy ra những điều khó hiểu và đáng tiếc.
Chúng ta cũng đừng một lần nữa biện minh cho những sai lầm của mình rằng “Đường lối đúng, nhưng thực hiện sai” hoặc do cấp này, cấp khác làm như nhân dân đã từng nghe nhiều. Cái cần nhất là sự thực tâm và rút ngay những kinh nghiệm kịp thời sửa chữa sai lầm của mình.
Một dân tộc có sức mạnh là một dân tộc, đất nước có sự đoàn kết. Chính sự đoàn kết đã đưa đất nước này vượt qua muôn vàn khó khăn trong nhiều giai đoạn lịch sử đất nước. Vậy thì hà cớ gì lại khêu gợi lên những sự thù hằn tôn giáo, kỳ thị tôn giáo bằng những phương tiện truyền thông chính thống mà đáng lẽ phải lấy sự thật làm đầu, lấy hạnh phúc và quyền lợi nhân dân làm mục đích. Một nhà nước của dân, thì hà cớ gì lại không quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của một cộng đồng tôn giáo đông đảo được chính nhà nước công nhận? Hà cớ gì phải tốn biết bao tiền của, sức lực của nhân dân để tìm cách giải quyết mà giáo dân cho là không thấu lý, đạt tình, không dựa trên cơ sở luật pháp.
Phải chăng, ám ảnh từ những sai lầm của quá khứ đã không thể vượt qua để tìm một lối ra thật chân chính và được sự đồng tình của xã hội một cách ngay thẳng?
Những sai lầm đã qua nhưng hậu quả còn đó, dù đã được nói đến nhiều qua quá trình lịch sử nhà nước này. Có nên tạo ra những sai lầm tiếp theo nữa hay không? Đó là điều cần xem lại để có cách hành xử đúng và vì mục đích lâu dài của đất nước.
Để kết thúc bài viết này, tưởng cũng cần nhắc một đoạn trong hồi ký của Đoàn Duy Thành, một đảng viên, quan chức cấp cao của nhà nước khi đã hồi hưu:
“Khi chúng ta ở thế “thượng phong”, phải nghĩ đến lúc “hạ mạt”. Trách nhiệm của người đi trước, phải biết để lại “hồng phúc” cho người đi sau. Chớ để xảy ra chuyện: “Cha ăn mặn, con khát nước” như dân gian thường nói. Những người cầm cân nảy mực một quốc gia càng phải nắm lấy những điều răn dạy của tổ tiên, và của các bậc hiền triết đã để lại cho nhân loại biết bao châm ngôn, tục ngữ... Chúng ta cần đọc kĩ, suy ngẫm kĩ. Bất kì hoàn cảnh nào cũng có thể ứng dụng, cho chuẩn mực, cho đúng đạo lí.
Kinh nghiệm sai lầm trong Cải cách ruộng đất, rồi chỉnh đốn tổ chức, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tưởng rằng những bài học lớn lao đó chưa xa lắm...
Có như vậy mới hi vọng tạo nên sự hoà hợp đoàn kết với tầm cao hơn, sâu rộng hơn, không chỉ có lí trí mà còn tình cảm của người đối với người... xây dựng một nước giàu, đủ sức bảo vệ lổ quốc, không bao giờ để ngoại bang xâm chiếm, nô dịch bằng bất kì hình thức nào”.
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2009
Sai lầm và cách nhìn nhận sai lầm
Trong quá trình lịch sử của đất nước Việt Nam hay bất cứ đất nước nào trên thế giới, không có cá nhân, tổ chức hay nhà nước nào thể nói rằng mình không có những sai lầm.
Những sai lầm của từng giai đoạn lịch sử, để lại cho hậu thế những hậu quả mà dù muốn hay không, tất cả đều phải gánh chịu và tìm cách sửa chữa.
Với một nhà nước, một chế độ, một hệ thống, khi có những sai lầm cần nhanh chóng rút ra những bài học cần thiết để khắc phục các hậu quả trước mắt và lâu dài của nó. Những việc đó cần làm nhanh chóng và thực tâm nhằm tránh cho những giai đoạn tiếp theo của đất nước, của dân tộc khỏi những hậu quả lớn hơn.
Với thực tế Việt Nam hiện nay, rất nhiều những vấn đề sai lầm đã được chỉ ra, đã nhiều người công nhận rằng đang có những “lỗi hệ thống” và góp ý nhiều cách để sửa lỗi, thì những chủ trương, hành động hướng tới sự chuẩn mực là điều quan trọng, sửa chữa các sai lầm của mình lại còn phải quan tâm hơn.
Nhiều quan chức Việt Nam đến cuối đời bước ra khỏi bộ máy nhà nước mới có thể nói lên những ân hận, những suy nghĩ và cả những nhận xét của mình về những việc làm có liên quan, về một giai đoạn nào đó có những sai lầm, khi đó họ mới có thể có thời gian nhìn lại mình chăng?
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến cuối đời, đã có những bài viết, có những tiếng nói về nhiều vấn đề mà khi ông làm Thủ tướng, có thể ông không nói được ra hoặc chưa có thời gian nghĩ đến. Ông viết: “Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều. Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.
Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng …
…Những kinh nghiệm quốc tế vừa qua càng chỉ rõ thêm rằng nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh VN trên trường quốc tế? (Trích Đại đoàn kết dân tộc - cội nguồn sức mạnh của chúng ta – Võ Văn Kiệt – Báo Tuổi trẻ ngày 31/08/2005).
Ông cũng khẳng định: "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả" (Trích BBC ngày 30/4/2007- Ông Võ Văn Kiệt kêu gọi hòa giải)
Ông Đoàn Duy Thành, ông Nguyễn Văn An, các cựu quan chức nhà nước Việt Nam đã từng nói về những vụ việc lạ lùng trong các giai đoạn của đất nước dưới chế độ hiện nay như chỉ thị “Z30 – tịch thu tất cả những ngôi nhà hai tầng của nhân dân” mà riêng Nam Định với danh sách hơn 200 gia đình. Ông An nói: “Thế mà ngày ấy, tịch thu cả một gia sản của người ta mà chỉ thông qua kiểm tra hành chính. Điều lạ kỳ là không hiểu sao ngày ấy người ta cứ nói mập mờ "Cái này bí mật, không phổ biến rộng, cứ triển khai theo ý của trên.. ." (trích báo Pháp luật TPHCM ngày 6/3/2008)
Chuyện đó mới xảy ra cách đây chỉ hơn vài chục năm và nguyên nhân vụ việc đó, chỉ do một câu nói theo ý nghĩ của ông Đỗ Mười. Trừ Nam Định và Hải Phòng không thi hành, còn những nơi khác như Hà Nội, nhiều nạn nhân đã chịu cái lệnh miệng đó. (Theo Hồi ký Đoàn Duy Thành).
Như vậy có thể khẳng định rằng không thiếu những chính sách, những bất cập của hệ thống nhà nước đã tạo ra những sai lầm nghiêm trọng mà hậu quả là người dân phải chịu. Họ mất nhà cửa, tài sản mà cả đời họ dành dụm, họ trở nên tiêu điều xơ xác mang đầy những hận thù. Những hậu quả lâu dài của nó là gì nếu không nói là những nạn nhân và những người biết sự thật sẽ mất đi niềm tin ở một nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản luôn được cho là sáng suốt tài tình.
Có còn không những sai lầm và những câu hỏi cần giải đáp
Một thời đã tưởng qua đi để nhân dân tiếp tục được hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới đem lại khi xây dựng một nhà nước “pháp quyền”. Ở đó, mỗi công dân được tôn trọng, các ý kiến phản biện được lắng nghe, tâm tư nguyện vọng của nhân dân được lắng nghe và giải quyết thỏa đáng.
Vụ việc ở Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà hiện nay, người ta thấy nhà nước đã được gì qua những việc làm của mình? Nhà nước có chứng minh được rằng hệ thống đã làm việc công minh và hành xử đúng như một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân để củng cố lòng tin trong nhân dân như các nghị quyết Đại hội Đảng đã ghi?
Nhà nước và chính quyền sẽ trả lời những câu hỏi sau đây ra sao với hậu thế hoặc chính những người dân quan tâm hiện nay:
- Khu đất Tòa Khâm sứ, Thái Hà thành công viên có phải vì nhu cầu không thể thiếu về công viên và công trình công cộng như nhà nước nói hay không, nếu không có sự khiếu nại kiên quyết và dai dẳng của giáo dân, thì những khu đất đó hiện nay đã là gì? Hay đây chỉ là cách giải quyết chữa cháy của một quá trình mà nhiều điều đã không minh bạch?
- Tại sao việc xử lý, giải quyết vụ việc Tòa Khâm sứ bằng một dự án với cách làm bất thường, với một tốc độ nhanh chóng và bí mật đáng ngờ? Nếu đó là những việc làm hợp với “lòng dân và ý Đảng” tại sao không thực hiện minh bạch theo đúng những thứ tự của nó cần có? Tại sao phải làm hết sức quyết liệt, dùng nhiều lực lượng phong tỏa khu vực, bãi bỏ cả việc học hành của các trường học, việc làm ăn kiếm sống của các hộ kinh doanh trên phố Nhà Chung. Tại sao phải vội vàng đập bỏ cả ngôi nhà ba tầng to lớn mà chưa ai từng thấy sự lãng phí đến như vậy, ít nhất là tận thu những gì có thể theo tinh thần tiết kiệm mà nhà nước đã ra sức kêu gọi. Đó là tài sản của nhân dân, của xã hội trong khi đất nước đang có quá nhiều người sống dưới mức nghèo khổ?!
- Việc giải tỏa khu đất ở Thái Hà vào ban đêm với những lực lượng đáng ngờ? Tại sao phải làm thế nếu nhà nước thi hành đúng theo pháp luật và nguyện vọng của nhân dân là có lý, có tình, “được đông đảo nhân dân ủng hộ” như hệ thống truyền thông thường xuyên nói tới?
- Việc đưa những thanh niên mặc áo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bà, các cô, các mợ, các chị… đến Thái Hà để quấy phá giáo dân đang cầu nguyện nhằm mục đích gì? Chính quyền và nhà nước, xã hội được lợi gì sau những hành động đó nếu không phải là sự đố kỵ, ghen ghét và bài xích, nhạo báng tôn giáo từ những thanh niên mà sẽ là chủ nhân đất nước trong một tương lai gần, các bà mẹ đó sẽ dạy những gì cho con cháu họ về sự đoàn kết yêu thương mà xã hội nào cũng hết sức cần?
Nếu đất nước này sẽ được đám thanh niên kia lãnh đạo, thì sẽ là gì nếu không là những cuộc bài xích, thanh trừng tôn giáo lớn hơn? Và điều đó có lợi cho đất nước, xã hội trong tương lai hay không?
Ở các ngôi trường, câu khẩu hiệu thường thấy của người xưa để lại: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Những đoàn viên thanh niên cộng sản này, những sinh viên học sinh này có trở thành những cán bộ tốt hay không, khi mà họ đã được sử dụng vào việc nhạo báng tâm linh, thần tượng của một cộng đồng tôn giáo, như loại mà người xưa thường gọi là bọn vô đạo?
Thiết nghĩ, trường đại học đầu tiên của đất nước này là Quốc Tử giám, ở đó, cha ông ta đã dạy cho những học trò của mình trước hết là đạo, đạo làm người, đạo làm những chí sĩ, những sĩ phu và những trí thức lớn để phục vụ dân chúng. Thời nay, nhà nước dạy họ bằng cách như thế này sao?
Điều đó có lợi gì cho sự nghiệp: “Đại đoàn kết toàn dân” khi mà giặc ngoài đang lăm le bờ cõi đất nước?
- Những cách làm của hệ thống truyền thông nhà nước với mức độ ngày càng trầm trọng hơn với giới linh mục, tu sĩ và giáo dân ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà sẽ để lại điều gì? Nhà nước được lợi gì khi cả cộng đồng giáo dân bị xuyên tạc, nói xấu và mạ lỵ ngay trên chính báo đài nhà nước?
Nhà nước và dân tộc này được lợi gì, khi TGM Ngô Quang Kiệt, trong bài nói chuyện thật tâm của mình đã bị hệ thống truyền thông cố tình cắt cúp để xuyên tạc và bêu xấu trước toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam? Những sự thật ẩn giấu đằng sau, có giữ được hoàn toàn bí mật với nhân dân hay không? Tôi nghĩ, những người dù có bị xúc động nhất thời bởi “cơn lên đồng tập thể” vì những lời khêu gợi tính dân tộc bằng xảo thuật kia mà có những lời lẽ hành động thiếu bình tĩnh, thì cũng có ngày họ sẽ thấy được sự thật với nỗi ân hận của chính mình. Khi đó, liệu có còn sự kính trọng, tin tưởng vào hệ thống truyền thông và nhà nước hiện nay?
Những câu hỏi đó, thiết nghĩ, cần được các lãnh đạo đất nước đặt ra và tìm câu trả lời. Để có thể kiểm nghiệm lại những kết quả đã và sẽ thu được sau những ngày vừa rồi với hai vụ việc Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
Những bài học đang được dạy cho các quan chức và các hành động thực tế
Khi cả hệ thống nhà nước đã và đang phát động “Học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh” một cách khá quy mô, rầm rộ và tốn kém, thì những việc làm của hệ thống truyền thông và chính quyền TP Hà Nội vừa qua trong các vụ việc nói trên có làm theo điều đã được học hay không?
Trên website của Đảng Cộng sản có một đoạn tôi đọc thấy như sau: “Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết” . (Trích Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và về tôn giáo – Báo điện tử Đảng Cộng sản)
Và “Người cảnh báo không học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân chúng, đó là sự sai lầm nguy hiểm, sẽ luôn luôn thất bại. Như vậy điểm nổi bật của cách lãnh đạo dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng và tuyệt đối không theo đuôi quần chúng, nhưng việc gì cũng phải từ trong quần chúng mà ra” . (Trích Phương pháp dân chủ của Hổ Chí Minh trong công tác lãnh đạo – Báo điện tử Đảng Cộng sản). [Chúng tôi nhấn mạnh chỗ in đậm]
Vậy, những ý nguyện của cộng đồng tôn giáo Hà Nội vừa qua, chính quyền đã thật tâm để giải thích cho dân, bàn bạc với dân hay chỉ là một câu mệnh lệnh “không có cơ sở giải quyết” dù đó là niềm tin, là những tiếng gọi từ lương tâm của của giáo dân với mảnh đất Thánh Thiêng của họ. Và khi họ không nhất trí, chỉ yêu cầu các chứng cứ pháp luật thể hiện nhà nước pháp quyền, thì chính quyền dùng mệnh lệnh, áp đặt, cưỡng bức và dùng truyền thông để bài xích họ?
Trong bài nói chuyện tại Trường Công an trung cấp khoá 2 năm 1951, ông Hồ Chí Minh nói: "Tuy Công an là của nhân dân, nhưng đồng thời cũng phải biết phê bình người phạm sai lầm. Trong nội bộ, Công an cũng phải phê bình nhau. Đối với người không sửa được thì phải tẩy trừ ra khỏi ngành kẻo để lại thì con sâu làm rầu nồi canh. Phải làm thế nào cho được lòng dân, phải thực sự giúp đỡ dân trong công việc chứ không phải là lối ngoại giao qua loa. Có như thế thì người dân mới tích cực trở lại giúp đỡ Công an…".
Với đội ngũ công an các loại dày đặc trên phố Nhà Chung cùng thép gai, chó nghiệp vụ và nhiều phương tiện khác cũng như đội ngũ Công an ở Thái Hà, khi những người đến đó xịt hơi cay, đến đó la hét đòi giết người mà họ không hành động giữ gìn trật tự ổn định, không thi hành bổn phận của mình thì nhân dân sẽ nghĩ sao? Họ đang đứng về phía ai khi mà hàng vạn con người đã về Thái Hà, về Tòa Khâm sứ đều là nhân dân.
Để có thể làm được những lời trên, thiết nghĩ cũng cần nhắc lại lời này: “Tuy trong quyết nghị không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết”. Và” “Theo lời quyết nghị của Quốc hội, Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất của nước nhà” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. NXBCTQG.2002, tr.427, tr. 195)
Thiết nghĩ rằng, nếu làm đúng những bài học và đường lối được viết ra một cách hay ho, đẹp đẽ đó, thì chắc những sự việc vừa qua với cộng đồng giáo dân đông đảo thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng cũng như Công giáo Việt Nam nói chung, đã không xảy ra những điều khó hiểu và đáng tiếc.
Chúng ta cũng đừng một lần nữa biện minh cho những sai lầm của mình rằng “Đường lối đúng, nhưng thực hiện sai” hoặc do cấp này, cấp khác làm như nhân dân đã từng nghe nhiều. Cái cần nhất là sự thực tâm và rút ngay những kinh nghiệm kịp thời sửa chữa sai lầm của mình.
Một dân tộc có sức mạnh là một dân tộc, đất nước có sự đoàn kết. Chính sự đoàn kết đã đưa đất nước này vượt qua muôn vàn khó khăn trong nhiều giai đoạn lịch sử đất nước. Vậy thì hà cớ gì lại khêu gợi lên những sự thù hằn tôn giáo, kỳ thị tôn giáo bằng những phương tiện truyền thông chính thống mà đáng lẽ phải lấy sự thật làm đầu, lấy hạnh phúc và quyền lợi nhân dân làm mục đích. Một nhà nước của dân, thì hà cớ gì lại không quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của một cộng đồng tôn giáo đông đảo được chính nhà nước công nhận? Hà cớ gì phải tốn biết bao tiền của, sức lực của nhân dân để tìm cách giải quyết mà giáo dân cho là không thấu lý, đạt tình, không dựa trên cơ sở luật pháp.
Phải chăng, ám ảnh từ những sai lầm của quá khứ đã không thể vượt qua để tìm một lối ra thật chân chính và được sự đồng tình của xã hội một cách ngay thẳng?
Những sai lầm đã qua nhưng hậu quả còn đó, dù đã được nói đến nhiều qua quá trình lịch sử nhà nước này. Có nên tạo ra những sai lầm tiếp theo nữa hay không? Đó là điều cần xem lại để có cách hành xử đúng và vì mục đích lâu dài của đất nước.
Để kết thúc bài viết này, tưởng cũng cần nhắc một đoạn trong hồi ký của Đoàn Duy Thành, một đảng viên, quan chức cấp cao của nhà nước khi đã hồi hưu:
“Khi chúng ta ở thế “thượng phong”, phải nghĩ đến lúc “hạ mạt”. Trách nhiệm của người đi trước, phải biết để lại “hồng phúc” cho người đi sau. Chớ để xảy ra chuyện: “Cha ăn mặn, con khát nước” như dân gian thường nói. Những người cầm cân nảy mực một quốc gia càng phải nắm lấy những điều răn dạy của tổ tiên, và của các bậc hiền triết đã để lại cho nhân loại biết bao châm ngôn, tục ngữ... Chúng ta cần đọc kĩ, suy ngẫm kĩ. Bất kì hoàn cảnh nào cũng có thể ứng dụng, cho chuẩn mực, cho đúng đạo lí.
Kinh nghiệm sai lầm trong Cải cách ruộng đất, rồi chỉnh đốn tổ chức, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tưởng rằng những bài học lớn lao đó chưa xa lắm...
Có như vậy mới hi vọng tạo nên sự hoà hợp đoàn kết với tầm cao hơn, sâu rộng hơn, không chỉ có lí trí mà còn tình cảm của người đối với người... xây dựng một nước giàu, đủ sức bảo vệ lổ quốc, không bao giờ để ngoại bang xâm chiếm, nô dịch bằng bất kì hình thức nào”.
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2009
Hãy giương cao ngọn cờ Công Lý và Sự Thật
Joseph Nguyễn
20:23 22/09/2008
HÃY GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT
Cuộc đấu tranh cho công lý và sự thật của Giáo Hội Công giáo Việt Nam mới chỉ là bắt đầu, chúng ta biết rằng cuộc đấu tranh ấy phải rất gian khổ khi đối tượng của cuộc tranh đấu ấy là một Nhà nước nhiều mưu ma chước quỷ, không có lương tâm chân chính, gian ngoa và xảo quyệt.
Nền tảng và học thuyết của nhà nước này là vô thần, là duy vật nên mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong xã hội hay trong thiên nhiên cũng đều được phân tích theo tư duy biện chứng khoa học của chủ nghĩa Mark-Lenin.Ở vào thế kỷ trước, chủ nghĩa này đã một thời làm khuynh đảo thế giới, làm biết bao nhiêu người phải đau khổ sau khi hồ hởi tin vào một sự thay đổi tận căn những gì thuộc về cái cũ.
Một bộ phận nhân loại đã mù quáng tin vào nó, tin vào cái mới xuất hiện sẽ đem lại một xã hội bình đẳng trong đó không còn cảnh người bóc lột người, mọi người làm theo năng lực và hưởng thụ theo nhu cầu. Giai cấp lãnh đạo xã hội ấy là giai cấp công – nông, giai cấp của người nghèo bị áp bức, bị bóc lột, bị ruồng bỏ…giai cấp ấy đã lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng vô sản và tiến hành thành lập nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đất nước Việt Nam của chúng ta kể từ ngày 2/9/1945 đến nay, sau 63 năm dưới sự lãnh đạo của Nhà nước đó đã đem lại cho tuyệt đại đa số người dân được những gì?, và không được những gì?. Câu hỏi này ai trong chúng ta nếu là những người dân có lòng yêu nước chân chính cũng có thể trả lời được vì tất cả đều có những trải nghiệm riêng về cuộc đời của mình và gia đình mình với chế độ xã hội này.
Người Công giáo Việt Nam cũng là một thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam cũng có những kinh nghiệm như mọi người Việt Nam khác nhưng họ có những kinh nghiệm đau khổ riêng tư, những ức chế thầm kín, những khắc khoải đặc thù …khi sống đức tin của mình trong một chế độ mà căn bản là vô thần và hành xử rất thâm độc riêng với Kitô giáo và cách riêng là Công giáo. Lịch sử đã chứng minh điều ấy qua biết bao nhiêu việc đã xảy ra đối với Giáo Hội Công giáo Việt nam trên tất cả các phương diện từ tự do hành đạo, đào tạo chủng sinh, thụ phong Linh mục, Giám mục, tổ chức hội đoàn, quản lý tài sản Giáo Hội…
Đã đến lúc, Giáo Hội Công Giáo chúng ta cần phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa trong việc mưu tìm công lý và sự thật. Tranh đấu bất bạo động cho một xã hội công bằng thật sự, đánh đổ những gì là man trá, xảo quyệt của Nhà nước cộng sản Việt nam đem lại công lý, sự thật cho một xã hội đã có quá nhiều đau khổ và bất công
- Hãy thật sự cảnh giác cao độ với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đừng để họ lợi dụng vào sự hiền hoà và chủ trương đấu tranh bằng cầu nguyện của chúng ta như trong thời gian qua.
- Hãy đừng tin vào những lời họ nói nữa vì chính Giáo hội chúng ta đã phải trả giá cho hành động bất minh của họ qua vụ Toà Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
- Hãy xây dựng một sách lược, một đường lối đúng đắn và phù hợp với từng giáo phận trong việc đấu tranh cho một nền công lý được thực thi trên tất cả mọi phương diện mục vụ của Giáo hội.
- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cần phải có đường hướng đối thoại cụ thể, rõ ràng với Nhà Nước, thể hiện mọi việc bằng giấy tờ, chứng từ pháp lý rạch ròi.
- Vụ Toà Khâm sứ là một kinh nghiệm đau thương khi chúng ta tin tưởng vào những lời hứa! Đừng tin những gì Nhà nước Cộng sản Việt nam nói.
Thà muộn còn hơn không – Không bao giờ là quá trễ cho một hành động vì công ký và sự thật được thể hiện.
Ôi ! Đất nước Việt Nam có ngày nào sẽ được hưởng một nền hoà bình đích thực được xây dựng trên nền tảng của CÔNG LÝ và SỰ THẬT.
(Ngày 22 tháng 09 năm 2008 )
Cuộc đấu tranh cho công lý và sự thật của Giáo Hội Công giáo Việt Nam mới chỉ là bắt đầu, chúng ta biết rằng cuộc đấu tranh ấy phải rất gian khổ khi đối tượng của cuộc tranh đấu ấy là một Nhà nước nhiều mưu ma chước quỷ, không có lương tâm chân chính, gian ngoa và xảo quyệt.
Nền tảng và học thuyết của nhà nước này là vô thần, là duy vật nên mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong xã hội hay trong thiên nhiên cũng đều được phân tích theo tư duy biện chứng khoa học của chủ nghĩa Mark-Lenin.Ở vào thế kỷ trước, chủ nghĩa này đã một thời làm khuynh đảo thế giới, làm biết bao nhiêu người phải đau khổ sau khi hồ hởi tin vào một sự thay đổi tận căn những gì thuộc về cái cũ.
Một bộ phận nhân loại đã mù quáng tin vào nó, tin vào cái mới xuất hiện sẽ đem lại một xã hội bình đẳng trong đó không còn cảnh người bóc lột người, mọi người làm theo năng lực và hưởng thụ theo nhu cầu. Giai cấp lãnh đạo xã hội ấy là giai cấp công – nông, giai cấp của người nghèo bị áp bức, bị bóc lột, bị ruồng bỏ…giai cấp ấy đã lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng vô sản và tiến hành thành lập nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đất nước Việt Nam của chúng ta kể từ ngày 2/9/1945 đến nay, sau 63 năm dưới sự lãnh đạo của Nhà nước đó đã đem lại cho tuyệt đại đa số người dân được những gì?, và không được những gì?. Câu hỏi này ai trong chúng ta nếu là những người dân có lòng yêu nước chân chính cũng có thể trả lời được vì tất cả đều có những trải nghiệm riêng về cuộc đời của mình và gia đình mình với chế độ xã hội này.
Người Công giáo Việt Nam cũng là một thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam cũng có những kinh nghiệm như mọi người Việt Nam khác nhưng họ có những kinh nghiệm đau khổ riêng tư, những ức chế thầm kín, những khắc khoải đặc thù …khi sống đức tin của mình trong một chế độ mà căn bản là vô thần và hành xử rất thâm độc riêng với Kitô giáo và cách riêng là Công giáo. Lịch sử đã chứng minh điều ấy qua biết bao nhiêu việc đã xảy ra đối với Giáo Hội Công giáo Việt nam trên tất cả các phương diện từ tự do hành đạo, đào tạo chủng sinh, thụ phong Linh mục, Giám mục, tổ chức hội đoàn, quản lý tài sản Giáo Hội…
Đã đến lúc, Giáo Hội Công Giáo chúng ta cần phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa trong việc mưu tìm công lý và sự thật. Tranh đấu bất bạo động cho một xã hội công bằng thật sự, đánh đổ những gì là man trá, xảo quyệt của Nhà nước cộng sản Việt nam đem lại công lý, sự thật cho một xã hội đã có quá nhiều đau khổ và bất công
- Hãy thật sự cảnh giác cao độ với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đừng để họ lợi dụng vào sự hiền hoà và chủ trương đấu tranh bằng cầu nguyện của chúng ta như trong thời gian qua.
- Hãy đừng tin vào những lời họ nói nữa vì chính Giáo hội chúng ta đã phải trả giá cho hành động bất minh của họ qua vụ Toà Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
- Hãy xây dựng một sách lược, một đường lối đúng đắn và phù hợp với từng giáo phận trong việc đấu tranh cho một nền công lý được thực thi trên tất cả mọi phương diện mục vụ của Giáo hội.
- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cần phải có đường hướng đối thoại cụ thể, rõ ràng với Nhà Nước, thể hiện mọi việc bằng giấy tờ, chứng từ pháp lý rạch ròi.
- Vụ Toà Khâm sứ là một kinh nghiệm đau thương khi chúng ta tin tưởng vào những lời hứa! Đừng tin những gì Nhà nước Cộng sản Việt nam nói.
Thà muộn còn hơn không – Không bao giờ là quá trễ cho một hành động vì công ký và sự thật được thể hiện.
Ôi ! Đất nước Việt Nam có ngày nào sẽ được hưởng một nền hoà bình đích thực được xây dựng trên nền tảng của CÔNG LÝ và SỰ THẬT.
(Ngày 22 tháng 09 năm 2008 )
Thư chia sẻ của một cán bộ nhà nước
HTH
20:32 22/09/2008
Thư chia sẻ của một cán bộ nhà nước
2008/9/22 HTH3:32 AM (13 hours ago)
Kính gửi quý Cha,
Kính gửi quý báo,
Tôi là một cán bộ nhà nước, là một đảng viên ĐCSVN, là người không theo tôn giáo nào. Tôi làm việc tại Hà Nội. Mấy ngày gần đây tôi theo dõi thông tin về vụ Tòa Khâm sứ và Thái Hà. Tôi có cơ hội đọc được nhiều nguồn thông tin để đối chứng và hiểu được bản chất của sự việc.
Hôm nay tôi viết thư này gửi quý cha và quý báo để chia sẻ vấn đề liên quan đến câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt tại cuộc gặp với UBND tp Hà Nội. Tôi sự sự thấy sốc và buồn khi hầu hết các báo lớn của Nhà nước đều trích dẫn một cách cố ý xuyên tạc câu nói này. Có thể nói đây là một thủ đoạn bần tiện, đê hèn mà bất kỳ ai nắm được toàn bộ nội dung câu nói của TGM đều cảm nhận như vậy.
Thế nhưng vấn đề nguy hiểm nhất hiện nay là trong khi hàng loạt cơ quan báo chí đều nhất loạt kết tội TGM thì việc phản bác lại luồng thông tin đó từ Giáo phận HN, TGM Ngô Quang Kiệt và Cộng đồng giáo dân lại có vẻ chưa đủ liều lượng thông tin. Ngoài trang mạng vietcatholic.net ra rất ít các phương tiện thông tin khác, hoặc chính Cha Kiệt giải thích làm rõ và qua đó vạch mặt sự bịp bợm của cơ quan thông tin đại chúng nhà nước.
Tình thế vô cùng bất lợi trên phương diện thông tin, vì:
- nhà nước nắm một hệ thống hùng hậu cơ quan thông tin đại chúng
- đa số người dân không có điều kiện được tiếp cận thông tin đa chiều. Họ chỉ đọc, xem và nghe thông tin từ nhà nước và điều đau buồn là đa số người dân Việt Nam không ít thì nhiều đều có sự không thiên cảm với người Công giáo do không có điều kiện tiếp xúc và bị hệ thống tuyên truyền nhà nước nhồi sọ liên tục hàng mấy chục năm về những điều xấu của người Công giáo
- cộng đồng Công giáo chỉ có mạng internet trong lúc đó chỉ có khoảng 10% tỷ lệ dân số có thể tiếp cận được internet, mà trong 10% này phần lớn là thanh niên vào chơi game, nghe nhạc, xem sex, tán gẫu. Phần nhỏ còn lại trong số 10% này đọc tin tức từ nhà nước là chính. Phần nhỏ hơn muốn tìm và có ý thức tìm thông tin khách quan, đa chiều thì bị tường lửa và hệ thống kiểm duyệt ngặt ngèo. Chỉ một số quá ít có thể vượt tường lửa và biết những trang mạng cung cấp thông tin để so sánh kiểm chứng.
Thât là đau xót.
Đề nghị cộng đồng Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước hãy tận dụng các phương tiện có thể có để đưa thông tin rộng rãi với xã hội, hãy tận dụng đài phát thanh, các diễn đàn BBC, RFI. Đặc biệt hãy dùng nhiều blog và các diễn đàn mạng để tiếp cận với các bạn trẻ, những người ưa thích loại thông tin này.
Người Công giáo trước hết là người Việt Nam, nỗi đau vì bất công mà người Công giáo gánh chịu là nổi đau của người Việt Nam. Nhưng hiện nay, có một khoảng cách được tạo ra giữa nỗi đau đó với nỗi đau chung của người dân Việt Nam. Cơ quan thông tin nhà nước đã thành công trong việc tách riêng Cộng đồng Công giáo, tạo cảm giác những yêu sách của họ như là những yêu sách của một nhóm quyền lợi nào đó, xa rời nhân dân, liên quan mật thiết với ngoại bang. Trong lúc các nhóm xã hội khác đang gánh chịu nhiều bất công, như: nông dân, công nhân, giới trí thức, nhưng họ không thể gây tiếng vang lớn như người Công giáo vì họ không có tổ chức, không có niềm tin dẫn dắt và tập hợp. Thế mạnh của người Công giáo là có hệ thống và đức tin làm cho họ có thể tập trung cùng nhau và cùng nhau biểu lộ đòi hỏi của mình. Nhưng mặc khác thế mạnh này đồng thời là điểm nhấn mà nhà nước đang đánh vào Công giáo. Họ tạo thành dự luận để xem người Công giáo đang bị giật dây, ích kỹ, phục vụ lơi ích nước ngoài, nếu không nói là các thế lực thù địch.
Phải biến những yêu sách của mình thành cuộc đấu tranh chống bất công, bảo vệ pháp quyền, đòi công lý được thực thi. Cuộc đấu tranh đó là vì lợi ích chung cả dân tộc, vì tất cả nhân dân Việt Nam, chứ không riêng gì những người Công giáo. Xin hãy làm rõ thông điệp đó đến tất cả mọi người dân Việt.
Tôi thật sự xin lỗi vì có lẽ đang viết lan man và đề nghị những vấn đề mà chắc quý cha và mọi người Công giáo đều đã rõ từ trước. Tuy vậy, mục đích của tôi muốn thành thật chia sẽ cảm nghĩ và tâm tư với những người công giáo với tư cách là một người không có đạo.
Nếu thư này đến được quý cha, xin đề nghị giữ bí mật riêng tư như một lời sẻ chia. Thành thật xin lỗi quý cha vì điều kiện, tôi phải dùng hộp thư với bút danh chứ không phải tên thật của mình. Mặc dù vậy các dữ liệu về cá nhân tôi là hoàn toàn thật.
Xin kính thư với lòng chia sẻ sâu sắc.
2008/9/22 HTH
Kính gửi quý Cha,
Kính gửi quý báo,
Tôi là một cán bộ nhà nước, là một đảng viên ĐCSVN, là người không theo tôn giáo nào. Tôi làm việc tại Hà Nội. Mấy ngày gần đây tôi theo dõi thông tin về vụ Tòa Khâm sứ và Thái Hà. Tôi có cơ hội đọc được nhiều nguồn thông tin để đối chứng và hiểu được bản chất của sự việc.
Hôm nay tôi viết thư này gửi quý cha và quý báo để chia sẻ vấn đề liên quan đến câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt tại cuộc gặp với UBND tp Hà Nội. Tôi sự sự thấy sốc và buồn khi hầu hết các báo lớn của Nhà nước đều trích dẫn một cách cố ý xuyên tạc câu nói này. Có thể nói đây là một thủ đoạn bần tiện, đê hèn mà bất kỳ ai nắm được toàn bộ nội dung câu nói của TGM đều cảm nhận như vậy.
Thế nhưng vấn đề nguy hiểm nhất hiện nay là trong khi hàng loạt cơ quan báo chí đều nhất loạt kết tội TGM thì việc phản bác lại luồng thông tin đó từ Giáo phận HN, TGM Ngô Quang Kiệt và Cộng đồng giáo dân lại có vẻ chưa đủ liều lượng thông tin. Ngoài trang mạng vietcatholic.net ra rất ít các phương tiện thông tin khác, hoặc chính Cha Kiệt giải thích làm rõ và qua đó vạch mặt sự bịp bợm của cơ quan thông tin đại chúng nhà nước.
Tình thế vô cùng bất lợi trên phương diện thông tin, vì:
- nhà nước nắm một hệ thống hùng hậu cơ quan thông tin đại chúng
- đa số người dân không có điều kiện được tiếp cận thông tin đa chiều. Họ chỉ đọc, xem và nghe thông tin từ nhà nước và điều đau buồn là đa số người dân Việt Nam không ít thì nhiều đều có sự không thiên cảm với người Công giáo do không có điều kiện tiếp xúc và bị hệ thống tuyên truyền nhà nước nhồi sọ liên tục hàng mấy chục năm về những điều xấu của người Công giáo
- cộng đồng Công giáo chỉ có mạng internet trong lúc đó chỉ có khoảng 10% tỷ lệ dân số có thể tiếp cận được internet, mà trong 10% này phần lớn là thanh niên vào chơi game, nghe nhạc, xem sex, tán gẫu. Phần nhỏ còn lại trong số 10% này đọc tin tức từ nhà nước là chính. Phần nhỏ hơn muốn tìm và có ý thức tìm thông tin khách quan, đa chiều thì bị tường lửa và hệ thống kiểm duyệt ngặt ngèo. Chỉ một số quá ít có thể vượt tường lửa và biết những trang mạng cung cấp thông tin để so sánh kiểm chứng.
Thât là đau xót.
Đề nghị cộng đồng Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước hãy tận dụng các phương tiện có thể có để đưa thông tin rộng rãi với xã hội, hãy tận dụng đài phát thanh, các diễn đàn BBC, RFI. Đặc biệt hãy dùng nhiều blog và các diễn đàn mạng để tiếp cận với các bạn trẻ, những người ưa thích loại thông tin này.
Người Công giáo trước hết là người Việt Nam, nỗi đau vì bất công mà người Công giáo gánh chịu là nổi đau của người Việt Nam. Nhưng hiện nay, có một khoảng cách được tạo ra giữa nỗi đau đó với nỗi đau chung của người dân Việt Nam. Cơ quan thông tin nhà nước đã thành công trong việc tách riêng Cộng đồng Công giáo, tạo cảm giác những yêu sách của họ như là những yêu sách của một nhóm quyền lợi nào đó, xa rời nhân dân, liên quan mật thiết với ngoại bang. Trong lúc các nhóm xã hội khác đang gánh chịu nhiều bất công, như: nông dân, công nhân, giới trí thức, nhưng họ không thể gây tiếng vang lớn như người Công giáo vì họ không có tổ chức, không có niềm tin dẫn dắt và tập hợp. Thế mạnh của người Công giáo là có hệ thống và đức tin làm cho họ có thể tập trung cùng nhau và cùng nhau biểu lộ đòi hỏi của mình. Nhưng mặc khác thế mạnh này đồng thời là điểm nhấn mà nhà nước đang đánh vào Công giáo. Họ tạo thành dự luận để xem người Công giáo đang bị giật dây, ích kỹ, phục vụ lơi ích nước ngoài, nếu không nói là các thế lực thù địch.
Phải biến những yêu sách của mình thành cuộc đấu tranh chống bất công, bảo vệ pháp quyền, đòi công lý được thực thi. Cuộc đấu tranh đó là vì lợi ích chung cả dân tộc, vì tất cả nhân dân Việt Nam, chứ không riêng gì những người Công giáo. Xin hãy làm rõ thông điệp đó đến tất cả mọi người dân Việt.
Tôi thật sự xin lỗi vì có lẽ đang viết lan man và đề nghị những vấn đề mà chắc quý cha và mọi người Công giáo đều đã rõ từ trước. Tuy vậy, mục đích của tôi muốn thành thật chia sẽ cảm nghĩ và tâm tư với những người công giáo với tư cách là một người không có đạo.
Nếu thư này đến được quý cha, xin đề nghị giữ bí mật riêng tư như một lời sẻ chia. Thành thật xin lỗi quý cha vì điều kiện, tôi phải dùng hộp thư với bút danh chứ không phải tên thật của mình. Mặc dù vậy các dữ liệu về cá nhân tôi là hoàn toàn thật.
Xin kính thư với lòng chia sẻ sâu sắc.
Thư Hiệp thông của giáo phận Thanh Hóa với TGP Hà Nội
+ GM Giuse Nguyễn Chí Linh
20:51 22/09/2008
Thư Hiệp thông của giáo phận Hải phòng với TGP Hà Nội
+ GM Giuse Vũ Văn Thiên
20:52 22/09/2008
Thư Hiệp thông của giáo phận Vinh với TGP Hà Nội
+ GM Cao Đình Thuyên
20:53 22/09/2008
Đức Giám mục Todd Brown giáo phận Orange viết thư ủng hộ Đức TGM Ngô Quang Kiệt
LM Mike Heher
22:44 22/09/2008
Trung Tâm Marywood Center
gửi ngày thứ Hai, 22/9/2008
Cc: # Ủy Ban Điều Hành
Đề tài Cầu nguyện cho Hà Nội
Tầm quan trọng: Cao độ
LỜI NHẮN NÀY ĐƯỢC GỬI TỚI TẤT CẢ CÁC LINH MỤC, CHA CHÍNH XỨ VÀ QÚI VỊ QUẢN NHIỆM GIÁO XỨ
Xin đọc văn thư kèm theo sau ở dưới liên quan tới Cầu Nguyện cho Hà Nội, từ Văn Phòng Cha Chính giáo phận Mike Heher.
Lại một lần nữa xung đột tại Hà Nội xẩy ra giữa Chính quyền và Tổng giáo phận (Hà nội) về tài sản và khu nhà nằm trong địa điểm Tòa Khâm Sứ Vatican. Đây là vấn đề hệ trọng. Xin làm ơn xem đường nối sau đây để biết rõ chi tiết hơn:
http://vietcatholic.net/News/Html/58922.htm
Đức Giám Mục Brown đã kêu gọi bắt đầu có những buổi cầu nguyện cho giáo phận kết nghĩa chị em của chúng ta. Kèm theo đây là hai lựa chọn: Lời cầu nguyện có thể được cử hành ngoài nghi thức phụng vụ thánh lễ. Cách khác là một lời nguyện được thêm vào trong phần Lời cầu nguyện giáo dân trong thánh lễ. Những lời nguyện này nên vắn tắt và tôi hy vọng rằng các Cha có thể dịch ra các ngôn ngữ thích hợp. (Và nếu qúi cha có bản dịch như vậy, xin làm ơn chuyển về cho tôi ở Tòa Giám mục ngõ hầu tôi có sẵn đó nếu các giáo xứ khác muốn sử dụng).
Đức Cha Brown đã viết một lá thư ủng hộ Đức TGM Kiệt. Đức cha cũng đã liên lạc với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và Hội Đồng này cũng đã liên lạc với Vatican về vụ này. Cha Tuấn được giao nhiệm vụ tiếp tục theo dõi diễn tiến của sự việc và sử dụng email để liên lạc với cha thứ ký của Tổng giáo phận (Hà nội). Chúng tôi sẽ thông báo tin tức mỗi khi nhận được thông tin gì mới.
Trong Chúa chúng ta,
LM Mike Heher
Cha chính giáo phận
gửi ngày thứ Hai, 22/9/2008
Cc: # Ủy Ban Điều Hành
Đề tài Cầu nguyện cho Hà Nội
Tầm quan trọng: Cao độ
LỜI NHẮN NÀY ĐƯỢC GỬI TỚI TẤT CẢ CÁC LINH MỤC, CHA CHÍNH XỨ VÀ QÚI VỊ QUẢN NHIỆM GIÁO XỨ
Xin đọc văn thư kèm theo sau ở dưới liên quan tới Cầu Nguyện cho Hà Nội, từ Văn Phòng Cha Chính giáo phận Mike Heher.
Lại một lần nữa xung đột tại Hà Nội xẩy ra giữa Chính quyền và Tổng giáo phận (Hà nội) về tài sản và khu nhà nằm trong địa điểm Tòa Khâm Sứ Vatican. Đây là vấn đề hệ trọng. Xin làm ơn xem đường nối sau đây để biết rõ chi tiết hơn:
http://vietcatholic.net/News/Html/58922.htm
Đức Giám Mục Brown đã kêu gọi bắt đầu có những buổi cầu nguyện cho giáo phận kết nghĩa chị em của chúng ta. Kèm theo đây là hai lựa chọn: Lời cầu nguyện có thể được cử hành ngoài nghi thức phụng vụ thánh lễ. Cách khác là một lời nguyện được thêm vào trong phần Lời cầu nguyện giáo dân trong thánh lễ. Những lời nguyện này nên vắn tắt và tôi hy vọng rằng các Cha có thể dịch ra các ngôn ngữ thích hợp. (Và nếu qúi cha có bản dịch như vậy, xin làm ơn chuyển về cho tôi ở Tòa Giám mục ngõ hầu tôi có sẵn đó nếu các giáo xứ khác muốn sử dụng).
Đức Cha Brown đã viết một lá thư ủng hộ Đức TGM Kiệt. Đức cha cũng đã liên lạc với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và Hội Đồng này cũng đã liên lạc với Vatican về vụ này. Cha Tuấn được giao nhiệm vụ tiếp tục theo dõi diễn tiến của sự việc và sử dụng email để liên lạc với cha thứ ký của Tổng giáo phận (Hà nội). Chúng tôi sẽ thông báo tin tức mỗi khi nhận được thông tin gì mới.
Trong Chúa chúng ta,
LM Mike Heher
Cha chính giáo phận
Vài hàng với UBND thành phố Hà Nội!
Vincent Trinh
23:11 22/09/2008
Vài hàng với UBND thành phố Hà Nội!
Đọc hàng tựa "Cảnh cáo Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội" đăng trên báo "Hanoimoi" ngày 21/09/2008 vào lúc 22:45 (link bài báo http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/181261/) như sau: “Ngày 21/9, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn về việc cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục giáo phận Hà Nội” tôi có vài ý nghĩ rất đơn sơ mà chưa cần bàn tới nội dung của văn thư này mà theo tôi còn nhiều hệ quả pháp lý khác nữa.
1. Hai chữ "Cảnh cáo" cho phép tôi nghĩ rằng đây là 1 lời "hăm doạ" là nếu không làm theo ý người/cơ quan thảo lời cảnh cáo thì sẽ phải lãnh hậu quả pháp lý. (Ở đây tôi không bàn đến hành vi hình phạm chống nhân loại của CSViệt Nam. Một ngày đẹp trời nào đó, hy vọng tôi sẽ có thời gian để bàn về khía cạnh ấy vì tôi tin khá chắc là quốc tế đã có khá đủ bằng chứng để mang ra bàn cãi khía cạnh này với Liên Hiệp Quốc dựa trên những điều lệ của bộ Rome Statute of the International Criminal Court).
2. Hai chữ “cảnh cáo” đi liền với 3 chữ “Tổng Giám Mục” (thiếu chữ “Đức”) diễn đạt tư tưởng thiếu tự trọng của người thảo văn thơ. Trong xã hội cộng sản Việt Nam, một văn kiện quan trọng như thế không thể nào chỉ có 1 người thảo mà không có kiểm duyệt trước khi tung ra cho báo chí của Nhà Nước đăng. Điều này đã chứng tỏ được “chủ mưu” của “nhóm người” thảo văn kiện “cố tình lăng mạ” đối tượng của văn kiện! Có nghĩa là họ biết mà họ vẫn làm! Rất tiếc là trí óc họ chỉ biết nghĩ đến thế mà thôi cho nên họ quên mất là “họ đang nằm ngửa nhổ nước miếng lên trời”!
3. Bốn chữ "ông Ngô Quang Kiệt" đã phản ảnh lối nói "bất lịch sự" (theo lối nói của người bắc thì ta có thể bảo là lối nói “thiếu văn hóa”) hay có thể bảo đấy là "vô lễ" của người/cơ quan viết tờ cảnh cáo này. Đức TGM Ngô Quang Kiệt, trong các thư từ hay công văn của Ngài gửi cho các cơ quan công quyền Việt Nam, tôi đều thấy Ngài dùng những ngôn từ rất tế nhị, nhân từ, khả ái, tự trọng và kính trọng đối với đối tượng của Ngài. Trái lại, trong văn thư "cảnh cáo" này thì ngược lại, chữ "ông" đã nói lên được sự thiếu tự trọng của người/cơ quan viết bài này và như thế họ không có quyền mong đợi người khác tôn trọng họ vì họ mời mọc người ta đừng tôn trọng họ nữa.
