Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 25 Quanh Năm A 20.9.2020
Lm Francis Lý văn Ca
15:54 16/09/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Mỗi ngày Chủ Nhật, chúng ta có dịp quy tụ cùng nhau nơi đây, để lắng nghe và học hỏi Lời Chúa qua các bài đọc và lời chia sẻ. Đáp lại lời Chúa, qua các kinh nguyện và tán tụng Ngài qua các bài thánh ca. Sau cùng là tham dự Bàn Tiệc Thánh Thể.
Đôi lúc vì sinh kế, bận rộn với cuộc sống hằng ngày, chúng ta quên đi giá trị to tát mà Chúa đã ban cho chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta qua các ơn thánh của Ngài. Hôm nay, chúng ta hãy để tâm hồn lắng dịu, để Lời Chúa thấm nhuần mảnh đất tâm hồn, và Bánh Thánh Thể làm chúng ta vững sức tiến về quê trời.
Các bài đọc hôm nay, trình bày cho chúng ta về sự khoan hồng và đại lượng của Thiên Chúa đối với nhân loại. Với sự đại lượng nầy, Thiên Chúa ước mong chúng ta đối xử lại với anh em đồng loại. Vì tất cả những gì Chúa ban cho chúng ta, đều do tình thương của Ngài. Đó là tư tưởng chính của thánh lễ hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Isaia trình bày cho chúng ta rõ ràng về tư tưởng của Thiên Chúa, khác với tư tưởng loài người. Ước chi qua bài đọc nầy, chúng ta suy nghĩ, phán đón dựa trên sự khôn ngoan của Thiên Chúa soi dẫn chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhấn mạnh trong lá thư chúng ta sắp nghe: Đời sống của Ngài là chính Chúa Kitô. Cho dù cái chết có xảy đến, thì đây là dịp để chúng ta kết hiệp với Đức Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Nghĩa bóng của bài Tin Mừng hôm nay ám chỉ sự ganh tỵ của người Dothái đối với dân ngoại, vì họ đã lắng nghe Lời Chúa và tin vào lời rao giảng của Đức Kitô. Người Dothái vẫn còn quan niệm sai lầm về sự cứu rỗi chỉ dành cho dân tộc của họ mà thôi.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa phán qua miệng tiên tri Isaia hôm nay là đường lối của Ngài khác với đường lối con người. Cho dù thế, với lòng thành khẩn, kiên trì trong lời cầu xin, Chúa là Cha đầy lòng thương xót, sẽ ban cho chúng ta những ơn cần thiết sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng các phẩm trật trong Giáo Hội, được đầy khôn ngoan, để chu toàn trọng trách là những vị chủ chăn, mà Chúa đã đặt lên coi sóc vườn nho của Chúa nơi trần gian. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu, đặc biệt là giới trẻ, biết đáp lại tiếng Chúa kêu mời cộng tác trong việc coi sóc vườn nho của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em đang chuẩn bị thành hôn luôn chuyên cần tham dự khóa Dụ Bị Hôn Nhân Công Giáo, được thấu hiểu trách nhiệm của họ trong tương lai về đời sống gia đình, để họ chuyên cần trau dồi đời sống thiêng liêng, ngõ hầu chuẩn bị cho chính họ, và gia đình của họ mai ngày, những nguyên tắc căn bản để sống đời hôn nhân Công Giáo. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho những nạn nhân của các thiên tai trên thế giới, nạn nhân của bạo lực, động đất, lũ lụt và nạn kỳ thị, tàn sát tôn giáo của những người Hồi Giáo Quá Khích… xin cho các quốc gia trên thế giới biết cùng nhau góp phần xoa dịu những khổ đau trong tình nhân loại đại đồng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa muốn tất cả nhân loại đều được cứu rỗi. Xin Chúa giúp chúng con biết vượt thắng những cảm nghỉ riêng tư thiển cận, để tất cả chúng con biết tha thứ cho nhau và cảm thông với những yếu hèn của anh chị em. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi ngày Chủ Nhật, chúng ta có dịp quy tụ cùng nhau nơi đây, để lắng nghe và học hỏi Lời Chúa qua các bài đọc và lời chia sẻ. Đáp lại lời Chúa, qua các kinh nguyện và tán tụng Ngài qua các bài thánh ca. Sau cùng là tham dự Bàn Tiệc Thánh Thể.
Đôi lúc vì sinh kế, bận rộn với cuộc sống hằng ngày, chúng ta quên đi giá trị to tát mà Chúa đã ban cho chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta qua các ơn thánh của Ngài. Hôm nay, chúng ta hãy để tâm hồn lắng dịu, để Lời Chúa thấm nhuần mảnh đất tâm hồn, và Bánh Thánh Thể làm chúng ta vững sức tiến về quê trời.
Các bài đọc hôm nay, trình bày cho chúng ta về sự khoan hồng và đại lượng của Thiên Chúa đối với nhân loại. Với sự đại lượng nầy, Thiên Chúa ước mong chúng ta đối xử lại với anh em đồng loại. Vì tất cả những gì Chúa ban cho chúng ta, đều do tình thương của Ngài. Đó là tư tưởng chính của thánh lễ hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Isaia trình bày cho chúng ta rõ ràng về tư tưởng của Thiên Chúa, khác với tư tưởng loài người. Ước chi qua bài đọc nầy, chúng ta suy nghĩ, phán đón dựa trên sự khôn ngoan của Thiên Chúa soi dẫn chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhấn mạnh trong lá thư chúng ta sắp nghe: Đời sống của Ngài là chính Chúa Kitô. Cho dù cái chết có xảy đến, thì đây là dịp để chúng ta kết hiệp với Đức Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Nghĩa bóng của bài Tin Mừng hôm nay ám chỉ sự ganh tỵ của người Dothái đối với dân ngoại, vì họ đã lắng nghe Lời Chúa và tin vào lời rao giảng của Đức Kitô. Người Dothái vẫn còn quan niệm sai lầm về sự cứu rỗi chỉ dành cho dân tộc của họ mà thôi.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa phán qua miệng tiên tri Isaia hôm nay là đường lối của Ngài khác với đường lối con người. Cho dù thế, với lòng thành khẩn, kiên trì trong lời cầu xin, Chúa là Cha đầy lòng thương xót, sẽ ban cho chúng ta những ơn cần thiết sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng các phẩm trật trong Giáo Hội, được đầy khôn ngoan, để chu toàn trọng trách là những vị chủ chăn, mà Chúa đã đặt lên coi sóc vườn nho của Chúa nơi trần gian. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu, đặc biệt là giới trẻ, biết đáp lại tiếng Chúa kêu mời cộng tác trong việc coi sóc vườn nho của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em đang chuẩn bị thành hôn luôn chuyên cần tham dự khóa Dụ Bị Hôn Nhân Công Giáo, được thấu hiểu trách nhiệm của họ trong tương lai về đời sống gia đình, để họ chuyên cần trau dồi đời sống thiêng liêng, ngõ hầu chuẩn bị cho chính họ, và gia đình của họ mai ngày, những nguyên tắc căn bản để sống đời hôn nhân Công Giáo. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho những nạn nhân của các thiên tai trên thế giới, nạn nhân của bạo lực, động đất, lũ lụt và nạn kỳ thị, tàn sát tôn giáo của những người Hồi Giáo Quá Khích… xin cho các quốc gia trên thế giới biết cùng nhau góp phần xoa dịu những khổ đau trong tình nhân loại đại đồng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa muốn tất cả nhân loại đều được cứu rỗi. Xin Chúa giúp chúng con biết vượt thắng những cảm nghỉ riêng tư thiển cận, để tất cả chúng con biết tha thứ cho nhau và cảm thông với những yếu hèn của anh chị em. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:10 16/09/2020
22. Muốn biết tinh thần tu đức có tiến bộ nhiều hay ít, thì nên lấy sự khắc khổ để đo lường.
(Thánh Hieronimo)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:14 16/09/2020
28. CỦ ẤU SỐNG TRÊN CÂY
Có một người không biết củ ấu là loài cây sống trong nước.
Một hôm ông ta ngồi dưới một gốc cây lớn để nghỉ, đột nhiên nhìn thấy trước gốc cây có một củ ấu, thì chỉ nghĩ rằng củ ấu ở trên cây rơi xuống, bèn nhặt lên đập vỏ để ăn, càng ăn càng cảm thấy mùi thơm ngon.
Ăn xong, thì ôm gốc cây ấy lấy hết sức để rung, nhưng rung rất lâu mà cũng không có gì rơi xuống, anh ta kinh ngạc nói:
- “Cây lớn như thế này mà chỉ có một củ ấu thôi à?”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 28:
Củ ấu thì sống ở trong nước nghĩa là củ nó nằm trong đất bùn chứ không phải nằm trên cây cao, vậy mà có người không biết cứ ôm cây mà rung...
Cứ tưởng củ ấu ở trên cây nên ôm cây mà rung, thì chỉ làm cho người ta cười mà thôi chứ không có tội bởi vì không biết, mà không biết là không mắc tội.
Có nhiều người Ki-tô hữu biết rằng ơn thánh của Thiên Chúa là ở trong thánh lễ và qua việc tham dự các bí tích, nhưng lại đến ông đồng bà cốt để xin ơn gia đạo bằng an làm ăn phát đạt, đây là chuyện vừa làm trò cười cho người ngoại giáo, vừa mang cái tội chối bỏ Thiên Chúa là Cha của mình ở trên trời; lại có người biết rằng Thánh Thể là lương thực cao quý nuôi sống linh hồn mình, nhưng không hề ao ước rước lễ và có khi làm gương xấu cho người khác.
Củ ấu thì sống trong nước còn trái cây thì ở trên cây, xin đừng lẫn lộn; người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội thì khác người chưa lãnh bí tích Rửa Tội, bởi vì người đã Rửa Tội được quyền thừa hưởng gia tài trên trời mà Đức Chúa Giê-su đã dọn sẵn cho họ !
Xin đừng lẫn lộn mà sống như người ôm cây cao to rung để tìm củ ấu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người không biết củ ấu là loài cây sống trong nước.
Một hôm ông ta ngồi dưới một gốc cây lớn để nghỉ, đột nhiên nhìn thấy trước gốc cây có một củ ấu, thì chỉ nghĩ rằng củ ấu ở trên cây rơi xuống, bèn nhặt lên đập vỏ để ăn, càng ăn càng cảm thấy mùi thơm ngon.
Ăn xong, thì ôm gốc cây ấy lấy hết sức để rung, nhưng rung rất lâu mà cũng không có gì rơi xuống, anh ta kinh ngạc nói:
- “Cây lớn như thế này mà chỉ có một củ ấu thôi à?”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 28:
Củ ấu thì sống ở trong nước nghĩa là củ nó nằm trong đất bùn chứ không phải nằm trên cây cao, vậy mà có người không biết cứ ôm cây mà rung...
Cứ tưởng củ ấu ở trên cây nên ôm cây mà rung, thì chỉ làm cho người ta cười mà thôi chứ không có tội bởi vì không biết, mà không biết là không mắc tội.
Có nhiều người Ki-tô hữu biết rằng ơn thánh của Thiên Chúa là ở trong thánh lễ và qua việc tham dự các bí tích, nhưng lại đến ông đồng bà cốt để xin ơn gia đạo bằng an làm ăn phát đạt, đây là chuyện vừa làm trò cười cho người ngoại giáo, vừa mang cái tội chối bỏ Thiên Chúa là Cha của mình ở trên trời; lại có người biết rằng Thánh Thể là lương thực cao quý nuôi sống linh hồn mình, nhưng không hề ao ước rước lễ và có khi làm gương xấu cho người khác.
Củ ấu thì sống trong nước còn trái cây thì ở trên cây, xin đừng lẫn lộn; người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội thì khác người chưa lãnh bí tích Rửa Tội, bởi vì người đã Rửa Tội được quyền thừa hưởng gia tài trên trời mà Đức Chúa Giê-su đã dọn sẵn cho họ !
Xin đừng lẫn lộn mà sống như người ôm cây cao to rung để tìm củ ấu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông thư của Đức Thánh Cha gửi cho toàn thế giới
Thanh Quảng sdb
19:35 16/09/2020
Tông thư của Đức Thánh Cha gửi cho toàn thế giới
Trong khi chờ đợi nội dung của Tông thư được công bố, nhưng theo tiêu đề của Tông thư, thì mọi người đoán được đây là một thông điệp phổ quát, và Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự muốn bằng trái tim của ngài gửi đến con tim của tất cả mọi người. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay bản văn sẽ được phát hành vào ngày 4 tháng Mười tới đây.
(Tin Vatican - Andrea Tornielli)
“Anh Chị Em” (Fratelli tutti) là danh hiệu mà Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho Tông thư của mình - như chúng ta đã đọc trong phụ đề “tình huynh đệ” và “tình bạn xã hội”. Tựa gốc tiếng Ý sẽ được sử dụng mà không cần dịch sang các ngôn ngữ khác, khi tài liệu được xuất bản. Những tiêu đề đầu tiên muốn gọi là “bức tâm thư” (đây là ý nghĩa của từ “thông điệp”) của vị Thánh vĩ đại của thành Assisi, người mà Giáo hoàng Phanxicô đã chọn làm danh xưng cho ngài.
Chúng ta chờ đợi để biết nội dung của Tông thư, mà Người kế vị của thánh Phêrô gửi cho toàn thể nhân loại và được ĐTC ấn ký vào ngày 3 tháng 10 tại phần mộ của thánh Phanxicô. Đã có một số dự đoán khi suy tư về “tước hiệu của Tông thư” và ý nghĩa của nó, vì Tông thư có trích một phần tư tưởng của Thánh Phanxicô (trích từ Admonitions, 6, 1: FF 155), mà ĐTC giữ nguyên văn không thay đổi nó. Nhưng việc xử dụng danh xưng này (dịch sát nghĩa là “Tất cả anh em”) (Fratelli Tutti), không có hàm ý loại trừ phụ nữ, có con số chiếm hơn một nửa nhân loại. (Ghi chú: cách xử dụng ngôn ngữ Latinh cũng như Âu châu khi nói “anh em”, nó bao gồm “anh chị em” theo kiểu nói của tiếng Việt hay Á châu)
Ngược lại, Đức Phanxicô đã chọn những lời của vị thánh thành Assisi để bắt đầu suy tư về điều mà ngài rất quan tâm: đó là tình huynh đệ và tình bạn xã hội. Do đó, ĐTC dùng cách diễn tả như nói với tất cả anh chị của mình, với tất cả mọi người nam nữ đang sống trên hành tinh trái đất này: tất cả mọi người, không loại trừ ai...
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ nhiễu nhương do chiến tranh, đói nghèo, di cư, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và đại dịch tác hại! Nhận ra anh-chị-em nơi mọi người chúng ta gặp gỡ và đối với các Kitô hữu, nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi người đau khổ - những phản ánh này tái khẳng định phẩm giá không thể chối cãi của mỗi con người chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Tất cả cũng đang nhắc nhở chúng ta rằng không ai trong chúng ta có thể một mình vượt thắng được những khó khăn hiện tại, người này chống lại người kia, phương Bắc chống phương Nam, người giàu chống lại người nghèo hay bất kỳ điều gì khác mà sự phân hóa gây ra...
Vào ngày 27 tháng 3, trong đỉnh điểm của cơn đại dịch, Đức Giám Mục thành Rôma (ĐTC) đã cầu nguyện cho sự an nguy của tất cả mọi người tại Quảng trường Thánh Phêrô không một bóng người, trong một đêm mưa tầm tã, dưới ánh mắt đau thương của Thánh giá, được mang về Quảng trường từ nhà thờ Thánh Marcellus và dưới ánh mắt yêu thương dịu hiền của Mẹ Maria, Đấng bầu chữa, chở che phù hộ dân thành Roma.
“Trong đêm mưa bão này,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “gương mặt của chúng ta đang phảng phất những âu lo, cô đơn vì đã dánh mất đi diện mạo chung của con người nguyên thủy đã được Đấng Tạo Hóa chúc phúc, và chúng ta là anh chị em một nhà." Chủ đề trọng tâm của bức Tông thư sắp tới của ĐTC là “hạnh phúc thật sự của tất cả chúng ta”, điều này khiến chúng ta trở thành anh chị em với nhau.
Tình anh chị em và tình bạn xã hội, là các tiểu đề được nêu trong phụ đề, nêu nên sự liên kết không thể chia cắt giữa nam và nữ: một tình cảm cần được nối kết giữa mọi người ngay cả khi chúng ta không phải là họ hàng ruột thịt. Mối quan hệ được thể hiện thông qua những hành động nhân ái, hỗ tương, công lý và quảng đại trong những lúc cần thiết - một tình cảm thân thương vô tư lợi dành cho người khác, bất kể sự khác biệt mầu da chủng tộc hay một lý do nào. Đó chính là lý do mà Tông thư mang tiêu đề “Fratelli tutti” (Anh Chị Em) sẽ được phát hành nay mai.
Trong khi chờ đợi nội dung của Tông thư được công bố, nhưng theo tiêu đề của Tông thư, thì mọi người đoán được đây là một thông điệp phổ quát, và Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự muốn bằng trái tim của ngài gửi đến con tim của tất cả mọi người. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay bản văn sẽ được phát hành vào ngày 4 tháng Mười tới đây.
(Tin Vatican - Andrea Tornielli)
“Anh Chị Em” (Fratelli tutti) là danh hiệu mà Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho Tông thư của mình - như chúng ta đã đọc trong phụ đề “tình huynh đệ” và “tình bạn xã hội”. Tựa gốc tiếng Ý sẽ được sử dụng mà không cần dịch sang các ngôn ngữ khác, khi tài liệu được xuất bản. Những tiêu đề đầu tiên muốn gọi là “bức tâm thư” (đây là ý nghĩa của từ “thông điệp”) của vị Thánh vĩ đại của thành Assisi, người mà Giáo hoàng Phanxicô đã chọn làm danh xưng cho ngài.
Chúng ta chờ đợi để biết nội dung của Tông thư, mà Người kế vị của thánh Phêrô gửi cho toàn thể nhân loại và được ĐTC ấn ký vào ngày 3 tháng 10 tại phần mộ của thánh Phanxicô. Đã có một số dự đoán khi suy tư về “tước hiệu của Tông thư” và ý nghĩa của nó, vì Tông thư có trích một phần tư tưởng của Thánh Phanxicô (trích từ Admonitions, 6, 1: FF 155), mà ĐTC giữ nguyên văn không thay đổi nó. Nhưng việc xử dụng danh xưng này (dịch sát nghĩa là “Tất cả anh em”) (Fratelli Tutti), không có hàm ý loại trừ phụ nữ, có con số chiếm hơn một nửa nhân loại. (Ghi chú: cách xử dụng ngôn ngữ Latinh cũng như Âu châu khi nói “anh em”, nó bao gồm “anh chị em” theo kiểu nói của tiếng Việt hay Á châu)
Ngược lại, Đức Phanxicô đã chọn những lời của vị thánh thành Assisi để bắt đầu suy tư về điều mà ngài rất quan tâm: đó là tình huynh đệ và tình bạn xã hội. Do đó, ĐTC dùng cách diễn tả như nói với tất cả anh chị của mình, với tất cả mọi người nam nữ đang sống trên hành tinh trái đất này: tất cả mọi người, không loại trừ ai...
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ nhiễu nhương do chiến tranh, đói nghèo, di cư, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và đại dịch tác hại! Nhận ra anh-chị-em nơi mọi người chúng ta gặp gỡ và đối với các Kitô hữu, nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi người đau khổ - những phản ánh này tái khẳng định phẩm giá không thể chối cãi của mỗi con người chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Tất cả cũng đang nhắc nhở chúng ta rằng không ai trong chúng ta có thể một mình vượt thắng được những khó khăn hiện tại, người này chống lại người kia, phương Bắc chống phương Nam, người giàu chống lại người nghèo hay bất kỳ điều gì khác mà sự phân hóa gây ra...
Vào ngày 27 tháng 3, trong đỉnh điểm của cơn đại dịch, Đức Giám Mục thành Rôma (ĐTC) đã cầu nguyện cho sự an nguy của tất cả mọi người tại Quảng trường Thánh Phêrô không một bóng người, trong một đêm mưa tầm tã, dưới ánh mắt đau thương của Thánh giá, được mang về Quảng trường từ nhà thờ Thánh Marcellus và dưới ánh mắt yêu thương dịu hiền của Mẹ Maria, Đấng bầu chữa, chở che phù hộ dân thành Roma.
“Trong đêm mưa bão này,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “gương mặt của chúng ta đang phảng phất những âu lo, cô đơn vì đã dánh mất đi diện mạo chung của con người nguyên thủy đã được Đấng Tạo Hóa chúc phúc, và chúng ta là anh chị em một nhà." Chủ đề trọng tâm của bức Tông thư sắp tới của ĐTC là “hạnh phúc thật sự của tất cả chúng ta”, điều này khiến chúng ta trở thành anh chị em với nhau.
Tình anh chị em và tình bạn xã hội, là các tiểu đề được nêu trong phụ đề, nêu nên sự liên kết không thể chia cắt giữa nam và nữ: một tình cảm cần được nối kết giữa mọi người ngay cả khi chúng ta không phải là họ hàng ruột thịt. Mối quan hệ được thể hiện thông qua những hành động nhân ái, hỗ tương, công lý và quảng đại trong những lúc cần thiết - một tình cảm thân thương vô tư lợi dành cho người khác, bất kể sự khác biệt mầu da chủng tộc hay một lý do nào. Đó chính là lý do mà Tông thư mang tiêu đề “Fratelli tutti” (Anh Chị Em) sẽ được phát hành nay mai.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video trực tuyến: Lễ giỗ XVIII ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận tại Trung tâm CGVN Orange
LM Vincent Phạm
11:14 16/09/2020
Lễ giỗ lần thứ 18 ĐHY FX. Nguyễn văn Thuận tại Trung tâm CGVN Giáo phận Orange do Cha Vincent Phạm Ngọc Hùng, giám đốc Trugn tâm chủ tế, LM John Trần Công Nghị và LM Nguyễn Đệ cùng 2 thầy phó tế giúp lễ, với sự tham dự của số đông giáo dân Việt Nam.
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ ‘chia sẻ niềm đau’ với Úc
Đằng Giao /Người Việt
14:04 16/09/2020
SANTA ANA, California (NV) – Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ và đài truyền hình SBTN đã trao số tiền quyên góp cứu trợ nạn nhân cháy rừng tại Úc là $146,800.51 cho Cộng Đồng Liên Bang Người Việt Tự Do Úc Châu vào chiều 9 Tháng Chín, 2020.
“Thực sự, đây là một nghi thức để hợp thức hóa vấn đề thôi, vì chúng tôi đã chuyển toàn bộ số tiền này cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu trước đó rồi,” ông Nguyễn Thanh Giàu, chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ, nói với báo Người Việt. “Đây là sự thể hiện tinh thần chia sẻ niềm đau với nước Úc của chúng tôi.”
Ông thêm: “Vì đại dịch COVID-19, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ không thể qua Úc được nên nhờ Cộng Đồng Liên Bang Người Việt Tự Do Úc Châu giúp.”
Trong buổi lễ trao tiền trực tuyến, ngoài Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu; Linh Mục Phạm Ngọc Hùng, đại diện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ; ông Trúc Hồ, giám đốc đài SBTN; ông Nguyễn Văn Bon, chủ tịch Cộng Đồng Liên Bang Người Việt Tự Do Úc Châu, còn có nhiều quan khách gốc Việt cũng như giới chức đại diện chính phủ Úc như các ông Alan Tudge, bộ trưởng Di Trú; Chris Hayes, dân biểu liên bang; Neil Angus, bộ trưởng Đối Lập; Bob Pollock, phó thị trưởng thành phố Eurobodalla; bà Patricia White, phó thị trưởng thành phố Shoalhaven, và nhiều giới chức khác.
Ngoài ra, còn có sự tham dự của ông Ngô Thanh Hải, thượng nghị sĩ Canada; và Bác Sĩ Kiều Tiến Dũng, dân biểu tiểu bang Victoria, Úc.
Dĩ nhiên, buổi lễ sự có mặt của ông Drew Ruthven, đại diện Salvation Army là một trong những cơ quan nhận tiền để trực tiếp cứu giúp nạn nhân Úc.
Tất cả các giới chức Úc đều nồng nhiệt cám ơn sự đóng góp của cộng đồng gốc Việt, không phải chỉ lần này mà nhiều lần rồi.
Linh Mục Phạm Ngọc Hùng, trong bài phát biểu, cho biết sở dĩ Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ tổ chức buổi cầu nguyện và gây quỹ ngày 23 Tháng Hai năm nay là do lời đề nghị của ông Trúc Hồ, giám đốc đài SBTN.
Được biết, trước đây, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu đã quyên góp được gần $2 triệu đô la Úc để cứu trợ những nạn nhân của vụ cháy rừng lịch sử này. “Đây là dịp để chúng tôi, cộng đồng gốc Việt tại Úc, thể hiện lòng tri ân đối với một quốc gia, một dân tộc đã cưu mang chúng tôi bao lâu nay,” ông Nguyễn Văn Bon nói.
Về số tiền $146,800.51 vừa được chính thức chuyển giao cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, ông Giàu nói: “Đây là số tiền Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ phối hợp cùng đài truyền hình SBTN đã quyên góp được qua buổi cầu nguyện và gây quỹ từ 2 giờ trưa đến 7 giờ tối Chủ Nhật, 23 Tháng Hai, 2020.”
Ông nhấn mạnh: “Kết quả buổi cầu nguyện và gây quỹ rất thành công nhờ vào thiện chí đóng góp của tất cả quý anh chị em thiện nguyện viên, các kỹ thuật viên, ban nhạc Trung Nghĩa, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Ban Cổ Nhạc Phương Nam và hơn 40 nghệ sĩ tài danh, các xướng ngôn viên, các cơ quan truyền thanh truyền hình và báo chí khắp nơi và những lời kêu gọi của các giới chức chính phủ và đồng bào tại Úc Châu.”
Theo ông, buổi gây quỹ đã thành công nhờ những mạnh thường quân, những nhà từ tâm trên khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu, đã tích cực đóng góp.
Để thể hiện tinh thần minh bạch, ông Bon cho biết trước khi trao tiền cho đại diện Salvation Army, ông đã được sự đồng ý của Hội Đồng Liên Tôn tại Hoa Kỳ để trích ra $40,000 đô la Úc để củng cố trạm cứu hỏa tại thành phố Eurobodalla và Shoalhaven là hai nơi có nhiều nạn nhân cuộc hỏa hoạn.
Từ Tháng Chín, 2019 đến nay, thảm họa cháy rừng tại nước Úc đã biến phần lớn của hai tiểu bang New South Wales và Victoria thành vùng đất chết, khiến hàng trăm nghìn người phải di tản đi nơi khác.
Trên 19 triệu hécta rừng đã bị thiêu rụi. Có thể nói, đây là thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất không chỉ riêng trong lịch sử của nước Úc, mà còn của cả thế giới. Những vụ hỏa hoạn đã khiến hơn 40 người thiệt mạng và hơn 3,000 ngôi nhà bị thiêu rụi.
Thêm vào đó, tổn thất lớn nhất là về mặt sinh thái. Chỉ riêng tại New South Wales, gần một tỷ sinh vật bị thiêu chết, một số lượng lớn động vật chỉ có ở Úc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện nay, cơn cháy rừng này vẫn chưa thể bị dập tắt hoàn toàn.
(Nguồn: Người Việt Sep 15, 2020 Đằng Giao)
“Thực sự, đây là một nghi thức để hợp thức hóa vấn đề thôi, vì chúng tôi đã chuyển toàn bộ số tiền này cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu trước đó rồi,” ông Nguyễn Thanh Giàu, chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ, nói với báo Người Việt. “Đây là sự thể hiện tinh thần chia sẻ niềm đau với nước Úc của chúng tôi.”
Ông thêm: “Vì đại dịch COVID-19, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ không thể qua Úc được nên nhờ Cộng Đồng Liên Bang Người Việt Tự Do Úc Châu giúp.”
Trong buổi lễ trao tiền trực tuyến, ngoài Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu; Linh Mục Phạm Ngọc Hùng, đại diện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ; ông Trúc Hồ, giám đốc đài SBTN; ông Nguyễn Văn Bon, chủ tịch Cộng Đồng Liên Bang Người Việt Tự Do Úc Châu, còn có nhiều quan khách gốc Việt cũng như giới chức đại diện chính phủ Úc như các ông Alan Tudge, bộ trưởng Di Trú; Chris Hayes, dân biểu liên bang; Neil Angus, bộ trưởng Đối Lập; Bob Pollock, phó thị trưởng thành phố Eurobodalla; bà Patricia White, phó thị trưởng thành phố Shoalhaven, và nhiều giới chức khác.
Ngoài ra, còn có sự tham dự của ông Ngô Thanh Hải, thượng nghị sĩ Canada; và Bác Sĩ Kiều Tiến Dũng, dân biểu tiểu bang Victoria, Úc.
Dĩ nhiên, buổi lễ sự có mặt của ông Drew Ruthven, đại diện Salvation Army là một trong những cơ quan nhận tiền để trực tiếp cứu giúp nạn nhân Úc.
Tất cả các giới chức Úc đều nồng nhiệt cám ơn sự đóng góp của cộng đồng gốc Việt, không phải chỉ lần này mà nhiều lần rồi.
Linh Mục Phạm Ngọc Hùng, trong bài phát biểu, cho biết sở dĩ Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ tổ chức buổi cầu nguyện và gây quỹ ngày 23 Tháng Hai năm nay là do lời đề nghị của ông Trúc Hồ, giám đốc đài SBTN.
Được biết, trước đây, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu đã quyên góp được gần $2 triệu đô la Úc để cứu trợ những nạn nhân của vụ cháy rừng lịch sử này. “Đây là dịp để chúng tôi, cộng đồng gốc Việt tại Úc, thể hiện lòng tri ân đối với một quốc gia, một dân tộc đã cưu mang chúng tôi bao lâu nay,” ông Nguyễn Văn Bon nói.
Về số tiền $146,800.51 vừa được chính thức chuyển giao cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, ông Giàu nói: “Đây là số tiền Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ phối hợp cùng đài truyền hình SBTN đã quyên góp được qua buổi cầu nguyện và gây quỹ từ 2 giờ trưa đến 7 giờ tối Chủ Nhật, 23 Tháng Hai, 2020.”
Ông nhấn mạnh: “Kết quả buổi cầu nguyện và gây quỹ rất thành công nhờ vào thiện chí đóng góp của tất cả quý anh chị em thiện nguyện viên, các kỹ thuật viên, ban nhạc Trung Nghĩa, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Ban Cổ Nhạc Phương Nam và hơn 40 nghệ sĩ tài danh, các xướng ngôn viên, các cơ quan truyền thanh truyền hình và báo chí khắp nơi và những lời kêu gọi của các giới chức chính phủ và đồng bào tại Úc Châu.”
