Ngày 20-09-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Công chính hóa
Lm Vũđình Tường
06:48 20/09/2011
Chúa Nhật 26 thường niên, năm A

Mt 21, 28-32


Bản tính con người thích chọn con đường bất chính, gian tà bởi con đường bất chính là con đường dễ bước vào. Con đường bất chính dễ bước vào khó ra. Nó là con đường khó khăn, gian khổ, khó nhai, khó nuốt nhưng nhiều người ham muốn, tự nguyện bước vào. Vì sao? Vì con đường đó thuộc về trần gian, phần thưởng của nó là vật chất, thấy được, sờ được, thưởng thức được ngay tại thế. Chính vì những cảm xúc mãnh liệt đó mà nó có nhiều đệ tử ngày đêm mong tìm cảm giác lung linh. Hút thuốc vào cảm thấy tê tái tức thì. Uống rượu vào tức khắc nhận ra chất say tê tê mạch máu, kích thích làn da, thớ thịt. Thắng bài bạc thấy tiền ngay, mắt sáng rỡ trông thấy. Rình rập biết rõ đường đi nước bước nhà người tạo cảm xúc lo sợ, hy vọng lẫn lộn, lòng tự nhủ, của ngươi trong tủ sắp là của ta trong túi. Cảm xúc mãnh liệt đó làm xáo trộn luân lí, làm lú lẫn tâm hồn, làm lờ mờ lí trí nên dễ buông thả cuộc đời, lăn xả vào cuộc chơi. Chính vì lăn xả vào nên không gì kiềm chế, ngăn cản, thắng cho chậm lại. Bất kể lời ca thán, khuyên bảo, van lơn của thân nhân và coi thường an toàn cho bản thân cũng vì lí đo đang lăn xả vào.

Đường ăn chơi dễ vào khó ra bởi bước chân vào cuộc là đánh ván bài xả láng. Ván bài xả láng cướp mất cuộc đời, làm nhụt ý chí tiến thân, phá tan quyết tâm và lấp lối tương lai. Thứ đến xã hội loài người rất khắt khe với người đánh ván bài xả láng. Họ không chấp nhận và thiếu thứ tha nên người muốn bước chân ra khỏi dòng thác lôi cuốn luôn có những mắt xích trói chặt đời họ, ngăn cản đường tiến trong tương lai. Hơn nữa người lăn xả vào cuộc chơi thí mạng, bán sức khoẻ và tuổi xuân cho cuộc chơi nên tinh thần mất minh mẫn, nhụt chí, cơ hội trẻ trung không còn để tiến thân. Vì những lí do đó mà một khi đã bước vào, khó giật lùi, khó bước ngược lại. Muốn thoát ra đời kéo lùi, giật ngược lại vì nó đâu muốn mất thành viên trung thành của chúng. Nó chỉ sa thải khi thành phế thải, khi không còn gì cống hiến cho cuộc chơi. Thành phần phế thải, chỗ chứa sẽ là đầu đường xó chợ, nơi ẩn thân, sống dật dờ, lây lất, chờ ngày về lòng đất mẹ.

Nói đến công chính hoá là nói đến điều gì đó chưa công chính nhưng đang trên đường tiến đến công chính. Như vậy công chính là bước cuối cùng của con đường giúp ta nên thánh. Ngoài Chúa ra không còn con đường công chính nào bởi vì Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Vì Chúa là Đấng công chính nên phải bước đi trên con đường công chính để đến với Chúa. Ngoài con đường đó ra không còn lối tắt, ngã rẽ nào khác. Chỉ có một lối đi duy nhất mà Đức Kitô vạch ra cho những ai ước ao bước đi trên con đường đó. Vì thông cảm yếu đuối của thân phận làm người. Vì tình yêu Chúa cao vời. Vì Ngài là Đấng giầu từ bi nhân hậu, Ngài không loại bỏ, không kết án ai nhưng tạo cho con người cơ hội trở về.

Tiên tri Êdêkiel nói rõ con đường đó là từ bỏ đường gian tà, lối xảo trá,

Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết Ed18,28

Giáo huấn của tiên tri Êdêkiel được thánh Mathêu 21,28-32 nhắc lại trong dụ ngôn hai người con. Người thứ nhất từ chối lời cha kêu gọi sau đó hối hận đi làm. Người thứ hai vâng dạ nhưng không làm. Dụ ngôn kết luận người con thứ nhất đã làm theo ý cha mình. Anh hối hận vì đã cãi lại lời cha, hối hận vì đặt ý riêng mình trên ý cha.

Con đường giúp trở nên công chính hoá là con đường thống hối, ăn năn. Thống hối, ăn năn trên lí thuyết chỉ là thống hối bằng môi mép. Thống hối thực sự phải đến từ tấm lòng, chính tấm lòng giúp con người thành tâm trở về với Chúa.

Để từ bỏ con đường bá đạo, lối sống bất chính. Người ta cần phải có gì để lấp vào khoảng trống vừa từ bỏ trong đời. Nếu không có gì lấp vào sẽ không thể từ bỏ được vì con đường cũ sẽ tìm cách trở lại. Chỉ có cách duy nhất tránh ngựa tìm đường cũ là tìm cho nó một con đường mới. Con đường mới phải khác con đường cũ, ngược với lối sống, cách sinh hoạt cũ. Con đường khác, trái nghịch với bá đạo là chính đạo. Nghịch với con đường bất chính là công chính. Đường chính đạo, lối công chính ngoài Chúa ra còn ai có. Cách duy nhất trở về đường lành là sống thực thi đường lối Chúa. Con đường công chính giúp con người sống thánh thiện, trở nên tốt lành hơn, trọn hảo hơn.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Lời nói phải đi đôi với việc làm
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:48 20/09/2011
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 21, 29 – 32

Người đời thường đàm tiếu với nhau :” Lời nói phải đi đôi với việc làm “, mới là người tốt, còn ngôn hành bất nhất, người đó không đáng tin tưởng. Tin Mừng Mt 21, 29-32 nói đến hình ảnh hai người con, hai cách nói và hai hành động hoàn toàn khác nhau. Chúa là Đàng, là Sự thật và là Sự sống. Ngài luôn luôn nói và hành động. Do đó, chúng ta là con của Ngài, chúng ta cũng phải nói và làm như Ngài…

Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn “ Người cha sai con đi làm vườn nho “. Người con thứ hai nghe lời cha, nhận lời, nhưng sau lại không đi làm. Người con thứ nhất, từ chối, nhưng sau suy nghĩ, hối hận, rồi đi làm. Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh và ám chỉ người con thứ hai là những Biệt phái, Kinh sư, thượng tế, Kỳ mục là những hạng người miệng thì thơn thớt nói cười, miệng thì ngon ngọt truyền lệnh và cho rằng mình đạo đức,thánh thiện, giữ luật tỉ mỉ, nhưng kỳ thực họ chỉ hô hào to miệng, họ chỉ nói trên môi miệng, nhưng kỳ thực họ không hề giữ một luật lệ nào, trái lại họ chất trên vai người khác các gánh nặng, còn họ thì không hề đụng tay lay thử xem gánh có nặng hay nhẹ. Điều đáng kinh tởm là họ tự kiêu, tự đại, tự mãn không tin nhận Đức Giêsu là Đấng Thiên Chúa sai đến, Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, là Đấng cứu thế.

Còn người thứ nhất là những người tội lỗi, yếu hèn, những kẻ thấp cổ bé họng, những cô gái điếm, những người thu thuế. Những người này bị nhóm Pharisêu, Kinh sư, Thượng tế, Kỳ mục và xã hội lúc đó ghép vào hạng tội lỗi công khai và bị họ loại trừ ra khỏi các hội đường, và xếp bên lề xã hội. Tuy nhiên, những người này đã biết thành tâm sám hối, đã biết cải tà quy chánh, đã biết hối cải, đổi mới, đã tin vào Chúa Giêsu là Vị cứu tinh, là Đấng cứu độ, là khiên mộc, thuẫn đỡ cho họ. Nên, họ đã được Chúa yêu thương, tha thứ và hứa ban Nước trời cho họ ( Mt 21, 31 ).

Cuộc đời là một cuộc hành trình đức tin. Sở dĩ, Nước trời được hứa ban cho các người bé mọn, những người có lòng tin bởi vì họ tin vào Chúa Giêsu, tin Ngài là Đấng Thiên sai, là Đấng cứu thế. Đức tin của những người tin vào Chúa được thể hiện qua đức bác ái, qua những việc làm tỏa sáng, qua việc lắng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa trong cuộc đời mình. Những người này đã sống các Mối Phúc, đã leo lên, vượt qua từng nấc thang của các Mối Phúc. Họ không chỉ nói ngoài miệng, nhưng lời nói của họ đi đôi với việc làm. Thánh Giacôbê quả thực có lý khi viết :” Đức tin không có việc làm là đức tin chết “ ( Gc 2, 26 ). Chân Phước Gioan Phaolô đã nói :” Ngày nay người ta tin những chứng nhân hơn những người chỉ nói “. Gương đời sống đức tin sống động có giá trị hơn nhiều bài thuyết giảng trơn tru nhưng chỉ là lý thuyết suông. Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy bao giờ Ngài cũng hành động đi đôi với lời nói. Ngài giảng dạy, chữa lành mọi thứ bệnh hoạn tật nguyền, Ngài thực tế, nuôi sống dân chúng theo Ngài nghe Ngài giảng dạy và họ đang khát, đang đói. Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ và mỗi người chúng ta hãy tránh xa những người Pharisêu, Biệt phái giả hình. Họ nói mà không làm. Họ hô mà không thực hiện.

Cuộc đời của người môn đệ Chúa là chết đi cho tội và sống lại trong đời sống mới. Qua phép rửa, người Kitô hữu đã thật sự chết đi cho tội và đã thật sự sống lại với Chúa. Qua Bí tích Thánh Thể, người Kitô hữu tuyên xưng: “ Chúa Kitô đã chết, đã sống lại và sẽ tới với nhân loại một lần nữa vào ngày chung thẩm “. Nhờ làm con Chúa qua Bí tích rửa tội và được nuôi sống bằng chính Mình Máu của Chúa, người Kitô hữu luôn có sức mạnh để vượt thắng tội lỗi và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, vững bước trên cuộc hành trình đức tin tiến về Quê trời.

Chúa đã luôn cảnh tỉnh mọi người rằng : “ Mẹ và anh em của Ngài là những người biết lắng nghe và tuân giữ Lời của Ngài “ và Ngài cũng cảnh cáo :” Không mọi kẻ nói với Ta; Lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Ta “ ( Mt 7, 21 ).

Lạy Chúa, khi Chúa thương xót và thứ tha, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả. Xin không ngừng ban ơn giúp chúng con đạt tới Nước Trời là hạnh phúc Chúa đã hứa ban mà chúng con đang hết lòng theo đuổi “. Amen. ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Chúa nhật 26 thường niên, năm A ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Ngôn Hành bất nhất là sao ?
2.Pharisêu và Kỳ mục, Kinh sư có ngôn hành bất nhất không ?
3.Thánh Giacôbê đã nói gì ?
4.Lời nói đi qua, gương lành lôi kéo là gì ?
5.Chúa đã nói gì về các cô gái điếm và những người thu thuế ?

 
Lịch Phụng Vụ Tháng 10/2011
Lm. Anphong Trần Đức Phương
09:43 20/09/2011
Lịch Phụng Vụ Tháng 10/2011

Trong tháng 10, chúng ta sẽ mừng các Chúa Nhật 27, 28, 29, 30, 31 Thường Niên, Năm A. Ngoài ra, tháng 10 cũng là tháng Mân Côi để chúng ta đặc biệt kính Đức Mẹ Maria qua việc hằng ngày suy ngẫm các Mầu Nhiệm Mân côi và mừng Lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày thứ Sáu 7/10.

CHÚA NHẬT 27 (2/10): Thiên Chúa yêu thương chúng ta và săn sóc chúng ta như người làm vườn chăm sóc vườn nho. Cũng vì rất yêu thương nhân loại chúng ta, mà khi chúng ta lỗi phạm, Thiên Chúa đã không lên án phạt chúng ta; nhưng đã sai Con Một xuống thế làm người và chịu bao đau khổ và chịu chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta cần năng suy gẫm tình thương của Chúa đối với chúng ta mà ra sức ăn năn sám hối lỗi lầm, canh tân đời sống, để sống xứng đáng và đáp trả lại tình thương của Chúa đối với chúng ta. Bài Đọc 1 (Tiên tri Isaia 5:1-7) diễn tả tình yêu Chúa đối với Dân Người như người làm vườn nho chăm sóc vườn nho của mình. Mặc dầu Dân Chúa đã luôn đi xa đường lối Chúa, sống bất hòa, chia rẽ, chiến tranh, thù hận và giết hại lẫn nhau, gây ra bao nhiêu chết chóc, nhưng Thiên Chúa vẫn kêu gọi họ ăn năn, trở về đường ngay nẻo chính. Bài đọc 2 (Thơ Philiphê 4:6-9): Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta h ãy luôn dâng lời cảm tạ tình thương của Chúa đối với chúng ta và phó thác mọi lo lắng của chúng ta lên Chúa. Hãy luôn sám hối lỗi lầm và sửa đổi đời sống và suy ngẫm lời Chúa và đem ra thực hành. Bài Phúc Âm (Matthêu 21: 33-43): Chúa Giêsu kể dụ ngôn “Vườn Nho” cho những Thượng Tế và Kỳ Mục Do thái. Qua dụ ngôn “Vườn Nho” Chúa Giêsu nói lên tình thương của Chúa đối với Dân Chúa; nhưng Dân Chúa luôn chống lại Chúa, sống thác loạn, giết hại các Tiên Tri mà Chúa sai đến để sửa dạy họ; rồi giết luôn Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa sai đến để giảng dạy họ đường ngay nẻo chính; vì thế, Thiên Chúa phải lên án những kẻ cứng lòng, và mở rộng ơn cứu độ cho mọi dân tộc.

LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI (7/10): Thánh Lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta về việc sùng kính Mẹ Maria; đặc biệt qua tràng Chuổi Mân Côi. Tràng Chuổi Mân côi là bản tóm lược các sách Tin Mừng: việc Đức Maria thưa lời “xin vâng” và chịu thai Chúa Con, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần; cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu; cuộc khổ nạn và chết trên Thánh Gía, và cuộc sống lại và lên trời vinh hiển. Khi chúng ta lần tràng chuổi Mân Côi, chúng ta đọc đi đọc lại lời kinh “Kính Mừng…” và trong lòng suy ngẫm những mầu nhiệm ( Vui, Ánh Sáng, Thương, Mừng) cuộc đời Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai xuống thế làm Người. Như vậy chúng ta thờ phượng Chúa và tôn vinh Mẹ Maria qua việc lần chuỗi Mân Côi; đồng thời áp dụng vào đời sống đức tin của chúng ta, và thêm lòng yêu mến Chúa và khiêm tốn phục vụ mọi người.

Các Bài Đọc trong Thánh lễ hôm nay: Bài đọc 1 (Sách Công Vụ Tông Đồ 1:12-14) nhắc đến việc, sau khi Chúa Giêsu lên trời, các tông Đồ rời núi Cây Dầu và trở về phòng Tiệc Ly để họp nhau cầu nguyện cùng với Mẹ Maria, và một số tín hữu khác. Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38) nói về việc Sứ Thần Gabrien được Thiên Chúa sai đến để báo tin cho Đức Maria là Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn để cưu mang và sinh hạ Chúa Con, và Đức Mẹ đã thưa lời “xin vâng” để chịu thai Chúa con bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.

CHÚA NHẬT 28 (9/10): Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta, dựng nên mọi sự cho chúng ta, yêu thương và nuôi dưỡng chúng ta phần hồn phần xác. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta đã quên ơn Chúa; không đáp trả lại lời Chúa mời gọi, để rồi cứ chạy theo những quyến dụ của thế gian. Chúng ta phải cầu xin Chúa giúp chúng ta, để khi chúng ta được đưa vào gia đình Giáo Hội, chúng ta luôn sống xứng đáng con cái Chúa trong gia đình Giáo Hội. Bài đọc 1 (Tiên tri Isaia 25:6-10): Thiên Chúa thương yêu nhân loại mà Ngài đã dựng nên, Ngài nuôi dưỡng chúng ta, an ủi nâng đỡ chúng ta khi chúng ta gặp những khổ đau. Chúng ta hãy hân hoan tạ ơn Chúa. Bài đọc 2 (Thơ Philiphê 4:12-14, 19-20) : Thánh Phaolô nêu lên chính gương sống của Ngài là chấp nhận mọi hoàn cảnh theo Thánh ý Chúa, dù khi được mọi sự như ý, hay khi gặp khổ đau, và Ngài khuyên chúng ta noi gương Ngài luôn vui sống theo thánh ý Chúa. Bài Phúc Âm (Matthêu 22:1-14): Chúa Giêsu kể dụ ngôn “Tiệc Cưới” để dạy chúng ta hãy biết lắng nghe lời Chúa mời gọi qua các vị chủ chăn, từ bỏ những quyến dụ thế gian, để vào“ Dự tiệc Nước Chúa,” và phải luôn “mặc y phục lễ cưới,” là một đời sống xứng đáng.

CHÚA NHẬT 29 (16/10): Chúng ta là những người tin Chúa là Đấng Hằng Hữu, chân thật và duy nhất, và chúng ta chỉ Được thờ lạy một mình Ngài mà thôi. Tuy nhiên, bao lâu chúng ta sống giữa trần gian, chúng ta vẫn phải lệ thuộc vào những thể chế trần gian, và vì thế chúng ta phải luôn lo chu toàn bổn phận của người công dân ở mọi quốc gia; trong khi vẫn phải giữ vững sự công chính và tình bác ái đối với mọi người. Bài Đọc 1 (Tiên tri Isaia 45:1, 4-6): qua miệng tiên tri Isaia, Thiên Chúa nói cho chúng ta biết “ Thiên Chúa là Đấng duy nhất và hằng hữu; không có Chúa nào khác.” Thiên Chúa kêu gọi và chọn những người Ngài muốn để chăn dắt và hướng dẫn Dân Chúa đi theo đường lối Chúa, không lầm lạc chạy theo những thần giả dối. Bài đọc 2 ( 1 Thessalonica 1:1-5): Thánh Phaolô tỏ lòng rất yêu mến các tín hữu và trong lời cầu nguyện Ngài luôn tạ ơn Chúa cho chúng ta vì chúng ta vẫn luôn giữ vững Đức Tin mà Thánh Phaolô đã hy sinh cả cuộc đời để rao giảng Đức Tin ấy cho chúng ta. Chúng ta cũng hãy luôn tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta có Đức Tin, và chuyên cần cầu nguyện để Chúa giúp chúng ta luôn giữ vững Đức Tin mà Thánh Phaolô và các Tông Đồ truyền lại cho chúng ta; nhất là khi chúng ta đọc kinh “Tin Kính.” Bài Phúc Âm (Matthêu 22:15-21): Những người Biệt Phái muốn lập mưu làm hại Chúa Giêsu nên họ rủ nhóm Herôđê đến và hỏi Chúa Giêsu: “Có nên nộp thuế cho vua Cêsarê không?” Và Chúa Giêsu đã trả lời “Cái gì của Cêsarê hãy trả lại cho Cêsarê và cái gì của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa!” Như vậy Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta: Bao lâu con sống ở trần gian, chúng ta vẫn phải chu toàn bổn phận thuộc thế gian; nhưng không để thế gian chinh phục chúng ta. Chúng ta luôn phải trung tín với các giới răn của Chúa và thờ lạy một mình Chúa mà thôi.