Do đó, kẻ viết bài cảnh cáo này đã cố tình lăng mạ Đức Tổng Giám Mục. Hơn nữa, khi một chính phủ mà không biết tự trọng khi xử dụng chữ nghĩa với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thì họ đã cố tình lăng mạ cả 1 giáo hội với cả tỷ dân trên thế giới (trong đó có cả 8 triệu tín đồ công giáo Việt Nam), mà họ là những người đang nài lưng ra đóng thuế đổ tiền vào giúp đỡ Việt Nam qua lời xin xỏ của chính phủ Việt Nam. Người Anh có câu rằng: “Con chó không bao giờ cắn bàn tay cho nó ăn”! Thật là đau xót nhưng câu này lại rơi vào trường hợp này.
4. Đức TGM là nhân vật đại diện cho Đức Thánh Cha tại giáo phận Hà Nội, không lý nào về mặt ngoại giao, UBND t/p Hà Nội không biết nghi lễ ngoại giao khi tiếp xúc với những đấng bậc của Toà Thánh! Các nhà ngoại giao thế giới khi gặp Đức TGM còn phải kính trọng ngài huống chi là UBND t/p Hà Nội!
Hơn thế nữa, chẳng nhẽ chỉ khi nào nước Việt Nam đi sang Mỹ, sang Nhật, sang Tây v.v… ngửa tay xin tiền viện trợ mới biết cách ăn nói theo phương pháp ngoại giao hay sao. Còn khi các tu sĩ đến giúp đỡ dân nghèo của mình, giáo dục trẻ em Việt Nam, giúp đỡ người già người bịnh thì chính phủ Việt Nam không cần phải đối xử tử tế! Thật là đau buồn cho 1 chính phủ lưu manh, xảo trá, vô trách nhiệm và phi văn hóa; ngoài xin đồng tiền của thế giới bỏ túi họ ra thì họ không còn biết nhân dân của họ là ai nữa.
22/9/2008
Đọc hàng tựa "Cảnh cáo Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội" đăng trên báo "Hanoimoi" ngày 21/09/2008 vào lúc 22:45 (link bài báo http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/181261/) như sau: “Ngày 21/9, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn về việc cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục giáo phận Hà Nội” tôi có vài ý nghĩ rất đơn sơ mà chưa cần bàn tới nội dung của văn thư này mà theo tôi còn nhiều hệ quả pháp lý khác nữa.
1. Hai chữ "Cảnh cáo" cho phép tôi nghĩ rằng đây là 1 lời "hăm doạ" là nếu không làm theo ý người/cơ quan thảo lời cảnh cáo thì sẽ phải lãnh hậu quả pháp lý. (Ở đây tôi không bàn đến hành vi hình phạm chống nhân loại của CSViệt Nam. Một ngày đẹp trời nào đó, hy vọng tôi sẽ có thời gian để bàn về khía cạnh ấy vì tôi tin khá chắc là quốc tế đã có khá đủ bằng chứng để mang ra bàn cãi khía cạnh này với Liên Hiệp Quốc dựa trên những điều lệ của bộ Rome Statute of the International Criminal Court).
2. Hai chữ “cảnh cáo” đi liền với 3 chữ “Tổng Giám Mục” (thiếu chữ “Đức”) diễn đạt tư tưởng thiếu tự trọng của người thảo văn thơ. Trong xã hội cộng sản Việt Nam, một văn kiện quan trọng như thế không thể nào chỉ có 1 người thảo mà không có kiểm duyệt trước khi tung ra cho báo chí của Nhà Nước đăng. Điều này đã chứng tỏ được “chủ mưu” của “nhóm người” thảo văn kiện “cố tình lăng mạ” đối tượng của văn kiện! Có nghĩa là họ biết mà họ vẫn làm! Rất tiếc là trí óc họ chỉ biết nghĩ đến thế mà thôi cho nên họ quên mất là “họ đang nằm ngửa nhổ nước miếng lên trời”!
3. Bốn chữ "ông Ngô Quang Kiệt" đã phản ảnh lối nói "bất lịch sự" (theo lối nói của người bắc thì ta có thể bảo là lối nói “thiếu văn hóa”) hay có thể bảo đấy là "vô lễ" của người/cơ quan viết tờ cảnh cáo này. Đức TGM Ngô Quang Kiệt, trong các thư từ hay công văn của Ngài gửi cho các cơ quan công quyền Việt Nam, tôi đều thấy Ngài dùng những ngôn từ rất tế nhị, nhân từ, khả ái, tự trọng và kính trọng đối với đối tượng của Ngài. Trái lại, trong văn thư "cảnh cáo" này thì ngược lại, chữ "ông" đã nói lên được sự thiếu tự trọng của người/cơ quan viết bài này và như thế họ không có quyền mong đợi người khác tôn trọng họ vì họ mời mọc người ta đừng tôn trọng họ nữa.
Do đó, kẻ viết bài cảnh cáo này đã cố tình lăng mạ Đức Tổng Giám Mục. Hơn nữa, khi một chính phủ mà không biết tự trọng khi xử dụng chữ nghĩa với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thì họ đã cố tình lăng mạ cả 1 giáo hội với cả tỷ dân trên thế giới (trong đó có cả 8 triệu tín đồ công giáo Việt Nam), mà họ là những người đang nài lưng ra đóng thuế đổ tiền vào giúp đỡ Việt Nam qua lời xin xỏ của chính phủ Việt Nam. Người Anh có câu rằng: “Con chó không bao giờ cắn bàn tay cho nó ăn”! Thật là đau xót nhưng câu này lại rơi vào trường hợp này.
4. Đức TGM là nhân vật đại diện cho Đức Thánh Cha tại giáo phận Hà Nội, không lý nào về mặt ngoại giao, UBND t/p Hà Nội không biết nghi lễ ngoại giao khi tiếp xúc với những đấng bậc của Toà Thánh! Các nhà ngoại giao thế giới khi gặp Đức TGM còn phải kính trọng ngài huống chi là UBND t/p Hà Nội!
Hơn thế nữa, chẳng nhẽ chỉ khi nào nước Việt Nam đi sang Mỹ, sang Nhật, sang Tây v.v… ngửa tay xin tiền viện trợ mới biết cách ăn nói theo phương pháp ngoại giao hay sao. Còn khi các tu sĩ đến giúp đỡ dân nghèo của mình, giáo dục trẻ em Việt Nam, giúp đỡ người già người bịnh thì chính phủ Việt Nam không cần phải đối xử tử tế! Thật là đau buồn cho 1 chính phủ lưu manh, xảo trá, vô trách nhiệm và phi văn hóa; ngoài xin đồng tiền của thế giới bỏ túi họ ra thì họ không còn biết nhân dân của họ là ai nữa.
22/9/2008
“Ngôi nhà của những người nghèo”
Bần Nông
23:27 22/09/2008
“Ngôi nhà của những người nghèo”
Thái Hà cấp báo, nhà tôi ở xa chẳng làm được gì, mà có ở gần tôi cũng có làm được gì đâu! Sáng sớm 22 tháng 9 lòng tôi rối bời, vừa đến cơ quan vứt vội chiếc xe cho bác bảo vệ trông hộ, tôi vội chạy ra “Phố Đức Bà”. Nhưng hôm nay không còn cái cảm giác tràn ngập xúc động như mọi ngày khi đi về “Phố Đức Bà”.
Các lối vào bị chặn hết, cảnh sát đủ loại có cả: Cơ động, dân phòng, an ninh, công an chìm nổi, “chó săn”… Ngách này không có nối để đi vào “Phố Đức Bà” vì cảnh sát đã dùng barie chắn hết phần đường. Tôi vòng lại ngách khách nối dẫn vào giữa “Phố Đức Bà”, ngách này họ chắn barie hai bên chỉ để một chỗ đi nhỏ ở giữa, có rất đông cảnh sát đứng chặn ở đó, ai vào phải xuất trình giấy tờ và phải trả lời các câu hỏi của họ.
Tôi tiến lại gần, mấy cảnh sát hỏi tôi vào đây làm gì, tôi trả lời là thấy có nhiều cảnh sát, chó săn nên tôi ra xem, họ quát: “Đứng gọn nên vỉa hè! Về nhà làm việc đi ra đây làm gì”.
Hôm nay họ quát thế còn nhẹ chẳng bù cho hôm bà con ta bị roi điện, tôi vừa đi xe đến, một tên Cơ động phi lại hỏi “Mày đến đây làm gì, biến ngay không thì không còn răng mà ăn cháo bây giờ”.
Tôi biết chẳng thể vào trong “Phố Đức Bà” được nên lủi thủi đi về văn phòng, đi qua được mấy số nhà thì nghe tiếng đôi co của mấy phụ nữ, tôi tò mò lại gần xem. Một đám phụ nữ đứng đầu là bà già khoảng 70 trông có vẻ lắm của cải và một chị “Đồng nát” đang chửi nhau:
- Con đồng nát chó chết kia, mày có biến đi không? Bà già cất giọng chửi,
Mấy bà đứng gần đó phi lại người túm cổ, kẻ cầm ghi đông cái xe đạp cũ kĩ vừa lôi chị đồng nát đi vừa chửi hội đồng.
- Mày đến đây mà cuối rối hả, biến ngay!
- Con đồng nát này nó theo đạo đấy, nó đến đây để đạp phá ý mà, có cút đi không!
Chị đồng nát bị lôi ra đến giữa ngách phố thì gặp mấy chị đồng nghiệp chắc là cùng quê đến bênh vực nên chị được thả cổ áo ra!
- Con mụ già chết tiệt kia, sắp xuống lỗ đến nơi rồi mà còn văng tục chửi bậy thế à! Bà đây có biết gì đâu mà phá với phách, bà mày chỉ đi mua hàng qua đây thôi, đừng có vơ bà mày vào - Chị đồng nát chửi lại.
Mấy công an đứng dương mắt lên nhìn chẳng can thiệp, tôi đi nhanh qua chỗ đôi co đó không biết sự việc sau đó tiếp tục thế nào.
Vừa đi tôi vừa nghĩ: Đúng là đạo công giáo là mái nhà cho những người ngèo thật, nơi đây người nghèo tìm thấy sự đùm bọc yêu thương của gia đình. Mái nhà của mấy chị đồng nát, của mấy bác phụ hồ, của mấy ông xích lô, của mấy anh taxi … Chẳng thế mà những người giàu có cứ nhìn thấy người nghèo là qui chụp ngay “Nó theo đạo đấy!” - chỉ khổ cho chị đồng nát trên.
Mà đúng là mình nghèo thật, nếu mình có tiền sắm một cái máy quay tốt, quay được cả ban đêm thì sự việc dùng dùi cui điện, vụ xịt hơi cay, vụ đập phá đền Giêrađô đều được mình đem ra ánh sáng hết. Chính vì Nhà nước lợi dụng cái nghèo của mình mà cứ ban đêm là họ cho tiến hành các hành động phi nhân đạo mặc dù mình chứng kiến nhưng cũng phải ngậm miệng.
Nhớ lại hôm trước ngồi uống café với mấy ông phóng viên kỳ cựu của một tờ báo có tiếng trong nước, đủ thứ chuyện trên đời có vẻ cũng bức xúc lắm: Nào là tai nạn xe cộ, nạn ùn tắc giao thông, chuyện một làng bị chiếm đất làm sân golf nên phải dựng ấp chiến hào chiến đấu, bị xe tăng càn quét nhưng không báo nào được đăng vì trong buổi họp giao ban lãnh đạo “cấm chỉ”. Nào là một ông phó tổng của một báo chuyên về kinh tế viết bài bình luận về vấn đề chậm thi hành án gây thiệt hại bao nhiêu tiền của, không may để lỡ câu “Thôi thì không bàn đến sự đúng sai của vụ án” mà bị đóng cửa tờ báo vì “Không hoạt động theo tôn chỉ trong giấy phép” - Mấy chục nhân viên tá hoả đi xin việc mới tội nghiệp.
Quay sang vụ Toà Khâm Sứ và Thái Hà mấy bác nhà báo đó thảo luận: Nhà nước đang dùng nước “cùn”, khi nào qua được bài “cùn” thì phải đối mặt với bài “say”, qua bài “say” thì đến bài “khùng”.
- Rồi các ông sẽ thấy, buổi họp hôm nay bố Phó cãi cùn, cứ chờ sẽ có bài hay mà xem! Bác nhà báo nhiều kinh nghiệm nhất đưa ra nhận xét.
Đến hôm nay tôi mới thấy nó đúng quá, qua đây cũng thấy một số nhà báo họ cũng có lương tâm đấy chứ! Họ cũng quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng chính nghĩa đấy chứ, chỉ có điều họp giao ban lãnh đạo “cấm chỉ” rồi.
Khoảng 10h tôi gọi điện cho một Cha Nhà thờ Thái Hà hỏi thăm xem tình hình thế nào, bấm mấy lần không được đều tò tí te. Tôi đi ra cách xa Thái Hà khoảng 3 cây số gì đó gọi lại được rồi nè: Cha nói: Nhà thờ đang lễ. Tôi yên tâm rồi.
Xin Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp nâng đỡ Đức Tổng Giám Mục, các Cha, các Thấy nhà dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và chúng con đây trong lúc khó khăn này.
Thái Hà cấp báo, nhà tôi ở xa chẳng làm được gì, mà có ở gần tôi cũng có làm được gì đâu! Sáng sớm 22 tháng 9 lòng tôi rối bời, vừa đến cơ quan vứt vội chiếc xe cho bác bảo vệ trông hộ, tôi vội chạy ra “Phố Đức Bà”. Nhưng hôm nay không còn cái cảm giác tràn ngập xúc động như mọi ngày khi đi về “Phố Đức Bà”.
Các lối vào bị chặn hết, cảnh sát đủ loại có cả: Cơ động, dân phòng, an ninh, công an chìm nổi, “chó săn”… Ngách này không có nối để đi vào “Phố Đức Bà” vì cảnh sát đã dùng barie chắn hết phần đường. Tôi vòng lại ngách khách nối dẫn vào giữa “Phố Đức Bà”, ngách này họ chắn barie hai bên chỉ để một chỗ đi nhỏ ở giữa, có rất đông cảnh sát đứng chặn ở đó, ai vào phải xuất trình giấy tờ và phải trả lời các câu hỏi của họ.
Tôi tiến lại gần, mấy cảnh sát hỏi tôi vào đây làm gì, tôi trả lời là thấy có nhiều cảnh sát, chó săn nên tôi ra xem, họ quát: “Đứng gọn nên vỉa hè! Về nhà làm việc đi ra đây làm gì”.
Hôm nay họ quát thế còn nhẹ chẳng bù cho hôm bà con ta bị roi điện, tôi vừa đi xe đến, một tên Cơ động phi lại hỏi “Mày đến đây làm gì, biến ngay không thì không còn răng mà ăn cháo bây giờ”.
Tôi biết chẳng thể vào trong “Phố Đức Bà” được nên lủi thủi đi về văn phòng, đi qua được mấy số nhà thì nghe tiếng đôi co của mấy phụ nữ, tôi tò mò lại gần xem. Một đám phụ nữ đứng đầu là bà già khoảng 70 trông có vẻ lắm của cải và một chị “Đồng nát” đang chửi nhau:
- Con đồng nát chó chết kia, mày có biến đi không? Bà già cất giọng chửi,
Mấy bà đứng gần đó phi lại người túm cổ, kẻ cầm ghi đông cái xe đạp cũ kĩ vừa lôi chị đồng nát đi vừa chửi hội đồng.
- Mày đến đây mà cuối rối hả, biến ngay!
- Con đồng nát này nó theo đạo đấy, nó đến đây để đạp phá ý mà, có cút đi không!
Chị đồng nát bị lôi ra đến giữa ngách phố thì gặp mấy chị đồng nghiệp chắc là cùng quê đến bênh vực nên chị được thả cổ áo ra!
- Con mụ già chết tiệt kia, sắp xuống lỗ đến nơi rồi mà còn văng tục chửi bậy thế à! Bà đây có biết gì đâu mà phá với phách, bà mày chỉ đi mua hàng qua đây thôi, đừng có vơ bà mày vào - Chị đồng nát chửi lại.
Mấy công an đứng dương mắt lên nhìn chẳng can thiệp, tôi đi nhanh qua chỗ đôi co đó không biết sự việc sau đó tiếp tục thế nào.
Vừa đi tôi vừa nghĩ: Đúng là đạo công giáo là mái nhà cho những người ngèo thật, nơi đây người nghèo tìm thấy sự đùm bọc yêu thương của gia đình. Mái nhà của mấy chị đồng nát, của mấy bác phụ hồ, của mấy ông xích lô, của mấy anh taxi … Chẳng thế mà những người giàu có cứ nhìn thấy người nghèo là qui chụp ngay “Nó theo đạo đấy!” - chỉ khổ cho chị đồng nát trên.
Mà đúng là mình nghèo thật, nếu mình có tiền sắm một cái máy quay tốt, quay được cả ban đêm thì sự việc dùng dùi cui điện, vụ xịt hơi cay, vụ đập phá đền Giêrađô đều được mình đem ra ánh sáng hết. Chính vì Nhà nước lợi dụng cái nghèo của mình mà cứ ban đêm là họ cho tiến hành các hành động phi nhân đạo mặc dù mình chứng kiến nhưng cũng phải ngậm miệng.
Nhớ lại hôm trước ngồi uống café với mấy ông phóng viên kỳ cựu của một tờ báo có tiếng trong nước, đủ thứ chuyện trên đời có vẻ cũng bức xúc lắm: Nào là tai nạn xe cộ, nạn ùn tắc giao thông, chuyện một làng bị chiếm đất làm sân golf nên phải dựng ấp chiến hào chiến đấu, bị xe tăng càn quét nhưng không báo nào được đăng vì trong buổi họp giao ban lãnh đạo “cấm chỉ”. Nào là một ông phó tổng của một báo chuyên về kinh tế viết bài bình luận về vấn đề chậm thi hành án gây thiệt hại bao nhiêu tiền của, không may để lỡ câu “Thôi thì không bàn đến sự đúng sai của vụ án” mà bị đóng cửa tờ báo vì “Không hoạt động theo tôn chỉ trong giấy phép” - Mấy chục nhân viên tá hoả đi xin việc mới tội nghiệp.
Quay sang vụ Toà Khâm Sứ và Thái Hà mấy bác nhà báo đó thảo luận: Nhà nước đang dùng nước “cùn”, khi nào qua được bài “cùn” thì phải đối mặt với bài “say”, qua bài “say” thì đến bài “khùng”.
- Rồi các ông sẽ thấy, buổi họp hôm nay bố Phó cãi cùn, cứ chờ sẽ có bài hay mà xem! Bác nhà báo nhiều kinh nghiệm nhất đưa ra nhận xét.
Đến hôm nay tôi mới thấy nó đúng quá, qua đây cũng thấy một số nhà báo họ cũng có lương tâm đấy chứ! Họ cũng quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng chính nghĩa đấy chứ, chỉ có điều họp giao ban lãnh đạo “cấm chỉ” rồi.
Khoảng 10h tôi gọi điện cho một Cha Nhà thờ Thái Hà hỏi thăm xem tình hình thế nào, bấm mấy lần không được đều tò tí te. Tôi đi ra cách xa Thái Hà khoảng 3 cây số gì đó gọi lại được rồi nè: Cha nói: Nhà thờ đang lễ. Tôi yên tâm rồi.
Xin Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp nâng đỡ Đức Tổng Giám Mục, các Cha, các Thấy nhà dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và chúng con đây trong lúc khó khăn này.
Nói thêm về Thái Hà đêm bị khủng bố
PV VietCatholic
23:37 22/09/2008
NÓI THÊM VỀ THÁI HÀ ĐÊM BỊ KHỦNG BỐ
Một người bạn báo cho chúng tôi qua điện thoại rằng Thái Hà đang thụ nạn. Côn đồ đang la hét, chửi bới, đòi giết các cha và tấn công nhà thờ.
Chúng tôi gọi điện thoại hỏi một cha trong tu viện Thái Hà xem có cần chúng tôi đến không, thì được ngài khuyên là nên ở nhà, vì đến cũng chẳng giải quyết được chuyện gì mà có khi lại căng thẳng thêm.
Dù vậy, chúng tôi vẫn cấp tốc chạy đến Thái Hà đêm 22 tháng 9 năm 2008. Các lực lượng cảnh sát đã phong toả lối vào. Chúng tôi đứng ở đường Nguyễn Lương Bằng.
Một chị trong đoàn chúng tôi, đến từ Phùng Khoang may mắn đi lối cửa Kho Bạc vào được bên trong ngõ 180 và đã chứng kiến cảnh tượng đoàn người hung hăng la hét, chửi các linh mục là “quạ đen gẫy cánh”, “Phụng bán nước”, “Giết!Giết! Giết Kiệt!”.
Chị cho biết: Nghe cung giọng điên loạn tru tréo của những người kia thì biết có lẽ họ đã bị uống chất kích thích gì. Một số cứ lao vào gõ và lung lay tường rào nhà thờ. Nhưng không ai vượt qua.
Họ hành động một lúc là có cảnh sát đến đứng phía sau. Một người trong họ còn nói với cảnh sát: “Anh đứng ra sau đây, khi nào “chúng nó” ra chúng tôi đánh “chúng nó” thì anh mới vào!”.
Chị cũng thấy có mấy người có tướng như cán bộ huyện đứng ở cổng nhà thờ giữa đám người đang tru tréo điên loạn đòi giết các cha các thầy.
Họ nói điện thoại một hồi. Trong lúc ấy nhóm người này ngồi yên và lùi khuất vào tường thành bên ngoài nhà thờ. Khoảng 20 phút sau nhóm người như có vẻ là cán bộ này bỏ đi.
Lập tức đám người mang thường phục đang tru tréo kia kéo đến tấn công Đền Thánh Giêrađô. Họ phá tan hoang cổng trước và cổng sau. Năm cánh cổng sắt to lớn thế mà phá đổ sạch nằm ngổn ngang.
Chị nói cứ tưởng họ sẽ đốt Đền, nhưng họ chỉ phá cổng rồi họ bỏ đi. Có lẽ lúc này thuốc cũng hết. Họ chẳng còn hung hăng như lúc nãy nữa.
Sáng nay chúng tôi kiểm chứng lại, thì có nguồn tin cho biết nhóm người tấn công mặt trước nhà thờ vào nửa đêm trở đi là các trại viên của trại cai nghiện gần Hà Nội.
Trong khi đó, nhóm người tấn công các giáo dân, linh mục từ khoảng 18 giờ chiều đến 22 giờ ở Linh địa Đức Bà và phố Đức Bà là các thanh niên tình nguyện, một số cựu chiến binh, một số người dân phố đây đó bị kích động, một số bà bán buôn nhỏ ở điểm lòng lề đường đây đó bị buộc phải đi, nếu muốn còn được bán hàng. Tất cả đều ký tên và nhận tiền sau đó.
Một nguồn tin cho biết số thanh niên tình nguyện được trả 70.000 đồng bồi dưỡng/ ngày. Nhiều người khác cho biết hôm 19 tháng 9 khi nhảy múa hát bài ca Bác Hồ trong Linh địa các thanh niên này đi về đến Đống Đa thì một người đã bị tai nạn gẫy chân. Còn số người đập phá Đền Giêrađô trong đêm 22 cũng có một người trên đường về bị ngã vỡ đầu phải đưa đi cấp cứu.
Chúng tôi hỏi các cha trong tu viện tình hình ban đêm thế nào thì được biết: Khoảng 22 h 30 đám người bắt đầu tấn công mặt sau Đền Giêrađô. Các anh em trong xe trong Đền mau chóng khoá cổng sau Đền và đưa toàn bộ số xe và người còn lại rút vào nhà thờ rồi khoá trái cổng trước Đền.
Khi vừa vào nhà thờ thì nhóm người thứ hai đi từ đường Nguyễn Lương Bằng tiến vào nhà thờ và cổng trước Đền Giêrađô, la hét, chửi bới, đập tường rào.
Các cha lập tức tìm cách báo đi cho các nơi bên ngoài biết tình hình. Có cha đã gọi điện thoại thẳng đến cho ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an, yêu cầu ông bảo đảm an ninh cho nhà thờ.
Khoảng 15 phút sau, tức vào khoảng 0 giờ 15 có Trưởng Công an Quận và Chủ tịch Quận đã đến cổng nhà thờ. Qua điện thoại, Trưởng Công an Quận đề nghị các cha mở cửa cho các ông vào làm việc để “gỡ cái khó khăn cho nhà thờ”.
Các linh mục đã yêu cầu ông Trưởng Công an Quận bảo đảm an ninh cho nhà thờ, giải tán đám người đang phá phách, la hét để cho người dân xung quanh được ngủ yên.
Các linh mục còn mời ông Trưởng Công an và Chủ tịch đi về nghỉ ngơi. Vì các linh mục không làm việc ban đêm. Cần bàn điều gì thì để đến sáng mai 22 tháng 9.
Các linh mục trong nhà thờ sợ khi mở cổng cho các cán bộ vào thì đám người quấy phá đang rình rập ở cổng kia tràn vào theo thì tình hình khó có thể được kiểm soát.
Quan điểm của các cha: Chuyện cần công an phải làm ngay là giải tán đám người đang ở bên ngoài tường rào nhà thờ chứ không phải vào làm việc với các cha trong đêm khuya.
Không hiểu ông Chủ tịch Quận và Trưởng Công an Quận cần gì mà đêm khuya lại “quan tâm” đến Nhà Thờ Thái Hà thế? Một cha nói: “Khổng hiểu! Nhưng nếu chúng tôi mở cổng, thì đám người kia tràn vào theo các quan và các quan sẽ có cớ gia tăng áp lực trên chúng tôi! Hoặc nếu đám người kia tràn vào gây rối đánh đấm trong sân nhà thờ thì các quan có thể đưa lực lượng đang đứng ngoài vào can thiệp và làm khó cho chúng tôi hơ, quy kết cho chúng tôi tội này nọ nữa! Lúc ấy, Chúa soi sáng cho chúng tôi không mở cổng!”
Khi các Chủ tịch và Trưởng Công an Quận ra về, thì lập tức đoàn người mang thường phục bắt đầu tấn công mặt trước Đền Giêrađô. Họ phá tan hoang cổng Đền rồi đi ra bên ngoài đi vào cổng trước công ty Chiến Thắng, cổng lối bệnh viện, họ reo hò, nhảy múa ăn mừng ở bên đó cho đến gần sáng ngày 22/9/2008.
Hôm nay 2/9 hai đoàn cán bộ của Quận Đống Đa và của TP Hà Nội vào làm việc với các cha. Một cha cho biết: Họ chỉ tìm cách gây áp lực và kết án nhà thờ. Họ quy kết rằng lời nói của Đức TGM Kiệt và các việc làm của mình ở đây đã khiến “người dân trong TP bức xúc và tự phát đến chống lại nhà thờ” và chính quyền phải đến làm việc với nhà thờ cho tình hình tốt hơn mà nhà thờ đã không “cộng tác” .
PV Vietcatholic
Một người bạn báo cho chúng tôi qua điện thoại rằng Thái Hà đang thụ nạn. Côn đồ đang la hét, chửi bới, đòi giết các cha và tấn công nhà thờ.
Chúng tôi gọi điện thoại hỏi một cha trong tu viện Thái Hà xem có cần chúng tôi đến không, thì được ngài khuyên là nên ở nhà, vì đến cũng chẳng giải quyết được chuyện gì mà có khi lại căng thẳng thêm.
Dù vậy, chúng tôi vẫn cấp tốc chạy đến Thái Hà đêm 22 tháng 9 năm 2008. Các lực lượng cảnh sát đã phong toả lối vào. Chúng tôi đứng ở đường Nguyễn Lương Bằng.
Một chị trong đoàn chúng tôi, đến từ Phùng Khoang may mắn đi lối cửa Kho Bạc vào được bên trong ngõ 180 và đã chứng kiến cảnh tượng đoàn người hung hăng la hét, chửi các linh mục là “quạ đen gẫy cánh”, “Phụng bán nước”, “Giết!Giết! Giết Kiệt!”.
Chị cho biết: Nghe cung giọng điên loạn tru tréo của những người kia thì biết có lẽ họ đã bị uống chất kích thích gì. Một số cứ lao vào gõ và lung lay tường rào nhà thờ. Nhưng không ai vượt qua.
Họ hành động một lúc là có cảnh sát đến đứng phía sau. Một người trong họ còn nói với cảnh sát: “Anh đứng ra sau đây, khi nào “chúng nó” ra chúng tôi đánh “chúng nó” thì anh mới vào!”.
Chị cũng thấy có mấy người có tướng như cán bộ huyện đứng ở cổng nhà thờ giữa đám người đang tru tréo điên loạn đòi giết các cha các thầy.
Họ nói điện thoại một hồi. Trong lúc ấy nhóm người này ngồi yên và lùi khuất vào tường thành bên ngoài nhà thờ. Khoảng 20 phút sau nhóm người như có vẻ là cán bộ này bỏ đi.
Lập tức đám người mang thường phục đang tru tréo kia kéo đến tấn công Đền Thánh Giêrađô. Họ phá tan hoang cổng trước và cổng sau. Năm cánh cổng sắt to lớn thế mà phá đổ sạch nằm ngổn ngang.
Chị nói cứ tưởng họ sẽ đốt Đền, nhưng họ chỉ phá cổng rồi họ bỏ đi. Có lẽ lúc này thuốc cũng hết. Họ chẳng còn hung hăng như lúc nãy nữa.
Sáng nay chúng tôi kiểm chứng lại, thì có nguồn tin cho biết nhóm người tấn công mặt trước nhà thờ vào nửa đêm trở đi là các trại viên của trại cai nghiện gần Hà Nội.
Trong khi đó, nhóm người tấn công các giáo dân, linh mục từ khoảng 18 giờ chiều đến 22 giờ ở Linh địa Đức Bà và phố Đức Bà là các thanh niên tình nguyện, một số cựu chiến binh, một số người dân phố đây đó bị kích động, một số bà bán buôn nhỏ ở điểm lòng lề đường đây đó bị buộc phải đi, nếu muốn còn được bán hàng. Tất cả đều ký tên và nhận tiền sau đó.
Một nguồn tin cho biết số thanh niên tình nguyện được trả 70.000 đồng bồi dưỡng/ ngày. Nhiều người khác cho biết hôm 19 tháng 9 khi nhảy múa hát bài ca Bác Hồ trong Linh địa các thanh niên này đi về đến Đống Đa thì một người đã bị tai nạn gẫy chân. Còn số người đập phá Đền Giêrađô trong đêm 22 cũng có một người trên đường về bị ngã vỡ đầu phải đưa đi cấp cứu.
Chúng tôi hỏi các cha trong tu viện tình hình ban đêm thế nào thì được biết: Khoảng 22 h 30 đám người bắt đầu tấn công mặt sau Đền Giêrađô. Các anh em trong xe trong Đền mau chóng khoá cổng sau Đền và đưa toàn bộ số xe và người còn lại rút vào nhà thờ rồi khoá trái cổng trước Đền.
Khi vừa vào nhà thờ thì nhóm người thứ hai đi từ đường Nguyễn Lương Bằng tiến vào nhà thờ và cổng trước Đền Giêrađô, la hét, chửi bới, đập tường rào.
Các cha lập tức tìm cách báo đi cho các nơi bên ngoài biết tình hình. Có cha đã gọi điện thoại thẳng đến cho ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an, yêu cầu ông bảo đảm an ninh cho nhà thờ.
Khoảng 15 phút sau, tức vào khoảng 0 giờ 15 có Trưởng Công an Quận và Chủ tịch Quận đã đến cổng nhà thờ. Qua điện thoại, Trưởng Công an Quận đề nghị các cha mở cửa cho các ông vào làm việc để “gỡ cái khó khăn cho nhà thờ”.
Các linh mục đã yêu cầu ông Trưởng Công an Quận bảo đảm an ninh cho nhà thờ, giải tán đám người đang phá phách, la hét để cho người dân xung quanh được ngủ yên.
Các linh mục còn mời ông Trưởng Công an và Chủ tịch đi về nghỉ ngơi. Vì các linh mục không làm việc ban đêm. Cần bàn điều gì thì để đến sáng mai 22 tháng 9.
Các linh mục trong nhà thờ sợ khi mở cổng cho các cán bộ vào thì đám người quấy phá đang rình rập ở cổng kia tràn vào theo thì tình hình khó có thể được kiểm soát.
Quan điểm của các cha: Chuyện cần công an phải làm ngay là giải tán đám người đang ở bên ngoài tường rào nhà thờ chứ không phải vào làm việc với các cha trong đêm khuya.
Không hiểu ông Chủ tịch Quận và Trưởng Công an Quận cần gì mà đêm khuya lại “quan tâm” đến Nhà Thờ Thái Hà thế? Một cha nói: “Khổng hiểu! Nhưng nếu chúng tôi mở cổng, thì đám người kia tràn vào theo các quan và các quan sẽ có cớ gia tăng áp lực trên chúng tôi! Hoặc nếu đám người kia tràn vào gây rối đánh đấm trong sân nhà thờ thì các quan có thể đưa lực lượng đang đứng ngoài vào can thiệp và làm khó cho chúng tôi hơ, quy kết cho chúng tôi tội này nọ nữa! Lúc ấy, Chúa soi sáng cho chúng tôi không mở cổng!”
Khi các Chủ tịch và Trưởng Công an Quận ra về, thì lập tức đoàn người mang thường phục bắt đầu tấn công mặt trước Đền Giêrađô. Họ phá tan hoang cổng Đền rồi đi ra bên ngoài đi vào cổng trước công ty Chiến Thắng, cổng lối bệnh viện, họ reo hò, nhảy múa ăn mừng ở bên đó cho đến gần sáng ngày 22/9/2008.
Hôm nay 2/9 hai đoàn cán bộ của Quận Đống Đa và của TP Hà Nội vào làm việc với các cha. Một cha cho biết: Họ chỉ tìm cách gây áp lực và kết án nhà thờ. Họ quy kết rằng lời nói của Đức TGM Kiệt và các việc làm của mình ở đây đã khiến “người dân trong TP bức xúc và tự phát đến chống lại nhà thờ” và chính quyền phải đến làm việc với nhà thờ cho tình hình tốt hơn mà nhà thờ đã không “cộng tác” .
PV Vietcatholic
Dáng đứng Thái Hà
Phan Thiết
23:56 22/09/2008
DÁNG ĐỨNG THÁI HÀ
Mẹ đã sinh ra con dưới chân Thập Giá
Trong dáng đứng nhìn lên
Nên, bây giờ, con không né tránh nhìn nghiêng
Mà nhìn thẳng vào những Neron hiện đại !
Mẹ đã thấy con hiên ngang đứng đấy
Giữa phố phường Hà Nội nghìn năm
Trên khuỷu tay mang miếng ruban:
Giữ cho anh chị em Thái Hà trật tự…
Mẹ đã thấy con không chút gì tư lự
Chẳng chút gì sợ hãi lo âu
Thánh Giá nến cao con đứng thẳng tự hào
Đối diện với trùng trùng quân dữ…
Mẹ đã thấy con mặt mày loang máu đỏ
Vì những đòn thù của những kẻ bất lương
Nhưng lòng con vẫn lượng cả bao dung
Xin tha cho chúng vì chúng lầm chẳng biết…
Mẹ đã thấy con trẻ thơ tuổi còn đi học
Nhiễm hơi cay, mếu máo muốn khóc
Nhưng có vẻ như con vẫn vững dạ an tâm
Vì bên con bao vòng tay đùm bọc…
Mẹ đã thấy con, nữ tu, chủng sinh, linh mục
Đang giang tay tế lễ giữa phố phường
Hà Nội hôm nay đang là một Đại giáo đường
Vang ầm tiếng búa đóng đinh, tiếng máy gầm, chó sủa…
Mẹ đã thấy con tuổi đời măng sửa
Đường đến trường mầm non bị chắn lối bủa vây
Đang bơ vơ chẳng biết theo ngã nào đây !
“Con hãy cứ đi về phía có tiếng cầu kinh mà tạm lánh…”
Mẹ đã thấy con, vị giám mục già bạch tạng
Trăm lần anh hùng hơn cả anh hùng
Trăm lần khoa bảng hơn những người khoa bảng:
“Chuyện của Thái Hà cũng là chuyện của Vinh…!”
Mẹ đã sinh ra các con trong tiếng búa đóng đinh
Giữa những tiếng thét gào của những con người lòng lang dạ thú
Nhưng mẹ vẫn cứ đinh ninh
Giữa những ồn ào thế sự
Ngay trong cõi lòng mình
Một âm thanh nào đó vẫn cứ vang lên trong chốn lặng thinh:
“Đúng những người nầy là con Thiên Chúa !”…
23-9-2008
Mẹ đã sinh ra con dưới chân Thập Giá
Trong dáng đứng nhìn lên
Nên, bây giờ, con không né tránh nhìn nghiêng
Mà nhìn thẳng vào những Neron hiện đại !
Mẹ đã thấy con hiên ngang đứng đấy
Giữa phố phường Hà Nội nghìn năm
Trên khuỷu tay mang miếng ruban:
Giữ cho anh chị em Thái Hà trật tự…
Mẹ đã thấy con không chút gì tư lự
Chẳng chút gì sợ hãi lo âu
Thánh Giá nến cao con đứng thẳng tự hào
Đối diện với trùng trùng quân dữ…
Mẹ đã thấy con mặt mày loang máu đỏ
Vì những đòn thù của những kẻ bất lương
Nhưng lòng con vẫn lượng cả bao dung
Xin tha cho chúng vì chúng lầm chẳng biết…
Mẹ đã thấy con trẻ thơ tuổi còn đi học
Nhiễm hơi cay, mếu máo muốn khóc
Nhưng có vẻ như con vẫn vững dạ an tâm
Vì bên con bao vòng tay đùm bọc…
Mẹ đã thấy con, nữ tu, chủng sinh, linh mục
Đang giang tay tế lễ giữa phố phường
Hà Nội hôm nay đang là một Đại giáo đường
Vang ầm tiếng búa đóng đinh, tiếng máy gầm, chó sủa…
Mẹ đã thấy con tuổi đời măng sửa
Đường đến trường mầm non bị chắn lối bủa vây
Đang bơ vơ chẳng biết theo ngã nào đây !
“Con hãy cứ đi về phía có tiếng cầu kinh mà tạm lánh…”
Mẹ đã thấy con, vị giám mục già bạch tạng
Trăm lần anh hùng hơn cả anh hùng
Trăm lần khoa bảng hơn những người khoa bảng:
“Chuyện của Thái Hà cũng là chuyện của Vinh…!”
Mẹ đã sinh ra các con trong tiếng búa đóng đinh
Giữa những tiếng thét gào của những con người lòng lang dạ thú
Nhưng mẹ vẫn cứ đinh ninh
Giữa những ồn ào thế sự
Ngay trong cõi lòng mình
Một âm thanh nào đó vẫn cứ vang lên trong chốn lặng thinh:
“Đúng những người nầy là con Thiên Chúa !”…
23-9-2008
Nô bộc là cái nghề khó nhất.
Một giáo dân Hà Nội
00:00 22/09/2008
Nô bộc là cái nghề khó nhất.
Gia đình tôi trước Cách mạng thuộc vào dòng tộc nho giáo. Lúc đó, tôi còn chưa chào đời, chỉ được nghe bố tôi kể. Ông bà nội tôi sinh ra ba người con. Bố tôi là trưởng, kế đó là ông chú ruột và bà cô ruột tôi. Năm cải cách ruộng đất thì ông bà nội tôi bị đưa ra “đấu tố” nhưng vì nhờ có Chú tôi đi làm cách mạng nên được thoát khỏi thảm cảnh thê lương đó.
Giữa bố tôi và Chú tôi không được hợp tính nhau lắm. Chú tôi thì bị tiêm nhiễm bởi cộng sản, gia đình chú tôi cũng khấm khá hơn vì sau khi xuất ngũ, chú được công nhận hạng thương binh, được công tác ở ủy ban xã.
Đến khi tôi trưởng thành, vì lòng tự trọng, bố tôi nhất định không nhờ vả chú tôi lo kiếm việc làm ổn định cho tôi. Cứ mỗi lần chú cho tôi tiền, bố lại bảo đem trả lại vì “nhà mình nghèo thật đấy nhưng mà giấy rách vẫn phải giữ lấy lề.
Bây giờ tôi mới hiểu, những đồng tiền đó không lấy gì làm trong sạch bởi là những đồng tiền do mồ hôi nước mắt của biết bao những người nghèo một nắng hai sương vất vả sớm tối. Thế mà những đầy tớ của nhân dân kia nớ lòng nào dứt khỏi miệng một miếng cơm manh áo.
Giờ bố tôi đã mất nên tôi luôn kính trọng và càng kính trọng và nhớ lời bố tôi căn dặn: “ Con ơi, chó chê cứt thì người chê tiền, tiền làm mờ mắt đầy tớ dân, tiền làm biến đổi lương chi, có tiền thì có thể sống như một ông “trời con”. ( có xem ông trời con của tướng nhanh thì biết) tiền làm nên bạn nhưng cũng tạo kẻ thù. Thử hỏi một người chân chính thì sao có thể coi tiền như rác. Khi tôi còn học ở Đức, tôi có quen một cậu “Trời con” có bố làm rất lớn. Anh bạn kể cho tôi rằng: “em bây giờ chỉ tìm cách tiêu tiền thế nào cho hết thôi. Em chẳng muốn đi du học đâu, vì em đâu có thiết học hành gì đâu. Từ nhỏ tới giờ sống buông thả, chơi bời, phá tán, hút hít, nhưng vì danh dự đảng viên mà bố mẹ em buộc phải đẩy em đi du học”
Nói tới đây, tôi nhớ đến chính quyền cộng sản Hà nội, đang rộ lên phong trào “Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Mình”. Đây chỉ là ngụy biện cho lòng gian dối. Nếu bản chất con người đã được giáo dục từ nhỏ đến khi trưởng thành một cách nghiêm túc thì cần gì một mớ tài liệu soạn sẵn để làm nặng thêm bệnh thành tích. Sống trên đời cần có một tấm lòng, tấm lòng đó phải được thừ hưởng từ một nền giáo dục chân chính, không đi ngược lại với lương tri đạo đức của con người.
Một ai đó nếu muốn được kết nạp vào đảng cộng sản thì bao giờ người ta cũng xét lý lịch từ ba đời. lý lịch đối với bè đảng chẳng có gì là khó. Có tướng nọ học hết tiểu học nhưng nắm giữ chức vụ quan trọng bởi vì anh ta “đi nghỉ mát” một thời gian. ở nhà dùng tiền bạc để mua bằng Đại học, thậm chí, còn có cả học vị tiến sĩ.
Có lẽ cũng vì những câu chuyện tương tự như vậy mà mới đây tại Sài Gòn hàng chục ngàn công nhân viên chức bỏ việc tại các công sở, xí nghiệp nhà nước để đi làm cho tư nhân hoặc nước ngoài. Bởi có người cho rằng: “nếu có phải làm việc và chấp hành mệnh lệnh, dưới quyền của một người ngu và thất học thì thà chịu nghèo, thậm chí đi ăn mày mà được sống đúng với lòng mình thì hơn.”
Có nguồn dư luận cho biết: để lấp liếm vụ Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng sản việt nam đã thổi phồng vụ việc tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ để đánh lạc hướng dư luận.
Thật đau lòng khi chứng kiến việc xảy ra tại Tòa Khâm Sứ cũ và Giáo xứ Thái Hà, nhất là hành động của cộng sản phải dùng tới chó nghiệp vụ để uy hiếp những người dân lành, thì thật là đê tiện và hèn nhát. Thực sự, nếu chỉ nghe lớp người đi trước thì thật khó tin, nhưng khi tận mắt chứng kiến, thì chó nghiệp vụ kia cũng chỉ là “chó” nên lòng dạ con người mà hết bản tính thì “lũ chó” sẽ được thay thế. Như vạy, việc cả làng bị chôn sống trong vụ Mậu Thân. Những kẻ giả sư giết người, họ là ai, và vì ai? Câu hỏi này có lẽ chúng ta đều có cách trả lời của mình, theo tôi “nô bộc là cái nghề khó nhất”./.
Gia đình tôi trước Cách mạng thuộc vào dòng tộc nho giáo. Lúc đó, tôi còn chưa chào đời, chỉ được nghe bố tôi kể. Ông bà nội tôi sinh ra ba người con. Bố tôi là trưởng, kế đó là ông chú ruột và bà cô ruột tôi. Năm cải cách ruộng đất thì ông bà nội tôi bị đưa ra “đấu tố” nhưng vì nhờ có Chú tôi đi làm cách mạng nên được thoát khỏi thảm cảnh thê lương đó.
Giữa bố tôi và Chú tôi không được hợp tính nhau lắm. Chú tôi thì bị tiêm nhiễm bởi cộng sản, gia đình chú tôi cũng khấm khá hơn vì sau khi xuất ngũ, chú được công nhận hạng thương binh, được công tác ở ủy ban xã.
Đến khi tôi trưởng thành, vì lòng tự trọng, bố tôi nhất định không nhờ vả chú tôi lo kiếm việc làm ổn định cho tôi. Cứ mỗi lần chú cho tôi tiền, bố lại bảo đem trả lại vì “nhà mình nghèo thật đấy nhưng mà giấy rách vẫn phải giữ lấy lề.
Bây giờ tôi mới hiểu, những đồng tiền đó không lấy gì làm trong sạch bởi là những đồng tiền do mồ hôi nước mắt của biết bao những người nghèo một nắng hai sương vất vả sớm tối. Thế mà những đầy tớ của nhân dân kia nớ lòng nào dứt khỏi miệng một miếng cơm manh áo.
Giờ bố tôi đã mất nên tôi luôn kính trọng và càng kính trọng và nhớ lời bố tôi căn dặn: “ Con ơi, chó chê cứt thì người chê tiền, tiền làm mờ mắt đầy tớ dân, tiền làm biến đổi lương chi, có tiền thì có thể sống như một ông “trời con”. ( có xem ông trời con của tướng nhanh thì biết) tiền làm nên bạn nhưng cũng tạo kẻ thù. Thử hỏi một người chân chính thì sao có thể coi tiền như rác. Khi tôi còn học ở Đức, tôi có quen một cậu “Trời con” có bố làm rất lớn. Anh bạn kể cho tôi rằng: “em bây giờ chỉ tìm cách tiêu tiền thế nào cho hết thôi. Em chẳng muốn đi du học đâu, vì em đâu có thiết học hành gì đâu. Từ nhỏ tới giờ sống buông thả, chơi bời, phá tán, hút hít, nhưng vì danh dự đảng viên mà bố mẹ em buộc phải đẩy em đi du học”
Nói tới đây, tôi nhớ đến chính quyền cộng sản Hà nội, đang rộ lên phong trào “Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Mình”. Đây chỉ là ngụy biện cho lòng gian dối. Nếu bản chất con người đã được giáo dục từ nhỏ đến khi trưởng thành một cách nghiêm túc thì cần gì một mớ tài liệu soạn sẵn để làm nặng thêm bệnh thành tích. Sống trên đời cần có một tấm lòng, tấm lòng đó phải được thừ hưởng từ một nền giáo dục chân chính, không đi ngược lại với lương tri đạo đức của con người.
