Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:28 20/09/2016
23. THÍCH “GIA HUYNH”
Lỗ Bao viết văn chương thường gọi tiền là “gia huynh”, về sau người ta cũng dùng hai chữ “gia huynh” để chỉ về tiền.
Có một ông Châu thông phán vì tham ô nên bị giáng xuống làm quan huyện, khi mới tới nhậm chức thì có tên tiểu quan đến thử ông ta, bèn đúc hình một đứa nhỏ bằng bạc nặng một ký đặt trên bàn trong thính đường, sau đó, đi tới nơi chỗ viên quan ở, nói:
- “Gia huynh ở trong thính đường, sau khi nhận thì nói cho cho một tiếng.”
Châu quan huyện nghe tiếng nhưng không thấy người, mà chỉ thấy trên bàn đặt một đứa nhỏ bằng bạc, bèn vội vàng đem vô trong phòng.
Về sau, tên tiểu quan nọ có tội với quan huyện, quan huyện sẽ xử trị nó, nó hết lời cầu xin:
- “Xin coi lại cái mặt của gia huynh đúc có giống cái mặt của tôi không ?”
Quan huyện nói:
- “Gia huynh của mày cũng không mấy thông minh, biết ta thích nó, nhưng từ sau khi đúc nó thì nó lại không đến để gặp ta.”
(Sự Lâm Quảng ký)
Suy tư 23:
Thời xưa người ta gọi tiền là “gia huynh”, “gia huynh” có nghĩa là “người anh cả trong nhà” để có ý nói rằng tiền bạc là chủ của gia đình, không có tiền bạc là không có gì cả; thời nay người ta có rất nhiều cách nói để chỉ về tiền, nào là tiền đô, tờ xanh, tờ đỏ, tờ cứng, tờ mềm...những tiếng “lóng” này không có ý nghĩa thâm thuý gì cả, nhưng dù vậy tiền vẫn là sức mạnh của con người, nó có thể làm cho cán cân công lý nghiêng lệch theo góc độ giá cả của cuộc trao đổi giữa quan toà và tội ác.
Có người coi trọng tiền của vật chất hơn tình nghĩa cha mẹ nên nhẫn tâm giết mẹ để lấy tiền; có người ngày đêm mơn trớn vuốt ve tiền hơn cả âu yếm vợ chồng con cái, nên gia đình tan hoang, vợ chồng li dị và con cái trở thành người bất hạnh, thế là tổ ấm gia đình nay không còn nữa, và xã hội thì như dòng sông vẫn thờ ơ trôi lững lờ trước những nỗi khổ đau của những người bất hạnh.
Đức Chúa Giê-su đã lên tiếng cảnh cáo chúng ta về việc sử dụng tiền của vật chất sao cho phù hợp với Tin Mừng, Ngài nói: “Anh em không thể không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được.”
Làm tôi tiền bạc cũng có nghĩa là làm tôi ma quỷ và những thói hư tật xấu do tiền bạc mà ra.
“Lạy Đức Chúa Giê-su là Đấng thông suốt mọi sự, Chúa biết rất rõ những gì chúng con muốn, mà cái chúng con muốn chính là được làm tôi Chúa, nhưng trong cuộc sống chúng con vẫn cứ muốn làm tôi tiền của danh vọng, chúng con tham lam của người khác, chúng con bỏ quên danh phận Ki-tô hữu của mình sau lưng để bôn ba đôn đáo chạy theo tiền của vật chất.
Xin Chúa ban cho chúng con có một nghị lực và quyết tâm, để khi sử dụng của cải đời này, chúng con thật sự tìm được sự giàu có của thiên đàng mai sau. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lỗ Bao viết văn chương thường gọi tiền là “gia huynh”, về sau người ta cũng dùng hai chữ “gia huynh” để chỉ về tiền.
Có một ông Châu thông phán vì tham ô nên bị giáng xuống làm quan huyện, khi mới tới nhậm chức thì có tên tiểu quan đến thử ông ta, bèn đúc hình một đứa nhỏ bằng bạc nặng một ký đặt trên bàn trong thính đường, sau đó, đi tới nơi chỗ viên quan ở, nói:
- “Gia huynh ở trong thính đường, sau khi nhận thì nói cho cho một tiếng.”
Châu quan huyện nghe tiếng nhưng không thấy người, mà chỉ thấy trên bàn đặt một đứa nhỏ bằng bạc, bèn vội vàng đem vô trong phòng.
Về sau, tên tiểu quan nọ có tội với quan huyện, quan huyện sẽ xử trị nó, nó hết lời cầu xin:
- “Xin coi lại cái mặt của gia huynh đúc có giống cái mặt của tôi không ?”
Quan huyện nói:
- “Gia huynh của mày cũng không mấy thông minh, biết ta thích nó, nhưng từ sau khi đúc nó thì nó lại không đến để gặp ta.”
(Sự Lâm Quảng ký)
Suy tư 23:
Thời xưa người ta gọi tiền là “gia huynh”, “gia huynh” có nghĩa là “người anh cả trong nhà” để có ý nói rằng tiền bạc là chủ của gia đình, không có tiền bạc là không có gì cả; thời nay người ta có rất nhiều cách nói để chỉ về tiền, nào là tiền đô, tờ xanh, tờ đỏ, tờ cứng, tờ mềm...những tiếng “lóng” này không có ý nghĩa thâm thuý gì cả, nhưng dù vậy tiền vẫn là sức mạnh của con người, nó có thể làm cho cán cân công lý nghiêng lệch theo góc độ giá cả của cuộc trao đổi giữa quan toà và tội ác.
Có người coi trọng tiền của vật chất hơn tình nghĩa cha mẹ nên nhẫn tâm giết mẹ để lấy tiền; có người ngày đêm mơn trớn vuốt ve tiền hơn cả âu yếm vợ chồng con cái, nên gia đình tan hoang, vợ chồng li dị và con cái trở thành người bất hạnh, thế là tổ ấm gia đình nay không còn nữa, và xã hội thì như dòng sông vẫn thờ ơ trôi lững lờ trước những nỗi khổ đau của những người bất hạnh.
Đức Chúa Giê-su đã lên tiếng cảnh cáo chúng ta về việc sử dụng tiền của vật chất sao cho phù hợp với Tin Mừng, Ngài nói: “Anh em không thể không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được.”
Làm tôi tiền bạc cũng có nghĩa là làm tôi ma quỷ và những thói hư tật xấu do tiền bạc mà ra.
“Lạy Đức Chúa Giê-su là Đấng thông suốt mọi sự, Chúa biết rất rõ những gì chúng con muốn, mà cái chúng con muốn chính là được làm tôi Chúa, nhưng trong cuộc sống chúng con vẫn cứ muốn làm tôi tiền của danh vọng, chúng con tham lam của người khác, chúng con bỏ quên danh phận Ki-tô hữu của mình sau lưng để bôn ba đôn đáo chạy theo tiền của vật chất.
Xin Chúa ban cho chúng con có một nghị lực và quyết tâm, để khi sử dụng của cải đời này, chúng con thật sự tìm được sự giàu có của thiên đàng mai sau. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:30 20/09/2016
10. Ngày xưa Thiên Chúa cùng người tội lỗi dùng cơm với nhau đã bị người ta trách cứ, ngày hôm nay không những ăn cơm với người tội lỗi, mà còn trở thành lương thực cho người tội lỗi, đi vào trong tâm hồn tội lỗi của chúng ta.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thế giới phải sống tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
20:37 20/09/2016
Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 16, 19-31
THẾ GIỚI PHẢI SỐNG TÌNH YÊU
Thế giới của chúng ta đang sống ngày nay đã có nhiều lương thực, có nguồn tài sản sản dồi dào và quyền lực kinh tế mạnh mẽ.Tuy nhiên, theo như Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng số 4 cảnh giác chúng ta “ …một phần rất lớn nhân loại trên thế giới đang quằn quại vì đói ăn và thiếu thốn “.
Tại sao lại như thế ? Thực ra nếu chúng ta có cái nhìn tương đối rộng mở, chúng ta cũng nhận ra rằng Thiên Chúa đã ban cho nhân loại vũ trụ, đất đai, biển cả, sông ngòi, tài sản vv…nhưng con người chưa giúp nhau đủ, do đó, có nhiều người giầu và cũng còn rất nhiều người nghèo khổ ! Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn, nghĩa là dùng nhiều câu chuyện có thực xẩy ra trong xã hội Do Thái lúc đó nhằm dạy dỗ con người, giáo huấn thế giới…Hôm nay, Chúa lại đưa ra một câu chuyện sau khi đã cho chúng ta thấy việc người quản lý bất lương tuần trước đã khôn khéo xử lý thế nào để khi anh ta mất chức quản lý sẽ được những con nợ giúp lại thế nào, câu chuyện Lagiarô và người Phú hộ giầu có nhằm nói lên giáo huấn của Chúa Giêsu. Ý tưởng hai dụ ngôn, hai câu chuyện này nhằm cho thấy người giàu có sẽ hư đi nếu không biết dùng tiền của, không biết dùng của cải chia sẻ với những người nghèo.Chúa Giêsu đã dùng hai nhân vật thật tương phản : Lagiarô nghèo túng chỉ biết tin tưởng, phó thác vào Thiên Chúa, còn người Phú hộ chỉ biết làm giàu cho mình, bám lấy của cải để hưởng thụ.Hoàn cảnh của hai người này thật một trời một vực. Người phú hộ giàu sang, phú quí, tiệc tùng linh đình hằng ngày, nhà cao, cửa rộng.Còn Lagiarô không nhà, không cửa, mình mẩy lở lói,ước mong miếng bánh vụn trên bàn rơi xuống để ăn nhưng cũng không có. Thật mỉa mai khi Tin Mừng viết chỉ có con chó tới liếm những chỗ ghẻ lác vv…Thật bi đát vì người Phú hộ giàu có không tấm lòng, ông không thể nhìn xa hơn mà chỉ luẩn quẩn trong của cải, tiền bạc. Điều đáng tởm hơn là ông phú hộ coi như Lagiarô không có vv…
Sự bi đát và đáng kinh ngạc, đáng sợ hơn là một hôm cái chết đánh gục cả hai người : Lagiarô được đưa vào dự tiệc trên trời, được Abraham ôm vào lòng, được ngồi bên Abraham hưởng vinh phúc đời đời, còn người Phú hộ phải sa hỏa ngục. Giữa biển lửa, cổ họng ông bị khô rát, cơn khát dày vò, cấu xé ông…Ông mong cho có một giọt nước được nhỏ vào miệng ông nhưng thực sự không có. Ông đâu có nghĩ rằng lúc còn sống Lagiarô đã lê lết vào nhà ông, mong cho miếng bánh vụn rơi xuống mà cũng không được…
Vâng, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu thời thế, hoàn cảnh đã đổi thay. Thời gian Chúa cho lập công, cải tà qui chánh, thống hối ăn năn ở trần gian giờ đây không còn. Thời gian ở trần gian, Chúa đã cho biết bao cơ hội để con người có dịp thay đổi nhưng thực tế, ông Phú hộ đã không biết dùng thời cơ, cũng như chúng ta nhiều lần Chúa tạo cơ hội tốt để chung ta quay về nhưng chúng ta đã cố tình làm ngơ. Giờ đây, ông Phú hộ bị đuổi ra khỏi bàn tiệc Nước Trời bởi vì ông chỉ biết có của cải, ông không dám nhìn ra khỏi khe cửa nhà ông, nên, ông không biết chia sẻ, không biết dùng của Chúa ban theo ý của Chúa mà dùng theo ý của mình. Lagiarô đã chết nhưng được các thiên thần rước lên Trời, ở trong lòng Abraham. Thế giới của trần gian, của tiền bạc đã chấm dứt, nhưng giờ đây Nước Trời là Nước Tình Yêu. Nước của Chúa chỉ dành cho những người có tình yêu, yêu Chúa và yêu tha nhân mới được vào.
Bản án, Abraham đã tuyên như sau :” Suốt đời con đã được mọi sự, đã sống trong giàu sang, trong nhung lụa, trong yến tiệc linh đình, còn Lagiarô suốt đời khốn khổ. Giờ Lagiarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu đau khổ” thật là một bản án công minh, vô phương thay đổi.
Chúa Giêsu luôn dạy chúng ta phải yêu thương những người nghèo.Chính Ngài khi còn ở trần gian đã luôn đến với người nghèo. Chúng ta là con cái Chúa, chúng ta không được làm ngơ trước lời mời gọi của Chúa và của Giáo Hội vì Giáo Hội là Giáo Hội của người nghèo.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con một tấm lòng rộng mở để chúng con luôn quan tâm đến những người nghèo, đừng để chúng con chỉ biết mình mà không biết đến người khác như người Phú hộ chỉ lo cho mình mà làm ngơ trước Lagiarô khó nghèo, khốn khổ. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sự khác biệt giữa người Phú hộ giàu có và Lagiarô khó nghèo ?
2.Tại sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà dạy con người ?
3.Giáo Hội là Giáo Hội của ai ?
4.Nước Trời thuộc về những ai ?
Lc 16, 19-31
THẾ GIỚI PHẢI SỐNG TÌNH YÊU
Thế giới của chúng ta đang sống ngày nay đã có nhiều lương thực, có nguồn tài sản sản dồi dào và quyền lực kinh tế mạnh mẽ.Tuy nhiên, theo như Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng số 4 cảnh giác chúng ta “ …một phần rất lớn nhân loại trên thế giới đang quằn quại vì đói ăn và thiếu thốn “.
Tại sao lại như thế ? Thực ra nếu chúng ta có cái nhìn tương đối rộng mở, chúng ta cũng nhận ra rằng Thiên Chúa đã ban cho nhân loại vũ trụ, đất đai, biển cả, sông ngòi, tài sản vv…nhưng con người chưa giúp nhau đủ, do đó, có nhiều người giầu và cũng còn rất nhiều người nghèo khổ ! Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn, nghĩa là dùng nhiều câu chuyện có thực xẩy ra trong xã hội Do Thái lúc đó nhằm dạy dỗ con người, giáo huấn thế giới…Hôm nay, Chúa lại đưa ra một câu chuyện sau khi đã cho chúng ta thấy việc người quản lý bất lương tuần trước đã khôn khéo xử lý thế nào để khi anh ta mất chức quản lý sẽ được những con nợ giúp lại thế nào, câu chuyện Lagiarô và người Phú hộ giầu có nhằm nói lên giáo huấn của Chúa Giêsu. Ý tưởng hai dụ ngôn, hai câu chuyện này nhằm cho thấy người giàu có sẽ hư đi nếu không biết dùng tiền của, không biết dùng của cải chia sẻ với những người nghèo.Chúa Giêsu đã dùng hai nhân vật thật tương phản : Lagiarô nghèo túng chỉ biết tin tưởng, phó thác vào Thiên Chúa, còn người Phú hộ chỉ biết làm giàu cho mình, bám lấy của cải để hưởng thụ.Hoàn cảnh của hai người này thật một trời một vực. Người phú hộ giàu sang, phú quí, tiệc tùng linh đình hằng ngày, nhà cao, cửa rộng.Còn Lagiarô không nhà, không cửa, mình mẩy lở lói,ước mong miếng bánh vụn trên bàn rơi xuống để ăn nhưng cũng không có. Thật mỉa mai khi Tin Mừng viết chỉ có con chó tới liếm những chỗ ghẻ lác vv…Thật bi đát vì người Phú hộ giàu có không tấm lòng, ông không thể nhìn xa hơn mà chỉ luẩn quẩn trong của cải, tiền bạc. Điều đáng tởm hơn là ông phú hộ coi như Lagiarô không có vv…
Sự bi đát và đáng kinh ngạc, đáng sợ hơn là một hôm cái chết đánh gục cả hai người : Lagiarô được đưa vào dự tiệc trên trời, được Abraham ôm vào lòng, được ngồi bên Abraham hưởng vinh phúc đời đời, còn người Phú hộ phải sa hỏa ngục. Giữa biển lửa, cổ họng ông bị khô rát, cơn khát dày vò, cấu xé ông…Ông mong cho có một giọt nước được nhỏ vào miệng ông nhưng thực sự không có. Ông đâu có nghĩ rằng lúc còn sống Lagiarô đã lê lết vào nhà ông, mong cho miếng bánh vụn rơi xuống mà cũng không được…
Vâng, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu thời thế, hoàn cảnh đã đổi thay. Thời gian Chúa cho lập công, cải tà qui chánh, thống hối ăn năn ở trần gian giờ đây không còn. Thời gian ở trần gian, Chúa đã cho biết bao cơ hội để con người có dịp thay đổi nhưng thực tế, ông Phú hộ đã không biết dùng thời cơ, cũng như chúng ta nhiều lần Chúa tạo cơ hội tốt để chung ta quay về nhưng chúng ta đã cố tình làm ngơ. Giờ đây, ông Phú hộ bị đuổi ra khỏi bàn tiệc Nước Trời bởi vì ông chỉ biết có của cải, ông không dám nhìn ra khỏi khe cửa nhà ông, nên, ông không biết chia sẻ, không biết dùng của Chúa ban theo ý của Chúa mà dùng theo ý của mình. Lagiarô đã chết nhưng được các thiên thần rước lên Trời, ở trong lòng Abraham. Thế giới của trần gian, của tiền bạc đã chấm dứt, nhưng giờ đây Nước Trời là Nước Tình Yêu. Nước của Chúa chỉ dành cho những người có tình yêu, yêu Chúa và yêu tha nhân mới được vào.
Bản án, Abraham đã tuyên như sau :” Suốt đời con đã được mọi sự, đã sống trong giàu sang, trong nhung lụa, trong yến tiệc linh đình, còn Lagiarô suốt đời khốn khổ. Giờ Lagiarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu đau khổ” thật là một bản án công minh, vô phương thay đổi.
Chúa Giêsu luôn dạy chúng ta phải yêu thương những người nghèo.Chính Ngài khi còn ở trần gian đã luôn đến với người nghèo. Chúng ta là con cái Chúa, chúng ta không được làm ngơ trước lời mời gọi của Chúa và của Giáo Hội vì Giáo Hội là Giáo Hội của người nghèo.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con một tấm lòng rộng mở để chúng con luôn quan tâm đến những người nghèo, đừng để chúng con chỉ biết mình mà không biết đến người khác như người Phú hộ chỉ lo cho mình mà làm ngơ trước Lagiarô khó nghèo, khốn khổ. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sự khác biệt giữa người Phú hộ giàu có và Lagiarô khó nghèo ?
2.Tại sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà dạy con người ?
3.Giáo Hội là Giáo Hội của ai ?
4.Nước Trời thuộc về những ai ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo tiếp tục đại bại ở Đức vì ủng hộ người di dân
Đặng Tự Do
00:02 20/09/2016
Kết quả cuộc bầu cử điạ phương tại thủ đô Berlin không phải là điềm lành cho đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, là đảng cầm quyền của bà thủ tướng Angela Merkel. Đây là thảm bại thứ hai trong hai tuần của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, gọi tắt là CDU.
Kết quả cho thấy cử tri, tức giận đối với chính sách mở cửa của bà Merkel cho người di cư, chỉ dồn cho CDU có 18 phần trăm số phiếu.
Một lãnh đạo CDU trẻ nói: “Con số này rất khó nuốt.” Christoph Brzezinski nhận xét rằng “Đây là một kết quả cay đắng. 18 phần trăm không phải là những gì chúng tôi mơ ước sau nhiều tuần vận động tranh cử.”
Đảng Chống Nhập Cư, gọi tắt là AFD, được gần 13 phần trăm số phiếu. AFD là đảng cực hữu mới nổi từ sau làn sóng nhập cư của người tị nạn đổ dồn vào châu Âu. Bây giờ, trong số 16 quốc hội tiểu bang của Đức, đảng này có đại diện tại 10 quốc hội.
Những ứng cử viên chiến thắng của họ, như Georg Pazderski, đang thả sức vung vít. Georg Pazderski nói “Từ con số không đến hai con số, là điều chưa từng xảy ra tại Berlin trong 66 năm qua. Liên minh đang bị loại dần. Chưa ở cấp liên bang, nhưng điều đó sẽ xảy ra trong năm tới.”
Đảng Dân chủ Xã hội tỏ ra chiếm ưu thế với 23 phần trăm số phiếu.
Những phản hồi chống lại chính sách nhập cư của bà Merkel đang đặt ra câu hỏi liệu nhà lãnh đạo đầy thế lực nhất ở châu Âu có thể có một nhiệm kỳ thứ tư trong năm tới hay không. Trước mắt, kết quả bầu cử này đang tăng áp lực buộc bà Merkel phải thay đổi chính sách mở cửa đối với người tị nạn của bà.
Kết quả cho thấy cử tri, tức giận đối với chính sách mở cửa của bà Merkel cho người di cư, chỉ dồn cho CDU có 18 phần trăm số phiếu.
Một lãnh đạo CDU trẻ nói: “Con số này rất khó nuốt.” Christoph Brzezinski nhận xét rằng “Đây là một kết quả cay đắng. 18 phần trăm không phải là những gì chúng tôi mơ ước sau nhiều tuần vận động tranh cử.”
Đảng Chống Nhập Cư, gọi tắt là AFD, được gần 13 phần trăm số phiếu. AFD là đảng cực hữu mới nổi từ sau làn sóng nhập cư của người tị nạn đổ dồn vào châu Âu. Bây giờ, trong số 16 quốc hội tiểu bang của Đức, đảng này có đại diện tại 10 quốc hội.
Những ứng cử viên chiến thắng của họ, như Georg Pazderski, đang thả sức vung vít. Georg Pazderski nói “Từ con số không đến hai con số, là điều chưa từng xảy ra tại Berlin trong 66 năm qua. Liên minh đang bị loại dần. Chưa ở cấp liên bang, nhưng điều đó sẽ xảy ra trong năm tới.”
Đảng Dân chủ Xã hội tỏ ra chiếm ưu thế với 23 phần trăm số phiếu.
Những phản hồi chống lại chính sách nhập cư của bà Merkel đang đặt ra câu hỏi liệu nhà lãnh đạo đầy thế lực nhất ở châu Âu có thể có một nhiệm kỳ thứ tư trong năm tới hay không. Trước mắt, kết quả bầu cử này đang tăng áp lực buộc bà Merkel phải thay đổi chính sách mở cửa đối với người tị nạn của bà.
Đảng của Putin thắng lớn tại Nga
Đặng Tự Do
01:15 20/09/2016
Vị thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin trở nên rất vững chắc sau khi đảng cầm quyền của ông đã chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội. Ít nhất 343 ghế trong số 450 ghế trong viện Duma, tức là Hạ Viện Nga, đã rơi vào tay đảng Liên Hiệp Nga.
Tổng thống Vladimir Putin, nói: “Tình hình thật là khó khăn, rất khó, nhưng người ta vẫn bỏ phiếu cho đảng Liên Hiệp Nga. Tôi đang nghĩ gì xem điều này có nghĩa gì với chúng tôi? Trước hết nó cho chúng ta thấy mọi người nhận định rằng Liên Hiệp Nga đang thực sự làm những điều tốt nhất cho người dân.”
Một trong những lý do có thể khiến cho người dân không bỏ phiếu cho đảng Liên Hiệp Nga là tình trạng kinh tế khó khăn của Nga trong những năm qua. Tình trạng kinh tế suy thoái trầm trọng hơn bởi đòn trừng phạt kinh tế cuả phương Tây và giá dầu xuống khiến tổng sản lượng quốc gia giảm từ 87 tỷ Mỹ Kim xuống còn 30 tỷ Mỹ Kim.
Hôm thứ Sáu 16 tháng 9, ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất lần thứ hai từ đầu năm đến nay.
Dù thế, sự can dự có vẻ thành công của Nga vào cuộc chiến tranh tại Syria, và ước muốn của người dân Nga về một nước Nga hùng mạnh trên trường quốc tế đã khiến các cử tri chịu khó thắt lưng buộc bụng.
Putin sẽ tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ tư sau 17 năm cầm quyền.
Tổng thống Vladimir Putin, nói: “Tình hình thật là khó khăn, rất khó, nhưng người ta vẫn bỏ phiếu cho đảng Liên Hiệp Nga. Tôi đang nghĩ gì xem điều này có nghĩa gì với chúng tôi? Trước hết nó cho chúng ta thấy mọi người nhận định rằng Liên Hiệp Nga đang thực sự làm những điều tốt nhất cho người dân.”
Một trong những lý do có thể khiến cho người dân không bỏ phiếu cho đảng Liên Hiệp Nga là tình trạng kinh tế khó khăn của Nga trong những năm qua. Tình trạng kinh tế suy thoái trầm trọng hơn bởi đòn trừng phạt kinh tế cuả phương Tây và giá dầu xuống khiến tổng sản lượng quốc gia giảm từ 87 tỷ Mỹ Kim xuống còn 30 tỷ Mỹ Kim.
Hôm thứ Sáu 16 tháng 9, ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất lần thứ hai từ đầu năm đến nay.
Dù thế, sự can dự có vẻ thành công của Nga vào cuộc chiến tranh tại Syria, và ước muốn của người dân Nga về một nước Nga hùng mạnh trên trường quốc tế đã khiến các cử tri chịu khó thắt lưng buộc bụng.
Putin sẽ tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ tư sau 17 năm cầm quyền.
Đức Hồng Y Parolin nói: Nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng người tị nạn là do con người gây ra
Đặng Tự Do
01:37 20/09/2016
Phát biểu tại cuộc họp hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về người tị nạn và người di cư, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo thế giới là “xác định và hành động cho phù hợp với các nguyên nhân cội rễ buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ, gia đình họ, và quốc gia của họ.”
“Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày hôm nay là con người gây ra. Cụ thể, là qua các cuộc chiến tranh và xung đột. Do đó, Tòa Thánh luôn yêu cầu chấm dứt chiến tranh và sử dụng các phương thế ngoại giao để giải quyết các xung đột quốc tế.”
Đức Hồng Y nhận xét rằng “trong vài năm qua tình trạng đàn áp tôn giáo, đặc biệt là đối với các tín hữu Kitô, đã trở thành nhiều hơn, và trầm trọng hơn khiến cho nhiều người phải di cư”.
Cuối cùng, Đức Hồng Y Parolin nói “tình trạng nghèo cùng cực và suy thoái môi trường” cũng đã đóng góp vào cuộc khủng hoảng di cư. Trong khi những người rời bỏ đất nước của họ vì những lý do này không được công nhận là người tị nạn “họ phải chịu nhiều đau khổ, và rất dễ trở thành đối tượng cho nạn buôn bán người và các hình thức khác nhau của chế độ nô lệ.”
Đức Hồng Y kết luận rằng vì những nguyên nhân hàng đầu của khủng hoảng là do hành động của con người, tình hình có thể thay đổi nếu chúng ta có “sức mạnh và ý chí chính trị.”
“Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày hôm nay là con người gây ra. Cụ thể, là qua các cuộc chiến tranh và xung đột. Do đó, Tòa Thánh luôn yêu cầu chấm dứt chiến tranh và sử dụng các phương thế ngoại giao để giải quyết các xung đột quốc tế.”
Đức Hồng Y nhận xét rằng “trong vài năm qua tình trạng đàn áp tôn giáo, đặc biệt là đối với các tín hữu Kitô, đã trở thành nhiều hơn, và trầm trọng hơn khiến cho nhiều người phải di cư”.
Cuối cùng, Đức Hồng Y Parolin nói “tình trạng nghèo cùng cực và suy thoái môi trường” cũng đã đóng góp vào cuộc khủng hoảng di cư. Trong khi những người rời bỏ đất nước của họ vì những lý do này không được công nhận là người tị nạn “họ phải chịu nhiều đau khổ, và rất dễ trở thành đối tượng cho nạn buôn bán người và các hình thức khác nhau của chế độ nô lệ.”
Đức Hồng Y kết luận rằng vì những nguyên nhân hàng đầu của khủng hoảng là do hành động của con người, tình hình có thể thay đổi nếu chúng ta có “sức mạnh và ý chí chính trị.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi luôn mơ ước về một chủ nghĩa nhân bản mới của châu Âu”
Đặng Tự Do
07:11 20/09/2016
Trong một thông điệp gởi tới một cuộc họp của các giám mục châu Âu đang nhóm tại Sarajevo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong các hoạt động của lòng thương xót.
