Ngày 21-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:35 21/09/2013
PHẠN THIÊN VUA VŨ TRỤ
N2T

Rất nhiều người Ấn Độ tin tưởng rằng, khi thế giới còn là một đám hổn độn không trật tự minh bạch, thì có một linh hồn rất cao cả xuất hiện giữa vũ trụ, linh hồn này có sức mạnh cực kỳ ghê gớm, cho nên có thể đuổi đi bóng tối để vũ trụ có ánh sáng.
Linh hồn này thâu qua sự nghĩ ngợi sâu xa, từ nơi bản thân mình sáng tạo nên nước, lại còn đem thân mình trầm trong nước biến thành một cái trứng vàng, và tự gọi mình là Phạn Thiên, là ngôi vua lớn nhất trong vũ trụ. Phạn Thiên đem trứng vàng chia ra trời và đất, sáng tạo nên biển cả đại dương và vạn vật, lại còn định ra các loại quy luật cho trời đất vạn vật, và trao cho một đám thiên thần do ông ta tạo nên chăm nom gìn giữ.
Từ đó về sau, mặt trời mặt trăng và các tinh tú, núi non biển hồ, cây cối thảo mộc, chim trời cá biển và các loại cầm thú sinh trưởng đông đúc sinh hoạt rất có quy luật.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Mỗi dân tộc đều có một truyền thuyết huyền thoại để nói lên nguồn gốc của tổ tiên mình hoặc tổ tiên loài người, chẳng hạn như truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Thiên Chúa- qua Thánh Kinh mặc khải cho chúng ta biết: chính Ngài là Đấng tạo dựng nên trời đất muôn vật, ấn định đường đi cho mặt trời mặt trăng và các tin tú, chính Ngài đã dùng quyền năng của mình để tạo dựng nên muôn loài muôn vật, trong đó có con người (Stk 1, 1-31) và giao cho con người chăm nom cai quản và làm cho vũ trụ ngày càng đẹp hơn.
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên vũ trụ vạn vật chứ không phải là một linh hồn ưu việt nào, bởi vì Thiên Chúa không phải là một linh hồn, nhưng là một Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài không lấy thân mình để làm ra nước, cũng không trầm mình trong nước để biến thành một cái trứng vàng, nhưng Ngài chỉ phán một lời thì liền có trời đất muôn vật hữu hình và vô hình, hữu hình là những gì con mắt con người nhìn thấy được, vô hình là những gì con mắt nhân loại không nhìn thấy được đó là vô số các thiên thần…
Người Ki-tô hữu luôn tôn trọng những gì là truyền thuyết huyền thoại trong văn hóa của mỗi dân tộc, bởi vì dù cho là thần thoại, như trong thần thoại ấy vẫn có niềm tin vào một vị thần minh cao cả tạo dựng nên trời đất.
Người Ki-tô hữu tin tưởng vào sách Thánh Kinh, vì trong sách Thánh đều chứa đựng những mặc khải huyền nhiệm của Thiên Chúa cho con người.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:37 21/09/2013
Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 16, 10-13
“Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa , vừa làm tôi tiền của được”.


Bạn thân mến,
Sống ở đời cần phải có sự trung tín, trung tín trong việc nhỏ cũng như trung tín trong việc lớn, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã dạy như thế, và chỉ có như thế chúng ta mới có thể trở thành chứng nhân Tin Mừng cho Nước Trời tại trần gian này.

Trung tín trong việc nhỏ là những việc mà bạn và tôi cho là tầm thường, quá tầm thường là khác, việc tầm thường ấy chính là mỗi tuần đến quét nhà thờ một lần, việc tầm thường ấy chính là mỗi tuần đi thăm một bệnh nhân mà đoàn thể đã ủy thác, việc tầm thường ấy là nhặt một miểng chai nằm giữa đường đi có thể gây thương tích cho người khác, việc tầm thường ấy là soạn bài giảng cho thánh lễ trẻ em mà chúng ta cho là không cần thiết.v.v…và còn nhiều việc rất tầm thường khác trong cuộc sống của bạn và tôi.

Trung tín trong những việc tầm thường hoặc việc nhỏ, là bày tỏ một ý chí quyết tâm cao của người Ki-tô hữu, có quyết tâm thì mới có thể trung tín, việc nhỏ quyết tâm làm thì việc lớn chắc chắn sẽ quyết tâm nhiều hơn nữa.

Trung tín trong việc lớn là trung tín trong những việc nhỏ, đó là lời khuyên đầy tính giáo dục và đạo đức của Đức Chúa Giê-su, bởi vì người chỉ biết trung tín với những việc lớn mà thôi thì sự trung tín ấy sẽ không được dài lâu, vì sự trung tín ấy của họ là trung tín của lợi nhuận, của ích kỷ và của tham lam.

Bạn thân mến,
Từ việc trung tín trong công việc hàng ngày, Đức Chúa Giê-su hướng dẫn chúng ta đến sự trung tín phải có trong việc thờ phượng Thiên Chúa, đó là trung tín với đức tin và tín ngưỡng của mình trong cuộc sống hàng ngày.

Có những người Ki-tô hữu chỉ trung tín với Đức Chúa Giê-su khi gia đình khá giả, khi cuộc sống phong lưu, nhưng đến khi gặp những chuyện đau buồn ngoài ý muốn thì không còn trung tín với Thiên Chúa nữa, họ oán trách Thiên Chúa, họ lơ là đi nhà thờ, và cuối cùng thì nghe theo lời bạn bè đi chùa miếu cúng vái những hình tượng mà đã có một thời họ cho là dị đoan nhảm nhí ma quỷ. Cho nên, lòng trung tín của bạn và tôi với Thiên Chúa cần phải giống như ông Gióp trong Cựu ước khi bị bà vợ cám dỗ ông bất trung với Thiên Chúa, ông nói: “Cả bà cũng nói như một mụ điên. Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao ?” .

Sự bất trung của bạn và tôi đối với Thiên Chúa ở ngay trong con người của mình đó là khi chúng ta kiêu ngạo; ở ngay trong nhà và bên cạnh chúng ta, đó chính là vợ con, cha mẹ và bạn bè xúi giục chúng ta bỏ Chúa khi nhìn thấy những khó khăn mà chúng ta phải chịu, mà chính bà vợ và bạn bè của ông Gióp là những người đại diện, bởi vì khi lòng trung tín không được đặt trên nền tảng của đức tin và lòng yêu mến thì sẽ trở thành bất trung.

Không ai làm tôi hai chủ, bởi vì như thế có nghĩa là chúng ta có hai quả tim, mà người có hai qủa tim là quá bất bình thường, cũng vậy, người Ki-tô hữu không thể vừa làm con cái của Thiên Chúa vừa làm con cái của ma quỷ, vì như thế chúng ta không thể trở nên chứng nhân cho Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su, đó chính là chúng ta đi hàng hai vừa thỏa hiệp với ma quỷ để hưởng thụ vật chất ở đời này, vừa khấn vái cầu xin Thiên Chúa ban ơn khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:40 21/09/2013
Chương 47:

LƯỜI BIẾNG
THAM LAM


“Anh em hãy xa lánh mọi người anh em sống vô kỷ luật.” (2Tx 3, 6)
N2T

1. Ở dưng ăn không ngồi rỗi là mồi câu của ma quỷ.

(Thánh Thomas Aquinas)
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:41 21/09/2013
CẦU NGUYỆN
Giáo dân kể với cha sở về những khuyết điểm của cha phó, nào là quan liêu, khó gần gủi, kiêu ngạo, vui vẻ với người giàu nhăn nó với người nghèo.v.v...và .v.v...
Cha sở nghe xong bèn nói:
- “Cám ơn mọi người, đó cũng là lỗi và khuyết điểm của tôi, các ông các bà có lúc nào cầu nguyện cho cha phó và cho tôi không, chúng tôi rất cần lời cầu nguyện của quý ông bà.”
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Viên quản gia mang tên “Nguyễn Bất Lương”
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:35 21/09/2013
CN 25C : Viên quản gia mang tên “Nguyễn Bất Lương”

Dụ ngôn người quản lý bất lương thật hay. Hay vì khó giải thích, khó biện minh, mà nếu biện minh được, thì mới thật là hay. Bởi dụ ngôn nêu toàn là người xấu việc xấu mà cuối cùng lại được đánh giá là phải học hỏi noi theo y như họ là người tốt việc tốt.

Ba loại người xấu trong dụ ngôn này là:

-Trước hết, viên quản lý. Tên của y rõ ràng là xấu : Nguyễn bất Lương. Y thụt két của chủ, y phung phí của cải nhà chủ. Phúc âm ghi: Ông chủ mới gọi anh ta đến mà bảo: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản lý nữa !” Anh đã bất lương trước khi bị cảnh báo sa thải. Và anh bất lương mạnh hơn nữa sau khi nhận lời doạ cho về vườn.

-Các con nợ cũng là những người bất lương. Vì họ sẵn sàng kí sổ nợ bớt lại, thiệt hại cho ông chủ. “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?” Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu ô-liu”. Anh ta bảo : “Bác cầm lấy biên lai khống đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi”. Rồi anh ta hỏi người khác: “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy ?” Người ấy đáp: “Một trăm giạ lúa”. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai khống của bác đây, viết lại tám mươi thôi”.

Quản gia này biết rằng hắn đã mất chức quản gia, vì thế nảy ra một sáng kiến. Hắn ghi sổ một cách gian lận để các con nợ được trả ít hơn cho chủ. Điều này có hai công hiệu. Thứ nhất, các con nợ phải mang ơn hắn. Thứ hai, còn có hiệu lực hơn, là hắn làm cho họ cùng liên lụy về hành động gian manh của hắn, và không ai dám tố cáo hắn, vì tố cáo sẽ thiệt mình, hại mình : bởi lòi ra chính mình gian dối, bất lương.

-Và chính chủ anh quản lý cũng là một phe cánh bất lương, bởi vì, thay vì khó chịu, ra tay ngay về hành động này, ông ta lại khen nó thông minh. Khen một người bất lương chẳng khác gì khuyến khích họ sống bất lương, và như thế cũng là bất lương.