CHÚA NHẬT 30 (23/10): Để kết thúc kinh “Mười Điều Răn” chúng ta vẫn đọc lời kết luận quan trọng này “Mười điều răn ấy tóm về hai điều này: Trước là kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, hai là yêu thương tha nhân như chính mình.” “Mến Chúa và yêu người là chu toàn mọi lề luật.” Hiện nay xã hội càng ngày trở nên phức tạp, và mỗi quốc gia phải có hàng ngàn, hàng ngàn luật lệ để bảo đảm an ninh xã hội. Nhưng nếu mọi người đều giữ được chỉ hai điều luật: một là yêu mến Chúa như Cha với cả tâm hồn chúng ta, và yêu mến mọi người chung quanh chúng ta như chính mình, thì chúng ta đã chu toàn được mọi lề luật đạo và đời, và trật tự và công bằng xã hội được bảo đảm vững chắc, và mọi người được hưởng một nền hòa bình thực sự. Bài Đọc 1 (Sách Xuất Hành 22: 20-26) Thiên Chúa muốn Dân Chúa luôn phải tôn trọng và cư xử công bằng với mọi người, dù là những ngoại kiều, các cô nhi quả phụ; và phải giữ phép công bằng, “không được bóc lột, hà hiếp những người cô thế, cô thân.” Bài đọc 2 (1Thessalônia 1:5-10): Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta là những tín hữu, là “những người đã từ bỏ tà thần và trở về với Thiên Chúa,” chúng ta hãy sống Đức Tin của chúng ta và noi gương Chúa, chúng ta hãy sống tốt lành và nêu gương sáng cho mọi người. Bài Phúc Âm (Matthêu 22: 34-40): Những người Biệt phái muốn thử thách Chúa Giêsu nên hỏi Chúa “trong các giới răn, giới răn nào trọng nhất?” Chúa Giêsu đã trả lời: “Anh em hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa anh em hết lòng, và yêu thương người khác như chính mình…Toàn thể lề luật và các lời tiên tri đều tóm vào trong hai giới răn đó.”

CHÚA NHẬT 31 (30/10): Trong mỗi quốc gia đều có các nhà lãnh đạo, đẳng cấp tùy theo chức vụ; trong gia đình cũng có trật tự giữa cha mẹ và con cái; trong Giáo Hội cũng có trật tự tùy theo các chức vụ. Tất cả chỉ để điều hành những trật tự ở mỗi quốc gia, gia đình, tổ chức, sở làm. Tuy nhiên, chỉ có Thiên Chúa là Đấng cao cả, và là “Cha”, là “Thầy” và là vị “Lãnh đạo” của chúng ta. Tất cả quyền hành trần gian đều do Chúa ban xuống. Không ai được lợi dụng chức vụ để đàn áp người khác; nhưng phải dùng chức vụ để phục vụ mọi người. Bài Đ ọc 1 (Malakia 1:14-2:2,8-10) : Qua miệng tiên tri Malakia, Thiên Chúa lên án những kẻ không giữ lề luật Chúa, “không đi theo đường lối của Chúa,” và nhắc nhở dân Chúa hãy nhớ đến Thiên Chúa là Đấng duy nhất , là đấng Tạo Hóa và là Cha của Dân Chúa. Bài Đọc 2 (1 Thessalonica 2: 7-9,13): Thánh Phaolô nói lên lòng thương yêu của Ngài đối với các Tín hữu và sẵn sàng hy sinh tất cả để phục vụ họ. Ngài cũng hết lòng cảm tạ Chúa đã cho họ “nhận lãnh Lời Chúa không phải như lời của người đời , nhưng là như lời của Thiên Chúa” đem lại ơn cứu rỗi. Bài Phúc Âm (Matthêu 23: 1-12): Chúa Giêsu lên án những Luật sĩ và Biệt phái vì “họ nói mà không làm” và dùng chức vụ và địa vị để bắt người khác phục vụ mình và tôn trọng mình mà quên rằng chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng ban quyền hành, chỉ có một mình Thiên Chúa là “Cha”, là “Thầy”, là Đấng Lãnh đạo Dân Chúa.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse, và các Thánh chuyển cầu, ban cho chúng ta Đức Tin mạnh mẽ và bền vững trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Xin cho chúng ta được lòng yêu mến Chúa hết lòng và yêu thương phục vụ mọi người, nhất là những người đang gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Xin Chúa và Mẹ Maria ban muôn ơn lành cho chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
19:06 20/09/2011
Suy niệm Chúa Nhật thứ 25 thường niên năm A 18.09.2011

“Cùng rủ nhau về góp một thành hai,”
“Những bưóc chân người góp đi làm đến.”
(dẫn từ thơ Nguyên Sa)
Mt 20: 1-6
Rủ nhau về góp sức, góp cả “những bước chân người đến” để cùng làm, là tình huống vẫn thấy có, ở đời thường. Tuy cùng làm, nhưng mỗi người lại hưởng lương tiền khác biệt, đó mới là tình huống bất ưng của công nhân thợ thuyền được thánh sử kể lại ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật nay kể, là kể về dụ ngôn có tình tiết/lớp lang rất đời thường, ở mọi thời. Một thời, có đám công nhân càm ràm về công bằng với công lý mà người chủ thực hiện. Người chủ ở đây, quyết hiện thực đường lối chi trả rất khác lạ của riêng ông. Vào cuối ngày, ông gọi những người đến làm việc vào giờ chót và cho họ trọn lương hướng của nguyên ngày. Đám thợ này, không phản đối đã đành và mừng khen chủ mình nhân hiền, rộng lượng. Họ lẳng lặng chấp nhận. Còn, đám thợ làm nguyên ngày cũng chỉ nhận bấy nhiêu thôi. Bởi thế nên, đó mới là duyên do ta nghe có tiếng phản đối đường lối xử sự khá bất công của người chủ.
Cứ tưởng tượng tình huống trong đó có người đứng suốt ngày ở đầu đường để tìm việc. Hoặc, những người cứ lân la nơi phòng tuyển dụng hoặc cơ sở từ thiện hòng được giúp đỡ, nên nếu có ai gọi tên mình vào giờ phút chót, cũng rất cám ơn. Thế nên, mấy người này thấy mình hạnh phúc hơn bao giờ hết. Bàn cãi chi cho nhiều, ai cũng thấy là những người lâu nay để mất đi niềm hy vọng, nay được gọi đến cho việc làm, lại được trả lương hậu hĩnh, thì quả là không hạnh phúc nào lớn hơn thế.
Hãy liên tưởng đến trường hợp khác, trong đó có người thợ suốt ngày đổ mồ hôi sôi nước mắt, sẵn sàng chấp nhận đồng lương ít ỏi để sống qua ngày. Và người đó còn phải lo cho gia đình nheo nhóc đang trông chờ mình về. Thợ như thế, hay tính toán giờ giấc, giá cả cũng như loại hình lao tác mình có thể làm. Họ suy tính công việc có thể thương lượng được với chủ, để tiền mang về đủ nuôi sống nhiều miệng ăn. Họ làm việc có hợp đồng, luật lệ công minh như thường thấy ở nhiều nơi.
Nay, hãy liên tưởng đến người kiếm đồng lương có giao kèo/thoả thuận hẳn hòi, nhưng không tính đến khoản phụ trội, tưởng thưởng hoặc phụ thu hầu thêm mắm muối cho bữa cơm hằng ngày. Nhưng, những người này vẫn trông chờ những quà tặng không tên phụ vào ngân sách gia đình như: đồng lương tăng vì vật giá, lạm phát. Tiền mất giá. Không có các khoản này, người thợ sẽ không mấy hài lòng, dù tiền thưởng không hẳn là quà ngẫu nhiên, do người chủ rộng tay độ lượng.
Cũng nên liên tưởng đến giới thợ nào thấy mình chẳng bao giờ được hưởng những thứ đó, nên vẫn lảng vảng quanh phòng tuyển dụng, hoặc chốn nhà thờ. Những người này, sẽ hiểu công bằng/chính trực theo lẽ tự nhiên. Những điều, những lẽ ít thấy trong cõi đời. Thế nên, thái độ của họ là thái độ của người thợ làm việc theo cách tiêu cực, nghĩa là: chỉ làm theo mức tối thiểu, chỉ bỏ vào đó đủ sức lao động của mình, thôi. Hoặc, những người suốt ngày cứ chống cằm lên bàn, khi thấy không có ai dò xét, để ý. Vì họ cứ nghĩ: mình dại gì mà làm cho lắm, chỉ lợi cho chủ, thôi.
Những liên tưởng ở trên, không chỉ xảy ra nơi sở làm hoặc công trường lao động, mà thôi. Nhưng nó vẫn xảy đến cả trong Hội thánh nữa. Xưa nay, nhiều người đi Đạo vẫn ao ước có được nhiều quyền, nhiều tiền và nhiều qui chế dễ thở để được hưởng thụ, nhiều hơn nữa. Với hàng giáo sĩ, thì nhiều vị phục vụ nhiều năm trong âm thầm/tăm tối, nay muốn về giáo xứ/họ đạo sung túc, hoặc đông đúc bổn đạo cho bõ công ngày tháng chôn vùi đời mình trong bóng tối. Nên, hễ thấy thế hệ trẻ mới ra trường lại có được chỗ tốt thơm, mới đem lòng căm tức và nhìn xuống đám trẻ bằng đầu mũi.
Với hàng ngũ giáo dân, có người lại chỉ muốn có chân trong hội đồng giáo xứ/mục vụ, để ưu tiên hưởng được nhiều thứ. Là thành viên ca đoàn, có người chỉ thích hát những lễ nào đông người dự. Hoặc, hát vào các giờ lễ thích hợp giờ giấc của mình thôi. Những người có kinh nghiệm mục vụ trong giáo xứ/giáo đoàn, thấy mình tài giỏi hơn người mà chẳng bao giờ được giao phó công việc tốt. Trong khi đó, những người được điều động từ nơi khác đến chưa từng có lấy kinh nghiệm lao tác/hục vụ, lại được giao phó những công việc khó, đòi nhiều kinh nghiệm, thấy cũng lạ.
Đời sống thiêng liêng, cũng thế. Nhiều vị ngỡ rằng chỉ mỗi mình là người được Chúa cho lên thiên đàng thẳng cánh. Những người như thế, những tưởng rằng chỉ mình họ, vốn nhiều năm chuyên chăm làm điều tốt, nên dễ bất bình khi thấy mình không được ưu đãi hơn người khác, nên nghĩ rằng Chúa cũng thiên vị, khi Ngài ban ơn lành cho kẻ xấu, tức cho cả những người chẳng bao giờ làm điều tốt lành hết. Thế nên, nhiều vị lại hay ganh tương/tị nạnh với kẻ biếng nhác chẳng lo chuyện đạo hạnh, mà vẫn được Hội thánh trọng dụng, bởi vì họ biết hoán cải, vào cuối đời.
Dụ ngôn hôm nay khuyên ta nên thay đổi não trạng vẫn có xưa nay. Dụ ngôn thử thách ta cởi bỏ những động thái/tư tưởng nào không cần thiết cho Nước Trời. Thử và thách, chuyển đảo mọi giá trị, do ta đặt ra.
Nơi thế giới của những người chỉ tính chuyện làm ăn và với các thánh hội chỉ những lo toan chuyện làm ăn/ăn làm, không bận tâm gì chuyện thiêng liêng/đạo đức của dân con đi Đạo, cũng như thế. Tức, cũng suy tính về những gì hoặc những việc không có Chúa dính dự, ngự trị. Trường hợp ấy, Chúa chẳng khi nào lập toà hoá giải, cũng không có toà kháng án, hoặc văn phòng công lý/khiếu kiện, để mình xin.
Khi nghĩ rằng Chúa ban ơn lành cho hết mọi người, ai cũng hiểu Ngài ban theo kiểu rủi may, giống xổ số. Cứ nghĩ rằng, có thể là ân huệ mình nhận được chắc cũng ít, hoặc rất kém. Bởi, họ lại nghĩ: Chúa đã rộng tay ban phát cho nhiều người, thì còn đâu mà cho mình. Thật ra, ân huệ Chúa ban vẫn dư dật, tràn đầy. Dư và đầy, đến độ ai cũng có phần. Chẳng ai là người thua thiệt, tủi phận hết.
Ân huệ Chúa ban là điều ta có được ngoài mức tưởng tượng, đợi trông. Rất nhưng-không. Chúa không nợ nần gì ai. Và, ta cũng chẳng có công gì để đáng được nhận nhiều hơn người khác. Lâu nay ta nhận ân huệ dồi dào, vì Chúa thương yêu hết mọi người. Ngài yêu thương vô điều kiện. Không bớt xét. Thế nên, tất cả mọi người trước sau gì cũng được. Tất cả đều là ân huệ. Tất cả đều được ơn.
Đọc dụ ngôn hôm nay, nhiều người thường hiểu vườn nho mà thánh sử đề cập ở trình thuật, chỉ là nước Do thái hoặc thánh hội rất Công giáo. Người làm vườn, là kẻ được mời đến chốn thánh thiêng, các văn phòng hoặc thánh bộ. Thật ra, không phải thế. Chúa đâu cần thợ ở vườn nho. Ngài cũng không cần công nhân lao động ở mọi chốn. Điều Ngài muốn và cần, là mọi người được mời đến để Ngài tặng ban ơn lành, cách nhưng-không. Để rồi, ta nhắn nhủ mọi người hãy trao cho nhau tình thương yêu ân huệ ấy. Chí ít, những người đang cần được ta thương yêu.
Đó là sứ mệnh phục vụ. Đó, không là món hời dễ ăn. Nhưng, là tương quan hai chiều. Và ta được mời đến để phục vụ. Phục vụ, ở nơi ta đang sống hoặc ở chốn miền ta hoạt động rất lao lực. Bất kể ta là ai. Bởi cuối cùng, rồi ra người được mời cũng sẽ ngạc nhiên/thích thú được ban và nhận ơn như thế.
Trong thời gian đợi chờ Chúa ban ơn, ta hãy trở về với công việc liên quan đến mỗi người, và mọi người. Chúa vẫn để tâm chăm sóc đến ta khi ta kết thúc một ngày lao động đường dài. Ngài chẳng kỳ thị ai, hoặc bất công với ai trong lao động. Ngài là Đấng Nhân Hiền Độ Lượng, luôn rộng ban ơn lành cho hết mọi người. Chắc chắn ta sẽ nhận dù không là những gì mình đáng hưởng vì công của mình, nhưng nhận rất nhiều. Nhiều hơn cả những điều ta dự đoán.
Trong cảm nhận tình thương ân huệ Chúa ban, cũng nên ngâm lại lời thơ còn dang dở:

“Chỉ những miệng cười góp lạ thành quen.
Góp những giọng hò làm trống ngũ liên.
Góp những bàn tay dựng thành đại hội,
Cánh tay chắp cánh tay cho dài thêm nửa với.”
(Nguyên Sa – Bài Hát Cửu Long)

Góp sức hay góp giọng, thành đại hội. Gạo quanh nồi, góp lại thành bữa cơm chung. Để sáng ngày làm sông làm biển. Thứ biển sông, mênh mông tình Chúa vẫn ban ơn cho hết mọi người. Ở đời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chung quanh việc một linh mục Công Giáo Úc bị nêu tên tại Thượng Viện (2)
Vũ Văn An
00:36 20/09/2011
Ông Thượng Nghị Sĩ

Nick Xenophon là một con người đặc biệt. Sinh năm 1959 với cái tên Nicholas Xenophou, nhưng không hiểu tên ấy biến thành Xenophon hồi nào. Nội cái biến này cũng đủ nói lên tham vọng của vị thượng nghị sĩ đại diện cho Tiểu Bang Nam Úc. Vì Xenophon vốn là tên của nhà sử học, kiêm hiệp sĩ, lính đánh thuê và triết gia Hy Lạp cuối thế kỷ thứ năm qua đầu thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, người đồng thời và là người ái mộ Socrate. Tốt nghiệp đại học luật khoa Adelaide năm 1981, chỉ 3 năm sau đã có văn phòng luật sư riêng. Mười năm sau đó, ông trở thành chủ tịch Hiệp Hội Luật Sư Tố Tụng của Nam Úc. Thừa thắng xông lên, năm 1997 ông ra tranh cử Hội Đồng Luật Pháp Nam Úc (thượng viện tiểu bang) với tư cách độc lập và đã thắng cử. Mười năm sau, tức năm 2007, ông tranh cử vào thượng viện Liên Bang, với tư cách độc lập, và cũng thắng cử. Không những thế, ông còn giữ cán cân quyền lực tại Thượng Viện Úc cho mãi tới tháng 7 năm nay, khi cán cân ấy rơi vào tay Đảng Xanh. Không có Nick Xenophon, thủ tướng Kevin Rudd đã không thông qua được “gói kích thích kinh tế” trị giá 42 tỷ dollars của ông ta. Nhờ vụ thương lượng này, Nick mang về cho lưu vực sông Murray-Darling 900 triệu dollars. Rồi vụ ông “lột mặt nạ” Giáo Hội Scientology càng làm cho danh tiếng Nick Xenophon nổi như cồn. Phải chăng nay không còn nắm cán cân quyền lực nữa, nên ông phải đi tìm ngả khác để lấy tiếng. Ngả ấy chính là ngả giáo sĩ lạm dụng tình dục, một vấn đề đang hết sức nóng bỏng với phúc trình Cloyne tại Ái Nhĩ Lan đang làm đau đầu không những giáo hội Ái Nhĩ Lan mà cả Vatican nữa.

Ấy thế nhưng, theo Nhật Báo Sydney Morning Herald số ngày 15 tháng 9, ông đã vượt quá giới hạn của đặc quyền nghị viện. Dưới hàng tít: “Tại Canberra, rất ít người ủng hộ quyết định của TNS Nick Xenophon tố cáo trước Thượng Viện một vị cựu trưởng tuyên úy hải quân Công Giáo về tội hiếp dâm”, Báo này cho hay đồng nghiệp Nam Úc của ông là TNS Simon Birmingham, thuộc Đảng Tự Do, đã nói lên điều nhiều người muốn nói: đáng lý ra Xenophon, hoặc người tự nhận là nạn nhân, tức TGM Hepworth, nên phúc trình vụ việc cho cảnh sát mới đúng. “Tôi rất kính trọng Nick nhưng tôi không kính trọng việc ông vừa làm… Tôi nghĩ đặc quyền nghị viện nguyên tuyền là một đặc quyền. Phải sử dụng nó cách cẩn trọng, có phê phán. Các chính khách không có vai trò làm cảnh sát, công tố viên, quan tòa hay bồi thẩm đoàn…”

Tại chính tiểu bang Nam Úc, vừa xẩy ra một tiền lệ đáng lẽ đã làm ông hành động cách khác. Hai tuần trước đây, Tòa Khu Vực Nam Úc vừa phạt một thầy giáo về tội lạm dụng tình dục một học sinh nhỏ tuổi vào năm 1984. Nạn nhân nay đã lớn chỉ mới khiếu hai năm trước đây. Cảnh sát điều tra vụ việc và theo luật tiểu bang, không ai được tiết lộ danh tánh phạm nhân, cho tới khi người này bị đem ra xử.

Xenophon đã không tôn trọng đạo luật của tiểu bang do chính ông làm đại biểu. Trái lại, ông ta đã bỏ qua cả một thủ tục hợp pháp để nêu đích danh Đức Ông Ian Dempsey trước Thượng Viện, như thể không còn một giải pháp nào khác. Ông làm thế, chỉ vì tức giận Giáo Hội không chịu nghe lời ông cảnh giác.

Thử hỏi nếu Đức Ông Dempsey vô tội hay biến cố bị ông tố cáo không hoàn toàn minh bạch như lời ông nói tại Quốc Hội thì sao? Ông bảo Giáo Hội Công Giáo không chịu hành động chi trước một khiếu nại đệ nạp cả 4 năm nay, trong khi Hepworth cho tờ Herald hay: ngài chỉ mới ký giấy cho phép cuộc điều tra vào tháng 2 năm nay.

Catherine Hockley của Tờ The Advertiser ngày 17 tháng 9 cho rằng việc Xenophon nêu đích danh một linh mục tại Thượng Viện khiến người ta chất vấn quyền tự do ngôn luận. Phản ứng trước hành động này, TNS Tự Do Simon Birmingham cho rằng chính trị gia không có vai trò cảnh sát, công tố viên, quan tòa hay bồi thẩm đoàn; Xenophon đã vượt quá lằn mức ấy. Trong khi đó, chuyên viên về luật hiến pháp là giáo sư Anne Twomey của Đại Học Sydney cho rằng hành động của Xenophon không phù hợp với bổn phận nghị viện; mặt khác việc nêu đích danh có tính kéo chú ý công luận này có nguy cơ phá hoại khả thể một cuộc xử án công bình, có khi còn khiến kẻ phạm tội thực sự khỏi bị trừng phạt nữa. Dù gì, bà cũng cho rằng quả là thiếu khôn ngoan khi các thành viên Quốc Hội sử dụng đặc quyền nghị viện để tố cáo một hành vi hình sự hay nêu đích danh một người làm bậy trong khi các vấn đề ấy nên để cảnh sát hay tòa án xử lý.

Hockley cho rằng đặc quyền nghị viện đem lại cho các thành viên quốc hội quyền tự do phát biểu tuyệt đối, nhưng tự do phát biểu mang theo trách nhiệm nặng nề. Xenophon cho rằng ông hiểu điều đó. Nhưng nhiều người sợ ông đã làm ngơ nhiều tiền lệ tai hại của việc sử dụng quyền này. Gần một thập niên trước, TNS Tự Do Bill Hefferman từng phải xin lỗi Thẩm Phán Tối Cao Michael Kirby vì đã dựa vào chứng cớ ngụy tạo để tố cao ông này sử dụng công xa đi chơi điếm đực, mà thực sự không có. Không ai không nhớ năm 1996, tại Quốc Hội New South Wales, dân biểu Franca Arena đã lạm dụng đặc quyền nghị viện để tố cáo một thẩm phán về hưu và một cựu dân biểu về tội ấu dâm. Ít ngày sau, một trong hai người này đã quyên sinh. Rồi tại Nam Úc, Tiểu Bang nhà của Xenophon, Quốc Hội tiểu bang cũng bị mang tiếng về vụ Chủ Tịch Hạ Viện Peter Lewis dùng đặc quyền nghị viện tố cáo một dân biểu tại chức tội ấu dâm. Lời tố cáo bị cảnh sát cho là thiếu bằng cớ. Khiến Chính Phủ Rann soạn thảo một dự luật bãi bỏ việc sử dụng đặc quyền nghị viện để nêu danh một viên chức công đang tại chức. Dự luật này chỉ bị thâu hồi khi Lewis từ chức chủ tịch Hạ Viện.

Ông Tổng Giám Mục

John Anthony Hepworth sinh năm 1944, hiện là giáo chủ của Hiệp Thông Anh Giáo Cổ Truyền (Traditional Anglican Communion), một cơ cấu quốc tế bao gồm nhiều giáo hội Anh Giáo thuộc hệ “liên tục” (continuing Anglican churches), và là giám mục bản quyền của Giáo Phận Úc trong Giáo Hội Anh Công Giáo Tại Úc (Anglican Catholic Church in Australia).

Những danh hiệu dài dòng khó hiểu trên phần nào nói lên cái phức tạp trong con người mang tên Hepworth này. Năm 1968, ông được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo ở Adelaide, nhưng năm 1976, ông gia nhập Giáo Hội Anh Giáo Tại Úc. Thế rồi năm 1992, người ta thấy ông gia nhập Giáo Hội Anh Công Giáo Tại Úc. Chính trong giáo hội này, ngôi sao của ông càng ngày càng rực sáng. Năm 1996, ông được thăng giám mục phụ tá; 2 năm sau được cử làm giám mục giáo phận; và năm 2002, ông được bầu làm giáo chủ Hiệp Thông Anh Giáo Cổ Truyền, một hiệp thông hết sức tích cực hưởng ứng tông hiến Anglicanorum Coetibus của Đức Bênêđíctô XVI về các giáo phận tòng nhân dành cho tín hữu Anh Giáo trở về với Giáo Hội Công Giáo, nhưng trên căn bản của Hepworth, chứ không hẳn trên căn bản giáo luật Công Giáo. Trong căn bản, Hepworth là một linh mục Công Giáo phá giới, hiện đã hai lần cưới vợ, có 3 con.

Cùng thời gian với việc hoan nghinh tông hiến của Đức Bênêđíctô XVI, Hepworth tiến hành việc tố cáo 2 đồng nghiệp linh mục và một đồng môn chủng sinh Công Giáo tội hiếp dâm ông từ lúc ông 15 tuổi cho tới khi ông đã thụ phong linh mục và làm cha phó!

Tess Livingston có bài tường thuật khá dài trên tờ The Australian ngày 10 tháng 9 về vụ việc. Theo Livingston, vị tổng giám mục của gần 400,000 tín hữu này cho rằng mình liên tiếp bị hiếp dâm bởi 3 giáo sĩ, 2 người nay đã qua đời, nhưng Giáo Phận Công Giáo Melbourne đã có lời xin lỗi và bồi thường ông 75,000 dollars do tác phong của 2 giáo sĩ này. Hepworth tiếp tục đòi “công đạo” đối với người thứ ba hiện còn sống, và lần này, ông làm lớn chuyện.

Chuyện bắt đầu vào năm 1960, lúc Hepworth 15 tuổi, mới nhập tiểu chủng viện Công Giáo St Francis Xavier ở Adelaide, và đang hoàn tất chương trình lớp 11 và 12. Ông viết cho Toà TGM Công Giáo Adelaide vào ngày 25 tháng 3 năm 2008: một đêm kia, một “trưởng tràng” (prefect) lôi ông vào phòng của John Stockdale, chuốc rượu ông rồi để mặc ông với chủng sinh này. Stockdale đe dọa rằng ông có thể bị đuổi khỏi chủng viện nếu không chịu để hắn sờ soạng. “Việc sờ soạng mau chóng trở thành một cuộc làm tình đau đớn và dữ dội”. Stockdale sau này thụ phong linh mục, phục vụ tại Bendigo và qua đời năm 1995 tại Collingwood, Melbourne.

Tuy nhiên, sau đó, Hepworth vẫn được thụ phong linh mục và tiếp tục ở lại Giáo Hội Công Giáo cho tới năm 1972, lúc ông bỏ trốn qua Anh làm nghề tài xế xe vận tải, gia nhập Anh Giáo, rồi trở thành linh mục của Giáo Hội ấy. Lúc còn là linh mục Công Giáo, ông bị một linh mục khác cưỡng dâm ngay trên bãi biển của một thị trấn duyên hải và tại nhiều trung tâm khác.

Không rõ vị linh mục này có phải là một trong số 3 người bị Hepworth tố cáo là đã cưỡng dâm ông hay không, hay là nhân vật thứ tư. Chỉ biết theo tờ The Age, cả 3 người này đều đã cưỡng dâm ông từ thời còn ở trong chủng viện. Hai trong số ba người này, nay đã qua đời, bắt đầu cưỡng dâm ông từ lúc ông 15 tuổi. Riêng Ian Dempsey cưỡng dâm ông sau khi ông đã 18. Ông kể cho tờ báo này hay: ông bị Dempsey tấn công tình dục ít nhất 6, 7 lần trong thời gian 3 năm.

Về việc bị hiếp trên bãi biển, Hepworth kể rằng lúc còn là một linh mục Công Giáo trẻ, ông được hai linh mục khác mời ra bãi biển lúc ban đêm. Sau một hồi đi dạo, một trong hai linh mục này cởi quần áo và bắt đầu “vật lộn với tôi. Ông ta khỏe hơn tôi hay có lẽ vì tôi quá mệt mỏi chăng… Tôi nhớ làn cát ướt lạnh và cuộc làm tình cưỡng bức”.

Ông cho rằng biến cố trên là “cố gắng có ý thức cuối cùng muốn thuộc về hàng giáo sĩ giáo phận”, một khúc quanh khiến ông dứt khoát thoát ly. Tuy nhiên, tờ The Australian kể tiếp, TGM Hepworth cho rằng vị linh mục này còn tấn công tình dục ông tới 7 lần nữa. Ông khẳng định: không bao giờ đồng tình hết, ông kinh tởm hành vi đồng tính luyến ái. Chỉ là vì ông cảm thấy “quá yếu ớt về thể lý và xúc cảm” đến không thể chống cưỡng được.

Xúc cảm đây theo ông là tình yêu say mê của ông đối với Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội mà ông quyết tâm hoà giải để được hiệp thông hoàn toàn. Ông muốn được Giáo Hội này chấp nhận, “một Giáo Hội mà tôi không biết phải tiếp cận ra sao. Tôi chạy trốn, nhưng không bao giờ đánh mất tình yêu đối với Giáo Hội ấy”

Livingston đành chỉ biết lắc đầu, không hiểu được câu truyện này ra sao. Bề mặt xem ra là một câu truyện lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ Rôma. Nhưng mặt khác, dường như TGM Hepworth muốn thương lượng gì đó để có được một tư thế với Rôma dù ông từng cưới vợ, ly dị, rồi tái hôn trong tư cách một linh mục Công Giáo.

Cuộc thương lượng này dường như đang bế tắc. Theo Robert Hart, mục sư quản nhiệm Nhà Thờ St Benedict của Giáo Hội Anh Công Giáo tại Chapel Hill, North Carolina, và là chủ bút tờ Touchstone, ai theo dõi tin tức mấy tháng gần đây cũng đủ thấy TGM Hepworth bắt đầu ta thán, cho rằng Giáo Hội Công Giáo Rôma đang đi thụt lùi đối với các hứa hẹn của mình trong tông hiến Anglicanorum Coetibus. Nhưng họ thụt lùi ở chỗ nào? Hart bảo: họ khước từ không chịu thay đổi tông hiến vừa ban hành và Giáo Luật mà tông hiến đó dựa vào, nhất là ở Khoản VI là khoản thường bị trích dẫn sai lạc và bóp méo hơn cả. Điều ấy có nghĩa họ không chấp nhận lối giải thích của Hepworth cho rằng mọi linh mục thuộc Hiệp Thông Anh Giáo Cổ Truyền về hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo đều giữ nguyên phẩm trật của mình và chính ông vẫn là tổng giám mục của họ.

Với ai không biết, nhưng với Hepworth, người đã “hai lần cưới vợ với một cuộc ly dị và tiêu hôn Anh Giáo, cơ may ấy không thể có được”. Theo Hart, Anglicanorum Coetibus chỉ là Giáo Luật và thủ tục “Cung Ứng Mục Vụ” hiện hành được nới rộng ra khắp thế giới.

Về vấn đề bị cưỡng hiếp, Hart dí dỏm nhận định: “Những ông linh mục đồng tính ưa cưỡng dâm này hẳn phải to lớn và mạnh mẽ lắm mới có thể cưỡng bức một ông gân guốc như Hepworth, người cao hơn 6 fít (feet) và trông không khác gì một tài xế xe tải”.

Trở lại việc “khai báo” của Hepworth. Ông và cả Xenophon cho hay: vụ việc đã được tường trình cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Adelaide 4 năm nay nhưng Giáo Hội đã không hành động một cách thích đáng. Thất vọng, nên đầu năm nay, ông đã tìm gặp Đức Ông Cappo của TGP/CG Adelaide. Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Ông Cappo cho ông hay: TGP Adelaide chưa thể làm gì vì ông chưa nộp khiếu nại chính thức, dù ông có “khai báo”. Lúc ấy, TGM Hepworth mới thoả mãn yêu cầu của thủ tục điều tra chính thức. Do đó, trách nhiệm không hẳn ở TGP Adelaide như Hepworth và Xenophon lớn tiếng tố giác.

Về những người bị ông tố cáo, Stocdale sau này qua đời tại một hộp đêm đồng tính luyến ái dành riêng cho đàn ông ở Collingwood, Melbourne. Ronald Pickering chính thức bị Ủy Viên Lạm Dụng Tình Dục của TGP Melbourne là Peter O’Callagher QC xác nhận lạm dụng tình dục trẻ nam trong suốt 36 năm thi hành thừa tác. Nhưng còn Ian Dempsey? Từng là tổng giám đốc tuyên úy Hải Quân Hoàng Gia Úc, lãnh huy chương Order of Australia, làm tổng đại diện của Adelaide nhiều năm và từ 40 năm nay không hề có tai tiếng gì. Cuộc điều tra hẳn không dễ dàng như người ta tưởng. Không thể hồ đồ cho rằng Giáo Hội Công Giáo cố tình trì hoãn thủ tục điều tra được. Ngược lại, người ta có quyền hoài nghi “ý đồ” của cả Xenophon lẫn Hepworth.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến các phi hành gia của Trạm Không Gian Quốc Tế
Bùi Hữu Thư
06:48 20/09/2011
Các phi hành gia chuyến bay 29

Họ tặng cho Đức Thánh Cha một huy hiệu đã được mang lên trạm không gian.

ROME, Thứ hai 19 tháng 9, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tiếp kiến tại Castel Gandolfo các phi hành gia của trạm không gian quốc tế (la Station spatiale international): đây là các phi hành gia ngài đã đàm thoại qua một đường giây viễn liên lịch sử vào tháng năm vừa qua (xem Zenit ngày 23 tháng 5, 2011).

Đức Thánh Cha đã gặp gỡ hai phi hành gia người Ý là Đại Tá Roberto Vittori, phi công các phi thuyền không gian của quân đội, và Paolo Nespoli. Hai vị này đã tặng cho ngài một huy hiệu bằng bạc có in hình Thiên Chúa cấu tạo con người của họa sĩ Michel-Ange đã vẽ trong nguyện đường Chapelle Sixtine và chính họ đã mang theo trên trạm không gian: trong cuộc đàm thoại viễn liên họ đã ném huy niệu này cho nhau trong không gian không có trọng lực, cách xa mặt trái đất 400 cây số.

Trong số các qùa tặng khác còn có một cuốn sách in các hình về vũ trụ và một bức hình của trạm không gian, và một sự trao đổi giữa hai bên hai lá cờ của Vatican và cờ hiệu của NASA.

Các phi hành gia khác là: Catherine Coleman, Mark Kelly, Gregory Harold Johnson, Edward Michael Finke, Andrew Jay Feustel và Scott Kelly.

Giám Đốc Cơ Quan Không Gian Ý (l’Agence spatiale italienne: ASI), người khởi xướng cuộc đàm thoại lịch sử ngày 21 tháng 5, và Tổng Giám Đốc Cơ Quan Không Gian Âu Châu (l’Agence spatiale européenne: ESA), Jean-Jacques Dordain, đã hết sức “cảm động và hân hạnh”, theo phúc trình của cơ quan ASI, là Đức Thánh Cha đã tiếp đón các phi hành gia của Trạm Không Gian Quốc Tế, và bầy tỏ là các chuyến bay không gian “là một biểu tượng cho nền hòa bình và sự hợp tác quốc tế để chuẩn bị cho tương lai của nhân loại.”
 
Myanmar: Đức Khâm sứ thăm tổng giáo phận Mandalay
Nguyễn Trọng Đa
07:56 20/09/2011
Mandalay - Sáng 19-9, tại Mandalay, Đức Khâm sứ Tòa thánh tại Myanmar, Đức Tổng Giám mục Giovanni d'Aniello, cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa. Sau thánh lễ, Ngài đã gặp Giám mục giáo phận Myitkyina, Đức Cha Francis Daw Tang, cùng với các linh mục và các giáo dân.

Chuyến thăm của vị Đại diện Giáo Hoàng đến cộng đồng địa phương kéo dài một thời gian. Ngài có cơ hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu trong cuộc sống con người, và vai trò của nó từ quan điểm Kitô giáo.

Vị giám chức cũng đã đến thăm một thị trấn nhỏ, cách Mandalay một giờ đi xe, ăn tối với một nhóm tín hữu thuộc tổng giáo phận.