“Để đóng góp vào sự tái sinh của Châu Âu, Giáo Hội, như một người mẹ chăm sóc, cố gắng tiếp cận bằng tình yêu của mình đối với những vết thương của nhân loại với dầu chữa lành là lòng thương xót của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha đã viết như trên trong Thông điệp đề ngày 25 tháng Tám nhưng vừa được công bố hôm 20 tháng Chín.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Tôi luôn mơ ước về một chủ nghĩa nhân bản mới của châu Âu, trong đó cần đến ký ức, lòng can đảm, và một ước mơ lành mạnh và nhân bản. Trên con đường này của chủ nghĩa nhân bản châu Âu, là cái nôi của nhân quyền và văn minh, lục địa này được mời gọi đừng chú trọng quá vào việc bảo vệ không gian của nó, nhưng đúng hơn phải trở nên một người mẹ sản sinh, một người mẹ màu mỡ, tôn trọng sự sống và mang lại hy vọng thực sự cho cuộc sống. “
“Để đóng góp vào sự tái sinh của Châu Âu, Giáo Hội, như một người mẹ chăm sóc, cố gắng tiếp cận bằng tình yêu của mình đối với những vết thương của nhân loại với dầu chữa lành là lòng thương xót của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha đã viết như trên trong Thông điệp đề ngày 25 tháng Tám nhưng vừa được công bố hôm 20 tháng Chín.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Tôi luôn mơ ước về một chủ nghĩa nhân bản mới của châu Âu, trong đó cần đến ký ức, lòng can đảm, và một ước mơ lành mạnh và nhân bản. Trên con đường này của chủ nghĩa nhân bản châu Âu, là cái nôi của nhân quyền và văn minh, lục địa này được mời gọi đừng chú trọng quá vào việc bảo vệ không gian của nó, nhưng đúng hơn phải trở nên một người mẹ sản sinh, một người mẹ màu mỡ, tôn trọng sự sống và mang lại hy vọng thực sự cho cuộc sống. “
Phản ứng của Tòa Thánh trước ca trợ tử dành cho trẻ em đầu tiên tại Bỉ
Đặng Tự Do
07:34 20/09/2016
Tuần qua, nhà chức trách ở Bỉ đã báo cáo về cái chết vì trợ tử của một đứa trẻ vị thành niên. Trợ tử được xem là hợp pháp tại Bỉ từ năm 2002. Đến năm 2014, luật pháp của nước này đã được sửa đổi để cho phép trợ tử cho cả những trẻ em nào đang mắc những chứng nan y.
Nhà chức trách nói rằng đứa trẻ này chỉ mới 17 tuổi và bị bệnh nặng nhưng không cho biết thêm chi tiết nào khác, kể cả danh tính của đứa bé.
Báo Quan sát Viên Rôma của Tòa Thánh đã xuất bản một cột ở ngay trang đầu bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của cậu bé này.
Tác giả bài báo là tiến sĩ Ferdinando Cancelli, hiện là chuyên gia chăm sóc những người bệnh nan y tại Thụy Sĩ. Ông nhận định rằng trường hợp của cậu bé người Bỉ “có thể và lẽ ra đã không phải như thế. Người ta không quyết tâm chạy chữa cho cậu bé ấy. Quyền được chết đã trở thành nghĩa vụ phải chết.”
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý nói: “Đây là một tin rất buồn và làm chúng tôi lo lắng. Cuộc sống là thánh thiêng và phải được chấp nhận, luôn luôn, ngay cả khi nó đòi hỏi một nỗ lực rất lớn.”
Một ấn phẩm do các giám mục Ý đưa ra lập luận rằng khi cái chết êm dịu được hợp thức hóa cả trong trường hợp của trẻ em, thực tế điều này có nghĩa là “người lớn được ban cho quyền sinh sát đối với trẻ em.”
Nhà chức trách nói rằng đứa trẻ này chỉ mới 17 tuổi và bị bệnh nặng nhưng không cho biết thêm chi tiết nào khác, kể cả danh tính của đứa bé.
Báo Quan sát Viên Rôma của Tòa Thánh đã xuất bản một cột ở ngay trang đầu bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của cậu bé này.
Tác giả bài báo là tiến sĩ Ferdinando Cancelli, hiện là chuyên gia chăm sóc những người bệnh nan y tại Thụy Sĩ. Ông nhận định rằng trường hợp của cậu bé người Bỉ “có thể và lẽ ra đã không phải như thế. Người ta không quyết tâm chạy chữa cho cậu bé ấy. Quyền được chết đã trở thành nghĩa vụ phải chết.”
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý nói: “Đây là một tin rất buồn và làm chúng tôi lo lắng. Cuộc sống là thánh thiêng và phải được chấp nhận, luôn luôn, ngay cả khi nó đòi hỏi một nỗ lực rất lớn.”
Một ấn phẩm do các giám mục Ý đưa ra lập luận rằng khi cái chết êm dịu được hợp thức hóa cả trong trường hợp của trẻ em, thực tế điều này có nghĩa là “người lớn được ban cho quyền sinh sát đối với trẻ em.”
ĐHY Pietro Parolin sẽ đến Colombia làm nhân chứng hiệp định hòa bình
Chân Phương
08:54 20/09/2016
ĐHY Pietro Parolin sẽ đến Colombia làm nhân chứng hiệp định hòa bình
Đức Hồng Y Pietro Parolin - Quốc Vụ Khanh ngoại trưởng Vatican - sẽ đến đất nước Colombia vào ngày 26 tháng 9 sắp tới để chứng kiến việc ký hiệp định hòa bình rất được chờ đợi giữa chính phủ Colombia và phiến quân Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC).
Kế hoạch này vừa được công bố hôm Thứ Hai, theo đó, Đức Hồng Y Parolin sẽ đến Cartagena dự lễ ký hiệp định hòa bình, vốn đã được chính phủ của Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và nhóm phiến quân lớn nhất nước này là FARC thỏa thuận vào ngày 24 tháng 8 vừa qua.
Hiệp định được kỳ vọng sẽ kết thúc cuộc xung đột kéo dài suốt 52 năm ở đất nước vùng Nam Mỹ này. Nó sẽ được ký kết ngày 26 tháng 9 với sự chứng kiến của nhiều đoàn ngoại giao và sau đó sẽ trình công khai cho người dân Colombia vào ngày 2 tháng 10.
Đức Hồng Y Parolin sẽ hiện diện tại lễ ký hiệp định, ngay sau chuyến thăm của ngài đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York từ ngày 13 đến 26 tháng 9 với tư cách là quan sát viên đại diện Tòa Thánh. Hôm 19 tháng 9 vừa qua, ngài cũng đã phát biểu trong một hội nghị thượng đỉnh về người tị nạn và di dân của Đại hội đồng, dự kiến ngài sẽ lưu lại một tuần trước khi đến Colombia.
Nhiều người đã hoan nghênh hiệp định hòa bình này, nhưng vẫn có một số người - bao gồm cả cựu Tổng thống Colombia Alvaro Uribe - than phiền rằng nó đã quá nhân nhượng với FARC.
Theo hiệp định, một số lãnh đạo của FARC sẽ có ghế trong chính phủ, đổi lại họ phải giải trừ quân bị, chấm dứt các cuộc bắt cóc và buôn ma túy.
Một thông cáo của Vatican hôm 31 tháng 8 cho biết, khi hiệp định được ký kết sơ bộ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ của cá nhân ngài.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại sự ủng hộ của ngài cho mục tiêu hòa bình và hòa giải đã đạt được của toàn dân đất nước Colombia, vốn là trung tâm của nền văn hóa Mỹ Latinh, dưới ánh sáng của nhân quyền và các giá trị Kitô giáo", thông cáo này viết có chữ ký của Đức Hồng Y Parolin.
Nhưng hôm 12 tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chối lời mời ngài đề cử một đại diện cho ủy ban Phán Quyết Đặc biệt về Hòa bình Colombia, ngài giải thích rằng "ơn gọi phổ quát của Giáo Hội và sứ vụ của Người Kế Vị Thánh Phêrô là làm mục tử Dân Chúa, vì vậy để cho một bên khác đảm trách nhiệm vụ này thì sẽ thích hợp hơn".
Đất nước Colombia sẽ có một lệnh ngừng bắn, hiệu lực ngay sau khi hiệp định hòa bình được ký kết.
Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến Colombia gồm khoảng 80 người để kiểm tra và giám sát hiệp định hòa bình. Sau khi ký kết ngày 26 tháng 9, con số này sẽ tăng lên 200 người.
Từ năm 1964, đã có đến 260.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải di tản trong cuộc nội chiến Colombia. Kể từ năm 2012, phiến quân theo chủ nghĩa Mác-xít FARC và chính phủ Colombia đã được mời tham gia đàm phán hòa bình ở nước trung gian Cuba. (CNS)
Chân Phương
Đức Hồng Y Pietro Parolin - Quốc Vụ Khanh ngoại trưởng Vatican - sẽ đến đất nước Colombia vào ngày 26 tháng 9 sắp tới để chứng kiến việc ký hiệp định hòa bình rất được chờ đợi giữa chính phủ Colombia và phiến quân Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC).
Kế hoạch này vừa được công bố hôm Thứ Hai, theo đó, Đức Hồng Y Parolin sẽ đến Cartagena dự lễ ký hiệp định hòa bình, vốn đã được chính phủ của Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và nhóm phiến quân lớn nhất nước này là FARC thỏa thuận vào ngày 24 tháng 8 vừa qua.
Hiệp định được kỳ vọng sẽ kết thúc cuộc xung đột kéo dài suốt 52 năm ở đất nước vùng Nam Mỹ này. Nó sẽ được ký kết ngày 26 tháng 9 với sự chứng kiến của nhiều đoàn ngoại giao và sau đó sẽ trình công khai cho người dân Colombia vào ngày 2 tháng 10.
Đức Hồng Y Parolin sẽ hiện diện tại lễ ký hiệp định, ngay sau chuyến thăm của ngài đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York từ ngày 13 đến 26 tháng 9 với tư cách là quan sát viên đại diện Tòa Thánh. Hôm 19 tháng 9 vừa qua, ngài cũng đã phát biểu trong một hội nghị thượng đỉnh về người tị nạn và di dân của Đại hội đồng, dự kiến ngài sẽ lưu lại một tuần trước khi đến Colombia.
Nhiều người đã hoan nghênh hiệp định hòa bình này, nhưng vẫn có một số người - bao gồm cả cựu Tổng thống Colombia Alvaro Uribe - than phiền rằng nó đã quá nhân nhượng với FARC.
Theo hiệp định, một số lãnh đạo của FARC sẽ có ghế trong chính phủ, đổi lại họ phải giải trừ quân bị, chấm dứt các cuộc bắt cóc và buôn ma túy.
Một thông cáo của Vatican hôm 31 tháng 8 cho biết, khi hiệp định được ký kết sơ bộ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ của cá nhân ngài.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại sự ủng hộ của ngài cho mục tiêu hòa bình và hòa giải đã đạt được của toàn dân đất nước Colombia, vốn là trung tâm của nền văn hóa Mỹ Latinh, dưới ánh sáng của nhân quyền và các giá trị Kitô giáo", thông cáo này viết có chữ ký của Đức Hồng Y Parolin.
Nhưng hôm 12 tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chối lời mời ngài đề cử một đại diện cho ủy ban Phán Quyết Đặc biệt về Hòa bình Colombia, ngài giải thích rằng "ơn gọi phổ quát của Giáo Hội và sứ vụ của Người Kế Vị Thánh Phêrô là làm mục tử Dân Chúa, vì vậy để cho một bên khác đảm trách nhiệm vụ này thì sẽ thích hợp hơn".
Đất nước Colombia sẽ có một lệnh ngừng bắn, hiệu lực ngay sau khi hiệp định hòa bình được ký kết.
Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến Colombia gồm khoảng 80 người để kiểm tra và giám sát hiệp định hòa bình. Sau khi ký kết ngày 26 tháng 9, con số này sẽ tăng lên 200 người.
Từ năm 1964, đã có đến 260.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải di tản trong cuộc nội chiến Colombia. Kể từ năm 2012, phiến quân theo chủ nghĩa Mác-xít FARC và chính phủ Colombia đã được mời tham gia đàm phán hòa bình ở nước trung gian Cuba. (CNS)
Chân Phương
Tuyên ngôn hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo tại Assisi
Lm. Trần Đức Anh OP
09:51 20/09/2016
ASSISI. Các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới bày tỏ quyết tâm dấn thân xây dựng hòa bình, đồng thời lên án mọi hình thức lạm dụng tôn giáo để biện minh cho khủng bố, bạo lực và chiến tranh.
Lập trường trên đây được các vị bày tỏ trong tuyên ngôn chung vào cuối ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi 20-9-2016 trước sự hiện diện của 500 vị lãnh đạo các tôn giáo và hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường trước Vương cung thánh đường thánh Phanxicô ở Assisi.
Tại buổi bế mạc này, một số vị lãnh đạo tôn giáo trong đó có Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ chính thống Constantinople, Hòa thượng Giáo chủ Tông phái Phật giáo Thiên Thai, Nhật Bản, một số vị khác, sau cùng là ĐTC.
Buổi lễ được tiếp tục với phần đọc một lời kêu gọi Hòa Bình, được trao cho các em bé thuộc nhiều nước khác nhau.
Lời kêu gọi hòa bình
”Là những người nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau, chúng tôi họp nhau như những người lữ hành tại thành của thánh Phanxicô. Tại đây cách đây 30 năm, vào năm 1986, theo lời mời của ĐGH Gioan Phaolô 2, các vị đại diện tôn giáo toàn thế giới, lần đâu tiên tham dự một cách trọng thể, để khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa đại thiện ích hòa bình và thái độ tôn giáo chân chính. Từ biến cố lịch sử ấy, đã khởi sự một cuộc lữ hành dài, qua nhiều thành phố trên thế giới, đưa nhiều tín hữu can dự vào cuộc đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình; đã liên kết nhưng không tạo nên sự lẫn lộn, mang lại những tình bạn liên tôn vững chắc và góp phần dập tắt không ít các cuộc xung đột. Đây là tinh thần đang linh hoạt chúng tôi: thực hiện cuộc gặp gỡ trong đối thoại, chống lại mọi hình thức bạo lực và lạm dụng tôn giáo để biện minh cho chiến tranh và khủng bố. Tuy nhiên, trong những năm qua, vẫn còn bao nhiêu dân tộc đang bị thương tổn đau thương vì chiến tranh. Người ta vẫn luôn không hiểu rằng chiến tranh làm cho thế giới xấu hơn, để lại gia sản đau thương và oán thù. Tất cả bị mất mát với chiến tranh, kể cả những kẻ thắng trận.
”Chúng tôi đã dâng lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa, xin Ngài ban hồng ân hòa bình cho thế giới. Chúng tôi nhìn nhận sự cần thiết phải liên lỷ cầu nguyện cho hòa bình, vì lời cầu nguyện bảo vệ và soi sáng thế giới. Hòa bình là danh xưng của Thiên Chúa. Ai khẩn cầu danh Thiên Chúa để biện minh cho khủng bố, bạo lực và chiến tranh, thì không đi theo con đường của Chúa: chiến tranh nhân danh tôn giáo trở thành chiến tranh tôn giáo. Với xác tín mạnh mẽ, chúng tôi tái khẳng định rằng bạo lực và khủng bố trái ngược với tinh thần tôn giáo chân chính.
”Chúng tôi đã lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, các trẻ em, các thế hệ trẻ, các phụ nữ và bao nhiêu anh chị em đang đau khổ vì chiến tranh; cùng với họ chúng tôi mạnh mẽ nói rằng: Không chấp nhận chiến tranh! Ước gì tiếng kêu đau thương của bao nhiêu người vô tội được lắng nghe. Chúng tôi khẩn thiết xin các vị lãnh đạo các dân nước hãy giải trừ những động lực chiến tranh: sự ham hố quyền bính và tiền bạc, lòng tham lam của những kẻ buôn bán võ khí, những lợi lộc phe phái, những trả thù vì quá khứ. Xin gia tăng sự dấn thân cụ thể để lại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn của các cuộc xung đọt: những tình trạng nghèo đói, bất công, và chênh lệch, sự bóc lột và coi rẻ sự sống con người.
”Sau cùng, hãy mở ra một thời đại mới, trong đó thế giới hoàn cầu hóa trở thành gia đình các dân tộc. xin thực thi trách nhiệm kiến tạo hào bình chân thực, quan tâm đến những nhu cầu đích thực của con người và của các dân tộc, vượt thắng những xung đột bằng sự cộng tác, chiến thắng những oán thù và vượt lên trên những hàng rào bằng cuộc gặp gỡ và đói thoại. Không gì bị mất mát khi thực sự thi hành đối thoại. Không gì là không có thể nếu chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa trong kinh nguyện. Tất cả đều có thể là những người xây dựng hòa bình; từ Assisi chúng tôi quyết tâm canh tâm dấn thân trở thành những người xây dựng hòa bình với sự phù giúp của Thiên Chúa, cùng với tất cả những người nam nữ thiện chí.
Sau khi tuyên ngôn hòa bình được công bố, mọi người đã thinh lặng mặc niệm các nạn nhân chiến tranh, trước khi các vị đại diện tôn giáo ký vào Lời Kêu Gọi hòa bình, và thắp sáng hai cây đèn nhiều ngành.
Ngày cầu nguyện được kết thúc với cử chỉ trao ban bình an giữa các tham dự viên.
Lập trường trên đây được các vị bày tỏ trong tuyên ngôn chung vào cuối ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi 20-9-2016 trước sự hiện diện của 500 vị lãnh đạo các tôn giáo và hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường trước Vương cung thánh đường thánh Phanxicô ở Assisi.
Tại buổi bế mạc này, một số vị lãnh đạo tôn giáo trong đó có Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ chính thống Constantinople, Hòa thượng Giáo chủ Tông phái Phật giáo Thiên Thai, Nhật Bản, một số vị khác, sau cùng là ĐTC.
Buổi lễ được tiếp tục với phần đọc một lời kêu gọi Hòa Bình, được trao cho các em bé thuộc nhiều nước khác nhau.
Lời kêu gọi hòa bình
”Là những người nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau, chúng tôi họp nhau như những người lữ hành tại thành của thánh Phanxicô. Tại đây cách đây 30 năm, vào năm 1986, theo lời mời của ĐGH Gioan Phaolô 2, các vị đại diện tôn giáo toàn thế giới, lần đâu tiên tham dự một cách trọng thể, để khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa đại thiện ích hòa bình và thái độ tôn giáo chân chính. Từ biến cố lịch sử ấy, đã khởi sự một cuộc lữ hành dài, qua nhiều thành phố trên thế giới, đưa nhiều tín hữu can dự vào cuộc đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình; đã liên kết nhưng không tạo nên sự lẫn lộn, mang lại những tình bạn liên tôn vững chắc và góp phần dập tắt không ít các cuộc xung đột. Đây là tinh thần đang linh hoạt chúng tôi: thực hiện cuộc gặp gỡ trong đối thoại, chống lại mọi hình thức bạo lực và lạm dụng tôn giáo để biện minh cho chiến tranh và khủng bố. Tuy nhiên, trong những năm qua, vẫn còn bao nhiêu dân tộc đang bị thương tổn đau thương vì chiến tranh. Người ta vẫn luôn không hiểu rằng chiến tranh làm cho thế giới xấu hơn, để lại gia sản đau thương và oán thù. Tất cả bị mất mát với chiến tranh, kể cả những kẻ thắng trận.
”Chúng tôi đã dâng lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa, xin Ngài ban hồng ân hòa bình cho thế giới. Chúng tôi nhìn nhận sự cần thiết phải liên lỷ cầu nguyện cho hòa bình, vì lời cầu nguyện bảo vệ và soi sáng thế giới. Hòa bình là danh xưng của Thiên Chúa. Ai khẩn cầu danh Thiên Chúa để biện minh cho khủng bố, bạo lực và chiến tranh, thì không đi theo con đường của Chúa: chiến tranh nhân danh tôn giáo trở thành chiến tranh tôn giáo. Với xác tín mạnh mẽ, chúng tôi tái khẳng định rằng bạo lực và khủng bố trái ngược với tinh thần tôn giáo chân chính.
”Chúng tôi đã lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, các trẻ em, các thế hệ trẻ, các phụ nữ và bao nhiêu anh chị em đang đau khổ vì chiến tranh; cùng với họ chúng tôi mạnh mẽ nói rằng: Không chấp nhận chiến tranh! Ước gì tiếng kêu đau thương của bao nhiêu người vô tội được lắng nghe. Chúng tôi khẩn thiết xin các vị lãnh đạo các dân nước hãy giải trừ những động lực chiến tranh: sự ham hố quyền bính và tiền bạc, lòng tham lam của những kẻ buôn bán võ khí, những lợi lộc phe phái, những trả thù vì quá khứ. Xin gia tăng sự dấn thân cụ thể để lại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn của các cuộc xung đọt: những tình trạng nghèo đói, bất công, và chênh lệch, sự bóc lột và coi rẻ sự sống con người.
”Sau cùng, hãy mở ra một thời đại mới, trong đó thế giới hoàn cầu hóa trở thành gia đình các dân tộc. xin thực thi trách nhiệm kiến tạo hào bình chân thực, quan tâm đến những nhu cầu đích thực của con người và của các dân tộc, vượt thắng những xung đột bằng sự cộng tác, chiến thắng những oán thù và vượt lên trên những hàng rào bằng cuộc gặp gỡ và đói thoại. Không gì bị mất mát khi thực sự thi hành đối thoại. Không gì là không có thể nếu chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa trong kinh nguyện. Tất cả đều có thể là những người xây dựng hòa bình; từ Assisi chúng tôi quyết tâm canh tâm dấn thân trở thành những người xây dựng hòa bình với sự phù giúp của Thiên Chúa, cùng với tất cả những người nam nữ thiện chí.
Sau khi tuyên ngôn hòa bình được công bố, mọi người đã thinh lặng mặc niệm các nạn nhân chiến tranh, trước khi các vị đại diện tôn giáo ký vào Lời Kêu Gọi hòa bình, và thắp sáng hai cây đèn nhiều ngành.
Ngày cầu nguyện được kết thúc với cử chỉ trao ban bình an giữa các tham dự viên.
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa bình tại Assisi
J.B. Đặng Minh An dịch
17:44 20/09/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo nhân loại chống lại “sự im lặng điếc đặc vì thờ ơ và ích kỷ” trước tiếng kêu của những ai đang phải sống dưới sự đe dọa của bom đạn và đang khẩn khoản cầu xin cho hòa bình.
Diễn từ của Đức Thánh Cha đã được trình bày trong buổi lễ cầu nguyện đại kết với các đại diện của các hệ phái Kitô giáo khác tại tầng dưới của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô lúc bế mạc ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa bình tại Assisi.
Đức Thánh Cha đã nói về “cơn khát” của Chúa Giêsu trong đó chúng ta có thể “nghe thấy tiếng kêu của sự thống khổ, tiếng than của những người vô tội đang bị thế giới này từ khước, lời cầu xin buồn thảm của những người nghèo và những người tha thiết cần đến hòa bình. Chiến tranh đang làm nhơ bẩn nhân loại với sự thù ghét và làm dơ trái đất này với vũ khí. Những nạn nhân của chiến tranh cầu xin hòa bình; anh chị em của chúng ta, đang sống dưới sự đe dọa của bom đạn và bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ ra đi vào một phương trời bất định, bị tước đoạt tất cả mọi thứ, đang khẩn khoản van xin hòa bình”.
Và trước khi kết thúc với một lời cầu nguyện cho sự hiệp thông đầy đủ giữa tất cả các Kitô hữu, Đức Thánh Cha nói rằng cũng như Chúa Giêsu, các nạn nhân của chiến tranh “thường xuyên được trao cho dấm cay đắng của sự khước từ. Ai lắng nghe họ? Ai chịu khó đáp lại họ? Quá thường khi họ gặp phải sự im lặng điếc đặc của sự thờ ơ, sự ích kỷ của những bực mình vì bị quấy rầy, cái lạnh lùng của những ai bịt tai trước tiếng kêu của họ mong được giúp đỡ dễ dàng như thay đổi một kênh truyền hình trên TV.”
Dưới đây là toàn văn diễn từ của Đức Thánh Cha:
Đứng trước Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chúng ta nghe những lời của Ngài vang lên với cả chúng ta nữa: “Ta khát” (Ga 19:28). Khát, hơn cả đói, là nhu cầu lớn nhất của nhân loại, và cũng là sự đau khổ lớn lao của nhân sinh. Chúng ta hãy chiêm ngắm mầu nhiệm của Thiên Chúa Toàn Năng Đấng vì lòng xót thương đã trở thành nghèo khó giữa nhân loại.
Chúa khao khát điều gì? Chắc chắn là nước, là thứ thiết yếu cho cuộc sống. Nhưng trên tất cả, Ngài khát khao cho tình yêu, là điều thiết yếu không kém cho cuộc sống. Ngài khao khát ban cho chúng ta nước hằng sống là tình yêu của Ngài, nhưng cũng khát khao nhận được tình yêu của chúng ta. Tiên tri Giêrêmia diễn tả khát khao của Thiên Chúa về tình yêu của chúng ta như sau: “Ta nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ, tình yêu của ngươi khi ngươi mới thành hôn” (Gr 2: 2). Nhưng vị tiên tri cũng đề cập đến tiếng nói đau khổ của Thiên Chúa, khi con người bạc bẽo bỏ rơi tình yêu. Có vẻ như thể Chúa cũng đang nói những lời này ngày hôm nay – “chúng đã bỏ Ta là mạch nước trường sinh để làm những hồ nứt rạn, không giữ được nước.” (c. 13). Đó là bi kịch của “một con tim khô héo”, của một tình yêu không được hồi đáp, một bi kịch được mở ra một lần nữa trong Tin Mừng, khi đáp lại cái khát của Chúa Giêsu, người ta đã đưa giấm chua cho Ngài uống. Như vịnh gia đã than thở một cách tiên tri: “Con khát nước, chúng lại cho uống giấm chua” (Tv 69:21).
“Tình yêu không được yêu”: thực tế này, theo nhiều trình thuật, là những gì làm Thánh Phanxicô thành Assisi khó chịu. Yêu mến Chúa chịu khổ đau, thánh nhân không ngại ngùng khóc to và ta thán (x. Fonti Francescane, số 1413). Thực tế này cũng phải ở trong trái tim của chúng ta khi chúng ta chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh, là Đấng khao khát tình yêu. Mẹ Têrêsa Calcutta mong muốn rằng trong mỗi nhà nguyện của các cộng đoàn các nữ tu của Mẹ những lời “Ta khát” phải được viết ngay bên cạnh thánh giá. Phản ứng của Mẹ là để làm dịu cơn khát của Chúa Giêsu cho tình yêu trên Thánh Giá qua việc phục vụ những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Cái khát của Chúa được dập tắt bởi tình yêu thương bác ái thực sự của chúng ta; Ngài được an ủi khi, trong danh Ngài, chúng ta cúi xuống trước những đau khổ của người khác. Vào ngày phán xét họ sẽ được gọi là những người được “chúc phúc” vì cho kẻ khát uống. Đó là những người trao ra những cử chỉ thương yêu thật sự cho những người đang túng quẫn: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”(Mt 25:40).
Những lời của Chúa Giêsu thách thức chúng ta. Những lời ấy kiếm tìm một chỗ trong con tim chúng ta và một phản ứng liên quan đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Trong tiếng “Ta khát” của Ngài chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu của sự thống khổ, tiếng than của những người vô tội đang bị thế giới này từ khước, lời cầu xin buồn thảm của những người nghèo và những người tha thiết cần đến hòa bình. Chiến tranh đang làm nhơ bẩn nhân loại với sự thù ghét và làm dơ trái đất này với vũ khí. Những nạn nhân của chiến tranh cầu xin hòa bình; anh chị em của chúng ta, đang sống dưới sự đe dọa của bom đạn và bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ ra đi vào một phương trời bất định, bị tước đoạt tất cả mọi thứ, đang khẩn khoản van xin hòa bình. Họ đều là anh chị em của Đấng chịu đóng đinh, là những người nhỏ bé trong Vương Quốc của Ngài, là các thành viên bị thương và bị khô héo của thân thể Ngài. Họ khát. Nhưng, như Chúa Giêsu, họ thường xuyên được trao cho dấm chua cay đắng của sự khước từ. Ai lắng nghe họ? Ai chịu khó đáp lại họ? Quá thường khi họ gặp phải sự im lặng điếc đặc của sự thờ ơ, sự ích kỷ của những bực mình vì bị quấy rầy, cái lạnh lùng của những ai bịt tai trước tiếng kêu của họ mong được giúp đỡ dễ dàng như thay đổi một kênh truyền hình trên TV.
Trước Đức Kitô chịu đóng đinh, là “sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cor 1:24), chúng ta được mời gọi để chiêm ngưỡng mầu nhiệm của tình yêu không được yêu thương, và được kêu mời tuôn đổ lòng thương xót ra với thế giới này. Trên thập giá, cây sự sống, cái ác đã được cải biên thành điều thiện; chúng ta cũng như các môn đệ của Đấng chịu đóng đinh, được mời gọi trở thành “cây của sự sống” hấp thụ cái ô nhiễm của sự thờ ơ, để rồi phục hồi lại không khí tinh khiết của tình yêu cho thế giới. Từ cạnh sườn Chúa Kitô trên Thánh Giá nước chảy ra, đó là biểu tượng của Chúa Thánh Thần Đấng mang lại sự sống (Ga 19,34); để từ chúng ta, những môn đệ của Ngài, lòng từ bi cũng được tuôn chảy ra cho những ai đang khát ngày hôm nay.