Theo ông, buổi gây quỹ đã thành công nhờ những mạnh thường quân, những nhà từ tâm trên khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu, đã tích cực đóng góp.
Để thể hiện tinh thần minh bạch, ông Bon cho biết trước khi trao tiền cho đại diện Salvation Army, ông đã được sự đồng ý của Hội Đồng Liên Tôn tại Hoa Kỳ để trích ra $40,000 đô la Úc để củng cố trạm cứu hỏa tại thành phố Eurobodalla và Shoalhaven là hai nơi có nhiều nạn nhân cuộc hỏa hoạn.
Từ Tháng Chín, 2019 đến nay, thảm họa cháy rừng tại nước Úc đã biến phần lớn của hai tiểu bang New South Wales và Victoria thành vùng đất chết, khiến hàng trăm nghìn người phải di tản đi nơi khác.
Trên 19 triệu hécta rừng đã bị thiêu rụi. Có thể nói, đây là thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất không chỉ riêng trong lịch sử của nước Úc, mà còn của cả thế giới. Những vụ hỏa hoạn đã khiến hơn 40 người thiệt mạng và hơn 3,000 ngôi nhà bị thiêu rụi.
Thêm vào đó, tổn thất lớn nhất là về mặt sinh thái. Chỉ riêng tại New South Wales, gần một tỷ sinh vật bị thiêu chết, một số lượng lớn động vật chỉ có ở Úc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện nay, cơn cháy rừng này vẫn chưa thể bị dập tắt hoàn toàn.
(Nguồn: Người Việt Sep 15, 2020 Đằng Giao)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sách mới về Linh đạo của Bậc Đáng Kính ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận
LM Nguyễn Đình Anh Nhuệ
08:00 16/09/2020
by Dinh Anh Nhue Nguyen – Jude Winkler (eds.), (Rome: Editrice Miscellanea Francescana, 2020). 17x24cm. Pages 208. ISBN: 978-88-87931-84-6. Printed in Italy. Price: 15 euros.
Đây là công trình nghiên cứu tập thể thứ hai của Học Viện Nghiên cứu Thần học Châu Á Phanxicô (FIATS - Franciscan Institute for Asian Theological Studies). Sách in bằng tiếng Anh, bao gồm các bài viết về linh đạo của Bậc Đáng Kính Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận và những đóng góp khác về đời sống đức tin và hội nhập văn hóa ở Châu Á. Như trong công trình trước (Franciscan Asian Biennial Book 2016-2017), độc giả sẽ tìm thấy ở đây các tài liệu nghiên cứu, suy niệm và thông tin về tư tưởng cũng như các sinh hoạt Kitô giáo trong bối cảnh văn hóa và xã hội Châu Á. Cụ thể, sách có mười ba bài và chia thành ba mục: Nghiên cứu (Studies), Suy niệm (Reflections), và Thông tin / Điểm sách (Reports/Book Review).
Mục Nghiên cứu có hai phần. Phần một gồm ba bài luận về Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người vừa được Giáo Hội Công Giáo tôn xưng lên bậc “Đáng kính”. Giáo sư người Ý Stéphane Oppes OFM nghiên cứu hình ảnh của Đức Hồng Y Thuận như là nhà thần học và người thầy của niềm hy vọng Kitô. Giáo sư người Pháp François-Marie Léthel OCD khám phá linh đạo Thánh Thể của Đức Hồng Y. Sau cùng, Giáo sư Nguyễn Đình Anh Nhuệ OFMConv đưa ra những nhận xét sơ khởi về cách đọc Tin Mừng đầy tính hội nhập văn hóa Việt Nam trong linh đạo của Bậc Đáng Kính này. Ba đóng góp nói trên là phiên bản ngắn của các bài nghiên cứu, được trình bày ở Hội nghị chuyên đề quốc tế lần thứ nhất về linh đạo của Bậc Đáng Kính Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, do Học Viện FIATS tổ chức ở Roma tháng 06 năm 2018. Nguyên bản đầy đủ của các nghiên cứu trên sẽ được in trong sách về Hội nghị bằng tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Việt, dự tính sẽ xuất bản vào cuối năm 2020.
Phần thứ hai của mục Nghiên cứu bao gồm ba bài báo khám phá các vấn đề về hội nhập văn hóa từ nhiều khía cạnh khác nhau. Rita Torti Mazzi, một học giả Ý chuyên ngành Kinh Thánh, đã đưa ra một nghiên cứu so sánh kỹ lưỡng về Sự sáng tạo và “Suy tàn” (Decreation) trong Văn học Lưỡng Hà và trong Sách Sáng thế (Creation and Decreation in the Literature of Mesopotamia and in the Book of Genesis). Bài viết chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc những câu chuyện Kinh thánh về nguồn gốc loài người trong bối cảnh nền văn hóa Cận Đông Cổ đại. Tiếp theo, tác giả Nguyễn Văn Viên trình bày một cái nhìn tổng quan có hệ thống về các khía cạnh của sự hội nhập văn hóa theo các Tông huấn cho các giáo hội trong khu vực. Đây là cố gắng rất hữu ích để làm sáng tỏ những ý tưởng về giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo trong vấn đề này. Cuối cùng, tác giả Đinh Văn Điệp, O.Carm., nghiên cứu về Đời sống thánh hiến ở Việt Nam theo các truyền thống địa phương và thần học Kitô giáo về việc truyền giáo.
Mục Suy Niệm của sách tập trung vào đời sống đức tin ở Nhật Bản và Bắc Triều Tiên với bốn bài luận. Một số bài là thành quả của Buổi Họp mặt Nghiên cứu do Học viện FIATS tổ chức ngày 24 tháng 11 năm 2018, về linh đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Nhật Bản cho thời nay. Ken Masuda CMF mở đầu với suy niệm về các thánh tử đạo Nhật Bản; Keiko Miyashita tiếp tục với một suy nghĩ súc tích về cách sống đức tin ở Nhật Bản ngày nay theo di sản tinh thần của các bậc tử đạo; Phanxicô Xaviê Trần Văn Hoài OFMConv giới thiệu về Giới trẻ Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản cũng như chia sẻ những mối quan tâm và hy vọng trong công tác mục vụ. Sau cùng, mục Suy niệm được phong phú thêm với bài đóng góp đặc biệt của nhà báo Ý Paolo Affatato về tình hình ở Bắc Triều Tiên, nơi vẫn đang “chờ đợi một mùa xuân của Giáo hội”.
Mục cuối cùng, Thông tin / Điểm sách, mở đầu với một báo cáo dài về các hoạt động mục vụ và học tập của các thầy sinh viên dòng Phanxicô ở Philippines trong Năm Thánh Bonaventura 2018-2019, với bản tóm tắt về cách “tiếp nhận” tư tưởng thần học thánh Bonaventura và một số dự án trong tương lai. Tiếp theo là một bài tường trình đặc biệt về Hội nghị chuyên đề quốc tế về Sứ vụ loan báo Tin Mừng ở châu Á trong bối cảnh mới (Transforming Mission in Asia), được tổ chức vào tháng 12 năm 2019 tại Roma để kỷ niệm 20 năm văn kiện Giáo hoàng Ecclesia in Asia. Mục này kết thúc với tổng quan thư mục về các sách và bài báo về thần học Châu Á trong giai đoạn 2016-2019.
Những bài viết trong cuốn sách này trình bày những nghiên cứu, ý tưởng và suy niệm về Kinh thánh, thần học và linh đạo Kitô và Phanxicô. Có thể đó chỉ là những đóng góp ban đầu, chưa hoàn thiện và cần được phát triển thêm. Cũng có thể người đọc không gặp ở đây nhiều lý thuyết mang tính đột phá hoặc được lập luận rõ ràng về hội nhập văn hóa đức tin Kitô giáo trong môi trường Á Châu. Tuy nhiên, bất chấp những khiếm khuyết có thể có, cuốn sách này đánh dấu một bước quan trọng nữa cho công việc và sự phát triển của Học Viện FIATS non trẻ. Vì vậy, người viết xin ghi ơn tất cả các tác giả và dịch giả, cũng như biên tập viên tiếng Anh, Jude Winkler OFMConv, vì sự giúp đỡ quý giá của cha. Hy vọng rằng cuốn sách này, thành quả của nỗ lực chung của tất cả mọi người gần xa, sẽ là một động lực kích thích các Kitô hữu châu Á, đặc biệt là các tu sĩ dòng Phanxicô, cùng nghiên cứu, suy niệm, và chia sẻ với nhau về tư tưởng và kinh nghiệm sống đức tin tại những nơi họ ở.
Nguyễn Đình Anh Nhuệ OFMConv
(Để biết thông tin về việc mua và gửi sách, xin email đến Nhà Xuất Bản: editricemf@gmail.com)
Book Presentation: Dinh Anh Nhue Nguyen – Jude Winkler (eds.), Franciscan Asian Biennial Book 2 (2018-2019): On the Venerable Van Thuan’s Spirituality and Other Essays From/For Asia (Rome: Editrice Miscellanea Francescana, 2020). 17x24cm. Pages 208. ISBN: 978-88-87931-84-6. Printed in Italy. Price: 15 euros.
This is the second collective study of the Franciscan Institute for Asian Theological Studies (FIATS). It includes essays on the Venerable Van Thuan’s spirituality and other contributions on faith living and inculturation in Asia. Like in the first volume of the Franciscan Asian Biennial Book, the readers will find here materials for study, reflection, and information on Christian and Franciscan thought and activities in Asian cultures and societies. Concretely, there are thirteen articles in three sections: Studies, Reflections, and Reports/Book Reviews.
The Studies section has two parts. The first one offers three essays on the Vietnamese Cardinal Nguyen Van Thuan, who has been recently proclaimed “Venerable” by the Catholic Church. Stéphane Oppes OFM presents the figure of Cardinal Van Thuan as theologian and teacher of Christian hope. François-Marie Léthel OCD explores Van Thuan’s Eucharistic spirituality, whereas Dinh Anh Nhue Nguyen OFMConv offers Introductory Remarks on the Inculturated Reading of the Gospel in the Spiritual Exercises of this Vietnamese Venerable. These three contributions are actually short version of research papers, presented to the First International Symposium on this Venerable’s spirituality, organized by FIATS in Rome. They are sort of exclusive English anticipation of the full articles, which will be published in the forthcoming Acts of the Symposium in Italian, English, and Vietnamese (probably in the end of 2020).
The second part of Studies section includes three articles exploring inculturation issues from various perspectives. Rita Torti Mazzi, a biblical scholar, offers a thorough comparative study on Creation and Decreation in the Literature of Mesopotamia and in the Book of Genesis, in order to point out the importance of reading Biblical stories of origin in their Ancient Near Eastern cultural background. Van Vien Nguyen, instead, presents a systematic overview on aspects of inculturation according to the Apostolic Exhortations to regional churches, which would be useful to clarify ideas on the Catholic Church teaching in this regard. In the end, Van Diep Dinh, O.Carm., examines Consecrated Life in Vietnam in light of the local traditions and Christian theology of mission.
The Reflections section of this volume focuses on the life of faith in Japan and North Korea with four essays of various lengths. Some of them are fruit of the FIATS Study Meeting on November 24th, 2018, on the Vietnamese and Japanese Martyrs’ spirituality for today. Ken Masuda CMF opens the series with a personal reflection on the Japanese martyrs; Keiko Miyashita continues with a short but intense thought on How to Live Faith in Today’s Japan with the Martyrs’ Spiritual Heritage; Francis Xavier Van Hoai Tran OFMConv reflects on the Vietnamese Catholic Youth in Japan, sharing pastoral concerns and hopes. The section is enriched with a special essay of Paolo Affatato on the situation in North Korea, which is still “Waiting for an Ecclesiastical Spring.”
The section of Reports/Book Reviews starts with a lengthy report on the Filipino Friar-Students’ pastoral and academic activities during the Year of St. Bonaventure 2018-2019, with a summary of Filipino friars-students’ “reception” of the Bonaventurian theological vision and some projects for the future. Next, there is a special report on the International Symposium on Transforming Mission in Asia on December 2019 in Rome to celebrate the 20th anniversary of the Papal document Ecclesia in Asia. The section ends with a bibliographical overview on books and articles on Asian theology in the period of 2016-2019.
The contributions in this book offer inquiries and reflections in biblical, theological, and Franciscan research, which might seem far from perfection and need further development. There also may be not many ground-breaking or well-argued theories of Christian faith inculturation. Nevertheless, despite possible imperfections, the volume marks another important step for the work and development of our recently founded FIATS. Therefore, I am grateful to all the contributors and translators, as well as to the English editor, Fr. Jude Winkler, for his enormous and precious help. Hopefully, the book, fruit of our common effort, will serve as a stimulus for Asian Christians, especially for the Franciscans, to reflect and to share with one another thought and experience of living faith in their places.
Dinh Anh Nhue Nguyen OFMConv
(For information on book acquisition and delivery, please email to the Pubblishing House: editricemf@gmail.com)
Giải đáp phụng vụ: Đấm Ngực Trong Kinh Cáo Mình
Lê Hải Nam
08:33 16/09/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Bên Ngoài Luật Chữ Đó, Quy Chuẩn Thường Là Đấm Ngực Ba Lần
HỎI: Trong đại dịch covid, khi con tham dự thánh lễ mỗi ngày tại các giáo xứ khác nhau, con thấy nhiều kiểu hành vi thống hối. Có phải cả giáo sĩ lẫn cộng đoàn đấm ngực ba lần hay chỉ có cộng đoàn thôi? Con thấy rằng một số linh mục không hề đấm ngực và một số khác đặt tay lên ngực chứ không đấm ngực. J.L., Ann Arbor, Michigan
ĐÁP: Luật chữ đỏ không nói cụ thể về điểm này. Luật chữ đỏ La-tinh trong hình thức thông thường nói: “[P]ercutientes sibi pectus” (Đấm ngực mình), trong khi hình thức ngoại thường nói cụ thể rằng phải đấm ngực ba lần.
Tuy nhiên có một thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý trong việc dịch luật chữ đỏ này. Bản dịch trước đây, chỉ có một lần nhận lỗi, nói rằng người tín hữu nên “đấm ngực mình,” nên cụ thể là đấm một lần. Bản dịch hiện nay nói: “Và khi đấm ngực mình, họ nói […]” trước khi nhận lỗi ba lần.
Trong các nước nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, vốn luôn duy trì hình thức đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình, thực hành phổ biến nhất là cả linh mục và người tín hữu đấm ngực ba lần. Sách lễ tiếng Tây Ban Nha dịch luật chữ đỏ ấy là “Golpeándose el pecho, dicen […]” vốn có thể có nghĩa là một lần hay nhiều lần.
Tuy nhiên, mặc dù như vậy, quy luật chung là có một lần đám ngực, như được dẫn chứng trong câu trả lời chính thức của Thánh Bộ Phụng Tự. Văn bản được công bố trong Notitiae sọ 14 (1978), trang 534-535, nói:
Số 10. Khi đọc các công thức nào đó, ví dụ như trong Kinh Cáo Mình, Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng, dù là phía các linh mục hay phía người tín hữu, các hành động đi kèm lởi nói luôn được thực hiện như nhau. Một số đấm ngực ba lần khi đọc các công thức nói trên, số khác đấm ngực một lần. Thực hành nào dường như cần được giữ lại cách hợp luật?
Trả lời
Trong trường hợp này sẽ hữu ích khi nhớ những điều này:
1) Cử điệu và lời nói thường có xu hướng mang lại ý nghĩa cho nhau.
2) Trong việc này, cũng như những việc khác, việc phục hồi phụng vụ theo đuổi sự thật và sự đơn giản theo như đoạn văn của Sacrosanctum Concilium: “Nghi thức phải huy hoàng trong sự đơn sơ cao quý của chúng …” (SC, 34).
Trong khi trong sách lễ Rô-ma được thẩm quyền Công Đồng Trent ban hành, những lời ấy cũng rất thường xuyên đi kèm với các cử điệu nho nhỏ, luật Chữ Đỏ của sách lễ Rô-ma được thẩm quyền Công Đồng Vatican II phục hồi lại đáng chú ý về sự biện phân với các cử điệu.
Sau khi nói như thế:
a) Các từ “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” được thấy trong Kinh Cáo Mình được đưa vào sách Lễ Rô-ma phục hưng bằng luật chữ đỏ như thế này: Tất cả đều … đấm ngực và nói … (OM, số 3). Trong sách lễ trước đây, cũng ở chỗ đó, luật chữ đỏ ghi như sau: Ngài đấm ngực ba lần. Do đó nó không có nghĩa bất cứ ai cũng đấm ngực ba lần khi đọc những lời này bằng tiếng La-tinh hay một thứ tiếng khác, cho dù đọc là “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.” Chỉ cần đấm ngực là đủ.
Cũng rõ ràng là chỉ một cử điệu là đủ trong các ngôn ngữ ấy, dù những lời bày tỏ lỗi lầm của mình được biểu hiện một cách đơn giản hơn, ví dụ như trong tiếng Anh: “Tôi đã phạm tội do lỗi lầm của mình,” hay trong tiếng Pháp: “Vâng con đã thực sự phạm tội.”
b) Sự biện phân của Sách Lễ Rô-ma phục hưng cũng cho thấy là đáng chú ý trong các văn bản khác được nhắc đến, nghĩa là Kinh Đây Chiên Thiên Chúa và Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng, vốn đi kèm việc bẻ bánh và lời mời gọi người tín hữu đón nhận Thánh Thể bằng những lời thống hối và khiêm cung.
Như nói trong câu trả lời số 2 của Commentary Notitiae 1978, trang 301: ở đâu luật chữ đỏ của Sách Lễ Rô-ma của giáo hoàng Phao-lô VI không nói gì, thì không bắt buộc phải suy diễn rằng cần tuân thủ luật chữ đỏ cũ. Sách Lễ phục hưng không bổ sung cho sách lễ cũ mà thay thế nó. Trong thực tế, Sách Lễ trước đây chỉ rõ đấm ngực ba lần khi đọc Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và khi đọc ba lần Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng thì đấm ngực ba lần. Tuy nhiên vì sách lễ mới không nói gì vể việc này (OM 131 and 133), không có lý do gì để giả định rằng phải thêm bất cứ cử điệu nào vào những lời khẩn cầu này.
Câu trả lời trên đây cũng đúng cho bản dịch tiếng Anh hiện nay.
Đồng thời tôi nghĩ rằng lời công bố chính thức này không đúng với trải nghiệm thực tế. Hơn 33 năm đã trôi qua kể từ khi câu trả lời trên được đưa ra, và 50 năm kể từ việc xuất bản sách lễ mới, và thực tế là mọi người sử dụng tiếng La-tinh, Tây Ban Nha hay tiếng Ý đều đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình, cho dù luật chữ đỏ nói gì hay không nói gì. Những khác biệt trong các giáo xứ mà vị độc giả của chúng ta nhận thấy trong một bối cảnh nói tiếng Anh phản ảnh một xu hướng tự nhiên.
Cuối cùng tôi nghĩ rằng phong tục đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình chắc hẳn sẽ chiến thắng, và nó sẽ là một nỗ lực vô ích về phía các giám mục và linh mục khi cố bắt người tín hữu làm khác đi.
Tôi cũng không xem nỗ lực ấy tự nó là tốt. Người ta tự nhiên sẽ làm như thế này và tôi tin nó làm cho cử chỉ đấm ngực có ý nghĩa hơn.
Luật chữ đỏ hiện nay là rõ ràng về việc không đấm ngực trong Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và thực hành ấy bây giờ không phổ biến. Việc Kinh Đây Chiên Thiên Chúa thường được hát làm cho việc đấm ngực mất tự nhiên so với trong nhịp điệu ngắt âm của Kinh Cáo Mình.
Đồng thời, có những lập luận rất tốt để bảo vệ thực hành này. Ví dụ Hồng Y Joseph Ratzinger khi ấy đã viết như sau trong cuốn sách Tinh Thần Phụng Vụ của ngài: “Trong Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, chúng ta nhìn lên Ngài, là đấng Chăn Chiên và vì chúng ta đã trở nên Con Chiên và như Con Chiên mang lấy tội lỗi của chúng ta. Vào lúc này thật là chính đáng và thích hợp việc chúng ta phải đấm ngực ba lần và nhắc nhở bản thân, cả về mặt thể lý, rằng tội lỗi của chúng ta đè trên vai của Ngài, rằng “chúng ta được chữa lành bằng thương tích của Ngài” (trang 207).
Cuối cùng, có thể rằng các linh mục đôi khi sẽ bớt nghiêm khắc hơn về việc đấm ngực, không phải vì thiếu ăn năn, mà vì các ngài đang đeo mi-crô và muốn tránh việc cử chỉ thống hối ấy âm vang cả nhà thờ.
(Bài ngày 15/9/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/09/15/liturgy-qa-striking-the-breast-during-the-confiteor/)
Bên Ngoài Luật Chữ Đó, Quy Chuẩn Thường Là Đấm Ngực Ba Lần
HỎI: Trong đại dịch covid, khi con tham dự thánh lễ mỗi ngày tại các giáo xứ khác nhau, con thấy nhiều kiểu hành vi thống hối. Có phải cả giáo sĩ lẫn cộng đoàn đấm ngực ba lần hay chỉ có cộng đoàn thôi? Con thấy rằng một số linh mục không hề đấm ngực và một số khác đặt tay lên ngực chứ không đấm ngực. J.L., Ann Arbor, Michigan
ĐÁP: Luật chữ đỏ không nói cụ thể về điểm này. Luật chữ đỏ La-tinh trong hình thức thông thường nói: “[P]ercutientes sibi pectus” (Đấm ngực mình), trong khi hình thức ngoại thường nói cụ thể rằng phải đấm ngực ba lần.
Tuy nhiên có một thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý trong việc dịch luật chữ đỏ này. Bản dịch trước đây, chỉ có một lần nhận lỗi, nói rằng người tín hữu nên “đấm ngực mình,” nên cụ thể là đấm một lần. Bản dịch hiện nay nói: “Và khi đấm ngực mình, họ nói […]” trước khi nhận lỗi ba lần.
Trong các nước nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, vốn luôn duy trì hình thức đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình, thực hành phổ biến nhất là cả linh mục và người tín hữu đấm ngực ba lần. Sách lễ tiếng Tây Ban Nha dịch luật chữ đỏ ấy là “Golpeándose el pecho, dicen […]” vốn có thể có nghĩa là một lần hay nhiều lần.
Tuy nhiên, mặc dù như vậy, quy luật chung là có một lần đám ngực, như được dẫn chứng trong câu trả lời chính thức của Thánh Bộ Phụng Tự. Văn bản được công bố trong Notitiae sọ 14 (1978), trang 534-535, nói:
Số 10. Khi đọc các công thức nào đó, ví dụ như trong Kinh Cáo Mình, Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng, dù là phía các linh mục hay phía người tín hữu, các hành động đi kèm lởi nói luôn được thực hiện như nhau. Một số đấm ngực ba lần khi đọc các công thức nói trên, số khác đấm ngực một lần. Thực hành nào dường như cần được giữ lại cách hợp luật?
Trả lời
Trong trường hợp này sẽ hữu ích khi nhớ những điều này:
1) Cử điệu và lời nói thường có xu hướng mang lại ý nghĩa cho nhau.
2) Trong việc này, cũng như những việc khác, việc phục hồi phụng vụ theo đuổi sự thật và sự đơn giản theo như đoạn văn của Sacrosanctum Concilium: “Nghi thức phải huy hoàng trong sự đơn sơ cao quý của chúng …” (SC, 34).
Trong khi trong sách lễ Rô-ma được thẩm quyền Công Đồng Trent ban hành, những lời ấy cũng rất thường xuyên đi kèm với các cử điệu nho nhỏ, luật Chữ Đỏ của sách lễ Rô-ma được thẩm quyền Công Đồng Vatican II phục hồi lại đáng chú ý về sự biện phân với các cử điệu.
Sau khi nói như thế:
a) Các từ “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” được thấy trong Kinh Cáo Mình được đưa vào sách Lễ Rô-ma phục hưng bằng luật chữ đỏ như thế này: Tất cả đều … đấm ngực và nói … (OM, số 3). Trong sách lễ trước đây, cũng ở chỗ đó, luật chữ đỏ ghi như sau: Ngài đấm ngực ba lần. Do đó nó không có nghĩa bất cứ ai cũng đấm ngực ba lần khi đọc những lời này bằng tiếng La-tinh hay một thứ tiếng khác, cho dù đọc là “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.” Chỉ cần đấm ngực là đủ.
Cũng rõ ràng là chỉ một cử điệu là đủ trong các ngôn ngữ ấy, dù những lời bày tỏ lỗi lầm của mình được biểu hiện một cách đơn giản hơn, ví dụ như trong tiếng Anh: “Tôi đã phạm tội do lỗi lầm của mình,” hay trong tiếng Pháp: “Vâng con đã thực sự phạm tội.”
b) Sự biện phân của Sách Lễ Rô-ma phục hưng cũng cho thấy là đáng chú ý trong các văn bản khác được nhắc đến, nghĩa là Kinh Đây Chiên Thiên Chúa và Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng, vốn đi kèm việc bẻ bánh và lời mời gọi người tín hữu đón nhận Thánh Thể bằng những lời thống hối và khiêm cung.
Như nói trong câu trả lời số 2 của Commentary Notitiae 1978, trang 301: ở đâu luật chữ đỏ của Sách Lễ Rô-ma của giáo hoàng Phao-lô VI không nói gì, thì không bắt buộc phải suy diễn rằng cần tuân thủ luật chữ đỏ cũ. Sách Lễ phục hưng không bổ sung cho sách lễ cũ mà thay thế nó. Trong thực tế, Sách Lễ trước đây chỉ rõ đấm ngực ba lần khi đọc Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và khi đọc ba lần Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng thì đấm ngực ba lần. Tuy nhiên vì sách lễ mới không nói gì vể việc này (OM 131 and 133), không có lý do gì để giả định rằng phải thêm bất cứ cử điệu nào vào những lời khẩn cầu này.
Câu trả lời trên đây cũng đúng cho bản dịch tiếng Anh hiện nay.
Đồng thời tôi nghĩ rằng lời công bố chính thức này không đúng với trải nghiệm thực tế. Hơn 33 năm đã trôi qua kể từ khi câu trả lời trên được đưa ra, và 50 năm kể từ việc xuất bản sách lễ mới, và thực tế là mọi người sử dụng tiếng La-tinh, Tây Ban Nha hay tiếng Ý đều đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình, cho dù luật chữ đỏ nói gì hay không nói gì. Những khác biệt trong các giáo xứ mà vị độc giả của chúng ta nhận thấy trong một bối cảnh nói tiếng Anh phản ảnh một xu hướng tự nhiên.
Cuối cùng tôi nghĩ rằng phong tục đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình chắc hẳn sẽ chiến thắng, và nó sẽ là một nỗ lực vô ích về phía các giám mục và linh mục khi cố bắt người tín hữu làm khác đi.
Tôi cũng không xem nỗ lực ấy tự nó là tốt. Người ta tự nhiên sẽ làm như thế này và tôi tin nó làm cho cử chỉ đấm ngực có ý nghĩa hơn.
Luật chữ đỏ hiện nay là rõ ràng về việc không đấm ngực trong Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và thực hành ấy bây giờ không phổ biến. Việc Kinh Đây Chiên Thiên Chúa thường được hát làm cho việc đấm ngực mất tự nhiên so với trong nhịp điệu ngắt âm của Kinh Cáo Mình.
Đồng thời, có những lập luận rất tốt để bảo vệ thực hành này. Ví dụ Hồng Y Joseph Ratzinger khi ấy đã viết như sau trong cuốn sách Tinh Thần Phụng Vụ của ngài: “Trong Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, chúng ta nhìn lên Ngài, là đấng Chăn Chiên và vì chúng ta đã trở nên Con Chiên và như Con Chiên mang lấy tội lỗi của chúng ta. Vào lúc này thật là chính đáng và thích hợp việc chúng ta phải đấm ngực ba lần và nhắc nhở bản thân, cả về mặt thể lý, rằng tội lỗi của chúng ta đè trên vai của Ngài, rằng “chúng ta được chữa lành bằng thương tích của Ngài” (trang 207).
Cuối cùng, có thể rằng các linh mục đôi khi sẽ bớt nghiêm khắc hơn về việc đấm ngực, không phải vì thiếu ăn năn, mà vì các ngài đang đeo mi-crô và muốn tránh việc cử chỉ thống hối ấy âm vang cả nhà thờ.
(Bài ngày 15/9/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/09/15/liturgy-qa-striking-the-breast-during-the-confiteor/)
Lược sử các giáo phận Việt Nam : Tổng Giáo Phận Huế
Nhóm Biên sử Giáo phận Huế,
08:41 16/09/2020
Lược Sử Tổng Giáo Phận Huế
Nhập đề:
Huế là một vùng đất cổ. Đầu thế kỷ XIV, vùng đất này hòa nhập vào Ðại Việt khi năm 1306, công chúa Huyền Trân, con vua Trần Nhân Tông, làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai châu Ô và châu Lý (trong đó có Huế tương lai) làm sính lễ.
Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc kết hợp hai châu này làm một và cải tên là phủ Thuận Hóa được thực hiện dưới thời nhà Minh (Tàu đô hộ).
Đời nhà Hậu Lê, vào giữa thế kỷ XV, Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp đạo, sau đổi làm xứ, rồi đến đầu thế kỷ XVI, đổi làm trấn. Dưới thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 16-18), Thuận Hóa trong giai đoạn đầu là trấn, đến năm 1744 Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đổi làm dinh. Đây là vùng đất trải dài từ phía nam Đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.
Giáo phận Huế (vốn bao gồm vùng đất từ bờ nam sông Gianh đến bắc đèo Hải Vân), ban đầu thuộc Giáo phận Ðàng Trong (1659-1844) rồi thuộc Giáo phận Đông Đàng Trong (1844-1850). Ngày 27-8-1850 Ðức Giáo hoàng Piô IX ký sắc chỉ Postulat Apostolici thành lập Giáo phận Huế với tên gọi là Giáo phận Bắc Ðàng Trong.
Năm 1924 được đổi tên là Giáo phận Huế và được nâng lên thành Tổng Giáo phận khi Tòa thánh thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam (1960). Giáo phận Huế đã trải qua những giai đoạn chính sau đây:
1. Nửa thế kỷ khai phá của dòng Tên (1615-1665)
Công cuộc truyền giáo thật sự bắt đầu với các linh mục dòng Tên. Thời kỳ này, có một tỉnh Dòng Tên đặt tại Macao (Áo Môn), một nhượng địa bé nhỏ của Bồ Ðào Nha trong vùng đất phía nam Trung Quốc. Nhiều Thừa sai người Bồ đã từ đó đến Việt Nam truyền giáo.
Cha Francesco Buzomi được coi là người đầu tiên đến xứ Ðàng Trong, ngài có mặt tại Hội An vào năm 1615 và giảng đạo tại Quảng Ngãi, Nước Mặn (Quy Nhơn).
Trong khoảng thời gian từ 1615 đến 1665, có 30 linh mục và 5 trợ sĩ Dòng Tên hoạt động ở Ðàng Trong, trong số này có cha Francisco de Pina và cha Alexandre de Rhodes (Ðắc Lộ).
Năm 1625, cha Pina (rất thông thạo tiếng Việt) đến Thuận Hóa rửa tội cho bà Minh Ðức Vương Thái Phi, vợ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Bà được xem như tín hữu đầu tiên của Giáo phận Huế.
Cha Đắc Lộ, người được xem là có công lớn trong việc sáng lập chữ quốc ngữ với những tác phẩm như: Phép Giảng Tám Ngày và Từ Ðiển Việt-Bồ-La (in tại Roma năm 1651), năm 1640 đã ra Kim Long, nơi có phủ chúa, ngụ tại nhà bà Minh Đức và rửa tội cho ông Văn Nết, quản gia của bà, sau trở thành vị tử đạo.
Công cuộc truyền giáo của các Thừa sai Dòng Tên người Bồ ở Ðàng Trong đã có những kết quả rất rõ rệt với khoảng 20.000 tín hữu và tổ chức thầy giảng, câu trùm, biện họ…
Năm 1622, Thánh bộ Truyền bá Đức tin được Đức Grêgôriô XV thành lập. Cùng lúc ấy, cha Đắc Lộ, bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam năm 1645, đã trở về Âu Châu, vận động cho có thêm Thừa sai sang vùng Đông Nam Á, nhất là tới Rôma đề xuất việc thiết lập cơ cấu Giáo phận với hàng Giám mục do Tòa thánh bổ nhiệm.
Năm 1659, với Đoản sắc “Super cathedram principis”, ĐGH Alêxandrô VII (1655-1667) quyết định tổ chức ở vùng truyền giáo Việt Nam hai Giáo phận và giao cho hai vị Thừa sai người Pháp: Đức Giám Mục François Pallu (1626-1658-1684) làm Đại diện Tông tòa ở Đàng Ngoài, gồm khu vực chúa Trịnh cùng 4 tỉnh nam Trung Quốc, và Đức Giám Mục Lambert de la Motte (1624-1658-1679) làm Đại diện Tông tòa ở Đàng Trong, gồm khu vực chúa Nguyễn cùng Cao Miên và vương quốc Thái. Ranh giới giữa 2 Giáo phận là sông Gianh, xét vì lúc ấy, hai thế lực Trịnh và Nguyễn đang đối đầu nhau ở nơi này.
Cũng nên biết, François de Pallu và Lambert de la Motte khi còn là linh mục, đã thành lập năm 1653 một tu hội giáo sĩ mang tên Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (Société des Missions Étrangères de Paris, gọi tắt là MEP). Hội nhắm mục đích gởi người đi truyền giáo tại những nước ngoại đạo và đặc biệt bên châu Á. Chính từ hội này, từ năm 1850 đến 1975, 101 Thừa sai đã đến phục vụ Giáo phận Huế.
2. Huế thuộc Giáo phận Ðàng Trong (1659-1844)
Sau 3 năm thành lập Giáo phận, ngày 22-8-1662, Đức cha Lambert de la Motte tới Thái Lan và đặt tòa Giám mục tại Ayuthia, vì chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đang bắt bớ người Công Giáo ở Đàng Trong (với hai sắc chỉ năm 1663 và 1665). Cùng với Đức cha François Pallu và các Thừa sai, ngài họp Công đồng Ayuthia (1664) để hoạch định đường hướng mục vụ, và lập chủng viện Thánh Giuse ở đây (1665) để đào tạo các linh mục Thái-Hoa-Việt.
Sau khi Đức cha Lambert de la Motte qua đời tại Thái Lan, cha Guillaume Mahot (MEP) được đặt làm chủ chăn Giáo phận (1681). Do làm việc cật lực để tổ chức quản trị Giáo phận, ngài qua đời sớm vào ngày 15-6-1684.
Kế vị là Thừa sai Joseph Duchesne (1684), giáo sư chủng viện Thánh Giuse ở Thái. Tiếc rằng ngài chưa nhận được sắc phong của Tòa thánh thì đã mất sau Đức cha Mahot 2 ngày. Giám mục Louis Laneau đang phụ trách giáo đoàn Thái Lan được chọn làm giám quản, đã đặt cha Pierre Langlois (1680-1700), đang coi sóc giáo xứ Phủ Cam (kinh đô Huế), làm Tổng đại diện Giáo phận Đàng Trong.
Cha P. Langlois là một trong những vị Thừa sai Pháp nổi tiếng. Khắp Kinh đô Huế mọi người đều biết “Ông cố Phêrô”. Cha là một thầy thuốc cao tay, rành phẫu thuật, lại thông thạo tiếng Việt, đã soạn một cuốn Từ điển Pháp-Việt và một cuốn Văn phạm Việt ngữ được các Thừa sai hoan nghênh. Đến Đàng Trong năm 1680, cha được chúa Hiền hậu đãi, cho ở trong vương phủ tại Kim Long. Năm 1687, cha dọn qua Phủ Cam, xây bệnh xá và hằng ngày phát thuốc chẩn bệnh. Nhờ đó cha đã đưa được lắm người về với Chúa, trong đó có nhiều phu nhân, nhiều quan viên đội cận vệ. Cha còn tậu đất, quy dân, lập họ đạo Phủ Cam, nay là Giáo xứ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, mà cha là quản xứ tiên khởi.
Ngày 29-07-1691, tại Thái Lan, linh mục Francisco Perez được tấn phong Giám mục Đại diện Tông tòa (1643-1687-1728).
Ngày 27-09-1691, Đức cha về nhận Giáo phận, đặt tòa Giám mục tại Phủ Cam. Khởi đầu đời Giám mục của ngài, Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) cũng lên ngôi nối nghiệp. Ông đã ra lệnh bách hại đạo, triệt hạ các nhà thờ, bắt giáo dân làm phu phen tạp dịch và phải đóng thuế gấp 3 lần lương dân... Đức cha cùng Giám mục phó Marin Labbé phải trốn khỏi tòa Giám mục, lênh đênh sông nước đến tận Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Ngày 29-9-1728, Đức cha qua đời.
Năm1728 Đức cha Alessandro di Alexandris, người Ý, kế vị. Dưới thời ngài, Giáo phận mở rộng đến tận cùng miền nam, sang cả Cao Miên (bấy giờ gọi là Thủy Chân Lạp).
Ngày 30-05-1740 (có tài liệu ghi là 30-09), Đức Khâm sai Elzéar des Achards de la Baume (người Pháp) thành lập chủng viện Thợ Đúc. Một trang sử mới cho việc đào tạo hàng Giáo sĩ Việt tại chính trong nước và nhất là tại Giáo phận Đàng Trong. Chủng viện nằm dưới chân Thành Lồi (di tích Chàm), cạnh trụ sở các cha Thừa sai Pháp, thánh hiệu là Carôlô. Đức Khâm sai lâm bệnh từ trần ngày lễ Phục sinh 2-4-1741, an táng trong nhà thờ Thợ Đúc.
Vị Thừa sai Armand Lefèbvre (MEP), đang ở Thái Lan, kế vị năm 1741. Ngài đến Huế năm 1744 và lập tòa Giám mục ở Thợ Đúc. Đức cha chú tâm đến việc đào tạo hàng Giáo sĩ Việt và tái lập hội Thầy giảng. Nhờ đó, khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) bách hại các tín hữu và trục xuất tất cả các Thừa sai ra khỏi Đàng Trong (1750), chỉ trừ cha Koeffler, Dòng Tên, giữ chức ngự y trong vương phủ. Bấy giờ Giáo phận vẫn có 3 linh mục do Đức cha tấn phong và 200 Thầy giảng làm việc.
Dưới thời Đức cha Guillaume Piguel làm Giám mục Tông tòa Đàng Trong (1722-1762-1771), Giáo phận chưa hết cơn bách hại. Đức cha phải lưu lại Cao Miên và sống cuộc sống rất thanh đạm.
Huệ vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) lên ngôi kế vị Võ vương, giảm bớt bắt bớ đạo. Các Thừa sai âm thầm, dè dặt trở lại Giáo phận: 4 cha Dòng Tên, 2 cha Dòng Phanxicô. Các nhà thờ, nhà nguyện từ từ mọc lên. Đức cha đi kinh lược Giáo phận 2 lần (1765 và 1766), để viếng thăm, nâng đỡ giáo dân đã 15 năm không có chủ chăn.
Từ ngày chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613) vào Đàng Trong cho đến Huệ vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) nối nghiệp Chúa, tất cả là 9 đời. Đất nước bấy giờ rơi vào cảnh chiến tranh giành ngôi báu giữa ba phe: Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn (1774-1801), đời sống dân chúng rất cơ khổ, đạo bị bắt bớ dữ dội.
Trong bối cảnh ấy, Đức cha Pigneau de Béhaine (1741-1771-1799) kế vị, làm chủ chăn Giáo phận. Vì chiến tranh, Đức cha chỉ hoạt động ở miền Nam, còn các tỉnh ở phía bắc Giáo phận trao cho Giám mục phó Jean Labartette (1744-1784-1823). Đức cha Labartette đặt tòa Giám mục tại Di Loan, rồi Cổ Vưu tỉnh Quảng Trị, nhưng 9 năm sau mới được tấn phong (1793).
Hàng giáo sĩ có 2 Thừa sai Pháp: Longer và Darcet, 3 Linh mục Việt, 4 Linh mục Dòng Tên, và 6 tu viện Mến Thánh Giá đông đến 200 chị.
Mặc dù chiến tranh, cuộc sống khó khăn thiếu thốn, Đức cha vẫn quan tâm đến việc đào tạo hàng giáo sĩ bản xứ và các thầy giảng. Ngài mở chủng viện Hòa Ninh (1784-1801) rồi dời vào An Ninh (1802-1820) ở Quảng Trị.
Sau 8 năm chiến tranh (1771-1778), Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế lập nên triều đại Tây Sơn. Cuối năm 1797, bắt được một bức thư của Nguyễn Ánh gởi cho Đức cha Labartette, Cảnh Thịnh (1792-1802), con của Quang Trung, đâm nghi ngờ Công Giáo tiếp tay cho giặc, nên tháng 8-1798 đã ra chiếu chỉ cấm đạo.
Ở vùng Dinh Cát (Quảng Trị), quân Tây Sơn bách hại tín hữu một cách tàn khốc, khiến nhiều giáo dân phải chạy vào ẩn trốn tại xóm rú La Vang của họ đạo Cổ Vưu nằm sát chân dãy Trường Sơn, cách cổ thành Quảng Trị khoảng hơn 4 cây số về hướng Nam.
Theo khẩu truyền, vào năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra tại đây với họ. Tại Phú Xuân, cha Emmanuel Nguyễn Văn Triệu bị bắt ngày 7-8-1798 và bị chém đầu ngày 17-9-1798 tại Bãi Dâu. Ngài là thánh tử đạo tiên khởi của Giáo phận Huế hiện thời.
Đức Cha Pigneau de Béhaine qua đời tại Qui Nhơn năm 1799, Giám mục phó Jean Labartette trở thành Đại diện Tông tòa (từ 1799 đến 1823).
Năm 1802, Nguyễn Ánh lấy lại giang sơn từ tay nhà Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu Việt Nam, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, thống nhất đất nước bị chia cắt 150 năm.
Nhớ công ơn của Giám mục Pigneau, Gia Long nhân nhượng đối với các Thừa sai Pháp, đạo vì vậy mà được một thời yên ổn.
Năm 1803, tận dụng tình thế yên ổn, Đức cha Labartette họp Công đồng Giáo phận Đàng Trong tại Trí Bưu, bàn hướng đi và hành động trong tình thế mới.
Năm 1804 Đức cha cho xây dựng tòa Giám mục Đàng Trong tại Trí Bưu, trên thửa đất rộng 2 mẫu 4 sào do họ đạo dâng cúng.
Giáo phận Đàng Trong lúc nầy có Đức cha Labartette, 80 tuổi, 4 Thừa sai Pháp, 18 Linh mục Việt, 2 Cha Dòng Capuxinô người Ý, mấy chục Thầy giảng, và hơn 400 nữ tu Mến Thánh Giá sinh hoạt trong 16 tu viện khắp Giáo phận.
Đức cha Labartette lâm bệnh, qua đời ngày 6-8-1823 tại Cổ Vưu và được an táng dưới chân tháp nghĩa trang của giáo xứ.
Bốn năm sau, vào ngày 18-9-1827 Tòa thánh đặt Thừa sai Jean-Baptiste Taberd làm Giám mục kế vị coi sóc Giáo phận Đàng Trong (1794-1827-1840).
Trước đó, năm 1819, vua Gia Long băng hà, thái tử Đảm lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng (1820-1840). Những năm đầu tân vương chưa ra tay đàn áp, Giáo phận còn được bình an. Chỉ từ 1833, vua mới thực sự bách hại khốc liệt.
Các thánh tử đạo đặc biệt dưới triều Minh Mạng trên địa bàn sau này thuộc Giáo phận Huế gồm có Thừa sai François Isidore Gagelin (Kính) (+ 18-10-1833); quan thị vệ Phaolô Tống Viết Bường (+ 23-10-1833); Thừa sai Joseph Marchand (Du) (+ 30-11-1835); quân nhân Anrê Trần Văn Trông (+ 28-11-1835); Thừa sai François Jaccard (Phan) (+ 21-9-1838); chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện (+ 21-9-1838); linh mục Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm (+ 24-11-1838); trùm họ Antôn Nguyễn Hữu Năm (+ 10-7-1840); y sĩ Ximon Phan Đắc Hòa (+ 18-12-1840) Cũng phải kể thêm đấng đáng kính là Thừa sai Gilles Delamotte, chết rũ tù (+ 03-10-1840).
Từ ngày Minh Mạng ra lệnh bắt đạo toàn quốc (1833), Đức cha Taberd phải lánh qua Thái Lan và sang Singapore (1834), và ngài qua đời 1840.
Đức cha Étienne Cuénot (Thể) kế vị (1840-1844). Trong 26 năm ngài sống ở Gò Thị (Quy Nhơn), Đức cha Cuénot Thể chẳng đi đâu được, chỉ viết thư luân lưu, viết và dịch sách đạo, dọn bài giáo lý gởi đi khắp các họ đạo cổ võ các linh mục, các thầy giảng, theo dõi mọi chuyện qua các báo cáo, nên không có việc gì xảy ra trong Giáo phận mà ngài chẳng hay. Linh mục cũng như giáo dân cảm thấy mình có người nâng đỡ, lên tinh thần rất nhiều.
Năm 1836, 10 linh mục Việt Nam được phong chức, trong đó Huế có 3 vị: cha Gioan Đoạn Trinh Hoan người Vân Dương, cha Tađêô Phan Văn Thận người Kẻ Sen, cha Nhân người Gia Môn.
Đức cha tổ chức lại chủng viện Di Loan (Quảng Trị), tập trung được 250 nữ tu Mến Thánh Giá trong 18 tu viện. Riêng Huế, tại Quảng Bình có tu viện MTG Trung Quán, Mỹ Hương, Kẻ Bàng, do cha Gioan Đoạn Trinh Hoan phụ trách. Tại Quảng Trị có tu viện Di Loan, Nhu Lý. Tại Thừa Thiên có tu viện Dương Sơn, Thợ Đúc.
Tận dụng giai đoạn bình yên dưới triều vua Thiệu Trị (1841-1847), Đức cha mở Công đồng Gò Thị (10-1841), quyết định gởi lại chủng sinh du học Penang, (một đại chủng viện trên đảo Penang, Malaysia, hình thành từ năm 1658 do hội Thừa sai Paris). Ngài cũng cử nhiều Thừa sai và Thầy giảng đi truyền giáo ở Kontum, Ban Mê Thuột. Trong Giáo phận, ngài tổ chức học hỏi cho các linh mục hằng năm thi đua truyền giáo giữa các xứ đạo. Với người đã chối Chúa muốn trở về, ngài yêu cầu họ mời gọi một tân tòng khác nhập đạo. Số tín hữu gia tăng nhanh.
3. Thuộc Giáo phận Đông Đàng Trong (1844-1850)
Năm 1844, theo Công đồng Gò Thị (10-1841), từ sự chuẩn bị của Giám mục Cuénot, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI đã tách Giáo phận Đàng Trong thành hai: Tây Đàng Trong (gồm Nam Kỳ lục tỉnh và Cao Miên, trung tâm là Sài Gòn) giao cho Đức cha Dominique Lefèbvre (Nghĩa, nguyên giám đốc đại chủng viện Cái Nhum) và Đông Đàng Trong (từ Nam Quảng Bình đến Bình Thuận, trung tâm là Quy Nhơn) được Đức cha Cuénot Thể tiếp tục cai quản.
Từ Gò Thị, Đức Cha Cuénot lại vươn tầm nhìn xa tận Quảng Trị, mặc dầu chưa một lần đặt chân lên đất Ái Tử - Thuận Hóa. Để chuẩn bị cho việc tách lập một Giáo phận mới ở phía bắc của Giáo phận Đông Đàng Trong, Đức cha đã có những động thái:
- cho lập chủng viện Kẻ Sen (Quảng Bình) năm 1847 và tái lập chủng viện Di Loan (Quảng Trị) năm 1849.
- cuối tháng 9-1846 cho mời Thừa sai François-Marie Pellerin đang ở vùng Bình Định vào Gò Thị.
Đêm 4-10-1846, Đức cha Cuénot đã tấn phong cha Pellerin (1813-1846-1862) làm giám mục phó đặc trách truyền giáo phía bắc Giáo phận.
Do chiếu chỉ phân sáp, Đức cha Cuénot đã rời Gò Thị đi lánh nạn nơi này nơi kia. Ngày 24-10-1861 Đức cha Cuénot bị bắt khi đang trốn ẩn tại nhà bà Madalena Huỳnh Thị Lựu,
Ngài chết rũ tù ngày 14-11-1861 trong nhà giam Bình Định vì đòn tra tấn và bệnh kiết lỵ. Đức cha Cuénot sống ở Việt Nam 34 năm.
4. Giáo phận Bắc Đàng Trong, rồi đổi thành Giáo phận Huế ((1850-1960)
Giáo phận Bắc Đàng Trong (1850-1824).
Năm 1850 Tòa Thánh lại chia 2 Giáo phận ở Đàng Trong thành 4 Giáo phận:
- Tây Đàng Trong (Sài Gòn) giao cho Đức cha Dominique Lefebvre (Nghĩa) (+1865)
- Nam Đàng Trong (Nam Vang) giao cho Đức cha Jean-Claude Miche (Mịch) (+1873).
- Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) giao cho Đức cha Étienne Cuénot (Thể) (+1861)
- Bắc Đàng Trong (Huế) giao cho Đức cha François-Marie Pellerin (Phan) (+1862)
Ðức cha François-Marie Pellerin Phan, (1813-1846-1862) trở thành vị Giám mục tiên khởi của Giáo phận mới mang tên Bắc Ðàng Trong, được Ðức Giáo hoàng Piô IX thành lập ngày 27-08-1850 qua sắc chỉ Postulat Apostolici.
Năm 1851, Đức cha ra Huế nhậm chức, đặt tòa Giám mục tại Di Loan, Quảng Trị.
Giáo phận lúc ấy có 2 Thừa sai Pháp Jean-Paul Galy ở Kẻ Sen và Joseph Sohier ở Di Loan, 12 linh mục người Việt, 2 chủng viện Di Loan và Kẻ Sen, 7 tu viện Mến Thánh Giá Kẻ Bàng, Mỹ Hương, Di Loan, Nhu Lý, Bố Liêu, Dương Sơn, Phủ Cam, 24.000 giáo dân và một số ruộng đất chung quanh kinh thành Huế.
Ngày 17-8-1851, Đức cha tấn phong cha Sohier Bình làm Giám Mục Phụ Tá tại Di Loan (1818-1851-1876).
Trong giai đoạn này, Tự Đức (1848-1883) đã ban hành những sắc dụ cấm đạo rất có hệ thống và quyết liệt.
Sắc dụ năm 1851 hạ lệnh “bắt và liệng xuống sông tất cả các Tây dương đạo trưởng... chặt làm đôi các đạo trưởng Việt Nam, dù đạp hay không đạp thập tự.... chặt các kẻ oa trữ đạo trưởng...”.
Sắc dụ 1855 ra hạn “cho các quan ở tỉnh 3 tháng để xuất giáo, dân chúng và binh sĩ được 6 tháng để bỏ đạo. Phải đốt tất cả các nhà thờ, nhà xứ; cấm giáo hữu không được tập trung”.
Sắc dụ 1857 lại dạy “khắc vào má hai chữ Tả Đạo và tên làng” cho giáo hữu, “những quan lại chểnh mảng phải mất chức”.
Sắc dụ 1859 ra lệnh “bắt các chức việc họ, thầy giảng”.
Sắc dụ 1860 cấm không cho phụ nữ, trẻ em Công Giáo ra khỏi làng, “vì chúng dùng những đàn bà xấu nết mà chúng gọi là trinh nữ, là bà phước để giấu giếm các đồ thờ, chuyển đưa thư từ và tin tức”.
Cuối cùng vua Tự Đức hạ một sắc dụ quyết liệt có ý làm tản mác người Công Giáo ra khắp nơi trong nước, buộc cư trú giữa lương dân để tận diệt, gọi là “Phân Sáp” (1861).
Các Thánh tử đạo dưới triều Tự Đức (thuộc Huế) có quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy (+ 22-5-1857), cai đội Nguyễn Văn Trung (+ 6-10-1858), cai đội Giuse Lê Đăng Thị (+ 24-10-1860), linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan ngày 26-5-1861, trùm họ Matthêô Nguyễn Văn Phượng (+ 26-5-1861), giám mục Têphanô Cuénot Thể (+ 14-11-1861).
Mặc dù phải trốn tránh nhà cầm quyền bắt bớ, Đức cha Pellerin vẫn hoạt động tích cực với các chương trình trọng điểm:
- Đào tạo linh mục: chăm lo vun trồng 2 chủng viện Di Loan, Kẻ Sen. Gửi chủng sinh du học chủng viện Penang (Malaysia), truyền chức linh mục cho 23 thầy. Đức cha thường xuyên có mặt ở chủng viện.
- Củng cố các cộng đoàn nữ tu Mến Thánh Giá, dạy sống theo quy luật dòng, dạy đọc kinh chung giống nhau trong mọi tu viện.
- Đào tạo tông đồ giáo dân: lấy cán bộ ở địa phương làm nòng cốt và chỗ dựa, lập đoàn “Thầy giảng bậc nhì” gồm những giáo dân đã có gia đình. Họ là những ông Câu, ông Biện, ông Trùm trong cộng đoàn, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển các giáo xứ.
Đức cha chia Giáo phận làm 3 Giáo hạt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Mỗi hạt chọn lấy một người biết chữ, đạo đức, khôn ngoan, trải việc đời, giỏi việc đạo, nhất là trung tín phục vụ Giáo hội trong gian khổ làm Trùm hạt. Đó là 3 vị: Lương y Matthêu Nguyễn Văn Phượng tức Đắc, người Sáo Bùn (thân phụ nữ tu Nguyễn Thị Thủ, nhà phước MTG Mỹ Hương), làm Trùm hạt Quảng Bình; Lương y Phanxicô Xaviê Lê Thiện Thìn, người Trí Bưu (thân phụ linh mục Phanxicô Xaviê Lê Thiện Cần), làm Trùm hạt Quảng Trị, và quan Thái bộc Micae Hồ Đình Hy, người Nhu Lâm (thân phụ linh mục Giuse Hồ Đình Tính), làm Trùm hạt Thừa Thiên.
Ngoài ra, Đức cha còn tổ chức các hội đoàn trong Giáo phận (hội Đức Bà Mân Côi, hội Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu), dạy làm những việc đạo đức (tôn sùng Trái Tim ĐCG, Trái Tim Đức Bà, kính 7 sự Thương khó Đức Mẹ, làm Tuần Cửu nhật). Ngài cho in sách “Mục lục”, sách “Kinh nghĩa” để giáo hữu trong Giáo phận đọc và học.
Từ tháng 10-1856 Đức cha sang Macao rồi về Pháp. Năm 1860, Đức cha về Penang để trở lại Việt Nam, nhưng không vào được Giáo phận.
Ngày 13-9-1862 ngài qua đời và an táng tại Penang, 49 tuổi, làm linh mục được 27 năm, giám mục được 17 năm, 5 năm lưu vong.
Những năm Tự Đức bắt đạo ác liệt ấy, Đức cha phụ tá Joseph Sohier ở tại Kẻ Sen để lo chủng viện. Kẻ Sen là xứ đạo gần núi dễ trốn tránh. Vị chủ chăn đã bao phen phải chạy vào rừng, đương đầu với đủ thứ khó khăn, gian lao, nguy hiểm.
Năm 1862, Đức cha Sohier Bình kế vị cai quản Giáo phận.
Năm 1863, tình hình yên ổn, Đức cha Sohier đã rời Kẻ Sen về Huế, đặt tòa Giám mục tại Kim Long. Đức cha triệu tập mọi linh mục về tòa Giám mục tĩnh tâm (đầu năm 1864) với những quy định đến hôm nay còn thực hành:
(1) Kể từ nay, mỗi linh mục được phái đi phục vụ đều có "Bài Sai"
(2) Mỗi giáo sở phải có nhà thờ, nhà xứ, giáo dân.
(3) Mỗi giáo xứ phải có sổ Bí tích, kê khai đầy đủ lý lịch từng tín hữu, từng gia đình.
(4) Các cha phải chăm lo mục vụ, dạy giáo lý, tránh gương xấu cho bổn đạo.
(5) Phải tuyển chọn các thanh thiếu niên có hạnh kiểm tốt, khả năng trí tuệ, gia đình đạo đức đưa vào chủng viện.
Đức cha cũng lập sở Dục anh Thanh Tân để nuôi dạy con cái mồ côi của những gia đình bị bách hại trong cuộc “Phân sáp” vừa qua. Ngài đặt cha Hồ Đình Tính (con của Thánh Micae Hồ Đình Hy) làm quản lý sở. Ngài còn canh đất Ba Trục làm sở Tài chính của Giáo phận.
Sau khi chấn chỉnh lại Giáo phận, ngày 10-7-1864 Đức cha đi Âu Châu.
Tháng 6-1876, Đức cha đi kinh lý vùng Quảng Bình, khi tới giáo xứ Kẻ Sen thì bị kiết lị và qua đời ngày 3-9-1876, an táng tại đây, 58 tuổi, 34 năm linh mục, 23 năm giám mục.
Tòa thánh chọn cha Jean Pontvianne Phong kế vị (1939-1877-1879). Thánh lễ truyền chức được cử hành tại Nhà thờ Kim Long ngày 12-5-1878.
Ngày 30-7-1879 Đức cha lâm bệnh và qua đời, 40 tuổi, làm giám mục được 14 tháng. Trong thời gian ấy ngài giao việc điều hành cho Cha chính Louis-Étienne Dangelzer.
Một năm sau, Tòa thánh chọn cha Antoine Caspar Lộc đang phục vụ Giáo phận Tây Đàng Trong làm Giám mục kế nhiệm (1841-1880-1917). Lễ tấn phong tổ chức ngày 24-8-1880 tại Sài Gòn và đầu tháng 9, Đức cha ra Huế nhậm nhiệm vụ.
Đức cha đi thăm và ở lại với các cha quản xứ vùng sâu vùng xa, để dạy giáo lý, ban các bí tích, cảm thông đời sống của các vị.
Năm 1882, Đức cha xây đại chủng viện mới ở Thợ Đúc, thay thế chủng viện ở Kim Long được mở một năm trước đó, trùng tu Tiểu chủng viện An Ninh lần 2 (mở lại thời Đức Giám Mục Sohier Bình năm 1864). Đức cha giao cho cha bề trên Claude Bonin Ninh xây nhà nguyện bằng gạch, có tháp cao và một nhà nguyện kính Đức Bà; xây nhà lầu hai tầng làm phòng ngủ, phòng học cho các chú rất vững chắc.
Ngài khánh thành cơ sở chủng viện ngày 21-11-1905. (Tiểu chủng viện này sẽ tồn tại tới năm 1953).
Đức cha đến Huế chưa được bao lâu, thì xảy ra thảm cảnh Văn Thân “bình Tây sát Tả” 1883-1886, gây tang tóc lớn cho Giáo phận.
Cuối năm 1883, Văn Thân bắt đầu giết hại tín hữu các họ đạo ở phía nam Thừa Thiên (Châu Mới, Nước Ngọt, Cầu Hai, Truồi), ở phía tây Thừa Thiên (Buồng Tằm).
Đêm 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang Cá và Tòa Khâm của Pháp. Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở, Quảng Trị rồi mở chiến dịch “Cần Vương, Bài ngoại, Sát tả”. Từ ngày đó Văn Thân lại bao vây và giết hại người Công Giáo ở Dinh Cát, Quảng Trị (1885-1886), ở Quảng Bình (1886). Cả Giáo phận 12 linh mục, một vạn giáo hữu, vô số nhà thờ, nhà xứ, sở nữ tu, nhà tín hữu, ruộng vườn của cải... bị Văn Thân sát hại, đốt phá, cướp bóc.
Tạm yên nạn Văn Thân, Đức cha Caspar Lộc dạy tìm kiếm giáo dân và giúp họ đoàn tụ với gia đình. Tín hữu trở về xứ, xây dựng lại nhà thờ, nhà cửa.
Đức cha đặt lại các vị quản xứ, xây các lăng Tử đạo, ghi tên các chứng nhân đức tin bị Văn Thân tàn sát: Hòa Viện, Giáo Liêm, Hoan Thịnh (Kẻ Nghĩa), Cổ Vưu (Trí Bưu), Nhu Lý, An Lộng, Đầu Kênh, Phúc Lộc, Bích khê, Dương Lệ, Đại Lộc, Dương Lộc, Đồng Giám, Kẻ Vịnh, Kẻ Văn, Gia Bình, Bái Sơn, Gia Môn, Cao Xá, Loan Lý, An Lễ, Ba Ngoạt, Mỹ Phước, Buồng Tằm, Châu Mới.
Ngày 25-1-1889, Đức cha mời các nữ tu Saint-Paul de Chartres đến Huế mở nhà Dục anh Kim Long, mở trường nữ trung học Jeanne d’Arc và bệnh viện Pasquier.
Năm 1903, Đức cha mời các tu sĩ Dòng Lasan đến Huế mở trường dạy học. Năm 1904 trường Pellerin được xây dựng.
Ngoài việc từ thiện, văn hóa, Đức cha còn mua đất ruộng để tạo nguồn thu chi cho Giáo phận. Có tới 800 mẫu ruộng thuần thục ở các làng Nông, Truồi, Phú Bài, Lương Văn, Tô Đà, Thần Phù, Vinh Hòa, Hòa An, Nam Trường, Phú Thứ...
Đặc biệt Đức cha chú tâm đến anh chị em dự tòng, tân tòng. Ngài đặt nhiều cha chuyên lo việc dạy giáo lý cho những ai xin nhập đạo. Có những gia đình hoàng phái theo Chúa, con cái làm linh mục. Trước đây số giáo hữu chừng 18.000, nay trong đời ngài lên tới 62.000.
Một điều khởi sắc trong Giáo phận đương thời là có nhiều nhà thờ lợp ngói. Đức cha là người khởi sự với nhà thờ Kim Long (1880). Các cha Pháp lẫn Việt cũng đã làm như vậy.
Cuối năm 1898 cha Eugène Allys Lý xây nhà thờ Phủ Cam rất đẹp.
Đời Đức cha Caspar Lộc có hai sự kiện nổi bật:
- Ngày 27-5-1900, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII phong Chân phước cho 64 vị Tử đạo Việt Nam, trong số này có 9 vị thuộc Giáo phận Huế: 1- Emmanuen Nguyễn Văn Triệu, 2. Isiđôrô Gagelin (Kính), 3- Phaolô Tống Viết Bường, 4- Anrê Trần Văn Trông, 5- Phanxicô Jaccard (Phan), 6- Tôma Trần Văn Thiện, 7- Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm, 8- Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, 9- Ximon Phan Đắc Hòa.
- Tổ chức Đại hội La Vang lần đầu tiên năm 1900. Trong Đại hội này, Đức cha khánh thành Đền thánh Đức Mẹ Lavang và quy định cứ 3 năm mở Đại hội một lần vào giữa tháng 8.
Dưới thời Đức cha có hai vị Thừa sai người Pháp nhập tịch Giáo phận rất danh tiếng: Đó là linh mục Léopold Cadière (1892-1955), sử gia, nhà Huế học, và linh mục Henri Denis (1903-1933), tổ phụ Dòng Phước Sơn Việt Nam.
Năm 1906, Đức cha về Pháp chữa bệnh và năm sau thì từ chức, hưu trí tại quê nhà Obernai (Alsace) cho đến lúc qua đời ngày 13-6-1917, hưởng thọ 75 tuổi, 52 năm linh mục và 37 năm giám mục.
Tòa Thánh chọn cha Eugène Marie Allys Lý, quản xứ Phủ Cam và quản hạt Bên Thủy (1885-1908) kế vị (1852-1908-1936). Lễ tấn phong Giám mục tổ chức tại nhà thờ Phủ Cam ngày 24-5-1908.
Việc đầu tiên của vị chủ chăn mới là chuyển tòa Giám mục từ Kim Long về Phủ Cam và lấy nhà thờ Phủ Cam làm chính tòa.
Đức cha giao cho cha Jean Léculier Lựu xây tòa Giám mục và sở Quản lý Giáo phận. Năm 1909, ngài về ở tòa Giám mục mới.
Đức cha đặt cha François Stoeffler Thể làm quản xứ Phủ Cam và cha Léculier Lựu làm quản lý Giáo phận đồng thời làm tuyên úy cho hai trường Pellerin và Jeanne d’Arc.
Năm 1911 Đức cha cũng cho mua một thửa đất và năm 1914 xây nhà thờ Phanxicô Xaviê, khánh thành ngày 15-8-1918. Cha Jean Léculier Lựu là quản xứ đầu tiên họ đạo này.
Đức cha lại còn mua một thửa vườn khá rộng ở phố Gia Hội, xây một nhà thờ nhỏ giao cho cha sở Nam Phổ kiêm, lập nên giáo xứ Gia Hội. Tại Gia Hội các Sư huynh Lasan cũng mua một thửa vườn lập trường tiểu học Thánh Louis, về sau trao lại cho các chị Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, gọi là trường Mai Khôi Gia Hội.
Trong Thành nội, Đức cha đã cho xây nhà thờ Tây Linh.
Năm 1910, Dòng Kín Carmel (gốc từ Hà Nội) được thành lập tại Huế.
Năm 1921, Đức cha lập dòng nữ Con Đức Mẹ Vô Nhiễm để dạy giáo lý, văn hóa cho trẻ em trong các giáo xứ.
Năm 1924, Đức cha cũng lập một dòng nam mang tên là Dòng Thánh Tâm để dạy văn hóa cho trẻ em, đồng thời nhằm đào tạo trong tương lai những Thầy giảng. Đức cha trao cho cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn lo việc xây cất cơ sở, đào tạo các thầy, làm bề trên dòng cho đến khi Tòa thánh đặt ngài làm Giám mục Bùi Chu năm 1935.
Cũng năm 1924, Đức cha cho phép cha Giuse Trần Văn Trang lập Dòng Mến Thánh Giá Cải Cách tại giáo xứ Kim Đôi, sau đổi thành Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng năm 1967, dưới thời Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền.
Năm 1925, theo yêu cầu của Đức Giám Mục Henry Lecroart, Khâm sai Tòa thánh tại Đông Dương, Tỉnh dòng Thánh Anne de Beaupré (Canada) đã gửi hai linh mục và một trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đến Huế.
Năm 1933, cha Henri Denis Thuận (MEP) sáng lập Dòng Thánh Mẫu Phước Sơn tại Quảng Trị, một chi nhánh của Dòng Biển Đức Xitô bên Âu Châu.
Đức cha gởi nhiều đại chủng sinh đi du học ngoại quốc: thầy Phêrô Nguyễn Văn Lành và thầy Phêrô Ngô Đình Thục. Sau khi làm linh mục trở về Huế, cha Thục đã được Tòa thánh đã chọn làm Giám mục Vĩnh Long tháng 11-1939, rồi làm Tổng Giám mục Huế (1960).
Từ năm 1908-1928, Đức cha phong chức linh mục cho 62 vị. Cả Giáo phận lúc đó có 68 linh mục Việt Nam, 2 vị về sau làm Giám mục là cha Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục và cha Tađêô Lê Hữu Từ.
Các sự kiện nổi bật trong thời Đức cha Allys Lý:
- Ngày 02-5-1909, Đức Giáo Hoàng Piô X phong chân phước cho 20 vị Tử đạo Việt Nam, trong đó có 6 vị thuộc Giáo phận Huế: 1. Micae Hồ Đình Hy tử đạo 22-05-1857, 2. Phanxicô Nguyễn Văn Trung tử đạo 06-10-1858, 3. Giuse Lê Đăng Thị tử đạo 24-10-1860, 4. Mathêô Nguyễn Văn Phượng tử đạo 26-05-1861, 5. Gioan Đoạn Trinh Hoan tử đạo 26-05-1861, 6. Stêphanô Cuénot (Thể) tử đạo 14-11-1861.
Đổi tên Giáo phận Huế (1924)
- Ngày 03-12-1924, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã cho đổi tên một loạt các Giáo phận tại Việt Nam theo địa danh nơi đặt tòa Giám mục, bấy giờ là 10 Giáo phận gồm Hưng Hóa (trước là Thượng Đàng Ngoài), Bắc Ninh (trước là Bắc Đàng Ngoài), Hải Phòng (trước là Đông Đàng Ngoài), Hà Nội (trước là Tây Đàng Ngoài), Bùi Chu (trước là Trung Đàng Ngoài), Phát Diệm (trước là Duyên hải Đàng Ngoài), Vinh (trước là Nam Đàng Ngoài), Huế (trước là Bắc Đàng Trong), Qui Nhơn (trước là Đông Đàng Trong), Sài Gòn (trước là Tây Đàng Trong).
Giáo phận Huế lúc ấy có 44 Thừa sai, 83 linh mục, 35 sư huynh, 500 nữ tu, 68.000 giáo dân.
- Đức Giáo Hoàng Piô XI lập tòa Khâm mạng, và ngày 20-05-1925 qua tông thư Ex Officio Supremo, bổ nhiệm khâm sứ đầu tiên là Đức cha Constantino Ajuti, người Ý, coi cả vùng Đông Dương.
Năm 1930, Đức cha Allys đề nghị Tòa thánh chọn cha Alexandre Paul Chabannon Giáo (MEP), giám đốc đại chủng viện Phú Xuân làm Giám mục, rồi ngài xin từ chức (1931) và qua đời ngày 23-4-1936, thọ 84 tuổi, 61 năm linh mục, 28 năm giám mục.
Ngày 20-10-1930, Đức Khâm sứ Colomban Dreyer tấn phong Đức cha Alexandre Paul Chabannon Giáo (1873-1930-1936) kế vị. Ngài lập tức xây tòa Giám mục mà Đức cha Allys đã chuẩn bị mọi điều kiện, bên cạnh sở Nhà Chung hiện nay.
Ngày 14-8-1931, áp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, với tư cách Đấng Bản quyền Giáo phận, Đức cha đã ký “Nghị định Thiết lập Hội dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm”, chính thức công nhận đường lối và tinh thần tu trì của hội dòng.
Năm 1933, Đức cha khai trương trường Thiên Hựu (Institut de la Providence) và đặt linh mục giáo sư tiến sĩ Ngô Đình Thục làm hiệu trưởng tiên khởi. Đây là một cơ sở giáo dục uy tín bậc nhất của Công Giáo giữa lòng xã hội tại Thừa Thiên và thành phố Huế.
Năm 1933, Tòa thánh bắt đầu trao quyền cai quản Giáo phận cho hàng giáo sĩ Việt Nam, đặt Đức cha G.B. Nguyễn Bá Tòng, Giám mục Việt Nam tiên khởi.
Hai năm sau,1935, Tòa thánh chọn cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn, Giáo phận Huế làm Giám mục Bùi Chu. Lễ tấn phong ở nhà thờ chính tòa Phủ Cam ngày 29-6-1935.
Đức cha Chabannon là vị Giám mục Tông tòa đầu tiên đặt các linh mục Việt Nam làm quản xứ, quản hạt và không phân biệt Thừa sai-bản xứ gì cả.
Đức cha lâm bệnh phải về Âu Châu chữa chạy và qua đời ngày 4-6-1936, hưởng thọ 63 tuổi.
Năm 1936, tờ tuần báo Vì Chúa do linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích làm chủ bút ra đời tại Huế.
Tòa Thánh chọn Cha chính François Marie Lemasle Lễ làm Giám mục kế vị (1874-1937-1946). Lễ tấn phong diễn ra tại nhà thờ Phủ Cam ngày 27-5-1937.
Đức cha thường xuyên đi kinh lược các giáo xứ.
Năm 1938, tổ chức Đại hội Đức Mẹ La Vang từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 8.
Tháng 9, ngài cho lưu hành thư chung, mời gọi Giáo phận chuẩn bị mừng 100 năm các vị Tử đạo Jaccard Phan, Tôma Trần Văn Thiện, Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm.
Sang năm 1940, lại tổ chức mừng bách chu niên 2 Á thánh tử đạo Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) và Simon Phan Đắc Hòa.
Ngày 10-6-1940, cha Romain Guillauma và cha Corentin Colin thuộc đan viện La Pierre-Qui-Vire (Pháp) theo lời mời của Đức cha đến Huế.
Ngày 20-11-1937, Đức cha công bố Nghị định Thiết lập Dòng nữ Mến Thánh Giá Cải Cách tại họ đạo Kim Hai do cha Giuse Trần Văn Trang sáng lập.
Giáo phận trên đà lớn mạnh. Năm 1938, số giáo dân: 74.904 người. Linh mục Thừa sai Paris: 25 vị. Linh mục Việt Nam: 102 vị.
Cũng năm nầy, Tòa thánh bổ nhiệm thêm một vị Giám mục gốc Huế: Đức cha Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục làm Giám mục Vĩnh Long.
Các tổ chức Công Giáo Tiến hành danh cho giáo dân cũng nở rộ trong Giáo phận: Thanh Sinh công, Hội Từ thiện Vinh Sơn, Dòng ba Phanxicô, Hướng đạo Công Giáo, Liên đoàn Công Giáo VN, Nghĩa binh Thánh Thể… Các tổ chức này được thành lâp trong khoảng thời gian từ 1937 đến 1945.
Năm 1940, Đức cha ra Directoire (Cẩm nang) hướng dẫn giáo sĩ Giáo phận.
Cuối năm 1941, 18 vị Giám mục Đông Dương họp tại tòa Khâm mạng Phủ Cam, bàn nhiều vấn đề của Giáo hội trong vùng.
Ngày 14-6-1945, cha Tađêô Lê Hữu Từ, Dòng Xitô Phước Sơn, vị linh mục thứ ba gốc Giáo phận Huế được Đức Giáo Hoàng Piô XII bổ nhiệm làm Giám mục hiệu tòa Daphnusia, Đại diện Tông tòa coi sóc Giáo phận Phát Diệm, kế nhiệm Đức Giám Mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng xin nghỉ hưu.
Đức cha Lemasle qua đời ngày 26-9-1946 tại Sài Gòn.
Cha Jean-Baptiste Urrutia Thi (1901-1948-1979) được Tòa thánh đặt làm Giám mục Giáo phận (1948-1960) do Đức Khâm sứ Antonin Drapier tấn phong tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam ngày 27-05-1948.
Năm 1950, Giáo phận mừng kỷ niệm 100 năm thành lập, số giáo dân là 78.500.
Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, làm cho Giáo phận Huế bị tổn thất mất mát nặng nề. Toàn bộ các giáo xứ, giáo họ với các địa danh nổi tiếng như Di Loan, An Ninh, Tam Tòa, Kẻ Sen, Kẻ Bàng… không còn tên trong lịch Công Giáo của Huế. Giáo phận mất đi 33 trên tổng số 83 giáo xứ, 155 trên tổng số 376 giáo họ.
Đa số giáo dân trong các phần đất nói trên di cư vào Nam.
Tiểu chủng viện An Ninh (chấm dứt ngày 08-05-1953, thời cha Giám đốc Anrê Bùi Quang Tịch) di chuyển vào đại chủng viện Phú Xuân, các thầy ở Phú Xuân được gởi vào Đại chủng viện Sài Gòn. Tiểu chủng viện Phú Xuân sẽ tồn tại đến đầu năm 1962.
Đức cha cho lập thêm nhiều giáo xứ mới, xây nhiều trường trung và tiểu học, tổ chức thêm nhiều đoàn thể Công Giáo Tiến hành trong Giáo phận.
Dưới thời ngài, Giáo hội Việt Nam có thêm một Giám mục gốc Huế, Đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được cử làm Giám mục Sài Gòn (1955).
Sau 12 năm làm Giám mục Đại diện Tông tòa, Đức cha được thăng chức Tổng Giám mục hiệu tòa Karpatos và hưu trí ngày 24-11-1960, và Đức tân Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục (1897-1938-1984) từ Vĩnh Long ra kế vị.
Từ 1960-1964, Đức cha Urrutia Thi ở tại La Vang, hàng ngày ngồi tòa giải tội. Từ 1964-1966, ngài xin vào Kim Long, làm việc mục vụ như một quản xứ. Từ 1966, ngài ra trụ sở truyền giáo dành cho các cha MEP tại Đông Hà, và ở đó cho đến biến cố Mùa hè Đỏ lửa 1972 thì di tản vào Huế. Năm 1974, ngài về Pháp và qua đời ngày 15.11.1979, an táng tại Montbeton, Pháp, thọ 78 tuổi, coi sóc Giáo phận Huế 12 năm.
5. Tổng Giáo phận Huế (từ 1960)
Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, trong Tông thư Venerabilium Nostrorum ngày 24-11-1960, đã thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam với ba giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Giáo tỉnh Huế gồm các Giáo phận: Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Kontum (1960), Ðà Nẵng (1963), Ban Mê Thuột (1967). Ngày 8-12-1960, Ðức Giáo Hoàng lại ban sắc lệnh nâng Giáo phận Huế lên cấp Tổng Giáo phận và trao quyền cai quản cho Ðức Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Ðình Thục (1960-1968).
Tổng Giáo phận lúc này gồm 162 linh mục triều và dòng với hơn 100.000 giáo dân.
Ngày 13-4-1961, các Giám mục miền Nam Việt Nam họp tại Huế, đã quyết định thiết lập Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc tại La Vang. Ngày 22-8-1961, đền thờ La Vang được cung hiến trở thành Tiểu Vương cung Thánh đường do Tông thư Magno Nos của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII.
Cũng trong năm 1961, Đức Tổng Phêrô thống nhất các dòng Mến Thánh Giá trong Giáo phận, thành dòng Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế, nay là dòng Mến Thánh Giá Huế.
Đức Tổng cho xây Tiểu chủng viện Hoan Thiện và chuyển các tiểu chủng sinh từ tiểu chủng viện Phú Xuân về đó. Và niên khóa đầu tiên của TCV Hoan Thiện 1962-1963 với giám đốc là cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Ngài cũng lập lại Ðại chủng viện Phú Xuân năm 1962, đưa các thầy Huế từ đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn về. Và từ nay, việc ðào tạo Linh mục ðýợc giao cho Hội Xuân Bích, gồm ðại chủng sinh từ 6 Giáo phận thuộc Giáo tỉnh Huế.
Để gia tăng lòng đạo đức cho cộng đoàn Dân Chúa, đặc biệt để cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang, Giáo phận lúc ấy có tờ nguyệt san “Đức Mẹ La Vang” do cha Giuse Trần Văn Tường làm chủ nhiệm, và nguyệt san “Nguồn sống” do cha Phê rô Trần Hữu Tôn làm chủ nhiệm. Cả hai tờ đều do cha Giuse Nguyễn Văn Trinh làm chủ bút.
Đức Tổng cũng cho xây mới nhà thờ Chính toà Phủ Cam theo đề án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (khởi công đầu năm 1963), và mãi đến năm 2000, dưới thời Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể, mới hoàn tất và được cung hiến.
Tình trạng Giáo phận Huế năm 1962 như sau: Số linh mục: 162 (112 triều, 50 dòng). Số tín hữu: 100.225 người. Giáo xứ có linh mục: 85. Giáo họ không có linh mục: 264. Nhà thờ có sức chứa trên 400 người: 95, và nhà thờ có sức chứa dưới 400 người: 143.
Năm 1962, Ðức Tổng Giám mục đi dự Công đồng chung Vatican II và phải ở lại Roma. Năm 1968, ngài từ chức, hưu trí và từ trần tại Hoa Kỳ vào ngày 13-12-1984.
Tòa Thánh đặt Ðức cha Philipphê Nguyễn Kim Ðiền (1921-1960-1988), dòng Tiểu đệ Charles de Foucauld, đang là Giám mục Cần Thơ, làm Giám quản Tông tòa Tổng Giáo phận Huế vào ngày 30-9-1964.
Một biến cố lớn của Giáo phận Huế giai đoạn này là ngày 13-4-1967, linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, 39 tuổi, Tổng Đại diện Gp Huế và là giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện, được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục Chánh tòa tiên khởi người Việt của Giáo phận Nha Trang, và được Đức Khâm sứ Tòa thánh Angelo Palmas chủ phong ngày 24-6-1967.
Sau khi Ðức Tổng Phêrô Ngô Ðình Thục từ chức, ngày 11.03.1968, Ðức cha Nguyễn Kim Ðiền được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục chính tòa (1968-1988).
Công việc nổi bật đầu tiên của ngài là tổ chức Đại hội La Vang theo định lệ. Đại hội La Vang lần thứ 16 đã được tổ chức long trọng vào ngày 14 đến 17-05-1964. Trong biến cố Tết Mậu Thân (1968), Giáo phận thiệt hại nặng nề về vật chất cũng như tinh thần.
Ngày 23 và 24/04/1970, Đức Tổng Giám Mục triệu tập Hội nghị Giám mục Giáo tỉnh Huế để thảo luận các vấn đề đào tạo linh mục, giáo dục chủng sinh, truyền giáo trong thời đại mới, đời sống Kitô hữu ngày nay, công lý và hòa bình.
Mùa hè đỏ lửa 1972, toàn bộ cơ sở vật chất của Giáo phận tại Quảng Trị hầu như hoàn toàn bình địa.Toàn bộ khu vực La Vang: thánh đường, nhà xứ, nhà tĩnh tâm, tu viện MTG… bị sụp đổ hoàn toàn, chỉ 3 cây đa bằng bêtông nơi linh đài Mẹ là còn đứng vững.
Biến cố tháng 4-1975 lại khiến Giáo phận sụt giảm nhân sự: 18 linh mục rời Huế vào nam và 13 ra hải ngoại. Giáo dân thì còn lại 41.941.
Ngày 7-9-1975, Ðức Tổng Giám mục tấn phong cha Têphanô Nguyễn Như Thể làm Giám mục phó với quyền kế vị (1935-1975-)
Vì hoàn cảnh, từ sau 1975 cho đến khi chết, Đức TGM chỉ truyền chức linh mục được 2 lần: 2 cha tháng 04-1975 và 4 cha tháng 01-1976.
Tại Đại chủng viện, nơi 45 thầy gốc Huế quy tụ lại để tiếp tục học hành, thì ngày 28-05-1978, 18 thầy (đa phần lớp lớn) bị nhà nước trục xuất. Còn Tiểu chủng viện Hoan Thiện thì bị đóng cửa ngày lễ Giáng sinh 1979.
Ngày 20-08-1978, Đại hội La Vang lần thứ 18 được tổ chức, sau khi bị gián đoạn 8 năm vì chiến cuộc (lần thứ 17 vào ngày 29-05-1970). Từ đó, các Đại hội lần thứ 19 năm 1981, thứ 20 năm 1984, thứ 21 năm 1987 tiếp tục diễn ra đều đặn tới nay.
Sau 8 năm thi hành sứ vụ, Đức Tổng Têphanô đệ đơn xin từ chức vì lý do sức khỏe và được Tòa thánh chấp thuận ngày 23-11-1983.
Đức TGM Philiphê vào miền Nam chữa bệnh và qua đời tại đây ngày 8-6-1988. Thi hài được an táng trong nhà thờ chính tòa Phủ Cam.
Ngay sau khi Đức Tổng Giám Mục qua đời, Tòa thánh đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, TGM Hà Nội, làm Giám quản Tông tòa.
Chính trong thời gian này, vào ngày 19-06-1988 tại Rôma, Đức Giáo Hoàng đã tôn phong 117 chân phước tử đạo Việt Nam lên hàng hiển thánh, trong đó có 16 vị của Tổng Giáo phận Huế.
Tháng 7-1989, TGP được vinh dự đón đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II là Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Khi Đức Hồng Y Giuse Maria đột ngột qua đời ngày 18.05.1990, cha Giacôbê Lê Văn Mẫn được Tòa thánh đặt là Giám quản Giáo phận, và chấm dứt 23-04-1994, khi Đức nguyên Tổng Giám mục phó Têphanô Nguyễn Như Thể được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa, coi sóc Huế.
Ngày 14-02-1992, Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm ngài làm thành viên của Hội đồng Tòa thánh Đối thoại Liên tôn.
Ngày 21-09-1994, Đức Giám quản Tông tòa Têphanô đã mở lại Ðại chủng viện Huế với 40 đại chủng sinh Huế và Đà Nẵng, và giao cho các linh mục thuộc hội Xuân Bích đào tạo.
Ngày 01-09-1994, Đức Giám quản Tông tòa Têphanô truyền chức mục cho 4 đại chủng sinh và 1 tu sĩ dòng.
Năm 1995, Đức Giám quản Tông tòa Têphanô được Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhiệm kỳ 1995-1998, trao nhiệm vụ đặc trách Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh. Cũng trong năm này, ngài mở Học viện liên dòng nữ lần đầu tiên tại Giáo phận Huế.
Ngày 9-3-1998, Tòa thánh bổ nhiệm Ðức cha Têphanô Nguyễn Như Thể làm Tổng Giám mục chính tòa Huế.
Tháng 8-1998, ngài tổ chức Tam nhật Ðại hội kỷ niệm 200 năm Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang và tháng 8-1999 kết thúc năm kỷ niệm.
Năm 2000, ngày 29-06, Ðức Tổng Giám mục Têphanô cử hành kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế, và cung hiến nhà thờ chánh tòa Phủ Cam (được xây từ 1963 nhưng tới lúc đó mới hoàn thành). Năm 2002, Đức TGM bắt đầu cho xây Trung tâm Mục vụ của TGP và đến ngày 01 tháng 12 năm 2005 thì được khánh thành và làm phép do ĐHY Crescenzio Sepe, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, trong dịp viếng thăm Giáo Hội Việt Nam.
Ngày 19-02-2005, Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận, hiệu tòa Gadiaufala, khẩu hiệu “Sicut qui ministrat - Như một người phục vụ”. Ngày 07-04-2005, Thánh lễ Tấn phong giám mục tổ chức tại Phủ Cam.
Ngày 15-08-2012, tại Thánh địa La Vang, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã cử hành Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ hồn xác lên trời và Nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang.
Đức cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, sau 7 năm 6 tháng làm Giám Mục Phụ Tá, ngày 18-08-2012, đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Giáo phận Huế, thay thế Đức Tổng Têphanô đến tuổi nghỉ hưu. Nghi thức nhậm chức diễn ra tại tòa TGM Huế vào ngày 20-08-2012 và Thánh lễ Tạ ơn được cử hành tại nhà thờ Chính toà Phủ Cam ngày 12-09-2012. Từ năm 2013-2016, ngài làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài đã cho xây Tiền Chủng viện năm 2015. Ngày 29-10-2016, Tòa thánh chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng và bổ nhiệm Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, kế nhiệm.
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh sinh ngày 22-11-1949 tại Ba Làng, Thanh Hóa, thụ phong linh mục năm 1992, thuộc Giáo phận Nha Trang, du học Pháp từ 1995 đến 2003 và đậu tiến sĩ triết học. Trở về nước ngài làm giáo sư Đại chủng viện Sao Biển, Nha Trang. Năm sau đó, 2004, ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm GM chính tòa Thanh Hóa, kế nhiệm Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm.
Tháng 10-2016, ngài được bầu làm Chủ tịch HĐGM Việt Nam, nhiệm kỳ 2016-2019, kế nhiệm Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc.
Cùng với việc bổ nhiệm làm TGM chính tòa Huế, Đức Tổng Giuse được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Thanh Hóa.
Đầu năm 2019, Đức TGM bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị cho Năm thánh mừng kỷ niệm 170 thành lập Giáo phận (1850-2020) sẽ diễn ra vào ngày 01.01.2020.
Tháng 10-2019, trong Hội nghị HĐGM tại Hải Phòng, Đức TGM lại được tái đắc cử chức vụ Chủ tịch HĐGM, nhiệm kỳ 3 năm (2019-2022).
Số liệu thống kê Giáo phận tháng 8-2019 cho biết: Diện tích: 9773 km2 (gồm 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị). Dân số: trên 1.915.375 người. Tín hữu: 63.070. Linh mục: 151 triều, 73 dòng. Đại chủng sinh: 76. Tiền chủng viện: 13. Tu sĩ dòng giáo hoàng: 129. Tu sĩ dòng Giáo phận: 1345. Giáo lý viên: 1001.
PHỤ LỤC
I. CÁC VỊ GIÁM MỤC VÀ GIÁM QUẢN COI SÓC GIÁO PHẬN HUẾ:
ĐƯƠNG NHIỆM: Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, (2016 -...
CÁC VỊ TIỀN NHIỆM
1850-1862: Giám mục François-Marie Pellerin (Phan).
1862-1878: Giám mục Joseph Sohier (Bình).
1878-1879: Giám mục Martin Pontviane (Phong).
1880-1908: Giám mục Marie Antoine Caspar (Lộc).
1908-1930: Giám mục Eugène Allys (Lý).
1930-1937: Giám mục Alexandre Chabanon (Giáo).
1937-1948: Giám mục François Lemasle (Lễ).
1948-1960: Tổng Giám mục Hiệu tòa: Jean Baptiste Urrutia (Thi).
1960-1968: Tổng Giám mục Chính tòa Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục.
1968-1988: Tổng Giám mục Chính tòa Philipphê Nguyễn Kim Điền.
1975: Tổng Giám mục phó Têphanô Nguyễn Như Thể
1988-1990: Hồng Y Giám quản Tông tòa Giuse Maria Trịnh Văn Căn.
1990-1994: Linh mục Giám quản Giáo phận Giacôbê Lê Văn Mẫn.
1994: Tổng Giám mục Giám quản Tông tòa Têphanô Nguyễn Như Thể.
1998-2012: Tổng Giám mục Chính tòa Têphanô Nguyễn Như Thể.
2012-2016: Tổng Giám mục Chính tòa Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.
II. CÁC VỊ GIÁM MỤC GỐC GIÁO PHẬN HUẾ:
1. ĐGM. Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn (Ba Châu): GM Bùi Chu 1935 (+).
2. ĐTGM. Pr. Máctinô Ngô Đình Thục (Đại Phong): GM Vĩnh Long 1938 (+).
3. ĐGM. Tađêô Lê Hữu Từ (Di Loan): GM Phát Diệm 1945 (+).
4. ĐGM. Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (Nhu Lý): GM Sài Gòn 1955 (+).
5. ĐHY. P.X. Nguyễn Văn Thuận (Phủ Cam): GM Nha Trang 1967 (+).
6. ĐGM. Alexis Phạm Văn Lộc (Kẻ Hạc, QB): GM Kontum 1975 (+).
7. ĐTGM. Têphanô Nguyễn Như Thể (Nho Lâm): TGM Huế 1998.
8. ĐHY. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (An Truyền): TGM Hà Nội 2010.
9. ĐTGM. Phaolô Bùi Văn Đọc (An Lộng): TGM Sài Gòn 2014 (+).
10. ĐTGM. P.X. Lê Văn Hồng (Trí Bưu): TGM Huế 2012.
11. ĐGM. Giuse Võ Đức Minh (Mỹ Đức, QB): GM Nha Trang 2009.
12. ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Đệ (Thạch Hãn): GM Thái Bình 2009.
Tổng hợp từ nhiều tài liệu
Nhóm Biên sử Giáo phận Huế, 10-2019
Nhập đề:
Huế là một vùng đất cổ. Đầu thế kỷ XIV, vùng đất này hòa nhập vào Ðại Việt khi năm 1306, công chúa Huyền Trân, con vua Trần Nhân Tông, làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai châu Ô và châu Lý (trong đó có Huế tương lai) làm sính lễ.
Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc kết hợp hai châu này làm một và cải tên là phủ Thuận Hóa được thực hiện dưới thời nhà Minh (Tàu đô hộ).
Đời nhà Hậu Lê, vào giữa thế kỷ XV, Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp đạo, sau đổi làm xứ, rồi đến đầu thế kỷ XVI, đổi làm trấn. Dưới thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 16-18), Thuận Hóa trong giai đoạn đầu là trấn, đến năm 1744 Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đổi làm dinh. Đây là vùng đất trải dài từ phía nam Đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.
Giáo phận Huế (vốn bao gồm vùng đất từ bờ nam sông Gianh đến bắc đèo Hải Vân), ban đầu thuộc Giáo phận Ðàng Trong (1659-1844) rồi thuộc Giáo phận Đông Đàng Trong (1844-1850). Ngày 27-8-1850 Ðức Giáo hoàng Piô IX ký sắc chỉ Postulat Apostolici thành lập Giáo phận Huế với tên gọi là Giáo phận Bắc Ðàng Trong.
Năm 1924 được đổi tên là Giáo phận Huế và được nâng lên thành Tổng Giáo phận khi Tòa thánh thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam (1960). Giáo phận Huế đã trải qua những giai đoạn chính sau đây:
1. Nửa thế kỷ khai phá của dòng Tên (1615-1665)
Công cuộc truyền giáo thật sự bắt đầu với các linh mục dòng Tên. Thời kỳ này, có một tỉnh Dòng Tên đặt tại Macao (Áo Môn), một nhượng địa bé nhỏ của Bồ Ðào Nha trong vùng đất phía nam Trung Quốc. Nhiều Thừa sai người Bồ đã từ đó đến Việt Nam truyền giáo.
Cha Francesco Buzomi được coi là người đầu tiên đến xứ Ðàng Trong, ngài có mặt tại Hội An vào năm 1615 và giảng đạo tại Quảng Ngãi, Nước Mặn (Quy Nhơn).
Trong khoảng thời gian từ 1615 đến 1665, có 30 linh mục và 5 trợ sĩ Dòng Tên hoạt động ở Ðàng Trong, trong số này có cha Francisco de Pina và cha Alexandre de Rhodes (Ðắc Lộ).
Năm 1625, cha Pina (rất thông thạo tiếng Việt) đến Thuận Hóa rửa tội cho bà Minh Ðức Vương Thái Phi, vợ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Bà được xem như tín hữu đầu tiên của Giáo phận Huế.
Cha Đắc Lộ, người được xem là có công lớn trong việc sáng lập chữ quốc ngữ với những tác phẩm như: Phép Giảng Tám Ngày và Từ Ðiển Việt-Bồ-La (in tại Roma năm 1651), năm 1640 đã ra Kim Long, nơi có phủ chúa, ngụ tại nhà bà Minh Đức và rửa tội cho ông Văn Nết, quản gia của bà, sau trở thành vị tử đạo.
Công cuộc truyền giáo của các Thừa sai Dòng Tên người Bồ ở Ðàng Trong đã có những kết quả rất rõ rệt với khoảng 20.000 tín hữu và tổ chức thầy giảng, câu trùm, biện họ…
Năm 1622, Thánh bộ Truyền bá Đức tin được Đức Grêgôriô XV thành lập. Cùng lúc ấy, cha Đắc Lộ, bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam năm 1645, đã trở về Âu Châu, vận động cho có thêm Thừa sai sang vùng Đông Nam Á, nhất là tới Rôma đề xuất việc thiết lập cơ cấu Giáo phận với hàng Giám mục do Tòa thánh bổ nhiệm.
Năm 1659, với Đoản sắc “Super cathedram principis”, ĐGH Alêxandrô VII (1655-1667) quyết định tổ chức ở vùng truyền giáo Việt Nam hai Giáo phận và giao cho hai vị Thừa sai người Pháp: Đức Giám Mục François Pallu (1626-1658-1684) làm Đại diện Tông tòa ở Đàng Ngoài, gồm khu vực chúa Trịnh cùng 4 tỉnh nam Trung Quốc, và Đức Giám Mục Lambert de la Motte (1624-1658-1679) làm Đại diện Tông tòa ở Đàng Trong, gồm khu vực chúa Nguyễn cùng Cao Miên và vương quốc Thái. Ranh giới giữa 2 Giáo phận là sông Gianh, xét vì lúc ấy, hai thế lực Trịnh và Nguyễn đang đối đầu nhau ở nơi này.
Cũng nên biết, François de Pallu và Lambert de la Motte khi còn là linh mục, đã thành lập năm 1653 một tu hội giáo sĩ mang tên Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (Société des Missions Étrangères de Paris, gọi tắt là MEP). Hội nhắm mục đích gởi người đi truyền giáo tại những nước ngoại đạo và đặc biệt bên châu Á. Chính từ hội này, từ năm 1850 đến 1975, 101 Thừa sai đã đến phục vụ Giáo phận Huế.
2. Huế thuộc Giáo phận Ðàng Trong (1659-1844)
Sau 3 năm thành lập Giáo phận, ngày 22-8-1662, Đức cha Lambert de la Motte tới Thái Lan và đặt tòa Giám mục tại Ayuthia, vì chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đang bắt bớ người Công Giáo ở Đàng Trong (với hai sắc chỉ năm 1663 và 1665). Cùng với Đức cha François Pallu và các Thừa sai, ngài họp Công đồng Ayuthia (1664) để hoạch định đường hướng mục vụ, và lập chủng viện Thánh Giuse ở đây (1665) để đào tạo các linh mục Thái-Hoa-Việt.
Sau khi Đức cha Lambert de la Motte qua đời tại Thái Lan, cha Guillaume Mahot (MEP) được đặt làm chủ chăn Giáo phận (1681). Do làm việc cật lực để tổ chức quản trị Giáo phận, ngài qua đời sớm vào ngày 15-6-1684.
Kế vị là Thừa sai Joseph Duchesne (1684), giáo sư chủng viện Thánh Giuse ở Thái. Tiếc rằng ngài chưa nhận được sắc phong của Tòa thánh thì đã mất sau Đức cha Mahot 2 ngày. Giám mục Louis Laneau đang phụ trách giáo đoàn Thái Lan được chọn làm giám quản, đã đặt cha Pierre Langlois (1680-1700), đang coi sóc giáo xứ Phủ Cam (kinh đô Huế), làm Tổng đại diện Giáo phận Đàng Trong.
Cha P. Langlois là một trong những vị Thừa sai Pháp nổi tiếng. Khắp Kinh đô Huế mọi người đều biết “Ông cố Phêrô”. Cha là một thầy thuốc cao tay, rành phẫu thuật, lại thông thạo tiếng Việt, đã soạn một cuốn Từ điển Pháp-Việt và một cuốn Văn phạm Việt ngữ được các Thừa sai hoan nghênh. Đến Đàng Trong năm 1680, cha được chúa Hiền hậu đãi, cho ở trong vương phủ tại Kim Long. Năm 1687, cha dọn qua Phủ Cam, xây bệnh xá và hằng ngày phát thuốc chẩn bệnh. Nhờ đó cha đã đưa được lắm người về với Chúa, trong đó có nhiều phu nhân, nhiều quan viên đội cận vệ. Cha còn tậu đất, quy dân, lập họ đạo Phủ Cam, nay là Giáo xứ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, mà cha là quản xứ tiên khởi.
Ngày 29-07-1691, tại Thái Lan, linh mục Francisco Perez được tấn phong Giám mục Đại diện Tông tòa (1643-1687-1728).
Ngày 27-09-1691, Đức cha về nhận Giáo phận, đặt tòa Giám mục tại Phủ Cam. Khởi đầu đời Giám mục của ngài, Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) cũng lên ngôi nối nghiệp. Ông đã ra lệnh bách hại đạo, triệt hạ các nhà thờ, bắt giáo dân làm phu phen tạp dịch và phải đóng thuế gấp 3 lần lương dân... Đức cha cùng Giám mục phó Marin Labbé phải trốn khỏi tòa Giám mục, lênh đênh sông nước đến tận Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Ngày 29-9-1728, Đức cha qua đời.
Năm1728 Đức cha Alessandro di Alexandris, người Ý, kế vị. Dưới thời ngài, Giáo phận mở rộng đến tận cùng miền nam, sang cả Cao Miên (bấy giờ gọi là Thủy Chân Lạp).
Ngày 30-05-1740 (có tài liệu ghi là 30-09), Đức Khâm sai Elzéar des Achards de la Baume (người Pháp) thành lập chủng viện Thợ Đúc. Một trang sử mới cho việc đào tạo hàng Giáo sĩ Việt tại chính trong nước và nhất là tại Giáo phận Đàng Trong. Chủng viện nằm dưới chân Thành Lồi (di tích Chàm), cạnh trụ sở các cha Thừa sai Pháp, thánh hiệu là Carôlô. Đức Khâm sai lâm bệnh từ trần ngày lễ Phục sinh 2-4-1741, an táng trong nhà thờ Thợ Đúc.
Vị Thừa sai Armand Lefèbvre (MEP), đang ở Thái Lan, kế vị năm 1741. Ngài đến Huế năm 1744 và lập tòa Giám mục ở Thợ Đúc. Đức cha chú tâm đến việc đào tạo hàng Giáo sĩ Việt và tái lập hội Thầy giảng. Nhờ đó, khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) bách hại các tín hữu và trục xuất tất cả các Thừa sai ra khỏi Đàng Trong (1750), chỉ trừ cha Koeffler, Dòng Tên, giữ chức ngự y trong vương phủ. Bấy giờ Giáo phận vẫn có 3 linh mục do Đức cha tấn phong và 200 Thầy giảng làm việc.
Dưới thời Đức cha Guillaume Piguel làm Giám mục Tông tòa Đàng Trong (1722-1762-1771), Giáo phận chưa hết cơn bách hại. Đức cha phải lưu lại Cao Miên và sống cuộc sống rất thanh đạm.
Huệ vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) lên ngôi kế vị Võ vương, giảm bớt bắt bớ đạo. Các Thừa sai âm thầm, dè dặt trở lại Giáo phận: 4 cha Dòng Tên, 2 cha Dòng Phanxicô. Các nhà thờ, nhà nguyện từ từ mọc lên. Đức cha đi kinh lược Giáo phận 2 lần (1765 và 1766), để viếng thăm, nâng đỡ giáo dân đã 15 năm không có chủ chăn.
Từ ngày chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613) vào Đàng Trong cho đến Huệ vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) nối nghiệp Chúa, tất cả là 9 đời. Đất nước bấy giờ rơi vào cảnh chiến tranh giành ngôi báu giữa ba phe: Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn (1774-1801), đời sống dân chúng rất cơ khổ, đạo bị bắt bớ dữ dội.
Trong bối cảnh ấy, Đức cha Pigneau de Béhaine (1741-1771-1799) kế vị, làm chủ chăn Giáo phận. Vì chiến tranh, Đức cha chỉ hoạt động ở miền Nam, còn các tỉnh ở phía bắc Giáo phận trao cho Giám mục phó Jean Labartette (1744-1784-1823). Đức cha Labartette đặt tòa Giám mục tại Di Loan, rồi Cổ Vưu tỉnh Quảng Trị, nhưng 9 năm sau mới được tấn phong (1793).
Hàng giáo sĩ có 2 Thừa sai Pháp: Longer và Darcet, 3 Linh mục Việt, 4 Linh mục Dòng Tên, và 6 tu viện Mến Thánh Giá đông đến 200 chị.
Mặc dù chiến tranh, cuộc sống khó khăn thiếu thốn, Đức cha vẫn quan tâm đến việc đào tạo hàng giáo sĩ bản xứ và các thầy giảng. Ngài mở chủng viện Hòa Ninh (1784-1801) rồi dời vào An Ninh (1802-1820) ở Quảng Trị.
Sau 8 năm chiến tranh (1771-1778), Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế lập nên triều đại Tây Sơn. Cuối năm 1797, bắt được một bức thư của Nguyễn Ánh gởi cho Đức cha Labartette, Cảnh Thịnh (1792-1802), con của Quang Trung, đâm nghi ngờ Công Giáo tiếp tay cho giặc, nên tháng 8-1798 đã ra chiếu chỉ cấm đạo.
Ở vùng Dinh Cát (Quảng Trị), quân Tây Sơn bách hại tín hữu một cách tàn khốc, khiến nhiều giáo dân phải chạy vào ẩn trốn tại xóm rú La Vang của họ đạo Cổ Vưu nằm sát chân dãy Trường Sơn, cách cổ thành Quảng Trị khoảng hơn 4 cây số về hướng Nam.
Theo khẩu truyền, vào năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra tại đây với họ. Tại Phú Xuân, cha Emmanuel Nguyễn Văn Triệu bị bắt ngày 7-8-1798 và bị chém đầu ngày 17-9-1798 tại Bãi Dâu. Ngài là thánh tử đạo tiên khởi của Giáo phận Huế hiện thời.
Đức Cha Pigneau de Béhaine qua đời tại Qui Nhơn năm 1799, Giám mục phó Jean Labartette trở thành Đại diện Tông tòa (từ 1799 đến 1823).
Năm 1802, Nguyễn Ánh lấy lại giang sơn từ tay nhà Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu Việt Nam, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, thống nhất đất nước bị chia cắt 150 năm.
Nhớ công ơn của Giám mục Pigneau, Gia Long nhân nhượng đối với các Thừa sai Pháp, đạo vì vậy mà được một thời yên ổn.
Năm 1803, tận dụng tình thế yên ổn, Đức cha Labartette họp Công đồng Giáo phận Đàng Trong tại Trí Bưu, bàn hướng đi và hành động trong tình thế mới.
Năm 1804 Đức cha cho xây dựng tòa Giám mục Đàng Trong tại Trí Bưu, trên thửa đất rộng 2 mẫu 4 sào do họ đạo dâng cúng.
Giáo phận Đàng Trong lúc nầy có Đức cha Labartette, 80 tuổi, 4 Thừa sai Pháp, 18 Linh mục Việt, 2 Cha Dòng Capuxinô người Ý, mấy chục Thầy giảng, và hơn 400 nữ tu Mến Thánh Giá sinh hoạt trong 16 tu viện khắp Giáo phận.
Đức cha Labartette lâm bệnh, qua đời ngày 6-8-1823 tại Cổ Vưu và được an táng dưới chân tháp nghĩa trang của giáo xứ.
Bốn năm sau, vào ngày 18-9-1827 Tòa thánh đặt Thừa sai Jean-Baptiste Taberd làm Giám mục kế vị coi sóc Giáo phận Đàng Trong (1794-1827-1840).
Trước đó, năm 1819, vua Gia Long băng hà, thái tử Đảm lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng (1820-1840). Những năm đầu tân vương chưa ra tay đàn áp, Giáo phận còn được bình an. Chỉ từ 1833, vua mới thực sự bách hại khốc liệt.
Các thánh tử đạo đặc biệt dưới triều Minh Mạng trên địa bàn sau này thuộc Giáo phận Huế gồm có Thừa sai François Isidore Gagelin (Kính) (+ 18-10-1833); quan thị vệ Phaolô Tống Viết Bường (+ 23-10-1833); Thừa sai Joseph Marchand (Du) (+ 30-11-1835); quân nhân Anrê Trần Văn Trông (+ 28-11-1835); Thừa sai François Jaccard (Phan) (+ 21-9-1838); chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện (+ 21-9-1838); linh mục Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm (+ 24-11-1838); trùm họ Antôn Nguyễn Hữu Năm (+ 10-7-1840); y sĩ Ximon Phan Đắc Hòa (+ 18-12-1840) Cũng phải kể thêm đấng đáng kính là Thừa sai Gilles Delamotte, chết rũ tù (+ 03-10-1840).
Từ ngày Minh Mạng ra lệnh bắt đạo toàn quốc (1833), Đức cha Taberd phải lánh qua Thái Lan và sang Singapore (1834), và ngài qua đời 1840.
Đức cha Étienne Cuénot (Thể) kế vị (1840-1844). Trong 26 năm ngài sống ở Gò Thị (Quy Nhơn), Đức cha Cuénot Thể chẳng đi đâu được, chỉ viết thư luân lưu, viết và dịch sách đạo, dọn bài giáo lý gởi đi khắp các họ đạo cổ võ các linh mục, các thầy giảng, theo dõi mọi chuyện qua các báo cáo, nên không có việc gì xảy ra trong Giáo phận mà ngài chẳng hay. Linh mục cũng như giáo dân cảm thấy mình có người nâng đỡ, lên tinh thần rất nhiều.
Năm 1836, 10 linh mục Việt Nam được phong chức, trong đó Huế có 3 vị: cha Gioan Đoạn Trinh Hoan người Vân Dương, cha Tađêô Phan Văn Thận người Kẻ Sen, cha Nhân người Gia Môn.
Đức cha tổ chức lại chủng viện Di Loan (Quảng Trị), tập trung được 250 nữ tu Mến Thánh Giá trong 18 tu viện. Riêng Huế, tại Quảng Bình có tu viện MTG Trung Quán, Mỹ Hương, Kẻ Bàng, do cha Gioan Đoạn Trinh Hoan phụ trách. Tại Quảng Trị có tu viện Di Loan, Nhu Lý. Tại Thừa Thiên có tu viện Dương Sơn, Thợ Đúc.
Tận dụng giai đoạn bình yên dưới triều vua Thiệu Trị (1841-1847), Đức cha mở Công đồng Gò Thị (10-1841), quyết định gởi lại chủng sinh du học Penang, (một đại chủng viện trên đảo Penang, Malaysia, hình thành từ năm 1658 do hội Thừa sai Paris). Ngài cũng cử nhiều Thừa sai và Thầy giảng đi truyền giáo ở Kontum, Ban Mê Thuột. Trong Giáo phận, ngài tổ chức học hỏi cho các linh mục hằng năm thi đua truyền giáo giữa các xứ đạo. Với người đã chối Chúa muốn trở về, ngài yêu cầu họ mời gọi một tân tòng khác nhập đạo. Số tín hữu gia tăng nhanh.
3. Thuộc Giáo phận Đông Đàng Trong (1844-1850)
Năm 1844, theo Công đồng Gò Thị (10-1841), từ sự chuẩn bị của Giám mục Cuénot, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI đã tách Giáo phận Đàng Trong thành hai: Tây Đàng Trong (gồm Nam Kỳ lục tỉnh và Cao Miên, trung tâm là Sài Gòn) giao cho Đức cha Dominique Lefèbvre (Nghĩa, nguyên giám đốc đại chủng viện Cái Nhum) và Đông Đàng Trong (từ Nam Quảng Bình đến Bình Thuận, trung tâm là Quy Nhơn) được Đức cha Cuénot Thể tiếp tục cai quản.
Từ Gò Thị, Đức Cha Cuénot lại vươn tầm nhìn xa tận Quảng Trị, mặc dầu chưa một lần đặt chân lên đất Ái Tử - Thuận Hóa. Để chuẩn bị cho việc tách lập một Giáo phận mới ở phía bắc của Giáo phận Đông Đàng Trong, Đức cha đã có những động thái:
- cho lập chủng viện Kẻ Sen (Quảng Bình) năm 1847 và tái lập chủng viện Di Loan (Quảng Trị) năm 1849.
- cuối tháng 9-1846 cho mời Thừa sai François-Marie Pellerin đang ở vùng Bình Định vào Gò Thị.
Đêm 4-10-1846, Đức cha Cuénot đã tấn phong cha Pellerin (1813-1846-1862) làm giám mục phó đặc trách truyền giáo phía bắc Giáo phận.
Do chiếu chỉ phân sáp, Đức cha Cuénot đã rời Gò Thị đi lánh nạn nơi này nơi kia. Ngày 24-10-1861 Đức cha Cuénot bị bắt khi đang trốn ẩn tại nhà bà Madalena Huỳnh Thị Lựu,
Ngài chết rũ tù ngày 14-11-1861 trong nhà giam Bình Định vì đòn tra tấn và bệnh kiết lỵ. Đức cha Cuénot sống ở Việt Nam 34 năm.
4. Giáo phận Bắc Đàng Trong, rồi đổi thành Giáo phận Huế ((1850-1960)
Giáo phận Bắc Đàng Trong (1850-1824).
Năm 1850 Tòa Thánh lại chia 2 Giáo phận ở Đàng Trong thành 4 Giáo phận:
- Tây Đàng Trong (Sài Gòn) giao cho Đức cha Dominique Lefebvre (Nghĩa) (+1865)
- Nam Đàng Trong (Nam Vang) giao cho Đức cha Jean-Claude Miche (Mịch) (+1873).
- Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) giao cho Đức cha Étienne Cuénot (Thể) (+1861)
- Bắc Đàng Trong (Huế) giao cho Đức cha François-Marie Pellerin (Phan) (+1862)
Ðức cha François-Marie Pellerin Phan, (1813-1846-1862) trở thành vị Giám mục tiên khởi của Giáo phận mới mang tên Bắc Ðàng Trong, được Ðức Giáo hoàng Piô IX thành lập ngày 27-08-1850 qua sắc chỉ Postulat Apostolici.
Năm 1851, Đức cha ra Huế nhậm chức, đặt tòa Giám mục tại Di Loan, Quảng Trị.
Giáo phận lúc ấy có 2 Thừa sai Pháp Jean-Paul Galy ở Kẻ Sen và Joseph Sohier ở Di Loan, 12 linh mục người Việt, 2 chủng viện Di Loan và Kẻ Sen, 7 tu viện Mến Thánh Giá Kẻ Bàng, Mỹ Hương, Di Loan, Nhu Lý, Bố Liêu, Dương Sơn, Phủ Cam, 24.000 giáo dân và một số ruộng đất chung quanh kinh thành Huế.
Ngày 17-8-1851, Đức cha tấn phong cha Sohier Bình làm Giám Mục Phụ Tá tại Di Loan (1818-1851-1876).
Trong giai đoạn này, Tự Đức (1848-1883) đã ban hành những sắc dụ cấm đạo rất có hệ thống và quyết liệt.
Sắc dụ năm 1851 hạ lệnh “bắt và liệng xuống sông tất cả các Tây dương đạo trưởng... chặt làm đôi các đạo trưởng Việt Nam, dù đạp hay không đạp thập tự.... chặt các kẻ oa trữ đạo trưởng...”.
Sắc dụ 1855 ra hạn “cho các quan ở tỉnh 3 tháng để xuất giáo, dân chúng và binh sĩ được 6 tháng để bỏ đạo. Phải đốt tất cả các nhà thờ, nhà xứ; cấm giáo hữu không được tập trung”.
Sắc dụ 1857 lại dạy “khắc vào má hai chữ Tả Đạo và tên làng” cho giáo hữu, “những quan lại chểnh mảng phải mất chức”.
Sắc dụ 1859 ra lệnh “bắt các chức việc họ, thầy giảng”.
Sắc dụ 1860 cấm không cho phụ nữ, trẻ em Công Giáo ra khỏi làng, “vì chúng dùng những đàn bà xấu nết mà chúng gọi là trinh nữ, là bà phước để giấu giếm các đồ thờ, chuyển đưa thư từ và tin tức”.
Cuối cùng vua Tự Đức hạ một sắc dụ quyết liệt có ý làm tản mác người Công Giáo ra khắp nơi trong nước, buộc cư trú giữa lương dân để tận diệt, gọi là “Phân Sáp” (1861).
Các Thánh tử đạo dưới triều Tự Đức (thuộc Huế) có quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy (+ 22-5-1857), cai đội Nguyễn Văn Trung (+ 6-10-1858), cai đội Giuse Lê Đăng Thị (+ 24-10-1860), linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan ngày 26-5-1861, trùm họ Matthêô Nguyễn Văn Phượng (+ 26-5-1861), giám mục Têphanô Cuénot Thể (+ 14-11-1861).
Mặc dù phải trốn tránh nhà cầm quyền bắt bớ, Đức cha Pellerin vẫn hoạt động tích cực với các chương trình trọng điểm:
- Đào tạo linh mục: chăm lo vun trồng 2 chủng viện Di Loan, Kẻ Sen. Gửi chủng sinh du học chủng viện Penang (Malaysia), truyền chức linh mục cho 23 thầy. Đức cha thường xuyên có mặt ở chủng viện.
- Củng cố các cộng đoàn nữ tu Mến Thánh Giá, dạy sống theo quy luật dòng, dạy đọc kinh chung giống nhau trong mọi tu viện.
- Đào tạo tông đồ giáo dân: lấy cán bộ ở địa phương làm nòng cốt và chỗ dựa, lập đoàn “Thầy giảng bậc nhì” gồm những giáo dân đã có gia đình. Họ là những ông Câu, ông Biện, ông Trùm trong cộng đoàn, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển các giáo xứ.
Đức cha chia Giáo phận làm 3 Giáo hạt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Mỗi hạt chọn lấy một người biết chữ, đạo đức, khôn ngoan, trải việc đời, giỏi việc đạo, nhất là trung tín phục vụ Giáo hội trong gian khổ làm Trùm hạt. Đó là 3 vị: Lương y Matthêu Nguyễn Văn Phượng tức Đắc, người Sáo Bùn (thân phụ nữ tu Nguyễn Thị Thủ, nhà phước MTG Mỹ Hương), làm Trùm hạt Quảng Bình; Lương y Phanxicô Xaviê Lê Thiện Thìn, người Trí Bưu (thân phụ linh mục Phanxicô Xaviê Lê Thiện Cần), làm Trùm hạt Quảng Trị, và quan Thái bộc Micae Hồ Đình Hy, người Nhu Lâm (thân phụ linh mục Giuse Hồ Đình Tính), làm Trùm hạt Thừa Thiên.
Ngoài ra, Đức cha còn tổ chức các hội đoàn trong Giáo phận (hội Đức Bà Mân Côi, hội Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu), dạy làm những việc đạo đức (tôn sùng Trái Tim ĐCG, Trái Tim Đức Bà, kính 7 sự Thương khó Đức Mẹ, làm Tuần Cửu nhật). Ngài cho in sách “Mục lục”, sách “Kinh nghĩa” để giáo hữu trong Giáo phận đọc và học.
Từ tháng 10-1856 Đức cha sang Macao rồi về Pháp. Năm 1860, Đức cha về Penang để trở lại Việt Nam, nhưng không vào được Giáo phận.
Ngày 13-9-1862 ngài qua đời và an táng tại Penang, 49 tuổi, làm linh mục được 27 năm, giám mục được 17 năm, 5 năm lưu vong.
Những năm Tự Đức bắt đạo ác liệt ấy, Đức cha phụ tá Joseph Sohier ở tại Kẻ Sen để lo chủng viện. Kẻ Sen là xứ đạo gần núi dễ trốn tránh. Vị chủ chăn đã bao phen phải chạy vào rừng, đương đầu với đủ thứ khó khăn, gian lao, nguy hiểm.
Năm 1862, Đức cha Sohier Bình kế vị cai quản Giáo phận.
Năm 1863, tình hình yên ổn, Đức cha Sohier đã rời Kẻ Sen về Huế, đặt tòa Giám mục tại Kim Long. Đức cha triệu tập mọi linh mục về tòa Giám mục tĩnh tâm (đầu năm 1864) với những quy định đến hôm nay còn thực hành:
(1) Kể từ nay, mỗi linh mục được phái đi phục vụ đều có "Bài Sai"
(2) Mỗi giáo sở phải có nhà thờ, nhà xứ, giáo dân.
(3) Mỗi giáo xứ phải có sổ Bí tích, kê khai đầy đủ lý lịch từng tín hữu, từng gia đình.
(4) Các cha phải chăm lo mục vụ, dạy giáo lý, tránh gương xấu cho bổn đạo.
(5) Phải tuyển chọn các thanh thiếu niên có hạnh kiểm tốt, khả năng trí tuệ, gia đình đạo đức đưa vào chủng viện.
Đức cha cũng lập sở Dục anh Thanh Tân để nuôi dạy con cái mồ côi của những gia đình bị bách hại trong cuộc “Phân sáp” vừa qua. Ngài đặt cha Hồ Đình Tính (con của Thánh Micae Hồ Đình Hy) làm quản lý sở. Ngài còn canh đất Ba Trục làm sở Tài chính của Giáo phận.
Sau khi chấn chỉnh lại Giáo phận, ngày 10-7-1864 Đức cha đi Âu Châu.
Tháng 6-1876, Đức cha đi kinh lý vùng Quảng Bình, khi tới giáo xứ Kẻ Sen thì bị kiết lị và qua đời ngày 3-9-1876, an táng tại đây, 58 tuổi, 34 năm linh mục, 23 năm giám mục.
Tòa thánh chọn cha Jean Pontvianne Phong kế vị (1939-1877-1879). Thánh lễ truyền chức được cử hành tại Nhà thờ Kim Long ngày 12-5-1878.
Ngày 30-7-1879 Đức cha lâm bệnh và qua đời, 40 tuổi, làm giám mục được 14 tháng. Trong thời gian ấy ngài giao việc điều hành cho Cha chính Louis-Étienne Dangelzer.
Một năm sau, Tòa thánh chọn cha Antoine Caspar Lộc đang phục vụ Giáo phận Tây Đàng Trong làm Giám mục kế nhiệm (1841-1880-1917). Lễ tấn phong tổ chức ngày 24-8-1880 tại Sài Gòn và đầu tháng 9, Đức cha ra Huế nhậm nhiệm vụ.
Đức cha đi thăm và ở lại với các cha quản xứ vùng sâu vùng xa, để dạy giáo lý, ban các bí tích, cảm thông đời sống của các vị.
Năm 1882, Đức cha xây đại chủng viện mới ở Thợ Đúc, thay thế chủng viện ở Kim Long được mở một năm trước đó, trùng tu Tiểu chủng viện An Ninh lần 2 (mở lại thời Đức Giám Mục Sohier Bình năm 1864). Đức cha giao cho cha bề trên Claude Bonin Ninh xây nhà nguyện bằng gạch, có tháp cao và một nhà nguyện kính Đức Bà; xây nhà lầu hai tầng làm phòng ngủ, phòng học cho các chú rất vững chắc.
Ngài khánh thành cơ sở chủng viện ngày 21-11-1905. (Tiểu chủng viện này sẽ tồn tại tới năm 1953).
Đức cha đến Huế chưa được bao lâu, thì xảy ra thảm cảnh Văn Thân “bình Tây sát Tả” 1883-1886, gây tang tóc lớn cho Giáo phận.
Cuối năm 1883, Văn Thân bắt đầu giết hại tín hữu các họ đạo ở phía nam Thừa Thiên (Châu Mới, Nước Ngọt, Cầu Hai, Truồi), ở phía tây Thừa Thiên (Buồng Tằm).
Đêm 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang Cá và Tòa Khâm của Pháp. Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở, Quảng Trị rồi mở chiến dịch “Cần Vương, Bài ngoại, Sát tả”. Từ ngày đó Văn Thân lại bao vây và giết hại người Công Giáo ở Dinh Cát, Quảng Trị (1885-1886), ở Quảng Bình (1886). Cả Giáo phận 12 linh mục, một vạn giáo hữu, vô số nhà thờ, nhà xứ, sở nữ tu, nhà tín hữu, ruộng vườn của cải... bị Văn Thân sát hại, đốt phá, cướp bóc.
Tạm yên nạn Văn Thân, Đức cha Caspar Lộc dạy tìm kiếm giáo dân và giúp họ đoàn tụ với gia đình. Tín hữu trở về xứ, xây dựng lại nhà thờ, nhà cửa.
Đức cha đặt lại các vị quản xứ, xây các lăng Tử đạo, ghi tên các chứng nhân đức tin bị Văn Thân tàn sát: Hòa Viện, Giáo Liêm, Hoan Thịnh (Kẻ Nghĩa), Cổ Vưu (Trí Bưu), Nhu Lý, An Lộng, Đầu Kênh, Phúc Lộc, Bích khê, Dương Lệ, Đại Lộc, Dương Lộc, Đồng Giám, Kẻ Vịnh, Kẻ Văn, Gia Bình, Bái Sơn, Gia Môn, Cao Xá, Loan Lý, An Lễ, Ba Ngoạt, Mỹ Phước, Buồng Tằm, Châu Mới.
Ngày 25-1-1889, Đức cha mời các nữ tu Saint-Paul de Chartres đến Huế mở nhà Dục anh Kim Long, mở trường nữ trung học Jeanne d’Arc và bệnh viện Pasquier.
Năm 1903, Đức cha mời các tu sĩ Dòng Lasan đến Huế mở trường dạy học. Năm 1904 trường Pellerin được xây dựng.
Ngoài việc từ thiện, văn hóa, Đức cha còn mua đất ruộng để tạo nguồn thu chi cho Giáo phận. Có tới 800 mẫu ruộng thuần thục ở các làng Nông, Truồi, Phú Bài, Lương Văn, Tô Đà, Thần Phù, Vinh Hòa, Hòa An, Nam Trường, Phú Thứ...
Đặc biệt Đức cha chú tâm đến anh chị em dự tòng, tân tòng. Ngài đặt nhiều cha chuyên lo việc dạy giáo lý cho những ai xin nhập đạo. Có những gia đình hoàng phái theo Chúa, con cái làm linh mục. Trước đây số giáo hữu chừng 18.000, nay trong đời ngài lên tới 62.000.
Một điều khởi sắc trong Giáo phận đương thời là có nhiều nhà thờ lợp ngói. Đức cha là người khởi sự với nhà thờ Kim Long (1880). Các cha Pháp lẫn Việt cũng đã làm như vậy.
Cuối năm 1898 cha Eugène Allys Lý xây nhà thờ Phủ Cam rất đẹp.
Đời Đức cha Caspar Lộc có hai sự kiện nổi bật:
- Ngày 27-5-1900, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII phong Chân phước cho 64 vị Tử đạo Việt Nam, trong số này có 9 vị thuộc Giáo phận Huế: 1- Emmanuen Nguyễn Văn Triệu, 2. Isiđôrô Gagelin (Kính), 3- Phaolô Tống Viết Bường, 4- Anrê Trần Văn Trông, 5- Phanxicô Jaccard (Phan), 6- Tôma Trần Văn Thiện, 7- Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm, 8- Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, 9- Ximon Phan Đắc Hòa.
- Tổ chức Đại hội La Vang lần đầu tiên năm 1900. Trong Đại hội này, Đức cha khánh thành Đền thánh Đức Mẹ Lavang và quy định cứ 3 năm mở Đại hội một lần vào giữa tháng 8.
Dưới thời Đức cha có hai vị Thừa sai người Pháp nhập tịch Giáo phận rất danh tiếng: Đó là linh mục Léopold Cadière (1892-1955), sử gia, nhà Huế học, và linh mục Henri Denis (1903-1933), tổ phụ Dòng Phước Sơn Việt Nam.
Năm 1906, Đức cha về Pháp chữa bệnh và năm sau thì từ chức, hưu trí tại quê nhà Obernai (Alsace) cho đến lúc qua đời ngày 13-6-1917, hưởng thọ 75 tuổi, 52 năm linh mục và 37 năm giám mục.
Tòa Thánh chọn cha Eugène Marie Allys Lý, quản xứ Phủ Cam và quản hạt Bên Thủy (1885-1908) kế vị (1852-1908-1936). Lễ tấn phong Giám mục tổ chức tại nhà thờ Phủ Cam ngày 24-5-1908.
Việc đầu tiên của vị chủ chăn mới là chuyển tòa Giám mục từ Kim Long về Phủ Cam và lấy nhà thờ Phủ Cam làm chính tòa.
Đức cha giao cho cha Jean Léculier Lựu xây tòa Giám mục và sở Quản lý Giáo phận. Năm 1909, ngài về ở tòa Giám mục mới.
Đức cha đặt cha François Stoeffler Thể làm quản xứ Phủ Cam và cha Léculier Lựu làm quản lý Giáo phận đồng thời làm tuyên úy cho hai trường Pellerin và Jeanne d’Arc.
Năm 1911 Đức cha cũng cho mua một thửa đất và năm 1914 xây nhà thờ Phanxicô Xaviê, khánh thành ngày 15-8-1918. Cha Jean Léculier Lựu là quản xứ đầu tiên họ đạo này.
Đức cha lại còn mua một thửa vườn khá rộng ở phố Gia Hội, xây một nhà thờ nhỏ giao cho cha sở Nam Phổ kiêm, lập nên giáo xứ Gia Hội. Tại Gia Hội các Sư huynh Lasan cũng mua một thửa vườn lập trường tiểu học Thánh Louis, về sau trao lại cho các chị Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, gọi là trường Mai Khôi Gia Hội.
Trong Thành nội, Đức cha đã cho xây nhà thờ Tây Linh.
Năm 1910, Dòng Kín Carmel (gốc từ Hà Nội) được thành lập tại Huế.
Năm 1921, Đức cha lập dòng nữ Con Đức Mẹ Vô Nhiễm để dạy giáo lý, văn hóa cho trẻ em trong các giáo xứ.
Năm 1924, Đức cha cũng lập một dòng nam mang tên là Dòng Thánh Tâm để dạy văn hóa cho trẻ em, đồng thời nhằm đào tạo trong tương lai những Thầy giảng. Đức cha trao cho cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn lo việc xây cất cơ sở, đào tạo các thầy, làm bề trên dòng cho đến khi Tòa thánh đặt ngài làm Giám mục Bùi Chu năm 1935.
Cũng năm 1924, Đức cha cho phép cha Giuse Trần Văn Trang lập Dòng Mến Thánh Giá Cải Cách tại giáo xứ Kim Đôi, sau đổi thành Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng năm 1967, dưới thời Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền.
Năm 1925, theo yêu cầu của Đức Giám Mục Henry Lecroart, Khâm sai Tòa thánh tại Đông Dương, Tỉnh dòng Thánh Anne de Beaupré (Canada) đã gửi hai linh mục và một trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đến Huế.
Năm 1933, cha Henri Denis Thuận (MEP) sáng lập Dòng Thánh Mẫu Phước Sơn tại Quảng Trị, một chi nhánh của Dòng Biển Đức Xitô bên Âu Châu.
Đức cha gởi nhiều đại chủng sinh đi du học ngoại quốc: thầy Phêrô Nguyễn Văn Lành và thầy Phêrô Ngô Đình Thục. Sau khi làm linh mục trở về Huế, cha Thục đã được Tòa thánh đã chọn làm Giám mục Vĩnh Long tháng 11-1939, rồi làm Tổng Giám mục Huế (1960).
Từ năm 1908-1928, Đức cha phong chức linh mục cho 62 vị. Cả Giáo phận lúc đó có 68 linh mục Việt Nam, 2 vị về sau làm Giám mục là cha Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục và cha Tađêô Lê Hữu Từ.
Các sự kiện nổi bật trong thời Đức cha Allys Lý:
- Ngày 02-5-1909, Đức Giáo Hoàng Piô X phong chân phước cho 20 vị Tử đạo Việt Nam, trong đó có 6 vị thuộc Giáo phận Huế: 1. Micae Hồ Đình Hy tử đạo 22-05-1857, 2. Phanxicô Nguyễn Văn Trung tử đạo 06-10-1858, 3. Giuse Lê Đăng Thị tử đạo 24-10-1860, 4. Mathêô Nguyễn Văn Phượng tử đạo 26-05-1861, 5. Gioan Đoạn Trinh Hoan tử đạo 26-05-1861, 6. Stêphanô Cuénot (Thể) tử đạo 14-11-1861.
Đổi tên Giáo phận Huế (1924)
- Ngày 03-12-1924, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã cho đổi tên một loạt các Giáo phận tại Việt Nam theo địa danh nơi đặt tòa Giám mục, bấy giờ là 10 Giáo phận gồm Hưng Hóa (trước là Thượng Đàng Ngoài), Bắc Ninh (trước là Bắc Đàng Ngoài), Hải Phòng (trước là Đông Đàng Ngoài), Hà Nội (trước là Tây Đàng Ngoài), Bùi Chu (trước là Trung Đàng Ngoài), Phát Diệm (trước là Duyên hải Đàng Ngoài), Vinh (trước là Nam Đàng Ngoài), Huế (trước là Bắc Đàng Trong), Qui Nhơn (trước là Đông Đàng Trong), Sài Gòn (trước là Tây Đàng Trong).
Giáo phận Huế lúc ấy có 44 Thừa sai, 83 linh mục, 35 sư huynh, 500 nữ tu, 68.000 giáo dân.
- Đức Giáo Hoàng Piô XI lập tòa Khâm mạng, và ngày 20-05-1925 qua tông thư Ex Officio Supremo, bổ nhiệm khâm sứ đầu tiên là Đức cha Constantino Ajuti, người Ý, coi cả vùng Đông Dương.
Năm 1930, Đức cha Allys đề nghị Tòa thánh chọn cha Alexandre Paul Chabannon Giáo (MEP), giám đốc đại chủng viện Phú Xuân làm Giám mục, rồi ngài xin từ chức (1931) và qua đời ngày 23-4-1936, thọ 84 tuổi, 61 năm linh mục, 28 năm giám mục.
Ngày 20-10-1930, Đức Khâm sứ Colomban Dreyer tấn phong Đức cha Alexandre Paul Chabannon Giáo (1873-1930-1936) kế vị. Ngài lập tức xây tòa Giám mục mà Đức cha Allys đã chuẩn bị mọi điều kiện, bên cạnh sở Nhà Chung hiện nay.
Ngày 14-8-1931, áp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, với tư cách Đấng Bản quyền Giáo phận, Đức cha đã ký “Nghị định Thiết lập Hội dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm”, chính thức công nhận đường lối và tinh thần tu trì của hội dòng.
Năm 1933, Đức cha khai trương trường Thiên Hựu (Institut de la Providence) và đặt linh mục giáo sư tiến sĩ Ngô Đình Thục làm hiệu trưởng tiên khởi. Đây là một cơ sở giáo dục uy tín bậc nhất của Công Giáo giữa lòng xã hội tại Thừa Thiên và thành phố Huế.
Năm 1933, Tòa thánh bắt đầu trao quyền cai quản Giáo phận cho hàng giáo sĩ Việt Nam, đặt Đức cha G.B. Nguyễn Bá Tòng, Giám mục Việt Nam tiên khởi.
Hai năm sau,1935, Tòa thánh chọn cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn, Giáo phận Huế làm Giám mục Bùi Chu. Lễ tấn phong ở nhà thờ chính tòa Phủ Cam ngày 29-6-1935.
Đức cha Chabannon là vị Giám mục Tông tòa đầu tiên đặt các linh mục Việt Nam làm quản xứ, quản hạt và không phân biệt Thừa sai-bản xứ gì cả.
Đức cha lâm bệnh phải về Âu Châu chữa chạy và qua đời ngày 4-6-1936, hưởng thọ 63 tuổi.
Năm 1936, tờ tuần báo Vì Chúa do linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích làm chủ bút ra đời tại Huế.
Tòa Thánh chọn Cha chính François Marie Lemasle Lễ làm Giám mục kế vị (1874-1937-1946). Lễ tấn phong diễn ra tại nhà thờ Phủ Cam ngày 27-5-1937.
Đức cha thường xuyên đi kinh lược các giáo xứ.
Năm 1938, tổ chức Đại hội Đức Mẹ La Vang từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 8.
Tháng 9, ngài cho lưu hành thư chung, mời gọi Giáo phận chuẩn bị mừng 100 năm các vị Tử đạo Jaccard Phan, Tôma Trần Văn Thiện, Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm.
Sang năm 1940, lại tổ chức mừng bách chu niên 2 Á thánh tử đạo Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) và Simon Phan Đắc Hòa.
Ngày 10-6-1940, cha Romain Guillauma và cha Corentin Colin thuộc đan viện La Pierre-Qui-Vire (Pháp) theo lời mời của Đức cha đến Huế.
Ngày 20-11-1937, Đức cha công bố Nghị định Thiết lập Dòng nữ Mến Thánh Giá Cải Cách tại họ đạo Kim Hai do cha Giuse Trần Văn Trang sáng lập.
Giáo phận trên đà lớn mạnh. Năm 1938, số giáo dân: 74.904 người. Linh mục Thừa sai Paris: 25 vị. Linh mục Việt Nam: 102 vị.
Cũng năm nầy, Tòa thánh bổ nhiệm thêm một vị Giám mục gốc Huế: Đức cha Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục làm Giám mục Vĩnh Long.
Các tổ chức Công Giáo Tiến hành danh cho giáo dân cũng nở rộ trong Giáo phận: Thanh Sinh công, Hội Từ thiện Vinh Sơn, Dòng ba Phanxicô, Hướng đạo Công Giáo, Liên đoàn Công Giáo VN, Nghĩa binh Thánh Thể… Các tổ chức này được thành lâp trong khoảng thời gian từ 1937 đến 1945.
Năm 1940, Đức cha ra Directoire (Cẩm nang) hướng dẫn giáo sĩ Giáo phận.
Cuối năm 1941, 18 vị Giám mục Đông Dương họp tại tòa Khâm mạng Phủ Cam, bàn nhiều vấn đề của Giáo hội trong vùng.
Ngày 14-6-1945, cha Tađêô Lê Hữu Từ, Dòng Xitô Phước Sơn, vị linh mục thứ ba gốc Giáo phận Huế được Đức Giáo Hoàng Piô XII bổ nhiệm làm Giám mục hiệu tòa Daphnusia, Đại diện Tông tòa coi sóc Giáo phận Phát Diệm, kế nhiệm Đức Giám Mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng xin nghỉ hưu.
Đức cha Lemasle qua đời ngày 26-9-1946 tại Sài Gòn.
Cha Jean-Baptiste Urrutia Thi (1901-1948-1979) được Tòa thánh đặt làm Giám mục Giáo phận (1948-1960) do Đức Khâm sứ Antonin Drapier tấn phong tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam ngày 27-05-1948.
Năm 1950, Giáo phận mừng kỷ niệm 100 năm thành lập, số giáo dân là 78.500.
Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, làm cho Giáo phận Huế bị tổn thất mất mát nặng nề. Toàn bộ các giáo xứ, giáo họ với các địa danh nổi tiếng như Di Loan, An Ninh, Tam Tòa, Kẻ Sen, Kẻ Bàng… không còn tên trong lịch Công Giáo của Huế. Giáo phận mất đi 33 trên tổng số 83 giáo xứ, 155 trên tổng số 376 giáo họ.
Đa số giáo dân trong các phần đất nói trên di cư vào Nam.
Tiểu chủng viện An Ninh (chấm dứt ngày 08-05-1953, thời cha Giám đốc Anrê Bùi Quang Tịch) di chuyển vào đại chủng viện Phú Xuân, các thầy ở Phú Xuân được gởi vào Đại chủng viện Sài Gòn. Tiểu chủng viện Phú Xuân sẽ tồn tại đến đầu năm 1962.
Đức cha cho lập thêm nhiều giáo xứ mới, xây nhiều trường trung và tiểu học, tổ chức thêm nhiều đoàn thể Công Giáo Tiến hành trong Giáo phận.
Dưới thời ngài, Giáo hội Việt Nam có thêm một Giám mục gốc Huế, Đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được cử làm Giám mục Sài Gòn (1955).
Sau 12 năm làm Giám mục Đại diện Tông tòa, Đức cha được thăng chức Tổng Giám mục hiệu tòa Karpatos và hưu trí ngày 24-11-1960, và Đức tân Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục (1897-1938-1984) từ Vĩnh Long ra kế vị.
Từ 1960-1964, Đức cha Urrutia Thi ở tại La Vang, hàng ngày ngồi tòa giải tội. Từ 1964-1966, ngài xin vào Kim Long, làm việc mục vụ như một quản xứ. Từ 1966, ngài ra trụ sở truyền giáo dành cho các cha MEP tại Đông Hà, và ở đó cho đến biến cố Mùa hè Đỏ lửa 1972 thì di tản vào Huế. Năm 1974, ngài về Pháp và qua đời ngày 15.11.1979, an táng tại Montbeton, Pháp, thọ 78 tuổi, coi sóc Giáo phận Huế 12 năm.
5. Tổng Giáo phận Huế (từ 1960)
Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, trong Tông thư Venerabilium Nostrorum ngày 24-11-1960, đã thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam với ba giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Giáo tỉnh Huế gồm các Giáo phận: Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Kontum (1960), Ðà Nẵng (1963), Ban Mê Thuột (1967). Ngày 8-12-1960, Ðức Giáo Hoàng lại ban sắc lệnh nâng Giáo phận Huế lên cấp Tổng Giáo phận và trao quyền cai quản cho Ðức Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Ðình Thục (1960-1968).
Tổng Giáo phận lúc này gồm 162 linh mục triều và dòng với hơn 100.000 giáo dân.
Ngày 13-4-1961, các Giám mục miền Nam Việt Nam họp tại Huế, đã quyết định thiết lập Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc tại La Vang. Ngày 22-8-1961, đền thờ La Vang được cung hiến trở thành Tiểu Vương cung Thánh đường do Tông thư Magno Nos của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII.
Cũng trong năm 1961, Đức Tổng Phêrô thống nhất các dòng Mến Thánh Giá trong Giáo phận, thành dòng Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế, nay là dòng Mến Thánh Giá Huế.
Đức Tổng cho xây Tiểu chủng viện Hoan Thiện và chuyển các tiểu chủng sinh từ tiểu chủng viện Phú Xuân về đó. Và niên khóa đầu tiên của TCV Hoan Thiện 1962-1963 với giám đốc là cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Ngài cũng lập lại Ðại chủng viện Phú Xuân năm 1962, đưa các thầy Huế từ đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn về. Và từ nay, việc ðào tạo Linh mục ðýợc giao cho Hội Xuân Bích, gồm ðại chủng sinh từ 6 Giáo phận thuộc Giáo tỉnh Huế.
Để gia tăng lòng đạo đức cho cộng đoàn Dân Chúa, đặc biệt để cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang, Giáo phận lúc ấy có tờ nguyệt san “Đức Mẹ La Vang” do cha Giuse Trần Văn Tường làm chủ nhiệm, và nguyệt san “Nguồn sống” do cha Phê rô Trần Hữu Tôn làm chủ nhiệm. Cả hai tờ đều do cha Giuse Nguyễn Văn Trinh làm chủ bút.
Đức Tổng cũng cho xây mới nhà thờ Chính toà Phủ Cam theo đề án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (khởi công đầu năm 1963), và mãi đến năm 2000, dưới thời Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể, mới hoàn tất và được cung hiến.
Tình trạng Giáo phận Huế năm 1962 như sau: Số linh mục: 162 (112 triều, 50 dòng). Số tín hữu: 100.225 người. Giáo xứ có linh mục: 85. Giáo họ không có linh mục: 264. Nhà thờ có sức chứa trên 400 người: 95, và nhà thờ có sức chứa dưới 400 người: 143.
Năm 1962, Ðức Tổng Giám mục đi dự Công đồng chung Vatican II và phải ở lại Roma. Năm 1968, ngài từ chức, hưu trí và từ trần tại Hoa Kỳ vào ngày 13-12-1984.
Tòa Thánh đặt Ðức cha Philipphê Nguyễn Kim Ðiền (1921-1960-1988), dòng Tiểu đệ Charles de Foucauld, đang là Giám mục Cần Thơ, làm Giám quản Tông tòa Tổng Giáo phận Huế vào ngày 30-9-1964.
Một biến cố lớn của Giáo phận Huế giai đoạn này là ngày 13-4-1967, linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, 39 tuổi, Tổng Đại diện Gp Huế và là giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện, được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục Chánh tòa tiên khởi người Việt của Giáo phận Nha Trang, và được Đức Khâm sứ Tòa thánh Angelo Palmas chủ phong ngày 24-6-1967.
Sau khi Ðức Tổng Phêrô Ngô Ðình Thục từ chức, ngày 11.03.1968, Ðức cha Nguyễn Kim Ðiền được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục chính tòa (1968-1988).
Công việc nổi bật đầu tiên của ngài là tổ chức Đại hội La Vang theo định lệ. Đại hội La Vang lần thứ 16 đã được tổ chức long trọng vào ngày 14 đến 17-05-1964. Trong biến cố Tết Mậu Thân (1968), Giáo phận thiệt hại nặng nề về vật chất cũng như tinh thần.
Ngày 23 và 24/04/1970, Đức Tổng Giám Mục triệu tập Hội nghị Giám mục Giáo tỉnh Huế để thảo luận các vấn đề đào tạo linh mục, giáo dục chủng sinh, truyền giáo trong thời đại mới, đời sống Kitô hữu ngày nay, công lý và hòa bình.
Mùa hè đỏ lửa 1972, toàn bộ cơ sở vật chất của Giáo phận tại Quảng Trị hầu như hoàn toàn bình địa.Toàn bộ khu vực La Vang: thánh đường, nhà xứ, nhà tĩnh tâm, tu viện MTG… bị sụp đổ hoàn toàn, chỉ 3 cây đa bằng bêtông nơi linh đài Mẹ là còn đứng vững.
Biến cố tháng 4-1975 lại khiến Giáo phận sụt giảm nhân sự: 18 linh mục rời Huế vào nam và 13 ra hải ngoại. Giáo dân thì còn lại 41.941.
Ngày 7-9-1975, Ðức Tổng Giám mục tấn phong cha Têphanô Nguyễn Như Thể làm Giám mục phó với quyền kế vị (1935-1975-)
Vì hoàn cảnh, từ sau 1975 cho đến khi chết, Đức TGM chỉ truyền chức linh mục được 2 lần: 2 cha tháng 04-1975 và 4 cha tháng 01-1976.
Tại Đại chủng viện, nơi 45 thầy gốc Huế quy tụ lại để tiếp tục học hành, thì ngày 28-05-1978, 18 thầy (đa phần lớp lớn) bị nhà nước trục xuất. Còn Tiểu chủng viện Hoan Thiện thì bị đóng cửa ngày lễ Giáng sinh 1979.
Ngày 20-08-1978, Đại hội La Vang lần thứ 18 được tổ chức, sau khi bị gián đoạn 8 năm vì chiến cuộc (lần thứ 17 vào ngày 29-05-1970). Từ đó, các Đại hội lần thứ 19 năm 1981, thứ 20 năm 1984, thứ 21 năm 1987 tiếp tục diễn ra đều đặn tới nay.
Sau 8 năm thi hành sứ vụ, Đức Tổng Têphanô đệ đơn xin từ chức vì lý do sức khỏe và được Tòa thánh chấp thuận ngày 23-11-1983.
Đức TGM Philiphê vào miền Nam chữa bệnh và qua đời tại đây ngày 8-6-1988. Thi hài được an táng trong nhà thờ chính tòa Phủ Cam.
Ngay sau khi Đức Tổng Giám Mục qua đời, Tòa thánh đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, TGM Hà Nội, làm Giám quản Tông tòa.
Chính trong thời gian này, vào ngày 19-06-1988 tại Rôma, Đức Giáo Hoàng đã tôn phong 117 chân phước tử đạo Việt Nam lên hàng hiển thánh, trong đó có 16 vị của Tổng Giáo phận Huế.
Tháng 7-1989, TGP được vinh dự đón đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II là Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Khi Đức Hồng Y Giuse Maria đột ngột qua đời ngày 18.05.1990, cha Giacôbê Lê Văn Mẫn được Tòa thánh đặt là Giám quản Giáo phận, và chấm dứt 23-04-1994, khi Đức nguyên Tổng Giám mục phó Têphanô Nguyễn Như Thể được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa, coi sóc Huế.
Ngày 14-02-1992, Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm ngài làm thành viên của Hội đồng Tòa thánh Đối thoại Liên tôn.
Ngày 21-09-1994, Đức Giám quản Tông tòa Têphanô đã mở lại Ðại chủng viện Huế với 40 đại chủng sinh Huế và Đà Nẵng, và giao cho các linh mục thuộc hội Xuân Bích đào tạo.
Ngày 01-09-1994, Đức Giám quản Tông tòa Têphanô truyền chức mục cho 4 đại chủng sinh và 1 tu sĩ dòng.
Năm 1995, Đức Giám quản Tông tòa Têphanô được Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhiệm kỳ 1995-1998, trao nhiệm vụ đặc trách Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh. Cũng trong năm này, ngài mở Học viện liên dòng nữ lần đầu tiên tại Giáo phận Huế.
Ngày 9-3-1998, Tòa thánh bổ nhiệm Ðức cha Têphanô Nguyễn Như Thể làm Tổng Giám mục chính tòa Huế.
Tháng 8-1998, ngài tổ chức Tam nhật Ðại hội kỷ niệm 200 năm Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang và tháng 8-1999 kết thúc năm kỷ niệm.
Năm 2000, ngày 29-06, Ðức Tổng Giám mục Têphanô cử hành kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế, và cung hiến nhà thờ chánh tòa Phủ Cam (được xây từ 1963 nhưng tới lúc đó mới hoàn thành). Năm 2002, Đức TGM bắt đầu cho xây Trung tâm Mục vụ của TGP và đến ngày 01 tháng 12 năm 2005 thì được khánh thành và làm phép do ĐHY Crescenzio Sepe, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, trong dịp viếng thăm Giáo Hội Việt Nam.
Ngày 19-02-2005, Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận, hiệu tòa Gadiaufala, khẩu hiệu “Sicut qui ministrat - Như một người phục vụ”. Ngày 07-04-2005, Thánh lễ Tấn phong giám mục tổ chức tại Phủ Cam.
Ngày 15-08-2012, tại Thánh địa La Vang, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã cử hành Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ hồn xác lên trời và Nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang.
Đức cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, sau 7 năm 6 tháng làm Giám Mục Phụ Tá, ngày 18-08-2012, đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Giáo phận Huế, thay thế Đức Tổng Têphanô đến tuổi nghỉ hưu. Nghi thức nhậm chức diễn ra tại tòa TGM Huế vào ngày 20-08-2012 và Thánh lễ Tạ ơn được cử hành tại nhà thờ Chính toà Phủ Cam ngày 12-09-2012. Từ năm 2013-2016, ngài làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài đã cho xây Tiền Chủng viện năm 2015. Ngày 29-10-2016, Tòa thánh chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng và bổ nhiệm Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, kế nhiệm.
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh sinh ngày 22-11-1949 tại Ba Làng, Thanh Hóa, thụ phong linh mục năm 1992, thuộc Giáo phận Nha Trang, du học Pháp từ 1995 đến 2003 và đậu tiến sĩ triết học. Trở về nước ngài làm giáo sư Đại chủng viện Sao Biển, Nha Trang. Năm sau đó, 2004, ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm GM chính tòa Thanh Hóa, kế nhiệm Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm.
Tháng 10-2016, ngài được bầu làm Chủ tịch HĐGM Việt Nam, nhiệm kỳ 2016-2019, kế nhiệm Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc.
Cùng với việc bổ nhiệm làm TGM chính tòa Huế, Đức Tổng Giuse được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Thanh Hóa.
Đầu năm 2019, Đức TGM bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị cho Năm thánh mừng kỷ niệm 170 thành lập Giáo phận (1850-2020) sẽ diễn ra vào ngày 01.01.2020.
Tháng 10-2019, trong Hội nghị HĐGM tại Hải Phòng, Đức TGM lại được tái đắc cử chức vụ Chủ tịch HĐGM, nhiệm kỳ 3 năm (2019-2022).
Số liệu thống kê Giáo phận tháng 8-2019 cho biết: Diện tích: 9773 km2 (gồm 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị). Dân số: trên 1.915.375 người. Tín hữu: 63.070. Linh mục: 151 triều, 73 dòng. Đại chủng sinh: 76. Tiền chủng viện: 13. Tu sĩ dòng giáo hoàng: 129. Tu sĩ dòng Giáo phận: 1345. Giáo lý viên: 1001.
PHỤ LỤC
I. CÁC VỊ GIÁM MỤC VÀ GIÁM QUẢN COI SÓC GIÁO PHẬN HUẾ:
ĐƯƠNG NHIỆM: Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, (2016 -...
CÁC VỊ TIỀN NHIỆM
1850-1862: Giám mục François-Marie Pellerin (Phan).
1862-1878: Giám mục Joseph Sohier (Bình).
1878-1879: Giám mục Martin Pontviane (Phong).
1880-1908: Giám mục Marie Antoine Caspar (Lộc).
1908-1930: Giám mục Eugène Allys (Lý).
1930-1937: Giám mục Alexandre Chabanon (Giáo).
1937-1948: Giám mục François Lemasle (Lễ).
1948-1960: Tổng Giám mục Hiệu tòa: Jean Baptiste Urrutia (Thi).
1960-1968: Tổng Giám mục Chính tòa Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục.
1968-1988: Tổng Giám mục Chính tòa Philipphê Nguyễn Kim Điền.
1975: Tổng Giám mục phó Têphanô Nguyễn Như Thể
1988-1990: Hồng Y Giám quản Tông tòa Giuse Maria Trịnh Văn Căn.
1990-1994: Linh mục Giám quản Giáo phận Giacôbê Lê Văn Mẫn.
1994: Tổng Giám mục Giám quản Tông tòa Têphanô Nguyễn Như Thể.
1998-2012: Tổng Giám mục Chính tòa Têphanô Nguyễn Như Thể.
2012-2016: Tổng Giám mục Chính tòa Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.
II. CÁC VỊ GIÁM MỤC GỐC GIÁO PHẬN HUẾ:
1. ĐGM. Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn (Ba Châu): GM Bùi Chu 1935 (+).
2. ĐTGM. Pr. Máctinô Ngô Đình Thục (Đại Phong): GM Vĩnh Long 1938 (+).
3. ĐGM. Tađêô Lê Hữu Từ (Di Loan): GM Phát Diệm 1945 (+).
4. ĐGM. Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (Nhu Lý): GM Sài Gòn 1955 (+).
5. ĐHY. P.X. Nguyễn Văn Thuận (Phủ Cam): GM Nha Trang 1967 (+).
6. ĐGM. Alexis Phạm Văn Lộc (Kẻ Hạc, QB): GM Kontum 1975 (+).
7. ĐTGM. Têphanô Nguyễn Như Thể (Nho Lâm): TGM Huế 1998.
8. ĐHY. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (An Truyền): TGM Hà Nội 2010.
9. ĐTGM. Phaolô Bùi Văn Đọc (An Lộng): TGM Sài Gòn 2014 (+).
10. ĐTGM. P.X. Lê Văn Hồng (Trí Bưu): TGM Huế 2012.
11. ĐGM. Giuse Võ Đức Minh (Mỹ Đức, QB): GM Nha Trang 2009.
12. ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Đệ (Thạch Hãn): GM Thái Bình 2009.
Tổng hợp từ nhiều tài liệu
Nhóm Biên sử Giáo phận Huế, 10-2019
Văn Hóa
Tin mừng Gia Đình trong nền văn hóa bão hòa về tình dục 5
Vũ Văn An
22:02 16/09/2020
Chương II: Sự Thật của Hôn Nhân Bí Tích: Nơi Lòng Thương Xót và Lòng Trung Thành Gặp Nhau
Kiểu nói “thương xót và trung thành” (1) dùng làm ánh sáng soi đường cho cuốn sách của chúng tôi xuất hiện trong văn chương Khôn Ngoan như là định nghĩa chân thực và thích đáng của Thiên Chúa: “Lòng Thương Xót và Lòng Trung Thành sẽ gặp nhau” (Tv 85;10). Cả hai hạn từ này đều ám chỉ giao ước cách rõ rệt, được chúng coi là nền tảng trên đó chúng kết hợp một cách kỳ diệu (2). Bởi thế, giao ước này không phải là một điều rút ra từ ý niệm Thiên Chúa Hóa Công, mà đúng hơn từ việc Người tự tỏ mình ra trong cuộc mặc khải có tính lịch sử của Người, trong cách Người tự làm Người hiện diện trong đời ta và trong cung cách ta có thể nhận ra Người. Trong khung cảnh giao ước đó, hai hạn từ này có liên hệ với thánh ý Thiên Chúa đối với con người và có liên hệ với đáp ứng của con người mà nếu không có sự đáp ứng này, thì không thể có giao ước.
2.1 Một Nơi Thiên Chúa Tự Tỏ Mình Ra
Về phương diện từ nguyên học, hai hạn từ “thương xót” và “trung thành” rất khác nhau. Điều này có nghĩa: sự gặp nhau của chúng không phải là một tương đồng trong ngôn ngữ Xêmít mà là một mạc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa. Lòng thương xót (hesed) thuộc cảm tính nhiều hơn; nó liên hệ với ý niệm ở trong giao ước như một dây liên kết sản sinh ra trong ta khả năng vượt qua các trở ngại nhằm chống lại nó (3); hạn từ thứ hai, “lòng trung thành” (`emet), thuộc tri thức nhiều hơn, trong ngữ cảnh hiểu biết hiện sinh, và có ý ám chỉ sự vững chắc vốn là đặc điểm của Lời Thiên Chúa, Lời luôn ban cho con người sự chắc chắn độc đáo. Bởi thế, cả hai hạn từ đều có chung liên tục tính thời gian, một liên tục tính có nguồn gốc nơi Thiên Chúa. Lời khẩn cầu “lòng thương xót của Người bền vững muôn đời” (kî lᵉ'ôlām hasdô), một lời khẩn cầu trong một thánh vịnh đã trở thành một kinh cầu (litany, xem Tv 136), do đó, là lời van nài của một người biết chắc rằng nhờ lời cầu nguyện này họ sẽ nhận được phúc lành từ trời.
Để hiểu được cách trọn vẹn hơn nội dung cảm nghiệm của ta, ta cần xem xét điều này: các đặc tính trên xuất hiện như là một đáp ứng của Thiên Chúa trước sự yếu đuối của con người, nhờ đó, con người tham dự vào một đặc điểm của hành động của Thiên Chúa. Trong ngôn từ Kinh Thánh, chúng hầu như chỉ dành để gán cho một mình Thiên Chúa, nhưng hiệu quả của chúng thì luôn dành cho con người khốn khổ.
Cách riêng, lòng trung thành (ʼemet) có liên hệ với đức tin; sự thuận tình của tín hữu đối với lòng trung thành của Thiên Chúa này được rút ra từ đức tin: đó là lời xin vâng trong amén (do gốc ʼāman) (4).
Sự vững chắc hàm chứa trong lời xin vâng này cao hơn sự vững chắc chuyên biệt của con người; nhờ phương thế đức tin, con người quả đã trở thành nhân chứng của lòng trung thành (ʼemet) của Thiên Chúa. Dây liên kết của nó với lòng thương xót, do đó, là cách chứng tỏ rằng đối tượng chuyên biệt của đức tin Kitô Giáo là tình yêu, và việc này đem lại cho nó một loạt các đặc tính chuyên biệt rất khác với lòng cảm thương đơn thuần.
Đỉnh cao của sự kết hợp này tìm thấy nơi một Ngôi Vị, là Chúa Kitô, Đấng “đầy ơn thánh và sự thật” (Ga 1:14). Sự viên mãn hiển hiện của Người tương phản với giờ phút trước đó trong tâm điểm kế hoạch cứu rỗi: “vì lề luật được ban qua Môsê; ơn thánh và sự thật đến qua Chúa Giêsu Kitô” (Ga 1:17). Trong cả hai trường hợp, ta đều thấy trước ta một lời giải thích đáng lưu ý: trong trường hợp này, hesed được dịch là cháris (ơn thánh), trong khi ʼemet được dịch là alétheia (sự thật) (5). Trong thần học của Thánh Gioan, đây là cách làm nổi bật ý nghĩa bản vị mà chúng thủ đắc được nơi Chúa Kitô, vốn là mạc khải của Chúa Cha (6). Nơi Người, sự kết hợp giữa lòng thương xót của Thiên Chúa (hành động ngợi khen có tính cứu vớt của Người) và lòng trung thành của Người trong tư cách người là một sự kết hợp trong thân xác có thể tóm lược hết mọi lịch sử trong tính cụ thể nhất của nó.
Như Đức Hồng Y Kasper đã nhắc nhở một cách chính xác, trong truyền thống Kinh Thánh, lòng thương xót và sự thật không thể tách rời nhau (7), và sự kết hợp sâu xa này phải soi sáng cho hành động của Giáo Hội. Bởi hế, Thánh Phaolô kêu gọi ta phải thực hiện “sự thật trong đức ái” (Eph 4:15) (8). Điều này có nghĩa phải ý thức rằng sự thật của đức ái có luận lý học riêng của nó và nó phải điều hướng đời sống Giáo Hội cũng như đời sống xã hội, như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã dạy ta cách sâu sắc trong thông điệp Caritas in veritate của ngài, trong đó, ngài gán cho tình yêu một giá trị xã hội hết sức độc đáo (9). Để có thể có được sự kết hợp hữu hiệu, cần phải đem nó vào đời sống của những người biết sống thực và làm chứng cho lòng thương xót (10); bởi thế, chiều kích của vấn đề không có tính tư riêng mà có tính phổ quát và phúc âm hóa. Đây là điều phải trở thành linh hồn cho thừa tác mục vụ của Giáo Hội.
2.2 Ánh Sáng Của Chúng Trong Lịch Sử Tình Yêu Phu Phụ
“Nơi gặp gỡ” giữa lòng thương xót và lòng trung thành đòi phải có một hành động có tính lịch sử của Thiên Chúa giữa dân của Người nếu nó muốn có ý nghĩa giữa những hữu thể nhân bản. Đây là lý do tại sao nó đã được tích nhập vào biến cố trung tâm và nền tảng của truyền thống Kinh Thánh: giao ước.
Giao ước được thiết lập như nền tảng cho loại suy phu thê của Thiên Chúa với dân Người, một loại suy chủ chốt trong đó, các chiều sâu thăm thẳm của tình yêu Thiên Chúa được tỏ lộ ra. Thiên Chúa tự kết hợp Người với Israel như chàng rể với nàng dâu. Giữa nhiều điều khác, môi trường đa thê trong đó Israel sinh sống giúp ta hiểu nội dung đích thực của việc Thiên Chúa tự mạc khải Người này (11). Thời khắc nền tảng của cuộc mạc khải này chính là Diễm Ca, một khúc ca hợp tuyển và thống nhất hóa văn chương Khôn Ngoan vốn soi sáng cho kinh nghiệm yêu thương của con người theo ánh sáng viễn kiến Thiên Chúa, cũng như văn chương tiên tri, một nền văn chương làm chứng cho sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa giữa dân Người trong thực tại lịch sử cụ thể. Tình yêu được tín hữu cảm nghiệm là tình yêu mới mẻ, phát sinh từ một cam kết vô điều kiện vượt xa bất cứ đong đo nào chỉ có tính phàm nhân (12).
Đức Bênêđíctô XVI chứng minh điều trên khi ngài tuyên bố: “Tương đương với hình ảnh về một Vị Thiên Chúa độc thần là đời sống hôn nhân đơn hôn. Hôn nhân xây dựng trên một tình yêu độc chiếm và dứt khoát trở thành hình ảnh cho mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân của Người cũng như ngược lại. Đường lối yêu thương của Thiên Chúa trở thành mức đo lường tình yêu thương của con người. Thực tế cho thấy, văn chương ngoài Kinh Thánh không có những gì giống như mối liên hệ chặt chẽ này giữa eros – tình ái - và hôn nhân trong Kinh Thánh” (13).
Sự canh tân của Kinh Thánh này cho thấy rõ tính độc chiếm đáng ngạc nhiên. Trong sự độc chiếm này, ta có thể nhận ra khoảng không gian nơi giá trị bản vị của Thiên Chúa được tỏ lộ, Đấng ban cho ta một cách yêu thương mới mẻ: cách Người yêu thương ta. Điều này được dùng làm hình ảnh cho “tình yêu nguyên khởi” (14) trong Thông Điệp Lumen Fidei của Đức Giáo Hoàng Phanxicô; nó là điều chủ yếu để hiểu hồng phúc đầu tiên của Thiên Chúa đã kết hợp ra sao mọi con người về phương diện ý nghĩa đời họ trong Tình Yêu đã tạo dựng nên họ.
Lẽ dĩ nhiên, mối tương quan yêu thương có tính bản vị này với Thiên Chúa đã tạo cơ cấu cho lịch sử cứu rỗi; từ đó, ta tìm được các lý do chính cho đức tin của ta. Đối với chúng ta, điều này củng cố vị trí trung tâm của hôn nhân trong phẩm trật các chân lý của Kitô Giáo (15) và, do đó, của các đặc tính chủ chốt của nó mà nền tảng nguyên thủy vốn bắt nguồn từ lòng Chúa thương xót.
Như thế, xuất hiện hai thực tại đặt cơ cấu cho đời sống Israel và sẽ trở thành chủ yếu đối với Giáo Hội. Thực tại thứ nhất chính là sự thật của lời hứa vốn tạo lập ra hôn nhân và đồng thời, là nền tảng cho giao ước. Trong lời hứa này, chính lịch sử của Israel tìm được nguồn mạc khải về Thiên Chúa, đặc biệt là khi, trong kinh nghiệm lưu đầy, nội dung của nó không còn là lãnh thổ, đền thờ và vua chúa nữa, là những điều thực tế không còn hiện hữu, và một Giao Ước Mới đã được hứa ban trong lòng một dân tộc, nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa, vẫn còn khả năng trở về với lòng tín trung của mình. Như thế, nhờ hồi tâm, nội dung của lời hứa đã trở thành một sự thật thân tình và phổ quát (16).
Thực tại thứ hai là sự kiện: nền tảng của giao ước được liên kết một cách bất khả phân chia với loại suy giữa ngoại tình và thờ ngẫu thần, như một cách cho thấy sức mạnh sự hiện diện của Thiên Chúa trong hôn nhân. Sự sóng đôi này không liên hệ gì với việc đơn thuần vi phạm lề luật, mà có liên hệ với trái tim con người. Căn cứ vào việc dân Do Thái vốn coi việc thờ ngẫu thần là một việc bất trung, nên cũng tự nhiên khi mục đích của loại suy trong mạc khải không nhằm chứng tỏ sự xấu xa hiển nhiên của việc thờ ngẫu thần cho bằng đặt nó vào một bối cảnh mới không còn đơn thuần chỉ là pháp lý nữa mà còn là xúc cảm, vì nhờ thế, nó giúp ta hiểu phản ứng đầy ngạc nhiên của Thiên Chúa. Đây không còn là vấn đề thờ phượng đơn thuần nữa trong đó việc thờ lạy phải được dành cho một Thiên Chúa đơn độc về con số (cũng gọi là đạo thờ một thần, henotheism); thay vào đó, nay ta bước vào một bối cảnh thông đạt yêu thương, đầy những nhắc nhớ xúc cảm, của một Thiên Chúa tự trao ban chính Người. Đó là lý do tại sao tính độc chiếm phải được hiểu trong sự hiện diện của một vị Thiên Chúa ghen tương đối với dân của Người (17). Đây là vấn đề thuộc trái tim và các xúc cảm hơn là vấn đề thuộc luật lệ bên ngoài. Ta thấy sự sống của Thiên Chúa liên hệ tới thân mật và âu yếm, Người muốn có một giao ước độc chiếm với dân Người. Hôn nhân, như sợi dây nối kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, bước vào mầu nhiệm hoạch định của Thiên Chúa, Đấng tự làm cho Người hiện diện trong giao ước phu thê của tình yêu nhân bản và tự biểu lộ Người trong nó.
Mạc khải về lòng thương xót của Thiên Chúa đã xuất hiện trong chính khung cảnh trên; mục đích của mạc khải này là duy trì sợi dây nối kết của giao ước với Thiên Chúa như một điều dứt khoát và do đó không thể hủy tiêu. Bởi thế, phải vượt qua sự thử thách chính: sự mỏng dòn của con người, kẻ xem ra không cân bằng đối với các đòi hỏi kết hợp thuộc loại này. Ta cần nắm chắc điều này: giao ước được hứa hẹn này có thể vượt thắng điều xem ra và tự nó vốn là một gẫy đổ dứt khoát: tội lỗi của dân.
2.3 Tội lỗi và sự cứng lòng
Như mọi người đã biết, các dấu hiệu bề ngoài của giao ước thay đổi khi Israel mất độc lập chính trị. Phép cắt bì được tái tục như là điểm qui chiếu liên kết người ta với việc tiếp nối các thế hệ vốn được coi là dây nối kết với giao ước của các tổ phụ. Điều này có nghĩa thiết lập ra một thứ vĩnh viễn cho lòng trung thành, được coi như lời đoan hứa con thảo được tiếp nhận song song với việc lưu truyền sự sống. Đây là dấu hiệu được Thiên Chúa tuyển chọn, một tuyển chọn đi trước chúng ta và chủ yếu lên cơ cấu cho tự do của chúng ta. Nay, với Giao Ước mới, ẩn dụ của Đệ Nhị Luật được lấy lại qua việc “cắt bì tâm hồn” (18), một việc cắt bì chỉ có thể là công trình của Thiên Chúa và đòi con người sự hồi tâm.
Cùng một mạc khải của Thiên Chúa này về tình yêu phu thê đã gây tác động trực tiếp lên tội bất trung, với ý định đánh bại nó dứt khoát. Do đó, sức mạnh của hình ảnh vượt quá ẩn dụ, để nhấn mạnh tới sự mới mẻ của Thiên Chúa đang được tỏ hiện, đó là việc tha thứ tội bất trung: ơn thánh của Thiên Chúa biến đổi trái tim khiến nó trở về trung thành với giao ước, một giao ước mà tội lỗi đã không bẻ gẫy được trong thực tại sâu xa nhất của nó, vì nó tồn tại mãi trong trái tim thương xót của Thiên Chúa (19). Điều này không hề hàm ý dễ dãi đối với sự bất trung, coi nó không quan trọng hoặc một sự ác ít xấu xa hơn, nghĩa là, xét cho cùng, có thể chấp nhận được. Ngược hẳn lại, tội vi phạm lòng trung thành được trình bầy theo cách so sánh với hành vi ngoại tình, vì trong cả hai trường hợp, một giao ước đã không được tôn trọng và đối với con người, đây là sự ác tồi tệ nhất. Thiên Chúa muốn người có tội hồi tâm, quay trở về với đời sống giao ước như là hoa trái của lòng thương xót. Mục đích là thắng vượt sự bất trung bằng hòa giải, bằng việc tạo ra một kết hợp mới đầy trung thành để trở về sự kết hợp nguyên thủy với một tình yêu lớn hơn (20).
Theo nghĩa trên, phản ứng của Thiên Chúa đối với tội lỗi con người là đề xướng sự tha thứ, phát sinh từ lòng thương xót, như một hoa trái chín mùi. Nhận thức đúng đắn được năng động tính nội tại của sự tha thứ này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của lòng thương xót:
“Phản ứng này phát sinh từ những tầng sâu thẳm của Thiên Chúa. Giáp mặt với tội lỗi của con người, Thiên Chúa đáp ứng bằng per-dono [tha thứ]. Hạn từ này, theo nguyên ngữ, gồm tiếp đầu ngữ per- chỉ sự toàn diện hay trọn vẹn: per-dono có nghĩa ơn phúc toàn diện, “trở về chỗ hiến thân”. Như thế, tha thứ là đi tới tận gốc rễ của tội lỗi, tức việc bác bỏ ơn phúc; hình phạt bỏ lỡ điểm này, vì nó chỉ ngăn cản một hành vi bên ngoài. Tội lỗi không chỉ phá vỡ một trật tự hay vi phạm một giới luật nào đó, mà còn là bác bỏ việc Thiên Chúa “tự ban chính Người” nữa, do đó, nó chỉ có thể được đánh bại nhờ một tình yêu có thể kết hợp kẻ tội lỗi với Thiên Chúa mà thôi” (21).
Sự thay đổi mà Thiên Chúa đòi hỏi là một sự thay đổi có thực chất đối với lời kêu gọi hồi tâm. Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, và trong bối cảnh này, hồi tâm chỉ việc “quay về với Giao Ước”; không có việc quay về này, nó sẽ vô nghĩa (22). Hơn nữa, nhờ kinh nghiệm lưu đầy, một kinh nghiệm khiến Israel hiểu rất rõ: hành động của Thiên Chúa vươn tới mọi nơi, lòng thương xót đạt được giá trị phổ quát của nó trong kế hoạch của Người vốn hiện diện trong sáng thế.
Trái tim không cắt bì, tức trái tim không hưởng được lợi ích của hành động hồi tâm này nhưng đã trở nên tự khép kín vào chính mình, xa rời Chúa, chính là điều người Hy Lạp gọi là “sự cứng lòng”, sklerokardia (23). Nó là một cõi lòng, ngay từ bên trong, bác bỏ việc sống theo giao ước, mặc dù chăm chỉ giữ các giới điều của Lề Luật. Giao Ước Mới đụng đến con người trong cõi sâu thẳm nhất của linh hồn họ, hay trong “cõi lòng” họ, một cõi lòng phải từ bất trung vượt qua trung thành. Tính vĩnh viễn của cuộc kết hợp mới này giữa Thiên Chúa và con người, một cuộc kết hợp bất khả tiêu trong Chúa Kitô, trở nên một hiến tặng vĩnh viễn “Dù ta có bất trung, Người vẫn trung thành, vì Người không thể bác bỏ chính Người” (2Tm 2:13).
Khi chiến thắng tội lỗi, nhị thức thương xót – trung thành, được phong phú hóa bởi nhị thức ơn sủng - sự thật, mặc lấy một ý nghĩa khác. Không như chữ Hípri hesed (thương xót), chữ Latinh misericordia nhấn mạnh tới khía cạnh thắng vượt sự khốn khổ của con người (24), theo nghĩa nó nhấn mạnh tới việc thắng vượt tội lỗi và sự chết. Trước nhất, rõ ràng là lòng trung thành của Thiên Chúa đối với giao ước của Người là gốc rễ chân chính của misericordia. Hành động thương xót của Thiên Chúa nhằm làm cho con người trung thành và, một khi lòng trung thành đã tìm lại được (nhờ ơn Thiên Chúa), nó làm cho họ có khả năng sống theo các đòi hỏi của sự thật.
Trong trường hợp này, chiều kích Kitô học của sự kết hợp giữa lòng thương xót và lòng trung thành trở nên quết định: Chúa Kitô trong tư cách con người là người đã thể hiện sự thật trọn vẹn về con người trong sự trung thành trọn vẹn của Người đối với thánh ý Chúa Cha và nhờ thế trở nên nguồn ân xá và tha thứ cho toàn thể nhân loại. Do đó, chúng ta nhận ra nơi Người biểu thức cao nhất của lòng Người thương xót qua sự kết hợp mà Người đã thiết lập giữa sáng thế và cứu thế, một sự thật lớn hơn mà chỉ có lòng thương xót mới mạc khải được.
Trái tim thương xót của Chúa Kitô là một cuộc đánh bại dứt khoát sự sklerokardia (sự cứng lòng) do tội lỗi tạo ra. Các hành động thương xót của Người, những hành động trước hết cho thấy tình âu yếm sâu xa nhất của trái tim Người, có tính giải thoát đối với người có tội. Đây là việc nên trọn lời tiên tri Hôsê nói về sự kết hợp mới mẻ với Thiên Chúa: “Ta muốn lòng thương xót, không muốn lễ vật hy sinh” (Hs 6:6), một câu đã được Chúa Kitô dùng làm khẩu hiệu cho chính sứ mệnh của Người (25). Lòng thương xót là chìa khóa để sống sự thật dứt khoát về hữu thể con người, một hữu thể phối hợp giá trị của họ như một tạo vật biết xem xét thân phận tội lỗi của mình nhưng cố gắng thắng vượt thân phận này nhờ sức mạnh của ơn thánh cứu chuộc.
Đó là các từ ngữ mà Chúa Giêsu Kitô có thể đã dùng để thảo luận vấn đề ly dị (26). Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu sẽ là người đưa châm ngôn của Người vào cảnh này: “Cho nên, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân rẽ” (Mt 19:6). Phúc âm gia đặt đoạn này ngay sau phần các dụ ngôn nói về lòng Chúa thương xót (xem Mt 18:10-14, 21-35), vốn được lồng vào điều gọi là ngôn từ giáo hội học. Ở đây, Người cho chúng ta một hình ảnh về cộng đồng tín hữu (ekklesia) như một xã hội được cơ cấu hóa bởi việc anh chị em sửa trị lẫn nhau (xem Mt 18:15-20) và thực hành lòng thương xót. Trong khung cảnh giáo hội học này, giá trị chân thực của hôn nhân Kitô Giao phải được hiểu như chứng từ của một tình yêu mới trong nhân loại, một tình yêu tái lập lại kế sách thực sự của Thiên Chúa từng bị tội lỗi làm cho lu mờ.
Việc minh nhiên nhắc đến ơn phúc thần linh trên (xem Mt 19:11), một ơn phúc giúp con người có khả năng chấp nhận đòi hỏi này cho ta thấy hai sự thật: trước nhất, ý nghĩa thực chất và cụ thể của đòi hỏi, một ý nghĩa không hề có tính ẩn dụ hay thiêng liêng, cũng không phải chỉ có tính nêu gương, nhưng bao hàm cuộc sống bản vị của mọi con người nhân bản. Thứ đến, nó đòi chúng ta hiểu việc tiếp nhận ơn phúc này không phải là tùy hứng mà nó được đề xuất như là một phần của ơn gọi hôn nhân. Trong trường hợp này, một song hành hẳn phải là phép rửa hiểu như một ơn phúc đức tin. Vì “không phải mọi người đều có đức tin” (2Tx 3:2), việc hiện thực hóa cụ thể sự tiếp nhận nó không bao giờ có tính loại trừ, nhưng nghiêng về phía có ý nghĩa phổ quát. Nên quả là phi lý khi đề xuất bất cứ ngoại lệ nào cho một trong hai đòi hỏi này, vì chúng vốn đặt căn bản trên ý định của Thiên Chúa. Cả hai làm vững cho sự thật có tính lịch sử của Giao Ước Mới được sống thực dưới biểu ngữ hôn phối, trong bối cảnh mạc khải của tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa, một tình yêu phổ quát đầy thương xót (27).
Thành thử, phương ngôn “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân rẽ” (Mt 19:6), theo chính lời Chúa Giêsu, đã nhận được một ý nghĩa dứt khoát được Giáo Hội nhìn nhận như một bí tích của Giao Ước Mới, một dấu chỉ thực sự của sợi dây nối kết dứt khoát giữa Thiên Chúa và nhân loại. Nhờ hồng phúc Chúa đề xuất với các cặp vợ chồng Kitô hữu, sự kết hợp hôn nhân bất khả tiêu trở thành “nơi” để Thiên Chúa kết hợp tình yêu thương xót được bí tích ban phát với ơn trung thành được ơn thánh ban cho con người để họ có thể sống phù hợp với Luật Mới (28). Tính bất khả tiêu, trước hết, không phải là một đòi hỏi pháp chế, mà đúng hơn, là biểu thức trực tiếp nói lên tình yêu thương xót của Chúa Cha.
Kỳ tới: 2.4 Thương Xót và Công Lý
Kiểu nói “thương xót và trung thành” (1) dùng làm ánh sáng soi đường cho cuốn sách của chúng tôi xuất hiện trong văn chương Khôn Ngoan như là định nghĩa chân thực và thích đáng của Thiên Chúa: “Lòng Thương Xót và Lòng Trung Thành sẽ gặp nhau” (Tv 85;10). Cả hai hạn từ này đều ám chỉ giao ước cách rõ rệt, được chúng coi là nền tảng trên đó chúng kết hợp một cách kỳ diệu (2). Bởi thế, giao ước này không phải là một điều rút ra từ ý niệm Thiên Chúa Hóa Công, mà đúng hơn từ việc Người tự tỏ mình ra trong cuộc mặc khải có tính lịch sử của Người, trong cách Người tự làm Người hiện diện trong đời ta và trong cung cách ta có thể nhận ra Người. Trong khung cảnh giao ước đó, hai hạn từ này có liên hệ với thánh ý Thiên Chúa đối với con người và có liên hệ với đáp ứng của con người mà nếu không có sự đáp ứng này, thì không thể có giao ước.
2.1 Một Nơi Thiên Chúa Tự Tỏ Mình Ra
Về phương diện từ nguyên học, hai hạn từ “thương xót” và “trung thành” rất khác nhau. Điều này có nghĩa: sự gặp nhau của chúng không phải là một tương đồng trong ngôn ngữ Xêmít mà là một mạc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa. Lòng thương xót (hesed) thuộc cảm tính nhiều hơn; nó liên hệ với ý niệm ở trong giao ước như một dây liên kết sản sinh ra trong ta khả năng vượt qua các trở ngại nhằm chống lại nó (3); hạn từ thứ hai, “lòng trung thành” (`emet), thuộc tri thức nhiều hơn, trong ngữ cảnh hiểu biết hiện sinh, và có ý ám chỉ sự vững chắc vốn là đặc điểm của Lời Thiên Chúa, Lời luôn ban cho con người sự chắc chắn độc đáo. Bởi thế, cả hai hạn từ đều có chung liên tục tính thời gian, một liên tục tính có nguồn gốc nơi Thiên Chúa. Lời khẩn cầu “lòng thương xót của Người bền vững muôn đời” (kî lᵉ'ôlām hasdô), một lời khẩn cầu trong một thánh vịnh đã trở thành một kinh cầu (litany, xem Tv 136), do đó, là lời van nài của một người biết chắc rằng nhờ lời cầu nguyện này họ sẽ nhận được phúc lành từ trời.
Để hiểu được cách trọn vẹn hơn nội dung cảm nghiệm của ta, ta cần xem xét điều này: các đặc tính trên xuất hiện như là một đáp ứng của Thiên Chúa trước sự yếu đuối của con người, nhờ đó, con người tham dự vào một đặc điểm của hành động của Thiên Chúa. Trong ngôn từ Kinh Thánh, chúng hầu như chỉ dành để gán cho một mình Thiên Chúa, nhưng hiệu quả của chúng thì luôn dành cho con người khốn khổ.
Cách riêng, lòng trung thành (ʼemet) có liên hệ với đức tin; sự thuận tình của tín hữu đối với lòng trung thành của Thiên Chúa này được rút ra từ đức tin: đó là lời xin vâng trong amén (do gốc ʼāman) (4).
Sự vững chắc hàm chứa trong lời xin vâng này cao hơn sự vững chắc chuyên biệt của con người; nhờ phương thế đức tin, con người quả đã trở thành nhân chứng của lòng trung thành (ʼemet) của Thiên Chúa. Dây liên kết của nó với lòng thương xót, do đó, là cách chứng tỏ rằng đối tượng chuyên biệt của đức tin Kitô Giáo là tình yêu, và việc này đem lại cho nó một loạt các đặc tính chuyên biệt rất khác với lòng cảm thương đơn thuần.
Đỉnh cao của sự kết hợp này tìm thấy nơi một Ngôi Vị, là Chúa Kitô, Đấng “đầy ơn thánh và sự thật” (Ga 1:14). Sự viên mãn hiển hiện của Người tương phản với giờ phút trước đó trong tâm điểm kế hoạch cứu rỗi: “vì lề luật được ban qua Môsê; ơn thánh và sự thật đến qua Chúa Giêsu Kitô” (Ga 1:17). Trong cả hai trường hợp, ta đều thấy trước ta một lời giải thích đáng lưu ý: trong trường hợp này, hesed được dịch là cháris (ơn thánh), trong khi ʼemet được dịch là alétheia (sự thật) (5). Trong thần học của Thánh Gioan, đây là cách làm nổi bật ý nghĩa bản vị mà chúng thủ đắc được nơi Chúa Kitô, vốn là mạc khải của Chúa Cha (6). Nơi Người, sự kết hợp giữa lòng thương xót của Thiên Chúa (hành động ngợi khen có tính cứu vớt của Người) và lòng trung thành của Người trong tư cách người là một sự kết hợp trong thân xác có thể tóm lược hết mọi lịch sử trong tính cụ thể nhất của nó.
Như Đức Hồng Y Kasper đã nhắc nhở một cách chính xác, trong truyền thống Kinh Thánh, lòng thương xót và sự thật không thể tách rời nhau (7), và sự kết hợp sâu xa này phải soi sáng cho hành động của Giáo Hội. Bởi hế, Thánh Phaolô kêu gọi ta phải thực hiện “sự thật trong đức ái” (Eph 4:15) (8). Điều này có nghĩa phải ý thức rằng sự thật của đức ái có luận lý học riêng của nó và nó phải điều hướng đời sống Giáo Hội cũng như đời sống xã hội, như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã dạy ta cách sâu sắc trong thông điệp Caritas in veritate của ngài, trong đó, ngài gán cho tình yêu một giá trị xã hội hết sức độc đáo (9). Để có thể có được sự kết hợp hữu hiệu, cần phải đem nó vào đời sống của những người biết sống thực và làm chứng cho lòng thương xót (10); bởi thế, chiều kích của vấn đề không có tính tư riêng mà có tính phổ quát và phúc âm hóa. Đây là điều phải trở thành linh hồn cho thừa tác mục vụ của Giáo Hội.
2.2 Ánh Sáng Của Chúng Trong Lịch Sử Tình Yêu Phu Phụ
“Nơi gặp gỡ” giữa lòng thương xót và lòng trung thành đòi phải có một hành động có tính lịch sử của Thiên Chúa giữa dân của Người nếu nó muốn có ý nghĩa giữa những hữu thể nhân bản. Đây là lý do tại sao nó đã được tích nhập vào biến cố trung tâm và nền tảng của truyền thống Kinh Thánh: giao ước.
Giao ước được thiết lập như nền tảng cho loại suy phu thê của Thiên Chúa với dân Người, một loại suy chủ chốt trong đó, các chiều sâu thăm thẳm của tình yêu Thiên Chúa được tỏ lộ ra. Thiên Chúa tự kết hợp Người với Israel như chàng rể với nàng dâu. Giữa nhiều điều khác, môi trường đa thê trong đó Israel sinh sống giúp ta hiểu nội dung đích thực của việc Thiên Chúa tự mạc khải Người này (11). Thời khắc nền tảng của cuộc mạc khải này chính là Diễm Ca, một khúc ca hợp tuyển và thống nhất hóa văn chương Khôn Ngoan vốn soi sáng cho kinh nghiệm yêu thương của con người theo ánh sáng viễn kiến Thiên Chúa, cũng như văn chương tiên tri, một nền văn chương làm chứng cho sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa giữa dân Người trong thực tại lịch sử cụ thể. Tình yêu được tín hữu cảm nghiệm là tình yêu mới mẻ, phát sinh từ một cam kết vô điều kiện vượt xa bất cứ đong đo nào chỉ có tính phàm nhân (12).
Đức Bênêđíctô XVI chứng minh điều trên khi ngài tuyên bố: “Tương đương với hình ảnh về một Vị Thiên Chúa độc thần là đời sống hôn nhân đơn hôn. Hôn nhân xây dựng trên một tình yêu độc chiếm và dứt khoát trở thành hình ảnh cho mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân của Người cũng như ngược lại. Đường lối yêu thương của Thiên Chúa trở thành mức đo lường tình yêu thương của con người. Thực tế cho thấy, văn chương ngoài Kinh Thánh không có những gì giống như mối liên hệ chặt chẽ này giữa eros – tình ái - và hôn nhân trong Kinh Thánh” (13).
Sự canh tân của Kinh Thánh này cho thấy rõ tính độc chiếm đáng ngạc nhiên. Trong sự độc chiếm này, ta có thể nhận ra khoảng không gian nơi giá trị bản vị của Thiên Chúa được tỏ lộ, Đấng ban cho ta một cách yêu thương mới mẻ: cách Người yêu thương ta. Điều này được dùng làm hình ảnh cho “tình yêu nguyên khởi” (14) trong Thông Điệp Lumen Fidei của Đức Giáo Hoàng Phanxicô; nó là điều chủ yếu để hiểu hồng phúc đầu tiên của Thiên Chúa đã kết hợp ra sao mọi con người về phương diện ý nghĩa đời họ trong Tình Yêu đã tạo dựng nên họ.
Lẽ dĩ nhiên, mối tương quan yêu thương có tính bản vị này với Thiên Chúa đã tạo cơ cấu cho lịch sử cứu rỗi; từ đó, ta tìm được các lý do chính cho đức tin của ta. Đối với chúng ta, điều này củng cố vị trí trung tâm của hôn nhân trong phẩm trật các chân lý của Kitô Giáo (15) và, do đó, của các đặc tính chủ chốt của nó mà nền tảng nguyên thủy vốn bắt nguồn từ lòng Chúa thương xót.
Như thế, xuất hiện hai thực tại đặt cơ cấu cho đời sống Israel và sẽ trở thành chủ yếu đối với Giáo Hội. Thực tại thứ nhất chính là sự thật của lời hứa vốn tạo lập ra hôn nhân và đồng thời, là nền tảng cho giao ước. Trong lời hứa này, chính lịch sử của Israel tìm được nguồn mạc khải về Thiên Chúa, đặc biệt là khi, trong kinh nghiệm lưu đầy, nội dung của nó không còn là lãnh thổ, đền thờ và vua chúa nữa, là những điều thực tế không còn hiện hữu, và một Giao Ước Mới đã được hứa ban trong lòng một dân tộc, nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa, vẫn còn khả năng trở về với lòng tín trung của mình. Như thế, nhờ hồi tâm, nội dung của lời hứa đã trở thành một sự thật thân tình và phổ quát (16).
Thực tại thứ hai là sự kiện: nền tảng của giao ước được liên kết một cách bất khả phân chia với loại suy giữa ngoại tình và thờ ngẫu thần, như một cách cho thấy sức mạnh sự hiện diện của Thiên Chúa trong hôn nhân. Sự sóng đôi này không liên hệ gì với việc đơn thuần vi phạm lề luật, mà có liên hệ với trái tim con người. Căn cứ vào việc dân Do Thái vốn coi việc thờ ngẫu thần là một việc bất trung, nên cũng tự nhiên khi mục đích của loại suy trong mạc khải không nhằm chứng tỏ sự xấu xa hiển nhiên của việc thờ ngẫu thần cho bằng đặt nó vào một bối cảnh mới không còn đơn thuần chỉ là pháp lý nữa mà còn là xúc cảm, vì nhờ thế, nó giúp ta hiểu phản ứng đầy ngạc nhiên của Thiên Chúa. Đây không còn là vấn đề thờ phượng đơn thuần nữa trong đó việc thờ lạy phải được dành cho một Thiên Chúa đơn độc về con số (cũng gọi là đạo thờ một thần, henotheism); thay vào đó, nay ta bước vào một bối cảnh thông đạt yêu thương, đầy những nhắc nhớ xúc cảm, của một Thiên Chúa tự trao ban chính Người. Đó là lý do tại sao tính độc chiếm phải được hiểu trong sự hiện diện của một vị Thiên Chúa ghen tương đối với dân của Người (17). Đây là vấn đề thuộc trái tim và các xúc cảm hơn là vấn đề thuộc luật lệ bên ngoài. Ta thấy sự sống của Thiên Chúa liên hệ tới thân mật và âu yếm, Người muốn có một giao ước độc chiếm với dân Người. Hôn nhân, như sợi dây nối kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, bước vào mầu nhiệm hoạch định của Thiên Chúa, Đấng tự làm cho Người hiện diện trong giao ước phu thê của tình yêu nhân bản và tự biểu lộ Người trong nó.
Mạc khải về lòng thương xót của Thiên Chúa đã xuất hiện trong chính khung cảnh trên; mục đích của mạc khải này là duy trì sợi dây nối kết của giao ước với Thiên Chúa như một điều dứt khoát và do đó không thể hủy tiêu. Bởi thế, phải vượt qua sự thử thách chính: sự mỏng dòn của con người, kẻ xem ra không cân bằng đối với các đòi hỏi kết hợp thuộc loại này. Ta cần nắm chắc điều này: giao ước được hứa hẹn này có thể vượt thắng điều xem ra và tự nó vốn là một gẫy đổ dứt khoát: tội lỗi của dân.
2.3 Tội lỗi và sự cứng lòng
Như mọi người đã biết, các dấu hiệu bề ngoài của giao ước thay đổi khi Israel mất độc lập chính trị. Phép cắt bì được tái tục như là điểm qui chiếu liên kết người ta với việc tiếp nối các thế hệ vốn được coi là dây nối kết với giao ước của các tổ phụ. Điều này có nghĩa thiết lập ra một thứ vĩnh viễn cho lòng trung thành, được coi như lời đoan hứa con thảo được tiếp nhận song song với việc lưu truyền sự sống. Đây là dấu hiệu được Thiên Chúa tuyển chọn, một tuyển chọn đi trước chúng ta và chủ yếu lên cơ cấu cho tự do của chúng ta. Nay, với Giao Ước mới, ẩn dụ của Đệ Nhị Luật được lấy lại qua việc “cắt bì tâm hồn” (18), một việc cắt bì chỉ có thể là công trình của Thiên Chúa và đòi con người sự hồi tâm.
Cùng một mạc khải của Thiên Chúa này về tình yêu phu thê đã gây tác động trực tiếp lên tội bất trung, với ý định đánh bại nó dứt khoát. Do đó, sức mạnh của hình ảnh vượt quá ẩn dụ, để nhấn mạnh tới sự mới mẻ của Thiên Chúa đang được tỏ hiện, đó là việc tha thứ tội bất trung: ơn thánh của Thiên Chúa biến đổi trái tim khiến nó trở về trung thành với giao ước, một giao ước mà tội lỗi đã không bẻ gẫy được trong thực tại sâu xa nhất của nó, vì nó tồn tại mãi trong trái tim thương xót của Thiên Chúa (19). Điều này không hề hàm ý dễ dãi đối với sự bất trung, coi nó không quan trọng hoặc một sự ác ít xấu xa hơn, nghĩa là, xét cho cùng, có thể chấp nhận được. Ngược hẳn lại, tội vi phạm lòng trung thành được trình bầy theo cách so sánh với hành vi ngoại tình, vì trong cả hai trường hợp, một giao ước đã không được tôn trọng và đối với con người, đây là sự ác tồi tệ nhất. Thiên Chúa muốn người có tội hồi tâm, quay trở về với đời sống giao ước như là hoa trái của lòng thương xót. Mục đích là thắng vượt sự bất trung bằng hòa giải, bằng việc tạo ra một kết hợp mới đầy trung thành để trở về sự kết hợp nguyên thủy với một tình yêu lớn hơn (20).
Theo nghĩa trên, phản ứng của Thiên Chúa đối với tội lỗi con người là đề xướng sự tha thứ, phát sinh từ lòng thương xót, như một hoa trái chín mùi. Nhận thức đúng đắn được năng động tính nội tại của sự tha thứ này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của lòng thương xót:
“Phản ứng này phát sinh từ những tầng sâu thẳm của Thiên Chúa. Giáp mặt với tội lỗi của con người, Thiên Chúa đáp ứng bằng per-dono [tha thứ]. Hạn từ này, theo nguyên ngữ, gồm tiếp đầu ngữ per- chỉ sự toàn diện hay trọn vẹn: per-dono có nghĩa ơn phúc toàn diện, “trở về chỗ hiến thân”. Như thế, tha thứ là đi tới tận gốc rễ của tội lỗi, tức việc bác bỏ ơn phúc; hình phạt bỏ lỡ điểm này, vì nó chỉ ngăn cản một hành vi bên ngoài. Tội lỗi không chỉ phá vỡ một trật tự hay vi phạm một giới luật nào đó, mà còn là bác bỏ việc Thiên Chúa “tự ban chính Người” nữa, do đó, nó chỉ có thể được đánh bại nhờ một tình yêu có thể kết hợp kẻ tội lỗi với Thiên Chúa mà thôi” (21).
Sự thay đổi mà Thiên Chúa đòi hỏi là một sự thay đổi có thực chất đối với lời kêu gọi hồi tâm. Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, và trong bối cảnh này, hồi tâm chỉ việc “quay về với Giao Ước”; không có việc quay về này, nó sẽ vô nghĩa (22). Hơn nữa, nhờ kinh nghiệm lưu đầy, một kinh nghiệm khiến Israel hiểu rất rõ: hành động của Thiên Chúa vươn tới mọi nơi, lòng thương xót đạt được giá trị phổ quát của nó trong kế hoạch của Người vốn hiện diện trong sáng thế.
Trái tim không cắt bì, tức trái tim không hưởng được lợi ích của hành động hồi tâm này nhưng đã trở nên tự khép kín vào chính mình, xa rời Chúa, chính là điều người Hy Lạp gọi là “sự cứng lòng”, sklerokardia (23). Nó là một cõi lòng, ngay từ bên trong, bác bỏ việc sống theo giao ước, mặc dù chăm chỉ giữ các giới điều của Lề Luật. Giao Ước Mới đụng đến con người trong cõi sâu thẳm nhất của linh hồn họ, hay trong “cõi lòng” họ, một cõi lòng phải từ bất trung vượt qua trung thành. Tính vĩnh viễn của cuộc kết hợp mới này giữa Thiên Chúa và con người, một cuộc kết hợp bất khả tiêu trong Chúa Kitô, trở nên một hiến tặng vĩnh viễn “Dù ta có bất trung, Người vẫn trung thành, vì Người không thể bác bỏ chính Người” (2Tm 2:13).
Khi chiến thắng tội lỗi, nhị thức thương xót – trung thành, được phong phú hóa bởi nhị thức ơn sủng - sự thật, mặc lấy một ý nghĩa khác. Không như chữ Hípri hesed (thương xót), chữ Latinh misericordia nhấn mạnh tới khía cạnh thắng vượt sự khốn khổ của con người (24), theo nghĩa nó nhấn mạnh tới việc thắng vượt tội lỗi và sự chết. Trước nhất, rõ ràng là lòng trung thành của Thiên Chúa đối với giao ước của Người là gốc rễ chân chính của misericordia. Hành động thương xót của Thiên Chúa nhằm làm cho con người trung thành và, một khi lòng trung thành đã tìm lại được (nhờ ơn Thiên Chúa), nó làm cho họ có khả năng sống theo các đòi hỏi của sự thật.
Trong trường hợp này, chiều kích Kitô học của sự kết hợp giữa lòng thương xót và lòng trung thành trở nên quết định: Chúa Kitô trong tư cách con người là người đã thể hiện sự thật trọn vẹn về con người trong sự trung thành trọn vẹn của Người đối với thánh ý Chúa Cha và nhờ thế trở nên nguồn ân xá và tha thứ cho toàn thể nhân loại. Do đó, chúng ta nhận ra nơi Người biểu thức cao nhất của lòng Người thương xót qua sự kết hợp mà Người đã thiết lập giữa sáng thế và cứu thế, một sự thật lớn hơn mà chỉ có lòng thương xót mới mạc khải được.
Trái tim thương xót của Chúa Kitô là một cuộc đánh bại dứt khoát sự sklerokardia (sự cứng lòng) do tội lỗi tạo ra. Các hành động thương xót của Người, những hành động trước hết cho thấy tình âu yếm sâu xa nhất của trái tim Người, có tính giải thoát đối với người có tội. Đây là việc nên trọn lời tiên tri Hôsê nói về sự kết hợp mới mẻ với Thiên Chúa: “Ta muốn lòng thương xót, không muốn lễ vật hy sinh” (Hs 6:6), một câu đã được Chúa Kitô dùng làm khẩu hiệu cho chính sứ mệnh của Người (25). Lòng thương xót là chìa khóa để sống sự thật dứt khoát về hữu thể con người, một hữu thể phối hợp giá trị của họ như một tạo vật biết xem xét thân phận tội lỗi của mình nhưng cố gắng thắng vượt thân phận này nhờ sức mạnh của ơn thánh cứu chuộc.
Đó là các từ ngữ mà Chúa Giêsu Kitô có thể đã dùng để thảo luận vấn đề ly dị (26). Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu sẽ là người đưa châm ngôn của Người vào cảnh này: “Cho nên, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân rẽ” (Mt 19:6). Phúc âm gia đặt đoạn này ngay sau phần các dụ ngôn nói về lòng Chúa thương xót (xem Mt 18:10-14, 21-35), vốn được lồng vào điều gọi là ngôn từ giáo hội học. Ở đây, Người cho chúng ta một hình ảnh về cộng đồng tín hữu (ekklesia) như một xã hội được cơ cấu hóa bởi việc anh chị em sửa trị lẫn nhau (xem Mt 18:15-20) và thực hành lòng thương xót. Trong khung cảnh giáo hội học này, giá trị chân thực của hôn nhân Kitô Giao phải được hiểu như chứng từ của một tình yêu mới trong nhân loại, một tình yêu tái lập lại kế sách thực sự của Thiên Chúa từng bị tội lỗi làm cho lu mờ.
Việc minh nhiên nhắc đến ơn phúc thần linh trên (xem Mt 19:11), một ơn phúc giúp con người có khả năng chấp nhận đòi hỏi này cho ta thấy hai sự thật: trước nhất, ý nghĩa thực chất và cụ thể của đòi hỏi, một ý nghĩa không hề có tính ẩn dụ hay thiêng liêng, cũng không phải chỉ có tính nêu gương, nhưng bao hàm cuộc sống bản vị của mọi con người nhân bản. Thứ đến, nó đòi chúng ta hiểu việc tiếp nhận ơn phúc này không phải là tùy hứng mà nó được đề xuất như là một phần của ơn gọi hôn nhân. Trong trường hợp này, một song hành hẳn phải là phép rửa hiểu như một ơn phúc đức tin. Vì “không phải mọi người đều có đức tin” (2Tx 3:2), việc hiện thực hóa cụ thể sự tiếp nhận nó không bao giờ có tính loại trừ, nhưng nghiêng về phía có ý nghĩa phổ quát. Nên quả là phi lý khi đề xuất bất cứ ngoại lệ nào cho một trong hai đòi hỏi này, vì chúng vốn đặt căn bản trên ý định của Thiên Chúa. Cả hai làm vững cho sự thật có tính lịch sử của Giao Ước Mới được sống thực dưới biểu ngữ hôn phối, trong bối cảnh mạc khải của tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa, một tình yêu phổ quát đầy thương xót (27).
Thành thử, phương ngôn “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân rẽ” (Mt 19:6), theo chính lời Chúa Giêsu, đã nhận được một ý nghĩa dứt khoát được Giáo Hội nhìn nhận như một bí tích của Giao Ước Mới, một dấu chỉ thực sự của sợi dây nối kết dứt khoát giữa Thiên Chúa và nhân loại. Nhờ hồng phúc Chúa đề xuất với các cặp vợ chồng Kitô hữu, sự kết hợp hôn nhân bất khả tiêu trở thành “nơi” để Thiên Chúa kết hợp tình yêu thương xót được bí tích ban phát với ơn trung thành được ơn thánh ban cho con người để họ có thể sống phù hợp với Luật Mới (28). Tính bất khả tiêu, trước hết, không phải là một đòi hỏi pháp chế, mà đúng hơn, là biểu thức trực tiếp nói lên tình yêu thương xót của Chúa Cha.
Kỳ tới: 2.4 Thương Xót và Công Lý
VietCatholic TV
Những lời tiên tri đáng sợ của linh mục Michel Rodrigue bị hai giám mục Canada bác bỏ
Giáo Hội Năm Châu
09:59 16/09/2020
Thế giới bàng hoàng: Khoa học gia Trung Quốc tố cáo virus do đảng chế ra. Toàn bộ cuộc phỏng vấn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:40 16/09/2020
Một biến cố rất nghiêm trọng vừa xảy ra trên thế giới, thu hút chú ý của các phương tiện truyền thông. Một khoa học gia Trung Quốc đào thoát khỏi quốc gia cộng sản này tuyên bố rằng coronavirus là nhân tạo, được sản xuất trong phòng thí nghiệm.
Một nhà vi rút học người Trung Quốc đã bỏ trốn khỏi quốc gia này sau khi rời bỏ công việc của mình tại một trường đại học Hương Cảng tuyên bố coronavirus là “nhân tạo”, được sản xuất trong phòng thí nghiệm - và quốc gia cộng sản khổng lồ này đã tung ra loại vi rút này một cách “có chủ đích”.
Tiến sĩ Lý Mạnh Dương (Li-Meng Yan, 李孟阳) người đã công bố một nghiên cứu thẳng thừng bác bỏ lý thuyết cho rằng nguồn gốc của coronavirus là tự nhiên, đã khẳng định với Fox News rằng nó không đến từ tự nhiên.
“Điều này được tạo ra trong phòng thí nghiệm,” cô nhấn mạnh với Fox News.
“Quân đội Trung Quốc đã phát hiện và sở hữu loại virus từ dơi rất độc đáo không thể ảnh hưởng đến con người, nhưng sau khi sửa đổi đã trở thành loại virus rất độc hại.”
“Tôi có bằng chứng cho thấy tại sao họ có thể làm được điều đó, họ đã làm gì, và làm như thế nào”.
Cô ấy nói rằng không ai nói về việc virus được sản xuất ở Trung Quốc vì “sự đàn áp kinh hoàng” từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tiến sĩ Lý Mạnh Dương nói: “Giới khoa học cũng giữ im lặng, và hợp tác với Đảng Cộng đồng Trung Quốc.”
“Họ không muốn mọi người biết sự thật này.”
“Đó là lý do tại sao tôi bị đình chỉ, tôi bị đàn áp, tôi là mục tiêu mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn biến mất.”
“Tôi đã làm việc trong phòng thí nghiệm chuyên phân tích mẫu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, là phòng thí nghiệm về coronavirus hàng đầu trên thế giới tại Đại học Hương Cảng.”
“Và vấn đề là tôi đã đi sâu vào cuộc điều tra này một cách bí mật ngay từ những ngày đầu của đợt bùng phát này.”
“Tôi có được các tin tình báo mình vì tôi cũng có mạng lưới của riêng mình ở Trung Quốc.”
Trong nghiên cứu của cô, Tiến sĩ Lý Mạnh Dương cho biết SARS-CoV-2, là loại virus gây ra COVID-19, cho thấy “các đặc điểm sinh học không phù hợp với virus lây truyền từ động vật tự nhiên” và chúng có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm trong “khoảng sáu tháng”.
“Lý thuyết nguồn gốc tự nhiên, mặc dù được chấp nhận rộng rãi, nhưng thiếu sự hỗ trợ có sức thuyết phục,” các tác giả cho biết.
“Tuy nhiên, giả thuyết ngược lại cho rằng virus đến từ một phòng thí nghiệm nghiên cứu bị kiểm duyệt chặt chẽ trên các tạp chí khoa học”.
“Các bằng chứng về gen, cấu trúc, y tế và chứng lý từ các tài liệu, khi được xem xét cùng nhau, hoàn toàn trái ngược với thuyết cho rằng coronavirus có nguồn gốc tự nhiên.”
“Các bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 phải là một sản phẩm trong phòng thí nghiệm được tạo ra bằng cách sử dụng các coronavirus từ dơi ZC45 hay phối hợp với ZXC21 như một mẫu hay như một trụ cột.”
Tiến sĩ Lý Mạnh Dương hứa sẽ sớm công bố một báo cáo khác để “giúp các bạn hiểu đầy đủ về vụ việc”.
Đề phòng các nguy cơ liên quan đến an ninh tính mạng của Tiến sĩ Lý Mạnh Dương, các nghiên cứu của cô đã ngay lập tức được tải lên trang web của kho lưu trữ truy cập mở Zenodo.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn
Mở đầu phóng viên Tucker Carlson giới thiệu như sau:
Chúng ta sẽ trở lại với đề tài này một lần nữa ngay bây giờ. Lý Mạnh Dương là nhà virus học, là người nói rằng cô có bằng chứng đại dịch này thực sự xuất phát từ đâu. Rất vui khi có cô ấy vào tối nay.
Thưa Tiến sĩ cảm ơn rất nhiều vì đã đến với chương trình.
Chào Tucker Carlson cảm ơn bạn, cảm ơn bạn
Tôi biết rằng cô đã xuất bản một số nghiên cứu của mình và cô đang có kế hoạch xuất bản thêm. Xin hãy cung cấp cho chúng tôi, một khối khán thính giả không chuyên về khoa học, một bản tóm tắt các lý do tại sao cô tin rằng virus này xuất thân từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, xin vui lòng.
Ok, ngắn gọn là như thế này, trong báo cáo đầu tiên của tôi đã có thể trình bày các bằng chứng vững chắc về khoa học để khán giả của chúng ta biết rằng loại virus được gọi là COVID-19 này thực sự không phải xuất phát từ thiên nhiên. Tôi tin đó là một loại virus tạo ra trong phòng thí nghiệm dựa trên các khám phá của quân đội Trung Quốc. Họ sở hữu loại virus từ dơi rất độc đáo. Nó không thể ảnh hưởng đến con người nhưng sau khi biến đổi gen lại trở thành một loại virus cực độc như bây giờ. Vì thế tôi có bằng chứng cho thấy lý do tại sao họ có thể làm điều đó, những gì họ đã làm, và họ làm điều đó như thế nào.
Những gì bạn đang nói còn độc ác hơn nhiều so với những gì chúng tôi đã nghĩ đến trong chương trình này, bạn đang nói rằng chính phủ Trung Quốc đã sản xuất ra loại virus này, nếu tôi nghe chính xác những gì bạn đang nói.
Vâng chính xác như thế, dựa trên bộ gen của virus, là điều về cơ bản giống như dấu vân tay của chúng ta, bạn có thể nhìn thấy các tính cách rất bất thường trong bộ gen của chúng một cách rõ ràng dựa trên các bằng chứng khác mà chúng để lại trong quá trình sửa đổi. Chúng ta có thể nói một cách chung cuộc rằng coronavirus xuất phát từ chính loại virus đặc biệt từ dơi được sửa đổi để nhắm vào con người.
Điều mà bạn đang cáo buộc còn gây sốc hơn cả những gì tôi dự đoán khi chúng tôi mời bạn đến vì vậy tôi chỉ muốn hỏi một câu hỏi rõ ràng nhất là kiến thức về gen này có lẽ trong tầm với của nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới tại sao không ai đề cập đến điều này nếu nó là sự thật.
Vâng lý do tại sao không ai đề cập đến điều đó là vì có sự đàn áp rất lớn đến từ nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc và từ cả những đồng nghiệp của họ trong giới khoa học. Về cơ bản rất rõ ràng rằng vi-rút này giống như cái mà Frankenstein đã tạo ra như một con bò có đầu hươu, có tai thỏ và cũng có khuôn mặt của loài khỉ. Những thứ như thế không bao giờ có được từ thiên nhiên. Ngoài ra còn có các bằng chứng được lưu lại lại trong bộ gen nhưng thế giới khoa học cũng với im lặng, trong khi hợp tác với cộng sản Trung Quốc. Họ không muốn mọi người biết những sự thật. Đó cũng là lý do tại sao tôi bị đình chỉ, tại sao tôi bị áp chế, tôi là mục tiêu mà cộng sản Trung Quốc muốn biến mất.
Cô là một người dũng cảm, cô là một người rất dũng cảm. Tôi nghĩ cô là người Trung Quốc như thế không ai có thể cho rằng cô là một người phân biệt chủng tộc đối với người Hoa, vì vậy tôi không rõ tại sao twitter lại cấm cửa cô hoặc tại sao cô lại bị các phương tiện truyền thông chúng tôi phớt lờ. Xin cho tôi hỏi cô một vài câu hỏi, ờ tại sao chính phủ Trung Quốc cố ý tạo ra một loại virus như thế.
Các bạn ơi, nếu các bạn muốn biết động cơ chính xác, ý tưởng chính xác, tôi nghĩ mọi người phải đến hỏi họ, hỏi thẳng đảng cộng sản, tại sao họ làm điều đó vì họ là người mà chúng ta không thể luôn hiểu được những suy nghĩ xấu xa của họ. Các bạn phải đến để hỏi họ nhưng những gì chúng ta thấy đã chứng minh rằng họ đã làm điều đó và gây hại cho tất cả mọi người trên thế giới, dẫn đến đại dịch lịch sử liên hệ đến tất cả mọi người.
Làm sao cô tin rằng virus này được làm từ các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và được tung ra phần còn lại của thế giới.
OK đầu tiên như tôi đã nói, tôi chưa đưa ra những bằng chứng khoa học vững chắc này và báo cáo tiếp theo của tôi sẽ sớm ra mắt để các bạn hiểu đầy đủ. Một điều khác là công việc của tôi trong phòng thí nghiệm xét nghiệm mẫu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, là phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới trong một trường đại học của Hương Cảng. Trước hết, tôi đã đi sâu vào cuộc điều tra bí mật ngay từ đầu vụ bùng phát này, tôi đã có các tin tình báo riêng vì tôi cũng có mạng lưới của mình ở Trung Quốc liên quan đến các bệnh viện, các phòng thí nghiệm và cả các cơ quan chính phủ. Vì tôi làm việc trong một phòng thí nghiệm hàng đầu trên thế giới nên cùng với kinh nghiệm của mình, tôi có thể nói với bạn rằng cái này được tạo ra trong phòng thí nghiệm, cái này là từ mẫu thuộc sở hữu của quân đội Trung Quốc và nó cũng được lan truyền ra thế giới để gây thiệt hại như hiện nay.
Như thế cô tin rằng chính phủ Trung Quốc tung ra virus này một cách cố ý, có mục đích.
Vâng tất nhiên họ làm điều này cố ý và thậm chí không cần thêm bằng chứng bạn đã có thể nhìn thấy những gì họ cố gắng che đậy ngay từ đầu bắt đầu với việc kiểm duyệt các phương tiện truyền thông, cho rằng cho virus chỉ là chuyện bịa đặt, tung ra lý thuyết nguồn gốc tự nhiên, kiểm duyệt mọi thứ và mọi bằng chứng chỉ ra nguồn gốc từ phòng thí nghiệm, và rõ ràng cũng tung ra các cố gắng khiến những người muốn nói lên sự thật như tôi phải biến mất.
Cô biết thật khó không bị sốc trong những giây phút như thế này nhưng bạn đã thành công trong việc gây sốc cho tôi.Chẳng may đây không phải là diễn đàn cho các chi tiết của nghiên cứu của cô, tôi không có kiến thức cần thiết để hỏi cô những câu hỏi xác đáng. Đây là lúc cô cần một phương tiện truyền thông thích hợp hơn vì những gì bạn vừa nói hoàn toàn thay đổi mọi thứ. Tôi nghĩ rằng chúng tôi phải biết về đại dịch đang tàn phá đất nước chúng tôi nên tôi thực sự hy vọng chân thành rằng bạn sẽ thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông Mỹ và giải thích điều này chi tiết hơn nhiều. Tôi hy vọng bạn sẽ trở lại đây thưa tiến sĩ. Cảm ơn cô rất nhiều, cảm ơn cô. Tôi rất cần biết sự thật dù rất sốc, cảm ơn cô.