Cuối cùng Đức Tổng giám mục D'Aniello cảm ơn cộng đồng Kitô hữu vì sự "chào đón nồng nhiệt" của họ, và Ngài công bố một chuyến thăm mới đến tổng giáo phận Mandalay vào đầu năm tới.

Trong những ngày gần đây, Đức Giám mục giáo phận Myitkyina kêu gọi các Kitô hữu làm việc vì hòa bình, kêu gọi họ hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo đất nước, cũng như cho những người lánh cư vì các xung đột (trên biên giới phía Bắc với Trung Quốc) giữa quân đội Myanmar và phiến quân Kachin.

Ngày 14-9, Đức Cha Francis đã phát biểu trong ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá, tại Ahlam Cross, trên đỉnh núi Inkhine, bang Kachin.

Gần đây, khu vực này, nơi có khoảng 100.000 người Công giáo, đã trở thành chiến trường giữa Quân đội Độc lập Kachin (KIA) và quân đội Myanmar.

Hàng chục người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến bùng nổ ngày 9-6. Mặc dù đã có những nỗ lực trung gian hòa giải, sự căng thẳng vẫn ở mức cao.

Các nguồn tin địa phương nói rằng tình hình trong các trại tị nạn ngày càng xấu hơn cho người lánh cư, vì thiếu thực phẩm, tiền bạc hoặc bị bệnh.

Để giúp sự phát triển của người dân Kachin, Giáo Hội Công Giáo đã đưa ra các dự án giáo dục khác nhau. Trước hết là dự án liên quan đến trường điều dưỡng, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cho các thành phố và vùng sâu vùng xa.

Giáo Hội cũng đã xây dựng các trường học, do các linh mục điều hành, nhưng liên kết với hệ thống trường học nhà nước.

Mỗi giáo xứ tại Myitkyina cũng đã có ký túc xá và nhà ở nội trú riêng, cung cấp thức ăn và chỗ ở, cùng với giáo dục tôn giáo và giáo lý.

Giáo Hội trợ cấp cho các sinh viên đầy hứa hẹn nhưng nghèo, thông qua các suất học bổng tại các trường đại học và dạy nghề. (AsiaNews 19-9-2011)
 
ĐTC Biển Đức XVI chúc mừng sinh nhật thứ 104 của nữ tu Tây Ban Nha
Phạm Kim An
07:58 20/09/2011
ROMA – Ngày 16-9, là ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 104 của mình, nữ tu Teresita người Tây Ban Nha, Dòng Xitô, đã nhận được một bức thư chúc mừng đặc biệt của ĐTC Biển Đức XVI, trong đó ĐTC nhắc lại cuộc gặp của hai vị tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Madrid vào ngày 20-8 qua.

Đây là lần thứ hai mà nữ tu rời nội vi tu viện, sau khi ra khỏi tu viện lần thứ nhất vì bắt buộc, trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939).

Theo "Il sismografo", nữ tu này là người giữ kỷ lục thế giới về số năm đã sống trong tu viện - 85 năm - đã bày tỏ ước muốn được gặp ĐTC Biển Đức XVI tại Madrid, khi Ngài đến dự Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid.

Sứ thần tòa thánh ở Tây Ban Nha, Đức Tổng Giám mục Renzo Fratini, đã nhanh chóng xác nhận với nữ tu là vào lúc 17g ngày 20-8, nữ tu sẽ được ĐTC Biển Đức XVI sẵn sàng gặp gỡ. Theo các hãng thông tấn, đây là một cuộc gặp gỡ đầy xúc động với một bất ngờ: ĐTC Biển Đức XVI nói là Ngài đã quen biết với chị nữ tu cùng đi với nữ tu Teresita, vì chị ấy đã làm việc tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger làm Tổng Trưởng Thánh Bộ này.

Trong bức thư, có chữ ký của Đức Giám Mục Phêrô Brian Wells, Phụ trách các vấn đề tổng quát của Phủ Quốc Vụ khanh Tòa Thánh, ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại cuộc gặp gỡ rất đẹp này, và "khuyến khích nữ tu Teresita sống bám vào Thánh Tâm Chúa Kitô, để tiếp tục là một ngọn đèn sáng rực của đức tin, đức cậy và đức mến, và chứng tỏ cho thế giới thấy rằng sự sống viên mãn là chu toàn ý Chúa trong niềm vui". Cuối cùng, ĐTC gửi phép lành đặc biệt đến nữ tu Teresita, các nữ tu cùng Dòng và mọi ân nhân của Tu viện.

Nữ tu Teresita, người Tây Ban Nha, Dòng Xitô, sinh năm 1908 ở Valeria, sống phần lớn cuộc đời trong tu viện Buenafuente del Sistal (cách Madrid 100 km về phía đông bắc), trong tỉnh Guadalajara, nơi nữ tu đã gia nhập Dòng lúc 19 tuổi, đúng vào ngày chào đời của Joseph Ratzinger (đương kim Giáo hoàng), tức ngày 16-4-1927.

Từng làm bề trên cộng đoàn tu sĩ này trong hơn 20 năm, nữ tu Teresita đã cộng tác với chín nữ tu kín khác viết cuốn sách nhan đề “Một thiếu nữ như bạn làm gì trong một nơi như thế này?” (¿Qué hace una chica como tú en un sitio como éste, LibrosLibres) để giải thích sự giàu có nội tâm và hạnh phúc của đời sống chiêm niệm. (Zenit 19-9-2011)
 
Brazil: bắt đầu thánh du cây Thánh Giá và Ảnh Đức Mẹ của Đại hội Giới trẻ Thế giới
Tiền Hô
08:03 20/09/2011
Tổng Giáo Phận São Paulo là điểm dừng đầu tiên.

Ngày Chúa Nhật 18 Tháng Chín vừa qua, Khu Phía Bắc (Zona Norte) của thành phố São Paulo (Brazil) tràn ngập ánh sáng. Không chỉ bởi Mặt Trời tỏa chiếu ánh nắng trên nền trời trong xanh, mà còn bởi sự xuất hiện của Thánh Giá và bức Ảnh Đức Mẹ - là các biểu tượng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Hàng ngàn tín hữu đang đứng chờ đón sự kiện này, họ hiệp nhất cùng nhau trong đức tin và tình yêu của Chúa Giêsu ngự trị trong trái tim họ. Đến 9 giờ sáng, ca sĩ Công Giáo Juarez de Castro và Cha Padre de Melo lên lễ đài để hoạt náo cả đám đông.

Sau khi Thánh Giá và Ảnh Đức Mẹ được rước đến, một Thánh Lễ trang nghiêm đã được cử hành với sự tham gia của nhiều vị giám mục, linh mục và tu sĩ đến từ khắp nơi trong tiểu bang São Paulo.

Suốt ngày Chúa Nhật, hai biểu tượng trên lưu lại tại Nhà Thờ Chánh Tòa São Paulo (Catedral da Sé). Đến Thứ Hai 19 Tháng Chín, cũng có một Thánh Lễ và cuộc cung nghinh các biểu tượng này trên khắp các đường phố trung tâm São Paulo. Đám rước đã đi qua Đền Thánh Giuđa Tađêô (Sanctuary São Judas Tadeu) ở Khu Phía Nam (Zona Sul) thành phố, và rước qua các giáo xứ trong quận Ipiranga, Santana và Brás.

Tiểu bang Minas Gerais sẽ là nơi thứ hai đón nhận các biểu tượng này. Lần lượt rước qua các tiểu bang còn lại trước khi đến Rio de Janeiro, thành phố tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới vào năm 2013, với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.

Đức Cha Eduardo Pinheiro - Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Brazil cho biết: "Những ai nghĩ rằng ĐHGTTG năm 2013 mới bắt đầu là sai lầm. Cuộc hành trình đã bắt đầu ngay khi xuất hiện các biểu tượng này tại São Paulo và thánh du trên khắp đất nước". Ngài cũng nói rằng: "Việc Brazil được chọn làm nơi tổ chức ĐHGTTG là một minh chứng rõ ràng về tình yêu thương và lòng quảng đại của Đức Thánh Cha dành cho đất nước chúng tôi và cho giới trẻ Brazil". (JMJBrasil)
 
Giáo hội đau thương: Sudan bắt đầu áp dụng chính sách tiêu diệt Thiên Chúa giáo
Trần Mạnh Trác
21:06 20/09/2011
(Compass Direct News)

Cha sở họ đạo Kadugli ở Nam Kordofan hiện đang phải lẩn trốn sau khi ngài bị bắt giam tới 3 lần trong vòng 3 tháng vừa qua.

Cha Abraham Lual đã bị tra tấn hai lần, với lý do nêu ra là vì ngài là một kitô hữu, ngài bị nghi ngờ đã chống lại những chiến dịch quân sự của miền Bắc Sudan.

Quân đội Sudan đang dồn nỗ lực để dẹp quân nổi dậy trong khu vực tranh chấp này.

Lần cuối, ngài bị quân đội bắt lúc 10:20 sáng ngày 6 tháng 9, và bị thẩm vấn suốt 5 giờ đồng hồ tại ty an ninh ở El-Obied. Cha Lual cho biết rằng các cơ quan an ninh Sudan đang theo dõi sự di chuyển của ngài và của tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo khác, với giả thiết rằng mọi giáo sĩ không phải là Hồi Giáo đang được hỗ trợ bởi những Kitô hữu Tây phương để chống lại đạo Hồi và đẩy lui lực lương quân sự của miền bắc ra ngòai lãnh thổ Nam Kordofan.

Trước đó, ngày 28 tháng 8, ngài đã bị giam giữ hai ngày tại thủ đô của Nam Kordofan là Kadugli, và bị tra tấn khiến cho chân trái của ngài bị chấn thương. Trước đó nữa, ngày 8 tháng 6, các nhân viên anh ninh Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) cũng đã bắt và tra tấn ngài hai ngày, với cáo buộc rằng ngài đã xúi dục dân chúng chống lại chính phủ Hồi giáo.

Ngôi nhà thờ của cha Lual đã bị thiêu rụi trong cuộc chiến, và trong cuộc thẩm vấn ngày 28 tháng 8, chính quyền đã đưa ra lời đe dọa là sẽ xử tử ngài nếu ngài tìm cách về thăm các cơ sở bị tàn phá.

"Mày giám cả gan giảng dạy chống lại chính phủ và luật lệ của Hồi giáo," cha Lual kể lại những lời chửi bới của hung thủ khi họ đánh ngài.

Cha Lual cho biết sẽ phải cần một thời gian dài tỉnh dưỡng trước khi những chấn thương có thể lành lại.

"Tôi hoàn toàn bị tổn thương, đó kết quả những việc họ đã gây ra cho tôi và cho giáo dân của tôi," ngài nói. "Họ đã ngược đãi tôi. Tôi cầu xin Thiên Chúa ban cho tôi được mạnh mẽ trong đức tin và cho các giáo dân đang bị ly tán và cho tất cả các cộng đồng Kitô hữu khác đang phải đối mặt với nạn khủng bố. "

Cuộc xung đột vũ trang ở Kadugli đã nổ ra giữa quân đội miền Nam và miền Bắc vào ngày 06 tháng 6 sau khi các lực lượng miền Bắc xua quân chiếm đóng vùng Abyei vào tháng năm.

Các nguồn tin từ những người Kitô giáo cho biết rằng chính quyền Bắc Sudan gồm đa số Hồi giáo đã nhắm mục tiêu vào các Kitô hữu để lọai trừ Kitô giáo ra khỏi Sudan. Họ nghĩ rằng các Kitô hữu là những người đi theo Tây phương chống Hồi giáo. Cha Lual cho biết ngài trở thành mục tiêu của lực lượng an ninh vì ngài là một người lãnh đạo trong giáo hội.

"Ngay từ khi tôi mới đến nhậm chức, họ đã ngấm ngầm theo dõi mọi họat động của tôi. ..Họ hỏi tôi là nhà thờ nhận tiền từ ai và ai là những người hỗ trợ các hoạt động truyền giáo."

Cha Lual cho biết ngài đã về lại Kadugli để nhìn lại những tàn tích của ngôi nhà thờ bị phá hủy hồi ba tháng trước. Lúc đó các lực lượng trung thành với chính phủ Sudan, được hỗ trợ bởi lực lượng dân quân Hồi giáo, đã "giết người Kitô hữu và phá nhà thờ".

"Hầu hết giáo đoàn của tôi đã tản mát, thậm chí có một số người đã bị bắn chết...Họ giống như một đòan chiên không có chủ chăn."

Các nguồn tin Kitô giáo ở Nam Kordofan đã xác nhận rằng SAF và các lực lượng dân quân Hồi giáo ở Kadugli đã đốt cháy các trường học của giáo hội và các nhà thờ, theo lời cha Lual.

"Họ đốt các nhà thờ Công Giáo và cướp phá tất cả mọi thứ. Các nhà thờ Kitô giáo khác cũng cùng chịu chung một số phận, bao gồm các nhà thờ của Giáo Hội của Chúa Kitô (Church of Christ), Giáo hội Episcopal và Giáo Hội Presbyterian."

Các lực lượng quân sự đốt một trại tạm cư của Công giáo và một trường học của dòng Comboni ở Kadugli, cha Lual cho biết thêm.

"Mối quan tâm chính của tôi là cộng đoàn đang bị tản mát của tôi, hầu hết các giáo dân của tôi đã trở thành những kẻ di cư trong mảnh đất riêng của họ," ngài nói, "và chính phủ Hồi giáo tiếp tục từ chối không cho các cơ quan cứu trợ tiếp tế cho những nạn nhân chiến cuộc, với lý do rằng điều này sẽ mở đường cho các tổ chức Thiên chúa giáo đi vào truyền giáo tại khu vực."

Tổng thống Sudan là Omar al-Bashir đã tuyên bố ngày 23 Tháng Tám rằng chính phủ không muốn bất kỳ sự trợ giúp cứu trợ nào trừ trường hợp các tổ chức nhân đạo đưa phẩm vật cho các quan chức chính phủ để phân phối. Ông Al-Bashir hiện đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã vì tội ác chống nhân lọai ở Darfur, ông đã khẳng định trong dịp Miền Nam Sudan ly khai vào ngày 09 tháng 7 là Sudan (Bắc) sẽ được cai trị dựa trên luật Sharia (luật Hồi giáo) và dựa trên văn hóa Hồi giáo, với tiếng Ả Rập làm ngôn ngữ chính thức.
 
Chuyến đi bận rộn về quê hương của ĐTC Biển Đức XVI
Nguyễn Trọng Đa
16:47 20/09/2011
17 bài diễn văn và 20 cuộc gặp gỡ trong 4 ngày

VATICAN - Chuyến về thăm quê hương tuần này của ĐTC Biển Đức XVI – chuyến thăm mục vụ lần thứ ba của Ngài với tư cách Đức Giáo hoàng, và là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Ngài - sẽ là hết sức bận rộn. Đức Thánh Cha 84 tuổi sẽ đọc 17 bài diễn văn và có gần hai chục cuộc gặp gỡ trong bốn ngày.

Theo Giám đốc Văn phòng báo chí Vatican, sự phong phú này một phần có thể được quy cho thực tế rằng ĐTC Biển Đức XVI sẽ về quê hương Ngài - "nói tiếng mẹ đẻ của Ngài và không cần người thông dịch” và trong “một bầu không khí của lòng mến thương và quý trọng”.

Đây là một trong các nhận xét của linh mục Dòng Tên Federico Lombardi ngày 16-9, khi cha tiếp xúc với các phóng viên để giới thiệu chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI từ ngày 22 đến ngày 25-9.

Cha Lombardi đề nghị tập trung vào chủ đề “Nơi đâu có Thiên Chúa, ở đó có một tương lai”. để không quá nhấn mạnh các chi tiết, chẳng hạn biểu tượng (logo), vốn gợi ý người ta đi về phía thánh giá.

Linh mục Dòng Tên đã nêu ra rằng ĐTC Biển Đức XVI đã được mời thăm bởi Tổng thống Đức và Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), và do đó, Ngài sẽ đọc bài diễn văn đầu tiên tại Quốc hội.

Về chuyến bay sẽ đưa ĐTC Biển Đức XVI từ Berlin tới Erfurt, là một máy bay Luftwaffe A-340, linh mục phát ngôn viên nói rõ rằng "nó là chiếc máy bay duy nhất được các lãnh đạo chính phủ sử dụng trong các chuyến thăm chính thức”, và do đó không muốn có sự thay đổi cách khác.

Các vấn đề cũ

Các người tham gia cuộc họp báo đặt câu hỏi với Cha Lombardi, liên quan đến một đề nghị mùa thu năm ngoái của 256 nhà thần học Đức, Áo và Thụy Sĩ, khi họ kêu gọi bãi bỏ việc độc thân linh mục và việc chấp nhận phụ nữ làm linh mục. Hội đồng Đồng Giám Mục Đức đã phản đối tuyên bố này, đồng thời khẳng định sự mong muốn đối thoại về sự sống và các cơ cấu của Giáo Hội.

Cha Lombardi nhắc lại rằng, về vấn đề này, vẫn đang có "cuộc đối thoại, phản ánh và tranh luận trong Giáo Hội Đức; do đó không có cần hy vọng rằng ĐTC Biển Đức XVI sẽ đi vào chi tiết".

Phát ngôn viên của Vatican nhắc nhở báo chí về ý định của ĐTC Biển Đức XVI cho chuyến thăm này, đó là “trở về điều cốt yếu. Bởi vì Giáo Hội tùy thuộc vào các niềm tin vào Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô, đã chết và sống lại, chứ không vào đời sống độc thân. Và về nơi đâu Thiên Chúa đang có mối tương quan với xã hội, ở một mức độ chính yếu và sâu sắc".

Một Thánh Lễ bằng tiếng Đức sẽ được cử hành ngày 25-9, trong khi vào các ngày khác, ĐTC Biển Đức XVI sẽ sử dụng lễ quy bằng tiếng Latinh, như trong tất cả các thánh lễ của các chuyến tông du.

Phát ngôn viên nói với các nhà báo rằng Đức Thánh Cha có ý định sẽ nói chuyện với các chủng sinh một cách tự phát, mà không có bài nói sẵn.

Phát ngôn viên nhấn mạnh các chi tiết khác nhau của ba giai đoạn chính của chuyến đi, bao gồm một Thánh Lễ tại Sân vận động Olympic, nơi nhiều sự kiện lịch sử đan xen nhau, từ chế độ của Hitler, đến việc cố ĐTC Gioan Phaolô II phong chân phước cho hai người Đức bị Đức Quốc Xã sát hại, là linh mục Bernhard Lichtenberg và linh mục Karl Leisner. Linh mục này đã được truyền chức linh mục trong trại tập trung Dachau bởi một tù nhân khác, là Giám mục giáo phận Clermont-Ferrand. (Zenit.org 19-9-2011)
 
Wikileaks: Các cáp đánh đi từ Tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội soi sáng cho biết việc người Công giáo bị bắt
Simon Roughneen /VietCatholic dịch
17:32 20/09/2011
Các cáp điện thư rò rỉ từ Tòa Đại Sứ Mỹ cho thấy cuộc đấu tranh quyền lực giữa chính phủ cộng sản (Hà nội) và Tòa thánh đang khi đó hiện nay một số các giáo dân bị bắt giữ về tội danh rất mơ hồ.

Vài tuần sau khi bắt giữ và tống giam 12 người Công giáo tại Việt Nam bị cáo buộc "âm mưu lật đổ chính phủ", sự kiện này phơi bầy cho thấy rằng các quan chức Mỹ tin rằng người Công giáo không đồng ý với chế độ cộng sản đang bị "ném dưới gầm chiếc xe giáo hoàng (popemobile)".

Những hình ảnh đầy màu sắc là tiêu đề của một đợt cáp ngoại giao gần đây đã bị rò rỉ từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Theo cùng một tài liệu, đề ngày 25 tháng 11, 2009, lúc đó phụ tá ngoại giao Liên hệ với các Quốc gia của Tòa Thánh là Tổng Giám Mục Pietro Parolin (nay là đại diện Tòa Thánh tại Venezuela) đã "chỉ trích mạnh mẽ", cựu Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt trong việc xử lý quyền lợi việc tranh chấp với các quan chức thành phố - nhận xét mà các quan chức Mỹ dự đoán sẽ góp phần vào việc từ chức tiếp theo của Đức Tổng Giám Mục.

Trong năm 2008, giáo dân Thái Hà đến Tòa khâm sứ Hà Nội, nơi diễn ra quang cảnh các buổi thắp nến cầu nguyện thu hút đến 15.000 người mục đích cứu vãn đất đai của giáo hội - nơi cư trú cũ của các Sứ thần Tòa Thánh – bị Nhà nước tịch thu. Tuy nhiên, các cuộc tụ họp đã buộc phải giải tán vì cảnh sát và lực lượng an ninh giả làm các băng đảng nhà nước bảo trợ đến phá; và rồi đất của Giáo hội sau đó được chuyển đổi thành một công viên công cộng.

Cuối năm đó các giám mục Việt Nam đến thăm Vatican, và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã chỉ thị cho các giám mục nên "hy sinh cá nhân, tỏ sự hạn chế trong những bất đồng với chính phủ và tuân thủ luật pháp," theo cùng một cáp ngoại giao của Mỹ.

Pháp luật Việt Nam cho rằng khi đặt vấn đề về thẩm quyền của nhà nước hoặc kêu gọi bầu cử dân chủ là một hành vi phạm tội, trong khi đó, người ta đặt câu hỏi về việc nhà nước cam kết quyền được tự do thờ phượng.

Trong bức điện tín do Đại sứ quán Mỹ đến Vatican, ngày 12 tháng 12, 2009, Đại sứ Miguel Diaz đã đánh giá rằng "những ưu tiên của Tòa Thánh tại Việt Nam là bảo vệ tự do tôn giáo và dần dần mở rộng tự do này, là muốn giải quyết các tranh chấp tài sản giữa Giáo Hội và chính phủ, và khi có điều kiện cho phép là việc thiết lập quan hệ ngoại giao để bảo vệ và phát triển Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam với sự hiện diện ngoại giao chính thức. Bằng cách đối mặt mạnh mẽ với Chính phủ Việt Nam về các vấn đề lien quan tới tài sản Giáo hội một mình, Đức Tổng Giám mục Kiệt có thể có nguy hại tới mục tiêu dài hạn khác của Vatican. "

Chẳng bao lâu sau khi cáp đã được gửi, trong một cuộc họp mang tính bước ngoặt, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết của việt Nam trong tháng 12 năm 2009. Trong khi mối quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Tòa Thánh và Việt Nam không được thành lập, và theo một cuộc họp báo sau đó tuyên bố rằng: “hai bên đồng ý rằng, như một bước đầu tiên, một đại diện không thường trú của Tòa Thánh cho Việt Nam sẽ được chỉ định bởi Đức Giáo Hoàng”.

Những mối quan hệ bị đe dọa

Trong một dây cáp riêng biệt trước khi có cuộc họp mặt của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Đức Giáo Hoàng Biển Đức, các quan chức Vatican dường như "nói với Tổng Giáo Phận Hà Nội rằng họ lạc quan về bình thường hóa quan hệ."

Tuy nhiên, cùng một cáp dẫn lời Cha Thomas Nguyễn Xuân Thủy, trưởng các vấn đề tài chính và hành chính văn phòng của tổng giám mục Hà Nội nói rằng nhiều người Công giáo tại Việt Nam không tin tưởng chính quyền Việt Nam, nhận định them rằng họ đã "bị chính quyền cộng sản nói dối trá trong hơn 50 năm qua rồi”. Nhìn vào bối cảnh rộng hơn, các tranh chấp đất đai mà dường như làm cho mối quan hệ giữa các quan chức và cựu tổng giám mục Hà Nội đã bị độc hóa, Cha Thủy cho biết ngài tin rằng việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam sẽ dồn người Công giáo địa phương vào góc tường "dập tắt tiếng nói về lâu về dài các cuộc tranh chấp đất đai".

Đoàn Đại biểu Mỹ tại Hà Nội tin rằng cựu Tổng giám mục Hà nội là người “thực tế”, là người đã không muốn làm tắc ngẽn con đường bình thường hoá quan hệ giữa Tòa thánh và chế độ cộng sản của Việt Nam, nên Đức Tổng Giám mục Kiệt đã nói với đại sứ Mỹ, Michael Michalak, trong tháng hai năm 2009 rằng: "Tôi đã nói với chính phủ rằng tôi sẽ phục vụ bất cứ nơi nào mà Giáo hội yêu cầu."

Tuy nhiên, có vẻ như chính phủ Việt Nam tỏ ra ngoan cố và còn có ác cảm đối với vị cựu tổng giám mục Hà Nội. Theo một cáp khác được Tòa Đại sứ Mỹ đánh đi thì Đức Tổng Giám mục Kiệt xem ra là có khả năng là người sẽ kế thừa Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay đã là 76 tuổi, nếu Đức Tổng Giám Mục Kiệt vẫn được giữ lại tại vị trí của mình ở Hà Nội. Theo cáp này viết: "Thực sự có mối quan tâm thực trong nội bộ Hội Đồng các Giám mục Công giáo Việt Nam rằng Chính quyền Việt Nam sẽ từ chối nếu có việc bổ nhiệm TGM Kiệt làm hồng y."

Nếu điều này là đúng, thì nó sẽ mâu thuẫn với các điểm thể hiện trong cáp khác bởi Đức Tổng Giám Mục Eitenne Nguyễn Như Thể và giám mục phụ tá của Huế là Đức Cha Francois Xavier Lê Văn Hồng, các vị đã nói với phó đại sứ Hoa Kỳ rằng tình hình ở Việt Nam khác với Trung Quốc, rằng chính phủ Hà Nội có thể sẽ để cho Tòa Thánh bổ nhiệm cấp cao của Giáo Hội mà không dính tay vào.

Hoàn cảnh của người Công giáo ở Việt Nam, có dân số cao thứ hai Công giáo ở Đông Nam Á sau Phi Luật Tân, đã từ lâu đã là mối quan tâm, với một bản báo cáo Bộ Ngoại giao Mỹ phát hành gần đây nhất là ngày 13 tháng chỉ trích rằng Hà Nội cho tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo

Trong tháng 7 và tháng 8 năm 2011, 12 người Công giáo đã bị bắt giữ trong Giáo phận Vinh, phía Nam Hà Nội, họ bị cáo buộc "âm mưu lật đổ chính phủ," một lời buộc tội nhằm vào hàng trăm người đối lập từng và các vị lãnh đạo tôn giáo đã bị bắt giữ, họ là những người dám đặt câu hỏi về thẩm quyền độc Đảng của Nhà nước. Tại một giáo phận có chừng nửa triệu người đã đứng lên phản đối việc cảnh sát an ninh đã đánh đập người đồng đạo (một linh mục) vào tháng Bảy năm 2009. Theo ông Lê Quốc Quân, một luật sư Công giáo có trụ sở tại thủ đô của Việt Nam thì 12 người này đã bị bắt và tại ba địa điểm trên khắp đất nước, và họ bị giam ở đâu thì không ai được biết.

Không bình luận

Chúng tôi có yêu cầu bình luận về vụ bắt giữ gửi được gửi tới cho Đức Tổng Giám mục hiện nay của Hà Nội, TGM Pierre Nguyễn Văn Nhơn, cũng như cho Ủy ban Công Lý và Hoà bình của HĐGMVN, nhưng không được trả lời. Đang khi đó văn phòng của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn tại TP Hồ Chí Minh nói với bào Register rằng Đức Hồng y không có thể bình luận nào, vì trường hợp xảy ra trong một giáo phận khác.

Lê Quốc Quân là người thông tin từ giáo xứ Thái Hà. Ông nói với Register rằng "nhiều linh mục đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện trong các giáo xứ để cầu nguyện cho những người bị bắt giữ bất hợp pháp", ông nói về số 12 nguời Vinh bị bắt. Trong số những người tam gia buổi cầu nguyện có thể có một số các tân tong và một số những người Công giáo mới đây đã được phấn chấn lên, giống như trước đây khi chính quyền có áp lực trên các giáo xứ vào 2008 thì đã có các buổi thắp nến cầu nguyện và có tác dụng lớn trên các giáo dân sống đạo. Phóng viên này đã đến thăm các giáo xứ trong Tháng Mười năm 2010 và Lê Quốc Quân cho biết rằng "Hiện có từ 15.000 đến 20.000 người đến đây để dự thánh lễ mỗi thứ bảy và chủ nhật."

"Trước khi có những buổi thắp nến cầu nguyện, thì thường chỉ có 3 thánh lễ mỗi cuối tuần, bây giờ chúng tôi có 11 thánh lễ", điều này cũng được xác nhận bởi một trong các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, vị linh mục này không muốn xưng tên.

Một nhà bất đồng chính kiến không Công giáo và là nhà văn, tên ông là Bùi Thanh Hiếu, ông bắt đầu viết về những cuộc cuộc biểu tình xẩy ra thời gian năm 2008 và sau đó là những cuộc đàn áp của chính phủ, và vì vậy sau này ông đã bị bỏ tù. Hiện này ông đã được thả tự do, và theo các dây cáp Mỹ cho biết, ông đang học lới tân tong để cải đạo theo Công giáo. Khi Register hỏi Lê Quốc Quân về điều này, luật sư trả lời trong một email rằng Bùi "chưa chuyển đạo theo Công giáo", nhưng "ông đi nhà thờ thường xuyên."

Nhiều lần đề được tên người này đề cập trong các cáp của Đại sứ quán Mỹ, ông là người chỉ trích nhà nước nổi tiếng nhất của Công giáo Việt Nam, đó là linh mục Nguyễn Văn Lý. Ngày 25 tháng 7 vừa qua, công an bắt Cha Lý giam vào nhà tù trở lại, mặc dù sức khoẻ yếu kém. Quyết định bắt này chỉ xẩy ra trước ngày khi 12 người Công giáo ở vinh bị bắt.

Cha Lý đã phải giam tổng cộng là 16 năm trong trại tù cộng sản, lý do là vì vai trò của ông nằm trong phong trào đối lập bị chính quyền Việt Nam cấm hoạt động. Trong một diện cáp khác của Đại sứ quán, soạn thảo sau khi quan chức Mỹ đã đến thăm linh mục tại trại giam, nhận định rằng vị linh mục tuy già lão nhưng "tinh thần vẫn còn cao, ông đùa rằng nhà tù chính là văn phòng làm việc chính thức của mình”. Theo báo cáo trong cáp Mỹ thì "ông thức dậy mỗi buổi sáng lúc 3 giờ sáng và cầu nguyện, rồi đọc Kinh Thánh, đọc lời dâng Thánh Lễ ba lần trước khi mà chuông nhà tù buổi sáng đánh thức dậy, ông cầu nguyện và đọc Kinh Thánh tổng cộng 8 lần một ngày ".

Cables shed light as more Catholics arrested – National Catholic Register

(Source: by Simon Roughneen, http://www.simonroughneen.com/culture-religion/cables-shed-light-as-more-catholics-arrested-national-catholic-register/#more-5153, by September 19th, 2011)

Leaked U.S. embassy cables reveal power struggle between communist government and the Holy See as more believers are arrested on vague charges.

Weeks after the arrest and jailing of 12 Catholics in Vietnam for allegedly “attempting to overthrow the government,” it has emerged that American officials believe that Catholics who disagree with the communist regime are being “thrown under the popemobile.”

The colorful image headlined one of a tranche of recently leaked diplomatic cables from the U.S. Embassy in Hanoi. According to the same document, dated Nov. 25, 2009, then-Holy See under secretary for Relations With States Archbishop Pietro Parolin (now the Holy See representative in Venezuela) “sharply criticized” former Hanoi Archbishop Ngo Quang Kiet over his handling of land-rights disputes with city officials — remarks which U.S. officials speculated contributed to the archbishop’s subsequent resignation.

In 2008, Hanoi’s Thai Ha Church was the scene of 15,000-strong prayer vigils to try to save the church grounds — the former residence of the papal nuncio — from confiscation by the state. However, the meetings were forcibly broken up by police and security forces in the form of state-sponsored gangs, with most of the church grounds subsequently transformed into a public park.

Later that year Vietnam’s bishops visited the Vatican, and Pope Benedict XVI instructed the group to “make personal sacrifices, show restraint in disagreements with the government and to obey the law,” according to the same U.S. diplomatic cable.

Vietnamese law makes it an offense to question the authority of the one-party state or to call for democratic elections, among other things, and the country’s commitment to freedom of worship has been widely questioned.

In a cable issued by the U.S. Embassy to the Vatican, dated Dec. 12, 2009, Ambassador Miguel Diaz gave the assessment that “Holy See priorities in Vietnam are to protect religious freedom and progressively expand it, to resolve the outstanding property disputes between the Church and the government, and, when conditions permit, to establish diplomatic relations in order to protect and expand the Catholic Church in Vietnam with a formal diplomatic presence. By confronting the GOV (Government of Vietnam) so forcefully on property issues alone, Archbishop Kiet may have put at risk the other long-term Vatican goals.”

Soon after that cable was sent, in a landmark meeting, Pope Benedict XVI hosted Vietnam President Nguyen Minh Triet in December 2009. While full diplomatic relations between the Holy See and Vietnam were not established, “it was agreed that, as a first step, a non-resident representative of the Holy See for Vietnam will be appointed by the Pope,” according to a subsequent Vatican press release.

Relations Hamstrung

In a separate U.S. cable prior to Triet’s meeting with Pope Benedict, Vatican officials apparently “told the Hanoi Archdiocese that they are bullish about normalizing relations.”

However, the same cable quoted Father Thomas Nguyen Xuan Thuy, chief of financial and administrative affairs of the Hanoi archbishop’s office, who said many of the country’s Catholics distrusted the Vietnamese authorities, remarking that they had “been lied to by the communist government for over 50 years.” Putting into broader context the land disputes that seemingly poisoned the relationship between Hanoi officials and the former archbishop, Father Thuy said he believed that normalization of diplomatic relations between the Holy See and Vietnam would corner local Catholics “into silence in their long-running land disputes.”

The U.S. delegation in Hanoi believed the former archbishop to be “a realist” who did not want to get in the way of normalization of relations between the Holy See and Vietnam’s communist regime, and Archbishop Kiet told the U.S. ambassador, Michael Michalak, in February 2009 that “I have told the government that I will serve wherever asked by the Church.”

However, it seems the Vietnamese government was obdurate in its antipathy toward the former Hanoi archbishop. According to another cable, Archbishop Kiet was likely to be successor-in-line to Cardinal Pham Minh Man in Ho Chi Minh City, who is now 76, if Archbishop Keit had retained his position in Hanoi. According to the cable, “there was real concern within the Conference of Catholic Bishops that the GVN would reject Kiet’s appointment to cardinal.”

If true, that would contradict views expressed in another cable by Archbishop Eitenne Nguyen Nhu The and the auxiliary bishop of Hue, Francois Xavier Le Van Hong, who told the American deputy ambassador that the situation in Vietnam differed from China, with the Hanoi government taking a hands-off approach to high-level Church appointments.

The plight of Catholics in Vietnam, which has the second-highest Catholic population in Southeast Asia after the Philippines, has long been a concern, with a U.S. State Department report released as recently as Sept. 13 slating Hanoi for continued abuses of religious freedom

In July and August 2011, 12 Catholics were arrested in the Vinh Diocese, south of Hanoi, for allegedly “attempting to overthrow the government,” an accusation leveled at hundreds of detained opposition and religious figures who dare question the authority of the one-party state. In the same diocese, half a million people reportedly protested the beatings of co-religionists by security police in July 2009. The 12 are being held incommunicado at three locations around the country, according to Le Quoc Quan, a Catholic lawyer based in Vietnam’s capital.

No Comment

Requests for comment on the arrests sent to the current archbishop of Hanoi, Pierre Nguyen Van Nonh, as well as the Vietnamese Justice and Peace Commission, went unanswered, while the office of Cardinal Pham Minh Man in Ho Chi Minh told the Register that the cardinal could not comment, as the case occurred in another diocese.

Le Quoc Quan is a communicant at Thai Ha Church. He told the Register that “many Fathers have held vigils in their parishes to pray for those arrested unlawfully,” referring to the Vinh Twelve. Among those praying might be some new converts and recently reinvigorated Catholics, as it appears the pressure put on the parish and subsequent 2008 vigils had a galvanizing impact on churchgoers. This correspondent visited the parish in October 2010 and was told by Le Quoc Quan that “15 to 20,000 people come here for Mass every Saturday and Sunday.”

“Before the vigil started, we had three Masses each weekend; now we have 11,” said the lawyer, numbers confirmed by one of the Thai Ha Redemptorist priests, who asked that his name not be used.

One non-Catholic dissident and writer, Bui Thanh Hieu, began writing about the 2008 protests and ensuing clampdown by the government, later to be jailed. He is now free and, according to U.S. cables, preparing to convert to Catholicism. The Register asked Le Quoc Quan about this, and the lawyer replied in an email that Bui “is not yet converted to Catholicism,” but “goes to the church often.”

Mentioned numerous times in the U.S. embassy cables is possibly Vietnam’s best-known Catholic critic of the government, Father Nguyen Van Ly. Father Ly was returned to prison July 25, despite ill-health, a decision that came just before the arrest of the Vinh Twelve.

He has spent a total of 16 years in jail, due to his role in Vietnam’s proscribed political opposition movement. In another embassy cable, drafted after American officials visited him in detention, the aging priest’s “spirits remain high, quipping that he has come to consider prison as his ‘official office.’” According to the cable account, “he wakes up every morning at 3am and prays, reads the Bible, and recites Mass three times before the prison’s morning wake-up bell sounds; he recites his prayers and reads the Scriptures eight times a day.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kết Thúc Chuyến Hành Hương Niềm Tin Úc Châu 2011 - Sau Gần 50 Ngày Xa Xứ
Jos. Vĩnh SA
03:32 20/09/2011
KẾT THÚC CHUYẾN HÀNH HƯƠNG NIỀM TIN ÚC CHÂU 2011

SÁNG THỨ BA, NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2011:

06.00 AM Sau một đêm ngủ tại Aó Quốc. Chúng tôi điểm tâm sáng tại Khách Sạn vội vã Check-out rời khách sạn lên xe Bus ra Phi Trường Quốc Tế Vienna.

10.00 AM Đáp Chuyến Bay Swiss International Airlines LX1575 bay qua Zurich.

11.25 AM Đến Phi Trường Zurich và đổi sang Máy Bay khác đi Hoa Kỳ.

13.00 PM Chúng tôi đáp chuyến bay Swiss International Airlines LX 14 bay sang Nữu Ước tức New York - USA. Ăn trưa ngay trên Máy Bay.

15.50 PM Đến Nữu Ước (New York) - USA. Hai xe Bus và hai Tour Guiders đã chờ sẵn đón chúng tôi tại phi trường JFK Air Port, chở về khách sạn INTERNATIONAL JOHN F. KENNEDY HOTEL nhận phòng,

sau đó nghỉ ngơi, ăn tối và ngủ đêm tại Khách Sạn

THỨ TƯ, NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2011:

07.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.

08.00 AM Xe bus đến Khách Sạn International John F. Kennedy đón Phái Đòan đi tham quan Thành Phố New York.

Trước hết Tour Guiders dẫn Phái Đòan đi qua các đường phố quanh khu vực Downtown và rảo qua các nơi như: Khu Phố Tài Chánh Thế Giới Wall. Ground Zero (Khu Tòa Nhà Tháp Đôi) nơi đã xẩy ra cuộc khủng bố vào Ngày 11 Thang 9 Máy Bay đâm xập TWIN TOWERS

2001. Đến Khu Phố Tàu – Việt với các Tiệm buôn bán và nhà hàng Việt Nam tại đây.

12.30 PM Ăn Trưa tại Nhà Hàng Tàu.

13.30 PM Xuống Tàu thủy Cruise vượt qua eo biển, chạy quanh đảo đến chiêm ngắm Tượng Nữ Thần Tự Do. Sau đó lên bờ đến thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc. Công Trường Times trên Phố 42, rồi Khu Phố nổi tiếng Fifth Avenue. Empire State Building, Rockefeller Centre.

18.00 PM Ăn tối tại Nhà Hàng Tàu – Việt

19.00 PM Xe di chuyển chúng tôi sang vùng khác và lưu trú nơi khách Sạn này

19.30 PM Dâng Thánh Lễ và hội họp tại Khách Sạn.

21.00 PM Nghỉ đêm tại Khách Sạn: HYATT REGENCY AT PENN'S LANDING. 201 South Columbus Blvd. Philadelphia, PA. 19106



THỨ NĂM, NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 2011:

07.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.

08.00 AM Phái Đòan sẽ có một Tour ngắn đi tham quan vòng quanh Phố tại Philadelphia, bao gồm Independence Hall, Carpenter’s Hall, Liberty Bell, United Staes

12.15 PM Ăn Trưa tại Nhà Hàng.

13.00 PM Đến Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) và bắt đầu đi viếng thăm Đài Kỷ Niệm Abraham Lincoln, Đài Kỷ Niệm Washington, Đài Kỷ Niệm Jefferson, Tòa Nhà Quốc Hội và Tòa Bach Ốc.

18.30 PM Ăn Tối tại Nhà Hàng Việt Nam

21.00 PM Nghỉ đêm tại Khách Sạn: MARRIOT GAINTHERSBUR 9751 Washingtonian Blv. Gainthersburg, WD 20878

THỨ SÁU, NGÀY 2 THÁNG 9 NĂM 2011:

07.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.

08.00 AM Sau khi điểm tâm sáng xong, xe Bus và hướng dẫn viên đưa Phái Đòan từ Washington DC đi Pennsylvania Harrishurg. Trên đường đi ngừng lại nơi Hershey Chocolate World.

12.30 PM Ăn trưa tại Nhà Hàng.

13.30 PM Tiếp tục hành trình đi về thành phố Buffalo nơi Niagara Falls. Trên đường đi phái đoàn ngừng tại Corning Glass Centre để nghỉ chân, để bà con đi xuống dạo bộ thư giãn cho thoải mái sau khi ngồi trên xe bus với đoạn đường dài chối mông.

17.00 PM Đến Niagara Falls, nhìn tứ phía bên Mỹ qua, với khung cảnh Thác đẹp muôn màu muôn sắc với ánh đèn pha chiếu sáng giòng lũ đổ xuống về đêm vô cùng ngọan mục.

18.30 PM Ăn tối tại Nhà Hàng Buffet.

19.30 PM Dâng Thánh Lễ tại Khách Sạn.

21.00 PM Nghỉ đêm tại Khách Sạn: HYATT BUFFALO - Two Fountain Plaza -Buffalo, NY. 14202 – USA.



THỨ BẢY, NGÀY 3 THÁNG 9 NĂM 2011:

07.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.

08.00 AM Phái Đòan sẽ được hướng dẫn từ Thành Phố Buffalo đi qua biên giới giữa Mỹ và Canada, làm thủ tục nhập cảnh, rồi trực chỉ về hướng Thác Nước Niagara rất độc đáo và ngọan mục này.

09.30 AM Tất cả qúi vị sẽ được bước xuống Tàu “Maid of the Mist” để được đưa đi vòng quanh khúc sông có những thác nước phun trên boong tàu, đổ xuống cực mạnh và tận mắt đối diện với những dòng nước mát và bọt bụi nước phun bay thật thú vị qua những kỳ quan thật tuyệt vời của Horseshoe Falls, của American Falls, và của Bridal Veil Falls.

11.00 AM Phái Đòan được thưởng thức Imax Movie trong Rạp Chiếu Bóng như một giấc mơ thần diệu của những nhà mạo hiểm và những anh hùng đã dám liều thân hy sinh để nghiên cứu nơi kỳ lạ này. Sau đó Phái Đòan được hướng dẫn lên Thang Máy trên đỉnh của Sky Dome Tower để nhìn xuống tòan diện chung quanh Thác Niagara.

12.30 PM Ăn trưa tại Nhà Hàng quay trên đỉnh Tower, vừa ngắm nhìn thác nước và chung quanh thành phố thật xinh đẹp từ trên cao nhìn xuống, Nhà hàng quay tron chung quanh tháp 360 độ, cứ trong vòng 1 tiếng đồng hồ, nhà hàng quay đúng một vòng.

13.30 PM Sau khi dùng bữa trưa xong. Phái Đòan rời khỏi Niagara Falls và đi đến Đền Các Thánh Tử Đạo Dòng Tên Canada tại Miền Midland (Highway 12, Midland, Ontario, Canada, L4R 4K6)

15.30 PM Phái Đòan Dâng Thánh Lễ trong Nhà Thờ Kính Các Thánh Tử Đạo Canada.

Chúng tôi thấy có rất nhiều các kết qủa của phép lạ do lời cầu bầu của Các Thánh mà các chứng tích của những phép lạ ấy vẫn còn lưu lại trên các địa điểm chung quanh Gian Cung Thánh.

16.30 PM Chúng tôi lên xe đi về hướng Thành Phố Toronto.

18.30 PM Ăn tối tại Nhà Hàng Á Châu trong thành phồ Toronto mà người Việt ở Canada thường nói với nhau là TP Tổ Rồng To vì nơi đây có đông người Việt định cư nhất Canada.

21.00 PM Nghỉ đêm tại Khách Sạn: DELTA TORONTO EAST 2035 Kennedy Road, Toronto, Ontario -MIT 3G2 – Canada

CHÚA NHẬT, NGÀY 4 THÁNG 9 NĂM 2011:

07.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.

08.00 AM Phái Đòan đi tham quan Toronto. Trước hết chúng ta sẽ lên Skylon Tower và xem Imax Film. Đi thang máy để lên đỉnh CN Tower (Canadian National Tower), Tháp cao nhất nhì trên thế giới, nhìn xuống tòan diện chung quanh thành phố lớn nhất Gia Nã Đại và thấy tận cùng ngòai khơi các hồ và các đảo bên bờ biển của Thành Phố.

11.00 AM Ăn Trưa tại Nhà Hàng.

13.00 PM Phái Đòan sẽ tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ St. Cecilia chung với Cộng Đòan Công Giáo Việt Nam tại Toronto.

14.30 PM Rời Cộng Đòan Việt Nam tại Toronto để đi tham quan bằng Tàu (Cruising) vòng qua khu vực Ngàn Đảo Canada (Thousand Islands in Canada)

15.00 PM Lên xe đi viếng thăm Thủ Đô Ottawa.

17.00 PM Phái Đòan tiếp tục đi đến Thành Phố Montreal.

20.00 PM Ăn tối tại Nhà Hàng.

21.30 PM Nghỉ đêm tại Khách Sạn: HOTEL DES SEIGNEURS 1200 Rue Johnson St. Hyacinthe, QC. Ontario -Canada J2S 7K7

CLICK XEM HÌNH ĐẾN CANDA

THỨ HAI, NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 2011:

06.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.

07.00 AM Lên xe đi tham quan cảnh chung quanh khu vực Trung Tâm Thành Phố Montreal, như: Qua các Khu Thương Mại, Tòa Thị Sảnh (City Hall), Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà (Notre Dame).

08.00 AM Kính viếng Đền Thờ Thánh Giuse (St. Joseph’s Oratory). Nơi đây, Brother Andrew đã khởi công xây cất và Ngày 17 Tháng 10 Năm 2010, Br. Andrew đã được Phong Hiển Thánh tại Rôma cùng ngày với Thánh Mary McKillop của Giáo Hội Úc.

Tại Đền Thờ Thánh Giuse, chúng tôi tận mắt chiêm ngưỡng những kỷ vật như: Nạng Gỗ, Xe Lăn, v.v... làm chứng tích là kết qủa của các Phép Lạ của Thánh Giuse còn lưu lại trưng bày dọc theo hành lang phía trước của Đền Thờ.

10.00 AM Tiếp tục lên đường đi Quebec. Trên đường đi nghỉ để ăn trưa tại Nhà Hàng.

13.30 PM Tham quan và viếng thăm Thành Phố Quebec với những di tích lịch sử từ thuở ban đầu khi thiết lập Thành Phố này. Tòa Nhà Quốc Hội và những khung cảnh ngọan mục chung quanh Thành Phố.

14.30 PM Hướng dẫn Viên và xe Bus và Phái Đòan sẽ chào tạm biệt Thành Phố Lịch Sử Quebec nơi Miền Xa Xứ Lạnh để lên đường, vượt qua biên giới Canada và Mỹ để đến Thành phố nổi tiếng là Boston thuộc Tiểu Tiểu Bang Massecusette phía Bắc Mỹ. Lên Thăm Hàng Không Mẫu Hạm tại Khu Bảo Tàng Bờ Biển Marines

19.30 PM Đến Boston và ăn tối tại Nhà Hàng Seafood (mỗi người một con Tôm Hùm to, ăn thoải mái).

21.00 PM Nghỉ đêm tại Khách Sạn: HILTON BOSTON DEHAM 25 Allied Drive -Dedham, MA. 02026 USA

THỨ BA, NGÀY 6 THÁNG 9 NĂM 2011:

07.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.

08.00 AM Bắt đầu cuộc hành trình viếng thăm Đài Kỷ Niệm Cuộc Chiến Cách Mạng của Người Mỹ (American Revolutionary War). Thăm Đại Học Harvard (một trong những Đại Học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ). Đại Học Boston của Các Cha Dòng Tên (nơi đây đã và đang hiện có các Cha Dòng tên Việt Nam từ Úc sang du học).

09.30 AM Dâng Thánh Lễ tại Nhà Nguyện của Đại Học. Có Lm. Đinh Trung Hòa Sj từ Úc qua đây du học để chuẩn bị trình luận án tiến sĩ tâm lý, cùng đồng Thánh Lễ với các linh mục trưởng phái đoàn của chúng tôi.

10.30 AM Đi Tàu (Cruising) trên eo biển Boston để chiêm ngưỡng tòan bộ cảnh Thành phố Boston nhìn từ Biển vào và qúi khách sẽ cảm nhận được luồng không khí mát rượi và trong lành của buổi sáng nơi Thành Phố lịch sử lừng danh của 13 Tiểu Bang thuộc Miền Tân Anh Cát Lợi xưa kia.

12.15 PM Thăm Đài Kỷ Niệm Quincy và Khu Chợ Quincy (Quincy Markets).

13.00 PM Ăn Trưa tại Nhà Hàng.

14.30 PM Buổi chiều tự do hay shopping times

18.00 PM Ăn tối tại Nhà Hàng.

20.00 PM Nghỉ đêm tại Khách Sạn: HILTON BOSTON DEHAM 25 Allied Drive Dedham, MA. 02026 USA.

Đêm nay chúng tôi cần phải đi ngủ sớm đế sáng hôm sau thức dậy lúc 4 giờ sáng, chuẩn bị lên xe ra Phi Trường Boston và đáp các chuyến bay từ Boston đi Orange County – California.

THỨ TƯ, NGÀY 7 THÁNG 9 NĂM 2011:

04.00 AM Thức dậy, chuẩn bị đi Phi Trường Boston.

05.30 AM Điểm tâm sáng trên Máy Bay.

06.00 AM Lên xe đi Phi Trường Boston để đáp các chuyến bay, bay đi Phi Trường John Wayne - Orange County – California.

Vì số người trong Phái đoàn quá đông, tổng cộng lên đến gần 120 người, nên bị an ninh Hoa Kỳ yêu cầu Travel Agents chia làm 2 Chuyến Bay khác nhau bay đi theo 2 ngả đường bay khác nhau. Tránh tình trạng bị khủng bố tập thể.

Nhóm 1: Bay theo ngả Boston-Chicago-Orange (California).

*Chuyến Bay American Airlines: AA 1481 cất cánh tại Boston lúc 10.30 AM và đến Phi Trường O’Hare - Chicago lúc 12.10 PM và chuyển sang Máy Bay khác. Nhưng chuyên bay này bị Delayed hơn 2 tiếng rưỡi đồng hồ và đến phi trường local Orange County trễ hơn như Schedules.

Nhóm 2: * Chuyến Bay American Airlines: AA 0413 cất cánh tại Chicago lúc 2 PM và đến Phi Trường John Wayne – Orange – California lúc 4.15 PM. Bay theo ngả Boston-Denver-Orange Cali.

* Chuyến Bay United Airlines: UA 0785 cất cánh tại Boston lúc 10.05 AM và đến Phi Trường Denver lúc 12.57 PM và chuyển sang Máy Bay khác.

* Chuyến Bay United Airlines: UA 0405 cất cánh tại Denver lúc 3.10 PM và đến Phi Trường John Wayne- Orange County – California lúc 4.38 PM.

17.30 PM Xe Bus chờ sẵn đón cả 2 Nhóm đi về Vùng Little Saigòn và đến Khách Sạn nhận phòng.

18.00 PM Ăn tối tại trung tâm Dòng Chúa Cứu Thế tại Long Beach sau đó 2 xe bus chở toàn phái đoàn về Little Sài Gòn, nghỉ đêm tại Khách Sạn: RAMADA PLAZA 10022 Garden Grove Blvd. (Gần góc Garden Grove Blvd. & Brookhurst St.) Garden Grove, CA. 92844 – USA.

CLICK XEM HÌNH ĐẾN HOA KỲ

THỨ NĂM, NGÀY 8 THÁNG 9 NĂM 2011:

07.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.

08.00 AM Ngày tự do đi Phố Little Saigon, hay đi mua sắm tại các shoppings. Trọn ngày tự túc. Ăn uống và di chuyển riêng của mỗi người. Ai không có thân nhân tại các vùng lân cận Little Saigòn muốn nghỉ đêm tại Khách Sạn thì vẫn ở tại Khách Sạn: RAMADA PLAZA 10022 Garden Grove Blvd. (Gần góc Garden Grove Blvd. & Brookhurst St.) Garden Grove, CA. 92844 – USA.

THỨ SÁU, NGÀY 9 THÁNG 9 NĂM 2011:

07.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.

12.00 Trưa Gần một nửa phái đoàn rời Los Angeles – California tối nay để trở về Úc.

Hơn một nửa số người trong phái đoàn còn lại, đã booked đi tour du lịch nhiều nơi trong Hoa Kỳ như: Las Vegas, Disney Land, Hollywood, Mexico... vv... và một số khác bay đi các tiểu bang thăm thân nhân.

Đến ngày 14 tháng 9 năm 2011. Mọi người lại tập trung về Little SG nam Cali để chuẩn bị nhập chung, thành từng nhóm nhỏ. Chuẩn bị lên đường về Úc.

Chiều ngày 15 tháng 9. Bốn xe Bus nhỏ Shuttle đã đến Ramada Hotel chở phái đoàn ra phi trường Los Angeles đáp nhiều chuyến bay, theo 3 ngã Brisbane, Perth & Melbourne về Úc.

Tuy nhiên cũng còn một vài người vẫn còn lưu luyến ở lại Hoa Kỳ với thân nhân một thời gian ngắn hạn. Nhưng đa số đã về đến nhà Úc Châu, chiều thứ Bảy ngày 17 tháng 9, đúng ngày Weekend nghỉ ngơi sau gần 50 ngày chu du vòng quanh thế giới, mệt đứ đừ đừ.

Lời nói của Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm trưởng phái đoàn:

“Chúng tôi là những tu sĩ đã được học hỏi nhiều về Kinh Thánh, được đến các nơi Thánh Địa thăm viếng nghiên cứu nhiều lần. Chúng tôi có bổn phận và sứ vụ khuyến khích, hướng dẫn anh chị em giáo dân đi hành hương thăm viếng những nơi Thánh Địa, để anh chị em chứng kiến tận mắt, những nơi Chúa đã đi qua, đầy vất vả và gian khổ, để rao giảng Tin Mừng cứu độ trong 33 năm, suốt cuộc đời của Ngài, để anh chị được củng cố vững mạnh đức tin, sống đạo tốt lành hơn”.