Như Đức Maria dưới chân Thánh Giá, xin Chúa ban cho chúng ta được kết hợp với Người và gần gũi với những ai đang đau khổ. Khi đến gần với những ai sống như đang chịu đóng đinh, và khi được củng cố bởi tình yêu của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, cầu xin cho sự hòa hợp và hiệp thông của chúng ta được sâu đậm hơn nữa. “Chính Người là bình an của chúng ta” (Eph 2:14), “Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (c. 17). Cầu xin Ngài giữ gìn tất cả chúng ta trong tình yêu của Ngài và hiệp nhất chúng ta, để chúng ta có thể nên “một” (Ga 17:21) như Ngài mong muốn.
Ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa bình tại Assisi
Đặng Tự Do
18:38 20/09/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham gia cùng 400 nhà lãnh đạo tôn giáo trong một buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình tại Assisi vào ngày 20 tháng 9, đánh dấu kỷ niệm 30 năm sự kiện lịch sử theo sáng kiến của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Sự kiện này được cộng đồng St. Egidio tổ chức, đã quy tụ các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, và các tôn giáo khác. Trong số những người tham dự cùng với Đức Thánh Cha có Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô là Thượng phụ thành Constantinople và cũng là Thượng phụ danh dự toàn Chính Thống Giáo, Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Justin Welby của Canterbury, Đức Thượng Phụ Ignatius Ephrem II là Thượng Phụ Chính thống Syriac thành Antiôkia, và Rabbi Do Thái Giáo David Rosen.
Trước các nhà lãnh đạo các tôn giáo, Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta đến Assisi như những khách hành hương tìm kiếm hòa bình. Chúng ta khao khát hòa bình; chúng ta mong muốn làm chứng cho hòa bình.”
Ngài nói thêm là để đạt được hòa bình, thế giới phải “giải phóng mình khỏi những gánh nặng của chủ nghĩa cực đoan và sự thù ghét.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nhấn mạnh đến tự do tôn giáo và việc tôn trọng thiên nhiên trong bài phát biểu của ngài.
Đức Thượng Phụ nói:
“Không thể có hòa bình nếu không có sự tôn trọng và công nhận lẫn nhau, không thể có hòa bình nếu không có công bằng, không thể có hòa bình nếu không có sự hợp tác hiệu quả giữa tất cả các dân tộc trên thế giới. Hòa bình đòi phải có công lý. Công lý là sự canh tân nền kinh tế toàn cầu trong đó chú ý tới nhu cầu của người nghèo; công lý liên quan đến việc chăm sóc tình trạng của hành tinh chúng ta; công lý liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, là sự sáng tạo của Thiên Chúa cho các tín hữu, nhưng cũng là ngôi nhà chung của mọi người.”
Trước khi bế mạc các nhà lãnh đạo tôn giáo đã ký một tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và khoan dung. “Đây là tinh thần linh hoạt chúng ta: mang đến các cuộc gặp gỡ thông qua đối thoại và phản đối mọi hình thức bạo lực và lạm dụng tôn giáo để tìm cách biện minh cho chiến tranh và khủng bố”.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo khẳng định rằng “Danh của Thiên Chúa là sự bình an. Chiến tranh nhân danh tôn giáo là một cuộc chiến chống lại chính tôn giáo.”
Trước đó, vào buổi sáng khi dâng thánh lễ tại Vatican trước khi đáp máy bay trực thăng đến Assisi, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đã viết thư cho tất cả các giám mục trên thế giới, yêu cầu các ngài tham gia trong lời cầu nguyện vào ngày hòa bình thế giới tại Assisi.
Đức Thánh Cha nói:
“Không có thần chiến tranh. Đó là điều ác. Chính là ma quỷ phát động chiến tranh và muốn giết tất cả mọi người”.
Sự kiện này được cộng đồng St. Egidio tổ chức, đã quy tụ các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, và các tôn giáo khác. Trong số những người tham dự cùng với Đức Thánh Cha có Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô là Thượng phụ thành Constantinople và cũng là Thượng phụ danh dự toàn Chính Thống Giáo, Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Justin Welby của Canterbury, Đức Thượng Phụ Ignatius Ephrem II là Thượng Phụ Chính thống Syriac thành Antiôkia, và Rabbi Do Thái Giáo David Rosen.
Trước các nhà lãnh đạo các tôn giáo, Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta đến Assisi như những khách hành hương tìm kiếm hòa bình. Chúng ta khao khát hòa bình; chúng ta mong muốn làm chứng cho hòa bình.”
Ngài nói thêm là để đạt được hòa bình, thế giới phải “giải phóng mình khỏi những gánh nặng của chủ nghĩa cực đoan và sự thù ghét.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nhấn mạnh đến tự do tôn giáo và việc tôn trọng thiên nhiên trong bài phát biểu của ngài.
Đức Thượng Phụ nói:
“Không thể có hòa bình nếu không có sự tôn trọng và công nhận lẫn nhau, không thể có hòa bình nếu không có công bằng, không thể có hòa bình nếu không có sự hợp tác hiệu quả giữa tất cả các dân tộc trên thế giới. Hòa bình đòi phải có công lý. Công lý là sự canh tân nền kinh tế toàn cầu trong đó chú ý tới nhu cầu của người nghèo; công lý liên quan đến việc chăm sóc tình trạng của hành tinh chúng ta; công lý liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, là sự sáng tạo của Thiên Chúa cho các tín hữu, nhưng cũng là ngôi nhà chung của mọi người.”
Trước khi bế mạc các nhà lãnh đạo tôn giáo đã ký một tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và khoan dung. “Đây là tinh thần linh hoạt chúng ta: mang đến các cuộc gặp gỡ thông qua đối thoại và phản đối mọi hình thức bạo lực và lạm dụng tôn giáo để tìm cách biện minh cho chiến tranh và khủng bố”.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo khẳng định rằng “Danh của Thiên Chúa là sự bình an. Chiến tranh nhân danh tôn giáo là một cuộc chiến chống lại chính tôn giáo.”
Trước đó, vào buổi sáng khi dâng thánh lễ tại Vatican trước khi đáp máy bay trực thăng đến Assisi, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đã viết thư cho tất cả các giám mục trên thế giới, yêu cầu các ngài tham gia trong lời cầu nguyện vào ngày hòa bình thế giới tại Assisi.
Đức Thánh Cha nói:
“Không có thần chiến tranh. Đó là điều ác. Chính là ma quỷ phát động chiến tranh và muốn giết tất cả mọi người”.
Đức Phanxicô tại Assisi chủ tọa Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Hòa Bình
Vũ Văn An
23:24 20/09/2016
Khát Mong Hòa Bình: Các Tôn Giáo và Các Nền Văn Hóa trong Đối Thoại là chủ đề của lễ kỷ niệm lần thứ 30 Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi. Để chuẩn bị cho ngày này, Cộng Đồng Sant’Egidio đã tổ chức ba ngày đại hội nhằm đo lường sự tiến bộ của công trình hòa bình do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô khởi sự 30 năm trước đây.
Hàng chục cuộc thảo luận bàn tròn đã bắt đầu diễn ra sáng Thứ Ba, 20 tháng Chín, chỉ vài giờ trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicọ đặt chân xuống Assisi, nhằm đẩy mạnh “tinh thần Assisi”, sau đó là buổi cầu nguyện sau trưa, mỗi tôn giáo theo nghi thức riêng của họ, trước khi khởi đầu buổi thảo luận sau cùng trong đó đại diện các tôn giáo thế giới gặp nhau để phát động lời kêu gọi hòa bình, mời gọi mọi công dân thế giới đặt nền tảng công lý vững chắc để xây dựng tình hữu nghị và hòa hợp.
Đại diện Ấn Giáo: Đức Phanxicô là người gìn giữ lương tâm luân lý của thế giới
Theo Đài Phát Thanh Vatican, nhà văn và nhà hoạt động Ấn Độ Sudheendra Kulkarni là một trong số 450 đại diện các tôn giáo thế giới tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa BÌnh tại Assisi năm nay. Đại diện Ấn Giáo, với nhiều quan tâm đối với việc đối thoại liên tôn, nhất là cuộc đối thoại Ấn Độ và Pakistan về hòa bình và hợp tác, Ông Kulkarni tham gia ban thảo luận đề tài “Chủ Nghĩa Khủng Bố Bác Bỏ Thiên Chúa”.
Ông nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng sứ điệp của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình liên hệ tới tình hình thế giới hơn bao giờ hết. Ông cho hay: “Sứ điệp Assisi có tính phổ quát. Nó không chỉ dành cho Assisi, cho Ý Đại Lợi, mà cũng không chỉ dành cho thế giới Kitô Giáo. Vị thánh vĩ đại nhất của nhân loại, một trong các vị thánh vĩ đại nhất, Thánh Phanxicô xuất thân từ Assisi, nhưng ở Ấn Độ, chúng tôi tôn kính ngài và hội nghị liên tôn được tổ chức lần đầu cách nay 30 năm. Đây là một giới mốc cho thấy sự hòa hợp liên tôn khắp thế giới và 30 năm sau, chúng tôi vẫn đang hội họp nhau, bởi thế, nó rất quan trọng với chúng tôi ở Ấn Độ”.
Về tiến bộ của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình, Ông Kulkarni nhận định rằng “Điều đạt được từ năm 1986, là thế giới đã ý thức nhiều hơn rằng trong thời đại hoàn cầu hóa, mọi quốc gia, mọi nền văn hóa và mọi cộng đồng tôn giáo phải sống chung với nhau. Hiện nay, ý thức này mạnh mẽ hơn năm 1986 vì qúy vị thấy đó năm 1986 còn là thời của hai khối quyền lực kình chống nhau”. Nay thì ý thức hệ vô thần, tức ý thức hệ chủ trương khiến nhân loại xa rời tôn giáo, xa rời Thiên Chúa, đã thất bại, sụp đổ.
Vả lại, theo Ông Kulkarni, người ta càng ngày càng hiểu tôn giáo theo nghĩa chân thực của nó và sứ điệp cốt lõi của mọi tôn giáo đều giống nhau. “Theo tôi, ý thức này nay mạnh mẽ hơn 30 năm trước đây”.
Riêng về Đức Phanxicô, ông nói rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ở một bình diện, là vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, nhưng ở một bình diện khác, ngài là người gìn giữ lương tâm luân lý của thế giới. Sứ điệp của ngài là dành cho cả thế giới. Ngày nay, ngài là một trong các tiếng nói họa hiếm trên thế giới, luôn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải thay đổi thế giới này. Chúng ta phải thay đổi thế giới này để người nghèo được tôn trọng, người nghèo có công lý, và người nghèo có thể sống trong một thế giới an toàn. Thứ hai, ngài là một trong các nhà lãnh đạo hoàn cầu vĩ đại lên tiếng một cách đầy khí thế về việc bảo vệ môi trường.Trên thực tế, ngài được người ta xưng tụng là vị Giáo Hoàng xanh và chúng tôi ở Ấn Độ tôn kính ngài vì thế, và chúng tôi rất hạnh phúc thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Ấn Độ vào lúc sớm nhất của ngài”.
Tổng Giám Mục Anh Giáo: chúng ta được mời gọi làm tiếng nói của Chúa Kitô ngỏ với người vô hy vọng
Tổng Giám Mục Anh Giáo, Justin Welby, trong nghi thức cầu nguyện đại kết của các hệ phái Kitô Giáo tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, vào ngày cuối cùng của Đại Hội, đã đọc một bài suy niệm, với sự hiện diện của cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô lẫn Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I.
Trong bài suy niệm trên, Tổng Giám Mục Welby cho rằng “chúng ta chỉ giầu có thực sự khi lãnh nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, qua Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta”. Trích Tiên Tri Isaia, Tổng Giám Mục Welby nói thêm “… khi ta lãnh nhận lòng thương xót và hòa bình, ta trở thành người mang lòng thương xót và hòa bình từ Thiên Chúa qua Chúa Kitô đến cho toàn thể nhân loại bằng hành động biểu lộ lòng thương xót. Việc làm của (Cộng Đồng) Sant’Egidio ở Mozambique và khắp thế giới là một dấu hiệu của điều có thể làm được khi lòng thương xót của Chúa Kitô tuôn chẩy qua chúng ta. Chúng ta phải là những người giúp người khác khả năng trở thành người thương xót những ai họ đang kình chống. Chúng ta được mời gọi làm tiếng nói của Chúa Kitô ngỏ với người vô hy vọng, kêu gọi họ ‘hãy đến uống nước’ trong một thế giới hạn hán và vô hy vọng, đại lượng cho đi những gì chúng ta đã lãnh nhận trong lòng thương xót tràn đầy ơn thánh”.
Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I: "Các viên đá góc" cần thiết để chống đỡ hòa bình
Cũng theo Đài Phát Thanh Vatican, trong số các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi năm nay có Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I.
Trong buổi cầu nguyện đại kết nói trên, Thượng Phụ nói rằng hòa bình “cần một số viên đá góc tường để chống đỡ nó cho dù hiện nay nó đang lâm nguy”.
Theo Thượng Phụ: “Không thể có hòa bình nếu không có sự tôn trọng và nhìn nhận lẫn nhau… Không thể có hòa bình nếu không có công lý, không thể có hòa bình nếu không có sự hợp tác hữu hiệu giữa mọi dân tộc trên thế giới”.
Ngài cũng cho rằng hoà bình phát xuất từ “việc hiểu biết và hợp tác hỗ tương” và đề cập tới vai trò mà các nhà lãnh đạo tụ họp nhau tại Assisi cần phải có trong diễn trình này. Ngài nói: “Ngày nay, như những Niềm Tin, như những Nền Văn Hóa Nhân Ái, như những Hữu Thể Nhân Bản, chúng ta phải làm sống dậy mọi điều này, một cách mới mẻ, bằng những cử chỉ mới mẻ”.
Theo Thượng Phụ, điều quan trọng là tự xét mình. Ngài bảo: “Chúng ta cần phải có khả năng tự xét mình xem mình đã sai lầm ở chỗ nào, hay bất cẩn ở chỗ nào; vì các chủ nghĩa cực đoan đã xuất hiện, đe dọa không những cuộc đối thoại với người khác, mà cả cuộc đối thoại trong chính chúng ta, trong chính lương tâm của ta. Chúng ta cần phải cách ly chúng, thanh tẩy chúng, dưới sự soi sáng của đức tin ta, biến chúng thành sự phong phú cho mọi người”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: hòa bình, sợi chỉ xuyên suốt của hy vọng nối kết đất và trời
Theo Đài Phát Thanh Vatican, lên tiếng với những người hiện diện trong buổi lễ kết thúc Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi hôm thứ Ba vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “chúng ta tới Assisi như những người hành hương mưu cầu hòa bình. Chúng ta mang theo mình và đặt trước mặt Thiên Chúa các niềm hy vọng và các nỗi đau buồn của nhiều người và của nhiều dân tộc. Chúng ta khao khát hòa bình. Chúng ta muốn làm chứng cho hòa bình. Và trên hết, chúng ta cần cầu nguyện cho hòa bình, vì hòa bình là hồng phúc của Thiên Chúa, và trách nhiệm của ta là cầu khẩn cho có nó, ôm lấy nó, xây dựng nó hàng ngày với ơn phù trợ của Thiên Chúa”.
Đối với trở ngại của việc xây dựng hòa bình là sự dửng dưng ngài nói: “Thiên Chúa… kêu gọi chúng ta đối chất với cơn bệnh lớn nhất thời ta: sự dửng dưng. Nó là con vi khuẩn làm tê liệt, khiến chúng ta ra bơ phờ và vô cảm, một cơn bệnh gặm nhấm hết chính tâm điểm của nhiệt tình tôn giáo, làm nẩy sinh một thứ chủ nghĩa ngoại giáo mới và đáng buồn một cách sâu sắc: chủ nghĩa ngoại giáo của sự dửng dưng”.
Ngài nói rằng ta không thể tiếp tục dửng dưng vì “thế giới đang hết sức khát khao hòa bình. Tại nhiều nước, người ta đang đau khổ vì chiến tranh”. Nhắc lại cuộc viếng thăm Đảo Lesbos gần đây với Thượng Phụ Bartholomew I, ngài cho hay: “tôi nhìn thấy sự buồn rầu của chiến tranh trong đôi mắt người tỵ nạn, niềm khắc khoải khát mong hòa bình của họ… Chúng ta không muốn các thảm kịch này bị lãng quên. Thay vào đó, chúng ta muốn lên tiếng thay cho mọi người đau khổ, cho mọi người không có tiếng nói và không được ai nghe. Họ biết rõ, thường rõ hơn những người có quyền thế, rằng trong chiến tranh, người ta không có ngày mai, và bạo lực vũ khí tiêu diệt niềm vui sống.
“Chúng ta không có vũ khí. Tuy nhiên, chúng ta tin vào sức mạnh hiền từ và khiêm nhường của cầu nguyện. Hôm nay, khát mong hòa bình đã trở thành lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa, xin cho các cuộc chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố và bạo lực chấm dứt. Nền hòa bình mà từ Assisi chúng ta dâng lời khẩn cầu không đơn giản chỉ là một cuộc phản đối chiến tranh, cũng không phải là ‘kết quả các cuộc thương thuyết, các thỏa hiệp chính trị hoặc mặc cả kinh tế. Nó là kết quả của cầu nguyện’ (Gioan Phaolô II, Diễn Văn, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần, 27 tháng Mười 1986). Chúng ta tìm kiếm nơi Thiên Chúa, nguồn suối hiệp thông, những làn nước trong mát của hòa bình mà nhân loại đang thèm khát: những làn nước này không phát xuất từ các hoang địa tự cao tự đại và lợi ích bản thân, từ những mảnh đất khô cằn của lợi nhuận bằng bất cứ giá nào và của giao thương vũ khí.
“Các truyền thống tôn giáo của chúng ta đa dạng. Nhưng các dị biệt của chúng ta không phải là nguyên nhân gây tranh chấp và khiêu khích, hoặc lạnh lùng xa cách giữa chúng ta. Hôm nay, chúng ta không cầu nguyện chống lại nhau, như chẳng may đã xẩy ra trong lịch sử. Không hề theo chủ nghĩa chiết trung hay duy tương đối, đúng hơn chúng ta cầu nguyện bên cạnh nhau và cho nhau. Ngay tại chính nơi đây, Thánh Gioan Phaolô II từng nói rằng ‘có lẽ hơn bao giờ hết trước đây trong lịch sử, sợi dây nối kết nội tại giữa thái độ tôn giáo chân chính và thiện ích hòa bình vĩ đại đã trở thành hiển nhiên đối với mọi người’ (Diễn văn, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần, 27 tháng Mười 1986). Tiếp tục cuộc hành trình đã bắt đầu cách nay 30 năm tại Assisi…, ‘một lần nữa, tụ họp nhau nơi đây, chúng ta tuyên bố rằng bất cứ ai sử dụng tôn giáo để châm ngòi cho bạo lực là đi ngược lại linh hứng sâu sắc nhất và chân thực nhất của tôn giáo’ (Diễn Văn với Đại Diện các Tôn Giáo Thế Giới, Assisi, 24 tháng Giêng 2002). Chúng ta cũng tuyên bố thêm rằng bạo lực dưới mọi hình thức đều không đại diện ‘cho bản chất đích thực của tôn giáo. Nó là phản đề của tôn giáo và góp phần tiêu diệt tôn giáo’ (Đức Bênêđíctô XVI, Diễn Văn tại Ngày Suy Niệm, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Hòa Bình và Công Lý trên Thế Giới, Assisi, 27 tháng Mười, 2011). Chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi nhắc lại rằng danh Thiên Chúa không thể được sử dụng để biện minh cho bạo lực. Chỉ có hòa bình, chứ không phải chiến tranh, mới thánh thiêng!”.
Đức Phanxicô cũng cho rằng muốn cổ vũ hòa bình, lương tâm nhân loại cần được động viên để “bảo vệ tính thánh thiêng của sự sống… chăm sóc tạo thế, căn nhà chung của chúng ta. Cầu nguyện và các hành vi hợp tác cụ thể giúp ta thoát ra ngoài luận lý học tranh chấp và bác bỏ các thái độ nổi loạn chỉ biết phản đối và giận dữ. Cầu nguyện và ước nguyện làm việc với nhau phải hướng về nền hòa bình chân thực, không vọng tưởng: không phải thứ thanh bình của người tránh né khó khăn và quay mặt đi, nếu quyền lời cá nhân của mình không bị đe dọa; nó không phải là thứ khuyển nho của người rửa tay khỏi bất cứ vấn đề gì không phải của mình; nó cũng không phải là phương thức ảo của người phán xử mọi sự và mọi người bằng bàn gõ chữ của máy vi tính, không cần mở mắt để thấy nhu cầu của các anh chị em mình, và chịu lấm tay cho những người đang thiếu thốn. Con đường ta đi dẫn chúng ta vào sâu các hoàn cảnh và đặt những người đang đau khổ lên hàng đầu; tiếp nhận các tranh chấp và hàn gắn chúng từ bên trong; bước theo con đường sự thiện một cách nhất quán, bác bỏ các lắt léo do sự dữ đề xuất; kiên nhẫn dấn thân vào các diễn trình hoà bình, với thiện chí và sự phù trợ của Thiên Chúa”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm “Hòa bình, sợi dây xuyên suốt của hy vọng nối kết đất với trời, là một từ ngữ vừa hết sức đơn giản vừa khá khó khăn. Hòa bình có nghĩa là tha thứ, hoa trái của hồi tâm và cầu nguyện, phát sinh từ bên trong và nhân danh Thiên Chúa, có thể hàn gắn các vết thương cũ. Hòa bình có nghĩa là chào đón, cởi mở đối với đối thoại, thắng vượt đầu óc hẹp hòi, vốn không phải là chiến lược an toàn, mà đúng ra, là cây cầu đưa người ta tới trống vắng. Hòa bình có nghĩa là hợp tác, một cuộc trao đổi cụ thể và tích cực với người khác, vốn là hồng phúc chứ không phải là vấn nạn, một người anh chị em để cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Hoà bình có nghĩa là giáo dục, là lời mời gọi mỗi ngày phải học tập nghệ thuật thông đạt có tính thách thức, là sở đắc được một nền văn hóa gặp gỡ, thanh tẩy lương tâm khỏi mọi cám dỗ bạo lực và cố chấp vốn đi ngược lại danh Thiên Chúa và nhân phẩm”.
Kết luận, Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta, những người hiện diện ở đây với nhau và trong hòa bình, chúng ta tin và hy vọng vào một thế giới huynh đệ. Chúng ta ước mong: mọi người nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau có thể tụ họp nhau ở khắp mọi nơi để cổ vũ sự hoà hợp, nhất là ở những nơi có tranh chấp. Tương lai của chúng ta hệ ở việc sống chung với nhau. Vì lý do này, chúng ta được mời gọi tự giải thoát mình khỏi các gánh nặng của bất tín, của chủ nghĩa cực đoan và kỳ thị. Các tín hữu phải là các thợ thủ công kiến tạo hòa bình trong lời cầu nguyện của họ với Thiên Chúa và trong hành động của họ cho nhân loại! Là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta có nghĩa vụ trở thành các cây cầu vững chắc của đối thoại, của trung gian hòa bình đầy sáng tạo. Chúng ta hướng về những người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc phục vụ người ta, về các nhà lãnh đạo các quốc gia, để họ không mệt mỏi tìm kiếm và cổ vũ các phương cách hòa bình, biết nhìn quá bên kia quyền lợi cá biệt của họ và các quyền lợi nhất thời: ước mong họ không tiếp tục điếc tai trước lời của Thiên Chúa kêu gọi họ lưu ý tới lương tâm họ, lưu ý tới tiếng than của người nghèo kêu gào hòa bình và tới các kỳ vọng lành mạnh của giới trẻ. Ở đây, cách nay 30 năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: ‘Hòa bình là một cuộc tập huấn, mở ra cho mọi người chứ không riêng gì cho các nhà chuyên môn, thông thái và chiến lược gia. Hòa bình là một trách nhiệm phổ quát’ (Diễn Văn, Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, 27 tháng Mười 1986). Chúng ta hãy đảm nhiệm trách nhiệm này, tái khẳng định quyết tâm cùng nhau làm người kiến tạo nền hòa bình mà Thiên Chúa muốn chúng ta có và nhân loại đang khát khao”.
Hàng chục cuộc thảo luận bàn tròn đã bắt đầu diễn ra sáng Thứ Ba, 20 tháng Chín, chỉ vài giờ trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicọ đặt chân xuống Assisi, nhằm đẩy mạnh “tinh thần Assisi”, sau đó là buổi cầu nguyện sau trưa, mỗi tôn giáo theo nghi thức riêng của họ, trước khi khởi đầu buổi thảo luận sau cùng trong đó đại diện các tôn giáo thế giới gặp nhau để phát động lời kêu gọi hòa bình, mời gọi mọi công dân thế giới đặt nền tảng công lý vững chắc để xây dựng tình hữu nghị và hòa hợp.
Đại diện Ấn Giáo: Đức Phanxicô là người gìn giữ lương tâm luân lý của thế giới
Theo Đài Phát Thanh Vatican, nhà văn và nhà hoạt động Ấn Độ Sudheendra Kulkarni là một trong số 450 đại diện các tôn giáo thế giới tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa BÌnh tại Assisi năm nay. Đại diện Ấn Giáo, với nhiều quan tâm đối với việc đối thoại liên tôn, nhất là cuộc đối thoại Ấn Độ và Pakistan về hòa bình và hợp tác, Ông Kulkarni tham gia ban thảo luận đề tài “Chủ Nghĩa Khủng Bố Bác Bỏ Thiên Chúa”.
Ông nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng sứ điệp của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình liên hệ tới tình hình thế giới hơn bao giờ hết. Ông cho hay: “Sứ điệp Assisi có tính phổ quát. Nó không chỉ dành cho Assisi, cho Ý Đại Lợi, mà cũng không chỉ dành cho thế giới Kitô Giáo. Vị thánh vĩ đại nhất của nhân loại, một trong các vị thánh vĩ đại nhất, Thánh Phanxicô xuất thân từ Assisi, nhưng ở Ấn Độ, chúng tôi tôn kính ngài và hội nghị liên tôn được tổ chức lần đầu cách nay 30 năm. Đây là một giới mốc cho thấy sự hòa hợp liên tôn khắp thế giới và 30 năm sau, chúng tôi vẫn đang hội họp nhau, bởi thế, nó rất quan trọng với chúng tôi ở Ấn Độ”.
Về tiến bộ của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình, Ông Kulkarni nhận định rằng “Điều đạt được từ năm 1986, là thế giới đã ý thức nhiều hơn rằng trong thời đại hoàn cầu hóa, mọi quốc gia, mọi nền văn hóa và mọi cộng đồng tôn giáo phải sống chung với nhau. Hiện nay, ý thức này mạnh mẽ hơn năm 1986 vì qúy vị thấy đó năm 1986 còn là thời của hai khối quyền lực kình chống nhau”. Nay thì ý thức hệ vô thần, tức ý thức hệ chủ trương khiến nhân loại xa rời tôn giáo, xa rời Thiên Chúa, đã thất bại, sụp đổ.
Vả lại, theo Ông Kulkarni, người ta càng ngày càng hiểu tôn giáo theo nghĩa chân thực của nó và sứ điệp cốt lõi của mọi tôn giáo đều giống nhau. “Theo tôi, ý thức này nay mạnh mẽ hơn 30 năm trước đây”.
Riêng về Đức Phanxicô, ông nói rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ở một bình diện, là vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, nhưng ở một bình diện khác, ngài là người gìn giữ lương tâm luân lý của thế giới. Sứ điệp của ngài là dành cho cả thế giới. Ngày nay, ngài là một trong các tiếng nói họa hiếm trên thế giới, luôn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải thay đổi thế giới này. Chúng ta phải thay đổi thế giới này để người nghèo được tôn trọng, người nghèo có công lý, và người nghèo có thể sống trong một thế giới an toàn. Thứ hai, ngài là một trong các nhà lãnh đạo hoàn cầu vĩ đại lên tiếng một cách đầy khí thế về việc bảo vệ môi trường.Trên thực tế, ngài được người ta xưng tụng là vị Giáo Hoàng xanh và chúng tôi ở Ấn Độ tôn kính ngài vì thế, và chúng tôi rất hạnh phúc thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Ấn Độ vào lúc sớm nhất của ngài”.
Tổng Giám Mục Anh Giáo: chúng ta được mời gọi làm tiếng nói của Chúa Kitô ngỏ với người vô hy vọng
Tổng Giám Mục Anh Giáo, Justin Welby, trong nghi thức cầu nguyện đại kết của các hệ phái Kitô Giáo tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, vào ngày cuối cùng của Đại Hội, đã đọc một bài suy niệm, với sự hiện diện của cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô lẫn Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I.
Trong bài suy niệm trên, Tổng Giám Mục Welby cho rằng “chúng ta chỉ giầu có thực sự khi lãnh nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, qua Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta”. Trích Tiên Tri Isaia, Tổng Giám Mục Welby nói thêm “… khi ta lãnh nhận lòng thương xót và hòa bình, ta trở thành người mang lòng thương xót và hòa bình từ Thiên Chúa qua Chúa Kitô đến cho toàn thể nhân loại bằng hành động biểu lộ lòng thương xót. Việc làm của (Cộng Đồng) Sant’Egidio ở Mozambique và khắp thế giới là một dấu hiệu của điều có thể làm được khi lòng thương xót của Chúa Kitô tuôn chẩy qua chúng ta. Chúng ta phải là những người giúp người khác khả năng trở thành người thương xót những ai họ đang kình chống. Chúng ta được mời gọi làm tiếng nói của Chúa Kitô ngỏ với người vô hy vọng, kêu gọi họ ‘hãy đến uống nước’ trong một thế giới hạn hán và vô hy vọng, đại lượng cho đi những gì chúng ta đã lãnh nhận trong lòng thương xót tràn đầy ơn thánh”.
Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I: "Các viên đá góc" cần thiết để chống đỡ hòa bình
Cũng theo Đài Phát Thanh Vatican, trong số các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi năm nay có Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I.
Trong buổi cầu nguyện đại kết nói trên, Thượng Phụ nói rằng hòa bình “cần một số viên đá góc tường để chống đỡ nó cho dù hiện nay nó đang lâm nguy”.
Theo Thượng Phụ: “Không thể có hòa bình nếu không có sự tôn trọng và nhìn nhận lẫn nhau… Không thể có hòa bình nếu không có công lý, không thể có hòa bình nếu không có sự hợp tác hữu hiệu giữa mọi dân tộc trên thế giới”.
Ngài cũng cho rằng hoà bình phát xuất từ “việc hiểu biết và hợp tác hỗ tương” và đề cập tới vai trò mà các nhà lãnh đạo tụ họp nhau tại Assisi cần phải có trong diễn trình này. Ngài nói: “Ngày nay, như những Niềm Tin, như những Nền Văn Hóa Nhân Ái, như những Hữu Thể Nhân Bản, chúng ta phải làm sống dậy mọi điều này, một cách mới mẻ, bằng những cử chỉ mới mẻ”.
Theo Thượng Phụ, điều quan trọng là tự xét mình. Ngài bảo: “Chúng ta cần phải có khả năng tự xét mình xem mình đã sai lầm ở chỗ nào, hay bất cẩn ở chỗ nào; vì các chủ nghĩa cực đoan đã xuất hiện, đe dọa không những cuộc đối thoại với người khác, mà cả cuộc đối thoại trong chính chúng ta, trong chính lương tâm của ta. Chúng ta cần phải cách ly chúng, thanh tẩy chúng, dưới sự soi sáng của đức tin ta, biến chúng thành sự phong phú cho mọi người”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: hòa bình, sợi chỉ xuyên suốt của hy vọng nối kết đất và trời
Theo Đài Phát Thanh Vatican, lên tiếng với những người hiện diện trong buổi lễ kết thúc Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi hôm thứ Ba vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “chúng ta tới Assisi như những người hành hương mưu cầu hòa bình. Chúng ta mang theo mình và đặt trước mặt Thiên Chúa các niềm hy vọng và các nỗi đau buồn của nhiều người và của nhiều dân tộc. Chúng ta khao khát hòa bình. Chúng ta muốn làm chứng cho hòa bình. Và trên hết, chúng ta cần cầu nguyện cho hòa bình, vì hòa bình là hồng phúc của Thiên Chúa, và trách nhiệm của ta là cầu khẩn cho có nó, ôm lấy nó, xây dựng nó hàng ngày với ơn phù trợ của Thiên Chúa”.
Đối với trở ngại của việc xây dựng hòa bình là sự dửng dưng ngài nói: “Thiên Chúa… kêu gọi chúng ta đối chất với cơn bệnh lớn nhất thời ta: sự dửng dưng. Nó là con vi khuẩn làm tê liệt, khiến chúng ta ra bơ phờ và vô cảm, một cơn bệnh gặm nhấm hết chính tâm điểm của nhiệt tình tôn giáo, làm nẩy sinh một thứ chủ nghĩa ngoại giáo mới và đáng buồn một cách sâu sắc: chủ nghĩa ngoại giáo của sự dửng dưng”.
Ngài nói rằng ta không thể tiếp tục dửng dưng vì “thế giới đang hết sức khát khao hòa bình. Tại nhiều nước, người ta đang đau khổ vì chiến tranh”. Nhắc lại cuộc viếng thăm Đảo Lesbos gần đây với Thượng Phụ Bartholomew I, ngài cho hay: “tôi nhìn thấy sự buồn rầu của chiến tranh trong đôi mắt người tỵ nạn, niềm khắc khoải khát mong hòa bình của họ… Chúng ta không muốn các thảm kịch này bị lãng quên. Thay vào đó, chúng ta muốn lên tiếng thay cho mọi người đau khổ, cho mọi người không có tiếng nói và không được ai nghe. Họ biết rõ, thường rõ hơn những người có quyền thế, rằng trong chiến tranh, người ta không có ngày mai, và bạo lực vũ khí tiêu diệt niềm vui sống.
“Chúng ta không có vũ khí. Tuy nhiên, chúng ta tin vào sức mạnh hiền từ và khiêm nhường của cầu nguyện. Hôm nay, khát mong hòa bình đã trở thành lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa, xin cho các cuộc chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố và bạo lực chấm dứt. Nền hòa bình mà từ Assisi chúng ta dâng lời khẩn cầu không đơn giản chỉ là một cuộc phản đối chiến tranh, cũng không phải là ‘kết quả các cuộc thương thuyết, các thỏa hiệp chính trị hoặc mặc cả kinh tế. Nó là kết quả của cầu nguyện’ (Gioan Phaolô II, Diễn Văn, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần, 27 tháng Mười 1986). Chúng ta tìm kiếm nơi Thiên Chúa, nguồn suối hiệp thông, những làn nước trong mát của hòa bình mà nhân loại đang thèm khát: những làn nước này không phát xuất từ các hoang địa tự cao tự đại và lợi ích bản thân, từ những mảnh đất khô cằn của lợi nhuận bằng bất cứ giá nào và của giao thương vũ khí.
“Các truyền thống tôn giáo của chúng ta đa dạng. Nhưng các dị biệt của chúng ta không phải là nguyên nhân gây tranh chấp và khiêu khích, hoặc lạnh lùng xa cách giữa chúng ta. Hôm nay, chúng ta không cầu nguyện chống lại nhau, như chẳng may đã xẩy ra trong lịch sử. Không hề theo chủ nghĩa chiết trung hay duy tương đối, đúng hơn chúng ta cầu nguyện bên cạnh nhau và cho nhau. Ngay tại chính nơi đây, Thánh Gioan Phaolô II từng nói rằng ‘có lẽ hơn bao giờ hết trước đây trong lịch sử, sợi dây nối kết nội tại giữa thái độ tôn giáo chân chính và thiện ích hòa bình vĩ đại đã trở thành hiển nhiên đối với mọi người’ (Diễn văn, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần, 27 tháng Mười 1986). Tiếp tục cuộc hành trình đã bắt đầu cách nay 30 năm tại Assisi…, ‘một lần nữa, tụ họp nhau nơi đây, chúng ta tuyên bố rằng bất cứ ai sử dụng tôn giáo để châm ngòi cho bạo lực là đi ngược lại linh hứng sâu sắc nhất và chân thực nhất của tôn giáo’ (Diễn Văn với Đại Diện các Tôn Giáo Thế Giới, Assisi, 24 tháng Giêng 2002). Chúng ta cũng tuyên bố thêm rằng bạo lực dưới mọi hình thức đều không đại diện ‘cho bản chất đích thực của tôn giáo. Nó là phản đề của tôn giáo và góp phần tiêu diệt tôn giáo’ (Đức Bênêđíctô XVI, Diễn Văn tại Ngày Suy Niệm, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Hòa Bình và Công Lý trên Thế Giới, Assisi, 27 tháng Mười, 2011). Chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi nhắc lại rằng danh Thiên Chúa không thể được sử dụng để biện minh cho bạo lực. Chỉ có hòa bình, chứ không phải chiến tranh, mới thánh thiêng!”.
Đức Phanxicô cũng cho rằng muốn cổ vũ hòa bình, lương tâm nhân loại cần được động viên để “bảo vệ tính thánh thiêng của sự sống… chăm sóc tạo thế, căn nhà chung của chúng ta. Cầu nguyện và các hành vi hợp tác cụ thể giúp ta thoát ra ngoài luận lý học tranh chấp và bác bỏ các thái độ nổi loạn chỉ biết phản đối và giận dữ. Cầu nguyện và ước nguyện làm việc với nhau phải hướng về nền hòa bình chân thực, không vọng tưởng: không phải thứ thanh bình của người tránh né khó khăn và quay mặt đi, nếu quyền lời cá nhân của mình không bị đe dọa; nó không phải là thứ khuyển nho của người rửa tay khỏi bất cứ vấn đề gì không phải của mình; nó cũng không phải là phương thức ảo của người phán xử mọi sự và mọi người bằng bàn gõ chữ của máy vi tính, không cần mở mắt để thấy nhu cầu của các anh chị em mình, và chịu lấm tay cho những người đang thiếu thốn. Con đường ta đi dẫn chúng ta vào sâu các hoàn cảnh và đặt những người đang đau khổ lên hàng đầu; tiếp nhận các tranh chấp và hàn gắn chúng từ bên trong; bước theo con đường sự thiện một cách nhất quán, bác bỏ các lắt léo do sự dữ đề xuất; kiên nhẫn dấn thân vào các diễn trình hoà bình, với thiện chí và sự phù trợ của Thiên Chúa”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm “Hòa bình, sợi dây xuyên suốt của hy vọng nối kết đất với trời, là một từ ngữ vừa hết sức đơn giản vừa khá khó khăn. Hòa bình có nghĩa là tha thứ, hoa trái của hồi tâm và cầu nguyện, phát sinh từ bên trong và nhân danh Thiên Chúa, có thể hàn gắn các vết thương cũ. Hòa bình có nghĩa là chào đón, cởi mở đối với đối thoại, thắng vượt đầu óc hẹp hòi, vốn không phải là chiến lược an toàn, mà đúng ra, là cây cầu đưa người ta tới trống vắng. Hòa bình có nghĩa là hợp tác, một cuộc trao đổi cụ thể và tích cực với người khác, vốn là hồng phúc chứ không phải là vấn nạn, một người anh chị em để cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Hoà bình có nghĩa là giáo dục, là lời mời gọi mỗi ngày phải học tập nghệ thuật thông đạt có tính thách thức, là sở đắc được một nền văn hóa gặp gỡ, thanh tẩy lương tâm khỏi mọi cám dỗ bạo lực và cố chấp vốn đi ngược lại danh Thiên Chúa và nhân phẩm”.
Kết luận, Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta, những người hiện diện ở đây với nhau và trong hòa bình, chúng ta tin và hy vọng vào một thế giới huynh đệ. Chúng ta ước mong: mọi người nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau có thể tụ họp nhau ở khắp mọi nơi để cổ vũ sự hoà hợp, nhất là ở những nơi có tranh chấp. Tương lai của chúng ta hệ ở việc sống chung với nhau. Vì lý do này, chúng ta được mời gọi tự giải thoát mình khỏi các gánh nặng của bất tín, của chủ nghĩa cực đoan và kỳ thị. Các tín hữu phải là các thợ thủ công kiến tạo hòa bình trong lời cầu nguyện của họ với Thiên Chúa và trong hành động của họ cho nhân loại! Là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta có nghĩa vụ trở thành các cây cầu vững chắc của đối thoại, của trung gian hòa bình đầy sáng tạo. Chúng ta hướng về những người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc phục vụ người ta, về các nhà lãnh đạo các quốc gia, để họ không mệt mỏi tìm kiếm và cổ vũ các phương cách hòa bình, biết nhìn quá bên kia quyền lợi cá biệt của họ và các quyền lợi nhất thời: ước mong họ không tiếp tục điếc tai trước lời của Thiên Chúa kêu gọi họ lưu ý tới lương tâm họ, lưu ý tới tiếng than của người nghèo kêu gào hòa bình và tới các kỳ vọng lành mạnh của giới trẻ. Ở đây, cách nay 30 năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: ‘Hòa bình là một cuộc tập huấn, mở ra cho mọi người chứ không riêng gì cho các nhà chuyên môn, thông thái và chiến lược gia. Hòa bình là một trách nhiệm phổ quát’ (Diễn Văn, Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, 27 tháng Mười 1986). Chúng ta hãy đảm nhiệm trách nhiệm này, tái khẳng định quyết tâm cùng nhau làm người kiến tạo nền hòa bình mà Thiên Chúa muốn chúng ta có và nhân loại đang khát khao”.
Top Stories
Chine: Dialogue Pékin - Rome : vers une normalisation des relations?
Eglises d'Asie
08:47 20/09/2016
Le rythme des rencontres entre les négociateurs chinois et leurs pairs du Saint-Siège s’accélère, et la possibilité de voir un accord conclu entre Pékin et Rome paraît bien réelle. Différentes personnalités de l’Eglise, tel l’évêque de Hongkong, le cardinal John Tong Hon, ou son prédécesseur, le cardinal Joseph Zen Ze-kiun, ont exprimé leur point de vue. Afin de faire le point sur ce dossier, Eglises d’Asie vous propose l’interview exclusive d’un missionnaire très au fait des relations entre la Chine populaire et l’Eglise catholique. Le P. Bruno Lepeu est responsable de la Chine au sein de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP) et il est chercheur au Centre d’Etudes du Saint-Esprit, du diocèse de Hongkong, centre chargé de suivre les questions de l’Eglise en Chine. Il répond ici aux questions d’Eglises d’Asie depuis Hongkong, où il vit depuis 1994.
Eglises d’Asie : Des pourparlers ont lieu entre Pékin et Rome. Ils pourraient déboucher sur une normalisation de la situation de l’Eglise catholique qui est en Chine. Que recouvre cette notion de « normalisation » ?
P. Bruno Lepeu : On est encore loin de l’établissement de relations diplomatiques entre la Chine et le Vatican. Si le Saint-Siège attend ce moment avec impatience, la Chine ne se montre pas pressée comme le rappelle un article du Global Times (quotidien considéré comme reflétant la ligne du Parti) du 29 août 2016 : « La Chine n’est pas tellement impatiente d’établir des relations formelles avec le Vatican, parce que ce n’est pas une question urgente qui pourrait porter préjudice au statut international du pays si elle n’est pas résolue immédiatement. »
Depuis juin 2014, les délégations du Saint-Siège et de la Chine se sont réunies au moins six fois pour trouver des solutions à la situation complexe et « anormale » de l’Eglise en Chine. Rien n’a filtré officiellement de ces pourparlers, mais il semble que l’essentiel des discussions a porté sur la question de la nomination des évêques. Beaucoup d’autres situations « anormales » doivent être aussi réglées pour pouvoir parler d’une véritable « normalisation ». On peut citer ici la situation des quelques évêques en prison, celles des évêques illégitimes (i.e. consacrés sans l’accord du pape), la place de l’Association patriotique et des autres instances voulues par le gouvernement pour contrôler l’Eglise, la composition de la Conférence épiscopale, la carte des diocèses, la reconnaissance légale des communautés clandestines, etc. Tout autant de dossiers épineux qui ne peuvent être résolus à la va-vite.
Quels sont les objectifs poursuivis par Rome ?
L’objectif du Saint-Siège est de faciliter la vie normale de l’Eglise en Chine et, depuis près de vingt ans, plusieurs tentatives de dialogue ont été poursuivies mais elles n’ont pas abouti. Les déclarations récentes du cardinal Parolin, secrétaire d’Etat, laissent entendre que les négociations en cours sont plus prometteuses. Le 27 août dernier, il déclarait : « Les nouvelles et bonnes relations que nous souhaitons établir avec la Chine – y compris des relations diplomatiques, si Dieu le veut ! – ne sont pas une fin en soi ou un désir de parvenir à qui sait quel succès ‘mondain’, mais elles sont pensées et poursuivies uniquement dans la mesure où elles sont ‘utiles’, je le répète, au bien des catholiques chinois, au bien de tout le peuple chinois et à l’harmonie de la société tout entière, en faveur de la paix mondiale. » Il précisait que l’objectif primordial de ces négociations était la communion au sein de l’Eglise et la réconciliation entre les communautés clandestines et officielles : « Ce que souhaite le Saint-Siège, c’est de voir, dans un avenir qui ne soit pas lointain, ces deux communautés se réconcilier, s’accueillir mutuellement, donner et recevoir la miséricorde en vue d’une annonce commune de l’Evangile qui soit véritablement crédible. » Cet objectif, que l’on pourrait qualifier de pastoral, se concrétise autour du choix et de la nomination d’évêques ayant les aptitudes requises pour être les pasteurs de cette Eglise locale.
Du côté chinois, on constate, sous la présidence de Xi Jinping, un durcissement généralisé du régime vis-à-vis de la société civile, et notamment des religions. Comment expliquer que Pékin semble souhaiter un accord avec le Saint-Siège ?
Il est très difficile de connaître les véritables motivations du gouvernement de Pékin et de prévoir l’issue des négociations, comme nous l’enseigne l’histoire récente. Par exemple, en 1999, l’espoir était au beau fixe tant à Rome que sur le terrain en Chine, mais les ordinations illégitimes de cinq évêques le 6 janvier 2000 ont totalement bloqué les négociations en cours. Une explication assez plausible est qu’à l’époque, le ministère des Affaires étrangères voulait obtenir un accord diplomatique, mais que les responsables des Affaires religieuses ne souhaitaient pas perdre le contrôle de l’Eglise. Une interprétation plus machiavélique suggère que le gouvernement chinois n’avait pas l’intention de parvenir à un accord avec le Saint-Siège, mais qu’il a profité des négociations en cours pour imposer plus de contrôle sur l’Eglise locale, en particulier sur la question du regroupement des diocèses. Cet enseignement de l’histoire appelle à la prudence pour bien comprendre ce qui se trame dans la complexité non transparente du gouvernement chinois.
Le 29 août, Hua Chunying, porte-parole du ministère chinois des Affaires étrangères, a commenté de la manière suivante les déclarations du cardinal Parolin : « La Chine a toujours la volonté sincère d’améliorer ses relations avec le Vatican et y a travaillé sans relâche. Les canaux de contact et de dialogue entre les deux parties sont ouverts et efficaces. Nous entendons travailler ensemble avec le Vatican dans le même sens selon les principes concernés et poursuivre le dialogue constructif pour faire avancer sans cesse le processus d’amélioration des relations entre les deux pays. »
Si ces déclarations du ministère des Affaires étrangères sont encourageantes, les faits sur le terrain le sont moins. On peut citer l’ordination dans le Yunnan de neuf nouveaux prêtres par Mgr Ma Yinglin, évêque illégitime, le 24 mai dernier ; la volte-face de Mgr Ma Daqin, évêque auxiliaire de Shanghai, avec une déclaration dithyrambique sur les bienfaits de l’Association patriotique ; la mise à l’écart de Mgr Shao Zhumin de la succession épiscopale du diocèse de Wenzhou ; la préparation de la IXe Assemblée nationale des représentants catholiques, qui doit « élire » les nouveaux responsables de la Conférence épiscopale officielle. En cette période de négociations, on imaginerait de la part de Pékin plus de signes positifs pour montrer sa « volonté sincère d’améliorer les relations avec le Vatican ».
D’autres arguments peuvent justifier le désir de Pékin d’arriver à un accord avec le Saint-Siège. D’abord la figure du pape François. Son élection la veille de celle du président chinois, Xi Jinping ; ses mains tendues vers la Chine ; ses positions sur la scène internationale (en particulier dans le dossier de Cuba) ; sa stature internationale (la visite du pape François aux Etats-Unis a bénéficié d’une couverture médiatique beaucoup plus importante que celle du président Xi quelques jours plus tard…). Tout cela donne une bonne image de François en Chine. La situation de l’Eglise en Chine peut aussi pousser Pékin à se rapprocher du Saint-Siège. Les structures officielles mises en place par le gouvernement ne bénéficient pas du soutien de la plupart des catholiques, les évêques illégitimes, voire excommuniés, mis aux commandes de l’ensemble n’ont aucune crédibilité, à commencer par le diocèse dans lequel ils sévissent. On peut se demander si Pékin ne souhaite pas utiliser le Saint-Siège pour affermir son contrôle sur l’ensemble des communautés catholiques, officielles comme clandestines. En termes de politique internationale, on peut aussi envisager que Pékin souhaite inclure une amélioration des relations avec le Vatican dans sa stratégie de soft power afin d’amadouer l’opinion publique internationale. Mais à l’heure où les indices des droits de l’homme en Chine, y compris des libertés religieuses, sont dans le rouge, est-ce que le Saint-Siège ne risque pas de donner l’impression de cautionner un tel régime ?
Dans de telles conditions, quelles peuvent être les bases d’un tel accord ? Qu’est-ce qui est négociable, qu’est-ce qui ne l’est pas ?
« Négocier avec le tigre sa peau » : ce proverbe chinois rappelle qu’il est dangereux et voué à l’échec de négocier avec son adversaire sur des domaines qu’il ne peut pas abandonner. Le gouvernement chinois et le Saint-Siège ont de part et d’autres des principes non négociables qu’il est important de rappeler.
La politique religieuse de la Chine concerne l’ensemble des cinq religions reconnues par le gouvernement (bouddhisme, taoïsme, islam, catholicisme, protestantisme), et elle ne peut pas accorder à une religion des privilèges auxquelles les autres n’auraient pas droit. Cette politique religieuse est fondée sur quelques principes sans cesse rappelés et qui sont désormais inscrits dans la nouvelle loi sur la Sécurité nationale promulguée le 1er juillet 2015. L’article 27 (alinéa 84) concernant les religions, stipule : « Selon la loi, le pays protège la liberté de croire des citoyens et la participation aux activités religieuses normales. Il maintient le principe de l’indépendance et de l’autonomie de gouvernement des religions. » En avril dernier, lors d’une réunion au sommet sur la politique religieuse du Parti, le président Xi a promis de maintenir ce principe général d’indépendance des religions et a rappelé que l’œuvre de sinisation des religions devait être poursuivie afin que le pays soit préservé de toute « infiltration venue de l’étranger ». La « sinisation » chère à Xi Jinping n’a rien à voir avec la notion théologique d’inculturation de la foi : il s’agit bel et bien d’une adhésion des religions à la politique du Parti communiste, pour en faire des religions « à caractéristiques chinoises ». Voilà ce qui est non-négociable du côté de la Chine.
Du côté de l’Eglise, la foi en l’Eglise une, sainte, catholique et apostolique est inscrite dans le Credo, et la dimension apostolique de l’Eglise se construit sur la figure des évêques, en communion avec le successeur de Pierre. Ainsi, comme le rappelait Benoit XVI dans sa Lettre aux catholiques de Chine de 2007 : « Considérant ‘le dessein originel de Jésus’, il apparaît évident que la prétention de certains organismes, voulus par l’Etat et étrangers à la structure de l’Eglise, de se placer au-dessus des Evêques eux-mêmes et de guider la vie de la communauté ecclésiale ne correspond pas à la doctrine catholique. La finalité déclarée desdits organismes de mettre en œuvre « les principes d’indépendance et d’autonomie, d’autogestion et d’administration démocratique de l’Eglise » est inconciliable avec la doctrine catholique. » (point 7). Ainsi ce qui est non négociable pour l’Eglise recouvre de manière opposée ce qui est non négociable pour Pékin ; c’est ce qui rend les pourparlers bien difficiles.
Une fois qu’est défini clairement ce qui n’est pas négociable pour chacune des parties en présence, on peut envisager ce qui peut être négocié. Le cardinal Parolin rappelait une récente homélie du pape François à Sainte-Marthe, le 9 juin 2016, qui disait : « Il faut vivre ‘la toute petite sainteté de la négociation’, c’est-à-dire le ‘sain réalisme’ que l’Eglise nous enseigne : il s’agit donc de refuser la logique du ‘tout ou rien’ et d’emprunter la voie du ‘possible’ pour se réconcilier avec les autres. » Il semble que, lors des dernières rencontres entre les délégations de Pékin et du Vatican, ont justement été discutés les cas précis d’évêques pour lesquels les deux parties ont cherché des solutions acceptables pour tous, afin de permettre ainsi aux négociateurs de réaliser de réelles avancées sur des dossiers concrets, sans avoir à « négocier sa peau avec le tigre ». Cela se traduirait précisément par un pardon pour les huit évêques illégitimes, ce qui est considéré par le Saint-Siège comme un geste symbolique fort envers la Chine lors de cette année de la Miséricorde.
Pouvez-vous nous expliquer la situation de ces évêques illégitimes ?
Ces huit évêques sont illégitimes car ordonnés sans l’accord du Saint Père. Ces ordinations épiscopales sans mandat pontifical « rompent la communion avec le pontife romain et violent de manière grave la discipline ecclésiastique » (Déclaration du Conseil pontifical pour les textes législatifs du 6 juin 2011, précisant la juste application du canon 1382). Depuis 2011, pour tous les nouveaux cas d’ordination épiscopale sans mandat pontifical, le Saint-Siège a déclaré l’excommunication « latae sententiae » (i.e. automatiquement encourue par l’acte posé). Ainsi pour les trois derniers évêques illégitimes, l’excommunication a été déclarée. Comme le rappelait à l’époque le P. Lombardi, directeur de la salle de presse du Saint-Siège, « la finalité de ces peines est toujours de conduire au repentir et à la réconciliation. Une personne qui se repent sincèrement a le droit d’être absoute, même d’une excommunication ». L’Eglise dans sa miséricorde se doit d’accueillir les fils prodigues qui font l’effort de revenir à la maison du père. Mais comme le rappelait Mgr Wei Jingyi, évêque « clandestin » de Qiqihar, dans une récente interview à Vatican Insider, il faut que celui qui quitte les cochons et sa vie misérable, n’y retourne pas aussi vite après avoir été pardonné. De même, on peut ajouter qu’il faut que ce fils ait vraiment quitté ses cochons pour qu’il y ait conversion et accueil possible par le père. Il est encore plus inimaginable que le fils en question réclame de son père d’approuver sa vie dissolue et de lui donner sa bénédiction.
Si le Saint Père accueille le repentir de ces huit évêques illégitimes et juge opportun de les absoudre, feront-ils une déclaration publique de leur repentir comme dans la parabole du fils prodigue, mais aussi comme dans le cas des précédents évêques illégitimes pardonnés ? Et que deviendront-ils ensuite ? Pour les Chinois, que l’on sait pragmatiques et habitués à la dichotomie entre la légalité et la réalité, un tel pardon sera facilement compris comme un « retour à la normale ». Mais pour ces évêques, être pardonnés est une grâce pour leur vie spirituelle, mais cela ne veut pas dire pour autant qu’ils obtiennent automatiquement juridiction sur les diocèses que le gouvernement leur avait confiés, d’autant que chacun de ces huit cas est particulier. Mgr Tu Shihua, ordonné illicitement en 1958 est officiellement évêque de Puqi (Hubei) ; il a désormais 97 ans et réside en permanence à Pékin. Il peut être facilement considéré comme étant à la retraite. Pour deux évêques, il est de notoriété publique qu’ils ont femmes et enfants : ils sont donc dans l’incapacité d’exercer le ministère épiscopal. Pour deux autres encore, il y a déjà un évêque titulaire pour les diocèses en question : il n’est pas envisageable de destituer ces derniers pour y mettre les évêques « nouvellement pardonnés » ; une solution serait de nommer ces derniers dans un autre diocèse vacant. Pour les trois autres cas, la nomination des évêques concernés ne devrait pas poser trop de problèmes canoniques (à condition qu’ils aient les aptitudes requises sur le plan moral). Il semble que l’un d’entre eux ait des velléités de démissionner, n’ayant plus aucune autorité au sein de l’Eglise locale.
Certains au sein de l’Eglise universelle (c’est le cas du cardinal Zen à Hongkong, par exemple), mettent en garde contre le risque de conclure maintenant un accord avec Pékin. D’autres, dont le milieu des vaticanistes romains se fait l’écho, insistent sur les bienfaits potentiels d’un tel accord. Y a-t-il des tensions au sein de l’Eglise ? Comment un tel éventuel accord peut-il être reçu par l’Eglise qui en Chine, notamment par sa partie « clandestine » ?
Depuis les années 1950, beaucoup de chrétiens (aussi bien dans le clergé que parmi les fidèles) ont souffert des persécutions directes ou indirectes du gouvernement. Les divisions sont souvent profondes et le manque de confiance dans le gouvernement très généralisé. Il n’est donc pas facile de faire croire à tous ces chrétiens chinois que le gouvernement chinois est sincère dans sa volonté de passer un accord avec le Saint-Siège. Le temps prouvera qui des optimistes ou des pessimistes a raison.
Comme le rappelaient aussi bien le cardinal Tong Hon dans son long article du 31 juillet dernier sur « la Communion de l’Eglise en Chine avec l’Eglise universelle », que Mgr Wei Jingyi dans l’interview accordée à Vatican Insider fin août, le pape François, « en tant que protecteur de l’unité et de la communion de l’Eglise universelle », n’acceptera pas un texte qui nuirait à l’intégrité de la foi ou à la communion de l’Eglise. Le cardinal Parolin a aussi rappelé que l’objectif d’un tel accord était « de trouver des solutions réalistes pour le bien de tous ». Mais dans la plupart des réactions en provenance de Chine, qui ont suivi l’article du cardinal Tong, le ton était beaucoup moins optimiste, les catholiques chinois craignant que le Saint-Siège se laisse « volontairement prendre à l’hameçon » (proverbe chinois correspondant à « mettre sa tête sur le billot »).
Quelles sont les conditions pour qu’un éventuel accord puisse aboutir et porter des fruits ?
Compte-tenu de la complexité de la situation, des précédents échecs des négociations, de la difficulté pour les Occidentaux en charge du dossier au Vatican (le seul responsable chinois, Mgr Savio Hon Tai-fai, a été transféré, le 6 juin dernier, sur l’île de Guam comme administrateur apostolique) de comprendre la mentalité chinoise et les subtilités du régime communiste…, il est essentiel de consulter très largement afin d’envisager toutes les hypothèses possibles. Des responsables de l’Eglise en Chine sont les plus à même de porter un tel discernement, mais il n’est pas sûr que, du côté de Rome comme de Pékin, ils aient été consultés. De son côté, le cardinal Zen se plaint que les canaux habituels de dialogue ont été fermés (par exemple la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine n’a plus été réunie depuis l’élection du pape François). Il faut espérer que d’autres ont été ouverts. Le dialogue avec les autorités chinoises que recherche ardemment le Saint-Siège doit être favorisé avec la même ardeur au sein des différents cercles de l’Eglise en Chine.
Une visite du pape François en Chine vous paraît-elle envisageable ?
Comme il l’a rappelé dans l’avion qui le ramenait de Mexico, le 18 janvier dernier, le pape en rêve : « Aller en Chine, aller là-bas… cela me plairait tellement ! » et tout le monde le sait, y compris le gouvernement chinois, qui peut en jouer. Si tous les catholiques chinois rêvent d’accueillir le pape sur le sol de Chine, ils sont bien conscients que cela ne peut pas se faire à n’importe quel prix. Même si François nous a habitué à des surprises qui bousculaient des situations très compliquées, il y a encore beaucoup de questions difficiles à résoudre avant que le Saint Père puisse se rendre en Chine. Les récentes interventions fortement médiatisées de hauts dignitaires de l’Eglise (aussi bien le cardinal Parolin que le cardinal Tong) et l’échéance de la fin de l’année de la Miséricorde au cours de laquelle le Saint-Siège voudrait poser un geste symboliquement fort en faveur de la Chine, laissent supposer à l’aboutissement prochain d’un accord au moins partiel entre le Vatican et la Chine. Reste à voir quel en sera le contenu et les résultats. D’autres étapes suivront peut-être qui permettront au pape de se rendre en Chine.
Un test intéressant pour vérifier la bonne volonté des autorités chinoises sera de voir comment elles vont régler le cas de la succession du diocèse de Wenzhou (Zhejiang) et si elles vont convoquer la IXe Assemblée nationale des représentants catholiques.
En 2007, afin de favoriser l’unité entre les communautés « officielle » et « clandestine », Rome avait nommé évêque de Wenzhou Mgr Zhu Weifang, avec comme évêque coadjuteur le jeune Mgr Shao Zhumin. Mgr Zhu était issu de la communauté officielle et Mgr Shao de la communauté clandestine. Il était entendu qu’au décès de Mgr Zhu, Mgr Shao prendrait la tête de l’ensemble du diocèse de Wenzhou. Pendant toutes ces années, les deux communautés se sont de fait fortement rapprochées. Le 7 septembre dernier, Mgr Zhu est décédé à l’âge de 89 ans, Mgr Shao est donc devenu automatiquement le nouvel évêque titulaire de Wenzhou. Mais non seulement le gouvernement a emmené en voyage forcé Mgr Shao et quelques-uns de ses proches collaborateurs, mais les prêtres de la communauté clandestine n’ont pas été autorisés à participer aux obsèques de Mgr Zhu, le 13 septembre. Depuis, Mgr Shao est à nouveau libre, mais il n’est pas encore rentré dans son diocèse et le gouvernement a nommé un prêtre officiel, le P. Ma Xianshi, à la tête du diocèse de Wenzhou. On semble donc loin de la réconciliation espérée par le Saint Père, et présentée par le cardinal Parolin comme l’objectif fondamental des négociations en cours.
La convocation de la IXe Assemblée nationale des représentants catholiques est pressentie pour la fin de l’année 2016. En 2010, lors de la convocation de la VIIIe Assemblée, le Saint-Siège avait protesté « avec une profonde douleur » et condamné un « acte inacceptable et hostile » imposé à de nombreux évêques et prêtres contre leur conscience. Dans le climat actuel de négociations avec le Saint-Siège, Pékin va-t-il convoquer cette assemblée comme les bruits qui remontent du terrain le laissent entendre ? Le Saint-Siège va-t-il protester avec la même véhémence qu’en 2010 contre une telle assemblée et les principes d’indépendance et d’autonomie qu’elle véhicule ? Les prochaines semaines le diront.
(Source: Eglises d'Asie, le 20 septembre 2016 )
Eglises d’Asie : Des pourparlers ont lieu entre Pékin et Rome. Ils pourraient déboucher sur une normalisation de la situation de l’Eglise catholique qui est en Chine. Que recouvre cette notion de « normalisation » ?
P. Bruno Lepeu : On est encore loin de l’établissement de relations diplomatiques entre la Chine et le Vatican. Si le Saint-Siège attend ce moment avec impatience, la Chine ne se montre pas pressée comme le rappelle un article du Global Times (quotidien considéré comme reflétant la ligne du Parti) du 29 août 2016 : « La Chine n’est pas tellement impatiente d’établir des relations formelles avec le Vatican, parce que ce n’est pas une question urgente qui pourrait porter préjudice au statut international du pays si elle n’est pas résolue immédiatement. »
Depuis juin 2014, les délégations du Saint-Siège et de la Chine se sont réunies au moins six fois pour trouver des solutions à la situation complexe et « anormale » de l’Eglise en Chine. Rien n’a filtré officiellement de ces pourparlers, mais il semble que l’essentiel des discussions a porté sur la question de la nomination des évêques. Beaucoup d’autres situations « anormales » doivent être aussi réglées pour pouvoir parler d’une véritable « normalisation ». On peut citer ici la situation des quelques évêques en prison, celles des évêques illégitimes (i.e. consacrés sans l’accord du pape), la place de l’Association patriotique et des autres instances voulues par le gouvernement pour contrôler l’Eglise, la composition de la Conférence épiscopale, la carte des diocèses, la reconnaissance légale des communautés clandestines, etc. Tout autant de dossiers épineux qui ne peuvent être résolus à la va-vite.
Quels sont les objectifs poursuivis par Rome ?
L’objectif du Saint-Siège est de faciliter la vie normale de l’Eglise en Chine et, depuis près de vingt ans, plusieurs tentatives de dialogue ont été poursuivies mais elles n’ont pas abouti. Les déclarations récentes du cardinal Parolin, secrétaire d’Etat, laissent entendre que les négociations en cours sont plus prometteuses. Le 27 août dernier, il déclarait : « Les nouvelles et bonnes relations que nous souhaitons établir avec la Chine – y compris des relations diplomatiques, si Dieu le veut ! – ne sont pas une fin en soi ou un désir de parvenir à qui sait quel succès ‘mondain’, mais elles sont pensées et poursuivies uniquement dans la mesure où elles sont ‘utiles’, je le répète, au bien des catholiques chinois, au bien de tout le peuple chinois et à l’harmonie de la société tout entière, en faveur de la paix mondiale. » Il précisait que l’objectif primordial de ces négociations était la communion au sein de l’Eglise et la réconciliation entre les communautés clandestines et officielles : « Ce que souhaite le Saint-Siège, c’est de voir, dans un avenir qui ne soit pas lointain, ces deux communautés se réconcilier, s’accueillir mutuellement, donner et recevoir la miséricorde en vue d’une annonce commune de l’Evangile qui soit véritablement crédible. » Cet objectif, que l’on pourrait qualifier de pastoral, se concrétise autour du choix et de la nomination d’évêques ayant les aptitudes requises pour être les pasteurs de cette Eglise locale.
Du côté chinois, on constate, sous la présidence de Xi Jinping, un durcissement généralisé du régime vis-à-vis de la société civile, et notamment des religions. Comment expliquer que Pékin semble souhaiter un accord avec le Saint-Siège ?
Il est très difficile de connaître les véritables motivations du gouvernement de Pékin et de prévoir l’issue des négociations, comme nous l’enseigne l’histoire récente. Par exemple, en 1999, l’espoir était au beau fixe tant à Rome que sur le terrain en Chine, mais les ordinations illégitimes de cinq évêques le 6 janvier 2000 ont totalement bloqué les négociations en cours. Une explication assez plausible est qu’à l’époque, le ministère des Affaires étrangères voulait obtenir un accord diplomatique, mais que les responsables des Affaires religieuses ne souhaitaient pas perdre le contrôle de l’Eglise. Une interprétation plus machiavélique suggère que le gouvernement chinois n’avait pas l’intention de parvenir à un accord avec le Saint-Siège, mais qu’il a profité des négociations en cours pour imposer plus de contrôle sur l’Eglise locale, en particulier sur la question du regroupement des diocèses. Cet enseignement de l’histoire appelle à la prudence pour bien comprendre ce qui se trame dans la complexité non transparente du gouvernement chinois.
Le 29 août, Hua Chunying, porte-parole du ministère chinois des Affaires étrangères, a commenté de la manière suivante les déclarations du cardinal Parolin : « La Chine a toujours la volonté sincère d’améliorer ses relations avec le Vatican et y a travaillé sans relâche. Les canaux de contact et de dialogue entre les deux parties sont ouverts et efficaces. Nous entendons travailler ensemble avec le Vatican dans le même sens selon les principes concernés et poursuivre le dialogue constructif pour faire avancer sans cesse le processus d’amélioration des relations entre les deux pays. »
Si ces déclarations du ministère des Affaires étrangères sont encourageantes, les faits sur le terrain le sont moins. On peut citer l’ordination dans le Yunnan de neuf nouveaux prêtres par Mgr Ma Yinglin, évêque illégitime, le 24 mai dernier ; la volte-face de Mgr Ma Daqin, évêque auxiliaire de Shanghai, avec une déclaration dithyrambique sur les bienfaits de l’Association patriotique ; la mise à l’écart de Mgr Shao Zhumin de la succession épiscopale du diocèse de Wenzhou ; la préparation de la IXe Assemblée nationale des représentants catholiques, qui doit « élire » les nouveaux responsables de la Conférence épiscopale officielle. En cette période de négociations, on imaginerait de la part de Pékin plus de signes positifs pour montrer sa « volonté sincère d’améliorer les relations avec le Vatican ».
D’autres arguments peuvent justifier le désir de Pékin d’arriver à un accord avec le Saint-Siège. D’abord la figure du pape François. Son élection la veille de celle du président chinois, Xi Jinping ; ses mains tendues vers la Chine ; ses positions sur la scène internationale (en particulier dans le dossier de Cuba) ; sa stature internationale (la visite du pape François aux Etats-Unis a bénéficié d’une couverture médiatique beaucoup plus importante que celle du président Xi quelques jours plus tard…). Tout cela donne une bonne image de François en Chine. La situation de l’Eglise en Chine peut aussi pousser Pékin à se rapprocher du Saint-Siège. Les structures officielles mises en place par le gouvernement ne bénéficient pas du soutien de la plupart des catholiques, les évêques illégitimes, voire excommuniés, mis aux commandes de l’ensemble n’ont aucune crédibilité, à commencer par le diocèse dans lequel ils sévissent. On peut se demander si Pékin ne souhaite pas utiliser le Saint-Siège pour affermir son contrôle sur l’ensemble des communautés catholiques, officielles comme clandestines. En termes de politique internationale, on peut aussi envisager que Pékin souhaite inclure une amélioration des relations avec le Vatican dans sa stratégie de soft power afin d’amadouer l’opinion publique internationale. Mais à l’heure où les indices des droits de l’homme en Chine, y compris des libertés religieuses, sont dans le rouge, est-ce que le Saint-Siège ne risque pas de donner l’impression de cautionner un tel régime ?
Dans de telles conditions, quelles peuvent être les bases d’un tel accord ? Qu’est-ce qui est négociable, qu’est-ce qui ne l’est pas ?
« Négocier avec le tigre sa peau » : ce proverbe chinois rappelle qu’il est dangereux et voué à l’échec de négocier avec son adversaire sur des domaines qu’il ne peut pas abandonner. Le gouvernement chinois et le Saint-Siège ont de part et d’autres des principes non négociables qu’il est important de rappeler.
La politique religieuse de la Chine concerne l’ensemble des cinq religions reconnues par le gouvernement (bouddhisme, taoïsme, islam, catholicisme, protestantisme), et elle ne peut pas accorder à une religion des privilèges auxquelles les autres n’auraient pas droit. Cette politique religieuse est fondée sur quelques principes sans cesse rappelés et qui sont désormais inscrits dans la nouvelle loi sur la Sécurité nationale promulguée le 1er juillet 2015. L’article 27 (alinéa 84) concernant les religions, stipule : « Selon la loi, le pays protège la liberté de croire des citoyens et la participation aux activités religieuses normales. Il maintient le principe de l’indépendance et de l’autonomie de gouvernement des religions. » En avril dernier, lors d’une réunion au sommet sur la politique religieuse du Parti, le président Xi a promis de maintenir ce principe général d’indépendance des religions et a rappelé que l’œuvre de sinisation des religions devait être poursuivie afin que le pays soit préservé de toute « infiltration venue de l’étranger ». La « sinisation » chère à Xi Jinping n’a rien à voir avec la notion théologique d’inculturation de la foi : il s’agit bel et bien d’une adhésion des religions à la politique du Parti communiste, pour en faire des religions « à caractéristiques chinoises ». Voilà ce qui est non-négociable du côté de la Chine.
Du côté de l’Eglise, la foi en l’Eglise une, sainte, catholique et apostolique est inscrite dans le Credo, et la dimension apostolique de l’Eglise se construit sur la figure des évêques, en communion avec le successeur de Pierre. Ainsi, comme le rappelait Benoit XVI dans sa Lettre aux catholiques de Chine de 2007 : « Considérant ‘le dessein originel de Jésus’, il apparaît évident que la prétention de certains organismes, voulus par l’Etat et étrangers à la structure de l’Eglise, de se placer au-dessus des Evêques eux-mêmes et de guider la vie de la communauté ecclésiale ne correspond pas à la doctrine catholique. La finalité déclarée desdits organismes de mettre en œuvre « les principes d’indépendance et d’autonomie, d’autogestion et d’administration démocratique de l’Eglise » est inconciliable avec la doctrine catholique. » (point 7). Ainsi ce qui est non négociable pour l’Eglise recouvre de manière opposée ce qui est non négociable pour Pékin ; c’est ce qui rend les pourparlers bien difficiles.
Une fois qu’est défini clairement ce qui n’est pas négociable pour chacune des parties en présence, on peut envisager ce qui peut être négocié. Le cardinal Parolin rappelait une récente homélie du pape François à Sainte-Marthe, le 9 juin 2016, qui disait : « Il faut vivre ‘la toute petite sainteté de la négociation’, c’est-à-dire le ‘sain réalisme’ que l’Eglise nous enseigne : il s’agit donc de refuser la logique du ‘tout ou rien’ et d’emprunter la voie du ‘possible’ pour se réconcilier avec les autres. » Il semble que, lors des dernières rencontres entre les délégations de Pékin et du Vatican, ont justement été discutés les cas précis d’évêques pour lesquels les deux parties ont cherché des solutions acceptables pour tous, afin de permettre ainsi aux négociateurs de réaliser de réelles avancées sur des dossiers concrets, sans avoir à « négocier sa peau avec le tigre ». Cela se traduirait précisément par un pardon pour les huit évêques illégitimes, ce qui est considéré par le Saint-Siège comme un geste symbolique fort envers la Chine lors de cette année de la Miséricorde.
Pouvez-vous nous expliquer la situation de ces évêques illégitimes ?
Ces huit évêques sont illégitimes car ordonnés sans l’accord du Saint Père. Ces ordinations épiscopales sans mandat pontifical « rompent la communion avec le pontife romain et violent de manière grave la discipline ecclésiastique » (Déclaration du Conseil pontifical pour les textes législatifs du 6 juin 2011, précisant la juste application du canon 1382). Depuis 2011, pour tous les nouveaux cas d’ordination épiscopale sans mandat pontifical, le Saint-Siège a déclaré l’excommunication « latae sententiae » (i.e. automatiquement encourue par l’acte posé). Ainsi pour les trois derniers évêques illégitimes, l’excommunication a été déclarée. Comme le rappelait à l’époque le P. Lombardi, directeur de la salle de presse du Saint-Siège, « la finalité de ces peines est toujours de conduire au repentir et à la réconciliation. Une personne qui se repent sincèrement a le droit d’être absoute, même d’une excommunication ». L’Eglise dans sa miséricorde se doit d’accueillir les fils prodigues qui font l’effort de revenir à la maison du père. Mais comme le rappelait Mgr Wei Jingyi, évêque « clandestin » de Qiqihar, dans une récente interview à Vatican Insider, il faut que celui qui quitte les cochons et sa vie misérable, n’y retourne pas aussi vite après avoir été pardonné. De même, on peut ajouter qu’il faut que ce fils ait vraiment quitté ses cochons pour qu’il y ait conversion et accueil possible par le père. Il est encore plus inimaginable que le fils en question réclame de son père d’approuver sa vie dissolue et de lui donner sa bénédiction.
Si le Saint Père accueille le repentir de ces huit évêques illégitimes et juge opportun de les absoudre, feront-ils une déclaration publique de leur repentir comme dans la parabole du fils prodigue, mais aussi comme dans le cas des précédents évêques illégitimes pardonnés ? Et que deviendront-ils ensuite ? Pour les Chinois, que l’on sait pragmatiques et habitués à la dichotomie entre la légalité et la réalité, un tel pardon sera facilement compris comme un « retour à la normale ». Mais pour ces évêques, être pardonnés est une grâce pour leur vie spirituelle, mais cela ne veut pas dire pour autant qu’ils obtiennent automatiquement juridiction sur les diocèses que le gouvernement leur avait confiés, d’autant que chacun de ces huit cas est particulier. Mgr Tu Shihua, ordonné illicitement en 1958 est officiellement évêque de Puqi (Hubei) ; il a désormais 97 ans et réside en permanence à Pékin. Il peut être facilement considéré comme étant à la retraite. Pour deux évêques, il est de notoriété publique qu’ils ont femmes et enfants : ils sont donc dans l’incapacité d’exercer le ministère épiscopal. Pour deux autres encore, il y a déjà un évêque titulaire pour les diocèses en question : il n’est pas envisageable de destituer ces derniers pour y mettre les évêques « nouvellement pardonnés » ; une solution serait de nommer ces derniers dans un autre diocèse vacant. Pour les trois autres cas, la nomination des évêques concernés ne devrait pas poser trop de problèmes canoniques (à condition qu’ils aient les aptitudes requises sur le plan moral). Il semble que l’un d’entre eux ait des velléités de démissionner, n’ayant plus aucune autorité au sein de l’Eglise locale.
Certains au sein de l’Eglise universelle (c’est le cas du cardinal Zen à Hongkong, par exemple), mettent en garde contre le risque de conclure maintenant un accord avec Pékin. D’autres, dont le milieu des vaticanistes romains se fait l’écho, insistent sur les bienfaits potentiels d’un tel accord. Y a-t-il des tensions au sein de l’Eglise ? Comment un tel éventuel accord peut-il être reçu par l’Eglise qui en Chine, notamment par sa partie « clandestine » ?
Depuis les années 1950, beaucoup de chrétiens (aussi bien dans le clergé que parmi les fidèles) ont souffert des persécutions directes ou indirectes du gouvernement. Les divisions sont souvent profondes et le manque de confiance dans le gouvernement très généralisé. Il n’est donc pas facile de faire croire à tous ces chrétiens chinois que le gouvernement chinois est sincère dans sa volonté de passer un accord avec le Saint-Siège. Le temps prouvera qui des optimistes ou des pessimistes a raison.
Comme le rappelaient aussi bien le cardinal Tong Hon dans son long article du 31 juillet dernier sur « la Communion de l’Eglise en Chine avec l’Eglise universelle », que Mgr Wei Jingyi dans l’interview accordée à Vatican Insider fin août, le pape François, « en tant que protecteur de l’unité et de la communion de l’Eglise universelle », n’acceptera pas un texte qui nuirait à l’intégrité de la foi ou à la communion de l’Eglise. Le cardinal Parolin a aussi rappelé que l’objectif d’un tel accord était « de trouver des solutions réalistes pour le bien de tous ». Mais dans la plupart des réactions en provenance de Chine, qui ont suivi l’article du cardinal Tong, le ton était beaucoup moins optimiste, les catholiques chinois craignant que le Saint-Siège se laisse « volontairement prendre à l’hameçon » (proverbe chinois correspondant à « mettre sa tête sur le billot »).
Quelles sont les conditions pour qu’un éventuel accord puisse aboutir et porter des fruits ?
Compte-tenu de la complexité de la situation, des précédents échecs des négociations, de la difficulté pour les Occidentaux en charge du dossier au Vatican (le seul responsable chinois, Mgr Savio Hon Tai-fai, a été transféré, le 6 juin dernier, sur l’île de Guam comme administrateur apostolique) de comprendre la mentalité chinoise et les subtilités du régime communiste…, il est essentiel de consulter très largement afin d’envisager toutes les hypothèses possibles. Des responsables de l’Eglise en Chine sont les plus à même de porter un tel discernement, mais il n’est pas sûr que, du côté de Rome comme de Pékin, ils aient été consultés. De son côté, le cardinal Zen se plaint que les canaux habituels de dialogue ont été fermés (par exemple la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine n’a plus été réunie depuis l’élection du pape François). Il faut espérer que d’autres ont été ouverts. Le dialogue avec les autorités chinoises que recherche ardemment le Saint-Siège doit être favorisé avec la même ardeur au sein des différents cercles de l’Eglise en Chine.
Une visite du pape François en Chine vous paraît-elle envisageable ?
Comme il l’a rappelé dans l’avion qui le ramenait de Mexico, le 18 janvier dernier, le pape en rêve : « Aller en Chine, aller là-bas… cela me plairait tellement ! » et tout le monde le sait, y compris le gouvernement chinois, qui peut en jouer. Si tous les catholiques chinois rêvent d’accueillir le pape sur le sol de Chine, ils sont bien conscients que cela ne peut pas se faire à n’importe quel prix. Même si François nous a habitué à des surprises qui bousculaient des situations très compliquées, il y a encore beaucoup de questions difficiles à résoudre avant que le Saint Père puisse se rendre en Chine. Les récentes interventions fortement médiatisées de hauts dignitaires de l’Eglise (aussi bien le cardinal Parolin que le cardinal Tong) et l’échéance de la fin de l’année de la Miséricorde au cours de laquelle le Saint-Siège voudrait poser un geste symboliquement fort en faveur de la Chine, laissent supposer à l’aboutissement prochain d’un accord au moins partiel entre le Vatican et la Chine. Reste à voir quel en sera le contenu et les résultats. D’autres étapes suivront peut-être qui permettront au pape de se rendre en Chine.
Un test intéressant pour vérifier la bonne volonté des autorités chinoises sera de voir comment elles vont régler le cas de la succession du diocèse de Wenzhou (Zhejiang) et si elles vont convoquer la IXe Assemblée nationale des représentants catholiques.
En 2007, afin de favoriser l’unité entre les communautés « officielle » et « clandestine », Rome avait nommé évêque de Wenzhou Mgr Zhu Weifang, avec comme évêque coadjuteur le jeune Mgr Shao Zhumin. Mgr Zhu était issu de la communauté officielle et Mgr Shao de la communauté clandestine. Il était entendu qu’au décès de Mgr Zhu, Mgr Shao prendrait la tête de l’ensemble du diocèse de Wenzhou. Pendant toutes ces années, les deux communautés se sont de fait fortement rapprochées. Le 7 septembre dernier, Mgr Zhu est décédé à l’âge de 89 ans, Mgr Shao est donc devenu automatiquement le nouvel évêque titulaire de Wenzhou. Mais non seulement le gouvernement a emmené en voyage forcé Mgr Shao et quelques-uns de ses proches collaborateurs, mais les prêtres de la communauté clandestine n’ont pas été autorisés à participer aux obsèques de Mgr Zhu, le 13 septembre. Depuis, Mgr Shao est à nouveau libre, mais il n’est pas encore rentré dans son diocèse et le gouvernement a nommé un prêtre officiel, le P. Ma Xianshi, à la tête du diocèse de Wenzhou. On semble donc loin de la réconciliation espérée par le Saint Père, et présentée par le cardinal Parolin comme l’objectif fondamental des négociations en cours.
La convocation de la IXe Assemblée nationale des représentants catholiques est pressentie pour la fin de l’année 2016. En 2010, lors de la convocation de la VIIIe Assemblée, le Saint-Siège avait protesté « avec une profonde douleur » et condamné un « acte inacceptable et hostile » imposé à de nombreux évêques et prêtres contre leur conscience. Dans le climat actuel de négociations avec le Saint-Siège, Pékin va-t-il convoquer cette assemblée comme les bruits qui remontent du terrain le laissent entendre ? Le Saint-Siège va-t-il protester avec la même véhémence qu’en 2010 contre une telle assemblée et les principes d’indépendance et d’autonomie qu’elle véhicule ? Les prochaines semaines le diront.
(Source: Eglises d'Asie, le 20 septembre 2016 )
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia Đình Tận Hiến Đồng Công DFW-Houston mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Trần Trọng Long
07:14 20/09/2016
Xem hình ảnh
Thứ Bảy vừa qua, ngày 17 Tháng 9, năm 2016, trong tâm tình hiệp ý với Giáo Hội Hoàn vũ, đặc biệt với Dòng Đồng Công (Congregation of the Mother Co-Redemptrix), quí vị trong Gia Đình Tận Hiến Đồng Công vùng Dallas-Fort Worth, Arlington và Houston đã qui tụ nơi nguyện đường Tu viên và Trung Tâm Tĩnh Tâm Thánh Gia, 4057 Rendon Road, Fort Worth, Texas để mừng lễ Mẹ Sầu Bi, bổn mạng của Dòng Đồng Công. Được biết Gia Đình Tận Hiến Đồng Công được thành lập với mục đích giúp các gia đình tín hữu nên thánh qua việc tận hiến cho Đức Mẹ.
Hằng năm Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được kính nhớ ngay sau ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá. Giáo Hội có ý muốn nhắc nhở chúng ta khi suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu. Chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức Mẹ sầu bi đứng dưới chân cây thánh giá. Mẹ đã đứng bên cạnh Chúa Giesu và hiệp thông với cuộc khổ nạn của Ngài trong công trình cứu chuộc nhân loại. Bởi thế, Mẹ Maria đáng được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Chương trình mừng lễ gồm có:
1) Tường trình sinh hoạt vùng
2) Thánh lễ
3) Tiệc Mừng
Thánh lễ đồng tế có sự hiện diện của hai linh mục viện phó của tu viện là Cha Augustino M. Nguyễn Minh Hoàng, CMC. và Cha Gioan-Baotixita Đình Viết Luận, CMC. , cùng một số linh mục và tu sĩ trong vùng.
Sau Thánh lễ, mọi người chúc mừng ngày sinh nhật của Cha viện phó Đinh Viết Luận và vui vẻ dùng ẩm thực do các gia đình mang đến trong tình thân mật.
“Mẹ Đồng Công năm xưa cứu đời, xin mãi mãi che chở chúng con.”
Thứ Bảy vừa qua, ngày 17 Tháng 9, năm 2016, trong tâm tình hiệp ý với Giáo Hội Hoàn vũ, đặc biệt với Dòng Đồng Công (Congregation of the Mother Co-Redemptrix), quí vị trong Gia Đình Tận Hiến Đồng Công vùng Dallas-Fort Worth, Arlington và Houston đã qui tụ nơi nguyện đường Tu viên và Trung Tâm Tĩnh Tâm Thánh Gia, 4057 Rendon Road, Fort Worth, Texas để mừng lễ Mẹ Sầu Bi, bổn mạng của Dòng Đồng Công. Được biết Gia Đình Tận Hiến Đồng Công được thành lập với mục đích giúp các gia đình tín hữu nên thánh qua việc tận hiến cho Đức Mẹ.
Hằng năm Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được kính nhớ ngay sau ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá. Giáo Hội có ý muốn nhắc nhở chúng ta khi suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu. Chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức Mẹ sầu bi đứng dưới chân cây thánh giá. Mẹ đã đứng bên cạnh Chúa Giesu và hiệp thông với cuộc khổ nạn của Ngài trong công trình cứu chuộc nhân loại. Bởi thế, Mẹ Maria đáng được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Chương trình mừng lễ gồm có:
1) Tường trình sinh hoạt vùng
2) Thánh lễ
3) Tiệc Mừng
Thánh lễ đồng tế có sự hiện diện của hai linh mục viện phó của tu viện là Cha Augustino M. Nguyễn Minh Hoàng, CMC. và Cha Gioan-Baotixita Đình Viết Luận, CMC. , cùng một số linh mục và tu sĩ trong vùng.
Sau Thánh lễ, mọi người chúc mừng ngày sinh nhật của Cha viện phó Đinh Viết Luận và vui vẻ dùng ẩm thực do các gia đình mang đến trong tình thân mật.
“Mẹ Đồng Công năm xưa cứu đời, xin mãi mãi che chở chúng con.”
Học Viện Công Giáo Việt Nam khai giảng niên học 2016-2017
Ban Thư ký HVCGVN
08:35 20/09/2016
HỌC VIỆN Công Giáo VIỆT NAM: HẠT GIỐNG NẨY MẦM
Sáng ngày 14/9, với châm ngôn: “Thánh giá là tột đỉnh của sự khôn ngoan” (x. 1Cr 1, 17-25), Học viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN) chính thức khai giảng năm học mới 2016-2017 tại trụ sở văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), số 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM.
Đây là lễ khai giảng của Khóa Cao Học Thần học, thành phần tham dự là giáo sư và sinh viên cùng với một số nhỏ khách mời là Đấng Bản Quyền của các sinh viên.
Trước giờ khai mạc, lúc 8 giờ 30, tại Hội trường lầu 2 diễn ra cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các giáo sư và sinh viên. Linh mục giáo sư Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ đã cho biết rằng các sinh viên đang hiện diện là những linh mục và tu sĩ đã hoàn tất chương trình Triết học và Thần học tại các Đại chủng viện và các Học viện liên dòng (một số nhỏ đã có cử nhân thần học). Ngoài ra cũng có các nữ tu ghi danh nhưng họ còn thiếu một số môn học cần thiết theo yêu cầu của Học viện. Hy vọng trong tương lai Học viện sẽ có chương trình giúp các nữ tu bổ túc các các môn học này để họ có thể theo học tại trường.
Năm đầu tiên này được gọi là năm chuẩn bị, chú trọng đến sinh ngữ và cổ ngữ, là năm để sinh viên nhận văn bằng cử nhân với điều kiện vượt qua được kỳ thi cuối khóa (cho các sinh viên chưa có bằng cử nhân thần học). Sau khi nhận văn bằng cử nhân, các sinh viên sẽ vào chương trình học chuyên ngành.
Sau khi tốt nghiệp từ HVCGVN, những sinh viên này có thể tham gia giảng dạy tại các Đại Chủng viện. Ước mơ của Ban Giảng huấn là HVCGVN có thể cung cấp thêm giáo sư cho các Đại Chủng viện, và ước mong trong tương lai các sinh viên sẽ là những người có khả năng suy tư, đóng góp cho nền thần học tại Việt Nam cũng như trong khu vực Á Châu.
Linh mục giáo sư Louis Nguyễn Anh Tuấn cũng chia sẻ, “Trước tiên, việc mở Học viện Công Giáo tại Việt Nam nhằm hướng tới việc hội nhập văn hóa trong tư tưởng. Nếu học ở nước ngoài chúng ta dễ có khuynh hướng suy tư theo nền văn hóa nước bạn, trong khi đó, việc truyền giáo tại Việt Nam thì cần chúng ta hội nhập văn hóa Việt Nam; thứ hai là về lý do kinh tế, chúng ta sẽ bớt được chi phí cho việc đi học ở nước ngoài, nhưng chất lượng ngang tầm, vì ở đây Tòa Thánh cũng đòi hỏi tiêu chuẩn bằng với các phân khoa Thần học Giáo hoàng trên thế giới. Hoài bão đã thành hiện thực thì chúng ta cùng tạ ơn Chúa và cảm ơn Giáo Hội.”
Thầy Phó tế Phêrô Nguyễn Trường Tú, SSS có đặt vấn đề về phương pháp học mà các sinh viên sẽ nhận được nơi các giáo sư. Trả lời cho thắc mắc này, Nữ tu giáo sư Maria Nguyễn Thị Tường Oanh, SM cho biết phương pháp học chắc chắn không thể đi một chiều từ giáo sư đến sinh viên, nghĩa là giáo sư dạy, cho bài, và khi thi sinh viên trả bài. Trong chương trình cao học, ngoài việc giảng dạy của các giáo sư, sinh viên phải có những suy tư và phương pháp học cho riêng mình. Hơn nữa, Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ cũng nhấn mạnh thêm là các sinh viên phải chú trọng đến sinh ngữ để tiếp cận được những tài liệu; tuy thư viện chưa có nhiều sách nhưng các giáo sư sẽ sẵn sàng cho sinh viên mượn các tài liệu học để sao chép.
Đúng 9 giờ 15 quý giáo sư và sinh viên chào đón quý Đức Giám Mục (ĐGM) cùng quý khách.
Mở đầu nghi thức khai giảng, Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu xin Chúa thánh hóa buổi lễ. Tiếp theo Nữ tu Maria Hoàng Thị Minh Trí, MTG Gò Vấp trân trọng chào mừng và giới thiệu quý ĐGM và quý khách. Đến dự buổi khai giảng có Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN, Chưởng ấn Học viện Công Giáo; ĐGM Giuse Đinh Đức Đạo, Viện trưởng Học viện; ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục GP Mỹ Tho, Phó Tổng thư ký HĐGMVN; ĐGM Đaminh Nguyễn Chu Trinh, nguyên Giám mục GP Xuân Lộc; ĐGM Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục GP Quy Nhơn và ĐGM Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục GP Cần Thơ; Đức ông Giuse Mai Đức Vinh và quý Bề trên Dòng có sinh viên của HVCG. Thành phần ban giáo sư hiện gồm có: LM Louis Nguyễn Anh Tuấn; LM Phaolô Vũ Chí Hỷ, SSS; LM Anton Nguyễn Cao Siêu, SJ; LM Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM; LM Giuse Tạ Huy Hoàng; LM Phêrô Hà Hương Giang; LM Giuse Lưu Quang Bảo Vinh, CSsR và Nữ tu Maria Nguyễn Thị Tường Oanh, SM…
Sau phần giới thiệu, ĐGM Giuse Đinh Đức Đạo, Viện trưởng Học viện tóm lược những bước hình thành HVCGVN, và ngài nhắc lại mục đích của HVCGVN là, “Đứng trước những hoàn cảnh của thời đại, nhất là hai hoàn cảnh sau đây: người Công Giáo Việt Nam tiếp xúc với rất nhiều trào lưu tư tưởng và nếp sống khác nhau. Những tư tưởng và nếp sống đó có thể đóng góp cho việc hiểu và sống Tin mừng được sâu đậm và phong phú hơn, nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn, nghi nan về nếp sống theo Tin mừng hay về chính Tin mừng của Chúa; đồng thời, cuộc sống của con người Việt Nam đang dần chuyển biến từ nếp sống có tính cách gia đình và cộng đoàn sang nếp sống mang đậm tính cá nhân, nên truyền thống và tập tục sống đạo sẽ không đủ để nâng đỡ đời sống Đức Tin của các tín hữu, mà còn cần có sự hiểu biết và xác tín cá nhân của mỗi tín hữu nữa. Do đó, HVCGVN sẽ góp phần vào nỗ lực nâng cao kiến thức và khả năng thần học của mọi thành phần Dân Chúa.”
Bên cạnh đó, “việc thành lập HVCGVN còn có nhiều ý nghĩa quan trọng khác là xác nhận sự trưởng thành của GHCGVN. Và qua HVCG, GHCGVN sẽ có cơ hội đóng góp với Giáo Hội Hoàn vũ những suy tư về Đức Tin và về những kinh nghiệm sống Đức Tin của mình. Vì tuy cùng một Đức Tin, nhưng Đức Tin sẽ được mỗi người, mỗi dân tộc diễn tả theo sắc thái văn hóa và hoàn cảnh sống riêng biệt của mình.”
Ngài cũng cho biết, “Đặc tính của HVCGVN là tinh thần hiệp nhất, biết quy tụ những yếu tố khác biệt và biến chúng thành yếu tố bổ túc cho nhau, làm cho tất cả được thêm phong phú, bởi HVCGVN là kết quả của sự cộng tác của mọi thành phần Dân Chúa; Ban Giảng huấn và sinh viên cũng thuộc nhiều giáo phận, nhiều Dòng tu. Ngoài ra, Học viện cũng có chương trình mời một số vị thỉnh giảng từ các Đại học Quốc tế và liên kết với các Đại học Quốc tế cho một số chương trình cụ thể.” Cuối cùng, ngài nói lên “ước mơ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Học viện sẽ là Đại học Công Giáo được tham dự vào việc giáo dục ở các ngành khác ngoài Thần học; Học viện sẽ có uy tín trên thế giới và mở rộng để phục vụ các Giáo Hội địa phương trong khu vực.”
Tiếp theo, Đức Tổng Phaolô bày tỏ niềm vui mừng khi ước mơ đã được hình thành và hy vọng Học viện sẽ đạt được hiệu quả tốt đẹp và ngài tuyên bố khai mạc Khóa học Cao học Thần học của HVCGVN.
Sau đó, mọi người cùng tiến lên lầu 6 tham dự Thánh lễ Tạ ơn và dâng năm học mới cho Thiên Chúa. Trong bài giảng Đức Tổng Phaolô kêu gọi tất cả cầu nguyện cho Đức Cha Viện trưởng, cho các sinh viên đầu tiên của trường, “xin Thiên Chúa chúc phúc cho những nỗ lực và thiện chí của mọi người. Xin cho mọi sự được xuôi chảy từ lúc ban đầu. Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn mọi người, mọi công việc trong Học viện.” Ngài đặc biệt vui mừng khi HVCGVN chọn ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá là ngày khai giảng năm học, vì “mọi người Công Giáo đều phải theo con đường thập giá của Đức Kitô là con đường dẫn từ thập giá đến vinh quang. Học viện của chúng ta chắc chắn phải trải qua con đường thập giá, con đường rất chông gai và đầy dẫy những khó khăn để cuối cùng mới có thể đạt được những thành công. Và khó khăn đầu tiên là khó khăn về tài chánh. Chúng ta bắt đầu từ con số không: không đất đai, không nhà cửa. Học viện trên nguyên tắc là có nhiều giáo sư nhưng nếu không có thù lao thì liệu các giáo sư với bằng tiến sĩ có thể dạy thiện nguyện mãi được không? Tôi nói lên khó khăn này không để chúng ta nản chí nhưng để chúng ta cầu nguyện cho Đức Cha Viện trưởng, để chúng ta cùng vượt qua được khó khăn đó và Học viện của chúng ta sẽ trở thành nơi uy tín quốc nội và quốc tế.”
Sau bài giảng Ban Giáo sư cùng tuyên xưng đức tin theo Giáo Luật với tư cách là thầy dạy Đức Tin. Thánh lễ Tạ ơn kết thúc lúc 11giờ. Quý Đức Giám Mục, quý khách, các giáo sư và các sinh viên cùng tham gia bữa ăn Agape trong bầu khí thân mật.
Như đã biết, 14.9.2015 Bộ Giáo Dục Công Giáo Tòa Thánh ký sắc lệnh Thành lập HVCGVN nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi và trau dồi thêm kiến thức thần học và mục vụ của các thành phần Dân Chúa. Văn bằng Thần học được HVCGVN cấp sẽ có giá trị như văn bằng Thần học của các phân khoa Thần học trên thế giới.
Vào hai ngày 5 và 6 tháng 07. 2016 vừa qua, đã có 37 thí sinh dự tuyển vào chương trình cao học của HVCG và có 23 thí sinh đã trúng tuyển. Những sinh viên này là các linh mục và tu sĩ thuộc các giáo phận Hải Phòng (1 sinh viên), Bùi Chu (1 sinh viên), Quy Nhơn (2 sinh viên), Nha Trang (2 sinh viên), Buôn Mê Thuột (1 sinh viên), Xuân Lộc (4 sinh viên), Bà Rịa (3 sinh viên), Mỹ Tho (1 sinh viên), Cần Thơ (2 sinh viên), Long Xuyên (1 sinh viên), và các dòng tu: Dòng Thánh Thể (2 sinh viên), Dòng Thánh Gia (1 sinh viên), Hội Thừa Sai Việt Nam (1 sinh viên), và Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam (1 sinh viên). Năm học 2016-2017 của HVCGVN bắt đầu với Khóa Cao học Thần học với hai chuyên ngành: Thần học Thánh kinh và Thần học Tín lý. Các sinh viên bắt đầu học chính thức vào ngày 15.09.2016.
Một điều đáng trân trọng là trong số các sinh viên theo học, có linh mục Phaolô Phạm Minh Tân là người lớn tuổi nhất (45 tuổi). Ngài đã làm cha chánh xứ tại Giáo xứ Long Hương (Bà Rịa) được 9 năm, nhưng ngài nghĩ sự hiểu biết về Chúa thì vô hạn, “nếu mình càng học biết về Chúa, về Thánh kinh, về Giáo Hội thì càng thêm yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, ngài sẽ phục vụ tốt hơn.”
Trong vai trò phụ trách chương trình Anh ngữ của HVCGVN, Linh mục Giuse Tạ Huy Hoàng cũng bày tỏ những suy tư về việc Anh ngữ góp phần vào giấc mơ-hiện thực:
Theo “Lịch các môn học trong Năm Chuẩn Bị” của Chương trình Cao Học Thần Học thuộc Học viện Công Giáo Việt Nam, có một số môn học được đánh giá là hết sức cần thiết để giúp sinh viên chuẩn bị cho năm học sắp tới: Giải thích Thánh Kinh, Thần học Căn Bản, Seminar Cựu Ước, Thần học Phao-lô, Lịch sử Thần Học, Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Seminar Tín Lý, Phương pháp Nghiên Cứu…. Bên cạnh đó, ở cả hai ngành Thần học Thánh Kinh và Thần học Tín Lý, các môn ngoại ngữ (cả sinh ngữ lẫn cổ ngữ) rất được chú trọng.
Trong số các môn ngoại ngữ này, Anh ngữ có một vị trí đặc biệt. Bởi lẽ rất tự nhiên, hầu hết các môn học ở trình độ “sau đại học” (graduate studies) này thường đòi buộc sinh viên phải làm việc trên các văn bản tiếng nước ngoài (mà hiện nay, tài liệu học tập bằng Anh ngữ đối với các môn học “chuyên ngành nhà đạo” xem ra không đến nỗi thiếu thốn; thật ra, có thể nói là khá phong phú). Vì thế, không chỉ là kỹ năng tốt trong “nghe-nói” tiếng Anh của sinh viên (với các giáo sư, các bạn đồng môn…) mà cả kỹ năng tốt trong “đọc-viết” bằng tiếng Anh (để làm bài, để nghiên cứu…) sẽ giúp sinh viên hoàn tất tốt hơn những yêu cầu của các môn học.
Năng lực Anh ngữ của quý cha, quý thầy tân sinh viên năm nay được Đại học Thánh Gia (Holy Family University, Philadelphia, USA) phân chia thành ba cấp độ, để tiện việc quý tân sinh viên này được bồi dưỡng thêm: (1) Introductory level (5 sinh viên), (2) Intermediate level (8 sinh viên), và (3) Advanced level (10 sinh viên). Hăng hái phục vụ trong cương vị và khả năng của mình, quý giáo sư “chính gốc tiếng Anh” cùng với quý giáo sư người Việt đã và đang phụ trách việc bồi dưỡng tiếng Anh cho các vị sinh viên theo ba cấp độ nêu trên.
Vây nói tóm lại, theo tinh thần của quý Đức Cha, quý cha, quý bề trên hữu trách… trong Thánh lễ Khai Giảng Khóa Cao Học Thần Học tại Nhà nguyện Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (72/12 Trần Quốc Toản, P. 8, Q. 3, TP. HCM) vừa qua (14-9-2016), các lớp Anh ngữ cũng đang góp phần mình vào “giấc mơ của HĐGMVN về Đại Học Công Giáo... (thực sự đã và đang) … chính thức thành hình trong những bước đầu”(1). Rất vui mừng. Rất nhiều hy vọng. Ước mơ đang rõ dần những nét hiện thực.
“Thánh giá là tột đỉnh của sự khôn ngoan”, thật vậy, dưới bóng Thánh Giá, những cố gắng của HĐGMVN trong việc xây dựng Học viện Công Giáo tại nước nhà và những nỗ lực dấn thân của Ban Giảng huấn cho Học viện, tất cả như những bông hoa thật đẹp dưới chân Thánh Giá. Dẫu phía trước còn nhiều khó khăn thử thách, những vị thầy vẫn luôn quảng đại từng bước dìu dắt, chia sẻ sự hiểu biết để những sinh viên có thể lãnh hội và khám phá được nguồn tri thức, hầu cùng nhau xây dựng Hội thánh Việt Nam. Nguyện xin tình yêu của Đấng chịu đóng đinh trên Thánh Giá luôn đồng hành và nâng đỡ mọi thành viên của HVCGVN, để tất cả cùng nhau rao truyền Danh Chúa cho khắp muôn người.
Ban Thư ký HVCGVN
(1) Đinh Đức Đạo, Viễn tượng Học Viện Công Giáo Việt Nam (Bài phát biểu trong Thánh lễ Khai Giảng Khóa Cao Học Thần Học ngày 14-9-2016, tại Nhà nguyện Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (72/12 Trần Quốc Toản, P. 8, Q. 3, TP. HCM).
Sáng ngày 14/9, với châm ngôn: “Thánh giá là tột đỉnh của sự khôn ngoan” (x. 1Cr 1, 17-25), Học viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN) chính thức khai giảng năm học mới 2016-2017 tại trụ sở văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), số 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM.
Đây là lễ khai giảng của Khóa Cao Học Thần học, thành phần tham dự là giáo sư và sinh viên cùng với một số nhỏ khách mời là Đấng Bản Quyền của các sinh viên.
Trước giờ khai mạc, lúc 8 giờ 30, tại Hội trường lầu 2 diễn ra cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các giáo sư và sinh viên. Linh mục giáo sư Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ đã cho biết rằng các sinh viên đang hiện diện là những linh mục và tu sĩ đã hoàn tất chương trình Triết học và Thần học tại các Đại chủng viện và các Học viện liên dòng (một số nhỏ đã có cử nhân thần học). Ngoài ra cũng có các nữ tu ghi danh nhưng họ còn thiếu một số môn học cần thiết theo yêu cầu của Học viện. Hy vọng trong tương lai Học viện sẽ có chương trình giúp các nữ tu bổ túc các các môn học này để họ có thể theo học tại trường.
Năm đầu tiên này được gọi là năm chuẩn bị, chú trọng đến sinh ngữ và cổ ngữ, là năm để sinh viên nhận văn bằng cử nhân với điều kiện vượt qua được kỳ thi cuối khóa (cho các sinh viên chưa có bằng cử nhân thần học). Sau khi nhận văn bằng cử nhân, các sinh viên sẽ vào chương trình học chuyên ngành.
Sau khi tốt nghiệp từ HVCGVN, những sinh viên này có thể tham gia giảng dạy tại các Đại Chủng viện. Ước mơ của Ban Giảng huấn là HVCGVN có thể cung cấp thêm giáo sư cho các Đại Chủng viện, và ước mong trong tương lai các sinh viên sẽ là những người có khả năng suy tư, đóng góp cho nền thần học tại Việt Nam cũng như trong khu vực Á Châu.
Giáo sư và sinh viên giao lưu |
Thầy Phó tế Phêrô Nguyễn Trường Tú, SSS có đặt vấn đề về phương pháp học mà các sinh viên sẽ nhận được nơi các giáo sư. Trả lời cho thắc mắc này, Nữ tu giáo sư Maria Nguyễn Thị Tường Oanh, SM cho biết phương pháp học chắc chắn không thể đi một chiều từ giáo sư đến sinh viên, nghĩa là giáo sư dạy, cho bài, và khi thi sinh viên trả bài. Trong chương trình cao học, ngoài việc giảng dạy của các giáo sư, sinh viên phải có những suy tư và phương pháp học cho riêng mình. Hơn nữa, Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ cũng nhấn mạnh thêm là các sinh viên phải chú trọng đến sinh ngữ để tiếp cận được những tài liệu; tuy thư viện chưa có nhiều sách nhưng các giáo sư sẽ sẵn sàng cho sinh viên mượn các tài liệu học để sao chép.
Đúng 9 giờ 15 quý giáo sư và sinh viên chào đón quý Đức Giám Mục (ĐGM) cùng quý khách.
Mở đầu nghi thức khai giảng, Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu xin Chúa thánh hóa buổi lễ. Tiếp theo Nữ tu Maria Hoàng Thị Minh Trí, MTG Gò Vấp trân trọng chào mừng và giới thiệu quý ĐGM và quý khách. Đến dự buổi khai giảng có Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN, Chưởng ấn Học viện Công Giáo; ĐGM Giuse Đinh Đức Đạo, Viện trưởng Học viện; ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục GP Mỹ Tho, Phó Tổng thư ký HĐGMVN; ĐGM Đaminh Nguyễn Chu Trinh, nguyên Giám mục GP Xuân Lộc; ĐGM Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục GP Quy Nhơn và ĐGM Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục GP Cần Thơ; Đức ông Giuse Mai Đức Vinh và quý Bề trên Dòng có sinh viên của HVCG. Thành phần ban giáo sư hiện gồm có: LM Louis Nguyễn Anh Tuấn; LM Phaolô Vũ Chí Hỷ, SSS; LM Anton Nguyễn Cao Siêu, SJ; LM Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM; LM Giuse Tạ Huy Hoàng; LM Phêrô Hà Hương Giang; LM Giuse Lưu Quang Bảo Vinh, CSsR và Nữ tu Maria Nguyễn Thị Tường Oanh, SM…
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo giới thiệu ban giáo sư |
Bên cạnh đó, “việc thành lập HVCGVN còn có nhiều ý nghĩa quan trọng khác là xác nhận sự trưởng thành của GHCGVN. Và qua HVCG, GHCGVN sẽ có cơ hội đóng góp với Giáo Hội Hoàn vũ những suy tư về Đức Tin và về những kinh nghiệm sống Đức Tin của mình. Vì tuy cùng một Đức Tin, nhưng Đức Tin sẽ được mỗi người, mỗi dân tộc diễn tả theo sắc thái văn hóa và hoàn cảnh sống riêng biệt của mình.”
Ngài cũng cho biết, “Đặc tính của HVCGVN là tinh thần hiệp nhất, biết quy tụ những yếu tố khác biệt và biến chúng thành yếu tố bổ túc cho nhau, làm cho tất cả được thêm phong phú, bởi HVCGVN là kết quả của sự cộng tác của mọi thành phần Dân Chúa; Ban Giảng huấn và sinh viên cũng thuộc nhiều giáo phận, nhiều Dòng tu. Ngoài ra, Học viện cũng có chương trình mời một số vị thỉnh giảng từ các Đại học Quốc tế và liên kết với các Đại học Quốc tế cho một số chương trình cụ thể.” Cuối cùng, ngài nói lên “ước mơ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Học viện sẽ là Đại học Công Giáo được tham dự vào việc giáo dục ở các ngành khác ngoài Thần học; Học viện sẽ có uy tín trên thế giới và mở rộng để phục vụ các Giáo Hội địa phương trong khu vực.”
Tiếp theo, Đức Tổng Phaolô bày tỏ niềm vui mừng khi ước mơ đã được hình thành và hy vọng Học viện sẽ đạt được hiệu quả tốt đẹp và ngài tuyên bố khai mạc Khóa học Cao học Thần học của HVCGVN.
Đức TGm Phaolô Bùi Văn Đọc tuyên bố khai mạc năm học mới |
Sau bài giảng Ban Giáo sư cùng tuyên xưng đức tin theo Giáo Luật với tư cách là thầy dạy Đức Tin. Thánh lễ Tạ ơn kết thúc lúc 11giờ. Quý Đức Giám Mục, quý khách, các giáo sư và các sinh viên cùng tham gia bữa ăn Agape trong bầu khí thân mật.
Như đã biết, 14.9.2015 Bộ Giáo Dục Công Giáo Tòa Thánh ký sắc lệnh Thành lập HVCGVN nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi và trau dồi thêm kiến thức thần học và mục vụ của các thành phần Dân Chúa. Văn bằng Thần học được HVCGVN cấp sẽ có giá trị như văn bằng Thần học của các phân khoa Thần học trên thế giới.
Vào hai ngày 5 và 6 tháng 07. 2016 vừa qua, đã có 37 thí sinh dự tuyển vào chương trình cao học của HVCG và có 23 thí sinh đã trúng tuyển. Những sinh viên này là các linh mục và tu sĩ thuộc các giáo phận Hải Phòng (1 sinh viên), Bùi Chu (1 sinh viên), Quy Nhơn (2 sinh viên), Nha Trang (2 sinh viên), Buôn Mê Thuột (1 sinh viên), Xuân Lộc (4 sinh viên), Bà Rịa (3 sinh viên), Mỹ Tho (1 sinh viên), Cần Thơ (2 sinh viên), Long Xuyên (1 sinh viên), và các dòng tu: Dòng Thánh Thể (2 sinh viên), Dòng Thánh Gia (1 sinh viên), Hội Thừa Sai Việt Nam (1 sinh viên), và Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam (1 sinh viên). Năm học 2016-2017 của HVCGVN bắt đầu với Khóa Cao học Thần học với hai chuyên ngành: Thần học Thánh kinh và Thần học Tín lý. Các sinh viên bắt đầu học chính thức vào ngày 15.09.2016.
Buổi học đầu tiên |
Trong vai trò phụ trách chương trình Anh ngữ của HVCGVN, Linh mục Giuse Tạ Huy Hoàng cũng bày tỏ những suy tư về việc Anh ngữ góp phần vào giấc mơ-hiện thực:
Theo “Lịch các môn học trong Năm Chuẩn Bị” của Chương trình Cao Học Thần Học thuộc Học viện Công Giáo Việt Nam, có một số môn học được đánh giá là hết sức cần thiết để giúp sinh viên chuẩn bị cho năm học sắp tới: Giải thích Thánh Kinh, Thần học Căn Bản, Seminar Cựu Ước, Thần học Phao-lô, Lịch sử Thần Học, Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Seminar Tín Lý, Phương pháp Nghiên Cứu…. Bên cạnh đó, ở cả hai ngành Thần học Thánh Kinh và Thần học Tín Lý, các môn ngoại ngữ (cả sinh ngữ lẫn cổ ngữ) rất được chú trọng.
Trong số các môn ngoại ngữ này, Anh ngữ có một vị trí đặc biệt. Bởi lẽ rất tự nhiên, hầu hết các môn học ở trình độ “sau đại học” (graduate studies) này thường đòi buộc sinh viên phải làm việc trên các văn bản tiếng nước ngoài (mà hiện nay, tài liệu học tập bằng Anh ngữ đối với các môn học “chuyên ngành nhà đạo” xem ra không đến nỗi thiếu thốn; thật ra, có thể nói là khá phong phú). Vì thế, không chỉ là kỹ năng tốt trong “nghe-nói” tiếng Anh của sinh viên (với các giáo sư, các bạn đồng môn…) mà cả kỹ năng tốt trong “đọc-viết” bằng tiếng Anh (để làm bài, để nghiên cứu…) sẽ giúp sinh viên hoàn tất tốt hơn những yêu cầu của các môn học.
