Ngày 20-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 20/09/2009
CON KHỈ BỊ VỨT BỎ

N2T


Con khỉ, mỗi ngày đều có công việc, bận rộn vô cùng, giao tế thù tiếp để đến nỗi thân thể và tinh thần mệt mỏi. Nó vội vã muốn thoát khỏi gánh nặng và áp lực của cuộc sống, bắt đầu chạy trốn cõi hồng trần cuồn cuộn này, nó quyết định dời nhà đến một nơi không có ai làm phiền nó.

Chẳng ngờ, ở không được mấy ngày, nó bèn trốn về lại, oán trách bạn bè, nó nói:

- “Các anh đã quên tôi rồi ư, vứt bỏ tôi rồi sao?”

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Người ích kỷ thì thích hưởng lợi một mình, nhưng trách nhiệm thì đổ cho người khác, khi thành công thì phấn khởi tuyên bố là do mình chịu trách nhiệm thi công công trình, nhưng khi thất bại thì la to lên: tụi nó làm ăn không ra cái giống gì, tôi không biết gì cả.

Người ích kỷ thì đổ lỗi như… con nít.

Nhưng con nít có giáo dục thì không như thế.

------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 20/09/2009
N2T


61. Con người ta tự mình khiêm tốn thừa hành ý Chúa, thì trong mọi việc càng rõ ràng càng hưởng bình an.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:48 20/09/2009
N2T


233. Cuộc đời là vị thẩm phán anh minh nhất.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC ban phép lành cho trụ sở mới của Đài Thiên Văn Vatican
Peter Nguyễn Minh Trung
08:32 20/09/2009
ROME (CNA) - Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã đến thăm và ban phép lành cho trụ sở mới của Đài Thiên Văn Vatican. Tổng hành dinh cũ nằm ở Castel Gandolfo đã được di chuyển về nơi mới từ tháng 6/2009. Đài Thiên Văn Vatican được đặt tại Cung điện Mùa hè của Giáo hoàng từ năm 1935 và trụ sở mới hiện tại nằm ở một tu viện cũ trên nền đất của Dinh thự các Giáo hoàng.

Trong chuyến thăm kéo dài nhiều giờ tại trụ sở mới của đài, Đức Thánh Cha đã xem bộ sưu tập lớn gồm các thiên thạch tại đây, ngài còn cầm một viên đá được lấy từ sao Hỏa trên tay.

Đức Giáo Hoàng cũng dùng kính hiển vi để xem xét kỹ một thiên thạch được tìm thấy gần Bavaria, ngài còn thưởng lãm những tác phẩm khác của các khoa học gia lừng danh như Copernicus, Kepler và Newton.

Sau khi cầu nguyện tại nguyện đường, Đức Thánh Cha đã ký vào một văn kiện ghi nhớ. Văn kiện này sẽ được đặt cạnh những văn kiện tương tự của các vị Giáo hoàng tiền nhiệm từng đến đây.

Tiếp đón Đức Thánh Cha tại Đài Thiên Văn Vatican có Đức Hồng Y Giovanni Lajolo - Thống đốc Vatican, và Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Vigano - Tổng thư ký phủ thủ hiến quốc gia Thành quốc Vatican, Cha Adolfo Nicolas Pachon - Bề trên Tổng quyền Dòng Tên và Giám đốc Đài Thiên Văn Vatican, cha Jose Gabriel Funes.
 
Thông Điệp ''Caritas in Veritate'' đã có bản tiếng Latinh trên web Tòa Thánh
Peter Nguyễn Minh Trung
08:34 20/09/2009
VATICAN (ZENIT) - Tòa Thánh đã công bố ấn bản La ngữ của Thông Điệp "Caritas in Veritate" (Bác Ái Trong Sự Thật) trên website của mình. Phiên bản tiếng Latinh này của Thông Điệp của Đức Benedict XVI dành cho những ai đam mê nghiên cứu bằng La ngữ - một ngôn ngữ cổ xưa của Rome và là ngôn ngữ mẹ của nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Ấn bản sách của "Caritas in Veritate" bằng tiếng Latinh cũng đã có tại Nhà xuất bản Vatican.

Latinh là ngôn ngữ chính thức của Giáo hội Công giáo. Phiên bản website Tòa Thánh bằng La ngữ được giới thiệu rộng rãi từ ngày 09-05-2008 trên trang mạng toàn cầu www.vatican.va.

Có thể tìm đọc Thông Điệp "Caritas in Veritate" bằng La ngữ tại link sau: www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20090629_caritas-in-veritate_lt.html
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu đừng nhầm lẫn vai trò của các linh mục với giáo dân
Bùi Hữu Thư
09:15 20/09/2009
Rôma, ngày 18 tháng 9, 2009 (Le Monde vue de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng các “phần tử” của Giáo Hội “không có cùng chung những phận sự”: “Chính vì vậy mà Nhiệm Thể và đời sống của Giáo Hội mới huy hoàng,” ngài mời gọi “tránh trần tục hóa các linh mục và tu sĩ hóa các giáo dân.”

Trước các giám mục miền Đông Bắc Ba Tư, ngài tiếp kiến nhân dịp thăm viếng ad limina của họ ngày 17 tháng 9, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu giáo dân cam kết “bầy tỏ trong thực tế, ngay cả trong một sinh hoạt chính trị, một viễn ảnh nhân chủng học Kitô và học thuyết xã hội của Giáo Hội.”

Ngài tiếp, ngược lại “các linh mục phải xa lánh việc dính líu cá nhân vào chính trị, để giúp cho sự hiệp nhất và hiệp thông của tất cả mọi tín hữu và do đó trở thành điểm tựa hướng dẫn cho tất cả.”

Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, “Phải có sự tăng trưởng lương tâm này nơi các linh mục, tu sĩ và các giáo dân, bằng cách khuyến khích và đảm bảo rằng mỗi người có thể cảm thấy mình được thôi thúc và hành động theo cương vị của mình.”

Đức Thánh Cha Benedictt XVI đã giải thích rằng không nên chấp nhận có sự thiếu thốn các linh mục để tự “an ủi” là chính sự thiếu thốn này khiến cho “vai trò của giáo dân trở nên hiển nhiên hơn.”

Ngài nói, “Không phải sự thiếu thốn các linh mục là điều để minh chứng cho sự tham gia tích cực và thường xuyên hơn của giáo dân. Trong thực tế, tín hữu càng ý thức nhiều hơn về trọng trách của họ trong Giáo Hội, thì căn tính đặc biệt và vai trò không thể thay thế của linh mục như một cha sở của tất cả cộng đồng mới tỏ hiện rõ ràng.”

Trong diễn từ, Đức Thánh Cha đã yêu cầu các giám mục Ba Tư “nguyện xin Thiên Chúa ban cho nhiều thợ gặt. Điều quan trọng là phải tránh không cho tình trạng hiện tại, trong đó nhiều giám mục đã bị bó buộc phải tổ chức đời sống giáo hội với một con số linh mục ít ỏi, được coi là một tình trạng bình thường hay tiêu biểu cho tương lai.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh, “Qúy vị phải tập trung các nỗ lực để thức tỉnh nhiều ơn gọi linh mục mới và tìm kiếm được các cha xứ thiết yếu cho giáo phận của quý vị, để họ giúp quý vị có được nhiều linh mục được đào tạo tốt hơn và đông đảo hơn để nâng đỡ đời sống đức tin và sứ vụ tông đồ của các tín hữu.”

Cuối cùng, trong năm Linh Mục này, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc đến gương của Cha Sở thành Ars, “một gương hiện đại cho các linh mục của qúy vị, và nhất là để sống độc thân như một đòi hỏi của sự tận hiến thân mình.”
 
Cha Federico Lombardi: Phục vụ Giáo hội bằng các phương tiện truyền thông
WHĐ /Zenit
10:24 20/09/2009
WHĐ (20.09.2009) / ZENIT – Cha Federico Lombardi, dòng Tên, Giám đốc phòng Báo chí của Tòa Thánh, cho biết ơn gọi làm việc trong lĩnh vực truyền thông của Giáo hội không đòi hỏi ngài phải thay đổi gì “trong đường hướng phục vụ về mặt tinh thần và với cương vị linh mục của ngài,” trái lại, đã giúp ngài có được một bước “tiến sâu” theo cùng chiều hướng và đạt tới cũng một thông điệp”.

Linh mục Federico Lombardi SJ
“Ơn gọi hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đối với tôi là một sự tiếp nối ơn gọi làm tu sĩ và linh mục. Nếu tôi không phải là linh mục, chắc tôi đã không hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, mà có lẽ tôi đã làm các công việc khác”, cha Lombardi tuyên bố trong một cuộc trao đổi với hãng truyền thông Ecclesia của Bồ Đào Nha.

Ơn gọi “truyền đạt, loan báo Tin Mừng, dĩ nhiên, là một ơn gọi làm truyền thông”, linh mục giải thích.

Cha Lombardi nhìn nhận là ngài đã phải trải qua đào tạo về mặt kỹ thuật và nghề nghiệp để làm việc trong lĩnh vực truyền thông.

Cha nhấn mạnh, chính nhờ một loạt bài viết về các người lao động người Italia di dân tại Đức, mà cha bắt đầu cộng tác với tạp chí “La Civiltà Cattolica” vào đầu những năm 70.

“Tôi đã không viết các bài báo này để trở thành một nhà báo mà để phục vụ các người lao động. Quan điểm của tôi là làm sao để việc truyền đạt trở thành việc phục vụ, trong các vấn đề quan trọng, trong đời sống của con người”.

Cha khẳng định: “Dĩ nhiên là tôi hài lòng với điều đã trở thành trung tâm của cuộc đời tôi, khi tôi phục vụ trong trường hợp rõ rệt, Đức Thánh Cha và các tổ chức của Vatican. Tôi thấy đó là một đóng góp vào việc phục vụ con người”.

Liên quan đến các công việc của linh mục tại Vatican, cha Lombardi giải thích rằng linh mục “không phải là phát ngôn viên của bản thân Đức Giáo hoàng”; rằng Đức Giáo hoàng không mời linh mục tới để làm công việc là “chuyển đi các thông điệp riêng biệt”.

“Tôi là giám đốc phòng báo chí của Tòa Thánh có sứ mạng phổ biến các thông tin chính thức, các thông báo và văn kiện của Đức Giáo hoàng, được chuyển đến tôi qua văn phòng Quốc vụ khanh và văn phòng các tổ chức khác tại Vatican”.

“Đã hẳn là tôi có nhiều dịp gặp gỡ đích thân Đức Giáo hoàng và trao đổi với ngài, chẳng hạn sau các cuộc tiếp kiến các nguyên thủ quốc gia hay các nhân vật quan trọng. Tôi trao đổi với ngài về nội dung các cuộc gặp gỡ để soạn bản thông cáo, và tôi đối chiếu điều ngài nói với tôi với điều tôi biết được từ văn phòng Quốc vụ khanh vốn có thể có những thông tin khác”.

Liên quan đến các thách đố dành cho phòng Báo chí của Tòa Thánh, cha Lombardi nhấn mạnh rằng phòng Báo chí “tìm cách trả lời, cố gắng theo dõi biến chuyển” trong lĩnh vực các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là trên Internet. Tuy nhiên, sự biến chuyển này lại “quá nhanh và quá rộng lớn đến độ rất khó theo kịp đà biến chuyển ở mức độ toàn cầu”. Cha còn nói thêm: “chúng tôi cũng làm tốt phận sự của mình”.

Cha kết luận: “Trong chiều hướng này, một điểm rất quan trọng là phát triển mối quan hệ giữa các hãng thông tấn và văn phòng báo chí khác nhau của Giáo hội để có đủ khả năng phổ biến một cách nhanh nhất một thông điệp từ Roma, nếu có điều gì đó khẩn cấp, qua đó tạo nên được một ý thức về sự tham gia và về sự bảo đảm. Tôi nghĩ là có thể thực hiện được những bước tiến rất quan trọng”.

(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=7&Act=Detail&ID=788&CateID=57)
 
ĐTC Benêdictô XVI: ''sức mạnh vô song của chân lý và tình yêu tự nó mang sức thuyết phục''
Bình Hòa
14:33 20/09/2009
Kinh Truyền tin chúa nhật 20-9

Trước khi kết thúc buổi cầu nguyện trưa chúa nhựt hôm qua, đức thánh cha đã chào tạm biệt các tín hữu ở Castel Gandolfo, bởi vì chúa nhựt tuần tới ngài sẽ đi viếng thăm nước Tiệp, rồi chúa nhựt sau nữa ngài sẽ về Rôma. Bài suy niệm trưa chúa nhựt hôm qua dựa trên bài đọc thứ hai trong Thánh lễ, trích từ thư của thánh Giacôbê, và cách riêng là đề tài khôn ngoan. Trong xã hội cổ truyền, cách riêng bên Hy-lạp, sự khôn ngoan được coi như một giá trị cao quý. Nên biết là “triết học” (philosophia) gốc hy lạp có nghĩa yêu chuộng sự khôn ngoan. Người khôn không có nghĩa là mưu mô quỷ quyệt, nhưng là người sáng suốt biết điều khiển cuộc đời của mình để được hạnh phúc; xã hội cũng mong được các người khôn ngoan hiền đức lãnh đạo ngõ hầu nhân dân được hưởng thái bình an vui. Kinh thánh Cựu ước đã gồm nhiều tác phẩm được gom vào thể loại các sách khôn ngoan. Tuy nhiên, trong chương ba của lá thư vừa nói. thánh Giacôbê đã đối chọi sự khôn ngoan theo thế tục với sự khôn ngoan từ trời cao. Sự tương phản được bộc lộ qua những hâụ quả của nó: một bên thì gây ra ganh tị bất hòa, bên kia thì phát sinh thanh khiết an bình. Hiểu như vậy, tất cả mọi ngưòi đều được mời gọi hãy cầu xin Chúa ban cho sự khôn ngoan chân chính, cách riêng những người lãnh đạo cộng đoàn. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay tôi muốn dùng bản văn phụng vụ trích từ thư thánh Giacobê (3,16-4,3) làm đề tài suy niệm, và tôi xin dừng lại ở một đoạn rất đẹp và thích thời. Thánh tông đồ đối chọi giữa sự khôn ngoan chân chính và sự khôn ngoan giả trá. Sự khôn ngoan giả trá mang tính cách “phàm tục, vật chất, quỷ quái”, và biểu lộ nơi việc gây ra ghen tương, tranh chấp, xáo trộn và các hành vi xấu xa (xc. 3,16). Ngược lại, “sự khôn ngoan từ trời thì trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, hiền lành, khoan dung, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, thành thực” (3,17). Tác giả liệt kê ra bảy đặc tính, dựa theo tập tục Kinh thánh, cho thấy vẻ toàn hảo của sự khôn ngoan đích thực và những hậu quả tích cực mà nó phát sinh. Đặc tính dẫn đầu danh sách và có thể nói là chính yếu, được thánh Giacôbê nhắc đến là “thanh khiết”, nghĩa là thánh thiện, ra như phản ánh Thiên Chúa ở trong linh hồn. Và cũng giống như Thiên Chúa là nguồn mạch của nó, sự khôn ngoan không cần áp đặt bằng vũ lực, bởi vì nó nắm trong tay sức mạnh vô song của chân lý và tình yêu tự nó mang sức thuyết phục. Vì thế mà nó hiếu hoà, hiền lành, khoan dung, không thiên vị, lại càng không sử dụng thủ đoạn xảo quyệt; nó đầy từ bi và quảng đại. Nó thể hiện qua những hoa trái tốt lành phong phú.

Tại sao chúng ta không dùng lại để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sự khôn ngoan như vậy? Tại sao ta không múc lấy sự khôn ngoan của con tim, từ nguồn tinh tuyền của tình yêu Chúa, để cho nó thanh lọc khỏi sự vẩn đục của dối trá và ích kỷ? Điều này có giá trị cho hết mọi người, nhưng cách riêng là cho những ai được kêu gọi giữ vai trò cổ động và thêu dệt hoà bình trong các cộng đồng tôn giáo và dân sự, trong các quan hệ xã hội và chính trị quốc tế. Ngày nay, có lẽ do vài động lực của xã hội đại chúng, chúng ta nhận thấy thường thiếu tôn trọng sự thực hoặc không tôn trọng lời hứa, cùng với khuynh hướng phổ thông nhắm đến sự khiêu khích, căm hờn, thù hận. Thánh Giacôbê viết: “Người xây dựng hoà bình thu hoạch hoa trái đã gieo trong hoà bình, là cuộc đời công chính” (Gc 3,18). Nhưng để có thể hoạt động hoà bình, thì cần phải là con người hòa bình đã, đến thụ giáo “sự khôn ngoan tự trời cao”, ngõ hầu thấm nhuần những đức tính của nó và phát sinh những hoa trái của nó. Nếu như mỗi người, trong môi trường của mình, biết tẩy chay sự gian dối và bạo lực trong ý định, lời nói và hành động, và biết vun trồng những tâm tình tôn trọng, thông cảm và trân trọng tha nhân, thì tuy có lẽ sẽ không giải quyết hết mọi vấn đề trong cuộc sống, nhưng ít là có thể đương đầu nó một cách bình thản và hữu hiệu.

Các bạn thân mến, một lần nữa, Kinh thánh mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ về khía cạnh luân lý của ðời sống, nhýng khởi sự từ một thực tại đi trước luân lý, ðó là sự khôn ngoan ðích thực. Chúng ta hãy tin týởng cầu xin Chúa ban cho sự khôn ngoan của con tim, nhờ lời chuyển cầu của Kẻ ðã tiếp ðón vào lòng và sinh hạ Ðức Khôn ngoan nhập thể, là Chúa Giêsu Kitô. Ôi Maria, toà của Ðấng khôn ngoan, xin cầu cho chúng con.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Được tháp tùng đức tân Giám mục Phát Diệm trong một chuyến đi đầy ấn tượng
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
06:10 20/09/2009
Phóng sự chuyến đi thăm viếng với Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, tân Giám mục Phát Diệm

Chuyến bay VN0783 từ Hà Nội đi Sàigòn cất cánh lúc 17h ngày 15/09/2009 đưa hành khách tới phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi vinh dự được tháp tùng Đức cha Giuse Nguyễn Năng – tân Giám mục giáo phận Phát Diệm trên chuyến bay này để ngài về dâng lễ tạ ơn tại giáo xứ Bạch Lâm, giáo phận Xuân Lộc, đồng thời cũng đi các Tòa giám mục thuộc giáo tỉnh Saigòn để cám ơn các Đức cha.

Câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra cho ngài là: “ Chuyến đi này Đức cha nghĩ là về nhà hay đi xa nhà ạ?

Ngài mỉm cười trả lời: “ Chưa xác định được, có lẽ cả hai!”

