Ngày 21-09-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Xin cha tha cho họ vì họ lầm…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:58 21/09/2018
Xin cha tha cho họ vì họ lầm…

(Chúa Nhật XXV TN B)

Có người dí dỏm rằng mô-đen (mode) là sự tái hiện cái đã bị lịch sử đào thải. Hết kiểu tóc dài rồi lại tóc ngắn. Tóc ngắn một thời rồi người ta lại để tóc dài, và sau đó trở về tóc đầu đinh, kiểu húi cua hay láng bóng như chưa mọc tóc. Các kiểu mô-đen y phục cũng tương tự. Các kiểu dáng rộng hẹp, dài ngắn cứ luân phiên thay đổi nhau. Hình như ít có sự gì mới ở dưới trần gian này, nhất là những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa cuộc đời con người. Một trong những vấn nạn ấy là nguồn gốc của các hiện hữu, cách riêng của loài người.

Những chuyện xem ra lạ đời như chuyện đồng tính luyến ái đang nở rộ đó đây, đặc biệt tại các nước ở phương trời Âu, Mỷ, thì vốn đã xuất hiện từ xa xưa mà câu chuyện hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh chứng. Bàng bạc trong thuyết bất khả tri hay trong chủ nghĩa hoài nghi và rồi cách minh nhiên trong chủ thuyết vô thần, người ta chủ trương rằng các hiện hữu đời này là do bởi tự nhiên hay ngẫu nhiên. Tác giả sách Khôn ngoan xưa đã từng ghi lại nghĩ suy của “quân vô đạo” như sau: “Đời ta thật buồn sầu vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty. Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt…”(Kn 2,1-2). Với cái nhìn về cuộc đời như trên, người ta sẵn sàng hô hào: “Nào đến đây, hưởng lấy của đời này, tuổi còn trẻ, ta cố mà tận dụng hết những chi đang có sẵn trên trần…Ta hãy bức hiếp tên công chính nghèo hèn, kẻ góa bụa, ta đừng buông tha, bọn tóc bạc già nua, cũng chẳng nể. Sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì…Nào ta kết án cho tên công chính chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm” (Kn 2,6-20).

Thời Chúa Giêsu, nhóm Xađốc vốn thân chính quyền. Họ được hưởng nhiều lợi lộc mà dĩ nhiên trong đó, ít nhiều cũng có những lợi lộc bất chính, bất minh. Họ là những người đã chủ trương rằng không có đời sau. Trái lại nhóm Biệt phái thì tin có đời sau. Vấn đề đặt ra đó là vì người ta đã theo một vũ trụ quan hay nhân sinh quan nào đó và rồi cách sống của họ chỉ là hệ quả kéo theo hay là người ta dùng, đúng hơn là lợi dụng một cái nhìn, một quan điểm về thế giới, về con người để biện minh cho thái độ sống của mình? Chúng ta không thể tiên thiên khẳng định điều này hay điều kia đúng. Tuy nhiên với trường hợp của “quân vô đạo” mà sách Khôn ngoan đề cập thì có thể nói là đại đa số trong họ dùng lý lẽ này nọ để biện minh cho lối sống hưởng thụ, bất công, gian ác của mình.

Vậy thử hỏi rằng những người dùng những quan điểm nọ kia để biện minh cho lối sống thiếu lành mạnh, thiếu ngay thẳng của mình, họ có cảm thấy áy náy hay ngượng ngùng khi tuyên bố mọi sự hiện hữu là do ngẫu nhiên chăng? Theo thiển ý, chắc hẳn ít nhiều ngay từ đầu cũng vẫn có. Tuy nhiên với thời gian, khi thực tiễn lại dường như ứng hợp với luận lý của họ một cách nào đó đã khiến họ vững tin vào cái nhìn của mình cũng như an tâm về lối sống của mình. Nếu chuyện ác giả-ác báo lại xảy ra cách nhãn tiền ở đời này, ngay trong quảng đời họ sống, thì chắc chắn những lý lẽ biện minh cho lối sống ích kỷ, hưởng thụ, bất công…sẽ chẳng có thể tồn tại.

Dưới chân thập giá cũng đã có người thách thức, chế giễu chúa Giêsu: “hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: “Ta là Con Thiên Chúa!”(Mt 27,43). Người công chính duy nhất đáng gọi là công chính để nhờ Người mà ơn thứ tha được trao ban cho nhân trần cũng đã thốt lên trong cơn hấp hối: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).