Năng lực Anh ngữ của quý cha, quý thầy tân sinh viên năm nay được Đại học Thánh Gia (Holy Family University, Philadelphia, USA) phân chia thành ba cấp độ, để tiện việc quý tân sinh viên này được bồi dưỡng thêm: (1) Introductory level (5 sinh viên), (2) Intermediate level (8 sinh viên), và (3) Advanced level (10 sinh viên). Hăng hái phục vụ trong cương vị và khả năng của mình, quý giáo sư “chính gốc tiếng Anh” cùng với quý giáo sư người Việt đã và đang phụ trách việc bồi dưỡng tiếng Anh cho các vị sinh viên theo ba cấp độ nêu trên.
Vây nói tóm lại, theo tinh thần của quý Đức Cha, quý cha, quý bề trên hữu trách… trong Thánh lễ Khai Giảng Khóa Cao Học Thần Học tại Nhà nguyện Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (72/12 Trần Quốc Toản, P. 8, Q. 3, TP. HCM) vừa qua (14-9-2016), các lớp Anh ngữ cũng đang góp phần mình vào “giấc mơ của HĐGMVN về Đại Học Công Giáo... (thực sự đã và đang) … chính thức thành hình trong những bước đầu”(1). Rất vui mừng. Rất nhiều hy vọng. Ước mơ đang rõ dần những nét hiện thực.
“Thánh giá là tột đỉnh của sự khôn ngoan”, thật vậy, dưới bóng Thánh Giá, những cố gắng của HĐGMVN trong việc xây dựng Học viện Công Giáo tại nước nhà và những nỗ lực dấn thân của Ban Giảng huấn cho Học viện, tất cả như những bông hoa thật đẹp dưới chân Thánh Giá. Dẫu phía trước còn nhiều khó khăn thử thách, những vị thầy vẫn luôn quảng đại từng bước dìu dắt, chia sẻ sự hiểu biết để những sinh viên có thể lãnh hội và khám phá được nguồn tri thức, hầu cùng nhau xây dựng Hội thánh Việt Nam. Nguyện xin tình yêu của Đấng chịu đóng đinh trên Thánh Giá luôn đồng hành và nâng đỡ mọi thành viên của HVCGVN, để tất cả cùng nhau rao truyền Danh Chúa cho khắp muôn người.
Ban Thư ký HVCGVN
(1) Đinh Đức Đạo, Viễn tượng Học Viện Công Giáo Việt Nam (Bài phát biểu trong Thánh lễ Khai Giảng Khóa Cao Học Thần Học ngày 14-9-2016, tại Nhà nguyện Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (72/12 Trần Quốc Toản, P. 8, Q. 3, TP. HCM).
Giáo Phận Đà Nẵng Dâng Thánh Lễ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới, 20 /9 /2016
Toma Trương Văn Ân
16:29 20/09/2016
Giáo Phận Đà Nẵng Dâng Thánh Lễ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới, 20. 9. 2016
Hiệp thông với Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, trong ngày Ngài Chủ tọa cuộc hội ngộ Liên tôn tại Tu viện Thánh Phan-xi-cô, thành phố Assisi, tỉnh Perugia, vùng Umbria, nước Ý. Đây là dịp kỷ niệm 30 năm, cuộc gặp gỡ Liên tôn đầu tiên do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II khởi xướng vào tháng 10.1986.
Xem Hình
Đức Giám Mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới vào lúc 17 giờ 15 ngày 20.9.2016, tại nhà thờ Chánh Tòa Đà Nẵng. Linh mục đoàn cùng đồng tế, và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa tham dự.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha nêu lý do và ý nghĩa của Thánh lễ hôm nay, là đáp lại lời mời gọi của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, qua văn thư của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha không thường trú tại Việt nam, về việc tất cả các Giáo phận trên toàn thế giới, hiệp thông với Đức Thánh Cha, cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Có hơn 400 Đoàn đại biểu của giới Tôn giáo, Chính trị và Văn hóa tham dự cuộc gặp gỡ năm nay tại Assisi, với Chủ đề “ Khát vọng hòa bình, đối thoại giữa các Tôn giáo và các nền văn hóa”
Tại cuộc gặp đầu tiên ( tháng 10. 1986) Thánh Giáo Hoàng Gioan phao-lô II giải thích: " Tinh thần Assisi" như sau: " Chúng ta đến đây không phải với ý định tìm kiếm sự đồng thuận giữa các Tôn giáo hoặc để thương lượng về niềm tin của chúng ta.....cuộc gặp gỡ của chúng ta chỉ muốn chứng tỏ, và đó là ý nghĩa lớn nhất của cuộc gặp gỡ này, cho mọi người trong thời đại chúng ta rằng, trong cuộc chiến lớn lao vì hòa bình, nhân loại, dù rất đa dạng, phải kín múc nơi những suối nguồn sâu thắm và sống động nhất, là nơi lương tâm được hình thành và hành vi đạo đức của con người được xây dựng trên đó".
Trong bài giảng: Đức Cha trích thư Thánh Phao lô, gởi cho Giáo đoàn Cô-lô-xê: “…Anh em hãy mặc lấy tâm tình từ bi, nhân hậu….hãy tha thứ cho nhau….” Và với 8 Mối phúc trong bài Phúc Âm, Đức Cha mời gọi mỗi người việc cần thực hiện, là gieo rắc hòa bình. Chúng ta là dấu chỉ của Lòng thương xót Chúa, bởi vì, Chúng ta đã nhận được Lòng thương xót Chúa, với ánh mắt yêu thương, nụ cười thân thiện chan chứa tình người.” Hòa bình là ân huệ, nhưng là thực tế chúng ta phải xây dựng … “, Đức Cha nhấn mạnh mệnh lệnh của Chúa giao cho mỗi người “ anh em là muối, anh em là ánh sáng’ tức là mỗi người phải có ích cho đời…. nhưng trước tiên, mỗi người cần dẹp cuộc chiến trong lòng mình: cuộc chiến danh vọng, tiền bac, địa vị trong xã hội … để đạt được bình an trong tâm hồn. Mỗi người được mời gọi có con tim dấn thân, tấm lòng từ thiện, bác ái…nhằm phản ánh gương mặt Thiên Chúa tình yêu. Hòa bình phải thật sự khởi đi từ tâm hồn, gia đình, cộng đoàn và xã hội …
+ Xin cho mỗi người luôn tìm phương thế thích hợp và thao thức sứ mạng loan truyền bình an.
+ Xin cho mỗi người luôn biết quan tâm đến anh chị em xung quanh, nhất là những người nghèo, bất hạnh, những nạn nhân trong vùng chiến sự…
+ Xin cho mỗi người biết dùng lời nói hiếu hòa, ánh mắt thiện cảm, việc làm bác ái, quan tâm chia sẻ … để mỗi Tín hữu là chứng nhân của Lòng thương xót Chúa ngay trong môi trường mình đang sống và làm việc.
Toma Trương Văn Ân
Hiệp thông với Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, trong ngày Ngài Chủ tọa cuộc hội ngộ Liên tôn tại Tu viện Thánh Phan-xi-cô, thành phố Assisi, tỉnh Perugia, vùng Umbria, nước Ý. Đây là dịp kỷ niệm 30 năm, cuộc gặp gỡ Liên tôn đầu tiên do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II khởi xướng vào tháng 10.1986.
Xem Hình
Đức Giám Mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới vào lúc 17 giờ 15 ngày 20.9.2016, tại nhà thờ Chánh Tòa Đà Nẵng. Linh mục đoàn cùng đồng tế, và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa tham dự.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha nêu lý do và ý nghĩa của Thánh lễ hôm nay, là đáp lại lời mời gọi của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, qua văn thư của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha không thường trú tại Việt nam, về việc tất cả các Giáo phận trên toàn thế giới, hiệp thông với Đức Thánh Cha, cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Có hơn 400 Đoàn đại biểu của giới Tôn giáo, Chính trị và Văn hóa tham dự cuộc gặp gỡ năm nay tại Assisi, với Chủ đề “ Khát vọng hòa bình, đối thoại giữa các Tôn giáo và các nền văn hóa”
Tại cuộc gặp đầu tiên ( tháng 10. 1986) Thánh Giáo Hoàng Gioan phao-lô II giải thích: " Tinh thần Assisi" như sau: " Chúng ta đến đây không phải với ý định tìm kiếm sự đồng thuận giữa các Tôn giáo hoặc để thương lượng về niềm tin của chúng ta.....cuộc gặp gỡ của chúng ta chỉ muốn chứng tỏ, và đó là ý nghĩa lớn nhất của cuộc gặp gỡ này, cho mọi người trong thời đại chúng ta rằng, trong cuộc chiến lớn lao vì hòa bình, nhân loại, dù rất đa dạng, phải kín múc nơi những suối nguồn sâu thắm và sống động nhất, là nơi lương tâm được hình thành và hành vi đạo đức của con người được xây dựng trên đó".
Trong bài giảng: Đức Cha trích thư Thánh Phao lô, gởi cho Giáo đoàn Cô-lô-xê: “…Anh em hãy mặc lấy tâm tình từ bi, nhân hậu….hãy tha thứ cho nhau….” Và với 8 Mối phúc trong bài Phúc Âm, Đức Cha mời gọi mỗi người việc cần thực hiện, là gieo rắc hòa bình. Chúng ta là dấu chỉ của Lòng thương xót Chúa, bởi vì, Chúng ta đã nhận được Lòng thương xót Chúa, với ánh mắt yêu thương, nụ cười thân thiện chan chứa tình người.” Hòa bình là ân huệ, nhưng là thực tế chúng ta phải xây dựng … “, Đức Cha nhấn mạnh mệnh lệnh của Chúa giao cho mỗi người “ anh em là muối, anh em là ánh sáng’ tức là mỗi người phải có ích cho đời…. nhưng trước tiên, mỗi người cần dẹp cuộc chiến trong lòng mình: cuộc chiến danh vọng, tiền bac, địa vị trong xã hội … để đạt được bình an trong tâm hồn. Mỗi người được mời gọi có con tim dấn thân, tấm lòng từ thiện, bác ái…nhằm phản ánh gương mặt Thiên Chúa tình yêu. Hòa bình phải thật sự khởi đi từ tâm hồn, gia đình, cộng đoàn và xã hội …
+ Xin cho mỗi người luôn tìm phương thế thích hợp và thao thức sứ mạng loan truyền bình an.
+ Xin cho mỗi người luôn biết quan tâm đến anh chị em xung quanh, nhất là những người nghèo, bất hạnh, những nạn nhân trong vùng chiến sự…
+ Xin cho mỗi người biết dùng lời nói hiếu hòa, ánh mắt thiện cảm, việc làm bác ái, quan tâm chia sẻ … để mỗi Tín hữu là chứng nhân của Lòng thương xót Chúa ngay trong môi trường mình đang sống và làm việc.
Toma Trương Văn Ân
Giáo phận Vinh: Đại lễ cầu cho Hòa bình Thế giới tại Linh địa Trại Gáo
Jos. Trọng Tấn
16:53 20/09/2016
Giáo phận Vinh: Đại lễ cầu cho Hòa bình Thế giới tại Linh địa Trại Gáo
Hôm nay, ngày 20 tháng 9 năm 2016, tại thành phố Assisi, nước Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự cuộc Hội ngộ Liên tôn và cầu nguyện cho Hòa bình thế giới cùng với các vị lãnh đạo các tôn giáo trên toàn thế giới, với chủ đề: “Khát vọng hòa bình. Đối thoại giữa tôn giáo và các nền văn hóa”. Hướng về Assisi trong tinh thần hiệp thông với vị cha chung Giáo Hội, giáo phận Vinh đã tổ chức trọng thể ngày cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình.
Xem Hình
Vào lúc 9h30, tại Linh địa Trại Gáo, thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới và đất nước Việt Nam thân yêu đã được cử hành. Thánh lễ với sự chủ tế của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục Phụ tá giáo phận Vinh, cùng với sự đồng tế của toàn thể linh mục trong toàn giáo phận. Đặc biệt, thánh lễ hôm nay còn có sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục giáo phận Kon Tum, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Sự hiệp dâng thánh lễ của quý thầy Phó tế, Chủng sinh, Tu sĩ nam nữ, đại diện các giáo xứ và hàng chục ngàn bà con giáo dân và lương dân.
Đức Cha Phaolô, chủ chăn giáo phận, vì đang bận thực hiện chuyến công tác đã lên lịch từ trướcnên ngài đã không thể hiện diện trong thánh lễ. Từ phương xa, Đức Cha bày tỏ tình liên đới và hiệp dâng lời cầu nguyện cùng với mọi thành phần Dân Chúa giáo phận nhà.
Mặc dù ngay từ sáng sớm, những cơn mưa nặng hạt liên tục trút xuống không ngớt, nhưng không ngăn được bước chân của hàng chục ngàn người đang mang trong mình khát vọng hòa bình và thao thức vì công lý. Họ là những linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sĩ và giáo dân ở khắp nơi trên miền đất Nghệ - Tĩnh – Bình này.
Trái đất là ngôi nhà chung, mà ở đó, con người cùng chung sống, cùng nỗ lực và giúp nhau làm tròn đầy nhân vị, làm giàu ý nghĩa nhân sinh. Với những hoa trái ngọt lành của nền văn minh trí tuệ, con người đang thực sự bước đi trong một thế giới hiện đại và thụ hưởng. Tuy nhiên, trải dài theo nhịp độ của thời gian và không gian, chiến tranh, xung đột, bạo lực vẫn là một kinh nghiệm đau thương, một thực tế phũ phàng không thể lẫn tránh. Hòa bình và hạnh phúc vẫn đang là một khát vọng thăm thẳm của con người. Nhân loại ngày hôm nay vẫn đang phải dò dẫm bước đi trên con đường lắm chông gai: chiến tranh, xung đột, bạo lực, bất công đang xảy ra nhiều nơi trên thế giới; nhân tai và thiên tai đang là những thảm họa thường trực; sự bất an bao trùm lấy cuộc sống thường nhật. Cách riêng, tổ quốc Việt Nam thân yêu cũng đang đứng trước một thời kỳ bất ổn và đầy thử thách. Chính quyền Trung Quốc đang có những hành động thể hiện rõ ý đồ thực hiện từng bước kế hoạch xâm lược Việt Nam. Thực trạng trên đang có nguy cơ cao đưa đến những cuộc chiến tranh. Trong khi đó, tình hình nội bộ trong đất nước Việt Nam đang có nhiều vấn đề như nhân phẩm, nhân quyền chưa được tôn trọng, nạn bất công vẫn đang hoành hành, sự gian dối, nạn tham ô và cậy quyền đang lan tràn...
Lịch sử loài người minh xác con người ở mọi nơi mọi thời luôn khao khát hoà bình. Thiên Chúa là “nguồn yêu thương và bình an” và Ngài đã yêu thương loài người đến tột độ khi trao gửi Người Con Một là Đức Giêsu Kitô hoà nhập vào đời sống gia đình nhân loại, mang lại quà tặng “bình an” cho mọi người, mọi dân tộc. Hòa bình là ơn cứu thế, là hoa trái đầu tiên của bác ái mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, là sự hòa giải và hòa hợp giữa chúng ta với Thiên Chúa. Hòa bình cũng là một giá trị nhân bản cần thực hiện trên bình diện xã hội và chính trị, nhưng nó có gốc rễ nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô. Như thế, một nền hoà bình chân chính là nền hoà bình được xây trên nền tảng mối quan hệ thân thiết tin yêu giữa con người với Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, cùng trên nền tảng tình huynh đệ giữa con người với nhau là anh em một nhà. Nói cách khác, nền hoà bình chân chính, không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh, song là một cuộc sống chan hoà niềm tin yêu đối với Thiên Chúa, và tình huynh đệ hài hoà, tình tương thân tương trợ giữa con người với nhau, cũng như giữa các dân tộc trên mặt địa cầu hôm nay.
Thế nhưng, loài người ngày hôm nay lại đang tìm cách gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ, mải miết đi tìm quyền lực, danh vọng và tiền tài, mà bất chấp nỗi khổ đau của anh chị em mình đang phải gánh chịu. Phải chăng đó là thái độ và hành động mà chúng ta đáng phải lên án và bài trừ? Nói cách khác, là phải sống và thực thi mong muốn tha thiết của Đức Thánh Cha Phanxicô:“Đừng bao giờ gây ra chiến tranh nữa! Chúng ta muốn có một thế giới hòa bình. Chúng ta muốn trở thành những con người của hòa bình”.
Giảng trong thánh lễ, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh đã nói lên khát vọng cháy bỏng của con người về một thế giới hòa bình. Bởi vì, theo ngài: “Có hòa bình mới có yên vui hạnh phúc. Chiến tranh luôn là điều dữ. Bởi lẽ không có thương vong nào nhiều như chiến tranh, không có chia ly nào nghiệt ngã như chiến tranh, không có thù hận nào dai dẳng như chiến tranh, không có cuộc sống nào bị xáo trộn và bấp bênh như trong thời chiến. Bởi lẽ không gì phá hoại nhiều như chiến tranh, chiến tranh cướp đi cả mạng sống của trẻ thơ lẫn giấc ngủ của tuổi già, chiến tranh làm cho bàn tay người ta buộc lòng phải vấy máu, buộc người ta phải trang bị cho mình thú tính hơn là nhân tính. Chiến tranh luôn là tai họa nên tránh và hòa bình luôn là khát vọng và tìm kiếm của mọi người”. Sau khi đã nêu ra cách tổng quan những hiện tình bất ổn của thế giới, cha Phêrô cho rằng, nguyên nhân của chiến tranh chung quy lại là do thiếu công bình và bác ái, là do lòng tham vô đáy của con người. Từ đó, cha Phêrô mời gọi mọi người dùng phương thế thiêng liêng là cầu nguyện để xin Thiên Chúa ban cho thế giới một nền hòa bình đúng nghĩa.
“Chúng tôi tới đây là do thúc đẩy của Tin Mừng: niềm vui, nỗi đau và những trăn trở của anh chị em cũng là niềm vui, nỗi đau và những trăn trở của chúng tôi” – Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã ngỏ lời như trên với cộng đoàn lúc cuối thánh lễ. Ngài đã gửi lời chào thăm tới cộng đoàn giáo phận Vinh và bày tỏ sự thán phục trước những hành động vì Công lý và Hòa bình mà giáo phận Vinh đã và đang thực hiện. Ngài cũng cầu chúc mọi thành phần giáo phận Vinh tiếp tục một lòng một ý với nhau trong mọi sự để công cuộc loan báo Tin Mừng, cuộc cuộc bảo vệ sự thật, công lý và hòa bình sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Với Lòng Thương Xót Chúa trải qua từ đời nọ tới đời kia, chúng ta có quyền hy vọng và tín thác vào Người về một thế giới tràn đầy tình yêu và lòng thương xót. Để rồi nhờ ơn Chúa, mọi người mọi nơi thành tâm sám hối và chung tay góp sức xây dựng thế giới và đất nước được hòa bình, mọi người dân được hưởng tự do và hạnh phúc đích thực.
Hôm nay, ngày 20 tháng 9 năm 2016, tại thành phố Assisi, nước Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự cuộc Hội ngộ Liên tôn và cầu nguyện cho Hòa bình thế giới cùng với các vị lãnh đạo các tôn giáo trên toàn thế giới, với chủ đề: “Khát vọng hòa bình. Đối thoại giữa tôn giáo và các nền văn hóa”. Hướng về Assisi trong tinh thần hiệp thông với vị cha chung Giáo Hội, giáo phận Vinh đã tổ chức trọng thể ngày cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình.
Xem Hình
Vào lúc 9h30, tại Linh địa Trại Gáo, thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới và đất nước Việt Nam thân yêu đã được cử hành. Thánh lễ với sự chủ tế của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục Phụ tá giáo phận Vinh, cùng với sự đồng tế của toàn thể linh mục trong toàn giáo phận. Đặc biệt, thánh lễ hôm nay còn có sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục giáo phận Kon Tum, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Sự hiệp dâng thánh lễ của quý thầy Phó tế, Chủng sinh, Tu sĩ nam nữ, đại diện các giáo xứ và hàng chục ngàn bà con giáo dân và lương dân.
Đức Cha Phaolô, chủ chăn giáo phận, vì đang bận thực hiện chuyến công tác đã lên lịch từ trướcnên ngài đã không thể hiện diện trong thánh lễ. Từ phương xa, Đức Cha bày tỏ tình liên đới và hiệp dâng lời cầu nguyện cùng với mọi thành phần Dân Chúa giáo phận nhà.
Mặc dù ngay từ sáng sớm, những cơn mưa nặng hạt liên tục trút xuống không ngớt, nhưng không ngăn được bước chân của hàng chục ngàn người đang mang trong mình khát vọng hòa bình và thao thức vì công lý. Họ là những linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sĩ và giáo dân ở khắp nơi trên miền đất Nghệ - Tĩnh – Bình này.
Trái đất là ngôi nhà chung, mà ở đó, con người cùng chung sống, cùng nỗ lực và giúp nhau làm tròn đầy nhân vị, làm giàu ý nghĩa nhân sinh. Với những hoa trái ngọt lành của nền văn minh trí tuệ, con người đang thực sự bước đi trong một thế giới hiện đại và thụ hưởng. Tuy nhiên, trải dài theo nhịp độ của thời gian và không gian, chiến tranh, xung đột, bạo lực vẫn là một kinh nghiệm đau thương, một thực tế phũ phàng không thể lẫn tránh. Hòa bình và hạnh phúc vẫn đang là một khát vọng thăm thẳm của con người. Nhân loại ngày hôm nay vẫn đang phải dò dẫm bước đi trên con đường lắm chông gai: chiến tranh, xung đột, bạo lực, bất công đang xảy ra nhiều nơi trên thế giới; nhân tai và thiên tai đang là những thảm họa thường trực; sự bất an bao trùm lấy cuộc sống thường nhật. Cách riêng, tổ quốc Việt Nam thân yêu cũng đang đứng trước một thời kỳ bất ổn và đầy thử thách. Chính quyền Trung Quốc đang có những hành động thể hiện rõ ý đồ thực hiện từng bước kế hoạch xâm lược Việt Nam. Thực trạng trên đang có nguy cơ cao đưa đến những cuộc chiến tranh. Trong khi đó, tình hình nội bộ trong đất nước Việt Nam đang có nhiều vấn đề như nhân phẩm, nhân quyền chưa được tôn trọng, nạn bất công vẫn đang hoành hành, sự gian dối, nạn tham ô và cậy quyền đang lan tràn...
Lịch sử loài người minh xác con người ở mọi nơi mọi thời luôn khao khát hoà bình. Thiên Chúa là “nguồn yêu thương và bình an” và Ngài đã yêu thương loài người đến tột độ khi trao gửi Người Con Một là Đức Giêsu Kitô hoà nhập vào đời sống gia đình nhân loại, mang lại quà tặng “bình an” cho mọi người, mọi dân tộc. Hòa bình là ơn cứu thế, là hoa trái đầu tiên của bác ái mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, là sự hòa giải và hòa hợp giữa chúng ta với Thiên Chúa. Hòa bình cũng là một giá trị nhân bản cần thực hiện trên bình diện xã hội và chính trị, nhưng nó có gốc rễ nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô. Như thế, một nền hoà bình chân chính là nền hoà bình được xây trên nền tảng mối quan hệ thân thiết tin yêu giữa con người với Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, cùng trên nền tảng tình huynh đệ giữa con người với nhau là anh em một nhà. Nói cách khác, nền hoà bình chân chính, không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh, song là một cuộc sống chan hoà niềm tin yêu đối với Thiên Chúa, và tình huynh đệ hài hoà, tình tương thân tương trợ giữa con người với nhau, cũng như giữa các dân tộc trên mặt địa cầu hôm nay.
Thế nhưng, loài người ngày hôm nay lại đang tìm cách gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ, mải miết đi tìm quyền lực, danh vọng và tiền tài, mà bất chấp nỗi khổ đau của anh chị em mình đang phải gánh chịu. Phải chăng đó là thái độ và hành động mà chúng ta đáng phải lên án và bài trừ? Nói cách khác, là phải sống và thực thi mong muốn tha thiết của Đức Thánh Cha Phanxicô:“Đừng bao giờ gây ra chiến tranh nữa! Chúng ta muốn có một thế giới hòa bình. Chúng ta muốn trở thành những con người của hòa bình”.
Giảng trong thánh lễ, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh đã nói lên khát vọng cháy bỏng của con người về một thế giới hòa bình. Bởi vì, theo ngài: “Có hòa bình mới có yên vui hạnh phúc. Chiến tranh luôn là điều dữ. Bởi lẽ không có thương vong nào nhiều như chiến tranh, không có chia ly nào nghiệt ngã như chiến tranh, không có thù hận nào dai dẳng như chiến tranh, không có cuộc sống nào bị xáo trộn và bấp bênh như trong thời chiến. Bởi lẽ không gì phá hoại nhiều như chiến tranh, chiến tranh cướp đi cả mạng sống của trẻ thơ lẫn giấc ngủ của tuổi già, chiến tranh làm cho bàn tay người ta buộc lòng phải vấy máu, buộc người ta phải trang bị cho mình thú tính hơn là nhân tính. Chiến tranh luôn là tai họa nên tránh và hòa bình luôn là khát vọng và tìm kiếm của mọi người”. Sau khi đã nêu ra cách tổng quan những hiện tình bất ổn của thế giới, cha Phêrô cho rằng, nguyên nhân của chiến tranh chung quy lại là do thiếu công bình và bác ái, là do lòng tham vô đáy của con người. Từ đó, cha Phêrô mời gọi mọi người dùng phương thế thiêng liêng là cầu nguyện để xin Thiên Chúa ban cho thế giới một nền hòa bình đúng nghĩa.
“Chúng tôi tới đây là do thúc đẩy của Tin Mừng: niềm vui, nỗi đau và những trăn trở của anh chị em cũng là niềm vui, nỗi đau và những trăn trở của chúng tôi” – Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã ngỏ lời như trên với cộng đoàn lúc cuối thánh lễ. Ngài đã gửi lời chào thăm tới cộng đoàn giáo phận Vinh và bày tỏ sự thán phục trước những hành động vì Công lý và Hòa bình mà giáo phận Vinh đã và đang thực hiện. Ngài cũng cầu chúc mọi thành phần giáo phận Vinh tiếp tục một lòng một ý với nhau trong mọi sự để công cuộc loan báo Tin Mừng, cuộc cuộc bảo vệ sự thật, công lý và hòa bình sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Với Lòng Thương Xót Chúa trải qua từ đời nọ tới đời kia, chúng ta có quyền hy vọng và tín thác vào Người về một thế giới tràn đầy tình yêu và lòng thương xót. Để rồi nhờ ơn Chúa, mọi người mọi nơi thành tâm sám hối và chung tay góp sức xây dựng thế giới và đất nước được hòa bình, mọi người dân được hưởng tự do và hạnh phúc đích thực.
Legio Mariæ trên đất nước Lào
Lm Raphael Trần Xuân Nhàn
18:41 20/09/2016
Thăm định kỳ và bầu lại ban quan trị mới cho Curia Paksè.
Hình ảnh
Thakhet 20/09/2016– Sau thánh lễ truyền chức long trọng tại giáo phận Savannakhet, trong bữa tiệc liên hoan mừng 3 tân chức tại Tòa Giám Mục, vận dụng thời gian quý báu và hiếm có này, anh chị em hội viên Legio Mariæ 3
miền (Bắc, Trung, Nam Lào) đã quy tụ lại với nhau quanh bàn tiệc vui để họp mặt và chia sẻ với nhau những thành tựu trong năm qua (2015-2016), thật không kể hết những niềm vui, nổi buồn trong một thời khắc ngắn ngủi này. Những nét chính yếu là tại Vientiane, Thakhet đã phát huy thêm 2 Curia mới, và nhiều Praesidium, mọi người đều vỗ tay tán thưởng chúc mừng cho các Curia mới, còn tại Paksè cũng đang trên đà phát triển mạnh, có rất nhiều hội viên trẻ tham gia. Chúng tôi hàn huyên đủ chuyện, nào là sức khỏe, công việc làm ăn, công tác Legio khó khăn, thuận lợi..... ai cũng muốn thời gian chậm lại, nhưng đã đến lúc phải chia tay, chúng tôi uống chén cuối cùng và cột lên cổ tay nhau sợi giây chúc phúc, chúc nhau nhiều may mắn, cuối cùng cảm ơn nhau nhiều (Khơp chay lai lai) gạt nước mắt để chia tay...