Và đúng là cả hai thật ! ngài về nhà với tư cách là người con của giáo phận Xuân Lộc, nhưng được đón nhận với tư cách Giám mục Phát Diệm. Cả hai giáo phận tại hai miền Nam, Bắc đều hân hoan.

Khung cảnh gia đình Đức cha thật đầm ấm, là người anh cả được quý mến và tôn trọng, bẩy người em trong gia đình đều là những người thành đạt trong xã hội nhưng vẫn nhiệt tình tham gia Ban hành giáo của các giáo xứ. Các cháu đều ngoan và hiếu học. Cha Nguyễn Ngọc Phương là em thứ sáu trong gia đình. Công đức ông bà cố thật lớn lao và vai trò của Đức cha cũng thật đáng kính trọng vì là “Quyền huynh thế phụ”. Ông Cố qua đời năm 1998, đúng khi cha Giuse Nguyễn Năng ra phi trường đi du học Rôma. Cha đã hủy bỏ chuyến bay kịp trở về bên thân phụ đang hấp hối và thân phụ đã qua đời ngay đêm hôm đó. Rồi sau khi đã vẹn tròn chữ HIẾU cha tiếp tục lên đường du học và đã đỗ tiến sĩ thần học tín lý tại Rôma năm 2002. Bà cố qua đời từ năm 1984, phần mộ ông bà cố đều yên nghỉ tại giáo xứ Bạch Lâm. Đó là lý do để Đức cha chọn giáo xứ Bạch Lâm làm giáo xứ chính thức dâng thánh lễ tạ ơn ngày 17/09/2009.

Trước thánh lễ Đức cha và gia đình đi viếng mộ ông bà cố và tiền nhân tại nghĩa trang giáo xứ Bạch Lâm, một nghĩa cử cao đẹp hoàn mỹ thêm chữ Hiếu.

Đức cha Daminh Nguyễn Chu Trinh giám mục giáo phận Xuân Lộc và Đức cha phụ tá Tôma Vũ Văn Hiệu đã cùng về đồng tế với Đức cha. 2/3 số Linh mục đoàn, tức là 160 Linh mục trong giáo phận Xuân Lộc đã về đồng tế thánh lễ tạ ơn cùng Đức cha và phần lớn trong số Linh mục đoàn Xuân Lộc là học trò của Đức cha Giuse Nguyễn Năng.

Phái đoàn Phát Diệm gồm cha nguyên đại diện Giuse Phạm Ngọc Khuê trưởng đoàn, cha văn phòng Phaolô Phạm Công Trình, cha quản hạt Tôn Đạo Phêrô Vũ Đức Phượng và tôi, Linh mục chính xứ Chính toà, có thêm các soeur dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, một con số nhỏ đại diện tháp tùng Đức cha.

Giáo xứ Bạch Lâm hân hoan đón chào Đức cha. Có tới 2800 khách mời dự lễ. Đức cha tỏ ra xúc động khi nhìn xuống những gương mặt thân yêu và ánh lên bao kỷ niệm thời niên thiếu, cũng như kỷ niệm thời kỳ xã hội còn khó khăn trong những năm thầy Nguyễn Năng giúp xứ.

Trong số những tặng phẩm kính mừng Đức cha, giáo xứ Bạch Lâm còn giữ được những bài thơ do thầy Nguyễn Năng sáng tác thuở ấy, nay biên tập thành sách dâng mừng Đức cha. Nỗi xúc động lắng dịu nhường lại cho niềm vui. Đức cha đáp từ trong tâm tình tri ân đặc biệt Đức cha Daminh Nguyễn Chu Trinh, trong lời mời gọi cộng tác, chia sẻ trách nhiệm với Đức giám mục phụ tá Tôma Vũ Văn Hiệu và lời cám ơn ân cần tới các Linh mục, tu sĩ - những người anh chị em thân yêu trong giáo phận Xuân Lộc. Lời chia sẻ thân tình tới cộng đoàn giáo xứ Bạch Lâm, mảnh đất thấm đẫm những kỷ niệm quê hương và môi trường đạo đức để giúp Đức cha thăng tiến. Lời nghẹn ngào khi nhắc nhớ về song thân đã ra đi và những tiền nhân trong giáo xứ.

Bằng ngôn ngữ đời thường diễn tả niềm vui thiêng liêng. Đức cha gọi đây là cuộc “ Lại mặt” của người con từ nhà Phát Diệm trở về. Điều này khiến chúng tôi bất giác nhớ đến bài cám ơn của Đức cha sau thánh lễ tấn phong tại Phát Diệm. Ngài giơ nhẫn lên và nói: “Đây là chiếc nhẫn cưới tôi đeo để từ nay thuộc hẳn về Phát Diệm. Tôi hiến thân cho anh chị em”

Đúng là một giao ước nhưng là giao ước theo gương Chúa Giêsu nhận Hội Thánh làm hiền thê và hiến mình cho Hội Thánh trong giao ước mới tình yêu và vĩnh cửu.

Trong bài giảng Đức Cha đã nhấn mạnh đến vai trò vị Mục tử là hiệp thông và phục vụ, người ta thường chú ý đến hình thức chúc tụng tung hô mà quên đi vai trò quan trọng đó để dấn thân cộng tác.

Thánh lễ long trọng và sốt sắng, đặc biệt là ca đoàn hát hai bài “Tình Chúa trung kiên” và “Vẫn con đường ấy” do chính Đức cha sáng tác trong những thập niên 70 – 80 kết hợp với một số bài của nhạc sĩ Thế Thông sáng tác theo chủ đề hiệp thông và đề kính tặng Đức cha Giuse Nguyễn Năng.

Thánh lễ kết thúc trong tình thân giáo dân Bạch Lâm chụp ảnh lưu niệm mãi không dứt với Đức tân giám mục. Hình ảnh vị Giám mục đeo vòng nguyệt quế đi giữa các bàn ăn chào thăm, chụp ảnh thân mật, nhớ mãi với giáo xứ Bạch Lâm. Tôi nghe có người trầm trồ: “chà, Đức Cha trẻ măng !” khiến chúng tôi nhớ lại hôm đón Đức cha về nhận giáo phận Phát Diệm, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cũng đã diễn tả với cộng đoàn Dân Chúa Phát Diệm: “Từ đường giữa đi vào Nhà thờ chính toà, tôi nghe người ta xuýt xoa: Giêsu lạy Chúa tôi, đẹp quá đi thôi!”. Một cha ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Chúng con bầu ngài làm Giám mục từ khi còn là thầy giáo kia mà!”

Thánh lễ thứ hai được dành cho giáo xứ Thuận Hòa, giáo xứ mà Đức cha đã gắn bó suốt 8 năm trong cương vị là cha chính xứ từ 1990 - 1998 và trước đó một năm rưỡi khi còn là thầy giúp xứ.

Niềm vui hiện trên nét mặt từng người đi dự lễ, trên những băng jaune ghi dòng chữ: “THÁNH LỄ TẠ ƠN ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHÁT DIỆM”, trên những chùm bóng bay của các hiền mẫu sẵn sàng thả bất cứ lúc nào Đức cha đến để chào mừng. Toàn thể các cha trong giáo hạt đều quy tụ về đồng dâng thánh lễ tạ ơn với Đức Cha.

Tôi giật mình nhìn thấy tấm ảnh lớn phác hoạ Chúa Giêsu đang đặt tay trên vai Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, tay kia chỉ lái cho Đức cha lái tàu, bên dưới ghi dòng thơ Lục bát:

“Lênh đênh qua cửa thần Phù”

Con tàu có Chúa Giêsu đồng hành.

HIỆP THÔNG, PHỤC VỤ trung thành

Người cha vững lái, chiên lành mến tin.

Đây chính là tác phẩm tôi vừa sáng tác tại Phát Diệm sao lại bị đánh cắp bản quyền ở đây? Ngạc nhiên một lát rồi bỗng khám phá ra tôi cũng đã vi phạm bản quyền hoạ sĩ khi thay hình ảnh Linh mục lái tàu trong nguyên bản bằng hình ảnh Đức cha Giuse Nguyễn Năng. Hoá ra kẻ trộm gặp nhau, hay thật ! thì ra nét đẹp nên để mọi người cùng hưởng, xin đừng ai trách ai nhé.

Trong bài giảng Đức cha cũng nhấn mạnh tới Giáo hội phổ quát. Chính vì sự hiệp thông trong Giáo hội phổ quát mà không còn có sự phân cách hai miền, không còn có những ý riêng để lựa chọn thích sống ở đâu. Một nhận thức như thế đưa ta tới nhìn nhận thánh ý Chúa trong mọi sự và chấp nhận mọi sự trong tình hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em.

Cha chính xứ Thuận Hoà đã có bài chào mừng thật dí dỏm, ngài bày tỏ niềm vui trước đức tân Giám mục đã từng là cha chính xứ Thuận Hoà bằng một tâm tình vừa vui mừng vừa tiêng tiếc ! Vui vì cha nguyên chính xứ Thuận Hoà nay đã trở thành Giám mục, nhưng tiếc vì từ nay chẳng còn có cơ hội mong Đức cha trở về làm chính xứ Thuận Hoà nữa ! Đức cha đáp từ còn bất ngờ hơn. Ngài nói: “Nếu không có giáo xứ Thuận Hoà thì cũng không có Giám mục Nguyễn Năng. Vì nếu khi coi xứ mà anh chị em không đồng lòng hiệp sức giúp cha xứ để giáo xứ thăng tiến mà lại đi xuống thì có khi bề trên đã đưa cha đi vùng kinh tế mới rồi, đâu còn đi du học và trở thành Giám mục nữa !”

Gần như Đức cha phải trốn chạy khỏi tấm lòng yêu mến của giáo xứ vây quanh khiến ngài chẳng có giờ ăn đã vậy, còn chẳng có đường để về nhà nữa ! Một sự tấn công phúc hậu !

Ngài tiếp tục phải “đối diện” với giáo xứ Hoà Hưng, nơi được chọn lựa vì là xứ do cha đại diện Linh mục miền Nam gốc Phát Diệm là cha Giuse Phạm Bá Lãm coi sóc.

Các cha gốc Phát Diệm đã quy tụ về đây đông đủ, niềm vui rạng rỡ trên từng gương mặt. Đã lâu lắm rồi, Phát Diệm mới có dịp gặp nhau đông vui, cởi mở như hôm nay.

Tượng bà thánh Anê Lê Thị Thành, còn gọi là bà thánh Đê, đặt giữa một không gian nhỏ bé cuối nhà thờ Hoà Hưng, do bàn tay khéo léo của các Soeur trang trí,như một lời ngỏ giới thiệu với cộng đoàn rằng Đức cha Giuse Nguyễn Năng là đồng hương với bà thánh Đê.

Lời dẫn nhập của cha đại diện Phạm Bá Lãm còn khéo léo hơn nữa, cha giới thiệu Phát Diệm nguyên nghĩa là toả ra vẻ đẹp, nay được Đức tân giám mục cũng toả ra vẻ đẹp từ ngoại diện đến cung cách, đức độ; đẹp cả về con số chẵn Đức cha là Giám mục thứ 100 của hàng Giám mụcViệt Nam. Hoà Hưng nhờ Đức cha cũng được con số đẹp: tổ chức thánh lễ tạ ơn hôm nay vào ngày 19 / 09 / 2009 ba con chín ! Một cái đẹp đặc biệt và bất ngờ nữa là có 99 Linh mục về đồng tế. Đức Cha là số tròn 100 !

Bài giảng của Đức cha dẫn nhập cách rất tự nhiên, rằng ngài đã trả lời cho nhiều người hỏi ngài có vui không khi làm Giám mục là ngài đang tập vui. Vui với giáo phận Phát Diệm có vị mục tử mới, vui với tinh thần hiệp thông của mọi thành phần Dân Chúa, qua đó mỗi người khám phá ra ơn gọi của mình, ơn gọi làm Tông đồ, ơn gọi dấn thân phục vụ trong tinh thần hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo hội không phải là một tổ chức co cụm nhưng dấn thân theo Chúa Giêsu để phục vụ con người và loan truyền ơn cứu độ phổ quát. Từ nhận thức trên, mỗi người sẽ tận tâm hiệp lực hơn để cộng tác với vị mục tử của mình xây dựng Nước Chúa, không để Giám mục cảm thấy cô đơn theo nghĩa truyền giáo mà cả trong cung cách sống xa cách khiến Giám mục không thể hiện được tình thân mật, gần gũi với đoàn chiên.

Điệp khúc hân hoan mừng Đức tân Giám mục lại tiếp tục vang lên suốt tiệc mừng bằng cả âm thanh và hình ảnh. Những bài hát và biểu diễn xiếc, ảo thuật, những làn điệu múa như còn vang mãi, vang xa cùng với tên Đức tân Giám mục Giuse Nguyễn Năng.

 
Chuyến thăm mục vụ tại thì điểm Truyền giáo An Thới Đông
Anmai, CSsR
08:08 20/09/2009
SAIGÒN - Là Giám đốc Học Viện của Dòng Chúa Cứu Thế kèm thêm cả công việc cố vấn của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên đã nghe khá nhiều về công việc của các thầy Học Viện mục vụ hàng tuần nơi vùng truyền giáo nghèo An Thới Đông nhưng chưa có dịp hiện diện. Hôm nay, cố gắng thu xếp công việc Ngài đã ghé thăm giáo điểm truyền giáo nhỏ bé này.

Xem hình ảnh

Cái nắng nóng oi bức cộng với con đường ổ voi nhiều hơn ổ gà đến An Thới Đông đã không cản được tấm lòng nhiệt huyết của Ngài. Dáng người nhỏ thó nhưng đầy công năng. Một thời gian dài mười lăm năm trời gánh vác “Thái Hà Ấp”, nay vì nhu cầu của Nhà Dòng, Cha đã lên đường tiến vào Nam để phục vụ trong môi trường đào tạo. Dù ở “Thái Hà Ấp” hay ở bất cứ nơi đâu, ngay cả ở vai trò làm giám đốc Học Viện đi chăng nữa thì ngọn lửa truyền giáo vẫn còn nóng trong Ngài.

Sau khi trao đổi với Cha đặc trách giáo điểm Phanxicô Átxidi Hoàng Minh Đức về công việc mục vụ của các thầy, Cha Giuse dạo một vòng thăm mái trường khuyết tật Thanh Tâm thân yêu. Ngài không ngại bộc bạch: “nếu thu xếp công việc được, mỗi tháng mình xuống đây một lần để ở vùng truyền giáo này !”.

Sau một đêm nghỉ ngơi mát mẻ và hít thở vùng không khí nhà quê, Cha Giuse lên đường đến giáo điểm truyền giáo Doi Lầu.

Bài chia sẻ trong Thánh Lễ sáng nay thật đơn giản, Ngài mời gọi bà con trong giáo điểm hãy phục vụ lẫn nhau như ý tưởng của bài Tin mừng. Cuối Lễ, Ngài không quên lập lại ý tưởng phục vụ cho cộng đoàn giáo điểm.

Sau vài tấm hình lưu niệm, Cha Giuse lên đường cùng các thầy vào vùng đất sâu hơn nữa là Lý Nhơn. Xã Lý Nhơn là một xã nghèo của huyện Cần Giờ, nơi đây có được dăm ba gia đình theo đạo. Hy vọng những hạt giốn đức tin ở vùng đất cách mạng này sẽ nẩy nở và sinh nhiều bông hạt như lòng Chúa mong muốn.

Thăm vài gia đình ở Lý Nhơn xa xôi, Cha Giuse trở về An Thới Đông để gặp gỡ các em khuyết tật ở mái ấm Thanh Tâm. Đây là điều mà Cha ước mong từ lâu rồi. Xem các em vui đùa, sinh hoạt chung xong Cha còn được dùng bữa chung với các em. Bữa trưa hôm nay các em được nhà bếp cho thưởng thức món bánh canh thật ngon. Cha Giuse cảm thấy vui hơn khi thấy các em ăn một cách ngon lành và hết sức tự nhiên.

Một ngày trôi qua thật nhanh ! Một ngày chẳng là gì cả để gọi là thăm viếng nhưng chí ít, trong đầu của Cha Giám Đốc Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế thế nào là hình ảnh của những người nghèo và các em khuyết tật. Nay, ngoài những kiến thức, những tài liệu trong sách vở, trong Thánh Kinh, trong các môn Thánh học thì Ngài có một cái cảm nghiệm hết sức thực tế của cuộc đời. Trong đầu Cha Giám đốc nay lại có thêm hình ảnh của những bà con giáo dân suốt ngày chân lấm tay bùn đi mò cua bắt ốc và trong đầu của Cha cũng có những hình ảnh của những đứa trẻ tật nguyền đáng thương.

Sau chuyến đi này thì những điều mà xưa nay chỉ nghe các thầy về kể Cha đã được chứng kiến tận mắt. Tất cả những điều chứng kiến ấy lại là một kinh nghiệm hết sức thực tế, hết sức gần gũi về những con người nghèo, những con người tất bạt và họ cũng chính là đối tượng mà Dòng Thánh mang tên Chúa Cứu Thế nhắm đến để lo cho họ.

Ước gì Cha giám đốc thu xếp được thời gian rảnh để Ngài hiện diện ở mảnh đất truyền giáo vùng biển mặn này hơn để tình nghĩa cha con, tình nghĩa anh em trong Dòng Thánh được đậm đà hơn và ít nhiều gì có cái để Cha “truyền ngọn lửa truyền giáo” cho các thầy Học Viện.

Tối nay, trở về với Học Viện, trở về với môi trường đào tạo nhưng có lẽ hình ảnh của vùng truyền giáo nghèo cũng như các em khuyết tật cứ đâu đó quanh quẩn trong đầu vị mục tử đầy nhiệt huyết lo cho nhà dòng, lo cho anh em trẻ.
 
Chủng sinh Vinh-Thanh tĩnh tâm đầu năm học
Chu Trung Nam
08:13 20/09/2009
XÃ ĐOÀI - Bước vào đầu năm học 2009- 2010, Đại Chủng Viện Vinh-Thanh dành hai ngày cho anh em chủng sinh tĩnh tâm. Chủng viện xác định:việc đạo tạo chủng sinh ở chủng viện không giống với đào tạo sinh viên ở trường Đại học.Vì thế, bắt đầu vào năm học mới, Chủng Viện Vinh- Thanh bao giờ cũng dành thì giờ để chủng sinh trau dồi thêm đời sống nội tâm, chuẩn bị cho năm học mới. Đây là thời gian giúp chủng sinh đi sâu vào sự gặp gỡ thân tình với Chúa Giêsu, vì chính Ngài là ngọn đèn soi bước. Đồng thời, là thời gian giúp chủng sinh thiết lập mối tương giao thâm sâu với Chúa Kitô khi đang ngồi trên giảng đường, là mối tương giao mà suốt đời linh mục gắn bó.

Năm nay là năm thánh linh mục nên Chủng Viện Vinh- Thanh lấy chủ đề: “ yêu mến chức vụ linh mục” cho chủng sinh sống và suy gẫm cho cả năm. Trong bầu không khí nghiêm trang và thinh lặng, cha linh hướng Chủng Viện Vinh- Thanh, Gioan Thiên Chúa Nguyễn Hữu Phước, OMF đã dẫn dắt anh em đi sâu vào mối tương quan thân mật với Chúa Giêsu, Người bạn thân tình của các linh mục. Thông qua bức thư gửi cho các linh mục của Đức Thánh Cha Benedicto XVI, cha đã giúp cho chủng sinh thấy được ơn gọi cao cả cúa chức linh mục: “ôi! linh mục là điều gì đó cao cả biết bao! Nếu ngài hiểu mình, thì ngài sẽ chết...Thiên Chúa vâng lệnh ngài: ngài nói một lời thì nghe tiếng ngài, Thiên Chúa tự trời xuống và tự giam mình trong bánh thánh nhỏ bé...Sau Thiên Chúa, linh mục là mọi sự...linh mục chỉ hiểu mình đúng ở trên trời”. Và qua tấm gương mẫu mực tuyệt vời của các linh mục là cha sở xứ Ars, thánh Maria Gioan Vianey,với đời sống thánh thiện nhân từ, khó nghèo của ngài, là tấm gương sáng ngời cho chủng sinh hướng tới. Thông qua những giờ cầu nguyện, chia sẽ của quý cha giảng phòng đã thắp lên trong lòng chủng sinh ngọn lửa yêu mến Chúa, Giáo Hội, yêu mến chức vụ linh mục. Đó chính là động lực và hành trang cho chủng sinh Vinh Thanh trau dồi để mai ngày trở thành những linh mục như lòng Chúa mong ước.
 
Rước Lễ lần đầu và khai giảng năm học tại giáo xứ Nhượng Nghĩa, Đà Nẵng
Tôma Trương Văn An - Matta Mai
08:30 20/09/2009
ĐÀ NẴNG - 26 em thiếu nhi được rước Chúa lần đầu trong Thánh Lễ 6 giờ sáng Chúa Nhật hôm nay 20/9/2009 tại giáo xứ Nhượng nghĩa, giáo phận Đà nẵng. Niềm khát mong của các Em, niềm vui của cha mẹ các em, các anh chị Giáo Lý Viên và tất cả cộng đoàn giáo xứ, tươi trên nét mặt mỗi người. Các Em tay cầm nến sáng, được rước trọng thể từ sân nhà xứ tiến vào Thánh Đường, đi hàng giữa, cha mẹ đi hàng hai bên, như xưa Chúa Giê Su được Thánh Giu Se và Đức Mẹ dẫn vào đền thờ năm lên 12 tuổi.

Xem hình ảnh

Trong Thánh Lễ, Cha Quản Xứ gợi ý cộng đoàn hiệp thông tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các em, lần đầu tiên trong đời được diễm phúc đón rước Chúa Giê Su Thánh Thể vào trong tâm hồn. Xin Mình Máu Thánh Chúa ngự vào tâm hồn các em, gìn giữ tâm hồn các em luôn là đền thờ Chúa Ba Ngôi ngự. Ước mong các em luôn siêng năng đến Bàn Tiệc Thánh, kết hiệp với Chúa Giê Su Thánh Thể, được Tình Yêu Ngài bồi dưỡng để càng thêm tuổi, các em càng thêm nhân đức, khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa, được mọi người thương mến.

Những giây phút cầu nguyện sau rước lễ, các em cùng hát “ lần đầu tiên Chúa đến viếng thăm hồn con, ôi biết bao êm đềm được rước Chúa trong cuộc đời…Tâm tư con ước mơ bao ngày đêm …thì giờ đây Chúa viếng thăm rồi… con hân hoan như cánh chim trời… xin được yêu Chúa trọn đời và sống mãi trong niềm vui. “ như chính lời tận đáy tâm hồn các em bật lên thành lời ca tạ ơn Chúa.

Các em cũng không quên cám ơn Cha quản xứ, Quý Nữ Tu, Anh chị Giáo Lý viên, Ban Đại Diện giáo xứ, ông bà cha mẹ và mọi người có công nuôi dưỡng dạy dỗ các em.

Cũng trong dịp này, sau Thánh Lễ, Ban Giáo Lý và hơn 200 em thiếu niên trong giáo xứ được chia thành 7 lớp: Vườn Hồng, Khai Tâm, Vỡ Lòng, Lên Đền, Thêm Sức, Kinh Thánh, Vào Đời ( tương đương các em từ lớp mẫu giáo đến cao đẳng đại học ) cùng khai giảng năm học mới giáo lý ( 2009 – 2010 )

Sau 3 tháng nghĩ hè, các em bước vào năm học mới, với hào khí mới của Chúa Thánh Thần, gặp gỡ Đức Ki Tô lời ca mở đầu làm vang cả khuôn viên nhà xứ. hòa chung niềm vui với các em rước lễ lần đầu, tất cả các em thiếu niên cùng chia sẻ liên hoan ngọt, trước lúc vào lớp bắt đầu cho năm học mới.

Cộng đoàn giáo xứ luôn mong các em chăm ngoan để việc học giáo lý đạt nhiều kết quả tốt đẹp, và quan trọng hơn là đời sống các em ngày càng tốt hơn trong Ý Chúa, để Giáo Hội và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
 
Chân dung và gương linh mục Việt Nam: ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (3)
Hà-Minh Thảo
13:19 20/09/2009
Chân dung và gương linh mục Việt Nam: ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (3) (Tiếp theo)

B. Đức Vâng Lời.

Ngày 24.04.1975, Cha được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sàigòn với quyền kế vị.

Thưa Cha, Cha quyết định đi vào Sàigòn, noi gương Đức Kitô đã phải đi Giêrusalem, dù Cha có thể tiên đoán những gì mình sẽ phải gặp tại đó như Cha viết trong ‘NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ’:

“Giờ đây, tôi phải đi vào Sàigòn lập tức, theo lệnh Đức Phaolô VI bổ nhiệm…

Đêm ấy 07.05.1975, khi tôi ghi âm những lời tạm biệt Giáo phận Nha trang, tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc thổn thức trong tám năm ở Nha Trang - vì thương nhớ. Nhưng tâm hồn tôi rất bình an, vì tôi vâng lời Đức Thánh Cha.

Tiếp đến là gian khổ, thử thách tại Sàigòn…”


Từ ngày 08.05.1975, nhóm 14 Linh mục do Trương bá Cần và Huỳnh công Minh đứng đầu đã gởi một kiến nghị đến Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình bày tỏ mối quan tâm lo ngại về việc thuyên chuyển Cha về Sài-gòn trong tình thế hiện nay sẽ không thuận lợi cho Giáo hội tại Việt-Nam.

Trong phiên họp ngày 27.06.1975, tại Dinh Độc lập, kéo dài từ 15 đến 19 giờ, Cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp của Ủy Ban Quân Quản cùng các Linh mục và giáo dân tự nhận là ‘Công giáo yêu nước’. Đối với Chính quyền Cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sàigòn vào ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế Quốc. Để trả lời sự cáo buộc đó, Cha chỉ xác nhận sự vâng lời của Cha đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha. Cha cũng bác bỏ lời cáo gian có âm mưu nói trên.

Chiều 15.08.1975, Ủy Ban Quân Quản mở cuộc họp tại Nhà hát Thành phố để cáo buộc ‘sau lưng’ Cha. Khoảng 350 giáo sĩ, tu sĩ được mời buộc nghe. Ủy Ban muốn ngừa tránh mọi phản ứng của người dân đối với vụ bắt Cha.

Trước đó, Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình và Cha được đưa đến Dinh Độc Lập lúc 14 giờ. Tại đó, Đức cha Bình bị đưa vào một căn phòng khác với Cha. Sau đó, Cha bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an đi kèm và cuộc phiêu lưu của Cha bắt đầu… Trong cuộc hành trình, Cha biết mình đang mất tất cả. Cha ra đi với chiếc áo chùng thâm trong túi có một cỗ tràng hạt. Cha chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng. Nhưng giữa bao lo âu ấy, Cha vẫn thấy có một niềm vui lớn: ‘Hôm nay là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời...’ và Chúa yêu cầu Cha hãy trở về với điều cốt yếu.

Trên đường dài 450 cây số, không có một ai. Cha thực sự bị bỏ rơi. Cha đã bị giam giữ nhiều nơi khác nhau, trong đó, có 9 năm bị biệt giam, cho đến ngày 23.11.1988, Cha được trả tự do nhưng vẫn bị quản chế tại Hà Nội.

HÀNH TRÌNH HY VỌNG PHÚ

Từ Nha phận, vâng lời: nhận bài sai Tòa Thánh,
Đến Sài thành, tân nhiệm: Tổng Giám Mục kế quyền.
Ba mươi tháng tư - cơ trời vận nước.
Một chín bảy lăm – ngừng cuộc đao binh.

Thay cờ đổi chủ,
Quốc pháp gia hình.
Năm đinh mão chính ngày Mông Triệu!
Tiết trời thu đến khắc nộp mình?

Không bản án thế gian, mà cùm gông ngục thất?
Chẳng văn bài cáo trạng, sao xiềng xích xà lim?
Không bị gậy hành trang, không áo xống!
Chẳng bạc tiền lương thực, chẳng thông tin.

Nơi lao lý rực tràn ân cứu độ.
Chốn đọa đày cháy bỏng lửa thần linh.
Một giọt nước hòa chung ba giọt rượu!
Hai bàn tay dâng tiến lễ hy sinh.
... (Trích thơ Bùi Nghiệp)

C. Linh mục nuôi Dân Chúa bằng Mình Thánh Đức Kitô.

Qua Bí tích Truyền Chức Thánh, Thiên Chúa trao cho Linh mục đặc ân “xin Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để trở nên Mình và Máu Thánh Đức Kitô, Chúa chúng tôi… Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn: vì này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con… Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: vì này là Chén Máu Thầy, Máu Giao Ước mới và vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội.” và Linh mục vâng lời Thầy Chí Thánh dạy “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”

Chúa Quan phòng đã hướng dẫn Cha chọn thâm cứu và viết luận án Tiến sĩ về ‘Tuyên úy Quân đội’ và đã từng là Tuyên úy Lao xá Thừa Thiên, Cha có những kinh nghiệm để trở thành Tuyên úy trại giam các tù nhân không bản án. Cha thấu biết mọi người Công giáo cần Mình Đức Kitô để sống trong những ngày đen tối như Cha kể:

“Trong Thánh Thể, chúng tôi loan truyền sự chết của Chúa Giêsu và tuyên xưng sự sống lại của Ngài. Có lúc buồn nản vô cùng, tôi nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi trên Thánh giá: Ngài không giảng dạy, thăm viếng, chữa lành bệnh tật; Ngài hoàn toàn bất động. Đối với con mắt loài người, cuộc đời Chúa Giêsu là vô ích, là thất bại. Nhưng đối với đôi mắt Thiên Chúa, chính giây phút ấy lại là giây phút quan trọng nhất của đời Ngài, vì trên Thánh giá Ngài đã đổ máu mình để cứu chuộc nhân loại. Chúa Giêsu là mẫu gương của tình yêu tuyệt đối với Đức Chúa Cha và các linh hồn. Ngài đã cho tất cả, yêu thương đến cùng (Ga 13, 1), cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng và nói lên tiếng ‘hoàn tất’ (Ga 19, 30).”

Nhưng làm sao để Thánh Thể hiện diện trong nhà tù?

Cha đã kể cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và các Giáo sĩ và nhân viên Giáo Triều Rôma nhân dịp giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm 2000:

“… Tôi không bao giờ có thể diễn tả hết hết niềm vui lớn lao của tôi: mỗi ngày, với ba giọt rượu và một giọt nước trên lòng bàn tay, tôi cử hành Thánh Lễ. Và đó cũng là bàn thờ, là nhà thờ chính tòa của tôi ! Đó là liều thuốc đích thực cho linh hồn và thân xác tôi: ‘thuốc trường sinh bất tử, thuốc giải độc để khỏi chết, nhưng luôn được sống trong Chúa Giêsu’, như Thánh Ignatio thành Antiokia đã nói.

Mỗi lần như thế tôi được dịp giang tay và đóng đinh mình vào thập giá với Chúa Giêsu và cùng Ngài uống chén đau khổ nhất. Mỗi ngày, khi đọc lời truyền phép, với tất cả tâm hồn, tôi làm lại một giao ước mới, giao ước vĩnh cửu giữa tôi và Chúa Giêsu, hòa lẫn Máu Ngài với máu của tôi. Đó là những Thánh Lễ đẹp nhất trong đời tôi !

Tuy nhiên cách dâng lễ mỗi nơi mỗi khác. Dưới hầm tàu thủy chở tôi ra miền Bắc, ban đêm tôi ngồi giữa mấy bạn tù, bàn thờ là túi cói đựng đồ, dâng lễ thánh Phanxicô quan thầy của tôi và cho các bạn chịu lễ. Lúc ở trại Vĩnh Quang, tôi phải dâng lễ trong góc cửa ban sáng lúc người ta đi tắm sau giờ thể dục. Lúc đã quen với thời khóa biểu của trại, tôi dâng lễ ban đêm, vì chúng tôi được chia thành từng đội 50 người, ngủ chung trên một láng gỗ, mỗi người được 50 cm, đầu đụng nhau, chân quay ra ngoài. Chúng tôi đã thu xếp để năm anh em Công giáo nằm quanh tôi. Đến 9 giờ rưỡi đêm, nghe tiếng kẻng là tắt đèn và mọi ngươi phải nằm trong mùng muỗi cá nhân: tôi ngồi cúi sát xuống để dâng lễ thuộc lòng. Tôi đưa tay dưới mùng để chuyển Mình Thánh cho anh em chịu lễ. Chúng tôi nhặt lấy giấy nylon bọc bao thuốc hút để làm những túi nhỏ đựng Mình Thánh. Như thế Chúa Giêsu luôn ở giữa chúng tôi. Chúng tôi tin một sức mạnh: Thánh Thể. Thịt Máu Chúa làm cho chúng tôi sống. “Ta đã đến là để chúng được có sự sống, và có một cách dồi dào” (Ga 10,10). Như manna nuôi dân Do Thái đi đường về Đất hứa, Thánh Thể sẽ nuôi con đi cùng đường Hy vọng (Ga 6, 53).

Mỗi tuần, sáng thứ sáu có buổi học tập, tất cả 250 anh em phải tham dự. Đến lúc xả hơi, các bạn Công giáo thừa dịp đó mang các túi nylon đựng Mình Thánh đến chia cho bốn đội kia, mỗi người thay nhau mang trong túi áo một ngày…

Những người tù biết có Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở giữa trại tù với họ. Chính Ngài an ủi, xoa dịu những khổ đau thể xác và tinh thần; chính Ngài thêm can đảm chịu đựng cho họ. Ban đêm, họ thay phiên nhau làm giờ thánh. Sự hiện diện thinh lặng của phép Thánh Thể biến đổi họ cách lạ lùng. Nhiều người Công giáo trở lại sống đạo đức hơn; nhiều anh em không Công giáo tìm hiểu Phúc âm và lãnh phép Thánh tẩy trong trại cải tạo, hoặc sau lúc được tự do. Nhà tù trở thành trường dạy giáo lý. Không có gì cưỡng lại được tình yêu Chúa Giêsu. Đêm tối của ngục tù trở thành ánh sáng, hạt giống đã đâm chồi dưới đất đang lúc trời giông tố phong ba. Những ơn trọng này do Chúa Giêsu Thánh Thể chứ không phải do sức loài người.”

VI. TÔI PHẢI CHỌN CHÚA CHỨ KHÔNG PHẢI VIỆC CỦA CHÚA.

Khi còn trẻ tuổi và sức khỏe dồi dào, Cha chẳng những thành công nơi giáo phận Nha Trang mà còn đứng đầu một tổ chức bác ái có thế lực là Cơ quan Hợp tác Tái thiết Việt-Nam. Nhưng đêm 01.12.1975, cùng với 1500 bạn tù đói, mệt, chán nản, bị còng tay hai người chung một khóa số 8, bước xuống gầm tàu ‘Hải Phòng’ đậu tại bến Tân cảng gần cầu Xa lộ, để chở ra trại cải tạo Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phú, trong thung lũng núi Tam Đảo, mùa đông 1976-77 lạnh rét 2°C. Cha thuật lại:

“Nỗi gian khổ của 9 năm biệt giam một mình với hai người gác, không bạn bè, không có việc làm, tôi ở trong một sự trống rỗng tuyệt đối, đến mức có thể điên đi được. Tôi đi lại suốt ngày trong buồng giam, để vận động cơ thể kẻo nằm luôn thì tôi sẽ chết vì thấp khớp, viêm phổi. Nhiều lúc một mình, tôi bị đau khổ giày vò, tại sao đang lúc mình 48 tuổi, trưởng thành và khỏe mạnh, sau tám năm Giám mục tôi đã có nhiều kinh nghiệm mục vụ, lại phải vào phòng biệt giam, xa giáo phận những 1700 km?

Một đêm thanh vắng, một tiếng từ đáy lòng nhắc nhở tôi: “Tại sao con quẫn trí, hoang mang như thế làm gì? Con phải biết phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa. Những gì con đã làm và tiếp tục làm như kinh lý giáo phận, huấn luyện nam nữ tu sĩ, giáo dân, thanh niên, kiến thiết thánh đường, cư xá sinh viên, mở mang các thí điểm truyền giáo... tất cả những công tác ấy đều là những việc tốt lành, là việc của Chúa, nhưng không phải là Chúa! Nếu Chúa muốn con trao tất cả các việc ấy trong tay Ngài, con hãy làm ngay, và hãy tin tưởng vào Ngài. Chúa có thể làm tốt hơn con muôn nghìn lần; Ngài có thể trao việc của Ngài cho những người tài đức hơn con. Hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài, chứ đừng chọn việc của Chúa!”

Tôi luôn luôn học tập làm theo ý Chúa. Nhưng ánh sáng này mang lại cho tôi một sinh lực mới, thay đổi tận gốc lối suy nghĩ của tôi, giúp tôi vượt qua những bước gian truân mà hầu như cơ thể không chịu đựng nổi. Từ đây tôi cảm thấy trong lòng tôi “một sự bình an mà thế gian không cho được”.

Theo tính tự nhiên, những lúc chương trình đang thực hiện tốt đẹp phải bỏ dở, hoạt động đang hăng say phải bó tay, nhiệm vụ đang quan trọng phải hạ tầng công tác! Uất ức và chán nản! Tôi tự hỏi: Chúa gọi con “Hãy theo Thầy” hay “Hãy theo việc nọ, người kia?” Để đó, Chúa sẽ liệu, Ngài sẽ giải quyết tốt hơn con là cái chắc.

Ở trại Phú Khánh, tôi bị giam trong một phòng không có cửa sổ, phải đi qua ba lớp cửa trong một hành lang mới đến khí trời. Vào đó nóng cực kỳ, tôi ngột ngạt và cảm thấy trí óc mất sáng suốt dần dần, cuối cùng là mê man. Có lúc người ta để đèn sáng như ban ngày, lúc khác lại nằm trong bóng tối. Buồng vừa nóng vừa ẩm, đến nỗi tôi xuống nằm dưới nền, còn nấm thì mọc lên trắng cả chiếc chiếu của tôi. Lúc nằm trong tối tăm, tôi thấy có một lỗ dưới vách, ánh sáng lọt vào, tôi lết đến, kê mũi vào đó để thở. Lúc nào trời mưa, nước ở ngoài ngập, những con trùng ở ngoài bò vào, có cả giun và có lần có cả con rết dài; dù thấy vậy, nhưng tôi yếu mệt quá không làm gì được, tôi cứ để cho chúng bò quanh, ngày nào nước xuống, thì chúng lại bò ra. Sau này hai linh mục bị giam cách tôi hai lớp cửa, đã thuật lại cho tôi biết: “Một hôm cô Thanh, cấp dưỡng, đã mỡ cửa cho chúng con ra đứng nhìn Đức Cha nằm dưới đất và bảo: cho hai anh nhìn thấy ông Thuận, ông sắp chết!” Nhưng trong cơn cơ cực này, Chúa đã cứu tôi!

Tôi phải chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa: Chính Chúa muốn cho tôi ở đây, chứ không phải nơi khác.”

VII. SỐNG PHÚT HIỆN TẠI.

Chiều tối ngày 15.08.1975, trên đường dài 450 km, xe công an chở Cha về nơi quản thúc. Tâm tình lẫn lộn trong đầu óc Cha như Cha đã viết trong ‘NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ’:

“Lúc đó, tôi lo lắng có, cô đơn có, mệt mỏi có, sau mấy tháng căng thẳng... nhưng trong trí tôi, một quyết định sáng tỏ đã đánh tan mây mù. Tôi nhớ lời Đức Cha John Walsh, một Giám mục truyền giáo gốc Mỹ, đã nói lúc ngài được tự do sau 12 năm tù ở Trung cộng: “Tôi đã mất nữa đời người để chờ đợi”. Rất đúng! tất cả mọi tù nhân, trong đó có tôi, phút giây nào cũng mong đợi tự do. Suy nghĩ kỹ, trên chiếc xe Toyota trắng, tôi đã đặt cho mình một quyết định: “Tôi sẽ không chờ đợi. Tôi sống phút hiện tại và làm cho nó đầy tình thương”.

Đây không phải là một cảm hứng đột xuất, nhưng là một xác tín đã ấp ủ suốt quãng đời mãi từ tiểu chủng viện: “Nếu tôi mất giờ đợi chờ, không làm gì hết, biết đâu những điều tôi đợi sẽ không bao giờ đến. Chỉ có một điều, dù không đợi cũng vẫn đến, đó là sự chết!”

Trong làng Cây Vông, nơi tôi bị quản thúc, ngày đêm có nhân viên an ninh chìm nổi theo dõi. Trong óc một tư tưởng không ngừng làm tôi xót xa, thao thức: “Giáo dân của tôi! một đoàn chiên hoang mang, giữa bao hiểm nguy, thách đố của một giai đoạn lịch sử mới. Làm sao tôi có thể gần gủi, liên lạc với họ, trong giai đoạn họ cần đến người mục tử nhất! Các nhà sách Công giáo bị đóng cửa, trường học Công giáo do Nhà nước quản lý, tôn giáo sẽ không còn được dạy dỗ trong các trường nữa; các linh mục, sư huynh, nữ tu có khả năng phải đi ra thôn quê, đi nông trường lao động, không được dạy học nữa! Sự xa lìa giáo dân là một cú “sốc” giày vò tan nát quả tim tôi.

Tôi không đợi chờ. Tôi sống phút hiện tại và làm cho nó đầy tình thương. Nhưng làm thế nào?

Một đêm, một tia sáng đến với tôi: “Con hãy bắt chước thánh Phaolô. Khi ngài ở tù, không hoạt động tông đồ được, ngài đã viết thư cho các giáo đoàn. Đơn giản vậy mà con đi tìm đâu cho xa?”

Sáng hôm sau, vừa mới tinh sương, giữa tháng 10 năm 1975, tôi làm hiệu cho một cậu bé 7 tuổi, tên Quang, vừa đi lễ 5 giờ ra, trời còn mù và lạnh: “Quang! con về nói má con mua cho ông mấy “bloc” lịch cũ, ông cần dùng”. Chiều tối, chú bé mang lại mấy “bloc” lịch cũ. Thế là mỗi đêm trong tháng 10 và tháng 11, 1975, tôi đã đóng hết cửa, lấy giấy xi-măng dán bên trong và viết “Sứ điệp từ ngục tù” cho giáo dân của tôi, dưới ánh đèn dầu leo lét, mặc cho muỗi tha hồ đốt. Mỗi sáng thực sớm tôi trao cho bé Quang, mấy tờ lịch tôi đã viết sau lưng, mang về cho anh, chị của Quang chép lại kẻo mất. Nếu để trên bàn tôi, “ông An” (một giáo dân) thấy sẽ sinh tai họa. Đấy là đầu đuôi sách “Đường Hy Vọng”, sứ điệp lao tù thành hình là như thế. Hiện nay sách đã được xuất bản bằng tám thứ tiếng.

Chúa đã ban ơn cho tôi có nghị lực để tiếp tục làm việc, kể cả những lúc chán nản nhất. Tôi đã viết đêm ngày trong một tháng rưỡi, vì tôi sẽ bị “chuyển trại” và không có điều kiện hoàn tất được. Lúc viết đến số 1001 tôi quyết dừng lại, xem đây như công trình “nghìn lẻ một đêm”. Ngày 8-12-1975, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Tội, tôi đã tạ ơn Đức Mẹ cho tôi viết xong “Đường Hy Vọng” và trao trong tay Đức Mẹ gìn giữ, đó là của Đức Mẹ, nhờ ơn của Đức Mẹ, xin Đức Mẹ tiếp tục lo liệu. Đoán vậy mà không sai, đến ngày 18-3-1976, tôi bị đưa vào trại Phú Khánh, biệt giam vất vả nhất.

Năm 1980, lúc bị đưa ra quản thúc ở Giang Xá, Bắc Việt, tôi đã tiếp tục viết mỗi đêm trong bí mật cuốn thứ hai, “Đường Hy Vọng Dưới Ánh Sáng Lời Chúa và Công Đồng Vatican II”, cuốn thứ ba, “Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng”.

Tôi không chờ đợi. Tôi sống phút hiện tại và làm cho nó đầy yêu thương.

Trong Phúc âm, các Tông đồ muốn chọn con đường dễ nhất, khỏe nhất: “Xin Thầy cho dân chúng về, để họ mua thức ăn”...Nhưng Chúa Giêsu muốn hành động trong phút hiện tại: “Chính các con hãy cho họ ăn đi” (Lc 9, 1). Trên Thánh giá, khi người ăn trộm thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, khi về thiên đàng xin Ngài nhớ đến tôi”. Chúa Giêsu đáp: “Hôm nay con sẽ ở cùng Ta trên nước thiên đàng” (Lc 23, 42-43). Trong tiếng “hôm nay” của Chúa Giêsu, tôi cảm thấy tất cả sự tha thứ, tất cả tình thương của Ngài.

Cha Maximiliano Kolbe sống tinh thần ấy khi ngài khuyên các tập sinh trong dòng: “Tất cả, tuyệt đối, không điều kiện”. Tôi đã nghe Đức Cha Helder Camara nói: “Cả cuộc đời là học yêu thương”. Một lần Mẹ Têrêxa Calcutta gửi thư cho tôi, Mẹ viết: “Điều quan trọng không phải là số công tác đã thực hiện nhưng là mức độ tình yêu ta đã để vào mỗi công việc”.

Làm sao yêu thương đến cao độ như thế trong mỗi phút hiện tại? Tôi nghĩ rằng tôi phải sống mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút như là giờ phút cuối cùng của đời tôi. Dẹp bỏ những gì là phụ thuộc, tập trung cả tâm hồn cho những gì là chính yếu. Mỗi lời nói, mỗi tư tưởng, mỗi cử chỉ, mỗi cú điện thoại, mỗi quyết định phải là “đẹp nhất” của đời tôi. Tôi phải dành cho mỗi người tình yêu của tôi, nụ cười của tôi: tôi phải lo sợ đánh mất một giây phút nào trong đời mình vì đã sống không ý nghĩa...

Tôi đã viết trong sách Đường Hy Vọng: “Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: giây phút hiện tại (x Mt 6, 34; Gc 4, 13-15). Sống trong tình yêu Chúa cách trọn vẹn, đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng triệu giây phút đẹp nhất. Con thấy đơn sơ, không phải khó (ĐHV 997).

… Lạy Chúa, con không đợi chờ,
con quyết sống phút hiện tại,
và làm cho nó đầy tình thương,
vì chấm này nối tiếp chấm kia,
ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đời sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.
Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.
Như Chúa Giêsu, trọn đời đã làm những gì đẹp lòng Đức Chúa Cha.
Mỗi phút giây con muốn làm lại với Chúa,
“một giao ước mới,
một giao ước vĩnh cửu”.
Con muốn cùng với Hội thánh hát vang:
Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Alleluia! Alleluia! Alleluia!

Cây Vông, Nha Trang, nơi tôi bị quản thúc
16.08.1975, hôm sau lễ Đức Mẹ Lên Trời.

VIII. NGƯỜI TÙ KHÔNG BẢN ÁN.

Thuật lại việc ra khỏi nhà tù của mình, Đức Cha đã viết trong ‘NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ’ như sau:

“Một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo. ‘Biết đâu có tin gì cho tôi? Đúng rồi, bữa nay là lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11 mà!’

Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến:
- Ông Thuận ơi, ông ăn chưa?
- Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây.
- Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo.
- Lãnh đạo là vị nào vậy?
- Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế. Chúc ông may mắn.

Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (Bộ công an). Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng đã hỏi:
- Ông có nguyện vọng gì không?
- Thưa có, tôi muốn được tự do.
- Bao giờ?
- Hôm nay.

Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà nước xếp đặt... Nhưng hôm nay là lễ Đức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như vậy. Để đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói:
- Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng: Phaolô VI, Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II. Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù bốn đời Tổng Bí thư Liên Xô: Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev.

Ông Bộ trưởng bật cười và nói:
- Đúng! đúng!

Ông quay qua bảo người bí thư:
- Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông.

Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Đức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn được cả dấu chỉ. Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ.”

(Còn tiếp)
 
Kinh dâng nước Việt Nam cho Mẹ Maria: ''Xin cứu chúng con thoát nạn CS vô thần''
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
14:36 20/09/2009
XIN CỨU CHÚNG CON THOÁT NẠN CỘNG SẢN VÔ THẦN

... Có người bĩu môi chê rằng việc mang Áo Đức Bà Núi Camêlô là một hình thức mê tín dị đoan. Họ cho rằng tín hữu Công Giáo khi mang trên mình Áo Đức Bà chỉ thực hành một việc đạo đức thuần túy bề ngoài, không ăn nhập gì với đời sống nội tâm, chẳng hạn như phải sống trong ơn thánh Chúa và phải có nhiều nhân đức đáng chú ý v.v.

Tôi xin đáp lại luận cứ trên đây bằng chính lời giải thích của thánh Louis-Marie Grignion de Montfort (1673-1716) nói rằng: ”Các việc đạo đức bề ngoài nếu được thi hành với trọn lòng sốt sắng thì giúp ích rất nhiều cho đời sống nội tâm. Bởi vì, các việc đạo đức bề ngoài nhắc tín hữu nhớ đến những việc mình đang làm hoặc phải làm. Con người thường hành xử qua các giác quan như cách nhìn, lối nói, điệu bộ đi đứng v.v. Thêm vào đó các việc đạo đức bề ngoài củng cố Đức Tin người chung quanh khi họ chứng kiến các việc đạo đức một người làm. Đây là điểm thuận lợi khác với các việc đạo đức thuần túy thiêng liêng diễn ra bên trong mỗi người”..

Nếu có ai vặn lại với dụng ý chỉ trích và rêu rao rằng: ”Lòng đạo đức thật hệ tại nơi tâm lòng vì thế nên tránh mọi hình thức bề ngoài để khỏi rơi vào cạm bẫy phù vân. Phương thế tốt nhất là che kín lòng đạo đức v.v”. Đối với các lý lẽ này tôi xin dùng chính lời Đức Chúa GIÊSU phán rằng: ”Ánh sáng của anh chị em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ trông thấy những công việc tốt đẹp anh chị em làm mà tôn vinh CHA của anh chị em, Đấng ngự trên trời” Mátthêu chương 5 câu 16.

Thật ra chúng ta không bao giờ nên làm các việc đạo đức bề ngoài với mục đích lôi kéo sự chú ý của người đời khiến họ lên tiếng ca tụng chúng ta. Không, chúng ta không nên làm thế vì đó là phù du giả trá. Tuy nhiên đôi khi chúng ta cần phải làm các việc đạo đức bề ngoài trước mặt người khác, với mục đích duy nhất là làm đẹp lòng THIÊN CHÚA và để tôn vinh Ngài, mà bất cần chú ý đến sự xét đoán của người đời: hoặc bị chế nhạo hoặc được chúc tụng. .

Cũng chính Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort giải thích thêm rằng:

- Một trong những lý do khiến các tín hữu Công Giáo ít nhớ đến lời hứa của bí tích Rửa Tội và sống như thể họ chả có ràng buộc nào đối với THIÊN CHÚA, hoặc sống như kẻ ngoại giáo, đó là vì các tín hữu không mang trên mình một dấu hiệu đạo đức nào khả dĩ giúp họ nhớ mình là con cái THIÊN CHÚA và phải sống đúng với tư cách là tín hữu Công Giáo!

Cũng vẫn có người ngoan cố cãi lại rằng: Áo Đức Bà Núi Camêlô là một loại ”bùa-hộ-mệnh” rẻ tiền. Ai mang Áo này thì khỏi cần sống thánh thiện và tuân giữ các giới răn của THIÊN CHÚA. . Nói cách khác, kẻ tội lỗi khi mang Áo Đức Bà trên mình có thể cảm thấy mình được che chở nên có thể tự do phạm đủ các thứ tội vì tự nhủ: ”Mình mang Áo Đức Bà Núi Camêlô tức là mình chắc chắn được cứu rỗi, không sợ bị trầm luân đời đời trong hỏa ngục!”

Dĩ nhiên người nào lý luận như thế thì thật là lầm lạc. Bởi vì họ là kẻ lạm dụng lòng sùng kính đối với Đức Mẹ MARIA và chẳng được hưởng ơn phúc nào do việc mang Áo Đức Bà Núi Camêlô mang lại. Nếu ai có những ý tưởng lạm dụng như thế thì đừng nên mang Áo Đức Bà trên mình thì tốt hơn. Bởi vì thánh Phaolô Tông đồ nhắc nhở các tín hữu Ga-lát rằng: ”Anh em đừng có lầm tưởng: THIÊN CHÚA không để cho người ta nhạo báng đâu! Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy” (6,7).

Chứng từ của một đan sĩ thuộc đan viện Cát-Minh ở Flavigny-sur-Ozerain, nước Pháp.

.. Sau đây là sự tích Áo Đức Bà Núi Camêlô. Đức Mẹ MARIA hiện ra với thánh Simon Stock (+1265), tay cầm Bộ Áo của Dòng và nói:

- Bộ Áo này sẽ là đặc ân dành cho con và cho tất cả tu sĩ dòng Cát-Minh. Tu sĩ nào khi chết mà đang mang Áo này thì sẽ không bị rơi vào lửa đời đời, nhưng sẽ được cứu thoát. . Ngoài ra, ai sốt sắng mang Áo này và mỗi ngày đọc 3 Kinh Kính Mừng cùng cẩn trọng giữ mình trong sạch đúng theo bậc sống của mình, thì khi chết, sẽ được Mẹ sớm cứu thoát ra khỏi Lửa Luyện Hình vào mỗi ngày Thứ Bảy.

Trong một lần hiện ra khác Đức Mẹ nói: Áo Đức Bà Carmêlô là dấu chứng sự bảo trợ của Mẹ. Hãy luôn luôn mang Áo Đức Bà trong người. Áo Đức Bà sẽ giúp các con làm điều thiện bởi vì Áo này là dấu chứng tình yêu của Mẹ và Áo sẽ thường xuyên nhắc các con nhớ đến sự hiện diện của Mẹ. Đó cũng là mục đích của tất cả các á-bí-tích, bởi vì các á-bí-tích nhắc nhở sự hiện diện của Người mà chúng gợi lên và giúp các con bắt chước các nhân đức của Người đó. Trong số các á-bí-tích thì Áo Đức Bà Cát-Minh và Tràng Chuỗi Mân Côi là hai á-bí-tích quan trọng nhất; và hai vật đạo đức này mang lại cho các con nhiều sự bảo trợ nhất. Mẹ đặc biệt ước ao mọi con cái Mẹ đều mang Áo Đức Bà núi Cát-Minh trong người. Áo Đức Bà sẽ giúp các con mỗi ngày một yêu mến Đức Chúa GIÊSU nhiều hơn. Đây là một phương thế đơn sơ giản dị, Chúa dùng để cứu giúp các con cái của Ngài. Vậy các con hãy luôn luôn mang Áo Đức Bà trong mình và sốt sắng lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, nếu có thể được thì lần trọn chuỗi 150.

... Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.

Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.

Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.

Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.

Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.

Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.

Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.


(”Ange Gardien”, n.4, Juillet-Aout/2005, trang 23 + Attilio Borzi, ”MARIA nella vita del Giovane”, Edizioni dell'Immacolata, 1993, trang 53-59)
 
Dòng Biển Đức khánh thành đan viện mới tại giáo phận Dallas.
Trần Mạnh Trác
16:43 20/09/2009
Quang cảnh đan viện hiện tại.
Kerens, TX (thứ Bảy 19-9-09). Giữa những trang trại mênh mông của miền Bắc Texas, một trang trại nuôi đà điểu rộng 300 acres (121 hectares) cách Dallas 70 dặm phiá Nam, nay trở thành đan viện cho 6 thày tu Biển Đức (Benedictine) người VN.