Một ai đó nếu muốn được kết nạp vào đảng cộng sản thì bao giờ người ta cũng xét lý lịch từ ba đời. lý lịch đối với bè đảng chẳng có gì là khó. Có tướng nọ học hết tiểu học nhưng nắm giữ chức vụ quan trọng bởi vì anh ta “đi nghỉ mát” một thời gian. ở nhà dùng tiền bạc để mua bằng Đại học, thậm chí, còn có cả học vị tiến sĩ.
Có lẽ cũng vì những câu chuyện tương tự như vậy mà mới đây tại Sài Gòn hàng chục ngàn công nhân viên chức bỏ việc tại các công sở, xí nghiệp nhà nước để đi làm cho tư nhân hoặc nước ngoài. Bởi có người cho rằng: “nếu có phải làm việc và chấp hành mệnh lệnh, dưới quyền của một người ngu và thất học thì thà chịu nghèo, thậm chí đi ăn mày mà được sống đúng với lòng mình thì hơn.”
Có nguồn dư luận cho biết: để lấp liếm vụ Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng sản việt nam đã thổi phồng vụ việc tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ để đánh lạc hướng dư luận.
Thật đau lòng khi chứng kiến việc xảy ra tại Tòa Khâm Sứ cũ và Giáo xứ Thái Hà, nhất là hành động của cộng sản phải dùng tới chó nghiệp vụ để uy hiếp những người dân lành, thì thật là đê tiện và hèn nhát. Thực sự, nếu chỉ nghe lớp người đi trước thì thật khó tin, nhưng khi tận mắt chứng kiến, thì chó nghiệp vụ kia cũng chỉ là “chó” nên lòng dạ con người mà hết bản tính thì “lũ chó” sẽ được thay thế. Như vạy, việc cả làng bị chôn sống trong vụ Mậu Thân. Những kẻ giả sư giết người, họ là ai, và vì ai? Câu hỏi này có lẽ chúng ta đều có cách trả lời của mình, theo tôi “nô bộc là cái nghề khó nhất”./.
Thư hiệp thông từ với Đức TGM Hà Nội từ thành phố San Jose- California
Một nhóm giáo dân
00:07 22/09/2008
Thư hiệp thông từ với Đức TGM Hà Nội từ thành phố San Jose- California
San Jose ngày 21 tháng 09 năm 2008
Kính gửi: Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giám Mục Giáo Khu Hà Nội
Kính thưa Đức Tổng,
Chúng con là một nhóm giáo dân thuộc Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Giáo xứ Chúa Kitô Vua (Christ the King Catholic Church) ở San Jose, California, Hoa Kỳ. Gia đình chúng con xin được hiệp thông với Đức Tổng, quý Đức Cha, các Linh Mục và toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa thuộc Giáo Khu Hà Nội để cùng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện thiết tha, xin cho Công Lý và Sự Thật được vãn hồi trong trật tự và an bình.
Qua biến cố Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà gây chấn động khắp thế giới, chúng con hiểu rằng Đức Tổng cũng như toàn thể Cộng đồng Dân Chúa thuộc Giáo Khu Hà Nội đang gặp phải muôn vàn thử thách lớn lao chưa từng xẩy ra từ hơn thế kỷ qua. Biến cố xẩy ra ở Tòa Khâm Sứ cũng như ở Giáo xứ Thái Hà bổng nhiên làm sống lại hình ảnh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bi đàn áp dã man thời vua chúa phong kiến từ bao thể kỷ trước với hàng trăm Giáo xứ bị phân sáp, hơn ba trăm ngàn Giáo Dân chịu tử vì Đạo, hàng trăm Nhà thờ bị giật sập. Trước những biến cố đau thương như thế, chúng con xác tín rằng Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Linh Mục, Tu sĩ cùng toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa Giáo Khu Hà Nội đã hiên ngang và dũng cảm thực hiện lời Thánh Phao-lô trong thư gửi Giáo Đoàn Cô-lô-xê: "Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em và hoàn tất trong thân xác tôi những đau thương còn thiếu nơi thân thể Đức Kitô là Hội Thánh" (Thư Colose I: 24).
Nhưng cũng chưa lúc nào như bây giờ, trong thân thể màu nhiệm Đức Ki Tô, sự hiệp thông cầu nguyện của toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa lại dâng cao và sâu sắc đến thế. Từ trong nước cũng như khắp nơi trên thế giới, những lời cầu kinh sốt sáng vang lên trong các Thánh Đường, trong mỗi gia đình hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. Riêng Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam thuộc Giáo Xứ Chúa Kitô Vua từ bao tuần nay, Cha quản nhiệm Phaolô Lưu Đình Dương cũng như toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa đã không ngừng cầu nguyện cho Đức Tổng và Giáo Khu Hà Nội sau mỗi Thánh Lễ cuối tuần bằng hát Kinh Hòa Bình. Các cơ quan truyền thông Việt Nam cũng như ngoại quốc đều chú tâm loan tin về những gì đang sẩy ra tại Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà. Chính giới đang theo dõi mọi diễn biến. Nhiều tổ chức đoàn thể đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp thô bạo giáo dân bất chấp Công lý và Sự thật. Nhưng chẳng có gì giấu giếm hay bưng bít được trong thời đại thông tin điện tử hôm nay. Từng giờ từng phút, chúng con theo dõi mọi diễn biến qua màn hình máy vi tính, đặc biệt qua Cơ quan Truyền Thông Công Giáo Vietcatholic.net rất sống động và đầy đủ. Hình ảnh lực lượng Công an đàn áp Giáo dân tại Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ. Hình ảnh mấy quan chức Cộng sản chạy xốn xang. Những luận điệu ngoan cố và tráo trở của nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội. Những trò phá thối hạ cấp của nhà cầm quyền khi cho bọn thanh niên mặc áo xanh đến quấy nhiễu làm nhiều trò lố bịch. Những lời phát biểu thẳng thắn của Đức Tổng với Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. Hình ảnh thân thương nhưng cũng đầy thất vọng của Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Giám Mục Thái Bình đến chứng kiến cảnh hoang tàn đổ nát của Tòa Khâm Sứ theo lời cầu cứu của Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ Trưởng Bộ Công An. Vân vân và vân vân.
Qua những sự việc xẩy ra như vậy từ đầu năm đến nay, dư luận khắp nơi trên thế giới càng thấy rõ bộ mặt thật của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Họ chuyên dối trá, nói một đàng và làm một nẻo. Họ nói "Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân" (Hiến Pháp 1992), nhưng khi họ làm thì theo sách vở, bài bản của Mác-Lê- Xít, nghĩa là dùng bạo lực ác ôn để đàn áp. Chính Friedrick đã viết: "Nhà Nước chỉ là một công cụ của giai cấp này để đàn áp giai cấp khác. Nhà Nước được lập nên không phải vì Tự do... Nói cách khác, có Nhà nước thì không có Tự do, mà có Tự do thì không có Nhà Nước." (Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa, bản dịch từ tiếng Nga, xuất bản tại Hà Nội 1980). Đọc câu này xong người ta mới hiểu Nhà Nước Cộng sản Việt Nam là gì và người ta cũng sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi thấy nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chuyên dối trá và dùng bạo lực để đàn áp nhân dân, điển hình như tại Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ.
Sau khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ (1989-1991), chủ nghĩa Mác Lê đã bị vứt vào sọt rác của lịch sử. Vậy mà Cộng sản Việt Nam chưa mở mắt ra, vẫn ngoan cố bắt nhân dân Việt Nam phải nuốt cái chủ nghĩa độc hại ấy vào mà đàn anh quan thầy Nga sô của họ đã mửa ra. Họ bắt nhân dân nuốt, bắt nhân dân phải chịu đựng, bắt nhân dân phải là Cộng sản phục tùng họ, còn họ là "Cộng hưởng"! Thế cho nên Đất Nước và Nhân dân Việt Nam cứ đói nghèo mạt rệp; còn họ trở thành những ông chủ "Tư bản Đỏ". Trong khi bao nước ở Á châu với sự khôn ngoan sáng suốt và nhìn xa trông rộng của giới Lãnh đạo đã trở thành những con Rồng Kinh Tế thời Việt Nam vẫn là một trong những nước đói nghèo và lạc hậu nhất thế giới. Với dân thì họ đàn áp thô bạo theo bài bản Mác Lê, nhưng với Bắc Kinh thì họ tỏ ra khiếp nhuợc, luồn cúi cắt đất, dâng biển cho quan thày một cách hèn hạ, nhục nhã!
Đáng lý ra, trước những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử khi ngoại bang âm mưu thôn tính lãnh thổ do bao công sức của tiền nhân gầy đựng để lại, họ phải dựa vào sức mạnh của toàn dân để đối phó ngỏ hầu bảo vệ giang sơn gấm vóc cách hữu hiệu. Nhưng họ đã không làm. Họ "coi dân như chó, ngựa". Tất nhiên "dân coi họ như thù địch". Bởi đó, họ đã đánh mất biết bao cơ hội để tạo sức mạnh toàn dân nhằm đối phó với kẻ thù xâm lược. Họ ngoan cố bám vào chủ nghĩa Mác-Lê mà không nhìn ra vai trò quan trọng của Tôn giáo trong cuộc sống con người. Các Tôn giáo, và cách riêng Đạo Công giáo đã góp phần lớn lao trong công cuộc chấn hưng đạo đức giữa lúc chế độ Cộng sản đưa xã hội Việt Nam đến trình trạng suy đồi về đạo lý một cách thảm hại. Thay vì đối thoại, họ lại đàn áp. Thay vì nhìn sự thât, họ dùng thủ đoạn, dối trá, đánh lừa dư luận. Thay vì hợp tác, họ biến nhân dân và Tôn giáo thành kẻ thù. Không phải chỉ có một Tòa Khâm Sứ, một Giáo xứ Thái Hà, mà trong khắp nước, tập đoàn Cộng sản đã dùng bạo lực để đàn áp bóc lột nhân dân. Khắp nơi, hàng trăm ngàn tầng lớp Dân Oan mất nhà, mất đất nổi lên kêu cứu, đòi Nhà Nước tôn trọng Công lý, nhìn nhận Sự thật. Nhưng họ không thèm nghe. Tài sản của nhân dân và của các Tôn giáo thì họ gia tăng cướp đoạt, nuốt vào rồi không muốn nhả ra. Với chế độ này, họ không ăn trộm thì họ ăn cắp. Không ăn cắp được thì ăn cướp. Cướp ban ngày không được thì cướp ban đêm. Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà là một chứng minh điển hình cho trò ăn cướp thô bạo của chế độ mệnh danh là "xã hội chủ nghĩa- của dân, vì dân". Những gì họ làm, họ nói, dân chúng phản ánh không sai: "Dân chủ nhân dân là gì?" - "Mày là Dân, Tao (Đảng) là Chủ tức là Dân Chủ nhân dân". Thế cho nên càng ngày, họ càng xa rời quần chúng, càng mất hậu thuẫn của nhân dân. Và kẻ thù xâm lược càng ngày càng có cơ dùng sức ép mà bắt nạt, ăn hiếp. Một chế độ tồi tệ và ác ôn như thế liệu có thể tồn tại lâu dài? Điều chắc chắn là chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay rất xứng đáng được ghi lại trong danh sách những quốc gia đáng quan tâm không tôn trọng Tự do tín ngưỡng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Kính thưa Đức Tổng, Giáo Hội Việt Nam, cách riêng Giáo Khu Hà Nội đang gặp cơn thử thách lớn lao. Đức Tổng và Cộng Đồng Dân Chúa thuộc Giáo Khu đang phải đối đầu với nhưng cam go, những mạ lị, vu khống, xuyên tạc đầy ác ý do hành động thô bạo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bất chấp Công lý và Sự thật. Nhưng chúng con xác tín rằng Giáo Hội Việt Nam, cách riêng Đức Tổng và Giáo Khu Hà Nội không cô đơn. Cộng Đồng Dân Chúa khắp nơi trên thế giới luôn hướng lòng về Quê Hương hiệp thông cầu nguyện. Nhiều Tôn Giáo bạn và những Tín đồ cũng lên tiếng hiệp thông cầu nguyện. Cả thế giới cầu nguyện.
Quan nhất thời. Dân vạn đại. Chủ nghĩa Thực dân đế quốc đã sụp đổ. Đế quốc Cộng sản cũng đã sụp đổ tan tành. Vua chúa và các triều đại phong kiến đàn áp, bắt Đạo đã qua đi. Nhưng Giáo Hội Công Giáo, cách riêng Giáo Hội Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển. Tất cả nhờ sự kiên nhẫn cầu nguyện và tín thác vào quyền năng Thiên Chúa. Lúc này đây, không có phương thế nào hơn là Cầu nguyện vì "Cầu nguyện là sức mạnh của ta và là sự yếu đuối của Thiên Chúa" như lời Thánh Augustine. Thiên Chúa đầy lòng từ bi và thương xót sẽ không bao giờ bỏ qua lời nguyện cầu thiết tha của con cái Người. Cầu nguyện là vũ khí hữu hiệu nhất của Giáo Hội Việt Nam hôm nay. Bới đó, chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho Đức Tổng và Giáo Khu Hà Nội được bình an, công lý được sáng tỏ. Cầu nguyện cho nhà cầm quyền Cộng sản biết nhìn ra Sự thật, tôn trọng Lẽ phải và Công lý, cái gì thuộc về nhân dân thì trả lại cho nhân dân. Đó mới là dân chủ.
Nguyện xin Thiên Chúa ban bình an, và sự khôn ngoan cho Đức Tổng cùng toàn thể Cộng đồng Dân Chúa thuộc Giáo Khu Hà Nội. Năm Phụng Vụ A sắp qua, chúng con mong nhận được Những Lời Chia Sẻ Tin Mừng Chúa Nhật năm B sắp tới của Đức Tổng, những lời chia sẻ thật sâu sắc, rất bổ ích cho đời sống tinh thần của Giáo dân chúng con nơi hải ngoại.
Kính thư,
San Jose ngày 21 tháng 09 năm 2008
Kính gửi: Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giám Mục Giáo Khu Hà Nội
Kính thưa Đức Tổng,
Chúng con là một nhóm giáo dân thuộc Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Giáo xứ Chúa Kitô Vua (Christ the King Catholic Church) ở San Jose, California, Hoa Kỳ. Gia đình chúng con xin được hiệp thông với Đức Tổng, quý Đức Cha, các Linh Mục và toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa thuộc Giáo Khu Hà Nội để cùng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện thiết tha, xin cho Công Lý và Sự Thật được vãn hồi trong trật tự và an bình.
Qua biến cố Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà gây chấn động khắp thế giới, chúng con hiểu rằng Đức Tổng cũng như toàn thể Cộng đồng Dân Chúa thuộc Giáo Khu Hà Nội đang gặp phải muôn vàn thử thách lớn lao chưa từng xẩy ra từ hơn thế kỷ qua. Biến cố xẩy ra ở Tòa Khâm Sứ cũng như ở Giáo xứ Thái Hà bổng nhiên làm sống lại hình ảnh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bi đàn áp dã man thời vua chúa phong kiến từ bao thể kỷ trước với hàng trăm Giáo xứ bị phân sáp, hơn ba trăm ngàn Giáo Dân chịu tử vì Đạo, hàng trăm Nhà thờ bị giật sập. Trước những biến cố đau thương như thế, chúng con xác tín rằng Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Linh Mục, Tu sĩ cùng toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa Giáo Khu Hà Nội đã hiên ngang và dũng cảm thực hiện lời Thánh Phao-lô trong thư gửi Giáo Đoàn Cô-lô-xê: "Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em và hoàn tất trong thân xác tôi những đau thương còn thiếu nơi thân thể Đức Kitô là Hội Thánh" (Thư Colose I: 24).
Nhưng cũng chưa lúc nào như bây giờ, trong thân thể màu nhiệm Đức Ki Tô, sự hiệp thông cầu nguyện của toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa lại dâng cao và sâu sắc đến thế. Từ trong nước cũng như khắp nơi trên thế giới, những lời cầu kinh sốt sáng vang lên trong các Thánh Đường, trong mỗi gia đình hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. Riêng Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam thuộc Giáo Xứ Chúa Kitô Vua từ bao tuần nay, Cha quản nhiệm Phaolô Lưu Đình Dương cũng như toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa đã không ngừng cầu nguyện cho Đức Tổng và Giáo Khu Hà Nội sau mỗi Thánh Lễ cuối tuần bằng hát Kinh Hòa Bình. Các cơ quan truyền thông Việt Nam cũng như ngoại quốc đều chú tâm loan tin về những gì đang sẩy ra tại Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà. Chính giới đang theo dõi mọi diễn biến. Nhiều tổ chức đoàn thể đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp thô bạo giáo dân bất chấp Công lý và Sự thật. Nhưng chẳng có gì giấu giếm hay bưng bít được trong thời đại thông tin điện tử hôm nay. Từng giờ từng phút, chúng con theo dõi mọi diễn biến qua màn hình máy vi tính, đặc biệt qua Cơ quan Truyền Thông Công Giáo Vietcatholic.net rất sống động và đầy đủ. Hình ảnh lực lượng Công an đàn áp Giáo dân tại Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ. Hình ảnh mấy quan chức Cộng sản chạy xốn xang. Những luận điệu ngoan cố và tráo trở của nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội. Những trò phá thối hạ cấp của nhà cầm quyền khi cho bọn thanh niên mặc áo xanh đến quấy nhiễu làm nhiều trò lố bịch. Những lời phát biểu thẳng thắn của Đức Tổng với Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. Hình ảnh thân thương nhưng cũng đầy thất vọng của Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Giám Mục Thái Bình đến chứng kiến cảnh hoang tàn đổ nát của Tòa Khâm Sứ theo lời cầu cứu của Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ Trưởng Bộ Công An. Vân vân và vân vân.
Qua những sự việc xẩy ra như vậy từ đầu năm đến nay, dư luận khắp nơi trên thế giới càng thấy rõ bộ mặt thật của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Họ chuyên dối trá, nói một đàng và làm một nẻo. Họ nói "Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân" (Hiến Pháp 1992), nhưng khi họ làm thì theo sách vở, bài bản của Mác-Lê- Xít, nghĩa là dùng bạo lực ác ôn để đàn áp. Chính Friedrick đã viết: "Nhà Nước chỉ là một công cụ của giai cấp này để đàn áp giai cấp khác. Nhà Nước được lập nên không phải vì Tự do... Nói cách khác, có Nhà nước thì không có Tự do, mà có Tự do thì không có Nhà Nước." (Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa, bản dịch từ tiếng Nga, xuất bản tại Hà Nội 1980). Đọc câu này xong người ta mới hiểu Nhà Nước Cộng sản Việt Nam là gì và người ta cũng sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi thấy nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chuyên dối trá và dùng bạo lực để đàn áp nhân dân, điển hình như tại Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ.
Sau khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ (1989-1991), chủ nghĩa Mác Lê đã bị vứt vào sọt rác của lịch sử. Vậy mà Cộng sản Việt Nam chưa mở mắt ra, vẫn ngoan cố bắt nhân dân Việt Nam phải nuốt cái chủ nghĩa độc hại ấy vào mà đàn anh quan thầy Nga sô của họ đã mửa ra. Họ bắt nhân dân nuốt, bắt nhân dân phải chịu đựng, bắt nhân dân phải là Cộng sản phục tùng họ, còn họ là "Cộng hưởng"! Thế cho nên Đất Nước và Nhân dân Việt Nam cứ đói nghèo mạt rệp; còn họ trở thành những ông chủ "Tư bản Đỏ". Trong khi bao nước ở Á châu với sự khôn ngoan sáng suốt và nhìn xa trông rộng của giới Lãnh đạo đã trở thành những con Rồng Kinh Tế thời Việt Nam vẫn là một trong những nước đói nghèo và lạc hậu nhất thế giới. Với dân thì họ đàn áp thô bạo theo bài bản Mác Lê, nhưng với Bắc Kinh thì họ tỏ ra khiếp nhuợc, luồn cúi cắt đất, dâng biển cho quan thày một cách hèn hạ, nhục nhã!
Đáng lý ra, trước những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử khi ngoại bang âm mưu thôn tính lãnh thổ do bao công sức của tiền nhân gầy đựng để lại, họ phải dựa vào sức mạnh của toàn dân để đối phó ngỏ hầu bảo vệ giang sơn gấm vóc cách hữu hiệu. Nhưng họ đã không làm. Họ "coi dân như chó, ngựa". Tất nhiên "dân coi họ như thù địch". Bởi đó, họ đã đánh mất biết bao cơ hội để tạo sức mạnh toàn dân nhằm đối phó với kẻ thù xâm lược. Họ ngoan cố bám vào chủ nghĩa Mác-Lê mà không nhìn ra vai trò quan trọng của Tôn giáo trong cuộc sống con người. Các Tôn giáo, và cách riêng Đạo Công giáo đã góp phần lớn lao trong công cuộc chấn hưng đạo đức giữa lúc chế độ Cộng sản đưa xã hội Việt Nam đến trình trạng suy đồi về đạo lý một cách thảm hại. Thay vì đối thoại, họ lại đàn áp. Thay vì nhìn sự thât, họ dùng thủ đoạn, dối trá, đánh lừa dư luận. Thay vì hợp tác, họ biến nhân dân và Tôn giáo thành kẻ thù. Không phải chỉ có một Tòa Khâm Sứ, một Giáo xứ Thái Hà, mà trong khắp nước, tập đoàn Cộng sản đã dùng bạo lực để đàn áp bóc lột nhân dân. Khắp nơi, hàng trăm ngàn tầng lớp Dân Oan mất nhà, mất đất nổi lên kêu cứu, đòi Nhà Nước tôn trọng Công lý, nhìn nhận Sự thật. Nhưng họ không thèm nghe. Tài sản của nhân dân và của các Tôn giáo thì họ gia tăng cướp đoạt, nuốt vào rồi không muốn nhả ra. Với chế độ này, họ không ăn trộm thì họ ăn cắp. Không ăn cắp được thì ăn cướp. Cướp ban ngày không được thì cướp ban đêm. Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà là một chứng minh điển hình cho trò ăn cướp thô bạo của chế độ mệnh danh là "xã hội chủ nghĩa- của dân, vì dân". Những gì họ làm, họ nói, dân chúng phản ánh không sai: "Dân chủ nhân dân là gì?" - "Mày là Dân, Tao (Đảng) là Chủ tức là Dân Chủ nhân dân". Thế cho nên càng ngày, họ càng xa rời quần chúng, càng mất hậu thuẫn của nhân dân. Và kẻ thù xâm lược càng ngày càng có cơ dùng sức ép mà bắt nạt, ăn hiếp. Một chế độ tồi tệ và ác ôn như thế liệu có thể tồn tại lâu dài? Điều chắc chắn là chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay rất xứng đáng được ghi lại trong danh sách những quốc gia đáng quan tâm không tôn trọng Tự do tín ngưỡng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Kính thưa Đức Tổng, Giáo Hội Việt Nam, cách riêng Giáo Khu Hà Nội đang gặp cơn thử thách lớn lao. Đức Tổng và Cộng Đồng Dân Chúa thuộc Giáo Khu đang phải đối đầu với nhưng cam go, những mạ lị, vu khống, xuyên tạc đầy ác ý do hành động thô bạo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bất chấp Công lý và Sự thật. Nhưng chúng con xác tín rằng Giáo Hội Việt Nam, cách riêng Đức Tổng và Giáo Khu Hà Nội không cô đơn. Cộng Đồng Dân Chúa khắp nơi trên thế giới luôn hướng lòng về Quê Hương hiệp thông cầu nguyện. Nhiều Tôn Giáo bạn và những Tín đồ cũng lên tiếng hiệp thông cầu nguyện. Cả thế giới cầu nguyện.
Quan nhất thời. Dân vạn đại. Chủ nghĩa Thực dân đế quốc đã sụp đổ. Đế quốc Cộng sản cũng đã sụp đổ tan tành. Vua chúa và các triều đại phong kiến đàn áp, bắt Đạo đã qua đi. Nhưng Giáo Hội Công Giáo, cách riêng Giáo Hội Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển. Tất cả nhờ sự kiên nhẫn cầu nguyện và tín thác vào quyền năng Thiên Chúa. Lúc này đây, không có phương thế nào hơn là Cầu nguyện vì "Cầu nguyện là sức mạnh của ta và là sự yếu đuối của Thiên Chúa" như lời Thánh Augustine. Thiên Chúa đầy lòng từ bi và thương xót sẽ không bao giờ bỏ qua lời nguyện cầu thiết tha của con cái Người. Cầu nguyện là vũ khí hữu hiệu nhất của Giáo Hội Việt Nam hôm nay. Bới đó, chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho Đức Tổng và Giáo Khu Hà Nội được bình an, công lý được sáng tỏ. Cầu nguyện cho nhà cầm quyền Cộng sản biết nhìn ra Sự thật, tôn trọng Lẽ phải và Công lý, cái gì thuộc về nhân dân thì trả lại cho nhân dân. Đó mới là dân chủ.
Nguyện xin Thiên Chúa ban bình an, và sự khôn ngoan cho Đức Tổng cùng toàn thể Cộng đồng Dân Chúa thuộc Giáo Khu Hà Nội. Năm Phụng Vụ A sắp qua, chúng con mong nhận được Những Lời Chia Sẻ Tin Mừng Chúa Nhật năm B sắp tới của Đức Tổng, những lời chia sẻ thật sâu sắc, rất bổ ích cho đời sống tinh thần của Giáo dân chúng con nơi hải ngoại.
Kính thư,
Dải khăn tang cho Việt Nam
Nguyễn Thái Bình
00:12 22/09/2008
DÃI KHĂN TANG CHO VIỆT NAM
Văn Hiến ngàn năm bị phá tan,
Sáng ngày mười chín tháng chín này.
Đảng gian Cộng Sản công khai nhận,
Biết bao tội ác đã nhúng tay.
Bao máu dân oan đà đổ xuống,
Mất của lại thêm thiệt cả người.
Khăn sô trước đã dành cho Huế,
Nay lại phủ lên khắp Sơn Hà.
Bảy chữ Cộng Gian ghi vào Sử:
Giối-gian, Lừa-đảo, Mất-Tính-Người.
Tủi nhục Việt Nam nuốt lệ trào,
Bẩn trang Lịch Sử giống Rồng Tiên.
Hỡi ai tâm trí còn chưa mất,
Hãy cố vươn lên giữ Nước Nhà.
Vài kẻ hóa thân làm Thú dữ,
Chúng ta còn lại, gắng làm Người!
(Sài Gòn, ngày 20/9/2008)
Văn Hiến ngàn năm bị phá tan,
Sáng ngày mười chín tháng chín này.
Đảng gian Cộng Sản công khai nhận,
Biết bao tội ác đã nhúng tay.
Bao máu dân oan đà đổ xuống,
Mất của lại thêm thiệt cả người.
Khăn sô trước đã dành cho Huế,
Nay lại phủ lên khắp Sơn Hà.
Bảy chữ Cộng Gian ghi vào Sử:
Giối-gian, Lừa-đảo, Mất-Tính-Người.
Tủi nhục Việt Nam nuốt lệ trào,
Bẩn trang Lịch Sử giống Rồng Tiên.
Hỡi ai tâm trí còn chưa mất,
Hãy cố vươn lên giữ Nước Nhà.
Vài kẻ hóa thân làm Thú dữ,
Chúng ta còn lại, gắng làm Người!
(Sài Gòn, ngày 20/9/2008)
''Sinh viên tình nguyện''
Cựu SV Hà Nội
00:39 22/09/2008
"Sinh viên tình nguyện”
Tôi là một cựu sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Tôi cũng có thời gian may mắn được ngồi trên giảng đường giống như các bạn. Màu áo tình nguyện làm tôi thấy thật đáng yêu. Vào mỗi mùa thi, bóng dáng sinh viên tình nguyện tấp nập trên các bến xe, bãi tàu, các cổng trường chỉ dẫn cho các sĩ tử từ nông thôn lên thành thị đi thi. Rồi mùa hè gần đây thôi, tôi cũng được chứng kiến các bạn sinh viên đến tận những miền cao, vùng sâu vùng xa để giúp đỡ người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc về công việc đồng áng và dạy học cho các em nhỏ. Tôi yêu mến các bạn!
Tôi yêu các bạn vì sự nhiệt tình, vì sức trẻ năng động. Tôi yêu các bạn vì các bạn tràn đầy niềm kiêu hãnh về đất nước quê hương thân yêu.
Là những trí thức tương lai, hẳn các bạn cũng quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng đang xảy ra không ở đâu xa mà ở ngay giữa lòng Hà Nội, và đặc biệt là ở giáo xứ Thái Hà. Tôi là người Công Giáo nên tôi sinh hoạt cùng cộng đồng Thái Hà thân yêu.
Tối hôm qua 20/9/2008, tôi ngỡ ngàng khi thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyện cũng có mặt ở Linh Địa Đức Bà. Khi chúng tôi đi rước qua, tôi thấy các bạn tụ tập thành một đám đông rồi cất lên những tiếng hát về Đảng, về Bác Hồ….dường như các bạn muốn hét thật to để át đi những lời kinh hòa bình của đoàn rước.
Tôi đứng lại quan sát. Tôi thấy các bạn hát nhưng khuôn mặt các bạn chẳng ánh lên niềm vui. Tiếng hát của các bạn chỉ làm tôi thấy chạnh lòng thương. Tôi thấy thương vì sự nhiệt tình của các bạn đã đặt sai chỗ. Tôi thấy thương vì sự nhiệt tình đã bị lợi dụng. Tôi thấy thương nhưng tôi thông cảm với các bạn vì ngày trước tôi cũng có cách đón nhận thông tin như các bạn.
Các bạn biết không, chúng ta được dạy dỗ, được truyền thụ kiến thức theo một đường thẳng. Cách học này đã khiến khả năng phản biện và lý luận của chúng ta bị suy mòn đến kiệt quệ. Chúng ta không ý thức đúng đắn về việc chúng ta làm. Chúng ta hay có thói quen a dua và chạy theo tâm lý đám đông.
Trở lại với sự hiện diện của các bạn tại buổi cầu nguyện ở Thái Hà. Tôi thầm nghĩ, nếu như các bạn đặt một câu hỏi: Bởi đâu mọi người lại tìm đến nơi đây? Và can đảm hơn, bạn hãy đi cùng đoàn cầu nguyện, hãy tham gia hỏi chuyện những người đến cầu nguyện, hay tìm thông tin chính thức của nhà thờ Thái Hà thì các bạn sẽ lấy làm xấu hổ vì hành động của mình.
Tôi nhìn các bạn hát mà lòng tôi nghẹn ngào. Tôi nhìn các bạn múa nhảy mà tôi ước ao, giá như các bạn chịu khó tìm hiểu thì các bạn sẽ xử sự hoàn toàn khác.
Đến một ngày nào đó, rồi các bạn cũng sẽ nhận ra, sự nhiệt tình, sự hy sinh của các bạn, tiếng hát và điệu múa của bạn ở Linh địa này thật uổng phí, vì nó không cổ vũ nhiệt tình của người nghe, nó không mang lại cảm giác thanh thản cho các bạn; nó không được đặt đúng nơi đúng chỗ nên nó lố bịch. Và đau xót hơn là bạn chẳng biết làm điều đó cho ai, vì ai, bạn sẽ cảm thấy trống rỗng rồi sẽ thấy thất vọng nếu như biết rằng có cả một sự giả dối đang dẫn đưa các bạn.
Cầu xin bình an, tình thương và sự thật dẫn đường cho các bạn.
Tôi là một cựu sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Tôi cũng có thời gian may mắn được ngồi trên giảng đường giống như các bạn. Màu áo tình nguyện làm tôi thấy thật đáng yêu. Vào mỗi mùa thi, bóng dáng sinh viên tình nguyện tấp nập trên các bến xe, bãi tàu, các cổng trường chỉ dẫn cho các sĩ tử từ nông thôn lên thành thị đi thi. Rồi mùa hè gần đây thôi, tôi cũng được chứng kiến các bạn sinh viên đến tận những miền cao, vùng sâu vùng xa để giúp đỡ người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc về công việc đồng áng và dạy học cho các em nhỏ. Tôi yêu mến các bạn!
Tôi yêu các bạn vì sự nhiệt tình, vì sức trẻ năng động. Tôi yêu các bạn vì các bạn tràn đầy niềm kiêu hãnh về đất nước quê hương thân yêu.
Là những trí thức tương lai, hẳn các bạn cũng quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng đang xảy ra không ở đâu xa mà ở ngay giữa lòng Hà Nội, và đặc biệt là ở giáo xứ Thái Hà. Tôi là người Công Giáo nên tôi sinh hoạt cùng cộng đồng Thái Hà thân yêu.
Tối hôm qua 20/9/2008, tôi ngỡ ngàng khi thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyện cũng có mặt ở Linh Địa Đức Bà. Khi chúng tôi đi rước qua, tôi thấy các bạn tụ tập thành một đám đông rồi cất lên những tiếng hát về Đảng, về Bác Hồ….dường như các bạn muốn hét thật to để át đi những lời kinh hòa bình của đoàn rước.
Tôi đứng lại quan sát. Tôi thấy các bạn hát nhưng khuôn mặt các bạn chẳng ánh lên niềm vui. Tiếng hát của các bạn chỉ làm tôi thấy chạnh lòng thương. Tôi thấy thương vì sự nhiệt tình của các bạn đã đặt sai chỗ. Tôi thấy thương vì sự nhiệt tình đã bị lợi dụng. Tôi thấy thương nhưng tôi thông cảm với các bạn vì ngày trước tôi cũng có cách đón nhận thông tin như các bạn.
Các bạn biết không, chúng ta được dạy dỗ, được truyền thụ kiến thức theo một đường thẳng. Cách học này đã khiến khả năng phản biện và lý luận của chúng ta bị suy mòn đến kiệt quệ. Chúng ta không ý thức đúng đắn về việc chúng ta làm. Chúng ta hay có thói quen a dua và chạy theo tâm lý đám đông.
Trở lại với sự hiện diện của các bạn tại buổi cầu nguyện ở Thái Hà. Tôi thầm nghĩ, nếu như các bạn đặt một câu hỏi: Bởi đâu mọi người lại tìm đến nơi đây? Và can đảm hơn, bạn hãy đi cùng đoàn cầu nguyện, hãy tham gia hỏi chuyện những người đến cầu nguyện, hay tìm thông tin chính thức của nhà thờ Thái Hà thì các bạn sẽ lấy làm xấu hổ vì hành động của mình.
Tôi nhìn các bạn hát mà lòng tôi nghẹn ngào. Tôi nhìn các bạn múa nhảy mà tôi ước ao, giá như các bạn chịu khó tìm hiểu thì các bạn sẽ xử sự hoàn toàn khác.
Đến một ngày nào đó, rồi các bạn cũng sẽ nhận ra, sự nhiệt tình, sự hy sinh của các bạn, tiếng hát và điệu múa của bạn ở Linh địa này thật uổng phí, vì nó không cổ vũ nhiệt tình của người nghe, nó không mang lại cảm giác thanh thản cho các bạn; nó không được đặt đúng nơi đúng chỗ nên nó lố bịch. Và đau xót hơn là bạn chẳng biết làm điều đó cho ai, vì ai, bạn sẽ cảm thấy trống rỗng rồi sẽ thấy thất vọng nếu như biết rằng có cả một sự giả dối đang dẫn đưa các bạn.
Cầu xin bình an, tình thương và sự thật dẫn đường cho các bạn.
Trồng người! (thơ)
Thái Hà
00:40 22/09/2008
Sáu mươi năm đảng trồng người
Trổ sinh ra được toàn loài quỉ vương
Tâm địa gian ác bất lương
Hung hăng, cắn bậy đúng phường cẩu nô!
Nhờ theo gương của lão Hồ
Đoàn viên thành lũ côn đồ lưu manh
“Độc” thế sẽ được “đứt nhanh”!
Trổ sinh ra được toàn loài quỉ vương
Tâm địa gian ác bất lương
Hung hăng, cắn bậy đúng phường cẩu nô!
Nhờ theo gương của lão Hồ
Đoàn viên thành lũ côn đồ lưu manh
“Độc” thế sẽ được “đứt nhanh”!
Thư Hiệp thông của Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản
LM Phêrô Nguyễn Hữu Hiến
01:11 22/09/2008
Giáo Đoàn Cộng Giáo Việt Nam tại Nhật Bản
4-6-22 Kamiosaki, Shinagawa-ku, Tokyo. JAPAN
Tokyo, ngày 22 tháng 9 năm 2008
Kính gửi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội
40 Phố Nhà Chung, Hà Nội
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục,
Chúng con, là giáo dân Việt Nam thuộc Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật xin cùng hiệp thông và cầu nguyện với Đức Tổng Giám Mục trước những thử thách đức tin đang xảy ra cho Đức Tổng Giám Mục và toàn thể giáo dân giáo phận Hà Nội.
Chúng con cũng xin bày tỏ thái độ phản kháng đối với tập đoàn lãnh đạo nhà nước Việt Nam, chính quyền các cấp, là những thế lực đang công nhiên bóp méo sự thật, cố dùng nhiều thủ đoạn gian manh và thô bỉ để chiếm đoạt tài sản chung của giáo phận cũng như bôi nhọ danh tính của Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Trong tinh thần là con một Chúa và cùng là đồng bào Việt Nam, chúng con nguyện cố gắng hết sức để đưa sự việc này ra trước công luận, hầu bảo vệ quyền lợi và chính nghĩa của mọi người dân Việt và đặc biệt là cho sự tự do tín ngưỡng của giáo dân trong giáo phận Hà Nội.
Xin Chúa Thánh Thần, là Nguồn Sự Thật và là Nguồn Sự Sống tăng sức phù trợ và hướng dẫn Đức Tổng Giám Mục chu toàn sứ mạng chăm sóc, bảo vệ đoàn chiên Chúa.
Các linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam trên đất Nhật.
Đại diện Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật
4-6-22 Kamiosaki, Shinagawa-ku, Tokyo. JAPAN
Tokyo, ngày 22 tháng 9 năm 2008
Kính gửi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội
40 Phố Nhà Chung, Hà Nội
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục,
Chúng con, là giáo dân Việt Nam thuộc Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật xin cùng hiệp thông và cầu nguyện với Đức Tổng Giám Mục trước những thử thách đức tin đang xảy ra cho Đức Tổng Giám Mục và toàn thể giáo dân giáo phận Hà Nội.
Chúng con cũng xin bày tỏ thái độ phản kháng đối với tập đoàn lãnh đạo nhà nước Việt Nam, chính quyền các cấp, là những thế lực đang công nhiên bóp méo sự thật, cố dùng nhiều thủ đoạn gian manh và thô bỉ để chiếm đoạt tài sản chung của giáo phận cũng như bôi nhọ danh tính của Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Trong tinh thần là con một Chúa và cùng là đồng bào Việt Nam, chúng con nguyện cố gắng hết sức để đưa sự việc này ra trước công luận, hầu bảo vệ quyền lợi và chính nghĩa của mọi người dân Việt và đặc biệt là cho sự tự do tín ngưỡng của giáo dân trong giáo phận Hà Nội.
Xin Chúa Thánh Thần, là Nguồn Sự Thật và là Nguồn Sự Sống tăng sức phù trợ và hướng dẫn Đức Tổng Giám Mục chu toàn sứ mạng chăm sóc, bảo vệ đoàn chiên Chúa.
Các linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam trên đất Nhật.
Đại diện Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật
''Nếu muối mà nhạt...''
Nguyễn Công Chính
02:27 22/09/2008
“NẾU MUỐI MÀ NHẠT …”
“Nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì ướp nó cho mặn lại được?” Lời Chúa Giêsu đã cảnh báo từ hơn hai ngàn năm trước, tới bây giờ tôi mới thực sự hiểu được ý nghĩa…
Cách đây ít lâu, tôi cũng đọc được tác phẩm “Pháo Đài Số” của Dan Brown khi Tankado cảnh báo trung tâm NSA của Hoa Kỳ bằng một câu “Khi hệ thống có thể giám sát tất cả các thông tin toàn cầu, thì ai sẽ giám sát các giám sát viên đó???”
Từ mẫu giáo cho tới năm cuối cùng của Đại Học, tôi đều được học các kiến thức về lịch sử cách mạng, lịch sử đất nước, ca ngợi về Đảng, về Bác về tất cả những công lao của các vị đối với đất nước, với dân tộc “Nhờ ơn Đảng, dân tộc ta đã chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp và thoát khỏi ách xâm lăng của đế quốc Mỹ, hoàn toàn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ” . Không thể phủ nhận được tất cả những công lao ấy, không thể phủ nhận những hi sinh xương máu biết bao người con của dân tộc đối với nền độc lập của đất nước. Chúng ta phải đời đời biết ơn họ.
Và cũng chính trong những năm Đại học, các Thầy cô cũng đã hé lộ ra nhiều những sai lầm của đảng và bác, rất nhẹ nhàng, và lúc đó, tôi cũng chấp nhận, ai mà chẳng phải có sai lầm, khuyết điểm. Sau đó thì, qua internet, tôi biết được nhiều hơn những thông tin mà được cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không chỉ những thông tin một chiều và là rất nhiều chiều, nhiều quan điểm. Các sự kiện được nêu ra cách trung thực hơn, để chính tôi nhận định, đưa ra ý kiến cho chính mình. Nhưng có lẽ, hệ thống giáo dục của Đảng ta đã làm được một điều là, nhồi nhét triết học Mác-Lênin đến mức là cho sinh viên, giới trẻ ghét tới mức không muốn quan tâm tới chính trị, tới xã hội mà chỉ biết làm công cụ làm kinh tế của Đảng. Thế nên, trong suốt những thời gian đó, tôi thờ ơ với chuyện chính trị. Tôi vẫn được tạo điều kiện học hành hơn rất nhiều người khác. Gia đình tôi không có xảy ra tranh chấp hay bị áp bức gì. Tôi ích kỷ nghĩ rằng, không cần phải quan tâm tới chính trị, vẫn có thể học hành yên ổn, làm việc kiếm tiền đảm bảo mức sống cho bản thân. Và tốt nhất là không nên quan tâm tới nó, vì để tránh vạ vào thân. Chỉ có không dính dáng tới chính trị, mới có thể học hành và làm việc yên ổn được… Và tôi vẫn đứng ngoài tất cả những diễn biến chính trị xã hội. Bỏ ngoài tai nhiều những lời kêu gọi, vận động dân tộc dân chủ.
Trước đây, và tới tận bây giờ, trong đất nước tôi có sự phân biệt đối xử với người có đạo-người Công Giáo. Hồi còn nhỏ, thì tôi thắc mắc và không thể giải thích được, rằng tại sao người ta lại ghét người có đạo, trong khi người có đạo lúc nào cũng hiền lành và ngoan hơn những người bên lương. Ông bà, bố mẹ, các cha cũng động viên là rồi mọi người sẽ hiểu mình và tôn trọng mình. Tôi chấp nhận với những suy nghĩ và lời giải thích đó. Giờ đây khi lớn hơn, đặc biệt là hồi năm thứ hai đại học được tiếp xúc với nhiều những nền tư tưởng triết học khác ngoài Mác-Lênin, tôi mới giải thích cho mình nhiều thứ. Tôi mới biết được rằng, sẽ không thể có hai tôn giáo lớn cùng tồn tại song song trên một đất nước (là tôn giáo Mác-Lênin và Công Giáo). Tôn giáo Mác-Lênin họ dùng tất cả những gì họ có là nhà nước, chính quyền, là quân đội, luật pháp, là cảnh sát cơ động và chó để làm bất cứ cái gì để đạt được mục đích của họ. Bởi vì, chỉ riêng với Công Giáo, họ không thể mua bằng tiền, bằng chức tước để có thể điều khiển, làm tay sai của họ.
Vụ việc Thái Hà và vụ tòa Khâm Sứ thời gian qua là những dịp để tôi hiểu rõ hơn về Đảng Cộng Sản. Nhà nước là tổ chức được lập ra để làm trung gian giữa mọi người, là người cầm cân đẩy mực trong các mối quan hệ giữa người dân trong đất nước. Cũng như thế, đất đai cũng phải có chủ sở hữu, nhà nước là người quản lý để đứng ra giải quyết các vụ tranh chấp giữa các chủ sở hữu hoặc nếu nhà nước có nhu cầu làm các công trình công cộng thì cũng phải giải quyết đền bù cách thỏa đáng nếu như không có sự tự nguyện của chủ sở hữu. Đất đai của Thái Hà và Tòa Khâm Sứ là sở hữu của Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội đã hiến tặng rất nhiều khu đất mà mình sở hữu cho các công trình công cộng phục vụ lợi ích của số đông dân cư như bệnh viện Xanh pôn, bệnh viện Đống Đa… Bởi vì đó cũng là mục đích của Giáo Hội Công Giáo. Còn đất đai ở Thái Hà thì sao? Một diện tích đất rất lớn nhà nước đã tự động chiếm và giao cho xí nghiệp Dệt Thảm Len nay là Công ty Cổ phần may Chiến Thắng hoạt động sản xuất thua lỗ, và sự dụng 1/10 diện tích đất, phần còn lại để cỏ hoang mọc um tùm và là điểm đến của những tệ nạn xã hội như nghiện hút… Và hành động cuối cùng là bán chác đất đai cho tư nhân để chia nhau. Còn khu đất ở Tòa Khâm Sứ, nhà hàng và vũ trường được dựng lên một phần nhỏ, còn phần lớn diện tích đất vẫn để cỏ mọc um tùm. Cũng như thế, khi phát hiện ra âm mưu xây cao ốc tư nhân trên khu đất, Giáo hội Công Giáo mới tiến hành đòi lại…
Yếu thế trên lý lẽ, Đảng Cộng Sản dùng quân đội và bạo lực, dùng cảnh sát cơ động và chó để đàn áp, để dành chiến thắng trên chiến trường bạo lực. Hôm chủ nhật tôi đi lễ ở nhà thờ Lớn, dự lễ Đức Mẹ Sầu Bi (21/9), tất cả mọi ngả đường vào nhà thờ đều có các chú cảnh sát giao thông, dân phòng chặn xe lại (chả biết các chú được nhân dân nuôi cho ăn, các nút giao thông đầy rẫy tắc đường thì chả thấy đâu, lại rỗi hơi đi vào các ngõ ngách để chặn xe. Các chú cơ động nữa, thấy vụ đánh nhau của các đầu gấu trên đường thì lẩn mất, thế mà có đôi trai gái ngồi ở ngang đường thì bốn năm chú tiến lại … “bảo vệ”, săn đuổi người không đội mũ bảo hiểm như săn bắt cướp …!!!???). Còn đê hèn hơn nữa là tất cả các điểm gửi xe gần khu nhà thờ đều được giáo dục để họ không cho những người đến nhà thờ gửi xe. Rồi giáo dân từ trước tới giờ không hề có hành động bạo lực, nổi loạn, thế mà Đảng phải huy động mọi lực lượng cảnh sát, công an, dân phòng, cả lực lượng cơ động (súng ống dắt đầy mình) và chó nghiệp vụ (chó cũng đen xì mà tôi thường cho cả lực lượng cơ động – cũng đen xì như chó– cũng trong hàng ngũ đó) để đối phó…
Tối hôm qua (21/9) tôi được một anh cho biết là tối nay Thái Hà sẽ xảy ra biến, nên ở lại làm trật tự với anh em tới 22g30. Và cảm giác như không thủ đoạn nào mà Đảng Cộng Sản không áp dụng nữa. Áo sinh viên tình nguyện mà tôi định chọn cho nhóm đợt đi tình nguyện Hòa Bình thì giờ được Đảng chỉ thị cho một số thanh niên mặc để gây rối từ hôm xịt hơi cay. Và tối qua thì xếp thành hai hàng dài để chửi bới, lăng mạ các cha, bà con giáo dân ra cầu nguyện. Đi giữa hàng mà tôi không thể hình dung được những lời tục tĩu bậy bạ như thế được phát ra từ những thanh niên rất trẻ, gương mặt sáng ngời, là tương lai của đất nước. Làm nền cho những hành động phá phách là bài hát Quốc Ca, Như có bác trong ngày vui đại thắng… Chả hiểu họ nghĩ gì, và những tác giả của những bài hát bất hủ kia sẽ có những suy nghĩ gì… Đấy là chưa kể những hành động đê hèn như đổ rác bẩn xung quanh khu tượng đài, đổ dầu trộn mắm tôm trước tượng đài…
Gần đây, khi suy nghĩ về kết thúc của hai vụ trên đây, tôi nhớ lại vụ thảm sát Thiên An Môn mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm với mấy trăm ngàn sinh viên. Liệu có gì đó tương tự khi hàng trăm cảnh sát cơ động được huy động tới để đàn áp nhóm giáo dân đang cầu nguyện ôn hòa, không hề có bạo động. Rồi chính tay người thanh niên áo trắng kia cầm bình xịt hơi cay vào đám đông giáo dân đang đọc kinh cầu nguyện ôn hòa. Anh ta liệu còn lương tâm để nghĩ là chính những người bị xịt kia có con anh, mẹ anh và vợ của anh không để mà anh dùng chính những vũ khí được nhân dân đóng tiền để trang bị trong khống chế tội phạm…
Nhan đề bài viết của tôi: “Nếu muối mà nhạt … thì sẽ lấy gì ướp cho mặn lại”… Đảng Cộng Sản là đối tượng nắm quyền hành cao nhất trong đất nước ta. Tôn chỉ đặt ra của họ là sẽ hướng đến một nhà nước, chính quyền của dân, do dân và vì dân. Nhưng có lẽ, đó là trên lý thuyết. Ông Mác và ông Lênin cũng không thể hình dung được chính những người vận dụng lý thuyết của ông để cai trị, để đàn áp, để bóc lột nhân dân. Luật pháp lập ra để đem lại sự công bằng, nhưng khi các vị lãnh đạo vì luật pháp bị xung đột lợi ích cá nhân, thì họ có thể đưa ra nhiều những nghị quyết (nghị quyết 23 là một thí dụ) để bảo vệ cho lợi ích cá nhân của họ. Tòa án được lập ra để làm cân đẩy mực cho nhân dân, nhưng khi bị cáo chính là những vị quan tòa, những “SẾP” của thẩm phán, thì họ sẽ phải phán quyết thế nào. Cơ quan công an, cảnh sát được lập ra để bảo vệ nhân dân, thì bây giờ, chính lực lượng đó lại đi đàn áp chính nhân dân…. Vậy thì ai sẽ là người bảo vệ nhân dân, ai sẽ là người đứng ra để đảm bảo công bằng, trật tự xã hội.