Mãi tới ngày 3 giờ chiều chúng tôi lên xe và trực chỉ xuống Paksé thành phố nam Lào trên quốc lộ 13 dài khoảng 350km, anh chị em Curia Paksè đã chuẩn bị cho chúng tôi chuyến hành trình tốt đẹp, về đến Paksè 8 giờ tối chúng tôi được anh Vít và chi Soi, tiếp đãi bữa cơm tối long trọng tại nhà hàng của anh chị, vận dụng thời gian này chúng tôi đã lên chương trình cho ngày mai. Sau bữa cơm tối thật ấm cúng, mọi người cùng tạm biệt chúc nhau một đêm an lành và hẹn sáng mai gặp lại tại nhà thờ chính tròa Paksè.
Ngày 18/09 đúng 8 giờ sáng đã đủ mặt đại diện các Praesidium đến tham dự để bầu lại Ban quản trị mới cho nhiệm kỳ tới.
Ban Quản Trị cũ:
1- Phêrô Nguyễn Văn Thành. (Trưởng)
2- Gioan Thoong Chăn (Phó).
3- Giuse Nguyễn Văn Liên (Thư ký)
4- Anna Nguyễn Thị Thảo (Thủ quỹ).
Sau khi khai mạc bằng kinh Chúa Thánh Thần và lần chuỗi xong, anh Trưởng đã giới thiệu các thành phần tham dự, tiếp đến công bố quyết định của Senatus về nhiệm kỳ và bầu cử Ban Quản trị mới, đọc thủ bản theo số lề chuyên biệt đến bầu cử, sau đó chúng tôi đã dành thời gian để tuyển chọn người xứng đáng, nhờ ơn Chúa Thánh thần soi sáng mọi người đã chọn ra được Ban quản trị mới, qua sự thấm vấn của cha Linh giám mọi người đều nhất trí.
Ban Quản Trị mới:
1- Gioanna Thoong Căn (Trưởng).
2- Phê rô Nguyễn Văn Thành (Phó)
3- Anna Sí BunHương (Thư ký).
4- Anna Nguyễn Thị Thảo (Thủ quỹ).
5- Têrêxa ĂmNạt (Phụ tá thủ quỹ)
6- Lucia Nguyễn Thị Tuyết (Phụ tá thư ký)
Mặc dầu bận bịu với nhiều công việc nhưng các thành viên rất nhiệt tình trong buổi bầu lại Ban quản trị mới, đến 11 giờ trưa sau khi đã hoàn tất việc bầu cử mọi người đọc kinh Catena, để kết thúc chị Trưởng Curia mới có đôi lời cảm ơn cha Linh giám, cùng Anh Antôn Hoàng Trung Thông, Trưởng Comitium Vinh, cha linh giám Comitium Vinh có đôi lời chân thành cảm ơn sự nhiệt tình, không phải riêng chỉ hôm nay mà phải nói là suốt mấy năm qua, nhờ ơn cha Tổng Đại Diện cũng là cha Linh giám Curia Pakse, đôn đốc, động viên và đồng hành mà Legio Paksé phát triển mạnh và đi đúng theo thủ bản và không quên cảm ơn Ban quản trị cũ và mới đã và đang nhiệt tình hoàn thành trách nhiệm cho công việc mở mang nước Chúa qua Hội Đoàn Legio Mariæ xin Đức Mẹ chúc phúc cho mọi người.
Buổi trưa chúng tôi được chị Anna Thảo (Thủ quỹ) đón về nhà dùng bữa cơm thân mật. Qua việc gặp gỡ thăm hỏi chj Thảo cho biết Praesidium Đức bà phù hộ, mới thành lập thêm 2 Praesidium trong Giáo xứ Huội Phệt. Buổi chiều còn chút thời gian chúng tôi đi thăm một vài buôn làng có sự hiện diện của Legio tôi nhận thấy hạt giống Đức Tin luôn tăng trưởng, tôi thầm nghĩ đây là một chuyến công tác đầy ấn tượng, mãi tới 5 giờ chiều chúng tôi về nhà anh Phêrô Thành dùng bữa cơm gia đình để chia tay.
Nhìn lại chặng đường ba ngày ở Lào, lòng tôi tràn ngập niềm tin về những hoạt động hiệu quả của hội đoàn Legio tại đây, đem đến cho Giáo Hội Lào một sức sống mới tràn đầy niềm hân hoan.
Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, tiếp tục ban ơn và chúc phúc cho công cuộc truyền giáo tại đất nước Lào. Tóm lại, nơi đây là mảnh đất mầu mỡ, đang có một sức sống âm thầm nhưng mãnh liệt, nhờ ơn Mẹ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót đã nói với người phục vụ trong tiệc cưới Canna rằng: “Ngài bảo gì, các con cứ việc làm theo” (Gioan 2. 5).
Hình ảnh
Thakhet 20/09/2016– Sau thánh lễ truyền chức long trọng tại giáo phận Savannakhet, trong bữa tiệc liên hoan mừng 3 tân chức tại Tòa Giám Mục, vận dụng thời gian quý báu và hiếm có này, anh chị em hội viên Legio Mariæ 3
Mãi tới ngày 3 giờ chiều chúng tôi lên xe và trực chỉ xuống Paksé thành phố nam Lào trên quốc lộ 13 dài khoảng 350km, anh chị em Curia Paksè đã chuẩn bị cho chúng tôi chuyến hành trình tốt đẹp, về đến Paksè 8 giờ tối chúng tôi được anh Vít và chi Soi, tiếp đãi bữa cơm tối long trọng tại nhà hàng của anh chị, vận dụng thời gian này chúng tôi đã lên chương trình cho ngày mai. Sau bữa cơm tối thật ấm cúng, mọi người cùng tạm biệt chúc nhau một đêm an lành và hẹn sáng mai gặp lại tại nhà thờ chính tròa Paksè.
Ngày 18/09 đúng 8 giờ sáng đã đủ mặt đại diện các Praesidium đến tham dự để bầu lại Ban quản trị mới cho nhiệm kỳ tới.
Ban Quản Trị cũ:
1- Phêrô Nguyễn Văn Thành. (Trưởng)
2- Gioan Thoong Chăn (Phó).
3- Giuse Nguyễn Văn Liên (Thư ký)
4- Anna Nguyễn Thị Thảo (Thủ quỹ).
Sau khi khai mạc bằng kinh Chúa Thánh Thần và lần chuỗi xong, anh Trưởng đã giới thiệu các thành phần tham dự, tiếp đến công bố quyết định của Senatus về nhiệm kỳ và bầu cử Ban Quản trị mới, đọc thủ bản theo số lề chuyên biệt đến bầu cử, sau đó chúng tôi đã dành thời gian để tuyển chọn người xứng đáng, nhờ ơn Chúa Thánh thần soi sáng mọi người đã chọn ra được Ban quản trị mới, qua sự thấm vấn của cha Linh giám mọi người đều nhất trí.
1- Gioanna Thoong Căn (Trưởng).
2- Phê rô Nguyễn Văn Thành (Phó)
3- Anna Sí BunHương (Thư ký).
4- Anna Nguyễn Thị Thảo (Thủ quỹ).
5- Têrêxa ĂmNạt (Phụ tá thủ quỹ)
6- Lucia Nguyễn Thị Tuyết (Phụ tá thư ký)
Mặc dầu bận bịu với nhiều công việc nhưng các thành viên rất nhiệt tình trong buổi bầu lại Ban quản trị mới, đến 11 giờ trưa sau khi đã hoàn tất việc bầu cử mọi người đọc kinh Catena, để kết thúc chị Trưởng Curia mới có đôi lời cảm ơn cha Linh giám, cùng Anh Antôn Hoàng Trung Thông, Trưởng Comitium Vinh, cha linh giám Comitium Vinh có đôi lời chân thành cảm ơn sự nhiệt tình, không phải riêng chỉ hôm nay mà phải nói là suốt mấy năm qua, nhờ ơn cha Tổng Đại Diện cũng là cha Linh giám Curia Pakse, đôn đốc, động viên và đồng hành mà Legio Paksé phát triển mạnh và đi đúng theo thủ bản và không quên cảm ơn Ban quản trị cũ và mới đã và đang nhiệt tình hoàn thành trách nhiệm cho công việc mở mang nước Chúa qua Hội Đoàn Legio Mariæ xin Đức Mẹ chúc phúc cho mọi người.
Buổi trưa chúng tôi được chị Anna Thảo (Thủ quỹ) đón về nhà dùng bữa cơm thân mật. Qua việc gặp gỡ thăm hỏi chj Thảo cho biết Praesidium Đức bà phù hộ, mới thành lập thêm 2 Praesidium trong Giáo xứ Huội Phệt. Buổi chiều còn chút thời gian chúng tôi đi thăm một vài buôn làng có sự hiện diện của Legio tôi nhận thấy hạt giống Đức Tin luôn tăng trưởng, tôi thầm nghĩ đây là một chuyến công tác đầy ấn tượng, mãi tới 5 giờ chiều chúng tôi về nhà anh Phêrô Thành dùng bữa cơm gia đình để chia tay.
Nhìn lại chặng đường ba ngày ở Lào, lòng tôi tràn ngập niềm tin về những hoạt động hiệu quả của hội đoàn Legio tại đây, đem đến cho Giáo Hội Lào một sức sống mới tràn đầy niềm hân hoan.
Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, tiếp tục ban ơn và chúc phúc cho công cuộc truyền giáo tại đất nước Lào. Tóm lại, nơi đây là mảnh đất mầu mỡ, đang có một sức sống âm thầm nhưng mãnh liệt, nhờ ơn Mẹ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót đã nói với người phục vụ trong tiệc cưới Canna rằng: “Ngài bảo gì, các con cứ việc làm theo” (Gioan 2. 5).
Tài Liệu - Sưu Khảo
Câu chuyện “Dòng Sông Máu” ở Tây bá lợi á : Một bài học cho vấn đề khai thác Bauxít Việt Nam
Dominic David Tran.
16:17 20/09/2016
Câu chuyện “Dòng Sông Máu” ở Tây bá lợi á : Một bài học cho vấn đề khai thác Bauxít Việt Nam
Lời dẫn nhập: trong Ngày 28/8 đến 2/9/2016 vừa qua tại Stockholm, thủ đô Vương quốc Thuỵ Điển đã diễn ra Hội nghị Quốc tế về Nước (Water). ĐHY Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Toà Thánh về Công Lý và Hòa Bình đã tham dự và phát biểu về đề tài; “ Đức Tin và Phát triển.”
Trong Thông điệp “ Laudato Si” Đức Gíao Hoàng Phanxicô đã nêu ra câu hỏi; “ Chúng ta muốn để lại cho những người đến sau chúng ta, cho con cháu của chúng ta đang lớn lên trong một thế giới sẽ như thế nào đây?”
- Vấn đề nước uống: Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định rõ ràng rằng “có được nước uống an toàn là một nhân quyền thiết yếu, cơ bản và của tất cả mọi người, vì nó ảnh hưởng tới sự sống còn của con người và vì thế, đây là điều kiện để thực thi các nhân quyền khác”.
Phải làm gì khi nước thải, khí độc và chất độc từ các nhà máy luyện thép và kim loại huỷ hoại môi trường sống và vùng sinh thái của Tây bá lợi á (Siberia). Sống trong đất nước mà lãnh đạo và các thuộc cấp hành xử như thời Sa Hoàng - Đại Đế Vladimir của những thế kỷ xa xưa thì những người có lòng quan tâm như Alex Kokcharov đành phải dùng Twitter nói lên và ký giả Andrew E. Krammer đã tiếp sức báo động, viết ngay trên Đại Nhật báo New York Times, Thông Tấn Xã AP, US ngày 05/9/2016 bằng tiếng Anh, để cho người người ở năm châu bốn biển được biết về thảm hoạ đang xảy đến trên đất nước của mình. (Xem hình chụp)
Alex Kokcharov tin rằng sắc màu đỏ của “ Dòng Sông Máu” là kết qủa do sự nhiễm độc từ oxide sắt hay mạt rỉ sắt. (The colour of 'Blood River' is believed to be the result of contamination from iron oxide, or rust.) Dòng sông ở Siberia này bỗng dưng đổi thành màu đỏ tươi một cách bí mật và được gọi ngay cho dễ hiểu là “ DÒNG SÔNG MÁU”.
Và Dòng sông Máu này đã chảy lượn quanh co trên một vùng đất chết có diện tích rộng gấp hai lần Tiểu Bang Rhode Island. (Ký giả viết cho người Mỹ biết thế nào là quy mô vùng đất chết vì nhiễm độc từ nhà máy luyện kim theo diện tích cụ thể của một Tiểu Bang của người Mỹ. ('Blood River' winds through a dead zone twice the size of Rhode Island.) (Xem hình chụp không ảnh)
Tin từ Mạc Tư Khoa (Moscow) tuần này cho biết nước của một dòng sông ở cực Bắc Siberia bỗng nhiên biến thành màu đỏ tươi, và vì thiếu vắng sự giải thích chính thức từ các quan chức chính phủ nên người dân Nga gọi thứ dòng nước chảy “lạ kỳ” này là “Dòng sông Máu” (and in the absence of any official explanation, Russians have taken to calling the eerie flow the “blood river; ôi, sao giống nhau qúa!)
Một dấu chỉ cho thấy có thể là một nguyên nhân của sự kiện lạ này là từ chính thuỷ đạo của dòng sông: Daldykan (the path the river), cuộc nước chảy này đi qua Mỏ Kền Norilsk và Liên hợp Nhà máy Luyện Kim. Theo nhiều cách tính toán và ghi nhận thì Liên hợp Mỏ-Nhà Máy Luyện Kim này là một trong những Doanh Nghiệp gây ô nhiễm độc hại nhất thế giới (the Norilsk Nickel mine and metallurgical plant, by many measures one of the world’s most polluting enterprises.) Liên hợp Nhà Máy Luyện Kim này đã phun và rò rỉ ra những cơn mưa Acid tạo thành khí độc dioxide Lưu huỳnh (so much acid-rain-producing sulphur dioxide.) Với số lượng 02 triệu tấn một năm nó thải ra, nghĩa là lớn hơn tổng số khí độc dioxie lưu huỳnh của cả nền kỹ nghệ nước Pháp gây ra mỗi năm. Lượng khí và chất thải độc hại này đã bao trùm một cả vùng đất chết (dead zone) khiến cho cả vùng đất chết hết cây cỏ xanh tươi, chỉ còn trơ lại những xác thân cây chết khô và bùn đất bị nhiễm độc ra chai cứng đặc quánh lại trải rộng trên một diện tích gấp hai lần lãnh thổ Tiểu Bang Rhode Island của Hoa Kỳ. (Ô sao cũng giống cái Hưng nghiệp ấy qúa)
Các Nhà Máy Luyện Kim trong Khu Mỏ hái ra Vàng khạc ra Bạc này của nước Nga (Russian Klondike) đã khai thác và xuất xưởng một số lượng Đồng đỏ (Copper) khổng lồ.
Nó còn sản xuất thêm số lượng quặng bằng 1/5 sản lượng Kền (Nickel) của toàn thế giới; đây là một loại hợp kim căn bản của thép không rỉ (Stainless steel). Chưa hết, Khu Liên hợp Mỏ-Luyện Kim này còn cung ứng được thêm 50% kim loại Palladium, một thứ kim loại quý hiếm có giá trị gần như Vàng Trắng, Bạch Kim (Palladium, a precious metal nearly as valuable as Platinum.)
Mỏ quặng kim loại này cũng chứa quặng Sắt (Iron), nhưng nguyên tố có màu đỏ này (red hue) kém giá trị rất nhiều so với các kim loại quý hiếm được sàng lọc song song cùng với Sắt; và thường là Liên hợp Mỏ-Luyện Kim này đã thải bỏ quặng Sắt này vào ngay những ao bùn chung quanh khu vực Luyện Kim. (!)
Nguồn gốc của sự thay đổi màu trong Dòng Sông Máu: có lẽ chắc chắn nhất là do các sắc màu đỏ của Oxyt Sắt (Iron Oxide) hay quặng mạt rỉ sắt rust.
Nhánh sông Daldykan chảy qua Liên hợp Mỏ-Luyện Kim loại Kền Norilsk- Đại Công Ty Luyện Kim đã được ghi nhận là một trong những Doanh nghiệp gây ra ô nhiễm độc hại nhất thế giới (considered to be one of the world’s most polluting enterprises.)
Kết luận này được xác định (firmed up) vào ngày Thứ Tư tuần vừa rồi, nghĩa là 6 ngày sau đó, Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên LB Nga (Ministry of Natural Resources) phát hành văn bản tuyên bố rằng; “ Thông tin ban đầu (họ dùng chữ premilinary mà các quan VN gọi là sơ bộ) cho biết nguyên nhân có thể gây nên ô nhiễm (họ nói polution chứ không dùng chữ contamination là nhiễm độc) là do sự bể vỡ một đường ống chuyển tải bùn quặng ở Nhà máy Luyện Kim loại Kền Norilsk.”
Nếu qủa sự việc xảy ra là như thế, trong lúc mọi người chắc chắn đang bị xúc động bất ngờ, theo lời ông Vladimir Chuprov, một nhà nghiên cứu của Tổ chức Hoà bình Xanh của nước Nga (Greenpeace in Russia); cái dòng nước gần như óng ánh long lanh muôn màu sắc đó có lẽ phần lớn là vô hại với con người. Sự tập trung cao độ màu sắc đỏ ấy tuy nhiên có thể giết chết hết các loài cá trên dòng sông này.
Nhà nghiên cứu Chuprov còn nói thêm; “ cái sắc tố màu đỏ này cũng có thể được coi như là một dấu hiệu cảnh cáo nguy hiểm vì hình như (họ dùng chữ là có khả năng seems likely nhưng David không dùng chữ này) có thể là bùn lỏng quặng sắt khi chuyển đi sẽ tải theo các kim loại nặng (heavy metals) do các Nhà máy Luyện kim loại ở Norilsk thải ra và đã có thể phá huỷ và gây ra tai hại cho môi trường Bắc Cực vốn đã rất mong manh.
Tổng Thống Liên Bang Nga Vladimir Putin “ đã hứa rằng sự Phát triển Công nghệ ở vùng Bắc Cực sẽ xúc tiến với sự cẩn trọng nhất, quan tâm kỹ lưỡng nhất,” – trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây nhà nghiên cứu Chuprov nói rằng;
“ Thiệt không may mắn chút nào, những chữ nghĩa ấy chỉ là hình thức, là lời lẽ theo thủ tục bài bản để cho qua chuyện mà thôi. (President Vladimir Putin “promised that industrial development in the Arctic would progress with the utmost care,” Chuprov said in a telephone interview. “Unfortunately, these words are only a formality.”)
Các quan Giám Đốc của Các Nhà Máy Mỏ-Luyện Kim này theo phát biểu với các Thông Tấn Xã Nhà Nước Nga (Russian State News Agencies chắc cũng là Quan Làm Báo, Lề Phải) thuật lại rằng họ đã cắt giảm sản lượng ở một Nhà Máy Luyện Kim như một biện pháp phòng ngừa trước nhưng họ đã chẳng tìm thấy chút rò rỉ nào (had found no leaks.) Trong thực tế Công Ty Luyện Kim ấy đã nói rằng; “ đến lúc này như chúng tôi được biết, sắc màu của dòng sông hôm nay chẳng khác gì so với lúc bình thường!” (Vậy có lẽ theo các quan chức các nhà máy này thì chuyện dòng sông máu này, không có gì phải ầm ĩ, vốn là chuyện bình thường!?!)
(In fact, the company said, “as far as we know, the colour of the river today is no different from usual.” Nghĩa là Quan làm báo nói khác với phát biểu thực sự của các Quan chức ở Các Nhà Máy Luyện Kim.)
Courtesy of New York Times and AP.
Dominic David Trần chuyển ý
Lời dẫn nhập: trong Ngày 28/8 đến 2/9/2016 vừa qua tại Stockholm, thủ đô Vương quốc Thuỵ Điển đã diễn ra Hội nghị Quốc tế về Nước (Water). ĐHY Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Toà Thánh về Công Lý và Hòa Bình đã tham dự và phát biểu về đề tài; “ Đức Tin và Phát triển.”
Trong Thông điệp “ Laudato Si” Đức Gíao Hoàng Phanxicô đã nêu ra câu hỏi; “ Chúng ta muốn để lại cho những người đến sau chúng ta, cho con cháu của chúng ta đang lớn lên trong một thế giới sẽ như thế nào đây?”
- Vấn đề nước uống: Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định rõ ràng rằng “có được nước uống an toàn là một nhân quyền thiết yếu, cơ bản và của tất cả mọi người, vì nó ảnh hưởng tới sự sống còn của con người và vì thế, đây là điều kiện để thực thi các nhân quyền khác”.
Alex Kokcharov tin rằng sắc màu đỏ của “ Dòng Sông Máu” là kết qủa do sự nhiễm độc từ oxide sắt hay mạt rỉ sắt. (The colour of 'Blood River' is believed to be the result of contamination from iron oxide, or rust.) Dòng sông ở Siberia này bỗng dưng đổi thành màu đỏ tươi một cách bí mật và được gọi ngay cho dễ hiểu là “ DÒNG SÔNG MÁU”.
Và Dòng sông Máu này đã chảy lượn quanh co trên một vùng đất chết có diện tích rộng gấp hai lần Tiểu Bang Rhode Island. (Ký giả viết cho người Mỹ biết thế nào là quy mô vùng đất chết vì nhiễm độc từ nhà máy luyện kim theo diện tích cụ thể của một Tiểu Bang của người Mỹ. ('Blood River' winds through a dead zone twice the size of Rhode Island.) (Xem hình chụp không ảnh)
Tin từ Mạc Tư Khoa (Moscow) tuần này cho biết nước của một dòng sông ở cực Bắc Siberia bỗng nhiên biến thành màu đỏ tươi, và vì thiếu vắng sự giải thích chính thức từ các quan chức chính phủ nên người dân Nga gọi thứ dòng nước chảy “lạ kỳ” này là “Dòng sông Máu” (and in the absence of any official explanation, Russians have taken to calling the eerie flow the “blood river; ôi, sao giống nhau qúa!)
Một dấu chỉ cho thấy có thể là một nguyên nhân của sự kiện lạ này là từ chính thuỷ đạo của dòng sông: Daldykan (the path the river), cuộc nước chảy này đi qua Mỏ Kền Norilsk và Liên hợp Nhà máy Luyện Kim. Theo nhiều cách tính toán và ghi nhận thì Liên hợp Mỏ-Nhà Máy Luyện Kim này là một trong những Doanh Nghiệp gây ô nhiễm độc hại nhất thế giới (the Norilsk Nickel mine and metallurgical plant, by many measures one of the world’s most polluting enterprises.) Liên hợp Nhà Máy Luyện Kim này đã phun và rò rỉ ra những cơn mưa Acid tạo thành khí độc dioxide Lưu huỳnh (so much acid-rain-producing sulphur dioxide.) Với số lượng 02 triệu tấn một năm nó thải ra, nghĩa là lớn hơn tổng số khí độc dioxie lưu huỳnh của cả nền kỹ nghệ nước Pháp gây ra mỗi năm. Lượng khí và chất thải độc hại này đã bao trùm một cả vùng đất chết (dead zone) khiến cho cả vùng đất chết hết cây cỏ xanh tươi, chỉ còn trơ lại những xác thân cây chết khô và bùn đất bị nhiễm độc ra chai cứng đặc quánh lại trải rộng trên một diện tích gấp hai lần lãnh thổ Tiểu Bang Rhode Island của Hoa Kỳ. (Ô sao cũng giống cái Hưng nghiệp ấy qúa)
Nó còn sản xuất thêm số lượng quặng bằng 1/5 sản lượng Kền (Nickel) của toàn thế giới; đây là một loại hợp kim căn bản của thép không rỉ (Stainless steel). Chưa hết, Khu Liên hợp Mỏ-Luyện Kim này còn cung ứng được thêm 50% kim loại Palladium, một thứ kim loại quý hiếm có giá trị gần như Vàng Trắng, Bạch Kim (Palladium, a precious metal nearly as valuable as Platinum.)
Mỏ quặng kim loại này cũng chứa quặng Sắt (Iron), nhưng nguyên tố có màu đỏ này (red hue) kém giá trị rất nhiều so với các kim loại quý hiếm được sàng lọc song song cùng với Sắt; và thường là Liên hợp Mỏ-Luyện Kim này đã thải bỏ quặng Sắt này vào ngay những ao bùn chung quanh khu vực Luyện Kim. (!)
Nguồn gốc của sự thay đổi màu trong Dòng Sông Máu: có lẽ chắc chắn nhất là do các sắc màu đỏ của Oxyt Sắt (Iron Oxide) hay quặng mạt rỉ sắt rust.
Nhánh sông Daldykan chảy qua Liên hợp Mỏ-Luyện Kim loại Kền Norilsk- Đại Công Ty Luyện Kim đã được ghi nhận là một trong những Doanh nghiệp gây ra ô nhiễm độc hại nhất thế giới (considered to be one of the world’s most polluting enterprises.)
Kết luận này được xác định (firmed up) vào ngày Thứ Tư tuần vừa rồi, nghĩa là 6 ngày sau đó, Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên LB Nga (Ministry of Natural Resources) phát hành văn bản tuyên bố rằng; “ Thông tin ban đầu (họ dùng chữ premilinary mà các quan VN gọi là sơ bộ) cho biết nguyên nhân có thể gây nên ô nhiễm (họ nói polution chứ không dùng chữ contamination là nhiễm độc) là do sự bể vỡ một đường ống chuyển tải bùn quặng ở Nhà máy Luyện Kim loại Kền Norilsk.”
Nếu qủa sự việc xảy ra là như thế, trong lúc mọi người chắc chắn đang bị xúc động bất ngờ, theo lời ông Vladimir Chuprov, một nhà nghiên cứu của Tổ chức Hoà bình Xanh của nước Nga (Greenpeace in Russia); cái dòng nước gần như óng ánh long lanh muôn màu sắc đó có lẽ phần lớn là vô hại với con người. Sự tập trung cao độ màu sắc đỏ ấy tuy nhiên có thể giết chết hết các loài cá trên dòng sông này.
Nhà nghiên cứu Chuprov còn nói thêm; “ cái sắc tố màu đỏ này cũng có thể được coi như là một dấu hiệu cảnh cáo nguy hiểm vì hình như (họ dùng chữ là có khả năng seems likely nhưng David không dùng chữ này) có thể là bùn lỏng quặng sắt khi chuyển đi sẽ tải theo các kim loại nặng (heavy metals) do các Nhà máy Luyện kim loại ở Norilsk thải ra và đã có thể phá huỷ và gây ra tai hại cho môi trường Bắc Cực vốn đã rất mong manh.
Tổng Thống Liên Bang Nga Vladimir Putin “ đã hứa rằng sự Phát triển Công nghệ ở vùng Bắc Cực sẽ xúc tiến với sự cẩn trọng nhất, quan tâm kỹ lưỡng nhất,” – trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây nhà nghiên cứu Chuprov nói rằng;
“ Thiệt không may mắn chút nào, những chữ nghĩa ấy chỉ là hình thức, là lời lẽ theo thủ tục bài bản để cho qua chuyện mà thôi. (President Vladimir Putin “promised that industrial development in the Arctic would progress with the utmost care,” Chuprov said in a telephone interview. “Unfortunately, these words are only a formality.”)
Các quan Giám Đốc của Các Nhà Máy Mỏ-Luyện Kim này theo phát biểu với các Thông Tấn Xã Nhà Nước Nga (Russian State News Agencies chắc cũng là Quan Làm Báo, Lề Phải) thuật lại rằng họ đã cắt giảm sản lượng ở một Nhà Máy Luyện Kim như một biện pháp phòng ngừa trước nhưng họ đã chẳng tìm thấy chút rò rỉ nào (had found no leaks.) Trong thực tế Công Ty Luyện Kim ấy đã nói rằng; “ đến lúc này như chúng tôi được biết, sắc màu của dòng sông hôm nay chẳng khác gì so với lúc bình thường!” (Vậy có lẽ theo các quan chức các nhà máy này thì chuyện dòng sông máu này, không có gì phải ầm ĩ, vốn là chuyện bình thường!?!)
(In fact, the company said, “as far as we know, the colour of the river today is no different from usual.” Nghĩa là Quan làm báo nói khác với phát biểu thực sự của các Quan chức ở Các Nhà Máy Luyện Kim.)
Courtesy of New York Times and AP.
Dominic David Trần chuyển ý
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vòng Tay Thương Mến
Mỹ Lê
19:15 20/09/2016
Ảnh của Mỹ Lê
Hãy nâng tâm hồn lên!
- Chúng con đang hướng về Chúa !