Dòng Biển Đức là một tu hội do thánh Benedict (Biển Đức) đề ra hồi thế kỷ thứ Sáu (năm 529). Luật tu có thể tóm lược vào hai phương châm là “Hoà bình” (Pax) và “Cầu Nguyện và Làm Việc” (Ora et labora). Các tu sĩ chăm chỉ làm việc tay chân trong khi chiêm nghiệm lời Chuá để áp dụng làm lời cầu nguyện riêng. Vì thấy những sinh hoạt lao động cho nên người VN thường ngộ nhận là một dòng “khổ tu”, nhưng thực ra các tu sĩ Biển Đức không bao giờ thực hành thái quá, họ chọn con đường trung dung (middle ground) làm chỉ đạo. Chính vì lối sống điều độ (moderation) này, mà qua 15 thế kỷ, linh đạo cuả thánh Benedict vẫn còn hấp dẫn.

Trong những năm qua, từ một đan viện Mỹ “Christ in the Desert” ở New Mexico, nhiều thanh niên VN đã đáp ứng tiếng Gọi tu trì tại nơi hoang vắng này, làm tăng số sĩ tử gốc VN lên cao và tạo nhu cầu thành lập một đan viện cho người VN. Theo tập tục đã có từ VN, các đan viện đặt tên lấy chữ Thiên đứng đầu như Thiên An, Thiên Phước, đan viện mới cũng được đặt tên là Thiên Tâm.

Anh em ban Trật Tự Gx ĐMHCG giúp trafic.
Vùng đất thưa người giữa Dallas và Houston đã được chọn. Theo báo Dallas Morning News thì người hàng xóm gần nhất cuả đan viện là một trại chủ nuôi bò ở cách xa trên 1 mile (1.6 km.) Đây là vùng đất chỉ có đồng cỏ quạnh hiu, lưa thưa đây đó một vài chòm cây pecans (cây hồ đào). Từ đường cái, ta phải chú ý lắm mới khỏi nhìn hụt những con đường đất hẹp ẩn nấp dưới những lùm cỏ cao. Thật là một nơi lý tưởng để xây dựng một cuộc sống thanh tịnh.

Trong tương lai, đan viện sẽ lập trung tâm tĩnh tâm, hy vọng thu hút được nhiều đoàn thể quanh vùng tới đây tìm sự Đổi mới và sẽ giúp cho đan viện có phương tiện tự lập.

ĐGM Farrell và cha Hạnh tu viện trưởng mới
Lễ khởi công đã được ĐGM Dallas Kevin Farrell chủ tế, trong bài giảng ngài kể lại cảm tưởng đầu tiên khi tiếp xúc với phái đoàn Biển Đức tới xin thành lập đan viện, ngài cứ tưởng là đang gặp các thiên sứ ở trên trời gởi xuống. Thật là một hồng ân cho giáo phận Dallas lại có thêm một nhà dòng lo việc tâm linh cho số giáo dân càng ngày càng tăng, nhất là những giáo dân VN mà ngài hứa sẽ học vài câu nói. Lời hứa được tiếp đón bằng một tràng pháo tay nồng nhiệt.

Lều hành lễ
Và dĩ nhiên là các giáo dân VN đã hưởng ứng việc thành lập đan viện một cách nhiệt thành. Kể từ gần một năm nay đã có nhiều cuộc vận động, tiếp tân để gây quĩ tại vùng Dallas và Houston TX. Được biết các cha DCCT đang chăm sóc Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã khuyến khích các cuộc quyên góp này mặc dù chính nơi đây cũng đang có nhu cầu phải xây một trung tâm giáo dục cho con số các em càng ngày càng đông, và nhiều giáo dân đã vất vả nhiều ngày qua đi xuống đan viện để dọn dẹp.

Quang cảnh buổi lễ
Ngoài Gx DMHCG ra, các giáo xứ trong vùng như Gx Các Thánh Tử Đạo Arlington, Gx Thánh Phêrô Dallas, nhiều giáo dân vùng Fort Worth, Wichita Falls và Houston cũng có mặt tham dự, mặc dù trời mưa những ngày vừa qua, số người dự lễ cũng đếm được hơn 600 người.

Trong số các tu sĩ tới tham dự, chúng ta thấy có sự hiện diện đông đảo cuả các đan sĩ Cistercian ở Irving (người VN thường gọi là dòng Si Tô vì xuất xứ từ Citeaux bên Pháp), các cha DCCT từ Dallas và Houston và các nữ tu cuả nhiều nhà dòng lân cận, trong đó có cả một số nữ tu Biển Đức mà ít khi chúng ta nghe tới.

Sau lễ là một buổi cơm trưa do các giáo dân Đức Mẹ Vô Nhiễm, Wichita Falls, nấu và những món khác từ khắp nơi mang đến, và cũng có một cuộc văn nghệ bỏ túi khởi đầu
Các đan sĩ hát thánh vịnh.
bằng những bài hát vui nhộn do linh mục nhạc sĩ kiêm ca sĩ Tiến Linh trình bày.

Trở lại ông hàng xóm trại chủ nuôi bò Texas đã đề cập ở trên, ông Charlie Jock 65 tuổi, đã đặt câu hỏi: ” phải đây là một chuà phật giáo phải không? tôi nghĩ rằng tôi không có lý do để xỏ mũi vào công việc cuả người khác, tốt nhất là tôi tránh bàn về việc này thì hay hơn”. Sau khi được báo Dallas Morning News cho biết rằng đây là một đan viện Biển Đức Công Giáo, ông nói thêm: ”Xin cho các ông ấy được nhiều sức mạnh, có một tu viện ở bên cạnh cũng chả xao, Chuá Nhân Lành thật là lúc nào cũng lo toan mọi sự cho tôi...”
 
Đại hội Liên Hiệp Bề Trên thượng cấp Việt Nam khóa III
LM Tôma Vũ Quang Trung, S.J.
19:31 20/09/2009
ĐẠI HỘI LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VIỆT NAM
KHÓA III (2009-2012
)

Đại Hội LHBTTCVN Khóa III vừa được tổ chức trong hai ngày 17 và 18 tháng 9 năm 2007 tại Trụ Sở Dòng Tên Thủ Đức với sự hiện diện của gần 100 Bề Trên và các vị được Bề Trên ủy quyền, đến từ các Dòng tu, Tu hội và Tu đoàn tông đồ trong cả nước.

Đại Hội được triệu tập nhằm tổng kết hoạt động Ban Điều Hành LHBTTCVN Khóa II (2006-2009), đồng thời đề ra phương hướng hoạt động những năm sắp tới và bầu Ban Điều Hành LHBTTCVN Khóa III (2009-2012).

Ngày thứ nhất của Đại Hội - 17.09.2009

Trong ngày đầu tiên, Đại Hội đã vui mừng tiếp đón Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu, Chủ Tịch Ủy Ban Tu Sĩ thuộc HĐGMVN đến khai mạc Đại Hội.

Sau lời cầu nguyện mở đầu, Linh Mục Tôma Vũ Quang Trung, Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam và là Chủ Tịch LHBTTCVN đương nhiệm, đã nhìn lại tổng quát về hành trình phục vụ và nhận định về các hoạt động của Ban Điều Hành trong thời gian ba năm qua.

Qua các chuyến thăm viếng các dòng tu thuộc ba giáo tỉnh Bắc-Trung-Nam, Ban Điều Hành có dịp lắng nghe những thao thức, khó khăn, chia sẻ niềm vui và hy vọng của các anh chị em sống đời thánh hiến đang phục vụ Giáo Hội và con người, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trên quê hương Việt Nam, một đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ và thay da đổi thịt từng ngày để mở ra và hòa nhập với thế giới.

Sự liên kết trở nên hữu hình hơn qua những khóa đào tạo, học hỏi được tổ chức trên cả ba miền đất nước theo mong ước của các vị hữu trách. Đây là những dịp gặp gỡ thật đặc biệt của nhiều anh chị em sống đời thánh hiến từ các địa phương khác nhau. Những cuộc gặp gỡ này, tuy ngắn ngủi, nhưng hết sức cần thiết để giúp nhau kịp thời cập nhật những hiểu biết mới liên quan đến ơn gọi đời thánh hiến và sứ mạng phục vụ. Niềm vui trở nên lớn lao và sâu xa hơn, khi các dịp học hỏi chung lại trở thành cơ hội giúp mọi người hiểu biết nhau hơn, cùng chia sẻ và lắng nghe những kinh nghiệm, những thao thức của nhau để cùng tiến bước với nhau trên mọi nẻo đường phục vụ Thiên Chúa và nhân loại giữa một thế giới đang chuyển biến không ngừng hôm nay.

ĐHY Phạm Minh Mẫn ban huấn từ
Ngoài ra, qua việc cử đại diện của Liên Hiệp tham gia các buổi hội thảo quốc tế về ơn gọi và đào tạo tu sĩ do Liên HĐGM Châu Á tổ chức tại Thái Lan và Phi-líp-pin thời gian qua, các tu sĩ tại Việt Nam cũng được liên đới và liên kết với mọi tu sĩ tại châu lục của mình trong những vấn đế nóng bỏng của thời đại liên quan đến đời thánh hiến. Những kinh nghiệm được chia sẻ và đúc kết tại các buổi hội thảo quốc tế này đã được những anh chị em tham dự viên thuyết trình lại cho các anh chị em tại quê nhà trong hai Đại Hội Tu Sĩ Toàn Quốc vừa qua được Ủy Ban Tu Sĩ thuộc HĐGMVN tổ chức tại TGM Bùi Chu và trong các khóa học chung.

Các phương tiện thông tin nhanh chóng và hiện đại cũng đã được Ban Điều hành sử dụng để góp phần kiến tạo sự hiệp thông và liên kết anh chị em các dòng tu trong cả nước với nhau sâu xa hơn qua những biến cố vui buồn, thăng trầm trong các cộng đoàn, các dòng tu, các giáo phận và Giáo Hội toàn cầu.

Những dịp gặp gỡ, trao đổi với các vị chủ chăn trong các Giáo Phận là những dịp bắc nhịp cầu liên kết, cảm thông giữa anh chị em tu sĩ với các Giám Mục để có thể dấn thân phục vụ hơn theo tinh thần linh đạo và các đặc sủng riêng của từng hội dòng. Qua đó, kiến tạo sự hiệp thông và liên đới giữa các dòng tu với các vị hữu trách về đường lối mục vụ để cùng cộng tác với nhau trong mọi hoạt động phục vụ Giáo Hội và con người.

Những hướng đi trên đây của Ban Điều Hành Khóa II được Đại Hội mong ước tiếp tục thực hiện trong nhiệm kỳ sắp tới. Đại Hội cũng mong LHBTTCVN sớm có được tư cách pháp nhân để các hoạt động phục vụ được hữu hiệu hơn trong mối tương quan với chính quyền các cấp.

Tiếp đến, Đại Hội đã vui mừng lắng nghe Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm chia sẻ với Đại Hội về những quan tâm của ngài liên quan đến việc đào tạo tu sĩ hiện nay. Qua tiến trình đào tạo, làm thế nào để có được các tu sĩ thánh thiện, đồng thời có khả năng đáp ứng được các nhu cầu khẩn thiết của Giáo Hội và xã hội. Ngài mong ước các dòng tu dấn thân hơn nữa trong các hoạt động bác ái xã hội như một con đường loan báo Tin Mừng cụ thể và sống động, nhất là qua việc chăm sóc những người nghèo và những ai bị bỏ rơi. Ngài cũng mời gọi các dòng tu miền Nam quan tâm hơn đến các nhu cầu của anh chị em miền Bắc, nhất là những vùng sâu vùng xa đang khao khát, mong chờ sự hiện diện và trợ giúp hơn nữa của các dòng tu, tu hội, tu đoàn từ miền Nam.

Cùng ngày, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận Tp. HCM, đã đến chia sẻ với Đại Hội những ưu tư của ngài về những thách đố hiện nay đang đặt ra cho anh chị em sống đời thánh hiến trong bối cảnh đất nước đang mở ra với thế giới trong hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Ngài nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đã đi qua những giai đoạn khó khăn trước đây với những phản ứng tự vệ để sống còn. Giờ đây, khi hướng về tương lai, những khó khăn ấy không còn là những cấm đoán trói buộc từ bên ngoài nhưng là sự lôi cuốn và sức thu hút từ bên trong do bối cảnh xã hội đang mở ra với những gíá trị mới mẻ, dễ làm chúng ta đi sai lạc con đường của Chúa Kitô.”

Đức Hồng Y mời gọi các tu sĩ cần liên kết với nhau và liên đới với các linh mục, với giáo dân hơn nữa trong sứ mạng phục vụ chung. Cụ thể, ngài khẩn thiết kêu gọi các Bề Trên dòng quan tâm tiếp sức cho số nữ tu ít ỏi đang kiên trì dấn thân phục vụ các bênh nhân nhiễm HIV, AIDS tại cộng đoàn Mai Linh thuộc Trung tâm Trọng điểm cai nghiện ma túy của thành phố tại Bình Phước, một công trình phục vụ tốt đẹp mà nhiều dòng tu đã từng dấn thân cộng tác trong 5 năm qua.

Sau cùng, Đức Hồng Y mời gọi anh chị em tu sĩ quan tâm học hỏi Thông Điệp “Đức Ái trong Chân Lý” (Caritas in Veritate) do ĐGH Bênêđíctô XVI vừa ban hành như một soi sáng giúp mọi người nhận định hướng đi trong những chọn lựa. Nhờ đó, có thể tìm ra những cách thức giải quyết phù hợp trước các vấn đề nóng bỏng và phức tạp trong xã hội và thế giới hiện nay theo tinh thần Tin Mừng và đường lối của Chúa Giêsu.

Ngày thứ hai của Đại Hội - 18.09.2009

Mở đầu cho chương trình ngày thứ hai của Đại Hội, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum, Chủ Tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng thuộc HĐGMVN, đã đến chia sẻ về những thao thức của ngài về sứ mạng truyền giáo. Ngài kêu gọi mọi người cần duyệt xét lại về sứ mạng quan trọng này, vốn là bản chất của Giáo Hội: “Trong Giáo Hội hiện nay, chỉ có việc cử hành bí tích là được coi trọng. Việc rao giảng bị coi nhẹ hơn. Còn việc bác ái thì bị coi như một hoạt động ngoại khóa, nghiệp dư, tùy thích. Hãy kiểm điểm lại ngân quỹ dành co các việc trên. Quá nhiều tiền để xây nhà thờ và tổ chức các lễ nghi. Ít tiền hơn dành cho việc rao giảng Tin mừng. Còn bác ái, thì như của dư thừa bố thí. Phải chăng vì thế mà Giáo Hội mất sức sống? Phải chăng vì thế mà Giáo Hội mất tính thuyết phục? Bác ái không phải là một bổn phận. Đó là sự sống của Giáo Hội. Quên bác ái, sự sống sẽ suy giảm.”

Với kinh nghiệm dân thấn của một vị chủ chăn trên vùng truyền giáo Tây Nguyên, Đức Cha Micae đã nhấn mạnh đến sự cấn thiết của việc đào tạo chuyên môn để công việc truyền giáo có thể đem lại hiệu quả mong muốn. Trong việc đào tạo, quan trọng hơn cả là đào tạo trái tim: “Những tác viên bác ái, ngoài việc đào tạo nghề nghiệp còn cần đến việc đào luyện con tim: họ cần được hướng dẫn đến gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Kitô. Cuộc gặp gỡ này sẽ đánh thức tình yêu trong họ và mở rộng con tim của họ cho tha nhân, đến độ tình yêu tha nhân đối với họ không còn là một giới răn áp đặt tự bên ngoài, nhưng đó là bước tiếp nối của đức tin. Chính đức tin đó hoạt động trong tình yêu “ (x. Thông Điệp Deus Caritas, số 31b)

Ngài đã kêu gọi các tu sĩ dấn thân vào các hoạt động truyền giáo tích cực hơn nữa vì đó là sứ mạng ưu tiên phát xuất từ bản chất của Giáo Hội. Đức Cha đã giúp mọi người đọc lại những biến cố thăng trầm trong lịch sử Việt Nam trong thời gian 60 năm qua để xác tín rằng Thiên Chúa là chủ lịch sử. Ngài dẫn dắt lịch sử để thúc đẩy Giáo Hội lên đường đem Tin Mừng của Chúa Giêsu đến với muôn dân trong những hoàn cảnh khác nhau. Với những kinh nghiệm sống động của một nhà truyền giáo, ngài đã khơi dậy và thổi bùng ngọn lửa trong tâm hồn của các tham dự viên Đại Hội khi nêu ra những tấm gương truyền giáo sống động của những giáo dân đơn sơ, ít được đào tạo kỹ lưỡng như các tu sĩ, nhưng đầy nhiệt huyết và lòng tin. Họ sẵn sàng đón nhận những hy sinh, thiếu thốn, thiệt thòi, lên đường ra đi đem Lời Chúa đến mọi người, mọi nơi với mong ước mọi người được sống hạnh phúc hơn khi nhận biết Chúa Giêsu yêu thương và đồng hành với họ trong những thăng trầm của cuộc sống làm người hôm nay.

Đại Hội cũng đã duyệt lại và bổ sung danh sách của 30 dòng tu, tu hội, tu đoàn, sẽ đại diện cho toàn thể anh chị em sống đời thánh hiến tham dự Đại Hội Dân Chúa trong Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Phần chính yếu của Đại Hội là bầu ra một Ban Điều Hành mới để tiếp tục phục vụ trong nhiệm kỳ ba năm sắp tới (2009-2012). Sau phần kiểm tra lại danh sách các tham dự viên đang hiện diện có quyền bầu cử, Đại Hội đã tiến hành bầu ra mười vị Bề Trên trong Ban Điều Hành mới như sau:

A. Ban Thường Vụ:

Ban Tân Thường Vụ
1. Chủ Tịch:
Linh Mục Tôma Vũ Quang Trung
Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam

2. Phó Chủ Tịch thứ nhất:
Linh Mục Giuse Trần Hòa Hưng
Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam

3. Phó Chủ Tịch thứ hai:
Nữ Tu Mai Trinh Nguyễn Thị Mai Khanh
Giám Tỉnh Dòng Đức Bà Truyền Giáo

4. Tổng Thư Ký:
Linh Mục Giuse Phan Trọng Quang
Bề Trên Dòng Thừa Sai Đức Tin, Giáo Phận Phú Cường

B. Ủy Viên Đại Diện Các Khối:

1. Đại Diện Khối Dòng Giáo Hoàng Nam:
Linh Mục Giuse Ngô Sĩ Đình
Giám Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam

2. Đại Diện Khối Dòng Giáo Hoàng Nữ:
Nữ Tu Thécla Trần Thị Giồng
Giám Tỉnh Dòng Đức Bà

3. Đại Diện Khối Dòng Giáo Phận Nam:
Linh Mục Gioan B. Trần Hữu Hạnh
Bề Trên Dòng Thánh Gia, Giáo Phận Long Xuyên

4. Đại Diện Khối Dòng Giáo Phận Nữ:
Nữ Tu Têrêsa Nguyễn Thị Đáng
Tổng Phụ Trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm, Thủ Đức

5. Đại Diện Khối Tu Hội, Tu Đoàn Nam:
Linh Mục Antôn Trần Văn Bài
Phụ Trách Tu Hội Bác Ái (Foyer de Charité) Phú Dòng

6. Đại Diện Khối Tu Hội, Tu Đoàn Nữ:
Nữ Tu Maria Hoàng Thị Hồng Trang
Phụ Trách Tu Hội Nô Tỳ Thiên Chúa

Ban Điều Hành Khóa II sẽ chấm dứt nhiệm vụ vào ngày 19 tháng 10 năm 2009 và cũng là ngày Ban Điều Hành Khóa III bắt đầu nhiệm khóa mới.

Sr. Ngô Thị Mai Anh, Giám Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Sàigòn, đã thay mặt Quý Bề Trên các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn Tông đồ toàn quốc cám ơn Ban Điều Hành Khóa II đã tích cực làm việc với nhiều hy sinh để chăm lo đáp ứng các nhu cầu của anh chị em tu sĩ. Ba năm qua, một thời gian không dài, nhưng Ban Điều Hành đã nỗ lực tạo mọi điều kiện để liên kết các Dòng tu lại với nhau hơn qua các cuộc thăm viếng, các khóa đào tạo, hội thảo, thiết lập các phương tiện thông tin nhanh chóng để nối kết anh chị em từ mọi miền đất nước. Các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn giờ đây có thêm nhiều cơ hội để hiệp thông và chia sẻ với nhau sâu xa hơn, liên đới và cộng tác với nhau chặt chẽ hơn trong một hướng đi chung để phục vụ Giáo Hội và quê hương Việt Nam.

Đại Hội đã kết thúc bằng thánh lễ đồng tế tạ ơn do Cha Tôma Vũ Quang Trung chủ sự để cầu nguyện cho toàn thể anh chị em tu sĩ toàn quốc, cho Quý Bề Trên trong hai Ban Điều Hành đương nhiệm và sắp lãnh nhận sứ mạng phục vụ trong nhiệm khóa mới.

Tạ ơn Chúa vì một hành trình vừa qua với bao ơn lành chúng con đã lãnh nhận để được nên một với nhau hơn trong sứ mạng phục vụ. Tạ ơn Chúa vì đã tin tưởng mời gọi chúng con tiếp tục cất bước trong niềm tin yêu phó thác, hướng về tương lai đang mở ra trước mặt. Xin Chúa thương tiếp tục tuôn đổ hồng ân Thánh Thần dẫn dắt chúng con đi trên mọi nẻo đường của hành trình phục vụ.

Lạy Chúa,
Với biết bao hồng ân Chúa thương ban,
Xin cho chúng con luôn biết yêu mến và phục vụ Chúa trong mọi sự.
 
LM Phêrô Nguyễn Văn Đức, người đã làm thay đổi nhận thức của đàn chiên
J.B Nguyễn Hữu Vinh
19:52 20/09/2009
Nhận được tin Cha Phêrô Nguyễn Văn Đức – Giáo phận Vinh - từ trần, lòng tôi dâng lên một cảm xúc ngậm ngùi, xót thương và vô cùng cảm phục trước vị cha già đã để lại nhiều dấu ấn trong chúng tôi, những giáo dân đã được Ngài coi sóc và hướng dẫn về hình ảnh một vị linh mục trọn đời hi sinh, năng động và hiểu biết, mạnh mẽ của Giáo phận Vinh.

Từ nơi xa, tôi viết mấy dòng này như một lời ai điếu tiếc thương và hết lòng tri ân, cảm tạ Ngài, kính dâng linh hồn Ngài trước khi về hưởng Nhan Thánh Chúa và thể xác Ngài về sâu trong lòng đất mẹ xứ Vĩnh Hòa.


Mục tử nhân lành

LM Phêrô Nguyễn Văn Đức (1996)
Xứ Văn Hạnh chúng tôi đón nhận linh mục Phêrô vào cuối năm 1991, những cảm giác ban đầu đó đã để lại ấn tượng mạnh, đến nay còn đậm mãi trong lòng giáo dân về hình ảnh một linh mục nhanh nhẹn, hóm hỉnh và năng động ngay trong buổi đón tiếp đầu tiên.

Đoàn chiên của Giáo hạt Nghĩa Yên đưa tiễn Ngài về giáo xứ chúng tôi hết sức đông đúc với nước mắt chan hòa đã thể hiện sự tiếc nuối của họ với một mục tử đã gắn bó dẫn dắt và hi sinh cho họ 10 năm trời.

Những tháng ngày làm Quản hạt và Quản xứ Văn Hạnh, Ngài đã làm thay đổi không chỉ diện mạo mà cả nhận thức, cách nghĩ, cách làm của đoàn thể, cộng đồng. Không những thế, những việc Ngài đã làm đã có tác động mạnh mẽ đến từng giáo dân với một tư duy mới, một cách nhìn nhận chữ “quyền” của người dân nói chung và giáo dân nói riêng mà trước đó chưa có ai dám nói đến.

Gia đình tôi có mối quan hệ với Ngài từ những năm tháng trước đó, bố tôi quen biết Ngài từ khi Ngài còn quản Hạt Nghĩa Yên. Bản thân tôi cũng đã đôi ba lần gặp Ngài nên không còn bỡ ngỡ, nhưng những giáo dân quê tôi khi được gặp một linh mục mạnh mẽ, nhanh nhẹn, thông minh thì dấu ấn về Ngài đã đậm sâu trong họ.

Ngay từ khi mới về quản Hạt, Ngài đã làm những việc mà với giáo dân quê tôi lúc đó là… lạ đời.

Cha Đức và tác giả Nguyễn Hữu Vinh (1996)
Những năm tháng trước đó, bất cứ khi nào, một dân quân, một công an viên hay cán bộ chính quyền nào cũng có thể vào nhà xứ, hoạnh họe cha xứ mà không ai dám có ý kiến. Cha xứ cũ của chúng tôi đã qua một thời gian tù đầy nhiều năm, quản xứ qua những năm chiến tranh khốc liệt giữa trào lưu đang lên của “cuộc cách mạng văn hóa, xây dựng Chủ nghĩa xã hội”… nên nhiều khi chuyện bị hoạnh họe, bị bắt đi các chú, các thầy hay Ban hành giáo bị hạch hỏi dần dần được coi là chuyện… bình thường.

Những cuộc lễ lạt, rước xách là chuyện khó khăn, viết giấy trình bẩm từ lâu nhưng xã không cho ý kiến, không đồng ý thì cũng đành chịu, một công an viên xông vào nhà xứ hoạnh họe cha, cũng không ai dám nói gì.

Chẳng phải ngài sợ hãi cho Ngài, mà cả đất nước, cả xã hội cả khu vực và từng con người chấp nhận những điều đó như một sự đương nhiên, lâu dần rồi chẳng ai thấy còn khó chịu nữa. Tuy nhiên với cha xứ cũ, thì việc rước, việc lễ vẫn cứ đều đều, tuy nhiên là phải làm… chui (không có phép).

Việc xây dựng các công trình tôn giáo thì quả là một ngưỡng cửa hết sức khó khăn trong việc xin cấp phép, kiểm tra… có một thời đừng ai nghĩ đến chuyện xây dựng, sửa chữa lại nhà thờ, nhà xứ dù chỉ một vài viên ngói mà không có báo cáo, mà có báo cáo cũng chẳng có được sự đồng ý.

Nhưng khi Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức về quản hạt, những động thái của Ngài đã thể hiện ngay sự khác biệt.

Những sự việc khởi đầu sự đổi mới tư duy ở một vùng quê

Cha Đức thăm giáo dân xây dựng Nhà thờ tháng 8/1992
Xin kể lại vài câu chuyện nhỏ, nếu vào thời buổi này là chuyện quá bình thường, nhưng thời điểm của gần 20 năm trước đây ở quê tôi, đó là những chuyện không hề nhỏ.

Nhậm chức vào cuối năm, đầu năm mới Ngài đi thăm cán bộ UBND các cấp và “tặng” cho mỗi người một cuốn “Lịch phụng vụ Công giáo”.

1- Một hôm, một cán bộ Công an Thị xã đến nhà xứ, quen như với cha xứ cũ anh ta không báo trước, không giới thiệu và cứ thế vào phòng khách ngồi rồi nói với chú giúp việc “cho gặp linh mục”.

Chú giúp việc vào báo với Ngài, Ngài vẫn ngồi đọc sách và nguyện ngắm từ 1h30 đến 3 giờ chiều – đó là thói quen của Ngài hàng ngày – Khi giờ đọc sách của Ngài đã xong, Ngài bước ra phòng khách, viên công an lên tiếng:

- Tôi chờ cụ cả gần 2 tiếng đồng hồ, cụ không thèm ra là sao?
- Anh là ai, chờ tôi làm gì, anh có hẹn trước đâu?- Tôi là công an Thị xã, tôi xuống làm việc với cụ mà cụ không ra để làm việc là thế nào?
- Anh là công an à, giấy tờ của anh đâu? Thẻ công an của anh đâu?

Viên công an ngẩn mặt một lúc nhìn Ngài như từ trên trời rơi xuống, dù rất bực bội vì chưa khi nào đến nhà thờ, nhà xứ mà bị hạch hỏi thế bao giờ, nhưng vẫn phải đưa giấy chứng minh công an. Sau khi xem xong, Ngài chậm rãi giải thích:

- Anh là công an, xuống làm việc với dân, anh phải báo trước, hẹn giờ thì người ta mới có bố trí thời gian làm việc với anh được. Khi đến chỗ mới gặp dân, anh phải đưa giấy tờ chứng minh là công an dân mới tin và làm việc. Ngộ nhỡ có thằng bé chăn trâu nào chạy vào đây bảo “Tôi là công an” thì tôi cũng phải ngồi tiếp chuyện à? Một điều nữa là khi làm việc với dân phải biết “kính trọng, lễ phép”, đừng có hống hách như vừa rồi, nghe chưa?

Cha Đức trao quà mừng giáo dân xây dựng Nhà thờ 1992
Viên công an tím mặt, nhưng từ đó trở đi anh ta ít tùy tiện vào nhà thờ những khi có lễ lạt, rước xách hoặc vào bất cứ lúc nào như trước. Trước đó, nhác thấy bóng công an thì dân mắt xanh mắt vàng khiếp sợ, muốn hạch ai thì hạch, muốn đưa ai lên đồn thì chỉ cần ra lệnh miệng là xong, nhưng từ đó mọi chuyện đã thay đổi.

Câu chuyện đó đã trở thành đề tài bàn tán cho giáo dân ngay từ đầu khi Ngài về Văn Hạnh nhậm chức quản Hạt về sự thẳng thắn và mạnh mẽ của Ngài.

2- Tháng Hoa năm ấy, Ngài dự định tổ chức một đám rước kiệu Đức Mẹ từ họ lẻ cách hơn 1km về Nhà thờ xứ vì lâu lắm ở xứ này không có cuộc rước nào hoành tráng như lòng người giáo dân mong đợi. Giáo dân nô nức sắm đèn, kiệu hoa và chuẩn bị công phu cho cuộc rước.

Bỗng nhiên có công văn của UBND Thị xã gửi đến: Không cho phép xứ Văn Hạnh tổ chức rước từ họ lẻ về nhà xứ. Nhận được văn bản, chiều Chúa nhật hôm đó, trước thánh lễ cả mấy ngàn giáo dân, Ngài đọc lên và nói: “Bà con thấy người ra văn bản này có hỗn không? Họ có quyền gì mà “Cấm” giáo dân tổ chức rước? Vì vậy, bà con chuẩn bị chu đáo, nếu không cấm, ta rước từ họ lẻ như đã định. Nhưng nếu cấm, ta sẽ rước từ Thị xã (cách 5km) về đây, mỗi nhà đáng làm một chiếc đèn thì nay làm hai chiếc”.

Giáo dân nghe vậy thì hưởng ứng nhiệt thành và hào hứng chuẩn bị, một mặt nghe ngóng xem cha xứ sẽ giải quyết như thế nào việc này.

Khi biết không thể “bắt nạt” được vị linh mục già này, khi thấy tinh thần giáo dân càng ngày càng nô nức và hứng khởi, UBND Thị xã mới báo cáo và Tỉnh xuống làm việc với Ngài. Cán bộ hỏi: “Sao cụ chuẩn bị lễ lạt, rước xách to thế mà không báo cáo?” Ngài trả lời: “Báo cáo cái gì? lễ này năm nào chẳng có, đầu năm tôi đưa các cấp chính quyền mỗi ông một quyển lịch Công giáo thì để chơi à? Lẽ ra là đầy tớ của dân, các ông phải chú ý biết xem dân đang thế nào, chuẩn bị làm gì để giúp đỡ họ chứ? Chúng tôi tự lo được nên không phải báo cáo. Khi nào chúng tôi cần các cấp chính quyền giúp ổn định trật tự cho cuộc rước hay lễ lạt lớn, chúng tôi mới báo cáo chứ”?

Biết tình hình căng, mấy cán bộ đành phải đánh bài chuồn và dặn trước khi về: “Vậy cụ chỉ rước như kế hoạch đã định trước nhé, đừng rước từ Thị xã về nó phức tạp”.

Vậy là cuộc rước hoành tráng mở đầu cho những cuộc lễ, cuộc rước không phải cấp phép của quê tôi từ đó mà ra đời.

3- Về quản xứ được một thời gian, một họ lẻ trong xứ làm giấy tờ xin phép được xây dựng lại nhà thờ. Qua các cửa từ xã, Thị xã rồi lên đến Tỉnh với một thời gian không ngắn, đi lại không biết bao nhiêu lần. Không chỉ khó xin cấp giấy phép mà còn kích thước, cao, rộng, dài… phải là một quá trình gian khổ. Việc cấp phép hồi đó chẳng theo tiêu chuẩn xây dựng nào mà hoàn toàn phụ thuộc ý thích cán bộ có quyền.

Sau một thời gian được Tỉnh cấp giấy phép như sau: “Cho phép Họ… xây dựng nhà thờ trên nền cũ, kích thước dài 22m, rộng 12m, cao 17 mét tính từ đỉnh Thánh giá trở xuống”.

Nhân một hôm ông trưởng ban Tôn giáo tỉnh xuống nhà xứ, Ngài chỉ vào bản vẽ phối cảnh nhà thờ và hỏi: “Ông xem hình thức nhà thờ như vậy có đẹp không”? ông TBTG Tỉnh trả lời: “Hình thức thế là đẹp, nhưng nhìn nó hơi vuông”. Ngài đủng đỉnh “Nhiều người cũng chê là không hợp lý về kiến trúc giữa các chiều, nhưng tôi nói với họ là lên Tỉnh mà hỏi, nhà thờ này đẹp hay xấu là lỗi của Tỉnh”. Ông TBTG giáo nói: “Sao cụ lại chỉ là lỗi ở Tỉnh?” Ngài trả lời: “Giấy phép xây dựng ông không căn cứ số giáo dân mà định theo tiêu chuẩn diện tích, còn muốn làm dài thì phải bớt rộng, nhưng các ông ấn định luôn kích thức thì nó chẳng vuông sao”? Ông TBTG Tỉnh im lặng và từ đó, các nhà thờ khác khi được cấp giấy phép chỉ ấn định diện tích và chiều cao Thánh Giá mà thôi. Chẳng là vì sợ Thánh giá cao quá lại vượt công trình nào đó thì… ảnh hưởng.

Sau khi khởi công công trình được mấy hôm thì UBND Thị xã cho người xuống đo đạc móng và về ra lệnh: “Đình chỉ xây dựng vì sai giấy phép”. Giáo dân tá hỏa báo cáo với cha xứ. Ngài cho gọi tôi vào giải thích, tôi chỉ rõ kích thước xây dựng theo bản vẽ đã trình được duyệt là căn cứ tim đến tim, còn khi họ đo là đo kích thước đào móng nên không đúng, khi xây dựng xong thì đảm bảo đúng các tiêu chuẩn đã cho phép.

Chiều hôm đó, trước Thánh lễ, Ngài nói: “Bà con yên tâm, đẩy nhanh tiến độ thi công, đúng kỹ thuật bản vẽ. Nếu có ai hỏi thì bảo về hỏi cha xứ, cấm không ai được làm việc riêng với cán bộ thay mặt tôi. Cấm luôn chuyện tiếp cán bộ bừa bãi, đút lót, hối lộ làm hỏng cán bộ. Những người nào không có trách nhiệm đến kiếm ăn thì đuổi ra khỏi công trình”. UBND Thị xã lại báo cáo Tỉnh, Tỉnh xuống hỏi Ngài, Ngài bảo: “Công trình thì Tỉnh cho phép, làm đúng mà Thị xã lại ra lệnh dừng, vậy có bao giờ con to hơn cha không. Tôi đề nghị các ông không được mời hoặc làm khó bất cứ hành giáo nào của tôi, tôi chịu trách nhiệm về mọi việc, họ chỉ là thừa hành, muốn mời họ phải có ý kiến của tôi”?

Vậy là bà con lại tiếp tục thi công, và từ đó không thấy cán bộ xuống hỏi thăm hoặc rình mò nhiều như trước nữa.

Kể từ đó, việc xây dựng công trình tôn giáo đã dần dần được dễ dàng hơn, không còn phải làm vụng trộm như trước.

4- Với công trình công ích, Ngài là một mục tử biết lo lắng cho giáo dân và nhân dân. Ngài cho xây lại giếng nước, quãng trường… Một lần UBND định mở con đường qua xứ, nhưng chẳng có đền bù đất đai cũng chẳng có họp hành thống nhất. Đến ngày cho dân quân xuống chỉ định chặt tre, mở đường mỗi bên mấy mét theo ý mình. Một số dân cầm dao kháng cự ngay, cả nhóm dân quân được điều động từ nơi khác đến không ai dám chặt cây cối mở đường, đành rút về. Ngài chỉ im lặng

Hôm sau, chính quyền phải đến nhờ Ngài giúp đỡ. Ngài đồng ý kêu gọi bà con với tinh thần hi sinh để mở đường dân sinh cho làng xóm được văn minh. Ngay sáng chủ nhật, từ ông già bà lão đến trẻ em từng gia đình đã tự chặt cây, giải phóng trong phần đất nhà mình, con đường được mở ra nhanh chóng và hoàn toàn an bình, tự nguyện.

Một cuộc đời hi sinh và phục vụ

Kể lại các câu chuyện này của một thời đã qua, để nhớ đến một giai đoạn linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức đã phục vụ gần 8 vạn giáo dân Hạt Văn Hạnh ngày xưa và cụ thể là cả vạn giáo dân mấy xứ lân cận trong những năm tháng đầy khó khăn và chúng ta hiểu về Ngài, một linh mục đầy tình yêu thương với đàn chiên.

Cuộc đời Ngài đã chịu nhiều đớn đau, nhiều vất vả và những năm tháng cải tạo, quản chế như những “phần tử phản cách mạng”. Nhưng, thực tế đã cho thấy ở Ngài, chỉ có một tinh thần hi sinh và chịu đựng khó khăn.

Những nơi Ngài phục vụ, giáo dân luôn tin tưởng, mến yêu và kính phục Ngài. Không chỉ có thể, ngay cả chính quyền cũng hết sức tôn trọng và kính phục Ngài qua nhiều sự việc Ngài đã làm vì nhân dân.

Phục vụ một lượng giáo dân hàng vạn người, nhưng trong các xứ, họ, Ngài thuộc hầu hết nhiều đặc tính, hoàn cảnh cũng như những vấn đề mỗi giáo dân đang gặp, đang khó khăn để giải quyết giúp họ. Chính những điều đó đã giúp giáo dân đặt lòng tin mạnh mẽ vào Ngài. Giáo dân các xứ xung quanh Văn Hạnh, không thể quên được những giai đoạn mà cứ tối đến, từng đoàn giáo dân đầy các ngõ xóm, các con đường kéo về nhà thờ để được nghe Ngài giảng dạy, cắt nghĩa và kể những câu chuyện hóm hỉnh của mình.

Chính vì sự hiểu biết, sự dấn thân và hiểu rõ từng hoàn cảnh giáo dân, cũng như sự làm việc công minh chính đại, Ngài đã thu hút được sự yêu mến của giáo dân Ngài chăm sóc.

Cũng chính vì sự hiểu biết kết hợp sự mạnh dạn và hợp lý, Ngài đã dần dần nâng đỡ giáo dân những nơi Ngài chăm sóc được vững vàng hơn trong niềm tin, đặc biệt là có tư duy đổi mới, sống theo pháp luật và hiểu được mình có quyền gì.

Chính sự hiểu biết đó đã làm cho giáo dân mạnh mẽ hơn trong các công việc và cuộc sống, tự tin hơn, không còn những mặc cảm của những công dân hạng hai trong xã hội.

Chỉ phục vụ giáo xứ chúng tôi có ba năm, năm 1994 vâng lệnh bề trên, Ngài về quản hạt Chính tòa Xã Đoài rồi về xứ Vĩnh Hòa quản xứ khi tuổi đã cao, sức đã yếu.

Năm ngoái về thăm Ngài, tôi bước vào ngôi nhà xứ Vĩnh Hòa thinh vắng, lặng lẽ. Ngài đang ngồi ăn cơm một mình, một con chó khá to nằm bên cạnh, cứ ăn một miếng Ngài lại xúc đổ cho nó một miếng.

Nhìn quang cảnh thanh vắng lặng lẽ của một linh mục một thời vui vẻ, khỏe khoắn nhanh nhẹn, hóm hỉnh và hình ảnh lặng lẽ của Ngài trong ngôi nhà xứ hôm đó, tôi nghĩ mãi về sự hi sinh lớn lao của đời Linh mục. Họ đúng là những chủ chăn, những thợ gặt đơn thuần, không đòi hỏi gì sự hưởng thụ, chỉ một sự hi sinh cho đến trọn đời.

Đức cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa ngày 1/8/2009
Mới đây, khi đàn chiên Tam Tòa đau đớn và tan tác, Ngài dù sức đã quá yếu nhưng vẫn gượng dậy để góp lời cầu nguyện cho giáo dân cách xa Ngài 250 km.

Những nơi có bước chân của Ngài đến phục vụ, tinh thần đoàn kết, hi sinh của giáo dân lên cao, đời sống đạo đức mạnh mẽ và sâu sắc. Những người đã quen biết Ngài đã không tiếc lời ca ngợi một vị linh mục suốt đời sống đạo đức và hi sinh.

Cuộc đời của Ngài chứng minh trọn vẹn cho mục đích cuộc sống của đời linh mục: “Ta đến để phục vụ chứ không phải được phục vụ (M. 20:28 ).

Ngài đã ra đi nhẹ nhàng, thanh thản như đã hoàn thành xong một cuộc đời tận hiến với sứ mệnh nặng nề nhưng hình ảnh của vị linh mục trọn đời hi sinh vẫn luôn mãi đọng lại trong mỗi giáo dân Giáo phận Vinh kiên cường.

Ngày hôm nay, Ngài đã về với Chúa, từ nơi xa xôi con chiên mọn này xin gửi về Ngài lời biết ơn sâu sắc, nỗi đau đớn vô bờ bến và sự cảm phục lớn lao với một bậc chân tu, một con người bước đi theo các môn đệ của Thầy và đã hiến trọn mạng sống vì đoàn chiên.

Xin Chúa đoái thương, đưa Ngài sớm về hưởng Nhan thánh Chúa. Xin Ngài cũng cầu bầu cho chúng con đang trên bước đường dương thế lắm chông gai, nhiều thử thách được giữ trọn vẹn hai tiếng “Xin vâng”.

Hà Nội, Ngày lễ Đức Mẹ Sầu bi 20/9/2009
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quyền sở hữu công dân về nhà đất và cách ứng xử của Nhà nước
Đỗ Hữu Nghiêm
08:40 20/09/2009
1. Bắt nguồn từ một bản tin

"Việt Nam sẽ không nhượng bộ Công giáo về vấn đề đất đai" của Stefan Bos đài VOA ngày 19/09/2009 (tinhttp://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm)"

"Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng chính phủ ông sẽ không chấp nhận yêu cầu của Tòa thánh Vatican đòi giao hoàn cho Giáo hội Công giáo Việt Nam những tài sản bị tịch thu. Ông Dũng đã cho biết như thế tại Budapest hôm thứ 6, sau cuộc thảo luận về vấn đề thương mại với Thủ tướng Hungary Gordon Bajnai."

2. Một nhận định sơ khởi

Từ nguyên tắc cao đẹp công minh

Ở bất cứ quốc gia hay lãnh thổ nào, trong suốt dòng lịch sử, người công dân một nước có quyền tự nhiên được cư ngụ ổn định một cách có tính có lý trên một miểng đất mình sở hữu từ gia đình do kế thừa, mua bán hay khai thác hợp pháp nhân bản của quốc gia ấy.

Trong một quốc gia độc lập, thì quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân của quốc gia ấy, nhưng nhà nước quản lý nhân dân phải uyển chuyển phân bố lại đất đai ấy theo hoàn cảnh cụ thể của từng thành phần.

Nhà đất theo truyên thống và tập quán của từng nơi có nhiều cách phân bố theo chế độ sỡ hữu tư nhân, sở hữu công điền thố hay chế độ sở hữu hỗn hợp uyển chuyển theo thời gian, diện tích, loại đất đai, và nhu cầu thực tế, được phân bố cho người sở hữu.

Trước khi Phương Tây có quan hệ với Việt Nam, toàn thể đất đai của quốc gia đều theo lệ công điền thổ theo quân cấp từ làng xã, tổng, huyện, tỉnh hay triều đình. Truyền thống chế độ công điền thổ về nguyên tắc, rất hợp lý, vì ai có nhu cầu nhiều thì được cấp nhiều, nhưng có rất nhiều bất công vì các quan lại va địa chủ thâm lạm khiến cho kế hoạch quân cấp điền thổ rất bất bình đẳng.

Đến Thực Trạng Đất Đai Đầy Bất công và bất ổn Ở Việt Nam hiện nay

Trong chế độ hiện nay, chính quyền giành quyền độc lập lý luận đât đai là thuộc chủ quyền quốc gia, và người quản lý quốc gia có toàn quyền phân phối ruộng đất theo nguyên tắc về nhu cầu công ích phối hợp với quyền sống và lao động của công dân (mật độ, lao động, đặc tính xử dụng).

Nguyên tăc chỉ đúng khi những người nắm quyền quản lý luôn luôn có phán đoán chính xác và có đạo lý công tâm, nhân bản trong việc xử dụng và phân phối đất đai. Nhưng trong quá trình đấu tranh giành độc lập, lực lượng kháng chiến đã áp dụng nhiều biện pháp giành quyền kiếm soát đất đai theo chế độ “cái cách ruông đất theo kiếu đấu tố” đầy tàn ác và phi nhân, bất công. Sau này áp dung chính sách “người cày có ruộng” một cách nghiệt ngã khiến người dân bám vào đất đai mà không đủ sống và không có phương tiện phát triển cuộc sống được. Thực trạng đó đã được nhiều nhân chứng phanh phui quá hiển nhiên.

Chính vì tthực tế và lập luận mâu thuẫn đó, mà không chỉ một mình công giáo mà tất cà các tôn giáo và nhân dân bị hàm oan ở Việt Nam hiện đang nổi lên ở hầu như tại khắp nơi, phản ứng lại nhà nước. Mới nhất là vụ Bát Nhã, Tam Toà, Loan Lý Nhưng khi nắm được chính quyền thì nhà nước đã cấu kết với tự bản nước ngoài ký những hợp đồng giả mạo để chia chác tiền đầu tư, đầu cơ bán đất lại cho người khác làm lợi riêng cho bản thân và gia đinh hay phe nhóm.

Nhửng vụ án đầu cơ đủ loại tham nhũng về đất đai bị báo chí phanh phui nhưng đã bị nhà nước dùng bạo lực, công an và quân đội toà án và du côn trấn áp đáng đập, ngăn chặn…
 
Thông Báo
Ai tín: LM Phêrô-Tuần Nguyễn Cao Hiên vừa tạ thế
TGM Qui Nhơn
10:37 20/09/2009

AI TÍN


Tòa Giám mục Qui Nhơn vô cùng thương tiếc báo tin

CHA PHÊRÔ-TUẦN NGUYỄN CAO HIÊN
Thuộc hàng Linh mục Giáo phận Qui Nhơn, đã qua đời vào lúc 19 giờ 15 ngày 19 tháng 9 năm 2009 tại Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc,521 tỉnh lộ 43, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức.

Thánh lễ an táng được cử hành vào lúc 8 giờ 30, ngày 22 tháng 9 năm 2009, tại Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc,521 tỉnh lộ 43, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức.
Và được an táng tại nghĩa trang Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Thủ Đức.
Xin hiệp dâng Thánh Lễ và cầu nguyện cho linh hồn Cha Phêrô sớm được hưởng nhan thánh Chúa.

Tòa Giám Mục Qui Nhơn

*Xin quý cha trong Giáo phận dâng 3 Thánh lễ cầu nguyện cho cha Phêrô

TIỂU SỬ Cha PHÊRÔ-TUẦN NGUYỄN CAO HIÊN

Sinh ngày: 05/02/1922
Nguyên quán: Tân Mỹ, Quỳnh Lang, Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình.
Cha: Đaminh Nguyễn Văn Thứ
Mẹ: Maria Nguyễn Thị Yên
1934 – 1937: Học Trường Tập, Trung Linh.
1937 – 1941: Tiểu Chủng Viện Ninh Cường.
1941 – 1943: Học Đại Chủng Viện Xuân Bích, Hà Nội.
1943 – 1944: Giúp Tiểu Chủng Viện Ninh Cường.
1945 – 1950: Học Đại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu.
16- 04- 1950: Thụ phong Linh Mục.
1950 – 1954: Phụ tá Trường Tập, Ninh Cường, Bùi Chu.
1954 – 1955: Linh hướng công binh Bùi Chu - Phát Diệm tại Nha Trang.
1955 – 1956: Văn phòng giám mục di cư tại Sài Gòn.
1956 – 1959: Giám đốc khu B Latinh (Tiểu Chủng Viện), Tân Phước, Sài Gòn.
1960 – 1963: Nhập Dòng Đồng Công, Thủ Đức, Sài Gòn.
1963 – 1964: Linh hướng Dòng Lasan tại Qui Nhơn.
1964 – 1966: Cha phó Chính Tòa, Qui Nhơn.
1966 – 1969: Linh hướng Tiểu Chủng Viện Qui Nhơn.
1969 – 1971: Cha sở Qui Hải, giáo phận Qui Nhơn.
1971 – 1997: Cha sở Tịnh Sơn, giáo phận Qui Nhơn.
8/1997 – 11/2007: Cha sở Mằng Lăng, giáo phận Qui Nhơn.
11/1997 – 4/2008: về lại giáo xứ Tịnh Sơn, giáo phận Qui Nhơn.
1998 – 2001: Cha sở Đồng Mỹ, giáo phận Qui Nhơn.
2001 – 2002: Hưu dưỡng tại nhà hưu Làng Sông Qui Nhơn.
2002 – 2005: Hưu dưỡng tại nhà hưu Giáo Phận Qui Nhơn.
2005 – 2007: Hưu dưỡng tại trụ sở Bùi Chu, Sài Gòn, và linh hướng các thầy thần học tại TGM Bùi Chu.
2007 – 2009: Hưu dưỡng tại Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Thủ Đức.
19- 9- 2009: Qua đời tại Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Thủ Đức, Tp. HCM. Lúc 19 giờ 15.
 
Cáo phó: Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức đã từ trần
GP Vinh
22:06 20/09/2009

CÁO PHÓ


TRONG NIỀM TÍN THÁC VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH
VĂN PHÒNG TÒA GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VINH KÍNH BÁO

LINH MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN ĐỨC
Đã được Chúa gọi về lúc 6h00' ngày 19 tháng 9 năm 2009
tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Đông Tháp.
Hưởng thọ 84 tuổi, 49 năm linh mục
Lễ viếng: Bắt đầu từ 9h00' ngày 19/9/2009
Lễ an táng: sẽ được cử hành vào hồi 8h30' thứ Hai 21/9/2009
tại Nhà thờ xứ Vĩnh Hòa.
Kính xin quý Cha, quý Tu sĩ và anh chị em
hiệp ý cầu cho linh hồn Cha già Phêrô
RIP

TIỂU SỬ LINH MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN ĐỨC

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức sinh ngày 23 tháng 10 năm 1925 tại giáo họ Mẫu Lâm, giáo xứ Mẫu Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An).
+ Năm 1939 vào trường Tập Xuân Phong,
+ Năm 1943 vào trường Latinh (Tiểu Chủng viện Xã Đoài),
+ Năm 1950 vào Đại Chủng Viện Xã Đoài,
+ Ngày 14/5/1960 chịu chức linh mục.
+ Từ 1960-1971: Phó xứ Đông Tháp, phụ trách xứ Phú Vinh,
+ Từ 1971-1973 đi cải tạo tại xứ Lãng Điền sau đó bắt về quản chế ở Phù Long,
+ Từ 1973-1981 Quản xứ Phù Long,
+ Từ 1981-1991 Quản xứ hạt Nghĩa Yên,
+ Từ 1991-1994 Quản xứ hạt Văn Hạnh,
+ Từ 1994-2003 Quản xứ hạt Xã Đoài,
+ Từ 2003-2008 Quản xứ Vĩnh Hòa,
+ Cuối năm 2008 tới nay hưu dưỡng tại xứ Vĩnh Hòa,
* Trưởng Ban giáo lý Giáo phận từ năm 1991-2000.
* Thành viên Hội đồng tư vấn từ 1982-2003.
+ Qua đời hồi 6 giờ ngày 19 tháng 9 năm 2009, hưởng thọ 84 tuổi, 49 năm linh mục.
 
Văn Hóa
Tự tình
Tuyết Mai Texas
19:14 20/09/2009
TỰ TÌNH
Kính dâng Đức TGM Ngô Quang Kiệt

Bên kia biển, tiếng vỗ tay
Bên nầy biển, khúc đọa đày nhân gian

Còng lưng mòn mõi dã tràng
Trời đông khản giọng sóng vàng tự do

Ai ơi áo ấm, cơm no
Đổi bằng máu lệ bên bờ tử sinh

Còn ai sống nhục, chết vinh
Còn ai giữ được chút tình nguyên sơ

Bây giờ sống cuộc bây giờ
Ngày mai lũ trẻ xác xơ mặc đời!

Bên kia biển, vỗ tay cười
Hay con cá sấu lệ rơi giọt buồn!

Ngồi trong tủ sắt soi gương
Thấy mình bỗng hóa thằng khùng dở hơi

Biết còn mấy nữa ai ơi
Hay là muôn kiếp lệ đời trào tuôn !

Bài thơ nhụt chí anh hùng ?
Ai giam con sáo trong lồng …tự do ?

mấy mùa rét cóng, nằm co
nghiến răng dân chủ, ốm o phận người!

Tôi lạy Đất, tội lạy Trời
Khoan dung chi mãi điếc lời thở than

Thà là bụi tản tro tàn
Còn hơn xiềng xích gông mang một đời !

Ai và ai nữa ? mình tôi ?
Mùa Xuân? con én lẻ loi lạc bầy !

Mạng người đâu tại chỉ tay
Còn trong tim óc tràn đầy tình thương !
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Rash Judgment - Reflection
Anh Trần S.J
05:58 20/09/2009
Rash Judgment

Phán đoán Khinh xuất. Định kiến thiếu suy xét về hành vi xấu của người khác khi không có đủ dữ kiện để phán đoán. Tội của việc phán đoán khinh xuất là ở nơi sự thiếu thận trọng hấp tấp khi lượng định phê bình người khác, mà hậu quả là làm mất danh tiếng của người đó trong cái nhìn của người xét đoán.

Ras Shamra

Ras Shamra. Khu di tích của thành phố cổ Ugarit bên bờ biển Syria. Vào thế kỷ XV nơi này là một trung tâm thương mại, nhưng đã bị quân xâm lăng tàn phá. Khu di tích đã bị chôn vùi này được khám phá năm 1928. Các nhà khảo cổ người Pháp đã tiến hành các cuộc khai quật từ năm 1929 đến năm 1933, và tiếp tục từ năm 1946. Người ta đã tìm được rất nhiều dữ liệu về văn hoá và tôn giáo Canaan ở khu di tích này.