“Nếu muốn mà nhạt thì sẽ lấy gì ướp cho nó mặn lại”
Tôi là người công giáo, tôi tin rằng, có một đấng tối cao sẽ giải quyết mọi sự theo lẽ công bằng, theo tình yêu thương đó là THIÊN CHÚA.
“Nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì ướp nó cho mặn lại được?” Lời Chúa Giêsu đã cảnh báo từ hơn hai ngàn năm trước, tới bây giờ tôi mới thực sự hiểu được ý nghĩa…
Cách đây ít lâu, tôi cũng đọc được tác phẩm “Pháo Đài Số” của Dan Brown khi Tankado cảnh báo trung tâm NSA của Hoa Kỳ bằng một câu “Khi hệ thống có thể giám sát tất cả các thông tin toàn cầu, thì ai sẽ giám sát các giám sát viên đó???”
Từ mẫu giáo cho tới năm cuối cùng của Đại Học, tôi đều được học các kiến thức về lịch sử cách mạng, lịch sử đất nước, ca ngợi về Đảng, về Bác về tất cả những công lao của các vị đối với đất nước, với dân tộc “Nhờ ơn Đảng, dân tộc ta đã chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp và thoát khỏi ách xâm lăng của đế quốc Mỹ, hoàn toàn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ” . Không thể phủ nhận được tất cả những công lao ấy, không thể phủ nhận những hi sinh xương máu biết bao người con của dân tộc đối với nền độc lập của đất nước. Chúng ta phải đời đời biết ơn họ.
Và cũng chính trong những năm Đại học, các Thầy cô cũng đã hé lộ ra nhiều những sai lầm của đảng và bác, rất nhẹ nhàng, và lúc đó, tôi cũng chấp nhận, ai mà chẳng phải có sai lầm, khuyết điểm. Sau đó thì, qua internet, tôi biết được nhiều hơn những thông tin mà được cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không chỉ những thông tin một chiều và là rất nhiều chiều, nhiều quan điểm. Các sự kiện được nêu ra cách trung thực hơn, để chính tôi nhận định, đưa ra ý kiến cho chính mình. Nhưng có lẽ, hệ thống giáo dục của Đảng ta đã làm được một điều là, nhồi nhét triết học Mác-Lênin đến mức là cho sinh viên, giới trẻ ghét tới mức không muốn quan tâm tới chính trị, tới xã hội mà chỉ biết làm công cụ làm kinh tế của Đảng. Thế nên, trong suốt những thời gian đó, tôi thờ ơ với chuyện chính trị. Tôi vẫn được tạo điều kiện học hành hơn rất nhiều người khác. Gia đình tôi không có xảy ra tranh chấp hay bị áp bức gì. Tôi ích kỷ nghĩ rằng, không cần phải quan tâm tới chính trị, vẫn có thể học hành yên ổn, làm việc kiếm tiền đảm bảo mức sống cho bản thân. Và tốt nhất là không nên quan tâm tới nó, vì để tránh vạ vào thân. Chỉ có không dính dáng tới chính trị, mới có thể học hành và làm việc yên ổn được… Và tôi vẫn đứng ngoài tất cả những diễn biến chính trị xã hội. Bỏ ngoài tai nhiều những lời kêu gọi, vận động dân tộc dân chủ.
Trước đây, và tới tận bây giờ, trong đất nước tôi có sự phân biệt đối xử với người có đạo-người Công Giáo. Hồi còn nhỏ, thì tôi thắc mắc và không thể giải thích được, rằng tại sao người ta lại ghét người có đạo, trong khi người có đạo lúc nào cũng hiền lành và ngoan hơn những người bên lương. Ông bà, bố mẹ, các cha cũng động viên là rồi mọi người sẽ hiểu mình và tôn trọng mình. Tôi chấp nhận với những suy nghĩ và lời giải thích đó. Giờ đây khi lớn hơn, đặc biệt là hồi năm thứ hai đại học được tiếp xúc với nhiều những nền tư tưởng triết học khác ngoài Mác-Lênin, tôi mới giải thích cho mình nhiều thứ. Tôi mới biết được rằng, sẽ không thể có hai tôn giáo lớn cùng tồn tại song song trên một đất nước (là tôn giáo Mác-Lênin và Công Giáo). Tôn giáo Mác-Lênin họ dùng tất cả những gì họ có là nhà nước, chính quyền, là quân đội, luật pháp, là cảnh sát cơ động và chó để làm bất cứ cái gì để đạt được mục đích của họ. Bởi vì, chỉ riêng với Công Giáo, họ không thể mua bằng tiền, bằng chức tước để có thể điều khiển, làm tay sai của họ.
Thủ đoạn xịt hơi cay! |
Yếu thế trên lý lẽ, Đảng Cộng Sản dùng quân đội và bạo lực, dùng cảnh sát cơ động và chó để đàn áp, để dành chiến thắng trên chiến trường bạo lực. Hôm chủ nhật tôi đi lễ ở nhà thờ Lớn, dự lễ Đức Mẹ Sầu Bi (21/9), tất cả mọi ngả đường vào nhà thờ đều có các chú cảnh sát giao thông, dân phòng chặn xe lại (chả biết các chú được nhân dân nuôi cho ăn, các nút giao thông đầy rẫy tắc đường thì chả thấy đâu, lại rỗi hơi đi vào các ngõ ngách để chặn xe. Các chú cơ động nữa, thấy vụ đánh nhau của các đầu gấu trên đường thì lẩn mất, thế mà có đôi trai gái ngồi ở ngang đường thì bốn năm chú tiến lại … “bảo vệ”, săn đuổi người không đội mũ bảo hiểm như săn bắt cướp …!!!???). Còn đê hèn hơn nữa là tất cả các điểm gửi xe gần khu nhà thờ đều được giáo dục để họ không cho những người đến nhà thờ gửi xe. Rồi giáo dân từ trước tới giờ không hề có hành động bạo lực, nổi loạn, thế mà Đảng phải huy động mọi lực lượng cảnh sát, công an, dân phòng, cả lực lượng cơ động (súng ống dắt đầy mình) và chó nghiệp vụ (chó cũng đen xì mà tôi thường cho cả lực lượng cơ động – cũng đen xì như chó– cũng trong hàng ngũ đó) để đối phó…
Tối hôm qua (21/9) tôi được một anh cho biết là tối nay Thái Hà sẽ xảy ra biến, nên ở lại làm trật tự với anh em tới 22g30. Và cảm giác như không thủ đoạn nào mà Đảng Cộng Sản không áp dụng nữa. Áo sinh viên tình nguyện mà tôi định chọn cho nhóm đợt đi tình nguyện Hòa Bình thì giờ được Đảng chỉ thị cho một số thanh niên mặc để gây rối từ hôm xịt hơi cay. Và tối qua thì xếp thành hai hàng dài để chửi bới, lăng mạ các cha, bà con giáo dân ra cầu nguyện. Đi giữa hàng mà tôi không thể hình dung được những lời tục tĩu bậy bạ như thế được phát ra từ những thanh niên rất trẻ, gương mặt sáng ngời, là tương lai của đất nước. Làm nền cho những hành động phá phách là bài hát Quốc Ca, Như có bác trong ngày vui đại thắng… Chả hiểu họ nghĩ gì, và những tác giả của những bài hát bất hủ kia sẽ có những suy nghĩ gì… Đấy là chưa kể những hành động đê hèn như đổ rác bẩn xung quanh khu tượng đài, đổ dầu trộn mắm tôm trước tượng đài…
Gần đây, khi suy nghĩ về kết thúc của hai vụ trên đây, tôi nhớ lại vụ thảm sát Thiên An Môn mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm với mấy trăm ngàn sinh viên. Liệu có gì đó tương tự khi hàng trăm cảnh sát cơ động được huy động tới để đàn áp nhóm giáo dân đang cầu nguyện ôn hòa, không hề có bạo động. Rồi chính tay người thanh niên áo trắng kia cầm bình xịt hơi cay vào đám đông giáo dân đang đọc kinh cầu nguyện ôn hòa. Anh ta liệu còn lương tâm để nghĩ là chính những người bị xịt kia có con anh, mẹ anh và vợ của anh không để mà anh dùng chính những vũ khí được nhân dân đóng tiền để trang bị trong khống chế tội phạm…
Nhan đề bài viết của tôi: “Nếu muối mà nhạt … thì sẽ lấy gì ướp cho mặn lại”… Đảng Cộng Sản là đối tượng nắm quyền hành cao nhất trong đất nước ta. Tôn chỉ đặt ra của họ là sẽ hướng đến một nhà nước, chính quyền của dân, do dân và vì dân. Nhưng có lẽ, đó là trên lý thuyết. Ông Mác và ông Lênin cũng không thể hình dung được chính những người vận dụng lý thuyết của ông để cai trị, để đàn áp, để bóc lột nhân dân. Luật pháp lập ra để đem lại sự công bằng, nhưng khi các vị lãnh đạo vì luật pháp bị xung đột lợi ích cá nhân, thì họ có thể đưa ra nhiều những nghị quyết (nghị quyết 23 là một thí dụ) để bảo vệ cho lợi ích cá nhân của họ. Tòa án được lập ra để làm cân đẩy mực cho nhân dân, nhưng khi bị cáo chính là những vị quan tòa, những “SẾP” của thẩm phán, thì họ sẽ phải phán quyết thế nào. Cơ quan công an, cảnh sát được lập ra để bảo vệ nhân dân, thì bây giờ, chính lực lượng đó lại đi đàn áp chính nhân dân…. Vậy thì ai sẽ là người bảo vệ nhân dân, ai sẽ là người đứng ra để đảm bảo công bằng, trật tự xã hội.
“Nếu muốn mà nhạt thì sẽ lấy gì ướp cho nó mặn lại”
Tôi là người công giáo, tôi tin rằng, có một đấng tối cao sẽ giải quyết mọi sự theo lẽ công bằng, theo tình yêu thương đó là THIÊN CHÚA.
Than khóc với Mẹ Sầu Bi (thơ)
Huấn Trần
02:50 22/09/2008
Than khóc với Mẹ Sầu Bi
Con quỳ lạy Mẹ Sầu bi
Đời con chẳng có vật gì trong tay
Tấm lòng quá đỗi thơ ngây
Tin lời mật ngọt mà rày mất oan
Tòa Khâm Sứ - thời vẻ vang
Các cha thừa phái mở mang cõi này
Trải qua cay đắng vơi đầy
Nơi này đã bị một bầy quant ham
Lòng lang dạ thú kinh hoàng
Mang theo sung đạn và đàn chó hoang
Chăng dây thép, phá tan hoang
Máy xúc, máy ủi hiên ngang tiến vào
Mọi ngả đường: dựng hàng tào
Lưỡi lê, mặt nạ, hàng ngàn dùi cui
Lăm lăm đứng chặn từng người
Điều tra, xét hỏi, bắt người giáo dân
Chúng con vốn dĩ thiện nhân
Hòa bình – bác ái – chữ Tâm tôn thời
Sáng đi lễ, tối – nhà thờ
Đọc kinh cầu nguyện mong chờ máiau
Được về với Chúa nhiệm mầu
Lòng thành tâm niệm luôn cầu bình an
Thế mà phải gặp lầm than
Hiền lành vô tội phải mang gông cùm
Luôn bị lũ báo lũ hùm
Dò la, trù dập, nghi ngờ, tống giam
Bắt người chưa thỏa lòng ham
Chúng còn dựng chuyện trên đài phát thanh
Tuyên truyền xuyên tạc người lành
Sói già thoắt cái biến thành cừu non
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thánh giá nào hãy giương cao
Cứ nhân nhượng mãi chẳng làm được chi
Sói già, mi hãy biến đi
Cỏ xanh để lại cho đồng chúng ta
Máu Thánh Tử đạo nở hoa
Để đòi công lý – thân ta sá gì
Con quỳ lạy Mẹ Sầu Bi
Chỉ cho con biết phải làm gì đây?
Đọc kinh cầu nguyện tối ngày
Ngồi than khóc? Hay đứng nhìn? Hay đi?
Phép lành Mẹ khứng ban đi
Mẹ sầu bi hỡi, chúng con van nài
Đất này không của riêng ai
Đất này là của những người Kitô
Này ai đừng có mơ hồ
Tổ tiên ta đã dày công đắp bồi
Mẹ ơi, Mẹ hãy nhận lời
Làm cho Trí Dũng Thiện Nhân vẹn toàn
Sống sao cho thật đàng hoàng
Xứng sao cho đáng Thiên Đàng mai sau
Con lạy Mẹ Thánh nhiệm mầu
Mưa lành ban phép trên đầu chúng con.
AMEN!
Con quỳ lạy Mẹ Sầu bi
Đời con chẳng có vật gì trong tay
Tấm lòng quá đỗi thơ ngây
Tin lời mật ngọt mà rày mất oan
Tòa Khâm Sứ - thời vẻ vang
Các cha thừa phái mở mang cõi này
Trải qua cay đắng vơi đầy
Nơi này đã bị một bầy quant ham
Lòng lang dạ thú kinh hoàng
Mang theo sung đạn và đàn chó hoang
Chăng dây thép, phá tan hoang
Máy xúc, máy ủi hiên ngang tiến vào
Mọi ngả đường: dựng hàng tào
Lưỡi lê, mặt nạ, hàng ngàn dùi cui
Lăm lăm đứng chặn từng người
Điều tra, xét hỏi, bắt người giáo dân
Chúng con vốn dĩ thiện nhân
Hòa bình – bác ái – chữ Tâm tôn thời
Sáng đi lễ, tối – nhà thờ
Đọc kinh cầu nguyện mong chờ máiau
Được về với Chúa nhiệm mầu
Lòng thành tâm niệm luôn cầu bình an
Thế mà phải gặp lầm than
Hiền lành vô tội phải mang gông cùm
Luôn bị lũ báo lũ hùm
Dò la, trù dập, nghi ngờ, tống giam
Bắt người chưa thỏa lòng ham
Chúng còn dựng chuyện trên đài phát thanh
Tuyên truyền xuyên tạc người lành
Sói già thoắt cái biến thành cừu non
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thánh giá nào hãy giương cao
Cứ nhân nhượng mãi chẳng làm được chi
Sói già, mi hãy biến đi
Cỏ xanh để lại cho đồng chúng ta
Máu Thánh Tử đạo nở hoa
Để đòi công lý – thân ta sá gì
Con quỳ lạy Mẹ Sầu Bi
Chỉ cho con biết phải làm gì đây?
Đọc kinh cầu nguyện tối ngày
Ngồi than khóc? Hay đứng nhìn? Hay đi?
Phép lành Mẹ khứng ban đi
Mẹ sầu bi hỡi, chúng con van nài
Đất này không của riêng ai
Đất này là của những người Kitô
Này ai đừng có mơ hồ
Tổ tiên ta đã dày công đắp bồi
Mẹ ơi, Mẹ hãy nhận lời
Làm cho Trí Dũng Thiện Nhân vẹn toàn
Sống sao cho thật đàng hoàng
Xứng sao cho đáng Thiên Đàng mai sau
Con lạy Mẹ Thánh nhiệm mầu
Mưa lành ban phép trên đầu chúng con.
AMEN!
Bạn tự hào hay hãnh diện khi là người Việt Nam?
T.D.
03:17 22/09/2008
Xin được viết tiếp “Bạn tự hào hay hãnh diện khi là người Việt Nam?”
(Thưa Cha, Con xin gửi bài viết này để hiệp thông với Đức Tổng)
Gần đây, trong một bài thơ mới sáng tác được lưu truyền trên mạng Internet, tác giả Bùi Minh Quốc đã thốt lên:
“Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng?” (1)
Vâng, kính thưa tất cả người dân nước Việt. Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta có bao giờ nhục như hiện nay không?
1- Trong một lần đối thoại trực tiếp với nhân dân, một trong những câu trả lời được người dân tâm đắc của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đó là: “Tôi yêu nhất, quý nhất sự trung thực, ghét nhất, giận nhất là sự giả dối” (2). Nhưng, những sự việc xảy ra ở Tòa Khâm Sứ ngày 19.9.2008 vừa qua, nếu do sự chỉ đạo của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì buộc những người dân nước Việt phải suy nghĩ lại câu trả lời trên của ông. Bởi vì được biết là vụ việc tranh chấp ở Tòa Khâm Sứ sẽ được Chính Phủ và Tòa Thánh Vatican, và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội giải quyết qua con đường ngoại giao, đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, như mọi người được biết sáng sớm ngày 19.09.2008, chính quyền Hà Nội đã bất ngờ huy động hàng trăm công an đến phong tỏa khu vực tòa Khâm Sứ, và đưa các loại cơ giới, máy móc đến phá hủy tường rào và thi công ‘dự án xây dựng công viên cây xanh’ bất chấp sự phản đối của Tòa Tổng Giám Mục và giáo dân Hà Nội.
Liên quan đến sự việc ở Tòa Khâm Sứ, nhà báo Ben Stocking của hãng tin AP tố cáo là bị ‘đấm, bóp cổ, và đập vào đầu’ khi đưa tin về vụ Khâm Sứ. Tuy nhiên, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Dũng đã phản bác là “hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking"(3). Ngay sau đó, AP đã công bố những bức ảnh nhà báo của họ bị đánh máu me bê bết sau gáy và dính trên áo.
Nếu việc tố cáo của nhà báo Ben Stocking và những bằng chứng của AP là thật thì chúng ta những người dân Việt Nam có cảm thấy nhục nhã với bạn bè thế giới không khi mà quan chức cao cấp của chính phủ, đại diện cho một quốc gia lại có thể dối trá như vậy?
2- Vua Lê Thánh Tông đã nhắn nhủ "bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy” rằng: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di".
Qua báo, đài và internet chúng ta được biết rằng Ải Nam Quan, và hàng trăm km đất liền, và vùng biển của Việt Nam chúng ta đã bị mất. Nếu điều này là sự thật thì những thế hệ con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, … ơi! Chúng ta có cảm thấy nhục nhã không khi những tấc đất thấm đẫm máu của cha ông bị cướp mất? Chúng ta có cảm thấy nhục không khi thấy người ta ‘uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục (và dạy bảo) triều đình’? Thật quả là ê chề phải không?
3- Đất nước Việt Nam của chúng ta vẫn còn là một trong những nước đói nghèo nhất trên thế giới. “Giáo sư Tô Duy Hợp, chuyên gia về nghèo đói, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã khẳng định tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam có thể tới 50%, bao gồm cả nhóm tái nghèo, nếu áp dụng theo chuẩn nghèo quốc tế” (4). Đất nước người ta phát triển tới đâu rồi, vậy mà một nửa nước Việt Nam, vẫn chưa đủ cơm ăn hàng ngày. Trong một phiên chất vấn ở quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Cao Đức Phát cũng đã thừa nhận “ Nhiều đồng bào chỉ trong ngày tết, lễ mới có cơm ăn, dù xuất khẩu gạo nước ta vẫn thứ 2 thế giới" (5). Vậy là hầu như suốt cả năm, nhiều người dân chỉ có ăn khoai, ăn sắn thay cơm … và nhịn đói! Nếu không nói trước tình trạng đói nghèo này là ở Việt Nam, chắc chúng ta tưởng rằng chuyện này đang xảy ra ở một nước Châu Phi đất đai cằn cỗi nào đó.
Chỉ vì đói nghèo, thất học mà hàng trăm ngàn những cô thôn nữ, những cô Tấm thảo hiền của làng quê Việt Nam chấp nhận đi lấy chồng nước ngoài, lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc,… mặc dù chính bản thân họ và Ba Mẹ họ cũng thừa biết những rủi ro có thể ra đối với họ như bị xúc phạm nhân phẩm, bị hành hạ, bị chồng sát hại. Nhưng, đói nghèo nên phải liều thân! Chưa hết, những pano quảng cáo lấy vợ Việt Nam – rao bán những cô gái Việt Nam như một mặt hàng ở Singapor, Đài Loan, Malaysia,…với những quảng cáo như ‘bảo đảm còn trinh tiết’, ‘có thể đổi cô vợ khác nếu thấy sống không hợp’. Không biết có quảng cáo nào nói là ‘buy one, get one free’ (mua một, tặng một)’ chưa? Quá là nhục nhã ê chề cho những đàn ông, con trai nước Việt..
4- Việt Nam chúng ta là một trong những nước tham nhũng nhất trên thế giới. Nếu theo dõi báo chí, chúng ta có thể thấy các quan chức tham nhũng tràn lan trên các tờ báo hàng ngày. Gần đây, báo chí Nhật, rồi báo chí Mỹ cùng đưa tin nhiều công dân của họ đã hối lộ các quan chức Việt Nam. Thật là nhục nhã cho đất nước tự hào là ngàn năm văn hiến!
5- Cho tới nay, không biết dân tộc Việt Nam đã đóng góp được gì lớn lao cho kho tàng tri thức của thế giới chưa? Hay chúng ta dường như chỉ biết thừa hưởng những thành quả khoa học của nhân loại, và mỗi lần ra nước ngoài các quan chức chính phủ vẫn phải xin trợ giúp viện trợ từ cộng đồng quốc tế (có một bài báo người ta mỉa mai chuyến đi nước ngoài mới đây của một quan chức cao cấp chính phủ Việt Nam là một chuyến đi ăn xin (hat-in-hand trip). So sánh với một vài nước trong khu vực mà có thời chúng ta có cùng mức phát triển ngang bằng hoặc cao hơn họ, vậy mà nay họ đã phát triển hơn ta gấp bội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nếu đặt giả thiết nếu các nước ở ASEAN ngừng phát triển thì:
Việt Nam mất khoảng:
- 18 năm để đuổi kịp Indonesia;
- 34 năm để đuổi kịp Thái Lan; và
- 197 năm để đuổi kịp Singapore.
6. Một vài thông tin đánh giá xếp hạng về Việt Nam gần đây
- Pháp luật: 'gần đội sổ châu Á', Xếp thứ 11/12 quốc gia châu Á (8)
- Dân chủ: Xếp thứ 145/167 quốc gia. (9)
- Tham nhũng: Xếp thứ 11/13 quốc gia ở Châu Á. (10)
- Tự do báo chí: Xếp thứ 178/195 quốc gia (11)
- Tỷ lệ nạo phá thai: Là 1 trong 3 nước cao nhất thế giới.
Trên đây là một vài thông tin về đất nước Việt Nam của chúng ta. Chắc là ai trong chúng ta cũng cảm thấy buồn cho tình cảnh hiện thời của đất nước, và cũng cảm thấy nhục nhã vì đất nước Việt Nam và người Việt bị bạn bè thế giới coi rẻ, khinh thường! Chúng ta có biết vì sao đất nước chúng ta ra nông nỗi này không?
T.D.
Nguồn trích dẫn
(1). http://www.clbnbtd.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=811
(2). http://vietnamnet.vn/bandocviet/2007/02/663249/
(3) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080921_ap_evidence.shtml
(4). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080906_vietnam_poverty.shtml
(5). http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=21873
(6). http://vietnamnet.vn/vanhoimoi/2006/03/550753/
(7). http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/JF28Ae02.html
(8). http://www..bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080915_percsurveyvietnam.shtml
(9) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/12/061211_democracy_index.shtml.
(10) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/03/070313_percindex.shtml
(11). http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Freedom-House-Vietnam-Cracked-Down-On-Dissident-Writers-TGiao-05032008132043.html?searchterm=None
(Thưa Cha, Con xin gửi bài viết này để hiệp thông với Đức Tổng)
Gần đây, trong một bài thơ mới sáng tác được lưu truyền trên mạng Internet, tác giả Bùi Minh Quốc đã thốt lên:
“Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng?” (1)
Vâng, kính thưa tất cả người dân nước Việt. Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta có bao giờ nhục như hiện nay không?
1- Trong một lần đối thoại trực tiếp với nhân dân, một trong những câu trả lời được người dân tâm đắc của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đó là: “Tôi yêu nhất, quý nhất sự trung thực, ghét nhất, giận nhất là sự giả dối” (2). Nhưng, những sự việc xảy ra ở Tòa Khâm Sứ ngày 19.9.2008 vừa qua, nếu do sự chỉ đạo của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì buộc những người dân nước Việt phải suy nghĩ lại câu trả lời trên của ông. Bởi vì được biết là vụ việc tranh chấp ở Tòa Khâm Sứ sẽ được Chính Phủ và Tòa Thánh Vatican, và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội giải quyết qua con đường ngoại giao, đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, như mọi người được biết sáng sớm ngày 19.09.2008, chính quyền Hà Nội đã bất ngờ huy động hàng trăm công an đến phong tỏa khu vực tòa Khâm Sứ, và đưa các loại cơ giới, máy móc đến phá hủy tường rào và thi công ‘dự án xây dựng công viên cây xanh’ bất chấp sự phản đối của Tòa Tổng Giám Mục và giáo dân Hà Nội.
Liên quan đến sự việc ở Tòa Khâm Sứ, nhà báo Ben Stocking của hãng tin AP tố cáo là bị ‘đấm, bóp cổ, và đập vào đầu’ khi đưa tin về vụ Khâm Sứ. Tuy nhiên, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Dũng đã phản bác là “hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking"(3). Ngay sau đó, AP đã công bố những bức ảnh nhà báo của họ bị đánh máu me bê bết sau gáy và dính trên áo.
Nếu việc tố cáo của nhà báo Ben Stocking và những bằng chứng của AP là thật thì chúng ta những người dân Việt Nam có cảm thấy nhục nhã với bạn bè thế giới không khi mà quan chức cao cấp của chính phủ, đại diện cho một quốc gia lại có thể dối trá như vậy?
2- Vua Lê Thánh Tông đã nhắn nhủ "bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy” rằng: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di".
Qua báo, đài và internet chúng ta được biết rằng Ải Nam Quan, và hàng trăm km đất liền, và vùng biển của Việt Nam chúng ta đã bị mất. Nếu điều này là sự thật thì những thế hệ con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, … ơi! Chúng ta có cảm thấy nhục nhã không khi những tấc đất thấm đẫm máu của cha ông bị cướp mất? Chúng ta có cảm thấy nhục không khi thấy người ta ‘uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục (và dạy bảo) triều đình’? Thật quả là ê chề phải không?
3- Đất nước Việt Nam của chúng ta vẫn còn là một trong những nước đói nghèo nhất trên thế giới. “Giáo sư Tô Duy Hợp, chuyên gia về nghèo đói, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã khẳng định tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam có thể tới 50%, bao gồm cả nhóm tái nghèo, nếu áp dụng theo chuẩn nghèo quốc tế” (4). Đất nước người ta phát triển tới đâu rồi, vậy mà một nửa nước Việt Nam, vẫn chưa đủ cơm ăn hàng ngày. Trong một phiên chất vấn ở quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Cao Đức Phát cũng đã thừa nhận “ Nhiều đồng bào chỉ trong ngày tết, lễ mới có cơm ăn, dù xuất khẩu gạo nước ta vẫn thứ 2 thế giới" (5). Vậy là hầu như suốt cả năm, nhiều người dân chỉ có ăn khoai, ăn sắn thay cơm … và nhịn đói! Nếu không nói trước tình trạng đói nghèo này là ở Việt Nam, chắc chúng ta tưởng rằng chuyện này đang xảy ra ở một nước Châu Phi đất đai cằn cỗi nào đó.
Chỉ vì đói nghèo, thất học mà hàng trăm ngàn những cô thôn nữ, những cô Tấm thảo hiền của làng quê Việt Nam chấp nhận đi lấy chồng nước ngoài, lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc,… mặc dù chính bản thân họ và Ba Mẹ họ cũng thừa biết những rủi ro có thể ra đối với họ như bị xúc phạm nhân phẩm, bị hành hạ, bị chồng sát hại. Nhưng, đói nghèo nên phải liều thân! Chưa hết, những pano quảng cáo lấy vợ Việt Nam – rao bán những cô gái Việt Nam như một mặt hàng ở Singapor, Đài Loan, Malaysia,…với những quảng cáo như ‘bảo đảm còn trinh tiết’, ‘có thể đổi cô vợ khác nếu thấy sống không hợp’. Không biết có quảng cáo nào nói là ‘buy one, get one free’ (mua một, tặng một)’ chưa? Quá là nhục nhã ê chề cho những đàn ông, con trai nước Việt..
4- Việt Nam chúng ta là một trong những nước tham nhũng nhất trên thế giới. Nếu theo dõi báo chí, chúng ta có thể thấy các quan chức tham nhũng tràn lan trên các tờ báo hàng ngày. Gần đây, báo chí Nhật, rồi báo chí Mỹ cùng đưa tin nhiều công dân của họ đã hối lộ các quan chức Việt Nam. Thật là nhục nhã cho đất nước tự hào là ngàn năm văn hiến!
5- Cho tới nay, không biết dân tộc Việt Nam đã đóng góp được gì lớn lao cho kho tàng tri thức của thế giới chưa? Hay chúng ta dường như chỉ biết thừa hưởng những thành quả khoa học của nhân loại, và mỗi lần ra nước ngoài các quan chức chính phủ vẫn phải xin trợ giúp viện trợ từ cộng đồng quốc tế (có một bài báo người ta mỉa mai chuyến đi nước ngoài mới đây của một quan chức cao cấp chính phủ Việt Nam là một chuyến đi ăn xin (hat-in-hand trip). So sánh với một vài nước trong khu vực mà có thời chúng ta có cùng mức phát triển ngang bằng hoặc cao hơn họ, vậy mà nay họ đã phát triển hơn ta gấp bội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nếu đặt giả thiết nếu các nước ở ASEAN ngừng phát triển thì:
Việt Nam mất khoảng:
- 18 năm để đuổi kịp Indonesia;
- 34 năm để đuổi kịp Thái Lan; và
- 197 năm để đuổi kịp Singapore.
6. Một vài thông tin đánh giá xếp hạng về Việt Nam gần đây
- Pháp luật: 'gần đội sổ châu Á', Xếp thứ 11/12 quốc gia châu Á (8)
- Dân chủ: Xếp thứ 145/167 quốc gia. (9)
- Tham nhũng: Xếp thứ 11/13 quốc gia ở Châu Á. (10)
- Tự do báo chí: Xếp thứ 178/195 quốc gia (11)
- Tỷ lệ nạo phá thai: Là 1 trong 3 nước cao nhất thế giới.
Trên đây là một vài thông tin về đất nước Việt Nam của chúng ta. Chắc là ai trong chúng ta cũng cảm thấy buồn cho tình cảnh hiện thời của đất nước, và cũng cảm thấy nhục nhã vì đất nước Việt Nam và người Việt bị bạn bè thế giới coi rẻ, khinh thường! Chúng ta có biết vì sao đất nước chúng ta ra nông nỗi này không?
T.D.
Nguồn trích dẫn
(1). http://www.clbnbtd.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=811
(2). http://vietnamnet.vn/bandocviet/2007/02/663249/
(3) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080921_ap_evidence.shtml
(4). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080906_vietnam_poverty.shtml
(5). http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=21873
(6). http://vietnamnet.vn/vanhoimoi/2006/03/550753/
(7). http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/JF28Ae02.html
(8). http://www..bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080915_percsurveyvietnam.shtml
(9) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/12/061211_democracy_index.shtml.
(10) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/03/070313_percindex.shtml
(11). http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Freedom-House-Vietnam-Cracked-Down-On-Dissident-Writers-TGiao-05032008132043.html?searchterm=None
Thấy gì qua việc làm của Đài THVN và bài viết của Trần Chí Hiển
Thái Sứ
03:24 22/09/2008
Thấy gì qua việc làm của Đài THVN và bài viết của Trần Chí Hiển
Trên truyền hình Trung ương - cơ quan truyền hình của Nhà nước đại diện cho hơn 84 triệu người, trong đó có quyền lợi của cả mấy triệu người công giáo Việt Nam - những lời lẽ về TGM Ngô Quang Kiệt với cách đưa tin của những kẻ thiếu tính lương thiện, không xứng đáng tầm cỡ một đài TH quốc gia.
Cách đưa tin này, thật sự là một nỗi ô nhục của một ngành truyền thông nô lệ. Nô lệ cho ai, chắc tự những cá nhân và tập thể Đài TH VN đã biết, toàn thể nhân dân VN đã biết. Đó là sự nô lệ cho những kẻ đứng trên pháp luật, coi thường nhân dân và nguyện vọng của nhân dân. Chỉ là một công cụ biện hộ cho sự cướp bóc bất chính mà thôi.
Đó là kiểu đưa tin cắt xem để bóp méo bôi nhục người khác. Nhất là với TGM Ngô Quang Kiệt trong bài nói chuyện của mình tại UBND Thành phố Hà Nội ngày 20/9/2008.
Nguyên văn lời TGM Ngô Quang Kiệt đã nói: “Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.
Nhưng, với cách cách làm của mình, THVN chỉ cắt một nửa câu nói để có cớ xuyên tạc vu vạ cho người khác. Thất nhân tâm hơn, là khi câu nói tâm sự thật thà, chân thành đã bị lợi dụng để biến thành thù địch.
Đúng là dân gian đã nói không sai “chơi với chó, chó liếm mặt” . Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã không nhận chân ra đối thủ của mình, chỉ nghĩ với sự đơn sơ ai cũng là bạn.
Trong dân gian có câu chuyện “đau bụng uống nhân sâm tắc tử” là câu chuyện mà người xưa đã dùng để cảnh cáo câu chuyện hôm nay. Tiếc thay, đài THVN đã sử dụng đúng chiêu đó mà không thấy xấu hổ, nhục nhã cho thân phận nô lệ của một đài truyền hình quốc gia.
Người ta nói rằng “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, một nửa sự thật không phải là sự thật” , không ai lạ gì sự dối trá ở Đài THVN khi mà trong xã hội, sự dối trá đã phổ biến từ thấp đến cao, từ trung ương đến địa phương.
Nếu như một người nước ngoài nào đến Việt Nam và nói câu này: “Tôi rất yêu mến Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, biết bao nhà thổ đã được sinh ra, bao nhiêu trẻ em nhỏ tuổi được làm đưa đi làm nô lệ tình dục, bao nhiêu công nhân bị đảng đứng về phía chúng ta bóc lột đến tận xương tủy mà không biết kêu ai” , thì chắc chắn, đài THVN sẽ cũng chỉ lấy câu đầu “Tôi rất yêu mến Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam” .
Đài THVN với cách đưa tin lưu manh, đã không từ bỏ một cơ hội và thủ đoạn nào trong việc biến người lương thiện thành tội nhân. Đó cũng là cách mà Đài THVN đã cam tâm nhục nhã khi đưa những tin ngược với sự thật
Còn trong bài viết của mình, Trần Chí Hiển viết: “Tự hào thuộc về dân tộc Việt - dân tộc bao ngàn năm nay không luỵ ai, không sợ ai, không bao giờ xúc phạm đến ai…”
Bao đời không lụy ai thì đúng, nhân dân Việt Nam quật cường, tự lực, đã bao nhiêu phen trận mạc, quyết chiến thắng mọi kẻ thù để bảo vệ bờ cõi đất nước. Điều đó đã được ghi trong những trang sử vàng của những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc. Những thời đại đó đã có những gương anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi…
Nhưng “nay” không lụy ai, không sợ ai ư ông Trần Chí Hiển? Không lụy ai, không sợ ai? sao nhất cử nhất động của nhà nước VN này, thì bọn bá quyền Trung quốc đều có thể giật dây điều khiển? Điển hình là những sinh viên, nhân dân VN yêu nước biểu tình chống Trung quốc xâm lược đã được nhà nước VN cho công an đàn áp khốc liệt mà không thấy THVN đưa tin?
Sao những hành động ngang nhiên lấn chiếm lãnh thổ, đất nước này bị mất từ Ải Nam quan đến Hoàng Sa, Trường Sa đã không được Đài THVN nhắc đến? Đó có phải là “không sợ ai” như ông nói hay không?
Còn không xúc phạm ai ư? Ngay cả cái mang tên Truyền hình Việt Nam kia, đã làm điều gì nếu không là xúc phạm khi cắt đôi câu nói của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt để cố tình nhục mạ ông trước toàn dân tộc nhằm phục vụ ý đồ cướp đoạt đất đai nhà thờ không có cơ sở pháp luật?
Thật ra, cái tự hào dân tộc của Trần Chí Hiển chỉ là cách “hiếp dâm chính trị” nói lấy được mà thôi. Tôi tin rằng ngay cả Trần Chí Hiển cũng không tin những điều mình nói.
Trong đợt góp ý và Đại Hội Đảng 10, Trần Chí Hiển đã có những bài viết nêu lên những bức xúc của mình với một chế độ. Người ta tưởng rằng, ông ta có tâm huyết thật tình với những gì là sự thật, nhưng người ta đã hiểu nguyên nhân của sự bức xúc trên, chỉ là việc ông không được mời là đại biểu tham dự, sợ kém phần tranh chức nên đã nổi nóng.
Thật ra, đó cũng chỉ là thân phận của kẻ nô lệ muốn gần chủ hơn để được ưu ái trong sự kiếm chác mà thôi. Bản chất con người quả khó mà thay đổi.
Trở lại với câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt, tôi cho rằng, dù ông có chỉ nói như Đài TH đã đưa, có gì đâu để có thể lên án. Anh tự hào với đất nước, người Việt, đó là quyền của anh, còn tôi, là quyền của tôi. Pháp luật không có điều khoản nào buộc người Việt Nam không được cảm thấy nhục nhã khi bị coi khinh, bị rẻ mạt hoặc làm anh không vừa lòng
Tôi có quyền tự hào khi tôi sinh ra trong gia đình nề nếp, gia giáo, có người bố và người mẹ đạo đức, tốt đẹp. Anh cũng có thể cảm thấy nhục nhã khi sinh ra trong một gia đình có ông bố suốt ngày nát rượu, hèn nhát với hàng xóm, chỉ giỏi đánh đập vợ con, sẵn sàng bán cả cơ ngơi, mồ mả và đất đai, lãnh thổ của tổ tiên để lại chỉ để phục vụ cho bản thân mình. Còn với ông bố bà mẹ đó anh không nhục nhã mà còn tự hào thì đó là việc của anh, bởi anh đang muốn sẽ biến mình thành ông bố đó sau này.
Trần Chí Hiển đã hết sức ngây thơ khi cố tình đăt ra những điều kích động tính tự hào dân tộc rằng: “Hôm nay, người Việt ra nước ngoài được cầm quyển hộ chiếu Việt Nam trên tay là do cả sông máu Việt đã đổ ra, cả núi xương Việt đã chất chồng để có độc lập tự do. Có độc lập, tự do mới có công dân Việt, mới có hộ chiếu Việt”
Xin hỏi ông Trần Chí Hiển độc lập và tự do hôm nay, nó đang ở đâu? khi mà chính những người dân đã xây dựng nên đất nước này, đã góp công của và tiền bạc nuôi cái đảng cộng sản và nhà nước này, để luôn được một sự cai trị độc tài, luôn được đi làm nô lệ cho những đất nước mà chính VN đã phỉ nhổ là chó săn của đế quốc, là con đĩ chính trị như Đài Loan, Hàn Quốc…
Tự do ở đâu, khi mà cả cộng đồng tôn giáo đã ngang nhiên bị chà đạp, bị đàn áp bởi cái chế độ đặt trên đầu họ?
Riêng tôi, tôi thấy nhục nhã thay cho những con người Việt Nam, khi mà cả dân tộc đang cúi đầu trước bất công, bạo lực và dối trá. Tôi thấy nhục nhã, khi mà con dân nước Việt đã bị đẩy đi làm nô lệ tình dục, nô lệ cho những nước nhược tiểu lân cận, tôi thấy nhục nhã cho một đất nước độc lập, nhưng không có quyền tự quyết những vấn đề của dân tộc mình.
Hãy với chính lương tâm của mình mà soi xét những điều mình nói. Đừng chỉ vì những miếng mồi ngon mà quyết tâm bảo vệ sự sai trái dẫn đến loạn ngôn.
Hà Nội, Ngày 22 tháng 9 năm 2008
Trên truyền hình Trung ương - cơ quan truyền hình của Nhà nước đại diện cho hơn 84 triệu người, trong đó có quyền lợi của cả mấy triệu người công giáo Việt Nam - những lời lẽ về TGM Ngô Quang Kiệt với cách đưa tin của những kẻ thiếu tính lương thiện, không xứng đáng tầm cỡ một đài TH quốc gia.
Cách đưa tin này, thật sự là một nỗi ô nhục của một ngành truyền thông nô lệ. Nô lệ cho ai, chắc tự những cá nhân và tập thể Đài TH VN đã biết, toàn thể nhân dân VN đã biết. Đó là sự nô lệ cho những kẻ đứng trên pháp luật, coi thường nhân dân và nguyện vọng của nhân dân. Chỉ là một công cụ biện hộ cho sự cướp bóc bất chính mà thôi.
Đó là kiểu đưa tin cắt xem để bóp méo bôi nhục người khác. Nhất là với TGM Ngô Quang Kiệt trong bài nói chuyện của mình tại UBND Thành phố Hà Nội ngày 20/9/2008.
Nguyên văn lời TGM Ngô Quang Kiệt đã nói: “Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.
Nhưng, với cách cách làm của mình, THVN chỉ cắt một nửa câu nói để có cớ xuyên tạc vu vạ cho người khác. Thất nhân tâm hơn, là khi câu nói tâm sự thật thà, chân thành đã bị lợi dụng để biến thành thù địch.
Đúng là dân gian đã nói không sai “chơi với chó, chó liếm mặt” . Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã không nhận chân ra đối thủ của mình, chỉ nghĩ với sự đơn sơ ai cũng là bạn.
Trong dân gian có câu chuyện “đau bụng uống nhân sâm tắc tử” là câu chuyện mà người xưa đã dùng để cảnh cáo câu chuyện hôm nay. Tiếc thay, đài THVN đã sử dụng đúng chiêu đó mà không thấy xấu hổ, nhục nhã cho thân phận nô lệ của một đài truyền hình quốc gia.
Người ta nói rằng “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, một nửa sự thật không phải là sự thật” , không ai lạ gì sự dối trá ở Đài THVN khi mà trong xã hội, sự dối trá đã phổ biến từ thấp đến cao, từ trung ương đến địa phương.
Nếu như một người nước ngoài nào đến Việt Nam và nói câu này: “Tôi rất yêu mến Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, biết bao nhà thổ đã được sinh ra, bao nhiêu trẻ em nhỏ tuổi được làm đưa đi làm nô lệ tình dục, bao nhiêu công nhân bị đảng đứng về phía chúng ta bóc lột đến tận xương tủy mà không biết kêu ai” , thì chắc chắn, đài THVN sẽ cũng chỉ lấy câu đầu “Tôi rất yêu mến Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam” .
Đài THVN với cách đưa tin lưu manh, đã không từ bỏ một cơ hội và thủ đoạn nào trong việc biến người lương thiện thành tội nhân. Đó cũng là cách mà Đài THVN đã cam tâm nhục nhã khi đưa những tin ngược với sự thật
Còn trong bài viết của mình, Trần Chí Hiển viết: “Tự hào thuộc về dân tộc Việt - dân tộc bao ngàn năm nay không luỵ ai, không sợ ai, không bao giờ xúc phạm đến ai…”
Bao đời không lụy ai thì đúng, nhân dân Việt Nam quật cường, tự lực, đã bao nhiêu phen trận mạc, quyết chiến thắng mọi kẻ thù để bảo vệ bờ cõi đất nước. Điều đó đã được ghi trong những trang sử vàng của những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc. Những thời đại đó đã có những gương anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi…
Nhưng “nay” không lụy ai, không sợ ai ư ông Trần Chí Hiển? Không lụy ai, không sợ ai? sao nhất cử nhất động của nhà nước VN này, thì bọn bá quyền Trung quốc đều có thể giật dây điều khiển? Điển hình là những sinh viên, nhân dân VN yêu nước biểu tình chống Trung quốc xâm lược đã được nhà nước VN cho công an đàn áp khốc liệt mà không thấy THVN đưa tin?
Sao những hành động ngang nhiên lấn chiếm lãnh thổ, đất nước này bị mất từ Ải Nam quan đến Hoàng Sa, Trường Sa đã không được Đài THVN nhắc đến? Đó có phải là “không sợ ai” như ông nói hay không?
Còn không xúc phạm ai ư? Ngay cả cái mang tên Truyền hình Việt Nam kia, đã làm điều gì nếu không là xúc phạm khi cắt đôi câu nói của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt để cố tình nhục mạ ông trước toàn dân tộc nhằm phục vụ ý đồ cướp đoạt đất đai nhà thờ không có cơ sở pháp luật?
Thật ra, cái tự hào dân tộc của Trần Chí Hiển chỉ là cách “hiếp dâm chính trị” nói lấy được mà thôi. Tôi tin rằng ngay cả Trần Chí Hiển cũng không tin những điều mình nói.
Trong đợt góp ý và Đại Hội Đảng 10, Trần Chí Hiển đã có những bài viết nêu lên những bức xúc của mình với một chế độ. Người ta tưởng rằng, ông ta có tâm huyết thật tình với những gì là sự thật, nhưng người ta đã hiểu nguyên nhân của sự bức xúc trên, chỉ là việc ông không được mời là đại biểu tham dự, sợ kém phần tranh chức nên đã nổi nóng.
Thật ra, đó cũng chỉ là thân phận của kẻ nô lệ muốn gần chủ hơn để được ưu ái trong sự kiếm chác mà thôi. Bản chất con người quả khó mà thay đổi.
Trở lại với câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt, tôi cho rằng, dù ông có chỉ nói như Đài TH đã đưa, có gì đâu để có thể lên án. Anh tự hào với đất nước, người Việt, đó là quyền của anh, còn tôi, là quyền của tôi. Pháp luật không có điều khoản nào buộc người Việt Nam không được cảm thấy nhục nhã khi bị coi khinh, bị rẻ mạt hoặc làm anh không vừa lòng
Tôi có quyền tự hào khi tôi sinh ra trong gia đình nề nếp, gia giáo, có người bố và người mẹ đạo đức, tốt đẹp. Anh cũng có thể cảm thấy nhục nhã khi sinh ra trong một gia đình có ông bố suốt ngày nát rượu, hèn nhát với hàng xóm, chỉ giỏi đánh đập vợ con, sẵn sàng bán cả cơ ngơi, mồ mả và đất đai, lãnh thổ của tổ tiên để lại chỉ để phục vụ cho bản thân mình. Còn với ông bố bà mẹ đó anh không nhục nhã mà còn tự hào thì đó là việc của anh, bởi anh đang muốn sẽ biến mình thành ông bố đó sau này.
Trần Chí Hiển đã hết sức ngây thơ khi cố tình đăt ra những điều kích động tính tự hào dân tộc rằng: “Hôm nay, người Việt ra nước ngoài được cầm quyển hộ chiếu Việt Nam trên tay là do cả sông máu Việt đã đổ ra, cả núi xương Việt đã chất chồng để có độc lập tự do. Có độc lập, tự do mới có công dân Việt, mới có hộ chiếu Việt”
Xin hỏi ông Trần Chí Hiển độc lập và tự do hôm nay, nó đang ở đâu? khi mà chính những người dân đã xây dựng nên đất nước này, đã góp công của và tiền bạc nuôi cái đảng cộng sản và nhà nước này, để luôn được một sự cai trị độc tài, luôn được đi làm nô lệ cho những đất nước mà chính VN đã phỉ nhổ là chó săn của đế quốc, là con đĩ chính trị như Đài Loan, Hàn Quốc…
Tự do ở đâu, khi mà cả cộng đồng tôn giáo đã ngang nhiên bị chà đạp, bị đàn áp bởi cái chế độ đặt trên đầu họ?
Riêng tôi, tôi thấy nhục nhã thay cho những con người Việt Nam, khi mà cả dân tộc đang cúi đầu trước bất công, bạo lực và dối trá. Tôi thấy nhục nhã, khi mà con dân nước Việt đã bị đẩy đi làm nô lệ tình dục, nô lệ cho những nước nhược tiểu lân cận, tôi thấy nhục nhã cho một đất nước độc lập, nhưng không có quyền tự quyết những vấn đề của dân tộc mình.
Hãy với chính lương tâm của mình mà soi xét những điều mình nói. Đừng chỉ vì những miếng mồi ngon mà quyết tâm bảo vệ sự sai trái dẫn đến loạn ngôn.
Hà Nội, Ngày 22 tháng 9 năm 2008
Tôi đã thấy Người
John Chang
03:32 22/09/2008
Tôi đã thấy Người
Mọi người đều ao ước thấy được những gì mới lạ. Năm 2007 đã có 903 triệu lượt người đi du lịch và chi ra 856 tỷ đô-la để được thấy tận mắt các miền đất mới (http://en.wikipedia.org/wiki/Tourism). Tín đồ các tôn giáo còn khao khát được đặt chân đến các miền đất linh thiêng. Người Hồi giáo mong mỏi ít nhất một lần trong đời được đến Mecca trước khi nhắm mắt. Phật tử ao ước được đến thăm Kusinagar, Ấn độ, là nơi Đức Phật nhập niết bàn - mahaparinirvana. Hàng năm có rất đông người Công giáo trên toàn thế giới tuốn về Vatican. Giáo dân ở trong nước cứ đến lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời thì trẩy hội La Vang hàng mấy trăm ngàn người. Họ chẳng bao giờ ngại vất vả đường xa và vô cùng tốn kém để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình. Người Cộng sản không ngần ngại chi tiêu những số tiền khổng lồ (đáng lẽ nên dùng để xóa đói giảm nghèo) dựng lên các lăng Lê-nin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Il Sung nhằm thần thánh hóa các lãnh tụ quá cố, đi ngược với chủ thuyết duy vật vô thần, chết là hết, mà họ tin theo.
Na-tha-na-en là một người tiêu biểu trong nhân loại, muốn thấy được những điều lớn lao vượt lên trên cơm ăn áo mặc hàng ngày. Ông thường ngồi dưới gốc cây vả và mơ đến những chân trời huyền nhiệm. Phi-líp-phê giới thiệu với ông một con người đến từ Na-da-rét. Chỉ là một con người có xương thịt giống như ông đến từ một miền đất bình thường thì chẳng có gì hay ho cả. “Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay ho được?” Nhưng đây lại là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa Làm Người. Người thấy rõ tâm can ông. Ông tái mặt: “Làm sao Ngài biết tôi?” Nhưng Người còn biết rõ về ông hơn nữa.. Người biết ông mơ mộng những gì khi ngồi dưới gốc cây vả. Quan trọng nhất, Người đánh trúng tim đen ông với lời hứa sẽ cho ông thấy cảnh tượng vĩ đại nhất mà mọi người có thể tưởng tượng ra: “Thật, tôi bảo thật, anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.” (x. Ga 1,45-51)
Đó không phải là khao khát của mình Na-tha-na-en. Phi-líp-phê cũng có mặt lúc đó. Ông không thể nào quên được những lời này. Ông đã miệt mài đi theo Đức Giê-su cũng chỉ mong thấy được cảnh tượng huy hoàng tuyệt đối này. Ông đã dầm sương dãi nắng với Người trong bao năm. Thế mà Người cứ để ông chờ đợi mòn mỏi hoài mà chẳng cho ông thấy cảnh tượng vĩ đại đó. Người quên rồi chăng hay là Người không thực hiện nổi điều đó? Sau cùng ông phải nhắc Người về điều quan trọng nhất này đối với ông (và tất cả mọi người khác): Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện. Câu trả lời của Người có vẻ đã làm cho ông (và mọi người chúng ta) chưng hửng thất vọng: Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. (x. Ga 14,8-10)
Như thế có nghĩa là thấy được con người Giê-su đến từ Na-da-rét. Một con người bằng xương bằng thịt giống như tôi, sống bên tôi, chết bên tôi, cũng yếu đuối tật nguyền như tôi, cũng tương đương như thấy được cảnh tượng hùng vĩ nhất:
- Trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.
- Thấy được Thiên Chúa Cha.
Đây là điều thế gian không thể hiểu được và người tin vào Đức Giê-su cũng không thể nào hiểu được nếu vẫn bám víu vào não trạng của thế gian như như hai môn đệ cốt cán của Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”
Xin cám ơn ĐTGM Kiệt, quý tu sĩ DCCT, quý giáo sỹ và giáo dân giáo phận Hà Nội, trong những ngày dầu sôi lửa bỏng này đã cho toàn thế giới thấy được Người nơi hình ảnh người phụ nữ Mường bị đánh tét máu đầu, nơi những người giáo dân bị giam cầm vô cớ, nơi những lăng mạ, vu khống, đòn thù hèn hạ của những kẻ mất hết lý trí giáng trên thân phận nhỏ bé đáng thương của quý vị. Thấy được Người như thế tức là thấy được điều vĩ đại nhất:
- Trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.
- Thấy được Thiên Chúa Cha.
Chắc chắn quý vị còn thấy được những điều trọng đại hơn chúng tôi là những người chỉ hiệp thông từ xa. Có biết bao người đồng hành trong hành trình đức tin như quý vị mong muốn được thấy những điều quý vị thấy mà không được thấy, được nghe những điều quý vị nghe mà không được nghe.
- Trời cao hơn đất chừng nào
thì đường lối của Thiên Chúa cũng cao hơn đường lối của con người,
và tư tưởng của Thiên Chúa ơn tư tưởng các ngươi chừng ấy. (Is 55,9)
Hạt giống rơi vào lòng đất chết đi thì lại trổ sinh hoa trái gấp bội. Thế gian dễ dàng giết chết Người và các môn đệ của Người. Người tin vào Người qua bao thế hệ cũng có số phận tương tự. Nhưng không bao giờ thế gian ngăn cản được khi ông Tê-pha-nô bị ném đá vỡ đầu ra thì ông lại thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa (x Cv 7,55).
Một lần nữa xin cám ơn cộng đồng Dân Chúa Hà Nội đã cho thế giới được thấy quý vị, vì muốn nói lên lời công lý và yêu thương của Người, mà lâm vào tình cảnh khốn quẫn nhất.
Vì Người có mặt nơi quý vị nên chúng tôi mới thấy được Người như thế, tức là thấy được điều vĩ đại nhất:
- Trời rộng mở, và các Thiên Thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.
- Thấy được Người như vậy là thấy được Thiên Chúa Cha.
Mọi người đều ao ước thấy được những gì mới lạ. Năm 2007 đã có 903 triệu lượt người đi du lịch và chi ra 856 tỷ đô-la để được thấy tận mắt các miền đất mới (http://en.wikipedia.org/wiki/Tourism). Tín đồ các tôn giáo còn khao khát được đặt chân đến các miền đất linh thiêng. Người Hồi giáo mong mỏi ít nhất một lần trong đời được đến Mecca trước khi nhắm mắt. Phật tử ao ước được đến thăm Kusinagar, Ấn độ, là nơi Đức Phật nhập niết bàn - mahaparinirvana. Hàng năm có rất đông người Công giáo trên toàn thế giới tuốn về Vatican. Giáo dân ở trong nước cứ đến lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời thì trẩy hội La Vang hàng mấy trăm ngàn người. Họ chẳng bao giờ ngại vất vả đường xa và vô cùng tốn kém để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình. Người Cộng sản không ngần ngại chi tiêu những số tiền khổng lồ (đáng lẽ nên dùng để xóa đói giảm nghèo) dựng lên các lăng Lê-nin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Il Sung nhằm thần thánh hóa các lãnh tụ quá cố, đi ngược với chủ thuyết duy vật vô thần, chết là hết, mà họ tin theo.
TGM Kiệt (21/9/2008) |
Đó không phải là khao khát của mình Na-tha-na-en. Phi-líp-phê cũng có mặt lúc đó. Ông không thể nào quên được những lời này. Ông đã miệt mài đi theo Đức Giê-su cũng chỉ mong thấy được cảnh tượng huy hoàng tuyệt đối này. Ông đã dầm sương dãi nắng với Người trong bao năm. Thế mà Người cứ để ông chờ đợi mòn mỏi hoài mà chẳng cho ông thấy cảnh tượng vĩ đại đó. Người quên rồi chăng hay là Người không thực hiện nổi điều đó? Sau cùng ông phải nhắc Người về điều quan trọng nhất này đối với ông (và tất cả mọi người khác): Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện. Câu trả lời của Người có vẻ đã làm cho ông (và mọi người chúng ta) chưng hửng thất vọng: Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. (x. Ga 14,8-10)
Như thế có nghĩa là thấy được con người Giê-su đến từ Na-da-rét. Một con người bằng xương bằng thịt giống như tôi, sống bên tôi, chết bên tôi, cũng yếu đuối tật nguyền như tôi, cũng tương đương như thấy được cảnh tượng hùng vĩ nhất:
- Trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.
- Thấy được Thiên Chúa Cha.
Đây là điều thế gian không thể hiểu được và người tin vào Đức Giê-su cũng không thể nào hiểu được nếu vẫn bám víu vào não trạng của thế gian như như hai môn đệ cốt cán của Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”
Xin cám ơn ĐTGM Kiệt, quý tu sĩ DCCT, quý giáo sỹ và giáo dân giáo phận Hà Nội, trong những ngày dầu sôi lửa bỏng này đã cho toàn thế giới thấy được Người nơi hình ảnh người phụ nữ Mường bị đánh tét máu đầu, nơi những người giáo dân bị giam cầm vô cớ, nơi những lăng mạ, vu khống, đòn thù hèn hạ của những kẻ mất hết lý trí giáng trên thân phận nhỏ bé đáng thương của quý vị. Thấy được Người như thế tức là thấy được điều vĩ đại nhất:
- Trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.
- Thấy được Thiên Chúa Cha.
Chắc chắn quý vị còn thấy được những điều trọng đại hơn chúng tôi là những người chỉ hiệp thông từ xa. Có biết bao người đồng hành trong hành trình đức tin như quý vị mong muốn được thấy những điều quý vị thấy mà không được thấy, được nghe những điều quý vị nghe mà không được nghe.
- Trời cao hơn đất chừng nào
thì đường lối của Thiên Chúa cũng cao hơn đường lối của con người,
và tư tưởng của Thiên Chúa ơn tư tưởng các ngươi chừng ấy. (Is 55,9)
Hạt giống rơi vào lòng đất chết đi thì lại trổ sinh hoa trái gấp bội. Thế gian dễ dàng giết chết Người và các môn đệ của Người. Người tin vào Người qua bao thế hệ cũng có số phận tương tự. Nhưng không bao giờ thế gian ngăn cản được khi ông Tê-pha-nô bị ném đá vỡ đầu ra thì ông lại thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa (x Cv 7,55).
Một lần nữa xin cám ơn cộng đồng Dân Chúa Hà Nội đã cho thế giới được thấy quý vị, vì muốn nói lên lời công lý và yêu thương của Người, mà lâm vào tình cảnh khốn quẫn nhất.
Vì Người có mặt nơi quý vị nên chúng tôi mới thấy được Người như thế, tức là thấy được điều vĩ đại nhất:
- Trời rộng mở, và các Thiên Thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.
- Thấy được Người như vậy là thấy được Thiên Chúa Cha.
Thư ngỏ gửi ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt- Trưởng Giáo Tỉnh Hà Nội
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
03:57 22/09/2008
Thái Bình, ngày 22 tháng 9 năm 2008
THƯ NGỎ GỬI ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT TRƯỞNG GIÁO TỈNH HÀ NỘI
Do Đức Cha F.X.Nguyễn Văn Sang – GM GP Thái Bình - niên trưởng hàng Giám Mục Giáo tỉnh Hà Nội,
cùng các linh mục hạt trưởng và Ban Tư vấn GP.
Kính thưa Đức Tổng,
Chúng con tuy ở GP Thái Bình nhưng cũng thuộc quyền liên đới Toà TGM Hà Nội rất buồn bã và đau đớn khi được tin một số sự kiện đáng tiếc vừa xảy ra tại mảnh đất thủ đô “ngàn năm văn hiến”: nào là những đám đông dân chúng được chỉ huy đến đập phá, huỷ hoại, bôi nhọ và đối xử tàn bạo với người Công giáo trong đó có cả những người lớn tuổi đáng làm cha mẹ của họ trước mắt những người có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự, gây ra nhiều thiệt hại tinh thần cũng như vật chất, làm cho sự đoàn kết giáo – lương bị thương tổn tại Giáo xứ Thái Hà.
Vụ việc Toà Khâm Sứ tưởng rằng đang đi đến chỗ tốt đẹp và đối thoại giữa đôi bên, nhưng thực tế đã gây ra những cuộc đối đầu căng thẳng không đáng có, gây nên những phản ứng không hay trong và ngoài nước. Đặc biệt, chúng con xin hiệp thông, chia buồn và ủng hộ triệt để với Đức TGM Giáo Tỉnh Hà Nội. Trong những buổi phát thanh truyền hình có tính chất thông tin một chiều, thông tin không đầy đủ: một mặt cắt xén, không đầy đủ khi đối chiếu với những lời Đức TGM phát biểu, ví dụ câu nói của Đức TGM là “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng
”. Chúng con thiết nghĩ câu văn này có ý kích thích tinh thần dân tộc vượt qua mọi khó khăn thách đố của mình trong mọi lĩnh vực để vươn lên ngang tầm với mọi dân tộc trên thế giới chứ không hề bôi nhọ dân tộc Việt Nam như báo đài đã nói. Để được khách quan, yêu cầu phát lại băng ghi âm và các bài phát biểu đầy đủ được xác nhận, cho cả thế giới được biết. Đàng khác, trong những vụ việc xảy ra trong nước được đăng tải trên báo chí, chúng con còn thấy có nhiều phát biểu nặng nề hơn, ví dụ trong bản tin vietnamnet ngày 19/8/08 trích lời của nhà báo Nguyễn Quang Thiều:
“Vừa rồi tôi cũng có cuộc nói chuyện về vấn đề cái gì đã tạo ra sức mạnh Mỹ, trong đó có những nhà độc tài, những nhà tư bản, nhưng quan trọng hơn, là nước Mỹ đã trọng thị mỗi con người, bảo vệ mỗi con người đó, để khai thác tối đa năng lực, trí tuệ và sự dâng hiến của mỗi người. Điều đó làm nước Mỹ trở nên mạnh... Lúa gạo là cần thiết cho cung cấp lương thực nhưng nếu chỉ trông chờ vào mảnh ruộng đó để đẩy dân tộc lên, nhưng đúng như câu nói hài hước mà đau lòng của Trần Đăng Khoa là, Việt Nam chỉ có thể bay theo kiểu gà vịt, nếu chỉ trông vào lúa gạo chứ không thể là rồng bay lên. Đó sẽ là một sự thật đau đớn. Trong cuộc cách mạng để dân tộc này một lần nữa hùng cường cần có một tiểu cách mạng với người Việt: sự nói thật. Sự nói thật của mỗi người dân. Nói thật là lương tâm của anh ta với dân tộc, đất nước, thời đại này, khi hành vi của chúng ta chưa thực tốt đẹp. Sự nói thật bây giờ vẫn còn rất ít. Không phải cái gì cũng nói thật, nhưng sự nói thật thiện chí, khoa học, nhân văn vì sự đổi mới của dân tộc này còn rất ít. Có lúc tôi đã từng phải nói dối và cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Nếu chúng ta không nói thật với nhau, từ cậu học sinh tiểu học đến cô giáo của chúng, đến lãnh đạo, thì không thể làm cách mạng”;
Hay cuộc trao đổi của các bạn đọc đã phản hồi lại:
“Thật là một cuộc trao đổi rất cởi mở, rất chân thành, rất sâu sắc! Tôi rất tâm đắc đọan kết, khi mà cả Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa đều cùng nhấn mạnh đến việc cần phải NÓI THẬT. Hiểu một cách khác, có một sự thật đang thách thức chất lượng xã hội của chúng ta, đang dần hủy họai niềm tin và cản trở các nỗ lực vươn lên của chúng ta, đó là SỰ GIẢ DỐI. Theo tôi, sự giả dối đang ngày càng lan rộng, hiện diện ở tất cả mọi lĩnh vực và phổ biến đến nỗi đã trở quen thuộc, khiến cho người ta có thói quen nghi ngờ mọi giá trị. Điều này tác động đặc biệt tiêu cực đối với thế hệ trẻ. Đó thực sự là một hiểm họa!” (trandinhminh62@yahoo.com);
“Buổi nói chuyện khá hay. Tôi chỉ xin đóng góp một điều duy nhất là: - Chúng ta cần phải nói thẳng nói thật, không úp mở. Cả dân tộc ta đã đến lúc phải nói thẳng, nói thật. cho dù sự nói thẳng nói thật đó có đối tượng là Đảng, Chính phủ... cũng cần phải nói thẳng nói thật. Cám ơn VietNamNet!”; (lehongminh28@yahoo.com)
“Tôi thấy rất tự hào khi là người Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh, nhưng bây giờ tôi lại thấy xấu hổ khi dân tộc ta đã độc lập. Các nhà báo đã nói đúng, nếu một xã hội mà còn rất nhiều những cán bộ, những "kẻ đầy tớ" tham nhũng, vơ vét tiền của nhân dân, lại được che chở bởi một thế lực ngầm, thì không bao giờ chúng ta có thể giàu được. Xin các vị lãnh đạo hãy lắng nghe những ý kiến này” (ngocthuyp@yahoo.com)
Những phát biểu trên trong báo Vietnamnet chúng con thấy còn xúc phạm (nếu có) đến danh dự của con dân và tổ quốc Việt Nam rất nhiều. Vậy sao chính quyền và các báo chí lại bỏ qua mà chỉ nhằm vào Đức Tổng sau khi đã cắt xén một cách hữu ý và bình luận một cách ngang ngược, không đúng với lương tâm của người cầm bút.
Hiện nay trong vụ án chất thải của xí nghiệp Vedan, những góp ý của đọc giả cũng nặng nề gấp trăm ngàn lần lời của Đức Tổng. Ví dụ, có đọc giả viết: “trong mười năm nay có đầy đủ quan chức ban ngành kiểm tra nhiều lần mà cũng không phát hiện ra sai sót, ngược lại còn tự thưởng huân huy chương cho nhau, kể cả công ty Vedan”. Chúng con không đủ thời gian để trưng dẫn, xin đọc trên vietnamnet. Hơn nữa, Đức TGM chưa được hân hạnh ra hầu toà để luận định tội lỗi mà các nhà báo, phát thanh truyền hình đã nhục mạ Ngài như kẻ bán nước hại dân... Chúng con xin các vị đó nhìn lại vụ Nguyễn Việt Tiến, trong PMU18 bị báo chí lên án, sau đó được chính toà án tuyên bố “không đủ bằng chứng để buộc tội” và được tha bổng, lại còn nói “động cơ làm ảnh hưởng để tạm giam ông Nguyễn Việt Tiến là do báo chí”. Vậy trường hợp của TGM thì sao? Chúng con cũng xin các nhà văn, nhà báo, phát thanh viên, biên tập viên này hãy lấy lương tâm tìm hiểu và bình luận cho đúng sự thật, đừng đi đến chỗ sai lầm chết người và làm hại đến thanh danh của Đức TGM là người có uy tín trong nước và quốc tế; vô tình làm cho khối đại đoàn kết dân tộc bị sứt mẻ, sau này khó có thể khắc phục được trong lịch sử.
Chính những nhận định nhỏ mọn này của chúng con xin gửi đến Đức TGM và xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng nhân ái chúc lành cho Đức Tổng để Ngài an tâm gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Tổng GP Hà Nội cũng như vai trò Tổng thư ký của HĐGMVN.
Kính mến.
+ F.X. Nguyễn Văn Sang - Giám Mục GP Thái Bình
Đaminh Đặng Văn Cầu - Linh mục Tổng đại diện
Lm. Giuse Trần Xuân Chiêu - Ban tư vấn
Đức Ông Hier.Nguyễn Phúc Hạnh - Trưởng ban tư vấn
Lm. Thom.Aq.Đoàn Xuân Thoả - Ban tư vấn
Đức Ông Thom.Aq. Trần Trung Hà - Ban tư vấn
Lm. J.B.Nguyễn Sơn Hải - Ban tư vấn
Lm. Giuse Mai Trần Nga - Quản hạt Tiền Hải
Lm. Vinc.Đỗ Cao Thăng - Ban tư vấn
Lm. Vinc. Mai Thành Sơn - Quản hạt Thái Thuỵ
Lm. Đaminh Phạm Quang Trung - Quản hạt Hưng Hà
Lm. Giuse Nguyễn Tri Chúc - Quản hạt Hưng Yên
Lm.Hier. Nguyễn Văn Đạo - Quản hạt Kiến Xương
Nơi gửi đến: Như kính gửi.
- Bộ Công an: Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng.
- Thiếu tướng Nguyễn Công Tư.
- Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh.
- Chủ tịch mặt trận TW: ông Huỳnh Đản.
- Ban Tôn giáo chính phủ: ông Nguyễn Thế Doanh.
- Ông trưởng ban dân vận TW.
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội: ông Nguyễn Thế Thảo.
- Chủ tịch UBMT TP Hà Nội.
- Đức Cha chủ tịch HĐGMVN.
- Đài phát thanh và truyền hình TW và Hà Nội.
- Các báo: Nhân dân, Công an, Hà Nội Mới, Thanh niên, Tuổi trẻ,
- Các báo: An ninh thủ đô, báo điện tử Vietnamnet để tường trình và xin đăng.
- Báo Công Giáo và Dân Tộc.
- Báo Người Công Giáo.
- Báo Hiệp Thông.
- Các Cha xứ trong GP Thái Bình.
THƯ NGỎ GỬI ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT TRƯỞNG GIÁO TỈNH HÀ NỘI
Do Đức Cha F.X.Nguyễn Văn Sang – GM GP Thái Bình - niên trưởng hàng Giám Mục Giáo tỉnh Hà Nội,
cùng các linh mục hạt trưởng và Ban Tư vấn GP.
Kính thưa Đức Tổng,
Chúng con tuy ở GP Thái Bình nhưng cũng thuộc quyền liên đới Toà TGM Hà Nội rất buồn bã và đau đớn khi được tin một số sự kiện đáng tiếc vừa xảy ra tại mảnh đất thủ đô “ngàn năm văn hiến”: nào là những đám đông dân chúng được chỉ huy đến đập phá, huỷ hoại, bôi nhọ và đối xử tàn bạo với người Công giáo trong đó có cả những người lớn tuổi đáng làm cha mẹ của họ trước mắt những người có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự, gây ra nhiều thiệt hại tinh thần cũng như vật chất, làm cho sự đoàn kết giáo – lương bị thương tổn tại Giáo xứ Thái Hà.
Vụ việc Toà Khâm Sứ tưởng rằng đang đi đến chỗ tốt đẹp và đối thoại giữa đôi bên, nhưng thực tế đã gây ra những cuộc đối đầu căng thẳng không đáng có, gây nên những phản ứng không hay trong và ngoài nước. Đặc biệt, chúng con xin hiệp thông, chia buồn và ủng hộ triệt để với Đức TGM Giáo Tỉnh Hà Nội. Trong những buổi phát thanh truyền hình có tính chất thông tin một chiều, thông tin không đầy đủ: một mặt cắt xén, không đầy đủ khi đối chiếu với những lời Đức TGM phát biểu, ví dụ câu nói của Đức TGM là “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng
”. Chúng con thiết nghĩ câu văn này có ý kích thích tinh thần dân tộc vượt qua mọi khó khăn thách đố của mình trong mọi lĩnh vực để vươn lên ngang tầm với mọi dân tộc trên thế giới chứ không hề bôi nhọ dân tộc Việt Nam như báo đài đã nói. Để được khách quan, yêu cầu phát lại băng ghi âm và các bài phát biểu đầy đủ được xác nhận, cho cả thế giới được biết. Đàng khác, trong những vụ việc xảy ra trong nước được đăng tải trên báo chí, chúng con còn thấy có nhiều phát biểu nặng nề hơn, ví dụ trong bản tin vietnamnet ngày 19/8/08 trích lời của nhà báo Nguyễn Quang Thiều:
“Vừa rồi tôi cũng có cuộc nói chuyện về vấn đề cái gì đã tạo ra sức mạnh Mỹ, trong đó có những nhà độc tài, những nhà tư bản, nhưng quan trọng hơn, là nước Mỹ đã trọng thị mỗi con người, bảo vệ mỗi con người đó, để khai thác tối đa năng lực, trí tuệ và sự dâng hiến của mỗi người. Điều đó làm nước Mỹ trở nên mạnh... Lúa gạo là cần thiết cho cung cấp lương thực nhưng nếu chỉ trông chờ vào mảnh ruộng đó để đẩy dân tộc lên, nhưng đúng như câu nói hài hước mà đau lòng của Trần Đăng Khoa là, Việt Nam chỉ có thể bay theo kiểu gà vịt, nếu chỉ trông vào lúa gạo chứ không thể là rồng bay lên. Đó sẽ là một sự thật đau đớn. Trong cuộc cách mạng để dân tộc này một lần nữa hùng cường cần có một tiểu cách mạng với người Việt: sự nói thật. Sự nói thật của mỗi người dân. Nói thật là lương tâm của anh ta với dân tộc, đất nước, thời đại này, khi hành vi của chúng ta chưa thực tốt đẹp. Sự nói thật bây giờ vẫn còn rất ít. Không phải cái gì cũng nói thật, nhưng sự nói thật thiện chí, khoa học, nhân văn vì sự đổi mới của dân tộc này còn rất ít. Có lúc tôi đã từng phải nói dối và cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Nếu chúng ta không nói thật với nhau, từ cậu học sinh tiểu học đến cô giáo của chúng, đến lãnh đạo, thì không thể làm cách mạng”;
Hay cuộc trao đổi của các bạn đọc đã phản hồi lại:
“Thật là một cuộc trao đổi rất cởi mở, rất chân thành, rất sâu sắc! Tôi rất tâm đắc đọan kết, khi mà cả Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa đều cùng nhấn mạnh đến việc cần phải NÓI THẬT. Hiểu một cách khác, có một sự thật đang thách thức chất lượng xã hội của chúng ta, đang dần hủy họai niềm tin và cản trở các nỗ lực vươn lên của chúng ta, đó là SỰ GIẢ DỐI. Theo tôi, sự giả dối đang ngày càng lan rộng, hiện diện ở tất cả mọi lĩnh vực và phổ biến đến nỗi đã trở quen thuộc, khiến cho người ta có thói quen nghi ngờ mọi giá trị. Điều này tác động đặc biệt tiêu cực đối với thế hệ trẻ. Đó thực sự là một hiểm họa!” (trandinhminh62@yahoo.com);
“Buổi nói chuyện khá hay. Tôi chỉ xin đóng góp một điều duy nhất là: - Chúng ta cần phải nói thẳng nói thật, không úp mở. Cả dân tộc ta đã đến lúc phải nói thẳng, nói thật. cho dù sự nói thẳng nói thật đó có đối tượng là Đảng, Chính phủ... cũng cần phải nói thẳng nói thật. Cám ơn VietNamNet!”; (lehongminh28@yahoo.com)
“Tôi thấy rất tự hào khi là người Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh, nhưng bây giờ tôi lại thấy xấu hổ khi dân tộc ta đã độc lập. Các nhà báo đã nói đúng, nếu một xã hội mà còn rất nhiều những cán bộ, những "kẻ đầy tớ" tham nhũng, vơ vét tiền của nhân dân, lại được che chở bởi một thế lực ngầm, thì không bao giờ chúng ta có thể giàu được. Xin các vị lãnh đạo hãy lắng nghe những ý kiến này” (ngocthuyp@yahoo.com)
Những phát biểu trên trong báo Vietnamnet chúng con thấy còn xúc phạm (nếu có) đến danh dự của con dân và tổ quốc Việt Nam rất nhiều. Vậy sao chính quyền và các báo chí lại bỏ qua mà chỉ nhằm vào Đức Tổng sau khi đã cắt xén một cách hữu ý và bình luận một cách ngang ngược, không đúng với lương tâm của người cầm bút.
Hiện nay trong vụ án chất thải của xí nghiệp Vedan, những góp ý của đọc giả cũng nặng nề gấp trăm ngàn lần lời của Đức Tổng. Ví dụ, có đọc giả viết: “trong mười năm nay có đầy đủ quan chức ban ngành kiểm tra nhiều lần mà cũng không phát hiện ra sai sót, ngược lại còn tự thưởng huân huy chương cho nhau, kể cả công ty Vedan”. Chúng con không đủ thời gian để trưng dẫn, xin đọc trên vietnamnet. Hơn nữa, Đức TGM chưa được hân hạnh ra hầu toà để luận định tội lỗi mà các nhà báo, phát thanh truyền hình đã nhục mạ Ngài như kẻ bán nước hại dân... Chúng con xin các vị đó nhìn lại vụ Nguyễn Việt Tiến, trong PMU18 bị báo chí lên án, sau đó được chính toà án tuyên bố “không đủ bằng chứng để buộc tội” và được tha bổng, lại còn nói “động cơ làm ảnh hưởng để tạm giam ông Nguyễn Việt Tiến là do báo chí”. Vậy trường hợp của TGM thì sao? Chúng con cũng xin các nhà văn, nhà báo, phát thanh viên, biên tập viên này hãy lấy lương tâm tìm hiểu và bình luận cho đúng sự thật, đừng đi đến chỗ sai lầm chết người và làm hại đến thanh danh của Đức TGM là người có uy tín trong nước và quốc tế; vô tình làm cho khối đại đoàn kết dân tộc bị sứt mẻ, sau này khó có thể khắc phục được trong lịch sử.
Chính những nhận định nhỏ mọn này của chúng con xin gửi đến Đức TGM và xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng nhân ái chúc lành cho Đức Tổng để Ngài an tâm gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Tổng GP Hà Nội cũng như vai trò Tổng thư ký của HĐGMVN.
Kính mến.
+ F.X. Nguyễn Văn Sang - Giám Mục GP Thái Bình
Đaminh Đặng Văn Cầu - Linh mục Tổng đại diện
Lm. Giuse Trần Xuân Chiêu - Ban tư vấn
Đức Ông Hier.Nguyễn Phúc Hạnh - Trưởng ban tư vấn
Lm. Thom.Aq.Đoàn Xuân Thoả - Ban tư vấn
Đức Ông Thom.Aq. Trần Trung Hà - Ban tư vấn
Lm. J.B.Nguyễn Sơn Hải - Ban tư vấn
Lm. Giuse Mai Trần Nga - Quản hạt Tiền Hải
Lm. Vinc.Đỗ Cao Thăng - Ban tư vấn
Lm. Vinc. Mai Thành Sơn - Quản hạt Thái Thuỵ
Lm. Đaminh Phạm Quang Trung - Quản hạt Hưng Hà
Lm. Giuse Nguyễn Tri Chúc - Quản hạt Hưng Yên
Lm.Hier. Nguyễn Văn Đạo - Quản hạt Kiến Xương
Nơi gửi đến: Như kính gửi.
- Bộ Công an: Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng.
- Thiếu tướng Nguyễn Công Tư.
- Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh.
- Chủ tịch mặt trận TW: ông Huỳnh Đản.
- Ban Tôn giáo chính phủ: ông Nguyễn Thế Doanh.
- Ông trưởng ban dân vận TW.
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội: ông Nguyễn Thế Thảo.
- Chủ tịch UBMT TP Hà Nội.
- Đức Cha chủ tịch HĐGMVN.
- Đài phát thanh và truyền hình TW và Hà Nội.
- Các báo: Nhân dân, Công an, Hà Nội Mới, Thanh niên, Tuổi trẻ,
- Các báo: An ninh thủ đô, báo điện tử Vietnamnet để tường trình và xin đăng.
- Báo Công Giáo và Dân Tộc.
- Báo Người Công Giáo.
- Báo Hiệp Thông.
- Các Cha xứ trong GP Thái Bình.
Đừng dùng ngòi bút làm nên tội ác!
Trung Thiên
04:06 22/09/2008
Đừng dùng ngòi bút làm nên tội ác!
"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”. (Phát biểu của Tổng Giám Mục Hà Nội trong cuộc họp với UBND Hà Nội).
Có một câu nói mà bất kỳ một người làm báo nào cũng phải nằm lòng: “Một nửa ổ bánh mì là bánh mì, còn một nửa sự thật không phải là sự thật”. Một câu nói dài của Tổng Giám Mục Hà Nội đã bị cắt xén một cách trắng trợn để phục vụ cho mục đích tuyên truyền cho nhà nước, phải chăng quý vị nhà báo đã quên mất đi cái Qui định về đạo đức người làm báo (http://www.vietnamjournalism.com/module.html?name=News&file=article&sid=709) của chính Hội Nhà báo đưa ra: “Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”?
Vượt qua mọi khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo, đành rằng quý vị có thể không đồng ý với cách nói thẳng, nói thật của một vị lãnh đạo tôn giáo trong thời buổi mà người ta thích nghe những câu nói rập khuôn hơn. Nhưng với lương tâm người cầm bút, nếu không đồng tình với phát biểu đó, chẳng lẽ quý vị không thể đưa ra nguyên văn lời phát biểu để người dân phán xét. Hay là “cắt bớt” như thế mới là trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật đối với nền báo chí Việt Nam?
Hỏi tức là trả lời khi nhớ lại bài báo hôm nào ông Bùi Thanh viết khi đồng nghiệp của ông bị bắt qua vụ PMU18: “Ai ở trong hậu trường vụ án này mới hiểu hết sự kỳ lạ và phức tạp của nó. Ai đó đã đúng khi nói rằng công lý dường như bị nhạo báng qua vụ án này và nhà báo đã trở thành nạn nhân”. Hậu quả là ông bị tước thẻ nhà báo, bị cắt chức. Hơn ai hết chính qúy vị là những người hiểu rõ thái độ của mình trước hoàn cảnh của đồng nghiệp của quý vị?!?
Tôi biết quý vị nhà báo có những người tài cao, học rộng, hiểu biết nhiều, nhất là qúy vị trong Ban Quốc tế, tin tức nước ngoài, tiếp xúc với văn minh nhân loại. Nhưng quý vị cần hiểu rằng khi học thuộc lòng điều đầu tiên trong 9 điều Quy định đạo đức người làm báo: “Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, có khi nào quý vị tự hỏi rằng điều mình sắp tuyên truyền có nguy cơ góp phần tạo nên tội ác không? Quý vị có khi nào tự vấn xem giữa lợi ích dân tộc và lợi ích đảng phái bên nào nặng, bên nào nhẹ?
Trong hoàn cảnh “báo chí phải đi bên lề phải” như hiện nay, với việc giao ban hàng tuần với Ban Tư Tưởng Văn Hóa, tôi hiểu rằng báo chí cũng bị dòm ngó, bị bắt chẹt. Nhưng tôi vẫn tin một niềm tin hết sức con người rằng trong hàng ngũ qúy vị cầm bút vẫn còn có người có lương tâm thực sự của người làm báo.
Tôi không lý tưởng hóa niềm tin của mình khi kêu gọi qúy vị bênh vực cho người Công Giáo, nhưng điều tôi muốn kêu gọi ở đây là thà rằng không viết bài thì thôi chứ đừng viết bài theo kiểu “một nửa sự thật”. Bởi vì, cần phải xác định rõ rằng khi qúy vị đưa ra “sự thật được che đậy một nửa” có nghĩa là nó sẽ góp phần cho tội ác được thực thi.
Dân tộc thì trường tồn nhưng thể chế chính trị bất chính rồi cũng sẽ lụi tàn theo năm tháng. Đừng để lịch sử phải phán xét những người cầm bút khi mai này những trang sử có đoạn viết: “Khi người Công Giáo đấu tranh đòi công lý, sự thật, đội ngũ người làm báo x,y,z… đã góp phần làm nên tội ác”.
- Tặng báo Hà Nội Mới với những bài viết của bổn báo về thời sự hôm nay 22/09/2008 trong đó có hai sự việc trái nghịch nhau:
1. Dự án 10 năm chưa có lối ra: "Sau hơn 10 năm triển khai, dự án cải tạo 3 khối nhà chung cư cũ, xuống cấp I1, I2, I3 Thành Công (phường Láng Hạ), quận Đống Đa-Hà Nội vẫn chưa qua nổi khâu giải phóng mặt bằng”. (http://www.hanoimoi.com.vn/vn/14/181312/)
2. Công trình công viên tại 42 Nhà Chung sắp hoàn thành: Đến 23h ngày 21-9, các đơn vị thi công dự án công viên cây xanh, thư viện, phòng đọc tại khu đất 42 Nhà Chung đã hoàn thành hơn 80% khối lượng công việc…. Dự kiến, dự án sẽ cơ bản hoàn thành trong đầu tuần này. (http://www.hanoimoi.com.vn/vn/14/181290/)
- Tặng các chiến sĩ an ninh ngày đêm canh gác tại Thái Hà và Toà Khâm Sứ nhọc nhằn dầm mưa dãi nắng để cho “đồng đội, đồng chí” mình “hành động”:
Một CSGT quỵt nợ nhiều tỉ đồng: Một cảnh sát giao thông (CSGT) đi vay bạn bè, đồng nghiệp hàng tỉ đồng để “hùn tiền mua đất”. Đến hạn trả tiền, trả xe, vị CSGT này tuyên bố... quỵt nợ. Sự việc kéo dài nhiều tháng qua khiến không ít nạn nhân điêu đứng. (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=279583&ChannelID=3)
Xin miễn bình luận… chắc quý vị nhà báo tự hiểu “Tại Sao?” (Bùi Thanh, 13/5/2008)
Viết từ Sài Gòn, ngày 22/09/2008
"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”. (Phát biểu của Tổng Giám Mục Hà Nội trong cuộc họp với UBND Hà Nội).
Có một câu nói mà bất kỳ một người làm báo nào cũng phải nằm lòng: “Một nửa ổ bánh mì là bánh mì, còn một nửa sự thật không phải là sự thật”. Một câu nói dài của Tổng Giám Mục Hà Nội đã bị cắt xén một cách trắng trợn để phục vụ cho mục đích tuyên truyền cho nhà nước, phải chăng quý vị nhà báo đã quên mất đi cái Qui định về đạo đức người làm báo (http://www.vietnamjournalism.com/module.html?name=News&file=article&sid=709) của chính Hội Nhà báo đưa ra: “Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”?
Vượt qua mọi khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo, đành rằng quý vị có thể không đồng ý với cách nói thẳng, nói thật của một vị lãnh đạo tôn giáo trong thời buổi mà người ta thích nghe những câu nói rập khuôn hơn. Nhưng với lương tâm người cầm bút, nếu không đồng tình với phát biểu đó, chẳng lẽ quý vị không thể đưa ra nguyên văn lời phát biểu để người dân phán xét. Hay là “cắt bớt” như thế mới là trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật đối với nền báo chí Việt Nam?
Hỏi tức là trả lời khi nhớ lại bài báo hôm nào ông Bùi Thanh viết khi đồng nghiệp của ông bị bắt qua vụ PMU18: “Ai ở trong hậu trường vụ án này mới hiểu hết sự kỳ lạ và phức tạp của nó. Ai đó đã đúng khi nói rằng công lý dường như bị nhạo báng qua vụ án này và nhà báo đã trở thành nạn nhân”. Hậu quả là ông bị tước thẻ nhà báo, bị cắt chức. Hơn ai hết chính qúy vị là những người hiểu rõ thái độ của mình trước hoàn cảnh của đồng nghiệp của quý vị?!?
Tôi biết quý vị nhà báo có những người tài cao, học rộng, hiểu biết nhiều, nhất là qúy vị trong Ban Quốc tế, tin tức nước ngoài, tiếp xúc với văn minh nhân loại. Nhưng quý vị cần hiểu rằng khi học thuộc lòng điều đầu tiên trong 9 điều Quy định đạo đức người làm báo: “Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, có khi nào quý vị tự hỏi rằng điều mình sắp tuyên truyền có nguy cơ góp phần tạo nên tội ác không? Quý vị có khi nào tự vấn xem giữa lợi ích dân tộc và lợi ích đảng phái bên nào nặng, bên nào nhẹ?
Trong hoàn cảnh “báo chí phải đi bên lề phải” như hiện nay, với việc giao ban hàng tuần với Ban Tư Tưởng Văn Hóa, tôi hiểu rằng báo chí cũng bị dòm ngó, bị bắt chẹt. Nhưng tôi vẫn tin một niềm tin hết sức con người rằng trong hàng ngũ qúy vị cầm bút vẫn còn có người có lương tâm thực sự của người làm báo.
Tôi không lý tưởng hóa niềm tin của mình khi kêu gọi qúy vị bênh vực cho người Công Giáo, nhưng điều tôi muốn kêu gọi ở đây là thà rằng không viết bài thì thôi chứ đừng viết bài theo kiểu “một nửa sự thật”. Bởi vì, cần phải xác định rõ rằng khi qúy vị đưa ra “sự thật được che đậy một nửa” có nghĩa là nó sẽ góp phần cho tội ác được thực thi.
Dân tộc thì trường tồn nhưng thể chế chính trị bất chính rồi cũng sẽ lụi tàn theo năm tháng. Đừng để lịch sử phải phán xét những người cầm bút khi mai này những trang sử có đoạn viết: “Khi người Công Giáo đấu tranh đòi công lý, sự thật, đội ngũ người làm báo x,y,z… đã góp phần làm nên tội ác”.
- Tặng báo Hà Nội Mới với những bài viết của bổn báo về thời sự hôm nay 22/09/2008 trong đó có hai sự việc trái nghịch nhau:
1. Dự án 10 năm chưa có lối ra: "Sau hơn 10 năm triển khai, dự án cải tạo 3 khối nhà chung cư cũ, xuống cấp I1, I2, I3 Thành Công (phường Láng Hạ), quận Đống Đa-Hà Nội vẫn chưa qua nổi khâu giải phóng mặt bằng”. (http://www.hanoimoi.com.vn/vn/14/181312/)
2. Công trình công viên tại 42 Nhà Chung sắp hoàn thành: Đến 23h ngày 21-9, các đơn vị thi công dự án công viên cây xanh, thư viện, phòng đọc tại khu đất 42 Nhà Chung đã hoàn thành hơn 80% khối lượng công việc…. Dự kiến, dự án sẽ cơ bản hoàn thành trong đầu tuần này. (http://www.hanoimoi.com.vn/vn/14/181290/)
- Tặng các chiến sĩ an ninh ngày đêm canh gác tại Thái Hà và Toà Khâm Sứ nhọc nhằn dầm mưa dãi nắng để cho “đồng đội, đồng chí” mình “hành động”:
Một CSGT quỵt nợ nhiều tỉ đồng: Một cảnh sát giao thông (CSGT) đi vay bạn bè, đồng nghiệp hàng tỉ đồng để “hùn tiền mua đất”. Đến hạn trả tiền, trả xe, vị CSGT này tuyên bố... quỵt nợ. Sự việc kéo dài nhiều tháng qua khiến không ít nạn nhân điêu đứng. (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=279583&ChannelID=3)
Xin miễn bình luận… chắc quý vị nhà báo tự hiểu “Tại Sao?” (Bùi Thanh, 13/5/2008)
Viết từ Sài Gòn, ngày 22/09/2008
Giáo phận Ban Mê Thuột hiệp thông với ĐTGM Hà Nội
+ GM Phaolô Nguyẽn Văn Hòa
04:19 22/09/2008
Đêm Thái Hà- Đêm chịu nạn
PV Vietcatholic
04:43 22/09/2008
Đêm Thái Hà- Đêm chịu nạn
Sáng nay 22.09.2008, toàn bộ khu đất DCCT bị phong toả, không ai được vào. Các con đường dẫn đến khu đất, đi chung với các khu dân sinh cũng bị phong toả, dân sống trong khu vực ra vào cũng bị kiểm sát ngặt nghèo. Khu vực tòa TGM HN vẫn bị phong toả, lối vào từ Nhà Thờ Lớn cũng bị xiết lại, cấm xe ôtô, các loại xe khác, hay người đi bộ bị kiểm soát gắt gao …
Hơn 7 giờ sáng chúng tôi đến Thái Hà. Thấy đầu ngõ 180 lối vào nhà thờ, trên đường Nguyễn Lương Bằng, thêm một trạm cảnh sát giao thông. Chúng tôi muốn vào bệnh viện Đống Đa, nhưng đội cảnh sát và bảo vệ ở đây ngăn lại và đòi phải có giấy CMND. Vì sợ người ta vào đây lên lầu có thể trông thấy điều gì đang diễn ra ở Linh địa.
Nghe một giáo dân trong khu vực nói: “Suốt đêm cảnh sát cơ động và các lực lượng bất hảo nào đó bao vây nhà thờ Thái Hà. Các lối tiếp cận Linh địa Đức Bà đều bị phong toả: Cổng biện viện, cổng chính vào Linh địa, các con ngõ dẫn vào Phố Đức Bà”.
Một cụ già kể cho chúng tôi rằng: "Nghe một cha nói lúc đêm ngay khi đám người đang quậy phá và tấn công, có ông Chủ tịch Quận và ông Trưởng Công an Quận Đống Đa đến xin vào gặp để giải quyết vấn đề khó khăn cho các cha.
Nghe nói các cha đã từ chối làm việc ban đêm và đã yêu cầu các vị đại diện chính quyền này giải tán đám người gây rối và chịu trách nhiệm về an ninh trong khu vực, để cho dân chúng được nghỉ ngơi trong đêm khuya.
Khoảng 7 h sáng, cảnh sát cơ động đã triển khai thêm lực lượng ở khu phố Đức Bà. Mấy trạm hàng rào sắt di động cùng các hàng rào thép gai đã được giăng ra. Các tín hữu quy tụ nhau ngồi trước hàng rào thép gai trên phố Đức Bà, cách Linh địa khoảng 150 m, đọc kinh cầu nguyện và hát thánh ca. Phía trước phía sau cũng đều là cảnh sát cơ động.
Nhiều người muốn đến Linh địa để biết điều gì đang diễn ra bên trong, nhưng họ không thể vượt qua các hàng rào thép gai và hàng hàng lớp lớp cảnh sát cơ động cùng chó nghiệp vụ.
Các cánh cổng sắt Đền Giêrađô đã bị số người lạ mặt ban đêm đến tấn công phá đổ nằm ngổn ngang giữa lối đi. Những cánh cổng sắt to lớn thế mà phá được thì cũng ghê! Nghe người dân xung quanh nói đám người phá đá dùng búa tạ đập và ô tô kéo.
Người dân trong khu vực Linh địa báo tin ra cho biết lều bạt, bàn ghế, đồ đoàn của các bà mẹ Thái Hà đã bị quân dữ đập phá tan tành trong đêm, nhưng đến sáng đã được xe đến dọn sạch sẽ. Các bà mẹ Thái Hà về lại cư ngụ trong tu viện để được các bác sĩ chăm sóc. Các bà thật là những con người can đảm và hy sinh. Đức Cha Nguyễn Văn Sang nói các bà xứng đáng được tạc tượng.
Đang khi đó thì Ông Tuấn nhà ở ngay bên Thái Hà viết email cho chúng tôi biết tình hình như sau: "... được biết đêm qua một số nhóm dân uống rượu đang chờ xem, cá độ bóng đá giữa Chelsea gặp MU thì Tivi phát lại câu nói của Đức Tổng trong đó có lời bình rất kích động con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo một số ông già xưng là cựu chiến binh hô lên tao mất bao nhiêu xương máu để cho thằng này nói láo thế, chúng mày đâu theo tao, bọn này vừa đi vừa chửi Đức Tổng và Cha Bề trên rất tục, đám người càng ngày càng đông, lúc đó lễ vừa xong các Cha và giáo dân ra Linh địa cầu nguyện thì chúng chặn lại, Cha Khải giải thích chúng không nghe còn nhổ nước bọt vào mặt Cha Khải, các Cha thấy bọnnày đang bị kích động nên đã cho giáo dân quay trở về Nhà thờ và gọi điện cho công an đến can thiệp, có một số công an đến nhưng họ không tích cực can thiệp. Được thể, bọn say rượu vừa đi vừa chửi định xô đổ cổng nhà thờ nhưng chung không làm được, sau đó chúng quay ra phá cửa Đền Thanhs Giêrađô và vào Linh địa giật đổ lều bạt của mấy cụ như con nói ở trên. Chúng còn kê bàn định đập cả tượng và một số định phá nhà nguyện nhưng lúc đó có bọn cảnh sát cơ động dắt theo chó săn đến ngăn lại mới giữ được. Hiện nay, chính quyền đã lợi dụng ngăn lại đoạn đường phố Đức Bà và khu Linh địa không cho ai đến cầu nguyện nữa".
Nguồn tin của chúng tôi từ phía những người có tay trong với công an tiết lộ những chi tiết sau đây: "Đêm hôm qua 21.09, bắt đầu từ 20h công an cho tập chung lực lượng gồm Trung đoàn cảnh sát cơ động khoảng 2000 tên; các lực lưọng cảnh sát địa phương khoảng 1000 tên; dân phòng khoảng 500 tên; Đặc biệt có lực lượng mọi người nhầm là thanh niên tình nguyện dân lao động. Thực chất đây là học viên các trường trung cấp cảnh sát, đại học cảnh sát, học viện an ninh. (Thuộc các lớp chính khoá và chuyên tu, tại chức) Mặc thường phục, và mặc áo đồng phục xanh có in dòng chữ Thanh niên tình nguyện. Chúng chia ra, Công an thì túc trực, học viên các trường cảnh sát mặc thường phục thì xông vào đánh đuổi giáo dân, đập phá bàn thờ tranh, tượng thánh tại khu đất DCCT Thái Hà các lều của giáo dân trông coi bàn thờ bị chúng giật đổ. Sau đó cho xe ôtô vào thu dọn mang đi. Giáo dân nhiều người bị hành hung thương tích. Cổng vào đền thánh Giê-Ra-Đô của tu viện Thái Hà bị chúng giật đổ cửa, ném đá vào trong. Giáo dân bức xúc xông ra ngăn cản, nhưng các tu sĩ gọi vào để tránh đổ máu … Cảnh sát mặc sắt phục đứng bảo vệ cho các đối tượng mặc thường phục đập phá, đuổi đánh giáo dân … "
Từ các giáo xứ chung quanh Hà nội, một số các linh mục ta thán với chúng tôi như sau: "Công an các địa phương ngăn chặn giáo dân từ giáo xứ gốc, không cho tập hợp về Hà Nội … Chúng cho các trưởng thôn, trưởng xóm, tổ trưởng dân phố, dân phòng đến từng nhà giáo dân, thông báo bằng miệng, đe doạ sẽ thẳng tay "trừng trị" nếu tập hợp nhau lại … Khu vực DCCT và TTGM HN sóng điện thoại cũng như, đường phone, internet bị gián đoạn … Đang có thông tin công an chuẩn bị tấn công vào bên trong khu nhà dòng và tòa TGM HN để bắt người …"
Từ các địa phương cho biết các lái xe không được chở khách công giáo đi Hà Nội. Ai người Công giáo lên xe rồi sẽ bị đuổi xuống. Chỉ có một số người đi xe máy là tới nơi. Vì thế số người đến Thái Hà chỉ còn khoảng 1/3 ngày thường so với tuần trước.
Trong đêm vừa qua, có một phóng viên thường xuyên của VietCatholic ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ bị mém gạch vào người, máy ghi hình của anh khi thấy chúng đến phá đám treo lên cây, che mắt chúng, chúng cũng tháo tháo gỡ lấy đi mất. (do vậy hôm nay chúng tôi đã không có hình đày đủ về khu Thái Hà...)
Chúng tôi cũng thấy có vài phóng viên nước ngoài có đến Thái Hà định quan sát, nhưng không tiếp cận được hiện trường, họ cũng bị công an đuổi đi... chưa thấy các tổ chức quốc tế đến hiện trường …
Đang khi đó tin từ Hà Nội cho biết Cộng sản trung ương triệu tập khẩn cấp kỳ họp thứ 4 của quốc hội 12 vào sáng nay.
Khoảng 9 giờ chúng tôi nghe người dân quanh khu vực nói tượng Đức Mẹ ở Linh Đài vẫn còn. Khoảng 10 giờ 30 chúng tôi nghe nói tượng đã được chính quyền đóng thùng chuyển đi đâu đó. Các bà đạo đức vẫn đến quét dọn nhà thờ như thường. Một bà khóc lóc sùi sụt nói: “Con thương các cha quá!”.
Nhà thờ vẫn liên tục có lời kinh tiếng hát nâng đỡ. Các cha vấn ngồi toà giải tội và trò chuyện với giáo dân. Thái độ của các ngài nhẹ nhàng và thanh thản. Thoáng thấy những nét buồn phía sau những lời động viên các tín hữu.
Lễ ở nhà thờ lúc 10 giờ 30 vẫn ngồi đầy nhà thờ. Số lượng người đến ít hơn mọi người. Các giờ đọc kinh nhau trước sự chứng kiến của các cảnh sát cơ xe chở khách hành hương không được vào nhà thờ.
Bây giờ là 11h (22/9) tại linh địa Đức Bà Thái Hà: Hai đầu đường dẫn vào linh địa vẫn bị phong tỏa. Hàng rào song sắt, chó nghiệp vụ và cảnh sát cơ động đứng chặn lối. Bất cứ ai đưa máy ghi hình ra chụp đều bị ngăn cản. Một số người đứng ở trong đền Giêrađô ngó ra và ghi lại vài tấm hình. Ngoài đoạn đường dẫn vào bệnh viện Đống Đa và nhà thờ cũng có những hàng rào ngăn chặn. Công an chìm ngồi ở các quán theo dõi mọi người qua lại. Một số còn vào trong nhà thờ để theo dõi những người đi lễ.
Ngoài linh địa, cho đến giờ này chúng tôi vẫn chưa thể tiếp cận được. Chúng tôi vào bệnh viện Đống Đa để ngó qua cũng không được. Chỉ cần ai đó cầm máy hình tiếp cận đến khu vực thì ngay lập tức bị truy đuổi. Giáo dân lúc này vẫn về tham dự thánh lễ trong nhà thờ, ước chừng được 300 người.
Giáo dân đến giờ hầu hết vẫn an tâm đón nhận biến cố đau thương. Một số người bào nhau: “Cho dù họ có làm gì chăng nữa, chúng ta vẫn nhất quyết duy trì việc cầu nguyện cho công lý và sự thật được hiện tỏ trên quê hương chúng ta".
Mấy người khác thì rớm rớm nước mắt an ủi: “Những ngày ta không được ra linh địa, thì vẫn có thế cầu nguyện với Mẹ trong nhà thờ”. Nghe một vài bà thì thầm truyền tai nhau rằng, những kẻ hung hăng phá phách đền Giêrađô và hô hào “giết Tổng Kiệt và linh mục Phụng”, thì trong đó có hai giáo dân trong nhóm 11 người đi họp với tướng Nhanh mấy tuần trước.
Cho đến lúc này, Cảnh sát cơ động tứ phía. Chưa kể cảnh sát hình sự giả dân anh chị đã quen mặt ngồi ở hai bên cổng nhà thờ. Có một cha thầy nào đó vừa đi ra lại bị đe doạ tấn công. Cha lại đi vào.
Một cha trong tu viện nói: “Chúng tôi đang sống mầu nhiệm thập giá của Chúa! Chúng tôi tin rằng mình sẽ biết sống và sống dồi dào hơn qua cuộc thương khó này!”
Một cha khác trong tu viện nói: “Sự kiện dùng bạo lực mà cưỡng chiếm đất đai, bất chấp nguyện vọng của giáo dân, bất chấp các cơ sở pháp lý và tiến trình đối thoại vừa khai mở, chỉ chứng tỏ chính quyền đang chà đạp công lý và vùi dập sự thật. Mất đất nhưng không mất niềm tin và hy vọng. Mất đất nhưng khát vọng công lý và sự thật vẫn còn, và còn cháy bỏng hơn!”.
Sáng nay 22.09.2008, toàn bộ khu đất DCCT bị phong toả, không ai được vào. Các con đường dẫn đến khu đất, đi chung với các khu dân sinh cũng bị phong toả, dân sống trong khu vực ra vào cũng bị kiểm sát ngặt nghèo. Khu vực tòa TGM HN vẫn bị phong toả, lối vào từ Nhà Thờ Lớn cũng bị xiết lại, cấm xe ôtô, các loại xe khác, hay người đi bộ bị kiểm soát gắt gao …
Hơn 7 giờ sáng chúng tôi đến Thái Hà. Thấy đầu ngõ 180 lối vào nhà thờ, trên đường Nguyễn Lương Bằng, thêm một trạm cảnh sát giao thông. Chúng tôi muốn vào bệnh viện Đống Đa, nhưng đội cảnh sát và bảo vệ ở đây ngăn lại và đòi phải có giấy CMND. Vì sợ người ta vào đây lên lầu có thể trông thấy điều gì đang diễn ra ở Linh địa.
Nghe một giáo dân trong khu vực nói: “Suốt đêm cảnh sát cơ động và các lực lượng bất hảo nào đó bao vây nhà thờ Thái Hà. Các lối tiếp cận Linh địa Đức Bà đều bị phong toả: Cổng biện viện, cổng chính vào Linh địa, các con ngõ dẫn vào Phố Đức Bà”.
Một cụ già kể cho chúng tôi rằng: "Nghe một cha nói lúc đêm ngay khi đám người đang quậy phá và tấn công, có ông Chủ tịch Quận và ông Trưởng Công an Quận Đống Đa đến xin vào gặp để giải quyết vấn đề khó khăn cho các cha.
Nghe nói các cha đã từ chối làm việc ban đêm và đã yêu cầu các vị đại diện chính quyền này giải tán đám người gây rối và chịu trách nhiệm về an ninh trong khu vực, để cho dân chúng được nghỉ ngơi trong đêm khuya.
Khoảng 7 h sáng, cảnh sát cơ động đã triển khai thêm lực lượng ở khu phố Đức Bà. Mấy trạm hàng rào sắt di động cùng các hàng rào thép gai đã được giăng ra. Các tín hữu quy tụ nhau ngồi trước hàng rào thép gai trên phố Đức Bà, cách Linh địa khoảng 150 m, đọc kinh cầu nguyện và hát thánh ca. Phía trước phía sau cũng đều là cảnh sát cơ động.
Nhiều người muốn đến Linh địa để biết điều gì đang diễn ra bên trong, nhưng họ không thể vượt qua các hàng rào thép gai và hàng hàng lớp lớp cảnh sát cơ động cùng chó nghiệp vụ.
Các cánh cổng sắt Đền Giêrađô đã bị số người lạ mặt ban đêm đến tấn công phá đổ nằm ngổn ngang giữa lối đi. Những cánh cổng sắt to lớn thế mà phá được thì cũng ghê! Nghe người dân xung quanh nói đám người phá đá dùng búa tạ đập và ô tô kéo.
Người dân trong khu vực Linh địa báo tin ra cho biết lều bạt, bàn ghế, đồ đoàn của các bà mẹ Thái Hà đã bị quân dữ đập phá tan tành trong đêm, nhưng đến sáng đã được xe đến dọn sạch sẽ. Các bà mẹ Thái Hà về lại cư ngụ trong tu viện để được các bác sĩ chăm sóc. Các bà thật là những con người can đảm và hy sinh. Đức Cha Nguyễn Văn Sang nói các bà xứng đáng được tạc tượng.
Đang khi đó thì Ông Tuấn nhà ở ngay bên Thái Hà viết email cho chúng tôi biết tình hình như sau: "... được biết đêm qua một số nhóm dân uống rượu đang chờ xem, cá độ bóng đá giữa Chelsea gặp MU thì Tivi phát lại câu nói của Đức Tổng trong đó có lời bình rất kích động con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo một số ông già xưng là cựu chiến binh hô lên tao mất bao nhiêu xương máu để cho thằng này nói láo thế, chúng mày đâu theo tao, bọn này vừa đi vừa chửi Đức Tổng và Cha Bề trên rất tục, đám người càng ngày càng đông, lúc đó lễ vừa xong các Cha và giáo dân ra Linh địa cầu nguyện thì chúng chặn lại, Cha Khải giải thích chúng không nghe còn nhổ nước bọt vào mặt Cha Khải, các Cha thấy bọnnày đang bị kích động nên đã cho giáo dân quay trở về Nhà thờ và gọi điện cho công an đến can thiệp, có một số công an đến nhưng họ không tích cực can thiệp. Được thể, bọn say rượu vừa đi vừa chửi định xô đổ cổng nhà thờ nhưng chung không làm được, sau đó chúng quay ra phá cửa Đền Thanhs Giêrađô và vào Linh địa giật đổ lều bạt của mấy cụ như con nói ở trên. Chúng còn kê bàn định đập cả tượng và một số định phá nhà nguyện nhưng lúc đó có bọn cảnh sát cơ động dắt theo chó săn đến ngăn lại mới giữ được. Hiện nay, chính quyền đã lợi dụng ngăn lại đoạn đường phố Đức Bà và khu Linh địa không cho ai đến cầu nguyện nữa".
Nguồn tin của chúng tôi từ phía những người có tay trong với công an tiết lộ những chi tiết sau đây: "Đêm hôm qua 21.09, bắt đầu từ 20h công an cho tập chung lực lượng gồm Trung đoàn cảnh sát cơ động khoảng 2000 tên; các lực lưọng cảnh sát địa phương khoảng 1000 tên; dân phòng khoảng 500 tên; Đặc biệt có lực lượng mọi người nhầm là thanh niên tình nguyện dân lao động. Thực chất đây là học viên các trường trung cấp cảnh sát, đại học cảnh sát, học viện an ninh. (Thuộc các lớp chính khoá và chuyên tu, tại chức) Mặc thường phục, và mặc áo đồng phục xanh có in dòng chữ Thanh niên tình nguyện. Chúng chia ra, Công an thì túc trực, học viên các trường cảnh sát mặc thường phục thì xông vào đánh đuổi giáo dân, đập phá bàn thờ tranh, tượng thánh tại khu đất DCCT Thái Hà các lều của giáo dân trông coi bàn thờ bị chúng giật đổ. Sau đó cho xe ôtô vào thu dọn mang đi. Giáo dân nhiều người bị hành hung thương tích. Cổng vào đền thánh Giê-Ra-Đô của tu viện Thái Hà bị chúng giật đổ cửa, ném đá vào trong. Giáo dân bức xúc xông ra ngăn cản, nhưng các tu sĩ gọi vào để tránh đổ máu … Cảnh sát mặc sắt phục đứng bảo vệ cho các đối tượng mặc thường phục đập phá, đuổi đánh giáo dân … "
Từ các giáo xứ chung quanh Hà nội, một số các linh mục ta thán với chúng tôi như sau: "Công an các địa phương ngăn chặn giáo dân từ giáo xứ gốc, không cho tập hợp về Hà Nội … Chúng cho các trưởng thôn, trưởng xóm, tổ trưởng dân phố, dân phòng đến từng nhà giáo dân, thông báo bằng miệng, đe doạ sẽ thẳng tay "trừng trị" nếu tập hợp nhau lại … Khu vực DCCT và TTGM HN sóng điện thoại cũng như, đường phone, internet bị gián đoạn … Đang có thông tin công an chuẩn bị tấn công vào bên trong khu nhà dòng và tòa TGM HN để bắt người …"
Từ các địa phương cho biết các lái xe không được chở khách công giáo đi Hà Nội. Ai người Công giáo lên xe rồi sẽ bị đuổi xuống. Chỉ có một số người đi xe máy là tới nơi. Vì thế số người đến Thái Hà chỉ còn khoảng 1/3 ngày thường so với tuần trước.
Trong đêm vừa qua, có một phóng viên thường xuyên của VietCatholic ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ bị mém gạch vào người, máy ghi hình của anh khi thấy chúng đến phá đám treo lên cây, che mắt chúng, chúng cũng tháo tháo gỡ lấy đi mất. (do vậy hôm nay chúng tôi đã không có hình đày đủ về khu Thái Hà...)
Chúng tôi cũng thấy có vài phóng viên nước ngoài có đến Thái Hà định quan sát, nhưng không tiếp cận được hiện trường, họ cũng bị công an đuổi đi... chưa thấy các tổ chức quốc tế đến hiện trường …
Đang khi đó tin từ Hà Nội cho biết Cộng sản trung ương triệu tập khẩn cấp kỳ họp thứ 4 của quốc hội 12 vào sáng nay.
Khoảng 9 giờ chúng tôi nghe người dân quanh khu vực nói tượng Đức Mẹ ở Linh Đài vẫn còn. Khoảng 10 giờ 30 chúng tôi nghe nói tượng đã được chính quyền đóng thùng chuyển đi đâu đó. Các bà đạo đức vẫn đến quét dọn nhà thờ như thường. Một bà khóc lóc sùi sụt nói: “Con thương các cha quá!”.
Nhà thờ vẫn liên tục có lời kinh tiếng hát nâng đỡ. Các cha vấn ngồi toà giải tội và trò chuyện với giáo dân. Thái độ của các ngài nhẹ nhàng và thanh thản. Thoáng thấy những nét buồn phía sau những lời động viên các tín hữu.
Lễ ở nhà thờ lúc 10 giờ 30 vẫn ngồi đầy nhà thờ. Số lượng người đến ít hơn mọi người. Các giờ đọc kinh nhau trước sự chứng kiến của các cảnh sát cơ xe chở khách hành hương không được vào nhà thờ.
Bây giờ là 11h (22/9) tại linh địa Đức Bà Thái Hà: Hai đầu đường dẫn vào linh địa vẫn bị phong tỏa. Hàng rào song sắt, chó nghiệp vụ và cảnh sát cơ động đứng chặn lối. Bất cứ ai đưa máy ghi hình ra chụp đều bị ngăn cản. Một số người đứng ở trong đền Giêrađô ngó ra và ghi lại vài tấm hình. Ngoài đoạn đường dẫn vào bệnh viện Đống Đa và nhà thờ cũng có những hàng rào ngăn chặn. Công an chìm ngồi ở các quán theo dõi mọi người qua lại. Một số còn vào trong nhà thờ để theo dõi những người đi lễ.
Ngoài linh địa, cho đến giờ này chúng tôi vẫn chưa thể tiếp cận được. Chúng tôi vào bệnh viện Đống Đa để ngó qua cũng không được. Chỉ cần ai đó cầm máy hình tiếp cận đến khu vực thì ngay lập tức bị truy đuổi. Giáo dân lúc này vẫn về tham dự thánh lễ trong nhà thờ, ước chừng được 300 người.
Giáo dân đến giờ hầu hết vẫn an tâm đón nhận biến cố đau thương. Một số người bào nhau: “Cho dù họ có làm gì chăng nữa, chúng ta vẫn nhất quyết duy trì việc cầu nguyện cho công lý và sự thật được hiện tỏ trên quê hương chúng ta".
Mấy người khác thì rớm rớm nước mắt an ủi: “Những ngày ta không được ra linh địa, thì vẫn có thế cầu nguyện với Mẹ trong nhà thờ”. Nghe một vài bà thì thầm truyền tai nhau rằng, những kẻ hung hăng phá phách đền Giêrađô và hô hào “giết Tổng Kiệt và linh mục Phụng”, thì trong đó có hai giáo dân trong nhóm 11 người đi họp với tướng Nhanh mấy tuần trước.
Cho đến lúc này, Cảnh sát cơ động tứ phía. Chưa kể cảnh sát hình sự giả dân anh chị đã quen mặt ngồi ở hai bên cổng nhà thờ. Có một cha thầy nào đó vừa đi ra lại bị đe doạ tấn công. Cha lại đi vào.
Một cha trong tu viện nói: “Chúng tôi đang sống mầu nhiệm thập giá của Chúa! Chúng tôi tin rằng mình sẽ biết sống và sống dồi dào hơn qua cuộc thương khó này!”
Một cha khác trong tu viện nói: “Sự kiện dùng bạo lực mà cưỡng chiếm đất đai, bất chấp nguyện vọng của giáo dân, bất chấp các cơ sở pháp lý và tiến trình đối thoại vừa khai mở, chỉ chứng tỏ chính quyền đang chà đạp công lý và vùi dập sự thật. Mất đất nhưng không mất niềm tin và hy vọng. Mất đất nhưng khát vọng công lý và sự thật vẫn còn, và còn cháy bỏng hơn!”.
Không ngạc nhiên! (thơ)
Thái Hà
05:10 22/09/2008
Thôi trách làm chi giận làm chi!
Đảng chẳng điêu ngoa mới lạ kỳ!
Gian manh lật lọng: nghề của đảng!
Chuyện bịp lần nầy nhỏ tí ti!
Đảng chẳng điêu ngoa mới lạ kỳ!
Gian manh lật lọng: nghề của đảng!
Chuyện bịp lần nầy nhỏ tí ti!
Đơn khiếu nại của DCCT Thái Hà
DCCT Thái Hà
07:15 22/09/2008
Khóc thương Hà Nội
Thanh Mây
09:20 22/09/2008
KHÓC THƯƠNG HÀ NỘI
Chỉ vừa hôm qua đây thôi, tôi được tận mắt chứng kiến hình ảnh rất đẹp của những người giáo dân hiền lành, chất phác cầu nguyện dưới chân Mẹ tại linh địa xứ Thái Hà. Chính tôi rất hạnh phúc khi được hòa chung lòng sốt sắng của họ. Và cũng bên họ, tôi được nhìn thấy điềm lạ từ mặt trời, những sắc xanh, sắc hồng, sắc vàng thay đổi một cách lạ lùng…Nhưng rồi, một làn sóng mây đen cuồn cuộn từ phía dưới mặt trời trào lên che lấp những sắc màu rực rỡ, khi ấy, trong tôi có một điều gì đó nghĩ suy về đám “hắc vân”…
Thế rồi sáng nay(22/09), khi đọc thấy tiếng kêu SOS từ Thái Hà vọng đến, tôi mới vỡ lẽ ra, “đám mây đen” ấy là gì…Tôi đã khóc, khóc thật nhiều, tôi chạy vội đến trước bàn thờ, tay run run đốt nến để khẩn xin cùng Ba Đấng. Tôi khóc thương các vị chủ chăn và đoàn chiên tại Giáo phận Hà Nội hôm nay, tôi khóc thương cho Giáo Hội Việt Nam ngày mai có thể không tránh khỏi những bách hại. Tôi cầm thật chặt tràng chuỗi Mân Côi mà mới hôm qua đây, tôi đã đặt dưới chân tượng Đức Mẹ Ban Ơn tại linh địa Thái Hà. Tôi khẩn cầu Mẹ thương đến đoàn con đau khổ của Mẹ…Lòng tôi quá đớn đau, nhưng đồng thời với nỗi đau ấy, niềm tin trong tôi bỗng lớn mạnh. Tôi nhìn lên Thánh Giá Chúa, và Chúa cho tôi hiểu rằng, giờ phút đau thương tột cùng của Người trên Thánh giá, trước mắt người đời, đó là sự thất bại lớn lao nhất, nhục nhã nhất; nhưng cũng chính giờ phút ấy là lúc khởi đầu cho sự sống lại vinh quang.
Lòng tôi tự hỏi: “Phải chăng lịch sử cuộc Thương Khó cách đây hơn 2000 năm đang được tái hiện một cách sống động nhất tại Giáo phận Hà Nội?”. Khi mà trước Tu viện Thái Hà, đám dân ngông cuồng đang đòi: “Giết, giết, giết ông Ngô Quang Kiệt và linh mục Phụng”. Đó phải chăng là hình ảnh của những kẻ vô ơn trên đồi Golgotha năm nào, những kẻ đã từng thụ ân của người mình đang cực lực lên án chỉ vì sự xuyên tạc của những kẻ ác tâm?
Hơn bao giờ hết, con muốn thưa với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, với cha Matthêu Vũ Khởi Phụng-Bề trên TV DCCT Thái Hà, xin các ngài hãy yên tâm, chúng con luôn sát cánh với các ngài trong lời nguyện cầu tha thiết nhất. Xin Chúa “Dang cánh tay uy quyền mạnh mẽ, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng”. Và nếu các ngài đang cảm nhận tâm trạng của Chúa Giêsu trên thập tự năm nào, khi mà dường như Chúa Cha vắng bóng; thì cũng xin các ngài đừng quên, ngay sau giờ phút đen tối nhất của đêm đen chết chóc, là lúc ánh bình minh Phục sinh huy hoàng đang chiếu dọi. Xin các ngài hãy kiên nhẫn đợi chờ “giờ của Chúa”đến. Chính Đức Giê su đã khẳng định: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” (Ga 16,33b).
Và tôi cũng xin mạn phép thưa với anh chị em đồng đạo của mình rằng, chúng ta không cần “ăn miếng, trả miếng” với những người đang điên cuồng trước niềm tin của chúng ta. Chúng ta không thể làm cho những kẻ đang mất lý trí hiểu được “lẽ thật”. Làm sao một người trí thức hiền lành có thể nói cho một kẻ đầu gấu vô học phân biệt được đúng-sai? Từ thời Chúa Giêsu đã bỏ luật “mắt đền mắt, răng thế răng” rồi. Chúa dạy chúng ta hãy yêu thương những người bắt bớ chúng ta (x. Lc 6,27-35). Nên điều tốt nhất, chúng ta không cần bằng mọi giá phải ra linh địa để cầu nguyện. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Ngài cũng là Mẹ chúng ta ngay tại nhà thờ của giáo xứ chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người bách hại chúng ta, vì đây là lúc chúng ta làm chứng cho họ hiểu rằng, đạo chúng ta là đạo tình thương, là đạo bác ái. Chúng ta không giống họ, không có những “hạ sách” như họ, niềm tin chúng ta vượt cao hơn những nghĩ suy tầm thường của họ, người quân tử mấy ai chấp kẻ tiểu nhân? Chúng ta là những người có niềm tin chân chính, những con người sống quang minh chính đại, bước đi trong ánh sáng Chân lý, chứ không phải “núp trong bóng tối nhằm hại người ngay thật”. Chúng ta có thể dùng lời cầu nguyện kiểu “rờ - mốt”(dụng cụ điều khiển từ xa), Mẹ vẫn nghe thấy lời than van khẩn thiết của chúng ta như chúng ta đang đứng dưới chân Mẹ ở linh địa. Hãy vững tin rằng, Chúa sẽ ra tay khi “giờ” của Ngài đến. Biết đâu lịch sử của Biển đỏ năm xưa sẽ có ngày được lập lại... Khi ấy, chúng ta sẽ hát vang Bài ca Khải Hoàn ngay trên mảnh đất của chúng ta. Chúa sẽ biến sự dữ nên sự lành, đó là điều giáo lý Công giáo đã dạy chúng ta. Chính Đức Giê su đã nói: “Anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16,20).
Ngày xưa, mỗi khi nghe đến địa danh Hà Nội, tôi thường nghĩ đến một Hà Nội yên bình với những con đường trải đầy lá me, thơm mùi hoa sữa và hình ảnh mùa thu Hà Nội thật sâu lắng… Nhưng giờ đây, Hà Nội đã để lại trong tôi một ấn tượng không thể phai mờ với những người mặc bộ đồ xanh cầm dùi cui điện, những con chó nghiệp vụ hung dữ, những hàng rào kẻm gai, những chấn song sắt lạnh ngắt vô tình…tất cả đã trở thành một hố sâu ngăn cách lòng người, ngăn cách sự đoàn kết trong một quốc gia chậm phát triển đang cố gắng vươn lên từng ngày….
Tôi khóc thương Hà Nội, khóc thương quê hương tôi không được hưởng một nền hòa bình thật sự như lâu nay tôi từng ảo tưởng. Vẫn còn cảnh bất công, kẻ mạnh ăn hiếp người thế cố, vẫn còn cảnh đánh đập, tra tấn dã man, anh em tàn sát lẫn nhau…Thật quá đau lòng.
Cầu xin Đức Giêsu là Vị Thái Tử Hòa Bình và Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Vương Hòa Bình ban xuống cho quê hương Việt Nam chúng con “nền hòa bình viên mãn” của trời cao….
Chỉ vừa hôm qua đây thôi, tôi được tận mắt chứng kiến hình ảnh rất đẹp của những người giáo dân hiền lành, chất phác cầu nguyện dưới chân Mẹ tại linh địa xứ Thái Hà. Chính tôi rất hạnh phúc khi được hòa chung lòng sốt sắng của họ. Và cũng bên họ, tôi được nhìn thấy điềm lạ từ mặt trời, những sắc xanh, sắc hồng, sắc vàng thay đổi một cách lạ lùng…Nhưng rồi, một làn sóng mây đen cuồn cuộn từ phía dưới mặt trời trào lên che lấp những sắc màu rực rỡ, khi ấy, trong tôi có một điều gì đó nghĩ suy về đám “hắc vân”…
Thế rồi sáng nay(22/09), khi đọc thấy tiếng kêu SOS từ Thái Hà vọng đến, tôi mới vỡ lẽ ra, “đám mây đen” ấy là gì…Tôi đã khóc, khóc thật nhiều, tôi chạy vội đến trước bàn thờ, tay run run đốt nến để khẩn xin cùng Ba Đấng. Tôi khóc thương các vị chủ chăn và đoàn chiên tại Giáo phận Hà Nội hôm nay, tôi khóc thương cho Giáo Hội Việt Nam ngày mai có thể không tránh khỏi những bách hại. Tôi cầm thật chặt tràng chuỗi Mân Côi mà mới hôm qua đây, tôi đã đặt dưới chân tượng Đức Mẹ Ban Ơn tại linh địa Thái Hà. Tôi khẩn cầu Mẹ thương đến đoàn con đau khổ của Mẹ…Lòng tôi quá đớn đau, nhưng đồng thời với nỗi đau ấy, niềm tin trong tôi bỗng lớn mạnh. Tôi nhìn lên Thánh Giá Chúa, và Chúa cho tôi hiểu rằng, giờ phút đau thương tột cùng của Người trên Thánh giá, trước mắt người đời, đó là sự thất bại lớn lao nhất, nhục nhã nhất; nhưng cũng chính giờ phút ấy là lúc khởi đầu cho sự sống lại vinh quang.
Lòng tôi tự hỏi: “Phải chăng lịch sử cuộc Thương Khó cách đây hơn 2000 năm đang được tái hiện một cách sống động nhất tại Giáo phận Hà Nội?”. Khi mà trước Tu viện Thái Hà, đám dân ngông cuồng đang đòi: “Giết, giết, giết ông Ngô Quang Kiệt và linh mục Phụng”. Đó phải chăng là hình ảnh của những kẻ vô ơn trên đồi Golgotha năm nào, những kẻ đã từng thụ ân của người mình đang cực lực lên án chỉ vì sự xuyên tạc của những kẻ ác tâm?
Hơn bao giờ hết, con muốn thưa với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, với cha Matthêu Vũ Khởi Phụng-Bề trên TV DCCT Thái Hà, xin các ngài hãy yên tâm, chúng con luôn sát cánh với các ngài trong lời nguyện cầu tha thiết nhất. Xin Chúa “Dang cánh tay uy quyền mạnh mẽ, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng”. Và nếu các ngài đang cảm nhận tâm trạng của Chúa Giêsu trên thập tự năm nào, khi mà dường như Chúa Cha vắng bóng; thì cũng xin các ngài đừng quên, ngay sau giờ phút đen tối nhất của đêm đen chết chóc, là lúc ánh bình minh Phục sinh huy hoàng đang chiếu dọi. Xin các ngài hãy kiên nhẫn đợi chờ “giờ của Chúa”đến. Chính Đức Giê su đã khẳng định: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” (Ga 16,33b).
Và tôi cũng xin mạn phép thưa với anh chị em đồng đạo của mình rằng, chúng ta không cần “ăn miếng, trả miếng” với những người đang điên cuồng trước niềm tin của chúng ta. Chúng ta không thể làm cho những kẻ đang mất lý trí hiểu được “lẽ thật”. Làm sao một người trí thức hiền lành có thể nói cho một kẻ đầu gấu vô học phân biệt được đúng-sai? Từ thời Chúa Giêsu đã bỏ luật “mắt đền mắt, răng thế răng” rồi. Chúa dạy chúng ta hãy yêu thương những người bắt bớ chúng ta (x. Lc 6,27-35). Nên điều tốt nhất, chúng ta không cần bằng mọi giá phải ra linh địa để cầu nguyện. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Ngài cũng là Mẹ chúng ta ngay tại nhà thờ của giáo xứ chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người bách hại chúng ta, vì đây là lúc chúng ta làm chứng cho họ hiểu rằng, đạo chúng ta là đạo tình thương, là đạo bác ái. Chúng ta không giống họ, không có những “hạ sách” như họ, niềm tin chúng ta vượt cao hơn những nghĩ suy tầm thường của họ, người quân tử mấy ai chấp kẻ tiểu nhân? Chúng ta là những người có niềm tin chân chính, những con người sống quang minh chính đại, bước đi trong ánh sáng Chân lý, chứ không phải “núp trong bóng tối nhằm hại người ngay thật”. Chúng ta có thể dùng lời cầu nguyện kiểu “rờ - mốt”(dụng cụ điều khiển từ xa), Mẹ vẫn nghe thấy lời than van khẩn thiết của chúng ta như chúng ta đang đứng dưới chân Mẹ ở linh địa. Hãy vững tin rằng, Chúa sẽ ra tay khi “giờ” của Ngài đến. Biết đâu lịch sử của Biển đỏ năm xưa sẽ có ngày được lập lại... Khi ấy, chúng ta sẽ hát vang Bài ca Khải Hoàn ngay trên mảnh đất của chúng ta. Chúa sẽ biến sự dữ nên sự lành, đó là điều giáo lý Công giáo đã dạy chúng ta. Chính Đức Giê su đã nói: “Anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16,20).
Ngày xưa, mỗi khi nghe đến địa danh Hà Nội, tôi thường nghĩ đến một Hà Nội yên bình với những con đường trải đầy lá me, thơm mùi hoa sữa và hình ảnh mùa thu Hà Nội thật sâu lắng… Nhưng giờ đây, Hà Nội đã để lại trong tôi một ấn tượng không thể phai mờ với những người mặc bộ đồ xanh cầm dùi cui điện, những con chó nghiệp vụ hung dữ, những hàng rào kẻm gai, những chấn song sắt lạnh ngắt vô tình…tất cả đã trở thành một hố sâu ngăn cách lòng người, ngăn cách sự đoàn kết trong một quốc gia chậm phát triển đang cố gắng vươn lên từng ngày….
Tôi khóc thương Hà Nội, khóc thương quê hương tôi không được hưởng một nền hòa bình thật sự như lâu nay tôi từng ảo tưởng. Vẫn còn cảnh bất công, kẻ mạnh ăn hiếp người thế cố, vẫn còn cảnh đánh đập, tra tấn dã man, anh em tàn sát lẫn nhau…Thật quá đau lòng.
Cầu xin Đức Giêsu là Vị Thái Tử Hòa Bình và Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Vương Hòa Bình ban xuống cho quê hương Việt Nam chúng con “nền hòa bình viên mãn” của trời cao….
Thư của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội phản bác Đải Truyền Hình Việt Nam
LM Phạm Văn Dũng
10:44 22/09/2008
Tình Yêu của Ngài qua Bách Hại
Thiênhuơng Vũ
10:58 22/09/2008
Tình Yêu của Ngài qua Bách Hại
Đột nhiên qua hình ảnh Việt Nam quê hương tôi, Chúa Giêsu của 2000 năm hơn bỗng sống dậy mãnh liệt.
Linh hồn và Thần tính Ngài thể hiện rõ ràng qua từng gương mặt từ những vị chủ chăn đáng kính cho đến những bà mẹ già, trẻ thơ và thanh thiếu niên. Sự sống động qua những hình ảnh lạ kỳ của những người đi bách hại lại nằm trong vòng rào kẻm gai do chính họ giăng lên nơi tòa khâm sứ. Một sự trói buộc lạ kỳ của tội ác và mất phương hướng của sự dữ. Trong khi những người giáo dân trầm lặng, rất bình thường trong đời sống thì đứng ngoài vòng kẻm gai để hát lên lời kinh cầu nguyện với tượng ảnh Mẹ. Một cảm giác đầy bình an và tin tưởng dầu trong bóng tối.
Hình ảnh tương phản ấy đã đánh động lòng tôi vì tôi thấy những người công an kia như những xác chết mà tất cả người dân phải cần dâng lời nguyện cầu cho họ. Tôi tự hỏi đó là cảm giác gì vậy nhỉ? Có phải là hình ảnh của tình yêu Chúa nơi thế kỷ này? Đúng vậy! Như lời của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô: (2 Cr 4,6-11)
Anh em thân mến, Thiên Chúa là Đấng đã khiến cho ánh sáng bừng lên trong bóng tối, thì cũng chính Người chiếu soi trong lòng chúng ta, để ban cho chúng ta sự hiểu biết vinh quang Thiên Chúa hiển hiện trên gương mặt Đức Giêsu Kitô. Nhưng chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành để biết rằng quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chứ không phải phát xuất tự chúng ta. Chúng ta chịu khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp; chúng ta phải long đong, nhưng không tuyệt vọng; chúng ta bị bắt bớ, nhưng không bị bỏ rơi, bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Bởi vì chúng ta luôn mang trên thân xác mình sự chết của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng ta. Vì chưng, mặc dầu đang sống, nhưng vì Đức Giêsu. Chúng ta luôn nộp mình chịu chết, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện trong thân xác hay chết của chúng ta.
Thật là hùng hồn chứng tích của Tình Yêu, vì con đường Thập Gía là con đường Cứu Độ mà Ngài đã chọn Việt Nam quê hương tôi. Tôi cảm ơn những anh hùng thầm lặng đã không sợ sự vô luân. Con đường lịch sử của Việt Nam rất tương đồng với con đường Thánh Gía, và gía trị Tình Yêu sâu thẳm trong sự hy sinh tột cùng.
Ngài đã yêu chúng con nên muốn chúng con phải đi qua bóng tối, Và vì yêu Ngài đã cho chúng con biết rõ sự bách hại giống như Ngài đã đi qua hơn hai ngàn năm. Đó là lời hứa hẹn cho chúng con. Vì thập gía đã sống lại và hóa thành Thánh gía. Tình Yêu đã cho chúng con biết không phải chúng con cô độc trong bách hại, nhưng chúng con có lửa yêu để chiến đấu với sự dữ. Lửa Yêu đó chính là Thần Khí của Ngài. Và thể chế này đang dần đến giai đoạn tuyệt vong vì đó là sự chia rẻ, xấu xa, ganh ghét, xua nịnh, vô luân… Con đường của hỏa ngục không có niềm tin và chính nghĩa.
Tình Yêu là tất cả, là phương hướng của Thần Khí hướng dẫn chúng con. Như lời Thánh Phaolô đã nói ở đây. Mối tình của Đức Kitô không phải là mối tình đơn thuần với cái đẹp mà còn hơn thế ngay chính trong sự dữ Tình Yêu càng lộng lẫy và nét đẹp diệu kỳ trên gương mặt Ngài với những lằn roi khủng khiếp. Giống như Ngài, Việt Nam con đang có những lằn roi ấy, nhưng dân tộc ấy không bao giờ bị khuất phục vì sự dữ.
Nét anh hùng của vị chủ chăn là bằng chứng hùng hồn nhất. Cho nên con cảm ơn Chúa đã chọn con và đặt con vào vị trí là người Việt Nam. Với bách hại, những ngọn nến lung linh tuy rất hòa bình nhưng nhũng đợt sóng ngầm đã và đang âm ỉ giữa lòng dân tộc. Tình Yêu luôn luôn hứa hẹn. Tình Yêu đã cho đời hương hoa và Tình Yêu đã thánh hóa tất cả chúng ta để lịch sử lại trở về trên quê hương thân yêu này. Đó chính là lịch sử Cứu Độ.
Đột nhiên qua hình ảnh Việt Nam quê hương tôi, Chúa Giêsu của 2000 năm hơn bỗng sống dậy mãnh liệt.
Linh hồn và Thần tính Ngài thể hiện rõ ràng qua từng gương mặt từ những vị chủ chăn đáng kính cho đến những bà mẹ già, trẻ thơ và thanh thiếu niên. Sự sống động qua những hình ảnh lạ kỳ của những người đi bách hại lại nằm trong vòng rào kẻm gai do chính họ giăng lên nơi tòa khâm sứ. Một sự trói buộc lạ kỳ của tội ác và mất phương hướng của sự dữ. Trong khi những người giáo dân trầm lặng, rất bình thường trong đời sống thì đứng ngoài vòng kẻm gai để hát lên lời kinh cầu nguyện với tượng ảnh Mẹ. Một cảm giác đầy bình an và tin tưởng dầu trong bóng tối.
Hình ảnh tương phản ấy đã đánh động lòng tôi vì tôi thấy những người công an kia như những xác chết mà tất cả người dân phải cần dâng lời nguyện cầu cho họ. Tôi tự hỏi đó là cảm giác gì vậy nhỉ? Có phải là hình ảnh của tình yêu Chúa nơi thế kỷ này? Đúng vậy! Như lời của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô: (2 Cr 4,6-11)
Anh em thân mến, Thiên Chúa là Đấng đã khiến cho ánh sáng bừng lên trong bóng tối, thì cũng chính Người chiếu soi trong lòng chúng ta, để ban cho chúng ta sự hiểu biết vinh quang Thiên Chúa hiển hiện trên gương mặt Đức Giêsu Kitô. Nhưng chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành để biết rằng quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chứ không phải phát xuất tự chúng ta. Chúng ta chịu khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp; chúng ta phải long đong, nhưng không tuyệt vọng; chúng ta bị bắt bớ, nhưng không bị bỏ rơi, bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Bởi vì chúng ta luôn mang trên thân xác mình sự chết của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng ta. Vì chưng, mặc dầu đang sống, nhưng vì Đức Giêsu. Chúng ta luôn nộp mình chịu chết, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện trong thân xác hay chết của chúng ta.
Thật là hùng hồn chứng tích của Tình Yêu, vì con đường Thập Gía là con đường Cứu Độ mà Ngài đã chọn Việt Nam quê hương tôi. Tôi cảm ơn những anh hùng thầm lặng đã không sợ sự vô luân. Con đường lịch sử của Việt Nam rất tương đồng với con đường Thánh Gía, và gía trị Tình Yêu sâu thẳm trong sự hy sinh tột cùng.
Ngài đã yêu chúng con nên muốn chúng con phải đi qua bóng tối, Và vì yêu Ngài đã cho chúng con biết rõ sự bách hại giống như Ngài đã đi qua hơn hai ngàn năm. Đó là lời hứa hẹn cho chúng con. Vì thập gía đã sống lại và hóa thành Thánh gía. Tình Yêu đã cho chúng con biết không phải chúng con cô độc trong bách hại, nhưng chúng con có lửa yêu để chiến đấu với sự dữ. Lửa Yêu đó chính là Thần Khí của Ngài. Và thể chế này đang dần đến giai đoạn tuyệt vong vì đó là sự chia rẻ, xấu xa, ganh ghét, xua nịnh, vô luân… Con đường của hỏa ngục không có niềm tin và chính nghĩa.
Tình Yêu là tất cả, là phương hướng của Thần Khí hướng dẫn chúng con. Như lời Thánh Phaolô đã nói ở đây. Mối tình của Đức Kitô không phải là mối tình đơn thuần với cái đẹp mà còn hơn thế ngay chính trong sự dữ Tình Yêu càng lộng lẫy và nét đẹp diệu kỳ trên gương mặt Ngài với những lằn roi khủng khiếp. Giống như Ngài, Việt Nam con đang có những lằn roi ấy, nhưng dân tộc ấy không bao giờ bị khuất phục vì sự dữ.