Ngoài một số lý do về niềm tin độc thần, về thái độ thượng tôn lề luật…các Thượng Tế, luật sĩ, biệt phái khi kết án Chúa Giêsu, họ không thể chối cãi lý do chính yếu ở đằng sau mà ngay cả Philatô cũng thừa biết, đó là: “chỉ vì ganh tị mà họ nộp Người” (Mt 27,18). Việc họ tìm nhân chứng gian để tố cáo Chúa Giêsu hay tìm cách xách động dân chúng để làm áp lực với Philatô và cắt cử quân linh canh mồ càng nói lên sự bất an của họ về việc họ đã làm (x.Mt 26,60; 28,62-66; Mc 15,11). Thế nhưng sự bất an của “quân vô đạo” dần dà qua đi khi những lời kêu van của người công chính trong Thánh Vịnh: “Lạy Thiên Chúa, xin đánh chúng bể miệng, gãy răng…”(Tv 58,7) chưa thấy được nhậm lời, và chuyện “người công chính sẽ thấy Chúa trả oán, họ sẽ rửa chân trong máu ác nhân” (Tv 58,11) là chuyện như của tương lai xa vời vợi hay là chuyện một đôi khi hiếm họa do sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Đã và đang có nhiều người sống trong lầm lạc vì Chúa đã không nhổ cỏ lùng ra khỏi lúa tốt (x.Mt 13,24-30). Phút giây hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã cất lời cầu xin: “Lạy Cha, xin hãy tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” (Lc 23,34). Phải chăng lòng từ nhân của Thiên Chúa vô tình đã trở thành cớ cho người ta lầm lạc? Chắc chắn không thể quy kết một cách mạo phạm, bất kính như thế. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Chúa Giêsu không chỉ xin Chúa Cha tha cho những kẻ lầm lạc mà còn mở rộng Trái Tim cực thánh để tuôn ban Thánh Thần để mở mắt, mở lòng họ, giúp họ nhận biết sự thật (x.Ga 19,34). Viên sĩ quan bách quản hôm ấy đã đón nhận ánh sáng chân lý và tuyên xưng: “Quả thật, ông này là người công chính” (Lc 23,47).

Trước sự mê lầm của những người được xem như là “quân vô đạo” của mọi thời, mọi hoàn cảnh, là Kitô hữu, chúng ta nhiều khi còn phân vân tìm cách hành xử. Có người chủ trương là chấp nhân sự bất công và dâng lời cầu nguyện cho họ. Có người lại đề cao việc vạch trần, tố cáo sự giả dối, gian ác, bất công, để sự bất công, gian dối không còn đất sống. Theo thiển ý, chúng ta cần thực thi cả hai cách thế bằng một trái tim biết mở ra như Trái Tim cực thánh Đấng cứu độ, nghĩa là với một tình yêu đích thực muốn cho người cô thế, bị áp bức bất công được giải phóng và muốn cho cả “quân vô đạo” được giác ngộ, nghĩa là biết nhận ra chân lý, trở về với nẽo ngay mà được cứu độ.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lòng biết ơn của các dân tộc vùng Baltic đối với Tòa Thánh
Đặng Tự Do
01:17 21/09/2018
Ba quốc gia nhỏ bé, nồng hậu của Biển Baltic - Estonia, Latvia và đặc biệt là Lithuania, sẽ chào đón Đức Thánh Cha với vòng tay rộng mở khi ngài viếng thăm các quốc gia này từ ngày 22 đến 25 tháng 9 nhân kỷ niệm 100 năm ngày tuyên bố độc lập tại mỗi quốc gia.

Mặc dù thường được gộp lại chung với nhau như các quốc gia vùng Baltic, cả ba nước thực sự rất khác nhau. Trên thực tế, người dân tại 3 quốc gia này khó có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau. Những gì họ chia sẻ chung là sự đánh giá cao đối với những người đã ủng hộ sự độc lập của họ ngay từ đầu, như Tòa Thánh.

Ngày 23 tháng 8 năm 1987, nhân kỷ niệm hiệp ước Molotov – Ribbentrop, người dân cả ba nước biểu tình dữ dội đòi Liên Sô phải công bố toàn bộ các điều khoản trong thoả ước bí mật trong đó Đức Quốc Xã đồng ý cho Liên Sô xâm lược và chiếm đóng các nước vùng Baltic, đổi lại quân Nga không mở mặt trận ở phía Đông tấn công quân Đức, để họ rảnh tay đối phó với quân Đồng Minh ở các mặt trận phía Tây.

Loạt bài hát “Năm Bài Hát Yêu Nước” của Alo Mattiisen được công diễn tại Liên hoan nhạc pop Tartu tháng 5 năm 1988. Những bài hát này nhanh chóng được phổ biến tại Estonia, kích thích một phong trào sáng tác và hát các ca khúc đòi độc lập ở cả 3 nước.

Hai năm sau đó, ngày 23 tháng 8 năm 1989, nhân kỷ niệm hiệp ước Molotov – Ribbentrop, một chuỗi gồm hai triệu người trải dài từ Tallinn đến Vilnius hình thành nên con đường Baltic với những bài hát yêu nước.

Cuộc cách mạng bất bạo động “ca hát và mỉm cười” kéo dài hơn bốn năm, với nhiều cuộc biểu tình và những hành vi bất tuân dân sự. Năm 1991, khi các xe tăng Liên Sô cố gắng ngăn chặn tiến trình hướng tới độc lập, Quốc hội Estonia và cả Sô viết Tối cao Estonia cùng tuyên bố khôi phục lại nhà nước độc lập Estonia và bác bỏ luật pháp Liên Sô. Đông đảo dân chúng tràn ra đường làm thành “lá chắn người” để bảo vệ đài phát thanh và đài truyền hình Tallinn khỏi cuộc tấn công bằng xe tăng của Liên Sô. Nhờ hành động này, Estonia giành lại độc lập mà không bị đổ máu.

Tuyên ngôn độc lập của Estonia đã được công bố vào tối ngày 20 tháng 8 năm 1991, sau khi đạt được thỏa thuận giữa các đảng chính trị khác nhau. Quân đội Liên Sô vào sáng hôm sau, theo truyền hình Estonia, đã cố gắng tấn công đánh sập tháp truyền hình Tallinn nhưng không thành công. Nỗ lực đảo chính tổng thống Gorbachev của các thành phần cứng rắn trong đảng cộng sản Liên Sô đã thất bại trong bối cảnh các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hàng loạt ở Mạc Tư Khoa do Boris Yeltsin lãnh đạo.

Ngày 22 tháng 8 năm 1991, Iceland trở thành quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập mới được khôi phục của Estonia. Ngày nay, một tấm bảng kỷ niệm sự kiện này nằm trên bức tường bên ngoài của Bộ Ngoại giao, tại số 1 quảng trường Iceland. Tấm bảng kỷ niệm viết bằng tiếng Estonia, tiếng Iceland và tiếng Anh rằng:

“Cộng hòa Iceland là nước đầu tiên công nhận vào ngày 22 tháng 8 năm 1991, nền độc lập mới được khôi phục của Cộng hòa Estonia”.

Nhưng mà, dù không có tấm bảng nào hết, trong lòng người dân các nước vùng Baltic vẫn trào dâng lòng biết ơn đối với Tòa Thánh là quốc gia không bao giờ chấp nhận việc Liên Sô sát nhập các quốc gia vùng Baltic vào Liên Bang Sô Viết. Các cường quốc trên thế giới, vì những ưu thế địa chính trị, lần lượt quay lưng với ba quốc gia vùng Baltic. Nhưng Tòa Thánh thì không, nhất quán như thế trong suốt hơn nửa thế kỷ các nước này bị Liên Sô chiếm đóng.

Đức Cha Gintaras Grušas, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius nói:

“Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất.”

Năm 1993, ngay sau khi quân đội Liên Sô rút lui, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trải qua bảy ngày đến thăm các quốc gia vùng Baltic. Khi phép lạ tự do vẫn còn rất hữu hình, toàn bộ cuộc hành hương của ngài lung linh với vinh quang của Thiên Chúa sau hơn nửa thế kỷ các quốc gia này sống vật vờ dưới ách đô hộ tàn bạo của người Nga.

Lúc đó, Saulius Valius, một nghệ nhân tại Vilnius, nói với tờ National Catholic Register của Công Giáo Mỹ,

“Tôi tưởng tượng như nghe tin một người nào đó từ sao Hỏa sẽ ghé thăm chúng tôi vào tuần tới. Thật là quá vui khi có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở giữa chúng tôi sau những năm tháng tan nát.”

Bây giờ, theo bước chân của vị thánh Giáo Hoàng Ba Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn cũng sẽ gặp được sự đón tiếp niềm nở của những xã hội vẫn in đậm trong lòng một quá khứ hãi hùng thời cộng sản, đang mong muốn bảo vệ bằng mọi giá nền độc lập chống lại người láng giềng xấu bụng phương đông của mình.

Trong các chuyến tông du của ngài trong năm 2018 này, chuyến tông du các nước vùng Baltic có lẽ là chuyến đi dễ dàng nhất.
 
Phản ứng của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân trước khả năng của một thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh
Đặng Tự Do
17:32 21/09/2018
Hôm thứ Năm 20 tháng 9, một vị Hồng Y Hương Cảng, là người lãnh đạo phe chống đối một hiệp định giữa Vatican và Bắc Kinh về vấn đề bổ nhiệm Giám Mục, đã kêu gọi Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ chức vì bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc trong các điều kiện như hiện nay đều là một sự phản bội đức tin Công Giáo.