Ratified Marriage

Hôn Nhân được Phê Chuẩn. Hôn nhân giữa hai người đã chịu phép rửa, dù là họ người Công giáo hay thuộc một hệ phái Kitô khác

Ratio

Lý, Lý Lẽ. Bản chất hoặc bản tính của một điều gì mà trí óc hiểu được. Lý lẽ là sự minh bạch của bất kỳ bản thể nào. Trong ngôn ngữ của giáo hội, lý lẽ là nền tảng hoặc lý lẽ hoặc sự hợp lý của một điều gì, đặc biệt khi áp dụng vào một tổng thể kiến thức, dự luật, hoặc phương pháp hành động. Vậy nên Bộ Giáo Luật được thiết lập trên lý lẽ căn bản hoặc các nguyên tắc căn bản. (Từ nguyên Latinh ratio, nghĩa là lý lẽ, trí tuệ, trí óc, lý luận, tri thức, dự định, ý hướng, tranh biện.)

Rational Freedom

Tự do trong lý trí. Không bị ràng buộc chi phối bởi cảm xúc, dù là lo sợ hay ham muốn, để ý chí có thể tự quyết định bởi phương cách hành động nào mà lý trí (được soi sáng bởi đức tin) xét là dòng hành động đúng đắn. Còn gọi là sự tự do tâm lý.

Rationalism

Thuyết Duy Lý. Hệ tư tưởng hoặc thái độ của tâm trí cho rằng lý trí của con người là đầy đủ cho chính mình, và không cần đến mạc khải thần thiêng, để biết tất cả những gì là cần thiết cho sự an khang của một người. Cũng là một quan niệm cho rằng lý trí tiên nghiệm (a priori) có thể xác quyết mà không cần đến kinh nghiệm hoặc kiểm tra các sự kiện.

Rationalization

Biện minh bằng lý trí. Là hành động biện minh cho hành vi của mình hoặc của người khác dựa trên căn bản của lý trí. Từ ngữ này ám chỉ việc thay thế các lý do thật bằng những lý do khả thi hoặc được xã hội chấp nhận, nhằm tránh né cảm giác tội lỗi cho mình hoặc mất đi sự chấp nhận của người khác.

Raven

Con quạ. Biểu tượng của nhiều vị thánh, là những người đã nhận được sự trợ giúp của loài chim này. Thánh Biển Đức (480-456), khi bị Florentius dèm pha, đã thoát chết trong một bữa ăn kẻ thù ngài đã dọn cho ngài, nhờ một con quạ gắp đi ổ bánh mì có độc. Thánh Meinrad (mất 861), người sống một mình trong hang động, đã bị hai gã đàn ông sát hại khi họ đi tìm một kho tàng được đồn thổi là chôn giấu ở trong hang động của thánh nhân. Họ bị đưa ra xét xử nhờ tiếng kêu của hai con quạ đã theo dõi họ từ hiện trường. Ngôn sứ Elijah (Ê-li-a) thường được trình bày với các con quạ đã vâng lời Chúa mang thức ăn cho ông.

R.D.

R.D., viết tắt của chữ Rural Dean, linh mục quản hạt miền quê

Reader

Thừa tác viên/Thừa tác vụ Đọc Sách Thánh. Thừa tác vụ được trao cho một người đặc biệt được Giáo Hội bổ nhiệm để đọc Lời Chúa trong các buổi cử hành phụng vụ. Người này có nhiệm vụ đọc các trích đoạn trong Sách Thánh, ngoại trừ Tin Mừng, trong thánh lễ và các buổi phụng tự thánh khác. Người này có nhiệm vụ đọc lời đáp ca Thánh Vịnh giữa các bài đọc khi không có hát thánh vịnh. Người này có nhiệm vụ đọc các ý chỉ của Lời Nguyện Giáo Dân, khi vị phó tế hoặc người xướng ca không có mặt. Người này có nhiệm vụ hướng dẫn việc xướng ca và tham dự của tín hữu. Người này có nhiệm vụ chỉ bảo các tín hữu cách rước lễ cho xứng đáng. Người này cũng có nhiệm vụ, khi cần thiết, chăm lo cho những người tạm thời được bổ nhiệm đọc Sách Thánh trong các buổi cử hành phụng vụ. Theo giáo luật, tác vụ này dành riêng cho người nam. Người nữ có thể tham gia vào chức năng đọc sách tùy theo mức độ được giao phó.

Real Doubt

Hồ nghi thật sự. Đình hoãn việc ưng thuận hoặc xét đoán của lý trí, bởi vì thiếu bằng chứng hiển nhiên về ý kiến của một bên hoặc của bên kia.

Realism

Duy thực tính, chủ nghĩa hiện thực. Là bất cứ hình thức triết học nào thừa nhận: 1. sự hiện hữu khách quan của Chúa và thế giới cũng như các mối tương quan giữa Chúa và thế giới, hoạt động độc lập với tri thức và ước vọng của nhân loại; 2. các hữu thể này có thể được biết như chúng là chính chúng; 3. sự cần thiết phải đặt lý trí, ý chí và hành động quy theo thực tại khách quan này, để được hạnh phúc và đạt đến vận mệnh cuối cùng của đời người.

Reality

Thực tại. Đó là cái hiện hữu cách khách quan và độc lập của trí tuệ, đối nghịch với cái không có thật, vốn là sản phẩm óc tưởng tượng hoặc chủ quan. Thực tại là điều mà trí tuệ đi theo khi nó sở hữu được chân lý. (Từ nguyên Latinh realis, nghĩa là cái thuộc về chính nó; ngoại trí tuệ)

Real Presence

Sự Hiện Diện Thật của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Là cách thức Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể. Trong định nghĩa về điều này, Công đồng Trent năm 1551 đã minh định rằng “trong bí tích Thánh Thể cực thánh có chứa đựng Mình và Máu đích thực, thật sự và cả bản thể cùng với linh hồn và thần tính của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Denzinger 1636, 1640). Vì vậy Chúa Kitô hiện diện đích thực hoặc trong thực tế chứ không phải chỉ là tượng trưng. “Hiện diện thực sự” có nghĩa là, Chúa hiện diện cách khách quan trong Thánh Thể, chứ không chỉ trong tâm trí chủ quan của các tín hữu. Và Chúa hiện diện với cả bản thể, có nghĩa là hiện diện với trọn con người của Chúa là tất cả những gì làm nên Chúa Kitô, chứ không chỉ là hiện diện trong tinh thần để ban ơn cho những ai lãnh nhận bí tích này. Đấng hiện diện trong Thánh Thể là một Đức Kitô trọn vẹn (totus Christus), với tất cả những tính cách thuộc về thiên tính Ngài và tất cả thể xác và tính chất của nhân tính Ngài. (Từ nguyên Latinh realis, nghĩa là cái thuộc về chính nó; prae-esse, nghĩa là ở ngay đây, có tác dụng kịp thời.)

Real Vow

Lời tuyên hứa thực tế. Lời khấn hứa với Chúa là sẽ làm những việc cụ thể (không phải là việc phục vụ với tính cách cá nhân). Sự ràng buộc của một lời tuyên hứa thực tế truyền đến người thừa kế. Như vậy nếu một ngươi đã khấn hứa đóng góp cho một cuộc lạc quyên qua đời trước khi hoàn thành việc ấy, thì người thừa kế phải thi hành lời hứa.

Reason

Lý trí. Thông thường, lý trí là công năng của tinh thần để đạt đến chân lý. Cũng là bằng chứng căn bản được tinh thần dùng để truy tầm sự thật. Cần phân biệt lý trí với trí tuệ; trí tuệ có vai trò chuyên biệt để tiếp nhận chân lý, cho dù đạt được từ một tiến trình lý luận hay cảm nghiệm lập tức qua trực giác. Như vậy, lý trí là một tiến trình đạt đến chân lý, còn trí tuệ là sở hữu chân lý.

Rebaptism

Tái Thanh Tẩy, Làm phép Rửa lại. Nếu hiểu theo nghĩa đen, cụm từ này có thể là không chính xác vì Phép Rửa hoặc Thanh Tẩy đóng một dấu ấn trên tâm hồn không thể tẩy xoá được, có nghĩa là, bí tích này không thể, bởi vì không cần, được lặp lại. Trong những thế kỷ đầu, Thánh Giáo Hoàng Stêphanô nói quả quyết với thánh Xyprianô thành Carthage (Bắc Phi) rằng ngay cả việc bội giáo cũng không thể xoá bỏ tính chất bí tích nhận được từ Phép Rửa.

Rebekah

Bà Rebekah, bà Rê-bê-ca. Là con gái ông Bethuel (Bê-thu-en) và em ông Laban (La-Ban.) Ông Abraham (Áp-ra-ham) không muốn con trai mình là Isaac (I-xa-ác) lấy vợ người Canaan (Ca-na-an), nên ông đã phái một người nô bộc thân tín về miền đất của bà con thân thuộc để kiếm một người vợ xứng hợp. Người nô bộc cầu nguyện với Đức Chúa để được soi sáng, và Rebekah chứng tỏ là thiếu nữ đạt được những quy định của Đức Chúa. Gia đình Rebekah vui mừng vì sự chọn lựa này, và cô sẵn sàng đi về với người nô bộc để kết hôn với Isaac (St 25, 24-28). Bà sinh được hai con trai. Jacob (Gia-cóp) là con cưng của bà. Khi ông Isaac đã già và mù loà muốn chúc lành (và ban quyền thừa kế) cho Esau (Ê-sau), bà Rebekah và Jacob lập mưu lừa Isaac để ông chúc phúc cho đứa con bà ưa chuộng (St 27). Biết rằng Esau sẽ tìm cách giết Jacob, bà năn nỉ ông Isaac gửi Jacob sang xứ sở của anh mình (St 28, 1-5). Điều này mở đường cho việc sau này Jacob cưới hai con gái ông Laban là Leah (Lê-a) và Rachel (Ra-khen) làm vợ (St 29). Rebekah và Isaac qua đời và được chôn trên cùng thửa đất với Abraham và Sara (Sa-ra) (St 49, 29-31).

Recessional

Ca kết lễ. Bài thánh ca hát bởi ca đoàn hoặc cộng đoàn, khi các vị chủ tế và đồng tế rời bàn thờ hoặc thánh đường sau khi kết thúc nghi lễ tôn giáo hoặc phụng vụ.

Recidivism

Thói tái phạm. Trong thần học mục vụ, thói tái phạm là việc lặp lại có thể tiên đoán được về hành vi xấu của một người. Cụm từ này áp dụng cho những ai đã có một số nết xấu, và dường như không có khả năng hoặc không muốn dùng những biện pháp cần thiết để khắc phục thói hư nết xấu của họ (Từ nguyên Latinh recidivus, nghĩa là tái sa ngã, tái phạm)

Recollection

Hồi tâm. Tập trung tâm hồn vào sự hiện diện của Chúa. Điều này đòi có một kỷ luật tinh thần đáng kể để tránh phân tâm chia trí; điều này cần thiết cho tất cả mọi người đang theo đuổi sự toàn thiện Kitô giáo

Reconciliation

Hoà giải, Giao hoà. Hành động hoặc tình trạng nối kết lại tình bằng hữu giữa Thiên Chúa và con người, hoặc giữa hai người với nhau. Hoà giải với Thiên Chúa là điều cần thiết sau khi một người đã đánh mất tình bạn với Thiên Chúa, vì tội lỗi nặng nề. Điều này đòi hỏi sự sám hối nơi tội nhân và sự tha thứ nơi Thiên Chúa. Lòng ước muốn được giao hoà với người khác cũng là điều kiện cần thiết để lãnh nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.

Reconciliationem

Sắc lệnh về Bí tích Hoà giải Reconciliationem. Sắc lệnh Reconciliationem do Thánh Bộ Phượng Tự ban hành năm 1973, cho phép sử dụng nghi thức duyệt lại của việc ban bí tích giải tội. Không như các sắc lệnh về bí tích Thêm Sức, Thánh Thể, Truyền Chức, hoặc Xức dầu, sắc lệnh này không có kèm theo tông thư hoặc tự sắc của Đức Giáo Hoàng. (ngày 2-12-1973)

Rector

The head of a religious community of men, or of an educational institution. Popularly applied to designate a pastor, and hence the term rectory. But in canonical language a rector is the priest in charge of a church that is neither parochial nor capitular nor annexed to the house of a religious community for its religious functions. (Etym. Latin rector, ruler, leader, director.)

Tu Viện Trưởng, Quản Đốc Thánh Đường, Giám Đốc Học Viện (hoặc Chủng Viện). Người đứng đầu của một dòng tu nam hoặc một học viện (hoặc chủng viện). Danh từ này thường được dùng để gọi linh mục quản xứ, do đó nhà ở của ngài gọi là “nhà xứ” (rectory.) Nhưng trong ngôn ngữ giáo luật, linh muc Quản Đốc là một linh mục coi sóc một nhà thờ không thuộc về giáo xứ, cũng không phải là nhà thờ của cộng đoàn kinh sĩ, cũng không phải là nhà thờ gắn liền với một dòng tu. (Từ nguyên Latinh rector, giám đốc, người chỉ huy.)

Rectory

Nhà ở của linh mục quản đốc, giám đốc; Nhà xứ. Nguyên thuỷ danh từ này có nghĩa là nơi cư ngụ của vị giám đốc một học viện hoặc một cơ sở thuộc về giáo hội. Ngày nay thường được dùng để chỉ nhà ở của vị linh mục quản xứ hoặc quản thủ đền thánh và các linh mục phụ tá của ngài.

Recto Tono

Recto Tono, Giai điệu Recto. Dạng đơn giản nhất của thánh nhạc, giai điệu lập lại. Dùng một nốt nhạc cho cả câu hát

Recusants

Những người chống luật phụng vụ Anh Giáo. Những người vi phạm luật bắt buộc mọi công dân Anh tham dự vào phụng vụ của Anh Giáo. Phần lớn người Công giáo ở Anh quốc thời trước bị phạt vạ vì vi phạm luật này. Nếu bị kết án, thì phải nộp phạt, mất chức, mất quyền có vũ khí, mất quyền thưa kiện, bị cấm làm người đại diện quản lý, luật sư hoặc sĩ quan quân đội. Sau khi bị kết án trong vòng ba tháng, người thụ án phải chối bỏ quyền tài phán của Đức Gíao hoàng trên Giáo Hội Anh Quốc hoặc thề từ bỏ vương quốc Anh. Những đạo luật này được thi hành trong nhiều mức độ nghiêm nhặt khác nhau dưới các triều đại từ nữ hoàng Elizabeth It cho đến đời vua George III, và Giáo Hội Công Giáo đã có nhiều vị tử đạo trong thời kỳ này.

Red

Màu Đỏ. Màu biểu tượng cho sự sốt mến và máu. Áo lễ màu đỏ được dùng trong các thánh lễ về Chúa Thánh Thần, nhắc lại các lưỡi lửa trong Lễ Hiện Xuống, trong các lễ trọng về Cuộc Thương Khó của Chúa; và trong lễ kính các thánh tử vì đạo (cũng như các thánh tông đồ.)

Redaction

Phương Pháp Hiệu Đính. Danh từ rút gọn của phương pháp hiệu đính và phê bình lịch sử của khoa diễn dịch Kinh Thánh. Phương pháp này đi xa hơn phương pháp phê bình văn thể, trong việc phân tích cách thức các bản văn kinh thánh được phát triển và thay đổi, khi chúng được dùng trong các ngữ cảnh Tin mừng khác nhau. Thí dụ những câu nói giống nhau của Chúa Kitô có thể tìm thấy ở trong các ngữ cảnh khác nhau của tin mừng Mátthêu và Luca, được diễn tả khác nhau tùy theo cách trình bày của các Tin mừng.

Redemptorists

Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Tu sĩ thuộc hội dòng Chúa Cứu Thế, một dòng do thánh Anphong Maria Liguori thành lập tại Scala, nước Ý, năm 1732. Là dòng giáo sĩ, sứ vụ tông đồ của các tu sĩ linh mục dòng này là thuyết giảng, viết lách, giảng tuần đại phúc, tĩnh tâm cho tín hữu và truyền giáo cho người ngoài Kitô giáo.

Red Hat

Mũ Đỏ, Mũ Hồng Y. Mũ dẹp hình tròn và rộng vành với hai chum tua 15 cái mỗi bên. Chiếc mũ biểu tượng cho tước hồng y được trao cho vị tân chức trong buổi tiếp kiến chung sau khi danh tính của vị hồng y được công bố. Mũ này chi đội một lần duy nhất đó mà thôi. Sau khi vị hồng y qua đời, mũ được treo trên lăng mộ hoặc trong nhà thờ chính toà của ngài. Danh từ “mũ đỏ” là chữ phổ thông dùng để chỉ tước hồng y.

Red Mass

Thánh lễ với lễ phục đỏ. Là thánh lễ mà vị chủ tế mặc lễ phục đỏ. Nói đúng hơn, là thánh lễ kính Chúa Thánh Thần nhân dịp khai mạc long trọng một Công đồng của Giáo Hội, thượng hội đồng giám mục, khánh thành trường học, toà án dân sự, hoặc phiên họp khoáng đại.

Reduction

Giảm thiểu số thánh lễ. Theo giáo luật, đây là việc giảm thiểu con số các thánh lễ buộc phải dâng cho một quỹ từ thiện, khi tiền tài trợ cho quỹ này không còn đủ để chi trả cho bổng lễ. Thường được xem là quỹ từ thiện này đã mất giá không do lỗi của những người quản trị quỹ này. Chỉ có toà Thánh mới có thẩm quyền quyết định việc giảm thánh lễ.

Reductions, Paraguay

Giáo điểm tập trung ở Paraguay. Các làng truyền giáo tập trung ở vùng Paraguay, Nam Mỹ, được các thừa sai Dòng Tên thiết lập từ năm 1609 cho đến khi Dòng bị trục xuất khỏi các thuộc địa của Tây Ban Nha vào năm 1767. Các thổ dân Da đỏ tập trung sống khá đông trong các làng ở nhũng khu vực có khí hậu trong lành và thuận tiện giao thông đường thuỷ. Mô hình của một làng theo hình vuông, với những con đường ngang dọc. Ở giữa làng là nhà thờ. Các thừa sai dạy dỗ thổ dân, quản trị cộng đồng, và thúc đẩy việc thủ công, trồng trọt và chăn nuôi. Sau khi các giáo điểm tập trung bị triệt hạ và giải tán, đã có nhiều tin đồn về kho tàng của các giáo điểm này, vốn được cho là do các thừa sai chôn dấu. Các giáo điểm này chưa từng được tái lập.

Refectory

Nhà ăn, Phòng ăn. Phòng ăn trong đan viện hoặc tu viện (Từ nguyên Latinh refectorius, nghĩa là giải khát)

Reflection

Suy tư, Suy nghĩ, Trầm tư, Phản tỉnh. Sự chú ý của tâm trí về chính nó, hoặc về sự hiểu biết hoặc ý hướng hành động của người đang suy tư. Có thể nói, đó là hành vi hoặc thực hành của tâm trí quy về chính nó hoặc các hoạt động của nó.