Thật đúng, sau mỗi chuyến hành hương, nhiều người đã chia sẻ: “Có đi hành hương mới thấu hiểu được Kinh Thánh nói gì. Có đi hành hương thì mới thấy thương Chúa và yêu mến Chúa hơn và cũng yêu mến Đức Mẹ nhiều hơn, cùng đồng cảm chia sẻ cảnh ngộ đau thương khó khăn của Mẹ Maria. Nhờ vậy mà đức tin được củng cố và tăng thêm lòng tin yêu Chúa và Mẹ Maria”.

KẾT THÚC CHUYẾN HÀNH HƯƠNG NIỀM TIN NĂM 2011

KÍNH CHÚC QÚI BÀ CON TRONG PHÁI ĐOÀN LUÔN ĐƯỢC BÌNH AN & TRỞ LẠI CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG


Nhớ nhau thật nhiều

 
Cảm nhận của tôi khi tham dự cầu nguyện Canh tân đặc sủng
Tuyết Mai
08:09 20/09/2011
Về sự kiện té ngã và nói tiếng lạ

Gần đây tôi có đọc được một hai bài viết của Lm. Giuse Trần Việt Hùng nói về sự té ngã và nói tiếng lạ của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng. Tôi cũng muốn cùng được chia sẻ cảm nghĩ riêng của tôi về hai điều trên. Sự việc của Chúa Thánh Thần tác động trên từng người, cho những ai có mặt, đều nhận được Ân Sủng đặc biệt của Người. Rất thường tôi được nghe sự chia sẻ của nhiều anh chị em trong nhóm nhỏ tại gia mà trước đây 10 năm, tôi đến tham dự hằng tuần, là nghe họ được Chúa Thánh Linh biến đổi nhiều phương diện khác nhau. Có thể là sốt mến tình Chúa hơn. Được Chúa biến đổi để quay về đường ngay nẻo chính, hết còn lăng nhăng. Được Chúa ban cho có sự bình an trong tâm hồn. Thêm sức khỏe và nhận ra sự thay đổi từ chính bản thân họ để có cuộc sống tốt lành hơn trong gia đình; nhưng riêng về sự chữa lành bệnh tật thì tôi chưa bao giờ được chính mắt chứng kiến.

Tôi có chính mắt thấy một lần tại nhóm nhỏ của tôi tổ chức tại phòng mạch riêng của hai ông bà bác sĩ, mỗi tối Chúa Nhật. Tối hôm đó có một bà rất lạ được mời đến tham dự mà tôi chưa từng biết bà là ai. Mà tôi cũng chẳng được biết ai đã mời bà đến. Sau phần đọc Lời Chúa và được dẫn giải do ông nhóm trưởng của phong trào. Hát những bài hát Thánh Ca do ông trưởng nhóm chọn. Cầu nguyện tự phát. Kế đến mỗi người đứng lên cùng quay về một phía của mỗi hàng ghế, tay để trên vai nhau từ người trước cho đến người sau cùng. Tôi không nhớ ông trưởng nhóm có nói gì trước đó không, nhưng tự nhiên mọi người phát lên những âm thanh lạ lùng mà tôi chưa từng bao giờ được biết đến.

Những tiếng ấy lúc đầu làm cho tôi có cảm nhận là họ đang ráng kêu cầu ai đó?. Gọi Chúa Thánh Linh đến ư?. Không ai giải thích cho tôi hiểu và tôi chỉ biết nhại theo họ. Ông trưởng nhóm có nói với những người mới tham dự (giống tôi) rằng nếu không biết nói gì thì hãy nói Alleluia và cứ lập đi lập lại như thế!. Có người thì tôi nghe líu la líu lô. Có người thì tôi nghe santa..ra..ra..ra và cứ lập đi lập lại. Hầu hết thì tự họ nói phát ra âm thanh kiểu riêng của họ. Cả một gian phòng lúc đó tôi có cảm tưởng là những âm thanh của một nơi nào hay một tinh cầu nào rất xa lạ, không thuộc về trái đất này!. Sau vài phút như thế thì mọi người xếp ghế của mình thành một vòng tròn để chia sẻ Lời Chúa. Sau phần chia sẻ Lời Chúa thì mọi người đứng lên nắm tay chéo nhau kiểu Thiếu Nhi Thánh Thể trước giờ tạm biệt nhau, kết thúc bằng hát một kinh Lậy Cha. Ông trưởng nhóm khi có khách lạ đến thăm thường bảo họ đứng vào giữa để mọi người đặt tay trên họ mà cầu nguyện. Khi đang đọc kinh Lậy Cha thì tôi thấy bà khách này từ từ ngồi xuống và nhẹ nhàng nằm té ngửa ra sau, cũng có vẻ bài bản lắm!. Chúng tôi có người đứng đằng sau bà cũng đỡ cho bà nằm xuống đàng hoàng; xong bài kinh thì bà lại tỉnh lại nói chuyện bình thường như không có gì xẩy ra cả!?.

Nơi tôi còn làm việc trước đây, là y tá cho hai ông bà bác sĩ, có chị làm việc nấu nướng cho trung tâm của hai ông bà. Nghe nói và tự chị cũng khoe rằng chị được Chúa Thánh Linh cho có bàn tay chữa bệnh. Thỉnh thoảng tôi thấy chị đặt tay cầu nguyện cho vài bệnh nhân tại đó, miệng cũng râm ran tiếng lạ như chị đang gọi và chờ ai đến vậy!?. Chị nói rằng khi Chúa Thánh Linh đến là đầu của chị nóng như lò lửa, và bàn tay của chị cũng toát ra sức nóng. Chị bảo tôi sờ tay chị em thì tôi cũng thấy hâm hấp ấm vậy thôi!. Chứ cũng chẳng thấy gì là lạ. Thời gian chị còn làm việc tại đó thì Chúa Nhật nào chị cũng tham dự buổi sinh hoạt của nhóm Canh Tân Đặc Sủng.

Về vấn đề nói tiếng lạ thì thật tình tôi không hiểu cho lắm về việc này! Nhưng riết thành thói quen tôi không còn thắc mắc nữa!. Có một lần tôi mời chị hàng xóm ở sát nhà tôi cùng đến tham dự, chị nể tôi nên đã đồng ý đến, nhưng sau một buổi tối đó chị biến mất tiêu. Khi tôi hỏi, chị chỉ nói rằng chị không rảnh. Nhưng tôi nghĩ rằng vì những tiếng lạ lùng này đã làm cho chị không thoải mái, không thích hợp, và mới mẻ quá để chị có thể chấp nhận cho được (riêng tôi nhận xét thì nhận thấy rằng sự việc nói tiếng lạ này chẳng giống bất kỳ nơi đâu hoặc nhóm cầu nguyện nào). Vả lại sự việc nói tiếng lạ này thì thật tôi chẳng nhận thấy có tác dụng gì, hoặc nói rằng vô bổ. Hay nói thẳng ra chẳng phải Chúa Thánh Linh nào ban cho miệng lưỡi mình phát ra những tiếng lạ lùng ấy hay thật vô nghĩa ấy!.

Ngoài hai sự việc trên, còn những phần khác của chương trình thì tôi thích nhất là giờ đọc Lời Chúa. Được nghe phần chia sẻ Lời Chúa. Được hát những bài Thánh Ca làm tinh thần của tôi thêm phấn khởi và như cảm nhận rằng có Chúa Thánh Linh đang hiện diện. Nhờ thế tôi cảm nhận được rằng Chúa Thánh Linh đã thực sự thay đổi con người tôi từ trong ra ngoài. Vâng, khi cảm nhận được có Chúa Thánh Linh hiện diện trong tâm hồn của tôi, tôi đã khóc thật nhiều cho tội lỗi và những lỗi lầm trong quá khứ của tôi. Và những gì tôi làm được ngày hôm nay, tất cả cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa. Nhờ thế mà tôi, ngày hôm nay đã làm được bao chuyện lạ lùng, mà trước đây không có Chúa, tôi chỉ là con người thật vô dụng và chẳng một tài cán chi, chẳng hữu ích gì cho ai và ngay cả cho chính tôi.

Tôi rất đồng ý theo như lời của Lm. Giuse Trần Việt Hùng (xin tìm đọc bài của ngài trên vietcatholic.net). Nếu chúng ta đừng giả vờ hay đóng kịch, hãy để Chúa Thánh Linh đến với ta cách tự nhiên thì ai được Chúa đến chữa bệnh cho thì người đó sẽ được chữa lành. Còn phần nói tiếng lạ hay những tiếng ú ớ không thành tiếng rõ rệt, vô ích, thì nên bỏ đi. Vì tiếng lạ này đã ngăn cản rất nhiều người muốn tìm đến với Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng. Những sự việc này cũng là cái cớ cho nhiều thành phần muốn tìm cái lợi riêng hay muốn cho chính mình thêm nổi nang mà vô tình đã làm giảm bớt đi sự Linh Thiêng của Chúa Thánh Linh ắt đã có, cái hay, cái muốn đến tìm hiểu về Phong Trào.

Dần dần những thành phần có ý riêng này muốn đưa Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng thành giống như những Show của Tin Lành mà chúng ta thường thấy trên màn ảnh của TV Mỹ. Những ông Mục Sư la lối (như gây lộn) trước những con người giả dạng làm người bệnh đã được chọn sẵn, trước khi họ bắt đầu vào Show, và đẩy những người này cho thật mạnh để cho họ té nhào. Rồi thì như phép lạ, tất cả được chữa lành???. Tôi tin rằng Chúa có chữa cho số ít người vì lòng tin của họ. Nhưng còn đa số chắc là đóng kịch để được nhiều người ủng hộ cho cái Show riêng của họ. Mà người cần được nổi nang nhất chính là cái ông Mục Sư đó!. Để được thêm tiền quyên góp mà nuôi sống cái Show của ông chăng?. Để được nhiều người tin và cho mình là thần thánh, có thể chữa lành cho hết thảy mọi người??. v.v……….

Riêng về Chúa Thánh Linh hay tình yêu của Thiên Chúa nói chung, Người rất ghét những con người gian dối hay giả hình. Thời nay con người ta lợi dụng Danh Chúa để buôn bán rất nhiều. Muốn người ta đến với mình nhiều, để nơi tụ tập của mình thành nơi quảng cáo cho cái thương mại của mình đang sẵn có, mà không cần tốn tiền quảng cáo. Để lấy lòng tin của mọi người mà hốt tiền của người ta kiểu bất chính, kiểu gian manh. Lợi dụng Danh Chúa để cho tên mình được nổi nang thì rất là nhiều và rất là dễ làm. Nhưng thật sự họ đang lợi dụng và bán Chúa đấy thưa anh chị em!. Mập mờ đánh lận con đen thời nay chúng ta thấy ở khắp mọi nơi. Chẳng nơi nào mà chúng ta có thể tin tưởng được. Hãy tin vào Đường Lối của Chúa và Lời Chúa, chứ chúng ta chớ nên tin vào con người cách tuyệt đối. Vì thời nay con người ta quá lọc lừa, quá điêu ngoa, quá xảo trá????. Chúng ta hãy tin vào Thiên Chúa là Đấng rất nhân từ và rất trọn lành. Người luôn là nơi để chúng ta nương tựa.

Muốn tìm hiểu về nhóm Canh Tân Đặc Sủng, chúng ta nên dựa vào Hoa Quả của Chúa Thánh Thần để nhận biết Người là: “Bác Ái, Hoan Lạc, Bình An, Nhẫn Nhục, Nhân Hậu,Từ Tâm, Trung Tín, Hiền Từ, và Tiết Độ”. Thật sự chính tôi đã được Chúa Thánh Linh thay đổi từ ngày tôi đến với Nhóm Canh Tân Đặc Sủng. Ân Sủng của Người đã thật sự ở lại trong tôi suốt từ ngày ấy cho đến ngày hôm nay. Thật vậy, dù anh chị em thuộc về nhóm nào đi chăng nữa, điều tối cần là chúng ta phải thành thật khát khao muốn tìm kiếm Chúa thì Người sẽ đến với chúng ta và sẽ ở lại trong chúng ta mãi mãi.
 
Đức Cha Nguyễn thái Hợp trả lời phỏng vấn của VietCatholic về Biển Đông
VietCatholic
17:26 20/09/2011
Los Angeles - Sau đây là cuộc phỏng vấn của LM Trần Công Nghị qua điện thoại với Đức Cha Nguyễn thái Hợp, chủ tịch Ủy ban Công Lý Hòa Bình về những vấn đề nóng hiện đang xẩy ra tại Việt Nam và tình hình giáo phận Vinh.

Kính thăm Đức Cha, lâu rồi con chưa có dịp thưa chuyện với Đức Cha, Đức Cha vẫn khỏe?

Cám ơn cha đã hỏi thăm sức khỏe của tôi. Nhờ ơn trên, sức khỏe tôi vẫn bình thường. Năm ngoái, khi đi thăm dân tại vùng lũ lụt, tôi bị ngộ độc hai lần. Từ đó cũng cẩn trọng hơn về thực phẩm. Tuy nhiên, từ trước đến nay tôi chưa phải vào nhà thương bao giờ. Kỳ hè vừa qua nhân dịp viếng thăm Hoa Kỳ, mấy người bạn cũng lấy làm lạ đã đưa tôi đi khám tổng quát hai lần, nhưng vẫn chưa phát hiện dấu hiệu bệnh nào quan trọng. Có người nói đùa cứ triệu chứng này thì chắc chắn khi vào nhà thương … là đi thẳng ra nghĩa trang!

Thưa Đức Cha, Biển Đông hiện đang nổi sóng. Đâu là thái độ của người Việt Nam nói chung và người Công giáo nói riêng trước hiểm họa xâm lăng hiện nay?

Biển Đông đã nhiều lần nổi sóng, nhưng thật sự chưa bao giờ ghê ghớm và nguy hiểm như hiện nay. Càng ngày ý đồ xâm lược của Trung Quốc càng thâm độc, ngang nhiên và trắng trợn. Đứng trước hiểm họa mất nước, tất cả mọi người Việt Nam, bất phân biệt chính kiến và tôn giáo, đều cảm thấy phẫn nộ và có trách nhiệm với tiền đồ Tổ quốc. Nhìn lại lịch sử VN, người ta thấy khi đối đầu với TQ tổ tiên chúng ta thường dùng cả cương lẫn nhu và mỗi nhà cầm quyền có sách lược riêng. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan, mọi người đều hãnh diện với những gì Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Tây Sơn đã thực hiện. Càng nhớ lại hình ảnh hào hùng của Hội nghị Diên Hồng ngày xưa, nhiều người cảm thấy bất mãn với thực tại hôm nay.

VN trang bị thêm cho Hải quân và tập trận với bắn đạn thật… đó là một điều cần thiết. Nhưng tôi nghĩ viên đạn mà chúng ta cần bắn lúc nầy là sự đoàn kết dân tộc. Có lẽ đây là một thời cơ quan trọng để tất cả những người Việt chúng ta, ở trong cũng như ngoài nước, bất phân biệt chính kiến ý thức hệ, đặc biệt nhà cầm quyền, những người có trách nhiệm với tiền đồ dân tộc, cần đoàn kết để giúp dân tộc đối đầu với một người láng giềng xưa nay vẫn âm mưu xâm chiếm đất nước chúng ta. Những viên đạn chúng ta cần hôm nay đó là những sự kiện lịch sử, yếu tố pháp lý, sự liên kết với các nước thuộc khối ASEAN cũng như các nước lớn như Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Pháp, Đức, Nga… để chống lại tham vọng của Trung Quốc biến Biển Đông thành cái "ao nhà" của họ.

Xin Đức Cha cho biết tại sao đã hủy bỏ tọa đàm “Hòa bình và Công lý trên Biển Đông”?

Nhiều người ở trong nước cũng băn khoăn tự hỏi tại sao Nhà Nước lại cấm một tọa đàm khoa học nhằm cung cấp những lý chứng về địa lý, lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông? Tại sao không khích lệ công tác nghiên cứu của các chuyên gia để phục vụ lợi ích quốc gia? Tại sao Trung Quốc sử dụng xã hội dân sự và cổ võ nghiên cứu của các chuyên gia để phê phán phán quan điểm của Việt Nam, trong khi đó dân Việt Nam bày tỏ quan điểm, một cách ôn hòa, để bảo vệ lãnh thổ quốc gia thì bị ngăn cấm và đàn áp? Phải chăng Nhà cầm quyền có mối lo gì khác hơn mối lo hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc? Muốn có câu trả lời đầy đủ và rõ rệt nhất cho vấn đề thiết tưởng nên hỏi chính Nhà Nước.

Đối với chúng tôi, Ban Tổ chức cuộc tọa đàm, chúng tôi bó buộc triển hạn tọa đàm không phải chỉ vì Ban Tôn giáo chính phủ và Ban Tôn giáo – Dân tộc thành phố HCM yêu cầu, mà còn vì áp lực nặng nề của nhà cầm quyền trên Tu viện Đa Minh, cơ quan chủ quản của Trung tâm Phaolô Nguyễn Văn Bình, và nhất là sự đe dọa của các cấp chính quyền đối với các nhân viên cộng tác trong tọa đàm, các cộng sự viên. Một số người bị cảnh cáo là nếu tham dự tọa đàm sẽ bị mất việc. Công an cũng gặp trực tiếp hay gọi điện thoại cảnh cáo nhiều người tại SG và yêu cầu không được tham dự tọa đàm. Một số giáo phận khác cũng được công an thăm hỏi và làm phiền vì chuyện “Hòa bình và Công lý trên Biển Đông”.

Vị Đại diện không thường trú của Vatican đang có mặt tại Việt Nam. Đức Cha có gặp Ngài hay chưa? Và nếu có gặp Ngài, Đức Cha sẽ trình bày những ưu tư nào cần thiết nhất mà vị Đại diện Tòa Thánh nên biết.

Vị Đại diện không thường trú của Tòa Thánh đã đến Việt Nam nhiều lần để thăm HĐGM và các giáo phận. Lần này tôi không gặp Ngài, nhưng trước đây đã gặp gỡ và trao đổi riêng với Ngài về một số vấn đề của giáo phận Vinh, cũng như chung của giáo hội VN. Qua trao đổi tôi thấy Ngài nắm rõ tình hình và có nhiều nguồn thông tin.