Vậy ta giải thích làm sao ? Ba hạng người bất lương, và nhất là tên quản lý Nguyễn Bất Lương lại được chính Chúa khen.

Điều giải thích dễ nhất là : có thể rút được cái tốt qua cái xấu. Một ví dụ nhỏ, ta hay xưng tội chia trí, thì từ cái xấu là chia trí đó ta biến nó thành cái tốt, chia trí về ai thì cầu nguyện cho người đó. Chia trí nghĩ tới người yêu thì cầu nguyện nhiều cho người tình. Nói dễ hiểu hơn: ta rút bài học, rút kinh nghiệm. Nhưng không phải kinh nghiệm xương máu, tức, không phải mình phải trải qua mới rút, mà người khác trải qua, mình nhìn vào và rút ra cái tốt cho mình từ một hành vi xấu của họ. Không phải mình sống bất lương trước, rồi mới rút bài học cho mình. Không phải ăn cướp trước, rồi khi sứt trán vào tù mới ngồi từ từ rút ra bài học.

Vậy từ hành vi bất lương của quản gia Nguyễn bất Lương và các con nợ bất lương, kể cả ông chủ hơi bị bất lương vì khen kẻ bất lương, Chúa Giêsu đã rút dùm chúng ta 4 bài học. Và xin anh chị em yên tâm, tôi chỉ dừng lại một bài học thôi

1. Con cái đời này tỏ ra khôn khéo với đời hơn con cái sự sáng.
2. Của cải vật chất nên dùng để giữ gìn tình bạn. để mua lấy Nước Trời (chứ không phải chơi !)
3. Trung thành trong việc nhỏ dẫn đến trung thành trong việc lớn.
4. Không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ.

Mỗi bài học xây dựng ít là được một bài giảng dài. Anh chị em có biết tôi sẽ rút bài học nào không ? Tôi trả lời ngay: bài đầu tiên. Con cái đời này tỏ ra khôn khéo với đời hơn con cái sự sáng. Viên quản lý bất lương (con cái đời này) khôn khéo ở điểm nào:

1-Biết giới hạn của mình:

Khi bị chủ gọi và cho biết bị đuổi việc, người quản gia liền nghĩ bụng : 'Mình sẽ làm gì đây ? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi.

Viên quản lý biết cái giới hạn của mình. Chứ không giận quá mất khôn: đuổi thì đuổi, ta đâu có sợ. Với đôi tay này ta sẽ làm nên cơ đồ, với miệng lưỡi này ta sẽ xin (thuyết phục) được cả chục kẻ đến quì trước ta để xin ý kiến, tư vấn làm ăn.

Nhiều con cái sự sáng không khôn khéo, không biết cái giới hạn của mình như con cái đời này biết giới hạn của họ cuốc đất không nổi, ăn mày hổ ngươi. Con cái sự sáng cứ tưởng mình mạnh, mình có Chúa trong mình (không biết có hay không) nên mình xông pha đó đây: càphê đèn mờ đèn tắt vào luôn, sợ gì. Sách báo phim xấu, gì đâu mà sợ, cứ xem qua cho biết chớ. Phải rút bài học tốt từ sách báo xấu mà. Ma tuý xì ke làm gì nổi con cái ánh sáng, ta chỉ thử cho biết thôi, chứ làm gì khiến ta nghiện được. Game online ta chơi cho biết thôi chứ sao khiến ta ghiền nó được.

Vậy là không khôn khéo. Khôn khéo là biết giới hạn của mình. Các kẻ thù vừa kể, thế gian, xác thịt …, cách thắng nó (nếu kể tên nó là kẻ thù 35), cách thắng nó hay nhất là kế cuối cùng, kế 36: tẩu vi thượng sách. Cuốc đất không nổi đâu. Và chạy trốn chẳng hổ ngươi đâu.

2- Biết lo cho tương lai

Cái khôn khéo thứ hai là anh biết lo cho tương lai. Người quản gia liền nghĩ bụng : 'Mình sẽ làm gì đây ? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ !'

Mình biết phải làm gì rồi. Biết lo cho tương lai. Chứ không phải: kệ tới đâu hay tới đó.

Tương lai của con cái ánh sáng chắc hẳn phải là Đức Kitô Ánh Sáng. Nói bình dân hơn: sống đời này mà phải biết để dành cho đời sau.

Bạn nghĩ gì về một người nghèo được người ta đồng ý cho «đổi giấy lấy tiền» (cứ một tờ giấy thường nhỏ lấy một tờ giấy bạc 10.000đ, tờ giấy hoa đổi được 50.000đ VN, tờ giấy dày, đổi được 100 ngàn), mà lại không chịu đổi, cứ nhất định khư khư giữ lại những tờ giấy tầm thường cho mình ? Bạn có bao giờ nghĩ mình (con cái ánh sáng) cũng đang làm tương tự như thế trên bình diện tâm linh không ?

Chúng ta ai nấy đều có một thời gian rất ngắn ngủi ở trần gian này trước khi bước vào đời sống vĩnh cửu đời sau. So với đời sống mai hậu, đời sống này rất là ngắn ngủi trong đó mọi sự đều chóng qua, giả tạm, không bền. Như bọt bèo mỏng mảnh, như bóng câu qua cầu. Thật vậy, tất cả mọi sự ta đang có trong tay – trí tuệ, khôn ngoan, sức khỏe, cha mẹ, vợ con, anh em, nhà cửa, ruộng vườn, của cải, v.v…– có thể mất đi bất cứ lúc nào. Chỉ một cơn bệnh nặng hay một tai nạn ở đầu có thể làm ta mất hết trí tuệ, sức khỏe, làm ta điên loạn, không còn biết gì. Một cuộc đổi đời có thể làm ta mất hết địa vị, quyền lực và tiền bạc. Như thế tất cả những gì ta đang có trong tay, dù là tinh thần hay vật chất, đều không phải là của ta, mà chỉ để ta quản lý một thời gian thôi. Ta chỉ quản lý nó nhiều lắm là 100 năm ở đời này. 100 năm đó so với sự hiện hữu vĩnh cửu của ta thì cũng tương tự như một phút so với cả cuộc đời trần thế của ta.

Tuy nhiên, một điều rất lạ lùng và hết sức đáng mừng là ta có thể dùng những thứ giả tạm chóng qua mà ta đang quản lý ở đời này để tạo nên của cải đích thực và vĩnh cửu cho ta ở đời sau. Vì thế, xét về mặt này, hoàn cảnh của ta giống y hệt hoàn cảnh của viên quản gia trong dụ ngôn của Đức Giê-su. Vậy thì dại gì ta cứ giữ khư khư lấy những của giả tạm đó cho mình, mà không lợi dụng thời gian quản lý quí báu những của cải ấy để mua sắm lấy Nước Trời, tức hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu của mình. Vì thế, những kẻ chỉ lo làm giàu ở đời này mà không màng đến việc lo liệu cho hạnh phúc đời sau, thì đúng là bỏ mất những cơ hội hết sức quí báu để «đổi giấy lấy tiền». Cơ hội này mất đi sẽ không bao giờ trở lại.

Ở trong dụ ngôn này, các bạn có thể thắc mắc khi Chúa nói : hãy dùng Tiền Của bất lương mua lấy bạn hữu, để họ đón ta vào Nước Trời. Phải chăng Chúa nói cứ trộm cướp, gian xảo, tham nhũng lấy tiền của cách bất lương. Không phải. Tiền Của thời đó là bất lương, bản dịch viết hoa chữ Tiền Của. Cũng như ta nói : đồ quĩ hay đồ quỉ dữ cũng như nhau, vì chẳng có loại quỉ hiền nào cả (ma soeur mới hiền), cho nên nói tiền, hay nói tiền bất lương thì cũng là như nhau. Việt Nam ta có kiểu chơi chữ cũng hay : tiền “bạc” mà.

Vậy là từ con người xấu vẫn có thể múc lấy cái tốt. Cái tốt nơi người quản lý bất lương là khôn khéo. Khôn khéo 1 là nhận biết mình yếu: cuốc đất đau tay, ăn mày xấu hổ. Khôn khéo 2 là : biết chăm chút cho tương lai.

Còn con cái ánh sáng nghĩ sao ?

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Chân dung Thánh Mát-thêu
Trầm Thiên Thu
10:49 21/09/2013
Thánh Matthêu là người Do Thái, làm việc cho quân đội La Mã với nhiệm vụ thu thuế từ những người Do Thái. Dù người Do Thái không cho phép lấy thuế quá nặng, nhưng mối quan tâm của họ là hầu bao riêng. Họ không để ý những nông dân thu thuế đã lấy gì cho họ. Do đó dân thu thuế bị người Do Thái ghét như những kẻ phản bội. Những người Pharisêu (Biệt phái) bị coi là phường tội lỗi, thế nên họ thấy “sốc” khi Chúa Giêsu gọi một người như thế làm môn đệ.

Chính nhân viên thuế vụ Matthêu đã mời Chúa Giêsu đến dự tiệc tại nhà mình. Phúc âm cho chúng ta thấy rằng nhiều người thu thuế cũng đến dự tiệc. Người Pharisêu cũng cảm thấy “sốc” nên mới nói: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?”. Chúa Giêsu trả lời: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9:12-13). Chúa Giêsu không có ý coi thường nghi lễ và việc thờ phượng mà Ngài muốn nhấn mạnh việc yêu thương người khác là điều quan trọng hơn.

Tên Matthêu (tiếng Do Thái: מַתִּתְיָהוּ‎ – Mattityahu, hoặc: מתי – Mattay, nghĩa là “tặng phẩm của Chúa”; tiếng Hy Lạp: Ματθαῖος – Matthaios) là một trong 4 tác giả Phúc Âm, quen gọi là Thánh sử. Thánh Matthêu còn có tên là Lêvi, theo tiếng Do Thái nghĩa là “giữ lấy”.

Trong số những người theo và làm Tông đồ của Chúa Giêsu, Thánh Matthêu được nói đến trong Mt 9:9 và Mt 10:3 là người thu thuế ở Capernaum, người được gọi vào Nhóm Mười Hai của Chúa Giêsu, nhưng không ghi rõ lai lịch, (Mc 3:18, Lc 6:15 và Cv 1:13). Tông đồ Matthêu còn được gọi là Lêvi, con trai của ông Alpheus (x. Mc 2:14 và Lc 5:27). Theo Tân ước, ngài là một trong các nhân chứng về sự phục sinh và thăng thiên của Chúa Giêsu.

Thánh Matthêu là người Galilê, thế kỷ I. Ngài được coi là sinh ở Galilê, vùng không thuộc Giuđê. Thời đế quốc Rôma chiếm giữ (từ năm 63 trước Công nguyên do Pompey chiếm lĩnh), nhân viên thuế vụ Matthêu thu thuế của người Do Thái cho Herod Antipas, tổng trấn Galilê. Phòng thu thuế của ngài đặt tại Capernaum. Người Do Thái trở nên giàu có theo kiểu đó đã bị khinh miệt và bị coi là phường tội lỗi. Tuy nhiên, là nhân viên thu thuế, Thánh Matthêu biết tiếng Aram và tiếng Hy Lạp.

Sinh nhật của Tông đồ Matthêu chịu tử đạo tại Ethiopia khi đang rao giảng. Phúc Âm do ngài viết bằng tiếng Do Thái, được phát hiện trong thời Hoàng đế Zeno, cùng với thánh tích của Tông đồ Barnabas (theo sách “Tử đạo Rôma”). Kiệt tác của danh họa Caravaggio miêu tả cảnh Chúa Giêsu kêu gọi nhân viên thuế vụ Matthêu, khi ông đang ngồi ở bàn thu thuế, và ông bỏ việc mà đi theo Chúa Giêsu ngay (Mt 9:9; Mc 2:14; Lc 5:27).

Thánh sử Luca và Mác-cô gọi Thánh Matthêu là Lêvi, nhưng Thánh Matthêu gọi mình bằng tên riêng. Tương tự, Thánh Matthêu không minh nhiên nói tới bữa ăn tối của Chúa Giêsu tại nhà mình, còn Thánh Luca và Thánh Mác-cô nói rõ là nhà của ông Lêvi.

Với người Israel, việc một người có hai tên là điều bình thường to have two names: Saolê được gọi là Phaolô, Tôma được gọi là Điđymô,... Hoặc người Do Thái cũng có hai tên: Simon được gọi là Kê-pha, Giuse được gọi là Caipha. Cũng vậy, Matthêu cũng được gọi là Lêvi. Có điều hay là Thánh Matthêu không ngại khi nhận mình là người tội lỗi, không giấu giếm sơ yếu lý lịch hoặc xuất xứ của mình.

Biểu tượng của Thánh sử Matthêu là hình người hoặc thiên thần – biểu tượng của Thánh sử Mác-cô là sư tử, biểu tượng của Thánh sử Luca là con bò, biểu tượng của Thánh sử Gioan là đại bàng.

Thánh Giêrônimô nói: “Các thánh sữ khác vì tôn trọng Thánh Matthêu nên đã không gọi ngài bằng tên thường dùng, mà gọi là Lêvi. Chính Thánh Matthêu tự nhận mình là Matthêu và người thu thuế. Đó là để người đọc thấy rằng đừng thất vọng với ơn cứu độ, hãy nhìn người thu thuế trở thành Tông đồ của Chúa”.

Chân phước Rabanus Maurus nhận thấy ý nghĩa thần bí với hai tên Mattheu và Levi: “Matthêu nghĩa là người tìm kiếm lợi ích trần tục. Chúa Giêsu nhìn Matthêu với ánh mắt đầy lòng thương xót. Vì tên Matthêu nghĩa là ‘được trao ban’, còn tên Levi nghĩa là ‘bị lấy đi’. Hối nhân được đưa ra khỏi vùng tội lỗi, và ơn Chúa được trao ban cho Giáo Hội”.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha vừa công bố hàng loạt những bổ nhiệm quan trọng trong giáo triều Rôma
Đặng Tự Do
07:38 21/09/2013
ĐTGM Gerhard Müller, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin
ĐHY Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc
Sáng thứ Bẩy 21/9/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố hàng loạt những bổ nhiệm quan trọng trong giáo triều Rôma.

Hai vị giữ nguyên chức vụ Tổng Trưởng hai Bộ quan trọng là Đức Tổng Giám Mục Gerhard Müller, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Trong cuộc gặp gỡ giáo triều Rôma sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu các vị lãnh đạo trong Giáo triều Rôma nên tiếp tục đảm trách các chức vụ của các ngài “donec aliter provideatur” - cho đến khi các quy định khác được thực hiện. Như thế, với bổ nhiệm mới này chức vụ của Đức Tổng Giám Mục Gerhard Müller và Đức Hồng Y Fernando Filoni đã là chính thức chứ không còn là tạm thời nữa.

Đức Giáo Hoàng đã chuyển Đức Hồng Y Mauro Piacenza, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ vào vai trò mới là người đứng đầu Tòa Ân Giải Tối Cao, thay thế Đức Hồng Y Manuel Monteiro de Castro, sẽ nghỉ hưu ở tuổi 75.

Đức Tổng Giám Mục Benjamin Stella, Giám Đốc Học Viện Tòa Thánh về Giáo Hội, tức là trường đào tạo các viên chức ngoại giao của Tòa Thánh, được bổ nhiệm là Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ thay cho Đức Hồng Y Mauro Piacenza.

Đức Giám Mục Giampiero Gloder, một viên chức trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, được cử thay thế Đức Cha Benjamin Stella lãnh đạo Học Viện Tòa Thánh về Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Lorenzo Baldisseri, nguyên là thư ký của Bộ Giám Mục, trong chức vụ Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới thay thế cho Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, được cử làm sứ thần Tòa Thánh tại Đức.

Với việc giữ nguyên các vị Tổng Trưởng của hai Bộ Giáo Lý Đức Tin và Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Đức Thánh Cha cũng giữ lại các vị khác trong hai bộ này với hai thay đổi nhỏ.

Trước hết, Đức Cha Protase Rugambwa, thuộc Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, được nâng lên vị trí phó tổng thư ký bên cạnh vị Tổng Thư Ký là Đức Cha Savio Hàn Đại Huy.

Kế đó, Đức Tổng Giám Mục Augustine Di Noia, phó chủ tịch Ủy Ban Giáo Hội Chúa (Ecclesia Dei) bây giờ sẽ là phụ tá thư ký tại Bộ Giáo Lý Đức Tin. Năm ngoái, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Augustine Di Noia, thuộc Dòng Đa Minh Hoa Kỳ trong chức vụ phó chủ tịch Ủy Ban Giáo Hội Chúa để tăng cường các cuộc đối thoại với Huynh Đoàn Thánh Piô X. Việc điều Đức Tổng Giám Mục Augustine Di Noia về Bộ Giáo Lý Đức Tin cho thấy các cuộc đàm phán với Huynh Đoàn Thánh Piô X không còn là ưu tiên cao nữa.
 
13 tu sĩ Dòng Tên được truyền chức Phó tế ở Manila, Phi Luật Tân
Chỉnh Trần, S.J.
09:23 21/09/2013
13 tu sĩ Dòng Tên được truyền chức Phó tế ở Manila, Phi Luật Tân

“Hãy vác thập giá mình!” Đây là lời mời gọi của Đức Giám Mục Honesto Ongtioco dành cho 13 tu sĩ Dòng Tên được truyền chức Phó tế ngày 14.09.2013. Các tân chức phó tế gồm:

9 tân phó tế thuộc tỉnh Dòng Phi Luật Tân:

Manases L Amanence, S.J.,
Guillrey Anthony M Andal, S.J.,
Antonio M Basilio SJ,
Eric Anthony S Escandor, S.J.,
Erik John J Gerilla, S.J.,
Jose Emmanuel A Liwanag, S.J.,
Ruben B Orbeta Jr, S.J.,
Neupito J Saicon, S.J.,
Irmo Fracis A Valeza, S.J.,

4 tân phó tế khác đến từ Cư sở Quốc tế Arruppe:

Myanmar

Joseph Aik Maung, S.J.,
Titus Tin Maung, S.J.,

Hàn Quốc

Su-yun Igwan Park, S.J.,

Thái Lan

Manasan Wongvarn, S.J.,

Đức Cha Ongtioco mở đầu bài giảng với việc giải thích ý nghĩa ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá vốn được cử hành trùng với ngày lễ truyền chức. Ngài nói rằng theo dòng lịch sử, thánh giá đã trở thành biểu tượng trung tâm của Giáo Hội trong thời đại của Hoàng đế Constantine, người đã đánh bại quân thù nhờ thánh giá – “nhờ vào dấu hiệu này, ngươi sẽ chiến thắng.” Trước đó, thánh giá là biểu tượng của tủi nhục và đau khổ. Vị Giám mục Giáo phận Cubao đã kêu gọi các tân phó tế can đảm đón nhận thánh giá theo gương Chúa Kitô và các môn đệ của Ngài khi họ thực thi tác vụ kép của một phó tế là công bố Lời Chúa và phục vụ Giáo Hội ngang qua bí tích hôn nhân và rửa tội.

Lễ truyền chức được tổ chức tại nhà thờ Chúa Giêsu trong khuôn viên Đại học Ateneo de Manila ở thành phố Quezon. Nhà thờ chật kín khách mời là gia đình và bạn bè của các tân chức, trong đó có những người bạn đến từ những vùng truyền giáo ở Payatas và Montalban. Hơn 50 linh mục đồng tế trong Thánh Lễ. Cha Rene Repole, SJ và cha Jose Quilongquilong, SJ, hai bề trên của Cư sở Quốc tế Arruppe và nhà Loyola lần lượt giới thiệu các tiến chức cho Đức Giám Mục, trong khi cha Antonio Moreno, SJ, Giám tỉnh Phi Luật Tân chứng nhận về sự xứng đáng của các tiến chức. Các tân phó tế sẽ được truyền chức linh mục vào năm tới.

Chỉnh Trần, S.
 
Đức Thánh Cha tiếp Tổng thống Hungary
P.AT
09:41 21/09/2013
Đức Thánh Cha tiếp Tổng thống Hungary

Vào sáng thứ Sáu 20.9.2013 tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến ngài Ader Janos, Tổng thống nước Cộng hòa Hungary.

Trong những khoảnh khắc sau cuộc gặp gỡ, Tổng thống Ader Janos cho biết Đức Giáo Hoàng đã làm cho vị khách của mình cảm thấy như đang ở nhà và rất thoải mái. "Trong thời gian hội kiến diễn ra, có thể ban đầu bạn cảm thấy một chút căng thẳng. Nhưng với một cử chỉ, với một nụ cười, Giáo hoàng sẽ giúp bạn ổn hơn về điều này". - Tổng thống nói.

Trong cuộc hội kiến thân mật, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về truyền thống Kitô giáo lâu đời của Hungary, sự hài lòng được thể hiện cho mối quan hệ tốt đẹp và hiệu quả của sự hợp tác giữa Giáo Hội Công Giáo và Nhà nước Hungary, cũng như việc duy trì những thỏa thuận Agreements.

Sau đó hai vị đã chuyển sang tình hình Quốc tế, đặc biệt là những hậu quả dai dẳng mà châu Âu đang phải gánh chịu bởi cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới, cũng như sự cần thiết của vấn đề đạo đức và công bằng xã hội. Trong bối cảnh này, một tuyên bố của Chính phủ Hungary, trong đó cam kết những điều có lợi cho cuộc sống và gia đình được coi là vấn đề quan tâm chung như bảo vệ tác quyền, cam kết hòa bình và tự do tôn giáo. Đặc biệt chú ý đến tình hình Syria và những vấn đề các Kitô hữu đang phải đối mặt ở Trung Đông. Hai bên bày tỏ hy vọng con đường đối thoại và đàm phán sẽ được theo đuổi trong các quyết định, và giải quyết những xung đột.

Bên cạnh đó, Đức Giáo Hoàng và Tổng thống cũng nói về tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch trên Thế giới. Người đứng đầu nhà nước Hungary cho rằng đây là một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21.

Tổng thống Ader Janos giới thiệu gia đình của mình: vợ và bốn đứa con, cũng như một phái đoàn các Bộ trưởng trong Chính phủ. Là nước Trung Âu có truyền thống Kitô giáo lâu đời, dựa trên thực tế đó Tổng thống Ader Janos mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm Hungary vào năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 1700 năm sinh nhật Thánh Martinô thành Tours, sinh ra tại đất nước Hungary ngày nay.

Cuối cuộc hội kiến, Tổng thống Ader Janos tặng Đức Giáo Hoàng 'Thư của Thánh Phaolô' bằng tiếng Hungary có niên đại từ những năm 1500, một chiếc chén phong cách 'Art Deco' (một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính triết trung) từ những năm 1920. Ngoài ra còn có một bình thủy tinh chứa đầy nước sạch, Đức Thánh Cha Phanxicô sử dụng ngay nước này để ban phép lành cho người đứng đầu Nhà nước Hungary.

Đức Phanxicô tặng lại Tổng thống một chiếc 'Huy hiệu Giáo hoàng', và như thường lệ, Đức Thánh Cha xin Tổng thống Ader Janos và gia đình cầu nguyện cho ngài.

P.AT (tổng hợp)
 
Top Stories
Hanoi Redemptorists protest government’s lawless actions
J.B. An Dang
03:08 21/09/2013
Five years after bulldozing a Marian shrine on the land of Hanoi’s Redemptorist monastery to turn it into a public park, government officials are plotting another conspiracy to seize another, even larger, block.

“We, the Redemptorist priests, religious and all parishioners of Thai Ha parish oppose the lawless planning scheme by the Hanoi’s Architectural Planning Institute in our parish's property of Lake Ba Giang. We ask you to stop this unlawful action since it a blatant violation against Thai Ha parish's rights to own property and to use land,” wrote Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the monastic superior, in the letter of protest dated September 16th, 2013, sent to Nguyen The Thao, the city’s chairman.

Fr. Matthew Vu Khoi Phung said the parishioner community and the Hanoi Redemptorist Monastery were astonished and discontented upon receiving the form asking for "Opinion from agencies , organizations, individuals and communities regarding the detailed modification plan of Lake Ba Giang area, ratio of 1/500" issued by the Hanoi’s Architectural Planning Institute.

The survey, seen by many as new scheme of the local authorities, serves as a pretext for denying the legal ownership of the monastery and starting constructions on the lake.

The Prior asserted that Lake Ba Giang has been owned, managed and used by Hanoi Redemptorist Monastery since 1928 to date. "We have never donated, given, handed over or transferred the right to use any part of our land to any individual or organization.”

“Therefore, the fact that Hanoi People's Committee - through the Hanoi’s Architectural Planning Institute, unilaterally planed the construction on of our parish ground regardless of numerous objections and petitions by the Redemptorist monastery and Thai Ha parish is an act as contrary to the Constitution and the law as to the state policy on religions and on land and property. It is also contrary to morals and common sense causing serious damages to the rights and interests of religious organizations, offending the faith and religious sentiments of the faithful," lamented Fr. Matthew Vu.

Hanoi Redemptorists originally purchased 15 acres of land in 1928. In 1954, the Communist government took control of northern Vietnam and jailed or deported most of Redemptorists. This left Fr. Joseph Vu Ngoc Bich to run the church alone. Despite Fr. Vu’s persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the plot of land was reduced from 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.

The government upped the ante at the beginning of 2008 with the scheme to privatise many blocks of land to local officials. Facing strong protests of the parishioners and Redemptorists, the scheme was cancelled, and these blocks were bulldozed to build a public park.

The monastery has been attacked by government thugs several times in revenge. Typically, on Saturday night, November 15, 2008, the mob ransacked the chapel while police stood by concentrating their efforts on keeping the Catholic rescuers away from the building. The monastery was vandalized, with statues destroyed and books torn off shelves and thrown on the floor. The invaders yelled, smashed everything on their way, threw stones into the monastery, and shattered the gate of Saint Gerardo Chapel. In addition, the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even Hanoi’s archbishop.
 
International Symposium on Asia: 10-years of AsiaNews
AsiaNews
10:52 21/09/2013
On 9 October 2013, from 3:30PM to 8PM, an International Symposium will take place dedicated to "10 years of Asia - 10 years of our history". The Symposium will be held in the Aula Magna of the Pontifical Urbanianum University, Via Urbano VIII , 16, in the Vatican. It will be hosted by the Pontifical Institute for Foreign Missions and AsiaNews and all are welcome.

Guest - speakers will include:
- Card. George Pell , Archbishop of Sydney (Australia)
- Archbishop Savio Hon Taifai , Secretary of Propaganda Fide (Hong Kong, China)
- Fr. Samir Khalil Samir, expert in Islam (Beirut , Lebanon )
- Prof. Angelo Caloia , economist, professor at the Catholic University of Milan and LUMSA
- Testimonies of Christians from Asia

The symposium aims to focus attention on the global importance that the Asian continent has assumed over the last 10 years, despite its contradictions : a gigantic economic growth in the midst of widespread poverty; fundamentalism and the Arab Spring; Party dictatorships and struggles for democracy; the crucial mission of the Church in the midst of success stories in evangelization and radical persecution.

Freedom of religion and freedom of evangelization are the path towards a more human development and the way to reconcile all tensions.

At the same time the Symposium will celebrate the 10th anniversary of the online news agency AsiaNews.it, which since the 1st November 2003 has published daily news on Asia online in Italian, English and Chinese (www.asianews.it).

Asia is the continent that Pope Francis wants to visit soon, "our common task for the third millennium", as predicted by John Paul II.

Journalists interested in attending the event are asked to apply for accreditation by October 5 via e-mail or by telephone at the following contacts:

desk@asianews.it - +39-06-58320223
 
Pope Francis announces changes in Roman Curia positions
Vatican Radio
16:05 21/09/2013
2013-09-21 - The Holy Father has implemented the following changes in the organisation of the Roman Curia.

- He has accepted the resignation from the role of Major Penitentiary of Cardinal Manuel Monteiro de Castro, who has reached the age of retirement. He has confirmed as successor in the same role Cardinal Mauro Piacenza, who until now was Prefect for the Congregation of the Clergy.

- In the Congregation for the Doctrine of the Faith, he has confirmed as Prefect Archbishop Gerhard Ludwig Müller, and as Secretary Archbishop Luis Francisco Ladaria Ferrer. He has appointed as Adjunct Secretary Archbishop Joseph Augustine Di Noia, who until now was Vice President of the Pontifical Council “Ecclesia Dei”. He has furthermore confirmed the Members and Consultants, and has appointed as Consultant Bishop Giuseppe Sciacca, Adjunct Secretary of the Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura.

- In the Congregation for the Evangelisation of the People, he has confirmed as Prefect Cardinal Fernando Filoni, as Secretary Archbishop Savio Hon Tai-Fai, and as Adjunct Secretary Archbishop Protase Rugambwa. He has furthermore confirmed the Members and Consultants.

- In the Congregation for the Clergy, he has appointed as Prefect Archbishop Beniamino Stella, who until now was President of the Pontifical Ecclesiastical Academy. He has confirmed as Secretary Archbishop Celso Morga Iruzubieta. He has appointed as Secretary for the Seminaries Jorge Carlos Patrón Wong, who until now was Bishop of Paplanta, elevating him at the same time to the dignity of Archbishop.

- In the Administration of the Patrimony of the Apostolic See, he has appointed as Delegate of the Ordinary Section Msgr. Mauro Rivella, of the Clergy of the Archdiocese of Turin.

His Holiness has also appointed as Legate in Germany His Excellency Archbishop Nikola Eterović, was until now was General Secretary of the Synod of Bishops. He has appointed as successor in the same role His Excellency Archbishop Lorenzo Baldisseri, who until now was Secretary of the Congregation for Bishops.

His Holiness has furthermore appointed as Legate in Sierra Leone Archbishop Mirosław Adamczyk, Legate in Liberia and Gambia.

His Holiness has finally appointed as Legate and President of the Pontifical Ecclesiastical Academy Giampiero Gloder, Head of Office with Special Responsibilities in the Secretariat of State, elevating him at the same time to the dignity of Archbishop.
 
Pope Francis: Social communications is for bringing others to Christ
VIS
16:06 21/09/2013
2013-09-21 - Pope Francis on Saturday addressed the participants in the Plenary Assembly of the Pontifical Council for Social Communications.

Pope Francis said the goal of the Church for its communications efforts is “to understand how to enter into dialogue with the men and women of today in order to appreciate their desires, their doubts and their hopes.”

The Holy Father said we must examine if the communications of the Church are helping others to meet Christ.

“The challenge is to rediscover, through the means of social communication as well as by personal contact, the beauty that is at the heart of our existence and our journey, the beauty of faith and of the encounter with Christ,” he said.

Below is the full text of Pope Francis' remarks

Dear Brothers and Sisters, good morning!

I greet you and I thank you for your work and commitment to the important sector of social communications – but having spoken to Archbishop Celli, I must change “sector” to the important “dimension of life” which is that of social communications. I wish to thank Archbishop Claudio Maria Celli for the greeting that he extended to me on your behalf. I would like to share some thoughts with you.

First of all: the importance of social communications for the Church. This year is the fiftieth anniversary of the Conciliar Decree Inter Mirifica. This anniversary is more than a commemoration; the Decree expresses the Church’s attentiveness towards communication and all its instruments, which are also important in the work of evangelisation. But towards its instruments – communication is not an instrument! It’s something else. In the last few decades, the various means of communication have evolved significantly, but the Church’s concern remains the same, taking on new forms and expressions. The world of social communications, more and more, has become a “living environment” for many, a web where people communicate with each other, expanding the boundaries of their knowledge and relationships (cf. Benedict XVI, Message for the 2013 World Communications Day). I wish to underline these positive aspects, although we are all aware of the limitations and harmful factors which also exist.

In this context – and this is the second reflection – we must ask ourselves: what role should the Church have in terms of its own practical means of communication? In every situation, beyond technological considerations, I believe that the goal is to understand how to enter into dialogue with the men and women of today, in order to appreciate their desires, their doubts, and their hopes. They are men and women who sometimes feel let down by a Christianity that to them appears sterile, struggling precisely to communicate the depth of meaning that faith gives. We do in fact witness today, in the age of globalisation, a growing sense of disorientation and isolation; we see, increasingly, a loss of meaning to life, an inability to connect with a “home”, and a struggle to build meaningful relationships. It is therefore important to know how to dialogue, and how to enter, with discernment, into the environments created by new technologies, into social networks, in such a way as to reveal a presence that listens, converses, and encourages. Do not be afraid to be this presence, expressing your Christian identity as you become citizens of this environment. A Church that follows this path learns how to walk with everybody! And there’s also an ancient rule of the pilgrims, that Saint Ignatius includes, and that’s why I know it! In one of his rules, he says that anyone accompanying a pilgrim must walk at the same pace as the pilgrim, not ahead and not lagging behind. And this is what I mean: a Church that accompanies the journey, that knows how to walk as people walk today. This rule of the pilgrim will help us to inspire things.

The third: it’s a challenge that we all face together in this environment of social communications, and the problem is not principally technological. We must ask ourselves: are we capable of bringing Christ into this area, or rather, of bringing about the encounter with Christ? To walk with the pilgrim through life, but as Jesus walked with the pilgrims of Emmaus, warming their hearts and leading them to the Lord? Are we capable of communicating the face of a Church which can be a “home” to everyone? We talk about the Church behind closed doors. But this is more than a Church with open doors, it’s more! Finding “home” together, building “home”, building the Church. It’s this: building the Church as we walk. A challenge! To lead to the rediscovery, through means of social communication as well as by personal contact, of the beauty which is at the heart of our existence and our journey, the beauty of faith, the beauty of the encounter with Christ. Even in the context of social communications, the Church is required to bring warmth, to warm hearts. Do our presence and plans measure up to this requirement, or do we remain mired in technicalities? We hold a precious treasure that is to be passed on, a treasure that brings light and hope. They are greatly needed. All this, however, requires a careful and thorough formation in this area for priests, for religious men and women, for laity. The great digital continent does not only involve technology, but is made up of real men and women who bring with them what they carry inside, their hopes, their suffering, their concerns, their pursuit of truth, beauty, and good. We need to show and bring Christ to others, sharing these joys and hopes, like Mary, who brought Christ to the hearts of men and women; we need to pass through the clouds of indifference without losing our way; we need to descend into the darkest night without being overcome and disorientated; we need to listen to the illusions of many, without being seduced; we need to share their disappointments, without becoming despondent; to sympathise with those whose lives are falling apart, without losing our own strength and identity (cf. Pope Francis, Address to the Bishops of Brazil, 27 July 2013, n. 4). This is the walk. This is the challenge.

Dear friends, the concern and the presence of the Church in the world of social communications is important in order to dialogue with the men and women of today and bring them to meet Christ, but the encounter with Christ is personal. It cannot be manipulated. In these times we see a great temptation within the Church, which is spiritual harassment: the manipulation of conscience; a theological brainwashing which in the end leads to an encounter with Christ which is purely nominal, not with the Live Person of Christ. In a person’s encounter with Christ, both Christ and the person need to be involved! Not what’s wanted by the “spiritual engineer”, who wants to manipulate people. This is the challenge. To bring about the encounter with Christ in the full knowledge, though, that we ourselves are means of communication, and that the fundamental problem is not the acquisition of the latest technologies, although these are necessary to a valid, contemporary presence. It is necessary to be absolutely clear that the God in whom we believe, who loves all men and women intensely, wants to reveal himself through the means at our disposal, however poor they are, because it is he who is at work, he who transforms, and he who saves us.

Let us all pray that the Lord may warm our hearts and sustain us in the engaging mission of bringing him to the world. I ask you for your prayers, because this is my mission too, and I assure you of my blessing.
 
Statement of Priests of Vinh Diocese on recent human rights, religious issues, and brutal suppression at My Yen parish.
Rev. Peter Nguyen Van Vinh
22:04 21/09/2013
VINH DIOCESE
The Presbyterate
Nghi Dien, Nghi Loc, Nghe An, Vietnam
Phone: (0383) 861 171


No 05/2013 - TG

Xa Doai, September 16, 2013

Statement of The Presbyterate of Vinh Diocese

We - the Bishops and the Presbyterate of Vinh diocese, representing more than 526,000 Catholics who live and work in the three provinces namely Nghe An, Ha Tinh and Quang Binh - have been monitoring and becoming concerned with the behavior and actions of Nghe An provincial authorities on recent human rights and religious issues, particularly the brutal suppression at My Yen parish. We hereby declare:

1. Our heartfelt communion and agreement with the views of our Bishop in the following documents: Notice No. 01/13 - TG, dated 09/05/2013 of the Bishop Office; Pastoral Letter from the Bishop dated 09/06/2013; Letter No. 02 / 13 - TG, dated 09/07/2013 of Xa Doai Bishop Office; Report No. 03/13 - TG, dated 09/10/2013 and Letter No. 04/13 - TG on 09/15/2013 of the Bishop Office, which condemned tyrannical suppression, defend the truth and human rights which have been persistently suppressed in Nghe An province in recent years.

2. The My Yen incident had been the result of a disturbance on the evening of 5/22/2013, at Trai Gao Catholic Parish caused by local plainclothes police who were preventing worshipers from attending Mass. This had caused discontent among the people and aroused their instinct to defend themselves, leading to uncontrollable outbursts of emotion and serious consequences! As every effect has a cause, the responsibility therefore lies on the " peace officers" and the supervising agency of those "officers".

3. The arbitrary arrests of Mr. Ngo Van Khoi and Mr. Nguyen Van Hai on Jun 27, 2013 were not only groundless but also contrary to the provisions of the Criminal Procedure Codes, unethical and contrary to the humane tradition of our national culture. These were the result of such covert action of public officials to cover up their misconducts and the cause of the people peaceful gathering at the Office of Nghi Phuong Commune People's Committee, which gave the authorities an excuse to use violence and hooligans to quell the crowds.

4. The bloody crackdown at My Yen parish on 09/04/2013 was an inhumane and unlawful act, skilfully staged and organized by Nghe An police. We condemn any acts of violence against innocent people! Their intrusion at the home of Mr. Nguyen Van Van to beat up and arrest people, damage properties was in violation of the right to" inviolability of place of residence" (Article 73, 1992 Constitution, amended 2001), the right to "physical inviolability" (Article 71, 1992 Constitution of Vietnam amended 2001), and the right to "ownership of lawful income, savings, housing, personal possessions, means of production" (Article 58, 1992 Constitution, amended 2001). In particular, the smashing of religious statues at residential altar was indeed a sacrilegious acts, seriously violating religious freedom (Article 70, 1992 Constitution of Vietnam in, amended 2001). All these actions went completely against the International Law on Human Rights (Articles 1, 2, 3, 5, 9 and 12, Universal Declaration of Human Rights, 1948 to which Vietnam signed commitment from the date of 9/20/1977 and Articles 9, 17 and 19 of the International Covenant on Civil and Political rights, 1966, effective in 1976 that Vietnam signed to pledge commitment since 9/24/1982 ). On the other hand, through this crackdown, Nghe An police had trampled on the national emblem of the country when denying the legal validity of the agreement of signed by the People's Committee of Phuong Nghi Commune to release detainees.

5. That the authorities utilized the media and Official Correspondence No 139/UBND-NC dated 09/08/2013 by Nghe An provincial People's Committee to suppress the truth, falsely accuse our Bishop, defame our priests, mislead public opinion was to add fuel to the fire and cause problems to the bilateral dialogues which has been painstakingly constructed between Vinh diocese and Nghe An authorities.

In summary, the brutal crackdown at My Yen parish was organized and commanded by the authorities themselves, therefore (the authorities) must be held fully accountable for this deed. The bishops, priests, faithful are only victims of the crackdown who are in need of protection.

We are in heartfelt communion with our Bishop in defending the truth, condemning tyrannical violence and protecting civilians. We are unceasingly demanding the authorities to shed light on the responsibilities of the officials and related agencies involved in the incident, and to release Mr. Ngo Van Khoi and Mr. Nguyen Van Hai.

Respectfully,

Cosignatories:

Rev. John Nguyen Hong Phap, Secretary of the Council of Priests, Vinh Diocese
Rev. Peter Nguyen Van Vinh, Vice Chairman of the Council of Priests

Also signatures of
Auxiliary Bishop Peter Nguyen Van Vien
Emeritus Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen
And 199 diocesan priests of Vinh Diocese.

(Translated by VietCatholic Network)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Phú Trung Sàigòn tổ chức Trung Thu cho các em thiếu nhi
Giuse . Đỗ Thế Lân
10:09 21/09/2013
Ngày 19/9/2013 (rằm tháng 8 âm lịch) - Tết Trung Thu, Giáo Hội cùng dâng lời cầu nguyện cho các em thiếu nhi. Hòa trong tâm tình ấy, giáo xứ và Gia đình Giáo lý Phú Trung (GĐGL) đã kết hợp cùng các đoàn thể tổ chức buổi Hội chợ mừng trăng rằm cho các em thiếu nhi trong GĐGL cũng như các em nhỏ trong địa bàn quan nhà thờ giáo xứ.

Xem Hình

Tham dự Thánh lễ hôm nay có các em thiếu nhi giáo xứ và đông đảo giáo dân, cha Phêrô Ngô Lập Quốc - đặc trách GĐGL đã dâng Thánh lễ Tạ Ơn và cầu nguyện cho mọi thiếu nhi.

Lời Chúa trong đoạn trích Tin Mừng hôm nay với nội dung chính: " Hãy để trẻ nhỏ đến với Thầy", đó là lời mời gọi tất cả mọi người hãy nên như trẻ nhỏ để biết sống tin tưởng, phó thác vào Chúa. Và cũng là sự nhấn mạnh cho các em thiếu nhi phải sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể vì Chúa rất yêu mến trẻ nhỏ. Trong bài chia sẻ Tin Mừng, cha chủ tế còn dùng hình ảnh mặt trăng, mặt trời để nói lên mối liên kết giữa Chúa Giêsu với các em thiếu nhi: Chúa là mặt trời chiếu sáng, thiếu nhi là mặt trăng đón nhận ánh sáng từ mặt trời để tỏa sáng cho mọi người xung quanh nhận thấy nét đẹp....

Thánh lễ diễn ra sốt sắng trong niềm vui háo hức đón chờ đêm hội trăng rằm. Sau Thánh lễ, chương trình mừng đón Trung Thu bắt đầu bằng màn múa lân rước cha và các em thiếu nhi xuống sân hội chợ cùng các tiết mục ca múa khai mạc.

Sau lời chúc mừng các em nhỏ và tuyên bố khai mạc Hội chợ, các em thiếu nhi cùng quý phụ huynh, quan khách bước vào đêm vui chơi tại các gian hàng trò chơi, ẩm thực. Năm nay, GĐGL kết hợp cùng Ban phụ huynh, Hội các bà mẹ Công Giáo, Gia đình phạt tạ Thánh Tâm, giới trẻ Phú Trung và ban Caritas tổ chức 13 gian hàng trò chơi, khu vực ẩm thực với nhiều món ăn khá phong phú và khu vực đổi quà (đồ dùng thiết thực).

Không chỉ các em thiếu nhi Giáo lý được tham gia, giáo xứ còn kết hợp cho các em thuộc lớp học tình thương được hòa đồng vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa, cũng như các em nhỏ trong khu vực địa bàn giáo xứ, không phân biệt lương giáo. Hội chợ kết thúc lúc 21h30 khi các gian hàng đã hết quà thưởng và thức ăn không còn. Các anh chị đã vất vả chuẩn bị, tổ chức và dọn dẹp nhưng vẫn vui tươi phục vụ vì biết rằng đem lại nụ cười, niềm vui cho các em nhỏ trong dịp lễ hội này cũng chính là góp phần "loan báo tin vui" cho các anh chị em xung quanh mình.

Chúng con tạ ơn Chúa đã quan phòng, hướng dẫn chúng con trong công việc tốt đẹp này. Chúng con cảm ơn quý cha và quý vị đã chung sức chung tay hỗ trợ GĐGL tổ chức ngày hội Trung Thu hoàn tất tốt đẹp. Tất cả là hồng ân !!!
 
Vui Trung thu tại Giáo xứ Phố Lu, Giáo phận Hưng Hóa
Phố Lu
10:36 21/09/2013
Tối 19 tháng 9, giới trẻ giáo xứ Phố Lu (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai), Giáo phận Hưng Hóa đã tổ chức tết Trung thu cho các em thiếu nhi trong và ngoài giáo xứ. Mặc dù chương trình sẽ được bắt đầu lúc 19g00, nhưng các em đã có mặt từ lúc 14g để chuẩn bị các tiết mục và tham gia làm đèn ông sao cũng như trang trí sân khấu.

Xem hình ảnh

Bắt đầu “Đêm hội trung thu” bằng thánh lễ cầu nguyện cho các em thiếu nhi do cha phó xứ Lào Cai chủ sự, với sự hiện diện của đông đảo giáo dân và các thiếu nhi lương dân. Cộng đoàn cùng các em xếp hàng trang nghiêm với những ánh đèn ông sao lấp lánh của ánh nến và ánh sáng của ông sao vàng đêm rằm rước cha chủ tế vào nhà thờ. Cha chủ tế mời cộng đoàn chúc mừng tết trung thu cho các em bằng những lời cầu chúc tốt đẹp và những tràng pháo tay giòn dã.

Cha phó nhắn nhủ:“Chúng con là những ánh trăng tròn của Chúa, đang phản chiếu ánh sáng huy hoàng của Đức Kitô, chúng con phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi để luôn được Chúa Giêsu và mọi người yêu mến. Chúa Giêsu rất yêu chúng con và luôn mời gọi chúng con đến với Ngài, để Ngài đặt tay và chúc lành cho mỗi người chúng con. Cuối thánh lễ, chúng con lên để cha đặt tay và xin Chúa chúc lành cho chúng con.”

Sau thánh lễ, chương trình “Đêm hội trung thu” bắt đầu với những tiết mục mang đậm “chất quê”, với dàn diễn viên nhí lần đầu tiên được lên sân khấu, nhưng cũng rất chuyên nghiệp! Các em đã được các anh chị giới trẻ chuẩn bị từ …lúc chiều. Chính sự đơn sơ và nhiệt tình của các trẻ thơ đã làm cho đêm văn nghệ thêm phần sinh động và hấp dẫn với những tiết mục “Rước đèn Trung Thu”, “Chú Cuội ngồi gốc cây đa”… và vở hài kịch “tự biên tự diễn” về sự tích chú Cuội đã đem lại những nụ cười sảng khoái không những cho các bạn thiếu nhi mà còn đón nhận được từ nơi phụ huynh những tràng pháo tay nồng nhiệt và những lời khen tâm đắc. Bạn Thu Trang, nhà ở ga Cầu Nhò (cách nhà thờ khoảng 12km) chia sẻ, em rất vui khi được tham gia chương trình này, vừa đem niềm vui cho các bạn, vừa được quà và nhất là được vui chơi cùng các anh chị”. Mọi người có mặt trong buổi tối hôm nay đều có cùng cảm giác ấm áp và hòa đồng giữa các em lương cũng như giáo và còn làm sống lại về một hồi ức của tuổi thơ đầy hôn nhiên, vô tư…

Cuối chương trình là màn hấp dẫn nhất: phá cỗ! Niềm vui được tăng lên gấp bội khi các em trao nhau những phần quà do các phụ huynh đóng góp. Các bạn thiếu nhi không Công Giáo cũng được những phần quà tương tự từ tay các bạn nhỏ của giáo xứ. Đây là một nghĩa cử tốt đẹp mà các em nhỏ đã làm khi biết chia sẻ, khi biết trao ban. Một em nhỏ không Công Giáo đã nói: “Con cũng được quà. Năm trước con thấy các bạn chơi ở đây vui lắm, nhưng con không dám vào vì sợ. Nhưng năm nay, các bạn mời con từ mấy hôm trước, nên con vào luôn!” Khi được hỏi về ước mơ của con, bạn Khánh Linh chia sẻ: “Con mong ước, năm sau các anh chị cũng tổ chức như thế này nữa, và chúng con sẽ chuẩn bị sớm hơn để chương trình hấp dẫn hơn. Năm nay chúng con chuẩn bị có 1 buổi thôi, nên chương trình chưa ‘đạt’ lắm”. Đây cũng là lời nhắc nhở phụ huynh và người có trách nhiệm chăm lo cho các cháu nhiều hơn.

Khép lại chương trình bằng kinh Sáng Danh và lời chúc bình an của cha phó. Hy vọng qua đêm Trung thu này, các em luôn đón nhận được niềm vui cũng như sự dạy dỗ chu đáo từ gia đình và những nhà giáo dục để có một tương lai tươi sáng hơn.
 
Thiếu Nhi giáo xứ Thạch Bích mừng Trung Thu
Tin Yêu
14:09 21/09/2013
HÀ NỘI - Trong không khí tưng bừng của ngày Tết Trung Thu, từ khắp quê hương xóm làng, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng cười nói vui tươi, hiện rõ trên khuôn mặt của tuổi thơ. Hòa chung trong niềm vui đó, giáo xứ Thạch Bích – TGP Hà Nội đã tổ chức ngày hội trung thu cho hơn 1000 em thiếu nhi trong giáo xứ.

Xem hình ảnh

Khai mạc cho ngày hội trung thu là thánh lễ tạ ơn lúc 17h30, kết thúc chiến dịch hè 2013 với chủ đề: “ Học Với Giêsu”. Chủ tế trong thánh lễ hôm nay, do cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Đoàn – Quản Hạt Thanh Oai. Đồng tế với ngài, có cha phó Antôn Ngô Văn Thông, cùng với sự hiện diện đông đủ của các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi trong giáo xứ.

Trong bài giảng, cha phó Antôn chia sẻ và mời gọi các em: mừng tết trung thu, các con phải cố trở nên một vầng trăng mới. Muốn trở thành vầng trăng đẹp giữa cuộc đời, các con phải cố gắng học hành, trau dồi đức hạnh, luyện cho mình trở thành người có tài, có đức, có phẩm chất cao đẹp. Các con hãy học với Chúa Giêsu để trở nên vầng trăng đẹp như Chúa Giêsu. Các con hãy noi gương cậu bé Giêsu xưa kia luôn tỏ ra là vầng trăng rằm sáng đẹp trong gia đình Na-da-rét, càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan, nhân đức trước mặt Thiên Chúa và mọi người.

Sau thánh lễ là phần báo cáo tổng kết chiến dịch hè 2013, phát thưởng và xen lẫn các tiết mục văn nghệ. Tiếp theo là phần hội chợ. Trước khi hội chợ, cha xứ và cha phó đã cắt băng hội chợ và mời gọi các em cùng tiến vào hội chợ

Ngay sau giây phút cắt băng hội chợ, các em tỏa ra các gian hàng trò chơi trúng thưởng, để bắt đầu thi thố tài năng, giành về những phần quà mình yêu thích.

Với các sinh hoạt của hội chợ, các em được cùng nhau mua sắm, vui chơi thỏa thích và ăn uống trong 10 gian hàng đã được chuẩn bị trong khuôn viên thánh đường.

Hơn 21.000 lá phiếu hội chợ được phát ra trong chiến dịch bốn tháng vừa qua. Các em tha hồ mua sắm. Nhằm tạo sân chơi trong ngày tết trung thu, để khích lệ và giáo dục các em, cha phó Antôn đã phát phiếu cho tất cả các em nhỏ dưới sáu tuổi để các em có thể tham gia hội chợ. Ban tổ chức cũng dự liệu cho các em bé có thể đổi vé chơi trực tiếp lấy quà, không cần tham gia trò chơi.

Sau gần hai tiếng đồng hồ thi thố tài năng với các trò chơi “truyền thống”… Em nào cũng hớn hở vui mừng vì những phần quà đạt được.

Sauk hi kết thúc hộ chợ, các em cùng với các bậc phụ huynh trập trung trước của nhà thờ để bốc thăm trúng thưởng. Với nhiều phần quà hấp dẫn nên phần nầy thật hồi hôp, sôi động và háo hức.

Bầu khí của giáo xứ Thạch Bích càng trở nên vui hơn vì không phải chỉ có các em, mà các bậc phụ huynh cũng tham gia bởi người người tấp nập, khán giả mỗi lúc một đông. Tổ chức ngày hội lớn cho các em quý cha đã mời gọi sự cộng tác của các hội đoàn trong giáo xứ. Ai ai cung thấy vui vì đã giúp cho con em mình một ngày vui, một ngày thật ý nghĩa và hữu ích.
 
Thư của Đức Giám mục Giáo phận Vinh gửi các Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
+GM Paul Nguyễn Thái Hợp
13:50 21/09/2013
 
CGCN San José hiệp thông cầu nguyện với Mỹ Yên
Trần Hiếu
18:12 21/09/2013
SAN JOSÉ, California - Tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam với vụ nhà cầm quyền tấn công thô bạo gần đây tại Giáo Xứ Mỹ Yên, Giáo Phận Vinh, đã khiến đông đảo tín hữu tại giáo phận San Jose, và các nơi lân cận thuộc vùng Bắc Cali, qui tụ trong một thánh lễ và thắp nến cầu nguyện hiệp thông vào tối ngày 20 tháng 9, 2013 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, San Jose.

Buổi lễ long trọng được Hội Ái Hữu Địa Phận Vinh Bắc Cali, phối hợp với các hội đoàn bạn tại địa phương, tổ chức. Linh Mục Phaolô Lưu Đình Dương, tuyên úy của Hội, đã chủ trì thánh lễ và cuộc đốt nến, cùng với 7 linh mục và phó tế hiện diện.

Mở đầu thánh lễ, Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Thư, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam San Jose, nói, "Trước thảm cảnh đàn áp đang xảy ra tại Giáo Xứ Mỹ Yên, Giáo Phận Vinh, không ai trong chúng ta không đau buồn; và để bày tỏ tình yêu thương, sự hiệp thông, chúng ta cùng đốt nến cầu nguyện cho những người anh em đang bị bách hại".

Sau cuộc lễ là buổi nói chuyện hơn một tiếng rưỡi đồng hồ về tình hình nhà cầm quyền Nghệ An đàn áp giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh, do Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế, trình bày.

Trong bài giảng thánh lễ, linh mục chủ tế Lưu Đình Dương, nói, "Trước các thảm cảnh đang xảy ra tại giáo phận Vinh, khi anh chị em đang bị đàn áp nặng nề, chúng ta dâng lời cầu nguyện trong tinh thần hiệp thông, chia sẻ ưu tư lo lắng của các vị chủ chăn, cũng như cầu xin cho anh chị em được vững mạnh trong đức tin, sống trung kiên trong cảnh gian truân, kiên cường xử sự như những chứng nhân của Tin Mừng".

Mở đầu cuộc đốt nến, sinh viên Nguyễn Văn Thống đã tuyên đọc một bản tường trình sự việc đã xảy ra tại Giáo Xứ Mỹ Yên. Anh nói, "Nhiều năm qua, nhà cầm quyền mưu toan nhiều cách để gây khó khăn trong việc sinh hoạt của giáo xứ Mỹ Yên, nơi có linh địa Trại Gáo với đền kính Thánh Antôn nổi tiếng. Ngày 22/5/13, một nhóm thanh niên, về sau bị phát hiện là công an chìm, đến ngăn cản một cộng đoàn hành hương đến linh địa, khiến xô xát đã xảy ra và đông đảo dân chúng đã tạm giữ họ.

"Công An huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An sau đó đã liên lạc với Tòa Giám Mục Xã Đoài để xin can thiệp nhằm bảo đảm cho nhóm công an ra về an toàn. Tuy nhiên, những ngày sau nhà cầm quyền trở mặt, uy hiếp tinh thần giáo dân, triệu tập nhiều người lên đồn công an tra hỏi, đồng thời bắt cóc hai giáo dân là ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải tống giam.

"Trước sự bắt bớ bất công và phi pháp, ngày 3/9/13, khoảng 1000 giáo dân đã tập trung trước ủy ban nhân dân Xã Nghi Phương để yêu cầu trả tự do cho hai người đồng đạo bị bắt giữ, và buổi chiều cùng ngày nhà cầm quyền đã viết cam kết sẽ trao trả người vào hôm sau.

"Tuy nhiên, đúng ngày 4/9, khi đông đảo giáo dân đến cơ quan để nhận lại người thân, nhà cầm quyền đã bày binh bố trận, đem hàng ngàn công an cảnh sát với chó nghiệp vụ, dùi cui roi điện để đàn áp. Nhiều quần chúng lạ mặt trà trộn vào giáo dân để ném đá gây xáo trộn nhằm tạo cớ cho lực lượng công an đàn áp thô bạo.

"Vụ đàn áp của nhà cầm quyền với giáo xứ Mỹ Yên đã làm cho khoảng 100 giáo dân bị thương, trong đó có 30 người bị thương nặng, có người bị vỡ sọ".

"Thật đau thương khi máu của giáo dân lại tiếp tục đổ xuống".

Những ngày sau vụ việc, các cơ quan tryền thông báo đài của nhà cầm quyền Nghệ An đã bóp méo sự thật, trâng tráo vu khống và cáo buộc giáo dân, cũng như lên án Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, giới lãnh đạo và các linh mục giáo phận, cũng như truy tố hình sự các tín hữu vô tội.

Cuộc đốt nến nằm trong tinh thần đáp lời kêu gọi của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục Giáo Phận Vinh, nhằm bày tỏ tình hiệp thông và liên đới với các tín hữu nạn nhân, cũng như tố cáo hành vi vu cáo và hành xử bất nhân của nhà cầm quyền cọng sản trước dư luận.

Trong từng lời nguyện của cuộc đốt nến, các lời ca tha thiết đã được cất lên:

"Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, nhiều ai oán bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan".-
 
Giáo họ Yên Lưu hướng về Gx Mỹ Yên
Micae Yên Lưu
22:00 21/09/2013
Với tinh thần hiệp thông, tối ngày 21 tháng 9 năm 2013, Giáo họ Yên Lưu thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa đã làm giờ đền tạ Trái Tim Đức Mẹ cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Yên, đồng thời xin Mẹ tha thứ vì những tội người ta xúc phạm đến Mẹ.

Xem hình ảnh

Sau khi Cha xứ ngõ lời với giáo dân về những diễn biến vụ việc tại giáo xứ Mỹ Yên, đặc biệt Chính quyền vẫn tiếp tục “dùng báo đài để lấp liếm sự thật, vu cáo Giám Mục, nói xấu hàng linh mục, đánh lừa dư luận…”. Giờ đền tạ bắt đầu bằng bài hát “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam. Trời u ám chiến tranh điêu tàn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an. Nước Việt Nam qua phút nguy nan”. Mọi người hướng về Mỹ Yên, hướng về Giáo Phận, nghĩ đến những hình ảnh đau thương xảy ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam này, nhất là hình ảnh Đức Mẹ bị đánh nát tan. Con tim ai nấy đều cảm thấy đau đớn, xót xa.

Tiếp đến, mọi người hướng về Mẹ, cũng đọc kinh đền tạ Trái Tim Đức Mẹ: “…Lạy Mẹ Rất tốt lành êm ái, xin Mẹ thứ tha những lời nói hoặc chữ viết xúc phạm đến Mẹ. Xin Me thứ tha những tội bất kính tượng ảnh thánh Mẹ. Xin Mẹ thứ tha những điều xỉ nhục, bôị bạc làm cho Trái Tim Mẹ phải đau đớn. Xin Mẹ tha thứ cho những kẻ dâng mình cho Mẹ cách riêng đã cả lòng bất trung cùng ơn nghĩa Chúa”.

Cứ như thế, giờ đền tạ được tiếp nối bằng những bài thánh ca và lời kinh chân thành của đoàn con cái dâng lên Mẹ. Cộng đoàn cũng không quên cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục Giáo Phận, hàng linh mục, cho từng gia đình trong giáo xứ và hết thảy mọi người kể cả những người đang làm hại mình.

Giờ đền tạ kết thúc bằng lời nguyện dành riêng cho Giáo xứ Mỹ Yên. Mọi người đứng lên cầm nến trong tay và cùng nhau hát bài “Ngọn nến hiệp thông”. Lời của bài hát in sâu vào tận con tim của từng người, với ước nguyện “cho đoàn chiên xứ Mỹ Yên được bình an, cho Giáo Phận Vinh vững niềm tin để khổ đau tan biến dần”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thấy gì trong đại hội của cái gọi là “ủy ban đoàn kết Công Giáo”
Việt Tùng
09:04 21/09/2013
Thấy gì trong đại hội của cái gọi là “ủy ban đoàn kết Công Giáo”

Nhìn thấy tờ báo Công Giáo và dân tộc,“cơ quan ngôn luận chính thức” của cái gọi là ủy ban đoàn kết Công Giáo TP. Hồ Chí Minh, số 1925 tuần lễ từ 20.09 – 26.09/2013 bày bán tại các nhà sách Công Giáo người viết bài này không khỏi giật mình vì lầm tưởng nhà sách đạo đang phát hành báo đảng. Giật mình là bởi lẽ trang bìa của tờ báo đăng những hình ảnh về đại hội của cái gọi là ủy ban đoàn kết Công Giáo TP.HCM vốn mang danh Công Giáo nhưng nhìn cách tổ chức không khác gì một cuộc họp của đảng và nhà nước.

Đại hội được tổ chức tại hội trường thành phố với câu khẩu hiệu quen thuộc là: “Đại biểu những người Công Giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Hô hào là tổ chức Công Giáo mà trên sân khấu chẳng thấy có biểu tượng nào của Công Giáo, nhưng lại đặt tượng Hồ Chí Minh to đùng. Bài báo viết về đại hội với sự có mặt của 1 số linh mục, tu sĩ và giáo dân nhưng chớ hề kèm theo tên thánh đằng sau tên các vị được nêu. Không hiểu họ đã chịu phép rửa chưa hay chịu rồi mà giờ đang làm cho đảng và nhà nước nên ngại quá không muốn nêu ra!? Chẳng biết khai mạc và bế mạc đại hội của tổ chức nhận vơ là Công Giáo này có làm dấu Thánh Giá, hát kinh Chúa Thánh Thần và đọc kinh Sáng Danh hay không?

Đặc biệt, hai bên sân khấu in hai băng rôn lớn với nội dung là: “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” và “Người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt.” Có lẽ ai theo dõi diễn biến của vụ bách hại giáo dân Mỹ Yên mấy ngày gần đây sẽ nhận ra đây chính là 2 trích dẫn quen thuộc mà chính quyền Nghệ An và đài truyền hình Việt Nam hay dùng để “lên lớp” Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và giáo phận Vinh.

Để mừng sự kiện được xem là “lớn lao” này, tờ báo Công Giáo và dân tộc chạy hàng tít “Đại hội VII Ủy ban đoàn kết Công Giáo TP.HCM – Hợp tác, Đồng hành, chia sẻ.” Ngẫm nghĩ mấy dòng chữ này mà thấy nực cười. Không biết từ khi được đảng và nhà nước “đẻ ra” cái tổ chức này đã hợp tác, đồng hành và chia sẻ cái gì và với ai?

À mà có?! Hợp tác với đảng và nhà nước; đồng hành với đảng và nhà nước; chia sẻ với đảng và nhà nước; trong khi hoàn toàn im lặng trước những sóng gió mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải nếm chịu dưới bày tay sắt cộng sản. Trước những vụ bắt bớ, ngước đãi linh mục, tu sĩ và giáo dân như ở: Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Kontum, Vinh… UBĐK Công Giáo đã ở đâu? Nói gì? Làm gì?

Thực ra chẳng phải họ không nói hay không làm gì. Có làm đấy chứ! Bài báo liệt kê những thành tích của giới Công Giáo thành phố như làm từ thiện hơn 271 tỷ đồng, 22.443 lượt người hiến máu nhân đạo… Điều họ nói là giúp nêu những thành tích về bác ái xã hội của các tổ chức Công Giáo, giáo xứ, dòng tu… trong khi họ chỉ ngồi chơi xơi nước rồi cứ mỗi lần đại hội cấp này cấp kia của UB lại hô hào như là thành quả của chính họ làm ra. Điều họ làm là thay mặt cho biết bao nhiêu tổ chức, đoàn thể Công Giáo nói trên rinh mấy tấm huân huy chương, bằng khen của đảng và nhà nước giùm…

Bài báo cho biết ông Nguyễn Tấn Sang đã trao tặng huân chương độc lập hạng nhì cho linh mục Nguyễn Công Danh và Phan Khắc Từ, tặng huân chương độc lập hạng ba cho linh mục Trần Minh Cẩm (tức Thiện Cẩm dòng Đaminh) và riêng “đàn két” thì được huân chương lao động hạng nhì cho những gì chưa bao giờ làm nhưng lại lớn tiếng nhận vơ…

Linh mục Danh vừa được Đức Hồng Y cho nghỉ hưu, tưởng sẽ chuyên tâm sống đời cầu nguyện, an dưỡng tuổi già nhưng nay lại thấy lăng xăng cho công tác của đảng và nhà nước như kiểu “mèo thấy mỡ.” Được thôi làm cha xứ rồi thì chắc ngài sẽ vui hơn vì có thể toàn tâm toàn sức hiến thân cho sự nghiệp của đảng và nhà nước. Linh mục Từ sau xì căng đan con rơi con rớt, mất chức cha xứ Vườn Xoài tưởng đã thoái ẩn về chốn thanh tịnh nào đó sám hối ăn năn ai dè nay lại thấy miệng cười tíu tít rinh bằng khen về nhà. Linh mục Cẩm dòng Đaminh, tuổi sắp xuống lỗ đến nơi nhưng cũng cố vớt vát chút công danh sự nghiệp với tấm bằng độc lập hạng hai. Kể cũng lạ, trong khi người anh em cùng dòng là Đức Cha Hợp đang phải chịu nhiều bách hại từ chính quyền từ trung ương đến địa phương thì linh mục Cẩm lại hân hoan bước lên khán đài ôm bằng khen của đảng và nhà nước.

Bài báo cho biết trong đại hội lần này cả ba vị này tiếp tục được bầu làm Chủ tịch, phó chủ tịch thường trực và phó chủ tịch của “đàn két” cộng thêm linh mục Nguyễn Đình Thục và linh mục Đỗ Quang Chí làm phó chủ tịch. Ngoài ra còn có 3 giáo dân làm phó chủ tịch. Một cái ủy ban chỉ biết báo cáo láo, ngồi chơi xơi nước mà được cơ cấu tổ chức còn hơn cả Giáo Triều Rôma. Một chủ tịch cộng 7 phó chủ tịch.

Nhìn sơ qua 1 số tấm hình trên mặt báo có thấy lác đác một số nữ tu đại diện một số dòng. Không hiểu các sơ này bị ép tham gia hay cũng vì mơ có ngày được rinh huân huy chương như ba “đấng” nói trên. Cụ thể, có thể thấy lác đác 1 số nữ tu của các Dòng như: Phaolô thành Chartres, dòng Mến Thánh Giá Tân Lập (nữ tu Yêu (Yên) cựu tổng phụ trách), dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, dòng nữ Đaminh (không rõ Đaminh nào vì các dòng nữ Đaminh có tu phục giống nhau), dòng Đức Bà nữ kinh sĩ Âutinh, một số dòng Mến Thánh Giá (người viết không rành tu phục đa dạng của các dòng MTG nên không thể nêu tên).

Cái ủy ban “đàn két” này đã bị lột mặt nạ và phơi bày bộ mặt thật của nó. Dù mang danh là tổ chức Công Giáo nhưng không hề hợp tác, đồng hành và chia sẻ với những người có cùng đức tin với mình, với đau khổ của Giáo Hội Việt Nam nhưng lại hợp tác, đồng hành và chia sẻ với đảng và nhà nước. Thiết nghĩ, những linh mục, tu sĩ và giáo dân nào trong ủy ban này nếu còn lương tâm và đức tin hãy rút lui để khỏi bị mang danh là “đàn két”. Nếu không, két có thể kêu to nhưng ai cũng hiểu là chúng chẳng biết gì và cũng chẳng biết làm gì ngoài việc kêu thật to. Mong lắm thay!

Việt Tùng
 
Văn Hóa
Kinh lạy nữ vương
Lê Đình Bảng
10:35 21/09/2013
Kinh lạy nữ vương

Xin dâng lên giọt lệ thầm
Mẹ ơi, này ngọn khói trầm hương bay
Đời con chẳng chút nào khuây
Vui trong thoáng chốc, buồn đầy thiên thu

Nỗi niềm riêng rất phù du
Thả trôi theo ngọn mây mù đầu non
Nước nào rửa được thân con
Bợn nhơ từ những ngọn nguồn đắng cay

Con về, Mẹ nhé, đêm nay
Ngoài kia trăng đã lên đầy mái hiên
Quê xa bằn bặt đôi miền
Tấc lòng gởi lá mưa quên nhọc nhằn

Biết tìm đâu chốn dung thân
Chở che, dìu dẫn, đỡ đần sớm khuya
Nhỡ mai, người cũng chia lìa
Ai lên quán dốc, ai về đồng xuôi

Lỡ mai, sông lở sông bồi
Dặm dài xa vắng, nửa vời lênh đênh
Lạy Nữ Vương, Mẹ Đồng Trinh
Cho con yêu lấy phận mình đớn đau

Một lòng hạnh nguyện trước sau
Vâng theo ý Chúa nhiệm mầu truyền tin
Mẹ đưa tay để con vin
Bước đi từng bước giữa nghìn gai chông.

Lê Đình Bảng