Vatican và Bắc Kinh đã có những cuộc đàm phán cấp cao trong năm nay để tạo ra một bước đột phá mang tính lịch sử và tiên phong trong việc nối lại quan hệ ngoại giao sau 70 năm. Đức Hồng Y Pietro Parolin là một trong những nhà thương thảo chính.

Vatican có thể sẽ gửi một phái đoàn sang Trung Quốc trước cuối tháng này. Nếu cuộc họp diễn ra tốt đẹp, cả hai có thể đạt được một thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của nhà nước Trung Quốc đưa tin hồi đầu tuần này.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cho biết ngài tin rằng hai bên đã thực hiện một “thỏa thuận bí mật”, mặc dù ngài thừa nhận không có liên hệ với Vatican và “hoàn toàn không được thông báo về chi tiết”.

“Họ cho đàn chiên vào miệng của những con sói. Đó là một sự phản bội đáng kinh ngạc,” ngài nói.

Đức Hồng Y mô tả Hồng Y Parolin là một người coi thường những anh hùng của đức tin.

“Ngài nên từ chức,” Đức Hồng Y Quân nói tại nhà của ngài trên một sườn đồi tại Hương Cảng.

“Tôi không nghĩ ngài có đức tin. Ngài chỉ là một nhà ngoại giao tốt theo một ý nghĩa thế tục, rất trần tục.”

Đức Hồng Y Quân, đôi khi gõ nắm đấm của ngài trên bàn để biểu lộ sự tức giận, đã tránh không động chạm đến Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài nói: “Tôi sẽ không chống lại Đức Thánh Cha, đó là điểm giới hạn của tôi.”

“Hậu quả sẽ bi thảm và lâu dài, không chỉ cho Giáo Hội ở Trung Quốc mà còn cho toàn thể Hội thánh bởi vì nó làm tổn hại đến uy tín. Có lẽ đó là lý do tại sao họ giữ bí mật thỏa thuận này.”

Trung Quốc có khoảng 12 triệu người Công Giáo trong đó một số đáng kể thuộc Giáo Hội hầm trú trung thành với Vatican, và một con số lớn hơn thuộc Hội Công Giáo Yêu nước do cộng sản dựng lên.

Đức Hồng Y Quân cho biết ngài tin rằng chỉ có một nửa anh chị em giáo dân thuộc Giáo Hội hầm trú ở Trung Quốc có thể sẽ chấp nhận một thỏa thuận, nhưng bày tỏ quan ngại về những phản ứng của hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân không chấp nhận thỏa thuận này.

Đức Hồng Y Quân, năm nay 86 tuổi nói: “Tôi e rằng họ có thể làm điều gì đó không hợp lý, họ có thể nổi loạn”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bác bỏ những lời chỉ trích cho rằng Toà Thánh đang “bán đứng” những người Công Giáo cho chính quyền cộng sản Bắc Kinh.

Trả lời về điều này Đức Hồng Y Quân cho biết ngài tin rằng bất kỳ thỏa thuận nào với người vô thần Trung Quốc sẽ gây ra một cú sốc đáng kể cho uy tín của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

“Đó là một sự đầu hàng hoàn toàn. Đó là một sự phản bội [đức tin của chúng tôi]. Tôi không có lời nào khác,” ngài nói.


Source: South China Morning Post - Hong Kong cardinal calls for Vatican’s top diplomat to resign over China rapprochement talks
 
Phản ứng của Đức Hồng Y Pietro Parolin trước lời kêu gọi ngài từ chức của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân
Đặng Tự Do
17:54 21/09/2018
Viên chức cao cấp nhất của Vatican chỉ sau Đức Giáo Hoàng đã bảo vệ mạnh mẽ một thỏa thuận mang tính bước ngoặt sắp tới giữa Tòa Thánh và Trung Quốc trước những lời chỉ trích của những người nói rằng đó chỉ là một sự “bán đứng” Giáo Hội tại Trung Quốc cho cộng sản Bắc Kinh.

Đức Hồng Y Pietro Parolin nói với các phóng viên rằng ngài hy vọng một thỏa thuận giữa hai bên có thể được ký kết “trong một tương lai không xa”.

Các nguồn tin am tường về Vatican cho biết một thỏa thuận có thể được ký kết tại Bắc Kinh vào tuần tới sẽ cho nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh quyền bổ nhiệm các giám mục và Đức Thánh Cha có quyền phủ quyết cuối cùng đối với các ứng cử viên.

Bình luận về những lời tố cáo ngài phản bội người Công Giáo tại Hoa Lục và những lời kêu gọi ngài từ chức, Đức Hồng Y Pietro Parolin nói với các phóng viên bên lề một buổi giới thiệu sách tại Vatican vào tối thứ Năm.

“Không cần phải quyết liệt trong việc lên án và phản đối.”

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters tại Hương Cảng trước khi Đức Hồng Y Parolin lên tiếng tại Vatican, Đức Hồng Y cho rằng các nhà thương thuyết Vatican đang phản bội Giáo Hội hầm trú tại Trung Quốc.

“Họ cho đàn chiên vào miệng của những con sói. Đó là một sự phản bội đáng kinh ngạc.”

Mô tả, Đức Hồng Y Parolin là “một người coi thường những anh hùng của đức tin”, Đức Hồng Y Quân nói:

“Ngài nên từ chức. Tôi không nghĩ ngài có đức tin. Ngài chỉ là một nhà ngoại giao tốt theo một ý nghĩa thế tục, rất trần tục.”

Bình luận về lời chỉ trích này, Đức Hồng Y Parolin nói: “Mọi người đều có quyền suy nghĩ và phát biểu những gì họ muốn nhưng điều đó phải được thực hiện một cách tôn trọng. Chúng tôi tin rằng đây là một bước tiến. Chúng tôi không ngây thơ khi nghĩ rằng từ bây giờ mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp, nhưng có vẻ như với chúng tôi rằng đây là một hướng đi đúng đắn”


Source: Reuters - Vatican defends upcoming China deal against 'drastic' critics
 
Ba nước vùng Baltic sẵn sàng nghinh đón Đức Phanxicô, chờ mong thúc đẩy tâm linh và cả thúc đẩy xã hội nơi ngài
Vũ Văn An
18:35 21/09/2018
Linh mục Edward W. Schmidt, Dòng tên, viết trên tờ America ngày 20 tháng 9, cho hay dọc theo con phố chính chạy qua trung tâm thủ đô Vilnius của Lithuania là những hàng rào an ninh bằng sắt; quốc kỳ mầu vàng, xanh và đỏ phất phới trên các cây đèn cùng với cờ vàng trắng của Vatican. Quảng trường nhà thờ chính tòa đầy những bục bệ cùng màn ảnh khổng lồ. Các bảng chỉ dẫn được dán khắp các phố phường thủ đô cho biết lúc nào và nơi nào có thể nhìn thấy Đức Giáo Hoàng. Ngài đang đến thành phố và thành phố sẵn sàng nghinh đón ngài.



Đức Phanxicô sẽ thăm ba nước Baltic - Lithuania, Latvia và Estonia - để đánh dấu bách chu niên nền độc lập, thoát khỏi chế độ Nga Hoàng. Mặc dù là những lân bang gần gũi và thường được nhắc chung với nhau, nhưng họ có lịch sử khá khác biệt. Họ có các nét chung với nhau như không ngừng bị đe dọa hay bị thống trị thực sự bởi các lân bang mạnh hơn; một ước nguyện mãnh liệt và sẵn sàng chiến đấu cho nền độc lập của mình; và nhất là “cuộc cách mạng ca hát” của thập niên 1980, khi âm nhạc trở thành vũ khí giành độc lập, đặc biệt theo Lối Baltic, tức chuỗi dây chuyền gồm hai triệu người trải dài giữa Tallinn và Vilnius vào ngày 23 tháng 8 năm 1989.

Nhưng họ có nhiều khác biệt thật sự. Về phương diện chính trị, Lithuania, trong nhiều thế kỷ, đã liên kết với lân bang Ba Lan. Latvia thì thường chịu ảnh hưởng của Thụy Điển và Đức ở phía tây, bên kia biển Baltic và Nga về phía đông. Estonia thì chịu ảnh hưởng Nga về phía đông và Thụy Điển ở phía tây, nhưng cũng cảm thấy mình liên kết với Phần Lan, ở phía bắc quá bên kia Vịnh Phần Lan và thực sự có thể nhìn thấy nước này từ một tháp nhà thờ ở Tallinn vào một ngày đẹp trời.

Về phương diện tôn giáo, ba nước vùng Baltic cũng rất khác nhau, phản ánh lịch sử độc đáo của họ. Trong tổng số dân 3.2 triệu người của Lithuania, 2.6 triệu, hay 80 phần trăm, là người Công Giáo. Ở Latvia, tỷ lệ này là 21 phần trăm của 2 triệu người. Ở Estonia, nó chỉ là một nửa phần trăm của 1.3 triệu người.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm ngoái trên tờ The Guardian đã cho thấy một sự mất mát về tôn giáo ở châu Âu. Nó cho thấy Cộng hòa Séc là quốc gia ít tôn giáo nhất nơi những người từ 16 đến 29 tuổi; Estonia, Thụy Điển và Hòa Lan không ở phía sau bao xa. Quốc gia tôn giáo nhất nơi nhóm tuổi này là Ba Lan, tiếp theo là Lithuania.

Hành trình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phù hợp với những khác biệt này. Ngài bay đến Vilnius vào thứ bảy, 22 tháng 9, lúc 11:30 sáng, và dành cả ngày ở đây để gặp gỡ các giới chức chính phủ và các nhóm khác nhau. Vào Chúa Nhật, ngài được đưa bằng xe tới Kaunas, thành phố thứ hai của Lithuania, và trở về Vilnius lúc 4 giờ chiều để cầu nguyện và thực hiện các cuộc thăm viếng khác. Hôm thứ Hai, Ngài bay tới Riga, thủ đô của Latvia, để gặp gỡ và cầu nguyện và vào buổi chiều, thăm đền thờ ở Aglona, nơi ngài cử hành Thánh lễ, rồi trở về Vilnius nghỉ đêm.

Hôm thứ ba, sau một buổi lễ tiễn đưa ở Vilnius, ngài bay tới Tallinn, Estonia, để gặp gỡ các giới chức chính phủ; ngài đến thăm một tu viện để ăn trưa, đến nhà thờ chính tòa và sau đó cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Tự do. Sau buổi lễ tiễn đưa, ngài bay về Rôma.



Các con số không phải là toàn bộ câu chuyện. Giáo hội mà Đức Phanxicô sẽ thấy ở Lithuania vẫn còn rất mạnh mẽ, ngay trong giới trẻ. Linh mục Algimantas Gudaitis, Dòng Tên, dạy học và làm linh hướng cho trường trung học Dòng Tên ở Vilnius, có nói chuyện với America về một "nhóm nhỏ gồm các người trẻ trong các nhóm cầu nguyện tôn giáo" và lưu ý rằng "người trẻ rất tích cực". Ngài nói rằng, thách đố là giúp người trẻ tìm được vị trí của họ trong giáo hội.

Cha Gudaitis, Dòng Tên, cũng lưu ý việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm ở đây là một vấn đề lớn. Đã có một chút chống đối từ những người không đi nhà thờ (“tại sao tiền thuế euro của chúng ta lại dùng để hỗ trợ cho chuyến thăm này?”), nhưng phần lớn, phản ứng rất tích cực. Nó có khác với sự nhiệt tình khi Thánh Gioan Phaolô II đến thăm vào năm 1993, vì ngài là nhân tố quan trọng trong việc kết liễu Liên Bang Xôviết và nền thống trị cộng sản ở Đông Âu. Nhưng sự nhiệt tình vẫn còn khá lớn đối với Đức Phanxicô. Cha Gudaitis lưu ý rằng Đức Phanxicô sẽ không gặp các giám mục trong tư cách nhóm nhưng sẽ gặp gỡ các trẻ mồ côi và cha mẹ nuôi và với các tù nhân.

Cha Antanas Saulaitis, S.J., cũng thấy việc dân chúng "rất phấn khởi đối với Đức Giáo Hoàng". Có thể có một số phản đối ngài, nhưng phe đối lập không có tổ chức giống như ở những nơi khác. Ngay sau khi kết liễu thời đại Xô viết, rất khó nói về "đức tin và công lý", vì "công lý" được coi như chỉ về chủ nghĩa cộng sản, nhưng điều đó nay không còn nữa. Sự thúc đẩy công lý của Đức Phanxicô được coi là chấp nhận được.

Cha Saulaitis, người sinh ra ở Lithuania nhưng gia đình di cư sang Đức và sang Hoa Kỳ sau Thế chiến II, cũng thấy nhiều thách đố đối với Giáo Hội. Việc thế tục hóa đang diễn ra ở đây. Nhiều người ở lớp tuổi 50 không có một kinh nghiệm nào về Giáo Hội lúc còn trẻ; việc làm của bố mẹ họ lệ thuộc việc không đi nhà thờ. Thành thử lớp tuổi bà của bạn cũng thấy không còn đạo đức như trước đây. Mô hình giáo hội bị coi là cũ kỹ, việc nối vòng tay với tín hữu đang suy yếu.

Nhưng việc đó vẫn đang diễn ra. Cha Saulaitis kể về một phụ nữ dấn thân, dẫn đầu một nhóm gồm 15 người trẻ học hỏi Lời Chúa. Cha Gudaitis, người từng làm việc tại một trung tâm linh đạo của Dòng Tên ở Riga, Latvia, thì cho biết ở Riga, mặc dù con số ít hơn, vẫn còn những người trẻ rất tích cực trong linh đạo. Nhiều giáo xứ đang thu hút người trẻ đã trưởng thành.

Chờ mong cả thúc đẩy tâm linh lẫn thúc đẩy xã hội nơi Đức Phanxicô

Trong khi ấy, Đức Tổng Giám Mục của Riga, Zbigņevs Stankevičs, nói với Zenit tại Hội Nghị Toàn Thể của Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu ở Poznan, Ba Lan, cho hay: Latvia không hẳn là một quốc gia nhỏ, nó còn lớn hơn cả Bỉ nhưng dân số thì quả ít, nhất là hiện nay, sau khi gần một phần ba dân số ra ngoại quốc trong 25 năm qua để kiếm việc làm, phúc lợi và 1 đời sống đáng sống hơn.

25 năm có ý nhắc đến thập niên 1990, lúc tự do là khát vọng chính và người ta hy vọng với nó là phúc lợi, thịnh vượng, dư thừa. Nhưng nay, người dân thấy rõ tự do “bên ngoài” mà thôi không đủ. Thời Xô Viết, không có tự do, ai cũng phải làm việc nhưng được một điều là có số lương tối thiểu để sống. Nay, người dân phải tự lo lấy mọi chuyện. Một số người thiếu khả năng thích ứng. Bởi thế, theo Đức Tổng Giám Mục Stankevičs, sứ điệp liên đới với người nghèo của Đức Phanxicô là điều quan trọng.



Ngài nói rằng người dân Latvia trông mong nơi Đức Phanxicô không những thúc đẩy thiêng liêng mà cả thúc đẩy xã hội nữa. “Vì chúng tôi vẫn còn cần một cuộc thanh lọc khỏi não trạng hậu Xô Viết: chống tham nhũng, nghèo đói, văn hóa vứt bỏ, vì những người bị vứt bỏ cũng hiện diện ở Latvia. Chính sách áp bức của Xô Viết để lại nhiều vết thương sâu hoắm cả theo nghĩa trách nhiệm và tự qúy trọng bản thân lẫn theo nghĩa đưa ra sáng kiến. Điều nữa: vẫn còn sự pha trộn của chủ nghĩa duy vật lý thuyết và thực hành, hiện đang gây nhiều tai hại".

Về phương diện đại kết, Đức Tổng Giám Mục Stankevičs cho hay người Công Giáo Latvia chiếm khoảng 1 phần năm dân số, người Luthêrô đông nhất, chiếm khoảng 30%, người Chính Thống ngang ngửa người Công Giáo. Việc hợp tác giữa các giáo hội rất tốt do sự kiện Hiến Pháp coi các giá trị Kitô Giáo cũng như các giá trị quốc gia và nhân bản phổ quát như là nền tảng của quốc gia. Hiến pháp định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà. Luật pháp cấm việc tuyên truyền vô luân tại các trường học. Cùng với người Baptists, người Công Giáo đã chặn đứng mưu toan phê chuẩn Công Ước Istanbul muốn áp đặt ý thức hệ phái tính qua học đường và các phương tiện truyền thông. Đức Tổng Giám Mục Stankevičs hy vọng Đức Phanxicô sẽ khuyến khích Latvia duy trì chiều hướng này.

Đức Tổng Giám Mục Stankevičs cũng hy vọng với sứ điệp hoà giải cố hữu của ngài, Đức Phanxicô sẽ giúp giải tỏa các căng thẳng ngấm ngầm hiện hữu tại Latvia gây ra bởi hiện tượng tại Riga, “người Nga đông hơn người Latvia”, chính thị trưởng cũng là một người Nga.

Nói về phản ứng báo chí đối với chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Stankevičs cho rằng phần lớn họ chỉ lưu ý tới những phương diện bề ngoài như phí tổn của chuyến viếng thăm chẳng hạn. Nhưng ngài nghĩ phản ứng này sẽ được vượt qua. Một phần vì chủ đích chuyến viếng thăm là để đánh dấu đệ nhất bách chu niên nền độc lập của xứ sở, một biến cố hết sức có ý nghĩa đối với mọi người dân Latvia và chính phủ của họ. Nhưng trên hết, họ cầu mong một cuộc tái sinh tâm linh, điều mà chỉ có Đức Phanxicô mới có thể khởi động.
 
Top Stories
Corée du Nord: L'enthousiasme de Séoul après le 3e sommet intercoréen
Églises d'Asie
19:36 21/09/2018
21/09/2018 - Le président sud-coréen Moon Jae-in est de retour à Séoul après une nouvelle rencontre historique, qui a pris fin le 20 septembre, le jour où l’Église fête les 103 martyrs de Corée. Le président Moon est le premier dirigeant sud-coréen à avoir pu s’adresser directement au peuple nord-coréen. « Les Coréens sont un seul peuple », a-t-il soutenu devant eux. Avant de partir, les deux dirigeants coréens ont effectué l’ascension du mont Paektu, point culminant de la péninsule.

Moon Jae-in est de retour à Séoul depuis le 20 septembre, où le 3e sommet intercoréen, qui s’est déroulé à Pyongyang du 18 au 20 septembre, a suscité beaucoup d’espoir et d’enthousiasme parmi la population sud-coréenne. La communauté chrétienne sud-coréenne est d’autant plus touchée qu’elle a fêté, le 20 septembre, les 103 Martyrs de Corée, canonisés par saint Jean-Paul II en 1984, rappelle le père Gerard Hammond, de la congrégation missionnaire américaine de Maryknoll. Celui-ci se rend régulièrement en Corée du Nord depuis les années 1960 aux côtés de la fondation Eugene Belle, qui apporte une aide médicale aux Nord-Coréens atteints de tuberculose. De Pyongyang, le président Moon a rapporté un cadeau offert par Kim Jong-un – des champignons « songyi », connus pour leur rareté – après une nouvelle rencontre historique. Le 19 septembre au soir, le président Moon a été le premier dirigeant sud-coréen à s’adresser directement au peuple nord-coréen. Il était présent lors du « spectacle de masse » organisé au stade du Premier-Mai de Pyongyang – le deuxième plus grand au monde, qui peut contenir jusqu’à 150 000 personnes. Il a également pu s’adresser à la foule après avoir été accueilli sous les ovations, lors d’un discours de sept minutes.
Le dirigeant sud-coréen avait déjà montré son respect pour la population nord-coréenne lors de son arrivée, en saluant profondément son comité d’accueil dès sa descente d’avion, un geste que les Nord-Coréens réservent pour leur dirigeant. Le 19 septembre, le président Moon a déclaré qu’il espérait que les Coréens deviennent à nouveau « un peuple », comme ils l'étaient avant la guerre, et que la péninsule coréenne puisse être libérée « définitivement » des armes nucléaires. Un autre évènement historique a eu lieu le 20 septembre. Les deux dirigeants coréens, accompagnés de leurs épouses, sont montés en haut du mont Paektu, le point culminant de la péninsule, situé près de la frontière chinoise. La montagne, connue pour sa valeur mythologique pour les Nord-Coréens (c’est là que, selon la propagande nord-coréenne, serait né Kim Jong-il, le père de Kim Jong-un).

L’espérance d’un traité de paix

Les citoyens sud-coréens ont rarement eu l’occasion de parcourir les sentiers de la partie nord-coréenne du site, contrairement au versant chinois qui est un lieu d’excursions. Pour le père Hammond, tous ces événements sont des signes qui suscitent beaucoup d’espoir : « Tous les médias en parlent. Les gens d’ici sont très heureux, parce que c’est une chance pour la paix. Et c’est tellement essentiel. Espérons qu’après toutes ces années, un traité de paix pourra être signé. » Le missionnaire souligne également que les initiatives sportives ou artistiques ont beaucoup de valeur. « Je pense que c’est important, parce que cela doit commercer par des rencontres entre les gens. Une coopération transfrontalière doit être établie, et je pense que c’est le chemin qu’ils sont en train de prendre », ajoute le prêtre. « Aujourd’hui, ce que tout le monde comprend, c’est qu’il y a davantage d’espoir pour une réconciliation entre les peuples du Nord et du Sud de la péninsule. »
La population sud-coréenne se montre très enthousiaste à propos de ces changements qui se mettent en place progressivement, et elle attend de voir ce qui va suivre durant les prochains mois, notamment à propos du dialogue avec le président Trump. Les États-Unis affirment être prêts à reprendre le dialogue à tout moment. S’il y a beaucoup d’enthousiasme du côté de Séoul, il est encore plus palpable parmi les chrétiens. L’Église sud-coréenne a toujours prié pour l’avenir de la péninsule coréenne, comme le montre une prière à Notre-Dame de la Paix écrite par Mgr Yeom Soo-jung, archevêque de Séoul. Comme le rappelle le père Hammond, « le mois de septembre est dédié aux Martyrs de Corée et aujourd’hui – 20 septembre – est le jour qui leur est consacré. Cela semble vraiment providentiel que tous ces événements se déroulent le jour de cette fête. Pour moi, c’est une grande réponse à la prière. Désormais, c’est aux Coréens, et à l’Église en particulier, de tendre la main vers les Nord-Coréens en difficulté et de redoubler les efforts humanitaires en Corée du Nord. »

(Source: Églises d'Asie, le 21 septembre 2018Avec AsiaNews, Séoul)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương trình ba ngày Đại Hội Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu
Tuyên Úy Đoàn Úc Châu
03:21 21/09/2018