Nhìn những cuộc tiếp đón thật nồng nhiệt mà giáo dân tại nhiều giáo phận đã dành cho vị Đại diện Tòa Thánh nhiều người hãnh diện về lòng hiếu khách của người Việt Nam, nhưng cũng có một số người ở hải ngoại lại có nhận định rằng Ngài “cỡi ngựa xem hoa như vậy” thì sẽ học hỏi được gì về tình hình Giáo hội Việt Nam?

Nghĩ như vậy có lẽ chẳng hiểu gì về truyền thống ngoại giao của Vatican. Cơ quan Ngoại giao của Tòa Thánh có rất nhiều nguồn thông tin và nắm rõ tình hình của mỗi nơi. Ngay tại Việt Nam hiện nay cũng có hai văn phòng tại Hà Nội và SG để đón nhận mọi thông tin và báo cáo bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài.

Vị Đại diện có cuộc họp chung nào với HĐGM hay với một nhóm các Giám mục VN để tìm hiểu nhu cầu của GHVN hay chưa?

Vị Đại diện Tòa Thánh đã gặp chung HĐGM hai lần và gặp riêng nhiều nhóm, nhiều Giám mục nhiều lần. Chắc chắn trong tương lai Ngài sẽ tiếp tục gặp gỡ nhiều lần và nhiều người hơn nữa. Ngoài ra, Ngài còn nhận được những thông tin và định hướng từ Vatican. Tôi nghĩ rằng sự hiện diện của vị Đại diện Tòa thánh sẽ hỗ trợ Giáo hội Việt Nam rất nhiều, đồng thời cũng giúp cho những cuộc đàm phán giữa Bộ Ngoại giao Tòa Thánh với Nhà nước VN đạt được kết quả tốt đẹp hơn.

Ủy Ban Công lý và Hòa bình đã chính thức hoạt động. Xin Đức Cha cho biết công tác nào là khẩn trương nhất của Ủy Ban? Ủy Ban có gặp khó khăn nào không?

Công tác trước mắt của Ủy Ban CL-HB là kiện toàn việc tổ chức tại các giáo phận và tổ chức các khóa tập huấn về CL-HB. Để dễ dàng trong việc điều và giảm thiểu chi phí tổ chức, chúng tôi sẽ chia thành nhiều cụm: Miền Tây Nam Bộ, Miền Đông Nam Bộ, Miền Trung Việt Nam và Miền Bắc. Cuối tháng 10, Ủy Ban sẽ bắt đầu khóa tập huấn cho các giáo phận Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ và Long Xuyên tại Cần Thơ.

Ngoài một số khó khăn nho nhỏ vào dịp Lễ Ra Mắt của Ủy ban, cho đến nay Ủy Ban chưa gặp khó khăn nào thếm.

Cuối cùng, xin cho biết vài công tác ưu tiên mà Đức cha đã thực hiện tại Vinh?

Vinh là một giáo phận rộng lớn, giàu truyền thống và nhiều thách đố. Phải cần nhiều thời gian, nhiều nhân sự và nhiều cố gắng mới có thể trả lời cho những nhu cầu hiện tại của giáo phận. Thời gian hơn một năm trời thực sự chưa thể làm gì nhiều.

Khi tôi vừa nhận trách nhiệm tại giáo phận Vinh thì lập tức phải đối diện với hai trận lũ lụt lịch sử nhấn chìm 2/3 các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình trong biển nước. Nặng nhất là một số huyện ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Công tác khẩn cấp vào thời điểm đó cứu trợ các nạn nhân lũ lụt. Sau khi nước lũ đã rút xuống thì phải nghĩ đến việc tu sửa nhà cửa, đường sá, gạo cứu đói, thóc giống… Kế hoạch xóa đói giảm nghèo bằng “nuôi bò rẽ” đang phát triển tốt đẹp tại nhiều nơi.

Song song cạnh công tác cấp thời đó, chúng tôi đã nghĩ đến chương trình dài hạn hơn như di dời các xóm, làng thường xuyên bị ngập lụt hoặc làm nhà vượt lũ cộng đồng cho những nơi không thể di dời. Trong vài tuần tới chúng tôi sẽ khánh thành hai nhà vượt lũ tại Hương Khê, Hà Tĩnh và hai nhà nhỏ khác tại Quảng Bình. Cũng đang xúc tiến hợp đồng với một công ty để san bằng một ngọn đồi tại Vũ Quang (Hà Tĩnh) để di dời mấy xóm ở ven sông.

Tôi muốn nhân cơ hội này để cám ơn tất cả những vị hảo tâm đã quảng đại cộng tác với giáo phận Vinh trong công tác cứu trợ nói trên. Ban Cứu trợ đã nhận số tiền tương đương với 1.210.000 Mỹ kim và khoảng 60% tặng vật đó đến từ người trong nước. Ngoài ra, một số giáo phận và tổ chức đã trực tiếp mang thực phẩm, quần áo, vật vụng… đến phát cho các nạn nhân vùng lũ lụt.

Hiện nay, chúng tôi đang tìm cách giải quyết vấn đề nước uống, đặc biệt các đảo trên sông Gianh, bốn bề là nước, nhưng dân trên đảo lại phải mua nước. Nhờ ơn trên, tôi có khả năng tìm thấy những mạch nước ngầm dưới đất. Chúng tôi đã tìm được nhiều mạch nước ngọt ở Liên Hòa, Cồn Sẻ, Cồn Nâm, Giáp tam, Văn Phú… Đang xúc tiến để bơm nước này lên làm nước sinh hoạt, rồi biến nước sinh hoạt này thành nước tinh khiết để uống.

Bên cạnh những công tác cấp thời đó cho cuộc sống, chương trình Mục vụ của giáo phận đặt ưu tiên cho sứ vụ loan báo Tin Mừng và đào tạo nhận sự. Loan báo Tin Mừng được coi là định hướng mục vụ của giáo phận và trách nhiệm của mỗi giáo xứ, cũng như mỗi Hội Dòng. Nhưng vùng Nam sông Gianh thuộc Quảng Bình và vùng Tây Bắc Nghệ An trở thành trọng điểm của giáo phận.

Trong năm qua, chúng tôi cố gắng cải tổ phương pháp và chất lượng đào tạo ở ĐCV Vinh Thanh. Con số giáo sư thỉnh giảng đã tăng cao. Vấn đề tuyển sinh đã được nghiên cứu lại. Năm nay có 332 ứng sinh vào ĐCV, nhưng chỉ có thể thu nhận 60 người thôi. Cơ sở Tiền Chủng viện đang được tân trang và trong tương lai gần phải nghĩ đến việc xây dựng cơ sở II của Đại Chủng Viện.

Ủy Ban Đời sống Tu trì đã đưa ra một số đề nghị cải tổ cho mấy Hội Dòng tại Vinh. Hè vừa qua, đã tổ chức khóa Bồi dưỡng Thần học thường niên dành cho các nữ tu. Sắp khai giảng Khóa thần học – tu đức cho các tập sinh năm thứ II.

Ban Giáo lý đang làm việc để đưa ra chương trình đào tạo giáo lý viên và nâng cao mặt bằng giáo lý của giáo phận. Sẽ bổ nhiệm thành viên mới của Ban Giáo lý. Rất may đã có thêm một số nữ tu từ trong Nam ra để cộng tác với chương trình giáo lý của giáo phận.

Xin cám ơn Đức Cha.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
130 Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ tham dự Đại Hội Emmaus IV tại Houston
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
23:37 20/09/2011
DANH SÁCH 130 LINH MỤC VN DỰ ĐẠI HỘI EMMAUS IV – 2011 (đợt 3)

Danh sách tham dự Đại Hội tính tới ngày 19 tháng 9, 2011 với 6 Quý Khách & Thuyết Trình Viên và 130 Linh Mục triều, dòng ở khắp nơi ghi danh. Ban Điều Hợp đã thu xếp phòng ở Hotel cho quý Cha và sẵn sàng đón tiếp quý Cha. Xin quý Cha cũng gởi ngay Đơn Ghi Danh cùng lệ phí tham dự nếu chưa. Xin vào website: www.liendoanconggiao.net, để lấy mẫu đơn. Ban Điều Hợp Đại Hội kính báo.

Quý Khách & Thuyết Trình Viên:

Cardinal Daniel DiNardo, Galveston-Houston, TX
Archbishop Joseph A. Fiorenza, Galveston-Houston, TX
Bishop Randolph Calvo, Reno, NV
Bishop Mai Thanh Lương, Orange, CA
Rev. Nguyễn Khắc Hy, SS, Baltimore, MD
Br. Rufino Zaragoza, OFM, Oakland, CA

Quý Linh Mục Tham Dự:

1. Rev. Peter Quinn (Quýnh), Upper Darby, PA
2. Msgr. Joseph Trí Minh Trịnh, Philadelphia, PA
3. Rev. John Trần (Giuse Trần Văn Đảm), Monticello, NY
4. Rev. Đoàn Hoàng Khôi Anh, SDD, Portland OR
5. Rev. Phạm Hữu Đạt, SDD, Portland, OR
6. Rev. Joseph Trần Việt Hùng, Bronx, NY
7. Rev. Lương Minh Trí, Harrisburg, PA
8. Rev. Joseph Bùi Dũng, Indianlantic, FL
9. Rev. Quan Đỗ, Louisville, KY
10. Rev. Joseph Hoàng Ngọc Dũng, Silver Spring, MD
11. Rev. Mai Xuân Khoa, Palacios, TX
12. Rev. Bùi Huy Hoàng, Houston, TX
13. Rev. Peter Uông Đình Đạm, St. Peterburg, FL
14. Rev. Giuse Nguyễn Xuân Hương , Sacramento, CA
15. Rev. Francis Sang , Deer Park, NY
16. Rev. Đồng Minh Quang, Las Vegas, NV
17. Rev. Anthony Ton Hung Vu , Portland, OR
18. Rev. Hai D. Dang, New Caney, TX
19. Rev. Phanxico Xavier Trần Quốc Tuấn, Norcross, GA
20. Rev. Giuse Phạm Minh Tân, Norcross, GA
21. Rev. Bùi Sĩ Khuê, Beaumont, TX
22. Rev. Ignatius Nguyễn Ngọc Tước, Tampa, FL
23. Rev. Peter Phan Nguyen, CSsR, Houston, TX
24. Rev. Joseph Châu Xuân Báu, CSsR, Houston, TX
25. Rev. Joseph Bùi Tiến, Houston, TX
26. Rev. Hoàng Minh Toản, Houston, TX
27. Rev. Joseph Vũ Thành, Houston, TX
28. Rev. Duy-An Nguyễn Mạnh Hùng, Houston, TX
29. Msgr. Francis Phạm Văn Phương , Riverdale, GA
30. Rev. Nguyễn Văn Long, SVD, Riverside, CA
31. Rev. Phaolo Cao Thế Bình, SDD, Pensacola, FL
32. Rev. Giuse Le Thu, Houston, TX
33. Rev. Hóa Nguyễn, Lancaster, PA
34. Rev. Anton Nguyễn Quốc Tuấn, SDB, Stockton, CA
35. Rev. Huyền Văn Nguyễn, Knights Landing, CA
36. Rev. Michael Nam Hoàng Nguyễn, Gretna, LA
37. Rev. Dao Vu, SVD, Memphis, TN
38. Rev. Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Blairsville, GA
39. Rev. Gioan Vianney Nguyễn Ngọc Thụ, Houston, TX
40. Rev. John Trần Công Nghị Avalon, CA
41. Rev. Giuse Đoàn Đình Bảng , Houston, TX
42. Rev. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM, Houston, TX
43. Rev. Gioan Baotixita Hoàng Đạt , Houston, TX
44. Rev. Giuse Đỗ Văn Chung, O.P,. Houston TX
45. Rev. Gioakim Nguyễn Cường , Houston, TX
46. Rev. Gregory Nguyễn Việt, ICM, Houston, TX
47. Rev. Phêrô Hoàng Văn Thiên, O.P., Houston TX
48. Rev. G.B. Đinh Xuân Chiến, SVD, Houston, TX
49. Rev. Phanxico Trịnh Tuấn Hoàng, OFM, San Francisco, CA
50. Rev. Michael Mai Khải Hoàn, Santa Ana, CA
51. Rev. Nguyễn Văn Dũng, Milledge, GA
52. Rev. Dominic Phạm Xuân Vũ, L.C,. Alpharetta, GA
53. Rev. Đaminh Nguyễn Anh-Tuấn, Pomona, CA
54. Rev. Peter Nguyễn Hùng, La Joya, NM
55. Rev. Phạm Quang Thúy, Virginia Beach, VA
56. Rev. Peter Hoàng Xuân Nghiêm, Wyoming, Michigan
57. Rev. Linh Ngoc Nguyen, Houston, TX
58. Rev. Đaminh Trần Văn Điều, SDD, Panama City, FL
59. Rev. Nguyễn Thanh Bình, SVD, Washington, DC
60. Rev. Vincent Nguyễn Văn Đạo, Chewelah, WA
61. Rev. Phan Ngọc Long, Oklahoma City, OK
62. Rev. Dominic Trần Thiện Thanh Toàn, Palm Beach, FL
63. Rev. Nguyễn Kim Sơn, Savannah, GA
64. Rev. John Trần Khả , Katy, TX
65. Rev. Giuse Nguyễn Thanh Châu, Orlando, FL
66. Rev. ,guyễn Văn Chiến, Orlando, FL
67. Rev. Chu Vinh Quang, Huntington Beach, CA
68. Rev. Joseph Hoàng Xuân Viện, SDB, Harvey, LA
69. Rev. Vincent Nguyễn An Ninh, Warren, MI
70. Rev. Thomas Nguyễn Tiến Hạnh, Houston, TX
71. Rev. Phaolo Nguyễn Văn Thường, Chicago, IL
72. Rev. Võ Tá Đề, SVD, Techny, IL
73. Rev. Phạm Xuân Thu, SVD, Fort Wayne, IN
74. Rev. Đặng Ngọc Quý, SVD, Epworth, IA
75. Rev. Trần Công Bằng, SVD, Epworth, IA
76. Rev. Joseph Châu Nguyễn, SVD, Epworth, IA
77. Rev. Phan Trọng Hanh, Kansas City, MO
78. Rev. Phê rô Đinh Đức Hải, Davenport, IA
79. Rev. Thomas Lê Trung Khuê, Fremont, CA
80. Rev. Ansgar Phạm Tĩnh, SDD , Grand Prairie, TX
81. Rev. Peter Lê Thanh Quang, Barling, AR
82. Rev. GB. Trần Kim Tuyến, Augusta, MI
83. Rev. Phêrô Trịnh Minh Quân, Maple Glen, PA
84. Rev. Vincent Tòa Phan , Monroeville, AL
85. Rev. Vũ Hải Đăng, SDD, New Orleans, LA
86. Rev. Nguyễn Văn Phong, SDD, New Orleans, LA
87. Rev. Pham Sĩ Hanh, Ocist, Lucerne Valley, CA
88. Rev. Lâm Phước Hùng, Westminster, CA
89. Rev. Martino Nguyễn Bá Thông, Americus, GA
90. Rev. Philip Đinh Văn Thiếp, Green Bay, WI
91. Rev. Lâm Bá Trọng, CMC, Houston, TX
92. Rev. J. Christopher Cường Nguyễn, Pasadena, TX
93. Rev. Nguyễn Văn Nguyên, New Orleans, LA
94. Rev. Giuse Đặng Xuân Oánh, SVD, Beaumont, TX
95. Rev. Vincent Phạm Minh Châu, SVD, Cincinnati, OH
96. Rev. Thái Quốc Bảo, Orange, CA
97. Rev. Ngô Đức Dũng, Bay Point, CA
98. Msgr. Giuse Phạm Quốc Tuấn, Fountain Valley, CA
99. Rev. Phanxico Xavie Phạm Quốc Thanh, Mantua, NJ
100. Rev. Phi Hùng Nguyễn , Oak Forest, IL
101. Rev. Bùi Mạnh Tín, Albuquerque, NM
102. Rev. Trần Bình Khả, CMC, Sacramento, CA
103. Rev. Paul Phan Quang Cường, MT, San Jose, CA
104. Rev. Gan Nguyen, CSsR, White Sands Missile Range, NM
105. Rev. Joachim Lê Quang Hiền, Spokane, WA
106. Rev. Francis Hau Pham, CSsR, San Antonio, TX
107. Rev. Phanxico Phan Đình Lộc, The Woodlands, TX
108. Rev. Hải Nguyễn, CSsR, California
109. Rev. Peter Võ Ngọc Sơn, Oakland, CA
110. Rev. Nguyễn Tiến Linh, San Francisco, CA
111. Rev. Nguyễn Ngọc Hoàn, CM, Montebello, CA
112. Rev. Bùi Quang Dũng, Gainesville, FL
113. Rev. Phêrô Trần Công Vang, CSsR, Concord, NC
114. Rev. Bernardine Tan Minh Dang, CMC, Fort Myers, FL
115. Rev. Quyền Nguyễn, CMF, San Gabriel, CA
116. Rev. Peter Vũ Ngọc Đức, Riverdale, Georgia
117. Rev. Joseph Phạm Thi, SCJ, Franklin, WI
118. Rev. Nguyễn Đình Đàm, Pittsburgh, PA
119. Rev. Vincente Nguyễn Đình Truyền, Los Gatos, CA
120. Rev. Paul Cao Đức Duy, Chicago, IL
121. Rev. Anthony Ngô Đình Chính, Louisville, KY
122. Rev. Tuấn Phạm, OMI, Lowell, MA
123. Rev. Nguyễn Đức Huyên , New Orleans, LA
124. Rev. Dom. Đỗ Duy Nho, Little Rock, AR
125. Rev. Giuse Nguyễn Ngọc Lâm, Jacksonville, FL
126. Rev. Dao Kim Nguyen, New Waverly, TX
127. Rev. Mark Bùi Quốc Khánh, San Jose, CA
128. Rev. Đinh Đức Hảo, San Jose, CA
129. Rev. Dominic Trần Công Danh, SDB, South Orange, NJ
130. Rev. Đaminh Nguyễn Anh Tuấn, Tacoma, WA
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Người Quét Đường
Nguyễn Ngọc Liên
21:19 20/09/2011
NHỮNG NGƯỜI QUÉT ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Em là cô gái quét đường
Quanh năm phơi nắng, dầm sương dãi dầu
Quen rồi tiếng chổi đã lâu
Thân thương tà áo xanh màu từ xa...
Những ngày đông lạnh cắt da
Rét từ cán chổi rét ra tay cầm
Những ngày hè nắng cháy lưng
Mồ hôi em nhỏ theo từng bước chân..
(Trích thơ của Nguyễn Thành Dũng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền