Ngày 17-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Có chủ - Chủ nào?
Lm. Vũ Xuân Hạnh
08:17 17/09/2013
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN NĂM C

CÓ CHỦ, CHỦ NÀO?


Mấy năm nay, ruộng vườn thua lỗ, đất đai lên giá. Như nhiều nơi trên đất Việt này, những người ở quê tôi đua nhau bán đất. Có tiền rồi, người ta cũng “lên hương”: nào nhà cửa mới, các vật dụng trong nhà mới, xe mới…

Tuần vừa qua, tôi dâng thánh lễ an táng cho một thiếu niên mười bảy tuổi. Thiếu niên này chết do… có tiền bán đất. Cách đây chưa lâu, bà nội của em bán một mảnh vườn cho một nhà kinh doanh gì gì đó tận Đà Nẵng. Em là đứa cháu nội duy nhất của bà. “Bà cưng thằng cháu nội của bà nhất nhà”, bà nội em đã từng tuyên bố như thế.

Bán đất xong, việc đầu tiên, bà nội mua ngay cho thằng cháu cưng một chiếc xe phân khối lớn, dù em chưa đến tuổi được phép lái xe loại cao. Có xe, “thằng cháu cưng của nội” đi học bằng xe, đi chơi bằng xe, đi… trêu ghẹo bạn gái bằng xe cho… “oách” (điều này khỏi nói ai cũng biết) và đi… nhậu cũng bằng xe…

Vào một đêm mưa lất phất bay, cháu đi đến khuya chưa về. Bà nội chờ cháu. Cả nhà chờ cháu. Mãi đến 2 giờ sáng, người ta đưa cháu về gởi lại gia đình… bằng một xác chết không còn đỉnh đầu, bởi đỉnh đầu nát bấy. Chiếc xe của bà nội tặng đứa cháu cưng, để đánh dấu ngày bà nội giàu có nhờ bán đất, ngày nào đẹp là thế, bây giờ cong lại như muốn gảy đôi. Những người hữu trách cho biết trong bao tử “cháu cưng của bà nội” toàn rượu đế. Cháu phóng xe nhanh trên đường vế nhà sau chầu nhậu.

Nhưng cháu không phóng về đến nhà, lại lao thẳng vào phía trước của xe tải chạy ngược chiều với cháu. Nhìn thấy xác cháu, bà nội xỉu vì ép tim, làm mệt và cao máu, phải đi bệnh viện. Cả nhà rối tung lên vì cháu chết bất ngờ quá. Có ai ngờ, món quà quý bà nội tặng cháu vì thương cháu, lại trở thành phương tiện chở cháu đi… gặp “Ông Trời”. Đau đớn quá. Đau hơn cắt ruột, cắt gan.

Biết trách ai bây giờ? Trách cháu nông nổi cạn nghĩ? Trách bà nội cưng cháu? Trách gia đình bỗng dưng giàu có? Hay trách đồng tiền, trách chiếc xe, trách của cải bội bạc?

Bài Tin Mừng Chúa nhận 25 thường niên hôm nay cho thấy, Chúa không trách tiền, không trách của cải. Chúa dạy người ta phải biết cách sử dụng đồng tiền, sử dụng của cải. Vì nếu có tiền, có của mà không biếc cách sử dụng, người ta không chỉ giết chết một hay nhiều mạng sống, mà nguy hiểm hơn, đau đớn hơn, đáng trách hơn: Người ta sẽ giết chết sự sống vĩnh cửu của mình, thậm chí của người khác nữa (xem Lc 16, 1-13).

I. Ý NGHĨA DỤ NGÔN NGƯỜI QUẢN LÝ BẤT TRUNG, GIAN LẬN.

Đã gọi là bất trung, gian lận, lẽ ra, Chúa phải kết án người quản lý như thế, đàng này Chúa lại khen anh là người quản lý khôn khéo. Thật ra, Chúa không khen ngợi hành động gian trá của anh. Chúa không bao giờ đồng tình với sự xấu: “Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại” (Lc 16, 8).

Khi gọi người quản lý là “con cái đời này”, Chúa Giêsu đã không để anh đứng chung hàng ngũ “con cái sự sáng”. Anh chỉ thuộc về đời này, thuộc về thế gian mà thôi. Nếu hiểu khôn ngoan là thái độ tốt lành của người tìm kiếm Nước Thiên Chúa, thì người quản lý trong dụ ngôn không phải là người khôn ngoan, chỉ là người khéo léo. Anh chỉ được khen là “khôn khéo” vì “biết dùng tiền của bất chính mà mua lấy bạn bè” cho cuộc sống trần gian, chứ không hề được khen là khôn ngoan vì đã tìm kiếm Nước Thiên Chúa.

Dụ ngôn của Chúa được dựa trên quan niệm về quản lý của thời đó. Thường những gia đình giàu hay mướn một quản lý. Một khi người quản lý đã được tin tưởng, anh ta kể như người có toàn quyền hành động, miễn làm sao cho cho tài sản của chủ không chỉ được bảo đảm mà còn gia tăng. Và khi làm lợi cho chủ, người quản lý có quyền hưởng một tỷ lệ hoa hồng tương xứng.

Người quản lý trong dụ ngôn Chúa Giêsu kể, vì lý do nào đó, chủ không còn tin tưởng anh, không muốn sử dụng anh tiếp tục công việc quản lý cho ông. Vì sắp bị chủ sa thải, người quản lý cảm thấy nguy hiểm cho tương lai đời mình.

Anh không thể ăn mày, cũng không thể cuốc đất. Anh nghĩ ra một cách khả dĩ cứu vãn tình thế sau khi mất việc: Anh gọi những người thiếu nợ chủ đến, lấy biên lai nợ của họ trừ đi phần hoa hồng mà họ phải trả cho anh, chỉ còn lại nguyên phần nợ của chủ. Như thế, anh không ăn gian của chủ. Còn những người mắc nợ, chỉ trả nợ ít hơn, nên họ sẽ mang ơn anh. Nếu anh thất nghiệp có thể họ sẽ giúp đỡ anh. Cách làm này được Chúa khen là biết dùng tiền của mà mua lấy tình người.

Qua câu chuyện, Chúa muốn dạy: Cũng như người quản lý trong dụ ngôn, ta hãy sử dụng tiền của sao cho tiền của đó mang lại lợi ích đời đời cho ta. Đúng hơn, sống trong cuộc đời này, ta phải thật sự tôn thờ Chúa trên hết mọi sự, đừng coi trọng tiền của, đến nỗi quên mất đức tin, quên mất mình là con của Chúa. Ta không được lao vào việc kiếm tiền mà quên tất cả cuộc đời mai sau, đừng chỉ vì tiền của mà trở thành bất lương, trở nên kẻ thù nghịch với đời sống làm con Chúa.

II. TỪ BỎ ĐỂ LÀM CON CHÚA.

Mang danh Kitô hữu, nghĩa là chúng ta được vinh dự nhận danh Chúa Kitô làm tên gọi của mình. Danh của Chúa trở thành tên chúng ta. Lẽ nào ta lại sống khác Chúa. Chúa đã sống cả một đời từ bỏ, ta cũng hãy bắt chước Chúa sống siêu thoát khỏi những ràng buộc của tiền của, của những tính toán phù hoa trần thế.

Giàu hay nghèo, không phải là tội. Tội nằm ở chỗ ta không giữ được mình, mà chỉ sống tham lam, sống chỉ lo cho đời này, không cần biết đến đời sau.

Giàu hay nghèo không phải là điều đáng trách móc. Điều đáng trách móc là thái độ nào của ta trước cái giàu, cái nghèo của mình, của cuộc sống xung quanh.

Giàu hay nghèo tự nó cũng không là phúc. Bởi giàu chưa chắc đã hạnh phúc. Bỗng dưng bán đất rồi trở nên giàu có, để rồi từ đó lãnh lấy nỗi đau mất cháu suốt đời, chắc chắn cái giàu ấy, sẽ không bao giờ có ai muốn.

Nghèo chưa chắc đã bất hạnh. Nếu trở lại nghèo như ngày xưa, mà giữ được mạng sống của cháu, mà trong gia đình có bà, có cháu chia sẽ vui buồn cùng nhau, chắc đánh đổi tất cả của cải, bà nội sẽ không chỉ không phiền hà gì, nhưng còn vui lòng đón nhận.

Câu chuyện bà nội mua cho cháu chiếc xe đẹp, xe mới để cháu lao thân vào chỗ chết mà người viết ghi lại ở đầu bài viết này, không thể đổ cho bà nội giàu có, không thể đổ cho tiền của bạc nghĩa.

Nhưng chắc chắn phải quy trách nhiệm cho thái độ sống thiếu tinh thần trách nhiệm của những người trong cuộc: Gia đình đã cưng chiều cháu, khiến cháu hư hỏng. Thậm chí mua xe phân khối lớn cho cháu khi cháu chưa đến tuổi được phép lái xe như vậy. Gia đình cũng không kiểm soát việc cháu sử dụng của cải như thế nào.

Bản thân cháu là đứa trẻ tệ bạc đối với tình thương yêu của những người thân của mình. Không biết trước khi có tiền và sau khi có tiền, tất cả những người trong gia đình này có bao giờ nghĩ đến việc phải sống siêu thoát, sống từ bỏ, phải vượt lên trên của cải để chỉ giữ lấy cho mình đời sống đức tin, để mỗi ngày sống là thêm một ngày giống mẫu gương của Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người từ bỏ tất cả để trở nên một con người hèn hạ giữa trần gian?

Nếu đã từng ý thức danh hiệu Kitô hữu của mình để nên giống Chúa Kitô, và chuyên lo giáo dục con cháu sống đức tin, chắc có lẽ gia đình này đã không xảy ra đau thương và ân hận như đã nói? Cái chết đớn đau ấy là cái giá phải trả cho việc biến mình thành kẻ làm tôi tiền của.

Bởi nếu đã ra sức làm tôi Chúa, chứ không làm tôi tiền của, chắc đã không bị tiền của cướp mất mạng sống oan uổng như thế. Bởi khi làm tôi Chúa, người ta sẽ sống có tư cách, sống đàng hoàng, sống biết yêu mình và yêu mọi giá trị tốt lành trong cuộc đời. Sống “yêu” như thế làm sao có thể gây ra tang vỡ và tai hại đến thế.

Lời Chúa mãi mãi vẫn là lời đanh thép đánh vào tất cả những ai tự biến mình thành kẻ nô lệ tiền của: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16, 13).

Giàu có thể phạm tội theo cách của người giàu. Họ sống ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân, sống trong thụ hưởng mà quên đồng loại của mình. Giàu dễ làm cho người ta sống xa hoa, sống thiếu tình người, sống hời hợt. Sống sang giàu có thể dẫn người ta lao vào trụy lạc, sa đọa, khoe khoang, thậm chí mất đức tin…

Ngèo có thể phạm tội theo cách của người nghèo. Họ dễ bị cuốn hút vào việc kiếm tiền. Đồng tiền trở thành nhu cầu số một chứ không phải đời sống tinh thần, không phải đức tin vào Chúa. Có thể cái nghèo đưa họ tới việc nghi ngờ Thiên Chúa, nghi ngờ lòng thương yêu, nghi ngờ cả sự hiện hữu của Chúa…

Con đường theo Chúa phải là con đường của sự từ bỏ. Từ bỏ là con đường ngắn để đến gần Chúa. Cái hay của người Kitô hữu chân chính biết sống từ bỏ đó là, họ say mê cả cuộc đời như bất kỳ ai, nhưng họ vẫn say mê Thiên Chúa trên hết mọi sự.

Giữa những cái mau qua trong cuộc đời mà họ say mê, họ bắt gặp vĩnh cửu, bắt gặp Thiên Chúa, Đấng họ tôn thờ trên tất cả mọi lợi lộc trần thế. Họ cũng làm việc, cũng vui chơi, nghỉ ngơi. Nhưng họ cũng không quên cầu nguyện, tham dự thánh lễ, bác ái, thực thi mọi nghĩa vụ của một Kitô hữu giữa đời.

Họ sống như mọi người, nhưng họ khác mọi người, vì họ nhìn thấy Thiên Chúa và để Chúa của họ đi vào chiếm ngự toàn bộ việc làm, toàn bộ suy nghĩ, toàn bộ hành vi, toàn bộ đời sống, cả tâm hồn, cả thân xác của họ.

Họ yêu đời và họ yêu Chúa. Họ sống có lý tưởng. Chính Chúa là lý tưởng duy nhất của đời họ. Người Kitô hữu làm việc và hiến dâng lên Chúa tất cả để thánh hóa tất cả những gì thuộc về họ. Họ biết làm việc, làm hết sức lực, nhưng họ cũng biết từ bỏ mọi sự để mãi mãi họ thuộc về Chúa, và chỉ thuộc về Chúa mà thôi.

Vậy với những gì Lời Chúa dạy hôm nay, và với những gì vừa suy nghĩ, chúng ta hãy tự tra vấn lương tâm mình: Cái gì là điểm tựa của đời tôi, tiền của hay Thiên Chúa? Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của. Vậy chủ nào đang ngự trị trong tôi?

Điều cần phải tâm niệm và tâm niệm luôn luôn rằng: Chỉ có Chúa là hạnh phúc thật của đời tôi!

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Khôn ngoan chuẩn bị cho tương lai
Lm. Đan Vinh
11:27 17/09/2013
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN C

Am 8,4-7 ; 1 Tm 2,1-8 ; Lc 16,1-13

KHÔN NGOAN CHUẨN BỊ CHO TƯƠNG LAI

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 16,1-13

(1) Đức Giê-su còn nói với các môn đệ rằng: “Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông anh này đã phung phí của cải nhà ông. (2) Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh. Vì từ nay anh không được làm quản gia nữa”. (3) Người quản gia liền nghĩ bụng: Mình sẽ làm gì đây ? Vì ông chủ đã cắt chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. (4) Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ !”. (5) Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất : “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy ?”(6) Người ấy đáp : “Một trăm thùng dầu ô-liu”. Anh ta bảo : “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi”. (7) Rồi anh ta hỏi người khác : “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy ?” Người ấy đáp: “Một ngàn thùng lúa” Anh ta bảo : “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi”. (8) Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. (9) Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. (10) Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tin trong việc lớn. Ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. (11) Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em ? (12) Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em ? (13) Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ. Vì hoặc ghét chủ này mà yêu chủ kia. Hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”.

2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay dạy các môn đệ phải khôn ngoan, biết nhìn xa để chuẩn bị cho tương lai sau này. Đức Giê-su kể câu chuyện về một quản gia bất lương, đã lợi dụng những giờ phút cuối khi đang còn giữ chức quản lý, để làm ơn cho các con nợ của chủ bằng cách hạ thấp số nợ của họ xuống, với hy vọng sau này sau khi anh bị mất việc thì họ sẽ đền ơn đón anh về nhà họ. Cuối cùng Chúa dạy phải dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi giờ chết đến bị mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp vào chốn an nghỉ đời đời.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-4: + Một nhà phú hộ kia có một người quản gia : Theo luật Do thái thì người quản gia không phải thuộc hạng tôi tớ được trả lương. Anh ta có quyền thay mặt chủ lo liệu mọi sự. Trường hợp viên quản gia làm thất thoát tiền bạc của chủ, luật pháp cũng không có biện pháp nào bắt anh ta phải hoàn lại của cải đã bị thất thoát. Hình phạt cùng lắm chỉ là sa thải, kèm theo bị mất uy tín mà thôi. Sau khi nhận được giấy sa thải, người quản gia sẽ phải tính sổ sách, liệt kê tài sản. Trong thời gian này, người quản gia vẫn là đại diện cho chủ, và được hành động nhân danh chủ. Trong bài dụ ngôn, việc người quản gia đã phung phí tài sản của chủ cho thấy anh ta là kẻ bất lương. Nhưng anh cũng là người khôn khéo biết lợi dụng thời gian còn lại để làm ơn cho con nợ của chủ, hầu đến khi anh bị chủ cách chức thì hy vọng họ sẽ đền ơn và giúp đỡ lại anh.

- C 5-7: + Một trăm thùng dầu : Thùng dầu là đơn vị chứa khoảng từ 21 đến 45 lít. + Một ngàn thùng lúa : Thùng lúa hay giạ lúa, một đơn vị có số lượng lớn gấp 10 lần thùng dầu nói trên.

- C 8-10: + Ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo : Đức Giê-su khen việc biết chuẩn bị cho tương lai của anh quản gia là hành động khôn khéo. + Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại : Con cái đời này ám chỉ những kẻ thuộc về thế gian. Con cái ánh sáng là những người thuộc về Nước Trời. Con cái thế gian thường bén nhậy trong việc tìm kiếm tiền bạc vật chất, đang khi con cái Nước Trời lại thường khờ dại, không biết xử dụng ơn Chúa để lo cho mình được hưởng ơn cứu độ. + Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè : Người quản gia đã hành động khôn khéo. Còn các môn đệ là con cái sự sáng, cũng phải dùng tiền bạc mà mua lấy bạn hữu. Tiền của bất chính trong câu này không có nghĩa là có nguồn gốc bất chính như trộm cắp gian tham, nhưng bất chính vì tiền bạc thường làm cho người ta ra hư hỏng. Hãy sử dụng nó để giúp đỡ người nghèo, tức là biến nó trở thành đồng tiền có giá trị ở đời sau. + Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn: Tiền của là một vật để trắc nghiệm lòng trung tín. Ở đây Đức Giê-su dạy môn đệ phải trung thành trong việc nhỏ là sử dụng tiền bạc, để biến đồng tiền ấy trở thành của cải chân thật có giá trị lớn lao ở đời sau (x. Mt 25,21; Lc 19,17).

- C 11-13: + Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ : Đức Giê-su nhân cách hóa tiền bạc vật chất vì nó có thể sai khiến người ta như một tà thần. Kiểu nói “làm tôi” ở đây mang ý nghĩa “lụy phục”, “phượng thờ”, làm cho tiền của trở thành tà thần đối nghịch với Thiên Chúa. Vì thế Đức Giê-su đòi các môn đệ phải dứt khoát chọn tôn thờ một mình Thiên Chúa thay vì vừa tôn thờ Thiên Chúa lại vừa tôn thờ tiền của.

4. CÂU HỎI: 1) Tại sao người quản gia bị đánh giá là bất lương ? 2) Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người noi gương khôn khéo của người quản gia kia thế nào ? 3) Khi nói: “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè”, phải chăng Đức Giê-su dạy các tín hữu dùng tiền lừa đảo trộm cắp hay tham nhũng để giúp đỡ kẻ nghèo ? 4) Khi nào tiên bạc trở thành ông chủ ? Ta phải làm gì để biến nó nên đầy tớ của ta ? 5) Tiền bạc sẽ đem lại hậu quả thế nào một khi trở thành ông chủ ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13b).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHỈ MUA ĐƯỢC BẰNG LOẠI “TIỀN CHO ĐI” MÀ THÔI:

Một người kia suốt đời chỉ biết thu gom tiền bạc chứ không chịu chi ra, nên ông ta ngày một giàu thêm. Rồi một hôm ông ta bị đau nặng sắp chết. Trước khi nhắm mắt, ông cho gọi vợ con lại bên giường và trăn trối như sau : “Khi tôi chết, bà nó hãy đem tất cả số vàng tôi đã dành dụm bấy lâu bỏ vào trong quan tài cho tôi, vì tôi sẽ cần dùng tới nó trong thế giới bên kia”. Sau khi ông ta chết, vợ ông đã làm y như lời trăn trối của ông. Trên đường về thế giới bên kia phải đi ngang qua một cái chợ, ông nhà giàu ghé vào xem và thấy người ta mua bán nhiều thứ rất ngon, giống như các chợ dưới trần gian. Ông ta chỉ vào một ký thịt bò tươi và hỏi cô bán hàng giá bao nhiêu. Cô ta trả lời: “Giá một đồng”. Ông nghĩ bụng : “Rẻ thật !”. Ông lại quay sang hỏi nhiều món hàng khác đang bày bán chung quanh, và vật gì giá cũng chỉ một đồng. Ông nhẩm tính với số tiền mang theo khi chết ông sẽ có thể sống sung sướng trong cả ngàn năm nữa. Nhưng đến khi trả tiền để lấy hàng, ông nhà giàu bỡ ngỡ khi người bán không chịu nhận đồng tiền của ông. Cô ta nói với ông rằng : “Ở đây chỉ xài loại “tiền cho đi” mà thôi ! Còn tiền của ông là loại “tiền thu vào”, không có giá trị thanh toán !” Bấy giờ ông nhà giàu rất buồn rầu và thất vọng, vì tiền của bấy lâu nay ky cóp giờ chẳng còn chút giá trị nào cả ! Qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra bài học này : Chỉ những “đồng tiền cho đi” mới là “đồng tiền để dành” có giá trị thanh toán ở đời sau và mới thực sự đem lại hạnh phúc đời đời cho ta.

2) ÔNG ĐẠO SĨ THAM TIỀN:

Có một nhà giàu kia đã mời mấy vị đạo sĩ tới nhà lập đàn để giải trừ tai nạn. Trong số đó có một đạo sĩ tính tình tham lam, muốn một mình được hưởng trọn số tiền công của chủ nhà, nên đã nhận đứng ra bao thầu trọn gói việc lập đàn cúng bái. Sau đó ông ta một mình làm việc ngày đêm không hề ngơi nghỉ. Cứ như thế đến ngày thứ ba thì bị kiệt sức, ông ta tự nhiên bất tỉnh ngã vật ra đất. Chủ nhà sợ ông đạo sĩ chết ở nhà mình thì mang hoạ, liền thuê mấy người lao công đến khiêng ông về miếu. Đạo sĩ nghe chủ nhà trao đổi như vậy, dù đang kiệt sức nhưng ông ta vẫn cố ngước đầu lên thì thào như sau : “Ông chủ đừng mất công thuê người khiêng cáng cho tôi làm chi. Cứ đưa tiền thuê ấy cho tôi. Tôi sẽ tự bò về miếu cũng được mà !”

3. SUY NIỆM:

Nhìn vào thế giới ngày nay, chúng ta cũng thấy đầy dẫy những bất công. Có những người giầu có lối sống hưởng thụ hoang phí trong khi nhiều người nghèo ăn không đủ no, mặc không đủ ấm và thiếu các nhu cầu tối thiểu. Sở dĩ có sự giàu nghèo bất công như vậy một phần là do hoàn cảnh xã hội tạo ra, nhưng chủ yếu là do lòng tham của con người, khi người giàu chỉ biết ích kỷ lo cho bản thân mà không biết nghĩ đến những người nghèo đói bên cạnh. Qua dụ ngôn về người quản gia bất lương trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su muốn các môn đệ và các tín hữu chúng ta cũng phải có thái độ khôn ngoan biết nhìn xa và có những hành động phù hợp có lợi cho tương lai sau này của mình.

1)“Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? : Người quản gia trong dụ ngôn hôm nay có nhiệm vụ điều hành mọi việc nhà của chủ và cũng có quyền đại diện chủ trong các công việc giao dịch làm ăn buôn bán. Anh ta đã lợi dụng sự tìn nhiệm của chủ để thay vì làm lợi cho chủ lại cắt xén nhiều khoản tiền của chủ để làm của riêng cho mình. Cuối cùng việc làm bất chính của người quản gia đã bị chủ phát hiện và anh ta đã bị chủ sa thải. Chủ cho gọi anh ta đến mà bảo : “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh. Vì từ nay anh không được làm quản gia nữa” (Lc 16,2).

Hằng ngày qua các phương tiện truyền thông nghe nhìn, chúng ta thấy nhiều người đã phải vào tù vì tội tham lam ăn cắp tài sản của người khác hay thâm lạm của công. Những người này không phải là người đói nghèo, trái lại là những kẻ giàu có dư ăn dư mặc. Căn bệnh của họ là lòng tham lam tiền bạc của cải bất chính.

2) “Mình sẽ làm gì đây ?” : Trong hoàn cảnh sắp bị sa thải, anh quản gia đã suy tính: “Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ !” (Lc 16, 3-4). “Cái khó ló cái khôn”, cũng may trong thời gian tại chức vắn vỏi này, anh vẫn còn có tư cách đại diện cho ông chủ. Anh đã quyết định giảm nợ cho các con nợ của chủ : Từ Một trăm thùng dầu ô-liu, anh cho giảm nợ xuống còn năm chục; Từ một ngàn giạ lúa anh hạ xuống còn nợ tám trăm thôi (Lc 16, 5-7). Qua lối hành xử khôn khéo này, anh đã làm ơn cho các con nợ của chủ vời hy vọng họ sẽ đền ơn lại cho anh sau khi anh bị mất việc. Đức Giê-su đã khen anh ta hành động khôn khéo vì đã biết dùng tiền bạc của chủ để làm lợi cho tương lai của mình.

3) Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè : Đức Giê-su không khen hành động gian dối ích kỷ hại nhân của người quản gia bất lương, nhưng khen thái độ khôn ngoan tiên liệu của anh ta khi biết dùng tiền của bất chính để tạo thêm bạn hữu cho mình như lời Người kết luận : “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9); mặt khác, Ngài cũng dạy chúng ta phải biết khôn ngoan trong việc sử dụng tiền của ở đời này, hãy biến đồng tiền trở thành đày tớ, chứ đừng để nó trở thành ông chủ của chúng ta, vì : “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13). Đồng tiền sẽ là một đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu.

4) Học sống Lời Chúa hôm nay:

- Lửa thử vàng: Điều Đức Giê-su muốn dạy các tín hữu chúng ta hôm nay là phải có lối hành xử công chính về tiền bạc. Người ta thường nói: «Lấy lửa thử vàng; lấy vàng thử đàn bà; và lấy đàn bà thử đàn ông». Một người không trung thực về tiền bạc không thể là một người ngay thẳng và đáng tín nhiệm. Một người được người khác nhờ cậy đi giao tiền cho người thứ ba, lại giữ số tiền ấy lại làm của riêng mình, thì không thể là một người có lòng đạo đức thực sự. Hiện nay, có nhiều người giữ địa vị cao, nhưng lại không trung thực trong việc quản lý tiền bạc của tập thể. Đức Giêsu đã đưa ra tiêu chuẩn: “Nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em ?”. Qua đó, Chúa muốn dạy chúng ta rằng : Công bình là nền tảng của bác ái, và bác ái là nền tảng của một lòng đạo đức thực sự.

- Hành động khôn khéo : Nếu “con cái đời này” biết cách làm lợi cho tương lai, thì tại sao “con cái sự sáng” lại không biết sử dụng của cải Chúa ban trong hiện tại để lo cho phần rỗi đời đời của mình sau này ? Nếu người quản gia bất lương biết dùng tiền của bất chính để mua lấy bạn hữu cho mình, thì tại sao người tín hữu chúng ta lại không biết chia sẻ của cải chong qua đời này cho người nghèo khổ để mua lấy bạn hữu, để sau này chính họ sẽ đón rước chúng ta vào Nước Trời đời sau ?

- Đồng tiền cho đi : Nên nhớ rằng: Chúng ta sẽ không trở nên giàu có trước mặt Thiên Chúa với những đồng tiền nhận lãnh, nhưng là với những đồng tiền cho đi. Chỉ khi biết quảng đại ban phát của cải cho những kẻ thiếu thốn, chúng ta mới thực là những người quản gia trung tín và khôn ngoan biết làm theo ý chủ. Chỉ khi biết coi tiền của là phương tiện phục vụ tha nhân, chúng ta mới chứng tỏ mình chỉ làm tôi một mình Thiên Chúa.

- Làm chủ hay đầy tớ ? : Mỗi người chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi hiện làm chủ hay đang làm tôi cho đồng tiền ? Tôi làm chủ đồng tiền nếu tôi dám chia sẻ số tiền đang có cho người khác, dám cho vay mượn, dám trả lại ngay khi phát hiện ra đồng tiền không phải của mình. Nhất là khi bị mất cắp, tôi sẽ không quá đau khổ như một kẻ mất hồn, chẳng còn thiết tha làm bất cứ việc gì nữa ! Tôi đang làm đầy tớ cho đồng tiền nếu luôn nghĩ đến nó, thích mang ra nhìn ngắm và đếm đi đếm lại nhiều lần, năng đề cập đến nó trong câu chuyện và đề cao sức mạnh vạn năng của nó, tỏ ra tôn trọng nó hơn mọi điều khác, sẵn sàng làm bất cứ việc gì dù bất công miễn sao sở hữu được nó thật nhiều.

4. THẢO LUẬN: 1) Bạn có đồng ý với lời nhận định: “Đồng tiền là một người đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu” không ? 2) Hiện giờ bạn đang làm chủ hay đang làm tôi cho đồng tiền ? 3) Bạn cần làm gì để tiền bạc trở thành đầy tớ phục vụ cách đắc lực cho các nhu cầu chính đáng của bạn và của tha nhân ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay Chúa đã lưu ý chúng con về việc sử dụng tiền bạc của cải. Trước tiên Chúa dạy chúng con phải phụng thờ một mình Thiên Chúa. Chúa cấm chúng con gian lận, nhưng dạy chúng con phải khôn khéo xử dụng đồng tiền trần gian để biến thành của cải thiêng liêng có giá trị ở đời sau.

- LẠY CHÚA GIÊ-SU, từ nay chúng con sẽ qui hướng trọn cuộc sống về cho Thiên Chúa, từ việc nhỏ đến việc lớn. Xin Chúa giúp chúng con dứt khoát nói “không” với bất cứ cám dỗ nào xui giục chúng con tìm kiếm những đồng tiền bất chính, để chúng con xứng đáng trở thành những môn đệ thực sự của Chúa: luôn sống theo Lời Chúa dạy và mãi mãi thuộc trọn về Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH -
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô nói: ''Người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị''.
Tiền Hô
10:46 17/09/2013
Vatican, 16 Tháng Chín 2013 - "Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị", tham gia và đóng góp nhiều điều tốt nhất có thể như: "ý tưởng, kiến nghị, nhưng trên hết là lời cầu nguyện" cho những viên chức chính quyền, để họ biết yêu thương người dân, khiêm nhường, lắng nghe những ý kiến khác nhau của người dân để chọn ra phương cách tốt nhất.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã lấy cảm hứng từ thư của Thánh Phaolô gửi Timôthê để nói về trách nhiệm của nhà cầm quyền lãnh đạo và lời mời gọi tín hữu cầu nguyện cho họ.

Đài phát thanh Vatican dẫn lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: Những nhà cầm quyền "phải yêu thương người dân của họ" bởi vì "một lãnh đạo mà không yêu thương dân thì chẳng thể nào cầm quyền được. Họ có thể cầm trong tay kỷ luật, họ có thể chi phối an ninh trật tự, nhưng họ không thể quản trị."

Ví dụ như vua David, "ông rất yêu thương dân của mình", mặc dù ông lỗi phạm rất nhiều nhưng ông vẫn cầu xin Chúa đừng trừng phạt người dân mà hãy trừng phạt ông. Vì thế, hai nhân đức của một nhà lãnh đạo là biết yêu thương người dân và có sự khiêm nhường.

"Bạn không thể cầm quyền mà không yêu thương người dân và không có sự khiêm nhường. Mỗi người lãnh đạo phải tự hỏi chính mình hai câu hỏi: "Tôi có yêu thương người dân để tôi phục vụ họ tốt hơn không? Tôi có khiêm nhường và lắng nghe tất cả ý những kiến khác nhau của mọi người để chọn ra phương cách tốt nhất không? Nếu bạn không đặt ra được những câu hỏi như vậy, việc lãnh đạo của bạn sẽ không được tốt đẹp hơn là những ai biết yêu thương người dân của họ".

Từ một góc độ khác, Thánh Phaolô cũng khuyên người dân cần có những lời cầu nguyện dành cho nhà lãnh đạo, để họ có thể có một cuộc sống yên tĩnh và thanh bình. Người dân không thể không quan tâm đến chính trị. Không ai trong chúng ta có thể nói rằng "Tôi không có gì để làm trong lĩnh vực này, họ đã quản lý hết rồi..." Trái lại, "tôi phải có trách nhiệm trong việc quản trị của họ, và tôi phải làm những điều tốt nhất để họ quản trị cho thật tốt nhất. Tôi phải làm hết sức mình bằng cách tham gia vào chính trị bằng khả năng của tôi." Theo Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo thì chính trị là một trong những hình thức cao nhất của bác ái, vì nó phục vụ lợi ích chung. "Tôi làm sao có thể vô trách nhiệm phải không nào? Tất cả chúng ta phải chung tay đóng góp một cái gì đó!"

Thật sai lầm khi nghĩ rằng: "Người Công Giáo tốt là người không can thiệp vào chính trị". Đó không phải là một hướng đi tốt. Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị, đóng góp những điều tốt nhất của mình cho việc quản trị của nhà lãnh đạo. Nhưng chúng ta cần cầu nguyện thế nào cho nhà lãnh đạo? Hãy làm theo những gì Thánh Phaolô nói: "Hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người, và cho vương quyền và cho tất cả những ai cầm quyền".

"Nhưng thưa cha, những người đó là kẻ xấu xa, đáng phải xuống hỏa ngục..." - "Vậy hãy cầu nguyện cho họ để họ có thể cầm quyền tốt, họ có thể yêu thương người dân, họ có thể phục vụ người dân và họ có thể khiêm tốn hơn. Một Kitô hữu không cầu nguyện cho nhà lãnh đạo thì không phải là một Kitô hữu tốt!"

"Nhưng thưa cha, làm sao con cầu nguyện cho những người đó, những người không tốt được..." - "Hãy cầu nguyện để những người đó có thể hối cải!"

Đức Thánh Cha kết luận, "chúng ta đóng góp ý tưởng, kiến nghị là điều rất tốt, nhưng trên tất cả là lời cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của chúng ta để họ có thể quản trị tốt, để họ có thể dẫn đưa quê hương của chúng ta, đất nước của chúng ta và thậm chí là cả thế giới của chúng ta tiến về phía trước, vì lợi ích của hòa bình và công ích". (Theo AsiaNews)
 
Đức tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trả lời phỏng vấn về luật độc thân linh mục
Chỉnh Trần, S.J.
11:10 17/09/2013
Đức tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trả lời phỏng vấn về luật độc thân linh mục

Trả lời phỏng vấn của một tờ báo Venezuela về luật độc thân linh mục, Đức TGP Pietro Parolin, người sẽ trở thành cộng sự viên hàng đầu của ĐGH Phanxicô vào ngày 15.10.2013, cho biết “đó không phải là một tín điều của Giáo Hội” nhưng là “truyền thống của Giáo Hội.”

Đức TGM Parolin cụ thể đã nói gì?

Vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vừa được ĐGH Phanxicô bổ nhiệm hôm 31.08.2013, Đức TGM Pietro Parolin, hiện đang là sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela trước khi chính thức nhận nhiệm vụ tại Rôma ngày 15.10, đã có một cuộc phỏng vấn với nhật báo El Universal. Trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha đăng trên số báo Chúa Nhật ngày 08.09, ngài đã trả lời câu hỏi liệu luật độc thân linh mục có phải là một tín điều bất khả xâm phạm hay không.

“Không, đó không phải là một tín điều của Giáo Hội và điều này có thể được thảo luận vì đó là một truyền thống của Giáo Hội.”

“Nỗ lực mà Giáo Hội thực hiện để thiết lập sự độc thân giáo sĩ nên được xem xét. Ta có thể bàn luận, suy tư và đào sâu những chủ đề này vốn không được xác định trong lĩnh vực đức tin và có thể nghĩ đến một sự thay đổi nào đó, nhưng luôn phải hướng đến sự hiệp nhất và tất cả theo ý muốn của Thiên Chúa,” ngài nói thêm. Trưng dẫn ví dụ về tình trạng “thiếu linh mục”, Đức Cha Parolin liệt kê các tiêu chí cần quan tâm để đưa ra quyết định: “Ý muốn của Thiên Chúa, lịch sử Giáo Hội cũng như việc mở ra với những dấu chỉ thời đại.”

Các vị giáo hoàng tiền nhiệm đã nói gì?

Theo một truyền thống trong Giáo Hội Tây Phương có từ thế kỷ thứ IV, Công đồng Trentô (thế kỷ XVI) đã chính thức thiết lập luật bổn phận độc thân đối với giáo sĩ và đưa vào trong Giáo Luật. Quy luật này không áp dụng cho các Giáo Hội Đông Phương như đã được ĐGH Phaolô VI tái xác nhận trong thông điệp Độc thân linh mục năm 1967. Sau này, Giáo Hội tiếp tục khẳng định sự cần thiết của độc thân giáo sĩ và đưa ra những biện luận thần học đặc biệt là dưới triều đại của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua nhiều văn kiện khác nhau. Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng tái khẳng định về việc giữ độc thân giáo sĩ trong một lần nói chuyện với các Hồng Y năm 2006: “Niềm tin vào Thiên Chúa được cụ thể hóa trong lối sống này vốn có một ý nghĩa duy nhất đến từ Thiên Chúa.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nghĩ gì?

Kể từ khi được bầu làm đấng kế vị thánh Phêrô cách đây 6 tháng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chưa từng bình luận về vấn đề này. Trong một cuốn sách được xuất bản năm 2010 khi ngài còn làm Tổng Giám Mục Buenos Aires (cuốn Dưới đất cũng như trên trời), Đức Hồng Y Bergoglio lúc bấy giờ đã nói như sau: “Hiện nay, tôi vẫn ủng hộ việc duy trì luật độc thân, với đầy đủ các lý do thuận lợi và bất lợi của nó, vì chúng ta có tới 10 thế kỷ thành công tốt đẹp, chứ không phải thất bại. Đây là vấn đề kỷ luật chứ không phải vấn đề đức tin. Điều này có thể thay đổi.” Nhưng ngài lên án bất cứ “đời sống hai mặt” nào. Một số Hồng Y đôi khi được mời để nói thẳng về một sự phát triển của kỷ luật này.

Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ từ La Croix

 
Đức Phanxicô, vị Mục Tử như lòng Chúa mong ước
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:34 17/09/2013
Kế vị thánh Phêrô Tông Đồ, Đức Thánh Cha Phanxicô được Đức Giêsu trao phó nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Người bao gồm cả chiên con và chiên mẹ. Ngài đã thi hành với tất cả con người và sức lực của mình bằng cách theo gương Thầy Chí Thánh Giêsu. Về vai trò này, chính Đức Giêsu đã từng thổ lộ rằng : « Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta » (Ga 10, 27-28). Quả vậy, Đức Giêsu đã hy sinh tính mạng mình vì đàn chiên mà Chúa Cha đã trao phó. Ngài dẫn chúng đến đồng cỏ xanh tươi và suối mát và lặn lội đi tìm chiên lạc, đồng thời băng bó cho vết thương cho những chiên đau yếu. Ngài đến để kêu gọi những kẻ tội lỗi sám hối. Chính vì vậy, Đức Giêsu trở nên rất gần gũi với phường thu thuế, đĩ điếm và người tội lỗi. Về phần mình, Đức Thánh Cha Phanxicô mang trong mình trái tim mục tử của Đức Kitô.

Đến nay Đức Thánh Cha Phanxicô vừa tròn sáu tháng trong cương vị Chủ Chăn của Giáo Hội hoàn vũ. Quỹ thời gian ấy không phải là nhiều, nhưng cũng đủ để ngài bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của người mục tử như lòng Chúa mong ước. Mọi người đều có thể cảm nghiệm được sự khó nghèo, đơn giản, chân chất, gần gũi nơi vị Đại Diện của Chúa Kitô này. Những đức tính ấy có sức lay động và biến đổi rất nhiều tâm hồn.

Số người đổ về Rôma để nghe giáo huấn của ngài trong những buổi tiếp kiến chung ngày một nhiều. Trong khi gặp gỡ khách hành hương, nghĩa cử xuống khỏi xe để ôm hôn những người tàn tật và già yếu của Đức Thánh Cha Phanxicô như thường thấy đánh động rất nhiều người. Hành động này thể hiện một trái tim nhân hậu muốn chia sẻ và ôm ấp tất cả những tật nguyền đau yếu của người khác. Chắc chắn, những ai may mắn được tiếp xúc với ngài như vậy sẽ nhận được nguồn động viên khích lệ rất lớn.

Đức Thánh Cha Phanxicô mang nơi mình một tình yêu không biên giới. Nếu có những rào cản thì ngài cũng biết cách phải làm thế nào có thể vượt qua những chướng ngại vật đó để mang tình yêu nồng ấm đến cho những tâm hồn lạnh giá đang cần đến nguồn an ủi đỡ nâng. Chắc hẳn mọi người vẫn còn ngạc nhiên khi đấng kế vị Thánh Phêrô này đích thân gọi điện thoại cho một số cá nhân để đồng cảm với họ và hỗ trợ nguồn động viên tinh thần cho họ. Sự gần gũi này đã làm thay đổi hẳn con người, cái nhìn, cách suy nghĩ và hành động của những ai mà Đức Thánh Cha có dịp nói với.

Dù rất bận rộn với công việc của người đứng đầu Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha vẫn giữ được tính cách gần gũi của mình như trước đây. Trả lời bằng thư hay trực tiếp gọi điện thoại cho những người trao đổi với mình là một thói quen của ngài. Một số trường hợp vừa qua được Đức Thánh Cha điện thoại hay trả lời bằng thư đều cảm nhận được trái tim nhân hậu của vị chủ chăn hoàn vũ và đánh giá cao về sự thân thiện của ngài cũng như nguồn sức mạnh từ những lời động viên của ngài cùng với niềm vui không thể diễn tả hết.

Những lời rao giảng về tình yêu Thiên Chúa sẽ thuyết phục hơn và đánh động hơn bằng chính gương sáng và việc làm tốt đẹp của người thi hành sứ mệnh tông đồ. Luôn theo sát Thầy mình trong nhiệm vụ chăm sóc đàn chiên của Chúa Kitô với trái tim hội tụ đầy đủ phẩm chất cao quý của người tông đồ nhiệt thành, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ còn mang đến nhiều ích lợi cho các linh hồn. Những người bất hạnh, ngheo đơn, già yếu và bệnh tật sẽ tiếp tục được ngài yêu thương và nâng đỡ. Tạ ơn Chúa đã gửi đến cho Giáo Hội một vị mục tử như lòng Người mong ước.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô và 'phép lạ bánh trung thu' cho tù nhân Hồng Kông.
Têrêsa Thu Lan
15:47 17/09/2013
Tờ báo NCR (National Catholic Reporter) mới đây đặt một câu hỏi:

"Phải làm gì khi bạn cần tới 10.000 bánh trung thu mà lại cần thật gấp rút ?"

Câu trả lời là: " Hãy viết thư cho Đức Giáo Hoàng !"

Sự thực thì Đức Giáo Hoàng khó nghèo cuả chúng ta đã không cung cấp tất cả 10.000 chiếc bánh trung thu đâu, nhưng nghiã cử cuả Ngài đã tạo ra một 'phép lạ' giống như xưa khi Chuá Giêsu làm phép lạ cho 5 cái bánh và 2 con cá để nuôi 5000 người đàn ông, chưa kể đàn bà và con trẻ.

Có người cho rằng phép lạ đích thực cuả 'hiện tượng bánh hoá ra nhiều' của Chuá xẩy ra được, chính vì cử chỉ tượng trưng cuả Ngài đã khuyến khích 'tinh thần san sẻ' giữa những người 'có' và người 'không có' trong đám đông.

Chúng ta không dám 'lạm bàn' về phép lạ cuả Chuá vì làm như vậy là hoài nghi về quyền năng siêu nhiên cuả Thiên Chuá. Tuy nhiên 'phép lạ bánh trung thu' mới đây nếu có thể gọi được là 'phép lạ', thì rõ ràng đã xẩy ra bởi vì tấm gương 'san sẻ' cho người nghèo cuả Đức Thánh Cha.

Câu chuyện như sau:

Đức Hồng Y Joseph Zen, 81 tuổi, giám mục về hưu cuả Hồng Kông, từ 4 năm nay vẫn làm việc mục vụ để chăm sóc tù nhân, những người cải huấn, cai nghiện, phục hồi chức năng của Hồng Kông.

Ngài thường mua bánh trung thu mỗi năm cho nơi Ngài tới thăm, vì phong tục ở đây là tìm về gia đình trong ngày tết trung thu để có thể chia sẻ những tấm bánh với những người có mặt và không quên để dành những lát bánh cho những người vắng mặt cũng như những người quá cố.

Cho nên, theo Đức Hồng Y Zen, thì tấm bánh trung thu mang một ý nghĩa rất đặt biệt về niềm vui gia đình, về đoàn tụ và hạnh phúc. Tặng bánh trung thu cho tù nhân là một nghiã cử đem lại nguồn an ủi và hy vọng cho họ.

Năm nay, Đức Hồng Y Zen ước vọng có được 10.500 chiếc bánh để tặng cho tất cả mọi tù nhân vào dịp Tết Trung Thu, ngày 19 tháng 9 tới đây. Biết rằng Đức Phanxicô là một người đầy lòng thương xót, Đức Hồng Y Zen nói với AsiaNews, "Tôi đoán rằng Ngài cũng sẽ quan tâm đến việc tặng bánh trung thu cho các tù nhân ở đây ". Ngài đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y đã đoán đúng. Ngài nhận được hồi âm vào ngày 7 tháng 8 cuả Đức Giáo Hoàng như sau: " Thưa Đức Hồng Y quí mến, tôi sẵn sàng tham gia việc tặng bánh trung thu cho các anh chị em của chúng ta trong các nhà tù của Hồng Kông, Chúa Giêsu sẽ nhận ra chúng ta ở ngưỡng cửa Thiên Đàng. Chúc mừng Tết Trung Thu! Thân ái ban phép lành, PP Phanxicô. "

Đức Hồng Y Zen đã nắm bắt lấy cơ hội, Ngài đã in nhiều tấm thiệp với lời hồi âm cuả ĐGH (dịch ra hán văn) và gửi cho những giáo hữu ở Hồng Kông xin họ hãy noi gương ĐTC.

Chỉ khoảng 2 tuẩn lễ, tiền quyên góp aò ạt đổ về, lên tới 170,000 đôla HK ( 22,000 USD, 464,574,000.00 ĐVN), đủ để mua bánh cho mọi tù nhân.

Vào đầu tháng Chín, Đức Hồng Y Zen cho biết, "Tôi đã gửi cho Đức Thánh Cha một hộp bánh Trung Thu và chúc lễ hội đến Ngài. " Đó là một hộp bánh nhân hạt sen có 2 lòng đỏ trứng muối.

Ngài cho biết thêm " Khi tôi đến thăm các tù nhân vào cuối tháng Tám, họ nhắc nhở tôi về bánh trung thu, " Ngài mỉm cười. "Tôi chắc chắn rằng họ đã biết việc Đức Thánh Cha Phanxicô hổ trợ sự kiện này, vì họ thường theo dõi tin tức trên các báo. "

Câu chuyện vui đã không ngừng ở đây, nhiều nhà thờ và tổ chức dân sự cũng đã noi gương ĐTC, quyên góp bánh trung thu và phân phối đến những người cao tuổi sống một mình và đến các gia đình có thu nhập thấp.

Niềm vui lễ hội đang lan rộng tới tất cả mọi người.

Chúc mừng Trung Thu.
 
Giáo Hội, người mẹ cản đảm và bảo vệ cho con cái
Bùi Hữu Thư
15:42 17/09/2013
Bài giảng sáng ngày 17 tháng 9, 2013

ROME, 17 tháng 9, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Giáo Hội “can đảm”: “Giáo Hội có lòng can đảm của bà mẹ biết con cái là của mình và phải bảo vệ chúng, để đem chúng về với Phu Quân”. Đây là lời Đức Thánh Cha Panxicô đã nói trong bài giảng được trực tiếp truyền hình trên mạng "Vatican player", sáng ngày thứ ba 17 tháng 9, 2013.

Đức Thánh Cha đã bình giải Phúc Âm bà góa thành Naïm (Lc 7,11-17), trong đó Chúa Giêsu “cảm thương” phụ nữ này: Chúa “biết tình cảnh của một người đàn bà góa vào thời đó” và “Chúa có một lòng yêu thương đặc biệt đối với các phụ nữ góa chồng, và Chúa lo lắng cho họ.”

Giáo Hội, bà mẹ can đảm

“Bà góa này là một biểu tượng của Giáo Hội, vì Giáo Hội cũng phần nào giống như một người đàn bà góa.” “Phu Quân đã ra đi và Giáo Hội tiến bước trong lịch sử, hy vọng tìm gặp lại Người. Giáo Hội sẽ mãi mãi là hiền thê. Nhưng trong thời gian này Giáo Hội cô đơn! Chúa Kitô không hữu hình. Cho nên Giáo Hội có một chiều kích góa bụa nào đó.”

Chiều kích góa bụa của Giáo Hội cũng được bày tỏ trong hành trình “trong lịch sử, trong niềm hy vọng được tìm gặp lại Phu Quân… Giáo Hội là như thế.”

Giáo Hội “can đảm”: “Giáo Hội có niềm can đảm của một bà mẹ biết con cái là của mình, và có bổn phận phải bảo vệ chúng và đem chúng đến gặp Phu Quân.... Giáo Hội bảo vệ các con cái, như bà góa đã đến trước quan tòa tham nhũng để tự bảo vệ, và cuối cùng đã thắng.”

Muốn bảo vệ con cái, như bà mẹ của bẩy con trai tử đạo trong sách Macabê, Giáo Hội nói “bằng các thổ ngữ, bằng ngôn ngữ của các tiền nhân” (1M 7,20). Giáo Hội nói “bằng tiếng nói chính thống, tiếng nói của giáo lý” giúp cho “có sức để tiếp tục tranh đấu chống sự dữ.”

Do đó, Giáo Hội “tiến bước và giúp cho con cái trưởng thành, ban cho chúng sức mạnh và đồng hành với chúng cho đến đích điểm cuối cùng, để đặt chúng vào trong bàn tay của Phu Quân khi Giáo Hội gặp lại. Đây là Giáo Hội Mẹ.”

Giáo Hội khóc than và cầu nguyện

Giáo Hội khi “trung thành thì biết khóc lóc. Khi Giáo Hội không khóc, thì có cái gì không ổn. Giáo Hội than khóc cho con cái và cầu nguyện… Và Chúa Kitô nói gì với Giáo Hội? ‘Đừng than khóc, có Ta luôn luôn ở kế bên, Ta đồng hành với ngươi, Ta chờ đợi ngươi ở đó, trong những yến tiệc, những bữa tiệc cuối cùng, bữa tiệc của con chiên. Con của ngươi đã chết, bây giờ nó đang sống!.’”

Vì nếu Giáo Hội “bảo vệ con cái”, khi Giáo Hội thấy “các con cái bị chết”, thì “than khóc” và Chúa Kitô nói: ‘Đừng khóc nữa’.”

Và cũng giống như khi Chúa ra lệnh cho đứa trẻ thành Naïm “hãy trỗi giậy từ giường kẻ chết”, Chúa Giêsu cũng nói với một người “hãy trỗi giậy”, nhất là khi người ấy “chết vì tội lỗi” và sắp lãnh nhận bí tich Hòa Giải: “Chúa Giêsu, khi tha tội và ban sự sống, đem tín hữu trở về với Giáo Hội Mẹ.

Đức Thánh Cha kết luận: Việc hòa giải “không được chấm dứt qua cuộc đối thoại với linh mục”, mà kết thúc khi Chúa Kitô đem người tín hữu trả lại cho “Giáo Hội Mẹ”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô ban cho ân sủng luôn luôn tin tưởng vào ‘người mẹ này’, vì bà bảo vệ, dậy dỗ, và giúp cho chúng ta trưởng thành.”
 
ĐTC nói về niềm vui, và thử thách trong thiên chức linh mục với các linh mục Rôma
Minh An
17:55 17/09/2013
ROMA - Sáng thứ Hai 16 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Đền Thờ Thánh Gioan Laterano là Vương Cung Thánh Đường của Rôma, để gặp gỡ hàng linh mục Rôma. Ngài được chào đón với một tràng pháo tay nồng nhiệt, trước khi tiến vào đền thờ, nơi các linh mục địa phương đang chờ đợi ngài.

Trong phát biểu của ngài, Đức Thánh Cha đã nói về những niềm vui và những thử thách của chức linh mục trong khi trình bày những suy tư về thời gian Thánh Gioan Tẩy Giả bị tống giam.

Đức Thánh Cha nói: "Thánh nhân bị bao quanh bởi bóng tối của sự ngờ vực. Đây chính là con người đã từng nói: ‘Đây là Con Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian. Tôi thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Ngài’. Ngài xác tín về điều này vào lúc đó, nhưng vào thời điểm này ngài không hiểu gì cả. Ngài sống trong bối cảnh tăm tối của ngục tù, trong đêm đen của con tim và linh hồn mình. "

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Giáo Hoàng đã đồng ý trả lời một số câu hỏi của các linh mục. Đức Giáo Hoàng cũng đã đưa ra một cảm nghiệm cá nhân. Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất xúc động bởi lá thư một linh mục lớn tuổi gửi cho ngài trong đó vị linh mục chia sẻ cảm xúc mệt mỏi của mình. Đức Giáo Hoàng cho biết thư đã nhắc lại một thông điệp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có tựa đề Redemptoris Mater hay Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Đức Giáo Hoàng nói, Đức Mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi.

Đức Thánh Cha giải thích rằng: "Mệt mỏi đó đến khi Mẹ chứng kiến tất cả mọi thứ Chúa Giêsu đã phải đương đầu. Mẹ đã cố gắng hiểu ý nghĩa của những điều này thông qua Lời Chúa. Nhưng tất cả mọi thứ dường như trái ngược với những gì đã hứa. "

Cuộc gặp gỡ tại Vương Cung Thánh Đường rất biểu tượng, vì được diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường của giáo phận Roma. Là Đức Giám Mục Roma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người đứng đầu của đền thờ này.
 
Các Giám Mục Cuba kêu gọi thay đổi hệ thống chính trị đất nước.
Đặng Tự Do
07:44 17/09/2013
Trong một lá thư với những lời lẽ rất quyết liệt, các Giám Mục Cuba đã yêu cầu giới lãnh đạo hãy thay đổi hệ thống chính trị đất nước.

Một số nới rộng về quyền tự do kinh tế mà thôi là không đủ. Các Giám mục Cuba đã bày tỏ những lời chỉ trích của các ngài trong một bức thư gởi cho ông Raul Castro để đòi hỏi những thay đổi sâu rộng hơn tại đảo quốc này. Bức thư có tiêu đề, "Hy vọng không thể lụi tàn" của các Giám Mục Cuba khẳng định rằng "cần phải có quyền đa dạng và sự nhìn nhận những cách nghĩ khác nhau. Hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn đòi hỏi nhất thiết phải có một trật tự chính trị mới", bởi vì Cuba được mời gọi để trở nên một "xã hội đa nguyên"

Bức thư kết thúc với nhận định rằng "một nhà nước hợp tác dứt khoát phải được thành hình để thay thế cho thứ nhà nước hành xử như bố mẹ dân chúng."

Tất cả các giáo xứ trên toàn đảo quốc Cuba đã đọc thư này cho anh chị em giáo dân vào hôm Chúa Nhật 15 tháng 9 vừa qua.

Lá thư cũng chỉ trích tình cảnh nghèo nàn mà người dân Cuba phải chịu trong hơn nửa thế kỷ qua, do thiếu cơ hội, và tiền lương chết đói, "không đủ để nuôi sống một gia đình."

Để đạt được những thay đổi này, các giám mục đã đề xuất việc tạo ra các cuộc đối thoại giữa người dân Cuba trong nước và những người Cuba lưu vong trên thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.

20 năm trước các Giám mục Cuba đã ban hành thư chung với tựa đề "Tình yêu có thể chinh phục tất cả" để đòi hỏi Fidel Castro phải cải cách kinh tế và tự do ở Cuba.
 
Các giám mục Mỹ thúc đẩy giải pháp chính trị cho Syria
Vũ Văn An
19:46 17/09/2013
Ủy Ban Hành Chánh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa lên tiếng kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại Syria: “Chúng tôi yêu cầu Hiệp Chúng Quốc làm việc với các chính phủ khác để có được một cuộc ngưng bắn, khởi diễn các cuộc thương thuyết nghiêm chỉnh, cung cấp trợ giúp nhân đạo vô tư, và khuyến khích các cố gắng xây dựng một xã hội bao gồm tại Syria để bảo vệ quyền lợi của mọi công dân nước này, trong đó có các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác”.

Bản tuyên bố được đưa ra giữa lúc các cố gắng ngoại giao rầm rộ đang tiếp tục lợi dụng một cố gắng bất ngờ, được chính phủ Obama xem ra ủng hộ, nhằm nắm được và tiêu diệt được kho vũ khí hóa học của các lực lượng chính phủ Syria. Vào hôm thứ Ba, các nhà ngoại giao Pháp tường trình rằng họ đang thúc đẩy để có được một nghị quyết của LHQ nhằm đặt để các điều khoản cho việc hủy diệt vũ khí hóa học của Syria và cảnh cáo rằng sẽ có nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu phe quân sự Syria cưỡng lại.

Lời loan báo của Tổng Trưởng Ngoại Giao Pháp Laurent Fabius xẩy ra một ngày sau khi Nga bất ngờ đề nghị đồng minh Syria của mình phải trao nộp các vũ khí hóa học, một động thái có thể ngăn cản cuộc đánh trả quân sự do Mỹ cầm đầu. Chiến dịch của Nga dựa vào các nhận định bất ngờ của Bộ Trưởng Ngoại Giáo Mỹ John Kerry khi ông này gợi ý: việc loại bỏ vũ khí hóa học là phương thế duy nhất để chính phủ Syria mong tránh được cuộc tấn công gây tê liệt của Mỹ. Các giám mục Hoa Kỳ cho rằng các đề nghị quốc tế mới đây “đáng được xem xét, lượng giá và khuhyến khích một cách nghiêm chỉnh”.

Các thăm dò gần đây cho thấy công chúng Hoa Kỳ không mấy hứng thú đối với một cuộc can thiệp mới chẳng có chi chắc chắn vào Trung Đông. Và sự ủng hộ của Quốc Hội Mỹ đối với cuộc tấn công quân sự vào Syria, vốn đã yếu, nay lại càng yếu hơn, vì những phẫn nộ do vụ giết hại 1,400 thường dân bằng vũ khí hóa học nay đã nhạt đi. Dù Phúc Trình của cơ quan Human Rights Watch cho thấy lực lượng quân sự của chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm về vụ giết hại này.

Các giám mục Hoa Kỳ viết tiếp: “Cùng với việc Quốc Hội đang đương đầu với các thách thức phức tạp và thảm họa nhân đạo đang dận chìm Syria, chúng tôi xin góp tiếng nói của Giáo Hội Hoàn Vũ và lời cầu nguyện của chúng tôi cho hòa bình”. Các giám mục cũng lặp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các giám mục Trung Đông chống lại việc can thiệp quân sự vào Trung Đông. “Chúng tôi đã nghe được lời kêu gọi khẩn thiết của Đức Thánh Cha, Giáo Hoàng Phanxicô, và của các giám mục anh em đang đau khổ của chúng tôi thuộc các Giáo Hội Kitô Giáo đáng kính và cổ xưa tại Trung Đông. Các vị đồng thanh khẩn khoản xin cộng đồng quốc tế đừng chọn can thiệp quân sự vào Syria. Các vị cho biết rõ: cuộc tấn công quân sự chỉ gây hại, chỉ làm tệ hơn tình thế vốn đã có nhiều tử vong rồi, và chắc chắn sẽ đem lại nhiều hậu quả khôn lường. Quan tâm của các vị có tiếng vang mạnh mẽ nơi công luận Hoa Kỳ, một công luận đang đặt nhiều nghi vấn đối với tính khôn ngoan của việc can thiệp, khi không được quốc tế hỗ trợ”.

Bản tuyên bố viết tiếp: “Chúng tôi nhớ lại mười năm trước đây khi Tòa Thánh và Giáo Hội Trung Đông khẩn thiết cảnh báo các hậu quả ‘không thể tiên đoán’ và ‘trầm trọng’ của một cuộc xâm lăng vào Iraq do Mỹ cầm đầu; những quan tâm này chúng tôi đã chia sẻ với chính phủ của chúng ta. Dù Syria không phải là Iraq và nghị quyết trình trước quốc hội chỉ kêu gọi một cuộc đánh trả có giới hạn, chứ không phải một cuộc xâm lăng, các cảnh báo chúng tôi nghe được từ Tòa Thánh và cám giám mục địa phương trong vùng cũng tương tự; các cảnh báo này nghi ngờ thành công cái nhiên của việc sử dụng sức mạnh quân sự trong việc rút ngắn cuộc tranh chấp và cứu mạng người. Chúng tôi cũng ý thức được gánh nặng lớn lao mà binh sĩ cũng như gia đình họ vốn đang phải gánh chịu”.

Lời kêu gọi này được đưa ra ngày 11 tháng Chín, mấy ngày sau buổi ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình tại Syria do sáng kiến của Đức Phanxicô. Ngày 5 tháng Chín, Đức HY Timothy Dolan của New York, Chủ Tịch HĐGM/HK, và Đức Cha Richard E. Pates của Des Moines, Iowa, Trưởng Ủy Ban Công Lý Và Hoà Bình Quốc Tế của HĐ này, cũng đã lên tiếng khẩn thiết yêu cầu Hiệp Chúng Quốc đừng chọn giải pháp quân sự.

Các giám mục lên án việc sử dụng vũ khí hóa học, gọi nó là “một tội án đáng ghét chống lại nhân loại”. Các ngài cho rằng “Bi thảm thay, chết chóc do vũ khí hóa học gây ra chỉ là một phần trong câu truyện đáng buồn tại Syria ngày nay. Hơn 100,000 người Syria đã thiệt mạng. Hơn 2 triệu người đã rời bỏ xứ sở đi tỵ nạn. Hơn 4 triệu người bên trong Syria đã bị bạo lực xua ra khỏi nhà”. Cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn tiến này đòi Hiệp Chúng Quốc và cộng đồng quốc tế “phải cứu mạng người bằng cách thúc đẩy một cuộc đối thoại nghiêm chỉnh nhằm chấm dứt tranh chấp, bằng cách hạn chế việc đổ thêm dầu vào lửa bạo lực qua các cuộc tấn công quân sự hay chuyển giao vũ khí, và bằng cách gia tăng trợ giúp nhân đạo”.

Các giám mục kết luận rằng “chúng tôi nhận làm của riêng lời kêu gọi của Đức GH Phanxicô: ‘tôi khuyên cộng đồng quốc tế thực hiện ngay tức khắc mọi cố gắng nhằm cổ vũ các đề xuất rõ ràng về hòa bình cho xứ sở này, một nền hòa bình dựa trên đối thoại và thương thuyết, vì thiện ích của toàn thể nhân dân Syria. Đừng ngại bất cứ cố gắng nào nhằm bảo đảm việc trợ giúp nhân đạo cho những người bị thương tổn bởi cuộc tranh chấp khủng khiếp này, nhất là những người buộc phải rời cư và rất nhiều người tỵ nạn tại các nước láng giềng’”.

Các cơ quan chuẩn bị đón tiếp đợt tỵ nạn từ Syria

Theo hãng tin CNS, Cao Ủy Tỵ Nạn của LHQ, ngày 3 tháng Chín, loan báo hiện có hơn 2 triệu người Syria di cư qua các nước lân bang lánh nạn kể từ ngày cuộc tranh chấp bùng nổ vào năm 2011. Khoảng 1 triệu là các trẻ em.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang cung cấp các nhu yếu phẩm và một chút giáo dục cho khoảng 200,000 người Syria trong 20 trại tỵ nạn dọc theo 560 dặm biên giới với Syria. Ngoài ra còn có tới 260,000 người Syria nữa hiện đang sống tại nhiều nơi khác trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả Istanbul, nơi người tỵ nạn tùy thuộc phần lớn các nhóm trợ giúp tư nhân.

Các nhóm trên không hẳn được tự do hoạt động vì luật lệ Thổ Nhĩ Kỳ chính thức ngăn cấm, chỉ dung thứ thôi, việc các định chế tôn giáo thi hành công việc nhân đạo tại nước này.

Các viên chức và những người có liên hệ tới việc trợ giúp người tỵ nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nơi khác tỏ ra quan ngại trước một cuộc tấn công quân sự của Hoa Kỳ vào Syria, vì việc này sẽ gia tăng hơn nữa con số người tỵ nạn Syria tại đây.

Đức Cha Louis Pelatre, giám quản tông toà Istanbul, rất thành thạo đối với cố gắng trợ giúp của Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho hay: “đến lượng người tỵ nạn Syria hiện đang ở đây, chúng tôi cũng đã không lo xuể rồi”.

Tại Jordan, nơi mà theo Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hiện có tới 515,000 người Syria tạm trú, Omar Abawi của cơ quan Caritas cho hay: riêng tại vùng phía bắc là Mafraq mà thôi, mỗi ngày có tới 180 người tỵ nạn Syria đến đăng ký. Caritas tại Jordan đang trợ giúp 27,000 gia đình Syria rời cư nghĩa là vào khoảng 146,000 người, mà tới 70% là phụ nữ và trẻ em.

Abawi cho hay “nhiều bà đang mang thai hay cho con bú. Ngoài việc giúp tiền thuê nhà, chúng tôi còn cung cấp sữa, tã lót, thực phẩm tươi, và máy tạo nước nóng để tắm rửa cho các em. Chúng tôi sẽ cung cấp quần áo ấm cho chương trình chống chọi mùa đông”.

“Không” đối với bom đạn

Trên đây là tựa đề bài xã luận của tạp chí America, số mới nhất. Bài xã luận nhắc tới bức tượng Thánh George cao tới hai tầng nhà, đặt ở phía bắc trụ sở LHQ tại New York, nhằm mô tả tổ chức này như vị thánh nhân tiêu diệt con rồng sự ác. Nhưng ngày nay, dường như Hiệp Chúng Quốc đang muốn tự mình khoác lấy biểu tượng này: Hoa Kỳ là hiệp sĩ thánh nhân, bất cứ ai đe dọa lối sống Hoa Kỳ đều là quái vật rồng ác cả.

Thực thế, trong diễn văn toàn quốc ngày 30 tháng Tám, Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry gợi lên hình ảnh Hoa Kỳ như quốc gia cứu tinh, hy vọng sau cùng và tốt nhất của thế giới, có thể tái lập được luân lý, chống lại chế độ tàn ác của Syria, một chế độ từng dã man tàn sát hơn 1,400 công dân của mình bằng vũ khí hóa học mà cả thế giới đã loại khỏi vòng pháp luật. Syria đã cả gan dám “vượt lằn ranh đỏ” mà Tổng Thống Barack Obama đã vạch ra cả nhiều tháng trước chống lại việc sử dụng hơi độc bị quốc tế ngăn cấm. Hội Đồng Bảo An LHQ, cùng với 59 phần trăm dân chúng Mỹ, không hỗ trợ việc trả thù này. Nhưng người ta bảo chúng ta: một mình Hoa Kỳ có đủ sức mạnh quân sự và tinh thần dạy cho Syria một bài học.

Sự việc có đơn giản như thế hay không? Syria không xâm lăng quốc gia nào cả; đây chỉ là một cuộc nội chiến, trong đó phe đối lập, khởi đầu vốn được ủng hộ rộng rãi, nhưng nay đang chia rẽ thành một bên là những người ủng hộ các quốc gia Tây Phương và bên kia là những người duy Hồi Giáo cực đoan nghĩa là những người nhập thân vào chiến thuật của mình chính cái ác của chế độ đang cai trị. Cuộc chiến đang diễn ra giữa cái tàn bạo của một chính phủ thối nát và sự hỗn loạn và đôi khi tàn bạo không kém của phe nổi dậy. Việc ném bom được cho là chính xác các mục tiêu lựa chọn của ông Obama liệu sẽ thực hiện được gì ngoài việc nhân thừa xác chết Syria?

Các nghi vấn vì thế càng ngày càng được nhân thừa. Bộ Trưởng Kerry từ chối không trả lời nhiều câu hỏi công khai trong đó có ước tính tử vong thường dân và phản ứng của các quốc gia Ả Rập. Cuộc ném bom có thể kéo dài hai tháng hay nhiều hơn. Dù ta được hứa hẹn “sẽ không có giầy sắt nện trên đất” nhưng ai dám cam đoan sẽ không có binh sĩ vào đó mở những cuộc hành quân cứu nguy...

Máy bay Mỹ đã nằm ở Địa Trung Hải sẵn sàng đánh vào 10 địa điểm vũ khí hóa học của Syria, hai căn cứ hỏa tiễn, sáu căn cứ không quân, hai bộ chỉ huy quân sự và một đơn vị lục quân. Các cuộc tấn công được đề xuất này xem ra không hội đủ các tiêu chuẩn tương xứng và giải pháp sau cùng của một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Cơ may dạy cho Tổng Thống Assad một bài học luân lý xem ra nhỏ đến gần như không có. Điều chắc là chúng sẽ giết hại nhiều nhân mạng hơn nữa, cả quân sự lẫn thường dân. Điều gì đòi nhiều can đảm tinh thần nơi Tổng Thống Obama: trải bom dưới các hoàn cảnh này hay rút lại các nhận định “lằn ranh đỏ” của ông và dành năng lực cho một giải pháp thương thuyết?

Tổng Thống Obama vẫn có quyền được tôn kính và thông cảm. Ông đã tránh được sự xấc xược từng xô Hoa Kỳ vào Iraq và Afghanistan, và Hoa Kỳ phải cố gắng xứng đáng với tước hiệu lãnh đạo tinh thần rất cần có để cả nước tự hiểu chính mình và để thế giới tin tưởng. Ấy thế nhưng sự kiện vẫn là: việc trải bom của Hoa Kỳ lên Syria, giống như việc họ sử dụng máy bay không người lái một cách vô trách nhiệm, nhất thiết sẽ gia tăng đống tử thi, biến cuộc chiến tranh này thành thảm họa khủng khiếp, điều mà nó vốn đã trở thành.

Trong vườn của Trụ Sở LHQ, còn có một bức tượng bằng đồng khác mô tả người anh hùng lực lưỡng tay trái cầm thanh gươm bẻ cong, tay phải giơ cao chiếc búa nện xuống, rõ ràng muốn hóa thân đoạn sách tiên tri Isaia 2:4-5: “Họ sẽ đúc kiếm của họ thành lưỡi cày và đòng của họ thành lưỡi hái; dân này sẽ không vung kiếm đánh dân kia, cũng sẽ không học thói chiến tranh nữa”.

Giám mục Aleppo, Antoine Autun, đã lên tiếng kêu gọi một giải pháp chính trị, chứ không quân sự. Adolfo Nicolas, bề trên cả Dòng Tên, lên tiếng kết án cả Hoa Kỳ lẫn Pháp, nước đang hỗ trợ việc Mỹ ném bom, là “lạm dụng quyền hành”. Ngài bảo ngài “không thể hiểu ai cho Hoa Kỳ hay Pháp quyền được hành động chống lại một quốc gia bằng cách chắc chắn gia tăng đau khổ cho nhân dân quốc gia ấy, những người vốn đã chịu đau khổ quá mức rồi”. Trong thư gửi nhóm G20 đề ngày 5 tháng Chín, Đức Phanxicô đã thúc giục các nhà lãnh đạo này từ bỏ việc “mưu tìm vô ích” giải pháp quân sự tại Syria. Và trong buổi canh thức ngày 7 tháng Chín, một lần nữa ngài tha thiết kêu gọi: “bạo lực và chiến tranh không bao giờ là đường dẫn tới hòa bình... Tiếng inh ỏi của vũ khí hãy dừng lại!”.
 
Top Stories
Vinh: messa e preghiere dei cattolici contro le calunnie delle autorità vietnamite
Asia-News
03:57 17/09/2013
Vescovi, sacerdoti e migliaia di fedeli hanno partecipato alla funzione nel santuario di Sant’Antonio. Una celebrazione che “sfida” divieti e imposizioni governativi in materia di culto. Vescovo di Vinh: "Le autorità continuano a diffondere false informazioni”. La comunità cattolica si stringe in difesa del prelato.

Vinh (AsiaNews) - Vescovi, sacerdoti e migliaia di fedeli vietnamiti hanno celebrato una messa "per la pace e la giustizia", in risposta alle calunnie di tv e giornali governativi che promuovono da giorni una campagna diffamatoria verso mons. Paul Nguyen Thai Hop e la diocesi di Vinh. Ieri il vescovo emerito mons. Paul Maria Cao Dinh Thuyen ha concelebrato una funzione con mons. Nguyen, riaffermando con forza il sostegno al prelato e a tutta la comunità cattolica.

Il 15 settembre la tv di Stato ha trasmesso un servizio di 10 minuti, durante il quale sono emerse accuse infamanti verso la diocesi e i fedeli. Mons. Paul e il suo ausiliare, mons. Peter Nguyen Van Vien, sarebbero "colpevoli di aver montato ad arte" una vicenda giuridica - la difesa di due parrocchiani, da mesi in prigione senza nemmeno un capo di accusa - per trasformarla in un caso di "persecuzione religiosa".

Alla messa di ieri (nella foto) hanno partecipato 200 sacerdoti e oltre 3mila fedeli, chiedendo "pace e giustizia" per il Paese e i suoi cittadini. La funzione si è tenuta al santuario di Sant'Antonio, centro di pellegrinaggi della diocesi di Vinh e poco lontano dal luogo in cui è avvenuta la violenta repressione della polizia il 4 settembre scorso. La celebrazione stessa della messa è vista come atto di sfida verso le "regole" stabilite dalle autorità religiose vietnamite, secondo cui è necessaria l'approvazione dell'amministrazione locale per "celebrazioni straordinarie".

Al termine della messa vescovi e sacerdoti hanno tenuto un incontro, per preparare una lettera di risposte alle false accuse del governo. "Già, ci hanno calunniato con false accuse - ha sottolineato mons. Paul Nguyen Thai Hop - e ancora una volta mi duole affermare che le autorità continuano a diffondere false informazioni" quando la gente di tutto il mondo si aspetta di sentire "notizie vere e accurate".

Al centro della controversia fra Stato e cattolici, la vicenda legata alla parrocchia di My Yen che chiede la liberazione di due fedeli in carcere dal giugno scorso senza nemmeno un capo di accusa. La diocesi di Vinh e il suo vescovo sono intervenuti a difesa dei parrocchiani in cella, chiedendone la liberazione, e dell'intera comunità, legittimandone le proteste. Il sostegno dei vertici cattolici ha scatenato la reazione delle autorità locali e centrali, che hanno avviato una campagna diffamatoria verso mons. Paul e minacciato di intervenire con durezza per sedare la protesta.

Da tempo il governo vietnamita ha lanciato una campagna di repressione verso blogger, attivisti e dissidenti che chiedono libertà religiosa, il rispetto dei diritti civili o la fine dell'egemonia del partito unico, per la quale è stata anche lanciata una petizione. Solo nel 2013, Hanoi ha arrestato oltre 40 attivisti per crimini "contro lo Stato", in base a una norma che gruppi pro diritti umani bollano come "generiche" e "vaghe". Anche la Chiesa cattolica deve sottostare a vincoli e restrizioni e i suoi membri sono vittime di persecuzioni: a gennaio un tribunale vietnamita ha condannato 14 persone, fra cui cattolici, al carcere con l'accusa di aver tentato di rovesciare il governo, in una sentenza criticata con forza da attivisti e movimenti pro diritti umani.
 
Vinh : Catholics say Mass and prayers against Vietnamese authorities’ calumnies
Asia-News
04:55 17/09/2013
Bishops, priests and thousands of faithful attended the function in the sanctuary of St. Anthony. A celebration that "challenges" governmental bans and impositions on worship. Bishop of Vinh : " The authorities continue to spread false information." The Catholic community turns out in defense of the prelate .

Vinh (AsiaNews) - Bishops, priests and thousands of Vietnamese Catholics celebrated Mass "for peace and justice" in response to the calumnies of State TV and newspapers that are promoting a smear campaign against Msgr. Paul Nguyen Thai Hop and the diocese of Vinh . Yesterday, the retired bishop Msgr. Paul Marie Cao Dinh Thuyen concelebrated Mass with Msgr. Nguyen, strongly reaffirming support for the bishop and the entire Catholic community.

On September 15, the state television aired a 10-minute report, laying defamatory accusations against the diocese and the faithful . Msgr. Paul and his Auxiliary Bishop, Msgr. Peter Nguyen Van Vien, were charged with being "guilty of artfully fabricating" a legal issue - the defense of two parishioners in jail for months without charge - and turning it into a case of "religious persecution".

Mass yesterday (pictured) was attended by 200 priests and more than 3 thousand faithful , calling for " peace and justice " for the country and its citizens. The function was held at the Shrine of St. Anthony, a center of pilgrimage in the diocese of Vinh and not far from the place where the violent police crackdown occurred on September 4 . The celebration of the Mass itself is seen as an act of defiance against the "rules" laid down by the Vietnamese religious authorities, according to whom the local administration must approve "extraordinary celebrations".

At the end of the Mass the bishops and priests held a meeting to prepare a letter of response to the government's false accusations of the. " Yes, they have slandered us with false accusations. Once again, I'm very sad that the authorities continue to air false information in our age when people around the world are approaching the goal of clear, accurate information- said Msgr. Paul Nguyen Thai Hop.

The dispute is really over events linked to the parish in My yen, which is seeking the release of two parishioners who have been in jail since last June without even a formal accusation being made against them. The diocese of Vinh and its bishop intervened in defense of the imprisoned parishioners, requesting the release , and the entire community , legitimizing the protests . The support of the diocesan Catholic leadership has sparked the reaction of the local and central authorities , who have launched a smear campaign against Msgr. Paul Nguyen Thai Hop and threatened to intervene harshly to quell the protest.

For some time now, the Vietnamese government has been involved in a campaign of repression against bloggers, activists and dissidents seeking religious freedom, respect for civil rights, or the end of the one-party state. A petition has been launched for that purpose. In 2013 alone, Hanoi has arrested more than 40 activists for crimes "against the state", a legal notion human rights groups consider too general and vague. The Catholic Church has also been subjected to constraints and restrictions; its members, victims of persecution. In one case back in January, a Vietnamese court sentenced 14 people, including some Catholics, to prison on charges of attempting to overthrow the government, a ruling criticised forcefully by and human rights activists and movements.
 
Prêtres et évêques viennent exprimer leur solidarité avec la communauté meurtrie de la paroisse de My Yên
Eglises d'Asie
10:39 17/09/2013
Dans la matinée du 16 septembre 2013, une impressionnante démonstration de communion ecclésiale s’est déroulée dans la paroisse de My Yên, douze jours seulement après la répression policière dont celle-ci a été la cible. L’ensemble du presbytérat du diocèse s’est réuni dans le sanctuaire de Trai Giao, situé sur le territoire de la paroisse. Les prêtres voulaient ainsi manifester la solidarité du corps entier du diocèse avec l’un de ses membres meurtri. Les 176 prêtres travaillant dans le diocèse étaient présents. Certains avaient fait plus de 300 km de route, pour parvenir sur les lieux. Mgr Joseph Nguyên Thai Hop et le nouvel évêque auxiliaire Mgr Pierre Nguyên Van Viên étaient également présents à ce rassemblement.

La rencontre a débuté par une allocution de Mgr Hop sur le thème : « La vérité vous rendra libre ». Il a surtout évoqué la campagne de désinformation menée par la presse officielle et les communiqués des autorités régionales concernant les événements survenus à My Yên le 4 septembre dernier. Il a ainsi introduit son propos : « Ces temps derniers, nous avons été littéralement submergés par un flot d’informations erronées, de déformations de la réalité, de calomnies, d’omissions, de mensonges, de fausses accusations. Plus que jamais, la parole de Dieu doit être la référence de nos vies : « La vérité vous rendra libre ». Du point de vue religieux, la vérité dont fait mention Jésus, c’est avant tout la révélation de Dieu, sa parole et son dessein de salut. Du point de vue de la connaissance humaine, la vérité c’est la correspondance entre notre parole, notre compréhension, nos affirmations et la réalité objective, le fait historique. Jésus nous a dit : « Que votre « oui » soit un « oui » et votre « non » soit un « non ». Tout le reste vient du Malin. (…) ».

Plus loin, l’évêque de Vinh a évoqué l’histoire récente de son pays : « Il fut un temps où l’on révérait le mensonge. On considérait que c’était la méthode propagande la plus efficace. On le martelait : « Mentez, mentez, il en restera toujours quelque chose ! » Depuis le fascisme allemand, en passant par Staline, Mao Zedong, Pol Pot et jusqu’à aujourd’hui, de nombreux détenteurs du pouvoir l’ont utilisé comme outil de la propagande ‘pour tromper les gogos’. Dans le passé, ils ont réussi ainsi à tromper l’opinion, ou du moins à déconcerter leur ennemi, à jeter le soupçon sur lui, à le déconsidérer. La mondialisation, la révolution scientifique et technique ainsi que les technologies modernes ont permis à l’humanité de démasquer plus facilement ces mensonges et ces tromperies. En outre, de plus en plus, les hommes exaltent la démocratie, le pouvoir de la loi, la séparation des pouvoirs, le respect dû par les dirigeants à la vérité, à la dignité humaine, aux droits de l’homme, à l’absence de corruption, à la justice et à la paix. Notre pays, lui aussi, s’est mis en route, bien que d’un pas mal assuré, vers cette orientation commune à l’humanité du XXIe siècle. L’Etat vietnamien a signé la Déclaration des droits de l’homme des Nations Unies ainsi que la Convention internationale sur les droits civils et politiques. Il est cependant très regrettable que dans notre patrie, des textes aussi importants ne soient pas encore véritablement en vigueur (…). »

L’évêque achevé son allocution en invitant ses auditeurs à prier pour leur patrie et pour ses dirigeants. Les prêtres ont ensuite successivement pris la parole pour faire entendre leurs réflexions et leurs commentaires, quelquefois très virulents sur les événements survenus le 4 septembre à My Yên. Ils ont ensuite exprimé leur complet accord avec les textes publiés par leur évêque et la chancellerie de l’évêché à ce sujet. Ils prépareront ensemble un texte de protestation contre le dernier communiqué officiel du Comité populaire provincial concernant l’affaire.

La messe qui a été célébrée à l’issue de cet échange était aux intentions de la paroisse de My Yên. Elle était concélébrée par les trois évêques du diocèse, à savoir le très populaire évêque émérite, Mgr Cao Dinh Thuyên, l’évêque du diocèse, Mgr Nguyên Thai Hop, et l’évêque auxiliaire, Mgr Nguyên Van Viên, ainsi que par 176 prêtres du diocèse. Plus de 3000 fidèles y participaient.

(1) L’essentiel des informations et les textes traduits dans cet article ont été recueillis sur le site du diocèse de Vinh. Voir également Vietcatholic News du 16 septembre, ainsi que Radio France Internationale, émission en vietnamien.

(Source: Eglises d'Asie, 17 juillet 2013)
 
Opening speech of Bishop of Vinh at the diocese meeting
+ Bishop Paul Nguyen Thai Hop
18:37 17/09/2013
Waiving the Vatican flag, tens of Thousands of Catholics walk from parishes throughout Vinh Diocese to the sanctuary of St. Anthony to show their support to Bishop Paul Nguyen Thai Hop, who was publicly slandered on state TV on Sunday September 15, and parishioners of Nghi Phuong who was beaten brutally by police on September 4.

The faithful also prayed for the meeting of priests and bishops in the diocese who gathered to discuss the situation and prepare a letter of protest against slanderous accusations of the government.

Here is the opening speech of Bishop Paul Nguyen Thai Hop:


During these days we become inundated with all sorts of false, slanderous, whitewashing, deceitful, labelling, and manipulative information. More than ever, the Word of God we just heard is indeed our compass, and an effective dosage of medicine for our lives: "The truth will set you free".

From a religious aspect, the Truth Jesus mentions here, first of all, is God's revelation, God's word, and His salvation plan.

Secondly, from a cognitive aspect, the truth is the correlation between our words, assessment, and determination with the objective reality, with historical events. Jesus asserted "Your word must be truthful, yes means yes; no means no; all that embellished and crooked are the product of evil.”

God, the absolute Truth will unmask all schemes that are dubious, slanderous, deceitful, and fraudulent...He will liberate us from wrongfulness, especially from fear when facing deception. Disciples of Christ are never alone but accompanied by their congregation and they will always walk in the light of God's Word. When someone acts in accordance with The Gospel and stay faithful to his conscience he will become unusually wise and courageous, no longer be fearful on facing the darkness of deception.

There was upon a time people acclaimed deception and regarded it as the most effective means of propaganda. It is assumed that if one keeps lying and lying then...in the end that would have some residuals left over. Look at the German fascists, Mao Tse Tung, Pol Pot, and now... some authorities have been using lying as the manual for propaganda as "the oldest trick in the book". In the past, they were able to successfully fool the public or at least caused them to be puzzled, suspicious of, and smearing the good name of their adversaries.

Globalization and the technological and scientific revolution have brought about modern technologies that help mankind easily unmask frauds and deceptions. Furthermore, humanity is increasingly embracing a governmental model of democracy, rule of law and separation of powers, in which the government must respect: the truth, human rights and dignity, transparency and justice - peace.

Our country is also making baby steps in joining the main stream of humanity in the twenty-first century. The Vietnamese government signed the "Declaration by United Nations human rights" as well as "The International Covenant on Civil and Political Rights". Unfortunately, in our country, these important texts have not yet been brought into life.

Thank you all for being here to show solidarity with the diocese and My Yen Parish in this crucial moment. With a sense of responsibility, with respect for the truth and freedom of conscience, each of us is at liberty to express your views about how the events unfolded in the afternoon of September 4, 2013 in My Yen, Nghi Phuong, also what have been happening since the afternoon of May 22, 2013 until now.

More than ever, we are called to express the spirit of the Gospel and pray fervently for the Church and for our country of Vietnam. I wish the authorities know how to apply our national culture as orientation for the construction to development of the country in order to build an advanced, developed, multifaceted, and humane society.

Translated by VietCatholic
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Thuận Nghĩa : lễ khấn dòng ba Phan Sinh
PV Thuận Nghĩa
11:21 17/09/2013
Sáng ngày 17 tháng 9 năm 2013, tại nhà thờ Giáo xứ Thuận Nghĩa có thánh lễ khấn dòng ba Phan sinh. Thánh lễ do Cha JB. Nguyễn Duy An chủ tế, hiện diện trong thánh lễ còn có Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính và Cha Phêrô Bùi Minh Tuệ cùng đông đảo bà con giáo dân thuộc giáo xứ Thuận Nghĩa.

Xem hình ảnh

Đợt khấn lần này có 4 chị em khấn trọn, 11 anh chị khấn lần đầu và 4 chị nhập gia. Đây là những người được mời gọi theo vết chân Đức Kitô, Đấng đã hiến mình làm lễ tế sống động, dâng lên Chúa Cha cho thế gian được sống.

*Bốn anh chị khấn trọn đời là:
1. Phêrô Nguyễn Thanh Nhàn
2. Maria Chu Thị Thành
3. Anna Nguyễn Thị Hạ
4. Anna Nguyễn Thị Cần

*Mười một chị khấn lần đầu là:
1. Anna Lê Thị Đông
2. Anna Chu Thị Chiên
3. Anna Trần Thị Vân
4. Maria Đinh Thị Năng
5. Maria Hoàng Thị Hoa
6. Têrêxa Lê Thị Linh
7. Anna Đoàn Thị Mến
8. Maria Trần Thị Trọng
9. Anna Lê Thị Phú
10. Têrêxa Nguyễn Thị Thuý
11. Anna Chu Thị Dũng

*Bốn chị nhập gia là:
1. Anna Nguyễn Thị Bình
2. Anna Hoàng Thị Thảo
3. Anna Nguyễn Thị Hiên
4. Maria Nguyễn Thị Tịnh

Được biết Giáo xứ Thuận Nghĩa có hơn 100 thành viên thuộc dòng ba Phan Sinh. Thời gian qua, các thành viên đã tích cực sống linh đạo của dòng và đóng góp phần mình trong việc xây dựng Giáo xứ. Xin Chúa tiếp tục hướng dẫn, thánh hoá và ban cho các thành viên những ơn cần thiết để tất cả đều biết sống chứng tá giữa đời ngày một hoàn thiện hơn.
 
Giáo xứ Trình Xá chầu Thánh Thể thay mặt Giáo Phận
Tin Yêu
11:15 17/09/2013
HÀ NỘI - Chúa Nhật 15/09/2013 - Giáo xứ Trình Xá thuộc hạt Thanh Oai, TGP Hà Nội đã Chầu Mình Thánh Chúa thay mặt Giáo Phận.

Xem hình ảnh

Ngày chầu được bắt đầu lúc 6h30 sáng. Sau giờ chầu khai mạc của ca đoàn xứ, là các giờ chầu của các hội đoàn trong xứ và của các giáo xứ trong miền.

Cao điểm cảu ngày chầu là thánh lễ đ lúc 10h30. Thánh lễ do Phêrô Nguyễn Văn Lanh - chính xứ Đàn Giản chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn, cha Giuse Vũ Đình Du và cha Antôn Ngô Văn Thông.

Trong bài giảng, cha Giuse Vũ Đình Du đã chia sẻ với cộng đoàn về tình yêu của Thiên Chúa qua dụ ngôn: “Người Cha Nhân Hậu”. Theo đó ngài mời gọi cộng đoàn hãy tin vào tình yêu Chúa, hãy trở về với Chúa và hãy đáp trả tình yêu của Ngài…

Sau Thánh lễ, linh mục chủ sự đã đặt Mình Thánh để cộng đoàn tiếp tục tôn vinh Thánh Thể.

Sau giờ chầu tạ ơn lúc 15h 00 là thánh lễ tạ ơn kết thúc ngày chầu. Tạ ơn hồng ân Thiên Chúa đã thương ban cho giáo xứ muôn ơn lành.
 
Cựu học sinh Trường Thiên Hưu mừng kỉ niệm 80 năm thành lập
Trương Trí
11:18 17/09/2013
HUẾ - Ngày 15.9 vừa qua, trên 200 cựu học sinh trường Thiên Hựu từ các nước Pháp, Mỹ, Úc, Canada, Đức và khắp mọi miền đất nước đã quy tụ về Huế mừng kỷ niệm 80 năm thành lập trường.

Xem hình ảnh

Anh chị em rất vui mừng trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế F.X. Lê Văn Hồng, Đức Ông Giêrôm Nguyễn Ngọc Hàm, nguyên Tổng Giám thị trường Thiên Hựu và quý Cha nguyên Giáo sư của trường.

Đây cũng là dịp mừng kỷ niệm 110 năm trường Jeanne d’Arc, nên cũng có khá đông anh chị em cựu học sinh Jeanne d’Arc kết hợp mừng chung với cựu học sinh Thiên Hựu.

Đây là hai ngôi trường trung học tư thục Công Giáo đầu tiên được thành lập tại Huế nhằm mục đích đào tạo văn hoá cho thanh thiếu niên không phân biệt lương giáo, không phân biệt giàu nghèo.

Trường Thiên Hựu là một ý tưởng do Đức Giám Mục Allys dự kiến thành lập từ năm 1930 để có thể làm nơi đào tạo văn hoá cho ít nhất là 200 thanh thiếu niên, nhưng vì không có người đảm trách. Mãi đến năm 1933, Đức Cha Chabanon chính thức thành lập.

Lúc đầu chỉ dành cho nam sinh, vì nữ sinh đã có trường Jeanne d’Arc, đến năm 1970, do nhu cầu đào tạo văn hoá cho các nữ tu các dòng nữ nên thu nhận thêm nữ sinh.

Trải qua bao năm đào tạo, trường Thiên Hựu đã sản sinh biết bao công dân ưu tú phục vụ đất nước. Hôm nay, anh chị em cựu học sinh Thiên Hựu và Jeanne d’Arc quy tụ về đây để mừng kỷ niệm 80 năm thành lập, một kỷ niệm khó thể phai mờ trong ký ức mỗi người. Anh chị em chỉ được từ bên ngoài chiêm ngắm lại mái trường xưa với biết bao hoài niệm, ngôi trường thân yêu nay là trường Đại học Khoa học Huế do Nhà nước quản lý.

Buổi gặp mặt được tổ chức tại Nhà hàng “Chiếc Nón” bên bờ Đập Đá, canh going sông Hương, hồn thơ của Huế.

Những tiết mục ca nhạc và giao lưu được anh chị em nồng nhiệt hưởng ứng, kèm theo đó là những tiết mục xổ số với những món quà lưu niệm tuy đơn sơ nhưng đánh dấu kỷ niệm của ngày vui gặp mặt hôm nay.

Trước đó, vào ngày 14.9, tại Nhà thờ Phanxicô, Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho các bậc ân sư và đồng môn đã khuất do Đức Ông Giêrôm Nguyễn Ngọc Hàm chủ tế, mở đầu Thánh lễ, Ngài nói: “Trong lịch sử 80 năm thành lập trường thiên Hựu, có lẽ đây là Thánh lễ đầu tiên có sự góp mặt đầy đủ các bậc ân sư và các cựu học sinh của nhiều thế hệ. Tôi không biết sau này có còn Thánh lễ nào nữa hay không, nhưng hy vọng với sự nhiệt tình của anh chị em, qua những ngày này, cùng nhau thắp sáng ngọn lửa của tình yêu thương, tình đồng môn để không phụ lòng các ân sư đã dày công dạy dỗ…”

Những ngày gặp mặt qua đi nhưng dư âm kỷ niệm vẫn đầy ắp trong tâm trí mọi người.
 
7000 giáo dân hạt Nhân Hòa đến Trại Gáo cầu nguyện hiệp thông với Mỹ Yên
Phạm Anh
11:33 17/09/2013
TRẠI GÁO - Sáng ngày 17 tháng 09 năm 2013, các linh mục quản xứ, cùng gần 7000 giáo dân của giáo hạt Nhân Hòa đã hành hương về Linh Địa Trại Gáo để cùng cùng dâng thánh lễ, cầu nguyện cho những anh em giáo xứ Mỹ Yên, Đức Cha Phaolô và cầu nguyện cho chính quyền Nghệ An.

Xem hình ảnh

Do được thông báo từ trước, nên công tác chuẩn bị cho cuộc hành hương đã được chuẩn bị rất chu đáo.

Ngay từ sáng sớm, nhiều giáo dân ở các giáo họ của các giáo xứ đã tập trung về sân nhà thờ giáo xứ của mình để cùng tập hợp thành đoàn đi về Trại Gáo. Mỗi giáo dân khi đi họ đều mang theo cờ Giáo Hội, cùng với rất nhiều băng rôn, khẩu hiệu phản đối chính quyền Nghệ An, phản đối hành vi phạm thánh, bắt người trái phép, phản đối đài truyền hình Nghệ An, đài truyền hình Việt Nam đưa tin vu khống, nói xấu Đức Giám Mục Phaolô, và nhiều nội dung khác….

Đến 7h30’, các giáo dân ở các giáo xứ đã bắt đầu xuất phát từ giáo xứ của mình tiến về Trại Gáo. Đi đầu đoàn là cha quản xứ, rồi đến xe của giáo dân nối tiếp theo sau. Tất cả đều đi trong hòa bình và trật tự, không gây ồn ào và ách tắc giao thông.

Đến 09 giờ các giáo xứ đã tập trung đầy đủ về Trại Gáo. Sau đó thánh lễ được cử hành long trọng sốt sắng tại nguyện đường thánh Antôn.

Chủ tế trong thánh lễ là cha quản hạt Phêrô Trần Phúc Chính, cùng đồng tế với ngài là các cha trong giáo hạt và cha J.B Phạm Quang Long phụ trách di dân ở Miền Nam.

Trong phần khai lễ, cha quản hạt điểm qua những sự bách hại của chính quyền cộng sản đối với địa phận Vinh chúng ta trong thời gian qua. Từ vụ Tam Tòa, đến Con Cuông, và hôm nay là Mỹ Yên. Giáo phận Vinh chúng ta đang trải qua nhiều khó khăn, đang phải chịu nhiều sự bách hại. Nhưng cha tin tưởng với ơn Chúa và sự hiệp thông cầu nguyện và nhất là đời sống chứng tá Tin Mừng của mọi người dân sẽ giúp chúng ta vượt qua những thử thách này. Cha cũng hết lòng cảm ơn đến tất cả mọi người trong cũng như ngoài giáo hạt trong thời gian qua đã luôn quan tâm đến những anh em giáo xứ Mỹ Yên nói riêng và giáo hạt Nhân Hòa nói chung.

Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha đã nêu bật lên tình thương của Thiên Chúa dành cho dân Do Thái là dân riêng của Thiên Chúa trong thời Cựu Ước. khi Chúa dùng cánh tay uy quyền của mình mà mà giải thoát dân Người ra khỏi nô lệ Ai Cập mà trở về vùng đất tự do Canan. Khi xưa vua Pharaô cũng đã nhiều lần từ thất hứa với ông Môsê trong việc trả tự do cho dân Istraen, ngày nay, chính quyền cộng sản cũng đã nhiều lần lọc lừa dối trá để đánh đập, vu khống người Công Giáo chúng ta. Nhưng với lòng tin vào quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta tin rằng, mình sẽ vượt qua những khó khăn này.

Sau thánh lễ, các cha và giáo dân đã cùng thắp nến chầu Thánh Thể cầu nguyện cho 2 người của giáo xứ Mỹ Yên đang bị bắt dữ trái phép, và cầu nguyện cho những nạn nhân trong vụ đánh đập của cộng sản mau được bình phục và các gia đình của họ sớm được sống cuộc sống yên bình.

Sau chầu thánh thể, đại diện HĐMV giáo xứ Mỹ Yên đã thay lới cho bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, nói lên lời cám ơn đến quý cha trong và ngoài giáo hạt, bà con giáo dân các giáo xứ trong hạt Nhân Hòa cũng như các giáo xứ trong địa phận Vinh. Vì thời gian qua đã luôn hiệp thông, chia sẻ và cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên. Sự hiệp thông này nói lên tình hiệp nhất trong Chúa Kitô và Hội Thánh. Chính sự giúp đỡ này đã giúp giáo xứ Mỹ Yên luôn giữ vững đức tin và vượt qua những sự bách hại của nhà cầm quyền Nghệ An.

Sau thánh lễ, mọi người ra về bình an, không gặp phải sự cố nào.

Có thể nói rằng chính sự hi sinh của những anh em giáo xứ Mỹ Yên mà đã làm cho tinh thần đoàn kết, hiệp nhất, yêu thương giữa các kitô hữu thêm phần gắn kết. Điều này, sẽ tạo cho ta một sức mạnh, một niềm tin bất diệt vào Thiên Chúa và Hội Thánh.
 
Linh mục đoàn giáo phận Vinh thăm giáo xứ Mỹ Yên và họp bàn về tình hình
VP TGM Vinh
08:40 17/09/2013
GP VINH 16.09.2013 - Linh mục đoàn giáo phận Vinh đã thể hiện tình hiệp thông cụ thể với bà con giáo dân Mỹ Yên bằng cuộc thăm viếng và dâng thánh lễ cầu bình an cho giáo xứ sáng thứ Hai, ngày 16-9-2013, tại đền thánh Antôn Trại Gáo.
Xem hình ảnh

176 linh mục đang làm việc tại giáo phận Vinh cùng với Đức Giám Mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên đã qui tụ quanh Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, bày tỏ sự hiệp nhất trọn vẹn với ngài, đồng thời cùng nhau nhìn lại vụ việc vừa xảy ra tại Mỹ Yên và thảo luận hướng đi sắp tới.

Cuộc hội ngộ bắt đầu lúc 8 giờ 30, nhưng nhiều linh mục đã có mặt từ rất sớm. Có những vị phải vượt qua đoạn đường gần 300 km từ giáo xứ của mình.

“Sự thật sẽ giải phóng anh em”

Mở đầu cuộc họp, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã cám ơn các linh mục về sự cộng tác của các ngài trong công việc mục vụ của giáo phận thời gian qua, nhất là qua vụ giáo dân Mỹ Yên bị trấn áp một cách bất công bởi lực lượng công quyền.

Đức Giám Mục giáo phận phát biểu nguyên văn như sau:

“Trong những ngày này, chúng ta như bị tràn ngập bởi hiện tượng thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, lấp liếm, gian dối, chụp mũ, cả vú lấp miệng em… Hơn bao giờ hết, Lời Chúa vừa nghe chính là kim chỉ nam và linh dược cho đời ta: “Sự thật sẽ giải phóng anh em.

Trên bình diện tôn giáo, sự thật Đức Giêsu đề cập ở đây trước hết là mạc khải của Thiên Chúa, là Lời Chúa và chương trình cứu độ của Ngài.

Tiếp đến, trên bình diện nhận thức luận, sự thật là sự tương ứng giữa ngôn từ, nhận định và xác quyết của chúng ta với thực tại khách quan, với sự kiện lịch sử. Đức Giêsu đã khẳng định: lời nói của anh em phải thành thật, có nói có, không nói không; tất cả những thêm thắt lươn lẹo đều là sản phẩm của ác thần.

Thiên Chúa, Sự Thật tuyệt đối, sẽ lột mặt nạ tất cả các âm mưu mờ ám, xuyên tạc, gian dối, lừa lọc… Chính Ngài sẽ giải phóng chúng ta khỏi lầm lạc, nhất là khỏi sợ hãi khi phải đối diện với gian dối. Bởi vì, người môn đệ của Đức Kitô không bao giờ đơn độc, mà có cộng đoàn đồng hành và luôn bước đi dưới ánh sáng Lời Chúa. Khi ai hành động theo Tin Mừng và trung thành với lương tâm thì sáng suốt và can đảm lạ thường, không còn khiếp sợ bóng đen của gian dối.

Đã có một thời người ta tôn vinh gian dối và cho đó là một phương pháp tuyên truyền hữu hiệu nhất, vì đinh ninh rằng: Cứ nói dối, cứ nói dối… cuối cùng vẫn còn lại cái gì. Từ Phát-xít Đức cho tới Staline, Mao Trạch Đông, Pol Pot cho đến ngày nay… một số nhà cầm quyền đã sử dụng nó như cẩm nang tuyên truyền để “đánh lận con đen”. Trong quá khứ, xem ra một số lần họ đã đánh lừa được dư luận hay ít nhất gây hoang mang, ngờ vực và bêu xấu đối phương.

Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với những công nghệ hiện đại đã giúp nhân loại dễ dàng lột mặt nạ những gian dối và lừa lọc này. Hơn nữa, nhân loại ngày càng đề cao mô hình nhà nước dân chủ, pháp quyền và tam quyền phân lập, trong đó nhà cầm quyền phải tôn trọng: sự thật, nhân phẩm nhân quyền, tính trong sáng và công lý – hòa bình.

Đất nước chúng ta cũng đang tập tễnh bước vào dòng chảy chung của nhân loại ở thế kỷ XXI này. Nhà nước Việt Nam đã ký tham gia “Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc” cũng như “Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị”. Nhưng rất tiếc, tại quê hương chúng ta, những bản văn quan trọng đó vẫn chưa được đưa vào cuộc sống.

Cảm ơn tất cả anh em đã hiện diện ở đây để biểu lộ sự liên đới với giáo phận và giáo xứ Mỹ Yên trong thời khắc quan trọng này. Với tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng sự thật và sự tự do của lương tâm, mỗi người chúng ta được tự do phát biểu quan điểm của mình về sự kiện chiều 04/9/2013 tại Mỹ Yên, Nghi Phương, cũng như những gì đã xảy ra từ chiều 22/5/2013 đến nay.

Hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi thể hiện tinh thần của Tin Mừng và sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội cũng như cho Đất nước Việt Nam. Ước mong sao nhà cầm quyền biết lấy văn hóa dân tộc làm định hướng xây dựng và phát triển đất nước để kiến tạo một xã hội tiến bộ, phát triển, đa diện và đầy tính nhân văn.”

Ý kiến của các linh mục

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Hội đồng Linh mục, các linh mục lần lượt trình bày ý kiến của mình, trong đó có những ý kiến đáng chú ý sau đây:

Việc những công an không mang sắc phục chặn đường người dân đi cầu nguyện tại đền thánh Antôn chiều 22/5/2013 là hành vi sách nhiễu người dân vô cớ, vi phạm quyền tự do đi lại và quyền tự do hành đạo của nhân dân. Đây là nguyên nhân chính của một chuỗi các việc làm sai trái tiếp theo của giới cầm quyền.

Việc công an bắt cóc ông Ngô Văn Khởi (khi ông đang trên đường đi dự đám cưới) và ông Nguyễn Văn Hải (khi ông đưa cháu đi khám bệnh) là việc làm tùy tiện và bất nhân, không xứng với một Nhà nước pháp quyền. Mặt khác, việc cơ quan thi hành luật pháp bắt người không có bất cứ thủ tục pháp lý nào là hành vi sai trái nghiêm trọng.

Phản đối hành động đánh đập người dân thường một cách tàn bạo, không thương tiếc, làm cho hơn 30 người bị thương nặng. Đặc biệt, lên án việc đập phá ảnh tượng thánh; đó là hành vi xúc phạm niềm tin tôn giáo một cách trầm trọng.

Khi quần chúng đánh 3 công an thì hai người dân bị bắt. Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm trước việc 30 người dân bị đánh trọng thương? Ai sẽ chịu trách nhiệm khi tượng ảnh thánh bị đập vỡ?

Phản đối báo đài Trung ương và địa phương vu cáo, xuyên tạc, xúc phạm danh dự Đức Giám Mục, linh mục và giáo dân.

Linh mục đoàn hoàn toàn đồng tình với các văn thư của Tòa Giám mục và của Đức Giám Mục Giáo phận.

Toàn thể 176 linh mục hiện diện đồng ý soạn một văn thư phản hồi công văn số 139/UBND-NC ngày 08/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An. Văn thư sẽ có chữ ký của toàn thể Linh mục đoàn giáo phận Vinh.

Cầu nguyện cho giáo dân Mỹ Yên

Khoảng 10 giờ 30, Đức Giám Mục giáo phận đã chủ sự Thánh lễ cầu bình an cho giáo xứ Mỹ Yên. Cùng đồng tế với ngài có Đức Giám Mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên và 176 linh mục của giáo phận Vinh. Số giáo dân tham dự khoảng hơn 2 ngàn người.

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí thật trang nghiêm và sốt sắng. Ít khi có một Thánh lễ nội bộ lại qui tụ một số đông các linh mục như thế.

Người ta cảm nhận được tinh thần hiệp thông sinh động và hữu hình của cộng đoàn Giáo Hội địa phương khi mọi thành phần dân Chúa tập họp quanh vị Chủ chăn của giáo phận.

Cuối Thánh lễ, Đức Giám Mục giáo phận đã gửi 3 bó hoa đến 3 nạn nhân bị thương nặng nhất, như là một sự bày tỏ tình liên đới và cảm thông của Linh mục đoàn giáo phận Vinh đối với tất cả các nạn nhân của bạo lực tại giáo xứ Mỹ Yên.
 
Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản cử hành Năm Đức Tin
Đa Minh Nguyễn
08:07 17/09/2013
Thật khó mà nói lên hết được tất cả những tâm tình khi tham dự 2 ngày đại hội năm Đức Tin. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm; kể từ lễ kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang diễn ra tại Susono, tỉnh Shizuoka; mọi thành phần tín hữu của giáo đoàn Nhật Bản mới có buổi hội ngộ tại Tajimi, một thị trấn thơ mộng của miền trung nước Nhật.

Xem hình ảnh

Từ lúc ban đại diện tân giáo đoàn được bầu lại vào tháng 8 năm 2012, một kế hoạch do cha tuyên úy giáo đoàn đưa ra, đã hâm nóng hoạt động của giáo đoàn với mục tiêu, tạo điều kiện để mọi người sống với tinh thần Đức tin của Giáo Hội, đồng thời là một dịp để các cộng đoàn trên toàn nước Nhật gặp gỡ nhau sau một thời gian dài chỉ biết sinh hoạt trong khu vực của mình, và cũng nhân cơ hội này, cho những người con tha hương có thể gặp các Linh Mục Việt Nam đang truyền đạo trên đất Nhật. Nếu Đại hội lần đầu tiên của giáo đoàn tại Himeji cách đây 26 năm chỉ có 1 cha, đại hội lần 2 tại Susono có 3 cha thì lần này con số đã lên tới 12 cha; chưa kể một số LM không thể về tham dự.

Mặc dù là một cộng đoàn nhỏ bé chỉ có vài gia đình, tuy nhiên Nagoya đã đứng ra để tổ chức cho tín hữu từ 4 phương trời về tụ hội, với bao nhiêu khó khăn chồng chất, nhất là vấn đề ẩm thực và vệ sinh; thế nhưng với tinh thần hy sinh, các ông bà và anh chị của cộng đoàn Nagoya đã chu toàn mọi công việc giao phó, góp phần lớn cho sự thành công của đại hội.

Trong hai ngày 14 và 15 tháng 9-2013, khoảng hơn 500 người Công Giáo Việt Nam đang làm việc và sinh sống trên khắp đất nước Nhật Bản đã quy tụ về Giáo xứ Tajimi thuộc Giáo Phận Nagoya để cùng nhau cử hành Năm Đức Tin. Có những hình ảnh thật cảm động của những người quen sau gần 30 năm mới gặp lại, từ các cộng đoàn miền Nam nước Nhật như Hiroshima, Himeji, Kobe, Osaka-Yao; miền trung là Nagoya, Kariya, Hamamatsu, miền Đông là Tokyo, Fujisawa, Yamato, Mizoguchi, Kawasaki, Kawagoe, Isesaki v.v… Mừng mừng tủi tủi ngay vừa lúc xuống xe. Mặc dù chỗ ngủ chỉ có thể cung ứng cho khoảng 150 người, tuy nhiên ai nấy đã không nề hà, sẵn sàng nhường chỗ cho phụ nữ, trẻ em, các cụ già; để ra nằm ngoài lều dưới cơn mưa rỉ rả hoặc trong chiếc xe hơi chật chội của mình.

Theo chương trình của hai ngày Đại Hội Năm Đức Tin, thì chiều thứ bảy, ngày 14- 9 sẽ bắt đầu khai mạc Đại Hội; thế nhưng ngay từ sáng đêm hôm trước đã có các phái đoàn đến để tham dự Đại Hội. Lòng nhiệt thành và tinh thần sống đức tin của người con dân Nước Việt đã được thể hiện rõ nét qua việc háo hức tham dự Đại Hội và với con số đông đảo người đến tham dự đã làm cho những người Nhật bản xứ phải ngạc nhiên.

Sau khi gặp gỡ và chào hỏi lẫn nhau, đúng 14 giờ Đại Hội đã bắt đầu Khai mạc với lời tuyên bố của Cha Phêrô Maria Nguyễn Hữu Hiến – Tuyên úy Giáo Đoàn. Tiếp đến, Thầy Phêrô Phạm Hoàng Trinh – Chủng Sinh của Giáo phận Oita đã có bài chia sẻ mở đầu dẫn mọi người bước vào Đại Hội với chiều sâu và ý nghĩa mang đầy tính thần học về đức tin. Sau đó, mọi người đã chia ra theo từng giới và từng nhóm nhỏ để cùng nhau học hỏi về về Năm Đức Tin.

Đỉnh cao của ngày thứ I trong Đại Hội là giờ cùng nhau quy tụ trước Chúa Giêsu Thánh Thể để chia sẻ cho nhau những chứng từ sống đức tin. Với chứng từ của các thành phần: tu nghiệp sinh, người tị nạn, bậc làm cha mẹ, tu sỹ và đại diện chương trình Thăng tiến hôn nhân gia đình; mọi người tham dự như thấy được tính phong phú và sự truân chuyên của đời sống đức tin. Tuy nhiên, qua tất cả những chia sẻ của các thành phần trong Giáo Hội ra như đều có một điểm chung đó là “Ơn Chúa” luôn đong đầy trên hành trình sống đức tin của mỗi người. Và sau đó, buổi chia sẻ chứng từ sống đức tin đã khép lại bằng Phép Lành Thánh Thể. Sau cùng mọi người cùng cầm trên tay một ngọn nến nhỏ để hiệp thông trong đức tin, chia sẻ trong tình mến và phó thác trong hy vọng cùng với Giáo xứ Mỹ Yên và toàn thể Giáo Phận Vinh cầu nguyện cho sự tự do, cho sự thật, cho công lý, công bình, công tâm và quyền tự do tôn giáo. Mọi người cầm trong tay ngọn nến sáng và cất cao lời kinh “Magnificat – Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” trong tin tưởng

“Chúa ra tay biểu dương sức mạnh,

dẹp tan phường lòng trí kiêu căng

Chúa hạ bệ những kẻ quyền thế,

Ngài nâng cao những người phận nhỏ” ( Lc 1,52-52).

Bước vào ngày thứ II của Đại Hội, mọi người đã thức dậy thật sớm và rộn rã chuẩn bị cho những sinh hoạt trong ngày. 8 giờ 30 sáng, mọi người đã chia nhau theo từng giới của mình để tiếp tục chia sẻ đời sống đức tin. Trong lúc đó, các linh mục cũng đã ngồi tòa giải tội để các anh chị em đến dàn trải lòng mình với Chúa qua sự ân cần lắng nghe của các linh mục để hòa giải anh chị em mình với Chúa. Những khuôn mặt đầy âu lo pha chút bối rối khi xếp hàng chờ đến lượt mình bước vào phòng hòa giải đã biến đổi sau khi trở ra, với những giọt nước mắt chưa kịp lau khô hay những nụ cười hạnh phúc trong tình thân nối kết với Chúa.

Đỉnh cao của ngày thứ II và cũng là đỉnh điểm của Đại Hội Năm Đức Tin là Thánh lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với sự chủ tế của Cha Tuyên úy Phêrô Maria Nguyễn Hữu Hiến và phần chia sẻ Lời Chúa do Cha Antôn Vũ Khánh Tường – Dòng Ngôi Lời diễn giải. Trong bài giảng, Cha Antôn Vũ Khánh Tường đã đề cao và làm nổi bật chân dung của các Thánh Tử Đạo Việt Nam qua việc sống và làm chứng cho đức tin.

Thánh lễ kéo dài trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, nhưng đã chở mang biết bao tâm tư và tinh thần sống đức tin của con cháu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chắc hẳn qua Thánh lễ này, mỗi người Công Giáo sống trên đất nước Nhật Bản sẽ ý thức hơn, xác tín hơn và quyết tâm trở nên những chứng nhân đức tin giữa lòng xã hội văn minh tiến bộ.

Đây cũng là lần đầu tiên mà hơn 500 người có dịp hòa giọng hát cùng ca đoàn Cecilia của Tokyo trong buổi tĩnh nguyện cũng như thánh thể tạo nên bầu không khí vô cùng hứng khởi và thánh thiện.

Hai ngày Đại Hội Đức Tin khép lại, mọi người tham dự phải trở về với những sinh hoạt trong đời thường. Tuy nhiên, âm hưởng và hoa trái của hai ngày Đại Hội chắc hẳn sẽ đồng hành với mỗi người và trở nên chất dầu giúp cho ngọn đèn đức tin luôn cháy sáng và tỏa sáng cho mọi người xung quanh nơi, công sở, trường học, gia đình.

Như có một sự sắp đặt nào đó, khi đoàn người cuối cùng rời trại và Ban tổ chức đã thu dọn đâu đó xong xuôi, cơn bão lớn nhất trong 15 năm qua ập vào miền trung với sức gió tàn phá khủng khiếp. Cảm tạ Chúa, tất cả mọi người đã trở về bình an.
 
Giáo xứ Nhân Hòa thắp nến cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên
Linh mục Phêrô Trần Phúc Chính
08:29 17/09/2013
Giáo xứ Nhân Hòa thắp nến cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên

Như chúng ta đã biết, vụ việc tại giáo xứ Mỹ Yên là phép cộng của những hành động vô lý, mờ ám của nhà cầm quyền huyện Nghi Lộc cũng như của tỉnh Nghệ An, từ sự việc một bộ phận công an mặc thường phục chặn đường khách hành hương đến cầu nguyện tại Linh Địa Trại Gáo tối ngày 22 tháng 5 năm 2013 cho đến việc bắt cóc và giam giữ hai người dân lành là ông Phêrô Ngô Văn Khởi và anh Antôn Nguyễn Văn Hải ngày 27 tháng 6 năm 2013. Không dừng lại ở đó, ngày 04 tháng 9 năm 2013, để trả lời cho thiện chí đối thoại của Tòa Giám Mục Xã Đoài, nhà cầm quyền các cấp của tỉnh Nghệ An đã phối hợp làm bản cam kết thả hai người bị bắt nói trên rồi bày binh bố trận, huy động hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ và “côn đồ” đánh đập dã man; sắp xếp, bố trí, ra lệnh cho nhà báo và các phương tiện truyền thanh truyền hình sẵn sàng tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật theo phương cách chính trị để khủng bố người dân chất phác hiền lành là bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên.

Xem Hình

Điểm lại một số nét của vụ việc để thấy rõ dã tâm của nhà cầm quyền Nghệ An đang ra sức bóp nghẹt đời sống tôn giáo. Đứng trước những hành động tàn bạo gây đau thương cho người dân lành nói trên, trong thư chung gửi cộng đoàn dân Chúa Giáo Phận Vinh ngày 06 tháng 9 năm 2013, Đức Giám Mục Giáo Phận kêu gọi: “Tôi tha thiết mời gọi anh chị em cầu nguyện, dâng những hi sinh cũng như có những hành động cụ thể biểu lộ sự hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên và tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực”.

Đáp lại lời mời gọi đó, tối thứ 7 ngày 14 tháng 9 năm 2013, tại thánh đường giáo xứ Nhân Hòa đã diễn ra buổi thắp nến trong thánh lễ và giờ Chầu Thánh Thể để hiệp thông, cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên.

Thánh lễ và giờ chầu Thánh Thể có sự hiện diện của Cha chủ tế Lu-y Nguyễn Lê Bảo (SVD – Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời) và Cha Phêrô Trần Phúc Chính – quản hạt Nhân Hòa. Lời khẳng định: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” của cha quản hạt là tâm tình “cùng gánh chịu đau thương với anh em” đã thúc đẩy mọi người trong buổi phụng vụ dâng hiến tất cả những hy sinh kết hợp với lễ tế trên bàn thờ, cầu nguyện cho những người anh chị em bị khủng bố có tinh thần như các thánh tử đạo mà Đức Giêsu là Đấng Tử Đạo Tiên Khởi. Giáo xứ Nhân Hòa đã giương cao những ngọn nến khi Tuyên xưng Đức Tin như muốn khẳng định Đức Tin Công Giáo là ánh sáng xua tan những thế lực đen tối của ma quỷ qua mọi thời đại. Đồng thời cũng cầu xin cho nhà cầm quyền huyện Nghi Lộc cũng như tỉnh Nghệ An biết nhận ra những trách nhiệm của mình là tạo dựng cuộc sống an lành cho người dân bằng cách phối hợp với những con người thiện chí để xây dựng một xã hội công bằng, yêu thương và chân thật.

Lời kinh hòa bình được cất lên cuối giờ Chầu Thánh Thể như lời mời gọi lên đường để ra đi “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm”.

Linh mục Phêrô Trần Phúc Chính
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đối thoại năm Đức Tin: Thiên Chúa công bằng nhân từ và hình phạt hỏa ngục
Lm. Đan Vinh
11:25 17/09/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN : Thiên Chúa CÔNG BẰNG NHÂN TỪ VÀ HÌNH PHẠT HỎA NGỤC

VẤN ĐỀ 14 : Nói rằng Thiên Chúa là Đấng công bằng và nhân từ vô cùng. Vậy tại sao Ngài lại nhẫn tâm phạt những người chỉ phạm một tội trọng trong giây lát, phải chịu hình khổ hỏa ngục đến muôn đời ?

TRẢ LỜI :

I. HỎA NGỤC LÀ MỘT THỰC TẠI CHẮC CHẮN :

Giáo Hội không bày ra hỏa ngục để dọa những người dễ tin, làm cho họ sợ hãi mà sống ngay lành như có người lầm tưởng. Quả thực Hỏa ngục là một thực tại mà chính Đức Giê-su và các Tông đồ đã nhiều lần nhắc đến:

- Đức Giê-su nói về hỏa ngục như sau : “Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; Thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; Thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hỏa ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; Thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt” (Mc 9,43-47).

- Đức Giê-su cũng hứa thiên đàng với người trộm lành trên cây thập tự : “Tôi bảo thật anh : Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43). Trong dụ ngôn người phú hộ và người nghèo La-gia-rô, Đức Giê-su nói đến số phận của hai người thật khác nhau : người nghèo khó La-gia-rô được đưa vào trong lòng ông Ap-ra-ham trên thiên đàng, còn người phú hộ phải vào trong âm phủ để chịu cực hình (x. Lc 16,22-23). Thánh Phao-lô cũng đề cập đến thiên đàng trong thư gửi giáo đoàn Co-rinh-tô như sau : “Điều mắt chúng ta chưa hề thấy, tai chưa hề nghe, lòng chưa hướng tới, đó là những gì Thiên Chúa đã chuẩn bị cho kẻ yêu mến Ngài” (1 Cr 2,7-10)

- Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy về thiên đàng như sau : Ai chết trong ân sủng và tình nghĩa với Thiên Chúa, ai hoàn toàn được thanh luyện sẽ sống muôn đời với Đức Ki-tô. Họ luôn luôn giống Thiên Chúa, vì họ đã thấy Ngài như Ngài hiện hữu, mặt đối mặt như thư thánh Gio-an : “Chúng ta biết rằng, khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người. Vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1 Ga 3,2 b)… Mầu nhiệm này vượt quá mọi hiểu biết và có một số hình ảnh biểu trưng như sau : sức sống, ánh sáng, bình an, tiệc cưới, rượu thiên quốc, nhà Cha, Giê-ru-sa-lem trên trời, thiên đàng… (GLCG số 1023-1029).

- Như vậy, chắc chắn có hỏa ngục và hình phạt trong hỏa ngục thì kéo dài đời đời như lời Đức Giê-su đã nói : “Lửa đời đời, lửa không hề tắt”. Và những người bị đày trong hỏa ngục phải chịu 2 thứ khổ hình : Về tinh thần : Bị lương tâm cắn rứt vì phải lìa xa Thiên Chúa muôn đời. Về thể xác : Phải chịu hình khổ thiêu đốt giống như lửa hồng nung nấu và “Ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng” (x. Mt 22,13).

Những hình khổ vừa nói thực nặng nề khủng khiếp. Nhưng có người đặt vấn đề : tại sao Thiên Chúa là Đấng công bằng và nhân từ vô cùng lại nhẫn tâm phạt xuống hỏa ngục đời đời, đang khi con người chỉ phạm một tội trọng trong chốc lát ?

II. HỎA NGỤC KHÔNG TRÁI VỚI ĐỨC CÔNG BẰNG VÀ NHÂN TỪ CỦA Thiên Chúa :

- Hỏa ngục sẽ là bất công nếu người bị đầy xuống đó chỉ vì phạm những tội nhẹ, hoặc phạm tội nặng nhưng do nhẹ dạ và vô ý thức:

Nhưng thực ra không phải vậy: chỉ những kẻ phạm tội nặng, nghĩa là những người biết rõ ràng đó là tội nặng mà cố tình từ chối lời nhắc bảo của Thiên Chúa qua tiếng nói lương tâm và nhiều người thân… Có sự tự do chứ không bị ép buộc để làm điều xấu và có thái độ cố chấp không chịu hồi tâm hối cải… thì mới phải chịu hình phạt hỏa ngục.

- Hỏa ngục sẽ là bất công nếu người bị đầy xuống đó không được cảnh báo trước:

Nhưng thực ra không phải vậy: Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài là Đức Giê-su xuống thế để dạy loài người biết được con đường dẫn đến sự sống đời đời. Đức Giê-su đã thiết lập Hội Thánh để loan báo Tin Mừng khắp thế gian, giúp loài người nhận biết tin thờ Thiên Chúa và sông theo con đường của Thiên Chúa để được ơn cứu độ. Trong dụ ngôn về người nhà giàu bị phạt trong hỏa ngục đã ghi lại câu nói của tổ phụ Áp-ra-ham cho thấy chỉ những người cố chấp mới phải chịu hình phạt hỏa ngục như sau: “Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin” (Lc 16,31). Gần đây trong buổi triều yết chung ngày 28 tháng 7 năm 1999, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Hỏa ngục chỉ tình trạng của những người tự do và cố ý tự tách rời khỏi Thiên Chúa, nguồn của mọi sự sống và niềm vui”. Nói cách khác, người ta chỉ có thể vào hỏa ngục khi người ta muốn, và do đó không mâu thuẫn gì đến chân lý Thiên Chúa là Tình Yêu.

Còn những ai khi còn sống trên trần gian không được nghe giảng Tin Mừng của Đưc Giê-su, nhưng vẫn theo lương tâm ăn ngay ở lành, thì Chúa sẽ lo liệu cho họ có đủ phương tiện cần thiết để tin nhận Người vào giờ sau hết, và sẽ được Chúa phán xét công minh theo lương tâm ngay lành của họ.

- Hỏa ngục sẽ là bất công, nếu con người không được ơn Chúa trợ giúp :

Nhưng thực ra không phải vậy: Thiên Chúa là Cha vô cùng nhân hậu, là tình yêu tuyệt đối, đã ban cho mọi người những ơn cần thiết để họ được ơn cứu độ như thánh Phao-lô dạy : “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ, và nhận biết chân lý” (1 Tm 2,4). Nơi khác ngôn sứ Ê-giê-ki-en đã tuyên sấm lời Đức Chúa: “Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết. Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao ?” (Ed 18,23). Thánh Phêrô cũng viết: “Chúa kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (2 Pr 3,9).

TÓM LẠI: Chúng ta có thể quả quyết: Thiên Chúa không phạt bất cứ ai phải xuống hỏa ngục, nhưng chính tội nhân đã tự đày mình vào hỏa ngục, khi cố tình làm ác và không chịu hồi tâm sám hối trở về làm hòa với Chúa, như Đức Giêsu đã nói về tội cứng lòng của các kinh sư Do thái vì họ đã nói Đức Giê-su bị thần ô uế ám : “Thầy bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời” (Mc 3,28-29). Tội cứng lòng là tội chống lại ơn thánh hóa của Chúa Thánh Thần khiến họ sẽ bị phạt trong hỏa ngục : “Vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành” (Mt 13,14-15).

PHÚT HỒI TÂM :

LỜI CHÚA : Thánh Phê-rô dạy : “Anh em thân mến, một điều duy nhất xin anh em đừng quên : đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu hủy” (2 Pr 3,8-10).

LỜI CẦU : Lạy Chúa Cha giàu long từ bi thương xót. Cha đã sai Con Cha là Đức Giê-su đến dạy dỗ loài người chúng con nhận biết Cha. Đã hy sinh chịu chết trên thập giá để đền tội thay và sống lại để ban ơn cứu độ cho chúng con. Xin cho chúng con biết đi theo con đường hẹp và sống tình mến Chúa yêu người của Đức Giê-su để sau này được về trời hưởng hạnh phúc muôn đời với Cha. Xin đưng để chúng con cố chấp nghe theo ma quỷ để làm điều gian ác, hầu tránh hình phạt hỏa ngục, nơi dành cho ma quỷ và nhưng ai theo chúng. - AMEN.


CÓ LUYỆN NGỤC KHÔNG ?

Luyện ngục là môt tình trạng, trong đó những linh hồn chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thánh thiện đủ để được hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa, nên cần được thanh luyện cho sạch mọi tì vết tội lỗi trước khi được Chúa cho về thiên đàng. Đây không những là một điều hợp lý theo sự khôn ngoan và đức công bình của Thiên Chúa, mà còn là một chân lý đức Tin dựa trên Lời Chúa trong Thánh Kinh và được Hội Thánh xác nhận như sau :

1. CÁC BẰNG CHỨNG VỀ LUYỆN NGỤC :

a) Thánh Kinh Cựu và Tân Ước:

- Câu chuyện về một Thủ lãnh dân Do Thái là ông Mác-ca-bê: Sau khi chiến thắng quân thù, do tin có sự sống lại của những kẻ đã chết, nên đã quyên góp được một số tiền gửi về Đền Thờ Giê-ru-sa-lem xin dâng lễ đền tội cầu cho các chiến binh tử trận. Tác giả Sach Thánh thuật lại như sau : “Ông Giu-đa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền và gửi về Giê-ru-sa-lem để xin dâng lễ đền tội cho họ; Ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,43–46).

- Đức Giê-su cũng ám chỉ phần nào về tình trạng luyện ngục khi Người nói : “Thầy bảo thật cho anh biết : Anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng” (Mt 5,26).

- Dựa vào những đoạn Thánh Kinh nói trên, ta có thể biết được: phải có một tình trạng gọi là luyện ngục, trong đó những linh hồn chưa được lên trời vì còn tội phải đền, hoặc những linh hồn tuy không bị hình phạt hỏa ngục vì không theo ma quỷ để phạm tội chống lại Thiên Chúa, bị giam cầm cho tới khi đền tội xong hoặc được thanh tẩy hết mọi bợn nhơ tội lỗi.

b) Giáo huấn Hội Thánh trong các Công Đồng: Chân lý có luyện ngục đã được Hội Thánh xác định trong nhiều giáo huấn Công Đồng Chung như sau :

- Công đồng Lyon (1245 và 1247), Công đồng Florence (1438-1445), và nhất là Công đồng Trentô (1545-1563) trong khóa 6, số 22 và 25 dạy rằng: "Ai dám quả quyết sau khi được ơn thánh sủng, tội lỗi được tha và hình phạt đời đời được xóa bỏ cho các hối nhân, và không có hình phạt tạm bởi tội ở đời này cũng như trong luyên ngục trước khi cửa Thiên đàng được mở, thì kẻ ấy phải vạ tuyệt thông".

- Công đồng Trentô khóa 25, ngày 4 tháng 12 năm 1563 tuyên ngôn thêm: "Giáo Hội Công Giáo được Chúa Thánh Thần dạy, theo các văn kiện và truyền thống xa xưa của các Giáo phụ, và mới đây trong Công đồng này dạy rằng: Có luyện ngục, và các linh hồn được thanh tẩy tại đó, được giúp đỡ nhờ những lời cầu nguyện của các tín hữu, và nhất là do công nghiệp Thánh lễ Misa".

- Công đồng Vaticanô II (năm 1962-1965) trong Hiến chế Tín lý về Giáo Hội đã tuyên ngôn: "Cho tới khi Chúa ngự đến trong uy nghi, có tất cả các thiên thần theo Người, và khi sự chết bị hủy diệt, mọi vật đều qui phục Người, thì trong số các môn đệ Chúa, có những kẻ còn tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống này và đang được tinh luyện, và có những kẻ được hiển vinh đang chiêm ngưỡng rõ ràng chính Thiên Chúa duy nhất trong Ba ngôi như Ngài hằng có" (GH 49)

2. VỀ CÁC HÌNH PHẠT TRONG LUYỆN NGỤC VÀ SỰ TRỢ GIÚP :

a) Các linh hồn bị giam cầm trong luyện ngục phải chịu những hình phạt đau khổ không rõ như thế nào. Nhưng có lẽ đau khổ nhất là bị xa cách Thiên Chúa. Tuy vậy, họ cũng vẫn vui mừng trông cậy vào Chúa sẽ tha thứ và nhờ đó họ sẵn lòng chịu đau khổ để được thanh luyện cho đến khi nên thanh sạch hoàn toàn để được về thiên đàng hưởng Nhan Thánh Chúa.

b) Ngoài ra, các linh hồn đang bị thanh luyện trong luyện ngục cũng được hưởng những việc lành phúc đức của các tín hữu còn sống theo tín điều Các Thánh Thông Công. Chân lý này an ủi những người còn sống có người thân qua đời, vì họ vẫn có thể giúp đỡ các linh hồn ấy bằng việc thực hiện các việc bác ái từ thiện, bằng lời cầu nguyện hy sinh, hưởng các ân xá và thi hành những việc đền tạ nhất là bằng việc dâng thánh lễ cầu nguyện cho các người thân qua đời. Bù lại, các linh hồn nơi luyện ngục cũng có thể cầu nguyện cho chúng ta. "Đó là lý do tại sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hy lễ đền tội này cho các người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi của mình" (2 Mcb 12,46).

c) Sau cùng, tình trạng luyện ngục cũng chỉ tạm thời mà thôi. Đến ngày tận thế, sau khi thân xác mọi người đã chết đều được Chúa dùng quyền năng cho sống lại để chịu phán xét chung thì bấy giờ sẽ chỉ còn hai tình trạng là thiên đàng và hỏa ngục mà thôi.
 
Tai biến mạch máu não và sự Phục hồi
Ts Jill Taylor, dịch gỉa Ts Minh Tâm
19:07 17/09/2013
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ SỰ PHỤC HỒI

(Tác Giả : TS Jill Bolte Taylor Dịch Giả : TS Minh Tâm)

Thưa quý vị,

Tôi rất cám ơn tất cả những vị đã dịch và chuyển đến tay tôi bài viết của bà bác sĩ thần kinh não bộ Jill Taylor, người bị tai biến mạch máu não (stroke hay AVC) năm 1996 và nay đã bình phục. Tôi cũng đã là một nạn nhân của stroke cách đây 7 năm, nhưng ở trong số 83% (stroke ischemic, mạch máu não bị tắc), không như bà Jill Taylor trong số 17% (stroke hemorragic, mạch máo não bị vỡ).

Bài viết của bà BS Taylor đã hết sức đầy đủ cả về phương diện khoa học, lý trí đến phương diện tâm lý, tâm linh. Tôi không thấy, và không dám, viết gì thêm về chuyện này. Tuy nhiên, có một số diểm, tôi không thấy nhắc đến trong chuyện này. Bởi vậy, tôi muốn trình bầy lại dưới đây để quý vị tùy nghi thẩm định:

1. Năm 1996 người ta chưa biết đến một phương thuốc mới trị stroke. Sau 2000, người ta đã tìm ra một phương thuốc để trị stroke, gọi là tPA, hay là tissue Plasmimogen Activator. Thuốc này chỉ hiệu nghiệm nếu bệnh nhân bị stroke được chữa trị trong vòng 3 hay 3 tiếng rưỡi đồng hồ mà thôi. Gần như khỏi hẳn. Sau đó, trễ hơn, vô phương cứu chữa. Hồi tôi bị stroke, được con cháu mang vào một nhà thương có tiếng vùng tôi ở. Nhưng tại đó, sau khi tìm ra chắc chắn là tôi bị stroke (mất khá nhiều thì giờ), họ phải chuyên chở đến một nhà thương khác. Đến nơi thì đã quá trễ. Tôi đã bị stroke với tất cả những hậu quả của stroke, gần giống như những gì tả trong bài viết của BS Taylor.

Kết luận: Những ai thấy mình có thể bị stroke, xin hãy vào ngay bệnh viện thật sớm để được chữa trị ngay trong vòng ba bốn tiếng đồng hồ bằng tPA.

2. Stroke là một bệnh có tính cách di truyền. Trong gia đình nếu thấy có người bị stroke rồi thì anh em, hoặc con cái (như gia đình tôi) rất có thể cũng sẽ bị stroke.

Kết luận: Trong trường hợp này, phải hết sức cẩn thận, trong việc ăn uống thuốc men, mục đích để giảm thiểu cholesterol, áp huyết cao, tiểu đường nay tiền-tiểu đường.., kể cả trong việc giữ gìn sức khỏe (tập thể dục, đi bộ mỗi ngày…)

3. Tôi tin rằng vận động thân thể cũng như luyện tập trí óc là một phần không thể thiếu trong việc phòng ngừa bị stroke cũng như sớm hồi phục sau khi bị stroke. Tôi có một ông anh rể, bác sĩ về thần kinh não bộ như bà Jill Taylor, năm nay đã 80 tuổi, vẫn chạy marathon, mỗi lần đến chơi, tôi thấy cầm một cuốn sách Hán Văn Tự Học, đôi khi lại đem một phương trình Vi phân và Tích phân (calcul differentiel et integral) ra hỏi chúng tôi. Anh tôi nói rằng, tuy đã có tuổi, mình vẫn phải học, học đi học lại cho trí óc dược minh mẫn khỏi bị cùn lụt đi, vẫn phải tập thể dục mỗi ngày. Thấy tôi hàng ngày lên mạng, viết “blog”, anh tôi cho rằng đó là một việt rất nên làm mặc dầu bị bà xã (em gái ông ta) quở trách. Đó là một vài lời thô thiển để góp ý với tất cả mọi người, với lòng tri ân đến tất cả những vị đã dịch và chuyển đến tay tôi bài viết của bà bác sĩ thần kinh não bộ Jill Taylor.

Xin chuyển tiếp để tham khảo kinh nghiệm được ghi lại của môt người bị TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ SỰ PHỤC HỒI, rất chi tiết. Minhha Gởi bạn cùng tham khảo. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ SỰ PHỤC HỒI Tác Giả : TS Jill Bolte Taylor Dịch Giả : TS Minh Tâm

Đôi Giòng Tâm Sự

Mỗi bộ óc con người đều có một câu chuyện và sau đây là câu chuyện của bộ óc tôi... Hơn mười năm trước đây, tôi là giáo sư Đại học Y Khoa Harvard, chuyên nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên về bộ óc của con người. Nhưng vào ngày 10 tháng 12 năm 1996, tôi đã học được bài học về não bộ từ chính bộ óc của mình. Sáng hôm ấy, bản thân tôi đã trãi qua một dạng “đứt mạch máu não” rất ít khi có,từ bán cầu Trái của não bộ. Sự xuất huyết trầm trọng này là do một mạch máu não bất thưòng từ lúc sơ sinh đã không được khám nghiệm và cắt bỏ, nay thình lình vỡ ra.

Trong bốn tiếng đồng hồ ngắn ngủi, với đôi mắt kinh nghiệm của một nhà nghiên cứu tế bào não bộ học, tôi đã chứng kiến bộ óc tôi từ từ băng hoại đến độ hoàn toàn tê liệt trong khả năng phân định các sự kiện diễn biến chung quanh. Đến cuối sáng hôm đó, tôi đã không còn có thể đi đứng, ăn nói, đọc viết hoặc nhớ lại những gì đã xảy ra từ trước trong đời. Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hỉ vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai.

Những điều cần biết về Tai biến mạch máu não là một tài liệu khoa học được ghi lại theo thứ tự thòi gian. Và cũng theo đó, từ vực thẳm vô hình của một đầu óc hoàn toàn rỗng lặng, tôi đã khám phá ra sự an tĩnh của nội tâm mà những nhà khoa học não bộ như tôi không mấy khi có dịp trãi nghiệm.

Như tôi được biết, đây là tài liệu lần đầu tiên được ghi lại từ một nhà Tế bào thần kinh học, qua kinh nghiệm bản thân mình, sau khi đã phục hồi vì một cơn xuất huyết não trầm trọng. Tôi rất vui mừng vì tập tài liệu này cuối cùng đã được in ra và phổ biến khắp thế giới để mọi người có thể biết mà chạy chữa đúng lúc và đúng cách. Hơn tất cả mọi thứ trên đời, tôi rất biết ơn Thượng đế đã cho tôi cơ hội sống còn và ca ngợi sư hiện hữu hôm nay.

Ban đầu, tôi được khuyến khích để vượt qua bạo bệnh và phục hồi là nhờ vào những người có lòng gửi cho các lá thư tràn đầy tình yêu thương vô bờ bến. Rồi qua nhiều năm, tôi vẫn kiên trì trong nỗ lực phục hồi, do vì biết bao câu hỏi gửi đến chưa được trả lời. Như một phụ nữ trẻ đã gửi thư hỏi tôi rằng: Tại sao bà mẹ của cô khi bị tai biến mạch máu não mà không thể tự mình gọi điện thoại cấp cứu, nên đã phải chết? (Người Mỹ không có thói quen khỉ con cái đã trưỏng thành mà còn ỏ chung nhà với cha mẹ.), hay một người đàn ông lớn tuổi khác, vẫn còn mãi đau buồn về cái chết của bà vợ, đã hỏi: Vì sao tai biến mạch máu não đã làm bà phai nằm mê man bất động cho đến khi qua đời?

Rồi thư của những người chăm sóc bệnh nhân tai biến não hỏi tôi về đưòng hướng và hi vọng trong sự điều trị. Cho nên tôi đã quyết tâm hoàn tất tập tài liệu này cho 700 ngàn người bị tai biến não hằng năm trong xã hội ta. Chỉ cần một người đọc chương “Buổi sáng ngày bị tai biến” để nhận diện được triệu chứng nguy cấp, rồi gọi ngay cấp cứu - gọi liền chứ không nên trễ, để cứu một mạng người – thì những công sức tôi đã bỏ ra để viết quyển sách này kể như đã được đền bù xứng đáng.

Quyển sách này đươc chia ra làm bốn Phần

I. Phần một nói về cuộc đời tôi trước khi Xuất huyết não xảy ra. Bạn sẽ biết tại sao tôi lớn lên và quyết định thành một nhà khoa học về não bộ với tràn đầy nghị lực và lý tưỏng. Tôi rất tích cực hoạt động trong lãnh vực này. Tôi là một giáo sư khoa Não bộ học của Đại học Harvard và là thành viên trẻ tuổi nhất trong Ủy ban nghiên cứu về các bệnh thần kinh. Tôi đi khắp nước diễn thuyết về căn bệnh và cách trị liệu và kêu gọi những người bệnh khỉ qua đời thì thân nhân họ nên hiến bộ óc cho viện đại học để nghiên cứu.

II. Nếu bạn hiếu kỳ muốn biết thế nào là bị Tai biến mạch máu não thì Phần hai, “Buổi sáng ngày bị Tai biến”, là chương bạn nẽn đọc. Trong phần này, tôi sẽ dẫn bạn qua một hành trình lạ thường để bạn thấy được những suy sụp từ từ về khả năng hiểu biết - cái biết hiện tại về sự vật chung quanh và cái biết về những điều đã học hỏi trong quá khứ - của người bị Tai biến, dưới cái nhìn của một nhà khoa học. Khi não của tôi bị xuất huyết càng lúc càng nhiều thì tôi biết rằng đấy là sự mất mát và suy sụp của trí tuệ về phương diện Sinh học. Còn về phương diện Tế bào thần kỉnh học, Phải thú nhận rằng tôi đã học được rất nhiều về não bộ và sự vận hành của nó trong buổi sáng xuất huyết này, nhiều như tôi đã học hỏi trong bao năm khoa bảng. Đến cuối buổi sáng hôm ấy, ý thức của não bộ còn lại - não bộ Phải - đã đưa tôi sang một vùng nhận thức mới: tôi đã trỏ thành một với vũ trụ. Từ đó tôi mới hiểu được rằng tại sao với bộ óc vật chất này, người ta có thể đạt đến sự hiểu biết về những điều “thần bí” và “siêu hình”.

III. Sự phục hồi là rất cần thiết và hữu ích. Nếu như bạn muốn giúp một người đã bị Tai biến não hay do một tai nạn mà bị chấn thương ỏ não bộ, thì những chương về sự phục hồi là rất cần thiết và hữu ích - trong đó có hơn 50 lời gợi ý về những điều nên và không nên làm cho ngưòi bệnh. Tôi hi vọng bạn sẽ chia sẻ kiến thức này cho mọi người chung quanh khỉ họ cần đến.

IV. Phần cuối, quyển sách cho thấy cơn Xuất huyết này đã dạy tôi những điều mới lạ về bộ óc. Bạn sẽ thấy rằng quyển sách này không hoàn toàn viết về Tai biến mạch máu não. Nói cho chính xác hơn, Tai biến não chỉ là một chấn thương khiến cho những hiểu biết mới về não bộ xuất hiện. Quyển sách này cho thấy những nét đẹp và khả năng phục hồi của não bộ con người, do khả năng nội tại của nó không ngừng thay đổi và luôn thích ứng để tồn tại. Sau rốt cuốn sách cho thấy hành trình của nhận thức thuộc bán cầu Phải của não bộ khỉ nó dẫn tôi vào cảnh giới An lành của vùng Tâm thức sâu thẳm. Tôi đã phục hồi Ý thức luận lý của bán cầu não Trái để trình bày và giúp cho người đọc đạt đến Cảnh gioi An lành của vùng Tâm thức thâm sâu mà không cần Phải trải qua một cơn xuất huyết não như tôi. Hy vọng độc giả sẽ hài lòng trong cuộc du hành trí thức này. CHƯƠNG 1

ĐỜI SỐNG CỦA TÁC GIẢ TRUÓC KHI TAI BIẾN NÃO

Tôi là nhà nghiên cứu tế bào não bộ, đã được huấn luyện, thực tập và đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu. Tôi sinh trưỏng ỏ thành phố Terre Haute thuộc tiểu bang Indiana. Một người anh của tôi, chỉ lớn hơn tôi 18 tháng tuổi, mắc bệnh Tâm thần Phân liệt. Anh được chính thức chẩn đoán là mắc bệnh này ỏ tuổi 31, nhưng thực ra anh đã có triệu chúng của bệnh từ nhiều năm trước.

Từ thời thơ ấu, anh đã tỏ ra khác hơn tôi về cách nhìn thực tại và cách đối xử với mọi người. Do vậy, tôi rất có hứng thú tìm hiểu về bộ óc con người từ lúc còn bé. Tôi đã thường tự hỏi, vì sao mà hai anh em cùng quan sát một sự việc vừa mới xảy ra, lại có thể đi dến hai lời giải thích khác nhau. Sự khác biệt về nhận thức, về cách tiếp thu và phân tích dữ kiện giữa hai anh em tôi, đã thúc đẩy tôi trỏ thành một nhà khoa học về não bộ. Tôi bắt đầu 4 năm đại học từ cuối thập niên 1970 ỏ đại học Indiana, thành phố Bloomington. Do sự giao tiếp với người anh của tôi mà tôi rất muốn biết thế nào là một con người “bình thường” trên bình diện trí óc.

Lúc bấy giò, Khoa tế bào não bộ học hãy còn phôi thai và chưa được giảng dạy ỏ đại học như một phân khoa riêng biệt. Nhưng nhờ môn Cơ thể học và Sinh học mà tôi được biết ít nhiều về bộ óc con người. Công việc đầu tiên tôi nhận được sau 4 năm tốt nghiệp không ngờ là một ân phước lớn trong đời học hỏi. Tôi được tuyển làm Cán sự ỏ phòng thí nghiệm của Viện đại học, mà thời gian được phân chia làm hai phần: một là nghiên cứu về giải phẩu Nhân thể học và hai là giải phẩu Tế bào thần kỉnh.

Trong suốt hai năm, tôi say mê trong lãnh vực y học này dưới sự hướng dẫn của giáo sư Tiến sĩ Robert C. Murphy, và tôi thích mổ xẻ cơ thể con ngưòi để tìm hiểu và học hỏi. Bỏ qua việc lấy bằng Thạc sĩ, sáu năm kế tiếp tôi đã ghi danh học chương trình Tiến sĩ trong phân khoa Sinh học. Năm đầu tôi học phần lớn các lớp của Y khoa, và công trình nghiên cứu của tôi lại chuyên về Giải phẩu Tế bào Thàn kinh não dưới sự hướng dẫn của giáo sư Tiến sĩ William J. Anderson.

Tôi tốt nghiệp Tiến sĩ năm 1991, và cảm thấy đủ tự tin để giảng dạy các môn Giải phẩu Nhân thể, Giải phẩu Tế bào não và Sinh học cho sinh viên ỏ Đại học Y Khoa.

Trỏ lại thời điểm 1988, khi tôi đang làm công việc cán sự ỏ phòng thí nghiệm nghiên cứu về não bộ, thì anh tôi chính thức được giới y học xác định mắc Phải chứng bệnh Tâm thần Phân liệt. Về phương diện Sinh học thì anh em tôi là hai hiện hữu gần giống nhau nhất trên thế gian này. Nên tôi muốn tìm hiểu tại sao tôi đã có thể đem ước mơ gắn liền với thực tế và biến chúng thành hiện thực, còn bộ óc của anh tôi thay vì làm việc đó thì lại chỉ phát sinh ra hoang tưỏng? Vì vậy, tôi rất hăm hỏ theo đuổi việc nghiên cứu bệnh Tâm thần Phân liệt này. Tiếp theo lễ tốt nghiệp Tiến sĩ ỏ Đại học Indiana, tôi được mời làm việc trong chương trình nghiên cứu hậu đại học của trường Đại học Y Khoa Harvard, phân khoa Thần kinh.

Tôi đã nghiên cứu trong 2 năm, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Tiến sĩ Roger Tootell, trên bộ phận vỏ não liên quan đến thị giác. Tôi rất hứng thú trong công cuộc nghiên cứu này vì đa số những người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường cho thấy họ có cái nhìn rất bất thường khi quan sát những vật chuyễn động. Sau đó, tôi đã xin chuyễn qua nghiên cứu ỏ phân khoa Tâm thần. Mục đích của tôi là được nghiên cứu dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Tiến sĩ Francine M. Benes trong bệnh viện McLean.

Tiến sĩ Benes là chuyên gia nổi tiếng về việc giải phẩu não bộ những người bệnh tâm thần phân liệt sau khi chết, để tìm hiểu và giải thích tại sao họ đã bệnh như vậy. Tôi tin tưỏng công trình nghiên cứu này sẽ giúp tôi chữa trị được những người đã mắc chứng bệnh rối loạn não bộ như ông anh của tôi. Một tuần trước khi sang nhận công việc nghiên cứu mới ỏ bệnh viện McLean,tôi được mời dự buổi điều trần hằng năm - năm ấy là 1993 - của “Hội bạn người bệnh Tâm thần toàn quốc” ỏ Miami, Florida. Lúc đó, Hội có khoảng 40 ngàn hội viên có người nhà mắc bệnh tâm thần. Hiện nay, 2009, con số đó đã tăng lên đến khoảng 220 ngàn. Chuyến đi này làm thay đổi hẳn đời tôi.

Ở cuộc điều trần, tôi đã hiểu được nỗi đau của 40 ngàn gia đinh có thân nhân bị bệnh, cũng như gia đình tôi, mà chưa tìm ra được nguyên nhân và cách cứu chữa. Hội họp ỏ đây là để báo động cho chính quyền và những người có trách nhiệm trong giới y học Phải quan tâm giải quyết, vì đó là sự đòi hỏi của người dân về Công Bằng Xã Hội. Khi trỏ về lại bệnh viện McLean để bắt tay vào việc nghiên cứu bệnh, tôi rất hăm hỏ và đầy nhiệt tình. Không những tôi muốn cứu anh tôi, mà tôi còn muốn cứu cả mấy mươi ngàn người qua cuộc điều trần ỏ Miami.

Với nhiệt tình tuổi trẻ, với sự thông cảm nỗi đau của gia đình có người bệnh và với kiến thức của một nhà khoa học về bệnh tâm thần, năm sau - 1994 - tôi được đề cử vào ủy ban điều hành của Hội. Thật là một vinh dự và cũng là trách nhiệm rất lớn lao với một người trẻ tuổi như tôi - mới có 35 tuổi, trong khi tuổi trung bình trong ủy ban là 67.

Hằng năm tôi đều tham dự các cuộc họp tổ chức khắp toàn quốc để tường trình những tiến bộ trong việc nghiên cứu của chúng tôi. Bấy giờ tôi lại được cho biết rằng phòng thí nghiệm ỏ bệnh viện McLean thật sự cần thêm não bộ của người bệnh đã chết để nghiên cứu. Một năm phòng thí nghiệm chỉ nhận được có vài ba bộ não của người chết gửi tặng thì không đủ vào đâu. Khi tôi đi tham dự các phiên họp, tôi đã kêu gọi sự đóng góp, thì số não bộ hiến tặng đã tăng lên được 35. Nhưng hằng năm Ngân hàng não Phải có trên 100 bộ não thì mới đủ cho công cuộc nghiên cứu. Qua sự nghiên cứu, chúng tôi đã tìm thấy có ba hệ thống hóa chất khác nhau làm công việc tiếp nối sự “truyền tin” trong mỗi bộ óc.

Nhờ những hóa chất này, như dopamine là một, mà các tế bào thần kinh có thể chuyển tin tức cho nhau. Nếu chúng tôi nhận biết được các hóa chất này, sự vận hành vi tế giữa các mạch tế bào não, biết được liều lượng hóa chất cần thiết của não bộ từng người bệnh, chúng tôi có thể điều trị những chứng bệnh này bằng những loại thuốc với liều lượng hiệu quả hơn. Công trình nghiên cứu của tôi đã được đăng trên báo y học “BỉoTechniques Journal” đầu Xuân 1995; và đến năm 1996, tôi được giải thưỏng của Đại học Y Khoa Harvard, phân khoa Tâm thần về kết quả nghiên cứu này. Tôi thật lạc quan và yêu đời.

Nhưng rồi một sự kiện không thể ngờ xảy ra. Tôi đang ỏ giữa độ tuổi ba mươi. Con đường sự nghiệp đang đi lên. Thì bỗng nhiên trong chớp mắt, màu hồng tươi thắm của cuộc đời và những viễn cảnh đẹp đẽ của tương lai đã tan thành mây khói. Tôi thức dậy buổi sáng ngày 10 tháng 12 năm 1996 để khám phá ra rằng não bộ của chính tôi cũng đã mang bệnh. Tôi đang bị Xuất huyết não! Trong vòng 4 tiếng đồng hồ ngắn ngủi, tôi theo dõi và thấy tâm trí tôi từ từ hũy hoại trong khả năng phân tích sự vật xung quanh qua các giác quan của tôi. Một hình thức xuất huyết não hiếm hoi xảy ra đã làm cho cơ thể tôi hoàn toàn tê liệt, từ khả năng đi đứng, nói năng, đọc viết, hoặc hồi tưỏng lại mọi việc trong đời. Tới đây, tôi nghĩ rằng độc giả muốn biết ngay những gì đã xảy ra cho tôi trong buổi sáng xuất huyết não ấy.

Nhưng hãy khoan. Để quý vị có thể hiểu được những gì đã xảy ra trong não bộ khi nó bị xuất huyết, tôi xin trình bày trong chương 2 và 3 sau dây vài điều cơ bản về khoa não bộ học.

CHƯƠNG 1: MỘT MÔN KHOA HỌC ĐƠN GIẢN

Thông thường, để cho hai người chúng ta có thể trao đổi với nhau về một vấn đề gì, trước hết chúng ta phải có một số ý niệm chung về thực trạng của vấn đề đó. Hơn nữa, hệ thống thần kinh của chúng ta cũng Phai tương đương trong khả năng nhận xét và hiểu biết các dữ kiện từ ngoại cảnh, phân tích và kết nạp dữ liệu đó vào bộ óc, rồi cũng Phải tương đồng trong cách biến hiểu biết đó ra thành ý nghĩ, lời nói, hay việc làm.

Những cảnh “ông nói gà, bà hiểu vịt” không Phải là không thường xảy ra. Việc ra đời của Sự Sống là một biến cố đáng kể nhất. Từ sự xuất hiện một đơn bào sinh vật, một giai đoạn mới về cấu trúc sinh thể ỏ lĩnh vực tế bào đã xuất hiện. Những nguyên tử và phân tử trong tế bào kết tập nhau thành DNA và RNA có thứ lớp và không thể nhầm lẫn.

Các tế bào này quần tụ với nhau và phát triển qua thời gian để sản sinh ra bạn và tôi và tất cả mọi loài. Ở mức độ cấu trúc DNA, chúng ta được cấu tạo tương tợ như loài chim, loài bò sát, loài lưỡng thê, loài động vật có vú, và ngay cả loài thực vật. Nhưng đứng về mặt sinh học, cơ thể chúng ta mặc dù đã được cấu tạo rất phức tạp, vẫn chưa Phải là hoàn hảo và cố định, mà là còn đang trên đà phát triển. Chẳng hạn như não bộ đã và đang thay đổi không ngừng.

Não bộ của tổ tiên ta từ bốn ngàn năm trước không giống như não bộ của con người ngày nay. Chỉ riêng sự phát triển về ngôn ngữ đã làm thay đổi từ hình thể đến cấu trúc hệ thống tế bào não bộ. Hầu hết những nhóm tế bào khác nhau của cơ thể đều sinh ra và chết đi trong vài tuần hoặc vài tháng, rồi được thay thế bằng những tế bào mới, các tế bào não lại không như thế, kể từ khi chúng được sinh ra. Có nghĩa là các tế bào não của bạn ngày nay cũng “già đi” theo số tuổi của bạn. Sự sống không bao giò chết của tế bào não cắt nghĩa phần nào cái cảm gỉác của ban: dù đã 50 hay 70 tuổi, bạn vẫn ngỡ mình đang là 15 hay 20! Số lượng tế bào thần kinh trong bộ óc con người không thay đổi, nhưng sự “tiếp xúc” giữa các tế bào thì thay đổi, tùy theo sự học hỏi và kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân.

Hệ thống tế bào thần kinh của con người thật năng động và tuyệt vời, với con số tế bào ước khoảng một ngàn tỉ. Để có ý niệm một ngàn tỉ tế bào óc là bao nhiêu, thì hãy nhớ rằng dân số toàn thế giới hiện nay là 6 tỉ. Nhân con số 6 tỉ dân này lên 166 lần, thì bạn có được con số một ngàn tỉ tế bào đang chen chúc trong cái sọ bé nhỏ của mỗi con người chúng ta, với trọng lượng trung bình của não bộ không hơn 1,5 kg. Dĩ nhiên con người chúng ta không Phải chỉ có não bộ. Còn có thân thể nữa. Trung bình, cơ thể một người trưỏng thành gồm chứa khoảng 50 ngàn tỉ tế bào. Có nghĩa là số tế bào trong một cơ thể gấp 8.333 làn tổng dân số trên toàn thế giới. Thật là kỳ diệu: những tế bào xương, tế bào thịt, tế bào tạng phủ..., làm sao chúng có thể điều phối và hoạt động nhịp nhàng với nhau để tạo thành một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và không bao giò bệnh tật? Cho nên nếu bạn có mang bệnh, đừng lấy làm lạ! Sự tiến hóa về phương diện sinh học thường bắt đầu từ thô sơ lên đến phức tạp.

Để bảo đảm sự tiến tạo các sinh vật được hữu hiệu, Tạo hóa luôn theo một khuôn mẫu nhất định. Như con ong hút mật, con chim làm tổ, quả tim bơm máu, tuyến mồ hôi điều hòa thân nhiệt...; mỗi mỗi được tạo tác theo những “mã số“ riêng không hề bị xáo trộn. Do đó, qua hàng triệu triệu năm, mọi loài chỉ tiến hóa và phát triển trên “căn bản” của mình để tiến đến mức độ phức tạp hơn. Chẳng hạn như con người và loài dã nhân. Con người có đến 99,4% DNA cấu tạo tương tự như dã nhân.

Nhưng như vậy không có nghĩa dã nhân là thủy tổ của loài người; chúng chỉ có trí thông minh xấp xỉ như con ngưòi mà thôi. Điều đó chứng minh sự kỳ diệu của bàn tay tạo hóa: chỉ thay đổi một chút xíu các mã số DNA mà đã tạo ra các loài sinh vật khác nhau. Còn giữa loài người với nhau, bạn và tôi có cùng loại DNA, nhưng chỉ khác nhau có 0,01% (1/100 của 1%) trên cách cấu trúc. Vỉ vậy, mắt mũi, màu da, cao thấp, mập ốm, dáng vẻ... không giống nhau. Và con người khác với những loài có vú khác là ỏ bộ não: con người có lớp vỏ não dợn sóng và uốn khúc một cách phức tạp.

Mặc dù não bộ loài có vú đều có vỏ não bao bọc bên ngoài, nhưng vỏ não con người lại dày hơn gấp đôi và vì vậy các chức năng sinh hoạt cũng gấp đôi. Hơn nữa, vỏ não con người còn chia não bộ ra làm 2 bán càu riêng biệt mà chức năng sinh hoạt mỗi bán cầu lại bổ túc cho nhau. Nhờ bổ túc cho nhau mà mỗi người chúng ta có một nhận thức nhất định và độc nhất - không ai giống ai - về thế giới bên ngoài.

Lớp vỏ não trên cùng mới được “thêm vào” cho não bộ con người gần đây thôi (vài ngàn năm) đã làm cho con ngưòi khác hẳn các loài có vú khác, Nhờ những mạch thần kinh ỏ đây mà con người có được tri thức về những vật chất “cụ thể“ (nhà cửa, vật dụng) và những ý niệm “trừu tượng” (ngôn ngữ, nghệ thuật...). Còn những lớp sâu hơn của vỏ não thì chức năng sinh hoạt giữa người và vật đều giống nhau. Bán cầu não bộ cũng cần mạch máu mang dưỡng khí lên nuôi sống. Các mạch máu này được phân nhiệm vụ riêng biệt, như mạch máu thuộc phần cử động tứ chi, phần tạo tác ngôn ngữ, phần hiểu biết ngôn ngữ, phần thuộc thị giác, phần phân biệt vật thể. Mạch máu nào bị hư hỏng thì phần liên hệ đó của thân thể không còn hoạt động được.

Và cũng như các bộ phận khác của cơ thể là thường hay bị bệnh, các mạch máu ỏ bán cầu não bộ cũng hay bị ‘tai biến". Những tai biến này chia làm 2 loại thường làm chết người hoặc biến con bệnh thành phế nhân. Tai biến thông thường nhất, lên đến 83% trường hợp, là “nghẽn” mạch máu. Tai biến hiếm hoi, chỉ có khoảng 17%, nhưng nặng nề nhất, là “vỡ“ mạch máu. Nghẽn mạch máu là khỉ mỡ cholesterol đóng theo thành mạch máu làm trỏ ngại máu không thể lưu thông trên vỏ não.

Không dưỡng chất, tế bào thần kinh ỏ vùng này Phải tê liệt. Thường thì tế bào thần kinh tê liệt sẽ không được thay thế. Các sinh hoạt của thân thể liên hệ tới vùng thần kinh này sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn, trừ phi có những tế bào thần kinh khác học hỏi vai trò của những thần kỉnh đã tê liệt qua một thời gian, gọi là phục hồi chức năng. Bỏi vì mỗi người có sự nối kết các đường dây thần kinh não bộ một cách khác nhau, nên khả năng phục hồi cũng khác nhau.

Vỡ mạch máu là khi mạch máu não có chỗ cấu tạo bất thường - thành mạch máu quá mỏng - bị vỡ ra, lớp vỏ não bị ngập lụt trong máu và tế bào não ỏ vùng đó không còn hoạt động được; vì máu là độc tố của tế bào thần kỉnh, không thể được tiếp xúc trực tiếp. Đôi khi vỡ mạch máu là do áp suất huyết quá cao, các vi huyết quản nốỉ liền động mạch và tĩnh mạch chịu đựng không nổi áp lực. Đây là những tai biến chết người.

Những Dấu Hiệu của Tai Bién Mạch Máu Não:

· Tự nhiên nói không ra tiếng.
· Tay chân bị tê hay bắp thịt bị cứng.
· Tự nhiên quên hết mọi sự một cách bất thường.
· Tự nhiên đi đứng mất thăng bằng. · Bị nhức đầu dữ dội khác với bình thường.
· Bỗng nhiên mắt mờ, không còn thấy gì hết.

Tai biến Mạch máu Não là vấn đề Sống Chết. Hãy đưa đi cấp cứu lập tức.

CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI BÁN CẦU NÃO

Từ hơn 200 năm nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai bán cầu não bộ con người. Người đầu tiên là DuPuis.

Vào năm 1780, DuPuis đã tuyên bố là con người có bộ óc đôi, vì có hai bán cầu. Gần một thế kỷ sau, Arthur L. Wigan đã chứng kiến cuộc giảo nghiệm một người đã chết mà não bộ chỉ có một bán cầu. Người này lúc sống cũng đi, đúng, nói năng, và có ý thức như một người bình thường. Vì vậy Wigan rất hào hứng đưa ra thuyết “Con người có nhị trùng tâm”. Thuyết này gây nhiều hứng khỏi cho các nhà khoa học Hoa Kỳ.

Cho tới thập niên 1970, tiến sĩ Roger W. Sperry nhờ giải phẫu cắt rời hai bán cầu não để chữa bệnh “kinh phong”, đã khám phá ra vài điều mới mẻ. Trong bài diễn văn lãnh giải Nobel Y học năm 1981, tiến sĩ Sperry nhận định: “Khi hai bán cầu não bộ bị cắt rời, đương sự sẽ hành xử khác nhau như hai con người khác nhau, tùy theo bán cầu não Trái hay Phải được sử dụng”. Những nghiên cứu và quan sát tiếp theo các bệnh nhân bị tách não làm đôi (để trị bịnh kỉnh phong) cho các nhà khoa học kết luận rằng: Khi 2 bán cầu não còn dính với nhau thì hoạt động “bổ túc” cho nhau; còn khi bị mổ tách rời thì sẽ hoạt động như 2 bộ não “độc lập”, riêng biệt. (Tiến sĩ Jekyll).

Nhờ hai bán cầu não Trái và Phải hoạt động bổ túc cho nhau nên chúng ta mới có những nhận xét, hiểu biết về nhân sinh và vũ trụ một cách rất độc đáo mà các loài sinh vật khác không thể có được. Sự bổ túc này rất hài hòa đến nỗi chúng ta không thể phân biệt khi nào chúng ta sử dụng bán cầu não Trái và khi nào là bán cầu não Phải.

Tuy nhiên, ỏ một mức độ nào đó, chúng ta có thể biết. Nhưng trước hết, điều quan trọng là Phải biết phân biệt người thuận tay Phải hay tay Trái với người thiên về bán cầu não Phải hay Trái. Bán cầu não Phải điều khiển nửa phần thân thể bên tay Trái, và bán cầu não Trái điều khiển nửa phần thân thể bên tay Phải. Còn người thuận sử dụng bán cầu não Phải hay Trái thì lại khác. Muốn biết một người thiên về sử dụng bán cầu Phải hay Trái thì hãy quan sát cách họ “nói năng” (sử dụng ngôn ngữ) và cách họ “nghe” và “hiểu“ lời nói (tiếp nhận và giải mã ngôn ngữ) của người khác. Nói chung, gần như 85% dân số thuận tay Phải và thiên về sử dụng bán cầu não Trái. Và khoảng 60% người thuận tay Trái cũng thiên về sử dụng bán cầu não Trái.

Như vậy số người thuận sử dụng bán cầu não Phải không nhiều. Khi các dữ kiện (ánh sáng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, ý tưỏng) hằng ngày không ngớt tràn ngập não bộ con người qua các giác quan, thì bán cầu não Phải tiếp nhận các dữ kiện này bằng hình ảnh như hình chụp của máy ảnh, được rửa ra và được dán chồng lên nhau. Thí dụ: Mắt “thấy“ cô gái này đẹp thì trong não bộ Phải có nguyên hình cô gái với toàn cảnh, thí dụ cô gái ấy ỏ một tiệc cưới, ỏ quán kem, ỏ nhà một người bạn... Tai “nghe” tiếng giảng đạo của một linh mục thì có hình ảnh của vị linh mục đó tại nhà thờ...“Nỗi buồn” hay sự “thất vọng” cũng được não Phải lưu giữ bằng hình ảnh trong một bối cảnh nào đó.

Những hình ảnh này được lưu giữ cho dù sự kiện đã xảy ra cách nhiều năm, khi hồi tưỏng lại ta cũng như đang “thấy” trước mắt, nhất là khi hình ảnh đó ngày xưa đã gây quá nhiều ấn tượng. Với não bộ Phải, sự ghi nhận không có thời gian. Chỉ là “hình ảnh” được ghi lại “bây giò“ và “nơi đây” với đầy đủ cảm giác rất sống động. Não bộ Phải không bị gò ép Phải “suy tưỏng” theo một nguyên tắc hay khuôn khổ lề luật nào, và đó là não bộ của các nghệ sĩ, tu sĩ, nhà đạo đức, các nhà khoa học lo cho tương lai nhân loại, chuyên nghĩ đến những việc mà người “bình thường” không hề nghĩ đến.

Não bộ Phải, phần trước trán, cũng làm cho chúng ta nghĩ đến tình nhân loại, nghĩa đồng bào, cùng sống trong một dãi đất, trên một tỉnh cầu, biết thương yêu nhau, giúp đỡ, nhường nhịn, sống chung hay chết chung với nhau. Não bộ Trái thì ngược lại trong việc ghi nhận các dữ kiện. Tiếp nhận những sự kiện từ não bộ Phải như là hình ảnh của một tổng thể, não bộ Trái đem ra phân tích, phê phán và sắp xếp theo hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị, thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai), tình cảm (thương ghét, vui buồn), khối lượng (nặng nhẹ, lớn nhỏ)... Nói chung là não bộ Phải nhìn mọi sự dưới dạng toàn cảnh và tổng thể; còn não bộ Trái thì dùng ngôn ngữ để mô tả từng chi tiết, theo thứ tự thời gian, theo phân biệt tình cảm.

Thí dụ: Não bộ Phải khi gặp một người thì ghi nhận ngay hình ảnh người ấy gặp trong một khung cảnh nào đó. Não Trái sẽ ghi chi tiết: nam nữ, chủng tộc, cách ăn mặc, nói năng, học vấn, cá tính... (Ỏ điểm này, ta gọi là óc nhận xét). Hay nhìn một đóa hoa. Não bộ Phải chỉ ghi nhận: đóa hoa và bất cứ hoa gì thì cũng thấy đẹp. Còn não Trái sẽ ghi hoa gì, màu gì, mùi gì, cánh hoa, đài hoa, cuống hoa, xấu, đẹp như thế nào. Nhờ thu nhận hình ảnh ngưòi, vật, cảnh nên não bộ Phải nhìn đâu cũng đẹp, dễ thương, độc đáo, biết tôn trọng vật hay người đã nhìn thấy, và thấy cá nhân mình chỉ là một phần trong toàn phần, không có sự kỳ thị, phân biệt hơn kém, thương ghét. Trái lại, với chức năng phân biệt, phê phán theo giá trị, xếp loại theo hạng mục, não bộ Trái tạo ra nhiều dễ dàng trong đời sống, nhưng cũng từ đó làm cho đời sống thêm phức tạp hơn lên. Thí dụ: mục đích của thức ăn là để no bụng.

Nhưng có ngưòi đói thấy thức ăn, thì ăn. Có người đói lại không ăn, vì thức ăn bị chê là không ngon, hay bày biện không hợp... lễ. (Còn con vật hễ đói, thấy đồ ăn thì...ăn, không cần ngon dỏ hay lễ nghĩa gì cả). Thêm nữa, não bộ Trái có khả năng ngôn ngữ nên biết diễn tả mọi sự mọi vật thật chi tiết, rõ nét, dễ hiểu, làm cho sự hiểu biết của loài người được tích lũy và lưu truyền càng ngày thêm phong phú, khiến cho con người càng ngày một thông minh, tiến bộ qua quá trình tiếp thu kiến thức hàng ngàn năm. Với những kiến thức được phân loại theo hạng mục, con người cũng tiên đoán được những gì sắp xảy ra, tránh được phần nào tai họa (thòi tiết, giông bão, động đất, sóng thần...).

Nhưng cũng chính với những khả năng đặc biệt của não bộ Trái, con người, và chỉ có loài người mà thôi, đã tạo ra biết bao khốn khổ cho chính mình và người chung quanh. Nhờ khả năng ngôn ngữ, con người biết tự đặt câu hỏi "TÔI LÀ...AI?” Bản Ngã từ đó sinh ra. Cái Tôi, cái Ngã càng được trau chuốt, quan trọng hóa, thì khốn khổ tự thân của con người cũng dồn dập.Khi bán cầu não Trái bị thương tật, người bệnh sẽ mất khả năng nói và hiểu lời nói của kẻ khác.

Nhưng nhờ bán cầu não Phải, họ sẽ cảm nhận được là người đối diện đang nói thật hay nói dối qua sự nhận xét cách nói, giọng nói, vẻ mặt, và điệu bộ. Bán cầu não Phải vì vậy có khả năng bổ túc cho bán cầu não Trái về moi lĩnh vực sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, khi não Trái bị tai biến hay thương tật. Loại tai biến mà tôi trải nghiệm là sự Xuất huyết trầm trọng bên bán cầu não Trái. Sau khi đã được mổ sọ để lấy khối máu khô ra, tôi đã Phải mất 8 năm mới hoàn toàn hồi phục thể lực và trí lực.

Các chương tiếp theo sẽ kể tiếp cho bạn biết những gì đã xảy ra. Tôi cũng nhiệt tình khuyến khích các bạn hãy tìm đọc thêm những tài liệu về khả năng của bộ óc, về sự sinh hoạt của hai bán cầu trong một con người bình thường, để bạn có thể giúp những người bị Tai biến mạch máu não phục hồi một cách hữu hiệu, và giúp cho chính bạn sống cuộc đời mình tốt đẹp hơn.

CHƯƠNG 3: BUỔI SÁNG NGÀY BỊ TAI BIẾN

Lúc ấy là 7 giờ sáng ngày 10 tháng 12 năm 1996. Tôi thức dậy theo tiếng báo thức của đồng hồ reo bên giường. Với tay bấm tắt tiếng reo, hình như tôi vẫn còn chập chờn trong trạng thái nửa thức nửa ngủ. Nhưng tinh thần tôi đã sảng khóaí, sẵn sàng cho một ngày bình thường. Tôi biết tôi Phải thức dậy đi làm việc. Đang trỏ mình lăn ra khỏi giường, bỗng tôi cảm thấy đau nhói bên phía trong đầu sau mắt Trái, một cơn đau chưa từng có.

Chẳng mấy khi bệnh hoạn, tôi lấy làm lạ về một cơn đau khỉ mới vừa thức giấc. Tôi đưa tay Trái lên kéo đóng tấm mành che bớt ánh sáng mặt tròi chói chang đã làm mắt tôỉ khó chịu, và đưa tay Phải lên che con mắt đau lại. Tôi cảm thấy bối rối tự hỏi tại sao mới sáng mà lại đau thế này? Con mắt Trái cứ tiếp tục đau giật tê buốt từng cơn, tê buốt như cắn Phải cục nước đá. Tôi rời giường, khập khểnh leo lên chiếc máy tập thể dục như một người lính bị thương, hy vọng sự vận động cơ thể, máu huyết lưu thông sẽ làm giảm cơn đau. Sau vài động tác, tôi thấy cơ thể như rã rời, tay chân như không còn là của tôi nữa, mặc dù tôi vẫn tỉnh táo. Hay đúng hơn, cơ thể như không còn theo mệnh lệnh của bộ óc tôi.

Tôi như một người khác đang quan sát cử động của chính mình. Tôi đưa hai tay nắm lấy tay nắm của máy tập thể dục, mà vụng về như hai tay của người tiền sử. Đầu vẫn tiếp tục đau điếng từng cơn. Tôi có cảm giác lạ kỳ: Ý thức tôi đã tản mạn đâu mất và thân thể tôi như đang lơ lửng giữa thực tại và một cõi mông lung nào. Nhận thấy sự vận động của thể dục không giúp ích gì cho cơn đau, tôi rời máy và hướng vào nhà tắm. Tôi để ý thấy tôi bước đi không còn tự nhiên, mà cà thọt như một tên hề. Và không thể bước đi một cách thăng bằng, tôi Phải cố gắng hết sức mới không Phải té. Để bước chân vào bồn tắm, tôi Phải vịn vào vách, và cố gắng lắm thì hai chân mới đứng vững được cho khỏi ngã.

Tôi lấy làm ngạc nhiên là sao hôm nay tôi không thể điều khiển được cái khối 50 ngàn tỉ tế bào theo ý muốnvà tự hỏi không biết bộ óc kỳ diệu của tôi sao hôm nay lại bất thường? Tôi biết rằng sỏ dĩ con người có thể đi đứng một cách thăng bằng và nghe được, thỏ được là nhờ phần não bộ nối dài với tủy sống. Như vậy là tôi có thể bị rối rắm với các tế bào não bộ ỏ phần này, và có thể nguy hiểm chết người. Trong khi tôi cố tìm ra lòi giải đáp bằng kiến thức của một nhà khoa học não bộ, tôi bỗng nhiên nhận ra mình đang ỏ vào một tình trạng thật là kỳ lạ: Thông thường não bộ Trái hay “nói” cho tôi biết những gì đang xảy ra, nhưng bây giờ thì im lặng, hoặc nói vài điều không mạch lạc, không liên hệ, không nghĩa lý gì với nhau. Hơn nữa, thính giác của tôi thường rất nhạy bén, nhưng bây giờ tôi không còn nghe được cả tiếng ồn ào thường lệ của xe cộ bên ngoài. Hoang mang, tôi lục lọi ký ức xem tình trạng này có bao giờ xảy ra chưa. Hiện tượng giống như bị nhức đầu dữ dội.

Tôi càng cố tập trung ý tưỏng, thì trí óc và sự suy nghĩ của tôi càng như tan biến vào nơi đâu. Bộ phận não Amygdala có bổn phận thông báo về những tai họa, những điều đáng sợ, Phải có phản ứng thế nào cho thích hợp, đã không thấy hoạt động vào lúc này. Và thay vào sự lo lắng về “chuyện gì đã xảy ra trong bộ óc tôi”, tôi bỗng nhiên cảm thấy “bình an” thật lạ. Cả đời mấy mươi năm, lúc nào tôi cũng nghe não bộ Trái của tôi “báo cáo” từng chi tiết về đủ thứ chuyện: Nào là chuyện nghiên cứu, chuyện dạy học, kế hoạch này, chương trình kia Phải hoàn tất kịp thời. Thì nay, những việc làm bận rộn đó đã biến đâu mất. Tôi chỉ còn một cảm giác thanh tịnh, hạnh phúc và cực kỳ an lạc.

Và vì Trung tâm Ngôn ngữ ỏ bán cầu não Trái đã bị tê liệt, tôi không còn liên lạc được với mọi ký ức trong đời. Tôỉ không còn biết “tôi là ai”. Tôi như hòa làm một với vũ trụ, và cảm giác đó làm tôi thích thú vô cùng. Tới đây thì gần như tôi không còn ý niệm về không gian ba chiều vật chất ỏ quanh tôi. Tôi đứng trong bồn tắm, lung tựa vào vách, nhung không còn khả năng phân biệt thân thể và tay chân tôi có giới hạn tới đâu. Tôi có cảm giác toàn thân tôi là một khối chất lỏng hòa tan với mọi vật thể chung quanh. Khối lỏng của cơ thể tôi trỏ nên nặng nề, và năng lượng trong người dường như tan biến mất. Tôi nghĩ: “Ủa, mình thật là lạ. Mình là một sinh vật kỳ lạ vô cùng. Mình là môt túi nước lớn bao bọc bên ngoài bằng một lớp màng nhầy. Mình là đời sống!

Với hình thức này mình là một “ý thức sống trong bọc nước” và đó là mình! Mình là hàng ngàn tỉ tế bào có chung một tri thức. Mình ỏ đây, bây giò và hăm hỏ sống đời! Coi kìa, thật là một khái niệm kỳ diệu và không thể hiểu thấu được! Mình là một tế bào đời sống, ủa, mà không Phải, mình là một phân bào đòi sống, có cả sách hướng dẫn cách phát triển rõ rệt, và là phân bào có trí hỉểu biết!” Với sự thay đổi tình trạng của hiện hữu, tâm trí tôi không còn vướng bận với hàng ngàn chi tiết mà bộ óc hướng dẫn tôi trong đời sống hàng ngày, cả những suy nghĩ mà bán càu óc Trái “nói” với tôi mỗi ngày cũng hoàn toàn im lặng. Và với yên lặng này, tôi không còn ký ức về quá khứ, cũng không suy nghĩ đến tương lai.

Tôi lại nghĩ rằng bán cầu não tráỉ đang bị thương hóa ra rất dễ chịu. Tôi hăm hỏ quay ra chú tâm tới hàng ngàn tỉ tế bào thông minh đang hoạt động hài hòa để giữ cho cơ thể tôi được sống. Và trong khi máu càng lúc càng chảy nhiều hơn trong đàu tôi, ý thức về ngoại cảnh của tôi nhạt nhòa dàn. Tôi chỉ còn cảm giác hạnh phúc và sung sướng rằng các tế bào li ti trong cơ thể vẫn còn hoạt động liên tục không ngừng nghỉ để cho tấm thân vật chất của tôi được tồn tại. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi thật sự cảm thấy mình là “một” với sự sống. Và tôi vui mà thấy đời sống là một tập hợp những tê' bào thông minh quanh một phân bào thiên tài tuyệt vòi. Tôi cảm giác mình như là khối hơi trong vũ trụ, dù cơn đau từng chập trong đầu vẫn còn rõ nét nhưng không Phải là không chịu nổi. Cơn đau lan xuống tới ngực và chạy ngược lên tận cổ, kéo tôi về với thực tại. Tôi nhận ra ngay mình đang lâm tình trạng cực kỳ nguy hiểm.

Nhất định Phải biết cái gì đã xảy ra, tôi cố lục soát phần hiểu biết còn lại trong ý thức để tự chẩn bệnh mình: “Cái gì đang xảy ra trong cơ thể? Bộ óc đã như thế nào rồi?”. Mặc dù ý thức tôi bị đứt quãng và mơ hồ, tôi cũng cố gắng giữ thăng bằng cơ thể. Bước ra khỏ bồn tắm, tôi như người say rượu. Thân nghiêng ngửa, chân nặng nề, bước chậm chạp. Câu hỏi trong đầu: ‘Tôi đang muốn làm gì bây giờ? Thay đồ. Thay đồ để đi làm”. Tôi vất vả lựa quần áo. Lúc đó đã 8:15 sáng, và tôi sẩn sang lái xe ra đi. Tôi nghĩ: “Được rồi, tôi đi làm đây. Tôi đi làm đây. Mà tôi có biết làm sao đến sở làm không? Tôi có thể lái được xe không?”.

Trong khỉ tôi đang nghĩ đến con đường Phải lái xe từ nhà đến bệnh viện McLean nơi tôi làm việc, tôi tự nhiên mất thăng bằng vì cánh tay Phải bị xụi thình lình một bên. Lúc đó, tôi mới hiểu ra: “Trời ơi! Tôi bị xuất huyết não! Tôi bị xuất huyết não!” Phút tiếp theo đó, một ý tưỏng thoáng chớp lên trong đầu: “Ô! Cái xuất huyết não này mới dễ thương làm sao!”. Tôi như bị rơi từ vùng ảo giác hạnh phúc, an lạc trỏ về thực trạng nguy hiểm của não bộ. Dù vậy, tôi vẫn luôn nghĩ: “ồ kìa, có bao nhiêu nhà khoa học được dịp may mắn quan sát sự vận hành và suy thoái của chính bộ óc mình từ trong ra ngoài?” Tôi đã để cả đòi tìm hiểu: Làm sao mà bộ óc con người tạo ra được sự hiểu biết cho chúng ta về những thực tại chung quanh? Và bây giờ, tôi được dịp trải nghiệm sự vận hành của Não bộ từ chính bộ óc của mình qua cơn Xuát huyết não. Khi cánh tay Phải trỏ thành bại xụi, tôi có cảm tưỏng như sức sống của nó nổ tung ra. Nó nằm im xuôỉ xuống một bên vai mà tưỏng như đã bị chặt đút đâu mất.

Về não bộ học, tôi biết rằng phần vỏ não về động tác tay chân đã bị ảnh hưỏng, và tôi may mắn là cánh tay chỉ chết trong vài phút rồi hơi cử động lại được, với sự đau tê dữ dội. Tôi như người bị thương. Cánh tay Phải như mất hết sức lực, tựa như khúc cây. Tôi tự hỏi không biết có bao giờ cánh tay sẽ trỏ lại bình thường. Ngó qua thấy cái giường ngủ ấm áp, nhất là vào buổi sáng mùa Đông lạnh lẽo ỏ vùng này, tôi muốn nằm. “ổi, tôi mệt quá rồi. Tôi đau quá rồi. Tôi muốn nghỉ ngơi. Tôi muốn nằm và ngủ một chút”. Nhưng tự trong thâm tâm tôi, một giọng nói như ra lệnh: “Không được nằm! Nếu ngươi nằm, ngươi sẽ chết!”. Kinh ngạc vì tiếng đe dọa, tôi thử phán định tình hình bấy giò.

Nghịch lý thay, mặc dù tôi thực tế đang ỏ trong tình trạng khẩn cấp thúc giục tôi Phải gọi ngay cấp cứu đưa vào bệnh viện, một phần khác trong tôi vẫn cảm thấy thú vị vì đang sống trong cảm giác An vui và Thanh tịnh. Tôi bước ra khỏi ngạch cửa phòng ngủ, ngang qua tấm gương. Nhìn vào đôi mắt tôi phản chiếu trong đó, tôi ngừng lại một chút để tìm vài chỉ dẫn hiển lộ trong ánh mắt của mình. Trong cái sáng suốt còn sót lại của một não bộ đã bị thương, tôi chợt hiểu ra là, qua thiết kế sinh học tuyệt vời của tạo hóa, cơ thể con người là một món quà quí giá và rất mong manh. Đối với tôi, cái thân thể này vận hành như một cánh cửa lớn qua đó năng lượng của cái ‘tôi” được chiếu rọi vào một khoảng trống gọi là không gian ba chiều.

Khối lượng tế bào của thân thể này cung cấp cho tôi cái gọi là “nhà” tạm thời nhưng rất hoành tráng. Và với bộ óc kỳ diệu, có khả năng kết nạp thực sự hàng tỉ của hàng ngàn tỉ dữ kiện mỗi phút, đã tạo cho tôi cảm tưỏng rằng có một không gian ba chiều không những là có thực mà còn là an toàn để sống trong đó. Trong cái ảo giác đó, tôi đã bị thôi miên vì khối lượng sinh học đã tạo ra hình dáng tôi,và kinh ngạc với sự vận hành vừa đơn giản vừa phức tạp của nó. Tôi đã nhận ra tôi chỉ là sự kết hợp của một hệ thống phức tạp và sống động, một tổng thể những tế bào có khả năng tập kết dữ kiện của thế giới bên ngoài qua những bộ phận nối kết nhau gọi là giác quan. Và khi hệ thống này vận hành thích hợp, nó sản sinh ra một ý thức có khả năng phân biệt ý nghĩa mọi thực trạng chung quanh. Tôi ngạc nhiên tự hỏi tôi đã sống trong cái thân thể này đã nhiều năm, vói hình thức một nhà nữ bác học như vầy, mà sao đã không thực sự nhận ra rằng mình chỉ là ngưòi khách lạ từ nơi khác đến đây thăm viếng?

Ngay cả trong tình trạng như thế này, cái ngã ỏ bán cầu não Trái của tôi vẫn ương ngạnh giữ niềm tin rằng, mặc dù tôi đang bị bệnh ỏ não bộ nghiêm trong, tôi vẫn không sao! Cho nên, trong lúc lạc quan, tôi cũng tin sẽ hoàn toàn bình phục. RỒI hơi bực bội vì bệnh làm hỏng thòi khóa biểu làm việc sáng nay, tôi pha trò một mình: “Được rồi, tôi bị xuất huyết não! Phải rồi, tôi đang bị xuất huyết não! Nhưng tôi là ngưòỉ bận rộn với công việc. Bỏi vì tôi không thể làm cho sự xuất huyết ngưng lại, tôi sẽ nghỉ một tuân. Tôi sẽ tìm hiểu xem làm sao mà bộ óc tôi có thể tạo ra ảo giác tôi là người rất bận rộn. Sau đó, tôi sẽ làm việc trỏ lại đúng như thời khóa biểu đã định. Bây giờ tôi Phải làm gì? Gọi cấp cứu. Phải gọi cấp cứu ngay tức khắc”.

CHƯƠNG 4: KHÓ KHĂN KHI TỰ MINH GỌI CẤP CỨU

Tôi không biết chính xác là tôi bị vỡ mạch máu loại nào, nhưng chỉ biết là mạch máu đang vỡ từ bán cầu não Trái và máu đang đổ ra từng khối lượng lớn. Khỉ máu tràn ngập qua vùng suy nghĩ những vấn đề phức tạp ỏ vỏ não Trái, tôi bắt đầu mất khả năng nhận thức về các sự kiện này. Tôi chỉ còn có thể nhớ được một điều là lúc bấy gio Phải làm sao đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nhưng gọi cấp cứu để được đưa đến bệnh viện là cả một vấn đề. Bỏỉ vì tôi không còn khả năng tập trung ý thức vào công việc nào được nữa. Cái ý nghi “Phải gọi bệnh viện cấp cứu” cứ nhảy ra nhảy vô, lúc biến lúc hiện trong đầu tôi, khiến tôi không biết đó có Phải là “mệnh lệnh” nên làm hay không. Hai bán cầu não làm việc chung nhau bấy lâu nay như một dàn nhạc hợp tấu rất hài hòa, khiến tôi có thể sinh hoạt bình thường trong thế giới này. Nhưng bây giờ, do vì sự khác biệt phần hành giữa hai bán càu, tôi cảm thấy khả năng ngôn ngữ và tính toán của bán càu Trái không còn nữa. Tôi không còn biết số nào là số điện thoại để gọi và gọi thì sẽ nói gì. Thay vào đó, tôi lại có cảm giác “an lành” len lỏi khắp người tôi, phát sinh từ bán cầu Phải.

Không còn cái biết “theo đường thẳng” (đã qua, bây giờ, sắp tới) và sự chỉ dẫn của bán cầu não Trái, tôi như Phải vật lộn để tìm hiểu thế giới bên ngoài. Tôi không còn phân biệt điều gì là quá khứ, hiện tại hay vị lai, mà chỉ thấy tất cả là những sự kiện riêng lẻ, biệt lập trong hiện tại, chẳng dính dáng gì đến nhau. Tôi cố gắng trong tuyệt vọng để lập lại sự hiểu biết thường ngày, để nối kết những sự kiện rời rạc thành một chuỗi tiến trình có ý nghĩa. Trong đầu lúc này tôi chỉ còn lặp đi lặp lại ý nghĩ: ‘Tôi đang cố gắng làm gì đây? Gọi cấp cứu! Tôi đang thảo một phương án gọi cấp cứu! Tôi đang làm gì đây? Tôi Phải soạn cho được một kế hoạch gọi cấp cứu. Được rồi. Tôi Phải gọi cấp cứu”.

Trước buôi sáng bị xuất huyết não này, bộ óc tôi biết phân loại, sắp xếp các dữ kiện đưa vào từ bên ngoài như sau: Tưỏng tượng như tôi đang ngồi giữa bộ óc với những tủ đựng “hồ sơ” xếp thành hàng dài. Khi tôi muốn tìm một ý nghĩ, ý tưỏng, hay một điều gì trong quá khứ, tôi sẽ nhìn qua các tủ “hò sơ” xem nó nằm ngăn nào. Khi đã tìm đúng tủ rồi, thì tôi biết tất cả “dữ kiện“ đều nằm trong đó và mỏ ra sử dụng. Nếu nhìn lần đầu mà không thấy ngăn tủ muốn tìm, tôi sẽ lặp lại lần nữa cho đến khỉ có mới thôi.Nhưng buổi sáng này thì khác. Các ngăn đựng “hồ sơ” như bị đóng chặt và bị đẩy xa ra khỏi sự kiểm soát của tầm tay tôi. Tôi biết tất cả kiến thức của tôi nằm trong đó, nhưng không phân biệt được chúng đang ỏ ngăn nào.

Tôi không biết làm sao nối kết lại với khả năng ngôn ngữ, kiến thức về đời sống, về những năm dài học hỏi. Tự nhiên tôi hơi buồn vì không biết mình có thể trỏ lại bình thường được không.Không còn khả năng ngôn ngữ và sự phân định thời gian, tôi như bị tách ròi khỏi cuộc sống và mọi sinh hoạt bình thường. Không còn ký ức, không còn khả năng phân tích và phê phán của não thùy Trái, tôi như người mà đầu óc bị che phủ bỏi một màn đen lớn, không biết mình là ai và có mặt trong đời này để làm gì!Trong khi đó, nhịp máu đập ỏ đầu vẫn tiếp tục như búa bổ.Và bây giờ, khi không còn liên hệ được với mọi vật quanh mình nữa, tôi có cảm tưỏng thân xác tôi đã tan chảy ra như chất loảng và hòa vào vũ trụ mênh mông.Khi sự xuất huyết càng lúc càng trầm trọng thì sinh hoạt của não thùy Trái cũng ngừng bặt. Tôi không còn nhận thức gì được về các chi tiết và sự phân loại dữ kiện bên ngoài. Bán cầu não Phải giò không còn bị bán cầu não Trái chi phối nữa, nên đã tự do hoạt động.

Như được giải thoát khỏi những lo âu, toan tính, phân tích, phê phán hằng ngày, bán cầu não Phải đã đưa nhận thức tôi đến một vùng trời kỳ diệu của làn sóng ngắn “theta", và tôi cảm thấy an lạc vô cùng. Tôi không Phải là Phật tử và cũng không biết gì về Phật pháp, nhưng tôi có cảm tưỏng là tôi đã đạt tới cảnh giới mà người Phật giáo gọi là Niết Bàn, nơi mà tâm ý không còn bận rộn và mơ ước một điều gì nữa. Nơi đây, cảm giác của tôi là không còn toan tính, tranh đua, hơn thiệt; mà chỉ thấy thật thanh tịnh, bình an, đủ đầy phước báu và hòa làm một với vạn vật. Và hiển nhiên, một phần của con người tôi đang thích thú với cảm giác này. Nhưng còn phần khác trong tâm thức vẫn thúc giục tôi Phải kêu gọi cấp cứu vì cảm giác đau nhức ỏ đầu vẫn còn dữ dội. Nhờ sự thôi thúc không ngừng này mà cuối cùng tôi đã được giải cứu.Tại sao tôi không nhấc điện thoại lên và gọi số cấp cứu 9-1-1 ? Vì phần não Trái liên hệ tới những con số đã bị máu tràn ngập.

Các tế bào ỏ đây đã bị ngập máu nên ý niệm về con số đã không còn hiện hữu. Tại sao tôi không khập khểnh bước ra đường, ngoắc một người lạ và nhờ họ gọi cấp cứu ? Ý tưỏng này không thể có được vì não thùy Trái đã bị tê liệt. Trong tình trạng bất lực này, tôi chỉ còn một ý tưỏng mơ hồ là Phải làm sao để gọi cấp cứu! Những gì tôi có thể làm bấy giò là ngồi đó và đợi, ngồi kiên nhẫn với cái điện thoại bên cạnh và kiên nhẵn trong im lặng. Tôi ngồi đó một mình cô đơn trong ngôi nhà rộng với những ý tưỏng lạ lùng xâm chiếm tôi. Chúng thoắt hiện thoắt biến như trêu chọc. Tôi ngồi đó đợi chờ một giây phút tâm trí trỏ lại rõ ràng hơn, để tôi có thể nối kết hai ý nghĩ thành ý tưỏng cụ thể để có thể thực hiện kế hoạch cấp cứu. Tôi vẫn tiếp tục im lặng và tự hỏi “Tôi đang làm gì? Gọi cấp cứu. Gọi cấp cứu. Tôi đang cố gắng gọi cấp cứu đây!Trong hi vọng đợi chờ phút “tâm trí rõ ràng” sẽ đến, tôi để cái điện thoại trên bàn viết trước mặt và chăm chăm ngó vào các con số. Ráng nhớ lại xem Phải gọi những số nào. Tôi cảm thấy não Trái tôi trống không và trên đầu rất đau khỉ tôi chăm chú muốn tìm cách nhớ lại. Mạch máu bên đầu gỉụt liên hồi... “Chúa ơi! Con đau đầu quá!”.Thình lình, một số điện thoại loáng hiện lên. Đó là số của Mẹ tôi. Tôi mừng run vì đã có thể nhớ được số của bà.

Thật là tuyệt diệu vì trí tôi đã có thể nhớ được số điện thoại, mà còn biết là của ai nữa. Nhưng cũng thật là vô dụng trong tình trạng khẩn cấp này. Nhà mẹ tôi cách đây mấy tiểu bang và xa hơn ngàn dặm; gọi bà vào lúc này và nói rằng tôi bị xuất huyết não, thì chắc bà Phải ngã ra bất tỉnh. ‘Tôi Phải tìm ra một kế hoạch nào khác!”. Rồi tôi nhớ đến văn phòng tôi ỏ trường Harvard. Phải rồi, tôi đã làm việc ỏ phòng Nghiên cúu Não bộ của Đại học Harvard từ nhiều năm. Những khỉ đi khắp các tiểu bang diễn thuyết và kêu gọi mọi người hãy đóng góp bộ óc người chết cho Ngân hàng Não ỏ đây để dùng vào việc nghiên cứu, thì tôi bảo họ cứ gọi số miễn phí 1-800-... của trường.

Nhưng buổi sáng này tôi không thể nhớ được gì rõ ràng cả! Tôi chỉ mơ hồ biết tôi là ai và đang muốn làm gì. Một màn sương phủ kín trí óc tôi. Tôi cố gắng nhớ số điện thoại văn phòng. “Tôi Phải gọi bạn ỏ văn phòng. Nhưng... số mấy?”. Nơi làm việc, muốn liên lạc với nhau không bao giờ Phải gọi nguyên số. Chỉ càn bấm 4 con số chót. Thành ra trong bộ nhớ của óc tôi không bao giờ có nguyên số điện thoại của bất kỳ đồng nghiệp nào. Bỗng tôi nhận ra các danh thiếp để trên bàn. Ò, đây là danh thiếp của trường Harvard, vì nó có dấu hiệu đặc biệt. Cầm lên, tôi biết là danh thiếp của người bạn mà văn phòng sát bên tôi. Nhưng tôi không đọc được số điện thoại.

Các con số bây giò, dưới mắt tôi, chỉ là những vệt đen vô nghĩa. Tên của người bạn, giáo sư tiến sĩ Stephen Vincent, cũng vậy. Tôi không còn khả năng nhận diện chữ nghĩa nữa. Cuối cùng, sau gần một tiếng đồng hồ cố gắng trong mệt mỏi và đau nhức, với những chớp lóe sáng ngắn ngủi trong đàu, tôi đã bấm được mấy số trên điện thoại mà có hình dạng giống như số trên danh thiếp. Cầm ống nghe lên tai, tiếng nói quen thuộc của Vincent - đồng nghiệp ngồi sát văn phòng tôi - sao nghe như tiếng của một con dã nhân, tôi không hiểu gì cả.

Và tôi cũng lên tiếng, nhưng không ra tiếng. Tôi cố dùng hết hơi sức từ trong buồng phổi hét lớn: “Tôi là Jill Tôi cần giúp đỡ”, Về sau, Vincent kể lại là anh ta cũng chẳng nghe tôi nói được gì, chỉ nghe tiếng “gầm gừ‘ của dã thú; nhưng Vincent nhận ra giọng của tôi và thấy tôi trể hơn nửa giờ rồi, biết là tôi có chuyện nên đã vội mang xe đến đón. Thì ra tôi đã không còn khả năng ngôn ngữ đọc, viết, nói... gì nữa, sau khi các tế bào não Trái bị tràn ngập trong vũng máu. Nhờ vào não bộ Phải, tuy tôi không hiểu Vincent nói gì, nhưng nghe ra “cách nói” nhẹ nhàng và quan tâm của anh, tôi yên trí anh hiểu tôi nói gì và sẽ đến giúp. Cho nên lúc ấy tôi thấy an tâm. Tôi đã làm hết sức mình một công tác thật “khó khăn” và tôi đả thành công.

CHƯƠNG 5: KHI BÁN CẦU NÃO TRÁI NGỪNG HOẠT ĐỘNG

Trong lúc ngồi chờ bạn đồng nghiệp đến chỏ đỉ bệnh viện, tôi chợt nhớ là Phải gọi bác sĩ gia đình. Tôi ít khi đi bác sĩ vì tình trạng sức khỏe-quá tốt và cũng vì tôi rất bận rộn. Bây giờ Phải báo cho bác sĩ của tôi biết là tôi Phải vào “cấp cứu”. Tôi mới đi bác sĩ cách đây 6 tháng, nên danh thiếp vẫn còn trong xấp trên bàn viết và vì cái dấu hiệu Harvard rất dễ nhớ. Dễ nhớ, nhưng không Phải dễ tìm.

Tôi quên là tôi không còn khả năng phân biệt chữ nghĩa hoặc con số. Tôi nhìn mãi các danh thiếp nhưng không thể chọn ra tấm nào là của bác sĩ tôi. Tất cả chữ nghĩa và con số trên danh thiếp chỉ còn là những chấm đen dưới mắt tôi bấy giờ. Chán nản lẫn hãi hùng, tôi nhận ra là khả năng tiếp xúc với ngoại vật của tôi đã tồi tệ hơn tôi tưỏng. Mắt tôi không còn phân biệt được hình dáng và màu sắc của mọi vật thể xung quanh. Ngay cả thân thể tôi, tôi cũng không phân biệt nó là thể đặc hay thể lỏng, nên không còn dám di động từ chỗ này sang chỗ khác. Và trí nhớ dài hạn hay ngắn hạn cũng không còn. Thật là một công việc đáng sợ khi Phải chỉ ngồi yên đó với một đầu óc im vắng, trống không như lặng chết, trong tay cầm một xấp danh thiếp và cố gắng nhớ xem mình Phải làm gì! “Tôi là ai? Tôi đang làm gì đây?” là câu hỏi không có câu trả lời, bỏi đầu óc không còn hiểu được thực trạng của ngoại cảnh. Và tôi cũng mất đi cảm giác Phải gấp rút tới bệnh viện.

Nhưng cũng kỳ lạ thay, phần tiền đình của não bộ Trái vẫn còn giữ được ý tưỏng là tôi Phải đến bệnh viện. Cơn đau nhói trẻn đầu thỉnh thoảng đưa lại những giây phút “sáng suốt” khiến tôi nối kết được với thực tại, biết Phải làm gì và làm thế nào. Cuối cùng, tôi đã lựa ra được tấm danh thiếp của bác sĩ riêng nhờ vào dấu hiệu trường Harvard ỉn trên góc Trái. Ở thời điểm này, cái ý nghĩ “nói chuyện qua điện thoại” cho tôi cảm giác thật là kỳ lạ. Sao mà khó hiểu quá vậy? Làm sao mà chỉ bấm vào mấv con số. mà môt người ngồi ỏ đâv lai có thể nói chuyện với một người ỏ xa trong một không gian khác biệt? Và người này nói mà người kia nghe và hiểu? Vi tôi sợ sẽ mất sự chú ý về công việc đang làm, tôi đẩy xấp danh thiếp qua một bên. Não bộ tôi đang đi dần vào sự phân hóa trầm trọng, sự hiện hữu của các con số trước mắt tôi dàn trỏ nên kỳ lạ như chưa tùng thấy bao giờ. Tôi ngồi đó, im lặng, thần trí như tỉnh như mê. Tôi nhìn nhũng con số lạ lùng trên danh thiếp và trên điện thoại, rồi cố gắng bấm đều đặn từng con số ngoằn ngoèo trên danh thiếp giống với con số ngoằn ngoèo trên điện thoại. Tôi Phải lấy ngón tay trỏ của bàn tay Trái che lại những số vừa bấm xong, để ngón tay trỏ của bàn tay xụi bên Phải không lẫn lộn. Tôi Phải làm như vậy vì không còn nhớ được cái gì mới vừa làm.

Cảm giác mệt mỏi vì đã làm một việc quá sức khó, tôi còn lo âu là tôi sẽ quên mát mình đang muốn làm gì. Tôi Phải lặp đi lặp lại trong đầu: “Đây là Jill Taylor. Tôi đang bị xuất huyết não. Đây là Jill Taylor. Tôi đang bị xuất huyết não”. Nhưng khi điện thoại đàu kia reo và tôi cố gắng lên tiếng, tôi chết điếng cả ngưòỉ khi khám phá ra tôi không còn nói được. Tôi vẫn nghe được câu tôi muốn nói vang lên trong đàu, nhưng thực tế âm thanh không phát ra ỏ miệng vì thanh quản đã không còn làm việc. Ngay cả tiếng ồ ồ như dã nhân mà tôi đã gọi bạn đồng nghiệp mới đây, cũng không còn. “Chúa ơi! Con không thể nói. Con không thể nói nữa”. Sợ đầu dây kia nghĩ rằng đây là có người gọi “phá đám” và họ sẽ gác máy, tôi vội cố hết sức bình sinh từ buồng phổi, hét lên: “Đừng gác máy; xin đừng gác máy”. Thì tôi chỉ nghe được: “Uhhhh, ahhh, thhhhhhh, thhhhììzzzzăa...”. Nhưng rồi điện thoại cũng được chuyển cho bác sĩ. Cũng may, bác sĩ của tôi mới vào tới văn phòng.

Nghe một hồi, bà cũng đoán được tình trạng của tôi, nên đã bảo tôi đi đến bệnh viện Mount Auburn. Nhưng tôi nghe mà không hiểu được gì. Bà Phải ôn tồn kiên nhẫn lặp lại thật chậm mấy lần, tôi mới hiểu. Thì ra, khi nghe tiếng nói của ngưòi khác, tôi không còn khả năng phân biệt được âm thanh và nghĩa lý của âm thanh. Tôi có cảm giác càng lúc tôi càng không thể liên lạc được với thế giới bên ngoài. Lần đầu tiên, tôi nhận ra mình không Phải là không thể bệnh, là “bất tử’. Không Phải như cái máy vi tính bị “yếu” hay “chậm” thì tắt nó đi, rồi “mỏ”trỏ lại thì nó sẽ mạnh và nhanh hơn. Tôi nhận ra con người sống không Phải chỉ nhờ các tế bào cơ thể khỏe mạnh, mà còn Phải có bộ óc với các tế bào thần kinh liên lạc với nhau một cách thích hợp và hữu hiệu.

Bây giờ thì tôi cảm thấy cái chết đã gần kề. Mặc dầu não bộ bên Phải cho tôi cảm giác an lành vô hạn, tôi thực sự chưa muốn chết. Tôi vẫn cố gắng trong tuyệt vọng nắm giữ những gì còn cung cấp được cho tôi từ não thùy Trái. Tôi biết hiện trạng đã làm tôi không còn là người bình thường. Ý thức của tôi đã trỏ nên mơ hồ, không còn khả năng phân biệt, phân tích và phán đoán những dữ kiện xảy ra chung quanh. Không còn sự vận hành của não thùy Trái để nhận biết ra tôi là một cá nhân với hệ thống sinh học đặc biệt gồm những cơ phận riêng lẻ kết hợp, não thùy Phải đã tự do đưa tôi vào một vùng tâm thức “bình an và vui tươi” chưa bao giò được biết. Trong khi ngồi im lặng nghĩ đến cái chết trong an lạc, tôi tự hỏi mình có thể trỏ nên bất lực đến mức độ nào khi bộ óc Trái bị hư hại đến không thể cứu vãn được. Tôi thử ước đoán có bao nhiêu mạch thần kỉnh đã bị hư hỏng, ảnh hưỏng đến phần trí tuệ cấp “cao” và liệu có hi vọng gì thiết lập chúng lại.

Tôi không muốn bao năm đã bỏ công ra ăn học đến trình độ này, rồi bỗng dưng Phải chết ỏ cái tuổi đời rất trẻ, hoặc bị liệt bại trí năng thành người vô dụng. Nghĩ đến đây, tôi gục đầu vào tay và bật khóc. Rồi tôi cầu nguyện thầm thì trong tâm, “Lạy Chúa, đừng bắt con chết; đừng để con chết!...”. Trong sự ỉm vắng vô cùng đó, tôi nghe văng vẳng lời khuyên, “Hãy bình tĩnh; yên lặng, và chờ đợi...”. Tôi thấy an ổn trong tâm hơn. Ngồi trong phòng khách chò bạn đến cứu mà tôi tưỏng như vô tận. Nhưng rồi anh bạn cũng đến. Tôi không nói được gì, chỉ dùng tay Trái đưa ra tấm danh thiếp bác sĩ gia đinh. Anh gọi ngay bác sĩ để hiểu rõ lời chỉ dẳn, rồi chỏ tôi gấp tới bệnh viện Mount Auburn.

Sau một hồi chậm chạp để điền giấy tò theo thủ tục, tôi được đưa di chụp hình bộ óc. Bấy giờ tôi vẫn còn tỉnh đôi chút để nghe được kết quả đúng như tôi đã tự chẩn đoán lúc ỏ nhà, là tôi đã bị một loại tai biến đứt mạch máu rất ít khi xảy ra, ỏ não thùy Trái, khiến não thùy này hiện đang bị tràn ngập trong vũng máu. Tôi được cho uống sơ khởi một thứ thuốc cầm máu và chống sưng, rồi được bỏ lên xe cấp cứu đưa sang bệnh viện lớn chuyên khoa gần bên. Tôi còn nhớ được người y tá theo xe lo cho tôi rất tận tình với tấm lòng của người lương y. Anh ta sửa lại chiếc mền đắp cho tôi ấm và che bớt ánh sáng cho tôi không bị nhức mắt. Anh lại vỗ nhẹ vai tôi và an ủi, “Cô không sao, không sao đâu!”.

Những cử chỉ này thật quý giá đối với bệnh nhân trong tình trạng nguy cấp.Sau đó, hình như tôi đã mê man. Tôi đã thoát khỏi mọi lo âu, phiền muộn.Chuyên chết sống bây giò là chuyện của bệnh viện và các bác sĩ chuyên khoa ỏ đó. Tôi đã làm hết mọi sự tôi có thể làm. Tôi chỉ biết rằng suốt buổi sáng này tôi đã chứng kiến từng giai đoạn suy thoái của cơ thể và các mạch thần kinh ỏ não bộ Trái của tôi. Trong suốt 37 năm nay, lúc nào tôi cũng vui vẻ và hãnh diện vì các DNA của tôi đã tinh vi sắp xếp cho tôi có một cơ thể khỏe mạnh, lỉnh hoạt và đầy sức sống. Nhưng giờ thì hình như các mạch năng lực của khối tế bào cơ thể đang sắp dừng hoạt động.

Sáng hôm nay, trước trưa ngày 10 tháng 12 năm 1996, các dòng điện trong cơ thể tôi như tắt dàn. Khi cảm thấy năng lượng thoát ra từng khối lớn khỏi cơ thể, thì ý thức của tôi cũng dần dần không còn điều động hay liên hệ gì được với các giác quan và tứ chi. Tôi biết tôi không còn là người đạo diễn của cái thân thể này nữa. Chung quanh tôi bây giò trỏ nên thật im lặng. Trong cái vắng bặt của hình ảnh, âm thanh, mùi vị và cảm giác, tôi không còn chút gì lo sợ và đau đớn nữa. Và cũng như phần lớn mọi người sắp chết, tôi ước ao được tỉnh táo trỏ lại để được chứng kiến mình về đâu trong sự chuyển tiếp trọng đại này.

CHƯƠNG 6: CHỈ CÒN NÃO TRÁI HOẠT ĐỘNG

Đến bệnh viện chuyên khoa, tôi được đưa vào trung tâm cấp cứu mà nơi đó ồn ào như một tổ ong khổng lo. Thân thể tôi đã trỏ nên nặng nề và bất động. Nó đã mất hết tất cả nội lực, giống như cái bong bóng xì hơi và xẹp hẳn. Nhân viên bệnh viện bu quanh tôi. Ánh đèn chói chang và âm thanh ồn ào đã làm cho thân tôi đau đớn như bị một đám côn đồ hành hạ. Tôi như đã gần chết mà họ cứ hỏi những câu tôi không hơi sức đâu để trả lời.

Mà ví tôi có muốn trả lời, họ cũng không thể nghe và hiểu được. ‘Điền những câu trả lời vào bản này; cầm và bóp Trái banh này; ký tên vào đây...”. Họ bảo với tôi như vậy khi tôi đang nửa tỉnh nửa mê. Và tôi đã nghĩ, “Thật là vô lý. Các người không thấy tôi đang gần chết rồi đây hay sao? Hãy chậm chậm với tôi và hãy kiên nhẫn một chút. Các người làm đau tôi quá”. Họ càng cố mạnh tay để làm cho tôi tỉnh lại thì tôi càng ráng trốn sâu vào nội tâm để tránh sự thô bạo của họ. Tôi cảm giác như bị họ nắn bóp, đâm, chém, và đau đớn như một con đĩa bị rắc vôi. Tôi muốn la lên, “Hãy để tôi yên!” nhưng tiếng la không thoát được ra khỏi cửa miệng.

Rồi tôi bất tỉnh, như một con vật bị thương đã tuyệt vọng thoát ra khỏi những bàn tay đang cấu xé nó. Khi tôi tỉnh dậy một lúc sau bữa trưa hôm đó, tôi rất ngạc nhiên thấy mình vẫn còn sống. (Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn các bác sĩ và y tá đã hết sức cứu tôi sống lại, mặc dù không ai biết làm sao tôi có thể hồi phục và hồi phục tới mức độ nào.) Tôi đang mặc áo của nhà thương và nằm ỏ phòng riêng. Vì không còn chút hơi sức nào, tôi nằm như một đống sắt vụn nặng nề không thể nhúc nhích. Tôi không cảm nhận được thân thể tôi dài ngắn tới đâu. Vì không còn ý niệm về không gian ba chiều, tôi tưỏng như tôi bao trùm cả vũ trụ.

Nhịp máu trên đầu vẫn còn làm tôi đau như búa bổ. Mỗi hơi thỏ hít vào như cực hình ỏ be sườn. Còn ánh đèn chói vào mắt thì như lửa đốt trong bộ óc. Không thể kêu với ai, vì không nói được, để tắt bớt ánh sáng, tôi trỏ mình một cách khó khăn úp mặt vào tấm trải giường. Tôi không nghe được gì ngoài nhíp tim đều đặn. Những nhịp tim này mạnh và lớn đến nỗi làm bộ xương rung động theo và nhức nhối các thớ thịt. Tôi muốn oà khóc như một đứa bé sơ sinh thình lình Phải tiếp xúc với một môi trường hỗn tạp. Không còn khả năng nhận biết mình là ai, quá khứ đã làm gì và hiện tại ra sao, tôi như đứa trẻ trong cơ thể một người lớn.

Chỉ vì não thùy Trái của tôi không còn hoạt động! Rồi có hai chuyên viên bước vào phòng. Họ xì xào những gì thì tôi không thể hiểu. Nhưng nhìn cách họ nói với các điệu bộ thì tôi biết tình hình của tôi thật nghiêm trọng. Vói những tấm ảnh chụp não bộ của tôi có cái lổ hổng trắng khổng lồ ỏ giữa não, không cần Phải là một tiến sĩ chuyên môn về giải phẩu não bộ cũng biết rằng lổ hổng kia không nên có ỏ vị trí đó. Bộ óc Trái của tôi như vậy là đã bị máu tràn ngập và nguyên cả não bộ sưng lên vì đã bị thương. Trong ỉm lặng, tôi cầu nguyện: “Tôi không nên ỏ lại đây lâu hơn nữa! Tôi buông bỏ tất cả! Sức sống của tôi không còn và sự sống của tôi cũng đã ra đi.

Thật là không Phải khi tôi còn quyến luyến ỏ lại đây. Lạy Chúa toàn năng, con bây giò đã là Một cùng với vũ trụ. Con đã hòa đồng với dòng sông Vĩnh cữu tới mức độ không thể trỏ lại đòi sống này được nữa. Vậy mà con hãy còn bị ràng buộc ỏ đây. Bộ óc mong manh của cái thùng chứa sinh học này đã hư hỏng và không còn thích hợp cho một cá thể thông minh nữa! Con không còn thích hợp ỏ lạỉ đây!”.Không còn bị ràng buộc tình cảm vói bất cứ người nào và vật gì xung quanh, tiềm thức của tôi đã tự do trôi theo dòng sông An lạc. “Thả tôi ra. Để tôi đi. Tôi buông bỏ tất cả!”. Tôi muốn chạy trốn khỏi cái thân xác đau đón và rối loạn vận hành này.

Trong một thóang, tôi cảm thấy hết sức tuyệt vọng rằng mình đã còn sống sót. Toàn thân tôi bây giờ lạnh ngắt, nặng nề và đau đớn vô cùng. Những mệnh lệnh từ bộ óc đến thân thể đã không còn hữu hiệu đến nỗi tôi không còn nhận ra hình thể vật chất của tôi. Tôi có cảm giác tôi là một sinh vật bằng điện mà có một bộ phận bị chạm mạch nên bốc khói và tan chảy. Tôi trỏ thành vật phế thải, bị bỏ qua một bên. Nhưng tôi vẵn còn ý thức. Ý thức này khác với cái ý thức tôi biết trước kia. Bỏi vì cái ý thức trước kia giúp tôi biết được thế giới bên ngoài. Những chi tiết này được sắp xếp và cất giữ trong các mạch điện của não bộ. Bây giờ các mạch điện đó ngừng hoạt động, tôi trỏ nên bất động và vụng vê với cái ý thức mới.

Làm sao tôi có thể là tiến sĩ Jill Taylor khi tôi không biết cô ta là ai, đã làm gì, kiến thức ra sao và ưa thích những gì trong cuộc sống này?Tôi còn nhớ ngày đầu tiên bị xuất huyết não với nỗi hãi hùng cay đắng nhưng ngọt ngào. Khi não thùy Trái không còn hoạt động bình thường được nữa, tôi mất đi ý thức về giới hạn của thân thể vật chất. Tôi cảm thấy mình như vị thân trong cổ tích, bị nhốt ngàn năm trong lọ nhỏ, vừa thoát ra khỏi lọ và lớn trùm trong không gian. Năng lượng tỉnh thàn thoát ra khỏi thân xác, ò ạt như con cá voi khổng lồ đang lướt nhanh trên mặt đại dương với sức sống mãnh liệt. Khi cơ thể vật chất không còn giới hạn, tôi cảm thấy một niềm an vui trùm khắp mà tôi chưa từng thấy trong đòi. Và với tâm thức đang cuồn cuộn trong dòng chảy an lành và thanh tịnh đó, tôi thấy rõ ràng là không làm sao tôi có thể bắt ép cái khối năng lượng lớn lao này quay trỏ lại vào tấm thân nhỏ bé của tôi. Được vào cảnh giới Cực Lạc là một sự trốn chạy tuyệt vời của tôi khi não Trái bị tàn phá.

Tôi như đang hiện hữu ỏ một vùng trời thật xa lạ - xa lạ hẳn vói những thông tin mà tôi được biết lâu nay. Một điều rất rõ ràng là trong thế giới này, cái“Tôi” không còn nữa! Cái “Tôi” mà tôi được dạy dỗ Phải giữ gìn và trau chuốt từ bé đến lớn, đã không còn sống sót sau tai họa xuất huyết. Tôi cũng biết là tiến sĩ Jill Taylor đã chết vào buổi sáng xuất huyết não này rồi.

Vậy ai còn sống sót?Không còn cái Trung tâm ngôn ngữ ỏ bán cầu Trái bảo “Tôi là tiến sĩ Taylor, là nhà nghiên cứu tế bào não bộ; tôi ỏ địa chỉ này và có thể liên lạc bằng số điện thoại này...”, tôi thấy mình không có bổn phận đóng vai cô ta nữa. Điều này cũng thật kỳ lạ về mặt cảm giác; nhưng bỏi vì không còn mạch thần kinh nào nói cho tôi biết cô ấy tính tình thế nào, ưa gì, ghét gì, cái Ngã của cô ra sao, có hay chỉ trích, phê bình người khác không? Tôi thật không có chút ý niệm gì về cô ấy cả! Lại thêm, trên thực tế, với những thiệt hại lớn lao về mặt sinh học - một nửa bộ óc đã không còn hoạt động- tôi càng không nên bắt chước giữ vai trò cô ta.

Cô tiến sĩ Jill Taylor thực sự không còn hiện hữu. Tôi đã không biết gì về cuộc đòi cô,những liên hệ bạn bè, việc làm, thành công, thất bại của cô thì làm sao tôi đóng vai cô được?Mặc dù tôi buồn rầu về cái chết của não thùy Trái và về cô gái đó, hiện tại tôi cảm thấy được giải thoát và rất nhẹ lòng. Được biết cô tiến sĩ Taylor đã lớn lên trong nhiều phiền muộn, sân hận và cả một đời mang theo những mối hỉ nộ mà chắc cô phải tốn kém rất nhiều năng lượng để nuôi dưỡng chúng! Cô đã nhiệt tình trong công việc, với lý tưỏng và rất năng động. Nhưng dù cô có dễ thương hay đáng kính, trong cái hình hài hiện tại của tôi, tôi không thể tiếp tục cuộc sống như cô.

Tôi đã không còn nhớ đến người anh bệnh hoạn, đến cha mẹ tôi đã ly dị từ lâu và những công việc làm đã mang lại cho tôi rất nhiều ưu tư và áp lực. Tóm lại là tôi không còn chút trí nhó nào về quá khứ. Tôi cảm thấy vừa giải thoát, vừa an lạc.Trong suốt cuộc đời 37 năm qua, hình như lúc nào tôi cũng nhiệt tình lo làm đủ mọi thứ việc, mà thứ nào cũng phải hoàn tất theo hạn kỳ. Trong ngày đặc biệt hôm nay, lần đầu tiên tôi học được ý nghĩa của bài học về sự sống: Chỉ là đơn giản... sống!Khi não thùy Trái không còn làm việc và trung tâm ngôn ngữ đã đóng, đồng hồ sinh học trong tôi cũng ngừng. Thời gian không còn được phân chia ra từng giờ phút ngắn ngủi nữa.

Thòi gian với tôi bây giờ là thời gian “mỏ“, không có kỳ hạn; nên tôi không còn phải gấp gáp cho việc gì cả. Tương tự như dạo chơi trên bãi biển hay chỉ thơ thẩn ngoài vườn hoa, tôi bây giờ đổi từ ý thức phải làm đúng giờ theo thời biểu đã định của não thùy Trái, thành ý thức chỉ “là” sống, “là” hiện hữu của não thùy Phải. Tôi siêu việt chính mình từ cảm thấy nhỏ nhoi và biệt lập sang vĩ đại và hòa đồng với vũ trụ. Tôi không còn suy nghĩ bằng ngôn ngữ, lo lắng về quá khứ hay tương lai; mà chỉ còn khả năng hiểu biết bằng hình ảnh trong hiện tại, ỏ đây và bây giờ. Và cái hiện tại, ỏ đây và bây giò... luôn luôn đẹp vô cùng!Khi tôi không còn thấy mình là một vật thể cứng rắn, có hình dáng cô' định, một đơn vị sinh học riêng biệt với các hữu thể chung quanh, thì tất cả ý niệm về cái “Tôi” cũng hoàn toàn biến mất. Về phương diện sinh học, ỏ trình độ hiểu biết sơ đẳng nhất, con người chỉ là một hiện hữu có dạng chất lỏng. Thật vậy, tôi là một chất lỏng!

Mọi thứ chung quanh chúng ta, giữa chúng ta, trong chúng ta, về chúng ta, hay chính bản thân ta đi nữa...đều chỉ là những nguyên tử và phân tử của những chát lỏng đang rung động trong không gian. Vậy thì cái “Tôi”, cái “Ngã” của chúng ta nằm ỏ chỗ nào? Mặc dù trung tâm ngôn ngữ ỏ não thùy Trái thích định nghĩa “ngã” là TỒI, một cá nhân riêng biệt, một khối đặc và cụ thể, nhưng người có học nào cũng biết chúng ta đều được hình thành như nhau bằng hàng ngàn tỉ li tỉ tế bào với nước trong đó và tất cả chúng ta đang “là” trong sự rung động không ngừng với tần số cực kỳ nhanh. Não bộ Trái của tôi đã được huấn luyện từ bao nhiêu năm để sản sinh ra một nhận thức rằng tôi là một cá thể cứng rắn, độc nhất và khác biệt với mọi người. Bây giờ, bỏ đi sự kiểm soát của các mạch thần kinh ỏ não bộ Trái, não bộ Phải được tự do sinh hoạt theo cách nhìn của chân lý vĩnh cữu. Tôi nhận ra mình không phải là một sinh vật nhỏ bé, riêng biệt và cô độc.

Tôi không phải hiện hữu độc lập mà là “liên lập” với mọi người. Tâm hồn tôi mỏ lớn ra cùng vũ trụ và bay lượn vui tươi trong khắp biển tròi tự do. Đối với nhiều người, cái ý tưỏng cá nhân chúng ta chỉ là hợp chất lỏng, bỏ vào bình chứa hình gì sẽ ra dạng đó và tâm hồn chúng ta rộng lớn như vũ trụ... làm cho cảm thấy không được “yên ổn”. Chỉ vì ý thức từ não bộ Trái và giáo dục sai lầm đã tạo ra. Nhưng rõ ràng khoa học đã chứng minh rằng mỗi con người chúng ta là do tỉ tỉ nguyên tử vật chát hợp lại và nhẹ nhàng rung động. Chúng ta được kết hợp bằng hàng tỉ túi nhỏ đầy chất lỏng trong một thế giới chất lỏng và ỏ đó tất cả đều hiện hữu trong sự rung động.

Các hiện hữu có khác nhau chỉ do mật độ tập hợp phân bào khác nhau. Nhưng nói chung thì tất cả đều là tập hợp của âm điện tử, dương điện tử, trung hòa tử... hài hòa trong một vũ điệu tuyệt vời. Giữa bạn và tôi, và cả khoảng cách không gian nữa, dù là một phần nhỏ đến đâu, cũng chỉ là nguyên tử vật chất và năng lượng mà thôi. Tan ra là năng lượng, hợp lại là nguyên tử vật chất. Thật sự mắt tôi không còn “thấy” các sự vật rời rạc nữa, mà là thấy năng lượng của các vật thể quyện lẫn vào nhau, tương tự như những tranh vẽ của trường phái Ấn Tượng. Tâm thức tôi lúc này thật tỉnh táo và tôi nhìn thấy mọi hiện hữu đều có năng lượng quyện lấy nhau, di động cùng nhau như cùng chảy trong một dòng sông.

Tôi không còn nhận ra vật thể có ba chiều trong không gian và cũng không phân biệt màu sắc nữa. Ngay cả khi nhìn con người, tôi chỉ thấy họ là những khối năng lượng di động không màu sắc, dù họ có mặc y phục nhiều màu. Những ngày trước kia, trước buổi sáng này, khỉ tôi còn hiểu con người là một vật thể rần, tôi có khả năng cảm thấy đau buồn vì mất mát, hoặc về thể chát - chết hay bị thương, hoặc về tình cảm - thiệt thòi hay mất mát. Bây giờ chỉ còn não thùy Phải hoạt động, tôi không còn thấy đau buồn hay mất mát gì cả. Mà thấy tất cả chỉ là sự chuyển đổi từ vật chất ra năng lượng, chứ nào có mất mát đi đâu. Cho nên hiện tại dù bị thương nặng ỏ đầu, một cảm giác không thể quên được đã xâm chiếm hồn tôi là sự bình an cùng cực. Vì vậy, tôi rất yên tâm.

Nhưng rồi tôi lại nghĩ ra như vậy tôi là người “bất thường”. Làm sao tôi giải thích cho mọi người hiểu được rằng những điều tôi nói trên là sự thật...
 
Văn Hóa
Mỹ Yên sao chẳng bình yên?
Trầm Hương Thơ
08:20 17/09/2013
MỸ YÊN SAO CHẲNG BÌNH YÊN ?

Mỹ Yên dân muốn bình yên
Nhưng nào có được như tên chút nào
Hành hương Trại Gáo hôm nao
Bỗng ba tên cướp giăng rào chặn xe

Lên xe mắt đảo lăm le
Ăn càn nói láo bắt nghe theo mình
Lục đồ thu giữ bất minh
Thật là vô lý mới sinh sự này

Giáo dân tưởng cướp mới vây
Bắt vào trụ sở mới trầy mặt gian
Lòi ra cái thẻ côn an
Dấu trong xe máy lộ màn qủy ma

Công an sao lại xấu xa
Bất minh giờ đã tỏ ra rõ ràng
Bây giờ trở mặt làm tàng
Bắt người vu cáo đem mang nhốt tù

Mỹ Yên đàn áp mịt mù
Xem dân như thể quân thù là sao?
Cầm quyền phải xử thế nào
Để cho đất nước tự hào mới hay

Dân oan kêu khóc đêm ngày
Đảng thì mập ú lại đày dân đen
Đây là đường lối thấp hèn
Không thay đổi sẽ có phen đi đời

Kẻ nào chống lại Chúa Trời
Khốn thay! kẻ ấy sẽ rơi xuống liền
Mỹ Yên chỉ muốn "bình yên"
Đừng nên khuấy động mang phiền vào thân.

Công tâm, công lý, công thần
Công bằng, công chính, công dân đứng đầu.
Đừng nên đốt lửa thêm dầu
Để rồi hối hận lụy sầu vong thân

Quay đầu hòa thuận cùng dân
Mới mong đất nước khỏi dần mất đi
Lời Vua Trần, đá còn ghi
Đất ai để mất tức thì diệt vong.

Trầm Hương Thơ 17.09.2013
 
''Đẹp Thay Bàn Tay Linh Mục''
Phạm Trung
14:47 17/09/2013
Nhạc Phẩm "Đẹp Thay Bàn Tay Linh Mục"
Nhạc: Phạm Trung; Lời: Lm Phêrô Trần Thế Tuyên. Tiếng hát: Minh Quang.

 
Bài ca ngợi Chúa Trời
Lê Đình Bảng
20:32 17/09/2013
BÀI NGỢI CA CHÚA TRỜI

Ngợi khen Chúa, linh hồn tôi hớn hở
Và reo ca phơi phới những mùa vui
Hôm nay, trời nhật nguyệt sáng tinh khôi
Xin cảm tạ Ngài thuơng tôi bé mọn

Cây phước đức đã nẩy ngành xanh ngọn
Từ trong sân đền thánh ngát hương hoa
Là nguồn mạch thiêng nhà Chúa tuôn ra
Như sữa, mật ong, dầu thơm, nguyệt quế

Để từ nay, đến muôn muôn thế hệ
Sẽ tung hô Chúa cả trên trời
Dưới bóng từ bi, tôi được nghỉ ngơi
Bông hoa dại nở trong vườn rào kín

Cả đời tôi là bài ca hạnh nguyện
Xin trọn một niềm tin kính, hiến dâng
Lạy Chúa Trời, tôi phó thác, xin vâng
Phận mỏng cánh chuồn, hơi may ghềnh đá

Đừng để tôi ra hư vô, tàn tạ
Như tiếng cầm ca buồn nhớ Sion
Một nhành cây non dễ gẫy, héo hon
Con chim hót ở bìa rừng xa vắng

Để yêu tôi như đồng xu quên lãng
Khi thửa vườn được đào xới, ương gieo

Lê Đình Bảng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chợ Quê
Nguyễn Ngọc Liên
21:19 17/09/2013
CHỢ QUÊ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Chợ ta ngày tám tháng tư
Có một tháng tám lại dư phiên rằm
Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm
Đi mua hoa quả chơi rằm trung thu.
(Ca dao)