Nét anh hùng của vị chủ chăn là bằng chứng hùng hồn nhất. Cho nên con cảm ơn Chúa đã chọn con và đặt con vào vị trí là người Việt Nam. Với bách hại, những ngọn nến lung linh tuy rất hòa bình nhưng nhũng đợt sóng ngầm đã và đang âm ỉ giữa lòng dân tộc. Tình Yêu luôn luôn hứa hẹn. Tình Yêu đã cho đời hương hoa và Tình Yêu đã thánh hóa tất cả chúng ta để lịch sử lại trở về trên quê hương thân yêu này. Đó chính là lịch sử Cứu Độ.
Thư khiếu nại của giáo xứ Thái Hà gửi UBND thành phố Hà nội
LM Vũ Khởi Phụng
11:12 22/09/2008
Có nguổn tin cho biết "người thuộc trại cai nghiện gần Hà nội" đã được công an đưa tới cho đập phá ở Thái Hà đêm tối 21/9
PV VietCatholic
11:29 22/09/2008
THÁI HÀ - Bây giờ là 16h30 22/9/2008 tại Thái Hà. Hiện tại chúng tôi vẫn chưa thể tiếp cận được linh địa Đức Bà. Toàn bộ khu vực này vẫn bị phong tỏa. Lực lượng cảnh sát cơ động, dân phòng và chó nghiệp vụ vẫn canh giữ nghiêm nhặt tất cả các lối đi dẫn vào linh địa.
Một số người sống gần linh địa gọi điện thoại cho biết, bức tượng Đức Mẹ Ban Ơn và tượng chịu nạn ở giữa linh địa vẫn chưa bị phá. Nhưng xung quanh bức tượng, hàng rào thép gai B40 được giăng mắc kín kẽ.
Nguồn tin từ các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cho biết: Cũng vào lúc này, một số cán bộ của quận Đống Đa vào làm việc với các linh mục trong Tu viện. Ông Phó chủ tịch quận dẫn đầu. Nghe nói, họ yêu cầu các linh mục ra rước tượng về. Nhưng một linh mục của Tu viện xác định: “Cho đến giờ này mảnh đất ấy thuộc khuôn viên đất thừa tự của Tu viện và giáo xứ Thái Hà. Nhà nước chưa hề có một giấy tờ về việc trưng thu, trưng mua, hay quản lý cách hợp pháp mảnh đất ấy. Do đó, không có lý do gì để đưa tượng ra khỏi đất thờ tự”. Cũng vị linh mục này khẳng định: “Nếu nhà nước rước tượng đi đâu ấy là quyền của nhà nước”.
Nghe nói, trong cuộc họp này, phía chính quyền cũng đưa công văn cho biết chính quyền đã ổn định trật tự đêm qua và xin vào làm việc nhưng không được chấp nhận. Nhưng khi đọc công văn này, một vị linh mục cũng phản bác ngay nội dung của công văn là sai với sự thật diễn ra tối qua.
-Sự thật là khi công an đứng đấy và nếu có nữa cả chính quyền đứng đấy, mà lũ người gây rối vẫn hò la đòi giết linh mục Phụng và Đức Tổng Kiệt.
-Sự thật là chính quyền đứng đấy và vẫn để cho lũ côn đồ phá đổ cửa đền Giêrađô.
-Sự thật trước đó nữa là cả trăm cảnh sát cơ động và công an đứng đấy bảo kê cho “các đoàn viên thanh niên và bọn côn đồ sỉ vả, nói những lời thô tục đối với các linh mục và còn nhổ nước miếng đầy mặt, đầy đầu các linh mục.
Sau khi vị linh mục phản bác cái sự thật bị bóp méo ngay trong công văn của quận, ông phó chủ tịch và đoàn tùy tùng xin phép ra về.
Thái Hà tối nay (22/9) giáo dân kéo về rất đông. Sau thánh lễ tối, mọi người không thể ra linh địa cầu nguyện như mọi khi, vì tất cả các nẻo đường dẫn vào linh địa đều đã bị phong tòa. Cảnh sát cơ đông, dân phòng, chó nghiệp vụ vẫn canh giữ rất cẩn mật. Bất cứ người nào ghé vào con đường dẫn tới linh địa, đều bị trấn áp và xua đuổi. Tuy không ra linh địa được, nhưng nhiều người vẫn ở lại cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ. Nhiều người vừa râm ran lời kinh nguyện vừa âm thầm rơi lệ. Khoảng 22h hầu hết giáo dân ra về.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ trong nội bộ những người nắm chính quyền cho biết, đám người đến bao vây Tu viện Thái Hà sỉ nhục và quấy phá các tu sĩ đêm qua hầu hết là những người trong một trại cai nghiện gần Hà Nội mà công an đưa đến. Đám người này được cho uống rượu và chích thuốc nên rất hung hăng. Một số khác là những người buôn bán ở một số chợ bị ép buộc phải đến. Một số thanh niên khác mặc áo sinh viên tình nguyện được thuê đến. Sau khi phá phách khu linh địa và cửa đền thánh Giêrađô, họ kéo nhau sang công ty may chiến thắng và phường Ô Chợ Dừa để “ăn mừng” và nhận tiền thuê mướn.
Một trò vi phạm tự do tín ngưỡng mà chính quyền thực hiện hôm nay là cho loa phóng thanh chõ vào nhà thờ và mở hết công suất trong khi nhà thờ đang có thánh lễ. Nhiều người giáo dân đã phải thốt lên: “Chính quyền đang điên cuồng, dại dột chưa từng thấy. Mấy kẻ cầm quyền mất hết lương tri thật rồi!”
Một số người sống gần linh địa gọi điện thoại cho biết, bức tượng Đức Mẹ Ban Ơn và tượng chịu nạn ở giữa linh địa vẫn chưa bị phá. Nhưng xung quanh bức tượng, hàng rào thép gai B40 được giăng mắc kín kẽ.
Nguồn tin từ các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cho biết: Cũng vào lúc này, một số cán bộ của quận Đống Đa vào làm việc với các linh mục trong Tu viện. Ông Phó chủ tịch quận dẫn đầu. Nghe nói, họ yêu cầu các linh mục ra rước tượng về. Nhưng một linh mục của Tu viện xác định: “Cho đến giờ này mảnh đất ấy thuộc khuôn viên đất thừa tự của Tu viện và giáo xứ Thái Hà. Nhà nước chưa hề có một giấy tờ về việc trưng thu, trưng mua, hay quản lý cách hợp pháp mảnh đất ấy. Do đó, không có lý do gì để đưa tượng ra khỏi đất thờ tự”. Cũng vị linh mục này khẳng định: “Nếu nhà nước rước tượng đi đâu ấy là quyền của nhà nước”.
Nghe nói, trong cuộc họp này, phía chính quyền cũng đưa công văn cho biết chính quyền đã ổn định trật tự đêm qua và xin vào làm việc nhưng không được chấp nhận. Nhưng khi đọc công văn này, một vị linh mục cũng phản bác ngay nội dung của công văn là sai với sự thật diễn ra tối qua.
-Sự thật là khi công an đứng đấy và nếu có nữa cả chính quyền đứng đấy, mà lũ người gây rối vẫn hò la đòi giết linh mục Phụng và Đức Tổng Kiệt.
-Sự thật là chính quyền đứng đấy và vẫn để cho lũ côn đồ phá đổ cửa đền Giêrađô.
-Sự thật trước đó nữa là cả trăm cảnh sát cơ động và công an đứng đấy bảo kê cho “các đoàn viên thanh niên và bọn côn đồ sỉ vả, nói những lời thô tục đối với các linh mục và còn nhổ nước miếng đầy mặt, đầy đầu các linh mục.
Sau khi vị linh mục phản bác cái sự thật bị bóp méo ngay trong công văn của quận, ông phó chủ tịch và đoàn tùy tùng xin phép ra về.
Thái Hà tối nay (22/9) giáo dân kéo về rất đông. Sau thánh lễ tối, mọi người không thể ra linh địa cầu nguyện như mọi khi, vì tất cả các nẻo đường dẫn vào linh địa đều đã bị phong tòa. Cảnh sát cơ đông, dân phòng, chó nghiệp vụ vẫn canh giữ rất cẩn mật. Bất cứ người nào ghé vào con đường dẫn tới linh địa, đều bị trấn áp và xua đuổi. Tuy không ra linh địa được, nhưng nhiều người vẫn ở lại cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ. Nhiều người vừa râm ran lời kinh nguyện vừa âm thầm rơi lệ. Khoảng 22h hầu hết giáo dân ra về.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ trong nội bộ những người nắm chính quyền cho biết, đám người đến bao vây Tu viện Thái Hà sỉ nhục và quấy phá các tu sĩ đêm qua hầu hết là những người trong một trại cai nghiện gần Hà Nội mà công an đưa đến. Đám người này được cho uống rượu và chích thuốc nên rất hung hăng. Một số khác là những người buôn bán ở một số chợ bị ép buộc phải đến. Một số thanh niên khác mặc áo sinh viên tình nguyện được thuê đến. Sau khi phá phách khu linh địa và cửa đền thánh Giêrađô, họ kéo nhau sang công ty may chiến thắng và phường Ô Chợ Dừa để “ăn mừng” và nhận tiền thuê mướn.
Một trò vi phạm tự do tín ngưỡng mà chính quyền thực hiện hôm nay là cho loa phóng thanh chõ vào nhà thờ và mở hết công suất trong khi nhà thờ đang có thánh lễ. Nhiều người giáo dân đã phải thốt lên: “Chính quyền đang điên cuồng, dại dột chưa từng thấy. Mấy kẻ cầm quyền mất hết lương tri thật rồi!”
Tại Toà Khâm Sứ và linh địa Thái Hà, tập đoàn cộng sản Việt Nam đã để rơi mặt nạ
Thanh Sơn
11:47 22/09/2008
Tại Toà Khâm Sứ và linh địa Thái Hà, tập đoàn cộng sản Việt Nam đã để rơi mặt nạ
Từ trên thập niên nay, tập đoàn cộng sản Việt Nam đã ý thức được sự ngu dốt của mình trong mọi lãnh vực, tình trạng tụt hậu và thua kém của đất nước so với tất cả mọi quốc gia khác trên thế giới, nên đã tìm đủ mọi cách thu hút tiền bạc đầu tư của các nhà tư bản ngoại quốc và của trên ba triệu Việt Kiều rãi rác trên khắp thế giới bằng những cái mặt nạ hấp dẫn «tự do dân chủ», «canh tân đổi mới», «hội nhập quốc tế», hay: «tốt đời đẹp đạo», v.v… Nhưng thực ra, tập đoàn cộng sản Việt Nam chỉ muốn đánh lừa các nhà tư bản nước ngoài và bà con Việt Kiều để kiếm chác tiền bạc, cũng như để lôi kéo những chức sắc ngây thơ khờ khạo trong các tôn giáo theo họ mà thôi, còn trong thực chất bọn họ vẫn là những tên cộng sản vô thần, đầu óc hẹp hòi thiển cận, cuồng tín, cố chấp, bất phục thiện và không thể cải tạo được.
Nhưng bấy lâu nay bọn họ đã tìm cách che đậy cái thực chất bán khai lạc hậu đó của mình bằng cả một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, rầm rộ và tốn kém. Vì thế đã có những nhà đầu tư ngoại quốc cả tin nên đã bị mắc tròng và kể cả một số Việt Kiều cũng quá ngây ngô nên bị bọn cộng sản Việt Nam lừa lọc mua chuộc. Nhưng lần hồi một số trong các nhà đầu tư ngoại quốc này sau một thời gian làm ăn với tập đoàn cộng sản, đã khám phá ra bản chất dối trá, lừa lọc và lo làm giàu cá nhân của cộng sản, nên đã âm thầm rút lui với cả vốn liếng của mình. Trong khi đó, một số Việt Kiều đã dại dột nghe theo những lời tuyên truyền đường mật của cộng sản Việt Nam nên đã trút hết tiền bạc dành dụm được bấy nay đem đầu tư vào công trình này nọ ở Việt Nam. Nhưng khi các công trình phát triển khá vững vàng, thì họ bị các cơ quan nhà nước Việt Nam làm khó dễ và tố cáo về những sai phạm này nọ để những người Việt Kiều này phải ra đi với hai bàn tay không hay chỉ lấy lại được chút ít vốn bỏ ra mà thôi. Còn các vị chức sắc thuộc các tôn giáo đã quá ngây thơ chạy theo cộng sản, cũng lần hồi đã bị bọn họ gán ghép và móc nối vào các cạm bẩy như tiền bạc, sắc dục, v.v… và một khi vị nào đã cắn phải một trong những lưỡi câu nguy hiểm này, thì chỉ còn là những tên nô bộc, những dụng cụ hữu hiệu cho cộng sản sai khiến lèo lái để làm bất cứ những gì họ muốn một cách trơ trẽn, kể cả việc chống lại sự thật, chống lại tiếng nói lương tâm, chống lại tôn giáo của mình và chống lại nhân loại. Đó là trường hợp của các vị tu hành mang nhãn hiệu «quốc doanh» đang bị tập đoàn cộng sản sai vặt ở Việt Nam, mà ai cũng đã biết tên tuổi họ nên không cần phải nhắc ra đây.
Và những trường hợp này quả là những kinh nghiệm đau đớn để đời cho những kẻ dại dột và cả tin ngheo theo lời tuyên truyền của cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nằm trong các trường hợp cá nhân riêng tư. Và vì thế, bọn cộng sản Việt Nam vẫn nhỡn nhơ mang cái mặt nạ «giả nhân giả nghĩa» và tiếp tục đi lừa đảo kẻ khác.
Thế nhưng, nay qua vụ việc tập đoàn cộng sản Việt Nam trơ trẽn và thô bạo đem cả một lực lượng công an hùng hậu gồm toàn những tên sát khí, cuồng tín và độc ác với những con chó nghiệp vụ đến xâm chiếm một cách trắng trợn Toà Khâm Sứ và linh địa Thái Hà nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, thì toàn bộ mặt nạ mà bọn cộng sản Việt Nam từng đánh bóng và mang theo bấy lâu nay đã hoàn toàn bị chính bọn họ đánh rơi và phơi bày cho tất cả đồng bào trong nước cũng như thế giới nhìn rõ được bộ mặt thật nham nhở và xảo trá của họ. Đúng là «mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.»
Chưa xong, bọn họ còn cắt xén và thêm bớt lời của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt để thoá mạ, bôi nhọ và kết án ngài một cách bất công và vô lý. Phải chăng bọn họ không biết rằng những lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục đã được ghi băng minh bạch hẳn hoi? Hay bọn họ biết mà cứ tỏ ra lì lợm để «chịu đấm ăn xôi»?
Tiếp đến, bọn cộng sản Việt Nam còn cho người ăn mặc thường phục và làm ra vẻ say rượu để cả đêm đến chữi bới tục tằn và phá rối nhà các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà. Thử hỏi những thái độ vô giáo dục như thế của những kẻ đang cầm quyền sinh tử của 80 triệu người dân Việt Nam, có đáng buồn và xấu hổ hay không?
Nhưng nhất là người ta băn khoăn tự hỏi là cả một bọn người chỉ biết cuồng tín, thô lỗ, hẹp hòi và thiếu tư cách nhân bản như thế thì làm sao có thể điều khiển và làm cho đất nước phát triển lên được, có thể đưa cả đất nước đi lên để theo kịp thế giới?!?
Sao đất nước quê hương Việt Nam lại quá vô phúc đế thế nhĩ?
Từ trên thập niên nay, tập đoàn cộng sản Việt Nam đã ý thức được sự ngu dốt của mình trong mọi lãnh vực, tình trạng tụt hậu và thua kém của đất nước so với tất cả mọi quốc gia khác trên thế giới, nên đã tìm đủ mọi cách thu hút tiền bạc đầu tư của các nhà tư bản ngoại quốc và của trên ba triệu Việt Kiều rãi rác trên khắp thế giới bằng những cái mặt nạ hấp dẫn «tự do dân chủ», «canh tân đổi mới», «hội nhập quốc tế», hay: «tốt đời đẹp đạo», v.v… Nhưng thực ra, tập đoàn cộng sản Việt Nam chỉ muốn đánh lừa các nhà tư bản nước ngoài và bà con Việt Kiều để kiếm chác tiền bạc, cũng như để lôi kéo những chức sắc ngây thơ khờ khạo trong các tôn giáo theo họ mà thôi, còn trong thực chất bọn họ vẫn là những tên cộng sản vô thần, đầu óc hẹp hòi thiển cận, cuồng tín, cố chấp, bất phục thiện và không thể cải tạo được.
Nhưng bấy lâu nay bọn họ đã tìm cách che đậy cái thực chất bán khai lạc hậu đó của mình bằng cả một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, rầm rộ và tốn kém. Vì thế đã có những nhà đầu tư ngoại quốc cả tin nên đã bị mắc tròng và kể cả một số Việt Kiều cũng quá ngây ngô nên bị bọn cộng sản Việt Nam lừa lọc mua chuộc. Nhưng lần hồi một số trong các nhà đầu tư ngoại quốc này sau một thời gian làm ăn với tập đoàn cộng sản, đã khám phá ra bản chất dối trá, lừa lọc và lo làm giàu cá nhân của cộng sản, nên đã âm thầm rút lui với cả vốn liếng của mình. Trong khi đó, một số Việt Kiều đã dại dột nghe theo những lời tuyên truyền đường mật của cộng sản Việt Nam nên đã trút hết tiền bạc dành dụm được bấy nay đem đầu tư vào công trình này nọ ở Việt Nam. Nhưng khi các công trình phát triển khá vững vàng, thì họ bị các cơ quan nhà nước Việt Nam làm khó dễ và tố cáo về những sai phạm này nọ để những người Việt Kiều này phải ra đi với hai bàn tay không hay chỉ lấy lại được chút ít vốn bỏ ra mà thôi. Còn các vị chức sắc thuộc các tôn giáo đã quá ngây thơ chạy theo cộng sản, cũng lần hồi đã bị bọn họ gán ghép và móc nối vào các cạm bẩy như tiền bạc, sắc dục, v.v… và một khi vị nào đã cắn phải một trong những lưỡi câu nguy hiểm này, thì chỉ còn là những tên nô bộc, những dụng cụ hữu hiệu cho cộng sản sai khiến lèo lái để làm bất cứ những gì họ muốn một cách trơ trẽn, kể cả việc chống lại sự thật, chống lại tiếng nói lương tâm, chống lại tôn giáo của mình và chống lại nhân loại. Đó là trường hợp của các vị tu hành mang nhãn hiệu «quốc doanh» đang bị tập đoàn cộng sản sai vặt ở Việt Nam, mà ai cũng đã biết tên tuổi họ nên không cần phải nhắc ra đây.
Và những trường hợp này quả là những kinh nghiệm đau đớn để đời cho những kẻ dại dột và cả tin ngheo theo lời tuyên truyền của cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nằm trong các trường hợp cá nhân riêng tư. Và vì thế, bọn cộng sản Việt Nam vẫn nhỡn nhơ mang cái mặt nạ «giả nhân giả nghĩa» và tiếp tục đi lừa đảo kẻ khác.
Thế nhưng, nay qua vụ việc tập đoàn cộng sản Việt Nam trơ trẽn và thô bạo đem cả một lực lượng công an hùng hậu gồm toàn những tên sát khí, cuồng tín và độc ác với những con chó nghiệp vụ đến xâm chiếm một cách trắng trợn Toà Khâm Sứ và linh địa Thái Hà nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, thì toàn bộ mặt nạ mà bọn cộng sản Việt Nam từng đánh bóng và mang theo bấy lâu nay đã hoàn toàn bị chính bọn họ đánh rơi và phơi bày cho tất cả đồng bào trong nước cũng như thế giới nhìn rõ được bộ mặt thật nham nhở và xảo trá của họ. Đúng là «mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.»
Chưa xong, bọn họ còn cắt xén và thêm bớt lời của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt để thoá mạ, bôi nhọ và kết án ngài một cách bất công và vô lý. Phải chăng bọn họ không biết rằng những lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục đã được ghi băng minh bạch hẳn hoi? Hay bọn họ biết mà cứ tỏ ra lì lợm để «chịu đấm ăn xôi»?
Tiếp đến, bọn cộng sản Việt Nam còn cho người ăn mặc thường phục và làm ra vẻ say rượu để cả đêm đến chữi bới tục tằn và phá rối nhà các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà. Thử hỏi những thái độ vô giáo dục như thế của những kẻ đang cầm quyền sinh tử của 80 triệu người dân Việt Nam, có đáng buồn và xấu hổ hay không?
Nhưng nhất là người ta băn khoăn tự hỏi là cả một bọn người chỉ biết cuồng tín, thô lỗ, hẹp hòi và thiếu tư cách nhân bản như thế thì làm sao có thể điều khiển và làm cho đất nước phát triển lên được, có thể đưa cả đất nước đi lên để theo kịp thế giới?!?
Sao đất nước quê hương Việt Nam lại quá vô phúc đế thế nhĩ?
Tạ ơn Chúa! chúng con...
Hiền Thạch
12:03 22/09/2008
TẠ ƠN CHÚA! CHÚNG CON...
Tạ ơn Chúa! cho chúng con tất cả
Chó nghiệp vụ, công an, thép gai giăng...
Mỗi "phương tiện" cứ như một "phép lạ" !
Để năm châu thấy được cảnh hồng hoang
Tạ ơn Chúa! cho chúng con thấy đảng
Càng lộ mặt qua biến nạn tòa khâm
Hai không gian hai thế giới tương phản:
Cõi tâm linh trực xạ với âm đàn
Tạ ơn Chúa! Dùng bàn tay cộng sản
Như người ta lấy lửa để thử vàng
Lửa tàn lụi còn vàng thêm sáng loáng
Đem ĐỨC TIN đọ sức với tà man
Tạ ơn Chúa! Nầy phút giây thọ mạn
Của công lý của Giáo Hội Việt Nam
Vì Thái Hà, tòa khâm là cáo trạng
Lên án "độc" quyền bạo ngược, gian tham
Tạ ơn Chúa! chúng con lên Thánh điện
Là phạm trường của những kẻ nhân danh
Một Thái Hà, Một tòa khâm cùng tiến
Bằng xác hồn của triệu triệu giáo dân
Tạ ơn Chúa! chúng con đang lâm trận
Bằng vũ khí: CẬY-MẾN và ĐỨC TIN
Như Chúa xưa, trước tòa quan tổng trấn
Ngẩn cao đầu xác định tư cách mình.
Tạ ơn Chúa! cho chúng con tất cả
Chó nghiệp vụ, công an, thép gai giăng...
Mỗi "phương tiện" cứ như một "phép lạ" !
Để năm châu thấy được cảnh hồng hoang
Tạ ơn Chúa! cho chúng con thấy đảng
Càng lộ mặt qua biến nạn tòa khâm
Hai không gian hai thế giới tương phản:
Cõi tâm linh trực xạ với âm đàn
Tạ ơn Chúa! Dùng bàn tay cộng sản
Như người ta lấy lửa để thử vàng
Lửa tàn lụi còn vàng thêm sáng loáng
Đem ĐỨC TIN đọ sức với tà man
Tạ ơn Chúa! Nầy phút giây thọ mạn
Của công lý của Giáo Hội Việt Nam
Vì Thái Hà, tòa khâm là cáo trạng
Lên án "độc" quyền bạo ngược, gian tham
Tạ ơn Chúa! chúng con lên Thánh điện
Là phạm trường của những kẻ nhân danh
Một Thái Hà, Một tòa khâm cùng tiến
Bằng xác hồn của triệu triệu giáo dân
Tạ ơn Chúa! chúng con đang lâm trận
Bằng vũ khí: CẬY-MẾN và ĐỨC TIN
Như Chúa xưa, trước tòa quan tổng trấn
Ngẩn cao đầu xác định tư cách mình.
Thư ĐHY Phạm Minh Mẫn gửi giáo dân liên quan tới lời nói của ĐTGM Hà nội
+ ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn
13:04 22/09/2008
ý kiến độc giả: Bài viết về nỗi nhục của Đức Cha Kiệt
Hoàng Long
15:40 22/09/2008
Đọc tin tức thấy báo đài do Cộng Sản Việt Nam kiểm soát tại Việt nam chỉ trích Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi Ngài nói rằng: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên.” Truyền thông của nhà nước bình luận rằng Đức cha Kiệt sỉ nhục dân tộc Việt nam qua câu nói trên.
Câu chuyện này nhắc nhớ tôi một kinh nghiệm bản thân xảy ra cách đây ba năm: tôi có nói với một sinh viên tại Việt Nam qua internet rằng: "Dù kinh tế Việt Nam phát triển 8-9% mỗi năm, nhưng 8-9% của GDP Việt nam (40 tỷ) vẫn không bằng 5% của Thái lan (200 tỷ). Nếu cứ với đà này, Việt nam sẽ càng ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. Vậy mà các quan cứ khoe khoang về thành tích kinh tế của mình. Chừng nào mà các quan Việt Nam còn say sưa men chiến thắng ảo, chừng đó Việt Nam mình sẽ vẫn lẽo đẽo theo đuôi các nước khác”.
Anh bạn sinh viên liền nổi nóng với tôi: "Tại sao anh lại chê bai và sỉ nhục dân tộc mình. Mình có hơn bốn ngàn năm văn hiến, đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Trung quốc? Người Việt Nam mình nổi tiếng thông minh, cần cù nhất thế giới?”.
Tôi trả lời anh bạn: "Tôi đồng ý với bạn về sự tài giỏi của dân tộc mình trong quá khứ. Nhưng nếu chúng ta cứ khoác lác khoe khang về quá khứ mà không dám nhìn vào hiện tại và tương lại, dân tộc Việt Nam mình sẽ chẳng là cái thá gì.”
Qua hai câu chuyện trên, tôi nghiệm ra một điều: những người ở Việt Nam, có lẽ vì do truyền thông một chiều của nhà nước Cộng Sản Việt Nam, như cóc ngồi đáy giếng. Lúc nào cũng nghĩ là Việt Nam mình là nhất, là dẫn đầu thế giới. Tôi sống tại ngoại quốc hơn mười năm qua, cũng đã đi nhiều nơi trên thế giới. Tôi có cùng cảm tưởng như Đức cha Kiệt: người ngoại quốc coi dân Việt Nam như công dân hạng hai thôi. Người Nhật, người Đại hàn thì khác: họ được nể trọng có lẽ do nước họ giàu có, tính cách của họ đáng khâm phục (ví dụ: họ không chen lấn khi xếp hàng, họ không xả rác bừa bãi nơi công cộng).
Tôi biết khi viết lên những dòng này, tôi sẽ chạm tự ái của rất nhiều người Việt Nam (cả ở Việt Nam lẫn tại hải ngoại). Tuy nhiên, ngày nào người Việt Nam còn tự cao tự đại, không dám nhìn vào sự thật, ngày đó Việt Nam mình sẽ còn lạc hậu và không được thế giới nể trọng.
Câu chuyện này nhắc nhớ tôi một kinh nghiệm bản thân xảy ra cách đây ba năm: tôi có nói với một sinh viên tại Việt Nam qua internet rằng: "Dù kinh tế Việt Nam phát triển 8-9% mỗi năm, nhưng 8-9% của GDP Việt nam (40 tỷ) vẫn không bằng 5% của Thái lan (200 tỷ). Nếu cứ với đà này, Việt nam sẽ càng ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. Vậy mà các quan cứ khoe khoang về thành tích kinh tế của mình. Chừng nào mà các quan Việt Nam còn say sưa men chiến thắng ảo, chừng đó Việt Nam mình sẽ vẫn lẽo đẽo theo đuôi các nước khác”.
Anh bạn sinh viên liền nổi nóng với tôi: "Tại sao anh lại chê bai và sỉ nhục dân tộc mình. Mình có hơn bốn ngàn năm văn hiến, đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Trung quốc? Người Việt Nam mình nổi tiếng thông minh, cần cù nhất thế giới?”.
Tôi trả lời anh bạn: "Tôi đồng ý với bạn về sự tài giỏi của dân tộc mình trong quá khứ. Nhưng nếu chúng ta cứ khoác lác khoe khang về quá khứ mà không dám nhìn vào hiện tại và tương lại, dân tộc Việt Nam mình sẽ chẳng là cái thá gì.”
Qua hai câu chuyện trên, tôi nghiệm ra một điều: những người ở Việt Nam, có lẽ vì do truyền thông một chiều của nhà nước Cộng Sản Việt Nam, như cóc ngồi đáy giếng. Lúc nào cũng nghĩ là Việt Nam mình là nhất, là dẫn đầu thế giới. Tôi sống tại ngoại quốc hơn mười năm qua, cũng đã đi nhiều nơi trên thế giới. Tôi có cùng cảm tưởng như Đức cha Kiệt: người ngoại quốc coi dân Việt Nam như công dân hạng hai thôi. Người Nhật, người Đại hàn thì khác: họ được nể trọng có lẽ do nước họ giàu có, tính cách của họ đáng khâm phục (ví dụ: họ không chen lấn khi xếp hàng, họ không xả rác bừa bãi nơi công cộng).
Tôi biết khi viết lên những dòng này, tôi sẽ chạm tự ái của rất nhiều người Việt Nam (cả ở Việt Nam lẫn tại hải ngoại). Tuy nhiên, ngày nào người Việt Nam còn tự cao tự đại, không dám nhìn vào sự thật, ngày đó Việt Nam mình sẽ còn lạc hậu và không được thế giới nể trọng.
VN dọa thi hành luật pháp với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt
VOA
16:22 22/09/2008
Nhà cầm quyền tại Hà Nội đe dọa thi hành luật pháp với Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội nếu ông không ngưng ngay những buổi cầu nguyện trái phép đòi nhà nước trao trả đất đai trước kia trực thuộc giáo hội.
Theo các bản tin phổ biến hôm thứ Hai của Thông Tấn Xã AP, Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và Independent Catholic News, chiến dịch của chính phủ nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gia tăng trong những ngày cuối tuần, trong đó đài truyền hình nhà nước đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông với mục đích rõ ràng nhằm lôi cuốn dư luận quần chúng chống lại ngài.
Báo chí do nhà nước kiểm soát hôm thứ Hai trích đăng một lá thư của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, tố cáo Đức Tổng Giám Mục là đã khích động các vụ gây rối.
Trong lá thư này, ông Thảo kêu gọi Đức Tổng Giám Mục ngưng ngay những hành động trái phép, nếu không sẽ phải đương đầu với pháp luật. Lá thư cho rằng Đức Tổng Giám Mục có trách nhiệm thuyết phục các linh mục và giáo dân tuân theo luật pháp. Theo luât pháp Việt Nam, các buổi đọc kinh cầu nguyện chỉ được thực hiện tại nhà thờ.
Tin tức báo chí không nói rõ chính phủ dự tính áp dụng những hình thức pháp lý nào đối với Đức Tổng Giám Mục. Tin của AP nói rằng vụ tranh chấp đất đai của Giáo Hội Công Giáo là một trong nhiều vụ tranh chấp diễn ra sau khi cộng sản nắm chính quyền năm 1954.
Lúc đó, chính phủ tịch thu tài sản của nhiều chủ đất tư nhân, trong có giáo hội Công Giáo, để phân phối cho những người chiến đấu trong cuộc cách mạng của Cộng Sản. Các buổi đọc kinh cầu nguyện của giáo dân Công Giáo đã tạo nhiều áp lực đối với chính quyền, giữa lúc chính quyền một mặt muốn tỏ thái độ khoan dung đối với các tôn giáo, một mặt quyết tâm duy trì sự kiểm soát về chính trị.
Hôm thứ Sáu, chính quyền cho xe ủi đất tới dọn dẹp khu đất thuộc Tòa Khâm Sứ cũ để thiếp lập một công viên và thư viện cho công chúng. Trong những ngáy cuối tuần, số người kéo tới địa điểm này đã gia tăng giữa lúc hàng trăm giáo dân tới dự những buổi thánh lễ tại Nhà Thờ Lớn.
Cảnh sát dã chiến và lực lượng an ninh đã theo dõi chặt chẽ những đám đông này. Tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của Independent Catholic News nói rằng hàng ngàn giáo dân đã biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ Nhật sau một vụ phản kháng của khoảng 5,000 giáo dân tối thứ Bảy trước sự kiện chính quyền khởi sự phá hủy Tòa Khâm Sứ cũ và phong tỏa vài cơ sở khác của Giáo Hội.
Tin vừa kể nói rằng trong vụ được coi là phản kháng lớn lao nhất kể từ khi chính phủ cộng sản lên cầm quyền tại Hà Nội năm 1954, Giám mục Đặng Đức Ngân của giáo phận Lạng Sơn và hàng trăm linh mục đã dẫn đầu một cuộc diễn hành của hơn 10,000 người trên thành phố tới địa điểm của Tòa Khâm Sứ cũ, thiết lập một bàn thờ và dựng một tượng Đức Mẹ tại đây.
Tin của AP cho hay ngay sau khi chính quyền Hà Nội khởi sự dọn dẹp tại khu Tòa Khâm Sứ cũ, đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gửi một văn thư lên Chủ Tịch nước và Thủ Tướng xin can thiệp.
Hôm thứ Bảy, hai bên gặp nhau để thảo luận tình hình, nhưng đã không giải quyết được những bầt đồng. Các cơ quan truyền thông của nhà nước đã đặt câu hỏi về lòng yêu nước của Đức Tổng Giám Mục qua câu chuyện khi bàn về nhu cầu củng cố nền kinh tế Việt Nam, ông đưa ra nhận xét rằng người Việt xuất ngoại cảm thầy xấu hổ khi phải trình hộ chiếu Việt Nam.
Đài truyền hình Việt Nam cho rằng nhận xét của Đức Tổng Giám Mục là một sỉ nhục lớn lao cho quốc gia và cho mọi người Việt yêu nước, trong khi báo chí Việt Nam hôm thứ Hai cho đăng tải những lá thư bầy tỏ sự phẫn nộ của độc giả.
Tuần trước, giới chức thành phố loan báo dùng miếng đất cạnh nhà thờ lớn để thiết lập một công viên và một thư viện.
Theo các bản tin phổ biến hôm thứ Hai của Thông Tấn Xã AP, Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và Independent Catholic News, chiến dịch của chính phủ nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gia tăng trong những ngày cuối tuần, trong đó đài truyền hình nhà nước đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông với mục đích rõ ràng nhằm lôi cuốn dư luận quần chúng chống lại ngài.
Báo chí do nhà nước kiểm soát hôm thứ Hai trích đăng một lá thư của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, tố cáo Đức Tổng Giám Mục là đã khích động các vụ gây rối.
Trong lá thư này, ông Thảo kêu gọi Đức Tổng Giám Mục ngưng ngay những hành động trái phép, nếu không sẽ phải đương đầu với pháp luật. Lá thư cho rằng Đức Tổng Giám Mục có trách nhiệm thuyết phục các linh mục và giáo dân tuân theo luật pháp. Theo luât pháp Việt Nam, các buổi đọc kinh cầu nguyện chỉ được thực hiện tại nhà thờ.
Tin tức báo chí không nói rõ chính phủ dự tính áp dụng những hình thức pháp lý nào đối với Đức Tổng Giám Mục. Tin của AP nói rằng vụ tranh chấp đất đai của Giáo Hội Công Giáo là một trong nhiều vụ tranh chấp diễn ra sau khi cộng sản nắm chính quyền năm 1954.
Lúc đó, chính phủ tịch thu tài sản của nhiều chủ đất tư nhân, trong có giáo hội Công Giáo, để phân phối cho những người chiến đấu trong cuộc cách mạng của Cộng Sản. Các buổi đọc kinh cầu nguyện của giáo dân Công Giáo đã tạo nhiều áp lực đối với chính quyền, giữa lúc chính quyền một mặt muốn tỏ thái độ khoan dung đối với các tôn giáo, một mặt quyết tâm duy trì sự kiểm soát về chính trị.
Hôm thứ Sáu, chính quyền cho xe ủi đất tới dọn dẹp khu đất thuộc Tòa Khâm Sứ cũ để thiếp lập một công viên và thư viện cho công chúng. Trong những ngáy cuối tuần, số người kéo tới địa điểm này đã gia tăng giữa lúc hàng trăm giáo dân tới dự những buổi thánh lễ tại Nhà Thờ Lớn.
Cảnh sát dã chiến và lực lượng an ninh đã theo dõi chặt chẽ những đám đông này. Tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của Independent Catholic News nói rằng hàng ngàn giáo dân đã biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ Nhật sau một vụ phản kháng của khoảng 5,000 giáo dân tối thứ Bảy trước sự kiện chính quyền khởi sự phá hủy Tòa Khâm Sứ cũ và phong tỏa vài cơ sở khác của Giáo Hội.
Tin vừa kể nói rằng trong vụ được coi là phản kháng lớn lao nhất kể từ khi chính phủ cộng sản lên cầm quyền tại Hà Nội năm 1954, Giám mục Đặng Đức Ngân của giáo phận Lạng Sơn và hàng trăm linh mục đã dẫn đầu một cuộc diễn hành của hơn 10,000 người trên thành phố tới địa điểm của Tòa Khâm Sứ cũ, thiết lập một bàn thờ và dựng một tượng Đức Mẹ tại đây.
Tin của AP cho hay ngay sau khi chính quyền Hà Nội khởi sự dọn dẹp tại khu Tòa Khâm Sứ cũ, đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gửi một văn thư lên Chủ Tịch nước và Thủ Tướng xin can thiệp.
Hôm thứ Bảy, hai bên gặp nhau để thảo luận tình hình, nhưng đã không giải quyết được những bầt đồng. Các cơ quan truyền thông của nhà nước đã đặt câu hỏi về lòng yêu nước của Đức Tổng Giám Mục qua câu chuyện khi bàn về nhu cầu củng cố nền kinh tế Việt Nam, ông đưa ra nhận xét rằng người Việt xuất ngoại cảm thầy xấu hổ khi phải trình hộ chiếu Việt Nam.
Đài truyền hình Việt Nam cho rằng nhận xét của Đức Tổng Giám Mục là một sỉ nhục lớn lao cho quốc gia và cho mọi người Việt yêu nước, trong khi báo chí Việt Nam hôm thứ Hai cho đăng tải những lá thư bầy tỏ sự phẫn nộ của độc giả.
Tuần trước, giới chức thành phố loan báo dùng miếng đất cạnh nhà thờ lớn để thiết lập một công viên và một thư viện.
Vài suy nghĩ tản mạn xung quanh vấn đề Thái Hà và Toà Khâm Sứ
Vi Đức Hồi
18:47 22/09/2008
Vài suy nghĩ tản mạn xung quanh vấn đề Thái Hà và Toà Khâm Sứ
Vụ đòi lại đất của đồng bào giáo xứ Thái Hà đang ở thế giằng co, chính quyền cộng sản Việt Nam đang biểu hiện lúng túng, chưa tìm ra đường dẫn thoát hiểm. Nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vụ khiếu kiện, tranh chấp, đòi lại đất đai của nhân dân nói chung, đồng bào công giáo nói riêng, chính là ngay từ khi mới giành được chính quyền, đảng cộng sản Việt Nam đã xác lập chế độ công hữu mà thực chất là thâu tóm quyền lực về tay đảng cộng sản quyền sở hữu đất đai. Chính đất đai là “công thổ quốc gia”, do nhà nước thống nhất quản lý nên nhà nước có quyền thu hồi bất cứ nơi nào khi nhà nước muốn.
Tôn giáo luôn là vấn đề nhức nhối đối với các đảng cộng sản trên thế giới nói chung, đảng cộng sản Việt Nam nói riêng. Để hạn chế phát triển, nhà nước cộng sản đã tìm cách cắt giảm tối đa các điều kiện hoạt động của tôn giáo, mà điều dễ làm nhất là thu hồi đất đai của các cơ sở tôn giáo. Việc làm đó đã để lại cho “hậu duệ”cộng sản hôm nay một mớ bòng bong không tài nào gỡ nổi.
Trở lại vụ Thái Hà. Vụ việc Thái Hà đến nay không còn là của riêng Thái Hà đối với chính quyền cộng sản, mà nó đã là trở thành tâm điểm gây sự chú ý của cả thế giới. Trả lại đất thì không thể, bởi vì nhà nước cộng sản đã tịch thu quá nhiều đất đai của đồng bào Công giáo, Phật giáo... Đất tich thu đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, chuyển đổi, sang tay nhiều đối tượng khác nhau. Trả lại nó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho chính quyền cộng sản; mặt khác giá trị đất đến ngày nay là rất lớn, không thể để tuột khỏi tay món hời lớn như vậy được.
Cũng như ở tòa Khâm Sứ, nhà nước cộng sản mong muốn được Thái Hà chấp nhận đổi lấy khu đất khác trên cơ sở có đơn xin và làm đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành. Được như vậy nhà nước cộng sản sẽ đạt được nhiều mục đích: xóa được điểm nóng ngay tại thủ đô đang ngày đêm nhức nhối cho đảng, nhà nước Việt Nam, củng cố được uy lực của nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo, đánh lừa được dư luận thế giới về sự quan tâm, tạo điều kiện của chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển của tôn giáo. Quá trình triển khai sẽ không tránh khỏi những tranh chấp về quyền lợi của người dân khi họ phải hiến đất, lúc này chính quyền cộng sản với tư cách bề trên đứng ra phân giải. Đó là cách tốt nhất để dung hòa được tình hình hiện nay.
Các phương cách khác là: Ra sức lôi kéo, phân hóa trong cộng đồng đồng bào công giáo nói chung, đồng bào giáo phận Thái Hà nói riêng, nhằm công kích nhau, chia rẽ nội bộ; xử phạt năng tội đối với một số người được quy là “gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản của nhà nước” để răn đe làm người khác khiếp sợ; tiến hành phong tỏa nhằm cô lập Thái Hà, hạn chế, gây khó khăn các điều kiện sinh hoạt trong khu vực; kéo dài thời gian làm cho việc tổ chức cầu nguyện khó duy trì, thừa cơ tiến hành các biện pháp ngăn chặn việc tổ chức cầu nguyện trở lại; tổ chức vận động quần chúng nhân dân, nhất là quần chúng trong khu vực lên tiếng bênh vực nhà nước và rất có thể tổ chức lực lượng gây gổ, hành hung với những người tập trung đến Thái Hà; tìm cách tạo dựng sự kiện để lấy cớ tiến hành đàn áp, dập tắt việc cầu nguyện, dựng hàng rào chắn rồi tổ chức lực lượng canh giữ; tiến hành giải tỏa, xúc tiến san ủi và dựng công trình như ở Tòa Khâm Sứ.
Phía Thái Hà tuyên bố không chấp nhận những điều kiện của chính quyền đưa ra, tiếp tục cầu nguyện trật tự để đòi công lý.
Trong lúc đang nước sôi lửa bỏng ở Thái Hà, chính quyền cộng sản Việt Nam đã bất ngờ tấn công san ủi đất Tòa Khâm Sứ. Có lẽ đây là dự án được triển khai nhanh nhất ở Việt Nam, cũng có thể nhất thế giới, bởi chỉ sau hơn chục tiếng đồng hồ đã được khởi công. Là dự án có một không hai khi khởi công, có mặt đầy đủ các lực lượng công an được vũ trang đầy đủ súng đạn, dùi cui, chó nghiệp vụ... để bảo vệ công trình; có một không hai, khi mà bắt đầu triển khai, lực lượng công an dày đặc chặn không cho bất cứ ai đi qua khu vực thi công; cũng có một không hai, bởi được cắm biển cấm quay phim, chụp ảnh, và đúng là có một không hai khi mà bắt đầu khởi công một phóng viên nước ngoài bị công an đánh đập, tước đồ nghề...
Đường đường chính chinh là một chính thể nhà nước, vậy mà có những động tác như trên, thì chính họ đã tự vô hiệu hóa tính quyền uy của một nhà nước, tạo dư luận về những khuất tất bên trong của sự việc, nó trái với những gì mà nhà nước cộng sản vừa mới tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của đảng. Đó là cách làm không đàng hoàng, cách làm như một kẻ đi lấn chiếm đất công khi phát hiện thì sự việc đã rồi. Ai bày ra trò nhà nước đi đánh lén này cần xem xét động cơ của họ. Tưởng rằng làm thế là cao tay, nhưng họ đã nhầm, sự kiện này sẽ còn lưu giữ mãi mãi cho thế hệ muôn đời sau, ngay cả bây giờ và mãi về sau người dân luôn có con mắt nhận xét khách quan, công bằng.
Xét cho cùng thì chính đảng cộng sản Việt Nam mới là người mất mát lớn nhất qua vụ việc này bởi họ có những người tham mưu, người tổ chức thực hiện có tầm nhin thiển cận, tầm nhìn của một kẻ côn đồ không hơn không kém, những kẻ đó góp phần làm suy yếu chính thể do đảng cộng sản cầm quyền. Các yếu tố như đảng thường quy chụp cho là:”các thế lực thù địch đang chống phá”, nếu thực tế có chăng nữa thì chính nó cũng không thể có được sức mạnh như một số quân sư quạt mo của đảng đang tung hoành phá hoại đất nước, đó là tham nhũng, đó là lộng hành, đó là quan liêu, hách dịch, đó là cách thức tổ chức thực hiện làm cho dân phẫn nộ... Những vấn nạn đó nó mới là hiểm họa cho chế độ hiện hành.
Đối đầu với tôn giáo là việc làm khờ dại, dùng bạo lực trấn áp tôn giáo là việc làm ngu xuẩn, những người có đạo họ sẵn sàng tử vì đạo. Phương sách tốt nhất là đối thoại, cùng thiện chí, trên cơ sở tôn trọng sự thật, tôn trọng công lý là con đường duy nhất hiện nay. Chúng ta tin tưởng rằng đồng bào công giáo luôn sáng suốt lựa chọn cho mình phương thức đấu tranh thích hợp để bảo vệ chân lý.
Ngày 21-9-2008
Nguồn: thongluan.org
Nói với báo đài Hà Nội
Trương Phú Thứ
18:52 22/09/2008
NÓI VỚI BÁO ĐÀI HÀ NỘI
Mấy ngày qua, đài truyền hình Việt Nam và một số tờ báo như Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô… đã mang hết thành công lực của cái bản tính gian dối sẵn có để thóa mạ Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt bằng những luận điệu và từ ngữ vô cùng xấc xược. Càng xảo trá, càng điêu ngoa thì lại càng lộ trần cái bản mặt ngu dốt của người cộng sản.
Trong cuộc họp với Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục đã nói nguyên văn như sau:
“Chúng tôi đi nước ngòai rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thực sự đòan kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”
Lòi phát biểu của Đức Tổng Giám Mục đã được nhà cầm quyền Hà Nội ghi hình và ghi âm một cách rõ ràng. Phái đòan của Tòa Tổng Giám Mục cũng ghi hình và ghi âm đầy đủ. Đó là lời trần tình của một công dân còn thiết tha với vận mệnh tổ quốc và tình nghĩa thắm thiết với dân tộc.
Lương tri của những người làm công tác truyền thông và tính cách chuyên nghiệp của báo chí đã bị những người cộng sản đạp xuống một đống bùn đen. Trách vụ của người làm báo ngòai bản chất trung thực còn mang trọng trách hướng dẫn dư luận. Những người cộng sản có thể đã thành công phần nào khi cố tình chỉ đưa mấy chữ “Chúng tôi đi nước ngòai rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam.” để bịp bợm số đông dân chúng không có phương tiện và đủ sáng suốt để tìm hiểu. Tại sao họ không dám đọc trên đài hoặc đăng nguyên văn lời trần tình của Đức Tổng Giám Mục. Lý do dễ hiểu là họ cố tình gây chia rẽ đưa đến căm thù giữa những người cùng một dòng giống. Một xã hội với những bất ổn là điều kiện cần thiết để một chế độ bạo tàn có chỗ đứng và có lý do tồn tại.
Người nước ngòai nhìn vào nước Việt Nam với một thương cảm bùi ngùi, sau bao nhiêu năm chiến tranh điêu linh mà cho đến ngày hôm nay vẫn còn bị kềm kẹp bởi chủ nghĩa cộng sản. Từ cái chủ nghĩa cộng sản ấy, nước Việt Nam vẫn nằm trong danh sách của các quốc gia nghèo nhất thế giới. Tệ nạn tham nhũng công khai và có tổ chức. Từ trên xuống dưới, hàng ngang hàng dọc, hệ thống tham nhũng của đảng Cộng Sản Việt Nam đã nghiền nát bước tiến của dân tộc. Cán bộ cộng sản toa rập với đám tư bản đỏ, ăn chia với tụi điếm đàng quốc tế bóc lột xương máu con dân nước Việt. Hình ảnh của nước Việt Nam là những tấm hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng ngay tại tòa án được dựng lên cạnh những xa lộ có lưu lượng xe cộ qua lại rất cao ở Hoa Kỳ. Hình ảnh nước Việt Nam là hàng vạn cô gái vì không muốn bị chết vì đói đã phải nhắm mắt liều mạng đi tìm miếng cơm manh áo nơi xứ người. Hình ảnh nước Việt Nam lả khối dân tộc bị đọa đầy bởi đảng Cộng Sản Việt Nam đang ngoi ngóp thóat khỏi cảnh nghèo đói, dốt nát và bệnh tật. Là người Việt Nam, trong đó có công dân Ngô Quang Kiệt, ai không nhục nhã?
Chỉ một thời gian ngắn sau khi bị chiến tranh tàn phá, nước Nhật và Hàn quốc bây giờ là những cường quốc về kỹ nghệ và tài chánh. Trên mặt đất chỗ nào cũng có dấu vết của xe Toyota, Huyndai. Gia đình nào mà lại không có một sản phảm của Samsung, Sony. Tại sao và vì đâu? Họ cũng là những người trong cùng một khu vực ở châu Á mà lợi tức trung bình của người Nhật hay Hàn quốc cao hơn người Việt Nam đến hai, ba chục lần. Bởi vì các nhà lãnh đạo Nhật và Hàn quốc luôn đặt phúc lợi của dân tộc và tổ quốc lên trên hết. Từ đó họ tạo được sức mạnh đòan kết tòan dân để phát triển trên mọi lãnh vực.
Chỉ cách đây vài ngày, ông bộ trưởng nông nghiệp của nước Nhật đã từ chức chỉ vì mấy bao gạo ẩm trong kho dự trữ. Những người cầm quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam có ai có được cái khí thế tự trọng như vậy? Một ông tổng giám đốc lấy tiền của dân của nước cá độ đá bóng thua đến hàng triệu mỹ kim nhưng các quan chức vẫn bình chân như vại bời vì ai cũng đã dây máu ăn phần. Công dân Ngô Quang Kiệt “mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thực sự đòan kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”
Bài viết này được đặc biệt gửi đến những người làm công tác truyền thông của đài Truyền Hình Việt Nam, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô. Đừng vì miếng cơm manh áo hay chút hư vị mà phải gian dối bịp bợm. Đồng tiền làm ra bằng nghề chạy xe ôm chắc chắn sẽ giá trị hơn những xấp tiền dầy cộm trong túi áo chỉ vì đã nhẫn tâm chà đạp lẽ phải và sự thật.
Tôi xin kể một câu truyện sau đây để minh chứng là tính lương thiện hay bắt lương của nhà báo nếu chủ trương muốn xuyên tạc: Một bé gái ngây thơ nhìn ông Hồ da dẻ hồng hào, râu tóc bạc như cước bèn thỏ thẻ “Râu tóc Bác Hồ giống như lông con chó bông trong tủ kính nhà mình há mẹ! ”. Đó là tâm tình mến thương của “cháu yêu Bác”. Vậy khi lên báo lên đài phải viết hay nói cho đủ từng chữ, không được thiếu một chữ nào... Nếu muốn cắt ngắn gọn đi mà chỉ nói hay viết “Bác Hồ giống như con chó” Hỏi rằng Truyền thông Nhà nước có ai dám đọc hay viết như thế không?
Mấy ngày qua, đài truyền hình Việt Nam và một số tờ báo như Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô… đã mang hết thành công lực của cái bản tính gian dối sẵn có để thóa mạ Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt bằng những luận điệu và từ ngữ vô cùng xấc xược. Càng xảo trá, càng điêu ngoa thì lại càng lộ trần cái bản mặt ngu dốt của người cộng sản.
Trong cuộc họp với Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục đã nói nguyên văn như sau:
“Chúng tôi đi nước ngòai rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thực sự đòan kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”
Lòi phát biểu của Đức Tổng Giám Mục đã được nhà cầm quyền Hà Nội ghi hình và ghi âm một cách rõ ràng. Phái đòan của Tòa Tổng Giám Mục cũng ghi hình và ghi âm đầy đủ. Đó là lời trần tình của một công dân còn thiết tha với vận mệnh tổ quốc và tình nghĩa thắm thiết với dân tộc.
Lương tri của những người làm công tác truyền thông và tính cách chuyên nghiệp của báo chí đã bị những người cộng sản đạp xuống một đống bùn đen. Trách vụ của người làm báo ngòai bản chất trung thực còn mang trọng trách hướng dẫn dư luận. Những người cộng sản có thể đã thành công phần nào khi cố tình chỉ đưa mấy chữ “Chúng tôi đi nước ngòai rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam.” để bịp bợm số đông dân chúng không có phương tiện và đủ sáng suốt để tìm hiểu. Tại sao họ không dám đọc trên đài hoặc đăng nguyên văn lời trần tình của Đức Tổng Giám Mục. Lý do dễ hiểu là họ cố tình gây chia rẽ đưa đến căm thù giữa những người cùng một dòng giống. Một xã hội với những bất ổn là điều kiện cần thiết để một chế độ bạo tàn có chỗ đứng và có lý do tồn tại.
Người nước ngòai nhìn vào nước Việt Nam với một thương cảm bùi ngùi, sau bao nhiêu năm chiến tranh điêu linh mà cho đến ngày hôm nay vẫn còn bị kềm kẹp bởi chủ nghĩa cộng sản. Từ cái chủ nghĩa cộng sản ấy, nước Việt Nam vẫn nằm trong danh sách của các quốc gia nghèo nhất thế giới. Tệ nạn tham nhũng công khai và có tổ chức. Từ trên xuống dưới, hàng ngang hàng dọc, hệ thống tham nhũng của đảng Cộng Sản Việt Nam đã nghiền nát bước tiến của dân tộc. Cán bộ cộng sản toa rập với đám tư bản đỏ, ăn chia với tụi điếm đàng quốc tế bóc lột xương máu con dân nước Việt. Hình ảnh của nước Việt Nam là những tấm hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng ngay tại tòa án được dựng lên cạnh những xa lộ có lưu lượng xe cộ qua lại rất cao ở Hoa Kỳ. Hình ảnh nước Việt Nam là hàng vạn cô gái vì không muốn bị chết vì đói đã phải nhắm mắt liều mạng đi tìm miếng cơm manh áo nơi xứ người. Hình ảnh nước Việt Nam lả khối dân tộc bị đọa đầy bởi đảng Cộng Sản Việt Nam đang ngoi ngóp thóat khỏi cảnh nghèo đói, dốt nát và bệnh tật. Là người Việt Nam, trong đó có công dân Ngô Quang Kiệt, ai không nhục nhã?
Chỉ một thời gian ngắn sau khi bị chiến tranh tàn phá, nước Nhật và Hàn quốc bây giờ là những cường quốc về kỹ nghệ và tài chánh. Trên mặt đất chỗ nào cũng có dấu vết của xe Toyota, Huyndai. Gia đình nào mà lại không có một sản phảm của Samsung, Sony. Tại sao và vì đâu? Họ cũng là những người trong cùng một khu vực ở châu Á mà lợi tức trung bình của người Nhật hay Hàn quốc cao hơn người Việt Nam đến hai, ba chục lần. Bởi vì các nhà lãnh đạo Nhật và Hàn quốc luôn đặt phúc lợi của dân tộc và tổ quốc lên trên hết. Từ đó họ tạo được sức mạnh đòan kết tòan dân để phát triển trên mọi lãnh vực.
Chỉ cách đây vài ngày, ông bộ trưởng nông nghiệp của nước Nhật đã từ chức chỉ vì mấy bao gạo ẩm trong kho dự trữ. Những người cầm quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam có ai có được cái khí thế tự trọng như vậy? Một ông tổng giám đốc lấy tiền của dân của nước cá độ đá bóng thua đến hàng triệu mỹ kim nhưng các quan chức vẫn bình chân như vại bời vì ai cũng đã dây máu ăn phần. Công dân Ngô Quang Kiệt “mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thực sự đòan kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”
Bài viết này được đặc biệt gửi đến những người làm công tác truyền thông của đài Truyền Hình Việt Nam, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô. Đừng vì miếng cơm manh áo hay chút hư vị mà phải gian dối bịp bợm. Đồng tiền làm ra bằng nghề chạy xe ôm chắc chắn sẽ giá trị hơn những xấp tiền dầy cộm trong túi áo chỉ vì đã nhẫn tâm chà đạp lẽ phải và sự thật.
Tôi xin kể một câu truyện sau đây để minh chứng là tính lương thiện hay bắt lương của nhà báo nếu chủ trương muốn xuyên tạc: Một bé gái ngây thơ nhìn ông Hồ da dẻ hồng hào, râu tóc bạc như cước bèn thỏ thẻ “Râu tóc Bác Hồ giống như lông con chó bông trong tủ kính nhà mình há mẹ! ”. Đó là tâm tình mến thương của “cháu yêu Bác”. Vậy khi lên báo lên đài phải viết hay nói cho đủ từng chữ, không được thiếu một chữ nào... Nếu muốn cắt ngắn gọn đi mà chỉ nói hay viết “Bác Hồ giống như con chó” Hỏi rằng Truyền thông Nhà nước có ai dám đọc hay viết như thế không?
Bạch tuộc lộ diện
Tướng về hưu
18:59 22/09/2008
Bạch Tuộc Lộ Diện
Dưới sức ép của các phong trào dân sự đang ngày một lớn mạnh trong lòng xã hội, giới lãnh đạo Việt Nam gần đây đã buộc phải đưa ra những chỉ dấu về một cuộc cải cách sâu rộng như là một biện pháp giảm nhiệt “lò phản ứng xã hội”.
Việc hợp tác và học hỏi về tư pháp với đối tác Anh Quốc, việc bầu thứ trưởng bộ giáo dục, việc để người dân tự lựa chọn chủ tịch xã…là những chỉ dấu cải cách mang tính tích cực trong một số bộ ngành. Tuy nhiên đối với ngành công an, mọi cải cách dường như vẫn đóng băng. Ngành công an vẫn đóng cửa im ỉm, thách thức mọi ý định cải tổ xâm nhập.
Một vài bình luận gia rỉ tai nhau rằng việc thay chuyển một loạt tướng lĩnh trong quân khu thủ đô vừa qua là một sự thay đổi mang tính đối trọng và cũng để khắc chế những bất chắc từ sự thay đổi nhân lực trong ngành công an xảy ra hồi đầu năm.
Dẫu lãnh đạm với những cải tổ, ngành công an vẫn phải đối mặt với những dấu hiệu cho thấy cần phải có một cuộc canh tân:
Dấu hiệu trật hướng nhiệm vụ: ngoài nhiệm vụ chính là bảo trì tình trạng an ninh, tại nhiều địa phương công an đã thao túng cả đời sống dân sự. Sự can thiệp quá sâu này vô hình chung làm cho nhiều công an trở thành đối tượng phạm pháp. Một trong những vi phạm nghiêm trọng tại nhiều địa phương là công an trở thành lực lượng bảo kê cho nhiều tổ chức và cá nhân làm ăn bất hợp pháp. Câu châm tục: “Vào trong Đảng để làm quan – Quen công an để làm càn” đã trở thành câu tục ngữ thời hiện đại.
Vũ trường New Century ở sát ngay Tòa Giám Mục Hà Nội là một ví dụ điển hình về vai trò bảo kê của công an phường. Vũ trường này chỉ bị phá án khi có sự đột kích không hẹn mà đến của công an từ trung ương về điều tra. Bên cạnh đó không ít các vụ án buôn lậu, vận chuyển ma túy, tẩu tán tài nguyên quốc gia…có sự tham gia của công an, tỉ như vụ buôn bán ma túy của Vũ Xuân Trường ở Nam Định.
Khuynh hướng “chính phủ trong chính phủ”: Ngành công an có vẻ đang tách riêng ra khỏi sự quản lý của chính phủ và hành động riêng lẻ.
Sự can thiệp sâu sắc của công an trong vụ tranh chấp đất Thái Hà và Tòa Khâm Sứ thể hiện rõ khả năng hoạt động kiểu “tiểu chính phủ” của ngành công an. Từ sự huy động viện kiểm sát, tòa án để hình sự hóa một tranh chấp dân sự thông thường, tới việc chỉ đạo báo chí, truyền hình địa phương cũng như truyền hình quốc gia tập trung công kích giáo xứ Thái Hà… cho thấy khả năng ảnh hưởng của ngành công an mang tầm vóc “tiểu chính phủ”.
Công cụ của chính phủ hay của Đảng? Trong nhiều quốc gia pháp quyền, cảnh sát là một công cụ quản lý trực thuộc chính phủ, không liên kết với bất kì đảng phái nào. Điều này không được áp dụng với ngành công an của Việt Nam. Tính đảng xâm thực quá sâu trong ngành an ninh. Khẩu hiệu của ngành công an là: “Trung với Đảng – Hiếu với dân”, cho thấy công an đặt Đảng cộng sản lên trên dân, giống như chế độ phong kiến cũ đặt đức “trung quân” (trung thành với Vua) lên trên hết, điều này khiến cho người dân thấy rõ chế độ cộng sản thực ra là chế độ phong kiến hiện đại.
Qua ba dấu hiệu cơ bản trên cho thấy, công an Việt Nam đã và đang bộc lộ tính chất mafia. Nhiệm vụ bảo trì an ninh cho dân mà bấy lâu nay khéo léo ngụy trang đã lộ rõ thành nhiệm vụ đàn áp nhân dân. Cách thức đánh tỉa các nhà hoạt động dân chủ là một điển hình cho phong cách thanh trừng kiểu mafia. Nhìn rộng hơn, thay vì là công cụ của chính phủ để phục vụ cho nền cộng hòa, công an đã trở thành một công cụ đặc quyền đặc lợi cho Đảng cộng sản, một lực lượng mù quáng bảo vệ quyền lợi Đảng cộng sản. Điều này khiến một số bình luận gia Việt Nam liên tưởng Đảng cộng sản như một tổ chức mafia trá hình, gần đây con bạch tuộc lộ nguyên hình, và công an chỉ là một vòi trong tám vòi khác của con bạch tuộc này.
Đối pháp với bạch tuộc: Trước hết để đối phó với bạch tuộc người đấu phải từ bỏ ý định thuần hóa bạch tuộc. Bạch tuộc là loài động vật bất khả phục và Đảng cộng sản là đảng bất khả thi. Những thành viên trong Đảng không thể và cũng không bao giờ là những người cộng sản đích thực.
Cải tổ chính trị không thể thành công nếu chỉ mang ý nghĩa cải cách hay dung hòa sự toàn trị của Đảng cộng sản với một thể chế mới. Bạn nên nhớ rằng bạch tuộc dù có thay đổi màu sắc theo môi trường xung quanh thì nó vẫn là con bạch tuộc. Hay dù bạn có nhốt nó trong bể kính thì nó cũng thoát ra ngoài dù chỉ với một lỗ thủng rất nhỏ, vì cơ thể bạch tuộc là nhuyễn thể không xương.
Chỉ có một đối sách duy nhất để khuất phục bạch tuộc là làm tê liệt các vòi của nó trước hết. Cũng thế để triệt thoái sự độc trị của Đảng cộng sản, cách tốt nhất và dễ nhất là phong trào tẩy chay cộng sản bởi chính những đảng viên cộng sản và bởi quần chúng nhân dân.
Trong nội bộ Đảng cộng sản đang ngày càng đua nở những nhà chính trị cấp tiến và cởi mở, những người đảng viên này đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của Đảng phái, họ là những chính trị gia nắm bắt được xu thế hội nhập đa nguyên và toàn cầu hóa của thế giới. Làn sóng ngầm tẩy chay dần tính Đảng thực ra đã phát xuất và lan tỏa từ rất lâu giữa những người trong Đảng. Có hai xu thế tẩy chay tính Đảng: xu thế “tự chặt gãy” và xu thế “tự bẻ cong.”
Xu thế “tự chặt gãy” biểu hiện bằng hiện tượng “từ quan” của nhiều công nhân viên chức, công an, và ngay cả đảng viên. Xu thế này gần đây đã được chính thức thừa nhận từ các phương tiện truyền thông quốc doanh.
Xu thế “tự bẻ cong” khó bị định vị hơn bởi xu thế này được triển khai bởi các đảng viên, nhân viên nhà nước có trình độ. Những người này thay vì thoái vị trách nhiệm lại sử dụng chính vị trí của mình để triệt thoái và tẩy chay tính Đảng trong các tổ chức của mình. Nếu các bạn chú ý sẽ thấy rõ xu thế này đang ngày càng lồ lộ trên nhiều trang báo in cũng như bản điện tử, ngay cả các tờ báo được trực tiếp điều hành bởi chính phủ. Các bạn có thể thấy rõ điều này qua vụ tước thẻ của bảy nhà báo chuyên nghiệp của các tờ báo lớn. Các đảng viên cấp tiến này là những người đã thực hiện phong trào “tự bẻ cong” tính đảng trong vị trí lãnh đạo của mình.
Đối với người ngoài đảng là quần chúng nhân dân rộng khắp, họ là những người trực tiếp đối đầu với Đảng cộng sản. Trong những năm gần đây chứng kiến một sự nở rộ chưa từng có của các tổ chức và phong trào đòi dân chủ, phong trào đa nguyên, và phong trào bài trừ Đảng cộng sản.
Các phong trào dân chủ này đang ngày càng mang dáng dấp một cuộc cách mạng.
Có thể lấy mốc khởi đầu là năm 1997 với sự nổi dậy bộc phát của người nông dân Thái Bình. Cuộc nổi dậy này nhắc nhở mọi người quy luật của cách mạng: những người bị trà đạp và mất mát nhất bao giờ cũng là người nổi dậy trước nhất. Tiên đề chính trị phương tây này cũng được diễn tả qua câu thành ngữ “con giun xéo mãi cũng oằn” của dân gian.
Tiếp sau giai tầng nông dân là giai tầng công nhân. Trong ba năm trở lại đây, tình trạng công nhân đình công xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống với tần xuất năm sau tăng vọt hơn so với năm trước. Các vụ đình công đang có xu hướng chuyển từ mục đích đơn thuần đòi tăng lương sang mục đích chính trị tẩy chay công đoàn bù nhìn của Đảng.
Cũng như các cuộc cách mạng trước đây, giới trí thức nhập cuộc luôn trễ hơn một chút so với các nhóm xã hội khác. Nhưng đặc điểm của giai tầng này là trẻ trung, nhiệt huyết, luôn cập nhật hóa thông tin, có trình độ kỹ năng tin học, có khả năng tổ chức và lãnh đạo. Ý tưởng tổ chức một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc bằng truyền đơn rải trong một loạt các trường đại học lớn ở Hà Nội vừa qua cho thấy màn nhập cuộc khá ngoạn mục của giới trí thức trẻ. Nhiều sinh viên tiến bộ đã thổ lộ sẵn sàng trở thành một “chính trị gia kiểu Bill Gate” – sẵn sàng chấp nhận nhà trường đuổi học.
Viễn ảnh chính trị Việt Nam:
Chính phủ đương nhiệm đã buộc phải đưa ra nhưng dấu hiệu cải tổ để giảm nhiệt “lò phản ứng xã hội.” Tuy nhiên, phương pháp cải tổ tiệm tiến của chính phủ vốn đã chậm chạp lại bị nhiều ngáng trở từ các lực lượng bảo thủ. Phe bảo thủ trong Đảng cộng sản đang ngày càng mất phương hướng và lái Đảng trở thành một tổ chức “bạch tuộc” hay tổ chức mafia phục vụ cho các đặc quyền đặc lợi của giới chóp bu bảo thủ.
Sắp tới đây, chính phủ sẽ bắt đầu một cuộc cải tổ chính trị sâu sắc. Bước đi chiến thuật của cuộc cải cách này mở đầu bằng việc đổi tên Đảng cộng sản thành Đảng lao động. Hiện đã có nhiều đảng viên tán thành việc này như một sự giải thoát họ khỏi trở thành mục tiêu công phá của phe cấp tiến cũng như phong trào dân chủ đang lên như diều gặp gió trong quần chúng.
Chắc chắn những bước đi này không khỏi vấp phải sự phản kháng của phe bảo thủ trong Đảng cộng sản. Sự thành công của những người cấp tiến trong đảng phụ thuộc rất nhiều vào sự hậu thuẫn của phong trào dân chủ trong một xã hội đang chuyển mình dần sang xã hội dân sự.
Để phân hóa chính khách nhã ý và đặt sự hậu thuẫn đúng chỗ, đòi hỏi người dân quan sát kết quả tác vụ của các chính trị gia trong chính phủ thay vì chỉ nghe ngóng những phát biểu kiểu công thức, hay chỉ nhìn ngó những xuất hiện mang tính sân khấu kịch trường của họ.
Viễn tượng chính trị Việt Nam có sáng sủa hay không là phụ thuộc vào ý thức cộng đồng của người dân. Người dân đang ngày càng đóng vai trò chủ động chính trị.
Nhiều người đã bắt đầu tự hỏi về thời điểm ra mắt của một lời hiệu triệu quần chúng.
Lời cuối: Tôi xin chân thành cám ơn và tỏ lòng kính phục những người công giáo đã dám đứng lên vì sự thật và công bằng trong xã hội. Các bạn cũng không ngại “đổ máu” bảo vệ những điều mà mình đang sống cho.
Mục tiêu đòi đất của các bạn trong thế sự hiện tại vô tình đã trở thành mục tiêu kép: đòi lại quyền sở hữu và vạch trần bản chất mafia của Đảng cộng sản một cách rộng đường dư luận nhất, tổ chức mà tôi đã từng sai lầm tín cẩn và mong ước xả thân phục vụ.
Mục tiêu đòi đất chưa ngã ngũ nhưng sớm muộn các bạn cũng sẽ dành lại được. Còn mục tiêu vạch trần bản chất vô nhân đạo của chính thể cộng sản đã và đang thành công rực rỡ. Các bạn đang giúp người dân vượt qua nỗi sợ hãi bấy lâu đè bẹp sức sống của người dân.
Qua đây tôi cũng xin bầy tỏ lòng ái mộ đối với đức tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Cám ơn ông vì đã nói lên những điều thiết thực. Tôi cũng đã vài lần ra nước ngoài học tập cũng như tác nghiệp và cũng không khỏi tự ti khi bạn bè hỏi chuyện về đời sống chính trị, cũng như an tình xã hội của người dân. Một trong những điều làm tôi ngại bộc bạch nhất là về tự do ngôn luận của người dân, tôi thường phải phàn nàn với bạn bè rằng ngay cả các top ten chính trị gia của chính phủ tôi còn không có tự do ngôn luận vì sợ Đảng thì nói chi tới người dân chân đất mắt toét. Vâng, tự do ngôn luận là dám nói lên những điều mình nghĩ, dẫu là những điều gây phản ứng nhưng nếu là những điều thực tế và làm thức tỉnh thì cũng đáng nói lắm chứ. Tôi hy vọng các chính trị gia Việt Nam có nhiều người bản lãnh như vậy, thật quý hóa biết bao.
Tôi cũng xin nhắn nhủ các bạn rằng dẫu Đảng cộng sản là đảng bất khả thi, nhưng trong đảng cũng không thiếu những người có lương tâm và nhiệt huyết với vận mạng dân tộc. Các bạn sẽ nhận được sự trợ giúp đúng lúc.
Chúc các bạn thành công.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lắng nghe Chúa Thánh Thần, bằng cách « biến họa thành phúc »…
Nguyễn Văn Thành
21:28 22/09/2008
Để có mặt với những người Anh Chị Em đang khẳng định quyền làm người của mình, tại Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà, Hà Nội.
Với những người cố quyết “học làm người “, ngày ngày gieo vãi hạt giống Tình Người, trên khắp mọi nẻo đường của Quê Hương và Dân Tộc, tất cả mọi sự cố xảy ra trong cuộc sống, đều có thể trở nên những cơ may học tập và thăng tiến, cho dù bao nhiêu rủi ro và tai nạn đang ẩn núp, rình rập và đe dọa khắp đó đây.
Phải chăng đó là nội dung của cuốn sách mang tựa đề « Bài học của Chú Rùa » của tác giả Steve GOODIER vừa được Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, Sài gòn, chuyển dịch và phát hành, vào đầu năm 2006?
***
Trên đường trở về nhà, thay vì đi theo lối mòn như mọi khi và như mọi người, một chú rùa đã quyết định và chọn lựa đi ra ngoài khuôn khổ của qui luật ”Xưa Bày Nay Làm”.
- Vì « xưa bày nay làm », nên trong lòng Đất Nước, cá lớn vẫn ngày ngày nuốt cá bé.
- Vì « xưa bày nay làm », nên Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn « Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi », suốt dọc con đường dài hơn bốn nghìn năm văn hiến, cho dù thỉnh thoảng có một đôi tiếng nói nhắc lại rằng chúng ta là những anh chị em ruột thịt, cùng được cưu mang trong cung lòng của Mẹ là Bà Âu Cơ.
- Vì « xưa bày nay làm », một số người càng ngày càng tán tận lương tâm và đang lẫn lộn « của công và của tư », cũng như « ngân quỹ của nhà nước và túi tiền riêng tư của mình ».
- Vì « xưa bày nay làm », bằng cấp là một chứng minh giá trị, cần được mua bán bằng mọi cách bỉ ổi, vô giá trị và vô liêm sỉ. Rốt cuộc, với tháng ngày « tờ giấy chứng minh giá trị », đã chứng minh « thực chất vô giá trị » của những ai mang tờ giấy ấy.
- Vì « xưa bày nay làm », Bạo Động, Hận Thù, Đàn Áp và Chiến Tranh đang là phương tiện được sử dụng, để giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong lòng Quê Hương Việt Nam.
***
Cũng vì muốn chọn lựa một con đường đầy sáng tạo cho bản thân của mình và các thế hệ tương lai, chú rùa đã gặp tai nạn. Chú đã leo lên một tảng đá nằm chênh vênh bên sườn đồi. Tảng đá rơi xuống hố thẳm. Chú rùa bị lật ngữa. Bốn chân chới với giữa khoảng không.
Vì quá bất ngờ phải sa vào một tình huống mới lạ, chú rùa nhắm kín đôi mắt, miệng lẩm bẩm, để nhắc nhở bản thân mình: “Bụng làm, dạ chịu chớ khá phàn nàn”.
Thế rồi một tiếng nói nhỏ nhẹ phảng phất ở bên tai:
“ Chú ơi, tình cờ con có mặt ở đây. Con đã chứng kiến mọi sự. Chú đang than thân, trách phận và chờ chết. Chú có lỗi gì đâu? Chú chưa chết đâu”. Trời Đất đang có mặt với chú một cách tràn đầy.
- Con là ai vậy?
- Con là chim Cú, đang đứng trên cành cây nhìn xuống và thấy chú té ngã. Ai chọn con đường khó khăn và tuyệt diệu này, cũng phải trải qua những hiểm nguy, tai nạn như chú.
- Thế thì con có thể giúp chú lật ngược thế cờ này không?
- Con không biết con có thể giúp đỡ về điều chú muốn hay không. Con sẽ tìm cách, với bao nhiêu phương tiện khác. Nhưng chú ơi, điều đầu tiên chú có thể làm, là hãy mở to đôi mắt mà nhìn thấy những điều kỳ diệu đang xảy ra trước mặt và chung quanh.
- Con ơi, Chú sợ lắm. Làm sao mở mắt được? Hãi hùng quá! Chú làm sao dám mở mắt nhìn chung quanh, trong một tình huống éo le như thế này ?
- Thì hãy bắt đầu mở một con mắt mà thôi. Hay là con đề nghị chú chỉ “nhắp nháy” và từ từ mở rộng đôi mắt, để đón nhận ánh sáng của Bình Minh.
***
Sau 30 năm, trước giờ hấp hối, Chú Rùa đã ôn lại đọan đường mà mình đã kinh qua, cho cháu chắt và các thế hệ đang lớn lên:
Nhờ những câu nói đầy khích lệ « đúng lúc và đúng lời » của chim cú, chính mình ông đã học được những bài học trọng đại và cao cả cho bản thân và cuộc đời.
Ông đã mở mắt, mờ lòng, mở hai cánh tay, để đón nhận trời đất vũ trụ và muôn loài … như những quà tặng lớn lao, những bài học vô tận.
1.- Bài học thứ nhất là con đường CHỌN LỰA VÀ SÁNG TẠO
Con đường ấy đầy chông gai, trắc trở và hiểm nguy.
Nhưng đó là con đường hoàn toàn độc đáo, diễn tả thực chất của bản thân và cuộc đời. Đó cũng là con đường trách nhiệm. Con đường ấy đầy gian lao, không bằng phẳng và dễ dàng.
Chỉ có con đường ấy đưa đến chiến thắng cuối cùng là phục vụ con người, bằng tất cả cuộc sống vừa có tình vừa có lý. Phục vụ con người với cái chết” Làm nguời” của mình, trong can trường và hãnh diện.
Con đường ấy dành cho những ai ngày ngày học tập và tôi luyện một lối nhìn năng động, khả dĩ khám phá Hồng Phúc ở giữa lòng Tai Họa, chuyển biến Rủi Ro thành một Cơ May đổi mới bản thân và cuộc đời
2.- Bài học thứ hai là QUÀ TẶNG CỦA CÂY XANH
- Cú ơi, Hãy nói cho Chú biết: những ngọn tháp xanh ngắt và cao vời vợi…đang vươn lên thấu trời … là cái gì vậy?
- Đó là Cây xanh đâm rễ thật sâu xuống lòng Đất, một đàng để thu hút lương thực nuôi sống chính mình. Đàng khác, càng bám chặt vào các tầng sâu, thân cây càng có khả năng vươn lên và đứng thẳng, truớc mọi bão bùng giông tố.
- Cú ơi, khi lắng nghe con, lòng Chú tạ ơn Trời, tạ ơn Đất đã nuôi sống cây xanh, và mang lại cho Chú những bài học vô giá về lòng Tự hào và Tự Tin của mình. Nếu ai ai cũng biết ngắm nhìn cây xanh, để thực hiện bản thân mình, khám phá những tiềm năng, khẳng định những đam mê…họ sẽ là những bóng mát bao la, cho anh chị em, giữa trưa hè oi bức và nắng hạn. Họ sẽ là nơi ẩn núp an toàn cho những người bần cùng, đói rách, không có tiếng nói.
3.- Bài học thứ ba là LÒNG QUYẾT TÂM CỦA NHỮNG ĐÁM MÂY tràn đầy những mộng mơ và ước vọng.
Lòng quyết tâm là nơi xuất phát của mọi hành động.
Khi tràn đầy quyết tâm, chúng ta sẽ « dời núi lấp sông”, tạo ra mọi đổi thay cần thiết cho bản thân và cuộc đời.
Không cưu mang lòng quyết tâm, làm sao chúng ta có khả năng tiếp nối công trình” Giữ Nuớc và dựng Nước” của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Quang Trung?
Hẳn thực, những đám mây, qua bao nhiêu thời đại đã là nơi xuất phát và đang là nguồn lực cho những con nước như sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long, trong lòng Đất Nước!
Bao nhiêu vĩ nhân và anh hùng của quê hương đã phục vụ và đã ra đi. Nhờ bài học « quyết tâm » của những đám mây bồng bềnh trên Bầu Trời, các vị đã làm nên “đại sự”. Những đám mây ấy, ngày hôm nay, vẫn đang gọi mời mỗi người trong chúng ta “ Hãy quyết tâm” như các vị đàn anh. Họ đã bắt chước những đám mây. Ngày qua, hôm nay và trong tương lai …các vị vẫn tiếp tục « làm mưa », để tưới mát tất cả những cánh đồng của Đất Nước.
4.- Bài học thứ bốn bắt nguồn từ CON BUỚM
Bài học của con Bướm là « Chỉ bíết sống trong giờ phút hiện tại »
Con bướm không buồn lòng vì trước đây mình là con sâu.
Con bướm không xao xuyến, lọan động, vì không biết ngày mai cuộc sống sẽ kết thúc như thế nào!
Bướm chỉ coi trọng ngày hôm nay, hay là « giờ phút ở đây và bây giờ ».
Bướm chỉ chọn lựa phần tốt hảo nhất của cuộc đời: đó là những đóa hoa muôn màu sắc, rải rác khắp đó đây, trên những con đường của Quê Hương.
Việc làm của bướm hôm nay là “ hút nhụy” và “gieo vãi” hương hoa. Nhờ bướm, bao nhiêu mùa màng hoa quả đã bắt đầu thành hình trong bóng tối và thinh lặng.
Với một tâm tình « vô trước », bướm đã làm những gì phải làm: « Hôm nay tôi thực thi công việc gieo vãi, Đất Trời sẽ tạo nên mùa màng, cho muôn người và muôn loài đến sau tôi ».
5.- Bài học thứ năm là quà tặng của NGỌN NÚI đang vươn lên sừng sững trước mắt tôi.
Đỉnh núi đang dạy tôi bài học “ phải nhắm mục tiêu, phải hướng đến một đích điểm”, để ngày ngày thực hiện cuộc hành trình vươn lên trong đời sống làm người.
Sống phải chăng là ĐI TỚI, ĐI LÊN, ĐI XA HƠN, mở ra những cánh cửa vô hình, khám phá những chân trời diệu vợi đang gọi mời.
Trên đường đi, hãy chú tâm vào những vị trí cheo leo, trắc trở. Hãy biết đo lường những chướng ngại đang rình rập, ở mọi khúc quanh. Thêm vào đó, không kiên trì và nhẫn nại, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có khả năng « đụng đến Trời Xanh” thấy được những điều « Vô Hình », nghe được những tiếng « Vô Thanh »…
6.- Quà tặng sau cùng là SỰ CÓ MẶT CỦA BẠN BÈ
Sau những câu chuyện trao đổi, chim cú đã bay đi tìm những chú rùa con. Họ đã đến và giúp đỡ người anh cả lật ngược thế nằm của mình.
Chính họ đã dạy cho chú rùa thuộc « bậc đàn Anh », bài học về nghị lực và tình anh em.
Hẳn thực, khi chúng ta vấp ngã, bạn bè đưa tay đỡ chúng ta dậy. Khi lạc đường, nhờ bạn bè, chúng ta tìm lại hướng đi. Họ động viên và giúp chúng ta bước tới từng bước, nhất là trong những đêm mưa gió bão bùng.
Phải chăng chính sự có mặt của bạn bè là một bài thơ không ngừng khích lệ chúng ta, trên mỗi chặng đường của cuộc sống ?
“ Anh mắt em là cả một bầu trời
“ Bàn tay em huyền nhiệm thấu tầng mây
“ Bước chân em gieo hạnh phúc mỗi ngày
“ Quả tim em là nguồn suối không bao giờ cạn vơi ".
CH-ORSONNENS/Fr SUISSE
Với những người cố quyết “học làm người “, ngày ngày gieo vãi hạt giống Tình Người, trên khắp mọi nẻo đường của Quê Hương và Dân Tộc, tất cả mọi sự cố xảy ra trong cuộc sống, đều có thể trở nên những cơ may học tập và thăng tiến, cho dù bao nhiêu rủi ro và tai nạn đang ẩn núp, rình rập và đe dọa khắp đó đây.
Phải chăng đó là nội dung của cuốn sách mang tựa đề « Bài học của Chú Rùa » của tác giả Steve GOODIER vừa được Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, Sài gòn, chuyển dịch và phát hành, vào đầu năm 2006?
***
Trên đường trở về nhà, thay vì đi theo lối mòn như mọi khi và như mọi người, một chú rùa đã quyết định và chọn lựa đi ra ngoài khuôn khổ của qui luật ”Xưa Bày Nay Làm”.
- Vì « xưa bày nay làm », nên trong lòng Đất Nước, cá lớn vẫn ngày ngày nuốt cá bé.
- Vì « xưa bày nay làm », nên Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn « Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi », suốt dọc con đường dài hơn bốn nghìn năm văn hiến, cho dù thỉnh thoảng có một đôi tiếng nói nhắc lại rằng chúng ta là những anh chị em ruột thịt, cùng được cưu mang trong cung lòng của Mẹ là Bà Âu Cơ.
- Vì « xưa bày nay làm », một số người càng ngày càng tán tận lương tâm và đang lẫn lộn « của công và của tư », cũng như « ngân quỹ của nhà nước và túi tiền riêng tư của mình ».
- Vì « xưa bày nay làm », bằng cấp là một chứng minh giá trị, cần được mua bán bằng mọi cách bỉ ổi, vô giá trị và vô liêm sỉ. Rốt cuộc, với tháng ngày « tờ giấy chứng minh giá trị », đã chứng minh « thực chất vô giá trị » của những ai mang tờ giấy ấy.
- Vì « xưa bày nay làm », Bạo Động, Hận Thù, Đàn Áp và Chiến Tranh đang là phương tiện được sử dụng, để giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong lòng Quê Hương Việt Nam.
***
Cũng vì muốn chọn lựa một con đường đầy sáng tạo cho bản thân của mình và các thế hệ tương lai, chú rùa đã gặp tai nạn. Chú đã leo lên một tảng đá nằm chênh vênh bên sườn đồi. Tảng đá rơi xuống hố thẳm. Chú rùa bị lật ngữa. Bốn chân chới với giữa khoảng không.
Vì quá bất ngờ phải sa vào một tình huống mới lạ, chú rùa nhắm kín đôi mắt, miệng lẩm bẩm, để nhắc nhở bản thân mình: “Bụng làm, dạ chịu chớ khá phàn nàn”.
Thế rồi một tiếng nói nhỏ nhẹ phảng phất ở bên tai:
“ Chú ơi, tình cờ con có mặt ở đây. Con đã chứng kiến mọi sự. Chú đang than thân, trách phận và chờ chết. Chú có lỗi gì đâu? Chú chưa chết đâu”. Trời Đất đang có mặt với chú một cách tràn đầy.
- Con là ai vậy?
- Con là chim Cú, đang đứng trên cành cây nhìn xuống và thấy chú té ngã. Ai chọn con đường khó khăn và tuyệt diệu này, cũng phải trải qua những hiểm nguy, tai nạn như chú.
- Thế thì con có thể giúp chú lật ngược thế cờ này không?
- Con không biết con có thể giúp đỡ về điều chú muốn hay không. Con sẽ tìm cách, với bao nhiêu phương tiện khác. Nhưng chú ơi, điều đầu tiên chú có thể làm, là hãy mở to đôi mắt mà nhìn thấy những điều kỳ diệu đang xảy ra trước mặt và chung quanh.
- Con ơi, Chú sợ lắm. Làm sao mở mắt được? Hãi hùng quá! Chú làm sao dám mở mắt nhìn chung quanh, trong một tình huống éo le như thế này ?
- Thì hãy bắt đầu mở một con mắt mà thôi. Hay là con đề nghị chú chỉ “nhắp nháy” và từ từ mở rộng đôi mắt, để đón nhận ánh sáng của Bình Minh.
***
Sau 30 năm, trước giờ hấp hối, Chú Rùa đã ôn lại đọan đường mà mình đã kinh qua, cho cháu chắt và các thế hệ đang lớn lên:
Nhờ những câu nói đầy khích lệ « đúng lúc và đúng lời » của chim cú, chính mình ông đã học được những bài học trọng đại và cao cả cho bản thân và cuộc đời.
Ông đã mở mắt, mờ lòng, mở hai cánh tay, để đón nhận trời đất vũ trụ và muôn loài … như những quà tặng lớn lao, những bài học vô tận.
1.- Bài học thứ nhất là con đường CHỌN LỰA VÀ SÁNG TẠO
Con đường ấy đầy chông gai, trắc trở và hiểm nguy.
Nhưng đó là con đường hoàn toàn độc đáo, diễn tả thực chất của bản thân và cuộc đời. Đó cũng là con đường trách nhiệm. Con đường ấy đầy gian lao, không bằng phẳng và dễ dàng.
Chỉ có con đường ấy đưa đến chiến thắng cuối cùng là phục vụ con người, bằng tất cả cuộc sống vừa có tình vừa có lý. Phục vụ con người với cái chết” Làm nguời” của mình, trong can trường và hãnh diện.
Con đường ấy dành cho những ai ngày ngày học tập và tôi luyện một lối nhìn năng động, khả dĩ khám phá Hồng Phúc ở giữa lòng Tai Họa, chuyển biến Rủi Ro thành một Cơ May đổi mới bản thân và cuộc đời
2.- Bài học thứ hai là QUÀ TẶNG CỦA CÂY XANH
- Cú ơi, Hãy nói cho Chú biết: những ngọn tháp xanh ngắt và cao vời vợi…đang vươn lên thấu trời … là cái gì vậy?
- Đó là Cây xanh đâm rễ thật sâu xuống lòng Đất, một đàng để thu hút lương thực nuôi sống chính mình. Đàng khác, càng bám chặt vào các tầng sâu, thân cây càng có khả năng vươn lên và đứng thẳng, truớc mọi bão bùng giông tố.
- Cú ơi, khi lắng nghe con, lòng Chú tạ ơn Trời, tạ ơn Đất đã nuôi sống cây xanh, và mang lại cho Chú những bài học vô giá về lòng Tự hào và Tự Tin của mình. Nếu ai ai cũng biết ngắm nhìn cây xanh, để thực hiện bản thân mình, khám phá những tiềm năng, khẳng định những đam mê…họ sẽ là những bóng mát bao la, cho anh chị em, giữa trưa hè oi bức và nắng hạn. Họ sẽ là nơi ẩn núp an toàn cho những người bần cùng, đói rách, không có tiếng nói.
3.- Bài học thứ ba là LÒNG QUYẾT TÂM CỦA NHỮNG ĐÁM MÂY tràn đầy những mộng mơ và ước vọng.
Lòng quyết tâm là nơi xuất phát của mọi hành động.
Khi tràn đầy quyết tâm, chúng ta sẽ « dời núi lấp sông”, tạo ra mọi đổi thay cần thiết cho bản thân và cuộc đời.
Không cưu mang lòng quyết tâm, làm sao chúng ta có khả năng tiếp nối công trình” Giữ Nuớc và dựng Nước” của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Quang Trung?
Hẳn thực, những đám mây, qua bao nhiêu thời đại đã là nơi xuất phát và đang là nguồn lực cho những con nước như sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long, trong lòng Đất Nước!
Bao nhiêu vĩ nhân và anh hùng của quê hương đã phục vụ và đã ra đi. Nhờ bài học « quyết tâm » của những đám mây bồng bềnh trên Bầu Trời, các vị đã làm nên “đại sự”. Những đám mây ấy, ngày hôm nay, vẫn đang gọi mời mỗi người trong chúng ta “ Hãy quyết tâm” như các vị đàn anh. Họ đã bắt chước những đám mây. Ngày qua, hôm nay và trong tương lai …các vị vẫn tiếp tục « làm mưa », để tưới mát tất cả những cánh đồng của Đất Nước.
4.- Bài học thứ bốn bắt nguồn từ CON BUỚM
Bài học của con Bướm là « Chỉ bíết sống trong giờ phút hiện tại »
Con bướm không buồn lòng vì trước đây mình là con sâu.
Con bướm không xao xuyến, lọan động, vì không biết ngày mai cuộc sống sẽ kết thúc như thế nào!
Bướm chỉ coi trọng ngày hôm nay, hay là « giờ phút ở đây và bây giờ ».
Bướm chỉ chọn lựa phần tốt hảo nhất của cuộc đời: đó là những đóa hoa muôn màu sắc, rải rác khắp đó đây, trên những con đường của Quê Hương.
Việc làm của bướm hôm nay là “ hút nhụy” và “gieo vãi” hương hoa. Nhờ bướm, bao nhiêu mùa màng hoa quả đã bắt đầu thành hình trong bóng tối và thinh lặng.
Với một tâm tình « vô trước », bướm đã làm những gì phải làm: « Hôm nay tôi thực thi công việc gieo vãi, Đất Trời sẽ tạo nên mùa màng, cho muôn người và muôn loài đến sau tôi ».
5.- Bài học thứ năm là quà tặng của NGỌN NÚI đang vươn lên sừng sững trước mắt tôi.
Đỉnh núi đang dạy tôi bài học “ phải nhắm mục tiêu, phải hướng đến một đích điểm”, để ngày ngày thực hiện cuộc hành trình vươn lên trong đời sống làm người.
Sống phải chăng là ĐI TỚI, ĐI LÊN, ĐI XA HƠN, mở ra những cánh cửa vô hình, khám phá những chân trời diệu vợi đang gọi mời.
Trên đường đi, hãy chú tâm vào những vị trí cheo leo, trắc trở. Hãy biết đo lường những chướng ngại đang rình rập, ở mọi khúc quanh. Thêm vào đó, không kiên trì và nhẫn nại, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có khả năng « đụng đến Trời Xanh” thấy được những điều « Vô Hình », nghe được những tiếng « Vô Thanh »…
6.- Quà tặng sau cùng là SỰ CÓ MẶT CỦA BẠN BÈ
Sau những câu chuyện trao đổi, chim cú đã bay đi tìm những chú rùa con. Họ đã đến và giúp đỡ người anh cả lật ngược thế nằm của mình.
Chính họ đã dạy cho chú rùa thuộc « bậc đàn Anh », bài học về nghị lực và tình anh em.
Hẳn thực, khi chúng ta vấp ngã, bạn bè đưa tay đỡ chúng ta dậy. Khi lạc đường, nhờ bạn bè, chúng ta tìm lại hướng đi. Họ động viên và giúp chúng ta bước tới từng bước, nhất là trong những đêm mưa gió bão bùng.
Phải chăng chính sự có mặt của bạn bè là một bài thơ không ngừng khích lệ chúng ta, trên mỗi chặng đường của cuộc sống ?
“ Anh mắt em là cả một bầu trời
“ Bàn tay em huyền nhiệm thấu tầng mây
“ Bước chân em gieo hạnh phúc mỗi ngày
“ Quả tim em là nguồn suối không bao giờ cạn vơi ".
CH-ORSONNENS/Fr SUISSE
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Đỉnh Mù Sương
Nguyễn Anh Dzũng
00:12 22/09/2008
TRÊN ĐỈNH MÙ SƯƠNG
Ảnh của Nguyễn Anh Dzũng
Hoa bay cửa động khắp miền nở mai
Gió rong chùa cổ trong ngoài
Gác chuông cao, đón mây chơi mỗi ngày
Chim ca ý đạo, hồn ngây…
(Trích thơ của Cao Tiêu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền